Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:37:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: P  (Đọc 6407 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:56:26 pm »


        PHƯƠNG TIỆN DẪN ĐƯỜNG, gọi chung những thiết bị hoặc hệ thống thiết bị dùng để dẫn khí cụ bay, phương tiện hàng hải, phương tiện cơ giới trên bộ chuyển động đúng quỹ đạo, đúng hướng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện. Gồm: tổ hợp dẫn đường, hệ thống dẫn đường và khí tài dẫn đường. Tổ hợp dẫn đường, hệ thống dẫn đường thường là các trạm (trung tâm) đặt trên mặt đất, vệ tinh nhân tạo của Trái Đất hoặc máy bay, có nhiệm vụ thông báo tọa độ. hướng vectơ tốc độ của dối tượng cần được dẫn. Khí tài dẫn đường lắp trên đối tượng, tiếp nhận thông tin nói trên để người lái hoặc thiết bị đặc biệt (tự động) điều chỉnh hướng chuyển động. Trong các ngành hàng không, hàng hải và QS. PTDĐ đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được. Một số hệ thống thiết bị và khí tài thuộc PTDĐ hàng không: hệ thống dẫn đường gần và hạ cánh RSPN-4N, 5C, 6C, TACAN, đài dẫn đường hạ cánh VOR-ILS, SP-50, la bàn vô tuyến ARK, RKL... Hiện nay Mĩ có hệ thống dẫn đường vệ tinh NAVSTAR, hệ thống định vị toàn cầu (dùng vệ tinh) GPS và Nga có GLONAX.

        PHƯƠNG TIỆN ĐềỂ PHÒNG TẬP THỂ. gọi chung các công trình cố định và phương tiện di động có cấu tạo đặc biệt hoặc thiết bị chuyên dùng để bảo vệ nhiều người, trang bị kĩ thuật quan trọng khỏi tác động của vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học. PTĐPTT hiện đại có khả năng bảo đảm điều kiện làm việc bình thường cho các SCH, đài điểu khiển, bệnh viện, trạm quân y, kíp lái. thường dân... PTĐPTT cố định gồm hầm, công sự kín (có thiết bị thông gió - lọc độc hoặc cách li với mời trường) và được phân cấp theo mức độ chống chấn động do sóng xung kích của vụ nổ hạt nhân hoặc theo dạng (nổi, chìm, hàm ếch...). PTĐPTT di động gồm xe tăng, xe thiết giáp, xe đặc chủng, tàu chiến có thiết bị thông gió - lọc độc.

        PHƯƠNG TIỆN ĐO ĐẠC, gọi chung những thiết bị, máy móc, khí tài, dụng cụ dùng để xác định tọa độ mục tiêu, khoảng cách, độ cao, độ sâu trên mặt đất, trên không hoặc dưới nước. Các đại lượng đo là góc và độ dài. Theo nguyên lí làm việc, chia ra các loại: quang học, vô tuyến, âm thanh... Theo chức năng, có: máy định vị, máy đo độ cao, máy đo xa; máy thủy chuẩn, máy kinh vĩ, máy toàn đạc... PTĐĐ thường được lắp trên các phương tiện cơ động (khí cụ bay, xe đo, tàu biển...) hoặc mang vác theo người. Được dùng rộng rãi trong dân sự (hàng không, hàng hải, thiên văn, khí tượng, trắc địa, bản đồ, xây dựng...) và QS (không quân, hải quân, phòng không, pháo binh, công binh...).

        PHƯƠNG TIỆN ĐO LƯỜNG CHUẨN nh CHUẨN ĐO LƯỜNG

        PHƯƠNG TIỆN ĐỔ BỘ ĐƯỜNG BIỂN, gọi chung các tàu mặt nước chuyên dùng để chở và đổ quân cùng vũ khí, trang bị kĩ thuật lên bờ. PTĐBĐB có kết cấu thuận lợi cho việc xếp, đổ quân và vũ khí, trang bị kĩ thuật (mớn nước nông, khoang chứa rộng, đáy dễ tiếp cận bờ, cầu lên bờ đóng mở ngay ở mũi tàu...), có phương tiện bốc dỡ hàng, thiết bị hàng hải, thiết bị thông tin, được trang bị vũ khí để tự vệ và chi viện hỏa lực cho quân đổ bộ. Theo lượng choán nước và tải trọng, có: lớn, vừa và nhỏ; theo chức năng, có: tàu đổ bộ. phương tiện vận tải đổ bộ, phương tiện bổ trợ đổ bộ. Tùy theo địa hình, việc đổ bộ có thể tiến hành trực tiếp từ PTĐBĐB hoặc phải qua các phương tiện bổ trợ (xuồng, xe lội nước...). Hiện nay các loại tàu đổ bộ của Mĩ thường có tải trọng 13- 375t, của Nga tải trọng <100-150t. Các phương tiện vận tải đổ bộ có lượng giãn nước tới 40.000t. chở được hàng ngàn quân, tới 30 máy bay trực thăng, 30 xe tăng và hàng chục xe vận tải...

        PHƯƠNG TIỆN GÂY CHÁY, gọi chung những bộ phận, thiết bị hoạt động tạo ra tia lửa để đốt cháy thuốc phóng, nhiên liệu tên lửa. thuốc hỏa thuật. Gồm hạt lửa, hạt lứa điện, bộ lửa, mồi lửa điện, dây cháy chậm, nụ xòe, ngòi châm lửa. Hạt lửa điện dùng nhiệt do dòng điện sinh ra để phát ra tia lửa. Bộ lửa gồm hạt lửa, cơ cấu bịt kín, liều thuốc phóng có khói hoặc thuốc hỏa thuật được đặt trong một vỏ; được dùng trong đạn pháo (cối) để mồi cháy liều phóng khi bắn. Mồi lứa điện gồm hạt lửa điện, bộ phận tiếp xúc, thuốc bắt lừa (thuốc phóng có khói) đặt trong một vỏ; được dùng cho đạn phản lực, tên lửa... PTGC được dùng rộng rãi trong công tác nổ, trong đạn dược.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:57:39 pm »


        PHƯƠNG TIỆN GÂY NHIỄU, phương tiện tác chiến điện tử dùng để tạo nhiễu điện tử. Có PTGN tích cực và PTGN thụ động. PTGN tích cực gồm các máy phát nhiễu, tạo ra bức xạ điện từ (có hoặc không điều biến, liên tục hoặc xung, có công suất phát và tần số thích hợp để gây nhiễu đài rađa. hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống thông tin liên lạc, đầu tự dẫn tên lửa...; có loại sử dụng nhiều lần hoặc một lần. PTGN tích cực có thể đặt trên khí cụ bay (máy bay tác chiến điện từ, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng...), trên tàu chiến, trên bộ (trên xe hoặc mặt đất), hoặc bố trí thả đặt ở những nơi cần thiết. PTGN thụ động gồm những thiết bị đặt trên khí cụ bay, trên tàu chiến, trong đạn phản lực, tên lửa để phóng, rải những vật để gây nhiễu hoặc đánh lừa vũ khí có điều khiển có đầu tự dẫn lade, hồng ngoại, truyền hình còn có thể dùng mục tiêu giả, bẫy hồng ngoại, pháo sáng, màn khói, xon khí... PTGN xuất hiện trong CTTG-II. Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ đã dùng hàng chục loại PTGN tích cực như: AN/ ALQ-71, 72, 857 86, 92 93, 94, 98, 99 (đặt trên máy bay); GLQ-2,3, -3A; MLQ-7, 8, 9 22, 28, 29, 34; TLQ-15, 17A... (đặt trên mặt đất); SLQ-12A, 13, 14, 17, 19... (đặt trên tàu chiến); T-1219, A2Q-112, 134 (đài nhiễu sử dụng một lần) và những PTGN thụ động như: ALE-28, 29, 32, 38, 39, 40, 41 (đặt trên máy bay) để gây nhiễu hệ thống rađa và tên lửa phòng không của VN.

        PHƯƠNG TIỆN GÂY NỔ, gọi chung những bộ phận, thiết bị tạo ra xung nổ để kích nổ khối thuốc nổ khác. Gồm: kíp nổ, kíp nổ điện, dây nổ, trạm nổ (liều thuốc nổ phá có độ nhạy với xung nổ của kíp nổ để kích nổ hoàn toàn lượng thuốc nổ chính của đạn dược), ngòi nổ. PTGN được sử dụng rộng rãi trong công tác nổ, trong đạn dược...

        PHƯƠNG TIỆN HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ, phương tiện kĩ thuật quân sự dùng trong huấn luyện bộ đội, đào tạo nhân viên chuyên môn để nâng cao chất lượng, hiệu quả huấn luyện, giúp họ nắm sâu kiến thức lí thuyết, hình thành và tập luyện kĩ năng thực hành, kiểm tra đánh giá kết quả huấn luyện. PTHLQS được phân loại: theo quân chủng, binh chủng (bộ binh, pháo binh, công binh, phòng không, không quân, hải quân, tăng thiết giáp...); theo mức độ ứng dụng kĩ thuật và nguyên lí hoạt động (giản đơn, cơ khí, cơ - điện, điện tử, tự động hóa, ứng dụng máy tính điện tử và tin học, tạo giả, mô phỏng...); theo số lượng người được huấn luyện (cá nhân, tập thể); theo chức năng công dụng (truyền tải thông tin, kiểm tra kiến thức, luyện tập kĩ năng thực hành) và theo những dấu hiệu khác. Những PTHLQS thường gặp: bia, vũ khí huấn luyện, cabin tập lái, khí tài tập bắn... Sừ dụng PTHLQS cho phép giảm thời gian và chi phí huấn luyện.

        PHƯƠNG TIỆN KĨ THUẬT QUÂN SỰ, gọi chung vũ khí, khí tài, xe, máy, tàu thuyền, máy bay,... chiến đấu và không chiến đấu, thiết bị và vật tư kĩ thuật khác để phục vụ nhiệm vụ QS. Theo môi trường sử dụng, PTKTQS có các loại: trên mặt đất, trên biển, trên không, trên vũ trụ; theo quân chủng, binh chủng sử dụng, PTKTQS có các loại: không quân, hải quân, phòng không, lục quân, pháo binh, công binh, hóa học, tên lửa...; theo công dụng, PTKTQS chia ra: phương tiện chiến đấu, phương tiện bảo đảm chiến đấu, phương tiện huấn luyện quân sự, phương tiện nghiên cứu khoa học, phương tiện thử nghiệm, phương tiện tuyên truyền...; theo chức năng hoạt động, PTKTQS chia ra: phương tiện hủy diệt (đạn dược), phương tiện bắn phóng (súng, pháo, bệ phóng tên lửa...), phương tiện mang vũ khí (máy bay, xe tăng...), phương tiện phục vụ chỉ huy bộ đội và điều khiển phương tiện chiến đấu (x. khí tài), phương tiện bảo đảm kĩ thuật...

        PHƯƠNG TIỆN NGỤY TRANG, phương tiện bảo đảm chiến đấu gồm các trang thiết bị, vật liệu (tự nhiên hoặc nhân tạo) dùng để ngụy trang. Có các loại: thiết bị phun (đạn, hộp) khói, thiết bị gây nhiễu, thiết bị che chắn ánh sáng, thiết bị phản xạ sóng rađa, thiết bị giảm thanh, mô hình giả, lưới, quần áo ngụy trang... Vật liệu ngụy trang gồm các loại sơn, thuốc màu, vải, lá cây, cành cây hoặc cây, vầng cỏ, đất, cát, tuyết, xỉ than... Trong KCCP và KCCM, quân và dân VN đã tận dụng có hiệu quả các PTNT thiên nhiên để che giấu, bảo đảm an toàn các hoạt động tác chiến.

