Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:39:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát  (Đọc 12609 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2019, 06:47:54 am »


        Cậu ta chẳng có gì thay đổi cả, thật đấy. Không, dù sao cũng trưởng thành hơn. Những sợi râu lún phún mọc ở cằm. Má hơi lõm vào một tí. Nhưng vẫn ửng hồng, chắc nịch như trước. Và mắt cũng như trước, vui tươi, tinh nghịch, với những lông mi dài và cong lên như của con gái.

        — Khoan đã, khoan đã!. Thế cái gì của cậu lấp lánh dưới áo bông kia?

        Xe-đức bối rối. Cậu bắt đầu mân mê cục chai ở lòng bàn tay: thói quen cũ.

        — Ô, thằng này cừ thật!.. Thế mà cứ im. Đưa tay đây nào.  Do thành tích gì mà được?

        Cậu càng đỏ mặt hơn. Những ngón tay tôi kêu răng rắc trong bàn tay chai sần của cậu.

        — Bây giờ thì về nông trang không còn xấu hổ nữa chứ?

        — Sao lại phải xấu hổ. — Và vẫn tiếp tục mân mê lòng bàn tay mãi. — Còn đồng chí vẫn giữ cái ấy... cái hộp thuốc lá của tôi chứ, hay là...

        — Tất nhiên rồi! Nó đây, nào, hút đi.

        Và chúng tôi cùng hút.

        — Có lửa không?

        — Găn-xơ, đưa lửa cho trung úy. Nhanh lên! Phây-e, phây-e... Hay là bằng tiếng Đức nói thế nào ấy...

        Tên tù binh Đức gầy gò, đeo kính gọng sừng, chắc là sĩ quan, chạy đên ngay và đánh cái bật lửa hình súng lục.

        — Bít-tê, cam-rát 1..

        Xê-đức cầm lầy bật lửa.

        — Thôi được, bít-tưi2, để chúng tao tự làm lấy, — và đưa lửa cho tôi. — Chà, bọn bòn nhặt đồ cũ! Tất cả các túi đểu đầy ắp đồ cũ. Đã đầu hàng và lại dâng bật lửa ngay. Tôi có đến hàng chục cái thế này. Đồng chí lấy vài cái dùng?
       

        — Được, để khi khác. Tốt hơn cậu hãy kể đi... Dù sao thì cũng bốn tháng rồi, một khoảng thời gian khá dài đấy.

        — Mà kể cái gì được, đồng chí trung úy. vẫn là những việc giống nhau thôi... —Nhưng cậu vẫn cứ kể lại lịch sử cuộc đời lính bình thường mà tất cả chúng ta đều đã biết từ lâu, nhưng bao giờ cũng thích nghe cả... Có một dạo đi đặt mìn và hầu hết bị giết; còn một dạo khác cả một ngày đêm nằm trong mương xói, vì thằng thiện xạ Đức không cho đi, mũ ca-lô bị bắn thùng ba chỗ; rồi sau đó, bị bao vây chừng hai tuần ở phân xưởng đúc, và bọn Đức ném bom, và chẳng có gì ăn, nhất là chẳng có gì uống, và bốn lần cậu đi ra sông Vôn-ga lấy nước; rồi sau đó... sau đó, lại đặt mìn, lại tháo mìn. Cài dây xoắn ốc Bru-nô...

        — Nói chung thì chính đồng chí cũng biết đấy... — và mồm nở một nụ cười tươi sáng và dễ thương.

        — Thế là cậu đã không phụ lòng tin của chúng mình. Mình đã biết trước thế mà. Nào, ta cùng hút thêm một điếu nữa, và mình sẽ đi tìm người của mình. Cậu có biết họ ở đâu không?

        — Tầt cả mọi người đều ở ngoài kia rồi... Ở ngoài tiền duyên. Chắc là sau mương xói Dài. Chỉ một mình tôi còn ở lại, vì bị thọt chân.

        — Và không còn ai nữa à?

        — Còn một cán bộ chỉ huy tham mưu nào đấy của các đồng chí. Kia kìa, ở nhà hầm kia. Bị thương.

        — A-xta-phiếp, phải không?

        — Tôi không biết, thật đấy. Thượng úy.

        — Cậu bảo ở nhà hầm kia à? — Và tôi đi đến nhà hầm.

        — Đồng chí trung úy, thế là tối nay chứng tôi đợi khách đến nhé, — Xê-đức nói với theo,— tôi sẽ không nói gì với I-go Vơ-la-đi-mia-rô-vích cả. Nhà hầm thứ hai sau chỗ rẽ ngoặt về bên trái. Ba bậc thềm và tay nắm màu xanh ở cửa.

        A-xta-phiếp nằm sấp trên giường, dưới bụng lót cái gối, đang viết cái gì đầy. Bên cạnh, máy điện thoại đặt trên ghế đầu.

        — Gioóc-giơ! Bạn thân mên! Đã trở về rồi! — Anh ta cười cởi mờ và chìa bàn tay mập mạp và mềm mại. — Khỏe như vâm chứ?

        — Đấy, anh thấy đây.

        — Còn tôi thì chẳng may. Trung đoàn đang truy kích bọn Đức, mà tôi thì làm cậu bé gác điện thoại, viết báo cáo.

        — Thì sao, thế chằng xấu lắm đâu. Anh sẽ được bình tĩnh hơn đề viết lịch sử.

        — Biết nói thế nào đây... Anh ngồi xuống đi, hãy đặt điện thoại xuống nền nhà và kề chuyện đi nào — Anh ta muốn quay lại, nhưng cau mặt và chửi rùa. — Trúng ngay đây thần kinh ngồi, đau quá chừng.

        — Chiến tranh, thì làm thế nào được. Quân ta đâu rối ?

        — Gioóc-giơ ạ, trong thành phố, trong trung tâm thành phố. Tiểu đoàn một đang xông đến ga. Pha-rơ-be vừa mới gọi điện về báo tin đang bao vây khách sạn gần máy xay. Chừng năm mươi thằng ss đang cố thủ trong đó, không chịu hàng. Anh ngồi xuống đi.

        — Cảm ơn. Còn Si-ria-ép, Li-xa-go ở đâu?

        — Trong ấy. Tất cả mọi người đều ở trong thành phố rồi. Từ sáng, quân ta đã chuyển sang tấn công. Anh muốn hút không? Thuốc lá chiến lợi phẩm, của Đức đấy... — Anh chìa một bao thuốc màu xanh lá cây.

        — Tôi không thích. Hút vào, khản cổ lắm. Còn cái này cũng là chiến lợi phẩm à? — Trên bàn một chiếc đàn phong cầm to, ánh lên màu xà cừ.

        — Chiền lợi phẩm. Tru-mắc biếu Si-ria-ép đấy. Ở trong thành phố, chiến lợi phẩm nhiều vô kể!

        — Thôi được, tôi đi đây.

        — Anh hãy ngồi lại tí nữa, kể cho nghe tình hình hậu phương với nào.

        — Thôi, dần sau vậy. Tôi cần gặp Si-ria-ép.

        A-xta-phiếp mỉm cười.

        — Anh sợ lỡ dịp lấy chiến lợi phẩm chứ gì ?

        — Chính thế.

        A-xta-phiếp hơi nhổm người dậy trên khuýu tay.

        — Goóc-giơ, bạn thân mèn... Nếu có gặp máy ảnh thì anh hãy lấy phần cho tôi với nhé.

        — Được.

        — «Lây-ca» thì tốt nhất. Anh có biết về nhiếp ảnh không? Máy ấy đại loại như máy «phê-đơ» của chúng ta ấy mà.

        — Được.

        — Và giấy ảnh... Và phim... Nghe nói trong thành phố nhiều lắm. Và đồng hồ nữa, nếu gặp. Được chứ? Loại đeo tay tốt hơn...

-----------------
        1. Xin mời đổng chí. — ND

        2. Tiếng Nga có nghĩa là thằng bị đánh; Xê-đức nhại lại chữ «bít, tê» của tên Đức. — ND.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2019, 06:50:20 am »


30

        Lúc gần tối thì tôi đã say lắm rồi. Say vì không khí, vì mặt trời, vì đi bộ, vì gặp gỡ, vì cảm xúc, vì mừng vui. Và vì rượu cô-nhắc nữa. Rượu cô-nhắc ngon tuyệt! Chính là chai rượu của Tru-mắc, loại sáu sao.

        Tru-mắc rót hết cốc này đến cốc khác.

        — Uống đi, kỹ sư uống đi! Chắc là hai tháng qua cậu đã quên rồi. Ở bệnh viện thì chỉ có cháo bột trân châu và nước thịt hầm thôi. Uống đi đừng tiếc... Xứng đáng được hưởng!

        Chúng tôi nằm trong một ngôi nhà đồ nát nào đấy, — tôi chằng nhớ vì sao lại ở đây, — tôi, Tru-mắc, Li-xa-go và Va-lê-ga, tất nhiên. Chúng tôi nằm trên rơm khô. Va-lê-ga ở trong góc, hút tẩu thuốc, cau có, giận dỗi. Đúng là cậu ta không bằng lòng về cách xử sự của tôi. Sao lạ thế, áo ca-pốt sĩ quan, đã may lại cho hợp người tôi, có những cúc vàng ánh, thì để lại bệnh viện, mà mang về cái áo ca-pổt của lính, ngắn cũn cỡn ngang đầu gối. Sao lại có thể  làm như thế! Và đôi ủng thì bằng vải giả da, ống ủng rộng, đề bằng cao su.

        — Tôi đã kiếm được đôi ủng da bốt-can cho đồng chí rồi, — Va-lê-ga buồn rầu nói khi gặp tôi, và nhìn tôi từ đầu đến chân một cách không hài lòng. — Trong nhà hầm... Chỉ có cổ chân hơi thấp...

        Tôi cố hết sức thanh minh, nhưng hình như lỗi của tôi chằng đáng tha thứ.

        — Uổng đi, uống đi, kỹ sư, — Tru-mắc vẫn rót, — đừng ngại.

        Li-xa-go vớ cái ca trên tay.

        — Cậu đừng chuốc rượu cho cậu ta say. Hôm nay, chúng ta được mời đến sư đoàn ba mươi chín. I-u-rơ-ca, chén nhiều bơ vào. Chén nhiều vào.

        Và tôi chén nhiều bơ vào.

        Qua bức tường đồ, trông rõ đồi Ma-ma-ép và ống khói của nhà máy «Tháng Mười Đỏ», ống khói độc nhất thế là vẫn không đổ. Cả bầu trời đầy những pháo sáng. Đỏ, xanh, vàng, lục... Cả biển pháo sáng! Và những phát súng. Người ta bắn suốt ngày hôm nay. Bắn súng lục, tiểu liên, súng trường, bắn tất cả các loại súng có sẵn trong tay. Tặc, tặc, tặc— pằng, pằng, pằng... bùng, bùng, bùng...

        Trời ơi! Ngày hôm nay đặc biệt làm sao! Ngồi dựa vào rơm, tôi nhìn trời và không còn sức để suy nghĩ gì cả. Lòng tôi tràn đầy, ứ ngập những cảm xúc. Tôi đếm pháo sáng. Việc ấy thì tôi còn đủ sức làm. Một cái đỏ, một cái lục, lại một cái lục nữa, bốn cái lục liền.

        Tru-mắc nói cái gì đầy. Nhưng tôi không nghe cậu ta.

        — Để cho mình yên.

        — Cái ấy đối với cậu rất dễ mà... Người ta xin cậu. Đừng có vô ơn.

        — Để cho mình yên, đã nói với cậu rồi, sao cứ bám mãi thế.

        — Nào, cậu cứ đọc đi... Cái ấy đối với cậu rất dễ mà. Dù đọc mười dòng cũng được.

        — Mười dòng gì?

        — Đây này. Đồ nhảm nhí. Nhưng hay... Hay, thật đấy.

        Cậu dúi một mảnh giầy bẩn thỉu của tờ báo Đức thẳng vào

        mặt tôi.

        — Đồ vớ vần gì thế này?

        — Thì cậu cứ đọc đi.

        Những chữ nhảy nhót trước mắt, những chữ gô-tích không quen. Bộ mặt thoái hóa của Hít-le: môi bặm, mí mắt nặng, cái lưỡi trai to sù sụ và đần độn. Phên-kì-se Bê-ô-bắc-te. Bài diễn văn của quốc trưởng ngày 9 tháng mười một năm 1942 tại Muy-ních.

        Gần ba tháng trước...

        «Xta-lin-gơ-rát của chúng ta! Trong vài nhà, bọn Nga còn ngồi. Mặc kệ cho chúng ngồi. Đó là việc của chúng. Còn việc của chúng ta thì đã làm xong. Thành phố mang tên Xta-lin đã nằm gọn trong tay chúng ta. Mạch máu lớn nhất của Nga, sông Vôn- ga, đã bị tê liệt. Và bây giờ không có lực lượng nào trên thế giới có thể đẩy chúng ta rời khỏi nơi này được.

        Người nói điều đó với các bạn là tôi — người không hề lừa dối các bạn, người mà số phận đã trao cho gánh nặng và trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Tôi biết rằng các bạn tin cậy tôi, và các bạn có thể tin tưởng tôi nhắc lại điều này với tất cả trách nhiệm trước chúa trời và lịch sử: chúng ta sẽ không bao giờ rút khỏi Xta-lin-gơ-rát. Không bao giờ. Mặc dù bọn bôn-sê-vích rất muốn điều đó...»

        Tru-mắc cười sặc sụa.

        — Ái chà, A-đôn-phơ1! Cừ lắm! Cừ, thật đấy. Cơ sự xảy ra đúng như đã viết.

        Tru-mắc xoay lại nằm sấp và lầy tay chống đầu.

        — Mà vì sao, kỹ sư? Vì sao? Cậu giải thích cho mình nghe với nào.

        — «Vì sao» cái gì?

        — Vì sao tất cả lại xảy ra như thế? Hả? Cậu nhớ không, hồi tháng chạp chúng nện chúng mình thế nào? Nhưng chẳng ăn thua gì. Vì sao? Vì sao chúng không hất cổ chúng ta xuống sông Vôn-ga được?

        Tôi bị choáng váng đầu, sau khi nằm bệnh viện ra, dù sao tôi vẫn còn yèu.

        — Li-xa-go, cậu hãy giải thích cho Tru-mắc vì sao. Còn mình thì sẽ đi dạo một tí.

        Tôi đứng lên, vừa lắc lư, vừa đi ra khỏi lỗ thùng, chắc trước đây là cái cửa.

        Bầu trời cao vời vợi và trong sáng tuyệt vời! Không một gợn mây, không một chiếc mảy bay. Chỉ có pháo sáng. Và một ngôi sao nhợt nhạt bị mờ khuất giữa pháo sáng. Và đòng sông Vôn- ga rộng mênh mông, bình tĩnh, phẳng lỳ, chỉ có ở một chỗ, đối diện tháp nước, không đóng băng mà thôi. Nghe nói ở đấy, không bao giờ đóng băng cả.

        Mạch máu lớn nhất của Nga... Nó bảo là đã bị tê liệt... Ái chà, đồ ngu! Ngu như bò! Trong vài nhà, bọn Nga còn ngồi. Mặc kệ cho chúng ngồi. Đó là việc của chúng...

        Đầy kìa, cái mà nó gọi là vài nhà. Đấy kìa, đồi Ma-ma-ép bằng phẳng, không đẹp. Và những tháp nước giống như hai cái nhọt trên đỉnh đầu... Ôi, vì những tháp nước ấy mà quân ta gian khổ quá chừng. Thậm chí bây giờ nhìn mà thấy khó chịu. Còn sau những đổng đồ nát đỏ choạch kia, — chỉ còn lại những bức tường lỗ chỗ thủng như cái rây, — trước đây bắt đầu vị trí của Rô-đim- xép: một dải đất rộng hai trăm thước. Lạ thay! Hai trăm thước, chỉ hai trăm thước mà thôi. Chúng đã vượt qua khắp toàn bộ Bi-ê-lô-rút-xi, U-cơ-ren, Đôn-bát, những thảo nguyên Can-mư- kia, nhưng không thể nào đi qua nổi hai trăm thước này được... Ghê thật!

----------------
        1. Tên của Hít-le. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2019, 09:01:54 pm »


        Thế mà Tru-mắc lại hồi vì sao. Không ai khác, mà chính là Tru-mắc. Sao cậu ta lại còn hỏi thế! Nếu thế thì có lẽ cả Si-ria-ép, Pha-rơ-be cũng sẽ hòi tôi vì sao à? Hay bác xạ thủ súng máy ba ngày liền nằm cạnh khẩu súng của mình, bị tách rời hẳn mọi người, và cứ bắn mãi cho đến khi hết đạn? Còn sau đó, bác bò đến bờ sông mang theo khẩu súng máy. Và thậm chí kéo theo cả những đĩa đạn không. «Sao lại vứt của cải đi, sẽ có khi dùng đến». Tôi không còn nhớ họ của bác nữa. Tôi chỉ nhớ mặt của bác: có râu, cặp mắt ti hí và cái mũ ca-lô đội ngang trên đầu. Có lẽ bác cũng sẽ hồi tôi vì sao à? Hay cậu bé người Xi-bê- ri luôn mồm nhai nhựa. Giá cậu ta còn sống thì chắc là cậu cũng sẽ hỏi vì sao à? Li-xa-go kể lại cho tôi nghe cậu đã chết như thế nào. Tôi chỉ biết cậu vẻn trong mấy ngày thôi, cậu được phái đến trước khi tôi bị thương không lâu. Cậu vui vẻ, rất nhanh trí và hay bông đùa. Cầm hai quả lựu đạn chống tăng trong tay, cậu chạy đến chiếc xe tăng bị phá hủy và ném cả hai quả vào lỗ châu mai.

        Chà, Tru-mắc, Tru-mắc ơi, tâm hồn lính thủy của cậu, mà sao lại nêu ra những câu hỏi ngốc nghếch đến thế, cậu chẳng biết quái gì cả, chằng biết quái gì cả. Cậu hãy đến đây. Đến đây, đến đây... Nào, chúng mình sẽ ôm nhau đi. Mình với cậu đã uống một ít. Cái đó hoàn toàn không phải là đa cảm, nhất quyết không phải như thế. Và Va-lê-ga nữa, hãy đên đây. Đến đây, đến đây... Uống đi, chú cần vụ của tôi ơi!.. Uống đi để chúc mừng thẳng lợi! Cậu có thấy không, bọn phát-xít đã tàn phá thành phố chúng ta như thế nào... Chỉ có đống gạch vụn, chứ không còn gì nữa... Nhưng chúng mình còn sống. Còn thành phố... Chúng ta sẽ xây dựng mới. Phải không, Va-lê-ga? Còn bọn Đức sẽ ngoẻo. Kìa, chúng đang đi, cậu thấy không, đeo ba-lô và chăn. Chúng đang hồi tưởng lại Bá-linh và các phơ-rau1 của chúng. Va-lê-ga, cậu muốn đến Bá-linh không? Minh muốn đến lắm. Muốn vô cùng. Và mình với cậu sẽ đến đấy nhé, cậu sẽ thấy là mình nói đúng. Nhất định chúng mình sẽ đến đấy. Trên đường đi, chúng mình sẽ chỉ ghé lại Ki-ép trong chốc lát thôi, đề nhìn thấy bố mẹ già của mình. Bố mẹ mình tốt lắm, thật đấy... Nào, chúng mình hãy uống chúc sức khỏe của các cụ. Này, Tru-mắc ơi, trong ấy còn có gì uống nữa không?

        Và chúng tôi lại uống. Uống chúc mừng bố mẹ, chúc mừng Ki-ép, chúc mừng sự đánh chiếm Bá-linh và còn chúc mừng cái gì nữa đấy mà tôi không còn nhớ. Còn chung quanh, người ta vẫn bắn, bắn mãi, và bầu trời đã tím hẳn rồi, và những pháo sáng rít lên, và ở đâu đây rất gần có người nào đấy chơi đàn ba- la-lai-ca bài Phu nhân.

        — Báo cáo đồng chí trung úy, cho phép nói ạ.

        — Cái gì đấy nữa?

        — Tham mưu trưởng gọi.

        — Thế cậu là ai?

        — Liên lạc viên của sở chỉ huy.

        — Thì sao?

        — Ra lệnh tất cả mọi người tập họp đúng sáu giờ tối. Tại sở chỉ huy ở mương xói...

        — Điên thật!.. Quỳ thật! Hôm nay là ngày nghỉ, ngày hội cơ mà.

        — Báo cáo đồng chí trung úy, tôi chỉ là tép riu thôi, tham mưu trưởng ra lệnh thế nào, thì tôi nói lại thế ấy.

        — Nhưng cậu hãy nói đầu đuôi cho rõ. Cứ bảo là ra lệnh, là nói lại, thi chẳng ai hiểu được... Gọi đến ăn tiệc có phải không? Nhân dịp chiến thắng?

        Cậu liên lạc viên cười.

        — Nghe nói ngày mai sẽ đánh nốt binh đoàn phía bắc ở nhà máy «Chiến lũy». Sư đoàn ta và sư đoàn ba mươi chín sẽ được điều đến đấy.

        Thế mới tuyệt chứ!..

        Tru-mắc tìm áo bờ-lu-dông lính thủy và đai da trong bóng tối. Cậu sờ soạn dưới đất. Li-xa-go phui rơm trên áo ca-pốt.

        — Va-lê-ga, dọn dẹp đồ đạc đi, rồi chạy nhanh lên đi tìm Gác-cút-sa. Cách đây một sân, ở dưới hầm nhà. Nhanh lên...

        Va-lê-ga chạy khuất.

        — Chú ý, đừng quên xẻng đấy, — và quay lại phía tôi, anh nói: — Nào, kỹ sư, ta đi đào đài quan sát. Vừa ở bệnh viện ra thì bỗng đánh đùng một cái — thế là lại phải bong tay.

        — Đủ xẻng chứ?

        — Đù. Mỗi người một cái xẻng. Mình, cậu, Gác-cút-sa và Va-lê-ga. Trong một đêm chắc chắn làm xong thôi. Mà có thể chúng mình đặt ở trong nhà nào đấy và từ cửa sổ nhìn ra... Nào, ta đi thôi.

        Ngoài đường đã nghe giọng nói oang oang của Tru-mắc:

        — Xềp hàng tư... Đi theo cách diễu binh! Vừa đi vừa hát... Bước đề-ều, bước!

        Mà trung đội của cậu ta chỉ có ba người tất cả.

        Li-xa-go vỗ vai tôi.

        — Tièc là không đến chỗ I-gơ của cậu được. Bao giờ mình với cậu cũng không may thế cả... Ngày mai, may ra thì được. Miễn là trời cho còn sống.

        Ở đâu đấy, cao tít trên trời, chiếc «bẳp ngô» kêu rè rè, đi tuần ban đêm. Trên nhà máy «Chiến lũy» đã bật «đèn» lên. «Đèn» của quân ta, chứ không phải của quân Đức.

        Bây giờ, bọn Đức chẳng có ai để thắp «đèn» nữa. Và cũng chằng thắp để làm gì nữa. Bọn chúng đang lê bước thất thểu thành một chuỗi dài màu lục đến sông Vôn-ga. Chúng đi lặng thinh. Còn ở phía sau, một trung sĩ trẻ măng, mũi hếch, mồm ngậm cái tẩu thuốc dài, uốn cong và có những dải đu đưa lùng lẳng. Khi đi qua, anh ta nháy mắt với chúng tôi.

        — Tôi dẫn người tham quan đây... Muốn đến xem sông Vôn-ga.

        Và anh vui vẻ cười giòn tan.

---------------
        1. Tiếng Đức, ở đây có nghĩa là vợ. — ND.


HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM