Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Chín, 2022, 12:52:35 pm - Tên sách: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5
- Tác giả: - Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân - Năm xuất bản: 1996 - Người số hóa: giangtvx, quansuvn CÓ ANH HÙNG LÀ VÌ CÓ TẬP THỂ ANH HÙNG. CÓ TẬP THỂ ANH HÙNG LÀ VÌ CÓ NHÂN DÂN ANH HÙNG, DÂN TỘC ANH HÙNG, ĐẢNG ANH HÙNG. HỒ CHÍ MINH * Chỉ đạo nội dung: Thượng tướng ĐẶNG VŨ HIỆP * Những người biên soạn: Đại tá NGUYỄN MẠNH ĐẨU Đại tá PHẠM LAM Đại tá PTS PHẠM GIA ĐỨC Thượng tá LÊ ĐẠI HIỆP Thượng tá LÊ HẢI TRIỀU Thượng tá NGUYỄN TINH Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Chín, 2022, 12:53:39 pm ANH HÙNG PHẠM THỊ ĐÀO (LIỆT SĨ) Phạm Thị Đào (tức Hoa), sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nhập ngũ tháng 11 năm 1967. Khi hy sinh, đồng chí là chiến sĩ bộ binh bộ đội địa phương huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Phạm Thị Đào xung phong vào bộ đội lúc 14 tuổi. Từ năm 1967 đến năm 1970 đồng chí tham gia chiến đấu trong đội "Chim én", đơn vị gồm các em thiếu niên làm nhiệm vụ theo dõi và diệt trừ được nhiều tên ác ôn tề điệp rất nguy hiểm ở địa phương, nên đã hỗ trợ tốt cho phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển nhanh. Đặc biệt, ngày 7 tháng 2 năm 1970, Phạm Thị Đào được giao nhiệm vụ diệt một tên ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân. Đồng chí giả trang đứng đón xe tên ác ôn đi từ Tam Quan về xã Hoài Thanh tại ngã ba Ngọc An. Khi xe tên ác ôn dừng lại Phạm Thị Đào đã nhanh chóng bắn chính xác tiêu diệt ngay tên ác ôn và một tên lính đi bảo vệ. Bọn địch gần đó đã bao vây bắn bị thương và bắt đồng chí. Chúng đánh đập rất dã man trước sau Phạm Thị Đào chỉ nói: "Tao là con của nhân dân, tao giết chúng mày vì chúng mày đàn áp nhân dân". Cuối cùng chúng đem bắn đồng chí, trước khi chết, Phạm Thị Đào hô to: "Hồ Chí Minh muôn năm!", "Đảng Lao động Việt Nam muôn năm", "Đả đảo đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai". Khí phách hiên ngang lẫm liệt trước lúc hy sinh của đồng chí đã cổ vũ mạnh mẽ 1.800 đồng bào ở khu đồn Ngọc An, ngay đêm hôm đó nổi dậy diệt bọn tề điệp, phá đồn, trở về làng cũ làm ăn. Phạm Thị Đào đã nêu cao gương sáng về tinh thần kiên trung bất khuất trước kẻ thù, có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ học tập noị theo. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Thị Đào được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Chín, 2022, 12:55:01 pm ANH HÙNG HUỲNH THỊ CHẤU (LIỆT SĨ) Huỳnh Thị Chấu sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 5 năm 1967. Khi hy sinh đồng chí là huyện đội phó huyện đội Tân Uyên, tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1956 đến ngày 20 tháng 10 năm 1969 Huỳnh Thị Chấu làm công tác tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở trong điều kiện bị địch khủng bố kìm kẹp, đánh phá rất gay gắt nên công tác của đồng chí gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm. Có khi phải nằm ở trong hầm bí mật hàng tháng, nhiều khi chịu đói, chịu khát... Nhưng Huỳnh Thị Chấu vẫn không nản chí, lùi bước, đồng chí tìm thời cơ gặp gỡ quần chúng và đã hòa nhập vào được với quần chúng nhân dân, xây dựng được nhiều cơ sở cả trong vùng sâu vùng trắng của địch, phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi tốt cho bộ đội chú lực ém quân đánh sâu vào hậu cứ địch. Khi chuyển sang công tác trong lực lượng vũ trang, Huỳnh Thị Chấu vừa chiến đấu vừa tiếp tục vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng du kích ở các xã. Đồng chí đã góp phần tích cực trong việc vận dụng phương châm đấu tranh "hai chân, ba mũi" ở địa phương đạt kết quả tốt. Trong chiến đấu Huỳnh Thị Chấu rất dũng cảm, mưu trí chỉ huy linh hoạt, nhiều trận đánh đạt hiệu suất cao như trận tập kích đồn Cây Sao diệt gọn 40 tên Mỹ và phá hủy 5 xe tăng của địch. Huỳnh Thị Chấu sống gương mẫu về mọi mặt, được đồng bào và đồng đội tin yêu, mến phục. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba và danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hùynh Thị Chấu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Chín, 2022, 12:55:53 pm ANH HÙNG NGUYỄN THỊ BA (LIỆT SĨ) Nguyễn Thị Ba (tức Bình), sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tính Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 11 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng bộ binh, bộ đội địa phương huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Thị Ba tham gia du kích từ năm 13 tuổi, năm 17 tuổi đồng chí làm xã đội trưởng. Năm 1972 Nguyễn Thị Ba vào bộ đội, làm trung đội trưởng. Gần 8 năm tham gia chiến đấu, đồng chí luôn nêu cao tinh thần đánh địch dũng cảm mưu trí, táo bạo, dù khó khăn ác liệt thế nào cũng tìm mọi cách vượt qua. Nguyễn Thị Ba chỉ huy đơn vị diệt gần 500 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương. Riêng đồng chí trực tiếp diệt 85 tên địch (có 11 sĩ quan từ cấp chuẩn úy đến đại úy), phá hủy 15 xe quân sự, 7 khẩu súng ĐKZ, 10 tấn đạn, thu 15 súng. Trận đánh ngày 15 tháng 10 năm 1970, Nguyễn Thị Ba giả trang là người đi chợ, chắn xe chở tên đại úy chi khu trưởng huyện Đại Lộc một tên ác ôn khét tiếng. Nguyễn Thị Ba đã nhanh chóng tiêu diệt hắn và 3 tên đi cùng, thu toàn bộ vũ khí trang bị trên xe. Trận đánh ngày 20 tháng 10 năm 1970, Nguyễn Thị Ba chỉ huy đội du kích tiêu diệt gọn 1 trung đội Mỹ tại ngã ba Trùm Giao, đơn vị an toàn. Đây là trận đánh xuất sắc nhất của du kích huyện Điện Bàn, có ý nghĩa tạo đà cho quân và dân địa phương nổi dậy đánh địch, diệt địch phát triển mạnh mẽ. Tháng 4 năm 1971, địch tiến hành dồn dân lập ấp Cẩm Lý, Nguyễn Thị Ba chủ động chỉ huy đội du kích liên tục đánh địch diệt 54 tên. Riêng đồng chí diệt 12 tên. Từ ngày 28 tháng 1 đến ngày 8 tháng 3 năm 1973, Nguyễn Thị Ba chỉ huy một trung đội bộ đội địa phương trụ bám ngoan cường, đánh địch ở nhiều khu vực thuộc các xã phía bác huyện diệt 60 tên địch. Riêng đồng chí diệt 22 tên. Ngày 20 tháng 4 năm 1973 trên đường đi trinh sát gặp địch phục kích, Nguyễn Thị Ba đã đánh trả quyết liệt tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đội lui quân an toàn và đồng chí đả anh dũng hy sinh. Nguyễn Thị Ba luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt góp nhiều công sức xây dựng du kích xã vững mạnh. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành xuất sắc, được đồng đội và nhân dân tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 16 bằng và giấy khen, 17 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thị Ba được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Chín, 2022, 12:56:30 pm ANH HÙNG TRẦN THỊ SANH (LIỆT SĨ) Trần Thị Sanh, sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, nhập ngũ năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là huyện đội phó huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1960 đến tháng 2 năm 1969, Trần Thị Sanh liên tục chiến đấu và trưởng thành từ chiến sĩ lên huyện đội phó. Hoạt động ở trong vùng địch, có nhiều khó khăn, gian khổ, đồng chí vẫn kiên trì bám đất, bám dân, xây dựng phong trào chiến tranh du kích trong huyện phát triển mạnh. Trần Thị Sanh đã trực tiếp chiến đấu trên 10 trận, diệt 20 tên địch, hầu hết là bọn ác ôn. Có trận một mình một súng đột nhập vào "ấp chiến lược" của địch để diệt tên ác ôn nguy hiểm nhất trong xã Thạnh Đức. Trần Thị Sanh đã vận động được hơn 100 thanh niên vào du kích, 1000 lượt đồng bào tham gia đấu tranh chính trị, xây dựng được 100 cơ sở làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh chmh trị và che giấu bảo vệ cán bộ. Những cơ sở do đồng chí xây dựng hầu hết phát huy được tác dụng tốt. Ngày 27 tháng 2 năm 1969, có sự chỉ điểm của bọn phản động địch lùng sục tìm được hầm của Trần Thị Sanh, chúng đã tập trung truy tìm miệng hầm gọi hàng và uy hiếp bằng vũ khí, nhằm bắt sống. Nhưng đồng chí đã nêu cao ý chí quyết tâm chiến đấu cao, bất thần bật nắp hầm xông lên đánh địch, diệt địch và đã anh dũng hy sinh. Trần Thị Sanh sống giản dị, khiêm tốn được đồng chí đồng đội và nhân dân địa phương tin yêu mến phục Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 4 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Thị Sanh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Chín, 2022, 12:57:27 pm ANH HÙNG HỒ THỊ NGỌC ĐOAN (LIỆT SĨ) Hồ Thị Ngọc Đoàn (tức Tám Nhân), sinh năm 1947, dân tộc Kinh, theo đạo Cao Đài, quê ở xã Mỹ Cẩm, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, tham gia cách mạng 1967. Khi hy sinh đồng chí là chiến sĩ du kích mật thị trấn Càng Long, tỉnh Cửu Long, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Hồ Thị Ngọc Đoàn tham gia công tác từ năm 10 tuổi, đồng chí đã kiên trì bám đất, bám dân, xây dựng cơ sở ở địa bàn địch kìm kẹp gắt gao. Cuối năm 1971 Hồ Thị Ngọc Đoàn nhận nhiệm vụ du kích mật, đồng chí luôn thể hiện quyết tâm cao, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm. Đồng chí chiến đấu dũng cảm, mưu trí, nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng đã đánh 4 trận trong chi khu diệt trên 30 tên, số đông là cảnh sát, nhân viên bình định có tác dụng thúc đẩy phong trào đấu tranh của đồng bào trong thị trấn phát triển mạnh mẽ. Tháng 4 năm 1972, Hồ Thị Ngọc Đoàn nhận chỉ thị nghiên cứu để đánh địch hiệp đồng với chiến trường, đồng chí đã điều tra nắm quy luật hoạt động của địch, dùng mìn tự động bí mật tiếp cận đánh bọn cảnh sát, bình định tụ tập tại quán ăn cách chi khu 50 mét, diệt 24 tên, làm cho địch hoang mang, tạo được niềm tin với quần chúng nhân dân phấn khởi nổi dậy đấu tranh giành thắng lợi. Sau nhiều lần bị ta đánh, địch tăng cường phòng thủ nghiêm ngặt hơn nhưng với ý chí quyết tâm đánh địch, diệt địch, tháng 5 năm 1972, Hồ Thị Ngọc Đoàn đã nhận nhiệm vụ chiến đấu với huyện đội và hứa "Dù phải hy sinh cũng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ". Đồng chí ba lần mang thuốc nổ vào đồn địch để đánh địch, bị địch khám xét nhưng vẫn bình tĩnh mưu trí để tìm cách vượt qua. Lần thứ tư Hồ Thị Ngọc Đoàn đến cách mục tiêu khoảng 50 mét thì bị 4 tên cảnh sát chặn lại thấy đã đến giờ hẹn nổ mà chưa áp sát được mục tiêu, đồng chí đã quyết định hướng mìn vào tốp cảnh sát để tiêu diệt. Mìn nổ diệt tại chỗ 3 tên, Hồ Thị Ngọc Đoàn bị thương nặng, biết mình không thể qua khỏi, đồng chí đã động viên đồng đội tiếp tục chiến đấu và nhờ đồng đội báo cáo với chi bộ: "Tôi đụng tình huống rủi ro, chưa làm tròn nhiệm vụ, mong các đồng chí thông cảm" và Hồ Thị Ngọc Đoàn đã anh dũng hy sinh. Đồng chí luôn gương mẫu, giản dị, gần gũi quần chúng được đồng bào thương yêu, che chở. Sau khi nghe tin Hồ Thị Ngọc Đoàn hy sinh, quần chúng vô cùng thương tiếc, khâm phục và noi theo học tập tinh thần chiến đấu hy sinh cho nền độc lập tự do của Tổ quốc, của quê hương. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 bằng khen và là Chiến sĩ thi đua của tỉnh. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hồ Thị Ngọc Đoàn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Chín, 2022, 12:58:14 pm ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH TRỌNG (LIỆT SĨ) Nguyễn Đình Trọng (tức Huyền), sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở xã Duy Tiên, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi hy sinh đồng chí là trung tá, phó chính ủy sư đoàn 3 bộ binh, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1962 đến khi hy sinh (ngày 24 tháng 5 năm 1968), Nguyễn Đình Trọng chiến đấu ở chiến trường Khu 5, trong các cương vị chính ủy trung đoàn 1 (Đoàn Ba Gia), chủ nhiệm chính trị, phó chính ủv sư đoàn 3. Đồng chí đã luôn luôn sâu sát bộ đội, nắm tình hình tư tưởng của cản bộ, chiến sĩ trong đơn vị, đề xuất nhiều ý kiến hay, lãnh đạo xây dựng cho bộ đội có quyết tâm chiến đấu cao, kiên quyết hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong chiến đấu, Nguyễn Đình Trọng nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, góp phần chỉ huy trung đoàn 1 (Ba Gia) càng đánh càng trưởng thành vững chắc, vận dụng linh hoạt nhiều hình thức chiến thuật, đánh thắng nhiều đơn vị tinh nhuệ của địch như: lính thủy đánh bộ Mỹ, lính dù Mỹ, ngụy. Đơn vị đồng chí lập nhiều chiến công xuất sắc, diệt hàng vạn tên địch, có những trận đánh nổi tiếng như trận (Ba Gia), trận Đông Dương (tháng 5 năm 1965) diệt hàng nghìn tên địch, phá hủy 26 xe tăng, xe bọc thép, bắn rơi 20 máy bay, trận Vạn Tường (tháng 8 năm 1965) diệt gọn 1 chiến đoàn Mỹ, trận đánh thắng đã gây thành phong trào thi đua "tìm Mỹ mà diệt" trong các đơn vị thuộc Quân khu 5. Cuối năm 1967, đầu năm 1968, Nguyễn Đình Trọng là phó chính ủy sư đoàn 3, trực tiếp đi với bộ phận hoạt động ở vùng đồng bằng tỉnh Bình Định. Tuy địch đánh phá ác liệt, đồng chí vẫn luôn sâu sát các đơn vị, lãnh đạo, động viên bộ đội kiên quyết đánh địch, chống phá bình định, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng. Trận ngày 24 tháng 5 năm 1968, đồng chí đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu. Khi còn sống, Nguyễn Đình Trọng luôn quan tâm xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, đơn vị đồng chí đã 2 lần được tặng danh hiệu anh hùng. Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Đình Trọng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Chín, 2022, 12:59:01 pm ANH HÙNG NGUYẾN HỮU ĐỨC (LIỆT SĨ) Nguyễn Hữu Đức (tức Đinh Châu), sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ năm 1948. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu tá, tham mưu trưởng Mặt trận 4 (Đà Nẵng), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1960 đếi lúc hy sinh (ngày 31 tháng 1 năm 1968) Nguyễn Hữu Đức chiến đấu ở Quảng Nam - Đà Nẵng, giữ các chức vụ tham mưu trưởng tỉnh đội, tỉnh đội trưởng, tham mưu phó, tham mưu trưởng Mặt trận 4 (Đà Nẵng). Ở cương vị nào đồng chí cũng luôn thể hiện tinh thần tích cực tấn công, vượt qua khó khăn ác liệt, kiên cường bám chiến trường, bám đơn vị, chỉ huy chiến đấu dũng cảm, táo bạo góp phần xây dựng và chỉ huy các lực lượng vũ trang địa phương trưởng thành, lập thành tích xuất sắc. Trong thời kỳ 1962 đến 1965 với cương vị tỉnh đội trưởng Quảng Nam, Nguyễn Hữu Đức góp sức chỉ đạo kết hợp 3 mũi tấn công, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh, mở rộng vùng giải phóng ở các huyện Điện Bàn, Quế Sơn, Duy Xuyên... xây dựng phát triển lực lượng tỉnh, huyện, phát động phong trào thi đua diệt Mỹ, lực lượng vũ trang tỉnh lập công đầu diệt gọn đại đội Mỹ ở Núi Thành (năm 1965) và xây dựng vành đai diệt Mỹ ở bắc Chu Lai, Đà Nẵng, diệt hàng ngàn Mỹ. Từ cuối năm 1967 với cương vị tham mưu trưởng Mặt trận 4 (Đà Nẵng) nơi địch phòng thủ kiên cố, tăng cường đánh phá vùng ven rất ác liệt, Nguyễn Hữu Đức đã dũng cảm bám chiến trường nắm địch và đề ra phương án tác chiến đúng đắn, trực tiếp chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận tốt. Đặc biệt Xuân 1968, đồng chí chỉ huy cánh quân tấn công phía đông thành phố Đà Nẵng, đã mưu trí đưa đơn vị vượt qua nhiều tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, chỉ huy đơn vị nổ súng đúng thời gian quy định. Khi phát triển chiến đấu, địch chống cự quyết liệt, Nguyễn Hữu Đức đi sát mũi xung kích kịp thời xử trí trong những tình huống khó khăn và đã anh dũng hy sinh. Đồng chí sống gương mẫu, giản dị, khiêm tốn được anh em yêu mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Hữu Đức được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Chín, 2022, 12:59:42 pm ANH HÙNG TRƯƠNG CÔNG XƯỞNG (LIỆT SĨ) Trương Công Xưởng, sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nhập ngũ năm 1956. Khi hy sinh, đồng chí là trung đoàn phó trung đoàn 1 bộ binh, bộ đội địa phương Phân khu Bắc tỉnh Long An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1960 đến năm 1968, Trương Công Xưởng liên tục chiến đấu ở Long An, nơi mà có nhiều khó khăn, địch đánh phá ác liệt. Đồng chí đánh trên 300 trận. Đơn vị đồng chí đã diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn, trên 100 đại đội địch. Riêng đồng chí diệt nhiều tên. Đặc biệt, trong đợt tổng tấn công đầu tháng 5 năm 1968 vào nội thành Sài Gòn, tiểu đoàn Trương Công Xưởng đánh địch ở Quận 5, chốt, giữ khu vực cầu chữ Y, để yểm trợ chc đơn vị bạn phát triển chiến đấu. Lực lượng địch đông gấp bội, có xe tăng, máy bay và pháo binh yểm trợ. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị kiên trì bám trụ, đánh lui nhiều đợt phản kích của chúng, diệt 1 tiểu đoàn Mỹ, giữ vững cầu chữ Y, tạo thuận lợi cho các đơn vị bạn phát triển chiến đấu. Trong quá trình chiến đấu Trương Công Xưởng bị thương, nhiều lần, nhưng vẫn không rời vị trí, tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu. Tháng 3 năm 1970, đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trương Công Xưởng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Chín, 2022, 01:00:25 pm ANH HÙNG NGÔ VĂN CAN (LIỆT SĨ) Ngô Văn Cẩn (tức Sáu Quyền), sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Hưng Khánh Trung, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 3 năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 bộ binh, bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi nhập ngũ đến khi hy sinh, Ngô Văn Cẩn tham gia chiến đấu ở nhiều địa bàn trong tỉnh. Đồng chí đã qua các cương vị: trung đội trưởng đặc công, huyện đội phó, huyện đội trưởng, tiểu đoàn trưởng bộ binh, ở cương vị nào Ngô Văn Cẩn cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt, mưu trí, dù khó khăn, ác liệt thế nào cúng dẫn đầu đơn vị vượt qua. Có trận ngay phút đầu đồng chí đã đánh chiếm được khẩu trung liên của địch và sử dụng khẩu súng này bắn mạnh vào khu vực co cụm của chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị xông lên diệt gọn vị trí. Có trận Ngó Văn Cẩn chỉ huy 10 chiến sĩ giả làm lính ngụy lọt vào diệt gọn vị trí địch rồi rút ra an toàn. Nhiều trận tuy lực lượng địch đông gấp bội, đơn vị có thương vong, đồng chí vẫn bình tĩnh động viên đồng đội và dẫn đầu đơn vị xông lên diệt và bắt sống hàng chục tên địch; nhờ đó đã chuyển trận chiến đấu từ khó khăn thành thuận lợi. Tính chung trong hơn 12 năm, Ngô Văn Cẩn đã tham gia chiến đấu 210 trận, góp phần chỉ huy đơn vị diệt hơn 2.000 tên địch, bắt 120 tên, thu gần 100 súng các loại. Riêng đồng chí diệt 185 tên, bắt 13 tên (hầu hết là ác ôn, tề điệp), thu 35 súng, 7 máy thông tin. Ngô Văn Cẩn là người có nhiều thành tích trong việc xây dựng cơ sở cách mạng trong vùng tạm bị địch chiếm và tvong hàng ngũ địch. Đồng chí đã xây dựng được 40 cơ sở trong đó có 15 cơ sở khởi nghĩa diệt ác ôn mang vũ khí về với cách mạng. Ngô Văn Cẩn còn giáo dục và tổ chức được 25 thiếu niên làm liên lạc mật, vận động được hàng trăm thanh niên tham gia dân quân du kích và đi bộ đội. Ngày 22 tháng 2 năm 1972, đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi chỉ huy tiểu đoàn diệt gọn đồn Cầu Dần (Mỏ Cày). Ngô Văn Cẩn luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 15 bằng và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 8 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 1 năm 1978, Ngô Văn Cẩn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Chín, 2022, 07:48:28 am ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HƯNG (LIỆT SĨ) Nguyễn Văn Hưng (tức Hai Phát), sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 3 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy, tham mưu phó tỉnh đội Trà Vinh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Văn Hưng trưởng thành từ chiến sĩ du kích lên. Từ năm 1960 đến lúc hy sinh (tháng 4 năm 1973) đồng chí đả kiên cường bám trụ chiến đấu ở địa bàn địch thường xuyên đánh phá ác liệt, luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, 6 lần bị thương vẫn giữ vững quyết tâm chiến đấu, góp sức xây dựng đơn vị đặc công của tỉnh trưởng thành. Nguyễn Văn Hưng trực tiếp đánh trên 100 trận, cùng đơn vị diệt 80 đồn, bốt. Riêng đồng chí diệt 150 tên địch. Năm 1962, Nguyễn Văn Hưng nhận nhiệm vụ giải thoát một cán bộ cơ sở bị địch bắt giữ tại nhà giam chi khu Càng Long. Đồng chí đã dũng cảm vượt qua các tuyến phòng thủ của địch, đột nhập nhà giam cõng đồng chí cán bộ vượt ra ngoài an toàn. Trận đánh đồn Ba Động (xã Long Toàn) ngày 5 tháng 6 năm 1963, do đại đội bảo an đóng giữ. Nguyễn Văn Hưng phối hợp với đại đội bộ binh tấn công đồn. Khi tiếp cận bị địch chống cự ác liệt, đơn vị bị thương vong trên 30 người. Đồng chí đã mưu trí lợi dụng địa hình nghi binh đánh lạc hướng rồi xông lên diệt hỏa điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị phát triển vào tung thâm tiêu diệt gọn đồn này. Trận ngày 20 tháng 4 năm 1972 tấn công tiêu diệt trận địa pháo ở Tiểu Cần (Trà Vinh) khi đơn vị gặp tình huống khó khăn, địch chống cự quyết liệt, Nguyễn Văn Hưng nhanh chóng lợi dụng địa hình vượt qua rào đánh chiếm lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị vào tiêu diệt trận địa pháo gồm 3 khẩu 105 mi-li-mét, diệt 1 đại đội địch. Trận tấn công diệt phân chi khu Tập Ngãi (Tiêu Cần) ngày 10 tháng 4 năm 1973, sau khi chỉ huy đơn vị tiêu diệt phân chi khu, địch tập trung 4 tiểu đoàn pháo binh, trận đánh diễn ra ác liệt, tuy bị ốm được trên cho về phía sau nhưng Nguyễn Văn Hưng xin ở lại trực tiếp chỉ huy đơn vị, đi sát mũi chủ yếu, động viên từng người tiếp tục đẩy lùi trên 10 đợt tấn công của địch, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, gồm trên 200 tên chết và bị thương. Tạo thuận lợi cho các đơn vị bạn phát triển chiến đấu mở rộng vùng giải phóng. Nguyễn Văn Hưng đã anh dũng hy sinh vào phút chót của trận đánh. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Hưng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Chín, 2022, 07:49:58 am ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÁ (LIỆT SĨ) Nguyễn Văn Bá (tức Năm Lý), sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 1 năm 1965. Khi hy sinh, đồng chí là huyện đội trưởng huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước khi nhập ngũ, Nguyễn Văn Bá là xã đội trưởng xã Tăng Nhơn Phú, đồng chí đã cùng đội du kích kiên trì bám đất, bám dân, đánh địch liên tục diệt hơn 600 tên địch. Từ năm 1965, Nguyễn Văn Bá là huyện đội phó rồi huyện đội trưởng. Tuy địch đánh phá địa phương ngày càng ác liệt, đồng chí vẫn nêu cao quyết tâm, chiến đấu dũng cảm mưu trí tổ chức lực lượng huyện luôn chủ động tấn công địch, lập nhiều thành tích xuất sắc, diệt 500 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí đã diệt 115 tên Mỹ, 40 tên ác ôn, thu 80 súng các loại. Trong 2 năm (1965 - 1967), Nguỵễn Văn Bá đã chỉ huy nhiều trận đánh đau, đánh hiểm vào quân địch (riêng đồng chí đã diệt 20 tên ác ôn) nên địch tìm mọi cách để giết, hoặc bất đồng chí. Nhưng Nguyễn Văn Bá đã bố trí lừa địch vào nhà bắt mình để du kích tiêu diệt 6 tên (phần lớn là ác ôn), khiến các tên khác hoảng sợ không dám lùng sục nữa. Nhân dân đi lại làm ăn được dễ dàng hơn. Tháng 9 năm 1967, Nguyễn Văn Bá chỉ huy bộ đội huyện chiến đấu rất quyết liệt với 1 trung đoàn Mỹ trong 3 ngày đêm liền, đã đánh bật hàng chục đợt phản kích của địch, diệt gần 600 tên. Tết Mậu Thân (1968) Nguyễn Văn Bá chỉ huy bộ đội huyện phối hợp chặt chẽ với lực lượng của trên, diệt hơn 800 tên địch. Riêng tiểu đoàn 4 bộ đội huyện đã đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn Mỹ. Đồng chí đã hy sinh ngàv 27 tháng 1 năm 1969 trong khi đang làm nhiệm vụ, Nguyễn Văn Bá tích cực xây dựng đơn vị tiến bộ mọi mặt, góp phần xây dựng dân quân du kích xã trở thành Đơn vị Anh hùng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Bá được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Chín, 2022, 07:50:41 am ANH HÙNG NGUYỄN VĂN KẾ (LIỆT SĨ) Nguyễn Văn Kế, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Phú, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ năm 1948. Khi hy sinh đồng chí là chính trị viên thị đội Vĩnh Long, tỉnh Cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1948 đến 1970, Nguyễn Văn Kế liên tục chiến đấu ở chiến trường. Đồng chí đã nêu cao tinh thần chịu đựng khó khăn, gian khổ, chiến đấu dũng cảm, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, đã tham gia chiến đấu trên 30 trận, diệt gần 100 tên, chỉ huy đơn vị diệt một tiểu đoàn, nhiều đại đội địch. Năm 1961 Nguyễn Văn Kế chỉ huy đơn vị đánh trận đầu trên đường giao thông số 4, diệt 1 trung đội địch gác cầu Mỹ Thuận, thu toàn bộ vũ khí, sau đó trụ lại đánh quân địch đến viện. Dù lực lượng địch đông, nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy anh em chiến đấu, bị thương nặng Nguyễn Văn Kế vẫn không rời vị trí. Năm 1962 đồng chí chỉ huy đại đội tấn công trường quân sự Cái Vồn. Địch chống cự quyết liệt, các mũi không vào được, Nguyễn Văn Kế dẫn đầu một tổ xông lên diệt ổ đề kháng của địch, tạo thuận lợi cho mũi bạn phát triển diệt 1 đại đội gồm trên 100 tên. Xuân 1968, Nguyễn Văn Kế phụ trách chính trị viên tiểu đoàn 2, đã góp sức cùng ban chỉ huy xây dựng quyết tâm cho đơn vị đột phá khu phố mới thị xã Vĩnh Long và cùng các đơn vị bạn chiếm lĩnh thị xã trong 3 ngày đêm, đánh địch phản kích, diệt nhiều tên và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Cuối năm 1968, đồng chí là chính trị viên thị đội Vĩnh Long. Địch tập trung đánh phá ác liệt, kìm kẹp quần chúng gắt gao, lực lượng của ta sau các đợt tấn công bị tổn thất một số. Thời gian nảy Nguyễn Văn Kế bị thương nhưng vẫn bám địa bàn hoạt động, thường xuyên đi sát củng cố quyết tâm cho các lực lượng vũ trang, xây dựng và phát triển cơ sở, đẩy mạnh hoạt động du kích chiến tranh, tích cực đánh địch ở nhiều nơi, diệt nhiều địch, giữ vững địa bàn, tạo điều kiện cho các đơn vị trên về hoạt động được tốt. Khi còn sống đồng chí là một cán bộ có tác phong gương mẫu, sâu sát, ở đơn vị nào cũng góp sức xây dựng đơn vị đó tiến bộ. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Kế được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Chín, 2022, 07:51:42 am ANH HÙNG NGUYỄN THẾ SINH (LIỆT SĨ) Nguyễn Thế Sinh (tức Hai Vũ), sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 5 năm 1964. Khi hy sinh đồng chí là chính trị viên huyện đội Bến Lức, tỉnh Long An. Nguyễn Thế Sinh tham gia cách mạng tháng 12 năm 1961, làm xã đội trưởng xã Bình Đức. Đồng chí đã xây dựng được đội du kích xã Bình Đức trở thành đơn vị lá cờ đầu trong phong trào chiến tranh du kích của huyện Bến Lức, tỉnh Long An (1963 - 1964). Từ tháng 5 năm 1964 đến khi hy sinh (12 năm 1969) Nguyễn Thế Sinh công tác ở huyện đội Bến Lức và huyện Thủ Thừa, qua các cương vị: trung đội trưởng, chính trị viên đại đội, chính trị viên huyện đội kiêm huyện đội trưởng. Đồng chí đã vượt qua nhiều khó khăn, ác liệt để hoàn thành nhiệm vụ. Khi chỉ huy chiến đấu, đồng chí rất táo bạo, linh hoạt, nhiều khi tự mình đảm nhiệm những vị trí xung yếu: Ở cương vị chính trị viên, huyện đội trưởng trong thời gian sau Mậu Thân, mặc dù địch phản kích rất ác liệt, Nguyễn Thế Sinh vẫn tổ chức lực lượng đánh địch liên tục, trong năm 1969 đã diệt được 3.000 tên địch. Tháng 5 năm 1965, đồng chí chỉ huy 2 trung đội tập kích đồn Chanh Hà, diệt gọn đồn, thu 21 súng. Tháng 10 năm 1965, một lần địch dùng 3 tiểu đoàn có máy bay và pháo binh yểm trợ càn vào xã Mỹ Lạc, nơi đứng chân của trung đội đồng chí. Mặc dù quân địch đông gấp nhiều lần, mà công sự của ta lại bị nước ngập, Nguyễn Thế Sinh vẫn động viên đơn vị hạ quyết tâm đánh địch và nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt cho trận đánh. Đồng chí giữ súng trung liên chặn địch ở hướng chính diện, để địch vào thật gần mới nổ súng diệt nhiều tên và động viên đơn vị bắn chính xác, đánh bật được nhiều đợt xung phong của chúng. Kết quả, trong 1 ngày đơn vị diệt được 80 tên và rút ra an toàn, bẻ gãy cuộc càn của địch. Tháng 6 năm 1965, Nguyễn Thế Sinh chỉ huy đại đội phục kích quân ngụy đi "yểm trợ bình định" qua Cống Bể xã Mỹ Càn. Hôm đó địch đi 2 tiểu đoàn, đông gấp 6 lần dự kiến của ta. Tuy gặp tình huống bất ngờ, đồng chí vẫn bình tĩnh cùng cấp ủy trong đơn vị hội ý tìm ra cách động viên đơn vị quyết tâm đánh. Đơn vị bất ngờ nổ súng chặn đánh bọn địch đi phía sau đang chủ quan không đề phòng, diệt 100 tên, bọn đi đầu bỏ chạy. Ngày 18 tháng 3 năm 1968, Nguyễn Thế Sinh chỉ huy bộ đội huyện chặn đánh 1 tiểu đoàn chủ lực ngụy đang trở về căn cứ tại thị trấn Bến Lức. Sau 4 giờ chiến đấu quyết liệt, ta diệt 150 tên địch, thu 20 súng, bắn rơi 1 máy bay. Ngày 30 tháng 12 năm 1969, đồng chí đã hy sinh trong khi trên đường đi công tác. Đồng chí sống gương mẫu, luôn chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang huyện phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, được cán bộ, chiến sĩ trong huyện rất tin yêu. Nguyễn Thế Sinh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn tỉnh. Ngày 6 cháng 11 năm 1978, Nguyễn Thế Sinh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Chín, 2022, 07:52:20 am ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NỞ (LIỆT SĨ) Nguyễn Văn Nở (tức Nguyễn Văn Nô), sinh năm 1913, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Bình, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 9 năm 1945. Khi hy sinh đồng chí ià trung úy, đại đội trưởng đại đội 16, thuộc đoàn 84, Cục Hậu cần, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Văn Nở hoạt động trong nội thành Sài Gòn, thu mua nhu yếu phẩm và nắm tình hình địch. Từ năm 1954 đến năm 1961 đồng chí bị địch bắt, giam ở nhiều nhà lao (Biên Hòa, Côn Đảo...) mặc dù bị tra tấn rất dã man, nhưng Nguyễn Văn Nở vẫn giữ vững khí tiết, không hề cung khai. Ra tù, đồng chí lại tiếp tục hoạt động. Từ năm 1961 đến tháng 9 năm 1969, Nguyễn Văn Nở công tác ở địa bàn tỉnh Bà Rịa - Long Khánh. Đồng chí đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tự tay đồng chí đã bắn cháy đánh hỏng 10 xe tăng, xe bọc thép chở lính. Trong khi xây dựng cơ sở thu mua hàng, Nguyễn Văn Nở đã giúp địa phương nhiều kinh nghiệm đánh địch, góp phần đầy mạnh phong trào cách mạng ở xã Ngãi Giao lên một bước, xã được khen thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Đặc biệt, trong trận chống càn "năm mũi tên" của địch ngày 8 tháng 5 năm 1967, Nguyễn Văn Nở chỉ huy đơn vị diệt 13 xe bọc thép. Riêng đồng chí diệt 6 chiếc. Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, được đồng đội tin yêu. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phong hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, nhiều lần là Dũng sĩ, được nhiều bằng khen, giày khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Nở được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Chín, 2022, 07:53:06 am ANH HÙNG TRƯƠNG VĂN HẢI (LIỆT SĨ) Trương Văn Hải, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Vạn, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhập ngũ tháng 2 năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy đội trưởng K17, biệt động Sài Gòn, đảng viên Đàng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1966 đến năm 1974, Trương Văn Hải hoạt động ở vùng ven Sài Gòn. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, đồng chí đã tham gia 30 trận đánh, chỉ huy đơn vị diệt nhiều địch, có trận diệt gọn 1 trung đội. Riêng đồng chí diệt 65 tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Trận ngày 1 tháng 1 năm 1973, Trương Văn Hải chỉ huy 1 tổ đánh vào trận địa pháo Liên Trường, phá hủy 2 khẩu pháo, 1 hầm đạn, 1 dàn ra-đa, diệt 40 tên (có 1 thiếu tá ngụy). Trận ngày 10 tháng 1 năm 1973, Trương Văn Hải chỉ huy đội đánh vào trận địa pháo Liên Trường lần thứ 2, diệt 60 tên địch. Tháng 8 năm 1973, địch cho 1 tiểu đoàn càn vào xã Tăng Nhơn Phú, tuy địch đông gấp nhiều lần, nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy đội dùng súng bộ binh bố trí trận địa mìn đánh địch, diệt hơn 30 tên, bẻ gãy cuộc càn, hạn chế được nhiều thiệt hại cho xã. Ngày 18 tháng 3 năm 1974, Trương Văn Hải đã hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ. Đồng chí có phẩm chất tốt, hết lòng thương yêu đồng đội, có lần tuy bản thân bị thương, vết thương nhiễm trùng nhưng vẫn cố dìu một đồng chí bị thương về tới đơn vị. Trương Văn Hải đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trương Văn Hải được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Chín, 2022, 07:54:51 am ANH HÙNG LÊ ĐỨC NHUẬN (LIỆT SĨ) Lê Đức Nhuận, sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1970. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, đại đội phó đại đội 9, tiểu đoàn 3, trung đoàn 95, Quân khu 5. Từ năm 1972 đến tháng 3 năm 1975, Lê Đức Nhuận chiến đấu ờ Khu 5. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lê Đức Nhuận đã đánh 42 trận, chỉ huy đơn vị diệt và bắt hơn 400 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 123 tên, bắt 7 tên, phá hủy 5 xe tăng, xe bọc thép, thu 52 súng, 5 máy thông tin, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 20 tháng 6 năm 1972, Lê Đức Nhuận chỉ huy tiểu đội chốt chặn giao thông địch trên đường số 14. Máy bay, pháo binh địch đánh phá rất ác liệt, có ngày đánh phá liên tục 5 giờ liền, hầm hố bị sập, bộ binh địch có xe tăng yểm trợ phản kích quyết liệt, có ngày chúng phản kích 12 đợt. Đồng chí đã bình tĩnh chỉ huy đơn vị chiến đấu rất ngoan cường. Bản thân lúc dùng đại liên lúc dùng tiểu liên, lựu đạn, lúc thu súng chống tăng của địch để đánh địch. Có lúc tiểu đội bị thương hết, còn một mình Lê Đức Nhuận vẫn đánh địch. Kết quả, tiểu đội đã diệt hơn 200 tên địch, bắt 3 tên, phá hủy 20 xe tăng, xe bọc thép. Riêng đồng chí diệt 50 tên, phá hủy 3 xe tăng. Ngày 7 tháng 3 năm 1975, Lê Đức Nhuận chỉ huy trung đội chặn đánh 2 chi đoàn thiết giáp trên đường số 19. Khi nổ súng, đồng chí dẫn đầu trung đội đánh thẳng vào đội hình địch, góp phần chủ yếu cùng đơn vị bạn diệt 2 chi đoàn này. Riêng đồng chí phá hủy 1 xe. Ngày 23 tháng 5 năm 1975, đồng chí đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Lê Đức Nhuận, chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, luôn nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho bạn, gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 17 bằng và giấy khen, 9 lần tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Đức Nhuận được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Chín, 2022, 07:55:23 am ANH HÙNG ĐOÀN QUÝ PHI (LIỆT SĨ) Đoàn Quý Phi, sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 2 năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy đại đội phó bộ binh, bộ đội địa phương huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1964 đến tháng 11 năm 1969, Đoàn Quý Phi làm xã đội trưởng. Tháng 2 năm 1969 vào bộ đội, làm đại đội phó đại đội bộ đội địa phương. Qua trình chiến đấu ở du kích cũng như ờ bộ đội, đồng chí luôn nêu cao tinh thần hăng say đánh giặc, dẫn đầu đơn vị vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, dũng cảm, mưu trí, chỉ huy đơn vị diệt gần 500 tên địch (có 160 tên Mỹ), phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 135 tên (có 30 tên Mỹ), phá hủy 7 xe tăng. Tháng 3 năm 1967, Đoàn Quý Phi chỉ huy 5 du kích chặn đánh 1 tiểu đoàn địch ở gần cầu Phú Thuận. Tuy bom đạn địch rất ác liệt, đồng chí vẫn động viên tổ bình tĩnh chờ địch vào gần mới nổ súng. Sau 7 giờ ngoan cường chiến đấu, tổ du kích do Đoàn Quý Phi chỉ huy đã diệt 42 tên, thu 23 súng. Riêng đồng chí diệt 25 tên. Trận địa được giữ vững, cuộc càn của địch bị phá vỡ. Tháng 5 năm 1969, 1 tiểu đoàn địch đến dồn dân vào một khu vực để lập ấp, Đoàn Quý Phi đã dùng một quả bom cải tiến phóng trúng nơi ngủ của sở chỉ huy tiểu đoàn địch, diệt 7 tên (có 1 đại úy). Bọn địch hốt hoảng tháo chạy, nhân dân được trở về làng cũ. Đêm ngày 23 tháng 3 năm 1971, Đoàn Quý Phi chỉ huy 1 tiểu đội bộ đội địa phương, chặn đánh 1 tiểu đoàn địch ở khu vực ngã ba Ái Nghĩa. Địch phản kích rất quyết liệt, đồng chí dẫn đầu 2 chiến sĩ xông thẳng vào sở chỉ huy tiểu đoàn địch, dùng lựu đạn diệt 14 tên (có 1 đại úy, 1 trung úy). Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Khi còn sống, Đoàn Quý Phi luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đoàn Quý Phi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực, lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Chín, 2022, 07:55:56 am ANH HÙNG PHÙNG QUANG PHONG (LIỆT SĨ) Phùng Quang Phong, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Thịnh, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1970. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 1 bộ binh, tiểu đoàn 1, trung đoàn 205, sư đoàn 3, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ cuối năm 1970 đến ngày hy sinh (20-4-1974) Phùng Quang Phong liên tục chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ, đồng chí đã vượt qua mọi khó khăn ác liệt, luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, chiến đấu dũng cảm, táo bạo, đã diệt hơn 60 tên địch, bắt 28 tên, phá hủy 7 xe quân sự (có 4 xe tăng), bắn sập 6 lô cốt, thu trên 30 súng. Trận đánh trên đường số 13, (Thủ Dầu Một) ngày 6 tháng 10 năm 1972, quân địch đông gấp bội, có xe tăng, phi pháo yểm trợ tấn công vào trận địa ta, Phùng Quang Phqng bình tĩnh dùng súng B40 bắn 4 quả đạn, diệt 3 xe tăng, tạo thuận lợi cho đơn vị đánh bại đợt tấn công của địch, giữ vững trận địa. Trận phục kích đoàn xe địch trên đường 20 (Bà Rịa - Long Khánh) Phùng Quang Phong dũng cảm dẫn đầu đơn vị xung phong lên mặt đường, diệt 4 xe chở lính địch, góp phần cùng đơn vị diệt gọn đoàn xe. Trận tấn công căn cứ Bù Bông ngày 3 tháng 11 năm 1973 đồng chí dẫn đầu đơn vị thọc sâu vào giữa vị trí địch diệt gọn sở chỉ huy của chúng. Khi hết đạn Phùng Quang Phong đã dũng cảm cướp súng địch để tiếp tục chiến đấu. Kết thúc trận đánh đồng chí được phân công ở lại kiểm tra trận địa, đồng chí phát hiện thấy còn địch trong một số hầm ngầm, tuy có một mình, Phùng Quang Phong vẫn bình tĩnh, mưu trí vừa đánh địch vừa gọi hàng, kết quả bắt 18 tên, thu 17 súng. Trong trận ngày 20 tháng 4 năm 1974, Phùng Quang Phong anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Phùng Quang Phong được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 21 bằng và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phùng Quang Phong được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Chín, 2022, 07:57:59 am ANH HÙNG TRẦN NGỌC SƯƠNG (LIỆT SĨ) Trần Ngọc Sương, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 1 năm 1968: Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, huyện đội phó huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 13 tuổi (1962) Trần Ngọc Sương tham gia du kích. Từ đó đến 1967, đồng chí làm các nhiệm vụ: theo dõi hoạt động của bọn tề điệp, ác ôn, rải truyền đơn, liên lạc với các cơ sở cách mạng, trực tiếp đánh địch..., nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc. Đặc biệt, trong nhiệm vụ chiến đấu, Trần Ngọc Sương luôn dũng cảm, mưu trí, có lần đã tự tay đặt mìn diệt 1 xe tăng, gây khí thế phấn khởi trong nhân dân. Năm 1968 Trần Ngọc Sương vào bộ đội địa phương. Trưởng thành từ chiến sĩ lên huyện đội phó, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trần Ngọc Sương đã tham gia đánh 170 trận, đều dũng cảm, mưu trí, chỉ huy, linh hoạt, dẫn đầu đơn vị vượt qua mọi khó khăn, ác liệt. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt hơn 1.000 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của nhân dân trong huyện. Riêng đồng chí diệt 430 tên địch (có 47 Mỹ), phá hủy 4 xe bọc thép, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng. Ngày 28 tháng 9 năm 1970, Trần Ngọc Sương chỉ huy đơn vị bộ đội địa phương đánh đồn Dương Hội. Trước khi đánh, đồng chí đã trực tiếp đi trinh sát vị trí địch cụ thể, tỉ mỉ. Khi đánh Trần Ngọc Sương dẫn đầu đơn vị xông lên nhanh chóng chia cắt địch để diệt. Đơn vị đồng chí đã diệt gọn trung đội địch. Riêng đồng chí diệt 11 tên. Trận đánh thắng đã hỗ trợ cho nhân dân phá banh 2 khu dồn gần đó, trở về làng cũ làm ăn. Trận Rừng Miếu ngày 6 tháng 4 năm 1971, Trần Ngọc Sương chỉ huy 12 chiến sĩ bí mật tập kích diệt gọn trung đội địch rất hoang mang không dám đánh phá xã Tiên Phong như trước nữa. Trận phục kích ở dốc Bà Hòa ngày 17 tháng 9 năm 1971, trước khi đánh, Trần Ngọc Sương đã nhiều lần giả trang đi trinh sát, theo dõi sự hoạt động của địch ở vùng này. Khi đánh, đồng chí chỉ huy 15 chiến sĩ xung phong mãnh liệt, diệt 45 tên, thu 23 súng, ta an toàn. Riêng đồng chí diệt 9 tên. Ngày 12 tháng 5 năm 1972, Trần Ngọc Sương đã anh dũng hy sinh. Khi còn sống, Trần Ngọc Sương luôn chú trọng xây dựng đơn vị bộ đội địa phương huyện và dân quân du kích các xã trong huyện tiến bộ về mọi mặt. Nơi nào gặp khó khăn là đồng chí có mặt để cùng tìm cách giải quyết. Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được nhân dân và đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, nhiều bằng khen 6 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Ngọc Sương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Chín, 2022, 08:05:59 am ANH HÙNG NGUYỄN THANH TÂM (LIỆT SĨ) Nguyễn Thanh Tâm, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 2 năm 1971. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, huyện đội phó huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1965 Nguyễn Thanh Tâm tham gia du kích. Tháng 2 năm 1968 đồng chí là xã đội trưởng. Tháng 2 năm 1971 Nguyễn Thanh Tâm làm huyện đội phó. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, tích cực đánh địch. Chiến đấu dũng cảm, táo bạo mưu trí, chỉ huy đơn vị diệt gần 500 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của địa phương. Riêng đồng chí diệt 170 tên, phá hủy 2 xe quân sự, bắn rơi 1 máy bay, bắn chìm 2 thuyền chiến đấu, thu 54 súng. 11 giờ trưa ngày 3 tháng 3 năm 1967, Nguyễn Thanh Tâm cùng 2 chiến sĩ du kích giả làm lính bảo an đi thẳng vào trụ sở hội đồng xã để diệt 2 tên ác ôn khét tiếng. Gần đến nơi, gặp tên lính nhận được mặt mình, đồng chí đã phân công 1 chiến sĩ trong tổ chĩa súng bắt tên này đứng im, còn mình nhanh chóng xông vào trụ sở nổ súng diệt cả 2 tên ác ôn. Sau đó cả tổ rút ra an toàn. Trận đánh táo bạo giữa ban ngày đã làm cho bọn địch rất hoang mang, nhân dân phấn khởi. Ngày 10 tháng 7 năm 1967, Nguyễn Thanh Tâm phát hiện được 2 tiểu đội địch ở một sườn đồi, tuy chỉ có 4 du kích, nhưng đồng chí vẫn động viên anh em quyết tâm đánh. Sau ít phút chiến đấu, tổ du kích do đồng chí chỉ huy đã diệt gọn bọn địch (hơn 20 tên). Riêng đồng chí diệt 16 tên. Sau 1 tháng tập luyện giả trang làm thiếu úy ngụy, ngày 6 tháng 4 năm 1968, Nguyễn Thanh Tâm cùng tổ du kích vào ấp để diệt 1 tên ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân mà nhiều lần không diệt được. Khi đi ngang đường bất ngờ gặp tên ác ôn, nhưng vì trong xã đang có 1 tiểu đoàn ngụy đi càn nên không diệt tên này được, đồng chí nạt nộ tên ác ôn rồi dẫn nó vào quán ăn để diệt, sau đó rút ra an toàn. Trong năm 1970, tuy địch khủng bố rất gắt gao, thường xuyên hành quân càn quét, với cương vị là xã đội trưởng, Nguyễn Thanh Tâm đã luôn giữ vững quyết tâm, trực tiếp chỉ huy đội du kích đánh hàng chục trận diệt nhiều địch, hỗ trợ tốt cho phong trào đấu tranh chống dồn dân, bắt lính, phá vỡ kế hoạch Bình Định của địch ở xã. Ngày 14 tháng 12 năm 1972, trên đường đi công tác, gặp địch phục kích Nguyễn Thanh Tâm bị thương nặng, bị địch bắt và đã hy sinh. Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thanh Tâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Chín, 2022, 08:06:46 am ANH HÙNG CHÂU THỌ CHÍN (LIỆT SĨ) Châu Thọ Chín, sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngái, nhập ngũ tháng 1 năm 1971. Khi hy sinh đồng chí là chính trị viên đại đội bộ binh, bộ đội địa phương huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Châu Thọ Chín tham gia hoạt động du kích từ năm 14 tuổi. Đến năm 1970 đồng chí làm xã đội trưởng. Năm 1971, Châu Thọ Chín vào bộ đội. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh 96 trận diệt 500 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 119 tên, (có 96 tên Mỹ), phá hủy 2 xe quân sự, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, thu 9 khẩu súng. Những trận đánh tiêu biểu: - Ngày 13 tháng 11 năm 1970, trung đội Mỹ càn vào xã và đóng quân lại, Châu Thọ Chín đã chỉ huy 1 tổ du kích tập kích trong đêm, diệt gọn trung đội Mỹ. Riêng đồng chí diệt 20 tên. Sau đó Châu Thọ Chín cho tổ thu dọn vũ khí và rút, còn mình ở lại phục, bắn cháy 1 máy bay lên thẳng địch đến lấy xác đồng bọn. - Ngày 13 tháng 12 năm 1970, 1 tiểu đội biệt kích đang triển khai đội hình để phục đánh quân ta. Đồng chí đã chỉ huy tổ du kích nhanh chóng đánh tiêu diệt gọn chúng. Ngày 15 tháng 3 năm 1971, Châu Thọ Chín chỉ huy trung đội bộ đội địa phương tập kích diệt gọn 1 trung đội địch, trận đánh thắng lợi đã tạo được niềm tin tưởng phấn khởi trong nhân dân địa phương. Ngày 19 tháng 1 năm 1972, Châu Thọ Chín chỉ huy đơn vị đánh địch càn quét vào xã Phổ Cường. Trong trận này đồng chí đã anh dũng hy sinh. Châu Thọ Chín, tích cực xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, khiêm tốn giản dị trong sinh hoạt, được đồng đội tin yêu quý mến. Châu Thọ Chín đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 lần Chiến sĩ thi đua, 7 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Châu Thọ Chín được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Chín, 2022, 08:07:23 am ANH HÙNG TRẦN PHÚ CƯƠNG (LIỆT SĨ) Trần Phú Cương (tức Năm Mộc), sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê, xã Nải Văn, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 1947. Khi hy sinh đồng chí là đội trưởng đội L59 biệt động thành phố Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1947, Trần Phú Cương làm quân giới ở Gia Định. Sau ngày hòa bình lập lại, đồng chí được phân công hoạt động bí mật trong thành phố. Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn nguy hiểm, Trần Phú Cương đã tích cực chủ động, vận động giác ngộ quần chúng, xây dựng được 30 cơ sở cách mạng ở nhiều khu vực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ năm 1963 đến tháng 2 năm 1967, đồng chí được giao nhiệm vụ cất giấu vũ khí cho lực lượng biệt động thành phố, Trần Phú Cương đã động viên vợ con đào hầm ngay trong nhà mình để chứa hơn 1 tấn vũ khí, bảo đảm an toàn bí mật. Nhiều lần địch nghi ngờ cho mật vụ theo dõi, nhưng không phát hiện được. Trần Phú Cương đã đưa được vũ khí đến các tổ chiến đấu trong thành phố. Nhiều lần Trần Phú Cương nghi binh đóng giả làm người đi chở củi, chở gạo thuê để lừa địch. Tháng 2 năm 1968, Trần Phú Cương chỉ huy đội biệt động đánh đài phát thanh Sài Gòn - Nơi quân địch canh phòng rất chặt chẽ. Đồng chí đã mưu trí dũng cảm lái xe đưa được 19 chiến sĩ biệt động đánh chiếm đài phát thanh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã anh dũng hy sinh. Trần Phú Cương hết lòng thương yêu đồng đội, khiêm tốn, giản dị được mọi người tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Phú Cương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Chín, 2022, 08:08:05 am ANH HÙNG VÕ HỮU (LIỆT SĨ) Võ Hữu (tức Rẫy), sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Thuận Hải, nhập ngũ tháng 9 năm 1961. Khi hy sinh, đồng chí là đại đội trưởng đại đội 1-148 đặc công, bộ đội địa phương thị xã Phan Thiết, tỉnh Thuận Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Võ Hữu luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ, ác liệt, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, linh hoạt. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt 500 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 130 tên (có 40 tên Mỹ), bắt 6 tên, phá hủy 4 xe bọc thép, 2 khẩu pháo 105 mi-li-mét, phá sập 22 lô cốt và hầm ngầm, bắn rơi 3 máy bay, đốt cháy 4 vạn lít xăng, thu 20 khẩu súng các loại. Trận đánh căn cứ Lồ Ô (Khánh Linh) ngày 30 tháng 1 năm 1965, Võ Hửu làm mũi trưởng mũi chủ yếu, ngay từ phút đầu đồng chí đã đánh bộc phá phá sập lô cốt đầu cầu chiếm khẩu đại liên của địch và dùng súng địch đánh cản địch tạo thuận lợi cho đồng đội đánh thẳng vào trung tâm căn cứ, diệt gọn cứ điểm gần 100 tên. Riêng đồng chí diệt 12 tên. Trận tiến công chi khu Thiện Giáo ngày 15 tháng 10 năm 1965, Võ Hữu bị chông cắm vào chân, sau khi rút chông ra, vẫn dũng cảm vượt rào, ôm bộc phá đánh sập lô cốt đầu cầu, tạo thuận lợi cho đơn vị đánh, tiêu diệt, diệt gọn cứ điểm gần 150 tên địch. Đêm 27 tháng 1 năm 1966, Võ Hữu chỉ huy 6 chiến sĩ bí mật đưa mìn định hướng vào trận địa pháo của địch ở Bà Gò rồi đánh động để bọn địch ra hết ngoài công sự mới chập điện cho mìn nổ, rồi chỉ huy tổ dùng tiểu liên và B40 bắn phá các khu vực còn lại. Kết quả diệt 95 tên Mỹ, phá hủy 3 khẩu pháo 105 ly, đơn vị an toàn. Đêm 20 tháng 12 năm 1967, Võ Hữu chỉ huy đại đội tấn công địch chốt giữ cầu 40 trên đường quốc lộ 1, đồng chí bị thương vào ngực, vẫn chỉ huy đơn vị tiêu diệt gọn trung đội địch. Hành động dũng cảm của đồng chí đã khích lệ, động viên đơn vị noi theo. Từ ngày 10 đến ngày 18 tháng 2 năm 1968, Võ Hữu chỉ huy đơn vị chiến đấu ngoan cường trong thị xã Phan Thiết, đốt cháy hơn 3 vạn lít xãng, diệt hơn 100 tên địch, bắn rơi 2 máy bay (đồng chí bắn rơi 1 chiếc), đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, giữ vững khu vực được phân công, đồng chí đã anh dũng hy sinh. Võ Hữu sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, hết lòng thương yêu đồng đội, được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 7 lần Chiến sĩ thi đua, 9 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ, 11 bằng khen và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Võ Hữu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Chín, 2022, 08:08:41 am ANH HÙNG TRẦN VĨNH KIẾT (LIỆT SĨ) Trần Vĩnh Kiết, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã An Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 11 năm 1960. Khi hy sinh đồng chí là chính trị viên đội biệt động thành phố Cần Thơ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1960 đến lúc hy sinh (năm 1971) Trần Vĩnh Kiết kiên cường bám trụ chiến đấu ở địa bàn địch thường xuyên đánh phá ác liệt, kìm kẹp gắt gao, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công, chiến đấu dũng cảm, mưu trí vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, táo bạo thọc sâu đánh hiểm. Trần Vĩnh Kiết đã trực tiếp chiến đấu trên 60 trận, diệt 45 tên địch, có 17 tên ác ôn, thu 20 súng, xây dựng được trên 70 cơ sở ở nội thành và hàng trăm cơ sở ở ngoại thành, phục vụ yêu cầu cất giấu vũ khí, nuôi dưỡng cán bộ, bộ đội, bí mật an toàn. Tích cực làm công tác vận động quần chúng, động viên được 60 thanh niên bổ sung vào đơn vị biệt động và trên 100 thanh niên vào du kích. Tổ chức 6 cơ sở nội tuyến phục vụ cho đơn vị tiêu diệt 5 đồn, bắt 28 tên địch, thu 30 súng. Trong những năm 1966 - 1967, địch đánh phá ác liệt các xã An Bình, Thuận Đức và thành phố, Cần Thơ, chi bộ địa phương phải bật đi nơi khác. Trần Vĩnh Kiết nhận nhiệm vụ của đơn vị luồn vào diệt ác, xây dựng cơ sở cách mạng. Tuy có nhiều khó khăn, đồng chí đã nhiều lần giả trang táo bạo thọc sâu ấp chiến lược diệt ác ôn ngay lúc chúng đang đốc thúc gom dân, buộc chúng phải co lại. Tạo thuận lợi để đơn vị bám được địa bàn, xây dựng cơ sở, tạo điều kiện đưa 2 chi bộ trở về bám đất, bám dân. Tháng 4 năm 1968, Trần Vĩnh Kiết chỉ huy đơn vị phối hợp với bộ đội khu phục kích diệt tiểu đoàn bảo an ngụy ở ven thành phố. Trong chiến đấu đồng chí dũng cảm dẫn đầu đơn vị thọc sâu diệt gọn ban chỉ huy tiểu đoàn địch. Đồng chí bị thương nặng vẫn tiếp tục chỉ huy đến khi kết thúc trận đánh. Tháng 10 năm 3971, trong chuyến đi công tác xây dựng cơ sở ở nội thành, sau khi làm xong nhiệm vụ, trên đường về bị lọt trận địa phục kích của địch, Trần Văn Kiết đã anh dũng chiến đấu cho đến lúc hy sinh. Luc sống Trần Văn Kiết luôn gương mẫu, khiêm tốn, được đồng đội và nhân dân tin tưởng yêu mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 bằng và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là danh hiệu Dũng sỹ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Vĩnh Kiết được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Chín, 2022, 08:09:16 am ANH HÙNG VÕ THÀNH LONG (LIỆT SĨ) Võ Thành Long, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 7 hăm 1960. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng đại đội đặc công huyện Châu Thành, tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1960 đến năm 1968, Võ Thành Long hoạt động tại địa bàn huyện Châu Thành, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội. Tám năm liên tục chiến đấu và phục vụ chiến đấu, Võ Thành Long luôn thể hiện quyết tâm cao, hăng say đánh giặc, bị thương vẫn không rời vị trí chiến đấu, có lần bị thương phải nối ruột, cắt bỏ thận, sức khỏe giảm sút nhiều, nhưng vừa ra viện là đồng chí xin đi chiến đấu ngay. Trong các trận đánh, Võ Thành Long thường làm nhiệm vụ xung kích, nhiều trận đồng chí mang mìn, thủ pháo vào phía trong lô cốt, công sự địch để đánh... Võ Thành Long đã tham gia đánh 40 trận, cùng đơn vị diệt hơn 400 tên địch, phá hủy 10 đồn bốt, 4 xe tăng, diệt gọn 1 đại đội, 4 trung đội. Riêng đồng chí diệt 80 tên địch, bắn hỏng 3 xe tăng, xe bọc thép, nhiều lần đi trinh sát phục vụ các trận đánh của bộ đội huyện Châu Thành được tốt. Trong trận đánh bốt Sở Sài (1963) gần thị xã Thủ Dầu Một, Võ Thành Long là bộc phá viên. Khi đánh thủ pháo bên ngoài công sự, không được diệt, đồng chí trèo lên ụ đất cao 3 mét vào trong đặt bộc phá rồi cho nổ. Kết quả đã diệt gọn 1 tiểu đội địch. Trong trận đánh xe địch càn vào căn cứ (tháng 1 năm 1964) mặc dù trong tay chỉ có 3 quả mìn thông thường lại chưa đánh xe tăng lần nào, nhưng Võ Thành Long vẫn mạnh dạn hành động. Võ Thành Long để quả mìn giữa đường và chờ cho xe chớm lên mìn, đồng chí cho nổ, chiếc xe M.113 chở đầy lính nổ tung. Sau đó lợi dụng địch hoang mang bối rối, Võ Thành Long đã diệt được 2 xe nữa, góp phần quan trọng bẻ gãy cuộc càn của địch. Võ Thành Long còn tích cực sưu tầm các loại bom đạn của địch để chế tạo thành vũ khí đánh địch. Võ Thành Long tích cực tăng gia sản xuất lương thực thực phẩm để giải quyết một phần khó khăn cho đơn vị. Võ Thành Long sống gương mẫu, giản dị, khiêm tốn, hết lòng thương yêu đồng đội, chấp hành nghiêm các chính sách, kỷ luật, được, đơn vị tin mến. Võ Thành Lang đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ thì đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Võ Thành Long được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Chín, 2022, 08:10:00 am ANH HÙNG LÊ THANH MỪNG (LIỆT SĨ) Lê Thanh Mừng (tức Sáu Trương), sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân An, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 7 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng đặc công bộ đội địa phương tỉnh Cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1962 đến lúc hy sinh (tháng 5 năm 1972) Lê Thanh Mừng kiên cường bám trụ chiến đấu ở địa bàn địch thường xuyên đánh phá ác liệt, đồng chí luôn thể hiện quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm, táo bạo, chỉ huy mưu trí, dẫn đầu đơn vị trong những tình huống khó khăn. Lê Thanh Mừng đã tham gia chiến đấu trên 200 trận, cùng đơn vị diệt trên 80 đồn bốt. Riêng đồng chí diệt trên 100 tên địch. Góp sức cùng đơn vị đặc công của tỉnh trưởng thành vững mạnh. Trận đánh ngày 14 tháng 8 năm 1967 tiêu diệt đồn Long Phi xã Long Hữu (Cầu Ngang) do một trung đội địch đóng. Khi đơn vị tiếp cận bị địch chống cự quyết liệt, các mũi không tiến lên được. Lê Thanh Mừng nhanh chóng lợi dụng địa hình đánh liên tiếp 2 quả bộc phá mở cửa cho đơn vị xông lên tiêu diệt địch, thu toàn bộ vũ khí. Trận đánh đồn Cả Dà (xã Hiệp Mỹ, Cầu Ngang) ngày 15 tháng 5 năm 1968, địch đóng ở đây 1 đại đội bố phòng cẩn mật. Lê Thanh Mừng phụ trách mũi chủ yếu chiếm lô cốt đầu cầu. Khi phát triển vào trung tâm, gặp con mương sâu có cắm chông và rải dây thép gai, anh em không qua được. Trước tình huống đó, Lê Thanh Mừng mưu trí nhảy xuống đứng làm cầu cho cả tổ vượt qua kịp thời tiêu diệt các ổ đề kháng của địch. Trận đánh quân địch tiếp viện ở Lộc Hòa (Cầu Ngang) ngày 8 tháng 5 năm 1972, sau khi tấn công tiêu diệt đồn Lộc Hòa, Lê Thanh Mừng chỉ huy đơn vị đánh quân địch đến tiếp viện. Tuy lực lượng địch đông gấp nhiều lần, đồng chí vẫn bình tĩnh động viên anh em chiến đấu, cho đến lúc đơn vị gần hết đạn phải rút ra. Lê Thanh Mừng bị thương nhưng vẫn cõng 1 đồng đội bị thương nặng hơn ra khỏi trận địa, đi một quãng gặp địch ngăn chặn, Lê Thanh Mừng bình tĩnh quay lại bắn chết 1 tên và đồng chí trúng đạn hy sinh. Lê Thanh Mừng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Thanh Mừng đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Chín, 2022, 08:10:35 am ANH HÙNG LÊ CÔNG NHÂN (LIỆT SĨ) Lê Công Nhân, sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 7 năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng bộ binh bộ đội địa phương huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1966 đến lúc hy sinh (5-1972), Lê Công Nhân liên tục chiến đấu ở chiến trường có nhiều khó khăn, gian khổ đồng chí luôn thể hiện tích cực tấn công, chiến đấu bình tĩnh, dũng cảm, chỉ huy táo bạo, mưu trí, đã tham gia chiến đấu trên 50 trập, diệt gần 100 tên địch, góp sức xây dựng đơn vị trưởng thành trong hoàn cảnh chiến đấu ở địa bàn địch thường xuyên đánh phá ác liệt. Trận tấn công tiêu diệt đồn Cây Sộp (xã Tân Lộc) ngày 8 tháng 4 năm 1972 do 1 trung đội địch đóng. Đơn vị có 19 người, chưa có kinh nghiệm đánh công đồn. Lê Công Nhân vừa xây dựng quyết tâm cho đơn vị vừa dẫn đầu một bộ phận đi nghiên cứu mục tiêu đảm bảo cho trận đánh chắc thẳng. Qua 3 đêm bò vào sát hàng rào nắm vững địa hình và quy luật của địch, Lê Công Nhân chỉ huy đơn vị tiếp cận, địch chống cự quyết liệt, các mũi không vào được. Đồng chí liền nhanh chóng lợi dụng địa hình xông lên dùng thủ pháo diệt hỏa điểm chiếm lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị vào trung tâm. Sau đó Lê Công Nhân tổ chức hỏa lực kiềm chế và thu hút địch, tạo điều kiện cho các mũi phát triển thuận lợi tiêu diệt gọn đồn, bắt 7 tên, thu toàn bộ quân trang quân dụng. Trận tấn công tiêu diệt đồn cầu số 3 (xã Tân Lộc) ngày 18 tháng 4 năm 1972 đồn có 1 đại đội bảo an đóng, đồn cấu trúc kiên cố, địa hình trống trải khó tiềm nhập. Đơn vị quân số chí có 13 người, yêu cầu thời gian chuấn bị rất gấp. Trước khó khăn đó Lê Công Nhân nêu cao quyết tâm khắc phục điều tra nhanh và khi triển khai chiến đấu đồng chí vừa chỉ huy chung, vừa trực tiếp làm mũi trưởng mũi 1 vừa là người đặt trái nổ. Ngay sau khi trái nổ nổ, Lê Công Nhân nhanh chóng dẫn tổ xông lên đánh chiếm lô cốt đầu cầu và phát triển vào tung thâm, trong tổ 2 người bị thương, ban thân Lê Công Nhân cũng bị thương nhẹ nhưng vẫn bình tĩnh tiến lên đánh chiếm sở chỉ huy địch và kiềm chế cho các mũi xông vào diệt gọn đồn, bắt 12 tên địch, thu 130 súng. Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngày 22 tháng 5 năm 1972, sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí đã anh dũng hy sinh. Khi còn sống Lê Công Nhân luôn có tác phong gương mẫu, cần cù, giản dị, được anh em tin tưởng, nhân dân yêu mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 bằng khen, giấy khen. Ngày 6 tháng 11 nằm 1978, Lê Công Nhân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Chín, 2022, 08:11:29 am ANH HÙNG NGUYỄN HỒNG SƠN (LIỆT SĨ) Nguyễn Hồng Sơn (tức Thành Hiếu), sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, nhập ngũ tháng 3 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng đại đội 201 đặc công, bộ đội địa phương tỉnh Phú Yên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Hồng Sơn đã đánh 36 trận. Trận nào đồng chí cũng nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, chỉ huy linh hoạt. Đơn vị do Nguyễn Hồng Sơn chỉ huy đã diệt hơn 600 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Tự tay đồng chí diệt 170 tên (có 70 Mỹ), bắt 10 tên, phá hủy 12 máy bay, đốt cháy hơn 1 triệu lít xăng, thu 39 súng. Tháng 11 năm 1965, Nguyễn Hồng Sơn chỉ huy một tổ phục kích địch ở chân đèo Cù Mông đã diệt gần hết 1 trung đội Mỹ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong 3 tháng 1, 2, 3 năm 1966, Nguyễn Hồng Sơn đã chỉ huy tiểu đội đánh 6 trận ở khu vực huyện Tuy Hòa, diệt hơn một trăm tên địch (có 89 tên Mỹ). Đêm 4 tháng 9 năm 1967, Nguyễn Hồng Sơn chỉ huy tiểu đội tập kích vào bọn địch ở kho xăng Thọ Lâm, diệt hơn 20 tên. Tự tay đồng chí đặt mìn đốt cháy kho xăng hơn 1 triệu lít. Ngày 19 tháng 2 năm 1968, Nguyễn Hồng Sơn chỉ huy đơn vị tập kích sân bay Thọ Lâm. Ngay phút đầu đồng chí dùng B40 bắn sập 1 lô cốt, diệt 12 tên. Sau đó dẫn đầu đơn vị đánh thẳng vào sân bay, phá hủy 21 chiếc máy bay vận tải và máy bay lên thẳng. Riêng Nguyễn Hồng Sơn phá hủy 12 chiếc. Ngày 28 tháng 7 năm 1968, tuy vết thương ở chân chưa lành Nguyễn Hồng Sơn vẫn quyết tâm chỉ huy đơn vị tấn công sân bay Hòa Hiệp. Nguyễn Hồng Sơn đã anh dũng hy sinh sau khi chỉ huy đơn vị phá hủy 18 máy bay địch (15 phản lực, 3 C.130), 3 xe tăng, diệt nhiều tên giặc lái và nhân viên kỹ thuật. Khi còn sống, Nguyễn Hồng Sơn luôn gương mẫu về mọi mặt. Hết lòng thương yêu đồng đội, luôn nhận khó khăn về mình, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Nguyễn Hồng Sơn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 14 bằng khen, 4 lần là Chiến sĩ thi đua, 6 lần danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Hồng Sơn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Chín, 2022, 08:12:07 am ANH HÙNG MAI THÀNH TÂM (LIỆT SĨ) Mai Thành Tâm (tức Thành Tiến), sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, nhập ngũ tháng 5 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là chính trị viên đội phẫu thuật, bộ đội địa phương tỉnh Rạch Giá, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1962 đến lúc hy sinh (tháng 7 năm 1968) Mai Thành Tâm luôn nêu cao tinh thần phục vụ vô điều kiện, sẵn sàng nhận những nhiệm vụ khó khăn, tận tụy săn sóc, cứu chứa thương binh, bệnh binh. Nhiều lần phục vụ ở hỏa tuyến, máy bay địch đánh vào vị trí, đồng chí dũng cảm vượt qua bom đạn cõng thương binh nặng ra ngoài an toàn. Có lần lửa bom dầu cháy sém mặt, Mai Thành Tâm vẫn bình tĩnh cõng thương binh vượt qua vòng nguy hiểm. Có trận bộ binh địch đánh vào căn cứ, đồng chí dũng cảm, mưu trí xông ra nổ súng thu hút địch để bảo vệ thương binh. Trong công tác chuyên môn, tuy trình độ có hạn nhưng Mai Thành Tâm luôn luôn tận tình săn sóc, nhiều lần ngồi thức suốt đêm cho thương binh dựa. Hoàn cảnh chiến trường có nhiều khó khăn, thuốc men, lương thực thiếu thốn, người phục vụ ít, đồng chí không nề hà gian khổ, vất vả sẵn sàng làm bất cứ công việc gì để phục vụ cho thương binh, bệnh binh, vì vậy công tác ở đâu, Mai Thành Tâm cũng được anh em thương binh, bệnh binh ca ngợi, tin tưởng, trong đơn vị coi đồng chí là tấm gương sáng về tinh thần phục vụ. Tháng 7 năm 1968, Mai Thành Tâm được điều về phụ trách chính trị viên đội phẫu thuật của tỉnh, lúc này đơn vị đang bám trụ vùng ven thị xã Rạch Giá. Đồng chí vừa đến đơn vị thì gặp lúc địch đánh vào căn cứ, tuy mới về nhưng Mai Thành Tâm xung phong chỉ huy một tổ ra chặn đánh địch, dùng thủ pháo dù đánh cháy 1 xe M.113, diệt 10 tên địch, góp phần bẻ gãy mũi tấn công của địch, bảo vệ được thương binh và Mai Thành Tâm anh dũng hy sinh. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 bằng khen, 2 lần Chiến sĩ thi đua của tỉnh và Quân khu. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Mai Thành Tâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười, 2022, 07:47:06 am ANH HÙNG ĐOÀN CÔNG CHÁNH (LIỆT SĨ) Đoàn Công Chánh, sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 4 năm 1967. Khi hy sinh đồng chí là đại đội phó đại đội 513 đặc công, bộ đội địa phương tĩnh cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1967 cho đến lúc hy sinh (ngày 7 tháng 3 năm 1974) Đoàn Công Chánh liên tục bám trụ chiến trường. Đồng chí tham gia chiến đấu 75 trận, trận nào Đoàn Công Chánh cũng nêu cao tinh thần, chiến đấu dũng cám, chỉ huy đơn vị táo bạo, luôn dẫn đầu đơn vị xung phong diệt 26 đồn bốt, gần 500 tên địch. Trận đánh đồn Gò Cát (xã Huyền Hội, Càng Long) ngày 3 tháng 8 năm 1973 do trung đội ác ôn khét tiếng đóng giữ, có cấu trúc công sự kiên cố, địch chống cự quyết liệt. Đoàn Công Chánh chỉ huy linh hoạt, chỉ từng mục tiêu cho đồng đội đánh. Khi hết đạn, đồng chí đã động viên và cùng đồng đội lấy vũ khí địch đánh địch. Kết quả đã diệt gọn đồn này. Trận đánh công sự vững chắc xã Phong Phú (Cầu Kè) ngày 17 tháng 3 năm 1974, địch có trên 40 tên, bố phòng cẩn mật. Sau khi điều tra về Đoàn Công Chánh được giao phụ trách mũi trưởng chủ yếu. Tuy địch bắn ngăn chặn dữ dội, mũi bạn bị thương vong không tiến lên được, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí lợi dụng địa hình nhanh chóng đưa bộc phá về phía hàng rào mở được cửa mở và dẫn đầu đơn vị phát triển đánh vào giữa vị trí địch. Đoàn Công Chánh bị trúng đạn hy sinh, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ (19/3/1974). Lúc còn sống Đoàn Công Chánh luôn gương mẫu, khiêm tốn, đoàn kết thương yêu đồng đội, được nhân dân tin tưởng, anh em yêu mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 bằng khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đoàn Công Chánh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười, 2022, 07:47:59 am ANH HÙNG DƯƠNG VĂN HÒA (LIỆT SĨ) Dương Văn Hòa, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ An, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ năm 1963. Khi hy sinh đồng chí là đại đội phó bộ binh, bộ đội địa phương huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1963 đến lúc hy sinh (tháng 1 năm 1972) Dương Văn Hòa kiên cường bám trụ chiến đấu ở địa bàn có nhiều khó khăn, gian khổ, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công, chiến đấu dũng cảm, táo bạo, bị thương vẫn không rời vị trí. Dương Văn Hòa đã trực tiếp chiến đấu trên 60 trận, luôn dẫn đầu đơn vị trong những tình huống khó khăn, 12 lần đột nhập ấp chiến lược diệt ác ôn, hõ trợ phong trào đấu tranh chính trị cua quần chúng, diệt trên 100 tên địch, có nhiều tên ác ôn, bắt 28 tên, bắn rơi 1 máy bay, thu 24 súng. Trận tấn công phân chi khu Mỹ Hòa (Mỹ An) ngày 20 tháng 2 năm 1971, Dương Văn Hòa chỉ huy 3 chiến sĩ dũng cảm vượt qua 6 lớp rào dây thép gai và 1 bãi mìn vào lót sẵn trong đồn. Đến giờ nổ súng địch tập trung chống cự quyết liệt ở hướng tấn công của tổ. Dương Văn Hòa bình tĩnh lợi dụng địa hình tiến sát lô cốt dùng lựu đạn diệt địch, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ phát triển chiến đấu. Đồng chí bị thương vào đùi cũng vừa lúc một toán địch ở đồn bên đánh sang. Tuy đã bị thương, Dương Văn Hòa vẫn kiên quyết chặn đánh diệt 6 tên, buộc chúng phải lui lại tạo thuận lợi cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Tuy vết thương chưa lành nhưng khi đơn vị đánh địch ở Đốc Bình Kiều, Dương Văn Hòa xin được đi chiến đấu và phụ trách mũi trưởng mũi 2. Vào trận đánh đồng chí mũi trưởng mũi 1 hy sinh, Dương Văn Hòa chủ động lên thay thế, vượt qua làn đạn địch đồng chí dùng bộc phá mở cửa, rồi dẫn đơn vị đánh vào tung thâm. Đồng chí bị thương vào 2 mắt nhưng vẫn không rời vị trí. Ngày 23 tháng 1 năm 1972, vừa chữa khỏi mắt, Dương Văn Hòa chỉ huy đơn vị tập kích cụm quân địch khoảng 3 đại đội đóng ở Kiền Mỹ. Tuy đơn vị chỉ có 18 tay súng, vẫn kiên quyết tấn công, diệt trên 70 tên. Khi Dương Văn Hòa dẫn đầu đơn vị tiếp tục chiến đấu diệt hơn 1 đại đội, buộc địch phải rút chạy. Dương Văn Hòa đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 15 bằng và giấy khen, 1 lần là Chiến sĩ thi đua của tỉnh, 3 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Dương Văn Hòa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười, 2022, 07:48:51 am ANH HÙNG TRẦN VĂN NUÔI (LIỆT SĨ) Trần Văn Nuôi, sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Ngũ Lạc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 12 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là đại đội phó công binh đại đội 1, tiểu đoàn 525, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1962 đến năm 1970, Trần Văn Nuôi liên tục chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, đồng chí tham gia hơn 100 trận đánh. Trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, tự tay diệt 293 tên địch (có 127 tên Mỹ, Úc), phá hủy 24 xe quân sự (có 9 xe tăng), đánh sập 4 lô cốt, bắn rơi 4 máy bay... Trong đợt chống càn Gian-xơn Xi-ti (tháng 3 năm 1967) Trần Văn Nuôi cùng đơn vị đánh địch liên tục trong 1 tháng. Riêng đồng chí diệt 91 tên địch, phá hủy 7 xe tăng. Trong tháng 2 năm 1968, có lần Trần Văn Nuôi chỉ huy 1 tổ 6 người chận đánh 1 đại đội địch tại suối Nước Đục (thuộc xã Bình Sơn, huyện Long Thành), diệt được 70 tên, phá hủy 4 xe tăng. Tháng 11 năm 1968, Trần Văn Nuôi chỉ huy một bộ phận đảm nhiệm hướng chủ yếu cùng đơn vị đánh vào căn cứ địch ở Trảng Bom. Mặc dù bị đứt liên lạc với đại đội, đồng chí vẫn chỉ huy tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, diệt 30 tên địch bắt 4 tên, thu 7 súng. Trần Văn Nuôi đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu ngày 20 tháng 12 năm 1970. Trần Văn Nuôi gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Nuôi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười, 2022, 07:49:40 am ANH HÙNG NGUYỄN BI (LIỆT SĨ) Nguyễn Bi, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 4 năm 1967. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng thuộc đại đội bộ binh, bộ đội địa phương huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 15 tuổi Nguyễn Bi tham gia du kích, 16 tuổi đồng chí xung phong vào bộ đội. Từ khi nhập ngũ đến khi hy sinh (tháng 9 năm 1969), Nguyễn Bi đã đánh 38 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, kiên quyết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bị thương Nguyễn Bi vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc, nêu gương cho đơn vị học tập. Đồng chí đã diệt 42 tên địch (có 23 tên Mỹ), thu 4 súng. Ngày 25 tháng 9 năm 1968, Nguyễn Bi chỉ huy tổ thọc sâu tấn công đồn Sơn Trà (xã Bình Đông, huyện Binh Sơn). Trong chiến đấu, đồng chí luôn dẫn đầu tổ xông lên đánh vào sở chỉ huy địch. Địch chống cự quyết liệt, hai tổ viên hy sinh. Nguyễn Bi bị 2 vết thương, vẫn tiếp tục đánh địch. Một tên Mỹ xông đến, Nguyễn Bi dùng báng súng diệt tên này. Nguyễn Bi lại bị thêm 7 vết thương nữa nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Trận này đồng chí diệt 20 tên địch. Trận Bình Sơn ngày 27 tháng 9 năm 1969, Nguyễn Bi chỉ huy tổ thọc sâu. Tuy hỏa lực địch bắn rất mạnh, đồng chí vẫn dẫn đầu tổ dũng cảm vượt qua lưới đạn địch, đánh thẳng vào sở chỉ huy, diệt gọn bọn chỉ huy và một trung đội địch, tạo thuận lợi cho đơn vị kết thúc trận đánh. Nguyễn Bi đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Khi còn sống, Nguyễn Bi luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 25 bằng và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Bi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười, 2022, 07:50:40 am ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH QUÂN (LIỆT SĨ) Nguyễn Đình Quân, sinh năm 1950, dân tộc Mường, quê ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 1 năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng bộ binh thuộc đại đội 742, bộ đội địa phương huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Từ cuối 1969 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Đình Quân hoạt động ở Lâm Đồng. Đồng chí đã chiến đấu 47 trận. Trận nào cũng nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, bắn súng B40 rất chính xác, diệt được 93 tên địch, phá hủy 9 xe quân sự (có 1 xe bọc thép) và nhiều hòa điểm địch. Là xạ thủ B40 lập thành tích xuất sắc nhất của lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng. Trận phục kích trên đường số 20 ngày 10 tháng 10 năm 1970. Nguyễn Đình Quân bình tĩnh chờ xe quân sự địch lọt vào trận địa, bắn 2 quả đạn B40 diệt 2 xe, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên diệt 4 xe còn lại. Đêm 23 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Đình Quân chỉ huy 1 tổ tập kích bụn địch ở trụ sở tề xã Chân Trinh (Di Linh). Sau khi bắn 2 phát đạn phá sập 2 nhà địch, làm chết nhiều tên, đồng chí bị thương nặng vẫn động viên đồng đội hăng hái chiến đấu, Nguyễn Đinh Quân đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Gương chiến đấu của Nguyễn Đình Quân được các lực lượng vũ trang nhân dân trong tỉnh phát động học tập. Khi còn sống, Nguyễn Đình Quân luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Nguyễn Đình Quân đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 10 bằng và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 5 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Đinh Quân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười, 2022, 07:51:26 am ANH HÙNG ĐỖ ĐỨC TỐC (LIỆT SĨ) Đỗ Đức Tốc, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng đặc công tiểu đoàn 16, trung đoàn 429, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 8 năm 1971 đến tháng 10 năm 1974, Đỗ Đức Tốc chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ. Đồng chí đã đánh 9 trận, trận nào Đỗ Đức Tốc cũng dũng cảm, mưu trí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phá hủy 13 kho bom đạn, xăng dầu của địch với hàng vạn tấn vũ khí, hàng triệu lít xăng. Tháng 6 năm 1972, Đỗ Đức Tốc làm nhiệm vụ đánh kho Long Binh, đồng chí dẫn đầu tổ vượt qua nhiều khu vực địch canh gảc, tuyến phòng ngự ngăn chặn của địch vào đốt cháy một khu kho xăng chứa 14 triệu lít, phá hủy nhiều bom đạn gây cho địch nhiều tổn thất lớn. Tháng 7 năm 1974, Đỗ Đức Tốc nhiều lần vượt qua các tuyến phòng thủ, nhiều chặng gác, bãi mìn, hàng rào thép gai vào điều tra căn cứ, do một chiến đoàn địch đóng được cụ thể. Khi đánh đồng chí chỉ huy một tổ bí mật lọt vào giữa vị trí địch tiêu diệt sở chỉ huy, tạo thuận lợi cho mũi bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tháng 10 năm 1974, Đỗ Đức Tốc làm nhiệm vụ điều tra căn cứ Lai Khê; tại đây có sở chỉ huy sư đoàn 5 ngụy, chúng bố trí nhiều hàng rào, bãi mìn tổ chức canh gác chặt chẽ. Đồng chí đã dũng cảm, mưu trí vào nắm được cụ thể, tỉ mĩ, cùng đồng đội xác định kế hoạch đánh địch được chính xác. Khi nổ súng. Đỗ Đức Tốc chiến đấu quyết liệt với địch, diệt nhiều tên và đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Khi còn sống, Đỗ Đức Tốc gương mẫu về mọi mặt luôn nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho đồng đội, được mọi ngựời tin yêu. Đỗ Đức Tốc đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công giải phóng, 5 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đỗ Đức Tốc được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười, 2022, 07:53:27 am ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HỔN (LIỆT SĨ) Nguyễn Văn Hổn, sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Khánh Vân, huyện Tân Uyên, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 2 năm 1974. Khi hy sinh đồng chí là đội trưởng đội trinh sát thuộc huyện đội Tân Uyên, tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Văn Hổn tham gia cách mạng năm 1968, là cơ sở mật, rồi xã đội trưởng, tuy địch đách phả ác liệt, đồng chí vẫn kiên trì bám đất, bám dân, chiến đấu dũng cảm mưu trí, đã đánh hàng trăm trận, đều dũng cảm mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều trận Nguyễn Văn Hổn vào ấp chiến lược giữa ban ngày diệt ác ôn, giải tán phòng vệ dân sự và tuyên truyền vận động nhân dân phá ấp chiến lược trở về làng cũ làm ăn. Có trận Nguyễn Văn Hổn chỉ huy đội du kích phối hợp với bộ đội huyện đánh 1 tiểu đoàn địch. Riêng đội du kích diệt 1 trung đội, bẻ gãy cuộc càn của địch. Có lần địch phục kích, 3 người trong tổ bị thương, bản thân đồng chí cũng bị thương vào bụng và chân, nhưng Nguyễn Văn Hổn vẫn bình tĩnh đánh trả địch. Địch bị chết và bị thương một số, số còn lại bỏ chạy. Nhờ đó đã bảo vệ được cả 3 đồng chí bị thương. Tháng 1 năm 1975, Nguyễn Văn Hổn chỉ huy đội trinh sát chiến đấu quyết liệt với 2 đại đội địch, diệt nhiều tên, đánh lui các đợt phản kích của địch. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi làm tròn nhiệm vụ. Nguyễn Văn Hổn sống gương mẫu, hết lòng thương yêu đồng đội. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, nhiều bằng khen và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Hổn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười, 2022, 07:54:10 am ANH HÙNG LÊ VĂN LĂNG (LIỆT SĨ) Lê Văn Lăng, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nhập ngũ tháng 5 năm 1964. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng bộ binh thuộc đại đội 205. tiểu đoàn 857, bộ đội địa phương tỉnh Cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, Lê Văn Lăng chiến đấu ở nhiều nơi trong tỉnh. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần vượt mọi khó khăn, ác liệt, kiên quyết tấn công địch. Lê Văn Lăng là một xạ thủ súng B.40 giỏi đã bắn là trúng mục tiêu và là một cán bộ chỉ huy bình tĩnh, dũng cảm, đã nổ súng là dẫn đầu đơn vị xung phong diệt địch. Đồng chí đã tham gia đánh 50 trận, tự tay diệt và làm bị thương 290 tên địch, bắt 6 tên, phá hủy 7 xe tăng và xe bọc thép, bắn chìm 3 tàu chiến, bắn rơi 2 máy bay, thu 26 súng các loại. Ngày 5 tháng 9 nám 1967, Lê Văn Lăng chỉ huy trung đội chặn đánh đoàn tàu địch hành quân đánh phá xã Tân Thuận Đông, khi địch lọt vào trận địa, đồng chí liên tiếp bắn 3 quả đạn B.40, làm chìm 3 chiếc, diệt 50 tên địch đi trên tàu. Những chiếc còn lại tháo chạy, tạo thuận lợi cho đơn vị diệt nhiều chiếc khác. Tháng 5 năm 1968, đồng chí chỉ huy trung đội đánh địch càn quét ở một xã gần thị xã Vĩnh Long. Đợt phản kích thứ nhất và thứ hai, Lê Văn Lăng bắn cháy 2 xe M.113 và dẫn đầu trung đội xung phong đánh bật địch ra ngoài. Đợt phản kích thứ ba, đồng chí liên tiếp bắn cháy 3 chiếc xe M.113 nữa, buộc bọn địch phải lùi lại. Gần tối địch cho máy bay, pháo binh đánh phá vào trận địa rất ác liệt, đồng chí bị thương máu chảy nhiều nhưng vẫn cố gắng chịu đựng và động viên trung đội giữ vững quyết tâm. Địch mở đợt phản kích thứ tư, đồng chí lại bắn cháy 2 chiếc M.113, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị xông lên diệt nhiều địch, giữ vững trận địa. Ngày 7 tháng 10 năm 1968, Lê Văn Lăng dẫn đầu trung đội xung phong tấn công vào đội hình hành quân càn quét của dịch tại xã Tân Dương (huyện Lấp Vò), đồng chí đã anh dũng hy sinh. Khi còn sống, đồng chí luôn gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Lê Văn Lăng đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 4 bằng khen, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Lăng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười, 2022, 07:54:55 am ANH HÙNG NGUYỄN MINH TRÍ (LIỆT SĨ) Nguyễn Minh Trí (tức Sáu Trí), sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhị Bình, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ năm 1963. Khi hy sinh đồng chí là trung đội phó bộ binh, đại đội 4 tiểu đoàn 502, bộ đội địa phương tỉnh ĐồngTháp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Minh Trí, tham gia cách mạng ở địa phương từ năm 1961. Năm 1963, đồng chí vào bộ đội liên tục hoạt động ở chiến trường có nhiều khó khăn, gian khổ. Nguyễn Minh Trí luôn thể hiện quyết tâm cao, chiến đấu 12 trận, diệt 180 tên địch, bắn chìm, bắn cháy 7 tàu chiến. Trận đánh nổi tiếng của Nguyễn Minh Trí vào ngày 14 tháng 12 năm 1967. Hôm ấy, địch dùng 70 chiếc tàu chở hơn 1000 tên Mỹ mở cuộc càn lớn vào vùng Đồng Tháp Mười, khu vực tiếp giáp 3 tỉnh: Kiến Phong, Kiến Tường, Mỹ Tho là căn cứ kháng chiến của ta. Nguyễn Minh Trí dũng cảm, linh hoạt lợi dụng địa hình; địa vật, chờ tàu địch đến gần mới nổ súng diệt liên tiếp 3 chiếc. Địch tập trung hỏa lực bắn trả quyết liệt. Vượt qua hiểm nguy, Nguyễn Minh Trí xông xáo cơ động hết nơi này, đến nơi khác bắn 4 quả đạn B40, diệt tiếp 3 chiếc chở đầy lính. Đồng chí bị thương nặng ngất đi, khi tỉnh dậy Nguyễn Minh Trí ráng sức bắn 1 quả đạn diệt thêm 1 chiếc tàu nữa. Do vết thương quá nặng, đồng chí đã anh dũng hy sinh. Kết quả trận đánh, Nguyễn Minh Trí đã diệt 7 chiếc tàu và 150 tên địch, góp phần quan trọng làm thất bại cuộc hành quân càn quét lớn của địch, bảo vệ vùng căn cứ của ta. Nguyễn Minh Trí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 nă;n 1978, Nguyễn Minh Trí được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười, 2022, 07:55:37 am ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TÁM (LIỆT SĨ) Nguyễn Văn Tám (tức Lâm), sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nhập ngũ năm 1965. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng thuộc đại đội biệt động thị xã Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1965 đến tháng 2 năm 1968. Nguyễn Văn Tám hoạt động ở thị xã Tây Ninh. Mặc dù chiến đấu trong vùng địch kiểm soát, thường xuyên gặp khó khăn, nguy hiểm, đồng chí vẫn nêu cao quyết tâm tiêu diệt địch, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu. Đã diệt được 97 tên địch (có 20 tên Mỹ và ác ôn), thu 9 súng. Năm 1965, có lần địch càn vào xã Thanh Điền, Nguyễn Văn Tám đã cùng đơn vị chiến đấu quyết liệt, đánh lui 7 đợt phản kích của chúng, bẻ gãy cuộc càn, tự tay diệt 12 tên (có 5 Mỹ). Tháng 7 năm 1965, đồng chí dùng mìn định hướng diệt gọn 1 tiểu đội biệt kích. Năm 1967, Nguyễn Văn Tám đã hàng chục lần dẫn tổ vào ấp chiến lược, diệt ác ôn. Riêng đồng chí diệt 3 tên có nhiều nợ máu. Ngày 7 tháng 2 năm 1968 khi đánh chiếm nhà lao thị xã để giải thoát cho một số cán bộ ta bị địch bắt, đồng chí đã anh dũng hy sinh. Nguyễn Văn Tám hết lòng thương yêu đồng đội, luôn gương mẫu, sống giản dị khiêm tốn được đồng đội yêu mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ, 14 bằng khen và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Tám được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười, 2022, 07:56:21 am ANH HÙNG NGUYỄN HỮU NGHĨA (LIỆT SĨ) Nguyễn Hữu Nghĩa, sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Định Thành, huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải, nháp ngũ tháng 6 năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội phó trinh sát thuộc đại đội 2, tiểu đoàn 2, bộ đội địa phương tỉnh Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Hữu Nghĩa chiến đấu dũng cảm, luôn thể hiện tinh thần tích cực tiến công, không ngại gian khổ, hy sinh. Đồng chí đã chiến đấu 4 trận, diệt 70 tên địch, trận nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trận đánh dinh tỉnh trưởng thị xã Cà Mau ngày 1 tháng 2 năm 1968, Nguyễn Hữu Nghĩa được giao nhiệm vụ cùng 2 chiến sĩ chặn đánh bảo vệ cho thương binh rút ra ngoài. Địch tập trung lực lượng mở nhiều đợt phản kích, đồng chí bình tĩnh cùng đồng đội đánh chặn địch. Hai chiến sĩ bị thương nặng, đồng chí cũng bị 2 vết thương nhưng vẫn kiên quyết nổ súng thu hút địch về phía mình. Địch phát hiện lực lượng ta ít, chúng xông lên định bắt sống, Nguyễn Hữu Nghĩa đã dùng lựu đạn diệt một số tên, buộc địch phải lùi lại. Đồng chí đã đánh lui 3 đợt tấn công của địch rồi lợi dụng bờ mương để thoát ra ngoài về đơn vị. Trong mình mang 5 vết thương nhưng Nguyễn Hữu Nghĩa vẫn giữ nguyên khẩu AK hết đạn. Trận này đồng chí diệt 30 tên địch, góp phần quan trọng bảo vệ thương binh rút ra an toàn. Trận tấn công vào thị xã Cà Mau lần thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 1968, tuy vết thương chưa lành, nhưng Nguyễn Hữu Nghĩa vẫn kiên quyết xin được đi chiến đấu, trong quyết tâm thư, đồng chí viết: "... Nếu không giải phóng được thị xã không về...". Trên đường tiến quân, đơn vị phải vượt qua sông, lại bị địch ngăn chặn, Nguyễn Hữu Nghĩa bình tĩnh tìm cách vượt qua trước mắt địch và tìm phương tiện đưa đơn vị qua sông. Khi địch bắn ngăn chặn, đồng chí lao xuống sông kéo từng chiếc xuồng vượt nhanh vào bờ. Sau 3 giờ chiến đấu quyết liệt, đơn vị bị thương vong chỉ còn 18 tay súng. Nguyễn Hữu Nghĩa xin đi cùng mũi tấn công chủ yếu vào dinh tỉnh trưởng. Mặc dù địch bắn ngăn chặn quyết liệt, đồng chí bình tĩnh dẫn đầu anh em vừa tấn công, vừa gọi địch hàng. Sau hơn 1 giờ chiến đấu gay go ác liệt, Nguyễn Hữu Nghĩa đã diệt nhiều ổ đề kháng và chọc thủng tuyến ngăn chặn của địch, đánh chiếm được mục tiêu, cắm lá cờ chiến thẳng lên nhà dinh tỉnh trường. Cũng vào thời điểm đó Nguyễn Hữu Nghĩa bị trúng đạn và anh dũng hy sinh. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Hữu Nghĩa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười, 2022, 07:57:16 am ANH HÙNG KIỀU DUY CƯ (LIỆT SĨ) Kiều Duy Cư, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 4 năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là chiến sĩ thông tin, đại đội 42, trung đoàn 23, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 1 năm 1967 đến lúc hy sinh, Kiều Duy Cư hoạt động ở miền Đông Nam Bộ. Đồng chí đã phục vụ các chiến dịch Lộc Ninh, Bù Đốp năm 1967 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Trận nào đồng chí cũng rất dũng cảm vượt qua bom đạn ác liệt, bảo đảm thông tin thông suốt, góp phần cho trận đánh thắng lợi. Trong Xuân Mậu Thân (năm 1968) Kiều Duy Cư phụ trách một tổ 4 người bảo đảm đoạn đường dây dài 10 ki-lô-mét trên địa bàn trống trải, máy bay, pháo binh địch bắn phá liên tục, biệt kích luôn lùng sục... Mặc dù gặp nhiều khó khăn, đồng chí vẫn bình tĩnh động viên anh em nhanh chóng rải dây, kịp thời thông tuyến. Nhiều đêm dây bị pháo bắn đứt nhiều lần, đồng chí đi sửa dây suốt đêm, nối phía trước, địch đánh đứt phía sau, lại quay lại nối... đã bảo đảm cho việc chỉ huy của bộ tư lệnh đến các đơn vị được nhanh chóng, chính xác. Ngày 20 tháng 3 năm 1968, địch đổ bộ xuống trục đường dây của đơn vị đi qua. Khi dây bị đứt, mặc dù biết địch đang chốt ở đó, nhưng Kiều Duy Cư vẫn quyết tâm tìm cách nối lại, sửa xong đường dây về cách trạm của tổ 600 mét thì bị địch phát hiện, bắn Kiều Duy Cư bị thương nặng vào chân, và đồng chí cùng đi bị thương nhẹ. Trước tình hình đó, để bảo vệ đường dây an toàn, Kiều Duy Cư lệnh cho đồng đội rút về trạm báo tin, còn đồng chí ở lại chiến đấu hút địch ra hướng khác. Địch quây đến định bắt sống, Kiều Duy Cư dùng tay không giằng co chống trả. Cuối cùng Kiều Duy Cư bị địch bắn chết. Cái chết oanh liệt của Kiều Duy Cư đã cổ vũ mạnh mẽ cán bộ và chiến sĩ trong đơn vị tiến lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng chí là một trong những người đã nêu gương chiến đấu tiêu biểu cho trung đoàn. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 4 bằng và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Kiều Duy Cư được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Mười, 2022, 08:15:07 am ANH HÙNG TRẦN VĂN ĐANG (LIỆT SĨ) Trần Văn Đang, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hồ. huyện Châu Thành Tây, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 3 năm 1964. Khi hy sinh, đồng chí là chiến sĩ biệt động thành phố Sài Gòn. Năm 1964, Trần Văn Đang công tác tại tổ quân báo vũ trang, có nhiệm vụ ra vào thành phố Sài Gòn nắm địch và xây dựng cơ sở nội thành. Quá trinh hoạt động, đồng chí rất xông xáo, tích cực, bất chấp nguy hiểm, khắc phục khó khăn, đã hoàn thành nhiều chuyến công tác phục vụ cho trên chỉ đạo thắng lợi. Giữa năm 1965, sau khi làm xong công tác điều tra nghiên cứu, hoàn thành phương án tác chiến để đánh cư xá Mỹ thuộc bộ tổng tham mưu địch. Trên đường tiếp cận mục tiêu, đồng chí bị địch bắt cùng với chiếc xe Vespa có chở thiết bị, chất nổ. Khi vào tù, địch tra tấn dã man, nhưng Trần Văn Đang đã giữ vững khí tiết, không chịu khai báo. Cuối cùng địch đem đồng chí ra tòa xử. Trước tòa án địch, Trần Văn Đang đã đứng thẳng người đập lại những luận điệu xằng bậy của chúng. Chung nói rằng đồng chí còn nhỏ tuổi bị xúi giục làm nghề bất hợp pháp, phá hoại trật tự an ninh. Bọn luật sư biện hộ cũng nói: "Em còn nhỏ dại bị Cộng sản xúi giục, xin quan tòa cứu xét cho em để em ăn năn hối cải sau này". Trần Văn Đang đã nói lớn: "Tao và đồng chí của tao làm điều chính đáng, chính nghĩa, tao đánh kẻ xâm lược. Tụi bay là tay sai Mỹ, là kẻ bán nước gây nợ máu với nhân dân sẽ đền tội sau này. Tao làm cách mạng, tao không cần bọn bay biện hộ". Tiếp đó Trần Văn Đang hô lớn: "Đả đảo luật sư phản động! Đả đảo tòa án! Đả đảo bọn bán nước, hãy cút đi!". Địch kết án tử hình Trần Văn Đang. Về nhà lao Chi Hòa, địch giam Trần Văn Đang trong khám tử hình. Ngày 21 tháng 6 năm 1965, địch đưa đồng chí ra xử bắn. Vừa đặt chân xuống bùng binh chợ Bến Thành, Trần Văn Đang đã hô to: "Hỡi đồng bào chợ Bến Thành, hỡi đồng bào thành phố Sài Gòn thân yêu, tôi là Trần Văn Đang, Quân giải phóng đánh Mỹ, giải phóng dân tộc. Đồng bào hãy đoàn kết lại đập tan bè lũ bán nước và cướp nước". Địch dẫn đồng chí vào trụ cát, phút cuối cùng, Trần Văn Đang đã hô to: - Đả đảo đế quốc Mỹ, đế quốc Mỹ hãy cút đi, đả đảo tập đoàn tay sai bán nước, bọn gây nợ máu sẽ đền nợ máu. - Đảng Cộng sản muôn năm! - Nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất muôn năm! - Hồ Chí Minh muôn năm! - Chúc nhân dân mạnh khỏe, bền vững đấu tranh giành thắng lợi. Gương hy sinh của Trần Văn Đang giữa thành phố đã gây chấn động lớn, cổ vũ nhiều đơn vị biệt động Sài Gòn đánh địch mạnh mẽ, lập tiếp được nhiều chiến công xuất sắc. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Đang được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt. Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Mười, 2022, 08:16:05 am ANH HÙNG ĐẶNG VĂN BÌNH (LIỆT SĨ) Đặng Văn Bình, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, tham gia cách mạng năm 1961. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong 11 năm chiến đấu ở địa phương, nơi địch thường xuyên đánh phá ác liệt, Đặng Văn Bình đã kiên trì bám đất, bám dân, khắc phục nhiều khó khăn tìm cách đánh địch. Đồng chí đã chỉ huy dân quân du kích xã diệt được nhiều địch, bảo vệ vững chắc căn cứ của ta. Riêng đồng chí diệt gần 100 tên địch, sưu tầm bom đạn hỏng của địch về làm được 500 trái mìn các loại. Tháng 5 năm 1970, Đặng Văn Bình lấy một quả đạn pháo 105 mi-li-mét, cải tiến thành mìn, trong một trận chống càn diệt 12 tên địch, khiến bọn chúng phải bỏ dở cuộc càn. Năm 1971, địch nhiều lần càn vào xã nhưng lần nào chúng cũng bị đơn vị Đặng Văn Bình chặn đánh quyết liệt. Có trận địch đưa 1 tiểu đoàn chủ lực cùng ban chỉ huy dân vệ địa phương càn vào căn cứ, chúng bắt 300 đồng bào đi theo, đồng chí cùng đội du kích đã khôn khéo lừa địch để tách đồng bào ra khỏi đoàn quân địch rồi mới nổ súng đánh. Trận này tự tay Đặng Văn Bình diệt 35 tên. Cũng trong năm 1971 một lần địch càn vào xã, đồng chí chỉ huy đơn vị phối hợp với một đơn vị bạn chiến đấu rất linh hoạt và ngoan cường trong 12 ngày đêm liền; ngày bắn tỉa, đêm gài mìn, gài lựu đạn ở nhiều nơi, gây cho địch tổn thất lớn. Riêng đồng chí diệt 15 tên. Tháng 5 năm 1972, Đặng Văn Bình được giao nhiệm vụ đi nghiên cứu phương án diệt ác, phá kìm thì gặp địch, chúng bắn rất ác liệt, đồng chí nổ súng diệt nhiều tên. Khi bị thương nặng, Đặng Văn Bình còn gài lựu đạn làm chết 3 tên nữa, khiến địch không dám đuổi theo. Nhưng vì vết thương quá nặng đồng chí đã anh dũng hy sinh. Khi còn sống, Đặng Văn Bình đàã góp phần xây dựng dân quân du kích xã vững mạnh. Hết lòng thương yêu đồng đội, gương mẫu về mọi mặt, được nhân dân mến phục. Đặng Văn Bình đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Văn Bình được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Mười, 2022, 08:16:39 am ANH HÙNG LÊ THIỆT (LIỆT SĨ) Lê Thiệt (tức Dũng) sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia cách mạng năm 1964. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Lê Thiệt tham gia du kích từ năm 1964, dù khó khăn, ác liệt thế nào đồng chí cùng đơn vị bám đất, bám dân, chủ động đánh địch. Đồng chí đã tham gia chiến đấu 700 trận lớn nhỏ, đã chỉ huy du kích xã diệt 1.445 tên địch, riêng đồng chí diệt 396 tên, bắn cháy 3 xe quân sự. Tháng 3 năm 1965, Lê Thiệt được giao nhiệm vụ đánh bọn địch đi tuần. Sau khi theo dõi, nắm chắc quy luật, hoạt động của chúng đồng chí đưa tổ du kích ra phục tại đầu cầu Hương An (cách xã 5 ki-lô-mét), đợi lúc địch cụm lại trên cầu ngồi nghỉ, Lê Thiệt mới ra lệnh cho anh em đồng loạt nổ súng, diệt gọn toán địch. Tháng 2 năm 1964, thấy 1 chi đội xe bọc thép địch thường đi qua đoạn đường gần xã, Lê Thiệt dùng mìn diệt 2 chiếc, toàn bộ lính Mỹ trên xe bị diệt. Tháng 3 năm 1961, địch cho quân càn quét vào thôn Phú Hương (trong xã), đồng chí bố trí mìn, phá hủy 3 chiếc xe chở lính. Tháng 9 năm 1972, trong một trận chiến đấu quyết liệt tại xã Quế Phú đồng chí đã anh dũng hy sinh. Lê Thiệt đã được tặng thưởng 1 Huân chữơng Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Thiệt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Mười, 2022, 08:17:12 am ANH HÙNG LÊ VĂN TÂM (LIỆT SĨ) Lê Văn Tâm, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Mỹ, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia cách mạng từ năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã Tam Mỹ, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1962, Lê Văn Tâm tham gia du kích, trưởng thành tử chiến sĩ lên xã đội trưởng. Lê Văn Tâm đã chỉ huy đội du kích diệt gần 400 tên địch, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của nhân dân trong xã. Riêng đồng chí diệt 49 tên (có 31 tên Mỹ). Tháng 2 năm 1965, lính Mỹ càn vào xã. Lê Văn Tâm chỉ huy 1 tổ bám địch, chờ chúng vào gần mới nổ súng. Sau đó chốt lại kiên quyết chặn địch. Tuy bom đạn rất ác liệt, đồng chí vẫn bình tĩnh, động viên tổ ngoan cường bám trận địa, đánh lui nhiều đợt phản kích của 1 đại đội Mỹ, diệt 30 tên, giữ vững trận địa. Trận đánh thẳng đã đẩy mạnh phong trào: "Tìm Mỹ mà diệt" trong các đơn vị du kích ở hai huyện Thăng Bình, Quế Sơn. Tháng 10 năm 1967, Lê Văn Tâm chỉ huy 1 tổ du kích tập kích một chốt do 1 trung đội Mỹ đóng giữ, diệt 26 tên. Sau trận thắng này, phong trào du kích chiến tranh trong xã được phát triển lên một bước mới. Ngày 15 tháng 5 năm 1968, trong khi đi nắm tình hình địch để đặt kế hoạch diệt ác, phá kìm chẳng may lọt vào ổ phục kích của địch, đồng chí đã ánh dũng đánh trả địch quyết liệt, diệt 3 tên, và anh dũng hy sinh. Khi còn sống, Lê Văn Tâm luôn chú trọng xây dựng đội du kích xã tiến bộ, trưởng thành về mọi mặt, sống khiêm tốn, giản dị được đồng đội và nhân dân tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 bằng khen, 1 lần là Chiến sĩ thi đua, 4 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Tâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Mười, 2022, 08:17:57 am ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THÀNH (LIỆT SĨ) Nguyễn Văn Thành (tức Bưởi), sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Định Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, tham gia cách mạng năm 1961. Khi hy sinh, đồng chí là chính trị viên xã đội xã Định Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Văn Thành tham gia du kích từ năm 1961, trong 11 năm chiến đấu ở ven đường số 13 nơi địch thường xuyên càn quét đánh phá rất ác liệt, đồng chí đã kiên trì bám đất, bám dân, chiến đấu, Nguyễn Văn Thành đã góp phần cùng đội du kích xã diệt hơn 1.000 tên địch. Riêng đồng chí diệt 460 tên (có 49 tên Mỹ), phá hủy 12 xe (có 5 xe tăng), gây nhiều khó khăn cho địch trong việc giao thông vận tải trên đường số 13. Đầu năm 1966, Nguyễn Văn Thành cùng 2 du kích dùng mìn phục kích trên đường 13, diệt 8 xe quân sự địch, diệt 73 tên. Cuối năm 1967, đồng chí cùng 2 du kích chặn đánh 1 đại đội bộ binh địch, có 17 xe tăng, xe bọc thép càn vào căn cứ, đã bẻ gãy được cuộc càn này, bảo vệ tốt căn cứ. Riêng đồng chí diệt 17 tên địch bằng 21 viên đạn bắn tỉa. Đầu năm 1968, địch mở cuộc càn vào xã Định Hòa và 2 xã lân cận. Nguyễn Văn Thành đã tổ chức đánh bất ngờ, chỉ bằng 2 quả mìn đã diệt gọn 1 trung đội địch, làm cho chúng rối loạn đội hình. Sau đó, lợi dụng tình hình địch đang hoang mang, đồng chí cùng du kích hóa trang vào ấp chiến lược diệt 2 tên bình định, 1 tên ác ôn, bắt 2 phòng vệ dân sự, góp phần cùng các xã bạn bẻ gãy cuộc càn. Khi còn sống, Nguyễn Văn Thành đã tích cực xây dựng lực lượng du kích xã tiến bộ về mọi mặt, gương mẫu trong công tác, được nhân dân và đồng đội tin yêu. Tháng 3 năm 1972, đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, nhiều lần đạt danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Thành được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Mười, 2022, 08:18:33 am ANH HÙNG VÕ VĂN TƯỞNG (LIỆT SĨ) Võ Văn Tưởng, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, tham gia cách mạng năm 1962. Khi hy sinh, đồng chí là xã đội trưởng xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Võ Văn Tưởng tham gia du kích năm 1962, trong điều kiện có nhiều khó khăn, địch kiểm soát, lùng sục đánh phá cơ sở cách mạng rất khốc liệt, đồng chí vẫn kiên trì bám đất, bám dân, tổ chức xây dựng du kích, chỉ huy chiến đấu 140 trận lớn nhỏ. Riêng đồng chí diệt 300 tên địch, phá hủy 2 xe quân sự, thu 69 súng. Tháng 2 năm 1969, Võ Văn Tưởng chỉ huy 4 du kích, giả trang vượt qua nhiều trạm gác, khu vực kiểm soát của địch vào nơi địch ở, diệt 4 tên ác ôn, thu 2 súng. Bọn địch hốt hoảng bỏ chạy. Trận đánh thắng làm cho nhân dân rất phấn khởi, tin tưởng, phong trào du kích chiến tranh được phát triển mạnh. Đêm 1 tháng 6 năm 1969, Võ Văn Tưởng chỉ huy đội du kích đánh vào ấp chiến lược, làm chết tên đồn trưởng và nhiều tên khác, thu nhiều súng đạn, giải phóng ấp. Tháng 6 năm 1970, địch càn vào xã trong 5 ngày liền, đồng chí chỉ huy đội du kích luôn luôn bám sát địch, lúc bắn súng, lúc ném lựu đạn, lúc giật mìn... đã diệt hơn 20 tên địch. Ngày 30 tháng 9 năm 1970, địch tập trung 4 đại đội càn quét vào xã. Võ Văn Tưởng chỉ huy đội du kích đánh trả quyết liệt đánh lùi nhiều đợt tiến công của địch. Đồng chí bị thương nặng và đã anh dũng hy sinh. Đồng chí sống giản dị, khiêm tốn, luôn gương mẫu về mọi mặt, được nhân dân và đồng đội yêu mến. Võ Văn Tưởng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 23 bằng và giấy khen, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Võ Văn Tưởng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Mười, 2022, 08:19:06 am ANH HÙNG TRẦN VĂN TÉT (LIỆT SĨ) Trần Văn Tét, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Lạc Hòa, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, tham gia cách mạng năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã Lạc Hòa, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Trần Văn Tét cùng đơn vị bám trụ chiến đấu ở địa phương, luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, chiến đấu mưu trí, dũng cảm đã diệt được 70 tên địch, thu 11 súng. Đồng chí đã góp phần tích cực xây dựng và phát triển phong trào du kích chiến tranh ở địa phương trong thời kỳ địch đánh phá ác liệt trên địa bàn xã. Tháng 6 năm 1971, địch tăng cường càn quét trong xã, Trần Văn Tét chỉ huy du kích dựa vào trận địa bố trí sẵn, đánh bại nhiều cuộc càn của địch, diệt trên 100 tên. Có trận diệt gọn 1 trung đội địch, thu 6 súng. Giữ được địa bàn hoạt động của du kích. Để trừng trị quân địch ở đồn Giồng Phú thường ra cướp bóc trong dân, ngày 5 tháng 10 năm 1971, Trần Vàn Tét chỉ huy một tố du kích táo bạo vào cách đồn địch khoảng hơn 100 mét bất ngờ nổ súng diệt gọn một toán địch gồm 6 tên, thu 6 súng. Từ đó hạn chế được hoạt động của địch ở địa phương. Ngày 25 tháng 4 năm 1975, Trần Văn Tét chỉ huy một tổ du kích tấn công đồn Giồng Chùa. Địch chống cự quyết liệt, cả tổ bị thương vong. Trần Văn Tét cũng bị thương nặng nhưng vẫn cố gắng dìu đồng đội đến vị trí an toàn. Song vì vết thương quá nặng đồng chí đã anh dũng hy sinh. Trần Văn Tét sống khiêm tốn, giản dị được đồng đội và nhân dân yêu mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Tét được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Mười, 2022, 08:19:44 am ANH HÙNG NGUYỄN VĂN ẨN (LIỆT SĨ) Nguyên Văn Ẩn, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Khánh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Khi hy sinh đồng chí là xã đội phó xã Long Khánh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1963 đến năm 1967, Nguyễn Văn Ẩn là xã đội phó xã Long Khánh. Mặc dầu địa bàn xã là nơi địch đánh phá ác liệt, đồng chí vẫn kiên cường bám đất, bám dân, cùng đội du kích liên tục tiến công địch. Nguyễn Văn Ẩn chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tích cực làm nhiều vũ khí lấy từ bom đạn hỏng của địch để đánh địch... Đồng chí đã diệt hơn 100 tên địch (trong đó có nhiều tên ác ôn), hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của quần chúng. Đặc biệt trong trận đánh ngày 10 tháng 10 năm 1967, Nguyễn Văn Ẩn đã cùng một đồng đội chiến đấu với 1 đại đội biệt kích địch có máy bay vả pháo binh yểm trợ tấn công vào căn cứ của đội. Đồng đội bị hy sinh, còn mình Nguyễn Văn Ẩn vẫn quyết tâm chiến đấu. Khi bị thương nặng, súng lại hết đạn, đồng chí tháo súng, giấu kỹ không cho địch lấy và nhặt số lựu đạn còn lại đánh lui đợt xung phong cuối cùng của địch. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi đã diệt và làm bị thương hơn 30 tên địch, bắn rơi một máy bay lên thẳng. Khi còn sống, Nguyễn Văn Ẩn luôn gương mẫu về mọi mặt, chăm lo xây dựng phong trào vào đội du kích tiến bộ, trưởng thành về mọi mặt, được nhân dân và đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Ẩn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Mười, 2022, 08:20:17 am ANH HÙNG NGUYỄN VĂN CHẤU (LIỆT SĨ) Nguyễn Văn Chấu, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, tham gia cách mạng năm 1960. Khi hy sinh đồng chí là xã đội phó xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Văn Chấu tham gia cách mạng từ năm 1960. Đồng chí kiên trì bám đất, bám dân, xây dựng lực lượng du kích, đánh địch có kết quả. Nguyễn Văn Chấu đã tham gia hầu hết các trận đánh của đội du kích, tự tay diệt 146 tên (có 36 tên Mỹ), phá hủy 13 xe bọc thép. Trong năm 1967 và đầu năm 1968, Nguyễn Văn Chấu được phân công về nắm và xây dựng phong trào chiến tranh du kích ở "ấp chiến lược" Suối Sáu - Xóm Tháp là nơi địch đánh phá ác liệt. Có lần chúng đưa 40 xe bọc thép và tiểu đoàn Mỹ đi ủi phá xóm làng. Trong hơn 1 tháng liền Nguyễn Văn Chấu ngày nằm hầm bí mật, đêm đi tuyên truyền vận động nhân dân. Đồng chí đã lập được đội du kích có 20 người và huấn luyện cho đội đánh có kết quả. Tháng 7 năm 1969, địch dùng nhiều xe ủi và xe tăng vào cày ủi ấp Suối Sâu - Xóm Tháp, Nguyễn Văn Chấu chỉ huy du kích bám đánh địch trong suốt 17 ngày liền, khiến chúng căng thẳng nơm nớp lo sự bị tiến công và cuối cùng phải rút chạy. Đồng chí đã diệt 36 tên Mỹ và 7 xe tăng, xe ủi và anh dũng hy sinh. Nguyễn Văn Chấu sống gương mẫu, giản dị, khiêm tốn, chấp hành nghiêm các chính sách, kỷ luật, được địa phương tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Chấu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Mười, 2022, 08:20:57 am ANH HÙNG PHẠM VĂN TÈO (LIỆT SĨ) Phạm Văn Tèo, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Hòa, huyện Đồng Xoài, tỉnh Sông Bé, tham gia cách mạng năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là xã đội phó xã Tân Bình, huyện Đồng Xoài, tỉnh Sông Bé. Phạm Văn Tèo tham gia du kích dầu năm 1969. Trong một năm chiến đấu, đồng chí đã đánh 50 trận lớn nhỏ, trận nào cũng mưu trí, dũng cảm. Có lần Phạm Văn Tèo bị địch bắt, chúng đánh đập tra tấn suốt 15 ngày, động chí không khai một lời, cuối cùng chúng phải thả về. Trở về địa phương, Phạm Văn Tèo lại tiếp tục chiến đấu. Đồng chí đã diệt 75 tên địch (có 6 tên tề điệp, ác ôn), bắn rơi 1 máy bay, bán hóng 4 xe quân sự (có 3 xe tăng). Trận đánh đêm 25 tháng 12 năm 1969. Phạm Văn Tèo cùng với một du kích mật đi bố trí mìn ở cổng đồn lính Mỹ. Đồng chí đặt mìn xong rồi ngồi chờ đến khi bọn Mỹ mở cổng đi càn quét. Đợi bọn địch lọt hết vào tầm sát thương của mìn, Phạm Văn Tèo điểm hỏa, diệt 20 tên. Một lần, Phạm Văn Tèo dẫn một đoàn cán bộ đi công tác qua một cánh đồng trống, bất ngờ máy bay lên thẳng địch ào tới, đồng chí bình tĩnh nổ súng bắn rơi 1 chiếc, hút địch về phía mình cho cả đoàn đi thoát. Một lần khác, Phạm Văn Tèo bố trí một trận đánh xe rất táo bạo giữa ban ngày. Nắm được quy luật của chiếc xe chờ sĩ quan ngụy từ Phước Vĩnh về Bình Dương, Phạm Văn Tèo bố trí một tổ phục cách đường 100 mét yểm hộ, còn mình hóa trang, giấu kín súng đứng ngay trên đường để chờ. Chiếc xe vừa đến gần, đồng chí bắn chết ngay tên lái làm xe đổ nhào. Phạm Văn Tèo nổ súng diệt nốt bọn còn lại và trở về an toàn. Tháng 3 năm 1970, Phạm Văn Teo đưa đoàn cán bộ đi công tác, bị máy bay địch phát, hiện oanh tạc. Đồng chí đã bình tĩnh bắn trà để đoàn cán bộ chạy thoát. Đồng chí đã anh dũng hy sinh. Phạm Văn Tèo sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, hết lòng thương yêu đồng đội được mọi người tin mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Văn Tèo được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười, 2022, 08:00:30 pm ANH HÙNG LÊ HOÀNG THÁ (LIỆT SĨ) Lê Hoàng Thá (tức Lê Huỳnh), sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải. Tham gia cách mạng năm 1967. Khi hy sinh đồng chí là đội trưởng đội du kích xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1969 đến tháng 6 nồm 1971, Lê Hoàng Thá hoạt động du kích ở địa phương. Trong điều kiện có nhiều khó khăn, địch ra sức lùng sục đánh phá, vũ khí thiếu thốn, đồng chí đã cùng đội du kích kiên cường bám đất, bám dân, tích cực đi tìm bom đạn địch bắn không nổ về làm mìn, lựu đạn để đánh địch. Lê Hoàng Thá đã tham gia 60 trận đánh, diệt 250 tên địch (có 7 Mỹ), đánh chim, đánh hỏng 5 tàu địch, thu 10 súng. Đêm 29 tháng 1 năm 1971, Lê Hoàng Thá dẫn tổ mang 2 qua mìn ra đón đánh tàu địch trên sông Tân Bằng thì gặp địch đi tuần tiễu. Đồng chí nhanh chóng nổ súng vào quân địch thu hút hỏa lực địch về mình để đồng đội ra đánh tàu địch. Sáng hôm sau, địch cho máy bay bắn dọc 2 bên sông và cho 1 tiểu đoàn đi bảo vệ 11 chiếc tàu. Đồng chí để 2 chiếc đi đầu chạy qua, chờ chiếc thứ 3, thứ 4 có trọng tải lớn vào vị trí đặt mìn mới cho nổ. Kết quả trận này Lê Hoàng Thá và đồng đội đã đánh chìm 2 tàu, làm chết hơn 70 tên địch. Trận tập kích sở chỉ huy trung đoàn ngụy ở Tân Bằng ngày 2 tháng 2 năm 1971, ở đây địch bố trí nhiều hàng rào, vật chướng ngại và thường bắn súng vào những nơi chúng nghi ngờ. Đồng chí dẫn đầu tổ bí mật bình tĩnh vượt qua nhiều trạm gác, vật chướng ngại vào sở chỉ huy địch để đánh địch, diệt 21 tên (có 4 tên Mỹ). Trong một trận chiến đấu ác liệt ngày 20 tháng 6 năm 1971, đồng chí đã anh dũng hy sinh. Lê Hoàng Thá có nhiều công xây dựng đội du kích từ 2 người lúc mới thành lập lên 25 người. Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị được nhân tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 11 bằng khen và giấy khen, nhiều lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Hoàng Thá được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười, 2022, 08:01:09 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN CHE (LIỆT SĨ) Nguyễn Văn Che, sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tham gia cách mạng năm 1963. Khi hy sinh đồng chí là chính trị viên xã đội xã Thạnh Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đảng vién Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1967 đến khi hy sinh (ngày 5 tháng 2 năm 1971), Nguyễn Văn Che tham gia chiến đấu ở địa phương. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần kiên trì bám đất, bám dân, tích cực tiến công địch, góp phần chỉ huy du kích loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.000 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, tự tay đồng chí diệt 350 tên địch. Nguyễn Văn Che là người rất giỏi trong việc sứ dụng mìn và lựu đạn gài để đánh địch. Mùa khô năm 1967, địch càn lớn vào xã, phán đoán địch sẽ cụm lại ở khu vực Cống Kho (thuộc xã), đồng chí cùng 2 du kích bí mật gài một qua đạn 105 mi-li-mét (đã cải tiến) và 20 qua lựu đạn. Kết quả diệt 30 tên, bọn còn lại phải bỏ dở cuộc cản. Cuối năm 1967, 1 trung đoàn địch càn vũng kênh Nguyễn Văn Tiếp B đồng chí tự gài 90 qua lựu đạn chặn đường vào xã, diệt 40 tên. Tháng 7 năm 1970, địch phát hiện được hội nghị binh vận của tỉnh họp tại xã, chúng cho 1 trung đoàn chia làm nhiều hướng đánh vào. Nguyễn Văn Che chỉ huy trung đội du kích gài hơn 500 qua mìn và lựu đạn, kết hợp với vận động đánh địch suốt cả ngày, diệt 160 tên địch, buộc chúng phải co lại. Tối hôm đó đồng chí đã trực tiếp dẫn 60 cán bộ vượt khỏi vòng vây của địch ra ngoài an toàn. Trong trận chiến đấu ngày 5 tháng 2 năm 1971, đồng chí đã anh dũng hy sinh. Quá trình hoạt động, Nguyễn Văn Che luôn chăm lo xây dựng lực lượng du kích xã vững mạnh, tích cực vận động quần chúng tham gia đánh địch, chống bắt lính, dồn dân. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 1 lần Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ cấp ưu tú. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Che được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười, 2022, 08:01:50 pm ANH HÙNG NGUYỄN BÁ (LIỆT SĨ) Nguyễn Bá (tức Nguyễn Đại), sinh năm 1922, dân tộc Kinh, quê ở xã Phổ Thanh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, tham gia cách mạng năm 1949. Khi hy sinh đồng chí là chiến sĩ dân quân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Nghĩa Bình, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1955 đến năm 1965, Nguyễn Bá làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ hoạt động ở địa phương. Mặc dù địch ra sức lùng sục, đánh phá cơ sở cách mạng, bản thân đồng chí bị địch bắt 2 lần, tra tấn đánh đập rất dã man, song đồng chí vẫn giữ vững khí tiết cách mạng. Sau khi ra tù, đồng chí tìm mọi cách bắt liên lạc với tổ chức Đang, tiếp tục làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ. Từ năm 1966 đến tháng 3 năm 1973, Nguyễn Bá làm nhiệm vụ theo dõi tình hình địch, đưa bộ đội và du kích về hoạt động tại xã, đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, dù khó khăn, ác liệt thế nào cũng tìm mọi cách vượt qua. Đầu năm 1969 và năm 1970, địch dồn dân cày ủi ruộng vườn để lập vành đai trắng. Đồng chí động viên gia đình kiên quyết ở lại địa phương để giữ vững nơi liên lạc với bộ đội và du kích. Đồng thời vận động nhân dân kiên quyết đấu tranh với địch, làm thất bại âm mưu dồn dân lập ấp của chúng. Trong trận ngày 19 tháng 2 năm 1973, bất chấp bom đạn địch đánh phá ác liệt, đồng chí vẫn dũng cảm đưa đường cho bộ đội và cùng nhân dân mai táng cho liệt sĩ được chu đáo. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trên đường trở về, Nguyễn Bá bị địch bắt, chúng tra tấn dã man và bắn chết đồng chí (13/3/1979). Nguyễn Bá đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Bá được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười, 2022, 08:03:02 pm ANH HÙNG LÊ VĂN ĐỨC (LIỆT SĨ) Lê Vân Đức (tức Lê Tiến Dũng), sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Cầm Thanh, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi hy sinh đồng chí là du kích xã Cẩm Thanh, thị xã hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1960 đến tháng 12 năm 1973. Lê Văn Đức làm nhiệm vụ tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, vận chuyển, tiếp tế, liên lạc... phục vụ bộ đội chiến đấu trong thị xã Hội An. Hoạt động ở địa bàn vùng sâu, đồn bốt địch đóng dày đặc, địch kiểm soát gắt gao, thường xuyên càn quét, đánh phá ác liệt, song đồng chí đã nêu cao quyết tâm, luôn tìm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Lê Văn Đức đã xây dựng được 22 cơ sơ. Các cơ sở này đều tích cực hoạt động, có cơ sở đã lấy của địch để đưa cho đồng chí 270 quả lựu đạn, 7 súng, 20 ki-lô-gam thuốc nố để chuyên cho đội biệt động thị xã hội An đánh địch. Lê Văn Đức đã vận động nhân dân mua 105 tấn gạo và tự tay đồng chí chuyển ra vùng giải phóng cho bộ đội được an toàn. Đồng chí nhiều lần dẫn đường phục vụ bộ đội đánh vào thị xã. Riêng Lê Văn Đức diệt được 2 tên ác ôn. Đồng chí đã vận động cả vợ con tích cực tham gia cổng tác cách mạng, trong nhà đào hầm bí mật, thường xuyên nuôi giấu bộ đội, cán bộ, thương binh. Có lần bị thương không đi lại được, Lê Văn Đức đã chỉ dẫn cho vợ đem mìn ra gài ở chỗ địch hay đi lại, diệt được 12 tên. Ngày 19 tháng 12 năm 1973, đồng chí đã hy sinh trong khi đi làm nhiệm vụ. Lê Văn Đức đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Đức được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười, 2022, 08:03:47 pm ANH HÙNG ĐOÀN BƯỜNG Đoàn Bường, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Binh Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 1 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu úy, trợ lý công binh, bộ đội địa phương huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1951 đến năm 1954, Đoàn Bường tham gia du kích xã. Năm 1955, 1956 đồng chí làm giao liên bí mật, phục vụ tốt cho việc chắp nối các cơ sở cách mạng trong địa phương. Năm 1957 Đoàn Bường bị địch bắt, chúng giam giữ, tra xét đến năm 1960 vẫn không khai thác được gì buộc chúng phải trả tự do cho đồng chí. Năm 1964 Đoàn Bường bắt liên lạc được với cơ sở Đảng của địa phương và tham gia du kích xã. Năm 1966, đồng chí nhập ngũ, làm trợ lý công binh cho đến năm 1978. Đoàn Bường luôn nêu cao tinh thần hăng say đánh giặc bằng vũ khí tự tạo, dù khó khăn, thiếu thốn, ác liệt thế nào, đồng chí cũng tìm mọi cách để tự làm được nhiều lựu đạn, thủ pháo, mìn để đánh hộ binh và xe cơ giới địch, lập nhiều chiến công xuất sắc. Tháng 2 năm 1969, 2 chi đội xe bọc thép địch càn vào khu vực xã Bình Phú, Đoàn Bường đã nhanh chóng gài mìn thành một tuyến dài để chặn đánh, kết quả đã phá hủy 8 chiếc M.113, buộc bọn còn lại bỏ dở cuộc càn. Tháng 9 năm 1969, Đoàn Bường làm một qua bom phóng, phóng vào vị trí địch, diệt 15 tên, làm địch rất hoang mang không hiểu ta có loại vũ khí mới gì mà có sức công phá mạnh như vậv. Nhiều lần trong khi lực lượng vũ trang huyện thiếu vũ khí, Đoàn Bường xuống từng xã vận động nhân dân thu lượm bom đạn lép của địch và tự tay cải tiến thành mìn, hướng dẫn cho các đội du kích lấy thuốc làm lựu đạn, thủ pháo, sau đó tự mình đem đi đánh thử, diệt được địch. Nhờ đó đã giải quyết được nhiều khó khăn, đảm bảo cho lực lượng chiến đấu liên tục. Tính chung Đoàn Bường tự cải tiến và làm được hơn 2.000 quả mìn, thú pháo, lựu đạn, hướng dẫn giúp đỡ các đội du kích trong huyện làm được hàng vạn quả khác. Tự tay đồng chí đã đánh mìn, phóng bom, gài lựu đạn diệt được 93 tên địch (có 53 tên Mỹ), phá hủy 13 xe bọc thép. Đoàn Bường luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, gián dị, được đồng đội và nhân dân tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 37 bằng và giấy khen, 6 lần là Chiến sĩ thi đua, 9 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đoàn Bường được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười, 2022, 08:04:15 pm ANH HÙNG LÂM THỊ CHI Cụ Lâm Thị Chi, sinh năm 1913, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là chiến sĩ dân quân xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Từ năm 1956 đến tháng 1 năm 1975, tuy địch thường xuyên càn quét đánh phá cơ sở cách mạng ở xã, nhất là thời kỳ năm 1956 đến 1960 và 1968 đến 1971, cụ Lâm Thị Chi vẫn tìm cách đào hầm để nuôi giấu cán hộ, du kích, bô đội thương binh và cất giấu vũ khí được bi mật an toàn, không lần nào địch phát hiện được. Cụ đã tích cực vận động và dẫn đầu quần chúng trong nhiều cuộc đấu tranh chống địch bắt lính, dồn dân, bắn phá bừa bãi có kết quả. Đã góp phần quan trọng xây dựng xã có phong trào đấu tranh chính trị mạnh. Trong nhiệm vụ chiến đấu, cụ Lâm Thị Chi luôn hăng hái tham gia, dũng cảm vượt qua khó khăn, nguy hiểm, kiên quyết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều lần cụ khéo léo theo dõi mọi hoạt động của địch, để phục vụ tốt cho du kích đánh thắng địch. Hàng chục lần cụ dẫn đầu các bà mẹ tham gia cùng du kích phá đường giao thông gây nhiều khó khăn cho chúng. Đặc biệt ngày 28 tháng 12 nám 1967, cụ giả là người chở thóc đi xát gạo để đưa khối thuốc nổ tới chân cầu Rạch Chanh (thuộc xã), đánh sập chiếc cầu dài 15 mét diệt tên đồn trưởng và 5 tên lính gác cầu, cắt đứt giao thông địch từ tỉnh về huyện, thực hiện được ý đồ của ta đánh phá giao thông trước Tổng tiến công và nổi dậy trong Xuân 1968. Cụ Lâm Thị Chi luôn gương mẫu về mọi mặt, đã động viên bốn người con tham gia bộ đội, du kích. Cụ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, nhiều bằng, giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Lâm Thị Chi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười, 2022, 08:04:53 pm ANH HÙNG TRƯƠNG THỊ GIAO Cụ Trương Thị Giao (tức má Chính), sinh năm 1904, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, tham gia cách mạng năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là chiến sĩ dân quân xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, mặc dù địch lùng sục gắt gao, cụ Trương Thị Giao vẫn dũng cảm đào hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ, thương binh. Trong nhà cụ thường lúc nào cũng có cán bộ hoặc thương binh, du kích, bộ đội ở. Có lần địch bắt cụ và người con gái, chúng đánh đập rất dã man. Cụ vẫn kiên trì chịu đựng và động viên con không khai báo. Cụ đã nêu tấm gương sáng về tinh thần phục vụ cách mạng, vượt qua mọi thử thách ác liệt, kiên trì đấu tranh với giặc, bảo vệ cán bộ, thương binh, du kích được an toàn. Đầu năm 1970, cụ nuôi ba thương binh nặng dưới hầm bí mật trong nhà, nhiều lần địch đến định đào nền nhà cụ để tìm hầm bí mật, cụ bình tĩnh dùng lời lẽ thuyết phục chúng không đào nền nhà mình, bảo vệ an toàn cho thương binh. Tháng 6 năm 1972, địch đến nhà bắt cụ và người con gái út, chỉ hầm bí mật. Trước sau cụ chỉ nói: không có hầm nào cả! Chúng bỏ tù hai mẹ con 3 tháng trời. Năm 1973, có lần một đồng chí bộ đội bị thương nặng đang bị địch đuổi bắt, mặc dù chỉ cách địch một vài thửa ruộng, cụ Trương Thị Giao vẫn bình tĩnh băng bó cho thương binh rồi đưa xuống hầm bí mật. Địch đến nhà dọa nạt, cụ vẫn bình tĩnh dùng lời lẽ khéo léo buộc chúng bỏ đi. Trong 4 ngày nằm dưới hầm bí mật, đồng chí thương binh được cụ săn sóc, chạy chữa thuốc men chu đáo; ngày thứ 5, cụ tìm cách đưa thương binh về đơn vị an toàn. Năm 1974, 1975, gia đình cụ trở thành nơi dừng chân của các đơn vị bộ đội. Cụ Trương Thị Giao đã nêu cao tinh thần hết lòng thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ cách mạng, cụ đã tích cực tổ chức và dẫn đầu nhân dân trong hơn 50 cuộc đấu tranh chính trị với địch chống dồn dân, bắt lính, đào nhà, bắn pháo bừa bãi... Cuộc đấu tranh nào cũng được đồng đảo nhân dân ủng hộ và hăng hái tham gia, có cuộc đấu tranh bị địch đàn áp, cụ vẫn kiên quyết dẫn đầu nhân dân kéo đến bao vây đồn bốt hoặc, cơ quan ngụy quyền buộc chúng phải thực hiện yêu sách của nhân dân. Cụ đã được tặng thưởng 1 Huân chựơng Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Trương Thị Giao được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười, 2022, 08:05:35 pm ANH HÙNG DƯƠNG THỊ LANG Dương Thị Lang (tức Chí Tâm), sinh năm 1912, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh An, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, tham gia cách mạng năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là chiến sĩ dân quân xã Thanh An, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, cụ Dương Thị Lang tham gia cách mạng ở địa phương. Địa bàn xã Thanh An là nơi địch đóng nhiều đồn bốt và các đơn vị chủ lực địch thường xuyên càn quét đánh phá rất ác liệt, cụ vẫn nêu cao tinh thần kiên trì bám đất, bám dân dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, hăng hái phục vụ bộ đội và du kích chiến đấu. Khi nuôi thương binh trong nhà mình, khi vận động nhân dân góp gạo nuôi bộ đội bị thương; nhiều khi vừa làm liên lạc vừa trinh sát tình hình địch giúp các đơn vị bộ đội và du kích chiến đấu thắng lợi. Đầu năm 1971, cụ Dương Thị Lang đã dùng mưu lừa hai tên ác ôn, 1 trưởng đồn, 1 trưởng đoàn bình định ra khỏi đồn tạo thuận lợi cho du kích tiêu diệt chúng. Trận đánh thắng đã cổ vũ nhân dân trong xã hăng hái đấu tranh, buộc những tên còn lại phải rút chạy khỏi đồn. Trong những năm 1969, 1970, 1971 địch đánh phá phong trào cách mạng ở xã rất ác liệt, cụ vẫn đào hầm nuôi trong gia đình mình ba thương binh nặng chu đáo; đồng thời còn làm nòng cốt vận động nhân dân trong xã góp gạo, thực phẩm, thuốc men cung cấp cho một trạm thương binh (thường xuyên có từ 30 đến 70 thương binh), góp phần động viên bộ đội và du kích hăng hái chiến đấu. Trong chiến dịch Xuân Hè 1972 và Thu Đông 1974, lợi dụng thế hợp pháp của mình, cụ đã vừa làm liên lạc, vừa làm trinh sát cho hai trung đoàn bộ đội chủ lực chiến đấu trong địa bàn của xã và huyện. Có lần bị địch bắt, chúng dọa nạt, tra hỏi, cụ vẫn bình tĩnh dùng lời lẽ khuyên nhủ và đấu tranh buộc chúng phải thả cụ ra. Trong hai chiến dịch trên, cụ còn tích cực vận động nhân dân ủng hộ gạo, thực phẩm và chỉ huy chị em phụ nữ đem gạo đến cho bộ đội chiến đấu. Cụ Dương Thị Lang còn hăng hái vận động quần chúng tham gia hàng trăm cuộc đấu tranh chính trị trong xã. Nhiều lần dẫn đầu quần chúng lên huyện, tỉnh và cơ quan ngụy quyền ở Sài Gòn đấu tranh đòi quyền tự do dẫn chủ, chống bắn phá bừa bãi, chống bắt lính, dồn dân, lần nào cũng buộc địch phải thực hiện, hạn chế được nhiều thiệt hại cho nhân dân. Cụ Dương Thị Lang luôn chú trọng xây dựng lực lượng du kích và các tổ chức quần chúng cách mạng của địa phưưng tiến bộ về mọi mặt. Tích cực vận động thanh niên tòng quân giết giặc, cụ được nhân dân địa phương mến phục. Cụ đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 17 bằng, giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Dương Thị Lang được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười, 2022, 08:06:07 pm ANH HÙNG PHẠM THỊ NGƯ Phạm Thị Ngư, sinh năm 1912, dân tộc Kinh, quê ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận. Khi tuyên dương Anh hùng cụ là chiến sĩ dân quân xã Hàm Tiến, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận. Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, cụ Phạm Thị Ngư liên tục tham gia phục vụ chiến đấu. Tuy phải sống trong ấp chiến lược, địch canh phòng, kiểm soát gắt gao, hàng ngày chúng khám xét từng người trước khi cho ra đồng làm, cụ vẫn dũng cảm, táo bạo tìm mọi cách ngụy trang che mắt địch đưa được gạo, muối tiếp tế cho bộ đội, du kích. Từ đó cụ vận động nhân dân cùng làm. Hơn 10 năm cụ và nhân dân trong ấp, đã tiếp tế hàng chục tấn gạo cho bộ đội và du kích trong những năm khó khăn, ác liệt nhất của địa phương. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cụ Phạm Thị Ngư có 8 người con (5 trai, 3 gái) tham gia bộ đội và du kích thì 7 người là liệt sĩ. Cứ sau mỗi lần được tin con hy sinh, cụ lại động viên người con kế theo vào lực lượng vũ trang, cho đến người con út vào du kích tháng 5 năm 1972. Tuy rất thương tiếc các con song cụ vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, hăng hái phục vụ cách mạng tích cực vận động thanh rụên trong ấp đi bộ đội. Cụ và gia đình cụ là tấm gương tiêu biểu về tinh thần triệt để cách mạng sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cụ Phạm Thị Ngư luôn hăng hái tham gia hoạt động trong Hội mẹ chiến sĩ được nhân dân tin yêu. Cụ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Phạm Thị Ngư được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười, 2022, 08:06:44 pm ANH HÙNG NGUYỄN THỊ TỐT Nguyễn Thị Tốt, sinh năm 1907, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, tham gia cách mạng năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng cụ là chiến sĩ dân quân xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1954 đến tháng 4 năm 1975, tuy sức khỏe ngày càng giảm sút, nhưng cụ Nguyễn Thị Tốt vẫn luôn nêu cao tinh thần hăng hái hoạt động cách mạng, nhiệm vụ nào cụ cũng hoàn thành xuất sắc. Trong nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, cụ Nguyễn Thị Tốt đã dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, kiên trì bám đất, kiên quyết không vào trại tập trung, nhờ đó ngôi nhà của cụ vẫn là nơi liên lạc, trú chân của du kích và cán bộ cơ sở. Ngoài ra cụ còn nuôi giấu được 3 thương binh và bộ đội. Trong nhiệm vụ đấu tranh chính trị, cụ luôn tích cực vận động nhân dân đấu tranh trực diện với địch. Đã vận động và tổ chức được hơn 50 cuộc đấu tranh đòi chồng con, chống bắt lính, chống bắn phá bừa bãi và bắt địch bồi thường sau mỗi lần chúng càn vào xã. Có lần địch bắt cụ đưa về đồn đánh đập, tra tấn rất dã man. Cụ vẫn kiên quyết không khai buộc chúng phải thả cụ về. Cụ Nguyễn Thị Tốt còn là người giỏi làm công tác binh vận. Ngày 25 tháng 12 năm 1959, cụ đã vận động, giác ngộ một số binh lính địch đóng đồn trong xã. Bốn ngày sau, số anh em này đã phối hợp chặt chẽ với du kích diệt gọn đồn, bắt 7 tên ác ôn. Trận đánh thắng mở đầu cho phong trào đồng khởi trong huyện. Từ đó đến tháng 4 năm 1975, cụ thường xuyên làm công tác tuyên truyền giác ngộ các gia đình binh lính ngụy vận động chồng, con trở về với nhân dân. Cụ Nguyễn Thị Tốt luôn sống gương mẫu về mọi mặt, tích cực nuôi dạy, giác ngộ cách mạng cho các con. Cụ có 6 người con (4 trai, 2 gái) thì cả 6 đều tham gia hoạt động cách mạng (một bộ đội liệt sĩ), một công an, một du kích, ba làm cán bộ cơ sở xã. Cụ và gia đình cụ luôn được nhân dân trong xã tin yêu. Cụ Nguyễn Thị Tốt đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Nguyễn Thị Tốt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Mười, 2022, 06:39:38 pm ANH HÙNG DƯƠNG THỊ HOA Dương Thị Hoa, sinh năm 1918, dân tộc Kinh, quê ở xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, tham gia cách mạng năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng cụ là chiến sĩ du kích xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, đảng viên Đảng Cộng sán Việt Nam. Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, cụ Dương Thị Hoa liên tục công tác tại địa phương, cụ luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ, ác liệt để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cụ đã tích cực vận động nhân dân phá đường, đào hầm chông đánh giặc và tham gia đấu tranh chính trị. Cụ đã đẫn đầu hàng chục cuộc biểu tình kéo lên huyện lỵ Châu Thành chống địch bắt lính, dồn dân, bắn pháo bừa bãi... thu được thẳng lợi. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà cửa bị giặc đốt đi, đốt lại nhiều lần, cụ vẫn kiên trì trụ bám, dựng lại nhà để ở và làm cơ sở nuôi giấu thương binh, bộ đội, cán bộ những năm địch tiến hành bình định ác liệt. Cụ đã đào hai hầm bí mật trong nhà để nuôi giấu cán bộ. Nhiều lần cụ canh gác, bảo vệ các cuộc họp được an toàn. Khi địch càn quét, lùng sục gắt gao, cụ đã mưu trí, dũng cảm vượt qua nhiều trạm kiểm soát của chúng để tiếp tế lương thực, thuốc men cho bộ đội, du kích. Cụ Dương Thị Hoa còn trực tiếp tham gia đánh địch, nhiều lần đi trinh sát, dẫn đường, xây dựng cơ sở nội tuyến, tham gia xây dựng phương án tác chiến... đã giúp du kích đánh địch đạt kết quả tốt như các trận diệt đồn Bình An (1969); trận phối hợp cơ sở nội tuyến diệt gọn 1 trung đội địch trong năm 1973... Tự tay cụ diệt 6 tên (có 2 tên Mỹ). Tuy sức yếu, tuổi cao, cụ Dương Thị Hoa vẫn gương mẫu, dẫn đầu trong nhiều công tác ở địa phương, có tác dụng động viên mọi người noi theo, dược địa phương tín nhiệm. Cụ Dương Thị Hoa đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, nhiều bằng, giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Dương Thị Hoa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Mười, 2022, 06:40:34 pm ANH HÙNG BÙI THỊ THÊM Bùi Thị Thêm (tức thím Ba Bê), sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Phước, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chiến sĩ du kích xã Vĩnh Phước, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Từ năm 1956 đến năm 1975, Bùi Thị Thêm liên tục công tác ở địa phương, nơi địch thường xuyên đánh phá ác liệt. Đồng chí luôn nêu cao vai trò nòng cốt trong các cuộc đấu tranh trực diện với địch. Đặc biệt, trong thời kỳ đồng khợi, đồng chí đã dẫn đầu 2.000 đồng bào kéo lên thị xã Rạch Giá đấu tranh chống địch bắn phá, chống dồn dân, bắt lính. Có lần đồng chí đi đấu tranh bị địch bắt, chúng tra tấn dã man rồi đem ra bắn dọa thủng áo, Bùi Thị Thêm vẫn kiên quyết không khai báo, giữ được bí mật cho cơ sở. Vừa thoát được tay địch, đồng chí lại tiếp tục đi nhận nhiệm vụ mới. Bùi Thị Thêm đã 60 lần chở xuồng, dẫn đường đưa, đón cán bộ, bộ đội qua những nơi hiểm yếu. Đồng chí tìm nhiều cách ngụy trang khéo léo che mắt địch để đột nhập vào vị trí của chúng điều tra tin tức chính xác giúp bộ đội, du kích đánh thắng nhiều trận. Có lần tự tay đồng chí chở thủy lôi đến thả để đánh một chiếc cầu nằm bên cạnh vị trí đóng quân của địch. Tuy nhà nghèo, Bùi Thị Thêm vẫn nhận nuôi thương binh, bộ đội. Có lần nuôi giấu hàng chục người trong nhà được chu đáo, an toàn. Đồng chí còn tranh thủ may vá giúp bộ đội hàng nghìn bộ quần áo. Bùi Thị Thêm còn là người làm công tác binh vận giỏi, đã kêu gọi được 25 tên phòng vệ dân sự mang 25 súng về với nhân dân. Từ năm 1961 đến năm 1972, gia đình có ba người hy sinh (chồng và hai con) nhưng đồng chí đã nén đau thương làm tốt mọi công tác được địa phương tín nhiệm. Bùi Thị Thêm đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 bằng khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Bùi Thị Thêm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Mười, 2022, 06:41:15 pm ANH HÙNG PHẠM THỊ TƯ Phạm Thị Tư, (tức Tư Bốn), sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, tham gia cách mạng năm 1960. Khi được tuyên dương anh hùng đồng chí là chiến sĩ dân quân xã Thanh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Từ năm 1960 đến mùa Xuân 1975, Phạm Thị Tư làm nhiệm vụ giao liên, vận chuyển tiếp tế cho bộ đội. Hoạt động ở vùng sâu, đồn bốt địch đóng dày đặc, chúng kiểm soát gắt gao và thường xuyên càn quét đánh phá ác liệt, đi lại gặp nhiều khó khăn, đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, luôn tìm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ. Phạm Thị Tư đã 50 lần đưa cán bộ, thương binh; hơn 300 lần đi chuyển gạo tiếp tế cho bộ đội, chuyển đạt công văn, mệnh lệnh của cấp trên đến các đơn vị chiến đấu được an toàn, đúng thời gian quy định. Đặc biệt trong thời gian từ năm 1969 đến năm 1972, địch đánh phá lùng sục rất gắt gao, trên các đường đi lại, địch tổ chức tuần tra, canh gác chặt chẽ làm cho việc vận chuyển tiếp tế của ta gặp nhiều khó khăn. Đồng chí đã không quản nguy hiểm vào vùng địch kiểm soát mua thóc của nhân dân xay xát để tiếp tế cho bộ đội. Phạm Thị Tư đã vận chuyển cho bộ đội hơn 100 tấn gạo. Có lần do yêu cầu gấp, thời gian ngắn, đồng chí đã tìm cách vượt qua khó khăn, nguy hiểm, vượt qua vòng vây của một trung đoàn địch, kịp thời chuyển mệnh lệnh của trên cho một trung đoàn ta đang hoạt động ở vùng sau lưng địch để chuẩn bị chống càn. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu đã hoàn thành xuất sắc, Phạm Thị Tư còn tham gia đánh địch, diệt được một số tên ác ôn. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Thị Tư được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Mười, 2022, 07:11:39 pm ANH HÙNG NGUYỄN THỊ NHO Nguyễn Thị Nho (tức Sáu Anh), sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, trợ lý quân báo, phòng tham mưu thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi nhập ngũ đến mùa Xuân 1975, Nguyễn Thị Nho làm quân báo hoạt động nhiều nơi trong tỉnh. Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần trực tiếp cùng tổ đánh chìm 4 tàu địch, đánh sập 2 cầu, gây nhiều thiệt hại cho địch. Ngày 8 tháng 5 năm 1970, Nguyễn Thị Nho chỉ huy một tổ 6 người dùng 3 chiếc thuyền gần máy mang 3 quả mìn, (mỗi quả nặng 50 ki-lô-gam), khéo léo lừa địch vượt qua 4 đồn, 5 trạm gác đến đánh tàu tại thị xã Cà Mau, không may một chiếc thuyền gần đến đồn địch thì bị chết máy. Đồng chí đã bình tĩnh nhờ lính địch xuống chữa hộ để tránh sự nghi ngờ của chúng. Sau đó lại nhanh chóng cho thuyền đi qua. Kết quả trận này đã đánh chìm 4 tàu địch. Tháng 11 năm 1970, Nguyễn Thị Nho nhận nhiệm vụ đánh cầu Giá Rai (Cà Mau), tuy địch canh phòng rất nghiêm ngặt; trước khi đánh, đồng chí đã 6 lần vượt qua trạm gác của địch, vào điều tra nắm tình hình. Khi đánh, Nguyễn Thị Nho đã cùng một người khác mang một quả bom 500 ki-lô-gam đặt trong một thuyền gắn máy. Thuyền đến cách cầu 1.000 mét thì bọn địch gọi đồng chí và bắt phải cho mượn thuyền chở lính đi càn. Tình huống thật căng thẳng, đồng chí tìm cách thuyết phục địch và nhanh chóng đi mượn một chiếc thuyền khác cho chúng. Kết quả đã đưa được quả bom đến mục tiêu và đánh sập cầu. Tháng 2 năm 1972, có lần Nguyễn Thị Nho nhận nhiệm vụ chuyển công văn hỏa tốc trên đường đi gặp địch, đồng chí đã lừa lúc địch sơ hở nhanh chóng nhai và nuốt những công văn làm địch không phát hiện được gì. Nguyễn Thị Nho sống gương mẫu, sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ được giao, được quần chúng tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, nhiều lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 nắm 1978, Nguyễn Thị Nho được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Mười, 2022, 07:12:45 pm ANH HÙNG NGUYỄN THỊ VÂN Nguyễn Thị Vân (tức Nguyễn Thị Hồng), sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê xã An Bình, Quận 2, thành phố Cần Thơ, nhập ngũ tháng 3 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, trung đội trưởng biệt động thành phố Cần Thơ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thị Vân hoạt động ở chiến trường tỉnh Cần Thơ, khi làm nhiệm vụ giao liên, khi vận chuyển, trinh sát, khi trực tiếp chiến đấu. Nhiệm vụ nào cũng có nhiều khó khăn, nguy hiểm, nhưng đồng chí đều cố gắng hoàn thành xuất sắc. Bị địch bắt tra tấn rất dã man, Nguyễn Thị Vân không hề khai báo, giữ được bí mật cơ sở; khi ra tù, đồng chí tiếp tục công tác. Trong nhiệm vụ giao thông liên lạc, Nguyễn Thị Vân đã đi 800 lần liên lạc giữa căn cứ và đơn vị biệt động trong thành phố, đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, bí mật, an toàn. Trong nhiệm vụ vận chuyển, phục vụ chiến đấu, đồng chí đã chở 24 chuyến thuyền (trung bình một thuyền chở 5 tấn vũ khí hàng hóa). Nhiều lần đi trên 150 cây số, qua hàng chục trạm gác của địch bị chúng xét hỏi gắt gao, đồng chí vẫn bình tĩnh đối phó, vượt qua. Trong nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, Nguyễn Thị Vân đã tham gia hàng trăm trận, phần lớn các trận đồng chí là người đến trước điều tra nghiên cứu tình hình, chuẩn bị mục tiêu và rút sau cùng để nâm kết quả trận đánh. Đặc biệt trận đánh căn cứ tình báo Mỹ, Nguyễn Thị Vân đã cùng đơn vị diệt 425 tên. Trận đánh căn cứ Quận 1, đồng chí cùng một người khác diệt được tên trưởng phòng, lấy được 1.000 tờ giấy có dấu, chữ ký sẵn để cấp cho cán bộ ta dùng trong công tác biệt động. Trong cuộc Tổng tiến công năm 1968, Nguyễn Thị Vân tham gia phục vụ các đơn vị chiến đấu diệt nhiều địch, có trận một đêm diệt hơn 200 tên. Một lần đưa hai cán bộ chỉ huy của quân khu và thành đội vào nội địa nghiên cứu tình hình, bất ngờ gặp địch, đồng chí đã bình tĩnh đấu lý với địch. Buộc chúng phải rút lui, bảo vệ an toàn cho cán bộ. Nguyễn Thị Vân sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được quần chúng tín nhiệm. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Dũng sĩ, 1 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thị Vân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Mười, 2022, 07:13:14 pm ANH HÙNG LÊ THỊ HỒNG Lê Thị Hồng (tức Minh Thắng), sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 12 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phân đội biệt động 3 thị xã Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Quá trình tham gia chiến đấu Lê Thị Hồng luôn thể hiện quyết tâm cao, tích cực tấn công, dũng cảm, táo bạo, luồn sâu đánh địch. Đồng chí đã trực tiếp đánh 8 trận ở nội đô thị xã Bến Tre, diệt 65 tên địch (có nhiều sĩ quan) làm bị thương hơn 20 tên, phá hủy 6 tấn đạn dược. Nhiều lần Lê Thị Hồng mưu trí, chuyển vũ khí vượt qua các trạm kiểm soát của địch phục vụ cho đơn vị đánh các mục tiêu quan trọng trong thị xã. Trong trận đánh sở chỉ huy biệt kích ở ngã năm thị xã Bến Tre ngày 20 tháng 5 năm 1969, mục tiêu nằm sâu trong thị xã, địch bố phòng cẩn mật, Lê Thị Hồng đã mưu trí thọc sâu nắm chắc tình hình, đề ra phương án chính xác. Trận này đồng chí diệt 16 tên địch, phá hủy 6 tấn đạn. Trận đánh thắng làm bọn biệt kích hoang mang, nhiều tên bỏ ngủ. Đồng bào phấn khởi, tin tưởng. Trận đánh ty chiêu hồi ở thị xã Bến Tre ngày 1 tháng 12 năm 1969, Lê Thị Hồng làm nhiệm vụ nghiên cứu mục tiêu và vận chuyển vũ khí phục vụ cho trận đánh. Tuy địch canh phòng nghiêm ngặt, đồng chí đã mưu trí vượt qua các trạm kiểm soát, dũng cảm bám sát mục tiêu phục vụ cho đơn vị diệt 12 tên trong đó có tên trưởng ty chiêu hồi. Lê Thị Hồng luôn sống khiêm tốn, giản dị, được nhân dân yêu mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 12 bằng và giấy khen, 1 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Thị Hồng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Mười, 2022, 07:14:01 pm ANH HÙNG VÕ THỊ HUY Võ Thị Huy (tức Tin) sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nhập ngũ tháng 1 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng thuộc đại đội 2, tiểu đoàn 19 công binh, bộ đội địa phương tỉnh Bình Định, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 13 tuổi, Võ Thị Huy tham gia nuôi giấu cán bộ, du kích trong hầm bí mật, có lẫn địch bắt chỉ hầm, mặc dù bị chúng đánh đập rất tàn nhẫn nhưng đồng chí vẫn không khai báo. Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Võ Thị Huy tham gia chiến đấu với nhiều nhiệm vụ khác nhau: chiến sĩ bộ binh, chiến sĩ giao liên, trung đội trưởng súng cối 60 mi-li-mét; nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc. Võ Thị Huy đã đánh 25 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, táo bạo, chỉ huy đơn vị diệt hơn 100 tên địch, tự tay đồng chí diệt 11 tên (có 2 tên ác ôn, 1 trung úy). Ngày 24 tháng 9 năm 1970, Võ Thị Huy nhận nhiệm vụ diệt tên ác ôn khét tiếng, đồng chí giả trang khéo léo lọt vào ấp, thấy nó đi xe máy Honda, đồng chí chạy bộ đuổi theo về đến tận sân nhà nó, dùng súng ngắn bắn chết hắn tại chỗ. Diệt được tên này nhân dân rất ca ngợi (lúc này Võ Thị Huy mới 15 tuổi). Tháng 10 năm 1970, đồng chí nhận nhiệm vụ diệt một tên ác ôn khác, Võ Thị Huy lại giả trang là người đi bán sắn đến tận nhà diệt được tên ác ôn này. Tháng 7 năm 1971, Võ Thị Huy làm nhiệm vụ chuyển công văn hỏa tốc qua vùng địch kiểm soát. Mặc dù chúng kiểm tra, kiểm soát gắt gao, đồng chí vẫn khôn khéo giấu tài liệu dưới đế dép, địch không phát hiện được, công văn đã được chuyến đến nơi an toàn, kịp thời gian. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, gương mẫu, được đồng đội tin yêu. Võ Thị Huy đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 bằng khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Võ Thị Huy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Mười, 2022, 07:15:53 pm ANH HÙNG ĐỖ THỊ NĂM Đỗ Thị Năm (tức Năm Tháng), sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, nhập ngũ tháng 7 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, chiến sĩ vận tải, ban Hậu cần, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 8 năm 1968, Đỗ Thị Năm làm giao liên tại xã. Tháng 9 năm 1968 đồng chí bị địch bắt, chúng tra tấn, đánh đập dã man nhưng đồng chí vẫn kiên cường chịu đựng. Địch không khai thác được gì, năm 1969 phải thả ra. Từ tháng 7 năm 1971 đến tháng 4 năm 1975, Đỗ Thị Năm làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí trên sông. Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, địch thường xuyên kiểm soát gắt gao, nhiều lần gặp địch, chúng hăm dọa đồng chí vẫn bình tĩnh đấu lý, buộc chúng phải cho đi. Có lần thuyền chở vũ khí sắp đi vào một đoạn sông, nơi ta và địch đang nổ súng đánh nhau, địch giữ thuyền của đồng chí chở xãc bọn địch bị chết. Đồng chí đã bình tĩnh ngụy trang, đấu tranh buộc chúng phải cho thuyền đồng chí ra khỏi khu vực nguy hiểm, tiếp tục chở vũ khí đến nơi an toàn. Tính chung, Đỗ Thị Năm đã vận chuyển được 279 chuyến súng đạn, lương thực cho bộ đội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đỗ Thị Năm sống gương mẫu, giản dị, khiêm tốn, liêm khiết, tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng chết, con nhỏ, đồng chí đã tìm cách khắc phục vượt qua. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 1 bằng khen, 1 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đỗ Thị Năm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Mười, 2022, 07:16:28 pm ANH HÙNG PHAN THỊ ĐẸT Phan Thị Đẹt, sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thuận, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 2 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung sĩ, chiến sĩ vận tải, bộ đội địa phương huyện Ngọc Hiển tỉnh Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Phan Thị Đẹt làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, chuyên chở thương binh. Tuy gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, phải qua lại nhiều khu vực địch tuần tra, canh gác, kiểm soát gắt gao đồng chí đã dũng cảm, bình tĩnh, mưu trí tìm cách lừa địch vượt qua an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có lần Phan Thị Đẹt nhận nhiệm vụ vào vùng địch kiểm soát lấy thi hài hai tử sĩ của đơn vị, bị địch xét hỏi gây nhiều khó khăn, đồng chí bình tĩnh dùng lý lẽ buộc chúng cho vào khu vực trận địa, lần lượt đưa thi hài hai đồng chí về phía sau. Nhiều lần đồng chí chở thương binh, súng đạn, giữa đường gặp địch, chúng bắt dỡ hàng ngụy trang xuống để lấy xuồng chở lính đi càn. Phan Thị Đẹt đã khéo léo tranh thủ, trì hoãn, hồi lâu mới mượn chiếc thuyền khác cho chúng, nhờ vậy bảo đảm an toàn cho thương binh và vũ khí, đồng thời làm địch bị lỡ cuộc đi càn. Gần 5 năm làm nhiệm vụ vận tải, Phan Thị Đẹt đã chuyển được 100 chuyến hàng gồm 40 tấn vũ khí, đạn dược, trên 700 giạ gạo (14 tấn) và 25 lần chở cán bộ đi công tác theo đường hợp pháp được an toàn. Tuy hoàn cảnh gia đình rất neo đơn, chồng chết, vừa công tác vừa nuôi 6 con (4 con còn nhỏ), đồng chí đã khắc phục khó khăn, bảo đảm công tác liên tục. Đồng chí có tác phong gương mẫu, cần cù, được đơn vị tín nhiệm. Phan Thị Đẹt đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 9 bằng khen và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phan Thị Đẹt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Mười, 2022, 07:17:11 pm ANH HÙNG KƠ PA Ó Kơ Pa Ó, sinh năm 1951, dân tộc Ba Na, quê ở xã Ia Phin, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, tham gia cách mạng năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng du kích xã Ia Phin, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 14 tuổi (1965) Kơ Pa Ó xung phong làm liên lạc mật cho cơ sở Đảng tại địa phương. Trong 4 năm (1965 - 1968), đồng chí đã khéo léo lừa địch, đưa hàng trăm công văn, chỉ thị và truyền đạt nhiều tin tức tới các cơ sở trong xã. Năm 1969, Kơ Pa Ó đã bí mật lọt vào đồn địch lấy được một khẩu súng và 100 viên đạn và xung phong vào đội du kích để được trực tiếp chiến đấu. Từ đó đến năm 1972, đồng chí đã tham gia chiến đấu và chỉ huy tiểu đội, trung đội nữ du kích đánh 26 trận. Trận nào đồng chí cũng dũng cảm, mưu trí, chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt, diệt gần 200 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Tự tay đồng chí diệt 38 tên, bắt 4 tên, phá hủy 4 xe quân sự (có 1 xe tăng), thu 8 súng. Ngày 28 tháng 8 năm 1969, Kơ Pa Ó chỉ huy tiểu đội nữ du kích tập kích diệt gọn đồn Làng Lân (diệt 12 tên, bắt 2 tên ác ôn). Trận đánh thắng mở đầu cho đợt đấu tranh của nhân dân trong xã. Đầu tháng 2 năm 1970 nhân dân làng Bạc (thuộc xã) nổi dậy phá ấp trở về làng cũ làm ăn. Địch cho 1 đại đội ác ôn đến đàn áp. Đồng chí chỉ huy tiểu đội chặn địch, diệt 42 tên, bắt 6 tên, thu 16 súng, buộc bọn còn lại rút chạy. Cuộc phá ấp của nhân dân làng Bạc thắng lợi. Trận này Kơ Pa Ó diệt 8 tên, thu 2 súng. Ngày 8 tháng 9 năm 1972 đồng chí chỉ huy trung đội nữ du kích phục kích địch trên đoạn đường từ Lệ Ngọc đi Đồn Me. Một đại đội địch lọt vào trận địa, tuy lực lượng ta ít hơn nhưng đồng chí vẫn động viên chị em kiên quyết đánh. Sau 10 phút chiến đấu, trung đội đã diệt 32 tên, bắt 10 tên, thu 24 súng, bọn sống sót bỏ chạy tán loạn vào rừng. Ngày 15 tháng 10 năm 1972, Kơ Pa Ó chỉ huy trung đội đánh giao thông trên đường 19 kéo dài. Chờ cho chiếc xe đi đầu cách trận địa 15 mét mới hạ lệnh nổ súng và giật mìn. Sau 30 phút chiến đấu quyết liệt trung đội đã bắn trúng 4 xe (có 1 xe tăng), diệt 20 tên địch. Riêng Kơ Pa Ó diệt 2 xe (có 1 xe tăng). Năm 1973, được ra miền Bác học tập, đồng chí luôn cố gắng, được nhà trường biểu dương. Cuối năm 1975, trở về địa phương công tác, năm 1978 Kơ Pa Ó là Hội trưởng Hội phụ nữ xã. Kơ Pa Ó luôn gương mẫu về mọi mặt, chị khiêm tốn giản dị, được đồng đội và nhân dân tin yêu. Kơ Pa Ó đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 20 bằng khen và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Kơ Pa Ó được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:48:45 pm ANH HÙNG DƯƠNG THỊ LỆ Dương Thị Lệ (tức Thanh Hồng), sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, tham gia cách mạng năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chiến sĩ du kích xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Dương Thị Lệ tham gia du kích từ năm 17 tuổi, công tác và chiến đấu ở nơi địch thường xuyên đánh phá quyết liệt, đồng chí đã nêu cao tinh thần quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Là y tá của đội du kích, Dương Thị Lệ luôn chăm lo đến sức khoe của toàn đội, lũc chiến đấu đồng chí kịp thời băng bó vết thương cho thương binh và đưa về phía sau. Những lúc không đưa được thương binh lên tuyến trên, đồng chí đã tận tình nuôi dưỡng, bảo vệ. Có lần một mình chăm sóc năm thương binh trong khi địch đang càn quét, bắn pháo dài ngày vào nơi trú quân. Dương Thị Lệ phải thức trắng hàng tháng, vừa theo dõi điều trị vết thương, dìu đỡ thương binh xuống hầm khi có bom pháo, vừa lo ăn, giặt giũ hàng ngày... chị vẫn vui vẻ, an ủi động viên anh em điều trị. Dương Thị Lệ đã tham gia 9 trận đánh, trận nào cũng dũng cảm mưu trí tự tay diệt 8 tên dịch (trong đó có 5 tên ác ôn), thu 4 súng. Chị đã vận động được hơn 40 thanh niên du kích, bản thân luôn gương mẫu dẫn đầu trong công tác xây dựng ấp, xã chiến đấu, được địa phương tín nhiệm. Dương Thị Lệ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Dương Thị Lệ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:49:29 pm ANH HÙNG TỐNG VIẾT DƯƠNG Tống Viết Dương, sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, trú quán: xã Mỹ Chánh Hòa, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 3 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung tá trung đoàn trưởng trung đoàn 367 đặc công, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 2 năm 1962 đến Xuân 1975, Tống Viết Dương hoạt động tại địa bàn Đông Nam Bộ và Cam-pu-chia, khi làm nhiệm vụ nắm tình hình địch phục vụ cho trên, khi trực tiếp chỉ huy đơn vị biệt động đánh địch trong thành phố. Dù khó khăn, gian khổ ác liệt thế nào đồng chí cũng tìm cách khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ. Đầu năm 1965, Tống Viết Dương chỉ huy đơn vị đánh sân bay và trường huấn luyện cảnh sát địch ở Rạch Dừa (Vũng Tàu), diệt 500 tên địch, phá hủy 37 máy bay. Trận đánh sân bay Pô-chen-tông (Cam-pu-chia) ngày 22 tháng 1 năm 1971, đồng chí trực tiếp đi nghiên cứu, điều tra, lập phương án tác chiến. Trong chiến đấu, Tống Viết Dương chỉ huy linh hoạt, đơn vị đã phá hủy nhiều máy bay, diệt nhiều tên giặc lái và nhân viên kỹ thuật, phá hủy 1.000 tấn bom đạn, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng, Trận đánh sân bay Bát-tam-băng tháng 4 năm 1973. Sau khi điều tra kỹ lưỡng, Tống Viết Dương chỉ huy đơn vị chiến đấu, khi sắp nổ súng thì địch phát hiện được, nếu đánh theo chiến thuật đặc công kết hợp bộ binh thì không giành thắng lợi. Đồng chí chuyển hướng đánh bằng pháo đi cùng, kết quả đã phá hủy 18 máy bay và hàng trăm tấn bom, đạn. Ngày 26 tháng 6 năm 1974, trong trận đánh căn cứ biệt kích Nước Trong ở Núi Đất, Tống Viết Dương chỉ huy tiểu đoàn đánh nhanh, đánh mạnh diệt 200 tên trong đó có nhiều sĩ quan cấp tá. Trận đêm 22 tháng 8 năm 1974, đồng chí đã chỉ huy tiểu đoàn tập kích căn cứ 1 chiến đoàn ngụy, diệt 500 địch, phá hủy nhiều xe tăng. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tuy sức khỏe yếu, Tống Viết Dương vẫn nhận nhiệm vụ, chỉ huy đơn vị đặc công đánh vào Sài Gòn, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ tháng 8 năm 1976 đến tháng 11 năm 1978, Tống Viết Dương là quận đội trưởng Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Đồng chí đã góp phần tích cực trong việc chỉ đạo, xây dựng lực lượng vũ trang trong quận và làm tốt công tác trật tự trị an, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, gương mẫu, có tín nhiệm với quần chúng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Tống Viết Dương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:50:09 pm ANH HÙNG TRẦN ĐỐI Trần Đối (tức Khoa), sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 8 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung tá, trung đoàn trưởng bộ binh, trung đoàn 24, Sư đoàn 5, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 9 năm 1963 đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, Trần Đối chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên và Nam Bộ. Đồng chí đã qua các cương vị từ đại đội trưởng đến trung đoàn trưởng. Trong các cương vị phụ trách, đồng chí đã góp phần tích cực xây dựng nhiều đơn vị yếu trở thành khá, nhiều đơn vị được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng (trung đoàn 66 và trung đoàn 24). Trong chiến dịch sông Sa Thầy (Hè năm 1967), Trần Đối chỉ huy 2 tiểu đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh chiếm khu vực được phân công diệt gần 1.000 tên địch. Tháng 11 năm 1967, trong chiến dịch Đắc Tô đồng chí là trung đoàn phó trực tiếp chỉ huy một tiểu đoàn, đã diệt gọn 2 đại đội Mỹ và góp phần cùng đơn vị bạn diệt 2 tiểu đoàn Mỹ khác. Xuân 1968, là trung đoàn trưởng, Trần Đối chỉ huy đơn vị vận động tấn công kết hợp chốt, diệt gọn 2 đại đội Mỹ trong các trận Chư Tăng, Kra, Ngọc Cam Liệt. Tháng 4 năm 1972, vừa mới vào chiến trường Nam Bộ, Trần Đối đã chỉ huy đơn vị tấn công tiêu diệt căn cứ địch ở Xa Mát và cùng với đơn vị bạn vây ép buộc địch ờ căn cứ Thiện Ngôn phải tháo chạy. Đơn vị do Trần Đối chỉ huy đã góp phần diệt chiến đoàn 49 ngụy, chọc thủng tuyến phòng thủ của địch ở phía Tây Sài Gòn. Năm 1973 và năm 1974, Trần Đối chỉ huy trung đoàn đánh địch ở Mỹ Tho, tuy chiến trường đồng bằng có nhiều khó khăn, song đồng chí đã nêu cao quyết tâm, chỉ huy linh hoạt, mưu trí, diệt 4 tiểu đoàn địch, san bằng trên 30 đồn bốt, mở ra vùng giải phóng bắc Cái Bè. Sau đó Trần Đối đưa trung đoàn thọc sâu đánh địch ở Gò Công, gây cho địch nhiều tổn thất. Trần Đối sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị. Đồng chí đã được tăng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Đối được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:51:21 pm ANH HÙNG NGUYỄN MINH QUANG Nguyễn Minh Quang (tức Nguyễn Tấn Khoa), sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Đức, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 12 năm 1952. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung tá, phó chính ủy trung đoàn thuộc sư đoàn 5 bộ binh, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1962 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Minh Quang hoạt động ở vùng Bà Rịa - Long Khánh, Biên Hòa nơi có nhiều gian khổ ác liệt. Đồng chí đã qua các cương vị từ đại đội đến trung đoàn, ở cương vị nào Nguyễn Minh Quang cũng hoàn thành nhiệm vụ. Trận đánh vào sân bay Biên Hòa năm 1968, đồng chí chỉ huy tiểu đoàn, chiến đấu liên tục trong 6 ngày, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn (có 2 tiểu đoàn Mỹ, 1 tiểu đoàn ngụy), bắn cháy 27 xe tăng. Năm 1969, địch tập trung càn quét đánh phá ác liệt vùng Long Khánh, Nguyễn Minh Quang động viên mọi người kiên quyết đánh địch. Trong chiến đấu, đồng chí nêu cao tinh thần mưu trí, dũng cảm, tích cực tấn công. Tháng 3 năm 1975, trong trận đánh căn cứ ngã ba Ông Đồn, địch chống cự quyết liệt, Nguyễn Minh Quang đã đi sát bộ đội chỉ huy tiêu diệt căn cứ này. Tiếp đó, Nguyễn Minh Quang chỉ huy đánh địch trên đường số 1, đường số 3, tạo điều kiện cho đơn vị bạn phát triển thuận lợi. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Minh Quang chỉ huy trung đoàn đánh chiếm ngã ba Dầu Dây, diệt 1 đại đội và 2 khẩu pháo 105 mi-li-mét của địch chốt giữ ở đây tạo điều kiện cho đơn vị bạn đánh thị trấn Xuân Lộc. Đơn vị đã sử dụng 2 khẩu pháo thu được của địch bắn diệt một số mục tiêu xung quanh. Địch cho chiến đoàn 52 và 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn cơ giới phản kích chiếm lại chốt, Nguyễn Minh Quang chỉ huy đơn vị chiến đấu một ngày, một đêm và đã đánh bại mọi sự cố gắng của chúng. Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, luôn chú trọng xây dựng trung đoàn Đồng Nai, trở thành Đơn vị Anh hùng. Nguyễn Minh Quang đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba và nhiều bằng và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Minh Quang được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:51:54 pm ANH HÙNG ĐỖ TẤN PHONG Đỗ Tấn Phong (tức Đỗ Văn Trực), sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Đông Hiệp, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 8 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu tá, cán bộ biệt động thành phố Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1945 đến tháng 12 năm 1952, Đỗ Tấn Phong đã qua các nhiệm vụ: Đội trưởng đội trinh sát, chỉ huy phó đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt Đỗ Tấn Phong là người có công lớn trong việc xây dựng 5 đội vũ trang tuyên truyền hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Năm 1953, Đỗ Tấn Phong hai lần bị địch bắt. Lần thứ nhất đồng chí đã vượt ngục trờ về hoạt động. Lần thứ hai, tuy bị địch đánh đập dã man, nhưng Đỗ Tấn Phong vẫn giữ vững khí tiết. Năm 1954 sau khi được trao trả, đồng chí xin ở lại Sài Gòn để tiếp tục hoạt động. Từ năm 1955 đến tháng 4 năm 1975, Đỗ Tấn Phong liên tục hoạt động ở nội thành Sài Gòn, để xâỵ dựng cơ sở quần chúng cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang... Trong chiến đấu, đồng chí luôn dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn, nguy hiểm thế nào cũng kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Đơn vị Đỗ Tấn Phong đã đánh hàng trăm trận, diệt hàng nghìn tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Cuối năm 1965, đồng chí chỉ huy biệt động tấn công bọn sĩ quan Mỹ tại nhà hàng Mỹ Cảnh (nội thành Sài Gòn) diệt hơn 100 tên. Trận đánh thắng đã gây tiếng vang lớn, có tác dụng cổ vũ các đơn vị biệt động toàn thành phố hăng hái vượt qua mọi nguy hiểm, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ. Xuân 1968, Đỗ Tấn Phong chỉ huy cụm biệt động 679, táo bạo tấn công vào khu vực cổng Phi Long (sân bay Tân Sơn Nhất) và bộ tổng tham mưu ngụy, đánh địch ở quận 5, quận 6 thành phố Sài Gòn diệt hàng trăm tên địch, phá hủy đài truyền hình. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Đỗ Tấn Phong chỉ huy trung đoàn biệt động đánh chiếm quận Phú Nhuận. Sau đó nhanh chóng truy quét tàn binh, bảo đảm trật tự và xây dựng các đoàn thể cách mạng. Đồng chí luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, tích cực rèn luyện ý chí chiến đấu cho đơn vị, làm tốt công tác xây dựng cơ sở cách mạng trong nội thành. Riêng đồng chí đã xây dựng được hơn 100 đầu mối tin cậy, góp phần quan trọng bảo đảm đơn vị hoạt động suốt quá trình chống Mỹ. Đỗ Tấn Phong sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Thành đồng Tổ quốc, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đỗ Tấn Phong được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:52:25 pm ANH HÙNG LÊ THANH SƠN Lê Thanh Sơn (tức Ba Ngay), sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Trường Long, huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 10 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu tá tỉnh đội trưởng tỉnh đội Cần Thơ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong chiến đấu Lê Thanh Sơn luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, dũng cảm, táo bạo, chỉ huy mưu trí, linh hoạt. Đồng chí đã tham gia chiến đấu trên 100 trận, tự tay diệt 150 tên địch, thu 70 súng. Đồng chí đã góp phần công sức xây dựng tiểu đoàn Tây Đô 1 bộ đội địa phương của tỉnh trưởng thành vững chắc và được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng. Trong trận đánh ngày 25 tháng 10 năm 1963 vào đồn Phú Xuân, địch chống cự quyết liệt, đơn vị gặp nhiều khó khăn, Lê Thanh Sơn dũng cảm tìm cách vượt qua làn đạn địch, dùng thu pháo đánh chiếm lô cốt, tạo thuận lợi cho đơn vị phát triển chiến đấu, giành thắng lợi. Từ năm 1973 đến năm 1975, Lê Thanh Sơn là tỉnh đội phó rồi tỉnh đội trưởng tỉnh đội Cần Thơ, đồng chí đã góp phần chỉ huy đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh trong tỉnh. Lê Thanh Sơn luôn đi sát chiến trường, nghiên cứu kỹ tình hình, đề ra phương án tác chiến chính xác, kết hợp chặt chẽ 3 mũi giáp công. Cuối năm 1974, đồng chí chỉ huy tiểu đoàn Tây Đô diệt 1 chi khu và 2 tiểu đoàn địch, bao vây bức rút nhiều đồn bốt, mở rộng vùng giải phóng trên tuyến Kênh Xáng, Xà No. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Lê Thanh Sơn đã đưa 2 tiểu đoàn của tỉnh thọc qua 2 trung đoàn địch, vượt đường vòng cung đánh vào thành phố. Sau khi đánh chiếm thị trấn Cái Răng, đồng chí đã khẩn trương tổ chức lực lượng, sử dụng xe cơ giới của địch kịp thời vào nội thành Cần Thơ, buộc sở chỉ huy vùng 4 chiến thuật và sư đoàn 21 ngụy phải ra lệnh cho các tiểu khu đầu hàng cách mạng. Lê Thanh Sơn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Thanh Sơn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:52:55 pm ANH HÙNG ĐẶNG TẤN TRIỆU Ngày 25 tháng 11 năm 1960, sau 1 tháng kiên trì xây dựng cơ sở ở vùng ven thị xã Cà Mau để điều tra Đặng Tấn Triệu (tức Năm Lạc), sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Mỹ A, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 4 năm 1956. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu tá, chính trị viên phó tỉnh đội Cà Mau, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1956 đến năm 1973, Đặng Tấn Triệu hoạt động ở địa bàn tỉnh Cà Mau đã qua các cương vị: tổ trưởng, đội trưởng, chính trị viên đại đội đặc công, chính trị viên tiểu đòan bộ binh, chính trị viên phó tỉnh đội... Đồng chí đã tham gia chiến đấu gần một trăm trận. Đơn vị do đồng chí chỉ huy đã diệt hàng nghìn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Đặng Tấn Triệu là người có nhiều công xây dựng được nhiều Đơn vị Anh hùng. Ngày 25 tháng 11 năm 1960, sau 1 tháng kiên trì xây dựng cơ sở ở vùng ven thị xã Cà Mau để điều tra nghiên cứu tình hình, Đặng Tấn Triệu mang mìn vượt qua nhiều vùng địch canh gác chặt chẽ vào phá hủy một số mục tiêu trong thị xã, diệt 16 tên. Địch đưa quân ra lùng sục tìm bắt, đồng chí bình tĩnh, bí mật ẩn náu ngay sát vị trí địch 1 ngày, 1 đêm rồi rút ra an toàn. Xuân 1968, Đặng Tấn Triệu chỉ huy trung đội đánh vào hậu cứ của địch ở thị xã Cà Mau. Lực lượng địch đông gấp nhiều lần, có máy bay, pháo binh yểm trợ, bắn phá ác liệt, bộ binh của chúng mở nhiều đợt phản kích hòng đẩy lùi các đợt tấn công của ta. Đồng chí đi sát động viên mọi người kiên quyết chiến đấu. Đồng thời chỉ từng mục tiêu cho bộ đội tiêu diệt. Đơn vị Đặng Tấn Triệu đã diệt hơn 60 tên, thu hút hỏa lực địch, tạo thuận lợi cho đơn vị bạn đánh địch ở hướng chủ yếu giành thắng lợi. Từ năm 1973 đến năm 1978 đồng chí làm cán bộ kiểm tra ở cơ quan Quân khu, Đặng Tấn Triệu luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Tấn Triệu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:53:22 pm ANH HÙNG LÊ VĂN VĨNH Lê Văn Vĩnh (tức Phạm Hữu Nghĩa), sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 9 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu tá chính trị viên đội 36 tình báo, Bộ tham mưu Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1962 đến tháng 4 năm 1975, Lê Văn Vĩnh được phân công làm công tác tình báo ờ Sài Gòn, đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, khôn khéo cải trang lừa địch sống hợp pháp ở ngay những khu vực có địch để, nắm tình hình được kịp thời. Đồng chí đã nhiều lần đột nhập vào những cơ quan đầu não của địch như bộ quốc phòng, tổng nha cảnh sát, bộ tổng tham mưu ngụy, nơi chúng tổ chức canh gác, kiểm tra giấy tờ rất chặt chẽ. Lê Văn Vĩnh đã lấy được nhiều tài liệu quan trọng, báo cáo cho trên được kịp thời, chính xác. Đồng chí còn chỉ huy đơn vị xây dựng được nhiều cơ sở quan trọng ở trong và ngoài thành phố, nhờ đó việc nắm tình hình địch và việc đi lại hoạt động của ta được tốt hơn. Xuân 1968, ngoài nhiệm vụ đưa đón cán bộ cao cấp ra vào thành phố an toàn, Lê Văn Vĩnh đã đột nhập vào tổng nha cảnh sát ngụy, nha cảnh sát đô thành, bộ quốc phòng ngụy, chi khu Hóc Môn, Trảng Bàng, Tân Uyên (có nơi đột nhập tới 3 lần) lấy được nhiều tài liệu quan trọng, đáp ứng yêu cầu của trên. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, sau khi trực tiếp tổ chức mạng lưới trinh sát và giao thông tình báo trong chiến dịch, Lê Văn Vĩnh đã chỉ huy một tổ đột nhập khu vực bộ tổng tham mưu ngụy lúc 9 giờ sáng ngày 30 tháng 4 bắt 1 tên đại tá và 30 sĩ quan ngụy, gây hoang mang trong khu vực bộ tổng tham mưu, tạo điều kiện cho đơn vị bạn tiến công làm chủ hoàn toàn mục tiêu. Lê Văn Vĩnh luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Lê Văn Vĩnh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 3 lần là Dũng sĩ, 7 bằng khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Vĩnh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:54:46 pm ANH HÙNG LÊ QUANG VĂN Lê Quang Văn, sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, trú quán xã Sơn Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 4 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, tỉnh đội phó tỉnh đội Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, Lê Quang Văn chiến đấu ở địa bàn địch đánh phá ác liệt. Trưởng thành từ chiến sĩ lên, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lê Quang Văn đả tham gia chiến đấu trên 100 trận, tự tay đồng chí diệt hơn 120 tên địch, bắt 15 tên, phá hủy 2 xe quân sự, đánh sập 2 cầu, thu 20 súng, chỉ huy đơn vị diệt hàng ngàn tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, thu nhiều vũ khí. Ngày 10 tháng 10 năm 1962, trong trận đánh đại đội biệt kích tại ngã ba An Định (Mỏ Cày), Lê Quang Văn dùng lựu đạn diệt 1 hỏa điểm và xông vào bắt sống 5 tên địch, mở đường cho đơn vị phát triển vào trung tâm diệt đại đội này, bắt 45 tên, thu 23 súng. Trận đánh ở Bình Phú (ngoại ô thị xã Bến Tre) ngày 30 tháng 3 năm 1969, sau khi tấn công tiêu diệt 5 đồn bốt địch, đồng chí chỉ huy tiểu đoàn trụ lại chốt giữ trận địa. Địch tập trung 1 tiểu đoàn và 2 đại đội chia làm nhiều mũi đánh vào trận địa ta, tuy quân số đơn vị ít, Lê Quang Văn vẫn bình tĩnh chỉ huy đánh lui các đợt phản kích của địch, diệt trên 150 tên, giữ vững trận địa. Năm 1973 - 1974, Lê Quang Văn là tỉnh đội phó tỉnh Bốn Tre, đồng chí xây dựng quyết tâm chiến đấu tốt cho lực lượng vũ trang thị xã và huyện Châu Thành. Lê Quang Văn đã nhiều lần đi trinh sát, nghiên cứu căn cứ địch chỉ huy các đơn vị đánh diệt 300 tên, buộc địch phải rút bỏ 10 đồn, mở rộng vùng giải phóng. Lê Quang Văn sống giản dị, khiêm tốn, được đồng đội yêu mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến nòng giải phóng hạng ba, 9 bằng khen và giấy khen, 4 lần la Chiến sĩ thi đua, 6 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Quang Văn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:55:18 pm ANH HÙNG TRẦN CÔNG BẰNG Trần Công Bằng, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Điền Tây, huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ năm 1955. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu tá, nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 303 bộ binh, trung đoàn 3, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trần Công Bằng trưởng thành từ chiến sĩ lên. Đồng chí đã tham gia chiến đấu trên một trăm trận, tự tay đồng chí diệt trên 200 tên địch, phá hủy 2 xe quân sự, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng. Tháng 4 năm 1963, Trần Công Bỗng chỉ huy trung đội đánh biệt khu tỉnh Cà Mau. Anh em phải vượt qua các tuyến ngăn chặn của địch, đánh thẳng vào khu sở chỉ huy tiểu đoàn địch tạo thuận lợi cho đại đội diệt gọn tiểu đoàn địch gồm 300 tên, bắt 17 tên, thu 75 súng. Xuân 1968, Trần Công Bằng chỉ huy đại đội đánh chiếm đài phát thanh trong thành phố Cần Thơ. Tuy địch phòng thủ kiên cố, nhưng đồng chí vẫn dẫn đầu đơn vị vượt qua các tuyến ngăn chặn, đánh chiếm các mục tiêu. Địch phản kích mạnh, đơn vị bị đứt liên lạc với trên, quân số hao hụt, đạn dược thiếu. Đồng chí đã động viên mọi người kiên quyết trụ bám đánh địch liên tục 38 ngày đêm trong thành phố và trên đường vòng cung. Đơn vị đã diệt 500 tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong trận đánh địch ở căn cứ An Biên (Kiên Giang) ngày 10 tháng 1 năm 1970, Trần Công Bằng chỉ huy mũi tấn công chủ yếu, táo bạo thọc sâu diệt 1 tiểu đoàn địch, bắn chìm, bắn cháy 13 tàu. Trận đánh thắng góp phần bẻ gãy kế hoạch Bình Định của địch ở địa phương. Quá trình chiến đấu, Trần Công Bằng bị thương 19 lần, vết thương sọ não nhiều khi tái phát, cánh tay trải bị cụt... Song đồng chí vẫn cố gắng rèn luyện và giữ gìn phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 60 bằng và giấy khen, 4 lần là Chiến sĩ thi đua, 15 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Công Bằng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Mười Một, 2022, 08:34:53 pm ANH HÙNG NGỌC VĂN DÒNG Ngọc Văn Dòng, sinh năm 1940, dân tộc Tày, quê ở xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu tá, nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 bộ binh thuộc trung đoàn Đồng Nai, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi nhập ngũ đến tháng 4 năm 1975, Ngọc Văn Dòng tham gia chiến đấu 50 trận ở chiến trường Lào và miền Nam. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn ở cương vị nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tự tay đồng chí diệt 40 tên. Tháng 1 năm 1967, Ngọc Văn Dòng chỉ huy đại đội đảm nhiệm mũi chủ yếu của tiểu đoàn. Khi nổ súng địch chống cự quyết liệt. Tuy bị thương, đồng chí vẫn không rời trận địa, dẫn đầu tổ xung kích vượt hàng rào, dùng hoa lực khống chế hỏa điểm địch, chỉ từng mục tiêu cụ thể cho bộ đội đánh. Trận này đơn vị diệt 1 đại đội địch, thu nhiều vũ khí. Xuân 1968, tuy nhận lệnh gấp, thời gian chuẩn bị ít, Ngọc Văn Dòng vẫn kiên quyết dẫn đầu bộ đội tiến đánh địch tại thị xã Phú Cường. Địch tăng cường lực lượng, tổ chức phản kích quyết liệt. Đồng chí chỉ huy bộ đội kiên cường đánh bật hàng chục lần phản kích của địch, giữ vững trận địa, diệt hơn 40 tên địch. Từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 5 năm 1969, Ngọc Văn Dòng chỉ huy tiểu đoàn hoạt động ở khu vực An Sơn (Lái Thiêu, Sông Bé), ở đây lực lượng địch đông gấp nhiều lần, liên tục mở nhiều đợt phản kích đẩy lực lượng ta ra xa. Đồng chí đã chỉ huy bộ đội kiên cường, đánh địch diệt hơn 1.300 tên địch, diệt gọn 1 tiểu đoàn bình định, bắn rơi 3 máy bay góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích ở địa phương. Năm 1971 tại Bình Mỹ, Ngọc Văn Dòng chỉ huy 1 đại đội, vận động từ xa qua địa hình trống trải diệt gọn 1 đại đội bảo an, thu toàn bộ vũ khí của địch. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng chí được điều về một trung đoàn thuộc Quân đoàn 1, tham gia đánh chiếm Lái Thiêu, mở đường cho Quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn. Quá trình chiến đấu, Ngọc Văn Dòng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ở cương vị nào đồng chí cũng chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, sống khiêm tốn, giản dị. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Ngọc Văn Dòng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Mười Một, 2022, 08:35:46 pm ANH HÙNG ĐẶNG TRẦN ĐỨC Đặng Trần Đức (tức Ba Quốc), sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Trì, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 5 năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung tá, cán bộ tình báo thuộc Đoàn 22, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ cuối năm 1949 đến tháng 4 năm 1975, Đặng Trần Đức được giao nhiệm vụ làm công tác tình báo chiến lược hoạt động nội tuyến trong hàng ngũ địch. Điều kiện hoạt động có rất nhiều khó khăn, địch luôn theo dõi, giám sát chặt chẽ. Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, khôn khéo tìm cách lừa địch trong khi quan hệ với chúng làm chúng tin. Đặng Trần Đức đã lấy được nhiều tài liệu về tình hình nội bộ địch, âm mưu thủ đoạn càn quét, đánh phá vây bắt cán bộ, phá cơ sở của ta. Nhờ đó giúp ta có kế hoạch chủ động đánh địch được sát hoặc tránh được nhiều thiệt hại về người và của. 24 năm ẩn mình hoạt động trong hàng ngũ địch, Đặng Trần Đức vẫn giữ vững phầm chất, đạo đức cách mạng, nêu cao lòng trung thành với cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Trần Đức được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Mười Một, 2022, 08:40:22 pm ANH HÙNG VÕ HOÀNG LÊ Võ Hoàng Lê (tức Võ Văn Quản), sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Thành Triệu, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 3 năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng là thiếu tá, bác sĩ, viện trưởng Viện quân y 2, Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1961 đến tháng 4 năm 1975, Võ Hoàng Lê là chủ nhiệm quân y đặc khu Sài Gòn - Gia Định. Hoạt động ở vùng sâu, có nhiều khó khăn, địch thường xuyên đánh phá rất ác liệt, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tận tụy, hết lòng phục vụ thương binh, bệnh binh. Không kể ngày đêm, khi có thương binh bệnh binh là đồng chí tìm cách cứu chữa ngay. Hàng ngày Võ Hoàng Lê làm việc hơn 10 tiếng đồng hồ, nhiều lần đi cùng đơn vị chiến đấu ở mặt trận để băng bó, cứu chữa thương binh. Võ Hoàng Lê đã cứu sống được nhiều trường hợp có vết thương hiểm nghèo như vết thương sọ não, vết thương ở bụng, hoại thư sinh hơi... Trong hoàn cảnh thiếu thốn nhiều về dụng cụ, thuốc men đồng chí đã nghiên cứu chế tạo được nhiều dụng cụ y tế từ những vật liệu thông thường, tận dụng dược liệu tại chỗ, làm thuốc để chữa bệnh cho thương bệnh binh có hiệu quả tốt. Có lần địch đánh vào khu vực có thương bệnh binh, Võ Hoàng Lê đã nhanh chóng tổ chức sơ tán thương binh, bệnh binh an toàn, còn bản thân chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt. Một lần khác chỉ có 10 người do đồng chí chỉ huy đã đánh lui cuộc càn quét của 1 đại đội địch. Riêng đồng chí trong các trận đánh đã diệt 60 tên (có 30 tên Mỹ), phá hủy 3 xe quân sự. Những khi thiếu vũ khí, trên chưa kịp tiếp tế, Võ Hoàng Lê đã tranh thủ và động viên anh em tự làm mìn. Riêng đồng chí làm được hàng trăm quả. Võ Hoàng Lê luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt. Tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ và nhân viên của viện. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Võ Hoảng Lê đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải, phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, và nhiều bằng, giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Võ Hoàng Lê được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Mười Một, 2022, 08:42:18 pm ANH HÙNG LÊ DUY CHÍN Lê Duy Chín, sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 7 năm 1951. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 76 công binh, bộ đội địa phương tỉnh Đồng Nai, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1964 đến Xuân 1975, Lê Duy Chín chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. Đồng chí đã qua các chức vụ đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng công binh, ở cương vị nào Lê Duy Chín cũng có quyết tâm cao, mưu trí, dũng cảm, chỉ huy đơn vị diệt nhiều địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Chỉ tính trong năm 1969 và nửa năm 1970, tiểu đoàn do đồng chí chỉ huy đã diệt 2.000 tên địch (có 1.400 tên Mỹ và chư hầu), phá hủy 720 xe quân sự (có hơn 200 xe tăng, xe bọc thép), 18 đồn bốt, 36 cầu, 9.000 mét đường sắt, 540 mét đường bộ, bắn rơi 2 máy bay... gây nhiều thiệt hại và khó khăn cho địch. Tháng 8 năm 1968, Lê Duy Chín chỉ huy một đại đội phục kích một đoàn xe địch. Đồng chí đã kiên trì chờ cho chúng lọt vào trận địa mới cho đơn vị đồng loạt nổ súng xung phong. Kết quả diệt 12 xe tăng chở 60 lính Mỹ, phá sập 1 cầu, làm tắc giao thông của địch 2 ngày. Tháng 9 năm 1968, Lê Duy Chín chỉ huy phá 1 chiếc cầu gần nơi đóng quân của một đơn vị lính Thái Lan. Đồng chí đã nhử địch ra vừa phá sập cầu vừa diệt 6 xe tăng cùng số địch trên xe, đơn vị an toàn. Tháng 8 năm 1972, Lê Duy Chín chỉ huy 1 liên đội công binh nằm trong đội hình trung đoàn 4 đánh 2 tiểu đoàn bảo an địch. Trận đánh diễn ra rất ác liệt, đồng chí bị thương nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị diệt 50 tên địch, bắt 7 tên, thu 15 súng, tạo điều kiện cho trung đoàn diệt gọn 2 tiểu đoàn địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, luôn chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ và trưởng thành, được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 10 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Duy Chín được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Mười Một, 2022, 08:43:03 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN DỨT
Nguyễn Văn Dứt, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Hạnh Đông, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhâp ngũ tháng 10 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 bộ binh, trung đoàn Đồng Tháp, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Văn Dứt trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn. Đồng chí liên tục hoạt động ở địa bàn, có nhiều khó khăn, ác liệt, chiến đấu trên 100 trận, diệt trên 200 tên địch, chỉ huy đơn vị diệt nhiều tiểu đoàn địch. Ngày 10 tháng 7 năm 1972 đơn vị tập kích cụm quân địch gồm 2 tiểu đoàn bao an ở xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, với cương vị tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Dứt được giao chỉ huy bộ phận mũi nhọn thọc sâu diệt sở chỉ huy địch. Quá trình chiến đấu bị thương vong chỉ còn một tổ song đồng chí vẫn kiên quyết chỉ huy anh em xông thẳng vào đội hình địch nhanh chóng diệt gọn sở chỉ huy, tạo thuận lợi cho đơn vị phát triển chiến đấu diệt gần 300 tên địch, thu trên 100 súng. Ngày 15 tháng 7 năm 1974, Nguyễn Văn Dứt chỉ huy tiểu đoàn tập kích 1 tiểu đoàn địch chốt giữ tại ngã ba Bằng Lăng (Cái Bè). Lực lượng địch đông, có công sự vững chắc. Sau 3 giờ nổ súng, địch dựa vào công sự chống trả quyết liệt, bộ đội không tiến lên được, đồng chí kịp thời tổ chức đơn vị đánh lấn tạo thời cơ dứt điểm. Và trong ngày đó tiểu đoàn đồng chí đã diệt gọn tiểu đoàn địch, (trên 300 tên), thu gần 100 súng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Dứt được Chủ tịch nước Cộng hòa sã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Mười Một, 2022, 08:44:21 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HƯỚNG Nguyễn Văn Hướng, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 8 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 30, trung đoàn 16 bộ binh, sư đoàn5. Quân khu 7, đang viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1964 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Hướng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, Nam Bộ, hoạt động ở chiến trường có nhiều gian khổ, ác liệt. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn, đồng chí chỉ huy đơn vị đánh 65 trận, đạt hiệu suất cao. Riêng đồng chí diệt 77 tên địch, bắn cháy 7 xe tăng, xe bọc thép. Từ năm 1966 đến năm 1972, Nguyễn Văn Hướng tham gia chiến đấu vùng ven Sài Gòn, tuy bị thương nhiều lần nhưng đồng chí vẫn không rời vị trí chiến đấu. Ngày 6 tháng 6 năm 1966, Nguyễn Văn Hướng cùng đơn vị phục kích trên đường 13, ở đây địa hình trống trải nên đơn vị phải nằm xa đường. Khi bộ phận đi đầu nổ súng, địch dùng máy bay và xe tăng ngăn chặn. Không quản nguy hiểm, đồng chí vận động lên sát mặt đường bắn 3 phát B40 diệt 3 xe tăng địch, tạo thuận lợi cho đơn vị xung phong diệt gần 50 xe tăng nữa. Ngày 3 tháng 10 năm 1969, Nguyễn Văn Hướng chỉ huy đại đội nhanh chóng triển khai đội hình đánh phủ đầu cuộc càn lớn của địch với gần 100 xe tăng, xe bọc thép. Đồng chí dẫn từng tổ vào vị trí, giao nhiệm vụ, chỉ mục tiêu và động viên bộ đội chiến đấu. Tuy địch đông gấp bội, nhưng chỉ sau vài phút, ta đã diệt 6 xe tăng. Xạ thu B40 hy sinh, Nguyễn Văn Hướng liền dùng B40 cua đồng đội bắn cháy 1 xe tăng ở vị trí xung yếu tạo thuận lợi cho đơn vị diệt 31 xe tăng, xe bọc thép và 150 tên địch, bắn rơi 1 máy bay. Nguyễn Văn Hướng sống giản dị, khiêm tốn, luôn chăm lo xây dựng đơn vị trưởng thành, góp phần tích cực vào thành tích của tiểu đoàn 7, trùng đoàn 16 được tuyên đương Đơn vị Anh hùng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba; 3 lần là Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 nărn 1978, Nguyễn Văn Hướng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Mười Một, 2022, 08:45:41 pm ANH HÙNG LÊ HOÀNG SƯƠNG Lê Hoàng Sương, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, trú quán xã Tân Phú Thanh, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ. Nhập ngũ tháng 8 nàm 1961. Khi dược tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 bộ binh (Tây Đô), bộ đội địa phương tỉnh Cần Thơ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ cuối năm 1961 đến Xuân 1975, Lê Hoàng Sương liên tục hoạt động ở chiến trường địch thường xuyên đánh phá ác liệt, đồng chí luôn thể hiện tinh thần tích cực tấn công, chiến đấu dũng cảm, táo bạo, chỉ huy mưu trí, linh hoạt. Trận đánh ngày 21 tháng 5 năm 1965 ở Tân Hiệp, Lê Hoàng Sương chỉ huy một trung đội dũng cảm chiến đấu đấy lùi 10 đợt tấn công của 1 tiểu đoàn bộ binh có chi đoàn xe bọc thép yểm trợ. Trong trận này đồng chí bị thương ngất đi, lúc tỉnh dậy lại tiếp tục chiến đấu. Bị thương lần thứ hai Lê Hoàng Sương vẫn không rời vị trí, tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu diệt hàng trărn tên địch, giữ vững trận địa. Trận tấn công tiêu diệt chi khu Quang Phong (Cần Thơ) ngày 25 tháng 4 năm 1973. Đây là vị trí nằm sâu trong vùng địch phòng thủ kiên cố. Lê Hoàng Sương chỉ huy đơn vị vượt qua nhiều tuyến ngăn chặn của địch, bí mật tiếp cận rồi đồng loạt nổ súng tấn công tiêu diệt gọn 1 đại đội và 2 trung đội địch thu 50 súng. Trận đánh địch lấn chiếm ở Vĩnh Tường (Vị Thanh), trong ngày 24 và 25 tháng 12 năm 1973, tuy lực lượng địch đông, địa hình trống trải, quân số đơn vị ít và phần lớn là anh em mới, Lê Hoàng Sương đã chỉ huy mưu trí, trong 2 ngày diệt 5 đồn, bốt địch (trong đó diệt gọn 3 trung đội, 2 tiểu đội địch). Đơn vị không bị thương vong. Trận đánh thắng góp phần làm thất bại kế hoạch lấn chiếm của địch. Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, chú trọng xây dựng đơn vị trưởng thành về mọi mặt, góp phần xây dựng tiểu đoàn Tây Đô được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng. Đồng chí đã tham gia chiến đấu trên 200 trận chỉ huy đơn vị diệt trên 12.000 tên địch (trong đó diệt gọn 4 tiểu doàn). Riêng đồng chí diệt trên 300 tên, thu 60 súng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 30 bằng và giấy, khen, 1 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Hoàng Sương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Mười Một, 2022, 08:46:18 pm ANH HÙNG PHẠM THÀNH SỰ Phạm Thành Sự, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Trưởng thành, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 12 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy, huyện đội trưởng huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Phạm Thành Sự đã tham gia chiến đấu 187 trận, hoàn thành xuất sắc nhiện vụ. Đồng chí luôn tích cực tổ chức huấn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật cho du kích và bộ đội địa phương. Riêng đồng chí đã diệt trên 100 tên địch, thu 27 súng, 4 máy thông tin. Trận tập kích đồn Ba Mít (Ô Môn) ngày 3 tháng 12 năm 1962, Phạm Thành Sự là tổ trưởng tổ xung kích, sau khi tiêu diệt xong đồn này, đồng chí đã chủ động chi viện cho tổ bạn đánh một số mục tiêu khác. Thấy đơn vị đưa thương binh ra ngoài gặp khó khăn vì bị địch bắn mạnh, đồng chí tìm cách đánh lạc hướng, thu hút hỏa lực địch về phía mình để đồng đội đưa thương binh ra ngoài được an toàn. Tháng 5 và tháng 6 năm 1972, Phạm Thành Sự là cán bộ huyện đội, được phân công trực tiếp chỉ đạo du kích 2 xã Vỵ Thanh và Vinh Tường là nơi phong trào yếu. Đồng chí đã cùng chính quyền và cấp ủy địa phương xây dựng được 3 trung đội du kích, trên 200 dân quân, cùng 1 đại đội bộ đội bám đất, bám dân diệt ác, phá kìm làm chuyển biến mạnh mẽ tình hinh, tạo chỗ đứng chân cho bộ đội chủ lực đánh vào thị xã, thành phố. Ngày 6 tháng 12 năm 1974, Phạm Thành Sự chỉ huy 2 đại đội đánh đồn Tứ Giác do 2 đại đội bảo an địch đóng giữ. Mặc dù quân số và vũ khí thiếu, đồng chí vẫn chỉ huy đơn vị bí mật áp sát, bất ngờ nổ súng, trong 25 phút chiến đấu, đơn vị đã diệt gọn 2 đại đội địch, làm chủ trận địa. Ta chỉ bị thương có 3 người. Đồng chí sống giản dị, khiêm tốn được đồng đội tin yêu. Phạm Thành Sự đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 1 lần là Chiến sĩ Thành đồng Quyết thắng. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Thành Sự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Mười Một, 2022, 08:47:03 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TÂY Nguyễn Văn Tây, sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Bình, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, huyện đội phó huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Mĩnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1954 đến Xuân 1975, Nguyễn Văn Tây liên tục hoạt động ở Sài Gòn, khi làm nhiệm vụ giao liên, khi phụ trách đội bảo vệ, khi trực tiếp chiến đấu, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tháng 8 năm 1961, Nguyễn Văn Tây bí mật mang thuốc nổ đánh vào trại lính địch ở An Nhơn Tây (Củ Chi), diệt 37 tên. Bị địch bao vây, đồng chí đã bình tĩnh dùng thủ pháo, tiểu liên tiếp tục đánh địch và sau đó rút ra an toàn. Tháng 6 năm 1965, Nguyễn Văn Tây chỉ huy một tổ tập kích vào trại cảnh sát dã chiến ngụy ở ấp Bình Chiểu (xã Tam Bình). Sau ít phút chiến đấu tổ đồng chí đã diệt gọn 1 đại đội địch gần 100 tên, bắt 25 tên, thu 17 súng. Tháng 10 năm 1965, một tiểu đoàn địch càn quét xã Tam Bình, Nguyễn Văn Tây chỉ huy một tổ tích cực bám địch, liên tục chiến đấu 21 ngày, diệt gần 200 tên địch. Bị thiệt hại nặng nề, địch phải bỏ chạy. Quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược. Tháng 11 năm 1966, đồng chí chỉ huy một tiểu đội phối hợp với 1 đại đội bộ đội địa phương huyện Lái Thiêu đánh lui 16 đợt phản kích của địch, giữ vững trận dịa. Trận này Nguyễn Văn Tây dùng súng trường, lựu đạn diệt hơn 90 tên địch. Từ tháng 8 năm 1970 đến tháng 11 năm 1978 đồng chí đã qua các chức vụ: huyện đội trưởng huyện Dĩ An, huyện đội trưởng huyện đội Thủ Đức (cũ), huyện đội phó huyện Thủ Đức mới sáp nhập. Đồng chí đã góp nhiều thành tích xây dựng lực lượng vũ trang huyện ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nguyễn Văn Tây đã chỉ huy đơn vị diệt 8 đại đội, 2 tiểu đoàn địch, phá hủy 22 xe quân sự, nhiều đoàn xe lửa, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng. Riêng đồng chí diệt 270 tên địch (có nhiều tên Mỹ) phá hủy 7 xe tăng, xe bọc thép. Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được quần chúng tin yêu. Nguyễn Văn Tây đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 7 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 5 bằng khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Tây được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Mười Một, 2022, 08:48:44 pm ANH HÙNG NGUYỄN ĐẮC THẮNG Nguyễn Đắc Thắng (tức Nguyễn Văn Chinh), sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 1 năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy, tham mưu phó trung đoàn 962 vận tải biển thuộc Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 6 năm 1963, Nguyễn Đắc Thắng làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường biển. Đồng chí trải qua các chức vụ thuyền trưởng, tiểu đoàn trưởng, tham mưu phó trung đoàn, ở cương vị nào đồng chí cũng nêu cao quyết tâm, dũng cảm, mưu trí vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm mang hàng tới đích. Nguyễn Đắc Thắng đã chỉ huy 10 chuyến chở vũ khí vào chiến trường an toàn. Năm 1965 Nguyễn Đắc Thắng được phân công đưa hàng vào bến, mặc dù tàu Mỹ phong tỏa rất gắt gao, mưa bão nhiều rất nguy hiểm, nhưng đồng chí vẫn tìm cách đưa được hàng đến đích an toàn, phục vụ kịp thời cho các đơn vị đánh địch. Đầu Xuân 1968, nhận nhiệm vụ đưa tàu chở hàng vào Khu 5, tuy đang bị sốt rét, nhưng Nguyễn Đắc Thắng vẫn khẩn trương chuẩn bị lên đường. Khi tàu vào gần đến bến thì bị địch phát hiện, chúng cho 10 tàu lớn nhỏ và máy bay bao vây, bắn phá. Đồng chí bình tĩnh chỉ huy chiến đấu, bắn chìm 1 tàu, bắn cháy 1 chiếc khác, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, vì địch quá đông nên ta bị thương vong, tổn thất. Thấy tình hình khó khăn, Nguyễn Đắc Thắng ra lệnh cho anh em rời khỏi tàu, một mình ở lại chiến đấu và phá hủy vũ khí không để lọt vào tay địch. Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, tích cực xây dựng đơn vị tiến bộ mọi mặt. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng 3, 9 lần là Chiến sĩ thi đua, 1 lần là Chiến sĩ Quyết thắng. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Đắc Thắng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:40:41 pm ANH HÙNG PHẠM HỒNG THẤY Phạm Hồng Thấy, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 10 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy, chính trị viên tiểu đoàn 3 bộ binh (Tây Đô), bộ đội địa phương tỉnh Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1961 đến tháng 4 nám 1975, Phạm Hồng Thấy chiến đấu ở địa bàn trọng điểm của tỉnh, nơi địch thường xuyên đánh phá ác liệt. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công địch, chiến đấu dũng cảm, táo bạo, chỉ huy mưu trí, kiên quyết. Trận đánh địch ở Ngã Cũ (xã Hòa An, huyện Long Mỹ) ngày 15 tháng 5 năm 1972 địch cho 1 tiểu đoàn và 1 đại đội đánh vào địa bàn trú quân của đơn vị. Phạm Hồng Thấy bình tĩnh chỉ huy 17 tân binh đánh trả địch quyết liệt, sau ít phút đã diệt gần hết một đại đội địch. Thấy địch tháo chạy, đồng chí chỉ huy anh em truy kích diệt thêm 64 tên nữa. Tháng 12 năm 1973, địch tập trung 2 tiểu đoàn bộ binh, có 1 chi đoàn xe bọc thép yểm trợ càn vào xã Vỵ Thanh. Phạm Hồng Thấy chỉ huy đơn vị bám đánh địch liên tục trong 7 ngày. Đến ngày thứ 8, địch tăng cường lực lượng. Đơn vị bị thương vong một số, đạn thiếu nhưng Phạm Hồng Thấy quyết tâm dẫn đầu đơn vị tích cực đánh chiếm lại trận địa. Kết quả trận này đơn vị đồng chí diệt 140 tên địch, thu 30 súng, bẻ gãy cuộc càn của địch, giữ vững địa bàn đứng chân của đơn vị. Phạm Hồng Thấy đã tham gia chiến đấu trên 100 trận, tự tay diệt 270 tên địch, thu 75 súng góp phần cùng ban chỉ huy lãnh đạo chỉ huy đơn vị diệt hàng ngàn tên địch. Đơn vị đã được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng. Đồng chí sống giản dị, khiêm tốn, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách kỷ luật, được anh em yêu mến, tin tưởng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Hồng Thấy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:41:28 pm ANH HÙNG NGUYỄN THANH VỌNG Nguyễn Thanh Vọng, sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở phường Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 4 nám 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy, ký sư Quân giới, Cục hậu cần, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1963 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thanh Vọng làm trưởng ban kỹ thuật xưởng Quân giới, Bộ chỉ huy Miền. Đồng chí đã nêu cao tinh thần tận tụy làm việc hăng say, miệt mài, đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, không quản khó khăn, vất vả, nguy hiểm, cùng xưởng sản xuất được nhiều vũ khí, phục vụ cho các đơn vị đánh địch. Nguyễn Thanh Vọng đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị nâng cao tính năng, tác dụng của vũ khí như: - Thiết kế loại thủy lôi để đánh tàu trên sông nhỏ hơn trước đây, nhưng có sức phá mạnh hơn, lại thuận tiện cho việc vận chuyển. - Thiết kế ống gắn vào đầu súng tiểu liên để phóng lựu đạn và đạn AT. - Cải tiến mìn định hướng lớn so với trước nhỏ và nhẹ hơn nhưng mức độ sát thương lớn bộ đội mang vác dễ dàng, sử dụng đơn giản và rất lợi hại trong việc đánh phục kích. - Làm thủy lôi tự động và lựu đạn cỡ nhỏ, phục vụ đắc lực cho các đơn vị đặc công, biệt động hoạt động ở đô thị và ven sông. - Làm mìn tự động đánh xe tăng và kíp mìn tự động có thể sản xuất hàng loạt. - Cải tiến các loại đạn ĐKB, H12 đạt được yêu cầu giảm trọng lượng, tăng cự ly, sát thương cao, bắn được cả tàu chiến trên sông. - Thiết kế bệ đặt pháo ĐKZ75 trên xe M113 (ta thu được của địch) đảm bảo bắn chính xác, phục vụ kịp thời cho các đơn vị thiết giáp chiến đấu. Đồng chí luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, góp phần tích cực vào việc tổ chức, xây dựng ngành quân giới ở chiến trường Nam Bộ. Nguyễn Thanh Vọng đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến cỏng giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thanh Vọng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:42:13 pm ANH HÙNG ĐOÀN ÁI VIỆT Đoàn Ái Việt (tức Đoàn Công Quyền), sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy, bác sĩ bệnh xá trưởng bệnh xá K23 thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1960, Đoàn Ái Việt đã phục vụ nhiều đơn vị trong Quân khu 7. Đồng chí đã qua các cương vị y tá đại đội, quân y sĩ tiểu đoàn, đại đội trưởng quân y; ở cương vị nào đồng chí cũng quyết tâm vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, nguy hiểm để làm tốt nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh. Có lần địch dùng hàng chục máy bay lên thẳng bắn phá vào nơi trú quân. Đoàn Ái Việt bình tĩnh tổ chức vừa bắn máy bay địch bằng súng bộ binh, vừa tổ chức anh em di chuyển thương binh, bản thân bị thương nhưng đồng chí vẫn xông vào cõng thương binh và chỉ huy đơn vị di chuyển, bảo vệ thương binh, bệnh binh an toàn. Trong công tác chuyên môn, Đoàn Ái Việt luôn động viên tinh thần dám nghĩ, dám làm, cùng đơn vị điều trị thành công nhiều trường hợp phức tạp trong những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Đồng chí còn tích cực tìm bom đạn lép của địch về làm ra hàng trăm trái mìn để đánh địch. Đoàn Ái Việt cùng đơn vị diệt 100 tên địch, phá hủy 13 xe tăng, xe bọc thép. Đoàn Ái Việt luôn sống giản dị, khiêm tốn, hết lòng thương yêu đồng đội, chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 năm liền là Chiến sĩ thi đua, 8 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ (có 1 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ). Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đoàn Ái Việt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:50:22 pm ANH HÙNG MAI VĂN ÁNH Mai Văn Ánh (tức Mai Minh Hải), sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 4 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, đại đội trưởng đại đội công binh, bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1964 đến Xuân 1975, Mai Văn Ánh chiến đấu ở nhiều địa bàn tỉnh Bến Tre. Đồng chí có tinh thần hăng say đánh giặc, đã đánh 50 trận, chỉ huy đơn vị diệt, gần 1.000 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 189 tên, bắt 7 tên, phá hủy 6 xe quân sự, 1 khẩu pháo, thu 27 súng. Trong trận tập kích sở chỉ huy nhẹ trung đoàn địch ở Bến Tranh đêm 27 tháng 10 năm 1970, ở đây địch có 2 tiểu đoàn, 2 đại đội, canh gác nghiêm ngặt. Mai Văn Ánh chỉ huy một tiểu đội bí mật đi theo đường sông vượt qua nhiều trạm gác, đánh vào sở chỉ huy trung đoàn địch, diệt 70 tên (có 1 trung tá, 1 thiếu tá). Riêng đồng chí diệt 8 tên (có 2 sĩ quan). Trận đánh thắng hỗ trợ cho phong trào quần chúng nổi dậy đấu tranh chống địch giành quyền làm chủ. Trận đánh địch ở An Phước (huyện Châu Thành) ngày 1 tháng 3 năm 1971, địch bắn ác liệt ngăn chặn đường tiến của ta, Mai Văn Anh bị ngất đi, lúc tỉnh dậy lại nhanh chóng dùng B40, lựu đạn diệt 12 tên, thu 9 súng, góp phần cùng đơn vị này diệt 1 trung đội địch đóng giữ, giải phóng 2 ấp. Đêm 22 tháng 3 năm 1972, Mai Văn Ánh chỉ huy đơn vị tấn công chi khu Trúc Giang, ở đây địch có hơn 100 tên đóng trong công sự kiên cố. Khi nổ súng, chúng chống cự quyết liệt, Mai Văn Anh bình tĩnh quan sát và chỉ từng hỏa điểm địch để đồng đội tiêu diệt. Riêng đồng chí diệt 2 hỏa điểm, phá hủy 3 xe quân sự, góp phần thắng lợi của trận đánh. Khi rút đồng chí còn đưa được 1 thương binh ra ngoài. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Mai Văn Ánh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 8 bằng và giấy khen, nhiều lần đạt danh hiệu Dũng sĩ và Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Mai Văn Ánh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:50:56 pm ANH HÙNG A LĂNG BIN A Lăng Bin, sinh năm 1931, dân tộc Steng, quê ở xã Na De, huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 4 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, chính trị viên huyện đội huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1954 đến năm 1960, A Lăng Bin làm chiến sĩ giao liên của đường dây giữa Trung ương với Khu 5. Tuy thiếu thốn nhiều mặt, nhiều khi phải ăn rau rừng thay cơm, đồng chí vẫn kiên trì làm nhiệm vụ chuyển giao công văn, tài liệu và hàng quân sự tới nơi an toàn, đầy đủ. Từ năm 1961 đến tháng 4 năm 1975, A Lăng Bin tham gia chiến đấu và phục, vụ chiến đấu trong lực lượng vũ trang huyện và tỉnh. Đồng chí đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau: trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng vận tải rồi chính trị viên huyện đội ở cương vị nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Khi ở đơn vị chiến đấu, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt, lập nhiều chiến công xuất sắc. A Lăng Bin đã chỉ huy đơn vị diệt 144 tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 29 tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, thu 4 súng. Ngày 23 tháng 9 năm 1965, A Lăng Bin chỉ huy trung đội bộ đội địa phương huyện (hầu hết là người dân tộc), chạy tắt rừng đón đánh quân địch đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống xã A Sào. Khi máy bay vừa đổ quân, đồng chí dẫn đầu trung đội xông vào đội hình địch để diệt. Sau ít phút chiến đấu, trung đội đã diệt 14 tên, bắn rơi 1 chiếc máy bay lên thẳng. Riêng đồng chí bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, trong đó có 11 tên địch. Trận đánh thắng đã gây tin tưởng cho toàn lực lượng vũ trang trong huyện. Khi làm tiểu đoàn trưởng vận tải, ngoài việc tổ chức chỉ huy đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ vận chuyển hàng tới nơi an toàn, A Lăng Bin còn thường xuyên mang vác từ 50 ki-lô-gam đến 60 ki-lô-gam. Những lúc đường sá khó khăn (địch ngăn chặn, trời mưa, nước lũ không qua suối được) đồng chí trực tiếp tới tận nơi tìm cách giải quyết. Trong 3 năm phụ trách vận tải, tiểu đoàn đồng chí năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch vận chuyển vũ khí, gạo, kịp thời phục vụ các đơn vị chiến đấu. Khi làm chính trị viên huyện đội, A Lăng Bin luôn sâu sát cơ sở và các xã làm tốt công tác vận động và xây dựng lực lượng dân quân du kích ở các bản, làng. Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn giản dị, được đồng đội tin yêu, được nhân dân các dân tộc trong huyện tin tưởng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 14 bằng và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 11 lần đạt Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, A Lăng Bin được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:52:19 pm ANH HÙNG NGUYỄN TẤN BỬU Nguyễn Tấn Bửu, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Khánh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 3 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, đại đội trưởng trinh sát, bộ đội địa phương tỉnh Long An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1964 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Tấn Bửu chiến đấu ở địa bàn địch đánh phá ác liệt. Đồng chí luôn thể hiện quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm, táo bạo đã chiến đấu trên 50 trận. Bị thương cụt tay trái, gãy tay phải, hỏng một mắt, gãy xương hàm và nhiều vết thương khác, song Nguyễn Tấn Bửu vẫn nêu cao khí phách của người chiến sĩ cách mạng. Trong những năm địch bình định, đánh phá ác liệt, dù mang nhiều thương tật nhưng đồng chí vẫn nhiệt tình xông xáo, bám sát chiến trường, thọc sâu vùng ven, và nội thành Sài Gòn, nắm địch phục vụ các đơn vị trong các đợt tiến công Xuân 1968 và đợt chiến đấu mở màn chuyển vùng năm 1972. Ngoài ra Nguyễn Tấn Bửu còn trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu lập thành tích xuất sắc. Trong trận đánh địch ở ấp 2 xã Long Hưng (Cần Giuộc) ngày 9 tháng 2 năm 1966, 1 tiểu đoàn bộ binh Mỹ có 12 xe bọc thép yểm trợ đánh vào trận địa. Đồng chí bình tĩnh chỉ huy 2 tiểu đội chặn đánh địch, bản thân đi sát tổ phía trước, chờ địch tới gần mới nổ súng diệt chiếc xe đi đầu, cổ vũ đơn vị đánh lui 3 đợt tấn công của địch, phá hủy 2 xe bọc thép, diệt 20 tên, giữ vững trận địa. Trận tập kích trận địa pháo địch ở Tân Trụ (Long An). Vết thương ở tay chưa lành Nguyễn Tấn Bửu vẫn đi nghiên cứu trận địa. Khi đi phải lội theo rạch, vết thương nhiễm trùng nhưng đồng chí vẫn kiên quyết dẫn tổ đột nhập mục tiêu chiến đấu thắng lợi. Khi đơn vị bạn đánh xong trở ra thì bị địch ngăn chặn, đồng chí chỉ huy tổ trinh sát mở đường cho đơn vị bạn rút ra an toàn. Nguyễn Tấn Bửu bị thương vào chân, vẫn tiếp tục chiến đấu. Đồng chí có tác phong gương mẫu, cần cù, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, kỷ luật, được đồng đội yêu mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 14 bằng khen và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Tấn Bửu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:53:27 pm ANH HÙNG TRẦN VIỆT HÙNG Trần Việt Hùng, sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, chủ nhiệm thông tin, phòng tham mưu, tỉnh đội Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1948 đến tháng 4 năm 1965, Trần Việt Hùng là cán bộ thông tin của Tỉnh ủy Bến Tre, đồng chí đã liên tục công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Trần Việt Hùng phụ trách chủ nhiệm thông tin tỉnh đội, trong điều kiện đồng bằng trống trải, nhiều sông ngòi chia cắt, thông tin đường dây và vận động bị hạn chế nhiều. Đồng chí đã xây dựng, tổ chức mạng thông tin vô tuyến điện, là phương tiện chủ yếu từ tỉnh xuống 6 huyện, 2 tiểu đoàn và 1 trung đoản trực thuộc tỉnh. Ngoài ra đồng chí còn góp phần bảo đảm thông tin liên lạc từ tỉnh lên Bộ tư lệnh Quân khu, Bộ tư lệnh Miền và tuyến vận tải vũ khí từ biên giới xuống đồng bằng. Đồng chí luôn bám sát các đơn vị chiến đấu, giải quyết nhiều tình huống khó khăn, bảo đảm mạng lưới thông tin thông suốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong 2 năm 1970 - 1971, địch "bình định" ác liệt ở địa phương, đồn bốt đóng dày đặc, đánh phá vào nhiều đường dây liên lạc, đồng chí được giao tổ chức hệ thống thông tin vô tuyến điện bằng máy PRC-25 thu được của địch. Tuy đang rất yếu vì bị viêm thận, nhưng Trần Việt Hùng vẫn cố gắng, chỉ huy anh em vận chuyển phương tiện tới các địa điểm, hướng dẫn nghiệp vụ, bảo đảm thông tin tốt. Xuân 1975, Trần Việt Hùng đã chuẩn bị và cùng cố tốt hệ thống thông tin trong tỉnh. Khi địch ra đầu hàng, đồng chí nhanh chóng phân công cán bộ vào các căn cứ của địch, quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của địch và đến ngày 15 tháng 5 năm 1975 mạng lưới thông tin mới thu được đã ổn định đi vào khai thác sử dụng tiết kiệm nhiều triệu đồng cho công quỹ. Trần Việt Hùng còn tích cực đi sâu nghiên cứu, sửa chữa, lắp ráp, cải tiến các loại máy thông tin thu được của địch cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của ta. Đồng chí chú trọng đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật, vừa tổ chức cử người đi học lớp do trên mở, vừa tổ chức lớp huấn luyện tại chỗ, khắc phục khó khăn, bảo đảm chất lượng tốt. Đồng chí sống gương mẫu, giản dị, tích cực xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, đơn vị đóng quân ở đâu cũng được nhân dân thương yêu đùm bọc. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 20 bằng và giấy khen, 4 lần là Chiến sĩ thi đua, 4 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Việt Hùng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:55:33 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HUỆ Nguyễn Văn Huệ (tức Nguyễn Văn Bông), sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhập ngũ tháng 9 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, trưởng ban quân khí, phòng hậu cần, tỉnh Đồng Nai, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1961 đến Xuân 1975, Nguyễn Văn Huệ làm nhiệm vụ sản xuất vũ khí phục vụ các đơn vị chiến đấu trong điều kiện có nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tận tụy, hăng say làm việc, chịu khó đi tim kiếm bom đạn của địch bắn không nổ về tháo lấy thuốc để làm mìn, lựu đạn. Nguyễn Văn Huệ cùng đồng đội lấy được 12 tấn thuốc nổ, 120 tấn kim loại tứ vũ khí của địch để sản xuất mìn, lựu đạn. Đồng chí còn nghiên cứu làm được các loại mìn chống tăng rất nhậy, phục vụ đắc lực cho các đơn vị đánh xe tăng, xe bọc thép của địch có kết quả tốt. Đồng chí nghiên cứu làm loại mìn vỏ bằng gỗ và nhựa, làm cho địch khi đi dò gỡ gặp nhiều nguy hiểm hơn. Nguyễn Văn Huệ đã động viên anh em trong đơn vị cùng mình tích cực đi vận chuyển mìn, lựu đạn bằng xe thồ, vác bộ ra tận tuyến trước phục vụ các đơn vị. Tính chung, đơn vị đồng chí đã vận chuyển được 300 tấn hàng kịp thời phục vụ các đơn vị chiến đấu. Đồng chí sống giản dị, khiêm tốn, luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt nhất là trong sản xuất, đơn vị do đồng chí phụ trách đã đưa nảng suất ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu cung cấp vũ khí cho các đơn vị trong tỉnh đánh địch. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 7 lần là Chiến sĩ thi đua, 10 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Huệ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:56:42 pm ANH HÙNG CAO VĂN HƯỞNG Cao Văn Hưởng, sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 3 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, xưởng phó xưởng Quân giới, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 11 năm 1964 đến Xuân 1975, Cao Văn Hưởng làm nhiệm vụ sản xuất vũ khí phục vụ chiến đấu, trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn nhiều mặt, đồng chí đã nêu cao tinh thần tích cực tìm cách khẳc phục, dám nghĩ, dám làm phát huy sáng kiến, sản xuất được nhiều vũ khí cung cấp cho đơn vị chiến đấu. Trong 2 năm 1967 - 1968, đơn vị vừa sản xuất, vừa vận chuyển vũ khí ra phía trước. Mặc dù sức khỏe có hạn, nhưng Cao Văn Hưởng vẫn củng anh em vượt qua nhiều tuyến đường khó khăn, nguy hiểm địch ngăn chặn để chở vũ khí đến nơi nhanh chóng an toàn. Nhiều chuyến đồng chí thồ tới 300 ki-lô-gam, khi trở về lại đưa thương binh về tuyến sau an toàn. Năm 1970, địch nhiều lần đánh phá vào khu vực sản xuất của xường gây nhiều khó khăn cho sản xuất, trong khi đó nguyên vật liệu để sản xuất vũ khí lại thiếu thốn, đồng chí xung phong đi tìm bom đạn lép của địch về làm mìn, lựu đạn. Nhiều khi thức trắng đêm đề chuyên chở vật liệu. Cao Văn Hưởng tích cực động viên đơn vị tăng gia sản xuất, hàng năm thu hoạch trên 10 tấn gạo, 30 tấn sắn... Nhờ đó đã giải quyết được nhiều khó khăn, thiếu thốn, bảo đảm đời sống cho anh em trong xưởng. Cao Văn Hưởng sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị được anh em yêu mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 năm là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Cao Văn Hưởng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:57:23 pm ANH HÙNG NGUYỄN THANH HÒA Nguyễn Thanh Hòa, sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Phước, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, nhập ngũ tháng 3 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy chính trị viên huyện đội Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1961 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thanh Hòa đã bám trụ chiến đấu liên tục ở một chiến trường có nhiều khó khăn. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tiến công địch, không ngại nguy hiểm hy sinh, chiến đấu 120 trận, diệt gần 200 tên địch, phá hủy 3 xe bọc thép, thu 30 súng các loại. Trận đánh Tân Hội (Rạch Giá) ngày 20 tháng 8 năm 1969, Nguyễn Thanh Hòa phụ trách một tổ 3 người chặn đánh hơn 2 đại đội địch. Tuy địch đông, có máy bay, pháo binh yểm trợ nhưng đồng chí bình tĩnh, động viên anh em bám chắc công sự để địch đến gần mới nổ súng. Khi sắp hết đạn, Nguyễn Thanh Hòa mưu trí dùng lựu đạn đánh gần thu hút địch để đồng đội nhảy lên cướp súng đạn địch đánh địch. Kết quả trong 1 ngày, tổ đồng chí đã đánh lui các đợt tấn công của địch diệt 50 tên, giữ vững trận địa. Tháng 6 năm 1973, Nguyễn Thanh Hòa chỉ huy đơn vị có 30 người đánh địch trên đường Cái Sắn (Tân Hiệp) để bảo vệ tuyến hành lang của khu và hỗ trợ cho địa phương chống phá bình định của địch. Ngày 26 tháng 6, địch huy động 2 tiểu đoàn bộ binh có chi đoàn cơ giới yểm trợ đánh vào trận địa ta. Đồng chí bình tĩnh chỉ huy anh em ngoan cường bám trụ, chịu đựng bom đạn của địch để chiến đấu, mặt khác tổ chức một số anh em tim đạn địch sửa thành mìn đánh xe. Đơn vị bám địch, đánh địch liên tục 12 ngày đêm, nơi nào khó khăn, nguy hiểm đồng chí đều có mặt, động viên anh em chiến đấu. Kết quả diệt gần 100 tên địch, phá hủy 7 xe bọc thép, bẻ gãy ý đồ của địch đóng thêm đồn bốt, đơn vị đã thu hút địch đảm bảo cho 2 đoàn tân binh của quân khu vượt qua đường Cái Sắn ra căn cứ an toàn. Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trận đánh ngày 18 tháng 2 năm 1968, đơn vị có 36 người, làm nhiệm vụ giữ địa bàn vùng ven thị xã Rạch Giá. Địch dùng 1 tiểu đoàn chủ lực và nhiều trung đội địa phương quân có chi đoàn cơ giới yểm trợ đánh vào khu vực đóng quân của đơn vị. Nguyễn Thanh Hòa chỉ huy đơn vị bình tĩnh quyết tâm chờ địch đến gần mới nổ súng tiêu diệt. Đồng chí luôn có mặt ở hướng chủ yếu chỉ cho anh em từng mục tiêu, yểm trợ cho nhau chiến đấu trong 1 ngày đánh lui 10 đợt tấn công của địch, diệt trên 140 tên, phá hủy 7 xe bọc thép, buộc địch phải lui quân, đơn vị giữ vững địa bàn đứng chân. Đồng chí có tác phong gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, đoàn kết tốt, được anh em tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thanh Hòa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Mười Một, 2022, 07:31:45 pm ANH HÙNG PHAN TRUNG KIÊN Phan Trung Kiên, dân tộc Kinh, sinh năm 1946, quê ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 5 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 bộ binh thuộc trung đoàn 4, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Cha Phan Trung Kiên là liệt sĩ chống Pháp, mẹ mất sớm. Năm 10 tuổi (1956) Phan Trung Kiên đi theo cần bộ địa phương hoạt động. Năm 1965 đồng chí nhập ngũ. Từ khi vào bộ đội đến tháng 6 năm 1974, Phan Trung Kiên được phân công hoạt động ở vùng địch tạm chiếm (đông huyện Hóc Môn) làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, đánh địch phá thế kìm kẹp. Phan Trung Kiên luôn nêu cao tinh thần kiên trì bám đất, bám dân, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn. Khi hoạt động bí mật, lúc hoạt động công khai, nhiều lần giả trang vào đồn địch hoặc thị trấn để diệt bọn ác ôn. Đến xã nào, ấp nào, đồng chí cũng xây dựng và củng cố được đội du kích, Phan Trung Kiên còn trực tiếp chỉ huy đánh địch, hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh. Trong chiến đấu, Phan Trung Kiên đã nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, chỉ huy linh hoạt, bình tĩnh, lập nhiều chiến công xuất sắc. Đơn vị đồng chí đã diệt hàng nghìn tên địch. Riêng đồng chí diệt 110 tên. Đặc biệt trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tiểu đoàn do Phan Trung Kiên chỉ huy đã diệt 3 đồn địch và diệt gọn 1 đại đội biệt động, làm tan rã 1.860 tên địch đang tháo chạy trên hướng tây bắc Gia Định không cho chúng co cụm về Sài Gòn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội và nhân dân tin yêu. Phan Trung Kiên đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 12 bằng và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1973, Phan Trung Kiên được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Mười Một, 2022, 07:32:17 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN MINH Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Tuyên Bình, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 4 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy chính trị viên tiểu đoàn 504, bộ đội địa phương tỉnh Long An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi nhập ngũ đèn Xuân 1975. Nguyễn Văn Minh chiến đấu ở Long An. Đồng chí đã qua các cương vị từ tiểu đội đến tiểu đoàn, hoạt động ở nơi địch thường xuyên đánh phá ác liệt, có nhiều khó khăn, gian khổ. Nguyễn Văn Minh trong chiến đấu dũng cảm, mưu trí, chỉ huy linh hoạt, nhiều lần bị thương vẫn không rời vị trí chiến đấu. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt 850 tên (có 150 tên Mỹ), bắn cháy 18 tàu, phá hủy 4 khẩu pháo 105 ly. Tự tay đồng chí diệt 105 tên địch, bắt 9 tên, bắn chìm 2 tàu, thu 22 súng, 3 máy thông tin. Ngày 16 tháng 9 năm 1968, Nguyễn Văn Minh chỉ huy 1 tiểu đội tập kích 1 trung đội Mỹ ở xã Hiệp Thành (Châu Thành, Long An). Phần lớn chiến sĩ đều từ địa bàn khác chuyển về, chưa quen địa hình. Khi vào đánh, một mũi bị địch phát hiện, chúng nổ súng bộ đội ta thương vong. Tình hình rất khó khăn. Nguyễn Văn Minh bình tĩnh chỉ huy mũi khác vào thay thế. Một mình đồng chí vòng ra phía sau địch dùng thủ pháo diệt hỏa điểm địch tạo thuận lợi cho đơn vị xung phong chiếm lô cốt, tiêu diệt địch. Kết quả ta diệt gọn trung đội Mỹ, thu 17 súng, 1 máy thông tin, bản thân diệt 3 tên, thu 2 súng, 1 máy thông tin. Đêm 6 tháng 4 năm 1972, Nguyễn Văn Minh chỉ huy đại đội đánh đồn Phụng Thớt (Mộc Hóa, Long An) do 1 đại đội bảo an, 1 trung đội cảnh sát dã chiến đóng. Tuy quân số đại đội chỉ có 31 người, hầu hết là tân binh nhưng đồng chí vẫn quyết tâm tiêu diệt vị trí địch. Đồng chí tổ chức đi trinh sát, nắm tình hình và cho anh em tổ chức diễn tập.... Khi đánh, địch phát hiện và bắn xối xả vào vị trí mũi 4, đồng chí đã dẫn mũi 1 đánh thẳng vào cửa ra vào của địch, nơi chúng sơ hở do đó phát triển chiến đấu tốt. Khi bị thương đồng chí vẫn tiếp tục chỉ huy trận đánh và diệt được tên đại úy, 1 lính thông tin. Bị thương lần thứ 2, đồng chí vẫn không rời vị trí, tiếp tục chỉ huy đơn vị chiếm được đồn, diệt 82 tên, thu 22 súng. Riêng đồng chí diệt 5 tên. Đêm 12 tháng 6 năm 1972, tuy sức còn yếu vì vết thương chưa lành, Nguyễn Văn Minh vẫn quyết tâm chỉ huy đại đội đánh 1 đại đội bảo an, 1 trung đội bình định, 1 ban tề xã chiếm giữ đồn xã Nhơn Hòa Lập (Mộc Hóa, Long An). Đơn vị bí mật lọt vào tận nơi địch ngủ, bất ngờ nổ súng, diệt 96 tên, thu 15 súng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 31 bằng khen và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Minh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Mười Một, 2022, 07:33:23 pm ANH HÙNG CHIÊM THÀNH TẤN Chiêm Thành Tấn, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 1 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy chính trị viên phó tiểu đoàn 1 (Tây Đô), bộ đội địa phương tỉnh Cần Thơ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1964 đến Xuân 1975, Chiêm Thành Tấn đã tham gia chiến đấu hơn 100 trận. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần hăng say đánh giặc, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn ác liệt thế nào cũng kiên quyết vượt qua. Riêng đồng chí diệt và bắt 56 tên địch, thu 57 súng, 7 máy thông tin. Trận đánh địch ở Mương Cây Đào ngày 7 tháng 6 năm 1968, đơn vị vừa đến trú quân, địch phát hiện liền cho 1 trung đoàn đânh thẳng vào đội hình ta. Chiêm Thanh Tấn dẫn tổ vượt qua bom đạn, đánh thẳng vào sườn đội hình địch, diệt một số tên, tạo điều kiện tốt cho tiểu đoàn phản công địch, buộc chúng phải tháo chạy. Trong trận đánh địch ở Chà Đạp (16-3-1971), Chiêm Thành Tấn là chính trị viên đại đội, đồng chí luôn đi sát động viên mọi người giữ vững quyết tâm chiến đấu, khi đại đội trưởng bị thương, Chiêm Thành Tấn tổ chức lại đội hình và tiếp tục chỉ huy chiến đấu diệt 1 đại đội và 1 trung đội địch. Riêng đồng chí diệt 7 tên, thu 4 súng. Ngày 6 tháng 4 năm 1972, đơn vị Chiêm Thành Tấn đánh cầu Cái Răng. Cầu có 5 nhịp nằm trên đường số 4, từ Cần Thơ đi Sóc Trăng. Tại đây có 1 đại đội địch canh gác, chúng thường xuyên bắn súng, ném lựu đạn vào những nơi nghi ta có thể tiếp cận đánh cầu. Khi đánh, đồng chí dẫn 1 tổ mang thuốc nổ vượt qua nhiều trạm gác, tàu xuồng tuần tiễu trên sông, khéo léo đặt thuốc nổ vào trụ cầu, phá sập 3 nhịp, tiêu diệt những tên lính gác cầu, gây nhiều khỏ khăn cho việc đi lại, vận chuyển của địch. Đồng chí luôn chú trọng xây dựng đơn vị về mọi mặt, được anh em tin, mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 18 bằng khen và giấy khen, 6 lần là Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Chiêm Thành Tấn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Mười Một, 2022, 07:35:26 pm ANH HÙNG HOÀNG VĂN THƯỢNG Hoàng Văn Thượng, sinh năm 1948, dân tộc Tày, quê ở xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, chính trị viên tiểu đoàn 13 đặc công, trung đoàn 429, sư đoàn 2, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1971, Hoàng Văn Thượng chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn, ở cương vị nào đồng chí củng chiến đấu dũng cẩm, mưu trí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hoàng Văn Thượng đã trực tiếp chỉ huy 11 trận đánh, diệt 2.000 tên địch, 1 sở chỉ huy tiểu đoàn, phá hủy 1 khu thông tin. Riêng đồng chí diệt 62 tên. Trong nhiệm vụ trinh sát, Hoàng Văn Thượng đã trực tiếp điều tra, nghiên cứu 31 mục tiêu phục vụ cho đơn vị đánh đạt kết quả tốt. Trong trận đánh căn cứ Âm Púc (trên đất Cam-pu-chia) tháng 4 năm 1971, Hoàng Văn Thượng đã chỉ huy tổ cát rào, đánh chiếm lô cốt đầu cầu, tạo điều kiện cho đơn vị phát triển đánh địch được nhanh chóng. Riêng đồng chí đánh sập 1 lô cốt, 3 nhà lính, diệt một số địch. Trận đánh căn cứ Dầu Tiếng (Sông Bé) ngày 20 tháng 6 năm 1971, Hoàng Văn Thượng là chính trị viên phó đại đội, trực tiếp chỉ huy một bộ phận vượt qua nhiều hệ thống canh phòng của địch cắt rào, mở cửa và dẫn bộ đội vào đánh địch trong đồn. Trận này đơn vị diệt 400 địch. Riêng đồng chí diệt 26 tên, đánh sập 4 nhà lính. Trận đánh căn cứ Lai Khê (Sông Bé), là căn cứ lớn được phòng thủ kiên cố. Hoàng Văn Thượng sau khi chỉ huy tổ cắt rào mở đường, đồng chí dẫn đầu đơn vị đánh thẳng vào sở chỉ huy địch, diệt 100 tên, đánh sập 5 lô cốt, 26 căn nhà lính. Ngày 3 tháng 11 năm 1973, Hoàng Văn Thượng làm nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu phục vụ tốt cho đơn vị diệt căn cứ Bù Bông có 500 tên địch, mở màn chiến dịch mùa khô 1973, giải phóng hàng chục ngàn dân trong vùng. Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, luôn chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ. Hoàng Văn Thượng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hoàng Văn Thượng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Mười Một, 2022, 07:37:09 pm ANH HÙNG PHẠM VĂN TRỌNG Phạm Văn Trọng (tức Trân), sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 2 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, bác sĩ Viện quân y 2 thuộc Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1962 đến tháng 4 nắm 1975, Phạm Văn Trọng tham gia phục vụ chiến đấu ở ven thành phố Sài Gòn. Trưởng thành từ y tá lên bác sĩ (qua học đào tạo từng bước ở chiến trường), khi ở đội phẫu, khi làm quân y sĩ tiểu đoàn, đội trưởng đội phẫu thuật, đại đội trưởng quân y sư đoàn, đồng chí luôn nêu cao quyết tâm vượt mọi khó khăn thiếu thốn, ác liệt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đồng chí đả góp phần tích cực cùng đơn vị cứu sống cho hơn 1.000 trường hợp thương, bệnh binh nặng. Trong đó có hàng trăm trường hợp vết thương hiểm nghèo. Từ năm 1969 đến năm 1972, Phạm Văn Trọng làm quân y sĩ phụ trách đội phẫu thuật trung đoàn 268, bám trụ ở củ Chi, nơi địch đánh phá vô cùng ác liệt, đội phẫu thuật phải làm việc dưới địa đạo. Phạm Văn Trọng đã cùng đồng đội khắc phục khó khăn, ác liệt, bám trụ địa bàn, tiếp nhận kịp thời, cứu chứa chu đáo cho thương binh. Tuy trình độ chuyên môn hạn chế, sức khỏe kém, nhưng đồng chí luôn chịu khó nghiên cứu, học tập và làm việc không kể ngày đêm. Nhiều trường hợp vết thương thủng 4 đoạn ruột, vỡ thành bụng... vượt quá khả năng, nhưng vì không đưa được lên tuyến trên, Phạm Văn Trọng đã quyết tâm cùng đồng đội phẫu thuật thành công, cứu sống thương binh. Hàng chục lần trong lúc đang mổ cho thương binh thì địch cho xe tăng càn tới, Phạm Văn Trọng vẫn bình tĩnh động viên mọi người vừa quyết tâm đánh địch, vừa tiếp tục mổ bằng xong rồi đưa thương binh vượt qua vòng vây an toàn. Có lần đồng chí bị thương ở bụng chưa lành, nhưng vẫn kiên trì đứng mổ hàng giờ liền để cứu sống thương binh - Hành động của đồng chí đả có tác dụng cổ vũ động viên đơn vị hăng hái làm nhiệm vụ. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, Phạm Văn Trọng còn chỉ huy đơn vị tích cực đánh địch, kiên quyết bảo vệ thương binh an toàn, đơn vị đã diệt 30 tên địch, phá hủy 16 xe tăng, xe bọc thép. Tự tay đồng chí diệt 2 xe tăng. Phạm Văn Trọng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 22 bằng khen và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 8 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Văn Trọng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Mười Một, 2022, 07:38:30 pm ANH HÙNG LÊ VĂN VÀNG Lê Văn Vàng (tức Ba Bứng), sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Xuân, huyệĩi Ba Tri, tỉnh Bến Tre, trú quán xã An Quy, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 6 năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, chính trị viên huyện đội Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Lê Văn Vàng trưởng thành từ chiến sĩ du kích lên cán bộ huyện đội. Phụ trách công tác quân sự ở một huyện chiến đấu gian khổ, ác liệt, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành ịốt nhiệm vụ. Lê Văn Vàng chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tích cực tấn công địch, 6 lần bị thương vẫn không rời vị trí. Đồng chí chỉ huy linh hoạt, kiên quyết, trong tình huống khó khăn, ác liệt thế nào cũng bình tĩnh tổ chức đánh địch giành thấng lợi. Đơn vị đồng chí đã diệt hàng ngàn tên dịch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Riệng đồng chí diệt hàng trăm tên. Tháng 1 năm 1969, Lê Văn Vàng nhận nhiệm vụ chỉ huy tiểu đoàn hành quân từ Mỏ Cày xuống Ba Tri. Trong vòng 5 ngày, đồng chí đã chỉ huy đơn vị 2 lần chặn đánh địch quyết liệt, bảo vệ được lực lượng ta đến đích an toàn. Lần thứ nhất ngày 16 t.háng 1, đơn vị đến An Khánh (Châu Thành), địch cho 2 tiểu đoàn Mỹ đánh vào đội hình trú quân của bộ đội ta. Tuy lực lượng địch đông, phi pháo ác liệt, chúng sử dụng 20 đợt máy bay ném bom yểm trợ cho bộ binh mở 10 đợt tấn công. Đồng chí đã động viên anh em, quyết chiến đấu đẩy lùi tất cả các đợt tấn công của địch, giữ vững trận địa. Đơn vị diệt hơn 100 tên Mỹ. Lần thứ hai ngày 20 tháng 1, đơn vị vừa hành quân đến Châu Bình (Giồng Trôm) lại gặp 1 tiểu đoàn Mỹ và 1 tiểu đoàn ngụy. Bị thất bại lần trước, địch liên tiếp mở 12 đợt tấn công vào lực lượng ta, có 5 lần chọc thung trận địa. Lê Văn Vàng đã chỉ huy đơn vị chiến đấu đánh trả quyết liệt. Tuy hai lần bị ngất, vì sức ép của pháo, đồng chí vẫn dũng cảm cùng đồng đội 5 lần đánh bật địch ra khỏi vị trí. Một lần địch vào đông, Lê Văn Vàng dùng đại liên diệt nhiều hỏa điểm địch, tạo điều kiện cho đơn vị diệt 300 tên (có 200 tên Mỹ), sau đó lại tiếp tục chỉ huy đơn vị đến đích đúng thời gian quy định. Tháng 4 năm 1975, Lê Văn Vàng là chính trị viên huyện đội Thạnh Phú, được phân công trực tiếp đi xuống vùng Thứi Thạnh, nghiên cứu nắm địch, đề ra phương án chính xác, tổ chức đơn vị diệt đồn, diệt viện, buộc chúng rút chạy. Ta giải phóng 2 ấp, góp phần nâng cao khí thế đấu tranh của quần chúng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Dũng sĩ, 26 bằng và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Vàng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Mười Một, 2022, 07:40:04 pm ANH HÙNG LÊ VĂN VỊNH Lê Văn Vịnh, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 6 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, huyện đội phó huyện Bến Lức, tỉnh Long An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi nhập ngũ đến Xuân 1975, Lê Văn Vịnh đã qua các cương vị đội trưởng trinh sát, đội trưởng vận tải, tiểu đoàn phó bộ binh, huyện đội phó, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ năm 1962 đến năm 1966, Lê Văn Vịnh là đội trưởng trinh sát, trong những lần đi trinh sát trận địa, đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, bám sát địch nắm tình hình cụ thể, chính xác theo yêu cầu của trên. Đồng chí đã phục vụ tốt cho trên hạ quyết tâm đảm bảo cho các đơn vị chiến đấu giành thắng lợi. Lê Văn Vịnh đã trực tiếp tham gia chiến đấu, điệt được 85 tên địch (có 47 tên Mỹ), bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, thu 13 súng. Từ năm 1967 đến năm 1972, đồng chí làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược. Việc đi lại nhiều khó khăn do địch đánh phá ngăn chặn rất khốc liệt. Đồng chí nhiều lần xung phong đi. Những lần gặp địch, Lê Văn Vịnh bình tĩnh chỉ huy đơn vị vòng tránh hoặc đánh địch, mở đường để đi. Ngày 17 tháng 3 năm 1967, địch phát hiện thấy ta, chúng cho 10 máy bay lên thẳng đổ quân, bao vây, đánh chặn để cướp hàng. Đồng chí bình tĩnh đánh trả, bắn rơi tại chỗ 1 chiếc, 9 chiếc còn lại hốt hoảng bay đi. Hàng được bảo vệ an toàn. Ngày 30 tháng 6 năm 1969, địch dùng máy bay lên thẳng đổ quân xuống Bình Đức (Bến Lức, Long An), Lê Văn Vịnh chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt, diệt 47 tên Mỹ, thu 8 đại liên và tiểu liên. Riêng đồng chí diệt 3 tên, số còn lại bỏ chạy, đơn vị và hàng hóa an toàn. Từ sau ngày giải phóng Lê Văn Vịnh là huyện đội phó đã góp phần tích cực chỉ huy các đơn vị dân quân du kích xã truy quét tàn binh, bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương được tốt. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang trong huyện ngày càng trưởng thành. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Vịnh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Mười Một, 2022, 07:40:53 pm ANH HÙNG LÊ VĂN BÉ Lê Văn Bé, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 3 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, trưởng ban quân sự huyện Càng Long, tỉnh Cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trưởng thành từ chiến sĩ du kích lên, Lê Văn Bé liên tục bám trụ chiến đấu ở địa phương, đã tham dự trên 100 trận, tự tay diệt trên 200 tên địch, thu 20 súng. Ngày 10 tháng 9 năm 1969, Lê Văn Bé chỉ huy đại đội bộ binh huyện chặn đánh 2 tiểu đoàn địch càn vào xã Nhị Long. Dù lực lượng địch đông gấp bội, Lê Văn Bé vẫn bình tĩnh chỉ huy nhiều mũi xuất kích đẩy lùi hàng chục đợt tấn cóng của địch, diệt hơn một đại đội địch, giữ vững địa bàn. Ngày 18 tháng 12 năm 1971, địch dùng 2 tiểu đoàn bộ binh có pháo binh và máy bay yểm trợ tấn công vào khu chùa Ấp Sóc (xã Huyền Hội). Đồng chí chỉ huy trung đội đặc công chặn đánh địch bẻ gãy hàng chục đợt tấn công của chúng. Địch đổ thêm quân chiếm hai phần ba ngôi chùa. Tuy bị thương, Lê Văn Bé vẫn kiên quyết tổ chức lực lượng đánh bật địch ra khỏi chùa, khôi phục lại trận địa, diệt 65 tên, thu 2 súng. Tháng 4 năm 1974, đồng chí chỉ huy đơn vị tấn công tiêu diệt 8 đồn dân vệ và đánh địch phản kích diệt trên 130 tên, thu 30 súng, góp phần giải phóng một vùng rộng ven đường số 6 thuộc các xã Bình Phú, Nhị Long. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được anh em yêu mến. Lê Văn Bé đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 bằng khen và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Bé được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Mười Một, 2022, 07:41:42 pm ANH HÙNG NGUYÊN VĂN BỊCH Nguyễn Văn Bịch (tức Thanh Sơn), sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, huyện đội phó huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1961 đến mùa Xuân 1975, Nguyễn Văn Bịch đã tham gia chiến đấu 49 trận, tự tay diệt 54 tên (có 1 tên Mỹ, 2 tên ác ôn), bắn rơi 1 máy bay lên thẳng. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt hơn 1.000 tên địch (đánh thiệt hại nặng 7 đại đội và 4 trung đội địch), phá hủy 5 xe bọc thép. Từ cuối năm 1961 đến năm 1962, Nguyễn Văn Bịch cùng tổ xây dựng cơ sở ở Chợ Mới, ở đây địch thường xuyên càn quét, lùng sục, khủng bố giết hại đồng bào. Đồng chí cùng tổ kiên trì bám đất, bám dân có thời gian 2, 3 tháng liền, ngày ngủ hầm, đêm đến từng nhà tuyên truyền vận động quần chúng. Đồng chí đã xây dựng được 12 cơ sở, tạo điều kiện cho lực lượng về hoạt động, phong trào du kích chiến tranh từng bước phát triển. Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1967, Nguyễn Văn Bịch được cử về hoạt động tại vùng địch tạm chiếm. Tuv địch ra sức vây bắt cán bộ ta, mật thám, gián điệp luôn theo dõi nhưng nhờ nhân dân bảo vệ, cung cấp tin tức nên đồng chí đã báo cáo lên trên về tình hình địch được chính xác. Thời gian này, đồng chí bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, diệt 38 tên địch. Từ ngày 16 đến ngày 26 tháng 7 năm 1968, Nguyễn Văn Bịch cùng 6 người khác giả trang làm lính địch vào căn cứ địch nắm tình hình. Đến ngày thứ 10 thì bị lộ, địch vây bắt, đồng chí dùng tiểu liên, lựu đạn diệt 4 ổ đề kháng và chỉ huy tổ đánh thẳng vào nơi trung tâm. Địch hốt hoảng bỏ chạy, tổ rút ra an toàn. Trận này toàn tổ diệt hơn 100 tên địch. Riêng đồng chí diệt 10 tên. Đêm 18 tháng 4 năm 1970, Nguyễn Văn Bịch dẫn một tổ đột nhập vào một đồn để giải thoát 6 cán bộ ta bị địch bắt. Tuy địch canh phòng nghiêm ngặt, đồng chí vấn tìm cách cùng tổ vượt qua rào kẽm gai, đánh thẳng vào trung tâm đồn làm chúng rối loạn. Đồng chí nhanh chóng phá trại giam, cùng tổ đưa 6 đồng chí của ta bị địch bắt ra ngoài an toàn. Quá trình chiến đấu, mặc đù bị thương nhưng đồng chí vẫn giữ vững vị trí chỉ huy. Nguyễn Văn Bịch luôn xung phong gương mẫu, thường nhận nhiệm vụ khó về mình, khiêm tốn được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 19 bằng và giấy khen, 5 lần là Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Bịch được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Mười Một, 2022, 07:43:25 pm ANH HÙNG NGÔ QUANG ĐIỂN Ngô Quang Điền, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Trực Thuận, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 1 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội 10 công binh, thuộc tiểu đoàn 739, trung đoàn 25, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tử tháng 12 năm 1966 đến tháng 4 năm 1975, Ngô Quang Điền tham gia mở đường phục vụ chiến đấu ở Đông Nam Bộ. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần bền bi chịu đựng gian khổ, tích cực khắc phục khó khăn, dũng cảm vượt qua bom đạn, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bản thân luôn là người dẫn đầu trung đoàn về năng suất đào đất, phá đá, chặt cây, bắc cầu. Năm 1970 - 1971, Ngô Quang Điền cùng đơn vị mở đường trên tuyến hành lang vận chuyển phía bắc Đông Nam Bộ. Mặc cho máy bay địch đánh phá rất ác liệt, có ngày chúng đánh phá đoạn đường đơn vị phụ trách 4 - 6 lần. Sau mỗi đợt đánh phá, đồng chí lại dẫn đầu trung đội ra mặt đường tiếp tục đào đất, phá đá sửa chữa. Suốt 2 năm, Ngô Quang Điền dẫn đầu trung đoàn về năng suất lao động đào đắp từ 5 mét khối đến 6,3 mét khối một công, trung đội đồng chí là trung đội xuất sắc nhất trung đoàn. Chiến dịch Xuân - Hè 1972, trong trận tấn công địch ở Lộc Ninh, sau khi chuẩn bị đường cho xe tăng ta xuất kích, Ngô Quang Điền cầm dù trắng đi trước dẫn đường xe tăng ta tiếp cận vị trí địch được nhanh chóng, an toàn. Hành động của đồng chí đã cổ vũ chiến sĩ xe tăng hăng hái chiến đấu. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đơn vị chỉ còn 18 người, nhưng Ngô Quang Điền vẫn động viên anh em hăng hái làm việc không kể ngày đêm, kết quả, chỉ sau 3 ngày, đơn vị bắc xong 2 cầu gỗ (mỗi cầu dài 10 mét, trọng tải 10 tấn), kịp thời cho xe tải chở bộ đội vượt qua, tấn công địch từ hướng đông bắc Sài Gòn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, luôn nhận việc khó về minh, sống khiêm tốn, được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến cỏng giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 23 bằng và giấy khen, 5 lần là Chiến sĩ thi đua, 9 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ mở đường. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Ngô Quang Điền được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:45:23 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HỮU Nguyễn Văn Hữu (tức Nguyễn Văn Gặp), sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhị Bình, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, nhập ngũ 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, bác sĩ thuộc Văn phòng Bộ tư lệnh Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1961 đến năm 1978, Nguyễn Văn Hữu chiến đấu và công tác ở Nam Bộ qua các cương vị chiến đấu viên, y tá, quân y sĩ, trường ban truyền máu xét nghiệm bệnh viện K71, phó Chủ nhiệm khoa nội, bác sĩ bảo vệ sức khỏe cơ quan... Trong hoàn cảnh nào đồng chí cũng thể hiện ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Trong công tác chuyên môn, Nguyễn Văn Hữu kiên trì đi sâu tìm cách khắc phục khó khăn, có nhiều sáng kiến áp dụng vào việc điều trị thương binh, bệnh binh đạt kết quả tốt. Đồng chí còn thường xuyên ra tuyến trước phục vụ các chiến dịch, giúp đỡ kinh nghiệm cho các đội điều trị tiền phương cấp cứu được kịp thời hàng trăm trường hợp. Những lần địch càn vào khu vực điều trị của thương binh, Nguyễn Văn Hữu đà dũng cảm chiến đấu để bao vệ thương binh, báo vệ căn cứ, nhiều lần bị thương vẫn không rời vị trí. Đồng chí đã diệt 20 tên địch, bắn cháy 1 xe tăng. Nguyễn Văn Hữu sống giản dị, khiêm tốn, hết lòng thương yêu đồng đội, nhất là với thương binh, nhiều lần xung phong cho máu để cứu sống anh em mặc dù bản thân cũng đang yếu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 22 bằng khen, 7 năm liền đạt Chiến sĩ thi đua, 3 lần đặt danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Hữu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:45:59 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HOÀNG Nguyễn Văn Hoàng, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Xã Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chr là trung úy, đại đội trưởng đại đội 1 bộ binh thuộc tiểu đoàn 1, bộ đội địa phương tỉnh Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 15 tuổi, Nguyễn Văn Hoàng xung phong vào bộ đội. Từ đó đến tháng 4 năm 1975, đồng chí tham gia chiến đấu 80 trận, luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, tích cực tấn công, chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt. Nguyễn Văn Hoàng đã chỉ huy đơn vị diệt hơn 400 tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Tự tay đồng chí diệt 42 tên làm bị thương 61 tên, thu 22 súng, 6 máy thông tin. Ngày 2 tháng 2 năm 1968, sau khi dẫn đầu tiểu đội đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu của đơn vị diệt gọn đại đội bao an ở Phụng Hiệp, Nguyễn Văn Hoàng chỉ huy 1 tổ trụ lại đánh địch phản kích. Mặc dù chỉ có 4 người và 1 khẩu đại liên tổ do đồng chí chỉ huy đã ngoan cường đánh lui nhiều đợt phản kích của 2 đại đội địch, diệt 36 tên, bắn chìm 1 thuyền, giữ vững trận địa cho đến khi có lệnh rút. Đầu tháng 4 năm 1972, đồng chí chỉ huy đại đội cùng đơn vị bạn tấn công yếu khu Quang Phong, sau khi tự tay gỡ mìn dẫn đơn vị vượt rào xung phong đánh chiếm lô cốt đầu cầu, tạo điều kiện cho đơn vị phát triển diệt gọn trung đội địch ở đồn tam giác. Thấy mũi bạn chiến đấu gặp khó khăn, Nguyễn Văn Hoàng chủ động dẫn đầu đơn vị tấn công vào sườn quân địch, góp phần tích cực cùng đơn vị bạn diệt gọn bọn địch trong yếu khu có gần 200 tên. Trong trận đánh đồn Tân Binh ngày 25 tháng 10 năm 1973, đồng chí chỉ huy một tổ kết hợp với nội ứng nhanh, đánh mạnh diệt và làm tan rã 1 trung đội địch đóng ở đây. Nguyễn Văn Hoàng chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, nhiều lần cóng thương binh, tử sĩ vượt qua bom đạn địch về phía sau an toàn. Đặc biệt, trong trận tấn công địch ở Cây Me (ngày 18 thầng 2 năm 1974), tuy lực lượng địch đông, hỏa lực địch bắn rất mạnh đồng chí vẫn dũng cảm dẫn đầu 1 tổ vượt qua nhiều lớp rào vào lấy được 3 liệt sĩ đưa về phía sau mai táng chu đáo. Hành động của đồng chí có tác dụng giáo dục sâu sắc cho các chiến sĩ trong đơn vị. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Nguyễn Văn Hoàng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 18 bằng và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Hoàng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:46:49 pm ANH HÙNG BÙI THANH HƯỜNG Bùi Thanh Hường, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 9 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 5 bộ binh thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 1, sư đoàn 2, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tử tháng 12 năm 1968 đến mùa Xuân 1975, Bùi Thanh Hường chiến đấu ở Trị - Thiên và Quảng Nam. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội. Đồng chí chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sử dụng được nhiều loại vũ khí của ta và địch, nhiều lần bị íhương vẫn không rời vị trí chiến đấu, tự tay diệt 113 tên địch (có 27 tên Mỹ), bắt 8 tên, bắn cháy 1 xe tăng, phá hủy 6 đại liên, 2 súng cối 60 mi-li-mét, thu 15 súng AR15, 3 đại liên,3 M79, 4 máy thông tin. Ngày 28 tháng 8 năm 1969, Bùi Thanh Hường cùng 3 đồng chí nhận nhiệm vụ phục kích 1 đại đội thám báo Mỹ ở điểm cao 56 (bác đường số 9). Đây là trận đầu Bùi Thanh Hường đánh Mỹ, song đồng chí đã bình tĩnh động viên đồng đội quyết đánh. Trong chiến đấu, Bùi Thanh Hường xông xáo dưới làn bom đạn địch, diệt 27 tên, bắn cháy 1 xe tăng, chỉ huy tổ diệt 80 tên, bắn cháy 5 xe tăng. Trong Trận chỉ huy tiểu đội trong đội hình đại đội phục kích địch ở đồn Đá Bạc (gần vị trí Quán Ngang, Quảng Trị), khi đại đội gặp khó khăn, quân số thương vong nhiều, Bùi Thanh Hường đã xin cán bộ đại đội được đánh. Kết quả tiểu đội đã góp phần quan trọng cùng đại đội diệt gọn 1 đại đội địch. Trận này Bùi Thanh Hường diệt và bắt 18 tên, thu 2 súng, 1 máy thông tin. Ngày 28 tháng 5 năm 1974, đồng chí chỉ huy trung đội cùng tiểu đoàn đánh địch lấn chiếm khu vực Đức Phú (Tam Kỳ). Mặc dù địch đông có hòa lực mạnh và ở thế cao (điểm cao 287), gâv nhiều khó khăn cho ta, Bùi Thanh Hường bình tĩnh động viên trung đội kiên quyết đánh. Khi đại đội trưởng bị thương nặng, đồng chí chủ động thay thế tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Trận này đồng chí diệt 11 tên địch. Ngày 30 tháng 7 năm 1974, đại đội Bùi Thanh Hường đảm nhiệm hướng chủ yếu đánh điểm cao 238 ở Nông Sơn, Trung Phước, đồng chí đã mưu trí, linh hoạt, cùng đơn vị nhanh chóng chiếm vị trí bàn đạp, diệt nhiều địch, tạc điều kiện tốt cho tiểu đoàn diệt gọn 1 tiểu đoàn địch. Bùi Thanh Hường sống gương mẫu, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội được đơn vị tin mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Bùi Thanh Hường được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh dùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:47:25 pm ANH HÙNG HỒ THANH LÂM Hồ Thanh Lâm, sinh năm 1941, dân tộc Co, quê ở xã Trà Giáp, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 11 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 73 bộ binh, bộ đội địa phương huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày nhập ngũ đến tháng 4 năm 1975, Hồ Thanh Lâm chiến đấu ở nhiều địa bàn trong huyện. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần hăng hái đánh giặc, bị thương vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Hồ Thanh Lâm đã chỉ huy đơn vị diệt 330 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 55 tên, bắt 2 tên, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng. Ngày 16 tháng 8 năm 1969, tại trận địa chốt chặn địch tại làng Dầm, tuy bị bom pháo địch bắn phá rất ác liệt, đơn vị bị thương vong, bản thân Hồ Thanh Lâm bị sức ép còn một mình đồng chí vẫn bám trận địa. Máy bay lên thẳng của địch đổ quân. Hổ Thanh Lâm bình tĩnh kê chắc súng hạ tại chỗ 2 máy bay lên thẳng chở đầy lính Mỹ bằng 2 loạt đạn súng tiểu liên. Những chiếc còn lại vọt lên cao, không dám đổ quân tiếp nữa. Trận địa được giữ vững. Trận đánh đồn Nước Viu (ngày 20 tháng 4 năm 1974), ngay phút đầu, đồng chí dùng B40 bắn sập lô cốt đầu cầu rồi nhanh chóng dẫn đầu đơn vị đánh thẳng vào giữa vị trí địch, diệt bọn chỉ huy; nhờ đó đơn vị đã làm chủ vị trí địch, diệt 30 tên, giải phóng 57 đồng bào bị địch giam giữ trở về làng cũ làm ăn. Trận đánh đồn Phước Sơn (ngày 27 tháng 4 năm 1974), khi đơn vị Hồ Thanh Lâm đang triển khai vượt rào thì bị lộ. Địch vừa bắn ra rất dữ dội, vừa tháo chạy ra hướng cổng đồn. Đồng chí liên tiếp bắn 2 quả B40, diệt 7 tên, làm bị thương một số tên khác, sau đó dẫn đơn vị xông lên chặn chúng và tiếp tục lao lên đánh địch. Kết quả đơn vị diệt gần hết số địch trong đồn (hơn 30 tên). Khi quay ra vì vết thương ở chân sưng tấy không đi được đồng chí phải bò và bị lạc hướng; 11 ngày nằm trong rừng không có cơm ăn, thuốc chữa, đồng chí vẫn chịu đựng, tự tìm lá cây băng bó vết thương. Cho đến khi đơn vị tìm được, đưa về điều trị. Đồng chí luôn, chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, gương mẫu, khiêm tốn được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 bằng và giấy khen, 4 lần là Chiến sĩ thi đua, 4 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hồ Thanh Lâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:48:02 pm ANH HÙNG ĐẶNG VĂN NHÀN Đặng Văn Nhàn, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Hòa Hưng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, nhập ngũ tháng 2 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, y sĩ, bệnh xá trưởng bệnh xá thành đội Cần Thơ thuộc tỉnh đội Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 15 tuổi, Đặng Văn Nhàn xung phong vào bộ đội. Từ đó đến tháng 4 năm 1975 đồng chí tham gia phục vụ chiến đấu ở địa bàn Rạch Giá. Trưởng thành từ chiến sĩ cứu thương lên quân y sĩ phụ trách đội điều trị, đồng chí luôn liêu cao tinh thần hết lòng phục vụ thương, bệnh binh, dũng cảm dẫn đầu đơn vị theo, sát bộ đội chiến đấu để cấp cứu, bảng bó kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có đợt Đặng Văn Nhàn liên tục chỉ huy đơn vị đưa 20 thương binh vượt qua nhiều sinh lầy, sông rạch và đồn bốt địch về phía sau an toàn. Hàng chục lần trong lúc trận chiến đấu đang diễn ra quyết liệt, đồng chí đã dẫn đầu đơn vị vượt qua bom đạn địch tới băng bó cho thương binh rồi đưa về tuyến sau an toàn. Nhiều lần đồng chí xung phong lấy máu mình tiếp cho thương binh. Tính chung, Đặng Văn Nhàn đã góp phần tích cực cùng đơn vị cấp cứu, điều trị tốt cho hơn 3.000 thương, bệnh binh. Quá trình điều trị, tuy trình độ chuyên môn có hạn, trong hoàn cành không đưa thương binh lên tuyến trên được. Đồng chí tự học, tự nghiên cứu rút kinh nghiệm nên đã cứu sống 80 trường hợp, trong đó có nhiều trường hợp vết thương hiểm nghèo. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu đã hoàn thành xuất sắc, Đặng Văn Nhàn còn là người dẫn đầu đơn vị tích cực đanh địch, bảo vệ thương binh mỗi khi địch càn vào khu vực trú quân hoặc gặp chúng trên đường chuyển thương. Đặng Văn Nhàn đã chỉ huy đơn vị đánh 13 trận, diệt gần 200 tên địch. Riêng đồng chí diệt 52 tên, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng. Đặng Văn Nhàn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, tích cực bồi dưỡng chuyên môn cho nhân viên trong đội, đồng chí sống gương mẫu giản dị, được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 18 bằng và giấy khen, 8 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Văn Nhàn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:48:37 pm ANH HÙNG ĐẶNG CÔNG NHÂN Đặng Công Nhân (tức Đặng Chí Anh), sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, nhập ngũ tháng 4 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội 512 công binh, bộ đội địa phương tỉnh Kiên Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1967 đến tháng 4 năm 1975, Đặng Công Nhân kiên cường bám trụ ở các địa bàn xung yếu trong tỉnh. Đồng chí luôn thể hiện tinh thần dũng cảm, có quyết tâm cao, chỉ huy mưu trí, hăng hái dẫn đầu đơn vị trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm. Đặng Công Nhân đã trực tiếp chỉ huy đánh trên 80 trận, đơn vị diệt trên 1.000, tên địch, đánh chìm 2 tàu, phá hủy 4 xe quân sự, 3 khẩu pháo 105 ly, phá sập 4 cầu. Trận đánh cầu Quằn Mần trên đường giao thông từ sân bay về căn cứ Rạch Soi (Rạch Giá) tháng 4 năm 1969, ở đây địch phòng thủ nghiêm ngặt. Lần đầu đánh cầu, Đặng Công Nhân đã biết dựa vào đồng bào để nghiên cứu kỹ mục tiêu. Kết quả đánh sập cầu, diệt 1 tiểu đội lính gác, làm ngừng trệ giao thông địch trong 15 ngày. Tháng 10 năm 1970, đồng chí chỉ huy 1 trung đội ngoan cường lập vành đai bao vây căn cứ của trung đoản địch ở Sàn Gạch (Vĩnh Thuận). Với quyết tâm bao vây tiến công tiêu diệt địch liên tục, đồng chí tổ chức cho anh em tìm kiếm bom đạn địch không nổ để lấy thuốc làm mìn đánh địch. Trung đội Đặng Công Nhân đã diệt hàng trăm tên địch, phá hủy hàng chục xe cơ giới. Buộc lực lượng địch đông vẫn phải co cụm trong cán cứ. Đơn vị đã hỗ trợ đắc lực cho đồng bào địa phương bám trụ sản xuất. Ngày 25 tháng 4 năm 1971, đồng chí phụ trách 1 tổ táo bạo vượt qua nhiều đồn, bốt, luồn sâu chặn đánh đoàn tàu vận chuyển của địch từ Tắc Cẩu đi Xẻo Rô, đã đánh chìm 1 tàu chở hàng, chi viện đắc lực cho đơn vị bạn chống địch càn quét ở U Minh. Đặng Công Nhân sống gương mẫu, khiêm tốn, luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết tốt, được trên tin, đồng đội yêu mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng ba, 4 bằng và giấy khen, 3 lần đạt danh hiệu dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Công Nhân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:49:06 pm ANH HÙNG TRẦN VĂN PHÚ Trần Văn Phú, sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, xưởng trưởng xưởng Quân giới thuộc tỉnh đội Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Trần Văn Phú làm nhiệm vụ sản xuất vũ khí phục vụ cho các lực lượng vũ trang trong tỉnh. Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thiếu thốn, ác liệt, đồng chí luôn nêu cao quyết tâm kiên trì bám đất, bám dân, làm việc không kể ngày đêm, cùng đơn vị sản xuất được hàng chục vạn qua mìn, thu pháo, lựu đạn, đáp ứng yêu cầu chiến đấu ở địa phương. Trần Văn Phú luôn chịu khó nghiên cứu rút kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, cái tiến được nhiều loại vũ khí mới, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu suất chiến đấu của bộ đội như mìn đánh xe tăng, đạn đánh tàu trên sông, bom phóng, v.v. Trong khi sản xuất, đồng chí đã dùng nhôm đúc bom phóng thay gang là loại nguyên liệu khó tìm, vẫn đảm bảo chất lượng tốt, cải tiến liều tống đạn pháo làm cho đuôi đạn nhẹ đi, đỡ tốn kíp, mang vác dễ mà vẫn đảm bảo bắn chính xác, thiết kế máy cán, máy viền, máy dập. Nhờ đó đơn vị sản xuất được nhiều, nhanh và giảm bớt được khó khăn về thiếu nguyên liệu và phương tiện sản xuất. Trần Văn Phú chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, đã góp nhiều công xây dựng xưởng ngày càng trưởng thành. Đồng thời tích cực, bồi dưỡng, xây dựng các xưởng quân giới huyện, xã trong tỉnh ngày càng tiến bộ về chuyên môn, đồng chí sống giản dị, khiêm tốn, được anh em tin yêu. Trần Văn Phú đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Phú được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:49:38 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN QUÂN Nguyễn Văn Quân, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã An Phước, huyện Mang Thít , tỉnh Cửu Long, nhập ngũ năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 1 thông tin thuộc trung đoàn thông tin, Bộ tham mưu Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1966 đến thang 4 năm 1975, Nguyễn Văn Quân tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên nhiều địa bàn trong quân khu. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, kiên quyết bám đài, bám máy, bảo đảm thông tin thông suốt, trong mọi tình huống. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu đã hoàn thành xuất sắc, Nguyễn Văn Quân còn trực tiếp tham gia đánh nhiều trận, diệt hang chục tên địch. Đồng chí còn là nòng cốt trong việc cải tiến đầu đạn M.79, ĐKZ 57, pháo 105 ly của địch đế đánh địch. Tháng 3 năm 1970, 1 tiểu đoàn địch càn vào xã Nhào (An Biên, Rạch Giá) nơi cơ quan Quân khu ở. Sau khi phi pháo dọn đường, địch cho mũi thọc sâu vào cơ quan bạn, biết địch đông, cơ quan bạn ít người, đồng chí nhanh chóng tổ chức cất giấu máy rồi dẫn 4 đồng chí sang chi viện. Suốt 1 ngày Nguyễn Văn Quân cùng đồng đội đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, diệt hàng chục tên, giữ vững trận địa, bảo vệ được cán bộ và máy móc tải liệu. Đến đêm, tiểu đoàn biệt động địch phải lùi xa, đồng chí lấy máy lên tiếp tục làm nhiệm vụ. Tháng 4 năm 1971, địch đổ quân xuống nơi đơn vị đang công tác, Nguyễn Văn Quân động viên anh em chuẩn bị mọi mặt, tổ chức và gài mìn sẵn sàng chiến đấu và tiếp tục làm nhiệm vụ. Khi địch mò vào Nguyễn Văn Quân bình tĩnh chờ cho chúng đến gần, mới giật mìn diệt 2 tên. Sau đó nhanh chóng cho đơn vị vượt ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tháng 4 năm 1972, được giao nhiệm vụ phụ trách 1 tiểu đội bao vây đồn địch trên sông Trạm, đồng chí cùng đồng đội thu lượm bom đạn địch không nổ, cải tiến thành vũ khí đánh đich diệt vậ làm bị thương nhiều tên. Nguyễn Văn Quàn gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội dù tình huống khó khăn thế nào cũng kiên quyết đưa được thương binh, tử sĩ về phía sau, được đồng đội mến phục. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 lần là Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Quân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:50:19 pm ANH HÙNG PHẠM MINH TƯ Phạm Minh Tư, sinh năm 1948, dân tộc Re, quê ở xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quang Ngãi, nhập ngũ tháng 8 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội 2 bộ binh, bộ đội địa phương huyện Đức Linh, tỉnh Binh Thuận, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 13 tuổi (1961), Phạm Minh Tư đã tham gia hoạt động giúp đỡ và đưa đường cho bộ đội đánh địch có kết quả tốt. Tháng 5 năm 1965, Phạm Minh Tư tham gia quân đội. Từ đó đến nay đồng chí đã trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, huyện đội phó. Ở cương vị nào đồng chí cũng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phạm Minh Tư đã tham dự 91 trận đánh, tự tay diệt hơn 90 tên địch. Trong trận đánh Ấp Dua, xã Lạc Tánh (huyện Đức Linh) ngày 3 tháng 7 năm 1968 Phạm Minh Tư phụ trách 2 mũi dự bị của trung đội trinh sát. Khi mũi chủ yếu vào trinh sát chiếm lĩnh trận địa bị lộ không tiến lên được, đồng chí nhanh chóng đưa 2 mũi dự bị lên. Một mũi đánh thẳng vào sở chỉ huy địch, một mũi tạt sườn. Sau 30 phút chiến đấu 2 mũi do đồng chí chỉ huy đã chiếm được sở chỉ huy địch, diệt 18 tên. Ngày 25 tháng 8 năm 1968, Phạm Minh Tư cùng hai người đi trinh sát thì phát hiện thấy 4 quả mìn định hướng của địch bố trí để phục kích quân ta. Đồng chí đã bí mật quay mìn hướng về phía địch và cho nổ. Kết quả đã diệt và bắt 30 tên, thu 13 súng, phá hỏng 2 máy thông tin, ta rút ra an toàn. Ngày 8 tháng 11 năm 1968, sau khi hoàn thành nhiệm vụ điều tra sân bay Tánh Linh, trên đường về Phạm Minh Tư thấy địch đang ngủ trong một trường học, thời cơ thuận lợi, đồng chí tổ chức cho anh em bất ngờ tiến công diệt hầu hết quân địch (52 tên), thu 8 súng, 1 máy thông tin PRC - 25. Đông Xuân 1974 - 1975, Phạm Minh Tư làm nhiệm vụ dẫn đường cho đơn vị bạn đi nghiên cứu tình hình địch. Bất kỳ lúc nào, có yêu cầu là đồng chí vui vẻ lên đường làm nhiệm vụ, tuy bị thương nặng nhưng vẫn không rời vị trí. Đồng chí đã xây dựng được nhiều cơ sở tốt. Thời kỳ năm 1969 đến Xuân 1975, Phạm Minh Tư đã góp phần chuyển biến phong trào du kích chiến tranh trong huyện. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 23 bằng và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Minh Tư được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:51:07 pm ANH HÙNG DƯƠNG VĂN THÌ Dương Văn Thì, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Hữu, huyện Nhân Trạch, tỉnh Đồng Nai. Nhập ngũ tháng 4 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng bộ binh, bộ đội địa phương huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1959 đến năm 1965, Dương Văn Thì tham gia du kích. Tuy gặp nhiều khó khăn do địch đóng trong xã dày đặc và tìm cách bắt bớ, đồng chí vẫn kiên trì bám đất, bám dân, ngày nằm hầm, đêm bám địch, đưa đón cán bộ về hoạt động. Từ khi nhập ngũ (tháng 4 năm 1966) đến Xuân 1975, Dương Văn Thì đã chiến đấu trên 100 trận. Đồng chí đã chỉ huy tiểu đội, trung đội diệt gần 600 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay lên thẳng, bắn chìm 2 tàu chiến, phá hủy 5 xe quân sự. Riêng đồng chí diệt 68 tên, có 25 Mỹ, 2 ác ôn, phá hủy 1 xe tăng, 1 xe ui. Tháng 4 năm 1970, Dương Văn Thì dùng mìn phá hủy 1 xe bọc thép, 1 xe ủi, ngăn chặn được âm mưu địch cày ủi ruộng vườn. Tháng 5 năm 1970, đồng chí chỉ huy tổ đánh tan 1 đại đội địch đi càn tại Tây Hòa. Ngày 6 tháng 3 năm 1971, đồng chí chỉ huy tổ táo bạo mang mìn vào giữa đội hình cụm quân địch diệt 12 tên, làm bị thương một số tên khác. Bọn địch ở bốt Bà Mung hốt hoảng phải rút chạy. Ngày 25 tháng 4 năm 1971, Dương Văn Thì thấy địch đi càn, đồng chí đặt mìn phục kích địch, diệt 13 tên. Ngày 27 tháng 4 năm 1975, Dương Văn Thì chỉ huy đại đội đánh chiếm cầu Tân Cảng, sáng ngày 25 tháng 4, đồng chí trụ lại đánh địch phản kích từ 9 giờ đến 15 giờ, diệt và bắt nhiều tên, tạo điều kiện cho các đơn vị bạn tiến vào Sài Gòn theo đường từ Thủ Đức được thuận lợi. Dương Văn Thì luôn nêu cao tinh thần thương yêu đồng đội, có lần trong chiến đấu đả mang vác 3 tử sĩ từ trận địa về nơi chôn cất chu đáo, được quần chúng tín nhiệm. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 10 bằng và giấy khen, 1 lần là Chiến sĩ thi đua, 3 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Dương Văn Thì được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười Hai, 2022, 06:30:19 pm ANH HÙNG ĐOÀN VĂN THẮNG Đoàn Văn Thắng, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ tháng 2 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, phân đội trưởng thông tin, thuộc tiểu đoàn 857, bộ đội địa phương tỉnh Cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1967 đến tháng 4 năm 1975, Đoàn Văn Thắng làm nhiệm vụ bảo đảm thông tin của tiểu đoàn. Đồng chí luôn nêu cao quyết tâm, dũng cảm, mưu trí, vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm, không ngại gian khổ hy sinh, bám sát đơn vị phục vụ chiến đấu. Đoàn Văn Thắng đã trực tiếp phục vụ trên 80 trận đánh, bảo đảm thông tin thông suốt. Khi được giao phụ trách thông tin vô tuyến điện đồng chí đã tích cực chuyển, nhận hàng ngàn bức điện chính xác, kịp thời. Trong hoàn cảnh chiến trường đồng bằng trống trải, địch thường xuyên đánh phá ác liệt, Đoàn Văn Thắng luôn xông xáo vượt qua bom đạn để rải và nối dây phục vụ cho các trận đánh của đơn vị, đồng chí phải xông ra nối dây tới 13 lần. Đặc biệt có những lần phải dò đi nối chỗ đứt nằm trên mặt cầu giữa lúc máy bay, pháo địch đang bắn dữ dội vào điểm đó. Đồng chí 2 lần bị thương vẫn bám đường dây để giữ vững liên lạc. Trong phục vụ chiến đấu, Đoàn Văn Thắng còn tỏ ra rất am hiểu tình hình. Có trận đi cùng mũi chủ yếu đánh vào tung thâm, gặp tình huống khó khăn, đồng chí đã báo cáo kịp thời và đề xuất với trên xin cho đội dự bị bước vào chiến đấu đúng thời cơ, giành thắng lợi. Ngoài ra, đồng chí còn tích cực theo dõi điện đài, nắm chắc tình hình địch trên địa bàn hoạt động của đơn vị. Đồng chí đã ghi nhận được 1.300 bức điện của địch, chịu khó suy nghĩ, phân tích từng mẩu tin, chủ động đề xuất ý kiến giúp trên kịp thời có biện pháp đối phó. Đồng chí sống cần cù, mẫu mực, chấp hành chính sách kỷ luật nghiêm, được cấp trên tin tưởng, anh em yêu mến. Đoàn Văn Thắng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 14 bằng và giấy khen. Ngày 6 thấng 11 năm 1978, Đoàn Văn Thắng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười Hai, 2022, 06:31:13 pm ANH HÙNG TRỊNH XUÂN THIỀU Trịnh Xuân Thiều, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 12 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên đại đội đặc công, đại đội 11, tiểu đoàn 3, trung đoàn 316, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 3 năm 1968 đến cuối năm 1974, Trịnh Xuân Thiều làm nhiệm vụ đánh tàu địch ớ Trị-Thiên, Nam Bộ và giúp cách mạng Cam-pu-chip... đã chỉ huy tố đánh chim 7 tàu, có 1 tàu trọng tải 8.000 tấn. Đêm 18 tháng 5 năm 1972, Trịnh Xuân Thiều và một người nữa đánh tàu tại cảng Nông-pênh (Cam-pu-chia), ở đây địch phòng thủ rất chặt chẽ, tuần tiễu, bắn pháo sáng liên tục... đồng chí vẫn động viên đồng đội cùng mình tìm cách lọt vào cảng, lựa thế đặt khối nổ đánh chìm 2 tàu địch (1 tàu vận tải, 1 tàu tuần tiễu). Ngày 4 tháng 8 năm 1972, Trịnh Xuân Thiều đánh cảng Nông-pênh lần thứ 2, tuy gặp khó khăn hơn lần trước vi địch tăng cường phòng thủ, phải bơi xa 20 ki-lô-mét mới tới mục tiêu... đồng chí đã đưa cả tổ vào đúng như phương án. Riêng Trịnh Xuân Thiều cùng 1 đồng đội đánh chim 1 tàu 8.000 tấn. Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến năm 1978 Trịnh Xuân Thiều là chính trị viên đại đội 11. Đồng chí đã góp phần tích cực xây dựng đơn vị làm tốt công tác truy quét tàn binh địch, bảo vệ trị an, tuyên truyền vận động quần chúng chấp hành nghiêm các chinh sách, kỷ luật, được nhân dân tín nhiệm. Đồng chí sống giản dị, khiêm tốn, được đơn vị yêu mến. Trịnh Xuân Thiều đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, nhiều bằng và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trịnh Xuân Thiều được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười Hai, 2022, 06:32:05 pm ANH HÙNG BÙI VĂN VIẾT Bùi Văn Viết (tức Tư Thắng), sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 1 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, cán bộ Đoàn 804 vận tải thuộc Cục hậu cần, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 4 năm 1962 đến tháñg 4 năm 1968, Bùi Văn Viết được giao phụ trách một cụm kho vũ khí trong rừng đước Năm Căn. Ở đây khí hậu khầc nghiệt, đầm lầy, nước mặn, muỗi bọ nhiều, dễ sinh bệnh tật, Bùi Vản Viết đã gương mau và động viên đồng đội vượt qua, báo vệ tốt kho tàng không để mất mát, han gỉ, ẩm ướt một thứ vũ khí nào. Những khi địch lùng sục, càn quét vào khu vực kho, đồng chí đã cùng anh em nhanh chóng sơ tán kho tàng, vót chông, đào hầm, gài mìn... để ngăn chặn địch không cho chúng đến khu vực kho tàng. Dù khó khăn đến dâu, cụm kho của đồng chí phụ trách cũng vẫn đảm bảo phục vụ kịp thời cho bộ đội chiến đấu. Từ giữa năm 1968 đến cuối năm 1971, Bùi Văn Viết được phân công về Viện quân y quân khu làm công tác nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh. Đồng chí đã tận tụy phục vụ không kể ngày đêm, được anh em thương bệnh binh yêu mến. Đồng chí cùng đơn vị tổ chức tăng gia sản xuất, đã thu hoạch hàng chục tấn gạo, thực phẩm góp phần nuôi dưỡng thương bệnh binh nhất là trong lúc vận chuyển, tiếp tế của trên khó khăn. Đặc biệt trong thời gian địch mở chiến dịch "Nhổ cỏ U Minh", càn quét dài ngày ác liệt vào khu vực đóng quân. Đồng chí được giao nhiệm vụ tiếp tế, phải qua lại vùng địch rất khó khăn, nguy hiểm, nhưng đồng chí luôn cố gắng vượt qua. Từ cuối năm 1971 đến tháng 4 năm 1975, Bùi Văn Viết chuyển sang công tác vận tải bằng thuyền. Phải chở vũ khí, cán bộ qua những quãng đường dài hàng trăm cây số, nhiều đồn bốt địch kiểm soát gắt gao và thường diễn ra những trận đánh, đồng chí đã khắc phục khó khăn, động viên cả vợ, con tham gia, do đó đã vượt mức quy định trên giao. Tính chung đồng chí đã chuyển hàng trăm tấn hàng và đưa đón nhiều đoàn cán bộ đi lại an toàn. Bùi Văn Viết có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu về mọi mặt, ở đâu đồng chí cũng được anh em tín nhiệm. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Bùi Văn Viết được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười Hai, 2022, 06:33:30 pm ANH HÙNG CAO VĂN BẾ Cao Văn Bé (tức Cao Bé), sinh năm 1944, dân tộc Rắc Lây, quê ở xã Ba Cụm 2, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Nhập ngũ tháng 9 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 548 bộ binh, bộ đội địa phương, tỉnh Khánh Hòa, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1963 đến năm 1975, Cao Văn Bé đã qua các nhiệm vụ chiến sĩ liên lạc, tiều đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng, đại đội trướng bộ binh, ở các cương vị đồng chí đều nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đồng chí đã nhiều lần đưa được công văn, tài liệu, dẫn đường cho hàng trảm cán bộ tới đích an toàn. Ngoài ra đồng chí còn điều tra, nắm chắc tình hình và cách bố phòng của địch, phục vụ cho đơn vị chiến đấu được tốt. Đồng chí đã trực tiếp chiến đấu 30 trận, góp phần chỉ huy đơn vị diệt hơn 500 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Tự tay đồng chí diệt 150 tên, phá hủy 8 xe quân sự, thu 11 súng. Năm 1966, địch đóng đồn và thường xuyên phục kích ngăn chặn, cắt đứt đường liên lạc giữa khu bắc và khu nam của tỉnh. Cao Văn Bé xung phong nhận nhiệm vụ bám địch, theo dõi hoạt động của chúng, đồng chí đã đưa được nhiều đoàn cán bộ đi công tác giữa hai khu được an toàn. Năm 1968, một lần địch càn vào khu căn cứ, trong lúc chúng đang triển khai đội hình bao vây bệnh xá của ta, Cao Văn Bé dũng cảm, tìm mọi cách vượt qua đội hình địch đến bệnh xá để truyền lệnh của trên cho di chuyển vị trí. Sau đó đồng chí lại dẫn đường đưa cán bộ và chiến sĩ bệnh xá vượt ra khỏi khu vực địch càn được an toàn. Tháng 9 năm 1971, Cao Văn Bé phụ trách 1 tổ phục kích đoàn xe địch trên đường 21. Khi đoàn xe lọt vào trận địa, đồng chí bắn 2 quả đạn B40, phá hủy 2 chiếc (có 1 chiếc chở xăng). Trong trận phục kích bọn gác đường 21 ngày 11 tháng 1 năm 1974, sau khi dẫn đơn vị bố trí xong, đồng chí thấy địch đứng gác quá thưa. Cao Văn Bé động viên anh em chờ đến. trưa bọn địch tập trung dưới một gốc cây để ăn cơm mới cho nổ súng, diệt tại chỗ 35 tên. Trận đánh thắng làm bọn địch rất hoang mang, không dám đi gác đoạn đường đó nữa. Cao Văn Bé chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt. Hết lòng thương yêu đồng đội, nhiều lần cõng thương binh vượt qua bom đạn địch rất ác liệt về phía sau an toàn. Cao Văn Bé sống khiêm tốn, giản dị được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 11 bằng và giấy khen, 7 lần là Chiến sĩ thi đua và là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Cao Văn Bé được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười Hai, 2022, 06:34:22 pm ANH HÙNG ĐẶNG VĂN DẦY Đặng Văn Dầy, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Phong Hòa, huyện Lấp Vò, tỉnh Đổng Tháp, nhập ngũ tháng 2 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng thuộc Cục hậu cần, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1962 đến tháng 4 năm 1975, Đặng Văn Dầy làm nhiệm vụ giữ kho ở vùng U Minh, nơi có nhiều khó khăn, gian khổ. Do địa hình phức tạp phải bố trí kho phân tán trên địa bàn rộng, có nhiều sông rạch chia cắt, đi lại rất khó khăn, đồng chí thường xuyên kiểm tra từng kho, đôn đốc và cùng anh em sửa chữa sàn, mái bảo đảm không để hàng bị ấm ướt, hư hỏng. Hơn 10 năm kiên trì làm nhiệm vụ, Đặng Văn Dầy đã tiếp nhận, bảo quản và cấp phát hàng tấn vũ khí chu đáo, nhất là trong các đợt hoạt động lớn như Xuân 1968, chiến dịch năm 1972, Xuân 1975... tiếp nhận và cấp phát khối lượng hàng rất lớn, phải làm việc liên tục ngày đêm nhưng Đặng Văn Dầy vốn vui vẻ cùng anh em làm đến nơi, đến chốn. Có đợt trong vòng 10 ngày đồng chí đã tiếp nhận và cấp phát tới 300 tấn hàng. Đặc biệt trong những năm địch càn quét, đánh phá kho tàng ở vùng căn cứ U Minh, Đặng Văn Dầy đã nêu cao tinh thần tích cực tấn công, chiến đấu dũng cảm đánh trên 30 trận diệt gần 300 tên dịch, góp phần bảo vệ kho an toàn. Những trận tiêu biểu: - Tháng 12 năm 1970, địch đóng chốt ở Rạch Bà Thầy uy hiếp khu vực kho, Đặng Văn Dầy chỉ huy đơn vị liên tục đánh nhiều trận và chủ động tìm cách làm nhiều đạn phóng. Đồng chí đã diệt trên 100 tên, phá hủy 5 khẩu pháo, buộc địch phai bỏ vị trí. - Tháng 4 năm 1971, dịch dùng tàu chở quân đánh vào căn cứ. Đặng Văn Dầy kiên trì phục kích, chịu đựng khó khăn, ác liệt trong hơn 10 ngày và cuối cùng đồng chí đã dùng mìn đánh chìm 1 tàu, diệt trên 30 tên địch, thu toàn bộ vũ khí. Những ngày tiếp sau đó đồng chí chỉ huy đơn vị liên tạc đánh chìm 3 chiếc tàu khác, bẻ gãy các cuộc càn quét của địch, bảo vệ kho an toàn. Đặng Văn Dầy sống gương mẫu, cần cù, nghiêm chỉnh chấp hành chinh sách, kỷ luật, được anh em mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 23 băng và giấy khen, 14 lần đạt. danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Văn Dầy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười Hai, 2022, 06:37:56 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TRUNG Nguyễn Văn Trung (tức Nguyễn Văn Giầu), sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh An, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 2 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, quân y sĩ thuộc tỉnh đội Cần Thơ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hoạt động trên địa bàn Cần Thơ, là nơi địch đánh phá ác liệt Nguyễn Văn Trung luôn nêu cao quyết tâm, vượt mọi khó khăn bám sát đơn vị chiến đấu, cấp cứu kịp thời, điều trị, chăm sóc thương binh, bệnh binh, phục vụ hàng trăm trận chiến đấu. Trong điều kiện thiếu thốn về mọi mặt, đồng chí đã động viên anh em cùng mình tảng gia sản xuất lấy lương thực, thực phẩm để nuôi dưỡng thương binh. Đóng quân ở đâu, Nguyễn Văn Trung cũng tích cực tuyên truyền công tác vệ sinh, phòng bệnh, tổ chức khám và chữa bệnh giúp dân nên được nhân dân yêu mến, đùm bọc và giúp đỡ đơn vị trong việc chăm sóc thương binh. Vừa điều trị nuôi dưỡng tốt thương binh, bệnh binh, đồng chí vừa tích cực chiến đấu bảo vệ căn cứ. Năm 1969 địch đổ 4 đại đội xuống vị trí đóng quân của ban quân y, Nguyễn Văn Trung cùng một số anh em trong ban đánh lùi các đợt tấn công của địch, bảo vệ an toàn căn cứ. Riêng đồng chí diệt 10 tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng. Có lần địch đưa 2 tiểu đoàn càn vào khu vực bệnh xá. Nguyễn Văn Trung đã chỉ huy số anh em thương binh đã khỏi chiến đấu suốt 2 ngày với địch, bảo vệ an toàn cho bệnh xá. Nguyễn Văn Trung sống giản dị, khiêm tốn, hết lòng thương yêu đồng đội. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 5 lần là Chiến sĩ thi đua, 5 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Trung dược Chủ tịch nước Cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười Hai, 2022, 06:38:30 pm ANH HÙNG ĐỖ ĐÌNH VÂN Đỗ Đình Vân, sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Văn Phú, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 8 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, chính trị viên phó đại đội trinh sát thuộc trung đoàn 2, sư đoàn 3, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 4 năm 1971 đến tháng 4 năm 1975, Đỗ Đình Vân tham gia chiến đấu ở chiến trường Khu 5. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, khi làm nhiệm vụ trinh sát nâm tình hình địch, góp phần tích cực cho đơn vị hạ quyết tâm chiến đấu chính xác, giành thắng lợi "trong các trận đánh. Đồng chí đi trinh sát 22 vị trí địch, trực tiếp chiến đấu 4 trận, tự tay diệt 14 tên, bắt 7 tên, thu 11 súng (có 1 đại liên). Tháng 7 năm 1973, địch tập trung lực lượng càn quét lấn chiếm vùng Mỹ Lộc (Bình Định), đã 4 ngày luồn lách theo dõi địch nhưng vì địch tung lực lượng tuần tiễu nhiều, vị trí đóng quân của chúng lại phân tán. Đỗ Đình Vân đã bàn bạc và cùng tiểu đội quyết tâm đánh địch, buộc chúng co lại để xác định vị trí trú quân của chúng. Tự tay đồng chí dùng mìn diệt 6 tên, thu 3 súng. Đúng như dự kiến, chúng co lại, tiểu đội đồng chí đã kịp thời dẫn tiểu đoàn vào tập kích diệt hơn 100 tên. Từ ngày 10 đến ngày 25 tháng 7 năm 1973, Đỗ Đình Vân đã 8 lần ra vào vị trí Núi Nùng (Mỹ Trinh, Bình Định) điều tra tình hình địch cụ thể, dẫn cán bộ vào khu vực chiến đấu của đơn vị mình chính xác, an toàn, góp phần cùng đơn vị diệt 1 đại đội địch trong đêm 26 tháng 7. Trận đánh Phan Rang ngày 15 tháng 4 năm 1975, vừa hành quân tới nơi, Đỗ Đình Vân phụ trách một tổ đi trinh sát chuẩn bị cho trận đánh ngay. Tuy địa hình mới lạ, nhiệm vụ khẩn trương, đồng chí táo bạo giả trang đi điều tra nắm tình hình địch giữa ban ngày. Do điều tra được tỉ mỉ, cụ thể Đỗ Đình Vân đã góp phần cùng trung đoàn diệt và bắt hơn 900 tên địch (có 2 cấp tướng). Đồng chí luôn gương mẫu về mọi mặt, tích cực giúp đỡ đồng đội, động viên giáo dục tốt chiến sĩ mới, sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Đỗ Đình Vân đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 8 bằng khen và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 5 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đỗ Đinh Vân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười Hai, 2022, 06:39:07 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THƯƠNG Nguyễn Văn Thương, sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, nhập ngũ tháng 5 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, giao thông tình báo, Bộ tham mưu B2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1959 đến tháng 2 năm 1969, Nguyễn Văn Thương làm nhiệm vụ giao liên tình báo ở khu vực bắc Sài Gòn. Tuy đảm nhiệm cung đường dài (Sài Gòn - Bến Cát), địch thường xuyên kiểm soát rất ngặt nghèo, đồng chí đã luôn tìm mọi cách vượt qua khó khăn, nguy hiểm, đã hàng nghìn lần chuyển nhận tài liệu, công văn, chỉ thị và đưa đón hàng trăm cán bộ từ căn cứ vào Sài Gòn và từ Sài Gòn ra căn cứ được nhanh chóng an toàn. Quá trình làm nhiệm vụ, nhiều lần gặp địch càn quét vào khu vực đóng quân của đơn vị, Nguyễn Văn Thương đều tích cực đánh địch, giành thắng lợi. Có lần địch tập kích vào nơi đóng quân của ta, đồng chí đã chỉ huy một tổ bắn rơi 3 máy bay lên thẳng bằng súng tiểu liên. Mặc dù quân địch đông, có xe tăng và pháo binh yểm trợ, Nguyễn Văn Thương đã cùng đồng đội kiên cường bền bỉ bám trụ cả tháng trời, nhiều lần đánh lui cả đại đội địch diệt 50 tên, phá hủy 8 xe tăng, bảo vệ khu căn cứ của ta. Ngày 10 tháng 2 năm 1969, trên đường mang tài liệu từ Sài Gòn về vùng căn cứ thì máy bay địch phát hiện sà xuống, đồng chí đã dùng súng AK bắn trúng chiếc máy bay lên thẳng này diệt 3 tên địch. Các máy bay khác sà xuống, đổ quân vây bắt và bắn bị thương đồng chí. Thấy mình kiệt sức, không thể chống cự nổi, đồng chí bò đi cất giấu tài liệu tháo súng và vứt từng bộ phận đi (tài liệu đồng chí giấu, sau đó đơn vị tìm được). Đồng chí bị địch bắt. Hơn 4 năm trong tù (từ tháng 2 năm 1969 đến tháng 3 năm 1973), địch tra tấn đủ mọi cực hình, nhưng không khuất phục được Nguyễn Văn Thương. Chúng đã đưa đồng chí giam ở Phú Quốc, đồng chí vẫn tiếp tục đấu tranh, tham gia cấp ủy trong tù. Tấm gương bất khuất, kiên cường của đồng chí Nguyễn Văn Thương đã cổ vũ đồng đội trong nhà tù hăng hái đấu tranh với địch. Từ khi ra tù đến nay, đồng chí sống luôn lạc quan, tích cực luyện tập, giữ gìn sức khỏe, sống giản dị, khiêm tốn, được đồng đội mến phục. Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huản chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 14 lần được công nhận danh hiệu Dũng sĩ, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 24 bằng khen và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Thương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười Hai, 2022, 06:39:44 pm ANH HÙNG LÊ VĂN TRUNG Lê Văn Trung, sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 1 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy (Quân nhân chuyên nghiệp), trạm trưởng sửa chữa xe máy thuộc trung đoàn 216, Binh chủng Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1966 đến năm 1978, Lê Văn Trung làm nhiệm vụ sửa chữa xe ô tô, xe máy phục vụ các đơn vị chiến đấu và công tác ở nước bạn Lào. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm vượt qua bom đạn phục vụ kịp thời các đơn vị mở đường và vận tải. Hơn 10 năm Lê Văn Trung đã sửa chữa được 230 chiếc xe trên 8 tuyến đường, cùng đơn vị sửa hàng trăm chiếc khác. Trong chiến dịch Pha Thí (1968), tuy bom đạn địch rất ác liệt, Lê Văn Trung vẫn liên tục bám trọng điểm và theo sát đơn vị vận tải trong suốt 48 ngày đêm, sửa chữa được 30 xe, máy các loại. Tháng 2 năm 1968, một chiếc xe húc đang mở đường bị hỏng nằm ngay trên mặt đường, địch bắn pháo rất dữ dội. Lê Văn Trung vẫn bình tĩnh dũng cảm bám xe liên tục 10 giờ liền sửa chữa xe hoạt động bình thường để tiếp tục mở đường đáp ứng yêu cầu tác chiến. Ngày 13 tháng 12 năm 1969, một đoàn xe vận tải chở hàng vào phục vụ chiến dịch Cách Đồng Chum. Khi qua trọng điểm Nậm Mật thì máy bay địch đến bắn phá. Chúng ném cả bom từ trường, đoàn xe phải dừng lại. Đơn vị dùng xe phóng từ lên phá bom, vừa phá được mấy quả thì xe hỏng. Lê Văn Trung có mặt ngay để sửa chữa bảo đảm cho xe tiếp tục phá bom, giải phóng đoàn xe khỏi trọng điểm. Lê Văn Trung đã có 50 sáng kiến có giá trị, góp phần giải quyết được nhiều trường hợp sửa chữa khó khăn. Lê Văn Trung luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, tích cực giúp đỡ đồng đội nêu cao tinh thần tiết kiệm tận dụng nguyên vật liệu cũ, phụ tùng xe máy giải quyết nhiều khó khăn cho đơn vị. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chượng Chiến công giải phóng hạng ba, 20 bằng khen, giấy khen, 5 lần là Chiến sĩ Quyết thắng, 10 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Trung được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Mười Hai, 2022, 06:40:18 pm ANH HÙNG TRẦN VĂN XUÂN Trần Văn Xuân, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trú quán ở xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 8 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, chính trị viên phó đại đội 3 tên lửa thuộc tiểu đoàn 172, sư đoàn 367, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tốt nghiệp Đại học thủy lợi, Trần Văn Xuân nhập ngũ vào đơn vị bộ binh rồi chuyển về đơn vị tên lửa. Tháng 2 năm 1972, đồng chí vào chiến trường Đông Nam Bộ, từ đó đến tháng 4 năm 1975 Trần Văn Xuân tham gia đánh 16 trận, trận nào cũng theo sát bộ binh, bình tĩnh bắt mục tiêu chính xác, tự tay bắn rơi tại chỗ 8 máy bay địch, chỉ huy tiểu đội bắn rơi 6 chiếc khác. Sau nhiều ngày nghiên cứu kỹ đường bay của máy bay địch, ngày 25 tháng 7 năm 1972, Trần Văn Xuân dùng 1 qua đạn bắn rơi tại chỗ 1 máy bay L19 ở khu vực Nhuận Đức (Củ Chi), diệt toàn bộ quân địch (trong đó cỏ 1 đại tá ngụy). Tháng 9 năm 1972, Trần Văn Xuân yểm trợ cho bộ binh chốt chặn đường số 13 (đoạn gần Bầu Bàng), đồng chí đã bắn rơi 2 máy hay địch (1F4, 1AD6), chỉ huy tiểu đội bắn rơi 4 chiếc khác. Trong đợt đánh địch lấn chiến Bù Bông, ngày 26 tháng 12 năm 1973, một tốp máy bay A37 của địch vào đánh phá sở chỉ huy của trung đoàn bộ binh ta. Đồng chí kịp thời bắn hạ tại chỗ 1 chiếc, 2 chiếc còn lại tháo chạy, sở chỉ huy ta an toàn. Ngày 5 tháng 12 năm 1974, tại vùng giải phóng Lộc Ninh, đồng chí đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay C47, diệt 14 sĩ quan và lính địch đi trên máy bay. Trần Văn Xuân sống gương mẫu về mọi mặt, tích cực học tập rút kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, tự làm ra khung tham số áp dụng tốt trong quá trình bát mục tiêu trên không được nhanh chóng và chính xác. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị được đồng đội tin yêu. Trần Văn Xuân đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 7 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Xuân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2023, 09:23:16 pm ANH HÙNG TRẦN VĂN CÁT Trần Văn Cát, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 1 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó đặc công, bộ đội địa phương huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiến đấu ở địa bàn địch đánh phá ác liệt, Trần Văn Cát luôn thể hiện quyết tâm cao, dẫn đầu đơn vị trong những tình huống khó khăn, nhiều lần bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu. Đồng chí đã diệt trên 170 tên địch, bắt 20 tên (có 11 trưởng, phó đồn, 2 trưởng ấp), thu trên 50 súng. Trần Văn Cát được giao nhiệm vụ phụ trách một tổ đi điều tra tình hình 1 đại đội Mỹ đóng ở Cầu Cao chặn hành lang vận chuyển của ta. Tuy bị thương, đồng chí vẫn cố gắng nắm chắc tình hình rồi mới trở về dẫn đơn vị vào chiến đấu. Khi nổ súng Trần Văn Cát chỉ huy một mũi luồn sâu vào trung tâm, diệt sở chỉ huy địch, tạo điều kiện cho đơn vị diệt đại đội Mỹ này gồm 120 tên. Riêng đồng chí diệt 7 tên, phá hủy toàn bộ điện đài. Ngày 10 tháng 3 năm 1972 đánh đồn Bờ Xoài (xã Tiên Thủy), địch đóng ở đây 1 trung đội, có công sự kiên cố, Trần Văn Cát chỉ huy một mũi khi đến hàng rào thứ ba bị địch phát hiện đánh chặn. Mũi bạn không vào được. Đồng chí nhanh chóng dẫn tổ vượt rào, 2 đồng chí bị thương nặng, bản thân cũng bị thương nhưng vẫn dũng cảm xông vào đánh chiếm lô cốt đầu cầu và phát triển đánh chiếm thêm 2 lô cốt nữa, diệt 9 tên, làm bị thương 11 tên. Sau đó dìu được 2 đồng chí bị thương nặng ra ngoài an toàn. Trận đánh đồn Hãng Nước Đá (xã Sơn Động) ngày 13 tháng 8 năm 1974, đồn này do 1 trung đội địch đóng giữ, 3 lô cốt chính và 3 lô cốt phụ. Đồng chí chỉ huy 1 mũi, khi vào đánh chiếm lô cốt thứ hai thì bị mìn nổ, đồng chí bị ngất. Tỉnh dậy thấy lô cốt khác bắn ra dữ dội, mũi bạn đánh lô cốt phụ cũng bị thương vong một số. Đồng chí liền xông lên đánh tiếp lô cốt số 3. Kết quả mũi của đồng chí đã góp phần quan trọng diệt được bọn địch ở đây. Đồng chí luôn gương mẫu, sống giản dị, chấp hành kỷ luật nghiêm, đoàn kết tốt, được anh em yêu mến. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 35 bằng và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 5 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Cát được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2023, 09:23:45 pm ANH HÙNG KHẤU TRUNG GƯƠNG Khấu Trung Gương, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 3 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, đại đội trưởng đại đội 3 bộ binh thuộc tiểu đoàn 263, bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Khấu Trung Gương liên tục chiến đấu ở chiến trường có nhiều khó khăn, ác liệt, đã đánh trên 80 trận, diệt 290 tên, thu 28 súng. Tháng 9 năm 1969, Khấu Trung Gương phụ trách tiểu đội thông tin xây dựng căn cứ ở xã Long Trung. Địch càn quét, đóng 1 đồn trong xã, đồng chí tổ chức anh em bao vây, ban ngày bắn tỉa, gài tựu đạn chặn đánh quân địch đi càn, ban đêm bò vào sát đồn ném lựu đạn và cắm chông, gài mìn chặn các đường đi; liên tục trong nửa tháng, diệt trên 70 tên, buộc địch bỏ đồn, rút chạy. Trong trận đánh diệt 2 đại đội ngụy ở xã Thuận Điền ngày 10 tháng 4 năm 1971, sau khi trận đánh kết thúc, đồng chí được giao phụ trách 1 tổ quay lại trận địa tìm 1 thương binh còn sót lại. Tuy địch bắn pháo vào trận địa dữ dội, Khấu Trung Gương bất chấp nguy hiểm vào tìm được thương binh và đưa về phía sau an toàn. Ngày 13 tháng 3 năm 1975, Khấu Trung Gương chỉ huy đơn vị phục kích tiểu đoàn bảo an số 454 ở xã Tân Xuân, tuy địch dùng bom đạn ngăn chặn quyết liệt, đồng chí đã dẫn đầu đơn vị táo bạo thọc sâu chia cắt đội hình địch dùng B.40 diệt các hỏa điểm, tạo thuận lợi cho đơn vị phát triển. Thấy địch tháo chạy, đồng chí dẫn đầu đơn vị truy kích, cùng đơn vị bạn tiêu diệt nốt số địch này. Đồng chí sống gương mẫu, giản dị, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật. Khấu Trung Gương đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 7 bằng khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Khấu Trung Gương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2023, 09:24:11 pm ANH HÙNG VĂN LỘC SANH Văn Lộc Sanh, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Thuận Điền, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 6 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, y sĩ, đội trưởng đội phẫu thuật 1, bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1964 đến tháng 4 năm 1975, Văn Lộc Sanh liên tục công tác ở đội phẫu thuật tiền phương cua tỉnh đội. Đồng chí luôn đi sát đơn vị, sát trận địa, vượt qua khó khăn nguy hiểm phục vụ thương binh. Trong những năm địch bình định, đánh phá ác liệt, đơn vị chiến đấu ở vùng sâu, nhiều lần Văn Lộc Sanh xông xáo dưới bom đạn địch để cứu chữa thương binh. Có trận đồng chí bị thương vẫn không rời vị trí. Nhiều lần bom đạn địch đánh gần hầm mổ, Văn Lộc Sanh vẫn bình tĩnh tiếp tục phẫu thuật. Nhiều trận địch càn vào căn cứ, đồng chí chỉ huy đơn vị vừa đánh địch vừa tổ chức di chuyển thương binh ra ngoài an toàn. Quá trình điều trị cho thương binh gặp nhiều trường hợp vết thương hiểm nghèo (sọ não, ruột bị thủng nhiều lỗ) đồng chí vẫn tìm cách cứu sống đồng đội. Tính chung, trong 10 năm, Văn Lộc Sanh đã phục vụ trên 350 trận đánh lớn nhỏ, góp phần tích cực cứu chữa 1.700 lượt thương binh, bệnh binh, trong đó có trên 200 trường hợp trọng thương. Đồng chí đã nhiều lần xây dựng đội phẫu thuật trưởng thành, được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 14 bằng và giấy khen, 4 lần là Chiến sĩ thi đua, 10 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Văn Lộc Sanh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2023, 09:24:41 pm ANH HÙNG ĐINH QUYẾT TÂM Đinh Quyết Tâm (tức Đinh Văn Nhẫn), sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 4 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó thông tin thuộc đại đội 2, tiểu đoàn 40, trung đoàn 23, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1964 đến tháng 4 năm 1975, Đinh Quyết Tâm hoạt động ở chiến trường miền Đông Nam Bộ trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội. Trong 11 năm liền, đồng chí luôn tích cực khắc phục khó khăn, gian khổ, ác liệt để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng chí đã phục vụ hàng trăm trận đánh, góp phần tích cực cùng đơn vị bảo đảm thông tin thông suốt. Cuối năm 1967, địch mở cuộc càn lớn vào căn cứ của ta, cắt đứt đường liên lạc giữa Bộ chỉ huy cơ bản của Miền và Bộ chỉ huy tiền phương. Một số tổ thông tin liên lạc đã được cử đi nối lại liên lạc nhưng đều gặp khó khăn, có đồng chí đã hy sinh, được giao nhiệm vụ tiếp tục mở đường, nối thông liên lạc, Đinh Quyết Tâm cùng tổ nhanh chóng rút kinh nghiệm các tổ trước để tim đường đi tốt hơn. Tổ đã cắt rừng, mở đường, ban đêm trời tối lại phải vượt qua những khu rừng bị B.52 đánh phá rất khó đi, ban ngày máy bay địch quần đảo nhưng tổ vẫn không nản chí, động viên nhau vượt qua 12 chốt, nối thông liên lạc và đưa đường cho Bộ chỉ huy tiền phương trở về được an toàn, đúng thời gian quy định. Đầu năm 1970, địch mở cuộc càn đánh phá ác liệt vào căn cứ, đơn vị thiếu lương thực, có ngày chỉ ăn một bữa cháo, đồng chí vẫn tích cực không quản ngày đêm, lúc nào có công văn là lên đường ngay. Có lần nhận chuyển công văn hỏa tốc hẹn giờ. Đinh Quyết Tâm phụ trách tổ 5 người, trên đường đi vướng mìn địch, 3 đồng chí bị thương, 1 đồng chí hy sinh, nghe tiếng mìn nổ, địch bắn pháo tới tấp đến. Tuy chỉ còn một mình, đồng chí vẫn bình tĩnh dìu các anh em bị thương vào gốc cây to tránh pháo. Khi pháo vừa ngừng, Đinh Quyết Tâm cõng đồng chí hy sinh vào rừng cất giấu, rồi vừa cõng đồng chí bị thương nặng, vừa dìu 2 đồng chí bị thương nhẹ ra khu an toàn, băng bó cẩn thận rồi khẩn trương băng rừng đưa công văn đến nơi đúng hẹn. Lúc quay về Đinh Quyết Tâm đã tìm đưa 3 đồng chí bị thương đến trạm phẫu thuật kịp thời và chôn cất đồng chí hy sinh chu đáo, mang đầy đủ vũ khí về đơn vị. Xuân 1975, Đinh Quyết Tâm đã làm các nhiệm vụ bảo đảm thông tin trong các trận đánh núi Bà Đen, Bến Cầu, Rừng Dầu, Trà Cao, Đức Huệ... phụ trách tổ máy thông tin từ sư đoàn 5 đến trung đoàn 232, trực tiếp phục vụ cho một bộ phận ở một hướng chiến dịch, đồng chí đều làm việc hết mình, không kể ngày đêm phục vụ kịp thời cho chiến đấu thắng lợi. Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị được đơn vị tín nhiệm. Đinh Quyết Tâm đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đinh Quyết Tâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2023, 09:25:08 pm ANH HÙNG NGUYỄN MINH TÂM Nguyễn Minh Tâm, sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 10 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, phân đội trưởng đặc công, bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trưởng thành từ chiến sĩ du kích, Nguyễn Minh Tâm gần 10 năm kiên cường bám trụ chiến đấu ở địa bàn địch đánh phá ác liệt. Đã đánh 60 trận diệt và làm bị thương hơn 250 tên địch, bát 25 tên, thu 40 súng. Trong trận tấn công xã Bình Thành ngày 20 tháng 10 năm 1971, Nguyễn Minh Tâm chỉ huy một tổ 5 người khi vào hàng rào cuối cùng thì bị địch phát hiện bắn chặn, các tổ viên đều bị thương vong, còn một minh đồng chí vẫn kiên quyết xông lên diệt được 2 lô cốt, sau đó phát triển đánh chiếm lô cốt số 3, diệt 12 tên địch, khi lui quân đồng chí đã đưa thương binh và tử sĩ ra ngoài an toàn. Trận đánh đồn Cây Trâm (xã Thạnh Phú Đông) ngày 20 tháng 6 năm 1972, khi tiếp cận, mũi chủ yếu gặp khó khăn, Nguyễn Minh Tâm được điều lên thay thế mũi trưởng, đồng chí nhanh chóng cắt rào và dẫn đầu đơn vị diệt lô cốt đầu cầu, mở đường cho các mũi bạn phát triển vào tung thâm tiêu diệt gọn căn cứ địch, thu toàn bộ vũ khí. Trận này đồng chí diệt 5 tên. Nguyễn Minh Tâm sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị được đồng đội yêu mến, tin tưởng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 22 bằng khen và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 8 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Minh Tâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2023, 09:26:02 pm ANH HÙNG CHU VĂN TUA Chu Văn Tua, sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê xã Chí Tiên, huyện Thanh Hòa, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 9 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó, đại đội 12 bộ binh, thuộc tiểu đoàn 6, trung đoàn 24, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1973 đến Xuân 1975, Chu Văn Tua chiến đấu ở vùng Đồng Tháp, đồng chí trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội. Ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chu Văn Tua đã tham gia đánh 45 trận, diệt 80 tên địch, bắt 7 tên, thu 16 súng. Từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 10 năm 1973, địch tập trung một lực lượng lớn càn quét vùng giải phóng, Chu Văn Tua chỉ huy 1 tổ chặn đánh địch ở một mũi chờ địch vào gần 30 mét mới nổ súng, ném lựu đạn. Địch bị chết một số, chúng phải lùi ra và tập trung hỏa lực bắn dữ dội về phía đồng chí. Trong tổ có 3 người thì 2 bị thương. Còn mình đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu, khi dùng tiểu liên, khi dùng súng trường, khi ném lựu đạn diệt nhiều tên, đánh lui các đợt tiến công của địch. Chu Văn Tua đã góp phần vào thành tích chung của đại đội diệt hơn 100 tên địch, giữ vững trận địa. Tháng 6 năm 1974, Chu Văn Tua nhận nhiệm vụ tổ trưởng xung kích đánh đồn Ông Cối, bất chấp hỏa lực địch bắn ra dữ dội, Chu Văn Tua vẫn nhanh chóng dùng bộc pha đánh hàng rào, mở cửa rồi đánh thẳng vào lô cốt đầu cầu. Bị thương vào bụng, đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu, dùng súng B40 diệt một số hỏa điểm địch, ném lựu đạn vào hầm chỉ huy, tạo điều kiện tốt cho đơn vị diệt đồn này nhanh chóng. Ngày 20 tháng 4 năm 1975, đơn vị Chu Văn Tua được giao nhiệm vụ đánh đồn Càng Long. Thấy địch tập trung hỏa lực bắn mạnh vào hướng đơn vị bạn, Chu Văn Tua nhanh chóng xông lên đánh bộc phá mở rào, dùng B40 diệt hỏa điểm, chiếm lô cốt đầu cầu, và dẫn đầu đơn vị đánh thẳng vào sở chỉ huy địch. Bị thọc sâu bất ngờ, địch bị động lúng túng. Các mũi tiến công của ta đồng loạt xung phong chỉ sau ít phút đơn vị đã diệt 1 đại đội địch đóng giữ. Đồng chí luôn chú trọng xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt, gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội yêu mến. Chu Văn Tua đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 10 bằng khen và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Chu Văn Tua được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2023, 09:26:39 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TIỆP Nguyễn Văn Tiệp, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thành, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ tháng 8 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, xưởng phó xưởng quân giới, bộ đội địa phương tỉnh Đồng Tháp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1964 đến tháng 4 năm 1975, Nguyền Văn Tiệp làm nhiệm vụ sản xuất vũ khí, trong hoàn cảnh địch nhiều lần càn quét đánh phá khu vực xưởng, đơn vị phải luôn di chuyển, nguyên vật liệu thiếu thốn... đồng chí đã động viên mọi người cùng mình đi tìm nhặt được hơn một chục tấn nguyên vật liệu, thuốc nổ lấy từ bom đạn của địch bắn không nổ, về làm được 13.000 quả mìn, lựu đạn, thủ pháo cung cấp cho các đơn vị chiến đấu. Quá trình làm nhiệm vụ, Nguyễn Văn Tiệp chịu khó nghiên cứu, rút kinh nghiệm, cải tiến đạn pháo, cối thành mìn phóng có sức công phá mạnh, phục vụ cho bộ đội đánh địch có hiệu quả cao. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu đã hoàn thành xuất sắc, đồng chí còn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực đánh địch khi chúng đánh vào vị trí trú quân. Tự tay đồng chí diệt 16 tên, làm bị thương nhiều tên khác, hạn chế được thiệt hại cho xưởng. Nguyễn Văn Tiệp chú trọng xây dựng đơn vị ngày càng trưởng thành, tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho mọi người, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn, mỗi lần cần tháo một loại đạn lấy được của địch hoặc cho nổ thử một loại mìn, lựu đạn mới, đồng chí thường xung phong làm trước rút kinh nghiệm, rồi phổ biến cho mọi người. Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị. Nguyễn Văn Tiệp đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giái phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 11 bằng khen và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 3 lần là Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Tiệp được. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2023, 09:28:18 pm ANH HÙNG DƯƠNG VĂN THÀ Dương Văn Thà, sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, tổ trưởng quân giới, bộ đội địa phương huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Dương Văn Thà tham gia du kích từ năm 1955. Từ đó đến năm 1961 đồng chí làm nhiệm vụ liên lạc. Từ năm 1962 đến tháng 4 năm 1975, Dương Văn Thà làm nhiệm vụ tìm kiếm bom đạn lép để sản xuất vũ khí. Tuy sức khỏe yếu nhưng đồng chí luôn nêu quyết tâm cao, không sợ gian khổ, hy sinh, nhiều lần vào vùng địch kiểm soát để tìm kiếm bom đạn, nhiều khi phải đào sâu dưới đất để lăn bom lên tháo lấy thuốc nổ làm mìn, lựu đạn. Đồng chí đã đào và tháo được 115 quả bom các loại từ 250 ki-lô-gam đến 500 ki-lô-gam, hơn một vạn quả đạn pháo, chỉ huy tổ đào, tháo hàng chục quả bom, thu nhặt hàng ngàn viên đạn pháo khác, tạo điều kiện cho xưởng quân giới có hàng chục tấn thuốc nổ để làm lựu đạn, thủ pháo, mìn cung cấp cho lực lượng vũ trang huyện chiến đấu. Đồng chí đã giải quyết được nhiều khó khăn trong việc chuyển tiếp vũ khí của trên. Quá trình làm nhiệm vụ, nhiều lần gặp địch, đồng chí đã chiến đấu dũng cảm, mưu trí lập nhiều chiến công xuất sắc diệt 80 tên địch. Đồng chí đã làm tốt công tác vận động quần chúng, ở đâu đồng chí cũng vận động nhân dân đánh giặc, giữ làng, đào đạn pháo để lấy thuốc làm mìn, lựu đạn. Dương Văn Thà sống gương mẫu về mọi mặt. Hết lòng thương yêu đồng đội, luôn nhận phần khó về mình, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 16 bằng và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Dương Văn Thà được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2023, 09:28:44 pm ANH HÙNG ĐẶNG QUANG ĐỖI Đặng Quang Đỗi, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Thân Cừu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ tháng 3 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng trinh sát thuộc tiểu đoàn 514C, bộ đội địa phương tỉnh Tiền Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Đặng Quang Đỗi làm nhiệm vụ trinh sát phục vụ đơn vị chiến đấu ở nhiều nơi trong tỉnh. Đồng chí đã nêu cao tinh thần vượt qua mọi khó khăn, nhiều lần ra vào vị trí địch, qua những đoạn đường chúng tuần tra canh gác nghiêm, ngặt để nghiên cứu nắm tình hình. Đồng chí đã phục vụ 70 trận đánh của tiểu đoàn thắng lợi. Trong các trận đánh Đặng Quang Đỗi đều bình tĩnh, dũng cảm dẫn đường và chỉ những mục tiêu cho đơn vị đánh chính xác. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là trinh sát, Đặng Quang Đỗi đã hoàn thành xuất sắc, đồng chí còn trực tiếp đánh địch tự tay diệt 40 tên, bắt 4 tên, thu 17 súng. Chỉ huy trung đội trinh sát diệt hàng trăm tên. Ngày 24 tháng 4 năm 1974, đồng chí chỉ huy một tổ trinh sát đảm nhiệm một hướng tấn công vào một đồn địch (ở xã Thân Cửu Nghĩa) do một trung đội địch đóng giữ. Tuy hỏa lực địch bắn phá dữ dội ngăn cản đường tiến của ta, đồng chí đã dẫn đầu tổ nhanh chóng đánh chiếm lô cốt đầu cầu và phát triển đánh vào giữa vị trí địch, diệt nhiều tên, tạo thuận lợi cho đơn vị xung phong lên diệt gọn đồn này. Ngày 11 tháng 3 năm 1975 đồng chí chỉ huy một tổ đánh vào sườn đội hình tiểu đoàn địch, diệt một số. Địch hoang mang bỏ chạy, đồng chí nhanh chóng dẫn đầu tổ truy kích, riêng đồng chí diệt 4 tên, bắt 3 tên, tạo thuận lợi cho tiểu đoàn diệt gọn tiểu đoàn địch. Đồng chí luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị. Đặng Quang Đỗi đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 25 bằng khen và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Quang Đỗi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2023, 09:29:12 pm ANH HÙNG HÀ HỒNG HỒ Hà Hồng Hồ, sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ tháng 7 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng công binh thuộc đại đội 381, bộ đội địa phương tỉnh An Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Hà Hồng Hồ chiến đấu ở chiến trường có nhiều khó khăn, ác liệt. Đồng chí luôn thể hiện quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm, mưu trí. Trong các trận đánh đồng chí thường được giao nhiệm vụ ở hướng chủ yếu, dù khó khăn, nguy hiểm vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng chí đã tham gia chiến đấu trên 30 trận, diệt gần 100 tên dịch, bắt 5 tên, thu 30 súng. Ngày 20 tháng 11 năm 1974 trong trận tấn công đồn Khu 10 (huyện Tam Nông). Hà Hồng Hồ chỉ huy mũi tấn công hướng chủ yếu, bí mật vượt qua 6 hằng rào dây thép gai, đánh vào trung tâm. Địch chống cự quyết liệt, một số đồng chí bị thương vong, bản thân cũng bị thương nhưng Hà Hồng Hồ vẫn tiếp tục dẫn đầu tổ đánh chiếm sở chỉ huy địch. Mũi bạn chưa vào được, đồng chí nắm thời cơ thuận lợi phát triển chiến đấu sang khu vực mũi bạn phụ trách tạo điều kiện nhanh chóng tiêu diệt gọn đồn. Riêng đồng chí diệt 10 tên, bắt 1 tên, thu 7 súng. Ngày 5 tháng 12 năm 1974 trong trận đánh đại đội bảo an lấn chiếm xã Thường Thới Hậu (huyện Hồng Ngự), đồng chí ngâm mình dưới nước nhiều đêm để nghiên cứu tình hình địch. Sau đó, trực tiếp chỉ huy một tổ đánh vào hướng chủ yếu. Địch chống cự quyết liệt, các mũi bạn gặp khó khăn không phát triển được, đồng chí bình tĩnh dẫn đầu tổ đánh vào tung thâm, diệt nhiều hỏa điểm. Khi hết đạn, đồng chí dũng cảm vật lộn với địch cướp súng địch chi viện cho các mũi bạn nhanh chóng, diệt gọn đại đội địch, bắt 15 tên, thu trên 30 súng. Hà Hồng Hồ có tác phong gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, đoàn kết tốt, được anh em yêu mến, tin tưởng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 17 bằng và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hà Hồng Hồ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 10 Tháng Giêng, 2023, 08:39:43 pm ANH HÙNG TRỊNH TRỌNG THẬP Trịnh Trọng Thập, sinh năm 1951, dân tộc Nùng, quê ở xã Cai Lộ, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 8 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng lái xe ô tô thuộc phòng tham mưu, sư đoàn 31, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ cuối năm 1969 đến tháng 2 năm 1973, Trịnh Trọng Thập tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở chiến trường Lào, nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc. Khi trực tiếp chiến đấu, đồng chí luôn dẫn đầu tiểu đội vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, tích cực tiến công địch, dù địch đông gấp nhiều lần cũng ngoan cường đánh trả, giữ vững trận địa, lập nhiều chiến công xuất sắc. Tự tay đồng chí đã diệt 44 tên địch chỉ huy tiểu đội diệt gần 200 tên. Ngày 14 tháng 10 năm 1970, Trịnh Trọng Thập chỉ huy tiểu đội (7 người) chốt giữ khu vực Bản Na. Tuy bom đạn địch bắn rất ác liệt, tiểu đội bị thương vong 3 đồng chí, Trịnh Trọng Thập vẫn bình tĩnh động viên anh em ngoan cường trụ bám đánh lui 7 đợt phản kích của 2 tiểu đoàn địch diệt gần 100 tên, giữ vững trận địa. Riêng đồng chí diệt 25 tên, được toàn đơn vị phát động học tập. Trong trận tấn công địch ở điểm cao 1663 ngày 30 tháng 4 năm 1971 (điểm cao khống chế đường tiến công của ta vào Phu Mộc), đơn vị gặp khó khăn khi cửa mở, đồng chí chỉ huy đội dự bị dũng cảm vượt qua lưới đạn địch, diệt 2 hỏa điểm lợi hại, mở thông cửa mở, nhờ đó đơn vị đã diệt gọn đại đội địch và chiếm được cao điểm này. Trong năm 1972 - 1973, khi làm nhiệm vụ lái xe chở hàng phục vụ chiến đấu tuy mới ra trường lái xe, thường xuyên đi trên đường địch đánh phá ác liệt, nhưng đồng chí luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, đợt nào, quý nào củng vượt mức chỉ tiêu được giao. Đồng chí luôn giữ gìn xe tốt, tiết kiệm xăng dầu, xe chạy an toàn. Trịnh Trọng Thập gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Trịnh Trọng Thập đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 bằng và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ Quyết thắng. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trịnh Trọng Thập được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 10 Tháng Giêng, 2023, 08:40:14 pm ANH HÙNG TRẦN XUÂN THIỆN Trần Xuân Thiện, sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Bắc Thái, trú quán xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Bắc Thái, nhập ngũ tháng 9 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng bộ binh, thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 7, trung đoàn 64, sư đoàn 320, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 1 năm 1973 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trần Xuân Thiện chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ trung đội. Đồng chí chiến đấu dũng cảm, mưu trí, đã diệt và bắt 85 tên địch (có 5 sĩ quan), bắn cháy 2 xe bọc thép, bắt sống 2 xe tăng, thu 40 súng, 3 máy thông tin. Riêng trong Xuân 1975, đồng chí đã đánh 5 trận lập thành tích xuất sắc. Trận Buôn Hồ (ngày 12 tháng 3 năm 1975), đồng chí dẫn đầu tiểu đội nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu được giao. Sau đó lại chủ động phát triển đánh chiếm các mục tiêu khác, tạo thuận lợi cho đơn vị tiêu diệt toàn bộ quân địch trong quận lỵ, giải phóng hơn 4 vạn dân. Trận đánh đường số 7 Cheo Reo, ngày 19 tháng 3 năm 1975, đại đội của đồng chí làm nhiệm vụ dự bị của tiểu đoàn. Trong khi ra trận địa chốt để tải thương, phát hiện thấy đoàn xe bọc thép địch tháo chạy qua chốt, đồng chí liền lấy súng B40 bắn 2 quả đạn, phá hủy 2 xe bọc thép. Sau đó trèo lên xe dùng súng máy của địch bắn xối xả vào các xe khác làm địch hoảng hốt bỏ xe tháo chạy. Trần Xuân Thiện cùng 6 đồng chí trong tiểu đội bắt toàn bộ địch và thu 25 xe còn lại. Đã tạo điều kiện cho đơn vị giữ vững trận địa chốt. Trong trận này đồng chí sử dụng 5 loại súng, diệt 15 tên, bắt 30 tên, thu 36 súng. Trong trận đánh ở quận lỵ Hóc Môn, đồng chí chỉ huy trung đội khắc phục khó khăn, luồn sâu vào lòng địch, đúng thời gian. Tuy địch dùng pháo bắn ác liệt vào đội hình đơn vị, đồng chí vẫn bình tĩnh động viên anh em kiên quyết chấp hành mệnh lệnh, tổ chức lực lượng diệt gọn 5 mục tiêu, tạo điều kiện tốt cho đại đội và tiểu đoàn hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm thị trấn và quận lỵ Hóc Môn, góp phần mở cửa phía tây bắc Sài Gòn. Đồng chí có đạo đức phẩm chất tốt, chấp hành nghiêm mọi chính sách, kỷ luật, đoàn kết thương yêu đồng đội, được quần chúng tín nhiệm. Trần Xuân Thiện đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, được tặng danh hiệu Dũng sĩ cấp ưu tú và Chiến sĩ thi đua năm 1975. Ngày 6 tháng 11 năm 1975, Trần Xuân Thiện được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 10 Tháng Giêng, 2023, 08:40:49 pm ANH HÙNG CẦM BÁ TRÙNG Cầm Bá Trùng, sinh năm 1950, dân tộc Thái, quê ở xã Luận Khê, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 5 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, đại đội phó công binh thuộc đại đội 8, tiểu đoàn 3, trung cloàn 30, sư đoàn 472 Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn 7 năm, Cầm Bá Trùng làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông, mở đường, phục vụ vận tải trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí vượt qua bom đạn địch, dẫn đầu đơn vị bám đường, bám trọng điểm, phát huy nhiều sáng kiến trong việc bảo đảm giao thông, lập nhiều thành tích xuất sắc. Suốt 6 tháng trong năm 1965, Cầm Bá Trùng chỉ huy tiểu đội bảo đảm giao thông ở ngầm Tôm Ru, dốc Tà Beng, dốc 18, đường 128. Mặc dù bom đạn địch rất ác liệt, nhiều ngày không lúc nào ngớt tiếng bom, đạn. Các trọng điểm bị bom địch cày xới không còn một gốc cây dù nhỏ... đồng chí vẫn động viên và chỉ huy tiểu đội dũng cảm bám đường, bám tuyến, đảm bảo cho mọi đoàn xe vượt qua an toàn. Đặc biệt ngày 20 tháng 2 năm 1969, đồng chí đã không sợ nguy hiểm, đi bộ dẫn dầt từng chiếc xe vượt qua bãi bom nổ chậm, giải phóng đoàn xe 25 chiếc chở hàng vào chiến trường. Tháng 2 năm 1971, một đoàn xe 40 chiếc bị máy bay địch đánh trúng đội hình. Đường bị tắc, một số xe bị cháy. Mặc cho máy bay địch đang quần lượn, đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy tiểu đội san lấp hố bom, dập lửa, băng bó cho thương binh và dẫn dắt từng chiếc xe vượt qua trọng điểm. Nhờ đó hơn 30 xe còn lại được an toàn, thương binh được đưa vê cấp cứu chu đáo. Cuối năm 1971, Cầm Bá Trùng chỉ huy tiểu đội đảm bảo giao thông đoạn đường số 35. Đồng chí đã có sáng kiến dùng tre, nữa làm xe giả, dùng bình điện ác quy bật đèn sáng trên đoạn đường tránh mà xe không đi để đánh lừa địch. Địch đã đánh vào đoan nghi binh hàng trăm quả bom. Nhờ đó đoạn đường do tiểu đội đồng chí phụ trách được an toàn. Trong năm 1972, đồng chí chỉ huy tiểu đội đảm bảo giao thông trên tuyến đường 24. Tiểu đội đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngoài ra, những khi tham gia mở đường, đồng chí luôn dẫn đầu đại đội về năng suất đào đất, phá đá (vượt từ 30 đến 40% chỉ tiêu), nêu gương tiêu biểu cho đơn vị học tập. Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu. Cầm Bá Trùng đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 17 bằng và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 1 lần là Chiến sĩ Quyết thắng. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Cầm Bá Trùng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 10 Tháng Giêng, 2023, 08:41:23 pm ANH HÙNG NGUYỄN THANH MẬN Nguyễn Thanh Mận, sinh năm 1952, dân tộc Chàm, quê ở xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ tháng 9 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng bộ binh thuộc đại đội bộ đội địa phương huyện Bắc Bình, tỉnh Thuận Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 1 năm 1969 đến tháng 8 năm 1970, Nguyễn Thanh Mận làm chiến sĩ liên lạc cho cán bộ hoạt động trong vùng tạm chiếm. Đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa công văn, tài liệu, theo dõi tình hình địch và đưa đón các đội công tác hoạt động. Nhiều lần địch bắt lên đồn tra hỏi, đánh đập dã man nhưng đồng chí vẫn một lòng trung thành với cách mạng, kiên quyết không chịu khuất phục trước kẻ địch. Tháng 9 năm 1970, Nguyễn Thanh Mận là người đầu tiên của người dân tộc Chàm trong xã xung phong đi bộ đội. Từ khi nhập ngũ đến năm 1971, đơn vị phân công đồng chí ở bộ phận tăng gia sản xuất tại hậu cứ. Đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ tháng 2 năm 1972 đến tháng 3 năm 1975, Nguyễn Thanh Mận tham gia chiến đấu, đồng chí đã đánh 27 trận, chỉ huy tiểu đội phá hủy 10 cầu cống, 2 cây số đường ray xe lửa, 3 cây số đường ô tô, đánh lật nhào 2 đoàn tàu diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí. Tháng 4 năm 1974, buổi chiều Nguyễn Thanh Mận phụ trách một tổ đi trinh sát địch, để tối dẫn cả đơn vị và các cơ quan dân chính xuống ấp Xuân Quang (Phan Rí) lấy gạo. Khi gần tới ấp, phát hiện 1 đại đội địch đang phục kích ta, Nguyễn Thanh Mận bàn với 2 người trong tổ quyết tâm đánh địch để báo động cho lực lượng phía sau không xuống nữa. Với lối đánh gần, bất ngờ, tổ đồng chí đã làm cả đại đội địch bị rối loạn. Kết quả diệt 8 tên địch, ta an toàn. Ngày 8 tháng 8 năm 1974, Nguyễn Thanh Mận phụ trách 1 tổ được giao nhiệm vụ diệt tên ác ôn khét tiếng trong huyện. Nhà tên này ở sát đồn địch và thường có lính bảo vệ. Đồng chí để 2 người ở lại theo dõi, cảnh giới, còn mình bí mật lọt, vào nhà, dùng súng tiêu diệt hắn. Diệt được tên này đồng bào dân tộc Chàm rất phấn khởi tin tưởng vào cách mạng. Ngày 6 tháng 3 năm 1975, Nguyễn Thanh Mận đã bí mật theo dõi hoạt động của tiểu đội thám báo ác ôn ở bờ sông Cà Dây (đoạn qua xã Chợ Lần, Hòn Đa). Đồng chí bố trí tổ phục kích, chờ chúng đến gần mới cho nổ mìn và bắn đạn B40 vào giữa đội hình, diệt gọn 9 tên. Nguyễn Thanh Mận luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị là tấm gương tiêu biểu cho thanh niên dân tộc Chàm noi theo. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thanh Mận được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 10 Tháng Giêng, 2023, 08:41:49 pm ANH HÙNG PHẠM TẤN KỊP Phạm Tấn Kịp, sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Thanh, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 1 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng trinh sát, bộ đội địa phương thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1969 đến tháng 2 năm 1974, Phạm Tấn Kịp chiến đấu ở trong và ngoài thị xã Hội An. Đồng chí đã tham gia đánh 35 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo. Nhiều lần cải trang lọt vào khu vực địch kiểm soát, diệt ác ôn, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương. Đồng chí đã góp phần tích cực cùng đơn vị diệt 380 tên địch (phần lớn là ác ôn, cố vấn và sĩ quan), phả hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 16 tên ác ôn và sĩ quan, bắt 1 tên, phá hủy 4 xe mô tô, thu 2 súng và nhiều tài liệu quan trọng. Tháng 1 năm 1971, đồng chí nhận nhiệm vụ diệt tên chi phó cảnh sát quận Hiếu Nhơn, Phạm Tấn Kịp theo dõi quy luật đi lại của nó và táo bạo cải trang làm lính ngụy để diệt hắn giữa ban ngày. Ngày 25 tháng 5 năm 1972, tuy bọn địch đông (2 trung đội) bảo vệ cho bọn hội đồng tề xã Cẩm An họp. Đồng chí cùng một chiến sĩ cải trang lọt vào nơi họp, diệt gọn cả bọn hội đồng tề gồm 9 tên. Trận đánh thắng làm bọn tay sai rất hoang mang, sau đó không tên nào dám nhận việc của ngụy quyền tại xã Cẩm An nữa. Tháng 9 năm 1972, Phạm Tấn Kịp cải trang lọt vào sào huyệt của địch diệt một tên tình báo. Phạm Tấn Kịp luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị được đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 bằng khen, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Tấn Kịp được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 10 Tháng Giêng, 2023, 08:42:20 pm ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH KHƠI Nguyễn Đình Khơi, sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Định Tường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 11 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó đặc công thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 1 (Quyết Thắng), thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1972 đến năm 1975, Nguyễn Đình Khơi hốạt động ở vùng ven Sài Gòn, tuy có nhiều khó khăn, ác liệt, nhưng đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, tích cực đánh địch, diệt 81 tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, phá hủy 2 xe quân sự, 3 đại liên, thu 9 súng. Trận đánh ngày 24 tháng 5 năm 1972, ở xã Trung Hòa, đồng chí bắn 1 quả đạn AT diệt một ổ đại liên khi nó đang bắn vào đội hình quân ta. Có lần Nguyễn Đình Khơi bị bom vùi trong công sự, khi được đồng đội bới lên, lại tiếp tục chiến đấu, cùng đơn vị đánh lui nhiều đợt phản kích của địch. Đêm ngày 7 tháng 10 năm 1974, đồng chí dẫn đầu mũi đột kích 2 thay thế mũi đột kích 1 đánh vào ấp chiến lược Dân Hàng. Quá trình chiến đấu Nguyễn Đình Khơi bị thương nhưng không rời trận địa, diệt 1 lô cốt, tạo điều kiện cho trận đánh phát triển góp phần cùng đơn vị diệt gọn 1 đại đội bảo an, thu toàn bộ vũ khí. Ngày 9 tháng 3 năm 1973, đồng chí dùng súng bộ binh bắn rơi một máy bay lên thẳng. Ngày 20 tháng 3 năm 1975, trận đánh địch trên đường số 1 (đoạn đường Sài Gòn đi Phnôm Pênh), Nguyễn Đình Khơi dẫn đầu trung đội chặn địch tạo điều kiện cho đơn vị diệt gọn. Riêng đồng chí bắn cháy 3 xe, diệt 5 tên địch, thu 2 súng. Đồng chí luôn xung phong, gương mẫu về mọi mặt, nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho đồng đội. Nguyễn Đình Khơi đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 bằng và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Đình, Khơi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 10 Tháng Giêng, 2023, 08:42:50 pm ANH HÙNG TRẦN VĂN LÂM Trần Văn Lâm, sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 7 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó công binh, trung đoàn 83, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1969 đến năm 1973, Trần Văn Lâm làm nhiệm vụ mở đường và bảo đảm giao thông phục vụ chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, Tây Nguyên. Mặc dù khí hậu khắc nghiệt, sinh hoạt thiếu thốn, sức yếu, đồng chí vẫn nêu cao quyết tâm liên tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Trần Văn Lâm luôn có giờ công, ngày công cào nhất đại đội, thường xuyên nhận việc khó vất vả về phần mình. Có thời gian, trong đơn vị nhiều anh em ốm, đồng chí cũng bị sốt cao, nhưng Lâm vẫn ra tuyến đường thi công, lôi cuốn anh em cùng khắc phục bệnh tật, bảo đảm ngày công cao, tạo điều kiện cho đơn vị kịp thời thông đường phục vị chiến dịch. Trong hoàn cảnh công cụ lao động của đơn vị còn thô sơ, Trần Văn Lâm tìm cách phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp thi công. Có lần trong năm 1972, đơn vị mở đường bên cạnh suối, đồng chí đã đề ra việc đắp đập ngăn suối để dùng sức nước đào và vận chuyển một khối lượng đất đá thay sức người, đã đưa năng suất lên 150%, giảm nhẹ sức và an toàn lao động. Khi làm nhiệm vụ nuôi quân, Trần Văn Lâm luôn có tinh thần trách nhiệm cao. Trong hoàn cảnh thực phẩm khan hiếm, đồng chí vẫn tần tảo bảo đảm cho đơn vị ăn bữa 3-4 món, nóng, hợp vệ sinh. Đơn vị làm đường cách xa 3 - 4 ki-lô-mét, ngày nào Trần Văn Lâm cũng gánh cơm ra tận nơi cho anh em ăn được nóng, nước uống đầy đủ. Có thời gian yêu cầu thông đường gấp, ban ngày lo cơm nước cho đơn vị, ban đêm đồng chí lại tranh thủ ra làm đường với anh em, liên tục hàng tháng. Cuối năm 1973 Trần Văn Lâm được cử đi học lớp hạ sĩ do trung đoàn mở. Đồng chí chăm chỉ học tập, chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của nhà trường. Kết quả học đều đạt khá, giỏi. Sau ngày giải phóng Trần Văn Lâm được cử đi học sử dụng loại máy mới thu được của địch, đồng chí đã khắc phục khó khăn, nhanh chóng nắm vững nghiệp vụ chuyên môn. Trần Văn Lâm luôn giữ vững phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chính sách, kỷ luật được anh em tin yêu. Đồng chí đã được khen thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 7 lần là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Lâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 10 Tháng Giêng, 2023, 08:43:16 pm ANH HÙNG PHẠM HUY NGHỆ Phạm Huy Nghệ, sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Liên Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 10 năm 1974. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ y tá, đại đội 1, tiểu đoàn 19, trung đoàn 116, sư đoàn 2, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ cuối năm 1971 đến tháng 4 năm 1975, Phạm Huy Nghệ chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ. Trong hoàn cảnh đơn vị gặp nhiều khó khăn, lương thực, thuốc men thiếu thốn, thương binh có lúc phải nằm lại không gửi về tuyến sau được, đồng chí đã nêu cao tinh thần hết lòng phục vụ thương binh, bệnh binh tìm kiếm rau, củ rừng, thuốc nam để nuôi dưỡng và điều trị cho anh em. Trong chiến đấu Phạm Huy Nghệ luôn dũng cảm, xông xáo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người chiến sĩ quân y băng bó và đưa được 6 thương binh từ trận địa về phía sau được an toàn, chăm sóc, điều trị tốt cho hàng chục thương binh, bệnh binh khác được chu đáo. Đồng chí trực tiếp tham gia đánh 11 trận, diệt 25 tên địch, phá hủy 4 khẩu pháo, 15 xe tăng, đánh sập 14 nhà lính. Trận ngày 25 tháng 8 năm 1974, sau khi cắt xong rào để đơn vị vào căn cứ địch, Phạm Huy Nghệ nhanh chóng đánh hết các mục tiêu được phân công rồi chỉ huy tổ đánh phát triển cửa mở cho đơn vị rút, sau đó còn đưa được 1 thương binh ra phía sau an toàn. Như vậy trong 1 trận, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc 3 nhiệm vụ: cắt rào, đánh bộc phá và băng bó cấp cứu thương binh. Trận đánh chiếm cầu xa lộ Biên Hòa ngày 28 tháng 4 năm 1975, sau khi Phạm Huy Nghệ xung phong cát rào, dẫn bộ đội tiến công địch ở khu vực đầu cầu thì trời sáng. Địch đưa xe tăng từ Long Bình tới phản kích. Trước tình hình đó, đồng chí vác bộc phá lên mặt đường chặn đánh xe tăng địch để đơn vị củng cố trận địa. Suốt 2 ngàv 28 và 29 tháng 4, Phạm Huy Nghệ chỉ huy 1 tổ ngoan cưỡng đánh lui nhiều đợt phản kích của địch ở khu vực Lò Gạch, góp phần tích cực cùng đơn vị giữ vững khu đầu cầu, bảo đảm cho các đơn vị qua cầu tiến vào Sài Gòn. Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị được đồng đội tin yêu. Phạm Huy Nghệ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 10 bằng và giấy khen, 2 lần Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Huy Nghệ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 10 Tháng Giêng, 2023, 08:43:47 pm ANH HÙNG NGÔ VĂN NGỘ Ngô Văn Ngộ, sinh năm 1903, dân tộc Kinh, quê ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải. Khi được tuyên dương Anh hùng cụ là chiến sĩ dân quân xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải. Ngô Văn Ngộ tham gia hoạt động cách mạng năm 1945. Cụ luôn luôn nêu cao tinh thần yêu nước, căm thù giặc, hết lòng phục vụ du kích, bộ đội chiến đấu ở địa phương và nuôi dưỡng thương binh, cán bộ trong nhà. Từ năm 1960 đến đầu năm 1975, địch đóng nhiều đồn bốt trong xã, chúng càn quét đánh phá ác liệt, ruộng vườn nhà cửa của nhân dân bị địch tàn phá. Nhà của cụ bị chúng đốt phá nhiều lần. Cụ vẫn kiên trì bám đất, bám dân, đào 10 hầm bí mật trong khu nhà ở để nuôi giấu hàng trăm thương binh, du kích, cán bộ của huyện, tỉnh về hoạt động được an toàn. Đầu năm 1963, địch phát hiện được gia đình cụ là cơ sở cách mạng. Chúng ném bom phá sạch ngôi nhà và vườn tược hòng trấn áp tinh thần nhân dân trong xã. Cụ không hề nao núng, dựng lại ngôi nhà ngay trên mảnh đất đầy hố bom, hành động của cụ đã làm cho nhân dân khâm phục và càng tin tưởng vào cách mạng. Năm 1969, cụ bị địch bắt giam 1 năm ở nhà lao Sóc Trăng. Chúng dùng mọi cực hình (dùng điện) treo ngược lên đánh đập rất dã man nhưng cụ vẫn không khai báo gì, sau chúng phải trả tự do cho cụ. Từ năm 1970 đến năm 1972, nhiều lần địch đến phá nhà, đánh đập, dí súng vào bụng bắt cụ phải rời nhà vào khu tập trung. Cụ kiên quyết không đi. Trong thời gian đó cụ thường xuyên tiếp tế lương thực cho 4 trung đội đặc công huyện chiến đấu và nuôi 10 thương binh trong nhà mình (có thương binh cột sống được cụ chăm sóc hơn 5 tháng). Tháng 9 năm 1972, một ban chỉ huy trung đoàn bộ đội chủ lực về đóng tại nhà, cụ đã tìm cách giữ được bí mật và bảo vệ an toàn. Đơn vị này đã đánh 1 trận xuất sắc, diệt hàng trăm tên địch. Khi địch đến lấy xác đồng bọn, chúng đốt nhà, bắt cụ phải vào khu tập trung. Cụ vẫn một mực không đi, sau đó lại cất nhà mới làm nơi nuôi giấu du kích, bộ đội, thương binh cho đến ngày toàn thắng. Cụ có 3 người con (2 trai, 1 gái) đi hoạt động cách mạng: 2 là du kích, 1 là huyện ủy viên đều đã hy sinh, nhưng cụ vẫn tin tưởng ở cách mạng, càng hắng hái hoạt động. Cụ đã nêu tấm gương sáng cho toàn xã học tập. Cụ đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng, 5 bằng và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Ngô Văn Ngộ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 10 Tháng Giêng, 2023, 08:44:17 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TIẾT Nguyễn Văn Tiết thường gọi là (ông già Bá Đỏ), sinh năm 1909, dân tộc Kinh, quê ở xả Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậu, tỉnh Tiền Giang. Trú quán: xã Hưng Mỹ, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải. Khi được tuyên dương Anh hùng cụ là du kích xã Hưng Mỹ, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải. Từ năm 1955 đến năm 1975, cụ Nguyễn Văn Tiết làm nhiệm vụ giao liên xã. Trong điều kiện, địch ra sức đánh phá càn quét bình định khốc liệt trong xã, nhưng cụ vẫn kiên cường bám đất hoạt động lập nhiều thành tích. Trong nhiệm vụ giao liên, đưa đón cán bộ đi lại hoạt động, tuy địch phong tỏa gắt gao, tuần tra canh gác chặt chẽ, việc đi lại của cán bộ gặp nhiều nguy hiểm, cụ đã động viên con cháu trong gia đình và bản thân gương mẫu đào nhiều hầm bí mật để giấu cán bộ. Cụ còn đào hơn 1.400 mét giao thông hào nối từ vườn ra sát bờ kênh và đặt nhiều hầm chông, mìn diệt 19 tên ngăn chặn địch, giảm bớt khó khăn trong việc đi lại của cán bộ. Trong chiến đấu cụ đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, ở đâu lúc nào có điều kiện là cụ tích cực đánh địch. Ngày 30 tháng 12 năm 1973, cụ dùng mìn định hướng phục ở bờ kênh rồi bình tĩnh chờ 2 xuồng máy vào đúng tầm, cụ cho nổ mìn, đánh chìm cả 2 chiếc, diệt nhiều tên đi trên xuồng. Tính chung cụ đã tham gia đánh 30 trận diệt 30 tên (có 1 trung úy). Quá trình tham gia kháng chiến tuy tuổi già sức yếu, nhưng cụ luôn nêu cao quyết tâm, hăng hái trong mọi nhiệm vụ được giao, có tác dụng động viên lôi kéo mọi người noi theo. Cụ Nguyên Văn Tiết đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 12 bằng và giấy khen, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Nguyễn Văn Tiết được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Giêng, 2023, 06:56:27 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THỚI Nguyễn Văn Thới (tức Ba Sáu), sinh năm 1911, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là chiến sĩ dân quân xã Thanh Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, địch đóng nhiều đồn bốt trong xã, chúng thường xuyên càn quét, đánh phá rất ác liệt, để dồn dân, lập ấp... Cụ Nguyễn Văn Thới vẫn kiên cường ở lại xóm làng để chiến đấu, nuôi dưỡng thương binh, cán bộ, chôn cất liệt sĩ. Nhiều lần tuy bom đạn địch ác liệt, cụ vẫn dũng cảm vượt qua, đưa cơm nước, ra trận địa cho bộ đội. Tuy 2 lần bị thương, sức khỏe giảm sút, cụ vẫn hăng hái hoạt động. Cụ đã chuyển được 6 tấn gạo để nuôi du kích và bộ đội chiến đấu, chuyển và chôn cất 250 liệt sĩ chu đáo, nuôi giấu hàng trăm bộ đội, thương binh, du kích và cán bộ được an toàn. Năm 1960, địch lục soát gắt gao, cụ đã đào hầm bí mật ngay trong nhà để nuôi giấu một đồng chí tỉnh ủy viên và 3 cán bộ, về xây dựng cơ sở được bí mật, an toàn. Năm 1964, 2 tiểu đoàn bộ đội tập trung của tỉnh lần lượt đến đóng quân ở xã. Cụ đã tích cực vận động nhân dân đóng góp được hơn 5 tấn thóc, cụ chuyển dần số thóc đó đi đến nhà máy xay xát, đem gạo về phục vụ đơn vị. Đầu năm 1967, địch càn và bao vây khu vực xã, cụ dùng thuyền chở một cán bộ huyện vượt qua khu vực địch bao vây ra ngoài xã an toàn. Tháng 9 năm 1969, trong khi bộ đội đang chiến đấu rất quyết liệt với địch, cụ vẫn bình tĩnh, dũng cảm, đội từng thúng cơm lội trên các mương nước đưa đến từng chiến sĩ. Tinh thần hết lòng phục vụ của cụ đã động viên bộ đội hăng hái chiến đấu, phá vỡ cuộc càn của địch. Cụ đã nêu cao tinh thần hết lòng thương yêu bộ đội. Mỗi khi xảy ra chiến đấu, cụ lại đi tìm thi hài liệt sĩ để đem chôn cất chu đáo. Hành động của cụ đã có tác dụng giáo dục nhân dân trong xã, gây lòng căm thù giặc, nhắc nhở mọi người nhớ ơn các liệt sĩ. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, cụ đã ủng hộ bộ đội 2 con lợn (hơn 100 cân) và vận động nhân dân ủng hộ hàng trăm cân thịt, hàng nghìn cân gạo cho hộ đội. Tấm gương của cụ Nguyễn Văn Thới được nhân dân địa phương mến phục. Cụ đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Nguyễn Văn Thới được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Giêng, 2023, 06:57:03 pm ANH HÙNG LÊ VĂN ĐẠM Lê Văn Đạm, sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên xã đội xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đang Cộng sản Việt Nam. Lê Văn Đạm đã tham gia du kích đánh địch ở địa phương từ kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ, dù bị địch đánh phá, càn quét ác liệt đến đâu, đồng chí cũng kiên trì bám đất, bám dân, thu nhặt vũ khí để đánh địch. Sau đó vận động mọi người lập ra đội du kích và cùng đồng đội tìm mọi cách đánh địch bằng vũ khí thô sơ, tự tạo. Đồng chí chiến đấu rất mưu trí, dũng cảm, đã diệt 250 tên địch, phá hủy 8 xe tăng, bắn rơi 2 máy bay, sưu tầm trên 1.000 trái đạn lép của địch để chế tạo thành mìn đánh địch. Để đối phó với thủ đoạn của địch dùng máy bay lên thẳng đổ quân để chụp mục tiêu dưới đất, đồng chí đã tổ chức anh em và trực tiếp làm một bãi mìn, gài 300 trái nổ... Lê Văn Đạm chia bãi thành nhiều ô, ụ, phân công từng người quản lý, tránh được sự nhầm lẫn gây thương vong đáng tiếc, đồng thời phá hủy nhiều máy bay, bẻ gãy thủ đoạn "Phượng hoàng vồ mồi" của địch. Năm 1969 - 1970, địch tập trung hàng trăm xe tăng, xe ủi vào xã, Lê Văn Đạm tổ chức gài những bãi trái nổ rộng với những trái nổ lớn như đầu đạn cối 81, đầu đạn 155 ly, bom 250 kg để đánh địch. Kết quả đã phá hủy 8 xe tăng, 2 máy bay lên thẳng diệt 150 tên Mỹ, làm cho địch khiếp sợ. Ngày 25 tháng 4 năm 1972, Lê Văn Đạm chỉ huy đội du kích tấn công 1 đại đội bảo an địch ở ấp Trung Hòa, hỗ trợ nhân dân phá banh ấp chiến lược trở về vườn cũ làm ăn. Đồng chí luôn chăm lo xây dựng đội du kích tiến bộ về mọi mặt, đồng thời vận động nhân dân xây dựng nhiều cơ sở, hầm hào, chuẩn bị cho bộ đội đứng chân đánh vào hậu cứ địch. Đồng chí luôn gương mẫu về mọi mặt, tích cực động viên con cháu hăng hái tòng quân. Đồng chí có 4 người con hy sinh trong chiến đấu. Lê Văn Đạm đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Đạm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Giêng, 2023, 06:57:36 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN CHẮC Nguyễn Văn Chắc (tức Ba Om), sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên xã An Tịnh (nguyên là huyện đội phó huyện Trảng Bàng), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1959 đến năm 1975, Nguyễn Văn Chắc liên tục hoạt động ở địa phương. Đồng chí đã trải qua các nhiệm vụ giao liên, chính trị viên xã đội, huyện đội phó... Hoạt động trong vùng địch thường xuyên đánh phá ác liệt, đồng chí vẫn kiên trì bám đất, bám dân, vừa xây dựng các phong trào trong xã, trong huyện hoạt động tốt, vừa chỉ đạo các đội du kích liên tục tiến công địch. Nguyễn Văn Chắc đã góp phần tích cực chỉ huy dân quân du kích xã An Tịnh lập nhiều thành tích xuất sắc được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng; chỉ đạo phong, trào du kích chiến tranh của huyện Trảng Bàng phát triển tốt trở thành một trong những lá cờ đầu của tỉnh Tây Ninh. Trong quá trình chiến đấu, đồng chí diệt hơn 30 tên địch, phá hủy 1 xe M.118... Năm 1969, địch dùng bộ binh kết hợp cơ giới cày ủi, chà xát ác liệt xã An Tịnh, gây nhiều khó khăn, tổn thất cho lực lượng ta. Trong cương vị huyện đội phó, Nguyễn Văn Chắc trực tiếp phụ trách chính trị viên xã hội tích cực bám đất, bám dân, vận động nhân dân đào hầm trong nhà nuôi du kích, cán bộ... Đồng chí đi đầu trong việc tỉm bom, đạn lép của địch, làm nhiều mìn và bố trí nhiều bãi mìn để chống xe tăng, xe bọc thép của địch. Đội du kích đã diệt 120 tên địch, đưa khí thế của xã lên cao. Tháng 7 năm 1972, địch đóng thêm 9 đồn bốt trong xã, đánh phá càng ác liệt, Nguyễn Văn Chắc bị thương cụt một chân, sức khỏe giảm sút, đi lại rất khó khăn, nhưng đồng chí vẫn cố gắng cùng cán bộ, du kích cải trang đi ban ngày, vận động nhân dân phát hiện ác ôn, do thám, gián điệp, chỉ điểm... ban đêm đưa du kích vào ấp chiến lược diệt địch. Nhờ đó đã đẩy mạnh phong trào diệt ác, phá kìm trong xã, làm giảm nhiều khó khăn cho hoạt động của du kích. Xuân 1975, Nguyễn Văn Chắc đã góp phần tích cực cùng ban chỉ huy xã đội vận động được gần 100 du kích bổ sung cho bộ đội huyện, đồng thời xây dựng thêm lực lượng tại chỗ, phối hợp chặt chẽ với nhân dân trong xã nổi dậy tự giải phóng xã vào ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được địa phương tín nhiệm. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, nhiều bằng và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Chắc được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Giêng, 2023, 06:58:15 pm ANH HÙNG PHẠM VĂN LẦN Phạm Văn Lần, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Phạm Văn Lần tham gia du kích từ năm 1960. Từ đó đến tháng 4 năm 1975, đồng chí đã kiên trì bám dân, bám đất đánh địch, chỉ huy du kích diệt hàng ngàn tên địch, riêng đồng chí đã diệt và làm bị thương 170 tên. Cuối năm 1970, địch đưa 1 tiểu đoàn về xã đóng bốt, hàng ngày chúng đi lùng sục. Đồng chí theo dõi quy luật đi về của chúng, gài trái nổ diệt, 10 tên, làm địch khiếp sự không dám sục sạo nhiều. Đầu năm 1973, Phạm Văn Lần chỉ huy tiểu đội du kích phục kích 1 tiểu đoàn bảo an địch đi lấn chiếm. Tuy địch phát hiện nổ súng trước, đồng chí vẫn bình tĩnh curng cố đội hình, dùng thủ pháo, lựu đạn đánh thẳng vào bọn chỉ huy làm rối loạn đội hình địch diệt 36 tên, tiểu đoàn địch phải rút chạy. Trận tập kích đồn Cống Đá, sau khi cắt rào đưa anh em vào, Phạm Văn Lần xông lên trước động viên cổ vũ mọi người xung phong nhanh chóng tiêu diệt gọn đồn bát tủ binh, thu vũ khí. Đồng chí có đạo đức phẩm chất tốt, góp phần tích cực xây dựng đơn vi được tuyên dương Đơn vị Anh hùng năm 1972. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Văn Lần được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Giêng, 2023, 07:04:54 pm ANH HÙNG TRƯƠNG VĂN RẮT Trương Văn Rắt (tức Bẩy Tiến), sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trương Văn Rắt tham gia du kích từ năm 1969. Đồng chí đã nêu cao tinh thần vượt mọi khó khăn, kiên cường bám đất, bám dân, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tích cực đánh địch bằng nhiều hình thức phong phú. Đồng chí đã diệt 170 tên địch, thu 5 súng, có tác dụng tốt động viên mọi người kiên quyết bám trụ đánh địch. Ngày 6 tháng 5 năm 1970, đồng chí chỉ huy 1 tổ đánh 1 đại đội địch, Trương Văn Rắt bình tĩnh chờ địch vào gần mới cho nổ mìn và đồng loạt nổ súng xung phong. Trận này tổ đồng chí diệt 60 tên, riêng đồng chí diệt 40 tên. Tháng 2 năm 1974, trong trận đánh đồn Rạch Mầu và Cầu Đúc, khi nổ súng, địch bắn phá rất ác liệt. Đồng chí không quản hiểm nguy dẫn đầu tổ xông lên dùng lựu đạn diệt hỏa điểm địch, những tên sống sót hốt hoảng bỏ đồn rút chạy. Trận này tổ đồng chí diệt 13 tên. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được nhân dân và đồng đội yêu mến. Trương Văn Rắt đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 12 bằng và giấy khen, được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trương Văn Rắt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Giêng, 2023, 07:05:36 pm ANH HÙNG MĂNG ĐA Măng Đa, sinh năm 1948, dân tộc Rai, quê ở xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Thuận Hai. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Thuận Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1964 đến tháng 4 năm 1975, Măng Đa tham gia chiến đấu ở xã. Xã đồng chí được giải phóng từ năm 1964, nhưng nhiều lần địch tổ chức càn quét đánh phá làng bản và cho máy bay rải chất độc hóa học, phá hoại hoa mầu, bắn giết đồng bậo đi làm nương rẫy. Đồng chí đã nêu cao tinh thần kiên quyết đánh địch, bạo vệ nhân dân, bắn máy bay địch, đánh bộ binh đều giỏi. Măng Đa chỉ huy mưu trí, bình tĩnh, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu. Đồng chí đã chỉ huy, du kích xã bắn rơi 20 máy bay, diệt nhiều lính bộ binh địch, thu hàng trăm súng các loại. Tự tay đồng chí bắn rơi 12 chiếc máy bay (11 máy bay lên thẳng, 1 máy bay F105), diệt 7 tên lính bộ binh, bắt 6 tên, thu 157 súng. Đồng chí là người dùng súng bộ binh bắn rơi nhiều máy bay nhất trong toàn huyện. Tháng 2 năm 1969, một buổi sáng trong khi nhân dân đang làm rẫy, 2 máy bay F105 đến ném bom. Trong lúc máy bay địch đang bay lượn, đồng chí cùng người anh và em trai bàn bạc hạ quyết tâm bắn máy bay phản lực. Khi máy bay bổ nhào, 3 anh em nổ súng hạ tại chỗ 1 chiếc, chiếc còn lại bỏ chạy. Sau đó địch lại cho máy bay lên thẳng đến đánh phá, 3 anh em lại bắn rơi tại chỗ 1 chiếc. Liên tiếp 4 ngày sau đó, địch cho máy bay phản lực và máy bay lên thẳng đến bắn phá khu vực xã, đồng chí chỉ huy tổ du kích bắn rơi 4 chiếc nữa, riêng đồng chí bắn rơi 2 chiếc (1 phản lực, 1 lên thẳng). Ngày 20 tháng 2 năm 1969, với 300 viên đạn súng trường, đồng chí đã ngoan cường chiến đấu với 10 máy bay lên thẳng. Bị thương vào chân vẫn tiếp tục chiến đấu. Suốt 5 giờ cơ động trên nương rẫy, đồng chí đã bắn rơi tại chỗ 4 máy bay lên thẳng. Gương chiến đấu của đồng chí được toàn huyện phát động học tập. Ngày 5 tháng 11 năm 1970, nhiều máy bay lên thẳng của địch đến bắn phá nhà cửa của nhân dân, đồng chí đã chỉ huy tổ du kích kiên quyết đánh trả, bắn rơi tại chỗ 8 máy bay lên thẳng. Riêng đồng chí bắn rơi 4 chiếc. Cuối tháng 12 năm 1970, hai tiểu đoàn địch càn vào xã, đồng chí chỉ huy tiểu đội du kích kiên trì bám bản làng, tích cực đánh địch, diệt gần 30 tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng. Riêng đồng chí diệt 5 tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng. Xuân 1975, Măng Đa chỉ huy đội du kích phối hợp chặt chẽ với bộ đội đánh địch ở căn cứ sông Naho, truy quét tàn quân địch, thu vũ khí. Riêng đồng chí đả thu được 150 khẩu súng các loại. Đồng chí luôn chú trọng xây dựng lực lượng du kích xã vững mạnh, góp phần tích cực xây dựng dân quân du kích xã trở thành đơn vị mạnh của huyện. Măng Đa sống khiêm tốn, giản dị được nhân dân và đồng đội tin yêu. Măng Đa đã được tặng thưởng 2 huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Măng Đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Giêng, 2023, 07:14:35 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TRÒN Nguyễn Văn Tròn, sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Nghĩa Bình, đảng viên Đảng Cộng sản Việt nam. Năm 13 tuổi (năm 1968), Nguyễn Văn Tròn đã tham gia du kích. Từ đó đến tháng 3 năm 1975, đồng chí trưởng thành từ tiểu đội trưởng đến xã đội trưởng, ở cương vị nào đồng chí cũng chiến đấu dũng cảm, mưu trí, nhiều lần cải trang lọt vào vị trí địch để diệt địch. Là người chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt, dù khó khăn, nguy hiểm thế nào, đồng chí cũng tìm mọi cách vượt qua, diệt gần 200 tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương. Tự tay đồng chí diệt 77 tên (có 1 trung úy, 2 thiếu úy, 1 chuẩn úy, 1 ấp trưởng ác ôn), thu 15 súng. Tháng 4 năm 1971, một tiểu đoàn địch càn vào khu vực cất giấu gạo của xã, Nguyễn Văn Tròn đã bình tĩnh chỉ huy tiểu đội du kích ngoan cường trụ bám, đánh 5 đợt phản kích của địch, diệt 19 tên. Riêng đồng chí diệt 6 tên, buộc chúng phải tháo chạy. Tháng 12 năm 1972, khi đang đưa đoàn cán bộ vượt đường số 1 đã gặp đoàn xe địch, trước tình huống éo le này, Nguyễn Văn Tròn đã nhanh chóng nổ súng vào chiếc xe đi đầu làm hiệu lệnh cho 2 chiến sĩ cùng đi dẫn đường nổ súng vào đoàn xe. Bị đánh bất ngờ, bọn địch bỏ xe tháo chạy. Đồng chí xông lên dùng thủ pháo phá hủy xe. Kết quả diệt 7 tên, phá hủy 4 xe quân sự. Sau đó tiếp tục đưa đoàn cán bộ đến vị trí an toàn. Ngày 22 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Văn Tròn chỉ huy 5 du kích cải trang làm lính ngụy đón xe dọc đường chạy đến bốt cầu Nước Mặn. Khi tới bốt, đồng chí dẫn đầu xông thẳng vào diệt gọn 1 tiểu đội lính ác ôn rồi rút ra an toàn. Diệt được bọn này, nhân dân trong xã rất phấn khởi, bọn tề, điệp hoang mang, lo sợ. Ngày 10 tháng 12 năm 1973, cũng bằng cách cải trang như trên, Nguyễn Văn Tròn và một chiến sĩ nữa đã lừa thiếu tá ngụy mượn 1 xe jeép phóng xe diệt 2 tên ác ôn khét tiếng và 4 tên lính gác cầu rồi đưa xe về khu giải phóng. Đồng chí luôn chú trọng xây dựng dân quân du kích xá tiến bộ về mọi mặt, bản thân luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được nhân dân và đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 4 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Tròn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Giêng, 2023, 07:15:15 pm ANH HÙNG ĐINH KA ME Đinh Ka Mé, sinh năm 1939, dân tộc Hơ Rê, quê ở xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, tỉnh Nghĩa Bình, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đinh Ka Mé tham gia du kích năm 1959. Từ năm 1966 đến tháng 4 năm 1975 đồng chí làm xã đội trưởng, đã góp nhiều công xây dựng, huấn luyện và chỉ huy dân quân du kích càng chiến đấu càng trưởng thành, đánh lui các cuộc càn quét của địch, bảo vệ được dân, giữ vững xã giải phóng. Trong chiến đấu Đinh Ka Mé nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí dù địch đông gấp bội càn quét vào xã, đồng chí vẫn kiên quyết đánh. Tự tay dùng súng trường bắn rơi 3 chiếc máy bay (1 phản lực, 2 lên thẳng). Là người đầu tiên của huyện dùng súng trường bắn rơi nhiều máy bay địch. Trận ngày 10 tháng 11 năm 1968 một mình Đinh Ka Mé tự lên trên quả đồi với khẩu súng trường phục bắn máy bay địch. Bốn chiếc máy bay phản lực đến bay thấp nhào lộn tìm mục tiêu đánh phá. Đinh Ka Mé bình tĩnh bắn rơi 1 chiếc, 3 chiếc còn lại rối loạn đội hình, cắt bỏ bom bừa bãi tháo chạy. Ít phút sau, hai máy bay lên thẳng đến đổ quân xuống quả đồi, Đinh Ka Mé bình tĩnh chỉ với 6 viên đạn súng trường đồng chí đã hạ cả 2 chiếc. Chiến công xuất sắc của Đinh Ka Mé đã được phát động trong toàn lực lượng vũ trang nihân dân huyện thi đua bắn rơi máy bay địch bằng súng bộ binh. Đối với bộ đội chiến đấu ở địa phương, đồng chí đã tích cực vận động và xung phong dẫn đầu dân quân du kích đi dân công, chuyển thương, vận tải đạn, gạo phục vụ bộ đội. Hành động của đồng chí có tác dụng động viên lôi kéo mọi người noi theo. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 bằng và giấy khen, 1 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 păm 1978, Đinh Ka Mé được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Giêng, 2023, 07:15:59 pm ANH HÙNG BHRNƯỚU PHỐ BHRNướu Phố, sinh năm 1932, dân tộc Kà Tu, quê ở xã Cha Vàl, huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên xã đội xả Cha Vàl. huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1955, BHRNướu Phố tham gia du kích. Từ đó đến tháng 3 năm 1975, đồng chí luôn nêu cao tinh thần vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, tích cực tiến công địch, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, dù địch đông gấp bội cũng kiên quyết đánh. BHRNướu Phố chỉ huy dân quân du kích xã đánh 13 trận, diệt hơn 200 tên địch, bắn rơi 3 máy bay. Tự tay diệt 37 tên. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh địch giải phóng xã và bảo vệ hành lang vận chuyển chiến lược Bắc - Nam chạy qua xả Cha Vàl. Năm 1961, địch đưa 1 tiểu đoàn đến đóng đồn trong xã. Đồng chí chỉ huy dân quân du kích, khi bắn tỉa, khi phục kích kết hợp với bãi chông, thò diệt dịch. Suốt trong 5 năm (1960 - 1965) địch bị diệt 196 tên, không lập được bộ máy ngụy quyền trong xã, buộc chúng phải rút. Tháng 2 năm 1962, BHRNướu Phố cùng một chiến sĩ bí mật phục kích bọn địch đi cướp phá. Sau ít phút chiến đấu, đồng chí dùng nỏ bắn chết 5 tên, chiến sĩ kia bắn chết 2 tên, trận đánh thắng đã cổ vũ dân quân du kích toàn xã dùng vũ khí thô sơ để đánh địch. Tháng 8 năm 1971, địch cho biệt kích xuống khu rừng trong xã. Đồng chí đã dẫn đầu tiểu đội du kích nhanh chóng bao vây diệt gọn 1 toán gần 12 tên, sau đó tiếp tục bao vây toán thứ hai thì đồng chí bị thương. Tuy vậy, BHRNướu Phố vẫn động viên đơn vị kiên quyết truy kích diệt địch được 7 tên nữa, bọn còn lại tháo chạy. Đồng chí còn lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ phục vụ chiến đấu. Mỗi lần phụ trách dân quân du kích đi vận chuyển hàng quân sự BHRNướu Phố luôn gương mẫu gùi những loại hàng khó buộc, khó xếp, gùi với trọng lượng nhiều hơn. Hành động của đồng chí có tác dụng lôi kéo đơn vị làm theo. Tính chung đồng chí đã đóng góp gần 700 ngày công phục vụ vận chuyển. Đồng chí là người góp phần chủ yếu thành lập đội du kích xã (1960). Hơn 15 năm làm xã đội trưởng rồi chính trị viên xã đội, đồng chí luôn đem hết sức mình chăm lo xây dựng lực lượng, đơn vị đã lập nhiều thành tích xuất sắc, dẫn đầu toàn huyện. BHRNướu Phố đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 bằng khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, BHRNướu Phố được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Giêng, 2023, 07:16:35 pm ANH HÙNG PHẠM TRỢ Phạm Trợ, sinh năm 1919, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Thanh, thị xã hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chiến sĩ du kích xã Cẩm Thanh, thị xã hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1965 đến tháng 3 năm 1975, địa phượng Phạm Trợ năm trong vùng địch tạm chiếm, chúng thường xuyên đàn áp, bắt bớ. Phạm Trợ vẫn khéo léo che mắt địch, đào hầm bí mật ngay trong nhà và vườn mình, dũng cảm vượt qua bom đạn ác liệt tới nơi bộ đội đang chiến đấu, mưu trí đưa được thương binh về nuôi. Đồng chí đã đưa được 15 thương binh về nuôi trong hầm bí mật an toàn, chu đáo. Ngoài ra Phạm Trợ còn nhận 45 thương binh khác (do đơn vị giao) về nuôi, giấu cho đến khi đơn vị về nhận. Môi lần nuôi giấu thương binh trong nhà, đồng chí đểu cố gắng mua thuốc men để chữa vết thương, lo cơm nước đầy đủ; nhưng khi đơn vị thanh toán đồng chí đều không nhận coi đó là sự đóng góp nhỏ mọn của gia đình với cách mạng. Đối với liệt sĩ, sau mỗi lần bộ đội và du kích chiến đấu, Phạm Trợ thường đến tận trận địa đem thi hài về mai táng. Tự tay đồng chí đã mai táng chu đáo 70 thi hài liệt sĩ, sau đó chăm sóc tu sửa phần mộ chí. Ngoài nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, Phạm Trợ còn luôn tìm cách gài mìn diệt địch khi có điều kiện. Đồng chí đã diệt 11 tên. Đồng chí đã nêu gương tiêu biểu về tinh thần hết lòng phục vụ thương binh, tinh thần nhớ ơn các liệt sĩ, có tác dụng cổ vũ động viên bộ đội hăng hái chiến đấu và giáo dục sâu sâc đối với nhân dân địa phương. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Trợ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Hai, 2023, 02:40:38 pm ANH HÙNG TRẦN VĂN TRỌNG Trần Văn Trọng, sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trần Văn Trọng, tham gia du kích từ tháng 10 năm 1969. Trong hoàn cảnh địch tiến hành bình định địa phương rất gắt gao, đồng chí vẫn kiên trì bám đất, bám dân. Đồng chí đã trải qua nhiều nhiệm vụ khi làm liên lạc, sản xuất vũ khí, lúc trực tiếp đánh địch. Không kể ngày đêm, lúc thường cũng như khi chiến đấu ác liệt, lúc nào có nhiệm vụ truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị, đưa công văn là Trần Văn Trọng tìm cách vượt qua, đảm bảo đến nơi, đến chốn, an toàn. Trong nhiệm vụ sản xuất vũ khí, đồng chí đã tích cực tìm kiếm bom đạn lép của địch về làm mìn, lựu đạn để cung cấp cho du kích đánh địch. Đồng chí đã làm được hơn 500 quả. Trong chiến đấu, Trần Văn Trọng đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, chỉ huy du kích diệt và làm bị thương 192 tên địch (có 7 Mỹ), phá hủy 3 xe quân sự, thu 4 súng. Riêng đồng chí diệt 24 tên, làm bị thương 18 tẽn, phá hủy 1 xe quân sự. Năm 1969, địch đóng đồn bốt, tiến hành bình định, càn quét khốc liệt ở xã Thanh Bình, Trần Văn Trọng là xã đội trưởng đã kiên trì bám đất, bám dân, tổ chức lực lượng, chỉ huy du kích tích cực đánh địch bằng nhiều hình thức phong phú, có ngày diệt 20 tên địch phá hủy 3 xe quân sự. Đồng thời còn vận động các gia đình có người đi lính cho địch, đòi chồng, con, em bỏ hàng ngũ địch trở về với nhân dân. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 5 bằng khen và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Trọng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng đanh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Hai, 2023, 02:41:15 pm ANH HÙNG HUỲNH TẤN NAM Huỳnh Tấn Nam, sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 14 tuổi (1969), Huỳnh Tấn Nam tham gia du kích. Từ đó đến tháng 3 năm 1975, đồng chí luôn nêu cao tinh thần hăng say đánh giặc, trưởng thành từ chiến sĩ lên xã đội trưởng Huỳnh Tấn Nam đã chiến đấu dũng cảm, mưu trí, táo bạo, chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt, dù khó khăn, ác liệt thế nào cũng dẫn đầu đơn vị vượt, qua, kiên quyết đánh địch, lập nhiều thành tích xuất sắc. Có trận chỉ huy tiểu đội phục kích diệt gọn 1 tiểu đội địch (12 tên) giữa ban ngày (tháng 10 năm 1972). Có lần trên đường đi công tác thấy địch trú quân sơ hở, đồng chí táo bạo tiến công diệt 10 tên, những tên khác hốt hoảng bỏ chạy (tháng 12 năm 1972). Nhiều trận tuy lực lượng địch đông gấp bội, đồng chí vẫn động viên đội du kích quyết đánh, diệt được nhiều tên, phá vỡ cuộc càn. Tháng 4 năm 1973, một đại đội địch có máy bay, pháo binh yểm trợ càn vào xã Duy Tân, đội du kích do đồng chí chỉ huy (có 13 người) đã ngoan cường chiến đấu suốt 12 ngày đêm, đánh hàng chục đợt phản kích của địch, diệt 64 tên. Riêng đồng chí diệt 21 tên, buộc bọn địch còn lại phải rút chạy. Tính chung, Huỳnh Tấn Nam đã chỉ huy đội du kích diệt và làm bị thương hơn 200 tên địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí. Tự tay đồng chí diệt 30 tên, thu 16 súng các loại. Từ khi hòa bình đến nay, Huỳnh Tấn Nam luôn dẫn đầu dân quân du kích phá gỡ bom mìn, giải phóng được gần 200 héc ta ruộng cho nhân dân trong xả sản xuất. Tháng 12 năm 1976, trong khi đang dò gỡ mìn thì bị mìn nổ, đồng chí bị thương hỏng một mắt. Đồng chí luôn sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội và nhân dân tin yêu. Huỳnh Tấn Nam đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 10 bằng và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Huỳnh Tấn Nam được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Hai, 2023, 02:42:02 pm ANH HÙNG TRẦN VĂN NGÔN Trần Văn Ngôn, sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở thị trấn Cái Đôi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng, xã Tân Hưng Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trần Văn Ngôn tham gia cách mạng năm 1945, từ đó liên tục công tác ở địa phương trong hai cuộc kháng chiến. Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, đồng chí phụ trách xã đội trưởng, đả góp nhiều công sức xây dựng và phát triển lực lượng. Đơn vị do Trần Văn Ngôn chỉ huy đã diệt trên 1.000 tên địch, bức rút 6 dồn, thu hơn 200 súng. Riêng đồng chí diệt hơn 50 tên địch, bát 17 tên, thu 30 súng. Năm 1970, địch càn quét, đánh phá xã ác liệt, kìm kẹp gẳt gao. Trần Văn Ngôn đã chỉ huy du kích vào các ấp chiến lược: Kinh Mới, Cống Đá, Đầu Sấu, Cái Đôi... diệt 6 tên ác ôn, thu 3 súng, giải tán 8 toán phòng vệ dân sự. Phá lỏng thế kìm kẹp của địch trong xã, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy đấu tranh với địch. Trong năm 1971, Trần Văn Ngôn đã phát triển dược lực lượng vào các ấp chiến lược, tuyên truyền giáo dục gây dựng được cơ sở nội tuyến trong phòng vệ dân sự, phục vụ cho du kích diệt 2 đồn, thu 20 súng. Trần Văn Ngôn đã xây dựng du kích xã lớn mạnh. Năm 1974, đồng chí chỉ huy du kích bao vây diệt và bức rút 3 đồn, phối hợp với bộ đội bao vây tấn công chi khu Cái Đôi, đánh sư đoàn 21 ngụy đến giải tòa. Đồng chí sống gương mẫu, giản dị, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, được quần chúng tin yêu. Trần Văn Ngôn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Ngôn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Hai, 2023, 02:42:41 pm ANH HÙNG VÕ PHỐ Võ Phố (tức Phước), sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Kỳ Sanh, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Kỳ Sanh, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Là một trong những chiến sĩ du kích đầu tiên của xã, từ năm 1958 đến năm 1971, Võ Phố đã kiên trì bám đất, bám dân xây dựng cơ sở đánh địch hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của quần chúng. Đồng chí chiến đấu dũtig cảm, mưu trí, có nhiều cách đánh mìn hay, diệt nhiều sinh lực địch. Võ Phố đã chỉ huy du kích diệt hơn 6.000 tên địch (có 2.450 tên Mỹ), phá hủy 14 xe tăng, xe học thép, 12 trung liên, 8 khẩu pháo 75 ly. Riêng đồng chí diệt 539 tên, là người dẫn đầu về thành tích diệt nhiều địch nhất trong huyện Tam Kỳ. Sau nhiều ngày theo dõi quy luật hành quân và vị trí trú quân của địch. Ngày 13 tháng 3 năm 1964, Võ Phố dùng 4 quả bom để cải tiến thành mìn đem đặt ở đồi Hốc Tư (nơi bọn địch khi hành quân thường dừng chân). Đúng như dự kiến, khi địch tập trung quân, mìn nổ, diệt 42 tên. Ngày 5 tháng 4 năm 1967, đồng chí chỉ huy đội du kích và bản thân đồng chí trực tiếp đặt mìn ở nơi địch thường đi lại, quả mìn thứ nhất nổ diệt 1 xe tăng. Địch cho máy bay lên thẳng đến chở xác, các quả khác nổ tiếp phá hủy luôn chiếc máy bay và diệt 40 tên. Ngày 3 tháng 2 năm 1968, Võ Phố dùng quả bom 200 kg cải tiến thành mìn đánh địch diệt 49 tên địch trên đồi Theo. Từ cuối năm 1969 đến năm 1971, địch ra sức càn quét đánh phá xã, đồng chí đã tích cực thu nhặt bom, đạn của địch, tự tay làm mìn và hướng dẫn du kích, nhân dân trong xã làm và đánh địch, gây thành phong trào đánh mìn rộng khắp diệt hàng trăm tên địch, hạn chế nhiều cuộc càn quét của chúng. Năm 1972, trong một trận chiến đấu, Võ Phố bị thương, sau đó được ra Bắc điều dưỡng. Tháng 9 năm 1975 trở về địa phương công tác, đồng chí đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đồng chí được nhân dân và đồng đội tin yêu. Võ Phố đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 15 bằng và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 7 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Võ Phố được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Hai, 2023, 02:43:18 pm ANH HÙNG NGUYỄN VĂN A Nguyễn Văn A, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, thành phõ Hồ Chí Minh, tham gia cách mạng năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội phó xã An Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1966 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn A tham gia chiến đấu ở địa phương, trưởng thành từ du kích lên cán bộ xã đội. Ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt từ nám 1968 đến tháng 4 năm 1975, địch tăng cường bắn phá xã, đội du kích phải sống độc lập, ít nhận được sự tiếp tế của nhân dân; lương thực, thuốc men, vũ khí thiếu thốn, đồng chí luôn nêu cao tinh thần chịu đựng gian khố, vượt qua mọi khó khăn, tích cực tấn công địch, đã cổ vũ động viên toàn đội noi theo. Thiếu gạo, đồng chí là người tích cực đi tìm rau về góp phần nuôi sống đơn vị. Thiếu mìn, thủ pháo, đồng chí là người dẫn đầu đi tìm bom đạn lép về lấy thuốc làm mìn, thủ pháo và tự tay bố trí nhiều bãi mìn để đánh địch. Nguyễn Văn A đã chỉ huy đội du kích diệt hàng trăm tên, bắn rơi 7 máy bay lên thẳng. Riêng đồng chí dùng súng và gài mìn diệt 65 tên địch (có 49 tên Mỹ), bắn rơi 4 máy bay lên thẳng. Tháng 6 năm 1965, trong khi đang ở ấp Xóm Chùa (trong xã) thì một đại đội địch có máy bay, yểm trợ bao vây ấp. Tuy chỉ có Nguyễn Văn A và một người nữa, đồng chí vẫn bình tĩnh động viên bạn kiên quyết bám trụ đánh trả địch. Gần 1 ngày chiến đấu rất quyết liệt, hai người đã diệt 27 tên Mỹ, bắn rơi 1 máy bay lên thằng. Riêng đồng chí diệt 9 tên, bắn rơi 1 máy bay. Ngày 2 tháng 6 năm 1970, địch càn vào xã, đi vào bãi mìn do đồng chí gài, bị chết 30 tên, bọn còn lại bỏ chạy, bỏ dở cuộc càn. 6 tháng đầu năm 1971, Nguyễn Văn A chỉ huy và củng tham gia bắn máy bay địch đến bán phá xã, đã bắn rơi 6 chiếc. Ngày 20 tháng 2 năm 1972, một máy bay lên thẳng đến bắn phá vị trí trú quân của đội du kích, đồng chí dùng súng tiểu liên hạ tại chỗ chiếc máy bay này. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn A làm đại đội phó đại đội du kích huyện (nằm trong đội hình trung đoàn du kích của huyện Củ Chi), đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phối hợp với bộ đội chủ lực chiến đấu ở khu vực Gia Định. Nguyễn Văn A chú trọng xây dựng dân quân, du kích xã tiến bộ về mọi mặt, sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị được nhân dân và đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn A được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Hai, 2023, 02:43:51 pm ANH HÙNG PHẠM VĂN DŨNG Phạm Văn Dũng, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, tham gia du kich năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội phó xã An Định, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Phạm Văn Dũng tham gia du kích từ năm 1962. Tuy bị thương nặng, sức khỏe giảm sút, đồng chí vẫn kiên trì bám đất, bám dân, xây dựng và chỉ huy đội du kích tích cực đánh địch. Tự tay đồng chí diệt 80 tên, thu 13 súng, chỉ huy đội du kích diệt, và bức rút 14 đồn, bốt địch. Tháng 4 nám 1974, Phạm Văn Dũng chỉ huy đội du kích bao vây đồn Bờ Ngang và Giồng Võ. Địch phản ứng quyết liệt, đồng chí dũng cảm dẫn đầu đơn vị vào sát đồn ném lựu đạn và chỉ huy anh em liên tục bẻ gãy các cánh quân tiếp viện, buộc địch phải đưa 3 tiểu đoàn đến yếm trợ cho lính trong đồn rút chạy. Kết quả diệt trên 100 tên địch, bức rút 2 đồn, giải phóng 2 ấp. Tháng 4 năm 1975, đồng chí chỉ huy đội du kích diệt và bức rút 10 đồn, bốt ven đường giao thông, làm chủ đoạn đường dài 6 ki-lô-mét, bắt 2 đại đội bảo an đầu hàng vào ngày 30 tháng 4 thu trên 200 súng. Phạm VănDũng sống gương mẫu, giản dị, khiêm tốn, sẵn sàng nhận phần khó về mình, được đồng đội và nhân dân yêu mến. Đồng chí đã góp nhiều thành tích xây dựng đội du kích xã trở thành Đơn vị Anh hùng. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến rông giái phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 bằng và giấy khen. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Văn Dũng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Hai, 2023, 02:44:27 pm ANH HÙNG LÊ HOÀNG MINH Lê Hoàng Minh, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phó xã đội xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1965 đến năm 1967, Lê Hoàng Minh là du kích và làm giao liên xã. Năm 1965 đến 1969, đồng chí là bộ đội địa phương huyện. Từ năm 1971 đến năm 1978 là chính trị viên phó xã đội. Trong các nhiệm vụ được giao, Lê Hoàng Minh đều nêu cao tinh thần hăng hái vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tự mình đi tìm đạn pháo địch bắn không nổ về làm vũ khí để đánh địch. Đồng chí đánh 147 trận diệt 134 tên địch (có 7 tên Mỹ, 8 sĩ quan cấp úy), bắn rơi 1 máy bay, thu 26 súng, góp phần vào thành tích chung của dân quân du kích xã diệt 2.200 tên địch, thu 260 súng. Ngày 23 tháng 10 năm 1965, địch cho 4 máy bay lên thẳng đổ quân, Lê Hoàng Minh bắn loạt đạn đầu diệt tại chỗ 1 chiếc (có 7 tên Mỹ) góp phần cùng các đồng đội bắn rơi 2 chiếc khác. Ngày 23 tháng 4 năm 1974, địch cho 1 đại đội có máy bay, pháo binh yểm trợ để giải tỏa đồn Hai Giáo bị ta bao vây. Lê Hoàng Minh chỉ huy một tổ du kích, tích cực đánh địch, diệt 17 tên, phá hủy 1 máy thông tin và 10 súng, tạo điều kiện tốt cho đơn vị bạn diệt được đồn trên. Tháng 10 năm 1974, tuy súng đạn thiếu thốn, Lê Hoàng Minh chỉ huy du kích khéo nghi binh vừa nổ súng, vừa làm công tác địch vận, đã lấy được, đồn Vàm Tân Hưng, thu toàn bộ vũ khí, giải phóng ấp có hơn 100 dân. Lê Hoàng Minh chú trọng xây dựng lực lượng du kích xã vững mạnh, thường xuyên xã có một trung đội. Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 11 bằng khen và giấy khen, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Hoàng Minh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5 Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Hai, 2023, 02:45:03 pm ANH HÙNG TRƯƠNG DIỆU Trương Diệu, sinh năm 1919, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, trú quán phố Trần Phú, thị xã Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chiến sĩ dân quân phố Trần Phú, thị xã Quy Nhơn tỉnh Bình Định. Từ năm 1961 đến 1966, Trương Diệu làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ, thương binh và du kích tại quê. Trong suốt thời gian này, hai hầm bí mật do đồng chí đào ở nhà thường xuyên có từ 4 đến 6 bộ đội, thương binh và du kích ở. Đồng chí đã tận tình chăm sóc, nuôi giấu chu đáo. Cuối năm 1966, do bị lộ, được sự đồng ý của tổ chức đồng chí chuyển cả gia đình vào làm ăn tại thị xã Quy Nhơn để bịt đầu mối. Năm 1969, Trương Diệu lại bắt liên lạc với thị đội Quy Nhơn. Từ đó đến tháng 3 năm 1975, đồng chí làm nhiệm vụ nuôi giấu bộ đội trong nhà mình, vận chuyển vũ khí vào thị xã, mua sắm những thứ cần thiết cho bộ đội chiến đấu và đưa đón bộ đội ra vào thị xã hoạt động. Mặc dù địch canh phòng, kiểm soát rất ngặt nghèo, Trương Diệu vẫn dũng cảm nuôi giấu thường xuyên trong nhà và khoang thuyền đánh cá của mình từ 5 đến 6 bộ đội. Đồng chí còn mua sắm cả những thứ cần thiết cho bộ đội chiến đấu, mưu trí đưa, đón bộ đội hàng chục lần ra vào thị xã hoạt động an toàn. Năm 1972, hầu hết cơ sở trong thị xã Quy Nhơn bị vỡ, đồng chí là người duy nhất giữ được bí mật và đã mua được 60 ống phao bơi, 20 quả lựu đạn, hàng trăm thước dây dụ và dây ni lông để gói thuốc nổ, phục vụ đắc lực cho bộ đội đánh chìm 3 tàu, thuyền chiến đấu, diệt 71 tên Mỹ và cảnh sát ngụy. Năm 1974, Trương Diệu nhận nhiệm vụ nuôi giấu đội biệt động thị xã, đồng chí đã giáo dục, động viên gia đình quyết tâm làm tròn nhiệm vụ. Với căn hầm bí mật ờ ngay trong nhà và một khoang thuyền đánh cá, Trương Diệu đã nuôi giấu an toàn hàng chục lượt chiến sĩ biệt động, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị đánh nhiều trận trong thị xã và bến cảng Quy Nhơn giành thắng lợi. Đêm 3 tháng 4 năm 1975, Trương Diệu được giao nhiệm vụ dùng thuyền chở 14 chiến sĩ biệt động vào Quy Nhơn đánh chiếm tòa thị chính, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí, đưa thuyền luồn lách qua tất cả các tuyến kiếm soát của địch trên biển, đưa anh em vào bến an toàn kịp thời tấn công địch, chiếm được tòa thị chính. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sau khi Quy Nhơn được giải phóng, đồng chí dùng thuyền chở bộ đội ra đánh Cù Lao Xanh, và 5 lần dùng thuyền chở bộ đội đi truy quét bọn tàn binh địch tháo chạy trên biển. Trương Diệu sống khiêm tốn, giản dị, được nhân dân và đồng đội tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trương Diệu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. |