        PHƯƠNG TIỆN PHÁT HỎA nh PHƯƠNG TIỆN GÂY CHÁY

        PHƯƠNG TIỆN RÀ PHÁ MÌN. gọi chung các thiết bị, khí tài dùng để dò tìm, phát hiện, tháo gỡ, hoặc phá hủy mìn và đạn dược khác. Có: PTRPM cầm tay (vd: máy dò bom mìn cầm tay...), PTRPM cơ giới (xe tăng, xe xích, tàu, thuyền được trang bị máy dò mìn, lưới quét mìn, con lăn, móc leo, thiết bị thủy âm, thiết bị phát từ, lade...). Ngoài ra, để phá mìn (bom), còn dùng các phương tiện phóng chuỗi lượng nổ tập trung hoặc lượng nổ dài (x. tên lửa phá rào), đặc biệt là lượng nổ xon khí (x. đạn dược xon khí) có hiệu suất phá mìn rất cao.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:58:46 pm »


        PHƯƠNG TIỆN RẢI MÌN, gọi chung các máy móc, thiết bị, đạn,... chuyên dùng để rải mìn. Có bốn nhóm chính: PTRM công binh, PTRM không quân, PTRM pháo binh và PTRM hải quân. PTRM công binh có: moóc rải mìn, cơ cấu để chôn mìn trong đất hoặc đặt mìn trên mặt đất. PTRM không quân đặt trong khoang chứa hàng hoặc treo ở phía ngoài máy bay trực thăng, máy bay vận tải để phóng (rải) mìn. PTRM pháo binh gồm: pháo và đạn có chứa mìn. Trong QĐ một số nước đã có PTRM bộ binh (do người mang) gồm máy phóng, đạn chứa mìn, cự li và diện tích rải không lớn.

        PHƯƠNG TIỆN TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ, phương tiện bảo đảm chiến đấu dùng để thực hiện tác chiến điện tử. Gồm: phương tiện trinh sát diện tử, chống trinh sát điện tử, phương tiện chế áp vô tuyến diện tử và chống chế áp vô tuyến điện tử... PTTCĐT được đặt trên mặt đất, trên khí cụ bay, tàu chiến,... có loại đặt trên phương tiện mang chuyên dụng (vd: máy bay tác chiến diện tử), hoặc đặt ngay trên phương tiện chiến đấu (hầu hết các phương tiện chiến đấu hiện đại đều được trang bị PTTCĐT). PTTCĐT có thể bố trí riêng lẻ hoặc thành một hệ thống liên hoàn (vd: hệ C3I, C4I2).

        PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN LIÊN LẠC quân sự phương tiện bảo đảm chiến đấu gồm các máy móc, thiết bị, khí tài, dụng cụ,... để bảo đảm thông tin liên lạc quân sự. Có các loại: PTTTLL hữu tuyến điện; PTTTLL vô tuyến điện; PTTTLL quân bưu (vận động) và PTTTLL tín hiệu... Trong tác chiến, để bảo đảm thông tin liên lạc thường xuyên thông suốt phải kết hợp các PTTTLL.

        PHƯƠNG TIỆN TRINH SÁT ĐIỆN TỬ, bộ phận của phương tiện tác chiến điện tử gồm những thiết bị kĩ thuật để tiến hành trinh sát điện tử. PTTSĐT có thể đặt trên khí cụ bay (máy bay có hoặc không người lái, khí cầu, vệ tinh, tên lửa, tàu vũ trụ...), trên hoặc dưới mặt nước (tàu mặt nước, tàu ngầm, phao tiêu...), trên bộ (mặt đất, xe...); có thể đật cố định hay cơ động (trên phương tiện mang). PTTSĐT xuất hiện lần đầu tiên (1904) trong chiến tranh Nga - Nhật. Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ đã dùng nhiều PTTSĐT hiện đại (máy bay trinh sát điện tử EB-66, cây nhiệt đới, hệ thống PTTSĐT của hàng rào điện tử Mac Namara...). Hiện nay PTTSĐT rất đa dạng, có tầm hoạt động lớn, độ phân giải cao, hoạt động tin cậy, thu thập và xử lí thông tin trinh sát tự động, kịp thời, chính xác.

        PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI QUÂN SỰ, gọi chung các phương tiện cơ giới hoặc thô sơ (ô tô, xe lửa, tàu, thuyền, máy bay, xe đạp, đường ống...) dùng để vận chuyển bộ đội, vũ khí, trang thiết bị KTQS, vật chất hậu cần trong cả thời bình và thời chiến. Theo nguồn động lực sử dụng cho việc di chuyển, có hai loại PTVTQS: cơ giới và thô sơ. Theo môi trường hoạt động, có các PTVTQS: đường bộ, đường thủy, đường không, đường sắt. Nhiều PTVTQS có nguồn gốc là các phương tiện vận tải thông dụng trong hoạt động xã hội và lĩnh vực kinh tế quốc dân, được cải tiến, thay đổi kết cấu, phù hợp với hoạt động QS. Ngoài ra, có các PTVTQS được chế tạo chuyên dùng cho mục đích QS.

        PHƯƠNG TIỆN VẬT CHẤT, gọi chung tài sản, vật dụng, vật phẩm và công cụ dùng để bảo đảm mọi mặt cho LLVT. Gồm các loại trang bị, đạn dược, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, các vật dụng sinh hoạt, y tế... PTVC có khi gọi tất là “phương tiện” (vd: lực lượng và phương tiện) và “vật chất” (vd: bảo đảm vật chất).

        PHƯƠNG TIỆN VƯỢT SÔNG, phương tiện bảo đảm chiến đấu gồm các trang thiết bị, kết cấu để người và trang bị kĩ thuật vượt qua chướng ngại nước. Có các loại: chế sẵn và ứng dụng. PTVS chế sẵn được sản xuất công nghiệp, gồm: PTVS cơ giới (xe lội nước, phà tự hành, tàu, ca nô, thuyền gắn máy...), cầu cơ giới (kể cả xe nhịp cầu, chân cầu và thiết bị bắc cầu), PTVS cá nhân (thuyền, phao cao su, bộ đồ bơi lặn...). PTVS ứng dụng làm bằng vật tư, vật liệu tại chỗ, gồm: bè, mảng, đoạn cây, ván, vật nổi (các thùng, chum, phuy...). Cg trang bị vượt sông.

        PHƯƠNG TIỆN VƯỢT SÔNG TỰ HÀNH, phương tiện vượt sông cơ động được cả trên bộ và trên mặt nước, dùng để chuyên chở pháo, tăng, phương tiện vận tải, khí tài QS, bộ binh,... vượt chướng ngại nước. PTVSTH có các loại 1 hoặc 2 xe (nối ghép tự động trên mặt nước). Khi cơ động trên mặt nước. PTVSTH dùng guồng xích, chân vịt dẫn động bằng xe cơ sở hay hệ thống bơm phụt. Các PTVSTH hiện đại có thể lắp ghép thành phà diện tích rộng hay cầu nổi. Vd: loại 1 xe có xe xích lội nước PTS, xe lội nước bánh lốp BAV; loại 2 xe có phà tự hành GSP...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 09:00:36 pm »


        PHƯƠNG TRẬN (cổ), đội hình chiến đấu của bộ binh, xếp theo hình vuông bốn mặt đểu là chính diện. PT ra đời từ khi ỌĐ sử dụng vũ khí lạnh và dùng cách đánh giáp lá cà để quyết định thắng bại. Tk 8-5tcn, theo đà phát triển của vũ khí và sự mở rộng quy mô chiến đấu, PT từ giản đơn đã chuyển thành PT có các đơn vị “kì”, “chính”, “du binh” và từ vuông có thể đổi thành tròn, cong, thẳng, nhọn. Giữa tk 16, sau khi hỏa khí được vận dụng rộng rãi trên chiến trường và ngày càng được cải tiến, PT không thích hợp nữa và dần dần nhường chỗ cho đội hình tuyến, đội hình tán binh.



        PHƯỢNG HOÀNG*, đèo ở h. Ninh Hoà (t. Khánh Hoà), tây Ninh Hoà 36km ưên QL 26, dài 11 km (từ km 25 đến km 36), độ dốc 7-10%, có 5km uốn khúc liên tục, cua hẹp, vách taluy cao, vực sâu.

        PHƯỢNG HOÀNG**, chương trình hoạt động của CIA và chính quyền Sài Gòn bằng sự phối hợp nỗ lực cả QS và dân sự, thu thập tình báo, tập trung đánh phá tiêu diệt tổ chức cơ sở hạ tầng của CM miền Nam VN (1968-72). Gồm ba mục tiêu: tranh thủ sự hợp tác của nhân dân địa phương với Mĩ và chính quyền Sài Gòn; làm suy giảm các hoạt động QS, chính trị của lực lượng CM; phát hiện và tiêu diệt cán bộ cơ sở của CM. ngăn chặn phong trào nổi dậy. Để thực hiện mục tiêu trên. Mĩ và chính quyền Sài Gòn thành lập ủy ban PH có hệ thống từ trung ương đến cơ sở do người đứng đầu chính quyền các cấp làm chủ tịch; gồm các lực lượng: công an, cảnh sát, an ninh, tình báo, QĐ, chiêu hồi... tham gia; có nhiệm vụ: hoạch định và chỉ đạo hoạt động tình báo và tâm lí chiến của bộ máy chính quyền. PH được triển khai thành nhiều giai đoạn và có chỉ tiêu cụ thể cho mỗi giai đoạn. Do tính chất tàn ác, hiểm độc nên PH đã được Mĩ và chính quyền Sài Gòn mệnh danh là “con chim thần chết” và được coi là một “phương thức” hoạt động có nhiều kết quả của chính sách bình định của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

        PHƯỢNG HOÀNG TRUNG ĐÔ (Trung Kinh, Phượng Hoàng Thành), thành do vua Quang Trung xây dựng trên núi Kì Lân (gọi là núi Con Mèo) ở sườn tây bắc Núi Quyết, thuộc xã Dũng Quyết, h. Châu Phúc, Nghệ An, nay là phường Trung Đô, tp Vinh, t. Nghệ An. Nằm ở vị trí trọng yếu, án ngữ đường Thiên Lí từ Bắc vào Nam, đường thủy từ biển vào trấn Nghệ An. Được xây dựng dựa theo thế núi, sông, gồm hai lớp: Thành Ngoại có dạng hình thang, chu vi khoảng 1,700m, cao l,7m, mặt tường thành rộng l,2m, chân rộng l,7m; Thành Nội có dạng hình chữ nhật, chu vi trên l.000m, bên trong Thành Nội hiện còn dấu vết của Lầu Rồng, điện Thái Hòa...

        PHƯỢNG HOÀNG VỒ MỒI, thủ đoạn tác chiến dùng máy bay trực thăng lùng diệt lực lượng nhỏ lẻ của đối phương do QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn thực hiện trong chiến tranh xâm lược Nam VN (1954-75). Khi áp dụng PHVM, dùng máy bay trực thăng chở biệt kích, thám báo săn lùng lực lượng nhỏ lẻ của đối phương; khi phát hiện thì nhanh chóng đổ quân xuống đất tiến công tiêu diệt, bắt tù binh. PHVM là tên gọi do QGPMN VN đặt ra.

        PI NĂNG TẮC (Ông Già Râu; 1910-87), Ah LLVTND (1965). Dân tộc Ra Giai, quê xã Phước Thành, h. Ninh Sơn, t. Ninh Thuận; tham gia CM 1946; đv ĐCS VN (1952); khi tuyên dương Ah là chính trị viên phó huyện đội Bác Ái (nay là h. Ninh Sơn). Trong KCCP và KCCM, 1946-65 có công vận động nhân dân tham gia kháng chiến, xây dựng tình đoàn kết giữa hai dân tộc Chu Ru và Ra Giai, tổ chức và chỉ huy du kích ở nhiều xã trong h. Ninh Sơn đánh địch giữ làng và tăng gia sản xuất lương thực ủng hộ kháng chiến, nuôi giấu nhiều cán bộ CM, vận động nhân dân các xã Phước Thành, Phước Bình phá khu tập trung của địch, trở về làng và xây dựng du kích. 5.1960 chỉ huy du kích xã Phước Bình, sử dụng cung tên, bẫy đá, hầm chông và mìn, diệt và làm bị thương 20 địch, đánh lui cuộc càn của chúng. 5.1964 chỉ huy du kích đánh bại cuộc càn quét lần hai của địch, diệt và làm bị thương 80 địch. Huân chương: Quân công hạng nhì...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 09:02:12 pm »


        PINÔCHÊ (TBN: Augusto Pinochet Ugarte; s. 1915), nhà độc tài QS, tổng thống Chilê (1974-89). Năm 1973 tư lệnh lục quân Chilê, cầm đầu tập đoàn QS phản động thân Mĩ tiến hành đảo chính lật đổ chính phù hợp pháp của tổng thống Agienđê. P thiết lập một chế độ độc tài QS ở Chilê (1973-90). Trong thời gian cầm quyền, P ra lệnh thủ tiêu hàng nghìn tù chính trị Chilê và hàng trăm người Tây Ban Nha ở Chilê, bị nhân dân Chilê, Tây Ban Nha và nhân dân nhiều nước lên án vi phạm nhân quyền và tội diệt chủng. Do nhân dân Chile đấu tranh bền bỉ chống P. đòi dân chủ, 1989 P buộc phải đồng ý tổ chức tổng tuyển cử. P mất chức tổng thống nhưng vẫn giữ chức tổng tư lệnh QĐ Chilé. 3.1998 nghi hưu. 8.2000 Toà án tối cao Chilê đã tước quyền miễn tố đối với P.

        PIOT I (1672-1725), vua Nga (1682), trị vì từ 1689, nhà hoạt động QS và nhà nước nổi tiếng. Trong thời gian làm vua PI có những cải cách quan trọng, đưa nước Nga từ một nước lạc hậu thành cường quốc. Xây dựng nhiều trường học, viện hàn lâm khoa học, phát triển thương mại, xây dựng thành phố cảng Pêtecbua. phát triển nghề thủ công, công nghiệp khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí; chú trọng xây dựng QĐ chính quy, đặc biệt là hải quân và pháo binh, vừa làm vua vừa đi làm thợ (tại Hà Lan 1697 và Anh 1698) để học cách đóng tàu và xây dựng hạm đội. QĐ của PI đã đánh thắng quân Thổ Nhĩ Kì tại Adôp (1696). Tài cầm quân của PI nổi bật trong chiến tranh Phương Bắc (1700-21), ông đã chiến thắng liên tiếp ở Nôtơbua (1702), Letxnaia (1708), Pôntaya (1709). Năm 1721 dược suy tôn danh hiệu “hoàng đế vĩ đại”, “cha của nước Nga”. Được đánh giá là nhà hoạt động QS có tài trong lịch sử thế giới tk 18. Tác giả và chủ biên các điều lệnh QĐ, một số tác phẩm khoa học và lịch sử QS, đặt nền móng cho nghệ thuật QS Nga.

        PIRÊNÊ, hệ thống núi nằm giữa Tây Ban Nha, Pháp và Anđôra. Dài 450km từ bờ vịnh Bixcai (Đại Tây Dương) đến Địa Trung Hải, rộng ll0km, đỉnh cao nhất 3.404m (đỉnh Aneto). Phía tây là các núi đá vôi, caxtơ, phía đông các dãy núi thấp dần, xen kẽ với các thung lũng và lòng chảo. Diện tích đóng băng 40km2. Khí hậu ở phía bắc ôn hòa, ẩm, phía đông nam cận nhiệt đới, Địa Trung Hải. Lượng mưa trung bình 500-700mm/năm ở các sườn phía nam, 1.500- 2.400mm/năm ở các sườn phía bắc. Các sông ngắn, đầy nước quanh năm. Dưới các sườn núi là rừng cây bụi, cao hơn là rừng lá rộng, rừng lá nhọn. Có các mỏ bôxít, sắt, mănggan, côban, niken... Các đèo chính ở độ cao 1.500-2.050m. Bốn tuyến đường sắt và ô tô đi qua P.

        PIRÔT (P Charles Piroth; ? -1954), phó tư lệnh kiêm chỉ huy trường pháo binh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (1953- 54), trung tá. 1950 chỉ huy pháo binh Pháp ở biên giới phía bắc VN và chịu thất bại nặng ở khu vực đường số 4. Đầu 1954 phó chỉ huy binh đoàn tác chiến Tây Bắc (GONO), phụ trách pháo binh. Khi được giao nhiệm vụ bảo vệ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phù, P đã chủ quan tuyên bố sẽ “khóa mõm pháo binh Việt Minh" và “không khẩu pháo nào của Việt Minh có thể bắn được tới phát thứ ba trước khi bị pháo của tối diệt”. Sau 2 ngày chiến đấu đầu tiên, pháo binh của P đã không “làm câm họng” được pháo của Việt Minh, hai trong số ba trận địa pháo then chốt của P bị diệt. Thất vọng, bất lực và xấu hổ vì những lời lẽ huênh hoang và lo sợ trách nhiệm, bị Đờ Caxtơri khiển trách, đêm 15.3.1954 đã tự sát bằng lựu đạn trong hầm chỉ huy của mình.

        PITƠXƠN (A. Douglas Pete Peterson; s. 1936), đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Mĩ tại CHXHCN VN (5.1997- 7.2001); thuộc ĐDC Mĩ. Trong chiến tranh VN, đại úy lái máy bay F-4. Tháng 9.1966 bị bắn rơi và bị bắt khi đang ném bom gần Hà Nội. 1973 dược trao trả. Về nước P hoạt động chính trị, được bầu vào Quốc hội Mĩ. 1991 sang VN lần đầu tiên sau chiến tranh với tư cách nghị sĩ Mĩ. Làm cố vấn cho tổng thống Clintơn trong việc bình thường hóa quan hệ với VN và 5.1997 được cử làm đại sứ tại CHXHCN VN. Trên cương vị đại sứ đã góp phần thúc đẩy việc kí kết hiệp định thương mại song phương (7.2000), tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Mĩ và VN.

        PK súng máy thuộc họ súng tự động Calasnicôp do LX sản xuất, dùng để tiêu diệt sinh lực và các phương tiện chiến đấu của đối phương. Tự hoạt động theo nguyên lí trích khí thuốc qua lỗ trích khí trên thành nòng. Tính năng chủ yếu: cỡ nòng 7,62mm. sơ tốc 825m/s, tốc độ bắn lí thuyết 650 phát/ph. cự li ngắm bắn 1.500m, khối lượng (không có hộp tiếp đạn và băng đạn) 7,5kg, băng đạn chứa 100 và 200 viên. PK cho phép bắn ở tư thế có chân (trung liên) và có giá (đại liên) lắp trên xe tăng, xe thiết giáp (PK-T)...; được trang bị cho trung đội, đại đội bộ binh và bộ binh cơ giới.

        PLÂYCU X. GIA LAI

        PLO X. TỔ CHỨC GIẢI PHÓNG PALEXTIN
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 09:03:37 pm »


        PLUTÔNI (plutonium, Pu), nguyên tố kim loại phóng xạ siêu uran thuộc nhóm actinoit, có số thứ tự 94 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Menđêlêep. Khối lượng riêng 19,8t/m3 nhiệt độ nóng chảy 640°C, nhiệt độ sôi 3.235°C. Nguyên tố P có 15 đồng vị với số khối 232-246, đều là các đồng vị không bền vững. Đồng vị quan trọng nhất là Pu-239 có chu kì bán hủy T1/2=2,44.104 năm, phát ra các hạt anpha có năng lượng 5.147keV, 5134keV và 5.095keV, thường được dùng làm nhiên liệu trong các lò phản ứng hạt nhân và để chế tạo bom đạn hạt nhân. Pu-238 là đồng vị P đầu tiên được nhóm các nhà bác học Kenơđi, Valem, Maơnilan. Xiburơgơ, Xegre tìm ra 1940-41 khi bắn phá U-238 bằng đơtrôn có năng lượng 14 MeV.

        POST-3M. đài trinh sát nhiễu dải rộng do LX sản xuất, dùng phát hiện và trinh sát tham số các đài rađa mặt đất và trên máy bay của đối phương. Thành phần chính: xe đài (gồm các hệ thống thu, định vị, phân tích...), moóc anten, xe trạm nguồn. Các tính năng chính: 6 băng tần số công tác, bước sóng 0,8-12cm; độ nhạy 3.10-9V; độ rộng cánh sóng phương vị 15-40°, góc tà 30-70°; độ rộng xung 0,2-0,5 micrô giây; đo tần số lặp lại 200-500HZ. Sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V/50HZ. Thời gian triển khai, thu hồi: 30ph. Trang bị cho các đơn vị tác chiến điện tử.

        PÔLINÊXIA. vùng đảo ở giữa Thái Bình Dương thuộc châu Đại Dương, trải dài từ quần đảo Haoai ở phía bắc đến Niu Dilân ở phía nam. Những quần đảo chính: Tonga, Tuyalu, Tôkèlau, Phinich, Cúc, Xamoa, Haoai, Lau, Tubuai, Tuamôtu. Dt 26.000km2; ds khoảng 4,500 triệu người; chủ yếu là người Pôlinêdi. Các quần đảo có nguồn gốc núi lửa hoặc san hô, cao 4.205m (quần đảo Haoai). Rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt, khí hậu xích đạo và nhiệt đới, lượng mưa trung bình 1.500-3.500mm/năm. Những cảng chính: Honolulu, Papeete, Apia, Pagôpagô. Nhiều quần đảo của P có các căn cứ QS của Mĩ, Anh, Pháp.

        PÔN PỐT (Xa Lôt Xa; 1925-98), thủ lĩnh Khơme Đỏ (1963- 98), người chịu trách nhiệm chủ yếu về tội ác diệt chủng ở Campuchia (1975-78) và gây chiến tranh biên giới chống VN (1978). Xuất thân gia đình quan lại có họ với vua. 1947 học tại Pháp và gia nhập ĐCS Pháp. 1953 về nước, với danh nghĩa đv ĐCS Pháp xin gia nhập Đảng nhân dân CM Cao Miên (1954). Bằng nhiều thủ đoạn, PP từng bước nắm quyền lãnh đạo đảng, đưa đảng đi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Sau khi giành được chính quyền từ tay Lon Non, PP làm thủ tướng, thi hành chính sách: đuổi dân ra khỏi thành phố, biến toàn dân thành những người nô lệ sống trong các “công xã” và buộc phải lao động kiệt sức trên đồng ruộng, biến binh lính thành những người chi biết phục tùng lệnh của “Ăngca” (tổ chức), coi VN là kẻ thù số 1... Khi Phnôm Pênh được giải phóng (1.1979), PP chạy ra nước ngoài, tiếp tục chỉ đạo lực lượng Khơme Đỏ chống chính quyền hợp pháp của nhân dân Campuchia.

        PÔNTAVA. thành phố, tỉnh lị tỉnh Pôntaya ở đông Ucraina, trên sông Vôcxcla. Được xây dựng từ tk 9. Trước 1430 gọi là Lơtaya. 1430 bị Litva chiếm. Từ 1569 thuộc Ba Lan. Từ 1667 thuộc Nga. 8.7.1709 tại P diễn ra trận quân Nga do Piôt I chỉ huy  đánh tan quân Thụy Điển do vua Saclơ 12 chỉ huy, tạo bước ngoặt quan trọng có lợi cho Nga trong chiến tranh Phương Bắc (1700-21).

        PÔTXĐAM. thành phố, thủ phủ t. Pôtxđam, CHLB Đức. Nằm trên bờ sông Haphen, tây nam Beclin. 17.7-2.8.1945, tại P diễn ra hội nghị Pôtxđam của những người đứng đầu các nước lớn chiến thắng trong CTTG-II gồm Xtalin (LX), G. Truman (Mĩ), V. Sơcsin (Anh; từ 28.7: C. Etli). Hội nghị xem xét những vấn đề tổ chức châu Âu sau chiến tranh, thông qua quyết định giải giáp QĐ Đức, giải thể Đảng quốc xã Đức, quyết nghị thành lập tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh, thông qua hệ thống bốn bên chiếm đóng nước Đức và quản lí tp Beclin...

        POSING (A. Pershing), họ tên lửa đường đạn chiến thuật tầm trung do hãng M. Marieta (Mĩ) chế tạo. P-l phóng thử lần đầu 1960, trang bị cho QĐ Mĩ từ 1964. Tên lửa hai tầng, động cơ nhiên liệu rắn, hệ thống điều khiển quân tính. Khối lượng phóng 4.500-4.660kg, đầu đạn hạt nhân 60-400kt, cự li phóng 740- 2.500km. Thời gian triển khai chiến đấu 15ph. Tổ hợp P gồm: tên lửa, bệ phóng trên bán rơmoóc, xe điều khiển, xe thông tin vô tuyến điện và xe kiểm tra - chuẩn bị phóng. Đơn vị hỏa lực cơ bản là tiểu đoàn gồm 6 đại đội (có 4 đại đội hỏa lực, mỗi đại đội 9 bệ phóng). Từ 1983 QĐ Mĩ được trang bị P-2, cự li phóng 1.800-2.500km. sử dụng hệ thống dẫn đường vô tuyến theo bản đồ địa hình ở đoạn cuối đường bay, nâng cao độ chính xác khoảng 10 lần so với P-l. P cùng với Lanxơ và Sơgiân là 3 hệ thống tên lửa đường đạn chiến thuật chủ yếu trong trang bị của lục quân Mĩ.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 09:05:32 pm »


        PRV-11, đài rada đo cao sóng centimét, chủ yếu dùng để xác định độ cao khí cụ bay, kết hợp với đài rađa P-35 dẫn đường cho máy bay và phát hiện mục tiêu bay thấp. Các bộ phận chính: hệ thống anten. moóc đài, xe hiện sóng và nguồn điện. Tính năng chính: vùng phát hiện: phương vị 360°, góc tà từ - 2,4° đến 27°; cự li phát hiện 41.000rn (khi diện tích phản xạ hiệu dụng khí cụ bay 1m2, ở độ cao 100m), 250.000m (độ cao khí cụ bay 7.000m); khả năng phân biệt: phương vị 2.4°, cự li: 2.000m: độ rộng cánh sóng: ngang 2,4°, đứng 1,1°; góc che khuất 15’; có khả năng chống nhiễu tiêu cực và tích cực, chống tên lửa tự dẫn bằng ngắt xung kích máy phát. Thời gian mở máy 5ph. triển khai, thu hồi 3 giờ, chu kì chúc ngẩng anten 30 lần/ph.



        PT-76. xe tăng bơi do LX chế tạo và đưa vào trang bị của QĐ LX từ đầu những năm 50 tk 20. Khối lượng chiến đấu 14t: kíp xe ba người. Thân dài 6,99m (cả pháo quay phía trước 7,625m), rộng 3,14m, cao 2,195m. Động cơ điêzen công suất 176kW (240cv). Tốc độ lớn nhất 44km/h (chạy), 10,2km/h (bơi); khả năng leo dốc 31°, đi dốc nghiêng 21°, vượt vách đứng l,lm. hào rộng 2,8m, hành trình dự trữ 240- 260km (đường tốt), 180-210km (đường xấu), 60- 70km (bơi). Vũ khí: pháo rãnh xoắn 76,2mm. tầm bắn 12,1 km (trực tiếp 4km), cơ số đạn 40 viên; súng máy song song 7,62mm, đạn 1.000 viên. Mẫu cải tiến PT-76B có hệ thống ổn định pháo trong hai mặt phẳng, hệ thống chống vũ khí NBC và một số cải tiến khác; hành trình dự trữ tương ứng 370, 270-320 và 120km. Trên cơ sở PT-76 và PT-76B đã chế tạo xe thiết giáp bơi BTR-50 và một số biến thể khác, pháo tự hành ASU-85 vận chuyển được bằng đường không... TQ đã chế tạo xe tăng bơi kiểu 63 (ở VN gọi là PT-85 hoặc K63-85) trên cơ sở PT-76 với pháo 85mm và động cơ công suất 298kW (400cv). Các kiểu xe PT-76 (PT-76B), BTR-50 (BTR-50K...) có trong trang bị của QĐND VN, đã được sử dụng có hiệu quả trong cuộc KCCM và làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia.



        FTS-M, xe xích bơi vận tải do LX chế tạo, chuyên dùng để chở người, vũ khí, trang bị kĩ thuật, hàng hóa QS vượt chướng ngại nước. Khối lượng xe 17,7t; xe dài (khi gấp tấm chắn sóng) 11,5m; rộng 3.3m; cao 2,65m; khoảng sáng gầm xe (khi chở 5t) 0,40m. Khả năng cơ động và thông qua cao, dự trữ sức nổi lớn. Tải trọng trên cạn: 5t, dưới nước: l0t. Chở được 70 người khi vượt chướng ngại nước. Trên xe còn bố trí 12 cáng thương để vận chuyển thương binh. Kíp xe 2 người (chỉ huy và lái xe). Xe được trang bị: thiết bị quan sát hồng ngoại, máy thông tin vô tuyến điện, la bàn, máy đo phóng xạ. thiết bị chắn sóng và bơm thoát nước trong xe ra ngoài. Hoạt động được trên sóng biển cấp 4 và tốc độ gió 15-18m/s. Tốc độ trung bình trên đường (với tải trọng 5t): 25-30km/h. 
       

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 09:06:43 pm »


        PUCOM BÔ (Pôkum Pao; 7-1867), thủ lĩnh khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Campuchia (1866-67). hoàng thân Khơme. nhà sư. Bất bình trước việc triều đình Nôrôđôm kí hiệp ước Pháp - Campuchia (1863), đặt Campuchia dưới ách bảo hộ của Pháp. 1865 định dấy lên cuộc khởi nghĩa chống Pháp, nhưng bị lộ và bị bắt giam tại Sài Gòn (VN). Được những nhà yêu nước VN giúp vượt ngục lên Tây Ninh. PB đã tham gia phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp và liên minh chiến đấu với nghĩa quân Trương Quyền. PB đã chỉ huy nhiều trận chiến đấu nổi tiếng: Tây Ninh (7.6.1866), Phnôm Pênh (7-10.1866), kinh đô cũ u Đông (12.1866),... diệt nhiều địch, trong đó có trung tá Pháp Macseđơ và bộ trưởng quốc phòng Crahom của triều đình Campuchia. Bị Pháp bao vây và tiến công liên tục, 11.1867 PB quyết định đánh Côngpông Xoài để phá vây, PB bị thương, bị Pháp bắt và sát hại tại Phnôm Pênh (3.12.1867).

        PUECTÔ RICÔ (Nhà nước liên minh tự do Puectô Ricô; Estado Libre Asociado de Puerto Rico, A. Commonwealth of Puerto Rico), lãnh thổ tự do liên kết với Mĩ ở phía đông quần đảo Ảngti Lớn, trên biển Caribê. Dt 8.959km2; ds 3,9 triệu người (2000); 99% người gốc Tây Ban Nha. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Trung tâm hành chính: Xan Hoan. Đứng đầu chính quyền hành pháp là thống đốc. Cơ quan lập pháp: hội đồng lập pháp. Có các đại diện (không có quyền biểu quyết) trong Quốc hội Mĩ. Địa hình núi, đỉnh cao nhất 1.338m. Khí hậu nhiệt đới. Thường có bão lớn. Nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng là cơ sở của nền kinh tế. Có 13 căn cứ QS, kho vũ khí hạt nhân và bãi thử vũ khí của Mĩ.



        PUSAN (Phú Sơn), thành phố cảng, căn cứ hải quân của Hàn Quốc trên bờ eo biển Triều Tiên. Ds khoảng 3,8 triệu người. Công nghiệp chế tạo máy, thực phẩm, luyện kim, hóa chất: đánh cá. Cảng và căn cứ hải quân trong vũng tự nhiên sâu 6- 12m, tổng chiều dài các cầu cảng trên 10km. Có xưởng đóng tàu, các đốc cạn. Giữa P và cảng Simônôsêki của Nhật có giao thông bằng phà. Lượng vận chuyển hàng của cảng khoảng 26 triệu tấn/năm. Trong khu vực P có nhà máy điện nguyên tử.

        PUTIN (s. 1952). tổng thống Liên bang Nga (từ 3.2000). Sinh tại tp Lêningrat (nay là tp Xanh Pêtecbua); phó tiến sĩ kinh tế (1996). Năm 1975 tốt nghiệp cử nhân luật Trường đại học tổng hợp Lêningrat (LGU), làm việc ở Cục tình báo nước ngoài của ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô (KGB). 1984-89 làm việc cho KGB ở CHDC Đức. 1989 ra khỏi KGB, trợ lí hiệu trưởng phụ trách vấn đề quốc tế của Trường đại học tổng hợp Lêningrat, rồi cố vấn của chủ tịch Hội đồng Xô viết Lêningrat. 1991 chủ tịch ủy ban quan hệ đối ngoại tp Xanh Pêtecbua. 1992 phó thị trưởng, rồi phó thị trưởng thứ nhất Xanh Pêtecbua phụ trách quan hệ đối ngoại. 1996 phó cục trưởng Cục quản lí hành chính Văn phòng tổng thống Liên bang Nga. 3.1997 phó chánh văn phòng rồi phó chánh văn phòng thứ nhất-Phù tổng thống. 7.1998 giám đốc Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB), 3.1999 kiêm thư kí Hội đồng an ninh Liên bang Nga. 8.1999 thủ tướng chính phủ Liên bang Nga. 31.12.1999 quyền tổng thống Liên bang Nga. 26.3.2000 được bầu làm tổng thống Liên bang Nga.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 06:58:15 pm »

     
HẾT P
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM