Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:15:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15670 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 12:32:30 pm »


        CHIẾN DỊCH LÊ HỔNG PHONG I (7.2-15.3.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp trên địa bàn 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, do Bộ tổng tư lệnh tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, làm tan rã khối nguy quân người Thái, phá vỡ phòng tuyến Yên Bình Xã - Bảo Hà - Nghĩa Đô, mở rộng căn cứ địa Tây Bắc, mở thông đường liên lạc quốc tế. Tham gia chiến dịch có Trung đoàn bộ binh 102, Tiêu đoàn bộ binh 11 (Đại đoàn 308), Trung đoàn bộ binh 165 (bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Bắc), Tiểu đoàn pháo binh 40 và 10 trung đội bộ đội địa phương; quá trình chiến đấu được tăng cường Trung đoàn bộ binh 209. Lực lượng địch có Tiểu đoàn bộ binh 2 (người Thái) và hơn 1.000 lính dõng đóng ở Phố Lu, Nghĩa Đô, Khánh Yên, Cốc Lếu, Lào Cai; lực lượng cơ động ứng chiến ở Lào Cai có 300 lính Âu-Phi và 800 lính khố đỏ. Đêm 7.2 ta triển khai chiến đấu bị lộ, địch đã đề phòng và tăng cường tuần tiễu, canh gác. Trên hướng chủ yếu. 8-12.2 Trung đoàn 102 được tăng cường Tiểu đoàn 11 và Tiểu đoàn pháo binh 40, ba lần tiến công Phố Lu mới dứt điểm nhưng bị tiêu hao nặng (x. trận Phố Lu, 8-12.2.1950)-, tại Bào Thắng, bộ đội địa phương san bằng đồn Bền Đền (26.2), tiến công buộc địch rút chạy khỏi đồn Làng Cù (27.2), giải phóng các xã Xuân Giao, Gia Phú. Trên hướng thứ yếu, Tiểu đoàn 115 và một bộ phận Tiểu đoàn 542 (Trung đoàn 165) đánh phân khu Nghĩa Đô ba lần đều không thành công, chuyển sang bao vây; 9.2 một tiểu đoàn của Trung đoàn 165 cùng với bộ đội địa phương tiến công buộc địch rút chạy khỏi Bản Lầu, sau đó tiến hành vũ trang tuyên truyền và tổ chức đánh địch từ Lào Cai, Bản Phiệt đến phản kích... Phối hợp với chiến dịch, LLVT địa phương tỉnh Yên Bái và huyện Văn Bàn kiềm chế địch ở Ca Vịnh, Võ Lao, Phong Dụ, giải phóng một số thôn, xã, buộc địch phải tăng cường thêm lực lượng phòng thủ Lào Cai. Bị uy hiếp mạnh, 10.3 địch rút chạy khỏi Nghĩa Đô, nhưng ta cũng không còn điều kiện phát triển, phải kết thúc chiến dịch (15.3). Kết quả ta diệt và bức rút 9 vị trí, phá vỡ một phần phòng tuyến Tây Bắc, diệt, bắt và gọi hàng gần 500 địch, thu gần 400 súng các loại...


        CHIẾN DỊCH LÊ HỒNG PHONG II nh CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI (16.9-14.10.1950)

        CHIẾN DỊCH LÊ LAI (22.12.1949-27.1.1950), chiến dịch tiến công của LLVT Liên khu 4 trên địa bàn Quàng Bình - bắc Quảng Trị nhằm tiêu diệt sinh lực, giam chân quân cơ động của Pháp, mở rộng căn cứ vùng đồng bằng, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ. Lực lượng tham gia có 4 trung đoàn chủ lực liên khu (95, 18, 101 và 57) cùng LLVT địa phương, do BTL Mặt trận Bình - Trị - Thiên trực tiếp chỉ huy. Lực lượng địch ở Quảng Bình có khoảng 4.000 quân, đóng ở 45 vị trí, đồn bốt. Để tạo đà cho chiến dịch, từ giữa 12.1949 các đơn vị chủ lực của ta trên đường cơ động và triển khai lực lượng đã tổ chức nhiều trận phục kích, tập kích tiêu diệt địch ở khu vực nam và bắc Quảng Bình, Dốc Miếu, Quảng Điền, Hương Trà... Chiến dịch chia làm hai đợt. Đợt 1 (22-31.12.1949), hướng nam Quảng Bình, ta bao vây đồn Vạn Xuân, đánh quân viện ở Thạch Xá Hạ diệt một đại đội Âu-Phi, buộc địch rút khỏi Vạn Xuân, Thượng Lâm; LLVT địa phương cùng nhân dân phá tề trừ gian, kết hợp tác chiến với địch vận, diệt và bức rút nhiều đồn bốt. Trên hướng bắc Quảng Bình, ta tiến công một loạt vị trí trong tuyến phòng thủ Sông Gianh của địch, giải phóng một vùng rộng lớn ở nam, bắc Sông Gianh. Đợt 2 (15-27.1.1950), đánh địch phản kích ở vùng bắc Sông Gianh, giữ vững vùng giải phóng, buộc địch phải rút bỏ các vị trí chiếm đóng ở Troóc, Cổ Giang, Cao Lao, Tiên Lệ... 27.1 Pháp tập trung 3 tiểu đoàn càn quét khu vực Triệu Phong, Hải Lăng (t. Quảng Trị). Các trung đoàn 95 và 101 của ta vừa hành quân vào Hương Trà (t. Thừa Thiên) cấp tốc quay lại, phối hợp với LLVT và nhân dân  địa phương chặn đánh quyết liệt ở Lương Mai, Phò Trạch... buộc quân Pháp phải hủy bỏ cuộc càn, tháo chạy về Huế. Là chiến dịch đầu tiên ở chiến trường Bình - Trị - Thiên trong KCCP, CDLL đã hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, loại khỏi chiến đấu hơn 1.000 dịch (phần lớn là lính Âu - Phi), góp phần cúng cố và mở rộng vùng giải phóng ở đồng bằng Quảng Bình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 12:33:30 pm »


        CHIẾN DỊCH LÊ LỢI (25.11.1949-30.1.1950), chiến dịch tiến công của LLVTND VN vào hệ thống phòng ngự của Pháp ở đường 6 - hòa Bình, nhằm diệt sinh lực, phá âm mưu chia cắt chiến trường của địch, mở thông đường liên lạc giữa Việt Bắc với miền xuôi, đẩy mạnh chiến tranh du kích, làm tan rã khối ngụy quân người Mường. Lực lượng tham gia có 5 trung đoàn bộ binh (209, 66, 9, 42 và 48) và Tiểu đoàn bộ binh 930, 1 tiểu đoàn và 2 đại đội pháo binh, 3 đại đội công binh của Bộ tổng tư lệnh và các liên khu 3, 4, 10 cùng LLVT địa phương. Lực lượng địch tại phân khu Hòa Bình có Tiểu đoàn lê dương 1 (Trung đoàn 5) và 12 đại đội ngụy quân người Mường, tổ chức thành 7 tiểu khu với 28 vị trí, đồn bốt bố trí dọc đường 6 từ Đồng Bến tới Suối Rút, dọc đường 12 từ Vụ Bản tới Hòa Bình. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (25.11-25.12.1949), ta tiến công diệt vị trí Gốt, các cứ điểm Đồng Bến, Suôi Rút. Mỏ Hẽm, Từ Nê, Đồi Bóng, nhưng đánh đồn Mát không thành công. Pháp đưa quân lên lập vị trí Đầm Huống ở nam đường 6 cũng bị ta tiêu diệt phải co về các vị trí lớn và điều quân từ Hà Nội lên tăng viện cho Chợ Bò, chiếm lại vị trí Mỏ Hẽm. Ta phục kích diệt 1 đại đội ở Bủng Chiêng trên đường 12, diệt 2 đại đội Âu-Phi từ Mỏ Hẽm rút về Chợ Bờ. nhưng hai lần tiến công Chợ Bờ không kết quả. Đợt 2 (15-31.1.1950), ta tiến công diệt vị trí Rậm, đồn Mát, pháo kích Vụ Bản, Chiềng Vang nhưng hai lần đánh Vụ Bản đều không thành công. Kết quả loại khỏi chiến đấu và làm tan rã hơn 1.600 địch, diệt và bức rút 24 vị trí, thu 464 súng, bước đầu mở được đường liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 4, nhưng hiệu suất chiến đấu còn hạn chế do ham đánh điểm, bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt viện.

        CHIẾN DỊCH LÍ THƯỜNG KIỆT (29.9-10.10.1951), chiến dịch tiến công của LLVTND VN đánh quân Pháp tại khu vực Nghĩa Lộ (t. Yên Bái) nhằm diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích, phá khối ngụy quân người Thái. Lực lượng tham gia chiến dịch có Đại đoàn 312,1 liên đội sơn pháo, 2 đại đội công binh cùng bộ đội địa phương các tinh Phú Thọ, Yên Bái. Tuyên Quang, do BTL Đại đoàn 312 chỉ huy. Lực lượng địch tại phân khu Nghĩa Lộ có 1 tiểu đoàn và 4 đại đội chiếm đóng, sau được tăng viện 3 tiểu đoàn dù. Do phát hiện được ý định tác chiến của ta, từ 16.9 Pháp ra lệnh thiết quân luật, rút các đơn vị lẻ tập trung về các đồn chính tại Nghĩa Lộ và tăng cường tuần tiểu, ném bom bắn phá các vùng nghi ta tập kết lực lượng. Mở đầu chiến dịch, ta tiến công đồn Ca Vịnh, diệt một bộ phận địch nhưng không chiếm được đồn; đêm 1.10 diệt đồn Bản Tú nhưng để một bộ phận địch chạy thoát. Từ 3 đến 4.10, ta tiến công Nghĩa Lộ (x. trận Nghĩa Lộ, 3-4.10.1951), Cửa Nhì đều không thành công. Pháp cho 3 tiểu đoàn dù nhảy xuống Gia Hội, Nghĩa Lộ và điều đi ứng cứu, giải tỏa, bị ta chặn đánh ở đông nam Gia Hội, Văn Tông, Nậm Mười gây cho địch nhiều thiệt hại. Trên hướng phối hợp, Trung đoàn 148 và LLVT địa phương Lào Cai diệt và bức rút nhiều vị trí địch ở Phong Thổ (t. Lai Châu). Kết quá loại khỏi chiến đấu khoảng 1.000 địch (riêng ở Nghĩa Lộ diệt và bắt hơn 500), thu hơn 300 súng, giải phóng một vùng đất đai thuộc 2 tỉnh Yên Bái, Lai Châu, góp phần làm thay đổi cục diện có lợi cho ta ở Tây Bắc, nhưng trong CDLTK bộ đội ta cũng bị thương vong nhiều, chủ yếu do tổ chức chỉ huy thiếu chặt chẽ, chuẩn bị chưa chu đáo, để lộ ý định chiến dịch ngay từ đầu.

        CHIẾN DỊCH LIÊN QUÂN CHỦNG, chiến dịch do lực lượng của một số quân chủng (có một quân chủng giữ vai trò chủ yếu) tiến hành theo một ý định và kế hoạch thống nhất. CDLQC có thể là chiến dịch đổ bộ đường biển, chiến dịch đổ bộ đường không, chiến dịch chống đổ bộ, chiến dịch đường không, chiến dịch phòng không. CDLQC có thể diễn ra trên bộ, trên biển, trên không. Chỉ huy CDLQC là BTL của quản chủng giữ vai trò chủ yếu.

        CHIẾN DỊCH LIÊU - THẨM (12.9-2.11.1948). chiến dịch tiến công quy mô lớn của QGP TQ trên địa bàn Liêu Ninh - Thẩm Dương trong nội chiến cách mạng Trung Quốc lần III (1946-49), nhằm giải phóng vùng đông bắc TQ. QGP tập trung 1.000.000 quân tiến đánh 560.000 quân Quốc dân đảng đóng tại ba vùng Thẩm Dương, Trường Xuân và Cẩm Châu. Giai đoạn 1 (12.9-19.10), đánh chiếm Cẩm Châu (15.10), khóa chặt đường rút trên bộ của quân Quốc dân đảng ở đông bắc; 17 và 19.10 vận động bộ phận quân Quốc dân đảng ở Trường Xuân khởi nghĩa và đầu hàng, giải phóng Trường Xuân. Giai đoạn 2 (19-28.10), tiêu diệt gọn 100.000 quân Quốc dân đảng thuộc Binh đoàn Tây Chinh từ Thẩm Dương đến chiếm lại Cẩm Châu, bắt sống tư lệnh Liêu Diệu Tương. Giai đoạn 3 (29.10-2.11), ngày 1.11 đánh Thẩm Dương, 2.11 chiếm toàn thành; hơn 100.000 quân Quốc dân đảng giữ Thẩm Dương rút chạy, bị bao vây, tiêu diệt ở vùng núi Đại Hổ và Núi Hắc. Trong CDL-T, QGP TQ vừa bao vây đánh điểm, diệt viện, vừa vận động binh lính địch, đã tiêu diệt 472.000 quân Quốc dân đảng, giải phóng hoàn toàn vùng đông bắc đông dân. có cơ sở công nghiệp mạnh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 01:57:05 pm »


        CHIẾN DỊCH LONG CHÂU HÀ I (3-12.10.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp trên địa bàn 3 huyện Tịnh Biên, Châu Thành, Tri Tôn (t. Long Châu Hậu. nay thuộc t. An Giang), do BTL Khu 9 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, khôi phục cơ sở vùng đồng bào dân tộc Khơme ở Bảy Núi. tạo điều kiện phát triển ra Long Xuyên, Châu Phú A, Long Châu Tiền, phá âm mưu của Pháp lập chính quyền và QĐ tay sai ở vùng đạo Hòa Hảo. Lực lượng gồm 2 tiểu đoàn bộ binh chủ lực khu (404 và 406) thuộc Trung đoàn Tây Đô, 3 đại đội bộ đội địa phương tỉnh Long Châu Hậu (1084, 1095 và 2004). Đội biệt động 304 và 2 trung đội dân quân tập trung các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, có 1 tiểu đội Itxarắc (Campuchia) phối hợp. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (3-7.10), trên hướng chủ yếu đêm 3.10 ta tiến công đồn Vĩnh Trung không thành công, chuyển sang bao vây, đồng thời phục kích đánh viện ở Nhà Bàn. uy hiếp, bức rút 5 lô cốt trên đoạn Nhà Bàn - Vĩnh Trung; trên hướng thứ yếu tiến hành phá cầu, đường khu vực Tri Tôn - cầu Cây Me, chặn đánh địch từ Vĩnh Thông vào Núi Tượng, bức rút 5 tháp canh và làm chủ đoạn đường Vĩnh Trung - Tri Tôn. Đợt 2 (8-12.10), LLVT địa phương tiến công, bức rút các tháp canh quanh huyện lị Tri Tôn, kết hợp vũ trang tuyên truyền, vận động quần chúng, đồng thời nghi binh thu hút địch, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực đánh viện trên đường Nhà Bàn - Tri Tôn. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 100 địch, thu 22 súng, phá hủy 3 xe QS. diệt và bức rút 42 lô cốt, tháp canh, góp phần bẻ gãy kế hoạch tiến công mùa mưa của dịch ở vùng Bảy Núi. Cg chiến dịch Long Châu Hậu.

        CHIẾN DỊCH LONG CHÂU HÀ II (10.2-13.3.1951), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 9 trên địa bàn huyện Châu Thành và Châu Phú A (t. Long Châu Hà, nay thuộc t. An Giang) nhằm diệt một bộ phận sinh lực dịch, giành dân, mở rộng căn cứ kháng chiến vùng đồng bào Hòa Hảo, mở thông hành lang nối liền Khu 8 với Khu 9 trong KCCP. Lực lượng tham gia chiến dịch có Trung đoàn Tây Đô, 2 đại đội địa phương Long Châu Hà, Đội biệt động 304 và các trung đội du kích huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú A. Lực lượng địch có 2 tiểu đoàn BMEO (1 và 2) làm nhiệm vụ ứng chiến và 10 trung đội đóng giữ tại các đồn. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (10-18.2), tại h. Châu Thành (hương chính), ta bao vây tiến công các đồn Phú Nhuận, Vĩnh Trạch, Phú Hoà, Vĩnh Hạnh I và đánh địch đến giải tỏa, diệt đồn Phú Nhuận và buộc địch ở đồn Vĩnh Hạnh II rút chạy. Đợt 2 (19.2-10.3), tiếp tục tiến công đồn Vĩnh Trạch và đánh địch giải tỏa; tổ chức phục kích tại Ba Đầm, đánh tan 1 đại đội, truy kích diệt và bắt 2 trung đội, sau tập kích lực lượng Hòa Hảo của địch ở Vĩnh Hạnh, buộc chúng chạy về Long Xuyên. ở các hướng phối hợp (Định Mĩ, Ba Thê, Núi Sập, Tri Tôn), hoạt động vũ trang tuyên truyền đạt kết quả tốt. Đợt 3 (11-13.3), chủ yếu làm công tác vũ trang tuyên truyền ở vùng Châu Phú A, bắc Tri Tôn và h. Châu Thành. Kết quả diệt và bắt hơn 300 địch, thu 21 súng; tuy thắng lợi QS không lớn, nhưng ta đã kết hợp được tác chiến với tuyên truyền vận động quần chúng, gây ảnh hưởng tốt đối với phong trào đấu tranh chính trị ở địa phương vùng sau lưng địch.


        CHIẾN DỊCH LONG CHÂU HẬU nh CHIẾN DỊCH LONG CHÂU HÀ I (3-12.10.1950)
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 01:57:58 pm »


        CHIẾN DỊCH LONG KHÁNH (5.5-20.6.1969), chiến dịch tiến công do BTL Miền tổ chức, chỉ huy nhằm mở rộng và củng cố vùng giải phóng, phá kế hoạch bình định cấp tốc của Mĩ và chính quyền Sài Gòn tại khu vực Túc Trưng, Định Quán, Gia Ray và tx Long Khánh (t. Long Khánh, nay thuộc t. Đồng Nai) trong đợt hoạt động Hè 1969. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Sư đoàn bộ binh 5, Trung đoàn bộ binh 29 và Đại đội 1 (Tiểu đoàn 24). Lực lượng địch có Sư đoàn bộ binh 18 và 3 tiểu đoàn bộ binh, dù, thủy quân lục chiến QĐ Sài Gòn; Lữ đoàn kị binh không vận số 3,1 thiết đoàn và 3 tiểu đoàn pháo binh Mĩ, 1 tiểu đoàn bộ binh Ôxtrâylia... Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (5-25.5), đánh địch càn quét ở khu vực Tầm Bung, lộ 20, thọc sâu tiến công hậu cứ và SCH Sư đoàn 18 của địch ở Xuân Lộc, phối hợp với LLVT địa phương tiến công đồn Hoàng Diệu (đêm 19.5), tập kích chi khu Gia Ray (25.5), buộc địch phải tăng cường lực lượng và co về phòng thủ Xuân Lộc, Biên Hoà. Đợt 2 (5-20.6), tiếp tục tập kích địch ở Bến Sáu, Trà Tân, bao vây và đánh thiệt hại nặng Chiến đoàn 52 (Sư đoàn 18) ở Suối Mơ. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 5.000 địch, bắn cháy 79 máy bay, hơn 200 xe QS (có 32 xe bọc thép), thu và phá hủy hơn 180 súng, pháo các loại...; góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh vũ trang ở địa phương, đánh bại một bước âm mưu bình đinh, quét và giữ của địch.

        CHIẾN DỊCH LỘC NINH (27.10-10.12.1967), chiến dịch tiến công của LLVT miền Đông Nam Bộ ở khu vực Lộc Ninh - Bù Đốp (thuộc 2 tỉnh Bình Long và Phước Long, nay là t. Bình Phước), nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và QĐ Sài Gòn, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, mở rộng vùng giải phóng, tạo bàn đạp để thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1967-68. Lực lượng ta, gồm: 2 sư đoàn bộ binh (9 và 7), Trung đoàn 88 và 1 tiểu đoàn của Sư đoàn bộ binh 5, 2 trung đoàn pháo phản lực ĐKB (96 và 208) cùng LLVT địa phương. Lực lượng địch, có: 2 sư đoàn bộ binh (1 và 25) của Mĩ; Trung đoàn bộ binh 9 (Sư đoàn 5) và lực lượng bảo an, dân vệ QĐ Sài Gòn. Chiến dịch chia làm hai đợt. Đợt 1 (27.10-8.11), trên hướng thứ yếu (Phước Long), ta đánh đồn Phước Quà. bắn pháo vào tx Phước Long, chi khu Phước Bình, đánh viện trên đường Phước Bình đi Phước Quả; hướng chủ yếu (Lộc Ninh), tiến công chi khu Lộc Ninh, tập kích tx Bình Long. Địch huy động 4 tiểu đoàn (có 3 tiểu đoàn Mĩ) đổ bộ xuống Lộc Ninh để giải tỏa; ta tập kích các cụm quân địch ở đông sân bay Lộc Ninh, trường huấn luyện biệt kích, Mang Cải, điểm cao 124. Đợt 2 (26.11-10.12), ta tiến công chi khu Bù Đốp, đánh quân địch đổ bộ xuống ứng cứu ở Mê Ra, trại biệt kích, sân bay Bù Đốp; hướng Hớn Quản, ta tập kích địch ở cầu Tầu ô, ngã ba Xa Cát đi Minh Thạnh... Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 5.400 địch, bắn rơi 40 máy bay, phá hủy 103 xe QS, 63 khẩu pháo, thu 172 súng các loại. CDLN thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, đánh dấu bước phát triển mới về tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ.

        CHIẾN DỊCH MALAIXIA (8.12.1941-15.2.1942), chiến dịch tiến công trên bộ kết hợp với đổ bộ đường biển của quân Nhật đánh vào quân Đồng minh (Anh, Ấn Độ, Ôxtrâylia) ở vùng biển Đông Nam Á trong CTTG-II, nhằm chiếm Malaixia (thuộc địa của Anh) và Xingapo - căn cứ hải quân chính của Anh. Nhật sử dụng Tập đoàn quân 25 (70.000 quân, 28 tàu chiến các loại, 16 tàu ngầm, khoảng 600 máy bay). Lực lượng Đồng minh phòng thủ tại đây có 145.000 quân, 14 tàu chiến và khoảng 400 máy bay. Nhật chiếm ưu thế trên biển và trên không, đổ bộ lên Côta Bharu (đông bắc Malaixia) 8.12.1941, chiếm Penang (19.12) và thủ đô Cuala Lămpơ (11.1.1942), đẩy quân Đồng minh lui về giữ Xingapo (31.1). Bị cô lập trên đường biển và đường không, lại thiếu nước, thiếu đạn dược, số quân Đồng minh còn lại phải đầu hàng quân Nhật (15.2.1942). Tổn thất chung của quân Đồng minh là 140.000 người, quân Nhật là 10.000 người. Kiểm soát được Malaixia và căn cứ hải quân Xingapo, quân Nhật giành quyền làm chủ tuyến đường biển qua eo Malacca, thông đường tiến vào vịnh Bengan (Ấn Độ). Hình thái bố trí chiến lược của LLVT Anh trở nên xấu đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 01:59:20 pm »


        CHIẾN DỊCH MÃN CHÂU (9.8-2.9.1945), chiến dịch chiến lược tiến công của QĐ LX - Mông cổ trong chiến tranh Xô - Nhật (1945) nhằm diệt đạo quân Quan Đông Nhật, giải phóng đông bắc TQ (Mãn Châu) và Bắc Triều Tiên, đập tan căn cứ kinh tế QS - bàn đạp chiến tranh của Nhật trên lục địa, góp phần kết thúc CTTG-II ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổng số quân Nhật ở đông bắc TQ và Bắc Triều Tiên trên 1.000.000, gồm đạo quân Quan Đông (các phương diện quân 1 và 3, Tập đoàn quân 4 độc lập, Tập đoàn quân không quân 2, Hải đoàn sông Tùng Hoa; từ 10.8 được phối thuộc thêm Phương diện quân 17 và Tập đoàn quân không quân 5 đóng ở Triều Tiên) với 1.155 xe tăng, 5.360 pháo, cối, 1.800 máy bay, 25 tàu chiến; ngoài ra, còn một lực lượng lớn cảnh sát, lính đường sắt và quân của quận vương Đê Van ở Mãn Châu và Nội Mông. Quân Nhật chủ trương dựa vào các tuyến phòng ngự vững chắc và các dãy núi lớn để cố thủ, chặn cuộc tiến công của QĐ LX - Mông cổ; đã xây dựng 17 khu vực phòng thủ dài 1 .000km với trên 8.000 cứ điểm hỏa lực lâu bền tại những miền giáp giới LX và Mông cổ. QĐ LX - Mông cổ lập ra Bộ tổng tư lệnh ở Viễn Đông dưới sự chỉ huy chung của nguyên soái LX A.M Vaxilepxki, trong biên chế có 1.500.000 người, gồm 3 phương diện quân: Dabaican, Viễn Đông 1, Viễn Đông 2, các đơn vị QĐND CM Mông cổ, Hạm đội Thái Bình Dương và Hải đoàn Cờ Đỏ sông Amua, với 26.000 pháo, cối, 5.300 xe tăng và pháo tự hành. 5.200 máy bay, 93 tàu chiến. 9.8 các cụm đột kích của các phương diện quân LX chuyển sang tiến công trên ba hướng: Phương diện quân Dabaican từ Mông cổ và Dabaican tiến công theo hướng Đại Hưng An - An Sơn: Phương diện quân Viễn Đông 2 từ sông Amua theo hướng sông Tùng Hoa; Phương diện quân Viễn Đông 1 từ ven biển theo hướng Cáp Nhĩ Tân. Không quân ném bom dồn dập vào các mục tiêu QS ở Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân, Cát Lâm...; hạm đội đánh phá các căn cứ hải quân Nhật ở Bắc Triều Tiên. Đến 20.8 Phương diện quân Dabaican đã vượt qua các thảo nguyên, sa mạc Gôbi, dãy Đại Hưng An, diệt các cụm quân Nhật ở Cangan, Xôlun. Khaila, tiến vào An Sơn và Trường Xuân. Kị binh và bộ binh LX - Mông cổ tiến đến Trương Gia Khẩu. Thừa Đác, cắt đứt liên lạc giữa đạo quân Quan Đông với lực lượng Nhật ở bắc TQ. Phương diện quân Viễn Đông 1 vượt qua tuyến phòng ngự của Nhật đến Cát Lâm; hiệp đồng với các lực lượng đổ bộ của Hạm đội Thái Bình Dương, đánh chiếm các căn cứ hải quân và giải phóng toàn bộ Bắc Triều Tiên đến vĩ tuyến 38. Phương diện quân Viễn Đông 2 hiệp đồng với Hải đoàn Cờ Đỏ sông Amua vượt sông thắng lợi ở khu vực Uxuri, chọc thủng tuyến phòng ngự của Nhật ở Xakhalin, Phục Tân, hợp quân cùng bộ đội Phương diện quân Viễn Đông 1 đánh vào Cáp Nhĩ Tân. Từ 19.8 quân Nhật hầu như tan rã, bắt đầu ra hàng ở nhiều nơi. Từ 18-27.8, để đẩy nhanh quá trình tan rã của quân Nhật, QĐ LX tập trung lực lượng đổ bộ đường không và sử dụng các cụm quân cơ động đánh chiếm các thành phố lớn: Cáp Nhĩ Tân, An Sơn, Trường Xuân, Cát Lâm, Đại Liên, Bình Nhưỡng, cảng Lữ Thuận... phá vỡ ý định cố thủ rồi chuyển dần sang phản công của bộ chỉ huy Nhật. Kết quả đạo quân Quan Đông - đạo quân tinh nhuệ và thiện chiến nhất của Nhật bị đập tan (bị chết tới 70.000, bị bắt làm tù binh gần 600.000, có 148 tướng); Mãn Châu được giải phóng, tạo thuận lợi trực tiếp cho CM TQ và Triều Tiên. Đặc trưng của CDMC là đột kích thọc sâu mạnh từ nhiều hướng, chủ yếu từ hai hướng đông tây, vượt qua nhiều địa hình hiểm trở, thực hiện bao vây, chia cắt, tiêu diệt và đập tan ý đồ đối phó của đối phương. CDMC giữ vai trò quyết định trong việc đánh tan quân Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật phải chấp thuận các điểu kiện của hội nghị Pôtxđam (17.7- 2.8.1945), ngày 2.9 kí văn bản đầu hàng không điều kiện (xt văn kiện đầu hàng của phát xít Nhật, 1945), kết thúc CTTG- II (x. minh họa giữa trang 1008 và 1009).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:01:57 pm »


        CHIẾN DỊCH MAXCƠVA (30.9.1941-20.4.1942), chiến dịch chiến lược phòng ngự sau chuyển sang phản công - tiến công của QĐ LX đánh bại cuộc tiến công của quân Đức vào Maxcơva trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45). Sau khi chiếm toàn bộ Litva, Latvia, Extônia và phần lớn Bêlôrutxia, Ucraina, 9.1941 Đức sử dụng Cụm tập đoàn quân Trung Tâm với biên chế 3 tập đoàn quân dã chiến và 3 tập đoàn quân xe tăng (1.800.000 quân, 1.700 xe tăng, 14.000 pháo, cối, 1.390 máy bay) mở cuộc tiến công lớn, lấy mật danh “Giông Tố”, từ hai hướng bắc, nam tiến vào Maxcơva, mưu toan chia cắt, hợp vây và tiêu diệt QĐ LX phòng ngự tại đây. Giai đoạn phòng ngự (30.9-5.12.1941). QĐ LX gồm 4 phương diện quân (Tây, dự bị, Brianxcơ, Calinin) tổ chức đánh trả quyết liệt. Nhiều trận đánh phòng ngự quy mô phương diện quân đã diễn ra ở Viadơma, Ôriôn, Brianxcơ và Tula. Tuy bị tổn thất lớn (chỉ tính từ 16.11 đến 5.12, Đức bị thương vong ở gần Maxcơva 155.000 người, mất 800 xe tăng, 300 pháo, 1.500 máy bay), quân Đức đã chọc thủng phòng ngự của QĐ LX tiến đến sông Maxcơva, vượt sông Nara, nhưng khi tiếp cận từ phía nam tới tp Carixa thì bị chặn lại. Đến cuối tháng 11 đầu tháng 12, ý định của Đức đột phá Maxcơva bị phá vỡ; quyền chủ động chuyển sang LX. Giai đoạn phản công - tiến công (5.12.1941- 20.4.1942), QĐ LX được bổ sung lực lượng, có các phương diện quân: Tây, Calinin, Tây Nam, Brianxcơ, chiếm ưu thế về máy bay, nhưng vẫn kém Đức về người và các phương tiện kĩ thuật khác. Nhiều trận tiến công lớn cỡ phương diện quân diễn ra ở Calinin, Tula, Caluga, Viadơma... đã giải phóng hơn 11.000 điểm dân cư, đẩy quân Đức lùi về phía tây 100-350km và gây tổn thất nặng cho 38 sư đoàn Đức (có 15 sư đoàn xe tăng và cơ giới). Kết quả Đức bị mất 500.000 người, 1.300 xe tăng, 2.500 pháo, trên 15.000 xe và các khí tài khác. Thắng lợi của CDM đã cải thiện tình hình QS, chính trị và quốc tế của LX, mở đầu bước ngoặt cơ bản trong tiến trình CTTG-II, đập tan huyền thoại bất khả chiến bại của QĐ phát xít Đức, góp phần củng cố khối liên minh chống phát xít. Trong CDM, nghệ thuật QS LX phát triển thêm về cách đánh hiệp đồng giữa các phương diện quân và các hướng chiến lược, bí mật tập trung lực lượng dự bị, sử dụng hợp lí pháo, xe tăng và không quân trong phòng ngự và phản công - tiến công.

        CHIẾN DỊCH MĨ THO (1-5.12.1949), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 8 trên địa bàn các huyện Cai Lậy, Châu Thành (t. Mĩ Tho, nay thuộc t. Tiền Giang), nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực, phá âm mưu càn quét để mở rộng phạm vi chiếm đóng của quân Pháp ở Vĩnh Kim - Chợ Giữa; phối hợp với chiến dịch Cầu Kè (7-26.12.1949). Lực lượng gồm: Tiểu đoàn 309 bộ đội chủ lực Khu, 2 đại đội độc lập (944 và 1072), 3 đội biệt động và 2 trung đội du kích địa phương; trang bị chủ yếu là súng trường, lựu đạn, mã tấu và vũ khí tự tạo. Sau khi tiến hành hoạt động nghi binh, làm vật cản ngăn tàu địch trên sông Mĩ Long, đêm 1.12 ta tiến công đồn Bình Trưng (h. Châu Thành) nhưng không thực hiện được; đêm 2.12 tiến công lần 2, diệt một số địch, nhưng không chiếm được đồn. Trong các ngày 3, 4 và 5.12 địch đưa quân từ Mĩ Tho, Vĩnh Long, Cai Lậy... đến càn quét, giải tỏa, kết hợp dùng máy bay, pháo binh ném bom. bắn phá ác liệt. Ta tổ chức trận địa chặn đánh, đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch, nhưng do lực lượng ít, bố trí phân tán nên hiệu suất chiến đấu hạn chế. Kết quả ta diệt 241 địch (có 8 sĩ quan), bắn cháy 1 máy bay, 1 xe QS, bắn hỏng 1 tàu đổ bộ, thu 17 súng... Tuy còn một số hạn chế, nhất là trong thời gian đầu, nhưng CDMT đã hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, thực hiện tốt phương châm và ý định tác chiến (đánh điểm, diệt viện, nghi binh, phục kích...), phá vỡ kế hoạch càn quét lớn của địch: góp phần nâng cao trình độ hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng, động viên nhân dân tham gia kháng chiến.

        CHIẾN DỊCH MIANMA (20.1-10.5.1942), chiến dịch tiến công của quân Nhật ở vùng Đông Nam Á trong CTTG-II nhằm chiếm đóng Mianma (Miến Điện, thuộc địa của Anh). Nhật sử dụng Tập đoàn quân 15 (60.000 người) từ Thái Lan tiến quân vào lãnh thổ Mianma. Bằng cách đánh vu hồi và thọc sâu, được sự giúp đỡ của nhân dân muốn thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, quân Nhật tiến rất nhanh. 7.3 chiếm được thủ dô Rănggun rồi phát triển lên phía bắc. 5.1942 kiểm soát toàn bộ Mianma và một phấn đất đai thuộc t. Vân Nam (TQ), đánh tan 35.000 quân Anh và 50.000 quân TQ. Sau CDM. đường giao thông duy nhất trên bộ của quân Đồng minh Anh - Mĩ với TQ bị cắt đứt, mở đường cho quân Nhật tiến vào biên giới Ấn Độ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:02:48 pm »


        CHIẾN DỊCH MITUÂY - ALIUT (3-8.6.1942), chiến dịch tiến công của hải quân Nhật trong CTTG-II nhằm chiếm đảo san hô Mituây và các đảo Cưxca, Attu (thuộc quần đảo Aliut), diệt Hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ, giành quyền khống chế vùng giữa và bắc Thái Bình Dương. Lực lượng Nhật gồm 11 tàu thiết giáp, 4 tàu sân bay hạng nặng và 4 hạng nhẹ, 13 tàu tuần dương hạng nặng và 9 hạng nhẹ, 66 tàu khu trục, 22 tàu ngầm, 620 máy bay (cộng 6 binh đoàn do tướng I. lamamôtô chỉ huy). Lực lượng Mĩ ở căn cứ và khu vực các đảo gồm 3 tàu sân bay hạng nặng với 233 máy bay, 8 tàu tuần dương hạng nặng và 14 tàu khu trục (cộng 2 binh đoàn do đô đốc T. Nimit chỉ huy). Chiến dịch bắt đầu 3.6 đồng thời trên hai khu vực: quần đảo Aliut và đảo Mituây. Ở Aliut, sau khi dùng không quân oanh kích vào căn cứ không quân Mĩ trên đảo Ulanaxca, Nhật đổ quân lên chiếm đảo Cưxca (6.6) và đảo Attu (7.6) một cách dễ dàng. Ở Mituây, Mĩ kịp thời phát hiện các binh đoàn đổ bộ Nhật nên đã có những biện pháp giáng trả. Cuộc chiến ở đây chủ yếu là không chiến giữa hai bên (ngoài tầm hoạt động của pháo trên tàu). 5.6 toàn bộ tàu sân bay hạng nặng của Nhật bị tiêu diệt, buộc Nhật phải từ bỏ kế hoạch đánh chiếm Mituây, rút lực lượng về căn cứ. Thiệt hại của hai bên: Nhật mất 4 tàu sân bay hạng nặng, 1 tàu tuần dương hạng nặng, 332 máy bay; Mĩ mất 1 tàu sân bay hạng nặng, 1 tàu khu trục, 150 máy bay. CDM-A khẳng định vai trò to lớn của không quân trong các trận chiến đấu trên biển. Thất bại của Nhật làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho Mĩ ở Thái Bình Dương.

        CHIẾN DỊCH MỘT TRĂM TRUNG ĐOÀN nh CHIẾN DỊCH BÁCH ĐOÀN ĐẠI CHIẾN (20.8-5.12.1940)

        CHIẾN DỊCH MŨI LAO LỬA (A. Flaming Dart, 7-11.2.1965), chiến dịch tiến công, đánh phá bằng không quân, mở đầu chiến tranh phá hoại lần I (7.2.1965-1.11.1968) của Mĩ đối với miền Bắc VN. Lấy cớ trả đũa việc QGPMN VN tiến công trại lính Mĩ ở Plây Cu, chiều 7.2 Mĩ sử dụng 49 máy bay cất cánh từ các tàu sân bay đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng vào đánh phá thị trấn Hồ Xá (Vĩnh Linh), tx Đồng Hới (t. Quảng Bình). Trong các ngày 8 và 11.2, Mĩ tiếp tục huy động gần 200 lấn chiếc máy bay (có tốp máy bay QĐ Sài Gòn do Nguyễn Cao Kì dẫn đầu) ném bom, bắn phá các mục tiêu QS và khu dân cư ở Quảng Bình, Vĩnh Linh. Bị lực lượng phòng không ba thứ quân các địa phương đánh trả quyết liệt gây thiệt hại nặng (14 máy bay bị bắn rơi), Mĩ phải chấm dứt chiến dịch, chuẩn bị cho bước leo thang mới, đánh phá miền Bắc liên tục, với quy mô lớn hơn (x. chiến dịch Sấm Rền, 2.3.1965-31.10.1968).

        CHIẾN DỊCH MƯỜNG SỦI (23.6-1.7.1969), chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN gồm Sư đoàn bộ binh 316 (thiếu 1 trung đoàn), 2 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm, 1 tiểu đoàn vận tải, 2 đại đội xe tăng, phối hợp với QGP nhân dân Lào (2 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn và 1 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội cối, 1 trung đội xe tăng) tại khu vực Mường Sủi - Phu Viêng (bắc Viêng Chăn 150km), nhằm tiêu diệt một bộ phận quân cơ động của Lực lượng đặc biệt Vàng Pao, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, tạo thế uy hiếp sào huyệt địch ở Sảm Thông - Long Chẹng. Lực lượng địch phòng ngự tại Mường Sủi có 7 tiểu đoàn phì Vàng Pao, 6 tiểu đoàn chiếm đóng, 3 cụm pháo binh, 3 đại đội xe tăng; khi tác chiến được không quân chi viện mạnh. Trước chiến dịch ta đẩy mạnh hoạt động ở Bản Na, Căng xẻng, giữ vững Phu Sủng, Phu Cát nhằm nghi binh, tạo thế, buộc địch phải lo giữ Hin Tặng - Sảm Thông - Long Chẹng. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (23-24.6), đồng loạt tiến công đánh chiếm các vị trí Noọng Tăng, Nậm Xoong, đánh trúng SCH địch ở Phu Sô, khống chế sân bay Mường Sủi, uy hiếp Bản Khay, truy kích tàn quân địch rút chạy. Đợt 2 (25-27.6), tiếp tục diệt địch ở Nậm Xoong, vây ép và buộc địch rút chạy khỏi Bản Khay; hướng phối hợp đánh chiếm và chốt giữ điểm cao gần ngã ba Salaphukhun, đồng thời liên tục phục kích diệt địch trên đường 7. Đợt 3 (28.6-1.7), tiến công làm chủ toàn bộ khu vực Mường Sủi, phát triển về hướng Phu Viêng đến ngã ba Salaphukhun, uy hiếp Sảm Thông - Long Chẹng. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 900 địch (bắt 297), phá hủy 13 pháo 105 và 155mm, bắn rơi 4 máy bay, thu 3 xe tăng, 25 xe vận tải, 15 pháo và cối các loại cùng nhiều vũ khí và phương tiện QS; giải phóng hoàn toàn Mường Sủi và khôi phục lại toàn bộ khu vực Phu Khe - Xiêng Khoảng - Căng xẻng, nối liền vùng giải phóng 2 tỉnh Sầm Nưa và Xiêng Khoảng với 4 tỉnh phía bắc Lào, tạo thế trận vững chắc cho CM Lào ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:03:27 pm »


        CHIẾN DỊCH NA UY (9.4-10.6.1940), chiến dịch tiến công của phát xít Đức xâm lược Đan Mạch và Na Uy trong CTTG-II, tạo bàn đạp chống Anh và LX. Đức tập trung 9 sư đoàn và 1 lữ đoàn (cộng 140.000 người), 31 tàu mặt nước (có 2 tàu thiết giáp, 7 tàu tuần dương), 35 tàu ngầm, gần 1.300 máy bay. Đan Mạch và Na Uy có 11 sư đoàn (thiếu), 34 tàu mặt nước, 9 tàu ngầm, 190 máy bay. 9.4 không tuyên chiến, quân Đức tiến công và chiếm Đan Mạch. Chính phủ Đan Mạch đầu hàng kêu gọi nhân dân không kháng cự. Cùng ngày, quân Đức đổ bộ đường không và đường biển vào Na Uy, chiếm những cứ điểm then chốt có ý nghĩa chiến lược và tiến sâu vào lãnh thổ Na Uy, uy hiếp giao thông đường biển của Anh. Bộ chỉ huy Anh, Pháp buộc phải đưa khoảng 4 sư đoàn chi viện cho Na Uy, nhưng không thu được kết quả và bị đánh lui. 3.5 quân Na Uy ở mật trận chính đầu hàng. 5-8.6 quân Anh, Pháp buộc phải rút khỏi Na Uy. 10.6 CDNU kết thúc, Đức chiếm đóng hoàn toàn lãnh thổ Na Uy.

        CHIẾN DỊCH NAM PHÁP (15.8-3.9.1944), chiến dịch đổ bộ của liên quân Anh, Mĩ, Pháp (lấy mật danh “Envin” - “Cái Đe”, từ 27.7.1944 là “Dragon” - “Con Rồng”) trong CTTG-II nhằm chiếm bàn đạp ở bờ biển nam nước Pháp (cảng Tulông và Macxây), tiến vẻ Liông hội quân với các đơn vị phía bắc đánh xuống. Quân Đổng minh có Tập đoàn quân 7 gồm: Quân đoàn 6 Mĩ, 2 quân đoàn Pháp (7 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn bộ binh rừng núi) và cụm đặc nhiệm đổ bộ đường không Rubi. Quân Đức: Tập đoàn quân 19 trong biên chế của cụm các tập đoàn quân G phòng thủ ở nam Pháp. Tại khu vực đổ bộ của quân Đồng minh có 5 tiểu đoàn Đức. Từ 11-13.8 tàu chở quân đổ bộ của Đồng minh rời các cảng ở Y và Bác Phi, sáng 15.8 đổ bộ bằng đường biển vào khu vực giữa Tulông và Can, kết hợp với đổ bộ đương không vào phía tây Can, chiếm 3 căn cứ làm bàn đạp. đến 19.8 phát triển trên chính diện 90km, sâu 60km. Quân Đức bị trải mỏng, chống trả rời rạc ở các bãi biển (trừ các cảng Tulông và Macxây). 22.8 quân Đồng minh chiếm Grơnôblơ; được sự phối hợp của các lực lượng kháng chiến Pháp, 27.8 giải phóng Tulông, 28.8 -  Macxây, 31.8 đến cứa ngõ Liông, nhưng 2.9 mới vào được thành phố, sau đó tiến về phía bắc, qua thung lũng Rôn và Đupxơ đến eo núi Benpho (nhưng không kịp chặn đường rút của quân Đức). 10.9 quân Đồng minh hội quân với các đơn vị ở tây bắc Pháp đang tiến xuống vùng Đigiông, tạo thành mặt trận chiến lược thống nhất ở Tây Âu. Kết quả mở thông 2 cảng lớn ở nam Pháp, cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra, bắt 57.000 tù binh Đức. Thương vong của Đồng minh 6.700 người (Pháp 4.000, Mĩ 2.700). CDNP dự kiến vào 6.1944, liền ngay sau chiến dịch Noocnanđi (6.6- 24.7.1944), nhưng để chậm nên đã hạn chế việc tiêu diệt quân Đức ở Tây và Trung Âu.

        CHIẾN DỊCH NAM Ý (3.9-6.10.1943), chiến dịch đổ bộ đường biển và đường không của liên quân Anh - Mĩ trong CTTG-Il nhằm chiếm Nam Ý. Sau chiến dịch Xixin (10.7- 17.8.1943) liên quân huy động Tập đoàn quân 8 Anh và Tập đoàn quân 5 Mĩ (40 sư đoàn, trên 3.000 máy bay, 650 hạm tàu, trong đó có 7 tàu sân bay, 4 tàu thiết giáp, 11 tàu tuần dương, 63 tàu khu trục và 342 tàu chở quân đổ bộ) tham gia chiến dịch. Quân Đức phòng thủ ở nam và tây nam Y có 1 quân đoàn xe tăng, 2 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn cơ giới và 170 máy bay. Sáng 3.9 Tập đoàn quân 8 Anh đổ bộ theo hướng nam, vượt qua vịnh Metxina vào Retgôđi - Calabria, 9.9 chiếm được căn cứ hải quân Tarantô không gặp sự chống trả của quân Ý. Sáng 9.9 Tập đoàn quân 5 Mĩ theo hướng tây nam, đổ bộ đường không và đường biển vào cảng Xalecnô vấp phải sự kháng cự mạnh của Sư đoàn xe tăng 16 Đức. Không quân Đức đã sử dụng lần đầu bom định hướng để bắn phá các hạm tàu của Mĩ. 11.9 quân Mĩ chiếm được Xalecnô. Sau khi chính phủ Bađôliô (Ý) bỏ chạy, 8.9 Đức điều động 10 sư đoàn ở Bắc Y tăng viện cho Nam Y, chiếm Rôma, giải giáp các đơn vị quân Ý và áp dụng chế độ khủng bố trên toàn lãnh thổ Ý. 13.9 Đức tổ chức phản kích, chặn cuộc tiến quân của Anh, Mĩ. Liên quân Anh - Mĩ phải sử dụng một lực lượng lớn không quân chi viện (700 lần xuất kích trong ngày 14.9); đến 15.9 khôi phục được tình thế, 16.9 Tập đoàn quân 8 Anh hội quân với Tập đoàn quân 5 Mĩ và truy kích quân Đức chạy lên Bắc Ý. 1.10 liên quân chiếm cảng Nêapôn, 6.10 tiến tới tuyến sông Vôntuôcnó, các thành phố Campôbatxô, Teơnôli và chuyển sang phòng ngự. CDNY diễn ra trong hoàn cảnh tương đối thuận lợi, chính phủ Bađôliô đang muốn rút khỏi chiến tranh, QĐ và hạm đội Ý không chống cự. Chiếm Nam Ý, liên quân có điều kiện giải phóng cả nước Ý.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:04:35 pm »


        CHIẾN DỊCH NẬM BẠC (12-27.1.1968), chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN phối hợp với QGP nhân dân Lào đánh QĐ phái hữu Lào nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng khu vực Nậm Bạc (t. Luôngphabăng, Bắc Lào), giúp CM Lào củng cố, mớ rộng vùng giải phóng, xây dựng và phát triển lực lượng. Lực lượng tham gia chiến dịch: phía VN có Sư đoàn bộ binh 316 (2 trung đoàn: 174 và 148), Trung đoàn bộ binh 335, Tiểu đoàn bộ binh 4, 1 tiểu đoàn và 2 đại đội pháo, cối, 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm; phía QGP nhân dân Lào có Tiểu đoàn bộ binh 409 và LLVT địa phương. Lực lượng địch gồm: 12 tiểu đoàn bộ binh (thuộc các GM 11, 12, 15 và 25), 1 tiểu đoàn pháo binh và 5 đại đội phỉ. Mở màn chiến dịch, 12.1 ta tiến công SCH GM 12 và 1 tiểu đoàn địch ở Na Nhang - Phu Huôt; những ngày sau liên tục tiến công, đón lõng, truy quét địch rút chạy. 19.1 tập trung lực lượng đánh vào cụm quân địch co về điểm cao Moóc Ca Choóc; tiếp đó truy kích, đón lõng chặn đường rút chạy của địch ở Nậm Thuôn, Nậm Ngà, Huổi Toong, Huổi Ngát, Hua Thoong. Từ 25.1 ta phát triển tiến công các cụm phỉ ở Chắc Tờ, Tắc Tờ, Phu Thoong, Pa Mao..., diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 3.200 địch, bắn rơi 14 máy bay, phá hủy 13 khẩu pháo, thu 1.376 súng các loại; giải phóng vùng Nậm Bạc - Khăm Đeng với hơn 10.000 dân, góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho CM Lào; phối hợp có hiệu quả với chiến trường miền Nam VN trong Đông Xuân 1967-68. Cg chiến dịch Quyết Thắng.

        CHIẾN DỊCH NẬM THÀ (2-12.5.1962), chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN phối hợp với LLVT Pathét Lào tại khu vực Nậm Thà - Mường Sinh (bắc Viêng Chăn 370km, tiếp giáp Thái Lan - Mianma - TQ) do QĐ phái hữu Lào dược Mĩ chi viện lấn chiếm, nhằm phá vỡ thế uy hiếp của địch ở Thượng Lào, thu hồi vùng bị chiếm, hỗ trợ cho đấu tranh chính trị tại hội nghị hiệp thương ba phái ở Cánh Đồng Chum và hội nghị Giơnevơ 1962 về Lào. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: quân tình nguyện VN có 2 lữ đoàn bộ binh (316 và 335), Tiểu đoàn 3 (Lữ đoàn 330), 1 tiểu đoàn sơn pháo 75mm, 1 tiểu đoàn cối 120mm, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm; Pathét Lào có 2 tiểu đoàn bộ binh (2 và 701) và LLVT địa phương. Lực lượng phái hữu Lào có 8 tiểu đoàn chủ lực thuộc các binh đoàn cơ động 11, 15, 18 và 3 tiểu đoàn chiếm đóng cùng các đại đội biệt kích, công chức vũ trang. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (2-6.5), ta tiến công Mường Sinh, phát triển đánh chiếm Mường Loong, tiến công làm chủ Nậm Thà. Đợt 2 (7-12.5), truy kích địch rút chạy, chiếm Sa La, Xan Hốp, Nậm Sinh, giải phóng Viêng Phukha, đuổi địch đến Bản Púng (cách Huội Sài 20km) thì dừng lại, không để Mĩ tạo cớ can thiệp sâu vào Lào. Kết quả diệt và bắt hơn 1.600 địch, thu hàng trăm súng các loại, giải phóng 8.000km2 với 76.000 dân, buộc Mĩ và chính quyền Viêng Chăn phải thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc (lần thứ hai) có lực lượng Pathét Lào tham gia (12.6.1962) và kí hiệp định Giơnevơ 1962 về Lào.

        CHIẾN DỊCH NGHĨA LỘ (18.4-1.5.1948), chiến dịch tiến công quân Pháp ở khu vực Quang Huy - Gia Hội - Nghĩa Lộ (t. Yên Bái), do Bộ chỉ huy Liên khu 10 tổ chức, chỉ huy nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực, thu hẹp phạm vi kiểm soát của địch, tạo điều kiện cho các đại đội độc lập, đội vũ trang tuyên truyền tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm gây cơ sở, phát động chiến tranh du kích, tiến tới xây dựng và mở rộng căn cứ Tây Bắc. Lực lượng ta gồm: 4 tiểu đoàn, một số đại đội độc lập và dân quân du kích địa phương. Lực lượng địch có: 1 tiểu đoàn ngụy (người Thái), 1 đại đội biệt kích và một số lính dõng. Theo kế hoạch, chiến dịch dự kiến mở màn bằng trận đánh chiếm vị trí Nghĩa Lộ, sau đó tập trung đánh xuống Quang Huy. Do địch đã tăng cường phòng thủ Nghĩa Lộ nên ta chuyển hướng tiến công các đồn Gia Hội, Cốc Báng, Cửa Nhì, Quang Huy, tiêu hao một bộ phận lực lượng địch nhưng đều không chiếm được đồn; các đơn vị phục kích chặn viện cũng không đánh được địch. Là chiến dịch tiến công đầu tiên của LLVTND VN trong KCCP, thực hiện được việc tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch; tuy còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu sót, không đạt mục tiêu đề ra, song đã cho ta những bài học đầu tiên về tổ chức và thực hành chiến dịch tiến công.

        CHIẾN DỊCH NGUYỄN HUỆ 7-9.1950 nh CHIẾN DỊCH ĐẮC LẮC (7-9.1950)
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:05:33 pm »

   
        CHIẾN DỊCH NGUYỄN HUỆ 1.4.1972-19.1.1973, chiến dịch tiến công của QGP miền Đông Nam Bộ trên địa bàn các tỉnh Bình Long, Phước Long, Tây Ninh. Bình Dương nhằm tiêu diệt sinh lực QĐ Sài Gòn, giải phóng một khu vực có ý nghĩa chiến lược ở miền Đông Nam Bộ, tạo thế đứng chân cho bộ đội chủ lực trên hướng bắc Sài Gòn, tạo điều kiện cho nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nổi dậy đánh phá bình định, phối hợp với hướng chủ yếu ở Trị Thiên trong cuộc tiến công chiến lược 1972. Lực lượng ta, có: 3 sư đoàn (5, 7 và 9) và 3 trung đoàn (24, 71 và 205) bộ binh. Trung đoàn đặc công 429 (7 tiểu đoàn), 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo phòng không, 20 tiểu đoàn và 63 đại đội bộ đội địa phương các tỉnh, huyện trên địa bàn chiến dịch. Lực lượng địch, có 4 sư đoàn bộ binh (5, 18, 25 và 21), 1 lữ đoàn dù, 5 liên đoàn biệt động quân, 456 xe tăng, xe bọc thép, 396 khẩu pháo, 67 liên đội và 146 đại đội bảo an, 820 trung đội dân vệ. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (1.4-15.5.1972), ta nổ súng trước trên hướng thứ yếu (đường 22) nhằm nghi binh, thu hút lực lượng địch, diệt cụm cứ điểm Sa Mát, tạo điều kiện cho các đơn vị trên hướng chủ yếu đánh trận then chốt, diệt chi khu QS Lộc Ninh (x. trận Lộc Ninh, 5-7.4.1972), nhưng hai lần tiến công tx Bình Long (13-15.4 và 11-15.5) đều không thành công. Đợt 2 (16.5-10.9.1972), bao vây, cô lập Bình Long, tổ chức chốt chặn trên đường 13 ở khu vực Tàu ô, đánh bại các cuộc hành quân mở đường lên thị xã của địch, bảo vệ an toàn căn cứ, tuyến hành lang và vùng giải phóng. Đợt 3 (1.10.1972- 19.1.73), kìm giữ địch ở đường 13, chuyển trọng tâm chiến dịch xuống đánh phá bình định ở bắc Bình Dương, diệt và bức rút hàng chục đồn bốt bảo an, dân vệ, làm chủ 28 xã; đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm của địch ở khu vực Rạch Bắp - Dầu Tiếng, kết thúc chiến dịch. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 13.000 địch (bắt 5.381), thu 282 xe QS (có 12 xe tăng, xe bọc thép), 45 khẩu pháo, hơn 6.000 súng các loại, bắn rơi và phá hủy 400 máy bay; giải phóng một vùng rộng lớn trên hướng chiến lược xung yếu ở tây bắc Sài Gòn, làm thay đổi cục diện chiến trường miền Đông Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tiến công chiến lược 1972.


        CHIẾN DỊCH NOOCMANĐI (6.6-24.7.1944), chiến dịch đổ bộ đường biển của liên quân Anh - Mĩ (mật danh “Ôveclooc”) vượt qua biển Măngsơ vào Noocmanđi, nhằm chiếm bàn đạp chiến lược trên bờ biển tây bắc Pháp và phát triển tiến công sang biên giới phía tây Đức, mở đầu mặt trận thứ hai ở châu Âu trong CTTG-II. Lực lượng Đồng minh tham gia chiến dịch có Cụm tập đoàn quân 21 (Tập đoàn quân 1 Mĩ, Tập đoàn quân 2 Anh, Tập đoàn quân 3 Canada) với khoảng 11.000 máy bay chiến đấu, 7.000 hạm tàu QS các loại; sau khi chiếm được bàn đạp ở Noocmanđi sẽ đổ bộ tiếp Tập đoàn quân 3 Mĩ, đưa tổng số quân lên 39 sư đoàn (2.876.000 người). Lực lượng Đức có 38 sư đoàn và 561 hạm tàu bố phòng o vùng biển bắc Pháp, Bỉ và Hà Lan (riêng đoạn bị đột phá có 3 sư đoàn). Cuộc đổ bộ bắt đầu sáng 6.6 đến 25.7 chiếm được bàn đạp chiến lược với chính diện l00km và chiều sâu khoảng 30-40km, tiến ra tuyến nam Can - Xômôn - Xanhlô. CDN được tiến hành trong điều kiện Đồng minh hoàn toàn làm chủ trên không và trên biển. Đức không còn lực lượng dự bị, chủ lực đang bị kiềm chế ở mặt trận Xô-Đức. Thiệt hại của hai bên: Đồng minh bị mất 63 hạm tàu, 122.000 người (73.000 Mĩ, 49.000 Anh và Canada). Đức-113.000 người (có 41.000 bị bắt làm tù binh). Là chiến dịch đổ bộ lớn nhất trong CTTG-II, giải quyết được nhiều vấn đề QS - kinh tế phức tạp trong chuẩn bị và thực hành đổ bộ. Nổi bật là tính bất ngờ, giữ được bí mật về thời gian và khu vực đổ bộ; sự hiệp đồng giữa các lực lượng lớn của hải quân, không quân và lục quân khi đổ bộ vào bờ biển không được thiết bị sẵn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM