Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:33:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp  (Đọc 292688 lần)
QuangHieu và 3 Khách đang xem chủ đề.
tieunamvu
Thành viên
*
Bài viết: 309



« Trả lời #190 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 09:04:40 pm »

Vấn đề là thời chống Pháp bác H3 Hung ạ. Có lẽ Bác Ngan  thử hỏi ông cụ nhà bác xem.
Logged

Zippo để DÙNG và để NGẮM
scorpiwolf
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #191 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 08:52:34 am »

Xin chào các bác,

Bọn em đang cần tái hiện lại cảnh chiến đấu của lực lượng phòng không của VM trong chiến dịch Điện Biên Phủ.  ...

Các bác thế nào tôi không biết,
Riêng mình tôi nếu có cũng chẳng cho!

Em viết tắt thế chắc bác và nhiều bác khác có thể không thích, nếu có gì đắc tội mong các chú các bác bỏ qua, em xin sửa lại đầy đủ cho lành ạ.
Logged
scorpiwolf
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #192 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 08:59:38 am »

Bọn em cần những thông tin như sau:
1 khẩu đội 12.7mm có bao nhiêu chiến sĩ. Khi tác chiến thì phân công như thế nào, khẩu lệnh ra sao. (ngắm, bắn, nạp đạn....) Thao tác thế nào...
1 khẩu đội 37 mm thì ra sao?
Bác nào có thể giúp bọn em làm ơn ới em một tiếng, bọn em cảm ơn vô cùng.
Bọn em rất muốn mô tả cảnh chiến đấu này thật tốt để thế hệ khán giả trẻ cảm thấy bị thuyết phục vì lịch sử hào hùng của cha ông, thế hệ khán giả già thì thấy tâm đắc ...

Bạn gởi tin nhắn cho bác quyenkh nguyên khẩu đội trưởng 12 ly 8, nguyên b trưởng b 12 ly vác. Cần thiết mời bác ấy tham gia đoàn phim luôn. Đảm bảo thù lao hữu nghị vì bác ấy cũng mê văn nghệ lắm. Hì

Còn 37 ly thì gởi tin nhắn hỏi ông Hai Kinh Tế lính pháo binh sư 5 nhà tôi.

Hai ông này chắc ít vào đây, chứ nếu biết thì mấy ổng hổ trợ liền. Dân với quân như cá với nước mà.  Grin

Dạ cám ơn bác, bọn em cần tư liệu về thời chống Pháp, nhưng nếu không kiếm được thì thời sau cũng rất quý, bọn em sẽ liên lạc với bác quyenkh và ông Hai Kinh Tế sau ạ.

Nhưng sẽ tuyệt nhất nếu mà hỏi được bác nào nào có các cụ người nhà là lính phòng không tham gia chiến dịch để có những tư liệu sát với thực tế nhất.
Chúng em xin cám ơn các bác đã ủng hộ ạ.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #193 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 10:42:07 pm »

Cuối tháng 9/1950 tại Bến Khuể, xã Chiến Thắng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng diễn ra là một trận đánh hay cả về cách thức cũng như hiệu quả, trong đó công tác binh vận được phát huy tốt. Chính trận này đã tạo bước ngoặt quan trọng trong việc quyết định nhập hai xã Cảnh Hưng và Kim Lĩnh Thượng thành xã mới và mang tên “Chiến Thắng” mà 15/10 này đúng dịp kỷ niệm 50 năm.

Sắp tới cây Cầu Khuể sẽ nối đôi bờ sông Văn Úc, giao thông từ An Lão sang Tiên Lãng sẽ thuận tiện hơn nhưng kỷ niệm về bến sông về phà Khuể chắc không nguôi với dân Hải Phòng?

Thủa nhỏ có được nghe cha kể chuyện này bởi ông cũng được tham gia. Nhưng từ 1964 gia đình tôi rời quê và bố tôi cũng đã mất từ 1997 nên nay muốn tìm hiểu về 2 Lô cốt (blockhaus) ở đây và trận "binh biến" này khó quá. Liệu có CCB nào hay ai đó biết rõ được sự kiện này không?
Logged

scorpiwolf
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #194 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 10:34:01 am »

Theo cháu được biết thì quân đội nhà mình từ thời chống Pháp thường dùng kèn lệnh để thúc quân tấn công. Không biết các bác có ai biết giai điệu của những hồi kèn này như thế nào không ạ. Và từ thời chống Pháp đến nay có gì thay đổi không, giờ nhà mình chắc không dùng kèn thúc quân nữa đúng không các bác. Cháu xem cái phim We were soldiers của Mẽo thấy từ thời đó quân mình dùng còi để ra hiệu lệnh xung phong. Không biết là có đúng không ạ. Bác nào biết giải thích dùm cháu với.

Nói lại về kèn xung trận, liệu có thể kiếm được ở đâu 1 đoạn kèn đó không ạ. (cháu biết anh _New có cây kèn nhưng không biết thổi Smiley) )

Cám ơn các bác.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #195 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 06:30:18 pm »

Hôm nay tình cờ em đọc được chi tiết này trong cuốn biên niên của ngành CA: năm 1948 do báo cáo sai (không ghi là ai báo cáo với ai, về vấn đề gì) và hiềm khích, tướng Nguyễn Bình đã gài bẫy để quy tội phản cách mạng và bắt giam trưởng ty công an cùng chỉ huy trưởng Quốc vệ đội Bà Rịa. Ty công an chỉ được để lại 2 tiểu đội, còn lại đều bị giải thể, 1 số cán bộ chiến sĩ bị bắt, số khác bị phân tán vào các đơn vị khác. Toàn bộ vũ khí của công an và Quốc vệ đội Bà Rịa với hàng trăm súng đều bị tịch thu. Vụ này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kháng chiến ở Bà Rịa. Đến tận năm 1992 Bộ Nội vụ mới lật lại vụ án và minh oan cho 2 đ/c kia.

Phải nói rằng chuyện thanh trừng nội bộ ở Nam Bộ (nhất là trong thời kỳ đầu KCCP) không phải cái gì mới mẻ với em, nhưng được viết công khai và đích danh như vậy thực sự là đáng ngạc nhiên.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #196 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 09:11:09 pm »

Hôm nay tình cờ em đọc được chi tiết này trong cuốn biên niên của ngành CA: năm 1948 do báo cáo sai (không ghi là ai báo cáo với ai, về vấn đề gì) và hiềm khích, tướng Nguyễn Bình đã gài bẫy để quy tội phản cách mạng và bắt giam trưởng ty công an cùng chỉ huy trưởng Quốc vệ đội Bà Rịa. Ty công an chỉ được để lại 2 tiểu đội, còn lại đều bị giải thể, 1 số cán bộ chiến sĩ bị bắt, số khác bị phân tán vào các đơn vị khác. Toàn bộ vũ khí của công an và Quốc vệ đội Bà Rịa với hàng trăm súng đều bị tịch thu. Vụ này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kháng chiến ở Bà Rịa. Đến tận năm 1992 Bộ Nội vụ mới lật lại vụ án và minh oan cho 2 đ/c kia.

Vụ này em có đọc trong "Nguyễn Bình, huyền thoại và sự thật" của Nguyên Hùng. Dĩ nhiên là không có chi tiết minh oan. Tài liệu bác đọc có ghi cụ thể Bộ Nội vụ căn cứ vào đâu để xác định lại không? Có dựa vào các hồ sơ lưu của Pháp không?
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #197 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 10:24:18 pm »

Các Chi đội Vệ Quốc đoàn Nam bộ trong thời gian từ CMT8 tới 1948 gồm có :

Tên Chi đội - Điạ bàn hoạt động - Chỉ huy - Ghi chú

Chi đội 1 (Bình Xuyên) – hoạt động tại Tân Thuận - CH: ông Trần Văn Đối (6 Đối)
- Trước đó có Chi đội 1 - hoạt động tại Thủ dầu Một – CH: ông Huỳnh Kim Trương (cò Trương) – sau giải thể
Chi đội 2 ( Bình Xuyên) - hoạt động tại Nhà Bè - CH: ông Đinh Văn Nhi (Hai Nhi) (bị địch bắt) – sau là ông Nguyễn Văn Chằng (Năm Chằng)
Chi đội 3 ( Bình Xuyên) - hoạt động tại Thủ Thiêm – CH: ông Từ Văn Ri (hy sinh) sau là ông Ngô Văn Lực (Mười Lực)
Chi đội 2 và Chi đội 3 do Ông Dương Văn Dương (Ba Dương) thành lập và trực tiếp nắm – sau khi ô. Ba Dương hy sinh, sát nhập thành Liên chi 2/3 – CH: ông Dương Văn Hà (Năm Hà)
Chi đội 4 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Bà Quẹo – CH: ông Huỳnh Văn Trí (Mười Trí)
Chi đội 5 – hoạt động tại Tân An – CH: ông Phạm Hữu Đức (sau phản)
Chi đội 6 - hoạt động tại Thị Nghè – CH: ông Ba Nhỏ (sau bị xử) sau hoạt động tại Gia Định – CH: ông Nguyễn Văn Dung
Chi đội 7 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Chánh Hưng – CH: ông Mai Văn Vĩnh (Hai Vĩnh)
Chi đội 8 ( Cao Đài) - hoạt động tại Tây Ninh – CH: ông   Nguyễn Hoài Thanh (Nguyễn  Văn Thành)
Chi đội 9 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Phú Thọ - CH: ông Lê Văn Viễn (Bảy Viễn)
Chi đội 10 - hoạt động tại Biên Hòa – CH: ông Huỳnh Văn Nghệ (8 Nghệ)
Chi đội 11 - hoạt động tại Tây Ninh – CH: ông Trịnh Khánh Vàng
Chi đội 12 - hoạt động tại Hóc Môn / Bà Điểm – CH: ông Ba Tô Ký
Chi đội 13 (Tổng Công đoàn) “Chi đội Lý Chính Thắng” – hoạt động tại Gò Vấp / An Phú Đông – CH: ông Nguyễn Văn Bứa (Mười Thìn)
Chi đội 14 - hoạt động tại Tân An / Chợ Lớn – CH: ông Trần Văn Trà (Ba Trà) sau là ông Nguyễn Công Trung
Chi đội 15 - hoạt động tại Đức Hòa – CH: ông Huỳnh Văn Một (Út Một)
- Các Chi đội 12, 14 và 15 sau hợp nhất thành Liên quân Hóc Môn / Bà Điểm / Đức Hòa – CH : ông Ba Tô Ký
Chi đội 16 - hoạt động tại Bà Rịa – CH: ông cò Vinh (sau làm phản – bị xử - đây có lẽ là trường hợp bác chiangshan nói) sau là ông Hứa Văn Yến rồi ông Phan Đình Công chỉ huy.
Chi đội 17 – hoạt động tại Mỹ Tho – CH: ông Phan Đình Lân
Chi đội 18 – hoạt động tại Trà Vinh – CH: ông Nguyễn Hữu Xuyến (Tám Xuyến)
Chi đội 19 – hoạt động tại An Hóa – CH: ông Đồng Văn Cống (Bảy Cống)
Chi đội 20 – hoạt động tại Trà Vinh / Vĩnh Long – CH: ông Ngô Văn Sung
Chi đội 21 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Cần Giuộc – CH: ông Nguyễn Văn Hoạnh (Tư Hoạnh)
Chi đội 22 – hoạt động tại Vàm Cống, Long Xuyên - CH: ông Bửu Vinh
Chi đội 23 – hoạt động tại Rạch Giá - CH: ông Huỳnh Thủ (Bảy Thủ)
Chi đội 24 – hoạt động tại  Sóc Trăng - CH: ông Nguyễn Quốc Hùng (?)
Chi đội 25 (Bình Xuyên) – hoạt động tại Thủ Đức / Chợ Lớn - CH: ông Bảy Quai sau là ông Lâm Văn Đức (Tư Tỵ)
Chi đội 26 – hoạt động tại Châu Đốc / Hà Tiên - CH: ông Trần Đình Khôi (?)

Các Chi đội thành lập từ sau 1946:
Chi đội 30 ( Hòa Hảo) “Chi đội Nguyễn Trung Trực”– hoạt động tại Chợ Mới, Long Xuyên - CH: ông Nguyễn Giác Ngộ
Chi đội 57 (tách ra từ Chi đội 13) – hoạt động tại Gò Dầu Hạ / Trảng Bàng – CH: ông Hoàng Thọ

Các Chi đội Hải ngoại về nước năm 1946 - 1947
Chi đội Hải ngoại I : hoạt động tại Tây Ninh / đông Campuchia - CH: ông Dương Tấn (Huỳnh Văn Vàng) – sau là ông Ngô Thất Sơn
Chi đội Hải ngoại II “bộ đội Quang Trung”: hoạt động Bạc Liêu / Cà Mau – CH: ông Phạm Ngọc Thuấn (Phạm Văn Thuận?)
Chi đội Hải ngoại III “chi đội Trần Phú”: hoạt động tại Sa Đéc – CH: ông Nguyễn Chánh - Chi đội phó: Lê Quốc sản, Đỗ Huy Rừa. Chính trị viên: Trần Văn Sáu. Chính trị viên phó: Dương Cự Tẩm, Hải Nam. Ông Sơn Ngọc Minh làm cố vấn cho Chi đội. Ngày 27/02/1947 có mặt tại Việt nam.
Chi đội Hải ngoại IV "tiểu đoàn “Cửu Long 2”: hoạt động tại Hà Tiên - CH: ông Dung Văn Phúc (Dương Quang Đông) – sau CH là ông Đào Mạnh Duệ

Ngoài ra còn có các Chi đội không thuộc Vệ Quốc đoàn (nhưng có rất nhiều chỉ huy và binh lính của các Chi đội này sau này tham gia Vệ Quốc đoàn):

Chi đội 7 (Cao Đài) - hoạt động tại Tây Ninh – CH: ông Nguyễn Thanh Bạch (Nguyễn Thành Phương)
Chi đội An Điền (Đại Việt Quốc Dân Đảng) - CH: ông Bùi Hữu Phiệt (Trên danh nghĩa, Chi đội An Điền thuộc Đệ tam Sư Đoàn)

Bộ đội của các điền chủ:
CH: ông Ngô Hồng Giỏi - hoạt động tại Bình Thủy, Cần Thơ
CH: ông Lâm Quang Phòng - hoạt động tại Hà Tiên
CH: ông Trương Văn Khoát (Mười Khoát) - hoạt động tại Tân An, Cần Thơ

Các Chi đội thành lập sau 1947:
Chi đội 2 ( Hoà Hảo) – hoạt động tại Cần Thơ - CH: ông Trần Văn Soái (Năm Lửa)
Bộ đội Hoà Hảo – hoạt động tại Rạch Giá / Long Xuyên - CH: ông Lê Quang Vinh (Ba Cụt)
Bộ đội Hoà Hảo – hoạt động tại Long Xuyên / Châu Đốc - CH: ông Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán)
Bộ đội “Hắc Y” Cao Đài - hoạt động tại Tây Ninh - CH: ông Trịnh Minh Thế.

Theo bài viết của Hà Mèo đăng tại „Blog Út Trỗi”: Thứ sáu, ngày 29 tháng tám năm 2008)
và nhiều tư liệu khác.

Trong Cuốn NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật tại các chương có viết:

Chương 22 : Hội nghị Bình Hoà cuối bốn lăm
Nguyễn Bình được bổ nhiệm Khu trưởng
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2541.40

        Trở về miền Đông, Nguyễn Bình ra thông tri huỷ bỏ các nghị quyết của Hội nghị An Phú Xã để thi hành nghị quyết của Hội Nghị Bình Hoà. Các chi đội được mang tên chung là Vệ quốc Đoàn. Danh sách các chi đội ở miền Đông như sau:
        - Chi đội 1 của Huỳnh Kim Trương, tỉnh Thủ Đầu Một
        - Chi đội 2 của Huỳnh Văn Nhị, quận Nhà Bè
        - Chi đội 3 của Từ Văn Ri, quận Nhà Bè
        - Chi đội 4 của Huỳnh Văn Trì, Bà Quẹo
        - Chi đội 5 của Phạm Hữu Đức, tỉnh Tân An
        - Chi đội 6 của Nguyễn Văn Dung, tỉnh Giả Định
        - Chi đội 7 của Nguyễn Thanh Bạch, tỉnh Tây Ninh (Cao đài)
        - Chi đội 8 của Nguyễn Hoài Thanh, tỉnh Tây Ninh (Cao đài)
        - Chi đội 9 của Lê Văn Viễn, Phú Thọ.
        - Chi đội 10 của Huỳnh Văn Nghệ, tỉnh Biên Hoà
        - Chi đội 11 của Trịnh Khánh Vàng, tỉnh Tây Ninh
        - Chi đội 12 của Tô Ký, Hốc Môn - Bà Điểm - Đức Hoà
        - Chi đội 13 của Mười Thìn, Tổng Công Đoàn
        - Chi đội 14 của Trần Văn Trà, tỉnh Tân An
        - Chi đội 15 Huỳnh Văn Một, Đức Hoà
        ...
        Vài tháng sau có vài thay đổi:
        - Hai Nhi (Đinh Văn Nhị) bi địch bắt, Nguyễn Văn Chẳng (Năm Chẳng) lên thay ở chi đội 2.
        - Từ Văn Ri tử trận tại Long Thành, Mười Lực nắm chi đội 3.
        - Hai chi đội 2 và 3 gọi là Liên Chi Bình Xuyên.
        - Hai Chi đội Cao đài 7 và 8 của Nguyễn Thanh Bạch và Nguyễn Hoài Thanh chạy ra toà thánh Tây Ninh, Nguyễn Thanh Bạch đổi tên là Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Hoài Thanh đổi tên Nguyễn Văn Thành. Chi đội 7 sau đó là tên của bộ đội Nguyễn Văn Mạnh và Mai Văn Vĩnh (Tám Mạnh - Hai Vĩnh) gốc Chánh Hưng.
        - Ba Chi đội 12, 14, 15 gốc là giải phóng quân Liên quận Hốc Môn - Bà Điểm - Đức Hoà.
        - Chi đội 16 là bộ đội Bà Rịa với các chỉ huy, Hứa Văn Yến, Phan Đình Công.
        - Chi đội 21 của Tư Hoạch ở cầu ông Thìn (Cần Giuộc).
        - Chi đội 25 vốn là bộ đội An Điền (Thủ Đức) của Bảy Quai bị Lâm Văn Đức (Tư Tị) ở Cầu Bót (Chợ Lớn) chiếm đoạt.

Chương 46 Bắt Phán Huề lòi ra chuyện lớn
Tây mưu đồ lập chiến khu ma


        Quân khu 7 đang họp bàn vấn đề chánh quy hoá bộ đội, biến các chi đội thành trung đoàn thì có tin điện từ Chi đội 7 cho biết bắt được Phán Huề, nguyên là chủ tịch tỉnh Bà Rịa đã bị Tây bắt trong cuộc tấn công tỉnh Bà Rịa. Không rõ vì sao Phán Huề lại lén lút trở vô khu giải phóng. Đoán biết có chuyện quan trọng, Khu trưởng Nguyễn Bình bèn cùng Mai Văn Vĩnh: Chị đội trưởng Chi đội 7 cấp tốc về Bà Rịa.
        Khi bị bắt, Phán Huề nghĩ là cuộc đời mình đã tàn, nhưng Hai Vĩnh khéo léo đối xử để Phán Huề lên tinh thần. Hai Vĩnh đóng vai chiến sĩ quốc gia bất mãn về sự lãnh đạo của Cộng sản khéo đến mức Phán Huề tin thật và tiết lộ âm mưu thành lập chiến khu quốc gia của chánh phủ quốc gia Nam phần Việt Nam dọn đường cho giải pháp Bảo Đại. Phán Huề thú nhận lãnh nhiệm vụ vô khu dụ dỗ một số cán bộ kháng chiến về với chánh nghĩa quốc gia.
        Phán Huề cũng tiết lộ Bảy Viễn đã phái Lai Hữu Tài dự các cuộc họp của các giáo phái lập Mặt trận Quốc gia Liên hiệp ủng hộ giải pháp Bảo Đại.
        Hai Vĩnh tương kế tựu kế viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân tỏ ý hoan nghinh chủ trương kêu gọi chiến sĩ quốc gia bỏ Khu về Thành và đang nghiên cứu để thi hành chủ trương đó.
       Đọc bức thư của Hai Vĩnh, Phán Huề phấn khởi, không ngờ mình đã tự thú tội lỗi của mình. Khi Hai Vĩnh báo cáo mọi việc, Nguyễn Bình ra lịnh giải quyết ngay Công An và Quốc vệ Đội Bà Rịa.
        Xong rồi, Nguyễn Bình trở về Bộ Tư định lo đối phó với nguy cơ Bảy Viễn ngả theo Phòng Nhì, bắt tay thủ tướng Nguyễn Văn Xuân lập chiến khu quốc gia giả hiệu.
        Từ lâu ta đã nắm được tin Bảy Viễn dung túng bọn Phòng Nhì trong Chi đội 9. Nay lại biết rõ thêm là bọn Tư Sang, Năm Tài đã lái Bảy Viễn đi quá xa. Phải ra sức kéo Bảy Viễn trở lại đường ngay nẻo thẳng. Làm sao?

Trong cuốn Người Bình Xuyên, tại chương 49 viết về việc tổ chức lại lực lượng vũ trang tại Bà Rịa:

Chương 49
SAU TẢO THANH HAI VĨNH RA BẮC
SANG NAM HẢI MỞ BẾN NHẬN VŨ KHÍ VỀ NAM

Sau tảo thanh, để chấn chỉnh tình hình ở Rừng Sác, Nguyễn Bình họp bộ tham mưu quyết định thành lập Phân khu Duyên Hải. Về ban chỉ huy Phân khu, Trung tướng chọn Năm Hà là người được anh em Bình Xuyên ủng hộ. Chánh ủy Hai Trí giới thiệu tay chân thân tín của mình là Hai Đại, tên chính thức là Nguyễn Đức Huy nắm chính trị viên.
Khi đã nhứt trí, chánh văn phòng Võ Bá Nhạc cho đánh máy giấy bổ nhậm gởi xuống các đương sự.
Nguyên văn như sau:

Quân đội Quốc gia Việt Nam
Ban quân sự Nam Bộ
GIẤY BỔ NHẬM

Chiếu theo thông tư số281/TS ngày 11-8-48 của ban Quân sự Bình Xuyên, thành lập Phân khu Duyên hải miền Đông.
Các ông có tên dưới đây được bổ nhậm và Ban chỉ huy của Phân khu Duyên Hải từ ngày 11-8-48:
Dương Văn Hà: Phân khu trưởng
Nguyễn Sơn Xuyên: Phân khu phó
Nguyễn Đức Huy: Chánh trị viên
Tổng hành dinh, ngày 11/8/48
Trung tướng Nguyễn Bình
Ủy viên Quân sự Nam Bộ

***

Nhận được quyết định này, anh em ở Rừng Sác rất phấn khởi. Tấm lòng trung thành với cách mạng của anh Năm và đông đảo anh em Bình Xuyên đã được cấp trên thấu rõ. Anh em vui lòng hưởng ứng chủ trương giải thể các Chi đội cũ để lập những đơn vị mới, điều đi các nơi trong Quân khu.

Chi đội 9 của Bảy Viễn – đa số là dân lao động vùng Phú Thọ - được sát nhập với Chi đội 7 của Hai Vĩnh để trở thành Trung đoàn 197, tức là Trung đoàn chủ lực của hai tỉnh Bà Rịa, Chợ Lớn, gọi tắt là Bà-Chợ. Liên chi 2-3 cùng một số bộ phân Chi đội 9 trở thành Trung đoàn 302 rút lên chiến khu Đ. Các chỉ huy cũng phân tán: Hai Lung về Khu 7, Năm Chảng về Chi đội 1 nay là trung đoàn 301 do Nguyễn Văn Thi nắm thay Hùynh Kim Trương. Ba Trứ về Lý Nhơn phối hợp với đại đội C huyện Long Thành của Lương Văn Nho, được ít lâu phụ trách đại đội pháo binh của Khu tại Đât Cuốc trong Đ. Lên bộ, khẩu “cốt che” (Tiếng Pháp là cotière - pháo trên tàu hay ở bờ biển) 75 ly là một gánh nặng. Phải bốn chục người khiêng lên khiêng xuống xe bò.


Trang thông tin điện tử của Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho tới giờ trong phần giới thiệu truyền thống lại vắng hản thời gian 1948, từ năm 1946 nhảy luôn đến năm 1951 http://congan.baria-vungtau.gov.vn/gioi-thieu.aspx:

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tổ chức Quốc gia tự vệ cuộc (tiền thân của Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay) được thành lập đã bắt tay thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng; ổn định an ninh trật tự; chuẫn bị lực lượng sẳn sàng tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 9.1.1946, lực lượng QGTVC Bà Rịa do đồng chí Lê Thành Duy chỉ huy đã phục kích đánh lùi đại đội thân binh của Trịnh Ngọc Hiền và Phan Đình Tân tại cầu Thủ Lựu, kịp thời ngăn chặn âm mưu đánh phá chính quyền cách mạng của chúng.

Ngày 9.2.1946, thực dân Pháp đổ quân tái chiếm tỉnh lỵ Bà Rịa và Vũng Tàu. Do lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, lực lượng QGTVC và bộ đội phải rút vào hoạt động bí mật. Tháng 4.1946, thực hiện Nghị định 121/NĐ ngày 18.4.1946 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, QGTVC đổi tên thành Ty Công an tỉnh Bà Rịa; đồng chí Huỳnh Công Vinh là trưởng ty; đồng chí Lê Thành Vĩnh là phó trưởng ty. Thời gian này, đại đội Quốc vệ đội (gồm 2 trung đội) lực lượng vũ trang tập trung của Ty Công an Bà Rịa và tiểu đội Công an xung phong (CAXP) ở khu vực 2 đã được xây dựng. Để trang bị vũ khí, phương tiện, tạo nguồn hậu cần, tài chính phục vụ kháng chiến lâu dài, lãnh đạo Ty Công an đã tổ chức đội hậu cần đặc biệt do đồng chí Đỗ Thị Kiềm (tự Hoa) phụ trách, dưới danh nghĩa tư nhân dùng thuyền vận chuyển muối, than củi về nội thành bán lấy tiền mua vũ khí, đạn dược.

Tháng 5.1946, trong một trận càn quét có qui mô lớn vào khu căn cứ của Ty Công an Bà Rịa tại cù lao Núi Nứa (thuộc ấp Bà Trao, xã Long Sơn), giặc Pháp bắt được Lê Thành Duy, đội trưởng trinh sát của Ty Công an Bà Rịa. Sau khi đã sử dụng mọi biện pháp từ dụ dỗ mua chuộc đến tra tấn dã man nhưng vẫn không khuất phục được ý chí kiên cường bất khuất của Lê Thành Duy, địch kết án tử hình và xử bắn anh tại Thị xã Bà Rịa. Năm 1996, liệt sĩ Lê Thành Duy được Nhà nước ta truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tháng 5.1951, tỉnh Bà Rịa và một phần của tỉnh Chợ Lớn và tỉnh Gia Định được sáp nhập thành tỉnh Bà-Chợ; đồng chí Võ Văn Khánh bí thư Tỉnh uỷ Bà-Chợ kiêm Trưởng ty Công an. Ty Công an Bà-Chợ đã tập trung bố trí sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, phù hợp với tình hình mới.

Như vâỵ có thể khoanh vùng vào vụ việc ông cò Vinh - Phán Huề  được không bác chiangshan?
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #198 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 10:28:18 pm »

Hôm nay tình cờ em đọc được chi tiết này trong cuốn biên niên của ngành CA: năm 1948 do báo cáo sai (không ghi là ai báo cáo với ai, về vấn đề gì) và hiềm khích, tướng Nguyễn Bình đã gài bẫy để quy tội phản cách mạng và bắt giam trưởng ty công an cùng chỉ huy trưởng Quốc vệ đội Bà Rịa. Ty công an chỉ được để lại 2 tiểu đội, còn lại đều bị giải thể, 1 số cán bộ chiến sĩ bị bắt, số khác bị phân tán vào các đơn vị khác. Toàn bộ vũ khí của công an và Quốc vệ đội Bà Rịa với hàng trăm súng đều bị tịch thu. Vụ này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kháng chiến ở Bà Rịa. Đến tận năm 1992 Bộ Nội vụ mới lật lại vụ án và minh oan cho 2 đ/c kia.

Vụ này em có đọc trong "Nguyễn Bình, huyền thoại và sự thật" của Nguyên Hùng. Dĩ nhiên là không có chi tiết minh oan. Tài liệu bác đọc có ghi cụ thể Bộ Nội vụ căn cứ vào đâu để xác định lại không? Có dựa vào các hồ sơ lưu của Pháp không?

Không thấy ghi cụ thể bác ạ. Không biết liệu có liên quan đến việc TW triệu tướng Nguyễn Bình ra Bắc không nhỉ?
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2010, 10:33:45 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #199 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 10:33:49 pm »

Nhân đọc bài bác fddinh, em tìm lại được hồi ức của cụ Phan Đình Công bên TTVN cũng có nhắc tới chuyện này: http://ttvnol.com/f_533/119703/page-5

Tháng 4-1947, hội nghị cán bộ tỉnh Bà Rịa họp, bầu tỉnh ủy lâm thời Bà Rịa do anh Nguyễn Kế Hoa (cán bộ xứ ủy Nam Bộ cử về) làm bí thư. Một số đồng chí đảng viên cũ được kết nạp lại, trong đó có anh Trần Xuân Độ là cán bộ Đảng từng bị tù Côn Đảo. Anh là người có lập trường kiên định, có trình độ phân tích, tổng hợp giỏi, đề ra cách giải quyết gọn. Anh là người có đạo đức trong sáng mẫu mực, giản dị, đi sâu đi sát nhân dân, không ham chức quyền. Hồi đầu kháng chiến, anh không nhận đứng đầu lãnh đạo kháng chiến tỉnh Bà RỊa mà chỉ làm tư vấn...Từ đó, công tác xây dựng, phát triển tổ chức Đảng đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên tỉnh ủy chưa nắm được lực lượng công an và Quốc vệ đội của tỉnh (nên sau này xảy ra một số vụ việc đáng tiếc, trưởng ti công an Huỳnh Công Vinh và chỉ huy trưởng quốc vệ đội Đoàn Hồng Tâm bị bắt oan và bị xử lí về tội cấu kết với Lê Văn Huê và bọn phản động Bình Xuyên lập "chiến khu quốc gia", thực hiện "chiến tranh gián điệp".

Khoảng đầu tháng 7-1947, bộ Tư lệnh khu 7 quyết định cử tôi đi Bà Rịa làm chính trị viên chi đội 16. Anh Huỳnh Văn Đạo - chi đội trưởng -được điều về khu, nên trong thời gian rất ngắn, tôi kiêm chi đội trưởng. Anh Hứa Văn Yến xuống thay cho anh Đạo thì tôi trở lại cương vị cũ.

Tháng 5-1948, bộ Tư lệnh khu 7 quyết định sát nhập chi đội 16 và chi đội 7 (Mai Văn Vĩnh chỉ huy) thành trung đoàn 307. Ban chỉ huy gồm : Mai Văn Vĩnh làm trung đoàn trưởng, Hưa Văn Yến là trung đoàn phó, tôi là chính trị viên. Quân số trung đoàn 307 lúc mới thành lập khoảng 700 người, trang bị mạnhtổ chức thành 2 tiểu đoàn 919 và 921 (gồm 4 đại đội 3565, 3566, 3567, 3568).

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM