Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:32:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5  (Đọc 6316 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2022, 08:06:07 pm »

ANH HÙNG PHẠM THỊ NGƯ


Phạm Thị Ngư, sinh năm 1912, dân tộc Kinh, quê ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận. Khi tuyên dương Anh hùng cụ là chiến sĩ dân quân xã Hàm Tiến, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận.


Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, cụ Phạm Thị Ngư liên tục tham gia phục vụ chiến đấu. Tuy phải sống trong ấp chiến lược, địch canh phòng, kiểm soát gắt gao, hàng ngày chúng khám xét từng người trước khi cho ra đồng làm, cụ vẫn dũng cảm, táo bạo tìm mọi cách ngụy trang che mắt địch đưa được gạo, muối tiếp tế cho bộ đội, du kích. Từ đó cụ vận động nhân dân cùng làm. Hơn 10 năm cụ và nhân dân trong ấp, đã tiếp tế hàng chục tấn gạo cho bộ đội và du kích trong những năm khó khăn, ác liệt nhất của địa phương.


Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cụ Phạm Thị Ngư có 8 người con (5 trai, 3 gái) tham gia bộ đội và du kích thì 7 người là liệt sĩ. Cứ sau mỗi lần được tin con hy sinh, cụ lại động viên người con kế theo vào lực lượng vũ trang, cho đến người con út vào du kích tháng 5 năm 1972. Tuy rất thương tiếc các con song cụ vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, hăng hái phục vụ cách mạng tích cực vận động thanh rụên trong ấp đi bộ đội. Cụ và gia đình cụ là tấm gương tiêu biểu về tinh thần triệt để cách mạng sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.


Cụ Phạm Thị Ngư luôn hăng hái tham gia hoạt động trong Hội mẹ chiến sĩ được nhân dân tin yêu.


Cụ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Phạm Thị Ngư được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2022, 08:06:44 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ TỐT


Nguyễn Thị Tốt, sinh năm 1907, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, tham gia cách mạng năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng cụ là chiến sĩ dân quân xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1954 đến tháng 4 năm 1975, tuy sức khỏe ngày càng giảm sút, nhưng cụ Nguyễn Thị Tốt vẫn luôn nêu cao tinh thần hăng hái hoạt động cách mạng, nhiệm vụ nào cụ cũng hoàn thành xuất sắc.


Trong nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, cụ Nguyễn Thị Tốt đã dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, kiên trì bám đất, kiên quyết không vào trại tập trung, nhờ đó ngôi nhà của cụ vẫn là nơi liên lạc, trú chân của du kích và cán bộ cơ sở. Ngoài ra cụ còn nuôi giấu được 3 thương binh và bộ đội.


Trong nhiệm vụ đấu tranh chính trị, cụ luôn tích cực vận động nhân dân đấu tranh trực diện với địch.


Đã vận động và tổ chức được hơn 50 cuộc đấu tranh đòi chồng con, chống bắt lính, chống bắn phá bừa bãi và bắt địch bồi thường sau mỗi lần chúng càn vào xã. Có lần địch bắt cụ đưa về đồn đánh đập, tra tấn rất dã man. Cụ vẫn kiên quyết không khai buộc chúng phải thả cụ về.


Cụ Nguyễn Thị Tốt còn là người giỏi làm công tác binh vận. Ngày 25 tháng 12 năm 1959, cụ đã vận động, giác ngộ một số binh lính địch đóng đồn trong xã. Bốn ngày sau, số anh em này đã phối hợp chặt chẽ với du kích diệt gọn đồn, bắt 7 tên ác ôn. Trận đánh thắng mở đầu cho phong trào đồng khởi trong huyện. Từ đó đến tháng 4 năm 1975, cụ thường xuyên làm công tác tuyên truyền giác ngộ các gia đình binh lính ngụy vận động chồng, con trở về với nhân dân.


Cụ Nguyễn Thị Tốt luôn sống gương mẫu về mọi mặt, tích cực nuôi dạy, giác ngộ cách mạng cho các con. Cụ có 6 người con (4 trai, 2 gái) thì cả 6 đều tham gia hoạt động cách mạng (một bộ đội liệt sĩ), một công an, một du kích, ba làm cán bộ cơ sở xã. Cụ và gia đình cụ luôn được nhân dân trong xã tin yêu.


Cụ Nguyễn Thị Tốt đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Nguyễn Thị Tốt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2022, 06:39:38 pm »

ANH HÙNG DƯƠNG THỊ HOA


Dương Thị Hoa, sinh năm 1918, dân tộc Kinh, quê ở xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, tham gia cách mạng năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng cụ là chiến sĩ du kích xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, đảng viên Đảng Cộng sán Việt Nam.


Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, cụ Dương Thị Hoa liên tục công tác tại địa phương, cụ luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ, ác liệt để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Cụ đã tích cực vận động nhân dân phá đường, đào hầm chông đánh giặc và tham gia đấu tranh chính trị.


Cụ đã đẫn đầu hàng chục cuộc biểu tình kéo lên huyện lỵ Châu Thành chống địch bắt lính, dồn dân, bắn pháo bừa bãi... thu được thẳng lợi.


Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà cửa bị giặc đốt đi, đốt lại nhiều lần, cụ vẫn kiên trì trụ bám, dựng lại nhà để ở và làm cơ sở nuôi giấu thương binh, bộ đội, cán bộ những năm địch tiến hành bình định ác liệt. Cụ đã đào hai hầm bí mật trong nhà để nuôi giấu cán bộ. Nhiều lần cụ canh gác, bảo vệ các cuộc họp được an toàn. Khi địch càn quét, lùng sục gắt gao, cụ đã mưu trí, dũng cảm vượt qua nhiều trạm kiểm soát của chúng để tiếp tế lương thực, thuốc men cho bộ đội, du kích.


Cụ Dương Thị Hoa còn trực tiếp tham gia đánh địch, nhiều lần đi trinh sát, dẫn đường, xây dựng cơ sở nội tuyến, tham gia xây dựng phương án tác chiến... đã giúp du kích đánh địch đạt kết quả tốt như các trận diệt đồn Bình An (1969); trận phối hợp cơ sở nội tuyến diệt gọn 1 trung đội địch trong năm 1973... Tự tay cụ diệt 6 tên (có 2 tên Mỹ).


Tuy sức yếu, tuổi cao, cụ Dương Thị Hoa vẫn gương mẫu, dẫn đầu trong nhiều công tác ở địa phương, có tác dụng động viên mọi người noi theo, dược địa phương tín nhiệm.


Cụ Dương Thị Hoa đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, nhiều bằng, giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Dương Thị Hoa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2022, 06:40:34 pm »

ANH HÙNG BÙI THỊ THÊM


Bùi Thị Thêm (tức thím Ba Bê), sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Phước, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chiến sĩ du kích xã Vĩnh Phước, huyện Gò Quao, tỉnh
Kiên Giang.


Từ năm 1956 đến năm 1975, Bùi Thị Thêm liên tục công tác ở địa phương, nơi địch thường xuyên đánh phá ác liệt.


Đồng chí luôn nêu cao vai trò nòng cốt trong các cuộc đấu tranh trực diện với địch. Đặc biệt, trong thời kỳ đồng khợi, đồng chí đã dẫn đầu 2.000 đồng bào kéo lên thị xã Rạch Giá đấu tranh chống địch bắn phá, chống dồn dân, bắt lính. Có lần đồng chí đi đấu tranh bị địch bắt, chúng tra tấn dã man rồi đem ra bắn dọa thủng áo, Bùi Thị Thêm vẫn kiên quyết không khai báo, giữ được bí mật cho cơ sở. Vừa thoát được tay địch, đồng chí lại tiếp tục đi nhận nhiệm vụ mới.


Bùi Thị Thêm đã 60 lần chở xuồng, dẫn đường đưa, đón cán bộ, bộ đội qua những nơi hiểm yếu. Đồng chí tìm nhiều cách ngụy trang khéo léo che mắt địch để đột nhập vào vị trí của chúng điều tra tin tức chính xác giúp bộ đội, du kích đánh thắng nhiều trận. Có lần tự tay đồng chí chở thủy lôi đến thả để đánh một chiếc cầu nằm bên cạnh vị trí đóng quân của địch.


Tuy nhà nghèo, Bùi Thị Thêm vẫn nhận nuôi thương binh, bộ đội. Có lần nuôi giấu hàng chục người trong nhà được chu đáo, an toàn. Đồng chí còn tranh thủ may vá giúp bộ đội hàng nghìn bộ quần áo.


Bùi Thị Thêm còn là người làm công tác binh vận giỏi, đã kêu gọi được 25 tên phòng vệ dân sự mang 25 súng về với nhân dân.


Từ năm 1961 đến năm 1972, gia đình có ba người hy sinh (chồng và hai con) nhưng đồng chí đã nén đau thương làm tốt mọi công tác được địa phương tín nhiệm.


Bùi Thị Thêm đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 bằng khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Bùi Thị Thêm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2022, 06:41:15 pm »

ANH HÙNG PHẠM THỊ TƯ


Phạm Thị Tư, (tức Tư Bốn), sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, tham gia cách mạng năm 1960. Khi được tuyên dương anh hùng đồng chí là chiến sĩ dân quân xã Thanh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.


Từ năm 1960 đến mùa Xuân 1975, Phạm Thị Tư làm nhiệm vụ giao liên, vận chuyển tiếp tế cho bộ đội. Hoạt động ở vùng sâu, đồn bốt địch đóng dày đặc, chúng kiểm soát gắt gao và thường xuyên càn quét đánh phá ác liệt, đi lại gặp nhiều khó khăn, đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, luôn tìm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ.


Phạm Thị Tư đã 50 lần đưa cán bộ, thương binh; hơn 300 lần đi chuyển gạo tiếp tế cho bộ đội, chuyển đạt công văn, mệnh lệnh của cấp trên đến các đơn vị chiến đấu được an toàn, đúng thời gian quy định.


Đặc biệt trong thời gian từ năm 1969 đến năm 1972, địch đánh phá lùng sục rất gắt gao, trên các đường đi lại, địch tổ chức tuần tra, canh gác chặt chẽ làm cho việc vận chuyển tiếp tế của ta gặp nhiều khó khăn. Đồng chí đã không quản nguy hiểm vào vùng địch kiểm soát mua thóc của nhân dân xay xát để tiếp tế cho bộ đội. Phạm Thị Tư đã vận chuyển cho bộ đội hơn 100 tấn gạo. Có lần do yêu cầu gấp, thời gian ngắn, đồng chí đã tìm cách vượt qua khó khăn, nguy hiểm, vượt qua vòng vây của một trung đoàn địch, kịp thời chuyển mệnh lệnh của trên cho một trung đoàn ta đang hoạt động ở vùng sau lưng địch để chuẩn bị chống càn.


Ngoài nhiệm vụ chủ yếu đã hoàn thành xuất sắc, Phạm Thị Tư còn tham gia đánh địch, diệt được một số tên ác ôn.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Thị Tư được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2022, 07:11:39 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ NHO


Nguyễn Thị Nho (tức Sáu Anh), sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, trợ lý quân báo, phòng tham mưu thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ khi nhập ngũ đến mùa Xuân 1975, Nguyễn Thị Nho làm quân báo hoạt động nhiều nơi trong tỉnh. Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần trực tiếp cùng tổ đánh chìm 4 tàu địch, đánh sập 2 cầu, gây nhiều thiệt hại cho địch.


Ngày 8 tháng 5 năm 1970, Nguyễn Thị Nho chỉ huy một tổ 6 người dùng 3 chiếc thuyền gần máy mang 3 quả mìn, (mỗi quả nặng 50 ki-lô-gam), khéo léo lừa địch vượt qua 4 đồn, 5 trạm gác đến đánh tàu tại thị xã Cà Mau, không may một chiếc thuyền gần đến đồn địch thì bị chết máy. Đồng chí đã bình tĩnh nhờ lính địch xuống chữa hộ để tránh sự nghi ngờ của chúng. Sau đó lại nhanh chóng cho thuyền đi qua. Kết quả trận này đã đánh chìm 4 tàu địch.


Tháng 11 năm 1970, Nguyễn Thị Nho nhận nhiệm vụ đánh cầu Giá Rai (Cà Mau), tuy địch canh phòng rất nghiêm ngặt; trước khi đánh, đồng chí đã 6 lần vượt qua trạm gác của địch, vào điều tra nắm tình hình. Khi đánh, Nguyễn Thị Nho đã cùng một người khác mang một quả bom 500 ki-lô-gam đặt trong một thuyền gắn máy. Thuyền đến cách cầu 1.000 mét thì bọn địch gọi đồng chí và bắt phải cho mượn thuyền chở lính đi càn. Tình huống thật căng thẳng, đồng chí tìm cách thuyết phục địch và nhanh chóng đi mượn một chiếc thuyền khác cho chúng. Kết quả đã đưa được quả bom đến mục tiêu và đánh sập cầu.


Tháng 2 năm 1972, có lần Nguyễn Thị Nho nhận nhiệm vụ chuyển công văn hỏa tốc trên đường đi gặp địch, đồng chí đã lừa lúc địch sơ hở nhanh chóng nhai và nuốt những công văn làm địch không phát hiện được gì.


Nguyễn Thị Nho sống gương mẫu, sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ được giao, được quần chúng tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, nhiều lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 nắm 1978, Nguyễn Thị Nho được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2022, 07:12:45 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ VÂN


Nguyễn Thị Vân (tức Nguyễn Thị Hồng), sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê xã An Bình, Quận 2, thành phố Cần Thơ, nhập ngũ tháng 3 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, trung đội trưởng biệt động thành phố Cần Thơ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thị Vân hoạt động ở chiến trường tỉnh Cần Thơ, khi làm nhiệm vụ giao liên, khi vận chuyển, trinh sát, khi trực tiếp chiến đấu. Nhiệm vụ nào cũng có nhiều khó khăn, nguy hiểm, nhưng đồng chí đều cố gắng hoàn thành xuất sắc. Bị địch bắt tra tấn rất dã man, Nguyễn Thị Vân không hề khai báo, giữ được bí mật cơ sở; khi ra tù, đồng chí tiếp tục công tác.


Trong nhiệm vụ giao thông liên lạc, Nguyễn Thị Vân đã đi 800 lần liên lạc giữa căn cứ và đơn vị biệt động trong thành phố, đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, bí mật, an toàn.


Trong nhiệm vụ vận chuyển, phục vụ chiến đấu, đồng chí đã chở 24 chuyến thuyền (trung bình một thuyền chở 5 tấn vũ khí hàng hóa). Nhiều lần đi trên 150 cây số, qua hàng chục trạm gác của địch bị chúng xét hỏi gắt gao, đồng chí vẫn bình tĩnh đối phó, vượt qua.


Trong nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, Nguyễn Thị Vân đã tham gia hàng trăm trận, phần lớn các trận đồng chí là người đến trước điều tra nghiên cứu tình hình, chuẩn bị mục tiêu và rút sau cùng để nâm kết quả trận đánh.


Đặc biệt trận đánh căn cứ tình báo Mỹ, Nguyễn Thị Vân đã cùng đơn vị diệt 425 tên. Trận đánh căn cứ Quận 1, đồng chí cùng một người khác diệt được tên trưởng phòng, lấy được 1.000 tờ giấy có dấu, chữ ký sẵn để cấp cho cán bộ ta dùng trong công tác biệt động.


Trong cuộc Tổng tiến công năm 1968, Nguyễn Thị Vân tham gia phục vụ các đơn vị chiến đấu diệt nhiều địch, có trận một đêm diệt hơn 200 tên. Một lần đưa hai cán bộ chỉ huy của quân khu và thành đội vào nội địa nghiên cứu tình hình, bất ngờ gặp địch, đồng chí đã bình tĩnh đấu lý với địch. Buộc chúng phải rút lui, bảo vệ an toàn cho cán bộ.


Nguyễn Thị Vân sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được quần chúng tín nhiệm.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Dũng sĩ, 1 lần là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thị Vân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2022, 07:13:14 pm »

ANH HÙNG LÊ THỊ HỒNG


Lê Thị Hồng (tức Minh Thắng), sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 12 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phân đội biệt động 3 thị xã Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Quá trình tham gia chiến đấu Lê Thị Hồng luôn thể hiện quyết tâm cao, tích cực tấn công, dũng cảm, táo bạo, luồn sâu đánh địch. Đồng chí đã trực tiếp đánh 8 trận ở nội đô thị xã Bến Tre, diệt 65 tên địch (có nhiều sĩ quan) làm bị thương hơn 20 tên, phá hủy 6 tấn đạn dược. Nhiều lần Lê Thị Hồng mưu trí, chuyển vũ khí vượt qua các trạm kiểm soát của địch phục vụ cho đơn vị đánh các mục tiêu quan trọng trong thị xã.


Trong trận đánh sở chỉ huy biệt kích ở ngã năm thị xã Bến Tre ngày 20 tháng 5 năm 1969, mục tiêu nằm sâu trong thị xã, địch bố phòng cẩn mật, Lê Thị Hồng đã mưu trí thọc sâu nắm chắc tình hình, đề ra phương án chính xác. Trận này đồng chí diệt 16 tên địch, phá hủy 6 tấn đạn. Trận đánh thắng làm bọn biệt kích hoang mang, nhiều tên bỏ ngủ. Đồng bào phấn khởi, tin tưởng.


Trận đánh ty chiêu hồi ở thị xã Bến Tre ngày 1 tháng 12 năm 1969, Lê Thị Hồng làm nhiệm vụ nghiên cứu mục tiêu và vận chuyển vũ khí phục vụ cho trận đánh. Tuy địch canh phòng nghiêm ngặt, đồng chí đã mưu trí vượt qua các trạm kiểm soát, dũng cảm bám sát mục tiêu phục vụ cho đơn vị diệt 12 tên trong đó có tên trưởng ty chiêu hồi.


Lê Thị Hồng luôn sống khiêm tốn, giản dị, được nhân dân yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 12 bằng và giấy khen, 1 lần là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Thị Hồng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2022, 07:14:01 pm »

ANH HÙNG VÕ THỊ HUY


Võ Thị Huy (tức Tin) sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nhập ngũ tháng 1 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng thuộc đại đội 2, tiểu đoàn 19 công binh, bộ đội địa phương tỉnh Bình Định, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 13 tuổi, Võ Thị Huy tham gia nuôi giấu cán bộ, du kích trong hầm bí mật, có lẫn địch bắt chỉ hầm, mặc dù bị chúng đánh đập rất tàn nhẫn nhưng đồng chí vẫn không khai báo.


Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Võ Thị Huy tham gia chiến đấu với nhiều nhiệm vụ khác nhau: chiến sĩ bộ binh, chiến sĩ giao liên, trung đội trưởng súng cối 60 mi-li-mét; nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc. Võ Thị Huy đã đánh 25 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, táo bạo, chỉ huy đơn vị diệt hơn 100 tên địch, tự tay đồng chí diệt 11 tên (có 2 tên ác ôn, 1 trung úy).


Ngày 24 tháng 9 năm 1970, Võ Thị Huy nhận nhiệm vụ diệt tên ác ôn khét tiếng, đồng chí giả trang khéo léo lọt vào ấp, thấy nó đi xe máy Honda, đồng chí chạy bộ đuổi theo về đến tận sân nhà nó, dùng súng ngắn bắn chết hắn tại chỗ. Diệt được tên này nhân dân rất ca ngợi (lúc này Võ Thị Huy mới 15 tuổi).


Tháng 10 năm 1970, đồng chí nhận nhiệm vụ diệt một tên ác ôn khác, Võ Thị Huy lại giả trang là người đi bán sắn đến tận nhà diệt được tên ác ôn này.


Tháng 7 năm 1971, Võ Thị Huy làm nhiệm vụ chuyển công văn hỏa tốc qua vùng địch kiểm soát. Mặc dù chúng kiểm tra, kiểm soát gắt gao, đồng chí vẫn khôn khéo giấu tài liệu dưới đế dép, địch không phát hiện được, công văn đã được chuyến đến nơi an toàn, kịp thời gian.


Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, gương mẫu, được đồng đội tin yêu.


Võ Thị Huy đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 bằng khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Võ Thị Huy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2022, 07:15:53 pm »

ANH HÙNG ĐỖ THỊ NĂM


Đỗ Thị Năm (tức Năm Tháng), sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, nhập ngũ tháng 7 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, chiến sĩ vận tải, ban Hậu cần, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 8 năm 1968, Đỗ Thị Năm làm giao liên tại xã.


Tháng 9 năm 1968 đồng chí bị địch bắt, chúng tra tấn, đánh đập dã man nhưng đồng chí vẫn kiên cường chịu đựng. Địch không khai thác được gì, năm 1969 phải thả ra.


Từ tháng 7 năm 1971 đến tháng 4 năm 1975, Đỗ Thị Năm làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí trên sông. Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, địch thường xuyên kiểm soát gắt gao, nhiều lần gặp địch, chúng hăm dọa đồng chí vẫn bình tĩnh đấu lý, buộc chúng phải cho đi. Có lần thuyền chở vũ khí sắp đi vào một đoạn sông, nơi ta và địch đang nổ súng đánh nhau, địch giữ thuyền của đồng chí chở xãc bọn địch bị chết. Đồng chí đã bình tĩnh ngụy trang, đấu tranh buộc chúng phải cho thuyền đồng chí ra khỏi khu vực nguy hiểm, tiếp tục chở vũ khí đến nơi an toàn.


Tính chung, Đỗ Thị Năm đã vận chuyển được 279 chuyến súng đạn, lương thực cho bộ đội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Đỗ Thị Năm sống gương mẫu, giản dị, khiêm tốn, liêm khiết, tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng chết, con nhỏ, đồng chí đã tìm cách khắc phục vượt qua.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 1 bằng khen, 1 lần là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đỗ Thị Năm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM