Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:39:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15027 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:09:38 pm »


        CHIẾN TRANH LẬP THỂ, chiến tranh được tiến hành trong một không gian đa chiều, đa chiến trường: trên không, trên biển, dưới mặt nước, trên mặt đất và trong vũ trụ nối liền nhau; phòng ngự và tiến công được thực hiện từ xa, với mục tiêu QS chung được xác định. Phương thức tác chiến của CTLT thường sử dụng sức mạnh tổng hợp của các quân chủng, binh chúng hiện đại cùng một lúc tiến công trên các hướng chiến lược nhằm nhanh chóng chia cắt, phân hóa sức chiến đấu và đè bẹp ý chí của đối phương. CTLT tạo ra hiệu quả tổng hợp, thống nhất giữa toàn cục và cục bộ, cả trước mắt và lâu dài. Trong tương lai, do sự phát triển của vũ khí công nghệ cao, CTLT sẽ ngày càng mở rộng cả về không gian, lực lượng, tính chất ác liệt và mức độ hủy diệt.

        CHIẾN TRANH LIÊN MINH, chiến tranh do một số nước liên kết tiến hành chống lại kẻ thù chung (một nước hoặc một số nước), nhằm mục đích chính trị nhất định. Tùy theo mục tiêu, lợi ích và tiềm lực kinh tế quân sự mà các nước thành viên tham gia CTLM trực tiếp hay gián tiếp theo một chiến lược chung, dưới sự chỉ huy thống nhất của một tổ chức do liên minh cử ra. Mục đích chính trị quyết định tính chất chính nghĩa hay phi nghĩa, tiến bộ hay phản động của CTLM; mỗi thành viên tham gia CTLM, ngoài mục đích chung đã thống nhất, còn có những động cơ và lợi ích riêng.

        CHIẾN TRANH MAKÊĐÔNIA (tk 3-2tcn), ba cuộc chiến tranh giữa Makêđônia và La Mã để giành quyền bá chú ở Hi Lạp, kết thúc bằng sự sụp đổ của Makêđônia. Cuộc chiến tranh thứ nhất (216-205tcn): vua Philip (Makêđônia) liên minh với Haniban chống La Mã. La Mã thành lập một liên minh chống Makêđônia ở Hi Lạp. 205tcn chiến tranh kết thúc, La Mã công nhận cho Makêđônia quyền ra vào biển Ađriatich. Với tham vọng xâm chiếm các eo biển và lãnh thổ Hi Lạp ở Tiểu Á, Philip V liên minh với vua Xiri lại gây ra cuộc chiến tranh thứ hai (200-197tcn). La Mã can thiệp và đánh bại Makêđônia ở Xinôxêphan (197tcn). Vương quốc của Philip V chỉ thu hẹp trong lãnh thổ Makêđônia và bị giải giáp. Sự nổi dậy của Pecxê (con của Philip V) đã dẫn đến cuộc chiến tranh thứ ba (171-168tcn), kết thúc bằng chiến thắng của La Mã ở Pitna 168tcn và sự chấm dứt của vương quốc Makêđônia. Trong các trận Xinôxêphan và Pitna, chiến thuật của La Mã hoàn thiện hơn chiến thuật của Makêđônia. Chính sách ngoại giao khôn khéo của La Mã liên minh được với nhiều đối thủ của Makêđônia đã đóng vai trò quan trọng vào kết cục thắng lợi của cuộc chiến tranh.

        CHIẾN TRANH MANVINAT (1982), chiến tranh giữa Anh với Achentina nhằm tranh chấp chủ quyền quần đảo Manvinat (Phooclen). Mở đầu bằng sự kiện Achentina đem 4.000 quân bất ngờ đổ bộ đánh chiếm Manvinat (2.4) và Gioocgiơ Nam (3.4), là những quần đảo Anh đã chiếm đóng từ 1833. Được Mĩ và các nước trong Cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) ủng hộ, Anh lập tức phản ứng bằng việc niêm giữ tài sản của Achentina (1,5 tỉ USD) tại Luân Đôn, yêu cầu LHQ ra quyết nghị đòi Achentina rút quân, đồng thời chủ trương sử dụng sức mạnh QS giành lại các quần đảo trên. 5.4 Anh đưa hạm đội hỗn hợp đặc nhiệm tới nam Đại Tây Dương, 25.4 chiếm lại quần đảo Gioocgiơ Nam và 30.4 bắt đầu tổ chức phong tỏa quần đảo Manvinat cả trên biển và trên không. Sau các trận đánh gây thiệt hại cho cả hai bên, 21.5 quân Anh đổ bộ lên cảng Xanhcarôp, 14.6 đánh chiếm cảng Xtanni, thủ phủ của Manvinat, buộc quân Achentina phòng thủ trên đảo phải đầu hàng. Anh mất 2 tàu hộ tống chống ngầm, 2 tàu khu trục, 1 tàu chở máy bay trực thăng; Achentina thiệt hại 1 tàu tuần dương, 53 máy bay... CTM chấm dứt nhưng vấn đề tranh chấp chủ quyền ở đấy vẫn còn tồn tại. Cg chiến tranh Phooclen hoặc chiến tranh Anh - Achentina.

        CHIẾN TRANH MĨ - MÊHICÔ (1846-48), chiến tranh của Mĩ xâm lược Mêhicô. Khi nước Cộng hòa Mêhicó được thành lập (1824), Mĩ đã tiến hành chiến tranh thôn tính Mêhicô. Mêhicô đã kháng chiến anh dũng nhưng không địch nổi quân Mĩ thiện chiến hơn và có ưu thế về trang bị kĩ thuật. 2.1847 Mêhicô thắng ở Buêna Vitsta. 7.3 quân Mĩ đổ bộ vào Vêra Cruydơ và đè bẹp quân Mêhicô ở Xerô Goocda. 13.9 quân Mĩ chiếm thủ đô Mêhicô. Nhân dân Mêhicô quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đấu chống xâm lược nhưng các thế lực cầm quyền đã vội kí hòa ước Goatalup 2.2.1848 chấp nhận những điều kiện của Mĩ. nhượng cho Mĩ hơn 1/2 lãnh thổ Mêhicô bao gồm các bang Têchdat, Niu Mêhicô và Caliphoocnia với giá 15 triệu USD.

        CHIẾN TRANH MĨ - PHILIPPIN (1899 1901), chiến tranh của Mĩ xâm lược Philippin. Trong quá trình chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (24.4-10 12.1898), Mĩ đã lợi dụng phong trào đấu tranh của nhân dân Philippin chống ách thống trị của Tây Ban Nha, thỏa thuận với các thủ lĩnh quân khởi nghĩa đứng đầu là Aghinanđô cùng phối hợp hành động chống Tây Ban Nha và hứa công nhận nền độc lập của Philippin. Nhưng sau khi đánh bại hạm đội Tây Ban Nha tại cảng Manila, quân Mi đổ bộ vào Philippin và đánh chiếm thủ đô (13.8.1898), sau đó theo hiệp ước Pari (12.1898), Mĩ đặt quyền kiểm soát Philippin. Aghinanđô đứng dầu QĐ quốc gia Philippin tiếp tục cuộc đấu tranh vũ trang chống Mĩ và thành lập nước cộng hòa (1899). Ngày 4.2.1899 Mĩ đưa 25.000 quân tiến đánh QĐ của Aghinanđô (16.000 quân). Nhờ sự tiếp tay của tầng lớp trên trong giai cấp địa chủ - tư sản bản xứ, Mì đã chia rẽ được phong trào chống đế quốc và dẹp tan cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Philippin (1901), biến Philippin thành thuộc địa của Mĩ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:10:53 pm »


        CHIẾN TRANH MĨ - TÂY BAN NHA (24.4-10.12.1898), chiến tranh do Mĩ gây ra chống Tây Ban Nha nhằm chia lại các thuộc địa. Lợi dụng cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cuba (1895) và của nhân dân Philippin (1896) chống ách nô dịch của Tây Ban Nha. Mĩ núp dưới chiêu bài giúp quân khởi nghĩa, đã đánh bại QĐ và hạm đội Tây Ban Nha, chiếm lấy những thuộc địa cuối cùng của Tây Ban Nha: Philippin, đảo Uyêchcơ, đảo Guam, Pooctô Ricô và Cuba. Chiến tranh diễn ra từ 24.4 và kết thúc với hiệp ước Pari 10.12.1898; Mĩ chiếm Cuba, đặt Cuba dưới chế độ bảo hộ của Mĩ; Pooctô Ricô và đảo Uyêchcơ, đảo Guam (Thái Bình Dương) và những đảo khác ở quần đảo Ăngti thuộc Tây Ban Nha chuyển thành thuộc địa của Mĩ. Tây Ban Nha cũng phải nhượng Philippin lại cho Mĩ với giá 20 triệu USD. Hiệp ước Pari tạo điều kiện cho Mĩ thâm nhập vào châu Mĩ Latinh và châu Á. Tổn thất về người của hai bên: Mĩ 2.446 người chết, Tây Ban Nha 100.000.

        CHIẾN TRANH MÔI TRƯỜNG, chiến tranh sử dụng các biện pháp vật lí, địa - vật lí. cơ học, hóa học, sinh học, khí tượng và vũ khí hủy diệt lớn, vũ khí khí tượng, vũ khí địa - vật lí, vũ khí vũ trụ... tác động lên môi trường địa quyển, thủy quyển, sinh quyển, vũ trụ làm thay đổi nghiêm trọng, lâu dài, trên diện rộng những đặc tính, cấu trúc của môi trường tự nhiên và nguồn sống của con người vì mục đích nhất định. CTMT có sức mạnh hủy diệt lớn, gáy tác hại khó lường. Nhiều nước đã tham gia kí các công ước về kiểm soát, hạn chế và tiêu hủy vũ khí hủy diệt lớn; cấm sử dụng kĩ thuật làm thay đổi môi trường sinh thái.

        CHIẾN TRANH MÔNG CỔ (tk 13), chiến tranh của phong kiến Mông cổ do Thành Cát Tư Hãn và những người kế thừa thực hiện bằng các cuộc hành binh trong những năm 1206-94, lập nên đế quốc Mông cổ bao trùm đại lục Á-Âu (TQ, Triều Tiên, Trung Á, Ngoại Capca, Iran, Apganixtan, Nga, Ucraina, Ba Lan, Đức, Y, Hunggari, Áo, Nam Tư, Acmênia, Grudia...). Đã tàn phá các nước, tiêu diệt và bắt làm tù binh hàng vạn người, nhưng ba lần đánh Đại Việt đều thất bại (X. kháng chiến chống Nguyên - Mỏng lần 1,1258; kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II, 1285 và kháng chiến chống Nguyên - Mông lần III, 1287-88). Ngoài ra các hãn Nguyên - Mông còn không thành công trong các cuộc hành binh đánh Nhật, Chiêm Thành, Miến Điện (Mianma), đảo Giava, Xiri... CTMC làm cho các nước bị chinh phục lâm vào tình trạng trì trệ và lạc hậu trong một thời gian.

        CHIẾN TRANH MÔNG - KIM (1211-34), chiến tranh bành trướng của đế quốc Mông Cổ nhằm thôn tính nước Kim (đông bắc TQ). Sau khi diệt Liêu và Bắc Tống, Kim trở thành nước mạnh, đàn áp nhiều dân tộc ở miền Bắc TQ. trong đó có Mông Cổ. Lấy cớ báo thù cho tổ tiên, Thành Cát Tư Hãn phát động đánh Kim, gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 (1211- 16), Thành Cát Tư Hãn và các con chia hai đường đông, tây, đánh chiếm ô Sa Bảo, ô Nguyệt Doanh, buộc 30 vạn quân Kim đầu hàng; tiếp đó đánh Dã Cô Lĩnh và Hội Hà Bảo, rồi đánh Trung Đô (Bắc Kinh ngày nay) nhưng không thành công. Cánh phía tây chiếm Tây Kinh (nay là Đại Đồng. Sơn Tây), cướp bóc rồi rút. 1212 quân Mông cổ chiếm Đông Kinh (nay là Liêu Dương, Liêu Ninh); 1213-14 chiếm hầu hết vùng bắc Hoàng Hà; 5.1215 chiếm Trung Đô, buộc vua Kim chạy về Nam Kinh (Hà Nam). 1216 Kim lại gây chiến với Nam Tống, tự đặt mình vào thế trước sau đều có địch. Giai đoạn 2 (1217-30), Thành Cát Tư Hãn trao quyền cho thái sư Mộc Hoa Lê và con là Bột Lỗ chỉ huy đánh Kim; áp dụng chính sách chiêu hàng quan lại và địa chủ Hán - Kim. dùng họ chiếm thành, giữ đất cho Mông cổ. Hai bên cầm cự ở bắc và nam Hoàng Hà. 1227 Thành Cát Tư Hãn ốm chết, trước khi chết dặn lại con cháu phương lược liên minh với Tổng đánh Kim. Giai đoạn 3 (1230-34), Oa Khoát Đài sau khi lên đại hãn (1229), theo lời dặn của cha mượn đường Nam Tống đánh Nam Kinh; 1231 chiếm Phượng Tường; 16.1.1232 đánh lớn ở Tam Phong Sơn, diệt 15 vạn quân, bắt sống 2 tướng Kim và buộc tướng giữ Đồng Quan đầu hàng. 8.1232 quân Mông cổ đánh bại hơn 10 vạn viện binh Kim ở gần Trịnh Châu. Kim Ai Tông trốn sang Quy Đức. 1.1233 quân Kim ở Nam Kinh đầu hàng. 6.1233 Tống phái 2 vạn quân đến giúp Mông cổ đánh Thái Châu, đến 1.1234 quân Tống và quân Mông cổ giành thắng lợi. Vua Kim tự sát. nước Kim mất. Trong CTM-K, Mông cổ biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Kim, Tống và trong nội bộ triều Kim để liên hiệp với bên này đánh bên kia, sử dụng cách đánh dương đông kích tây, vu hồi diệt địch, biết phát huy cách dùng pháo binh đánh thành. Mông cổ diệt Kim đã tạo cơ sở cho việc diệt Nam Tống, thống nhất TQ sau này.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:11:57 pm »


        CHIẾN TRANH MÔNG - TỐNG (1252-79), chiến tranh của Mông Cổ diệt Nam Tống (TQ). Sau khi liên minh với Nam Tống diệt Kim (x. chiến tranh Mông - Kim, 1211-34), năm 1236 đại hãn Mông cổ Oa Khoát Đài vạch kế hoạch đánh Nam Tống nhưng không thực hiện được. 1252 đại hãn Mông Kha sai em là Hốt Tất Liệt vượt Thanh Hải chiếm nước Đại Lí (nay là t. Vân Nam, TQ) hình thành thế bao vây Nam Tống. 1257 Mông Kha chia quân làm bốn cánh: cánh 1 do Mông Kha chỉ huy đánh Tứ Xuyên, định chiếm thượng du Trường Giang rồi xuôi thẳng xuống Lâm An; cánh 2 của Hốt Tất Liệt tiến chiếm châu Ngạc (Hồ Bắc); cánh 3 của Tô Ga Tra đánh vào hạ du Trường Giang; cánh 4 của Ngột Lương Hợp Thai đánh vào Đại Việt rồi vòng lên gặp cánh 2. Khi thực hiện, cánh 1 không vượt được thành Điểu Ngư, Mông Kha bị chết, số còn lại phải rút về bắc: cánh 4 bị Đại Việt đánh bại; cánh 2 và 3 không qua được Trường Giang. Khi Hốt Tất Liệt làm đại hãn, đã thay đổi cách đánh: tập trung vây cứ điểm chốt Tương Dương - Phàn Thành ở trung du Trường Giang suốt 5 năm (1268-73). Sau khi hạ được cứ điểm này, đại quân Mông cổ (từ 1271 là Nguyên - Mông) xuôi Trường Giang đánh thủ đô Lâm An (x. trận Nguyên chiếm Lâm An, 1275-76) bắt thái hậu và hoàng đế Tống đưa về Thượng Đô (nay thuộc Nội Mông). Tàn quân Tống chạy về ven biển Quảng Đông. 7.1279 quân Nguyên - Mông đánh chiếm Nhãi Sơn, căn cứ cuối cùng của Tống. Vua Tống nhảy xuống biển tự tử, Nam Tống mất.

        CHIẾN TRANH MỘT PHÍA, giai đoạn chiến tranh (1954- 60) trong chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN, do Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm đơn phương tiến hành, nhằm đàn áp, dập tắt phong trào đấu tranh đòi hòa bình và thi hành hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam của nhân dân miền Nam. Được tiến hành bằng nhiều biện pháp: tố cộng, diệt cộng, luật 10-59, đầu độc tù chính trị (x. vụ thảm sát Phú Lợi); mở các cuộc hành binh càn quét (Nguyễn Trãi, Thoại Ngọc Hầu, Trương Tấn Bửu...), hỗ trợ cho những đợt tố cộng; đàn áp các giáo phái (Phật giáo, Cao Đài, hòa Hảo...) bằng các cuộc hành binh (Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu...). CTMP chấm dứt khi nhân dân miền Nam VN tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại chính quyền Sài Gòn (x. hội nghị Trung ương XV, 1.1959).

        CHIẾN TRANH NAM - BẮC MĨ nh NỘI CHIẾN Ở MĨ (1861-65)

        CHIẾN TRANH NAPÔLÊÔNG (1799-1815), các cuộc chiến tranh của Pháp dưới thời Napôlêông 1 làm tổng tài (1799-1804) và hoàng đế (1804-14, 1815) chống một loạt nước và các nhà nước châu Âu trong các liên minh chống Pháp (Anh, Áo, Nga, Phổ, Thụy Điển...), nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản Pháp, giành bá chủ châu Âu, chiếm thêm thuộc địa. Thời gian đầu (1799-1812), quân Pháp thu nhiều thắng lợi, chinh phục được hầu hết các nước châu Âu, nhưng sau phải chịu thất bại, bắt đầu từ chiến tranh Pháp - Nga (1812) cho đến trận Oateclô (18.6.1815) là trận cuối cùng. Trong CTN đã xuất hiện nhiều chiến cục lớn với các trận đánh nổi tiếng: trận Um (1805), trận Traphanga (21.10.1805), trận Aoxteclit (2.12.1805), trận Giêna - Aoxtet (4.10.1806), trận Vagram (5-6.7.1809), trận Bôrôđinô (7.9.1812), trận Laixich (16-19.10.1813), trận Oateclô (18.6.1815)... CTN chứng minh rõ sự lỗi thời của chiến lược ngăn phòng và chiến lược tổng hội chiến. Đội hình chiến đấu có chiều sâu (kết hợp đội hình tản binh của các xạ thủ với các trung đội bộ binh) đã thay thế chiến thuật hàng ngang.

        CHIẾN TRANH NGA - NHẬT (1904-05), chiến tranh đế quốc quy mô lớn đầu tiên trên thế giới giữa nước Nga Sa hoàng với Nhật (được Anh, Mĩ ủng hộ) nhằm tranh quyền bá chủ ở đông bắc TQ (Mãn Châu) và Triều Tiên, phân chia khu vực ảnh hưởng ở Viễn Đông. Với lực lượng ưu thế hơn tại Viễn Đông (sinh lực gấp 3 lần, pháo binh - 8 lần, tàu chiến - 1,8 lần, súng máy - 18 lần...), 9.2.1904 quân Nhật không tuyên chiến, bất ngờ tiến công trước vào các hạm đội Nga ở cảng Lữ Thuận và ngoài khơi cảng Nhân Xuyên, sau đó Nhật tuyên bố chiến tranh (10.2.1904) và luôn giành chủ động chiến lược trong suốt cuộc chiến. Nga bị thua nặng nhiều trận trên bộ (trận Liêu Dương 8.1904, Thẩm Dương 3.1905...), trên sông (Áp Lục 5.1904, Sa Hà 10.1904) và trên biển (trận Lữ Thuận, 8.1904-1.1905, Su Xim 5.1905...), thiệt hại gần 270.000 quân, vài chục tàu chiến (có cả tàu tuần dương), buộc phải kí hòa ước Poocmao (Mĩ, 9.1905) thừa nhận Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hường của Nhật, để cho Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, nam đảo Xakhalin và nhánh nam đường sắt đông bắc TQ. CTN-N càng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn nội bộ nước Nga, tạo ngòi nổ cho cuộc CM 1905-07. Trong CTN-N đã bắt đầu sử dụng súng máy, súng cối, pháo nòng dài bắn nhanh, lựu đạn, máy thông tin vô tuyến điện, đèn pha; xuất hiện các chiến dịch quy mô tập đoàn quân và phương diện quân, chiến thuật binh chủng hợp thành.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:12:58 pm »


        CHIẾN TRANH NGA - THỔ (1877-78), chiến tranh do Nga mở đầu nhằm khôi phục ảnh hưởng ở vùng Bancăng trong điều kiện những mâu thuẫn quốc tế trở nên gay gắt ở Cận Đông. Tại Bancăng, Tập đoàn quân Đunai của Nga (185.000 quân) phối hợp với 7.500 du kích Bungari chống lại 206.000 quân Thổ Nhĩ Kì; ở Capca Tập đoàn quân Capca Nga (75.000 quân) chống lại 65.000-75.000 quân Thổ Nhì Kì. Từ cuối 1877 với sự tham gia chiến tranh của Xecbi, so sánh lực lượng có lợi cho Nga ở hướng Bancăng. Được sự phối hợp của nhân dân Bungari và quân Xecbi (81.500), Tập đoàn quân Đunai đánh bại quân Thổ Nhĩ Kì trong các trận hội chiến ở Xênôva (28.12.1877), Philipôpôli và Ađrianôpôli: 2.1878 tiến đến Bôxpho và Côngxtăngtinôpôn. Trên hướng Capca, quân Nga chiếm Batum và phong tỏa Ecdurum. 3.3.1878 chiến tranh kết thúc với hiệp định Xan Xtêphanô. CTN-T đã tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc vùng Bancăng chống quyền bá chủ của đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kĩ). Trong CTN-T, số lượng QĐ ngày càng tăng, súng và pháo có rãnh xoắn, đường sắt và thông tin dã chiến được sử dụng; phát triển các yếu tố chiến dịch và cả chiến thuật với đội hình hàng dọc. Lần đầu tiên trong lịch sử, hải quân Nga đã sử dụng thành công vũ khí phóng lôi và bắt đầu xuất hiện chiến thuật sử dụng tàu phóng lôi.

        CHIẾN TRANH NGUYỄN ÁNH - TÂY SƠN (1790 1802), chiến tranh do Nguyễn Ánh cầm đầu các thế lực phong kiến họ Nguyễn chống triều đình Tây Sơn nhằm giành lại chính quyền. Sau khi chiếm lại vùng Gia Định (1788), lợi dụng tình hình triều Tây Sơn lúc đó chưa ổn định vững chắc và đang phải lo đối phó với nhà Thanh (TQ) ở phía Bắc, Nguyễn Ánh được các thế lực phản động trong nước và tư bản Pháp ủng hộ, tích cực chuẩn bị chống Tây Sơn. 5.1790 quân Nguyễn bắt đầu đánh Bình Thuận nhưng thất bại, phải chuyển sang lấn dần đất, đến 6.1792 đánh thắng quân Tây Sơn ở cửa Thi Nại (Quy Nhơn). Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ quyết định tập trung lực lượng lớn (khoảng 300.000 quân), truyền hịch chuẩn bị tiến đánh Gia Định, nhưng chưa kịp thực hiện thì chết đột ngột (16.9.1792), con là Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, chưa đủ uy tín, khiến nội bộ Tây Sơn lục đục, suy yếu. Nguyễn Ánh nhân cơ hội mở rộng hoạt động, đánh Phú Yên và thành Quy Nhơn (1799), chiếm thành Phú Xuân (6.1801). Quang Toản chạy ra Bắc thu thập lực lượng, cùng tướng Bùi Thị Xuân vượt Sông Gianh (t. Quảng Bình) mở cuộc phản công lớn nhưng thất bại. 6.1802 Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế rồi tiến quân ra Bắc, đến 7.1802 chiếm được Thăng Long. CTNA-TS kết thúc bằng việc triều Nguyễn thay thế triều Tây Sơn. đồng thời tạo tiền đề cho sự xâm nhập của thực dân Pháp vào VN.

        CHIẾN TRANH NHA PHIẾN LẦN I (1840-42), chiến tranh xâm lược của Anh nhằm mở rộng thị trường tại TQ. 6.1840 mượn cớ TQ tịch thu hơn 20.000 hòm thuốc phiện (khoảng 1.200t), chiến hạm Anh tiến công Quảng Châu, Hạ Môn. Định Hải (thuộc Chiết Giang), chiếm được Định Hải. 1.1841 Anh lại pháo kích Hổ Môn (t. Quảng Châu). Triều Thanh dao động, xin cắt nhượng Hương Cảng và bổi thường 6 triệu đồng. Anh chưa thỏa mãn, tiếp tục tiến công. 5.1841 tướng Thanh ở Quảng Châu đầu hàng, nhưng nhân dân ven Quảng Châu tự động tổ chức đội Nghĩa Dũng chống lại và giết được nhiều quân Anh. 1842 Anh tăng viện hơn 1 vạn quân và 100 chiến thuyền tiến công vùng Chiết Giang, Giang Tây; 6.1842 chiếm cửa Ngô Tùng, rồi ngược sông vào nội địa chiếm Thượng Hải, Bảo Sơn, Trấn Giang. 8.1842 quân Anh tới Nam Kinh, buộc triều Thanh kí điều ước Nam Kinh (29.8.1842) gồm 13 điều, những điều chính là: phải mở năm cửa tự do thông thương (Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba, Thượng Hải); cắt nhượng Hương Cảng cho Anh; bồi thường tiền thuốc phiện và chiến phí; thuế xuất nhập khẩu vào TQ do hai bên thỏa thuận; Anh được hưởng quyền lãnh sự tài phán ở TQ. Các nước tư bản khác theo Anh, bắt TQ kí các điều ước bất bình đẳng tương tự: điều ước Vọng Hạ với Mĩ (7.1884), Hoàng Phố với Pháp (10.1884) và các điều ước khác với Bỉ, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Na Uy... Sau CTNPLI, TQ trở thành nước nửa thuộc địa, nứa phong kiến. Cg chiến tranh Anh - Trung.

        CHIẾN TRANH NHA PHIẾN LẦN II (1856-60), chiến tranh của Anh - Pháp xâm lược TQ nhằm ép nhà Thanh nhượng thêm quyển lợi. Trong khi cùng nhà Thanh đàn áp khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851-64), Anh mượn cớ tàu Erâu (Arrow) ở Quảng Châu bị khám xét và bắt giữ thủy thủ (10.1856), Pháp mượn cớ một giáo sĩ bị giết ở Quảng Tây, 12.1857 liên quân Anh - Pháp (5.000 quân) đánh chiếm Quảng Châu; 4.1858 tiến lên phía bắc đánh Đại Cô (cửa biển gần Thiên Tân), rồi chiếm Thiên Tân. buộc triều Thanh kí điều ước Thiên Tân 6.1858 với nhiều điều bất bình đẳng hơn so với điều ước Nam Kinh 8.1842 (x. chiến tranh nha phiến lần 1, 1840-42). Tháng 6.1859 liên quân lại đánh Đại Cô, nhưng không thành công; 7-8.1860 quân Anh (10.000), quân Pháp (7.000) tiếp tục tiến công Đại Cô, Thiên Tân và tiến vào Bắc Kinh (9.1860) cướp phá cung điện Mùa Hè Viên Minh, buộc triều Thanh kí điều ước Bắc Kinh 10.1860. Theo hai điều ước trên, TQ phải nhượng bộ thêm: mở cửa toàn bộ 7 tỉnh ven biển và 13 điểm trong nội địa; cho truyền giáo, thông thương, du lịch trong cả nước; cắt nhượng Cửu Long cho Anh; thuế quan TQ do nước ngoài quản lí; bồi thường chiến phí 12 triệu lạng bạc cho Anh, 10 triệu lạng bạc cho Pháp. Bị thất bại trong CTNPLII, nhà Thanh từ chỗ bị buộc khuất phục chuyển thành câu kết với nước ngoài đàn áp CM TQ, đẩy TQ lún sâu vào sự phụ thuộc các nước đế quốc. Cg chiến tranh Anh - Pháp - Trung.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:13:37 pm »


        CHIẾN TRANH NHÂN DÂN, chiến tranh do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành, có LLVT làm nòng cốt, dưới sự lãnh dạo của giai cấp CM hoặc lực lượng xã hội tiến bộ bằng mọi loại vũ khí (thô sơ, hiện đại), tiến hành dưới nhiều hình thức đế chống xâm lược hoặc ách áp bức thống trị trong nước. Mục đích chính trị của CTND càng triệt để, sự lãnh đạo càng đúng đắn thì lực lượng tham gia càng đông đảo, mạnh mẽ. Sức mạnh và nghệ thuật của CTND tạo điều kiện cho các dân tộc nhỏ có thể đánh thắng những kẻ thù xâm lược có QĐ đông và mạnh hơn. Nhân dân VN có truyền thống tiến hành CTND giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, đã chiến thắng các đội quân xâm lược lớn mạnh của các triều đại phong kiến nước ngoài trong các thế kỉ trước và của thực dân Pháp, đế quốc MI trong tk 20.

        CHIẾN TRANH NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG, hình thức phát triển cao của chiến tranh du kích trên từng địa phương; một phương thức tiến hành chiến tranh của chiến tranh nhân dân VN trong KCCP, KCCM và chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Bao gồm các hoạt động tác chiến của các LLVTND địa phương (có thể được tăng cường bộ đội chủ lực), kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, binh vận, đấu tranh kinh tế, văn hóa, tư tưởng... của nhân dân trên từng địa phương, nhằm đánh địch có hiệu quả để tự bảo vệ và làm chủ địa bàn; phối hợp, hiệp đồng tác chiến với các địa phương khác và với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực. CTNDĐP phát triển rộng khắp sẽ kìm chân địch ở mọi nơi, làm cho địch bị động, phân tán đối phó, tiêu hao lực lượng, bộc lộ những sơ hở, yếu kém, tạo thời cơ cho bộ đội chủ lực tiến hành những đòn chiến lược, làm chuyển biến cục diện chiến tranh.

        CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM, chiến tranh do toàn dân VN tiến hành một cách toàn diện nhằm giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc. Xuất hiện từ lâu trong lịch sử dân tộc VN dưới sự lãnh đạo của các vương triều phong kiến tiến bộ hoặc phát triển từ các cuộc khởi nghĩa của nông dân, liên tục chiến thắng những đội quân xâm lược của các tập đoàn phong kiến nước ngoài lớn mạnh hơn gấp bội. CTNDVN kế thừa những tinh hoa QS của lịch sử nhân loại và phát triển sáng tạo thành những truyền thống QS độc đáo của dân tộc mà nổi bật là “cả nước một lòng chung sức đánh giặc”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu trị mạnh”... Trong thời đại mới, trên cơ sở kết hợp đúng đắn học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và QĐ với di sản, truyền thống QS của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh và ĐCS VN đã đưa CTNDVN phát triển lên một trình độ mới, một chất lượng mới cao hơn, trở thành cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện. Mục tiêu giải phóng dân tộc kết hợp chặt chẽ với mục tiêu giải phóng triệt để nhân dân lao động, kết hợp độc lập dân tộc với CNXH làm cho CTND- VN mang tính chất “của dân, do dân, vì dân” đầy đủ và sâu sắc nhất. Lực lượng tiến hành CTNDVN là toàn dân đánh giặc, gồm LLVTND (ba thứ quân) làm nòng cốt và lực lượng chính trị quần chúng; lực lượng chính trị quần chúng vừa là cơ sở để xây dựng, phát triển LLVT, vừa là chỗ dựa vững chắc để LLVT hoạt động tác chiến, vừa phối hợp với LLVT tiến công, phản công quân địch; trong kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1945-54) và nhất là trong kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam (1954-75) ở miền Nam, lực lượng chính trị được tổ chức thành những đội quân chính trị trong đó có một bộ phận xung kích của phụ nữ là đội quân tóc dài. Sức mạnh của CTNDVN còn được tạo ra bằng sự kết hợp đúng đắn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Phương thức tiến hành CTNDVN là cả nước tổ chức thành một mật trận rộng lớn, mỗi người dân yêu nước là một chiến sĩ, mỗi làng, xã, đường phố là một pháo đài, mỗi chi bộ Đảng là một bộ tham mưu, phát huy sức mạnh tổng hợp của sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trên cả ba vùng chiến lược, đấu tranh QS với đấu tranh chính trị và binh vận (ba mũi giáp công), kết hợp đấu tranh QS, chính trị với đấu tranh ngoại giao, kết hợp tiến công QS với nổi dậy của quần chúng, kết hợp tiêu diệt dịch với giành và giữ quyền làm chủ, chiến tranh du kích với chiến tranh chinh quy, kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực. Toàn dân đánh giặc bằng mọi phương tiện, vũ khí có trong tay, kết hợp vũ khí thô sơ, tương đối hiện đại và hiện đại, đánh địch bằng nhiều mưu kế sáng tạo, trong mọi môi trường tác chiến (trên bộ, trên không, trên biển); phát huy cao độ tư tưởng chiến lược tiến công, luôn tìm cách giành và giữ quyền chủ động liên chiến trường, đánh lui địch từng bước, đánh đổ địch từng bộ phận, giành thắng lợi từng phần, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Phát huy chỗ mạnh, khắc phục chỗ yếu của ta, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của đối phương, buộc đối phương không chỉ đánh với QĐND VN mà phải đánh với cả dân tộc, khiến chúng bị căng kéo, chia cắt và vây hãm trong một thế trận hiểm hóc, bị động đối phó khắp nơi, quân đông mà hóa ít, có sức mạnh mà không thi thố được, muốn thắng nhanh lại phải đánh kéo dài, lực lượng vật chất ngày càng hao mòn, lực lượng tinh thần ngày càng suy giảm, càng tăng quân càng bị sa lầy và tổn thất nặng hơn, cuối cùng lực còn nhưng ý chí xâm lược bị suy sụp đành chấp nhận thất bại. CTNDVN dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN đã đánh bại hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1945-54) và đế quốc Mĩ (1954-75) và góp phần bảo vệ thắng lợi nền độc lập của tổ quốc VN thống nhất đi lên CNXH.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:14:38 pm »


        CHIẾN TRANH NÔNG DÂN, chiến tranh do giai cấp nông dân tiến hành chống giai cấp phong kiến, địa chủ trong nước hoặc giải phóng dân tộc; thường phát triển từ các cuộc khởi nghĩa nông dân. Do hạn chế về hệ tư tưởng và lập trường giai cấp, các cuộc CTND không triệt để xóa bỏ chế độ phong kiến, chỉ thay triều đại quân chủ này bằng triều đại quân chủ khác; hoặc bị giai cấp tư sản lợi dụng biến thành chiến tranh tư sản chống phong kiến, thiết lập chế độ bóc lột mới. Khởi nghĩa nông dân quy mô lớn và CTND nổ ra đầu tiên ở TQ (611-24tcn); sau đó ở Tây Âu và Nga (tk 14-18).

        CHIẾN TRANH ÔGAĐEN nh CHIẾN TRANH XÔMALI - ÊTIÔPIA (1977-78)

        CHIẾN TRANH PÊLÔPÔNEDƠ (431-404tcn), chiến tranh giữa thành bang Aten với các thành bang khác ở Hi Lạp do Xpacta đứng đầu nhằm giành quyền bá chủ ở Hi Lạp. Cuộc chiến diễn ra phần lớn trên bán đảo Pêlôpônedơ của Hi Lạp. Giai đoạn 1 (431-421tcn), các bên tàn phá lẫn nhau (mở đầu là cuộc tiến công của quân Xpacta vào khu vực hoạt động của thủy quân Aten ở Atiga thuộc nam Hi Lạp) nhưng không phân thắng bại, phải tạm đình chiến bằng hòa ước Nixiat. Giai đoạn 2 (415-404tcn), hải quân Aten tiến đánh Xixin, bị đại bại ở Xiraquidơ, tiếp đến bị tiêu diệt ở Hêlêxpôn (eo Đacđanen. 405tcn), buộc phải đầu hàng. Tuy Xpacta giành thắng lợi nhưng CTP đã làm cho các thành bang Hi Lạp suy yếu và sau đó bị Makêđônia chinh phục (xt đông chinh của Alêchxanđơ, 334-324tcn).

        CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI, tổng thể những biện pháp vũ trang và phi vũ trang nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự, tiềm lực quốc phòng, sự thống nhất về chính trị, tinh thần, tâm lí của đối phương. CTPH diễn ra cả trước, trong và sau chiến tranh, mà hậu phương là mục tiêu chính nhằm đánh phá hệ thống giao thông, kho tàng, chân hàng, cơ sở  kinh tế, công trình quốc phòng, khu QS... bằng các biện pháp; chiến tranh tâm lí, phong tỏa quân sự (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không)... Trong cuộc chiến tranh xâm lược VN, Mĩ đã hai lần (2.1965-11.1968 và 4.1972-1.1973) tiến hành CTPH miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhưng đều thất bại; quân dân miền Bắc bắn rơi hơn 4.000 máy bay, bắn chìm hàng trăm tàu chiến, bảo vệ vững chắc miền Bắc và chi viện đắc lực cho miền Nam trong KCCM. Chiến lược diễn biến hòa bình của CNĐQ và các thế lực thù địch với CNXH là hình thức mới của CTPH; VN đang phải đương đầu với sự phá hoại nhiều mặt của chiến lược đó.

        CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN I (7.2.1965- 1.11.1968), bộ phận của chiến tranh xâm lược VN do Mĩ tiến hành ở miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế - quốc phòng, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân VN, hỗ trợ cho chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam VN. Sau khi gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) và tiến hành các hoạt động khiêu khích, đánh phá một số vùng ven biển miền Bắc VN, 7.2.1965 lấy cớ “trà đũa việc QGPMN VN tiến công căn cứ Mĩ ở Plây Cu”, Mĩ chính thức phát động chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc VN. Mở đầu là chiến dịch Mũi lao lửa (7-11.2.1965), đánh phá các mục tiêu QS và khu dân cư ở Vĩnh Linh, Quảng Bình; từ 2.3.1965 mở chiến dịch Sấm rền (2.3.1965-31.10.1968) từng bước leo thang chiến tranh, mở rộng quy mô dùng không quân đánh phá toàn miền Bắc bằng nhiều loại máy bay hiện đại, kể cả B-52 (từ 4.1966). Trong 4 năm (1965-68), không quân Mĩ đã tiến hành hơn 190.000 trận, ném hơn 700.000t bom vào các mục tiêu QS, đầu mối giao thông, cơ sở kinh tê và khu dân cư. Cùng với việc sử dụng không quân, từ 10.1966 Mĩ cũng huy động lực lượng lớn hải quân đánh phá các mục tiêu ven biển và ngăn chặn tuyến vận chuyển tiếp tế trên biển từ miền Bắc vào miền Nam (x. chiến dịch Rồng biển, 10.1966-10.1968). Quân và dân miền Bắc xây dựng và phát triển lực lượng phòng không, phòng thủ bờ biển của ba thứ quân, tổ chức phòng tránh và đánh trả có hiệu quả, bán rơi 3.243 máy bay (có 6 B-52 và 3 F-111), bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt kích của Mĩ. Bị thất bại trên cả hai miền Nam, Bắc VN, từ 31.3.1968 Mĩ buộc phải thực hiện ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào; 1.11.1968 tổng thống Mĩ Giônxơn tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:15:31 pm »


        CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN II (6.4.1972- 15.1.1973), bộ phận của chiến traqh xâm lược VN do Mĩ tiến hành ở miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế - quốc phòng, cắt đứt nguồn viện trợ quốc tế cho VN và nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân VN, cứu nguy cho sự sụp đổ của QĐ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. Được thực hiện với quy mô và cường độ đánh phá hơn hẳn so với chiến tranh phá hoại lần 1 (7.2.1965- 1.11.1968), bắt đầu bằng chiến dịch Lainơbêchcơ I (6.4-22.10.1972) triển khai đánh phá ồ ạt các mục tiêu QS, kinh tế, hệ thống giao thông, đê điều và khu dân cư từ Vĩnh Linh đến Hà Nội. Hải Phòng, Lạng Sơn... thả hàng nghìn thủy lôi, mìn từ trường phong toả các cảng, cửa sông và vùng ven biển miền Bắc; đặc biệt là cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội - Hài Phòng với chiến dịch Lainơbẻchcơ II (18- 29.12.1972). Trong CTPHLI1, Mĩ đã huy động 31,5% lực lượng máy bay chiến thuật, 37,5% máy bay chiến lược B-52, 42,8% tàu sân bay, trong đó không quân Mĩ sử dụng hơn 54.000 lần chiếc máy bay (có 3.280 lần chiếc B-52), ném hơn 200.000t bom, nhưng không đạt mục đích đề ra, bị quân và dân miền Bắc bắn rơi 735 máy bay (có 61 máy bay B-52, 13 máy bay F-111), bắn chìm, bắn cháy 125 tàu chiến. 15.1.1973 chính phủ Mĩ buộc phải tuyên bố chấm dứt mọi hành động ném bom, bắn phá miền Bắc; 27.1 kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam.

        CHIẾN TRANH PHẢN CÁCH MẠNG, chiến tranh do các giai cấp, lực lượng xã hội đã lỗi thời, phản động tiến hành nhằm chống lại các cuộc cách mạng xã hội để bảo vệ hình thái kinh tế - xã hội, chế độ chính trị lạc hậu. CTPCM mang tính chất phi nghĩa, phản động. Những cuộc chiến tranh của giai cấp phong kiến chống CM tư sản, của giai cấp tư sản chống CM vô sản, của CNĐQ chống CM giải phóng dân tộc... là CTPCM.

        CHIẾN TRANH PHÁP - NGA (1812), chiến tranh giữ nước của Nga (240.000 quân, 1.000 pháo) chống quân xâm lược Pháp (600.000 quân, 1.400 pháo). Để chống lại chiến lược đánh thắng đối phương bằng một trận tổng giao chiến của Napôlêông I, quân Nga (do Cutudôp chỉ huy) đã tiến hành nhiều trận riêng lẻ, phòng ngự tích cực, cơ động lực lượng (kể cả bỏ thủ đô Maxcơva), đẩy mạnh chiến tranh du kích của nhân dân nhằm tiêu hao đối phương rồi chuyển sang phân công và truy kích kiên quyết trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt, kết thúc thắng lợi chiến tranh sau 6 tháng (12.6- 14.12.1812). Quán Pháp thiệt hại 570.000 quân, toàn bộ kị binh và pháo binh. CTP-N đã làm sụp đổ huyền thoại về sự bách chiến bách thắng của Napôlêông I, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Âu. Trong chiến tranh đã phát triển chiến thuật: đội hình các trung đội (khối dọc) và đội hình tản khai trong điểu kiện hỏa lực mạnh (nhất là hỏa lực pháo binh); phòng ngự trận địa quy mô lớn. Cg chiến tranh giữ nước Nga.

        CHIẾN TRANH PHÁP - PHỔ (1870-71), chiến tranh giành quyền bá chủ châu Âu giữa Pháp với Phổ. Pháp muốn loại trừ nguy cơ một nước Đức thống nhất, hùng mạnh dưới sự cầm đầu của nước Phổ để giữ quyền bá chủ của mình, đồng thời ngăn chặn phong trào CM ở châu Âu. Ngược lại Phổ muốn thông qua chiến tranh để thắng Pháp, giành quyền bá chủ và thống nhất được các bang trong nước Đức thành một đế chế do Phổ cầm đầu. Với lực lượng mạnh hơn, quân Phổ đánh bại quân Pháp ngay từ đầu trong nhiều trận lớn (La Tua, Mati, Xơđăng...), dẫn đến sự đầu hàng của Pháp ở Xơđăng (2.9.1870), tạo điều kiện cho quân Phổ chiếm Pari, Vecxây và phần lớn lãnh thổ Pháp. Sự đầu hàng của chính phủ Pháp bị các lực lượng CM chống lại, nổ ra cuộc khởi nghĩa ở Pari và thành lập Công xã Pari (1871) - chính quyền CM vô sản đầu tiên ở Pari và nhiều thành phố khác. Chính phủ cộng hòa lên cầm quyền đã phản bội nhân dân Pháp, kí hòa ước Phrăngphuôc (10.5.1871) và ra tay đàn áp Công xã. Kết quả chiến tranh: Pháp thiệt hại nặng, thương vong 135.000 quân, bị bắt 264.000 (vua Pháp Napôlêông III bị bắt làm tù binh); Pháp phải nhường cho Phổ vùng Andaxơ và phần lớn vùng Loren, chịu để Phổ chiếm đóng 21 tỉnh đến 1873 và chịu bồi thường 5 tỉ phrăng chiến phí. Phổ bị thương vong 140.000 quân và đã thống nhất được tất cả các bang trong nước dưới quyền Phổ, tạo thành đế chế Đức sau này. CTP-P chứng minh sự ưu việt của chế độ quân dịch, vai trò của công tác chuẩn bị cho chiến tranh và sẵn sàng chiến đấu, vai trò của vũ khí mới (súng nòng có rãnh xoắn), đường sắt, điện báo và BTTM.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:16:53 pm »

   
        CHIẾN TRANH PHÁP - XIÊM (1940-41), chiến tranh do Xiêm (Thái Lan) tiến hành được Nhật ủng hộ, nhằm tranh giành thuộc địa với Pháp tại Đông Dương. Bùng nổ đầu 12.1940 dẫn tới việc Pháp cắt đứt quan hệ ngoại thương với Xiêm. Chiến sự lan rộng và diễn ra quyết liệt chủ yếu ở khu vực biên giới VN - Campuchia và vùng biển gần đảo Cochay ở vịnh Thái Lan. Trong khi đó Nhật gây áp lực, buộc chính phủ Pháp phải nhượng bộ và chấp nhận vai trò trung gian hòa giải của Nhật. Đầu 1941 theo sự dàn xếp của Nhật, hai bên thỏa thuận ngừng bắn, sau đó tiến hành thương lượng và kí hiệp định biên giới quốc gia giữa Xiêm và Đông Dương thuộc Pháp. Kết quả Pháp phải cắt cho Xiêm 69 nghìn km2 đất thuộc lãnh thổ Lào và Campuchia, đồng thời tạo thuận lợi cho Nhật đẩy mạnh quá trình gây sức ép với Pháp để độc chiếm Đông Dương (xt Nhật chiếm Đông Dương, 6.1940-3.1945)

        CHIẾN TRANH PHI NGHĨA, chiến tranh nhằm nô dịch nhân dân lao động, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, xâm lược các nước, chống lại các trào lưu tiến bộ và CM. Thường do CNĐQ, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa bành trướng hoặc các lực lượng phản CM khác tiến hành. CTTG-II do chủ nghĩa phát xít Đức gây ra, chiến tranh xâm lược VN do thực dân Pháp và đế quốc Mĩ tiến hành... là CTPN.

        CHIẾN TRANH PHOOCLEN nh CHIẾN TRANH MANVINAT (1982)

        CHIẾN TRANH PHƯƠNG BẮC (1700-21), chiến tranh giữa liên minh phương Bắc (Ba Lan, Đan Mạch và chủ yếu là Nga) với Thụy Điển để giành lại đất đai và mở đường ra biển Bantich. Thời kì đầu (1700-06), Thụy Điển đánh thắng Đan Mạch ở Copenhagen, thắng Nga ở Nacva, chiếm được Vacsava của Ba Lan. Sau thất bại, vua Nga Piôt I cải tổ QĐ, lập Hạm đội Bantich. 1708 quân Thụy Điển đánh sâu vào đất Nga, bị thảm bại trong trận Pôntava (1709) (42.000 quân Nga với 72 khẩu pháo đã tiêu diệt đại bộ phận 35.000 quân Thụy Điển với 32 khẩu pháo). Hạm đội Bantich của Nga cũng đánh thắng nhiều trận ở Gangut (1714), Grengam (1720)... CTPB kết thúc bằng hòa ước Nixtat (1721). Thụy Điển mất quyền bá chủ ở vùng Bantich, mất hầu hết đất đai mà các triều đại trước đã chiếm được. Nga mở đường ra biển Bantich, trở thành một cường quốc châu Âu, mạnh nhất ở Bắc Âu. Trong chiến tranh, Nga chiếm được cửa sông Nêva (1703), lập tp Xanh Pêtecbua và chuyển thành thủ đô (1712). CTPB cũng đặt ra những vấn đề mới: cải tổ QĐ, hạm đội, cơ quan chỉ huy, phát triển chiến thuật và tổ chức lực lượng dự bị.

        CHIẾN TRANH PUNICH (264-146tcn; L. Punicus - tên gọi người Cactagiơ), ba cuộc chiến tranh giữa đế quốc La Mã với đế quốc Cactagiơ nhằm giành quyền bá chủ vùng Địa Trung Hải. Cuộc thứ nhất (264-241tcn): quân La Mã tiến công đảo Xixin (264tcn), sau đó đổ bộ vào bờ biển châu Phi (256-255tcn). Quân Cactagiơ liên tiếp thất bại trong các trận hải chiến ở Milơ (260tcn), mũi Ecnôm (256tcn) và nhất là sau khi hạm đội bị diệt ở đảo Êgát (242tcn) buộc phải cầu hòa. bỏ đảo Xixin và 3 năm sau bỏ các đảo Cooc, Xacđen để đổi lấy sự không can thiệp của La Mã. Cuộc thứ hai (218- 201tcn): quân Cactagiơ vượt núi Anpơ tiến đánh La Mã, sau những thắng lợi ban đầu ở Tetxin, Trêbi (218tcn), Traximen (217tcn), Can (x. trận Can, 20.8.216tcn)... đã để mất quyền chủ động chiến lược, phải lui về chống cuộc đổ bộ của quân La Mã vào Bắc Phi và bị đại bại trong trận Dama (19.10.202tcn), buộc phải kí hòa ước Tuynit (201tcn). Cactagiơ phải bỏ Tây Ban Nha, nộp hạm đội, voi chiến và chịu sự kiểm soát của La Mã về ngoại giao. Cuộc thứ ba (149-146tcn): quân La Mã san bằng thành Cactagiơ sau ba năm vây hãm, biến một phần lãnh thổ Cactagiơ thành quận châu Phi thuộc La Mã. Sau CTP, La Mã trở thành cường quốc bá chủ Địa Trung Hải, chiếm ưu thế về hệ thống tổ chức lực lượng, sử dụng máy phóng (đá. tên sắt), và chiến thuật mới đánh áp mạn thuyền trong hải chiến.

        CHIẾN TRANH QUA TAY NGƯỜI KHÁC nh CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM

        CHIẾN TRANH SINH HỌC, chiến tranh sử dụng vũ khí sinh học để sát thương người, súc vật, phá hoại mùa màng, gây tổn thất lớn về sinh lực và phương tiện chiến đấu, tạo tâm lí hoảng loạn trong dân chúng, làm suy yếu hậu phương đối phương nhằm thực hiện mục đích của chiến tranh. Nhiều điều ước quốc tế cấm tiến hành CTSH như: công ước La Hay (1899-1907) và nghị định thư Giơnevơ (1925) cấm sử dụng vi trùng, siêu vi trùng và các côn trùng khác gây bệnh làm phương tiện chiến tranh; công ước cấm vũ khí vi trùng (1972). Trong thực tế, các thế lực hiếu chiến, phản động và chủ nghĩa khủng bố quốc tế vẫn tổ chức nghiên cứu, khai thác thành tựu sinh học để sử dụng vào mục đích khủng bố và chiến tranh.

        CHIẾN TRANH SINH THÁI, gọi chung các cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, vũ khí sinh thái tác động vào mới trường sinh thái, phá hoại nghiêm trọng, làm thay đổi căn bản tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái và các loại sinh vật, thực vật cùng các điều kiện sống của chúng vì mục đích QS. 30.11.1961 được coi là ngày mở đầu CTST (ngày tổng thống Kennơđi ra lệnh cho QĐ Mĩ sử dụng trên quy mô rộng lớn các chất diệt cỏ, diệt thực vật. rừng tự nhiên ở VN và Đông Dương). CTST đe dọa sự sống của nhân loại. Công ước La Hay (1899-1907), nghị định thư Giơnevơ (1925), công ước cấm vũ khí vi trùng (1972), cấm các nước sản xuất, tàng trữ, sử dụng chất độc hóa học, các loại vi trùng, siêu vi trùng và những côn trùng gây bệnh khác làm phương tiện chiến tranh.

        CHIÊN TRANH SỪNG CHÂU PHI nh CHIẾN TRANH XÔMALI - ÊTIÔPIA (1977-78)
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:18:56 pm »


        CHIẾN TRANH TÂM LÍ, tổng thể các hoạt động tác động vào tâm lí và tinh thần đối phương nhằm gây hoài nghi, dao động, làm giảm sút ý chí, lòng tin, phá hoại sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức... CTTL được tiến hành liên tục, có hệ thống, có tổ chức bằng nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi và phương tiện hiện đại trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như: thông tin, văn hóa, nghệ thuật, chính trị, xã hội, QS. kinh tế, khoa học và công nghệ... CNĐQ và các thể lực phản động thường xuyên sử dụng CTTL để chống lại các lực lượng đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc và CNXH. Ngày nay trong chiến lược diễn biến hòa bình, CTTL vẫn được sử dụng như một mũi tiến công trọng yếu.

        CHIẾN TRANH THẬP TỰ nh THẬP TỰ CHINH (1096- 1270)

        CHIẾN TRANH THẾ GIỚI, chiến tranh lôi cuốn phần đông các nước tham gia và diễn ra trên hầu hết các châu lục và đại dương. Trong ba thập kỉ của tk 20 nhân loại đã chịu hai thảm họa của CTTG: CTTG-I (1914-18) và CITG-II (1939- 45). Ngày nay cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới nhằm giữ vững hòa bình phát triển ngày cảng sâu rộng, mạnh mẽ đã tạo ra khả năng đẩy lùi và ngăn chặn nguy cơ CTTG.

        CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN I (1914-18), chiến tranh giữa các nước đế quốc nhằm phân chia lại thế giới. Lúc đầu gồm chiến tranh giữa hai khối nước ở châu Âu là khối Đức, Áo - Hung và khối Đồng minh (Anh, Pháp, Nga, Bỉ, Xecbi -  Môntênêgrô), về sau lôi cuốn tới 38 nước (khối Đồng minh 34 nước), khoảng 1,5 tỉ người với tổng số quân tham gia 37 triệu (1.1917). Diễn ra phần lớn ở châu Âu, một phần châu Á và châu Phi, trong đó trên đất liền chủ yếu là các mặt trận phía Tây (Pháp) và phía Đông (Nga); chiến trường trên biển gồm Biển Bắc, Địa Trung Hải, Biển Đen và Bantich. Ngòi nổ của chiến tranh bắt đầu từ việc Áo - Hung dưới sức ép của Đức gây chiến với Xecbi (28.7.1914) nhân sự kiện thái tử nước Áo bị người Xecbi ám hại ở Xaraevô (28.6.1914). Giai đoạn 1 (8-12.1914), lấy cớ Nga ủng hộ Xecbi, 1.8.1914 Đức tuyên chiến với Nga và 2 ngày sau tuyên chiến với Pháp, khiến Anh cũng lập tức tuyên chiến với Đức (4.8.1914). Với kế hoạch Sliphen (dự định đánh bại Pháp trong nửa tháng rồi điều chủ lực sang mặt trận Nga), Đức tập trung lực lượng thọc qua Bỉ, tiến công Pháp từ phía bắc, giành thắng lợi trong trận biên giới Bắc Pháp (21-25.8.1914) nhưng bị chặn lại ở sông Macnơ (x. trận Macnơ, 5-12.9.1914). Trong khi đó ở phía đông, Nga nhanh chóng mở chiến dịch Đông Phổ (17.8-15.9.1914) và một số chiến dịch, trận đánh lớn (x. trận Lôtdơ, 11-24.11.1914), buộc Đức phải cùng lúc đối phó trên cả hai mặt trận, không thực hiện được chiến lược chiến tranh chớp nhoáng, 10.1914 Thổ Nhĩ Kì tham gia chiến tranh về phía Đức, Áo - Hung, hình thành mặt trận Ngoại Capca, Xiri và Đacđanen. nhưng cũng bị thất bại trước quân Nga ở Nam Capca. Trên biển, Anh phong tỏa hạm đội Đức ở khu vực gần Nam Mĩ tại Côrônen (x. trận Côrônen, 1.11.1914), Phôncơlen (8.12.1914). Hết giai đoạn này, cả hai bên đều không đạt các mục tiêu chiến lược của giai đoạn đầu chiến tranh. Giai đoạn 2 (1915-17), phía Đồng minh có thêm Italia (10.5.1915) và Rumani (27.8.1915); phía Đức, Áo - Hung có thêm Bungari (1.10.1915). Nhật tuy không tuyên bố tham gia nhưng lợi dụng thời cơ thuận lợi đánh chiếm thuộc địa của Đức ở TQ và Thái Bình Dương. Ở châu Phi và các thuộc địa khác cũng đều xảy ra chiến sự. Trên các mặt trận, cục diện chiến tranh ở thế giằng co, cả hai bên tiến hành chiến tranh trận địa là chính, đồng thời tổ chức hoạt động gián điệp phá hoại hậu phương của nhau và đều có những trận thắng hoặc bại lớn (trận Viniut, 9.8-19.9.1915; trận Vecđoong, 21.2- 18.12.1916; trận Giutlan, 31.5-1.6.1916...). Trong giai đoạn này, nhiều loại vũ khí mới được các bên đưa vào sử dụng như hơi ngạt (lần đầu tiên Đức dùng ở trận Iprơ II, 22.4-24.5.1915), xe tăng (Anh dùng trong trận Xom, 1.7- 18.11.1916), máy bay ném bom, tàu ngầm... Giai đoạn 3 (cuối 1917-18), cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, nước Nga xô viết ra đời và tuyên bố rút khỏi chiến tranh, sau đó kí với Đức hòa ước Bret - Litôp (3.3.1918) đã góp phần chấm dứt chiến tranh ở mặt trận phía Đông. Tại mặt trận phía Tây, Hè 1918 Đức tập trung hầu hết lực lượng mở cuộc tiến công có tính chất quyết định, đẩy lui được quân Đồng minh tới gần thủ đô Pari (Pháp), nhưng cuối cùng bị quân Đổng minh (có Mĩ tham chiến) phản công đánh bại trong các trận Macnơ (15.7-4.8.1918), trận Amiêng (8- 13.8.1918)... Trước những tổn thất nặng nề trên chiến trường, đồng thời do tình hình CM trong nước bùng nổ, khối Đức, Áo - Hung tan rã và lần lượt đầu hàng Đồng minh; Bungari (29.9.1918), Thổ Nhĩ Kì (30.10.1918), Áo - Hung (3.11.1918), Đức (11.11.1918). CTTG-I kéo dài hơn bốn năm để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại (khoảng 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, chưa kể những thiệt hại khác về tinh thần và vật chất trong đó các khoản chi trực tiếp về QS của các nước tham chiến là 208 tỉ USD...). Các nước Đông Dương là thuộc địa của Pháp đã bị thực dân Pháp vơ vét người và của cung cấp cho chiến trường châu Âu, trong thời gian 1915-18 gồm; 92.411 người (hầu hết là người VN), trong đó có 11.518 người sống sót trở về; 184.305.204 phrăng vàng; 290.189t lương thực... CTTG-I kết thúc với thắng lợi của phía Đồng minh; thế giới được phân chia lại bằng hiệp ước hòa bình Vecxây (1919), nhưng vẫn không giải quyết được mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc, mà còn làm nảy sinh những mâu thuẫn mới, nhất là ở châu Âu, tạo điều kiện cho phong trào CM trên thế giới phát triển, chấm dứt thời kì cận đại.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:22:46 pm »

 
        CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN II (1939-45), chiến tranh lớn nhất trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay, do phát xít Đức, Ý (Italia) và quân phiệt Nhật phát động nhằm xâm lược, phân chia lại thế giới; diễn ra trên hầu hết các châu lục, đại dương, liên quan đến 72 nước với 1,7 tỉ người, 110 triệu quân tham chiến. 1936 trục phát xít hình thành với liên minh Đức-Ý, sau có thêm Nhật (x. hiệp ước Beclin, 1940), trước chiến tranh đã tiến hành một số cuộc xâm lược: Đức thôn tính Áo (3.1938), chiếm Tiệp Khắc với sự thỏa hiệp của Anh, Pháp (x. hiệp nghị Muynich, 1938), Ý xâm lược Êtiôpia (1936). Anbani (4.1939); Nhật xâm chiếm TQ (x. vụ Lư Câu Kiều, 7.7.1937). Ngày 1.9.1939 mở đầu CTTG-II, Đức tiến công xâm lược Ba Lan (x. chiến tranh Đức - Ba Lan, 1939), tiếp đó chiếm Đan Mạch, Na Uy (x. chiến dịch Na Uy, 9.4- 10.6.1940), Hà Lan, Bỉ (5.1940), tiến vào Pháp, buộc chính phủ Pháp phải đầu hàng (x, chiến cục Pháp, 10.5-24.6.1940), biến Hunggari, Rumani, Bungari thành các nước phụ thuộc, tiếp tay cho Đức; dùng không quân, hải quân đánh phá nước Anh (x. chiến dịch oanh tạc Anh, 8.1940-5.1941). Trong khi đó Ý tiến công Hi Lạp (10.1940) nhưng bị đẩy lùi; sau được Đức hỗ trợ đã đánh chiếm Nam Tư, Hi Lạp (x. chiến cục Bancăng, 6-29.4.1941). Ở Bắc Phi, liên quân Đức - Ý đuổi quân Anh khỏi Libi, nhưng phải dừng lại ở cửa ngõ Ai Cập. Chiếm xong 16 nước châu Âu, 6.1941 Đức tập trung lực lượng lớn tiến công LX bằng kế hoạch Bacbarôxa, mở đầu chiến tranh Xô - Đức (1941-45), chiếm Litva, Latvia, Extônia, phần lớn Bêlarut, Ucraina, bao vây Lêningrat..., nhưng bị chặn lại và đẩy lùi ở tây Maxcơva (x. chiến dịch Maxcơva, 30.9.1941-20.4.1942). Đến đây chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức về cơ bản đã thất bại. Ở châu Á, Nhật đánh chiếm phần lớn TQ, kéo quân vào Đông Dương (x. Nhật chiếm Đông Dương, 6.1940-3.1945), tiến công hạm đội Mĩ ở Thái Bình Dương (x. trận Trân Châu Cảng, 7.12.1941), tràn xuống Đông Nam Á chiếm Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Mianma (x. chiến dịch Malaixia, 8.12.1941- 15.2.1942; chiến dịch Giava, 14.2-15.3.1942; chiến dịch Philippin, 8.12.1941-7.5.1942; chiến dịch Mianma, 21.1- 10.5.1942), nhưng bị thất bại ở đảo Mituây và vùng biển San Hô (x. trận Coran, 7-8.5.1942; chiến dịch Mituây-Aliut, 3-8.6.1942). Tháng 1.1942 Đồng minh chống phát xít (nòng cốt là LX, Mĩ, Anh) chính thức thành lập; phong trào kháng chiến ở các nước bị chiếm đóng phát triển mạnh. Từ giữa 1942 ở châu Âu và Bắc Phi, QĐ phát xít mất dần quyền chủ động tiến công, phải lui về phòng ngự chiến lược. LX chuyển sang phản công - tiến công (x. chiến dịch Xtalingrat, 17.7.1942- 2.2.1943; chiến dĩch Cuôcxcơ, 4.7- 23.8.1943). Quân Anh - Mĩ đánh đuổi quân Đức - Ý khỏi Bắc Phi (x. chiến dịch Bắc Phi, 23.10-4.11.1942; chiến dịch En Alamen, 10-11.1942; chiến dịch Tuynidi, 3-5.1943); chiếm đảo Xixin, làm bàn đạp tiến công vào đất Ý (x. chiến dịch Xixin, 10.7-17.8.1943; chiến dịch Nam Ý, 3.9-6.10.1943); chế độ phát xít Ý sụp đổ và đầu hàng (9.1943). Từ giữa 1944 bằng một loạt chiến dịch tiến công quy mô lớn, LX giải phóng toàn bộ lãnh thổ (x. chiến dịch Iaxơ - Kisinhôp, 20- 29.8.1944; chiến dịch Bêlôrutxia, 23.6-29.8.1944). Thực hiện quyết định của hội nghị Têhêran (28.11-1.12.1943), Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở châu Âu, quân Anh, Mĩ, Canada, Pháp đổ bộ vào tây bắc và nam Pháp (x. chiến dịch Noocmanđi, 6.6-24.7.1944; chiến dịch Nam Pháp, 5.8- 3.9.1944), cùng lực lượng kháng chiến các nước sở tại giải phóng Bỉ (9.1944), Pháp, Hà Lan, Hi Lạp (11.1944), chiếm miền Tây nước Đức. QĐ LX cùng LLVT giải phóng của một số nước Đông Âu, lần lượt giải phóng Rumani, Bungari, Nam Tư (8-10.1944), Ba Lan. Hunggari, Áo, Tiệp Khắc (2-5.1945), tiến vào miền Đông nước Đức, đánh chiếm Beclin, sào huyệt cuối cùng của Hitle (x. chiến dịch Bêôgrat, 28.9-20.10.1944; chiến dịch Budapet, 29.10.1944-13.2.1945, chiến dịch Vixla- Ôde, 12.1-3.2.1945; chiến dịch Đông Phổ. 13.1-25.4.1945; chiến dịch Praha, 6-11.5.1945; chiến dịch Beclin, 16.4-8.5.1945). Ngày 8.5.1945 Đức đầu hàng không điều kiện (x. văn kiện đầu hàng của phát xít Đức, 1945). Ở châu Á, Mĩ đánh chiếm một số đảo ở Thái Bình Dương, nam Philippin (x. chiến dịch Aliut, 12.5-16.8.1943; chiến dịch Philippin, 20.10.1944-5.7.1945) và một số đảo của Nhật (x. trận Ivôtdima, 19.2-26.3.1945; chiến dịch Ôkinaoa, 25.3-21.6.1945); ngày 6 và 9.8.1945 ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirôsima và Nagaxaki của Nhật làm hơn 200.000 người chết và bị thương (x. vụ ném bom Hirôsima và Nagaxaki, 6 và 9.8.1945). Anh chiếm lại Mianma, Inđỏnêxia (10.1944). Phối hợp với quân Đồng minh, các lực lượng CM, yêu nước ở TQ. VN và nhiều nước Đông Nam Á đẩy mạnh kháng chiến chống Nhật. Từ 9.8.1945 QĐ LX cùng QĐND CM Mông Cổ và LLVT CM TQ, Triều Tiên tiến công đập tan đạo quân Quan Đông tinh nhuệ nhất của Nhật, giải phóng vùng đông bắc TQ, Bắc Triều Tiên, nam Xakhalin, quần đảo Curin, góp phần quyết định buộc Nhật đầu hàng không điểu kiện (x. văn kiện đầu hàng của phát xít Nhật, 1945). CTTG-II làm gần 55 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất tới 316 tỉ USD; kết thúc với sự sụp đổ của phe phát xít, là thắng lợi vĩ đại của nhân loại tiến bộ, dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình CM thế giới.
 
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM