Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:33:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53174 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:04:08 pm »


11

ÔNG EDEN Ở BỘ NGOẠI GIAO - VIỆC ÔNG TỪ CHỨC

        Bộ trưởng Ngoại giao có một vị trí đặc biệt trong nội các Anh.

        Ông được kính trọng rõ rệt trong chức vụ cao cả, đầy trọng trách, nhưng ông thường chỉ đạo công việc dưới sự xem xét kỹ lưỡng không ngừng nếu không phải của toàn nội các thì ít nhất cũng phải của những thành viên chủ yếu. Ông có nghĩa vụ phải làm cho họ nắm được tình hình. Theo thủ tục thường lệ, ông thông báo cho các đồng sự, tất cả những bức điện tín của ông về việc thực hiện các quyết định, các báo cáo của các đại sứ quán ở nước ngoài, những ghi chép các cuộc gặp gỡ với các đại sứ nước ngoài hoặc những người có danh vọng khác, ít nhất, đó là tình huống tôi đã từng trải trong sinh hoạt của nội các. Dĩ nhiên thủ tướng đặc biệt duy trì việc giám sát này, hoặc đích thân thủ tướng hoặc thông qua nội các, chịu trách nhiệm kiểm tra và có quyền kiểm tra đường lối đối ngoại chủ yếu, ít nhất chẳng có điều gì là bí mật đối với ông. Không có Bộ trưởng Ngoại giao nào có thể hoàn thành công việc của mình nếu không được thủ trưởng kiên trì ủng hộ. Để cho sự việc diễn ra êm thấm, không những phải có sự thỏa thuận giữa họ với nhau trên những nguyên tắc cơ bản mà còn dựa vào sự hòa hợp quan điểm và thậm chí còn dựa vào mức độ tính khí nào đó của nhau. Điều này càng quan trọng hơn nếu bản thân Thủ tướng dành hết sự chú ý đặc biệt vào công tác ngoại giao.

        Eden là Bộ trưởng Ngoại giao của ông Baldwin, một người ai cũng biết là ngoài việc mong muốn hòa bình là chủ yếu và một đời sống yên ổn, không đóng góp tích cực gì vào chính sách đối ngoại. Ông Chamberlain thì khác, ông cố gắng thực hiện một cách điều khiển theo kiểu mệnh lệnh trong nhiều lĩnh vực. Ông có những quan điểm kiên quyết về công tác đối ngoại và khẳng định rõ ràng từ đầu quyền được tranh luận với các đại sứ nước ngoài. Cách ông đảm nhiệm vai trò Thủ tướng vì thế bao hàm một sự thay đổi tế nhị nhưng có thể cảm thấy được về vị trí Bộ trưởng Ngoại giao.

        Thêm vào điều này là sự khác biệt về nghị lực và quan điểm sâu sắc dù lúc đầu còn tiềm tàng. Thủ tướng mong được quan hệ tốt với hai nhà độc tài châu Âu, và tin rằng sự hòa giải này và việc tránh bất cứ điều gì có thể xúc phạm họ là phương pháp tốt nhất.

        Eden thì khác, ông được danh tiếng ở Geneve do tập hợp các nước châu Âu chống lại một nhà độc tài, và rất có thể tự mình đưa ra các biện pháp trừng phạt đến ngưỡng cửa của chiến tranh và có thể còn xa hơn nữa. Ông là người sốt sắng ủng hộ hiệp ước thân thiện với Pháp. Ông thiết tha muốn quan hệ mật thiết hơn với nước Nga xô viết, ông cảm thấy và lo ngại mối hiểm họa Hitler. Ông lấy làm lo sợ tình trạng non kém của các lực lượng vũ trang của chúng ta và các mặt phản tác dụng của chúng về công tác đối ngoại. Có thể nói rằng gần như không có bất đồng nhiều về quan điểm giữa ông và tôi, dĩ nhiên trừ khi ông đang làm công việc thường xuyên. Cho nên từ đầu đối với tôi, dường như những bất đồng sẽ có thể nảy sinh giữa hai nhân vật lãnh đạo cùng cương vị bộ trưởng khi tình hình thế giới trở nên nghiêm trọng hơn.

        Hon nữa, ở Huân tước Halifax, Thủ tướng có được một đồng sự dường như chia sẻ những quan điểm của mình, một cách đồng tình và tin tưởng chắc chắn về công việc ngoại giao. Sự kết giao lâu dài mật thiết của tôi với Edward Halifax bắt đầu từ năm 1922 trong thời Lloyd George khi ông trở thành thứ trưởng của tôi trong Bộ lãnh thổ tự trị và thuộc địa của khối thịnh vượng chung của Anh. Những sự bất đồng chính trị, thậm chí nghiêm trọng kéo dài như những bất đồng giữa chúng tôi về chính sách của ông với tư cách là phó vương Ấn Độ, cũng không hề phá hoại mối quan hệ riêng tư của chúng tôi. Tôi nghĩ là tôi hiểu ông rất nhiều, và tôi chắc rằng giữa chúng tôi có một hố sâu ngăn cách. Tôi cũng cảm thấy cũng cái hố sâu ngăn cách ấy hoặc một hố sâu ngăn cách tương tự mở ra giữa ông và Anthony Eden. Tóm lại, có thể ông Chamberlain sáng suốt hơn mới bổ nhiệm Huân tước Halifax làm Bộ trưởng Ngoại giao khi ông thành lập chính phủ. Eden có thể rất may mắn hơn được cử vào Bộ Chiến tranh hoặc Bộ Hải quân, và Thủ tướng có thế nắm chắc một người rất tâm đầu ý hợp và là người của mình ở Bộ Ngoại giao. Giữa thời gian mùa hè và cuối năm 1937, nảy sinh sự bất đồng cả về cách thức và mục tiêu, giữa Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao. Sự nối tiếp các sự kiện theo một quá trình diễn biến hợp lý đã dẫn đến việc từ chức của ông Eden.

        Những điểm bất đồng chính nảy sinh về mối quan hệ của chúng tôi với Đức và Ý. Ông Chamberlain nhất quyết nài nỉ một cách ôn hóa với hai nhà độc tài. Tháng 7 năm 1937, ông ta mời bá tước Grandi, đại sứ Ý đến phố Downing. Cuộc đàm luận diễn ra tuy ông Eden có biết nhưng không tham gia. ông Chamberlain nói về mong muốn của mình về một sự cải thiện quan hệ Anh - Ý. Bá tước Grandi gợi ý với ông rằng có lẽ là nên, nếu Thủ tướng viết một lời thỉnh cầu riêng cho Mussolini xem như một bước sơ bộ. ông Chamberlain ngồi xuống và viết một lá thư như thế ngay trong cuộc hội đàm. Bức thư được gửi đi không hòi ý kiến Bộ trưởng Ngoại giao đang ở tại Bộ Ngoại giao cách đó một vài mét. Bức thư không đem lại kết quả cụ thể, còn quan hệ của chúng tôi với Ý ngày càng xấu đi do sự can thiệp ngày càng tăng của họ vào Tây Ban Nha.

        Ông Chamberlain thấy cần thiết phải có một phái đoàn đặc biệt, dành riêng để trực tiếp nói chuyện thì mới mong đạt được quan hệ hữu nghị với hai nhà độc tài Ý và Đức, và ông nghĩ chỉ có đích thân ông mới có khả năng hoàn tất mối quan hệ đó. Đối với Mussolini ông muốn công nhận việc Ý xâm lược Abyssinia như là mở đầu cho một cuộc dàn xếp những bất đồng. Đối với Hitler, ông sẵn sàng đưa ra việc nhượng bộ về thuộc địa. Đồng thời ông không muốn quan tâm đến việc cải tiến lực lượng vũ trang của Anh một cách lộ liễu hoặc đến sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ với Pháp ở cấp nhân viên và cấp chính phủ. Còn ông Eden thì tin chắc rằng bất cứ sự dàn xếp nào với Ý phải là bộ phận của một thỏa thuận chung về Địa Trung Hải, thỏa thuận này phải bao gồm cả Tây Ban Nha và phải được đạt tới theo sự thỏa thuận sơ bộ kín đáo với Pháp. Trong cuộc đàm phán cho một cuộc dàn xếp như vậy, việc chúng tôi công nhận vị trí của Ý ở Abyssinia rõ ràng sẽ là một cú phản công mặc cả quan trọng. Theo ý kiến Bộ Ngoại giao, nếu bỏ đi điều này và tỏ ra tha thiết khỏi xướng đàm phán là không khôn ngoan.

        Trong mùa thu năm 1937, những bất đồng nay trở nên nghiêm trọng hơn. Ông Chamberlain cho rằng Bộ Ngoại giao đang gây trở ngại cho những cố gắng của mình nhằm mở các cuộc thảo luận với Đức và Ý, còn ông Eden thì thấy thủ trưởng mình đang tỏ ra hấp tấp thái quá trong việc tiếp xúc với các nhà độc tài, đặc biệt trong lúc lực lượng vũ trang của Anh còn yếu đến như vậy. Nói tóm lại có một sự bất đồng quan điểm sâu xa, thực sự, có ảnh hưởng đến tâm lý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:05:08 pm »


*

        Mặc dù có những bất đồng với chính phủ, tôi rất đồng tình với Bộ trưởng Ngoại giao. Đối với tôi, dường như ông là nhân vật kiên quyết và dũng cảm nhất trong chính quyền dù là với tư cách là bộ trưởng thường và sau đó với tư cách là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông ta có bổn phận phải thích nghi với nhiều việc mà tôi công kích và còn lên án, tôi vẫn tin chắc ông tốt bụng và nắm được thực chất của vấn đề. Về phần ông, ông coi việc mời tôi vào công tác ở Bộ Ngoại giao là cần thiết, và chúng tôi trao đổi thư từ thoải mái. Dĩ nhiên không có chuyện không đúng đắn trong thói quen này, còn ông Eden giữ vững tiền lệ đã tồn tại trong một thời gian dài nhờ đó Bộ Ngoại giao mới có thói quen tiếp xúc với những nhân vật chính trị nổi tiếng đương thòi về mọi vấn đề quốc tế rộng rãi.

        Mùa thu năm 1937, Eden và tôi, dù đường lối có khác nhau một chút, đều đi đến một lập trường giống nhau chống lại sự can thiệp tích cực của phe Trục vào cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tôi luôn luôn ủng hộ ông tại Nghị viện khi ông hành động kiên quyết thậm chí dù trên một phạm vi rất hạn chế. Tôi hiểu rõ những sự phản đối gì của ông với một vài đồng nghiệp cao cấp hơn trong nội các và với thủ trưởng của ông, và hiểu rằng ông sẽ hành động dũng cảm hơn nếu ông không lúng túng. Chẳng mấy chốc, ở Địa Trung Hải xảy ra một cuộc khủng hoảng được giải quyết theo một mức độ nào đó mang lại một chút tin cậy vào đường lối của chứng tôi. Một số tàu buôn bị một số gọi là tàu ngầm Tây Ban Nha đánh đắm. Không nghi ngờ gì, sự thật đó không phải tàu của Tây Ban Nha mà là của Ý. Đây hoàn toàn là vụ cướp biển, nó kích thích tất cả những ai biết về việc này đứng lên hành động. Ngày 10 tháng 9 một cuộc hội nghị các cường quốc ở vùng Địa Trung Hải được triệu tập ở Nyon. Bộ trưởng Ngoại giao dự cuộc họp này, tháp tùng có Vansittart và Huân tước Chatfield, chủ tịch hội đồng đô đốc. Hội nghị ngắn gọn, có kết quả. Nhũng đội tuần tra chống tàu ngầm Anh - Pháp được thỏa thuận thiết lập với mệnh lệnh phải tiêu diệt bất cứ tàu ngầm nào họ bắt gặp. Điều này được Ý chấp thuận và những sự vi phạm trắng trợn lập tức chấm dứt.

        Dù là chuyện bất ngờ, nhưng đây là bằng chứng nói lên uy thế kết hợp của Anh, Pháp có tác động mạnh biết bao nhiêu, nếu nó được biểu lộ cùng với việc lên án và sẵn sàng sử dụng sức mạnh, thì có thể chống lại chính sách của các nhà độc tài. Ở giai đoạn này, một chính sách có thể ngăn ngừa chiến tranh như thế không được khẳng định. Nó có thể dễ dàng đẩy lùi chiến tranh. Sự thật là trong khi sự nhân nhượng vô nguyên tắc bằng mọi hình thúc, chỉ khuyến khích xâm lược và đem lại nhiều quyền lực hơn cho các nhà độc tài đối với nhân dân họ, thì bất cứ dấu hiệu phản công tích cực nào của các nước dân chủ phương tây đều lập tức làm giảm bớt tình hình căng thẳng. Quy luật này chiếm ưu thế trong cả năm 1937. Sau đó tình hình và hoàn cảnh có khác đi.

        Trong tháng 11 Eden ngày càng lo lắng về việc tái vũ trang chậm chạp của chúng tôi. Ngày 11 ông gặp riêng Thủ tướng, cố gắng trình bày những nỗi lo ngại của mình. Ông Neville Chamberlain, sau một lúc suy nghĩ, từ chối lắng nghe ông. Thủ tướng khuyên ông về nhà uổng một viên aspirin. Tháng 2 năm 1938, Bộ trưởng Ngoại giao thấy mình hầu như bị cô lập trong Nội các. Được ủng hộ mạnh mẽ, Thủ tướng chống lại ông va quan điểm của ông. Toàn thể một nhóm bộ trưởng quan trọng cho rằng chính sách của Bộ Ngoại giao là nguy hiểm, thậm chí có tính chất khiêu khích. Mặt khác một số bộ trưởng trẻ hơn lại rất nhanh chóng hiểu ra quan điểm của ông. Một vài người trong bọn họ phàn nàn rằng ông không thổ lộ những bí mật của mình với họ. Tuy nhiên ông không có ý định chống lại người lãnh đạo của mình. Các tham mưu trưởng không thể giúp đỡ ông. Thực vậy, họ buộc phải thận trọng và nhắc đi nhắc lại về tình thế hiểm nguy. Họ miễn cưỡng trong tiếp xúc quá chặt chẽ với người Pháp, sợ chúng tôi phải đi vào những cam kết ngoài khả năng thực hiện. Họ giữ một cái nhìn ảm đạm về sức mạnh quân sự của Nga sau cuộc thanh trừng của Staline, về sau càng nhiều hơn. Họ tin rằng cần phải giải quyết các vấn đề của chúng tôi, xem như chúng tôi có ba kẻ thù Đức, Ý và Nhật. Tất cả bọn họ có thể cùng một lúc tấn công chúng tôi và có ít nước giúp chúng tôi. Chúng tôi có thể yêu cầu được sử dụng các căn cứ không quân trên đất Pháp, nhưng ở giai đoạn đầu, chúng tôi không thể phái đi một đạo quân. Thậm chí điều gọi ý khiêm tốn nhất này cũng vấp phải sự chông đối mạnh mẽ trong nội các.

        Nhưng mối bất hòa thực sự trùm lên một vấn đề mới và riêng rẽ. Tối ngày 11 tháng giêng năm 1938 ông Sumner Welles, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ trân trọng triệu tập Đại sứ Anh ở Washington. Ông là người đem một mật điện riêng của Tổng thống Roosevelt gửi ông Chamberlain. Tổng thống lấy làm lo lắng sâu sắc về tình hình quốc tế trở nên xấu hơn, và đề nghị khỏi xướng việc mời đại diện một số chính phủ đến Washington để thảo luận những nguyên nhân cơ bản của những khó khăn hiện thời. Tuy nhiên trước khi thực hiện bước này, ông muốn hỏi ý kiến chính phủ Anh về một kế hoạch như vậy, và yêu cầu không một chính phủ nào khác được thông báo hoặc về tính chất, hoặc về sự hiện hữu của một đề nghị như vậy. Tổng thống yêu cầu phải được phúc đáp không chậm hơn ngày 17 tháng giêng, và cho biết rằng chỉ bất kỳ lúc nào ý kiến đề nghị của ông ta được chính phủ Hoang gia chân thành chấp thuận và hết lòng ủng hộ, thì lúc đó ông sẽ thăm dò ý kiến các chính phủ Pháp, Đức và Ý. Đây là một biện pháp quá khó khăn không lường được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:05:37 pm »


        Trong khi gửi đề nghị tối mật này về Luân Đôn, đại sứ Anh, ngài Ronald Lindsay thúc giục chính phủ chấp thuận ngay. Bộ Ngoại giao nhận được điện của Washington ngày 12 tháng giêng và tối hôm đó, gửi các bản sao đến Thủ tướng đang ở nông thôn. Sáng hôm sau, ông đến Luân Đôn và căn cứ vào chỉ thị của ông, một bản phúc đáp được gửi trả lời điện của Tổng thống. Lúc ấy, ông Eden đang nghỉ ngắn ngày ở miền nam nước Pháp. Trả lời của ông Chamberlain bảo rằng ông đánh giá cao sự tin cậy của Tổng thống Roosevelt đã hỏi ý kiến ông theo cách này về kế hoạch của Tống thống đề nghị làm dịu tình hình càng thẳng đang tồn tại ở châu Âu, nhưng ông mong muốn giải thích quan điểm của các cố gắng của chính mình nhằm đạt một sự thỏa thuận với Đức và Ý, đặc biệt đối với trường hợp Ý. "Chính phủ Hoàng gia, về phần mình, nếu có thể với quyền lực của Hội Quốc Liên, sẽ sẵn sàng thừa nhận về mặt pháp lý, việc Ý chiếm đóng Abyssinia, nếu nhận thấy chính phủ Ý về phía mình, sẵn sàng chứng tỏ họ mong muốn góp phần khôi phục các quan hệ hữu nghị và tin cậy". Thủ tướng đề cập những sự việc này trong bức điện để Tổng thống có thể cân nhắc.

        Ồng Roosevelt nhận được phúc đáp này khá thất vọng.

        Ông cho biết sẽ trả lời bằng thư cho ông Chamberlain vào ngày 17 tháng giêng. Tới ngày 15 tháng giêng, Bộ trưởng Ngoại giao trở về Anh. Ông bị thúc giục phải trở về, không phải do thủ trưởng của ông không bằng lòng khi hành động thiếu ông, mà do các nhân viên trung thành của ông ở Bộ Ngoại giao. Ông Alexander Codogan cẩn mật đợi ông trên bến tàu ở Dover. Ông Eden, người hoạt động tích cực lâu dài để cải thiện quan hệ Anh Mỹ lấy làm lo ngại sâu sắc. Ông gửi ngay một bức điện cho ngài Ronald Lindsay yêu cầu cố gắng giảm đến mức tối thiểu hậu quả của lời phúc đáp làm cụt hứng của ông Chamberlain. Sáng 18 tháng giêng thư của Tổng thống đến Luân Đôn. Trong thư ông đồng ý hoãn thực hiện đề nghị của mình vì xét thấy chính phủ Hoàng gia đang dự định những cuộc đàm phán trực tiếp, nhưng ông thêm rằng ông hết sức lấy làm lo lắng về ý kiến của chính phủ Hoàng gia khi chấp nhận việc thừa nhận vị trí của Ý ở Abyssinia. Ông nghĩ rằng điều này sẽ tác động tai hại nhất đối với chính sách của Nhật ở Viễn Đông và đối với dư luận công chúng Mỹ. Ông Cordell Hull, khi đọc thư này cho Đại sứ Anh ở Washington thậm chí phát biểu ý kiến còn nhấn mạnh hơn nữa. Ông nói rằng một sự thừa nhận như vậy nhất định khêu gọi một cảm giác ghê tởm, nhất định làm sống lại và tăng lên nhiều lần mọi nỗi lo sợ; điều đó phải được miêu tả như một cuộc mặc cả không công chính ở châu Âu làm tổn hại đến các quyền lợi ở Viễn Đông có liên quan mật thiết đến nước Mỹ.

        Bức thư của Tổng thống được xem xét cân nhắc tại một loạt các cuộc hội nghị của ủy ban đối ngoại của chính phủ. Ông Eden thành công trong việc sửa đổi đáng kể quan điểm trước đây. Hầu hết các bộ trưởng nghĩ rằng ông ta lấy làm vừa 1òng. Nhưng ông lại không làm cho họ rõ rằng ông không hài lòng. Tiếp theo các cuộc thảo luận này là hai bức điện gửi đến Washington ngày 21 tháng giêng. Nội dung các phúc đáp này là Thủ tướng nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến của Tổng thống nhưng không muốn chịu bất kỳ trách nhiệm nào về sự thất bại của nó nếu những đề nghị của Mỹ được tiếp nhận một cách không thỏa đáng. Ông Chamberlain muốn chỉ ra rằng chúng ta hoàn toàn không chấp nhận thủ tục do Tổng thống đề nghị rõ ràng có thể chọc tức cả hai nhà độc tài Ý và Nhật. Chính phủ Hoàng gia cũng không cảm thấy Tổng thống hoàn toàn hiểu quan điểm của chúng tôi đối với việc thừa nhận về pháp lý. Bức điện thứ hai thực tế là sự giải thích quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Chúng tôi có ý định chấp nhận sự công nhận như thế chỉ là một bộ phận của một sự dàn xếp chung với Ý.

        Đại sứ Anh báo cáo cuộc nói chuyện giữa ông và ông Sumner Welles khi ông trao các bức điện này cho Tổng thống ngày 22 tháng giêng. Ông tuyên bố rằng ông Welles nói với ông là Tổng thống xem việc công nhận như một viên thuốc khó chịu cả hai bên chúng ta phải nuốt và Tổng thống mong rằng cả hai bên chúng ta phải nuốt cùng một lúc.

        Như vậy là ông Chamberlain đã từ chối kế hoạch đề xuất của Tổng thống Roosevelt dùng ảnh hưởng của Mỹ cho mục đích hợp lại các cường quốc quan trọng nhất châu Âu để thảo luận về khả năng một sự dàn xếp chung, tuy vậy dĩ nhiên điều này đòi hòi một cách không dứt khoát phải có sức mạnh hùng cường của Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:06:11 pm »


*

        Rõ ràng không có chuyện Bộ trưởng Ngoại giao từ chức căn cứ vào việc ông Chamberlain khước từ đề nghị của Tổng thống. Ông Roosevelt quả thực đang gặp nguy cơ lớn trong hoạt động chính trị trong nước của chính mình do chủ tâm đưa nước Mỹ vào sân khấu châu Âu đang tối tăm. Tất cả những lực lượng của chủ nghĩa biệt lập có thể được khuấy động nếu bất kỳ bộ phận nào của những sự trao đổi này diễn ra. Mặt khác không có sự kiện nào có thể có khả năng hơn để phòng ngừa và thậm chí ngăn chặn chiến tranh là Mỹ đi vào vòng tròn những căm thù và sợ hãi của châu Âu. Đối với Anh đó gần như là một vấn đề sinh tử. Nhìn lại thì không người nào có thể lường được tác động của nó đối với quá trình diễn biến các sự kiện ở Austria và sau đó ở Munich. Chúng ta phải đánh giá sự bác bỏ nó - thực tế là như vậy - như là sự thất bại của cơ may mong manh cuối cùng nhằm cứu thế giới khỏi sự bạo ngược bằng cách khác hơn là bằng chiến tranh. Rằng ông Chamberlain với cách nhìn hạn chế của ông, và thiếu kinh nghiệm về tình hình châu Âu, lẽ ra phải có tính độc lập, đưa thẳng tay qua Đại Tây Dương, lại bỏ mặc người ta nín thở vì sửng sốt ngay vào ngày tháng đó. Ở một con người ngay thẳng có đủ khả năng, có thiện chí được giao phó vận mệnh của Tổ quốc và tất cả những ai trông mong vào đó, trong giai đoạn này, lại thiếu rất nhiều những khả năng cân đối và ngay cả đến khả năng tự bảo toàn. Thậm chí ngày nay người ta không thế diễn lại tâm trạng đã khiến cho những hành động như vậy có thể xảy ra.

        Chắc chắn với 1òng tự tin vào tương lai đang giảm sút, ngày 25 tháng giêng, ông Eden đi Paris để trao đổi ý kiến với Pháp. Mọi việc lúc này tùy thuộc vào thành công của việc tiếp xúc với Ý mà chúng tôi đã nêu rõ vấn đề trong các bản phúc đáp của chúng tôi với Tổng thống. Các bộ trưởng Pháp đã làm cho ông Eden thấy rõ sự cần thiết phải đưa Tây Ban Nha vào bất cứ sự dàn xếp nào với người Ý. Về vấn đề này, ông không cần có sự thuyết phục gì nhiều. Ngày 10 tháng hai, Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao gặp Bá tước Grandi, ông này tuyên bố về nguyên tắc người Ý sẵn sàng mở đàm phán.

        Ngày 15 tháng 2 tin tức đưa việc Thủ tướng Áo, Schuschnigg, phục tùng đòi hỏi của Đức về việc giới thiệu vào nội các Áo, một nhân viên Quốc Xã quan trọng bậc nhất, Seyss-Inquart, với tư cách là Bộ trưởng nội vụ và là cảnh sát trưởng của Áo. Sự kiện nghiêm trọng này không ngăn chặn được cuộc khủng hoảng riêng giữa ông Chamberlain và ông Eden. Ngày 18 tháng 2 họ lại gặp bá tước Grandi. Đây là việc cuối cùng mà họ cùng nhau chỉ đạo. Đại sứ từ chối hoặc thảo luận về lập trường của Ý đối với Áo hoặc xem xét kế hoạch của Anh về việc rút quân tình nguyện hay cái gọi là quân tình nguyện - về trường hợp năm sư đoàn quân chính quy Ý - ra khỏi Tây Ban Nha. Tuy nhiên Grandi yêu cầu cuộc đàm phán toàn bộ phải được mở tại Rome. Thủ tướng thì ước mong những cuộc đàm phán này, còn Bộ trưởng Ngoại giao thì kiên quyết phản đối một bước đi như vậy.

        Đã diễn ra những cuộc đàm phán kéo dài và những cuộc họp nội các. Cuối cùng ông Eden bất ngờ đưa đơn xin từ chức vào lúc các cuộc đàm phán ở Ý diễn ra ở giai đoạn rất nhạy cảm. Các đồng nghiệp của ông lấy làm ngạc nhiên. Họ không hiểu rằng những bất đồng giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Thủ tướng đã đi tới chỗ đổ vỡ. Rõ ràng nếu sự từ chức của ông Eden là rắc rối thì một vấn đề mới nổi lên to lớn hơn và nhiều vấn đề toàn bộ hơn được đặt ra. Tuy nhiên tất cả mọi người đều nói thẳng ra dựa trên lẽ phải trái của vấn đề đang tranh cãi. Trong ngày còn lại dài đằng đẵng người ta cố gắng thuyết phục ông Bộ trưởng Ngoại giao thay đổi ý kiến. Ông Chamberlain lấy làm xúc động vì cảnh cùng quẫn của nội các. "Nhìn các đồng sự của tôi sửng sốt như thế nao, tôi đề nghị ngừng họp cho đến ngày hôm sau". Nhưng Eden thấy tiếp tục tìm kiếm những công thức là vô ích và vào nửa đêm ngày 20 việc từ chức của ông trở thành dứt khoát. "Ông ta thật hết sức đáng khen như tôi nhận thấy", Thủ tướng lưu ý. Lập tức Huân tước Halifax được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao thay ông Eden.

        Dĩ nhiên những sự bất đồng nghiêm trọng trong nội các trở nên quen thuộc mặc dù ít người biết được lý do. Tôi có nghe điều gì đó thuộc về việc này, nhưng tôi cẩn thận tránh giao tiếp với ông Eden. Tôi hy vọng không lý do gì khi từ chức mà ông lại không biện minh trước trường hợp của mình và đem lại cho nhiều bạn bè trong Nghị viện cơ hội đưa ra nhiều lối thoát. Nhưng lúc ấy chính phủ có uy quyền lớn và có thái độ bàng quan đến nỗi cuộc đấu tranh chỉ được giải quyết bên trong các buổi họp kín của các bộ trưởng và chủ yếu là giữa hai người.

        Vào cuối đêm ngày 20 tháng 2 cú điện báo qua dây nói đến với tôi khi tôi ngồi trong căn phòng cũ kỹ của mình ở Chartwell (như tôi thường hay ngồi bây giờ) nói rằng Eden đã từ chúc. Tôi phải thú nhận là lòng tôi se lại và trong một lúc nỗi thất vọng như những đợt thủy triều đen tối chôn vùi bản thân tôi. Trong cuộc đời tôi đã trải qua bao nhiêu chuyện thăng trầm. Trong suốt cuộc chiến tranh chẳng mấy chốc xảy ra và trong những thời kỳ đen tối nhất, bao giờ tôi cũng ngủ yên. Trong cuộc khủng hoảng năm 1940 khi bao nhiêu trách nhiệm thuộc về tôi đến như vậy, cũng nhiều lúc rất nguy ngập khó xử trong năm năm tiếp theo, luôn luôn tôi có thể ngồi phịch xuống giường và ngủ sau khi xong công việc hàng ngày, dĩ nhiên cũng dễ bị triệu tập khẩn cấp bất kỳ lúc nào. Tôi ngủ ngon và thức dậy khoan khoái, như không có gì xảy ra trừ việc sốt ruột chờ bất kỳ món ăn sáng nào mang tới. Nhưng lúc này vào đêm 20 tháng 2 năm 1938 này và chỉ lúc này thôi, tôi không ngủ được. Từ nửa đêm cho tới sáng tinh mơ, tôi nằm trên giường mà long dạ héo hon, xúc động buồn phiền và lo ngại. Hình như có một nhân vật còn trẻ kiên quyết đứng lên chống lại những trào lưu thụ động, đầu hàng, những cách xử trí sai trái và những cơn bốc đồng yếu ớt cứ kéo dài, dây dưa và buồn nản. Sự điều khiển công việc của tôi có thể khác sự điều khiển công việc của ông ấy ở nhiều cách riêng, nhưng đối với tôi hình như ông là hiện thân của niềm hy vọng sinh tồn của quốc gia Anh, của chủng tộc Anh vĩ đại và lão luyện, đã hoạt động rất nhiều cho con người và hãy còn phải cống hiến khá nhiều hơn nữa. Giờ đây ông ta đã ra đi. Tôi nhìn ánh sáng bình minh chầm chậm lẻn vào qua cửa sổ và với cái nhìn chằm chằm mất trí, tôi thấy hình ảnh của Thần Chết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:33:53 pm »


12

SỰ CƯỚP ĐOẠT NƯỚC ÁO - THÁNG 12/1938

        Thông thường trong thời đại văn minh, các nước bại trận vẫn giữ được cấu trúc, bản sắc và bí mật về tài liệu lưu trữ của mình. Trong trường hợp này do tiến hành chiến tranh để kẻ mất người còn, chúng tôi có thể kiểm tra lại với một sự chính xác nào đó tin tức chúng tôi thu thập được với trình độ của mình. Tháng 7/1936 Hitler chỉ thị cho Bộ Tổng Tham Mưu vạch ra kế hoạch quân sự chiếm đóng nước Áo khi thời điểm phải đến đã đến. Cuộc hành quân này mang tên "kế hoạch Otto". Giờ đây vào ngày 5/11/1937, y nói rõ cho tướng lĩnh các lực lượng vũ trang biết các ý đồ tương lai của mình. Nước Đức cần có thêm "không gian sinh tồn". Điều này có thể tìm thấy, tốt nhất, ở Đông Âu - Ba Lan, Bạch Nga và Ucraina, và để đạt được mục đích thì phải có một cuộc chiến tranh lớn với hệ quả khả dĩ là sự tiêu diệt nhân dân sống trên các phần đất này. Nước Đức phải tính đến Pháp và Anh là 2 kẻ thù đáng căm ghét, không tha thứ sự có mặt một "nước Đức khổng lồ ở Trung Âu". Để lợi dụng được vị thế dẫn đầu trong việc sản xuất vũ khí đạn dược, cũng như lòng nhiệt tình yêu nước do Đảng Đức Quốc Xã dấy lên và là đại diện, nước Đức phải làm chiến tranh ngay khi gặp cơ hội hứa hẹn đầu tiên và đối phó với hai địch thủ hiển nhiên trước khi những nước này sẵn sàng để chiến đấu.

        Neurath, Fritsch và cả Blomberg nữa, tất cả đều bị chi phối bởi quan điểm của Bộ Ngoại giao, Bộ TTM và Đoàn sĩ quan Đức, đã hoảng hốt trước chủ trương trên. Họ nghĩ rằng rủi ro phải gánh là quá lớn. Họ thùa nhận là với sự táo bạo của Hitler, họ nhất định đi trước các nước đồng minh trên mọi hình thái tái vũ trang. Lục quân trưởng thành lên từng tháng. Nội bộ nước Pháp suy yếu, nước Anh thiếu ý chí là những yếu tố có thể phát triển sung mãn. Một hoặc hai năm chả là gì khi mọi việc đều trôi chảy. Họ phải có thời gian để hoàn chỉnh bộ máy chiến tranh và thỉnh thoảng thủ lĩnh lại đưa ra 1ời phát biểu hòa giải để các nền dân chủ suy đồi và vô bổ ngồi lại trao đổi với riêng nhau. Nhưng Hitler vẫn chua an tâm về việc này. Thiên tài của y đã dạy y hiểu là thắng lợi không thể đạt được bằng các quá trình vận động để có lợi thế. Phải chấp nhận rủi ro. Phải làm một bước nhảy vọt. Y hân hoan trước những thành công của mình trong 4 lĩnh vực một là tái vũ trang, hai là luật nghĩa vụ quân sự, ba là địa phận Đức có sông Rhine chảy qua, bốn là Mussolini nắm chính quyền - Chờ đợi cho đến khi mọi việc đều sẵn sàng chắc chắn là quá muộn. Các sử gia và những người khác có thể nói rất dễ dàng là Hitler có thể nắm trong tay toàn bộ vận mệnh thế giới nếu y tiếp tục tăng trưởng về sức mạnh trong 2, 3 năm nữa trước khi mở cuộc tấn công. Tuy nhiên điều đó đã không diễn ra. Trong đời sống của con người hoặc của các quốc gia, không có những sự chắc chắn nào cả. Hitler đã quyết định, phải hành động gấp và mở cuộc chiến tranh trong khi ở tư thế sung mãn.

        Blomberg đối với Đoàn sĩ quan, trở nên kém quyết tâm do một cuộc phối hợp không thỏa đáng, bị cách chức đầu tiên. Sau đó, ngày 4-2-1938, Hitler cách chức Fritsch và đích thân nắm quyền Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Với sức khá dĩ có được của một người, dù cho anh ta có quyền lực và tài ba đến mấy, dù cho anh ta có thể giáng những đồn trừng phạt khủng khiếp như thế nào, để thực hiện ý chí của mình trên những lĩnh vục rộng lớn bao la như vậy, Hitler đã nắm quyền kiểm soát trực tiếp không những đường lối chính sách quốc gia mà cả bộ máy quân sự nữa. Vào thời điểm này, Hitler có một cái gì đó giống như quyền lực của Napoleon sau các trận Austerlitz và Jena - và dĩ nhiên là không có được cái vinh quang của Napoleon trên lưng ngựa đích thân chỉ huy những trận đánh thắng lớn, nhưng là giành những chiến thắng về mặt ngoại giao và chính trị mà những người cùng hội cùng thuyền cũng như người ủng hộ đều biết rõ là do bản thân Hitler, sự phán đoán, và sự táo bạo của ông ta tạo ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 07:55:55 pm »


*

        Ngoài quyết tâm như đã được nói trong cuốn Mein Kampf (Cuộc chiến đấu của tôi) nhằm gom các dân tộc Teuton (Anglo Saxon, Đức, Hà Lan và Bắc Âu) vào trong nước Đức Quốc Xã, Hitler có hai lý do để sát nhập nước Áo. Nước này ăn thông với Tiệp Khắc và có nhiều lối rộng hơn sang Đông Nam Âu. Từ khi Thủ tướng Dolfuss nước Áo bị giết tháng 7/1934 bởi bộ phận Quốc Xã Áo, quá trình phá hoại quyền lực của chính phủ Áo bằng tiền bạc, mánh khóe, bạo lực, diễn ra liên tục. Phong trào Quốc Xã ở Áo phát triển với mọi thắng lợi mà Hitler thừa hưởng kết quả ở các nơi khác, hoặc trên đất Đức hoặc từ phía Đồng minh. Tiến hành từng bước một là cần thiết, về mặt chính thức, Papen nhận được chỉ thị phải duy trì quan hệ thân thiết nhất với chính phủ Áo và đạt được việc chính phủ này công nhận chính thức Đảng Quốc Xã Áo là một tổ chức hợp pháp. Vào thời điểm đó, Mussolini giữ thái độ kiềm chế. Sau khi Tiến sĩ Dolfuss bị sát hại, nhà Độc tài Ý này bay đến Venice để tiếp và an ủi bà quả phụ tìm đến nơi này lánh nạn, và những lực lượng của Ý đã tập trung ở đường biên giới phía Nam nước Áo. Nhưng giờ đây, vào buổi bình minh của năm 1938, đã diễn ra những thay đổi dứt khoát về sự tập hợp các lực lượng và giá trị ở Châu Âu. Chiến lũy Siegfried bằng thép và xi măng ngày càng phát triển án ngữ nước Pháp và có vẻ như là muốn chọc thủng nó, Pháp phải hy sinh một số lượng đồ sộ về nhân mạng. Cánh của từ phía Tây đã khép chặt. Mussolini bị đẩy vào hệ thống của Đức bằng những chế tài vô hiệu đến mức làm cho ông ta tức giận, nhưng không làm suy yếu quyền lực ông ta được. Ông ta rất có thể nghiền ngẫm một cách thích thú về lời nhận xét nổi tiếng của Machiavelli. "Con người trả thù những hành động sai lầm nhỏ, cái lớn thì không". Trên hết các nền dân chủ phương Tây có vẻ đã liên tục chứng tỏ là họ chịu khuất phục trước bạo lực chừng nào họ không bị tấn công trực tiếp. Papen đã hoạt động rất khôn khéo bên trong cấu trúc chính trị của nước Áo. Các nhà tai to mặt lớn Áo đã không chống nổi sức ép và mưu đồ của ông ta. Ngành du lịch rất quan trọng đối với Vienna, bị trở ngại vì tình hình bất ổn. Phía sau, các hoạt động khủng bố và đánh bom ác liệt làm chấn động đời sống non yếu của nước Cộng hòa Áo.

        Người ta nghĩ rằng giờ đây là thời điểm của việc nắm lấy quyền kiểm soát đường lối của nước Áo thông qua việc Đức tạo lối vào nội các Áo cho những người lãnh đạo của Đảng Quốc Xã mới được hợp pháp hóa gần đây. Ngay 12 tháng hai, 8 ngày sau khi nắm quyền chỉ huy tối cao, Hitler triệu ngài Von Schuschnigg là thủ tướng Áo đến Bechtesgaden. ông này tuân lệnh và đến cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Guido Schmidt. Giờ đây chúng tôi có băng ghi âm Schuschnigg trong đó có cuộc đối thoại sau đây1, Hitler nói tới tuyến phòng thủ ở biên giới Áo. Các công sự này không đến mức cần phải có một cuộc hành quân để vượt qua, và như vậy vấn đề chiến tranh và hòa bình được nêu ra:

        Hitler: Tôi chỉ cần ra lệnh và chỉ trong một đêm, tất cả những con ngoáo ộp buồn cười ở biên giới sẽ biến mất. Ông có thực sự không tin là ông có thể giữ chân tôi lại được nửa giờ không? Ai biết được tôi có thể đột nhiên có mặt tại Vienna: giống như là một cơn bão bật lò so. Rồi thì ông sẽ thực sự thấm thìa một điều gì đó. Tôi muốn tránh cho người Áo điều đó; nó sẽ tốn nhiều sinh mạng lắm. Sau đó bộ đội sẽ đi theo đội quân đặc biệt và quân lê dương! Không ai có thể ngăn cản được sự trả thù của họ, ngay cả chính tôi nữa. Ông có muốn biến nước Áo thành một nước Tây Ban Nha nữa không? Tất cả những điều này, tôi muốn tránh, nếu có thể được.

        Schuschnigg: Tôi sẽ nắm tin tức cần thiết và chấm dứt việc xây dựng các công trình phòng thủ ở biên giới với Đức. Dĩ nhiên, tôi nhận thức là ông có thể tiến vào nước Áo, nhưng, thưa Ngài Thủ tướng, dù muôn hay không thì việc đó cũng sẽ dẫn đến đổ máu. Chúng tôi không đon độc trên thế giới. Điều đó có nghĩa là chiến tranh.

        Hitler: Bây giờ chúng ta đang ngồi trên ghế bành câu lạc bộ thì nói như vậy chẳng khó gì, nhưng tất cả đằng sau là máu và nước mắt. Thưa ngài Schuschnigg, ngài có dám chịu trách nhiệm về cái đó không? Đừng tin rằng trên thế giới sẽ có bất cứ người nào cản trở quyết định của tôi! Nước Ý à? tôi rất hiểu Mussolini, tôi có quan hệ gần gũi nhất với Ý. Nước Anh? Anh quốc sẽ không giúp Áo đâu... Còn nước Pháp? Hai năm trước đây khi chúng tôi tiến vào vùng đất bên bờ sông Rhine với một nhúm tiểu đoàn - lúc bấy giờ tôi đánh liều với một rủi ro lớn. Nếu khi đó Pháp động binh thì chúng tôi có thể sẽ phải rút lui... Nhưng mà đối với Pháp thì lúc này đã quá chậm!

---------------
        1. Schuschnigg: Ein Requien in Rot-Weis-Rot - Trang 37
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 07:58:24 pm »


        Lần trao đổi thứ nhất diễn ra vào 11 giờ sáng. Sau bữa tiệc ăn trưa chính thức, các người Áo được đưa vào một phòng nhỏ và ở đây Ribbentrop và Papen để ra trước mắt họ một bức tối hậu thư. Không dành chỗ cho sự thảo luận. Điều kiện trong đó bao gồm việc đưa Seyss-Inguart một đảng viên Quốc Xã Áo làm Bộ trưởng An ninh, đặc xá cho người Quốc Xã Áo đang bị giam cầm, và đưa Đảng Quốc Xã Áo làm thành viên chính thức của Mặt trận Tổ quốc Áo được chính phủ bảo trợ.

        Sau đó, Hitler tiếp Thủ tướng Áo. "Tôi nhắc lại với ông, đây thực sự là cơ hội cuối cùng. Tôi trông chờ sự thỏa thuận này được thực hiện trong vòng ba ngày". Trong nhật ký của Jold có ghi Von Schuschnigg cùng Guido Schmidt lại bị đặt dưới sức ép lớn nhất về chính trị và quân sự. Vào 11 giờ sáng, Schuschnigg ký nghị định thư1. Khi Papen quay về cùng với Schuschnigg bằng xe trượt tuyết trên những con đường đầy tuyết phủ dẫn tới Salsburg, ông ta bình luận: "Vậy đấy, Quốc Trưởng hắc lắm, bây giờ thì bản thân ông đã thấy, nhưng lần sau ông đến thì dễ chịu hơn nhiều. Quốc trưởng có thể thực sự là dịu dàng".

        Tấn thảm kịch diễn biến theo dòng chảy của nó. Giờ đây, Mussolini gửi một thông điệp miệng cho Schuschnigg với nội dung coi thái độ của Áo tại Berchtesgaden là đúng và khôn khéo, đồng thời bảo đảm với Schuschnigg về tình hữu nghị của cá nhân ông ta cũng như thái độ không thay đổi của Ý về vấn đề Áo. Ngay 24/2 Thủ tướng Áo đích thân báo cáo với Quốc hội Áo ông hoan nghênh việc giải quyết với Đức, nhưng lại nhấn mạnh có phần sâu sắc là nước Áo sẽ không bao giờ đi xa hơn các điều khoản chuyên biệt của Hiệp ước. Ngày 3/3, thông qua tùy viên quân sự Áo ở Roma, ông gửi một thông điệp mật cho Mussolini và báo cho thủ lĩnh đảng Phát xít Ý biết mình có ý định tăng cường vị thế chính trị ở Áo bằng một cuộc trưng cầu dân ý. Hai mươi bốn giơ sau đó, ông ta nhận được từ tùy viên quân sự một thông điệp tả lại cuộc gặp của người này với Mussolini, trong đó Mussolini phát biểu một cách lạc quan. Tình hình sẽ được cải thiện. Một sự hòa hoãn sắp đến nơi giữa Rome và Luân Đôn sẽ bảo đảm giảm bớt áp lực hiện hữu... Đối với việc trưng cầu dân ý. Mussolini cảnh báo "E un erore" (Đó là một sai lầm). "Nếu kết quả là thỏa đáng, người ta sẽ cho là nó không thực. Nêu xấu, thì tình thế của chính phủ sẽ ở vào tình thế không thể chịu nổi được, và nếu nó nhùng nhằng thì không bõ". Nhưng Schuschnigg đã xác định thái độ. Ngày 9/3 ông ta tuyên bố công khai sẽ có cuộc trưng cầu dân ý trên khắp nước Áo vào chủ nhật 13/3 tiếp theo.

        Ban đầu, không có việc gì xảy cả, Seyss-Inguart có vẻ chấp nhận vấn đề không phản đối gì. Tuy nhiên, vào lúc 5h30’ sáng ngày 11, có điện thoại từ Tổng hành dinh cảnh sát gọi Schuschnigg báo tin là biên giới Đức tại Salzburg đã đóng của một giờ trước đây. Nhân viên hải quan Đức đã rút đi, các tuyến đường sắt bị cắt. Bức điện tiếp là từ Tổng lãnh sự Áo tại Munich gửi cho Thủ tướng Áo báo tin quân đoàn Đức tại nơi đó đã được lệnh động viên với giả thiết là tiến về phía nước Áo.

        Cuối buổi sáng, Seyss-Inquart đến nói là Goering vừa điện thoại cho ông ta báo tin việc trưng cầu dân ý phải hủy ngay trong vòng một giờ. Nếu trong thời gian này mà không nhận được trả lời thì Goering coi là Seyss-Inquart bị cản trở trong việc gọi điện thoại và ông ta sẽ có hành động thích ứng. Sau khi được các quan chức có trách nhiệm cho biết là cảnh sát và lục quân không hoàn toàn tin cậy được, Schuschnigg báo Seyss-Irquart biết cuộc trưng cầu dân ý sẽ được hoãn lại. Mười lăm phút sau, Seyss-Irquart quay lại với bức điện trả lời của Goering viết vội trên một tờ giấy để viết điện:

        Tình thế chỉ có thể dược cứu vãn, nếu Thủ tướng từ chức ngay và nếu trong vòng 2 giờ, Tiến sĩ Seyss-Irquart được chỉ định làm Thủ tướng. Nếu không có hành động gì trong thời gian này thì Đức sẽ tiến vào Áo2 ngay sau đó.

----------------
        1. Tài liệu về Nuremberg (Cơ quan phát hành sách báo và tài liệu của chính phủ Anh trang 249).

        2. Schuschnigg - Trang 51-52, 66, 72
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:00:55 pm »


        Schuschnigg sang gặp Tổng thống Miklas để đệ đơn xin từ chức. Trong khi ở trong phòng Tổng thống, ông nhận được một bức điện được giải mã của chính phủ Ý với nội dung là chính phủ Ý không thể có ý kiến gì để góp cả. Vị Tổng thống già nua là người ngoan cố: "Như vậy, chỉ còn có một mình tôi vào giờ phút quyết định". Ông ta kiên quyết từ chối chỉ định một Thủ tướng thuộc đảng Quốc Xã. Ông quyết định dồn người Đức vào một hành động bạo lực và đáng xấu hổ. Nhưng phía Đức đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc này rồi. Hitler ra lệnh cho các lực lượng võ trang xâm chiếm nước Áo bằng quân sự. Cuộc hành quân Otto được nghiên cứu từ rất lâu và chuẩn bị chu đáo, được bắt đầu. Tổng thống Miklas kiên cường đối đầu với Seyss-Irquart và các lãnh tụ đảng Quốc xã ở Vienna ròng rã một ngày trời. Cuộc nói chuyện bằng điện thoại giữa Hitler và đặc phái viên của ông ta bên cạnh Mussolini là Hoàng tử Philip of Hesse được dẫn ra làm chứng cớ tại Nuremberg1 và đáng được chú ý:

        Hesse: Tôi vừa mới về từ Palazzo Venezia. Ngài Mussolini chấp nhận toàn bộ vấn đề với thái độ rất hữu nghị. Ông ta gửi lời chào ông. Ông đã được thông báo từ Áo, Schuschnigg cung cấp tin cho ông ta. Tiếp đó, ông ta nói cái đó (nghĩa là sự can thiệp của Ý) là điều hoàn toàn không thể xảy ra được, nó là một sự lừa bịp; không thể làm được một việc như vậy. Bởi vậy ông (Schuschnigg) được bảo là nó chẳng may được sắp xếp như vậy và không thể sửa đổi thêm được nữa. Tiếp đó, Mussolini nói là nước Áo không quan trọng đối với ông ta.

        Hitler: Vậy thì ông nói với Mussolini là tôi không bao giờ quên được thái độ này của ông ta.

        Hesse: Vâng.

        Hitler: Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ, bất chấp việc gì xảy ra. Tôi vẫn còn sẵn sàng để có một thỏa hiệp hoàn toàn khác với ông ta.

        Hesse: Vâng, tôi cũng đã nói điều nay với ông ta.

        Hitler: Ngay sau khi việc Áo được giải quyết, tôi phải sẵn sàng cùng đi với ông ta bất chấp mọi khó khăn; không có vấn đề gì cả.

        Hesse: Vâng, thưa Quốc trưởng

        Hitler: Nghe này, tôi sẽ hành động để có bất cứ sự thỏa thuận nào. Tôi không còn sợ cái tư hế kinh khủng có thể có về mặt quân sự trong trường hợp chúng ta bị cuốn hút vào một cuộc xung đột. Ông có thế nói với ông ta là tôi nhớ ơn ông suốt đời; không bao giơ, không bao giơ tôi quên được điều đó.

        Hesse: Vâng, thưa Quốc trưởng

        Hitler: Tôi sẽ không bao giơ quên điều đó bất chấp điều gì có thể xảy ra nếu ông ta cần bất cứ sự giúp đỡ nào, hoặc bị lâm nguy, ông ta có thể yên tâm là tôi sẽ ở bên cạnh ông ta, bất chấp điều gì có thể xảy ra, dù cho toàn thế giới chống lại ông ta.

        Hesse: Vâng, thưa Quốc trưởng

        Chắc chắn là khi cứu Mussolini khỏi chính phủ lâm thời Ý năm 1943, Hitler đã giữ lời hứa.

        Việc kéo quân thắng lợi vào Vienna là giấc mơ của viên hạ sĩ người Áo (Hitler). Vào đêm thứ bảy ngày 12/3, Đảng Quốc xã ở thủ đô đã hoạch định một cuộc diễu hành rước đuốc để nghênh đón người chinh phục anh hùng. Nhưng không có ai tới cả. Ba người xứ Bavaria thuộc binh chủng hậu cần đi bằng tàu hỏa đến để chuẩn bị chỗ ở cho bộ đội nhưng vì bị lạc đường nên không đến được.

        Lý do của sự trục trặc này dần dần bị tiết lộ. Cỗ máy chiến tranh của Đức vận động một cách lặc lề, rối rắm qua biên giới và gần đến Linz thì phải dừng hẳn lại. Mặc dầu thời tiết và đường xá rất tốt, đại bộ phận các xe tàng bị hỏng máy. Con đường từ Vienna đến Linz chật cứng xe đứng tại chỗ. Tướng Von Reichnau, người được Hitler rất sủng ái và là tư lệnh sư đoàn 4 được coi là phải chịu trách nhiệm về sự hỏng hóc này, nó đã phơi bày điều kiện chưa chín mùi của quân đội Đức trong việc tái thiết ở giai đoạn này.

        Bản thân Hitler ngồi trên xe đi qua Linz đã chứng kiến cảnh ách tắc giao thông và ông ta đã nổi giận. Các xe tăng loại nhẹ tách ra khỏi sự tắc nghẽn và ì ạch tiến vào Vienna vào sáng sớm chủ nhật. Xe thiết giáp và pháo hạng nặng tự hành được xếp lên các toa xe hỏa và như vậy chỉ vừa đến kịp tham gia lễ diễu hành. Những bức ảnh Hitler ngồi trên xe đi qua giữa những đám đông hân hoan hoặc hoảng sợ được nhiều người biết. Tuy nhiên giờ phút vinh quang bí ẩn này có một bối cảnh không yên ổn. Trên thực tế, Quốc trưởng nổi điên trước những thiếu sót hiển nhiên của bộ máy quân sự của mình. Y nhận xét các tướng lĩnh và tướng lĩnh phản ứng trở lại. Họ nhắc y nhớ lại việc không chịu nghe ý kiến của Fritsch đã cảnh báo là nước Đức không ở vị thế để chấp nhận rủi ro của một cuộc xung đột lớn. Các chương trình công diễn được giữ nguyên. Vẫn có duyệt binh và các nghi lễ. Ngày chủ nhật, sau khi một số lớn đơn vị Đức và các đảng viên Quốc xã Áo đã chiếm đóng Vienna, Hitler tuyên bố giải tán nước Cộng hòa Áo và sát nhập lãnh thổ nước này vào nước Đức Quốc xã.

-----------------------
        1. Schuschnigg op. át, pp. vo2-3 và Hồ sơ Nuremberg l.pp.238-9.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:02:24 pm »


*

        Vào thời điểm này. Ngài Von Ribbentrop sắp sủa rời Luân Đôn để về nhận chúc Bộ trưởng Ngoại giao Đức. Chamberlain tiễn chân ông ta tại một bữa ăn trưa ở Bộ Ngoại giao. Tôi và vợ tôi nhận lời mời của Chamberlain cùng đến tham dự. Số khách dự tiệc có thể tới 16 người. Vợ tôi ngồi ở gần đầu bàn cạnh ngài Alexander Cadogan. Đến giữa bữa ăn, một nhân viên đưa tin của Bộ Ngoại giao đến trao cho Alexander một bì thư. Ông ta bóc xem một cách chăm chú, rồi đứng lên, bước đến chỗ Thủ tướng ngồi và trao bức thông điệp. Tuy thái độ của Cadogan không bộc lộ bất cứ điều gì xảy ra nhưng tôi vẫn nhận thấy Thủ tướng rõ ràng lộ vẻ lo âu. Bây giờ Cadogan quay lại chỗ ngồi với bì thư trong tay. Sau này tôi được biết nội dung của bức thông điệp là Hitler đã xâm lăng Áo và các lực lượng cơ giới Đức đang tiến nhanh vào Vienna. Bữa cơm tiến diễn không chút gián đoạn nào, nhưng chẳng mấy chốc bà Chamberlain sau khỉ nhận được tín hiệu của chồng thì đứng dậy và nói: "Tất cả chúng ta sang dùng cafe bên phòng khách". Chúng tôi kéo sang đó và tôi có thể cùng một số người khác nữa thấy rõ ràng là ông bà Chamberlain muốn kết thúc bữa cơm. Một kiểu không khí lo âu tràn ngập gian phòng và mọi người đều ở tư thế đứng sẵn sàng chào từ biệt các khách danh dự.

        Tuy nhiên, ngài Von Ribbentrop và phu nhân hình như không nhận ra chút nào không khí này. Trái lại, họ nán lại gần nửa giờ và câu chuyện rôm rả diễn ra giữa các vị nam, nữ tân khách. Có một lúc tôi đến gần Von Ribbentrop phu nhân và nói lời tiễn biệt khả ái: "Tôi hy vọng Anh và Đức sẽ giữ được tình thân hữu". Bà ta nối lời một cách rất có duyên: "Hãy cẩn thận xin ngài đừng làm hỏng điều đó". Tôi chắc họ hiểu rất rõ việc gì đã xảy ra nhưng họ nghĩ tốt nhất là cách ly Thủ tướng ra khỏi công việc và chiếc máy điện thoại. Cuối cùng thì Chamberlain nói với ông Đại sứ như sau: "Xin lỗi, tôi phải đi vì có việc gấp" và ra khỏi phòng ngay. Vợ chồng ngài Ribbentrop chần chừ muốn lùi lại nên đa số chúng tôi đã xin lỗi và ra về. Cuối cùng tôi cho là họ đã ra đi. Đây là lần chót tôi gặp Von Ribbentrop trước khi ông ta bị treo cổ.

        Bây giờ thì người Nga rung chuông báo động và ngày 18/3 họ đề nghị một cuộc hội nghị về tình hình đang xảy ra. Họ muốn thảo luận, giá mà trên đại thể, về cách thức và phương tiện thực hiện Hiệp ước Pháp - Nga trong khuôn khổ một hành động của Hội Quốc Liên trong trường hợp có một sự đe dọa lớn đối với hòa bình từ phía nước Đức: Paris và Luân Đôn tỏ ra không mấy thiện cảm đối với đề nghị này. Chính phủ Pháp còn bận về nhiều vấn đề quan tâm khác. Có những cuộc đình công lớn trong các nhà máy chế tạo máy bay. Quân của Franco đang tiến sâu vào lãnh thổ nước Tây Ban Nha Cộng sản. Chamberlain thì vừa hoài nghi vừa mệt mỏi, ông ta bất đồng sâu sắc đối với sự hiểu biết của tôi về các nguy cơ trước mắt cũng như các phương tiện để chiến đấu chống lại. Tôi đã nhấn mạnh các triển vọng của một liên minh Pháp - Anh - Nga như là một hy vọng duy nhất chặn được sự lao tới của Đức Quốc xã.

        Ông Felling cho chúng tôi hay là Thủ tướng đã bày tỏ tâm trạng của mình trong thư gửi cho người chị ngày 20/3:

        Kê hoạch "Đại đồng minh" như cách gọi của Winston đã đến với tôi từ lâu trước khi ông ta nêu ra. Tôi nói với Halifax về vấn đề này và chúng tôi đã đệ trình nó lên các tham mưu trưởng và các chuyên gia ngoại giao. Đó là một ý kiến rất hấp dẫn, thực ra, hầu như có đủ mọi điều để nói về kế hoạch này cho tới khi chỉ đi đến việc xem xét tính khả thi của nó. Kể từ lúc đó, tính hấp dẫn của nó tan biến. Chỉ cần nhìn vào bản đồ thì thấy không có cái gì mà nước Pháp hoặc chúng ta có thể làm được để cứu Tiệp Khắc khỏi bị người Đức đè bẹp, nếu người Đức muốn. Bởi vậy, tôi đã từ bỏ mọi ý nghĩ về việc đảm bảo cho Tiệp Khắc, hoặc cho Pháp, về những nghĩa vụ của Pháp đối với Tiệp1. Ở đây cần có một quyết định với bất cứ giá nào. Quyết định đã được đưa ra trên cơ sở lập luận sai lầm. Trong chiến tranh hiện đại mà các nước lớn hoặc các đồng minh tiến hành thì việc phòng thủ những khu vực đặc biệt không chỉ dựa vào nội lực đơn thuần. Phần rộng lớn còn lại của toàn bộ mặt trận đều bị lôi cuốn vào. Điều này lại càng đúng hơn về mặt chính sách trước khi chiến tranh bắt đầu và khi còn có thể tránh được. Chắc chắn là các Tham mưu trưởng và chuyên gia ngoại giao không phải suy nghĩ nhiều khi nói với thủ tướng là Hải quân Anh và Lục quân Pháp không thể triển khai trên mặt trận rừng núi xứ Bohemia để đứng giữa nước cộng hòa Tiệp Khắc và quân đội xâm lăng Đức. Thực ra nhìn vào bản đồ thì thấy rõ.

        Tuy nhiên, chắc chắn là việc vượt qua biên giới Bohemia sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn cục tại châu Âu, và vào thời điểm đó, có thể ngăn chặn hoặc làm chậm lại cuộc tấn công tiếp theo của Hitler. Lập luận riêng và dứt khoát của ông Chamberlain sai lầm đến mức nào khi chúng ta hướng sự suy nghĩ của mình về sự bảo đảm ông ta phải thực hiện với Ba Lan trong phạm vi một năm sau khi toàn bộ giá trị chiến lược của Tiệp Khắc đã bị vứt bỏ, và quyền lực, uy tín của Hitler đã tăng gấp đôi!

------------------
        1. Keith Felling - Cuộc đời Neville Chemberlain pp.347-8
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:03:32 pm »


*

        Bây giơ mòi độc giả chuyển sang hướng tây phía Ailen. "Đi đến Tipperary là một quãng đường xa." Nhưng đôi khi không cưỡng nổi việc đến viếng thăm nơi này. Trong thời gian giữa việc Hitler chiếm đóng nước Áo và việc y triển khai kế hoạch đối với Tiệp Khắc, chúng ta phải quay sang và hứng chịu một loại bất hạnh hoàn toàn khác.

        Từ đầu 1938, giữa chính phủ Anh và chính phủ của ông De Valera ở Nam Alien đang có những cuộc thương lượng, và ngày 25/4 hai bên đã đi đến một sự thỏa thuận về nhiều vấn đề trong đó có việc Anh từ bỏ mọi quyền chiếm đóng để sử dụng vào mục đích hải quân ở 2 cảng phía nam của Alien là Queenstown và Berahaven và căn cứ Lough Swilly. Hai quân cảng này là một nét đặc thù quan trọng của việc hải quân bảo vệ việc tiếp tế lương thực.

        Năm 1922 khi tôi là Bộ trưởng Bộ thuộc địa và các xứ Tự trị trong Liên Hiệp Anh, tôi đã xử lý các chi tiết của việc giải quyết vấn đề Alien mà Nội các thời bấy giơ đảm nhiệm, tôi đã đưa Đô đốc Beatty đến trụ sở Bộ thuộc địa để giải thích cho Michael Collins tầm quan trọng của các cảng nói trên đối với toàn bộ hệ thống đưa hàng tiếp tế tới Anh. Collins bị thuyết phục ngay lập tức. Ông ta nói:"Dĩ nhiên là ông phải có được cảng đó; các cảng đó cần thiết cho cuộc sống của ông". Và như vậy, vấn đề đã được dàn xếp, và trong suốt 16 năm qua, mọi việc đều trôi chảy. Lý do vì sao Queenstown và Bevhaven cần thiết cho sự an toàn của chúng tôi là dễ hiểu. Chúng là căn cứ tiếp tế nhiên liệu cho hạm đội khu trục của chúng tôi theo phía tây tỏa ra Đại Tây Dương để săn các tàu ngầm Đức cũng như bảo vệ các đoàn tàu vào đất liền khi đi tới khúc cổ họng của các biển nhỏ. Tương tự, cảng Lough Swilly cũng cần cho việc bảo vệ các lôi vào Clyde và Mersey1. Bỏ những điểm này có nghĩa là các hạm đội nhỏ của chúng tôi sẽ phải xuất ở phía bắc từ cảng Lamlash, và ỏ phía nam từ cảng Pembroke Doch hoặc Falmouth, và như vậy bán kính hoạt động cũng như vùng bảo vệ đất liền và mặt biển bị giảm đi mất trên 400 dặm.

        Tôi không thể tin được là các Tham mưu trưởng lẽ ra đã đồng ý bỏ qua vật bảo đảm lớn này, và đến giờ chót, tôi nghĩ ít nhất chúng tôi đã bảo vệ quyền của chúng tôi chiếm giữ các cảng của Alien trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, ông De Valera thông báo tại Quốc hội lập hiến Alien là không có điều kiện nào kèm theo việc nhượng quyền. Sau này, tôi được đảm bảo là ông De Valera tỏ ra ngạc nhiên trước việc chính phủ Anh đã nhanh chóng chấp nhận yêu cầu của ông ta. Ông ta đã đưa ra điểm này vào trong các đề nghị của mình như là một đối trọng mặc cả có thể gạt ra được khi các điều kiện khác được thỏa mãn.

        Trong cuốn sách cuối cùng của mình, huân tước Chatfiel dành hẳn một chương để giải thích cách giải quyết của ông và các Tham mưu trưởng. Chắc chắn là những người nào muốn theo dõi tìm hiểu việc này đều phải đọc quyển sách này. Bản thân tôi, tôi khẳng định là việc từ bỏ vô điều kiện quyền của chúng tôi được sử dụng các cảng Alien trong chiến tranh là một tổn thương lớn đối với vận mệnh dân tộc và sự an toàn quốc gia. Một hành động vô trách nhiệm khó có thể tưởng tượng được, và nhất là trong thời điểm đó. Rõ ràng là chúng tôi đã sống sót khi chiến tranh chấm dứt mà không cần có các cảng. Cũng rõ ràng là nếu chúng tôi không thể làm được gì mà không có các cảng, chúng tôi đã phải lấy lại cảng bằng vũ lực hơn là để phải chịu chết đói. Nhưng đó không phải là lý do. Biết bao sinh mạng, biết bao tàu bè sẽ phải bị mất vì hậu quả của việc nhượng bộ này.

---------------------
        1. Huân tước Chatfield - Nó có thể lại xảy ra - chương 18.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM