Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2019, 10:50:17 am



Tiêu đề: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2019, 10:50:17 am

        C3I (vt từ A. Command, Control, Communication and Intelligence - chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và tình báo), hệ thống chỉ huy tự động hóa đa chức năng, kết hợp các hoạt động chỉ huy, điều khiển, thông tin, tình báo thành một hệ thống chung nhằm thực hiện thống nhất việc chỉ huy chiến trường và quản lí toàn bộ quá trình tác chiến, đặc biệt là trong chiến tranh công nghệ cao và các hoạt động tác chiến trên không. Theo quy mô nhiệm vụ tác chiến, có: C3I chiến lược, C3I chiến thuật; theo hệ thống quản lí, có: C3I quốc gia, C3I quân khu và C3I chiến trường; theo quân chủng, có: C3I lục quân, C3I hải quân, C3I không quân và C3I phòng không. Mỗi hệ thống C3I có hai phân hệ: thông tin liên lạc - tình báo và chỉ huy - điều khiển. Phân hệ thông tin liên lạc - tình báo có thể chia thành hai phần: thu thập tin tức và thông tin liên lạc. Ưu điểm của C3I: phản ứng nhanh; tốc độ và độ tin cậy xử lí, truyền dẫn thông tin cao; sử dụng các loại máy tính siêu cấp; đường truyền thông tin cao tốc quy mô lớn; có khả năng bào vệ và chống các loại vũ khí xung điện từ, các phương tiện trinh sát và thông tin liên lạc vũ trụ, các phương tiện tác chiến diện tử; có thể tự động hóa một phần chức năng chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và tình báo. Được sử dụng có hiệu quá trong các cuộc chiến tranh cục bộ, vd: chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Apganixtan (2001), chiến tranh Irăc (2003)... C3I hiện có trong trang bị của QĐ các nước phát triển và được hoàn thiện thành các hệ thống C4I, C4ISR.

        C-40, mìn định hướng do VN sản xuất dùng để sát thương sinh lực đối phương bằng các viên bi kim loại, vỏ mìn bằng thép mòng 0,3mm, dài 22,5cm, rộng 8cm, cao 3,6cm. Mặt trước cong lồi, góc cong 57°, phía trong xếp một lớp viên bi hình trụ bằng thép có đường kính 6mm, dài 6-7mm; mặt sau lõm. Mìn chứa 0,7kg thuốc nổ TNT đúc, ở giữa và cạnh khối thuốc nổ chính có 2 khối thuốc nổ mồi TNT, ép hình trụ đường kính l,6cm, dài 3cm; giữa các khối thuốc nổ mồi có lỗ tra kíp. Mìn có giá đỡ ba chân bằng thép. Sử dụng 2 kíp điện số 10. Ngoài ra còn trang bị thêm máy gây nổ, một cuộn dây dẫn điện dài 50m. Toàn bộ mìn C-40 nặng l,75-2kg. Khi sử dụng đặt mặt cong lồi, mũi tên ngắm hướng (ở cạnh trên của mìn) quay về phía mục tiêu.

        C-47 ĐACÔTA (A. Dacota), máy bay vận tải QS do hãng Mac Đônen Đuglat (Mĩ) chế tạo trên cơ sở máy bay chở khách dân dụng DC-3. Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 19,67m; cao 5,15m; sải cánh 29m; khối lượng rỗng 7.734kg; khối lượng cất cánh lớn nhất 13.860kg; kíp bay 3 người; lắp 2 động cơ píttông R-1830-90C; tốc độ bay lớn nhất 370km/h; trần bay 7.300m; bán kính hoạt động 1.400km; sức chở: 27-30 người hoặc 24 cáng thương binh hoặc 3.400kg hàng. Các biến thể: AC-47 (kiểu vũ trang, được sử dụng nhiều trong chiến tranh VN), EC-47 (trinh sát điện tử), RC-47 (trinh sát chụp ảnh). Mĩ đã sản xuất trên 10.000 chiếc C-47, trang bị cho QĐ Mĩ và trên 50 nước khác như Thái Lan, Philippin, Đài Loan, Inđônêxia, QĐ Sài Gòn (trước 1975)... 2.7.1961, C-47 chở biệt kích xâm phạm vùng trời miền Bắc VN, đã bị lực lượng phòng không QĐND VN bắn rơi tại chỗ ở Ninh Bình.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/62506700_443157343080818_6227271785390276608_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeFkx4mSuuIUeuoGSxb9wukR_-IAUSuQAH1d9Z2d_YkC2uvGHP6OErac-NSxZspoq37AbrVXLJNe9F5-5ihHJBkPk8H-Yq1ajH1II8uGtYVt8g&_nc_oc=AQmjvrRpb3WqEIthtVt5EyMSqzulBPpFxu30_NdPcvPm-Lubzr9UmvMutX8Z4fGjJms&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=b8188b602749841d9e729fd8ccc7d541&oe=5DBE5FDC)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2019, 10:52:01 am

        C-130 HECQUYN (A. Herculles), máy bay vận tải QS đa năng hạng trung, tầm xa, do hãng Lôchit (MI) chế tạo. Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 29,8m, cao 11,6m, sải cánh 40,4m, khối lượng rỗng 34.850kg, khối lượng cất cánh lớn nhất 79.380kg, tốc độ bay lớn nhất 618km/h, tầm bay (chở 9.070kg hàng hóa) 7.560km, trần bay thực tế 7.010m. Kích thước khoang hàng: dài 12,6m, rộng 3,13m, cao 2,8m, thể tích 121,7m3; có thể chở 92 người hoặc 20,4t hàng hóa. Kíp bay 4 người. Thiết bị động lực gồm 4 động cơ T56A-7A. Trang bị cho QĐ Mĩ từ 1967. Được xuất khẩu sang Canada, Iran, Libi, Italia, Thụy Điển, Arập Xêut, Thổ Nhĩ Kì... Một số biến thể: EC-130H, máy bay tác chiến điện tử chuyên gây nhiễu thông tin và làm nhiệm vụ chiến tranh tâm lí, sử dụng nhiều trong chiến tranh VN và chiến tranh Vùng Vịnh; MC-130E, máy bay tác chiến điện tử sử dụng trong lực lượng đặc biệt của không quân Mĩ, trang bị rađa cảnh giới ALR-69, máy gây nhiễu ALQ-172, hệ thống rải nhiễu tiêu cực, thiết bị gây nhiễu hồng ngoại; AC-130 (kiểu mới nhất AC-130U), máy bay yểm trợ hỏa lực trực tiếp, dùng đánh phá các mục tiêu mặt đất và ngăn chặn các tuyến giao thông vận tải, trang bị 1 pháo lựu 105mm, 1 pháo 40mm, 1 pháo 20mm, 1 súng máy 7,62mm; KC-130T, máy bay tiếp nhiên liệu trên không...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65391212_443157326414153_717652618133897216_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeEdSMMWD1ivxxhiEI0Wtgl1tWtwfpwD4KaMzJTeQSs-QbbCWK-psB44fgvmbPpZgg6IQLcelqUUsCor4SxZIqRkfTQI9htBU0sIBIw5hyTrJw&_nc_oc=AQlVDLJ8VF-lkNNn5-nMcZv_pIcwEqRi6LjfBmhYOhxtFGGBbntf3yGJfJDTSZqtu_c&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=39360c04fecec740b943091b1f047e0b&oe=5D7E163C)

        CABIN TẬP LÁI, thiết bị mô phỏng dùng trong huấn luyện điểu khiển phương tiện cơ giới (ô tô, xe tăng, xe thiết giáp, máy bay, tàu chiến...), giúp người học nắm vững các thao tác điều khiển và xử lí tình huống trước khi thực hành trên xe, máy thực. CTL mô phỏng các đặc tính tĩnh và động của các phương tiện cơ giới, các tình huống nhìn được bằng mắt thường cũng như các yếu tố vật lí khác nhau xuất hiện đồng thời với quá trình điểu khiển phương tiện cơ giới. Cấu tạo của một CTL thường gồm: mô hình cabin với các cơ cấu điều khiển và dụng cụ đo, kiểm tra giống như trên xe máy thực, trạm điều khiển của giáo viên, bảng tín hiệu. Những CTL hiện đại sử dụng các thành tựu mới nhất của công nghệ tin học và tự động hóa giúp cho người tập có đầy đủ cảm giác như ở trong phương tiện thực và xử lí các tình huống sát với thực tế nhất. Sử dụng CTL cho phép giảm được thời gian, chi phí huấn luyện, nâng cao kĩ năng chiến đấu của bộ đội, tiết kiệm giờ máy dự trữ, nhiên liệu và các loại vật liệu khác.

        CA CHIẾN ĐẤU TRÊN TÀU, nhóm sĩ quan và thủy thủ được phân công trực tại các vị trí chỉ huy và chiến đấu theo bảng bố trí sẵn sàng chiến đấu cấp 2. Trên tàu thường có 3 ca chiến đấu để bảo đảm tàu hoạt động dài ngày trên biển và duy trì được định mức sẵn sàng chiến đấu của tàu.

        CÀ MAU, tỉnh miền tây Nam Bộ, cực nam VN; bắc giáp Kiên Giang, đông bắc giáp Bạc Liêu, nam và đông nam giáp Biển Đông, tây giáp vịnh Thái Lan. Dt 5.195.07km2; ds 1,18 triệu người (2003); dân tộc: Kinh, Khơme, Hoa. Trước thuộc t. Rạch Giá; 3.1956 tách một phần thành lập t. CM, 10.1956 đổi tên thành t. An Xuyên. 1975 đổi thành CM. 1976 hợp nhất với Bạc Liêu thành t. Minh Hải. 1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 8 huyện, 1 thành phố; tỉnh lị: tp Cà Mau. Địa hình bằng phẳng, ruộng trũng, thấp, lầy. Phía bắc, nam và đông nam là rừng ngập mặn, tây bắc là rừng u Minh. Các sông: Cừa Lớn, Ông Đốc, Bảy Háp, Gành Hào... và mạng lưới kênh mương chàng chịt, thuận lợi cho tưới tiêu và giao thông thủy. Bờ biển: 255km. Khí hậu cận xích đạo, nắng nóng mưa nhiều, chia hai mùa: mùa mưa tháng 5-11, mùa khô tháng 12-4. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26°c, lượng mưa 1.600- 2.400mm/năm. Thế mạnh: nông, lâm, ngư nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 422,4 nghìn tấn (lúa 420,5 nghìn tấn); thủy sản 209,627 nghìn tấn, khai thác gỗ 51,2 nghìn m3. Công nghiệp: chế biến hải sản, cơ khí sửa chữa đóng tàu, khai thác và chế biến gỗ, xay xát, chế biến thực phẩm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 2.678,7 tỉ đồng. Giao thông đường bộ kém phát triển, đoạn QL 1 từ CM đi Bạc Liêu, một số tỉnh lộ đi Năm Căn, Đầm Dơi, Thói Bình. Sự kiện lịch sứ CM và QS: trận đánh Pháp ở cửa Bồ Đề (1861), khởi nghĩa Hòn Khoai (1940), phong trào làng rừng chiến đấu (1958), trận Trí Phải, Chà Là, Vĩnh Thuận, Vàm Cái Tàu... trong KCCM. 6.11.1978. LLVTND Cà Mau được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65240654_443157336414152_519260858891632640_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeHxLq3zlT8h5G7js_j_yKkGraPgxKAHtyGgfV4-RdqM3uxm0I5bMdYMTVEGswxbJbrF3Eoe7cZ6kxpUackLHivMQ8ce2pr63QSfBSvVXDhBKw&_nc_oc=AQmW-kiXbyAvm5cIO7FnlmXQad3vrt2jkVqLJuCbzN3JTB-MPdrT1VvEvLQFKVgKyfo&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=97938b4bcaa28b734296b9124960bc32&oe=5DBFE24C)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2019, 10:53:53 am

        CÀ VĂN KHUM (Hà Văn Khum; 1942-69), Ah LLVTND (truy tặng 1969). Dân tộc Thái, quê xã Chiềng Cơi, tx Sơn La, t. Sơn La; nhập ngũ 1964; đv ĐCS VN (1968); khi hi sinh là trung úy, phân đội phó đặc công, Đoàn 31 bộ đội tình nguyện VN tại Lảo. 1964-69 chiến đấu tại Lào. 4.1964 làm nhiệm vụ trinh sát Mường Ngàn, Tha Viêng, Tha Thơm, giúp BTL chiến dịch hạ quyết tâm chính xác. Trận đánh sân bay Luôngphabăng (2.2.1967), bốn lần đóng giả lính địch vào sân bay điều tra, chỉ huy tổ chiến đấu phá hủy các mục tiêu được phân công và diệt 30 địch, tạo điều kiện cho đơn vị diệt 65 địch, phá hủy 9 máy bay T28, 2 máy bay trực thặng, 150t bom đạn, 1 trạm phát điện. Trận đánh sân bay Luôngphabãng lần 2 (16.7.1967), toàn đơn vị phá hủy 17 máy bay (CVK phá hủy 3), 2 ô tô, 2 máy húc, 1 trạm phát điện, 100t bom đạn, diệt hơn 40 địch. 2.1969 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trinh sát, góp phần vào thăng lợi của quân tình nguyện VN tại Sảm Thông - Long Chẹng. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65241404_443157359747483_3825866630013911040_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeFo1Tyj5e8n0ERDPWhF2p1dvCKlaC72riGWJ6UID60qyETCx1eGeb0JWH8HiD3ePLFKzG9rVhzIPDHuZPRn-vq_z0j4ORGlQosjfPXJbpeAfA&_nc_oc=AQmrvkk9lbgeIf7I1g9M7YSJloABOjWFeAAuMO954UcvYOmmj0Cj-ucoqx1S9MsvaDQ&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=2bd4bf2001e7901376c985db5d15de62&oe=5D7D9B4C)

        CABÔT LỐT (A. Henry Cabot Lodge; 1902-85), đại sứ Mĩ tại miền Nam VN (1963-67). Năm 1924 tốt nghiệp Trường đại học Hayơt ra làm phóng viên, đã sang VN viết về chủ nghĩa thực dân Pháp. 1932 được bầu vào cơ quan lập pháp bang Maxachuxet. 1936-53 thượng nghị sĩ. 1953-60 đại sứ Mĩ tại LHQ. 1960 liên danh với Nichxơn trong cuộc tranh cử tổng thống Mĩ nhưng thất bại. 1963 thực hiện chỉ thị của Kennơđi, CL móc nối và ùng hộ nhóm tướng lĩnh QĐ Sài Gòn làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (x. đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, 1.11.1963). Năm 1966 cung cấp máy bay Mĩ cho Nguyễn Cao Kì chở quân đi đàn áp Phật giáo. 1967- 68 đại sứ Mĩ tại CHLB Đức. 1969-70 trưởng đoàn đàm phán của Mĩ tại hội nghị Pari (1968-73) về VN. 1970-75 đại diện Mĩ tại Vaticăng.

        CÁC BƯỚC HẠ QUYẾT TÂM, trình tự các công việc mà người' chỉ huy và cơ quan phải tiến hành để xác định quyết tâm tác chiến. CBHQT thường gồm: quán triệt nhiệm vụ; nghiên cứu, đánh giá, kết luận tình hình (địch, ta, địa hình, khí tượng - thủy văn); dự kiến quyết tâm (xác định và công bố ý định); trinh sát thực địa, hoàn chỉnh quyết tâm; báo cáo quyết tâm trước cấp ủy Đảng và cấp trên; cổng bố quyết tâm. Tuỳ tình hình cụ thể để vận dụng CBHQT cho phù hợp.

        CÁC MÁC nh MÁC*

        CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC ARẬP THỐNG NHẤT (Dawlat Al-Imarat Al-Arabiyah Al-Muttahidah; A. The United Arab Emừates), quốc gia ở Tây Á, đông bắc bán đảo Arập, bên bờ vịnh Pecxich và vịnh Ôman. Dt 83.600km2; ds 2,48 triệu người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: đạo Hồi. Thủ đô: Abu Đabi. Nhà nước liên bang, gồm 7 tiểu vương quốc: Abu-Đabi, Aiman, Đubai, En-Phugiaira, Rat-en-Khaima. At Sarica và Um-En- Caioen. Đứng đầu nhà nước và cơ quan lập pháp tối cao (hội đồng dân tộc liên bang) là tổng thống, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là sa mạc. Phía đông là các nhánh núi thuộc dãy núi Oman, đỉnh cao nhất 1.127m. Bờ biển thấp, bị chia cắt, ven bờ vịnh có nhiều đảo và đá ngầm. Khí hậu nhiệt đới, nóng; lượng mưa ít. Khoáng sản: dầu lửa chiếm khoảng 13% tổng trữ lượng dầu lửa trên thế giới. Khai thác, xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt là ngành kinh tế chủ đạo. Công nghiệp hóa dầu, ngân hàng, thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển. GDP 46.481 tỉ USD (2002), bình quân dầu người 17.060 USD. Thành viên LHQ (9.12.1971), Liên đoàn các nước Arập, OPEC. Lập quan hệ ngoại giao với VN 1.8.1993. LLVT: lực lượng thường trực 41.500 (lục quân 35.000, hải quân 2.500,  không quân 4.000). Trang bị: 381 xe tăng chủ lực, 76 xe tăng hạng nhẹ, 80 xe thiết giáp trinh sát, 430 xe chiến dấu bộ binh, 750 xe thiết giáp chở quân, 90 pháo mặt đất xe kéo, 181 pháo tự hành, 74 pháo phản lực, 155 súng cối, 6 tên lửa Scut, 305 tên lửa chống tăng, 40 tên lửa phòng không, 62 súng máy và pháo phòng không, 2 tàu frigat, 2 tàu khu trục, 8 tàu tên lứa, 6 tàu tuần tiễu, 5 tàu đổ bộ, 101 máy bay chiến đấu, 49 máy bay trực thăng vũ trang... Căn cứ hải quân: Abu Đabi, Đubai... Ngân sách quốc phòng 3,9 tỉ USD (2001).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65638989_443157379747481_3932654867205586944_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeFY70ngFyFF5ujy4irkGn-zs2KZONrJby_o4bnNbKdMPyon-yPkfr2KWaAWrq7AwW3r5PHRAFIQPgpmZlWR2TgIrK3-2BPQGv1aEcRO5xeDOg&_nc_oc=AQkiHJan0zUTKzMbwnE4-U9dvyesxuAdYiNL6qYrmTWOLW_FUOLykEAdsKMdW7bZrSI&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=d9b7ae5c22896f8c04666b30fcc6f582&oe=5D7B2462)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2019, 10:55:52 am

        CÁC YẾU TỐ CỦA ĐƯỜNG ĐẠN, các tham số đặc trưng cho dạng hình học của đường đạn. Đối với đường đạn của hỏa khí mặt đất, phân biệt các yếu tố sau (x. hình vẽ): đường phóng (tiếp tuyến với quỹ đạo đạn ở điểm phóng), đường bắn (đường thẳng trùng với trục nòng khi chuẩn bị bắn xong), dường ngắm (đường nối giữa kính ngắm và mục tiêu), đường tà mục tiêu (đường thẳng nối điểm phóng và mục tiêu), mặt phẳng ngang miệng nòng (mặt phẳng ngang đi qua điểm phóng), góc phóng (góc giữa đường phóng và mạt phẳng ngang), góc bắn (góc giữa đường bắn và mặt phẳng ngang), góc chạm (góc giữa tiếp tuyến với quỹ đạo ở điểm chạm của đạn với tiếp diện của mục tiêu ở cùng điểm đó), góc nảy (góc giữa đường phóng và đường bắn), góc tà mục tiêu (góc giữa đường tà mục tiêu và mặt phẳng ngang), điểm rơi (giao điểm của đường đạn với mặt phẳng ngang miệng nòng), góc rơi (góc giữa tiếp tuyến quỹ đạo đạn ở điểm rơi với mặt phẳng ngang), góc cao (góc trong mặt phảng đứng giữa đường tà mục tiêu và đường bắn)...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65529056_443157373080815_6503941458200887296_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeHDZuMJaLItXK2U_-AMFDNvOSkewNMT_rHMwK3kMrHdu39PL05AyMPW5AYVAOuG2g7JL84vwgBQyy-DUjUC-0Il1jtzfLGesr_k4jKke6m9jw&_nc_oc=AQmbzptS2GSvoVlgAj29L0ARd2w2Jgjx4y1sj-5dOUH0z1Bj8blQkyv-fErskFnQKPI&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=f3b82236b2148f9d37c1b72e805dc729&oe=5DBCA3EF)

        CACBIN, súng trường thu gọn (ngắn và nhẹ hơn), thường trang bị cho quân đổ bộ đường không, pháo binh, kị binh. 05 loại C nòng trơn và C nòng có rãnh xoắn, có thể bắn phát một hoặc liên thanh, C hiện đại là súng tự động, hộp đạn chứa 10- 30 viên, tốc độ bắn thực tế 35-40 phát/ph, tầm bắn hiệu quả khoảng 400m. C xuất hiện từ tk 15. QĐND VN đã sử dụng các loại C cỡ 7,62mm như CKC (LX), MlAI (Mĩ).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65747591_443157396414146_7050163424537346048_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeHkTq0kTu9WojBF4WVEak1voFjC60CsZ5Dbe8ffqssm0jm4r6PY7qxFUfpeQ6RlsyfuO7ycQ6qmWZQen1HYVmJpwtmZos5gZOX-62vGNLS0Qw&_nc_oc=AQl96gtR7kpJiInS1lIM-XE0ehmJeqTmtZbE1e9_EKpuwHg5IpTq44lHh6Fpavyx59s&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=fdcccc46bd902f9e6cc63fdd112d9b11&oe=5DBD9027)

        CÁCH CHỨC, hình thức xử phạt người giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lí, chuyên môn nghiệp vụ vi phạm pháp luật hoặc kỉ luật QĐ, không cho giữ chức vụ đang đảm nhiệm; trên “giáng chức”, dưới “giáng cấp bậc quân hàm” (đối với quân nhân), trên “hạ ngạch”, dưới “buộc thôi việc” (đối với cán bộ, công nhân, viên chức quốc phòng), trên “cảnh cáo”, dưới khai trừ (đối với đảng viên chính thức). Thẩm quyền cc thực hiện theo Luật sĩ quan QĐND VN, Điều lệnh quản lí bộ đội. quy định của pháp luật, pháp lệnh... của nhà nước và điều lệ của Đảng, đoàn thể.

        CÁCH ĐÁNH nh PHƯƠNG PHÁP TÁC CHIẾN

        “CÁCH ĐÁNH DU KÍCH” nh CHIÊN THUẬT DU KÍCH”

        CÁCH LI, biện pháp ngăn chặn không để mầm bệnh từ bệnh nhân hoặc từ người mang khuẩn án lan ra xung quanh; một trong những biện pháp phòng chống dịch bệnh chủ yếu. Bao gồm; thanh toán nguồn bệnh ở bệnh nhân, người mang khuẩn và môi trường (phân, nước, thực phẩm ôi thiu, côn trùng...); ngăn chặn không để nguồn bệnh lan rộng ra xung quanh và thực hiện các biện pháp đối với cộng đồng như vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, cải thiện sức khoẻ, gây miễn dịch... đế tránh tiếp xúc với mầm bệnh và nếu có tiếp xúc cũng không nhiễm bệnh. Biện pháp CL tuỳ thuộc vào đường lây truyền của bệnh. Có 4 đường lây truyền bệnh chủ yếu: đường tiêu hóa (đường ăn uống, còn gọi là đường phân - miệng), đường hô hấp (đường họng, mũi), đường máu (do côn trùng đốt, dùng chung kim tiêm chích...) và qua tiếp xúc với da, niêm mạc.

        CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN, cách mạng xã hội diễn ra ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và chế độ phong kiến giành độc lập dân tộc, xoá bỏ mọi tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và quá độ tiến lên CNXH. Lực lượng tiến hành CMDTDCND bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp tiến bộ CM dược tập hợp trong một mặt trận dân tộc thống nhất. CM tháng Tám (1945) ở VN là cuộc CMDTDCND điển hình.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2019, 10:56:59 am

        CÁCH MẠNG KĨ THUẬT QUÂN SỰ, bước nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển phương tiện đấu tranh vũ trang nhờ ứng dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ, dẫn tới những thay đổi sâu sắc về hiệu quả chiến đấu và cả về nghệ thuật QS. Trong lịch sử QS đã có một số cuộc CMKTQS với quy mô khác nhau: chuyển từ vũ khí lạnh sang hỏa khí (do phát minh ra thuốc phóng), xuất hiện và ứng dụng vũ khí hạt nhân (do phát minh ra phản ứng hạt nhân)... Cuộc CMKTQS hiện đại dựa trên những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực vật lí, hóa học, vật liệu học, điều khiển, sinh học, năng lượng, điên tử, công nghệ thông tin, du hành vũ trụ...; có đặc điểm quan trọng nhất là điện toán hóa phương tiện KTQS nhờ sử dụng rộng rãi các thế hệ máy tính điện tử. CMKTQS diễn ra với quy mô rất lớn, thể hiện ở những nét đặc trưng: tạo ra các hệ vũ khí và trang bị mới có chất lượng và hiệu quả cao hơn trước nhiều lần (tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hạt nhân, máy bay chiến đấu tàng hình, vũ khí công nghệ cao...); thiết kế và thử nghiệm nhiều loại vũ khí dựa trên những nguyên lí mới (năng lượng định hướng, lade, chùm hạt, địa vật lí, hạ âm, di truyền, pháo điện từ...); tạo ra các hệ tự động hóa chỉ huy bộ đội và điều khiển phương tiện KTQS, kết hợp các mặt chỉ huy, điều khiển, thông tin, tình báo... (hệ C3l), rôbôt QS, kết hợp các phương tiện KTQS trên mặt đất, trên và dưới mặt nước, trên không (kể cả trên vũ trụ) tạo thành những hệ thống quy mô toàn cầu; thời gian hoàn thiện và chế tạo vũ khí, trang bị mới rất ngắn.

        CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911-13), cuộc CM tư sản do tổ chức “TQ đồng minh hội” của Tôn Trung Sơn (thành lập 8.1905) lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ phong kiến nhà Thanh, thiết lập chế độ dân chủ tư sản ở TQ. Bắt đầu nổ ra ở Vũ Xương (x. khỏi nghĩa Vũ Xương, 10.1911), đến 12.1911 lực lượng CM làm chủ Nam Kinh và các tỉnh phía nam, lập nên chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc do Tôn Trung Sơn làm tổng thống (1.1.1912). Tuy nhiên, giai cấp tư sản và đa số thành viên chính phủ muốn duy trì chế độ quân chủ lập hiến và lo sợ trước phong trào quần chúng, đã thoả hiệp với các thế lực phong kiến, dựa vào Viên Thế Khải (đại thần nhà Thanh, người được các nước đế quốc ủng hộ) ép vua Thanh thoái vị (12.2.1912), buộc Tôn Trung Sơn từ chức. Viên Thế Khải lên làm tổng thống, âm mưu thiết lập trở lại chế độ quân chủ chuyên chế. Trước tình hình đó, trên cơ sở “TQ đồng minh hội”, Tôn Trung Sơn thành lập Quốc dân đảng (8.1912), lãnh đạo nhân dân tiếp tục đẩy manh CM, chống lại Viên Thế Khải, nhưng thất bại (8.1913). Là cuộc CM tư sản đầu tiên ở TQ, tuy chưa đạt mục đích đề ra, song đã góp phần lật đổ chế độ phong kiến và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của CM TQ cũng như phong trào yêu nước một số nước Đông Nam Á, trong đó có VN.

        CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945. cuộc đấu tranh giái phóng dân tộc của nhân dân VN do ĐCS Đông Dương lãnh đạo, đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến, giành độc lập, tự do. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" (12.3.1945), phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước. Cùng với phong trào phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh ở nhiều địa'phương đã kết hợp với đấu tranh vữ trang và khởi nghĩa từng phần thắng lợi, thành lập chính quyền CM. 5.1945 theo quyết định của hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (15-20.4.1945), LLVT CM được thống nhất, củng cố và phát triển với sự ra đời của Việt Nam giải phóng quân (hợp nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các tổ chức vũ trang khác); các căn cứ kháng Nhật của cả nước và từng địa phương được xây dựng. Trên cơ sở vùng giải phóng ngày càng mở rộng, 6.1945 Khu giải phóng được thành lập gồm phần lớn các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một phần các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Bắc Giang. Trước tình thế CM trực tiếp đã chín muồi, đặc biệt được tin Nhật đã tuyên bố đầu hàng Đồng minh, hội nghị toàn quốc ĐCS Đông Dương (13-15.8.1945) quyết định phát động tổng khới nghĩa giành chính quyền trên cả nước, tiếp đó Quốc dân đại hội (16.8.1945) thông qua lệnh tổng khởi nghĩa và cử ra ủy ban giải phóng dân tộc (tức chính phủ lâm thời) do lãnh tụ Hổ Chí Minh làm chủ tịch. Chi trong một thời gian ngắn (14-28.8.1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân VN đã nổi dậy đập tan ách thống trị của phát xít Nhật và phong kiến tay sai, giành chính quyền trên cả nước, lập nên nước VN DCCH (x. tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945). Thành công của ơnTT1945 là kết quả 15 năm đấu tranh của nhân dân VN dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương; đưa VN từ một nước thuộc địa nửa phong kiến thành một nước độc lập và dân chủ nhân dân, góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2019, 10:58:05 am

        CÁCH MẠNG TƯ SẢN, cuộc cách mạng xã hội do giai cấp tư sàn lãnh đạo nhằm xóa bỏ nền chuyên chế phong kiến, thiết lập nền thống trị tư sản. CMTS bắt đầu từ tk 16, kéo dài tới tk 20. CMTS Anh (tk 17), CMTS Pháp (tk 18) là những cuộc CMTS điển hình. CMTS đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có của lực lượng sản xuất, đó là nền đại công nghiệp cơ khí, một bước tiến quan trọng của xã hội loài người. CMTS không xóa bỏ chế độ bóc lột, chỉ thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột TBCN. Cuộc CMTS do giai cấp tư sản tiến bộ lãnh đạo với sự tham gia tích cực của giai cấp vô sản và đông đảo nông dân được gọi là CM dân chủ tư sản. Khi CNTB chuyển thành CNĐQ và giai cấp tư sản trở thành phản CM, ở nhiều nước CM dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo được gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xuất hiện khả năng chuyển thành CM XHCN dưới những hình thức đặc thù (CM tháng Mười Nga). Sau CTTG-II ở một số nước thuộc địa và nửa thuộc địa, CM dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo được gọi là CM dân tộc dân chủ nhân dân.

        CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH (1640-88), cuộc CM do giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới (quý tộc tư sản hóa) lãnh dạo nhân dân lật đổ chế độ phong kiến (triều đại Xtiuơt), thiết lập chế độ TBCN ở Anh. Bắt nguồn trực tiếp từ mâu thuẫn giữa nghị viện (quốc hội, đại diện cho giai cấp tư sản và quý tộc mới) với nhà vua về tài chính và việc nghị viện đề nghị hạn chế quyền lực của vua Saclơ I, dẫn đến hai cuộc nội chiến (1642-46 và 1648), trong đó lực lượng QĐ nghị viện do Crômoen chỉ huy, được nhân dân ủng hộ đã giành thắng lợi, xứ tử vua Saclơ I, thành lập chế độ cộng hòa (5.1649). Crômoen lên nắm quyền, thi hành các chính sách phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản và quý tộc mới, đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động, dùng vũ lực thôn tính Xcôtlen và Ailen, đàn áp các lực lượng chống đối, thiết lập chế độ độc tài QS (1653). Sau khi Crômoen chết (1658), chính quyền tư sản trở lại thỏa hiệp với thế lực phong kiến, dẫn đến cuộc chính biến 1688 hình thành chế độ quân chủ lập hiến, trong đó ngôi vua được phục hồi, song quyền lực thực tế thuộc về nghị viện do đại tư sản và đại địa chủ chi phối. CMTSA thắng lợi, mặc dù còn hạn chế, nhung đã mở đường cho CNTB ở Anh phát triển, mở đầu thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN trên phạm vi toàn thế giới.

        CÁCH MẠNG TƯ SẢN NHẬT (1867-68), cuộc CM tư sản do thiên hoàng Minh Trị (Mutsuhito) được tầng lớp quý tộc mới (võ sĩ tư sản hóa) và giai cấp tư sản ủng hộ, nhằm thủ tiêu chế độ cát cứ phong kiến, đưa Nhật Bản theo con đường TBCN. Từ giữa tk 19, Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị tư bản nước ngoài xâm nhập, khởi nghĩa nông dân bùng nổ, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. 9.11.1867 thiên hoàng Minh Trị lên ngôi, nhưng quyền lực lại do tập đoàn phong kiến Mạc Phù nắm giữ. Trước tình hình đó, những người ùng hộ Minh Trị dã tiến hành đấu tranh, đầu 1868 đánh tan QĐ của Mạc Phủ. xóa bỏ tình trạng cát cứ, tập trung quyền lực về tay thiên hoàng. Sau khi thắng lợi, chính phủ thiên hoàng dựa vào giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới, thực hiện một số cải cách tiến bộ: bãi bỏ chế độ đảng cấp, phường hội. hàng rào thuế quan và chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, thống nhất tiền tệ và ngân hàng, cho tự do buôn bán, xây dựng xí nghiệp công nghiệp, phát triển giáo dục và khoa học kĩ thuật, chú trọng xây dựng lực lượng QS, tăng cường sản xuất vũ khí trang bị và huấn luyện QĐ theo kiểu phương Tây... Cuộc CM tư sản đầu tiên và duy nhất thắng lợi ở châu Á, tuy còn nhiều hạn chế và không triệt để, song đã góp phần mở đường cho Nhật Bản phát triển CNTB, không bị biến thành nước thuộc địa. Cg cải cách Minh Trị.

        CÁCH MẠNG XÃ HỘI, bước chuyển căn bản về chính trị - xã hội, đưa tới sự thay thế chế độ xã hội đã lỗi thời bằng chế độ xã hội mới, mở đường cho sự phát triển tiến bộ của xã hội; đỉnh cao của đấu tranh giai cấp. CMXH nổ ra khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, khi mâu thuẫn giữa giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất mới tiến bộ với giai cấp thống trị, đại diện cho quan hệ sản xuất cũ lỗi thời không thể điều hòa, khi có tình thế cách mạng, do giai cấp CM nhất, tiến bộ nhất đại diện cho phương thức sản xuất mới lãnh đạo. Chính quyền là vấn đề cơ bản của CMXH. Tính chất, lực lượng và động lực của CMXH do đối tượng và nhiệm vụ của cuộc CM ấy quyết định. Phương pháp tiến hành CMXH tuỳ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, trước hết là so sánh lực lượng giữa CM và phản CM.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2019, 10:59:16 am

        CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, cuộc cách mạng xã hội toàn diện, sâu sắc và triệt để, đánh dấu bước chuyển từ hình thái kinh tế- xã hội TBCN sang hình thái kinh tế - xã hội CSCN. Đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới chỉ là bước khởi đầu của những cải biến xã hội của CMXHCN để xây dựng một chế độ xã hội không có áp bức, bóc lột, có nền kinh tế phát triển cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, có nền văn hóa tiên tiến mang bản sắc dân tộc. Phương thức giành chính quyền có thể bằng bạo lực hoặc hòa bình. Liên minh chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo là lực lượng cơ bản quyết định thắng lợi của CMXHCN. CMXHCN có thể nổ ra và thắng lợi không cùng một lúc ở các nước khác nhau, thậm chí ở một nước riêng biệt. CMXHCN thường diễn ra phức tạp, quanh co, đa dạng và trải qua một thời kì quá độ lâu dài. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) - cuộc CMXHCN đầu tiên trong lịch sử, mở ra thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

        CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI NGA (1917), cuộc CM vô sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga do Lênin đứng đầu, nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ, thiết lập nhà nước XHCN ở nước Nga. Đầu 1917 những mâu thuẫn giai cấp, dân tộc cùng hậu quả nặng nề của CTTG-I đã đưa nước Nga - khâu yếu nhất trong hệ thống ĐQCN đến tình thế CM trực tiếp. Cuộc CM dân chủ tư sản tháng 2.1917 làm sụp đổ chế độ Nga hoàng, nhưng đồng thời cũng hình thành hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết của công nhân, nông dân, binh lính CM. 4.1917 Lênin đề ra “Luận cương Tháng Tư”, chủ trương chuyển CM dân chủ tư sản thành CM XHCN, thực hiện giành chính quyền về tay các xô viết bằng con đường đấu tranh hòa bình. 7.1917 trước tình hình chính phủ lâm thời tư sản tiếp tục theo đuổi chiến tranh, công khai đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng và khủng bố các xô viết, Đại hội VI của Đảng Bônsêvích Nga quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, chấm dứt thời kì đấu tranh hòa bình. Tối 24.10 (tức 6.11, theo lịch Nga cũ) lệnh khởi nghĩa được ban bố. Trong ngày 25.10 (7.11) đến rạng sáng 26.10 (8.11) lực lượng khởi nghĩa làm chủ thủ đô Pêtrôgrat (Lêningrat, Xanh Pètecbua), đánh chiếm cung điện Mùa Đông, bắt giữ chính phủ lâm thời tư sản, đồng thời tiến hành đại hội các xô viết toàn Nga (lần 2) thông qua các sắc lệnh về hòa bình và ruộng đất, bầu Hội đồng ủy viên nhân dân (chính phủ Xô viết) do Lênin đứng đầu, sau đó chính quyền Xô viết được thành lập trong cả nước. Cuộc CM vô sản đầu tiên giành thắng lợi, dẫn đến sự ra đời nhà nước XHCN đầu tiên ở nước Nga và trên thế giới, mở ra con đường đấu tranh giải phóng cho các giai cấp, dân tộc bị áp bức, bóc lột, mở đầu thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thể giới, góp phần biến lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin thành hiện thực với nhiều bài học lớn về CM vô sản, khởi nghĩa vũ trang, thời cơ giành chính quyền...

        CACHIUSA X. BM-13

        CACPAT, hệ thống núi ở Trung Âu. Dài 1.500km, rộng 250- 430km, cao 800-1.200m (đỉnh cao nhất 2.650m), chạy theo một vòng cung lồi về phía đông bắc trên lãnh thổ các nước Xlôvakia, Ba Lan, Rumani, Crôatia, Ucraina... Theo tính chất địa hình c chia ra thành: C tây, C đông, C nam. C tây cắt ngang 5 tuyến đường sắt, 15 tuyến đường ô tô; C đông cắt ngang 2 tuyến đường sắt, 6 đường ô tô; C nam cắt ngang 4 tuyến đường sắt, 8 đường ô tò. Khí hậu C ôn hòa, lượng mưa 600-2.000mm/năm. Nhiều sông. Có các mỏ dầu khí, kim loại màu. Nơi du lịch, nghỉ mát và tổ chức các loại hình thể thao mùa đông.

        CACPĂNGCHIÊ (P. Marcel Carpentier; 1895-?), tổng chỉ huy quân Pháp tại Đông Dương (9.1949-12.1950). Đại tướng. Tham gia CTTG-I và CTTG-II. Tháng 9.1949 C chủ trương rút quân về các căn cứ Hạ Long, Cam Ranh, Vũng Tàu vì nhận định không thể giải quyết được vấn đề VN bằng QS. Bị triệu về Pháp do thất bại trong chiến dịch Biên Giới (16.9- 14.10.1950). Chỉ huy lục quân NATO ở Trung Âu (1953-56).

        CACTAGIƠ (Kart-Hadasht, p. Carthage; cổ), quốc gia thành bang ở Bắc Phi (gần tp Tuynit, Tuynidi ngày nay), do người Phơnixi xây dựng 825tcn. C có hạm đội và bộ binh hùng mạnh, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh. Tk 6tcn, C tranh quyền bá chủ phía tây Địa Trung Hải với Hi Lạp sau đó với La Mã. Trong cuộc chiến tranh Punich giữa La Mã và C từ 264tcn đến 146tcn, La Mã chiến thắng, giành quyền bá chủ Địa Trung Hải. Tk 1-6, C phục hồi và phát triển trở thành thủ phủ Bắc Phi của chính quyền La Mã. Năm 698 người Arập chiếm Bác Phi, C bị tàn phá. Đến tk 13, C chỉ còn là một thị trấn nhỏ.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2019, 11:01:05 am

        CADẮCXTAN (Cộng hòa Cadăcxtan; A. Republic of Kazakstan), quốc gia ở Trung Á. Dt 2.717.300km2; ds 16,7 triệu người (2003); 51% người Cadăc, 32% người Nga, 17% các dân tộc khác. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Cadăc, tiếng Nga được sử dụng rộng rãi. Tôn giáo: đạo Hồi, đạo Cơ Đốc. Thủ đô Axtana. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phía tây là đồng bằng ven biển Caxpi và Turan. trung tâm là cao nguyên, bắc là đồng bằng Tây Xibia, đông và đông nam là các dãy núi Antai, Tacbagiatai, Antai và Thiên Sơn, nam và đông nam giáp biển Caxpi, Aran. Khí hậu lục địa, lượng mưa 300mm, ở vùng sa mạc 100mm, vùng núi 1.600mm/năm. Các sòng chính: Irtưt, Uran, Chu,  Xưrđaria. Hồ Bankha. Nước nông công nghiệp, sản xuất thép, hàng công nghiệp, dầu khí, lúa mì... GDP 22,389 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.500 USD. Thành viên LHQ (2.3.1992), Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Lập quan hệ ngoại giao với VN 29.6.1992. LLVT: lực lượng thường trực 60.000 người (lục quân 41.000, không quân 19.000), lực lượng dự bị 237.000. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS. Trang bị: 930 xe tăng, 140 xe thiết giáp trinh sát, 573 xe chiến đấu bộ binh, 1.770 xe thiết giáp chở quân, 936 pháo mặt đất xe kéo, 326 pháo tự hành, 147 súng cối, 164 máy bay chiến đấu, 12 tên lửa SS-21, 147 tên lửa phòng không... Sân bay vũ trụ Baicônua cho Nga thuê dài hạn. Ngân sách quốc phòng 226 triệu USD (2002).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65466048_443157413080811_1702046396388999168_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeGj9SoOM5rOtX3HvEfZfY-7EQslYQbYl3Ua_ZUcHomr6Rxitw1aSkoP2kZ_04bKN1_NQXOaMb6cwXHHd2LpSPr4CBqydcKflcmpFdXYyiqc7g&_nc_oc=AQlgk_CKkduMmP9waTssNBOSVeSucc6rBAYrW2eow4qB4BPSxofmmb3cNvhZ4O-0ebs&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=ee54381dbba59b40338f23d270de8452&oe=5DB26AED)

        CAĐƠ (A. Card), tàu sân bay trực thăng Mĩ, số hiệu T- AKV40, bị đánh chìm tại cảng Sài Gòn trong trận đánh tàu Cađơ (2.5.1964). Là tàu chở máy bay hộ tống thuộc lớp Bôgơ (Bogue), hạ thủy 21.2.1942, đưa vào trang bị 8.11.1942, chuyển thành tàu chở máy bay trực thăng hộ tống 12.6.1955. Lượng choán nước tiêu chuẩn 9.800t (chở đầy 15.700t). Kích thước 152,1 x 21,2 x7,9m (đường băng dài 137,2m). Động cơ công suất 6.375kW (8.500cv), 1 tuabin, 1 chân vịt. Tốc độ 18 hải lí/h (33km/h). Quân số 875 (75 của tàu, 800 của phi đoàn). Chở khoảng 30 máy bay (HU-1A, L-19...). Trang bị 1-2 pháo 127mm, 16 pháo phòng không 40mm, 20 pháo phòng không 20mm.

        CÀI CẮM LỰC LƯỢNG, bí mật bố trí lực lượng vào hoạt động hợp pháp hoặc không hợp pháp ở thành phố, thị xã hoặc quanh mục tiêu cố ý nghĩa chiến dịch, chiến lược trong hậu phương của đối phương, nhằm thu thập, cung cấp tình hình theo yêu cầu của cấp trên, xây dựng cơ sở và sẵn sàng đánh mục tiêu khi có thời cơ. Có CCLL: một người, nhiều người, có khi cả đơn vị nội tuyến và không nội tuyến. Các đơn vị đặc công luồn sâu thường được cài cắm ở khu vực mục tiêu chiến lược.

        CẢI CÁCH MINH TRỊ X. CÁCH MẠNG TƯ SẢN NHẬT (1867-68)

        CẢI TRANG, đóng giả người của đối phương hoặc dân thường bằng cách sử dụng trang phục, phương tiện, kết hợp với dáng điệu, cử chỉ, ngôn ngữ phù hợp để dễ hoạt động trong vùng đối phương kiểm soát. Có thể CT một người hoặc nhiều người. Khi CT, khả năng diễn xuất của người đóng vai có ý nghĩa lớn. CT thường được đặc công biệt động áp dụng trong hoạt động và chiến đấu.

        CÁI BẦU, đảo thuộc huyện đảo Vân Đồn, t. Quảng Ninh. Nằm gần đất liền, đông bắc cảng cửa Ông 2km. Dt I72,12km2, hầu hết là rừng núi, đỉnh cao nhất (Vạn Hoa) 397m. Có 6 xã: Hạ Long, Bình Dân, Đài Xuyên, Đoàn Kết, Vạn Yên, Đông Xá và thị trân Cái Rồng. Đường ô tô từ cảng Vạn Hoa (đông bắc đảo) đến cực nam đảo dài 35km.

        CALASNICÔP (s. 1919), công trình sư LX chế tạo súng bộ binh. Sinh tại Igiepxcơ; nhập ngũ 1938, thiếu tướng; đv ĐCS LX (1953); tiến sĩ khoa học kĩ thuật (1971), viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga, hai lần Ah lao động XHCN (1958 và 1976). Năm 1941 trưởng xe tăng, chiến đấu chống quân phát xít Đức, bị thương. 1942 chuyển sang nhiệm vụ thiết kế súng tự động cho bộ binh. 1946 thiết kế mẫu súng làm cơ sở để sản xuất hàng loạt tiểu liên AK 7,62mm (1947), sau cải tiến thành AKM và cải tiến các loại súng tự động khác để thống nhất bắn loại đạn 7,62mm như: trung liên RPK, tiểu liên và trung liên báng gập AKMS và RPKS, đại liên PK và PKS, đại liên PKT trên xe tăng và PKB trên xe bọc thép. Các loại súng tự động do C thiết kế nổi tiếng vế độ tin cậy cao, tính hiệu quả và đơn giản trong sử dụng. Đại biểu Xô viết tối cao LX các khóa III, VII-XI. 3 huân chương Lênin, giải thưởng Lênin (1964), giải thưởng nhà nước LX (1949).


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2019, 11:02:51 am

        CALIMANTAN, đảo lớn nhất của nhóm đảo Đại Xôngđơ, thuộc quần đảo Mã Lai. Dt 735.700km2, trong đó gần 540.000km’ thuộc Inđônêxia, phần còn lại ở phía bắc và tây bắc thuộc Malaixia và Brunây. Ở trung tâm và tây bắc đảo là các dãy núi (núi Kinabalu cao 4.101m) và cao nguyên. Phía nam và tây là trung du và đồng bằng. 3/4 đảo là rừng nhiệt đới, ẩm thấp, quanh năm xanh tốt, thực vật và động vật rất phong phú. Khí hậu xích đạo, nhiệt độ trung bình trong năm 25°-27°C. Lượng mưa 2.000-3.500mm/năm, vùng núi 5.000mm/năm. Các mỏ: dầu, khí đốt, than, sắt, đồng, mănggan, crôm... Các thành phô và cảng lớn: Pontianac, Bangiamaxin, Camarinđa (Inđônêxia), Cuxinh (Malaixia), Banđa Xêri Bêgaoan (Brunây).

        CẢM BIẾN, phần tử hoặc bộ phận có khả năng nhậy cảm và biến đổi các đại lượng vật lí cần đo lường, quan sát (áp lực, nhiệt độ, tần số, tốc độ, cường độ sáng, điện áp...) thành tín hiệu (thường là tín hiệu điện) thuận tiện cho việc đo đạc, truyền, ghi, xử lí, lưu trữ hoặc tác động lên những quá trình được điều khiển. Theo đối tượng đo, có: CB áp suất, CB nhiệt độ, CB tốc độ...; theo nguyên tắc làm việc, có: CB điện trở, CB điện dung, CB điện cảm, CB quang điện, CB âm điện, CB cơ điện... CB thường gồm phần tử cảm thụ (vd: cặp nhiệt ngẫu, nhiệt điện trở...) và bộ biến đổi trung gian. CB được dùng rộng rãi trong kĩ thuật đo lường hiện đại, kĩ thuật điểu khiển nói chung, trong các thiết bị đo đạc, kiểm tra, điều khiển của trang bị KTQS. Cg xenxơ.

        CẢM TỬ QUÂN, chiến sĩ vệ quốc quân, tự vệ chiến đấu tình nguyện sẵn sàng hi sinh thân mình để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ác liệt, nguy hiểm với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” trong thời kì đầu KCCP. Cg quyết tử quân.

        CẠM, cơ cấu thô sơ, tự tạo, để tác động cho bẫy (nổ hoặc không nổ) làm việc nhằm bắt sống hoặc sát thương đối phương, C thường có dạng khóa (công tắc) cơ khí đơn giản, duy trì trạng thái thường mở của bẫy. Khi có tác động (vô tình) của đối phương vào C, bẫy sẽ từ trạng thái mở chuyên sang trạng thái đóng và làm việc: sập (đối với bẫy không nổ), kín mạch điện và gây nổ lượng nổ như bom, mìn, đạn (với bẫy nổ), C xuất hiện từ thời cổ. Trong KCCP và KCCM, dân quân và du kích VN đã sử dụng nhiều C có hiệu quả, vd: C dây vướng, C kiểu kẹp áo, C ống nứa, C chữ T...

        CẠM BẪY vũ khí thô sơ sử dụng kết hợp với địa hình địa vật và các loại vũ khí khác... để sát thương quân địch bằng cách lừa cho chúng chạm vào gây nổ, đập, sập, phóng... Theo hình dạng, có: bẫy hòm, bẫy ấm; theo chuyển động, cổ: mang cung, bẫy chông phóng, bẫy chông lao; theo cách sử dụng, có: hầm chông, bẫy đá, bẫy sập, bẫy củ ấu, bẫy đạp đạn, cạm hổ... Trong KCCP và KCCM, CB được sử dụng rộng rãi, có tác dụng lớn trong tác chiến du kích.

        CAMƠRUN (Cộng hòa Camơrun, République du Cameroun, A. Republic of Cameroon), quốc gia ở Tây Phi. Dt 475.442km2; ds 15,7 triệu người (2003); gồm người Bamilêkê, Phunbê, Batxa, Bulu, Phông... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Anh. Tôn giáo: 50% theo tôn giáo địa phương, 1/3 theo đạo Cơ Đốc... Thủ đô: Yaunde. Chính thể cộng hòa, dứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống, tổng tư lệnh QĐ. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên. Trung tâm là cao nguyên Ađamaba, cao 2.740m; tây nam là dãy núi Camơrun, cao 4.070m. Khí hậu xích đạo ở phía nam, xích đạo gió mùa ở tây nam; lượng mưa 500mm ở phía bẳc đến l0.000mm/năm ở khu vực sườn núi Camơrun. Sông chính: Xanaga; rừng nhiệt đới ở phía nam. Cơ sở của nền kinh tế là nông nghiệp và chế biến gỗ. Công nghiệp dầu mỏ là ngành thu ngoại tệ chủ yếu. GDP 8,501 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 560 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 31.8.1972. LLVT: lực lượng thường trực 22.100 người (lục quân 11.500, không quân 300, hải quân 1.300, hiến binh 9.000). Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 14 xe chiến đấu bộ binh, 33 xe thiết giáp chở quân, 31 xe thiết giáp trinh sát, 54 pháo mặt đất, 20 pháo phản lực BM-21, 54 pháo phòng không, 15 máy bay, 4 máy bay trực thăng vũ trang, 3 tàu tuần tiễu... Căn cứ hải quân: Đuala, Cribi, Limbê. Ngân sách quốc phòng 132 triệu USD (2002).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65487130_443157436414142_3068264768713261056_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeF1HOz7v-wJeRdjW4lvYK5MTcnocqPDZs98pltG4Yw3ec9J9T7mBULDlmNUsS4AYbA4kAASQZ0vbyDEmQjlCsq0prZHbvjAdjCvAc45BN9-ug&_nc_oc=AQmD8WzjRzl2nluWyRe3wy3SSRETT2YduYw_4XPsycOy1havOpXPh0f8DwD0A3WLqNY&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=411050ec397a104e1e11dcf5ec312d89&oe=5D89C277)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2019, 11:04:29 am

        CAMPUCHIA (Vương quốc Campuchia; Preah Reach Ana Pak Kampuchea, A. Kingdom of Cambodia), quốc giá ở Đông Nam Á, trên bán đảo Đông Dương. Dt 181.035km2; ds 13,1 triệu người (2003); dân tộc: Khơme (90%), Việt (5%), Hoa (1 %)... Ngôn ngữ chính thức; tiếng Khơme. Tôn giáo: đạo Phật (95%). Thủ đô: Phnôm Pênh. Chính thể quân chủ lập hiến, dứng đầu nhà nước là quốc vương. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình: đồng bằng xen kẽ các vùng đồi núi; dãy núi Đăngrêch ở phía bắc, giáp Thái Lan và Lào; phía đông giáp VN là đoạn cuối của dãy Trường Sơn; đông nam là đồng bằng sông Mê Công rộng lớn; tây nam là dãy núi Crayanh (Cacđamôm) dài 300km, rộng 50km, đỉnh Oran cao 1.813m, Tapo 1.563m. Sông chính: Mê Công. Hồ lớn: Tônglê Xáp. Ven biển có rừng ngập mặn. Khí hậu: phía bắc khô, phía nam ẩm, nhiệt độ hàng năm 25°-27°, lượng mưa hảng năm 700-1.500mm ở thung lũng, 2.000mm ở miền núi, 4.500mm ở khu vực Côngpông Xom. Nước nông nghiệp; trồng lúa, cao su, bông, hồ tiêu...; chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm. Công nghiệp chậm phát triển. Cảng biển: Côngpông Xom; sàn bay quốc tế: Pôchentông. GDP 3,4 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 280 USD. Thành viên LHQ (14.12.1955), ASEAN, Phong trào không liên kết. Lập quan hệ ngoại giao với VN 9.1.1979. LLVT: lực lượng thường trực 125.000 người (lục quân 75.000, hải quân 3.000, không quân 2.000), LLVT địa phương 45.000. Trang bị: 170 xe tăng, 190 xe thiết giáp chở quân, 400 pháo mặt đất, 28 pháo phản lực (BM-21, BM-14-16), 24 máy bay MiG-21, 7 máy bay vận tải, 15 máy bay trực thăng, 4 tàu tuần tiễu nhỏ. Ngân sách quốc phòng 248 triệu USD (2002).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65259914_443157429747476_1059186811194048512_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeFa9e1THIi-26B-NDzuf7rgaKNF7zCWQbAAUbaHno1k1BtPfEG6dIz_r4LeUogFPASwuWBYZW12yGxaWwhcOhOqUoSzooKXJQXjndyLlu56eQ&_nc_oc=AQnQM8g5Pi40IPIDS1fHIKGhiGJL8tq_ETaSLVCQo5n3g0FzoFxGmVFGJZE6bNdckWs&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=e9a5989a360136d832045424d2bda88f&oe=5D79214F)

        CAN, làng ở Puglia, Tarantô, đông nam Italia. 2.8.216tcn tại C đã diễn ra trận đánh của quân Cactagiơ (40.000 bộ binh, 1.000 kị binh) do Haniban chỉ huy tiêu diệt gần 70.000 quân La Mã (63.000 bộ binh, 6.000 kị binh) trong chiến tranh Punich (264-146tcn). Đây là trận đánh điển hình, nổi tiếng thời cổ về bao vây đối phương có lực lượng mạnh hơn (xt trận Can, 2.8.216tcn).

        CAN DỰ VÀ MỞ RỘNG, chiến lược an ninh quốc gia của Mĩ sau chiến tranh lạnh do tổng thống Mĩ Clintơn soạn thảo, công bố 7.1994. Nội dung chính: xác định nguy cơ đối với an ninh của nước Mĩ và nguyên tắc đối phó, trong đó nhấn mạnh vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ. Thực hiện vai trò này, Mĩ phải “can dự” một cách có lựa chọn vào các vấn đề xảy ra trên toàn cầu liên quan đến lợi ích quốc gia (cả trực tiếp và gián tiếp). Mục tiêu chủ yếu: tăng cường an ninh bằng sức mạnh QS đủ để Mĩ đơn phương hoặc cùng các nước đồng minh đối phó với các đe dọa QS ở những mức độ khác nhau (kể cả trường hợp đồng thời với hai cuộc xung đột khu vực lớn); đảm bảo sự thịnh vượng của Mĩ bằng đẩy mạnh việc kí kết các hiệp định tự do buôn bán và mở rộng thị trường ra nước ngoài; bảo vệ, củng cố và mở rộng cộng đồng các nước đã chuyển sang chế độ dân chủ theo kiểu phương Tây, trước hết là các nước ở Trung Âu và Đông Âu (bao gồm cả Nga, Ucraina và một số nước khác).

        CAN LỊCH (s. 1943), Ah LLVTND (1967). Dãn tộc Pa Cô (Tà Ôi), quê xã A Ngo, h. A Lưới, t. Thừa Thiên - Huế; tham gia du kích 1961, nhập ngũ 1965, thiếu tá (1988); đv ĐCS VN (1965); khi tuyên dương Ah là chính trị viên phó huyện đội Vùng B, t. Thừa Thiên - Huế. 1961-67 xây dựng và chỉ huy đội du kích xã A Ngo làm chông mìn, cạm bẫy đánh giặc giữ làng, diệt nhiều địch; CL chiến đấu nhiều trận, diệt 49 địch (có 1 Mĩ), bắn rơi 1 máy bay vận tải, phá sập 2 nhà lính. 1965 chỉ huy du kích ba xã Hồng Bắc, Hồng Nam, Hồng Trung và 1 trung đội bộ đội địa phương bao vây đồn A Lưới trong 4 tháng, tiêu hao, làm tê liệt hoạt động của địch; hai lần chỉ huy du kích đánh lô cốt Tà Rê, diệt hơn 1 trung đội, buộc địch phải rút chạy. Huân chương: Quân công hạng ba, 2 Chiến công hạng nhì.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65325351_443157423080810_1705927234348384256_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeFPDCNjaNgX58vb9n_5IfzMJ5JYjugYsMuZ9fVrXNrbDkDLk-9BR59Be4ML6loM8IvC-SUTaj5FHNy6C4eD3Cu1HxfUaJOHWjwla53mXbJsPA&_nc_oc=AQleLLX6qoprnbxWH4OXjzW9y0fpQlqICt6SYtQ8Ni5xNmGVtYaaSRm7it0OAzTrCgw&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=719eefd90db806c7f30638eaa960a69e&oe=5DB8432C)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2019, 11:06:27 am

        CAN THIỆP, việc một nước hoặc một số nước dùng áp lực tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc nội bộ cùa một nước khác; hành động vi phạm Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. Có CT công khai hoặc bí mật; CT kinh tế, chính trị, QS... Ngày nay, CT trở thành hành động phổ biến của các nước đế quốc và thế lực phản động quốc tế dùng để chống lại phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội hoặc do những tham vọng về kinh tế, chính trị... Khóa họp lần thứ 20 (1965) Đại hội đồng LHQ đã thông qua tuyên bố về việc cấm một nước hoặc một nhóm nước CT vào công việc nội bộ của nước khác với bất cứ lí do gì. CT có sử dụng LLVT gọi là can thiệp vũ trang.

        CAN THIỆP VŨ TRANG, can thiệp có sử dụng lực lượng vũ trang; thường do các nước đế quốc tiến hành nhằm chống lại quyền tự quyết của các dân tộc. Có CTVT công khai (bằng tiến công QS hoặc tiến hành chiến tranh) và CTVT bí mật (nuôi dưỡng, huấn luyện, cung cấp vũ khí... cho các lực lượng đối lập). Quy mô và cường độ của CTVT tuỳ thuộc vào mục đích chính trị của bên tiến hành can thiệp.

        CÀN QUÉT, tác chiến tiến công của địch trong vùng chúng kiểm soát nhằm tiêu diệt, đánh bật LLVT và cán bộ ta, di dân, đóng thêm đồn bốt, bình định, lập hoặc củng cô' chính quyền tay sai, cướp phá. CQ có thể nhằm một hoặc nhiều mục đích nói trên. Trong chiến tranh xâm lược VN, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tiến hành nhiều cuộc CQ với quy mô lớn.

        CÁN BỘ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN X. CÁN BỘ XÂY DỤNG NÔNG THÔN

        CÁN BỘ QUÂN ĐỘI, gọi chung người đứợc giao các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lí trong lĩnh vực QS hoặc nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành QS. CBQĐ gồm: sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng. Thành phần chủ yếu là đội ngũ sĩ quan QĐ. Theo ngành chuyên môn, có cán bộ; QS, chính trị, hậu cần, quân y, hành chính, kĩ thuật, quân pháp...; theo quân hàm, có cán bộ: cấp tướng, cấp tá, cấp úy, cao cấp, trung cấp, sơ cấp; theo chức vụ, có cán bộ: tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn...

        CÁN BỘ SƠN THÔN X. CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN

        CẢN BỘ TRƯỜNG SƠN X CÁN BỘ XÂY DỤNG NÔNG THÔN

        CÁN BỘ XÂY DỤNG NÔNG THÔN, lực lượng bán QS, chuyên thực hiện chính sách bình định nông thôn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Thành lập 1965 để thay thế cho cán bộ ấp chiến lược, cán bộ hành chính lưu động, cán bộ chính trị nông thôn... Trực thuộc Bộ xây dựng nông thôn, là công cụ bình định, chống phá cơ sở CM và khủng bố, kìm kẹp nhân dân nông thôn, do Mĩ tổ chức, chỉ huy và tài trợ. Hệ thống chỉ huy: ở trung ương là nha cán bộ (bốn sở, ba phòng), do hội đồng xây dựng nông thôn chỉ đạo; ở tỉnh là tỉnh đoàn xây dựng nông thôn, do hội đồng xây dựng nông thôn tỉnh chỉ dạo. CBXDNT được tổ chức thành đoàn hỗn hợp (59 người), hoạt động trong chiến dịch xây dựng nông thôn, cứ 3 đoàn trở lên tiến hành một chiến dịch trong phạm vi tỉnh, do bộ chỉ huy chiến dịch (gồm đại diện lực lượng QS tăng phái, bán QS, dân sự) chỉ huy. Phát triển từ 640 đoàn (38.000 người, đầu 1968) lên tới 1.600 đoàn (53.000 người, 1972) nhưng hoạt động kém hiệu quả. Có trường CBXDNT trung ương ở Vũng Tàu. Tan rã hoàn toàn (1975). Cg cán bộ phát triển nông thôn (ở đồng bằng), cán bộ sơn thôn hay cán bộ Trường Sơn (ở miền núi).

        CANADA (A. Canada, p. Canada), quốc gia ở Bác Mĩ. Dt 9.970.6 lOkm2; ds 32,2 triệu người (2003); 98% người gốc châu Âu (chủ yếu là Anh, Pháp). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, Pháp. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa (48%), đạo Tin Lành (47%). Thủ đô: Ôttaoa. Nhà nước liên bang thuộc Khối liên hiệp Anh, đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa là nữ hoàng Anh, do một toàn quyền đại diện. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và hạ nghị viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình: gần 3/4 lãnh thổ là đồng bằng và cao nguyên, cao 200-300m; đông nam là cao nguyên, cao 1.200m; phía tây là hệ thống núi Coocđiliera, đỉnh cao nhất 6.050m; bờ biển phía đông và phía tây cao, hiểm trở, phía bắc bờ biển thấp, nhiều đá ngầm. Hệ thống sông ngòi dày đặc. Sông lớn: Mackendi 4.241km, Laprentia 3.130km. Khí hậu: miền nam thuộc vùng ôn đới lạnh, miền bắc thuộc vùng cận Bắc Cực. Các hổ: Hổ Lớn. Hổ Gấu. Nước công - nông nghiệp phát triển, giàu khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, vàng, sắt, uran... Công nghiệp: diện năng, ô tô, hóa dầu, điện tử, luyện kim...; nòng nghiệp: lúa mì, khoai tây, hoa quả... Một trong những nước đứng đầu thế giới về sản lượng lương thực tính theo đầu người. GDP 964.475 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 22.340 USD. Thành viên LHQ (9.11.1945), NATO (1949), Khối tự do thương mại Bắc Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 21.8.1973. LLVT: lực lượng thường trực 52.300 người (lục quân 19.300, hải quân 9.000, không quân 13.500, cảnh sát biển 4.700, các lực lượng khác 5.800), dự bị 35.400. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 114 xe tăng, 403 xe thiết giáp trinh sát, 1.275 xe thiết giáp chở quân, 241 pháo mặt đất, 2 tàu ngầm, 4 tàu khu trục, 12 tàu frigat, 14 tàu tuần tiễu, 2 tàu quét mìn, 7 tàu hộ tống, 140 máy bay chiến đấu, 131 máy bay trực thăng. Căn cứ hải quân: Ôttaoa, Haliphăc. Ngân sách quốc phòng 7,6 tỉ USD (2002).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65874649_443157456414140_330301539321118720_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeE3YokLVJ0r7R234ovtPsk5ZiWmnpmCPiJgZuGP8pQO9bPYI3D5Glgm5PkMQIosr-ilh9v5GM6OVmIBR0jaJpR43s9wDX5w69Ew1L77_0SaSA&_nc_oc=AQlK6AXnzgXj_NYwaHraHBFEhx_5msKC1Jm_rihXhZCkK7ypYO4IDp-9YB_CEfBe_bs&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=46a02aa01e99fdd02d95dc5b7daee761&oe=5D88347D)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:23:04 pm

        CANCUTTA X. CÔNCATA

        CẢNG BẾN NGHÉ, cảng côngtenơ ở hữu ngạn sông Sài Gòn: thuộc phường Tân Thuận Đông, q. 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Gồm 4 cầu cảng với tổng chiều dài 816m, 6 phao neo tàu. mớn nước tại bến 8,5m, chiều rộng đáy luồng 150m, tàu trọng tải đến 30.000t ra vào dễ dàng. Diện tích vùng đất cảng 320.000m2, bãi hàng côngtenơ 51.000m2. Khối lượng bốc dỡ 2.800.000t/năm (1999). Hoạt động từ 1988, được công nhận là cảng quốc tế 9.1989.

        CẢNG CỬA ÔNG, cảng than ở t. Quảng Ninh, đông tx Cẩm Phả l0krn, trên đường mỏ Cọc 6 - Mông Dương. Diện tích vùng nước trước cầu cảng 7.920m2 (dài 240m, rộng 33m), độ sâu đáy luồng 7,4-9,4m, tàu 65.000t ra vào an toàn. Diện tích kho bãi 100.354m2. Khối lượng bốc dỡ 2.500.000- 3.037.916t/năm (1999).

        CẢNG ĐÀ NẴNG, cảng biển ở tp Đà Nẵng. Nằm dọc Sông Hàn (từ cửa sông đến cầu Nguyễn Văn Trỗi), phía tây bán đảo Sơn Trà. Luồng vào cảng dài 8.000m, sâu 12m, có 8 bến cảng với tổng chiều dài 1.476m, độ sâu bến 10,5m. Tàu 25.000t cập bến an toàn. Năng lực bốc dỡ hàng 1.500.000t/năm (1999), diện tích kho 137.809m2. Các đội quân xâm lược Pháp, Tây Ban Nha (1858), Mĩ (1965) đổ bộ vào VN lần đầu tiên đều qua CĐN.

        CẢNG ĐỒ SƠN, cảng QS bí mật trong KCCM, gần Hòn Dấu, tx Đồ Sơn, tp Hải Phòng\ biệt hiệu “K. 20”, “bến không tên”, nơi xuất phát của các tàu vận tải QS thuộc Đoàn tàu không số theo Đường Hồ Chi Minh trên biển vận chuyển vũ khí, thiết bị cho chiến trường miền Nam. Những chuyến vận chuyển đầu tiên do các tàu vỏ gỗ trọng tải 28t Phương Đông 1 (xuất phát đêm 14.9.1962) và Phương Đông 2 (đêm 16.10.1962) thực hiện, đưa hàng vào đến Cà Mau.

        CẢNG HẢI PHÒNG, cụm cảng biển lớn nhất miền Bắc VN, ở bờ nam sông Cửa Cấm. tp Hải Phòng. Được xây dựng từ 1870. Năm 1955 khi rút khỏi Hải Phòng, Pháp tháo gỡ hầu hết thiết bị. Sau khi tiếp quản, chính phủ VN khôi phục và mở rộng cảng. Trong KCCM, CHP là nơi tiếp nhận chủ yếu hàng viện trợ của các nước cho VN bằng đường biển, bị không quân Mĩ liên tục đánh phá ác liệt và rải thủy lôi phong tỏa. Các LLVTND bảo vệ cảng đã đánh bại cuộc phong tỏa bằng thủy lôi và bắn rơi nhiều máy bay, trong đó có máy bay B-52 của Mĩ, được tuyên dương Đơn vị Ah LLVTND. Hiện nay cảng tiếp tục được mở rộng. Cảng chính dài 1.720m, gồm 11 cầu tàu (có đường sắt đến bốn cầu tàu), độ sâu đáy bến 4m; tàu l0.000t ra vào dễ dàng; diện tích kho và bãi 173.372m2; khả năng bốc dỡ 2.700.000t/năm (1999). Ngoài ra còn có các cảng Vật Cách (ở thượng lưu), Chùa Vẽ, Đoạn Xá (ở hạ lưu).

        CẢNG HÒN GAI. cảng than ở bờ đông Cửa Lục, tp Hạ Long, t. Quảng Ninh. Chiều dài bến 200m, độ sâu 6,4m, có thể tiếp nhận tàu 12.500t Có hệ thống đường goòng nối với các mỏ, nhà sàng tuyển chọn than và thiết bị rót than xuống tàu. Khả năng bốc xếp thiết kế 2 triệu tấn/năm.

        CẢNG LỮ THUẬN THẤT THỦ nh HẢI CẢNG LỮ THUẬN THẤT THỦ

        CẢNG NHA TRANG, cảng biển ở tp Nha Trang, t. Khánh Hoà, đông nam trung tâm thành phố 5km. Tổng dt 76.514m2, diện tích kho 5.567m2. Chiều dài bến 171m, độ sâu 3,5m, tàu 3.000t ra vào dễ dàng. Khả năng bốc dỡ thiết kế 350.000t/năm; khối lượng bốc dỡ 1999 khoảng 537.303t.

        CẢNG NHÀ BÈ, cảng dầu ở hữu ngạn sông Nhà Bè, đông nam trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 10km. Chiều dài bến cảng 95m, có 5 cầu cảng với tổng chiều dài 740m, sâu 8,5m, chiều rộng đáy luồng 150m, diện tích kho bãi 440.000m2. Trong KCCM, QGPMN VN nhiều lần tập kích, pháo kích CNB, đánh chìm nhiều tàu, đốt cháy hàng triệu lít xăng dầu. Đặc biệt trong trận Nhà Bè (3.12.1973), Đội 5, Đoàn 10 bộ đội đặc công tập kích kho xăng dầu tại cảng, thiêu hủy hơn 200 triệu lít xăng dầu.

        CẢNG NHÀ RỒNG, cảng tổng hợp trên sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh: thương cảng lớn nhất khu vực phía nam. Gồm 10 bến cảng với tổng chiều dài 1.744m, độ sâu đáy bến 8,2-10m; bến lớn nhất cho phép tàu tải trọng đến 30.000t cập bến. Diện tích kho trên 17.000m2, bãi để hàng 2.400m2, khả năng bốc xếp 7 triệu tấn/năm (80% cơ giới hóa). Hình thành từ giữa tk 19, từ 1860 đã có tàu buôn ra vào. Từ CNR, 5.6.1911 Nguyễn Tất Thành (chủ tịch Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước. Tại đây hiện có nhà lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh.

        CẢNG QUẢN SỰ, khu vực bờ biển, sông hồ được, xây dựng công trình và có thiết bị cần thiết phục vụ cho tàu, thuyền trú đậu, xếp dỡ hàng hóa, sửa chữa, bảo đảm hậu cần và vận tải sông, biển do QĐ quản lí. Bao gồm: cẩu cảng, bến nghiêng, thiết bị bốc xếp, bãi tập kết, nhà kho, đường giao thông, nhà làm việc, nhà ở... Theo chức năng và tính chất nhiệm vụ, có: cảng hải quân, cảng vận tải; theo công dụng và đặc điểm công trình, có: cảng cố định, cảng dã chiến. CQS có thể là một bộ phận của căn cứ hdi quân. Cg quân cảng

        CẢNG QUY NHƠN, cảng tổng hợp ở tp Quy Nhơn, t. Bình Định. Gồm 4 bến cảng với tổng chiều dài hơn 660m, độ sâu đáy bến 4,2m, độ sâu của luồng 7m. Diện tích kho, bãi 232.157m2, tàu 7.000t ra vào dễ dàng. Khả nâng bốc dỡ hàng 1,1 triệu tán/năm.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:24:48 pm

        CẢNG VŨNG TÀU, thương cảng quốc tế ở tp Vũng Tàu, t. Bà Rịa - Vũng Tàu, dài 250m, rộng 10m. Bốn cầu dẫn, mỗi cầu dài 42m, mớn nước 9-10m, có 17 kho chứa hàng với tổng dt 2.500m2, tiếp nhận được tàu l0.000t. Chính thức hoạt động từ 12.1987.

        CANH PHÒNG, hoạt động của đơn vị LLVT nhằm duy trì kỉ luật, trật tự, bảo vệ an toàn nơi đóng quân và những mục tiêu được giao. CP được thực hiện tại các đơn vị QĐ đóng quân trong doanh trại, dã ngoại hay ở nhà dân. Do lực lượng cánh vệ hoặc lực lượng khác luân phiên đảm nhiệm, bao gồm: canh gác và tuần ưa. Việc phân chia phạm vi (mục tiêu) CP, tổ chức bố trí lực lượng và kiểm tra CP được quy định tại Điều lệnh quản lí bộ đội và căn cứ vào tình hình thực tế.

        CÁNH BÁO PHÓNG XẠ, toàn bộ các biện pháp phát hiện, thông báo và báo động về sự nhiễm xạ hoặc chiếu xạ không chủ định trong môi trường sinh thái, nhằm phát hiện sự thay đổi độ phóng xạ, phát hiện các chất đồng vị Sr-90,1-131, Cs- 137, Pu-239, chủ động đề phòng hiểm họa do phóng xạ gây ra, bảo vệ sức khoẻ con người, hạn chế phạm vi ô nhiễm môi trường và những thiệt hại vật chất khác. Hệ thống CBPX do bộ đội hóa học đảm nhiệm.

        CẢNH BỊ, toàn bộ các biện pháp gìn giữ, phòng ngừa trước của đơn vị LLVT nhằm bảo vệ an ninh, duy trì trật tự, kỉ luật ở khu vực đóng quân, trú quân, trục đường hành quân, khu vực tác chiến (bến vượt, khu vực địch phong toả...). CB gồm: tuần tra, canh phòng, điều chỉnh sự di chuyển của đon vị, thu dung người và phương tiện... Để tiến hành CB các đơn vị lâm thời phái ra các phân đội vệ binh, phân đội điều chỉnh hành quân, phân đội thu dung... Tổ chức, biên chế các phân đội do người chỉ huy đơn vị quyết định, căn cứ tình hình cụ thể về địch, ta, địa hình, thời tiết...

        CẢNH CÁO, hình thức xử phạt cá nhân (quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên...) hoặc tổ chức QĐ (chi bộ, chi đoàn...) vi phạm kỉ luật trên mức “giữ tại trại trong ngày nghỉ”, dưới mức “phạt tạm giam” với hạ sĩ quan, binh sĩ; trên mức “khiển trách”, dưới mức “giáng chức” với sĩ quan; trên mức “khiển trách”, dưới mức “hạ bậc lương” với cán bộ, công nhân, viên chức quốc phòng; trên mức “khiển trách”, dưới mức “giải tán” với các tổ chức; trên mức “khiển trách”, dưới mức “cách chức” với đảng viên. Thẩm quyền CC thực hiện theo điều lệnh QĐ, quy định của luật, pháp lệnh... của Nhà nước và điều lệ của Đảng, đoàn thể.

        CẢNH ĐỒ, hình vẽ địa hình và địa vật theo dạng phối cảnh, thế hiện các yếu tố cần thiết để nhận dạng địa hình và mục tiêu, có ghi chú tính chất và đặc điểm các mục tiêu và địa vật quan trọng. CĐ thường được vẽ từ dài quan sát.

        CẢNH ĐỒ PHÁO BINH, bản vẽ phối cảnh địa hình, cảnh vật, khu vực mục tiêu quan sát được từ đài (vị trí) quan sát pháo binh; trên đó ghi vật chuẩn, mục tiêu cùng độ hướng (phương vị), độ tà, cự li tương ứng đo được từ dài (vị trí) quan sát. Dùng để chỉ, nhận mục tiêu và theo dõi diễn biến tình hình tác chiến (địch, ta) ở thực địa nhanh, chính xác.

        CẢNH GIÁC CÁCH MẠNG, ý thức đề phòng của cá nhân và tổ chức CM trước kẻ thù, dựa trên sự giác ngộ CM và ý thức chính trị. Biểu hiện của CGCM: thường xuyên theo dõi, phân tích các động thái của kẻ thù; nhạy bén phát hiện và kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của kẻ thù; giữ gìn nghiêm ngặt bí mật quốc gia và bí mật quân sự. tránh mọi sơ hở để kẻ thù lợi dụng gây tổn thất cho CM.

        CẢNH GIỚI. loại bảo đảm tác chiến do phân đội, binh đội, binh đoàn tổ chức và tiến hành trong chiến đấu, hành quân, trú quân để phát hiện, thông báo, theo dõi và kịp thời ngăn chặn đối phương trinh sát và tập kích bất ngờ, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội triển khai chiến đấu. Có CG chiến đấu, CG hành quân và CG trú quân. Theo môi trường tác chiến và lực lượng tiến hành, có: CG trên mặt đất, CG trên không và CG trên biển.

        CẢNH GIỚI CHIẾN ĐẤU, loại cảnh giới của các đơn vị LLVT nhằm không cho trinh sát địch lọt vào đội hình chiến đấu hay đội hình trước chiến đấu; đề phòng địch tiến công bất ngờ, bảo đảm cho lực lượng chủ yếu có thời gian và điều kiện thuận lợi để triển khai và bước vào chiến đấu. CGCĐ trong phòng ngự do lực lượng tác chiến vòng ngoài đảm nhiệm. Trong chiến đấu tiến công, CGCĐ có thể được tổ chức trong quá trình chiếm lĩnh (triển khai) đội hình tiến công hoặc khi củng cố tuyến (khu vực) đã đánh chiếm.

        CẢNH GIỚI HÀNH QUÂN, cảnh giới nhằm đề phòng quân địch trinh sát, tập kích, phục kích, bảo đảm an toàn cho đội hình hành quân. Tùy tình hình cụ thể mà tổ chức cảnh giới phía trước, bên sườn, phía sau, trên không.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:26:01 pm

        CẢNH GIỚI TRÊN BIỂN, cảnh giới được tổ chức ở các vùng (khu vực) duyên hải (ven bờ biển) để nắm tình hình biển, phát hiện các mục tiêu (trên mặt biển, trên không, ngầm dưới biển) bằng các phương tiện kĩ thuật (rađa, sôna, ống nhòm...) và bằng mắt thường; được tiến hành liên tục suốt ngày đêm. Các phần tử quan sát được chuyển tới các vị trí chiến đấu, SCH liên binh đoàn (binh đoàn...) để nghiên cứu phân tích, đánh giá, xử lí tình hình biển.

        CẢNH GIỚI TRÚ QUÂN, cảnh giới nhàm đề phòng quân địch trinh sát, tập kích, phá hoại và bảo đảm an toàn cho bộ đội trú quân. Lực lượng cảnh giới thường chia thành: lực lượng bảo vệ, tuần tiễu và quan sát do các tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn phái ra. Đơn vị làm nhiệm vụ CGTQ được xác định: phạm vi (dải, khu vực) cảnh giới, tuyến chiến đấu, khu vực tuần tra, vị trí quan sát.

        CẢNH SÁT QUỐC GIA, lực lượng bán vũ trang trong thành phần lực lượng an ninh địa phương của chính quyền Sài Gòn, thực hiện chức năng đánh phá cơ sở CM, kìm kẹp nhân dân miền Nam VN. Trực thuộc Bộ nội vụ; có hệ thống chỉ huy từ trung ương tới địa phương; cơ quan chỉ huy cao nhất là Nha tổng giám đốc CSQG (Tổng nha cảnh sát); 1971 đổi thành BTL CSQG, trực thuộc Phủ tổng thống. Có: cảnh sát thường (đăng kí, kiểm soát hộ khẩu, phát thẻ căn cước, điều hành giao thông, giữ trật tự công cộng...), cảnh sát đặc biệt (hoạt động tình báo), cảnh sát dã chiến (tiến hành các cuộc hành quân cảnh sát), cảnh sát tuần giang (kiểm soát đường sông). Thường phối hợp hoạt động với các lực lượng bán QS khác và Quân lực Việt Nam cộng hòa. Quân số từ 52.000 người (1965) lên tới 112.000 người (1973). Tan rã hoàn toàn 4.1975.

        CÁNH ĐỔNG CHUM, cao nguyên lớn thuộc t. Xiêng Khoảng (Lào), đông bắc Viêng Chăn 200km. nằm cạnh đường 7. Độ cao trung bình l.000m. Xung quanh là rừng rậm xen núi cao, ở giữa là vùng lòng chảo rộng, bằng phẳng, trống trải. Địa bàn quan trọng về QS, chính trị, kinh tế. Hai sân bay là CĐC và Phônxavẳn. Là nơi đã diễn ra nhiều trận chiến đấu, chiến dịch của QGP nhân dân Lào. Tại đây còn nhiều khối đá hình chum, di tích cổ.
 
        CÁNH SÓNG RAĐA, biểu đồ diễn tả sự định hướng phát xạ (hoặc thu) năng lượng sóng điện từ của thiết bị anten trong không gian quanh đài rađa. CSR đặc trưng cho cường độ bức xạ năng lượng của anten trong mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng nằm ngang. Thông thường lượng bức xạ của anten trong 2 mặt phẳng là không giống nhau, nên người ta phân chia CSR trong mặt phẳng đứng (mặt phẳng tà) và trong mặt phẳng ngang (mặt phẳng phương vị). Tham số đặc trưng cơ bản của CSR là độ rộng cánh sóng (góc giới hạn bởi 2 tia từ tâm bức xạ đến 2 điểm mà ở đó năng lượng bức xạ bởi anten bằng 0,5 lần năng lượng bức xạ ở hướng cực đại). Độ rộng cánh sóng càng hẹp thì tính phát xạ định hướng của anten càng cao. Các anten ngoài hướng bức xạ chính còn hướng bức xạ phụ. Hướng bức xạ chính ứng với CSR chính, hướng bức xạ phụ ứng với CSR phụ (bao gồm CSR biên và CSR đuôi). Có CSR một tia, nhiều tia, hình kim. hình quạt và dạng côsecan. Đối với anten thu - phát kết hợp thì CSR trùng nhau. Cg biểu đồ định hướng của anten.

        CẠNH SƯỜN, hai bên cạnh trận địa hoặc đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch, đội hình hành quân của lực lượng tác chiến. Lấy hướng địch làm chuẩn, có: CS trái (cạnh trái), CS phải (cạnh phải). So với chính diện, CS thường là nơi tương đối yếu, vị trí dễ công kích. Trong tác chiến, thường chọn CS để thực hiện đột kích, đồng thời phải tăng cường bảo đảm CS của mình. Cg bên sườn.

        CAO BÁ QUÁT (Cao Chu Thần, tự Cúc Đường; 1809-55), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ thời Nguyễn. Quê làng Phú Thị, h. Gia Lâm, t. Bắc Ninh (nay là xã Phú Thụy, h. Gia Lâm, tp Hà Nội). 1831 thi hương đỗ á nguyên (cử nhân), hai lần thi hội nhưng đều bị đánh hỏng. 1841 giữ chức hành tẩu bộ lễ tại kinh đô Huế. Đương thời CBQ nổi tiếng về thơ ca, có tài nhưng làm quan có nhiều lận đận, bị bãi chức, rồi phục chức, cuối cùng chuyển làm giáo thụ ở Quốc Oai (t. Hà Tây). 1854 bỏ quan về vùng Mĩ Lương (Chương Mĩ, t. Hà Tây), suy tôn Lê Duy Cự làm minh chủ, kêu gọi nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Triều đình điều quân đến đàn áp. Do lực lượng yếu, đầu 1855 cuộc khởi nghĩa thất bại, CBQ chết trận tại An Sơn, Hà Tây (xt khởi nghĩa Cao Bá Quát, 1854-55).


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:28:19 pm

        CAO BẰNG, tỉnh miền núi đông bắc Bắc Bộ. Bắc và đông giáp TQ (biên giới 311km, cửa khẩu quốc tế Tà Lùng), nam giáp Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, tây giáp Hà Giang. Dt 6.691km2; ds 0,5 triệu người (2003); các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh... Nguyên là trấn CB, 1831 đổi thành tỉnh. 7.1956-12.1975 thuộc Khu tự trị Việt Bác. 12.1975 hợp nhất với Lạng Sơn thành t. Cao Lạng. 12.1978 tái lập. Tổ chức hành chính: 12 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Cao Bằng. Địa hình: trên 90% diện tích tự nhiên là rừng núi. Phía bắc là cao nguyên đá vôi, độ cao trung bình l.000m; phía nam lả vùng núi: vòng cung Sông Gâm, với các đỉnh cao Phía Đa 1.980m, Phía Biooc 1.575m; vòng cung Ngân Sơn với đỉnh Phía Oac 1.931m. Rừng có nhiều gỗ và dược liệu quý. Các sông chính: Bằng Giang, Sông Gâm, Sông Năng... nhiều thác ghềnh: thác Bản Giốc, Na Hang, Na Peo... có tiềm năng thủy điện lớn. Hồ lớn: Thang Hen. Khí hậu ôn hòa mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm 21°C, lượng mưa 1.200-1.700mm/năm. Tỉnh có thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâm nghiệp, khai khoáng. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 179,1 nghìn tấn (lúa 98,6 nghìn tấn); khai thác gỗ 25 nghìn m3. Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 197,7 tỉ đồng. Giao thông: QL 3, QL 4, đường liên tỉnh: 203, 204, 206, 207; sân bay Cao Bằng. 1941 CB trở thành căn cứ địa CM, 1944 thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ở khu rừng Trần Hưng Đạo; di tích lịch sử: Pắc Bó, thành Nhà Mạc... 10.2000 LLVTND Cao Bằng được phong tặng danh hiệu đơn vị Ah LLVTND.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65845055_443972406332645_1658954774759866368_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeERALOJpjHyWPP_OBMqEn7e3WX32FUzYQQ4Ju2bP_f6clBPsKF2fOgARW7xzKzOeHxQdLBwdvproBZKmIOOvuOOQtmq2zhXxALYMK7Dx2w3fQ&_nc_oc=AQmDrt3LkJSgyP_C3wiRzax7rS5OP6gYJbpVz_rYR4Aa-GhFfNTL-m5JJ0jaTOieDOk&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=2dd828aa3935c34a33d687c0f64138c9&oe=5DBA199E)

        CAO DUY THUẦN (s. 1948), Ah LLVTND2l2S). Quê xã Thanh Xá, h. Thanh Hà, t. Hải Dương; nhập ngũ 1965, trung tá (1990); đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là thượng sĩ tiểu đội trưởng lái xe, Đại đội 10, Tiểu đoàn 53, Binh trạm 31, Đoàn 559. Trong KCCM, lái xe ô tô vận tải QS trên đường Trường Sơn, hàng trăm lần xông vào nơi bom đạn dập lửa, cứu người, cứu xe, hàng. Có lần ô tô bị máy bay địch đánh trúng và bốc cháy, CDT bình tĩnh cho xe chạy sang hướng khác làm mục tiêu thu hút máy bay địch, để đoàn xe được an toàn. 1967-73 CDT đã lái xe 160.000km an toàn, nhiều năm liền vượt mức kế hoạch. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhì, 2 hạng ba).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65721155_443972379665981_2645133240775475200_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeGUJZHEGioZ94meyljlQIOAEmEBScQ100b9NkRFyq3fII31UFQA-qivuSHiGb10MBhnVE9RYl9ni8-8oMUDTqdHe-Bk_kmeISlv1Fh4-pED3Q&_nc_oc=AQkjomk9aY2HEytWgKkU3-1sEVa2kgsu1WKSCw0U0qZruonFEK5XMswAfVxpLgNLj_o&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=c6985126dad10fa644901311f02a27be&oe=5D81F85B)

        CAO LẠNG, tỉnh cũ ở đông bắc Bắc Bộ. Tình lị: tx Lạng Sơn. Thành lập 12.1975 do hợp nhất hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. 12.1978 chia lại thành hai tỉnh.

        CAO LỖ (Cao Thông; ?-180tcn), danh tướng thời An Dương Vương. Què Vũ Ninh (nay là h. Quế Võ, t. Bắc Ninh). Có công sáng chế cung nỏ và tên đồng, giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân xâm lược Triệu Đà. Bị Thục Phán đuổi về quê do can ngăn việc cho Triệu Đà lập thông gia. CL mất tại quê trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Hiện có đền thờ tại xã Đại Lai, h. Gia Bình, t. Bắc Ninh.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:29:30 pm

        CAO LƯƠNG BẰNG (s. 1945), Ah LLVTND (1969). Quê xã Thanh Hóa, h. Tuyên Hóa, t. Quảng Bình; nhập ngũ 1965, thiếu tướng (1994), chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy QS tỉnh Quảng Bình (1994-2000); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là thiếu úy, đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 47, Trung đoàn 270, Quân khu 4. Tháng 2.1966- 12.1969 CLB chiến đấu ở chiến trường bắc đường 9, đánh 23 trận, diệt 57 địch, bắn rơi 1 máy bay UH-1A, thu 4 súng và chỉ huy trung đội, đại đội đánh nhiều trận, lập công xuất sắc. 28.4.1966 trong trận chống càn ở Xuân Hải, Gio Linh, CLB cùng trung đội đánh lui 2 tiểu đoàn địch có xe tăng, máy bay và pháo binh yểm trợ; khi dịch đổ quân tăng viện, tổ chiến dấu của CLB bị địch bao vây, mất liên lạc vói đơn vị, CLB cùng đồng đội kiên quyết chiến đấu giữ vững trận địa, diệt 53 địch (riêng CLB diệt 14). Ngày 12.7.1966, 2 tiểu đoàn địch có xe tăng, máy bay và pháo binh yểm trợ càn vào Lai An, Gio Linh, đơn vị còn 20 người chốt trong làng, CLB vác trung liên vượt qua bãi trống dưới hỏa lực địch, đặt súng ở vị trí có lợi bắn tạt sườn đội hình địch, làm tê liệt một cánh quân và đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, diệt 22 địch, góp phần cùng đơn vị diệt 123 địch, giữ vũng trận địa. 23.2.1968 trên đường đi nghiên cứu địch trở về, bị 3 máy bay trực thăng vũ trang đuổi theo bắn, CLB cùng đồng đội lợi dụng địa hình đánh trả, CLB bắn 6 viên đạn AK rơi 1 UH-1A, diệt 2 phi công, sau đó cõng dồng đội hi sinh về đơn vị. 7.6.1969 trong trận phục kích đánh địch ở Hà Thượng Rú, khi một đại đội địch lọt vào trận địa, CLB kịp thời cho bắn súng cối vào giữa đội hình địch, rồi chỉ huy các mũi bao vây, chia cắt tiêu diệt đại đội địch, diệt 94, bắt nhiều tù binh, thu 15 súng AR-15, 3 máy vô tuyến điện PRC-10. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba), 3 lần Dũng sĩ.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65592048_443972376332648_3905836262480674816_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeFhKkWAXSlIuEEJlQEMz0LGN51U-OhAan_cPrJr2_p_32PU0msUqQrDodfTHjgnmYWz-iF8cFXMbGMWo19-jDYb2TieFINIPqvAzA-AWEFRxw&_nc_oc=AQmZYcFyu1b-zoNaGOoBIedO3k17tinMW9iwLiLfhiCFPK8Fv9ObTeXtaA81CR80xzg&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=4c565c6bee9ed52928c4950111e21445&oe=5DB442F0)


        CAO NGUYÊN, vùng đất rộng, tương đối bằng phẳng hoặc có độ nghiêng nhỏ, độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên, thường tiếp giáp với các vùng khác bằng các sườn dốc, có khi là vách đứng. Được hình thành do quá trình phong hóa lâu dài và bóc mòn đất đá (CN Mộc Châu, Sơn La) hoặc được bao phủ bời các lớp nham thạch do kết quả hoạt động của núi lửa (CN Bảo Lộc, Lâm Đổng). CN lớn nhất thế giới là CN Braxin (Nam Mĩ), dt khoảng 5 triệu km2; cao nhất là CN Tây Tạng (TQ), có độ cao trung bình 4.000m. Theo hình thái bề mặt, có: CN phẳng, CN bậc thang, CN gò đồi và CN núi sót (có các khối đá rắn chắc trên bể mặt). Vị tri địa lí của CN có thể ở giữa các khối núi, chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng hoặc nằm sâu trong lục địa (cao nguyên đại lục). Bề mặt CN có thể bị xói mòn, chia cắt bời các khe rãnh sâu. Đặc điểm địa hình và hình thế cao của CN là nhân tố trọng yếu ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển môi trường tự nhiên, điều kiện khí hậu, thủy văn và hệ sinh thái. Tùy theo vị trí, độ cao và đặc trưng bề mặt, CN có ảnh hưởng khác nhau đến các hoạt động QS. Các CN có độ chia cắt lớn ảnh hưởng đến giao thông, hạn chế khả năng cơ động bộ đội và phát huy tác dụng của binh khí kĩ thuật, gây trở ngại cho thông tin liên lạc và các hoạt động bảo đảm hậu cần; các CN cao thường có khí hậu khô lạnh, gió mạnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bộ đội và tuổi thọ của vũ khí, trang bị. Địa hình CN có tính chất bảo vệ thấp, nhất lả đối với vũ khí hủy diệt lớn.

        CAO NGUYÊN TÂY TẠNG (cao nguyên Thanh Tạng; A. Tibetan plateau), cao nguyên ở phía tây và tây nam Trung Quốc. Dt khoảng 2.300.000km2, chiếm 24% diện tích toàn lục địa TQ, bao gồm toàn bộ khu tự trị Tây Tạng, phần phía nam khu tự trị Uygual Tân Cương, toàn bộ t. Thanh Hải, phần tây nam t. Cam Túc, tây t. Tứ Xuyên, tây t. Vân Nam. Cao nguyên trẻ nhất (hình thành cách đây khoảng 50 triệu năm) và cao nhất thế giới, nơi bắt nguồn của hầu hết các hệ thống sông lớn ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á (Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Chao Phraia, Hằng Hà, Ân Hà). Địa hình phức tạp, độ cao trung bình 5.000m, có biệt danh “nóc nhà thế giới”. Xung quanh có nhiều dãy núi lớn (Côn Luân, A Nhĩ Kim, Bổ Liên ở phía bắc, Hoành Đoạn Sơn ờ phía đông, Himalaya ở phía nam và tây nam), nhiều đỉnh cao trên 6.000m, tuyết phủ quanh năm; đỉnh cao nhất: Chomolungma (Evơret) trẽn dãy Himalaya (8.864,27m). Nhiều sóng băng. Giữa cao nguyên có nhiều hồ lớn. Phía bắc khí hậu khô ráo, lượng mưa trung bình hàng năm dưới 200mm. Phía nam và đông nam khí hậu cận nhiệt đới, mưa nhiều, lượng mưa hàng năm 900-2.000mrn, nhiều nhất đến 3.000mm.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:31:19 pm

        CAO TẤT ĐẮC (s. 1944). Ah LLVTND (1969). Quê xã Hoàng Đông. h. Hoằng Hóa, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1963, đại tá (1988); đv ĐCS VN (1966); khi tuyên dương Ah là chuẩn úy, đội phó Đội công binh 89 Quân khu 4. Năm 1965-68 tham gia phá gỡ bom, thủy lôi do máy bay MI thả ở đảo Cồn Cỏ và nhiều nơi khác trên đất Quảng Bình. Hà Tĩnh, Nghệ An; nghiên cứu tìm ra cách tháo gỡ được nhiều loại bom (từ trường, nổ chậm, chấn dộng, thủy lôi...), phổ biến kịp thời cho đơn vị. 2-11.1965 quan sát theo dõi các khu vực địch thả bom, nghiên cứu phá được 5 quả bom tạ, 80 quà bom bi, hàng tràm quả rốckét, bảo đảm an toàn cho đảo Cồn cỏ. 12.1967 có sáng kiến dùng dây buộc nam châm căng qua Sông Gianh (Quảng Bình), cùng dồng đội rà phá 87 quả bom, thủy lôi các loại, bảo đảm giao thông thông suốt. 12.1968 tham gia phá được nhiều bom nổ chậm ở khu vực sân bay Vinh, tạo điều kiện cho máy bay lên xuống an toàn. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65508823_443972399665979_7316577583028502528_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeGdTS3WmmtW2HRR-giTIPgTlMeXNPYPueuyfd2RU-IkKtArbEY69PVstIjaI8WtzX1TaB_aqtUS95Q7uR7-4CxGMNFnHCiOvubaS-Fz3hZHYA&_nc_oc=AQmH99ukEC9q52MtGk21AlpzhV3p4hT_C8ijTtxP-rpb66qXML9roCQPDzrpl9BzzEM&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=cbfb97011640a9d4b996290e65eae5d9&oe=5D856648)

        CAO THẮNG (1864-93), danh tướng, nhà chế tạo súng của nghĩa quân Phan Đình Phùng. Quê Sơn Lễ, h. Hương Sơn, t. Hà Tĩnh. Xuất thân nông dân nghèo. 1874 gia nhập nghĩa quân Trần Quang Cán. 1885 cùng em là Cao Nữu và bạn là Nguyễn Đình Kiêu mộ quân khởi nghĩa tại quê. 1886 đưa lực lượng gia nhập nghĩa quân Phan Đình Phùng, giữ chức quản cơ (phụ trách việc tổ chức, xây dựng lực lượng nghĩa quân). 1887-89 khi Phan Đình Phùng ra Bắc Hà, CT dã khôi phục lại phong trào gần như tan rã sau lần thất thủ đại đồn Đông Thái (1885), nghĩa quân trên 1.000 người, trang bị 500 súng (có 350 súng do CT tổ chức chế tạo theo kiểu “súng 1874” của Pháp). 1890-92 chỉ huy đánh bại hai cuộc càn lớn của quân Pháp vào căn cứ nghĩa quân. Trong cuộc càn lần 2 của địch (8.1892), CT đã tập trung nghĩa quân tập kích vào sào huyệt của địch tại tx Hà Tĩnh, gây cho địch nhiều tổn thất, buộc phải ngừng càn quét và phải rút quân. 1893 nhằm mở rộng địa bàn hoạt động, CT cùng Cao Nữu chỉ huy hơn 1.000 quân đánh rộng ra Nghệ An. CT hi sinh trong trận tiến công Đồn Nu (Thanh Xuân, Thanh Chương). Hiện còn đền thờ tại làng Khê Thương, h. Hương Khê, t. Hà Tĩnh.

        CAO THÔNG nh CAO LỖ

        CAO VĂN KHÁNH (1917-80), phó tổng tham mưu trướng QĐND VN (1974-80). Quê tp Huế, t. Thừa Thiên - Huế; nhập ngũ 1945, trung tưóng (1980); đv ĐCS VN (1949). Trong KCCP, 8.1945-46 trung đội trưởng, đại đội trưởng QGP ở Huế, ủy viên QS tỉnh Bình Định; khu trưởng Khu 5; chỉ huy phó phân sở ủy ban kháng chiến miền Nam phụ trách các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; đại đoàn phó, rồi đại đoàn trưởng Đại đoàn 27. Tháng 12.1946-48 khu trưởng Khu 5. Tháng 4.1949-54 đại đoàn phó Đại đoàn 308; cục trưởng Cục quân huấn. 4.1958 cục trưởng Cục tổ chức kế hoạch, kiêm cục trưỏng Cục nhà trường Tổng cục quân huấn. 10.1960 hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân. 3.1964 phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân khu 3. Năm 1966-69 phó tư lệnh: Mặt trận B3. Quân khu Trị - Thiên, Quân khu 4. Tháng 5.1970 tư lệnh Mặt trận 968 (Hạ Lào); phó tư lệnh thứ nhất BTL B70. Tháng 2.1971 phó tư lệnh Mặt trận Đường 9; tư lệnh Mặt trận B5, kiêm phó tư lệnh Quân khu 4. Tháng 12.1972-74 tư lệnh Quân khu Trị - Thiên. 1974- 80 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. Huân chương: Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65453440_443972416332644_6185109749302820864_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeFXs3fc5vug73CYk12EaRq42oz_S08PMEVxBmMTWXxXs7N04iEjBLC9lerREsJUDppG-PQ9rchH-wq919hpTtUlT_X5tpAZv5WOT2bANnRpPw&_nc_oc=AQm32ANFMDkcHqvshjnpJ5JPAEgpxwKXbRvxjUNfXiJ0jfB-yGIH_6NgUaOVsDVdiKE&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=589f43dd9561c4e4114d2d38b89319f0&oe=5D831485)
        CAO VĂN VIÊN (s. 1921), tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam cộng hòa (1966-75); đại tướng. Sinh ở Lào, về VN gia nhập QĐ của chính phủ Bảo Đại do Pháp dựng lên, được Pháp đào tạo thành lính nhảy dù, tốt nghiệp khóa tiểu đoàn trưởng và khóa liên đoàn lưu động. 1953 trung úy, trưởng phòng nhì (tình báo) Mặt trận Hưng Yên. Sau hiệp định Giơnevơ (1954) theo Ngô Đình Diệm vào miền Nam VN. 1958 Diệm đưa về dinh Độc Lập giữ chức tham mưu trưởng Biệt bộ. Cuối 1960 đại tá, chỉ huy lữ đoàn dù. 1964 thiếu tướng. Từ 28.4.1975 sống lưu vong ở bang Vơginia (Mĩ).


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:32:46 pm

        CAP VE (Cộng hòa Cap Ve; República de Cabo Verde, A. Republic of Cape Verde), quốc gia ở phía tây châu Phi, ở Đại Tây Dương (cách bờ biển Xênêgan 500km). Dt 4.033km2; ds 412 nghìn người (2003); gồm người lai (62%), người Phunbe, Bantu. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Bồ Đào Nha. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Praia. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp tối cao là quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ, do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm 10 đảo núi lửa, núi cao nhất 2.829m ở đảo Phôgô. Khí hậu nhiệt đới, mát mẻ; lượng mưa không đáng kể. Nước
nông nghiệp. GDP 588 triệu USD (2002), bình quân đầu người 1.320 USD. Thành viên LHQ (16.9.1975), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 8.7.1975. LLVT: lực lượng thường trực 1.200 người. Tuyển quân theo lệnh nhập ngũ. Trang bị: 10 xe thiết giáp trinh sát, 18 súng cối, 24 pháo mặt đất, 30 pháo phòng không, 50 tổ hợp tên lửa phòng không SA-7... Ngân sách quốc phòng 5 triệu USD (2002).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65619521_443972459665973_1024291730922405888_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeHGsfiPFQz-MEN_gfZBQ2_xdIVUMw7ydLS2MlQeDFIEkiX8kMz5eBSe6ZDuMvkP8vFpWJK7tk6ISGaJ-WfpfHSWr_N9y9KrCTk8vKEkX595Jw&_nc_oc=AQkNPTNRoGSegS3F_6qlTEKz2FRCL9KxpdW04ECuDea9iwlX6_RA9xZOdbCsMwNHOsM&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=81893edb1d6ff4fd1a68237a1fb6e5b1&oe=5DB0A41A)

        CÁP QUANG (cáp sợi dẫn quang), cáp thông tin liên lạc truyền tín hiệu dưới dạng quang học (ánh sáng) theo nguyên lí phản xạ liên tục các tia sáng bên trong ống dẫn. Cấu tạo gồm: lõi chịu lực, các sợi dẫn quang (một hoặc nhiều sợi đặt cách nhau trong vỏ kín), lớp đệm, vỏ bọc trong và vỏ bọc ngoài (lớp bảo vệ). Lõi chịu lực làm bằng hợp chất lưỡng kim (thép và đồng). Sợi dẫn quang (sợi thủy tinh) được chế tạo từ ôxit silic (SiO2) bên ngoài phủ một chất có chỉ số phản xạ thấp để không cho ánh sáng thoát ra ngoài (hạn chế sự tổn hao). Lớp đệm được làm bằng Silicon để lấp đầy khoảng trống giữa các sợi dẫn quang. Vỏ bọc trong hình ống để giữ chất silicon. Vỏ bọc ngoài bằng pôliêtilen, PVC... Ưu điểm của CQ là truyền được dung lượng thông tin lớn, chất lượng tín hiệu cao (không bị can nhiễu của bức xạ điện từ trường), cự li liên lạc lớn (do tổn hao nhỏ), kích thước và khối lượng gọn nhẹ, độ an toàn và bảo mật cao, tuổi thọ lớn. Được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thông tin liên lạc để truyền tín hiệu thoại, truyền ảnh, truyền hình... CQ chia thành hai loại: đơn mốt (mode) và đa mốt. CQ đơn mốt có: đơn mốt thường và đơn mốt tán sắc dịch chuyển... CQ đa mốt có: đa mốt chỉ số lớp và đa mốt chỉ số bước.

        CÁP THÔNG TIN LIÊN LẠC, vật truyền dẫn tín hiệu thông tin liên lạc gồm một hoặc nhiều lõi (dây dẫn) đặt cách li nhau trong vỏ kín, ngoài cùng có lớp bảo vệ. Theo cấu tạo và phương thức truyền dẫn, có: CTTLL kim loại (cáp diện) và cáp quang. Theo tần số tín hiệu, có: CTTLL âm tần, CTTLL cao tần, CTTLL siêu cao tần. Theo phương thức lắp đặt, có: cáp treo và cáp chôn. Cấu tạo gồm các phần tử: sợi dây dẫn (điện hoặc quang), lớp cách điện hoặc lớp đệm và vỏ bọc (trong cáp quang còn có lõi chịu lực). Dây dẫn trong cáp điện thường được chế tạo bằng đồng, trong cáp quang bàng ồxit silic (SiO2). Lớp cách điện bằng chất điện môi để phân cách các sợi dây dẫn điện với nhau (lớp đệm trong cáp quang bằng chất silicon), vỏ bọc sợi dây dẫn hình ống để giữ chất điện môi, chất Silicon chống ẩm và chống tác dụng của hóa chất, vỏ thường làm bằng cao su, pôliêtilen, PVC... Để chống các hư hỏng cơ học, thường bọc thêm một lớp bảo vệ bằng lưới thép.

        CAPCA, vùng lãnh thổ nằm giữa Biển Đen, biển Adôp (phía tây) và biển Caxpi (phía đông), dt 440.000km2. Là hệ thống núi, cao nguyên và bình nguyên, thuộc lãnh thổ của các nước: Nga, Adecbaigian, Grudia, Acmênia. Hơn 50 dân tộc. C chia thành ba vùng tự nhiên: Tiền C ở phía bắc, Đại C ở giữa và Ngoại C ở phía nam. Tiền C là vùng đất đen Cuban và vùng bán hoang mạc. Đại C là hệ thống núi cao trên 5.000m, gồm hai dãy núi song song dài 1.300km từ bờ Biển Đen đến biển Caxpi, là đường ranh giới giữa hai đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới; có nhiều sông băng (diện tích đóng băng 2.000km2). Ngoại C gồm các dãy núi Xuram, Tiểu C và cao nguyên Acmênia. Thực vật ở C rất đa dạng, tài nguyên phong phú, có nhiều mỏ dầu khí, sắt, đồng chì, than, kẽm, mănggan. Có các tuyến đường sắt, đường ô tô. Các cảng ở Biển Đen, biển Caxpi và nhiều sân bay lớn. Trong CTTG-II, tại C đã diễn ra những trận đánh lớn giữa các đơn vị QĐ LX và QĐ phát xít Đức.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:35:01 pm

        CARACÔRUM, hệ thống núi ở Trung Á, nằm ở biên giới TQ - Ấn Độ. Bắc giáp các dãy núi Pamia, Côn Luân; nam giáp dãy Himalaya. Dài 800km, rộng 150-250km, phần lớn có độ cao 5.500-6.500m, một số ngọn cao 8.000m, ngọn Chôgari cao tới 8.611m. Khí hậu lục địa núi cao, lượng mưa từ l00mm/năm ở chân núi, đến 500mm/năm ở độ cao 5.000m (dạng tuyết rơi). Đường ranh giới tuyết ở độ cao 4.800- 6.000m. Nhiều sông băng, diện tích đóng băng: 16.300km2. Đèo C vượt qua dãy núi chính ở độ cao 5.575m (biên giới TQ - Ấn Độ). Qua đèo này là đường ngựa thồ, đi lại được từ tháng 6 đến tháng 9. C cắt ngang tuyến đường ô tô C.

        CARĂNGTIN (P. quarantine - thời hạn bốn mươi ngày), biện pháp cách li đặc biệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của các bệnh tối nguy hiểm. Gồm: khoanh vùng, cách li, bao vây ổ dịch, không cho tiếp xúc giữa bên ngoài với bên trong ổ dịch hoặc đơn vị có dịch; bệnh nhân phải được cách li hoàn toàn với người xung quanh; ngăn cấm người trong ổ dịch đi ra ngoài tiếp xúc với xã hội; chỉ cho phép người từ bên ngoài vào trong ổ dịch vì công vụ (y tế, nuôi quân...) với những biện pháp bảo vệ đặc biệt. Khi dịch đã lan rộng khó xác định ranh giới ổ dịch thì không thể thực hiện C một cách triệt để, chỉ áp dụng một số biện pháp hạn chế như: tổ chức các trạm kiểm dịch trên các trục giao thông, giám sát những người từ trong ổ dịch đi ra ngoài, giám sát sự vận chuyển một số thực phẩm từ vùng có dịch ra ngoài nếu là dịch bệnh đường tiêu hóa... Thuật ngữ C ban đầu được sử dụng để chỉ biện pháp ngăn chặn sự lây lan theo giao thông vận tải đường biển của các bệnh tối nguy hiểm như dịch hạch, dịch tả, đậu mùa, sốt vàng, có thòi gian ủ bệnh tối đa được xác định là 40 ngày. Trong thời hạn đó, các tàu có bệnh nhân bắt buộc phải dừng ngoài khơi để cách li, điều trị và khi hành khách và thủy thủ xác định là không nhiêm bệnh mới được giải phóng lên bờ. Sau đó C được áp dụng mở rộng cho việc ngăn chặn một số bệnh khác lây nhanh theo đường hô hấp như viêm màng não do mô não cầu, cúm, quai bị, bạch hầu... Hiện nay diễn biến các bệnh đã khác, nhiều biện pháp phòng chống dịch đã có hiệu lực cao, nên C ít được áp dụng và cần được quy định lại.

        CARIBÊ. biển thuộc Đại Táy Dương, bắc giáp quần đảo Ăngti Lớn, đông giáp quần đảo Ăngti Nhỏ, tây giáp Trung Mĩ, nam giáp Nam Mĩ; thông với vịnh Mêhicô qua eo biển lucatan. với Đại Tây Dương qua các eo biển của hai quần đảo Ăngti, với Thái Bình Dương qua kênh đào Panama. Dt 2.777.000km2, sâu trung bình 2.429m, sâu nhất 7.090m. Những vịnh chính: Hônđurat, Haiti, Puectô Ricô. Khí hậu nhiệt đới, á xích đạo. Bờ biển nhiều núi. Thường có bão lớn. Nhiệt độ nước 25°-28°C, độ mặn 36-38%0. Các cảng và căn cứ hải quân: Maracaibô (Vênêxuêla), Catagiêna (Colombia), Côlôn (Panama), Limôn (Côxta Rica), Xantiagô đê Cuba (Cuba), Xantô Đômingô (Đôminicana), Goantanamô (Mĩ chiếm của Cuba), Côcôxôlô (vùng kênh đào Panama thuộc Mĩ).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65636532_443972452999307_2098549212990930944_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeFhwl6bhW9osL3wA7cBfRbKpZezfEjy-Q4n1Fkk2DoRpJVTgCTkspSBPfTSD73NZiE0BHkj7SGdWsYK-zYbk3cMoM83gVRrVIKno9Hw-vhOUQ&_nc_oc=AQngngcBiUX3qHfxTs9mU__m6LXjAIU1sXQZLGPmKD9RV7wc4APfLIecQ26MFdOVhF4&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=f1839417a248c9d3370dae1f4654e056&oe=5D791C7C)

        CÁT BÀ X. CÁT HẢI

        CÁT HẢI, huyện đảo thuộc tp Hải Phòng. Nằm trong Vịnh Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố 22km về phía đông. Thành lập 1977 do sáp nhập hai huyện Cát Hải và Cát Bà. Dt 323,lkm2; ds 27.300 người (2001). Gồm 10 xã, 2 thị trấn (Cát Bà, Cát Hải), phân bố thành hai vùng địa hình. Vùng Đôn Lương (đảo CH) dt 30km2, bằng phảng, độ cao 2-2,5m, dân cư đông đúc. Vùng Hà Sen (Cát Bà) là quẩn đảo vôi gổm 367 đảo lớn nhỏ, tổng dt gần 300km2; đảo Cát Bà dt 144km2. có nhiều hang động, núi Cao Vọng cao 332m, rừng nguyên sinh rộng 570ha, động vật, thực vật đa dạng phong phú. Có vị trí địa lí quan trọng, khống chế đường biển ra vào cảng Hải Phòng và khu mỏ Quảng Ninh. Tk 19 là căn cứ chống Pháp của Quận He (Nguyễn Hữu Cầu). Trong KCCM, quân và dân CH bắn rơi 20 máy bay Mĩ.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:36:23 pm

        CATA (Nhà nước Cata; Dawlat Qatar, A. State of Qatar), quốc gia ở đông bán đảo Arập, bờ tây vịnh Pecxich, thuộc Tây Á. Dt 11.427kifi2; ds 817 nghìn người (2003); chủ yếu người Arập. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: đạo Hồi. Thủ đô: Đôha. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương (kế nhiệm theo chế độ cha truyền con nối) kiêm bộ trưởng quốc phòng và tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: hội đồng tư vấn do quốc vương bổ nhiệm. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ chủ yếu là hoang mạc cát và đá, địa hình thấp, bờ biển bị chia cắt mạnh, ven bờ nhiều đá ngầm, lượng mưa không đáng kể. Cơ sở của nền kinh tế là khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên (dầu mỏ chiếm 74% giá trị xuất khẩu). GDP 16,454 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 28.130 USD. Trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991), là căn cứ QS của 28 nước đồng minh và Mĩ. Thành viên LHQ (21.9.1971), Liên minh các nước Arập. Lập quan hệ ngoại giao với VN 8.2.1993. LLVT: 12.330 người (lục quân 8.500, hải quân 1.730, không quân 2.100). Ngân sách quốc phòng 1,5 ti USD (2001).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65456434_443972442999308_3617129827858907136_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeGm_hzZSoAuzYrqPLj452WfB16aayDIUTAorVZBWVUXluo2ENf4mX8VUyifs5VqDhHArd9YEbZcnSdkNP_4HI2ttlvAIhxHHdYTuhoKiRESFQ&_nc_oc=AQlRkTpdEg-tazrKfEx1BijnMuSDvPmNc5ED-Hj8L75Bn-wsnhK3cy434KQ7JsjOmu4&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=64532384356fba690a5ee83bfdc44d77&oe=5D844C45)

        CATƠ (A. Jimmy Carter; s. 1924), tổng thống Mĩ thứ 39 (1977-81). Sinh tại Plên, bang Gioocgia; thuộc ĐDC Mĩ. 1946-53 tốt nghiệp Học viện hải quân Annapolit, phục vụ trong hải quân Mĩ, sau chuyển sang hoạt động chính trị. 1970-76 thống đốc bang Gioocgia, ủng hộ chính sách của tổng thống Nichxơn đối với VN, phê phán báo chí Mĩ đưa tin về vụ thảm sát Sơn Mĩ (16.3.1968). Từ 1976 thay đổi lập trường, lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN. 1977 khi làm tổng thống, đã công bô lệnh ân xá những người trốn quân dịch trong chiến tranh VN, coi hành động đó của họ là đúng đắn về đạo lí. 1980 thành lập lực lượng phản ứng nhanh của Mĩ.

        CAVAXAKI, thành phố cảng, trung tâm đóng tàu lớn nhất của Nhật Bản trên đảo Hônsu. Nằm trên bờ tây vịnh Tôkiô, giữa Tôkiô và Yokohama. Ds 1,28 triệu người (2003). Công nghiệp: chế tạo máy, hóa dầu, thiết bị điện tử, luyện kim, hàng không, dóng tàu, dệt... Lượng vận chuyển hàng 83,29 triệu t/năm. Trong CTTG-II, C bị phá hủy gần như hoàn toàn.

        CAVIT (Kawit, A. Cayite), thành phố cảng thuộc t. Cayit, Philippin; trên bờ đông nam vịnh Manila, tây nam bán đảo Ludông, tây nam Manila 13km. Vị trí trung tâm thành phố: 14°26’ bắc, 12°53’ đông. Căn cứ chính và trung tâm huấn luyện hải quân Philippin đạt trên bán đảo Xănglây (Sangley) trong vụng Canhacao, bắc thành phố 5km. Chiều dài chính diện căn cứ 2km, độ sâu 4-6m. Có âu sửa chữa tàu. Trước 1898 là căn cứ hải quân của Tây Ban Nha. Bị Mĩ chiếm trong chiến tranh Tây Ban Nha - Mĩ và trở thành căn cứ chính của Hạm đội châu Á. Trong CTTG-II (12.1941-1945) bị Nhật chiếm.

        CAYXỎN PHÔMVIHẢN (1920-92), Ah dân tộc Lào, người tham gia sáng lập và lãnh đạo Đảng nhân dân CM Lào, Quân đội nhân dân Lào và nhà nước CHDC nhân dân Lào. Sinh tại bản Na Xiêng, h. Khãmthabuli, t. Xayannakhẹt (Lào); đv ĐCS Đông Dương (1949). Năm 1943-45 học tại Trường đại học luật Hà Nội; gia nhập Hội thanh niên cứu quốc; tham gia giành chính quyền CM tại t. Xayannakhẹt, chỉ huy đơn vị bộ đội tỉnh. 1946-47 làm việc tại Ban liên lạc Lào - VN. 1948 lãnh đạo KCCP vùng đông bắc Lào, thành lập và chỉ huy đại đội Latxayông ở Sầm Nưa (lực lượng nòng cốt của QĐ Lào Itxala). 1.1949 tư lệnh QĐ Lào Itxala (QĐND Lào). 1950-54 ủy viên trung ương Mặt trận Lào Itxala, bộ trưởng BQP chính phủ kháng chiến Lào. 1955 tham gia Đại hội thành lập Đảng nhân dân Lào (nay là Đảng nhân dân CM Lào), bí thư thứ nhất Ban lãnh đạo Đảng, bí thư Quân ủy trung ương, kiêm tư lệnh tối cao QĐND Lào. 1956-72 phó chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước (Neo Lào Hắcxạt). 1972-92 tổng bí thư BCHTƯ (khóa II-IV); chủ tịch Đảng nhân dân CM Lào (khóa V); chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (thủ tướng chính phủ); chủ tịch nước CHDC nhân dân Lào. Được nhà nước CHXHCN VN tặng huân chương Sao vàng (1980), huân chương Hồ Chí Minh (1990).


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:37:41 pm

        CĂN CỨ CHIẾN ĐẤU, khu vực địa hình được thiết bị công trình quân sự bảo đảm cho lực lượng tác chiến đóng quân và hoạt động tác chiến. Có CCCĐ của bộ đội biên phòng, bộ đội binh chủng hợp thành, không quân, hải quân, LLVT địa phương và CCCĐ sau lưng địch. CCCĐ thường xây dựng và thiết bị các trận địa vật cản, công trình chiến đấu bảo vệ căn cứ, hầm ẩn nấp. hào giao thông, có thể cả hầm bí mật từ thời bình.

        CĂN CỨ CHIẾN ĐẤU của đồn biên phòng. căn cứ chiến đấu để sẵn sàng bảo vệ biên giới khi có chiến tranh; được xây dựng trong thời bình, thường ở bên sườn, phía sau trận địa chiến đấu trong khu vực biên giới hoặc nơi có lợi thế QS và nằm trong khu vực phòng thủ biên giới. CCCĐ gồm trận địa vật cản, đài quan sát, trận địa chiến đấu bảo vệ căn cứ, hệ thống hầm ẩn nấp...

        CĂN CỨ CHIẾN LƯỢC, 1) vùng lãnh thổ có đủ điều kiện làm chỗ dựa cho lực lượng chiến lược giải quyết nhiệm vụ chiến lược; nơi đứng chân và bàn đạp để phản công, tiến công của các binh đoàn chủ lực, các lực lượng dự bị chiến lược... Thường là nơi có địa hình thuận lợi cho phòng thủ, có cơ sở chính trị vững mạnh, có khả năng bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho chiến tranh (hoặc một hướng chiến lược). Trong KCCP và KCCM, ta có các CCCL ở Việt Bắc, Khu 4, Khu 5, miền Đông Nam Bộ...; 2) Căn cứ QS (tên lửa, tàu ngầm hạt nhân, không quân) chiến lược.

        CĂN CỨ DU KÍCH, vùng lãnh thổ và dân cư được giải phóng nằm trong vùng địch tạm chiếm được xây dựng thành căn cứ của chiến tranh du kích, ở VN trong KCCP và KCCM, CCDK có các đặc trưng: chính quyền và LLVT của đối phương đã bị tiêu diệt, các tổ chức chính trị phản động đã tan rã; chính quyền CM được thành lập để quản lí mọi sinh hoạt xã hội, các đoàn thể CM, hoạt động công khai; LLVT CM được tổ chức và phát triển mạnh mẽ để bảo vệ chính quyền CM và tiến công địch; còn trong vòng vây của địch, tình hình chưa thật ổn định, thường xuyên bị địch uy hiếp. Nếu CCDK được củng cố vững chắc sẽ phát triển thành vùng giải phóng.

        CĂN CỨ ĐẶC CÔNG, khu vực được chuẩn bị trước làm nơi tập kết lực lượng để học tập và huấn luyện bổ sung, chuẩn bị tác chiến và xuất phát hành quân tác chiến của bộ đội đặc công. CCĐC thường nằm trong hệ thống căn cứ, hành lang trên một hướng (khu vực) tác chiến chiến lược. Tùy thuộc vào ý định và khả năng để xây dựng CCĐC có cấu trúc công trình, phạm vi phù hợp. CCĐC thường bố trí ở địa hình hiểm trở, có thể che giấu lực lượng, dự trữ phương tiện vật chất, bám trụ lâu dài, an toàn.

        CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG, vùng lãnh thổ và dân cư do lực lượng CM làm chủ, tương đối an toàn (có thể là vùng tự do hoặc căn cứ du kích đã được xây dựng, củng cố vững chắc); nơi đứng chân và làm chỗ dựa để lực lượng CM chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa hoặc chiến tranh CM. Theo đơn vị hành chính, có CCĐCM: trung ương, địa phương, cơ sở; theo địa hình và vùng lãnh thổ, có CCĐCM: ở đồng bằng, rừng núi, đô thị, sông rạch; ngoài ra còn có CCĐCM vùng sau lưng địch (căn cứ lõm)... Điều kiện xây dụng CCĐCM: có cơ sở chính trị và chính quyền CM vững chắc; vũ trang toàn dân và xây dựng LLVT CM; kinh tế đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển lực lượng CM và nuôi quân đánh giặc; địa thế thuận lợi cho cả tiến công và phòng ngự.

        CĂN CỨ ĐỔ BỘ, 1) khu vực bàn đạp do quân đổ bộ chiếm được cùng với vùng nước tiếp giáp được thiết bị các cầu cảng dã chiến, công trình phòng ngự, kho, trạm hậu cần, quân y... CCĐB được sử dụng để bảo đảm đổ bộ các lực lượng chủ yếu; bảo đảm hậu cần, quân y cho các lực lượng đã lên bờ; tổ chức phòng ngự khu vực đổ bộ; 2) tổ chức lâm thời gồm các đơn vị hải quân và lục quân được hình thành trong giai đoạn chiến đấu  đổ quân lên bờ. Lực lượng của CCĐB gồm: các phân đội quân cảnh, hậu cần, kĩ thuật, công binh; các tổ quan sát, thông tin, khí tượng - thủy văn và bảo đảm chuyên môn khác; đội điều trị; các lực lượng phòng ngự trên bờ và các tàu bảo vệ vùng nước.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:38:50 pm

        CĂN CỨ ĐÔNG BẮC VÀ TÂY BẮC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ, căn cứ địa cách mạng của Trung ương cục miền Nam trong KCCM; hình thành đầu 1957, trên cơ sở các căn cứ đã có thời KCCP, gồm hai khu: Khu A (Đông Bắc) là Chiến khu Đ cũ được mở rộng lên Bình Long, Phước Long, Quảng Đức giáp biên giới VN - Campuchia; Khu B (Tây Bắc) là Chiến khu Dương Minh Châu (bắc Tây Ninh) mở rộng lên sát biên giới VN - Campuchia. Nằm ở vị trí đầu mối giao thông chiến lược từ miền Bắc vào Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tiện liên lạc với các quân khu 7, 8, 9 và Sài Gòn - Gia Định, là nơi đứng chân của nhiều cơ quan trọng yếu của CM miền Nam: Xứ ủy Nam Bộ (Trung ương cục miền Nam), BTL Miền (B2), ủy ban trung ương MTDT- GPMN, Đài phát thanh Giải Phóng...; nơi thành lập và bàn đạp xuất phát tiến công của các đơn vị vũ trang chủ lực đầu tiên trên chiến trường miền Nam, đánh những trận gây tiếng vang lớn, như trận Dầu Tiếng (11.10.1958), trận Tua Hai (26.1.1960), trận Phước Thành (17.9.1961)... Để tạo thế chiến tranh nhân dân ở một địa bàn hầu như không có dân, ta tổ chức các đội tự vệ, du kích của các cơ quan trong căn cứ, hình thành lực lượng tại chỗ phối hợp với lực lượng chủ lực cơ động ở ngoài căn cứ, đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét lớn của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn (hành quân Attơnborơ, 14.9-25.11.1966, hành quân Gianxơn Xiti, 22.2-15.4.1967...). Từ 1973 CCĐBVTBMĐNB được củng cố, mở rộng, trở thành căn cứ hậu cần chiến lược, nơi đặt SCH chiến dịch và tập kết, triển khai của các quân đoàn 1, 3 và 4 trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975).

        CĂN CỨ HẢI QUÂN, căn cứ quân sự ở khu vực bờ biển và vùng biển kế cận có thiết bị, công trình cần thiết để làm nơi trú đậu và bảo đảm hoạt động cho các lực lượng hải quân. Thường do đơn vị trong biên chế của hải quân (tương đương cấp binh đoàn) quản lí và bảo đảm mọi mặt cho tàu thuyền hải quân trú đậu tại căn cứ và duy trì trang thái sẵn sàng chiến đấu trong khu vực đảm nhiệm. CCHQ thường có các cảng, bến có thiết bị và một số vũng đậu cho tàu thuyền; các kho nhiên liệu, vũ khí trang bị và phương tiện vật chất, xưởng sửa chữa tàu; nhà ở, bệnh viện, trạm thông tin liên lạc...

        CĂN CỨ HẬU CẦN, khu vực bố trí lực lượng hậu cần lâm thời để bảo đảm hậu cần cấp chiến dịch và chiến lược. Gồm: cơ quan chỉ huy căn cứ và các đơn vị phục vụ chỉ huy (thông tin, công binh, cảnh vệ...); các đơn vị quân y (bệnh viện, đội điều trị, đội chuyển thương binh, bệnh binh, đội vệ sinh phòng dịch...); đơn vị vận tải; các đơn vị đường ống xăng dầu; các đơn vị (kho, trạm) quân nhu, các cơ sở khai thác chế biến, tiếp nhận các lực lượng, phương tiện từ hậu cần địa phương. Tuỳ theo quy mô, tính chất nhiệm vụ của chiến dịch, đặc điểm của chiến trường tác chiến, mỗi chiến dịch có thể có một hoặc một số CCHC: phía sau (cơ bản), phía trước, hướng; tĩnh tại (cố định), cơ động.

        CẢN CỨ KHÔNG QUÂN, căn cứ quân sự có hệ thống sân bay, công trình QS, xưởng sửa chữa, kho tàng, doanh trại và các phương tiện, thiết bị kĩ thuật cần thiết bảo đảm cho một lực lượng không quân nhất định đóng quân và hoạt động.

        CĂN CỨ LÕM, căn cứ của lực lượng kháng chiến nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm trong KCCP và KCCM; xuất hiện trong chiến tranh nhân dân VN để đấu tranh chống địch có hiệu quả. Thường có quy mô không lớn nhưng chiếm giữ vị trí xung yếu mà lực lượng kháng chiến dựa vào đó để xây dựng và phát triển lực lượng phục vụ cho đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang trong vùng địch hậu.

        CĂN CỨ QUÂN SỰ, khu vực ở thế có lợi về QS, được cấu trúc các công trình QS và bố trí LLVT, các phương tiện KTQS, dự trữ cần thiết về đạn dược, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm và các phương tiện vật chất khác nhằm đảm bảo an ninh quân sự cho một khu vực nhất định ở trong hoặc ngoài lãnh thổ quốc gia. CCQS được phân thành: căn cứ hỗn hợp, căn cứ hải quân, căn cứ không quân, căn cứ tên lửa..., được thiết lập từ thời bình hoặc thời chiến; có thể biến động theo nhiệm vụ tác chiến hoặc mục đích chính trị, QS, kinh tế, đối ngoại...

        CĂN CỨ QUÂN SỰ NỔI, tàu mặt nước chuyên dụng của lực lượng hải quân để neo đậu, bảo dưỡng và sửa chữa tàu chiến, tàu ngầm... CCQSN có nơi ăn nghỉ, vui chơi giải trí, điều trị y tế cho thủy thủ; các kho vũ khí, đạn dược, thực phẩm và vật chất khác; các bể chứa nhiên liệu, dầu mỡ, nước; các loại thợ sửa chữa vũ khí, trang bị và kĩ thuật; các trang thiết bị để sửa chữa và cung cấp vật tư cho các tàu khác. Có: CCQSN tàu ngầm, CCQSN tàu mặt nước. Hiện QĐ Mĩ đang nghiên cứu phát triển CCQSN di động có chiều dài tới 1.525m, chiều rộng 152m; có thể chứa vũ khí, trang bị nặng tới 300.000t cùng 10.000 binh lính, 50 máy bay chiến đấu các loại và khoảng 3.000 xe vận tải, xe tăng, xe bọc thép; tốc độ cơ động 15km/h.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:39:51 pm

        CĂN CỨ SAU LƯNG ĐỊCH, khu vực địa lí được lựa chọn để xây dựng, chuẩn bị về mọi mặt, tạo chỗ đứng chân, trụ bám vững chắc, làm chỗ dựa để chỉ đạo, điều hành chỉ huy các hoạt động đấu tranh và làm bàn đạp trong chiến đấu (tác chiến) ở phía sau quân địch. CCSLĐ là một thành phần cơ bản hợp thành thế trận phòng thủ của mỗi cấp.

        CĂN CỨ TÂY NGUYÊN VÀ TÂY TRUNG BỘ, căn cứ địa cách mạng của lực lượng kháng chiến Liên khu 5 (từ 1961 là Khu 5, Khu 6; từ 1964 là Khu 5, Khu 6 và Mặt trận Tây Nguyên) thời kì KCCM. Bắt đầu xây dựng từ giữa 1958, đến cuối năm đã hình thành nhiều khu căn cứ quy mô xã, huyện ở các tỉnh Kon Turn, Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắc, Đắk Nông, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng; cuối 1960 được mở rộng từ bắc Kon Turn đến đường 21, nối với các căn cứ của các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Với địa hình rừng núi hiểm trở ở địa bàn chiến lược quan trọng, CCTNVTTB là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo. chỉ đạo phong trào kháng chiến của các khu, tỉnh Trung Trung Bộ và Tây Nguyên; nơi ra đời các đội vũ trang đầu tiên làm nòng cốt cho các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa của nhân dân ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi)...; nơi xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực trong các chiến dịch Plây Me (1965), Sa Thầy (1966), bắc Tây Nguyên (1972), Tây Nguyên (1975),... góp phần đánh bại âm mưu, thủ đoạn của địch, từng bước đưa KCCM đến thắng lợi.

        CĂN CỨ TÊN LỬA, căn cứ quân sự bố trí các trận địa phóng tên lửa, SCH, phương tiện bảo đảm vật chất, kĩ thuật tên lửa để duy trì sẵn sàng chiến đấu của tên lửa và tiến hành các đòn đột kích hỏa lực. Nhiệm vụ chủ yếu: dự trữ, bảo quản trang bị kĩ thuật tên lửa, duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của tên lứa, bắn tên lửa huấn luyện, tiến hành thực nghiệm phóng tên lửa, kiểm tra nguyên lí thiết kế và tính năng chiến kĩ thuật tên lửa. Bố trí CCTL phải căn cứ vào nhiệm vụ tác chiến, tính năng chiến - kĩ thuật tên lửa, tình hình địa hình... thường trong chiều sâu chiến lược, nơi có địa hình che khuất, điện nước đầy đủ, giao thông thuận tiện. Diện tích CCTL thường từ 1 đến 6 vạn km2, khoảng cách giữa các trận địa phóng tên lửa thường vài chục kilômét. Số lượng CCTL phụ thuộc vào nhiệm vụ và loại tên lửa, trình độ tự động hóa điều khiển tên lửa. Thời bình thường đặt dưới giếng sâu kiên cố, tiến hành trực ban chiến đấu suốt ngày đêm.

        CĂN CỨ THỐ LỒ. căn cứ địa cách mạng của lực lượng kháng chiến tỉnh Phú Yên trong KCCP và KCCM, thành lập 1952 tại xã vùng cao Thồ Lồ (nay thuộc xã Phú Mỡ, h. Đồng Xuân, t. Phú Yên; dt khoảng 400km2). Nhân dân Thồ Lồ (phần lớn là người dân tộc Bana) thực hiện bất hợp tác với địch, vào rừng lập làng chiến đấu, xây dựng lực lượng, tiến hành đấu tranh chống lại âm mưu mua chuộc, càn quét, đánh phá của địch, tạo cơ sở cho phong trào kháng chiến ở phía tây các tỉnh Phú Yên, Bình Định đứng vững và phát triển thắng lợi trong suốt hai cuộc KCCP và KCCM.

        CĂN CỨ U MINH, căn cứ địa cách mạng ở Tây Nam Bộ trong KCCP và KCCM, được xây dựng tại vùng rừng ngập mận U Minh (nay thuộc địa bàn các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau). Hình thành cuối 1945, khi thực dân Pháp trở lại đánh chiếm Nam Bộ, là hậu cứ của phong trào kháng chiến Tây Nam Bộ, nơi đứng chân của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và LLVT Khu 9 trong suốt thời kì KCCP. Những năm 1958-59, trước sự khủng bố ác liệt của chính qể2n Ngô Đình Diệm, hàng trăm nghìn dân ở các nơi nổi dậy chống lại, vào rừng U Minh sinh sống, được tổ chức thành các làng rừng, xây dựng chính quyền nhân dân, phát triển sản xuất, tổ chức lực lượng chiến đấu và lập căn cứ chống địch, tạo cơ sở cho sự ra đời và hoạt động của nhiều đơn vị chủ lực QGP. Dựa vào địa hình sông nước hiểm trở, quân và dân U Minh đã đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét lớn và âm mưu lấn chiếm, đánh phá hủy diệt của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn trong những năm 1969-71, tạo thế tiến công, mở rộng vùng giải phóng, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Tây Nam Bộ.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:41:02 pm

        CĂN CỨ VÙNG BUNG SÁU XÃ, căn cứ địa cách mạng do tỉnh ủy và ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Gia Định thành lập cuối 1946 gồm các xã Long Trường, Long Phước, Phú Hữu. Tam Đa, Ích Thạnh, Trường Lưu (h. Thủ Đức, nay là q. Thủ Đức, tp Hồ Chí Minh), diện tích hơn 6.000ha. Được xây dựng thành căn cứ kháng chiến h. Thủ Đức, là nơi tổ chức lực lượng và tạo thế tiến công địch ở hướng đông bắc tp Sài Gòn. Dựa vào địa hình đầm lầy hiểm trở, có nhiều kênh rạch bao bọc, nhân dân và LLVT ta dùng cách đánh du kích đẩy lui nhiều cuộc càn quét của quân Pháp, giữ vững và phát triển căn cứ, nối liền với Chiến khu An Phú Đông và các căn cứ Long Tân, Bà Bông, Phước An, Phước Thọ (t. Bà Rịa), góp phần thúc đẩy phong trào kháng chiến ở Nam Bộ trong những năm đầu KCCP. Trong KCCM, CCVBSX tiếp tục đứng vững, là nơi xuất phát tiến công của nhiều đơn vị QGP và lực lượng biệt động đánh địch trong nội thành Sài Gòn - Gia Định.

        CĂN CỨ VƯỜN THƠM, căn cứ địa cách mạng do ủy ban kháng chiến tỉnh Chợ Lớn thành lập 6.1946, gồm 6 xã trung tâm (Tân Tạo. Tân Nhật, Tân Bửu. Lương Hoà, Hậu Thạnh Hạ, Đức Hòa Hạ) và 9 xã ngoại vi (Bình Trị Đông, Tân Kiên, An Lạc, Tân Túc, Mĩ Yên, Thanh Hoà, Long Hiệp, Long Phú, An Thạnh), thuộc đất Trung Quận (nay là q. Bình Tân và h. Bình Chánh, tp Hồ Chí Minh) và quận Đức hòa (nay thuộc các huyện Đức Hoà, Bến Lức, t. Long An), dt gần 20km2. Với địa thế nhiều kênh rạch, vườn cây rậm rạp, trong KCCP là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo kháng chiến Sài Gòn - Chợ Lớn và Khu 7, nơi các đơn vị vũ trang (Trung đoàn Phạm Hồng Thái, Trung đoàn Nguyễn An Ninh...) bám trụ. xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, với nhiều trận đánh nổi tiếng (trận Láng Le, 15.4.1948). Trong KCCM là một trong những căn cứ của lực lượng kháng chiến Sài Gòn - Gia Định, bàn đạp tiến công của ta vào tp Sài Gòn.

        CĂNG THẲNG TÂM LÍ quân nhân, trạng thái tâm lí của quân nhân ở thời điểm mà sự biểu lộ và diễn biến của các quá trình tâm lí hoặc thuộc tính tâm lí vượt quá giới hạn hoạt động tâm lí bình thường trước tác động của môi trường, đặc biệt trong hoạt động quân sự. Nguyên nhân chủ yếu: tính không ổn định của cảm xúc; sự nguy hiểm đe dọa tính mạng; trách nhiệm cao với nhiệm vụ; thông tin thiếu hoặc mơ hồ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp; chuẩn bị tâm lí chưa đầy đủ; thiếu niềm tin... CTTL tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hành vi của quân nhân tuỳ thuộc vào cường độ căng thẳng và mức độ rèn luyện của quân nhân. Để khắc phục tình trạng CTTL quá mức trong hoạt động QS, phải thường xuyên giáo dục nhiệm vụ, nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu, chuẩn bị tốt tâm lí khi thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống.

        CẦM BÁ THƯỚC (1858-95), thủ lĩnh nghĩa quân Cần Vương chống Pháp ở vùng núi Thanh Hóa. Dân tộc Thái, quê Lùn Nưa, tổng Trịnh Vạn, châu Thường Xuân (nay lả xã Vạn Xuân, h. Thường Xuân. t. Thanh Hóa), xuất thân trong gia đình nhiều đời làm lang đạo. 1885 khi Phan Đình Phùng dấy binh khởi nghĩa theo lời kêu gọi của vua Hàm Nghi, CBT là tù trưởng có thế lực ở địa phương đã tích cực chiêu mộ lực lượng, mua sắm vũ khí, quân lương, xây dựng căn cứ và tổ chức hoạt động chống Pháp. Từ căn cứ Trịnh Vạn, địa bàn hoạt động của nghĩa quân dần dần phát triển khắp các châu: Thường Xuân, Như Xuân, Quan Hóa, Lang Chánh, Ngọc Lạc, tiếp đó khống chế các vùng cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Yên Định, Hà Trung... nhờ liên kết với các lực lượng nghĩa quân của Tống Duy Tân, Cao Điền, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, khiến quân Pháp phải dồn sức đối phó. Sau khi các lực lượng khởi nghĩa ở Ba Đình, Hùng Lĩnh lần lượt bị dập tắt (1887 và 1892), trước sự truy lùng ráo riết của quân Pháp, 1893 CBT bức thế phải tạm ra hàng, 1894 tiếp tục hoạt động, bị bắt và hi sinh (5.1895), đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương (1885-95) tại Thanh Hóa. 1945 chính quyền CM lập huyện mới mang tên Bá Thước.

        CẦM CỰ CHIẾN LƯỢC, trạng thái chiến tranh đang cân bằng chiến lược, hai bên chưa đủ sức đánh bại nhau, nhưng đang tìm cách làm suy yếu đối phương, tích luỹ lực lượng để tạo thế, tạo lực chuyển sang phản công, tiến công. Thời gian CCCL phụ thuộc vào tốc độ thay đổi so sánh lực lượng, tình hình thế giới. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân VN thường phải trải qua giai đoạn CCCL.

        CẨM Y VỆ (cổ), tổ chức QĐ bảo vệ cung vua thời phong kiến VN, TQ; một trong những vệ trong kinh đô (Kim ngó vệ, CYV, Thẩn vũ vệ, Hiệu lực vệ, Điện tiền vệ, Mã nham vệ, Tuấn tượng vệ, Thủy binh vệ.„), có nhiệm vụ đưa đón vua ra vào thành và thực hiện một số việc khác. Do chưởng vệ sứ chỉ huy. Có một quan văn giúp việc giấy tờ gọi là chỉ huy sứ. Những đơn vị trong vệ có: cơ đội, cai đội, chánh đội, do các chức đô chỉ huy, hiệu úy, kiểm hiệu chỉ huy.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:42:24 pm

        CẤM KHÊ, căn cứ kháng chiến chống Đông Hán trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3.40). Nằm trong thung lũng Suối Vàng dưới chân núi Vua Bà (đoạn cuối của núi Viên Nam thuộc dãy Tản Viên), dọc QL 6, phía tây Sông Đáy khoảng 20km, thuộc h. Lương Sơn, t. hòa Bình, cách Hà Nội 35-45km về phía tây nam. Tại đây, sau khi bị thua trận ở Lãng Bạc, Hai Bà đã cầm cự hơn hai năm và hi sinh trong trán cuối cùng chống quân Mã Viện.

        CẤM QUÂN (cổ) nh QUÂN CẤM VỆ

        CẤM VẬN. quy định của một nước (liên minh các nước) hoặc cộng đồng quốc tế cấm một nước (liên minh các nước) thực hiện (từng phần hoặc toàn bộ) những quan hệ về kinh tế, thương mại, tài chính, vận chuyển, QS... với một hoặc nhiều nước khác. Lúc đầu CV chỉ là lệnh của chính quyền nhà nước cấm tàu bè trong nước hoặc nước ngoài rời khỏi cảng của nước mình. Ngày nay CV có phạm vi rộng hơn: cấm xuất khẩu, nhập khẩu một hay nhiều loại hàng hóa, tiền; chuyển giao công nghệ, thông tin khoa học - kĩ thuật, văn hóa phẩm, phương tiện vận chuyển... kể cả vũ khí và phương tiện QS (cấm vận quân sự). Hiến chương LHQ quy định khả năng thi hành CV, coi đó là biện pháp trừng phạt tập thể đối với quốc gia có hoạt động đe dọa đến an ninh quốc tế. Các nước đế quốc thường dùng CV gây sức ép hay trả đũa đối với các nước XHCN, phong trào giải phóng dân tộc. Sau thất bại trong chiến tranh xâm lược, Mĩ đã tiến hành CV đối với VN từ 1975 đến 2.1994.

        CẤM VẬN QUÂN SỰ, hình thức cấm vận mà loại hàng hóa, vật phẩm và hoạt động bị cấm là tất cả các nguồn lực dùng cho mục đích QS như: vũ khí, phương tiện KTQS, công nghệ QS, sản phẩm lưỡng dụng, tài chính cho hoạt động QS, cử chuyên gia QS... CVQS được áp dụng trong cả thời chiến và thời bình. Từ 1951 quốc hội Mĩ đã thông qua luật “kiểm soát phòng thủ chung”, quy định cấm cung cấp và xuất khẩu từ Mĩ các “vật liệu QS” sang các nước XHCN; ngừng viện trợ quân sự, kinh tế và tài chính cho các nước cung cấp hoặc vận chuyển các vật liệu chiến lược sang các nước XHCN. Liên hợp quốc sử dụng CVQS như một biện pháp để hạn chế xung đột khu vực; CNĐQ và các thế lực phản động tiến hành CVQS nhằm mục đích xâm lược và lật đổ.

        CÂN BẰNG CHIẾN LƯỢC, trạng thái ngang bằng về sức mạnh của các bên đối địch, thể hiện sự bằng nhau tương đối trong so sánh tổng hợp các yếu tố chính trị, QS, kinh tế, ngoại giao... Về QS gồm: số lượng và chất lượng LLVT, điều kiện địa lí tự nhiên, thế chiến lược... Với các cường quốc hạt nhân, cơ sở của CBCL là sự ngang bằng về số lượng và chất lượng vũ khí hạt nhân chiến lược của các bên đối địch.

        CÂN BẰNG SINH THÁI, trạng thái của hệ sinh thái, trong đó số lượng và quan hệ giữa các thành phần ở thế cân bằng và tương đối ổn định. Cùng với sự phát triển dán số và bằng những can thiệp có ý thức hoặc vô ý thức của con người vào tự nhiên như gây ô nhiễm môi trường, phá hủy nơi cư trú và sinh trưởng của các loài động vật và thực vật; tiêu diệt hoặc tạo ra các loài động vật và thực vật mới, có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với trạng thái cân bằng và làm thay đổi hệ sinh thái với những hậu quả nghiêm trọng.

        CẦN GIỜ, cửa sông Ngã Bảy, thuộc h. Cần Giờ, Thành phố Hồ Chi Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 60km về phía đông nam, cách Vũng Tàu khoảng 25km về phía tây bắc. Cửa sông rộng gần 5,5km, nước sâu 27-31m, giao thông thuận tiện. Những năm 1782-83, cửa CG là nơi diễn ra nhiều trận thủy chiến của quân Tây Sơn đánh thắng quân Nguyễn Ánh. 11.2.1859 sau khi đánh chiếm Vũng Tàu, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dùng tàu chiến tiến công hệ thống phòng thủ của triều Nguyễn tại CG, vượt sông Lòng Tàu tiến đánh thành Gia Định lần thứ nhất, mở đầu cuộc xâm lược Nam Kì.

        CẨN GIUỘC, huyện đồng bằng ở phía đông t. Long An, có sông Cần Giuộc (đổ ra cửa Xoài Rạp) chảy qua. Xưa là h. Phúc Lộc, phủ Tân An. t. Gia Định, sau đó là một quận thuộc t. Chợ Lớn. 14.12.1861 nghĩa quân Trương Định tiến công quân Pháp ở đồn Cần Giuộc nhằm phá kế hoạch mở rộng đánh chiếm vùng Tân An - CG của Pháp. Bằng các loại vũ khí thô sơ, nghĩa quân chiến đấu dũng cảm diệt được tên tri huyện và một số lính Pháp nhưng bị tổn thất lớn. Sự kiện này đã được nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu phản ánh trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

        CẦN PHÓNG TÊN, vũ khí tự tạo dạng bẫy, dùng để phóng các mũi tên bằng lực dàn hồi của cần phóng. Được làm bàng thân cây tre già, dẻo, có sức đàn hồi mạnh, đầu gốc cố định trên mặt đất nhờ các cọc ghìm, đầu ngọn có các giá đặt mũi tên. ở tư thế gài bẫy, đầu cần được uốn cong về phía ngược với chiều phóng tên và kéo căng bằng dây nối với cạm dây vướng đặt trên một cọc cố định. Dây vướng được căng ngang qua đường nơi dự kiến đối phương sẽ đi qua về hướng phóng tới của các mũi tên. Một cọc cản được chôn đón ngang khoảng giữa cần phóng. Khi đối phương vướng phải dây, chốt cạm được giải phóng, đầu cần bật manh mang theo các mũi tên. Khi vấp phải cọc cản, cần bị chặn lại, các mũi tên theo quân tính phóng về phía trước. CPT được đồng bào Tây Nguyên sử dụng nhiều cả trong KCCP và KCCM.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:44:28 pm

        CẦN THƠ*, tỉnh cũ ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long; đơn vị Ah LLVTND (12.1994). Nguyên thuộc t. An Giang. 1876 tách thành tiểu khu CT, 1899 đổi thành tỉnh. 10.1956 chính quyền Sài Gòn đổi tên thành t. Phong Dinh. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN vẫn giữ tên CT. 2.1976 sáp nhập với Sóc Trăng thành t. Hậu Giang. 12.1991 tái lập. 1.2004 tách thành tp Cần Thơ** trực thuộc trung ương và t. Hậu Giang**.

        CẦN THO**, thành phố trực thuộc trung ương ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Nằm trên hữu ngạn sông Hậu Giang, tây bắc giáp An Giang*, đông bắc giáp Đồng Tháp, Vĩnh Long, nam giáp Hậu Giang**, tây nam giáp Kiên Giang. Dt 1.389,6km2, ds 1,11 triệu người (1.2004); phần lớn là người Kinh, còn lại là người Khơme. Hoa... Thành lập 1.2004, tách từ t. Cần Thơ cũ. Tổ chức hành chính: 4 quận, 4 huyện. Địa hình bằng phảng; hệ thống sông, kênh rạch dày đặc thuận lợi cho giao thông đường thủy. Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm 27°c, lượng mưa 1.600- 2.500mm/năm. Công nghiệp: điện năng, đóng tàu, xi măng, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, đông lạnh, giày da, dệt. Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. có thế mạnh trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Giao thông đường bộ: các quốc lộ 1, 81, 91, 91B. Sông Hậu Giang chạy dọc phía đóng bắc, là ranh giới tự nhiên giữa CT với Đồng Tháp, Vĩnh Long. Cảng Ninh Kiều có thể tiếp nhận tàu 5.000t. Sân bay Cần Thơ đang được nâng cấp.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65394536_443972502999302_9206517416954167296_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeFR1ZzV6bshx31RrkrBn-JR7b2FiZo1O8HbcSXxL6V048opEHnYFCfSvXd_mAZxQElu6ho3ZWHDr33ShjE50EduoCE34Yysj8j7ypgRwSIhMg&_nc_oc=AQksRkJpa9qdL8f_BJsYuadrKjOXHyUYOO8_NX9Hwt7BJSSboDBVeOeKILMLXQwdCvs&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=fc0645d2344c7b743876438dc2ceb120&oe=5D87FA50)

        CẬN ĐÔNG X. TRUNG ĐÔNG

        CẤP BÁO ĐỘNG PHÒNG KHÔNG, mức báo động chiến đấu phòng không phù hợp vói độ khẩn cấp cùa tình huống địch trên không, nhằm bảo đảm cho bộ đội, khí tài, vũ khí phòng không đủ thời gian chuyển vào tư thế sẵn sàng đánh trả và phòng tránh tiến công đường không của địch. Có ba CBĐPK: cấp 1, cao nhất, thực hiện khi tình huống khẩn trương SCH có kíp chiến đấu, đơn vị hỏa lực vào vị trí chiến đấu, sẵn sàng bắn (phóng), các đơn vị còn lại triển khai chiến đấu và phục vụ chiến đấu; cấp 2 được thực hiện khi cần triển khai lực lượng phòng không, đổng thời để rút ngắn thời gian khi chuyển lên cấp 1, giữ được sức chiến đấu lâu dài, ở SCH kíp chiến đấu rút gọn được tăng cường; đơn vị hỏa lực phòng không triển khai chiến đấu; các phân đội trực ban bảo đảm sẵn sàng đạn dược, các đơn vị còn lại sẵn sàng làm nhiệm vụ; cấp 3 thực hiện khi có dấu hiệu không quân địch tập kích nhưng trên không còn yên tĩnh, ở SCH có kíp chiến đấu rút gọn, vũ khí, khí tài chưa triển khai chiến đấu, kíp chiến đấu của phân đội nghỉ ngơi, học tập, công tác ở khu vực trận địa, sẵn sàng chuyển lên cấp 2 hoặc cấp 1.

        CẤP BẬC QUÂN HÀM X. QUÂN HÀM

        CẤP CỨU ĐẦU TIÊN, biện pháp cấp cứu tại chỗ ngay sau khi bị thương nhằm ngăn chặn tức thời những triệu chứng đe dọa đến tính mạng thương binh, tránh để bị thương lại, tạo điều kiện cho việc cứu chữa kịp thời ở tuyến sau. Do bản thân thương binh, đồng đội hoặc quân y đại đội thực hiện. Gồm: cứu sập, tìm bới (khi bị vùi lấp), dập lửa; chống ngạt thở, cầm máu, băng vết thương; chuyển thương binh đến nơi an toàn; đeo mặt nạ, cho thuốc giải độc, kháng sinh nếu địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Khi cần, phải tiến hành bổ sung cấp cứu trước khi đưa về tuyến sau.

        CẤP DƯỠNG, 1) bảo đảm vật chất cho đời sống (chú yếu là ăn uống) theo tiêu chuẩn quy định cho các đối tượng được hường; một mặt công tác của ngành quân nhu; 2) người nấu ăn phục vụ bộ đội.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:46:08 pm

        CẤP HIỆU, dấu hiệu chỉ bậc quân hàm mang ở vai áo quân phục, được phân biệt chủ yếu bằng vạch, sao và màu nền. Trong QĐND VN, CH của sĩ quan lục quân, hải quân, phòng không-không quân nền vàng tươi, bộ đội biên phòng nền xanh lá cây, cảnh sát biển nền tím than, có viền theo màu quy định cho từng quân chủng, lực lượng, trên nền có sao, vạch và cúc bằng kim loại (vạch CH hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên chưa phải là sĩ quan bằng vải). Sao của cấp tướng màu vàng, cúc có hình quốc huy màu vàng; sao cấp tá, cấp úy màu bạc, cúc có hình sao giữa hai bông lúa màu bạc (thiếu úy, thiếu tá, thiếu tướng, chuẩn đô đốc hải quân: 1 sao; trung úy, trang tá, trung tướng, phó đò đốc hải quân: 2 sao; thượng úy, thượng tá, thượng tướng, đô đốc hải quân: 3 sao; đại úy, đại tá, đại tướng: 4 sao). CH cấp tướng có 3 vạch dọc dệt trên nền màu vàng, CH cấp tá có hai vạch ngang, cấp úy một vạch ngang (quân nhân chuyên nghiệp hình chữ V) màu bạc, CH của chuẩn úy như CH cấp úy nhưng không có sao (CH đại lễ. tiểu lễ: sao, vạch, cúc màu vàng). CH của hạ sĩ quan, binh sĩ lục quân, hải quân, phòng không-không quân nền xanh hòa bình, bộ đội biên phòng nền xanh lá cây, cảnh sát biển nền tím than, có viền theo màu quy định cho từng quân chủng, lực lượng, trên CH có cúc hình sao giữa hai bông lúa màu bạc, có vạch ngang hoặc chữ V bằng vải màu đỏ, để phân biệt cấp bậc: binh nhì: một chữ V; binh nhất: hai chữ V; hạ sĩ: một vạch ngang; trung sĩ: hai vạch ngang; thượng sĩ: ba vạch ngang. CH của học viên chưa phải là sĩ quan: lục quân nền đỏ, hải quân, cảnh sát biển nền tím than, phòng không-không quân nền xanh hòa bình, bộ đội biên phòng nền xanh lá cây, viền màu vàng (học viên các trường đào tạo sĩ quan sơ cấp), hoặc không có viền (học viên các trường đào tạo hạ sĩ quan), cúc màu bạc có hình sao giữa hai bông lúa màu bạc. CH được quy định lần đầu trong sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH (x. minh họa).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65476973_443972586332627_203898087704363008_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeGUI3c9HsvoL8CYQLRlzTO140Tw74JaFwUfopby-ylnPXAhnmj569S03R9kpbNfy-PNoonwtD570ArQu5dDosnx6xMn2E02wBgahsQKaf4I7Q&_nc_oc=AQlaJYJ1Lef3I4lElEtQYD5unpUPO4BB0RtqgQ2BrZP2I2WX2kQFGyA_SyGPz5hetgw&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=c410c2fa8a82d1884c756538c56d0d1a&oe=5DC2C675)

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65477981_443972569665962_2235835136778174464_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeGiXrPyLWeMvKv7LoW6EpAyCRdwFTVUAGj6pCpWL2XmiQP_E-U9vqCvwvP4OSNeagyOfln4nVn9dkWzw0VF6RhdsGuI8W3OZ8bAZGv1OYalmw&_nc_oc=AQl9NCtprKWG_P5O_lRYcGdYeaqg3D5v-7mRo5Jt0JHp28g1y_CpMq7mSVk5aYbVwF4&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=2797f52156a5ee2346efd2b046895d38&oe=5D82D9BC)

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65909966_443972616332624_4226379009040056320_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeFgkwdN5-BCuV2jDxDIPqmgIYDboBxo4EDN7kOZuviYnQFSFwOcK5zoBFjSo3iYW6N090ylZSyEXawzzKZsaH8wjuHzja6wGDy3aD9jlT8czg&_nc_oc=AQmGF3FIdtLJh2SnjXNGvt03pOTvs4xy8ZYApQoZk4H_ipKwJWCTQsuPdLIC775pGec&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=cf9b25110e036c9fb3d1050a82b06db4&oe=5D7C0184)




Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 10:48:27 pm
     
(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66245488_443972652999287_7948892705684193280_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeG8iJc5oGrIG5TGzqiqwkOEnZhi1Kj-V4sSejLcxfa86YIDBiYCZyyhBrHRVx_Jsz9NsJrYwBEzYr_VNf58-B0OhuVbNH3A33Xft7AHPRE-Qg&_nc_oc=AQlre2dlrdJ1BtnUlk-MMe7VVEITJzLzVICbcb0uFoCHjNqGotFieOJG312VGS-6oUg&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=c838ee832ee85dbdf7545e4bc23cce6b&oe=5D7EB577)

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65608282_443972666332619_7270447181843136512_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeHzPh6Xu_H7sDi0EZxVRgV4eVny2CotN4k-btY2z7BsOijqXvCm1l6GSsvPc5r1NxhI3SwkgJZFr_WelgVro1D1gweQhlAdFx326_YVGigVtQ&_nc_oc=AQmK_m0W7l76aOwKRg5O7_HfTFvylP0sXgPuK9elU2nJ3AU4JNGjJl6ADD_nlzp161Q&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=b9be8941170e1e9b4fc3e3d8c1c07011&oe=5DBDA48E)

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65933341_443972689665950_5647012168873279488_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeEZUfXGpyNMBzHCcFvrqSmP7phE2lyeA8OmEzEDcINk6YntYNuk6Hefoe65TDLqVXm-dwtiWwkjAeELJBm5Jv9xgYYTgv_AkcjrhRMF5bw2Xg&_nc_oc=AQm8YHzujEO4sRO6mk7FvOh5kq67jFBkP-_l8S4CZNQa6vyR46waupBKnA8bys9bGpc&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=3b44fe937246c1d0885f7df186ac0c66&oe=5D816B40)

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65511029_443972749665944_2764140857492766720_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeGyriciaA63oofWCFyC0jW9DzhDL2j4NT1DrA9tmRa5blEWtQHbxPqKK9l_VJPSRNFd2XG2Y_f5ayFW4H_hzdKGzM9jswM5uTP3ujYatbh07A&_nc_oc=AQldrtb6-2NFYYv-vYp59H6WHYxxb79PCi9QGo0EV0LZRrd4xaBH9nYsNt829i5lQTA&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=0b14352872f7efe759aae68aca04ac81&oe=5DC47BD5)

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65485408_443972762999276_5905936613069815808_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeGZaXsKuaV1Te7OmT72puQuZjacmv2VWS7TqzhYReeniNxlhQtC6XKdEnqmq8mn93l3A5TyJ6NHutyNeYQ6EiBvJATKXq41T7V3FINIJWlLqg&_nc_oc=AQnbxBN191KREbpv87TwyozRZRDfGWMiRjZ-yes75p9s6CrEgGWZzlJPOSKsU0FlveI&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=c85a52a6bd08aa358fe27b2d24057362&oe=5DBFC054)
         


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:39:15 pm

        CẤP NƯỚC DÃ CHIẾN, tổ chức khai thác và bảo đảm nước cho bộ đội trong điều kiện dã ngoại, gồm nước dùng cho sinh hoạt, xe mấy, binh khí kĩ thuật, tiêu tẩy. CNDC phải thực hiện các biện pháp đồng bộ như: trinh sát nguồn nước, lập kế hoạch khai thác và phân phối nước, lập các trạm cấp nước, làm sạch nước có vi trùng, vi khuẩn, nước bị nhiễm độc, nhiễm xạ... Các biện pháp chủ yếu được xác định trong kế hoạch bảo đảm công trình và kế hoạch bảo đảm hậu cần, kế hoạch bảo đảm phòng hóa. Tìm nguồn nước và khai thác nước do công binh đảm nhiệm; làm sạch nước, phân phối và đưa nước đến nơi sứ dụng do bộ đội hóa học và bộ đội hậu cần thực hiện.

        CẤP PHÁT XĂNG DẨU, hoạt động chuyển giao vật liệu xăng dầu từ các kho chứa cho các đơn vị sử dụng, theo mộnh lệnh thể hiện bằng các phiếu, lệnh xuất kho. Xăng dầu có thể được cấp phát trực tiếp đến các thiết bị sử dụng (chủ yếu là nhiên liệu cho các phương tiện vận tải) hoặc qua các phương tiện vận chuyển (tàu thủy, xà lan, ôtô xitéc...). CPXD được thực hiện bằng phương pháp bơm hoặc phương pháp tự chảy nhờ các thiết bị chuyên dùng (dàn cấp phát, đường ống công nghệ, máy bơm, cột tra...). Khi cấp phát phải bảo đảm đúng số lượng, chất lượng, xác định rõ tỉ lệ hao hụt và bảo đảm an toàn bằng các phương pháp, biện pháp, quy định và các phương tiện thiết bị chuyên dùng.

        CẤP SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU, mức độ yêu cầu về sẵn sàng chiến đấu (người, vũ khí trang bị, các mặt bảo đảm) đối với SCH và phân đội trực ban chiến đấu theo quy định. Căn cứ vào nhiệm vụ và tình huống chiến đấu các phân đội trực ban từ SCH có thể chuyển lệnh lên hoặc xuống CSSCĐ. Quân chủng phòng không - không quân quy định CSSCĐ: 1, 2, 3 (cg cấp trực ban chiến đấu hoặc cấp báo động chiến đấu). Nội dung và thời gian chuyển cấp của từng loại SCH, từng loại phân đội trực ban được quy định cụ thể và thống nhất. CSSCĐ được áp dụng cho mọi trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

        CẤP TRỰC BAN CHIẾN ĐẤU KHÔNG QUẢN, mức độ sẵn sàng chiến đấu được quy định trực ban trên sân bay và SCH. Tại sân bay có ba cấp: cấp 1 - phi công, kíp bay ở trong buồng lái chờ lệnh mở máy, cất cánh chiến đấu; cấp 2 - phi công, kíp bay, máy bay ở trạng thái sẵn sàng nhận lệnh vào cấp 1, công tác chuẩn bị đã hoàn tất và được kiểm tra lần cuối; cấp 3 - phi công, tổ bay. máy bay ở trạng thái sẵn sàng nhận lệnh vào cấp 2, công tác chuẩn bị chiến đấu đã được kiểm tra theo từng bước quy định. Trực ban chiến đấu SCH có hai cấp: cấp 1 - kíp trực làm việc, các phương tiện bảo đảm hoạt động trong trạng thái bám sát những hoạt động bất thường của địch, sẵn sàng ra lệnh cho phi công, kíp bay vào cấp 1 hoặc đang trong trạng thái cấp 1 và trong trạng thái chỉ huy  chiến đấu; cấp 2 - kíp trực làm việc, các phương tiện bảo đảm hoạt động trong trạng thái sẵn sàng nhận lệnh vào cấp 1, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình địch, ta, điều kiện chiến đấu, nắm vững nhiệm vụ được giao và sẵn sàng đưa máy bay vào chiến đấu.

        CẤT CÁNH CHIẾN ĐẤU, hành động của phi công (tổ lái) đưa máy bay lên không trung để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu theo mệnh lệnh hoặc phương án chiến đấu quy định; giai đoạn dầu của hành động chiến đấu của không quân (cất cánh, lấy độ cao, tập hợp đội hình, cơ động đến vị trí (không vực) chiến đấu). CCCĐ phụ thuộc vào tính năng của máy bay và nhiệm vụ chiến đấu được giao.

        CẤT CÁNH KHẨN CẤP, quá trình đưa máy bay rời mặt đất (mặt nước) một cách nhanh chóng và kiên quyết theo mệnh lệnh của người chỉ huy, kịp thời đối phó với mọi tình huống xảy ra. Sau khi CCKC, phải báo cáo ngay lên SCH cấp trên và các đơn vị hiệp đồng. Khi CCKC có thể: sử dụng nhiều đường cất cánh cùng một lúc, cất cánh liên tục, tập hợp đội hình trên hướng bay tới mục tiêu, cất cánh với khoảng thời gian ngắn nhất cho phép.

        CẤT GIỮ DÀI HẠN, chế độ cất giữ trang bị kĩ thuật quân íựkhi chưa có nhu cầu sử dụng trên một năm. Thông thường được tiến hành với trang bị kĩ thuật của binh đội, binh đoàn, tại khu kĩ thuật, phân kho, kho. tổng kho, căn cứ... Nội dung, quy trình CGDH đối với từng loại trang bị KTQS được nêu trong điều lệ, hướng dẫn của ngành chủ quản; gắn với các nội dung niêm cất dài hạn. Khi đưa trang bị KTQS vào CGDH và đem ra sử dụng phải có lệnh của người chỉ huy có thẩm quyền.

        CẤT GIỮ NGẮN HẠN, chế độ cất giữ trang bị kĩ thuật quân sự khi chưa có nhu cầu sử dụng dưới một năm. Thường được tiến hành với trang bị kĩ thuật của các phân đội, binh đội, tại khu kĩ thuật của đơn vị. Nội dung, quy trình CGNH đối với từng trang bị KTQS được nêu trong điều lệ, hướng dẫn của ngành kĩ thuật chủ quản; gắn với các nội dung niêm cất ngắn hạn. Khi đưa trang bị KTQS vào CGNH và đem ra sử dụng phải có lệnh của người chỉ huy có thẩm quyền.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:41:07 pm

        CẤT GIỮ TRANG BỊ KĨ THUẬT QUÂN SỰ, tập hợp những hoạt động về tổ chức và kĩ thuật nhằm duy trì trạng thái tốt cho trang bị KTQS chưa có nhu cầu sử dụng, có thể đưa vào sử dụng sau những thời hạn quy định. Gồm: ngăn ngừa hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác động có hại của môi trường; phòng chống cháy nổ và phá hoại; bảo dưỡng kĩ thuật định kì... Có: cất giữ ngắn hạn và cất giữ dài hạn. Trang bị KTQS đưa vào cất giữ phải tốt, đồng bộ và đã qua bảo dưỡng kĩ thuật. Nơi CGTBKTQS phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi tối đa về môi trường (che chắn mưa, nắng; thông thoáng...), an toàn và đảm bảo yêu cầu chiến thuật. Quy định về CGTBKTQS đối với từng loại trang bị KTQS được nêu trong điều lệ, hướng dẫn của các ngành kĩ thuật chú quản.

        CÂU LẠC BỘ THỂ THAO KĨ THUẬT QUỐC PHÒNG, loại hình hoạt động mang tính chất thể thao quốc phòng, vui chơi lành mạnh, để bồi dưỡng tri thức và kĩ năng QS cho thanh niên, học sinh, sinh viên, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. CLBTTKTQP gồm các câu lạc bộ: hàng không, hàng hải, thông tin vô tuyến điện, ô tô - mô tô, bắn súng...

        CÂU LIÊM (cổ), vũ khí lạnh có cán dài (bằng tre hoặc gỗ), một đầu gắn lưỡi thép sắc cong hình lưỡi liềm (có thể có mũi nhọn), dùng để kéo ngã và đâm nhằm sát thương người, ngựa đối phương (khi đánh bộ) hoặc kéo móc thuyền đối phương (khi đánh thủy).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65756299_443972722999280_1911232344748982272_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeFBtD9miFfBAf_egQZrfJyTk9DCzBYPdm7i0lakx7tBeuHNv4EzlghRwGFts2zScob4VQhC0vrltsRkxCRi1FxgyCb9AV9p5L-Xj1aolCAgWQ&_nc_oc=AQkfzgn6mB7gZchr-xS0r8am-rCw_4m8EH4M3UWLElr__6Oqa_27MyLFAmCA5zsRrLM&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=421fcd8f7806d1f59f90b017549964c9&oe=5D7EC4F7)
Câu liêm

        CẦU CẢNG QUÂN SỰ, cầu tàu dùng để cập, neo đậu tàu thuyền trong cảng quân sự (quân cảng), nhằm bảo đảm an toàn và thuận tiện cho việc vận chuyển lực lượng, phương tiện, hàng hóa QS và bảo đảm chiến đấu trên sông, biển. Tuỳ theo điều kiện và yêu cầu sử dụng, CCQS được xây dựng theo hình thức dã chiến hoặc lâu bền.

        CẨU CẢNG TRUỜNG SA, cầu cảng xây dựng trên đảo Trường Sa lớn, trong hệ thống công trình bảo đảm hậu cần kĩ thuật cho bộ đội trên quần đảo Trường Sa và các tàu hải quân hoạt động tại đây. Được xây dựng theo quyết định 114/QĐ-QP ngày 14.4.1990 của BQP; Khoa công trình Học viện kĩ thuật quân sự tổ chức nghiên cứu, khảo sát, lập luận chứng kinh tế - chiến kĩ thuật, thiết kế và tổ chức xây dựng với sự tham gia của 16 cơ quan khoa học, đơn vị sản xuất trong và ngoài QĐ. Hoàn thành và tiếp nhận tàu vận tải 1.000t TS-04 cập cảng an toàn 12.6.1994. CCTS cùng với toàn bộ hệ thống công trình bảo đảm kĩ thuật (hoàn thành 27.5.1995), được nghiệm thu và chính thức đưa vào sử dụng 21.10.1995.

        CẦU CÔNG LÍ, cầu bác qua rạch Thị Nghè, trên đường Công Lí (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi), chỗ nối với đường Nam Kì Khởi Nghĩa, thuộc q. Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Tên cũ là: cầu Mac Mahon, 1955 mang tên CCL. 1972 xây dựng lại bằng bê tông cốt thép, dài 46m, rộng 16m. Ngày 9.5.1964 Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn tại đây nhằm ám sát bộ trưởng quốc phòng Mĩ Mac Namara.

        CẦU ĐÁP CẦU, cầu đường sắt, đường bộ trên QL 1, dài 184m, bắc qua Sông Cầu, bắc tx Bắc Ninh (t. Bắc Ninh). Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN, CĐC là mục tiêu đánh phá ác liệt cúa không quân Mĩ. 17.10.1967 Tiểu đoàn pháo phòng không 18, Sư đoàn phòng không 365, trong một trận đánh đã bắn rơi 5 máy bay F-105, có 4 chiếc rơi tại chỗ.

        CẦU ĐI CÙNG, cầu quân sự cứng chế sẵn đặt trên các xe cơ sở bánh lốp hoặc xe xích, có các thiết bị tự động bắc và dỡ cầu để thực hiện bắc cầu nhanh qua các chướng ngại, báo đảm cơ động cho người và vũ khí, trang bị kĩ thuật. Được trang bị trực tiếp cho các đơn vị công binh trực thuộc binh đoàn, binh đội binh chùng hợp thành hoặc đơn vị cơ giới, thường cơ động theo đội hình chiến đấu. QĐND VN hiện đang sử dụng các CĐC đặt trên các xe bắc cầu do LX sản xuất như TMM, MTU-20...


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:42:38 pm

        CẦU GIẤY, cầu bắc qua sông Tô Lịch, trên QL 32 đi Sơn Tây, thuộc địa phận làng Yên Quyết (Yên Hoà, thường gọi Làng Giấy), h. Từ Liêm; nay thuộc phường Quan Hoa, q. Cầu Giấy, tp Hà Nội. Thời Lí gọi là cầu Tây Dương do đối diện với cửa Tây Dương của vòng thành ngoài kinh thành Thăng Long. 21.12.1873 tại khu vực CG diễn ra trận phục kích của quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy, giết thiếu tá Gacniê và nhiều quân Pháp. Cũng tại đây, 19.5.1883 quân triều Nguyễn do Hoàng Tá Viêm chỉ huy phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc chặn đánh cuộc hành quân lớn về phía tây của 500 quân Pháp do đại tá Hăngri Rivie chỉ huy, diệt 33 (trong đó có Rivie), làm bị thương 61 quân Pháp. X. trận Cầu Giấy 21.12.1873 và trận Cẩu Giấy 19.5.1883.

        CẦU HÀM RỒNG, cầu đường bộ, đường sắt bắc qua Sông Mã, bắc tp Thanh Hóa 4km. CHR cũ do Pháp xây dựng 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này bị phá hủy 1946, Năm 1962 CHR mới được khởi công xây dựng, 19.5.1964    khánh thành, cầu gồm hai nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Trong chiến tranh phá hoại của Mĩ, CHR liên tục bị đánh phá. Các đơn vị bảo vệ cầu đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại. Không quân VN bắn rơi 4 máy bay Mĩ. Trung đoàn pháo phòng không 228 bảo vệ CHR đã bắn rơi 90 máy bay. được phong danh hiệu đơn vị Ah LLVT- ND và mang tên “Đoàn Hàm Rồng”. 1973 CHR được khôi phục lại; trụ giữa vẫn dùng lại móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng hai nhịp 80m đơn giản.

        CẨU HIỂN LƯƠNG, cẩu bắc qua sông Bến Hải tại Hiền Lương, h. Vĩnh Linh, t. Quảng Trị, km 735 QL 1, nơi vĩ tuyến 17 đi qua. Theo hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, VN tạm thời bị chia làm hai miển Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, điểm giữa cầu nằm trên ranh giới này. 1972, CHL bị bom Mĩ phá hủy hoàn toàn. 1976, CHL mới được xây cách cầu cũ 35m về phía hạ lưu. 2003, CHL cũ cùng với cụm di tích cột cờ và đồn biên phòng đã được khôi phục tại đúng vị trí cũ.

        CẦU LAI VU, cầu đường sắt, đường bộ trên QL 5, bắc qua sông Kinh Thày, thuộc địa phận xã Lai Vu, h. Kim Thành, t. Hải Dương, đông tp Hải Dương 7km, cách cầu Phú Lương 5km về phía Hải Phòng. Trong KCCM, CLV là trọng điểm giao thông trên tuyến đường chiến lược Hà Nội - Hải Phòng, thường xuyên bị không quân Mĩ đánh phá, có đợt liên tục 31 ngày (19.6-20.7.1967), hai lần bị đánh sập (5.1.1966 và 10.5.1972). Lực lượng bảo vệ cầu gồm Trung đoàn pháo phòng không 213 (Sư đoàn 363) phối hợp với lực lượng phòng không nhân dân địa phương đánh trả quyết liệt, bắn rơi 16 máy bay Mĩ. Trung đoàn 213 được tuyên dương Ah LLVTND (1985). Năm 1998 cầu đương bộ được xây dựng mới, dài 172m, rộng 23,lm, dầm bê tông dự ứng lực, tải trọng H 30.

        CẦU LONG BIÊN, cầu đầu tiên bắc qua Sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1889-1902) và đặt tên là cầu Đume (Paul Doumer). Chiều dài toàn cầu 1.861m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường ô tô và đường đi bộ. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN của không quân Mĩ, 1965- 72 CLB bị ném bom 14 lần. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh và phòng không xây dựng 2 trận địa pháo phòng không cao 11,5m trên bãi cát nổi giữa Sòng Hồng, có thể bắn máy bay địch khi có lũ cao nhất. Bộ đội phòng không dùng máy bay trục thăng cẩu pháo, khí tài chiếm lĩnh trận địa. Có lúc còn có lực lượng phòng không hải quân gồm các tàu tuần tiễu tham gia bảo vệ cẩu. Các nhịp của CLB bị bom đánh đổ đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới. Hiện cầu chỉ dành cho đường sắt, đương xe thô sơ và đường đi bộ.

        CẦU MĨ THUẬN, cầu trên QL 1, bắc qua sông Tiền Giang, nối liển 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, thay cho phà Mĩ Thuận cũ. Dài 1.535m. phần cầu chính là cầu treo dây văng dài 650m, nhịp giữa thông thuyền 350m, chiều cao thông thuyền 37,5m, phần cẩu phụ mỏi bên gồm 11 nhịp, dài 437,6m. Rộng mặt cầu 23,6m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 lề cho người đi bộ. Khánh thành 21.5.2000. nổi liền mạch giao thông giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ, có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị và QS.

        CẨU NHÂN MỤC, cầu bắc qua sông Tô Lịch (chỗ Cống Mọc hiện nay) trên đường từ Đông Quan đi Ninh Kiều, thuộc địa phận làng Nhân Mục (Làng Mọc), h. Thanh Đàm (thời Lẽ đổi thành Thanh Trì), nay thuộc phường Nhân Chính, q. Thanh Xuân, tp Hà Nội. 10-11.1426 CNM là nơi kết thúc hai trận đánh lớn của nghĩa quân Lam Sơn do Lí Triện (Lê Triện), Đổ Bí (Lê Bí) chỉ huy chiến thắng quân Minh, diệt hàng nghìn quân địch, bắt sống tướng Viên Lượng và hơn 500 quân.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:44:12 pm

        CẦU NỔI, cẩu quân sự gồm các khoang phao nối ghép liên tiếp với nhau trên mặt nước, hai đầu có phần cầu dẫn được tựa trên bờ, đáy hoặc các chân đỡ cứng. Các bộ phận của CN thường được đặt trên các phương tiện vận chuyển cơ giới, bảo đảm thuận tiện cho việc cơ động và hạ thủy nhanh chóng. Các khoang phao cũng có thể được ghép thành phà. Công binh QĐND VN sử dụng một số loại CN do LX chế tạo như các bộ CN PMP, bộ cầu phao TPP, LPP...

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65312183_443972769665942_7349684913227956224_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeGnCR9p_ThsdFI6DQH6J_WVCxkpcgKfht4L0Qgpo6pHMnF7BMrm5oQQaWZIeWop_WFuaXas7ne-f9us7nrjGrcyi8lKRuc-8K5p2bDSbExFWg&_nc_oc=AQkacWWOsTK3-d2ofE3Mt4bVma_fHl4iwtl37pSlkN-PN3jyFWpY7WI1obX_Y00OSVQ&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=73e7aa581014628362870c64532e3cfd&oe=5DC3A003)

        CẦU PHÚ LƯƠNG, cầu đường sắt, đường bộ trên QL 5. bắc qua sông Thái Bình, đông tp Hải Dương 2km, cách cầu Lai Vu 5km. Trong KCCM, CPL là trọng điểm giao thông trên tuyến vận chuyển chiến lược Hà Nội - Hải Phòng, thường xuyên bị không quân Mĩ đánh phá, có đợt liên tục 31 ngày, sử dụng 1.200 lần chiếc máy bay. Hai lần cầu bị đánh sập (26.6.1967 và 10.5.1972). Lực lượng bảo vệ cầu gồm Trung đoàn pháo phòng không 213 (Sư đoàn phòng không 363) phối hợp với lực lượng phòng không nhân dân địa phương đánh trả quyết liệt, bắn rơi 16 máy bay Mĩ. 22.6.1967 tại trận địa CPL đã bắn rơi 2 máy bay A-4. Trung đoàn 213 được tuyên dương Ah LLVTND (1985). Năm 1998 cầu đường bộ được xây dựng mới gồm 10 nhịp, dài 509,5m, rộng 23,lm, kết cấu dầm bê tông dự ứng lực, tải trọng H 30.

        CẨU QUÂN SỰ, gọi chung các loại cầu (chủ yếu do công binh bảo đảm) để lực lượng vận tải QS, bộ binh và các phương tiện KTQS cơ động qua sông, suối, rạch, khe... trong hành quân hoặc tác chiến. Theo vị trí mặt cầu so với mặt nước, có: cầu cao, cầu thấp, cầu nổi, cầu ngầm. Theo kết cấu, có: cầu chân cứng, cầu phà, cầu hỗn hợp, cầu treo... Theo tác dụng chiến thuật, có: cầu đi cùng (cầu dùng để đảm bảo cơ động cho lực lượng tác chiến chủ yếu), cầu xung kích (cầu dùng để đảm bảo cho lực lượng tác chiến phía trước, vd cầu TMM của LX ).

        CẦU THĂNG LONG, cầu đường sắt, đường bộ bắc qua Sông Hồng, nối đường vành đai 3 tp Hà Nội với QL Thăng Long - Nội Bài, cách cầu Long Biên 11 km về phía thượng lưu. Khởi công xây dựng 1974, hoàn thành 1985. Gồm hai tầng: tầng dưới ở giữa là hai tuyến đường sắt (khổ l,435m), hai bên là đường xe thô sơ (rộng mỗi bên 3,5m); tầng trên ở giữa là đường ô tô rộng 15m cho 4 làn xe, tải trọng H 30. hai bên là đường cho người đi bộ (rộng mỗi bên l,5m). Chiều dài cầu theo đường sắt 5.503m, theo đường ô tô 3.115m. Phần cầu chính (vượt sông) gồm 15 nhịp dầm thép, khẩu độ mỗi nhịp 112m. Cầu lớn nhất VN hiện nay, nối liền thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và các tỉnh bắc Sông Hồng.

        CẦU TRÀNG TIỂN, cầu trên Sông Hương, nằm giữa tp Huế, dài 403m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, do Pháp xây dựng 1905 tại vị trí cầu Thành Thái cũ (cầu gỗ xây dựng 1897-99, bị đổ 1904), lúc đầu mang rên Clêmenxô (Clemenceau). 1945 chính phú Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng. Nhưng nhân dân vẫn gọi là CTT, do cầu nằm cạnh xưởng đúc tiền cũ sát bờ Sông Hương. Trong KCCM 1968, trụ 3 và nhịp 7 bị phá hủy, sau đã được chữa lại.

        CẦU VỆT, cầu quân sự có kết cấu dầm đồng thời là mặt cầu và được cấu tạo thành hai vệt bánh xe. Được sử dựng để bắc qua các chướng ngại hẹp: hào, rãnh, mương, máng, hố bom... hoặc để tăng cường các nhịp cầu cũ chưa đủ sức chịu tải, các nhịp cầu bị phá hoại, CV thường được trang bị cho các đơn vị bộ binh cơ giới, tăng...

        CẤU TRÚC MẠNG MÁY TÍNH (network topology - cấu trúc liên kết mạng), hình trạng liên kết hoạt động của các máy tính, nút và cáp nối trong mạng máy tính cục bộ. Cấu trúc mạng máy tính cục bộ chia hai loại: tập trung và phân tán. Cấu trúc mạng tập trung: các máy được nối trực tiếp với một máy dịch vụ trung tâm (chủ) (như mạng hình sao...), máy tính ở trung tâm điều khiển việc thâm nhập mạng; kiểu cấu trúc này đảm bảo an toàn dữ liệu và sự quản lí trung tâm đối với các nội dung và các hoạt động của toàn mạng. Cấu trúc mạng phân tán: các máy được nối với một dây cáp xương sống duy nhất (như mạng buýt, mạng vòng tròn...), không có máy trung tâm, mà từng trạm công tác (máy tính) thâm nhập vào mạng một cách độc lập và tự thiết lập các ghép nối riêng của mình với các trạm công tác khác. Mỗi cấu trúc mạng đều có phương pháp điều hòa sự thâm nhập của các trạm công tác vào mạng máy tính (giao thức mạng) riêng để tránh các xung đột, tranh chấp dữ liệu.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:45:31 pm

        CÂY GẬY VÀ CỦ CÀ RỐT, chính sách đối ngoại của đế quốc Mĩ vừa đe dọa bằng sức mạnh QS vừa mua chuộc bằng lợi ích kinh tế nhằm khuất phục các nước khác, nhất là các nước chậm phát triển; do Rudơven (A. Theodore Roosevelt) tổng thống thứ 26 của Mĩ đề xuất đầu tk 20. Trong chiến tranh xâm lược VN, tổng thống Mĩ Giônxơn (1963-69) đã sử dụng chính sách CGVCCR, một mặt hứa sẽ viện trợ kinh tế -  kĩ thuật để xây dựng lại VN, mặt khác tiến hành leo thang chiến tranh bắn phá, tàn sát nhân dân VN ở cả hai miền Nam - Bắc. Nhưng nhân dân VN không khuất phục, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.

        CÂY NHIỆT ĐỚI, thiết bị trinh sát của Mĩ dùng để phát hiện người, vũ khí, xe cơ giới... qua chấn động, âm thanh phát sinh khi các đối tượng trên chuyển động, đồng thời tự động truyền tin tức về trung tâm tác chiến điện tử. CNĐ là tên do VN đặt. CNĐ được thả từ máy bay hoặc do bộ binh thả đặt. Các bộ phận chính: máy thu tiếng động, bộ xử lí tín hiệu, máy phát, nguồn điện và anten cần (dạng cành cây không lá, một cành đứng, bốn cành ngang đối xứng). CNĐ mà Mĩ sử dụng trong chiến tranh VN có nhiều loại, với tính năng: cự li phát hiện với người 15- 35m, với ô tô 300-400m; thời gian hoạt động 15-65 ngày, công suất phát 150-300mW, khối lượng 5-17kg. Một số CNĐ còn có dù và bộ phận tự hủy.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65765511_443972822999270_8730736178447253504_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeGhvEPxIIRH7PZMjunwJhrN9s_XbDeMGl2dQtJBpna7ueE8U43bywR1OXCzLoHSa3KpO1Tjf8wlbznXYmiyMQ-_EHw9U5QFqsjMCmaAM1sGCw&_nc_oc=AQmz4ko8FrD8hr4kNDzpkTb7iVIXDzTi9oQJ9G2B3P2UVX8ZVSV0wGRHAI90yAiSkho&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=f2da266e3756eb28645bdd73188b5bab&oe=5DBC5F23)

        CÂYTEN (Đ. Wilhelm Keitel; 1882-1946), tội phạm chiến tranh chủ yếu trong CTTG-II. Thống chế QĐ phát xít Đức (1940). Trong CTTG-I là sĩ quan tham mưu. Khi Hit le lên nắm quyền ở Đức, C hợp tác chặt chẽ, trở thành đv Đảng quốc xã, được thăng cấp nhanh: 1935 từ sư đoàn trưởng lên cục trường; 1938-45 tổng tham mưu trưởng QĐ phát xít Đức; cố vấn QS gần gũi nhất của Hitle; trực tiếp tham gia soạn thào các kế hoạch xâm lược nhằm thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Hitle. 1940 kí hòa ước với Pháp có lợi cho nước Đức thắng trận. Trước khi Đức tấn công LX, C ban hành một số mệnh lệnh và chỉ lệnh cho phép khùng bố, thủ tiêu tù binh và dân thường ở vùng Đức sẽ chiếm đóng. 1944 tham gia phiên toà xét xử những người mưu sát Hitle. 8.5.1945 kí hiệp ước đầu hàng Đồng minh. Bị phiên toà Nurembe kết án tử hình bằng treo cổ.

        CBU-24, bom chùm dạng catxét rải bom bi dạng “quả ổi” (BLU-26) để sát thương vũ khí, trang bị KTQS và sinh lực đối phương. Bom mẹ CBU-24 chứa 200 bom con, nổ ở trên không bằng ngòi nổ hẹn giờ hoặc không tiếp xúc, tách đôi vỏ, rải các bom con xuống khu vực mục tiêu. Bom con BLU-26 có thể nổ ngay hoặc nổ chậm tùy theo loại ngòi được sử dụng, khi nổ ở mặt đất tạo thành hố hình phễu, đường kính 0,2- 0,3m, sâu 0,2m, bán kính sát thương dày đặc 10m.

        CBU-55, bom chùm hàng không dạng catxét, kiểu nổ xon khí đầu tiên của Mĩ. Dài 2,3m, đường kính 0,36m, sải cánh đuôi 0,72m, khối lượng 235kg, chứa ba bom con BLU-73, dọc thân từ lỗ lắp ngòi hẹn giờ tới nắp đáy có đặt một dây nổ, đảm bảo mở catxét ở trên không. Mỗi bom con có khối lượng 45kg, nạp 32,6kg ôxit êtylen lỏng, có dù hãm để giảm tốc độ rơi xuống còn 33m/s. Khi chạm đất, ngòi nổ hoạt động gây nổ ống thuốc đặt giữa trục bom, phá võ vỏ bom làm văng ôxit êtylen thành các giọt, tạo thành đám mây xon khí (nhiên liệu -  không khí) có đường kính 15-17m, cao 2,5-3m. Đám mây này được một trạm nổ kích nổ ở độ cao 1 m sau khi hình thành 0,125s. Bán kính sát thương của một bom con là 50m. CBU-55 được thiết kế cho máy bay tốc độ dưới âm (như A-37, OV-10 và máy bay trực thăng UH-1 ở độ cao bay 600m, tốc độ bay 120 km/h). Được trang bị cho không quân của hài quản đánh bộ và không quân chiến thuật Mĩ (1969-71). Được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh xâm lược VN ở Quảng Trị (1972) với mục đích diệt sinh lực, dọn bãi cho máy bay trực thăng đổ bộ... (xt bom chán không, bom nổ khối, bom nhiên liệu - không khí, bom phát quang).


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:46:50 pm

        CEFEO (vt từ p. Corps Expéditionnaire Franẹaise d’Extreme Orient - Đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông), lực lượng viền chinh thành lập 16.8.1945 trên cơ sở các đơn vị đã có của FEFEO, để gửi gấp sang Đông Dương, nhằm thiết lập lại quyền cai trị của Pháp ở đây sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh. Tổng chỉ huy đầu tiên (1945-46) là tướng Lơcỉec*. Gồm có: Sư đoàn bộ binh thuộc địa 9 (đang chiếm đóng Đức) và một phần Sư đoàn thiết giáp 2. Các đơn vị đầu tiên của CEFEO đến Sài Gòn 12.9.1945 (10 ngày sau khi VN tuyên bố độc lập). 2.1946 được tăng thêm Sư đoàn bộ binh thuộc địa 3, Lữ đoàn Mađagaxca. Tham gia chiến tranh xâm lược VN 1945-54, bị thương vong hàng trăm nghìn và phải rút khỏi VN sau thất bại của Pháp ở Đông Dương (1954).

        CENTO (vt từ A. Central Treaty Organization - Tổ chức hiệp ước trung tâm), liên minh QS - chính trị khu vực Trung Cận Đông. Gồm các nước: Anh, Thổ Nhĩ Kì, Iran, Irắc, Pakixtan. Thành lập 24.2.1955 trên cơ sở hiệp ước liên minh phòng thủ chung được kí tại Batđa giữa Irắc và Thổ Nhĩ Kì (gọi là hiệp ước Bátđa). Mục đích ban đầu là tăng cường hợp tác “an ninh và phòng thủ” giữa các nước thành viên và tìm cách phát triển kinh tế khu vực một cách hòa bình, nhưng sau đó Mĩ đã từng bước biến CENTO thành một liên minh QS khu vực phục vụ lợi ích của Mĩ. Trụ sở lúc đầu đặt ở Bátđa (Irắc), 1958 chuyển về Ancara (Thổ Nhĩ Kì). 3.1959 Irắc rút khỏi liên minh (sau khi Mĩ kí các hiệp định QS riêng rẽ với Iran, Pakixtan, Thổ Nhĩ Kì). 8.1959 đổi tên thành Tổ chức hiệp ước trung tâm (CENTO). Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng CENTO với 2 cấp: hội nghị bộ trưởng hàng năm (thủ tướng, bộ trường Bộ ngoại giao hay quan chức cao cấp tham dự) và hội nghị thứ trưởng nửa tháng một lần. Cơ quan của hội đồng là: các ủy ban (QS, kinh tế, khoa học, chống nổi dậy, liên lạc); ban tham mưu QS hỗn hợp; viện nghiên cứu và phát triển; ban thư kí. 1979 sau khi Iran và Pakixtan rút khỏi liên minh, CENTO trên thực tế tan rã.

        CH-47, họ máy bay trực thăng vận tải hạng nặng của Mĩ do hãng Bôing Vecton thiết kế và chế tạo. Bắt đầu được nghiên cứu thiết kế 1956. Đến nay đã có bốn kiểu: CH-47A, CH- 47B, CH-47C và CH-47D. Kíp bay 2 người. Bay thử chuyến đầu tiên 21.9.1961. Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 15,54m, cao 5,68m, khối lượng cất cánh lớn nhất 22.679kg, tốc độ bay lớn nhất 298km/h, trần bay 3.215m, tầm bay 2.267km, sức chở: 44 quân hoặc 10.528kg hàng (treo thêm bên ngoài có thể tới 12.700kg). CH-47 có trong trang bị của QĐ các nước Anh, Canada, Tây Ban Nha... Tính đến 12.1972, QĐ Mĩ đã dùng tới 1,2 triệu giờ bay với CH-47, trong đó 3/4 là hoạt động ở Đông Nam Á. Đến cuối 1972 đã có hơn 550 chiếc CH-47 được Mĩ đưa vào sử dụng ở VN. Từ 1988 loại CH-47D được cải tiến có khả năng tiếp dầu trên không cả ngày lẫn đêm.
       
(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65319145_443972809665938_182875622949781504_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeEgcPDTdTyhZrDewwgMbC44moS9hE0SEwog_YXoozlL2faUKeD4E1v5CQIatuQ4ZZcvJkkUV1CQBVzOQ_uSaQTDtqqYilkX4w8Mm2AZKNSI_Q&_nc_oc=AQkCJhcFuOJI8_2iiiQPrRcYvMcQgdqnnzPvNZDIe3m8uNbdFOSRKGojiVvSP6m6VVE&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=932f79543ee3870d019bbe00194a1e2b&oe=5DB7A70B)

        CHÀ BÀN (Đồ Bàn, Phật Thệ, Vijaya), kinh thành Chămpa tk 11-tk 15. Nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, h. An Nhơn, t. Bình Định, tây bắc tp Quy Nhơn 27km. Được xây dựng vào cuối tk 10, dưới triều vua Yangpuku Vijaya. Tk 11 - đầu tk 15, Chămpa nhiều lần đem quân đánh các nước láng giềng trong đó có Đại. Việt. 1471 vua Lê Thánh Tông đem quân đánh lại, chiếm được CB, mở rộng biên giới Đại Việt đến đèo Cù Mông. 1778 Nguyễn Nhạc tự xưng Trung ương hoàng đế, đóng đô ở đây, đổi tên là thành Hoàng Đế.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:47:55 pm

        CHACRI NARUBET (A. Chakri Naruebet), tàu sân bay trực thăng của Thái Lan, số hiệu 911, do hãng Badaneron (Tây Ban Nha) đóng. Hạ thủy 1.1996; chính thức sử dụng từ 8.1997. Tính năng chiến - kĩ thuật: lượng giãn nước chớ đầy 11.480t; kích thước: dài 182,6m (tại mớn nước: 164,lm), rộng 30,5m, mớn nước 6,2m. Sân bay dài 174,6m; rộng 27,5m (cho phép 5 máy bay trực thăng đồng thời cất, hạ cánh). Thiết bị động lực: 2 động cơ tuabin khí. công suất 32.5MW (44.250cv); 2 động cơ điêzen, công suất 8.64MW (11.750cv); 2 trục chân vịt. Tốc độ lớn nhất: 26 hải lí/h; tốc độ hành trình: 16 hải lí/h; tầm đi xa 10.000 hải lí ở vận tốc 12 hải lí/h. Vũ khí trang bị: 1 bệ tên lửa phòng không phóng thẳng đứng MK41 LCHR, tên lửa tầm gần Xi Xperâu (do Mĩ chế tạo), 3 ống phóng tên lửa Mixtran tự dẫn hồng ngoại, 4 pháo 6 nòng 20mm Vuncan Phalanxơ, 2 pháo 30mm, 4 ống phóng nhiễu Traco MK-137, bẫy ngư lôi SLQ-32, rada cảnh giới đối không Hughet SPS-52C, rađa sục sạo đối hải SPS-64, sôna gắn vào thân tàu (trạm cố định), rađa điều khiển hỏa lực bước sóng I/J/K, rađa dẫn đường cho máy bay, hệ thống định vị toàn cầu GPS. Ngoài ra, còn được trang bị hệ thống C3I tiên tiến. Máy bay: 6 máy bay cánh cố định cất cánh trên đường băng ngắn AV-8S (Hariơ), 9 máy bay trực thăng S-70B (Xi Hôc) trang bị ngư lôi MK-46, bom chìm. Quân số: 455 (62 sĩ quan), 146 nhân viên hàng không. Với CN, Thái Lan trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á và thứ 2 ở châu Á (sau Ấn Độ) có tàu sân bay.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66141374_443972816332604_758700196107386880_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeEJW9UUATQQ9rCwuF2GiYsgDj1jpY__MhEthKb0pZ2RHZ1grPL3qb_CLUfmawGvN8hyhRaWGnGboN3ieTTpjUBNHa9fzViHnyk1GZY2CSi8_g&_nc_oc=AQn0tq3lQuNMkR0zIBSorkvNBbxnT6ijlz9Pu6AIjobu3VgDyHEl-QacHVHIQE6p7to&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=88e61e5d9e32dc1389a23ff00a47e4f6&oe=5D808507) 
   

        CHAI CHÁY, vũ khí tự tạo dùng chất cháy để diệt các phương tiện KTQS, sinh lực đối phương. Cấu tạo chính: chai thủy tinh (dung tích 0,5; 0,65; 1 lít...) chứa chất cháy (napan hoặc OP-2); chất mồi cháy (phôtpho đỏ và kaliclorat). Có 2 loại: CC điểm hỏa tự tạo, chất mồi cháy (chứa trong túi pôlyêtilen riêng biệt) quấn cố định xung quanh vỏ chai 2-3 vòng; khi ném CC vào mục tiêu, túi pôlyêtilen rách, chai vỡ, phản ứng ôxi hóa xảy ra ở chất mồi cháy, tạo lửa làm cháy chất cháy, tiêu diệt mục tiêu, CC điểm hỏa kíp nổ, nút chai có lỗ để luồn dây cháy chậm đã liên kết với kíp nổ, túi mồi cháy quấn cố định vào kíp nổ; khi sử dụng, giật nụ xoè, ném CC vào mục tiêu (như thao tác ném lựu dạn), kíp nổ làm cháy chất mồi cháy và chất cháy. Được sử dụng rộng rãi trong CTTG-II, ở VN thời kì đầu KCCP

        CHALENGIƠ* (A. Challenger), tàu con thoi thứ hai của Mĩ. Phóng lần đầu 4.1983, tới 11.1985 đã thực hiện 9 chuyến bay, với 45 nhà du hành vũ trụ và phóng 5 vệ tinh thương mại. Từ C, các nhà du hành vũ trụ đã ra hoạt động ngoài khoảng không vũ trụ (có lần không dùng dây giữ đầu tiên trong lịch sử), đã thu hồi, sửa chữa và cho hoạt động trở lại một vệ tinh. 28.1.1986 C bị nổ tung sau khi được phóng từ mũi Canayeran trên tên lửa đẩy kiểu Miniteman, toàn bộ tổ bay 7 người bị thiệt mạng. Giá trung bình mỗi lần phóng tàu C khoảng 290 triệu USD.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:49:20 pm

        CHALENGIƠ** (A. Challenger), xe tăng chủ lực do hãng Roian Otnânxơ Litdơ (Anh) sản xuất từ 1982. Khối lượng chiến đấu 62t, kíp xe 4 người. Xe dài 8,327m (cả pháo ll,56m), rộng 3,518m (theo mép xích 3,42m), cao 2,5m (đến nóc tháp pháo). Động cơ điêzen Con Dơi V12, công suất 895kW (1.200cv), hệ thống truyền lực tự động TN37 (4 số tiến, 1 số lùi). Tốc độ lớn nhất 56km/h, vượt vách đứng 0,9m, hào rộng 2,34m; khả năng leo dốc 31°, đi dốc nghiêng 21°. Vỏ giáp CHOBHAM. Vũ khí: pháo rãnh xoắn 120mm, súng máy song song và súng máy phòng không 7,62mm. Hệ thống điều khiển hỏa lực IFCS sử dụng máy tính đường đạn, thiết bị nhìn đêm tĩnh nhiệt IDGS. Trang bị cho lục quân Anh từ 1983, đã xuất khẩu sang Iran và được lực lượng thiết giáp Anh sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh. Từ 1986 tổ hợp Vicke Điphenxơ Xixtem đã nghiên cứu chế tạo xe tăng mới C-2 với các tham số chính tương tự như xe cũ (cả về kích thước, cỡ pháo, khả năng cơ động), nhưng có khối lượng lớn hơn (62,5t) và có những đổi mới quan trọng trong hệ thống điều khiển hỏa lực. Để phân biệt, hiện nay xe tăng C thế hệ trước thường được gọi là C-l.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65770477_443972849665934_8283912348184346624_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeHY1ftcC17ZDcZlJVgdNftFuNrXHyFAvdhzIDy0oXjEGhcX6LzdH3MF_THUC1Fh5CtxBVq2MK93xAhi9oi55Zu3cQK6dkCyNezIHvqc_1ga5w&_nc_oc=AQnQNCb2srX0sw292UZnmM0OsAlQObwpVBg57rNb4Aq3LbBkvz1DmT4YjWJ7gN3BDis&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=30a3ed6e8e26d5f02a71e089e15ab274&oe=5DC25A9A)

        CHÁNH ÁN TOÀ ÁN QUÂN SỰ, chức danh pháp lí trong ngành toà án quân sự, do chủ tịch nước CHXHCN VN bổ nhiệm trong số thẩm phán toà án QS. CATAQS được tổ chức thành ba cấp: CATAQS trung ương, đồng thời là phó chánh án toà án nhân dân tối cao; CATAQS quân khu và tương đương; CATAQS khu vực. CATAQS trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn: chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mặt công tác của Toà án QS trung ương; chủ tọa các phiên họp của ủy ban  thẩm phán Toà án QS trung ương; kháng nghị theo thủ tục  giám đốc thẩm bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các tòa án QS cấp dưới theo quy định của pháp luật tố tụng; chỉ đạo công tác xét xử và thi hành án hình sự của các tòa án QS; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho thẩm phán, hội thẩm quân nhân và cán bộ tòa án QS các cấp; báo cáo công tác xét xử của các tòa án QS với chánh án Toà án nhân dân tối cao, bộ trường BQP và bộ trưởng Bộ tư pháp.

        CHÁNH NGUYÊN SOÁI, bậc quân hàm cao nhất trong không quân và một số binh chủng của QĐ LX. Được quy định 9.10.1943 đối với bộ đội không quân, pháo binh, tăng thiết giáp, công binh, thông tin; từ 1984 chỉ còn CNS không quân và pháo binh. CNS có bằng chứng nhận của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao LX và phù hiệu “Sao nguyên soái”. Trong QĐ Hoàng gia Anh cũng có CNS không quân.

        CHÁNH QUẢN CƠ nh QUẢN CƠ

        CHÁNH THANH TRA BỘ QUỐC PHÒNG X. TỔNG THANH TRA QUÂN ĐỘI

        CHÀO MỪNG , 1) loạt trạm vũ trụ của LX bay dài ngày trên quỹ đạo gần Trái Đất. Gồm 5 khoang: chuyển tiếp, làm việc, thiết bị khoa học, trung gian và máy móc động cơ hiệu chỉnh quỹ đạo; có thể ghép nối với nhiều tàu vũ trụ cùng một lúc tạo thành tổ hợp quỹ đạo lớn; có thể thay thế các khối riêng biệt. Dài 15m, đường kính lớn nhất 4,5m, khối lượng 18,9t, thể tích khoang sinh hoạt l00m3. Có thể bay ở chế độ có hoặc không người lái. Không dùng để quay trở về Trái Đất. Các tổ bay được đưa lên và thay thế ở CM bằng tàu vũ trụ Liên Hợp và Liên Hợp T, còn nhiên liệu, thiết bị... thì bằng tàu vũ trụ chở hàng Tiến Bộ. Từ 1971 tới nay đã phóng 7 trạm CM lên quỹ đạo: CM-1 (19.4.1971); CM-2 (3.4.1973); CM-3 (25.6.1974); CM;M26.12.1974); CM-5 (22.6.1976); CM-6 (29.9.1977, hoạt động 44 tháng, ghép nối với 35 lượt tàu vũ trụ, trong đó 16 tàu có người lái, đưa lên trạm 33 thành viên tổ bay, có 9 nhà du hành vũ trụ của các nước thuộc tổ chức Intercosmos, thực hiện 11 chuyến bay ngắn ngày và 5 chuyến bay dài ngày: 18, 75, 96, 140, 185 ngày); CM-7 (19.4.1982, hoạt động tới 7.2.1991, 10 tổ bay với 22 người đã hoạt động tổng cộng 861 ngày trên trạm); 2) chương trình chế tạo các trạm vũ trụ CM của LX.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:51:26 pm

        CHẠY ĐUA VŨ TRANG, quá trình các quốc gia đua tranh nhau tăng nhanh việc tích lũy và hiện đại hóa nguồn dự trữ, số lượng, chất lượng vũ khí, trang bị KTQS và LLVT nhằm giành ưu thế chiến lược trong chuẩn bị và tiến hành chiến tranh. Trong tk 20, CĐVT trở thành một quá trình đặc trưng và một chính sách cơ bản của CNĐQ, mà thời kì sôi động và căng thẳng nhất với quy mô toàn cầu là từ đầu thập ki 50 đến hết thập ki 80. CĐVT của CNĐQ nhằm giành ưu thế chiến lược về QS đối với các nước XHCN, chống lại các quốc gia đòi độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, cản phá công cuộc xây dựng và phát triển hòa bình của các nước, tạo sức ép buộc các nước này phải đối phó với CĐVT của CNĐQ không tập trung vào xây dựng kinh tế - xã hội, đồng thời còn nhằm thu siêu lợi nhuận cho các tổ hợp công nghiệp - quân sự. Trong bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh, CNĐQ và các thế lực hiếu chiến vẫn tiếp tục CĐVT dưới những hình thái mới; hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bồ xã hội vẫn còn bị đe dọa, vì vậy cuộc đấu tranh của nhãn dân tiến bộ trên toàn thế giới đòi chấm dứt CĐVT vẫn chưa thể kết thúc.

        CHĂMPA (Chiêm Thành), quốc gia cổ ở miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay. Nguyên là tiểu vương quốc Lâm Ấp do Khu Liên thành lập cuối thời Đông Hán (đầu tk 2). Giữa tk 8 đổi thành nước Hoàn Vương, tk 9 thành C, sử TQ và VN gọi là Chiêm Thành. Lãnh thổ khoảng từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay; kinh đô nhiều lần thay đổi: Trà Kiệu (Simhapura), Kauthara, Đồng Dương (Inđrapura), Chà Bàn (Vijaya), Panđuranga. Trong lịch sử, quan hệ giữa C với các nước láng giềng diễn ra phức tạp, lãnh thổ bị thu hẹp dần. Cuối tk 17 sáp nhập hoàn toàn vào lãnh thổ Đàng Trong của chúa Nguyễn.

        CHÂN LẠP (cổ), quốc gia cổ hình thành từ cuối tk 5 ở hạ lưu sông Sê Mun (Nậm Mun, một nhánh của sông Mê Công), thuộc vùng Nam Lào và đông cao nguyên Còrạt, Thái Lan ngày nay. Cư dân thuộc tộc người Môn cổ, tự coi mình là con cháu của hai vị thần Campu - Mera và tự gọi Khơme theo cách ghép đôi tên tổ tiên. Lúc đầu lệ thuộc Phù Nam, một vương quốc cổ ở vùng hạ lưu sông Mê Công. Giữa tk 7 đánh thắng và chiếm đoạt Phù Nam. Từ tk 7 đến đầu tk 8, mở rộng địa bàn cư trú ra vùng Biển Hồ và những thềm cao của hạ lưu sông Mê Công. Khoảng những năm 710-716, xảy ra cuộc tranh giành quyền lực đưa tới việc chia tách thành hai triều Bắc, Nam là Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp. Giai đoạn sơ kì (tk 5-tk 8) của vương quốc CL chấm dứt. Song người TQ, VN vẫn dùng tên gọi CL để chỉ nước Campuchia nhiều thế kỉ về sau.

        CHÂN MỘNG, xã thuộc h. Đoan Hùng, t. Phú Thọ, bắc tx Phú Thọ 15km, trên QL 2 từ Phủ Lỗ đi Hà Giang. 17.11.1952 trên đoạn đường CM - Nàng Yên, Trạm Thản diễn ra trận Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) phục kích đoàn xe QS Pháp, phá hủy 44 xe, diệt hàng trăm địch, góp phần đánh bại cuộc hành quân Loren của Pháp (x. trận Chân Mộng - Trạm Thản, 17.11.1952). Tại ngã ba CM (km 95, QL 2) có đài kỉ niệm chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản

        CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT, 1) hoạt động kĩ thuật để xác định tình trạng kĩ thuật của thiết bị (tổ hợp thiết bị), trang bị KTQS cụ thể và các bộ phận cấu thành chúng. CĐKT thường dùng phương pháp đưa đối tượng (thiết bị hoặc bộ phận cấu
thành) vào vận hành ở những chế độ quy định, thu thập và phân tích kết quả thu được, kết luận tình trạng và đưa ra biện pháp xử lí. Được tiến hành trong sản xuất (hoàn chinh, nghiệm thu), khai thác (sử dụng, bảo dưỡng, cất giữ, sửa chữa). CĐKT là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo độ tin cậy của trang bị KTQS; 2) bộ môn khoa học nghiên cứu quy luật biến đổi tình trạng kĩ thuật của thiết bị (tổ hợp thiết bị) hoặc trang bị KTQS cũng như các bộ phận cấu thành; những dấu hiệu, phương tiện và phương pháp phát hiện, xác định sai lệch thông số kĩ thuật so với giới hạn cho phép; đề xuất biện pháp xử lí thích hợp.

        CHẤN TÂM của vụ nổ hạt nhân, tâm nổ hoặc điểm chiếu tâm nổ của vụ nổ hạt nhân trên bề mặt Trái Đất. Khi vụ nổ ở mặt đất (nước) vị trí CT và tâm nổ trùng nhau, vụ nổ trong không gian thì CT là điểm chiếu của tâm nổ lên bề mặt Trái Đất. Từ CT xác định bán kính sát thương mục tiêu trên mặt đất (nước) khi đánh giá hậu quả của vụ nổ hạt nhân.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:52:31 pm

        CHẤT CHÁY, chất (hợp chất, hỗn hợp) cùng với chất ôxi hóa tạo ra phản ứng ôxi hóa khử manh, nhanh, tỏa nhiệt lượng lớn, có nhiệt độ cao và thường phát sáng. Có: CC thể rắn (nhiệt nhôm, các muối chứa ôxi...), CC thể lỏng (xăng, dầu hỏa, dầu điêzen...), CC thể khí (khí đốt...). Theo thành phần hóa học, có: CC cần ôxi của không khí (dầu hỏa, napan, xăng, phôtpho trăng...), CC không cần ôxi (nhiệt nhôm, các muối chứa ôxi...) vì trong thành phần của nó đã có chất ôxi hóa. Có CC tự nhiên (khí đốt, than đá, gỗ...) và CC nhân tạo (sản phẩm của dầu mỏ, các dung môi hữu cơ dễ cháy...). Trong QS, một số CC được dùng làm nguồn năng lượng cho động cơ máy bay, tàu chiến, xe tăng, ô tô, tên lửa... (x. nhiên liệu); một số CC khác được nạp vào đạn cháy, bom cháy, mìn cháy, súng phun lửa nhằm gây cháy, sát thương sinh lực, phá hủy cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, công trình QS và môi sinh của đối phương.

        CHẤT CHÁY KIM LOẠI nh NHIÊN LIỆU KIM LOẠI

        CHẤT DIỆT TRÙNG, gọi chung những hóa chất dùng để tiêu diệt vi trùng, côn trùng hoặc sinh vật gây (mang) bệnh truyền nhiễm. Theo công dụng, có: chất diệt vi trùng, chất diệt côn trùng và chất diệt loài gặm nhấm. Có thể sử dụng chất tiêu độc và CDT đặc hiệu (vd: phormalin, phênol...) dùng để diệt trùng cho quân trang, quân dụng... Khi sử dụng CDT cần đúng loại, đúng đối tượng có trùng, pha chế chính xác, nhanh chóng, kịp thời. Ở VN, vôi bột, nước lá xoan... có thể được dùng làm CDT.

        CHẤT ĐẦU ĐỘC, chất độc hóa học dùng để gây nhiễm độc lương thực, thực phẩm, nguồn nước nhằm sát hại sinh lực của đối phương và gây ô nhiêm môi trường. Đặc tính chung: độc tính cao; tốc độ thấm qua niêm mạc đường tiêu hóa nhanh; không màu, không mùi, không vị để khó phát hiện; dễ hòa tan trong nước, trong mỡ; tổn tại lâu trong nước; tác dụng từ từ để khó biết và khó tiêu độc cấp cứu. Một số CĐĐ điển hình: các hợp chất của flo như metylfloaxetat, etylflohydrin, b-floetyleste của axit floaxetic; các hợp chất vô cơ như asen ôxit, muối thủy ngân, muối chỉ; một số ancaloit rihư nicotin, stricnin, atropin; các độc tố: picrotoxin, teữođotoxin, norotoxin... Triệu chứng trúng độc: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, mất trí, mê man, co giật, dẫn đến bại liệt hoặc tử vong. Để tránh tác hại của CĐĐ phải tổ chức phòng độc, kiểm tra (có lưu mẫu) lương thực, thực phẩm, nước (khi thấy cần thiết) và sẵn sàng có chất giải độc (x. antiđôt) cũng như các biện pháp giải độc của y học hiện đại hoặc cổ truyền.

        CHẤT ĐỘC DA CAM. chất độc diệt cây, hỗn hợp các dẫn xuất của 2,4-D (axít 2,4-điclo phenoxyaxetic) và 2,4,5-T (axít 2, 4, 5-triclo phenoxyaxetic), tên được gọi theo màu da cam của thùng chứa. CĐDC là chất lỏng sánh như dầu, màu nâu thảm, không tan trong nước, tan trong điêzen và mỡ; dễ xâm nhập vào màng tế bào của lá, dặc biệt là loài cây lá kép. CĐDC tương tác với hệ men của cây, ức chế quá trình quang hợp, làm ngừng sự hình thành chất diệp lục, làm rối loạn điều tiết sinh trưởng, gây xoắn lá, xoắn cành, rễ, nứt vỏ thân (cành); úa (đỏ, vàng, khô) lá, khô quả, cây ngừng lớn và chết. Thường có ba loại CĐDC có tỉ lệ thành phần như sau: da cam I: n-butyleste 2,4-D (49,49%), n-butileste 2,4,5-T (48,47%), 2,4,5-T tự do (0,13%) và chất trơ (0,62%); da cam II: n-butyleste 2,4-D (50%) và isooctyleste 2,4,5-T (50%); siêu da cam: hỗn hợp của hai chất da cam II và chất trắng. CĐDC rất nguy hiểm với người do tạp chất điôxin có trong 2,4,5-T, gây nhiễm độc qua đường hô hấp, tiêu hóa với các triệu chúng: da và niêm mạc mắt bị kích thích, nhức đầu, nôn mửa, tổn thương gan, phổi, hệ tim mạch, cơ thể suy nhược; trên những người bị nhiễm độc phát hiện thấy các biến loạn thể nhiễm sắc, tăng tỉ lệ ung thư gan nguyên phát và dị tật ở con cái, đẻ non, sẩy thai. Không có biện pháp điều trị đặc hiệu, khi mới bị trúng độc nên tắm rửa ngay, thụt rửa dạ dày, ruột, dùng các loại thuốc tim mạch, glucôda, vitamin C, Bl, B6, BI2. Các CĐDC chiếm tới 60% tổng khối lượng chất độc diệt cây mà Mĩ sử dụng ở VN chủ yếu đê diệt cây lấy gỗ, phát quang rừng nhiệt đới hoặc phá hoại mùa màng (lúa, ngô, khoai, sắn...).

        CHẤT ĐỘC DIỆT CÂY, chất độc hóa học thường sử dụng dưới dạng bột, keo, dung dịch và được phun rải bằng các phương tiện trên không và trên bộ... để phá hoại mùa màng hoặc tiêu diệt thực vật. Gồm: chất làm héo và rụng lá, chất diệt cỏ, chất làm khô rễ, chất phá hoại độ màu mỡ của đất... Nhiều loại CĐDC có thể gây tổn thương cả cho người và động vật. CĐDC được Mĩ nghiên cứu sử dụng vảo mục đích chiến tranh từ 1940 (đã khảo nghiệm hơn 1.000 chất phá hoại hoa màu và hơn 12.000 chất làm rụng lá). 1952-54, lần đầu tiên quân Anh sử dụng CĐDC vào mục đích QS ở Malaixia; 1967-69, quân Mĩ phun rải CĐDC ở khu phi QS Nam - Bắc Triều Tiên. Từ 1961, Mĩ tiến hành chiến tranh hóa học ở Đông Dương, phá hủy môi trường thiên nhiên với quy mô lớn nhất. 1961-75 quân Mĩ và QĐ Sài Gòn đã sử dụng trên chiến trường VN 17 loại CĐDC, chủ yếu là chất độc da cam, chất trắng và xanh (theo màu của vệt sơn quanh các thùng chứa) với số lượng hơn 100 triệu lít, phun rải trên diện tích 3 triệu hécta, gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho dân cư và môi trường sinh thái của VN.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:54:10 pm

        CHẤT ĐỘC HẠI DA, nhóm chất độc quân sự lâu tan, gây tổn thương cho người và động vật, chủ yếu ở da khi sử dụng ở trạng thái giọt lỏng, tổn thương đường hô hấp ở dạng hơi và xon khí, có thể gây chết người. Thuộc chất độc mạnh, khi xâm nhập vào tế bào, làm biến dạng prôtit, giết chết tế bào, gây hoại từ da và niêm mạc (trúng độc tại chỗ). Dễ thấm qua da vào máu truyền đi khắp cơ thể (trúng độc toàn thân), gây tổn thương cho hệ thần kinh, hệ tim mạch và làm rối loạn quá trình trao đổi chất. Liều độc tử vong tương đối lớn (qua da - 70 mg/kg thể trọng) nhưng tổn thương cơ quan hô hấp và da có thể làm mất sức chiến đấu lâu dài. Thời kì ủ bệnh có thế kéo dài từ 2 đến 12 giờ tùy thuộc vào nồng độ và mật độ nhiễm độc. CĐHD điển hình là ypérit, ypêrit nitơ, Urvizit. Được sử dụng lần đầu trong CTTG-I, sau đó ở Êtiôpia, đông bắc TQ và trong chiến tranh Irắc-Iran. Hiện nay, CĐHD chủ yếu là ypêrit có trong trang bị của QĐ Mĩ và nhiều nước khác. Cg chất độc loét da.

        CHẮT ĐỘC HẠI PHỔI nh CHẤT ĐỘC NGẠT THỞ

        CHẤT ĐỘC HÓA HỌC, hợp chất hóa học khi xâm nhập vào cơ thể sống (người, động vật, thực vật) sẽ phá hủy các quá trình sinh hóa cơ bản bảo đảm cho hoạt động sống bình thường của các cơ thể đó. CĐHH có thể xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hóa, da, máu... Những đặc trưng cơ bản của CĐHH: độ độc (dược biểu thị bằng liều độc)-, độ bền vững (biểu thị bời thời gian bị phân hủy thành chất không hoặc ít độc); thời gian tác động (kể từ lúc xâm nhập tới lúc xuất hiện triệu chứng trúng độc); các đặc tính lí - hóa quyết định trạng thái sử dụng chúng dưới dạng hơi, xon khí, giọt (gồm nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc, độ bay hơi, độ nhớt...). Theo nguồn gốc tạo thành, có: CĐHH tự nhiên (nọc rắn, nấm độc, mủ cóc, lá ngón...), CĐHH tổng hợp (điều chế bang phương pháp hóa học). Theo mục đích sử dụng, có: chất độc quân sự, chất độc diệt cây, chất đầu độc... Để phòng chống CĐHH phải tiến hành các biện pháp: phát hiện, tiêu độc, giải độc và sử dụng phương tiện phòng tránh (mặt nạ phòng độc, khí tài phòng da, phương tiện đề phòng tập thể...).

        CHẤT ĐỘC HÓA - SINH, chất độc mang bản chất hóa học nhưng có nguồn gốc sinh học và được điều chế bằng công nghệ sinh học. Ngày nay, bằng công nghệ protein, enzim và công nghệ gen, con người có thể tạo ra các tác nhân hóa -  sinh đa dạng, có độc tính lớn gấp nhiều lần độc tính của chất độc thần kinh có phôtpho, và có thể đưa vào trang bị của QĐ một số nước vào đầu tk 21. Vũ khí diệt chủng là một dạng vũ khí sử dụng CĐH-S.

        CHẤT ĐỘC KÍCH THÍCH, nhóm chất độc quân sự, tác dụng lên đầu dây thần kinh thụ cảm của niêm mạc mắt và đường hô hấp, gây hắt hơi, chảy nước mắt, sổ mũi, ho... làm mất sức chiến đấu tạm thời (với nồng độ nhỏ) hoặc chết người (với nồng độ cao). CĐKT gồm cs, CR, ađamxit, cloaxêtôphênôn... trong đó hiệu quả nhất là hỗn hợp CS và CR. Được sử dụng ở dạng khói độc (xon khí). Phương tiện sử dụng CĐKT rất đa dạng: lựu đạn, đạn pháo (cối), đạn lựu phóng M79; can nhựa, túi chất dẻo, thùng phuy... và máy phun kiểu Miti Mite của Mĩ. Mĩ sử dụng CĐKT rộng rãi trong chiến tranh xâm lược VN (1963-71 đã sử dụng 9.052t CS).

        CHẤT ĐỘC LOẠI G (G-agents), nhóm chất độc thần kinh gồm tabun (GA), sarin (GB), và soman (GD) - các dẫn xuất halogen hoặc xianphôtphorat, có tâm hoạt động là nguyên tử phôtpho trong cấu trúc phân tử. Sản phẩm tinh khiết không màu, không mùi; sản phẩm công nghiệp có màu vàng nâu; ít tan trong nước (trừ sarin), tan trong dung môi hữu cơ. Được nạp trong bom, mìn, đạn pháo, cối, tên lửa, thiết bị phun; sử dụng ở thể hơi, xon khí hay dạng lỏng (soman) nhằm gáy (trúng) độc qua đường hô hấp và qua da. Đặc điểm chung của CĐLG là ức chế men axetyl cholin esteraza dẫn đến từ vong khi bị trúng độc nặng. Triệu chứng trúng độc điển hình: co nhanh đồng tử, nôn mửa, không điều tiết được các quá trình bài tiết; tác dụng nhanh, không có thời kì ủ bệnh. Khí tài phòng độc: mặt nạ và quần áo bảo vệ. Thuốc giải độc: atôpin, 2-PAM, TMB-4. Để tiêu độc có thể dùng các dung dịch kiềm, hipoclorit amoniac, xôđa...

        CHÂT ĐỘC LOẠI V (V-agents), nhóm chất độc thần kinh gồm VE, VG, VM, VN, VR-55, vs, vx... Công thức cấu tao:

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65529451_443972856332600_7899388809551282176_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeEnR9JQmQYeygsQIZ9n52OT_JyzU1JIrU7tyg_ro6heTjW7Dc9V7E-tB59p5luQpCsWN5GAYO7hx0v4PCkHl3sRQ_eKKDCchKF9ej1vi7j1dA&_nc_oc=AQkqb91MXqDAhv-vRxj75JcH3X-PslxK1KfMn7bpiC-wVrUeGUODBUcOChcw9jppe1k&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=babfdfa4677455b8d8434237b3038c7e&oe=5D84FBDE)

        Là những chất lỏng sánh như dầu, không màu, không mùi, nhiệt độ sôi cao, ít bay hơi, có độ bền hóa học và độ bền thủy phân cao, lâu tan trên địa hình. Được nhồi nạp trong bom, đạn pháo hoặc thùng chứa của thiết bị phun. Trạng thái chiến đấu chủ yếu: xon khí và giọt lỏng. Nguyên nhân và triệu chứng trúng độc tương tự như chất độc loại G, độc tính cao gấp 10- 100 lần sarin. Khác với chất độc loại G, CĐLV có tính tích lũy và thời gian ủ bệnh. Triệu chứng trúng độc qua da xuất hiện chậm hơn so với trúng độc qua đường hô hấp. Khí tài phòng độc: mặt nạ và quần áo bảo vệ. Thuốc giải độc: atropin. 2-PAM, LUH-40, TMB-4. Tiêu độc bằng các chất clo hóa và ôxi hóa.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:55:02 pm

        CHẤT ĐỘC LOÉT DA nh CHẤT ĐỘC HẠI DA

        CHẤT ĐÔC NGẠT THỞ, nhóm chất độc quân sự, xâm nhập qua đường hô hấp, gây tác hại chủ yếu đối với đường hô hấp và phổi, có thể dẫn tới tử vong. CĐNT gồm: khí clo, cloropicrin, phôtgen, điphôtgen, một sô dần xuất của nhóm halôgen (có chứa flo...). CĐNT được sử dụng từ CTTG-I. Hiện nay thuộc nhóm chất độc này chỉ còn phôtgen và điphôtgen; không dùng khí clo vì độc tính thấp, cloropicrin dùng để huấn luyện và kiểm tra chất lượng mặt nạ phòng độc. Cg chất độc hại phổi.

        CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ, chất độc hóa học có độc tính cao dùng trong QS để sát thương sinh lực hoặc làm nhiễm độc môi trường, trang bị và vật chất của dối phương; là cơ sở của vũ khí hóa học. Theo đối tượng tác dụng, có: chất độc thần kinh (VX, sarin, sôman, tabun...), chất độc loét da (ypêrit, lơvizit...), chất độc toàn thân (axit xyanhyđric, xyan clorua...), chất độc ngạt thở (phótgen, điphôtgen...), chất độc tâm thẩn (BZ, LSD...), chất độc kích thích (cs, ađamsit, cloaxêtôphênol...), độc tố hướng thần kinh (độc tố bôtunilus, độc tố tụ cầu khuẩn, độc tổ thần kinh rắn hổ mang...), chất độc diệt cây (chất độc da cam...). Theo thời gian duy trì khả năng sát thương sau khi sử dụng, có: chất độc bền vững (vài giờ đến vài ngày, như ypêrit, vx...) và chất độc không bển vững (vài phút đến vài chục phút như axit xyanhyđric, phôtgen...). Theo thời gian lưu lại khu vực bị nhiễm, có: chất độc mau tan và chất độc lâu tan. Theo trạng thái, có: thể khí (như phôtgen...), thể lỏng (ypêrit, sarin, sôman...), thể rắn (ađamsit, cloaxêtôphênol...). Trong QS còn phân loại: theo hiệu quả tác dụng, có: chất độc gây tử vong (chất độc thần kinh, độc tố hướng thần kinh...) và chất độc tạm thời làm mất sức chiến đấu (chất độc kích thích, chất độc tâm thần...): theo mục đích, có: chất độc chiến đấu, chất độc khủng bố, chất đầu độc; theo thời gian tác dụng, có: chất độc tác dụng ngắn, chất độc tác dụng lâu dài... Những đặc tính chung của CĐQS là: độc tính cao, tác hại nhiều mặt (tác hại trên nhiều bộ phận của cơ thể, sự nhiễm độc là quá trình tác dụng tổng hợp), có tác dụng nhanh, khó phát hiện (thường là chất không màu, không mùi, không vị), có khả năng lan tỏa, dễ thâm nhập qua các vật liệu bảo vệ, bền vững trước tác dụng của môi trường, khó tiêu tẩy... Hiệu quả sát thương của CĐQS phụ thuộc không những vào chất lượng và số lượng của chúng mà còn vào điều kiện địa hình, khí tượng và khả năng phòng chống của đối phương. Để hạn chế và loại trừ tác hại của CĐQS, thường dùng các phương tiện đề phòng tập thể, khí tài phòng hóa cá nhân, các khí tài trinh sát hóa học và phương tiện tiêu tẩy... CĐQS được quân Đức dùng đầu tiên 22.4.1915 tại Ypơrơ (Bỉ) gây tử vong 5.000 người. Đã làm chết nhiều người trong CTTG-I và còn được sử dụng trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Triều Tiên và VN, cuộc chiến tranh Iran - Irắc. Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ đã dùng hàng vạn tấn chất độc da cam gây tác hại rất lớn và lâu dài cho con người lẫn môi sinh. Cộng đồng quốc tế đã có nghị định thư Giơnevơ (1925), hiệp ước Pari (1993) cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học và yêu cầu tiêu hủy chúng. VN tham gia các công ước và nghị định trên.

        CHẤT ĐỘC TÂM THẦN, nhóm chất độc quân sự gây rối loạn hệ thần kinh và dị thường về tâm sinh lí (mù, điếc tạm thời, ảo thị, ảo giác, ảo ảnh, sợ hãi hoặc hưng phấn thái quá), làm đối phương mất sức chiến đấu tạm thời hay vĩnh viễn, dễ bị bắt làm tù binh. Các CĐTT thường gặp là: BZ, LSD, mescalin, psyloxin...; có thể dùng trong chiến đấu dưới dạng bột, khói độc gây nhiễm độc không khí, nguồn nước, lương thực, thực phẩm. Đặc điểm của CĐTT là liều tử vong (LD) gấp hàng ngàn lần liều mất sức chiến đấu (ID). CĐTT có nguồn gốc thực vật đã được các thổ dân ở Goatêmala, Haiti, Niu Ghinê... phát hiện từ xa xưa và sử dụng trong nghi lễ tốn giáo để tạo ra trạng thái ngây ngất. CĐTT có trong trang bị của QĐ Mĩ từ 1962 và đã sử dụng trong chiến tranh xâm lược VN (Mĩ thú nhận đã dùng BZ trong thời gian 1965-66).

        CHẤT ĐỘC THẦN KINH, nhóm chất độc quân sự gây ức chế các men hidrolaza, làm đình trệ quá trình thủy phân chất truyền kích thích axetycholin, dẫn tới tổn thương nghiêm trọng chức năng truyền tín hiệu của hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi. Triệu chứng trúng độc: thể nhẹ (thu nhỏ con ngươi mắt, giảm thị lực, co bóp tim, tức ngực, khó thở, đau đầu... kéo dài 1-2 ngày); thể trung bình (chóng mặt, đau đầu dữ đội, chảy dãi, khó thở, huyết áp và mạch nhanh, đi đứng xiêu vẹo, kéo dài 4-5 ngày); thể nặng (rối loạn hô hấp, co giật, liệt cơ tim, mất trí và chết sau 5ph). Hiện chưa có loại thuốc và biện pháp giải độc đặc hiệu. CĐTK thường là những dẫn xuất của axít phôtphoric như: chất độc loại G (tabun, sarin, sôman), chất độc loại V (VA, VM, VE...) và các este của axit phôtphoric vòng kép. CĐTK có đặc tính: độc tính cao, tương đối bền vững, dùng được ở các trạng thái khác nhau, xâm nhập nhanh vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa, da. CĐTK được nghiên cứu ở Mĩ (từ 1932), Đức (1934), Anh (1939)... CĐTK có thể sản xuất từ công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu chứa phôtpho (vd: vôphatôc, thiôphôt...).


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 09:56:05 pm
       
        CHẤT ĐỘC TOÀN THÂN, nhóm chất độc quân sự, tác động nhanh, độc tính cao, gây trúng độc toàn thân, dẫn tới tử vong. Thuộc CĐTT có: axit xyanhyđric, cloxyan, asenhyđrua (AsH3), phôtphin (PH3) cacbon ôxit, cacbonyl kim loại và hợp chất có flo, trong đó hai chất đầu có độc tính cao nhất. CĐTT được dùng ở trạng thái hơi, không gây trúng độc ở chỏ nó xâm nhập vào cơ thể mà gây tổn hại máu, hé thần kinh và có thể gây chết người trong vài phút nếu bị nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Với nồng độ lớn (10mg/l) có thể gây trúng độc qua da. CĐTT được quân Pháp sử dụng từ CTTG-1.

        CHẤT NỔ, hợp chất hóa học hoặc hỗn hợp của chúng có khả năng nổ khi chịu một tác động nhất định (xung kích thích) từ bên ngoài (có thể là xung cơ học - va đập, cọ sát, đâm chọc; xung nhiệt - tia lửa hoặc xung nổ). Quá trình nổ của CN được đặc trưng bởi ba yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau: tự truyền lan với tốc độ nhanh (2,0-8,5km/s), toả ra nhiệt lượng lớn (l,4-8,4MJ/kg) và tạo ra một lượng lớn sản phẩm nổ ở dạng khí nóng (300-1.000dm3/kg). Các đại lượng đặc trưng cho CN: độ nhạy của chất nổ, các đặc trưng năng lượng nổ (nhiệt suất nổ, tốc độ nổ, độ nén ép, độ phá, lượng khí sinh ra...) và các tính chất lí, hóa khác. Theo thành phần, có: chất nổ đơn (hợp chất nổ) và chất nổ hỗn hợp (hỗn hợp nổ); theo trạng thái, có: CN rắn, CN lỏng, CN khí. Theo tính chất và công dụng, có: thuốc nổ, thuốc phóng và thuốc hỏa thuật. Một trong những người đầu tiên trên thế giới sử dụng CN là Callinicus (người Xiri) dùng hỗn hợp xanpêt, nhựa đường và cao su để phá hủy các tàu của Arập (năm 673), sau này người ta thường coi TQ là nơi phát minh ra thuốc súng (tk 9) và úng dụng đầu tiên trong QS (tk 10, cuối thời Đường). Ở châu Âu tới tk 13 mới xuất hiện CN loại thuốc đen. Việc phát minh ra CN dẫn tới sự nhảy vọt trong lịch sử phát triển binh khí: chuyển từ giai đoạn vũ khi lạnh sang giai đoạn hỏa khí. Thuật ngữ CN hiện nay còn bao hàm các CN hạt nhân.

        CHẤT ÔXI HÓA của nhiên liệu tên lửa, thành phần của nhiên liệu tên lửa, tham gia vào phản úng hóa học với chất cháy tạo ra quá trình cháy sinh công trong động cơ tên lửa. Được dùng, dưới dạng rắn (trong động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và CÔH rắn trong động cơ tên lửa hỗn hợp) hoặc lỏng (trong động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng và CÔH lỏng của động cơ tên lửa hỗn hợp). Các CỒH rắn thường dùng là các muối của ôxit percloric và ôxit nitric như: amôni peclorat NH4ClO4, kali perclorat KClO4, amôni nitrat NH4NO3... Các CÔH lỏng thường là các chất có tính ăn mòn mạnh và độc như ôxi lỏng, hiđrô perôxit H2O2, axit nitric HNO3, ôdôn lỏng O3, nitơ perclorit N2O4...

        CHẤT PHÓNG XẠ, chất có khả năng phát ra bức xạ ion hóa, một nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân. CPX còn gây bệnh phóng xạ đối với người và sinh vật, gây ô nhiễm môi trường, trang bị QS... Có CPX tự nhiên và CPX nhân tạo. CPX tự nhiên gồm các nguyên tố phóng xạ, đồng vị phóng xạ vốn có, tồn tại dưới dạng quặng như uran, thôri, actini... và sản phẩm của sự tương tác giữa các chùm tia bức xạ vũ trụ với hạt nhân một số nguyên tố trong khí quyển. CPX nhân tạo được tạo ra chủ yếu do sự kích thích của các dòng nơtron mạnh lên các đồng vị bền, gồm các mảnh phân hạch của vụ nổ hạt nhân (bụi phóng xạ), chất thải của lò phản ứng hạt nhân, sản phẩm công nghệ hạt nhân trong quá trình khai thác (và làm giàu) quặng phóng xạ, trong nghiên cứu y học, trong sản xuất... CPX cần được bảo quản, sử dụng đúng quy phạm an toàn bức xạ.

        CHẤT TẠO KHÓI, hợp chất hoặc hỗn hợp được dùng để tạo ra các màn khói do quá trình thăng hoa ở nhiệt độ cao và ngưng tụ trong không khí. Có: CTK độc và CTK không độc. CTK độc tạo ra màn khói độc gây nhiễm độc môi trường, trang bị vũ khí, phương tiện và sinh lực của đối phương. CTK không độc tạo màn khói ngụy trang, làm giảm khả năng quan sát và điều khiển của khí tài đối phương (vd: khí tài hồng ngoại, khí tài lade...) và tạo làn khói tín hiệu. Có dạng thể rắn (như phòtpho trắng antraxen...), dạng thể lỏng S4, DS-1 (LX), SGF-1 SGF-2 (Mĩ). DFO (VN). Có CTK màu (vàng, đỏ xanh...). CTK được nhồi vào đạn, bom, mìn... hoặc trong thiết bị tạo khói.

        CHẤT TẨY XẠ. hợp chất dùng để tẩy hoàn toàn (hoặc tới mức cho phép) bụi phóng xạ khỏi đối tượng bị nhiễm xạ. Thành phần CTX gồm: chất hoạt động bề mặt, chất tạo phức và phụ gia. Chất hoạt động bề mặt là hợp chất hữu cơ (vd: muối của các axít béo như xà phòng, OP-7, OP-10, sunfanol như bột CF-2Y), dễ hòa tan trong nước, có thành phần ưa nước và thành phần kị nước làm giảm sức căng bề mặt, tăng khả năng thẩm thấu và truyền lan của dung dịch, tạo mảng bao quanh và tách bụi phóng xạ khỏi bề mặt bị nhiễm. Chất tạo phức kết hợp với các ion âm của bụi phóng xạ tạo thành phức chất trong nước. Các phụ gia (chất chống đóng băng, chống khuẩn, chống gỉ, làm giảm độ cứng nước...) làm tăng hiệu quả tẩy xạ và góp phần bảo vệ bề mặt được tẩy. Sử dụng CTX phải kịp thời, nhanh chóng, triệt để, tỉ lệ pha chế phải chính xác, phù hợp với tính chất của đối tượng để đảm bảo an toàn cho đối tượng. Luồng nước, luồng khí mạnh hoặc nước xà phòng cũng có tác dụng tẩy xạ.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:08:53 pm

        CHẤT THẢI, gọi chung các loại vật chất được loại bỏ một cách có ý thức hoặc không ý thức trong quá trình sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Theo nguồn gốc, có: CT công nghiệp, CT sinh hoạt, CT y tế, CT hạt nhân (bao gồm chất phóng xạ và các vật chất khác bị nhiễm phóng xạ trong công nghiệp hạt nhân). CT có thể tồn tại ở mọi trạng thái: rắn (rác thải), lỏng (nước thải), khí (khí thải) hoặc hỗn hợp của chúng. Jheo mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, có: CT an toàn và CT độc hại (CT hạt nhân, hóa chất độc hại, các loại khí thải công nghiệp và khí thải giao thông, xác động thực vật chết bệnh hoặc thối rữa...). Nhiều loại CT có thể được tái chế, tái sử dụng hoặc chế biến thành nguyên liệu sử dụng cho các mục đích khác. CT (đặc biệt là các CT độc hại) là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, đòi hỏi phải xử lí hoặc loại bỏ vĩnh viễn, đồng thời áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc tạo ra CT trong quá trình sản xuất.

        CHẤT TIÊU ĐỘC, hóa chất phản ứng mạnh với chất độc, chuyển hóa thành những chất không (hoặc ít) độc. Có hai nhóm CTĐ: ôxi-clo hóa và tính kiềm. CTĐ ôxi-clo hóa gồm các hypôclorit (vd: canxi hypôclorit - Ca(OCl)2, natri hypôclorit - NaOCl) và các cloramin (vd: đicloramin - C6H5SO2NCl2, hexaclormelamin - C3N3 (NCl2)3), dùng tiêu độc những chất độc nhóm ypêrit và vx. CTĐ tính kiềm gồm: xut, sôđa, amôniăc, muối amôni... dùng để tiêu độc những chất độc cơ phôtpho như: sarin, sôman... Những chất có khả năng tiêu độc tổng hợp là các hợp chất: canxi trihypôclorit với canxi đihiđrôxit - 3Ca(OCl)2, 2Ca(OH)2, canxi mônôhy- pôclorit với canxi đihiđrôxit - Ca(OCl)2. 2Ca(OH)2, clorua vôi và chất tổng hợp DS-2. Để pha chế dung dịch CTĐ thường dùng nước và các dung môi hữu cơ như rượu, điclorêtan, triclorêtan, xăng...

        CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN, gọi chung những chất có tác dụng làm chậm đáng kể quá trình ăn mòn kim loại. CƯCĂM được đưa vào môi trường ăn mòn, dầu mỡ bôi trơn hoặc vật liệu bao gói, bảo quản... một lượng từ vài phần nghìn đến vài phần trăm để hấp phụ bề mặt kim loại, làm giảm tốc độ hoặc kìm hãm quá trình ăn mòn. Theo cơ chế làm chậm ăn mòn, có: CƯCĂM loại hấp thụ và CƯCĂM loại thụ động. Theo môi trường sử dụng, có: CƯCĂM tan trong dầu, CƯCĂM dùng cho dung dịch nước, CƯCĂM trong môi trường axít, môi trường trung tính, môi trường kiềm và cả trong khí quyển, CƯCĂM dễ bay hơi. Theo mức độ kìm hãm các phản ứng điện hóa, có: CƯCĂM anôt, CƯCĂM catôt và CƯCĂM hỗn hợp. CƯCĂM được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo máy, chế tạo dụng cụ, trong công nghiệp dầu khí... Trong QS, CƯCĂM được sử dụng trong khai thác, bảo quản vũ khí, trang bị kĩ thuật.

        CHÂU ĐỐC, tỉnh cũ ở Tây Nam Bộ, nay thuộc địa phận t. An Giang. Thành lập 1899 trên cơ sở tiểu khu Châu Đốc của t. An Giang. Trong KCCP, sáp nhập một phần với Long Xuyên và Hà Tiên thành t. Long Châu Hà, một phần với Long Xuyên và Sa Đéc thành Long Châu Sa. Trong KCCM, sáp nhập với một phần Long Xuyên thành t. Long Châu Tiền.

        CHÂU LÍ (Châu Ri), vùng đất Chămpa do vua nước này là Chế Mân dâng cho Trần Anh Tông 1306 cùng với Châu ô để xin cưới công chúa Huyền Trân. 1307 nhà Trần đổi thành Hóa Châu, nay là đất t. Thừa Thiên - Huế.

        CHÂU Ô, vùng đất Chămpa do vua nước này là Chế Mân dâng cho Trần Anh Tông 1306 cùng với Châu Lí để xin cưới công chúa Huyền Trân. 1307 nhà Trần đổi thành Thuận Châu, nay là đất Quảng Trị.

        CHÂU RI nh CHÂU LÍ

        CHÂU VĂN LIÊM (1902-30), người tham gia thành lập An Nam cộng sản đảng (1929). Quê xã Thới Thạnh, q. ô Môn (nay là h. ô Môn), t. Cần Thơ. 1922 tốt nghiệp Trường sư phạm Sài Gòn, về dạy học ở Long Xuyên. 1927 gia nhập Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội), tích cực hoạt động phát triển tổ chức cơ sở hội ở Long Xuyên, Cần Thơ; 1929 ủy viên thường vụ Kì bộ Nam Kì (Hội VN CM thanh niên). 8.1929 bí thư An Nam cộng sản đảng; đại biểu An Nam cộng sản đảng dự hội nghị thành lập Đảng (3-7.2.1930). Sau hội nghị về Sài Gòn chỉ đạo việc thống nhất các nhóm cộng sản ở Nam Kì; xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kì, bí thư Liên tỉnh ủy Gia Định - Chợ Lớn. 4.6.1930 hi sinh trong khi tổ chức, lãnh đạo cuộc biểu tình lớn của nông dân từ Đức Hòa lên Chợ Lớn.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65539400_444518719611347_3146301653011922944_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeFNNCdLIGnJZfN4GJR2gqLIDl9iohepm6JsZl_jA4I7cl-lXd_Rwnn8elVjK9nNcDD6zUH-g6eM4WuOvLlCLtkKw15BaWXTaXJTJ8osQ8R2Jg&_nc_oc=AQn9OcgE2Vk650a5YGSFkWnJWtYQTAKSTFXuWsCAJR2I0ZPM1tRbGPCRr4xBXRAJ798&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=9a356581014318403e14b310ce5f40e6&oe=5D800C7A)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:10:48 pm

        CHẬU ANỤ (1767-1829), vua Lào (1804-29), lãnh tụ khởi nghĩa chống Xiêm (1827-29). Là con trai thứ ba của vua Lào, 1779 bị bắt đưa về Xiêm (Thái Lan), vua Xiêm phong thái tử Lào và phong quốc vương Lào (1804). Đã thực hiện nhiều chính sách nhằm khôi phục đất nước, tăng cường lực lượng trong và ngoài nước để khi có thòi cơ sẽ lật đổ ách đô hộ của Xiêm. 2.1827 lợi dụng lúc nước Xiêm phải lo đối phó với quân Anh đang xâm phạm biên giới, CA đã đưa quân đánh Xiêm và giành nhiều thắng lợi. 5.1827 do mâu thuẫn nội bộ và bị phản bội, phải rút về Viêng Chăn, rồi chạy sang Nghệ An (VN). 5.1828 được vua Minh Mạng giúp đỡ, đưa quân trở về Lào chiếm lại Viêng Chăn, nhưng lực lượng quá ít, phải rút lui, bị thủ lĩnh Mường Phuôn phản bội bắt và nộp cho quân Xiêm. 23.1.1829 chết tại Băng Cốc (Thái Lan).

        CHẬU PHÀ PACHAY nh GIÀNG TẢ CHẠY

        CHE KHUẤT, 1) phương pháp che giấu mục tiêu dựa vào vật thể nhân tạo và tự nhiên, nhằm loại bỏ hoặc làm giảm các dấu hiệu lộ vị trí và hoạt động của bộ đội (lực lượng) và các mục tiêu khác, làm cho địch khó phát hiện; 2) thuộc tính của địa hình địa vật, các hiện tượng thời tiết có giá trị loại trừ hoặc hạn chế sự quan sát, phát hiện mục tiêu.

        CHEO REO, tỉnh lị t. Phú Bổn (do chính quyền Sài Gòn lập 1962), nay là thị trấn Ayun Pa. huyện lị h. Ayun Pa, t. Gia Lai. Nằm bên ngã ba sông Ba và sông Ayun, trên đường 7 (Plây Cu đi Tuy Hoà), đông nam Plây Cu 67km. Địa hình bằng phẳng, núi ở đông bắc và tây nam, rừng chiếm 46% diện tích tự nhiên. Nơi diễn ra trận Cheo Reo (17-19.3.1975) của Sư đoàn bộ binh 320 và các đơn vị tăng cường truy kích Quân đoàn 2 (Quân khu 2) QĐ Sài Gòn rút chạy khỏi Plây Cu theo đường 7, diệt, bắt và gọi hàng 13.570 địch, phá hủy hơn 1.000 xe QS, thu nhiều vũ khí trang bị, giải phóng CR và t. Phú Bổn.

        CHÊ GHÊVARA (TBN. Ernesto (Che) Guevara de la Sema; 1928-67), nhà CM Mĩ Latinh, tham gia lãnh đạo CM Cuba (1953-59). Người Achentina. 12.1956 cùng với Phiđen Caxtrô và đội quân CM đổ bộ lên Cuba. 1957 chỉ huy đội du kích. Đội quân do CG chỉ huy đã đánh thắng quân của Batitxta tại tp Xanta Clara, là một trong những đội quân đầu tiên tiến vào Habana. 1959-65 giám đốc Nha phát triển công nghiệp Cuba, chủ tịch Ngân hàng nhà nước, bộ trưởng công nghiệp. 1965 bí mật rời Cuba đi tham gia CM ở một số nước Mĩ Latinh. 1966-67 chỉ huy đội du kích ở Bolivia. 8.10.1967 trong trận chiến đấu cuối cùng tại Iurô với tiểu đoàn đặc biệt do CIA huấn luyện, CG bị thương vẫn cùng một đội viên du kích ở lại yểm hộ cho đồng đội rút lui. CG bị bắt và bị sát hại. Bộ quân phục đẫm máu của CG được nhân dân vùng Van Grăngđê ở Bolivia cất giữ làm bảo vật. Trên đồi ở Xanta Clara (Cuba) có đài kỉ niệm CG. CG là chiến sĩ CM quốc tế nhiệt tình ủng hộ cuộc KCCM của nhân dân VN.

        CHẾ ÁP. tác động vào đối phương bằng các loại hỏa lực, các đòn đột kích, các phương tiện khác... nhằm gây thiệt hại (tổn thất), làm giảm sức chiến đấu và hạn chế các hoạt động tác chiến của chúng trong một thời gian nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội hoàn thành nhiệm vụ. CA hỏa lực và CA điện tử là hai loại CA được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh ngày nay.

        CHẾ ÁP CỨNG, bộ phận của chế áp điện tử nhằm phá hủy một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử (rađa, mạng thông tin liên lạc...) bằng hỏa lực (bom, tên lửa tự dẫn, pháo...), bằng xung lực (bộ đội đặc công, bộ binh...), bằng các dạng năng lượng khác (xung điện từ công suất lớn, vũ khí chùm tia...).

        CHẾ ÁP ĐIỆN TỬ, toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương; bộ phận của tác chiến điện tử. CAĐT gồm: chế áp vô tuyến điện, kĩ thuật vô tuyến điện, quang - điện tử, âm thanh, thủy âm, hồng ngoại, lade... Đối tượng CAĐT là các phương tiện điện tử dùng để trinh sát, chỉ huy bộ đội, điều khiển vũ khí. CAĐT được thực hiện bằng cách gây nhiễu tiêu cực, tích cực, làm mục tiêu giả, bẫy điện tử, phong tỏa vô tuyến điện... Để tăng hiệu quả CAĐT có thể kết hợp chế áp bằng hỏa lực.

        CHẾ ÁP MỂM, bộ phận của chế áp điện tử sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động của các phương tiện điện tử đối phương. CAM gồm: gây nhiễu, tạo mục tiêu giả, bẫy rađa, nhiễu hồng ngoại...

        CHẾ ÁP THỦY ÂM, bô phận của chế áp điện tử gây nhiều cản trở việc thu nhận tín hiệu tiếp xúc thủy âm với các đối tượng nổi và ngầm dưới nước, nhằm làm giảm hiệu quả sử dụng khí tài thủy âm và vũ khí tự dẫn theo âm của đối phương. CATÂ thường tiến hành kết hợp với các biện pháp ngụy trang thủy âm.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:12:06 pm

        CHẾ ÁP VÔ TUYẾN ĐIỆN, bộ phận của chế áp điện tử nhằm làm tê liệt hoặc gây rối loạn quá trình liên lạc vô tuyến điện trong hệ thống chỉ huy bộ đội và điều khiển vũ khí của đối phương. CAVTĐ thường do lực lượng chuyên trách được trang bị các phương tiện cần thiết (máy phát, thiết bị chuyên dùng...), thực hiện bằng cách tạo ra nhiễu tích cực, nhiễu tiêu cực... Có thể có lực lượng không chuyên trách sử dụng máy phát thông thường để CAVTĐ.

        CHẾ BỔNG NGA (7-1390), vua và danh tướng Chămpa (1360-90). Năm 1361-90 nhà Trần suy yếu, CBN nhiều lần đem quân đánh Đại Việt (vùng Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, hòa Bình, Hà Tây), ba lần đánh vào kinh đô Thăng Long (1371, 1377 và 1378), đánh bại một số tướng nhà Trần: Trần Thế Hưng (1368), Đỗ Tử Bình (1378), Lê Nhật Ôn (1383), Hồ Quý Li (1389). Năm 1377 đánh bại 120.000 quân nhà Trần do vua Trần Duệ Tông chỉ huy đánh thành Chà Bàn (kinh đô Chămpa). 1382 bị tướng nhà Trần là Nguyễn Đa Phương đánh bại ở cửa Thần Đầu, Tam Điệp, Ninh Bình. 1390 chết trong trận chiến đấu với quân của Trần Khát Chân ở Hải Triều, Sông Luộc (đoạn giữa t. Hưng Yên và t. Thái Bình).

        CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH, bộ phận của chế độ kế toán nhằm: chuẩn hóa, thống nhất hóa các nguồn thông tin kế toán, tài chính; nâng cao trách nhiệm trước pháp luật của người cung cấp thông tin dùng cho việc quản lí, điều hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Những điều khoản chủ yếu của CĐBCTC gồm: số lượng báo cáo, nội dung từng loại báo cáo, kết cấu các chỉ tiêu ghi trong báo cáo, kì báo cáo, căn cứ lặp báo cáo, thời gian và địa chỉ nhận báo cáo của một kì kế toán... Những điều khoản này phải được quy định phù hợp  với các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán phổ biến đã được chấp nhận, đáp ứng yêu cầu quản lí, điều hành. CĐBCTC áp dụng trong QĐ được quy định trên cơ sở CĐBCTC của nhà nước và phù hợp với đặc thù của QĐ, gồm: CĐBCTC của doanh nghiệp và CĐBCTC của đơn vị dự toán.

        CHẾ ĐỘ BAY, sự kết hợp một cách tương đối ổn định các trị số của tham số bay do phi công (tổ lái) lựa chọn, xác định tính chất của sự vận động và vị trí trong không gian của khí cụ bay (độ cao, tốc độ, quá tải, góc tán, góc nghiêng, góc ngóc chúc, góc bổ nhào, số vòng quay động cơ...). Trong quá trình lái (đặc biệt là khi chuyển giai đoạn của chuyến bay) CĐB có thể thay đổi. Tên gọi của CĐB thường gắn liền với cách gọi hoặc đặc tính biến đổi của một tham số chính trong giai đoạn đó. Vd: theo sự thay đổi của độ cao bay, có CĐB: bằng, xuống, lượt xuống, chế độ lấy độ cao; theo tốc độ bay, có CĐB: dưới âm tốc, trên âm tốc...

        CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, phương thức tổ chức, lãnh đạo và hoạt động của hệ thống chính trị ở một quốc gia mà trung tâm là của nhà nước. Được cấu thành bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa, pháp luật cùng các thể chế tương ứng (nhà nước, các chính đảng, các tổ chức chính trị...), tập trung phản ánh bản chất của giai cấp cầm quyền nhà nước, các mối quan hệ chính trị, giai cấp trong xã hội, cơ chế phân phối, sử dụng quyền lực. trình độ dân chủ và các mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà nước đó tiến hành. CĐCT- XH, một phạm trù thuộc kiến trúc thượng tầng, thích ứng với hình thái kinh tế-xã hội, nhưng không đồng nhất; mỗi hình thái kinh tế - xã hội có thể có các CĐCT-XH khác nhau. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều CĐCT- XH: chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ lập hiến, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ XHCN. CĐCT-XH mà nhân dân VN đang xây dựng là chế độ dân chủ XHCN, một chế độ dân chủ thực sự, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.

        CHẾ ĐỘ CHÚNG TỪ KẾ TOÁN, bộ phận của chế độ kế toán nhằm tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa hệ thống chứng từ kế toán, nâng cao độ tin cậy trước pháp luật của thông tin kế toán. Các quy định chính về chứng từ kế toán gồm: nguyên tắc chung (chứng từ kế toán là gì, các hệ thống chứng từ kế toán, nguyên tắc lập và yêu cầu đối với chứng từ kế toán, các chi tiêu trong nội dung chứng từ, trách nhiệm và phương pháp quản lí chứng từ, luân chuyển và bảo quản chứng từ, xử lí các hành vi vi phạm chứng từ); danh mục chứng từ kế toán; mẫu biểu chứng từ kế toán, mẫu thiết kế từng loại chứng từ cụ thể; nội dung và phương pháp ghi chép chúng từ, cụ thể hóa các chỉ tiêu ghi chép. CĐCTKT áp dụng trong QĐ được quy định trên cơ sở CĐCTKT nhà nước và phù hợp với những đặc thù của QĐ, bao gồm: CĐCTKT doanh nghiệp và CĐCTKT đơn vị dự toán. Có các loại chúng từ sử dụng chung của các ngành kinh tế quốc dân và các loại chúng từ sử dụng riêng do tính chất đặc thù của hoạt động kinh tế tài chính của các cơ quan, đơn vị QĐ.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:13:07 pm

        CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG PÔN PỐT - IÊNG XARI, chế độ thống trị độc tài, tàn bạo của tập đoàn cầm quyền Khơme Đỏ do Pôn Pốt, Iêng Xari đứng đầu, thực hiện ở Campuchia những năm 1975-79. Sau khi chống Mĩ thắng lợi (x. kháng chiến chống Mĩ của Campuchia 1970-75), lực lượng Khơme Đỏ lên nắm quyển, thiết lập “nhà nước Campuchia dân chủ”, thi hành đường lối đối nội, đối ngoại phản động, về đối nội, dựng lên mô hình “CNCS độc đáo kiểu Campuchia”, thực hiện các chính sách xóa bỏ thành thị, chợ búa, tiền tệ, tôn giáo, trường học, văn hóa dân tộc; đuổi dân thành thị về nông thôn, cưỡng bức lao động khổ sai trong các “công xã”; dùng nhiều thủ đoạn man rợ giết hại trí thức, nghệ sĩ, sư sãi, tín đồ các tôn giáo và thủ tiêu những người chống đối. Về đối ngoại, kích động hằn thù dân tộc, gây chiến tranh biên giới chống CHXHCN VN (x. chiến tranh biên giới Việt Nam -  Campuchia, 30.4.1977-7.1.1979), khiêu khích vũ trang với CHDC nhân dân Lào... Trong gần 4 năm cầm quyền, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari đã phá hủy nặng nề cơ sở kinh tế xã hội của đất nước, gây nên nạn diệt chủng ở Campuchia với hơn 3 triệu người chết, hàng trăm nghìn người khác tàn phế... Bị nhân dân và lực lượng CM Campuchia nổi dậy chống lại (x. nổi dậy ở Quân khu Đông, 5-9.1978), dư luận tiến bộ trên thế giới lên án.

        CHẾ ĐỘ HUẤN LUYỆN, hệ thống các quy định về chuẩn bị và thực hành huấn luyện để bảo đảm sự thống nhất chất lượng và hiệu quả. Tùy theo đối tượng, yêu cầu huấn luyện ở nhà trường hay đơn vị mà quy định các CĐHL như: lập kế hoạch, kiểm tra, báo cáo, hội thao, hội thi sơ kết, tổng kết, thông qua bài giảng, bình giảng, đăng kí, thống kê.

        CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, toàn bộ các quy định có tính pháp quy do QĐ ban hành để tổ chức công việc kế toán của các cơ quan, đơn vị. Bao gồm: chế độ chứng từ kế toán, chế độ tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chế độ báo cáo tài chính. CĐKT quy định lấy một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn tính toán thống nhất; quy định những nguyên tắc, phương pháp và quy tắc nghiệp vụ cần được tuân theo để tiến hành hạch toán một cách liên tục, hệ thống, tổng hợp tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn, kinh phí và dựa theo tài liệu hạch toán đó để phân tích, kiểm tra và đôn đốc các hoạt động kinh tế, tài chính của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. CĐKT áp dụng trong QĐ được quy định trên cơ sở CĐKT nhà nước và phù hợp với những đặc thù của QĐ, bao gồm: CĐKT doanh nghiệp và CĐKT đơn vị dự toán.

        CHẾ ĐỘ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, toàn bộ những quy định pháp luật về nghĩa vụ công dân phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của QĐ; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhà trường, gia đình... trong sự nghiệp xây dựng QĐ. CĐNVQS xuất hiện ở VN từ tk 10 (thời Đinh), thể chế hóa bằng văn bản pháp luật ở tk 11- 15 (thời Lí, Trần, Lê Sơ), là sự kết hợp chế độ binh dịch đối với đinh tráng và chế độ quân lính chia phiên về sản xuất (ngụ binh ư nông). CĐNVQS hiện hành được thông qua 3.1957 tại hội nghị lần thứ 12 (mở rộng) BCHTƯ ĐLĐ VN, thực hiện thí điểm 9-11.1957 tại Vĩnh Phúc theo quyết định 406-TTg của thủ tướng chính phủ được cụ thể hơn trong Luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên công bố 28.4.1960; một trong bốn chế độ của nhà nước nhằm xây dựng QĐ chính quy (chế độ quân hàm, chế độ tiền lương, chế độ khen thưởng, CĐNVQS); thay thế chế độ tình nguyện; định phương pháp cơ bản để bổ sung quân số cho QĐ là tuyển quân (thời bình), động viên - tuyển quân (thời chiến) và những quy định để thực hiện trong suốt quá trình: đăng kí nghĩa vụ quân sự, chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ, gọi nhập ngũ, phục vụ tại ngũ, phục vụ trong ngạch dự bị, nhập ngũ theo lệnh động viên, xuất ngũ theo lệnh phục viên... Luật nghĩa vụ QS đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung; luật hiện hành được công bố 10.1.1982 (sửa đổi 2 lần: 1990 và 1994). Ở một số nước gọi là chế độ quân dịch.

        CHẾ ĐỘ QUÂN QUẢN, quy chế QS để quản lí những khu vực mới chiếm được của đối phương; được áp dụng ở những thành phố và những trung tâm chính trị, kinh tế... quan trọng trong quá trình chiến tranh hoặc khi chiến tranh vừa chấm dứt. CĐQQ do hệ thống cơ quan quân quản các cấp (ủy ban quân quản...) thực hiện, thay thế cơ cấu chính quyền cũ điều khiển mọi công việc trong khu vực. CĐQQ được duy trì bao lâu là tuỳ thuộc tình hình và mục đích đạt ra. Tính chất tiến bộ hay phản động của CĐQQ phụ thuộc bản chất và mục đích của lực lượng chiếm đóng. Ở VN, sau KCCP và KCCM, CĐQQ được thực hiện trong một thời gian ngắn ở một số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng (1954); Sài Gòn, Huế... (1975).


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:14:26 pm

        CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH QUÂN ĐỘI, tổng thể các chế độ quy định trong quản lí thu chi tài chính, bảo đảm cho công tác tài chính QĐ tiến hành bình thường. Gồm: chế độ quản lí ngân sách, chế độ quản lí tài chính doanh nghiệp, chế độ quản lí vốn đầu tư và xây dựng, chế độ thu tài chính, chế độ chi tiêu tài chính, chế độ kế toán thống kê tài chính và các quy định về kiểm tra, thánh tra tài chính và kiểm toán. CĐTCQĐ không tách rời chế độ tài chính nhà nước, mà dựa trên cơ sở pháp luật về tài chính của nhà nước và các quy định phù hợp với đặc thù QĐ.

        CHẾ ĐỘ THỦY VĂN, sự thay đổi có quy luật trạng thái vùng nước (đại dương, biển, vịnh, sông, hổ...) theo thời gian, các đặc trưng thủy văn của những vùng nước đó. Biểu hiện dưới dạng dao động nhiều năm, theo mùa, tháng, ngày đêm của mực nước, sự tiêu thoát nước; lưu lượng nước, lưu lượng cát bùn, thành phần hóa học, nhiệt độ nước và bốc hơi mặt nước, độ dốc, độ sâu, sự thay đổi các dòng chảy, các bãi bồi, đường mép nước... CĐTV phụ thuộc vào các đặc điểm địa lí của lưu vực, trước hết là các điều kiện khí hậu.

        CHẾ ĐỘ TÌNH NGUYỆN, chế độ công dân tự nguyện phục vụ quân sự; một trong những phương pháp tuyển quân, bổ sung quân số cho QĐ (LLVT). Có từ thời xưa và được áp dụng rộng rãi trong xây dựng QĐ (LLVT) nhiều nước ở từng thời kì với đặc điểm khác nhau. Ở những nước tiến hành các cuộc chiến tranh chính nghĩa, CĐTN thực hiện trên cơ sở tự giác, giác ngộ của nhân dân, thời hạn phục vụ tại ngũ thường không xác định rõ. ở những nước mà CĐTN được áp dụng để xây dựng QĐ (LLVT) quốc gia hoặc đội quân đánh thuê, thường định rõ thời hạn phục vụ, tiền lương và các điều kiện khác theo hợp đồng (x. chế độ tuyển mộ). Ở VN, CĐTN gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong QĐND VN, phục vụ tại ngũ theo CĐTN được áp dụng trong KCCP (trong cả nước), KCCM (ở miền Nam). Từ 1982 CĐTN được áp dụng đối với: học viên sĩ quan; hạ sĩ quan, binh sĩ khi chuyển sang làm quân nhân chuyên nghiệp; phụ nữ khi vào phục vụ tại ngũ (trong thời bình).

        CHẾ ĐỘ TRƯNG BINH, chế độ nghĩa vụ quân sự của nhà nước phong kiến và chính quyền Sài Gòn, quy định công dân trong độ tuổi buộc phải thực hiện quân dịch, hoặc làm nhiệm vụ QS trong một thời hạn nhất định. Bao gồm: phục vụ tại ngũ trong QĐ hoặc ngạch dự bị; huấn luyện QS tại các trường đại học, trung học và chuyên nghiệp (chính quyền Sài Gòn). CĐTB quy định nghĩa vụ công dân, trách nhiệm cơ quan nhà nước và các tổ chức khác trong việc kiểm tra, đăng kí để quản lí công dân thuộc độ tuổi quân dịch.

        CHẾ ĐỘ TUYỂN MỘ, chế độ tuyển người vào phục vụ tại ngũ trong QĐ (LLVT) theo hợp đồng (khế ước). Thường được xác định trong các văn bản pháp quy của nhà nước hoặc quy định của tổ chức tuyển mộ về tiêu chuẩn tuyển binh, quy chế phục vụ tại ngũ, tiền lương, những điều kiện và quyền lợi khác... CĐTM phổ biến ở Tây Âu tk 15-18 khi xây dựng QĐ quốc gia hoặc đội quân đánh thuê; hiện đang được áp dụng ở nhiều nước (Mĩ, Anh, Pháp...) trên cơ sở chế độ tình nguyện hoặc chế độ nghĩa vụ quân sự va được coi là phương pháp bổ sung quân số cho QĐ (LLVT). Ở VN, CĐTM phổ biến dưới thời Pháp thuộc và thời chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (trước 1975).

        CHI BỘ ĐẢNG trong Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức cơ bản hợp thành nền tảng của ĐCS VN trong QĐND VN, hạt nhân lãnh dạo chính trị ở cơ sở. Được thành lập ở cấp đại đội, đội, đồn biên phòng, hạm tàu và tương đương theo Điều lệ ĐCS VN, các quy định của BCHTƯ và Đảng ủy quân sự trung ương. Có: chi bộ cơ sở (tổ chức cơ sở đảng một cấp) và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở (tổ chức cơ sở đảng hai cấp và ba cấp). Có nhiệm vụ lãnh dạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lí và phân công công tác cho đảng viên; tiến hành công tác vận động quần chúng và phát triển đảng viên; kiểm tra, thi hành kỉ luật đảng viên; thu nộp đảng phí.

        CHI ĐẨU TƯ PHÁT TRIỂN, một nội dung của chi quốc phòng, gồm tổng hợp các khoản chi ngân sách nhà nước cấp cho QĐ để tạo ra cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ mục đích quốc phòng, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội. CĐTPT nhằm khai thác tiềm năng của QĐ, tiếp nhận tiến bộ khoa học, kĩ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước. Bao gồm: chi đầu tư mua sắm vũ khí, trang bị, thiết bị và xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ quốc phòng; chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp QĐ; chi đầu tư xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng; CĐTPT đối với chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do các cơ quan, đơn vị QĐ tham gia; dự trữ ngân sách nhà nước cho quốc phòng...


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:15:48 pm

        CHI ĐỘI, đơn vị tương đương tiểu đoàn hoặc trung đoàn trong LLVTND VN. Được tổ chức 8.1945 theo nghị quyết hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (15-20.1945), phát triển nhanh sau CM tháng Tám. Thường gồm một số đại đội, quân số 250-1.200 người, trang bị một số vũ khí. Được cải tổ, sáp nhập thành trung đoàn, tiểu đoàn độc lập từ giữa 1946 theo sắc lệnh 71-SLngày 22.5.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Đến 1949 không còn CĐ trong LLVTND VN.

        CHI ĐỘI HẢI NGOẠI IV nh CHI ĐỘI TRAN PHÚ

        CHI ĐỘI TRẦN PHÚ, chi đội Vệ quốc đoàn hình thành trong phong trào yêu nước của Việt kiều ở Thái Lan và Lào, do Tổng bộ Việt kiều thành lập 1946 tại Thái Lan. Quân số: 426 người. 26.12.1946 từ Amphơ Đệt (đông nam Thái Lan) xuất quân về nước. Trải qua 65 ngày vừa hành quân, vừa tác chiến qua đất Campuchia, 28.2.1947 chi đội về đến biên giới VN - Campuchia tại Tây Ninh. Khu vực hoạt động: Sa Đéc (t. Đồng Tháp). Tiến hành nhiều trận chiến đấu xuất sắc: Giồng Dinh, đánh chiếm tx Sa Đéc (5.1947), Chân Đùng (6.1947)... Năm 1949 được tăng cường quân số và trở thành Trung đoàn 109. Chi đội trưởng đầu tiên: Nguyễn Chánh, cố vấn chi đội: Sơn Ngọc Minh (Acha Miên). Cg Chi đội hải ngoại IV.

        CHI ĐỘI VI DÂN, đơn vị Việt Nam giải phóng quân đầu tiên của Hà Nội. Thành lập 19.8.1945 tại Bắc Bộ Phủ, đã tham gia giành chính quyền ở Hà Nội. Tiền thân là Đội công nhân xung phong thành Hoàng Diệu, sau đó được bổ sung một số học sinh, sinh viên, thanh niên dân chủ, tự vệ cứu quốc, tự vệ chiến đấu và lực lượng bảo an, lính khố đỏ... Quân số hơn 400 người, tổ chức mỗi tiểu đội 12 người, phân đội gồm 3 tiểu đội, trung đội gồm 3 phân đội, đại đội gồm 3 trung đội và được huấn luyện QS ở Chợ Bến (Hoà Bình). 10.1945 CĐVD là một trong những chi đội đầu tiên của Bộ đội Nam tiến, chia lực lượng hoạt động trên các mặt trận: Phú Yên. Plây Cu, Buôn Ma Thuột, lập nhiều chiến công, góp phần ngăn chặn địch trong những ngày đầu KCCP. Chi đội trưởng đầu tiên: Vi Dân (Nguyên Văn Trợ).

        CHI KHU. tổ chức QS địa phương cấp quận của QĐ Sài Gòn, có nhiệm vụ bảo đảm an ninh, yểm trợ hoạt động bình định và các nhiệm vụ khác (hoạt động tình báo; xây dựng lực lượng nhân dân tự vệ, yểm trợ phòng thủ xã ấp; quản lí nguồn động viên; thống báo lệnh động viên, quân dịch...). Được tổ chức 1961, trực thuộc tiểu khu và là đơn vị tổ chức cơ bản trong hệ thống tổ chức QS lãnh thổ. Đến 1967 có 242 CK, chia thành: 160 CK loại A (có dưới 1.500 quân) và 82 CK loại B (trên 1.500 quân). CK thường do quận trưởng (là sĩ quan QĐ) làm chi khu trưởng.

        CHI KHU TRƯỞNG, chức vụ chỉ huy chi khu trong QĐ Sài Gòn. Thuộc quyển chỉ huy trực tiếp của tư lệnh khu chiến thuật (trước 1970, X. vùng chiến thuật), tiểu khu trưởng (1970-75). CKT thường do quận trưởng (là sĩ quan) kiêm nhiệm.

        CHI LĂNG, cửa ải thuộc h. Khâu Ôn, trấn Lạng Sơn, nay thuộc các huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, t. Lạng Sơn; tây nam tx Lạng Sơn khoảng 20-40km. Là một dải đất hẹp, dài khoảng 20km, rộng nhất khoảng lkm, chạy dọc QL 1 hiện nay, hai bên là núi đá, địa thế hiểm trở. Tại đây diễn ra nhiều trận đánh lịch sử, điển hình là trận Lê Lợi phục kích quân Minh, chém tướng Liễu Thăng (x. trận Chi Lăng - Xương Giang, 8.10-3.11.1427)

        CHI QUÂN SỰ, tổng hợp các khoản chi của nhà nước cho các hoạt động QS, bao gồm: bảo đảm về nhân viên QS; bảo đảm hoạt động thường xuyên của LLVT; mua sắm và bảo quản, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị QS; xây dựng các công trình QS; nghiên cứu và phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ QS; tham gia các hoạt động QS với nước ngoài; viện trợ QS... ở nhiều nước, CQS còn bao gồm các khoản chi phòng vệ dân sự, hưu trí đối với cựu chiến binh, ngăn chặn di tản, kiểm soát ma túy... Đặc điểm nổi bật trong CQS của các nước có tiềm lực kinh tế mạnh hiện nay là ưu tiên đầu tư nghiên cứu, chế tạo, trang bị vũ khí công nghệ cao. Các khoản CQS chủ yếu do QĐ trực tiếp thực hiện; các cơ quan dân sự thực hiện những chi tiêu có tính chất QS theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Các yếu tố ảnh hưởng đến CQS gồm: yếu tố về kinh tế (tổng thu nhập quốc dân, chính sách kinh tế của chính phủ, CM khoa học kĩ thuật và công nghệ...); yếu tố về chính trị (chiến lược phát triển của đất nước, liên minh cầm quyển, chính sách đối ngoại, chính sách an ninh quốc gia...); yếu tố về QS (chính sách QS, liên minh QS với nước ngoài, de dọa QS từ bên ngoài, tình trạng chiến tranh hay hòa bình...); các yếu tố về tự nhiên, môi trường... CQS là một chỉ số tổng hợp thể hiện tiềm lực QS của một quốc gia. Đối với các nước TBCN, đặc biệt là Mĩ, CQS luôn chiếm vị trí lớn nhất trong ngân sách nhà nước, nhằm giành ưu thế về QS, củng cố vị thế quốc tế hoặc thực hiện âm mưu bành trướng, ở VN, CQS được thực hiện theo đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân trước nguy cơ bị tiến công QS từ nước ngoài và thảm họa môi trường.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:16:50 pm

        CHI QUỐC PHÒNG, tổng hợp các khoản chi của một quốc gia nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bao gồm chi cho công tác quốc phòng theo nhiệm vụ của BQP và chi cho công tác quốc phòng ở các cơ quan trung ương và các địa phương. Nội dung chủ yếu của CQP gồm: chi để duy trì hoạt động thường xuyên của LLVT; chi về huấn luyện QS và giáo dục quốc phòng; chi về đào tạo, nghiên cứu khoa học, KTQS; chi bảo quản, sửa chữa  và mua sắm trang thiết bị KTQS; chi xây dựng các công trình quốc phòng; chi phát triển công nghiệp quốc phòng; chi bảo đảm các chế độ, chính sách... Ở VN, CQP chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà nước, gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho quốc phòng cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp quốc phòng ở các địa phương). Nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách được xác định theo nhiệm vụ quốc phòng của cấp chính quyền do pháp luật quy định; mức chi được Quốc hội quyết định khi thông qua ngân sách nhà nước hàng năm.

        CHI THƯỜNG XƯYÊN, một nội dung của chi quốc phòng, gồm tổng hợp các khoản chi phải thực hiện thường xuyên hàng năm và không thể trì hoãn bằng nguồn kinh phí của ngân sách để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị QĐ. Bao gồm các nội dung: bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần và thực hiện các chế độ, chính sách xã hội đối với bộ đội; huấn luyện, diễn tập, điều động, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và thường trực chiến đấu; xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên; đào tạo, nghiên cứu khoa học; sản xuất, mua sắm, cải tiến, bảo quản, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị QS; xây dựng, quản lí, sửa chữa các công trình hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc; mua sắm hàng hóa, dịch vụ công cộng và duy trì hoạt động thường xuyên của các ngành; công vụ phí...

        CHI VIỆN, 1) hoạt động tác chiến giúp cho đơn vị thuộc quyền hoặc đơn vị bạn có thêm sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến. Có CV bằng xung lực, CV bằng hỏa lực. Đơn vị làm nhiệm vụ CV thực hiện nhiệm vụ do người chỉ huy của đơn vị mình giao theo kế hoạch hiệp đồng với đơn vị được CV; 2) dùng lực lượng và các phương tiện vật chất để tăng thêm sức mạnh cho tiền tuyến, đơn vị bạn hoặc cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, như hậu phương lớn miền Bắc CV cho tiền tuyến lớn miền Nam trong KCCM.

        CHI VIỆN HỎA LỰC, chi viện được tiến hành bằng hỏa lực của pháo binh, tên lửa, không quân, tàu hải quân... đánh địch để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh, xe tăng xung phong và tiến công trong chiều sâu phòng ngự của địch. Trong tiến công CVHL thường được tiến hành tiếp sau chuẩn bị hỏa lực, nhằm tiếp tục sát thương sinh lực, tiêu diệt hoặc chế áp các phương tiện hỏa lực của địch gây uy hiếp lớn cho bộ binh và xe tăng ta; ngăn chặn địch cơ động lực lượng; bảo đảm cho đội dự bị tiến vào tác chiến; chi viện cho bộ binh và xe tăng ta đánh địch phản đột kích (phản kích); chi viện cho các đơn vị làm nhiệm vụ thọc sâu, chia cắt, bao vây vu hồi... CVHL có thể gồm CVHL pháo binh, tên lửa, tàu hải quân, không quân... hoặc kết hợp. Trong phòng ngự CVHL thường được tiến hành khi địch tiến công vào các mục tiêu trong chiều sâu phòng ngự và khi ta thực hành phản đột kích (phản kích). QĐ một số nước chia CVHL trong tiến công thành hai phân đoạn là CVHL xung phong và hộ tống hỏa lực tiến công.

        CHI VIỆN HỎA LỰC KHÔNG QUÂN, bộ phận của chi viện hỏa lực do không quân tiến hành độc lập hoặc hiệp đồng với hỏa lực pháo binh. CVHLKQ thường nhằm vào các mục tiêu như trận địa pháo, tên lửa, SCH, lực lượng dự bị và những mục tiêu quan trọng khác trong chiều sâu chiến thuật và chiều sâu chiến dịch gần. CVHLKQ trong tiến công, bắt đầu từ sau khi kết thúc chuẩn bị hỏa lực không quân cho đến khi các đơn vị được chi viện hoàn thành nhiệm vụ tác chiến; trong phòng ngự bắt đầu từ khi địch tiến công; trong đổ bộ đường biển và đường không bắt đầu từ khi bộ đội đổ bộ đợt đầu tiên, bắt đầu lên bờ hoặc tiếp đất. CVHLKQ còn có thể gồm cả các đòn đột kích trên không vào những mục tiêu của địch ở tương đối xa nhưng có tác dụng tích cực đối với tiến trình tác chiến.

        CHI VIỆN HỎA LỰC PHÁO BINH, bộ phận của chi viện hỏa lục do pháo binh tiến hành độc lập hoặc hiệp đồng với hỏa lực không quân. Tùy theo nhiệm vụ, tình huống tác chiến, có: chi viện trực tiếp và chi viện gián tiếp. Chi viện trực tiếp là chi viện riêng cho một đơn vị, thực hiện các nhiệm vụ hỏa lực theo yêu cầu của người chỉ huy đơn vị được chi viện. Chi viện gián tiếp là chi viện chung cho nhiều đơn vị, thực hiện các nhiệm vụ hỏa lực theo lệnh trực tiếp của người chỉ huy pháo binh cấp trên. Yêu cầu đối với CVHLPB: liên tục, kịp thời, có hiệu quả.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:17:55 pm

        CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC, hoạt động của cơ quan chính trị, QS cao nhất về chỉ đạo chuẩn bị và tiến hành đấu tranh vũ trang kết hợp với các mặt đấu tranh khác trong chiến tranh (xung đột QS). Nội dung chủ yếu: đánh giá tình hình, xác định trọng tâm chiến lược, hạ quyết tâm chiến lược; chuẩn bị LLVT (tổ chức, trang bị, huấn luyện) và bố trí chiến lược, tiến hành động viên; chỉ đạo các hoạt động tác chiến chiến lược, đấu tranh chính trị, ngoại giao kết hợp đấu tranh vũ trang; chỉ đạo xây dựng kinh tế, phát triển khoa học kĩ thuật, giáo dục...

        CHỈ ĐẠO CÔNG BINH, phổ biến tới các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ thực hiện các nhiệm vụ về bảo đảm công binh, xây dựng lực lượng công binh, tham gia thiết bị chiến trường trong thời bình, huấn luyện chiến đấu và huấn luyện chuyên môn; một chức năng chủ yếu của cơ quan chủ nhiệm công binh các cấp. Chủ nhiệm công binh thực hiện vai trò chỉ đạo thông qua người chỉ huy cấp mình, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ các đơn vị thực hiện đúng ý định của người chỉ huy về nhiệm vụ bảo đảm công binh.

        CHỈ HUY BAY, tổng hợp các hoạt động chỉ huy, điều hành thành phần bay và thành phần phục vụ bảo đảm bay cho các chuyến bay. Nội dung CHB gồm: chỉ huy, điều hành hoạt động của máy bay ở trên không và trên sân bay theo kế hoạch, nhiệm vụ bay được giao và theo phương án chỉ huy được xác định; xử lí các tình huống ngoài kế hoạch và các bất trắc xảy ra trong khi bay; chỉ huy điều hành phân đội rađa, thông tin. khí tượng... Để CHB. phải thành lập các tổ CHB. quy định vị trí CHB và phạm vi CHB. Tổ CHB gồm: người CHB chính, người CHB phụ và các thành viên khác làm việc tại SCH, trung tâm quản lí điều hành bay và các đài, trạm chỉ huy khác nhau. CHB được tiến hành bằng các khẩu lệnh, tín hiệu, dựa vào kết quả quan sát, giám sát các hoạt động bay bằng mắt và bằng các thiết bị kĩ thuật chuyên dụng như: liên lạc vô tuyến, rađa, các loại đèn và súng tín hiệu...

        CHỈ HUY BỘ ĐỘI, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy nhằm hướng mọi nỗ lực của bộ đội vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nội dung CHBĐ thường gồm: duy trì khả năng thường xuyên sẵn sàng chiến đấu của bộ đội; thu thập, nghiên cứu tình hình; kịp thời hạ quyết tâm, lập kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các đơn vị; tổ chức và giữ vững hiệp đồng, tổ chức bảo đảm hoạt động tác chiến, tổ chức chỉ huy; tiến hành CTĐ,CTCT; tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và giúp đỡ cấp dưới thực hiện nhiệm vụ; kịp thời xử trí tình huống; tổ chức sơ kết, tổng kết. Người chỉ huy tiến hành CHBĐ một cách trực tiếp và thông qua các cơ quan chỉ huy. Căn cứ của CHBĐ là mệnh lệnh, chỉ thị của thủ trưởng cấp trên. Cơ sở của CHBĐ là quyết tâm của người chỉ huy. Nguyên tắc cơ bản của CHBĐ là tập trung, thống nhất, đồng thời phát huy tính chủ động của cấp dưới trong việc xác định phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao; kiên quyết và kiên định trong thực hiện quyết tâm; linh hoạt trong xử trí tình huống; vững chắc, liên tục, bí mật; trách nhiệm cá nhân của người chỉ huy về quyết tâm, biện pháp và kết quả hoạt động của bộ đội.

        CHỈ HUY CHIẾN DỊCH. hoạt động của tư lệnh, người chỉ huy và cơ quan chỉ huy điều khiển các lực lượng chiến dịch trong chuẩn bị và thực hành chiến dịch. Nội dung chính CHCD là: giữ vững và không ngừng nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội; duy trì sẵn sàng chiến đấu cao; hạ quyết tâm và tổ chức thực hiện quyết tâm; phối hợp với các lực lượng trong khu vực phòng thủ địa phương, chỉ huy bộ đội tác chiến; củng cố xây dựng lực lượng.

        CHỈ HUY CHIẾN ĐẤU PHÁO BINH, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy nhằm tập trung nỗ lực của các đơn vị pháo binh hoàn thành nhiệm vụ tác chiến được giao. Cơ sở để tiến hành CHCĐPB là kế hoạch (quyết tâm) chiến đấu, mệnh lệnh, chỉ lệnh của người chỉ huy cấp trên. Người chỉ huy binh chủng hợp thành trực tiếp hoặc thông qua chủ nhiệm pháo binh để CHCĐPB. CHCĐPB gồm: thường xuyên duy trì trạng thái chính trị, tư tưởng và sẵn sàng chiến đấu cao; nắm chắc tình hình nhiệm vụ; hạ quyết tâm, lập kế hoạch, giao nhiệm vụ cho cấp dưới; tổ chức chỉ huy và hiệp đồng; theo dõi, giúp đỡ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị; tổ chức bảo đảm chiến đấu; chỉ huy thực hành chiến đấu (trong đó chỉ huy hỏa lực và cơ động lực lượng là quan trọng nhất). Để bảo đảm CHCĐPB vững chắc, liên tục, có hiệu quả cần tổ chức hệ thống chỉ huy pháo binh chật chẽ. Phương thức CHCĐPB, có: chỉ huy tập trung và chỉ huy không tập trung. CHCĐPB từng bước được tự động hóa để đáp ứng yêu cẩu tác chiến hiện đại.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:19:05 pm

        CHỈ HUY CHIẾN ĐẤU PHÒNG KHÔNG, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy nhằm tập trung nỗ lực của toàn đơn vị hoàn thành nhiệm vụ tác chiến được giao. Quá trình CHCĐPK gồm ba giai đoạn chính. Giai đoạn chuẩn bị chiến đấu gồm: tìm hiểu nhiệm vụ, đánh giá tình hình, hạ quyết tâm, giao nhiệm vụ cho bộ đội, tổ chức hiệp đồng, tổ chức bảo đảm, duy trì sẵn sàng chiến đấu cao. Giai đoạn đánh trả cuộc tập kích gồm: phát hiện kịp thời ý đồ tập kích của địch; xác định và hoàn chinh phương án đánh trả, giao nhiệm vụ cho cấp dưới; liên tục tổ chức hiệp đồng và phối hợp chiến đấu . Giai đoạn khôi phục sức chiến đấu gồm: thu thập, tổng hợp tình hình; rút kinh nghiệm xác định khả năng tập kích tiếp sau của địch; đánh giá kết quả chiến đấu báo cáo lên cấp trên và khác phục hậu quả; hạ quyết tâm điều chỉnh, tổ chức lại đội hình, sử dụng lực lượng dự bị; đề ra biện pháp khôi phục sức chiến đấu; giao nhiệm vụ chiến đấu cho cấp dưới. CHCĐPK có thể là tập trung và không tập trung. Chỉ huy tập trung là phương pháp chỉ huy cơ bản để chỉ huy bộ đội thuộc quyền tập trung thống nhất. Chi huy không tập trung là giao quyền cho cấp dưới tự hạ quyết tâm, trên cơ sở quyết tâm của người chỉ huy đã được phê chuẩn; chỉ huy không tập trung được vận dụng khi địch tập kích bất ngờ, khi mất liên lạc với cấp trên, khi địch chia thành nhiều tốp nhỏ phân tán...

        CHỈ HUY CHIẾN ĐẤU TĂNG THIẾT GIÁP, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy các cấp nhằm chỉ huy bộ đội tăng thiết giáp hoàn thành nhiệm vụ tác chiến được giao. CHCĐTTG phải căn cứ vào mệnh lệnh chiến đấu (chiến dịch) và chi lệnh chiến đấu tăng thiết giáp của người chỉ huy và cơ quan tham mưu cấp trên, tình huống chiến đấu... Cơ sở của CHCĐTTG là quyết tâm chiến đấu (chiến dịch) của người chỉ huy (tư lệnh). Người chỉ huy các đơn vị tăng thiết giáp trực tiếp CHCĐTTG hoặc chí huy vượt cấp (đến từng kíp xe). Trong chiến đấu (chiến dịch) hiệp đồng binh chủng, người chỉ huy bộ đội binh chủng hợp thành trực tiếp CHCĐTTG hoặc thông qua chủ nhiệm (đại diện, trợ lí) tăng thiết giáp trong SCH.

        CHỈ HUY ĐỘNG VIÊN, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan tham mưu thực hành động viên quân đội để thông báo lệnh động viên; tập trung, vận chuyển, giao nhận nguồn động viên; ổn định tổ chức biên chế thời chiến các đơn vị dự bị động viên; bảo vệ động viên; bảo đảm vật chất cho động viên; huấn luyện chiến đấu và chuyển đơn vị vào sẵn sàng chiến đấu. CHĐV phải liên tục, kiên quyết, linh hoạt hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn quy định trong kế hoạch động viên.

        CHỈ HUY HỎA LỰC pháo binh, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan tham mưu nhằm chỉ huy các phân đội (binh đội) pháo binh chuẩn bị và thực hiện nhiệm vụ hỏa lực. CHHLpb gồm: nhận nhiệm vụ hỏa lực (chọn mục tiêu và thời điểm sát thương), hạ quyết tâm, giao nhiệm vụ cho các binh đội (phân đội), kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ CHHLpb được tiến hành từ đài quan sát, có thể dùng các phương tiện kĩ thuật tự động hóa một phần hoặc toàn bộ.

        CHỈ HUY HỎA LỰC phòng không, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan tham mưu nhằm chuẩn bị và thực hiện nhiệm vụ hỏa lực để tiêu diệt các mục tiêu trên không. CHHLpk gồm: đánh giá tình hình; hạ quyết tâm đánh trả tập kích đường không của địch (thực hành hỏa lực); giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc quyền; tiến hành hiệp đồng chiến đấu với không quân tiêm kích; kiểm tra sự hoạt động của các binh đội, phân đội và đánh giá kết quả hỏa lực. CHHLpk có thể tiến hành tự động hoặc tự động hóa. Tự động CHHLpk bảo đảm hoàn toàn tự động các quá trình chuẩn bị và thực hành hỏa lực dưới sự kiểm soát của người chỉ huy và cơ quan tham mưu. Tự động hóa CHHLpk bảo đảm tự động một phần các quá trình chuẩn bị và thực hành hỏa lực.

        CHỈ HUY TẬP TRUNG 1) nguyên tắc chỉ huy QĐ. theo đó mỗi cấp, mỗi lực lượng đều dưới quyền một người chỉ huy; 2) phương pháp chỉ huy bộ đội, theo đó người chỉ huy cấp trên hạ quyết tâm, giao nhiệm vụ và điều khiển mọi hoạt động của cấp dưới. Để CHTT cần có cơ quan chỉ huy vững mạnh, trang bị phương tiện hiện đại và từng bước tự động hóa chỉ huy.

        CHỈ HUY VƯỢT CẤP. phương pháp chỉ huy đơn vị thuộc quyền không qua người chỉ huy cấp dưới trực tiếp, nhằm rút ngắn thời gian giao, nhận nhiệm vụ; giúp người chỉ huy nắm chắc tình hình thực hiện nhiệm vụ. Có thể chỉ huy vượt một cấp đến vài cấp. CHVC thường vận dụng với các đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, trong tình huống khẩn cấp. Sau khi CHVC cần báo cho người chỉ huy cấp trên trực tiếp của đơn vị đó biết; cấp dưới nhận được lệnh CHVC phải báo cáo người chỉ huy trực tiếp.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:20:14 pm

        CHỈ HUY VƯỢT SÔNG, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan trong việc tổ chức và chỉ huy bộ đội vượt sông. Cơ sở của CHVS là kế hoạch vượt sông. Trong quá trình CHVS có thể bổ sung, điều chỉnh kế hoạch vượt sông, kịp thời phát hiện và xử trí các tình huống. CHVS phải chặt chẽ, liên tục từ khi vào khu vực tạm dùng, ra bến vượt, lên phương tiện, vượt sông, cho đến khi vượt sông xong.

        CHỈ LỆNH, lệnh giao nhiệm vụ cụ thể về từng mặt hoạt động cho cấp dưới. Có: CL tác chiến, CL sẵn sàng chiến đấu, CL bảo đảm hoạt động tác chiến và bảo đảm tác chiến, CL dự báo (chỉ lệnh sơ bộ)... CL tác chiến giao nhiệm vụ cụ thể về từng mặt tác chiến, quy định thứ tự và phương pháp tiến hành cho cấp dưới để thực hiện mệnh lệnh tác chiến của người chỉ huy. CL bảo đảm hoạt động tác chiến là giao nhiệm vụ cụ thể về từng mặt bảo đảm như bảo đảm hậu cần, kĩ thuật, bảo đảm hóa học, phòng chống vũ khí hủy diệt lớn... CL dự báo là lệnh báo trước cho cấp dưới phải tiến hành một số công việc cần thiết trước khi có mệnh lệnh chính thức, để cấp dưới có thêm thời gian và chủ động chuẩn bị cho nhiệm vụ tác chiến mới. CL nói miệng trực tiếp hoặc chuyển đạt qua phương tiện thông tin liên lạc được cơ quan tham mưu ghi thành văn bản gửi cấp dưới và lưu.

        CHỈ LỆNH BẢO ĐẢM CÔNG BINH, chỉ lệnh cho các đơn vị cấp dưới bảo đảm công binh trong tác chiến. Nội dung CLBĐCB gồm: đánh giá tình hình có liên quan, xác định nhiệm vụ, sử dụng lực lượng công binh và các binh chủng, biện pháp tiến hành, thời gian bắt đầu và hoàn thành các nhiệm vụ. CLBĐCB được thể hiện bằng văn bản theo một quy cách thống nhất trong điều lộ công tác tham mưu tác chiến. Do tham mưu trưởng và chủ nhiệm công binh kí.

        CHỈ LỆNH BẢO ĐẢM HÓA HỌC, chỉ lệnh giao nhiệm vụ và xác định phương pháp tiến hành bảo đảm hóa học cho các đơn vị thuộc quyền. CLBĐHH gồm: tóm tắt tình hình địch đã hoặc có thể sử dụng vũ khí hủy diệt lớn; nhiệm vụ và những phương pháp bảo đảm hóa học của đơn vị; sự chi viện của cấp trên về bảo đảm hóa học; quy định thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị và chế độ báo cáo bảo đảm hóa học. CLBĐHH do cơ quan hóa học soạn thảo.

        CHỈ LỆNH BẢO ĐẢM TÁC CHIẾN, chỉ lệnh giao nhiệm vụ về từng mặt bảo đảm tác chiến cho cấp dưới; thuộc văn kiện chỉ huy. Có chỉ lệnh bảo đảm: trinh sát, công binh, thông tin, hóa học, hậu cần, kĩ thuật... Nội dung phụ thuộc vào tính chất từng mặt bảo đảm, thường gồm: tình hình địch trực tiếp liên quan; nhiệm vụ, phương pháp bảo đảm; tổ chức, bố trí lực lượng; hoạt động của cấp trên, đơn vị bạn và địa phương có liên quan; các mốc thời gian, chế độ báo cáo. Căn cứ quyết tâm tác chiến, chỉ lệnh của cơ quan binh chủng, bộ đội chuyên môn, ngành để soạn thảo CLBĐTC.

        CHÍ LỆNH CHIẾN ĐẤU PHÁO BINH, chỉ lệnh giao nhiệm vụ chiến đấu cho các đơn vị pháo binh cấp dưới. Nội dung CLCĐPB: kết luận về đánh giá tình hình địch, ta, địa hình liên quan; nhiệm vụ pháo binh; tổ chức hỏa lực, bố trí đội hình; các công tác bảo đảm chủ yếu, phân chia sử dụng đạn; biện pháp hiệp đồng; các mốc thời gian chính... Do cơ quan tham mưu pháo binh soạn thảo, được truyền đạt bằng văn bản hay bằng lời. Khi thời gian chuẩn bị chiến dịch (trận đánh) hạn chế, căn cứ ý định của người chỉ huy cấp trên, có thể ra CLCĐPB sơ bộ, tạo điều kiện cho cấp dưới kịp thời triển khai thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Cg chỉ lệnh sử dụng pháo binh hay chỉ lệnh pháo binh.

        CHỈ LỆNH CÔNG TÁC KĨ THUẬT, chỉ lệnh của chủ nhiệm kĩ thuật giao nhiệm vụ kĩ thuật cho cấp dưới. Do cơ quan kĩ thuật (tham mưu kĩ thuật) soạn thảo sau khi kế hoạch công tác kĩ thuật được phê chuẩn. Trong thời bình có CLCTKT năm, nội dung gồm: phương hướng, mục tiêu; chỉ tiêu nhiệm vụ và chỉ tiêu bảo đảm trang bị, bảo đảm kĩ thuật; nhiệm vụ hoạt động khoa học công nghệ, môi trường và thông tin khoa học kĩ thuật QS; nhiệm vụ quản lí kĩ thuật và huấn luyện kĩ thuật; nhiệm vụ động viên kĩ thuật; chế độ kiểm tra, báo cáo và công tác xây dựng ngành. Trong thời chiến (sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu), có: CLCTKT dự báo và CLCTKTchính thức. CLCTKT dự báo, nội dung gồm: dự báo nhiệm vụ kĩ thuật của đơn vị; các yếu tố chủ yếu để làm kê hoạch bảo đảm kĩ thuật, bảo đảm trang bị; các mốc thời gian chính phải hoàn thành nhiệm vụ được giao; quy định chế độ báo cáo. CLCTKT chính thức gồm: nhiệm vụ công tác kĩ thuật, yêu cầu theo các mốc thời gian quy định; quy định lượng đạn, biện pháp, cách thức bổ sung đạn...; thời gian, vị trí triển khai kho đạn cấp mình; dự kiến tỉ lệ vũ khí, trang bị kĩ thuật hư hỏng; thông báo lực lượng, phương tiện kĩ thuật được tăng cường và thời gian, địa điểm có mặt; thời gian triển khai các phân đội kĩ thuật cấp mình và cấp trên; đường cứu kéo và các khu tập trung vũ khí, trang bị kĩ thuật hư hỏng; nội dung huấn luyện bổ sung; phương án bảo vệ cơ quan, cơ sở kĩ thuật; tiếp nhận và phân phối lực lượng động viên (nếu có); địa điểm, thời gian bắt đầu làm việc của các SCH; quy định chế độ báo cáo. CLCTKT chỉ trích nội dung có liên quan đến đơn vị được nhận.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:21:41 pm

        CHỈ LỆNH DỰ BÁO, chỉ lệnh báo trước cho cấp dưới tiến hành một số công việc cần thiết trước khi nhận nhiệm vụ chính thức, để cấp dưới có nhiều thời gian và chủ động chuẩn bị tác chiến. CLDB thường ban hành sau khi người chỉ huy nhận nhiệm vụ và sơ bộ có ý định tác chiến. Nội dung gồm: thông báo tóm tắt tình hình địch; dự kiến nhiệm vụ các đơn vị; những nội dung cần chuẩn bị (lực lượng phương tiện, vật chất, đường cơ động...); thời gian hoàn thành những công việc được giao; thời gian, địa điểm nhận lệnh chính thức. CLDB do cơ quan tác chiến soạn thảo, người chỉ huy hoặc tham mưu trưởng kí. Cg chỉ lệnh sơ bộ.

        CHỈ LỆNH HẬU CẨN, chi lệnh về tiến hành công tác hậu cần. Có CLHC cấp chiến lược, CLHC chiến dịch và CLHC chiến thuật. Trong tác chiến nội dung CLHC gồm: nhiệm vụ hậu cần, tổ chức và bố trí lực lượng, di chuyển hậu cần, các quy định về đường vận tải và trách nhiệm quản lí, bảo dưỡng, dự trữ, tiêu thụ vật chất hậu cần, dự kiến tỉ lệ thương binh, bệnh binh và phân cấp điều trị, phạm vi cứu chữa vận chuyển thương binh, bệnh binh, công tác vệ sinh phòng dịch và phòng chống vũ khí hóa học, sinh học, thời gian, địa điểm bổ sung vật chất và trách nhiệm vận chuyển, bảo đảm cho đơn vị tăng cường, phối thuộc, quyền hạn phạm vi khai thác hậu cần tại chỗ, thu hồi và sử dụng chiến lợi phẩm: phòng tránh, canh phòng, chiến đấu bảo vệ hậu cần, thời gian địa điểm triển khai làm việc của SCH hậu cần, thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị, sứ dụng phương tiện thông tin liên lac và báo cáo. Thời bình có chỉ lệnh công tác hậu cần năm, nửa năm (6 tháng); bao gồm: nhiệm vụ chung, chi tiêu biện pháp bảo đảm hậu cần sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm đời sống (ăn, mặc, ở và sức khỏe), công tác xây dựng quản lí nhà đất, công tác xăng dầu, vận tải, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, quản lí tiết kiệm và xây dựng ngành.

        CHỈ LỆNH HUẤN LUYỆN, chỉ lệnh cụ thể hóa mệnh lệnh huấn luyện của người chỉ huy cho các đơn vị thuộc quyền (nhà trường, đơn vị). Gồm: nội dung, chỉ tiêu yêu cầu phải đạt được cho từng đối tượng (cán bộ chỉ huy, cơ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kĩ thuật...); những biện pháp chính để thực hiện huấn luyện, công tác bảo đảm vật chất, kĩ thuật cho huấn luyện, các mốc thời gian (bắt đầu, kết thúc, kiểm tra, hội thao, diễn tập, bắn đạn thật...). CLHL phải căn cứ tình hình, đặc điểm của đơn vị (nhà trường), nhiêm vụ huấn luyện được giao.

        CHỈ LỆNH PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN, chỉ lệnh giao nhiệm vụ và xác định các biện pháp phòng chống vũ khí hủy diệt lớn cho các đơn vị thuộc quyền. CLPCVKHDL do cơ quan tham mưu các cấp chủ trì soạn thảo. Nội dung gồm: khái quát tình hình, khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn của địch; thông báo các hoạt động liên quan của cấp trên, đơn vị bạn và cấp mình; nhiệm vụ và các biện pháp phòng chống vũ khí hủy diệt lớn mà đơn vị phải thực hiện; thời gian hoan thành công tác chuẩn bị và chế độ báo cáo.

        CHỈ LỆNH SƠ BỘ nh CHỈ LỆNH DỰ BÁO

        CHỈ LỆNH TÁC CHIẾN, chỉ lệnh quy định thứ tự và phương pháp tiến hành từng mặt tác chiến để thực hiện mệnh lệnh tác chiến của người chỉ huy. Nội dung CLTC thường gồm: kết luận về đánh giá tình hình địch, ta, địa hình có liên quan; nhiệm vụ đơn vị (binh chủng, quân chủng, bộ đội chuyên môn, ngành); tổ chức, bố trí lực lượng (chiến đấu, bảo đảm); biện pháp hiệp đồng và bảo đảm; các mốc thời gian. CLTC có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng, do tham mưu trưởng, chú nhiệm binh chúng (bộ đội chuyên môn) kí chịu trách nhiệm.

        CHỈ LỆNH TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG, chỉ lệnh cho các đơn vị cấp dưới về nhiệm vụ, hoạt động tác chiến phòng không. Nội dung gồm: kết luận về đánh giá tình hình địch, ta, địa hình có liên quan; nhiệm vụ phòng không và các đơn vị, tổ chức bô trí lực lượng phòng không; biện pháp hiệp đồng và bảo đảm; các mốc thời gian. CLTCPK do cơ quan tham mưu phòng không - không quân soạn thảo.

        CHỈ LỆNH THÔNG TIN LIÊN LẠC, chỉ lệnh cho các đơn vị cấp dưới về tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc. CLTTLL góm: kết luận về đánh giá tình hình các mặt ảnh hường đến thông tin liên lạc; nhiệm vụ, tổ chức hệ thống thông tin liên lạc; các biện pháp thông tin liên lạc; các biện pháp chính trong triển khai, bảo đảm thông tin liên lạc; các mốc thời gian chính. CLTTLL do cơ quan tham mưu thông tin liên lạc soạn thảo.

        CHỈ LỆNH TRINH SÁT, chỉ lệnh cho các đơn vị cấp dưới tổ chức trinh sát trong tác chiến. Nội dung CLTS gồm: kết luận về đánh giá tình hình địch, ta, địa hình; nhiệm vụ trinh sát (phạm vi trinh sát, hướng, khu vực, mục tiêu tập trung nỗ lực và nhiệm vụ trinh sát cụ thể); phương pháp tiến hành trinh sát; tổ chức, sử dụng lực lượng trinh sát; tổ chức hiệp đồng giữa các lực lượng trinh sát (quy định địa điểm, thời gian, mật khẩu, ám hiệu...); công tác bảo đảm trinh sát; thời gian báo cáo kế hoạch trinh sát. CUTS do cơ quan tham mưu trinh sát quân báo soạn thảo.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:24:43 pm

        CHỈ SỐ M, tỉ số giữa tốc độ chảy của dòng khí hoặc tốc độ di chuyển của vật thể trong môi trường khí (v) và tốc độ âm thanh (a) trong cùng môi trường khí đó, ở cùng nhiệt độ và áp suất; M=v/a. Một đặc trưng quan trọng của dòng khí, một tiêu chuẩn đồng dạng cơ bản trong tính toán khí động học, đặc biệt trong trường hợp không thể bỏ qua tính nén được của khí và thường dùng đặc trưng cho tốc độ của vật thể bay. Trong trường hợp này, tốc độ bay được so sánh với tốc độ truyền âm ở cùng một vị trí của khí quyển. Chuyển động với M<1 được gọi là dưới âm, M~1 là cận âm, M>1 là vượt âm và M>5 là siêu âm (siêu vượt âm). Giá trị CSM được ghi sau kí hiệu M, vd: M 2; M 3,5...

        CHỈ SỐ ÔCTAN, chỉ số đặc trưng cho tính chống kích nổ của xăng trong động cơ đốt trong. Được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (theo thể tích) của thành phần izôôctan (C8H18, có CSÔ quy ước là 100) trong hỗn hợp với n-heptan (n-C7H16, có CSÔ quy ước là 0); sao cho hỗn hợp này có cùng đặc tính chống kích nổ (cùng xuất hiện hiện tượng kích nổ) với xăng cần xác định CSỔ ở các điều kiện thử nghiệm như nhau (động cơ, nhiệt độ...). CSÔ càng cao thì khả năng chống kích nổ càng lớn và thường được ghi trong kí hiệu loại xăng, vd: A72, A76, AY93 có CSÔ là 72, 76, 93%. Để nâng cao CSÔ phải cho phụ gia đặc biệt.

        CHỈ SỐ XÊTAN, chỉ số đặc trưng cho tính tự bốc cháy của nhiên liệu điêzen trong động cơ đốt trong. Được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (theo thể tích) của thành phần n-xêtan (n-C16H34, một cacbua hiđrô no, có CSX quy ước là 100) trong hỗn hợp với α-mêtylnaphtalen (α-C01H7CH3, một cacbua hiđrô thơm, có CSX quy ước là 0); sao cho hỗn hợp này có cùng khả năng tự bốc cháy với nhiên liệu cần xác định CSX ở các điều kiện thứ nghiệm như nhau (động cơ, nhiệt độ...). CSX càng cao thì nhiên liệu càng dễ cháy. Nhiên liệu điêzen có CSX trong khoảng 40-50. Để nâng cao CSX phái cho phụ gia đặc biệt.

        CHỈ THỊ, những yêu cầu do người chỉ huy hoặc cơ quan cấp trên đề ra và hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, chấp hành những quy tắc, quy định, chế độ nhất định (có tính chất mệnh lệnh). Có CT: bằng văn bản, bằng miệng; chung, riêng. Khi ra CT: phải rõ ràng, chính xác, kịp thời, có tính khả thi. Khi nhận được CT, cấp dưới phải chấp hành và phải báo cáo kết quả thực hiện.

        CHỈ THỊ BẢO ĐẢM, chỉ thị quy định các biện pháp và hành động mà các đơn v| cấp dưới phải tiến hành, nhằm thực hiện mệnh lệnh và quyết tâm tác chiến. Khi ra CTBĐ phái căn cứ vào mệnh lệnh tác chiến của cấp mình và của cấp trên, nội dung phải toàn diện, nhưng tập trung, thiết thực. Có: CTBĐ chiến đấu (trinh sát, thông tin, phòng không, phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, tác chiến điện tử...) và CTBĐ hậu cần, kĩ thuật; có CTBĐ riêng từng mặt hoặc tổng hợp. Cơ quan tham mưu căn cứ vào CTBĐ của người chỉ huy cấp mình và cấp trên để tổ chức các mặt bảo đảm và theo dõi thực hiện.

        CHỈ THỊ HIỆP ĐỒNG, chỉ thị hướng dẫn các đơn vị tham gia tác chiến hành động thống nhất theo nhiệm vụ, thời gian, khu vực, hướng, giai đoạn, đợt tác chiến, tạo sức mạnh tổng hợp tiêu diệt địch, hoàn thành nhiệm vụ tác chiến. Khi ra CTHĐ phải căn cứ vào quyết tâm, kế hoạch tác chiến, kế hoạch hiệp đồng của cấp mình, chỉ thị hiệp đồng của cấp trên. Nội dung CTHĐ gồm: các giai đoạn, đợt tác chiến, nhiệm vụ, mục tiêu, thời gian và cách đánh; nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị thuộc quyền, phối thuộc chi viện. Người chỉ huy ra CTHĐ (hoặc ủy quyền cho tham mưu trưởng) sau khi phê chuẩn quyết tâm tác chiến của các đơn vị thuộc quyền hoặc ngay sau khi hạ lệnh chiến đấu.

        CHỈ THỊ “HÒA ĐỂ TIỂN” (9.3.1946), chỉ thị của Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương giải thích cho cán bộ, đảng viên hiểu rõ chủ trương của Đảng và chính phủ VN DCCH trong việc kí Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6.3.1946). Chi thị vạch rõ việc kí hiệp định là. nhằm tạm thời hòa hoãn với Pháp, nhanh chóng đẩy 200.060 quân Tưởng về nước, tránh tình thế bất lợi cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, đồng thời tranh thủ thời gian chấn chỉnh đội ngũ CM, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào nhằm cơ hội tốt tiến lên giai đoạn CM mới. Chỉ thị phê phán những khuynh hướng sai lầm "tả” hoặc “hữu” có thể nảy sinh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; nhấn mạnh phải cảnh giác đề phòng sự bội ước của thực dân Pháp, tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trên cả nước mà Đảng ta biết chắc là không tránh khỏi. CT"HĐT” thể hiện tính nguyên tắc và sự mềm dẻo về sách lược của Đảng đưa CM VN vượt qua bước hiểm nghèo trong thời kì đất nước mới giành được độc lập.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:25:46 pm

        CHỈ THỊ “KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC” (25.11.1945), chỉ thị của BCHTƯĐCS Đông Dương về nhiệm vụ chiến lược của CM VN thời kì sau tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Nước VN DCCH mới ra đời (2.9.1945), đứng trước nhiều khó khăn: chính quyền mới xây dựng, QĐ non trẻ, tài chính kiệt quệ, nạn đói đe dọa, lại phải đối phó với chiến tranh xâm lược của Pháp ở phía nam, mưu toan lật đổ của quân Tưởng và tay sai ở phía bắc. Chỉ thị nhận định: CM VN lúc này vẫn là CM giải phóng dân tộc, kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược; nhiệm vụ cần kíp trước mắt là củng cố chính quyền, chống xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiệm vụ cụ thể: về chính trị. tổ chức tổng tuyển cử bầu quốc hội, thông qua hiến pháp, lập chính phủ chính thức, củng cố Việt Minh, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, phân hóa và cô lập kẻ thù; về QS, động viên, tổ chức toàn dân kháng chiến, xây dựng các căn cứ kháng chiến, vận dụng chiến thuật du kích và thực hiện bất hợp tác triệt để với địch...; về kinh tế, phát động tăng gia sản xuất, bài trừ nạn đói, khuyến nông, mở lại các nhà máy, lập Quốc gia ngân hàng, phát hành giấy bạc...; về văn hóa, chống nạn mù chữ, xây dựng nền văn hóa mới... CT“KCKQ” là cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trước tình hình mới, có tác dụng chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền độc lập mới giành được của nhân dân VN.

        CHỈ THỊ MỤC TIÊU, thông báo tin tức về tên gọi, vị trí (hướng, cự li) đặc điểm, tính chất... của mục tiều tác chiến cho SCH các cấp, các đài quan sát, các phương tiện trinh sát, các phương tiện hỏa lực để tiến hành quan sát, trinh sát, nhanh chóng phát hiện mục tiêu và sẵn sàng tiêu diệt hoặc nắm vững hướng hành tiến tới mục tiêu tác chiến. Phương pháp CTMT, có: CTMT theo tọa độ, vật chuẩn, theo bản đỗ. ảnh hàng không; bắn đạn vạch đường, đạn khói, thả bom khói... Khi CTMT phải quy định thống nhất mật danh, mật khẩu, hệ tọa độ, vật chuẩn, tín hiệu... và phải kịp thời, chính xác.

        CHỈ THỊ “NHẬT PHÁP BẮN NHAU VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA” (12.3.1945), chỉ thị của Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương về nhiệm vụ của CM VN sau khi Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945). Nội dung: vạch rõ mục đích, tính chất cuộc đảo chính, xác định kẻ thù chính, duy nhất trước mắt là phát xít Nhật, phân tích những cơ hội tốt giúp cho điều kiện khởi nghĩa mau chín muồi, nêu nhiệm vụ cần kíp trước mắt của CM VN là phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao như bất hợp tác với địch, bãi công, bãi thị, chống sưu thuế, biểu tình thị uy, phá hoại, đánh du kích... sẵn sàng tiến lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện; mở rộng Mặt trận Việt Minh, lập các ủy ban dân tộc giải phóng: phát triển các đội du kích; thành lập VN giải phóng quân, các ủy ban QS CM (ủy ban khởi nghĩa), thống nhất các chiến khu, huấn luyện QS cho cán bộ và bộ đội; thân thiện với những người Pháp thành thật chống Nhật; chủ động đánh đuổi quân Nhật để giải phóng đất nước đồng thời sẵn sàng hợp tác với quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật... CT"NPBNVHĐCCT” là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, các tổ chức CM và nhân dân VN trong cao trào chống Nhật, cứu nước, có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của tồng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

        CHỈ THỊ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA ÁI QUỐC (27.3.1948), chỉ thị của Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương về động viên toàn dân, toàn quân nâng cao nhiệt tình CM và trí sáng tạo, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ để chuyển cuộc KCCP sang giai đoạn mới. Chỉ thị nêu rõ: mục đích thi đua là “làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công”; mọi người, mọi ngành đều thi đua; thi đua về mọi mặt QS, chính trị, kinh tế, văn hóa...; nhấn mạnh việc đặt kế hoạch, tổ chức, động viên, kiểm tra đôn đốc và thưởng phạt kịp thời. Chỉ thị đã dấy lên phong trào thi đua yêu nước rộng khắp, trở thành một động lực lớn thúc đẩy cuộc KCCP phát triển thắng lợi.

        CHỈ THỊ THÀNH LẬP ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN, chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh (12.1944) về thành lập đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND VN. Nội dung đề cập một số vấn đề về đường lối QS của Đảng: kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân: nguyên tắc xây dựng LLVT CM, phương châm xây dựng ba thứ quân, phương thức hoạt động kết hợp QS với chính trị của các LLVT, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật của LLVT. Khi giao nhiệm vụ cho Võ Nguyên Giáp thực hiện chỉ thị, lãnh tụ Hồ Chí Minh căn dặn: “phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được. Tổ chức của Đội phải lấy chi bộ đảng làm hạt nhân lãnh đạo”, “trong vòng một tháng phải có hoạt động để gây tin tưởng cho các chiến sĩ và gây truyền thống hành động tích cực nhanh chóng cho bộ đội”. CTTLĐVNTlGPQ đặt cơ sở lí luận và thực tiễn cho sự nghiệp xây dựng các LLVTND-VN.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:27:48 pm

        CHỈ THỊ “TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN” (12.12.1946), chỉ thị của Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương về đường lối KCCP chuẩn bị cho kháng chiến toàn quốc (19.12.1946). Chỉ thị nêu rõ: mục đích kháng chiến là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập và thống nhất; đường lối kháng chiến là toàn dân. toàn diện, trường kì; chính sách kháng chiến là đoàn kết toàn dân, đoàn kết với nhân dân hai nước Lào, Campuchia, với nhân dân Pháp và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới; phương châm tác chiến là triệt để dùng du kích chiến và vận động chiến, thực hiện “mỗi phố là một mặt trận, mỗi làng là một pháo đài”; vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, cướp súng giặc đánh giặc, sản xuất một phần vũ khí; kiện toàn các cơ quan chỉ đạo kháng chiến từ chính phủ tới các địa phương, củng cố Mật trận dân tộc thống nhất, vận động nhân dân tăng gia sản xuất để tự cấp, tự túc về mọi mặt. Cùng với “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ” của chủ tịch Hồ Chí Minh (20.12.1946), CTTDKC” đã sớm đề ra những vấn đề cơ bản về đường lối chiến tranh nhân dân, để chỉ đạo cuộc KCCP đến thắng lợi.

        CHỈ THỊ VỂ SỬA SOẠN KHỞI NGHĨA (7.5.1944), chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh về việc gấp rút chuẩn bị lực lượng và đón thời cơ để khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Nội dung chính: lực lượng khởi nghĩa là toàn dân. nhưng phải có những đội vũ trang CM được tập luyện xông ra trước, vì vậy phải phát triển các đội tự vệ, du kích; trang bị vũ khí bằng cách tự chế tạo. mua hoặc chiếm của địch; đánh theo lối du kích; thời cơ khởi nghĩa là lúc kẻ thù đang hoang mang chia rẽ, các đoàn thể cứu quốc và chiến sĩ CM đã sẵn sàng hành động, đông đảo nhân dân tán thành khởi nghĩa và ủng hộ CM... CTVSSKN đã xác định những vấn đề cơ bản về khởi nghĩa vũ trang, có tác dụng thúc đẩy các cuộc khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị điều kiện để tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.

        CHỈ THỊ VỀ TỔ CHỨC CÁC ỦY BAN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG (16.4.1945), chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh về việc thành lập ủy ban dân tộc giải phóng các cấp - hình thức chính quyền CM trước tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Chỉ thị nêu rõ ủy ban dân tộc giải phóng được tổ chức từ trung ương đến cơ sở (thôn, xã, nhà máy, đồn điền, hầm mỏ. trường học, công sở. trại lính...) do Việt Minh lãnh đạo, có nhiệm vụ động viên, tổ chức nhân dân đấu tranh chống Nhật, cứu nước, phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ trật tự trị an trong khu giải phóng... Trong phạm vi cả nước, ủy ban dân tộc giải phóng VN đảm nhiệm chức năng của Chính phủ CM lâm thời. Sau khi tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thắng lợi, các ủy ban dân tộc giải phóng hết nhiệm vụ, được thay thế bằng chính quyền CM chính thức ở các cấp. Việc thành lập các ủy ban dân tộc giải phóng có tác dụng tập dượt cho nhân dân VN nắm và giữ chính quyền trong thời kì tiền khởi nghĩa.

        CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG XĂNG DẨU, các thông số cơ bản về tính chất hóa - lí của xăng dầu được tiêu chuẩn hóa để quy định yêu cáu chất lượng khi dùng cho các loại phương tiện, thiết bị khác nhau. Mỗi loại xăng dầu có quy định các chỉ tiêu chất lượng khác nhau. Các CTCLXD chủ yếu gồm: chỉ số ôctan, hàm lượng tetraetyl chì, độ axit, hàm lượng nhựa thực tế, axit - bazơ tự do (đối với xăng); chỉ số xêtan, độ nhớt vận động, độ axit, axit - bazơ tan trong nước, độ chớp lửa cốc kín, hàm lượng nhựa thực tế... (đối với nhiên liệu điêzen); độ nhỏ giọt, độ xuyên kim (đối với mỡ)...

        CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ BẮN X. HIỆU QUẢ BẮN

        CHIA CẮT, thủ đoạn tác chiến dùng sức mạnh tiến công phân tán lực lượng đối phương ra từng bộ phận cô lập, nhằm phá thế trận, tạo điều kiện tiêu diệt từng bộ phận, tiến đến tiêu diệt toàn bộ quân địch, CC được tiến hành ngay khi bắt đầu và trong suốt quá trình tác chiến. Có: CC chiến lược, CC chiến dịch, CC chiến thuật, CC được vận dụng rộng rãi trong chiến tranh nhân dân VN. Cuộc tổng tiến cóng và nổi dậy Xuân 1975 là một điển hình vận dụng nghệ thuật CC ở cả ba quy mô chiến thuật, chiến dịch và chiến lược.

        CHIA CẮT CHIẾN DỊCH, chia cắt nhằm phá vỡ thế bố trí chiến dịch của đối phương, làm cho đối phương bị động, tạo điều kiện tiêu diệt từng bộ phận. Để đạt được mục đích CCCD thường phải đột kích mạnh, thọc sâu táo bạo đúng nơi, đúng lúc.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:10:25 pm

        CHIA ĐỂ TRỊ, chính sách của chủ nghĩa thực dân nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, ngăn chặn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Thực dân Pháp khi đô hộ VN đã chia VN thành ba kì (Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì) với ba chế độ cai trị khác nhau về chính trị, kinh tế, giáo dục, pháp luật... nhằm chia rẽ, khơi sâu mâu thuẫn. tạo sự kì thị, hằn thù giữa nhân dân ba miền để dễ dàng nô dịch và thống trị; đó là một điển hình của chính sách CĐT. Thắng lợi của CM tháng Tám 1945 và KCCP (1945-54) đã làm thất bại chính sách CĐT của thực dân Pháp ở VN. Trong KCCM, nhân dân VN tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách CĐT của đế quốc Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (4.1975).

        CHIA MẢNH ĐÁNH SỐ bản đồ địa hình, phương pháp chia bản đồ địa hình thành nhiều mảnh bản đồ có kích thước thích hợp, theo một quy ước thống nhất và đặt tên mảnh bản đồ để tiện cho việc sản xuất và sử dụng. Ở VN bản đồ địa hình lấy cách CMĐS tỉ lệ 1:1.000.000 của thế giới làm chuẩn, rồi chia nhỏ thành các mảnh bản đồ tỉ lệ lớn hơn. Hiện nay, bản đồ địa hình VN vẫn sử dụng đồng thời hai loại CMĐS: theo phép chiếu Gauss và phép chiếu UTM.

        CHIE (P. Louis Adolphe Thiers; 1797-1877), tổng thống đầu tiên nền Cộng hòa III của Pháp (1871-73). Năm 1819 luật sư, sau đó nghiên cứu lịch sử. 1830-40 hoạt động chính trị, bộ trưởng các bộ: tài chính, nội vụ, hai lần thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ ngoại giao trong chính phủ của vua Lui Philip. Sau CM 1848, đại biểu quốc hội của nền Cộng hòa II. Cuối 1851 Napôlêông III làm đảo chính, thiết lập Đế chế II, C bị bắt đi đày. 1863 Napôlêông III nới rộng dân chủ, C được bầu vào quốc hội. Sau chiến tranh Pháp - Phổ(1870-71), Đế chế II và Napôlêông III sụp đổ, C đứng đầu chính phủ Vecxây (2.1871) kí hiệp ước đầu hàng Phổ và đàn áp Công xã Pari (1871). Tháng 5.1873 buộc phải từ chức. 1876 thủ lĩnh phái cộng hòa đối lập trong quốc hội. Tác phẩm chính: “Lịch sử cách mạng” (10 tập), “Lịch sử chế độ tổng tài và đế chế” (20 tập).

        CHIẾC GẬY LỚN, chính sách của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh đầu tk 20, nhằm thực hiện mục tiêu bành trướng ở khu vực này, do Rudơven (A. Theodore Roosevelt) tổng thống thứ 26 của Mĩ đề xướng. Dựa trên sức mạnh chính trị, kinh tế, QS, Mĩ đe dọa hoặc can thiệp công khai vào công việc nội bộ các nước Mĩ Latinh, điển hình là hành động can thiệp vũ trang vào chủ quyền quốc gia của nhiều nước Nam Mĩ, Trung Mĩ và vùng biển Caribê như: Cuba (1906-22), Côlômbia (1903), Đôminica (1916-22)... Từ những năm 30 của tk 20, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh, Mĩ phải thay đổi phương thức thực hiện mục tiêu bành trướng bằng chính sách “láng giềng thân thiện”, nhưng thực chất vẫn tiếp tục sử dụng CGL dưới nhiều hình thức ở Mĩ Latinh và các châu lục khác.

        CHIÊM THÀNH nh CHĂMPA

        CHIẾM ĐÓNG, việc một bên tham chiến dùng lực lượng QS chiếm giữ lãnh thổ của đối phương. Khi bị CĐ, chính quyền của nước (hoặc vùng lãnh thổ) đó sẽ bị khống chế hoặc buộc ngừng hoạt động, việc cai trị dân chúng thường do Bộ chỉ huy QS của lực lượng CĐ tiến hành. Trong vùng quân xâm lược CĐ, thường áp dụng những chính sách tàn bạo nhằm đàn áp và tiêu diệt sự chống đối của dân chúng, vơ vét, bóc lột nhân, tài, vật lực.

        CHIẾM LĨNH TRẬN ĐỊA, đưa lực lượng vào triển khai tại trận địa để thực hành tác chiến. CLTĐ phải đúng địa điểm, thời gian, bí mật, an toàn; thường được tiến hành trong điều kiện tầm nhìn hạn chế (đêm tối, sương mù, địa hình kín đáo...) và có lực lượng yểm hộ.

        CHIẾN CỤC, tổng thể các chiến dịch chiến lược, nhưng hình thức hoạt động tác chiến và các mặt đấu tranh khác được tiến hành theo một ý định và kế hoạch thống nhất, diễn ra trên toàn bộ hoặc phần lớn chiến trường chiến tranh (trên bộ, trên không, trên biển - đại dương) trong một thời gian nhất định của tiến trình chiến tranh hoặc toàn bộ thời gian chiến tranh nhằm thực hiện các mục đích chính trị QS quan trọng của chiến tranh, hoặc kết thúc chiến tranh; là một giai đoạn của chiến tranh, CC được đặt tên theo năm, mùa hoặc chiến trường như CC Bắc Phi 1940-43 (CTTG-II); CC Đông Xuân 1953-54 (KCCP ở VN). Một cuộc chiến tranh thường chia thành nhiều CC như; CC ở Pháp 1940. CC ở Ý 1943-45, CC Thái Bình Dương 1941-45 (CTTG-1I); CC Hè Thu 1941 và 1945 ở Tây Âu, CC 1945 ở Viễn Đông. Có khi một cuộc chiến tranh chỉ diễn ra bằng một CC như CC ở Ý 1796-97, CC Áo-Thổ 1886, CC Nga - Thổ 1877-78. Thuật ngữ CC xuất hiện trong lịch sử QS đã lâu, nhưng xuất hiện chính thức trong vãn kiện QS vào tk 18. Lí luận về CC luôn được phát triển và hoàn thiện do chiến tranh thay đổi và nghệ thuật QS phát triển. Ngày nay. khái niệm về CC chưa được nghiên cứu bổ sung nhưng những kinh nghiệm về tổ chức và tiến hành CC vẫn không mất giá trị. CC là đối tượng nghiên cứu của chiến lược QS.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:21:07 pm
   
        CHIẾN CỤC BANCĂNG (6-29.4.1941), các đợt hoạt động chiến đấu của LLVT các nước trong khối phát xít (Đức, Ý, Hunggari) xâm lược Nam Tư và Hi Lạp trong CTTG-II tạo bàn đạp chiến lược phía nam, chiếm nguồn dự trữ nhân, tài, vật lực chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược LX và bảo đảm cho các chiến dịch khác ở vùng nước Địa Trung Hải. Kế hoạch chiếm Hi Lạp của Đức được vạch ra từ cuối 1940, sau thất bại của Ý ở Hi Lạp. Đến 5.4.1941 sau đảo chính ở Nam Tư (27.3) một kế hoạch chung chiếm cả Nam Tư và Hi Lạp dược hình thành. Để xâm lược vùng Bancăng, Đức và khối phát xít đã huy động hơn 80 sư đoàn, hơn 2.000 máy bay. khoảng 2.000 xe tăng nhằm đánh tan QĐ Nam Tư (31 sư đoàn, 32 trung đoàn độc lập) và QĐ Hi Lạp (15 sư đoàn). Trên hướng Nam Tư. rạng 6.4 Đức sử dụng Tập đoàn quân 12 mở những mũi đợt kích mạnh vượt biên giới Bungari - Nam Tư, 7.4 tiêu diệt quân Nam Tư ở Makêđônia. 11.4 quân Ý và Hunggari tiến công trên hướng bổ trợ vào Nam Tư. 13.4 các đạo quân liên lạc được với nhau chiếm Bêôgrat. 15.4 QĐ Nam Tư ngưng chiến, 17.4 kí hiệp ước đầu hàng vô điều kiện. Trên hướng Hi Lạp, 6.4 cánh trái của Tập đoàn quân 12 Đức cũng bắt đầu tiến công. 9.4 quân Đức chiếm Xalôniki, buộc Hi Lạp rút quân ở Anbani trên mặt trận Y - Hi Lạp về chống đỡ. Lợi dụng thời cơ nảy, quân Ý tổ chức truy kích. 23.4 Hi Lạp phải kí hiệp ước đầu hàng. Quân Đức vào Aphin (27.4), tới phía nam hòn đảo cuối cùng của Hi Lạp (29.4). Tháng 3.1941, khoảng 60.000 quân Anh tới giúp Hi Lạp cũng bị mất khoảng 12.000 người, phải rút bằng đường biển ra đảo Crêt (23.4). Những thắng lợi QS của Đức trong CCB tạo điều kiện thuận lợi bảo đảm sườn phía nam trong chiến tranh với LX, có thêm nguồn dự trữ chiến lược lớn, và chiếm được những vị trí chiến lược có lợi ở đông Địa Trung Hải để thực hiện kế hoạch  mở rộng xâm lược.

        CHIẾN CỤC ĐÔNG XUÂN 1953-54, chiến cục trên chiến trường Đông Dương trong giai đoạn cuối KCCP, do LLVTND VN phối hợp với LLVT CM Lào và Campuchia tiến hành nhằm làm thất bại kế hoạch Nava, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, tạo chuyển biến cục diện chiến tranh. Phương hướng chiến lược do hội nghị BCT BCHTU ĐLĐ VN (9.1953) thông qua là: mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu và sơ hở, buộc chúng phải phân tán lực lượng cơ động chiến lược ra đối phó trên nhiều hướng, rối chọn hướng và thời cơ thuận lợi để tập trung đánh tiêu diệt, kết hợp với chiến tranh du kích rộng khắp ở vùng sau lưng địch. Mở đầu là chiến dịch Lai Châu (10-20.12.1953), tiêu diệt quân địch từ Lai Châu rút chạy về Điện Biên Phù; tiếp đến là chiến dịch Trung Lào (21.12.1953-4.1954), chiến dịch Bắc Táy Nguyên (26.1-17.2.1954), chiến dịch Thượng Lào (29.1-13.2.1954), chiến dịch Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia (31.1-4.1954), diệt từng bộ phận sinh lực địch và giải phóng những vùng đất rộng lớn. Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên, cực Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Để đối phó, ngoài việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Pháp phải phân tán lực lượng cơ động chiến lược ra nhiều hướng: Sê Nô (Trung Lào), Plây Cu (Tây Nguyên), Luôngphabăng (Thượng Lào), Xaravan (Hạ Lào)... Các cuộc hành quân lớn của Pháp nhằm thực hiện ý đồ chủ động tiến công như hành quân Hải Âu (15.10-6.11.1953), hành quân Atlăng (1-3.1954)... đều bị đánh bại. Đỉnh cao của CCDX1953-54 là chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954) diệt và bắt sống toàn bộ quân dịch ở tập đoàn cứ điểm này. Trong CCĐX1953-54 ta loại khỏi chiến đấu 112.000 địch, bắn rơi và phá hủy 177 máy bay, thu 19.000 súng các loại, giải phóng nhiều vùng đất có ý nghĩa quan trọng về chiến lược. Thắng lợi của CCĐX1953-54 đã làm phá sản kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, góp phần đưa hội nghị Giơnevơ vê Đông Dương (8.5-21.7.1954) đến thành công, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương (x. minh họa giữa trang 176 và 177).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66154052_444518762944676_4588488895766724608_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeF37aPtep2iqvdZBpJbXfrJI_4_6fRhnnHM9dbVT0pr_19CPDFvz3N0IyBy-a-evAE8BquMH9T7zA0OHFO1pcQTZ_IG22M5uQ5ZslnQ5nCA_A&_nc_oc=AQm8aiksurgytrZQwRUoc-J-QpyUGfSaRbrxPlz-Yc0IpfkTipcM4mIuPOTfXTF89gI&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=cdec415220f8548b66d0386400d63f34&oe=5DB4DBE6)



Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:26:54 pm

        CHIẾN CỤC LÊNINGRAT (7.1941-2.1944), tổng thế các chiến dịch phòng ngự, phản công, tiến công và hoạt động tác chiến khác của LLVT và nhân dân LX chống QĐ phát xít Đức ở vùng Lêningrat trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45). Từ 10.7.1941 Cụm tập đoàn quân Bắc của Đức từ 3 hướng tiến công Lêningrat nhưng bị các đơn vị của Phương diện quân Lêningrat và Hạm đội Bantich chặn đánh quyết liệt gây thiệt hại nặng, đến cuối 9.1941 phải ngừng tiến công, chuyển sang, bao vây. Gần 900 ngày đêm bị vây hãm, tp Lêningrat chỉ còn đươc tiếp tế bằng đường không và một phần đường bộ qua phía nam hồ Ladoga, nhưng quân và dân Lêningrat đã vượt khó khăn, giữ vững thành phố, cùng cố các vành đai phòng thủ, đánh trả không quân, pháo binh địch, tổ chức thêm hàng chục sư đoàn tình nguyện, tiếp tục sản xuất vũ khí, đạn dược... 7.1942 Đức tăng cường lực lượng, định mở chiến dịch “Bình minh Bắc Cực” đánh chiếm Lêningrat nhưng không thực hiện được. 26.9-6.10.1942 Phương diện quân Lêningrat mở chiến dịch Xiniayinô cố gắng chọc thủng vòng vây để liên lạc với Phương diện quân Vônkhôp nhưng không thành công. 12.1.1943 các phương diện quân Lêningrat và Vônkhôp phối hợp mở chiến dịch phá vây, chọc thủng một đoạn trên tuyến phong tỏa của quân Đức ở đông nam hồ Ladoga; mở đường tiếp tế cho thành phố trên đất liền. 14.1.1944 QĐ LX (các phương diện quân Lêningrat, Vônkhôp, Pribantich 2) với ưu thế rõ rệt (2/1 về bộ binh, 3/1 về pháo binh, 6/1 về xe tăng) tiến công phá vỡ hoàn toàn vòng vây của QĐ Đức ở Lêningrat. Cuối 2.1944 cuộc giải vây Lêningrat kết thúc thắng lợi, quân Đức bị đẩy ra xa thành phố 250km. CCL tạo điều kiện cho QĐ LX chuyển sang tiến công chiến lược quét sạch quân Đức ra khỏi Pribantich, mở đường tiến công từ phía tây sang Ba Lan và Đức.

        CHIẾN CỤC PHÁP (10.5-24.6.1940), chiến cục do phát xít Đức tiến hành trong CTTG-II nhằm đánh tan liên quân Anh, Pháp, Bỉ ở Tây Âu, chiếm Hà Lan, Bỉ, loại Pháp khỏi chiến tranh và buộc Anh kí hòa ước có lợi cho Đức. Đức tập trung 136 sư đoàn (3,3 triệu quân), 2.580 xe tăng, 7.378 pháo, 3.824 máy bay. triển khai thành ba cụm quân “A”, “B”, “C”. Cụm “A” là lực lượng đột kích chủ yếu có 45 sư đoàn (7 sư đoàn xe tăng) vượt dãy Acđen, vu hồi phòng tuyến Maginô, ép chủ lực liên quân Anh, Pháp ra ven biển. Cụm “B" - 29 sư đoàn (3 sư đoàn xe tăng) tiến chiếm Hà Lan, kiềm chế liên quân Anh, Pháp ở Bỉ. Cụm “C”- 19 sư đoàn, kiềm chế quân Pháp tại tuyến Maginô. Liên quân Anh, Pháp lập mặt trận Đông Bắc (tướng Gion chỉ huy) tiến hành phòng ngự chiến lược ở biên giới đông Pháp (từ Thụy Sĩ tới Đoongkec) gồm ba cụm: cụm 1 mạnh nhất, có 41 sư đoàn (Pháp: 32, Anh: 9) phòng ngự từ bờ biển phía bắc đến sông Maaxơ; cụm 2 có 39 sư đoàn Pháp, giữ tuyến Maginô; cụm 3 có 11 sư đoàn phòng ngự tuyến Sông Ranh và vùng giáp giới Thụy Sĩ. Lực lượng liên quân (kể cả Hà Lan và Bỉ) tới 147 sư đoàn (3.785.000 quân), 3.099 xe tăng, 14.544 pháo, 3.791 máy bay. Mờ sáng 10.5 thực hiện kế hoạch Gienbơ, Đức bắt đầu tiến công bằng cuộc bắn phá của không quân và đổ bộ đường không chiếm những căn cứ quan trọng ở Hà Lan và Bỉ, buộc Hà Lan đầu hàng (15.5). Trên hướng đột kích chủ yếu, Đức tập trung ưu thế áp đảo về binh lực (45/16 sư đoàn) đột phá Xêtan, qua Bắc Pháp, tới biển Măngsơ. Quân Bỉ, Anh và một bộ phận quân Pháp bị cắt khỏi Phlanđri, rút về tuyến Anvecpen (sông Maaxơ). 28.5 Bỉ đầu hàng. Quân Anh và một bộ phận quân Pháp bị bao vây ở Đoongkec phải vứt bỏ hết khí tài nặng rút bằng đường biển về Anh. Pháp còn lại 71 sư đoàn cùng 2 binh đoàn Anh vội rút về phòng thủ tuyến Sông Xom và Sông Ên. 5.6 quân Đức sử dụng 10 sư đoàn xe tăng và 6 sư đoàn cơ giới tiếp tục tiến công (chiến dịch “Rôt”) chọc thủng phòng tuyến Sông Xom và Sông Ên. tiến sâu vào nội địa. 10.6 chính phủ Pháp rời Pari về Tua, sau tới Boocđô (14.6) và lệnh bỏ ngỏ Pari. 14.6 Đức chiếm Pari. 22.6 Pháp kí hiệp ước đầu hàng tại Compiêng. Theo hiệp ước này Đức chiếm đóng vùng trung tâm và Bắc Pháp; chính phủ Pêtanh (thân Đức) kiểm soát vùng Nam Pháp và phải chịu mọi tổn phí chiến tranh. Trong CCP, Pháp bị thương vong và bị bắt làm tù binh 1.631.000 người, Anh 68.000, Đức 156.000. Nước Pháp bị Đức chiếm đóng, nhưng tổ chức yêu nước do tướng Đờ Gôn lãnh đạo, lấy tên Nước Pháp tự do (sau đổi tên là ủy ban kháng chiến Pháp) thành lập ở Luân Đôn (7.1942) tiếp tục đấu tranh giành lại tự do và giải phóng đất nước.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:27:56 pm

        CHIẾN DỊCH, tổng thế các trận chiến đấu, các đòn đột kích, các trận then chốt, các hoạt động tác chiến khác kết hợp chặt chẽ với nhau theo mục đích, nhiệm vụ, được tiến hành trên một hoặc nhiều chiến trường tác chiến, trên hướng (khu vực) chiến lược hoặc tác chiến theo một ý định và kế hoạch thống nhất trong một không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược hoặc có ý nghĩa chiến lược; một hình thức tác chiến, đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật quân sự. Theo loại tác chiến, có CD: tiến công, phản công và phòng ngự; theo quy mô, có CD: quy mô lớn. quy mô vừa và quy mô nhỏ; theo ý nghĩa, có CD: chiến lược, quyết chiến chiến lược; theo lực lượng, có CD: binh chủng hợp thành, quân chúng, liên quân chủng, tổng hợp: theo môi trường hoạt động, có CD: trên bộ, trên biển, trên không, đổ bộ đường biển, đổ bộ đường không... Chỉ số chú yếu của CD: số lượng lực lượng tham chiến; địa bàn tác chiến hoặc chính diện, chiều sâu và thời gian tiến hành CD; trong CD tiến công có trường hợp còn tính đến tốc độ tiến công. Nội dung, phương pháp chuẩn bị và thực hành CD chịu sự chi phối của mục đích chính trị - QS của chiến tranh và tính chất của nhiệm vụ chiến lược mà CD phải hoàn thanh, khả năng nền kinh tế QS của nhà nước ,khả năng chiến đấu của quân đội hai bên, đặc điểm của chiến trường, khả năng của hệ thống chỉ huy . CD ra đời và phát triển gắn liền với sự gia tăng đáng kể khả năng tác chiến của LLVT, khả năng cơ động của bộ đội và khả năng chỉ huy LLVT. Những yếu tố của CD đã xuất hiện ở các nước Tây Âu từ đầu tk 19: được phát triển, hoàn thiện trong CTTG-I, CTTG-II và các cuộc chiến tranh gần đây. Ở VN, các hiện tượng CD xuất hiện từ trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước thời phong kiến, trở thành hình thức tác chiến quan trọng của LLVTND VN trong KCCP và KCCM. Trong chiến tranh nhân dân VN, CD thường có LLVT địa phương tham gia, có thể phối hợp với đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần chúng.

        CHIẾN DỊCH 74A nh CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG CÁNH ĐỔNG CHUM (27.4-8.6.1964)

        CHIẾN DỊCH 128 (27.1-12.2.1964), chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN phối hợp với LLVT Pathét Lào tại khu vực đường 8 - đường 12 (mới) thuộc 2 tỉnh Bôlikhămxay và Khăm Muộn (Lào), nhằm phá âm mưu địch chiếm đóng Trung Lào, củng cố và mở rộng vùng giải phóng của CM Lào, bảo vệ tuyến vận chuyển của ta vào miền Nam VN. Lực lượng tham gia chiến dịch: quân tình nguyện VN có 2 trung đoàn bộ binh (95 và 101) của Sư đoàn 325, Tiểu đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn 324), 2 tiểu đoàn biên phòng (927 và 929) và một số đơn vị đặc công, pháo binh, thiết giáp, pháo phòng không; LLVT Pathét Lào có Tiểu đoàn 17 và 1 đại đội địa phương. Lực lượng địch: 8 tiểu đoàn bộ binh, 2 đại đội biệt kích quân Viêng Chăn và Coong Le. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (27-29.1), liên quân đánh chiếm cứ điểm Vang Yên, tiếp đó chiếm khu vực Thà Thuột - Bản Khoa, bao vây địch ở Nà Cay, đánh chiếm các điểm cao 175, 95 và Bàn Viêng. Địch rút chạy về hướng Thấmcônglô và đưa 2 tiểu đoàn dù (11 và 119) đến cứu viện; ta phục kích nhưng không diệt được địch vì trận địa bị lộ, sau đó tiếp tục truy quét và đuổi địch tới ngã ba Tha Thơm. Đợt 2 (1-12.2), củng cố vùng mới giải phóng, chốt giữ tuyến Na Du. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 900 địch (bắt 453), thu 360 súng các loại, giải phóng một khu vực dài 700km từ đường 8 đến đường 12 giáp biên giới VN - Lào.

        CHIẾN DỊCH 139 nh CHIẾN DỊCH TOÀN THẰNG (25.10.1969-25.4.1970)

        CHIẾN DỊCH ACĐEN (16.12.1944- 25.1.1945), chiến dịch phản công của Đức ở vùng núi Acđen (Bỉ) trên mặt trận Tây Âu trong CTTG-II, nhằm chuyển biến cục diện chiến tranh, buộc Anh - Mĩ kí hiệp ước riêng rẽ với Đức để Đức rút lực lượng sang chiến trường phía đông chống LX. 16.12.1944 Đức sử dụng khoảng 22 sư đoàn và 2 lữ đoàn (250.000 quân, 900 xe tăng và pháo cường kích, 800 máy bay, trên 2.600 pháo và súng cối) đánh vào 4 sư đoàn quân Anh - Mĩ (83.000 quân, 424 xe tăng và pháo tự hành, 390 pháo) trên chính diện 115km. Đến 25.12 quân Đức chọc thủng tuyến phòng ngự của quân Anh - Mĩ, tiến sâu 90km. Theo yêu cầu chi viện của Anh, QĐ LX thực hiện nghĩa vụ đồng minh, mở chiến dịch Vixla - Ôđe (12.1-3.2.1945) trên đất Ba Lan và chiến dịch Đông Phổ (13.1-25.4.1945) sớm hơn kế hoạch 8 ngày, buộc Đức phải ngừng tiến công ở phía tây, chuyển một lực lượng lớn sang phía đông (13 sư đoàn, trong có 6 sư đoàn xe tăng). 25.1.1945 quân Đức ở Acđen rút về vị trí cũ, tạo thuận lợi cho quân Đồng minh giành thắng lợi trong các chiến dịch tiếp sau. Tổn thất của hai bên trong CDA: Anh - Mĩ bị mất 77.000 người, Đức 82.000.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:30:05 pm

        CHIẾN DỊCH ALIUT (12.5-16.8.1943), chiến dịch đổ bộ đường biển của quân Mĩ do phó đô đốc T. Kincây chỉ huy nhằm chiếm lại đảo Attu và Cưxca ở Thái Bình Dương bị quân Nhật chiếm giữ từ 1942 trong CTTG-I1. Thực hiện kế hoạch chiếm Attu trước, Cưxca sau, Mĩ huy động 40.000 quân, 100 tàu chiến các loại, 236 máy bay tiến công 8.500 quân Nhật và 20 máy bay phòng thủ trên đảo Attu. Ngày 4.5 tàu chiến Mĩ rời Cônbây, dự kiến 7.5 đổ bộ lên Attu nhưng do thời tiết xấu, 12.5 mới bắt đầu đổ bộ lên đảo. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, kéo dài đến 30.5. Hầu hết quân Nhật bị tiêu diệt (quân Mĩ chết 600, bị thương 1.200). Ở Cưxca, sau một tháng bị không quân Mĩ oanh kích, 29.7 quân Nhật bí mật rút khỏi đảo. 16.8 Mĩ dùng 35.000 quân, 100 tàu chiến đổ bộ lên đảo bỏ trống. Trong CDA Mĩ sử dụng lực lượng nhiều, ưu thế lớn, nhưng tổ chức trinh sát kém khiến chiến dịch kéo dài.

        CHIẾN DỊCH AN KHÊ (13-28.1.1953), chiến dịch tiến công quân Pháp ở khu vực An Khê. đường 19, do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm tiêu diệt sinh lực địch, đầy mạnh chiến tranh du kích, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ. Lực lượng gồm 2 trung đoàn (108 và 803), Tiểu đoàn 40 bộ đội chủ lực liên khu và Trung đoàn 120 bộ đội địa phương tỉnh Bình Định. Để bảo vệ An Khê, dịch thiết lập hệ thống cứ điểm vòng ngoài (Con Lía, Tú Thủy, Cửu An, Thượng An, Eo Gió), mỗi nơi do 1 đại đội chiếm giữ, có công sự vững chắc, hỏa lực manh, được pháo binh ở An Khê chi viện. 1 giờ 13.1 ta đồng loạt nổ súng diệt các cứ điểm Cửu An, Tú Thủy, Eo Gió buộc địch ở Con Lía rút chạy. 17.1 Pháp đưa 1 tiểu đoàn từ An Khê tới phản kích hòng chiếm lại Cửu An, bị ta phục kích diệt một bộ phận. 21.1 ta bất ngờ nổ súng chiếm Thượng An, diệt địch ở lô cốt Đầu Đèo; 24-25.1 đánh 2 trận phục kích trên đoạn An Khê - Thượng An và Plây Cu - An Khê, diệt 3 đại đội. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 900 địch (bắt hơn 300), thu nhiều vũ khí trang bị (có 1 pháo 105mm), giải phóng hơn 10.000 dân. Là chiến thắng lớn của ta trên chiến trường Nam Trung Bộ, đánh dấu sự trường thành của LLVT Liên khu 5.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65844401_444518906277995_593503453116891136_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeEKUHn_nvjwIFua1soHrvYeoyytzf70RJ4fMOUubrWO6LXXwvNOU-zk3T0u_bxMySw7JA3mXKWT2EzMV4T4X6UZfU3rJjy3AXEQMdkKLRP3Hg&_nc_oc=AQl1R86T_NvkgGSYwiMiRZa0zr0n_Df_wOC2SA6krm0STvGuqUCPmArH0H7hNErW84s&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=f044f8ea605d5a27cae6c73e80a4e7b5&oe=5D838416)

        CHIẾN DỊCH BA GIA (28.5-20.7.1965), chiến dịch tiến công của LLVT Quân khu 5 ở khu vực Ba Gia, Tịnh Sơn, Bình Sơn. Trà Bổng (t. Quảng Ngãi), nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực QĐ Sài Gòn, mờ rộng vùng giải phóng, hỗ trợ nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ, giữ vững hành lang nối vùng rừng núi với đồng bằng ven biển. Lực lượng ta có Trung đoàn bộ binh 1, Tiểu đoàn bộ binh 45, 2 đại đội sơn pháo 75mm, 1 đại đội súng máy phòng không 12,7mm, 1 đại đội trinh sát, 2 tiểu đoàn, 2 đại đội địa phương tỉnh, huyện, du kích các xã. Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có Trung đoàn bộ binh 51 (Sư đoàn 25), 2 tiêu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 chi đoàn thiết giáp, 6 khẩu đội pháo 105mm, 1 tiểu đoàn và 15 đại đội bảo an. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (28.5-7.6), ta tập kích 2 trung đội dân vệ ở Phước Lộc, phục kích diệt Tiểu đoàn bộ binh 1 (Trung đoàn 51) đến ứng cứu. Địch tổ chức 1 chiến đoàn gồm 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 chi đoàn thiết giáp đến giải tỏa; ta vận động tiến công, phục kích, tập kích địch ở điểm cao 47, đồi Mã Tổ, Chóp Nón... trong 2 ngày 30-31.5 diệt gọn chiến đoàn này. Đợt 2 (10-25.6), ta phân tán bộ đội chủ lực tổ chức các trận đánh nhỏ hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược. Đợt 3 (4-20.7) tiến công diệt đồn Ba Gia (Gò Cao), tiếp tục đánh nhỏ để mở mảng, mở vùng. Kết quả loại khỏi chiến đấu 2.200 địch, phá hủy 15 xe QS, bắn rơi 18 máy bay, thu 973 súng các loại, hỗ trợ nhân dân ở 29 xã nổi dậy giành quyền làm chủ. Cùng với chiến dịch Bình Giã (2.12.1964-3.1.1965), chiến dịch Đồng Xoài (10.5- 22.7.1965), CDBG góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ; đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật chiến dịch VN trong giai đoạn đầu KCCM.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65644828_444518966277989_1746415139428499456_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeG0woNx1PDsDaRcjxeIWLgdk2v6H16Xf2pn0CorKKjel-sZYOGB5nBEv7v-dYTbKFQaL2vethuClMzKoRCvbFYskqNWvmBod0wSAirJxXl12w&_nc_oc=AQlKggITNr34baWh5ajfoMNN_WMZSi4AG-XaM1kFRCw_o3UIW9KXbxdn2GzoZdadlJo&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=8f84cc229b2560dce838b173da3123e9&oe=5D7EF704)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:31:58 pm

        CHIẾN DỊCH BÁCH ĐOÀN ĐẠI CHIẾN (20.8-5.12.1940), chiến dịch tiến công của hơn một trăm trung đoàn (400.000 quân) thuộc Bát lộ quân (QGP nhân dân TQ) ở Hoa Bắc trong kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc (1937-45), nhằm phá giao thông, triệt đồn bốt, chống càn quét, tiêu hao lực lượng quân Nhật. Sau một trăm ngày chiến đấu, QGP đã phá hoại 470km đường sắt, 1.800km đường bộ, phá 293 đồn bốt, loại khỏi chiến đấu hơn 20.000 quân Nhật (bắt 280) và hơn 23.000 quân lính người TQ theo Nhật (bắt 18.000). CDBĐĐC đã làm thất bại ý đồ của Nhật muốn củng cố vùng chiếm đóng và phong tỏa căn cứ CM; góp phần kìm chân một lực lượng lớn quân Nhật, buộc Nhật phải tập trung QĐ để thực hiện chiến tranh toàn lực ở căn cứ Hoa Bắc. Cg chiến dịch một trăm trung đoàn.

        CHIẾN DỊCH BÃO TÁP SA MẠC (17.1-23.2.1991), chiến dịch tiến công bằng không quân và tên lửa của Mĩ và liên quân mở đầu chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91),. nhằm phá hoại tiềm lực QS, kinh tế và hệ thống phòng ngự của Irắc trên lãnh thổ Irắc và Côoet, chuẩn bị cho giai đoạn tiến công trên bộ, đồng thời thể nghiệm học thuyết tác chiến không - bộ của Mĩ trên chiến trường. Lực lượng tham gia (chủ yếu của Mĩ) gồm: 3.821 máy bay (có 44 máy bay tàng hình F-117A) được trang bị vũ khí công nghệ cao (tên lửa chống rađa cao tốc, bom có điều khiển, thiết bị tác chiến điện tử thế hệ mới...), 7 tàu sân bay, khoảng 700 tên lửa hành trình Tômahôc. Trong 38 ngày đêm của CDBTSM, Mĩ và liên quân đã sử dụng hơn 90.000 lần chiếc máy bay, ném hàng trăm nghìn tấn bom, phóng hơn 300 tên lửa Tômahôc, tập trung đánh phá các mục tiêu chiến lược (trung tâm chỉ huy, thông tin, căn cứ không quân, tên lửa, hệ thống phòng không, cơ sở hạt nhân, hóa học...), các khu tập trung QĐ (đặc biệt là lực lượng Vệ binh cộng hòa), các đầu mối giao thông và công trình phòng thù. Phía Irắc có tiềm lực QS khá lớn (hơn 1 triệu quân, khoảng 750 máy bay chiến đấu, 300 tên lửa Scut và 2.000 tên lửa đất đối không, 400 pháo phòng không, 12.000 xe tăng...) nhưng phòng ngự tiêu cực, lấy bảo toàn lực lượng là chính nên hoạt động chống trả không đáng kể (đánh 1 trận thăm dò vào Khapdi trên đất Arập Xêut, phóng 230 tên lửa Scut sang Ixraen, Arập Xèut...) và bị tổn thất nặng với 8.000 người chết và bị thương (phần lớn là dân thường), 97 máy bay, gần 1.700 xe tăng, 1.400 khẩu pháo bị phá hủy..., Mĩ và liên quân mất 48 máy bay, 2 tàu chiến. CDBTSM đã góp phần quyết định vào thắng lợi của Mĩ và liên quân trong chiến tranh Vùng Vịnh.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66066785_444519009611318_1402233605836505088_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeGPvRcVjyqsp4pH_myiuw1VzOK_4x1F02NycdcRAYeyGHnSKoQFAx8w9OwoR42jkzgJvFk6NlWUY_mhAL8Ims4RTsMZxYd59lVdiCTNOjbxgg&_nc_oc=AQmg9Uca5sK8ZpGavHO27zdAP-BKR5dn-ZsZLVsd4VZP_hGAWiwDfFS2Mn1Vy3PZzGs&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=c49225b53d7e7629a50ddb713bd9fc1f&oe=5D7E220F)

        CHIẾN DỊCH BÀU BÀNG - DẦU TIẾNG (12-27.11.1965), chiến dịch tiến công của LLVT miền Đông Nam Bộ đánh Lữ đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn 1) của Mĩ và Trung đoàn bộ binh 7 (Sư đoàn 5) QĐ Sài Gòn ở khu vực Bàu Bàng - Dầu Tiếng (t. Thủ Dầu Một, nay thuộc t. Binh Dương), nhằm tiêu hao sinh lực, phá kế hoạch hành quân “tìm diệt” của địch, phối hợp với chiến trường toàn Miền chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Sư đoàn bộ binh 9 và 1 tiểu đoàn bộ đội địa phương. Trong khi ta đang triển khai lực lượng, đêm 11.11 quân Mĩ đổ bộ 2 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 3 xuống phía nam ấp Bàu Bàng chuẩn bị mở cuộc hành quân càn quét vùng giải phóng và hỗ trợ cho QĐ Sài Gòn ở Dầu Tiếng, bộ chỉ huy chiến dịch quyết định nổ súng. Bắt đầu bằng trận Bàu Bàng (12.11.1965) đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn bộ binh và 1 chi đoàn thiết giáp Mĩ, thực hiện thắng lợi trận then chốt mở màn chiến dịch. Tiếp đó ta cơ động về Dầu Tiếng, 21.11 phục kích trên đường Căm Xe - Dầu Tiếng, diệt 20 xe và gần 100 lính Mĩ; đồng thời tập kích địch ở Làng 10 diệt 26 xe và đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn. Đêm 26 rạng 27.11 phát hiện Chiến đoàn 7 QĐ Sài Gòn co cụm ở khu vực Làng 18 (Dầu Tiếng), ta tập trung lực lượng áp sát, tiến công và đánh địch phản kích, diệt và bắt phần lớn, thực hiện tháng lợi trận then chốt thứ hai. kết thúc chiến dịch. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 4.000 địch, phá hủy 10 khẩu pháo và cối, hơn 100 xe QS, bắn rơi 2 máy bay. Là chiến dịch tiến công đầu tiên của LLVT miền Đông Nam Bộ vào đối tượng quân Mĩ, thể hiện nghệ thuật giành quyền chủ động tiến công, tập trung lực lượng đánh trận then chốt và khả năng đánh tiêu diệt lớn từng đơn vị địch của QGPMN VN trong KCCM.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:32:56 pm

        CHIẾN DỊCH BẮC BÌNH ĐỊNH (9.4-3.5.1972), chiến dịch tiến công tổng hợp của quân và dân Khu 5 ở vùng bắc Bình Định nhằm tiêu diệt sinh lực, phá vỡ hệ thống kìm kẹp, đánh bại kế hoạch bình định của địch, phối hợp với các chiến trường trong cuộc tiến công chiến lược 1972. Lực lượng tham gia gồm: Sư đoàn bộ binh 3 và 2 tiểu đoàn đặc công của tỉnh cùng LLVT, lực lượng chính trị các huyện, xã trên địa bàn chiến dịch. Lực lượng địch gồm: 1 tiểu đoàn quân Mĩ, 2 trung đoàn của Sư đoàn “Mãnh Hổ” Nam Triều Tiên, 2 trung đoàn của Sư đoàn 22 QĐ Sài Gòn, 3 tiểu đoàn và 10 liên đội bảo an, 427 trung đội dân vệ, 49 đoàn bình định và nhiều đại đội, trung đội cảnh sát, biệt kích thám báo, 5 tiểu đoàn pháo binh, 3 chi đoàn thiết giáp, 90 máy bay, 10 tàu chiến. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (9- 20.4), bộ đội chủ lực tập kích diệt cứ điểm Gò Lôi và một số vị trí ở Gò Đá, Gò Dê, cầu Bến Vách, Bàu Sen,... đánh tan 1 chiến đoàn địch đi giải tỏa ở Khoa Trường, tiến công làm chủ quận lị Hoài Ân; LLVT địa phương diệt hàng loạt bốt bảo an, dân vệ, hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá các khu dồn dân. Đợt 2 (21-27.4), chuyển hướng sang bắc Phù Mĩ, tiến công địch ở Dương Liễu, Lại Khánh, gò Mồ Côi, nam Bồng Sơn, đánh bại các đợt phản kích của địch, buộc địch phải rút bỏ nhiều vị trí, tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy, giải phóng vùng bắc Phù Mĩ. Đợt 3 (28.4-3.5), tiến công giải phóng thị trấn Bồng Sơn, bao vây, chặn đánh quân địch ở Tam Quan rút chạy, tiến công làm chủ căn cứ Đệ Đức; LLVT địa phương và nhân dân Hoài Nhơn nổi dậy làm chủ chi khu và thị trấn Tam Quan. Kết quả loại khỏi chiến đấu 14.000 địch (bắt 4.481), bắn rơi 30 máy bay, bắn chìm 4 tàu vận tải, phá hủy 1 đoàn xe lửa, 35 xe QS, thu 3.000 súng các loại (có 22 khẩu pháo 105-155mm), 110 xe QS (có 22 xe bọc thép); huy động 7.000 lượt quần chúng nổi dậy phá 20 khu dồn dân, 40 ấp chiến lược, giải phóng 2 huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn và một phần huyện Phù Mĩ. CDBBĐ kết hợp chặt chẽ tiến công QS với nổi dậy của quần chúng đạt hiệu quả cao, đánh dấu sự hình thành loại hình chiến dịch đặc thù của chiến tranh nhân dân VN phát triển đến đỉnh cao trong KCCM.

        CHIẾN DỊCH BẮC PHI (10-11.1942), chiến dịch đổ bộ của các LLVT Mĩ, Anh trong CTTG-II vào Bắc Phi, chiếm các nước Marốc, Angiêri, Tuynidi (thuộc địa của Pháp) làm bàn đạp đổ bộ vào Ý và phối hợp với tập đoàn quân Anh đang hoạt động ở Ai Cập, Libi, diệt quân Đức - Y tại đại lục châu Phi. Quân Pháp của chính phủ Vixi thân Đức ở Bắc Phi có khoảng 200.000 người, 500 máy bay. Quân Đổng minh gồm 13 sư đoàn (Tập đoàn quân 7 Anh và Quân đoàn 2 Mĩ), 450 chiến hạm và tàu, xuồng vận tải, 1.700 máy bay. 24.10 tàu vận tải chở quân rời cảng Mĩ và mấy ngày sau rời cảng Anh tới Bắc Phi. Đêm 8.11, 3 binh đoàn của quân Đồng minh bất ngờ đổ bộ cùng một lúc vào Caxablanca (Marốc), Ôran và Angiê (Angiêri); 8.11 chiếm Angiêri, 10.11 chiếm Ôran, 11.11 chiếm Caxablanca, không gặp sự chống trả đáng kể của đối phương. 25.11 trong quá trình đổ bộ đường biển vào Tuynidi quân Đồng minh bị quân Đức chặn ở cảng Bidectơ. Đến 1.12 quân Đồng minh mới diệt xong cụm quân Đức - Ý ở Tuynidi, đẩy lực lượng Đức - Ý khỏi Bắc Phi. Trong CDBP quân Đồng minh chiếm được những căn cứ chiến lược quan trọng, tạo thuận lợi để chiếm toàn Bắc Phi. thông đường vận chuyển biển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương qua kênh đào Xuyê.

        CHIẾN DỊCH BẮC QUẢNG NAM (15.7-26.9.1952), chiến dịch tiến công quân Pháp ở khu vực bắc Quảng Nam do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực, phá thế uy hiếp của địch, mở rộng khu du kích bắc Quảng Nam. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Trung đoàn bộ binh 803 của liên khu và LLVT địa phương. Lực lượng địch tại Quảng Nam - Đà Nẵng khoảng 6.000 quân, gồm 3 tiểu đoàn Âu - Phi, lê dương (có 1 đại đội cơ giới, 1 đại đội pháo) cùng với lực lượng chiếm đóng ở 63 cứ điểm và hơn 100 tháp canh. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (15.7-17.8), ta tiến công diệt các cứ điểm Xuân Đài, Vân Li, khu hành chính Phù Kì; một bộ phận luồn sâu vào sau lưng địch, diệt và bức rút một số tháp canh, làm tan vỡ tuyến phòng thủ nam Thu Bồn, giải phóng vùng tây Gò Nổi. Địch điều quân chiếm lại các vị trí đã mất và mở cuộc càn lớn vào Gò Nổi; ta bám trụ đánh địch càn quét, đồng thời phân tán một bộ phận về hỗ trợ phong trào du kích ở các huyện Điện Bàn, Hòa Vang, Duy Xuyên, Đại Lộc. Đợt 2 (18.8-15.9), tiến công diệt cứ điểm Túy Loan, khu hành chính Kì Lam và một số tháp canh, phá vỡ hệ thống cứ điếm của địch ở Điện Bàn và tây Hòa Vang, hỗ trợ nhân dân phá tề, trừ gian, giành quyền làm chủ. Đợt 3 (16-26.9), tiến công diệt các cứ điểm Ba Du. Thượng Phước, Lệ Sơn, Dốc Nhất, uy hiếp cứ điểm Giao Thủy và đánh địch tiếp tế; LLVT địa phương tiến sâu vào vùng địch kiểm soát, diệt nhiều tháp canh và một số đồn bốt (Núi Chiêng, Cẩm Toại...). Kết quả loại khỏi chiến đấu 1.200 địch, mở rộng khu du kích bắc Quảng Nam đến sát ngoại ô Đà Nẵng, Hội An, góp phần làm chuyển biến thế và lực của ta trên chiến trường Nam Trung Bộ.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:34:24 pm

        CHIẾN DỊCH BẮC TÂY NGUYÊN 26.1-17.2.1954, chiến dịch tiến công quân Pháp ở 2 tỉnh Kon Turn và Gia Lai (bắc Tây Nguyên), do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, phá âm mưu của Pháp đánh chiếm vùng tự do Liên khu 5, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ trong chiến cục Đông Xuân 1953-54. Lực lượng tham gia gồm: 2 trung đoàn bộ đội chủ lực liên khu (108 và 803), Trung đoàn 120 và một số tiểu đoàn, đại đội độc lập LLVT địa phương. Lực lượng địch trên địa bản chiến dịch có 4 tiểu đoàn cơ động và 15 đại đội chiếm đóng. Trong khi ta đang chuẩn bị chiến dịch, 20.1 Pháp mở cuộc hành quân Atlăng (1-3.1954) tiến công vùng tự do Phú Yên: BTL chiến dịch quyết định nổ súng để kéo chủ lực địch lên, đồng thời chỉ đạo LLVT và nhân dân vùng tạm chiếm ở Quảng Nam, Khánh Hoà, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận... đẩy mạnh hoạt động nghi binh, đánh lạc hướng phán đoán của địch. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (26-28.1), trên hướng thứ yếu (đường 19, An Khê) đêm 26.1 Trung đoàn 120 nổ súng trước, diệt các cứ điểm Cà Tung, Ba Bả, Cà Tu, Búp Bê: hướng chủ yếu (bắc Kon Turn) đêm 27.1 các trung đoàn 108 và 803 đánh chiếm 3 cứ điểm Măng Đen (x. trận Măng Đen, 27-28.1.1954). Măng Bút, Công Brây, đập tan cụm phòng ngự then chốt của địch ở bắc Kon Turn, uy hiếp thị xã Kon Turn, đồng thời đưa một bộ phận luồn sâu xuống phía nam cắt đường 14 (đoạn Plây Cu-Kon Tum), phát triển sang hướng đèo Măng Giang tiến công các cứ điểm ở khu vực ngã ba đường 19. Đợt 2 (29.1-17.2), đánh địch rút chạy khỏi Đắc Tô, Đắc Sút, Đắc Lây; phục kích diệt 1 đại đội thuộc Binh đoàn 100 (GM 100) của địch từ Phú Yên lên ứng cứu ở gần Con Som Lủ (1.2), tập kích vào trung tâm thị xã Kon Tum, phục kích đoàn xe địch từ Plây Cu lên tiếp tế cho Kon Tum (4.2)... Bị vây ép mạnh, đêm 6.2 địch rút chạy khỏi Kon Turn về Plây Cu; ta phát triển tiến công, đêm 16 rạng 17.2 diệt cứ điểm Đắc Đoa. tập kích vào thị xã Plây Cu, vây ép địch ở Buôn Hổ, kết thúc chiến dịch. Kết quả diệt và bắt hơn 2.300 địch (bắt 310), giải phóng thị xã Kon Turn và vùng chiến lược rộng gần l6.000km2; buộc Pháp phải tạm ngừng cuộc hành quân Atlăng để tăng viện cho Tây Nguyên, góp phần làm phân tán lực lượng cơ động chiến lược của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65456336_444518992944653_6884052038196396032_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeFg3MEGIM-tlrUEtQAqv_5RRbkt7IriwUjvdvI2qH3zerGuvjyJNBvmeXFGEc6PQx_r4HoyjYSL9ioobVSDX4IyJxy_9-JhwJtI7804e81dGQ&_nc_oc=AQkpVg7UW_2hL_ZesN1yo1NpSlgUhHWiABMJJYOzTaQD0vnL_MkgFYsDlZ-2rXScXgg&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=1bda974c1252e10d8744a7a1d8a858a3&oe=5DBFBF87)

        CHIẾN DỊCH BẮC TÂY NGUYÊN 30.3-5.6.1972, chiến dịch tiến công của QGP Mặt trận Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Kon Turn nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng QĐ Sài Gòn, giải phóng phần lớn tỉnh Kon Turn, mở rộng hành lang chiến lược nối với miền Đông Nam Bộ, phối hợp với hướng chủ yếu ở Trị Thiên trong cuộc tiến công chiến lược 1972. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 2 sư đoàn (320 và 2), 4 trung đoàn (66, 95, 28 và 24), 1 tiểu đoàn bộ binh, Trung đoàn đặc công 400, 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 trung đoàn pháo binh, 6 tiểu đoàn pháo phòng không, 1 đại đội tên lửa chống tăng B-72 cùng LLVT địa phương. Lực lượng địch có 2 sư đoàn bộ binh (22 và 23), 2 lữ đoàn dù, 2 liên đoàn biệt động quân, 10 chi đoàn thiết giáp, 10 tiểu đoàn pháo binh, 25 đại đội bảo an, 112 trung đội dân vệ, 3 đại đội thám báo và 30 đoàn bình định. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (30.3-24.4), ta tiến công tuyến phòng thủ ngoại vi của địch trên dãy điểm cao tây sông Pô Cô, cắt đường 14, mở đường vào tiến công cụm phòng ngự then chốt của địch ở Đắc Tô - Tân Cảnh (x. trận Đắc Tô - Tân Cảnh, 24.4.1972), Đợt 2 (25.4-5.6), phát triển xuống thị xã Kon Turn đánh địch ở vùng ven rồi tập trung lực lượng tiến công vào thị xã, đánh chiếm được một số vị tri (khu hành chính, SCH Trung đoàn 44, khu chiêu hổi, bệnh viện dã chiến, khu kho 40 và 41...), nhưng do cơ động lực lượng chậm, các hướng hiệp đồng không chặt, địch có điều kiện củng cố, ngăn chặn và phản kích liên tục nên qua nhiều lần đột phá vào thị xã không thành công, ta kết thúc chiến dịch để chuyển sang chống phá bình định. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 7.400 địch, bắn rơi 207 máy bay, phá hủy 849 xe QS, thu 14 khẩu pháo, 13 xe tăng, xe bọc thép, 4 máy bay trực thăng, hơn 4.000 súng các loại; giải phóng khu vực bắc Kon Tum, góp phần phát triển thế và lực của ta trong cuộc tiến công chiến lược 1972.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65705464_444518999611319_8862832982877011968_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeHQ-95pWkFugnN5OcPrtW186Y1Mx5EnnrTKe6jMEvl99SDv8g8p-8dD9ESfa0ESNCOtRsxi5VXbDQYWnvW1xHbH28dO7eyxXZd2AabTdqxf0g&_nc_oc=AQnt2aDjKn05cZ0Pur1POpxdoCmaJxTdUQ5K2_DFwAEVcc27PchHbP1ziKT-esHZ05w&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=68f23f8ab7f93a830488c5735974a873&oe=5DB73AC7)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:35:18 pm
           
        CHIẾN DỊCH BECLIN (16.4-8.5.1945), chiến dịch chiến lược tiến công của QĐ LX diễn ra tại Beclin và các vùng phụ cận nhằm tiêu diệt lực lượng phòng thủ cuối cùng của quân Đức, giải phóng Beclin và tiến ra sông Enbơ liên lạc với quân Đồng minh kết thúc CTTG-II ở châu Âu. Thời điểm này QĐ của bốn nước lớn đang tác chiến trên lãnh thổ Đức: QĐ LX - ở phía đông, cách Beclin 60km; QĐ Đồng minh (Anh, Mĩ, Pháp) - ở phía tây, cách Beclin 100-120km, có ý định đưa quân tới Beclin trước QĐ LX. Quân Đức phòng ngự trên hướng Beclin gồm 2 cụm quân Vixla (Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 9) và Trung Tâm (Tập đoàn quân xe tăng và Tập đoàn quân 17), cộng 63 sư đoàn (có 15 sư đoàn xe tăng - cơ giới) với tổng số quân 1.200.000 (kể cả 200.000 quân đồn trú Beclin), 10.400 pháo, cối, 1.500 xe tăng, 3.300 máy bay; ngoài ra còn 8 sư đoàn thuộc lực lượng dự bị của BTL tối cao Đức. Tổ chức phòng ngự của Đức có chiều sâu, thành ba dải phòng ngự từ Ôđe đến Nâyxơ (20-40km); riêng vùng phòng thủ Beclin có ba vòng (ngoài, trong, nội đô) với những công trình kiên cố được chuẩn bị từ trước có chiều sâu khoảng 100km. Thực hiện ý định chiến dịch tiến công bằng những đòn đột kích trên chính diện rộng, sau hợp vây, chia cắt và diệt địch từng phần, QĐ LX sử dụng 3 phương diện quân: Bêlôrutxia 1 và 2, Ucraina 1, một bộ phận Hạm đội Bantich, hải đoàn sông Đnhep, Tập đoàn quân không quân tầm xa số 18 cùng với 2 tập đoàn quân Ba Lan 1 và 2 (cộng 162 sư đoàn, 21 quân đoàn xe tăng - cơ giới với tổng số quân 2.500.000 người, pháo cối, 7.500 máy bay, 6.300 xe tăng). 16-19.4 QĐ LX chọc thủng tuyến phòng ngự Ôđe - Nâyxơ. Quân Đức chống trả mãnh liệt, nhất là tại điểm cao Dêenlôp, làm chậm bước tiến của Phương diện quân Bêlôrutxia 1 trên hướng chủ yếu. Cùng thời gian đó, Phương diện quân Bêlôrutxia 2 vượt sông Ôđe, làm tê liệt Tập đoàn quân xe tăng 3 Đức tạo điều kiện phát triển cho cánh trái của Phương diện quân Bêlôrutxia 1; đồng thời Phương diện quân Ucraina 1 vượt sông Nâyxơ và sông Prê, đột phá qua tuyến phòng ngự chiến dịch, tiến đến ngoại vi phía nam Beclin, bao vây tập đoàn quân Đức. 22.4 Hitle lệnh cho Tập đoàn quân 12 (10 sư đoàn) Đức từ hướng tây về giải vây, nhưng vô hiệu. 24.4 QĐ LX hoàn thành việc hợp vây cụm quân Đức ở Phrăngphuôc, ngày 25 bao vây toàn bộ Beclin và từ 26.4 bắt đầu tổng tiến công. Việc tiêu diệt cụm quân Đức ở Beclin trực tiếp trong thành phố kéo dài tới 2.5 bằng cách chia cắt phòng ngự và diệt địch từng bộ phận, đánh giáp lá cà trong các đường hầm, đường xe điện ngầm, giành giật từng phố, từng nhà. Các trận truy kích diệt tàn quân Đức chạy sang phía tây tới 5.5 mới chấm dứt. 8.5 bộ đội Phương diện quân Bêlôrutxia 1 tiến đến sông Enbơ, liên lạc với quân Đồng minh. Rạng 9.5 Bộ chỉ huy tối cao Đức kí văn bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện tại Caclơhooc (x. văn kiện đầu hàng của phát xít Đức, 1945). Trong CDB, QĐ LX đã diệt 70 sư đoàn bộ binh, 23 sư đoàn xe tăng - cơ giới Đức, bắt 480.000 tù binh, thu 1.500 xe tăng. 5.600 pháo, cối, 4.500 máy bay. CDB là chiến dịch tiến công của cụm các phương diện quân nhằm bao vây, chia cắt cùng một lúc cụm quân Đức mạnh nhất trong CTTG-II, đánh thẳng vào sào huyệt địch trong một thời gian ngắn. Đặc điểm của CDB là pháo bắn chuẩn bị và chuyển sang tiến công trên chính diện rộng vào ban đêm có sử dụng 143 ngọn đèn pha cực mạnh chiếu sáng, thực hiện đột phá đồng thời với vượt sông. Tập đoàn quân xe tăng dược sử dụng vào đột phá đã phát huy hiệu quả tích cực, bảo đảm nhịp độ tiến công cao trong toàn chiến dịch. 9.5 được lấy làm Ngày chiến thắng phát xít (x. minh họa giữa trang 1008 và 1009).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/62557989_445070776222808_2912874093189529600_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeEATShYKMRO-kQmG9UCzGPNQgSXrPbe8xC0y54mYsl39BM3p8dngbCM70wLwg4RX1e-kk2nJjZY9iT5RyzcOrKQCTuYrtfde2072E-Xz_VDbw&_nc_oc=AQnyGz-rHa29jhq_gd6aztICl7JEUYGL1BhvUg84E-WHY5IXan4JV6gKggaIDhA6AGM&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=f045345d0e188c9b945f14cda229803c&oe=5D7A5EBF)

        CHIÊN DỊCH BÊLÊBÂY (15-19.5.1919), chiến dịch tiến công thứ hai trong quá trình phản công của Phương diện quân Đông, do Cụm quân Nam QĐ Xô viết tiến hành nhằm đập tan kế hoạch phản công của QĐ Bạch vệ ở khu vực Bêlêbây, trong nội chiến và chống can thiệp ở Nga (1918-20). Quá trình tiến hành chiến dịch, Cụm quân Nam QĐ Xô viết đã sử dụng Tập đoàn quân Turkêxtan và một bộ phận Tập đoàn quân 1 (khoảng 23 nghìn quân, 560 súng máy, 119 khẩu pháo), phát huy ưu thế về binh lực, hỏa lực tổ chức đột kích chính diện và cơ động vu hồi từ hướng bắc vào Bêlêbây, đánh tan Tập đoàn quân Tây và Quân đoàn Vônga thuộc lực lượng Cônsac của QĐ Bạch vệ (17 nghìn quân, 172 súng máy, 46 khẩu pháo), giải phóng Bêlêbây, buộc QĐ Bạch vệ phải rút khỏi khu vực sông Upha. CDB tạo điều kiện thuận lợi cho QĐ Xô viết tiếp tục phát triển tiến công trên hướng Xamaru - Upha (x. chiến dịch Uplia, 25.5-19.6.1919).


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:36:10 pm

        CHIẾN DỊCH BÊLÔRUTXIA (23.6-29.8.1944), chiến dịch chiến lược tiến công của QĐ LX trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45) nhằm tiêu diệt cụm quân bắc Ucraina của phát xít Đức, giải phóng Bêlôrutxia. QĐ LX tập trung một lực lượng mạnh, gồm 4 phương diện quân: Pribantich 1, Bêlôrutxia 3, Bêlôrutxia 2, Bêlôrutxia 1 (trong biên chế có Tập đoàn quân 1 Ba Lan) với số quân 1.000.000 người, 31.000 pháo và súng cối, 5.200 xe tăng và pháo tự hành, gần 5.000 máy bay. Đã đột phá cùng một lúc sáu đoạn trên chính diện tiến công l.000km, phá vỡ hệ thống phòng ngự bằng nhiều thê đội có chiều sâu của quân Đức (250- 270km), sau hợp vây và tiêu diệt được lực lượng chủ lực Cụm tập đoàn quân Trung Tâm ở Minxcơ. Kết quả Đức bị tổn thất nặng, bị diệt hoàn toàn 17 sư đoàn và 3 lữ đoàn; QĐ LX giải phóng được Bêlôrutxia và một phần lãnh thổ hai nước cộng hòa Litva và Latvia, tới tận biên giới Đông Phổ. Đặc điểm của CDB là mật độ sử dụng pháo dày (150-200 khẩu pháo, cối trên lkm đoạn đột phá) và dùng phương pháp chi viện mới cho bộ binh và xe tăng bằng hỏa lực màn đạn tiến dần.

        CHIẾN DỊCH BẾN CÁT I (25-27.1.1950), chiến dịch tiến công của LLVT khu Sài Gòn - Chợ Lớn trên địa bàn h. Bến Cát (t. Thủ Dầu Một, nay thuộc t. Bình Dương), nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Pháp, đánh cắt giao thông đoạn Bến Cát - Dầu Tiếng, mở rộng khu căn cứ Long Nguyên - Thanh Tuyền. Lực lượng gồm: 2 tiểu đoàn chủ lực khu, 2 đại đội độc lập, 1 đại đội trợ chiến, 2 đội công binh và lực lượng công an xung phong, dân quân du kích địa phương. Lực lượng địch tương đương 2 tiểu đoàn bộ binh, có pháo 105mm, xe bọc thép, đóng ở 2 vị trí, 4 cứ điểm, 14 tháp canh. 15 giờ 30 phút 25.1 ta nổ súng tiến công các cứ'điểm Bến Súc, Rạch Bắp, phục kích giao thông trên đường 14 (đoạn Bến Súc - cầu Suối Dứa) và chặn đánh viện binh địch trên đường 7, phá sập cầu Suối Cát. Đêm 26.1 bao vây cứ điểm Rạch Kiến và các tháp canh, kết hợp công tác địch vận nhưng không đạt kết quả. Chiều 27.1 địch tăng viện, nối lại được giao thông, ta rút quân về căn cứ Thanh Tuyền, kết thúc chiến dịch sớm hơn so với dự kiến. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 100 địch, phá hủy 3 xe bọc thép, làm gián đoạn giao thông của địch trong 3 ngày. CDBCI tuy không thực hiện đầy đủ mục đích đề ra nhưng để lại nhiều bài học kinh nghiệm tiến hành chiến dịch Bến Cát II (7.10-15.11.1950).

        CHIẾN DỊCH BẾN CÁT II (7.10-15.11.1950), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 7 đánh quân Pháp tại khu vực Bến Cát (t. Thủ Dầu Một, nay thuộc t. Bình Dương), nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích, cắt đứt giao thông tiến tới giải phóng khu vực đường 7 và đường 14, phối hợp với chiến trường Bắc Bộ. Lực lượng chiến dịch gồm 3 tiểu đoàn chủ lực (303, 302 và 304), 2 đại đội binh chủng, 5 đại đội độc lập và dân quân du kích các huyện Bến Cát, Hớn Quản, Châu Thành. Trảng Bàng, Hóc Môn. Lực lượng địch có 2 tiểu đoàn bộ binh đóng ở 2 cứ điểm chính (Bến Cát, Dầu Tiếng), 4 đồn (Bến Súc, Rạch Bắp, Rạch Kiến, Bà Thiện), 17 tháp canh dọc đường 14 và đường 7. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (7-10.10), ta tiến công diệt 4 tháp canh (Xuy Nô, Kiến Điền, sở Sao, Truông Thân) nhưng đánh đồn Bến Súc chỉ diệt được một bộ phận, đánh đồn Rạch Bắp không thành công; từ 9.10 chuyển sang phục kích, phá hoại trên đường 14, đường 7... Đợt 2 (12- 30.10), kết hợp với nội ứng bao vây, bức hàng đồn Matxari, diệt và bức rút các tháp canh Làng 18, Mĩ Thành, Cây Đa. Nhíp 27, IRQ..., đánh các đoàn xe địch trên đường 13, cắt đứt đoạn đường Bến Súc đi Dầu Tiếng. Đợt 3 (30.10-15.11), đẩy mạnh hoạt động trên toàn tuyến, bao vây các đồn Rạch Bắp, Rạch Kiến, diệt đồn Bến Súc, phá sập cầu Bến Cát, cắt đứt đường 7, đánh giao thông trên đường 13... CDBCII kết thúc thắng lợi, loại khỏi chiến đấu gần 800 địch, diệt và bức rút hàng chục đồn bốt, tháp canh, phá hủy 84 xe QS. 5 đầu máy xe lửa, 7 xuồng và tàu thủy, thu nhiều vũ khí, trang bị. Là một trong những chiến dịch lớn đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ trong KCCP, đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của LLVT Khu 7 về khả năng hiệp đồng tác chiến, sử dụng lực lượng và cách đánh linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:40:14 pm

        CHIẾN DỊCH BẾN TRE (3-31.7.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp trên địa bàn hai huyện Chợ Lách, Mỏ Cày (Bến Tre) do BTL Khu 8 tổ chức, chỉ đạo nhằm diệt một bộ phận sinh lực, phá kế hoạch đánh chiếm Cù Lao Minh của địch, củng cố và mở rộng căn cứ du kích bắc Mỏ Cày. Lực lượng gồm 3 tiểu đoàn bộ đội chủ lực khu (307, 308 và 310), 3 đại đội địa phương và dân quân du kích. Lực lượng chiếm đóng của địch ở vùng Cái Mơn có 22 đồn bốt, vùng Giồng Keo có 1 đồn và 14 tháp canh...; lực lượng ứng chiến có 3 tiểu đoàn (501, 502 và UMDC) đóng ở tx Bến Tre, ngoài ra còn có 1 trung đoàn ở Mĩ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh sẵn sàng tăng viện khi cần thiết. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (3-12.7), ta diệt dồn Lò Heo, bao vây, uy hiếp, kết hợp binh vận buộc địch ở các bốt Hòa Khánh. Cây Đa. Bác Vật Vinh, Ông Kèo, Bà Thiết, Giáp Sang đầu hàng và rút chạy. Đợt 2 (13-31.7), sau 4 lần tiến công đồn Giồng Keo không thành công, ta chuyển sang bao vây, chặn viện và đánh dịch rút chạy, nhưng do bao vây không chặt nén chỉ tiêu hao được một bộ phận. Lực lượng cơ động của địch không đến ứng cứu nên ta không còn thời cơ đánh viện. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 250 địch, diệt và bức rút một số đồn bốt, tháp canh, giải phóng xã Tân Bình, nhưng không thực hiện được mục tiêu chính là diệt quân cơ động của địch.

        CHIẾN DỊCH BÊÔGRAT (28.9-20.10.1944), chiến dịch tiến công của Phương diện quân Ucraina 3 LX phối hợp với QĐ giải phóng dân tộc Nam Tư và lực lượng của Mặt trận yêu nước Bungari trong CTTG-II, nhằm diệt cụm quân Xecbi của phát xít Đức đóng trên lãnh thổ Nam Tư. Trong chiến dịch đã diệt được cụm quân Xecbi (20.000 quân), đánh thiệt hại phần lớn Cụm tập đoàn quân E của phát xít Đức, giải phòng thủ đô Bêôgrat và đại bộ phận lãnh thổ Xecbi. Lực lượng LX, Nam Tư và Bungari đã chiếm được các đầu mối đường giao thông quan trọng và những điểm tựa manh của địch. Cụm tập đoàn quân E buộc phải rút theo đường núi, bị QĐ Nam Tư đánh thiệt hại nặng. Thắng lợi của CDB tạo điểu kiện thuận lợi cho QĐ giải phóng dân tộc Nam Tư hoàn thành việc giải phóng đất nước và thắt chặt thêm liên minh chiến đấu giữa các dân tộc Nam Tư và LX.

        CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI (16.9-14.10.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp trên tuyến Cao Bằng - Lạng Sơn do Bộ tổng tư lệnh tổ chức, chỉ huy (chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để trực tiếp chỉ đạo chiến dịch), nhằm diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt - Trung, mở đường giao lưu quốc tế, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Lực lượng tham gia gồm Đại đoàn 308 và 2 trung đoàn bộ binh (174 và 209), 4 đại đội sơn pháo, 5 đại đội công binh của Bộ tổng tư lệnh, 3 tiểu đoàn bộ đội chủ lực (426, 428 và 888) của Liên khu Việt Bắc cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích Cao Bằng, Lạng Sơn; cách đánh chiến dịch là đánh điểm diệt viện. Quân Pháp trên tuyến phòng thủ đường 4 có 11 tiểu đoàn và 9 đại đội bộ binh (phần lớn là lính Âu - Phi), tổ chức thành những cụm cứ điểm mạnh. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (16-20.9), mở đầu bằng trận Đông Khê (16-18.9.1950), đồng thời tiến hành phá cầu đường trên đường 4 (đoạn nam Thất Khê), phục kích đánh địch ở Pắc Luông, Tha Lai, buộc bộ chỉ huy Pháp gấp rút tăng cường lực lượng cho Thất Khê, Cao Bằng để xúc tiến kế hoạch rút quân khỏi Cao Bàng. Đợt 2 (21.9- 8.10), Pháp mở cuộc hành quân Hải Cẩu lên Thái Nguyên nhằm kéo chủ lực ta, nhưng không đạt mục đích, phải rút lui; đêm 30.9 đưa Binh đoàn Lơ Pagiơ (4 tiểu đoàn) từ Thất Khê lên định chiếm lại Đông Khê và đón quân ở Cao Bằng về. Do cảnh giới không chu đáo, ta để địch lọt qua trận địa phục kích ở Lũng Phầy, nhưng sau chặn được ở gần Đông Khê và liên tục tiến công ở Nà Mục, Tróc Ngà, Khâu Luông... Ngày 3.10 Pháp cho Binh đoàn Sactông (3 tiểu đoàn) rút khỏi Cao Bằng, định về khu vực điểm cao 477 hội quân với Binh đoàn Lơ Pagiơ. Ta chặn quân Sactông ở Quang Liệt, tập trung diệt Binh đoàn Lơ Pagiơ ở Cốc Xá. sau đó chuyển sang diệt Binh đoàn Sactông ở khu vực 477 (x. trận Cốc Xá, 5-8.10.1950; trận điểm cao 477, 7.10.1950), đồng thời đánh bật quân của Đờ La Bôm từ Thất Khê lên ứng cứu. Đợt 3 (9-14.10), ta cơ động lực lượng bao vây Thất Khê, Na Sầm, nhưng địch ở đây đã rút chạy (10 và 14.10); sau đó quân Pháp tiếp tục rút khỏi Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập. Lạng Giang, An Châu... Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 10 tiểu đoàn, trong đó diệt gọn 8 tiểu đoàn (diệt và bắt hơn 8.000 địch), thu hơn 3.000t vũ khí, phương tiện chiến tranh, giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn). Là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên sau 4 năm kháng chiến, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, đồng thời đánh dấu bước nhảy vọt về nghệ thuật tổ chức và chỉ đạo chiến dịch của QĐ ta, góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh: ta bước sang giai đoạn chiến lược phản công và tiến công, Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự. Cg chiến dịch Lê Hổng Phong II.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65641512_444903876239498_8463358590072127488_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeFhDDKN3Bx-5ZlfLs4ftwzSSWO_JVnus_yL-wb_v7QphFFOzz5BQlDYAi6P406fM23TwjtYpNnMr_FfnwkIM8Y-gEqnQQ3Evi8oe3W97wuBig&_nc_oc=AQk_UzpudYB9rpmI2s_K4QHeNbiNKHVeKHlMdFRvIkjbZl3pD8BLi4a4I5I5SAjgH3U&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=0af6950705376fa816bc85cbb55d1ae0&oe=5D83F91F)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:41:27 pm

        CHIẾN DỊCH BINH CHỦNG HỢP THÀNH, chiến dịch do liên binh đoàn binh chủng hợp thành hoặc lực lượng tương đương của lục quân tiến hành với sự tham gia của lực lượng thuộc các quân chủng khác, LLVT và nhân dân địa phương.

        CHIẾN DỊCH BÌNH GIÃ (2.12.1964-3.1.1965), chiến dịch tiến công của QGPMN VN ở khu vực Bình Giã - Đức Thạnh - đường 2 (đông Sài Gòn 70km) thuộc địa bàn các tỉnh Bà Rịa, Long Khánh (nay là t. Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai) và 2 huyện phía nam Bình Thuận. Mục đích: diệt một bộ phận sinh lực, phá kế hoạch bình định trọng điểm của chính quyền Sài Gòn, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng vùng căn cứ. Lực lượng sử dụng: 2 trung đoàn bộ binh (761 và 762), 4 tiểu đoàn pháo của bộ đội chủ lực Miền, 2 tiểu đoàn (800 và 500) của Quân khu 7, Tiểu đoàn 186 của Quân khu 6 và LLVT địa phương. Diễn biến: đợt 1 (2-17.12.1964) tiến công ấp chiến lược Bình Giã và một số cứ điểm để khơi ngòi, đánh bại cuộc hành quân “Bình Tuy 33” của quân Sài Gòn đến giải tỏa, diệt gọn Chi đoàn thiết giáp 3. Đợt 2 (27.12.1964-3.1.1965) tập trung toàn bộ lực lượng, cài thế, kéo địch đến để đánh những trận quyết định bằng các hình thức tập kích, phục kích, đánh quân đổ bộ đường không. Kết quả loại khỏi chiến đấu trên 1.700 (có hàng chục cố vấn Mĩ), bắt gần 300 địch, trong đó diệt gọn Tiểu đoàn thủy quân lục chiến 4, Tiểu đoàn biệt động quân 33 và 1 chi đoàn xe cơ giới M 113 (thuộc Thiết đoàn 1), đánh thiệt hại 3 tiểu đoàn khác và nhiều đại đội, bắn rơi, phá hỏng 56 máy bay, (chủ yếu là máy bay trực thăng), phá hủy 45 xe QS (phần lớn là xe M 113 có 2 xe tăng M 41), thu hơn 1000 súng các loại và gần 100 máy thông tin. CDBG đánh bại chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận, làm tan rã hầu hết lực lượng dân vệ trên đường 2 và h. Hoài Đức, phá vỡ nhiều ấp chiến lược, giải phóng Phò Trì ven biển Hàm Tân, đảm bảo căn cứ tiếp nhận vũ khí của miền Bắc bằng đường biển, mở rộng căn cứ t. Bình Thuận. Là chiến dịch đầu tiên tác chiến tập trung của bộ đội chú lực Miền, phối hợp với bộ đội chủ lực khu và LLVT địa phương. Trong chiến dịch bộ đội ta đã vận dụng linh hoạt phương pháp tác chiến chiến dịch, phát huy sức mạnh của ba thứ quân, thực hiện tiêu diệt gọn từng tiểu đoàn, từng chi đoàn thiết giáp,... để lại nhiều kinh nghiệm quý cho các chiến dịch tiếp sau, trong giai đoạn đánh thắng chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65725816_444903889572830_6957460017196826624_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeFTO3h8MfLsHrVfNADKusx8S31j13P9SrB4sehvq4-V6NBhBSgNnGpluY8yhVDWTgplegwbn56uoNk3qwlFBMa5LZpoltL-E3TsPrqATb5qIg&_nc_oc=AQmtbDnCqnFhkovyXfBT1Mm7ObK3n72IIy3W9CJiIvwx0QgPLj6GIxAoY5CrZhOpyks&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=fdadaade9b9d6b653a14956fae4945da&oe=5DB3796E)

        CHIẾN DỊCH BÌNH - TÂN (29.11.1948-31.1.1949), chiến dịch tiến công quy mô lớn của QGP nhân dân TQ trên địa bàn từ Đường Cô đến Trương Gia Khẩu trong nội chiến cách mạng Trung Quốc lần III (1946-49), nhằm giải phóng vùng Hoa Bác TQ. QGP tập trung 1.000.000 quân tiến đánh trên 500.000 quân Quốc dân đảng đóng giữ dọc tuyên đường sắt dài 500km để cố thủ Bắc Kinh và Thiên Tân. Giai đoạn 1 (29.11-20.12.1948), QGP chia cắt quân Quốc dân dàng thành các điểm cô lập (Trương Gia Khẩu, Tân Bảo An, Bắc Bình (tức Bắc Kinh), Thiên Tán, Đường Có), tiêu diệt 2 quân đoàn, 6 sư đoàn, khóa chặt đường chạy sang phía tây và xuống phía nam của đối phương. Giai đoạn 2 (20.12.1948-5.1.1949), QGP lần lượt tiêu diệt Tân Báo An, Trương Gia Khẩu, Thiên Tân, bắt tư lệnh Thiên Tân là Trần Trường Tiệp. Giai đoạn 3 (5-31.1.1949), dùng binh vận, tranh thủ Phó Tác Nghĩa (tướng chỉ huy 200.000 quân Quốc dân đảng phòng thủ Bắc Kinh), giải quyết bằng biện pháp hòa bình, đến 22.1 khiến quân Quốc dân đảng ở Bắc Kinh ra khỏi thành, gia nhập QGP. 31.1 Bắc Kinh được giải phóng và toàn bộ vùng Hoa Bắc về cơ bản cũng được giải phóng. CDB-T kéo dài 64 ngày, tiêu diệt 520.000 quân Quốc dân đảng. Bắc Kinh được giải phóng là một thắng lợi của phương châm kêu gọi kết thúc chiến tranh bằng phương pháp hòa bình của ĐCS, mở đường cho giải phóng nam Trường Giang và các vùng khác ở TQ. Cg chiến dịch Kinh - Tân.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:42:10 pm

        CHIẾN DỊCH BUĐAPET (29.10.1944-13.2.1945), chiến dịch tiến công của QĐ LX nhằm tiêu diệt Cụm tập đoàn quân Nam và một bộ phận của Cụm tập đoàn quân F của Đức phòng ngự trên hướng tiếp cận tới Buđapet (thủ đô Hunggari) trong CTTG-II. Lực lượng của LX có hai phương diện quân Ucraina 2 và 3 hiệp đồng với Giang đoàn Đunai. Cùng chiến đấu với QĐ LX có các chiến sĩ tình nguyện của Bungari, Rumani và Hunggari. 28.12.1944 Hunggari rút khỏi phe Trục và tuyên chiến với Đức. Phương diện quân Ucraina 2 tiến công vào Buđapet từ phía đông và đông bắc, Phương diện quân Ucraina 3 ở phía nam, hình thành thế gọng kìm hợp vây các cụm quân Đức. Quân Đức mở ba cuộc phản kích mạnh nhằm thoát vây và khôi phục lại tuyến phòng thủ dọc sông Đunai. Nhiều trận đánh quyết liệt diễn ra ở vòng vây trong và vòng vây ngoài. Sau khi đánh lui các cuộc phản kích, QĐ LX đã tiêu diệt được cụm quân Đức (188.000 quân) và giải phóng Buđapet (13.2.1945), tạo nên mối uy hiếp cắt các đường giao thông của địch tới Nam Tư.

        CHIẾN DỊCH BUGURUXLAN (28.4-13.5.1919), chiến dịch tiến công thứ nhất trong quá trình phản công của Phương diện quân Đông, do Cụm quân Nam QĐ Xô viết tiến hành nhằm chống lại QĐ Bạch vệ (chủ yếu là Tập đoàn quân Tây của lực lượng Cônsac) tại khu vực Buguruxlan, trong nội chiến và chống can thiệp ở Nga (I918-20). Quá trình tiến hành chiến dịch, Cụm quân Nam QĐ Xô viết (gồm 3 tập đoàn quân: 1, 5 và Turkêxtan) đã sử dụng 2/3 lực lượng (khoảng 42 nghìn quân), triển khai tiến công trên chính diện 220km, kết hợp đột kích vào sườn và phía sau Tập đoàn quân Tây QĐ Bạch vệ (24,5 nghìn quân), đánh tan các cụm lực lượng địch ở Buguruxlan và Xecghiepxki, tiến sâu về phía đông 120-150km. CDB thắng lợi góp phần phá vỡ kế hoạch của QĐ Bạch vệ đưa lực lượng Cônsac đến Vônga, tạo điều kiện cho QĐ Xô viết từng bước giành quyền chủ động tác chiến.

        CHIẾN DỊCH CÁNH ĐỒNG CHUM - MƯỜNG SỦI (18.12.1971-6.4.1972), chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN phối hợp với LLVT CM Lào đánh QĐ phái hữu Lào và QĐ Thái Lan ở khu vực Cánh Đồng Chum - Long Chẹng (t. Xiêng Khoảng, Lào), nhằm tiêu diệt sinh lực, phá âm mưu lấn chiếm của địch, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng. Lực lượng tham gia chiến dịch: quân tình nguyện VN có 2 sư đoàn (312 và 316), 2 trung đoàn (866 và 335) bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo phòng không, 1 tiểu đoàn thiết giáp; LLVT CM Lào có 9 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội pháo binh và 3 đại đội LLVT địa phương. Lực lượng địch gồm: 30 tiểu đoàn bộ binh (18 tiểu đoàn Vàng Pao, 4 tiểu đoàn QĐ Vương quốc Lào, 8 tiểu đoàn Thái Lan), 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 đại đội máy bay T-28, 1 trung đội xe bọc thép. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1(18- 22.12.1971), ta đồng loạt tiến công vào đội hình phòng ngự của địch ở Cánh Đồng Chum, đánh chiếm Phu Tâng, Phu Tôn. Na Hin, Phu Keng, thọc sâu tập kích vào Phu Phaxay, Phu Xeo, truy quét và giải phóng toàn bộ Cánh Đồng Chum (x. trận Cánh Đổng Chum, 8-20.12.1971)-, trên hướng phối hợp, LLVT CM Lào tiến công chiếm Mường Sủi. phát triển đến Salaphukhun, Ca sỉ... Đợt 2 (23.12.1971-6.4.1972), ta tiến xuống phía nam, đánh chiếm Sảm Thông, Phu Mộc và phát triển tiến công Long Chẹng. Địch tăng viện thêm 23 tiểu đoàn tiến hành phản kích chiếm lại Sảm Thông; ta tiếp tục tiến công, giành giật quyết liệt với địch ở Phu Mộc, Sảm Thông, Nậm Ché, sau đó chuyển sang phòng giữ Cánh Đồng Chum, kết thúc chiến dịch. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 8.000 địch (bắt 1.137), bắn rơi và phá hủy 143 máy bay, thu 30 khẩu pháo, 106 súng cối; giải phóng Cánh Đồng Chum, làm thất bại âm mưu của Mĩ sử dụng QĐ phái hữu Lào và quân Thái Lan lấn chiếm vùng giải phóng ở Lào.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:43:09 pm

        CHIẾN DỊCH CAO BẮC LẠNG (15.3-30.4.1949), chiến dịch tiến công của LLVTND VN đánh vào tuyến phòng thủ đường 4 và lực lượng chiếm đóng của Pháp ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, nhằm diệt sinh lực và triệt đường tiếp tế của dịch trên vùng Đông Bắc, làm tan rã khối ngụy quân, buộc địch phải rút khỏi Bắc Kạn. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 trung đoàn bộ binh (28, 72 và 74) của Liên khu 1, 4 tiểu đoàn bộ binh (29, 35, 23 và 18), Tiểu đoàn pháo binh 410 và 2 đại đội trợ chiến, 1 đại đội công binh của Bộ tổng tư lệnh cùng LLVT địa phương, do BTL Liên khu 1 tổ chức, chỉ huy. Để đánh lạc hướng địch, phối hợp với chiến dịch, ta mở chiến dịch Đông Bắc II (4.3-30.4.1949) và các mặt trận Trung Du, đường 5. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (15.3-14.4), phục kích các đoàn xe địch trên đường Cao Bằng - Thất Khê, tiến công diệt các đồn Bản Trại, Đèo Khách, uy hiếp cứ điểm Bông Lau, thị trấn Thất Khê, pháo kích thị trấn Na Sầm; đánh đồn Bản Ne, Nà Leng, bức rút hai vị trí Bình Nhi, Nà Mần, chặn đánh viện binh địch từ Thất Khê lên ứng cứu cho Bản Trại. Từ cuối 3.1949 nhiều lần pháo kích sân bay Mai Pha, tx Lạng Sơn và Cao Bằng, đánh giao thông trên đường Đông Khê - Phục Hoà. Đợt 2 (25-30.4), chuyển sang đánh địch cơ động là chính, mở đầu bằng trận Bông Lau - Lũng Phầy (25.4.1949); bao vây tiến công một số đồn bốt trên đoạn Cao Bằng - Trà Lĩnh, diệt đồn Bản Pát, phát động chiến tranh du kích đánh quấy rối ở nhiều nơi buộc địch ở Pò Mã, Pò Pao rút chạy. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 1.400 địch, phá hủy hơn 80 xe QS, san bằng và bức rút hàng chục đồn bốt, nhưng do ham đánh điểm nên bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt viện và chưa thực hiện được mục tiêu chủ yếu là làm tê liệt đường 4. Cg chiến dịch Đường 4.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65551948_444903869572832_4477446343144505344_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeGCNoJaDIWY6u3IhZo90U80k_r15vPtW45C33BgRdKp9KM2nhwAnz2CjXWOL78XJ7kMPbr2_etyPJqajS6comC3z6EXkr-NLgAsUd-lxqFYIQ&_nc_oc=AQkaPLJto5x-tlQNQ6Q0z7DxULzygirT65ypEFKycCik0vjbDyOWJZ9rNTTfGh6Z4AM&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=967517c98b2cbf13e83084b933a75d4d&oe=5DAE75F0)

        CHIẾN DỊCH CAO LÃNH (26.1-1.2.1950), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 8 trên địa bàn tổng An Tịnh (h. Cao Lãnh, t. Sa Đéc, nay thuộc t. Đổng Tháp) nhằm tiêu hao sinh lực, phá vỡ hệ thống lô cốt, tháp canh của quân Pháp, mở rộng vùng giải phóng, xây dựng cơ sở CM trong vùng địch tạm chiếm. Lực lượng gồm: Trung đoàn bộ binh 115 (có 1 tiểu đoàn tập trung và 1 đại đội trợ chiến), Tiểu đoàn 309 chủ lực  khu, 1 trung đội thủy lôi, 1 trung đội du kích tập trung, công an xung phong, quốc vệ đội và dân quân du kích địa phương. Lực lượng địch có: 2 đại đội lính Hòa Hảo và 1 đại đội lê dương. Từ 22.1 ta triển khai kế hoạch tác chiến, tổ chức lực lượng (gồm các bộ phận vây đồn, chặn viện, đánh tàu trên sông Cao Lãnh, vũ trang tuyên truyền), đồng thời tiến hành hoạt động nghi binh đánh lạc hướng địch. Đêm 26.1 nổ súng tiến công và bao vây các đồn Tân An, hội đồng Vinh, Ông Nhất; sáng 27.1 tiếp tục tiến công kết hợp với bộ phận vũ trang tuyên truyền tiến hành các hoạt động mít tinh, phát truyền đơn, diệt tề, trừ gian, làm chủ- 6 xã của tổng An Tịnh. Trong các ngày 28-31.1 ta tăng cường lực lượng chặn đánh viện binh trên sông Cao Lãnh; bao vây, tiến công, bức hàng, bức rút hàng loạt vị trí địch; bắn đạn cối vào thị trấn Cao Lãnh... Sau 6 ngày chiến đấu, ta tiến hành 19 trận, diệt và bắt hơn 180 địch, bắn chìm và phá hỏng 2 tàu chở quân, giải phóng 3 xã (Tân An, hòa An, Tân Thuận Tây) với khoảng 6.000 dân, hoàn thành cơ bản mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

        CHIẾN DỊCH CÁO SA MẠC (16-19.12.1998), chiến dịch tiến công đường không của Mĩ - Anh vào Irắc nhằm phá hủy tiềm lực quốc phòng, LLVT, kích động lật đổ tổng thống Satđam Hutxen. CDCSM được tiến hành với lí do trừng phạt Irắc không chịu hợp tác với ủy ban đặc biệt của LHQ về thanh tra vũ khí (UNSCOM). Bắt đầu lúc 20 giờ (GMT) 16.12, kéo dài 70 giờ với 4 đợt không kích; sử dụng 650 lần chiếc máy bay, hơn 400 tên lửa hành trình và 600 bom có điều khiển, đánh vào hơn 100 mục tiêu mà Mĩ cho là cơ sở sản xuất, tàng trữ vũ khí, trung tâm chỉ huy, căn cứ QS của Irắc, nhưng thực tế có nhiều mục tiêu dân sự bị đánh phá, làm 70 dân thường chết, Hàng trăm người khác bị thương. 19.12 chiến dịch kết thúc mà không đạt được mục đích chủ yếu là phá hủy lực lượng QS, kích động lật đổ, đè bẹp ý chí của quân và dân Irắc.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:45:07 pm

        CHIẾN DỊCH CẤP QUÂN KHU, chiến dịch do LLVT quân khu (và tương đương) tiến hành, nhằm tiêu diệt, đánh bại quân địch trên địa bàn quân khu (địa bàn tác chiến). CDCQK phòng ngự, tiến công, phản công, có thể diễn ra trong thời kì đầu hay trong quá trình chiến tranh, trên một hướng (khu vực) hoặc trên một số hướng (khu vực); có thể được tăng cường và hiệp đồng tác chiến với lực lượng cơ động của BQP. CDCQK do BTL quân khu hoặc tương đương chỉ huy.

        CHIẾN DỊCH CẨU KÈ (7-26.12.1949), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 8 vào tuyến phòng thù cúa quân Pháp ở Cầu Kè - Tiểu Cần (Trà Vinh), nhằm diệt một bộ phận sinh lực, phá hệ thống đồn bốt, tháp canh, giải tán bảo an, phá tề điệp, cắt giao thông của địch từ Trà Vinh về Cầu Kè, tạo thế đứng cho bộ đội chủ lực. Lực lượng ta gồm 3 tiểu đoàn chủ lực khu, 3 đại đội địa phương, 4 trung đội độc lập và dân quân các huyện Cầu Kè, Tam Bình, Tiểu Cần. Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có gần 700 quân chiếm đóng, 2 tiểu đoàn cơ động. Phương châm tác chiến: đánh điểm, diệt viện. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (7-9.12), ta tiến công diệt các cứ điểm Bát Sa Ma và Chông Nô, bao vây quận lị Cầu Kè đề nhử viện. Đợt 2 (10-12.12). triển khai trận địa đánh viện tại Phong Phú, diệt một bộ phận của tiểu đoàn lính Marốc từ Trà Vinh lên ứng cứu nhưng bỏ lỡ cơ hội diệt địch từ Cầu Kè ra đón quân viện. Đợt 3 (13-2642), tiếp tục vây Cầu Kè để diệt viện, đánh giao thông trên đường Trà Vinh - Tiểu Cần, tiến công đánh chiếm Lò Ngò, chặn đánh 2 đại đội địch đến ứng cứu, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội quân dù tại cánh đồng Lò Ngò... Là chiến dịch đầu tiên ở Nam Bộ trong KCCP vận dụng sáng tạo cách đánh điểm và vây điểm để diệt viện nên giành thắng lợi lớn, diệt, bắt và gọi hàng hơn 600 địch, thu hơn 300 súng các loại, phá vỡ hệ thống phòng ngự tháp canh của địch trên đoạn Tiểu Cần - Cầu Kè.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65737735_444903899572829_88347537408262144_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeEPphho9nvublChiMyI_m4iVO4zSnwj1JGuHcIpQsnpt4Njb-lXJvOmmUeBknzRHNBBEmZW3YksX0Of5m5H4Z1kUtdjxwhGu2Y5IXfq9Er3bQ&_nc_oc=AQmpnM3GENn9Fi-0LH7tlvi5YTiEU4OIXiY78BjozQsPg3S7FjAHYUk10wTXQ7l2V9g&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=0dcfefaab71ac8477cb884479433a67f&oe=5DB7018D)


        CHIẾN DỊCH CHIẾN LUỢC, chiến dịch do tập đoàn chiến lược của LLVT (liên binh đoàn và binh đoàn của các quân chủng) và các lực lượng khác tiến hành theo một ý định và kế hoạch thống nhất, nhằm thực hiện những mục đích chiến lược nhất định, có khi nhằm kết thúc chiến tranh; một hình thức tác chiến chiến lược. CDCL do bộ tổng tư lệnh hoặc do tư lệnh chiến trường tổ chức và chỉ huy. Có CDCL tiến công, CDCL phản công, CDCL phòng ngự; được tiến hành trên chiến trường (hướng chiến lược) trên bộ, trên biển (đại dương) trên không. Việc xây dựng các tập đoàn chiến lược của LLVT để tiến hành CDCL tùy thuộc vào quy mô và tính chất chiến tranh. CDCL ra đời trong LTTG-I (một số yếu tố của nó đã xuất hiện trong các cuộc chiến tranh trước đó), được hoàn thiện thêm một bước quan trọng trong CTTG-II dưới dạng chiến dịch của cụm phương diện quân (nhiều cụm tập đoàn quân) với sự tham gia của các liên binh đoàn và binh đoàn không quân, phòng không; khi CDCL được tiến hành trên bờ biển còn có các liên binh đoàn và binh đoàn hải quân. CDCL có bước phát triển mới về chất trong tiến cồng, phản công cũng như trong phòng ngự, do LLVT được trang bị vũ khí tên lửa hạt nhân và vũ khí, phương tiện kĩ thuật mới. Ở VN, những yếu tố của CDCL đã có từ trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược thời phong kiến; được tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong KCCP (chiến dịch Điện Biên Phủ, 1954...); trong KCCM (chiến dịch Hồ Chí Minh, 1975...) và cho đến ngày nay.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:46:05 pm

        CHIẾN DỊCH CHIẾN LUỢC PHẢN CÔNG, chiến dịch chiến lược đánh lại tập đoàn chiến lược quân địch đang tiến công đã bị tiêu hao hoặc bị chặn lại nhưng chưa kịp chuyển vào phòng ngự. Mục đích của CDCLPC là đập tan tập đoàn tiến công của địch, làm thất bại cuộc tiến công của chúng, chiếm những khu vực quan trọng, giành quyền chủ động chiến lược, làm thay đổi cục diện chiến trường, thực hiện mục đích chiến lược đã đề ra. CDCLPC được thực hiện bằng những chiến dịch phản công, tiến công, các đòn đột kích, trận chiến đấu của lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động chiến lược, theo một ý định và kế hoạch tác chiến chiến lược; có thể được tiến hành kế tiếp hoặc không kế tiếp chiến dịch chiến lược phòng ngự; do bộ tổng tư lệnh hoặc BTL chiến trường tổ chức, chỉ huy. Ở VN, CDCLPC xuất hiện 1- 3.1971 khi QGPMN VN đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mĩ và QĐ Sài Gòn ở đường 9 - Nam Lào.

        CHIẾN DỊCH CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỰ, chiến dịch chiến lược đánh trả tập đoàn chiến lược đối phương tiến công, nhằm ngăn chặn, làm suy yếu hoặc đánh bại cuộc tiến công của chúng, thực hiện mục đích chiến lược. Được thực hiện bằng các chiến dịch phòng ngự, đợt tác chiến tập trung, trận chiến đấu của các lực lượng tham gia chiến dịch, theo một ý định và kế hoạch tác chiến chiến lược. CDCLPN có thể diễn ra khi bắt đầu chiến tranh nhằm ngăn chặn địch, bảo đảm cho ta tập trung và triển khai lực lượng chiến lược bước vào tác chiến; có thể tiến hành trong quá trình chiến tranh, khi không có điều kiện để tiến công, hoặc tiến công không có lợi. Do bộ tổng tư lệnh hoặc BTL chiến trường tổ chức, chỉ huy.

        CHIẾN DỊCH CHIẾN LƯỢC TIẾN CÔNG, chiến dịch chiến lược đánh vào tập đoàn chiến dịch - chiến lược của quân địch phòng ngự, nhằm giành thắng lợi chiến lược có ý nghĩa quyết định, làm thay đổi cục diện hoặc kết thúc thắng lợi chiến tranh. Được thực hiện bằng những chiến dịch tiến công, các đợt tác chiến tập trung, trận chiến đấu của các lực lượng tham gia chiến dịch, theo một ý định và kế hoạch tác chiến chiến lược, ở VN, CDCLTC thường được tiến hành ở giai đoạn kết thúc chiến tranh, do bộ tổng tư lệnh hoặc BTL chiến trường tổ chức và chỉ huy, như CDCLTC Điện Biên Phủ (3-5.1954), các CDCLTC giải phóng Tây Nguyên (3.1975), giải phóng Huế - Đà Nẵng (3.1975), giải phóng Sài Gòn (4.1975).

        CHIẾN DỊCH CHỐNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG BIỂN, chiến dịch được tiến hành nhằm đánh bại quân địch đổ bộ đường biển có thể kết hợp với đổ bộ đường không, giữ vững địa bàn trọng yếu vùng ven biển, hải đảo (quần đảo) quan trọng. CDCĐBĐB thường là chiến dịch liên quân chủng, do lực lượng lục quân hoặc hải quân giữ vai trò chủ yếu. Tổ chức chỉ huy CDCĐBĐB do cấp trên quyết định căn cứ vào ý định chiến lược, đặc điểm chiến trường và những điều kiện khác.

        CHIẾN DỊCH CRÊT (20.5-1.6.1941), chiến dịch đổ bộ đường không của QĐ phát xít Đức chiếm đảo Crêt tiếp sau chiến cục Bancăng (6-29.4.1941), trong CCTG-II. Sau khi chiếm Hi Lạp, Đức quyết định chiếm đảo Crêt để khống chế mặt phía đông Địa Trung Hải và biển Egiê. Lực lượng sử dụng: 1 sư đoàn đổ bộ đường không, 1 sư đoàn bộ binh rừng núi và một số đơn vị độc lập (khoảng 22.000 người) với sự chi viện của 2 quân đoàn không quân (khoảng 1.200 máy bay) và lực lượng đổ bộ đường biển (khoảng 70 tàu xuồng, 7.000 người). Phòng thủ trên đảo có khoảng 30.000 quân Anh (phần lớn thuộc đạo quân viễn chinh Anh mới rút từ Hi Lạp về) và khoảng 14.000 quân Hi Lạp, phòng thủ thành bốn chi khu và giao cho Hạm đội Địa Trung Hải của Anh với 34 hạm tàu (có 4 tàu thiết giáp, 1 tàu sân bay) đảm nhiệm mặt biển (dự kiến phòng thủ chống đổ bộ đường biển là chính). Sáng 20.5 sau đợt bắn phá của không quân vào các trận địa quân Anh, Đức sử dụng Sư đoàn 7 đổ bộ đường không nhảy dù xuống ba sân bay và thành phố Khania, chiếm giữ được sân bay Malene và Khania bảo đảm cho Sư đoàn bộ binh 5 đổ bộ bằng máy bay trực tiếp tại đây (21.5) và phối hợp tiến công sâu vào trong đảo. Hạm đội Anh bị không quân Đức đánh thiệt hại nặng phải ngừng hoạt động và 23.5 rút về căn cứ ở Alêchxanđri; từ 29-31.5 quân Anh (khoảng 18.000 người) rút khỏi đảo Crêt về Ai Cập. Thiệt hại của Đức: thương vong 6.100 người, mất 220 máy bay và một số lớn tàu, xuồng. Anh thương vong 15.000 người, đắm 8 tàu thiết giáp, 6 tàu khu trục; hư hỏng 1 tàu sân bay, 3 tàu thiết giáp, 6 tàu tuần dương, 7 tàu khu trục. Hi Lạp mất 1 tàu thiết giáp, 12 tàu khu trục, 10 xuồng phóng lôi và thương vong 15.000 người. CDC là chiến dịch đổ bộ đường không lớn nhất trong CTTG-II mở ra khả năng phát triển sau này của bộ đội đổ bộ đường không.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:46:49 pm

        CHIẾN DỊCH CRƯM (8.4-9.5.1944), chiến dịch tiến công của QĐ LX nhằm giải phóng bán đảo Crưm khỏi sự chiếm đóng của QĐ Đức trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45). Lực lượng QĐ LX có Phương diện quân Ucraina 4 và Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải, gồm 30 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ, 6.000 pháo và súng cối, 559 xe tăng, 1.250 máy bay; ngoài ra còn có sự phối hợp của Hạm đội Biển Đen và Chi hạm đội Adôp. Phía Đức có Tập đoàn quân 17 gồm: 12 sư đoàn bộ binh và các đơn vị đặc biệt, 3.600 pháo và súng cối, 200 xe tăng, 150 máy bay. Sau khi đánh chiếm eo đất Pêrêcôp, tiến hành đổ bộ đường biển chiếm căn cứ đầu cầu ở đông bắc Kecchơ, bao vây quân Đức trên bán đảo Crưm, 8.4.1944 QĐ LX bắt đầu tiến công: Phương diện quân Ucraina 4 đột phá trên hướng chủ yếu, dập tan tuyến phòng thủ của quân Đức ở phía bắc Crưm. tiến xuống Ximphêrôpôn; Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải từ căn cứ bàn đạp phát triển đánh chiếm toàn bộ bán đảo Kecchơ. 16.4 QĐ LX giải phóng Xêvaxtôpôn; 9.5 quét sạch quân Đức khỏi bán đảo Crưm. CDC kết thúc thắng lợi, đập tan Tập đoàn quân 17 của Đức (diệt và làm bị thương 140.000 quân), loại trừ sự uy hiếp của quân Đức đối với cánh quân phía nam của LX.

        CHIẾN DỊCH CUÔCXCƠ (4.7-23.8.1943), chiến dịch chiến lược phòng ngự sau chuyển sang phản công - tiến công của QĐ LX trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45) trên địa bàn Ôriôn - Cuôcxcơ - Bengôrôt - Khaccôp. Nắm được kế hoạch của phát xít Đức mở cuộc tiến công Hè 1943 lấy mật danh “Xitađen” nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược bị mất sau chiến dịch Xtalingrat (17.7.1942-2.2.1943), QĐ LX chủ động chuyển vào phòng ngự tạm thời ở vòng cung Cuôcxcơ với ý định sẽ chuyển sang phản công - tiến công sau khi đánh thiệt hại nặng quân Đức. 5-23.7 các phương diện quân Trung Tâm và Vôrônegiơ của LX (1.336.000 người, 19.000 pháo cối, 3.444 xe tăng và pháo tự hành, 2.172 máy bay) tổ chức phòng ngự trận địa có chiều sâu trên chính diện (5-6 dải phòng ngự sâu 250-300km) trước hết để chống xe tăng, đã bẻ gãy các mũi tiến công của 2 cụm tập đoàn quân Trung Tâm và Nam của Đức (hơn 900.000 quân, 10.000 pháo và cối, 2.700 xe tăng, 2.050 máy bay; chiếm 70% số xe tăng và 65% số máy bay trên toàn mặt trận Xô - Đức). 12.7 đã diễn ra trận đấu xe tăng lớn nhất trong CTTG-II ở khu vực Prôkhôrôpca với sự tham chiến của 1.500 xe tăng, 1.000 máy bay của cả hai bên, trong đó Đức bị mất 400 xe tăng và hơn 10.000 quân. Không mở được đột phá chiến dịch, lại bị tổn thất nặng, Đức buộc phải chuyển sang phòng ngự. QĐ LX sau khi khôi phục được các dải phòng ngự, hất quân Đức về tuyến xuất phát tiến công, đã chuyển sang phản công - tiến công (12.7-23.8) trên hai hướng bắc và nam Cuôcxcơ. ở hướng bắc, với sự tham gia của 3 phương diện quân (Tây, Brianxcơ, Trung Tâm), 29.7 giải phóng Bônkhôp, 5.8 - Ôriôn, 18.8 diệt xong ổ đề kháng cuối cùng ở tây Ôriôn, tiến về phía tây 150km. Ở hướng nam với sự tham gia của 2 phương diện quân (Vôrônegiơ, Thảo Nguyên), 5.8 giải phóng Bengôrôt, 23.8 - Khaccôp, tiến về phía nam và tây nam 140km, mờ rộng chính diện tiến công 300km, kết thúc chiến dịch. Trong CDC phía LX đã sử dụng 5 phương diện quân và Tập đoàn quân 57 của Phương diện quân Tây Nam (2.640.300 người, 52.500 pháo, cối, 8.200 xe tăng và pháo tự hành, 6.950 máy bay); phía Đức 2 cụm tập đoàn quân Trung Tám và Nam. Cụm chiến dịch Kemplơ, khoảng 50 sư đoàn (1.514.000 người, 32.000 pháo, cối, 5.000 xe tăng và pháo tự hành, 5.000 máy bay). Kết quả QĐ LX đã diệt cụm quân địch trên các hướng Ôriôn - Bengôrôt - Khaccôp, đánh tan 30 sư đoàn Đức, trong đó có 7 sư đoàn xe tăng (500.000 quân, 1.500 xe tăng, 3.000 pháo, 3.700 máy bay). Thắng lợi của QĐ LX ở Cuôcxcơ tạo điều kiện cho phong trào kháng chiến chống phát xít ở các nước bị Đức chiếm đóng phát triển mạnh, quyền chủ động chiến lược chuyển hẳn sang phía LX, kết thúc bước ngoặt cơ bản trong chiến tranh, tạo điều kiện cho LX chuyển sang tổng tiến công. CDC góp phần giải quyết nhiều vấn đề về chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm về tổ chức hiệp đồng chiến lược giữa các cụm phương diện quân, sừ dụng lực lượng dự bị chiến lược để thay đổi tương quan lực lượng trong những hoàn cảnh nhất định và tập trung binh lực trên những hướng quyết định.

        CHIẾN DỊCH DIÊN AN (3.1947), đợt chiến đấu của Dã chiến quân Tây Bắc QGP nhân dân TQ chống lại QĐ Quốc dân đảng TQ có lực lượng đông gấp mười lần tiến công vào khu giải phóng Thiểm - Cam - Ninh, trọng điểm là Diên An. 13.3 Quốc dân đảng dùng 250.000 quân tiến công theo hai đường. Dựa vào địa hình thuận lợi và công trình phòng ngự sẵn có, QGP chặn đánh địch từng bước. Sau sáu ngày đêm chiến đấu, diệt 5.000 địch, bảo vệ được cơ quan trung ương của CM và nhân dân di chuyển an toàn. 19.3 QGP chủ động rút khỏi Diên An, còn bộ chỉ huy CM vẫn ở lại Thiểm Bắc để chỉ đạo chiến tranh cả nước. Cg chiến đấu bảo vệ Diên An.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:48:18 pm

        CHIẾN DỊCH ĐÀ NẴNG (28-29.3.1975), chiến dịch tiến công của LLVT Quân khu 5 (gồm Sư đoàn bộ binh 2, Lữ đoàn bộ binh 52, 2 tiểu đoàn tăng thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo binh, 2 trung đoàn và 3 tiểu đoàn bộ đội địa phương, du kích và lực lượng tự vệ, biệt động...) phối hợp với Quân đoàn 2 (thiếu Sư đoàn 324) nhằm tiêu diệt lực lượng thuộc Quân đoàn 1 - Quân khu 1 QĐ Sài Gòn co cụm phòng thủ tại Đà Nẵng, trong tổng tiên công và nổi dậy Xuân 1975. Sau khi mất các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi và phần lớn tỉnh Quảng Nam, địch cố gắng co về giữ Đà Nẵng, lực lượng khoảng 75.000 quân, gồm: SCH Quân đoàn 1 -  Quân khu 1, Sư đoàn thủy quân lục chiến 1 (có tàn quân của Lữ đoàn 147), Sư đoàn bộ binh 3, tàn quân của các sư đoàn bộ binh 1 và 2, Sư đoàn không quân 1 (279 máy bay, trong đó có 96 máy bay chiến đấu), Liên đoàn biệt động quân 17, Thiết đoàn 11 và tàn quân của Thiết đoàn 20, 7 tiểu đoàn pháo binh, 15 tiểu đoàn bảo an, 240 trung đội dân vệ và 24.000 phòng vệ dân sự... Vào thời điểm này, địch tại Đà Nẵng đã ở vào thế bị bao vây, cô lập; từ 26.3 Mĩ lập cầu hàng không di tản cơ quan lãnh sự Mĩ ở Đà Nẵng về Sài Gòn khiến tinh thần binh lính địch càng thêm rối loạn. Thực hiện phương án thời cơ (đánh địch ở tư thế rút chạy), 5 giờ 30 phút 28.3 CDĐN bắt đầu bằng đợt pháo kích mãnh liệt vào các khu vực Hòn Bằng, Trà Kiệu, Vĩnh Điện, sân bay Đà Nẵng, cảng Sơn Trà, sân bay Nước Mặn..., kịp thời chi viện cho các mũi bộ binh, xe tăng tiến công từ nhiều hướng: hướng bắc theo QL 1 đột phá qua đèo Hải Vân, chiếm kho xăng Liên Chiểu, thọc sâu vào Đà Nẵng ra bán đảo Sơn Trà, chiếm quân cảng (13 giờ 30 phút 29.3); hướng tây bắc theo QL 14 tiến công trong hành tiến, làm chủ Phước Tường, hòa Khánh và SCH Sư đoàn 3 của địch, sau đó phối hợp đánh chiếm đài phát thanh, tòa thị chính (9 giờ 30 phút 29.3), phát triển ra bán đảo Sơn Trà; hướng tây nam đập tan địch ở Phú Hương, Đồng Lâm. truy kích về Ái Nghĩa, chiếm trung tâm huấn luyện Hòa Cầm và phối hợp đánh chiếm sân bay Đà Nẵng; hướng nam đánh chiếm các khu vực Bà Rén, Duy Xuyên, Nam Phước, Vĩnh Điện rồi phát triển vào Đà Nẵng, chiếm SCH Quân đoàn 1, Sư đoàn không quân 1 và sân bay Đà Nấng (12 giờ ngày 29.3); hướng đông nam làm chủ tx Hội An, khu Non Nước, căn cứ hải quân, phối hợp đánh chiếm sàn bay Nước Mặn... Đến 15 giờ 29.3 chiến dịch kết thúc, ta giải phóng hoàn toàn tp Đà Nẵng và các vùng phụ cận; diệt, bắt và làm tan rã toàn bộ quân địch, thu và phá hủy 115 máy bay, 47 tàu xuồng, 138 xe tăng và xe bọc thép, hơn 69.000 súng các loại (có 109 khẩu pháo từ 105 đến 175mm) và nhiều trang bị kĩ thuật khác. Cùng với thắng lợi của chiến dịch Trị Thiên - Huế (5-26.3.1975) và chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975), CDĐN có ý nghĩa quan trọng về chiến lược, góp phần làm thay đổi so sánh thế và lực trên chiến trường, đập tan ý đồ co cụm chiến lược của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tập trung lực lượng thực hiện đòn tiến công chiến lược cuối cùng giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam VN.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65872861_444903906239495_6930264254213783552_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeGhGE57V7BPNBwdUT29OsE52EV_l6o2GIO_bq4wROlhpzzb004_SrFAYMyqv5mhdtxGNIWFKD6k-S6rpx-p7WLeM2nueA9McvVeItSxpCxz7w&_nc_oc=AQmNXuHsGqyyAhnU8I6WuxOts-k2XBhs2bXdhlEV4bdi7DkE40yZ4sNinMO2AZOrF3I&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=c77f22cba3e8e33a2e0976d0d03d1d06&oe=5D7D6EA2)

        CHIẾN DỊCH ĐÁNH BẠI CUỘC HÀNH QUÂN ĂNGCO CHAY (8-28.8.1972), chiến dịch phản công của QGP miền Đông Nam Bộ (VN) phối hợp với LLVT CM Campuchia chống lại cuộc hành quân lấn chiếm của QĐ Lon Non (Campuchia) tại Jehu vực Ba Khèng - hồ Ba Rài - Coclachan (thuộc vùng Ăngco Vát - Ăngco Thom, t. Xiêm Riệp, Campuchia). Lực lượng ta: VN có 5 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc công và 1 phân đội pháo binh Miền; Campuchia có 5 tiểu đoàn và 7 đại đội. về địch có 15 tiểu đoàn chủ lực (tổ chức thành 4 chiến đoàn A, B, C và D) và 22 tiểu đoàn địa phương (Binh đoàn 9, Quân khu 4); từ 2.1972 được không quân Mĩ chi viện, hành quân đánh chiếm một số khu vực ở tây và đông nam Ăngco Vát. núi Ba Khèng và tây nam Ăngco Thom. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (8-15.8.1972), ta tiến công địch ở Ba Khèng, Coclachan, tây Ăngco Vát, hồ Ba Rài, tập kích sân bay, đánh thiệt hại nặng 2 chiến đoàn (A, D), cắt đứt đường 6, uy hiếp tx Xiêm Riệp. Đợt 2 (16-28.8.1972), bẻ gãy các cánh quân ứng cứu giải tỏa và phản kích của địch, tiếp tục đánh phá giao thông và củng cố các khu vực đã chiếm. Kết quả diệt và bắt hơn 500 địch, phá 20 xe QS, 5 khẩu pháo, 2 kho đạn, thu 75 súng các loại, tạo điều kiện cho LLVT CM Campuchia bảo vệ địa bàn chiến lược, đập tan âm mưu lấn chiếm của chính quyền Lon Non.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:49:21 pm

        CHIẾN DỊCH ĐÁNH BẠI CUỘC HÀNH QUÂN GIANXƠN XITI (22.2-15.4.1967), chiến dịch phản công của QGPMN VN đánh trả cuộc hành quân quy mô lớn của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn vào Chiến khu Dương Minh Châu, nhằm bảo vệ căn cứ, làm thất bại biện pháp “tìm diệt” trong chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam VN. Lực lượng ta gồm: Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn bộ binh 16, 1 tiểu đoàn cối 120mm, 3 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm, 9 đại đội bảo vệ cơ quan, 13 đại đội địa phương và 4.000   du kích. Lực lượng địch có: 31 tiểu đoàn bộ binh thuộc các sư đoàn 1, 25, 4, 9 và các lữ đoàn 196, 173 của Mĩ, 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động quân QĐ Sài Gòn; 1 trung đoàn và 8 tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp, 4 trung đoàn pháo binh (tổng số khoảng 45.000 quân) với sự yểm trợ của 17 phi đoàn không quân các loại. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (22.2-15.3), địch từ hướng tây đánh sang, từ hướng nam đánh lên, hình thành thế bao vây, đánh thọc vào căn cứ. Ta sử dụng LLVT tại chỗ chặn đánh, diệt địch ở Sê Lô, Rùm Đuôn, Ang Khắc, Sóc Ki..., đồng thời đưa lực lượng cơ động đánh vào bên sườn và sau lưng địch ở Trảng A Lấn, suối Ông Hùng... Bị thiệt hại nặng, từ 1.3 địch phải dừng lại, đóng chốt dọc đường 22, đường 4. Ta bám đánh, tập kích địch ở Trảng Chiên, Cà Tum, Ang Khắc, Rùm Đuôn, Tà Xia, Bàu cỏ, Đồng Pan... Đợt 2 (18.3-15.4), địch chuyển hướng tiến công sang hướng đông bắc, tây nam. Ta chặn đánh, tiến công địch ở Đồng Rùm (x. trận Đồng Rùm, 21.3.1967), bàu Tri Giết, trảng Ba Vũng, sóc Con Trăng... Không đạt mục tiêu đề ra lại bị tổn thất lớn, từ 4 đến 15.4, địch rút lui từng bước, chấm dứt cuộc hành quân. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 14.000 địch, phá hủy 992 xe QS, 112 khẩu pháo, bắn rơi và phá hủy 160 máy bay; bảo vệ vững chác căn cứ, cơ quan đầu não kháng chiến; đánh bại cố gắng lớn nhất của QĐ Mĩ trong cuộc phản công chiến lược lần II và cả cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam VN (xt hành quân Gianxơn Xiti, 22.2- 15 4.1967).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65507735_444903929572826_3071912870984810496_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeEVZ178oLNHRC3TRbWHmvVMEVG1qul-Z2cjrRAIAU6PPFijgnsSYRB6YwnA8ZayWIEEKQu75BT3rdIX8-Yn7w1XXaTlu6TSlDb22tV-tEBZfA&_nc_oc=AQnSJbkwI_17QJdbMUXFPoVyDP6QaKK_l6Jeqneh6C2JJF_bi98D-euKJ0d1db8bNgk&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=2c42160c8ffd0f1cf7185e65d49ca43d&oe=5DC498FD)

        CHIẾN DỊCH ĐÁNH BẠI CUỘC HÀNH QUÂN QUANG TRUNG 4 (27.2-16.4.1971), chiến dịch phản công của LLVT Tây Nguyên đánh bại cuộc hành quân Quang Trung 4 của QĐ Sài Gòn ở vùng giáp giới 3 nước VN, Lào, Campuchia (trên địa bàn tỉnh Kon Tum, VN). Tham gia chiến dịch có các trung đoàn bộ binh 66, 28 (Mặt trận Tây Nguyên), 31 (Sư đoàn 2), Trung đoàn pháo binh 40 và một số đơn vị đặc công. Lực lượng địch gồm Trung đoàn bộ binh 42 (Sư đoàn 22), Lữ đoàn dù 2, 1 liên đoàn biệt động quân và một số tiểu đoàn bộ binh. 27.2 địch bắt đầu hành quân ra tây Kon Tum. Đang chuẩn bị chiến dịch ở hướng Đắc Siêng ta nhanh chóng chuyển sang đường 18, vận động tiến công tiêu diệt địch ở điểm cao 935 (ngày 1.3), Ngọc Tô Ba (X. trận Ngọc Tô Ba, 3-4.3.1971)-, tiếp đó đánh chiếm cứ điểm Ngọc Rinh Rua (X. trận Ngọc Rinh Rua, 31.3.1971). Từ 1 đến 16.4 địch huy động 20 tiếu đoàn ra phản kích, giải tỏa. Bằng cách đánh vận động, bao vây, tiến công liên tục, ta diệt 3 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 9 tiểu đoàn, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân Quang Trung 4 của địch, bảo vệ căn cứ và tuyến vận chuyển chiến lược của ta ở Tây Nguyên; góp phần cùng chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (30.1-23.3.1971) và chiến dịch đóng bắc Campuchia (4.2-31.5.1971) đập tan kế hoạch tiến công mùa khô 1970-71 của địch.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:50:36 pm
     
        CHIẾN DỊCH ĐÁNH BẠI CUỘC HÀNH QUÂN SORIA-2 (6.8-11.9.1972), chiến dịch phản công của QGP miền Đông Nam Bộ (VN) phối hợp với LLVT CM Campuchia chống lại cuộc hành quân lấn chiếm của QĐ Sài Gòn và quân Lon Non (Campuchia) tại khu vực Tà Péc trên trục đường 1 (t. Prây Veng, Campuchia). Lực lượng ta: VN có Trung đoàn bộ binh 174 (Sư đoàn 5), Trung đoàn 207 bộ đội chủ lực Miền và 4 tiểu đoàn bộ binh (1, 2, 3, 10), 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn cơ giới; Campuchia có 5 tiểu đoàn bộ binh (1, 2, 13, 14 và 17). Lực lượng địch gồm: 18 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn xe tăng và Liên đoàn bộ binh 7 (làm lực lượng cơ động). Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (6-24.8.1972), ta tiến cồng địch ở Căng Soài, Sa Keo Hông, Tà Péc, chốt chặn ở Lô Vin và thọc sâu vào phía sau lưng địch, ngăn chặn quân Lon Non ở hướng tây và tập trung lực lượng diệt quân Sài Gòn ở hướng nam lên giải tỏa Tà Péc. Đợt 2 (25.8-11.9.1972), tiếp tục đánh địch ở Căng Soài - Lô Vin, chốt chặn ở Sa Thìa, bao vây Tà Péc, chiếm núi Sa Cách, làm chủ vùng Căng Soài - Sa Thìa, vây ép Tà Cúc, thọc sâu cắt địch ở tây Côngpông Sàng, buộc chúng co lại trên tuyến nam Sa Thìa - Côngpông Săng - Cần Đức; từ 9.9 vây giữ Sa Thìa, ngăn chặn địch tái chiếm Sa Cách, bảo vệ khu vực giải phóng. Kết quả diệt và bắt gần 3.000 địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, góp phần cùng LLVT CM Campuchia giải phóng khu vực Tà Péc, uy hiếp vùng Niếc Lương, phá vỡ âm mưu phản kích, lấn chiếm của địch.

        CHIẾN DỊCH ĐÁNH BẠI CUỘC HÀNH QUÂN TOÀN THẮNG 1-71 nh CHIẾN DỊCH ĐÔNG BẮC CAMPUCHIA (4.2-31.5.1971)

        CHIẾN DỊCH ĐẮC LẮC (7-9.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp ở khu vực Ma Đrắc - Cheo Reo - Buôn Hồ (nay thuộc các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc) do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, đẩy mạnh gây dựng cơ sở vùng địch hậu và phong trào chiến tranh du kích, phối hợp với các chiến trường trong liên khu và cả nước. Tham gia chiến dịch có 2 trung đoàn bộ binh (803 và 84) bộ đội chủ lực liên khu và LLVT địa phương. Lực lượng địch có 9 đại đội (1/3 là Âu-Phi). Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (7-8.1950), bộ đội chủ lực đánh mạnh trên đường 7, nhưng tiến công cứ điểm Ma Phu và đánh viện không thành công, chuyển sang đánh nhỏ ở đường 7 và đường 21, hỗ trợ cho các đội vũ trang tuyên truyền hoạt động. Đợt 2 (9.1950), tập trung đánh dịch càn quét vào vùng Ma Đrắc - Cheo Reo, đánh giao thông trên đường 21, tạo điều kiện cho các đội vũ trang tuyên truyền tiến sâu vào vùng địch xung quanh tx Buôn Ma Thuột, Bản Đôn... để gây cơ sở, phát động chiến tranh du kích. Kết quả loại khỏi chiến đấu 170 địch, góp phần xây dựng khu căn cứ ở vùng tam giác Cheo Reo - Biển Hồ - Ma Đrắc, tạo bàn đạp vượt qua đường 14 sang đông bắc Campuchia. Cg chiến dịch Nguyễn Huệ.

        CHIẾN DỊCH ĐẮC TÔ I (3-22.11.1967), chiến dịch tiến công của LLVT Mặt trận Tây Nguyên ở khu vực Đắc Tô (bắc Kon Tum) nhầm tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và QĐ Sài Gòn, thu hút lực lượng cơ động của địch lên Tây Nguyên, phối hợp chiến đấu trên chiến trường Khu 5 và toàn miền Nam. Lực lượng ta có Sư đoàn bộ binh 1, Trung đoàn bộ binh 24, Trung đoàn pháo binh 40, 1 tiểu đoàn bộ binh và 2 đại đội đặc công của tỉnh. Lực lượng địch có Lữ đoàn 1 (Sư đoàn bộ binh 4), Lữ đoàn dù 173, Lữ đoàn 1 (Sư đoàn kị binh không vận 1) của Mĩ; Chiến đoàn dù 3 QĐ Sài Gòn. Mở đầu chiến dịch, sáng 3.11 ta pháo kích sân bay Đắc Tô 2 để khêu ngòi; từ 3 đến 9.11 liên tục chận đánh các đợt tiến công của quân Mĩ vào khu chốt chiến dịch ở Ngọc Tang, Ngọc Bơ Biêng... Tại khu quyết chiến chiến dịch ở dãy Ngọc Com Liệt, ta liên tiếp tập kích, phục kích, vận động tiến công tiêu diệt địch trên các điểm cao 823 và 882...; pháo kích căn cứ của Sư đoàn 4 Mĩ ở Tân Cảnh, sân bay Đắc Tô, trận địa pháo ở điểm cao 530; đánh trận then chốt quyết định ở điểm cao 875 (x. trận điểm cao 875, 19.11.1967), tiêu diệt gần hết Tiểu đoàn 2 (Lữ đoàn dù 173) Mĩ, kết thúc chiến dịch. Kết quả loại khỏi chiến đấu 4.500 địch, bắn rơi, bắn cháy 70 máy bay, phá hủy 18 khẩu pháo, 52 xe QS, thu 104 súng các loại. CDĐTI góp phần phát triển nghệ thuật chiến dịch (khêu ngòi, dụ địch vào thế trận đã chuẩn bị sẵn để tiêu diệt...); hoàn thiện hình thức chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt của nghệ thuật QS VN.

        CHIẾN DỊCH ĐẮC TÔ II (5.5-26.6.1969), chiến dịch tiến công của LLVT Mặt trận Tây Nguyên ở khu vực Đắc Tô (bắc Kon Tum) nhằm giam chân, thu hút và tiêu diệt một bộ phận QĐ Sài Gòn và quân Mĩ, phá kế hoạch “bình định cấp tốc” của địch, mở rộng vùng giải phóng và giữ vững thế làm chủ ở bắc Kon Tum, hỗ trợ hoạt động đánh địch ở đồng bằng Khu 5 và toàn Miền. Lực lượng tham gia gồm: 4 trung đoàn bộ binh (66, 24, 28 và 95), Trung đoàn pháo binh 40, 5 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn công binh, 8 tiểu đoàn bộ đội địa phương các tỉnh Kon Tum, Đắc Lắc, Gia Lai cùng bộ đội huyện và du kích các xã vùng ven. Lực lượng địch trên địa bàn có: 6 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn biệt kích, 1 liên đoàn biệt động quân, 3 chi đoàn thiết giáp. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (5-23.5), trên hướng chủ yếu ta tập kích diệt và đánh thiệt hại 2 đại đôi thuộc Tiểu đoàn bộ binh 4 (Trung đoàn 42) QĐ Sài Gòn vừa đổ bộ xuống Ngọc Bơ Biêng; tiến công địch ở điểm cao 824, nam Plây Cần, chặn đánh quân cứu viện, buộc địch phải chấm dứt cuộc hành quân “Dân quyền 35”. Trên hướng thứ yếu, tập kích các sân bay Đắc Tô, Kon Tum, cụm quân Mĩ ở điểm cao 600, SCH Lữ đoàn 3 Mĩ ở Tân Lạc, đánh giao thông trên đường 14, đường 19. Đợt 2 (24.5-6.6), tập trung vây đánh địch ở khu vực Ngọc Dơ Lang và các điểm cao 702, 782 (trận then chốt), đẩy lui cuộc hành quân "Dân quyền 38” của địch; dùng đặc công, pháo binh tập kích sân bay và quận lị Đác Tô, Plây Cần, Ngọc Rinh Rua... Đợt 3 (7-26.6), vây ép Plây Cần, chặn đánh các cuộc hành quân giải tỏa của địch, nhưng do hiệp đồng không tốt, để địch giải vây được cho Plây Cần; 26.6 ta chủ động kết thúc chiến dịch. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 13.000 dịch (bắt 168), bắn rơi và phá hủy 472 máy bay, phá hủy 1.151 xe QS (có 506 xe tăng và thiết giáp), 74 pháo cối, 6 giàn rađa. CDĐTII bước đầu vận dụng thành công nghệ thuật vận động bao vây, tiến công liên tục và phối hợp lực lượng đánh bại chiến thuật di tản, co cụm, đóng chốt điểm cao của địch, làm thất bại một bước biện pháp chiến lược “quét và giữ”, buộc địch phải co vào thế phòng ngự bị động trên chiến trường Tây Nguyên.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:52:56 pm

        CHIẾN DỊCH ĐỊA PHƯƠNG, hình thúc tác chiến của chiến tranh nhân dân địa phương, gồm: các trận chiến đấu của LLVTND địa phương và các cuộc đấu tranh chính trị của lực lượng chính trị, binh vận ở địa phương, được phối hợp chặt chẽ với nhau theo một ý định và kế hoạch thống nhất trong một thời gian, không gian nhất định, tiến công địch bằng QS, chính trị và bằng các phương thức tác chiến, kết hợp đánh địch rộng khắp với các trận then chốt (trận then chốt quyết định) tiêu hao, tiêu diệt, làm tan rã địch, phá tan âm mưu địch, làm chuyển biến cục diện QS ở địa phương, phát triển phong trào đấu tranh của địa phương. CDĐP do cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh (thành phố) trực tiếp lãnh đạo và điều hành, bộ chỉ huy QS tỉnh (thành phố) tổ chức chỉ huy dưới sự chỉ huy thống nhất của BTL quân khu.

        CHIẾN DỊCH ĐIỀN QUÊ - VIỆT QUÊ nh CHIẾN DỊCH THẬP VẠN ĐẠI SƠN (10.6-10.1949)

        CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ (13.3-7.5.1954), chiến dịch quyết chiến chiến lược của QĐND VN nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biền Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cục Đông Xuân 1953-54. Tư lệnh chiến dịch; Võ Nguyên Giáp. Lực lượng ta có: 3 đại đoàn bộ binh (308, 312 và 316), Trung đoàn bộ binh 57 (Đại đoàn 304), Đại đoàn công binh - pháo binh 351. Lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ có: 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay (trong quá trình chiến dịch được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội dù), tổ chức phòng ngự thành 3 phân khu, 8 trung tâm đề kháng, gồm 49 cứ điểm được trang bị hỏa lực mạnh, có 2 căn cứ hỏa lực và 2 sân bay ở Mường Thanh và Hồng Cúm. Chiến dịch dự định bắt đầu 25.1.1954 (kế hoạch đầu tiên là 20.1.1954), theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, nhưng do địch đã tăng cường binh lực và củng cố hệ thống phòng ngự vững chắc, đồng thời về phía ta, việc đưa pháo vào trận địa và công tác tổ chức hiệp đồng chiến đấu bộ binh - pháo binh chưa hoàn tất, nên Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định sửa đổi kế hoạch, tiếp tục chuẩn bị mọi mặt, chuyển sang thực hiện phương châm “đánh chắc tiến chắc”, dùng cách đánh vây hãm tiến công, đột phá lần lượt để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm. Chiều 13.3.1954 CDĐBP mở màn, diễn biến qua ba đợt. Đợt 1 (13-17.3), ta đập tan thế trận phòng ngự vòng ngoài của địch ở phía bắc và đông bắc, mở đầu bằng trận Him Lam (13.3.1954), tiếp đó tiêu diệt cụm cứ điểm đồi Độc Lập (x. trận đồi Độc Lập, 15.3.1954), bao vây, bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo (16.3.1954), đánh bại nhiều đợt phản kích của địch. Đợt 2 (30.3- 30.4), sau hơn 10 ngày xây dựng trận địa tiến công và bao vây với hàng trăm kilômét hào giao thông, hàng ngàn công sự và ụ súng các loại, ta tiến công diệt các cứ điểm E, Dl, D2, C1 trên dãy đồi phía đông và 106, 311 trên hướng tây - bắc sân bay Mường Thanh, nhưng đánh cứ điểm AI (x. trận đồi AI, 30.3-7.5.1954) và các cứ điểm C2, 105 không thành công, bị địch phản kích chiếm lại nửa đồi Cl. Từ 16.4 ta phát triển trận địa bao vây, tiến công, đánh lấn diệt các cứ điểm 105 (ngày 18.4), 206 (x. trận cứ điểm 206, 17-23.4.1954), đào hào cắt đôi sân bay Mường Thanh, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch nhằm giành lại sân bay (x. trận sân bay Mường Thanh, 21-23.4.1954), kết hợp bắn tỉa và đưa pháo phòng không xuống cánh đồng Mường Thanh khống chế rồi triệt hẳn tiếp tế đường không của địch. Đợt 3 (1-7.5), ta lần lượt đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía đông (Cl, C2 và Al), diệt một số cứ điểm ở phía tây, tăng cường vây ép phân khu Hồng Cúm, bao vây uy hiếp SCH trung tâm, dập tắt hi vọng rút chạy của địch; 15 giờ 7.5 tổng công kích vào trung tâm Mường Thanh, bắt tướng Đờ Catxtơri và toàn bộ ban tham mưu tập đoàn cứ điểm, buộc số địch còn lại ở phân khu trung tâm phải đầu hàng, truy kích và bắt gọn bộ phận địch ở Hồng Cúm định rút chạy. CDĐBP giành toàn thắng, diệt và bắt hơn 16.200 địch (có 1 thiếu tướng, 369 sĩ quan từ đại tá đến thiếu úy), thu toàn bộ vũ khí trang bị, bắn rơi 62 máy bay. CDĐBP là đòn tiến công tiêu diệt lớn nhất, điển hình nhất của quân và dân VN trong KCCP, cùng với thắng lợi trên các chiến trường khác trong Đông Xuân 1953-54 giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, góp phần đưa hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8.5-21.7.1954) đến thành công; là sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật QS, nghệ thuật chiến dịch VN trong KCCP (x. minh họa giữa trang 176. và 177).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65639564_444518749611344_7994221773346308096_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeEyG0KsAfIRWtXs_DRasYQklzLunr6QgFek2GcDwu52dYnjnetkdt0cFSZIrFw6YPBj5vqW2OLfxvz-raziFLMtZf4GcjI4gePWEVs1jQMf1g&_nc_oc=AQm5CKG2TM9WUXcEJReY9uTlKUK3r7_WoSjEZhJkWmnSSHNdPTBFWB4JKCbp3PWx-kE&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=504e29f1ff924aa2bbf9dc7af8993edd&oe=5DB66A88)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:55:29 pm

        CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG nh CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG HÀ NỘI - HẢI PHÒNG (18-29.12.1972)

        CHIẾN DỊCH ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG, chiến dịch do lực lượng không quân tiến hành, dùng khí cụ bay đổ (thả) lực lượng xuống hậu phương địch, đánh chiếm khu vực đổ bộ, nhằm đạt được mục đích chiến dịch hay chiến lược. Đặc điểm CDĐBĐK: bí mật, bất ngờ sử dụng tập trung lực lượng, mục đích kiên quyết, không gian rộng. CDĐBĐK gồm các bước: chuẩn bị đổ bộ, thực hành đổ bộ và chiến đấu ở mặt đất. Chuẩn bị đổ bộ bắt đầu từ khi nhận nhiệm vụ đến khi hoàn thành đưa lực lượng lên các phương tiện hàng không. Thực hành đo bộ bắt đầu từ khi rời khu vực xuất phát đổ bộ đến khi đổ bộ xuống đất. Chiến đấu ở mặt đất bắt đầu từ khi đổ bộ xuống đất đến khi kết thúc hành động chiến đấu.

        CHIẾN DỊCH ĐỘC LẬP, 1) chiến dịch tiến hành riêng biệt để giải quyết nhiệm vụ chiến dịch, chiến lược nhất định, không nằm trong thành phần chiến dịch của cấp trên. Chiến dịch Nghĩa Lộ (Lí Thường Kiệt) 9-10.1951 do Sư đoàn 312 tăng cường tiến hành trên địa bàn Nghĩa Lộ, t. Sơn La, chiến dịch Bắc Tây Nguyên 26.1-17.7.1954 là những CDĐL; 2) chiến dịch do lực lượng của một quân chủng tiến hành để hoàn thành nhiệm vụ độc lập; như chiến dịch đường không, chiến dịch phòng không, chiến dịch trên biển...

        CHIẾN DỊCH ĐÔNG BẮC I (8.10-7.12.1948), chiến dịch tiến công quân Pháp ở khu vực An Châu - Đình Lập - Tiên Yên - Hòn Gai (nay thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh) do Bộ chỉ huy Liên khu I tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực, phá cơ sở hậu cần và vận chuyển tiếp tế của địch trên các đường 4, 13, 18, tạo điều kiện phát triển cơ sở chính trị, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch. Lực lượng gồm 3 trung đoàn bộ đội chủ lực Liên khu 1 (98, 28 và 55), 3 tiểu đoàn độc lập (215, 426 và 517), 2 tiểu đoàn (18 và 29) của Trung đoàn 308 thuộc Bộ tổng chỉ huy cùng LLVT địa phương. Trước chiến dịch, ta tiến hành tiễu phỉ, diệt căn cứ phỉ ở Trại Thán (x. trận Trại Thán, 22.8.1948), tạo thế để triển khai lực lượng. Chiến dịch chia làm hai đợt. Đợt 1 (8.10-1.11), ta tiêu diệt 2 cứ điểm Đồng Dương, Đổng Khuy, bức rút các vị trí Sông Rạng, Tuấn Đạo và Đồn Dấu, nhưng không diệt được cứ điểm An Châu (x. trận An Châu, 8.10.1948). Pháp cho quân nhảy dù xuống Mai Siu, tăng cường phòng thủ Hòn Gai, Đình Lập, Tiên Yên... Đợt 2 (2.11-7.12), do cơ sở chính trị ở Hòn Gai bị địch phá chiến dịch không phát triển được theo hướng Hòn Gai - Tiên Yên như dự kiến, phải chuyển hướng sang khu vực Khe Cháy - Pắc Lang - Châu Sơn, nhưng vì chuẩn bị không đầy đủ nên tiến công Khe Cháy (2 lần) và Khe Mó đều không thành công, chuyển sang đánh viện nhỏ và phá hoại đường 4. CDĐBI góp phần mở rộng khu du kích vùng đông bắc Bắc Bộ nhưng kết quả diệt địch thấp (diệt 150 địch, phá hủy 2 xe bọc thép, thu 51 súng), cách đánh chưa phù hợp, không thực hiện được nhiệm vụ triệt phá cơ sở hậu cần, tiếp tế của dịch.

        CHIẾN DỊCH ĐÔNG BẮC II (4.3-30.4.1949), chiến dịch tiến công quân Pháp trên địa bàn hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh (nay thuộc t. Quảng Ninh, đông bắc Bắc Bộ) do Bộ tổng tư lệnh trực tiếp tổ chức, chỉ đạo nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực và đánh lạc hướng địch, củng cố và phát triển cơ sở CM vùng Đông Bắc, phối hợp với chiến dịch Cao Bắc Lạng (15.3-30.4.1949). Lực lượng tương đương 2 trung đoàn, gồm 3 tiểu đoàn (426, 215, Minh Hổ), các đại đội độc lập của Trung đoàn bộ binh 98 cùng LLVT địa phương Quảng Yên, Hải Ninh, Hòn Gai và Lộc Bình. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (4-31.3), mở đầu bằng trận phục kích diệt đoàn xe địch ở Điền Xá (X. trận Điền Xá, 4.3.1949), tiếp đó đánh nhiều trận phục kích trên đường 13, đường 18, sông Lục Nam; tập kích tx Móng Cái (27.3), buộc địch phải tăng cường lực lượng phòng giữ các vị trí ở Phả Lại, Lục Nam, Chủ, Đông Triều, Mạo Khê. Đợt 2 (1-30.4), phối hợp các lực lượng đánh địch trên đường 4 và tây nam đường 18, tổ chức các hoạt động quấy rối, phá hoại ở nhiều nơi (Chẽ, Lưu Kiệm, Ninh Tân, -Yên Hưng, cẩm Lí, Bãi Thảo, Nam Tào, Chợ Xá); tiến công thắng lợi vào tx Quảng Yên (28.4), đồng thời đánh lui nhiều đợt càn quét của địch ở Nam Mậu. Sơn Dương, Quang Xa Đông... Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 800 địch (bắt và gọi hàng hơn 200), phá hủy 31 xe QS, 2 canô, thu hơn 1.000 súng và nhiều phương tiện QS; thực hiện tốt mục đích đánh lạc hướng địch, tạo thuận lợi cho chiến trường chính Cao Bắc Lạng.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:56:15 pm
   
        CHIẾN DỊCH ĐÔNG BẮC CAMPUCHIA 29.4- 30.6.1970, chiến dịch phản công của QGPMN VN phối hợp với LLVT CM Campuchia nhằm đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn trên tuyến biên giới VN - Campuchia và vùng đông bắc Campuchia, bảo vệ căn cứ, kho tàng, dự trữ vật chất của ta, hỗ trợ việc đánh phá bình định, đồng thời giúp CM Campuchia phát triển lực lượng chính trị và QS. Lực lượng ta gồm 4 sư đoàn (1, 5, 7 và 9) cùng 2 trung đoàn (24 và 95) bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn đặc công. Lực lượng địch lúc cao nhất tới 100.000 quân gồm Sư đoàn bộ binh 25 và Sư đoàn kị binh không vận 1 của Mĩ, 6 sư đoàn bộ binh (5, 25, 18, 7, 9 và 21), 3 lữ đoàn dù và thủy quân lục chiến, 3 liên đoàn biệt động quân QĐ Sài Gòn, nhiều đơn vị QĐ Lon Non và số lượng lớn máy bay, pháo binh, thiết giáp. Từ 29.4 địch liên tiếp mở 12 cuộc hành quân trên toàn tuyến biên giới, tiến sâu vào đất Campuchia 30-40km, tập trung chủ yếu trên hướng đường 7, đường 13 (thuộc các tỉnh Xvay Riêng và Côngpông Chàm). Ta tích cực phản công, bẻ gãy các mũi tiến quân của địch, đồng thời chủ động tiến công tiêu diệt và làm tan rã quân Lon Non, mở rộng vùng giải phóng: đánh bại cuộc hành quân Sumêcơ của 21 tiểu đoàn quân Mĩ và QĐ Sài Gòn. giải phóng Mi Mốt (t. Côngpông Chàm) mở rộng vùng giải phóng đến bờ sông Mê Công; chặn đánh địch trên đường 1, đường 22, giải phóng nhiều vùng nông thôn ở 2 tỉnh Prây Veng, Xvay Riêng; giải phóng khu vực Tà Ni, Tuc Mia, Côngpông Trạch... ở nam, bắc đường 5; phát triển tiến công giải phóng các tỉnh Crachiê, Mônđunkiri, Xtung Treng, Rattanakiri. Bị đánh thiệt nặng mà không đạt mục tiêu đề ra, 30.6 quân Mĩ và bộ phận lớn QĐ Sài Gòn phải rút khỏi Campuchia, chấm dứt cuộc tiến công. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 10.000 địch, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay, phá hỏng 280 xe QS, 180 khẩu pháo, cối, bảo vệ được căn cứ, kho tàng của ta; giải phóng 5 tỉnh ở đông bắc và bắc Campuchia, tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của Campuchia (1970-75) có bước phát triển nhảy vọt.

       CHIẾN DỊCH ĐÔNG BẮC CAMPUCHIA 4.2-31.5.1971, chiến dịch phản công của QGPMN VN phối hợp với lực lượng CM Campuchia nhằm đánh bại cuộc hành quân Toàn Thắng 1-71 của QĐ Sài Gòn ở vùng đông bắc Campuchia, bảo vệ kho tàng và tuyến hành lang vận chuyển của ta. Lực lượng tham gia chiến dịch có 3 sư đoàn bộ binh (5, 7 và 9), 2 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn đặc công và lực lượng bảo vệ căn cứ. Lực lượng địch gồm 3 sư đoàn bộ binh (3, 18 và 25), Lữ đoàn kị binh- thiết giáp 3, Liên đoàn biệt động quân 3, 5 thiết đoàn (hơn 400 xe tăng, xe bọc thép), 12 tiểu đoàn pháo binh (216 khẩu 105-175mm) QĐ Sài Gòn; ngoài ra có 5 tiểu đoàn quân Lon Non và lực lượng lớn không quân Mĩ chi viện. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (4.2-4.3), địch tiến công đánh chiếm Suông - Chúp, thọc sâu xuống Đầm Be - Xơheng; ta chặn đánh trên từng khu vực. đánh nhiều trận tập kích, phục kích ở Chúp, Xơnun, Cầu Cháy.... buộc địch phải co về tuyến đương 7. Đợt 2 (5.3-16.4), địch nống ra lập bàn đạp tiến công hòng chiếm lại Chúp; ta tập trung lực lượng nhằm tiêu diệt địch ở Tun Trea - Lung Miên nhưng hiệp đồng không chặt, xuất kích chậm nên không thành công, chuyển sang bao vây tiến công địch ở Pona Rây - Khơna. Đợt 3 (17.4-31.5), vây ép Xơnun, truy kích địch rút chạy và chặn đánh quân cứu viện; bao vây tiến công địch trên hướng sông Tônglê Tốc, đường 7. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 20.000 địch, bắn rơi 238 máy bay, phá hủy 1.500 xe QS, 167 khẩu pháo, thu 34 xe QS, 16 khẩu pháo, gần 2.000 súng các loại; đánh bại cuộc hành quân lớn của địch, giáng đòn nặng vào âm mưu của Mĩ dùng QĐ Sài Gòn làm lực lượng nòng cốt trên chiến trường ba nước Đông Dương. Cg chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Toàn Thắng 1-71.

        CHIẾN DỊCH ĐÔNG PHỔ 17.8-15.9.1914. chiến dịch ở mặt trận chủ yếu phía đông châu Âu giữa Đức và Nga trong thời kì đầu CTTG-I. Theo kế hoạch Sliphen đã sửa đổi, Đức chủ trương phòng ngự ở biên giới khi cần có thể lui về tuyến sông Vixtuyn; sử dụng một tập đoàn quân phòng thủ từ biển Bantích đến Phrankennao. 17-19.8 các tập đoàn quân 1 và 2 của Nga tiến vào Đông Phổ, chia hai cánh chọc thủng phòng tuyến quân Đức ở vùng nam và bắc hồ Maxuri: cánh quân phía bắc chiếm được Gumbinen và tạm dừng ở đấy (20.8); cánh phía nam tiến đến Phrankennao - Ooclao. Do cánh quân Nga phía bắc giảm sức ép, Đức đã cơ động phần lớn lực lượng từ bắc xuống nam (chỉ để lại một sư đoàn), tập trung đánh bại Tập đoàn quân 2 của Nga trong trận Tannenbec (26- 31.8.1914). Sau đó quân Đức quay lên phía bắc hồ Maxuri, đánh vào cạnh sườn Tập đoàn quân 1 (9-14.9), buộc quân Nga phải lui về phòng ngự. CDĐP chấm dứt thế tiến công của Nga đối với Đức.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 03:58:21 pm

        CHIẾN DỊCH ĐÔNG PHỔ 13.1-25.4.1945, chiến dịch chiến lược tiến công của QĐ LX nhằm tiêu diệt Cụm tập đoàn quân Trung Tâm (từ 26.1 đổi tên là Cụm tập đoàn quân Bắc) của phát xít Đức trên địa bản Đông Phổ trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45). QĐ LX có 1.670.000 người gồm các phương diện quân Bêlôrutxia 2 và 3, một phần lực lượng của Phương diện quân Pribantich hiệp đồng. với Hạm đội Bantich đã phá vỡ hệ thống phòng thủ của Đức ở Đông Phổ (7 tuyến phòng ngự và 6 cụm cứ điểm), chia cắt chủ lực địch (khoảng 32 sư đoàn) thành ba cụm quân cô lập. Đến 25.4 diệt xong cụm quân cuối cùng của Đức tại bán đảo Giemlan, kết thúc chiến dịch. QĐ LX diệt gọn 25 sư đoàn Đức, đánh thiệt hại nặng 12 sư đoàn, chiếm Đông Phổ, giải phóng toàn vùng ven biển miền tây Ba Lan, bảo đảm sườn phải cho hướng tiến công chiến lược Beclin.

        CHIẾN DỊCH ĐỒNG BÀNG SÔNG CỬU LONG (10.6- 10.9.1972), chiến dịch tiến công tổng hợp của quân và dân miền Trung Nam Bộ ở khu vực nam và bắc đường 4 thuộc địa bàn các tỉnh Mĩ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, Gò Công, Bến Tre, nhằm tiêu diệt sinh lực, phá rã bộ máy kìm kẹp của QĐ và chính quyền Sài Gòn, giải phóng một số quận lị, chi khu. cắt đứt đường 4 nối Sài Gòn với các tỉnh miền Tây, góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta. Lực lượng ta gồm: 2 sư đoàn bộ binh bộ đội chủ lực Miền (5 và C30b), 3 trung đoàn bộ binh bộ đội chủ lực quân khu (1, 88 và 320), 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn đặc công, 1 trung đoàn, 7 tiểu đoàn và 14 đại đội bộ đội địa phương các tỉnh, huyện, cùng lực lượng chính trị, binh vận ở cơ sở. Lực lượng địch gồm; 2 sư đoàn bộ binh (7 và 9), 1 liên đoàn biệt động quân, 2 trung đoàn thiết giáp, 74 khẩu pháo 105- 155mm, 1 liên đoàn đặc nhiệm hải quân và 5 đại đội tuần giang, 27 tiểu đoàn và 65 đại đội bảo an, 3 liên đội và 428 trung đội dân vệ, 4 đại đội cảnh sát dã chiến đóng ở 15 chi khu, 5 yếu khu với 1.015 đồn bốt. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (10-20.6), bộ đội chủ lực Miền đột phá tuyến biên giới VN - Campuchia, thọc sâu xuống tuyến kênh Dương Văn Dương, hỗ trợ LLVT quân khu và địa phương tiến công mở mảng ở các khu vực trọng điểm Ba Dừa. Cai Lậy Bắc. Đợt 2 (3-31.7), thu hút, kiềm chế địch trên tuyến biên giới, tiếp tục tiến công mở mảng ở 8 xã nam và bắc đường 4, mảng 3 Cai Lậy Bắc, Châu Thành Bắc. Đợt 3 (6.8-10.9), đánh địch phản kích, giải tỏa trên tuyến biên giới, tiếp tục tiến công mờ mảng ở nam và bắc đường 4, phát triển vào vùng sâu ở Bến Tre, Chợ Gạo, Gò Công. Kết quả loại khỏi chiến đấu 34.500 địch, bắn rơi 60 máy bay, phá hủy 245 xe QS (có 126 xe thiết giáp), 73 tàu, xuồng, thu hơn 3.200 súng các loại; diệt và bức rút 356 đồn, bốt, giải phóng 27 xã, 240 ấp với 240.000 dân. Thắng lợi của CDĐBSCL tạo thế và lực mới của ta ở đồng bằng sông Cửu Long, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược 1972 của toàn Miền. Cùng với chiến dịch Bắc Bình Định (9.4- 3.5.1972), CDĐBSCL khảng định vai trò, vị trí của chiến dịch tiến công tổng hợp trong chiến tranh CM VN thời kì KCCM. Cg chiến dịch tiến công tổng hợp Khu 8.

        CHIẾN DỊCH ĐỔNG DƯƠNG (17.11-18.12.1965). chiến dịch tiến công của LLVT Quân khu 5 tại khu vực Hiệp Đức - Đồng Dương và các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kì, Tiên Phước (t. Quảng Nam), nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng căn cứ, đánh phá giao thông, cô lập địch ở Hội An, Tam Kì, Chu Lai. Lực lượng tham gia chiến dịch: bộ đội chủ lực có Sư đoàn bộ binh 2 (thiếu 1 trung đoàn), được tăng cường 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn hỏa lực; bộ đội địa phương có Tiểu đoàn bộ binh 72 và 1 đại đội đặc công t. Quảng Nam, 6 đại đội huyện, lực lượng biệt động và du kích địa phương. Lực lượng địch phòng ngự tại chỗ có 6 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo, 1 chi đoàn thiết giáp, nhiều đại đội bảo an, dân vệ QĐ Sài Gòn; lực lượng ứng cứu có 2 sư đoàn (1 và 3) lính thủy đánh bộ Mĩ ở Chu Lai, Đà Nẵng. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (17-20.11), ta tiến công tiêu diệt chi khu quận lị Hiệp Đức và đánh lực lượng cứu viện xung quanh Hiệp Đức. Đợt 2 (26.11 -9.12), vây đồn Việt An, đánh địch ứng cứu trên đường 16, diệt Chiến đoàn 5 QĐ Sài Gòn ở khu vực Đồng Dương, thực hiện thành công trận then chốt chiến dịch (x. trận Đồng Dương, 8.12.1965). Đợt 3 (10-18.12), đánh quân Mĩ phản ứng giải tỏa ở khu vực Việt An, Bình Lâm và Sơn Cẩm Hà. Kết quả diệt 3 tiểu đoàn và 9 đại đội, đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn (có 1 tiểu đoàn Mĩ), thu hơn 400 súng các loại, bắn rơi 39 máy bay. giải phóng phần lớn h. Hiệp Đức, mở rộng vùng căn cứ ở Quảng Nam, phá vỡ một mảng lớn tuyến phòng ngự đường 16 của địch, buộc chúng phải lùi sâu đến Việt An.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65627502_444903946239491_2205683250884509696_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeHU6ye4sQmdbdlnv2b_L9UkSN__d62PMBvhCTmqdn5lnFHQvyL3iFqjbIYteUn8j5CA4emhCu6tPdsnBPlUHZbFkkEUzIPATIpZ4nxKWsl3pA&_nc_oc=AQnqs3Tfa0a2tHNrPlu4rsCLXI9yRmclnYwTLVrQGaxXgJzuuuib3JNQ9c7P8tWI7B8&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=e0c9c1e8aabd2491cc4df3be361c07cb&oe=5DC1D725)



Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 04:00:06 pm

        CHIẾN DỊCH ĐỔNG XOÀI (10.5-22.7.1965), chiến dịch tiến công của LLVT miền Đông Nam Bộ tại khu vực tỉnh Bình Long và Phước Long nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực tinh nhuệ của địch, hỗ trợ nhân dân đẩy mạnh chiến tranh du kích, nổi dậy phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng. Lực lượng ta gồm: 3 trung đoàn bộ binh (271, 272, 273), 2 tiểu đoàn đặc công, một bộ phận pháo binh, công binh của Miền; 1 trung đoàn, 2 tiểu đoàn bộ binh của Quân khu 6 miền Đông Nam Bộ và LLVT địa phương 6 tỉnh Bình Long, Phước Long, Lâm Đồng, Long Khánh, Biên Hoà, Bà Rịa. Lực lượng địch có: 9 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn và 7 đại đội bảo an, 21 đại đội biệt kích, 1 chi đoàn thiết giáp QĐ Sài Gòn ở hai tỉnh Bình Long, Phước Long (địa bàn tác chiến chủ yếu). Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (10-31.5), ta đánh điểm để kéo viện: đêm 10 rạng 11.5 Tiểu đoàn bộ binh 1 (Trung đoàn 271) cùng Tiểu đoàn bộ binh 840 và đặc công tiến công tx Phước Long, đồng thời Tiểu đoàn bộ binh 1 (Trung đoàn 272) tiến công chi khu QS Phước Bình. Địch đưa 4 tiểu đoàn đến giải tỏa, ta không tiêu diệt được. Đợt 2 (9-20.6), ta lập thế để đánh trận then chốt, đêm 9.6 Trung đoàn 272 cùng Tiểu đoàn bộ binh 2 (Trung đoàn 273) tiêu diệt chi khu Đồng Xoài, sau đó liên tiếp đánh quân viện, tiêu diệt gọn 3 tiểu đoàn ở khu vực Đồng Xoài, Thuận Lợi, Phú Riềng. Đợt 3 (24.6-22.7), tiếp tục đánh địch ở Bù Đốp, Bầu Bàng, đường 13, 15. Kết quả ta tiêu diệt 3 tiểu đoàn bộ binh, Tiểu đoàn dù 7, 1 chi đội thiết giáp, gồm 4.459 quân; phá hủy 60 xe QS, 34 máy bay trực thăng, 6 đầu máy và 12 toa xe lửa, 390 súng, pháo; thu 1.652 súng, giải phóng 56.000 dân. CDĐX góp phần cùng với chiến dịch Ba Gia (28.5-20.7.1965), chiến dịch Bình Giã (2.12.1964-3.1.1965) đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ, đánh dấu bước trường thành về trình độ tổ chức chuẩn bị và tác chiến tập trung tiêu diệt chiến đoàn QĐ Sài Gòn của LLVTND miền Nam VN

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65556720_444903939572825_1555883574064840704_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeFd_zIAsy7VCL_sMy4QFV0J5pLJjLzroZ2TSI15aqfVycvtWJbQb8pUUmal4CCiuBUAT-C3n9PVhYOneHbhoOh4zyshfT9ucUcZJH7vRMut9Q&_nc_oc=AQkVw_47kt7ugfmsGSH5CT1wl2C0N6TJVyWbblrju1bJJjqwPOcjkj4kP0n4M4-bX7o&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=b40bbf466b2057d3b6a16bedb6bf172a&oe=5D84AAE7)


        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 3 (25.7-12.8.1948), chiến dịch tiến công của LLVTND VN vào phòng tuyến đường 3 của Pháp nhằm diệt sinh lực, phá kế hoạch của địch củng cố thế chiếm đóng ở Cao Bằng - Bắc Kạn sau Thu Đông 1947. Lực lượng ta có 5 tiểu đoàn bộ binh (55, 73, 11, 54 và 45), 2 đại đội độc lập, 1 đại đội công binh và 1 đại đội pháo binh, do bộ chỉ huy Liên khu 1 chỉ huy. Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch tương đương 3 tiểu đoàn. Mở đầu chiến dịch, ta tiến công đồn Phủ Thông, diệt phần lớn dịch nhưng không chiếm được đồn (x. trận Phủ Thông, 25.7.1948); tiến hành các hoạt động quấy rối. đánh địch ở Bằng Khẩu, Ngân Sơn, Nà Phặc, Bắc Kạn, phục kích trên đường 3 nhưng không đạt kết quả, bỏ lỡ cơ hội đánh đoàn xe địch từ Cao Bàng xuống tiếp viện. Từ 28.7 địch tăng cường lực lượng cho Phủ Thông, Bằng Khẩu, Ngân Sơn, khai thông đường 3. Ta chuyển sang phá hoại, đánh địch tuần tiễu trên một số đoạn đường Bắc Kạn - Phủ Thông - Nà Phặc, tập kích tiêu hao địch ở Bằng Khẩu... Là một trong những chiến dịch tiến công đầu tiên của QĐ ta trong thời kì đầu KCCP, kết quả còn hạn chế nhưng rút được những kinh nghiệm cần thiết về xác định mục tiêu, tổ chức và thực hành chiến dịch.

        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 4 nh CHIẾN DỊCH CAO BẮC LẠNG (15.3-30.4.1949)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 04:01:23 pm

        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 6 (27.10-4.12.1971), chiến dịch phản công của Sư đoàn bộ binh 9, 3 trung đoàn bộ binh độc lập (205, 207, 201) và một số tiểu đoàn binh chủng (đặc công, pháo binh, súng máy phòng không...) QGP miền Đông Nam Bộ, nhằm đánh bại cuộc hành quân Chenla 11 (20.8- 2.12.1971) của QĐ Lon Non do Mĩ chỉ huy ở đường 6, đoạn Xcun - Sontuc (t. Côngpông Thom, Campuchia). Lực lượng địch gồm 4 sư đoàn bộ binh Lon Non, quân dù và bộ binh Thái Lan có xe tăng, pháo binh và máy bay (cả B-52) của Mĩ và QĐ Sài Gòn chi viện. Chiến dịch gồm hai đợt. Đợt 1 (27.10-13.11), diệt cứ điểm ngoại vi, bao vây cô lập Rùm Luông, đánh địch giải tỏa, uy hiếp Phnôm Pênh. Lon Non phải điều 2 binh đoàn (5 lữ đoàn) về bảo vệ. Ta sử dụng hai trung đoàn 205 và 207 tác chiến nhỏ lẻ (14-27.11) tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu chuyển hướng tiến công. Đợt 2 (28.11-4.12), tiến công Binh đoàn xung kích 1 của địch ở Côngpông Thom, đánh bại viện binh ứng chiến từ Ba Rài đến Côngpông Thom. Lon Non phải ra lệnh rút lui. Ta chặn đánh, tiêu diệt và bắt tại chỗ một bộ phận, buộc số còn lại tháo chạy trên đường 6. Kết quả loại khỏi chiến đấu trên 12.000 địch (bắt 1.994), thu 4.750 súng (5 pháo 105mm), phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh. Thắng lợi của chiến dịch đánh dấu sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở Campuchia. đánh bại thủ đoạn tiến công bằng đội hình dày đặc và tổ chức phòng ngự cụm lữ đoàn của quân Lon Non.

        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 9 - KHE SANH (20.1-15.7.1968), chiến dịch tiến công của QGPMN VN ở khu vực đường 9 - Khe Sanh (t. Quảng Trị), nhằm thu hút, giam chân, tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ và QĐ Sài Gòn (chủ yếu là quân Mĩ), phá vỡ một phần tuyến phòng ngự đường 9 của địch, phối hợp với cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trên toàn miền Nam VN. Lực lượng ta gồm: các sư đoàn bộ binh 304, 320, 324 và 325 (từ tháng 5, Sư đoàn 308 và Trung đoàn 246 vào thay cho các sư đoàn 324 và 325 đi chiến trường khác), Trung đoàn 270 (Vĩnh Linh) và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị, 1 đoàn và 5 đại đội đặc công, 5 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn pháo phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 tiểu đoàn hóa học, 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội súng phun lửa, 6 tiểu đoàn vận tải và LLVT các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa. Lực lượng địch trên địa bàn khoảng 45.000 quân (28.000 quân Mĩ), gồm: 3 trung đoàn tăng cường thuộc Sư đoàn lính thủy đánh bộ 3 (từ tháng 4 có thêm Sư đoàn kị binh không vận 1) của Mĩ, 1 chiến đoàn dù, nhiều đơn vị biệt động quân và bảo an QĐ Sài Gòn; 9 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ giới, trong quá trình phòng ngự được sự chi viện mạnh của không quân, pháo binh ở phía sau. Chiến dịch diễn ra bốn đợt. Đợt 1 (20.1-7.2), ta tiến công quận lị Hướng Hóa và cứ điểm Huội San (x. trận Huội San, 24.1.1968), diệt cứ điểm Làng Vây (x. trận Làng Vây, 6-7.2.1968), làm chủ đoạn đường 9 từ Cà Tu đến biên giới Việt - Lào. Đợt 2 (10.2-31.3), phát triển lên vây lấn Tà Cơn suốt 50 ngày đêm, diệt nhiều địch; bao vây Cồn Tiên, đánh một số trận ở hướng đông QL 1. Đợt 3 (1-30.4), đánh địch ứng cứu, giải tỏa, giữ vững các khu vực Làng Khoai, Cu Bốc, các điểm cao 689 và 622, triệt phá giao thông trên đường 9, nhưng bị địch chiếm lại một số trận địa ở phía nam và tây nam Tà Cơn. Đợt 4 (8.5-15.7), khôi phục thế vây lấn Tà Cơn, đánh địch rút chạy khỏi Khe Sanh. Kết quả loại khỏi chiến đấu 11.900 địch, bắn rơi 197 máy bay, bắn chìm và cháy 80 tàu vặn tải, phá hủy 78 xe QS (có 8 xe tăng), 46 khẩu pháo, cối; giải phóng huyện Hướng Hóa với gần 10.000 dân, mở thông hành lang chiến lược Bắc - Nam, tạo thuận lợi cho các chiến trường, trước hết là Thừa Thiên - Huê thực hành thắng lợi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Hạn chế trong CDĐ9-KS là ta chưa tạo được thời cơ đánh những trận then chốt diệt từng tiểu đoàn quân Mĩ.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66043372_444903962906156_8210035650812968960_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeFNkq6lV8vBTUn3o6rimpC9JQpNHQx6er95rEqDoGnqAKsK2fvm0OU8f7ndWImiAWQ-ahzjOcHT5OUL4uPC0kbhqKXegLpEm4bK_AJ8KbeJtQ&_nc_oc=AQltdE3XOWWj7k01rQM8vfy7Z5XZ0iSaXs9UsQlKX45yqmQVM4aH9xqPXSITfHAOd7o&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=76b8b0a5b6a3d56515ef430039844ef1&oe=5D811A12)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 04:03:24 pm

        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 9 - NAM LÀO (30.1- 23.3.1971), chiến dịch phân công của QGPMN VN phối hợp với lực lượng CM Lào đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 (30.1 23.3.1971 của QĐ Sài Gòn được Mĩ yểm trợ hỏa lực ở khu vực đường 9 - Nam Lào (trên địa bàn tỉnh Quảng Trị của VN và tỉnh Xayannakhẹt của Lào), nhằm tiêu diệt một lực lượng lớn quân địch, bảo vệ vững chắc tuyến vận chuyển chiến lược của ta, tạo điều kiện cho các chiến trường khác đẩy mạnh tiến công địch. Tham gia chiến dịch có 5 sư đoàn bộ binh (308, 304, 320, 324 và 2), 4 tiểu đoàn tăng thiết giáp, 4 trung đoàn pháo binh, 4 trung đoàn pháo phòng không, một số tiểu đoàn đặc công và lực lượng tại chỗ của các mặt trận B4, B5, Đoàn 559. Lực lượng địch có 15 trung đoàn, lữ đoàn bộ binh, dù, thủy quân lục chiến, 2 lữ đoàn thiết giáp (578 xe tăng, xe bọc thép), 21 tiểu đoàn pháo binh, 1.000 máy bay các loại với tổng số quân 55.000 (15.000 quân Mĩ); ngoài ra có 2 binh đoàn (GM30, GM33) quân phái hữu Lào phối hợp tác chiến. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (30.1-7.2), địch tiến hành nghi binh, điều động lực lượng, chuẩn bị tiến công. Ta triển khai thế trận chiến dịch, đánh nhỏ để tiêu hao, làm chậm bước tiến của địch. Đợt 2 (8.2-11.3), địch tiến quân bằng 3 cánh, kết hợp với đổ bộ đường không đánh chiếm Bản Đông và một số điểm cao ở nam, bắc đường 9. Ta chặn đánh trên toàn khu vực, tập trung bẻ gãy cánh quân phía bắc đường 9, đập tan mọi cố gắng của địch tiến lên Sê Pôn, buộc địch phải co vào phòng ngự. Đợt 3 (12-23.3), ta tiếp tục tiến công tiêu diệt địch ở phía nam đường 9, tập trung lực lượng vây ép Bản Đông. Bị uy hiếp tiêu hao lớn, địch bỏ xe, pháo, luồn rừng rút chạy; ta truy kích diệt thêm một số. Kết quả diệt 2 lữ đoàn, 1 trung đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh, 4 thiết đoàn xe tăng, thiết giáp, đánh thiệt hại nặng một số lữ đoàn, trung đoàn khác, loại khỏi chiến đấu hơn 21.000 địch (bắt 1.142), bẳn rơi và phá hủy 556 máy bay, 528 xe tăng, xe bọc thép, 112 khẩu pháo, cối, thu 2 máy bay trực thăng, 24 xe QS, 78 khẩu pháo, cối, hơn 2.000 súng bộ binh... CDĐ9-NL giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, tác động mạnh đến cục diện chiến trường, giáng đòn nặng vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ; đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch VN.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66031796_444903972906155_729012020652802048_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeEQR2H90-2JocczmjATnuoaUz-rjgipXUdk9zZ5VhmXLO8zrqBDfLCCSw_AUL2al4ppn6OyPAIQGwJH8bdXMznXHgfsUJXg68OCPXb7S9fndg&_nc_oc=AQlvCJESvolTWVUjzf4Tm38Tc8rKUyi7XWgepVhJu9GRvUWTGZN78jsZzh5mjIkvNZo&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=5d6e45df7c0c1872c98e61cc80af2ce4&oe=5D85BBEC)


        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 - PHƯỚC LONG (13.12.1974-6.1.1975) , chiến dịch tiến công của QGP miền Đông Nam Bộ vào hệ thống phòng thủ của QĐ Sài Gòn ở tỉnh Phước Long và khu vực đường 14, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở rộng đầu cầu tuyến vận tải chiến lược của ta, tạo bàn đạp tiến công vào Sài Gòn. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Quân đoàn 4 (2 sư đoàn bộ binh 7 và 9), Sư đoàn bộ binh 3 (chủ lực Miền), Trung đoàn đặc công 429, 1 trung đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn pháo phòng không, 20 xe tăng, xe bọc thép, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương Bình Long, Phước Long. Lực lượng địch có 4 tiểu đoàn bảo an (341, 362, 363 và 340), 2 đại đội cảnh sát, 10 trung đội pháo binh, 1 chi đội xe bọc thép, 60 trung đội dân vệ, 3.000 phòng vệ dân sự... Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (13-17.12.1974), ta đánh chiếm đồn bảo an ở km 19 trên đường 14, mở màn chiến dịch; tiếp đó tiến công làm chủ chi khu Bù Đăng (x. trận Bù Đăng, 14.12.1974); vây ép yếu khu Bù Na, truy kích quân địch ở đây rút chạy, quét sạch các vị trí địch trên đường 14 từ Bù Đăng đến sát Đồng Xoài. Đợt 2 (23-28.12.1974), tiến công đánh chiếm các chi khu Bù Đốp, Đồng Xoài, giải phóng hoàn toàn đường 14, đưa lực lượng áp sát thị xã Phước Long. Đợt 3 (31.12.1974-6.1.1975), tiến công đánh chiếm chi khu Phước Bình, điểm cao Bà Rá; từ 2.1 tiến công vào thị xã Phước Long, đến chiều 6.1 làm chủ hoàn toàn thị xã. Kết quả diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch ở Phước Long (diệt: 1.160; bắt: 2.146, ra trình diện: 1.000), phá hủy 15 máy bay, 4 khẩu pháo, 3 xe bọc thép, thu 3.125 súng các loại, 2 máy bay (C-113), 100 xe ô tô, 10.000 viên đạn pháo; giải phóng toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân; tạo địa bàn chiến lược quan trọng uy hiếp hệ thống phòng thủ bắc Sài Gòn của địch. Chiến thắng Phước Long cho thấy sự suy yếu của QĐ Sài Gòn và khả năng phản ứng rất hạn chế của Mĩ, tạo thêm cơ sở để hội nghị Bộ chính trị (18.12.1974-8.1.1975) khẳng định quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam VN.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65672225_444903982906154_4045492076207407104_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeELuM36XrIK0LtiObA6bq0cFTNKzQ951mtjlSyyVaYW8LmK_KRV36LSq_3lOL1KaCr3Halilwk_YnpFJ2VjMoXu0S5QYagVbD6qkhIr4d1vgQ&_nc_oc=AQmv6fa-rNyb4Im3pWp1_ZtM_aF-nUnRp_LnrRLPy_NA4-wpxZfFqp82LksmrJP_TcY&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=51370fc24bad946a26413d318b70cbb8&oe=5DB6C820)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 12:19:31 pm

        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 18 nh CHIẾN DỊCH HOÀNG HOA THÁM (23.3-7.4.1951)

        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 22 (26.9-20.10.1971), chiến dịch tiến công của QGP miền Đông Nam Bộ vào tuyến phòng thủ đường 22 (Cần Đăng - Xa Mát, t. Tây Ninh) nhằm tiêu diệt một bộ phận QĐ Sài Gòn, phá vỡ tuyến phòng thủ biên giới, hỗ trợ phong trào đánh phá bình định ở nông thôn và đấu tranh chính trị ở đô thị. Lực lượng ta có: Sư đoàn bộ binh 7, Tiểu đoàn bộ binh 24 (Sư đoàn 9), 2 tiểu đoàn công binh và một số đơn vị đặc công, pháo binh, pháo phòng không và 32 khẩu pháo. Lực lượng địch gồm: 2 chiến đoàn (10 và 50), Lữ đoàn dù 2, Trung đoàn xe tăng 10 (thiếu), Tiểu đoàn biên phòng 73 bố trí thành 6 cụm phòng ngự trên đường 22. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (26-29.9), ta tiến công các cụm phòng ngự của địch ở Cần Đăng - Thiện Ngôn, cắt đứt đường 22 (đoạn Thiện Ngôn - Xa Mát). Đợt 2 (30.9-15.10), tập trung lực lượng đánh địch giải tỏa. Đợt 3 (16-20.10), tổ chức đánh nhỏ tạo thời cơ kết thúc chiến dịch. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 1.800 địch (bắt 44), phá hủy 50 xe QS các loại. 20 khẩu pháo, bắn rơi 35 máy bay trực thăng, thu 10 xe ô tô, 163 súng, đốt cháy 10 kho xăng và lương thực; góp phần đánh bại kế hoạch bình định của địch, tạo địa bàn cho cuộc tiến công chiến lược 1972 của ta trên chiến trường miền Đông Nam Bộ.

        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG KHÔNG, chiến dịch do các binh đoàn, liên binh đoàn không quân tác chiến độc lập, hoặc hiệp đồng với lực lượng các quân chủng, binh chủng khác tiến hành, nhằm thực hiện mục đích (nhiệm vụ) chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến lược nhất định.

        CHIẾN DỊCH EN ALAMEN (23.10-4.11.1942), chiến dịch tiến công của Tập đoàn quân 8 Anh ở Bắc Phi nhằm đánh tan Tập đoàn quân Châu-Phi của Đức, Y đang phòng ngự tại En Alamen (bắc Ai Cập) trong CTTG-II. Tập đoàn quân 8 Anh có 10 sư đoàn, 4 lữ đoàn (230.000 người), 1.440 xe tăng, 2.311 pháo, 1.500 máy bay. Tập đoàn quân Châu Phi có 4 sư đoàn Đức, 8 sư đoàn Ý (80.000 người), 540 xe tăng, 1.219 pháo, 350 máy bay. Đêm 23.10 sau 3 ngày tập kích đường không, quân Anh bắt đầu tiến công, đột phá địa đoạn 9km trên hướng đột kích chủ yếu từ khu, vực tây nam En Alamen tới Xiđi Xamit, hất đối phương ra bờ biển. Do mật độ hỏa lực chưa đủ chế áp, bị đối phương phản đột kích liên tục, đến 27.10 quân Anh mới thọc sâu được 7km và phải tạm dừng tiến công. Từ 2.11 được pháo hạm chi viện và hoàn toàn làm chủ trên không, Anh tiếp tục tiến công, đánh vu hồi sườn phải; đến 4.11 các đơn vị xe tăng Anh qua cửa đột phá tiến nhanh về phía bắc. Quân Đức được lệnh rút lui; 4 sư đoàn quân Ý xin hàng. Thiệt hại của hai bên (theo số liệu của Mĩ); Tập đoàn quân Châu Phi thương vong 39.000 (có 34.000 quân Đức), mất 500 xe tăng, 400 pháo; Tập đoàn quân 8 Anh thương vong 13.000 người, mất 432 xe tăng. CDEA là thắng lợi lớn đầu tiên của quân Anh, tạo bước ngoặt có lợi cho Đồng minh trên chiến trường Bắc Phi. Bằng thủ đoạn nghi binh, Anh đã đánh lạc hướng đối phương về hướng đột kích chủ yếu và thời gian bắt đầu chiến dịch.

        CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG CÁNH ĐỔNG CHUM (27.4-8.6.1964), chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN gồm 2 lữ đoàn (316, 335) và 2 tiểu đoàn bộ binh, 14 đại đội biên phòng, phối hợp với 7 tiểu đoàn QGP nhân dân Lào (13, 1,2, 15, Pachay, 701 và 500) nhằm giải phóng khu vực Cánh Đổng Chum, phá âm mưu của Mĩ và quân phái hữu Viêng Chăn lấn chiếm vùng giải phóng Thượng Lào và lôi kéo lực lượng trung lập hòng phá vỡ chính phủ liên hiệp ba phái ở Lào. Quân Viêng Chăn phòng ngự ở khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có: 13 tiểu đoàn bộ binh của 2 binh đoàn cơ động (GM13, GM17), 3 tiểu đoàn hỗn hợp, 54 đại đội phỉ, 2 tiểu đoàn pháo binh, 3 đại đội súng cối và súng máy phòng không, 37 xe tăng và xe thiết giáp. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (27.4-7.5), tiến công tiêu diệt phần lớn quân địch ở Pha Kha, đánh chiếm các điểm cao trên hướng Mường Khừng, buộc GM17 phải rút chạy; phối hợp bao vây tiến công GM13 ở Phu Noọng diệt 1 tiểu đoàn (28.4), tiếp đó triển khai đánh phỉ, từ 3.5 tập trung lực lượng truy kích địch rút chạy ở nam Cánh Đồng Chum. Đợt 2 (8-27.5), kết hợp tác chiến và binh vận, nhân thời cơ 2 tiểu đoàn dù (6 và 4) thuộc lực lượng trung lập làm binh biến (8.5), ta tiến công đánh bại các đợt phản kích của viện binh địch, làm chủ Tha Viêng (23.5) và truy kích địch rút chạy về Mường On, vận động toàn bộ lực lượng trung lập ở Tha Thơm theo về CM. 27.5 Liên quân Lào - Việt chủ động dừng lại ở Mường Khừng, không để chính phú liên hiệp hoàn toàn tan vỡ. Đợt 3 (28.5- 8.6), truy quét tàn quân địch, củng cố và ổn định tình hình các khu vực mới giải phóng. Kết quả loại khỏi chiến đấu 2.500 địch, thu 3.000 súng, 22 xe tăng và xe thiết giáp, 81 ô tô, bắn rơi 4 máy bay; giữ vững đường 7, giải phóng khu vực Cánh Đổng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi - Tha Thơm (khoảng 3.000km2 và 30.000 dân) nối liền với căn cứ địa Sầm Nưa, tạo điều kiện cho lực lượng Pathét Lào tranh thủ lực lượng trung lập yêu nước, cô lập và làm suy yếu lực lượng phái hữu. Cg chiến dịch 74A.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 12:20:35 pm

        CHIẾN DỊCH GIAVA (14.2-15.3.1942), chiến dịch đổ bộ của quân Nhật vào vùng biển Giava (Inđônêxia) nhằm chiếm nguồn nhân lực, vật lực giàu có của các đảo, trọng tâm là đảo Giava (trước CTTG-II là thuộc địa của Hà Lan). Phòng thủ trên đảo Giava có 50.000 quân, gồm 200 máy bay và hạm đội hợp nhất (Mĩ, Anh, Hà Lan) với 8 tàu tuần dương và 12 tàu khu trục. 14.2 sau khi tập kích đường không các mục tiêu QS của đối phương, quân Nhật đổ bộ đường không và đường biển vào khu vực Palembanga (đảo Xumatra); 17.2 chiếm được hải cảng và các sân bay; 19.2 đổ bộ lên đảo Bali và tập kích đương không vào cảng Đacvin (Ôxtrâylia), diệt gần hết các tàu của đối phương đậu tại đáy. Cuối tháng 2 Nhật chiếm xong các đảo Xumatra, Timo và tổ chức đổ bộ lên đảo Giava bằng hai cụm tàu: cụm phía tây gồm 1 tàu sân bay, 7 tàu tuần dương, 25 tàu khu trục, 56 tàu vận tải; cụm phía đông gồm 4 tàu tuần dương, 14 tàu khu trục, 41 tàu vận tải. 27-28.2 sau khi đánh bại cụm tàu Đồng minh (5 tàu tuần dương, 10 tàu khu trục), quân Nhật bắt đầu đổ bộ lên đảo Giava; 5.3 chiếm Batavia, 8.3 chiếm Xurabagia, và 12.3 chiếm được Giava. 15.3 Nhật chiếm hết các đảo thuộc Hà Lan, kết thúc việc xâm chiếm toàn Đông Nam Á, củng cố thế đứng vững chắc ở Thái Bình Dương. Đặc điểm của CDG là Nhật giành được ưu thế cả đường không và đường biển, cô lập Giava, chặn đường rút quân và tiếp viện của đối phương.

        CHIẾN DỊCH GIÓ LỚN (A. Frequent Wind, 29-30.4.1975)   , cuộc di tản cuối cùng của Mĩ khỏi Sài Gòn trong giai đoạn kết thúc chiến tranh xâm lược VN. Ngay từ 20.4.1975 Mĩ lập cầu hàng không để thực hiện kế hoạch di tản (gồm 4 phương án) theo lệnh của tổng thống Mĩ G. Pho. Sau khi sân bay Tân Sơn Nhất bị ném bom (x. trận ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, 28.4.1975), Mĩ buộc phải mở chiến dịch di tản cấp tốc (phương án 4) mang mật danh “Gió Lớn”, sử dụng 81 máy bay trực thăng đưa người ra các tàu sân bay Mĩ đậu ở ngoài khơi. CDGL diễn ra dồn dập và hỗn loạn từ 11 giờ 8 phút ngày 29.4 đến 7 giờ 53 phút ngày 30.4, thực hiện di tản được 6.968 người (có 1.373 người Mĩ); đại sứ Mĩ Matin rời khỏi Sài Gòn lúc 4 giờ 45 phút 30.4. CDGL đánh dấu thất bại hoàn toàn của Mĩ sau 30 năm tiến hành chiến tranh xâm lược VN. Cg hành quân Người liều mạng (29-30.4.1975)

        CHIẾN DỊCH HÀ NAM NINH nh CHIẾN DỊCH QUANG TRUNG (28.5-20.6.1951)

        CHIẾN DỊCH HẠ LÀO VÀ ĐÔNG BẮC CAMPUCHIA (30.1-4.1954), chiến dịch tiến công của QĐND VN phối hợp với LLVT CM Lào và Campuchia đánh quân Pháp ở Hạ Lào và đông bắc Campuchia nhằm tiêu diệt sinh lực dịch, giải phóng đất đai, phối hợp với chiến dịch Trung Lào (21.12.1953-4.1954) và các chiến trường trong chiến cục Đông Xuân 1953-54. Lực lượng chiến dịch phía VN có Trung đoàn 101 (Đại đoàn 325), 1 đại đội quân tình nguyện (Liên khu 5); phía bạn có 1 tiểu đoàn Pathét Lào và một số đơn vị bộ đội Itxarắc (Campuchia). Lực lượng địch có 8 tiểu đoàn trong hệ thống phòng thủ Bôlôven - Pắc Xế. Rạng sáng 30.1 Tiểu đoàn 436 (Trung đoàn 101) được tăng cường quân số và hỏa lực tiến công diệt cứ điểm Pui (tây nam tx Attapư 19km) mở màn chiến dịch; tiếp đó cùng các đơn vị bạn vây ép, buộc địch rút khỏi Attapư. truy kích địch chạy về Pắc Xế, diệt địch ở Keng Xay. Huội Coòng..., tiến công thị trấn Tha Teng, áp sát tx Xarayan. Từ giữa 3.1954, Trung đoàn 101 vượt cao nguyên Bôlôven xuống đông bắc Campuchia, cùng bộ đội Itxarắc diệt các cứ điểm Von Xai, Xiêm Pạng..., làm chủ thị trấn Von Xai (t. Rattanakiri), phát triển tiến công, đánh chiếm các vị trí trên đường 13, đường 19, bao vây, uy hiếp tx Xtung Treng; sau đó tiến sâu xuống phía nam, tổ chức các hoạt động quy mô nhỏ, củng cố, mở rộng các khu du kích, buộc địch phải điều thêm nhiều tiểu đoàn phòng giữ các khu vực Pác Xế, Phía Phay, Xtung Treng... Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 1.000 địch, giải phóng một vùng rộng lớn, nối liền các căn cứ du kích vùng đông bắc Campuchia với vùng giải phóng Hạ Lào.

        CHIẾN DỊCH HẢI NAM (16.4-1.5.1950), chiến dịch của QGP nhân dân TQ đổ bộ đường biển bằng thuyền buồm vượt eo biển Quỳnh Nhai giải phóng đảo Hải Nam. Trên đảo có 100.000 quân Quốc dân đảng, được một hạm đội 50 tàu và 4 phi đội (45 máy bay) bảo vệ, nhằm cố thủ lâu dài. QGP có 2 quân đoàn (100.000 quân) phối hợp với đội vũ trang Quỳnh Nhai do ĐCS TQ lãnh đạo gồm 15.000 người, lập căn cứ ở Ngũ Chỉ Sơn, tổ chức tiến công lên đảo. Tối 16.4, có 8 trung đoàn QGP dùng 350 thuyền buồm chia làm hai đường vượt biển, rạng sáng 17.4 đổ bộ lên đảo, chiếm được đầu cầu, đánh lui cuộc phản kích của 6 sư đoàn Quốc dân đảng, 22.4 đánh thiệt hại nặng hai quân đoàn 62 và 32 Quốc dân đảng, buộc số còn lại bỏ chạy xuống phía nam đảo. 23.4 QGP chiếm Hải Khẩu, thủ phủ đảo, 1.5 giải phóng toàn đảo. Quân Quốc dân đảng bị tiêu diệt hơn 33.000, số còn lại vượt biển tới Đài Loan. Lần đầu tiên QGP nhân dân TQ thực hành chiến dịch dùng thuyền buồm vượt biển đổ bộ thắng lợi.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 12:23:05 pm

        CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH (10.12.1951-25.2.1952), chiến dịch tiến công của LLVTND VN ở khu vực thị xã Hòa Bình - sông Đà - đường 6 nhằm diệt sinh lực, đập tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của Pháp. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 đại đoàn bộ binh (308, 312 và 304), Đại đoàn công binh - pháo binh 351 và LLVT địa phương; phối hợp với chiến dịch, các đại đoàn 316, 320 được lệnh tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm ở đồng bằng Bắc Bộ, cùng LLVT địa phương đánh địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, phá tề, trừ gian, mở rộng khu du kích, về địch, sau khi đánh chiếm các vị trí then chốt khu vực Hòa Bình - đường 6, Sông Đà - Ba Vì (x. hành quân Tuylip và Lôtuyt, 11.1951), Pháp tổ chức phòng ngự thành 2 phân khu: Sông Đà - Ba Vì (khu bắc) và Hòa Bình - đường 6 (khu nam), trong đó tx Hòa Bình được xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm (ngoài ra còn có phân khu Chợ Bến là tiền đồn phía đông bảo vệ Hòa Bình); lực lượng gồm 13 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 4 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 1 đại đội công binh và 1 trung đội xe tăng. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (10-26.12.1951), tập trung đột phá tuyến Sông Đà: đánh địch càn quét ở nam Ba Vì, tiến công diệt cứ điểm Tu Vũ (x. trận Tu Vũ, 10.12.1951), đánh nhiều trận phục kích cắt đứt tuyến vận chuyển của địch trên Sông Đà, uy hiếp đường 6, đồng thời đánh mạnh ở vùng địch hậu Bắc Ninh. Pháp rút bớt lực lượng cơ động từ Hòa Bình về Bắc Ninh để đối phó, nhưng ngay sau đó phải đưa quân trở lại cứu nguy cho Hòa Bình. Đợt 2 (27-31.12.1951), ta tiếp tục đánh mạnh hướng Sông Đà - Ba Vì, tập kích diệt địch ở các điểm cao 500 và 564; trên hướng đường 6 tiến công các cứ điểm Đồi Mồi, Hàm Voi, diệt được một bộ phận địch. Pháp cố gắng tăng viện cho Hòa Bình, vẫn không đánh thông được tuyến Sông Đà, phải chuyển sang củng cố tuyến đường 6, bảo vệ tx Hòa Bình. Đợt 3 (7.1-25.2.1952), chuyển hướng tiến công chủ yếu sang đường 6 và bao vây tx Hòa Bình: tập kích tiêu diệt trận địa pháo và 4 vị trí địch ở trung tâm và ngoại vi thị xã; đánh cắt giao thông, làm tê liệt vận chuyển của địch trên đường 6, nhưng đánh cứ điểm Pheo (x. trận Pheo, 7.1.1952) và Đầm Huống không thành công. Bị bao vây, cô lập ở Hòa Bình, lại bị đánh mạnh ở trung du, đồng bằng, sáng 23.2 quân Pháp buộc phải rút khỏi Hòa Bình theo cách cuốn chiếu. Ta không tổ chức tốt việc đánh địch rút lui nên chỉ diệt được một số, còn phần lớn địch chạy thoát về Xuân Mai. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 6.000 địch, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm 17 tàu, xuồng, phá hủy 12 khẩu pháo, hàng trăm xe vận tải, thu 24 khẩu pháo; giải phóng khu vực Hòa Bình - Sông Đà, giữ vững đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với các liên khu 3 và 4, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của Pháp.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65677043_444903999572819_8430324394575790080_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeGseXQTwzvE37TWRMP5BN3epPH64sR10R_JOjMWiYMx6smnNg22wGLwLorZ74VM7MQOpdcv9Hpmv1l-TAw52UWdytwulzogVMklPVH8OVuFVQ&_nc_oc=AQlC3C50P1h83rLNhJKiNAwV793rCp3y21q_0pASaNWIEBd2NAQVXGyNhnOwMPgzIZ0&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=8609503bc44d81501109d7a422319490&oe=5DB5A33E)
 
        CHIẾN DỊCH HOÀI HẢI (6.11.1948-10.1.1949), chiến dịch tiến công quy mô lớn của QGPTQ trên địa bàn bắc Sông Hoài trong nội chiến cách mạng Trung Quốc lần III, nhằm giải phóng vùng trung, hạ du bắc Trường Giang. Lực lượng hai bên: QGP có 600.000 người; Quốc dân đảng 700.000, đóng rải trên tuyến đương sắt Tán Phổ để bảo vệ Nam Kinh, Thượng Hải. Giai đoạn 1 (6-22.11.1948), QGP tiêu diệt Binh đoàn 7, chiếm huyện Túc, cô lập Từ Châu. Giai đoạn 2 (23.11-16.12.1948), tiêu diệt Binh đoàn 12, bắt tư lệnh và phó tư lệnh, hợp vây Tập đoàn Đỗ Duật Minh (250.000 quân). Giai đoạn 3 (16.12.1948-10.1.1949): sau khi hợp vây và bịt đường rút quân xuống phía nam của đối phương, 6.1 QGP bắt đầu tổng công kích, 10.1 tiêu diệt Tập đoàn Đỗ Duật Minh, kết thúc chiến dịch. Trong CDHH, QGP vây thành, chặn viện, tiêu diệt 550.000 quân Quốc dân đảng, giải phóng một vùng rộng lớn ở trung và hạ du Trường Giang, uy hiếp thủ đô Nam Kinh và tp Thượng Hải.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 12:25:37 pm

        CHIẾN DỊCH HOÀNG DIỆU (5.8-4.11.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp ở khu vực Điện Bàn - Duy Xuyên (bắc Quảng Nam) do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực, phá âm mưu càn quét, dồn dân của dịch, đẩy mạnh chiến tranh du kích, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ. Lực lượng gồm Trung đoàn bộ binh 108 của liên khu, Tiểu đoàn 29 và LLVT địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng. Chiến dịch chia làm hai đợt. Đợt 1 (5.8-8.9), ta phục kích trên đoạn Xuân Đài - Bảo An và Giao Thủy - Túy La; chống địch càn quét cướp lúa, kết hợp với vũ trang tuyên truyền diệt tề, trừ gian, vận động nhân dân phá kế hoạch chiêu an, dồn dân của địch. Đợt 2 (9.9-4.11), tiến công cứ điểm Tú Hải không thành công nên không có cơ hội diệt viện, ta chuyển sang đánh nhỏ ở La Nghi, Gò Nổi đạt kết quả tốt, đồng thời, tiếp tục đi sâu vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở ở các xã Điện Phong, Điện Quang, Điện Hồng... 4.11 địch tập trung lực lượng mở cuộc càn lớn vào xã Điện Hoà, bị ta chặn đánh thiệt hại nặng; chiến dịch kết thúc. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 900 địch, làm thất bại một bước kế hoạch bình định, dồn dân, bắt lính của Pháp, góp phần giữ vững phong trào kháng chiến ở vùng sau lưng địch.

        CHIẾN DỊCH HOÀNG HOA THÁM (23.3-7.4.1951), chiến dịch tiến công của LLVTND VN vào tuyến phòng thủ của quân Pháp trên đường 18 (từ Phả Lại đến Uông Bí, nhằm diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích. Lực lượng chiến dịch gồm 2 đại đoàn (308 và 312), 2 trung đoàn bộ binh (98 và 174), 4 liên đội sơn pháo 75mm (Trung đoàn 675), 2 tiểu đoàn công binh và LLVT địa phương, do Bộ tổng tư lệnh trực tiếp tổ chức, chí huy; hướng phối hợp có các đại đoàn 304 và 320 hoạt động kìm chân địch ở Vĩnh Phúc, Hà Đông, Hà Nam. Lực lượng địch phòng ngự ở khu vực đường 18 có 6 tiểu đoàn và 7 đại đội chiếm đóng, 2 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ động, 2 đại đội pháo binh (8 khẩu 105mm). Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (23-31.3), thực hiện phương châm “đánh điểm diệt viện”, ta tiến công diệt 5 vị trí (Lán Tháp, Lọc Nước, Máng Nước, Sống Trâu, Chấp Khê) ở phía bắc và đông nam Uông Bí để nhử viện, nhưng chờ 3 ngày địch không ra; ta tiếp tục diệt các cứ điểm Bí Chợ, Tràng Bạch và chuẩn bị tiến công Uông Bí. Bị cô lập và uy hiếp, quân Pháp ở Uông Bí rút chạy về Quảng Yên theo đường 18, nhưng ta không kịp chặn đánh. Đêm 29 và 30.3 ta tiến công các cứ điểm Mạo Khê Mỏ. Mạo Khê Phố không thành công (x. trận Mạo Khê Mỏ, 29.3.1951 và trận Mạo Khê Phố, 30.3.1951) và bỏ lỡ một số cơ hội diệt viện. Đợt 2 (1-7.4), địch tăng cường lực lượng phòng giữ Đông Triều, Phả Lại. Ta tiến công các cứ điểm Bãi Thảo, Bến Tắm, Hoàng Gián, Hạ Chiểu đều không thành cóng, bị thương vong nhiều, phải kết thúc chiến dịch. Trong CDHHT ta loại khỏi chiến đấu hơn 1.300 địch nhưng không đạt mục tiêu đề ra, chủ yếu do vận dụng phương châm tác chiến kém linh hoạt, chuẩn bị thiếu chu đáo, không nắm vững tình hình địch nên xử lí tình huống thiếu chính xác... Cg chiến dịch Đường 18.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 12:27:21 pm
   
        CHIẾN DỊCH HỔ CHÍ MINH (26-30.4.1975), chiến dịch quyết chiến chiến lược của quân và dân VN trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đánh vào đầu não và lực lượng quan trọng nhất của chính quyền và QĐ Sài Gòn, giải phóng Sài Gòn - Gia Định, kết thúc thắng lợi cuộc KCCM. Tư lệnh chiến dịch: Văn Tiến Dũng; chính ủy: Phạm Hùng. Lực lượng tham gia chiến dịch có: 4 quân đoàn (1, 2, 3 và 4) cùng Đoàn 232 (tương đương quân đoàn); tổng số lực lượng gồm 15 sư đoàn, 1 lữ đoàn và 4 trung đoàn bộ binh, 20 lữ đoàn, trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo binh, 3 lữ đoàn, trung đoàn và 6 tiểu đoàn tăng thiết giáp, 8 lữ đoàn, trung đoàn và 2 tiểu đoàn đặc công, 1 trung đoàn tên lửa, một bộ phận không quân, hải quân cùng LLVT địa phương và nhân dân trên địa bàn chiến dịch. Lực lượng địch, có: Quân đoàn 3 (gồm bốn sư đoàn bộ binh 22, 25, 5 và 18), sư đoàn thủy quân lục chiến, 2 lữ đoàn dù, 1 lữ đoàn kị binh thiết giáp, 3 liên đoàn biệt động quân, 19 tiểu đoàn pháo binh, 800 máy bay, 862 tàu hải quân cùng lực lượng bảo an, cảnh sát, phòng vệ dân sự...; tổ chức phòng thủ thành 3 tuyến: vòng ngoài (cách trung tâm Sài Gòn 30-50km), ven đô và nội đô. 26.4 ta hình thành thế bao vây Sài Gòn từ 5 hướng: hướng tây bắc - Quân đoàn 3; hướng bắc - Quân đoàn 1; hướng đông nam - Quân đoàn 2; hướng đỏng - Quân đoàn 4; hướng tây và tây nam - Đoàn 232 và Sư đoàn 8 (Quân khu 8). Lúc 17 giờ 26.4, chiến dịch bắt đầu. Từ 26-28.4 ta đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài, đánh chiếm nhiều mục tiêu quan trọng: Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch, tx Bà Rịa...; cắt đứt hoàn toàn đường 4 từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây; chế áp, làm tê liệt các sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất. 29.4 ta tiêu diệt các tập đoàn chủ yếu của địch ở vòng ngoài và vùng ven, đánh chiếm các căn cứ Nước Trong, Long Bình, Thành Tuy Hạ, Đồng Dù, tx Hậu Nghĩa...; sáng 30.4 tổng công kích vào nội thành Sài Gòn, nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu then chốt: sân bay Tân Sơn Nhất, BTTM, Biệt khu Thủ Đô, Tổng nha cảnh sát...; 11 giờ 30 phút chiếm dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cùng với đòn tiến công QS, nhân dân nội thành, ngoại thành Sài Gòn nổi dậy giành chính quyền ở 107 điểm. Nắm vững thời cơ chiến lược, 1.5 quân và dân Khu 8, Khu 9 tiến công và nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng còn lại của địch ở đồng bằng sông Cửu Long, giải phóng hoàn toàn miền Nam VN. Kết quả ta tiêu diệt, làm tan rã khoảng 250.000 dịch, gồm 7 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn dù, kị binh thiết giáp, pháo binh, 4 sư đoàn không quân... thu 500 khẩu pháo, trên 400 xe tăng, xe bọc thép, 800 máy bay, 600 tàu chiến, 3.000 xe QS, 270.000 khẩu súng các loại; giải phóng tp Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh Tân An, Gò Công, Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Dương. Biên Hòa, Long Khánh. Bà Rịa. CDHCM là một điển hình về hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, các binh chủng, quân chủng, sự kết hợp trên quy mô lớn giữa tiến công QS và nổi dậy của quần chúng; đòn quyết chiến chiến lược táo bạo, kịp then, chính xác, kết thúc chiến tranh.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65700376_445071056222780_5751771454924390400_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeEUYIBHGPFF5DKHT7F1JqzWJkfSqrQ59-2bI09Jb-7CBgwnmzUxMPd0cGEHMS37vKtmFmqOZldbV8Ak04bxh5vi8_5jU2KZQjScfKVEIAQhsQ&_nc_oc=AQm4I3AX6HzHU9hFTkmrbX2Kfza5UvAs8Aorz6E-vfrb82ZFpiaGtudAUGG8PDbg-Cc&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=8d77b8c94f871d008c6d7f5038be77b0&oe=5D7E5AD8)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 12:29:05 pm

        CHIẾN DỊCH HƯNG LONG (5.12.1974-15.1.1975), chiến dịch tiến công của Sư đoàn bộ binh 4 (Quân khu 9) được tăng cường Đoàn pháo binh 6 (2 tiểu đoàn) cùng LLVT địa phương, nhằm tiêu diệt sinh lực, phá kế hoạch lấn chiếm, bình định của QĐ Sài Gòn trên địa bàn các huyện Gò Quao, Giồng Riềng (nay thuộc t. Kiên Giang), Vị Thanh, Long Mĩ (nay thuộc t. Hậu Giang), giải phóng chi khu Hưng Long và các tuyến Vĩnh Tuy, Sáng Cụt, Bà Lớn, Ba Hồ, khôi phục và mở rộng địa bàn kháng chiến ở U Minh, Chương Thiện. Lực lượng địch có 3 trung đoàn bộ binh (31, 32 và 33) thuộc Sư đoàn 21 (Quân đoàn 4), 3 liên đoàn bảo an (946, 941 và 954), 11 tiểu đoàn bảo an và 2 chi đoàn xe bọc thép. Chiến dịch bắt đầu lúc 23 giờ 5.12.1974 (sớm 1 giờ so với kế hoạch), diễn ra 2 đợt. Đợt 1 (5-17.12.1974), hướng chủ yếu tiến công phân chi khu Lái Niên và chi khu Hưng Long đều không dứt điểm, chuyển sang vây ép và chặn viện, 8.12 diệt phần lớn 3 tiểu đoàn địch đến ứng cứu, giải tỏa tại khu vực kênh Cái Dĩa, đồng thời làm chủ phân chia khu Lái Niên. Hướng thứ yếu sau khi diệt cụm đồn Ba Hồ (6.12), phát triển về hướng Cầu Đúc phối hợp tiến công dứt điểm chi khu Hưng Long, đánh chiếm các đồn Kênh 2, Sáng Cụt. Đợt 2 (19.12.1974-15.1.1975), hướng chủ yếu tiến công, vây ép tuyến Vĩnh Chèo, đánh địch giải tỏa ở khu vực thượng nguồn Cái Xu và sóc Bà Mai, diệt phân chi khu Nàng Mau, đồn Trà sắt, đánh thiệt hại các đồn Máng Heo, Trà Bồng... Hướng thứ yếu diệt địch ở yếu khu Thác Lác và lực lượng phản động trong nhà thờ Bến, làm chủ trục đường Lục Phi - Ô Môn; tiến công các đồn bảo an ở Búng Tàu, pháo kích các trận địa pháo Phụng Hiệp, Cây Dương, bức rút đồn Bà Lớn, nối thông địa bàn U Minh đi Cần Thơ. Kết quả với 160 trận đánh, loại khỏi chiến đấu hon 2.800 địch (bắt 213), bắn rơi 4 máy bay, bắn cháy 3 tàu xuồng, 40 xe QS (có 17 xe M113), phá hủy 10 pháo 105mm, thu hơn 500 súng; đập tan tuyến phòng thù vòng ngoài ở Vị Thanh làm cho địch mất bàn đạp lấn chiếm vùng U Minh, giải phóng 6 xã với hơn 10.000 dân, góp phần mở thông hành lang U Minh tới ô Môn, tạo thuận lợi cho ta giải phóng Cần Thơ và miền Tây Nam Bộ trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

        CHIẾN DỊCH IAXƠ - KISINHÔP (20-29.8.1944), chiến dịch tiến công chiến lược của QĐ LX nhằm diệt Cụm tập đoàn quân Nam Ucraina của Đức trên địa bàn Iaxơ và Kisinhôp (Mônđavia) trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45). Lực lượng QĐ LX gồm 2 phương diện quân Ucraina 2 và 3 (930.000 quân, 16.000 pháo và cối, 1.900 xe tăng và pháo tự hành, 1.760 máy bay). Phối hợp với Tập đoàn quân 1 Rumani và sư đoàn quân tình nguyện mang tên T. Vlađimiretxcu cùng với Hạm đội Biển Đen và Giang đoàn Đunai, 23.8 QĐ LX tiến công và hợp vây chiến dịch cụm quân Đức; đánh tan 18 sư đoàn quân Đức và Tập đoàn quân 3 Rumani đang phòng ngự tại Kisinhôp. Đến hết ngày 27.8 đánh bại cụm quân địch ở phía đông sông Prut; 29.8 diệt bộ phận quân địch vượt qua sông Prut ở tây nam Khuxi và tiến sâu vào lãnh thổ Rumani. Kết quả tiêu diệt hoàn toàn 22 sư đoàn và đánh thiệt hại nặng 25 sư đoàn khác của Cụm tập đoàn quân Nam Ucraina, giải phóng Mônđavia và một phần lãnh thổ phía đông Rumani; phá vỡ hệ thống phòng ngự của Đức trên cánh nam mặt trận Xô - Đức, làm thay đổi cục diện chính trị - QS vùng Bancăng; tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang chống phát xít của nhân dân Rumani thắng lợi, dẫn tới việc Rumani rút khỏi khối phát xít và 24.8 tuyên chiến với Đức.

        CHIẾN DỊCH KIM THÀNH (13-27.7.1953), chiến dịch tiến công của quân chí nguyện TQ (5 quân đoàn: 21, 54, 60. 61, 24) phối hợp với QĐ Bắc Triều Tiên, đánh vào trận địa phòng ngự của QĐ Nam Triều Tiên (4 sư đoàn: Thủ Đô, 3, 6 và 8) ở khu vực phía nam Kim Thành 25km, kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Ngày 13.7 quân chí nguyện TQ và QĐ Bắc Triều Tiên tiến hành đột phá trận địa tiền duyên của QĐ Nam Triều Tiên, phát triển vào tung thâm, đánh chiếm tuyến động Tân Mộc, động Lê Thực, động Gián Trăn. Cự Thất Lí, núi Hắc Vân Thổ, núi Bạch Nham; sau đó chuyển sang phòng ngự trận địa tại động Tân Mộc, động Lê Thực, động Gián Trăn, Cự Thất Lí và bắc hạ lưu sông Kim Thành, đánh lui 8 sư đoàn quân cứu viện của địch đến phản kích. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 50 nghìn quân địch, thu 178km2 đất, lập chiến tuyến nam Kim Thành, buộc Mĩ phải kí kết hiệp định đình chiến (27.7), kết thúc chiến tranh.

        CHIẾN DỊCH KINH- ÂN nh CHIẾN DỊCH BÌNH TÂN (29.11.1948-31.1.1949)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 12:30:02 pm

        CHIẾN DỊCH LA SƠN - MỎ TÀU (28.8-28.9.1974), chiến dịch tiến công của Sư đoản bộ binh 324 (thiếu 1 trung đoàn), Trung đoàn bộ binh 6 (Quân khu Trị - Thiên) và LLVT địa phương tỉnh Thừa Thiên ở khu vực La Sơn - Mỏ Tàu (tây nam Huế, nay thuộc h. Phú Lộc, t. Thừa Thiên - Huế), nhằm thu hút và tiêu diệt một bộ phận lực lượng QĐ Sài Gòn, giải phóng một số khu vực có lợi để tạo bàn đạp và hành lang cho hoạt động tiến công địch trên chiến trường Khu 5. Lực lượng địch trên địa bàn có Sư đoàn bộ binh 1 và 1 tiểu đoàn bảo an, 1 chi đoàn thiết giáp, phòng ngự trên chính diện 20km, sâu 12km dọc đường 14B từ La Sơn đến Mỏ Tàu. Mở màn chiến dịch, từ 28 đến 31.8 ta đánh chiếm một loạt vị trí trên các điểm cao 75, 76, 303, 224, 204...; từ 3 đến 14.9 tiến công căn cứ 31 và các điểm cao 300, 121, Núi Bông, Núi Nghệ,... truy kích địch rút chạy xuống QL 1. Ngày 27 và 28.9 ta tập trung lực lượng đánh trận then chốt diệt căn cứ Mỏ Tàu. Kết thúc chiến dịch. Kết quả diệt và bắt hơn 3.000 địch, bắn rơi 5 máy bay, thu và phá hủy hơn 2.700 súng các loại; phá vỡ tuyến phòng thủ mạnh ở tây nam Huế. giải phóng khu vực rộng 300km2, làm rung động toàn bộ thế trận phòng thủ của địch ở Trị Thiên - Huế.

        CHIẾN DỊCH LÁ CHẮN SA MẠC (6.8.1990-16.1.1991), các hoạt động QS kết hợp với chính trị và ngoại giao của liên minh 30 nước do Mĩ đứng đầu, nhằm chuẩn bị tiến công Irắc trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91). Ngày 6.8.1990 ngay sau khi tổng thống Busơ quyết định tiến hành chiến tranh, Mĩ sử dụng 480 máy bay, hơn 160 tàu vận tải để cơ động lực lượng và binh khí, kĩ thuật đến Vùng Vịnh. Từ 11.1990 đến 16.1.1991, Mĩ và liên quân đã điều động, triển khai khoảng 700.000 quân (Mĩ: 420.000, Anh: 35.000. Pháp: 10.000, các nước Vùng Vịnh: 150.000. Ai Cập: 36.000. Xiri: 19.000...), 4.100 xe tăng thiết giáp, 3.721 máy bay, đồng thời thiết lập hệ thống bảo đảm hậu cần. kĩ thuật, tiến hành các hoạt động trinh sát, nghi binh... Cùng với việc triển khai binh lực và chuẩn bị tác chiến là các hoạt động ngoại giao nhằm lôi kéo đồng minh, tranh thủ dư luận, tạo thế hợp pháp cho việc tiến công  Irắc bằng vũ lực. Trong khi đó, phía Irắc thực hiện chiến lược phòng ngự thụ động, chủ yếu tập trung xây dựng hệ thống cống sự kiên cố và ngụy trang, sơ tán. cất giấu lương thực... khóng có hoạt động gì gây cản trở cho việc chuẩn bị chiến tranh của Mĩ và liên quân.
   
        CHIẾN DỊCH LAI CHÂU (10-20.12.1953), chiến dịch tiến công quân Pháp ở Lai Châu (nay là Lai Châu và Điện Biên), do Đại đoàn 316 và LLVT địa phương tiến hành nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở đầu chiến cục Đông Xuân 1953-54. Ngày 7.12 phát hiện bộ đội chủ lực ta tiến quân lên Tây Bắc để chuẩn bị chiến dịch, Pháp bắt đầu rút toàn bộ lực lượng ở Lai Châu về Điện Biên Phủ (2 tiểu đoàn Âu - Phi rút bằng đường không, còn lại 1 tiểu đoàn và 25 đại đội người Việt và người Thái rút bằng đường bộ qua hướng Mường Muôn, Mường Pồn). Trước tình hình đó, Đại đoàn 316 vừa hành quân đến Tuần Giáo (đêm 7.12) cấp tốc điều Trung đoàn 174 và Trung đoàn 98 (thiếu) theo đường tắt, cắt đường rút của địch ở đoạn Pu San - Mường Pồn; đồng thời đưa Tiểu đoàn 439 (Trung đoàn 98) hành quân bằng cơ giới theo đường 4 đánh lên tx Lai Châu. Mở màn chiến dịch, đêm 10.12 Tiểu đoàn 439 tiến công đồn Pa Ham, phát triển đánh địch ở đèo Clayô, sáng 12.12 giải phóng tx Lai Châu. Cùng thời gian trên Trung đoàn 174 kịp thời đón lõng cánh quân rút chạy đường bộ của địch ở Mường Pồn; Trung đoàn 98 chặn đánh 2 tiểu đoàn địch từ Điện Biên Phủ lên ứng cứu tại Bản Tấu (11.12), Pu San (13.12). Từ chiều 13 đến 20.12 ta tiếp tục truy kích trên các hướng, vây diệt và gọi hàng các toán địch còn lại. Kết quả diệt và làm tan rã 24 đại đội, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn địch, thu gần 700 súng, 3 xe QS, giải phóng tỉnh Lai Châu, buộc Pháp phải tiếp tục điều động lực lượng lên phòng giữ Điện Biên Phủ, tạo điểu kiện thuận lợi cho ta tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954).


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 12:31:18 pm

        CHIẾN DỊCH LAINƠBÊCHCƠ I (A. Linebacker, 6.4- 22.10.1972), chiến dịch đánh phá, phong tỏa miền Bắc VN của không quân và hải quân Mĩ, nhằm cắt đứt nguồn viện trợ quốc tế cho VN và nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, ngăn chặn cuộc tiến công chiến lược của quân và dân VN trên chiến trường miền Nam, làm lung lay ý chí chiến đấu của lãnh đạo và nhân dân VN. cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ. CDLI mở đầu chiến tranh phá hoại lần II (6.4.1972-15.1.1973), được chia thành hai bước. Bước 1 (64-8.5), leo thang nhanh, đánh phá ồ ạt bằng không quân và hải quân. Bước 2 (9.5-22.10), phong tỏa toàn bộ các cảng, cửa sông, vùng ven biển miền Bắc VN bằng thủy lôi, bom từ trường, kết hợp với đánh phá bằng không quân, hải quân. Trong CDLI Mĩ đã huy động số lượng lớn vũ khí kĩ thuật hiện đại (máy bay chiến lược B-52, pháo hạm, bom lade, thủy lôi MK52...), tiến hành 44.000 phi vụ, ném 137.000t bom xuống các mục tiêu QS và dân sự, phá hủy nhiều khu dân cư, đường giao thông, kho tàng, sân bay, bến cảng... Quân và dân miền Bắc VN đánh trả quyết liệt, bắn rơi 654 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 125 tàu chiến, phá, gỡ hàng trăm thủy lôi, bom từ trường, duy trì việc tiếp nhận viện trợ quốc tế, đẩy mạnh chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, phát triển thắng lợi cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam. Bị tổn thất lớn và không đạt được mục tiêu, 22.10.1972 tổng thống Mĩ Nichxơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấm dứt chiến dịch. Cg hành quân Lainơbêchcơ I.

        CHIẾN DỊCH LAINƠBÊCHCƠ II (A. Linebacker, 18- 29.12. 1972), chiến dịch tập kích đường không chiến lược của không quân Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương lân cận, nhằm uy hiếp tinh thần chiến đấu, phá hoại tiềm lực kinh tế, QS của miền Bắc VN, thực hiện ý đồ thương lượng trên thế mạnh; bước leo thang cao nhất của không quân Mĩ trong chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc VN. Trong 12 ngày đêm tiến hành CDLII, Mĩ đã huy động 740 lần chiếc B-52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật (có F-111), sử dụng các khí tài điện tử gây nhiễu hiện đại, đánh tập trung, ồ ạt (gần 20.000t bom) xuống các mục tiêu kinh tế, QS ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số nơi khác; đỉnh cao là việc sử dụng máy bay B-52 ném bom rải thảm mang tính hủy diệt vào các khu đông dân cư ở thủ đô Hà Nội trong những ngày 26-29.12. Các lực lượng phòng không - không quân VN cùng với quân và dân Hà Nội, Hải Phòng bằng chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng (18-29.12.1972) đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mĩ, bắn rơi 81 máy bay (có 34 B-52, 5 F-111), diệt và bắt nhiều phi công. Bị tổn thất lớn và không đạt mục đích, Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom. đánh phá từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra, nối lại đàm phán tại hội nghị Pari (1968-73) và kết thúc chiến tranh phá hoại lần II (6.4.1972-15.1.1973) đối với miền Bắc VN. Cg hành quân Lainơbéchcơ II.

        CHIẾN DỊCH LAO HÀ (1.3-20.4.1949), chiến dịch tiến công của LLVT Liên khu 10 trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai, Hà Giang nhằm tiêu diệt sinh lực địch, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của Pháp. Lực lượng chiến dịch gồm 3 tiểu đoàn bộ binh (453, 532 và 630) và LLVT địa phương, do BTL Liên khu 10 trực tiếp chỉ huy. Mở đầu chiến dịch, trên hướng Lào Cai, đêm 28.2 ta dùng địch vận chiếm đồn Phố Lu; Tiểu đoàn 453 vượt qua phòng tuyến Nghĩa Đô-Phố Ràng, tiến công diệt các vị trí Cốc Sâm, Bản Lầu. Hướng Hà Giang, các tiểu đoàn 532 và 630 vòng qua biên giới Việt - Trung xuống đánh chiếm Bản Máy, Cốc Pài, Xín Mần... Kết quả diệt và bức rút hơn 20 vị trí, giải phóng một vùng đất rộng gần 3.000km2 sát thị xã Lào Cai, cô lập tiểu khu Hoàng Su Phì của địch.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 12:32:30 pm

        CHIẾN DỊCH LÊ HỔNG PHONG I (7.2-15.3.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp trên địa bàn 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, do Bộ tổng tư lệnh tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, làm tan rã khối nguy quân người Thái, phá vỡ phòng tuyến Yên Bình Xã - Bảo Hà - Nghĩa Đô, mở rộng căn cứ địa Tây Bắc, mở thông đường liên lạc quốc tế. Tham gia chiến dịch có Trung đoàn bộ binh 102, Tiêu đoàn bộ binh 11 (Đại đoàn 308), Trung đoàn bộ binh 165 (bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Bắc), Tiểu đoàn pháo binh 40 và 10 trung đội bộ đội địa phương; quá trình chiến đấu được tăng cường Trung đoàn bộ binh 209. Lực lượng địch có Tiểu đoàn bộ binh 2 (người Thái) và hơn 1.000 lính dõng đóng ở Phố Lu, Nghĩa Đô, Khánh Yên, Cốc Lếu, Lào Cai; lực lượng cơ động ứng chiến ở Lào Cai có 300 lính Âu-Phi và 800 lính khố đỏ. Đêm 7.2 ta triển khai chiến đấu bị lộ, địch đã đề phòng và tăng cường tuần tiễu, canh gác. Trên hướng chủ yếu. 8-12.2 Trung đoàn 102 được tăng cường Tiểu đoàn 11 và Tiểu đoàn pháo binh 40, ba lần tiến công Phố Lu mới dứt điểm nhưng bị tiêu hao nặng (x. trận Phố Lu, 8-12.2.1950)-, tại Bào Thắng, bộ đội địa phương san bằng đồn Bền Đền (26.2), tiến công buộc địch rút chạy khỏi đồn Làng Cù (27.2), giải phóng các xã Xuân Giao, Gia Phú. Trên hướng thứ yếu, Tiểu đoàn 115 và một bộ phận Tiểu đoàn 542 (Trung đoàn 165) đánh phân khu Nghĩa Đô ba lần đều không thành công, chuyển sang bao vây; 9.2 một tiểu đoàn của Trung đoàn 165 cùng với bộ đội địa phương tiến công buộc địch rút chạy khỏi Bản Lầu, sau đó tiến hành vũ trang tuyên truyền và tổ chức đánh địch từ Lào Cai, Bản Phiệt đến phản kích... Phối hợp với chiến dịch, LLVT địa phương tỉnh Yên Bái và huyện Văn Bàn kiềm chế địch ở Ca Vịnh, Võ Lao, Phong Dụ, giải phóng một số thôn, xã, buộc địch phải tăng cường thêm lực lượng phòng thủ Lào Cai. Bị uy hiếp mạnh, 10.3 địch rút chạy khỏi Nghĩa Đô, nhưng ta cũng không còn điều kiện phát triển, phải kết thúc chiến dịch (15.3). Kết quả ta diệt và bức rút 9 vị trí, phá vỡ một phần phòng tuyến Tây Bắc, diệt, bắt và gọi hàng gần 500 địch, thu gần 400 súng các loại...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65877907_445365936193292_5788556458245226496_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeF90ZC5Y6fEgUfjw86bg24b6UGWBwfWN4W4hyu1u18sTsH3XF-692OZXAgCEX_Uqpw43mYs5rHO-7lfevZ1amjmPca-h6EeC79Xp-nEXNlEZg&_nc_oc=AQkpAYIKBlxW8KmKGRB1VGq8pdDuf6PFxHAtPH4AvWf0JZLG30lLqsKPJq79Hwwk81A&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=20d9008e7f85b9472023779d8088a40a&oe=5DAF1CD7)

        CHIẾN DỊCH LÊ HỒNG PHONG II nh CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI (16.9-14.10.1950)

        CHIẾN DỊCH LÊ LAI (22.12.1949-27.1.1950), chiến dịch tiến công của LLVT Liên khu 4 trên địa bàn Quàng Bình - bắc Quảng Trị nhằm tiêu diệt sinh lực, giam chân quân cơ động của Pháp, mở rộng căn cứ vùng đồng bằng, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ. Lực lượng tham gia có 4 trung đoàn chủ lực liên khu (95, 18, 101 và 57) cùng LLVT địa phương, do BTL Mặt trận Bình - Trị - Thiên trực tiếp chỉ huy. Lực lượng địch ở Quảng Bình có khoảng 4.000 quân, đóng ở 45 vị trí, đồn bốt. Để tạo đà cho chiến dịch, từ giữa 12.1949 các đơn vị chủ lực của ta trên đường cơ động và triển khai lực lượng đã tổ chức nhiều trận phục kích, tập kích tiêu diệt địch ở khu vực nam và bắc Quảng Bình, Dốc Miếu, Quảng Điền, Hương Trà... Chiến dịch chia làm hai đợt. Đợt 1 (22-31.12.1949), hướng nam Quảng Bình, ta bao vây đồn Vạn Xuân, đánh quân viện ở Thạch Xá Hạ diệt một đại đội Âu-Phi, buộc địch rút khỏi Vạn Xuân, Thượng Lâm; LLVT địa phương cùng nhân dân phá tề trừ gian, kết hợp tác chiến với địch vận, diệt và bức rút nhiều đồn bốt. Trên hướng bắc Quảng Bình, ta tiến công một loạt vị trí trong tuyến phòng thủ Sông Gianh của địch, giải phóng một vùng rộng lớn ở nam, bắc Sông Gianh. Đợt 2 (15-27.1.1950), đánh địch phản kích ở vùng bắc Sông Gianh, giữ vững vùng giải phóng, buộc địch phải rút bỏ các vị trí chiếm đóng ở Troóc, Cổ Giang, Cao Lao, Tiên Lệ... 27.1 Pháp tập trung 3 tiểu đoàn càn quét khu vực Triệu Phong, Hải Lăng (t. Quảng Trị). Các trung đoàn 95 và 101 của ta vừa hành quân vào Hương Trà (t. Thừa Thiên) cấp tốc quay lại, phối hợp với LLVT và nhân dân  địa phương chặn đánh quyết liệt ở Lương Mai, Phò Trạch... buộc quân Pháp phải hủy bỏ cuộc càn, tháo chạy về Huế. Là chiến dịch đầu tiên ở chiến trường Bình - Trị - Thiên trong KCCP, CDLL đã hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, loại khỏi chiến đấu hơn 1.000 dịch (phần lớn là lính Âu - Phi), góp phần cúng cố và mở rộng vùng giải phóng ở đồng bằng Quảng Bình.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 12:33:30 pm

        CHIẾN DỊCH LÊ LỢI (25.11.1949-30.1.1950), chiến dịch tiến công của LLVTND VN vào hệ thống phòng ngự của Pháp ở đường 6 - hòa Bình, nhằm diệt sinh lực, phá âm mưu chia cắt chiến trường của địch, mở thông đường liên lạc giữa Việt Bắc với miền xuôi, đẩy mạnh chiến tranh du kích, làm tan rã khối ngụy quân người Mường. Lực lượng tham gia có 5 trung đoàn bộ binh (209, 66, 9, 42 và 48) và Tiểu đoàn bộ binh 930, 1 tiểu đoàn và 2 đại đội pháo binh, 3 đại đội công binh của Bộ tổng tư lệnh và các liên khu 3, 4, 10 cùng LLVT địa phương. Lực lượng địch tại phân khu Hòa Bình có Tiểu đoàn lê dương 1 (Trung đoàn 5) và 12 đại đội ngụy quân người Mường, tổ chức thành 7 tiểu khu với 28 vị trí, đồn bốt bố trí dọc đường 6 từ Đồng Bến tới Suối Rút, dọc đường 12 từ Vụ Bản tới Hòa Bình. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (25.11-25.12.1949), ta tiến công diệt vị trí Gốt, các cứ điểm Đồng Bến, Suôi Rút. Mỏ Hẽm, Từ Nê, Đồi Bóng, nhưng đánh đồn Mát không thành công. Pháp đưa quân lên lập vị trí Đầm Huống ở nam đường 6 cũng bị ta tiêu diệt phải co về các vị trí lớn và điều quân từ Hà Nội lên tăng viện cho Chợ Bò, chiếm lại vị trí Mỏ Hẽm. Ta phục kích diệt 1 đại đội ở Bủng Chiêng trên đường 12, diệt 2 đại đội Âu-Phi từ Mỏ Hẽm rút về Chợ Bờ. nhưng hai lần tiến công Chợ Bờ không kết quả. Đợt 2 (15-31.1.1950), ta tiến công diệt vị trí Rậm, đồn Mát, pháo kích Vụ Bản, Chiềng Vang nhưng hai lần đánh Vụ Bản đều không thành công. Kết quả loại khỏi chiến đấu và làm tan rã hơn 1.600 địch, diệt và bức rút 24 vị trí, thu 464 súng, bước đầu mở được đường liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 4, nhưng hiệu suất chiến đấu còn hạn chế do ham đánh điểm, bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt viện.

        CHIẾN DỊCH LÍ THƯỜNG KIỆT (29.9-10.10.1951), chiến dịch tiến công của LLVTND VN đánh quân Pháp tại khu vực Nghĩa Lộ (t. Yên Bái) nhằm diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích, phá khối ngụy quân người Thái. Lực lượng tham gia chiến dịch có Đại đoàn 312,1 liên đội sơn pháo, 2 đại đội công binh cùng bộ đội địa phương các tinh Phú Thọ, Yên Bái. Tuyên Quang, do BTL Đại đoàn 312 chỉ huy. Lực lượng địch tại phân khu Nghĩa Lộ có 1 tiểu đoàn và 4 đại đội chiếm đóng, sau được tăng viện 3 tiểu đoàn dù. Do phát hiện được ý định tác chiến của ta, từ 16.9 Pháp ra lệnh thiết quân luật, rút các đơn vị lẻ tập trung về các đồn chính tại Nghĩa Lộ và tăng cường tuần tiểu, ném bom bắn phá các vùng nghi ta tập kết lực lượng. Mở đầu chiến dịch, ta tiến công đồn Ca Vịnh, diệt một bộ phận địch nhưng không chiếm được đồn; đêm 1.10 diệt đồn Bản Tú nhưng để một bộ phận địch chạy thoát. Từ 3 đến 4.10, ta tiến công Nghĩa Lộ (x. trận Nghĩa Lộ, 3-4.10.1951), Cửa Nhì đều không thành công. Pháp cho 3 tiểu đoàn dù nhảy xuống Gia Hội, Nghĩa Lộ và điều đi ứng cứu, giải tỏa, bị ta chặn đánh ở đông nam Gia Hội, Văn Tông, Nậm Mười gây cho địch nhiều thiệt hại. Trên hướng phối hợp, Trung đoàn 148 và LLVT địa phương Lào Cai diệt và bức rút nhiều vị trí địch ở Phong Thổ (t. Lai Châu). Kết quá loại khỏi chiến đấu khoảng 1.000 địch (riêng ở Nghĩa Lộ diệt và bắt hơn 500), thu hơn 300 súng, giải phóng một vùng đất đai thuộc 2 tỉnh Yên Bái, Lai Châu, góp phần làm thay đổi cục diện có lợi cho ta ở Tây Bắc, nhưng trong CDLTK bộ đội ta cũng bị thương vong nhiều, chủ yếu do tổ chức chỉ huy thiếu chặt chẽ, chuẩn bị chưa chu đáo, để lộ ý định chiến dịch ngay từ đầu.

        CHIẾN DỊCH LIÊN QUÂN CHỦNG, chiến dịch do lực lượng của một số quân chủng (có một quân chủng giữ vai trò chủ yếu) tiến hành theo một ý định và kế hoạch thống nhất. CDLQC có thể là chiến dịch đổ bộ đường biển, chiến dịch đổ bộ đường không, chiến dịch chống đổ bộ, chiến dịch đường không, chiến dịch phòng không. CDLQC có thể diễn ra trên bộ, trên biển, trên không. Chỉ huy CDLQC là BTL của quản chủng giữ vai trò chủ yếu.

        CHIẾN DỊCH LIÊU - THẨM (12.9-2.11.1948). chiến dịch tiến công quy mô lớn của QGP TQ trên địa bàn Liêu Ninh - Thẩm Dương trong nội chiến cách mạng Trung Quốc lần III (1946-49), nhằm giải phóng vùng đông bắc TQ. QGP tập trung 1.000.000 quân tiến đánh 560.000 quân Quốc dân đảng đóng tại ba vùng Thẩm Dương, Trường Xuân và Cẩm Châu. Giai đoạn 1 (12.9-19.10), đánh chiếm Cẩm Châu (15.10), khóa chặt đường rút trên bộ của quân Quốc dân đảng ở đông bắc; 17 và 19.10 vận động bộ phận quân Quốc dân đảng ở Trường Xuân khởi nghĩa và đầu hàng, giải phóng Trường Xuân. Giai đoạn 2 (19-28.10), tiêu diệt gọn 100.000 quân Quốc dân đảng thuộc Binh đoàn Tây Chinh từ Thẩm Dương đến chiếm lại Cẩm Châu, bắt sống tư lệnh Liêu Diệu Tương. Giai đoạn 3 (29.10-2.11), ngày 1.11 đánh Thẩm Dương, 2.11 chiếm toàn thành; hơn 100.000 quân Quốc dân đảng giữ Thẩm Dương rút chạy, bị bao vây, tiêu diệt ở vùng núi Đại Hổ và Núi Hắc. Trong CDL-T, QGP TQ vừa bao vây đánh điểm, diệt viện, vừa vận động binh lính địch, đã tiêu diệt 472.000 quân Quốc dân đảng, giải phóng hoàn toàn vùng đông bắc đông dân. có cơ sở công nghiệp mạnh.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 01:57:05 pm

        CHIẾN DỊCH LONG CHÂU HÀ I (3-12.10.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp trên địa bàn 3 huyện Tịnh Biên, Châu Thành, Tri Tôn (t. Long Châu Hậu. nay thuộc t. An Giang), do BTL Khu 9 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, khôi phục cơ sở vùng đồng bào dân tộc Khơme ở Bảy Núi. tạo điều kiện phát triển ra Long Xuyên, Châu Phú A, Long Châu Tiền, phá âm mưu của Pháp lập chính quyền và QĐ tay sai ở vùng đạo Hòa Hảo. Lực lượng gồm 2 tiểu đoàn bộ binh chủ lực khu (404 và 406) thuộc Trung đoàn Tây Đô, 3 đại đội bộ đội địa phương tỉnh Long Châu Hậu (1084, 1095 và 2004). Đội biệt động 304 và 2 trung đội dân quân tập trung các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, có 1 tiểu đội Itxarắc (Campuchia) phối hợp. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (3-7.10), trên hướng chủ yếu đêm 3.10 ta tiến công đồn Vĩnh Trung không thành công, chuyển sang bao vây, đồng thời phục kích đánh viện ở Nhà Bàn. uy hiếp, bức rút 5 lô cốt trên đoạn Nhà Bàn - Vĩnh Trung; trên hướng thứ yếu tiến hành phá cầu, đường khu vực Tri Tôn - cầu Cây Me, chặn đánh địch từ Vĩnh Thông vào Núi Tượng, bức rút 5 tháp canh và làm chủ đoạn đường Vĩnh Trung - Tri Tôn. Đợt 2 (8-12.10), LLVT địa phương tiến công, bức rút các tháp canh quanh huyện lị Tri Tôn, kết hợp vũ trang tuyên truyền, vận động quần chúng, đồng thời nghi binh thu hút địch, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực đánh viện trên đường Nhà Bàn - Tri Tôn. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 100 địch, thu 22 súng, phá hủy 3 xe QS. diệt và bức rút 42 lô cốt, tháp canh, góp phần bẻ gãy kế hoạch tiến công mùa mưa của dịch ở vùng Bảy Núi. Cg chiến dịch Long Châu Hậu.

        CHIẾN DỊCH LONG CHÂU HÀ II (10.2-13.3.1951), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 9 trên địa bàn huyện Châu Thành và Châu Phú A (t. Long Châu Hà, nay thuộc t. An Giang) nhằm diệt một bộ phận sinh lực dịch, giành dân, mở rộng căn cứ kháng chiến vùng đồng bào Hòa Hảo, mở thông hành lang nối liền Khu 8 với Khu 9 trong KCCP. Lực lượng tham gia chiến dịch có Trung đoàn Tây Đô, 2 đại đội địa phương Long Châu Hà, Đội biệt động 304 và các trung đội du kích huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú A. Lực lượng địch có 2 tiểu đoàn BMEO (1 và 2) làm nhiệm vụ ứng chiến và 10 trung đội đóng giữ tại các đồn. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (10-18.2), tại h. Châu Thành (hương chính), ta bao vây tiến công các đồn Phú Nhuận, Vĩnh Trạch, Phú Hoà, Vĩnh Hạnh I và đánh địch đến giải tỏa, diệt đồn Phú Nhuận và buộc địch ở đồn Vĩnh Hạnh II rút chạy. Đợt 2 (19.2-10.3), tiếp tục tiến công đồn Vĩnh Trạch và đánh địch giải tỏa; tổ chức phục kích tại Ba Đầm, đánh tan 1 đại đội, truy kích diệt và bắt 2 trung đội, sau tập kích lực lượng Hòa Hảo của địch ở Vĩnh Hạnh, buộc chúng chạy về Long Xuyên. ở các hướng phối hợp (Định Mĩ, Ba Thê, Núi Sập, Tri Tôn), hoạt động vũ trang tuyên truyền đạt kết quả tốt. Đợt 3 (11-13.3), chủ yếu làm công tác vũ trang tuyên truyền ở vùng Châu Phú A, bắc Tri Tôn và h. Châu Thành. Kết quả diệt và bắt hơn 300 địch, thu 21 súng; tuy thắng lợi QS không lớn, nhưng ta đã kết hợp được tác chiến với tuyên truyền vận động quần chúng, gây ảnh hưởng tốt đối với phong trào đấu tranh chính trị ở địa phương vùng sau lưng địch.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65818027_445365942859958_4729537588862386176_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeHGl5MkFqbKXY5Wai9flzgwQFQzmCWIFigcH3VxbFNVcrRYj9SGGgrpnC8zOaY6NAsufsyu3eleIi5G2E9iemIeDtZgSOoA0Rbt0-cE59JlQQ&_nc_oc=AQmg8vAaJp4lxvdlwMzrTPXdtOOIFh87NT52nJi3hBjD0elrCcYCXta7T7G8ywUuzRM&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d37e2cc99e42887655a1cd3f2e9c3421&oe=5DBEC378)

        CHIẾN DỊCH LONG CHÂU HẬU nh CHIẾN DỊCH LONG CHÂU HÀ I (3-12.10.1950)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 01:57:58 pm

        CHIẾN DỊCH LONG KHÁNH (5.5-20.6.1969), chiến dịch tiến công do BTL Miền tổ chức, chỉ huy nhằm mở rộng và củng cố vùng giải phóng, phá kế hoạch bình định cấp tốc của Mĩ và chính quyền Sài Gòn tại khu vực Túc Trưng, Định Quán, Gia Ray và tx Long Khánh (t. Long Khánh, nay thuộc t. Đồng Nai) trong đợt hoạt động Hè 1969. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Sư đoàn bộ binh 5, Trung đoàn bộ binh 29 và Đại đội 1 (Tiểu đoàn 24). Lực lượng địch có Sư đoàn bộ binh 18 và 3 tiểu đoàn bộ binh, dù, thủy quân lục chiến QĐ Sài Gòn; Lữ đoàn kị binh không vận số 3,1 thiết đoàn và 3 tiểu đoàn pháo binh Mĩ, 1 tiểu đoàn bộ binh Ôxtrâylia... Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (5-25.5), đánh địch càn quét ở khu vực Tầm Bung, lộ 20, thọc sâu tiến công hậu cứ và SCH Sư đoàn 18 của địch ở Xuân Lộc, phối hợp với LLVT địa phương tiến công đồn Hoàng Diệu (đêm 19.5), tập kích chi khu Gia Ray (25.5), buộc địch phải tăng cường lực lượng và co về phòng thủ Xuân Lộc, Biên Hoà. Đợt 2 (5-20.6), tiếp tục tập kích địch ở Bến Sáu, Trà Tân, bao vây và đánh thiệt hại nặng Chiến đoàn 52 (Sư đoàn 18) ở Suối Mơ. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 5.000 địch, bắn cháy 79 máy bay, hơn 200 xe QS (có 32 xe bọc thép), thu và phá hủy hơn 180 súng, pháo các loại...; góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh vũ trang ở địa phương, đánh bại một bước âm mưu bình đinh, quét và giữ của địch.

        CHIẾN DỊCH LỘC NINH (27.10-10.12.1967), chiến dịch tiến công của LLVT miền Đông Nam Bộ ở khu vực Lộc Ninh - Bù Đốp (thuộc 2 tỉnh Bình Long và Phước Long, nay là t. Bình Phước), nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và QĐ Sài Gòn, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, mở rộng vùng giải phóng, tạo bàn đạp để thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1967-68. Lực lượng ta, gồm: 2 sư đoàn bộ binh (9 và 7), Trung đoàn 88 và 1 tiểu đoàn của Sư đoàn bộ binh 5, 2 trung đoàn pháo phản lực ĐKB (96 và 208) cùng LLVT địa phương. Lực lượng địch, có: 2 sư đoàn bộ binh (1 và 25) của Mĩ; Trung đoàn bộ binh 9 (Sư đoàn 5) và lực lượng bảo an, dân vệ QĐ Sài Gòn. Chiến dịch chia làm hai đợt. Đợt 1 (27.10-8.11), trên hướng thứ yếu (Phước Long), ta đánh đồn Phước Quà. bắn pháo vào tx Phước Long, chi khu Phước Bình, đánh viện trên đường Phước Bình đi Phước Quả; hướng chủ yếu (Lộc Ninh), tiến công chi khu Lộc Ninh, tập kích tx Bình Long. Địch huy động 4 tiểu đoàn (có 3 tiểu đoàn Mĩ) đổ bộ xuống Lộc Ninh để giải tỏa; ta tập kích các cụm quân địch ở đông sân bay Lộc Ninh, trường huấn luyện biệt kích, Mang Cải, điểm cao 124. Đợt 2 (26.11-10.12), ta tiến công chi khu Bù Đốp, đánh quân địch đổ bộ xuống ứng cứu ở Mê Ra, trại biệt kích, sân bay Bù Đốp; hướng Hớn Quản, ta tập kích địch ở cầu Tầu ô, ngã ba Xa Cát đi Minh Thạnh... Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 5.400 địch, bắn rơi 40 máy bay, phá hủy 103 xe QS, 63 khẩu pháo, thu 172 súng các loại. CDLN thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, đánh dấu bước phát triển mới về tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ.

        CHIẾN DỊCH MALAIXIA (8.12.1941-15.2.1942), chiến dịch tiến công trên bộ kết hợp với đổ bộ đường biển của quân Nhật đánh vào quân Đồng minh (Anh, Ấn Độ, Ôxtrâylia) ở vùng biển Đông Nam Á trong CTTG-II, nhằm chiếm Malaixia (thuộc địa của Anh) và Xingapo - căn cứ hải quân chính của Anh. Nhật sử dụng Tập đoàn quân 25 (70.000 quân, 28 tàu chiến các loại, 16 tàu ngầm, khoảng 600 máy bay). Lực lượng Đồng minh phòng thủ tại đây có 145.000 quân, 14 tàu chiến và khoảng 400 máy bay. Nhật chiếm ưu thế trên biển và trên không, đổ bộ lên Côta Bharu (đông bắc Malaixia) 8.12.1941, chiếm Penang (19.12) và thủ đô Cuala Lămpơ (11.1.1942), đẩy quân Đồng minh lui về giữ Xingapo (31.1). Bị cô lập trên đường biển và đường không, lại thiếu nước, thiếu đạn dược, số quân Đồng minh còn lại phải đầu hàng quân Nhật (15.2.1942). Tổn thất chung của quân Đồng minh là 140.000 người, quân Nhật là 10.000 người. Kiểm soát được Malaixia và căn cứ hải quân Xingapo, quân Nhật giành quyền làm chủ tuyến đường biển qua eo Malacca, thông đường tiến vào vịnh Bengan (Ấn Độ). Hình thái bố trí chiến lược của LLVT Anh trở nên xấu đi.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 01:59:20 pm

        CHIẾN DỊCH MÃN CHÂU (9.8-2.9.1945), chiến dịch chiến lược tiến công của QĐ LX - Mông cổ trong chiến tranh Xô - Nhật (1945) nhằm diệt đạo quân Quan Đông Nhật, giải phóng đông bắc TQ (Mãn Châu) và Bắc Triều Tiên, đập tan căn cứ kinh tế QS - bàn đạp chiến tranh của Nhật trên lục địa, góp phần kết thúc CTTG-II ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổng số quân Nhật ở đông bắc TQ và Bắc Triều Tiên trên 1.000.000, gồm đạo quân Quan Đông (các phương diện quân 1 và 3, Tập đoàn quân 4 độc lập, Tập đoàn quân không quân 2, Hải đoàn sông Tùng Hoa; từ 10.8 được phối thuộc thêm Phương diện quân 17 và Tập đoàn quân không quân 5 đóng ở Triều Tiên) với 1.155 xe tăng, 5.360 pháo, cối, 1.800 máy bay, 25 tàu chiến; ngoài ra, còn một lực lượng lớn cảnh sát, lính đường sắt và quân của quận vương Đê Van ở Mãn Châu và Nội Mông. Quân Nhật chủ trương dựa vào các tuyến phòng ngự vững chắc và các dãy núi lớn để cố thủ, chặn cuộc tiến công của QĐ LX - Mông cổ; đã xây dựng 17 khu vực phòng thủ dài 1 .000km với trên 8.000 cứ điểm hỏa lực lâu bền tại những miền giáp giới LX và Mông cổ. QĐ LX - Mông cổ lập ra Bộ tổng tư lệnh ở Viễn Đông dưới sự chỉ huy chung của nguyên soái LX A.M Vaxilepxki, trong biên chế có 1.500.000 người, gồm 3 phương diện quân: Dabaican, Viễn Đông 1, Viễn Đông 2, các đơn vị QĐND CM Mông cổ, Hạm đội Thái Bình Dương và Hải đoàn Cờ Đỏ sông Amua, với 26.000 pháo, cối, 5.300 xe tăng và pháo tự hành. 5.200 máy bay, 93 tàu chiến. 9.8 các cụm đột kích của các phương diện quân LX chuyển sang tiến công trên ba hướng: Phương diện quân Dabaican từ Mông cổ và Dabaican tiến công theo hướng Đại Hưng An - An Sơn: Phương diện quân Viễn Đông 2 từ sông Amua theo hướng sông Tùng Hoa; Phương diện quân Viễn Đông 1 từ ven biển theo hướng Cáp Nhĩ Tân. Không quân ném bom dồn dập vào các mục tiêu QS ở Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân, Cát Lâm...; hạm đội đánh phá các căn cứ hải quân Nhật ở Bắc Triều Tiên. Đến 20.8 Phương diện quân Dabaican đã vượt qua các thảo nguyên, sa mạc Gôbi, dãy Đại Hưng An, diệt các cụm quân Nhật ở Cangan, Xôlun. Khaila, tiến vào An Sơn và Trường Xuân. Kị binh và bộ binh LX - Mông cổ tiến đến Trương Gia Khẩu. Thừa Đác, cắt đứt liên lạc giữa đạo quân Quan Đông với lực lượng Nhật ở bắc TQ. Phương diện quân Viễn Đông 1 vượt qua tuyến phòng ngự của Nhật đến Cát Lâm; hiệp đồng với các lực lượng đổ bộ của Hạm đội Thái Bình Dương, đánh chiếm các căn cứ hải quân và giải phóng toàn bộ Bắc Triều Tiên đến vĩ tuyến 38. Phương diện quân Viễn Đông 2 hiệp đồng với Hải đoàn Cờ Đỏ sông Amua vượt sông thắng lợi ở khu vực Uxuri, chọc thủng tuyến phòng ngự của Nhật ở Xakhalin, Phục Tân, hợp quân cùng bộ đội Phương diện quân Viễn Đông 1 đánh vào Cáp Nhĩ Tân. Từ 19.8 quân Nhật hầu như tan rã, bắt đầu ra hàng ở nhiều nơi. Từ 18-27.8, để đẩy nhanh quá trình tan rã của quân Nhật, QĐ LX tập trung lực lượng đổ bộ đường không và sử dụng các cụm quân cơ động đánh chiếm các thành phố lớn: Cáp Nhĩ Tân, An Sơn, Trường Xuân, Cát Lâm, Đại Liên, Bình Nhưỡng, cảng Lữ Thuận... phá vỡ ý định cố thủ rồi chuyển dần sang phản công của bộ chỉ huy Nhật. Kết quả đạo quân Quan Đông - đạo quân tinh nhuệ và thiện chiến nhất của Nhật bị đập tan (bị chết tới 70.000, bị bắt làm tù binh gần 600.000, có 148 tướng); Mãn Châu được giải phóng, tạo thuận lợi trực tiếp cho CM TQ và Triều Tiên. Đặc trưng của CDMC là đột kích thọc sâu mạnh từ nhiều hướng, chủ yếu từ hai hướng đông tây, vượt qua nhiều địa hình hiểm trở, thực hiện bao vây, chia cắt, tiêu diệt và đập tan ý đồ đối phó của đối phương. CDMC giữ vai trò quyết định trong việc đánh tan quân Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật phải chấp thuận các điểu kiện của hội nghị Pôtxđam (17.7- 2.8.1945), ngày 2.9 kí văn bản đầu hàng không điều kiện (xt văn kiện đầu hàng của phát xít Nhật, 1945), kết thúc CTTG- II (x. minh họa giữa trang 1008 và 1009).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66022016_445070766222809_705219503855763456_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeGJKNzgCPTAPDlxVf5yHugcuP9jmqiQwtltJyM-IEZzcPgp9kFBVcSxG0E8aBcjrjsOMiCUllThgmLTaMX8QC-wEw56Ui4_ROK9uumieROpoA&_nc_oc=AQnkJ1MXZn3Y8N0wBBEWFxQ4RHpyW84rNAMd4j0koOD9PMHnJpO_0Tu92hQ4HqIpoak&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=0489f721d7e61a4d075a2d5435cb3583&oe=5DB5B69D)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:01:57 pm

        CHIẾN DỊCH MAXCƠVA (30.9.1941-20.4.1942), chiến dịch chiến lược phòng ngự sau chuyển sang phản công - tiến công của QĐ LX đánh bại cuộc tiến công của quân Đức vào Maxcơva trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45). Sau khi chiếm toàn bộ Litva, Latvia, Extônia và phần lớn Bêlôrutxia, Ucraina, 9.1941 Đức sử dụng Cụm tập đoàn quân Trung Tâm với biên chế 3 tập đoàn quân dã chiến và 3 tập đoàn quân xe tăng (1.800.000 quân, 1.700 xe tăng, 14.000 pháo, cối, 1.390 máy bay) mở cuộc tiến công lớn, lấy mật danh “Giông Tố”, từ hai hướng bắc, nam tiến vào Maxcơva, mưu toan chia cắt, hợp vây và tiêu diệt QĐ LX phòng ngự tại đây. Giai đoạn phòng ngự (30.9-5.12.1941). QĐ LX gồm 4 phương diện quân (Tây, dự bị, Brianxcơ, Calinin) tổ chức đánh trả quyết liệt. Nhiều trận đánh phòng ngự quy mô phương diện quân đã diễn ra ở Viadơma, Ôriôn, Brianxcơ và Tula. Tuy bị tổn thất lớn (chỉ tính từ 16.11 đến 5.12, Đức bị thương vong ở gần Maxcơva 155.000 người, mất 800 xe tăng, 300 pháo, 1.500 máy bay), quân Đức đã chọc thủng phòng ngự của QĐ LX tiến đến sông Maxcơva, vượt sông Nara, nhưng khi tiếp cận từ phía nam tới tp Carixa thì bị chặn lại. Đến cuối tháng 11 đầu tháng 12, ý định của Đức đột phá Maxcơva bị phá vỡ; quyền chủ động chuyển sang LX. Giai đoạn phản công - tiến công (5.12.1941- 20.4.1942), QĐ LX được bổ sung lực lượng, có các phương diện quân: Tây, Calinin, Tây Nam, Brianxcơ, chiếm ưu thế về máy bay, nhưng vẫn kém Đức về người và các phương tiện kĩ thuật khác. Nhiều trận tiến công lớn cỡ phương diện quân diễn ra ở Calinin, Tula, Caluga, Viadơma... đã giải phóng hơn 11.000 điểm dân cư, đẩy quân Đức lùi về phía tây 100-350km và gây tổn thất nặng cho 38 sư đoàn Đức (có 15 sư đoàn xe tăng và cơ giới). Kết quả Đức bị mất 500.000 người, 1.300 xe tăng, 2.500 pháo, trên 15.000 xe và các khí tài khác. Thắng lợi của CDM đã cải thiện tình hình QS, chính trị và quốc tế của LX, mở đầu bước ngoặt cơ bản trong tiến trình CTTG-II, đập tan huyền thoại bất khả chiến bại của QĐ phát xít Đức, góp phần củng cố khối liên minh chống phát xít. Trong CDM, nghệ thuật QS LX phát triển thêm về cách đánh hiệp đồng giữa các phương diện quân và các hướng chiến lược, bí mật tập trung lực lượng dự bị, sử dụng hợp lí pháo, xe tăng và không quân trong phòng ngự và phản công - tiến công.

        CHIẾN DỊCH MĨ THO (1-5.12.1949), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 8 trên địa bàn các huyện Cai Lậy, Châu Thành (t. Mĩ Tho, nay thuộc t. Tiền Giang), nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực, phá âm mưu càn quét để mở rộng phạm vi chiếm đóng của quân Pháp ở Vĩnh Kim - Chợ Giữa; phối hợp với chiến dịch Cầu Kè (7-26.12.1949). Lực lượng gồm: Tiểu đoàn 309 bộ đội chủ lực Khu, 2 đại đội độc lập (944 và 1072), 3 đội biệt động và 2 trung đội du kích địa phương; trang bị chủ yếu là súng trường, lựu đạn, mã tấu và vũ khí tự tạo. Sau khi tiến hành hoạt động nghi binh, làm vật cản ngăn tàu địch trên sông Mĩ Long, đêm 1.12 ta tiến công đồn Bình Trưng (h. Châu Thành) nhưng không thực hiện được; đêm 2.12 tiến công lần 2, diệt một số địch, nhưng không chiếm được đồn. Trong các ngày 3, 4 và 5.12 địch đưa quân từ Mĩ Tho, Vĩnh Long, Cai Lậy... đến càn quét, giải tỏa, kết hợp dùng máy bay, pháo binh ném bom. bắn phá ác liệt. Ta tổ chức trận địa chặn đánh, đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch, nhưng do lực lượng ít, bố trí phân tán nên hiệu suất chiến đấu hạn chế. Kết quả ta diệt 241 địch (có 8 sĩ quan), bắn cháy 1 máy bay, 1 xe QS, bắn hỏng 1 tàu đổ bộ, thu 17 súng... Tuy còn một số hạn chế, nhất là trong thời gian đầu, nhưng CDMT đã hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, thực hiện tốt phương châm và ý định tác chiến (đánh điểm, diệt viện, nghi binh, phục kích...), phá vỡ kế hoạch càn quét lớn của địch: góp phần nâng cao trình độ hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng, động viên nhân dân tham gia kháng chiến.

        CHIẾN DỊCH MIANMA (20.1-10.5.1942), chiến dịch tiến công của quân Nhật ở vùng Đông Nam Á trong CTTG-II nhằm chiếm đóng Mianma (Miến Điện, thuộc địa của Anh). Nhật sử dụng Tập đoàn quân 15 (60.000 người) từ Thái Lan tiến quân vào lãnh thổ Mianma. Bằng cách đánh vu hồi và thọc sâu, được sự giúp đỡ của nhân dân muốn thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, quân Nhật tiến rất nhanh. 7.3 chiếm được thủ dô Rănggun rồi phát triển lên phía bắc. 5.1942 kiểm soát toàn bộ Mianma và một phấn đất đai thuộc t. Vân Nam (TQ), đánh tan 35.000 quân Anh và 50.000 quân TQ. Sau CDM. đường giao thông duy nhất trên bộ của quân Đồng minh Anh - Mĩ với TQ bị cắt đứt, mở đường cho quân Nhật tiến vào biên giới Ấn Độ.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:02:48 pm

        CHIẾN DỊCH MITUÂY - ALIUT (3-8.6.1942), chiến dịch tiến công của hải quân Nhật trong CTTG-II nhằm chiếm đảo san hô Mituây và các đảo Cưxca, Attu (thuộc quần đảo Aliut), diệt Hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ, giành quyền khống chế vùng giữa và bắc Thái Bình Dương. Lực lượng Nhật gồm 11 tàu thiết giáp, 4 tàu sân bay hạng nặng và 4 hạng nhẹ, 13 tàu tuần dương hạng nặng và 9 hạng nhẹ, 66 tàu khu trục, 22 tàu ngầm, 620 máy bay (cộng 6 binh đoàn do tướng I. lamamôtô chỉ huy). Lực lượng Mĩ ở căn cứ và khu vực các đảo gồm 3 tàu sân bay hạng nặng với 233 máy bay, 8 tàu tuần dương hạng nặng và 14 tàu khu trục (cộng 2 binh đoàn do đô đốc T. Nimit chỉ huy). Chiến dịch bắt đầu 3.6 đồng thời trên hai khu vực: quần đảo Aliut và đảo Mituây. Ở Aliut, sau khi dùng không quân oanh kích vào căn cứ không quân Mĩ trên đảo Ulanaxca, Nhật đổ quân lên chiếm đảo Cưxca (6.6) và đảo Attu (7.6) một cách dễ dàng. Ở Mituây, Mĩ kịp thời phát hiện các binh đoàn đổ bộ Nhật nên đã có những biện pháp giáng trả. Cuộc chiến ở đây chủ yếu là không chiến giữa hai bên (ngoài tầm hoạt động của pháo trên tàu). 5.6 toàn bộ tàu sân bay hạng nặng của Nhật bị tiêu diệt, buộc Nhật phải từ bỏ kế hoạch đánh chiếm Mituây, rút lực lượng về căn cứ. Thiệt hại của hai bên: Nhật mất 4 tàu sân bay hạng nặng, 1 tàu tuần dương hạng nặng, 332 máy bay; Mĩ mất 1 tàu sân bay hạng nặng, 1 tàu khu trục, 150 máy bay. CDM-A khẳng định vai trò to lớn của không quân trong các trận chiến đấu trên biển. Thất bại của Nhật làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho Mĩ ở Thái Bình Dương.

        CHIẾN DỊCH MỘT TRĂM TRUNG ĐOÀN nh CHIẾN DỊCH BÁCH ĐOÀN ĐẠI CHIẾN (20.8-5.12.1940)

        CHIẾN DỊCH MŨI LAO LỬA (A. Flaming Dart, 7-11.2.1965), chiến dịch tiến công, đánh phá bằng không quân, mở đầu chiến tranh phá hoại lần I (7.2.1965-1.11.1968) của Mĩ đối với miền Bắc VN. Lấy cớ trả đũa việc QGPMN VN tiến công trại lính Mĩ ở Plây Cu, chiều 7.2 Mĩ sử dụng 49 máy bay cất cánh từ các tàu sân bay đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng vào đánh phá thị trấn Hồ Xá (Vĩnh Linh), tx Đồng Hới (t. Quảng Bình). Trong các ngày 8 và 11.2, Mĩ tiếp tục huy động gần 200 lấn chiếc máy bay (có tốp máy bay QĐ Sài Gòn do Nguyễn Cao Kì dẫn đầu) ném bom, bắn phá các mục tiêu QS và khu dân cư ở Quảng Bình, Vĩnh Linh. Bị lực lượng phòng không ba thứ quân các địa phương đánh trả quyết liệt gây thiệt hại nặng (14 máy bay bị bắn rơi), Mĩ phải chấm dứt chiến dịch, chuẩn bị cho bước leo thang mới, đánh phá miền Bắc liên tục, với quy mô lớn hơn (x. chiến dịch Sấm Rền, 2.3.1965-31.10.1968).

        CHIẾN DỊCH MƯỜNG SỦI (23.6-1.7.1969), chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN gồm Sư đoàn bộ binh 316 (thiếu 1 trung đoàn), 2 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm, 1 tiểu đoàn vận tải, 2 đại đội xe tăng, phối hợp với QGP nhân dân Lào (2 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn và 1 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội cối, 1 trung đội xe tăng) tại khu vực Mường Sủi - Phu Viêng (bắc Viêng Chăn 150km), nhằm tiêu diệt một bộ phận quân cơ động của Lực lượng đặc biệt Vàng Pao, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, tạo thế uy hiếp sào huyệt địch ở Sảm Thông - Long Chẹng. Lực lượng địch phòng ngự tại Mường Sủi có 7 tiểu đoàn phì Vàng Pao, 6 tiểu đoàn chiếm đóng, 3 cụm pháo binh, 3 đại đội xe tăng; khi tác chiến được không quân chi viện mạnh. Trước chiến dịch ta đẩy mạnh hoạt động ở Bản Na, Căng xẻng, giữ vững Phu Sủng, Phu Cát nhằm nghi binh, tạo thế, buộc địch phải lo giữ Hin Tặng - Sảm Thông - Long Chẹng. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (23-24.6), đồng loạt tiến công đánh chiếm các vị trí Noọng Tăng, Nậm Xoong, đánh trúng SCH địch ở Phu Sô, khống chế sân bay Mường Sủi, uy hiếp Bản Khay, truy kích tàn quân địch rút chạy. Đợt 2 (25-27.6), tiếp tục diệt địch ở Nậm Xoong, vây ép và buộc địch rút chạy khỏi Bản Khay; hướng phối hợp đánh chiếm và chốt giữ điểm cao gần ngã ba Salaphukhun, đồng thời liên tục phục kích diệt địch trên đường 7. Đợt 3 (28.6-1.7), tiến công làm chủ toàn bộ khu vực Mường Sủi, phát triển về hướng Phu Viêng đến ngã ba Salaphukhun, uy hiếp Sảm Thông - Long Chẹng. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 900 địch (bắt 297), phá hủy 13 pháo 105 và 155mm, bắn rơi 4 máy bay, thu 3 xe tăng, 25 xe vận tải, 15 pháo và cối các loại cùng nhiều vũ khí và phương tiện QS; giải phóng hoàn toàn Mường Sủi và khôi phục lại toàn bộ khu vực Phu Khe - Xiêng Khoảng - Căng xẻng, nối liền vùng giải phóng 2 tỉnh Sầm Nưa và Xiêng Khoảng với 4 tỉnh phía bắc Lào, tạo thế trận vững chắc cho CM Lào ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:03:27 pm

        CHIẾN DỊCH NA UY (9.4-10.6.1940), chiến dịch tiến công của phát xít Đức xâm lược Đan Mạch và Na Uy trong CTTG-II, tạo bàn đạp chống Anh và LX. Đức tập trung 9 sư đoàn và 1 lữ đoàn (cộng 140.000 người), 31 tàu mặt nước (có 2 tàu thiết giáp, 7 tàu tuần dương), 35 tàu ngầm, gần 1.300 máy bay. Đan Mạch và Na Uy có 11 sư đoàn (thiếu), 34 tàu mặt nước, 9 tàu ngầm, 190 máy bay. 9.4 không tuyên chiến, quân Đức tiến công và chiếm Đan Mạch. Chính phủ Đan Mạch đầu hàng kêu gọi nhân dân không kháng cự. Cùng ngày, quân Đức đổ bộ đường không và đường biển vào Na Uy, chiếm những cứ điểm then chốt có ý nghĩa chiến lược và tiến sâu vào lãnh thổ Na Uy, uy hiếp giao thông đường biển của Anh. Bộ chỉ huy Anh, Pháp buộc phải đưa khoảng 4 sư đoàn chi viện cho Na Uy, nhưng không thu được kết quả và bị đánh lui. 3.5 quân Na Uy ở mật trận chính đầu hàng. 5-8.6 quân Anh, Pháp buộc phải rút khỏi Na Uy. 10.6 CDNU kết thúc, Đức chiếm đóng hoàn toàn lãnh thổ Na Uy.

        CHIẾN DỊCH NAM PHÁP (15.8-3.9.1944), chiến dịch đổ bộ của liên quân Anh, Mĩ, Pháp (lấy mật danh “Envin” - “Cái Đe”, từ 27.7.1944 là “Dragon” - “Con Rồng”) trong CTTG-II nhằm chiếm bàn đạp ở bờ biển nam nước Pháp (cảng Tulông và Macxây), tiến vẻ Liông hội quân với các đơn vị phía bắc đánh xuống. Quân Đổng minh có Tập đoàn quân 7 gồm: Quân đoàn 6 Mĩ, 2 quân đoàn Pháp (7 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn bộ binh rừng núi) và cụm đặc nhiệm đổ bộ đường không Rubi. Quân Đức: Tập đoàn quân 19 trong biên chế của cụm các tập đoàn quân G phòng thủ ở nam Pháp. Tại khu vực đổ bộ của quân Đồng minh có 5 tiểu đoàn Đức. Từ 11-13.8 tàu chở quân đổ bộ của Đồng minh rời các cảng ở Y và Bác Phi, sáng 15.8 đổ bộ bằng đường biển vào khu vực giữa Tulông và Can, kết hợp với đổ bộ đương không vào phía tây Can, chiếm 3 căn cứ làm bàn đạp. đến 19.8 phát triển trên chính diện 90km, sâu 60km. Quân Đức bị trải mỏng, chống trả rời rạc ở các bãi biển (trừ các cảng Tulông và Macxây). 22.8 quân Đồng minh chiếm Grơnôblơ; được sự phối hợp của các lực lượng kháng chiến Pháp, 27.8 giải phóng Tulông, 28.8 -  Macxây, 31.8 đến cứa ngõ Liông, nhưng 2.9 mới vào được thành phố, sau đó tiến về phía bắc, qua thung lũng Rôn và Đupxơ đến eo núi Benpho (nhưng không kịp chặn đường rút của quân Đức). 10.9 quân Đồng minh hội quân với các đơn vị ở tây bắc Pháp đang tiến xuống vùng Đigiông, tạo thành mặt trận chiến lược thống nhất ở Tây Âu. Kết quả mở thông 2 cảng lớn ở nam Pháp, cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra, bắt 57.000 tù binh Đức. Thương vong của Đồng minh 6.700 người (Pháp 4.000, Mĩ 2.700). CDNP dự kiến vào 6.1944, liền ngay sau chiến dịch Noocnanđi (6.6- 24.7.1944), nhưng để chậm nên đã hạn chế việc tiêu diệt quân Đức ở Tây và Trung Âu.

        CHIẾN DỊCH NAM Ý (3.9-6.10.1943), chiến dịch đổ bộ đường biển và đường không của liên quân Anh - Mĩ trong CTTG-Il nhằm chiếm Nam Ý. Sau chiến dịch Xixin (10.7- 17.8.1943) liên quân huy động Tập đoàn quân 8 Anh và Tập đoàn quân 5 Mĩ (40 sư đoàn, trên 3.000 máy bay, 650 hạm tàu, trong đó có 7 tàu sân bay, 4 tàu thiết giáp, 11 tàu tuần dương, 63 tàu khu trục và 342 tàu chở quân đổ bộ) tham gia chiến dịch. Quân Đức phòng thủ ở nam và tây nam Y có 1 quân đoàn xe tăng, 2 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn cơ giới và 170 máy bay. Sáng 3.9 Tập đoàn quân 8 Anh đổ bộ theo hướng nam, vượt qua vịnh Metxina vào Retgôđi - Calabria, 9.9 chiếm được căn cứ hải quân Tarantô không gặp sự chống trả của quân Ý. Sáng 9.9 Tập đoàn quân 5 Mĩ theo hướng tây nam, đổ bộ đường không và đường biển vào cảng Xalecnô vấp phải sự kháng cự mạnh của Sư đoàn xe tăng 16 Đức. Không quân Đức đã sử dụng lần đầu bom định hướng để bắn phá các hạm tàu của Mĩ. 11.9 quân Mĩ chiếm được Xalecnô. Sau khi chính phủ Bađôliô (Ý) bỏ chạy, 8.9 Đức điều động 10 sư đoàn ở Bắc Y tăng viện cho Nam Y, chiếm Rôma, giải giáp các đơn vị quân Ý và áp dụng chế độ khủng bố trên toàn lãnh thổ Ý. 13.9 Đức tổ chức phản kích, chặn cuộc tiến quân của Anh, Mĩ. Liên quân Anh - Mĩ phải sử dụng một lực lượng lớn không quân chi viện (700 lần xuất kích trong ngày 14.9); đến 15.9 khôi phục được tình thế, 16.9 Tập đoàn quân 8 Anh hội quân với Tập đoàn quân 5 Mĩ và truy kích quân Đức chạy lên Bắc Ý. 1.10 liên quân chiếm cảng Nêapôn, 6.10 tiến tới tuyến sông Vôntuôcnó, các thành phố Campôbatxô, Teơnôli và chuyển sang phòng ngự. CDNY diễn ra trong hoàn cảnh tương đối thuận lợi, chính phủ Bađôliô đang muốn rút khỏi chiến tranh, QĐ và hạm đội Ý không chống cự. Chiếm Nam Ý, liên quân có điều kiện giải phóng cả nước Ý.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:04:35 pm

        CHIẾN DỊCH NẬM BẠC (12-27.1.1968), chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN phối hợp với QGP nhân dân Lào đánh QĐ phái hữu Lào nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng khu vực Nậm Bạc (t. Luôngphabăng, Bắc Lào), giúp CM Lào củng cố, mớ rộng vùng giải phóng, xây dựng và phát triển lực lượng. Lực lượng tham gia chiến dịch: phía VN có Sư đoàn bộ binh 316 (2 trung đoàn: 174 và 148), Trung đoàn bộ binh 335, Tiểu đoàn bộ binh 4, 1 tiểu đoàn và 2 đại đội pháo, cối, 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm; phía QGP nhân dân Lào có Tiểu đoàn bộ binh 409 và LLVT địa phương. Lực lượng địch gồm: 12 tiểu đoàn bộ binh (thuộc các GM 11, 12, 15 và 25), 1 tiểu đoàn pháo binh và 5 đại đội phỉ. Mở màn chiến dịch, 12.1 ta tiến công SCH GM 12 và 1 tiểu đoàn địch ở Na Nhang - Phu Huôt; những ngày sau liên tục tiến công, đón lõng, truy quét địch rút chạy. 19.1 tập trung lực lượng đánh vào cụm quân địch co về điểm cao Moóc Ca Choóc; tiếp đó truy kích, đón lõng chặn đường rút chạy của địch ở Nậm Thuôn, Nậm Ngà, Huổi Toong, Huổi Ngát, Hua Thoong. Từ 25.1 ta phát triển tiến công các cụm phỉ ở Chắc Tờ, Tắc Tờ, Phu Thoong, Pa Mao..., diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 3.200 địch, bắn rơi 14 máy bay, phá hủy 13 khẩu pháo, thu 1.376 súng các loại; giải phóng vùng Nậm Bạc - Khăm Đeng với hơn 10.000 dân, góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho CM Lào; phối hợp có hiệu quả với chiến trường miền Nam VN trong Đông Xuân 1967-68. Cg chiến dịch Quyết Thắng.

        CHIẾN DỊCH NẬM THÀ (2-12.5.1962), chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN phối hợp với LLVT Pathét Lào tại khu vực Nậm Thà - Mường Sinh (bắc Viêng Chăn 370km, tiếp giáp Thái Lan - Mianma - TQ) do QĐ phái hữu Lào dược Mĩ chi viện lấn chiếm, nhằm phá vỡ thế uy hiếp của địch ở Thượng Lào, thu hồi vùng bị chiếm, hỗ trợ cho đấu tranh chính trị tại hội nghị hiệp thương ba phái ở Cánh Đồng Chum và hội nghị Giơnevơ 1962 về Lào. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: quân tình nguyện VN có 2 lữ đoàn bộ binh (316 và 335), Tiểu đoàn 3 (Lữ đoàn 330), 1 tiểu đoàn sơn pháo 75mm, 1 tiểu đoàn cối 120mm, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm; Pathét Lào có 2 tiểu đoàn bộ binh (2 và 701) và LLVT địa phương. Lực lượng phái hữu Lào có 8 tiểu đoàn chủ lực thuộc các binh đoàn cơ động 11, 15, 18 và 3 tiểu đoàn chiếm đóng cùng các đại đội biệt kích, công chức vũ trang. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (2-6.5), ta tiến công Mường Sinh, phát triển đánh chiếm Mường Loong, tiến công làm chủ Nậm Thà. Đợt 2 (7-12.5), truy kích địch rút chạy, chiếm Sa La, Xan Hốp, Nậm Sinh, giải phóng Viêng Phukha, đuổi địch đến Bản Púng (cách Huội Sài 20km) thì dừng lại, không để Mĩ tạo cớ can thiệp sâu vào Lào. Kết quả diệt và bắt hơn 1.600 địch, thu hàng trăm súng các loại, giải phóng 8.000km2 với 76.000 dân, buộc Mĩ và chính quyền Viêng Chăn phải thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc (lần thứ hai) có lực lượng Pathét Lào tham gia (12.6.1962) và kí hiệp định Giơnevơ 1962 về Lào.

        CHIẾN DỊCH NGHĨA LỘ (18.4-1.5.1948), chiến dịch tiến công quân Pháp ở khu vực Quang Huy - Gia Hội - Nghĩa Lộ (t. Yên Bái), do Bộ chỉ huy Liên khu 10 tổ chức, chỉ huy nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực, thu hẹp phạm vi kiểm soát của địch, tạo điều kiện cho các đại đội độc lập, đội vũ trang tuyên truyền tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm gây cơ sở, phát động chiến tranh du kích, tiến tới xây dựng và mở rộng căn cứ Tây Bắc. Lực lượng ta gồm: 4 tiểu đoàn, một số đại đội độc lập và dân quân du kích địa phương. Lực lượng địch có: 1 tiểu đoàn ngụy (người Thái), 1 đại đội biệt kích và một số lính dõng. Theo kế hoạch, chiến dịch dự kiến mở màn bằng trận đánh chiếm vị trí Nghĩa Lộ, sau đó tập trung đánh xuống Quang Huy. Do địch đã tăng cường phòng thủ Nghĩa Lộ nên ta chuyển hướng tiến công các đồn Gia Hội, Cốc Báng, Cửa Nhì, Quang Huy, tiêu hao một bộ phận lực lượng địch nhưng đều không chiếm được đồn; các đơn vị phục kích chặn viện cũng không đánh được địch. Là chiến dịch tiến công đầu tiên của LLVTND VN trong KCCP, thực hiện được việc tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch; tuy còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu sót, không đạt mục tiêu đề ra, song đã cho ta những bài học đầu tiên về tổ chức và thực hành chiến dịch tiến công.

        CHIẾN DỊCH NGUYỄN HUỆ 7-9.1950 nh CHIẾN DỊCH ĐẮC LẮC (7-9.1950)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:05:33 pm
   
        CHIẾN DỊCH NGUYỄN HUỆ 1.4.1972-19.1.1973, chiến dịch tiến công của QGP miền Đông Nam Bộ trên địa bàn các tỉnh Bình Long, Phước Long, Tây Ninh. Bình Dương nhằm tiêu diệt sinh lực QĐ Sài Gòn, giải phóng một khu vực có ý nghĩa chiến lược ở miền Đông Nam Bộ, tạo thế đứng chân cho bộ đội chủ lực trên hướng bắc Sài Gòn, tạo điều kiện cho nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nổi dậy đánh phá bình định, phối hợp với hướng chủ yếu ở Trị Thiên trong cuộc tiến công chiến lược 1972. Lực lượng ta, có: 3 sư đoàn (5, 7 và 9) và 3 trung đoàn (24, 71 và 205) bộ binh. Trung đoàn đặc công 429 (7 tiểu đoàn), 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo phòng không, 20 tiểu đoàn và 63 đại đội bộ đội địa phương các tỉnh, huyện trên địa bàn chiến dịch. Lực lượng địch, có 4 sư đoàn bộ binh (5, 18, 25 và 21), 1 lữ đoàn dù, 5 liên đoàn biệt động quân, 456 xe tăng, xe bọc thép, 396 khẩu pháo, 67 liên đội và 146 đại đội bảo an, 820 trung đội dân vệ. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (1.4-15.5.1972), ta nổ súng trước trên hướng thứ yếu (đường 22) nhằm nghi binh, thu hút lực lượng địch, diệt cụm cứ điểm Sa Mát, tạo điều kiện cho các đơn vị trên hướng chủ yếu đánh trận then chốt, diệt chi khu QS Lộc Ninh (x. trận Lộc Ninh, 5-7.4.1972), nhưng hai lần tiến công tx Bình Long (13-15.4 và 11-15.5) đều không thành công. Đợt 2 (16.5-10.9.1972), bao vây, cô lập Bình Long, tổ chức chốt chặn trên đường 13 ở khu vực Tàu ô, đánh bại các cuộc hành quân mở đường lên thị xã của địch, bảo vệ an toàn căn cứ, tuyến hành lang và vùng giải phóng. Đợt 3 (1.10.1972- 19.1.73), kìm giữ địch ở đường 13, chuyển trọng tâm chiến dịch xuống đánh phá bình định ở bắc Bình Dương, diệt và bức rút hàng chục đồn bốt bảo an, dân vệ, làm chủ 28 xã; đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm của địch ở khu vực Rạch Bắp - Dầu Tiếng, kết thúc chiến dịch. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 13.000 địch (bắt 5.381), thu 282 xe QS (có 12 xe tăng, xe bọc thép), 45 khẩu pháo, hơn 6.000 súng các loại, bắn rơi và phá hủy 400 máy bay; giải phóng một vùng rộng lớn trên hướng chiến lược xung yếu ở tây bắc Sài Gòn, làm thay đổi cục diện chiến trường miền Đông Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tiến công chiến lược 1972.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66155088_445365959526623_2593741543307214848_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeFw6qiOYkDOEVGEPKpof1MjpDf_zy2LL1fsdlQlhZSx05QVS-YTcig3CTIMdFwohbDSwwD_zxL8QY-vk4x5-YXnq_oHwG7tQXGTTP3-amvxoA&_nc_oc=AQnR0jAbJREzK-Clh-QHSFd0d7pL_H3uL0s9eNR3ga-CN1XneQmrKf_KCoMcZa2hlLg&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=4d247a13283303a55597b59011c95f0f&oe=5D7A5D61)

        CHIẾN DỊCH NOOCMANĐI (6.6-24.7.1944), chiến dịch đổ bộ đường biển của liên quân Anh - Mĩ (mật danh “Ôveclooc”) vượt qua biển Măngsơ vào Noocmanđi, nhằm chiếm bàn đạp chiến lược trên bờ biển tây bắc Pháp và phát triển tiến công sang biên giới phía tây Đức, mở đầu mặt trận thứ hai ở châu Âu trong CTTG-II. Lực lượng Đồng minh tham gia chiến dịch có Cụm tập đoàn quân 21 (Tập đoàn quân 1 Mĩ, Tập đoàn quân 2 Anh, Tập đoàn quân 3 Canada) với khoảng 11.000 máy bay chiến đấu, 7.000 hạm tàu QS các loại; sau khi chiếm được bàn đạp ở Noocmanđi sẽ đổ bộ tiếp Tập đoàn quân 3 Mĩ, đưa tổng số quân lên 39 sư đoàn (2.876.000 người). Lực lượng Đức có 38 sư đoàn và 561 hạm tàu bố phòng o vùng biển bắc Pháp, Bỉ và Hà Lan (riêng đoạn bị đột phá có 3 sư đoàn). Cuộc đổ bộ bắt đầu sáng 6.6 đến 25.7 chiếm được bàn đạp chiến lược với chính diện l00km và chiều sâu khoảng 30-40km, tiến ra tuyến nam Can - Xômôn - Xanhlô. CDN được tiến hành trong điều kiện Đồng minh hoàn toàn làm chủ trên không và trên biển. Đức không còn lực lượng dự bị, chủ lực đang bị kiềm chế ở mặt trận Xô-Đức. Thiệt hại của hai bên: Đồng minh bị mất 63 hạm tàu, 122.000 người (73.000 Mĩ, 49.000 Anh và Canada). Đức-113.000 người (có 41.000 bị bắt làm tù binh). Là chiến dịch đổ bộ lớn nhất trong CTTG-II, giải quyết được nhiều vấn đề QS - kinh tế phức tạp trong chuẩn bị và thực hành đổ bộ. Nổi bật là tính bất ngờ, giữ được bí mật về thời gian và khu vực đổ bộ; sự hiệp đồng giữa các lực lượng lớn của hải quân, không quân và lục quân khi đổ bộ vào bờ biển không được thiết bị sẵn.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:08:06 pm

        CHIẾN DỊCH NÔNG SƠN - THƯỢNG ĐỨC (17.7- 25.8.1974), chiến dịch tiến công của QGPMN VN trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam, nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng QĐ Sài Gòn, giải phóng khu vực Thượng Đức, tạo thế và lực có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ 1975. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 2 sư đoàn bộ binh (304 và 2), Trung đoàn thiết giáp 574, Trung đoàn pháo phòng không 573, Trung đoàn công binh 270, một bộ phận của Trung đoàn pháo binh 572 và 9 tiểu đoàn bộ đội địa phương. Lực lượng địch ở Quảng Đà có: Trung đoàn bộ binh 56 (Sư đoàn 3), 2 tiểu đoàn biệt động quân (79 và 21), 10 tiểu đoàn và 16 đại đội bảo an, 4 đại đội cảnh sát, 1 chi đoàn thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo binh và 3 không đoàn mấy bay chiến thuật; ở Quảng Nam có Trung đoàn bộ binh 57 (Sư đoàn 3) và 2 trung đoàn bộ binh (2 và 5) thuộc Sư đoàn 2, 2 tiểu đoàn biệt động quân (77 và 78), 10 tiểu đoàn và 1 đại đội bảo an, 137 trung đội dân vệ, 4 đại đội cảnh sát, 3 tiểu đoàn pháo binh, 3 chi đoàn thiết giáp và 1 không đoàn máy bay chiến thuật. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (17-23.7), ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Nông Sơn - Trung Phước, tập kích hỏa lực vào sân bay Đà Nẵng và nhiều căn cứ địch, diệt và bức rút hàng chục đồn, bốt, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giải phóng nhiều vùng đất. Đợt 2 (24.7-7.8), phục kích đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 2 của địch hành quân giải toả ở Dương Côi, Khương Quế, Bến Dầu...; tiến công, giải phóng chi khu quận lị Thượng Đức (x. trận Thượng Đức, 28.7-7.8.1974). Đợt 3 (8-25.8), phát triển tiến công ra vùng kế cận Thượng Đức, đánh dịch phản kích ở nam An Hoà, Quế Sơn... Kết quả loại khỏi chiến đấu 10.000 địch (bắt 2.338), thu 2.106 súng (có 4 pháo 105mm), 24 xe QS; giải phóng khu vực Nông Sơn - Trung Phước, Thượng Đức và vùng tây nam Quế Sơn, tây bắc Tam Kì với 117.000 dân. Thắng lợi của CDNS-TĐ tạo thế uy hiếp thành phố Đà Nẵng từ hướng tây nam, tạo thuận lợi để xây dựng và chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở địa bàn Quân khu 5.

        CHIẾN DỊCH OANH TẠC ANH (8.1940-5.1941), chiến dịch tiến công của không quân phát xít Đức vào nước Anh nhằm giành quyền làm chủ trên không để chuẩn bị đổ bộ lên đất Anh theo kế hoạch “Sư tử biển " buộc Anh rút khỏi chiến tranh, tạo thuận lợi xâm lược LX trong CTTG-II. Sau khi đánh bại Pháp (6.1940) ngày 1.8.1940 Hitle kí lệnh số 17 khởi chiến đánh Anh bằng đường không và đường biển, sử dụng 3 tập đoàn không quân (các tập đoàn không quân 2 và 3 với 2.400 máy bay chiến đấu ở căn cứ bắc Pháp; Tập đoàn không quân 5 ở căn cứ Hà Lan, Na Uy). Hệ thống phòng không Anh lúc ấy có gần 700 máy bay tiêm kích, 2.000 pháo và 1.500 khinh khí cầu phòng không. CDOTA gồm ba giai đoạn: giai đoạn 1 (12.8-6.9), đánh các sân bay với cường độ cao (1.000-1.800 lần xuất kích trong ngày). Giai đoạn 2 (7.9- 13.11), bắn phá thủ đô Anh, làm suy sụp tinh thần nhân dân. Giai đoạn 3 (11.1940-5.1941), oanh tạc các thành phố công nghiệp. Hoạt động trong giai đoạn 2 và 3 còn nhằm ngụy trang việc chuẩn bị đánh LX; đã giảm dần lẩn xuất kích, đến 5.1941 thì ngừng hẳn. Trong chiến dịch, không quân phát xít Đức đã xuất kích 46.000 lần. ném 60.000t bom. Anh bị mất 915 máy bay, thương vong trên 86.000 người (40.000 bị chết), nhiều thành phố bị phá hủy. Đức bị mất 1.500 máy bay, không đạt được mục đích chiến dịch.

        CHIẾN DỊCH ÔKINAOA (25.3-21.6.1945), chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất ở Thái Bình Dương do Mĩ tiến hành nhằm đánh chiếm đảo Ôkinaoa (cửa ngõ đi vào nước Nhật) trong CTTG-II. Quân Mĩ có khoảng 550.000 người, trên 1.500 tàu chiến các loại, gần 2.500 máy bay. Quân Nhật phòng thủ trên đảo có 77.000 người, một đội phóng lôi và gần 700 xuồng quyết tử. Bắt đầu từ 25.3 bằng những cuộc tập kích hỏa lực của không quân và pháo hạm, liên tục chế áp không quân Nhật tại Ôkinaoa và những đảo kế cận. Sau khi chiếm được các đảo Kêrama tiếp giáp với Ôkinaoa, 1.4 quân Mĩ trực tiếp đổ bộ lên bờ biển phía tây đảo, nơi phòng ngự yếu nhất của quân Nhật; đến cuối ngày, đã đổ bộ được 50.000 quân và 200 xe tăng lội nước. 5.4 quân Mĩ tiếp tục tiến công sang bờ biển phía đông, chia cắt quân Nhật bảo vệ đảo thành hai bộ phận cô lập với nhau; đến 21.6 hoàn toàn kiểm soát đảo Ôkinaoa. Trong CDÔ xe tăng lội nước được sử dụng rộng rãi, hỗ trợ có hiệu quả cho bộ binh trong việc đánh chiếm và giữ các căn cứ bàn đạp.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:09:25 pm

        CHIẾN DỊCH PHAN ĐÌNH PHÙNG (15.6-24.10.1950), chiến dịch tiến công của LLVT Mặt trận Bình - Trị - Thiên trên địa bàn Quảng Bình - Quảng Trị, nhằm đánh phủ đầu, ghìm chân và tiêu diệt lực lượng cơ động của Pháp vừa dược tổ chức ở Bình - Trị - Thiên, phối hợp với chiến trường Bắc Bộ; nâng cao trình độ tác chiến tập trung của ta. Lực lượng tham gia có 2 trung đoàn bộ binh (18 và 95) cùng LLVT địa phương. Lực lượng địch, ngoài quân chiếm đóng ở hơn 200 cứ điểm, lô cốt và tháp canh, có 2 tiểu đoàn Âu - Phi cơ động. Chiến dịch chia làm hai đợt. Đợt 1 (15-30.6), vây đồn Sen Hạ, Ba Định, phục kích đánh địch từ Đồng Hới lên ứng cứu ở Sen Đông - Phú Thiết; đánh đoàn xe chở quân từ Đồng Hới vào Đông Hà ở Chấp Lễ - Hạ Cờ, diệt hơn 300 địch, phá hủy 40 xe. Đợt 2 (1.7-24.10), ta hoạt động liên tục với quy mô vừa và nhỏ, tập kích các đồn bốt, công sở ở Đồng Hới, Đông Hà, tx Quảng Trị,... nhưng tiến công đồn Sen Hạ không thành công; 24.10 phục kích diệt đoàn xe lửa bọc thép trên đoạn Như Sơn - Bến Đá. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 800 địch (phần lớn là Âu - Phi), phá hủy 1 đầu máy xe lừa và 10 toa xe, 40 xe QS. bắn rơi 1 máy bay, thu nhiều vũ khí. bước đầu đánh bại chiến thuật “khối ứng chiến lớn” của quân Pháp ở chiến trường Bình - Trị - Thiên.

        CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG, chiến dịch được tiến hành nhằm tiêu diệt và đánh bại quân địch đang tiến công, bảo vệ hoặc khôi phục mục tiêu, địa bàn trọng yếu, giành chủ động chiến lược, chiến dịch. CDPC có thể tiến hành trong quá trình chiến dịch phòng ngự hoặc kế tiếp thắng lợi của chiến dịch đó. CDPC thường được mở khi quân địch tiến công đã bị tổn thất nặng, bị chặn lại nhưng chưa kịp chuyển vào phòng ngự, lực lượng dự bị chiến dịch của chúng cơ bản đã đưa vào sử dụng; ta có thế trận để tiến hành phản công.

        CHIẾN DỊCH PHILIPPIN 8.12.1941-7.5.1942, chiến dịch đổ bộ đường biển của quân Nhật ở Thái Bình Dương trong CTTG-II nhằm đánh tan quân Mĩ - Philippin (130.000 quân, 45 tàu chiến các loại, trên 270 máy bay), chiếm các đảo của Philippin (thuộc địa giàu tài nguyên của Mĩ). Lực lượng Nhật gồm Tập đoàn quân 14 (khoảng 100.000 quân, 200 xe tăng và Hạm đội 3 với 43 tàu chiến các loại, trong đó có 1 tàu sân bay, trên 500 máy bay). Sau khi tập kích bất ngờ bằng không quân vào các sân bay và căn cứ hải quân, đêm 10.12 Nhật cho quân đổ bộ lên các đảo Ludông. Mindanao và Hôlô. 2.1.1942 Nhật chiếm được Manila (thủ đô Philippin trên đảo Ludông). Quân Mĩ - Philippin trên đảo Ludông (79.500 quân) chống cự không nổi, rút về bán đảo Bataan và 9.4 phải chịu đầu hàng. Đến 7.5 Nhật chiếm hết các đảo của Philippin. CDP đã cải thiện một bước quan trọng thế chiến lược của Nhật trong thời kì đầu của CTTG-II ở Thái Bình Dương.

        CHIẾN DỊCH PHILIPPIN 20.10.1944-5.7.1945, chiến dịch đổ bộ đường biển của quân Mĩ ở Thái Bình Dương trong CTTG-II nhằm phản công đánh bại quân Nhật và giải phóng Philippin. Cụm các tập đoàn quân 14 của Nhật phòng thủ tại vùng này có 450.000 quân, 980 máy bay và một hạm đội gồm 86 tàu chiến các loại, tổ chức phòng ngự chủ yếu ở đảo Ludông (250.000 quân) và đảo Lâytơ (20.000 quân) với 516 máy bay. Mĩ sử dụng Tập đoàn quân 6 (240.000 quân) và hai hạm đội 3 và 7 với 245 tàu chiến các loại, trong đó có 35 tàu sân bay, 29 tàu ngầm, khoảng 2.500 máy bay của lực lượng không quân Viễn Đông. 20.10, quân Mĩ đổ bộ lên đảo Lâytơ, nhiều trận hải chiến lớn diễn ra ở các vùng biển kế cận để cô lập đảo. Sự kháng cự của quân Nhật yếu dần. Sau khi chiếm đảo Lâytơ, 9.1.1945 Mĩ đổ bộ lên đảo Ludông, 2.1945 lên đảo Mindanao, Palayan và nhiều đảo khác ở nam Philippin. 3.2 quân Mĩ tiến đến ngoại vi Manila và bị chặn lại ở đó hàng tháng. Các hoạt động chiến đấu tại Philippin cơ bản chấm dứt vào 5.7. Sau CDP giao thông trên biển của Nhật với các vùng biển phía nam bị cắt đứt.

        CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG, chiến dịch do các binh đoàn (liên binh đoàn) phòng không hiệp đồng với không quân, các lực lượng phòng không và các LLVT khác tiến hành nhàm đánh bại chiến dịch đường không (tập kích đường không) của địch, bảo vệ các mục tiêu quan trọng của đất nước và hoàn thành những nhiệm vụ khác. Có CDPK bảo vệ yếu địa lớn và CDPK bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược. Đặc điểm của CDPK là kiên quyết đạt mục đích, quy mở không gian rộng, tốc độ chiến đấu nhanh, cơ động chiến dịch lớn, chỉ huy các lực lượng phức tạp, tiêu hao vật chất lớn. hiệp đồng chật chẽ giữa các lực lượng trong thế trận phòng không... CDPK còn được các LLVT khác phối hợp, đánh vào các căn cứ sân bay địch trên mặt đất và trên biển. Trên thể giới CDPK xuất hiện ở Anh (8.1940-5.1941) chống tập kích quy mô lớn của không quân Đức; trong phòng thủ Maxcơva (1941-42) và Lêningrat (1941-44) chống không quân Đức. ở VN, các yếu tố của CDPK xuất hiện từ 10.1967 trong phòng không bảo vệ Hà Nội. CDPK đã giữ vai trò quyết định đánh bại cuộc tập kích đường không 12 ngày đém của Mĩ (12.1972) (x. chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng, 18 29.12.1972).


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:11:50 pm
   
        CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG HÀ NỘI - HẢI PHÒNG (18-29.12.1972), chiến dịch của các lực lượng phòng không và không quân VN đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác (x. chiến dịch Lainơbéchcơ II. 18- 29.12.1972). Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 6 trung đoàn tên lửa phòng không, 4 trung đoàn không quân tiêm kích, 16 trung đoàn và 22 tiểu đoàn pháo phòng không, 4 trung đoàn rađa. 346 đơn vị pháo và súng máy phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Chiến dịch gồm hai đợt. Đợt 1 (18-24.12), đêm 18 rạng 19.12 Mĩ sử dụng 129 lần chiếc B-52 và trên 160 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá Hà Nội, Hải Phòng. Với lực lượng, thế trận được chuẩn bị trước và sẵn sàng chiến đấu cao, ta tổ chức đánh trả, bắn rơi 8 máy bay (có 3 B-52, 1 F-111); các ngày sau bắn rơi 45 chiếc (15 B-52. 4 F-111, có 1 F-111 do tự vệ Hà Nội bắn rơi); riêng đêm 20 rạng 21.12 bắn rơi 7 B-52, 7 máy bay chiến thuật. Bị tổn thất nặng và không đạt kết quả mong muốn, Mĩ tạm ngừng đánh phá. Đợt 2 (26-29.12), đêm 26-27.12 Mĩdùng 116 lần chiếc B-52 đánh các khu đông dân ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên. Ta bắn rơi 18 máy bay (8 B-52); những ngày sau, bắn rơi 10 chiếc (8 B-52, có 2 chiếc do không quân bắn rơi). Sau 12 ngày đêm chiến đấu, ta bắn rơi 81 máy bay (34 B-52 và 5 F-111), bắt sống nhiều phi công, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mĩ, buộc Nichxơn phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và nối lại cuộc đàm phán ở Pari. Cùng với cuộc tiến công chiến lược 1972 của quân và dân miền Nam, CDPKHN-HP là đòn chiến lược có ý nghĩa quyết định buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, rút hết quân Mĩ về nước. Cg chiến dịch Điện Biên Phủ trên không
  
(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65636545_445365996193286_4781000617147498496_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeFN29wmBTbMI-FlC75Mw2Y3lg8L_OIgYH0m-5EdWnL7oNsSbkgEKAtr3L-tIREUCWVHB1DTNJpUQ2uZPe__VU549cqlBbJyCJtyZCiLfkwvXQ&_nc_oc=AQk2pnv4QTgevg7JNoC9aJ8sV47YBRTWoqDtGa1QB2cknYIOfA5PAlYTZ63OwQnogNU&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=b8667993de9e74ef2996d813d26bb54a&oe=5D8125A3)

        CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ, chiến dịch đánh trả quân địch tiến công có lực lượng ưu thế nhằm giữ vững các khu vực mục tiêu trọng yếu làm thiệt hại nặng lực lượng tiến công và đánh bại tiến công của địch; tạo thế, tạo thời cơ, điều kiện chuyển sang phản công hoặc tiến công. Có CDPN cấp chiến lược (chiến dịch quân đoàn) và CDPN quy mô nhỏ và vừa (do các liên binh đoàn kết hợp với LLVT địa phương đảm nhiệm) (x. minh họa giữa trang 1168 và 1169).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65544664_445070752889477_6308426382154137600_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeEPRIV-XuxRYWIlKCSPa2n8aY31RwQViSQeUfJS2dgES-OMPhEBgcs6js7MeeHElJT4jbL8omjA6CgDbDi0OIfPpH-t9rgElk7-NBZdUK53Wg&_nc_oc=AQn2s88ZRqjh_GsiyfoUYEtpENGZsgNhZj1evbRayFMPNOhSW2102uhia6cpiN--YHI&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=b499cfdb028e4f88b32461b1bf3540c6&oe=5DB78C5F)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:14:31 pm

        CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM -  XIÊNG KHOẢNG (21.5-15.11.1972), chiến dịch phòng ngự của liên quân Việt - Lào nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của quân phái hữu Lào và QĐ Thái Lan, bảo vệ vùng giải phóng Cánh Đổng Chum - Xiêng Khoảng, giữ vững thể chiến lược của ta ở Bắc Lào, phối hợp với cuộc tiến công 1972 ở chiến trường Trị - Thiên và bắc Tây Nguyên. Địa bàn phòng ngự được tổ chức tại khu tứ giác Mường Sủi - Noọng Pét - tx Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (dài 60km, rộng 50km), chia thành 5 khu vực: khu trung tâm (Cánh Đồng Chum), khu trung gian (Hin Tặng), khu thứ yếu (Noọng Pét) và 2 khu tác chiến phối hợp (Mường Sủi và tx Xiêng Khoảng); mỗi khu vực có một số cụm chốt. Lực lượng tham gia phòng ngự gồm: 5 trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335 và 88), 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo và súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh của quân tình nguyện VN; 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội bộ đội địa phương của QGP nhân dân Lào. Lực lượng địch thuộc Quân khu 2, gồm 76 tiểu đoàn bộ binh (Thái Lan có 18 tiểu đoàn tổ chức thành các GM), 3 tiểu đoàn pháo binh; bố trí theo 4 khu vực quanh Cánh Đồng Chum, được không quân Mĩ chi viện. Chiến dịch diễn ra bốn đợt. Đợt 1 (21.5-10.8), địch dùng không quân đánh phá ác liệt các điểm cao trọng yếu và trục đường giao thông, từ 25.5 mở 3 hướng tiến công vào khu trung gian, 27.5 chiếm được một số điểm tựa phía tây các điểm cao 1800, 2063, Thẩm Lửng. Ta phản kích thắng lợi ở Phu Phaxay, đẩy lui cánh quân hướng đông nam về Tôm Tiếng (6.6), khôi phục lại trận địa ở điểm cao 1800, đánh tan 6 tiểu đoàn (có 2 tiểu đoàn Thái Lan) ở Hin Đãm, Thẩm Lửng (3.7), đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch ở Mường Sủi, đồng thời dùng đặc công, pháo binh tập kích địch ở Long Chẹng. Đợt 2 (11.8-10.9), địch chuyển hướng tiến công vào Cánh Đồng Chum, sử dụng 4 GM đánh đường bộ theo 3 hướng (đông nam, tây và đông bắc), kết hợp với 2 GM đổ bộ đường không xuống Phu Keng đánh hướng tây bắc. Ta kịp thời ngăn chặn, đẩy lui địch ở Phu Luông, Phu Hủasang, Phu Thông, đồi 5 mỏm, điểm cao 1294, Bản Lao, Phu Học, đồng thời tập trung lực lượng thực hiện thắng lợi trận phản đột kích then chốt ở Phu Keng diệt và bắt hơn 700 địch (30.8-3.9), giữ vững trận địa. Đợt 3 (11-30.9), địch tăng cường lực lượng (6 GM và 3 tiểu đoàn) chuyển đánh hướng tây là chính, đồng thời tung biệt kích xuống Talinoi quấy rối hậu phương ta, nhưng không đạt kết quả. Đợt 4 (1.10-15.11), địch huy động 4 GM và 2 tiểu đoàn dồn sức tiến công nhằm chiếm một phần phía nam Cánh Đồng Chum để gây áp lực cho đàm phán chính trị (15.10). Ta tổ chức lực lượng thích hợp ngăn chặn, phản kích bẻ gẫy các mũi và hướng tiến công của địch, kết hợp tập kích tiêu hao sinh lực, tạo thế và lực đánh trận then chốt quyết định tiêu diệt phần lớn cụm quân địch từ nam Bản Quay đến bắc Khang Kho (26.10), sau đó tiếp tục tiến công, truy quét địch khỏi nam Cánh Đồng Chum, buộc địch phải co về giữ Long Chẹng. Kết quả với 244 trận đánh, loại khỏi chiến đấu hơn 5.600 địch (bắt 179), thu hơn 800 súng (có 4 pháo 105mm và 4 cối 106,7mm), bắn rơi 38 máy bay. Là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của QĐNDVN và QGP nhân dân Lào với cách đánh sáng tạo, hiệu quả; góp phần đúc kết kinh nghiệm, làm phong phú lí luận vé nghệ thuật chiến dịch VN trong KCCM.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65550806_445365972859955_6838048939841683456_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeH4BO47DJXld03R4pOjUZO5_sqbRx_sR2QD2ewuESBApghGpRNTT_WCrtLJNpGIBfGUXZcTvFwnAWpjsqvD0nt8p_mrlVCdxYtzCLzdMv_-aQ&_nc_oc=AQlYwlk6aQk0S1tBJygYhOB9ZvsrTro-3XpUX-Cu2jFZt7aH0YTa4IEkKLtLdYkmJhU&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=db94cef1b39500b98bdaa327ca91f219&oe=5DC4758A)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:15:43 pm

        CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ QUẢNG TRỊ (28.6.1972- 31.1.1973), chiến dịch phòng ngự của QGPMN VN tại tx Quảng Trị và vùng ven, đánh trả cuộc phản công của QĐ Sài Gòn được không quân và hải quân Mĩ yểm trợ, bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị, phục vụ yêu cầu của đấu tranh chính trị - ngoại giao tại hội nghị Pari (1968-73). Lực lượng địch gồm 3 sư đoàn (dù, bộ binh, thủy quân lục chiến), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 lữ đoàn và 1 thiết đoàn thiết giáp, 1 sư đoàn không quân, 4 tiểu đoàn pháo binh và lực lượng Vùng 1 hải quân QĐ Sài Gòn cùng hàng trăm lượt máy bay B-52/ngày và hàng trăm khẩu pháo trên các chiến hạm của Mĩ đánh phá liên tục. Lực lượng ta gồm 5 sư đoàn bộ binh (304, 308, 312, 320B và 325) và 1 trung đoàn độc lập, 5 tiểu đoàn đặc công, 1 trung đoàn tăng thiết giáp, 3 trung đoàn pháo binh, 4 trung đoàn pháo phòng không, 1 trung đoàn tên lửa phòng không, 2 trung đoàn công binh và 5 tiểu đoàn bộ đội địa phương. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 28.6-16.9.1972): QĐ Sài Gòn dùng 2 sư đoàn tổng dự bị chiến lược (dù, thủy quân lục chiến) và lực lượng lớn pháo binh, xe tăng, thiết giáp, dưới sự yểm trợ hỏa lực của không quân, hải quân Mĩ, từ 2 hướng tiến công thị xã và thành cổ Quảng Trị; bộ đội ta kiên cường bám trụ, giữ vững thành cổ suốt 81 ngày đêm, 16.9 rút ra bắc sông Thạch Hãn. Đợt 2 (17.9.1972-25.1.1973): địch liên tiếp mở các cuộc tiến công về hướng Đông Hà - Ái Tử hòng chiếm lại các vị trí đã mất; ta tổ chức phòng ngự khu vực, chặn đứng các cuộc tiến công của địch ở nam, bắc sông Thạch Hãn. Đợt 3 (26- 31.1.1973): địch thực hiện kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” trước khi hiệp định Pari 1973 vềViệt Nam có hiệu lực, bí mật bất ngờ đánh chiếm Cửa Việt; ta tập trung lực lượng tiến hành phản đột kích tiêu diệt hoàn toàn quân địch lấn chiếm (x. trận Cửa Việt, 31.1.1973), kết thúc chiến dịch. Trong CDPNQT. lúc đầu ta chuyển vào phòng ngự trong thế bị động, lúng túng, nên có khó khàn, tổn thất; sau đó củng cố được thế trận, từng bước đẩy lùi các mũi tiến công của địch, giành thắng lợi. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 29.000 địch (bất 226), diệt 1 lữ đoàn và 12 đại đội; phá hủy 345 xe tăng, thiết giáp (thu 13 xe), 273 khẩu pháo, bắn rơi 169 máy bay, bắn chìm 9 tàu chiến, thu gần 1.000 súng các loại, giữ vững khu vực giải phóng phía bắc sông Thạch Hãn. Cg đợt tác chiến phòng ngự Quảng Trị.

        CHIẾN DỊCH PHƯỚC BÌNH - BÙ ĐỐP (3.11-10.12.1969), chiến dịch tiến công do BTL Miền tổ chức, chỉ huy tại khu vực Phước Bình - Bù Đốp - Bổ Túc - Lộc Ninh thuộc các tỉnh Bình Long, Phước Long (nay là t. Bình Phước) nhằm tiêu hao sinh lực, phá kế hoạch bình định của địch, bảo vệ tuyến hành lang chiến lược và kho tàng của ta ở biên giới, khôi phục và phát triển phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: Sư đoàn bộ binh 7, Tiểu đoàn đặc công 28, Tiểu đoàn công binh 64 và 1 trung đoàn pháo binh Miền. Lực lượng QĐ Sài Gòn có: 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn biệt kích, 12 đại đội bảo an và dân vệ; quân Mĩ có: 2 trung đoàn bộ binh cơ giới, 3 tiểu đoàn của Sư đoàn kị binh không vận 1, Trung đoàn thiết giáp 11 và 3 đại đội thiết giáp, được hỏa lực không quân, pháo binh (24 khẩu pháo các loại) chi viện mạnh. Thực hiện phương châm chỉ đạo phối hợp chặt chẽ các lực lượng, tác chiến liên tục rộng khắp, đánh địch vận động dã ngoại là chủ yếu, trong CDPB-BĐ ta đã tiến hành 242 trận đánh (trong đó có 18 trận tập kích, 15 trận phục kích và các trận đánh độc lập của các binh chủng), loại khỏi chiến đấu hơn 1.000 địch, bắn cháy hơn 100 máy bay trực thăng, hơn 100 xe QS (có 96 xe tăng, xe thiết giáp) phá hủy 14 kho, thu và phá hủy 67 súng, pháo các loại. Thắng lợi của CDPB-BĐ, góp phần đánh bại chiến lược phòng ngự và âm mưu bình định, lấn chiếm của địch, tạo điều kiện thúc đẩy thế tiến công của ta trên chiến trường.

        CHIẾN DỊCH PHƯƠNG DIỆN QUÂN (ngoại), chiến dịch do bộ đội của phương diện quân tiến hành với sự tham gia của các quân chủng khác nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến dịch hoặc chiến lược; là một bộ phận của chiến dịch chiến lược hoặc được tiến hành độc lập. CDPDQ được QĐ Nga tiến hành lần đầu tiên trong các cuộc chiến tranh vào đầu tk 20. Sau đó lí luận và thực tiễn tổ chức và thực hành CDPDQ được tiếp tục nghiên cứu phát triển, đặc biệt là trong chiến tranh giữ nước của LX (1941-45) nhất là trong điều kiện hiện đại. Có CDPDQ tiến công và CDPDQ phòng ngự. CDPDQ tiến công bao gồm: các chiến dịch tiến công đầu tiên và tiếp theo (có thể có chiến dịch phòng ngự) của các tập đoàn quân (quân đoàn) thể đội 1, chiến dịch tiến công của tập đoàn quân (quân đoàn) thê đội 2; hoạt động tác chiến của bộ đội tên lửa và pháo binh, của không quân, bộ đội phòng không, của bộ đội chuyên môn và của lực lượng dự bị phương diện quân; ngoài ra còn có thể có các chiến dịch đổ bộ đường không và chiến dịch đổ bộ đường biển. Trong thời kì đầu chiến tranh, có thể nhằm phá cuộc tiến công xâm lược của đối phương (trong thời kì chuẩn bị hoặc đã bắt đầu), bảo đảm cho tập đoàn lực lượng chiến lược triển khai và bước vào tác chiến được thuận lợi. CDPDQ phòng ngự bao gồm: các chiến dịch phòng ngự của tập đoàn quân (quân đoàn) thê đội 1 và thê đội 2; phản đột kích của phương diện quân: hoạt động tác chiến của bộ đội tên lửa và pháo binh, không quân, bộ đội phòng không, bộ đội chuyên môn và lực lượng dự bị của phương diện quân; trên hướng biển, còn có các cuộc đánh trả quân đổ bộ đường biển trong hiệp đồng với hải quân.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:16:45 pm

        CHIẾN DỊCH PLÂY ME (19.10-26.11.1965), chiến dịch tiến công của LLVT Mặt trận Tây Nguyên ở khu vực Đức Cơ - Bàu Cạn - Plây Me (t. Gia Lai), nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng lòng tin đánh Mĩ và thắng Mĩ trên chiến trường. Lực lượng ta có 3 trung đoàn bộ binh (320, 33 và 66), 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh. 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm và LLVT địa phương. Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có Sư đoàn kị binh không vận 1 của Mĩ; 1 chiến đoàn dù, 1 chiến đoàn thiết giáp QĐ Sài Gòn. Thực hiện chủ trương “đánh điểm diệt viện”, đêm 19.10 ta diệt đồn Chư Ho, vây ép đồn Plây Me; 23.10 phục kích diệt Chiến đoàn thiết giáp 3 QĐ Sài Gòn đến ứng cứu trên đường 21, buộc Sư đoàn kị binh không vận 1 Mĩ phải đưa 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn 1 vào tham chiến (24.10). Ta tiếp tục chặn đánh QĐ Sài Gòn
giải tỏa, đồng thời điều chỉnh đội hình sẵn sàng đánh quân Mĩ phản kích. Trong các ngày 31.10-9.11 địch liên tiếp tiến hành các hoạt động thăm dò, tập kích vào hậu phương chiến dịch và một số khu vực trận địa ta, nhưng đều bị ta kịp thời chặn đánh, đẩy lui. Mĩ đưa Lữ đoàn kị binh không vận 3 vào chiến đấu, từ 14.11 dùng chiến thuật “nhảy cóc” đổ quân xuống khu vực núi Chư Pông định bất ngờ đánh vào sau lưng đội hình ta. Dựa vào trận địa đã chuẩn bị sẵn, ta chặn đánh quyết liệt, dồn quân Mĩ về thung lũng la Đrăng, tiến công tiêu diệt gần hết 1 tiểu đoàn, hoàn thành thắng lợi trận then chốt chiến dịch (x. trận la Đrăng, 17.11.1965). Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 3.000 địch, phá hủy 89 xe QS (có 42 xe tăng và xe bọc thép), bắn rơi 59 máy bay. Là chiến dịch đánh Mĩ đầu tiên ở Tây Nguyên trong KCCM, khẳng định ta có khả năng mở chiến dịch tiến công tiêu diệt từng tiểu đoàn quân Mĩ bằng tác chiến vận động ở chiến trường rừng núi, góp phần làm thất bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65846367_445365982859954_9204814921982803968_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeHvWwQ545v9xezaI3Uymd4hIBW9dRPv0xOKGhNpMb7co83WFoCySBHmFAqjke10FLN3qklCvNCS4oCUYv8RNH6yAMnY-Up-y-K65HaVWGhRwA&_nc_oc=AQnCj3bWLRmjkBhgHo5hx4q38ZFZjKTI9q4QfEwBHuJGiZVu-wYcrkdkV0j4L2YKwv4&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=14b2842b96ce89a221c157e2c22e53a7&oe=5DB92A56)

        CHIẾN DỊCH PRAHA (6-11.5.1945), chiến dịch tiến công của QĐ LX (ba phương diện quân Ucraina 1, 2 và 3) phối hợp với các tập đoàn quân 1 và 4 Rumani, Tập đoàn quân 2 Ba Lan và Tập đoàn quân 1 Tiệp Khắc (tổng số trên 2.000.000 quân, 30.500 pháo và súng cối, gần 2.000 xe tăng, trên 3.000 máy bay), nhằm hợp vây, tiêu diệt cụm quân phát xít Đức trên lãnh thổ Tiệp Khắc (hơn 900.000 quân, 9.700 pháo và súng cối, 1.900 xe tăng và 1.000 máy bay), chi viện cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Tiệp Khắc, giải phóng thủ đô  Praha. Trong quá trình chiến dịch đã hợp vây được cụm quân Đức, bắt làm tù binh khoảng 860.000 người, giải phóng Praha 9.5. CDP là chiến dịch cuối cùng của các LLVT LX trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45), diễn ra trong điều kiện phức tạp: phải điều động quân từ Beclin tới vùng Đret xa 100-200km và tiến hành hợp vây chủ lực địch ở địa hình rừng núi.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:17:56 pm

        CHIẾN DỊCH QUANG TRUNG (28.5-20.6.1951), chiến dịch tiến công của LLVTND VN vào phòng tuyến Sông Đáy của quân Pháp từ nam Phủ Lí (Hà Nam) đến Yên Mô (Ninh Bình), nhằm diệt sinh lực địch, phá khối ngụy quân, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tranh thủ nhân dân (vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa). Lực lượng ta gồm: 3 đại đoàn (308, 304 và 320), 5 đại đội sơn pháo, 1 trung đoàn công binh và các LLVT địa phương, do Bộ tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy. Lực lượng địch có: 4 tiểu đoàn và 27 đại đội chiếm đóng, 4 tiểu đoàn và 5 đại đội cơ động ứng chiến. Phối hợp với chiến dịch, có hoạt động tác chiến của các LLVT ở tả ngạn Sông Hồng (Hưng Yên, Thái Bình). Chiến dịch chia thành hai đợt. Đợt 1 (28-31.5), trên hướng Ninh Bình (hướng chính) ta tiến công vào thị xã, diệt địch ở nhà thờ Đại Phong, các cứ điểm Non Nước, Gối Hạc; diệt 6 cứ điểm nhỏ ở khu vực Yên Mô - Yên Khánh, đánh địch ở Chùa Hữu, Yên Thịnh rút chạy; hướng nam Hà Đông, ta diệt 3 cứ điểm, đánh viện trên đoạn Đoan Vĩ - Mai Cầu - Kinh Đông. Tuy nhiên trong đợt 1, ta đánh một số cứ điểm không thành công (Lan Khê, Chùa Cao, Kì Cầu). Pháp đưa lực lượng từ Nam Định sang phản kích và tăng cường phòng thủ các trọng điểm: tx Ninh Bình, Phú Lí, Hoàng Đan. Đợt 2 (1-20.6), ta tiến công cứ điểm Chùa Cao (lần 2) không thành công (x. trận Chùa Cao, 4-6.6.1951)\ đánh các cứ điểm Cầu Bút, Ngọc Cám không diệt gọn; bức hàng vị trí Núi Sậu và đánh viện trên đoạn Ninh Bình - Yên Phú. Pháp tiếp tục tăng viện cho các trọng điểm, dùng hỏa lực pháo binh, không quân tiêu hao lực lượng ta và càn quét một số nơi. Từ 8.6 ta chủ trương mỗi đại đoàn để lại 1 trung đoàn cùng LLVT địa phương chống địch càn quét, củng cố cơ sở, giúp dân thu hoạch mùa màng. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 4.000 địch, tiêu diệt và bức rút 23 vị trí, góp phần thúc đẩy chiến tranh du kích vùng đồng bằng Bắc Bộ. CDQT không đạt yêu cầu đề ra, hiệu suất chiến đấu thấp, mức thương vong cao, chủ yếu là do chọn hướng mờ chiến dịch chưa phù hợp, chuẩn bị chiến dịch thiếu chu đáo, chưa nắm vững phương châm tác chiến (nặng về đánh điểm, chưa chú trọng đánh viện). Cg chiến dịch Hà Nam Ninh.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65660868_445366002859952_550957288039383040_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeEoUzMKdI6Cbumzl7E60qcb_xwpZEziab3HnzEdhImOLucFn_H8QrZq8VS04y25oDwHy1rs_XGoYYyqMLYy3bRnUqWi7inkX_kQdMneMiNKWw&_nc_oc=AQnHqUlGgo1SqBzStSDYTQyK2HOuihS5rNydDTtWGGSEFxfQxf9al4cUw-cBWwUyf68&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=8c7bd86019d223e8fd5a417af91ce3de&oe=5DC65699)

        CHIẾN DỊCH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (24.1 31 3.1949), chiến dịch tiến công quân Pháp ở bắc Quảng Nam - Đà Nẵng do bộ chỉ huy Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, đánh giao thông làm tê liệt đoạn đường Đà Nẵng - Huế, đẩy mạnh chiến tranh du kích trong vùng địch hậu. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Trung đoàn bộ binh 108 và 2 tiểu đoàn (19 và 79) bộ đội chủ lực Liên khu; 2 đại đội độc lập và dân quân, du kích địa phương. Lực lượng địch trên địa bàn khoảng 5.000 quân, gồm 3 tiểu đoàn Marốc và lê dương, 1 đại đội dù, đóng ở 63 vị trí. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (24.1-8.2), ta phục kích ở đèo Hải Vân diệt đoàn xe lửa và ô tô chở quân và vũ khí từ Đà Nẵng ra Huế, chặn đánh nhiều toán quân địch đến cứu viện. Địch tập trung cản quét, định bao vây, tiêu diệt quân chủ lực ta ở tây bắc Hòa Vang, nhưng thất bại. Đợt 2 (9.2-14.3), bộ đội chủ lực phân tán đánh nhiều trận tập kích, phục kích nhỏ trên địa bàn từ Hội An ra Đà Nẵng, Huế, hỗ trợ phong trào chiến tranh du kích và xây dựng LLVT địa phương. Đợt 3 (15-31.3), thực hiện “tổng phá hoại”, đánh nhiều trận phục kích trên đường 1, đánh sập 2 cầu, phá hỏng nặng nhiều đoạn đường sắt, đường bộ, cắt đứt tuyến vận chuyển của địch trong nhiều ngày. 31.3 chiến dịch kết thúc bằng trận phục kích diệt gọn 1 đại đội Âu - Phi tại Gò Cà. Kết quả với gần 300 trận đánh loại khỏi chiến đấu hơn 600 địch, phá hủy 8 đầu máy xe lửa và 22 toa xe, 20 xe vận tải và 2 xe thiết giáp, thu gần 200 súng. Là chiến dịch đầu tiên trên chiến trường Trung Bộ trong KCCP, nhờ biết lấy đánh địch ngoài công sự làm chính, khéo vận dụng nhiều hình thức chiến thuật nên lực lượng không nhiều vẫn đạt hiệu quả cao.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:19:08 pm

        CHIẾN DỊCH QUÂN ĐOÀN, chiến dịch do quân đoàn hoặc lực lượng tương đương tiến hành. Có CDQĐ tiến công, CDQĐ phản công và CDQĐ phòng ngự. Được tiến hành độc lập hoặc trong thành phần của chiến dịch cấp quân khu, chiến dịch chiến lược. Nhiệm vụ CDQĐ được xác định tùy thuộc vào chủ trương và ý định tác chiến chiến lược; loại chiến dịch, tình hình ta và đối phương; điều kiện địa hình, thời tiết và những tình hình khác có liên quan. Trong tiến công và phản công nhiệm vụ của CDQĐ thường tiêu diệt một bộ phận lực lượng quan trọng, tiêu hao lớn sinh lực địch, đánh chiếm các mục tiêu, các khu vực địa hình được giao; trong phòng ngự thường sát thương lớn sinh lực địch, đánh bại các đợt tiến công của chúng, giữ vững các mục tiêu và địa bàn phòng ngự. ở VN, trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, CDQĐ thường được tiến hành dựa vào các khu vực phòng thủ địa phương. Bộ chỉ huy  CDQĐ thường có đại diện cấp ủy và chính quyền địa phương tham gia.

        CHIẾN DỊCH QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC, chiến dịch chiến lược tiến công (phản công) do bộ tổng tư lệnh trực tiếp tổ chức và chỉ huy; gồm những trận đánh lớn và các hoạt động tác chiến chiến lược kết hợp với các mặt đấu tranh khác, được liên kết với nhau theo một kế hoạch thống nhất, với nỗ lực cao độ, đánh tiêu diệt lớn, làm thất bại ý đồ chiến lược của đối phương nhằm buộc đối phương phải đầu hàng hoặc chấm dứt chiến tranh; thể hiện sự phát triển cao của nghệ thuật QS VN. CDQCCL diễn ra trên cơ sở kết quả thắng lọi của các chiến dịch trước đó hoặc khi có lực lượng đủ mạnh, thời cơ thuận lợi, điều kiện trong và ngoài nước đảm bảo cho việc phát huy sức mạnh hơn đối phương, xt trận quyết chiến chiến lược, ở VN, đã tiến hành thắng lợi CDQCCL: chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975).

        CHIẾN DỊCH QUYẾT THẮNG nh CHIẾN DỊCH NẬM BẠC (12-27.1.1968)

        CHIẾN DỊCH RENSƠ HEN (A. Ranch Hand, 1.1962- 2.1971), chiến dịch sử dụng chất độc diệt cây do Mĩ tiến hành trên chiến trường miền Nam VN và Lào nhằm phát quang các cánh rừng, phát hiện kho tàng, ngăn chặn hoạt động vận chuyển và tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta. Kế hoạch do BQP Mĩ vạch ra, được tổng thống Kennơdi chính thức phê chuẩn (30.11.1961) và giao cho lực lượng không quân Mĩ thực hiện (dự định tiến hành trong 2 năm nhưng đã kéo dài gần 10 năm). Trong CDRH, Mĩ đã rải xuống miền Nam VN hơn 70 triệu lít, xuống Lào hơn 1,6 triệu lít chất độc diệt cây, chủ yếu là chất độc da cam, hủy hoại hàng triệu hecta rừng, gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho dân cư và môi trường sinh thái ở VN và Lào.

        CHIẾN DỊCH RỔNG BIỂN (A. Sea Dragon, 10.1966- 10.1968), chiến dịch tiến công của hải quân Mĩ ở vùng biển và ven biển miền Bắc VN, phối hợp với chiến dịch Sấm Rền (2.3.1965-31.10.1968), nhằm phá hoại sản xuất, ngăn chặn các tuyến tiếp vận từ miền Bắc vào miền Nam. Lực lượng gồm các tàu tuần dương và tàu khu trục của Hạm đội 7, lúc cao điểm tới 50-60 tàu (45-60% số tàu của hạm đội). Trong CDRB tàu chiến Mĩ sử dụng pháo lớn (cỡ nòng 187-406mm) bắn hơn 500.000 quả đạn vào các trận địa pháo bờ bién, trọng điểm giao thông đường bộ (chủ yếu là QL1), trạm vận tải và cả khu dân cư. LLVT và nhân dân miền Băc VN phát triển lực lượng pháo binh ba thứ quân, kiên quyết đánh trả, hơn 100 lần bắn cháy tàu chiến Mĩ (trong đó có tàu tuần dương Canbera, tàu thiết giáp Niu Giơxi...). CDRB tuy có gây cho ta nhiều khó khăn nhưng Mĩ không đạt dược mục đích đề ra.

        CHIẾN DỊCH SA THẦY (18.10-6.12.1966), chiến dịch tiến công của LLVT Mặt trận Tây Nguyên trên địa bàn 2 tỉnh Kon Tum, Gia Lai nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và QĐ Sài Gòn, hỗ trợ phong trào phá ấp chiến lược, phối hợp với các chiến trường toàn miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến lược lần II (1966-67) của Mĩ. Lực lượng ta có: Sư đoàn bộ binh 1, Trung đoàn bộ binh 95, 1 tiểu đoàn và 1 đại đội súng cối 120mm, 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm (hướng chủ yếu); 2 trung đoàn bộ binh (24 và 33) và LLVT địa phương (hướng phối hợp). Lực lượng địch có; Lữ đoàn bộ binh 2 (Sư đoàn 4), Lữ đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn 25), Lữ đoàn 2 (Sư đoàn kị binh không vận 1) của Mĩ; Trung đoàn bộ binh 42, 2 tiểu đoàn của Trung đoàn bộ binh 45 và 3 tiểu đoàn biệt động quân QĐ Sài Gòn. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (18-29.10), ta bao vây đồn biệt kích biên phòng Plây Girăng, tiến hành các hoạt động nghi binh dọc bờ sông Pô Cô. 23.10 Mĩ sử dụng Sư đoàn bộ binh 4 mở cuộc hành quân Pôn Rivơ IV (23.10-6.12.1966) vào khu vực đông và tây sông Sa Thầy, bị ta chặn đánh diệt gọn từng đại đội, buộc phải cụm lại ở khu vực Đất Đỏ và các điểm cao 621, 389. Đợt 2 (5-26.11), Mĩ tiếp tục đổ quân xuống điểm cao 289 bị ta tập trung hỏa lực cối 120mm tập kích và xung phong tiêu diệt phần lớn (12.11); tiếp đó địch điều thêm Lữ đoàn kị binh không vận 2 đến phản kích cũng bị ta chặn đánh thiệt hại nặng. Đợt 3 (2-6.12), ta tập kích hỏa lực, tiêu hao nặng 1 tiểu đoàn Mĩ ở Cà Đin, buộc địch phải kết thúc cuộc hành quân. Kết quả loại khỏi chiến đấu 2.400 địch, bắn rơi 21 máy bay, phá hủy 26 khẩu pháo, 28 xe QS, thu 68 súng các loại. CDST thể hiện nghệ thuật khêu ngòi, nghi binh dụ địch từng bước vào thế trận đã chuẩn bị sẵn để tiêu diệt, làm thất bại kế hoạch phản công của địch.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:19:52 pm

        CHIẾN DỊCH SẤM RỀN (A. Rolling Thunder, 2.3.1965- 31.10.1968), chiến dịch tiến công bằng không quân của Mĩ mở rộng và leo thang chiến tranh ra miền Bắc VN trong chiến tranh phá hoại làn 1 (7.2.1965-1.11.1968), nhằm phá hủy tiềm lực quốc phòng, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, gây sức ép buộc chính phủ VN PCCH thương lượng theo những điều kiện của Mĩ. Sau khi chiến dịch Mũi lao lửa (7-11.2.1965) thất bại, Mĩ tiếp tục huy động lực lượng lớn không quân mở CDSR đánh phá quy mô lớn và liên tục trên miền Bắc VN: 2.3.1965 sử dụng 100-160 (lúc cao nhất 250) lần chiếc máy bay/ngày đánh phá các đầu mối giao thông, kho tàng, khu dân cư từ Vĩnh Linh đến nam Thanh Hóa; từ 6.1965 mở rộng chiến tranh lên bắc vĩ tuyến 20, đánh phá hệ thống đường bộ, đường sắt nam và bắc Sông Hồng... 1966 Mĩ tăng cường độ đánh phá lên gấp đôi, với 200-250 (lúc cao nhất 400) lần chiếc máy bay/ngày (từ 4.1966 sử dụng cả B-52) đánh phá các kho xăng dầu, cơ sở công nghiệp... ở ngoại vi Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác; 1967 tập trung vào các khu công nghiệp (Thái Nguyên, Việt Trì...), mở nhiều đợt đánh lớn vào Hà Nội, Hải Phòng, rải mìn phong tỏa các cứa sông, bến cảng... Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân và dân miền Nam, 31.3.1968 Mĩ ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, đồng thời tập trung đánh phá ác liệt các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào với số trận đánh tăng 2,6 lần, mật độ bom đạn gấp 20 lần. Bị thất bại nặng (hơn 3.200 máy bay bị bắn rơi) mà không đạt mục đích, 31.10.1968 CDSR kết thúc; 1.11.1968 tổng thống Mĩ Giônxơn buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom, bắn phá miền Bắc. CDSR dự tính tiến hành trong 6 tháng đã phải kéo dài 3 năm 8 tháng, với khoảng 400.000 phi vụ, ném 643.000t bom, phá hủy nhiều cơ sở vật chất, giết hại nhiều dân thường nhưng không khuất phục được nhân dân VN.

        CHIẾN DỊCH SÓC TRĂNG I (4-30.4.1950), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 9 tại địa bàn các huyện Châu Thành, Thạnh Trị, Kế Sách và một phần h. Long Phú (t. Sóc Trăng), nhằm thu hẹp phạm vi kiểm soát, phá vỡ hệ thống phòng ngự của quân Pháp, làm dao động tinh thần binh lính địch ở Nam Bộ. Lực lượng tham gia chiến dịch có Tiểu đoàn 404 (bộ đội chủ lực Nam Bộ), Tiểu đoàn 402 (Khu 9), 3 đại đội độc lập (1089, 1098, 1094), 1 trung đội Itxarắc (Campuchia) và du kích địa phương. Lực lương địch có: Tiểu đoàn 2 BMRD (2 đại đội), Đại đội 8/RTC, 1 đại đội pháo 90mm. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (4-11.4), ta diệt đồn Bưng Tróp (4-5.4), đánh quân tiếp viện trên đoạn Sóc Trăng - Bố Thảo, diệt 1 đại đội địch. Đợt 2 (12-30.4), tiến hành vũ trang tuyên truyền trong đồng bào Khơme, kết họp đánh phá giao thông; tiến công đồn Mĩ Phước, chặn viện binh, diệt 1 trung đội, nhưng đánh các đồn Xã Vì, Giuốc Đăng không đạt kết quả. Là chiến dịch đầu tiên ở Khu 9 trong KCCP, tuy thắng lợi QS còn hạn chế song để lại nhiều kinh nghiệm về kết hợp tác chiến với tuyên truyền, vận động quần chúng, xây dựng cơ sở vùng đồng bào dân tộc Khơme.

        CHIẾN DỊCH SÓC TRĂNG II (12.5- 25.6.1951), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 9 tại địa bàn các huyện Vĩnh Châu, Thạnh Trị, Long Phú, Châu Thành (t. Sóc Trăng), nhằm phá ách kìm kẹp của địch, giành dân, mở rộng căn cứ kháng chiến vùng đồng bào dân tộc Khơme ở Sóc Trăng và Bạc Liêu trong KCCP. Lực lượng tham gia chiến dịch có Trung đoàn Tây Đô phối họp cùng bộ đội địa phương và du kích các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ. Lực lượng địch có 2 tiểu đoàn ứng chiến (2 BMEO và BVN) và 10 trung đội chiếm đóng tại các đồn. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (12.5-9.6), trên hướng Vĩnh Châu, ta tiến công đồn Xã Sang, diệt đồn Xẻo Me và tổ chức đánh viện binh địch từ Sóc Trăng, Bạc Liêu đến, diệt 2 trung đội và 7 xe QS, tiếp đó chặn đánh Tiểu đoàn 2 BMEO từ Cần Thơ đến ứng cứu, diệt 50 địch; các lực lượng ở hướng thứ yếu phối hợp chiến đấu, quấy rối và đánh địch càn quét ở Long Đức. Đợt 2 (10-25.6), bộ đội và du kích địa phương tiếp tục đánh địch ở hướng Long Phú; Trung đoàn Tây Đô tổ chức tiến công căn cứ Vĩnh Hưng, phục kích Tiểu đoàn BVN càn quét ở Phụng Hiệp, sau đó đánh đồn Xảo Cau, vây đồn Thống Thuyền rồi qua Kế Sách (Sóc Trăng) hỗ trợ địa phương phát triển chiến tranh du kích. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 200 địch (bắt 5 tù binh), bắn rơi 1 máy bay, đạt mục đích kết hợp hoạt động QS với tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở vùng đồng bào dân tộc Khơme ở Thạnh Trị và Vĩnh Châu.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:20:49 pm

        CHIẾN DỊCH SÔNG LÔ (29.4-31.5.1949), chiến dịch phản công của LLVTND VN nhằm đánh bại cuộc hành quân Pômôn của Pháp vào hậu phương ta ở Phú Thọ, Tuyên Quang. Lực lượng địch khoảng 2.600 quân, có pháo binh, không quân, hải quân chi viện. Lực lượng ta gồm: 8 tiểu đoàn bộ binh, 3 đại đội pháo binh, 1 đại đội công binh và LLVT địa phương. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (29.4-4.5), quân Pháp vượt Sông Hổng, chia 4 mũi phối hợp với một bộ phận quân nhảy dù xuống Bãi Bằng - Phú Nham, càn quét vùng Lâm Thao, tiến chiếm tx Phú Thọ; ta đánh giá không chính xác nên không kịp thời ngăn chặn, chỉ tiến hành được trận phục kích ở Hà Thạch, tiêu hao một số địch. Đợt 2 (5-21.5), địch cho quân nhảy dù chiếm Đoan Hùng, kết hợp với các cánh quân đường bộ, đường sông đánh chiếm tx Tuyên Quang, Phù Hiên và càn quét các vùng xung quanh; ta đánh tàu địch trên Sông Lô, phục kích ven đường 2, chống càn ở Phù Hiên, Chợ Ngà... gây cho địch một số thiệt hại, buộc chúng phải ngừng tiến công và từng bước rút quân. 16.5 Bộ tổng tư lệnh quyết định thành lập Mặt trận Sông Lô nhằm tập trung lực lượng đánh địch rút lui. Đợt 3 (24-31.5), sau khi tập trung về Đoan Hùng, quân địch rút theo hai bờ Sông Lô, kết hợp càn quét, có máy bay, pháo binh yểm trợ; ta vận động chặn đánh địch ở Lệ Mĩ (x. trận Lệ Mĩ, 26.5.1949), Yên Thuyết, Núi Hét, Phan Dư... Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 1.000 địch, bắn rơi 1 máy bay, làm thất bại âm mưu của Pháp đánh phá hậu phương ta, nhưng chưa thực hiện được đánh tiêu diệt do tổ chức, chỉ huy, thông tin liên lạc còn yếu kém.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65920269_445366019526617_1712999095569743872_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeGJsmZufrzQXhAgU2gPmJPB44SPwiBc7UpGX1uhtwkvUVSILt3RtQnwIffUH1NO0KXMWrwxGkB6SUKEmQU-HLQAUgHu8qAwrkBpNQZbKOVxKw&_nc_oc=AQlRoCrg1MisHDcgLgZ-yZxCrjsc0kThLvfqmt5TmgY-zf2Nc7gLyFygCQFnkvdPfCE&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=0cfe4b63df990ddf8e70b9aa61dd8e74&oe=5D79BDA7)

        CHIẾN DỊCH SÔNG THAO (19.5-18.7.1949), chiến dịch tiến công của LLVTND VN vào phòng tuyến Sông Thao của Pháp ở khu vục Yên Bái, Lào Cai, nhằm diệt sinh lực địch, phát động chiến tranh du kích, mở rộng khu căn cứ Tây Bắc. Tham gia chiến dịch có 3 tiểu đoàn (11, 54 và 79) bộ đội chủ lực của Bộ tổng tư lệnh, 2 tiểu đoàn bộ binh (630, 564), 2 đại đội pháo binh, 5 đại đội độc lập của Liên khu 10. Lực lượng địch trên địa bàn có 9 đại đội, 7 trung đội, tổ chức phòng thủ bằng hệ thống các cứ điểm nhỏ kết hợp với quân cơ động ứng chiến. Chiến dịch diễn ra chậm 1 ngày so với kế hoạch (do địch mở cuộc hành quân Pômôn lên Tuyên Quang, Phú Thọ), chia làm ba đợt. Đợt 1 (19.5-5.6), trên hướng chính, ta tiến công diệt các cứ điểm Đại Bục (x. trận Đại Bục, 19.5.1949), Đại Phác, nhưng đánh các cứ điểm Làng Phát, Phục Linh không thành công; trên hướng phối hợp (Sơn La), diệt các vị trí Sông Con, Cửa Nhì, Bản Hảo, Na Luông... Đợt 2 (24- 29.6), ta bí mật chuyển quân lên vùng Lục Yên Châu, tiến công diệt các cứ điểm Phố Ràng (SCH tiểu khu), Khe Phía, Ngòi Mác, đánh quân ứng cứu từ Bắc Cuông xuống Phố Ràng, cắt đứt đường liên lạc giữa Bảo Hà với Lào Cai, Nghĩa Đô, buộc địch phải rút bỏ Phục Linh. Đợt 3 (16-18.7), tiến công diệt cứ điểm Dóm (x. trận Dóm, 16.7.1949), chặn đánh viện binh từ Giốc Lụ lên ứng cứu, buộc địch phải rút chạy khỏi các cứ điểm Làng Phát, Đồng Bồ, Ca Vịnh, Sài Lương... CDST kết thúc thắng lợi, tiêu diệt và bức rút 25 cứ điểm, loại khỏi chiến đấu gần 500 địch, thu hơn 300 súng, phá vỡ một mảng lớn phòng tuyến Sồng Thao từ Ba Khe đến Bảo Hà (khoảng 70km), tạo thế liên hoàn nối liền vùng tự do của ba tinh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:21:59 pm

        CHIẾN DỊCH SỨC MẠNH LIÊN MINH (24.3-9.6.1999), chiến dịch tiến công đường không vào Nam Tư do Mĩ và NATO tiến hành dưới chiêu bài bảo vệ người gốc Anbani ở Côxôvô (Nam Tư), nhằm phá hủy tiềm lực QS, kinh tế của Liên bang Nam Tư, buộc nước này phải chấp nhận yêu sách chính trị của Mĩ và các nước phương Tây. Lực lượng sử dụng: khoảng 1.100 máy bay chiến đấu (chủ yếu là của Mì) với các kiểu loại hiện đại nhất (máy bay tàng hình B-2, F-117A...), trong 78 ngày đêm xuất kích 36.000 lần/ chiếc, được sự hỗ trợ của 24 vệ tinh định vị toàn cầu, phóng hơn 20.000 tên lửa (có vài trăm tên lửa hành trình tầm xa) và bom (35% có điều khiển) với nhiều loại mới như bom chứa uran nghèo, bom xung điện từ, bom chì... đánh vào 600 mục tiêu QS và dân dụng, làm chết và bị thương hơn 6.000 người (phần lớn là dân thường), phá hủy 50% cơ sở hạ tầng của Nam Tư. Phía QĐ Nam Tư thực hiện ẩn nấp, ngụy trang, cất giấu lực lượng nên hạn chế được tổn thất, đồng thời đánh trả bằng tên lửa, pháo phòng không và các loại vũ khí nhẹ, bắn rơi 2 máy bay (có F-117A) và hàng chục tên lửa hành trình Tômahôc. Với CDSMLM, Mĩ và NATO muốn thử nghiệm phương thức “tác chiến không đối xứng công nghệ cao” làm công cụ uy hiếp, răn đe, nhưng thực tế đã cho thấy vũ khí công nghệ cao không phải là sức mạnh tuyệt đối, không gì chống đỡ nổi.

        CHIẾN DỊCH TẬP ĐOÀN QUÂN (ngoại), chiến dịch do tập đoàn quân binh chủng hợp thành (tập đoàn quân xe tăng) tiến hành nhằm hoàn thành những nhiệm vụ chiến dịch. CDTĐQ thường là bộ phận của chiến dịch phương diện quân hoặc độc lập. Có CDTĐQ tiến công và CDTĐQ phòng ngự. CDTĐQ ra đời vào tkl9, được phát triển trong CTTG-I và CTTG-II. Ở LX, trong chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941-45), lí luận và thực tiễn tiến hành CDTĐQ tiến công dược phát triển theo hướng hoàn thiện phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến dịch, tập trung kiên quyết lực lượng và phương tiện trên hướng đột kích chủ yếu, tăng thêm chiều sâu và mật độ bố trí lực lượng, tăng quy mô chiến dịch; chiều rộng dải tiến công 35-50km, chiều sâu chiến dịch 100-150km, tốc độ tiến công đối với tập đoàn quân binh chủng hợp thành là 15- 25km/ngày đêm, đối với tập đoàn quân xe tăng là 40- 50km/ngày đêm. CDTĐQ phòng ngự cũng tăng chiều sâu bố trí chiến dịch, tăng mật độ lực lượng và phương tiện, tăng mức độ thiết bị công trình phòng ngự. Ngày nay CDTĐQ phòng ngự thường có đặc điểm: tập trung nỗ lực chủ yếu trên hướng chủ yếu, bố trí có chiều sâu và bố trí phân tán lực lượng phương tiện, phương pháp thực hành chiến dịch đa dạng, tính tích cực cao, cơ động rộng rãi hỏa lực, binh lực và vật cản, tác chiến đồng thời trên các hướng. Hệ thống các tuyến, dải phòng ngự có thể gồm: dải bảo đảm; dải phòng ngự chủ yếu (tuyến phòng ngự 1); các tuyến tập đoàn quân, mỗi tuyến có các trận địa, các khu vực và các trung tâm phòng ngự độc lập; các tuyến và trận địa trung gian, các tuyến và trận địa chéo...

        CHIẾN DỊCH TÂY BẮC (14.10-10.12.1952), chiến dịch tiến công của LLVTND VN trên hướng Tây Bắc VN nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một bộ phận đất đai, phá âm mưu của Pháp lập “Xứ Thái tự trị”. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm các đại đoàn 308, 312 và 316 (thiếu), Tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148), 6 đại đội sơn pháo 75mm, 3 đại đội súng cối 120mm, 1 trung đoàn công binh và 11 đại đội bộ đội địa phương, do Bộ tổng tư lệnh tổ chức, chỉ huy. Lực lượng địch có 8 tiểu đoàn và 43 đại đội bộ binh, bố trí thành 144 cứ điểm thuộc bốn phân khu: Lai Châu, Sông Đà. Nghĩa Lộ, Sơn La và ba tiểu khu độc lập Thuận Châu, Phù Yên, Tuần Giáo; trong quá trình chiến dịch, được tăng viện thêm 9 tiểu đoàn bộ binh và dù Âu - Phi, 3 tiểu đoàn ngụy, 1 tiểu đoàn biệt kích hỗn hợp, 1 tiểu đoàn pháo binh. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (14- 23.10), tiến công phân khu Nghĩa Lộ, tiêu khu Phù Yên, tiêu diệt và bức rút hàng loạt cứ điểm (Ca Vinh, Sài Lương, Pú Chạng, Nghĩa Lộ phố...), đập tan toàn bộ phòng tuyến vành ngoài của địch từ hữu ngạn Sông Thao đến tả ngạn Sông Đà, từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhãi. Pháp tăng viện cho Tây Bắc, dồn quân về xây dựng tập đoàn cứ điểm Nà Sản, đồng thời mở cuộc hành quân Loren đánh lên Phú Thọ (28.10) nhằm kéo chủ lực ta về đối phó, nhung thất bại (x. trận Chán Mộng - Trạm Thản, 17.11.1952). Đợt 2 (7- 22.11), ta vượt Sông Đà, tiến công hệ thống phòng ngự của địch trên cao nguyên Mộc Châu (X. trận Mộc Châu, 19.11.1952), kết hợp vu hồi chiến dịch từ Quỳnh Nhãi giải phóng Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ, buộc địch ở tx Sơn La rút chạy về Nà Sản. Đợt 3 (30.11 10.12), tiến công địch ở Nà Sản không thành công. Kết quả diệt và bắt hơn 6.000 địch (diệt gọn 4 tiểu đoàn và 28 đại đội), giải phóng một vùng rộng lớn ở địa bàn chiến lược quan trọng (khoảng 30.000km2 với 250.000 dân), nối liền vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào, giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của địch.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65720482_445366032859949_3817950738999410688_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeGeP7BbBdEnZiP_ZVMKv0G08BH8X06v8P-SFgSxcaQsd3tiE4yqsabKb93uDAIaeAF6PqzcTPR7JUftwkdgINKWDrzHrMxP1GIcggMzlOkH5A&_nc_oc=AQl_lF0-nQtdKnQe04n0gAvbVb7Qv42kvbFC_SzOC03aIMC5tnoLhIk9NfwEMN-O1BY&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=5fdaa5f3e8c828f5991da3e4ef59856d&oe=5DBFC27B)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:26:29 pm
   
        CHIẾN DỊCH TÂY NAM NINH BÌNH (15.10-6.11.1953), chiến dịch phản công của Đại đoàn 320 và LLVT tỉnh Ninh Bình đánh bại cuộc hành quân Hải Âu của Pháp ở khu vực Rịa - Nho Quan - Phố Cát (tây nam Ninh Bình). Thực hiện kế hoạch Nava với chủ trương “chủ động tiến công bằng những đòn đánh trước”, từ 15.10.1953 Pháp huy động khoảng 40.000 quân mở cuộc hành quân ra hướng tây nam Ninh Bình nhằm diệt một bộ phận quân chủ lực và phá kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-54 của ta. Dự kiến trước âm mưu của địch tiến công ra vùng tự do, Đại đoàn 320 và LLVT địa phương tích cực chuẩn bị chiến đấu và bố trí lực lượng sẵn sàng đánh địch. Chiến dịch diễn ra qua ba đợt. Đợt 1 (15-17.10), LLVT địa phương các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan tổ chức đánh nhỏ, ngăn chặn, tiêu hao địch tiến quân theo đường 59. Đợt 2 (18.10-1.11), tập kích, tiêu diệt địch ở các điểm cao 94 và 201 (đêm 18 rạng 19.10); đánh nhiều trận phục kích tiêu hao, tiêu diệt các cánh quân địch trên đường lên Nho Quan (22- 24.10); vận động tiến công tiêu diệt địch ở Giốc Giàng - Sòng Cạn (28.10). Đợt 3 (2-6.11), địch hành quân lên Nho Quan lần hai, ta tập kích địch trú quân ban đêm ở Văn Luận (2.11); phục kích địch ở Mống Lá (3.11)... Bị thiệt hại nặng và không đạt các mục tiêu của cuộc hành quân, chiều 5.11 quân Pháp bắt đầu rút lui; ta tranh thủ thời cơ xuất kích diệt thêm một số địch ở các vị trí xung quanh Rịa. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 1.700 địch (bắt hơn 300), bắn rơi 2 máy bay, phá hủy 21 xe QS (có 3 xe tăng, 4 xe thiết giáp), làm thất bại ý đồ “đánh trước” của Pháp, bảo vệ căn cứ và lực lượng ta, tạo điều kiện cho chiến cục Đông Xuân 1953-54 tiến triển thuận lợi.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66237940_445366046193281_5041988277733687296_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeEcz0-LrSNfBAxMrUvRPj3FVNnvs_ybGkfWP7h2RSNdp67SiLKRejgjjSKaNWh4bTtPhUiI4alQG15TNFyFpKi5xK8bn2f4Ui3nvJJEyaeT2Q&_nc_oc=AQmr9TsgeZxIrdXgb5mk9I8GCo9PIqMLGSL8gkzG7jCHz-6x3sv02Sy1hiuqDqfzvgQ&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=4a372d70f50e186bc2ac6981c87bcb58&oe=5D7C5B7D)

        CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN (4.3-3.4.1975), chiến dịch chiến lược tiến công của QGP Mặt trận Tây Nguyên mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng các tinh nam Tây Nguyên (Đắc Lắc, Phú Bổn. Quảng Đức), mở rộng hành lang nối liền Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Khu 5, thực hiện chia cắt chiến lược, tạo cục diện mới về chiến lược. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 5 sư đoàn (10, 320, 316, 3 và 968) và 4 trung đoàn bộ binh. 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn đặc công, 2 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn tăng thiết giáp, 3 trung đoàn pháo phòng không... cùng LLVT địa phương các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum. Lực lượng địch thuộc Quân đoàn 2 - Quân khu 2 và lực lượng tăng cường gồm: Sư đoàn bộ binh 23, 7 tiểu đoàn biệt động quân, 36 tiểu đoàn bảo an, 1 lữ đoàn tăng thiết giáp, 230 khẩu pháo, 1 sư đoàn không quân... Sau các hoạt động nghi binh, thu hút địch lên hướng Plây Cu, Kon Tum, từ 4.3 chiến dịch chính thức bắt đầu bằng đợt tác chiến tạo thế: đánh cắt giao thông trên đường 19 và 21, chia cắt Tây Nguyên với đồng bằng ven biển; cắt đường 14, chia cắt bắc Tây Nguyên với nam Tây Nguyên; đánh chiếm các quận lị Thuần Mẫn, Đức Lập (x. trận Thuần Mẫn, 8.3.1975; trận Đức Lập, 9-10.3.1975), cô lập triệt để Buôn Ma Thuột. 10.3 ta nổ súng tiến công tx Buôn Ma Thuột (x. trận Buôn Ma Thuật, 10-11.3.1975), đánh thắng trận then chốt 1 của chiến dịch; tiếp đó đập tan cuộc phản kích của Sư đoàn 23 địch trong trận Nông Trại - Chư Cúc (14-18.3.1975), thực hiện thắng lợi trận then chốt 2. Bị thất bại và uy hiếp nặng nề, từ 15.3 địch rút khỏi Kon Tum, Plây Cu, theo đường 7 về đồng bằng ven biển. Ta kịp thời truy kích, tiêu diệt gần hết quân địch rút chạy trong trận Cheo Reo (17-19.3.1975), trận Củng Sơn (24.3.1975)... Phối hợp với hướng chính, ta tiến công giải phóng An Khê (12.3), Kon Tum, Plây Cu (17.3), Kiến Đức (20.3), Gia Nghĩa (22.3). Sau khi giải phóng Tây Nguyên (24.3) các LLVT của ta tiếp tục phát triển xuống duyên hải Trung Bộ, phối hợp với các đơn vị bạn giải phóng Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh. Kết quả tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 - Quân khu 2 QĐ Sài Gòn, loại khỏi chiến đấu hơn 28.000 địch, thu và phá hủy 154 máy bay, 1.096 xe QS, 17.188 súng các loại; giải phóng 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức và một số tỉnh Trung Bộ. CDTN làm thay đổi cơ bản so sánh lực lượng và thế chiến lược giữa ta và địch, tạo bước ngoặt quyết định, đưa cuộc tiến công chiến lược của ta phát triển thành tổng tiến công trên toàn miền Nam VN (x. minh họa giữa trang 176 và 177).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65578772_445366062859946_8525490166796648448_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeH6naBgSEkuKzA-f75FVV1gCrXrqX__DkxzUVfdRrGY9vn0-fF3uk97p1Etb8HVqCdki2fYw6i7ZxJBjFVtllGQZfLG5VCpEWTsdX8s8aBm_Q&_nc_oc=AQmmIQlc26onou_An7FxtrHGYW4C7BqDTIbVi8zn44PltObaHG17dNGU6urzX0y_1Ss&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=f1d91c6165ef2200f1d4106e2b74929f&oe=5D84F144)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:28:35 pm

        CHIẾN DỊCH TÂY NINH 3-25.11.1966, chiến dịch phản công của LLVT miền Đông Nam Bộ nhằm đánh bại cuộc hành quân Attơnborơ (14.9-25.11.1966) của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn, bảo vệ căn cứ của ta ở Chiến khu Dương Minh Châu (bắc Tây Ninh). Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Sư đoàn bộ binh 9 (thiếu 1 trung đoàn), Trung đoàn bộ binh 16 và LLVT tỉnh Tây Ninh. Lực lượng địch có khoảng 30.000 quân, gồm 2 sư đoàn bộ binh (1 và 25), Lữ đoàn bô binh nhẹ 196, 1 tiểu đoàn của Lữ đoàn dù 173, Trung đoàn thiết giáp 11 của Mĩ; 9 tiểu đoàn bộ binh, 12 đại đội bảo an. 12 đại đội biệt kích, 1.500 dân vệ QĐ Sài Gòn. Từ 3-6.11 ta chặn đánh quân Mĩ đổ bộ xuống Trảng Phía (bắc Bàu Gòn), tập kích địch ở Chà Dơ. Tràng Trống... 11-16.11 tập kích vào Trảng Lớn, Dầu Tiếng, tiến công đồn Ngã Ba Vinh, đánh địch dọc đường 4 từ Giếng Thi đến Cà Tum; LLVT địa phương đánh giao thông trên đường 22, hỗ trợ nhân dân phá ấp chiến lược. Bị thiệt hại nặng, từ 18.11 địch lần lượt rút quân khỏi Sóc Xoài, bàu Tri Giết... Ta chặn đánh ở Sóc Mới, Khe Đón, Giếng Thi, tập kích hỏa lực vào Tà Đạt, Suối Đá, Dầu Tiếng, buộc địch phải chuyển quân ra Bàu Sinh, kết thúc cuộc hành quân. Kết quả loại khỏi chiến đấu 4.500 địch, bắn rơi 65 máy bay, phá hủy 45 xe QS, 7 khẩu pháo, thu 106 súng các loại; bẻ gãy hoàn toàn cuộc hành quân lớn dẫu tiên trong kế hoạch phản công chiến lược lần II (mùa khô 1966-67) của Mĩ.

        CHIẾN DỊCH TÂY NINH 17.8-28.9.1968. chiến dịch tiến công của QGP miền Đông Nam Bộ gồm 3 sư đoàn bộ binh (5, 7 và 9), cụm pháo binh Miền và LLVT địa phương tiến hành trên địa bàn các tỉnh Tây Ninh, Binh Long, nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và QĐ Sài Gòn, tạo thuận lợi cho các hoạt động diệt ác, phá kìm ở nội đô và vùng ven Sài Gòn. Lực lượng địch gồm: Sư đoàn kị binh không vận 1, Sư đoàn bộ binh 1 và 1 lữ đoàn dù, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo quân Mĩ; Sư đoàn bộ binh 25 và 1 lữ đoàn dù, 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 2 tiểu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp cùng một số đại đội biệt kích, bảo an QĐ Sài Gòn. Chiến dịch chia làm hai đợt. Đợt 1 (17-31.8), mở màn bằng trận tập kích cụm quân Mĩ ở Trà Phí (x. trận Trà Phí, 18 và 22.8.1968), tiếp đó là các trận tập kích địch ở Chà Là (x. trận Chà Là, 21.8.1968), khu trung tâm truyền tin núi Bà Đen; tiến công nhiều mục tiều khác ở nam Toà thánh Tây Ninh, tạo thế uy hiếp thị xã. Đợt 2 (1- 28.9), ta liên tục phục kích, tập kích, đánh bồi, đánh nhồi vào các cụm quân địch ở Bến Củi, Trà Phí, Chà Là... Kết quả với 315 trận đánh, trong đó có 16 trận quy mô trung đoàn, 53 trận tiểu đoàn ta diệt 13 tiểu đoàn, 55 đại đội, 8 trung đội, tiêu hao nặng 7 tiểu đoàn và 19 đại đội; bắn rơi nhiều máy bay; phá hủy 1.517 xe QS và 107 khẩu pháo cối; góp phần làm thất bại âm mưu của Mĩ - QĐ Sài Gòn đẩy chiến tranh ra gần biên giới VN - Campuchia.

        CHIẾN DỊCH TÂY SƠN TỊNH (20.2-20.4.1966), chiến dịch tiến công của LLVT Quân khu 5 đánh quân Mĩ và QĐ Sài Gòn ở khu vực Tây Sơn Tịnh (t. Quảng Ngãi) nhằm tiêu diệt sinh lực địch, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị và chiến tranh du kích, phối hợp chiến trường đánh bại cuộc phản công chiến lược lần I (mùa khô 1965-66) của địch. Lực lượng tham gia gồm: Sư đoàn bộ binh 2 (Quân khu 5), 2 tiểu đoàn (48 và 83), 1 đại đội đặc công tỉnh Quảng Ngãi cùng bộ đội địa phương và du kích các huyện, xã. Lực lượng địch có: 5 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn lính thủy đánh bộ 1 của Mĩ, 5 tiểu đoàn bộ binh, 24 đại đội bảo an QĐ Sài Gòn, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo binh, được sự yểm trợ của 15 phi đoàn máy bay chiến đấu và một số tàu chiến của Hạm đội 7. Chiến dịch diễn ra bốn đợt. Đợt 1 (20.2-3.3), ta đánh cắt đường 1, chặn đánh QĐ Sài Gòn ra giải tỏa để khêu ngòi, chuẩn bị đánh quân Mĩ đến ứng cứu. Đợt 2 (4- 7.3), tiến công tiêu diệt gần hết 2 tiểu đoàn Mĩ ở điểm cao 62, Đồi Chùa, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn khác ở Phước Bình. Đợt 3 (19-29.3), tiêu diệt cứ điểm Chóp Tối, chặn đánh 3 tiểu đoàn Mĩ, 2 tiểu đoàn QĐ Sài Gòn đến giải tỏa. Đợt 4 (10-20.4), ta chuyển hướng về Nghĩa Hành, đánh nhỏ để hỗ trợ phong trào nổi dậy của nhân dân. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 7.600 địch, bắn rơi và phá hủy 102 máy bay, phá hủy 27 xe QS, thu 823 súng các loại, giải phóng hơn 47.000 dân; góp phần làm thất bại cuộc phản công chiến lược lần 1 của Mĩ trên địa bàn Khu 5.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65841881_445366076193278_6900248999819739136_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeFb27_GLYmoPrgl2v-nJlpzpKMlXqLihzL87cUo7PEhA9l-MWDFu6R8rSs9zIAIvhYXTEzYSY8GLdbhqm8vE9EXjmCc3DeYH1m3bjo_I8mzwQ&_nc_oc=AQniCSRuHQ8hVZBsDjanrWC01cYDwnlnKab1NbRGVcQSVNktXTDbEcVehr3jT6e8i14&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=cff2ea5bcf5a69cabbe5b74c9d7fb17a&oe=5DC4BB32)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:30:11 pm

        CHIẾN DỊCH THANH GƯƠM SA MẠC (24-28.2.1991), chiến dịch tiến công trên bộ của Mĩ và liên quân tiếp sau chiến dịch Bão táp sa mạc (17.1-23.2.1991) nhằm tiêu diệt lực lượng QS của Irắc, thu hồi Côoet, kết thúc chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91). Lực lượng sử dụng: 16 sư đoàn, 6 lữ đoàn (Mĩ có 10 sư đoàn và 2 lữ đoàn) thuộc các đơn vị bộ binh, đổ bộ đường không, thiết giáp, lính thủy đánh bộ... được yểm trợ tối đa của không quân, tên lửa, pháo binh và hải quân. Mở đầu. Mĩ và liên quân sử dụng 2 lữ đoàn đổ bộ nghi binh lên bờ biển đông Côoet; lực lượng chủ yếu (10 sư đoàn) vượt biên giói Arập Xêut, hình thành nhiều mũi đột phá chiến tuyến phía tây nam rồi thọc sâu đánh vào lực lượng tinh nhuệ nhất của Irắc (7 sư đoàn thuộc Quân đoàn 1 Vệ binh cộng hoà) ở tây nam Batxôra, đồng thời sử dụng 300 máy bay trực thăng đổ bộ 1 lữ đoàn sâu vào phía nam Irắc hơn 80km. Tiếp đó các hướng, các mũi nhanh chóng phát triển, tiến vào thủ đô Côoet, thọc sâu tới thung lũng sông Tigrơ và Ơphrat; sau 4 ngày tiến công, chiếm toàn bộ Côoet và đột nhập sâu vào nam Irắc gần 400km. Kết quả loại khỏi chiến đấu 29 sư đoàn quân Irắc (có 5 sư đoàn thiết giáp), bắt hơn 50.000 tù binh; phía liên quân: hơn 4.000 chết và bị thương (riêng Mĩ: hơn 600). Thắng lợi chớp nhoáng và dễ dàng của Mĩ và liên quân trong CDTGSM là nhờ có ưu thế áp đảo về vũ khí, trang bị kĩ thuật, tận dụng được yếu tố bất ngờ, giải quyết thành công một số vấn đề về cơ động, hiệp đồng, phương pháp tác chiến... nhưng mặt khác cũng do những sai lầm, hạn chế của Irắc trong điều hành chiến tranh, nghệ thuật tác chiến, tinh thần, ý chí chiến đấu của QĐ...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65571407_445366096193276_2173540548864901120_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeHHTJXvbc20Uz0Tn01WnOGny7qvoJ6Xqct4GTRh2r3Jgg2pLMMSED2mpPt8TI3ivKy2nJmDlgIed92goNlfO7vTvDQ2dPG4ZzDpYY2VlXuckw&_nc_oc=AQlRUfr0u716Mue95nhiEBHRSTvIhv-v6rGJJZ5Wx9_hVsTP-8JCcUQ5lYmE3szNWaw&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=4d2b8533a9115714fbb653d3b2971edd&oe=5D7D0BC8)

        CHIẾN DỊCH THẬP VẠN ĐẠI SƠN (10.6-10.1949), chiến dịch tiến công quân Quốc dân đảng TQ trên địa bàn các huyện Long Châu, Khâm Châu, Phòng Thành (TQ) do bộ đội VN phối hợp với Giải phóng quân TQ tiến hành theo đề nghị của ĐCS TQ, nhằm giúp CM TQ xây dựng vùng giải phóng ở biên khu Điền Quế - Việt Quế (sát biên giới Trung - Việt), chuẩn bị địa bàn cho chủ lực Giải phóng quân TQ tiến xuống Hoa Nam. Lực lượng tham gia: VN có 4 tiểu đoàn bộ binh tổ chức thành hai chi đội (28 và 6), 2 đại đội địa phương của tỉnh Lạng Sơn; TQ có 3 tiểu đoàn, 2 đại đội giải phóng quân và một số đội vũ trang, du kích địa phương. Lực lượng địch ở khu Long Châu (mặt trận phía tây) có 2 trung đoàn bảo an và nhiều đội bảo vệ, tuần sát, dân đoàn địa phương; khu Khâm Châu, Phòng Thành (mặt trận phía đông) có 3 trung đoàn. Đầu 6.1949, bộ đội VN hành quân qua biên giới theo hai hướng: hướng tây Thập Vạn Đại Sơn (biên khu Điền Quế, giáp biên giới Cao Bằng - Lạng Sơn), Chi đội 28 chia 2 mũi cùng LLVT CM TQ tiến công Thủy Khẩu. Hạ Đống (10-12.6), đánh chiếm La Hồi (14.6), diệt viện ở Độc Sơn (15.6); bao vây đồn Nam Quan bức địch rút khỏi Ải Khẩu, Bằng Tường và nhiều vị trí khác, tiến công thị trấn Ninh Minh (1.7), áp sát tx Long Châu kết hợp chặn viện; từ 5.7 để lại một bộ phận phối hợp đánh địch và củng cố cơ sở ở vùng Nam Quan - Ải Khẩu; hướng đông Thập Vạn Đại Sơn (biên khu Việt Quế, giáp biên giới Lạng Sơn - Hải Ninh), Chi đội 6 hành quân qua dãy Thập Vạn Đại Sơn đến Pắc Lầu, cùng LLVT CM TQ bao vây tiến công bức địch rút khỏi Trúc Sơn, Nà Lương, Vòng Chúc, đánh gặp địch ở Mào Lẻng, Quan Đường, phục kích tại On Mộc; phối hợp với du kích địa phương tiễu phi, củng cố vùng mới giải phóng, đến cuối 10.1949 rút quân về nước. Trong CDTVĐS, bộ đội VN đã cùng LLVT CM và nhân dân TQ diệt và làm tan rã nhiều đơn vị quân Quốc dân đảng, giải phóng nhiều thị trấn, làng, xã, góp phần củng cố và mở rộng căn cứ địa CM TQ ở vùng Hoa Nam, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động của ta ở vùng Đông Bắc VN, ngăn chặn tàn quân Quốc dân đảng TQ tràn xuống Cao Bàng, Lạng Sơn. Hải Ninh. Cg chiến dịch Điền Quế- Việt Quế.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65536446_445366112859941_3814390374319783936_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeGZACgmfqxXmd5swzNDy88kKcJzeKPbeGY43SKHGy0faAihm5ByGbyGlbGBOJCjuznMUUO5B4Hx-OoV6-e1PJJRy0eYPNRlTxuH377KD7_Lvg&_nc_oc=AQl7jQzwX7XTx0vUChb0G-8gw5H3TYt2bPXStOVjUCKHPcQEiGIr27b15mKbmr_FE1A&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=fb52239f2f096108be4acb025f7d2b9c&oe=5DC729FA)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:31:34 pm

        CHIẾN DỊCH THỨ I (25.10-5.11.1950), chiến dịch phản công của chí nguyện quân TQ (5 quân đoàn: 38, 39, 40, 50, 66 và 3 sư đoàn của Quân đoàn 42) phối hợp với QĐ Bắc Triều Tiên, chặn đánh 2 quân đoàn (1, 10) của QĐ Mĩ và 2 quân đoàn (1,2) của QĐ Nam Triều Tiên đổ bộ tiến công Bắc Triều Tiên, trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Ngày 19.10 chí nguyện quân TQ bí mật vượt sông Áp Lục, triển khai các tuyến trận địa phòng ngự, tạo thế đứng chân, từ 25.10 bất ngờ chuyển sang phản công. Sau khi nhanh chóng đánh chiếm Ôn Tỉnh, 29.10 chí nguyện quân TQ phối hợp với QĐ Bắc Triều Tiên tiến đánh Hi Xuyên, chiếm Vân Sơn (1.11), đồng thời sử dụng 1 quân đoàn đánh vu hồi vào khu vực Viện Lí. Bị hở sườn, từ 3.11 quân Mĩ và QĐ Nam Triều Tiên rút lui và bị truy kích đến nam sông Thanh Xuyên. Trong CDT1 chí nguyện quân TQ và QĐ Bác Triều Tiên thực hiện phòng ngự tích cực và phản kích mãnh liệt giành thắng lợi, loại khỏi chiến đấu hơn 15 nghìn địch, bước đầu tạo thế ổn định trên chiến trường, làm thất bại ý đồ của Mĩ chiếm toàn bộ Triều Tiên trước ngày “Lẻ tạ CM” (23.11.1950).

        CHIẾN DỊCH THỨ V (22.4-10.6.1951), chiến dịch tiến công của chí nguyện quân TQ (11 quân đoàn, 33 sư đoàn bộ binh và 3 sư đoàn pháo binh) phối hợp với QĐ Bắc Triều Tiên (4 quân đoàn), đánh lực lượng QĐ LHQ do Mĩ cầm dầu (4 sư đoàn, 3 lữ đoàn) và QĐ Nam Triều Tiên (6 sư đoàn) tại khu vực giáp vĩ tuyến 38, trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Mục đích: giành quyền chủ động chiến tranh, xây dựng phòng tuyến mới từ Nguyên Sơn đến Bình Nhưỡng, đập tan âm mưu của Mĩ đẩy chiến tuyến lên bắc vĩ tuyến 39. Giai đoạn 1 (22-29.4), tổ chức tiến công, bao vây, chia cắt, đẩy lui lực lượng QĐ LHQ về phòng ngự ở Hán Thành, sông Bắc Hán và nam sông Chiêu Dương. Giai đoạn 2 (30.4-22.5), tập trung lực lượng (6 quân đoàn) tiêu diệt 4 sư đoàn QĐ Nam Triều Tiên ở Huyện Lí; tiến hành đột kích, hợp vây và tiến công địch ở tuyến Tây. Giai đoạn 3 (23.5-10.6), tiến xuống giới tuyến 38, chặn đánh địch ở tuyến Minh Ba Lí, Dương Khẩu, Kim Hóa, Thiết Nguyên, Tam Tuy Lí, Lãng Phố Lí, Văn Sơn, sau đó chuyển sang phòng ngự, kết thúc chiến dịch. Trong CDTV, quân chí nguyện TQ và QĐ Bắc Triều Tiên giành tháng lợi, diệt hơn 82 nghìn địch, buộc lực lượng QĐ LHQ và QĐ Nam Triều Tiên phải chuyển vào phòng ngự chiến lược và chấp nhận đàm phán đình chiến.

        CHIẾN DỊCH THƯỢNG CAM LĨNH (10-11.1952), chiến dịch phòng ngự của chí nguyện quân TQ dựa vào đường hầm kiên cố chống lại cuộc tiến công của quân Mĩ vào Thượng Cam Lĩnh ở Ngũ Thánh Sơn (h. Kim Hóa, Triều Tiên) trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Ngày 14.10.1952 Mĩ tập trung khoảng 60.000 quân với hơn 300 khẩu pháo, hơn 100 xe tăng và nhiều máy bay tiến công vào hai điểm cao phòng ngự 597,9 và 537,7 của chí nguyện quân TQ. Chí nguyện quân tập trung tới 40.000 quân trên diện tích phòng ngự 4km2, dựa vào hệ thống đường hầm kiên cố, chịu đựng hơn 10.000 quả bom, 2.900.000 viên đạn pháo, đánh lui hơn 900 đợt xung phong, tiêu diệt hơn 25.000 quân Mĩ, giữ vững trận địa. Cuối 11.1952 Mĩ buộc phải chấm dứt tiến công. CDTCL là một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất trong chiến tranh Triều Tiên, có nhiều kinh nghiệm về tác chiến phòng ngự bằng đường hầm.

        CHIÊN DỊCH THƯỢNG LÀO 13.4-18.5.1953, chiến dịch tiến công của QĐND VN phối hợp với QĐ Pathét Lào trên địa bàn hai tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng (Thượng Lào) nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở rộng căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào. Sau khi sử dụng Đại đoàn 316 đánh vào Nà Sản để nghi binh, 8.4 bộ đội chủ lực VN bí mật tiến sang Thượng Lào theo ba hướng: hướng chủ yếu gồm các đại đoàn 308, 312 (2 trung đoàn) và 316 (1 trung đoàn) được tăng cường 4 đại đội sơn pháo, 2 tiểu đoàn pháo phòng không, 3 đại đội súng cối, 1 tiểu đoàn công binh và 1 đại đội trinh sát theo đường 6 sang Sầm Nưa; hướng thứ yếu, Đại đoàn 304 được tăng cường 1 đại đội sơn pháo, 1 đại đội súng cối và 1 tiểu đoàn pháo phòng không theo đường 7 sang Xiêng Khoảng, chặn đường rút của địch từ Sầm Nưa xuống; hướng phối hợp, Trung đoàn 148 theo lưu vực sông Nậm Hu xuống uy hiếp Luôngphabăng. Phát hiện lực lượng ta, đêm 12.4 địch rút chạy khỏi Sầm Nưa. Ta chuyển sang truy kích: đêm 13.4 đuổi kịp và tiêu diệt bộ phận cuối của địch ở Mường Hàm, bắt toàn bộ lực lượng cầm đầu ngụy quyền tỉnh Sầm Nưa; 9 giờ 14.4 đánh địch ở Nà Noọng (cách Sầm Nưa 30km), diệt và bắt gần 300 quân; 7 giờ 16.4 đuổi kịp bộ phận đi đầu ở Hứa Mường (cách Sầm Nưa 60km), tiêu diệt và làm tan rã 4 đại đội, tiếp tục đuổi địch đến sát Cánh Đồng Chum. Hướng đường 7, ta bao vây tiến công Noọng Hét, buộc địch rút chạy khỏi Bản Ban, Xiêng Khoảng về Cánh Đồng Chum. Hướng Phongxalì - Mường Sài, ta giải phóng Mường Ngòi, Bản Sẻ, Pắc Soòng, Nậm Bạc, uy hiếp Luôngphabăng. 18.5 chiến dịch kết thúc với trận tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Mường Khoa. Kết quả liên quân Lào - Việt diệt và bắt gần 2.800 địch, giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxalì với diện tích hơn 4.000km2 và hơn 300.000 dân; mở rộng căn cứ kháng chiến của Lào, nối liền với vùng Tày Bắc VN.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66283734_445366106193275_5492831484421079040_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeGyHDxElMOQDd3Py1leNJDNK_Rj_PHlh7u58MtRlQ09KbCG2p-DFNODXA0Sr_IRDWwqE_dOIVCqNH3t378CYmCyd7lrcARxNvUvBX5YP_EuWQ&_nc_oc=AQn7JY59wcTcCdbBHsbYIBigtjEmc94xIY40lchgBr8hc6RjUaqL30hDvRbB3GuAXUc&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=131baee5726636566c53629424ae8aa3&oe=5DC08ECE)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:33:02 pm

        CHIẾN DỊCH THƯỢNG LÀO 29.1- 13.2.1954, chiến dịch tiến công của Đại đoàn 308 và một bộ phận LLVT Pathét Lào trong chiến cục Đông Xuân 1953-54, nhằm phá vỡ phòng tuyến sông Nậm Hu (Thượng Lào), mở rộng vụng giải phóng của CM Lào, cô lập quần Pháp ở Điện Biên Phủ, tiêu diệt sinh lực và làm lạc hướng phán đoán của địch, tạo điều kiện cho ta chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954). Phòng tuyến sông Nậm Hu được Pháp xây dựng từ 12.1953 để bảo vệ Thượng Lào và tạo hành lang nối liền tập đoàn cứ điếm Điện Biền Phủ với Luôngphabăng (Lào), gồm một loạt các cứ điểm dọc sông Nậm Hu (từ Pác U lên Mường Ngòi, Mường Khoa), với lực lượng khoảng 20 đại đội (tương đương 6 tiểu đoàn). Thực hiện kế hoạch chiến dịch, chiều 26.1 Đại đoàn 308 rời Điện Biên Phủ tiến sang Thượng Lào, 29.1 tới Sốp Nao. Phát hiện địch rút khỏi Mường Khoa về hướng Mường Sài, Luôngphabăng, ta chia hai cánh truy kích: hướng Mường Khoa - Mường Sài, 31.1 Trung đoàn 102 và 1 đại đội Pathét Lào thuộc Tiểu đoàn 920 phối hợp chặn đánh, diệt gọn một tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác; hướng Nậm Bạc - Luôngphabăng, từ 1 đến 3.2 các trung đoàn 36 và 88 đuổi đánh địch ở Mường Ngòi, Nậm Bạc, Nậm Ngà, sau đó vượt sông Mê Công, áp sát cố đô Luôngphabăng. Pháp phải cấp tốc lập cầu hàng không, tăng cường 8 tiểu đoàn thuộc lực lượng cơ động chiến lược cho Mường Sài, Luôngphabãng. 13.2 Đại đoàn 308 được lệnh kết thúc chiến dịch, bí mật trở về Điện Biên Phủ. Kết quả loại khỏi chiến đấu khoảng 2.000 địch (bắt 354), trong đó diệt gọn một tiểu đoàn lê dương, giải phóng toàn bộ lưu vực sông Nậm Hu khoảng l0.000km2, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

        CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG, chiến dịch được tiến hành nhằm tiêu diệt quân địch phòng ngự, giải phóng (đánh chiếm) khu vực lãnh thổ, thực hiện nhiệm vụ chiến dịch hoặc chiến lược. Có: CDTC cấp binh đoàn, liên binh đoàn (tập đoàn lực lượng); CDTC chiến lược (chiến dịch chiến lược tiến công). CDTC hình thành trong CTTG-I, hoàn thiện trong CTTG-II, khi QĐ được trang bị rộng rãi binh khí kĩ thuật như: pháo binh, tên lửa, xe tăng, máy bay, tàu chiến, vũ khí hủy diệt lớn... Ở VN, CDTC hình thành, phát triển trong KCCP, KCCM và trở thành loại chiến dịch cơ bản, chủ yếu. Ngày nay, trong thế phòng thủ chung của cả nước, thể chiến tranh nhân dân phát triển, CDTC VN trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc có điều kiện kết hợp với khu vực phòng thủ địa phương về thế trận và lực lượng tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh địch (x. minh họa giữa trang 1168 và 1169).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65481743_445366159526603_804662582467100672_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeEWMh04j9cPngbC4hG_iAx1kotgb9WbK75O-VWKijHod4n3C9eUPmYXHkiZMtEBmtNa6vXwa8z_SLM5NdUc0yGKnZJBzLF6XWiIN2C4k3e1eQ&_nc_oc=AQng1Bg0F_l7jcfBQ9igT9_hZ9BSXg_2B9paPA3fEnM2Tcbq3RQs0uT9UHWM9hEFwhE&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=bb2dc2ab97be87fb96f3b9747a108e17&oe=5DC51D23)

        CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG TỔNG HỢP KHU 8 nh CHIẾN DỊCH ĐỔNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (10.6- 10.9.1972)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:34:12 pm

        CHIẾN DỊCH TOÀN THẮNG (25.10.1969-25.4.1970), chiến dịch phản công của quân tình nguyện VN phối hợp với LLVT CM Lào nhằm khôi phục vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào) bị Lực lượng đặc biệt Vàng Pao, QĐ Thái Lan (được không quân Mĩ chi viện) lấn chiếm trong cuộc hành quân Cù Kiệt (8.1969-2.1970). Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 2 sư đoàn bộ binh (316 và 312), 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 866, Trung đoàn pháo binh 16, 5 tiểu đoàn pháo phòng không, 4 tiểu đoàn công binh, 12 đội đặc công và 1 đại đội xe tăng của quân tình nguyện VN; 10 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội xe tăng của QGP và lực lượng trung lập yêu nước Lào. Lực lượng địch có 23 tiểu đoàn, 52 đại đội độc lập. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (25.10.1969-10.2.1970), ta tiến công các vị trí phòng thủ vòng ngoài, diệt địch ở Phu Xannọi, Phu Thung, tập kích Then Phum, Keo Hom... chiếm giữ một số bàn đạp quan trọng, đồng thời đưa lực lượng luồn sâu vào phía trong, tạo thế cho đợt 2. Đợt 2 (11-25.2.1970), phá vỡ tuyến phòng thủ nam đường 7, giải phóng Bản Ban, Noọng Pét, diệt dịch ở Phu Nốccốc, Co Luông... tiếp đó thọc sâu vào trung tâm, làm chủ Cánh Đồng Chum (22.2) rồi phát triển tiến công, buộc địch rút chạy khỏi tx Xiêng Khoảng (25.2). ở hướng tây, QGP và lực lượng trung lập yêu nước Lào tiến công Salaphukhun, buộc địch rút khỏi Mường Sủi. Đợt 3 (26.2-25.4.1970), ta đánh chiếm Sảm Thông (18.3), phát triển vào Long Chẹng; địch gấp rút tăng viện cố thủ Long Chẹng và phản kích quyết liệt nhằm chiếm lại sảm Thông (xt đợt tác chiến Sảm Thông - Long Chẹng, 15.3- 25.4.1970). Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 6.500 địch, trong đó diệt 5 tiểu đoàn, đánh thiệt hại 10 tiểu đoàn, thu nhiều vũ khí và phương tiện QS, giải phóng một khu vực rộng 6.000km2 với 16.000 dân, làm chuyển biến tương quan lực lượng có lợi cho CM Lào. Cg chiến dịch 139.

        CHIẾN DỊCH TỔNG HỢP, chiến dịch do LLVT làm nòng cốt, kết hợp với khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh chính trị của quần chúng. CDTH diễn ra trên địa bàn tương đối rộng ở cả nông thôn và thành thị, thời gian tương đối dài, nhằm đạt mục đích QS và chính trị đề ra (tiêu diệt lực lượng địch, mở rộng địa bàn đứng chán cho bộ đội chủ lực ở vùng địch kiểm soát, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng). CDTH hình thành trong KCCM ở bắc Bình Định (8.5-2.6.1972), ở Khu 8 (10 6-10.9.1972).

        CHIẾN DỊCH TRÀ VINH (26.3-7.5.1950), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 8 tại các huyện Cầu Ngang, Cầu Cống, Trà Cú, Bắc Trang, Tiểu Cần (t. Trà Vinh) nhằm phá hệ thống tháp canh, đánh bại âm mưu của Pháp dùng người Khơme chống kháng chiến, gây dựng lại cơ sở trong vùng địch tạm chiếm, phối hợp với mật trận chính Sóc Trăng. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 5 tiểu đoàn bộ đội chủ lực khu (307, 308, 309, 310 và 312), 1 trung đội liên quân Miên - Việt và LLVT địa phương. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (26.3- 2.4), ta diệt tháp canh Xà Lơn, vây ép Cầu Cống, hạ 5 tháp canh, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn Âu - Phi đến cứu viện ở Giồng Cổ Chi; tiếp đó diệt và bức hàng các tháp canh No Men, Trà Sót... Đợt 2 (8-15.4), diệt và bức rút 3 tháp canh nhưng tiến công cứ điểm Đôn Châu không thành công. Địch đưa lực lượng Âu-Phi tới giải tỏa bị ta chặn đánh, diệt một số. Đợt 3 (30.4-7.5), diệt và bức hàng, bức rút nhiều lô cốt, tháp canh ở Cầu Kè, Tiểu Cần, đánh viện nhỏ, phá cầu đường, đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, địch vận, giải tán tổ chức bảo an của địch trong các phum, sóc... Kết quả ta diệt, bắt, gọi hàng gần 1.000 địch, triệt hạ và bức rút 30 tháp canh, gây ảnh hưởng chính trị tốt trong nhân dân, góp phần làm thất bại chính sách chia rẽ dân tộc của địch.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65854338_445366136193272_6591974045657333760_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeH9suwic-XfXT3BB61hMuX1a40Pvs_V4R0bQPLMzx-1Rfqmy_PMcJxWo3twM_KCMNO0YNcDUnvMglSOjZP2n_aMAzAVGl6QRULNdgOJtyBpjQ&_nc_oc=AQkqLAHqFH0albG4-6Wh7xCBdGNsMQeVWKUgwaTLNUiXQqzYwjpSKMtnGTLOn_9MLNo&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=a6c313e98c2fc1390992518f6129d584&oe=5DB10194)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:35:16 pm

        CHIẾN DỊCH TRẦN HƯNG ĐẠO (25.12.1950- 18.1.1951), chiến dịch tiến công của LLVTND VN do Bộ tổng tư lệnh trực tiếp tổ chức, chỉ huy đánh vào phòng tuyến của quân Pháp ở vùng trung du Bắc Bộ, từ đông Việt Trì, Vĩnh Yên, Phúc Yên đến tây Sông Cầu, nhằm phát huy quyền chủ động chiến lược sau thắng lợi chiến dịch Biên Giới (16.9-14.10.1950), mở rộng vùng căn cứ, phát triển chiến tranh du kích, tiêu diệt sinh lục và phá kế hoạch củng cố vùng tạm chiếm của địch. Lực lượng chiến dịch gồm 2 đại đoàn (308 và 312), 4 liên đội sơn pháo 75mm (Trung đoàn 675), 4 tiểu đoàn địa phương và dân quân du kích; lực lượng phối hợp có hoạt động tác chiến của LLVT vùng duyên hải Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng. Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có 8 tiểu đoàn và 8 đại đội chiếm đóng, 7 tiểu đoàn và 3 đại đội cơ động, 4 đại đội pháo binh. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (25-29.12.1950), mờ đầu bằng chặn đánh cuộc hành quân Bêcatxin của Pháp vào khu vực tập kết của ta ở Xuân Trạch - Liễn Sơn, buộc địch phải co về tx Vĩnh Yên. Đêm 26 và 27.12, ta vận động bao vây, tiến công diệt 5 cứ điểm kiên cố (Hữu Bằng, Tú Tạo, đồi Cà Phê, Yên Phụ, Thằn Làn), nhưng đánh các cứ điểm Chợ Thá, Chợ Vàng không thành công. Địch tăng cường phòng thủ Vĩnh Yên. Đợt 2 (30.12.1950-18.1.1951), vận dụng phương châm “đánh điểm diệt viện”, ta tiến công diệt cứ điểm Ba Huyên (x. trận Ba Huyên, 14.1.1951), chặn đánh quân ứng cứu ở Thanh Vân - Đạo Tú, truy kích địch tới tx Vĩnh Yên và bao vây thị xã (x. trận Thanh Vân - Đạo Tú, 14.1.1951). Pháp tiếp tục đưa lực lượng cơ động có máy bay, pháo binh yểm trợ, mở cuộc hành quân giải tỏa, đánh chiếm Núi Đanh; ta chặn đánh và giành giật với địch từng điểm cao, nhưng phản kích chiếm lại điểm cao 210 không thành công (x. trận Núi Đanh, 16.1.1951). Kết quả loại khỏi chiến đấu khoảng 5.000 địch, giải phóng vùng bắc Vĩnh Yên và một phần Phúc Yên. CDTHĐ đánh dấu bước trưởng thành của LLVT ta về đánh địch trong công sự vững chắc và đánh ngoài công sự trên địa hình trống trải, nhưng thắng lợi còn hạn chế, chủ yếu do việc chọn hướng mở chiến dịch ở trung du lúc đó chưa thích hợp. Cg chiến dịch Trung Du.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65717620_445366142859938_3589321297596776448_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeGF06wi7xlc7bU7jw1FmrKbgeMyxN0E5msF4apj-FCA20Lsen8Jl2CKf5ELWbf5vF9qYXi2J_Dt5jO57rVtrfLn7GgfkrAZdj0VEnl_KofqmQ&_nc_oc=AQmkBvPcUfYpyInRQzkE68Hc0ZuMXqOTgkGskxxkjE8FOH_E5PUdzGrBqoU-1Ns1I3w&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=d3c37e1a9b725f1f1793f6d493f96f22&oe=5D7EB892)

        CHIẾN DỊCH TRÊN BIỂN, chiến dịch do các lực lượng hải quân tiến hành trên biển độc lập hoặc hiệp đồng với các quân chủng, binh chủng khác và LLVT địa phương. Theo mục đích và mức độ chủ động, có các chiến dịch tiến công trên biển (chiến dịch tiêu diệt các cụm lực lượng hải quân địch trên biển hoặc trong căn cứ, chiến dịch đánh phá giao thông trên biển của địch...) và các chiến dịch phòng ngự trên biển (chiến dịch bảo vệ giao thông trên biển, chiến dịch phòng thủ đảo, quần đảo...). Theo thành phần lực lượng các quân chủng tham gia, có chiến dịch độc lập và chiến dịch hiệp đồng.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:37:15 pm

        CHIẾN DỊCH TRỊ THIÊN (30.3-27.6.1972), chiến dịch tiến công của QGPMN VN vào hệ thống phòng ngự vững chắc của QĐ Sài Gòn ở 2 tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên, hướng chủ yếu của cuộc tiến công chiến lược 1972. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 3 sư đoàn bộ binh (304, 308 và 324), 2 trung đoàn độc lập (48 và 27) và 4 tiểu đoàn bộ binh của Quân khu Tri - Thiên, Đoàn đặc công 126 và 10 tiểu đoàn đặc công, 2 trung đoàn xe tăng thiết giáp (202 và 203), 7 trung đoàn pháo binh, 3 sư đoàn pháo phòng không (365, 367 và 377) và 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không cùng LLVT địa phương. Lực lượng địch có: 2 sư đoàn bộ binh (3 và 1), 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến (147 và 258),'5 thiết đoàn (20, 11 và 17), 17 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn và 94 đại đội bảo an, 302 trung đội dân vệ... Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (30.3-9.4), sau khi chuẩn bị hỏa lực với hơn 15.000 quả đạn pháo, ta đồng loạt tiến công các căn cứ địch ở nam, bắc đường 9 (x. trận Động Toàn, 30.3-1.4.1972; trận Đầu Mầu, 31.3.1972), phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài, phát triển tiến công vào Đông Hà nhưng bị địch ngăn chặn quyết liệt, phải tạm dừng để củng cố lực lượng. Đợt 2 (26.4-2.5), tiếp tục tiến công tiêu diệt các cụm cứ điểm Đông Hà, Ái Tử, La Vang (x. trận Đông Hà, 27- 28.4.1972; trận Ái Tử, 28.4-1.5.1972), truy kích địch rút chạy, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị. Đợt 3 (20-27.6), ta phát triển xuống phía nam sông Mĩ Chánh, nhưng địch đã tăng cường lực lượng phòng thủ, đồng thời Mĩ dùng không quân và pháo hạm đánh phá quyết liệt nên ta phải dừng lại, kết thúc chiến dịch. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 27.000 dịch (bắt 3.388), thu và phá hủy 636 xe tăng, xe bọc thép, 1.870 xe QS, 419 khẩu pháo, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay, giải phóng tỉnh Quảng Trị và 3 xã thuộc h. Hương Điền (t. Thừa Thiên). Thắng lợi của CDTT cùng với các hướng tiến công khác trong cuộc tiến công chiến lược 1972 tạo ra cục diện mới trên chiến trường có lợi cho ta, góp phần buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam và rút quân về nước.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66130041_445366196193266_5010859106391556096_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeF9nwH2DN0ZTq_Niy4OPi0MG3lq6XrsnMzmMYAl93fYwx4ygo6sbAk4t6EiokyaUEutpYHwUTmqYht-bUJs0pO-Zxas3snqdXG_33issc2ldw&_nc_oc=AQlXdtF-CE2I-DS44Vm7ZWnVHwLOR_WqRcZDEDAuV1XlFuFrUF0Q4WlgkiT_TjBYeNw&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=c3dfad623ff5ae01b9f155203cb7aa35&oe=5D7E99EE)
 
        CHIẾN DỊCH TRỊ THIÊN - HUẾ (5-26.3.1975), chiến dịch tiến công của LLVT Quân khu Trị - Thiên (gồm 3 trung đoàn, 9 tiểu đoàn và 12 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 đại đội xe tăng, 150 đội vũ trang công tác và du kích địa phương) phối hợp với Quân đoàn 2 (thiếu Sư đoàn 304) nhằm bao vây, tiêu diệt tập đoàn phòng ngự thuộc Quân đoàn 1 - Quân khu 1 QĐ Sài Gòn ở Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, trong tổng tiên công và nổi dậy Xuân 1975. Lực lượng địch có: Sư đoàn bộ binh 1, Lữ đoàn dù 2, Liên đoàn biệt động quân 15, 3 lữ đoàn thủy quân lục chiến (147, 258 và 369), 2 liên đoàn và 21 đại đội bảo an, 3 thiết đoàn (7, 17, 20), 8 tiếu đoàn pháo binh, 319 trung đội dân vệ và 36.000 phòng vệ dân sự...; tổ chức phòng ngự thành các khu vực, lấy đơn vị trung đoàn, lữ đoàn chủ lực làm nòng cốt, tập trung vào ba trọng điểm: Quảng Trị, tây Huế và tây QL 1 từ nam Huế đến đèo Hải Vân. Chiến dịch diễn ra 2 đợt. Đợt 1 (5-20.3) ta tiến hành nghi binh ở bắc Quảng Trị đồng thời sử dụng lực lượng địa phương đánh nhỏ trên các trục giao thông, bao vây uy hiếp địch ở tuyến giáp ranh, kết hợp hoạt động vũ trang tuyên truyền. Từ 8.3 các đơn vị chủ lực đồng loạt tiến công, đánh chiếm các căn cứ, vị trí phòng ngự của địch ở vùng giáp ranh và đồng bằng (chủ yếu hướng đường 12 và đường 14 với các điểm cao 75, 76, 224, 273, 300, 303, cứ điểm Chúc Mao...), đập tan mọi cố gắng phản kích của địch, tạo điều kiện cho LLVT địa phương và nhân dân nổi dậy giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng Trị và một phần bắc Thừa Thiên. Phối hợp với hoạt động ở Trị Thiên, 10-17.3 LLVT và nhân dân Quảng Nam, Quảng Ngãi kết hợp tiến công và nổi dậy, giải phóng các huyện Tiên Phước, Phước Lâm, Sơn Hà, Trà Bồng..., gây sức ép ở nam Đà Nẵng, buộc địch phải rút các lữ đoàn thủy quân lục chiến 258 và 369 về đối phó. Đợt 2 (21-26.3), tiến công tiêu diệt địch ở Núi Bông (x. trận Núi Bông, 21.3.1975), đánh chiếm các điểm cao 294, 520, 560 và núi Kim Sắc; cắt đứt QL 1 đoạn Huế - Đà Nẵng, áp sát sân bay Phú Bài và tp Huế. Trước sức ép của ta, địch tháo chạy khỏi Huế ra cửa Thuận An, Tư Hiền để theo đường biển về Đà Năng. Ta kịp thời triển khai lực lượng chặn đánh địch rút chạy ở khu vực đông nam Huế (x. trận Đông Nam Huế, 23-26.3.1975), đồng thời đẩy mạnh tiến công trên các hướng bắc, nam và tây nam, đến 26.3 giải phóng tp Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên. Kết quả diệt, bắt và làm tan rã phần lớn lực lượng QĐ và bộ máy chính quyền địch ở Quảng Trị, Thừa Thiên và tp Huế (khoảng 16.000 quân địch chạy thoát về Đà Nẵng), thu toàn bộ vũ khí, trang bị; góp phần đập tan hệ thống phòng ngự manh nhất của địch ở phía bắc, tạo thời cơ cho LLVT Quân khu 5 cùng với Quân đoàn 2 phát triển tiến công giải phóng Đà Nẵng.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66435998_445366189526600_6886128508855123968_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeFw-r7elxmNTk89CZ3Tiil3jkQNQKM1x3sK9g1b5Pe-QtSmVaMzgzOkIQfxcs_IM8Lg91joccjixm1-apblww-EffJh0sBrvtajsuyI2l-XnQ&_nc_oc=AQmk1TPrzcWkAscTkCRyfj8LLMG3JFuHTEbckQW-9Eahl0yKBQKn1t-YOYlqBKzqsMw&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=3396fcdf24fdd87e78469479fb8cd56d&oe=5D798EBD)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:38:23 pm

        CHIẾN DỊCH TRUNG DU nh CHIẾN DỊCH HƯNG ĐẠO (25.12.1950-18.1.1951)

        CHIẾN DỊCH TRUNG LÀO (21.12.1953-4.1954), chiến dịch tiến công của QĐND VN và LLVT Pathét Lào vào quân Pháp ở Trung Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai trên một hướng chiến lược quan trọng trong chiến cục Đông Xuân 1953-54. Lực lượng chiến dịch phía VN có Trung đoàn 66 (Đại đoàn 304), 2 trung đoàn (101 và 18) của Đại đoàn 325 và một số đơn vị quân tình nguyện VN ở Lào; phía Pathét Lào có 1 đại đội, 5 trung đội và LLVT địa phương. Lực lượng địch có 5 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 1 tiểu đoàn và 1 đại đội pháo binh, bố trí thành 3 cụm trên trục đường 8 và đường 12. Mở màn chiến dịch, đêm 21.12 Trung đoàn 101 nổ súng diệt cứ điểm Khăm He, tiếp đó diệt 1 đại đội địch đến ứng cứu rồi phát triển tiến công đánh chiếm vị trí Kha Ma. Địch ở Mụ Giạ và Ba Na Phào rút chạy; Trung đoàn 66 truy kích, tiến công địch ở Pa Cuội. 24.12 liên quân Lào - Việt giải phóng thị trấn Nhonmarạt; ngày 25 giải phóng tx Thà Khẹt (t. Khăm Muộn). Sang đợt 2, từ tháng 1 đến 4.1954 ta liên tiếp tập kích, phục kích địch ở Hin Xìu, Na Kham, Pha Lan, Đồng Hến, Mường Phin... cắt đứt đường 9, tiếp tục vây hãm, giam chân địch ở Trung Lào, chặn đánh các cuộc hành quân giải tỏa của địch. Kết quả loại khỏi chiến đấu 8.500 địch (bắt 500) thu nhiều vũ khí, giải phóng một vùng rộng lớn từ nam, bắc đường 9 đến đông Xayannakhẹt với hàng chục vạn dân, hãm địch vào thế “Đỏng Dương bị cắt làm đôi”, buộc Nava phải tiếp tục phân tán lực lượng cơ động chiến lược, đưa 10 tiểu đoàn lên tổ chức tập đoàn cứ điểm ở Sê Nô (trên đường 9, gần Xavannakhẹt), tạo thuận lợi cho ta trên chiến trường Điện Biên Phủ.

        CHIẾN DỊCH TRƯỜNG CHINH (12.1-3.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp trên địa bàn nam Khánh Hoà, do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt sinh lực địch, cắt giao thông trên QL 1 và đường sắt Nha Trang - Sài Gòn, đẩy mạnh chiến tranh du kích, ở vùng sau lưng địch, phối hợp với chiến dịch Võ Nguyên Giáp (10.1-31.3.1950) ở bắc Quảng Nam. Lực lượng gồm 3 tiểu đoàn thuộc Liên trung đoàn 80- 83 bộ đội chủ lực Liên khu, 2 đại đội độc lập và dân quân du kích Phú Yên, Khánh Hòa đánh 21 trận trong đó có hai trận lớn diệt đồn Phú Cốc và đánh giao thông ở Ninh Mã, bốn lần đột nhập vào Nha Trang. Kết quả diệt và bắt hơn 150 địch, phá hủy 15 xe QS, làm tan rã tổ chức ngụy quyền ở một số thôn, xã, mở rộng cơ sở CM ở đồng bằng hai huyện Vĩnh Xương, Diên Khánh, nhưng chiến dịch chưa đạt mục tiêu đề ra do bị lộ, quân Pháp đã kịp tăng cường phòng thủ và dùng máy bay đánh phá gây cho ta nhiều thiệt hại.

        CHIẾN DỊCH TUYNIDI (17.3-13.5.1943), chiến dịch tiến công của quân Đồng minh (Anh, Mĩ, Pháp) diệt cụm quân Đức - Ý còn trụ lại sau chiến dịch Bắc Phi (10-11.1942), nhằm đẩy phe trục khỏi Bắc Phi trong CTTG-II. Cụm các tập đoàn quân 18 của Đồng minh có 18 sư đoàn và 2 lữ đoàn, chiếm ưu thế áp đảo về không quân và hải quân. Cụm tập đoàn quân Châu Phi gồm Tập đoàn quân xe tăng 5 Đức và Tập đoàn quân 1 Ý (17 sư đoản và 2 lữ đoàn) đã bị thiệt hại nặng trong các trận đánh trước đây, rút về phòng ngự trên tuyến Maret đã chuẩn bị sẵn. 17.3 quân Đồng minh bắt đầu tiến công, 7.5 chiếm thủ đô Tuynidi và cảng Bidecta. Quân Đức - Ý bỏ chạy tới khu vực Mũi Bon, bị bao vây kín đường biển. 13.5 xin đầu hàng. Quân Đồng minh chiếm được Tuynidi, làm chủ bờ biển Bắc Phi dã bảo đảm an toàn giao thông đường biển ở Địa Trung Hải, tạo thuận lợi cho việc đổ bộ lên đảo Xixin và đất liền của Ý. Cụm tập đoàn quân Châu Phi bị xóa sổ, mất trên 300.000 người (240.000 bị bắt làm tù binh). Quân Đổng minh tích luỹ được kinh nghiệm tiến công vào tuyến phòng ngự có chuẩn bị sẵn của đối phương.

        CHIẾN DỊCH UPHA (25.5-19.6.1919), chiến dịch tiến công thứ ba trong quá trình phản công của Phương diện quân Đông, do Tập đoàn quân Turkêxtan thuộc Cụm quân Nam QĐ Xô viết tiến hành, nhằm giải phóng khu vực Upha, tiêu diệt Tập đoàn quân Tây thuộc lực lượng Cônsac của QĐ Bạch vệ, trong nội chiến và chống can thiệp ở Nga (1918-20). Chiến dịch diễn ra trên chính diện 135km, sâu 120-150km. Từ 25.5 đến 4.6 Tập đoàn quân Turkêxtan (29,8 nghìn quân, 119 khẩu pháo, 418 súng máy) đã tiến công và truy kích thắng lợi lực lượng chủ yếu của Tập đoàn quân Tây (27,2 nghìn quân, 124 khẩu pháo, 417 súng máy); tiếp đó chuyển hướng đột kích từ sườn phải sang sườn trái, đập tan các cuộc phản kích của QĐ Bạch vệ, giải phóng tp Upha (9.6), chia cắt tuyến đường sắt Upha - Treliabinxcơ ở Uracôvô (đông Upha 18km). 14-19.6 lực lượng đột kích của Tập đoàn quân Turkéxtan được sự chi viện của Giang đoàn Vônga vượt Sông Trắng, giải phóng toàn bộ khu công nghiệp Upha. CDU kết thúc thắng lợi. tạo điều kiện cho QĐ Xô viết phát triển tiến công giải phóng miền Nam Uran.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:39:19 pm

        CHIỂN DỊCH VIỆT BẮC (7.10-20.12.1947), chiến dịch phản công của LLVTND VN nhằm đánh bại cuộc hành quân lớn của Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ căn cứ địa và cơ quan đầu não kháng chiến. Bộ tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy chiến dịch; lực lượng gồm 7 trung đoàn bộ binh của Bộ và các khu 1, 10, 12 cùng với 30 đại đội độc lập và dân quân du kích năm tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Diễn biến qua hai đợt. Đợt 1 (7.10-20.11), Pháp huy động hơn 10.000 quân (5 trung đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 3 đại đội cơ giới, 2 phi đội với 40 máy bay, 3 thủy đội xung kích với 40 tàu, xuồng) hình thành hai gọng kìm kẹp chặt căn cứ địa Việt Bắc, trọng điểm càn quét là khu tam giác Bắc Kạn - Chợ Đồn - Chợ Mới: trên hướng đông, 7-8.10 lực lượng quân dù do Sôvanhăc chỉ huy bất ngờ nhảy xuống đánh chiếm Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, đồng thời cánh quân của Bôphơrê từ Lạng Sơn tiến theo đường 4, phối hợp với một bộ phận quân dù chiếm Cao Bằng (11.10) rồi theo đường 3 xuống Bắc Kạn; hướng tây, cánh quân của Commuynan từ Hà Nội ngược Sông Hồng, theo Sông Lô, đường 2, Sông Gâm lên Tuyên Quang (13.10), Chiêm Hóa (20.10). Do phán đoán chưa đúng hướng tiến công của Pháp, ta bị bất ngờ lúc đầu nhưng Bộ tổng chỉ huy đã đánh giá lại tình hình và qua nghiên cứu tài liệu về cuộc hành quân lấy được của địch, đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch tác chiến: lập ba mặt trận (Sông Lô, đường 4, đường 3), lấy đánh địch vận động trên bộ, trên sông là chính, tiến tới bẻ gãy từng gọng kìm của địch; đưa các đại đội độc lập về các địa phương phát động chiến tranh du kích. Thực hiện chủ trương trên, ở hướng đông ta đánh nhiều trận phục kích trên đường 4, nổi lên là trận Bông Lau (30.10); ở Bắc Kạn - đường 3, tập kích Chợ Mới (15.10), Chợ Đồn (21.10); ở hướng tây, đánh nhiều trận phục kích trên bộ, trên sông như trận kilômét 7 đường Tuyên Quang - Hà Giang (22.10), trận Sông Lô (23, 24.10 và 10.11.1947)... Pháp không thực hiện được ý định hội quân ở Đài Thị, lực lượng bị dàn mỏng và tiêu hao nặng, ngày càng gặp khó khăn về vận chuyển, tiếp tế, buộc phải rút lui cục bộ ở một số nơi: Bản Thi. Yên Thịnh (28.10), Chợ Đồn (13.11), Chợ Rã, Ngân Sơn (16.11)... Đợt 2 (21.11-20.12), cuộc hành quân thất bại, từ 21.11 Pháp bắt đầu bí mật rút quân khỏi Việt Bắc, đồng thời điều lực lượng từ Hòa Bình ra càn quét Hưng Hóa, đánh chiếm Việt Trì, cho quân nhảy dù xuống Thái Nguyên, Cù Vân, La Hiên, Tràng Xá để tạo bàn đạp và yểm trợ cho việc rút lui. Ta kịp thời tổ chức lực lượng đánh địch trên nhiều hướng; tập kích đồn Phủ Thông (30.11), phục kích nhiều trận ở Sơn Dương, Bình Ca, Đèo Khế, Phan Lương, Đèo Giàng (15.12)... nhưng do phán đoán không chính xác nên bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt địch. Là chiến dịch đầu tiên giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của LLVTND VN trong KCCP, loại khỏi chiến đấu hơn 7.000 địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh; đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn và làm phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ địa của cả nước, đưa cuộc KCCP phát triển sang một thời kì mới.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/64827322_445366209526598_8212099124900659200_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeFwj6OVbAJ1B8Ygrcdv29Q92VglyXTk4lqG3taxx-Mz23ua3rutDIBM6y-KEMGhxMgSaL4T8vNNtRrqz79XUrtNEIDjEqnWQvqTfwF7hZxFRg&_nc_oc=AQk1eU7q_jclp0JlHqo1n6u9jfo-hKRZ59VM62QqOg6gHW1ryS3J7mhdo4GTKAa8XJM&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=2fd7c98b4ed1bf0e93df12726ed0cfc1&oe=5DAD905C)

        CHIẾN DỊCH VIXLA - ÔĐE (12.1-3.2.1945), chiến dịch tiến công của QĐ LX nhằm tiêu diệt Cụm tập đoàn quân A (từ 26.1 mang tên Cụm tập đoàn quân Trung Tâm của phát xít Đức) trên lãnh thổ Ba Lan; một trong những chiến dịch lớn nhất trong CTTG-II. QĐ LX tập trung một lực lượng mạnh (trên 2.000.000 quân với số lượng lớn vũ khí và khí tài) gồm Phương diện quân Bêlôrutxia 1, Phương diện quân Ucraina 1, phối hợp với cánh trái của Phương diện quân Bêlôrutxia 2, cánh phải của Phương diện quân Ucraina 4 và Tập đoàn quân 1 Ba Lan tổ chức tiến công. Giai đoạn 1 (12-17.1), chọc thủng bảy tuyến phòng ngự có chuẩn bị sẵn của địch trên đất Ba Lan (giữa sông Vixla và sông Ôđe), giải phóng Vacsava 17.1. Giai đoạn 2 (18.1-3.2), chuyển sang truy kích, bao vây các cụm quân lớn của địch ở Brêtxlau và Pôdơnan, diệt lực lượng dự bị chiến dịch của đối phương, giải phóng miền tây Ba Lan,
vượt sông Ôđe tiến vào đất Đức. Kết quả diệt gọn 35 sư đoàn Đức, đánh thiệt hại nặng 25 sư đoàn (bị tổn thất từ 50-70%), bắt 147.000 tù binh, thu 14.000 pháo và súng cối, 1.400 xe tăng và pháo tự hành. CDV-Ô tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch Beclin (16.4-8.5.1945) tiếp sau và hỗ trợ cho quân Anh - Mĩ trong chiến dịch Acđen (16.12.1944-25.1.1945) ở mặt trận Tây Âu.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:40:26 pm

        CHIẾN DỊCH VÕ NGUYÊN GIÁP (10.1-31.3.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp ở bắc Quảng Nam do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt sinh lực, triệt phá giao thông, uy hiếp địch ở thành phố Đà Nẵng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ. Lực lượng gồm 2 trung đoàn bộ binh (210 và 108) bộ đội chủ lực liên khu, 2 đại đội bộ đội địa phương các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định cùng dân quân du kích Quảng Nam, tự vệ thành phố Đà Nẩng. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (10.1-6.2), ta dự định đưa bộ đội chủ lực tiến công trên hướng chính tây bắc Hòa Vang và đánh giao thông lớn trên đèo Hải Vân, nhưng không thực hiện được do bị lộ, trong khi đó bộ đội địa phương và dân quân du kích nổ súng tiến công địch ở nhiều nơi, dùng nội ứng diệt đồn Ngũ Giáp (19.1), chặn đánh đoàn xe địch từ Vĩnh Điện ra tiếp tế. 6.2 Trung đoàn 108 đánh trận phục kích lớn ở Thanh Quýt, diệt đoàn xe 14 chiếc và 1 đại đội lé dương. Đợt 2 (7.2-14.3), đẩy manh các hoạt động phục kích, phá đường, diệt tề, trừ gian, đột nhập tp Đà Nẵng. Đợt 3 (15-31.3), tiến công diệt các đồn Cẩm Lệ (15.3), Hòn Bàng (Duy Xuyên, 20.3), đột nhập tp Đà Nẵng lần thứ hai và đánh phá giao thông. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 700 địch, phá hủy 3 đầu máy và 12 toa xe lửa, 17 xe vận tải, thu hơn 200 súng, giải phóng toàn bộ vùng Duy Xuyên và tây huyện Đại Lộc (khoảng 600km~), mở rộng căn cứ du kích ở Điện Bàn, hòa Vang.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65620206_445366219526597_5263575493189304320_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeEFz8N2fXhqIJW-1qbCOFYETC_THCZS8JhGi4KmejSj6Ql1R9kEOEaTxRdl4SrzRnk6_tR-WdLvFiTjFi_v1ZPunALkr84-EOF_f24wMYh3fA&_nc_oc=AQmfzFMUX_qAtYqUCQS1KOeGld4Cb9oCdq7bwheKCYtJrGl85eQyUC6fWwd1FtGsKGk&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=e60b5dc65ae60ef87d18569cc583dcec&oe=5DC74185)

        CHIẾN DỊCH VƯỢT TRƯỜNG GIANG (20.4-2.6.1949), chiến dịch tiến công của QGP nhân dân TQ vượt sông Trường Giang bằng sức mạnh đánh xuống Hoa Nam trong nội chiến cách mạng Trung Quốc lần III (1946-49). Quân Quốc dân đảng lợi dụng Trường Giang lập tuyến phòng thủ chặn cuộc tiến quân của QGP, tập trung 700.000 quân ven bờ nam: đoạn từ Hồ Khẩu đến Thượng Hải khoảng 450.000 quân, đoạn từ Nghi Dương đến Hồ Khẩu khoảng 250.000 quân; ngoài ra còn có Hạm đội sông số 2 (133 tàu) bố trí dọc trung, hạ lưu Trường Giang, cùng 4 phi đội không quân (300 máy bay) đặt căn cứ ở Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải để yểm hộ cho quân phòng ngự. Các nước Anh, Mĩ cũng có tàu thả neo ở Thượng Hải, Ngô Tùng uy hiếp và tìm cơ hội ngăn trở QGP vượt sông. QGP sử dụng các dã chiến quân 2 và 3, một bộ phận của Dã chiến quân 4, chia làm ba tập đoàn gồm cánh phía đông, cánh giữa và cánh phía tây đột kích trên diện rộng, nhiều hướng và có trọng điểm. Đêm 20.4 cánh giữa dùng thuyền buồm vượt sông, nhanh chóng chiếm đầu cầu và phát triển vào trung tâm; 21.4   chiếm Đồng Lăng, Phồn Xương; 22.4 chiếm Nam Lăng, tiêu diệt lực lượng chủ lực của Quân đoàn 88 Quốc dân đảng. Đêm 21.4 hai cánh phía đông và phía tây vượt sông, chiếm đầu cầu, khống chế pháo đài Giang Âm, phong toả vượt sông; 22.4 chiếm được Bành Trạch, Đông Lưu. An Khánh. Khi QGP vượt sông, 4 tàu chiến Anh tiến vào bắn phá trận địa QGP, bị pháo binh QGP bắn trọng thương 1 tàu, 3 tàu khác chạy về Thượng Hải. Chiều, 22.4 quân Quốc dân đảng rút lui trên toàn tuyến. QGP bám sát truy kích, tối 23.4 giải phóng Đan Đông, Thường Châu, Vô Tích, Trấn Giang, Nam Kinh. Trong khi đó 1 hạm đội 25 tàu của Quốc dân đảng ở Nam Kinh khởi nghĩa, buộc 23 tàu khác đầu hàng. 27.4 QGP chiếm Tô Châu, bao vây tiêu diệt 5 quân đoàn Quốc dân đảng, 3.5 chiếm Hàng Châu, 12-27.5 chiếm Thượng Hải, 17.5 chiếm Vũ Hán, 22.5 chiếm Nam Xương, 2.6 giải phóng Ninh Đảo, kết thúc thắng lợi chiến dịch. Kết quả đã tiêu diệt 11 quân đoàn, 46 sư đoàn quân Quốc dân đảng (430.000 người), giải phóng các thành phố lớn như Nam Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, các khu vực nam Giang Tô, nam An Huy, toàn tỉnh Chiết Giang, một phần các tỉnh Giang Tây, Hồ Bắc, Phúc Kiến, tạo điều kiện thuận lợi giải phóng toàn lục địa Trung Hoa.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:41:41 pm

        CHIỂN DỊCH XIXIN (10.7-17.8.1943), chiến dịch đổ bộ đường biển của LLVT Anh, Mĩ trong CTTG-II nhằm chiếm đảo Xixin, tạo bàn đạp tiến vào phần đất của Y, mở thông đường biển ở Địa Trung Hải. Tập đoàn quân 6 Ý phòng thủ Xixin gồm 9 sư đoàn Ý và 4 sư đoàn Đức (255.000 quân, 1.600 máy bay). Tập đoàn quân 8 Anh và Tập đoàn quân 7 Mĩ thuộc Cụm tập đoàn quân 15 với quân số 478.000 người, 3.180 hạm tàu và nhiều phương tiện đổ bô, trên 4.000 máy bay chiến đấu và 900 máy bay vận tải tiến công lên đảo. Sau một tháng liên tục ném bom, bắn phá có hệ thống vào các mục tiêu QS ở Xixin, Xacđinhi và nam bán đảo Apênin, CDX bắt đầu vào rạng sáng 10.7 bằng đổ bộ đường không, tiếp sau bằng đổ bộ đường biển. Tập đoàn quân 8 Anh ở đông nam, Tập đoàn quân 7 Mĩ ở tây nam bờ biển Xixin, ngày đầu chiếm được căn cứ bàn đạp sâu 5-15km, đến 18.7 chiếm toàn bộ phía nam đảo. Cuộc tiến quân về sau bị chậm bởi quân Đức kháng cự quyết liệt tại các địa điểm Giêla, Licata, nam Catania. Còn quân Ý chống trả không đáng kể. Quân Đức rút được hơn 50.000 người cùng với các trang bị khí tài trước khi quân Mĩ chiếm được Mêtxina, CDX kết thúc (17.8). Theo tài liệu của Mĩ, trong CDX Mĩ bị mất 7.319 người, Anh mất 9.353, Đức mất 32.000. Đại bộ phận quân Ý bị bắt làm tù binh. Là chiến dịch đổ bộ lớn bằng đường biển có sử dụng nhiều phương tiện đổ bộ chuyên dụng, chọn đúng khu vực đổ bộ, khéo nghi binh và tổ chức trong điều kiện nhiều mưa bão nên giành được bất ngờ.

        CHIẾN DỊCH XTALINGRAT (17.7.1942-2.2.1943), chiến dịch chiến lược phòng ngự sau chuyển sang phản công - tiến công của QĐ LX nhằm bảo vệ Xtalingrat và tiêu diệt cụm các tập đoàn quân phát xít Đức trong chiến tranh Xô - Đức (1941- 45). Hè 1942 lợi dụng thời cơ phía Anh - Mĩ chưa mở mặt trận thứ hai ở châu Âu, phát xít Đức mở cuộc tiến công lớn ở cánh nam mặt trận Xô - Đức, mưu toan chiếm vùng dầu lứa Capca và những dải đất phì nhiêu của Sông Đông, sông Cuban và hạ Vônga. Lực lượng quân Đức tham gia tiến công lúc đầu là Tập đoàn quân 6, từ 31.7.1942 thêm Tập đoàn quân xe tăng 4 (270.000 quân, 500 xe tăng, 3.000 pháo, 1.200 máy bay) đã mở những mũi tiến công bọc hậu, từ hai bên sườn hợp vây QĐ LX ở Calaxbơ, tiến vào Xtalingrat. Giai đoạn phòng ngự (17.7-18.11.1942), QĐ LX có Phương diện quân Xtalingrat, sau tách thành Phương diện quân Sông Đông và Phương diện quân Xtalingrat (160.000 quân, 400 xe tăng, 2.200 pháo, cối, 454 máy bay) liên tục phản đột kích. Nhiều trận đánh quyết liệt diễn ra trên đường phố, gây tổn thất nặng cho quân Đức. 18.11 chặn được cuộc tiến công của Đức và chuyển sang phản công. Giai đoạn phân công - tiến công (19.11.1942-2.2.1943), QĐ LX được bổ sung thêm lực lượng vào các thời điểm khác nhau cho tất cả 4 phương diện quân Xtalingrat, Tây Nam, Sông Đông, Vôrônêgiơ (1.106.000 quân, 1.463 xe tăng, 15.500 pháo, cối, 1.350 máy bay); phía Đức cũng tăng cường thêm lực lượng, gồm các tập đoàn quân 3 và 4 Rumani, Tập đoàn quân 8 Ý thuộc biên chế cụm các tập đoàn quân B với số quân 1.011.000 người, 10.290 pháo cối, 675 xe tăng, 1.216 máy bay. 19.11 các phương diện quân Tây Nam và Sông Đông, 20.11 Phương diện quân Xtalingrat bắt đầu đột kích vào trận địa phòng ngự của địch, tốc độ tiến quân trong ngày 15- 20km. 23.11 các quân đoàn xe tăng thuộc các phương diện quân Tây Nam và Xtalingrat đánh vu hồi, hợp vây cụm 22 sư đoàn Đức (330.000 quân). Trong tháng 12 Đức cố gắng giải vây, nhưng vô hiệu. 10.1.1943 QĐ LX chuyển sang tiến công, chia cắt cụm quân địch bị hợp vây. 31.1 cánh phía nam của Đức do Paolut, tư lệnh Tập đoàn quân 6 chỉ huy phải đầu hàng; 2.2 cánh phía bắc ngừng kháng cự. Đức bị mất gần 1,5 triệu quân (gồm chết, bị thương, bị bắt làm tù binh và mất tích), chiếm 1/4 lực lượng trên toàn mặt trận Xô - Đức. Chiến thắng Xtalingrat góp phần quyết định tạo bước ngoặt cơ bản trong chiến tranh giữ nước của LX và trong CTTG-II, có ý nghĩa QS, chính trị và quốc tế to lớn, gây chấn động toàn nước Đức, góp phần đẩy mạnh phong nào kháng chiến ở những nước bị Đức chiếm đóng; buộc Nhật phải tạm thời từ bỏ kế hoạch chống LX và buộc Thổ Nhĩ Kì chuyển sang trung lập. Trong CDX, nghệ thuật QS LX phát triển thêm một bước mới trong việc tổ chức phòng ngự, chiến đấu trong thành phố, đặc biệt trong phản công và hợp vây, tiêu diệt một cụm lớn quân địch trang bị mạnh (x. minh họa giữa trang 1008 và 1009).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/65924059_445366256193260_848072001611366400_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeHCNj0JZANHLRXhJ7sHsuwYq6Hlhx-oVjFkJhLm1518ocwKZesCcTrTjoPRZPIBZZs7EU3LE6I-pq-eqVUY5NK9M5Pc6KO4R765Fi_SFQ-IvA&_nc_oc=AQkaGMh8eRYIAVkHAPAoYoQH3OhUstDtT5FGQjhJ6_4hD934lG3WnIO551HoJbBXIWA&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=177cd9559f0bcd534074be4d2373d761&oe=5DB3A904)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:43:00 pm

        CHIẾN DỊCH XUÂN LỘC (9-20.4.1975), chiến dịch tiến công của QGPMN VN vào tx Xuân Lộc, khu vực phòng thủ trọng yếu trong tuyến phòng thủ cơ bản (Biên hòa - Xuân Lộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) của QĐ Sài Gòn, nhằm tiêu diệt lực lượng địch phòng giữ phía đông Sài Gòn, tạo thuận lợi cho chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Địch ở Xuân Lộc gồm: Sư đoàn bộ binh 18 (Quân đoàn 3), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 trung đoàn thiết giáp, 9 tiểu đoàn bảo an; được chi viện hỏa lực pháo binh, máy bay; trong quá trình chiến đấu được tăng viện Lữ đoàn dù 1, Trung đoàn bộ binh 8 (Sư đoàn 5), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 trung đoàn thiết giáp. Lực lượng QGPMN VN gồm: Quân đoàn 4 (thiếu Sư đoàn 9), Sư đoàn bộ binh 6 (Quân khu 7), 1 trung đoàn tăng, thiết giáp, 1 trung đoàn pháo binh; cuối chiến dịch được tăng cường Trung đoàn 95B (Sư đoàn bộ binh 325) và 1 đại đội xe tăng. 5 giờ 30 phút ngày 9.4 chiến dịch mở màn, ta đồng loạt đột phá Xuân Lộc và tiểu khu Long Khánh nhưng không thành công. Ở ngã ba Dầu Giây, Sư đoàn 6 tập kích chiếm 5 chốt của địch và làm chủ một đoạn QL 1 (Hưng Nghĩa - đèo Mẹ Bồng Con). Sáng 10.4 ta tiếp tục đột phá Xuân Lộc, chiếm sân bay, đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 43 (Sư đoàn 18), đánh Lữ đoàn dù 1 vừa đổ xuống Tân Phong. Địch phải điều thêm 1 liên đoàn biệt động quân, Trung đoàn 8 (Sư đoàn bộ binh 5)... tăng viện cho Xuân Lộc. Ta thay đổi cách đánh: bao vây Xuân Lộc, đánh viện. Sáng 15.4 Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B tập kích diệt Trung đoàn 52 (Sư đoàn 18) ở ngã ba Dầu Giây; ngày 16, 17 phản kích đẩy lùi Trung đoàn thiết giáp 3 và Trung đoàn 8 từ phía Biên Hòa đến. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, 18.4 Sư đoàn 18 rút chạy, 20.4 địch ở Xuân Lộc rút chạy, ta truy kích bắt đại tá tỉnh trưởng tỉnh Long Khánh. Kết quả ta đánh thiệt hại nặng Sư đoàn 18, Lữ đoản dù 1, loại khỏi chiến đấu Trung đoàn 52 (Sư đoàn 18), uy hiếp tuyến Biên hòa - Hố Nai.

        CHIẾN DỊCH YÊN BÌNH XÃ I (1-15.6.1948), chiến dịch tiến công quân Pháp ở khu vục Yên Bình Xã - Võ Lăng - Phố Ràng (tiếp giáp các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang) do Bộ chỉ huy Liên khu 10 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực, phá kế hoạch của Pháp đánh chiếm Lục Yên Châu, Vĩnh Tuy, hỗ trợ chiến tranh du kích trong vùng sau lưng địch. Lực lượng ta gồm 3 tiểu đoàn bộ binh (45, 532 và 534) và 2 đại đội độc lập (700 và Ngô Khê). Lực lượng địch có 1 đại đội, 6 trung đội (hơn 2 tiểu đội lính lê dương) và 300 lính dõng. Thực hiện phương châm “đánh điểm diệt viện”, 5-7.6 ta tiến công các cứ điểm Gò Chè, Võ Lăng Thượng, Phố Ràng, nhưng bao vây không chặt, để địch rút chạy; 7-15.6 ba lần tiến công Yên Bình Xã đều không thành công, chuyển sang bao vây, buộc địch hoang mang rút chạy, một số bị diệt và ra hàng. Cùng thời gian, ta phục kích đánh địch từ Na Khao, Nghĩa Đô đến tiếp viện cho Yên Bình Xã, diệt và bắt nhiều địch (có 1 chỉ huy Pháp). Là một trong những chiến dịch tiến công đầu tiên thời kì đầu KCCP, tuy còn nhiều hạn chế và kết quả không lớn (diệt, bắt và gọi hàng hơn 200 địch, thu 70 súng) nhưng CDYBXI đã thực hiện mục tiêu cơ bản, rút được kinh nghiệm để rèn luyện bộ đội, chuẩn bị cho các chiến dịch sau.

        CHIẾN DỊCH YÊN BÌNH XÃ II (5-7.10.1948), chiến dịch tiến công của LLVT Liên khu 10 nhằm tiêu diệt cứ điểm Yên Bình Xã (h. Bắc Quang, t. Hà Giang), phá thế chiếm đóng và âm mưu mở rộng tiến công của quân Pháp. Lực lượng tham gia chiến dịch có Tiểu đoàn 453, Đại đội xung kích 522 (Trung đoàn 115), 2 đại đội độc lập (671, 672) và 1 đại đội sơn pháo 75mm. Lực lượng địch khoảng 1 đại đội (gồm 18 lính Pháp, 2 trung đội lính khố đỏ, 1 trung đội lính dõng) tổ chức phòng ngự tương đối kiên cố. 17 giờ 35 phút và 22 giờ 5.10, ta hai lần nổ súng tiến công cứ điểm đều không thành công do công tác chuẩn bị và tổ chức hiệp đồng thiếu chặt chẽ, chu đáo. 6.10 phục kích đánh địch trên đường Nghĩa Đô - Yên Bình Xã, diệt và làm bị thương một số địch. Sáng 7.10 ta tiếp tục tiến công cứ điểm lần 3 cũng không dứt điểm. Tuy kết quả chiến dịch còn hạn chế (loại khỏi chiến đấu gần 60 địch) nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho địch; ta rút được bài học kinh nghiệm về tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng đánh cứ điểm và tiến hành chiến dịch trong thời kì đầu KCCP.

        CHIẾN ĐẤU, hành động đánh địch có tổ chức của cá nhân, phân đội (chiếc máy bay, tàu chiến...), binh đội và binh đoàn. Có hai loại CĐ cơ bản: tiến công và phòng ngự. Theo môi trường, có CĐ: trên bộ, trên biển, trên không, trên vũ trụ. Theo thời gian, có CĐ: ban ngày, ban đêm. Theo thành phần tham gia, có CĐ: hiệp đồng và độc lập. Mục đích CĐ là: tiêu diệt hoặc đánh tan quân địch, đánh chiếm hoặc bảo vệ, giữ vững khu vực và mục tiêu. Đặc điểm của CĐ hiện đại: liên tục, ác liệt, khẩn trương, tình huống diễn biến nhanh, phức tạp. Để tiến hành CĐ có hiệu quả phải phát huy sức mạnh tổng hợp, biết tạo lực, tạo thế, tạo thời cơ, dùng mưu kế, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật và các thủ đoạn tác chiến, hiệp đồng chặt chẽ.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:44:12 pm

        CHIẾN ĐẤU BAN ĐÊM, chiến đấu trong điều kiện đêm tối. CĐBĐ có điều kiện giữ kín hành động di chuyển, tiếp cận, chuẩn bị triển khai và thực hành công kích địch, thu dọn chiến trường, rút lui; tạo và phát huy được yếu tố bất ngờ, hạn chế chống trả của đối phương, giảm thương vong; nhưng hạn chế tầm quan sát, phát huy binh khí kĩ thuật; chỉ huy, hiệp đồng, bảo đảm và thông tin liên lạc khó khăn. CĐBĐ có thể diễn ra bằng trận chiến đấu trong một đêm, hoặc tiếp diễn của trận chiến đấu ban ngày. Yêu cầu của CĐBĐ: tinh thần chiến đấu cao, mưu trí, có kĩ năng CĐBĐ và chiến đấu độc lập, hiệp đồng chặt chẽ; chuẩn bị chiến đấu từ ban ngày, bảo đảm chiến đấu chu đáo; sử dụng thành thạo khí tài nhìn đêm và chiếu sáng; tăng cường trinh sát và chống các biện pháp trinh sát đêm của đối phương; phải quy định rõ ám hiệu, tín hiệu, các vật chuẩn ban đêm, đội hình di chuyển, dẫn đường, làm dấu các vị trí tập kết và triển khai trong điều kiện đêm tối; sẵn sàng phương án chuyển sang chiến đấu ban ngày... Trường hợp CĐBĐ là tiếp diễn của chiến đấu ban ngày phải quy định lại mục tiêu, nhiệm vụ, thu hẹp đội hình chiến đấu. xác định các biện pháp hiệp đồng ban đêm, tăng cường trinh sát, bảo vệ cạnh sườn và nơi tiếp giáp, bảo vệ SCH và các cơ sở hậu cần... Sở trường chiến đấu của LLVTND VN. Cg đánh đêm.

        CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ DIÊN AN nh CHIẾN DỊCH DIÊN AN (3.1947)

        CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ LÀNG, hoạt động tác chiến của dân quân du kích, dựa vào thế trận làng, xã chiến đấu được chuẩn bị trước và địa hình địa vật có sẵn tích cực xây dựng trận địa, chú động tiến công địch mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều hình thức chiến thuật và cách đánh phong phú sáng tạo, ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt quân địch bảo vệ dân, bảo vệ xóm, làng giữ vững quyền làm chủ tại địa phương. Hình thức của CĐBVL hết sức linh hoạt, bí mật, bất ngờ, cơ động, bám trụ kiên cường, đánh gần, đánh đêm, đánh địch cả ngoài làng, rìa làng và trong làng. Có thể độc lập CĐBVL hoặc kết hợp với lực lượng của thế trận liên hoàn các làng, xã chiến đấu, đánh địch bằng QS kết hợp đấu tranh chính trị, binh vận.

        CHIẾN ĐẤU Ở SALAPHUKHUN - MƯỜNG SỦI (18.12.1971-4.2.1972), các trận chiến đấu tiến công của QGP nhân dân Lào (5 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn và 1 đại đội pháo, 1 đại đội xe tăng) và lực lượng trung lập yêu nước Lào (3 tiểu đoàn bộ binh) vào tuyến phòng thủ của quân Viêng Chăn ở tây bắc Cánh Đồng Chum (Lào) trên hướng phối hợp của chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi (18.12.1971-6.4.1972). Quân Viêng Chăn có 9 tiểu đoàn và 6 đại đội bộ binh phòng ngự trên chiều sâu gần 100km. 18.12.1971 QGP và lực lượng trung lập yêu nước Lào tiến công các cứ điểm Phu Chômthua, Phu Phaday, Loong Pốt, giải phóng Mường Sủi (19.12); từ 2.1.1972 tiến công đánh chiếm 16/32 vị trí địch ở khu vực Salaphukhun, tiếp đó truy kích địch rút chạy khỏi Salaphukhun về hướng Kiu Ca Chăm, Ca Sỉ; chạn đánh các đợt phản kích của nhiều tiểu đoàn quân Viêng Chăn và QĐ Thái Lan. giữ vững vùng giải phóng. Kết quả loại khỏi chiến đấu 1.300 địch (diệt 3 đại đội, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn), bắn cháy 4 máy bay trực thăng, góp phần đánh bại âm mưu lấn chiếm vùng giải phóng của quân Viêng Chăn.

        CHIẾN ĐẤU TAO NGỘ, chiến đấu của lực lượng hai bên đối địch đang vận động và gặp nhau. Gồm CĐTN có dự kiến và CĐTN không dự kiến. CĐTN có thể xảy ra trong quá trình cơ động trong tiến còng và trong phòng ngự. Đặc điểm chủ yếu của CĐTN là: hai bên tiếp cận và tiến vào chiến đấu trong hành tiến; tình huống ban đầu không rõ ràng và diễn biến nhanh chóng, đấu tranh căng thẳng giữa hai bên đối địch để giành và giữ quyền chủ động, thời gian tổ chức và chuẩn bị tác chiến ngắn. Điều kiện chủ yếu để giành thắng lợi trong CĐTN: trinh sát liên tục, kịp thời hạ quyết tâm và nhanh chóng giao nhiệm vụ cho cấp dưới, tổ chức lực lượng (đội hình chiến đấu) kịp thời, đột kích hỏa lực vào quân địch trước, nhanh chóng chiếm địa hình có lợi, dùng lực lượng chủ yếu tiến công, đánh vào hai bên sườn và phía sau để chia cắt, bao vây và tiêu diệt quân địch. Cg tao ngộ chiến.

        CHIẾN ĐẤU TIẾN CÔNG, loại chiến đấu cơ bản, chủ động tiêu diệt quân địch, đánh chiếm khu vực và mục tiêu được giao. Theo tính chất và trạng thái hành động của địch, có CĐTC: địch đang vận động, dịch đang tạm dừng, CĐTC địch đang tiến công, địch phòng ngự; theo trạng thái phòng ngự của dịch, có CĐTC: địch mới chuyển vào phòng ngự, địch phòng ngự trận địa dã chiến, địch phòng ngự trận địa kiên cố...


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:45:26 pm

        CHIẾN ĐẤU TỰ VỆ CỦA PHÁO BINH, hành động chiến đấu của các phân đội, binh đội, binh đoàn pháo binh, nhằm ngăn chặn tiêu diệt quân địch tập kích vào nơi trú quân, đội hình chiến đấu, đội hình hành quân của đơn vị pháo binh; bộ phận của công tác bảo đảm chiến đấu pháo binh. Yêu cầu CĐTVCPB: phải tổ chức các vọng quan sát, cảnh giới suốt ngày đêm kịp thời phát hiện địch tập kích (đột nhập) và báo động cho đơn vị bằng các kí (tín) hiệu quy định, chủ động đánh địch theo phương án kế hoạch đã chuẩn bị. Trên mặt trận Trị Thiên - Huế, 16.4.1968 tổ đài quan sát của Trung đoàn pháo binh 45 (do Lê Hồng Khê phụ trách) trên điểm cao 689 chỉ huy bắn vào căn cứ Tà Cơn, với lực lượng và trang bị sẵn có, kết hợp với các phân đội bạn, sử dụng vũ khí bộ binh chiến đấu và chỉ huy pháo bắn ngay vào điểm cao 689, tiêu diệt nhiều địch và đánh lui một đại đội kị binh bay Mĩ.

        CHIẾN ĐOÀN, đơn vị tổ chức lâm thời trong tác chiến của QĐ Sài Gòn, thường là cấp binh đoàn, để giải quyết nhiệm vụ chiến thuật hoặc chiến dịch trên hướng hoặc khu vực nhất định. Xuất hiện vào những năm đầu Mĩ tiến hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Tổ chức biên chế của CĐ không cố định, thường phụ thuộc vào hình thức tác chiến, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động và lực lượng tham gia. Có thành phần cơ bản (nòng cốt) là đơn vị bộ binh (tới cấp trung đoàn, lữ đoàn hay liên đoàn) hoặc thiết giáp (tới cấp thiết đoàn) và thành phần yểm trợ (cấp tiểu đoàn hoặc đại đội pháo binh, thông tin, công binh...). Đơn vị chiến đấu cơ bản của CĐ là tiểu đoàn hoặc chi đoàn. Phiên hiệu của CĐ thường lấy theo đơn vị làm nòng cốt. Vd: CĐ 48 (Trung đoàn bộ binh 48 làm nòng cốt), CĐ đặc nhiệm 11 (Thiết đoàn kị binh 11 làm nòng cốt).

        CHIẾN KHU, 1) căn cứ địa cách mạng hoặc kháng chiến được vũ trang để tự bảo vệ và làm bàn đạp tiến công của các LLVT, làm chỗ dựa để tích lũy và phát triển lực lượng về mọi mặt nhất là QS, phục vụ cho khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh CM. Ở VN trước CM tháng Tám (1945), trong KCCP và KCCM (ở miền Nam) đã có: Chiến khu Việt Bắc (của Trung ương), Chiến khu Đ, Chiến khu Dương Minh Châu, Chiến khu Quang Trung... (của vùng, miền), Chiến khu Ngọc Trạo... (của địa phương); 2) tên gọi đơn vị hành chính - QS được tổ chức ở các khu vực tác chiến chiến lược của VN DCCH đầu KCCP, sau này gọi là khu.

        CHIẾN KHU AN PHÚ ĐÔNG, chiến khu do Tỉnh ủy ĐCS Đông Dương tinh Gia Định thành lập 12.1945, gồm các xã An Phú Đông và Thạnh Lộc (q. Gò Vấp, nay thuộc tp Hồ Chí Minh; dt khoảng 10km2). Là nơi đứng chân của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, LLVT t. Gia Định, tp Sài Gòn Chợ Lớn và q. Gò Vấp; nơi thành lập và bàn đạp hoạt động trong nội thành và các vùng lân cận của Chi đội 6 và Đại đội 5 (Gò Vấp). Đại đội 10 (Thủ Đức), Đại đội 15 (Dĩ An). Mặc dù ở vị trí sát thành phố lớn, quân Pháp lập hệ thống đồn bốt, bao vây và nhiều lần càn quét, đánh phá ác liệt, nhưng LLVT và nhân dân trong chiến khu kiên cường bám trụ, đánh trả thắng lợi, bảo vệ an toàn lực lượng và cơ quan lãnh đạo kháng chiến (đầu 1948 do yêu cầu phát triển CM, các cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở t. Gia Định và q. Gò Vấp chuyển về Tân Thới Hiệp). CKAPĐ góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển phong trào kháng chiến, trở thành biểu tượng của cuộc chiến đấu bất khuất ở ngoại vi tp Sài Gòn trong KCCP.

        CHIẾN KHU BA TƠ, chiến khu do Tỉnh ủy lâm thời ĐCS Đông Dương tỉnh Quảng Ngãi lập ra đầu 1945 ở huyện miền núi Ba Tơ (tây nam t. Quảng Ngãi); nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945) và trở thành trung tâm lãnh đạo CM của t. Quảng Ngãi. Đội du kích Ba Tơ Ta đời trong cuộc khới nghĩa, xây dựng chiến khu chống Nhật ở vùng núi Cao Muôn, Nước Lá, Nước Sung... rồi phát triển xuống trung du, đồng bằng làm nòng cốt cho nhân dân giành chính quyền ở Quảng Ngãi trong tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Trong KCCM (1954-75), CKBT được xây dựng thành một căn cứ vững chắc trong vùng căn cứ phía tây các tỉnh Trung Trung Bộ.

        CHIẾN KHU BÁC ÁI, chiến khu do Tỉnh ủy ĐCS Đông Dương tỉnh Ninh Thuận lập ra ở vùng rừng núi tây bắc Ninh Thuận trong KCCP, KCCM; dt khoảng 1.300km2. Thời kì đầu KCCP là Chiến khu 22 thuộc h. An Phước, từ Đông Xuân 1950-51 tách ra thành CKBA gồm 10 xã do tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo; một căn cứ vững chắc của phong trào kháng chiến ở cực Nam Trung Bộ, có đường hành lang nối liền chiến trường Nam Bộ, Bình Thuận với sự chỉ đạo của Liên khu 5 và Trung ương. Trong KCCM là nơi đứng chân của Liên tinh ủy 3 và Tỉnh ủy Ninh Thuận, bàn đạp cho các LLVT tỉnh và liên tỉnh hoạt động, hỗ trợ nhân dân địa phương nổi dậy đấu tranh diệt ác ôn, phá ách kìm kẹp, khủng bố của địch (x. nổi dậy ở Bác Ái, 7.2-4.1959), trở thành căn cứ và trung tâm chỉ đạo kháng chiến của cả Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên. Trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, LLVT và nhân dân CKBA đã hỗ trợ và phục vụ dắc lực cho bộ đội chủ lực đánh chiếm sân bay Thành Sơn, Phan Rang - Tháp Chàm, phát triển vào tham gia giải phóng Sài Gòn.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:46:26 pm

        CHIẾN KHU CAO - BẮC - LẠNG, chiến khu lớn của CM VN thời kì chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, được xây dựng ở vùng rừng núi các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Hình thành khoảng cuối 1942 theo chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc (7.1942) về mở rộng căn cứ địa Cao Bằng nối liền với căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhãi và các tỉnh lân cận. Dưới sự lãnh đạo của Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng, CKC-B- L ngày càng được củng cố, nơi đứng chân vững chắc của các cơ quan lãnh đạo. chỉ đạo CM cả nước, nơi xây dựng, tích luỹ lực lượng CM xuống phía nam, tạo hành lang nối thông tới đồng bằng Bắc Bộ; địa bàn hoạt động của các đội Cứu quốc quân, nơi thành lập và xuất phát tiến công đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Cuối 1944 Pháp nhiều lần dưa quân đến càn quét, khủng bố; quân và dân trong chiến khu đã đánh trả quyết liệt, giữ vững và tiếp tục mở rộng căn cứ địa. 6.1945 cùng với Chiến khu Thái - Hà - Tuyên hợp thành Chiến khu Việt Bắc.

        CHIẾN KHU DƯƠNG MINH CHÂU, chiến khu trong KCCP và KCCM của nhân dân VN, ở vùng rừng núi bắc Tây Ninh; dt khoảng 1.500km2 (đông giáp sông Sài Gòn, tây giáp sông Vàm cỏ Đông, nam giáp tỉnh lộ 13, bắc giáp biên giới VN - Campuchia). Hình thành từ những năm đầu KCCP, là căn cứ của Xứ ủy Nam Bộ, BTL Phân liên khu miền Đông... Trong KCCM. được xây dụng thành một quận căn cứ của Tây Ninh, trong đó chia làm nhiều khu vực chiến đấu (gọi là huyện, xã, ấp), nơi tập trung nhiều cơ quan trọng yếu của CM miền Nam (Trung ương Cục, ủy ban trung ương MTDTGPMN, Quân ủy và BTL Miền, Đài phát thanh Giải Phóng...); đầu mối giao thông chiến lược từ Trung ương vào Nam Bộ, nơi thành lập trung đoàn bộ đội chủ lực đầu tiên của QGPMN (Trung đoàn bộ binh 1, ngày 2.9.1961). Dựa vào địa hình rừng núi và thế trận chiến tranh nhân dân, các LLVT trong chiến khu đã đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét lớn của Mĩ và QĐ Sài Gòn, như hành quân Attơnborơ (14.9-25.11.1966). hành quân Gianxơn Xiti (22.2-15.4.1967)... góp phần tạo thế vững chắc cho phong trào CM ở Nam Bộ.

        CHIẾN KHU Đ. chiến khu của nhân dân VN ở miền Đông Nam Bộ trong KCCP. KCCM. Hình thành đầu 1946, gồm các xã: Tân Hoà, Mĩ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (q. Tân Uyên, t. Biên Hoà), lúc đầu gọi là Chiến khu Đất Cuốc hay Chiến khu Lạc An; từ 1948 được mở rộng, là nơi đứng chân của các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, LLVT của nhiều huyện thuộc các tỉnh Biên Hoà, Thủ Dầu Một, căn cứ của Khu 7, Phân liên khu miền Đông và Nam Bộ. Trong KCCM trung tâm chiến khu chuyển dần lên phía đông bắc; đầu 1975 sau khi Phước Long được giải phóng, chiến khu được mở rộng, nối liền vùng nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ với Nam Bộ; là đầu mối giao thông chiến lược từ Trung ương vào Nam Bộ; là nơi đứng chân của các cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận, LLVT từ các huyện, tỉnh, quân khu ở Đông Nam Bộ đến Trung ương cục miền Nam; nơi thành lập và bàn đạp tiến công của các đơn vị chủ lực Đông Nam Bộ và chủ lực QGPMN, hậu phương trực tiếp và căn cứ hậu cần của chiến trường Nam Bộ, Khu 6, nơi tập kết triển khai của các quân đoàn 1 và 4 trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975).

        CHIẾN KHU ĐÔNG TRIỀU nh CHIẾN KHU TRẦN HƯNG ĐẠO

        CHIẾN KHU ĐỔNG THÁP MƯỜI, chiến khu trong KCCP, KCCM của nhân dân VN ở vùng Đồng Tháp Mười thuộc đồng bằng sông Cửu Long; một địa bàn chiến lược quan trọng nằm giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Được xây dựng từ 3.1946, gồm các huyện Mộc Hóa (Tân An), Cao Lãnh (Sa Đéc), Cái Bè, Cai Lậy (Mĩ Tho); là căn cứ của các cơ quan, đoàn thể, LLVT các tỉnh Mĩ Tho. Gò Công, Sa Đéc, Tân An, nơi đứng chân của xứ ủy, ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, bộ chỉ huy Khu 7, Khu 8; bàn đạp tiến công của LLVT miền Trung Nam Bộ trong trận Tầm Vu (19.4.1948). trận Mộc Hóa (16-18.9.1948), chiến dịch Cầu Kè (7- 26.12.1949)...; nơi diễn ra nhiều trận chống càn đánh bại các cuộc hành quân lớn của Pháp như Giông Ki, Vêga (x. trận Đồng Tháp Mười. 14-18.1.1948)... Trong KCCM, CKĐTM được duy trì và phát triển, nơi ra đời các đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên ở Trung Nam Bộ, nơi đứng chân và căn cứ hậu cần của các cơ quan, đoàn thể, LLVT Quân khu 8; trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975), là bàn đạp tiến công của các đơn vị bộ đội chủ lực QGP MN từ hướng nam vào tham gia giải phóng Sài Gòn và kết hợp với nổi dậy của quần chúng giải phóng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

        CHIẾN KHU HÒA - NINH - THANH nh CHIẾN KHU QUANG TRUNG


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:47:22 pm

        CHIẾN KHU NGỌC TRẠO, chiến khu do Tỉnh ủy ĐCS Đông Dương tỉnh Thanh Hóa xây dựng 7.1941 thành trung tâm chỉ đạo phong trào CM của tỉnh, đạt tại Ngọc Trạo (ở đông nam huyện lị Thạch Thành 15km), có địa thế hiểm yếu: tiến có thể đánh, lui có thể giữ; là nơi sớm tổ chức rộng rãi các hội cứu quốc. LLVT trong chiến khu lúc đầu có 11 đội viên tự vệ được lựa chọn từ các huyện, 19.9.1941 phát triển thành Đội du kích Ngọc Trạo trang bị vũ khí thô sơ, có nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu, vận động quần chúng và bảo vệ cơ quan CM tỉnh. 10.1941 Pháp nhiều lần đưa quân đánh vào chiến khu gây cho ta một số tổn thất. Nhận thấy tập trung lực lượng lúc đó là chưa thích hợp, ban lãnh đạo CKNT quyết định phân tán lực lượng về các địa phương bám sát cơ sở, gây dựng và mở rộng phong trào quần chúng. Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng CKNT đã góp phần tạo cơ sở cho việc xây dựng Chiến khu Quang Trung sau này.

        CHIẾN KHU QUANG TRUNG, chiến khu chống Nhật của CM VN, được xây dựng ở vùng rừng núi tiếp giáp giữa miền Bắc và miền Trung, gồm 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, là noi có vị trí chiến lược quan trọng và phong trào CM sớm phát triển. Hình thành từ 3.2.1945 theo chỉ thị của Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương, nhằm chuẩn bị lực lượng cho khỏi nghĩa giành chính quyền; lúc đầu gọi là Chiến khu hòa - Ninh - Thanh; 5.1945 chính thức thành lập mang tên CKQT (vùng Quỳnh Lưu, t. Ninh Bình được chọn làm trung tâm). 20.6.1945 trung đội du kích tập trung đầu tiên của CKQT được thành lập, nhanh chóng phát triển và trưởng thành trong chiến đấu (4.7.1945 đánh thiệt hại nặng 1 đại đội quân Nhật càn quét vào Quỳnh Lưu), lực lượng du kích, tự vệ phát triển mạnh. 4.7.1945 Nhật cho 1 đại đội vào càn quét căn cứ Quỳnh Lưu, bị du kích và nhân dân đánh thiệt hại nặng. Trong cao trào CM tháng Tám (1945), CKQT là trung tâm chỉ đạo khởi nghĩa của Xứ ủy Bắc Kì, là bàn đạp cho các LLVT hỗ trợ nhân dân nổi dậy giành chính quyền tại các châu, phủ, tỉnh lị ở 3 tỉnh trên và có ảnh hưởng lớn tới các tỉnh lân cận, góp phần vào thắng lợi của tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 trên cả nước.

        CHIẾN KHU RỪNG SÁC, chiến khu trong KCCP, KCCM của nhân dân VN, ở vùng Rừng Sác (đông nam Sài Gòn) thuộc miền Đông Nam Bộ. Hình thành từ đầu KCCP, gồm các huyện Nhà Bè (Gia Định), Long Thành (Biên Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa). Trong KCCM, được duy trì và phát triển; 4.1966 trở thành Đặc khu Rừng Sác (T 10) gồm mười xã thuộc Biên Hoà, Bà Rịa, Gia Định, dt khoảng 600km2 (đông giáp đường 15, tây giáp sông Soài Rạp, bắc giáp đường 19, nam giáp Biển Đông). Với địa hình hiểm trở của một vùng rừng ngập mặn, CKRS là nơi đứng chân của các cơ quạn đoàn thể và LLVT Sài Gòn - Chợ Lớn, Biên Hoà. Bà Rịa...; địa bàn hoạt động và noi xuất phát tiến công của Trung đoàn 300 (trong KCCP) và Đoàn đặc công 10 (trong KCCM), đánh vào các cơ quan đầu não, căn cứ QS, kho tàng quan trọng của địch ở Sài Gòn, Gia Định, đặc biệt là các trận đánh trên sông Lòng Tàu, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, diệt hàng trăm tàu địch... góp phần thúc đẩy phong trào kháng chiến ở Nam Bọ.

        CHIẾN KHU THÁI - HÀ - TUYÊN, chiến khu lớn của CM VN thời kì chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, được xây dựng ở vùng rừng núi các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Hình thành khoảng đầu 1943 theo chi thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (7.1942) về mở rộng căn cứ địa Cao Bằng, phát triển xuống Thái Nguyên và các tỉnh lân cận, hình thành một căn cứ địa rộng lớn ở Việt Bắc. Từ 1944 CKT- H-T phát triển nhanh chóng, gồm các huyện: Phú Lương, Đại Từ. Định Hóa, Đồng Hỉ (t. Thái Nguyên); Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa (t. Tuyên Quang); sau khi Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), mở rộng lên Bắc Quang (t. Hà Giang)... Nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo CM cả nước, nơi ở và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Tân Trào, h. Sơn Dương, t. Tuyên Quang) từ 5.1945; địa bàn hoạt động của các đơn vị Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, nơi chính thức thành lập Việt Nam giải phóng quân (15.5.1945). Tháng 6.1945 cùng với Chiến khu Cao - Bắc - Lạng hợp thành Chiến khu Việt Bắc.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:48:35 pm

        CHIẾN KHU TRẦN HƯNG ĐẠO, chiến khu của CM VN ở vùng duyên hải đông bắc Bắc Bộ, thời kì chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chấp hành nghị quyết của hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì, 8.6.1945 đảng bộ ĐCS Đông Dương hai huyện Đông Triều. Chí Linh (bắc t. Hải Dương) lãnh đạo nhân dân và LLVT CM nổi dậy đánh chiếm các đồn Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch, đập tan chính quyền địch, lập CKTHĐ với các UBND CM và đội du kích chống Nhật. 10-17.6.1945 quân Nhật liên tiếp mở 2 cuộc càn quét vào chiến khu đều bị đánh lui. Tiếp đó, đội du kích và lực lượng CM hạ đồn Uông Bí, Bí Chợ (t. Quảng Yên), giành chính quyền ở các huyện lị Kinh Môn, Thanh Hà (t. Hải Dương), Thủy Nguyên (Hải Phòng); 20.7 đánh chiếm tx Quáng Yên (tỉnh lị đầu tiên được giải phóng thời kì tiền khởi nghĩa) và huyện lị Yên Hưng, buộc toàn bộ chính quyền và binh lính địch phải đầu hàng, thu hơn 500 súng. Địa bàn ngày càng mở rộng, đội du kích từ vài chục người phát triển lên hơn 500 người, tạo cơ sở vững chắc cho các cuộc khởi nghĩa ở vùng đông bắc Bắc Bộ trong tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Cg Đệ tứ chiến khu hay Chiến khu Đông Triều.

        CHIẾN KHU VIỆT BẮC, chiến khu lớn nhất của CM VN thời kì cao trào kháng Nhật, cứu nước và chuẩn bị tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 (4.6.1945 gọi là Khu giải phóng). Được thành lập theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, trên cơ sở hợp nhất và mở rộng Chiến khu Cao - Bắc - Lạng và Chiến khu Thái - Hà - Tuyên, bao gồm vùng giải phóng 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang. Thái Nguyên và một phần các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc, có dt 40.000km2 và hơn 1 triệu dân, với trung tâm là Tân Trào (h. Sơn Dương, t. Tuyên Quang). CKVB được xây dựng về mọi mặt: chính trị, QS, kinh tế. văn hóa xã hội, là chỗ dựa vững chắc của CM cả nước, nơi làm việc và chỉ đạo CM của lãnh tụ Hồ Chí Minh, BCHTƯ ĐCS VN, Mặt trận Việt Minh...; nơi thành lập và địa bàn hoạt động của Việt Nam giải phóng quân, tại đây diễn ra quốc dân đại hội (16.8.1945), quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Sự ra đời và lớn mạnh của CKVB có vai trò to lớn đối với thắng lợi của tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

        CHIẾN LỆ, những dẫn chứng điển hình về một cuộc chiến tranh, chiến dịch hoặc trận chiến đấu được trình bày chân thực, hệ thống, tỉ mỉ, có rút ra bài học kinh nghiệm dùng để giải thích, chứng minh một vấn đề nào đó trong huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu. Theo thời gian, cổ: CL cổ đại, CL trung đại, CL cận đại, CL hiện đại; theo loại tác chiến, có: CL tiến công, CL phản còng. CL phòng ngự; theo hình thức chiến thuật, có: CL phục kích, CL tập kích, CL công kiên, CL vận động tiến công... CL còn được chia ra: CL QĐ ta, CL QĐ nước ngoài; CL thành công, CL thất bại; CL binh chủng hợp thành, CL từng quân chủng, binh chủng, ngành; CL trong các môi trường tác chiến...

        CHIẾN LỢI PHẨM, toàn bộ của cải vật chất, kĩ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và tài liệu thu được của đối phương trong quá trình chiến tranh, hoặc khi kết thúc chiến tranh. Trong lĩnh vực QS, CLP thường gồm: vũ khí, đạn dược, phương tiện KTQS, quân trang, quân lương, thuốc men, dụng cụ quân y, tài liệu QS. Theo quy định của nước CHXHCN VN, CLP thuộc tài sản quốc gia, được sử dụng vào mục đích chung, không ai có quyền chiếm dụng làm của riêng (x. chính sách chiến lợi phẩm).

        CHIẾN LŨY, hệ thống vật cản (thành luỹ, hào, hàng rào...) kết hợp với điều kiện địa hình tự nhiên tạo thành công trình phòng thủ có chính diện rộng, hướng về phía đối phương có thể tiến công. Các CL nổi tiếng: Lũy Thày (VN), Vạn lí trường thành (TQ), CL Maginô (Pháp).

        CHIẾN LŨY LA MÃ, hệ thống các công trình phòng thủ biên giới của đế quốc La Mã tk 1-2. Gồm các lũy đất (ở từng đoạn riêng biệt xây bằng đá), chiến hào, tháp canh, do 15.000-25.000 quân canh giữ. CLLM chính được gọi theo tên các hoàng đế La Mã thời kì xây dựng nó. Một trong những hệ thống cổ nhất là chiến lũy Traianôp xây dựng trên lãnh thổ Mônđôva và Rumani ngày nay.

        CHIẾN LŨY MAGINÔ X. PHÒNG TUYẾN MAGINÔ


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:43:34 am

        CHIẾN LƯỢC, tổng thể các phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để xác định mục tiêu, sắp xếp, quy tụ lực lượng và đề ra giải pháp nhằm đạt một mục đích nhất định bằng con đường có lợi nhất, tạo ra trạng thái phát triển mới của một lĩnh vực (CL chuyên ngành), toàn xã hội (chiến lược quốc gia) hoặc toàn thế giới (chiến lược toàn cầu) trong một thời kì nhất định. Thuật ngữ CL lúc đầu chỉ dùng trong lĩnh vực nghệ thuật quân sự, dần dần được dùng trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học... Các yếu tố đặc trưng của CL bao gồm: lựa chọn các mục tiêu CL hiện thực (mục tiêu cơ bản, mục tiêu trung gian, mục tiêu trước mắt), sắp xếp lực lượng CL hợp lí (lực lượng chủ lực, lực lượng hậu bị) và tìm các giải pháp CL khả thi (giải pháp căn bản, giải pháp tình thế, các chính sách liên quan). Hoạch định CL phải căn cứ vảo bối cảnh và thực trạng của tình hình, trong đó phải tính đến trạng thái của đối tượng, lực lượng CL và các tiềm lực có thể huy động vào việc thực hiện mục tiêu CL. Sự đúng đắn của CL chủ yếu phụ thuộc tài nghệ chủ quan của con người trên cơ sở nắm vững quy luật khách quan của từng lĩnh vực hoạt động và của sự phát triển xã hội nói chung. Trong nghệ thuật QS, thuật ngữ CL thường đi với thuật ngữ nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, trong nghệ thuật chỉ đạo CM, thường đi với thuật ngữ sách lược. Ở VN, CL CM là sự cụ thể hóa đường lối CM, nhằm thực hiện thắng lợi đường lối CM trong một thời kì nhất định (xt chiến lược quân sự và đường lối quân sự của Đảng cộng sán Việt Nam).

        CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ, chiến lược QS của Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN (giai đoạn 1965-68), thay thế chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-65) đã bị thất bại, bằng việc đưa quân viễn chinh Mĩ trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược. QĐ Mĩ đảm nhiệm vai trò lực lượng cơ động chủ yếu trong các cuộc hành quân “tìm diệt” bộ đội chủ lực QGPMN và làm chỗ dựa cho chính quyền, QĐ Sài Gòn; “tìm diệt” bộ đội chủ lực QGPMN được nâng lên hàng đầu và trở thành mục tiêu chủ yếu đồng thời tiếp tục đấy mạnh bình định*; tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với CM miền Nam. Khi CLCTCB thất bại, Mĩ đã chuyển sang chiến lược phi Mĩ hóa chiến tranh, rồi chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và cuối cùng phải chịu thất bại hoàn toàn.

        CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT, chiến lược QS của Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN (giai đoạn 1961- 65), thay thế chiến tranh một phía (1954-60) đã bị thất bại nhằm đàn áp phong trào nổi dậy đã phát triển thành chiến tranh du kích ở miền Nam VN. Được tiến hành bằng sử dụng QĐ Sài Gòn làm lực lượng chủ yếu; Mĩ cung cấp vũ khí, phương tiện KTQS, tài chính và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn QS và dân sự từ trung ương đến các tỉnh và đặc khu, các sư đoàn và tiểu đoàn (lúc đầu mang tên MAAG về sau đổi thành MACV); đồng thời thực hiện ba biện pháp chiến lược cơ bản: tìm diệt bộ đội chủ lực và cơ sở CM, bình định để nắm dân, phá hoại miền Bắc bằng biệt kích và phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn chặn chi viện của miền Bắc. Trong đó bình định được coi là mục tiêu chủ yếu và là biện pháp chiến lược trung tâm xuyên suốt cuộc chiến tranh, tìm diệt là biện pháp hỗ trợ cho bình định đạt hiệu quả. CLCTĐB bị thất bại vì chỗ dựa chủ yếu là chính quyền và QĐ Sài Gòn với hệ thống ấp chiến lược ngày càng suy yếu, không đương đầu nổi với sức mạnh tiến công của CM miền Nam, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ.

        CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT TĂNG CƯỜNG CÚA MĨ Ở LÀO, chiến lược QS của Mĩ thực hiện học thuyết Nichxơn nhằm tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở Lào những năm 1969-73. Nội dung cơ bản: tác chiến bằng QĐ phái hữu Lào, Lực lượng đặc biệt Vàng Pao, QĐ Sài Gòn, QĐ Thái Lan (lấy QĐ Sài Gòn làm nòng cốt) cùng với vũ khí, phương tiện QS của MI, do cố vấn Mĩ chỉ huy và sự chi viện hỏa lực tối đa của không quân Mĩ. CLCTĐBTCCMƠL được triển khai bằng các cuộc hành quân quy mô lớn và các cuộc hành quân chớp nhoáng, thực hiện lấn chiếm hoặc đánh sâu vào vùng giải phóng, nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát, giành các địa bàn chiến lược, phá hoại và chia cắt hậu phương của CM Lào; huy động lực lượng lớn không quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại có tính hủy diệt trên khắp nước Lào, ngân chặn sự chi viện và phối hợp chiến đấu giữa CM ba nước Đông Dương. CLCTĐBTCCMƠL đã bị quân dân Lào phối hợp với quân tình nguyện VN đánh bại, buộc Mĩ và chính quyền Viêng Chăn phải cùng với Mặt trận Lào yêu nước kí hiệp định Viêng Chăn (21.2.1973), thực hiện hòa giải dân tộc và thành lập chính phủ liên hiệp (lần thứ ba) ở Lào. Cg chiến lược Lào hóa chiến tranh.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:44:30 am

        CHIẾN LƯỢC ĐỐI ĐẦU TRỰC TIẾP. chiến lược quân sự toàn cầu của Mĩ dưới thời tổng thống Ri gân (1981-87) thay thế chiến lược ngăn đe thực tế nhằm giành ưu thế QS đế khôi phục vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ cuối tk 20 đầu tk 21. Nội dung chính: chủ trương đối đầu với LX ở quy mô toàn cầu và khu vực; tăng cường sức mạnh QS của Mĩ trong thập kỉ 80 và 90 (tk 20), trong đó coi trọng khôi phục sức mạnh của lục quân Mĩ (quân chủng bị thiệt hại nặng nhất trong chiến tranh VN), đổi mới không quân; giành lại quyền bá chủ đại dương; đổi mới vũ khí chiến lược (tên lửa đường dạn, máy bay ném bom chiến lược, tàu ngẩm nguyên tử); triển khai tên lửa tầm trung ở Tây Âu; thực hiện chương trình SDI. Để thực hiện CLĐĐTT, Mĩ ưu tiên phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược, củng cố và tăng cường lực lượng thông thường nhằm nâng cao khả năng thực hiện các phương án tác chiến của LLVT từ đánh đòn hạt nhân hạn chế vào các mục tiêu riêng lẻ đến giáng đòn hạt nhàn ồ ạt vào các mục tiêu trên lãnh thổ LX và các nước XHCN khác; đồng thời sẵn sàng cùng với đồng minh tiến hành chiến tranh bằng vũ khí thông thường trên mọi chiến trường để giành thế giới (chủ yếu là thế giới thứ ba) với LX. CLĐĐTT thể hiện tham vọng bá quyền đầy mạo hiểm của CNĐQ Mĩ, đe dọa hòa bình và ổn định trên thế giới.

        CHIẾN LƯỢC LÀO HÓA CHIẾN TRANH nh CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT TĂNG CƯỜNG CỦA MĨ Ở LÀO

        CHIẾN LƯỢC NGĂN ĐE THỰC TẾ, chiến lược QS toàn cầu của Mĩ dưới thời tổng thống Nichxơn (1969-74), thay thế chiến lược phán ứng linh hoạt, nhằm điều chỉnh chiến lược QS cho phù hợp với thực tế khi Mĩ đang gặp khó khăn cả về QS, chính trị, kinh tế, tài chính... và so sánh lực lượng không có lợi cho Mĩ. Nội dung chủ yếu: thay thế “can thiệp QS vào bất cứ lúc nào, tại bất cứ nơi đâu” (thuộc chiến lược phản ứng linh hoạt) bằng chủ trương “phản úng có lựa chọn, có mức độ”, nhấn mạnh việc “chia sẻ trách nhiệm” của các nước đồng minh và thân Mĩ, thận trọng khi đua lực lượng chiến đấu trên bộ của Mĩ vào các cuộc can thiệp QS. Mĩ xác định: chiến tranh tổng lực hạt nhân do Mĩ đảm nhiệm; chiến tranh hạt nhân khu vực do Mĩ và những đồng minh có khả năng hạt nhân cùng chia sẻ trách nhiệm, trong đó Mĩ giữ vai trò chính yếu; chiến tranh thông thường khu vực do Mĩ và các đồng minh cùng đảm nhiệm; chiến tranh dưới mức khu vực hoặc chiến tranh cục bộ, chủ yếu do các nước sở tại trực tiếp đảm nhiệm, Mĩ giúp đỡ bằng viện trợ quân sự, viện trợ kinh tế, khi cần thiết và thích hợp có thể yểm trợ hậu cần, yểm trợ chiến đấu bằng không quân, hải quân và trong trường hợp thật đặc biệt, Mĩ sẽ yểm trợ bằng lực lượng chiến đấu trên bộ. Mĩ đã thử nghiệm CLNĐTT trong chiến tranh xâm lược VN bằng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, nhưng bị thất bại hoàn toàn.

        CHIẾN LƯỢC NGĂN PHÒNG (ngoại), phương thức tiến hành chiến tranh ở châu Âu tk 17-19, khi các nước có QĐ ít người. Nội dung: QĐ được bố trí dàn đều dọc biên giới quốc gia tiến hành tác chiến phòng ngự chống quân xâm lược, để phòng thủ đất nước. Với CLNP, hoạt động tác chiến chủ yếu dùng các đơn vị QĐ bố trí trong các pháo đài, dựa vào pháo đài để chống lại sự tiến công của đối phương, đồng thời dùng những bộ phận nhỏ lực lượng hoạt động trên các đường giao thông để ngăn chặn tiếp tế của đối phương. Để đối phó với CLNP, bên tiến công thường tập trung ưu thế lực lượng trên hướng lựa chọn, đập tan phòng ngự phân tán và tiến sâu vào lãnh thổ đối phương. Từ khi có QĐ đông người, vũ khí. trang bị được cải tiến nhiều nước đã bỏ CLNP, nhưng hình thức bố trí QĐ phân tán trong pháo đài vẫn được áp dụng cho đến đầu CTTG-I

        CHIẾN LƯỢC PHẢN ÚNG LINH HOẠT, chiến lược quân sự toàn cầu của Mĩ thay thế chiến lược trả đũa ồ ạt; do Tay Iơ đề xuất từ 1956, được Kennơđi chấp nhận áp dụng từ 1961. Nội dung chính: chuyển hướng chiến lược từ chuẩn bị chiến tranh tổng lực để uy hiếp và tiến công ồ ạt bằng vũ khí hạt nhân vào đối phương là chính, sang sẵn sàng “phản ứng lại mọi thách thức có thể có bằng sức mạnh” một cách linh hoạt để giành thắng lợi từ chiến tranh hạn chế với các cấp độ khác nhau đến chiến tranh tổng lực, phù hợp với thực tế tương quan lực lượng hạt nhân Mĩ và LX, đối phó với phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh. Các biện pháp QS cơ bản: hoàn thiện khả năng “hủy diệt chắc chắn” và “được bảo vệ tốt” của lực lượng hạt nhân chiến lược, nòng cốt là tên lửa hạt nhân, làm “lá chắn” uy hiếp và chống lại đòn tiến công hạt nhân của đối phương và khống chế đồng minh; tập trung xây dựng và phát triển lực lượng thông thường làm “thanh kiếm” tiến công để tăng khả năng phản ứng linh hoạt của Mĩ và NATO chống lại các cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh cách mạng; đẩy mạnh viện trợ kinh tế và QS cho các nước đồng minh và thân Mĩ để họ có thể tự chiến đấu trong những cuộc chiến tranh hạn chế và đàn áp phong trào CM tại chỗ. Trong thập kỉ 60 của tk 20, Mĩ đã thử nghiệm CLPƯLH ở VN bằng chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ... nhưng đều thất bại. Đến đầu những năm 70, Mĩ buộc phải thay thế CLPƯLH bằng chiến lược ngăn đe thực tế.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:45:40 am

        CHIẾN LƯỢC PHI MĨ HÓA CHIẾN TRANH, chiến lược QS của Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN (giai đoạn 1968- 69), sau khi chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-68) bị thất bại, do Hội đồng an ninh quốc gia Mĩ đề xuất (cuối 3.1968), tổng thống Giônxơn chấp nhận và công bố (10.1968). Nội dung: chủ trương rút dần quân Mĩ về nước, tiếp tục cuộc chiến tranh bằng QĐ Sài Gòn, có sự chi viện của Mĩ. Biện pháp tiến hành: không đưa thêm quân Mĩ vào miền Nam VN, xây dựng QĐ Sài Gòn đủ sức đương đầu với QGPMN VN; chuyển từ bình định và tìm diệt sang quét và giữ đi đôi với tăng cường bình định* nông thôn; hạn chế ném bom miền Bắc VN từ vĩ tuyến 20 trở ra (đến 30.8.1968, phải ngừng hoàn toàn), đồng thời thăm dò tìm một giải pháp để Mĩ rút lui trong danh dự. CLPMHCT vừa thực thi bước đầu thì 1969 Nichxơn lên thay Giônxơn làm tổng thống đã chuyển sang thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

        CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ, tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để nhằm ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh (xung đột vũ trang) thắng lợi; bộ phận hợp thành (quan trọng nhất), có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự. Lí luận CLQS nghiên cứu tính chất, quy luật của chiến tranh, phương thức tiến hành chiến tranh; nghiên cứu cơ sở lí luận chuẩn bị và tiến hành chiến tranh và tác chiến chiến lược, về thực tiễn, CLQS xác định mục tiêu nhiệm vụ chiến lược, xác định và tiến hành các biện pháp chuẩn bị chuyển đất nước, LLVT sang thời chiến, chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị kinh tế và lực lượng toàn dân cho chiến tranh; lập kế hoạch hoạt động tác chiến chiến lược; tổ chức xây dựng, triển khai LLVT, chỉ đạo LLVT trong quá trình chiến tranh; nghiên cứu khả năng tiến hành chiến tranh và tác chiến chiến lược của đối phương. CLQS xuất phát từ đường lối chính trị, đường lối QS và có tác động trở lại các đường lối đó. CLQS liên hệ chặt chẽ với kinh tế, phụ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất, khoa học và công nghệ, khả năng bảo đảm vật chất kĩ thuật cho LLVT và toàn bộ xã hội trong chiến tranh, đồng thời CLQS có ảnh hưởng trở lại đối với nền kinh tế. Những kết luận của CLQS về tính chất chiến tranh, về những yêu cầu của chiến tranh... được xem xét khi lập các kế hoạch phát triển kinh tế quốc phòng - an ninh của đất nước. CLQS chỉ đạo nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, đồng thời dựa vào những nguyên lí của nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật để xem xét các vấn đề chiến lược. Trong quá trình đấu tranh vũ trang CLQS tính toán và sử dụng các khả năng chiến đấu của bộ đội, các kết quả tác chiến chiến dịch và chiến đấu để giải quyết các nhiệm vụ chiến lược. Từ thời nô lệ, trong các cuộc chiến tranh, nhiệm vụ của CLQS thường chỉ là chuẩn bị bộ đội. tổ chức các cuộc hành binh, xác định phương pháp thực hành các trận hội chiến quyết định vận mệnh của chiến tranh. Trong thời đại phong kiến, ở Tây Âu các nhà nước phong kiến thường tiến hành các cuộc chiến tranh giữa các phe phái. Suốt thời gian đó cho đến đầu tk 16 CLQS cũng như nghệ thuật QS nói chung, không phát triển. Từ nửa sau tk 16 sự hình thành các nhà nước tập quyền và việc trang bị rộng rãi các loại hỏa khí trong QĐ nhiều nước đã thúc đẩy sự phát triển của ngành QS trong đó có CLQS. Tk 18-19 CLQS phát triển mạnh, nhất là từ CM dân chủ tư sản Pháp 1789-94. Từ giữa tk 19 việc xây dựng đường sắt, phát minh ra điện thoại và điện báo. thay thế các hạm đội thuyền buồm bàng hạm đội tàu hơi nước, trang bị cho QĐ các hỏa khí nòng rãnh xoắn... đã làm tăng nhanh nhịp độ tập trung chiến lược, di chuyển nhanh các QĐ đông người, dẫn đến mở rộng quy mô tác chiến chiến lược, nâng cao vai trò của lực lượng dự bị và các thiết bị công trình trong giải quyết các nhiệm vụ chiến lược. Khi CNTB bước vào giai đoạn CNĐQ (cuối tk 19 đầu tk 20), tính chất chiến tranh và phương thức tiến hành chiến tranh có thay đổi lớn. Việc huy động tiềm lực mọi mặt của đất nước đã ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của CLQS. CTTG-I (1914-18) và CTTG-II (1939-45) là những mốc lớn của sự phát triển CLQS quy mô lớn và cường độ cao của đấu tranh vũ trang đòi hỏi CLQS giải quyết nhiều vấn đề mới: tổ chức và chỉ huy những QĐ đông người, các đơn vị QĐ lớn như tập đoàn quân, phương diện quân xuất hiện, hoạt động QS diễn ra trên các chiến trường bao gồm nhiều lục địa và đại dương với những chiến dịch cấp phương diện quân (cụm tập đoàn quân) và trong CTTG-II là các chiến dịch cụm phương diện quân với thành phần 100-200 sư đoàn mỗi chiến dịch. CLQS đã giải quyết thành công nhiều vấn đề của chiến tranh lớn: xây dựng và huy động sức mạnh của hậu phương phục vụ chiến tranh, cơ động lực lượng chiến lược trên các chiến trường, xây dựng và sử dụng các lực lượng dự bị chiến lược, tạo bất ngờ chiến lược và đối phó với tiến công bất ngờ của kẻ xâm lược, kết hợp hoạt động tác chiến của QĐ chính quy với tác chiến của quân du kích ở vùng đối phương tạm chiếm, việc chỉ đạo chiến lược các LLVT nhiều triệu người tác chiến trên các mặt trận rộng lớn...


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:45:57 am
Thời kì sau CTTG-II, trang bị KTQS phát triển vượt bậc. Vũ khí tên lửa hạt nhân ra đời, các loại vũ khí, kĩ thuật khác được cải tiến... làm cho sức mạnh chiến đấu của LLVT tăng lên vượt bậc, dẫn đến những thay đổi căn bản trong quan niệm về tính chất của chiến tranh, về các phương thức tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến. CLQS nhiều nước đã định hướng phát triển trên cơ sở quan niệm tiến hành chiến tranh hạt nhân, đồng thời thừa nhận khả năng tiến hành chiến tranh chỉ bằng vũ khí thông thường. CLQS nhiều nước quan niệm chiến tranh tương lai sẽ là chiến tranh lớn gồm nhiều nước tham gia, mà nội dung chiến lược của nó là cả một hệ thống phức tạp các chiến dịch và chiến dịch chiến lược diễn ra đồng thời và kế tiếp nhau trên nhiều lục địa và đại dương với LLVT nhiều triệu người tham gia; đồng thời vẫn có khả năng xảy ra các cuộc chiến tranh cục bộ hạn chế cả về mục đích chính trị, QS, cả tính chất và quy mô đấu tranh vũ trang. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, VN thường phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước ở tk 11, 13, 15, 18, 20, CLQS VN luôn luôn phải giải quyết vấn đề chống chọi với kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn mình nhiều lần. Trong đó CLQS VN phải giải quyết vấn đề quan trọng bậc nhất là xác định quyết tâm chiến lược: quyết đánh và quyết thắng quân giặc bằng các biện pháp chiến lược: cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc (ở mức độ khác nhau trong từng thời kì lịch sử); tránh quyết chiến trong điều kiện không có lợi (thời Trần, Lê, Tây Sơn), cần thì rút lui chiến lược, chấp nhận cho địch vào chiều sâu đất nước đến mức độ cần thiết (thời Trần, Tây Sơn); thực hành chiến lược đánh lâu dài để chuyển yếu thành mạnh, từng bước đánh bại ý chí xâm lược của địch, giành thắng lợi từng bước (thời Lê); chủ động làm địch sa lầy trong thế trận chiến tranh nhân dân, làm suy yếu chúng. Tích cực, chủ động tiến công và phản công; vận dụng hai phương thức tác chiến là đánh tập trung lớn của QĐ và đánh nhỏ lẻ rộng khắp của toàn dân; đánh vào hậu cần quân giặc (“làm thanh dã”, triệt lương thảo giặc...); tiến công bằng binh địch vận, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh ngoại giao (thời Lê, Lí, Trần, Tây Sơn). Trong tk 20, CLQS VN đã kế thừa những tinh hoa trong nghệ thuật đánh giặc của dân tộc, phát triển lên đỉnh cao nghệ thuật đó, góp phần đánh bại chiến tranh xâm lược của Pháp và Mĩ. Khác các thời đại trước, CLQS VN đã triệt để lợi dụng được thế mạnh đang lên của trào lưu CM XHCN, kết hợp sức mạnh của dân tộc, với sự chi viện to lớn của các nước XHCN và nhân dân tiến bộ toàn thế giới, chỉ đạo chiến tranh đúng, đã đánh bại kẻ thù xâm lược. CLQS VN đã tận dụng nhân tố chính nghĩa, giải quyết thành công vấn đề toàn dân đánh giặc, huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân kết hợp với LLVT ba thứ quân tạo thành lực lượng đông đảo đánh giặc trên khắp đất nước lấy nhỏ thắng lớn, phát huy mọi trang bị có trong tay, đánh thắng kẻ địch có trang bị hiện đại hơn và có số lượng hơn ta gấp nhiều lần; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh CM, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy, đi đến tổng tiến công nổi dậy đánh bại kẻ thù; trong đấu tranh vũ trang, thực hành đồng thời hai phương pháp tác chiến chiến lược: tác chiến của binh đoàn chủ lực và tác chiến của LLVT địa phương, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn; dùng mưu kế, tạo thời cơ, phát huy cao nhất khả năng của thế kết hợp với lực, tạo sức mạnh lớn để thắng giặc, mặt khác, hạn chế tối đa hiệu lực của trang bị kĩ thuật hiện đại của QĐ địch: kết hợp đấu tranh QS với đấu tranh chính trị, địch vận, ngoại giao, đánh lui địch từng bước, đánh bại từng phần, tiến tới đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của chúng. CLQS VN coi tiến công là loại tác chiến chiến lược cơ bản, chỉ có tiến công kiên quyết và tích cực mới giành được thắng lợi trong chiến tranh, nhưng vẫn phải tác chiến phòng ngự khi chưa có điều kiện tiến công để tiêu hao lực lượng đối phương, tạo thế, tạo thời cơ để phản công và tiến công đánh bại quân xâm lược. Hiện nay trong cuộc đấu tranh giữ vững hòa bình, ổn định, tạo điều kiện để xây dựng thành công CNXH, trên đất nước ta tồn tại khả năng xảy ra các tình huống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, can thiệp vũ trang, lấn chiếm lãnh thổ và chiến tranh xâm lược các quy mô chống CHXHCN VN. Nếu chiến tranh lớn xảy ra thì điều kiện cơ bản của cuộc chiến tranh đó vẫn là VN là nước nhỏ đánh lại kẻ thù xâm lược lớn hơn mình nhiều lần. Phải vận dụng sáng tạo kinh nghiệm quý báu của các cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng trước dây, đồng thời giải quyết sáng tạo những vấn đề mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc VN XHCN, nhằm ngăn ngừa và sẵn sàng đánh thắng mọi hành động bạo loạn lật đổ, xung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch trong tình hình mới.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:46:43 am

        CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA, chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong một thời kì nhất định; thuộc chiến lược tổng hợp, có vai trò chỉ đạo đối với các chiến lược chuyên ngành. CLQG có quan hệ đến vận mệnh đất nước, do các cơ quan lãnh đạo và quyền lực nhà nước cao nhất hoạch định, điều hành, có giá trị pháp lệnh. Ở VN, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 ĐCS VN (6.1991) đã đề ra “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”, cùng với các chiến lược khác: quốc phòng - an ninh - đối ngoại... hợp thành CLQG của VN trong thời kì quá độ lên CNXH nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

        CHIẾN LƯỢC QUỐC PHÒNG, chiến lược phòng thủ quốc gia trong từng thời kì bằng sức mạnh tổng hợp với sức mạnh quân sự là đặc trưng và sức mạnh của QĐ làm nòng cốt, kết hợp QS với chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học... và đối ngoại, bảo đảm ngăn chận và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đánh bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, lấn chiếm, khuất phục, lật đổ của các thế lực thù địch trong hòa bình, giữ vững hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho đất nước phát triển vững chắc về mọi mặt và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược mọi quy mó. CLQP tối ưu là chiến lược giữ nước mà không phải tiến hành chiến tranh, là chiến lược giải quyết hợp lí nhất quan hệ giữa quốc phòng với kinh tế và các mặt xây dựng khác. CLQP lấy chiến lược quân sự làm nòng cốt, nhằm tạo ra sức mạnh QS, sức mạnh của QĐ (LLVT) phù hợp  trong thời bình và đáp ứng yêu cầu mở rộng trong thời chiến, trên cơ sở quy tụ được sức mạnh xây dựng và bảo vệ tổ quốc của các ngành, của toàn bộ chế độ kinh tế - xã hội - chính trị. Mục tiêu hàng đầu của CLQP là giữ gìn hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước và mục tiêu rất quan trọng là sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược và lật đổ của giặc ngoài, thù trong. Một nội dung quan trọng của CLQP là quản lí nhà nước về quốc phòng, thực hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia trên toàn lãnh thổ quốc gia. Mỗi quốc gia phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước để có CLQP thích hợp. Ở VN. CLQP gắn bó hữu cơ với chiến lược báo vệ an ninh quốc gia. trên cơ sở quán triệt quan điểm quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng và mở rộng quan hệ đối ngoại, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp và những hoàn cảnh, điều kiện, môi trường thuận lợi bảo vệ và xây dựng tổ quốc VN XHCN.

        CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU, chiến lược của một nước hoặc một tổ chức quốc tế để giải quyết những vấn đề có quan hệ đến toàn thế giới, chi phối các chiến lược từng khu vực, trong từng thời kì nhằm những mục đích nhất định. Hoạch định CLTC thường là những nước lớn, nước có sức mạnh về kinh tế, chính trị, QS (hoặc một trong các lĩnh vực đó) tự thấy mình có nhu cầu và khả năng chi phối cục diện thế giới, trực tiếp tác động tới các quốc gia, các khu vực theo những mục tiêu, ý đồ nhất định. CLTC không cố định mà vận động theo sự phát triển nội tình của mỗi nước và cục diện thế giới.

        CHIẾN LƯỢC TỔNG HỘI CHIẾN (ngoại), phương pháp tiến hành chiến tranh ở châu Âu tk 18-19, theo đó người ta kết thúc chiến tranh bằng một hoặc một số trận tổng hội chiến (xt trận hội chiến). Napôlêông I là người tích cực nhất sử dụng CLTHC. Trong chiến tranh Pháp - Nga (1812), thống soái Nga Cutudôp đã chống lại CLTHC của Napôlêông I bằng một chiến lược linh hoạt hơn, trong đó có kết hợp CLTHC với nhiều hình thức tác chiến. Mặc dù bị thất bại nặng nề, Napôlêông I vẫn tin vào CLTHC. Nửa đầu tk 19, nhiều nước không nhận thấy những phát triển mới của nghệ thuật QS thời đại QĐ đông người, vẫn dựa vào kinh nghiệm các cuộc chiến tranh do Napôlêông tiến hành, tiếp tục theo đuổi CLTHC. Trong số các nhà chiến lược và lí luận QS theo quan điểm đó, có Giôminiu và Claodơvit. Cùng với sự phát triển của QĐ đông người, trong chiến tranh đã có những điều kiện và khả năng mới để phát triển và tăng cường lực lượng, CLTHC mất dẩn tác dụng. Sau chiến tranh Pháp - Nga 1812. Claodơvit vẫn kiên trì thực hiện tư tưởng tiêu diệt nhanh đối phương bằng một đòn trí mạng của toàn bộ lực lượng, tiếp tục luận chứng cho CLTHC. Những tư tưởng và quan điểm đó đã được đế quốc Đức sử dụng để để ra lí luận chiến tranh chớp nhoáng.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:47:31 am

        CHIẾN LƯỢC TRẢ ĐŨA Ồ ẠT, chiến lược quân sự toàn cầu đi đôi với chính sách ngoại giao bên miệng hố chiến tranh của Mĩ dưới thời tổng thống Aixenhao (1953-60), dựa vào ưu thế về vũ khí hạt nhân và không quân chiến lược, đe dọa đánh thẳng vào LX và các nước XHCN, nếu xảy ra chiến tranh CM ở bất cứ nơi nào trên thế giới (vì Mĩ coi đó là nguồn gốc tạo ra các cuộc chiến tranh CM). Nội dung chủ yếu: tăng cường chuẩn bị chiến tranh tổng lực, lấy vũ khí hạt nhân và không quân chiến lược làm cơ sở để tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, ồ ạt, không hạn chế vào những địa điểm và thời gian do Mĩ lựa chọn; dựa vào lực lượng các nước đồng minh và chư hầu để bao vây sát biên giới các nước XHCN và đàn áp phong trào CM ở các khu vực. đưa quân Mĩ đến lập căn cứ trên vành đai ấy để hỗ trợ lúc thường và khi cần thiết sẽ trực tiếp chi viện cho các nước đó, (chủ yếu bằng không quân, hải quân). Để thực hiện, Mĩ đã dốc sức tăng cường lực lượng không quân chiến lược và tên lửa hạt nhân; phát triển hệ thống vành đai (với hơn 2.000 căn cứ QS Mĩ quanh các nước XHCN, duy trì 35% tổng quân sổ Mĩ ở nước ngoài); mở rộng và phát triển các khối QS, liên minh QS khu vực (mở rộng NATO, lập SEATO...) và song phương (với hơn 40 nước); đẩy mạnh viện trợ kinh tế và QS cho các nước đồng minh và chư hầu để họ có đủ sức đàn áp phong trào CM tại chỗ. Đến 1961, do không ngăn chặn được sự phát triển của phong trào CM thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc, đồng thời bị mất ưu thể chiến lược do sự lớn mạnh của tiềm lực hạt nhân và tên lửa chiến lược của LX, Mĩ buộc phải thay CLTĐÔA bằng chiến lược phản ứng linh hoạt.

        CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH, chiến lược QS của Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN (giai đoạn 1969-75) do tổng thống Nichxơn đề xướng; chủ trương chuyển gánh nặng chiến tranh VN cho QĐ Sài Gòn để quân Mĩ rút hết về nước; sự phát triển của chiến lược phi Mĩ hóa chiến tranh bằng kế hoạch, biện pháp đầy đủ và mạnh mẽ hơn. Vẫn tiếp tục thực hiện ba biện pháp chiến lược cũ (bình định, tìm diệt, phong tỏa biên giới) nhưng với tên gọi mới (chiến tranh giành dân. chiến tranh hủy diệt, chiến tranh bóp nghẹt) và nâng cao cường độ hoạt động, kết hợp với hoạt động ngoại giao để kìm chế sự giúp đỡ của LX và TQ đối với VN. Kế hoạch được triển khai theo ba bước. Bước 1, xây dựng QĐ Sài Gòn thành một QĐ chính quy, hiện đại đủ sức thay thế lực lượng chiến đấu trên bộ để rút dần quân Mĩ về nước; đẩy mạnh bình định* để khôi phục “an ninh lãnh thổ” trên phần lớn nông thôn miền Nam. Bước 2, chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên không cho QĐ Sài Gòn và tiếp tục củng cố để đủ sức đảm nhiệm chiến đấu khi quân Mĩ rút hết. Bước 3, Mĩ hoàn thành việc rút quân (dự tính vào năm 1972) khi chính quyền và QĐ Sài Gòn đã đứng vững, lực lượng CM miền Nam bị đẩy lùi. Chiến lược VNHCT đã gây nhiều khó khăn cho cuộc kháng chiến của nhân dân VN, nhưng bằng những đòn tiến công chiến lược trong 1972 ở miền Nam và đánh bại chiến dịch tập kích đường không bằng máy bay chiến lược B-52 ở miền Bắc, quân và dân VN đã gây tổn thất nặng nề cho Mĩ và QĐ Sài Gòn, buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam. Sau khi Mĩ rút hết quân, chính quyền và QĐ Sài Gòn không đương đầu nổi với CM miền Nam, đã bị thất bại hoàn toàn trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của nhân dân VN.

        CHIẾN SĨ*, gọi chung quân nhân không đảm nhiệm các chức vụ chỉ huy quản lí.

        CHIẾN SĨ** (Ecuyn Bôsê; Đ. Erwin Borchers; 1900-85). người Đức, quân nhân trong QĐND VN (1947-55). Sinh tại Xtraxbua (Strasbourg, Pháp, 1871-1919 thuộc Đức), đv ĐCS VN (1944). Tham gia/phong trào dân chủ chống phát xít ở Beclin. 1933 trốn sang Pháp, 1940 vào lính lê dương. 9.1941 bị điều sang Đông Dương. Cùng Ecnet Phrây (Nguyễn Dân) và một số người khác lập nhóm binh sĩ chống phát xít và tiểu tổ cộng sản trong Tiểu đoàn 3, Trung đoàn lê dương 5 (5èREl) tại Việt Trì (Phú Thọ). 1944 được gặp Trường Chinh tại một địa điểm bí mật ở Hà Nội, sau đó hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trường Chinh, gia nhập ĐCS Đông Dương. 12.1944 tham dự cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Việt Minh với nhóm đại diện ĐXH Pháp ở Đông Dương và một số sĩ quan Pháp. Khi Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), bị Nhật giam giữ ở Xuân Mai. 9.1945 được trao trả cho Pháp, sau đó cùng những người trong nhóm trốn sang hàng ngũ Việt Minh, lấy tên Việt Nam là CS, làm biên tập viên tiếng Đức và tiếng Pháp của Đài phát thanh Tiếng nói VN, biên tập viên báo “La Republique” (Cộng hòa) sau đổi thành “Le Peuple” (Nhân dân). 1947 vào QĐND VN làm công tác binh vận, chủ bút báo “Waffenbruder” (Bạn chiến đấu). 1.1950 đọc tham luận về công tác địch vận tại Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của ĐCS Đông Dương. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tham gia công tác địch vận, gọi hàng 123 lính lê dương Áo và Đức. 1955 công tác tại Bộ văn hóa. 1957 phóng viên thường trú TTX ADN (CHDC Đức) tại Hà Nội. 1966 trở về Đức.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:49:20 am

        CHIẾN SĨ NUÔI QUÂN X. CẤP DƯỠNG (nghĩa 2)

        CHIẾN SĨ NUÔI QUÂN GIỎI - QUẢN LÍ TỐT, danh hiệu vinh dự tặng cho những chiến sĩ nuôi quân (nấu ăn, chế biến, phục vụ bếp ăn, quản lí, bếp trường) lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “nuôi quân giỏi, quản lí tốt” ở các đơn vị cơ sở trong toàn quân. CSNQG-QLT do tập thể quân nhân bình chọn sau khi kết thúc một nhiệm vụ hoặc tổng kết thi đua hàng năm, được cấp trên xét, công nhận theo quy định của ngành quân nhu. Người được công nhận CSNQG-QLT được cấp giấy chứng nhận do thủ trưởng đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên kí.

        CHIẾN SĨ QUYẾT THẮNG, danh hiệu vinh dự tặng cho những người đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua xuất sắc nhất trong phong trào thi đua quyết thắng, tiêu biểu cho tinh thần quyết chiến, quyết thắng của QĐND VN (được đặt ra 5.1966 trong phong trào thi đua "lập công đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”). Do tập thể quân nhân ở đơn vị cơ sở bình chọn trong số những người đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua vào dịp tổng kết hàng năm để đề nghị cấp trên xét, công nhận theo quy định của Điều lệnh quân lí bộ đội (1991). Người được tặng danh hiệu CSQT được cấp huy hiệu CSQT và giấy chứng nhận. Từ 1999 không còn danh hiệu CSQT (căn cứ nghị định số 56/1998/NĐ-CP ngày 30.7.1998 của thủ tướng chính phủ nước CHXHCN VN và Luật thi đua khen thưởng).

        CHIẾN SĨ THI ĐUA, danh hiệu vinh dự tặng cho cá nhân lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua từ cơ sở đến toàn quốc (đặt ra theo nghị quyết 104/CP ngày 18.7.1963 và Luật thi đua khen thưởng). Trong QĐND VN, danh hiệu CSTĐ được tặng cho những cán bộ, chiến sĩ, cổng nhân, viên chức quốc phòng có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, học tập và công tác, gương mẫu về đạo đức tác phong, tiêu biểu cho phong trào thi đua của đơn vị cơ sở. Do tập thể quân nhân bình chọn sau khi kết thúc một nhiệm vụ hoặc tổng kết thi đua hàng năm, cấp trên xét, công nhận theo quy định của Điều lệnh quản lí bộ đội (1991). Người được tặng danh hiệu CSTĐ được cấp huy hiệu CSTĐ và giấy chứng nhận. Người đat danh hiéu CSTĐ xuất sắc nhất có thể được bình chon chiến sĩ quyết thắng. Từ 1999, trong QĐND VN danh hiệu CSTĐ có: CSTĐ cấp cơ sở, CSTĐ cấp trực thuộc BQP, CSTĐ toàn quân và CSTĐ toàn quốc. CSTĐ mỗi cấp có tiêu chuẩn được quy định trong thông tư số 2377/1999/TT-BQP ngày 20.8.1999 của bộ trưởng BQP.

        CHIẾN SĨ VỆ SINH, chức danh kiêm nhiệm ở cấp đại đội được huấn luyện một số vấn đề thường thức về quân y để giúp đỡ hoặc thay thế y tá trong việc tuyên truyền và duy trì nếp sống vệ sinh khoa học, cấp cứu đầu tiên cho thương binh, CSVS được tổ chức trong QĐND VN từ chiến dịch Trần Hưng Đạo (25.12.1950 18.1.1951).

        “CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN”, hành khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác 8.5.1954, chào mừng chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954) toàn thắng; một trong những ca khúc của nhạc sĩ viết về chiến dịch này (cùng với “Hành quân xa”, ‘Trên đồi Him Lam”). Bàng âm điệu dân ca, được nâng lên thành quân ca. “CTĐB” ca ngợi khí thế hào hùng và niềm vui đại thắng của quân và dân VN. Một trong những bài hát truyền thống của QĐND VN, được sử dụng làm nhạc hiệu Đài tiếng nói VN từ 7.1954.

(https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/65596935_445366232859929_5113595540155662336_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeEkLy6gyu71F9ATWBII455_bGuTHOUQYCI9TjDGnhPkNVM7WbbSj6WoX71X_xwLeT_5BTRLNA5Jh-tcQXB8LTCGecJc57GdpqThhwJmxXDrzg&_nc_oc=AQnmXQzie8CzeOow3Ii82MLz7c0AsXcL8odSLQqhADavk7z06jy90b3ui550f3eAnB0&_nc_ht=scontent-hkg3-2.xx&oh=d5afe91fdb9d6871a47f9ad2ad7a343f&oe=5DBF6C2D)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:52:15 am

        CHIẾN THUẬT, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu của phân đội, binh đội và binh đoàn của LLVT; bộ phận hợp thành của nghệ thuật QS. Lí luận CT nghiên cứu tính chất, quy luật và nội dung trận chiến đấu; chức năng, nhiệm vụ và khả năng chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn; đề ra nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu. Thực tiễn CT bao gồm mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan và bộ đội về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu; quán triệt nhiệm vụ đánh giá tình hình; hạ quyết tâm: lập kế hoạch: giao nhiệm vụ và tổ chức hiệp đồng; chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu; chỉ huy bộ đội; bảo đảm các mặt cho trận chiến đấu... CT có mối quan hệ biện chứng với chiến lược quân sự và nghệ thuật chiến dịch và chịu sự chỉ đạo của hai bộ phận này, đồng thời sự phát triển của CT lại có tác dụng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật chiến dịch và chiến lược QS. Tuỳ thuộc vào sự phát triển của nghệ thuật QS và cơ cấu tổ chức của LLVT mỗi nước, CT được phân thành: CT binh chủng hợp thành (CT chung), CT quân chủng (CT lục quân, CT không quân, CT hài quân, CT phòng không...), CT binh chủng và CT bộ đội chuyên môn. CT hình thành cùng với sự ra đời của LLVT và phát triển trên cơ sở đổi mới chất lượng bộ đội và trang bị kĩ thuật. Từ tk 6 và 5tcn đến đầu tk 20 sự phát triển của CT thực chất là phản ánh sự phát triển của lục quân và hải quân. Sau đó, với sự xuất hiện của quân chủng phòng không không quân, các binh chủng và bộ đội chuyên môn, lại xuất hiện CT của chúng. Ở VN, CT có những tiền đề từ thời kì dựng nước và giữ nước, có quá trình phát triển qua các giai đoạn, nhất là qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Nó phản ánh những đặc trưng của nghệ thuật QS VN qua các thời đại. Từ đầu, cùng với sự xuất hiện của quân bộ và quân thủy là sự ra đời CT bộ binh và CT thủy binh, nghiên cứu các cách đánh, trong tiến công: kì tập (tập kích...), mai phục (phục kích), công thành, đánh vận động...; trong phòng ngự: phòng ngự thành luỹ (thành cổ Loa thời An Dương Vương, thành Đa Bang ở Sơn Tây, thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa, Luỹ Thày trên Đèo Ngang...); trong phòng ngự phòng tuyến (tuyến phòng ngự trên sông Như Nguyệt thời Lí). Từ tk 10 hình thành CT thủy binh (trong các trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng thời Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo...). Đến tk 18, các binh chủng mới được xây dựng như tượng binh, hỏa pháo... và cũng từng bước hình thành CT của chúng. Từ lâu ở VN đã từng bước hình thành CT của quân chủ lực (quân triều đình) và CT quân địa phương và dân binh (CT du kích). Trong KCCP, CT nghiên cứu và hoàn thiện các cách đánh; nong tiến công: phục kích, tập kích, đánh vận động, vây lấn, tiến công trận địa, đánh địch trong công sự vững chắc kiểu cứ điểm, cụm cứ điểm và tập đoàn cứ điểm, đánh giao thông, đánh kho tàng, hậu cứ...; trong phòng ngự: phòng ngự trận địa, phòng ngự dã chiến... CT binh chủng và bộ đội chuyên môn cũng từng bước được hình thành. Trong KCCM, CT có bước phát triển mới, hoàn thiện CT binh chủng hợp thành, ra đời CT không quân, CT hải quân và CT phòng không. Ngày nay, CT VN ngày càng được hoàn thiện, phát triển theo yêu cầu của tác chiến trong chiến tranh báo vệ tổ quốc.

        CHIẾN THUẬT BIÊN PHÒNG, lí luận và thực tiền về chuẩn bị và thực hành chiến đấu của bộ đội biên phòng trong quản lí bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Lí luận CTBP nghiên cứu tính chất, quy luật, nội dung trận chiến đấu, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, khả năng chiến đấu, các biện pháp nghiệp vụ và các hình thức tác chiến đề ra nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến đấu phù hợp với địa bàn tác chiến và nhiệm vụ, khả năng chiến đấu của bộ đội biên phòng. Thực tiễn CTBP bao gồm mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan, đơn vị để chuẩn bị và thực hành chiến đấu: nắm, đánh giá tình hình, hạ quyết tâm, lập kế hoạch, giao nhiệm vụ và tổ chức hiệp đồng, chỉ huy bộ đội, bảo đảm các mặt cho chiến đấu. CTBP vận dụng các hình thức tác chiến kết hợp chặt chẽ với các biện pháp nghiệp vụ, trong đó biện pháp vũ trang là chủ yếu để phát hiện, đánh bắt, tiêu diệt địch góp phần quản lí bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Đối tượng của CTBP gồm: chiến đấu chống gián điệp tình báo, phỉ, các tổ chức phản động, LLVT địch và các tội phạm hoạt động công khai hoặc bí mật. Bộ đội biên phòng thường vận dụng các hình thức và thủ đoạn: chiến đấu bảo vệ đồn (phòng ngự), đánh quần lộn, tập kích, phục kích, bao vây, ngăn chặn, truy lùng, bắn máy bay bay thấp...


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:53:27 am

        CHIẾN THUẬT BINH CHỦNG, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu của phân đội (binh đội), binh đoàn thuộc binh chủng; bộ phận hợp thành của chiến thuật quân chủng. Lí luận CTBC nghiên cứu tính chất, quy luật và nội dung trận chiến đấu của binh chủng; vai trò vị trí, nhiệm vụ và khả năng chiến đấu của phân đội (binh đội) binh đoàn; đề ra nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu độc lập của binh chủng, hoạt động tác chiến của đơn vị thuộc binh chủng trong trận chiến đấu hiệp đồng của quân chùng cũng như trong trận chiến đấu binh Chủng hợp thành. Thực tiễn CTBC bao gồm mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan và bộ đội binh chủng về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu (hoạt động chiến đấu) (x. chiến thuật). CTBC có quan hệ biện chứng và chịu sự chỉ đạo  của chiến thuật quân chủng và chiến thuật binh chủng hợp thành.

        CHIẾN THUẬT BINH CHỦNG HỢP THÀNH, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu binh chủng hợp thành. Lí luận CTBCHT nghiên cứu tính chất, quy luật và nội dung trận chiến đấu binh chủng hợp thành; đề ra nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu đó; xấc định vai trò, vị trí, nhiệm vụ và khả năng chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn, binh chủng hợp thành. Thực tiễn CTBCHT bao gồm mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan và bộ đội để chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu binh chúng hợp thành.

        CHIẾN THUẬT CÔNG BINH, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành nhiệm vụ chuyên môn do các phân đội, binh đội công binh tiến hành trong tác chiến; một bộ phận của
chiến thuật binh chúng hợp thành, về lí luận, CTCB nghiên cứu quy luật, đề ra nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành nhiệm vụ chuyên môn, cách sử dụng lực lượng, kĩ thuật công binh trong tác chiến, về thực tiễn, CTCB bao gồm mọi hoạt động của người chỉ huy (chủ nhiệm công binh), các cơ quan và các đơn vị công binh trong việc chuẩn bị và thực hành bảo đảm công binh trong tác chiến, như: lập kế hoạch, tổ chức hiệp đồng, chỉ huy và thực hành làm công trình, tiến hành bảo đảm kĩ thuật, bảo đảm hậu cần, chuẩn bị và thực hành các hoạt động tác chiến bằng kĩ thuật và trang bị công trình.

        "CHIẾN THUẬT DU KÍCH”, tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc viết về QS, trình bày ngắn gọn, chi tiết những vấn đề cần biết, cần làm trong thực hành chiến tranh du kích, Tổng bộ Việt Minh xuất bản 5.1944. Gồm 13 chương: du kích là gì, tổ chức đội du kích, nguyên tắc của cách đánh du kích, cách tiến công truy kích, phục kích, cách phòng ngự, cách đánh đuổi giặc, cách rút lui, phá hoại, thông tin liên lạc, hành quân, đóng quân, căn cứ địa. “CTDK” trở thành một trong những tác phẩm QS đầu tiên của CMVN dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương; kế thừa, phát triển nghệ thuật QS và truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc VN và những kinh nghiệm đánh du kích của các dân tộc khác; được sử dụng để huấn luyện QS cho cán bộ và quần chúng CM trong cao trào kháng Nhật cứu nước, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Cg “cách đánh du kích”.

        CHIẾN THUẬT DU KÍCH, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu của LLVT nhân dân địa phương (chủ yếu là du kích) dựa trên tư tưởng chỉ đạo lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, bộ phận hợp thành nghệ thuật QS độc đáo VN. Nguyên tắc cơ bản của CTDK: giữ quyền chủ động tiến công, cơ động linh hoạt, bí mật bất ngờ, đánh nhanh, rút nhanh, có kế hoạch thích hợp, chu đáo. Mục đích: tiêu hao, tiêu diệt từng lực lượng nhỏ, góp phần kìm giữ, phân tán lực lượng địch. CTDK thường vận dụng nhiều hình thức chiến thuật và thủ đoạn chiến đấu như: tập kích, phục kích, độn thổ, độn thủy... Trong KCCP và KCCM, nhân dân VN đã sử dụng CTDK với mọi thứ vũ khí có trong tay, đánh địch trên khắp các chiến trường, độc lập hoặc phối hợp tác chiến với các lực lượng khác, góp phần thắng lợi trong nhiều trận chiến đấu.

        CHIẾN THUẬT ĐẶC CÔNG, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu đặc công. Đặc điểm (cốt lõi) của CTĐC là nghiên cứu và tiến hành ưận chiến đấu tiến công của đặc công bằng lực lượng rất ít (có khi ít hơn hàng trăm lần so với đối phương) nhưng tạo được thế lợi đánh địch, đạt hiệu suất chiến đấu cao. CTĐC có nguồn gốc trong các cuộc kháng chiến của dân tộc VN chống xâm lược. Trong kháng chiến chống quân Lương (545-550), Triệu Quang Phục dùng lực lượng nhỏ đêm đêm đánh vào doanh trại quân Lương, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Trong kháng chiến thời Trần chống quân Nguyên - Mông (tkl3) theo tư tưởng chỉ đạo của Trần Quốc Tuấn “liều đánh trên thuyền không bằng ngầm đâm dưới thuyền; cản phá quân địch không bằng phá thuyền địch”, Yết Kiêu đã dùng lực lượng nhỏ bí mật đánh đắm thuyền địch. Trong kháng chiến thời Lê chống quân Minh, Trần Nguyên Hãn với 200 quân đã diệt thành Tam Giang (Việt Trì, 1410). Trong KCCP thời Nguyễn (1858- 84), bằng trận kì tập nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Experantô của quân Pháp trên sông Nhật Tảo (12.1861). Trong KCCP (1945-54), ở Nam Bộ và Liên khu 5, nhiều đơn vị đặc công được xây dựng, CTĐC có bước phát triển mới, tiêu biểu là trận tiêu diệt tháp canh cầu Bà Kiểu ở Nam Bộ (19.3.1948). Trong KCCM, cùng với sự ra đời của binh chủng đặc công, CTĐC ngày càng được phát triển mạnh, đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Ngày nay trong công cuộc bảo vệ tổ quốc VN, CTĐC đang được nghiên cứu và hoàn thiện.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:55:03 am

        CHIẾN THUẬT HẢI QUÂN, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu hải quân. Gồm chiến thuật của các binh chủng tàu ngầm, tàu mặt nước, máy bay hải quân, pháo và tên lửa bờ biển; hải quân đánh bộ và đặc công hải quân. Về lí luận. CTHQ nghiên cứu các quy luật, tính chất đặc trưng và nội dung của trận chiến đấu trên biển; chức năng, nhiệm vụ, khả năng chiến đấu của các phân đội, binh đội, binh đoàn hải quân; đề ra nguyên tắc. phương pháp chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu. về thực tiễn CTHQ bao gồm hoạt động của người chỉ huy, cơ quan tham mưu và các lực lượng trong việc chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu.

        CHIẾN THUẬT HÓA HỌC, lí luận và thực tiễn về cách thức chuẩn bị và thực hành nhiệm vụ chuyên môn của phân đội hóa học trong tác chiến; bộ phận của chiến thuật binh chủng hợp thành, về lí luận, CTHH gồm; nguyên tắc, phương pháp tiến hành, cách sử dụng lực lượng hóa học đê thực hành nhiệm vụ chuyên môn bảo đảm phòng hóa cho bộ đội và nhân dân. Về thực tiễn, CTHH là mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan và đơn vị hóa học. CTHH có: chiến thuật trinh sát phóng xạ hóa học, chiến thuật tiêu tẩy, chiến thuật khói, lửa.

        CHIẾN THUẬT KHÔNG QUÂN, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu độc lập, cũng như trong chiến đấu hiệp đồng và các hoạt động khác của không quân. Có chiến thuật của từng loại lực lượng: không quân tiêm kích, không quân tiêm kích - bom, không quân ném bom, không quân trinh sát, không quân trực thăng, vận tải...

        CHIẾN THUẬT PHÁO BINH. lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu pháo binh, bộ phận của chiến thuật binh chủng hợp thành, về lí luận CTPB nghiên cứu: tính chất, quy luật, các đặc trưng và nội dung của trận chiến đấu pháo binh; chức năng, nhiệm vụ, khả năng chiến đấu của các phân đội, binh đội (binh đoàn) pháo binh; đề ra các nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến đấu. về thực tiễn CTPB bao gồm hoạt động của người chỉ huy, cơ quan tham mưu và các đơn vị pháo binh thuộc quyền trong việc chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu. Theo quy mô lực lượng, có CTPB: phân đội, binh đội, binh đoàn pháo binh; theo loại tác chiến, có CTPB trong: tiến công, phòng ngự, phản công; theo hình thức tác chiến (cách đánh), có: CTPB trong chiến đấu  hiệp đồng binh chủng và CTPB trong chiến đấu độc lập. CTPB hình thành trong KCCP, được phát triển hoàn thiện phù hợp  với chiến lược QS của Đảng trong từng thời kì, từng giai đoạn của CM; phù hợp với sự thay đổi biên chế, trang bị của bộ đội pháo binh, cách đánh của binh chủng hợp thành, đặc điểm về địch và tính chất của cuộc chiến tranh tương lai...

        CHIẾN THUẬT PHÒNG KHÔNG, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu phòng không. CTPK gồm: chiến thuật tên lửa phòng không, chiến thuật pháo phòng không, chiến thuật rađa phòng không, chiến thuật không quàn tiêm kích, chiến thuật binh đoàn phòng không và chiến thuật của bộ đội chuyên môn phòng không. Ở VN. trong KCCP mới chỉ có chiến thuật pháo phòng không ở cấp phân đội. binh đội; trong KCCM, CTPK phát triển mạnh và ngày càng hoàn chỉnh.

        CHIẾN THUẬT TĂNG THIẾT GIÁP. lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu của các phân đội, hình đội. binh đoàn tăng thiết giáp, về lí luận. CTTTG nghiên cứu tính chất, quy luật, nội dung trận chiến đấu có sử dụng tăng thiết giáp hiệp đồng tác chiến hay độc lập; xác định vị trí. vai trò, nhiệm vụ của các phân đội, binh đội, binh đoàn tăng thiết giáp trong trận chiến đấu; đề ra phương pháp sử dụng và nguyên tắc tác chiến tăng thiết giáp, phương pháp, cách thức chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu với một đối tượng cụ thể; hành quàn, trú quân của tăng thiết giáp, về thực tiễn, CTTTG gồm mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan và bộ đội tăng thiết giáp về chuẩn bị, thực hành và kết thúc trận chiến đấu.

        CHIẾN THUYỀN (cổ), phương tiện chiến đấu cơ động trên sông, biển, kênh, hồ thời cổ. Được phân chia: theo kích thước, có: đại, trung, tiểu (lớn, vừa, nhỏ); theo số lượng tay chèo; theo kết cấu, có: buồm, không buồm, độc mộc; theo chức năng, có: pháo thuyền, bảo thuyền (chở chỉ huy), du thuyền (cảnh giới, trinh sát), thuyền chở quân... Trên thế giới, CT xuất hiện hầu như đồng thời với các vũ khí lạnh thô sơ. Ở VN, CT được sử dụng và phát triển dưới các triều đại phong kiến. Vd: thuyền mông đồng thời Lí (chiếc đầu tiên 1106), thuyền đinh (liên kết bằng đinh sắt) thời Hồ (đóng lần đầu 1403-04) hai tầng và nhiều mái chèo, đại chiến thuyền thời Tây Sơn có trang bị pháo lớn trọng lượng 3.700kg, khối lượng đạn 18kg, thuyền đại hiệu (cũng thời Tây Sơn) với pháo cỡ nòng 140mm (dài 2,5m) và đạn 12kg, thuyền thiện hải (CT lớn) vào tk 17...

(https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/65732599_445816992814853_6558985338159628288_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeEQmpCRBZm-uxys8iIywqVg5eH5ZMYY1Q366sbG73OmiKZ77F1HDS6sOvcoG9eqyzL1N01Et0ESR5JNGIpeF-fs10IpFHqD3sX2zfFUs1zaPw&_nc_oc=AQn2PraoZvY9pfZyz1yrVzksYK73JxBtdrQsa9U0eC_dZICItXvCQxq9oo6XJFWsztM&_nc_ht=scontent-hkg3-2.xx&oh=926bcece1b6b3cde8584e3ebb94bf00a&oe=5DADFB1F)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:55:59 am

        CHIẾN TRANH, hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nhà nước. Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với những hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao...). CT là sản phẩm của xã hội có giai cấp đối kháng. Nguyên nhân của CT thường do mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc. tộc người, tôn giáo phát triển đến mức gay gắt nhất; có trường hợp do mâu thuẫn nội bộ dân tộc, tộc người và tôn giáo. CT được phân loại theo nhiều góc độ khác nhau. Về chính trị - xã hội, có: chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh cách mạng, chiến tranh phân cách mạng, chiến tranh xâm lược, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ tổ quốc..., về cách tiến hành, có: chiến tranh chính quy, chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân...; về quy mô. có: chiến tranh thế giới, chiến tranh cục bộ, chiến tranh hạn chế...; về phương tiện vũ khí, kĩ thuật có chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh sinh học, CT bằng vũ khí công nghệ cao... Thắng lợi của CT tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó một số nhân tố có tác dụng thường xuyên quyết định: số lượng và chất lượng của LLVT bao gồm tinh thần và kĩ năng chiến đấu, số lượng và chất lượng trang bị vũ khí, kĩ thuật được sử dụng; ý chí và năng lực tổ chức điều hành của các cấp lãnh đạo, chỉ huy; sự vững chắc của hậu phương... Trong thời đại ngày nay, CT trở thành một cuộc đấu tranh toàn diện, chi phối và thử thách nghiêm khắc toàn bộ sức mạnh của một chế độ xã hội. Trước tình hình thế giới đang có nhiều biến động lớn và phức tạp, khó lường, nhân dân các nước vừa kiên trì đẩy mạnh đấu tranh giữ vững hòa bình, đòi giải quyết mọi cuộc tranh chấp bằng biện pháp chính trị, đồng thời luôn sẵn sàng làm thất bại mọi âm mưu và hành động gày cr dưới mọi quy mô và hình thức của cấc thế lực hiếu chiến. Thuật ngữ CT còn được dùng mở rộng để chỉ các hình thức đấu tranh phi QS nhưng rất quyết liệt như chiến tranh tâm lí, chiến tranh gián điệp, chiến tranh kinh tế...

        CHIẾN TRANH ANH - ACHENTINA nh CHIẾN TRANH MANVINAT (1982)

        CHIẾN TRANH ANH - BÔƠ (1880-81 và 1899-1902), chiến tranh xâm lược của Anh chống nước Cộng hòa Tranxvoan và nước Cộng hòa Ôrangiơ ở Nam Phi, nhằm thôn tính và sáp nhập các nước này vào các thuộc địa Cap và Natan thành Liên bang Nam Phi của Vương quốc Anh. CTA- B lần thứ nhất (1880-81): Crugiơ người Bôơ (gốc Đức) cầm đầu cuộc nổi dậy (1880), đánh bại quân Anh, giết tướng Côlây (1881), dẫn đến đình chiến và hòa ước Prêtôria (1881), trong đó chính phủ Anh công nhận quyền tự trị của Tranxvoan. Nhưng đến công ước Luân Đôn (1884), Anh xóa bỏ điều khoản trên. Thất bại trong cuộc đàm phán với Anh, Crugiơ gửi tối hậu thư (10.1899) và cầm đầu cuộc chiến đấu của người Bôơ ở Tranxvoan và Ôrangiơ chống Anh. Trong cuộc CTA-B lần thứ hai (4899-1902), sau một số thất bại ban đầu, quán Anh với lực lượng ưu thế (200.000 - 250.000 người), dưới sự chỉ huy của tướng Kitsơnơ đã đập tan sự kháng cự của liên quân Bôơ (40.000-45.000 người), chiếm thủ phủ Pretoria (6.1900), buộc người Bôơ phải kí hòa ước Vêrênighin 31.5.1902 và chịu sáp nhập hai nước cộng hòa vào Liên bang Nam Phi tự trị thuộc Vương quốc Anh. Tổn thất hai bên: Anh 7.792 người chết, Bôơ 6.000. CTA-B là một trong những cuộc chiến tranh đầu tiên của thời đại đế quốc , có đổi mới về nghệ thuật QS, đặc biệt về kĩ thuật và chiến thuật: việc sử dụng thuốc súng không khói, súng trường có băng đạn, súng máy; việc cải tiến tổ chức hệ thống hỏa lực dẫn đến việc thay đội hình chiến đấu dày đặc bằng đội hình chiến đấu tản khai.

        CHIẾN TRANH ANH - HÀ LAN (tk 17), các cuộc chiến tranh nổ ra do tranh giành quyền lợi kinh tế - thương mại và thuộc địa giữa Anh và Hà Lan; diễn ra chủ yếu trên biển, hòa ước Oetmintơ chấm dứt cuộc chiến tranh lần thứ nhất (1652- 54), Hà Lan buộc phải công nhận đạo luật hàng hải của Anh, cấm tàu nước ngoài chuyên chở các thương phẩm không do nước họ sản xuất vào các cảng của Anh. Trong cuộc chiến tranh lần thứ hai (1665-67), Hà Lan sau khi kí kết liên minh phòng thủ với Pháp (1662), bất ngờ tiến công hạm đội Anh ở Tanmidơ. hòa ước Brơda 1667 công nhận quyền tự do thương mại của Hà Lan trong các cảng Anh và các đảo Inđônêxia: Mòluycơ, Xêlebư, Boocnêô và Xurinam; Hà Lan nhượng Niu Amxtecđam cho Anh (sau trở thành Niu Ooc). Trong cuộc chiến tranh lần thứ ba (1672-74), Hà Lan chiếm lại Niu Ooc, nhưng cuối cùng đã để mất vào tay Anh (1674). CTA-H đã làm suy yếu kinh tế - thương mại của Hà Lan, dẫn đến bá quyền của Anh trong thương mại quốc tế và xâm chiếm thuộc địa. Trong quá trình CTA-H dã xuất hiện những loại tàu mới - tàu hộ tống, tàu chủ lực và việc tổ chức hải đoàn trong hạm đội; phương pháp chiến đấu chủ yếu là sử dụng hỏa lực pháo của các tàu theo đội hình hàng dọc nối đuôi.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:57:31 am

        CHIẾN TRANH ANH - MĨ (1812-14), chiến tranh bùng nổ do sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế và lãnh thổ giữa Anh và Mĩ. Diễn ra khi thắng khi thua giữa đôi bên: 1813 quân Mĩ tiến gần hồ Êriê và hổ Sămplên (đông Bắc Mĩ, giáp giới Canada); 1814 quân Anh đổ bộ đánh chiếm Oasinhtơn. 24.12.1814 hòa ước Găng kết thúc chiến tranh, theo đó hai bên giữ nguyên trạng biên giới đã được xác định bởi hòa ước Vecxây 1783 (x. chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ, 1775- 83), thả tù binh, chấm dứt các hành động chiến tranh chống người da đỏ; công nhận nền độc lập của Mĩ, nhưng không giải quyết được các tranh chấp lãnh thổ và kinh tế.

        CHIẾN TRANH ANH - MIANMA (tk 19), ba cuộc chiến tranh của Anh xâm lược Mianma (Miến Điện). Kết quả cuộc chiến tranh lần thứ nhất (1824-26), Anh đánh chiếm vùng bờ biển Aracan và Tênatxêrin ở phía tây nam Mianma, buộc Mianma không được can thiệp vào công việc các hầu quốc Axam, Cacharơ, Giainti. Trong cuộc chiến tranh thứ hai (1852), quân Anh đi ngược sông Iraoađi đánh chiếm tp Prôm, sau đó quay lại chiếm thủ đô Rănggun và vùng châu thổ Iraoađi và Sittăng (nam Mianma). Kết thúc cuộc chiến tranh thứ ba (1885-86) quân Anh xâm chiếm toàn bộ Mianma, biến Mianma thành thuộc địa của Anh và sáp nhập vào Ấn Độ thuộc Anh như một tỉnh riêng biệt.

        CHIẾN TRANH ANH - PHÁP - TRUNG nh CHIẾN TRANH NHA PHIẾN LẤN I (1840-42)

        CHIẾN TRANH ANH - TRUNG nh CHIẾN TRANH NHA PHIẾN LẨN II (1856-60)

        CHIẾN TRANH ÁO - PHỔ (1866), chiến tranh giữa Áo và Phổ nhằm giành quyền thống trị và thống nhất nước Đức. Khởi đầu 16.6, quân Phổ xâm nhập vùng Hanôvơ, Hetxen, Xacxon. 17.6 Áo tuyên chiến với Phổ. Ý liên minh chiến đấu với Phổ chống Áo nhằm giải phóng khỏi ách thống trị của Áo. 3.7 quân Áo bị đánh bại trong trận hội chiến quyết định ở Xađôva, buộc phải kí hòa ước Praha với Phổ (23.8.1866), chịu nhượng cho Phổ vùng Xletxvit, Hònxten và phải bồi thường chiến tranh. Liên bang Đức (32 hầu quốc đặt dưới quyền bá chủ của Áo) bị xóa bỏ; Hanôvơ, Hetxen, Xacxon sáp nhập vào Phổ. 1867 Liên bang Bắc Đức do Phổ đứng đầu được thành lập gồm từ bắc Đức đến Sòng Men (Maine). Ý giành lại được xứ Vênêxi. Trong CTA-P súng rãnh xoắn được sử dụng rộng rãi nhưng đội hình chiến đấu và chiến thuật không được chú ý thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của trang bị.

        CHIẾN TRANH ARẬP - BIDĂNGTIN (tk 7-10), các cuộc chiến tranh giữa Vương quốc hồi giáo Arập (Khalip Arập) và Bidăngtin, nhằm giành quyền thống trị khu vực Cận Đông, Capca và Địa Trung Hải. Nửa đầu tk 7, quân Arập chiếm các vùng: Aơnêni, Mêdôpôtami (Irắc), Xiri, Palextin và Ai Cập của Bidăngtin. Nửa cuối tk 7 Bidăngtin đẩy lùi được cuộc tiến công của quân Arập vào Côngxtăngtinôp, nhưng không ngăn chặn được cuộc xâm lấn của quân Bungari. Tk 8 quân Bidăngtin tiếp tục đánh thắng quân Arập, giành lại hầu hết vùng Tiểu Á. Đầu tk 9 quân Arập lại chiếm hai đảo: Crêt và Xixin của Bidăngtin. Tk 10 quân Bidăngtin đánh bại quân Bungari và Arập, giành lại hai đảo, chiếm cảng Ăngtiôt và Xilixi (Thổ Nhĩ Kì), Xiri, Mêdôpôtami, chiếm lại toàn bộ Palextin.

        CHIẾN TRANH ARẬP - IXRAEN (6-25.10.1973), chiến tranh do các nước Arập (chủ yếu là Ai Cập, Xiri) tiến hành chống Ixraen để giành lại những vùng đất đã mất từ 1967 (x. chiến tranh Ixraen - Arập, 5-10.6.1967). Lúc đầu, bằng tiến công bất ngờ và mạnh mẽ của 222 máy bay, 2.500 xe tăng, 8 sư đoàn thiết giáp, phía Arập giải phóng được bán đảo Xinai, phần lớn vùng đông kênh Xuyê, một phần cao nguyên Gôlan; sau đó Ixraen phản công, chiếm lại một phần, tiến hành bắn phá, ném bom thủ đô Đamat của Xiri. 25.10 do bị cô lập trên trường quốc tế, Ixraen phải chấp nhận ngừng bắn, thương lượng theo nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ, song vẫn giữ phần lớn vùng tạm chiếm trước đây. Trong thời gian CTA-I có một trận chiến đấu xe tăng, thiết giáp lớn ở Côm (7.10) với sự tham gia của 5.300 xe của cả hai bên.

        CHIẾN TRANH AXIRI (tk 9-7tcn), chiến tranh xâm lược của đế quốc Axiri cổ đại (thuộc Irắc ngày nay) đối với các nước ở Tây Á nhằm thực hiện ý đồ bành trướng tại khu vực này. Bằng lực lượng QS hùng mạnh, đầu tk 8tcn Axiri đã mờ rộng bờ cõi từ vịnh Ba Tư đến Thổ Nhĩ Kì, từ tây Irắc đến bờ Địa Trung Hải ngày nay, bao gồm trên 70 quận. Trong chiến tranh, quân Axiri đã phát triển kĩ thuật xây đắp thành lũy, phối hợp đánh chính diện và cạnh sườn, thực hành trinh sát khôn khéo.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:58:30 am

        CHIẾN TRANH ẤN ĐỘ - PAKIXTAN LẦN I (1947-48), chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakixtan nhằm tranh giành Tiểu vương quốc Casơmia ở khu vực biên giới hai nước. 8.1947 Pakixtan tách khỏi Ấn Độ thành quốc gia độc lập theo kế hoạch Maobettơn của Anh, từ đó tìm cách thôn tính các tiểu vương quốc Giamu và Casơmia (nơi có 70% dân số theo đạo Hồi), phế truất tiểu vương Casơmia Guláp Xinh (người theo Ấn Độ giáo). Sau khi tiến hành các hoạt động xâm nhập, lợi dụng tôn giáo xúi giục những người theo đạo Hồi nổi dậy chống chính quyền, 20.10.1947 Pakixtan đưa quân đánh chiếm Giamu và Casơmia. Tiểu vương Casơmia Guláp Xinh chạy sang Đêli (Ấn Độ) yêu cầu giúp dỡ và kí hiệp ước sáp nhập Casơmia vào Ấn Độ (24.10.1947). Trên cơ sở đó, Ấn Độ cho quân nhảy dù xuống Casơmia. nhanh chóng giành quyền kiểm soát, đẩy lui quân Pakixtan. 12.1947 QĐ Pakixtan cùng với lực lượng nổi dậy Hồi giáo tiếp tục tiến công vào khu vực tây nam Casơmia, từ 5.1948 mở rộng chiến sự lên phía bắc và tây bắc Casơmia. Nhờ vai trò trung gian hòa giải của LHQ. 31.12.1948 hai bên đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, có hiệu lực từ 1.1.1949. Tuy nhiên, vấn đề Giamu và Casơmia vẫn là nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh giữa 2 nước vào những năm 1965 và 1971.

        CHIẾN TRANH ẤN ĐỘ - PAKIXTAN LẨN II (1965), chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ và Pakixtan nhằm tranh chấp khu vực Giamu và Casơmia. Bắt đầu từ sự kiện 5.8.1965 khi các nhóm vũ trang Pakixtan ở Adat đột nhập qua giới tuyến ngừng bắn sang khu vực Casơmia do Ấn Độ kiểm soát được xác định sau chiến tranh Ấn Độ - Pakixtan lần 1 (1947- 48), dẫn đến việc Ấn Độ cũng cho quân chiếm một số điểm trên tuyến ngừng bắn phía Pakixtan. 1.9 QĐ Pakixtan mở cuộc tiến công lớn bằng xe tăng vào khu vực Giamu và Casơmia của Ấn Độ. 6.9 QĐ Ấn Độ tổ chức phản công bằng chiến dịch Granxlam nhằm đánh chiếm Laho (thủ phủ t. Pungiap của Pakixtan). Sau nhiều cuộc giao tranh quyết liệt không phân định thắng bại, 23.9 hai bèn ngừng bắn theo đề nghị của LHQ. Hội nghị hòa bình giữa Ấn Độ và Pakixtan được tổ chức tại Tasken (nay là thủ đô của Cộng hòa Udơbêkixtan) từ 4 đến 10.1.1966, thỏa thuận khôi phục nguyên trạng biên giới hai nước như trước chiến tranh, thống nhất việc rút quân khỏi khu vực tranh chấp ngày 25.2.1966. CTAĐ-PLI1 làm chết hơn 200.000 người (phần lớn là dân thường), nhưng không giải quyết được triệt để vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước.

        CHIÊN TRANH ẤN ĐỘ - PAKIXTAN LẨN III (1971), chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakixtan trong giải quyết vấn đề Đông Pakixtan (nay là Bănglađet). Do Ấn Độ giúp đỡ phong trào đấu tranh của người Bengan ở Đông Pakixtan, ủng hộ việc thành lập Cộng hòa nhân dân Bănglađet tách khỏi Pakixtan, 3.12.1971 Pakixtan tiến hành không kích vào sân bay của Ấn Độ ở Casơmia, 4.12 tổ chức tiến công trên bộ. Phía Ấn Độ đánh trả, sau đó tận dụng thời cơ đưa quân đánh vào Đông Pakixtan và một số khu vực ở Tây Pakixtan, chiếm Dacca (16.12), phối hợp và tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến người Bengan giành quyền làm chủ Đông Pakixtan (x. phong trào giành độc lập ở Bănglađet, 1971). Ngày 17.12 Ấn Độ tuyên bố ngừng bắn, CTAĐ-PLIII kết thúc gây tổn thất lớn cho cả hai phía, nhưng nguy cơ gây chiến tranh và xung đột QS vẫn tiềm ẩn, chưa được giải quyết triệt để.

        CHIẾN TRANH ẤN ĐỘ - TRUNG QUỐC (1962), chiến tranh biên giới giữa .Ấn Độ và TQ nhằm tranh chấp khu vực Asam và Lađăc ở phía đông bắc và tây bắc Ấn Độ. Sau khi sáp nhập Tây Tạng (1959), TQ yêu cầu phân chia lại đường biên giới với Ấn Độ (do Anh, Tây Tạng và Ấn Độ phân định từ 1914) dẫn đến tình trạng căng thẳng và xung đột vũ trang giữa hai nước. 20.10.1962 phản ứng trước việc Ấn Độ triển khai lực lượng QS gần biên giới, TQ đưa quân tiến đánh Asam và Lađãc. Tại Asam, trong những ngày đầu, quân Ấn Độ đẩy lùi các đợt tiến công của quân TQ, nhưng trên hướng Lađăc, quân TQ giành ưu thế, tiến sâu được 60km, đánh chiếm nhiều vị trí trọng yếu, sau đó tập trung lực lượng tiến công vào Tapua (phía bắc Asam) và đánh sâu vào Asam 200km. 21.11.1962 TQ tuyên bố ngừng bắn. rút quân về bên kia biên giới và tiến hành trao trả tù binh. Hai bên đạt được một số thỏa thuận, trong đó TQ thừa nhận chủ quyền của Ấn Độ  đối với khu vực tranh chấp ở Asam (1972 trở thành lãnh thổ Ấn Độ). CTÂĐ-TQ làm chết hơn 1.000 người Ấn Độ và khoảng 700 người TQ, nhưng vấn đề tranh chấp biên giới tại đây vẫn còn nguy cơ bùng nổ.

        CHIẾN TRANH BA MƯƠI NĂM (1618-48), chiến tranh quy mô toàn châu Âu đầu tiên giữa hai liên minh cường quốc (đế chế Hapxbua dựa vào các vương công Đức theo Cơ đốc giáo, giáo hoàng và nhà thờ La Mã, Áo và Tây Ban Nha với các vương công Đức theo dạo Tin Lành, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Hà Lan và Nga) nhằm giành quyền thống trị châu Âu. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Thụy Điển (18.000 quân) đánh bại Đức ở Brâytenphen (x. trận Brâyten- phen, 1631), Lếch (1632) và đánh chiếm Praha; Pháp (25.000 quân) đánh bại Tây Ban Nha ở Rôcroa (1643), đánh bại Áo ở Phribua, Nooclingơn (1645); hoàng đế Đức phải kí hiệp ước Oetxphali (1648) chịu thu hẹp quyền lực và chia nhỏ nước Đức. Mưu toan của đế chế Hapxbua lập “đế chế toàn cầu” bị phá sản; Pháp và Hà Lan giành bá quyền chính trị ở châu Âu, trở thành những nước tư bản đầu tiên. Trong CTBMN việc phát triển đội quân đánh thuê thường trực đã dẫn đến sự ra đời của hệ thống kho hậu cần tập trung, thay cho chế độ trưng thu, trưng dụng và các thuế đảm phụ.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 11:59:23 am

        CHIẾN TRANH BANCĂNG (1912-13), hai cuộc chiến tranh liên tiếp giữa các nước vùng Bancăng trước CTTG-I. Cuộc chiến tranh thứ nhất (9.10.1912-30.5.1913) xảy ra giữa Liên minh Bancăng (gồm các nước Bungari, Xecbi, Hi Lạp và Secnôgôri) với Thổ Nhĩ Kì nhằm giải phóng Bancăng khỏi ách thống trị của Thổ Nhĩ Kì. Liên minh huy động 603.000 quân (có tư liệu - 725.000) đánh bại quân Thổ Nhĩ Kì 412.000 người (có tư liệu - 300.000), buộc Thổ Nhĩ Kì phải kí hòa ước Luân Đôn (1913), cắt toàn bộ vùng đất châu Âu đã chiếm trước đây cho bốn nước liên minh, chỉ được giữ lại vùng đất Ixtambun và khu vực phụ cận (một phần vùng Phraki). Cuộc chiến tranh thứ hai (29.6-10.8.1913) xảy ra giữa các nước trong liên minh, chủ yếu do sự tranh giành lãnh thổ của nhau sau chiến thăng. Các nước Xecbi, Hi Lạp, Secnôgôri liên hiệp với nhau, được Rumani và Thổ Nhĩ Kì phối hợp đánh bại Bungari. Theo hòa ước Bucaret (1913), Bungari bị mất hầu hết vùng đất đã chiếm được trước đây. CTB đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các nước liên minh trong vùng.

        CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC, chiến tranh do các quốc gia có chủ quyền tiến hành nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, chống lại sự xâm lược của nước ngoài. CTBVTQ mang tính chất chính nghĩa, tự vệ và tiến bộ. Trong thời kì ĐQCN, giai cấp tư sản lũng đoạn nhà nước đã lợi dụng khẩu hiệu “bảo vệ tổ quốc” để lôi kéo nhân dân lao động vào cuộc chiến tranh đế quốc nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Cg chiến tranh giữ nước.

        CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, chiến tranh bảo vệ tổ quốc do nhà nước XHCN tiến hành chống lại sự xâm lược của nước ngoài nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và thành quả của CM XHCN. CTBVTQXHCN mang tính chất chính nghĩa, CM, toàn dân và quốc tế. Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô (1941-45) chống xâm lược của phát xít Đức trong CTTG-II là CTBVTQXHCN. Cuộc chiến tranh giành thắng lợi đã bảo vệ được nhà nước XHCN đầu tiên, dẫn tới sự ra đời của hệ thống XHCN thế giới trong tk 20 và cứu loài người khỏi họa phát xít.

        CHIẾN TRANH BẢY NĂM (1756-63), chiến tranh giữa hai liên minh Pháp, Áo, Nga, Thụy Điển, Tây Ban Nha, xứ Xacxon với Anh, Phổ, Bồ Đào Nha, xứ Hanôvơ nhằm tranh giành lãnh thổ và ngôi bá chủ ở châu Âu, phân chia lại thuộc địa ở Bắc Mĩ và Ấn Độ. Với mục tiêu giành lại vùng Xilèdi (tây nam Ba Lan) mất vào tay Phổ từ 1741, Áo vận động Pháp, Nga lập liên minh chống Phổ (3-5.1741); đối phó lại, Phổ kí hiệp ước liên minh với Anh. 29.8.1756 chiến tranh bắt đầu bằng cuộc tiến công của 70.000 quân Phổ chiếm Xacxon, đánh bại quân Pháp ở Lôbôsit (1.10), tiến vào Bôhêmia, bao vây Praha (5.1757). Sau khi củng cố, tăng cường lực lượng, liên minh chống Phổ phản công, đánh bại quân Phổ tại Côlin (18.6), uy hiếp Beclin, tiến vào Hanôvơ, giành thắng lợi ở Haxtenbec (26.7). Cuộc chiến diễn ra giằng co: Phổ đánh thắng ở đông Bon (5.11), Lơthen (5.12) chiếm lại Xilêdi, nhưng lại lâm vào thế cùng quẫn sau thất bại ở Curôxtôp (12.8.1959), mất Beclin (1760) và phần lớn Xilêdi, bị đánh bật khỏi Ba Lan (1761). Cuối cùng nhờ kí được hòa ước với Nga (5.1762), Phổ giành lại thế chủ động, tiến công chiếm lại Xilèdi. Ở Bắc Mĩ, lúc đầu Pháp thu dược một số thắng lợi ở Minoocca, Luybua (1756) nhưng từ cuối 1758, hải quân Anh làm chủ trên biển, đánh bại hải quân Pháp ở Raguxơ, vịnh Kêbêch, đoạt của Pháp các thuộc địa ở Kêbêch, Luysanna, Ontario, Môngrêan, Canada. Tại Ấn Độ, ảnh hưởng QS của Pháp chấm dứt sau khi vùng Pôngđisêri mất vào tay Anh (1761). CTBN kết thúc bằng các hòa ước kí giữa Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Tây Ban Nha ở Pari; giữa Phổ, Áo, Xacxon ở Hubecxbuôc (2.1763) với kết quả Phổ trở thành một cường quốc ở châu Âu, Anh chiếm thêm nhiều thuộc địa và giành bá quyền về thương mại quốc tế.

        CHIẾN TRANH BẮC PHẠT (1926-27), chiến tranh CM nhằm lật đổ sự thống trị của các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương ở phía bắc TQ do quân CM thuộc chính phủ Quốc dân đảng tiến hành với sự hợp tác của ĐCS TQ. Lực lượng tham gia Bắc phạt gồm 10 vạn quân, biên chế thành 8 quân đoàn (sau phát triển thành hơn 40 quân đoàn), có 1 trung đoàn độc lập của những người cộng sản; do Tưởng Giới Thạch làm tổng tư lệnh, có cố vấn LX giúp đỡ. 9.7.1926 quân CM mở đầu Bắc phạt, đến 3.1927 đã tiêu diệt 20 vạn quân của Ngô Bội Phu, đánh thiệt hại nặng đạo quân của Tồn Truyền Phương (20 vạn), đánh bại quân tiếp viện của Trương Tác Lâm, giải phóng các tỉnh Hổ Nam, Hồ Bắc, một phần Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tây, An Huy, các thành phố quan trọng Vũ Xương, Hấn Khẩu, Hàng Châu, Tô Châu. Thượng Hải, Nam Kinh. Chiến tranh đang phát triển, 12.4.1927 Tưởng Giới Thạch làm chính biến ở Thượng Hải, lập chính phủ dân quốc ở Nam Kinh, phá bỏ hợp tác Quốc -  Cộng, đưa TQ vào giai đoạn đấu tranh vũ trang giữa Hồng quân công nông với lực lượng quân phiệt mới. CTBP thất bại nhưng đã thức tỉnh mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đối với nhân dân TQ.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:00:19 pm

        CHIẾN TRANH BẰNG CÁC BINH ĐOÀN CHÚ LỰC, hình thức phát triển cao của chiến tranh chính quy; một phương thức tiến hành chiến tranh của chiến tranh nhân dân VN trong KCCP, KCCM và chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Bao gồm các hoạt động tác chiến chiến lược và chiến dịch dưới hình thức hiệp đồng quân chủng, binh chủng của các binh đoàn chủ lực cơ động (trực thuộc BQP và các quân khu, quân chủng) để tiến hành các đòn chiến lược trên các chiến trường hay hướng chiến lược nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến dịch, chiến lược quan trọng, tiêu diệt lớn lực lượng chủ lực của địch, tạo bước ngoặt hoặc cục diện mới trên từng chiến trường, từng giai đoạn chiến tranh hay cả quá trình chiến tranh. CTBCBĐCL giữ vai trò quyết định đánh bại lực lượng QS của địch, giành thắng lợi trên chiến trường. CTBCBĐCL phải kết hợp chặt chẽ với chiến tranh nhân dân địa phương, chi viện và thúc đấy chiến tranh nhân dân địa phương phát triển và tạo điều kiện cho các binh đoàn chủ lực cơ động tiến công tiêu diệt lớn quân địch.

        CHIÊN TRANH BIDĂNGTIN - BA TƯ(tk 6-7), các cuộc chiến tranh xảy ra vào các năm 502-06, 527-32, 572-91,602- 29 giữa đế quốc Bidăngtin và đế quốc Ba Tư nhằm giành quyền thống trị vùng Tây Á. Diễn ra ở các vùng nam Capca, Tiểu Á và Đông Băc Phi. chủ yếu dưới các triều đại Giutxtiniêng I, Giutxtiniêng H, Hêracliuyt 1 (Bidăngtin) và các triều đại Khôtxrô I và Khôtxrô II (Ba Tư); thắng bại khi bên này, khi bên kia. Dưới các triều đại tiếp theo, Bidăngtin bị suy yếu dần trước các cuộc xâm lăng của người Arập.

        CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI, chiến tranh diễn ra ở khu vực biên giới giữa các nước có chung biên giới quốc gia, nhằm những mục tiêu nhất định. Nguyên nhân CTBG thường do chính sách bành trướng mà một hoặc một số nước theo đuổi và thường được phát triển từ các cuộc xung đột biên giới quy mô lớn, kéo dài. CTBG có thể chuyển thành chiến tranh quy mô lớn nếu các bên tham chiến không tự kiềm chế và giải quyết bằng thương lượng. Sau chiến tranh lạnh, CTBG có xu hướng tăng, được CNĐQ và các thế lực phản động lợi dụng nhằm gây mất ổn định giữa các nước và khu vực hoặc tạo nguyên cớ chiến tranh.

        CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAM- PUCHIA (30.4.1977-7.1.1979), chiến tranh báo vệ tổ quốc của nhân dân VN ở biên giới Tây Nam chống Khơme Đỏ xâm lược. Trong khi nhân dân Campuchia chống Mĩ, tập đoàn lãnh đạo Khơme Đỏ (Pôn Pốt - Iêng Xari) đã thực hiện chính sách hai mặt: một mặt. tranh thủ và lợi dụng sự giúp đỡ của VN; mặt khác, ngấm ngầm chống VN. Sau khi cuộc kháng chiến chóng Mĩ của Campuchia (1970-75) thắng lợi, với tham vọng đất đai và mưu đồ làm cho VN mất ổn định, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari đòi hoạch định lại biên giới VN -  Campuchia, kích động hận thù dân tộc chống VN, đồng thời thanh trừng nội bộ và thi hành chính sách diệt chủng tàn bạo ở Campuchia (x. chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari). Đối với VN, lực lượng Khơme Đỏ thường xuyên tiến hành các hoạt động xâm nhập, pháo kích, lấn chiếm biên giới; từ 30.4.1977 phát động chiến tranh xâm lược. Trước tình hình đó, những người CM chân chính trong hàng ngũ Khơme Đỏ đã li khai, kêu gọi nhân dân Campuchia đứng lên chống lại tập đoàn cầm quyền Pôn Pốt - Iêng Xari. khởi đầu là cuộc nổi dậy ở Quân khu Đông (5-9.1978) đã gây tác động mạnh trong hàng ngũ Khơme Đỏ và nhân dân, dẫn đến việc thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (2.12.1978). Mùa khô 1978, tập đoàn cầm quyền Khơme Đỏ huy động 19 trong tổng số 20 sư đoàn bộ binh tiến công vào lãnh thổ VN, tàn sát nhiều người dân vô tội (x. vạ thảm sát Bảy Núi, 22.4.1978). Mặc dù hết sức kiềm chế, nhưng sau nhiều cố gắng ngoại giao không đạt kết quả, phía VN thực hiện quyền tự vệ chính đáng đã kiên quyết đánh trả, đẩy quân Khơme Đỏ ra khỏi biên giới; đồng thời theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc  cứu nước Campuchia, quân tình nguyện VN đã cùng LLVT của Mặt trận tiến hành phản công và tiến công (bắt đầu từ 23.12.1978), giải phóng thủ đô Phnôm Pênh (7.1.1979) và toàn bộ đất nước Campuchia (17.1.1979), giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chúng, xây dựng lại đất nước, trên cơ sở đó củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:01:15 pm

        CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG (17.2- 16.3.1979), chiến tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân VN ở biên giới phía bắc chống cuộc tiến công của 60 vạn quân TQ. Xảy ra trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai và Yên Bái) và Lai Châu, trùng hợp với thời gian quân tình nguyện VN cùng LLVT của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đang truy quét tàn quân Khơme Đỏ sau khi giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng (x. chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia, 30.4.1977-7.1.1979). Phía TQ trong ngày đầu sử dụng lực lượng 5 quân đoàn và nhiều sư đoàn bộ binh độc lập, vài ngày sau lén đến 7 quân đoàn (tính cả lực lượng dự bị tới 11 quân đoàn); tập trung tiến công chủ yếu trên ba hướng chính: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, mỗi nơi 2 quân đoàn và nhiều sư đoàn. Theo kế hoạch, trong vòng 4-7 ngày, quân TQ dự định sẽ chiếm xong Lạng Sơn. Cao Bằng và Cam Đường (Lào Cai), nhưng bị các LLVT và nhân dân VN kiên quyết đánh trả, đến 5.3 mới tiến được tới Cam Đường, thị xã Lạng Sơn... Trên các hướng, VN sử dụng LLVT địa phương, dân quân tự vệ và một bộ phận bộ đội chủ lực để đánh trả; cả hai bên đều chưa sử dụng không quân. Từ 6.3 quân TQ vừa đánh vừa rút, đến 16.3 kết thúc rút quân. Trong CTBGV-T, TQ đã gây cho nhân dân VN nhiều tổn thất về sinh mạng, tài sản và làm tổn thương nghiêm trọng tình hữu nghị Việt - Trung.

        CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG, chiến tranh do các giai cấp, lực lượng chính trị CM, tiến bộ lãnh đạo được đông đảo quần chúng bị áp bức, bóc lột tiến hành nhằm xóa bò hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời, thiết lập hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ. Các cuộc chiến tranh của giai cấp tư sản liên minh với giai cấp nông dân chống phong kiến, của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sàn... là CTCM. CTCM mang tính chất chính nghĩa, tiến bộ.

        CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG CUBA (1953-59), chiến tranh CM đánh đổ chế độ độc tài Batixta, do nhân dân Cuba tiến hành dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Phong trào 26.7”, có sự phối hợp của phong trào công nhân, sinh viên do ĐXH nhân dân Cuba và Ban chỉ đạo CM 13.3 khởi xướng. Bắt đầu bằng cuộc khởi nghĩa Môncađa (26.7.1953), tuy không thành công nhưng đã dấy lên phong trào đấu tranh vũ hang của những người Cuba yêu nước, dẫn đến sự ra đời của “Phong trào 26.7”. Cuộc đổ bộ bằng tàu Granma của 82 chiến sĩ do Phiđen Caxtrô chỉ huy lên Lat Côlôrađat và việc thành lập chiến khu Xiêra Maextra đánh dấu bước ngoặt của CTCMC. Sau những thắng lợi đầu tiên (diệt đồn La Plate, 1.1957; đồn En Ubèrô, 5.1957...) căn cứ được củng cố và mở rộng, LLVT CM phát triển nhanh, đã đánh bại cuộc hành quân quy mô lớn của QĐ Batixta vào chiến khu Xiéra Maextra (5-8.1958). Sau khi hợp nhất phong trào 26.7 với Ban chỉ đạo CM 13.3 và các đơn vị du kích của ĐXH nhân dân Cuba dưới quyền chỉ huy tối cao của Phiđen, LLVT CM tiến công giải phóng nhiều vùng thuộc các tỉnh Orientê, Câmguây, Lat Vigia, Pina Đen Riô...; chiến tranh du kích phát triển rộng trong cả nước; tổng bãi công nổ ra ở thủ đô La Habana và các thành phố lớn. Batixta chạy trốn; LLVT CM tiến vào giải phóng thủ đô La Habana (1.1.1959), chấp nhận sự đầu hàng của QĐ Batixta tại trại Môncađa (2.2.1959). CTCMC thắng lợi cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân các nước châu Mĩ Latinh (xt Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba).

        “CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1945-1975, THẮNG LỢI VÀ BÀI HOC”, tác phẩm lí luận chính trị - QS, tổng kết sự lãnh đạo của ĐCS VN đối với cuộc chiến tranh CM của nhân dân VN trong 30 năm (1945-75) tiến hành KCCP và KCCM; do Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc BCT BCHTƯ ĐCS VN biên soạn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản năm 2000. Gồm 3 phần lớn (ngoài phận mở đầu và phần phụ lục), nội dung trình bày khái quát tiến trình và những sự kiện lịch sử chủ yếu, ý nghĩa và tầm vóc cuộc chiến trạnh CM 1945-75 của nhân dân VN, đánh giá vai trò và đúc kết bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của ĐCS VN, từ đó luận giải mối quan hệ biện chứng giữa CM với chiến tranh được thể hiện trong chiến tranh nhân dân VN, đó là sự thống nhất giữa mục tiêu CM với mục đích chính trị của chiến tranh, giữa lực lượng CM với lực lượng tiến hành chiến tranh, giữa phương pháp CM với phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật QS toàn dân đánh giặc... Một trong những công trình tổng kết cơ bản, toàn diện về chiến tranh CM VN, có giá trị lớn từ tổng kết thực tiễn đến nghiên cứu và phát triển lí luận đấu tranh CM, đóng góp thiết thực vào kế sách dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc VN cũng như phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:02:40 pm

        CHIẾN TRANH CÀI RĂNG LƯỢC, chiến tranh trong đó lực lượng của các bên tham chiến bố trí đan cài xen kẽ trên từng chiến trường, từng khu vực hình thành các vùng da báo, một hình thái của chiến tranh nhân dân (thường là chiến tranh giải phóng dân tộc). Ở VN trong KCCP và KCCM (ở miền Nam), CTCRL phản ánh nét độc đáo của chiến tranh nhân dân VN, nhằm phát huy triệt để sức mạnh toàn dân tộc, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược, bằng ba mũi giáp công, làm cho địch phải bị động đối phó, lực lượng bị phân tán, không phát huy được ưu thế về vũ khí và phương tiện KTQS

        CHIẾN TRANH CÂN NÃO, tổng thể các hoạt động của một bên tham chiến nhằm tạo ra sự căng thẳng cao độ về tinh thần cho đối phương.

        CHIẾN TRANH CHÍNH NGHĨA, chiến tranh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của giai cấp, dân tộc vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội; thường do các giai cấp và lực lượng tiến bộ, CM tiến hành. Chiến tranh chống xâm lược, .chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh cách mạng... là CTCN. Nhân dân VN đã từng tiến hành nhiều cuộc CTCN chống sự xâm lược của các tập đoàn phong kiến nước ngoài ở các thế kỉ trước và của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ trong tk 20.

        CHIẾN TRANH CHÍNH QUY, 1) chiến tranh do QĐ chính quy tiến hành (gọi là chiến tranh quy ước, cổ điển); 2) phương thức tiến hành chiến tranh của nhân dân VN trong KCCP và KCCM do bộ đội chủ lực tiến hành bằng tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, với quy mô và trinh độ khác nhau qua các giai đoạn chiến tranh, kết hợp chặt chẽ với chiến tranh du kích, thực hiện những trận đánh, những chiến dịch nhằm tiêu diệt địch, mở rộng vùng giải phóng và hậu phương làm thay đổi so sánh lực lượng giữa địch và ta, tạo những bước chuyển biến nhảy vọt trong cục diện chiến tranh, tiến tới đánh bại ý chí xâm lược của địch, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh (xt chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực).

        CHIẾN TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC, chiến tranh chính nghĩa do các nước, các dân tộc tiến hành chống lại sự thống trị, thôn tính của nước ngoài nhằm giành lại hoặc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ tổ quốc; gồm chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh báo vệ tổ quốc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân VN đã tiến hành thắng lợi nhiều cuộc CTCXL để giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc như: cuộc kháng chiến chống Nam Hán, kháng chiến chống Tống, kháng chiến chống Nguyên - Mông, kháng chiến chống Minh, kháng chiến chống Thanh, KCCP, KCCM...

        CHIẾN TRANH CHỚP NHOÁNG, chiến tranh dựa trên ưu thế QS áp đảo và yếu tố bất ngờ để giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất. Do nhà tư tưởng của chủ nghĩa quân phiệt Đức, thống chế Sliphén đưa ra đầu tk 20; cơ sở lí luận của chiến lược QS Đức trong CTTG-I và CTTG-II.

        CHIẾN TRANH CRƯM (1853-56), chiến tranh giữa Nga với Thổ Nhĩ Kì (từ 2.1854 được sự liên minh của Anh, Pháp và Xacđên) để giành quyền bá chủ ở Cận Đông. Lực lượng hai bên: Nga 700.000 quân (chất lượng trang bị kém đối phương: súng nòng trơn, tàu buồm gỗ, cũ...); Thổ Nhĩ Kì và liên minh 1.000.000 quân. Trong năm đầu chiến tranh, Nga đánh chiếm được một số vùng. 9.1854 quân Thổ Nhĩ Kì và liên minh đổ bộ vào Crưm, bao vây Xêvaxtôpôn (gần 1 năm), phong tỏa biển Bantich. 1855 Nga bị cô lập về ngoại giao, thất thủ Xêvaxtôpôn. CTC kết thúc bằng hòa ước Pari 1856, theo đó Nga phải trả cho Thổ Nhĩ Kì một số đất để đổi lấy Xêvaxtôpôn và các vùng khác ở Crưm; Biển Đen trở thành trung lập. Thương vong của các bên: Nga 500.000 quân (100.000 chết), Thổ Nhĩ Kì 230.000 (35.000 chết). Pháp 310.000   (93.000 chết), Anh 98.000 (22.000 chết), Xacđen 21.000 (2.200 chết), CTC đã thúc đẩy cải cách QS ở Nga và các nước châu Âu, đẩy mạnh việc sử dụng súng có rãnh xoắn và tàu vỏ thép chạy bằng hơi nước.

        CHIẾN TRANH CỤC BỘ, chiến tranh diễn ra trên một khu vực nhất định. Thuật ngữ CTCB dùng để phân biệt với chiến tranh thế giới. CTCB xảy ra từ sau CTTG-II, phần lớn do các nước đế quốc tiến hành nhằm khuất phục, thôn tính các nước đã giành được độc lập, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc hoặc ngăn chặn ảnh hưởng của XHCN... Trong CTCB, CNĐQ thường đem thử nghiệm các loại vũ khí, phương tiện KTQS và phương pháp tác chiến mới. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN (1954-75), chiến tranh Vùng Vịnh (1990 91)... là CTCB.

        CHIẾN TRANH DU KÍCH, chiến tranh được tiến hành theo phương thức đánh du kích với lực lượng nhỏ, lẻ, nòng cốt là LLVT địa phương nhằm chống lại đối phương có ưu thế hơn về sức mạnh QS. Thường được sử dụng ở các nước thuộc địa hoặc bị xâm lược khi so sánh lực lượng ở những nước đó chưa cho phép tiến hành chiến tranh chính quy. CTDK rất phong phú và đa dạng về hình thức tiến hành và luôn phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy. Ở VN, CTDK trở thành một trong những phương thức tiến hành chiến tranh trong KCCP và KCCM, trong đó tư tưởng không ngừng tiến công địch và kiên trì trụ bám, làm chủ làng (bản) xã, phố phường, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp tiến công QS với nổi dậy của quần chúng giành và giữ quyền làm chủ ở cơ sở là đặc trưng tiêu biểu của CTDK ở VN.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:04:00 pm

        CHIẾN TRANH ĐẾ QUỐC, chiến tranh giữa các nước ĐQCN nhằm chia lại thị trường thế giới, tranh giành nguồn nguyên liệu và thuộc địa... CTĐQ mang tính chất phi nghĩa, phản động. Chiến tranh Nga - Nhật (1904), CTTG-I và CTTG-II lúc đầu là CTĐQ.

        CHIẾN TRANH ĐIỆN TỬ nh TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ

        CHIẾN TRANH ĐỨC - BA LAN (1939), chiến tranh do phát xít Đức phát động nhằm xâm lược Ba Lan theo kế hoạch “Vaixơ", mở đầu CTTG-II. 1.9.1939 Đức tập trung lực lượng lớn trên hướng chủ yếu (62 sư đoàn, gồm 1,6 triệu quân, 2.800 xe tăng, 6.000 pháo và súng cối, gần 2.000 máy bay), tiến công Ba Lan. QĐ Ba Lan với 39 sư đoàn, 16 lữ đoàn và khoảng 80 tiểu đoàn dân phòng (gần 1 triệu người, 870 xe tăng và xe bọc thép, 4.300 pháo và súng cối, 407 máy bay chiến đấu) đánh trả quyết liệt. Cuộc chiến đấu phòng thủ Vacsava diễn ra 20 ngày đêm (8-28.9). Anh và Pháp là đồng minh của Ba Lan, tuy đã tuyên chiến với Đức (3.9) nhưng không động quân và không có hành động QS cụ thể giúp Ba Lan (những hành động QS thời kì này của Anh và Pháp được gọi là cuộc “chiến tranh kì lạ”). 6.9 chính phủ Ba Lan bí mật chạy khỏi Vacsava tới Lublin, 16.9 sang Rumani. 5.10 Đức hoàn toàn chiếm đóng Ba Lan. Trong CTĐ-BL xe tăng và không quân Đức giữ vai trò lớn trong đột phá phòng ngự và phát triển thắng lợi.

        CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG, chiến tranh chính nghĩa do các giai cấp, các dân tộc bị áp bức và bị bóc lột tiến hành nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. CTGP có: nội chiến CM (lật đổ ách thống trị của giai cấp bóc lột trong nước) và chiến tranh giải phóng dân tộc (lật đổ ách đô hộ của nước ngoài). Cuộc nội chiến cách mạng Trung Quốc lần III Ị1946-49) do ĐCSTQ lãnh đạo. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam (1945-54) và cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam (1954-75) do ĐCS VN lãnh đạo; chiến tranh giải phóng dân tộc Angiêri (1954-62), chiến tranh giải phóng dân tộc Inđônêxia (1945-49)... là những điển hình của CTGP trong tk 20.

        CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, chiến tranh do các dân tộc bị nước ngoài xâm lược, đô hộ tiến hành nhằm lật đổ ách thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc. Trong thời đại ĐQCN. CTGPDT do các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Các cuộc chiến tranh của nhân dân VN chống ách đô hộ của các triều đại phong kiến nước ngoài trước đây. KCCP, KCCM là CTGPDT.

        CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ANGIÊRI (1954-62), chiến tranh CM do nhân dân Angiêri tiến hành dưới sự lãnh đạo của Mặt trận giải phóng dân tộc chống ách thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Bắt đầu 11.1954 bằng cuộc nổi dậy của các nhóm khởi nghĩa vũ trang ở tỉnh Orăng, phong trào nổi dậy nhanh chóng lan ra các thành phố lớn như Angiê, Côngxtantin... và nhiều vùng nông thôn. 8.1956 đại hội Mặt trận giải phóng dân tộc họp bầu hội đồng CM tối cao, thông qua cương lĩnh CM DTDC và thành lập QĐ giải phóng dân tộc (1958 có gần 60.000 quân chính quy, 70.000 du kích). Xuân 1958 lực lượng viễn chinh Pháp với hàng chục vạn quân tiến hành các cuộc hành quân gây thiệt hại đáng kể cho QĐ giải phóng dân tộc. Kháng chiến trong nước gặp khó khăn. 9.1958 chính phủ lâm thời Cộng hòa Angiêri thành lập, được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân đã có những hoạt động tích cực đối với quá trình CM. trên cơ sở đó QĐ giải phóng dân tộc tiếp tục hoạt động ở nhiều vùng, tiến hành các cuộc phục kích, tập kích vào những mục tiêu lẻ, phá hoại các tuyến đường xe lửa, ống dẫn dầu... gây tình trạng căng thẳng cho binh lính Pháp. Trước những thất bại về QS và phải chi tiêu quá tốn kém cho đội quân xâm lược cùng với sự phản đối của dư luận tiến bộ trên thế giới, chính phủ Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh, kí hiệp định Eviăng (18.3.1962) trao quyền tự quyết cho nhân dân Angiêri.

        CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC INĐÔNÊXIA (1945-49), chiến tranh do nhân dân Inđônêxia tiến hành chống hành động chia cắt, xâm lược trở lại của đế quốc Hà Lan được Anh - Mĩ giúp sức sau khi thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia (8.1945). Thời kì đầu, chính phủ Cộng hòa Inđônêxia tổ chức QĐ an ninh nhân dân và sau đó là QĐ dân tộc làm nòng cốt cho phong trào nhân dân kháng chiến, bảo vệ chính quyền non trẻ. 1945-46 các trận chiến đấu giữa QĐ dân tộc với QĐ xâm lược Anh - Hà Lan đã diễn ra tại Xurabaya, Xêmarang, Ambara, Giacacta, Băngđung và nhiều vùng khác, làm cho QĐ thực dân không thực hiện được việc chiếm đóng các đảo, thiết lập các quốc gia độc lập tách khỏi Cộng hòa Inđônêxia. 25.3.1947 hiệp định Lingagiati được kí kết với những điều khoản thỏa hiệp của chính phủ Inđônêxia nhưng thực dân Hà Lan vẫn công khai xâm lược, tiến hành chia cắt lãnh thổ Inđônêxia. Tinh trạng chiến tranh ngày càng căng thẳng và vấn đề Inđônêxia được đưa ra Hội đồng bảo an LHQ. 17.1.1948 hiệp định Renvin được kí kết, trong đó một số điều khoản không đáp ứng yêu cầu của Hà Lan. QĐ Hà Lan được Mĩ giúp vũ khí với lực lượng 120.000 quân tiếp tục mở các cuộc tiến công quy mô lớn, chiếm các đô thị quan trọng. Phong trào kháng chiến Inđônêxia gặp nhiều khó khăn, nhưng từ 1948-49, chiến tranh du kích phát triển mạnh, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, tạo điều kiện cho QĐ dân tộc chuyển sang tiến công giải phóng nhiều vùng đất đai ở Giava, Xumatra. Calimantan... Trước thất bại không thể tránh khỏi và dư luận quốc tế phản đối, Hà Lan buộc phải kí hiệp định La Hay (2.11.1949), công nhận Inđônêxia là một quốc gia độc lập, QĐ Hà Lan rút hoàn toàn khỏi Inđônêxia.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:05:49 pm

        “CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG VÀ CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC”, tác phẩm tập hợp số lượng lớn những bài viết và nói quan trọng từ 1958-74 của đại tướng Võ Nguyên Giáp, xuất bản 1975, gồm 2 tập. Tác phẩm đề cập nhiều vấn đề quốc phòng, QS, nhưng chủ yếu tập trung làm sáng tỏ những kinh nghiệm về khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng LLVTND, củng cố nền quốc phòng toàn dân qua từng giai đoạn CM ở VN. “CTGPVCTGN” góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác -  Lênin về chiến tranh và QĐ mà ĐLĐ (ĐCS) VN và chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh VN.

        CHIẾN TRANH GIÁN ĐIỆP, gọi chung các hoạt động tình báo và phản gián giữa các quốc gia nhằm mục đích chính trị. kinh tế, QS... Ngày nay CTGĐ được tiến hành có tổ chức. có hệ thống, bằng những lực lượng đặc biệt chuyên trách với phương tiện và kĩ thuật rất tinh vi, hiện đại.

        CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Ở BẮC MĨ (1775- 83), chiến tranh giải phóng mang tính chất CM tư sản của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ chống ách thống trị của thực dân Anh. Chiến sự nổ ra 4.1775, hai tháng sau, các thuộc địa tổ chức QĐ chính quy do G. Oasinhtơn làm tổng tư lệnh và 4.7.1776 thông qua tuyên ngôn độc lập, tách khỏi chính quốc Anh, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ. QĐ Mĩ được sự phối hợp của các đội quân tình nguyện, với sự chi viện và hỗ trợ về QS và tài chính của một số nước châu Âu thù địch với Anh (Pháp, Tây Ban Nha, Nga...), đã giành được nhiều thắng lợi quyết định. Sau khi quân Anh đầu hàng ở Iooctao (10.1781), chiến sự chấm dứt. Theo hòa ước Vecxây (9.1783), Anh thừa nhận nền độc lập và chủ quyền của Mĩ; các đồng minh của Mĩ cũng thu hồi được một số đất đai và quyền lợi. Cuộc chiến tranh đã tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển CNTB ở Bắc Mĩ, có ảnh hưởng lớn đến cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản châu Âu và sự phát triển phong trào giải phóng dân tộc ở châu Mĩ Latinh. Chiến tranh đã chứng tỏ ưu thế của nghệ thuật QS Mĩ (dùng đội hình tản khai, hỏa lực chính xác của từng tay súng và cơ động bộ đội) so với Anh (đội hình hàng ngang bắn đồng loạt, di chuyển khó khăn chậm chạp).

        CHIẾN TRANH GIÁP NGỌ nh CHIẾN TRANH TRUNG -NHẬT (1894-95)

        CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC nh CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC

        CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC NGA nh CHIẾN TRANH PHÁP - NGA (1812)

        CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC VĨ ĐẠI CỦA LIÊN XÔ nh CHIẾN TRANH XÔ - ĐỨC (1941-45)

        CHIÊN TRANH GIỮA CÁC VÌ SAO X. SDI

        CHIẾN TRANH GÔLƠ (58-50tcn), chiến tranh do La Mã tiến hành nhằm chinh phục xứ Gôlơ (gồm lãnh thổ Pháp, Luyxembua, Bỉ, Tây Đức, một phần Hà Lan và Thụy Sĩ ngày nay) và Xứ Britan (gồm Anh, Xcôtlen và Uên ngày nay). Quân La Mã do Xêda chỉ huy, mở tám cuộc hành binh. Lực lượng lúc dầu có 6 lêgiông (36.000 quân) và 4.000 kị binh, đến cuối chiến tranh tăng lên 10 lêgiông (60.000 quân), tiến hành trinh sát kĩ lưỡng, sử dụng cách đánh đa dạng, tổ chức chiến đấu nhanh chóng và chủ động, đã đánh bại lực lượng kháng chiến cùng lối đánh du kích của người Gôlơ. Trong CTG năm 55-54tcn, quân La Mã hai lần dột nhập vào đất Anh nhưng đều không thành công, trong đó lần thứ nhất bị bão, lần thứ hai chiếm được thung lũng Sông Thêm nhưng không giữ được, phải rút quân.

        CHIẾN TRANH HÁN - HUNG NÔ. chiến tranh nhằm tranh đoạt của cải, đất đai, kéo dài nhiều thế kỉ giữa tộc Hán với Hung Nô (tộc người sống ở thảo nguyên bắc TQ được sử sách TQ gọi bằng nhiều tên: Quỷ Phương, Nghiêm Doãn, Nhung, Địch, Di và Hung Nô). Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Hung Nô vẫn tranh đoạt đất đai với các nước Tể, Tần, Triệu. Để chống lại Hung Nô, các nước bắt đầu xây dựng Trường Thành và sau triều Tần nối lại thành Vạn lí trường thành. Đầu nhà Hán, Hung Nô tiến lên chế độ nô lệ, phát triển thể lực từ đông Tân Cương đến biên giới Triều Tiên. Sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang bị Hung Nô vây khốn 7 ngày đêm ở thành Bạch Đăng, triều Hán áp dụng chính sách “hòa thân”, gả công chúa cho vua Hung Nô. Trong khoảng 60 năm “hòa thân”, nhà Hán ra sức tích lũy lực lượng, mở các trại nuôi ngựa, phát triển kị binh, cử sứ thần sang lôi kéo các nước Tây Vực, cô lập Hung Nô. Đến đời Hán Vũ Đế (140-86tcn) lực lượng đã mạnh, triều Hán từ bỏ chính sách ‘‘hòa thân”, bắt đầu tiến công Hung Nô. Chiến tranh ác liệt diễn ra qua các trận Hà Nam - Mạc Nam (127-123tcn), Hà Tây (121tcn), Mạc Bắc (119tcn). Hung Nô bị thiệt hại nặng, một bộ phận đầu hàng, một bộ phận chạy sang Trung Á và châu Âu. Biên giới nhà Hán được mở rộng lên phía bắc và Hung Nô dần dần bị Hán hóa.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:06:47 pm

        CHIẾN TRANH HẠN CHẾ, chiến tranh được giới hạn về mục đích chính trị, không gian, thời gian, lực lượng và phương tiện sử dụng; loại hình chiến tranh xám lược trong chiến lược phản ứng linh hoạt của đế quốc Mĩ. Tiến hành CTHC thường có sự phối hợp giữa hoạt động QS với các hoạt động chính trị, tâm lí và kinh tế nhằm thực hiện sự thống trị và nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới đối với các nước chậm phát triển. Xuất hiện sau CTTG-II, lần đầu tiên được thử nghiệm ở VN bằng chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ.

        CHIẾN TRANH HẠT NHÂN, chiến tranh sử dụng vũ khí hạt nhân làm phương tiện hủy diệt chủ yếu. Do Mĩ đề xướng sau CTTG-II. được sử dụng làm phương tiện ngăn đe trong chiến lược trả đũa ồ ạt khi Mĩ giữ ưu thế về vũ khí hạt nhân. Khi LX có vũ khí hạt nhân và do sức mạnh ngày càng tăng của phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, đã xuất hiện khả năng đẩy lùi nguy cơ CTHN.

        CHIẾN TRANH HẬU KIM - MINH (1618-44), chiến tranh do Hậu Kim (Mãn Thanh) phát động nhằm diệt triều Minh, lập triều Thanh trên toàn TQ. 1618 Nồ Nhĩ Cáp Xích (Nuôc Ha Xi) - vua Hậu Kim đem quân chiếm Phủ Thuận, Thanh Hà (nay thuộc Liêu Ninh, TQ), 1619 phản kích lại cuộc tiến công của 110.000 quân Minh ở núi Sác Hu (nay ở tày Phủ Thuận, Liêu Ninh), diệt 60.000 quân Minh trong 6 ngày; 1621 chiếm Thẩm Dương, Liêu Dương; 1622 đánh chiếm tiếp hơn 40 thành. Triều Minh bất lực, đối phó yếu ớt. 1626-27 quân Kim đánh Ninh Viễn không thắng; 1629 đưa tiếp 100.000 quân chia ba đường, tiến sát Bắc Kinh, diệt 40.000 quân Minh ngoài cửa Vĩnh Định, chiếm giữ các thành Tuần Hóa, Loan Châu, Vĩnh Bình, Thiên An. 1640-42 vây đánh và hạ hai thành Cẩm Châu và Tùng Sơn, cơ bản tiêu diệt hết quân chủ lực Minh ngoài Trường Thành. 1644 quân khởi nghĩa nông dân của Lí Tự Thành chiếm Bắc Kinh, vua Minh tự sát (x. khởi nghĩa Lí Tự Thành - Trương Hiến Trung, 1629- 46). Quân Kim với sự phối hợp của Ngô Tam Quế (hàng tướng Minh) vào Bắc Kinh đàn áp được quân khởi nghĩa, lập nền thống trị của triều Thanh trên toàn lãnh thổ TQ.

        CHIẾN TRANH HI LẠP - BA TƯ (500-449tcn), chiến tranh của các thành bang cổ đại Hi Lạp bảo vệ nền tự chủ, chống quân xâm lược Ba Tư. Thực hiện tham vọng thống trị khu vực Địa Trung Hải, 500tcn vua Ba Tư tiến hành cuộc chinh phục lần 1, bị quân Hi Lạp đánh bại trong trận Maratông (490tcn). Sau mười năm chuẩn bị, 481tcn quân Ba Tư với lực lượng hùng hậu (300.000-400.000 quân, 1.200 thuyền chiến) vượt eo biển Hêletxpông (tên cổ của eo biển Đacđanen) tiến vào đất Hi Lạp lần 2, giành được thắng lợi ở Teơnôpin (480 tcn), nhưng đại bại trong trận Xalamit (9.480tcn) và sau đó liên tiếp bị quân Hi Lạp đánh bại ở Plate và Mican (479tcn), Ơrimêđông (468tcn)... Cuộc chiến kết thúc bằng hòa ước Caliat (449tcn), theo đó Ba Tư phải thừa nhận quyền tự chủ của các thành bang vùng Tiểu Á và quyền bá chủ trên biển của Hi Lạp. Trong CTHL-BT, phía Hi Lạp đã sử dụng tốt các phalăng, dùng thuyền nhẹ và cơ động thực hiện có hiệu quả lối đánh áp mạn và đâm vào thuyền đối phương.

        CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI, chiến tranh được tiến hành bằng phương thức tác chiến, phương pháp chỉ huy và phương tiện kĩ thuật quân sự hiện đại dựa trên sự phát triển của CM khoa học và công nghệ. Thuật ngữ CTHĐ còn để phân biệt các cuộc chiến tranh diễn ra trong thời đại ngày nay với chiến tranh xảy ra thời cổ, trung và cận đại. Chiến tranh tổng lực, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh vũ khí công nghệ cao nếu xảy ra đều là CTHĐ.

        CHIẾN TRANH IXRAEN - AI CẬP (1956), chiến tranh của Ixraen chống Ai Cập, nổ ra do Ai Cập quốc hữu hóa kênh đào Xuyê và kí hiệp ước QS với một số nước Arập. Được sự hậu thuẫn của Anh, Pháp, 29.10 Ixraen huy động hơn 200.000 quân, 650 máy bay cùng lực lượng lớn xe tăng, tàu chiến bất ngờ tiến đánh áp đảo quân Ai Cập (khoảng 90.000 người) trên khắp các mặt trận, sau 5 ngày chiếm gần hết bán đảo Xinai và dải Gada. Lấy cớ bảo vệ quyền lợi của mình ở kênh Xuyê, 31.10 Anh - Pháp cũng vội đưa quân can thiệp, chiếm cảng Xait và 36km kênh Xuyê. Do áp lực dư luận quốc tế, dặc biệt là sức ép ngoại giao của LX và Mĩ buộc Pháp, Anh và Ixraen phải ngừng bắn và rút quân. Đồng thời từ 12.1956 lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ được phái vào đóng giữ nơi quân Anh - Pháp - Ixraen rút. Số người chết trong CTI-AC: Ai Cập 650, Ixraen 232, Anh 22, Pháp 10; bị bắt: Ai Cập 15.000.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:08:27 pm

        CHIẾN TRANH IXRAEN - ARẬP 1948-49, chiến tranh giữa Ixraen và các nước Arập (Ai Cập, Gioocđani, Irắc, Xiri, Libăng. Arập Xêut, Yemen). 29.11.1947 Hội đồng bảo an LHQ ra nghị quyết chia Palextin thành 2 quốc gia: quốc gia của người Arập (Palextin) và quốc gia của người Do Thái (Ixraen); tại hội nghị Cairô (12.1947) các nước Arập đã bác bỏ nghị quyết này. 14.5.1948 Ixraen tuyên bố thành lập quốc gia độc lập. 15.5 CTI-A bùng nổ. Liên quân Arập tiến công vào vùng Galilê, Giêruxalem... Được các thế lực đế quốc viện trợ, lợi dụng 2 đợt ngừng bắn (6.1948 và 10.1948) do LHQ áp đặt, từ 10.1948 Ixraen phản công đẩy lùi liên quân Arập, chiếm 6.700km2 đất dành cho quốc gia Arập Palextin, đuổi 900.000 người Palextin ra khỏi đất nước. CTI-A kết thúc (1949) bằng việc kí hiệp định đình chiến giữa Ixraen và các nước Arập; LHQ ra nghị quyết hồi hương người Palextin nhưng không được Ixraen chấp nhận và thực hiện.

        CHIẾN TRANH IXRAEN - ARẬP 5-10.6.1967, chiến tranh chớp nhoáng của Ixraen xâm lược các nước Arập (Ai Cập, Xiri, Gioocđani). Lấy cớ các nước Arập liên minh chống Ixraen, trực tiếp là việc Ai Cập phong tỏa vịnh Acaba, sáng 5.6 Ixraen huy động gần như toàn bộ lực lượng không quân bất ngờ tập kích phá hủy phần lớn các căn cứ và hệ thống phòng thủ của Ai Cập, sau đó đánh phá sang Xiri, Gioocđani, đồng thời sử dụng bộ binh và xe tăng từ ba hướng đột kích vào bán đảo Xinai. Bằng đòn đánh áp đảo kết hợp với hoạt động nghi binh, tình báo, sau 6 ngày tiến công Ixraen giành thắng lợi chiếm được bán đảo Xinai, dải Gada, cao nguyên Gôlan, đông Giêruxalem và bờ tây sông Gioocđan (68.700km2), buộc các nước Ai Cập, Xiri và Gioocđani phải chấp nhận đình chiến. Tổn thất hai bên: các nước Arập thương vong hơn 26.500 người, mất 400 máy bay, 3 tàu ngầm, 810 xe tăng; Ixraen thương vong gần 900 người, mất 61 xe tăng. Cuộc chiến tranh càng làm sâu sắc thêm mối hằn thù dân tộc ở Trung Đông, bị thế giới lên án mạnh mẽ. Hội đồng bảo an LHQ ra nghị quyết 242 (22.11.1967) yêu cầu Ixraen phải rút quân khỏi vùng đất đã chiếm đóng, lập các khu phi QS, nhưng nghị quyết đó không được phía Ixraen thực hiện.

        CHIẾN TRANH IXRAEN - LIBĂNG (6.6-12.8.1982), chiến tranh của Ixraen được Mĩ ủng hộ xâm lược Libăng nhằm thay đổi chế độ chính trị ở nước này, tiêu diệt các đơn vị vũ trang, cơ quan lãnh đạo của Tổ chức giải phóng Palextin (PLO) và quân Xiri đóng trên lãnh thổ Libăng. Sau các cuộc xung đột (1978-82) giữa du kích Palextin và quân Ixraen, 6.6.1982 Ixraen bắt đầu mở chiến dịch “hòa bình ở Galilê” tiến công vào Libăng: đánh chiếm Tia, Haxbaida, Nabatidê thuộc Nam Libăng; tiến hành ném bom và bao vây khu vực phía tây Bâyrut, chiếm sân bay, gây thiệt hại nặng cho các đơn vị tăng thiết giáp và không quân Xiri. 12.8.1982 hai bên ngừng bắn. Chính phủ Libăng chấp nhận “kế hoạch Habip” của Mĩ, các đơn vị Palextin rút khỏi Bâyrut và Nam Libăng dưới sự kiểm soát của lực lượng ngăn cách đa quốc gia (Pháp, Mĩ, Italia), còn dân Palextin (500.000-600.000 người) ở lại trong các trại tị nạn. Quân Ixraen chiếm đóng Nam Libăng đến 6.1985.

        CHIẾN TRANH KHÍ TƯỢNG, chiến tranh sử dụng những biện pháp kĩ thuật để tác động vào khí quyển nhằm tạo ra những biến đổi khác thường về khí hậu, thời tiết (nhiệt độ, độ sương mù, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt, lượng nước, dòng chảy và lưu lượng các sông, suối...) nhằm gây khó khăn hoặc tổn thất cho đối phương, nhất là hoạt động QS.

        CHIẾN TRANH KHÔNG TUYÊN BỐ, chiến tranh xâm lược tiến hành bất ngờ, không áp dụng hình thức tuyên chiến, do CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế phát động. Trong tk 20, do ràng buộc về chính trị, kinh tế, QS, ngoại giao và luật pháp quốc tế, phần lớn các cuộc chiến tranh đều không tuyên bố, được che giấu dưới danh nghĩa “bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia”, “thực hiện sự trừng phạt” của LHQ, “thực hiện nghĩa vụ với liên minh”... Cuộc chiến tranh của Mĩ ở VN (1954-75) là một điển hình của CTKTB.

        CHIẾN TRANH KINH TẾ. hình thức đấu tranh đặc biệt trong chiến tranh, thông qua các công cụ và phương tiện kinh tế để phá hoại tiềm lực kinh tế" và tiềm lực kinh tế quân sự, cắt đứt khả năng tác chiến liên tục của đối phương, khiến đối phương lâm vào thế lúng túng, bị động và chịu thất bại về QS. CTKT thường dùng 4 công cụ chính: lương thực, năng lượng, tài chính, công nghệ. Trong chiến tranh hiện đại, CTKT được vận dụng rộng rãi. Các quốc gia luôn tìm kiếm biện pháp để nâng cao sức sống của nền kinh tế trong chiến tranh.

        CHIẾN TRANH LẠNH, chính sách thù địch của CNĐQ đứng đầu là đế quốc Mĩ chống LX và các nước XHCN, ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH đối với thế giới thứ ba, do thủ tướng Anh Sơcsin đề xướng trong bài nói 5.3.1946 ở Phuntơn (Mĩ). Nội dung cơ bản: răn đe về QS; khống chế, bao vây, cấm vận; đẩy mạnh chạy đua vũ trang, thành lập các khối QS và liên minh QS, chuẩn bị bước vào chiến tranh... CTL đã làm cho tình hình thế giới luôn căng thảng và tạo nguy cơ chiến tranh. Sau khi LX và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, CNĐQ vẫn sử dụng những thủ đoạn của CTL để chống phá, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn CNXH.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:09:38 pm

        CHIẾN TRANH LẬP THỂ, chiến tranh được tiến hành trong một không gian đa chiều, đa chiến trường: trên không, trên biển, dưới mặt nước, trên mặt đất và trong vũ trụ nối liền nhau; phòng ngự và tiến công được thực hiện từ xa, với mục tiêu QS chung được xác định. Phương thức tác chiến của CTLT thường sử dụng sức mạnh tổng hợp của các quân chủng, binh chúng hiện đại cùng một lúc tiến công trên các hướng chiến lược nhằm nhanh chóng chia cắt, phân hóa sức chiến đấu và đè bẹp ý chí của đối phương. CTLT tạo ra hiệu quả tổng hợp, thống nhất giữa toàn cục và cục bộ, cả trước mắt và lâu dài. Trong tương lai, do sự phát triển của vũ khí công nghệ cao, CTLT sẽ ngày càng mở rộng cả về không gian, lực lượng, tính chất ác liệt và mức độ hủy diệt.

        CHIẾN TRANH LIÊN MINH, chiến tranh do một số nước liên kết tiến hành chống lại kẻ thù chung (một nước hoặc một số nước), nhằm mục đích chính trị nhất định. Tùy theo mục tiêu, lợi ích và tiềm lực kinh tế quân sự mà các nước thành viên tham gia CTLM trực tiếp hay gián tiếp theo một chiến lược chung, dưới sự chỉ huy thống nhất của một tổ chức do liên minh cử ra. Mục đích chính trị quyết định tính chất chính nghĩa hay phi nghĩa, tiến bộ hay phản động của CTLM; mỗi thành viên tham gia CTLM, ngoài mục đích chung đã thống nhất, còn có những động cơ và lợi ích riêng.

        CHIẾN TRANH MAKÊĐÔNIA (tk 3-2tcn), ba cuộc chiến tranh giữa Makêđônia và La Mã để giành quyền bá chú ở Hi Lạp, kết thúc bằng sự sụp đổ của Makêđônia. Cuộc chiến tranh thứ nhất (216-205tcn): vua Philip (Makêđônia) liên minh với Haniban chống La Mã. La Mã thành lập một liên minh chống Makêđônia ở Hi Lạp. 205tcn chiến tranh kết thúc, La Mã công nhận cho Makêđônia quyền ra vào biển Ađriatich. Với tham vọng xâm chiếm các eo biển và lãnh thổ Hi Lạp ở Tiểu Á, Philip V liên minh với vua Xiri lại gây ra cuộc chiến tranh thứ hai (200-197tcn). La Mã can thiệp và đánh bại Makêđônia ở Xinôxêphan (197tcn). Vương quốc của Philip V chỉ thu hẹp trong lãnh thổ Makêđônia và bị giải giáp. Sự nổi dậy của Pecxê (con của Philip V) đã dẫn đến cuộc chiến tranh thứ ba (171-168tcn), kết thúc bằng chiến thắng của La Mã ở Pitna 168tcn và sự chấm dứt của vương quốc Makêđônia. Trong các trận Xinôxêphan và Pitna, chiến thuật của La Mã hoàn thiện hơn chiến thuật của Makêđônia. Chính sách ngoại giao khôn khéo của La Mã liên minh được với nhiều đối thủ của Makêđônia đã đóng vai trò quan trọng vào kết cục thắng lợi của cuộc chiến tranh.

        CHIẾN TRANH MANVINAT (1982), chiến tranh giữa Anh với Achentina nhằm tranh chấp chủ quyền quần đảo Manvinat (Phooclen). Mở đầu bằng sự kiện Achentina đem 4.000 quân bất ngờ đổ bộ đánh chiếm Manvinat (2.4) và Gioocgiơ Nam (3.4), là những quần đảo Anh đã chiếm đóng từ 1833. Được Mĩ và các nước trong Cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) ủng hộ, Anh lập tức phản ứng bằng việc niêm giữ tài sản của Achentina (1,5 tỉ USD) tại Luân Đôn, yêu cầu LHQ ra quyết nghị đòi Achentina rút quân, đồng thời chủ trương sử dụng sức mạnh QS giành lại các quần đảo trên. 5.4 Anh đưa hạm đội hỗn hợp đặc nhiệm tới nam Đại Tây Dương, 25.4 chiếm lại quần đảo Gioocgiơ Nam và 30.4 bắt đầu tổ chức phong tỏa quần đảo Manvinat cả trên biển và trên không. Sau các trận đánh gây thiệt hại cho cả hai bên, 21.5 quân Anh đổ bộ lên cảng Xanhcarôp, 14.6 đánh chiếm cảng Xtanni, thủ phủ của Manvinat, buộc quân Achentina phòng thủ trên đảo phải đầu hàng. Anh mất 2 tàu hộ tống chống ngầm, 2 tàu khu trục, 1 tàu chở máy bay trực thăng; Achentina thiệt hại 1 tàu tuần dương, 53 máy bay... CTM chấm dứt nhưng vấn đề tranh chấp chủ quyền ở đấy vẫn còn tồn tại. Cg chiến tranh Phooclen hoặc chiến tranh Anh - Achentina.

        CHIẾN TRANH MĨ - MÊHICÔ (1846-48), chiến tranh của Mĩ xâm lược Mêhicô. Khi nước Cộng hòa Mêhicó được thành lập (1824), Mĩ đã tiến hành chiến tranh thôn tính Mêhicô. Mêhicô đã kháng chiến anh dũng nhưng không địch nổi quân Mĩ thiện chiến hơn và có ưu thế về trang bị kĩ thuật. 2.1847 Mêhicô thắng ở Buêna Vitsta. 7.3 quân Mĩ đổ bộ vào Vêra Cruydơ và đè bẹp quân Mêhicô ở Xerô Goocda. 13.9 quân Mĩ chiếm thủ đô Mêhicô. Nhân dân Mêhicô quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đấu chống xâm lược nhưng các thế lực cầm quyền đã vội kí hòa ước Goatalup 2.2.1848 chấp nhận những điều kiện của Mĩ. nhượng cho Mĩ hơn 1/2 lãnh thổ Mêhicô bao gồm các bang Têchdat, Niu Mêhicô và Caliphoocnia với giá 15 triệu USD.

        CHIẾN TRANH MĨ - PHILIPPIN (1899 1901), chiến tranh của Mĩ xâm lược Philippin. Trong quá trình chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (24.4-10 12.1898), Mĩ đã lợi dụng phong trào đấu tranh của nhân dân Philippin chống ách thống trị của Tây Ban Nha, thỏa thuận với các thủ lĩnh quân khởi nghĩa đứng đầu là Aghinanđô cùng phối hợp hành động chống Tây Ban Nha và hứa công nhận nền độc lập của Philippin. Nhưng sau khi đánh bại hạm đội Tây Ban Nha tại cảng Manila, quân Mi đổ bộ vào Philippin và đánh chiếm thủ đô (13.8.1898), sau đó theo hiệp ước Pari (12.1898), Mĩ đặt quyền kiểm soát Philippin. Aghinanđô đứng dầu QĐ quốc gia Philippin tiếp tục cuộc đấu tranh vũ trang chống Mĩ và thành lập nước cộng hòa (1899). Ngày 4.2.1899 Mĩ đưa 25.000 quân tiến đánh QĐ của Aghinanđô (16.000 quân). Nhờ sự tiếp tay của tầng lớp trên trong giai cấp địa chủ - tư sản bản xứ, Mì đã chia rẽ được phong trào chống đế quốc và dẹp tan cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Philippin (1901), biến Philippin thành thuộc địa của Mĩ.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:10:53 pm

        CHIẾN TRANH MĨ - TÂY BAN NHA (24.4-10.12.1898), chiến tranh do Mĩ gây ra chống Tây Ban Nha nhằm chia lại các thuộc địa. Lợi dụng cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cuba (1895) và của nhân dân Philippin (1896) chống ách nô dịch của Tây Ban Nha. Mĩ núp dưới chiêu bài giúp quân khởi nghĩa, đã đánh bại QĐ và hạm đội Tây Ban Nha, chiếm lấy những thuộc địa cuối cùng của Tây Ban Nha: Philippin, đảo Uyêchcơ, đảo Guam, Pooctô Ricô và Cuba. Chiến tranh diễn ra từ 24.4 và kết thúc với hiệp ước Pari 10.12.1898; Mĩ chiếm Cuba, đặt Cuba dưới chế độ bảo hộ của Mĩ; Pooctô Ricô và đảo Uyêchcơ, đảo Guam (Thái Bình Dương) và những đảo khác ở quần đảo Ăngti thuộc Tây Ban Nha chuyển thành thuộc địa của Mĩ. Tây Ban Nha cũng phải nhượng Philippin lại cho Mĩ với giá 20 triệu USD. Hiệp ước Pari tạo điều kiện cho Mĩ thâm nhập vào châu Mĩ Latinh và châu Á. Tổn thất về người của hai bên: Mĩ 2.446 người chết, Tây Ban Nha 100.000.

        CHIẾN TRANH MÔI TRƯỜNG, chiến tranh sử dụng các biện pháp vật lí, địa - vật lí. cơ học, hóa học, sinh học, khí tượng và vũ khí hủy diệt lớn, vũ khí khí tượng, vũ khí địa - vật lí, vũ khí vũ trụ... tác động lên môi trường địa quyển, thủy quyển, sinh quyển, vũ trụ làm thay đổi nghiêm trọng, lâu dài, trên diện rộng những đặc tính, cấu trúc của môi trường tự nhiên và nguồn sống của con người vì mục đích nhất định. CTMT có sức mạnh hủy diệt lớn, gáy tác hại khó lường. Nhiều nước đã tham gia kí các công ước về kiểm soát, hạn chế và tiêu hủy vũ khí hủy diệt lớn; cấm sử dụng kĩ thuật làm thay đổi môi trường sinh thái.

        CHIẾN TRANH MÔNG CỔ (tk 13), chiến tranh của phong kiến Mông cổ do Thành Cát Tư Hãn và những người kế thừa thực hiện bằng các cuộc hành binh trong những năm 1206-94, lập nên đế quốc Mông cổ bao trùm đại lục Á-Âu (TQ, Triều Tiên, Trung Á, Ngoại Capca, Iran, Apganixtan, Nga, Ucraina, Ba Lan, Đức, Y, Hunggari, Áo, Nam Tư, Acmênia, Grudia...). Đã tàn phá các nước, tiêu diệt và bắt làm tù binh hàng vạn người, nhưng ba lần đánh Đại Việt đều thất bại (X. kháng chiến chống Nguyên - Mỏng lần 1,1258; kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II, 1285 và kháng chiến chống Nguyên - Mông lần III, 1287-88). Ngoài ra các hãn Nguyên - Mông còn không thành công trong các cuộc hành binh đánh Nhật, Chiêm Thành, Miến Điện (Mianma), đảo Giava, Xiri... CTMC làm cho các nước bị chinh phục lâm vào tình trạng trì trệ và lạc hậu trong một thời gian.

        CHIẾN TRANH MÔNG - KIM (1211-34), chiến tranh bành trướng của đế quốc Mông Cổ nhằm thôn tính nước Kim (đông bắc TQ). Sau khi diệt Liêu và Bắc Tống, Kim trở thành nước mạnh, đàn áp nhiều dân tộc ở miền Bắc TQ. trong đó có Mông Cổ. Lấy cớ báo thù cho tổ tiên, Thành Cát Tư Hãn phát động đánh Kim, gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 (1211- 16), Thành Cát Tư Hãn và các con chia hai đường đông, tây, đánh chiếm ô Sa Bảo, ô Nguyệt Doanh, buộc 30 vạn quân Kim đầu hàng; tiếp đó đánh Dã Cô Lĩnh và Hội Hà Bảo, rồi đánh Trung Đô (Bắc Kinh ngày nay) nhưng không thành công. Cánh phía tây chiếm Tây Kinh (nay là Đại Đồng. Sơn Tây), cướp bóc rồi rút. 1212 quân Mông cổ chiếm Đông Kinh (nay là Liêu Dương, Liêu Ninh); 1213-14 chiếm hầu hết vùng bắc Hoàng Hà; 5.1215 chiếm Trung Đô, buộc vua Kim chạy về Nam Kinh (Hà Nam). 1216 Kim lại gây chiến với Nam Tống, tự đặt mình vào thế trước sau đều có địch. Giai đoạn 2 (1217-30), Thành Cát Tư Hãn trao quyền cho thái sư Mộc Hoa Lê và con là Bột Lỗ chỉ huy đánh Kim; áp dụng chính sách chiêu hàng quan lại và địa chủ Hán - Kim. dùng họ chiếm thành, giữ đất cho Mông cổ. Hai bên cầm cự ở bắc và nam Hoàng Hà. 1227 Thành Cát Tư Hãn ốm chết, trước khi chết dặn lại con cháu phương lược liên minh với Tổng đánh Kim. Giai đoạn 3 (1230-34), Oa Khoát Đài sau khi lên đại hãn (1229), theo lời dặn của cha mượn đường Nam Tống đánh Nam Kinh; 1231 chiếm Phượng Tường; 16.1.1232 đánh lớn ở Tam Phong Sơn, diệt 15 vạn quân, bắt sống 2 tướng Kim và buộc tướng giữ Đồng Quan đầu hàng. 8.1232 quân Mông cổ đánh bại hơn 10 vạn viện binh Kim ở gần Trịnh Châu. Kim Ai Tông trốn sang Quy Đức. 1.1233 quân Kim ở Nam Kinh đầu hàng. 6.1233 Tống phái 2 vạn quân đến giúp Mông cổ đánh Thái Châu, đến 1.1234 quân Tống và quân Mông cổ giành thắng lợi. Vua Kim tự sát. nước Kim mất. Trong CTM-K, Mông cổ biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Kim, Tống và trong nội bộ triều Kim để liên hiệp với bên này đánh bên kia, sử dụng cách đánh dương đông kích tây, vu hồi diệt địch, biết phát huy cách dùng pháo binh đánh thành. Mông cổ diệt Kim đã tạo cơ sở cho việc diệt Nam Tống, thống nhất TQ sau này.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:11:57 pm

        CHIẾN TRANH MÔNG - TỐNG (1252-79), chiến tranh của Mông Cổ diệt Nam Tống (TQ). Sau khi liên minh với Nam Tống diệt Kim (x. chiến tranh Mông - Kim, 1211-34), năm 1236 đại hãn Mông cổ Oa Khoát Đài vạch kế hoạch đánh Nam Tống nhưng không thực hiện được. 1252 đại hãn Mông Kha sai em là Hốt Tất Liệt vượt Thanh Hải chiếm nước Đại Lí (nay là t. Vân Nam, TQ) hình thành thế bao vây Nam Tống. 1257 Mông Kha chia quân làm bốn cánh: cánh 1 do Mông Kha chỉ huy đánh Tứ Xuyên, định chiếm thượng du Trường Giang rồi xuôi thẳng xuống Lâm An; cánh 2 của Hốt Tất Liệt tiến chiếm châu Ngạc (Hồ Bắc); cánh 3 của Tô Ga Tra đánh vào hạ du Trường Giang; cánh 4 của Ngột Lương Hợp Thai đánh vào Đại Việt rồi vòng lên gặp cánh 2. Khi thực hiện, cánh 1 không vượt được thành Điểu Ngư, Mông Kha bị chết, số còn lại phải rút về bắc: cánh 4 bị Đại Việt đánh bại; cánh 2 và 3 không qua được Trường Giang. Khi Hốt Tất Liệt làm đại hãn, đã thay đổi cách đánh: tập trung vây cứ điểm chốt Tương Dương - Phàn Thành ở trung du Trường Giang suốt 5 năm (1268-73). Sau khi hạ được cứ điểm này, đại quân Mông cổ (từ 1271 là Nguyên - Mông) xuôi Trường Giang đánh thủ đô Lâm An (x. trận Nguyên chiếm Lâm An, 1275-76) bắt thái hậu và hoàng đế Tống đưa về Thượng Đô (nay thuộc Nội Mông). Tàn quân Tống chạy về ven biển Quảng Đông. 7.1279 quân Nguyên - Mông đánh chiếm Nhãi Sơn, căn cứ cuối cùng của Tống. Vua Tống nhảy xuống biển tự tử, Nam Tống mất.

        CHIẾN TRANH MỘT PHÍA, giai đoạn chiến tranh (1954- 60) trong chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN, do Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm đơn phương tiến hành, nhằm đàn áp, dập tắt phong trào đấu tranh đòi hòa bình và thi hành hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam của nhân dân miền Nam. Được tiến hành bằng nhiều biện pháp: tố cộng, diệt cộng, luật 10-59, đầu độc tù chính trị (x. vụ thảm sát Phú Lợi); mở các cuộc hành binh càn quét (Nguyễn Trãi, Thoại Ngọc Hầu, Trương Tấn Bửu...), hỗ trợ cho những đợt tố cộng; đàn áp các giáo phái (Phật giáo, Cao Đài, hòa Hảo...) bằng các cuộc hành binh (Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu...). CTMP chấm dứt khi nhân dân miền Nam VN tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại chính quyền Sài Gòn (x. hội nghị Trung ương XV, 1.1959).

        CHIẾN TRANH NAM - BẮC MĨ nh NỘI CHIẾN Ở MĨ (1861-65)

        CHIẾN TRANH NAPÔLÊÔNG (1799-1815), các cuộc chiến tranh của Pháp dưới thời Napôlêông 1 làm tổng tài (1799-1804) và hoàng đế (1804-14, 1815) chống một loạt nước và các nhà nước châu Âu trong các liên minh chống Pháp (Anh, Áo, Nga, Phổ, Thụy Điển...), nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản Pháp, giành bá chủ châu Âu, chiếm thêm thuộc địa. Thời gian đầu (1799-1812), quân Pháp thu nhiều thắng lợi, chinh phục được hầu hết các nước châu Âu, nhưng sau phải chịu thất bại, bắt đầu từ chiến tranh Pháp - Nga (1812) cho đến trận Oateclô (18.6.1815) là trận cuối cùng. Trong CTN đã xuất hiện nhiều chiến cục lớn với các trận đánh nổi tiếng: trận Um (1805), trận Traphanga (21.10.1805), trận Aoxteclit (2.12.1805), trận Giêna - Aoxtet (4.10.1806), trận Vagram (5-6.7.1809), trận Bôrôđinô (7.9.1812), trận Laixich (16-19.10.1813), trận Oateclô (18.6.1815)... CTN chứng minh rõ sự lỗi thời của chiến lược ngăn phòng và chiến lược tổng hội chiến. Đội hình chiến đấu có chiều sâu (kết hợp đội hình tản binh của các xạ thủ với các trung đội bộ binh) đã thay thế chiến thuật hàng ngang.

        CHIẾN TRANH NGA - NHẬT (1904-05), chiến tranh đế quốc quy mô lớn đầu tiên trên thế giới giữa nước Nga Sa hoàng với Nhật (được Anh, Mĩ ủng hộ) nhằm tranh quyền bá chủ ở đông bắc TQ (Mãn Châu) và Triều Tiên, phân chia khu vực ảnh hưởng ở Viễn Đông. Với lực lượng ưu thế hơn tại Viễn Đông (sinh lực gấp 3 lần, pháo binh - 8 lần, tàu chiến - 1,8 lần, súng máy - 18 lần...), 9.2.1904 quân Nhật không tuyên chiến, bất ngờ tiến công trước vào các hạm đội Nga ở cảng Lữ Thuận và ngoài khơi cảng Nhân Xuyên, sau đó Nhật tuyên bố chiến tranh (10.2.1904) và luôn giành chủ động chiến lược trong suốt cuộc chiến. Nga bị thua nặng nhiều trận trên bộ (trận Liêu Dương 8.1904, Thẩm Dương 3.1905...), trên sông (Áp Lục 5.1904, Sa Hà 10.1904) và trên biển (trận Lữ Thuận, 8.1904-1.1905, Su Xim 5.1905...), thiệt hại gần 270.000 quân, vài chục tàu chiến (có cả tàu tuần dương), buộc phải kí hòa ước Poocmao (Mĩ, 9.1905) thừa nhận Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hường của Nhật, để cho Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, nam đảo Xakhalin và nhánh nam đường sắt đông bắc TQ. CTN-N càng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn nội bộ nước Nga, tạo ngòi nổ cho cuộc CM 1905-07. Trong CTN-N đã bắt đầu sử dụng súng máy, súng cối, pháo nòng dài bắn nhanh, lựu đạn, máy thông tin vô tuyến điện, đèn pha; xuất hiện các chiến dịch quy mô tập đoàn quân và phương diện quân, chiến thuật binh chủng hợp thành.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:12:58 pm

        CHIẾN TRANH NGA - THỔ (1877-78), chiến tranh do Nga mở đầu nhằm khôi phục ảnh hưởng ở vùng Bancăng trong điều kiện những mâu thuẫn quốc tế trở nên gay gắt ở Cận Đông. Tại Bancăng, Tập đoàn quân Đunai của Nga (185.000 quân) phối hợp với 7.500 du kích Bungari chống lại 206.000 quân Thổ Nhĩ Kì; ở Capca Tập đoàn quân Capca Nga (75.000 quân) chống lại 65.000-75.000 quân Thổ Nhì Kì. Từ cuối 1877 với sự tham gia chiến tranh của Xecbi, so sánh lực lượng có lợi cho Nga ở hướng Bancăng. Được sự phối hợp của nhân dân Bungari và quân Xecbi (81.500), Tập đoàn quân Đunai đánh bại quân Thổ Nhĩ Kì trong các trận hội chiến ở Xênôva (28.12.1877), Philipôpôli và Ađrianôpôli: 2.1878 tiến đến Bôxpho và Côngxtăngtinôpôn. Trên hướng Capca, quân Nga chiếm Batum và phong tỏa Ecdurum. 3.3.1878 chiến tranh kết thúc với hiệp định Xan Xtêphanô. CTN-T đã tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc vùng Bancăng chống quyền bá chủ của đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kĩ). Trong CTN-T, số lượng QĐ ngày càng tăng, súng và pháo có rãnh xoắn, đường sắt và thông tin dã chiến được sử dụng; phát triển các yếu tố chiến dịch và cả chiến thuật với đội hình hàng dọc. Lần đầu tiên trong lịch sử, hải quân Nga đã sử dụng thành công vũ khí phóng lôi và bắt đầu xuất hiện chiến thuật sử dụng tàu phóng lôi.

        CHIẾN TRANH NGUYỄN ÁNH - TÂY SƠN (1790 1802), chiến tranh do Nguyễn Ánh cầm đầu các thế lực phong kiến họ Nguyễn chống triều đình Tây Sơn nhằm giành lại chính quyền. Sau khi chiếm lại vùng Gia Định (1788), lợi dụng tình hình triều Tây Sơn lúc đó chưa ổn định vững chắc và đang phải lo đối phó với nhà Thanh (TQ) ở phía Bắc, Nguyễn Ánh được các thế lực phản động trong nước và tư bản Pháp ủng hộ, tích cực chuẩn bị chống Tây Sơn. 5.1790 quân Nguyễn bắt đầu đánh Bình Thuận nhưng thất bại, phải chuyển sang lấn dần đất, đến 6.1792 đánh thắng quân Tây Sơn ở cửa Thi Nại (Quy Nhơn). Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ quyết định tập trung lực lượng lớn (khoảng 300.000 quân), truyền hịch chuẩn bị tiến đánh Gia Định, nhưng chưa kịp thực hiện thì chết đột ngột (16.9.1792), con là Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, chưa đủ uy tín, khiến nội bộ Tây Sơn lục đục, suy yếu. Nguyễn Ánh nhân cơ hội mở rộng hoạt động, đánh Phú Yên và thành Quy Nhơn (1799), chiếm thành Phú Xuân (6.1801). Quang Toản chạy ra Bắc thu thập lực lượng, cùng tướng Bùi Thị Xuân vượt Sông Gianh (t. Quảng Bình) mở cuộc phản công lớn nhưng thất bại. 6.1802 Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế rồi tiến quân ra Bắc, đến 7.1802 chiếm được Thăng Long. CTNA-TS kết thúc bằng việc triều Nguyễn thay thế triều Tây Sơn. đồng thời tạo tiền đề cho sự xâm nhập của thực dân Pháp vào VN.

        CHIẾN TRANH NHA PHIẾN LẦN I (1840-42), chiến tranh xâm lược của Anh nhằm mở rộng thị trường tại TQ. 6.1840 mượn cớ TQ tịch thu hơn 20.000 hòm thuốc phiện (khoảng 1.200t), chiến hạm Anh tiến công Quảng Châu, Hạ Môn. Định Hải (thuộc Chiết Giang), chiếm được Định Hải. 1.1841 Anh lại pháo kích Hổ Môn (t. Quảng Châu). Triều Thanh dao động, xin cắt nhượng Hương Cảng và bổi thường 6 triệu đồng. Anh chưa thỏa mãn, tiếp tục tiến công. 5.1841 tướng Thanh ở Quảng Châu đầu hàng, nhưng nhân dân ven Quảng Châu tự động tổ chức đội Nghĩa Dũng chống lại và giết được nhiều quân Anh. 1842 Anh tăng viện hơn 1 vạn quân và 100 chiến thuyền tiến công vùng Chiết Giang, Giang Tây; 6.1842 chiếm cửa Ngô Tùng, rồi ngược sông vào nội địa chiếm Thượng Hải, Bảo Sơn, Trấn Giang. 8.1842 quân Anh tới Nam Kinh, buộc triều Thanh kí điều ước Nam Kinh (29.8.1842) gồm 13 điều, những điều chính là: phải mở năm cửa tự do thông thương (Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba, Thượng Hải); cắt nhượng Hương Cảng cho Anh; bồi thường tiền thuốc phiện và chiến phí; thuế xuất nhập khẩu vào TQ do hai bên thỏa thuận; Anh được hưởng quyền lãnh sự tài phán ở TQ. Các nước tư bản khác theo Anh, bắt TQ kí các điều ước bất bình đẳng tương tự: điều ước Vọng Hạ với Mĩ (7.1884), Hoàng Phố với Pháp (10.1884) và các điều ước khác với Bỉ, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Na Uy... Sau CTNPLI, TQ trở thành nước nửa thuộc địa, nứa phong kiến. Cg chiến tranh Anh - Trung.

        CHIẾN TRANH NHA PHIẾN LẦN II (1856-60), chiến tranh của Anh - Pháp xâm lược TQ nhằm ép nhà Thanh nhượng thêm quyển lợi. Trong khi cùng nhà Thanh đàn áp khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851-64), Anh mượn cớ tàu Erâu (Arrow) ở Quảng Châu bị khám xét và bắt giữ thủy thủ (10.1856), Pháp mượn cớ một giáo sĩ bị giết ở Quảng Tây, 12.1857 liên quân Anh - Pháp (5.000 quân) đánh chiếm Quảng Châu; 4.1858 tiến lên phía bắc đánh Đại Cô (cửa biển gần Thiên Tân), rồi chiếm Thiên Tân. buộc triều Thanh kí điều ước Thiên Tân 6.1858 với nhiều điều bất bình đẳng hơn so với điều ước Nam Kinh 8.1842 (x. chiến tranh nha phiến lần 1, 1840-42). Tháng 6.1859 liên quân lại đánh Đại Cô, nhưng không thành công; 7-8.1860 quân Anh (10.000), quân Pháp (7.000) tiếp tục tiến công Đại Cô, Thiên Tân và tiến vào Bắc Kinh (9.1860) cướp phá cung điện Mùa Hè Viên Minh, buộc triều Thanh kí điều ước Bắc Kinh 10.1860. Theo hai điều ước trên, TQ phải nhượng bộ thêm: mở cửa toàn bộ 7 tỉnh ven biển và 13 điểm trong nội địa; cho truyền giáo, thông thương, du lịch trong cả nước; cắt nhượng Cửu Long cho Anh; thuế quan TQ do nước ngoài quản lí; bồi thường chiến phí 12 triệu lạng bạc cho Anh, 10 triệu lạng bạc cho Pháp. Bị thất bại trong CTNPLII, nhà Thanh từ chỗ bị buộc khuất phục chuyển thành câu kết với nước ngoài đàn áp CM TQ, đẩy TQ lún sâu vào sự phụ thuộc các nước đế quốc. Cg chiến tranh Anh - Pháp - Trung.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:13:37 pm

        CHIẾN TRANH NHÂN DÂN, chiến tranh do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành, có LLVT làm nòng cốt, dưới sự lãnh dạo của giai cấp CM hoặc lực lượng xã hội tiến bộ bằng mọi loại vũ khí (thô sơ, hiện đại), tiến hành dưới nhiều hình thức đế chống xâm lược hoặc ách áp bức thống trị trong nước. Mục đích chính trị của CTND càng triệt để, sự lãnh đạo càng đúng đắn thì lực lượng tham gia càng đông đảo, mạnh mẽ. Sức mạnh và nghệ thuật của CTND tạo điều kiện cho các dân tộc nhỏ có thể đánh thắng những kẻ thù xâm lược có QĐ đông và mạnh hơn. Nhân dân VN có truyền thống tiến hành CTND giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, đã chiến thắng các đội quân xâm lược lớn mạnh của các triều đại phong kiến nước ngoài trong các thế kỉ trước và của thực dân Pháp, đế quốc MI trong tk 20.

        CHIẾN TRANH NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG, hình thức phát triển cao của chiến tranh du kích trên từng địa phương; một phương thức tiến hành chiến tranh của chiến tranh nhân dân VN trong KCCP, KCCM và chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Bao gồm các hoạt động tác chiến của các LLVTND địa phương (có thể được tăng cường bộ đội chủ lực), kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, binh vận, đấu tranh kinh tế, văn hóa, tư tưởng... của nhân dân trên từng địa phương, nhằm đánh địch có hiệu quả để tự bảo vệ và làm chủ địa bàn; phối hợp, hiệp đồng tác chiến với các địa phương khác và với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực. CTNDĐP phát triển rộng khắp sẽ kìm chân địch ở mọi nơi, làm cho địch bị động, phân tán đối phó, tiêu hao lực lượng, bộc lộ những sơ hở, yếu kém, tạo thời cơ cho bộ đội chủ lực tiến hành những đòn chiến lược, làm chuyển biến cục diện chiến tranh.

        CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM, chiến tranh do toàn dân VN tiến hành một cách toàn diện nhằm giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc. Xuất hiện từ lâu trong lịch sử dân tộc VN dưới sự lãnh đạo của các vương triều phong kiến tiến bộ hoặc phát triển từ các cuộc khởi nghĩa của nông dân, liên tục chiến thắng những đội quân xâm lược của các tập đoàn phong kiến nước ngoài lớn mạnh hơn gấp bội. CTNDVN kế thừa những tinh hoa QS của lịch sử nhân loại và phát triển sáng tạo thành những truyền thống QS độc đáo của dân tộc mà nổi bật là “cả nước một lòng chung sức đánh giặc”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu trị mạnh”... Trong thời đại mới, trên cơ sở kết hợp đúng đắn học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và QĐ với di sản, truyền thống QS của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh và ĐCS VN đã đưa CTNDVN phát triển lên một trình độ mới, một chất lượng mới cao hơn, trở thành cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện. Mục tiêu giải phóng dân tộc kết hợp chặt chẽ với mục tiêu giải phóng triệt để nhân dân lao động, kết hợp độc lập dân tộc với CNXH làm cho CTND- VN mang tính chất “của dân, do dân, vì dân” đầy đủ và sâu sắc nhất. Lực lượng tiến hành CTNDVN là toàn dân đánh giặc, gồm LLVTND (ba thứ quân) làm nòng cốt và lực lượng chính trị quần chúng; lực lượng chính trị quần chúng vừa là cơ sở để xây dựng, phát triển LLVT, vừa là chỗ dựa vững chắc để LLVT hoạt động tác chiến, vừa phối hợp với LLVT tiến công, phản công quân địch; trong kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1945-54) và nhất là trong kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam (1954-75) ở miền Nam, lực lượng chính trị được tổ chức thành những đội quân chính trị trong đó có một bộ phận xung kích của phụ nữ là đội quân tóc dài. Sức mạnh của CTNDVN còn được tạo ra bằng sự kết hợp đúng đắn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Phương thức tiến hành CTNDVN là cả nước tổ chức thành một mật trận rộng lớn, mỗi người dân yêu nước là một chiến sĩ, mỗi làng, xã, đường phố là một pháo đài, mỗi chi bộ Đảng là một bộ tham mưu, phát huy sức mạnh tổng hợp của sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trên cả ba vùng chiến lược, đấu tranh QS với đấu tranh chính trị và binh vận (ba mũi giáp công), kết hợp đấu tranh QS, chính trị với đấu tranh ngoại giao, kết hợp tiến công QS với nổi dậy của quần chúng, kết hợp tiêu diệt dịch với giành và giữ quyền làm chủ, chiến tranh du kích với chiến tranh chinh quy, kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực. Toàn dân đánh giặc bằng mọi phương tiện, vũ khí có trong tay, kết hợp vũ khí thô sơ, tương đối hiện đại và hiện đại, đánh địch bằng nhiều mưu kế sáng tạo, trong mọi môi trường tác chiến (trên bộ, trên không, trên biển); phát huy cao độ tư tưởng chiến lược tiến công, luôn tìm cách giành và giữ quyền chủ động liên chiến trường, đánh lui địch từng bước, đánh đổ địch từng bộ phận, giành thắng lợi từng phần, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Phát huy chỗ mạnh, khắc phục chỗ yếu của ta, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của đối phương, buộc đối phương không chỉ đánh với QĐND VN mà phải đánh với cả dân tộc, khiến chúng bị căng kéo, chia cắt và vây hãm trong một thế trận hiểm hóc, bị động đối phó khắp nơi, quân đông mà hóa ít, có sức mạnh mà không thi thố được, muốn thắng nhanh lại phải đánh kéo dài, lực lượng vật chất ngày càng hao mòn, lực lượng tinh thần ngày càng suy giảm, càng tăng quân càng bị sa lầy và tổn thất nặng hơn, cuối cùng lực còn nhưng ý chí xâm lược bị suy sụp đành chấp nhận thất bại. CTNDVN dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN đã đánh bại hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1945-54) và đế quốc Mĩ (1954-75) và góp phần bảo vệ thắng lợi nền độc lập của tổ quốc VN thống nhất đi lên CNXH.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:14:38 pm

        CHIẾN TRANH NÔNG DÂN, chiến tranh do giai cấp nông dân tiến hành chống giai cấp phong kiến, địa chủ trong nước hoặc giải phóng dân tộc; thường phát triển từ các cuộc khởi nghĩa nông dân. Do hạn chế về hệ tư tưởng và lập trường giai cấp, các cuộc CTND không triệt để xóa bỏ chế độ phong kiến, chỉ thay triều đại quân chủ này bằng triều đại quân chủ khác; hoặc bị giai cấp tư sản lợi dụng biến thành chiến tranh tư sản chống phong kiến, thiết lập chế độ bóc lột mới. Khởi nghĩa nông dân quy mô lớn và CTND nổ ra đầu tiên ở TQ (611-24tcn); sau đó ở Tây Âu và Nga (tk 14-18).

        CHIẾN TRANH ÔGAĐEN nh CHIẾN TRANH XÔMALI - ÊTIÔPIA (1977-78)

        CHIẾN TRANH PÊLÔPÔNEDƠ (431-404tcn), chiến tranh giữa thành bang Aten với các thành bang khác ở Hi Lạp do Xpacta đứng đầu nhằm giành quyền bá chủ ở Hi Lạp. Cuộc chiến diễn ra phần lớn trên bán đảo Pêlôpônedơ của Hi Lạp. Giai đoạn 1 (431-421tcn), các bên tàn phá lẫn nhau (mở đầu là cuộc tiến công của quân Xpacta vào khu vực hoạt động của thủy quân Aten ở Atiga thuộc nam Hi Lạp) nhưng không phân thắng bại, phải tạm đình chiến bằng hòa ước Nixiat. Giai đoạn 2 (415-404tcn), hải quân Aten tiến đánh Xixin, bị đại bại ở Xiraquidơ, tiếp đến bị tiêu diệt ở Hêlêxpôn (eo Đacđanen. 405tcn), buộc phải đầu hàng. Tuy Xpacta giành thắng lợi nhưng CTP đã làm cho các thành bang Hi Lạp suy yếu và sau đó bị Makêđônia chinh phục (xt đông chinh của Alêchxanđơ, 334-324tcn).

        CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI, tổng thể những biện pháp vũ trang và phi vũ trang nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự, tiềm lực quốc phòng, sự thống nhất về chính trị, tinh thần, tâm lí của đối phương. CTPH diễn ra cả trước, trong và sau chiến tranh, mà hậu phương là mục tiêu chính nhằm đánh phá hệ thống giao thông, kho tàng, chân hàng, cơ sở  kinh tế, công trình quốc phòng, khu QS... bằng các biện pháp; chiến tranh tâm lí, phong tỏa quân sự (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không)... Trong cuộc chiến tranh xâm lược VN, Mĩ đã hai lần (2.1965-11.1968 và 4.1972-1.1973) tiến hành CTPH miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhưng đều thất bại; quân dân miền Bắc bắn rơi hơn 4.000 máy bay, bắn chìm hàng trăm tàu chiến, bảo vệ vững chắc miền Bắc và chi viện đắc lực cho miền Nam trong KCCM. Chiến lược diễn biến hòa bình của CNĐQ và các thế lực thù địch với CNXH là hình thức mới của CTPH; VN đang phải đương đầu với sự phá hoại nhiều mặt của chiến lược đó.

        CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN I (7.2.1965- 1.11.1968), bộ phận của chiến tranh xâm lược VN do Mĩ tiến hành ở miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế - quốc phòng, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân VN, hỗ trợ cho chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam VN. Sau khi gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) và tiến hành các hoạt động khiêu khích, đánh phá một số vùng ven biển miền Bắc VN, 7.2.1965 lấy cớ “trà đũa việc QGPMN VN tiến công căn cứ Mĩ ở Plây Cu”, Mĩ chính thức phát động chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc VN. Mở đầu là chiến dịch Mũi lao lửa (7-11.2.1965), đánh phá các mục tiêu QS và khu dân cư ở Vĩnh Linh, Quảng Bình; từ 2.3.1965 mở chiến dịch Sấm rền (2.3.1965-31.10.1968) từng bước leo thang chiến tranh, mở rộng quy mô dùng không quân đánh phá toàn miền Bắc bằng nhiều loại máy bay hiện đại, kể cả B-52 (từ 4.1966). Trong 4 năm (1965-68), không quân Mĩ đã tiến hành hơn 190.000 trận, ném hơn 700.000t bom vào các mục tiêu QS, đầu mối giao thông, cơ sở kinh tê và khu dân cư. Cùng với việc sử dụng không quân, từ 10.1966 Mĩ cũng huy động lực lượng lớn hải quân đánh phá các mục tiêu ven biển và ngăn chặn tuyến vận chuyển tiếp tế trên biển từ miền Bắc vào miền Nam (x. chiến dịch Rồng biển, 10.1966-10.1968). Quân và dân miền Bắc xây dựng và phát triển lực lượng phòng không, phòng thủ bờ biển của ba thứ quân, tổ chức phòng tránh và đánh trả có hiệu quả, bán rơi 3.243 máy bay (có 6 B-52 và 3 F-111), bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt kích của Mĩ. Bị thất bại trên cả hai miền Nam, Bắc VN, từ 31.3.1968 Mĩ buộc phải thực hiện ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào; 1.11.1968 tổng thống Mĩ Giônxơn tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:15:31 pm

        CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN II (6.4.1972- 15.1.1973), bộ phận của chiến traqh xâm lược VN do Mĩ tiến hành ở miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế - quốc phòng, cắt đứt nguồn viện trợ quốc tế cho VN và nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân VN, cứu nguy cho sự sụp đổ của QĐ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. Được thực hiện với quy mô và cường độ đánh phá hơn hẳn so với chiến tranh phá hoại lần 1 (7.2.1965- 1.11.1968), bắt đầu bằng chiến dịch Lainơbêchcơ I (6.4-22.10.1972) triển khai đánh phá ồ ạt các mục tiêu QS, kinh tế, hệ thống giao thông, đê điều và khu dân cư từ Vĩnh Linh đến Hà Nội. Hải Phòng, Lạng Sơn... thả hàng nghìn thủy lôi, mìn từ trường phong toả các cảng, cửa sông và vùng ven biển miền Bắc; đặc biệt là cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội - Hài Phòng với chiến dịch Lainơbẻchcơ II (18- 29.12.1972). Trong CTPHLI1, Mĩ đã huy động 31,5% lực lượng máy bay chiến thuật, 37,5% máy bay chiến lược B-52, 42,8% tàu sân bay, trong đó không quân Mĩ sử dụng hơn 54.000 lần chiếc máy bay (có 3.280 lần chiếc B-52), ném hơn 200.000t bom, nhưng không đạt mục đích đề ra, bị quân và dân miền Bắc bắn rơi 735 máy bay (có 61 máy bay B-52, 13 máy bay F-111), bắn chìm, bắn cháy 125 tàu chiến. 15.1.1973 chính phủ Mĩ buộc phải tuyên bố chấm dứt mọi hành động ném bom, bắn phá miền Bắc; 27.1 kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam.

        CHIẾN TRANH PHẢN CÁCH MẠNG, chiến tranh do các giai cấp, lực lượng xã hội đã lỗi thời, phản động tiến hành nhằm chống lại các cuộc cách mạng xã hội để bảo vệ hình thái kinh tế - xã hội, chế độ chính trị lạc hậu. CTPCM mang tính chất phi nghĩa, phản động. Những cuộc chiến tranh của giai cấp phong kiến chống CM tư sản, của giai cấp tư sản chống CM vô sản, của CNĐQ chống CM giải phóng dân tộc... là CTPCM.

        CHIẾN TRANH PHÁP - NGA (1812), chiến tranh giữ nước của Nga (240.000 quân, 1.000 pháo) chống quân xâm lược Pháp (600.000 quân, 1.400 pháo). Để chống lại chiến lược đánh thắng đối phương bằng một trận tổng giao chiến của Napôlêông I, quân Nga (do Cutudôp chỉ huy) đã tiến hành nhiều trận riêng lẻ, phòng ngự tích cực, cơ động lực lượng (kể cả bỏ thủ đô Maxcơva), đẩy mạnh chiến tranh du kích của nhân dân nhằm tiêu hao đối phương rồi chuyển sang phân công và truy kích kiên quyết trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt, kết thúc thắng lợi chiến tranh sau 6 tháng (12.6- 14.12.1812). Quán Pháp thiệt hại 570.000 quân, toàn bộ kị binh và pháo binh. CTP-N đã làm sụp đổ huyền thoại về sự bách chiến bách thắng của Napôlêông I, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Âu. Trong chiến tranh đã phát triển chiến thuật: đội hình các trung đội (khối dọc) và đội hình tản khai trong điểu kiện hỏa lực mạnh (nhất là hỏa lực pháo binh); phòng ngự trận địa quy mô lớn. Cg chiến tranh giữ nước Nga.

        CHIẾN TRANH PHÁP - PHỔ (1870-71), chiến tranh giành quyền bá chủ châu Âu giữa Pháp với Phổ. Pháp muốn loại trừ nguy cơ một nước Đức thống nhất, hùng mạnh dưới sự cầm đầu của nước Phổ để giữ quyền bá chủ của mình, đồng thời ngăn chặn phong trào CM ở châu Âu. Ngược lại Phổ muốn thông qua chiến tranh để thắng Pháp, giành quyền bá chủ và thống nhất được các bang trong nước Đức thành một đế chế do Phổ cầm đầu. Với lực lượng mạnh hơn, quân Phổ đánh bại quân Pháp ngay từ đầu trong nhiều trận lớn (La Tua, Mati, Xơđăng...), dẫn đến sự đầu hàng của Pháp ở Xơđăng (2.9.1870), tạo điều kiện cho quân Phổ chiếm Pari, Vecxây và phần lớn lãnh thổ Pháp. Sự đầu hàng của chính phủ Pháp bị các lực lượng CM chống lại, nổ ra cuộc khởi nghĩa ở Pari và thành lập Công xã Pari (1871) - chính quyền CM vô sản đầu tiên ở Pari và nhiều thành phố khác. Chính phủ cộng hòa lên cầm quyền đã phản bội nhân dân Pháp, kí hòa ước Phrăngphuôc (10.5.1871) và ra tay đàn áp Công xã. Kết quả chiến tranh: Pháp thiệt hại nặng, thương vong 135.000 quân, bị bắt 264.000 (vua Pháp Napôlêông III bị bắt làm tù binh); Pháp phải nhường cho Phổ vùng Andaxơ và phần lớn vùng Loren, chịu để Phổ chiếm đóng 21 tỉnh đến 1873 và chịu bồi thường 5 tỉ phrăng chiến phí. Phổ bị thương vong 140.000 quân và đã thống nhất được tất cả các bang trong nước dưới quyền Phổ, tạo thành đế chế Đức sau này. CTP-P chứng minh sự ưu việt của chế độ quân dịch, vai trò của công tác chuẩn bị cho chiến tranh và sẵn sàng chiến đấu, vai trò của vũ khí mới (súng nòng có rãnh xoắn), đường sắt, điện báo và BTTM.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:16:53 pm
   
        CHIẾN TRANH PHÁP - XIÊM (1940-41), chiến tranh do Xiêm (Thái Lan) tiến hành được Nhật ủng hộ, nhằm tranh giành thuộc địa với Pháp tại Đông Dương. Bùng nổ đầu 12.1940 dẫn tới việc Pháp cắt đứt quan hệ ngoại thương với Xiêm. Chiến sự lan rộng và diễn ra quyết liệt chủ yếu ở khu vực biên giới VN - Campuchia và vùng biển gần đảo Cochay ở vịnh Thái Lan. Trong khi đó Nhật gây áp lực, buộc chính phủ Pháp phải nhượng bộ và chấp nhận vai trò trung gian hòa giải của Nhật. Đầu 1941 theo sự dàn xếp của Nhật, hai bên thỏa thuận ngừng bắn, sau đó tiến hành thương lượng và kí hiệp định biên giới quốc gia giữa Xiêm và Đông Dương thuộc Pháp. Kết quả Pháp phải cắt cho Xiêm 69 nghìn km2 đất thuộc lãnh thổ Lào và Campuchia, đồng thời tạo thuận lợi cho Nhật đẩy mạnh quá trình gây sức ép với Pháp để độc chiếm Đông Dương (xt Nhật chiếm Đông Dương, 6.1940-3.1945)

        CHIẾN TRANH PHI NGHĨA, chiến tranh nhằm nô dịch nhân dân lao động, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, xâm lược các nước, chống lại các trào lưu tiến bộ và CM. Thường do CNĐQ, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa bành trướng hoặc các lực lượng phản CM khác tiến hành. CTTG-II do chủ nghĩa phát xít Đức gây ra, chiến tranh xâm lược VN do thực dân Pháp và đế quốc Mĩ tiến hành... là CTPN.

        CHIẾN TRANH PHOOCLEN nh CHIẾN TRANH MANVINAT (1982)

        CHIẾN TRANH PHƯƠNG BẮC (1700-21), chiến tranh giữa liên minh phương Bắc (Ba Lan, Đan Mạch và chủ yếu là Nga) với Thụy Điển để giành lại đất đai và mở đường ra biển Bantich. Thời kì đầu (1700-06), Thụy Điển đánh thắng Đan Mạch ở Copenhagen, thắng Nga ở Nacva, chiếm được Vacsava của Ba Lan. Sau thất bại, vua Nga Piôt I cải tổ QĐ, lập Hạm đội Bantich. 1708 quân Thụy Điển đánh sâu vào đất Nga, bị thảm bại trong trận Pôntava (1709) (42.000 quân Nga với 72 khẩu pháo đã tiêu diệt đại bộ phận 35.000 quân Thụy Điển với 32 khẩu pháo). Hạm đội Bantich của Nga cũng đánh thắng nhiều trận ở Gangut (1714), Grengam (1720)... CTPB kết thúc bằng hòa ước Nixtat (1721). Thụy Điển mất quyền bá chủ ở vùng Bantich, mất hầu hết đất đai mà các triều đại trước đã chiếm được. Nga mở đường ra biển Bantich, trở thành một cường quốc châu Âu, mạnh nhất ở Bắc Âu. Trong chiến tranh, Nga chiếm được cửa sông Nêva (1703), lập tp Xanh Pêtecbua và chuyển thành thủ đô (1712). CTPB cũng đặt ra những vấn đề mới: cải tổ QĐ, hạm đội, cơ quan chỉ huy, phát triển chiến thuật và tổ chức lực lượng dự bị.

        CHIẾN TRANH PUNICH (264-146tcn; L. Punicus - tên gọi người Cactagiơ), ba cuộc chiến tranh giữa đế quốc La Mã với đế quốc Cactagiơ nhằm giành quyền bá chủ vùng Địa Trung Hải. Cuộc thứ nhất (264-241tcn): quân La Mã tiến công đảo Xixin (264tcn), sau đó đổ bộ vào bờ biển châu Phi (256-255tcn). Quân Cactagiơ liên tiếp thất bại trong các trận hải chiến ở Milơ (260tcn), mũi Ecnôm (256tcn) và nhất là sau khi hạm đội bị diệt ở đảo Êgát (242tcn) buộc phải cầu hòa. bỏ đảo Xixin và 3 năm sau bỏ các đảo Cooc, Xacđen để đổi lấy sự không can thiệp của La Mã. Cuộc thứ hai (218- 201tcn): quân Cactagiơ vượt núi Anpơ tiến đánh La Mã, sau những thắng lợi ban đầu ở Tetxin, Trêbi (218tcn), Traximen (217tcn), Can (x. trận Can, 20.8.216tcn)... đã để mất quyền chủ động chiến lược, phải lui về chống cuộc đổ bộ của quân La Mã vào Bắc Phi và bị đại bại trong trận Dama (19.10.202tcn), buộc phải kí hòa ước Tuynit (201tcn). Cactagiơ phải bỏ Tây Ban Nha, nộp hạm đội, voi chiến và chịu sự kiểm soát của La Mã về ngoại giao. Cuộc thứ ba (149-146tcn): quân La Mã san bằng thành Cactagiơ sau ba năm vây hãm, biến một phần lãnh thổ Cactagiơ thành quận châu Phi thuộc La Mã. Sau CTP, La Mã trở thành cường quốc bá chủ Địa Trung Hải, chiếm ưu thế về hệ thống tổ chức lực lượng, sử dụng máy phóng (đá. tên sắt), và chiến thuật mới đánh áp mạn thuyền trong hải chiến.

        CHIẾN TRANH QUA TAY NGƯỜI KHÁC nh CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM

        CHIẾN TRANH SINH HỌC, chiến tranh sử dụng vũ khí sinh học để sát thương người, súc vật, phá hoại mùa màng, gây tổn thất lớn về sinh lực và phương tiện chiến đấu, tạo tâm lí hoảng loạn trong dân chúng, làm suy yếu hậu phương đối phương nhằm thực hiện mục đích của chiến tranh. Nhiều điều ước quốc tế cấm tiến hành CTSH như: công ước La Hay (1899-1907) và nghị định thư Giơnevơ (1925) cấm sử dụng vi trùng, siêu vi trùng và các côn trùng khác gây bệnh làm phương tiện chiến tranh; công ước cấm vũ khí vi trùng (1972). Trong thực tế, các thế lực hiếu chiến, phản động và chủ nghĩa khủng bố quốc tế vẫn tổ chức nghiên cứu, khai thác thành tựu sinh học để sử dụng vào mục đích khủng bố và chiến tranh.

        CHIẾN TRANH SINH THÁI, gọi chung các cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, vũ khí sinh thái tác động vào mới trường sinh thái, phá hoại nghiêm trọng, làm thay đổi căn bản tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái và các loại sinh vật, thực vật cùng các điều kiện sống của chúng vì mục đích QS. 30.11.1961 được coi là ngày mở đầu CTST (ngày tổng thống Kennơđi ra lệnh cho QĐ Mĩ sử dụng trên quy mô rộng lớn các chất diệt cỏ, diệt thực vật. rừng tự nhiên ở VN và Đông Dương). CTST đe dọa sự sống của nhân loại. Công ước La Hay (1899-1907), nghị định thư Giơnevơ (1925), công ước cấm vũ khí vi trùng (1972), cấm các nước sản xuất, tàng trữ, sử dụng chất độc hóa học, các loại vi trùng, siêu vi trùng và những côn trùng gây bệnh khác làm phương tiện chiến tranh.

        CHIÊN TRANH SỪNG CHÂU PHI nh CHIẾN TRANH XÔMALI - ÊTIÔPIA (1977-78)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 12:18:56 pm

        CHIẾN TRANH TÂM LÍ, tổng thể các hoạt động tác động vào tâm lí và tinh thần đối phương nhằm gây hoài nghi, dao động, làm giảm sút ý chí, lòng tin, phá hoại sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức... CTTL được tiến hành liên tục, có hệ thống, có tổ chức bằng nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi và phương tiện hiện đại trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như: thông tin, văn hóa, nghệ thuật, chính trị, xã hội, QS. kinh tế, khoa học và công nghệ... CNĐQ và các thể lực phản động thường xuyên sử dụng CTTL để chống lại các lực lượng đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc và CNXH. Ngày nay trong chiến lược diễn biến hòa bình, CTTL vẫn được sử dụng như một mũi tiến công trọng yếu.

        CHIẾN TRANH THẬP TỰ nh THẬP TỰ CHINH (1096- 1270)

        CHIẾN TRANH THẾ GIỚI, chiến tranh lôi cuốn phần đông các nước tham gia và diễn ra trên hầu hết các châu lục và đại dương. Trong ba thập kỉ của tk 20 nhân loại đã chịu hai thảm họa của CTTG: CTTG-I (1914-18) và CITG-II (1939- 45). Ngày nay cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới nhằm giữ vững hòa bình phát triển ngày cảng sâu rộng, mạnh mẽ đã tạo ra khả năng đẩy lùi và ngăn chặn nguy cơ CTTG.

        CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN I (1914-18), chiến tranh giữa các nước đế quốc nhằm phân chia lại thế giới. Lúc đầu gồm chiến tranh giữa hai khối nước ở châu Âu là khối Đức, Áo - Hung và khối Đồng minh (Anh, Pháp, Nga, Bỉ, Xecbi -  Môntênêgrô), về sau lôi cuốn tới 38 nước (khối Đồng minh 34 nước), khoảng 1,5 tỉ người với tổng số quân tham gia 37 triệu (1.1917). Diễn ra phần lớn ở châu Âu, một phần châu Á và châu Phi, trong đó trên đất liền chủ yếu là các mặt trận phía Tây (Pháp) và phía Đông (Nga); chiến trường trên biển gồm Biển Bắc, Địa Trung Hải, Biển Đen và Bantich. Ngòi nổ của chiến tranh bắt đầu từ việc Áo - Hung dưới sức ép của Đức gây chiến với Xecbi (28.7.1914) nhân sự kiện thái tử nước Áo bị người Xecbi ám hại ở Xaraevô (28.6.1914). Giai đoạn 1 (8-12.1914), lấy cớ Nga ủng hộ Xecbi, 1.8.1914 Đức tuyên chiến với Nga và 2 ngày sau tuyên chiến với Pháp, khiến Anh cũng lập tức tuyên chiến với Đức (4.8.1914). Với kế hoạch Sliphen (dự định đánh bại Pháp trong nửa tháng rồi điều chủ lực sang mặt trận Nga), Đức tập trung lực lượng thọc qua Bỉ, tiến công Pháp từ phía bắc, giành thắng lợi trong trận biên giới Bắc Pháp (21-25.8.1914) nhưng bị chặn lại ở sông Macnơ (x. trận Macnơ, 5-12.9.1914). Trong khi đó ở phía đông, Nga nhanh chóng mở chiến dịch Đông Phổ (17.8-15.9.1914) và một số chiến dịch, trận đánh lớn (x. trận Lôtdơ, 11-24.11.1914), buộc Đức phải cùng lúc đối phó trên cả hai mặt trận, không thực hiện được chiến lược chiến tranh chớp nhoáng, 10.1914 Thổ Nhĩ Kì tham gia chiến tranh về phía Đức, Áo - Hung, hình thành mặt trận Ngoại Capca, Xiri và Đacđanen. nhưng cũng bị thất bại trước quân Nga ở Nam Capca. Trên biển, Anh phong tỏa hạm đội Đức ở khu vực gần Nam Mĩ tại Côrônen (x. trận Côrônen, 1.11.1914), Phôncơlen (8.12.1914). Hết giai đoạn này, cả hai bên đều không đạt các mục tiêu chiến lược của giai đoạn đầu chiến tranh. Giai đoạn 2 (1915-17), phía Đồng minh có thêm Italia (10.5.1915) và Rumani (27.8.1915); phía Đức, Áo - Hung có thêm Bungari (1.10.1915). Nhật tuy không tuyên bố tham gia nhưng lợi dụng thời cơ thuận lợi đánh chiếm thuộc địa của Đức ở TQ và Thái Bình Dương. Ở châu Phi và các thuộc địa khác cũng đều xảy ra chiến sự. Trên các mặt trận, cục diện chiến tranh ở thế giằng co, cả hai bên tiến hành chiến tranh trận địa là chính, đồng thời tổ chức hoạt động gián điệp phá hoại hậu phương của nhau và đều có những trận thắng hoặc bại lớn (trận Viniut, 9.8-19.9.1915; trận Vecđoong, 21.2- 18.12.1916; trận Giutlan, 31.5-1.6.1916...). Trong giai đoạn này, nhiều loại vũ khí mới được các bên đưa vào sử dụng như hơi ngạt (lần đầu tiên Đức dùng ở trận Iprơ II, 22.4-24.5.1915), xe tăng (Anh dùng trong trận Xom, 1.7- 18.11.1916), máy bay ném bom, tàu ngầm... Giai đoạn 3 (cuối 1917-18), cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, nước Nga xô viết ra đời và tuyên bố rút khỏi chiến tranh, sau đó kí với Đức hòa ước Bret - Litôp (3.3.1918) đã góp phần chấm dứt chiến tranh ở mặt trận phía Đông. Tại mặt trận phía Tây, Hè 1918 Đức tập trung hầu hết lực lượng mở cuộc tiến công có tính chất quyết định, đẩy lui được quân Đồng minh tới gần thủ đô Pari (Pháp), nhưng cuối cùng bị quân Đổng minh (có Mĩ tham chiến) phản công đánh bại trong các trận Macnơ (15.7-4.8.1918), trận Amiêng (8- 13.8.1918)... Trước những tổn thất nặng nề trên chiến trường, đồng thời do tình hình CM trong nước bùng nổ, khối Đức, Áo - Hung tan rã và lần lượt đầu hàng Đồng minh; Bungari (29.9.1918), Thổ Nhĩ Kì (30.10.1918), Áo - Hung (3.11.1918), Đức (11.11.1918). CTTG-I kéo dài hơn bốn năm để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại (khoảng 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, chưa kể những thiệt hại khác về tinh thần và vật chất trong đó các khoản chi trực tiếp về QS của các nước tham chiến là 208 tỉ USD...). Các nước Đông Dương là thuộc địa của Pháp đã bị thực dân Pháp vơ vét người và của cung cấp cho chiến trường châu Âu, trong thời gian 1915-18 gồm; 92.411 người (hầu hết là người VN), trong đó có 11.518 người sống sót trở về; 184.305.204 phrăng vàng; 290.189t lương thực... CTTG-I kết thúc với thắng lợi của phía Đồng minh; thế giới được phân chia lại bằng hiệp ước hòa bình Vecxây (1919), nhưng vẫn không giải quyết được mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc, mà còn làm nảy sinh những mâu thuẫn mới, nhất là ở châu Âu, tạo điều kiện cho phong trào CM trên thế giới phát triển, chấm dứt thời kì cận đại.

(https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/66287123_445817019481517_879133076247019520_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeH8s5q8LeB92p09GZ1C9DUtzVPepjC83-b3Qs79pO1oRfFp2TVfrVRzfXkI4aiTPSLCMMtwzrwg3cq1YstTunCPGt7MnBcidXN1LTTvE1aXfQ&_nc_oc=AQkzuHyBEEGYAnNts8jBDKVlyWqYxpDSGYxl5m0NCIt2R-VeNpheEJyc712yi4cdRBI&_nc_ht=scontent-hkg3-2.xx&oh=e76c187cc036df7a4740262b9056230c&oe=5DC5CF93)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 02:22:46 pm
 
        CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN II (1939-45), chiến tranh lớn nhất trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay, do phát xít Đức, Ý (Italia) và quân phiệt Nhật phát động nhằm xâm lược, phân chia lại thế giới; diễn ra trên hầu hết các châu lục, đại dương, liên quan đến 72 nước với 1,7 tỉ người, 110 triệu quân tham chiến. 1936 trục phát xít hình thành với liên minh Đức-Ý, sau có thêm Nhật (x. hiệp ước Beclin, 1940), trước chiến tranh đã tiến hành một số cuộc xâm lược: Đức thôn tính Áo (3.1938), chiếm Tiệp Khắc với sự thỏa hiệp của Anh, Pháp (x. hiệp nghị Muynich, 1938), Ý xâm lược Êtiôpia (1936). Anbani (4.1939); Nhật xâm chiếm TQ (x. vụ Lư Câu Kiều, 7.7.1937). Ngày 1.9.1939 mở đầu CTTG-II, Đức tiến công xâm lược Ba Lan (x. chiến tranh Đức - Ba Lan, 1939), tiếp đó chiếm Đan Mạch, Na Uy (x. chiến dịch Na Uy, 9.4- 10.6.1940), Hà Lan, Bỉ (5.1940), tiến vào Pháp, buộc chính phủ Pháp phải đầu hàng (x, chiến cục Pháp, 10.5-24.6.1940), biến Hunggari, Rumani, Bungari thành các nước phụ thuộc, tiếp tay cho Đức; dùng không quân, hải quân đánh phá nước Anh (x. chiến dịch oanh tạc Anh, 8.1940-5.1941). Trong khi đó Ý tiến công Hi Lạp (10.1940) nhưng bị đẩy lùi; sau được Đức hỗ trợ đã đánh chiếm Nam Tư, Hi Lạp (x. chiến cục Bancăng, 6-29.4.1941). Ở Bắc Phi, liên quân Đức - Ý đuổi quân Anh khỏi Libi, nhưng phải dừng lại ở cửa ngõ Ai Cập. Chiếm xong 16 nước châu Âu, 6.1941 Đức tập trung lực lượng lớn tiến công LX bằng kế hoạch Bacbarôxa, mở đầu chiến tranh Xô - Đức (1941-45), chiếm Litva, Latvia, Extônia, phần lớn Bêlarut, Ucraina, bao vây Lêningrat..., nhưng bị chặn lại và đẩy lùi ở tây Maxcơva (x. chiến dịch Maxcơva, 30.9.1941-20.4.1942). Đến đây chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức về cơ bản đã thất bại. Ở châu Á, Nhật đánh chiếm phần lớn TQ, kéo quân vào Đông Dương (x. Nhật chiếm Đông Dương, 6.1940-3.1945), tiến công hạm đội Mĩ ở Thái Bình Dương (x. trận Trân Châu Cảng, 7.12.1941), tràn xuống Đông Nam Á chiếm Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Mianma (x. chiến dịch Malaixia, 8.12.1941- 15.2.1942; chiến dịch Giava, 14.2-15.3.1942; chiến dịch Philippin, 8.12.1941-7.5.1942; chiến dịch Mianma, 21.1- 10.5.1942), nhưng bị thất bại ở đảo Mituây và vùng biển San Hô (x. trận Coran, 7-8.5.1942; chiến dịch Mituây-Aliut, 3-8.6.1942). Tháng 1.1942 Đồng minh chống phát xít (nòng cốt là LX, Mĩ, Anh) chính thức thành lập; phong trào kháng chiến ở các nước bị chiếm đóng phát triển mạnh. Từ giữa 1942 ở châu Âu và Bắc Phi, QĐ phát xít mất dần quyền chủ động tiến công, phải lui về phòng ngự chiến lược. LX chuyển sang phản công - tiến công (x. chiến dịch Xtalingrat, 17.7.1942- 2.2.1943; chiến dĩch Cuôcxcơ, 4.7- 23.8.1943). Quân Anh - Mĩ đánh đuổi quân Đức - Ý khỏi Bắc Phi (x. chiến dịch Bắc Phi, 23.10-4.11.1942; chiến dịch En Alamen, 10-11.1942; chiến dịch Tuynidi, 3-5.1943); chiếm đảo Xixin, làm bàn đạp tiến công vào đất Ý (x. chiến dịch Xixin, 10.7-17.8.1943; chiến dịch Nam Ý, 3.9-6.10.1943); chế độ phát xít Ý sụp đổ và đầu hàng (9.1943). Từ giữa 1944 bằng một loạt chiến dịch tiến công quy mô lớn, LX giải phóng toàn bộ lãnh thổ (x. chiến dịch Iaxơ - Kisinhôp, 20- 29.8.1944; chiến dịch Bêlôrutxia, 23.6-29.8.1944). Thực hiện quyết định của hội nghị Têhêran (28.11-1.12.1943), Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở châu Âu, quân Anh, Mĩ, Canada, Pháp đổ bộ vào tây bắc và nam Pháp (x. chiến dịch Noocmanđi, 6.6-24.7.1944; chiến dịch Nam Pháp, 5.8- 3.9.1944), cùng lực lượng kháng chiến các nước sở tại giải phóng Bỉ (9.1944), Pháp, Hà Lan, Hi Lạp (11.1944), chiếm miền Tây nước Đức. QĐ LX cùng LLVT giải phóng của một số nước Đông Âu, lần lượt giải phóng Rumani, Bungari, Nam Tư (8-10.1944), Ba Lan. Hunggari, Áo, Tiệp Khắc (2-5.1945), tiến vào miền Đông nước Đức, đánh chiếm Beclin, sào huyệt cuối cùng của Hitle (x. chiến dịch Bêôgrat, 28.9-20.10.1944; chiến dịch Budapet, 29.10.1944-13.2.1945, chiến dịch Vixla- Ôde, 12.1-3.2.1945; chiến dịch Đông Phổ. 13.1-25.4.1945; chiến dịch Praha, 6-11.5.1945; chiến dịch Beclin, 16.4-8.5.1945). Ngày 8.5.1945 Đức đầu hàng không điều kiện (x. văn kiện đầu hàng của phát xít Đức, 1945). Ở châu Á, Mĩ đánh chiếm một số đảo ở Thái Bình Dương, nam Philippin (x. chiến dịch Aliut, 12.5-16.8.1943; chiến dịch Philippin, 20.10.1944-5.7.1945) và một số đảo của Nhật (x. trận Ivôtdima, 19.2-26.3.1945; chiến dịch Ôkinaoa, 25.3-21.6.1945); ngày 6 và 9.8.1945 ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirôsima và Nagaxaki của Nhật làm hơn 200.000 người chết và bị thương (x. vụ ném bom Hirôsima và Nagaxaki, 6 và 9.8.1945). Anh chiếm lại Mianma, Inđỏnêxia (10.1944). Phối hợp với quân Đồng minh, các lực lượng CM, yêu nước ở TQ. VN và nhiều nước Đông Nam Á đẩy mạnh kháng chiến chống Nhật. Từ 9.8.1945 QĐ LX cùng QĐND CM Mông Cổ và LLVT CM TQ, Triều Tiên tiến công đập tan đạo quân Quan Đông tinh nhuệ nhất của Nhật, giải phóng vùng đông bắc TQ, Bắc Triều Tiên, nam Xakhalin, quần đảo Curin, góp phần quyết định buộc Nhật đầu hàng không điểu kiện (x. văn kiện đầu hàng của phát xít Nhật, 1945). CTTG-II làm gần 55 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất tới 316 tỉ USD; kết thúc với sự sụp đổ của phe phát xít, là thắng lợi vĩ đại của nhân loại tiến bộ, dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình CM thế giới.
 
(https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/65715990_445817009481518_8070681253596102656_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeF8GcFLQ1Fcxzf_lbSB2Em1ZtBWh_Xn-U8ByABrU7No2LfeDe0uiD7PV-QNCNSAs_PiU3z3boSuajDGWL33MJa_0WeSVNJMsiyC174Vra22sw&_nc_oc=AQk5noMi1m2ip-8FtTq3qKYQz-qR2SkV616BUoabDMpOQ2yrU86V1LNf4MHwOnJxYkk&_nc_ht=scontent-hkg3-2.xx&oh=670230ff26f6f0dcb9f06c0cfebfea98&oe=5DC73B8B)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 02:24:44 pm

        CHIẾN TRANH THÔNG THƯỜNG, chiến tranh trong đó các bên sử dụng vũ khí thông thường, không sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Thuật ngữ CTTT xuất hiện từ những năm 50 của tk 20 để phân biệt với chiến tranh hạt nhân, khi QĐ một số nước được trang bị một số lượng lớn vũ khí hạt nhân. Với sự phát triển của vũ khí công nghệ cao, ranh giới giữa CTTT và chiến tranh hủy diệt lớn rất mỏng manh, loài người cần đấu tranh ngăn ngừa chiến tranh hủy diệt lớn và chặn đứng các cuộc CTTT do các thế lực hiếu chiến, phản động gây ra.

        CHIẾN TRANH THÔNG TIN, tổng thể các hoạt động nhằm giành quyền làm chủ (kiểm soát, điều khiển) thông tin giữa các bên tham chiến; một phương thức tiến hành chiến tranh. CTTT có đặc điểm; diễn ra trên mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, QS.„), cả trong thời bình và thời chiến, trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết; chi phí thấp, tổn thất lớn, gây hậu quả nghiêm trọng cho đổi phương; khó cảnh báo và nhận diện kẻ thù; không giới hạn về thời gian và không gian; không phân tuyến (hậu phương, tiền tuyến, chiến trường...). Theo mục đích, CTTT gồm: CTTT vì thông tin (sử dụng các thủ đoạn để thu nhận và xử lí thông tin của đối phương); CTTT chống thông tin (bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin chống các hoạt động thao túng và phá hoại thông tin của đối phương); CTTT bằng thông tin (sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, chiến tranh tâm lí để tiến công vào ý chí và niềm tin của đối phương buộc đối phương khuất phục), CTTT thường sử dụng kết hợp đe doạ QS với các hình thức như: chiến tranh tâm lý, phong toả thông tin, nghi binh đánh lừa, xuyên tạc, chế áp điện tử, xâm nhập mạng Internet, vi rút máy tính... CTTT dã được tiến hành với quy mô lớn từ CTTG -II. Ngày nay. CTTT đã phát triển ở trình độ cao, với những thủ đoạn tinh vi và sử dụng công nghệ, vũ khí, phương tiện kĩ thuật hiện đại như: chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), chiến dịch Cáo sa mạc (16-19.12.1998) và nhất là chiến tranh Nam Tư do Mĩ và NATO tiến hành (3.1999), chiến tranh Irắc do Mĩ tiến hành (3.2003). Để chống CTTT phải: tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực QS; nghiên cứu lí luận tác chiến trong thời đại thông tin; tiến hành các biện pháp quản lí, bảo vệ, ngăn chặn sự phá hoại thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin từ phía đối phương; trang bị cho QĐ những phương tiện thông tin công nghệ cao; bảo đảm an ninh về vật chất đối với cơ sở hạ tầng thông tin, an ninh thông tin và bảo mật hoạt động chiến đấu của QĐ; phát hiện kịp thời các biện pháp ngụy trang của đối phương; tiến hành các hoạt động phản tuyên truyền; chống trinh sát điện tử, bảo vệ điện tử và tác nghiệp thông tin đặc biệt...

        CHIẾN TRANH THỰC DÂN, chiến tranh phi nghĩa do chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc tiến hành nhằm xâm lược, cướp bóc các nước khác, biến các nước đó thành thuộc địa. CTTD thường diễn ra dưới hai hình thức: chiến tranh xâm lược các nước kém phát triển (chiến tranh xâm lược VN của thực dân Pháp 1858) và chiến tranh giành giật thuộc địa giữa các nước đế quốc (trong CTTG-I). Ngày nay, CTTD được tiến hành dưới các hình thức và biện pháp của chủ nghĩa thực dân mới.

        CHIẾN TRANH TOÀN DÂN. chiến tranh nhân dân phát triển đến đỉnh cao với lực lượng toàn dân đánh giặc. CTTD có mục đích phù hợp với lợi ích của đa số nhân dân, được các tầng lớp nhân dân đồng tình, ùng hộ, cho phép huy động đến mức cao nhất các nguồn lực trong và ngoài nước: đánh địch toàn diện về chính trị, QS, kinh tế, văn hóa... Dân tộc VN có truyền thống tiến hành khởi nghĩa toàn dân và CTTD. Trong tk 20, dưới sự lãnh dạo của ĐCS VN. nhân dân VN đã tiến hành thắng lợi KCCP và KCCM, đó là những cuộc CTTD tiêu biểu (xt chiến tranh nhân dân Việt Nam).

        CHIẾN TRANH TOÀN DIỆN, chiến tranh được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực chính trị, QS, ngoại giao, kinh tế, văn hóa... trong đó đấu tranh quân sự, với LLVT làm nòng cốt giữ vai trò chủ đạo, nhằm mục đích đánh bại đối phương, giành thắng lợi. CTTD chỉ phát huy hết sức mạnh khi được toàn dân tham gia, dưới sự lãnh đạo của một giai cấp tiến bộ. CTTD có lịch sử lâu đời, được nhiều bên tham chiến sử dụng. Tiến hành CTTD đã trở thành truyền thống của dân tộc VN mà đỉnh cao là cuộc KCCP và KCCM (xt chiến tranh nhân dân Việt Nam).

        CHIẾN TRANH TỔNG LỰC, chiến tranh phi nghĩa do chủ nghĩa đế quốc tiến hành bằng việc huy động mọi nguồn lực và phương tiện KTQS hiện đại nhằm tiêu diệt nhanh đối phương về mọi mặt (kinh tế, chính trị, QS, cả những di sản văn hóa). CTTL vi phạm luật pháp quốc tế về chiến tranh, cần phải lên án và đấu tranh loại bỏ. Chiến tranh do nước Đức phát xít tiến hành trong CTTG-II là CTTL.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 02:25:48 pm

        CHIẾN TRANH TRĂM NĂM (1337-1453), chiến tranh giữa Anh và Pháp nhằm giành giật lãnh thổ và ngôi vua Pháp. Quân Anh chủ yếu là lính đánh thuê gồm khoảng 3.000 hiệp sĩ và kị sĩ, 10.000 lính bắn nỏ và 4.000 bộ binh nhẹ. Quân Pháp là dân binh của các chúa phong kiến, các hiệp sĩ, tổng số 40.000 người (hiệp sĩ và kị binh khá mạnh, chiếm 15% tổng quân số). Lúc đầu Anh thắng, đến 1360 chiếm được phần lớn lãnh thổ Pháp, nhưng đến những năm 70 của tk 14 bị đánh đuổi hầu như hoàn toàn khỏi đất Pháp. 1415 nhờ sự hỗ trợ của công tước Buôcghinhông (Pháp), Anh lại chiếm dược Bắc Pháp. Nhân dân Pháp đã nổi dậy kháng chiến dưới sự lãnh đạo của nữ anh hùng Gian Đa. 1453 quân Anh đầu hàng ở Boocđô, chiến tranh chấm dứt; sau đó hai bên kí hòa ước 1475. Trong CTTN hỏa lực pháo binh lần đầu tiên được Pháp sử dụng có hiệu quả lớn; ý thức dân tộc phát triển đã thúc đẩy nhanh quá trình thống nhất nước Pháp và sự ra đời của QĐ thường trực.

        CHIÊN TRANH TRÊN BIẾN, chiến tranh diễn ra trên chiến trường biển và đại dương (ở vùng biển quốc gia hay biển cả). Do lực lượng hải quân tiến hành độc lập hoặc có hiệp đồng với các lực lượng khác theo một ý định và kế hoạch thống nhất nhằm mục đích chính trị, QS, kinh tế nhất định. Trong CTTB, quy luật mạnh được, yếu thua phát huy tác dụng tuyệt đối. Việc xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia đối với lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế đang là sự quan tâm lớn của các quốc gia ven biển.

        CHIẾN TRANH TRÊN KHÔNG, chiến tranh hiện đại diễn ra trên vùng trời do không quân tiến hành độc lập hoặc phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng khác để tiêu diệt những mục tiêu trên không nhằm mục đích nhất định. CTTK diễn ra nhanh, thời gian ngắn, không gian rộng, bất ngờ.

        CHIẾN TRANH TRlỂU TIÊN (1950-53), chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên, do Mĩ và chính quyền Nam Triều Tiên gây ra. Bắt đầu 25.6.1950 khi QĐ Nam Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 tiến công sang Bắc Triều Tiên, sau đó 2 ngày Mĩ chính thức tuyên chiến với Bắc Triều Tiên (27.6). QĐ và nhân dân Bắc Triều Tiên đánh trả, trong 2 tháng đầu hoàn toàn làm chủ thế trận, giải phóng Xơun, phát triển tiến công đến Phú Sơn, kiểm soát 90% đất đai Nam Triều Tiên. Để cứu vãn tình thế. Mĩ gây sức ép buộc Hội đồng bào an LHQ thông qua nghị quyết can thiệp vào Triều Tiên, theo đó 16.9.1950 quân Mĩ và quân của 15 nước khác dưới danh nghĩa QĐ LHQ do Mac Actơ chỉ huy đổ bộ lên Nhân Xuyên, tổ chức phản công chiếm lại Xơun và đánh lên phía bắc vĩ tuyến 38 tới bờ sõng Áp Lục (giáp biên giới Triều Tiên - TQ). Thực hiện chủ trương  “kháng Mĩ, viện Triều”, 25.10.1950 TQ đưa quân chí nguyện sang cùng QĐ Bắc Triều Tiên liên tiếp mở các chiến dịch phân công và tiến công, đẩy lùi quân Mĩ và QĐ Nam Triều Tiên về vĩ tuyến 38 (x. chiến dịch Thứ I, 25.10- 5.11.1950; chiến dịch Thứ V, 24.4-10.6.1951). Từ 7.1951 các bên ngồi vào bàn đám phán, 27.7.1953 kí hiệp định đình chiến ở hội nghị Bàn Môn Điếm, hòa bình được lập lại ở Triều Tiên. QĐ hai bên trở lại vị trí trước chiến tranh. CTTT đã gây tổn thất lớn cho các bên tham chiến với hơn 1 triệu người chết và bị thương, trong đó Mĩ có 33.000 người chết. 115.000 bị thương, phí tổn 22 tỉ USD.

        CHIẾN TRANH TRUNG - NHẬT (1894-95), chiến tranh do Nhật gây ra nhằm xâm chiếm Triều Tiên và giành quyền lợi ở TQ. Mượn cớ nhà Thanh (TQ) giúp vương triều Triều Tiên đàn áp khởi nghĩa nông dân, 28.7.1894 Nhật tiến công quân Thanh ở Nha Sơn (Triều Tiên). 1.8.1894 hai nước chính thức tuyên chiến. Chiến tranh kéo dài 8 tháng, qua 5 chiến dịch lớn, kết quả quân Thanh liên tiếp thất bại. mất toàn bộ Hạm đội Bắc Dương. Nhật chiếm Cửu Liên, An Đông, Kim Châu, Lữ Thuận, Đại Liên, Ngưu Trang, Doanh Khẩu, Điền Trang Đài (đông bắc TQ) và quần đảo Bành Hồ. 3.1895 triều Thanh xin hòa, 17.4.1895 kí “hiệp ước Mã Quan” (tức Simonoseki, trên đất Nhật); công nhận quyền khống chế của Nhật với Triều Tiên; cắt nhường bán đảo Liêu Đông, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ cho Nhật; bổi thường chiến phí 200 triệu lạng bạc; mở 4 thành phố cho Nhật buôn bán và lập công xưởng. Đổi lại, quân Nhật rút khỏi những nơi đã chiếm. Cg chiến tranh Giáp Ngọ.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 02:26:57 pm

        CHIẾN TRANH TRUNG - PHÁP (1883-85), chiến tranh nhằm giải quyết việc tranh chấp lợi ích giữa Pháp và TQ ở VN. Sau khi ép triều Nguyễn kí hiệp ước Quý Mùi (25.8.1883), Pháp tìm cách buộc triều Thanh (TQ) rút quân khỏi miền Bắc VN, công nhận “quyển bảo hộ” cua Pháp ở VN, mở cửa biên giới phía nam TQ cho Pháp thông thương. Bị triều Thanh cự tuyệt, 12.1883 Pháp tiến công quân Thanh (gồm quân Cờ Đen và quân Thanh đến miền Bắc VN theo yêu cầu của triều Nguyễn) ở Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang để gây sức ép kết hợp thương lượng dẫn tới việc hai nước kí điều ước tóm tắt ở Thiên Tân (5.1884), trong đó triều Thanh chấp nhận yêu cầu của Pháp, nhưng không thỏa thuận được khoản bồi thường chiến phí. Chiến tranh lại diễn ra trên đất liền và trên biển; 23.8.1884 Pháp bắn chìm 9 trong số 11 hạm tàu của Hạm đội Phúc Kiến; 10.1884 chiếm Cơ Long, xâm phạm Đài Bắc (Đài Loan), đánh chiếm Lạng Sơn và trấn Nam Quan (này là Hữu Nghị Quan); 3.1885 chiếm quần đảo Bành Hồ, phong tỏa Đài Loan. Quân Thanh phản công trên đất liền, chiếm lại trấn Nam Quan, Lạng Sơn, Văn Uyên, nhưng do còn phải đối phó với nhiều nước tư bản khác, triều Thanh xin đình chiến. 9.6.1885 hai bên kí hiệp ước Thiên Tân (1885), trong đó triều Thanh chấp nhận mọi điều kiện của Pháp. Pháp đồng ý rút quân khỏi Cơ Long (Bành Hồ) và để cho Thanh chiếm một số vùng đất ở biên giới VN như mỏ đồng Tụ Long, tổng Đèo Lương... (nay thuộc t. Vân Nam, TQ).

        CHIẾN TRANH TỰ VỆ, chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia dân tộc; gồm: chiến tranh chống các thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ (chiến tranh bảo vệ tổ quốc) và cuộc tiến công đánh trả kẻ thù khi lợi ích an ninh quốc gia bị đe dọa, xâm hại. Trong CTTG-II, sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, QĐ LX đã tiến công tiêu diệt kẻ thù ngay tại sào huyệt, cứu loài người thoát khỏi thảm họa chủ nghĩa phát xít. 12.1978 QĐND VN thực hiện quyển tự vệ chính đáng, Sau khi đánh đuổi quân Khơme Đỏ ra khỏi khu vực biên giới VN đã phối hợp, giúp đỡ LLVT của Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia tiến hành giải phóng Campuchia, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng (x. chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia, 30.4.1977-7.1.1979). Ngày nay CNĐQ và các thế lực phản động lợi dụng danh nghĩa “phản ứng tự vệ vì lợi ích quốc gia” để tạo cớ tiến hành chiến tranh xâm lược.

        CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM, chiến tranh được tiến hành bằng cách thông qua lực lượng của một hay nhiều nước khác hoặc ngụy quân, ngụy quyền. Thường do các nước đế quốc tiến hành. Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN là một thí nghiệm về CTUN. Cg chiến tranh qua tay người khác.

        CHIẾN TRANH VẬT LÍ ĐỊA CẦU, chiến tranh có sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại tác động trực tiếp vào khí quyển, thủy quyển, thạch quyển... và các thuộc tính vật lí của Trái Đất, nhằm mục đích QS. Vũ khí được sử dụng trong CTVLĐC gồm: vũ khí môi trường đất liền (môi trường địa chấn); vũ khí môi trường biển (sóng thần, bình phong nước...); vũ khí khí tượng (lũ lụt nhân tạo, nóng nhân tạo, làm thủng tầng ôdôn...). CTVLĐC có sức hủy diệt, sức tàn phá lớn, gây hậu quả khó lường hơn cả chiến tranh hạt nhân.

        CHIẾN TRANH VŨ TRỤ, chiến tranh diễn ra ở khoảng không ngoài tầng khí quyển bao quanh Trái Đất, nhằm giành quyền kiếm soát khoảng không phục vụ mục đích nhất định của các bên tham chiến. CTVT sứ dụng những phương tiện kĩ thuật và vũ khí hiện đại như: vũ khí chống vệ tinh, tên lửa đặt trên vũ trụ, máy bay hàng không vũ trụ... CTVT ảnh hưởng trực tiếp hệ sinh thái toàn cầu, đe dọa hủy diệt sự sống trên Trái Đất (xt SD1).

        CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH (1990-91), chiến tranh giữa lực lượng liên quân đứng dầu là Mĩ tiến hành chống Irắc sau khi Irắc chiếm Côoet. Liên quân triển khai 750.000 quân (từ 30 quốc gia trong đó có 400.000 quân Mĩ) gồm 16-17 sư đoàn, 4.100 xe tăng và xe thiết giáp, 3.821 máy bay các loại, 163-173 tàu chiến; Irắc-1.000.000 quân, trong đó có 700.000 quân chính quy (55-60 sư đoàn), 12.000 xe tăng và xe thiết giáp, 700 máy bay, 3.500 pháo, 106 tàu chiến. Gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 (8.1990-16.1.1991), Mĩ tập hợp lực lượng, điều quân đến Vùng Vịnh, triển khai áp sát biên giới Irắc -  Côoet với chiến dịch Lá chắn sa mạc (6.8.1990-16.1.1991); phía Irắc tổ chức các hệ thống phòng ngự. Giai đoạn 2 (17.1- 23.2), Mĩ và liên quân tiến hành chiến dịch Bão táp sa mạc (17.1-23.2.1991), dùng không quân, tên lửa bắn phá các mục tiêu, khu vực phòng ngự của Irắc trên đất Côoet và Irắc, khống chế toàn bộ trên không; phía Irắc chống trả yếu ớt, tìm cách bảo vệ lực lượng là chính, đồng thời dùng tên lửa bắn sang Ixraen và Arập Xéut, mở trận đánh thăm dò vào Khapdi (trên đất Arập Xéut). Giai đoạn 3 (24-28.2), nhân lúc phía Irắc gặp nhiều khó khăn, buộc phải tuyên bố chấp nhận rút quân khỏi Côoet theo kế hoạch 8 điểm của LX, liên quân thực hiện chiến dịch Thanh gươm sa mạc (24-28.2.1990), tiến công bằng lực lượng trên bộ với các đòn nghi binh, bao vây, chia cắt, thọc sâu vào đất Irắc và Côoet làm cho Irắc bị tổn thất nặng. 28.2 Irắc tuyên bố chấp nhận 12 nghị quyết do LHQ đưa ra. Tổn thất: Irắc 120.000 quân (60.000 bị bắt làm tù binh), 4.000 xe tăng và xe bọc thép, 87 máy bay, 2.000 pháo các loại; liên quân 4.179 quân (179 chết), 48 máy bay, 2 tàu chiến bị hư hại. CTVV là cuộc chiến tranh đầu tiên sử dụng rộng rãi các hệ vũ khí kĩ thuật cao, trong đó không quân, tên lửa là nhân tố nổi bật. Thắng lợi của liên quân trong chiến tranh cho thấy những phát triển mới của nghệ thuật QS về lựa chọn chính xác thời cơ chiến dịch, phương thức tác chiến đa dạng, vận dụng chiến thuật linh hoạt, kết hợp các thu đoạn nghi binh, cơ động, vu hồi và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 02:28:56 pm

        CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC, chiến tranh do một nhà nước (hoặc liên minh nhà nước) tiến hành nhằm xâm lược nước khác. CTXL dưới mọi hình thức đều mang tính chất phi nghĩa, vi phạm hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. Các cuộc chiến tranh do thực dân Pháp, đế quốc Mĩ tiến hành ở VN (1945-54 và 1954-75) là CTXL.

        CHIẾN TRANH XÔ - ĐỨC (1941-45), chiến tranh giữ nước của LX chống phát xít Đức trong CTTG-II. Chiếm xong 16 nước châu Âu, 6.1941 Đức triển khai kế hoạch Bacbarôxa, bội ước tiến công LX; huy động vào mặt trận Xô - Đức 190 sư đoàn (5,5 triệu quân), 4.300 xe tãng thiết giáp, 47.000 pháo, gần 5.000 máy bay, 192 tàu chiến. QĐ LX ở biên giới phía tây có 2,7 triệu quân, 37.000 pháo, 1.475 xe tăng, 1.540 máy bay, 396 tàu chiến. Giai đoạn 1 (22.6.1941-18.11.1942), Đức tập trung lực lượng bất ngờ tiến công trên ba hướng, nhanh chóng chiếm được toàn bộ Litva, Latvia và Extônia, phần lớn Bêlôrutxia và Ucraina, 9.1941 bắt đầu phong tỏa Lêningrat, tiến công Kiep và chuẩn bị tiến công Maxcơva. LX thực hành chiến lược phòng ngự, chặn đứng quân Đức ở cửa ngõ Maxcơva, từ 12.1941 chuyển sang phản công, 4.1942 đẩy lùi quân Đức về phía tây 100-300km, bước đầu ổn định được tình hình (x. chiến dịch Maxcơva, 30.9.1941- 20.4.1942). Đức chịu thất bại lớn đầu tiên trong CTTG-II với chiến lược chiến tranh chớp nhoáng bị phá sản. Từ 5.1942 QĐ LX tiến công ở Khaccôp và Crưm bất lợi nên phải trở lại phòng ngự. Hè 1942 Đức điều động 266 sư đoàn mở cuộc tiến công mới theo hướng nam vào vùng Xtalingrat và Capca, đến giữa tháng 11 bị chặn lại ở Xtalingrat. Giai đoạn 2 (19.11.1942-cuối 1943), LX phản công chiến lược, tạo bước chuyển biến căn bản trong CTX-Đ. Sau gần 3 tháng chuyển từ phòng ngự sang phản công - tiến công, đến 2.2.1943 QĐ LX hợp vây, diệt và bắt toàn bộ đạo quân tinh nhuệ nhất của Đức gồm 33 vạn người ở Xtalingrat (x. chiến dịch Xtalingrat, 17.7.1942-2.2.1943), sau đó tiếp tục phát triển phản công giải phóng vùng Cuôcxcơ và Khaccôp (x. chiến dịch Cuôcxcơ, 4.7-23.8.1943). Tháng 1.1943 LX phá vỡ vòng vây ở Lêningrat; tháng 4 giải phóng phần lớn Capca và giành được quyền chủ động chiến lược, đến 11.1943 giải phóng khoảng một nửa vùng đất bị Đức chiếm. Giai đoạn 3 (1.1944-9.5.1945), LX tiến công chiến lược toàn diện, bằng một loạt chiến dịch quy mô lớn lần lượt giải phóng toàn bộ lãnh thổ của mình. Đầu 1945 QĐ LX giải phóng nhiều nước Đông Âu và tiến vào nước Đức, 30.4.1945 cắm cờ chiến thắng trên nóc nhà quốc hội Đức, 2.5.1945 chiếm toàn bộ Beclin (x. chiến dịch Beclin, 16.4-8.5.1945), buộc Đức phải kí hiệp ước đầu hàng vô điều kiện (x. văn kiện đầu hàng của phát xít Đức, 1945). Trong CTX-Đ. LX đã tiêu diệt 607 sư đoàn Đức (chiếm 80% toàn bộ tổn thất của Đức và 77,5% toàn bộ tổn thất của phe phát xít), góp phần quyết định cứu loài người khỏi thảm họa phát xít, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh CM và phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhiều nước trên thế giới. Cg chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô.

(https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/66141788_445817049481514_3189327883763974144_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeG8QBYx63pxJtXhC-9TLGsCh8t8WgAsjNulE-RWW65dxxlalyQnJbDZ5UhRX7HkMDIQoZu659W-Ewzh7Ph93cFi9MqWb6Vn5zj3Ys89lrtzFg&_nc_oc=AQk5tdNKQugQj0zknaDfE19iEJ0TkwO__uzQp9SJSbYAV5n4NW9d4tiEhMVtfNTF2oQ&_nc_ht=scontent-hkg3-2.xx&oh=7bf1e9ed6d28101a21ec1358b030fd85&oe=5DBC6847)

(https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/66175184_445817086148177_3085362363503738880_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeFrtdeIAyUFS3KDu5faJSBgR4di2xcLMSnBnhJLnFMXSd57DpXdi7-AE2631Ad6XsWJ7cmMSY7FaOEVZKJ7rBjBzW9tnitmouOAqKtQPcMRuw&_nc_oc=AQnxMFnuHlE0KF1CrtMawkJFyxiu7xemcBoLuSD__WTVpaHPX8EQrY644dSN0s-IuCQ&_nc_ht=scontent-hkg3-2.xx&oh=146759d809e60aa8f0e885cb53b88cf1&oe=5DB7F847)

(https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/66324490_445817099481509_1510331524585619456_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeGLPh31uDUdWgn-wys9jQ3Bx0uLEXEwFSkyPUUUtzfmlh_294xPtCPpcDQegM4iTLhqv-XZL-W6DrNZEo6aaG4MeBIR-wQ_cgouvDbd-9MwaQ&_nc_oc=AQlqb3fuGKXpISL8P_xtvwGP7jxsjWXQReayEjs6DfkZ0-1bYPODutNIvQCKWcYwibk&_nc_ht=scontent-hkg3-2.xx&oh=85f6d33de319351aa637c7f25a354da8&oe=5DB7950A)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 02:31:17 pm

        CHIẾN TRANH XÔ - NHẬT (1945), chiến tranh do QĐ và nhân dân LX tiến hành nhằm tiêu diệt QĐ phát xít Nhật ở Viễn Đông, bảo vệ tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ đồng minh chống phát xít theo thỏa thuận ở hội nghị Crưm (4-11.2.1945). Ngày 8.8 LX tuyên chiến và 9.8 tiến hành chiến tranh với Nhật. Trong thời gian 9.8-2.9 được sự phối hợp của QĐ nhân dân CM Mông cổ cùng các lực lượng CM của TQ và Triều Tiên, QĐ LX đã mở ba chiến dịch lớn: chiến dịch Mãn Châu (9.8-2.9.1945) tiêu diệt đạo quân Quan Đông, đội quân tinh nhuệ nhất của Nhật, giải phóng toàn bộ vùng đông bắc TQ và Bắc Triều Tiên; chiến dịch nam Xakhalin (11-25.8.1945) giải phóng miền Nam Xakhalin bị Nhật chiếm đóng trong chiến tranh Nga - Nhật (1905) và chiến dịch Curin (18.8-1.9.1945) giải phóng quần đảo Curin. CTX-N góp phần quyết định đánh bại QĐ phát xít Nhật, 2.9.1945 buộc Nhật phải kí hiệp ước đầu hàng vô điều kiện (x. văn kiện đầu hàng của phát xít Nhật, 1945), kết thúc CTTG-II, tạo thuận lợi trực tiếp cho CM TQ, Triều Tiên và VN.

        CHIẾN TRANH XÔ - PHẦN (1939-40 và 1941-44), hai cuộc chiến tranh giữa LX và Phần Lan, bắt nguồn từ những tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước, do sự xúi giục của CNĐQ quốc tế đối với Phần Lan nhằm chống LX. Cuộc chiến thứ nhất (1939-40) bắt đầu từ 30.11.1939, diễn ra trên eo đất Caren. 7.1.1940 LX thành lâp Phương diện quân Tây Bắc dưới quyền chỉ huy của nguyên soái Timôsencô, 2-3.1940 chọc thủng phòng tuyến Mannechem và tiến sâu vào lãnh thổ Phần Lan 25-200km. Bị thất bại, Phần Lan buộc chấp nhận hòa ước Maxcơva 12.3.1940 và chấm dứt chiến sự (13.3). Đường biên giới mới được xác định giữa hai nước: Phần Lan buộc phải nhượng vùng eo đất Caren và một phần vùng Lapôni (47.338km2 với 11% nguồn tài nguyên công nghiệp và nông nghiệp) nhầm bảo đảm an toàn cho Lêningrat, Muôơnanxcơ và con đường sắt nối liền hai thành phố này của LX, đồng thời cho LX thuê bán đảo Hancô. Thiệt hại hai bên: LX 48.745 người chết, Phần Lan 24.000. Cuộc chiến thứ hai (1941-44), Phần Lan bị Đức lôi kéo chống LX, bắt đầu từ 27.6.1941. Nhung trong cuộc chiến này, thống chế Phần Lan Mannechem đã cố gắng tránh tiến hành các chiến dịch chung với quân Đức và tìm cách kí đình chiến riêng rẽ với quân Đồng minh (9.9.1944). Quân Đức buộc phải rút khỏi Phần Lan, sau khi tàn phá vùng Lapôni. 6.4.1948 Phần Lan kí hiệp ước hữu nghị và tương trợ với LX.

        CHIẾN TRANH XÔMALI - ÊTIÔPIA (1977-78), chiến tranh do Xômali gây ra nhằm chiếm vùng Ôgađen và lật đổ chế độ xã hội tiến bộ ở Êtiôpia. 23.7.1977 QĐ Xômali bất ngờ tiến công, cuối 1977 đã tiến sâu vào nam Êtiôpia 300- 700km. Tháng 2.1978 QĐ Êtiôpia (7 sư đoàn) chuyển sang phản công, buộc đối phương phải rút lui. 9.3.1978 chính phủ Xômali tuyên bố rút quân khỏi Ôgađen. Trong chiến tranh, Êtiôpia được LX, Cuba và nhiều nước khác tích cực giúp đỡ. Cg chiến tranh Ôgađen, chiến tranh Sừng Châu Phi.

        CHIẾN TRƯỜNG, 1) gọi chung nơi tác chiến. Theo môi trường tác chiến, có: CT mặt đất, CT mặt nước, CT trên không, CT vũ trụ; 2) vùng đất, vùng biển và vùng trời trên chúng, nơi có thể hoặc đang diễn ra cuộc chiến tranh hoặc các hoạt động tác chiến chiến lược. Theo quy mô và vai trò, vị trí, có: CT chiến tranh và CT tác chiến; theo môi trường có: CT trên bộ (lục địa), CT trên đại dương (biển); theo vị trí địa dư, có: CT trong nước, CT ngoài nước. Ranh giới CT do ban lãnh đạo chính trị - QS của quốc gia (liên minh các quốc gia) xác định. Trong luật pháp quốc tế, CT được xác định là vùng đất, vùng biển và vùng trời của các quốc gia tham chiến cùng với vùng biển cả và vùng trời trên nó, mà ở đó các quốc gia tham chiến đang hoặc sẽ có thể tiến hành chiến tranh hoặc các hoạt động tác chiến chiến lược. Theo luật pháp quốc tế, CT không được gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển của các quốc gia trung lập. Trong KCCM ở VN hình thành các CT: CT A (miền Bắc VN, từ vĩ tuyến 17 ra phía bắc), CT B (miền Nam VN, từ vĩ tuyến 17 vào nam).

        CHIẾN TRƯỜNG B, chiến trường miền Nam VN trong cuộc KCCM (1954-75). Lúc đầu là tên gọi quy ước trong kế hoạch chỉ đạo tác chiến và xây dựng LLVTND ở Nam VN (cũng quy ước: “A” là Bắc VN, “C” là Lào, “Đ”, sau đổi thành “K” là Campuchia), được BCT và Quân ủy trung ương ĐLĐ VN thông qua (1961), phân chia thành B1 và B2. B1 gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc (thuộc Liên khu 5). Tổ chức QS trên chiến trường B1 là Quân khu 5, cơ quan chỉ huy là BTL Quân khu 5 (tư lệnh kiêm chính ủy: Nguyễn Đôn). B2 gồm các tỉnh Nam Bộ và 5 tỉnh của Liền khu 5 ở cực Nam Trung Bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng. Tổ chức QS trên chiến trường B2 là: Quân khu 6 (cực Nam Trung Bộ), Quân khu 7 (Đông Nam Bộ), Quân khu 8 (Trung Nam Bộ), Quân khu 9 (Tây Nam Bộ) và Quân khu Sài Gòn - Gia Định; cơ quan chỉ huy chiến trường là ban QS (sau đổi thành Bộ chỉ huy Miền), trưởng ban: Trần Lương (tức Trần Nam Trung), phó trưởng ban: Trần Văn Quang. 5.1964, thành lập B3 (Mặt trận Tây Nguyên) gồm ba tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc (tách ra từ Bl), tư lệnh: Nguyễn Chánh, chính ủy: Đoàn Khuê, 4.1966, thành lập B4 (Quân khu Trị- Thiên) gồm hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên (tách ra từ B1), tư lệnh kiêm chính ủy: Lê Chưởng; B1 còn lại 6 tỉnh ven biển miền Trung: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà. 6.1966, thành lập B5 (Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị), tư lệnh Vũ Nam Long, chính ủy: Nguyễn Xuân Hoàng.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 02:32:34 pm

        CHIẾN TRƯỜNG CHIẾN TRANH, chiến trường mà ở đó LLVT của quốc gia (liên minh các quốc gia) triển khai và có thể tiến hành chiến tranh. CTCT thường không có ranh giới rõ rệt. Quy mô của nó phụ thuộc vào quy mô và tính chất của từng cuộc chiến tranh. Thông thường một CTCT bao gồm một lục địa cùng vùng biển kế cận hoặc là một đai dương cùng dài bờ đại dương (bờ biển), các quần đảo và đảo của nó. Trong CTTG-II, CTCT được phân bổ nhu sau: CTCT châu Âu, Bắc Phi, Thái Bình Dương... Có khi CTCT bao gồm lãnh thổ của một hoặc một vài quốc gia, như Đông Dương trong chiến tranh Pháp xâm lược vùng này và coi đây là chiến trường ngoài nước. CTCT thường chia thành nhiều chiến trường tác chiến, như khối NATO chia châu Âu thành các chiến trường Bắc Âu, Trung Âu và Nam Âu. Đôi khi CTCT đồng thời là chiến trường tác chiến (như CTCT Đại Tây Dương).

        CHIẾN TRƯỜNG TÁC CHIẾN, chiến trường tiến hành hoạt động tác chiến quy mô chiến lược. Khái niệm CTTC xuất hiện vào đầu tk 19 do sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện đấu tranh vũ trang và lí luận của nghệ thuật QS. Trong thời gian đó, CTTC được hiểu như là một vùng đất không rộng lắm mà ở đó diễn ra những trận đánh lớn của các tập đoàn chủ yếu thuộc LLVT các bên đối địch. Trong điều kiện hiện nay, tổ chức và trang bị LLVT được hoàn thiện, khả năng và tầm hoạt động của QĐ hầu như không bị hạn chế thì khái niệm và nội dung của CTTC được mở rộng. Theo vị trí địa lí có CTTC trên lục địa và CTTC trên đại dương (trên biển). Một bộ phận cấu thành của CTTC không chỉ có vùng trời mà còn bao gồm cả khoảng không vũ trụ. Yếu tố cơ bản của CTTC là: sắp xếp lực lượng chính trị trong khu vực (các quốc gia, các khối liên minh chính trị QS, tình hình giai cấp, đảng phái, tôn giáo và các tổ chức xã hội có ảnh hưởng đến đời sống chính trị các nước); các tập đoàn LLVT; tình hình địa lí và thiết bị chiến trường; sức mạnh kinh tế, tài nguyên, năng lượng và giao thông vận tải...

        CHIẾN TUYẾN, tuyến tiếp xúc của LLVT hai bên tham chiến triển khai đối mật và tiến hành tác chiến. CT trong trận địa chiến thì tương đối cố định, vận động chiến thì không cố định. CT có thể là tuyến bố trí lực lượng liên tục (đơn vị này kề sát đơn vị kia bên cạnh), có thể là đứt đoạn (thường gặp trong chiến tranh hiện đại).

        CHIẾN XA (cổ), phương tiện chiến đấu cơ động, dùng để chuyên chờ binh sĩ, vũ khí trong chiến đấu và vận chuyển vũ khí, lương thảo... trong hành quân. Hình thức cấu tạo thay đổi theo thời gian, khu vực địa lí và công dụng cụ thể, nhưng chủ yếu được chế tạo bằng gỗ (trừ một số chi tiết nhỏ có thể bằng kim loại), thường dùng súc vật (chủ yếu là ngựa) kéo, chuyển động trên các bánh xe (hai hoặc bốn bánh). Ghi nhận về các cx cổ nhất được tìm thấy trên các tranh khắc gỗ và khắc đá ở vùng Lưỡng Hà, có niên đại khoảng đầu và giữa thiên niên kỉ 3tcn. Từ tk 15tcn, người cổ Hi Lạp và cổ La Mã đã sứ dụng rộng rãi cx hai bánh do ngựa kéo. ở TQ, cx được sử dụng từ thời nhà Hạ (tk 21-16tcn), đến thời Xuân Thu Chiến Quốc trở thành một trong những loại trang bị chủ yếu và sử dụng  cx trở thành một trong những phương thức tác chiến chủ yếu của QĐ. Mỗi cx thường có biên chế xác định, nên còn được dùng làm đơn vị tính toán lực lượng QĐ. Sang thời Trung cổ, với sự phát triển của kị binh, cx dần dần bị loại khỏi trang bị chiến đấu.

(https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/65676347_445817066148179_4693628183344316416_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeFhr_xKiZgJWv6_qGchiSi83Y5kzC6ifUGFSvvrdfy1aBXHHJ0d5oj35n02ERL1mOLrFNUfRfCYbPH8skCN1lpV03VTdPlwNTrbY1NSkHO3fw&_nc_oc=AQkhicVOlcLUt14gbe4AVOc4J5P9sHtTPFIepanZmex5oQMOehat8gQhW4patAWSKOw&_nc_ht=scontent-hkg3-2.xx&oh=03089cd44d10c5dd0cb38e9d5caa604d&oe=5DABA09F)

        CHIÊU HÀNG, tổng thể những hoạt động và biện pháp nhằm vận động đối phương đầu hàng (cá nhân hoặc tập thể). Thường kết hợp tuyên truyền, thuyết phục, mua chuộc với gây sức ép về QS ở những mức độ khác nhau. CH đạt nhiều hiệu quả trong trường hợp đối phương tiến hành chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi nghĩa, đang gặp khó khăn hoặc bị thất bại nặng. Ở VN nghĩa quân Lam Sơn đã CH toàn bộ đạo quân Minh đóng ở thành Đông Quan (tk 15); trong KCCP và KCCM, lực lượng kháng chiến đã CH được nhiều binh sĩ, nhân viên và cả các tập thể (đơn vị) của đối phương.


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 02:34:31 pm

        CHIÊU HỔI, chính sách của Mĩ và chính quyền Sài Gòn nhằm lôi kéo cán bộ kháng chiến và cán bộ, chiến sĩ LLVT giải phóng miền Nam VN đầu hàng, đầu thú; được thực hiện từ 1963 dưới sự chỉ đạo của cố vấn Mĩ. Biện pháp CH: mua chuộc, dụ dỗ, cưỡng ép kết hợp với chiến tranh tâm lí. Bộ máy CH được tổ chức từ trung ương tới địa phương; 12.1967 Bộ CH và các trung tâm CH được thành lập. Mặc dù tốn nhiêu công sức, nhưng CH không đạt được yêu cầu đề ra.

        CHIỂU DÀI ĐỘI HÌNH HÀNH QUÂN, khoảng cách từ người (phương tiện) đi đầu trong đội (tổ) cảnh giới hành quân phía trước đến người (phương tiện) đi cuối cùng trong đội (tổ) cảnh giới hành quân phía sau, trên một trục đường hành quân. CDĐHHQ phụ thuộc vào nhiệm vụ, quy mô thành phần lực lượng, phương tiện và đặc điểm môi trường hành quân.

        CHIỂU SÂU BỐ TRÍ CHIẾN DỊCH, khoảng cách từ khu vực bố trí (triển khai) của các lực lượng phía trước (tiền duyên) đến hết khu vực bố trí (triển khai) của các lực lượng phía sau (lực lượng dự bị, các đơn vị hậu cần - kĩ thuật...). CSBTCD phụ thuộc vào: nhiệm vụ và ý định chiến dịch, lực lượng tiến hành chiến dịch, tình hình đối phương, địa hình và những điều kiện khác.

        CHIỂU SÂU ĐỘI HÌNH CHIẾN ĐẤU, khoảng cách từ tuyến trên cùng của các phân đội chiến đấu phía trước đến hết tuyến sau cùng lực lượng phía sau (lực lượng dự bị, hậu cần, kĩ thuật). CSĐHCĐ phụ thuộc vào: loại tác chiến, phương pháp tác chiến, nhiệm vụ được giao, lực lượng tác chiến, đặc điểm địa hình...

        CHIỂU SÂU NHIỆM VỤ TIẾN CÔNG, khoảng cách từ tiền duyên phòng ngự của đối phương đến tuyến (khu vực) mà bộ đội phải đánh chiếm. CSNVTC phụ thuộc vào ý định, nhiệm vụ và khả năng tác chiến của bộ đội, tình hình của đối phương, điều kiện địa hình và những điều kiện khác.

        CHIÊU SÂU PHÒNG NGỰ. khoảng cách từ tiên duyên phòng ngự về phía sau đến hết phạm vi mà lực lượng phòng ngự phụ trách. CSPN thường do cấp trên xác định căn cứ vào nhiệm vụ phòng ngự, tình hình địch, ta. địa hình và những điều kiện khác...

        CHIỂU SÂU TRUYỂN LAN ĐÁM MÂY ĐỘC, khoảng cách tính từ mép dưới vùng bị tập kích hóa học theo hướng gió tới khu vực có nồng độ ngưỡng của chất độc. CSTLĐMĐ phụ thuộc loại chất độc, phương tiện, phương pháp sử dụng, điều kiện khí tượng và đặc điểm địa hình. Khi bom đạn hóa học nổ, sê tạo ra đám mây độc sơ cấp và đám mây độc thứ cấp. Đám mây độc sơ cấp hình thành bởi hơi và xon khí độc ở thời điểm nổ làm nhiễm độc không khí, rồi truyền lan theo chiều gió và sát thương sinh lực trên diện tích lớn hơn diện tích sát thương trực tiếp của bom đạn hóa học. Đám mây độc thứ cấp hình thành bởi một phần chất độc dưới dạng giọt lỏng rơi xuống đất rồi bốc hơi, truyền lan cùng đám mây sơ cấp gây nhiễm trên phạm vi lớn, tác hại kéo dài trong suốt quá trình bốc hơi. Việc xác định kịp thời CSTLĐMĐ và kích thước khu vực bị nhiễm để thông báo cho bộ đội và nhân dân là một trong những nhiệm vụ của phân đội trinh sát hóa học - phóng xạ.

        “CHIẾU CAN VƯƠNG”, chiếu dụ của vua Hàm Nghi kêu gọi sĩ phu và nhân dân VN đồng lòng phò vua cứu nước, chống Pháp xâm lược. Được ban hành sau khi vua Hàm Nghi cùng với phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chỉ huy mở cuộc nổi dậy ở Huế (5.7.1885) không thành, phải rời khỏi kinh đô về vùng rừng núi tổ chức kháng chiến; gồm hai bản chiếu: bản đề ngày 2.6 năm Ất Dậu (13.7.1885) truyền đi từ Tân Sở (Quàng Trị) và bản đề ngày 11.8 năm Hàm Nghi thứ nhất (19.9.1885) truyền đi từ Ấu Sơn (Hà Tĩnh). Nội dung lên án âm mưu, thủ đoạn của Pháp, nêu rõ mục đích chiến đấu và kêu gọi các tầng lớp nhân dân nổi dậy giúp vua chống giặc. “CCV” phân ánh tinh thần kháng Pháp mạnh mẽ của một bộ phận quan lại trong triều Nguyễn, được đông đảo sĩ phu và nhân dân nhiều địa phương hưởng ứng, phát triển thành phong trào cần Vương (1885-95).

        CHILÊ (Cộng hòa Chilê; República de Chile, A. Republic of Chile), quốc gia ở tây nam lục địa Nam Mĩ. Dt 756.626km2; ds 15,7 triệu người (2003); 25% gốc Tây Ban Nha, 70% người lai. 5% da đỏ. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo:   đạo Thiên Chúa (89%). Thủ đô: Xantiagô đê Chilè. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Lãnh thổ dài gần 4.300km, chạy dọc bờ biển phía đông nam Thái Bình Dương; dãy núi Anđet chiếm phần lớn lãnh thổ, đỉnh cao nhất 6.960m, là biên giới tự nhiên với Bolivia và Achentina; nhiều núi lửa và thường bị động đất. Khí hậu nhiệt đới sa mạc ở phía bắc, lượng mưa trung bình hàng năm 50mm; phía nam nhiệt độ 3°-14°C, lượng mưa 3.000mm-7.000mm. Kinh tế phát triển; cơ sở nền kinh tế: khai khoáng, xuất khẩu quặng; công nghiệp: năng lượng, luyện kim, chế tạo máy...; nông nghiệp: lúa mì, đại mạch... GDP 66,45 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 4.310 USD. cảng biển: Uaxk, Antôphagaxta, Vanparaixô...; sân bay quốc tế: Puđauê (Santiagô). Thành viên LHQ (24.10.1945). Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 1.6.1972. LLVT: lực lượng thường trực 80.500 người (lục quân 45.000, hải quân 23.000, không quân 12.500), lực lượng dự bị 50.000. Trang bị: 290 xe tăng, 157 xe thiết giáp trinh sát, 20 xe chiến đấu bộ binh, 908 xe thiết giáp chở quân, 175 pháo mặt đất, 450 súng cối, 60 pháo phòng không, 62 tên lửa phòng không, 3 tàu ngầm, 3 tàu khu trục, 3 tàu frigat, 7 tàu tên lửa, 20 tàu tuần tiễu, 3 tàu đổ bộ, 12 tàu hộ tống, 89 máy bay chiến đấu, 6 máy bay trực thăng vũ trang... Tuyển quân theo chế độ động viên. Ngân sách quốc phòng 1,1 tỉ USD (2002).

(https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/66049386_445817079481511_6669345703946354688_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeEk1aXeoKu7p8dUKxTw2wA8NSybP3hn9rqK8UzVkxw73Ros1FmIPg1HoXYvCjBx08QSqOr6L2wZm6JNOQ9h9Cl_B1t0b2T2tG9u4ado8rcmdQ&_nc_oc=AQnGW_LDhE0_d7-qaPo5S0nquY146iLfnSNnBddmKW9yJvSMik3eZ01ZcAkoVMWr36w&_nc_ht=scontent-hkg3-2.xx&oh=81b0bc4b027bd754d5f747906619db48&oe=5DC66AF9)


Tiêu đề: Re: C
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 02:36:40 pm

        CHIM ƯNG NHÀ TRỜI nh A-4 XCAIHOOC

        CHỈNH LÍ BẢN ĐỒ, bổ sung và sửa đổi các yếu tố địa hình, địa vật mới hoặc đã thay đổi lên trên bản đồ xuất bản trước đó. Có các phương pháp chỉnh lí: dùng ảnh hàng không, kết hợp với các tư liệu mới thu thập sau ngày xuất bản; dùng bản đồ có tỉ lệ lớn mới hơn (so với tỉ lệ bản đồ chỉnh lí). Khi bức thiết, còn chỉnh lí theo phương pháp đo đạc giản đơn.

        CHÍNH BINH - KÌ BINH (cổ), hai loại lực lượng trong một thế trận cổ, cũng là hai thành phần cơ bản để thực hiện phương án tác chiến trong từng trận đánh. Lực lượng công kích chính diện là chính binh, lực lượng vu hồi là kì binh; lực lượng phòng giữ là chính binh, lực lượng cơ động tiến công là kì binh: lực lượng kiềm chế là chính binh, lực lượng đánh đòn đột kích là kì binh; lực lượng đánh công khai là chính binh, lực lượng đánh bí mật, bất ngờ là kì binh; lực lượng đánh theo cách đánh thông thường là chính binh, lực lượng vận dụng cách đánh đặc thù là kì binh; lực lượng dùng để cản đối phương là chính binh, lực lượng dùng để quyết định thắng lợi là kì binh. Hai lực lượng đó có thể đổi vị trí cho nhau - chuyển kì binh thành chính binh hoặc ngược lại, tùy tình hình tác chiến. Trong trận đánh quân Thanh ở Thăng Long mồng 5 Tết Ki Dậu (30.1.1789), đạo quân đánh từ hướng Ngọc Hồi là chính binh, đạo quân vu hồi đánh vào hướng Khương Thượng - Đống Đa, thọc sâu vào Tây Long Cung là kì binh. Cg chính - kì.

        CHÍNH - KÌ nh CHÍNH BINH - KÌ BINH

        CHÍNH DIỆN, 1) mặt chính hướng về phía đối phương (đang hoạt động hoặc dự kiến hoạt động) khi bô trí lực lượng tác chiến; 2) chiều rộng khu vực (dải) tiến công hoặc khu vực phòng ngự hướng về phía đối phương của các phân đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn.

        CHÍNH DIỆN PHÒNG NGỰ, chiều rộng của khu vực phòng ngự hướng về phía đối phương. CDPN thường do cấp trên xác định căn cứ vào nhiệm vụ phòng ngự, tình hình địch, ta, địa hình và những tình hình khác... 

        CHÍNH DIỆN TIẾN CÔNG, chiều rộng dải (khu vực) tiến công của phàn đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn; thường do cấp trẽn xác định, căn cứ vào: nhiệm vụ, khả năng chiến đấu của đơn vị, lực lượng và trạng thái hoạt động của địch; địa hình, và những điều kiện khác.

        CHÍNH ĐẢNG, tổ chức chính trị có cơ cấu và kỉ luật chặt chẽ, giữ vai trò lãnh đạo và đại biểu quyền lợi của một giai cấp (tầng lớp, tập đoàn xã hội) nhất định; bộ phận tiên tiến, có ý thức nhất về lợi ích giai cấp, gồm những người cùng chung lí tưởng xã hội và mục đích chính trị, tiên phong về tư tưởng và hành động, hợp thành tổ chức hạt nhân lãnh đạo giai cấp (tầng lớp, tập đoàn xã hội) đấu tranh giành ảnh hưởng trong đời sống chính trị, tiến tới trở thành lực lượng cầm quyền. CĐ ra đời và tồn tại. cùng với giai cấp và đấu tranh giai cấp. Phương thức hoạt động chủ yếu của các CĐ; tuyên truyền, thuyết phục, truyền bá các quan điểm tư tưởng, cương lĩnh, đường lối, chính sách để tập hợp lực lượng, phát triển tổ chức... Các CĐ có nguồn tài chính riêng, có phương tiện vật chất như các cơ quan báo chí, thông tin và xuất bản... Tính chất CM, tiến bộ hay bảo thủ, phản động của một CĐ tùy thuộc vào vai trò và địa vị lịch sử của giai cấp mà nó đại diện. ĐCS VN là CĐ của giai cấp công nhân VN, một CĐ CM, CĐ kiểu mới, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc VN (xt Đảng cộng sản Việt Nam).

        CHÍNH HỮU (Trần Đình Đắc; s. 1928), nhà thơ. Quê xã Phù Lưu, h. Can Lộc, t. Hà Tĩnh; nhập ngũ 1946, đại tá (1979); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, 1946-54 làm công tác tuyên huấn, tổng đội trướng đâu tiên Tổng đội văn công (Đoàn văn công QĐ sau này), chính trị viên tiểu đoàn; tham gia các chiến dịch: Thượng Lào, Điện Biên Phủ... 1957-79 trưởng phòng văn nghệ, phó phòng tuyên truyền Cục tuyên huấn, phó phòng biên tập sách văn nghệ Nhà xuất bản QĐND, cục phó: Cục vă