Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2018, 09:14:42 pm



Tiêu đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2018, 09:14:42 pm
        
        - Tên sách : Hồi ký Winston Spencer Churchill
                          Giải Nobel Văn học 1953  
                          Người dịch : Hoàng Tuý - Hoàng Hữu Phấn - Nguyễn Xuân Phương - Hoàng Ngọc

        - Tác giả : Denis Kelly

        - Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin

        - Năm xuất bản : 1974

        - Số hóa : Giangtvx


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2018, 08:07:14 am

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

        Bộ hồi ký 2 tập này được biên dịch từ bộ "Hồi Ký về Chiến tranh Thế giới Thứ hai" gồm 6 tập của Huân tưóc W. Churchill. Đây là bộ sách mà các sự kiện chiến tranh được trình bày một cách sinh động qua lời văn của tác giả, một người đã được trao tặng giải thưởng Nobel Văn chương năm 1953 với chính tác phẩm này.

        Như chúng ta đã biết, thế kỷ XX khép lại với hai cuộc chiến tranh thế giới do bọn đế quốc gây ra, nhất là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai vô cùng khốc liệt, đã làm cho loài người hao tốn bao nhiêu xương máu và của cải. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai này, Liên Xô với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại tuy đã gánh chịu nhũng tổn thất nặng nề nhất, nhưng đã giáng những đòn chí mạng quyết định vào bọn phát xít Đức và quân phiệt Nhật, buộc chúng phải đầu hàng không điều kiện, được cả loài người tôn vinh, khâm phục và biết ơn. Quá trình chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu anh dũng tuyệt vời như thế nào của quân và dân Liên Xô đều được trình bày rõ ràng, cụ thể, đầy đủ trong các hồi ký của nguyên soái Giu-côp, nguyên soái Va-xi-lép-xki, của đại tướng Stê-men-cô, nhưng đó chỉ mới là những diễn biến chiến sự, những sự kiện chiến tranh, ở mặt trận phía Đông, ở mặt trận Xô-Đức, còn chúng ta chưa biết hoặc biết rất ít về một mặt trận khác, mặt trận chống Đức-Ý-Nhật ở phía Tây, lúc đầu giữa Anh-Pháp với Đức-Ý, sau đó giữa Anh-Mỹ với Đức-Ý-Nhật.
         
        Bộ hồi ký này sẽ giúp chúng ta có thêm tài liệu về mặt trận đó, giúp ta hiểu biết toàn diện - dù là bước đầu - về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, khi trong tay đã có nhũng hồi ký của nhũng người trong cuộc từ hai phía viết ra. Dĩ nhiên các tác giả đều xuất phát từ nhũng quan điểm tư tưởng chính trị khác nhau, trái ngược nhau, với quyền lợi khác nhau, đối lập nhau. Đó là điều trước hết chúng ta cần nhận rõ. Ai cũng biết Huân tước Churchill lãnh tụ Đảng Bảo thủ Anh là một chính khách chống Cộng khét tiếng, khi trình bày sự kiện không tránh khỏi một số lệch lạc thiếu khách quan, thậm chí một số suy nghĩ đánh giá có tính độc ác, phản động. Nhưng với tư cách một người đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, lại là người trong giai đoạn đầu trước khi Hitler xâm lược Ba Lan, mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, ông chưa tham gia chính trường, còn là người ngoài cuộc. Sau đó, trong chiến tranh ông mới tham gia Chính phủ, đứng đầu Chính phủ và là Bộ trưởng Quốc phòng Anh, thì những sự kiện ông trình bày đều có giá trị nhất định, giúp chúng ta có cơ sở để mở rộng sự hiểu biết, nhận xét và phân tích. Như ông đánh giá sự nhu nhược, hèn nhát của Chamberlain cũng như đánh giá thiện chí của Chính phủ Liên Xô trong việc thành lập mặt trận chung chống phát xít Đức là hoàn toàn đúng đắn, tuy ông chưa nói lên được âm mưu thủ đoạn xấu xa, thâm độc của Anh-Pháp đối với Liên Xô, muốn đẩy Liên Xô đánh nhau với Đức còn họ thì đứng ngoài. Và với tư cách một nhân chứng lịch sử, với tư cách một nhà văn, một con người biết tôn trọng sự thật và chính nghĩa dù là trong chừng mục nhất định, ông minh họa sự tàn bạo của Hitler, ông xúc động trước việc tự sát của Thủ tướng Hungari, của Thủ tướng Hy Lạp để bảo toàn khí tiết, ông ca tụng một số sĩ quan yêu nước Nam Tư, ông khen ngợi tướng De Gaulle mà ông không mấy ưa thích khi De Gaulle rời khỏi nước Pháp bại trận, mang theo danh dự của Tổ quốc để tiếp tục cuộc kháng chiến chống xâm lược. Đặc biệt, ông dùng nhiều lời lẽ hùng hồn để đánh giá cao, hết sức ca tụng Staline, ca tụng nhân dân và quân đội Liên Xô, mặc dù có lúc ông đả kích thậm tệ Staline. Nhưng điều quan trọng là với bộ hồi ký này, ông đã giúp chúng ta khẳng định rằng nhân loại đã phải trả giá đắt cho chính sách mù quáng, ích kỷ, thiển cận của giới cầm quyền phương Tây lúc bấy giờ.

        Các dịch giả của chúng tôi cố bám sát nguyên văn, dù có những đoạn, nhũng chỗ không phù họp với quan điểm, đường lối, tư tưởng của chúng ta, là nhằm làm cho bạn đọc có thể nhận chân được tư tưởng, quan điểm của tác giả vốn thù ghét chủ nghĩa Cộng sản đến xương tủy. Đây là lần đầu bộ hồi ký của Churchill được dịch và ra mắt bạn đọc Việt Nam chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong bạn đọc xa gần thông cảm và có nhận xét góp ý để khi tái bản, bộ sách được hoàn hảo hơn.

NHÀ XUẤT BẢN       


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Hai, 2018, 10:25:48 am

TÓM TẮT NỘI DUNG
HỒI KÝ WINSTON s. CHURCHILL

        Chiến tranh Thế giới Thứ nhất kết thúc, sau khi ký hiệp ước Versailles, những người cầm đầu các nước thắng trận phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp bị chủ nghĩa hòa bình một chiều chi phối, hoặc đang bận rộn vào những hoạt động chính trị đối nội đã tỏ ra bị động, rụt rè, tiêu cực, nhút nhát, chia rẽ lẫn nhau. Mỹ thì xem như phủi tay khỏi mọi việc ở châu Âu, Hội quốc liên thì không có quyền lực gì đáng kể vào nhũng thời điểm mà hoạt động và sức mạnh của Hội là hết sức cần thiết.

        Trong tình hình đó xuất hiện Hitler với đường lối tôn chỉ chính trị về một nhà nước cực quyền phải thiết lập ở Đức mà y trình bày trong cuốn Mein Kamph (Cuộc Chiến Đấu của Tôi). Năm 1933, y nhận chức Thủ tướng Đức. Tham vọng trước mắt của y là xây dụng một nưóc Đại Đức hướng vào Áo và Đông Nam châu Âu. Được Anh, Mỹ cho vay, nước Đức nhanh chóng phục hồi, từ một nước bại trận phải bị giải giáp, nước Đức được  tái vũ trang với đầy đủ các lực lượng hải, lục, không quân hùng mạnh. Ý và Nhật vốn ở trong phe đồng minh trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, nay lại đứng về phía Đức, khiến cho bọn Quốc Xã không còn bị cô lập.   

        Theo Churchill, năm 1936 về căn bản không quân Đức mạnh hơn Anh. Dựa trên chế độ cường bách quân dịch, số lính được gọi nhập ngũ của Đức từ năm 1934 đến năm 1940 là trên 3 triệu, trong lúc đó Pháp chỉ có trên 1,5 triệu. Năm 1936 Hitler chiếm lại vùng Rhineland, năm 1938 cưỡng đoạt nước Áo sáp nhập lãnh thổ Áo vào nước Đức Quốc xã, xây dụng phòng tuyến Siegfried, cũng năm 1938, Anh gạt bỏ cố gắng của Tổng thống Roosevelt, không đếm xỉa gì đến tuyên bố của Liên Xô muốn cùng các nước phương Tây bảo vệ Tiệp Khắc, đã cùng Pháp, Đức và Ý buộc Tiệp Khắc nhượng vùng Sudetes cho nước Đức. Chamberlain, Thủ tướng Anh, đã nhượng bộ Hitler lần lượt hết việc này đến việc khác, lại còn thiết lập quan hệ thân thiết một cách nhục nhã với Mussolini. Năm 1938 - 1939, chi phí quân sự mọi mặt của Anh là 304 triệu bảng mà Đức ít nhất là 1500 triệu bảng. Trước khi chiến tranh bùng nổ, mức sản xuất của Đức gấp đôi và có thể gấp 3 tổng sô vũ khí trang bị của Anh và Pháp cộng lại. Cán cân nghiêng hẳn về nước Đức.

        Đức với chính sách dùng thủ đoạn đe dọa, chia rẽ, mua chuộc, dụ dỗ, lừa gạt các nước, càng ngày càng vi phạm trắng trợn, nghiêm trọng, và thô bạo Hiệp ước Versailles. Chính quyền Anh của Thủ tướng Chamberlain không tin khả năng quân sự của Liên Xô, lại thù ghét và sợ hãi chủ nghĩa Cộng sản đã tỏ ra lạnh nhạt với những đề nghị hợp lý của Liên Xô như họp sáu cường quốc, thành lập mặt trận thống nhất Anh-Pháp-Liên Xô nhằm đối phó với Đức. Hội nghị quân sự Anh-Pháp-Liên Xô cũng tan vỡ, khi Ba Lan và Rumani từ chối không cho Hồng quân đi qua lãnh thổ của họ để chống Đức. Hungari thì đúng vào phe Đức. Tình thế mới lúc bấy giờ là các phương tiện để tổ chức bất cứ một sự kháng cự nào chống lại sự xâm lược của Đức ở Đông Âu đều hầu như cạn kiệt. Trong lúc đó Ý đổ quân vào chiếm Albani, dùng Albani làm bàn đạp tấn công Hy Lạp. Lúc đó xuất hiện ở Anh hàng nghìn biểu ngữ yêu cầu Churchill trở lại chính trường.

        Về phía Liên Xô, từ vụ Munich và nhiều vụ việc khác, Chính phủ Liên Xô tin rằng Anh, Pháp không ai muốn chiến đấu, cơn bão được tích tụ sắp nổ ra, Liên Xô phải lo cho mình Vào đêm 23/8/1939 Hiệp ước Xô-Đức được ký kết, đây là một thất bại ngoại giao của Anh-Pháp, một thắng lợi cần thiết cho Liên Xô đẩy Đức về phía Tây, xa bao nhiêu hay bấy nhiêu để tranh thủ thời gian chuẩn bị.

        Sáng ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan, mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Churchill tham gia Chính phủ làm Bộ trưởng Hải quân và là thành viên Nội các Chiến tranh. Lúc bấy giơ tình thế của Anh là Ba Lan đang hấp hối, Pháp chỉ còn là cái bóng mờ nhạt của một thời thiện chiến, Liên Xô không còn là đồng minh. Đế quốc Anh vẫn nguyên vẹn, thống nhất nhưng chuẩn bị tồi, không sẵn sàng. Anh kém về số lượng không quân, vẫn kiểm soát được đường biển nhưng vào những ngày đầu chiến tranh, tàu Anh bị tàu Đức tiêu diệt khá nhiều. Quân Đức chiếm Na Uy, Đan Mạch, và qua Bỉ-Hà-Lục tiến vào đất Pháp, ngày 14/6/1940 Paris thất thủ, Thống chế Pétain thuộc phái thất bại chủ nghĩa thành lập Chính phủ. Tướng De Gaulle rời nước Pháp, tiếp tục cuộc kháng chiến, quân Anh cùng với vũ khí đạn dược phải di tản khỏi nước Pháp. Nước Anh lúc này với Churchill làm Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng, bị trơ trọi. Đức và Ý chiến thắng ở ngay sát nách, toàn bộ châu Âu mở của cho quyền lực của Hitler và ở bên kia quả địa cầu thì Nhật Bản hoành hanh. Nước Anh phải lo công việc phòng thủ, bảo vệ đất nước, tổ chức chống không quân Đức oanh tạc dữ dội Luân Đôn và các vùng khác, chuẩn bị chống quân Đức đổ bộ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2018, 10:54:45 am

        Mỹ tuy chưa tham chiến, nhung bắt đầu tích cực giúp Anh, với Tổng thống Roosevelt được bầu lại, Mỹ đã dành một nửa vũ khí xuất xưởng cho Anh và Canada, đã cung cấp máy bay cho Anh. Dư luận chính giới Mỹ cho rằng cách phòng thủ Hợp Chủng Quốc tốt nhất là giúp Anh chiến thắng. Sau khi Pháp đầu hàng, Anh chấm dứt quan hệ với Chính phủ Vichy của Pétain và giúp đỡ, mở rộng hoạt động với tướng De Gaulle. Hòa nhịp với quân Đức ngày 13/9/1939, bộ đội chủ lục Ý bắt đầu tiến quân vào biên giới Ai Cập nhưng đến ngày 15/12 thì toàn bộ quân Ý bị đẩy lùi khỏi Ai Cập, quân Anh chiến thắng ở sa mạc Libi. Trong lúc đó Hitler chuẩn bị can thiệp trên quy mô lớn vào vùng Balkan và Địa Trung Hải, Anh mưốn hình thành một mặt trận Balkan gồm Nam Tư, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ chống Đức, nhưng cuối cùng thất bại. Nam Tư, Hy Lạp đầu hàng Đức, mặt khác sườn sa mạc ở Bắc Phi là chỗ dựa để hình thành một mặt trận cho vùng Balkan, bị Đức tấn công, phải sụp đổ. Anh phải rút lui khỏi đảo Crête - một hòn đảo có ý nghĩa chiến lược đối với Anh. Tuy vậy, với các chiến dịch thắng lợi của Anh ở Syrie và Irac, đã cải thiện được nhiều vị trí chiến lược của Anh ở Trung Đông, chặn được Đức tìm cách thâm nhập vào Địa Trung Hải theo hướng Đông. Tuyến phòng thủ kênh Suez được đưa xa thêm 250 dặm về phía Bắc, giải tỏa mối lo của Thổ Nhĩ Kỳ về biên giới phía Nam của mình, nhất là việc chiếm đóng Syria đã đáp ứng được nhu cầu tối cần thiết và chấm dứt vĩnh viễn việc Đức tiến sang vịnh Ba Tư và Ấn Độ. Trong lúc đó, quân Đức vẫn tiếp tục oanh tạc dữ dội nước Anh mà Churchill cho rằng nhằm che đậy cho việc chuẩn bị tiến công Liên Xô. Thực sự thì Đức đang chuẩn bị tiến công Liên Xô và sáng ngày 22 tháng 6 năm 1941 quân Đức tràn vào lãnh thổ Liên Xô.

        Tuy ngờ vực và không bằng lòng Liên Xô, cho rằng Liên Xô đã bị lừa, bị đánh bất ngờ, và mặc dù quan hệ giữa cá nhân Churchill và Staline không được thoải mái, Churchill vẫn khâm phục Staline, khen ngợi, ca tụng nhân dân và quân đội Xô Viết, cho rằng cuộc kháng chiến của Liên Xô đã làm sụp đổ, đã bẻ gẫy quân đội Đức, đã giáng một đòn chí mạng vào nước Đức Quốc xã, cho rằng chiến dịch tiến đánh vào Liên Xô là sai lầm chết người. Từ đó, từ chỗ đơn thương độc mã, thì nay có thêm Liên Xô và Mỹ cùng chống một kẻ thù, quân Anh đã cùng quân Mỹ đánh nhau với quân Đức ở Bắc Phi. Cho đến tháng 5/1943 thì quân Anh-Mỹ đã giành được quyền kiểm soát toàn bộ bơ biển Bắc Phi từ Tunis trải dài đến Ai Cập. Nhung ở Viễn Đông, ở Thái Bình Dương thì quân Nhật đánh chiếm Philippines, Singapore, Malaysia, tấn công Trân Châu cảng. Anh và Mỹ ra tuyên bố chống phe Trục, kêu gọi các nước khác cũng tham gia chống phe Trục cho đến ngày toàn thắng và thành lập ủy ban Tham mưu trưởng hỗn họp (không có Liên Xô vì ở xa và đang ở mặt trận riêng rẽ độc lập).

        -Năm 1942, Mỹ chiến thắng tại vùng biển San hô và đảo Midway ngăn chặn sự bành trướng của Nhật ở Thái Bình Dương.

        -Tháng 2/1943, Liên Xô chiến thắng ở Stalingrad.

        -Tháng 5/1943, toàn bộ lực lượng Đức-Ý ở châu Phi bị quân Đồng minh tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh

        -Tháng 8/1943, quân Đức bị đánh bật khỏi đảo Sicily.

        Năm 1943 chiến tranh Xô-Đức ác liệt, 3 trận đánh lớn ở Kursk, Orel và Kharkov trong 2 tháng, đánh dấu sự sụp đổ của quân Đức tại mặt trận phía Đông. Trong lúc dó các chiến dịch của Anh-Mỹ ở Địa Trung Hải và việc nỗ lực oanh tạc của đồng minh từ Anh có tác dụng chia lửa với Liên Xô ở mặt trận phía Đông, Đức phải tăng cường chống đỡ một cách bị động. Cùng thời kỳ này Anh-Mỹ chuẩn bị mở mặt trận thứ hai. Tháng 9 quân Đức phải rút lui trên toàn bộ mặt trận phía Nam, từ vị trí đối diện với Matxcova đến Biển Đen. Đến tháng 12, sau 3 tháng bị quân Liên Xô truy kích, các đạo quân Đức ở miền Trung và miền Nam nước Nga bị đánh bật trở lại hơn hai trăm dặm, quân Đức thất bại trong việc giữ phòng tuyến Dnieper, đã phơi lưng cho cuộc tấn công của quân Liên Xô vô cùng lợi hại.

        Trong khi chiến tranh ngày càng gần đến lúc kết thúc, trong những cuộc gặp gỡ giữa Churchill, Roosevelt và Staline bàn về mặt trận thứ hai, về công việc sau chiến tranh thường có những ý kiến khác nhau, những quan điểm, ý đồ khác nhau và cả nhũng ngờ vục nhất là xung quanh vấn đề sau khi nước Đức đầu hàng, trong cuộc gặp gỡ ở Téhéran.

        Tuy vậy, cuối cùng phe Đồng minh đã toàn thắng, còn phe Trục Đức-Ý-Nhật bị thất bại thảm hại. Riêng phát xít Ý thất bại từ tháng 10/1943. Hitler tự sát, Mussolini bị bắt và bị xử bắn. Đối với trường hợp đầu hàng của Nhật, Churchill cho rằng Nhật thất bại, đầu hàng không phải vì bom nguyên tử của Mỹ mà trước khi bị bom nguyên tử, rõ ràng sức mạnh hàng hải, tàu bè của Nhật đã bị phá hủy với hon tám triệu rưỡi tấn tàu Nhật bị đánh chìm.

        Và một khi nước Đức Quốc xã bị đánh bại, thì Churchill tỏ ý nghi ngơ, lo ngại sự bành trướng của Liên Xô khi sức mạnh vũ trang của Anh-Mỹ và một số nước phương Tây không thể tồn tại như trước. Từ hội nghị Yalta, ông nghĩ Liên Xô có nhũng hành động khó hiểu, do đó trong lời bạt viết cho bộ hồi ký rút gọn này vào năm 1957, Churchill cho rằng dường như châu Âu chỉ thay đổi từ một kẻ độc tài này sang một kẻ độc tài khác và nếu Anh-Mỹ duy trì được vị trí đứng đầu thì Liên Xô sẽ thấy rằng hòa bình và phát triển cần được bảo vệ hơn là chiến tranh hủy diệt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2018, 09:50:56 am

LỜI NÓI ĐẦU

        Tôi cần phải xem những tập này như là một sự tiếp tục lịch sử của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất mà tôi trình bày trong các tác phẩm "Sự khủng hoảng thế giới", "Mặt trận phía đông" và "Hậu quả". Những tác phẩm này đều bao hàm sự đánh giá, cách giải thích, về cuộc chiến tranh sau đó 30 năm.

        Nhưng trong các tập nói trên, trong chừng mục có thể, tôi đi theo phương pháp của nhà văn Defoe viết "Hồi ức của một kỵ sĩ", trong đó tác giả chép sử biên niên và tranh luận về những sự kiện quân sự chính trị vĩ đại theo dòng kinh nghiệm riêng của một cá nhân. Có lẽ tôi là người duy nhất giữ chức vụ cao trong chính phủ, đã trải qua cả hai cuộc biến động lớn quan trọng nhất của lịch sử được ghi chép. Nhưng dẫu sao trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tôi giữ những chúc vụ quan trọng nhưng lệ thuộc, còn trong cuộc chiến đấu lần thứ hai với nước Đức, tôi đã hơn năm năm là người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia. Vì vậy tôi viết từ một quan điểm khác và với nhiều căn cứ hon so với những sách viết ban đầu. Tôi không mô tả cuộc chiến đấu này như là khoa sử học, vì điều này thuộc thế hệ khác. Nhưng tôi quả quyết rằng đây sẽ là một đóng góp hữu ích cho lịch sử. Ba mươi năm hành động và chủ trương của tôi thể hiện sự cố gắng suốt đời tôi, và tôi sẵn sàng chấp nhận sự phán xét về những chủ trương, hành động đó. Tôi giữ vững nguyên tắc của mình là không bao giờ phê phán biện pháp chiến tranh nào hoặc chính sách nào sau sự kiện quan trọng này, trừ phi trước đó tôi phát biểu công khai những ý kiến của tôi hoặc có lời cảnh báo về những vấn đề đó. Thực vậy, trong những sự việc mà về sau mới sáng tỏ, tôi đã làm dịu đi nhiều tính ác liệt của cuộc tranh luận đương thời. Điều này khiến tôi đau khổ khi ghi lại những bất đồng với nhiều người mà tôi yêu mến hay kính trọng. Nhưng sẽ sai lầm nếu không đặt nhũng bài học của quá khứ trước tương lai. Không cho phép ai đánh giá thấp những con người đáng kính có thiện chí kia mà hành động của họ được ghi vào những trang này mà không suy nghĩ kỹ, tự xem xét lại việc hoàn thành công vụ của mình và áp dụng nhũng bài học của quá khứ vào cách xử sự sau này của họ.

        Không nên nghĩ rằng tôi mong đợi mọi người đồng tình với điều tôi nói, lại càng không nên nghĩ rằng tôi chỉ viết điều sẽ được mọi người ưa thích. Tôi đưa ra bằng chúng của tôi theo chân lý mà tôi theo đuổi. Nhằm xác minh các sự kiện, mọi sự thận trọng đều có thể chấp nhận được, nhung phần nhiều được đưa ra ánh sáng do sự phát hiện những tài liệu bắt được, hoặc do những sự tiết lộ khác có thể biểu thị một khía cạnh mới đối với những kết luận tôi nêu ra.

        Một hôm Tổng thống Roosevelt nói với tôi rằng ông ta đang công khai hỏi ý kiến về cuộc chiến tranh này lẽ ra nên gọi là gì. Tôi nói ngay đó là "cuộc chiến tranh không cần thiết". Không bao giờ lại xảy ra một cuộc chiến tranh nếu người ta có thể ngăn chặn được nhất là khi nó tàn phá những gì còn lại của thế giới, từ sau cuộc chiến tranh trước đó. Bi kịch của loài người đạt tới điểm cao nhất bằng sự thật là sau tất cả các nỗ lực và hy sinh của hàng trăm triệu con người và những chiến thắng của chính nghĩa, chúng ta vẫn chưa tìm thấy hòa bình và an ninh, và chúng ta đang ở trong sự kìm kẹp của ngay những hiểm họa tệ hại hơn những hiểm họa mà chúng ta đã vượt qua. Hy vọng tha thiết của tôi là những suy nghĩ về quá khứ có thể dẫn đường cho tương lai, cho phép thế hệ mới sửa chữa một số sai lầm của những năm xưa và như thế mới chế ngự được cái cảnh tượng khủng khiếp trong tương lai đang lộ ra, phù hợp với nhu cầu cơ bản và niềm tự hào của loài người.

WINSTON SPENCER CHURCHILL         
Chartwell Kent Tháng 3-1948             


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2018, 10:36:09 am

Phần 1

CÁC CỘT MỐC TRÊN ĐƯỜNG ĐI TỚl THẢM HỌA
1919 -1940



1

SỰ ĐIÊN RỒ CỦA NHỮNG KẺ CHIẾN THẮNG
1919 - 1929

        Sau khi Chiến tranh Thế giới 1914 kết thúc, có một lòng tin vững chắc sâu sắc và hy vọng hầu như phổ biến, rằng hòa bình nhất định ngự trị trên thế giới. Sự mong muốn cuồng nhiệt của tất cả các dân tộc có thể dễ dàng đạt tới do sự tin chắc kiên định chính đáng, do lẽ thông thường phù họp với lý trí và sự khôn ngoan. Câu nói "Chiến tranh để kết thúc chiến tranh" ở trên mọi của miệng, và các phương sách được thi hành để biến nó thành hiện thực. Điều được nghĩ tới là tổng thống Wilson nắm quyền hành ở Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho quan niệm về sự hình thành một Hội Quốc Liên nổi bật nhất trong mọi ký ức.

        Quân đồng minh đóng dọc sông Rhine, cồn các đầu cầu của họ nằm sâu vào trong nước Đức bại trận, bị tước vũ khí và đói khát. Nhũng người đúng đầu các cường quốc thắng trận, thảo luận tranh cãi về tương lai ở Paris. Trước mặt họ là bản đồ châu Âu sẽ được vẽ lại gần như do chính họ có thể quyết định.

        Sau năm mươi hai tháng đau khổ và rủi ro, liên minh các dân tộc Teuton (gồm người Anglo-saxon, người Hà Lan, người Đức và người Scandinave) đành phó mặc số phận cho họ, và không một ai trong bốn thành viên của liên minh này có thể đua ra sự kháng cự yếu ót nhất đối với ý muốn của họ. Nước Đức, đương đầu với sự xúc phạm, bị tất cả mọi người xem như là nguyên nhân chủ yếu của thảm họa mà thế giới phải gánh chịu, đã phó mặc cho những kẻ chiến thắng quyết định, hoặc là phải theo ý muốn của họ, và chính họ cũng lảo đảo vì nỗi thống khổ phải chịu đựng. Hơn nữa, đó là một cuộc chiến tranh không phải của các chính phủ mà là của các dân tộc. Toàn bộ tiềm năng sinh lực của những quốc gia vĩ đại nhất đều tuôn ra biến thành những phẫn nộ và tàn sát. Những người lãnh đạo chiến tranh họp nhau tại Paris mùa hè năm 1919 đều chịu sự tác động của những trào lưu mạnh mẽ nhất, dữ dội nhất, đã từng dâng lên trong lịch sử nhân loại. Đã qua rồi thời buổi của các hiệp ước Utrecht và Vienna, khi các chính khách quý tộc và các nhà ngoại giao, kẻ thắng cũng như người bại, gặp nhau bàn cãi lịch sự, nhã nhặn, không phải chịu sự ồn ào hỗn độn của những tiếng nói khác nhau của nền dân chủ, có thể nặn ra những chế độ mà tất cả họ đã đồng ý về những nguyên tắc cơ bản. Các dân tộc hết sức xúc động vì đau khổ, vì phải nghe những lời phê phán của đại chúng, hàng triệu người đòi hỏi sự trừng phạt cao nhất. Sẽ rắc rối cho các lãnh tụ bây giờ ngồi trên đỉnh cao ngất của chiến thắng, nếu tại bàn hội nghị họ bỏ quên những người lính đã đấu tranh trên hàng trăm chiến trường đẫm máu.

        Nước Pháp cũng vậy, do những nỗ lục và tổn thất của họ, họ giữ vị trí lãnh đạo, gần một triệu rưởi người Pháp bỏ mình, những người đã đứng vững trên đất Pháp chống kẻ xâm lược, bảo vệ lãnh thổ. Năm lần trong vòng một trăm năm, vào những năm 1814, 1815, 1870, 1914 và 1918, các ngọn tháp của nhà thờ Đức Bà đã chứng kiến quân Phổ phô trương súng ống và nghe được âm vang của những loạt đại bác của chúng. Lúc này, trong bốn năm khủng khiếp, mười ba tỉnh của nước Pháp nằm dưới sự thống trị kìm kẹp khắc nghiệt của quân Phổ. Nhiều vùng rộng lớn bị quân thù tàn phá có hệ thống, hoặc bị nát vụn như cám trong các cuộc đụng độ của các đạo quân. Hầu như không có một túp nhà tranh hay một gia đình nào từ Verdun đến Toulon mà không khóc người thân đã mất, hay lo buồn cho những người què quặt của mình. Đối với những người Pháp này - có nhiều trong các nhà chức trách cao cấp - đã chiến đấu và đau khổ trong năm 1870, thì việc nước Pháp lẽ ra phải nổi bật là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu đầy nguy khốn không gì so sánh được vừa mới kết thúc. Suốt đời họ lo sợ đế quốc Đức. Họ nhớ lại cuộc chiến tranh phòng ngừa do Bismarck cố gắng tiến hành năm 1875. Họ nhớ lại sự đe dọa tàn bạo đã đuổi Delcassé khỏi cơ quan năm 1905, trước cuộc tranh chấp của người Bosnia năm 1908, và trước cuộc khủng hoảng ở của biển Agadir năm 1911. Sự đe dọa bằng quân sự và những bài diễn văn đằng đằng sát khí của Kaiser1 có lẽ được tiếp nhận với sự nhạo báng ở Anh và Mỹ, nhưng chúng phát lên hồi chuông báo tử thực sự khủng khiếp trong lòng nhân dân Pháp. Trong năm mươi năm, hầu như họ sống trong nỗi khiếp sợ vũ khí của Đức. Giờ đây, bằng xương máu của mình, sức đè nặng lâu dài đó đã tan biến. Cuối cùng, không nghi ngờ gì nữa, đây là hòa bình và an ninh. Với một sức bật nồng nhiệt, nhân dân Pháp hét lên: "Không bao giờ nữa”.

----------------
        1. Kaiser: danh hiệu của các hoàng đế Đức và Áo - Hung cho đến năm 1918.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười Hai, 2018, 10:33:58 pm
   
        Nhưng tương lai lại nặng trĩu điềm gở. Dân số nước Pháp không bằng hai phần ba dân số Đức. Dân số nước Pháp không thay đổi, trong lúc đó thì dân số Đức tăng. Trong một thập kỷ hoặc ít hơn, lứa thanh niên Đức tới tuổi nghĩa vụ quân sự phải là gấp đôi so với Pháp. Nước Đức gần như đánh cả thế giới, dù chỉ hầu như đơn thương độc mã và suýt nữa đã chiến thắng.

        Những ai nắm được tình hình thì sẽ dễ dàng hiểu được những sự kiện đặc biệt ấy, nhất là khi kết quả của cuộc chiến tranh vĩ đại ở vào tình trạng nguy ngập, và những chuyện rủi may đã làm lệch cán cân quyết định. Viễn cảnh tương lai như thế nào mà khối Đồng minh vĩ đại quyết một lần nữa xuất hiện hằng hàng triệu quần chúng của họ trên các chiến trường nước Pháp hay ở phía Đông? Nước Nga đổ nát và rối loạn, biến đổi khác trước xa - nước Y có thể ở phía đối lập. Anh và Mỹ bị tách rời khỏi châu Âu bởi các biển hoặc đại dương. Bản thân Đại Đế quốc Anh dường như liên kết chặt chẽ với nhau bằng những mối quan hệ mà chỉ những công dân của họ mới có thể hiểu. Có bao giờ những người Canada hùng mạnh ở chiến trường Vimy Ridge, những người Úc vinh quang ở chiến trường Villers Bretonneux, những ngưbi New Zealand dũng cảm ở chiến trường đầy hố bom Passchendaele, những quân đoàn kiên định Ấn Độ trong mùa đông khắc nghiệt năm 1914 đã giữ vững phòng tuyến gần thủ phủ Armentières, có thể gọi cho nước Pháp và vùng Flanders nhớ lại một lần nữa những sự kiện đầy ấn tượng đó không?

        Còn nhớ nước Anh hòa bình, sẵn sàng chống quân phiệt, đã có lần phải đi bộ qua những đồng bằng quận Artois và tỉnh Picardy với những quân đoàn hàng hai ba triệu người? Còn nhớ đại dương một lần nữa phải mang hai triệu đàn ông nước Mỹ đến tỉnh Champagne và vùng Argonne? Bị kiệt sức dần, bị tàn sát, nhưng vẫn là người chủ của hiện tại, nước Pháp nhìn kỹ tương lai vừa kinh ngạc biết ơn, dù bị nỗi kinh hãi ám ảnh. Vậy thì ở đâu mà không có an ninh thì tất cả những gì đã giành được dường như vô giá trị và bản thân cuộc sống ngay cả giữa sự vui mừng thắng lợi cũng hầu như không thể duy trì được. Nhu cầu tối cần là an ninh bằng mọi giá, và bằng mọi phương pháp, dù là nghiêm khắc hay thậm chí tàn nhẫn.

        Trong ngày lễ Đình chiến, quân đội Đức trở về nước rất có trật tự. Thống chế Foch, tổng tư lệnh quân Đồng minh với vòng nguyệt quế sáng chói trên trán đã nói theo kiểu nhà binh: "Họ chiến đấu giỏi, hãy để cho họ giữ vũ khí của mình". Nhưng ông ta đòi biên giới nước Pháp, từ nay trở đi phải là sông Rhin. Nước Đức có thể bị giải trừ quân bị, hệ thống quân sự của họ bị phá vỡ từng mảng, pháo đài của họ bị tháo dỡ. Nước Đức có thể bị suy kiệt, có thể bị buộc phải gánh chịu những khoản bồi thường vô hạn, có thể trở thành nạn nhân của mối thù truyền kiếp trong thâm tâm, nhưng mọi việc nhất định rồi sẽ qua đi trong mười hay vài mươi năm. Sức mạnh không thể hủy diệt "của tất cả bọn Đức", nhất định trỗi dậy một lần nữa và ngọn lửa không bị dập tắt của nước Phổ quân nhân lại bùng sáng và bùng cháy trở lại. Nhưng sông Rhin, con sông Rhin rộng sâu, chảy xiết, một khi được quân đội Pháp gìn giữ và củng cố nhất định là vật chướng ngại, là vật che chở cho bao thế hệ nước Pháp có thể yên tâm, không còn sợ hãi. Rất khác biệt với những tình cảm và quan điểm của thế giới nói tiếng Anh, nhưng nếu không có sự giúp đỡ của thế giới này thì chắc hẳn nước Pháp đã thua. Những điều khoản về đất đai của hòa ước Versailles thực tế đã để cho nước Đức còn nguyên vẹn. Nó vẫn là một khối chủng tộc đồng nhất, rộng lớn nhất ở châu Âu. Khi nghe ký hòa ước Versailles, thống chế Foch đã có nhật xét hết sức đúng đắn: "Đây không phải là hòa bình - Đó là một cuộc đình chiến trong hai mươi năm".

        Những điều khoản về kinh tế của hòa ước hiểm độc và đơn giản đến mức làm cho chúng hiển nhiên trở nên vô nghĩa. Nước Đức buộc phải bồi thường với một mức không thể tưởng tượng được. Sự bức chế này biểu lộ nỗi túc giận của kẻ chiến thắng và làm cho dân chúng họ hiểu rằng không có quốc gia hay cộng đồng chiến bại nào có thể bao giờ lại nộp cống với quy mô đáp úng cái giá phải trả cho cuộc chiến tranh hiện đại.

        Quần chúng vẫn chìm đắm trong nạn dốt về những sự kiện kinh tế giản đơn nhất và lãnh tụ lại chỉ lo tìm kiếm lá phiếu cho mình nên không dám để dân chúng tỉnh ngộ. Báo chí phản ảnh và làm nổi bật những dư luận đang thịnh hành theo phong cách của họ, ít tập trung giải thích là việc bồi thường chiến tranh này có thể chỉ thực hiện bằng tàu xe phục vụ trên một tuyến đường hoặc bằng sự vận chuyển hàng hóa thông thường bằng đường thủy hay đường bộ, hoặc khi hàng hóa đó đến các nước có yêu cầu, lại làm hỏng nền công nghiệp địa phương trừ trường hợp là nó được đưa vào các xã hội rất nguyên thủy hoặc được kiểm soát chặt chẽ. Trong thực tế, như người Nga bây giờ đã học tập được, cách duy nhất để đòi hỏi một quốc gia bại trận bồi thường là bắt họ chở bằng xe bò đồ đạc cần có và lây di một phần đàn ông của họ như những lao động tạm thời hay vĩnh viễn. Nhưng cái lợi thu được từ những phương pháp như vậy không liên quan gì đến chi phí cho chiến thắng. Không một ai trong giới cầm quyền chủ yếu, có trí sáng suốt, có uy thế hoặc có tính độc lập lại công bố những sự thật tàn nhẫn cơ bản đó với cử tri, mà cũng chẳng ai tin cả, ngay cho dù họ có như thế. Phe Đồng minh thắng trận tiếp tục quả quyết rằng họ phải bóp nặn nước Đức cho đến kiệt quệ. Tất cả điều này liên quan manh mẽ đến sự phồn vinh của thế giới và tâm trạng của chủng tộc Đức.

        Nói tóm lại, tuy thế, những điều khoản nay không bao giờ được thực thi. Trái lại, trong khi tài sản của Đức chừng một tỷ bảng Anh bị các cường quốc thắng trận chiếm hữu, thì sau đó hơn một tỷ rưỡi bảng Anh lại cho nước Đức vay, chủ yếu do Mỹ và Anh. Như vậy cảnh đổ nát của chiến tranh được nhanh chóng đền bù. Kèm theo những việc hào hiệp trên đây là tiếng gào thét của quần chúng bất hạnh và bực tức tại các nước thắng trận, và trong khi các chính khách của họ tin rằng nước Đức buộc phải trả giá tới đồng xu cuối cùng, thì không trông mong gì lòng biết ơn hay thiện chí được đền đáp lại.

        Lịch sử sẽ mô tả đặc điểm của tất cả những sự kiện đó như là ngu dại. Những sự kiện đó không chỉ gây ra tai họa chiến tranh mà còn gây ra cơn bão tuyết dữ dội về kinh tế, càng về sau càng nhiều hơn. Tất cả là câu chuyện buồn bã của một hành động ngu si mà quá trình thực hiện đã lãng phí bao nhiêu sức lực và công lao.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Mười Hai, 2018, 09:04:35 am
     
*

        Thảm kịch chủ yếu thứ hai là sự tan rã hoàn toàn Đế quốc Áo - Hung do các hiệp ước Saint-Germain và Trianon. Trong nhiều thế kỷ, hiện thân của Đế chế thần thánh La Mã đã tạo cuộc sống chung với những thuận lợi về thương mại và an ninh cho một số lớn dân tộc, không ai trong bọn họ ở vào chính thời đại chúng ta, có sức lục hoặc sinh khí để tự mình đứng vững trước áp lực của nước Đức hồi sinh hay nước Nga.

        Tất cả những chủng tộc đó hy vọng thoát khỏi cơ cấu liên bang hay đế chế, và việc cổ vũ dục vọng của họ được coi là một chính sách hào phóng.

        Việc sáp nhập đông nam châu Âu vào vùng Balkan được thực hiện mau lẹ với sự mở rộng tất yếu tương đối của Phổ và đế chế Đức, tuy Đức mệt mỏi và lo sợ chiến tranh nhưng vẫn còn nguyên vẹn, còn quá mạnh trong khu vực. Bất kỳ một dân tộc hoặc tỉnh thành nào đã tạo thành Đế chế của dòng họ Hasburgs khi giành được độc lập đều phải chịu những nỗi thống khổ mà các thi nhân và các nhà thần học ngày xưa thường mô tả về những linh hồn bị đọa đày. Kinh thành Viên huy hoàng, quê hương của một nền văn hóa và một truyền thống được bảo vệ lâu đời như vậy, trung tâm của nhiều con đường, nhiều dòng sông và đường sắt bị bỏ hoang và bị đói giống như một trung tâm buôn bán to lớn ở một vùng đã bị bần cùng hóa mà phần lớn dân cư đã bỏ đi.

        Những kẻ chiến thắng tìm cách đánh lừa để gán mọi ý tưởng mà các quốc gia tự do phương Tây lâu nay vẫn theo đuổi cho người Đức. Họ được giảm bớt nghĩa vụ quân sự bắt buộc và sự cần thiết phải duy trì lực lượng vũ trang hùng hậu. Những khoản vay nợ to lớn của Mỹ chẳng mấy chốc đè nặng lên họ, mặc dù họ không có tiền gửi ngân hàng. Một hiến pháp dân chủ, phù hợp với mọi tiến bộ mới nhất được thiết lập ở Weimar1. Các hoàng đế bị hất cẳng, những kẻ vô danh tiểu tốt được bầu lên. Cho rằng không xúng đáng với cơ cấu yếu ớt này, dân tộc Đức hùng cường, tuy bại trận, nhưng cơ bản vẫn còn nguyên.

        Do Pháp chiếm đóng vùng Ruhr, cơn giận dữ nổi lên ở Đức, đưa đến việc in giấy    bạc một cách liều lĩnh, nhằm mục đích phá hủy toàn bộ cơ sở tiền tệ. Trong các giai đoạn lạm phát cuối cùng, phải bốn mươi ba triệu đồng Mác mới đổi được một đồng bảng Anh. Sự lạm phát này dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Tiền tiết kiệm của giai cấp trung lưu được trả hết tạo ra một lực lượng lớn ủng hộ chủ nghĩa quốc xã. Toàn bộ cơ cấu kỹ nghệ Đức bị bóp méo do sự phát triển nhanh của các tờ-rớt. Toàn bộ vốn luân chuyển của xứ sở biến mất. Nợ quốc gia trong nước và nợ công nghiệp dưới dạng tư bản bất biến và tiền thế chấp dĩ nhiên đồng thời phải được trả hoặc bị quỵt. Nhưng không có tiền bồi thường cho việc mất mát vốn luân chuyển. Tất cả dẫn đến việc vay mượn nước ngoài với quy mô lớn của một nước vỡ nợ, là đặc trung của những năm sau đó. Đau khổ và cay đắng của dân tộc Đức cũng kéo dài trong nhiều năm.

        Tâm trạng người Anh đối với nước Đức, lúc đầu là hết sức khó chịu nhưng rồi nhanh chóng đi tới hướng ngược lại. Một vết rạn nứt xuất hiện giữa Lloyd George và Poincarré mà tính giận dữ cố hữu đã ngăn trở các chính sách kiên quyết, nhìn xa thấy rộng của ông. Hai quốc gia bắt đầu có những suy nghĩ và hành động khác nhau, và đối với nước Đức, sự đồng tình hoặc thậm chí là lòng khâm phục của người Anh, đã đạt tới mức có thể biểu lộ mạnh mẽ.

-------------------
        1. Weimar = một thành phố ở phía đông nước Đức


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Mười Hai, 2018, 11:58:22 am

*

        Hội Quốc liên thà không được sáng lập, còn hơn là để nó chịu một đòn chí tử. Nước Mỹ từ bỏ con cháu của Tổng thống Wilson. Bản thân Tổng thống sẵn sàng chiến đấu cho lý tưởng của mình, và sẵn sàng chịu sự chống đối ngay từ lúc ông lên đường tiếp tục cuộc vận động, và từ đó trở đi, dần dần đưa tới sự sụp đổ, đảng và chính sách của ông bị loại bỏ do thắng lợi của đảng Cộng hòa vào năm 1920 - ở bên kia Đại Tây Dương. Ngay sau khi Đảng Cộng hòa dành được thắng lợi, thì những quan niệm theo chủ nghĩa biệt lập chiếm ưu thế. Châu Âu bị bỏ rơi, và phải trả các món nợ hợp pháp của mình. Cùng lúc đó, các biểu thuế quan được dụng lên để ngăn ngừa việc nhập hàng hóa mà chỉ có việc nhập này mới thanh toán được các khoản nợ kia. Tại hội nghị Washington năm 1921, Mỹ đưa ra những đề nghị nhằm áp dụng rộng rãi vấn đề giải trừ hải quân. Chính phủ Anh, Mỹ giấu các chiến hạm, phân tán lực lượng quân sự. Ngay sau đó, sự bài xích của Anh, Mỹ chĩa thẳng vào nước Pháp không còn nữa.

        Mỹ nói rõ với Anh rằng nếu Anh và Nhật tiếp tục liên minh với nhau, mà người Nhật tuân thủ liên minh đó một cách chi tiết tỉ mỉ, thì việc đó sẽ tạo nên một chường ngại trong quan hệ Anh, Mỹ. Vì vậy liên minh này phải chấm dứt. Sự bãi bỏ này gây một ấn tượng sâu sắc ở Nhật và được xem như sự hắt hủi một cường quốc châu Á của phương Tây. Nhiều mối liên kết bị tách ra, sau này đã có thể chứng minh về giá trị quyết định đối với hòa bình. Cùng lúc ấy Nhật có thể tự an ủi với sự kiện là sự suy sụp của Đức và Nga trong một thời gian đã vực họ lên vị trí thứ ba trong các cường quốc hải quân thế giới. Vậy mà hiệp nghị về hải quân Washington qui định một tỷ lệ quân số trên các tàu lớn của Nhật thấp hơn Anh và Mỹ (5:5:3), chỉ tiêu phân cho Nhật được thông báo đầy đủ đối với khả năng xây dựng và tài chính của họ trong nhiều năm, tiếp đó họ chú ý theo dõi hai cường quốc hải quân quan trọng cùng giảm bót thấp hơn rất nhiều, điều gì mà tiềm lực kinh tế và quân sự của hai nước này cho phép và điều gì họ áp đặt. Theo cách đó, cả ở châu Âu lẫn châu Á, các đồng minh chiến thắng, nhân danh hòa bình, đã nhanh chóng tạo ra những điều kiện dọn đường cho sự phục hồi chiến tranh.

        Trong lúc các sự kiện không may này xảy ra, tin một sự biến động mới khủng khiếp hơn sự thống trị của các hoàng đế Nga và Đức, Áo trở nên rõ ràng ở châu Âu. Nội chiến ở Nga kết thúc với sụ thắng lợi tuyệt đối của cách mạng Bôn-xê-vích. Quân đội Xô Viết tiến tới nhằm chinh phục Ba Lan, bị đẩy lùi trong trận đánh Warsaw, nhưng Đức và Ý hầu như không khống chế nổi sự tuyên truyền của Cộng sản, và Hungari trong một thời gian thực sự ở dưới quyền nhà độc tài Cộng sản Bela Kun. Mặc dù thống chế Foch sáng suốt nhận xét rằng: "Chủ nghĩa Bôn-xê-vích không bao giơ vượt quá giới hạn của thắng lợi", nhung nền tảng văn minh châu Âu rung rinh trong những năm đầu sau chiến tranh. Trong khi viên hạ sĩ Hitler giúp ích lớp sĩ quan Đức ở Munich bằng cách khuấy động binh lính và công nhân lòng căm thù sôi sục những người Do Thái và Cộng sản, đổ trách nhiệm cho họ về sự bại trận của Đức, thì một tên đại bợm khác là Benito Mussolini, người cung cấp cho Ý một đề tài về chính thể mới lại đáp úng đòi hỏi cứu nhân dân Ý khỏi chủ nghĩa Cộng sản. Người ấy tự đề bạt mình vào cơ quan quyền lực độc tài.

*

        Tuy nhiên một sự bảo đảm vững chắc cho hoa bình vẫn còn. Nước Đức bị giải giáp - pháo binh và vũ khí của họ bị phá hủy tất cả. Hạm đội của họ đã tự đánh đắm ở Scapa Flow. Quân đội hùng mạnh của họ đã bị giải tán. Theo hiệp ước Versailles, nước Đức chỉ được phép sử dụng một đội quân nhà nghề không quá một trăm nghìn người để giữ gìn trật tự trong nước và trên cơ sở này, không thể tích lũy được quân dự bị - Không huấn luyện lính mới gọi theo chỉ tiêu hàng năm, hàng ngũ cán bộ bị giải tán. Mọi cố gắng nhằm cắt giảm để chỉ còn một phần mười số sĩ quan quân đoàn. Không một lực lượng không quân nào được phép hoạt động. Tàu ngầm bị cấm. Hải quân Đức bị giới hạn trong một số nhỏ tàu thủy dưới mười nghìn tấn. Nước Nga Xô Viết bị ngăn cách với Tây Âu bằng một dãy các nước hung hăng chống Bôn-xê-vích, nguyên là những nước đã thoát khỏi Đế chế Nga hoàng ngày xưa, trong hình trạng mới và kinh khủng hơn. Ba Lan và Tiệp Khắc ngẩng cao đầu độc lập và dường như đứng thẳng ở Trung Âu. Hungari bình phục lại sau liều thuốc của Bela Kun. Quân đội Pháp thỏa mãn với những gì đạt được, là lực lượng quân sụ mạnh nhất có một không hai ở châu Âu và người ta tin rằng không quân cũng vào loại mạnh trong một vài năm tới.

        Trở lại năm 1934, quyền lợi của những người chiến thắng vẫn tiếp tục được duy trì ở châu Âu và trên cả thế giới. Trong mười sáu năm này, khi ba nước liên minh ngày xưa, hoặc ngay cả Anh và Pháp với các đồng minh đều không thể nhân danh Hội Quốc Liên và dưới tấm chắn tinh thần mang tính quốc tế của Hội, kiềm chế được sức mạnh quân sự của Đức bằng nỗ lục và ý chí đơn thuần. Đáng lẽ đến năm 1931, các nước thắng trận, đặc biệt là Mỹ phải tập trung các nỗ lục chống việc bóp nặn các khoản bồi thường chiến tranh của Đức. Sự thật là số tiền này chỉ thu được từ các khoản cho vay rất lớn của Mỹ đã bị cắt giảm bớt đến mức vô lý. Không thu hoạch được gì trừ ác ý. Mặt khác, từ đó cho đến năm 1934 việc buộc phải tôn trọng nghiêm ngặt các điều khoản giải trừ quân bị của hòa ước một cách không giới hạn, nhất định giữ được hòa bình, an ninh cho loài người, không có bạo lục hay đổ máu. Nhưng điều này đôi khi vẫn con những vi phạm lặt vặt, cho đến lúc những vi phạm đó trở nên nghiêm trọng thì tất cả lại được tránh né. Vì vậy, cái bảo vệ cuối cùng cho một nền hòa bình lâu dài đã không tồn tại. Tội ác của những kẻ bại trận luôn được che dấu trước sụ điên rồ của những kẻ chiến thắng. Không có những sụ điên rồ đó, tội ác nhất định không thành hình và cũng không có cơ hội nào để xuất hiện.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Hai, 2018, 08:09:11 am

*

        Trong những trang này, tôi cố gắng thuật lại một vài việc xảy ra và những ý nghĩ đã hình thành trong tôi, những việc đã đè nặng lên đầu nhân loại, tấn thảm kịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử đầy sôi động. Sự nghiêm trọng thể hiện qua việc tiêu diệt sinh mệnh và tàn sát ghê gớm binh lính như trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và phần lớn của cải tích lũy được của các quốc gia bị tiêu phí. Tuy nhiên, trong chiến tranh thế giới thứ nhất ngoài những hành vi quá trớn của cách mạng Nga, cơ cấu chủ yếu của nền văn minh châu Âu vẫn đứng vững khi kết thúc chiến tranh. Khi con bão và bụi đại bác qua đi, bất chấp thù hằn, các dân tộc vẫn có thể công nhận lẫn nhau như là những nhân vật đặc trưng cho chủng tộc có liên quan đến lịch sử. Xét về toàn bộ, luật lệ thời chiến đều được tôn trọng. Có một điểm chung giữa những quân nhân đã từng đánh nhau là kẻ bại trận cũng như người chiến thắng vẫn giữ cách cư xử của các nước văn minh. Ngoài những khía cạnh tài chính, không thể thi hành được, một nền hòa bình long trọng phù họp với những nguyên tắc điều chỉnh các mối quan hệ của các dân tộc được khai sáng, ở thế kỷ 19. Thời kỳ luật pháp được công bố và một văn kiện thế giới được hình thành để bảo vệ tất cả chúng ta, đề phòng sự hỗn loạn có thể phục hồi trở lại, đặc biệt là châu Âu.

        Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, mọi mối quan hệ giữa người với người bị tàn lụi. Người Đức phạm tội ác dưới sự thống trị của Hitler mà họ tự cho phép mình phải cam chịu khuất phục, một sự thống trị mà quy mô và tính chất độc ác không so sánh được với bất cứ việc gì đã từng bôi đen thành tích của nhân loại. Sự tàn sát hàng loạt sáu hay bảy triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em ở các trại giết người của Đức bằng những phương pháp có hệ thống về mặt kinh khủng thì vượt quá sự tàn sát thô sơ nhưng có hiệu quả của Thành Cát Tư Hãn, còn về quy mô, thì sự tàn sát của Thành Cát Tư Hãn là quá nhỏ bé so với sự tàn sát của Hitler. Sự hủy diệt có tính toán toàn bộ dân chúng ở cuộc chiến tranh phía đông do Đức và Nga dự liệu trước và thực hiện đến cùng. Những cuộc ném bom ghê gớm xuống các thành phố bỏ ngỏ do bọn Đức thực hiện bị đánh trả lại gấp hai mươi lần bằng sức mạnh luôn luôn leo thang của Đồng minh, và mức cực điểm của nó là việc dùng bom nguyên tử xóa sạch Hiroshima và Nagasaki.

        Cuối cùng, chúng ta cũng thoát khỏi một cảnh tượng đổ nát về vật chất và tàn phá về tinh thần; các thế kỷ trước chưa bao giơ hình dung nổi một cảnh tương tự. Rốt cuộc chúng đã chịu tổn thất và đã thành công, bản thân chúng ta thấy vẫn còn phải đương đầu với những vấn đề và hiểm họa có thể còn kinh khủng hơn nhiều so với những vấn đề và hiểm họa mà chúng ta mới vượt qua được và tiến lên.

        Là một người đã sống và hoạt động trong những ngày này, tôi muốn chứng minh rằng tấn thảm kịch Chiến tranh Thế giới Thứ hai có thể được ngăn ngừa dễ dàng như thế nào, sự nhu nhược của con người đạo đức đã tăng cường tính hiểm độc của kẻ xấu xa như thế nào; cơ cấu, tập quán các nước dân chủ - trừ phi chúng được cố kết trong những tổ chức lớn hơn - thiếu như thế nào những phần tử kiên trì có lòng tin vũng chắc kia, có thể đơn độc đem lại an ninh cho quần chúng hèn mọn; thậm chí về các vấn đề tự bảo vệ cũng không có một chính sách trong ngay cả mười hay mười lăm năm kế tiếp sau. Chúng ta sẽ thấy những lời khuyên về sự khôn ngoan và sự dè dặt có thể trở thành những tác nhân chủ yếu của mối nguy hiểm chết người; biện pháp trung dung được chọn như thế nào từ những mong muốn về sự an toàn, và một cuộc sống bình yên có thể đạt tới đâu, hay lại đưa thẳng đến điểm đến của tai họa.

        Chúng ta sẽ nhận ra sự cần thiết về một con đường hành động quốc tế rộng rãi được nhiều nước cùng theo đuổi qua nhiều năm, bất chấp sự thăng trầm của những quan điểm chính trị quốc gia.

        Đó là một chính sách đơn giản bắt nước Đức phải giải giáp, còn những nước thắng trận được vũ trang đầy đủ trong ba mươi năm, và trong lúc ấy, dù là không thể có giảng hòa với nước Đức, thì xây dựng vững chắc hơn bao giờ hết một Hội Quốc Liên thực sự có khả năng bảo đảm các hiệp ước đó được nghiêm chỉnh tuân thủ, hoặc chỉ được thay đổi bằng thảo luận hay thỏa thuận. Khi ba hay bốn chính phủ có quyền thế lớn cùng hành động, đã từng đòi hỏi những hy sinh to lớn nhất của nhân dân họ khi chính nghĩa chung được thẳng thắn trao cho họ, và khi kết quả mong đợi đã đạt được, thì hành động phối họp này hẳn là có vẻ họp lý, phải được duy trì để cho ít nhất những điều cốt yếu không bị loại bỏ. Nhung sự đòi hỏi khiêm tốn này cũng không có được khi sức mạnh, nền văn minh, học vấn, kiến thúc, khoa học của những kẻ thắng trận đều không đáp ứng. Họ sống lần hồi qua ngày, và từ cuộc bầu cử này qua cuộc bầu cử khác cho đến lúc vừa kết thúc hai mươi năm thì dấu hiệu kinh hoàng của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai lại lộ rõ, và chúng ta phải viết về những người con của những ai đã chiến đâu và hy sinh một cách trung nghĩa và chính đáng như sau:

        Sát cánh, vai kề vai đau đớn

        Họ lê bước khỏi những nơi hoang vu đồng không mông quạnh đầy ánh sáng của cuộc đời.
1

------------------
        1. Siegfried Sassoon


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:50:40 am
       
2

MỘT NỀN HÒA BÌNH TỘT ĐỈNH: 1922 - 1931

        Năm 1922, ở Anh xuất hiện một lãnh tụ mới, ông Stanley Baldwin, chua ai biết hoặc không ai để ý vì trong tấn kịch thế giới, ông đóng một vai trò khiêm tốn trong nhiều vấn đề.

        Trong thời kỳ chiến tranh, ông là Bộ trưởng bộ Tài chính, và là Chủ tịch Ủy ban Thương mại. Ông trở thành người có thế lực mạnh nhất trong đời sống chính trị nước Anh từ tháng mười năm 1922, khi Lloyd George bị mất chức; đến tháng Năm năm 1937, lúc danh vọng đã chồng chất và được quần chúng ngưỡng mộ, ông từ bỏ nhiệm vụ nặng nề của mình, chững chạc, đàng hoàng, yên lặng về hưu ở quê hương Worcestershire. Quan hệ của tôi và nhà chính khách này là một phần rõ ràng trong câu chuyện tôi sẽ kể. Những sự bất đồng giữa chúng tôi đôi lúc là nghiêm trọng, nhưng trong tất cả những năm này và về sau, tôi không bao giờ có một cuộc gặp gỡ hoặc tiếp xúc riêng, tôi khó chịu với ông và phải chăng chẳng bao lâu, tôi cảm thấy chúng tôi không thể cùng nhau trò chuyện một cách có thiện ý, hiểu biết và cởi mở.

        Đầu năm 1923, ông trở thành Thủ tướng của Đảng Bảo thủ và như vậy, bắt đầu thời kỳ mười bốn năm này có thể gọi đúng là "Chế độ Baldwin - MacDonald". Ông Ramsay MacDonald là lãnh tụ đảng Xã Hội, lúc đầu họ hoạt động đan xen nhau, nhưng rốt cuộc hai chính khách này lãnh đạo đất nước theo cùng một chí hướng chính trị. Trên danh nghĩa, là những đại diện của các đảng phái đối lập, các học thuyết trái ngược, những quyền lợi đối kháng, nhưng trên thực tế, họ tỏ ra gần giống nhau về quan điểm, về tính khí và phương pháp hơn bất cứ ai. Những sự đồng tình hết mực của người này đã mở rộng tới lĩnh vực của người kia - Ramsay MacDonald nuôi dưỡng cảm nghĩ của ông già Tory. Con Stanley Baldwin, ngoài việc chấp thuận sự bảo vệ thâm căn cố đế của một chủ xí nghiệp, do cách sắp đặt, là một đại diện trung thành hơn của chủ nghĩa xã hội ôn hoa so với nhiều người trong hàng ngũ Công đảng.

        Năm 1924 có cuộc tổng tuyển cử. Những đảng viên Bảo thủ được bầu vào quốc hội bằng một đa số là 222 trên tất cả các đảng phái liên kết lại. Bản thân tôi trở thành thành viên ủng hộ Epping, nhưng với tư cách là "một người theo chủ nghĩa hợp hiến". Lúc bấy giờ, tôi nhất định không nhận cái tên "Bảo thủ". Tôi có một số tiếp xúc thân mật với ông Baldwin trong lúc nghỉ họp, nhung tôi không nghĩ rằng ông có thể tồn tại để làm Thủ tướng. Ngay hôm sau thắng lợi của ông, tôi không nghĩ rằng ông có biệt nhãn đối với tôi. Nhưng rồi, tôi lấy làm ngạc nhiên, còn Đảng Bảo thủ thì điếng người, khi ông mời tôi làm Bộ trưởng Tài chính, nhiệm vụ mà xưa kia cha tôi đã nắm giữ. Một năm sau, với sự tán thành của cử tri, bản thân tôi cũng không bị thúc ép gì cả, tôi chính thức quay lại Đảng Bảo thủ và câu lạc bộ Carlton nơi tôi đã rời bỏ cách đây hai mươi năm.

        Trong gần năm năm, tôi sống bên cạnh nhà ông Baldwin, số 11 phố Downing, gần như sáng nào trên đường đi qua nhà ông tới Bộ Tài chính, tôi đều ghé thăm ông, nói chuyện phiếm mấy phút trong phòng riêng. Với tư cách là một trong số những bạn đồng sự quan trọng của ông, tôi có phần trách nhiệm về tất cả mọi việc xảy ra. Năm năm này được đánh dấu bằng sự bình phục rất đáng kể ở chính trường. Đây là một chính phủ hoàn toàn bình tĩnh, có năng lực trong một thời kỳ mà sự tiến bộ và phục hồi rõ ràng được thục hiện dần dần tùng năm. Không có gì làm náo động dư luận hay có thể gây ra tranh luận về cuơng lĩnh chính trị, nhưng so với mọi thử thách về kinh tế và tài chính thì số đông dân chúng rõ ràng có sung túc hơn, tình hình quốc gia và thế giới thoải mái hơn; mọi việc tốt hơn lúc kết thúc nhiệm kỳ của chúng tôi so với lúc bắt đầu.

        Chính là ở châu Âu, chính phủ giành được sự trọng vọng.

*

        Lúc này Hindenburg trở thành người quyền thế ở Đức. Vào cuối tháng hai năm 1925, Friedrich Ebert, lãnh tụ đảng Xã hội Dân chủ Đức và là Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Đức sau cuộc bại trận đã qua đời. Phải lựa chọn một Tổng thống mới. Nhũng người Đức được giáo dục trong một thời gian dài dưới chế độ chuyên chế, đã trở nên ôn hòa phù hợp với những thói quen về cách nói tự do của phe đối lập trong nghị viện. Trên đôi cánh đau thương của sự bại trận đã đem lại cho họ hình thức dân chủ và những quyền tự do tột bực. Nhung quốc gia bị chia rẽ, hoang mang vì đã tiêu xài hết của cải, và nhiều đảng phái, phe nhóm tranh giành địa vị và chức tước. Trong sự rối loạn đó, nổi bật lên một sự khát khao sôi nổi muốn quay về với vị Thống chế già nua Von Hindenburg hiện đang sống ẩn dật. Hindenburg trung thành với vị Hoàng đế bị lưu đày này và ủng hộ sự khôi phục một nền quân chủ có uy quyền lớn theo mô hình của Anh. Dĩ nhiên việc này dễ nhận thấy nhất, dù đó là việc tối thiểu phải làm. Khi được mời ra ứng cử chức Tổng thống theo hiến pháp Weimar, ông rất bối rối, nói đi nói lại nhiều lần: "Xin để cho tôi yên".

        Tuy nhiên, sức ép vẫn tiếp tục và cuối cùng xét thấy chỉ có Đại đô đốc Von Tirpitz có thể thuyết phục ông từ bỏ tính thận trọng thái quá và các sở thích của mình để đi theo tiếng gọi của nhiệm vụ mà ông luôn luôn tuân thủ. Địch thủ của Hindenburg là Marx của trung tâm công giáo và Thaelman, đảng viên đảng Cộng sản. Ngày chủ nhật 26 tháng 4 cả nước Đức di bỏ phiếu. Kết quả sít sao không ngơ: Hindenburg 14.655.766 phiếu, Marx 13.751.615 phiếu; Thaelman 1.931.151 phiếu. Nhờ nổi tiếng không ham danh vụ lợi, Hindenburg vượt hẳn đối thủ của mình gần một triệu phiếu, tuy chua đạt đa số tuyệt đối trong tổng số phiếu bầu. Ông khiển trách con trai là Oskar đã đánh thức ông lúc bảy giờ để báo tin này: "Tại sao mày muốn đánh thức bố sớm hơn một giờ? Đến tám giờ điều này vẫn còn đúng mà". Nói xong, ông ngủ lại như thường lệ.

        Tại Pháp việc bầu Hindenburg được xem như sự thách thức của Đức. Còn Anh tỏ ra thanh thản hơn. Tôi luôn luôn mong thấy nước Đức giành lại thanh danh và lòng tự trọng của họ, và quên đi nỗi đau khổ của chiến tranh, tôi không chút nào lo lắng với những tin tức như thế. "Ông ấy là một ông già rất khôn ngoan". - Lloyd George nói với tôi, khi chúng tôi gặp nhau sau đó; quả thực như thế, chừng nào mà ông ấy chứng tỏ còn tài năng. Ngay đến một vài đối thủ quyết liệt nhất của ông cũng buộc phải thừa nhận "Một con số không còn hơn một hoàng đế Néron"1

        Tuy nhiên ông ta đã bảy mươi bảy tuổi và nhiệm kỳ của ông phải bảy năm. Thế mà vẫn có người mong ông được bầu lại. Ông cố gắng không thiên vị giữa các đảng phái khác nhau, và chắc chắn, nhiệm kỳ Tổng thống cửa ông sẽ đem lại cho nước Đức một sức mạnh đúng mức, sự sung túc cần thiết và không có mối đe dọa đối với các nước láng giềng.

----------------
        1. Néron : hoàng đế La-mã khét tiếng độc ác và trụy lạc


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:53:04 am

*

        Trong lúc ấy, vào tháng hai năm 1925, chính phủ Đức đề nghị một hiệp ước, theo đó, các cường quốc có liên quan đến sông Rhine, trước hết là Anh, Pháp, Ý và Đức phải tự ràng buộc vào một nghĩa vụ trong một thời kỳ dài, chính phủ Mỹ với tư cách là người được ủy thác giám sát không cho họ tiến hành chiến tranh với nhau. Họ cũng đề nghị một hòa ước chỉ nhằm để bảo đảm quy chế lãnh thổ hiện có về vùng sông Rhine.

        Đó là một sự kiện đáng chú ý. Nhưng các lãnh thổ tự trị của Anh lại không nhiệt tình lắm. Tướng Smuts muốn bác bỏ những hòa giải trong vùng. Người Canada thì lãnh đạm, chỉ có New Zealand sẵn sàng tiếp nhận không điều kiện quan điểm của chính phủ Anh. Tuy nhiên chúng tôi vẫn kiên nhẫn. Đối với tôi, việc kết thúc cuộc xung đột cả nghìn năm giữa Pháp và Đức dường như là mục tiêu quan trọng nhất. Nếu chúng tôi có thể đưa Gaule và Teuton lại gần nhau, về kinh tế, xã hội và tinh thần, cốt để ngăn ngừa xảy ra những tranh chấp mới, làm cho những sự thù địch cũ mất đi trong việc thục hiện sự phát đạt chung và phụ thuộc lẫn nhau, thì chắc chắn châu Âu nhất định sẽ tiến bộ. Đối với tôi, quyền lợi tối cao của nhân dân Anh ở châu Âu gắn chặt với việc giải quyết mối thù truyền kiếp Pháp - Đức và họ không có quyền lợi nào khác có thể so sánh được hoặc trái ngược lại với điều này. Đó vẫn là quan điểm hôm nay của tôi.

        Tháng tám, với sự tán thành hoàn toàn của Anh, Pháp chính thức trả lời cho Đức - Bước đầu Đức nhất thiết phải vào Hội Quốc Liên. Chính phủ Đức chấp nhận điều kiện này. Điều nay có nghĩa là các điều khoản của các hiệp ước tiếp tục có hiệu lực, trừ phi hoặc cho đến khi thay đổi do thỏa thuận chung, và có nghĩa là không có lời hứa quan trọng nào đạt được về sự cắt giảm bớt lực lượng vũ trang của Đồng minh. Dưới sức ép và sự kích động dữ dội của chủ nghĩa dân tộc, người Đức còn đòi hỏi thêm việc loại bỏ điều khoản về "tội phạm chiến tranh" trong Hòa ước, đòi để ngỏ vấn đề Alsace - Lorraine đòi quân Đồng minh rút ngay khỏi Cologne. Nhưng chính phủ Đức không nhấn mạnh các đòi hỏi này và phe Đồng minh cũng nhất định không thừa nhận.

        Trên cơ sở này, hội nghị ở Locamo chính thức khai mạc ngày 4 tháng mười. Bên nước hồ êm ả này, các đại biểu Anh, Pháp, Đức, Bỉ và Ý nhóm họp. Kết quả là hội nghị đã ký kết một hiệp ước bảo đảm chung giữa năm cường quốc, và một hiệp ước trọng tài phán xử giữa Đức và Pháp, Đức và Bỉ, Đức và Ba Lan, Pháp và Tiệp Khắc. Theo các hiệp ước này, Pháp cam kết giúp đỡ họ nếu hiệp ước Tây Âu tan vỡ và tiếp đó vô cớ dùng tới chiến tranh. Như vậy, các nước dân chủ Tây Âu tán thành gìn giữ hòa bình giữa họ với nhau trong mọi trường họp và đồng ý liên kết lại chống bất cứ nước nào trong số họ vi phạm hiệp ước, hành quân xâm lược lãnh thổ nước anh em. Như kẻ đứng giữa Pháp và Đức, Anh trở thành người long trọng cam kết đến viện trợ cho bất cứ nước nào trong hai nước này nếu vô cớ bị xâm lược - Lời cam kết có thể áp dụng rộng rãi về quân sự này được Nghị viện công nhận và nhà nước nhiệt liệt phê chuẩn. Không thể nào lục tìm được trong quá khứ một sự cam đoan tương tự như vậy.

        Vấn đề liệu Pháp hay Anh có nghĩa vụ giải trừ quân bị hoặc giải trừ quân bị ở bất kỳ một mức đặc biệt nào không thì không được đả động đến. Tôi tiếp cận những sự kiện này với tư cách là Bộ trưởng bộ Tài chính Anh ở giai đoạn đầu. Quan điểm riêng của tôi về sự bảo đảm hai chiều này là trong khi Pháp vẫn được vũ trang và Đức phải giải trừ quân bị thì Đức không thể tấn công Pháp, và mặt khác, Pháp cũng nhất định không bao giờ tấn công Đức, nếu điều này tự động đẩy nước Anh trở thành đồng minh của Đức. Như vậy, dù đề nghị này có vẻ nguy hiểm về mặt lý thuyết - bắt chúng tôi thục tế cam kết tham gia bên này hay bên kia trong bất cứ cuộc chiến tranh Đức - Pháp nào có thể bùng nổ - nhưng một thảm họa như thế ít có khả năng xảy ra. Đó là cách tốt nhất nhằm ngăn ngừa thảm họa - cho nên tôi luôn luôn phản đối việc giải trừ quân bị nước Pháp cũng như việc tái vũ trang nước Đức, bởi vì điều này lập túc đem lại nguy hiểm lớn hơn nhiều cho nước Anh. Mặt khác Anh và Hội Quốc Liên - mà nước Đức đã gia nhập với tư cách là một phía của hiệp định - đều tỏ ý muốn thực sự bảo vệ nhân dân Đức. Sự cân bằng đã được hình thành, quyền lợi chủ yếu của Anh là sự chấm dứt tranh chấp giữa Đức và Pháp, và Anh sẽ là một trọng tài, một quan tòa trên một phạm vi rộng lớn. Người ta hy vọng sự cân bằng này có thể tồn tại hai mươi năm, trong thời gian này, các lục lượng vũ trang của Đồng minh sẽ dần dần và tất nhiên suy yếu dưới tác động của một nền hòa bình lâu dài, của lòng tự tin ngày càng tăng và của gánh nặng tài chính. Rõ ràng hiểm họa này sẽ xuất hiện nếu Đức ít nhiều ngang sức với Pháp, và hiểm họa này càng . nhiều hơn nữa, nếu Đức mạnh hơn Pháp. Nhưng những nghĩa vụ của Hiệp ước dường như đã loại trừ tất cả điều này.

        Hiệp ước Locamo chỉ liên quan đến hòa bình ở phía Tây, và người ta hy vọng rằng điều được gọi là một Đông Locamo có thể thực hiện ở bước tiếp theo. Chúng ta lẽ ra hẳn rất vui mừng nếu nguy cơ chiến tranh giữa Đức và Nga có thể được kìm lại trong tương lai với một tinh thần như thế, bằng những biện pháp tương tự như khả năng kiềm chế chiến tranh Đức - Pháp, thậm chí dù nước Đức của ngoại trưởng Stresemann không muốn khép lại những yêu sách của Đức về phía Đông, hoặc dù không thích thừa nhận vị trí lãnh thổ của Hiệp ước về Ba Lan, Danzig, vùng Corridor và vùng thượng Silesia. Nước Nga Xô Viết suy nghĩ bục bội về sự cô lập của mình đằng sau vòng bao vây của các nước chống chủ nghĩa Bôn-sê-vích. Mặc dù cố gắng, vẫn không có tiến bộ nào ở phía Đông. Bất cứ lúc nào, tôi cũng chú ý ra sức làm cho nước Đức vừa lòng hơn về biên giới phía Đông của họ. Nhưng không có cơ hội nào để thực hiện điều này trong những năm hy vọng ngắn ngủi ấy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:53:31 am

*

        Những cuộc liên hoan lớn ăn mừng hiệp ước Locamo là sự kiện nổi bật cuối năm 1925. Ông Baldwin là người đầu tiên ký vào hiệp ước ở Bộ Ngoại giao. Ông Austen Chamberlain, Bộ trưởng Ngoại giao, không có dinh thự chính thức, yêu cầu tôi cho mượn phòng ăn của tôi ở số nhà 11 phố Downing cho tiệc trưa thân mật riêng của ông với Herr Stresemann (Bộ trưởng Ngoại giao Đức). Tất cả chúng tôi gặp nhau trong tình hữu nghị cao quý, và nghĩ đến một tương lai kỳ diệu dành cho châu Âu, nếu những nước lớn nhất của nó lại đoàn kết thực sự và cảm thấy an toàn. Sau khi văn kiện đáng ghi nhớ này được Quốc hội phê chuẩn, ông Austen Chamberlain được tặng thưởng huân chương Garter và giải Nobel hòa bình. Thành tích của ông là sự hồi phục châu Âu ở mức cao nhất, mở đầu cho ba năm hòa bình. Mặc dù những đối kháng cũ vẫn nằm yên và tiếng trống tuyển quân mới đã được nghe thấy, nhưng chúng ta được chứng minh là đúng khi hy vọng rằng vị trí giành được vững chắc như vậy sẽ mở đường tiến xa hơn về phía trước.

        Vào năm 1929, tình hình châu Âu yên tĩnh, không như trong hai mươi năm trước và ít nhất cũng không như trong hai mươi năm sau. Cảm giác thân thiện với nước Đức có được nhờ vào hiệp ước Locamo và việc quân đội Pháp và các đạo quân đồng minh rút khỏi vùng Rhine sớm hơn so với những quy định ở Versailles. Nước Đức mới tiếp nhận địa vị của họ còn bỏ trống trong Hội Quốc Liên. Nhờ tiền cho vay của Anh, Mỹ, nước Đức phục hồi nhanh chóng. Đội tàu khách đường biển giành được dải xanh Đại Tây Dương. Nền thương mại Đức nhảy vọt, đất nước trở nên phồn vinh. Pháp và hệ thống liên minh của họ cũng có vẻ an toàn ở châu Âu. Nhũng điều khoản về giải trừ quân bị của Hiệp ước Versailles không bị công khai vi phạm. Hải quân Đức không có - không quân Đức bị cấm. Nhiều thế lực ở Đức kiên quyết chống tư tưởng chiến tranh dù chỉ với những lý do thận trọng, bộ chỉ huy tối cao Đức không thể tin rằng các nước Đồng minh sẽ cho phép họ tái vũ trang. Nhưng mặt khác ở đó bày ra trước chúng ta, điều mà sau này tôi gọi là "trận bão tuyết kinh tế". Tin túc về việc này bị hạn chế trong giới tài chính và họ bị buộc phải giữ im lặng.

*

        Cuộc tổng tuyển cử tháng Năm năm 1929 cho thấy sự thay đổi của dư luận công chúng từ cực này sang cực khác, và sự mong muốn thông thường cho sự thay đổi là những nhân tố mạnh mẽ đối với toàn bộ cử tri Anh. Những đảng viên Xã hội chiếm một đa số không quan trọng hơn những đảng viên Bảo thủ trong hạ nghị viện. Ông Baldwin đệ đơn xin từ chức lên nhà vua. Chúng tôi tất cả đi xuống Windsor trên một chuyến xe lửa đặc biệt để trao ấn tín và chức vụ; ngày 7 tháng 6, ông Ramsay MacDonald trò thành Thủ tướng đứng đầu một chính phủ thiểu số dựa vào số phiếu của Đảng Tự do.

        Vị Thủ tướng đảng viên Xã hội, hy vọng chính phủ Công đảng mới của ông nổi bật lên nhờ những nhượng bộ rộng rãi đối với Ai Cập, nhờ sự thay đổi và nhờ một cố gắng mới đối với việc giải trừ quân bị trên thế giới hoặc ở Anh bằng bất cứ giá nào. Đó là những mục tiêu theo đó, ông ta có thể dựa vào sự giúp đỡ của đảng Tự do và vì thế để đạt những mục tiêu đó, ông điều khiển một đa số trong nghị viện. Ở đây bắt đầu những bất đồng giữa tôi và ông Baldwin, và sau đó, từ khi ông ta chọn tôi làm Bộ trưởng tài chính năm năm trước đây, mối quan hệ công tác giữa chúng tôi thay đổi một cách dễ nhận thấy. Dĩ nhiên chúng tôi vẫn còn quan hệ cá nhân thoải mái, nhưng chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không phải là một. Tôi cho rằng Đảng Bảo thủ đối lập phải chạm trán với chính phủ Công đảng về mọi vấn đề lớn của cả vương quốc và quốc gia, phải gắn liền vận mệnh của mình với sự hùng vĩ của nước Anh như dưới thời ngài Beaconsfield và ngài Salisbury, và phải không ngại đương đầu tranh luận, dù không được dân chúng đáp ứng ngay lập tức. Theo cách tôi có thể hiểu, thì ông Baldwin thấy thời cơ đã đi quá xa đối với bất cứ một quyết định thiết thực lớn lao nào của Hoàng gia Anh, và hy vọng đảng Bảo thủ trù tính, bằng những phương cách khéo léo, đúng lúc, dàn xếp với các lực lượng đối kháng của dư luận công chúng và của các khối lớn cử tri. Chắc chắn ông rất thành công. Ông là người quản lý vĩ đại nhất mà đảng Bảo thủ có được từ trước đến nay. Với tư cách là lãnh tụ, ông chiến đấu trong năm cuộc tổng tuyển cử, và ông đã thắng cuộc được ba.

        Sự tan vỡ dứt khoát của chúng tôi xảy ra là về vấn đề Ấn Độ. Được sự ủng hộ mạnh mẽ và cả sự khích lệ của vị phó vương bảo thủ, ngài Irwin, sau đó là ngài Halifax, Thủ tướng quyết tâm đẩy mạnh kế hoạch của ông về chế độ tự trị của Ấn Độ. Một cuộc hội nghị được tổ chức tại Luân Đôn, ông Gandhi sau một thời gian dài bị giam giữ được phóng thích, là nhân vật trung tâm của hội nghị. Không cần theo dõi trong những trang này, những chi tiết của cuộc bàn cãi đã choán hết những phiên họp năm 1929 và 1930. Với việc phóng thích ông Gandhi để ông có thể trở thành đại diện của nước Ấn Độ dân tộc chủ nghĩa đến hội nghị Luân Đôn, quan hệ giữa tôi và ông Baldwin đi đến chỗ tan vỡ. Ông ta có vẻ hoàn toàn hài lòng với những sự tiến triển này, nói chung là đồng tình với Thủ tướng và Phó vương, và kiên quyết lãnh đạo phe đối lập Bảo thủ theo đường lối này. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng, với kết quả cuối cùng, mất Ấn Độ là điều đương nhiên, và những tai họa không lường được sẽ đè lên đầu nhân dân Ấn Độ. Cho nên một lát sau, tôi từ chức khỏi chính phủ, nhưng tôi bảo đảm với ông Baldwin rằng trong phạm vi quyền hạn của mình, tôi sẽ giúp đỡ ông bất cứ việc gì nhằm chổng đối chính phủ Xã hội ở Hạ nghị viện và cố gắng hết sức để họ thất bại trong bất cứ cuộc tổng tuyển cử nào.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:54:17 am

*

        Quý 3 năm 1929 sắp kết thúc trong tình hình có vẻ như sự phồn vinh ngày càng tăng và đầy hứa hẹn, đặc biệt là ở Mỹ. Sự lạc quan lạ thường kéo theo nhiều chuyện suy đoán. Sách báo đưa ra những chúng minh thời kỳ kinh tế khủng hoảng đã khắc phục được do việc tổ chúc kinh doanh và khoa học phát triển. "Chúng ta rõ ràng đã hoàn thành và vui lòng với các chu kỳ kinh tế như chúng ta đã hiểu chúng". Chủ tịch sở giao dịch chứng khoán New York hồi tháng 9 đã tuyên bố như vậy. Nhưng tháng mười thì phố Wall trải qua một con náo động bất thình lình và dữ dội. Những chi nhánh hùng mạnh nhất đều thất bại trong việc can thiệp nhằm đẩy lùi trào lưu bán hạ giá một cách hoảng loạn. Một nhóm ngân hàng quan trọng thiết lập một tổ hợp một tỷ đô la để giữ vững và ổn định thị trường. Nhưng mọi việc đều vô ích.

        Toàn bộ của cải mau chóng thu thập được bằng bạc giấy của những năm trước đều tiêu tan. Sự phồn vinh của hàng triệu gia đình Mỹ ngày càng ảnh hưởng đến một cơ cấu khổng lồ về tiền gửi ngân hàng bị lạm phát bây giơ bỗng trở thành giả tạo. Ngoài sự còn có việc đầu cơ tích trữ cổ phần toàn quốc mà những ngân hàng nổi tiếng nhất đã khuyến khích bằng tiền cho vay dễ dàng. Một phương thức mua rộng rãi bằng cách trả nhiều kỳ đổi với nhà của, đồ đạc, xe cộ và vô số thứ tiện nghi gia đình, và việc gia hạn thanh toán trở thành phổ biến. Bây giờ tất cả đều sụp đổ. Những nhà máy lớn rơi vào tình trạng hỗn độn, tê liệt. Mới hôm qua, việc bố trí xe chở hàng nghìn công nhân và thợ thủ công đi làm còn là một vấn đề cấp bách, thì hôm nay những đau đớn dằn vặt do đồng lương hạ thấp và nạn thất nghiệp đang tăng làm mọi người trở nên buồn rầu, ủ rũ. Lúc này, việc quan trọng hết súc khẩn trương là tạo ra mọi thứ vật phẩm cần thiết cho hàng triệu con người. Hệ thống ngân hàng của Mỹ ít tập trung và ít cơ sở vững chắc hơn của Anh. Hai chục nghìn ngân hàng địa phương đình chỉ việc chi trả. Những phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa người với người bị thất bại hoàn toàn, sự phá sản của phố Wall vang dội như nhau trong các gia đình bình thường cũng như gia đình giàu có.

        Tuy nhiên không nên cho rằng ảo tưởng đẹp đẽ về sự giàu có và việc phân phối sung túc ngay càng nhiều, lại không có gì đằng sau nó, trừ sự lùa bịp và thị trường điên loạn. Trước đó không bao giờ những khối lượng hàng hóa hết sức to lớn đủ mọi thứ như thế được sản xuất, phân phối và trao đổi trong bất cứ xã hội nào. Thực ra những món lợi mà con người có thể dành cho nhau bằng cố gắng chuyên cần cao nhất, bằng kỹ năng cao nhất, là không có giới hạn. Những cách thức sáng tạo vô ích và tính hám lợi đã vượt xa bản thân thành tựu, đã làm tiêu tan và vứt bỏ sự biểu lộ tốt đẹp này. Theo sau sự sụp đổ thị trường chứng khoán, thì vào những năm giữa 1929 và 1932 giá cả liên tục sa sút, sản xuất cũng giảm theo, gây nên nạn thất nghiệp lan rộng.

        Hậu quả của đời sống kinh tế trục trặc này diễn ra khắp thế giới. Trước nạn thất nghiệp và sản xuất suy sụp, hoạt động thương mại teo lại một cách phổ biến. Những hạn chế về thuế quan được đặt ra để bảo vệ thị trường trong nước. Cuộc tổng khủng hoảng kéo theo những khó khăn gay gắt về tiền tệ, làm tê liệt việc gửi tiền vào ngân hàng trong nước. Điều này phô bày tình trạng suy đồi và thất nghiệp khắp nơi trên thế giới. Chính phủ Công đảng - Xã hội của ông MacDonald, với mọi lời hứa hẹn đã nhìn thấy trước mắt nạn thất nghiệp trong năm 1930 và 1931 từ một triệu đến gần ba triệu người. Người ta đồn rằng ở Mỹ, mười triệu người không có việc làm. Toàn bộ hệ thống ngân hàng nước cộng hòa vĩ đại này rơi vào tình trạng hỗn loạn và nhất thời sụp đổ. Tai họa liên tiếp đổ xuống nước Đức và các nước châu Âu khác. Tuy nhiên không có ai chết đói trong thế giới nói tiếng Anh.

        Thường rất khó khăn cho một chính quyền hay đảng phái được sáng lập dựa vào vốn để lao vào công việc, nhằm duy trì sự tin cậy và uy tín đối với nền kinh tế hết sức giả tạo của một hòn đảo như nước Anh. Chính phủ của ông MacDonald hoàn toàn không thể đương đầu với những vấn đề trước mắt. Họ không thể điều khiển kỷ luật của Đảng hay đem lại sức mạnh cần thiết ngay cả để cân bằng ngân sách. Trong những điều kiện như thế, một chính phủ thiểu số và bị tước mất sự tin cậy về tài chính thì không thể tồn tại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:55:18 am

        Sự thất bại cùa Công đảng trong việc đương đầu với sự hỗn loạn này, sự sụp đổ đột ngột của thế lực tài chính Anh và sự tan rã của Đảng Tự do, với khả năng giữ thăng bằng bấp bênh của nó, dẫn tới sự liên minh quốc gia. Dường như chỉ có một chính phủ gồm tất cả các đảng phái mới có thể đương đầu với cuộc khủng hoảng này. Ông MacDonald và Bộ trưởng tài chính của ông, với lòng yêu nước nồng nhiệt, cố gắng thuyết phục số đông Công đảng vào sự kết hợp này. Ông Baldwin luôn luôn hài lòng rằng những người khác phải có trách nhiệm chừng nào ông còn cầm quyền, và ông sẵn sàng phục vụ dưới thòi MacDonald. Đó là một thái độ mặc dù đáng được kính trọng, nhưng không phù hợp với thực tế. Ông Lloyd George còn đang lấy lại sức sau một ca phẫu thuật trầm trọng, và ngài Herbert lãnh đạo số lớn đảng viên Tự do nhập vào khối tham gia chính phủ Liên hiệp.

        Tôi không được mời tham gia chính phủ Liên hiệp. Tôi tách khỏi ông Baldwin về chính trị trong vấn đề Ấn Độ. Tôi là một địch thủ chính trị của chính phủ Công đảng của ông MacDonald. Như nhiều người khác, tôi thấy quốc gia cần một sự tập trung. Nhưng tôi không ngạc nhiên cũng không khổ sở khi bị gạt bỏ ra ngoài việc này mà vẫn bình thản vẽ tranh ở Cannes trong khi khủng hoảng chính trị kéo dài.

        Lẽ ra tôi phải làm gì nếu được mời tham dự, tôi không thể nói được. Thật không cần phải tranh luận về những sự xúi giục đáng ngờ vốn không bao giơ có. Nhung tôi bị đặt vào một thế khó xử trên sân khấu chính trị. Tôi đã làm việc mười lăm năm trong nội các, và lúc ấy đang bận rộn với "Cuộc đời của Marlborough” của tôi1.

        Những tấn kịch chính trị trở nên rất lý thú vào lúc người ta bận rộn với những cuộc đấu đá chính trị ồn ào dữ dội, nhưng tôi có thể khẳng định một cách thật thà rằng tôi không bao giờ cảm thấy bực bội, hay đau khổ khi bị loại bỏ dứt khoát như vậy, trong lúc tình hình quốc gia căng thẳng. Tuy nhiên có một điều bất lợi. Trong những năm từ 1905, ngồi bên dãy ghế này hay dãy ghế kia tại Nghị viện, khi luôn luôn được phát biểu, và cứ tiếp tục như thế, người ta có thể ghi chép và tập hợp được tình hình chung. Còn bây giờ tôi phải khó khăn mới tìm ra một chỗ ngồi dưới lối đi chéo dẫn đến hang ghế sau về phía Chính phủ, ở đây tôi phải giữ những điều ghi chép trong tay bất cứ lúc nào tôi phát biểu và đánh liều tranh luận xem sao với các cựu bộ trưởng nổi tiếng khác. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi mới được mời.

        Chính phủ mới hình thành không chấm dứt được khủng hoảng tài chính, và từ nước ngoài về, tôi thấy mọi thứ không ổn định trong không khí một cuộc tổng tuyển cử chắc chắn sắp xảy ra. Dư luận của toàn thể cử tri là xứng đáng với dân tộc Anh. Một chính phủ Liên hiệp được thành lập dưới quyền ông Ramsay MacDonald, người sáng lập đảng Xã hội Công đảng, Chính phủ đưa ra cho nhân dân một chường trình hành động khắc khổ. Đó là một cách giải thích về "máu, nước mắt, công việc nặng nhọc và mồ hôi" không có tác nhân kích thích của chiến tranh hoặc không có nhu cầu của chiến tranh và nguy hiểm chết người. Nền kinh tế khắc khổ nhất phải được thục hiện. Tiền lương hay thu nhập của mọi người nhất định phải bị cắt giảm. Đa số nhân dân được yêu cầu bỏ phiếu cho một chế độ khổ hạnh. Họ đã hưởng ứng như đã từng hưởng ứng khi vướng vào tâm trạng anh hùng. Mặc dù trái với những tuyên bố của mình, chính quyền từ bỏ bản vị vàng và dù ông Baldwin buộc phải hoàn lại, như đã luôn luôn chúng minh, những khoản tiền trả thực sự nợ nước Mỹ mà ông đã ép nội các năm 1923 phải chấp nhận, niềm tin và uy tín đã được khôi phục. Có một đa số áp đảo ủng hộ chính quyền mới. Ông MacDonald với tư cách thủ tướng, chỉ có bảy hay tám thành viên của đảng ông theo ông mà thôi, nhưng rõ ràng năm mươi đối thủ Công đảng và môn đệ cũ của ông trở lại Nghị viện. Súc khỏe và quyền lực của ông nhanh chóng suy sụp, và ông phải điều hành đất nước trong tình trạng đổ nát ngày càng tăng, ở cấp cao nhất của Vương quốc Anh. Trong gần bốn năm gây tai họa này, ông đã góp phần thúc đẩy sự xuất hiện của Hitler.

-----------------
        1. Một tác phẩm của Churchill


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:56:27 am

3

ADOLF HITLER

        Tháng 10 năm 1918, một hạ sĩ quan Đức nhất thời bị thương ở mắt do khí mù tạc trong một cuộc tấn công của Anh gần Comines. Trong khi y nằm viện ở Pomerania, không khí bại trận và tinh thần cách mạng lan tràn khắp nước Đức. Là con trai một viên chức thuế quan Áo, y ấp ủ giấc mơ của tuổi trẻ là trở thành một nghệ sĩ vĩ đại. Không vào được Viện Hàn lâm

        Nghệ thuật ở Vienne, y chịu sống nghèo khổ ở kinh thành này và sau đó ở Munich, thỉnh thoảng làm thợ sơn nhà cửa, và thường là không có việc làm ổn định, y chịu đựng những thiếu thốn vật chất và nuôi dưỡng một niềm oán hận gay gắt, dù được che đậy, là thiên hạ phủ nhận mình là người thành đạt.

        Những điều bất hạnh này không đưa y đến hàng ngũ những người Cộng sản. Bằng sự đảo ngược, y càng ấp ủ một ý thức khác thường về lòng trung thành với chủng tộc và sự thán phục nồng nhiệt và huyền bí đối với nước Đức và dân tộc Đức. Khi chiến tranh bùng nổ, y hăm hở gia nhập quân đội và phục vụ bốn năm trong một trung đoàn Bavaria ở mặt trận phía tây.

        Những vận may ban đầu của Adolf Hitler là như vậy. Vào mùa đông năm 1918, mù lòa và không nơi nương tựa, y nằm trong bệnh viện, sự thất bại riêng tư của chính mình như hòa vào mối thảm họa của toàn thể nước Đức - Cú sốc bại trận, sự sụp đổ của luật pháp trật tự, chiến thắng của Pháp, gây nên một sự thống khổ làm héo non thể chất y, và tạo ra những súc mạnh kỳ diệu, không lường được của tâm hồn, báo hiệu sự cứu nguy hay diệt vong của loài người. Sự suy sụp của nước Đức đối với y dường như không thể giải thích được bằng những phương pháp thông thường. Ở noi nào đó có một sự phản bội cực kỳ ghê tởm. Cô đơn và bị giam hãm trong giới hạn của chính mình, chỉ nhờ những kinh nghiệm hẹp hòi của riêng mình, chú lính tầm thường suy nghĩ và nghiên cứu những nguyên nhân có thể có của thảm họa. Y lẫn vào thành Vienne với những nhóm theo chủ nghĩa cục đoan Đức và ở đây y nghe được nhiều chuyện hoạt động phá hoại độc ác của một chủng tộc khác, những người Do Thái - kẻ thù và là những kẻ bóc lột các nước Bắc Âu. Lòng tự ái dân tộc của y kết hợp với tính đố kỵ người giàu và những người thành đạt của y trở thành một nỗi căm thù không cưỡng lại được.

        Cuối cùng như một người bệnh vô danh, y ra khỏi bệnh viện, vẫn mặc quân phục, và với bộ đồ này suýt nữa y có niềm kiêu hãnh của một cậu học sinh - Đôi mắt mới được cạo vẩy của y bắt gặp những quang cảnh gì đây. Đáng sợ là những sự hỗn loạn do bại trận. Quanh y, trong không khí thất vọng và điên loạn, chói lòa những nét mặt của cách mạng đỏ. Xe bọc sắt lao qua đường phố Munich tung rải truyền đơn hoặc bắn đạn vào đám người lánh nạn đi bộ. Những đồng chí của y, với băng tay đỏ, khoác trên mình bộ đồng phục, đang hò hét những khẩu hiệu cuồng nhiệt chống lại tất cả những gì y quan tâm đến trên thế gian này. Như trong mộng, mọi việc bỗng trở nên rõ ràng. Nước Đức bị vu khống, bị cào xé đến kiệt sức bởi những người Do Thái, bởi những người Bôn-sê-vích trong âm mưu quốc tế của giới trí thức Do Thái của họ. Y nhận ra nhiệm vụ trước mắt là phải cứu nước Đức ra khỏi những tai họa kia, trả thù cho những thiệt hại của nước Đức và dẫn dắt chủng tộc tài giỏi này đến vận mệnh đã được an bài từ lâu của họ.

        Các sĩ quan trung đoàn của y hốt hoảng lo sợ khi thấy tâm trạng nổi loạn trong binh lính của mình, rất sung sướng tìm ra một người, dù sao đi nữa, dường như tự bản thân, nắm được thục chất của vấn đề. Hạ sĩ Hitler mong được tiếp tục động viên và được sử dụng như một "sĩ quan giáo dục chính trị" hoặc nhân viên. Dưới cái vỏ này, y thu thập tin tức về những ý đồ binh biến, có tính chất lật đổ. Sau đó, một sĩ quan cấp trên của y báo cho y đến dự những cuộc mít tinh của các đảng chính trị địa phương thuộc mọi hình thái. Một tối tháng chín năm 1919, viên hạ sĩ đến một cuộc mít tinh của Đảng Công nhân Đức tại một nhà máy bia ở Munich. Tại đây, lần đầu, y nghe người ta phát biểu theo cách của y, kín đáo chống lại những người Do Thái, những kẻ đầu cơ tích trữ, "những tội phạm tháng 11" đã đẩy nước Đức xuống vục thẳm. Ngày 16 tháng 9, y gia nhập đảng nay và chẳng mấy chốc sau đó, kết hợp với công việc nhà binh, y nhận làm công tác tuyên truyền cho đảng này. Tháng 2 năm 1920, Đảng Công nhân Đức tổ chức cuộc mít tinh quần chúng đầu tiên ở Munich. Tại đây Adolf Hitler tự mình chi phối các nghi thức và phác thảo cương lĩnh hai mươi lăm điểm của đảng. Bấy giờ y trở thành một nhà chính trị. Cuộc vận động cứu nước của y bắt đầu. Tháng 4, y giải ngũ và tập trung phát triển đảng. Vào giữa năm tiếp theo, y chống lại các lãnh tụ đầu tiên, và với niềm say mê và thiên tài của mình, y ép buộc bè bạn, những người này như bị thôi miên, công nhận quyền lực cá nhân của y. Y đã là "lãnh tụ". Tờ báo Voelkischer Beobachter được mua chuộc thành cơ quan của đảng.

        Những người Cộng sản không lâu nhận ra kẻ thù của họ. Họ cố gắng giải tán các cuộc mít tinh của Hitler và trong những ngay cuối năm 1929, y tổ chức những đơn vị xung kích đầu tiên của mình. Đến lúc này, nhiều biến động đã xảy ra trong các giới địa phương ở Bavaria. Trong nỗi đau khổ về đời sống của người Đức, vào những năm đầu sau chiến tranh, nhiều người bắt đầu nghe theo sách Phúc Âm mới. Sự tức giận sôi sục của toàn nước Đức đối với việc Pháp chiếm đóng vùng Ruhr năm 1923, đem lại lợi thế cho cái bây giờ gọi là Đảng Quốc Xã, tạo nên một đợt đông đảo những người gia nhập đảng này. Sự sụp đổ của đồng Mác phá hủy cơ sở của giai cấp trung lưu Đức, nhiều người trong họ, trong con thất vọng, trở thành thành viên của đảng mới, và tìm thấy sự giảm nhẹ khổ cực trong căm hờn, trong ý muốn báo thù và nhiệt tình yêu nước.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:56:44 am

        Khởi đầu, Hitler khẳng định rằng con đường dẫn tới quyền lực sẽ mở rộng trước mắt nhờ gây hấn và bạo lục, chống lại nền cộng hòa Weimar sinh ra từ nỗi nhục bại trận. Vào tháng 11 năm 1923 "Lãnh tụ" này nắm được một nhóm người kiên quyết chung quanh mình, trong số này thì Georing, Hess, Rosenberg và Roehm là những nhân vật lỗi lạc. Những con người hành động này quyết định là đã đến lúc chiếm lấy quyền lực ở bang Bavaria. Tướng Von Ludendorff, tham mưu trưởng quân đội Đức trong phần lớn cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cho mượn danh nghĩa và uy tín quân sự của ông vào việc mạo hiểm này, và hành quân tiến lên trước trong cuộc nổi dậy. Trước kia, trước chiến tranh, người ta thường nói: "Sẽ không có cách mạng ở Đức vì ở đây, mọi cuộc cách mạng bị cấm ngặt”. Nhân dịp này, nhà cầm quyền địa phương Munich cố gắng phục hồi câu châm ngôn đó. Các đội cảnh sát nổ súng. Khoảng hai chục người biểu tình bị giết. Hitler lao xuống đất và sau đó trốn thoát cùng với các lãnh tụ khác khỏi hiện trường. Tháng tư năm 1924 y bị kết án bốn năm tù.

        Mặc dù nhà cầm quyền duy trì được trật tự và tòa án Đức phải trừng phạt những kẻ biểu tình, nhưng dư luận quần chúng lại cho rằng họ đang đánh vào người máu mủ ruột thịt của mình, đang vô tình giúp người nước ngoài thực hiện mưu đồ của họ, làm tổn hại cho những đúa con trung nghĩa nhất của nước Đức. Bản án của Hitler được giảm từ bốn năm xuống còn mười ba tháng. Tuy nhiên, tại pháo đài Landsberg những tháng này đủ cho y hoàn thành đề cương cuốn Mein Kampf, một luận án triết học chính trị của y đề tặng cuộc nổi dậy mới kết thúc gần đây. Cuối cùng khi y nắm chính quyền thì đối với những nhà cầm quyền chính trị và quân sự các cường quốc đồng minh, không có cuốn sách nào đáng được nghiên cứu kỹ hơn. Tất cả ở đây là chương trình phục hồi nước Đức, là kỹ thuật tuyên truyền của đảng, là kế hoạch đánh nhau với chủ nghĩa Mác-xít, là quan niệm về một nhà nước Quốc Xã, là vị trí chính đảng của nước Đức tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới - Đây là kinh Koran mới về niềm tin và chiến tranh: khoa trương, dài dòng, không ra hình thù gì, nhưng lại chứa đầy những lời phán truyền của nó.

        Luận điểm chủ yếu của cuốn Mein Kampf rất giản đơn. Con người là một con vật tranh đấu, cho nên quốc gia là một cộng đồng của những chiến sĩ, một đơn vị chiến đấu. Bất cứ sinh vật đang tồn tại nào ngùng chiến đấu cho sự sống còn của mình thì phải bị tiêu diệt. Một nước hay một chủng tộc ngừng chiến đấu sẽ bị hủy diệt. Khả năng chiến đấu của một chủng tộc tùy thuộc vào sự tinh khiết của nó. Vì lý do này, cần thiết giải thoát nó khỏi việc nước ngoài làm mất tính chất thiêng liêng của nó. Chủng tộc Do Thái do tính phổ biến tất yếu theo chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa quốc tế. Chủ nghĩa hòa bình là tội ác làm chết người bởi vì nó có nghĩa là sự đầu hàng của chủng tộc trong cuộc chiến đấu để tồn tại. Bởi vậy nhiệm vụ đầu tiên của mỗi nước là quốc hữu hóa quần chúng nhân dân. Mục đích cuối cùng của giáo dục là tạo ra một người Đức có thể trở thành một người lính với mức huấn luyện tối thiểu. Sự biến động đột ngột vĩ đại nhất của lịch sử phải là không thể tưởng tượng được nếu không do động lực say mê cuồng loạn. Đức tính hòa bình và trật tự tư sản không thể làm được việc gì. Thế giới ngay nay đang vận động hướng về một sự biến động đột ngột như vậy, và nước Đức mới phải lo liệu cho chủng tộc sẵn sàng đối với những quyết định vĩ đại nhất cuối cùng trên quả đất này.

        Chính sách ngoại giao có thể là vô lương tâm. Để cho một dân tộc chìm đắm một cách anh hùng thay vì trông thấy nó có thể phồn vinh và sống sót, không phải là nhiệm vụ của khoa ngoại giao. Chỉ có Anh và Ý có thể là đồng minh của Đức. Chừng nào mà Đức không tự lo liệu lấy thì sẽ không có ai lo liệu cho. Những tỉnh bị mất của nó không thể lấy lại bằng những lời cầu xin Thượng Đế, hoặc bằng những niềm hy vọng thành kính ở Hội Quốc Liên, mà chỉ bằng sức mạnh của vũ khí. Nước Đức không được phép lặp lại sai lầm là cùng một lúc đánh tất cả mọi kẻ thù. Tấn công nước Pháp với những lý do hoàn toàn cảm tính nhất định là điên rồ. Cái mà nước Đức cần là sự tăng thêm lãnh thổ ở Châu Âu. Chính sách thuộc địa của Đức trước chiến tranh là sai lầm và phải được từ bỏ. Nước Đức phải tìm kiếm sự bành trướng sang nước Nga và đặc biệt là các nước vùng Baltic. Không có liên minh nào với nước Nga được tha thứ. Cùng với nước Nga tiến hành chiến tranh chống phương Tây nhất định là có tội, bởi vì mục đích của những người Xô Viết là sự chiến thắng của đạo Do Thái quốc tế. Đó là những trụ cột vững chắc trong chính sách của y.

        Bị đè nén và bị quấy rối bởi tình trạng rối loạn và xung đột về đảng phái, những người thắng trận không chú ý đến việc Hitler tiến hành đấu tranh không ngừng và ngày càng nổi bật như là một hình ảnh tiêu biểu của quốc gia. Một khoảng thời gian dài trôi qua trước khi chủ nghĩa Quốc Xã hay Đảng Quốc Xã, như nó được gọi, giành được một chỗ dựa vũng chắc trong số đông nhân dân Đức, trong các lực lượng vũ trang, trong bộ máy nhà nước. Nó cũng trở thành, giữa các nhà tư bản công nghiệp khiếp sợ chủ nghĩa Cộng sản, một cơ quan quyền lực trong đời sống nước Đức được khắp thế giói chú ý. Cuối năm 1924, khi ra khỏi nhà tù, Hitler tuyên bố rằng y cần năm năm để tể chức lại phong trào.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:13:25 am

*

        Một trong những điều khoản dân chủ của Hiến pháp Weimar quy định các cuộc tuyển cử Quốc hội, bốn năm một lần. Người ta hy vọng với điều khoản này chắc chắn nhân dân Đức phải có được quyền kiểm soát Quốc hội hoàn toàn và liên tục. Dĩ nhiên trong thực tiễn điều đó chỉ có nghĩa là họ luôn luôn sống trong bầu không khí náo động của con sốt chính trị và vận động bầu cử không ngừng. Sự tiến bộ của Hitler và học thuyết của y vì vậy được mọi người chú ý. Năm 1928 đảng của y chỉ có 12 ghế trong Quốc hội. Năm 1930 con số này là 107, năm 1932 là 230. Trong thời gian này, toàn bộ cơ cấu của nước Đức đều tràn ngập những cơ quan và kỷ cương của đảng Quốc Xã, và đủ mọi thứ đe dọa, những lời sỉ nhục và hành động hung ác nhắm vào người Do Thái.

        Trong bản tường thuật này, không cần thiết theo dõi từng năm sự phát triển phức tạp của vấn đề, với tất cả những sự giận dữ, những hành động côn đồ và tất cả mọi sự thăng trầm của nó. Ánh sáng mặt trời yếu ớt của thành phố Locamo đã chiếu sáng quang cảnh này. Sự tiêu pha hoang phí số tiền vay của Mỹ gây ra cảm giác về một sự phồn vinh trở lại. Thống chế Hindenburg làm Tổng thống nước Đức và Streseman là Bộ trưởng Ngoại giao. Đáp lại nhà cầm quyền to lớn, oai vệ mà họ yêu mến sâu sắc, đa số nhân dân Đức kiên định, đúng đắn trung thành với ông cho đến lúc ông hấp hối. Nhưng những nhân tố mạnh mẽ khác cũng đang hoạt động trong một nước đã quẫn trí mà đối với nó, nền cộng hòa Weimar không thể tỏ ra nhạy cảm về an ninh, không thể đáp ứng thích đáng thanh danh quốc gia hay ý muốn báo thù.

        Đằng sau cái vỏ ngoài của chính quyền Cộng hòa và các thể chế dân chủ, do những người thắng trận đặt ra, và bị làm hư hỏng cùng với sự bại trận, thì quyền lực chính trị thực tế ở Đức và cấu trúc bền vững của quốc gia trong những năm sau chiến tranh là bộ Tổng tham mưu quân đội Đức hay là Reichswehr. Chính họ bí mật bố trí cơ sở cho việc tái vũ trang nước Đức, sắp đặt và hạ bệ Tổng thống và nội các. Họ tìm thấy ở Thống chế Hindenburg một biểu tượng cho quyền lực của họ và là một con rối trong tay họ. Nhưng đến năm 1930 thì Hindenburg đã ở tuổi 83. Năng lực hiểu biết về mặt trí tuệ của ông ngày càng suy sụp. Ông trở nên ngày càng có thành kiến, độc đoán, suy yếu vì tuổi già. Trong chiến tranh người ta nghĩ về ông như một thần tượng, những người yêu nước có thể chúng tỏ sự khâm phục của họ bằng việc bỏ những số tiền lớn ra để mua một cái đinh dùng treo tấm hình của ông. Điều này minh họa con người thực sự của ông lúc ấy - "Người Khổng Lồ bằng gỗ" - Rõ ràng đối với các tướng lãnh là đến một lúc nào đó, phải tìm được một người kế tục thay thế vị Thống chế già nua. Tuy nhiên việc tìm kiếm người mới lại xảy đến bất thình lình do tình hình » phát triển dữ dội và sự tác động mạnh mẽ của phong trào Quốc Xã. Sau cuộc nổi dậy thất bại năm 1923 ở Munich, Hitler tuyên bố một chương trình hợp pháp nghiêm ngặt trong khuôn khổ nền Cộng hòa Weimar. Vậy mà đồng thời y lại khuyến khích và đặt kế hoạch phát triển các hệ thống tổ chức quân sự và bán quân sự của Đảng Quốc Xã. Từ những khởi điểm hết sức nhỏ bé, các lực lượng xung kích hay đảng viên Quốc Xã, với cốt lõi kỷ luật không đáng kể, các đội SS phát triển về số lượng và sức mạnh đến mức Reichswehr phải hoảng sợ khi nghĩ tới những hoạt động và sức mạnh tiềm tàng của chúng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:16:20 am

        Đúng đầu các hệ thống tổ chúc lực lượng xung kích là một tên lính đánh thuê Đức, Emst Roehm, người đồng chí và là bạn thân của Hitler suốt những năm chiến đấu. Roehm Tham mưu trưởng các lực lượng xung kích, là một người có tài năng và dũng cảm nhưng đầy tham vọng cá nhân và hư hỏng về tình dục. Những thói hư tật xấu của hắn không cản trở Hitler cộng tác với hắn suốt con đường gian hiểm đi đến quyền lực. Cân nhắc thận trọng nhất những dư luận đang lan tràn trong nước, Reichswehr với tư cách là một đẳng cấp và tổ chúc quân sự đối lập với phong trào Quốc Xã, bất đắc dĩ phải tự nhận thức rằng họ không thể kiểm soát nước Đức lâu hơn nữa. cả hai phải cùng chung một quyết tâm vực nước Đức ra khỏi vực thẳm và rửa nỗi nhục bại trận, nhung trong khi Reichswehr tiêu biểu cho cơ cấu đã được an bài của đế chế Kaiser, bảo vệ các giai cấp phong kiến, quý tộc, địa chủ và tầng lớp khá giả trong xã hội Đức, thì những đội xung kích với quy mô lớn đã trở thành một phong trào cách mạng. Họ khác những người Bôn-sê-vích mà họ phản đối kịch liệt, đúng như Bắc cực với Nam cực.

        Đối với Reichswehr, đối chọi với Đảng Quốc Xã là xé nát quốc gia bại trận này ra tùng mảnh. Năm 1931 và 1932, vì lợi ích riêng của mình và lợi ích của đất nước, các thủ lĩnh quân đội thấy phải hợp nhất lực lượng với những người mà họ chống đối quyết liệt, gay gắt theo tinh thần Đức, về những vấn đề quốc nội. Về phần mình, dù sẵn sàng dùng bất cứ phương tiện • nào để chọc thủng các thành trì quyền lục; Hitler vẫn luôn luôn để ý đến việc lãnh đạo nước Đức vĩ đại và lòng trung thành của y với lý tưởng đang độ tuổi thanh xuân. Vì thế những điều kiện cho một sự thỏa thuận giữa y và Reichswehr đã có sẵn và đương nhiên là ở cả hai phía. Các thủ lãnh quân đội dần dần hiểu rằng sức mạnh của Đảng Quốc Xã là như thế, rằng Hitler là người duy nhất có thể kế tục Hindenburg với tư cách là người đứng đầu quốc gia Đức. Về phía mình, Hitler hiểu rằng, để thực hiện chương trình phục hồi nước Đức, thì một sự liên minh với những người ưu tú trong Reichswehr là rất cần thiết - Một cuộc mặc cả diễn ra và các nhà lãnh đạo quân đội Đức bắt đầu thuyết phục Hindenburg coi Hitler như là thủ tướng cuối cùng của Đế chế. Họ làm như thế để có được một thỏa thuận và muốn giới hạn hoạt động của đảng viên Quốc Xà, nhằm làm cho họ lệ thuộc vào Bộ Tổng tham mưu và cuối cùng thủ tiêu họ, nếu không có cách nào khác, Hitler đã giành được lòng trung thành của các lực lượng đang làm chủ nước Đức, địa vị hành pháp chính thức và quyền thừa kế hiển nhiên cương vị thủ trưởng của nhà nước Đức. Viên Hạ sĩ quan đã vượt một quãng đường khá xa.

        Tuy nhiên có một chuyện rắc rối riêng trong nội bộ. Nếu chìa khóa cho bất kỳ một sự phối hợp chỉ huy quân đội trong nước là Tổng tham mưu trưởng thì sẽ có nhiều bàn tay cố bám chặt vị trí này. Bây giờ tướng Kurt Von Schleicher sử dụng một ảnh hưởng tế nhị đôi lúc là quyết định. Ông là cố vấn chính trị dày kinh nghiệm của giới quân sự, kín đáo có khả năng chi phối. Mọi tầng lớp nhân dân và mọi bè phái suy nghĩ về ông trong một chừng mực ngờ vực, họ xem ông như một tác nhân chính trị khéo léo làm ăn được, có nhiều kiến thức ngoài sách vở của Bộ Tổng tham mưu và không thường gần gũi binh sĩ. Trong một thời gian dài Schleicher nhận ra ý nghĩa của phong trào Quốc Xã và sự cần thiết phải ngăn cản, kìm hãm nó lại. Mặt khác ông hiểu rằng trong cuộc công kích hết mức của bọn du thủ du thực này, với đội quân xung kích bí mật không ngừng phát triển của chúng, có một vũ khí, nếu được các chiến hữu của ông ở Bộ Tổng tham mưu sử dụng đúng đắn, có thể xác nhận lại sự vĩ đại của nước Đức và có lẽ cả việc củng cố vị trí của ông. Vói ý định này, trong năm 1931, Schleicher bắt đầu bí mật âm mưu với Roehm. Như vậy có hai sự việc cùng một lúc được tiến hành, Bộ Tổng tham mưu thì dàn xếp với Hitler, còn Schleicher ở giữa bọn họ thì theo đuổi âm mưu riêng với Roehm là người phụ tá số một và là người muốn trở thành địch thủ của Hitler. Những cuộc tiếp xúc giữa Schleicher với phần tử cách mạng của đảng Quốc Xã và đặc biệt với Roehm, kéo dài cho đến khi cả hai, ông và Roehm bị xử bắn ba năm sau, theo lệnh của Hitler. Việc này chắc hẳn đã đơn giản hóa tình hình chính trị và số phận của những kẻ còn sống sót.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:17:31 am

*

        Trong lúc ấy, đến lượt trận bão tuyết kinh tế tác động đến nước Đức. Các ngân hàng Hoa Kỳ, phải đối phó với những điều ràng buộc ngày càng tăng ở trong nước, nên đã từ chối những khoản vay xa phí của Đức - Phản úng này dẫn tới việc đóng của hàng loạt các nhà máy và sự phá sản đột ngột nhiều tổ chức kinh doanh là chỗ dựa cho sự hồi sinh hòa bình của nước Đức. Vào mùa đông năm 1930, thất nghiệp ở Đức lên tới 2.300.000 người. Các nước Đồng minh đề nghị nới bớt các khoản bồi thường một cách rộng rãi và từ thiện. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Streseman giành được thành công cuối cùng của mình bằng một thỏa thuận rút quân Đồng minh hoàn toàn khỏi vùng sông Rhin sớm hơn thời hạn quy định của Hòa ước.

        Nhưng quần chúng nhân dân Đức phần lớn tỏ ra lãnh đạm đối với những nhượng bộ đặc biệt của các nước thắng trận. Gần đây hơn hoặc trong những tình huống may mắn hơn, những nhượng bộ này được hoan hô như những biện pháp đáng kể trên con đường hòa họp và là sự quay trở lại nền hòa bình chân chính. Nhưng bây giờ nỗi lo sợ thất nghiệp luôn luôn ám ảnh quần chúng nhân dân Đức. Các giai cấp trung lưu đã bị phá sản và bị cuốn hút vào quá trình diễn biến dữ dội do sự tẩu tán đồng Mác. Những sức ép về kinh tế quốc tế xói mòn vị trí chính trị của ông Streseman và những sự công kích thậm tệ dữ dội của Đảng Quốc Xã của Hitler và của một số trùm tư bản nào đó đã đưa đến sự lật đổ ông ta. Ngày 28 tháng 3 năm 1930, Bruening người lãnh đạo Đảng Trung tâm Thiên chúa giáo trở thành Thủ tướng. Bruening là người Thiên chúa giáo tỉnh Westphalia và là một nhà yêu nước mưu cầu tạo lại nước Đức xưa dưới chiêu bài dân chủ hiện đại. Ông liên tục theo đuổi ý đồ chuẩn bị nhà máy cho chiến tranh. Ông cũng vật lộn nhằm ổn định nền tài chính giữa sự hỗn độn đang tăng lên. Chương trình kinh tế và cắt giảm nhân viên và tiền lương ngành dân sự của ông không được lòng dân. Dư luận căm ghét nổi ra nhiều náo động hơn bao giờ. Được Tổng thống Hindenburg ủng hộ, Bruening giải tán Quốc hội chống đối và cuộc bầu cử năm 1930 giữ ông ta lại với đa số. Bây giờ ông thực hiện cố gắng cuối cùng, nhằm củng cố cái gì còn lại của nước Đức xưa, chống lại việc kích động quần chúng theo chủ nghĩa dân tộc hiện đang nổi lên, quá khích và mất phẩm chất. Nhằm mục đích này, trước tiên, ông phải bảo đảm việc bầu lại Hindenburg làm Tổng thống.

        Thủ tướng Bruening chú ý đến một giải pháp mới và hiển nhiên. Ông quan niệm chỉ có phục hồi một vị hoàng đế mới đem lại hòa bình, an ninh và vinh quang cho nước Đức. Lúc ấy ông có thể chi phối vị thông chế già Hindenburg, và khi nào được bầu lại thì giữ nhiệm vụ trong nhiệm kỳ cuối cùng của mình với tư cách là quan nhiếp chính của một chế độ quân chủ được phục hồi. Chính sách này, nếu được thực hiện, nhất định lấp kín chỗ trống ở thành phần tối cao của quốc gia Đức mà Hitler bấy giờ hiển nhiên đang đi về hướng đó. Trong tất cả mọi tình huống thì đây là chiều hướng đúng. Nhưng Bruening có thể dẫn dắt nước Đức đến đó như thế nào? Bruening không dự định tạo lập lại một Đế chế thứ hai. Ông mong muốn một nền quân chủ lập hiến theo đường lối của Anh. Ông hy vọng một trong số con trai của Thái tử có thể là một ứng cử viên thích hợp.

        Vào tháng 11 năm 1931, ông nói riêng kế hoạch của mình với Hindenburg, mọi việc tùy thuộc vào ông này. Phản ứng của vị Thống chế già nua kịch liệt khác thường. Ông ta ngạc nhiên và phản đối. Ông tuyên bố rằng ông chỉ tự xem mình là người được ủy thác trông nom Hoàng đế. Bất kỳ một giải pháp nào khác là sự lăng nhục đến danh dự quân nhân của ông. Quan niệm về chế độ quân chủ mà ông tận tụy phục vụ không thể có việc kén người này, bỏ người kia trong đám hoàng tử. Tính chính thống không thể bị xâm phạm. Trong lúc ấy, khi nước Đức nhất định không chấp nhận sự quay trở lại của Hoàng đế, thì không có gì còn lại, trừ chính bản thân ông ta, Hindenburg.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:32:16 am

        Thủ tướng phải đương đầu với nhiều khó khăn, trừ phi Hindenburg chấp nhận một giải pháp về nền quân chủ, dẫu không chính thống, nếu không, thì là chế độ độc tài của Quốc Xã. Không thỏa thuận nào đạt được. Nhung dù Bruening có thể thuyết phục Hindenburg thay đổi quan điểm hay không, thì cũng buộc phải làm cho ông ấy được bầu lại làm Tổng thống, ít nhất cũng nhằm ngăn chặn sự sụp đổ chính trị ngay lập tức của Nhà nước Đức. Kế hoạch của Bruening thành công ở giai đoạn sau cuộc bỏ phiếu kín lần thứ hai, Hindenburg được bầu với đa số phiếu vượt các đối thủ của ông ta là Hitler và Thaelmann, đảng viên cộng sản. Cả vị trí kinh tế Đức và các mối quan hệ của nó với châu Âu bây giờ đều phải chịu sự thách thúc. Hội nghị tài giảm binh bị họp ở Genève, và Hitler tung ra một chiến dịch om sòm chống lại việc làm nhục nước Đức theo hòa ước Versailles. Với sự suy nghĩ thận trọng, Bruening dự thảo một kế hoạch có thể áp dụng rộng rãi về việc xét lại hòa ước. Tháng tư ông đi Genève và được đón tiếp thuận lợi không ngờ. Trong các cuộc đàm thoại giữa ông với MacDonald, Stimson và Norman Davis của Mỹ, dường như có thể đạt được thỏa thuận đó. Cơ sở đặc biệt của thỏa thuận này là nguyên tắc về sự "bình đẳng lực lượng vũ trang" giữa Đức và Pháp, nguyên tắc này lệ thuộc vào nhiều giải thích khác nhau. Như những chương sau sẽ giải thích, thực kinh ngạc là bất kỳ ai có đầu óc minh mẫn đáng lẽ phải hình dung rằng nền hòa bình kia sao lại có thể được xây dựng trên những cơ sở như vậy. Nếu điểm quan trọng này được các nước thắng trận thừa nhận thì đúng là nó có thể đưa ông Bruening ra khỏi cảnh ngộ của ông ta hiện nay, và lúc đó bước tiếp theo, và là bước khôn ngoan, phải là sự xóa bỏ việc bồi thường cho sự phục hồi châu Âu. Một sự dàn xếp như vậy dĩ nhiên nhất định làm tăng thêm địa vị cá nhân của Bruening giúp cho cuộc dàn xếp thắng lợi.

        Norman Davis, đại sứ Mỹ lưu động, gọi điện thoại cho Thủ tướng Pháp Tardieu từ Paris đến ngay Genève. Nhưng không may cho Bruening, Tardieu nhận được những tin tức khác. Schleicher bận việc ở Berlin và vừa mói cảnh cáo đại sứ Pháp không nên đàm phán với Bruening vì ông ta sắp sụp đổ đến nơi. Cũng rất có thể Tardieu đang quan tâm tới vị trí quân sự của Pháp theo công thức "Sự    ngang bằng lực lượng vũ trang”.

        Dù   sao đi nữa Tardieu không    đến Genève, và ngày 1 tháng 5    Bruening quay   về Berlin. Lúc ấy, trở về tay không là tai hại cho ông ta. Những biện pháp   quyết liệt, thậm chí liều mạng, đều cần đến để đương đầu với sự sụp đổ của nền kinh tế bị đe dọa bên trong nước Đức. Chính phủ ít được lòng dân của Bruening không có sức mạnh cần thiết cho những biện pháp này. Ông ta tiếp tục vùng vẫy suốt tháng năm, trong lúc đó, trong cảnh biến ảo nhiều màu sắc của các quan điểm chính trị trong quốc hội Pháp, Tardieu bị ông Herriot thay thế.

        Thủ tướng mới của Pháp bày tỏ ý định của mình sẵn sàng thảo luận công thức đạt được ở các cuộc hội đàm Genève. Đại sứ Mỹ ở Berlin được chỉ thị cố gắng thuyết phục thủ tướng Đức đến Genève không chậm trễ. Bruening nhận được thông báo này trước ngày 30 tháng 5. Nhung cùng lúc đó thế lực của Schleicher chiếm ưu thế. Hindenburg cũng đã được thuyết phục phải gạt bỏ thủ tướng. Ngay buổi sáng ấy, sau lời mời của Mỹ, với tất cả hy vọng và khinh suất của nó, đến tay Bruening thì ông biết rằng số phận của ông đã được giải quyết, và vào buổi trưa, ông từ chúc để tránh sự sa thải thật sự. Chính phủ cuối cùng ở nước Đức sau chiến tranh đã kết thúc như vậy, chính phủ này có thể dẫn dắt nhân dân Đức được hưởng một hiến pháp văn minh, ổn định và mở ra những kênh giao lưu hòa bình với các nước láng giềng. Nếu không có sự vận động ngầm của Schleicher và sự chậm trễ của Tardieu thì những lời đề nghị của các nước đồng minh với Bruening nhất định chắc chắn cứu được ông ta. Nhũng đề nghị này sau đó được thảo luận với một phương pháp khác và với một con người khác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:14:39 am
        
4

NHỮNG NĂM THÁNG BUỒN THẢM 1931 - 1933

        Chính phủ Anh, kết quả của cuộc Tổng tuyển cử năm 1931, bề ngoài có vẻ là một chính phủ mạnh nhất, nhưng thực tế là một chính phủ yếu nhất trong lịch sử nước Anh. Ông Ramsay MacDonald, Thủ tướng, dựa cả vào hai đảng một cách hết sức cay đắng, tự tách khỏi Đảng Xã hội mà ông đã dành cả cuộc đời để sáng lập để đúng đầu một chính quyền trên danh nghĩa là liên hiệp, nhung thực tế là do Đảng Bảo thủ chi phối. Ông thường suy nghĩ một cách uể oải. Ông Baldwin thích thực chất hơn là hình thúc của chính quyền, hoạt động trầm lặng ở hậu trường. Ngoài John Simon, một trong số lãnh tụ của nhóm tự do được bổ nhiệm vào Bộ Ngoại giao, công việc chủ yếu về nội vụ thì ông Neville Chamberlain đảm nhiệm và chẳng bao lâu thì trở thành Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công đảng bị đổ lỗi vì thất bại trong vụ khủng hoảng tài chính, bị gạch xóa ở các nơi bầu cử do ông George Lansbury, một người theo chủ nghĩa hòa bình cực đoan lãnh đạo. Trong thời gian 4 năm ba tháng của chính quyền này, từ tháng 8 năm 1931 đến tháng 11 năm 1935, tình hình toàn bộ châu Âu lục địa bị đảo lộn.

*

        Toàn nước Đức xôn xao, nhiều sự kiện lớn diễn tiến, Papen kế tục Bruening làm Thủ tướng, còn Schleicher, tướng chính trị, cho đến nay toan cai trị nước Đức bằng trí thông minh và mưu đồ, nhưng cơ hội không còn. Papen hy vọng cai trị với sự ủng hộ của đám tùy tùng của Tổng thống Hindenburg và của nhóm quốc gia cực đoan trong quốc hội. Ngày 20 tháng 7, một biện pháp quyết định được thực hiện. Chính quyền của Đảng Xã hội ở Prussia bị hất cẳng bằng vũ lục. Nhung đối thủ của Papen ham quyền lực. Theo sự trù tính của Schleicher, công cụ nằm trong những lực lượng bí mật được ẩn giấu, đang lao vào các hoạt động chính trị của nước Đức đằng sau thế lực và tên tuổi đang lên của Hitler, ông hy vọng biến phong trào Hitler thành một tên đầy tớ ngoan ngoãn của Reichswehr (Cục Phòng vệ của Đế chế) và như vậy thì bản thân ông nắm được quyền chỉ huy cả hai. Nhũng cuộc tiếp xúc giữa Schleicher và Roehm, người lãnh đạo quân xung kích của Quốc Xã, bắt đầu từ năm 1931 và kéo dài trong năm tiếp theo, đưa đến những quan hệ rõ ràng hơn giữa Schleicher và bản thân Hitler. Con đường dẫn tới quyền lục cho cả hai người dường như chỉ bị cản trở bởi Papen và do Hindenburg để lộ sự tin cậy vào ông này.

        Tháng tám năm 1932, Hitler đến Berlin theo lời mời riêng của Tổng thống. Cơ hội cho một bước tiến về phía trước dường như trong tầm tay. Mười ba triệu cử tri Đức đứng sau Furhrer "Lãnh tụ"1. Chỉ cần một câu hỏi là liệu y có được giao chức vụ quan trọng? Bây giờ y gần như ở vào địa vị của Mussolini vào ngày hôm trước cuộc hành quân vào Rome. Nhưng Papen không quan tâm đến lịch sử gần đây của Ý. Ông được Hindenburg ủng hộ và không có ý định từ chức. Vị Thống chế già nhận ra Hitler. Ông thản nhiên nói: "Con người này mà làm Thủ tướng à? Ta sẽ bổ nhiệm hắn làm giám đốc bưu điện, dường như hắn biết liếm cái tem có hình cái đầu ta?". Trong các giới cung đình, Hitler không có được cái thế lực giống như các đối thủ của mình.

        Trong nước toàn bộ cử tri rộng lớn bồn chồn áy náy, không mục đích, tháng mười một năm 1932, lần thứ năm trong một năm, các cuộc tuyển cử được tiến hành khắp nước Đức. Đảng Quốc xã suy sụp, số 230 ghế của họ giảm xuống con 196. Những người Cộng sản giành được cán cân lực lượng. Khả năng mặc cả của The Fuehrer vì vậy bị yếu đi. Xét cho cùng, không có y, có lẽ tướng Schleicher đã có thể hành động, ông ta giành được sự ủng hộ trong giới cố vấn của Hindenburg.

----------------
        1. Furhrer "lãnh tụ": tước vị khoác cho Hitler với tư cách là người dứng đầu nước Đức Quốc xã.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:15:01 am

        Ngày 17 tháng 11 Papen từ chức và Schleicher trở thành Thủ tướng. Thủ tướng mới có nhiều khả năng bị giật dây ở hậu trường hơn là ở hội nghị công khai cấp cao nhất của chính quyền. Ông cãi nhau với quá nhiều người. Hitler cùng Papen và những người theo dân tộc chủ nghĩa, bấy giờ đứng về phía chống lại ông; còn những người Cộng sản chiến đấu chống bọn Quốc xã ngoài đường phố và chống chính phủ bằng những cuộc bãi công, khiến ông không thể thực thi quyền lực. Papen đem ảnh hưởng riêng của mình quy vào Tổng thống Hindenburg. Xét cho cùng, phải chăng giải pháp hay nhất không phải là xoa dịu Hitler bằng cách buộc y nhận lãnh những trách nhiệm và gánh nặng của chức vụ. Nhưng cuối cùng Hindenburg miễn cưỡng đồng ý. Ngày 30 tháng giêng năm 1933, Adolf Hitler nhận chúc Thủ tướng nước Đức.

        Ngày 2 tháng Hai, mọi cuộc mít tinh biểu tình của đảng Cộng sản Đức đều bị cấm. Trên toàn nước Đức, bắt đầu một cuộc lùng ráp tịch thu vũ khí bí mật của những người Cộng sản. Điểm cao nhất là vào đêm 27 tháng Hai năm 1933, tòa nhà Quốc hội bùng cháy. Đảng viên Quốc xã, đảng viên đảng Áo đen và các tổ chức bổ trợ của họ được động viên. Trong đêm xảy ra bốn nghìn cuộc bắt bớ kể cả việc bắt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản. Những biện pháp này đều giao cho Goering bấy giờ là Bộ trưởng Nội vụ Phổ thực hiện. Họ tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ phục vụ cho các cuộc bầu cử sắp tới và đánh bại những người Cộng sản, kẻ thù kinh khủng nhất của chế độ. Tổ chức chiến dịch bầu cử là nhiệm vụ của Goebbels, ông này không khéo léo và cũng không nhiệt tâm.

        Nhưng vẫn còn nhiều lực lượng ở Đức chống đối chủ nghĩa Hitler. Những người Cộng sản thu được 81 ghế, những người Xã hội 118 ghế, đảng Trung tâm 73 ghế và những đồng minh dân tộc chủ nghĩa của Hitler dưới sự lãnh đạo của Papen và Hugenberg 52 ghế. Ba mươi ba ghế được phân phối cho nhóm Trung tâm hữu khuynh không quan trọng. Đảng viên Quốc xã thu được 17.300.000 phiếu với 288 ghế. Kết quả này khiến Hitler và các đồng minh dân tộc chủ nghĩa của y kiểm soát quốc hội. Vì vậy và chỉ vì vậy mà Hitler bằng đủ mọi cách đạt đa số phiếu của nhân dân Đức. Trong những cách thông thường của chính quyền đại nghị văn minh, một thiểu số cũng có ảnh hưởng và được tôn kính xứng đáng trong nước. Nhưng trong nước Đức Quốc xã mới này, những nhóm thiểu số bấy giơ chẳng có quyền gì hết.

        Ngày 21 tháng 3 năm 1933, tại nhà thờ ở Potsdam sát cạnh mộ Frederick đại đế, Hitler khai mạc Quốc hội thứ nhất của đế chế thứ ba. Các đại diện của Reichswehr, biểu tượng sức mạnh liên tục của nước Đức và những sĩ quan cao cấp của S.A và s.s, những nhân vật mới của nước Đức hồi sinh ngồi ở gian chính của nhà thờ. Ngày 24 tháng 3, đa số Quốc hội, áp đảo hoặc làm cho tất cả địch thủ kinh sợ, đã phê chuẩn, bằng 441 phiếu thuận và 94 phiếu chổng, quyền hạn hoàn toàn ban bố tình trạng khẩn cấp cho Thủ tướng Hitler trong bốn năm. Khi kết quả được công bố, Hitler quay sang hàng ghế những đảng viên Xã hội và nói lớn: "Bây giờ, tôi không cần các ông nữa".

        Được cuộc bầu cử kích động, những đội hình hàng dọc đắc chí của Đảng Quốc xã diễu qua lãnh tụ của họ bằng cuộc rước đuốc cuồng nhiệt qua các đường phố Berlin. Đó là một cuộc đấu tranh lâu dài khó hiểu đối với người ngoại quốc đặc biệt là những ai chưa biết đến nỗi dằn vặt của sự bại trận. Cuối cùng Adolf Hitler đến, nhưng y không đơn độc. Y được gọi từ vực thẳm của chiến bại, từ những day dứt kín đáo, man rợ tiềm ẩn trong chủng tộc đông đảo nhất, tốt bụng nhất, tàn nhẫn nhất, hay lý sự nhất và xấu số nhất ở Châu Âu. Y là thần tượng, thần tượng đáng sợ, một thần Moloch ăn ngấu nghiến tất cả mọi thứ mà y là thầy tế và là hiện thân. Tôi không có thẩm quyền diễn tả hành động hung ác côn đồ không thể tưởng tượng mà nhờ đó bộ máy căm thù và bạo ngược này cấu thành và được rèn luyện thành thạo. Qua sự miêu tả nay, tôi muốn trình bày cho độc giả sự thật kinh khủng, mới lạ và vô ý thúc đã diễn ra trên thế giới: NƯỚC ĐỨC DƯỚI THỜI HITLER và NƯỚC ĐỨC ĐANG CHUẨN BỊ CHIẾN ĐẤU.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:16:25 am

*

        Trong lúc những thay đổi chết người này đang diễn ra ở Đức, thì chính phủ của ông MacDonald - Baldwin ở Anh nhất định đòi cho được những cắt giảm và hạn chế do khủng hoảng tài chính, và cứ một mực nhắm mắt bịt tai trước những triệu chúng đáng lo ngại ở châu Âu. Bằng những cố gắng sôi nổi nhằm đạt được một việc giải trừ quân bị của các nước thắng trận ngang bằng với điều đã buộc nước bại trận phải tôn trọng theo hòa ước Versailles, ông MacDonald và các bạn đồng sự Bảo thủ và Tự do của ông thúc ép một loạt đề nghị hướng về tương lai tại Hội Quốc Liên và thông qua các con đường công khai khác. Mặc dù những sự kiện chính trị của họ vẫn liên miên không ổn định và những biến chuyển chẳng có tầm quan trọng gì đặc biệt, người Pháp vẫn ngoan cố coi quân đội Pháp như là trung tâm, là cột trụ của đời sống nước Pháp và của tất cả các đồng minh của họ. Thái độ này làm cho họ bị chê trách cả ở Anh và ở Mỹ. Dư luận báo chí và công chúng không còn biết đâu là sự thật, nhưng chiều hướng chống đối thì rất rõ rệt.

        Đức thì lên án tính nhu nhược cơ bản và sự sa sút cố hữu mà hình thức xã hội dân chủ đại nghị bắt các chủng tộc Bắc Âu phải chịu. Vói tất cả nghị lực dân tộc của Hitler đằng sau họ, họ nhiễm thói ngạo mạn. Tháng 7 năm 1932, phái đoàn đại biểu của họ đã thu thập giấy tờ và rồi khỏi hội nghị giải trừ quân bị. Việc thuyết phục họ quay trở lại, trở thành mục tiêu chính trị hàng đầu của các nước đồng minh thắng trận. Tháng 11, dưới sức ép dữ dội, liên tục, của Anh, Pháp đề nghị một giải pháp, được gọi một cách không đúng đắn là "Kế hoạch Herriot". Thực chất của kế hoạch này là sự lập lại mọi lực lượng vũ trang phong vệ của châu Âu thành những lực lượng quân đội ngắn hạn với số lượng hạn chế, thừa nhận địa vị bình đẳng nhung không cần thiết phải thừa nhận sự bình đẳng về số quân hiện có. Về thực tế và về nguyên tắc, việc thừa nhận địa vị bình đẳng cuối cùng làm cho việc không thừa nhận sự ngang bằng về quân số là không thể được. Điều này cho phép các chính phủ đồng minh trao cho nước Đức "Quyền bình đẳng trong một hệ thống nhất định đem lại an ninh cho mọi quốc gia". Dưới một số biện pháp bảo vệ nào đó, người Pháp buộc phải công nhận công thức vô nghĩa này. Dựa vào điều này, người Đức đồng ý trở lại hội nghị giải trừ quân bị. Điều này được hoan nghênh như là một thắng lợi đáng kể cho hòa bình. Được quần chúng yêu mến khích lệ, ngày 16 tháng 3 năm 1933. Chính phủ Hoàng Gia đưa ra - theo tác giả và là người cổ động cho nó - cái gọi là "Kế hoạch MacDonald" - Kế hoạch này công nhận, coi như điểm khỏi đầu của nó, việc thực hiện quan niệm của Pháp về lục lượng vũ trang ngắn hạn - trường hợp này xảy ra vào tháng Tám - và tiếp đến quy định con số quân đội chính xác cho mỗi nước. Quân đội Pháp phải được cắt giảm từ lục lượng thời bình là 500.000 người xuống con 200.000, còn người Đức được tăng lên tương đương số này. Lúc này quân đội Đức, dù chưa lấy ở đám quân dự bị đã qua huấn luyện - số này chỉ cần một loạt động viên nghĩa vụ quân sự theo chỉ tiêu hàng năm là có đủ - đã có thể lên tới đúng con số tương đương trên một triệu quân tình nguyện hăng hái, được trang bị một phần và với nhiều mẫu vũ khí mới nhất từ những nhà máy có thể cải tạo và đã được cải tạo một phần để trang bị cho họ. Kết quả thật không ngờ. Lúc này, Hitler là Thủ tướng, là Chúa tể toàn nước Đức, đã ban bố lệnh chiếm chính quyền nhằm dũng cảm lao tới trước, trên quy mô toàn quốc, cả ở những doanh trại luyện tập và ở các nhà máy, y cảm thấy sảng khoái trong một tư thế vững chắc. Thậm chí y không bận tâm tiếp nhận những đề nghị hào hiệp viển vông nài ép y. Với một thái độ khinh thường, y ra lệnh cho chính phủ Đức rút khỏi cả Hội nghị và cả Hội Quốc Liên.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:16:46 am

        Thật khó tìm ra một sự việc tương đương với sự thiếu khôn ngoan của chính phủ Anh và tính nhu nhược của chính phủ Pháp; tuy thế, họ cũng phản ảnh ý kiến của Nghị viện mình trong thời kỳ tai hại này. Mà Mỹ cũng không thoát khỏi sự khiển trách của lịch sử. Bị thu hút vào những công việc riêng của mình, vào những quyền lợi, những hoạt động, và những rủi ro rất nhiều của một cộng đồng tự do, họ thường há mồm nhìn những thay đổi rộng lớn đang diễn ra ở Châu Âu, và cho rằng những việc đó không phải là của họ. Lực lượng sĩ quan quan trọng mang tính nhà nghề của Mỹ rất giỏi, được đào tạo nhiều, đã nghĩ ra ý kiến riêng của họ, nhưng những ý kiến này không tác động đáng kể đến thái độ xa lánh không biết lo liệu trước, trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Nếu ảnh hưởng của Mỹ được sử dụng thì có thể kích động các nhà chính trị Anh, Pháp hành động ngay. Hội Quốc Liên vẫn là một tổ chúc có uy tín lớn có nhiệm vụ phải ngăn chặn sự đe dọa chiến tranh mới của Hitler bằng những hình phạt của luật pháp quốc tế. Trong trạng thái căng thẳng này, người Mỹ chỉ nhún vai để rồi trong một vài năm, họ phải đổ máu và tiêu hao tài sản để tự cứu lấy mình khỏi mối hiểm nguy ghê gớm.

        Bảy năm sau, khi ở Tours, tôi chúng kiến nỗi đau khổ cực độ của người Pháp, tất cả sự kiện này còn in trong trí óc, vì thế cho nên thậm chí khi đề cập đến những đề nghị cho một nền hòa bình riêng rẽ, tôi chỉ phát biểu những lời an ủi để làm yên lòng, và tôi vui mừng thấy mình đã nói được những lời như thế.

        Đầu năm 1931, tôi chuẩn bị một cuộc nói chuyện đáng kể ở Hoa Kỳ và tôi đến New-York. Ở đây, tôi bị một tai nạn nghiêm trọng suýt nữa thì mất mạng. Ngày 13 tháng chạp tôi đến thăm ông Bernard Baruch. Khi xuống xe trái đường và đi bộ ngang qua đại lộ thứ 5, tôi không nhớ tới luật đi đường ngược chiều đang lưu hành ở Mỹ, hoặc ánh đèn đỏ, lúc đó không còn sử dụng ở Anh. Thế là xảy ra một sự va chạm choáng người. Trong hai tháng tôi là một người tàn phế. Từng bước một, tôi trở lại Nassau ở Bahamas, bằng đôi chân tê liệt. Trong tình trạng đó, tôi định làm một vòng bốn chục cuộc diễn thuyết khắp nước Mỹ, cả ngày nằm ngửa trong toa xe lửa, tối đến thì nói chuyện với thính giả rộng rãi. Tóm lại tôi cho đây là thời kỳ khó khăn nhất trong đời. Tôi gần như im lặng hoàn toàn cả năm nay, nhung cuối cùng sức khỏe của tôi cũng hồi phục.

        Nhũng năm từ 1931 đến 1935, ngoài sự lo lắng của tôi về công việc chung, là những năm riêng tư hết sức dễ chịu đối với tôi. Tôi kiếm ăn bằng cách đọc cho viết các bài báo được lưu hành rộng rãi không những ở Anh, Mỹ mà còn trong phần nhiều báo chí nổi tiếng ở mười sáu nước châu Âu, trước khi những tờ báo này bị Hitler bố trí người theo dõi và tấn công dữ dội. Thực tế là tôi sống lần hồi. Tôi viết liên tiếp nhiều tập "Cuộc đời của Marlborough". Tôi luôn luôn ngẫm nghĩ về tình hình châu Âu và việc tái vũ trang nước Đức. Chủ yếu tôi sống ở Chartwell, tôi phải giải trí nhiều ở đây. Tôi tự tay xây dụng một phần lớn hai túp nhà tranh và mấy bức tường cho một vườn rau rộng rãi, làm núi non bộ, vòi phun nước, một bể bơi lớn được lọc trong suốt và có thể được đun nóng để bổ sung cho ánh nắng hay thay đổi. Như vậy, từ sáng đến nửa đêm, không có lúc nào tôi buồn nản hay ăn không ngồi rồi, và với gia đình hạnh phúc chung quanh, tôi sống yên ổn trong nơi ở.

        Trong những năm này, nhiều lần tôi gặp Frederic Lindemann, giáo sư thực nghiệm trường Đại học Oxford. Lindermann là một người bạn cũ của tôi. Lần đầu tôi gặp ông vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh trước, trong cuộc chiến tranh này, ông làm cho người ta chú ý bằng việc thao tác trên không một số thí nghiệm cho đến nay thường dành cho những phi công táo bạo, nhằm khắc phục những nguy hiểm, lúc bấy giờ gần như có thể làm chết người, khi làm động tác bổ nhào quay. Chúng tôi càng thân nhau hơn từ năm 1932 trở đi, và ông ta thường đi ô tô khắp noi từ Oxford đến Chartwell và ở lại với tôi. Ở nhà tôi trong thời giờ ít ỏi buổi sáng, chúng tôi nói chuyện nhiều về những nguy cơ hình như đang ập lên đầu chúng tôi. Lindermann, vị "giáo sư", như bề bạn thường gọi, trở thành cố vấn trọng yếu của tôi về các mặt khoa học chiến tranh hiện đại, đặc biệt về công cuộc phòng thủ trên không và cả về những vấn đề bao hàm mọi thứ khoa học thống kê. Sự kết giao thú vị và phong phú này tiếp tục suốt cuộc chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:17:04 am

        Một bạn thân khác của tôi là Desmond Morton. Năm 1917, khi thống chế Haig bổ nhiệm toàn thể cán bộ giúp việc cho riêng ông, gồm những sĩ quan trẻ vừa mới ở hỏa tuyến, thì Desmond được giới thiệu với ông như là một tinh hoa của khoa nghiên cứu sử dụng pháo. Ngoài bội tinh chiến công, Desmond còn nổi tiếng là người bị bắn xuyên qua tim mà không chết và mãi mãi từ đó, ông sống hạnh phúc với viên đạn trong người. Tôi rất lánh mến và kết bạn với viên sĩ quan lỗi lạc và dũng cảm này. Năm 1919, khi trở thành Bộ trưởng Chiến tranh và Không quân, tôi bổ nhiệm ông ta vào chức vụ then chốt trong ngành tình báo mà ông ta nắm giữ trong nhiều năm. Ông là láng giềng của tôi, ở cách Chartwell chỉ một dặm đường. Ông được thủ tướng MacDonald cho phép nói chuyện thoải mái với tôi và cứ để cho tôi được thông tin đầy đủ. Ông trở thành cố vấn và tiếp tục chức vụ này trong thời gian chiến tranh, cho đến ngày đi tới thắng lợi cuối cùng.

        Tôi cũng làm bạn với Ralph Wigram, lúc bấy giờ là ngôi sao đang lên ở Bộ Ngoại giao và tại trung tâm của tất cả các sự kiện ngoại giao. Ông đã đạt tới một vị trí cao trong bộ này, họ cho ông được quyền phát biểu ý kiến về chính sách, được tự do quyết định một cách rộng rãi trong những cuộc tiếp xúc chính thức và không chính thúc. Ông là người có sức thuyết phục và dũng cảm. Súc thuyết phục của ông dựa trên kiến thúc và suy nghĩ sâu sắc chi phối con người ông. Cũng như tôi, nhưng với tin tức chắc chắn hơn, ông thấy rõ hiểm họa khủng khiếp đang đến gần. Điều này kéo chúng tôi lại với nhau. Chúng tôi thường xuyên gặp nhau tại ngôi nhà nhỏ của ông ở North Street, còn ông và bà Wigram đến lưu lại với chúng tôi ở Chartwell. Như các quan chúc cao cấp khác, ông nói chuyện với tôi một cách hoàn toàn tự tin. Tất cả điều này giúp tôi hình thành ý tưởng và làm cho vững chắc thêm quan điểm của tôi khi nhận định về hành động của Hitler.

        Rất quý cho tôi và có thể cho cả đất nước rằng tôi phải có những biện pháp tìm tòi dẫn đường và những cuộc bàn cãi tỉ mỉ nhiều năm như vậy trong phạm vi rất nhỏ hẹp này. Tuy nhiên về phần tôi, tôi cũng đã thu thập và đóng góp một số lượng thông tin lớn từ các người nước ngoài. Tôi có những cuộc tiếp xúc bí mật với nhiều bộ trưởng Pháp, với những người kế tiếp đứng dầu chính phủ Pháp - Ông Ian Colvin là phóng viên báo The News Chronicle (Tin tức thòi sự) ở Berlin. Ông lao rất sâu vào các hoạt động chính trị của nước Đức, kiến lập những tiếp xúc có tính chất cực kỳ bí mật với một vài tướng lĩnh quan trọng của Đức và cả với những nhân vật riêng rẽ có chí khí, thuộc tầng lớp trên ở Đức. Những người này đã thấy được trong hành động của Hitler, sự đổ nát đang đến gần của Tổ quốc họ. Nhiều người có địa vị cao từ Đức đến gặp tôi, đã thổ lộ tâm tình trong nỗi buồn cay đắng. Phần lớn họ bị Hitler giết trong thời kỳ chiến tranh. Từ những hướng khác, tôi có thể kiểm tra và cung cấp tin tức về toàn bộ trận địa phòng không của chúng tôi. Bằng cách này, tôi được cung cấp tin túc tốt như nhiều bộ trưởng của nhà vua. Tất cả những sự thật tôi thu thập từ các người kể cả những sự giao thiệp với nước ngoài, thỉnh thoảng tôi đều có báo cáo với chính phủ. Quan hệ riêng của tôi với các Bộ trưởng, cũng như với nhiều quan chức cao cấp là thoải mái và bí mật, và mặc dù tôi thường chỉ trích họ, chúng tôi vẫn giữ được một tinh thần bè bạn. về sau tôi được chính thúc bổ nhiệm tham gia vào nhiều kiến thức kỹ thuật bí mật nhất của họ. Do kinh nghiệm lâu ngày của bản thân tôi trong cơ quan tối cao, tôi có được những bí mật quốc gia quý giá nhất. Tất cả điều đó cho phép tôi hình thành và giữ vững những quan điểm, không phụ thuộc vào những gì đăng trên báo, dù các tờ báo này đem lại nhiều tin tức cho một cách nhìn sáng suốt.

        Độc giả thứ lỗi cho tôi với một đoạn văn đi ra ngoài để dành cho cá nhân trong một tâm trạng thư thái.

        Mùa hè năm 1932, nhằm mục đích có thêm tư liệu cho cuốn Life of Marlborough (Cuộc đời của Marlborough) của tôi, tôi đến thăm các chiến trường xưa ở Hà Lan và Đức. Đoàn gia đình chúng tôi kể cả "vị giáo sư" làm một cuộc hành trình thú vị dọc theo đường hành quân nổi tiếng của Marlborough từ Hà Lan đến sông Danube, qua sông Rhine ở Coblenz. Khi đi qua những vùng đẹp đẽ này từ thành phố cổ nổi tiếng này đến thành phố cổ nổi tiêng khác, dĩ nhiên tôi có hỏi về hoạt động của Hitler, tôi nhận thấy đây là vấn đề quan trọng nhất trong tâm trí mọi người Đức. Tôi cảm thấy một bầu không khí tràn đầy ảnh hưởng của Hitler. Sau một ngày đi qua bãi chiến trường của Blenheim, tôi lái xe vào Munkh và sống ở đây ngót một tuần lễ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:17:22 am

        Tại khách sạn Regina, một người đàn ông tự giới thiệu với vài người trong bọn tôi. Gã là ông Hanfstaengl, nói rất nhiều về "The Fuehrer" mà gã tỏ ra rất quen thuộc. Coi bộ gã là tay ba hoa sôi nổi, nói tiếng Anh thông thạo, tôi bèn mời gã đi ăn. Gã thuật lại một cách lý thú nhất những hoạt động và quan điểm của Hitler. Gã nói say sưa. Chắc hẳn gã được lệnh tiếp xúc với tôi. Rõ ràng gã rất khao khát làm vui lòng. Ăn xong, gã đến đàn piano, chơi và hát nhiều bài một cách xuất sắc đến nỗi tất cả chúng tôi đều hết sức thích thú. Hình như gã biết tất cả các giai điệu của Anh mà tôi ưa thích. Gã là người làm trò mua vui thành thạo, vào thời gian đó, như được biết thì gã là người rất được "The Fuehrer" ưa thích. Gã nói rằng tôi nên gặp ông ấy và không có gì dễ thu xếp hơn. Ông Hitler ngày nào cũng đến khách sạn vào khoảng 5 giờ và chắc nhất định rất lấy làm sung sướng được gặp tôi.

        Lúc này, tôi không có thành kiến dân tộc chống Hitler. Tôi ít biết học thuyết của y, hoặc lý lịch y, cũng không hiểu gì tính cách y. Tôi khâm phục những người ủng hộ Tổ quốc họ trong cảnh bại trận, thậm chí dù tôi ở phía bên kia. Y hoàn toàn có quyền trở thành một người Đức yêu nước nếu y thích. Tôi luôn luôn muốn Anh, Đức, Pháp trở thành bầu bạn. Tuy nhiên trong quá trình trò chuyện với Hanfstaengl, tình cờ tôi hỏi: "Vì sao lãnh tụ của ông hung bạo như vậy đối với người Do Thái? Tôi hoàn toàn hiểu sự tóc giận đối với những người Do Thái đã làm tổn hại hoặc chống lại đất nước, và tôi hiểu việc chống lại nếu họ cố giữ độc quyền quyền lực trong bất cứ lĩnh vục hoạt động nào, nhưng chống lại một người giản đơn là do dòng dõi của họ thì nghĩa là thế nào? Làm thế nào mà biết họ ra đời như thế nào?"

        Chắc gã đã phải nói lại điều này với Hitler, bởi vì vào khoảng trưa ngày hôm sau, gã trở lại có phần nghiêm nghị, cho biết rằng sẽ không có cuộc gặp gỡ giữa tôi và Hitler do gã bố trí, bởi vì Hitler chiều hôm đó không đến khách sạn. Đó là lần cuối cùng tôi hiểu rõ về "Putzi" - biệt danh của gã - mặc dù chúng tôi đã ở nhiều ngày hơn nữa ở khách sạn. Vì thế Hitler mất cơ hội duy nhất của y để gặp tôi. Về sau, khi y có mọi quyền lực, y nhiều lần mời tôi. Nhưng lúc bấy giờ, bận nhiều việc, nên tôi xin lỗi. Suốt thời gian này, nước Mỹ vẫn còn rất bận rộn với những sự việc dữ dội trong nước và các vấn đề kinh tế. Châu Âu và nước Nhật xa xôi bình tĩnh chăm chú theo dõi cường quốc Đức hiếu chiến đang thăng tiến. Sự lo lắng ngày càng tăng tại các nước Bắc Âu, tại các nước Liên minh nhỏ gồm ba nước Tiệp Khắc, Nam Tư, Rumani và tại một vài nước vùng Balkan. Nỗi lo âu sâu sắc thể hiện ở Pháp, tại đây dư luận rộng rãi đã nhận ra các hoạt động của Hitler và những sự chuẩn bị của Đức. Tôi được biết một bản liệt kê những vi phạm nghiêm trọng các hiệp ước ở múc độ rộng, nhung khi tôi hỏi các bạn Pháp vì sao không nêu vấn đề này trước Hội Quốc Liên, nước Đức phải được mời đến, thậm chí cuối cùng phải bị gọi đến để giải thích hành động của họ và tuyên bố họ đang làm gì. Thì tôi được trả lời rằng chính phủ Anh thường không tán thành một biện pháp gây hốt hoảng như vậy. Vì thế trong lúc ông MacDonald, cùng toàn bộ quyền lực của ông Baldwin, khuyên người Pháp tái cắt giảm binh bị, thì người Đức có thể trưởng thành nhảy vọt, và thời điểm cho họ hành động công khai đã tới gần.

        Để có thái độ công bằng với Đảng Bảo thủ, phải kể ra rằng ở mỗi cuộc họp của cộng đồng quốc gia, các đoàn thể bảo thủ, từ năm 1932 về sau, những nghị quyết ủng hộ một sự củng cố lập tức lực lượng vũ trang, nhằm đương đầu với mối hiểm nguy đang tăng lên từ bên ngoài, đều được thông qua hầu như nhất trí. Nhưng quyền năng của nghị viện do nhóm nghị sĩ phụ trách tổ chức của chính phủ tại hạ viện lúc ấy có hiệu lực như thế, vậy mà ba đảng trong chính phủ cũng như phe đối lập công đảng đã chìm đắm, hôn mê, đui mù đến nỗi những lời cảnh báo của các thuộc cấp của họ trong nước cũng như những dấu hiệu qua các thời kỳ và chứng cứ của cơ quan mật vụ thảy đều vô ích. Đây là một trong những thời kỳ đáng kinh sợ lại tái diễn trong lịch sử, khi quốc gia Anh huy hoàng dường như sụp đổ do tình trạng kiêu căng, mất đi mọi thể hiện khôn ngoan hoặc tính quả quyết, và có vẻ co rúm lại trước hiểm họa từ nước ngoài và hăng say với những lời lẽ vô vị rỗng tuếch hiền lành trong khi kẻ thù đang rền đúc vũ khí.

        Trong thời kỳ đen tối đó, những lãnh tụ có trách nhiệm của các đảng phái chính trị, hoan nghênh hoặc thông qua, không bác bỏ những tình cảm hèn hạ nhất. Năm 1933, theo cảm hứng của ông Joad, sinh viên Câu lạc bộ và Hội tranh luận thông qua nghị quyết một cách đáng hổ thẹn "Rằng Nghị viện này sẽ không bao giơ chiến đấu cho nhà vua và Tổ quốc họ". Thật dễ dàng cười xòa trước một tình tiết như vậy ở Anh, nhưng ở Đức, Nga, Ý, Nhật, ý nghĩa về một nước Anh suy đồi, thoái hóa bén rễ sâu và tác động đến nhiều tính toán cân nhắc. Những sinh viên ngu xuẩn này hành động không nhiều, đã thông qua nghị quyết đó, tưởng rằng số mệnh đã định là chẳng bao lâu nữa họ chiến thắng hoặc ngã xuống trong cuộc chiến tranh xảy ra sau đó và chứng tỏ mình là thế hệ giỏi nhất từ trước đến giờ được nuôi dưỡng ở Anh. Có thể ít tìm thấy được lý do để bào chữa cho các bậc huynh trưởng của họ là những người không có cơ hội tự cứu vãn bằng hành động.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:17:45 am
   
*

        Trong lúc sự biến đổi đáng sợ này về khả năng chiến tranh tương đối của các nước thắng trận và bại trận đang diễn ra ở Châu Âu, thì sự thiếu phối họp giữa những nước không xâm lược và yêu chuộng hòa bình cũng đã biểu lộ ở Viễn Đông. Chuyện này tạo thành một bên đối tác với các sự kiện diễn biến tai hại ở châu Âu, và phát sinh từ cùng một tình trạng tê liệt trong suy nghĩ và hành động giữa các nhà lãnh đạo với nhau của các nước Đồng minh trước kia và sau này.

        Trận bão tuyết kinh tế từ năm 1929 đến 1931 đã ảnh hưởng đến Nhật và không kém trong phần còn lại của thế giới. Từ năm 1914 dân số Nhật tăng từ 50 đến 70 triệu. Các xưởng luyện kim tăng từ 50 đến 140. Giá sinh hoạt tăng đều. Sản xuất gạo không thay đổi, gạo nhập khẩu đắt. Nhu cầu nguyên liệu và thị trường ngoài nước rất cấp bách. Trong tình trạng trì trệ dữ dội ở Anh và 40 nước khác, như những năm qua, ngày càng nhận thấy phải áp dụng những hạn chế hoặc biểu thuế quan chống lại hàng Nhật được sản xuất trong điều kiện lao động không liên quan đến những tiêu chuẩn của châu Âu hoặc Mỹ. Trung Quốc hơn bao giờ hết là thị trường xuất khẩu bông sợi và hàng công nghiệp khác, và hầu như là nơi cung cấp duy nhất than và sắt cho Nhật. Do đó việc đòi quyền hành trên khắp Trung Quốc trở thành đề tài chủ yếu trong chính sách của Nhật.

        Tháng chín năm 1931, viện cớ mất trật tự cục bộ, người Nhật chiếm Mukden và khu vục đường sắt Mãn Châu. Tháng giêng năm 1932, họ đòi giải tán tất cả các hiệp hội Trung Quốc có tính chất chống Nhật. Chính phủ Trung Quốc từ chối, và ngày 28, Nhật đổ bộ lên phía bắc Tô giới quốc tế ở Thượng Hải. Nhân dân Trung Quốc kháng chiến anh dũng, và mặc dù không có máy bay hay súng chống tăng hoặc vũ khí hiện đại nào, họ đã giữ vững cuộc kháng chiến được hơn một tháng. Cuối tháng hai, sau những tổn thất rất nặng nề, họ buộc phải rút khỏi vị trí phòng thủ trong vịnh Wu-Sung, lui về đóng quân tại các vị trí khoảng 12 dặm sâu trong nội địa. Đầu năm 1932 Nhật thành lập chính quyền bù nhìn Mãn Châu, một năm sau thì sáp nhập tỉnh Jehol của Trung Quốc vào xứ này. Và quân Nhật đã đi sâu vào những vùng không được phòng thủ và tới Vạn Lý Trường Thành. Hành dộng xâm lược này phù họp với sự phát triển sức mạnh của Nhật ở Viễn Đông và vị trí hải quân mới của họ trên biển.

        Từ phát đạn đầu tiên, hành động tàn bạo chống Trung Quốc khuấy động sự chống đối mạnh mẽ nhất ở Mỹ. Nhưng chính sách biệt lập là đòn xóc hai đầu. Phải chăng là thành viên của Hội Quốc Liên, lẽ ra Mỹ đã từng là nước ủy trị chủ yếu của Nhật, có thể chắc chắn khiến cho Hội đồng này cùng hành động chống Nhật, Về phần mình, chính phủ Anh tỏ ra không muốn một mình hành động với Mỹ, cũng không muốn bị lôi kéo vào cuộc đối đầu với Nhật xa hơn nữa những nhiệm vụ của họ theo hiến chương của Hội Quốc Liên. Trong một số giới ở Anh, có cảm giác phiền muộn về việc mất liên minh với Nhật làm suy yếu vị trí của Anh đối với mọi quyền lợi đã được xác lập từ lâu của mình ở Viễn Đông. Nếu trong tình trạng lúng túng tài chính nghiêm trọng đang phát triển ở châu Âu của mình, chính phủ Hoàng gia không tìm kiếm một vai trò nổi bật bên cạnh Mỹ ở Viễn Đông mà không có chút hy vọng nào về sự ủng hộ tương ứng của Mỹ ở châu Âu, thì chính phủ Hoàng gia có thể bị khiển trách nghiêm khắc.

        Tuy không đóng niên phí cho Hội Quốc Liên, Trung Quốc vẫn là thanh viên của Hội, họ chỉ khẩn khoản yêu cầu Hội sự công bằng mà thôi. Ngày 30 tháng 9 năm 1931, Hội Quốc Liên kêu gọi Nhật Bản rút ra khỏi Mãn Châu. Tháng chạp, một ủy ban được thành lập để lãnh đạo cuộc điều tra tại chỗ. Hội Quốc Liên giao cho bá tước Lytton, con cháu đáng kính của một dòng dõi tài năng, làm chủ tịch ủy ban. Với tư cách là thủ hiến bang Bengal và là phó vương của Ấn Độ, ông có kinh nghiệm nhiều năm ở phương Đông. Bản báo cáo được nhất trí là một tài liệu đáng lưu ý, làm cơ sở cho việc nghiên cứu nghiêm túc cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Toàn bộ bối cảnh sự việc Mãn Châu được trình bày kỹ lưỡng. Nhũng kết luận rút ra là rõ ràng. Mãn Châu quốc là một tác phẩm giả tạo của Bộ tổng tham mưu Nhật, nguyện vọng của dân chúng không đóng vai trò gì trong việc hình thành chính quyền bù nhìn này. Trong báo cáo, ngài Lytton và các đồng sự không chỉ phân tích tình hình mà còn nêu ra những đề nghị cụ thể cho một giải pháp quốc tế. Nhũng đề nghị này là tuyên bố ủng hộ một xứ Mãn Châu tự trị. Nó vẫn là một bộ phận của Trung Quốc dưới sự bảo trợ của Hội Quốc Liên, và tất nhiên phải có một hiệp ước toàn diện điều hòa quyền lợi của Trung Quốc và Nhật ở Mãn Châu. Việc Hội Quốc Liên không thể khai thác những đề nghị này tuyệt nhiên không làm giảm giá trị báo cáo của ông Lytton. Tháng hai năm 1939 Hội Quốc Liên tuyên bố không thể thừa nhận nước Mãn Châu. Mặc dù không có sự trừng phạt bắt Nhật phải chịu, cũng không có hành động nào khác được thực hiện, ngay sau đó. Nhật rút ra khỏi Hội Quốc Liên. Đức và Nhật vốn là hai bên đối nghịch trong chiến tranh, nay thì họ nâng cốc chức sức khỏe cho nhau trong một tâm trạng khác. Quyền lực tinh thần của Hội Quốc Liên tỏ ra không có một sự ủng hộ vật chất nào, vào lúc mà hoạt động và sức mạnh của họ cần thiết nhất.

*

        Chúng ta phải coi sự chỉ đạo không chỉ của chính phủ liên hiệp Anh, và chủ yếu là của chính đảng Bảo Thủ, và của các Đảng Công đảng - Xã hội và Tự do trong thời kỳ này là đáng khiển trách sâu sắc trước lịch sử. Vui thích với những lời nói vô vị ngọt xót trống rỗng, khước từ đương đầu với những sự việc đáng ghét them muốn tiếng tăm và thắng lợi bầu cử, bất chấp quyền lợi sống còn của quốc gia, thành thật yêu hòa bình và tin tưởng một cách tệ hại rằng lòng yêu này có thể là căn cứ duy nhất của hòa bình, sự thiếu năng lực trí tuệ rõ ràng của cả hai vị lãnh tụ của chính phủ liên hiệp Anh, sự ngu dốt rõ rệt về châu Âu, và có ác cảm với những bài toán của nó ở ông Baldwin, chủ nghĩa hòa bình nặng nề và quá đáng lúc bây giơ chi phối Công đảng-Xã hội, sự sùng bái hoàn toàn của những đảng viên tự do đối với tình cảm, không đếm xỉa đến thực tế, sự thất bại và nguy hiểm hơn là sự thất bại của ông Lloy George, vị lãnh tụ vĩ đại thời chiến tranh xa xưa nhằm toàn tâm toàn ý cho công việc được liên tục, tất cả được đa số áp đảo ở cả hai viện ủng hộ: tất cả những điều này là hiện thân của sự ngu ngốc vô trách nhiệm của Anh, dù không có thủ đoạn xảo trá, cũng không phải là không có tội, và dù không độc ác hay mưu đồ xấu xa, sự ngu ngốc vô trách nhiệm này cũng đóng một vai trò rõ ràng là buông lòng cuộc đấu tranh chống lại muôn ngàn cảnh khủng khiếp và bất hạnh mà loài người từng trải đã không so sánh nổi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:21:12 am

5
       
CẢNH TỐI TĂM, NĂM 1934

        Việc Adolf Hitler nhận chức Thủ tướng năm 1933 không được La Mã nhiệt tình đón nhận. Chủ nghĩa Quốc xã xem như bản phóng tác thô thiển và trở thành hung ác của chủ đề Phát xít. Tham vọng về một Đại Đức hướng vào Áo và vào Đông Nam châu Âu đã rõ. Mussolini thấy trước rằng trong cả hai vùng này, quyền lợi của Ý đều không trùng khớp với quyền lợi của nước Đức mới. Mà phải chăng ông ta cũng không nóng lòng chờ xác nhận.

        Chiếm lấy Áo cho Đức là một trong những tham vọng được ấp ủ nhất của Hitler. Trang đầu cuốn Mein Kampf1 có câu: "Nước Áo nói tiếng Đức phải trở về với Tổ Quốc Đại Đức”. Cho nên từ lúc lên cầm quyền tháng giêng năm 1933, chính phủ Đức Quốc xã đã dòm ngó Vienna, cho đến bây giờ, Hitler không thể đụng chạm đến Mussolini mà quyền lợi ở Áo đã được công bố ầm ĩ. Thậm chí lúc bấy giờ, do còn yếu về mặt quân sự, Đức phải thận trọng bí mật xâm nhập từng tổ. Tuy nhiên sức ép đối với Áo bắt đầu trong mấy tháng đầu. Những đòi hỏi liên tục đối với chính phủ Áo nhằm thúc ép đưa đảng viên Đảng Quốc Xã tay sai Áo vào nội các và các chức vụ then chốt của chính quyền. Đảng viên Quốc xã Áo được huấn luyện trong quân đoàn Áo tổ chức ở Bavaria. Nhũng cuộc đánh bom tàn bạo trên các đường sắt và ở các trung tâm du lịch, việc máy bay Đức rải truyền đơn trên vùng Salzburg và Innsbruck làm náo động cuộc sống hàng ngày của nước Cộng hòa. Thủ tướng Áo Dollfuss, bị sức ép của Đảng Xã hội bên trong và mưu đồ bên ngoài của Đức chống lại nền độc lập của Áo. Mà cũng không chỉ có mối đe dọa này với Áo. Theo gương xấu của những người láng giềng Đức, các đảng viên Xã hội Áo cũng xây dụng một quân đội riêng, không chịu nghe theo quyết định của cuộc bỏ phiếu, cả hai hiểm họa hiện ra lờ mờ đối với Dollfuss trong năm 1933. Hướng duy nhất ông ta có thể tìm đến để nhờ ủng hộ và từ đó ông được bảo đảm viện trợ là nước Ý phát xít.

        Tháng tám, ông gặp Mussolini ở Riccione. Họ đạt được một thỏa thuận chính trị bí mật riêng với nhau. Dollfuss tin rằng nhất định Ý giữ thái độ trung lập, cảm thấy đủ chắc chắn để hành động chống lại một đám đối thủ của mình là những người Xã hội Áo.

        Tháng giêng năm 1934. cố vấn chính phủ của Mussolini về công tác đối ngoại, đi thăm Vienna như là một cử chỉ cảnh cáo Đức, tuyên bố rằng Ý công khai ủng hộ nền độc lập của Áo. Ba tuần sau, chính phủ Dollfuss hành động chống các tổ chức của Đảng Xã hội ở Vienna. The Heimwehr2 dưới quyền thiếu tá Fey, thuộc đảng của chính ông Dollfuss, được lệnh tước vũ khí của tổ chức tương đương và cũng là bất hợp pháp của những người Xã hội Áo. Bọn này chống lại quyết liệt, ngày 12 tháng 2 đánh nhau trên đường phố thủ đô, chỉ trong mấy giờ, lực lượng quân sự của những người Xã hội bị bẻ gãy. Sự kiện này không những làm cho Dollfuss càng thân Ý hơn, mà con làm cho ông ta vững thêm trong giai đoạn mới của nhiệm vụ chống lại sự thâm nhập và âm mưu của Đảng Quốc xã. Mặt khác, nhiều người trong số đảng viên Xã hội và Cộng sản bị đánh bại lại quay sang phe Quốc xã trong nỗi niềm cay đắng. Ở Áo cũng như ở Đức, mối hận thù của những người Xã hội - Thiên chúa giáo đã giúp cho các đảng viên Quốc xã có nhiều thuận lợi.

*

        Cho đến giũa năm 1934, chính phủ Hoàng gia vẫn còn chủ yếu kiểm soát các sự kiện mà không có nguy cơ chiến tranh. Bất cứ lúc nào, phối hợp với Pháp và qua trung gian Hội Quốc Liên, chính phủ cũng có thể dùng quyền lực áp đảo gây sức ép đối với hành động của Hitler. Nước Đức bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề này. Việc đó đã dẫn đến không đổ máu. Nhung rồi giai đoạn này đã trôi qua. Một nước Đức được vũ trang dưới quyền chỉ huy của Đảng Quốc xã đang tới gần. Vậy mà, dù điều này dường như không thể tin được, mãi tới năm rất quan trọng này, ông MacDonald, được vũ trang bằng thế lực chính trị của ông Baldwin, còn tiếp tục hoạt động cho việc cắt giảm quân bị của nước Pháp. Quả thực có một cảm giác thoáng qua về sự đoàn kết của châu Âu chống lại mối đe dọa của nước Đức. Ngày 17 tháng 2 năm 1934, các chính phủ Anh, Pháp, Ý ra tuyên bố chung về việc duy trì nền độc lập của Áo, và một tháng sau, Ý, Hungari và Áo ký cái gọi là Nghị định thư Rome, chuẩn bị đầy đủ cho việc tham khảo lẫn nhau trong trường họp có sự đe dọa với bất cứ bên nào trong ba bên. Nhưng Hitler đang ngày dần trở thành mạnh hơn một cách vững chắc và vào tháng 5 và tháng 6, các hoạt động lật đổ tăng lên khắp nước Áo. Dollfuss lập tức gửi báo cáo về những hành động khủng bố này đến Suvich bằng một công hàm, lấy làm tiếc về tác động của những hành động này nhằm làm yếu nền thương mại và du lịch của Áo.

        Với hồ sơ này trong tay, ngày 14 tháng 6 Mussolini đến Venice để gặp Hitler lần đầu tiên. Thủ tướng bước ra máy bay trong chiếc áo mua màu nâu, đội mũ Homburg trong bộ đồng phục của phát xít lấp lánh huy hiệu lãnh tụ chói lợi bệ vệ phía trước. Khi Mussolini nhìn thấy ông khách, Mussolini nói thầm với viên sĩ quan hầu cận: "Mình không thích bộ mặt hắn". Tại cuộc gặp mặt kỳ lạ này, chỉ có một sự trao đổi chung chung về kế hoạch hành động, với những bài nói chuyện qua lại về hiệu lực của chế độ độc tài dựa trên mô hình Đức và Ý. Mussolini rõ ràng lúng túng với cách ăn nói của ông khách, ông ta tóm tắt cảm tưởng cuối cùng của mình bằng những từ này: "Một lão thầy tu ba hoa". Tuy vậy ông ta cũng phải giành được một vài đảm bảo giảm nhẹ sức ép của Đức chống Dollfuss. Ciano, con rể của Mussolini, sau cuộc gặp đó, đã nói với các nhà báo: "Các ông rồi sẽ thấy. Sẽ không có gì xảy ra".

        Nhưng sự tạm ngừng hoạt động của Đức sau đó, không phải do lời kêu gọi của Mussolini mà vì Hitler bận tâm với những công việc riêng trong nước của mình.

---------------
        1. Mein Kampf: Cuộc chiến đấu của tôi.

        2. The Heimwehr: lục lượng phòng vệ của Áo.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:21:58 am

*

        Việc giành được quyền lực đã mở ra sự bất đồng sâu sắc giũa The Fuehrer (lãnh tụ) và nhiều người đã ủng hộ y tiến lên. Dưới sự lãnh đạo của Roehm, lực lượng xung kích ngày càng tiêu biểu cho yếu tố cách mạng hơn trong đảng. Họ là những đảng viên cao cấp, như Gregor Strasser hăng hái với cách mạng xã hội, lo ngại rằng khi ở cương vị hàng đầu, Hitler tất bị hệ thống cấp bực hiện có, The Reichswehr, các ông chủ ngân hàng, các nha tư bản công nghiệp, dễ dàng thao túng. Y hẳn không phải là lãnh tụ đầu tiên từ bỏ những người bạn đã giúp mình bước lên địa vị cao quý tột đỉnh. Còn đối với đám binh nhì của lực lượng xung kích (đảng viên Quốc xã) thì thắng lợi tháng giêng năm 1933 còn có nghĩa là sự tự do cướp bóc không những người Do Thái và bọn đầu cơ trục lợi mà cả những tầng lớp khá giả đã ổn định trong xã hội. Tiếng đồn về một vụ phản bội lớn do người lành đạo của họ chẳng mấy chốc bắt đầu lan truyền trong một số giới nào đó trong đảng. Tham muu trưởng

        Roelm tích cục hành dộng theo sự thôi thúc này. Tháng giêng năm 1933, lục lượng xung kích đã là 400.000 người. Mùa xuân năm 1934, ông tuyển mộ được và tổ chức gần ba triệu người. Trong hoàn cảnh mới của mình, Hitler lấy làm lo lắng về sự phát triển của bộ máy khổng lồ này. Trong lúc tuyên bố trung thành nồng nhiệt với y, hầu hết gắn bó sâu sắc với y, bộ máy này đang bắt đầu vuột khỏi sự chỉ huy riêng của chính y. Cho đến lúc này, y đã sở hữu một đội quân riêng. Gib đây y lại được một đội quân quốc gia. Y không có ý đổi cái này lấy cái kia, mà y muốn cả hai, sử dụng cái này kiềm chế cái kia khi tình thế đòi hỏi. Vì vậy, y phải đối phó với Roehm. "Tôi kiên quyết đàn áp nghiêm khắc bất cứ mưu toan nào nhằm lật đổ trật tự hiện hữu". Trong lúc này, y tuyên bố với các viên chỉ huy lực lượng xung kích "Tôi sẽ tích cực cứng rắn chống lại một làn sóng cách mạng thứ hai, bởi vì nó tất yếu kéo theo sự hỗn loạn không tránh khỏi. Kẻ nào ngóc đầu dậy chông lại chính quyền quốc gia đã thiết lập, sẽ bị đối xử nghiêm khắc, dù ở chức vụ nào".

        Mặc dù nghi ngơ, Hitler không dễ dàng tin chắc vào sự phản bội của người đồng chí của y trong cuộc nổi dậy ở Munich, trong bảy năm gần đây dã từng là tham mưu trưởng đạo quân áo nâu của y. Tháng chạp năm 1933, khi sự thống nhất đảng với nhà nước được công bố thì Roehm trở thành thành viên nội các Đức. Một trong những kết quả của sự liên hiệp đó là sự sáp nhập đội quân áo nâu vào The Reichswehr. Việc tái vũ trang quốic gia tiến bộ nhanh chóng buộc phải đặt vấn đề địa vị và quyền chỉ huy tất cả các lục lượng vũ trang Đức vào hàng đầu các hoạt động chính trị. Tháng 2 năm 1934, ông Eden đến Berlin, trong quá trình đàm luận, Hitler tạm thời đổng ý một số bảo đảm về tính chất phi quân sự của lục lượng xung kích. Roehm vẫn xích mích với tướng Von Blomberg, tổng tham mưu trưởng, ông ta sợ hy sinh quân đội của đảng mà ông đã bỏ nhiều năm xây dựng, và mặc dù những lời cảnh cáo dối với cách cư xử nghiêm trọng của ông, ngày 18 tháng 4 ông cũng công bố một lời thách thức rõ ràng:

        "Cuộc cách mạng chúng ta tiến hành không phải là cuộc cách mạng quốc gia, mà là cuộc cách mạng xã hội. Chúng ta thậm chí phải nhấn manh hai chữ "xã hội" sau cùng. Thành lũy duy nhất hiện hữu chống phản động là các đội xung kích của chúng ta, bởi vì họ là hiện thân hoàn toàn lý tưởng cách mạng. Từ ngày đầu, người chiến sĩ áo nâu đã cam kết đi theo con đường cách mạng và anh ta sẽ không sai huống chút nào cho đến khi mục tiêu cuối cùng của chúng ta được hoàn thành".

        Dịp này ông bỏ đi khẩu hiệu: "Hitler muôn năm" đã từng là kết luận không thay đổi trong các bài diễn thuyết của đội quân Áo nâu.

        Trong suốt cả tháng 4 và tháng 5, Blomberg liên tiếp phàn nàn với Hitler về hoạt động và thái độ láo xược của lực lượng xung kích. Nếu Hitler phải lựa chọn giữa các tướng ghét y và những tên ác ôn áo nâu mà y đã chịu ơn rất nhiều, thì y lựa chọn các tướng. Đầu tháng sáu, trong một cuộc nói chuyện 5 giờ, Hitler cố gắng lần cuối cùng để hòa giải và đi đến giao hảo với Roehm. Nhưng với con người cuồng tín khác thường này bị tham vọng giày vò, không thể có thỏa hiệp. Giữa nước Đại Đức thần bí có tôn ti trật tự mà Hitler mơ tưởng và quân đội nhân dân của nước cộng hòa vô sản mà Roehm mong ước là một hố ngăn cách không thể vượt qua.

        Trong cơ cấu tổ chức của lực lượng Áo nâu, hình thành một lực lượng nhỏ tinh nhuệ được huấn luyện tốt, mặc đồng phục đen và được gọi là đội s.s, hoặc về sau được gọi là đội quân áo đen. Những đơn vị này dùng để bảo vệ cá nhân The Fuehrer và đảm nhiệm những nhiệm vụ bí mật đặc biệt do Heinrich Himmler nguyên là một chủ trại gà vịt thất bại, chỉ huy. Thấy trước sự bất đồng nghiêm trọng sắp xảy ra giữa Hitler và quân đội một bên và giữa Roehm và đội quân áo nâu một bên, Himmler thận trọng đưa lực lượng s.s vào phe Hitler. Mặt khác, Roehm có những người ủng hộ có ảnh hưởng lớn trong đảng như Gregor Strasser, những người này hiểu rõ những kế hoạch tàn bạo của họ đối với cách mạng xã hội đang bị loại ra một bên. The Reichswehr cũng có những kẻ chống đối. Cựu Thủ tướng Von Schleicher không bao giơ quên chuyện bị mất chức tháng giêng năm 1933 và thất bại của các viên chỉ huy quân đội trong việc chọn ông làm người kế tục Hindenburg. Trong cuộc va chạm giữa Hitler và Roehm, Schleicher gặp một thời cơ. ông ta khá khinh suất khi nói bóng gió với Đại sứ Pháp ở Berlin rằng Hitler sắp sụp đổ. Việc này lặp lại hành động của ông ta về trường hợp của Bruening. Nhưng thời kỳ nay đã trở nên nguy hiểm hơn trong một thời gian dài sẽ còn tranh cãi ở Đức, hoặc Hitler buộc phải đầu hàng do âm mưu của Roehm sắp xảy ra, hoặc y và các tướng lo sợ điều gì có thể sắp xảy ra, quyết định một cuộc thanh trừng gọn, trong lúc họ còn nắm quyền lực. Sự quan tâm của Hitler và của bè cánh thắng cuộc rõ ràng nhằm kiến lập tình thế cho một âm mưu. Không chắc Roehm và lực lượng Áo nâu đã thực sự nắm được đến nơi đến chốn việc này. Họ đe dọa hơn là âm mưu, nhưng bất kỳ lúc nào, ranh giới này cũng có thể bị vượt qua. Chắc họ đang dàn lục lượng. Cũng chắc là họ bị chặn trước.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:22:52 am

        Bây giờ các sự kiện diễn biến nhanh chóng. Ngày 25 tháng 6 Reichswehr không được phép ra khỏi doanh trại, và quân Áo đen được phân phát quân trang quân dụng. Đáp lại lực lượng Áo nâu được lệnh sẵn sàng, và Roehm, ngày 30 tháng 6, với sự ưng thuận của Hitler, triệu tập một cuộc họp tất cả các viên chỉ huy tối cao của họ, tại WiesSfee trong vùng hồ Bavaria. Ngày 29 Hitler được báo trước về mối nguy hiểm nghiêm trọng. Y bay đến Godesberg gặp Goebbels, ông này đua ra những tin túc đáng lo ngại về cuộc binh biến sắp xảy ra ở Berlin. Theo Goebbels thì sĩ quan phụ tá của Roehm là Karl Emst, được lệnh cố gắng làm một cuộc nổi dậy. Điều này dường như không chắc có thực.

        Thục ra Emst đang ở cảng Bremen chuẩn bị lên tàu đi hưởng tuần trăng mật.

        Cơ sở vào nguồn tin này, thực hay giả, Hitler có những quyết định ngay tức khắc. Y lệnh cho Goering nắm quyền chỉ huy ở Berlin. Y đáp máy bay đi Munich quyết định đích thân bắt các đối thủ chủ yếu. Trong tình thế sống chết lúc bấy giờ, y tỏ ra là một con người dễ sợ. Chìm đắm trong ý nghĩ đen tối, suốt ngày y ngồi vào ghế người lái phụ. Máy bay hạ cánh ở một sân bay gần Munich lúc 4 giơ sáng ngày 30 tháng 6. Đi cùng Hitler, ngoài Goebbels, có chừng một tá vệ sĩ riêng. Y đi xe về tòa nhà màu nâu ở Munich, triệu tập các viên chỉ huy lực lượng xung kích địa phương đến gặp y và bắt đầu giữ họ lại. Đến 6 giờ, cùng với Goebbels và đội hộ tống không nhiều của y, y đi xe hơi đến Weissee.

        Mùa hè năm 1934, Roehm bị bệnh và đi chữa ở Weissee. Bảy giờ đoàn xe của The Fuehrer đến trước biệt thự của Roehm. Hitler, tay không, một mình lên gác vào buồng ngủ của Roehm. Điều gì xảy ra giữa hai người sẽ chẳng bao giờ được biết. Roehm hoàn toàn bất ngờ, ông ta và ban tham mưu riêng của ông đều bị bắt mà không xảy ra xô xát. Nhóm nhỏ người này cùng với tù binh của họ bây giờ lên đường đi Munich. Chẳng mấy chốc, họ tình cờ gặp một đội xe tải chở quân Áo nâu được vũ trang đang trên đường đi hoan nghênh Roehm tại cuộc hội nghị được triệu tập ở Weissee vào buổi trưa. Hitler bước ra khỏi xe, gọi viên sĩ quan chỉ huy và với uy quyền hống hách, ra lệnh cho hắn phải kéo quân trở về. Hắn lập túc tuân lệnh. Nếu chậm hơn hay sớm hơn một giờ thì tất hậu quả sẽ theo một chiều hướng khác.

        Đến Munich, Roehm và đám tùy tùng của ông bị giam vào nhà tù mà trước đây mười năm ông và Hitler đã từng bị câu lưu ở đó. Chiều hôm đó cuộc hành quyết bắt đầu. Một khẩu súng lục để trong xà lim Roehm, nhung ông coi thường chuyện gợi ý này, nên sau đó cửa xà lim được mở ra trong mấy phút và ông bị bắn nhiều vết đạn. Cả buổi chiều hôm đó, cuộc hành quyết tiếp diễn ở Munich theo từng thời gian ngắn. Những tiểu đội xử bắn tám người thỉnh thoảng phải đổi vì tâm trạng căng thẳng của họ. Nhưng trong nhiều giờ, cứ chừng mỗi mươi phút, người ta lại nghe đều đặn những loạt đạn.

        Trong khi đó, ở Berlin, nhận được tin của Hitler, Goering cũng theo một thủ tục tương tự. Nhưng ở đây, tại thủ đô, sự tàn sát lan ra vượt quá hệ thống cấp bậc của lực lượng xung kích. Schleicher và vợ, bà này lao tới trước chồng, cả hai đều bị bắn tại nha. Gregor Strasser bị bắt và bị giết. Thư ký riêng và giới thân cận của Papen cũng bị bắn. Nhưng không hiểu vì một lý do gì, ông lại được tha chết. Trong doanh trại Lichterfelde ở Berlin, Karl Ernst cũng bị giết sau khi bắt ở Bremen. Ở đây, cũng như ở Munich, cả ngày người ta đều nghe hàng loạt đạn của bọn đao phủ. Khắp nước Đức trong hai mươi bốn giơ này nhiều người không liên quan gì đến âm mưu của Roehm cũng bị biến mất như là nạn nhân của sự trả thù riêng, lắm lúc do những mối thù từ đời nào. Tổng số người bị thủ tiêu ước lượng từ năm đến bảy nghìn người.

        Mãi đến chiều ngày đẫm máu đó Hitler mới bay về Berlin. Tối hôm đó, một số nhân viên s.s.1 quá hăng hái, đi hơi xa trong việc bắn giết tù, tự họ cũng ra tay tàn sát. Khoảng một giơ sáng ngày mồng một tháng bảy, tiếng súng mới chấm dứt. Hitler xuất hiện muộn hơn trên ban công phủ Thủ tướng để nhận những tiếng tung hô của công chúng Berlin. Nhiều người trong họ tưởng y đã là một nạn nhân. Một số thấy y phờ phạc, một số khác lại thấy y vui mừng đắc thắng. Đúng ra y có cả hai sắc thái đó. Sự mau lẹ và sự tàn nhẫn của y đã cứu nguy mục đích của y và không nghi ngờ gì nữa cả mạng sống của y. Trong "Night of the Long Knives" (Đêm hận thù kéo dài) này, như người ta gọi, sự thống nhất của đảng Quốc xã Đức được duy trì để gieo tai họa ra khắp thế giới.

        Tuy nhiên có thể giải thích cuộc tàn sát này là do những lực lượng ghê tởm đang hoạt động, nó chứng tỏ rằng người chủ mới của nước Đức không từ một thủ đoạn nào, và tình hình này ở Đức không giống với tình hình ở một nước văn minh. Một chế độ độc tài dựa vào khủng bố và sặc mùi máu để phải đương đầu với cả thế giới. Chủ nghĩa bài Do Thái là tàn bạo và vô liêm sỉ, và hệ thống trại tập trung đã hoạt động ở mức độ cao nhất cho mọi giai cấp đáng ghét hoặc bất đồng ý kiến về chính trị. Tôi lấy làm xúc động sâu sắc trước sự kiện này và toàn bộ quá trình tái vũ trang nước Đức với nhiều bằng chứng lúc bấy giờ, đối với tôi nó dường như được khoác lên một vẻ tàn nhẫn khủng khiếp, vẻ tàn nhẫn khủng khiếp này cứ hằn lên chát chúa.

----------------
        1. S.S: Đơn vị gần như là quân đội của đảng Quốc xã, được sử dụng như cảnh sát đặc biệt. Họ còn được gọi là quân Áo đen.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:31:01 am

*

        Đầu tháng 7 năm 1934, nhiều người qua lại liên miên trên các con đường mon trên núi từ Bavaria đi vào lãnh thổ Áo. Cuối tháng, một người Đức đưa thư bị cảnh sát biên cảnh Áo bắt được. Hắn mang tài liệu và cả chìa khóa mật mã, đã cho thấy một kế hoạch nổi loạn đầy đủ đang triển khai. Người tổ chức đảo chính là Anton Von Rintelen lúc ấy là Công sứ Áo ở Ý. Dollfuss và các bộ trưởng của ông chậm phản ứng đối với những lời cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra, và đối với những dấu hiệu về một cuộc nổi loạn đến nơi rõ rành rành trong những giờ đầu ngày 25 tháng 7. Trong buổi sáng, đảng viên Quốc xã ở Vienna được huy động. Trước lúc một giờ chiều, một toán phiến loạn được vũ trang tiến vào phủ Thủ tướng, Dollfuss bị bắn trúng bằng hai viên đạn súng lục, bị bỏ mặc, mất máu dần rồi chết. Một phân đội Quốc xã khác chiếm đài phát thanh báo tin chính phủ Dollfuss đầu hàng và Rintelen nhận nhiệm vụ. Nhưng những thành viên khác của nội các Dollfuss ra sức kiên quyết chống lại. Tổng thống, tiến sĩ Miklas, ban bố một mệnh lệnh chính thức nhằm vãn hồi trật tự bằng mọi giá. Tiến sĩ Schuschnigg nắm giữ chính quyền. Đại bộ phận quân đội và cảnh sát Áo tập họp lại theo chính phủ của mình, bao vây dinh Thủ tướng, tại đây một toán nhỏ quân phiến loạn vây quanh Dollfuss đang hấp hối. Cuộc nổi loạn cũng nổ ra ở các tỉnh và nhiều toán trong quân đoàn Áo ở Bavaria vượt biên giới. Lúc này Mussolini đã được tin. Ông đánh điện ngay lập tức hứa rằng Ý ủng hộ nền độc lập của Áo. Lãnh tụ Ý còn đặc biệt bay đến Venice tiếp bà quả phụ Tiến sĩ Dollfuss với mọi nghi thức thông cảm. Cùng lúc đó, ba sư đoàn Ý được phái đến Brenner Pass. Cơ sở vào tình hình này, Hitler biết giới hạn sức lực của mình, đành rút lui. Viên Công sứ Đức ở Vienna và những sĩ quan Đức khác dính líu đến cuộc nổi dậy đều bị triệu hồi hoặc thải hồi. Việc dành quyền lực thất bại. Cần một quá trình lâu dài hơn. Papen vừa mới thoát khỏi cuộc tàn sát, được bổ nhiệm làm Công sứ Đức ở Vienna, với những chỉ thị là phải làm việc với những phương pháp tế nhị hơn.

        Giữa những bi kịch và những đợt báo động này, trong mấy tháng hầu như hoàn toàn suy yếu và hơn bao giơ hết là lợi khí của The Reichswehr, vị Thống chế già nua Hindenburg ra đi. Và Hitler trở thành người đứng đầu nhà nước Đức trong lúc vẫn giữ chức Thủ tướng. Bấy giờ y là chúa tể nước Đức. Y mặc cả với The Reichswehr bị bịt miệng và bị để riêng ra một bên vào lúc cuộc thành trừng đẫm máu. Bọn quân Áo nâu bị buộc phải phục tùng mệnh lệnh và xác nhận một lần nữa sự trung thành của họ với The Fuehrer. Mọi kẻ thù và địch thủ tiềm tàng đều bị loại triệt để khỏi hàng ngũ họ. Từ nay trở đi họ mất tác dụng và trở thành một thứ cảnh sát đặc biệt cho các buổi nghi lễ. Mặt khác, đội quân Áo đen phát triển về số lượng và được củng cố bằng nhiều đặc quyền và kỷ luật, trở thành đội cận vệ của The Fuehrer dưới sự lãnh đạo của Himmler, và là một đối trọng đối với các chỉ huy quân đội và đẳng cấp quân sự, đồng thời cũng là đội quân chính trị, cùng với lực lượng quân đội hùng hậu, trang bị cho các hoạt động của lực lượng cảnh sát bí mật đang phát triển hay là Gestapo. Chỉ cần bằng sự đồng ý chính thức của một cuộc trưng cầu dân ý có tính toán trước, trao những cơ quan có quyền lực đó, khiến cho chế độ độc tài của Hitler trở nên tuyệt đối và hoàn hảo.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:01:13 am

*

        Những sự kiện ở Áo lôi cuốn cùng một lúc Pháp và Ý, và cú sốc do vụ ám sát Dollfuss đưa tới những cuộc tiếp xúc của Bộ tổng tham mưu. Mối đe dọa đối với nền độc lập của Áo thúc đẩy việc xem lại các mối quan hệ Pháp - Ý, và điều này phải bao gồm không chỉ cán cân quyền lực ở Địa Trung Hải và Bắc Phi mà còn những vị trí có liên quan của Pháp và Ý ở đông nam châu Âu. Nhưng Mussolini không chỉ lo lắng bảo vệ địa vị của Ý ở châu Âu chống lại mối đe dọa tiềm tàng của Đức mà còn lo củng cố tương lai huy hoàng của nó ở châu Phi. Chống lại Đức, quan hệ chặt chẽ với Pháp và Anh, nhất định là có lợi, nhưng ở vùng Địa Trung Hải và châu Phi, không thể tránh bất hòa với cả hai cường quốc này. Lãnh tụ phát xít Ý tự hỏi liệu sự cần thiết một nền an ninh chung mà cả Ý, Pháp và Anh đều cảm thấy, có thể không thuyết phục được hai đồng minh cũ của Ý chấp nhận chương trình đế quốc của Ý ở Châu Phi chăng. Trong bất cứ trường hợp nào, điều này dường như là chiều hướng đầy hứa hẹn đối với chính sách của Ý.

        Nước Pháp, lúc ấy do ông Doumergue làm Thủ tướng, ông Barthou Bộ trưởng ngoại giao, từ lâu ao ước một hiệp định chính thức về các biện pháp an ninh ở phía đông. Nhưng Anh miễn cưỡng bảo đảm những cam kết ở bên kia sông Rhine. Đức từ chối thực hiện các hiệp định ràng buộc với Ba Lan và Tiệp Khắc, khối tiểu liên minh (Nam Tư, Tiệp Khắc và Rumani) thì lo sợ ý định của Nga, còn Nga ngờ vực các nước tư bản phương Tây, tất cả tình hình đó dồn lại để cản trở một hiệp định như vậy. Tuy vậy, tháng chín năm 1934 Louis Barthon quyết định đi trước. Kế hoạch độc đáo của ông ta là đề nghị một hiệp ước cho phía Đông, tập hợp cùng một lúc Đức, Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc và các nước vùng Baltic dựa trên sự bảo đảm của Pháp đối với biên giới phía châu Âu của Nga, và sự đảm bảo của Nga đối với biên giới phía đông của Đức. Cả Đức và Ba Lan đều chống lại một hiệp ước phía đông như vậy, nhưng Barthou lại thành công trong việc đưa Nga vào Hội Quốc Liên ngày 18 tháng 9 năm 1934. Điều này là một bước quan trọng. Litvinov, đại diện chính phủ Xô Viết, giỏi mọi mặt công tác ngoại giao, thích nghi với không khí Hội Quốc Liên, diễn đạt rất thành công cách nói năng, đạo lý của Hội, nên chẳng mấy chốc, ông trở thành một nhân vật nổi tiếng.

        Trong việc tìm kiếm đồng minh chống lại nước Đức mới đã được công nhận là trưởng thành, dĩ nhiên nước Pháp phải ngoảnh nhìn về phía Nga và cố gắng tạo lại cán cân quyền lục đã tồn tại trước chiến tranh. Nhưng vào tháng 10 xảy ra một bi kịch. Vua Alexander của Nam Tư được mời đến thăm chính thức Paris, lên bờ tại cảng Marseilles, ông Barthou ra đón, nhà vua cùng ông này và tướng Georges đi xe qua đám quần chúng hoan nghênh chật ních đường phố rực rỡ cơ hòa. Lại một lần nữa, từ noi thầm kín tối tăm của bọn vô lại Serbie và Croatie, một âm mưu giết người ghê tởm xuất hiện trên vũ đài Châu Âu. Cũng như ở Sarajevo năm 1914, một bọn ám sát sẵn sàng hy sinh ngay sát nách, cảnh sát Pháp chuẩn bị lỏng lẻo, cẩu thả. Một tên xông ra từ đám đông tung hô, treo lên bậc xe, nổ súng tự động vào nhà vua và đoàn tùy tùng, mọi người đều bị trúng đạn. Kẻ sát nhân bị vệ binh cộng hòa giết ngay. Hắn đã lẻn vào sau lung người vệ binh cộng hòa này. Túc thì một cảnh tượng lộn xộn hỗn loạn. Nhà vua Alexander gần như chết. Tướng Georges và ông Barthou bước ra khỏi xe, máu chảy ròng ròng.

        Viên tướng quá yếu không đi nổi nhưng được chạy chữa nhanh chóng. Còn ông Bộ trưởng lạc vào đám đông, phải hai mươi phút sau, mới được chăm sóc. Ông đã mất nhiều máu và sau đó vài giơ thì chết ở tuổi sáu mươi hai. Đó là một điều bất hạnh nặng nề cho chính sách đối ngoại của Pháp, đang bắt đầu đi theo một thể thức chặt chẽ rõ ràng, dưới sự lãnh đạo của ông ta, Pierre Laval kế tục ông làm Bộ trưởng ngoại giao.

        Lý lịch và số phận đáng hổ thẹn sau này của Laval chắc hẳn không làm mờ sự thật về ảnh hưởng và năng lục cá nhân của ông. Ông có tầm nhìn sáng suốt, sắc bén. Ông tin rằng nước Pháp phải tránh chiến tranh với bất cứ giá nào, ông hy vọng đạt được điều này bằng hòa giải với các nhà độc tài Ý và Đức. Tiếp xúc với chế độ của họ, ông không ấp ủ định kiến. Ông ngờ vực nước Nga Xô Viết. Mặc dù trong các dịp đặc biệt ông long trọng xác nhận tình hữu nghị, ông vẫn không ưa nước Anh, cho nước Anh là bạn đồng minh không xứng đáng. Quả thực tiếng tăm nước Anh không cao lắm ở Pháp. Mục tiêu trước nhất của Laval là đạt một thỏa thuận rõ ràng với Ý và cho rằng cơ hội đã chín muồi. Chính phủ Pháp đã bị ám ảnh bởi mối đe dọa từ nước Đức nên sẵn sàng thực hiện những nhượng bộ thực sự để giành lấy nước Ý. Tháng giêng năm 1935 Laval đến Rome và ký một loạt hiệp nghị nhằm xóa bỏ những trở ngại chủ yếu giữa hai nước, cả hai chính phủ nhất trí chống lại việc tái vũ trang bất họp pháp của Đức. Họ thỏa thuận sẽ tham khảo lẫn nhau trong trường hợp nền độc lập của Áo bị đe dọa. Trong lĩnh vục thuộc địa Pháp cam kết thực hiện những nhân nhượng về quản lý hành chính đối với địa vị người Ý ở Tunisia, giao cho Ý một vài vùng lãnh thổ nào đó trên biên giới của cả Lybia và của Somali, cùng một lúc với 20% cổ phần trong đường sắt Jibuti-Addis-Ababa. Những cuộc đàm thoại này đều được trù tính để đặt nền móng cho các cuộc thảo luận chính thúc hơn giữa Pháp, Ý và Anh về một mặt trận chung chống lại mối đe dọa đang lớn lên từ phía Đức. Nhung trong những tháng tiếp theo, sự kiện Ý xâm lược Abyssinia đã cắt ngang tất cả những cuộc thảo luận đó.

        Tháng chạp năm 1934, xung đột xảy ra giữa quân đội Ý và Abyssinia trên biên giới Abyssinia và Somali thuộc Ý. Điều này sẽ là cái cớ cho việc trình diễn cuối cùng trước thế giới, những yêu sách của Ý chống lại vương quốc Ethiopia. Như vậy, từ nay trở đi, vấn đề kiềm chế nước Đức ở Châu Âu rối rắm và méo mó theo số phận của Abyssinia.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:03:11 am

6

THẤT THẾ VỀ KHÔNG QUÂN, 1934-1935

        Bộ Tổng Tham mưu Đức không tin rằng quân đội Đức được tổ chức và hoàn thiện trên qui mô lớn hơn quân đội Pháp và được cung cấp thích hợp kho vũ khí và trang bị trước năm 1943. Hải quân Đức, trừ tàu ngầm, không thể được xây dựng lại trong tình trạng cũ kỹ trong 12 hay 15 năm, và trong quá trình xây dựng đó phải đua tài nặng nề với những cách làm khác. Nhung nhờ có việc khám phá không may của một nền văn minh non nót, động cơ đốt và nghệ thuật bay trên không, mà một vũ khí của sự ganh đua trong nước xuất hiện, có thể thay đổi nhanh chóng hơn nhiều khả năng chiến tranh tương đối của các nước - Cứ cho là một phần đóng góp trong sự tích lũy kiến thức từ trước đến nay của loài người và trong sự tiến triển của khoa học, một nước có tầm quan trọng bậc nhất chỉ cần 4 hay 5 năm hiến mình cho nhiệm vụ, để tạo ra một lực lượng không quân hùng mạnh và có thể lớn nhất. Thời kỳ này dĩ nhiên phải được thu ngắn do bất kỳ một công việc và ý định sơ bộ nào.

        Như trong trường hợp quân đội Đức, việc tạo dụng lại lục lượng không quân là lâu dài và được chuẩn bị chu đáo bí mật. Ngay từ năm 1923 đã có quyết định rằng lực lượng không quân tương lai của Đức phải là một bộ phận của bộ máy chiến tranh Đức. Trong thời gian này, Bộ Tổng tham mưu bằng lòng xây dựng trong "quân đội không có không quân" một bộ khung không quân rất ăn khớp không thể bị phát hiện, hoặc trong bất cứ trường hợp nào không bị phát hiện trong những năm đầu, từ bên ngoài. Không quân là thể loại khó đánh giá nhất trong tất cả các thể loại quân lực hoặc thậm chí diễn đạt bằng những thuật ngữ chính xác. Quy mô mà theo đó các nhà máy và bãi tập của hàng không dân dụng vào một lúc nhất định đạt được giá trị và ý nghĩa quân sự, là không thể dễ dàng đánh giá và vẫn còn ít được vạch rõ đúng đến từng chi tiết. Những cơ hội để che dấu, ngụy trang và lảng tránh hiệp ước thì nhiều và lắm vẻ. Máy bay, và chỉ có máy bay, mới đưa lại cho Hitler dịp may cho một lối đi tắt, trước hết đến sự ngang bằng rồi đến ưu thế về một binh chủng quan trọng trong lực lượng vũ trang hơn Anh và Pháp. Nhưng Anh và Pháp phải làm gì?

        Mùa thu năm 1923, rõ ràng không phải do mệnh lệnh nào sai khiến càng không phải do muốn nêu gương mà nước Anh vẫn khăng khăng cứ tiếp tục giải trừ quân bị. Thậm chí sự kiện nghiêm trọng là nước Đức rút khỏi Hội Quốc Liên cũng không tác động đến chủ nghĩa hòa bình của Công đảng và Đảng Tự do. Cả hai đảng với danh nghĩa của hòa bình tiếp tục nhấn mạnh việc Anh giải trừ quân bị, ai có ý kiến khác đều bị gọi là "Kẻ hiếu chiến" và là "người phao tin đồn gây hoang mang". Hình như cảm nghĩ của họ được nhân dân tán thành mà nhân dân thì dĩ nhiên là không hiểu điều gì đang xảy ra. Tại cuộc bầu cử phụ ở vùng đông Fulham ngày 25 tháng mười, những người theo chủ nghĩa hòa bình hăng hái tăng phiếu cho Đảng Xã hội gần 9.000 và số phiếu của Đảng Bảo thủ tụt xuống trên 10.000. Sau cuộc bầu, người trúng cử tuyên bố rằng "Nhân dân Anh yêu cầu chình phủ Anh phải làm trước để hướng dẫn toàn thế giới bằng cách lập tức đề xướng một chính sách tổng giải trừ quân bị". Và ông Lansbury, lãnh tụ Công đảng lúc ấy, tuyên bố rằng tất cả các quốc gia phải "giải trừ quân bị đến mức của Đức như là một biện pháp sơ bộ để tiến tới tổng giải trừ quân bị". Cuộc bầu cử này để lại một ấn tượng sâu sắc đối với ông Baldwin, và 3 năm sau, ông ta đã nhắc đến nó trong một bài diễn văn đặc biệt. Tháng 11 diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Đức, không ai được phép ứng cử trừ những người được Hitler tán thành, và những đảng viên quốc xã thu được 95% số phiếu.

        Hẳn là sai lầm khi đánh giá chính sách của chính phủ Anh mà không nhớ tới khát vọng hòa bình tha thiết, đã cổ vũ số đông mặc quân phục và số nhân dân Anh bị thông tin sai lệch, và dường như đã đe dọa tiêu diệt về mặt chính trị bất kỳ đảng phái hay chính khách nào dám theo một đường lối khác. Dĩ nhiên điều này không phải là lý do bào chữa cho các lãnh tụ chính trị không đạt được nhiệm vụ. Tốt hơn nhiều cho những đảng phái hay chính khách bị thải ra khỏi chức vụ hơn là làm cho sự sinh tồn của quốc gia lâm nguy, vả chăng trong lịch sử chúng ta không có khoản ghi chép của bất kỳ chính phủ nào bị từ chối khi đoi hỏi Quốc hội và nhân dân thực hiện những biện pháp phòng thủ cần thiết. Tuy nhiên, những ai đã làm cho chính phủ MacDonald - Baldwin nhút nhát, sợ hãi, bằng đường lối của họ ít nhất cũng phải giữ im lặng.

        Dự thảo ngân sách máy bay tháng 3 năm 1934 chỉ lên tới hai chục triệu và bao gồm đồ dự trữ cho 4 phi đội mới hoặc sự tăng thêm đội không quân chính quy đầu tiên của Anh từ 850 lên 890. Chi phí tài chính trong năm đầu là 130.000 bảng Anh.

        Về vấn đề này, tôi tuyên bố tại Hạ nghị viện:

        "Chúng ta chỉ là cường quốc không quân thứ 5 mà thôi, điều này được thừa nhận - Chúng ta chỉ mới bằng nửa số quân hiện có của Pháp, người láng giềng gần nhất của chúng ta. Nước Đức đang tự trang bị nhanh chóng và không ai đề ra một cuộc chiến tranh phòng ngừa để ngăn chặn Đức vi phạm hiệp ước Versailles. Họ sắp sửa cầm vũ khí chiến đấu. Họ đang làm việc này, họ đã làm việc này. Đã đến lúc chúng ta thực hiện những biện pháp cần thiết nhưng là những biện pháp chúng ta đang thiếu. Chúng ta không có những biện pháp để giành sự cân bằng. Trên thế giới không có dân tộc nào giữ vai trò chúng ta đang đóng và khát khao được đóng, lại có quyền tồn tại ở một vị trí họ có thể bị hăm dọa. Tôi kêu gọi ông Baldwin hành động với tư cách là người có quyền lực. Ông là người cầm quyền và có trách nhiệm."


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:03:54 am

        Trong lời đáp, ông Baldwin tuyên bố:

        "Nếu mọi cố gắng của chúng ta cho một hiệp định bị thất bại và nếu không thể đạt được thế cân bằng trong những vấn đề như tôi đã nêu, lúc đó, bất kỳ chính phủ nào của xứ sở này - một chính phủ liên hiệp, hơn bất cứ chính phủ nào - sẽ thấy rằng về sức mạnh không quân và vai trò cương quốc không quân, đất nước này, không lâu nữa sẽ ở vào một vị trí thấp so với bất kỳ nước nào trong phạm vi đánh được, cách bờ biển của mình."

        Đây là một 1ời cam kết long trọng, rõ ràng nhất, được đưa ra vào một thời điểm có thể gần như chắc chắn được thực hiện bằng một hành động mạnh mẽ với qui mô lớn. Tuy nhiên, ngày 20 tháng 7 khi chính phủ đưa ra khá nhiều đề nghị quá muộn màng và không thỏa đáng, nhằm tăng cường không lực Hoàng gia đến mức 41 đội máy bay hoặc khoảng 820 máy bay "chỉ được bổ sung trong 5 năm”, thì Công đảng được đảng viên Tự do ủng hộ, gây ra một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chống lại các đề nghị đó tại Hạ viện. Lúc ấy, ông Attlee nhân danh họ tuyên bố: "Chúng tôi phản đối sự cần thiết tăng lực lượng vũ trang không quân... Chúng tôi phản đối kế hoạch cho rằng lực lượng không quân Anh được tăng thêm sẽ hướng tới hòa bình thế giới, và chúng tôi bác bỏ hoàn toàn việc đòi cân bằng". Đảng Tự do ủng hộ bản kiến nghị chỉ trích này và lãnh tụ của họ, ngài Herbert Samuel tuyên bố: "Về trường hợp của Đức thì sao? Chúng tôi chưa từng nghe hoặc thấy điều gì ám chỉ rằng sức mạnh không quân hiện nay của chúng ta không đủ để đương đầu với bất cứ hiểm họa nào lúc này từ hướng ấy".

        Khi chúng tôi nhớ lại rằng đó là lời nói được dùng sau cuộc bàn cãi kỹ lưỡng của những người đứng đầu có trách nhiệm của các đảng, thì mối hiểm họa của đất nước đã trở nên rõ rành rành. Đó là thời gian hình thành khi do những cố gắng tột độ chúng tôi có thể bảo tồn sức mạnh không quân và dựa vào đó mà chúng tôi độc lập hành động. Nếu Anh và Pháp mỗi nước duy trì số lượng ngang nhau với Đức, thì cùng một lúc, họ phải mạnh gấp đôi, và sự nghiệp tàn bạo của Hitler có thể bị bóp chết ngay từ khi còn trứng nước mà không phải mất dù là một mạng sống.

        Sau đó thì đã muộn quá rồi. Người ta không thể nghi ngờ sự chân thành của lãnh tụ hai đảng Xã hội và Tự do. Họ hoàn toàn sai lầm và chịu phần trách nhiệm nặng nề trước lịch sử. Quả thật lạ lùng là Đảng Xã hội, trong những năm sau này, đáng lẽ phải cố gắng khẳng định sự lo xa hơn của mình, và đáng lẽ phải quở trách địch thủ của mình đã làm suy yếu sự an toàn của quốc gia.

        Lúc ấy, tôi được hưởng ít nhất một lần, hoàn cảnh thuận lợi để có thể đề xuất việc tái vũ trang dưới chiêu bài một người bảo vệ chính phủ. Bởi vậy, đảng Bảo thủ nghe tôi trình bày ý kiến, với thái độ thân mật khác thường.

        Tôi không nghĩ rằng sẽ có một chính phủ có khuynh hướng hòa bình chủ nghĩa như vậy - Đó là Thủ tướng (ông Ramsay MacDonald) trong chiến tranh đã chứng minh một cách cực đoan nhắt và với lòng dũng cảm rất cao quý niềm tin của mình và những hy sinh ông đã làm đối với điều mà ông tin là sự nghiệp của chủ nghĩa hòa bình. Ngài Chủ tịch hội đồng, ông Baldwin chủ yếu gắn bó với bài học thuộc lòng về lời cầu xin theo tâm trí của quần chúng "Hãy đem lại hòa bình trong thời đại chúng ta". Người ta có thể nghĩ rằng khi các bộ trưởng ưa thích những điều này, đứng ra tuyên bố rằng họ cảm thấy nhiệm vụ của họ phải đòi tăng thêm chút ít biện pháp nào đó mà họ có được nhằm bảo đảm an toàn cho dân chúng, thì điều này nhất định tác động đến đảng Đối lập và nhất định được xem như bằng chúng về mối hiểm họa hiện hữu và họ tìm cách bảo vệ chúng tôi thoát khỏi hiểm họa đó... Chúng tôi còn là con mồi ngon và dễ xơi. Không có quốc gia nào đó có thể bị tấn công như vậy và không có quốc gia nào đánh trả lại sự cướp bóc tốt hơn nước chúng tôi... Và thủ đô Luân Đôn đồ sộ của chúng tôi đây, cái đích lớn nhất trên thế giới, một giống bò cái to lớn, béo phị, quý giá bị cột trói để thu hút thú săn mồi, chúng tôi đang ở một vị trí trước kia chua bao giờ có, mà cũng không nước nào khác hiện nay có được. Chúng ta hãy nhớ điều này: Tình trạng yếu kém của chúng tôi, không chỉ quan hệ đến chúng tôi mà còn quan hệ đến sự ổn định của Châu Âu. Lúc đó tôi tiếp tục biện luận rằng không quân Đức đã gần cân bằng với Anh.

        Trước hết tôi quả quyết rằng Đức đang vi phạm hiệp ước, liệu đã tạo ra một lực lượng không quân gần bằng 2/3 hùng mạnh như lực lượng không quân phòng vệ nội địa của chúng ta hiện nay. Đó là lời phát biểu đầu tiên của tôi trước chính phủ để chính phủ xem xét. Lời phát biểu thứ hai là Đức nhanh chóng tăng thêm lực lượng không quân, không chỉ cân bằng số tiền lớn thể hiện trong dự thảo ngân sách của họ mà còn bằng tiền quyên góp của dân chúng, việc đóng góp này hầu như bị bắt buộc, còn đang xúc tiến và cũng đã được xúc tiến một vài lần khắp nước Đức. Cuối năm 1935, lực lượng Không quân Đức về số lượng và hiệu suất, gần bằng lực lượng Không quân bảo vệ nội địa của chúng tôi vào thời điểm này, ngay cho dù những đề nghị của Chính phủ được thực hiện.

        Lời tuyên bố thứ ba là nếu Đức tiếp tục việc bành trướng này và nếu chúng tôi tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình thì lúc nào đó trong năm 1936, rõ ràng về căn bản, Đức sẽ hùng mạnh hơn Anh về không quân. Thứ tư và đây là điều gây nên lo lắng, một khi họ được quyền đánh đầu tiên thì chúng tôi có thể không bao giơ có khả năng vượt được họ... Nếu bất cứ lúc nào trong mấy năm sau, chính phủ buộc phải chấp nhận rằng lực lượng Không quân Đức sẽ hùng mạnh hơn không quân chúng tôi, rồi thì họ sẽ bị kiềm lại - tôi nghĩ đúng là bị kiềm lại - để đi đến thất bại trong nhiệm vụ hàng đầu của họ đối với Tổ quốc...

        Việc bỏ phiếu tín nhiệm của Công đảng dĩ nhiên thất bại do một đa số lớn và tôi không nghi ngờ rằng nếu giải tán và tổ chức bầu lại Quốc hội với sự chuẩn bị thích đáng về những vấn đề này, thì quốc gia nhất định đủ khả năng chấp nhận những biện pháp cần thiết cho sự an toàn của xứ sở.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:05:04 am

*

        Không thể nói đến chuyện này mà không ghi lại những cột mốc lịch sử chúng tôi đã trải qua trên chặng đường dài từ sự an ninh đến tay thần Chết. Khi quay lại nhìn tôi lấy làm ngạc nhiên về chiều dài của thời gian dành cho chúng tôi. Năm 1933 hoặc thậm chí năm 1934, nước Anh có thể tạo nên một sức mạnh không quân có thể áp đặt những hạn chế cần thiết đối với tham vọng của Hitler, hoặc có thể cho phép những nhà chỉ huy quân sự Đức kiềm chế những hành động bạo lực của y. Vậy mà hơn 5 năm đã trôi qua trước khi chúng tôi phải đương đầu với sự thử thách lớn nhất. Mặc dù thế, nếu chúng tôi có hành động khôn ngoan hợp lý và với nghị lực lành mạnh, có thể điều đó không bao giơ xảy ra. Dựa vào sức mạnh không quân trội hơn, Anh, Pháp có thể tin cậy và kêu gọi sự giúp đỡ của Hội Quốc Liên, và tất cả các quốc gia châu Âu có thể tập họp lại đằng sau họ. Lần đầu tiên Hội Quốc Liên có thể cho ra đời một công cụ quyền lục.

        Khi phiên họp mùa đông khai mạc vào ngày 28 tháng 11 năm 1934 nhân danh một số bạn bè1 tôi đề nghị bổ sung bài diễn văn và tuyên bố rằng "số quân hiện có cho việc phòng thủ quốc gia đặc biệt về mặt phòng không, không còn đủ để bảo đảm hòa bình, an ninh và tự do cho các thần dân trung thành của Nhà Vua". Nghị viện tập họp lại và rất sẵn sàng lắng nghe. Sau khi dùng mọi lý lẽ để nhấn mạnh mối hiểm họa nặng nề đối với chúng tôi và thế giới, tôi đi vào sự việc chính: "Trước nhất tôi quả quyết rằng lúc này Đức đã có một lực lượng không quân... và rằng điều này... đang nhanh chóng gần cân bằng với không quân chúng ta. Hai là vào thời điểm này năm sau không quân Đức ít nhất trên thực tế sẽ mạnh bằng không quân chúng ta, và có thể còn hùng mạnh hơn. Ba là vào cuối năm 1936, nghĩa là một năm nữa trở đi và hai năm kể từ đây, lực lượng không quân Đức sẽ hùng mạnh hơn gần 50% và đến năm 1937 thì mạnh hơn gần gấp đôi".

        Ông Baldwin đối mặt trục tiếp với vấn đề này, lập tức chăm chú nghe tôi và dựa vào tình hình do các cố vấn Bộ Không quân dựng lên, đến gặp tôi và thẳng thừng bác bỏ ý kiến của tôi:

        "Không phải tình hình nước Đức đang nhanh chóng tiến gần tới chỗ cân bằng với chúng ta... Đức đang tích cực bận rộn sản xuất phụ tùng máy bay, nhung số quân hiện có thực tế của họ không bằng nửa số quân hiện có của chúng ta hiện ở châu Âu. Con về tình thế vào thời điểm này năm sau... cho đến nay dựa vào chỗ lực lượng không quân Đức ít nhất cũng hùng mạnh bằng không quân của ta, và chắc hẳn là hùng mạnh hơn không quân ta, chúng ta ước tính rằng chúng ta sẽ có một số dự trữ chỉ riêng ở Châu Âu là gần năm chục phần trăm. Tôi không thể mong đọi xa hơn 2 năm sau. Ông Churchill nói về điều có thể xảy ra năm 1937. Những cuộc điều tra nghiên cứu như vậy mà tôi có thể thực hiện, khiến tôi tin rằng những tính toán bằng con số của ông ta là quá khuếch đại".

        Sự bảo đảm chung chung của vị Thủ tướng thực sự xoa dịu hầu hết nhiều người chỉ trích đã từng hoảng hốt, lo sợ, và nay phải cứng họng. Ai nấy đều vui mừng thấy những lời phát biểu chính xác của tôi bị phủ nhận dựa trên quyền lực không chê vào đâu được. Nhưng tôi không bị thuyết phục chút nào. Tôi tin rằng ông Baldwin không được các cố vấn của mình cho biết sự thật, và dẫu sao chăng nữa, ông cũng không biết hết sự thật.

        Những tháng đông trôi qua như vậy, và không phải tiến đến mùa xuân tôi mới lại có dịp nêu lên vấn đề này. Trước khi nêu vấn đề, tôi có lời báo trước đầy đủ rõ ràng với ông Baldwin vào ngày 10 tháng 3 năm 1935, khi dự trù ngân sách cho không quân được trình ra Nghị viện, tôi lặp lại tuyên bố hồi tháng 11 của tôi và một lần nữa thẳng thắn tỏ ý nghi ngờ những đảm bảo đã đưa ra của ông. Thứ trưởng không quân đưa ra một câu trả lời hết sức tin tưởng. Tuy nhiên vào cuối tháng 3, Bộ trưởng ngoại giao và ông Eden đi thăm Hitler ở Đức và trong quá trình một cuộc đàm phán quan trọng, mà văn bản được ghi vào hồ sơ, họ được Hitler thông báo riêng rằng lực lượng không quân Đức đã đạt được cân bằng với Anh. Ngày 3 tháng 4 Chính phủ công bố sự kiện này. Đầu tháng 5 Thủ tướng viết một bài báo cáo cho cơ quan ngôn luận riêng của ông là to The News Letter, nhấn mạnh mối hiểm họa của việc tái vũ trang của Đức bằng những lời lẽ na ná như lời lẽ tôi thường phát biểu từ năm 1923. Ông dùng rõ chữ "phục kích", danh từ này hẳn là xuất phát từ tâm trạng lo lắng của ông. Quả thực chúng ta đã rơi vào một trận địa phục kích. Ông MacDonald đích thân mở đầu cuộc thảo luận - Sau khi nhắc đến ý định của Đức công nhiên xây dựng một lực lượng hải quân vượt quá xa hòa ước và có tàu ngầm vi phạm hòa ước, ông thừa nhận rằng Hitler khẳng định là mình đã đạt được cân bằng với Anh về không quân. Dù sự giải thích chính xác của cách nói bằng các thuật ngữ về sức mạnh không quân như thế nào, không nghi ngờ gì nữa, điều này chỉ ra rằng sức mạnh của Đức phát triển đến một điểm đáng kể quá số lượng ước đoán mà chúng tôi có thể đánh giá trước nghị viện năm vừa qua. Đó là một sự kiện nghiêm trọng mà cả chính phủ và Bộ Không quân đã chú ý đến ngay. Khi được mời đúng lúc tôi nói:

-----------------
        1. Số bạn bè này là các ông Churchill, ngài Robert Horme, ông Amery, đại tá hải quân F.E Guest, Huân tước Winterton và ông Boothby.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:05:28 am

        "Thậm chí đến bây giờ chúng ta cũng không thi hành những biện pháp đúng với tầm vóc nhu cầu của chúng ta. Chính phủ phải đương đầu với giông tố, sẽ phải đọ sức với mọi hình thức công kích bất công. Lý do của chính phủ sẽ bị xuyên tạc. Chính phủ sẽ bị vu khống và bị gọi là hiếu chiến. Nhiều lực lượng hùng mạnh đông đảo và cực kỳ lớn tiếng trong đất nước này sẽ chuẩn bị mọi thứ công kích chống chính phủ, dù sao chính phủ cũng hiểu điều đó. Tại sao chúng ta không chiến đấu cho nền an ninh của chúng ta? Tại sao chúng ta không dám vượt qua mọi công kích đòi phải cung cấp đầy đủ cho lực lượng không quân?"

        Mặc dù Nghị viện chú ý cẩn thận nghe tôi, tôi vẫn cảm thấy thất vọng. Kinh nghiệm đã cho tôi suy nghĩ đầu hàng những thách thúc sẽ là một bi kịch lớn cho cả dân tộc, nhưng vượt qua được thách thức thế này không đơn giản...

        Không phải đến ngày 22 tháng 5 năm 1935, ông Baldwin mới có một lời thú nhận nổi tiếng. Tôi buộc phải nêu ra đây.

        "Trước hết, tôi không biết gì về con số máy bay Đức tôi đưa ra hồi tháng 11. Kể từ khi điều đó khiến tôi nghĩ rằng con số đó là sai. Lúc ấy tôi tin rằng con số đó là đúng. Tôi sai ở chỗ ước đoán tương lai, tôi hoàn toàn sai ở chỗ đó. Chúng ta hoàn toàn bị lừa dối về vấn đề đó..."

        "Tôi phải nhắc lại ở đây rằng không có lý do để sợ hãi về điều gì chúng ta đang làm. Nhưng tôi nhất định tuyên bố điều này một cách có cân nhắc rằng với mọi tình hình tôi nắm được, nhất định tôi không ở lại dù là chốc lát, trong bất kỳ chính phủ nào thi hành những biện pháp kém kiên quyết hơn những biện pháp chúng ta có thể thực hiện hôm nay. Tôi nghĩ đã có một số lớn lời chỉ trích cả trên báo chí và bằng lời nói về Bộ Không quân và như thế là họ phải chịu trách nhiệm về một chương trình có thể không thích đáng, về việc không tiến lên nhanh và về nhiều vấn đề khác. Tôi chỉ muốn nhắc lại rằng dù trách nhiệm có thể là thế nào - và chúng ta sẵn sàng đương đầu với sự chỉ trích - rằng trách nhiệm không phải riêng của bộ trưởng nào, mà đó là trách nhiệm của chính phủ và của tất cả chúng ta".

        Tôi hy vọng rằng sự thú nhận làm cho người ta sửng sốt này phải là một sự kiện dứt khoát và ít nhất một ủy ban thuộc nghị viện của tất cả các đảng phái được thành lập để báo cáo về sự thật và về sự an toàn của chúng tôi. Hạ nghị viện có một phản ứng khác. Công đảng và Đảng Tự do đối lập có 9 tháng sớm hơn đã đưa ra hoặc ủng hộ một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm thậm chí chống lại những biện pháp khiêm tốn mà chính phủ thực hiện, nay đều bất lực và do dự - Họ hân hoan chờ đợi một cuộc tuyển cử chống lại sự "vũ trang của đảng Bảo thủ" - Người phát ngôn của Công đảng cũng như Đảng Tự do không chuẩn bị tư tưởng cho mình đối với những điều tiết lộ và thú nhận của ông Baldwin và họ cũng chẳng cố gắng sửa lại diễn văn của họ cho phù họp với đoạn đáng chú ý này. Không có lời phát biểu nào của họ dù ở mức độ rất mong manh liên quan dến những tình trạng khẩn cấp chúng tôi đang trải qua hoặc thậm chí liên quan đến những sự thật nghiêm trọng hơn nhiều ở đằng sau tình trạng khẩn cấp đó mà lúc bấy giờ chúng tôi đều biết.

        Về phần mình, đa số trong chính phủ tỏ ra bị tính thật thà của ông Baldwin quyến rũ. Sự thật thú nhận sai lầm hoàn toàn của ông với tất cả những nguồn tin tức của ông về một vấn đề sống còn mà ông chịu trách nhiệm, được bù đắp lại bằng sự chân thực trong lời tuyên bố đó và thái độ gánh chịu khiển trách của ông - Lại có cả một làn sóng nhiệt tình lạ thường đối với một Bộ trưởng không do dự tuyên bố rằng mình sai lầm. Quả thật nhiều đảng viên Bảo thủ dường như tức giận tôi đã đưa vị lãnh đạo được tín nhiệm của họ vào một hoàn cảnh mà chỉ có tính kiên cường và tính trung thực bẩm sinh của ông ta mới giải thoát được ông, nhưng than ôi, không phải giải thoát tổ quốc ông. Một thảm họa có tầm quan trọng bậc nhất đã giáng lên chúng ta, Hitler đã đạt được sự cân bằng với Anh. Từ nay trở đi y chỉ phải bắt các nhà máy và các trường huấn luyện của y mở hết tốc độ không chỉ nhằm giữ vị trí nay một cách vững chắc. Từ nay về sau, mọi đe dọa công kích trên không chưa ai từng biết, không thể đo lường được, đã treo lơ lửng trên thủ đô Luân Đôn, phải là một điều rõ ràng và đanh thép trong tất cả các quyết định của chúng tôi. Lòng tin là do Chính phủ và Bộ Không quân dành cho hiệu quả cao của lực lượng Không quân Hoàng gia. Nhưng lời cam kết phải giữ vững thế quân bình về máy bay bị tan vỡ không thể cứu vãn - Đúng là sự bành trướng hơn nữa trước mắt của lực lượng không quân Đức không tiếp diễn với tốc độ như nhau trong thời kỳ họ đạt tới thế quân bình. Không nghi ngờ gì nữa họ thực hiện một cố gắng lớn nhất để vươn lên giành lấy vị trí bao quát và để giúp đỡ và khai thác vị trí đó trong ngành ngoại giao của họ - Điều này tạo cơ sở cho hành động gây hấn đã được Hitler trù tính trước và nhũng hành động gây hấn đó lúc ấy chẳng mấy chốc đã diễn ra. Trong bốn năm tiếp theo Chính phủ Anh đã có những cố gắng rất lớn. Những mẫu máy bay Hurricane đầu tiên mãi mãi nổi tiếng và máy bay khu trục Spitfire lần lượt cất cánh vào tháng 11-1935 và tháng 3-1936 - Lập tức có lệnh sản xuất đại qui mô và một số lượng đáng kể đã sẵn sàng không phải là quá sớm. Không con nghi ngờ gì nữa chúng tôi đã trội hơn về chất lượng máy bay nhưng về mặt số lượng thì từ nay trở đi sẽ là thời kỳ rất khó khăn đối với chúng tôi - Khi chiến tranh bùng nổ, số máy bay của chúng tôi mới vừa bằng nửa của Đức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:06:32 am

7

THÁCH THỨC VÀ ỨNG PHÓ, NĂM 1935

        Những năm tháng tìm tòi điều tra bí mật, nhũng sự chuẩn bị thầm kín hoặc được ngụy trang giơ đây đã kết thúc và Hitler cuối cùng cảm thấy mình đã đủ mạnh để bắt đầu ra mặt thách thúc. Ngày 9 tháng 3 năm 1935, lực lượng không quân Đức được chính thức thông báo thành lập và ngày 16 người ta tuyên bố rằng quân đội Đức từ nay về sau phải dựa trên chế độ quân dịch quốc gia cưỡng bách - Luật lệ nhằm thực thi những quyết định này chẳng mấy chốc được ban hành, nhưng công việc thì đã bắt đầu từ trước. Chính phủ Pháp được báo cho biết rõ về điều gì sắp tới, đã thực sự gia hạn chế độ quân dịch của họ lên hai năm, sớm hơn mấy giờ trong cùng ngày quan trọng này - Hành động của Đức là một sự lăng nhục công khai chính thúc đối với hòa ước là chỗ dựa của Hội Quốc Liên. Chừng nào mà những sự vi phạm, mang hình thức những sự thoái thác hoặc những vấn đề chuyên nghiệp bằng những tên gọi khác nhau thì các cường quốc thắng trận có trách nhiệm, bị chủ nghĩa hòa bình ám ảnh và còn bận tâm vào những hoạt động chính trị đối nội, sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm để tuyên bố rằng Hba ước đang bị phá vỡ hoặc không được thừa nhận. Trong tình thế đó, lối thoát sẽ đến cùng với súc mạnh thẳng thừng và tàn bạo. Cùng ngày gần như Chính phủ Ethiopia cũng kêu gọi Hội Quốc Liên chống lại những đòi hỏi đe dọa của Ý. Ngày 24 tháng 3, dựa vào bối cảnh này, khi ngài John Simon cùng với Huân tước Privy Seal, ông Eden đi thăm Berlin theo lời mời của Hitler, thì Chính phủ Pháp cho rằng họ chọn dịp này là không thuận lợi - Lúc ấy cùng một lúc, tự họ phải đương đầu không phải với việc cắt giảm quân đội đè nặng lên họ do ông MacDonald năm trước, mà còn với sự gia hạn quân dịch cưỡng bách từ một lên hai năm. Trong tình thế công luận đang thịnh hành thì việc này là một nhiệm vụ nặng nề. Không chỉ những người Cộng sản mà cả những đảng viên Xã hội cũng bỏ phiếu chống lại biện pháp này. Khi ông Leon Blum tuyên bố: "Giai cấp công nhân Pháp nhất định đứng lên chống lại sự xâm lược của Hitler" thì Thorez đáp lại giữa tiếng hoan hô tán thưởng của phái hướng về phía Xô Viết "chúng ta nhất định không chấp nhận việc giai cấp công nhân bị lôi kéo vào cái gọi là cuộc chiến tranh bảo vệ nền Dân chủ chống chủ nghĩa Phát xít".

        Nước Mỹ phủi tay khỏi mọi lo lắng ở châu Âu, ngoài việc chúc cho mọi người gặp điều tốt lành và tin chắc rằng họ nhất định không bao giờ phải lo ngại đối với chuyện đó nữa. Nhưng Pháp, Anh và dứt khoát Ý cũng vậy, mặc dù bất hòa với nhau, buộc lòng phải phản đối hành động vi phạm rõ ràng hòa ước này của Hitler. Một cuộc họp của các nước đồng minh chủ yếu trước kia được triệu tập dưới sự bảo trợ của Hội Quốc Liên tại Stresa và tất cả các vấn đề này được đem ra thảo luận.

        Một thỏa thuận chung tuyên bố không thể cho phép công khai vi phạm các hiệp ước mà nhờ có hàng triệu người đã chết mới đạt được. Nhưng đoàn đại biểu Anh từ đầu đã nói rằng họ không xem xét. khả năng trừng phạt trong trường hợp vi phạm hòa ước - Dĩ nhiên điều nay hạn chế cuộc hội nghị vào lĩnh vục từ ngữ. Một quyết định được nhất trí thông qua với ý nghĩa rằng "đơn phương" vi phạm các hiệp ước - ý muốn nói một bên - là không thể chấp nhận và Hội đồng quản trị của Hội Quốc Liên được mời tuyên bố về tình thế đã được vạch trần. Vào buổi chiều thứ hai của hội nghị Mussolini kiên quyết ủng hộ hành động này và thẳng thắn chống lại việc cường quốc này xâm lược cường quốc kia. Tuyên bố cuối cùng như sau:

        "Ba cường quốc mà mục đích trong chính sách của mình là tập thể duy trì hòa bình trong khuôn khổ Hội Quốc Liên, thống nhất hoan toàn với nhau, bằng mọi biện pháp có thể thực hiện được, phản đối bất cứ sự bác bỏ đơn phương nào đối với các hiệp ước, một sự bác bỏ có thể gây nguy hiểm cho hòa bình ở châu Âu, và nhằm mục đích này, ba cường quốc sẽ hành động trong sự họp tác chặt chẽ và chân thành".

        Trong diễn văn của mình, nhà độc tài Ý nhấn mạnh mấy chữ "hòa bình ở châu Âu" và ngắt giọng rõ rệt sau hai chữ "Châu Âu" - Sự nhấn mạnh hai từ "Châu Âu" này được lập tức khiến các đại diện Bộ Ngoại giao Anh chú ý - Họ vểnh tai nghe và hiểu rõ trong lúc Mussolini phải cùng hành động với Anh, Pháp nhằm ngăn ngừa nước Đức tái vũ trang, thì ông ta lại dành cho mình bất cứ cuộc tấn công nào vào châu Phi chống Abyssinia mà ông có thể quyết định sau này. Vấn đề này có phải nêu ra hay không? Tối hôm đó, các nhân viên bộ ngoại giao tiến hành các cuộc tranh luận. Mọi người đều lo ngại sự ủng hộ của Mussolini trong việc đối phó với Đức, đến nỗi vào lúc này không ai muốn cảnh cáo ông ta từ bỏ Abyssinia, điều này rõ ràng đã chọc tức ông ta rất nhiều. Bởi vậy vấn đề không được đặt ra do đối phương vắng mặt, và Mussolini cảm thấy về một ý nghĩa nào đó có lý do để cảm thấy, rằng khối đồng minh đã đồng ý với tuyên bố của ông và để ông rảnh tay chống lại Abyssinia. Người Pháp vẫn im hơi lặng tiếng về điểm này và hội nghị chia tay.

        Đúng vào các ngày 15-17 tháng 4 Hội đồng Hội Quốc Liên xem xét việc Đức vi phạm Hòa ước Versailles đã được khẳng định với việc ra sắc lệnh tổng cưỡng bách quân dịch. Các cường quốc sau đây có mặt ở hội đồng: Cộng hòa Argentine, Australia, Anh, Chile, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Pháp, Ý, Mehico, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô. Tất cả bỏ phiếu ủng hộ nguyên tắc là mọi hiệp ước không được đơn phương vi phạm, và chuyển vấn đề này lên phiên họp toàn thể của Hội Quốc Liên xem xét giải quyết. Cùng lúc đó Bộ trưởng ngoại giao ba nước Scandinave là Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch lo lắng sâu sắc về cán cân lực lượng hải quân trong vùng Baltic, cũng họp nhau cùng ủng hộ nguyên tắc này. Tổng cộng 19 nước chính thức phản đối. Nhưng vô ích biết bao khi mọi biểu quyết của họ không có cường quốc nào liệu trước được việc sử dụng vũ lực như là phương sách cuối cùng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:07:31 am

*

        Laval không muốn thăm dò ý kiến Nga theo tinh thần kiên quyết của Barthou. Nhưng bây giờ ở Pháp có một nhu cầu cấp bách, dường như điều đó cần thiết cho những gì liên quan đối với sự sinh tồn của nước Pháp, nhằm đạt được sự thống nhất quốc gia về hai năm quân dịch được một đa số hẹp phê chuẩn hồi tháng 3 - Ngoài ra, ở Pháp còn có mong muốn chung là phục hồi khối liên minh ngày xưa năm 1895 hoặc một cái gì giống như thế. Ngày 2 tháng 5 năm 1935, chính phủ Pháp ký hiệp ước Pháp-Xô. Đây là một văn kiện mơ hồ, bảo đảm sự tương trợ trong thời gian năm năm.

        Nhằm giành được kết quả rõ ràng trên trường chính trị Pháp, bây giờ Laval thực hiện một chuyến đi thăm Matxcơva ba ngày, ở đây ông được Staline hoan nghênh. Cũng tại đây đã diễn ra nhũng cuộc thảo luận dài, nhưng cho đến nay, không một công bố nào được ghi chép - Dĩ nhiên trước hết, Staline và Molotov khao khát muốn biết số quân Pháp hiện có ở mặt trận phía tây: Bao nhiêu sư đoàn? Thời gian phục vụ như thế nào? Sau khi lĩnh vực này đã được thăm dò, Laval nói: "Các ông không thể làm gì để giúp đỡ tôn giáo và tín đồ công giáo ở Nga sao? Đối với Giáo hoàng, điều này nhất định giúp tôi nhiều lắm". "Chà chà" Staline đáp - "Giáo hoàng à! ông ấy có bao nhiêu sư đoàn?" Tôi không được nghe kể lại câu trả lời của Laval, nhưng chắc ông ta có thể đã kể ra một số quân đoàn thỉnh thoảng thấy diễu hành. Laval không hề có ý định đưa nước Pháp vào bất cứ nghĩa vụ đặc biệt nào theo thói quen đòi hỏi của phía Xô Viết. Tuy nhiên ông cũng đạt được một tuyên bố công khai với Staline vào ngày 15 tháng 5, tán thành chính sách phòng thủ quốc gia của Pháp nhằm duy trì lực lượng vũ trang của họ ở mức bảo đảm - Dựa vào chiều hướng này, nhũng người Cộng sản Pháp lập tức quay ngược lại, rùm beng ủng hộ chương trình phòng thủ và chế độ quân dịch hai năm. Là một nhân tố trong nền an ninh châu Âu, nhưng hiệp ước Pháp-Xô này không chứa dụng nhũng cam kết ràng buộc cả hai bên trong trường họp Đức xâm lược, nên chỉ có nhũng lợi thế hạn chế. Không đạt được sự liên minh nào với Nga. Hơn nữa, trên đường về, Bộ trưởng ngoại giao Pháp dừng lại ở Cracow để dự đám tang Thống chế Pilsudski. Ở đây ông gặp Goering, nói chuyện rất thân mật với ông này. Và những biểu lộ về sự ngờ vực, không ua thích Liên Xô của ông được thuật lại đầy đủ cho Matxcova qua những nguồn tin của Đức.

*

        Súc khỏe và khả năng của ông MacDonald bấy giờ suy sụp đến mức không thể tiếp tục làm thủ tướng - Ông không bao giờ được Đảng Bảo thủ ưa thích. Họ đánh giá ông do những thành tích chính trị và chiến tranh của ông, do lòng trung thành của người đảng viên xã hội của ông, cùng với thành kiến nuôi dưỡng từ lâu có dịu đi trong những năm sau này vì lòng thương hại. Chẳng biết có phải với lý do chính xác không mà không người nào bị Đảng Lao động Xã hội căm ghét hơn như ông, nguôi tạo lập nên Đảng này quy mô như thế vậy mà sau đó vào năm 1931, ông lại bị lật đổ bằng điều mà người ta xem như là sự đào ngũ phản bội của ông. Trong đa số của Chính phủ, ông chỉ có bảy người theo mình. Chính sách giải trừ quân bị mà ông hiến dâng những cố gắng cá nhân tối đa của mình vào, bây giờ chúng tỏ một thất bại tai hại. Trong một cuộc tổng tuyển cử có thể không xa lắm, ông không thể đóng một vai tro có ích. Trong những tình huống như thế không lấy gì làm ngạc nhiên, khi ngày 7 tháng 6 người ta báo rằng ông và ông Baldwin thay đổi vị trí và nhiệm vụ, và ông Baldwin trở thành Thủ tướng lần thứ ba - Bộ Ngoại Giao cũng chuyển sang người khác - Công việc của ngài Samuel Hoare ở Ấn Độ đã được hoàn thành do chính phủ thông qua dự luật về Ấn Độ và bây giờ ông ta rảnh để quay sang một công việc quan trọng cấp bách hơn. Trong một thời gian chính sách đối ngoại của Ngài John Simon bị các đảng viên Bảo thủ có thế lực hợp sức chặt chẽ với chính phủ công kích gay gắt. Bây giờ ông chuyển sang bộ Nội Vụ nơi mà ông rất quen thuộc và ngài Samuel Hoare trở thành Bộ trưởng ngoại giao.

        Cùng một lúc, ông Baldwin thực hiện một thủ đoạn mới lạ. Ông bổ nhiệm ông Anthony Eden làm công sứ phụ trách công việc của Hội Quốc Liên. Gần mười năm Eden hầu như hiến thân hoàn toàn cho việc nghiên cứu công tác đối ngoại. Khi được 18 tuổi, ông tham gia Chiến tranh thế giới, ông đã phục vụ xuất sắc bốn năm trong đội quân vũ trang và trải qua nhiều trận đẫm máu nhất, ông leo lên chức Thiếu tá lữ đoàn với Bội tinh chiến công. Ông làm việc ở Bộ Ngoại Giao, địa vị ngang Bộ trưởng có quyền quyết định và sử dụng các cán bộ nhân viên của bộ. Mục tiêu của ông Baldwin không nghi ngờ gì nữa là gây được một trào lưu công luận bền vững kết hợp với Hội Quốc Liên bằng cách chứng minh sự quan trọng ông dành cho Hội và cho sự chỉ đạo công việc ở Geneve. Khoảng một tháng sau, có dịp bình luận về điều tôi mô tả là "kế hoạch mới lạ cho phép hai Bộ trưởng ngoại giao ngang bằng nhau" tôi đã làm cho mọi người chú ý đến những nhược điểm rõ ràng của nó.

        Trong khi người và việc ở trong tình thế này thì chính phủ Anh phạm phải một hành động đáng kinh ngạc nhất. Ít nhất có một vài người bốc đồng trong số này là của bộ Hải quân. Thường là nguy hiểm khi binh lính, thủy thủ hoặc phi công mà làm chính trị. Họ bước vào một môi trường mà những nguyên lý tiêu chuẩn hoàn toàn khác với những điều họ đã quen thuộc.

        Trước kia có lúc đã có những cuộc đàm luận giũa bộ Hải quân Anh và Đức về tầm vóc của hai hạm đội. Theo hòa ước Versailles người Đức không có quyền xây dựng quá sáu tàu bọc sắt 10.000 tấn, thêm vào sáu tuần dương hạm không quá 6.000 tấn. Bộ hải quân Anh vừa mới khám phá rằng hai tàu chiến nhỏ sau cùng đang đóng, chiếc Schamhorst và chiếc Gneisenau có kích thước lớn hơn kích thước hòa ước cho phép và kiểu mẫu hoàn toàn khác. Trên thực tế hai tàu này trở thành tuần dương hạm 26.000 tấn hoặc là tàu khu trục đánh phá thương thuyền loại lớn nhất, và đều đóng một vai trò quan trọng trong thế chiến thứ hai.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:07:52 am

        Mặc dù việc vi phạm hòa ước một cách trơ tráo và gian lận này, được trù tính chu đáo và bắt đẩu ít nhất sớm hơn hai năm (1933), bộ Hải quân vẫn thực sự nghĩ rằng cần ký một thỏa ước về hải quân Anh-Đức. Chính phủ Hoàng gia làm việc này không tham khảo người đồng minh Pháp hoặc báo cho Hội Quốc Liên. Ngay lúc ấy, khi bản thân chính phủ khẩn khoản yêu cầu Hội Quốc Liên và tranh thủ được sự ủng hộ của các nước hội viên nhằm phản đối, chống lại sự vi phạm của Hitler đối với các điều khoản quân sự của hòa ước, thì chính phủ lại hành động bằng một thỏa ước riêng rẽ nhằm gạt bỏ các điều khoản về hải quân trong cùng hòa ước ấy.

        Nét đặc biệt chủ yếu của thỏa ước là hải quân Đức không được quá một phần ba hải quân Anh - Điều này rất hấp dẫn dối với Bộ Hải quân khi nhìn lại những ngày trước Chiến tranh Thế giói lần thứ nhất, khi chúng tôi bằng lòng với tỷ lệ mười sáu chọi mười. Vì triển vọng đó, trong khi chấp nhận những điều bảo đảm của Đức chỉ có hình thức giá trị bề ngoài. Chính phủ tiếp tục thừa nhận Đức có quyền đóng tàu ngầm, rõ ràng quyền này không được hòa ước cho phép - Đức có thể xây dựng một số lượng tàu ngầm bằng sáu chục phần trăm của Anh, và nếu họ quyết định đó là trường hợp ngoại lệ thì có thể xây dựng tới một trăm phần trăm. Dĩ nhiên người Đức bảo đảm rằng tàu ngầm của họ không bao giờ dùng để chống lại tàu buôn. Vậy thì tại sao lại cần những tàu đó? Bởi vì rõ ràng là nếu phần còn lại của thỏa ước được thi hành đúng, thì những tàu đó không thể ảnh hưởng đến quyết định về hải quân ở chùng mực có liên quan đến tàu chiến.

        Việc giới hạn hạm đội Đức tới một phần ba hạm đội Anh cho phép Đức có một chương trình xây dựng mới có thể bố trí các xưởng phải hoạt động tối đa ít nhất trong 10 năm - Bởi vậy không có giới hạn thực tế hoặc bất cứ loại hạn chế nào áp đặt lên việc phát triển hải quân Đức - Họ xây dựng nhanh theo quy luật tự nhiên - Chỉ tiêu số tàu ấn định cho Đức theo kế hoạch của Anh về thực tế, là hậu hĩ hơn mức thiết thực cần có của Đức. Như bây giờ chúng ta biết, Hitler đã cho đô đôc Reader biết rằng chiến tranh với Anh nhất định không thể xảy ra trước 1944-45. Vì vậy sự phát triển hải quân Đức được trù tính trên cơ sở dài hạn. Chỉ riêng tàu ngầm họ có đóng theo giới hạn giấy tờ đầy đủ cho phép không? Ngay khi họ có thể vượt quá 60% giới hạn, họ viện điều khoản được phép xây dựng đến 100% và 57% đã thực sự được xây dựng khi bắt đầu chiến tranh.

        Về đồ án thiết kế tàu chiến mới, người Đức có thuận lợi hơn là không trở thành người tham gia các điều khoản của hiệp nghị hàng hải Washington hoặc hội nghị Luân Đôn. Họ lập tức bắt đầu chiếc Bismarck và chiếc Tirpitz, và trong khi Anh, Pháp và Mỹ bị ràng buộc hoàn toàn bởi giới hạn 35.000 tấn thì hai chiếc tàu thủy to lớn này được thiết kế có trọng lượng 45.000 tấn, và một khi đã được đóng xong thì chắc chắn đó là hai chiếc tàu trên biển kiên cố nhất thế giới.

        Cũng vào lúc này, Hitler có một lợi thế ngoại giao lớn để ly gián các nước đồng minh, để có một nước trong số đồng minh sẵn sàng bỏ qua những vi phạm hòa ước Versailles và để dành cho việc hồi phục tự do tái vũ trang hoàn toàn bằng sự thừa nhận thỏa thuận với Anh. Tác dụng của lời loan báo này là một đòn nặng nữa nhằm vào Hội Quốc Liên - Người Pháp có mọi quyền để kêu ca rằng quyền lợi sinh tử của họ bị động chạm do việc Anh cho phép Đức đóng tàu ngầm. Qua bằng chứng tình tiết này, Mussolini thấy Anh hành động không thiện ý với các đồng minh khác, miễn là quyền lợi hải quân đặc biệt của mình được bảo đảm thì Anh quyết tâm làm bất cứ điều gì để thỏa hiệp với Đức. Điều này được coi như là thái độ bất chấp đạo lý và ích kỷ của Anh - Các cường quốc bắc Âu mà trước đó hai tuần lễ đã dũng cảm duy trì sự phản đối chống Hitler áp dụng quân dịch cưỡng bách trong quân đội Đức, bây giờ nhận thấy Anh đã bí mật thỏa thuận cho hải quân Đức dù chỉ bằng một phần ba của Anh, sẽ làm chủ vùng biển Baltic trong giới hạn này.

        Các bộ trưởng Anh còn tiến hành cách chơi đặc sắc với đề nghị của Đức hợp tác với chúng ta hủy bỏ tàu ngầm. Xét rằng điều kiện gắn với điều này, là tất cả các nước khác phải đồng thời đồng ý, và biết rõ ràng chẳng có chút cơ hội mong manh các nước khác tán thành, đối với người Đức đây là một sự trả giá rất an toàn. Điều này cũng hợp với thỏa thuận của Đức nhằm hạn chế việc sử dụng tàu ngầm chống việc buôn bán không mang tính nhân đạo. Ai có thể tin rằng người Đức có đội tàu ngầm to lớn, đứng nhìn đàn bà, trẻ con họ bị bỏ đói do sự phong tỏa của Anh mà cứ nhất định phải kiềm chế hết sức việc sử dụng vũ khí này? Tôi mô tả quang cảnh này như là tột đỉnh của tính cả tin.

        Chẳng những không trở thành một bước đi tới giải trừ quân bị, thỏa ước này, nếu được thực hiện qua một thời gian vài năm, chắc chắn đã kích thích khắp thế giới việc phát triển đóng tàu chiến mới. Không kể những tàu thủy mới đây nhất của họ, hải quân Pháp phải được xây dựng lại - Điều này nhất định tác động trở lại đối với Ý. về phía chúng tôi, rõ ràng chúng tôi phải xây dựng lại hạm đội Anh trên một qui mô rất rộng lớn để duy trì ưu thế ba chọi một của chứng tôi về tàu hiện đại.

        Có lẽ Bộ Hải quân nghĩ rằng hải quân Đức bằng một phẩn ba hải quân Anh thì Hải quân Anh phải gấp ba lần Hải quân Đức. Điều này có thể làm sáng tỏ con đường dẫn tới việc xây dựng lại hợp lý và quá chậm hạm đội chúng tôi - Nhưng đâu là những chính khách thông minh?

        Bộ trưởng hải quân công bố thỏa ước này với Nghị viện ngày 21 tháng 6 năm 1935, tôi là người lên án sớm nhất thỏa ước này. Trên thực tế điều đã được thực hiện là nhằm cho phép Đức xây dựng khả năng tột đỉnh của họ trong năm hoặc sáu năm sắp tới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:14:49 am

*

        Trong phạm vi quân sự lúc đó, việc thiết lập chính thúc chế độ cưỡng bách quân dịch ở Đức ngày 16 tháng 3 năm 1935 đánh dấu sự thách thúc cơ bản với hòa ước Versailles. Nhưng những biện pháp theo đó quân đội Đức được mở rộng và tổ chức lại, không chỉ quan tâm đến mặt kỹ thuật. Cái tên Reichswehr đổi thành Wehrmacht. Quân đội phải chịu sự lãnh đạo tối cao của Quốc trưởng - Mỗi người lính tuyên thệ không phải với hiến pháp như trước đây mà còn với cá nhân Adolf Hitler - Bộ chiến tranh trực tiếp dưới quyền của Quốc trưởng. Một loại đội hình mới được dụ kiến - Sư đoàn thiết giáp hay Panzer - và chẳng mấy chốc ba sư đoàn này ra đời. Những sự chuẩn bị chi tiết cũng được xúc tiến cho việc tổ chức thanh niên Đức thành những trung đoàn. Bắt đầu trong hàng ngũ thanh niên Hitler, thiếu niên Đức đến tuổi 18 thì vào đội xung kích trên cơ sở tự nguyện hai năm - Sự phục vụ trong các tiểu đoàn dân công hay là Arbeitsdienst trở thành một nhiệm vụ cưỡng bách đối với đàn ông Đức bước vào tuổi 20. Trong sáu tháng, họ phải phục vụ tổ quốc làm đường, xây dụng doanh trại, hoặc tháo nước đầm lầy, chuẩn bị sẵn sàng về vật chất và tinh thần cho nhiệm vụ của một công dân Đức là hầu hạ lực lượng vũ trang - Trong tiểu đoàn dân công thì việc thủ tiêu giai cấp và sự đoàn kết xã hội của dân tộc Đức được nhấn mạnh; trong quân đội thì áp đặt kỷ luật và vấn đề thống nhất lãnh thổ quốc gia.

        Nhiệm vụ cực kỳ lớn về huấn luyện con người mới và phát triển cán bộ bây giờ bắt đầu. Ngày 15 tháng 10 năm 1935 bất chấp các điều khoản của hòa ước Versailles, Hitler mở lại trường đại học tham mưu Đức với nghi lễ chính thức có chỉ huy các lực lượng vũ trang tháp tùng - ở đây là đỉnh của hình chóp mà dưới chân là vô số đội hình tiểu đoàn dân công. Ngày 7 tháng 11 khóa đầu tiên của học sinh sinh năm 1914 được gọi nhập ngũ: 596000 thanh niên sẽ được huấn luyện về binh nghiệp. Như vậy, ít nhất là trên giấy tờ, quân đội Đức được tăng lên gần 700.000 lính chiến đấu.

        Cần hiểu rằng sau đợt gọi nhập ngũ đầu tiên khóa lính sinh năm 1914, ở Đức cũng như ở Pháp, những năm tiếp theo, số lính mới bị giảm bớt, do vậy vào tháng 8 năm 1936, thời gian quân dịch tại ngũ tăng lên tới hai năm. Khóa lính sinh năm 1915 là 464.000 người và với việc giữ lại khóa lính năm 1914 một năm nữa thì số người Đức đang được tập luyện thành quân chính quy năm 1936 là 1.511.000 người. số đủ súc khỏe của quân đội Pháp, ngoài quân dự bị ra, trong cùng năm đó là 623000 người, mà ở tại Pháp chỉ có 407000 người.

        Những con số sau đây do các chuyên viên thống kê có thể dự kiến với khá nhiều chính xác, tự chúng sẽ giải thích:

        Bản so sánh những con số của Pháp và Đức về các khóa binh lính, sinh từ năm 1914 đến 1920, và được gọi nhập ngũ từ 1934 đến 1940.

Khóa    Người Đức              Người Pháp           
1914596.000 người279.000 người
1915464.000 người184.000 người
1916351.000 người165.000 nguôi
1917314.000 người171.000 người
1918326.000 người197.000 người
1919485.000 người218.000 người
1920636.000 người360.000 nguôi
TC:3.172.000 người 1.574.000 người
       
        Cho đến khi những con số này trở thành sự thật theo năm tháng tiếp diễn thì chúng vẫn chỉ là những điềm cảnh cáo báo trước - Tất cả những gì được thực hiện đến năm 1935 đều không đạt được số lượng đầy đủ và sức mạnh của quân đội Pháp và lực lượng dự bị rộng lớn của họ, ngoài các đồng minh đông đảo và hùng mạnh của họ ra. Thậm chí lúc này một quyết định cương quyết dựa vào uy quyền của Hội Quốc Liên - quyết định này sẽ dễ dàng giành được - có thể đã ngăn chặn được toàn bộ quá trình - Nước Đức hoặc bị đưa ra tòa ở Geneve, được mời giải thích đầy đủ và để cho phái đoàn điều tra giữa các đồng minh thẩm tra tình hình lực lượng vũ trang và các tổ chức quân sự đang vi phạm hòa ước, hoặc, trong trong họp bị khước từ thì các đầu cầu trên sông Rhine có thể bị tái chiếm cho đến khi hòa ước được bảo đảm thi hành đúng, không có bất kỳ kháng cự thực sự nào hoặc nhiều khả năng đổ máu. Theo cách này, chiến tranh thế giới lần thứ hai có thể ít nhất cũng chậm lại không biết đến bao giờ. Nhiều sự việc và chiều hướng chung Bộ tham mưu Pháp và Anh đều biết rõ, và trong một chừng mực ít hơn, các chính phủ cũng hiểu. Chính phủ Pháp tuy tình trạng không ổn định liên tục do mưu đồ của các hoạt động chính trị đảng phái, và chính phủ Anh cũng vấp phải những thiếu sót tương tự do cách thức tiến hành trái ngược thỏa thuận chung nhằm giữ kín tình hình, đều không có khả năng tiến hành bất cứ hành động quyết liệt hay dứt khoát nào, dù chính đáng đến đâu theo hòa ước và theo sự khôn ngoan thông thường.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:16:11 am

8

TRỪNG PHẠT Ý -1935

        Nền hòa bình thế giới lúc này chịu một đòn thứ hai nặng nề. Theo sau sự mất quân bình về không quân của Anh là việc nước Ý chuyển sang đi với Đức. Hai sự kiện này kết hợp lại cho phép Hitler đẩy tới tiến trình chết người đã định trước. Chúng ta thấy Mussolini có ích biết bao trong sự bảo vệ nền độc lập của Áo với tất cả những gì việc đó bao hàm ở trung và đông nam Châu Âu. Giờ đây, ông ta định qua phe đối lập. Nước Đức Quốc Xã không còn đơn độc. Một trong số đồng minh chủ yếu trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chẳng mấy chốc nhập bọn với họ. Diễn biến bất lợi nghiêm trọng này về cán cân an toàn đè nặng tâm trí tôi.

        Ý đồ của Mussolini chống Abyssinia không thích họp với đạo lý thế kỷ hai mươi. Nó thuộc về thời đại trung cổ, khi người da trắng tự thấy mình có quyền chinh phục người da vàng, da nâu, da đen hay đỏ và nô dịch họ bằng súc mạnh và vũ khí nhiều hơn của mình. Trong thời đại ánh sáng của chúng ta, khi tội ác và hành động tàn bạo xảy ra, những người man rợ thuở xưa chùn lại trước tội ác và hành động tàn bạo đó, hoặc ít nhất họ không có khả năng phạm phải, tư cách đạo đức như thế vừa lỗi thời và vừa đáng chê trách. Hon nữa Abyssinia là thành viên của Hội Quốc Liên. Theo một sự đảo ngược lạ lùng, năm 1923 chính Ý đã thúc ép Abyssinia gia nhập, còn Anh thì chống lại việc này. Quan điểm của người Anh là tính chất của chính phủ Ethiopia và những điều kiện đang thịnh hành trong xứ sở man rợ của chính thể chuyên chế, chiếm hữu nô lệ và của chiến tranh bộ tộc này là không phù hợp với tư cách hội viên của Hội Quốc Liên. Nhưng người Ý làm theo ý họ và Abyssinia trở thành hội viên của Hội Quốc Liên với mọi quyền hạn của mình và những bảo đảm như thế mà cơ quan này có thể cung cấp. Thực vậy, ở đây là một trường họp thử thách đối với công cụ của chính quyền thế giới, chỗ dựa của những hy vọng của mọi người tốt bụng.

        Nhà độc tài Mussolini của Ý không chỉ bị thúc đẩy bởi lòng thèm muốn lợi lộc về lãnh thổ. Quyền lực của ông, sự an toàn của ông tùy thuộc vào uy tín. Sự bại trận nhục nhã mà Ý phải chịu bốn mươi năm trước ở Adowa, sự nhạo báng của thế giới khi quân đội Ý không chỉ bị tiêu diệt hoặc bị bắt mà là bị tổn thương một cách đáng hổ thẹn, day dứt trong tâm trí mọi nguôi Ý. Họ đã thấy Anh sau những năm tháng trôi qua đã báo thù Khartom và Majuba như thế nào. Công bố dũng khí của mình bằng cách trả thù Adowa ở Ý có nghĩa hầu như chẳng khác gì việc lấy lại vùng Alsace Lorraine ở Pháp - Dường như Mussolini không có cách nào có thể củng cố quyền lực cá nhân dễ dàng hoặc ít rủi ro, tốn kém, hoặc như ông ta hiểu điều đó, tăng thêm uy quyền của Ý ở châu Âu, hơn là rủa mối nhục của những năm qua và thêm Abyssinia vào Đế quốc Ý vừa mới được xây dựng.

        Trong cuộc đấu tranh chống nước Đức Quốc Xã tái vũ trang mà tôi cảm thấy đang tới gần với những bước dài không lay chuyển được, tôị không muốn ghẻ lạnh với nước Ý, thậm chí đẩy họ vào phe đối lập. Không con nghi ngờ gì, sự công kích của một hội viên khác trong tình hình này, nếu không cảm thấy cay đắng, nhất định cuối cùng gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho Hội Quốc Liên, với tư cách là một nhân tố gắn chặt các lực lượng với nhau, mới có thể kiềm chế sức mạnh của nước Đức hồi sinh và mối đe dọa khủng khiếp của Hitler. Uy quyền được xác nhận của Hội Quốc Liên có lẽ có thể đạt được nhiều hơn là nước Ý đã từng đóng góp, hoặc chuyển nhượng. Nếu vì thế mà Hội Quốc Liên sẵn sàng sử dụng súc mạnh đoàn kết của tất cả các thành viên nhằm kiềm chế chính sách của Mussolini thì nhiệm vụ bắt buộc của chúng ta là thực hiện phần đóng góp của mình và đóng một vai trò đáng tin cậy. Hình như trong mọi trường hợp, nước Anh không có nghĩa vụ tự mình đúng ra giữ vai trò lãnh đạo. Nước Anh có nhiệm vụ đánh giá sự yếu kém của chính mình do sự mất cân bằng về lực lượng không quân và thậm chí hơn nữa, do việc Pháp mất thế quân sự trước nước Đức tái vũ trang. Một vấn đề rõ ràng và chắc chắn, các biện pháp thỏa hiệp là vô dụng đối với Hội Quốc Liên và nguy hại cho Anh nếu Anh gánh vác vai trò lãnh đạo. Nếu chúng ta nghĩ rằng tranh cãi đến cùng với nước Ý của Mussolini là đúng và cần thiết cho luật lệ và cho sự thịnh vượng của châu Âu thì chúng ta cũng cần thiết phải đánh ngã ông ta. Sự sụp đổ của nhà độc tài nhỏ bé hơn có thể phối hợp và đưa vào trận chiến tất cả các lực lượng - các lực lượng này vẫn còn rất lớn - các lực lượng này nhất định cho phép chúng ta kiềm chế nhà độc tài lớn hơn và như vậy ngăn ngừa được cuộc chiến tranh thứ hai của Đức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:23:42 am

*

        Liên tục kể từ hội nghị Stresam, những sự chuẩn bị của Mussolini cho cuộc chinh phục Abyssinia đã rõ rành rành. Hiển nhiên dư luận Anh nhất quyết chống đối một hành động xâm lược như vậy của Ý. Những người đó của chúng ta thấy ở nước Đức của Hitler một hiểm họa không những cho hòa bình mà còn cho những người còn lại, họ khiếp sợ hành động này của một cường quốc loại một, như Ý được xếp loại lúc bấy giờ, từ phe chúng ta nhảy sang phe khác. Tôi nhớ một bữa ăn tối, có ngài Robert Vansittart và ông Duff Cooper, lúc đó chỉ có một thủ tướng cùng dự, chúng tôi đã dự đoán rõ ràng sự thay đổi có hại trong cán cân châu Âu. Kế hoạch được nêu lên để bàn bạc của mấy người chúng tôi là đi ra nước ngoài gặp Mussolini để giải thích cho ông ta hậu quả không thể tránh được đối với Anh. Việc này không có kết quả mà cũng chẳng đi đến đâu. Mussolini cũng như Hitler xem đế quốc Anh như một bà già hoảng sợ, mềm yếu, lúc tình hình xấu nhất chỉ nhất mực hăm dọa ầm ĩ và dù thế nào đi nữa cũng không thể gây chiến tranh. Huân tước Lloyd có quan hệ thân thiện với ông ta nhớ rằng Nghị quyết theo cảm hứng của ông Joad của đám sinh viên đại học chua tốt nghiệp Oxford, năm 1933 khước từ "chiến đấu cho nhà vua và tổ quốc đã đập ông ta như thế nào.

        Tháng tám, Bộ trưởng ngoại giao mời tôi và các lãnh tụ đảng đối lập riêng rẽ đến thăm ông ta tại Bộ ngoại giao, sự thật của các cuộc hội đàm này được chính phủ công bố. Ngài Samuel Hoare nói với tôi nỗi lo lắng ngày càng tăng về việc Ý xâm lược Abyssinia và hỏi tôi phải sẵn sàng trong bao lâu để chống lại việc này. Ước ao muốn biết nhiều hơn tình hình trong nước và riêng Bộ Ngoại giao trong tình trạng hai chính quyền, trước khi trả lời, tôi hỏi về quan điểm của Eden - nhất định tôi khiến ông ấy đến - Hoare nói và mấy phút sau, Anthony đến, mỉm cười, tâm trạng vui vẻ.

        Chúng tôi nói chuyện thoải mái. Tôi nói tôi nghĩ ông Bộ Trưởng ngoại giao được chứng minh là đúng khi nhất trí với Hội Quốc Liên chống lại Ý chừng nào mà ông có thể giành được sự ủng hộ của nước Pháp. Nhưng tôi nói thêm rằng ông không nên gây sức ép nào đối với Pháp do hiệp định quân sự của Pháp với Ý và mối bận tâm của họ về nước Đức và rằng trong trường họp như vậy tôi không hy vọng Pháp cứ phải đi quá xa. Nói chung tôi kiên quyết khuyên hai Bộ trưởng đừng có cố nắm vai trò lãnh đạo hoặc tự đề cao nổi bật quá.

        Gần tới mùa hạ năm 1935, sự di chuyển của tàu chở lính Ý qua kênh Suez vẫn tiếp tục và những lực lượng và quân nhu lớn được tập hợp dọc theo biên giới phía đông Abyssinia. Sau cuộc trò chuyện của tôi ở Bộ Ngoại giao, bỗng một sự kiện khác thường và đối với tôi là một sự kiện bất ngờ xảy ra. Ngày 24 tháng 8, nội các quyết định và tuyên bố rằng Anh nhất định duy trì nghĩa vụ của mình theo các hiệp ước và điều khoản của Hội Quốc Liên - Ông Eden bộ trưởng phụ trách các công việc của Hội Quốc Liên, gần như ngang hàng với Bộ trưởng Ngoại giao, đã ở Geneve trong mấy tuần. Tại đây, ông đã tập hợp Hội đồng hướng tới một chính sách trừng phạt Ý nếu Ý xâm lược Abyssinia. Nhiệm vụ đặc biệt của ông do bản chất thực sự của nó, đã khiến ông tập trung vào vấn đề Abyssinia nặng hơn các mặt khác. Trừng phạt tức là cắt đứt tất cả mọi viện trợ tài chính và trợ cấp kinh tế dành cho Ý và trao mọi khoản viện trợ này cho Abyssinia. Đối với một nước như Ý, phụ thuộc vào nhiều hàng hóa nhập không bị ngăn trở từ hải ngoại, thì điều này quả là một sự răn đe ghê gớm. Sự hăng hái và cách nói năng của ông Eden và những nguyên tắc ông công bố, chi phối được Hội đồng. Ngày 11 tháng 9 ông Bộ trưởng ngoại giao, ngài Samuel Hoare đến Geneve diễn thuyết trước Hội đồng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:16:08 am

        "Tôi vui lòng bắt đầu việc xác nhận một lần nữa sự ủng hộ của chính phủ mà tôi là đại diện đối với Hội Quốc Liên và sự quan tâm của nhân dân Anh về an ninh chung... Những ý tưởng thiêng liêng trong quy ước Hội Quốc Liên và đặc biệt khát vọng thiết lập uy quyền của luật pháp trong giao dịch quốc tế, đã trở thành nhiệm vụ của lương tâm dân tộc chúng tôi. Chính là với những nguyên tắc của Hội Quốc Liên chứ không phải với bất cứ lời tuyên bố cá biệt nào mà nước Anh biểu thị sự gắn bó của mình. Bất kỳ quan điểm nào khác sẽ là sự đánh giá thấp thiện ý của chúng tôi và là sự buộc tội đối với sự chân thành của chúng tôi. Theo đúng những nghĩa vụ rõ ràng dứt khoát của mình, Hội Quốc Liên và nước tôi cũng vậy, ủng hộ sự duy trì tập thể quy ước trọn vẹn của Hội Quốc Liên và đặc biệt ủng hộ sự kháng cự tập thể và kiên định đối với mọi hành động xâm lược vô cớ."

        Mặc dù tôi lo lắng về nước Đức và vì tôi ít thích cách luận giải những công việc của chúng ta, tôi nhớ lại là tôi bị kích động bởi bài diễn văn này khi đọc nó trên báo Rivera Sunshine. Nó thức tỉnh mọi người và có ảnh hưởng khắp nước Mỹ. Nó liên kết tất cả các lực lượng kia ở Anh đang ủng hộ sự phối hợp dũng cảm đạo đức và sức mạnh. Đây ít nhất là một chính sách. Nếu chỉ một mình nhà hùng biện hiểu rõ những quyền lực kinh khủng nào ông nắm trong tay được buông lỏng lúc đó thì quả thực ông có thể trong một lúc đã lãnh đạo thế giới. Như nhiều nguyên nhân trong quá khứ đã cho thấy sự sống còn đối với tiến bộ và tự do của nhân loại, những tuyên bố này thu lượm được giá trị của chúng nhờ có Hải quân Anh đằng sau. Lần đầu và cũng là lần cuối cùng, Hội Quốc Liên dường như tùy ý sử dụng một vũ khí muôn thuở. Đây là lực lượng cảnh sát quốc tế có quyền lực tối thượng có thể được sử dụng cho mọi sức ép kinh tế ngoại giao và sự thuyết phục. Ngày 12 tháng 9, đúng ngày hôm sau khi tuần dương hạm Hood và Renown được đội tàu tuần dương thứ hai và một đội tàu khu trục nhỏ hộ tống, tới cảng Gibraltar, phải thừa nhận rằng về mọi mặt người Anh phải bảo vệ lời nói bằng hành động. Chính sách cũng như hành động đều giành được sự ủng hộ lập tức, áp đảo trong nước. Dĩ nhiên, không phải giả tạo, không có việc tuyên bố mà cũng không có việc di chuyển tàu chiến mà không có sự tính toán thận trọng về mặt chuyên môn của Tổng tư lệnh Hải quân hoặc hạm đội bắt buộc phải có mặt ở Địa Trung Hải để cho các cam kết của chúng ta được chắc chắn.

        Cuối tháng 9 tôi phải chuẩn bị một bài diễn văn ở City Carlton Club, một tổ chức chính thống có một ít ảnh hưởng. Tôi cố gắng chuyển lời cảnh cáo tới Mussolini mà tôi tin ông sẽ đọc, nhung đến tháng 10, do Hải quân Anh di chuyển đến chậm không làm ông nao núng, nên ông tung quân đội Ý vào cuộc xâm lược Abyssinia. Ngày thứ 10 bằng cuộc bỏ phiếu của năm mươi nước có chủ quyền chọi một, hội đồng Hội Quốc Liên quyết định thi hành những biện pháp tập thể chống Ý, một ủy ban mười tám nước được cử ra để thực hiện những cố gắng thêm nữa cho một giải pháp hòa bình. Như vậy, khi bị đối chất, Mussolini đã ra một tuyên bố dứt khoát, khôn ngoan và thâm hiểm. Thay vì tuyên bố "Ý sẽ cam chịu trùng phạt bằng chiến tranh", ông tuyên bố "Nước Ý sẽ cam chịu trừng phạt bằng kỷ luật, bằng tiết kiệm và bằng hy sinh". Tuy vậy đồng thời ông cho biết ông nhất định không chịu bất kỳ sự trừng phạt nào cản trở sự xâm lược của ông đối với Abyssinia. Nếu việc làm táo bạo này lâm nguy, ông nhất định tiến hành chiến tranh với bất kỳ ai cản trở ông. ông tuyên bố: "50 quốc gia! 50 quốc gia do một quốc gia lãnh đạo!". Tình thế là như vậy vào những tuần trước ngày giải tán Quốc hội ở Anh, và theo hiến pháp, lúc bấy giơ cuộc tổng tuyển cử đã đến hạn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:16:31 am

*

        Sự đổ máu ở Abyssinia, lồng căm thù chủ nghĩa Phát xít, sự viện dẫn việc trừng phạt của Hội Quốc Liên gây chấn động trong Công đảng Anh. Đoàn viên công đoàn, nổi bật là ông Emest Bevin, quyết không theo chủ nghĩa hòa bình. Từ những người làm công ăn lương khỏe mạnh dấy lên lời đề nghị đanh thép chiến đấu chống nhà độc tài Ý, thúc ép phải trừng phạt kiên quyết và nếu cần, sử dụng hạm đội Anh. Tại các cuộc mít tinh sôi nổi người ta dùng những lời lẽ thô sơ cộc cằn. Có lần ông Bevin đã phàn nàn rằng ông chán ngấy phải nghe ông George Lansbury lải nhải về lương tâm "quanh quẩn từ hội nghị này đến hội nghị khác". Nhiều đảng viên Công đảng trong Nghị viện cũng chia xẻ tâm trạng của công đoàn. Trong một phạm vi rộng rãi hơn, tất cả lãnh tụ của Hội Quốc Liên cảm thấy mình bị ràng buộc với sự nghiệp của Hội. Ở đây có nguyên tắc là sự phục tùng, những kẻ suốt đời theo chủ nghĩa nhân đạo sẵn sàng chết cho những nguyên tắc này và nếu phải sẵn sàng chết thì cũng sẵn sàng chém giết cho những nguyên tắc ấy. Ngày 8 tháng 10 ông Lansbury từ chức lãnh đạo Công đảng trong Nghị viện và thiếu tá Attlee người có thành tích tốt trong chiến tranh thay ông ta.

        Nhưng sự bừng tỉnh của dân tộc này không phù hợp với quan điểm hay ý định của ông Baldwin. Không phải đợi đến nhiều tháng sau cuộc bầu cử, tôi mới bắt đầu hiểu những nguyên tắc làm cơ sở cho các biện pháp trừng phạt. Thủ tướng tuyên bố rằng một là trừng phạt, có nghĩa là xảy ra chiến tranh, hai là không cần phải có chiến tranh, ba là quyết định chống các biện pháp trừng phạt. Dĩ nhiên không thể điều hòa ba điều kiện này. Dưới sự hướng dẫn của Anh và súc ép của Laval một ủy ban của Hội Quốc Liên được giao trách nhiệm đề ra các biện pháp trừng phạt, và phải tránh bất cứ biện pháp nào gây ra chiến tranh. Một số lớn hàng hóa, trong đó có vật liệu chiến tranh bị cấm đưa vào Ý, và một bản danh mục rất nghiêm ngặt được vạch ra. Nhưng dầu, không có nó thì không thể duy trì chiến dịch ở Abyssinia, lại tiếp tục được đưa vào tự do, vì hiểu rằng ngừng đưa dầu vào có nghĩa là chiến tranh. Ở đây thái độ của Hoa Kỳ, không phải là thành viên của Hội Quốc Liên, không phải là nước cung cấp dầu chủ yếu trên thế giới, mặc dù rộng lượng, là không đáng tin cậy. Hơn nữa ngăn chặn dầu vào Ý cũng kéo theo việc ngăn chặn dầu vào Đức. Việc xuất khẩu aluminium cho Ý bị cấm ngặt, nhung aluminium gần nhu là kim khí duy nhất Ý sản xuất rất nhiều vượt xa yêu cầu của họ. Nhân danh công lý việc nhập khẩu sắt vụn và quặng sắt vào Ý bị phủ quyết nghiêm khắc. Nhưng vì công nghiệp luyện kim của Ý chỉ sử dụng ít sắt vụn và quặng sắt và vì không cần dùng đến những thanh thép nhỏ và gang nên Ý không bị trở ngại. Nhu vậy những biện pháp được nhấn mạnh với một sự phô trương lớn lao cũng không làm tê liệt kẻ xâm lược, mà chỉ là những biện pháp trừng phạt yếu ớt đến nỗi kẻ xâm lược nhất định chịu đựng được, bởi vì thực tế là dù phiền hà, những biện pháp đó đã khuyên khích khí thế chiến tranh của Ý. Bởi vậy Hội Quốc Liên đã đeo đuổi việc cứu nguy cho Abyssinia theo nguyên tắc không nên làm việc gì ngăn trở quân xâm lược Ý. Công chúng Anh không được biết sự thật này trong thời gian bầu cử. Họ sốt sắng ủng hộ chính sách trừng phạt và tin rằng đây là con đường chắc chắn đưa cuộc tấn công của Ý chống Abyssinia đi đến chấm dứt.

        Ấy thế mà chính phủ Hoàng gia còn dự định sử dụng hạm đội ít hơn. Mọi thứ chuyện đồn đại được kể về đội máy bay ném bom bổ nhào tự sát của Ý lao xuống làm nổ tung boong tàu chúng ta ra từng mảnh. Hạm đội Anh đang thả neo nằm ở bến cảng Alexandria lúc ấy được tăng cường. Bằng một hành động, hạm đội có thể khiến các tàu chở quân Ý xuất phát từ kênh Suez phải quay trở lại và tất nhiên đã phải nghênh chiến với hải quân Ý. Người ta nói với chúng ta rằng không thể làm vừa lòng một đối thủ như vậy. Tôi đã nêu vấn đề lên từ đầu, nhưng lại được xoa dịu và bỏ qua. Dĩ nhiên tàu chiến lớn của chúng ta đã cũ kỹ và bây giờ hình như chúng ta không có lực lượng không quân yểm trợ và đạn dược cho súng cao xạ rất ít. Tuy nhiên điều đó để lộ ra rằng viên đô đốc chỉ huy không bằng lòng với ý kiến quy cho ông là không đủ kiên quyết để đánh một trận tốc chiến. Có lẽ dường như trước khi thực hiện quyết định đầu tiên nhằm phản đối sự xâm lược của Ý, chính phủ Hoàng gia lẽ ra đã phải nghiên cứu kỹ cách thức và biện pháp và cũng phải đi đến những quyết định.

        Căn cứ vào sự hiểu biết hôm nay của chúng ta, không nghi ngờ gì một quyết định dũng cảm nhất định cắt được liên lạc của Ý với Ethiopia và chúng ta lẽ ra thắng lợi trong bất kỳ trận thủy chiến nào nếu nó xảy ra sau đó. Tôi không bao giờ ủng hộ hành động riêng rẽ của Anh, nhưng tới múc độ như vậy thì rút lui là một hành động tai hại. Mussolini không bao giờ dám đánh giáp lá cà với một chính phủ Anh kiên quyết. Gần như cả thế giới chống lại ông ta, và dựa vào một cuộc chiến tranh đơn thương độc mã với Anh, ông đã đánh liều chế độ của mình, và trong cuộc chiến tranh này, một trận tốc chiến ở Địa Trung Hải sẽ là thử thách đầu tiên và quyết định. Ý có thể lao vào cuộc chiến tranh này như thế nào? Ngoài lợi thế hạn chế về tàu tuần tiễu hiện đại loại nhẹ ra, hải quân của họ chỉ bằng một phần tư quy mô của hải quân Anh. Đội quân nghĩa vụ đông đảo của họ, được khoác lác có tới hàng triệu, không thể giao chiến. Lực lượng không quân của họ về số lượng và chất lượng kém nhiều thậm chí so với quân số khiêm tốn của chúng ta. Lục lượng này sẽ bị bao vây ngay. Quân đội Ý ở Abyssinia sẽ phải đói nguồn tiếp tế và đạn dược. Lúc đó, Đức không thể giúp đỡ có hiệu quả. Nếu từ trước đến nay, có dịp nào đánh một cú quyết định vì một lý do hào hiệp ít rủi ro nhất, thì chính là ở đây và lúc này. Sự thật là cái gan của chính phủ Anh không đủ khả năng đối phó với tình hình chỉ có thể được bào chữa bằng lòng thành thật yêu hòa bình của mình. Trên thực tế điều đó đóng một vai trò trong việc đưa đến một cuộc chiến tranh vô cùng khủng khiếp hơn. Trò bịp của Mussolini thành công và một khán giả quan trọng rút ra những kết luận có thể áp dụng rộng rãi từ sự kiện này. Hitler từ lâu kiên quyết tiến hành chiến tranh để mở rộng nước Đức. Lúc này ý nghĩ ra một quang cảnh suy đồi của Anh thay đổi quá chậm đối với hòa bình và quá chậm đối với y. Ở Nhật cũng có những người suy nghĩ đăm chiêu như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:17:12 am
       
*

        Hai quá trình đối lập nhằm đạt tới thống nhất quốc gia về vấn đề nóng hổi lúc này, sự xung đột quyền lợi đảng phái không thể tách rời khỏi cuộc tổng tuyển cử, cùng tiến về phía trước. Điều này rất có lợi cho ông Baldwin và những người ủng hộ ông. "Như trước đây Hội Quốc Liên vẫn là yếu tố quyết định trong chính sách đối ngoại của Anh". Tuyên ngôn bầu cử của chính phủ có nội dung như vậy. "Việc ngăn ngừa chiến tranh, thiết lập hòa bình trên thế giới luôn luôn phải là mối quan tâm sống còn của nhân dân Anh, và Hội Quốc Liên là công cụ được tạo dựng mà chúng ta dựa vào nhằm đạt những mục tiêu này. Vì thế chúng ta sẽ tiếp tục làm tất cả theo khả năng chúng ta để giữ gìn Quy ước, duy trì và tăng thêm hiệu lực của Hội Quốc Liên. Trong sự tranh chấp đáng tiếc hiện nay giữa Ý và Abyssinia, sẽ không có nao núng trong chính sách mà chúng ta đã đeo đuổi cho đến nay".

        Công Đảng, mặt khác, bị chia xẻ nhiều, số đông theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng cuộc vận động tích cực của ông Bevin khiến nhiều người ủng hộ trong quần chúng lao động. Vì thế những nhà lãnh đạo chính quyền cố gắng để lộ sự hài lòng chung bằng cách cùng một lúc vạch ra những đường lối trái ngược. Một mặt họ hò hét đòi hành động kiên quyết chống nhà độc tài Ý, mặt khác họ phản đối kịch liệt chính sách tái vũ trang. Do đó ngày 22 tháng 10 tại Hạ viện, ông Attlee tuyên bố: "Chúng tôi cần những biện pháp trừng phạt có hiệu quả, được áp dụng có hiệu quả. Chúng tôi ủng hộ những biện pháp trừng phạt kinh tế. Chúng tôi ủng hộ tổ chức Hội Quốc Liên". Nhưng rồi sau đó, trong cùng một diễn văn: "Chúng tôi không tin chắc rằng cách đi tới an toàn là chất đống vũ khí lại. Chúng tôi không tin rằng trong lúc này có một kiểu quốc phòng như thế. Chúng tôi nghĩ rằng người ta phải tiến tới giải trừ quân bị chứ không phải chất đống vũ khí lại". Thường thường không bên nào có nhiều điều để kiêu căng vào thời gian bầu cử. Không nghi ngờ gì, bản thân Thủ tướng cũng biết số quân hiện có đang phát triển đằng sau chính sách đối ngoại của chính phủ. Tuy vậy ông ta quyết định không để bị lôi kéo vào chiến tranh bằng bất cứ lý do nào. Quan sát hành động bên ngoài, tôi thấy dường như ông lo thu thập càng nhiều sự ủng hộ càng tốt, và sử dụng sự ủng hộ đó vào việc bắt đầu tái vũ trang nước Anh trên một quy mô khiêm tốn.

        Trong cuộc tổng tuyển cử, ông Baldwin bằng lời lẽ kiên quyết, nói về sự cần thiết tái vũ trang và bài diễn văn chủ yếu của ông dành hết cho tình trạng không thỏa đáng của hải quân.

        Tuy nhiên khi đạt được những gì rõ ràng về một chương trình trừng phạt và tái vũ trang, ông lại rất nóng lòng khuyên giải những phần tử yêu chuộng hòa bình chuyên nghiệp trong nước, nóng lòng làm dịu sự lo ngại của họ qua bài nói chuyện về nhu cầu của hải quân của ông. Ngày 1 tháng 10 sáu tuần trước cuộc bầu cử, trong một bài diễn văn đọc trước Hiệp hội Hòa bình tại phòng họp của hội đồng thành phố Luân Đôn, ông tuyên bố: "Tôi hứa với các ông là sẽ không có chuyện vũ trang lớn". Dưới ánh sáng của tin tức chính phủ có được về sự chuẩn bị tích cực của Đức thì đó là một lời hứa kỳ quặc. Như vậy những lá phiếu của cả những ai mưu cầu lo liệu cho quốc gia, tự mình chuẩn bị phòng chống hiểm họa tương lai và cả những ai tin rằng hòa bình có thể được duy trì do đánh giá cao tác dụng của nó đều có lợi. Kết quả là một thắng lợi lớn của ông Baldwin, cử tri đã ban cho ông một đa số 247 phiếu nhiều hơn tất cả các đảng khác hợp lại, và sau năm năm giữ chức vụ, ông với tới một vị trí quyền lực cá nhân không có bất kỳ thủ tướng nào bằng, từ khi kết thúc cuộc đại chiến. Tất cả những ai chống đối ông về vấn đề Ấn Độ hay về sự phòng thủ cẩu thả của chúng ta, đều cảm thấy chán ngắt do sự bỏ phiếu tín nhiệm gia hạn này mà ông giành được nhờ sách lược khéo léo và may mắn của ông trong đời sống chính trị trong nước và sự quý trọng rộng rãi dối với danh tiếng riêng của ông. Như vậy một chính quyền tai hại hơn bất kỳ chính quyền nào trong lịch sử, chúng ta đã nhận ra mọi sai lầm, thiếu sót của mình từng được dân tộc hoan nghênh. Tuy nhiên có một dự luật phải trả giá, và nó đòi hỏi Hạ viện mới gần mười năm để trả giá.

        Có tiếng đồn tràn lan rằng tôi sẽ tham gia chính phủ, làm Bộ trưởng Hải quân. Nhưng sau khi những con số thắng lợi của ông được công bố, ông Baldwin tranh thủ thời gian thông báo qua cơ quan Trung ương (Central office) rằng ông không có ý định đưa thêm tôi vào chính phủ.

        Báo chí chế nhạo nhiều về việc tôi bị loại trừ. Nhưng lúc này người ta có thể thấy tôi may mắn bao nhiêu. Tôi như được chắp đôi cánh vô hình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:21:01 am

        Và tôi được hưởng niềm an ủi thích thú. Tôi bắt đầu lên đường với hộp thuốc vẽ đi đến những vùng ấm áp, không chờ cuộc họp của Quốc hội.

        Đối với thắng lợi lớn của ông Baldwin, có một hậu quả rắc rối mà vì thắng lợi đó, chúng ta có thể hy sinh khoa niên đại học. Ông bộ trưởng ngoại giao của ông, ngài Samuel Hoare, đi du lịch xuyên qua Paris đến Thụy Sĩ vào một ngày nghỉ trượt băng đáng được hưởng, có một cuộc nói chuyện với Laval còn là Bộ trưởng Ngoại giao Pháp. Kết quả hội đàm là Hiệp ước Hoare - Laval ngày 9 tháng 12. Bối cảnh của việc bất ngờ nổi tiếng này xảy ra đáng được xem xét một chút.

        Ý đồ của Anh dẫn dắt Hội Quốc Liên chống lại sự xâm lược phát xít của Mussolini đối với Abyssinia đã đưa quốc gia vào một trong những diễn biến lớn. Nhưng một khi cuộc tuyển cử kết thúc và các vị bộ trưởng thấy mình đã khống chế được một đa số có thể trao cho họ quyền lãnh đạo quốc gia trong năm năm, thì nhiều hậu quả chán ngắt phải được xem xét đến: Mọi hậu quả đó bắt nguồn từ khẩu hiệu "Không được có chiến tranh" và cả "không được có việc tái vũ trang lớn" của ông Baldwin, ông bầu xuất sắc này của đảng thắng cử nhờ dựa vào việc lãnh đạo thế giới chống xâm lược, tin chắc sâu sắc chúng ta phải giữ gìn hòa bình với bất cứ giá nào.

        Ngoài ra lúc nay, từ bộ Ngoại giao xảy ra một sự công kích kịch liệt. Ngài Robert Vansittart lúc nào cũng theo dõi để ý mối hiểm họa Hitler. Ông và tôi nhất trí với nhau về điểm này. Bấy giờ chính sách của Anh buộc Mussolini thay đổi thái độ. Đức không còn bị cô lập. Bốn cường quốc phương tây chia ra thành hai chống hai. (Đáng lẽ là ba chống một). Công việc của chúng ta rõ ràng càng làm trầm trọng thêm mối lo lắng ở Pháp. Hồi tháng giêng chính phủ Pháp đã đạt được hiệp ước Pháp - Ý. Theo ngay sau đó là hiệp định quân sự với Ý. Phải tính rằng hiệp định này đã cứu mười tám sư đoàn Pháp ra khỏi mặt trận Ý để chuyển sang mặt trận chống Đức. Trong cuộc điều đình của mình, chắc Laval đã gọi ý với Mussolini rằng Pháp không băn khoăn lo lắng về bất cứ điều gì có thể xảy đến cho Abyssinia. Người Pháp có những lý lẽ to tát để tranh cãi với các bộ trưởng Anh. Thứ nhất, trong nhiều năm chúng tôi cố gắng buộc họ giảm quân mà họ thì phải sống dựa vào quân đội là tất cả. Thứ hai người Anh rất khéo léo trong việc dẫn dắt Hội Quốc Liên chống lại Mussolini. Họ còn thắng cử nhờ việc này, ở những nước theo chế độ dân chủ các cuộc bầu cử là rất quan trọng. Ba là chúng tôi đã có được một hiệp định hải quân rất có lợi làm cho chúng tôi hoàn toàn yên tâm trên biển, ngoài cuộc chiến tranh tàu ngầm ra.

        Bấy giờ, vào tháng chạp năm 1935, xuất hiện một trận tranh cãi mới. Có tin đồn Mussolini bị các biện pháp trừng phạt o ép, và dưới sự đe dọa hết súc nặng nề của "50 quốc gia do một nước cầm đầu" phải hoan nghênh một thỏa hiệp về vấn đề Abyssinia. Một nền hòa bình đem lại cho Ý những thứ mà Ý hung hăng đòi hỏi và bỏ mặc bốn phần năm lãnh thổ Abyssinia, không thể được thực hiện chăng? Tình cơ Vansittart có mặt ở Paris lúc Bộ trưởng Ngoại giao đi qua, vì vậy bị lôi kéo vào sự việc, lẽ ra ông không bị đánh giá sai vì ông vẫn nghĩ đến mối đe dọa của Đức và mong Anh và Pháp chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đương đầu với mối hiểm họa lớn này. Và họ mong Ý ở đằng sau với tư cách là một người bạn, chứ không phải là kẻ thù, để đương đầu với mối hiểm họa đang tới.

        "Baldwin" và các bộ trưởng của ông đã đem lại cho nước Anh một yếu  tố kích thích to lớn trong việc họ chống lại "Mussolini" ở Geneve. Họ đã đi quá xa đến nỗi việc cứu rỗi linh hồn duy nhất của họ rước lịch sử phải là hành động đến nơi đến chốn. Trừ khi họ sẵn sàng ủng hộ lời hứa và cử chỉ bằng hành động, có thể tốt hơn là đứng ngoài tất cả việc đó, như Hoa Kỳ, để cho mọi sự trôi đi, không việc gì phải lo và xem điều gì xảy ra. Có một kế hoạch đáng ngơ ở đây. Nhung không phải kế hoạch họ đã thông qua. Họ kêu gọi quần chúng và những người tay không, và những người cho đến nay vô tư lự hãy la hét ầm ĩ áp đảo mọi tiếng hò reo khác: "Vâng, chúng tôi quyết chống điều ác, chúng tôi quyết hành quân ngay bây giờ . Hãy trao vũ khí cho chúng tôi".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:22:16 am

        Hạ viện mới là một tổ chúc đầy khí thế. Họ cần sông với tât cả những gì có thể chấp nhận được trước mắt họ trong mười năm sau. Bỏi vậy trong khi rộn lên với cuộc bầu cử, thì như phải một cú sốc khủng khiếp họ nhận được tin tức về một sự thỏa hiệp giữa ngài Samuel Hoare và ông Laval về Abyssinia. Con khủng hoảng này gần như phải trả giá bằng sinh mệnh chính trị của ông Baldwin. Nó lung lay tận gốc Quốc hội và Quốc gia. Ông Baldwin trong chốíc lát gần như rơi từ điểm cao của người lãnh đạo quổíc gia được hoan hô, xuống vực thẳm, bị nhạo báng và khinh miệt. Địa vị của ông trong nghị viện trong những ngày này là đáng thương hại. Ông không bao giờ hiểu tại sao nhân dân phải lo nghĩ về tất cả những công việc ngoại giao gây phiền hà kia. Nguôi ta đánh lừa một đa số trong Đảng Bảo thủ, thế la không có chiến tranh. Ngườị ta có thể muốn gì nữa? Nhưng người lái máy bay có kinh nghiệm cảm thấy và lường được hoàn toàn súc mạnh của con giông tố.

        Ngày 9 tháng Chạp, Nội các phê chuẩn kế hoạch Hoare - Laval chia cắt đất nước Abyssinia giữa Ý và Hoàng đế. Ngày thứ 13 toàn văn kê hoạch đề xuất của Hoare - Laval được trình bày trước Hội Quốc Liên. Ngày thứ 18 Nội các hủy bỏ kế hoạch đề xuất của Hoare-Laval, như vậy đưa đến việc ngài Samuel Hoare từ chúc. Con khủng hoảng đã đi qua, trên con đường về từ Gen'eve, ông Eden được thủ tướng mòi đến số 10 Downing Street để thảo luận tình hình tiếp sau việc ngài Samuel Hoare từ chúc. Ông Eden gọi ý ngay rằng nên mời ngài Austen

        Chamberlain tiếp quản bộ Ngoại giao và nói thêm rằng nếu được yêu cầu, ông ta sẵn sàng phục vụ dưới quyền ông ấy bất kỳ với tư cách gì. ổng Baldwin trả lời rằng ông đã suy nghĩ vấn đề này, đã đích thân báo cho ngài Austen biết rằng ông cảm thấy không thể trao Bộ ngoại giao cho ông ấy - Điều này có thể là do sức khỏe của Ngài Austen. Ngày 22 tháng chạp ông Eden trở thành Bộ trưởng Ngoại giao.

        Nhà tôi và tôi trải qua tuần lễ hứng thú này ở Barcelona. Nhiều bạn tốt nhất của tôi khuyên tôi đừng trở về. Họ bảo tôi sẽ chỉ làm hại tôi nếu tôi dính dáng tới cuộc xung đột kịch liệt này. Khách sạn đủ tiện nghi Barcelona của chúng tôi là nơi tụ họp của phái tả Tây Ban Nha. Tại quán ăn thượng hạng này chúng tôi ăn trưa và tối, thường có nhiều nhóm thanh niên làm việc văn phòng, nét mặt hăm hở cùng nhau trò chuyện râm ran, cặp mắt long lanh, về đời sống chính trị của Tây Ban Nha, trong đó đúng là chẳng bao lâu nữa một triệu người Tây Ban Nha phải chết. Quay lại nhìn, tôi nghĩ phải trở về quê hương. Tôi có thể đưa ra một yếu tố có thể kết thúc chế độ Baldwin. Có lẽ một chính phủ dưới quyền ngài Austen Chamberlain có thể được thành lập vào lúc này. Mặt khác các bạn tôi lớn tiếng: "Tốt hơn là đừng có dây vào. Việc anh trở về sẽ bị xem như một sự thách thức trực tiếp đối với chính phủ". Tôi không thích thú lời khuyên này, chắc chắn không phải là xu nịnh, nhưng nghĩ rằng việc làm của mình có thể chẳng đi đến đâu, thế là tôi lưu lại Barcelona thêm một thời gian nữa, để mà vẽ bôi bác lên vải bạt dưới ánh nắng. Sau đó Frederick Lindemann đến gặp tôi, thế là chúng tôi đi chơi biển trên một chiếc tàu chạy bằng hơi nước xinh đẹp vòng quanh bờ biển phía đông Tây Ban Nha và cập bến ở Tangier. Tại đây tôi gặp ngài Rothermere cùng với một nhóm vui đùa. Ông ta cho biết ông Lloyd George đang ở Marrakesh, ở đây tời tiết tốt đẹp. Tất cả chúng tôi đi xe hơi tới đó. Tôi nán lại dùng son vẽ bức tranh Vương quốc Morocco duyên dáng và không quay về cho đến ngày 20 tháng giêng xảy ra cái chết đột ngột của vua George V.

*

        Cuộc kháng chiến sụp đổ của Abyssinia và việc Ý thôn tính toan bộ nước này không gây tác động gì trong dư luận công chúng Đức. Thậm chí những phần tử này tuy không tán thành chính sách hoặc hành động của Mussolini hình như cũng thán phục cách chỉ đạo chiến dịch mau lẹ, tàn nhẫn và có hiệu quả. Nhìn chung một nước Anh hết súc suy yếu nổi bật, bị Ý mãi mãi căm ghét; nó làm tan vỡ mặt trận ở Stressa lần này là lần cuối cùng; và việc Anh mất uy tín trên thế giới trái ngược hẳn một cách thú vị với sức mạnh và tiếng tăm đang lên của nước Đức mới. Một đại diện của chúng ta ở Bavaria viết "Tôi nhận thức sâu sắc cái giọng khinh thường liên quan đến Anh ở nhiều nơi... Phải lo ngại rằng thái độ của Đức trong đàm phán cho một thỏa thuận ở Tây Âu và cho một thỏa thuận chung hơn về các vấn đề châu Âu và ngoài châu Âu sẽ càng cứng rắn hơn". Tất cả điều này đều rất đúng. Để bảo vệ sự nghiệp vĩ đại của thế giới, chính phủ Hoàng gia đã tiến lên một cách không khôn ngoan. Người ta lãnh đạo năm mươi quốc gia xông lên với lời nói rất mục hào hoa. Chạm trán với sự thật tàn bạo, ông Baldwin đã rút lui. Chính sách của họ trong một thời gian dài được phác họa nhằm thỏa mãn dư luận của những phần tử có thế lực lớn trong nước hơn là nhằm vào tình hình thực tế của châu Âu. Bằng cách xa lánh Ý, họ đã làm đảo lộn toàn bộ cán cân châu Âu và chẳng giành được gì cho Abyssinia. Họ đã dẫn dắt Hội Quốc Liên vào một sự thất bại hoàn toàn, có hại nhất nếu không muốn nói là có hại chết người đối với sinh mạng thực sự của Hội với tư cách là một thể chế.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:23:49 am

9

NHỮNG CUỘC TẤN CÔNG CỦA HITLER -1936

        Cuối tháng giêng năm 1936, khi trở về, tôi nhận ra không khí mới ở Anh. Cuộc chinh phục Ethiopia của Mussolini bằng những biện pháp tàn bạo, cú sốc về cuộc đàm phán Hoare - Laval, sự thất bại của Hội Quốc Liên, sự tan vỡ rõ ràng của cái "an ninh tập thể" đã thay đổi tâm trạng không những của Công đảng và Đảng Tự do mà còn của một khối lượng lớn ý kiến có thiện chí nhưng cho đến nay vẫn là phù phiếm. Tất cả những lực lượng nay lúc ấy sẵn sàng chờ đợi một cuộc chiến tranh chống phát xít hay là chống chính thể chuyên chế của Quốc xã. Chẳng những được loại trừ khỏi tư tưởng hợp pháp, việc sử dụng súc mạnh dần dần trở thành một vấn đề quyết định trong tư tưởng của đa số rộng rãi nhân dân yêu chuộng hòa bình và thậm chí của nhiều người cho đến bây giờ tự hào được gọi là những người hòa bình chủ nghĩa. Nhưng theo những nguyên tắc mà người ta phụng sự, sức mạnh chỉ có thể được sử dụng theo sáng kiến và dưới quyền của Hội Quốc Liên. Mặc dù cả hai đảng đối lập tiếp tục chống đối mọi biện pháp tái vũ trang, vẫn có một biện pháp hòa hợp to lớn để ngỏ, và phải chăng chính phủ Hoàng gia đã tỏ ra có khả năng đối phó với một tình huống bất ngờ là họ có thể lãnh đạo một dân tộc đoàn kết tiến vào toàn bộ công tác chuẩn bị theo một tinh thần khẩn cấp.

        Chính phủ trung thành với chính sách ôn hòa, biện pháp thỏa hiệp và giữ cho tình hình yên ổn. Thật lạ lùng đối với tôi là chính phủ không cố gắng sử dụng mọi sự hòa hợp dân tộc đang phát triển lúc bấy giờ. Bằng cách này, họ có thể làm cho mình vô cùng vững mạnh và giành được khả năng củng cố quốc gia. Ông Baldwin không có những khuynh hướng đó. Ông đang già đi nhanh. Ông ỉ vào cái đa số to lớn mà cuộc bầu đã đem lại cho ông và Đảng Bảo thủ nằm yên dưới quyền kiểm soát của ông.

*

        Một khi nước Đức của Hitler được phép tái vũ trang mà không có sự can thiệp tích cực của các nước đồng minh và các cường quốc liên minh trước kia, thì Chiến tranh Thế giới thứ hai gần như chắc chắn xảy ra. Càng lảng tránh lâu hơn một cuộc thử sức quyết định trước hết nhằm ngăn chặn Hitler mà không phải đánh nhau ghê gớm, đến giai đoạn hai thì chiến thắng có thể chỉ có được sau một cuộc thử thách khủng khiếp, thì số phận chúng tôi nhất định càng tồi tệ hơn. Mùa hè năm 1935 Đức tiến hành trở lại chính sách cưỡng bách tòng quân, vi phạm các hiệp ước. Anh bỏ qua việc này, và bằng một thỏa thuận riêng rê, bỏ qua việc Đức xây dựng lại lực lượng hải quân nếu họ muốn với tàu ngầm theo quy mô của Anh. Mùa xuân năm 1935, nước Đức Quốc xã bí mật và không hợp pháp xây dựng một lực lượng không quân được công khai khẳng định là bằng lực lượng không quân Anh. Lúc này họ đã bước vào năm thứ hai của việc tích cực sản xuất đạn dược sau một thời gian dài chuẩn bị vụng trộm. Anh và toàn thể châu Âu, và lúc đó nước Mỹ xa xôi nghĩ gì, đều đối mặt với một sức mạnh có tổ chức và quyết tâm tiến hành chiến tranh với bảy chục triệu người của một chủng tộc có năng lực nhất châu Âu đang nóng lòng mong đợi lấy lại vinh dự Tổ quốc, và nếu do dự, họ sẽ bị dồn vào một chế độ xã hội đảng trị, quân phiệt tàn nhẫn.

        Có lẽ vẫn còn thì giờ để khẳng định một nền an ninh tập thể dựa vào sự sẵn sàng được tuyên bố công khai của mọi thành viên có liên quan bắt buộc tôn trọng các quyết định của Hội Quốc Liên. Các nước dân chủ và các nước phụ thuộc họ thực tế vẫn còn và có khả năng mạnh hơn rất nhiều so với các nước có chế độ độc tài, nhưng vị trí của họ đối với các đối thủ thì không bằng nửa so với mười hai tháng trước đây. Bị tính trì trệ, rụt rè nhút nhát ngăn trở, động cơ đoan chính không phải là đối thủ của sự độc ác kiên quyết được vũ trang. Một sự yêu chuộng hòa bình chân thành không có lý do bào chữa cho việc làm rối tung rối mù hàng trăm triệu quần chúng thấp hèn vào cuộc chiến tranh tổng lực. Sự cổ vũ của những hiệu lệnh tập hợp yếu đuối có thiện chí chẳng mấy chốc cũng hết giá trị. Số phận bất hạnh đang bước tiếp.

        Trong năm 1935, Đức đã từ chối và phá hoại cố gắng của các cường quốc phương Tây nhằm đàm phán một hiệp ước Locamo về phía đông. Lúc này nhà nước Đức mới tự tuyên bố là bức tường thành chống chủ nghĩa Bôn-sê-vích và đối với họ, họ tuyên bố không thể có vấn đề làm việc với những người Xô Viết. Hitler nói với đại sứ Ba Lan ở Berlin ngày 18 tháng chạp rằng y kiên quyết phản đối bất kỳ sự cộng tác nào của phương Tây với nước Nga. Với tâm trạng này, y cố gắng cản trở và phá hoại những cố gắng của Pháp nhằm đạt một hiệp ước trực tiếp với Matxcơva. Hiệp ước Pháp - Xô ký tháng 5 nhưng không được hai bên phê chuẩn. Nó trở thành mục tiêu chủ yếu của thuật ngoại giao của Đức nhằm ngăn cản một sự phê chuẩn như vậy. Berlin cảnh cáo Laval rằng nếu bước đó xảy ra thì không thể hy vọng một sự xích gần lại nào giữa Pháp và Đức. Sự chống đối kiên trì của ông ta sau đó trở nên rõ rệt, nhưng không ảnh hưởng tới sự kiện.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:24:17 am

        Ngày 27 tháng 2 Nghị viện Pháp phê chuẩn hiệp ước và ngày hôm sau, đại sứ Pháp ở Berlin được chỉ thị thăm dò ý kiến chính phủ Đức và điều tra trên cơ sở nào những cuộc đàm phán toàn bộ cho một thỏa thuận Pháp - Đức có thể bắt dầu. Đáp lại, Hitler yêu cầu để suy nghĩ ít ngày. Mười giờ sáng ngày 7 tháng 3 Herr von Neurath, Bộ trưởng ngoại giao Đức triệu tập các đại sứ Anh, Pháp, Bỉ, Ý đến trụ sở Bộ Ngoại giao ở đại lộ Wihelmstrasse để báo cho họ đề nghị về một hiệp ước hai mươi lăm năm, về phi quân sự hóa cả hai biên giới sông Rhin, về một hiệp ước hạn chế lực lượng không quân, còn các hiệp ước không gây chiến sẽ được đàm phán với các nước láng giềng phía đông và phía tây.

        Khu phi quân sự vùng sông Rhine đã được thiết lập theo điều 42, 43 và 44 của Hòa ước Versailles. Theo những điều khoản này, Đức không được có hoặc xây dựng công sự ở tả ngạn sông Rhine hoặc trong vòng năm mươi kilômet phía hữu ngạn. Trong vùng này Đức không được có lực lượng quân sự nào mà bất cứ lúc nào cũng không có bất kỳ cuộc thao diễn quân sự nào, cũng không được duy trì bất cứ điều kiện thuận lợi nào cho việc điều động quân đội. Ngoài điều này còn hiệp ước Locarno được coi là hợp pháp đã dược hai bên đàm phán một cách thoải mái. Theo hiệp ước này, các cường quốc đã ký cam kết song phương rằng biên giới giữa Đức và Bỉ, gữa Đức và Pháp là vĩnh cửu. Điều 2 của Hiệp ước Locamo đảm bảo rằng Đức, Pháp và Bỉ không bao giờ được xâm lấn hoặc tấn công qua những biên giới này. Tuy nhiên nếu những điều 42 hay 43 của Hòa ước Versailles bị vi phạm và một sự vi phạm như vậy sẽ tạo thành "một hành động gây hấn vô cớ" do việc tập hợp các lực lượng Vũ trang trong khu phi quân sự. Các nước ký kết bị xúc phạm cần đến một hành động tức thì. Một sự vi phạm như vậy phải ngay lập tức đưa ra trước Hội Quốc Liên và sau khi xác minh sự kiện vi phạm, Hội Quốc Liên phải báo cho các cường quốc ký kết rằng họ phải giúp đỡ cường quốc bị tấn công về mặt quân sự.

        Trưa cùng ngày 7 tháng 3 năm 1936, hai giờ sau khi đề nghị một hiệp ước hai mươi lăm năm, Hitler thông báo cho Quốc Hội rằng y có ý định chiếm lại vùng Rhineland (vùng phía tây nước Đức) và ngay trong khi y phát biểu, những đội hình quân Đức hàng dọc ùa ngang qua đường biên giới, đi vào tất cả những thành phố chủ yếu của Đức. Dâu đâu họ cũng được tiếp đón vui mùng, nhung cũng có phần tự kiềm chế do sợ hành động của đồng minh. Cùng một lúc nhằm đánh lạc hướng dư luận công chúng Anh, Mỹ, Hitler tuyên bố rằng sự chiếm đóng này là thuần túy tượng trưng. Đại sứ Đức ở Luân Đôn cũng chuyển giao cho ông Eden những đề nghị tương tự như những đề nghị mà Neurath ở Berlin lúc sáng đã trao cho các đại sứ các cường quốc khác đã ký hiệp ước Locamo. Việc này đem lại niềm an ủi cho mọi người ở cả hai bên bờ Đại tây dương dù là bị lùa - Ông Eden trả lbi nghiêm khắc cho vị đại sứ. Dĩ nhiên lúc này người ta biết rằng Hitler chỉ dùng những đề nghị xoa dịu này như là một trong những mưu đồ của y nhằm che đậy hành động bạo lực nguy hiểm của người đứng đầu nhà nước Đức.

        Đây không phải chỉ là sự vi phạm một nghĩa vụ của hiệp ước Locamo được ký kết, mà con là sự lợi dụng việc các nước đồng minh rút khỏi vùng Rhineland một cách thân thiện trước thời hạn nhiều năm để bước những bước nguy hiểm bằng vũ lực tiếp theo. Những tin tức này làm náo động dư luận khắp thế giới. Chính phủ Pháp dưới sự lãnh đạo của ông Sarraut, trong đó ông Flandin là Bộ trưởng Ngoại giao, tức giận dữ dội và cầu cứu các nước đồng minh của mình và Hội Quốc Liên. Trước hết Pháp quan tâm đến việc chúng tôi bảo đảm biên giới Pháp chống Đức xâm lược và việc chúng tôi ép Pháp rút sớm khỏi vùng Rhineland, nên Pháp cũng có quyền trông cậy vào Anh. Ở đây nếu có sự vi phạm thì không chỉ vi phạm Hòa ước mà còn vi phạm Hiệp ước Locamo.

        Các ông Sarraut và Flandin lập tức bốc đồng ra lệnh tổng động viên. Giá mà họ đủ khả nang làm tròn nhiệm vụ của họ thì họ có thể hành động như vậy, và như vậy thúc ép được mọi người khác đồng tình. Nhưng không có sự nhất trí của Anh họ tỏ ra không có khả năng hành động. Điều này là một lời giải thích nhưng không phải lý do để bào chữa. Hậu quả là nguy hiểm đối với Pháp, và bất kỳ chính phủ nào xứng đáng với danh nghĩa, lẽ ra phải đi đến một quyết định và lẽ ra phải trông mong vào những điều khoản của hòa ước. Nhiều lần trong những năm không ổn định này, các bộ trưởng Pháp trong các chính phủ luôn luôn thay đổi, đều bằng lòng tìm thấy ở chủ nghĩa hòa bình Anh một cái cớ để bào chữa cho bản thân họ. Nhưng dù có thế chăng nữa, họ cũng không gặp được sự cổ vũ nào của người Anh nhằm chống lại sự xâm lược của Đức. Trái lại, nếu họ do dự trong hành động thì người đồng minh Anh không do dự khuyên can họ. Trong cả ngày chủ nhật những cuộc nói chuyện bằng điện thoại cứ rộn lên giũa Luân Đôn và Paris. Chính phủ Hoàng gia hô hào chính phủ Pháp phải đợi, cốt để cả hai nước có thể cùng hành động, sau khi suy nghĩ cân nhắc chu đáo.

        Phản úng không chính thúc của Luân Đôn là lạnh nhạt. Ông Lloyd George vội vàng nói: "Theo ý kiến tôi, tội ác lớn nhất của ông Hitler không phải là vi phạm hòa ước, bởi vì có sự khiêu khích", ông nói thêm: "Tôi hy vọng chúng ta phải bình tĩnh". Điều khiêu khích có lẽ là sự thất bại của các nước đồng minh tự tước vũ khí hơn là hành động. Ngài đảng viên Xã hội Snowden tập trung vào dự thảo hiệp ước không gây chiến, và nói rằng những đề nghị hòa bình trước đây của Hitler đã bị lơ đi, nhưng các vấn đề dân tộc quyết không cho phép bỏ qua lời đề nghị hòa bình này. Những lời phát biểu này có thể diễn đạt dư luận công chúng Anh bị lầm lạc lúc ấy, nhưng sẽ không đáng dược ca ngọi đối với tác giả. Nội các Anh cố tìm cho được con đường kháng cự tối thiểu, cảm thấy rằng lối ra dễ dàng nhất là thúc ép Pháp kêu cứu thêm nữa với Hội Quốc Liên.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:24:34 am

        Có một sự chia rẽ lớn ở Pháp. Các nhà chính trị muốn động viên quân đội và gửi tối hậu thư cho Hitler, còn đám tướng lĩnh Pháp giống như tướng lĩnh Đức đều kề cà, không sốt ruột và cầu mong tình hình yên tĩnh. Bây giờ chúng tôi biết có những quan điểm mâu thuẫn xảy ra vào lúc này giữa Hitler và Bộ tư lệnh tối cao Đức. Nếu chính phủ Pháp động viên quân đội gần một trăm sư đoàn và lực lượng không quân của họ (lúc đó vẫn còn lầm tưởng là mạnh nhất châu Âu) thì không nghi ngờ gì nữa, Hitler có thể bị Bộ Tổng tham mưu của mình buộc phải rút lui và những tham vọng của y có thể rõ ràng là tai hại cho quyền lực của y, có thể được ngăn chặn. Phải nhớ rằng vào lúc ây chỉ một mình Pháp hoàn toàn đủ mạnh để đánh đuổi bọn Đức ra khỏi vùng Rhineland. Thay vào đó, Chính phủ Pháp được Anh khuyến khích phó thác trách nhiệm nặng nề của mình cho Hội Quốc Liên đã suy yếu và mất nhuệ khí do các biện pháp trừng phạt thất bại, và do hiệp ước hải quân Anh - Đức năm trước.

        Ngày thứ hai mồng 9 tháng 3 ông Eden đi Paris, cùng đi có Huân tước Halifax và Ralph Wigram. Kế hoạch đầu tiên là phải triệu tập một cuộc hội nghị Hội Quốc Liên tại Paris, nhưng ngay sau đó, Wigram, theo lệnh của Eden được phái đi, bảo Flandin đến Luân Đôn dự họp của Hội Quốc Liên ở Anh, bởi vì như vậy, ông ta sẽ nhận được sự ủng hộ có hiệu quả hơn ở Anh. Đây là một sứ mệnh khó chịu đối với một công chức có lương tâm. Trở về Luân Đôn ngày 11/3, ông ta đến thăm và trò chuyện với tôi. Cũng tối hôm đó, Flandin đến muộn, khoảng 8 giơ rưỡi sáng ngày thứ 5 ông mới đến căn phong của tôi tại lâu đài Morpeth. Ông nói với tôi rằng ông dự định yêu cầu Chính phủ Anh động viên cùng một lúc hải lực không quân của cả hai nước và rằng ông đã nhận được sự bảo đảm ủng hộ của ba nước nhỏ Hiệp ước liên minh (Tiệp Khắc - Nam Tư - Rumani) và của các nước khác. Không còn nghi ngờ gì, mặt mạnh trội hơn vẫn là nhiệm vụ của các nước đồng minh trong cuộc chiến tranh trước đây. Họ chỉ còn phải hành động để mà chiến thắng. Dù chúng tôi không biết điều gì được thông qua giữa Hitler và các tướng lĩnh của y, rõ ràng sức mạnh áp đảo thuộc về phía chúng tôi.

        Ông Neville Chamberlain lúc này là Bộ trưởng Tài chính, là thành viên có ảnh hưởng nhất trong chính phủ. Người viết tiểu sử có tài của ông ta là ông Keith Felling, đã đưa ra đoạn sau đây trích từ sổ nhật ký của ông ta: "Ngày 12 tháng 3 nói chuyện với Flandin, nhấn mạnh rằng dư luận quần chúng nhất định không ủng hộ chúng ta trong bất kỳ hình thúc trừng phạt nào. Quan điểm của ông ấy là nếu duy trì một mặt trận vững chắc thì Đức sẽ đầu hàng mà không có chiến tranh. Chúng ta không thể chấp nhận điều này như là sự đánh giá đáng tin cậy về phản ứng điên cuồng của một nhà độc tài". Khi Flandin đề xuất ít ra một sự tẩy chay kinh tế thì Chamberlain trả lời bằng đề nghị một lực lượng quốc tế trong lúc đàm phán, tán thành một hiệp ước tương trợ lẫn nhau và tuyên bố rằng nếu do nhượng một thuộc địa mà có thể đạt được hòa bình lâu dài thì ông ta sẽ xem xét điều đó.

        Trong lúc đó phần lớn báo chí Anh như tơ Times và tờ Daily Herald ở hàng đầu, bày tỏ sự tin tưởng của mình vào sự thành thật của các đề nghị của Hitler về một hiệp ước không tấn công - Austen Chamberlin trong một bài diễn văn ở Cambridge, công bố quan điểm ngược lại. Wigram nghĩ rằng đưa Flandin tiếp xúc với mọi người, có thể là của Trung tâm Tài chính Thương mại, của giới báo chí, và của chính phủ và cùng với Huân tước Lothian, là nằm trong nhiệm vụ của mình. Trước những người mà Flandin gặp ở nhà Wigram, ông ta tuyên bố bằng những lời lẽ như sau: "Toàn thế giới và đặc biệt các dân tộc nhược tiểu ngày nay đều nhìn về nước Anh. Nếu bây giờ nước Anh cương quyết hành động thì nó có thể lãnh đạo châu Âu. Các ông phải có một đường lối hành động, cả thế giới sẽ theo các ông và như vậy các ông nhất định ngăn ngừa được chiến tranh. Đó là cơ may cuối cùng của các ông. Nếu các ông bây giờ không ngăn chặn nước Đức, thế là hết. Nước Pháp không thể bảo đảm cho Tiệp Khắc được nữa, vì điều này không làm được về mặt địa lý. Nếu các ông không bảo vệ hiệp ước Locarno thì các ông chỉ còn có chờ nước Đức tái vũ trang mà thôi, còn nước Pháp không thể làm gì được để chống lại. Nếu ngày nay các ông không ngăn chặn nước Đức bằng vũ lực thậm chí nếu các ông có quan hệ hữu nghị nhất thời với Đức thì chiến tranh là không tránh khỏi, về phẩn tôi, tôi không tin có thể có quan hệ hữu nghị giữa Đức và Pháp, hai nước cứ luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên nếu các ông từ bò hiệp ước Locamo, tôi sẽ thay đổi chính sách của tôi, vì chẳng có việc gì khác để làm". Đây là những lời nói dũng cảm, nhưng việc làm có thể nói lên nhiều hơn lời nói.

        Phần đóng góp của huân tuốc Lothian là "Rốt cuộc họ chỉ đi sâu vào mảnh vườn sau của họ". Đó là quan điểm tiêu biểu của người Anh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:25:31 am

*

        Khi tôi nghe sự việc đang trở nên quá xấu, và sau cuộc nói chuyện với Wigram, tôi khuyên ông Flandin yêu cầu một cuộc nói chuyện riêng với ông Baldwin, trước khi ra về. Việc này diễn ra ở phố Downing. Thủ tướng tiếp ông Flandin hết sức lịch sự. Ông Baldwin thanh minh rằng tuy ít hiểu biết về công việc ngoại giao, ông có thể hiểu chính xác cảm nghĩ của nhân dân Anh. Họ cần hòa bình. Ông Flandin cãi lại rằng con đường duy nhất để chắc chắn giành được điều này là phải ngăn chặn Hitler gây hấn, trong lúc vẫn còn khả năng hành động như vậy. Nước Pháp không muốn lôi kéo Anh vào chiến tranh. Không đòi hỏi viện trợ thiết thực, nước Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm công việc như một cuộc hành quân cảnh sát đơn giản, vì theo tin tức của Pháp, quân Đức ở vùng Rhineland đã có lệnh rút lui nếu bị phản đối bằng sức mạnh. Flandin khẳng định điều ông nói rằng tất cả những gì Pháp đòi hỏi ở đồng minh của mình là được toàn quyền hành động. Điều này chắc không đúng. Làm sao Anh có thể cản trở Pháp hành động đối với điều mà họ có quyền được làm một cách hợp pháp theo hiệp ước Locamo. Thủ tướng Anh nhắc lại rằng nước ông không thể chấp nhận nguy cơ chiến tranh. Ông hỏi chính phủ Pháp quyết định làm gì. Không có câu trả lời thẳng thắn. Theo Flandin lúc ấy ông Baldwin nói "có lẽ ông đúng, nhưng nếu vạn nhất chiến tranh xảy ra do cuộc hành quân cảnh sát của ông thì tôi không có quyền để nước Anh phải liên lụy. Sau một lát tạm dừng, ông nói thêm "Anh không ở trong tình trạng bắt đầu tham gia chiến tranh". Điều này không được xác nhận, ông Flandin trở về Pháp, tin rằng một là bản thân nước ông bị chia rẽ không thể thống nhất trừ phi trước mắt là một nước Anh ý chí kiên cường, hai là không thể hy vọng một hành động mạnh mẽ đột xuất của Anh, điều này con lâu mới xảy ra. Hoàn toàn sai lầm, ông đi tới một kết luận buồn nản là nước Pháp chỉ con hy vọng duy nhất là hoa giải với một nước Đức hung hãn hơn bao giờ.

        Tuy nhiên do điều tôi nhận ra ở thái độ của Flandin trong những ngày nguy ngập này, mặc dù có những lầm lẫn tiếp theo của ông, tôi vẫn cảm thấy nhiệm vụ của mình phải giúp đỡ ông ta theo khả năng của tôi, trong những năm sau này. Mùa đông năm 1943-1944 tôi sử dụng quyền hạn của tôi để che chở ông ta khi ông ta bị chính quyền De Gaulle bắt ở Algeria, về việc nay tôi yêu cầu và nhận được sự giúp đỡ tích cực của Tổng thống Roosevelt. Sau chiến tranh Flandin bị đưa ra tòa, con trai tôi là Randolph đã nhiều lần gặp Flandin trong chiến dịch châu Phi, bị gọi tới như một nhân chứng, tôi lấy làm vui mừng nghĩ rằng sự làm chứng của con tôi và một cái thư tôi viết cho Flandin dùng để bào chữa cho ông, không phải là không ảnh hưởng đến việc tòa án Pháp tha bổng ông. Tính nhu nhược không phải là sự phản bội dù rằng nó có thể tai hại. Tuy vậy không gì có thể làm nhẹ bớt trách nhiệm hàng đầu của chính phủ Pháp. Clémenceau hay Poincaré có thể đã không để cho ông Baldwin có quyền lựa chọn.

        Sự khuất phục của Anh - Pháp đối với những vi phạm hiệp ước Versailles và Locamo dính dáng đến việc Hitler chiếm đoạt vùng Rhineland là một đòn chết người đối với Wigram. "Sau khi phái đoàn Pháp đi rồi", vợ ông ta viết cho tôi, "Ralph về nhà, ngồi trong một góc phòng trước đây anh ấy chưa bao giờ ngồi và nói với tôi, bây giờ thì chiến tranh là không tránh khỏi và sẽ là một cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất từ trước đến nay. Tôi hoảng sợ. Ông tiếp "Mọi việc của tôi trong nhiều năm này là vô tích sụ. Tôi là người thất bại. Tôi đã không có khả năng làm cho nhân dân ở đây hiểu cái gì đang bị đe dọa. Tôi cho rằng tôi không đủ kiên quyết. Tôi không thể làm cho họ hiểu. Winston thì luôn luôn hiểu, ông ấy kiên quyết và sẽ đi đến cùng".

        Dường như bạn tôi không bao giờ bình tĩnh lại sau cơn sốc. Ông ta quá lo lắng buồn phiền về việc này. Xét cho cùng người ta có thể luôn luôn tiếp tục làm điều gì người ta tin đó là nhiệm vụ của mình và lao vào những rủi ro bao giờ cũng to lớn hơn cho đến khi bị đánh bại. Sự nhận thúc sâu sắc của Wigram tác động quá đáng đến bản chất nhạy cảm của ông. Cái chết yểu của ông hồi tháng chạp năm 1936 là một tổn thất không thể bù đắp đối với Bộ Ngoại giao và đã góp phần vào sự suy sụp khốn khổ của cơ đồ chúng tôi.

*

        Sau vụ tái chiếm vùng Rhineland, khi gặp các tướng lĩnh, Hitler có đủ tư cách làm cho họ phải đương đầu với những nỗi sợ hãi do sai lầm của họ, và chứng tỏ sức phán đoán hay khả năng trực giác của y cao hơn nhiều so với quân nhân bình thường. Các tướng cúi chào. Là những người Đức tốt bụng, họ vui mừng thấy nước họ giành được đất đai nhanh như thế ở châu Âu, và những kẻ địch trước kia của họ chia rẽ và bị chế ngự đến như thế. Không nghi ngờ gì tình tiết này đủ để tôn lên uy tín và uy quyền của Hitler trong giới tối cao chính quyền Đức nhằm cổ vũ và cho phép y hành quân về phía trước đi đến những thử thách lớn hơn. Y tuyên bố với thế giới: "Tất cả những hoài bão về lãnh thổ của Đức giờ đây đã được đáp ứng”.

        Nước Pháp lại rơi vào tình trạng chán nản rời rạc. Trong đó trội hẳn là nỗi lo sợ chiến tranh và tâm trạng nhẹ nhõm do chiến tranh đã tránh được. Báo chí đơn giản của người Anh hồn nhiên đã dạy cho họ tự khuyên giải bằng cách suy nghĩ "xét cho cùng người Đức chỉ trở về xứ họ. Chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu chúng ta không phải vào Yorkshire trong mười hay mười lăm năm chẳng hạn". Không một người nào không nhận thấy rằng những vị trí xuống xe lửa, từ đó quân Đức có thể xâm lược Pháp đã dịch tới phía trước khoảng một trăm dặm. Không một người nào lo lắng về chứng cứ đã đưa ra cho các cường quốc khối Tiểu liên minh và cho châu Âu rằng nước Pháp sẽ không chiến đấu, nước Anh sẽ kiềm chế Pháp ngay dù nước Pháp sẽ chiến đấu. Tình tiết nay củng cố quyền lực của Hitler khắp nước Đức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:26:43 am

10

SỰ TẠM NGỪNG NẶNG NỀ 1936-1938

        Hai năm tròn trôi qua giũa sự kiện Hitler chiếm lấy Rhineland tháng 3 năm 1936 và sự cưỡng đoạt nước Áo tháng 3 năm 1938. Đây là một khoảng thời gian dài hơn tôi tưởng. Trong thời kỳ này nước Đức không lãng phí thời gian nào. Việc xây dựng công sự ở Rhineland hay là "bức tường phía Tây" tiếp diễn mau lẹ và một phòng tuyến rộng lớn công sự kiên cố và bán kiên cố liên tiếp mọc lên. Quân đội Đức bây giờ dựa vào cơ sở hoàn toàn có phương pháp của chế độ quân dịch cưỡng bách, và được củng cố bằng chế độ quân tình nguyên sôi nổi, phát triển mạnh mẽ hơn từng tháng. Lục lượng không quân Đức giữ được và cải thiện vững chắc vị trí đứng đầu - hơn nước Anh. Các nhà máy đạn dược Đức hoạt động hết sức khẩn trương. Bánh xe quay tròn, búa nện xuống ngày đêm ở Đức biến toàn bộ nền công nghiệp của họ thành một xưởng chế tạo vũ khí đạn dược. Họ kéo nhân dân họ vào một bộ máy chiến tranh có qui luật. Ớ trong nước, mùa thu năm 1936, Hitler mở đầu kế hoạch bốn năm nhằm tổ chúc lại nền kinh tế Đức tự cung tự cấp to lớn hơn trong chiến tranh. Ở nước ngoài y đạt được sự liên minh vững chắc mà y đã tuyên bố trong cuốn Mein Kampf (Cuộc chiến đấu của tôi) cần thiết cho chính sách đối ngoại của Đức. Y giao hảo với Mussolini và trục La Mã - Berlin hình thành.

        Cho đến giữa năm 1936 chính   sách xâm lược và vi phạm hiệp  ước của Hitler không phải dựa vào sức mạnh của Đức mà dựa vào   sự chia rẽ, sự rụt rè nhút nhát của Anh, Pháp và sự cô lập của Mỹ. Mỗi một bước mở đầu của y là một cuộc mạo hiểm mà y biết mình có thể không đủ khả năng chịu đựng sự thách thức nghiêm trọng. Việc chiếm lấy Rhineland và tiếp đó xây dựng công sự là canh bạc lớn nhất. Canh bạc đó thành công rực rỡ. Các đối thủ của y quá do dự không dám thách đố y. Lần sau năm 1938, khi y hành động thì trò bịp của y không còn là trò bịp nữa. Sự xâm lược được hậu thuẫn bằng sức mạnh, và rõ ràng điều này có thể xảy ra nhờ quân đội mạnh hơn. Khi các chính phủ Anh, Pháp hiểu rõ sự thay đổi khủng khiếp này đã xảy ra thì đã quá muộn.

*

        Vào cuối tháng bảy năm 1936 tình trạng suy đồi ngày càng tăng của chế độ nghị trường ở Tây Ban Nha và sức mạnh ngày càng tăng của các phong trào ủng hộ một cuộc cách mạng Cộng sản hoặc xen kẽ một cuộc cách mạng theo chủ nghĩa vô chính phủ; dẫn đến một cuộc nổi dậy quân sự đã được chuẩn bị từ lâu. Nó là bộ phận cấu thanh của chủ nghĩa và lý thuyết quân sự Cộng sản do bản thân Lénine đề ra, chủ trương những người Cộng sản phải giúp đỡ mọi phong trào hướng về phía tả và giúp đỡ các chính thể lập hiến, cấp tiến hoặc xã hội non kém cầm quyền. Họ phải phá hoại những chính thể này, và từ chỗ có quyền hành trong tay họ nắm lấy quyền lực tuyệt đối và thành lập nhà nước Mác xít. Thực tế một sự sao chép hoàn toàn thời kỳ Kerensky ở Nga đang xảy ra ở Tây Ban Nha. Nhưng số quân hiện có của Tây Ban Nha không bị tan vỡ do chiến tranh ở ngoài nước.

        Sự thâm nhập của Cộng sản trong chính thể đại nghị mục nát đã diễn ra việc thủ tiêu các đối thủ chính trị ở ngoài phố hoặc ngay trên giường họ ngủ. Đã xảy ra một số lớn vụ ám sát như vậy trong và xung quanh thành phố Madrid. Điểm cao nhất là vụ giết ông Sotelo, lãnh tụ đảng Bảo thủ, na ná như kiểu ngài Edward Casson trong trò đấu đá chính trị ở Anh trước cuộc chiến tranh 1914. Sự kiện này là tín hiệu cho các tướng lĩnh trong quân đội hành động. Trước một tháng, tướng Franco có thư cho Bộ trưởng Chiến tranh Tây Ban Nha, nói rõ nếu chính phủ Tây Ban Nha không thể duy trì an toàn luật pháp bình thường trong đời sống hàng ngày thì quân đội sẽ can thiệp. Trong quá khứ Tây Ban Nha đã từng có nhiều tuyên ngôn của các thủ lĩnh quân sự. Khi giương ngọn cơ nổi loạn, tướng Franco được quân đội ủng hộ, kể cả lính địa phương. Giáo hội - chỉ trừ các thầy tu dòng Đôminích - và gần như tất cả những phần tử phái hữu và trung dung vẫn trung thành với ông, thế là ông lập tức làm chủ được nhiều tỉnh quan trọng. Thủy thủ Tây Ban Nha giết sĩ quan của họ và gia nhập vào cái mà chẳng mấy chốc trở thành phe Cộng sản. Vào lúc chính thể văn minh sụp đổ, phái Cộng sản giành được quyền lực và hành động theo đúng qui luật chặt chẽ của họ. Bây giơ nội chiến ác liệt bắt đầu. Những người Cộng sản nắm chính quyền đã gây ra hàng loạt cuộc thanh trừng những đối thủ chính trị của họ. Những lực lượng quân sự dưới quyền Franco đã đánh trả dữ dội hơn. Nhiều người Tây Ban Nha phải đi đến cái chết, số lớn của cả hai bên đều bị bắn. Học viên trường sĩ quan bảo vệ trường họ tại cung điện Aleazar ở Toledo một cách hết sức ngoan cường, và quân Franco xông lên mở đường từ hướng nam qua mọi làng Cộng sản đều có để lại dấu vết báo thù của họ, ngay sau đó họ hoàn tất cuộc giải vây. Tình tiết này đáng cho các nhà viết sử chú ý.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:56:28 am

        Trong cuộc tranh chấp này tôi đứng trung lập. Dĩ nhiên tôi không ủng hộ những người Cộng sản. Tôi có thể sống ra sao, khi nếu tôi là người Tây Ban Nha, họ có thể giết tôi, gia đình tôi và bạn bề tôi? Tuy vậy tôi chắc rằng với tất cả quyền hành con lại, chính phủ Anh có lý khi đứng ngoài sự kiện Tây Ban Nha. Pháp đề nghị một kế hoạch không can thiệp để mặc cả hai bên tự giải quyết lấy không có sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Các chính phủ Anh, Đức, Ý và Nga tán thành kế hoạch này. Vì thế chính phủ Tây Ban Nha lúc bây giờ dưới quyền kiểm sọát của những nhà cách mạng quá khích nhất thấy mình bị tước ngay cả quyền đặt mua vũ khí bằng số vàng thực sự của họ. Có thể hợp lý hơn là theo cách giải quyết thông thường và thừa nhận tình trạng giao tranh của cả hai bên, như đã làm trong cuộc nội chiến ở Mỹ năm 1861-1865. Tuy nhiên đáng lẽ tất cả các cường quốc lớn phải áp dụng và chính thức tán thành chính sách không can thiệp. Anh nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận này, nhưng Đức, Ý một bên và Nga Xô Viết một bên luôn luôn vi phạm cam kết của họ, giúp bên này chống lại bên kia. Riêng Đức sử dụng không quân của mình gây nên những cảnh khủng khiếp như đã thấy, như cuộc ném bom xuống quận Guemica bé nhỏ không được phòng thủ.

        Chính phủ của ông Leon Blum kế tục nội các của ông Albert Sarraut ngày 4 tháng 6 dưới sức ép của những người Cộng sản ủng hộ ông ta nhằm giúp đỡ vật liệu chiến tranh cho chính phủ Tây Ban Nha. ông Cot, bộ trưởng không quân, không quan tâm quá nhiều đến sức mạnh của không quân Pháp lúc ấy ở trong tình trạng sa sút, bí mật giao máy bay và thiết bị cho quân đội cộng hòa. Tôi lấy làm lo sợ những diễn biến như vậy. Ngày 31 tháng 7 năm 1936, tôi viết cho đại sứ Pháp:

        "Một trong những khó khăn lớn nhất tôi vấp phải trong khi cố giữ vững quan điểm cũ là người Đức nói rằng những nước chống Cộng phải cùng nhau giữ vũng lập trường. Tôi chắc rằng nếu Pháp gửi máy bay v.v... cho chính phủ Madrid hiện nay và Đức, Ý cũng chen vào theo một khía cạnh khác, thì lực lượng có ưu thế hơn ỏ đây sẽ hài lòng về Đức và Ý và sẽ xa lánh Pháp. Tôi hy vọng ông sẽ không khó chịu về điều tôi viết này, dĩ nhiên hoàn toàn vì lợi ích của riêng tôi. Tôi không thích nghe dân chúng nói Anh, Đức, Ý tập hợp lại chống chủ nghĩa Cộng sản ở châu Âu. Chẳng phải quá khó khăn gì để thấy đó là điều không hay.

        Tôi chắc rằng một sự trung lập tuyệt đối kiên quyết cùng với sự phản đối mạnh mẽ chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của sự trung lập đó, là cách giải quyết duy nhất đúng đắn và an toàn trong tình hình hiện nay. Dù có sự bế tắc, thắng lợi có thể tới, khi Hội Quốc Liên có thể can thiệp để kết thúc những cảnh khủng khiếp. Nhưng cả điều đó cũng rất đáng ngờ."



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 07:57:38 pm

*

        Lợi thế dành được trong chiến tranh, cũng như trong chính sách ngoại giao và các công việc khác là nhờ có sự lụa chọn vấn đề chủ yếu trong nhiều giải pháp hấp dẫn hoặc không vừa ý. Tư tưởng quân sự Mỹ chủ chương: "mục tiêu chiến lược toàn bộ”. Khi sĩ quan chúng tôi lần đầu nghe điều này, họ cười cợt, nhưng về sau, sự uyên thâm của cụm từ này trở nên không thể chối cãi và được thừa nhận. Hiển nhiên điều này phải trở thành nguyên tắc và những công việc to lớn khác phải được bố trí trong mối quan hệ phụ thuộc với điều đó. Việc không tôn trọng nguyên tắc đơn giản này gây ra hành động hỗn loạn, không kết quả và gần như luôn luôn làm cho mọi việc về sau càng tồi tệ hơn.

        Riêng về phần mình, tôi không khó khăn gì trong việc tuân theo nguyên tắc này trước khi tôi nghe điều đó được công bố. Tâm trí tôi bị ám ảnh bởi ấn tượng nước Đức khủng khiếp tôi đã nhìn thấy và chịu đựng trong chiến đấu những năm 1914-1918, nay bỗng nhiên có mọi khả năng quân sự, trong khi các nước đồng minh, thì bất lực và lúng túng. Vì thế, bằng mọi cách, mọi cơ hội, tôi tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của tôi với Hạ viện, cũng như với cá nhân các bộ trưởng nhằm thúc giục đi tới việc chuẩn bị quân sự cho chúng ta, nhằm tìm kiếm đồng minh và bầu bạn cho điều chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành sự nghiệp chung.

        Một hôm ông bạn giữ địa vị cao được tín cẩn trong chính phủ vượt sang Chartwell cùng bơi với tôi trong bể bơi của tôi khi mặt tròi đã chiếu sáng và nước đã khá ấm. Chúng tôi không nói chuyện gì trừ cuộc chiến tranh sắp tới mà ông hoàn toàn không tin là sẽ xảy ra. Khi tôi tiễn ông ra về, bỗng bất chợt ông quay sang tôi nói: "Bọn Đức đang tốn một nghìn triệu sterling mỗi năm vào lục lượng vũ trang của họ". Tôi nghĩ Nghị viện của công chúng Anh phải biết nhũng sự thật này. Vì vậy tôi bắt đầu lao vào tiến hành nghiên cứu tình hình tài chính Đức. Ngân sách được đưa ra và vẫn công bố hàng năm ở Đức, nhưng từ nhũng con số to lớn của nó, rất khó nói điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên vào tháng 4/1936 tôi tiến hành riêng biệt hai cách xem xét kỹ khác nhau. Cách thứ nhất dựa vào hai người ty nạn Đức có năng lực cao và ý định không lay chuyển. Họ hiểu mọi chi tiết về cách trình bày ngân sách của Đức, giá trị của đồng mark v.v... Đồng thời tôi hỏi bạn tôi là ngài Henri Strakosch có phải ông không thể khám phá ra điều gì đang xảy ra chăng. Strakosch đứng đầu một công ty gọi là Liên đoàn Hiệp hội có nhũng tài nguyên lớn và một đội ngũ cán bộ công nhân viên tận tâm tay nghề cao. Trong nhiều tuần, người tài giỏi nhất của trung tâm tài chính thương mại này quay sang theo dõi vấn đề này. Chẳng mấy chốc, họ báo cáo chi tiết một cách chính xác và chi tiết rằng số chi tiêu cho chiến tranh mỗi năm của Đức chắc chắn là trong khoảng một nghìn triệu sterling. Cùng lúc ấy hai người Đức ty nạn, bằng một loạt lý lẽ hoàn toàn khác nhau, đều độc lập đi đến cùng một kết luận như vậy. Một nghìn triệu sterling mỗi năm theo trị giá tiền tệ năm 1936!

        Như vậy tôi có hai cơ cấu sự thật riêng rẽ để dựa vào đó mà công khai khẳng định. Thế là tôi bắt chuyện với ông Néville Chamberlain vẫn còn là Bộ trưởng tài chính, trong hành lang trước ngày cuộc thảo luận, và nói với ông: "Ngày mai tôi sẽ hỏi ông việc người Đức đang chi phí mỗi năm một nghìn triệu bảng để chuẩn bị chiến tranh liệu không phải là sự thật chăng, và tôi sẽ yêu cầu ông xác nhận hay phủ nhận". Chamberlain đáp: "Tôi không thể phủ nhận điều này, nhưng nếu ông nói thẳng ra thì tôi sẽ xác nhận điều đó".

        Tôi dùng con số tám trăm triệu bảng thay cho một nghìn triệu bảng để che giấu nguồn tin bí mật của tôi và cũng để cho chắc ăn, thế là ông Chamberlain thừa nhận tại Nghị viện rằng sự ước lượng của tôi không phải là quá đáng.

        Bằng nhiều cách tôi cố gắng đưa ra tình trạng tương đối lực lượng vũ trang Anh và Đức với số lượng rõ ràng. Tôi đòi họp kín để thảo luận, bị từ chối. "Điều này sẽ gây hoảng sợ không cần thiết". Tôi nhận được ít sự ủng hộ. Tất cả các phiên họp bí mật đều không có giới báo chí tham dự. Lúc đó ngày 20 tháng 7 tôi hỏi thủ tướng có phải ông sắp tiếp một đoàn đại biểu ủy viên Hội đồng cơ mật và một vài người khác để nghe họ trình bày sự việc trong chừng mực họ biết, có phải không. Huân tước Salisburg đề nghị một đoàn đại biểu tương tự của Thượng nghị viện sẽ đến. Điều này đã được thỏa thuận. Mặc dù tôi khẩn khoản yêu cầu riêng cả hai ông Attlee và Ngai Archibald Sinclair, hai Đảng Lao động và Tự do từ chối làm đại diện. Vì vậy ngày 28 tháng 7, tại căn phòng của Thủ tướng ở Hạ nghị viện, chúng tôi được các ông Baldwin, huân tước Halifax và ngài Thomas Inskip tiếp, ông Baldwin đã bổ nhiệm ông Thomas Inskip, một luật gia có năng lực; lợi thế là ít người biết, và không biết gì về các vấn đề quân sự làm Bộ trưởng Phối họp Phòng thủ. Một nhóm quan chức quan trọng của Đảng Bảo thủ và không đảng phái cùng đến với tôi. Ngài Austen Chamberlain giới thiệu chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 07:58:35 pm

        Đây là một cơ hội tốt. Tôi không thể nhớ lại bất cứ việc gì như thế ở con người tôi đã tùng gặp trong đời sống công cộng của Anh. Nhóm người nổi tiếng này, không nghĩ đến lợi riêng, nhưng cuộc đời họ lại đặt vào giữa những công việc chung, họ tiêu biểu cho sức mạnh của quan điểm của Đảng Bảo thủ. Không ai có thể dễ dàng coi thường. Nếu những lãnh tụ Công Đảng và Đảng Tự do đối lập đến với chúng tôi, thì có thể tình hình chính trị đã căng thẳng đến mức phải đòi cho được một hành động sửa chữa. Mỗi ngày trong hai ngày liên tiếp, phần nghi thức chiếm hết ba hay bốn giờ. Tôi thường nói chuyện với ông Baldwin là người chịu lắng nghe. Cùng với ông còn có nhiều thành viên bộ Tham mưu của Ủy ban Phòng thủ Vương quốc Anh. Ngày đầu tiên, tôi mở đầu tình hình bằng một bản tuyên bố trong một giờ mười lăm phút và kết thúc như sau:

        "Trước hết chúng ta đang đứng trước hiểm hoa lớn nhất và tình trạng khẩn cấp trong lịch sử chúng ta. Hai là chúng ta không hy vọng giải quyết vấn đề của chúng ta mà không liên kết với nước cộng hòa Pháp. Việc liên kết hạm đội Anh và lục quân Pháp cùng với lực lượng không quân phối hợp của họ hoạt động từ bên trong đằng sau biên giới Pháp và Bỉ, cùng với tất cả những gì Anh và Pháp đại diện, tạo thành một sự răn đe và sự bảo vệ có thể tập trung vào sự răn đe này. Dầu sao chăng nữa, đó là nguồn hy vọng đẹp nhất. Đi vào chi tiết, chúng ta phải gác sang một bên mọi trở ngại trong việc tăng thêm số quân hiện có của chính mình. Chúng ta có lẽ không thể chuẩn bị đầy đủ để chống lại tất cả mọi hiểm nguy có thể xảy ra. Chúng ta phải tập trung vào việc gì quan trọng và chịu trừng phạt ở một nơi nào khác. Đi đến những mục tiêu rõ ràng hơn nữa, chúng ta phải tăng thêm phát triển sức mạnh không quăn của chúng ta ưu tiên hơn mọi cân nhắc khác. Bằng bất cứ giá nào chúng ta phải thu hút tinh hoa thanh niên chúng ta đi vào nghề lái máy bay. Đừng quan tâm đến những chuyện đút lót chắc hắn là có. Chúng ta phải thu hút từ mọi nguồn, bằng mọi cách. Chúng ta phải thúc đẩy và đơn giản hóa việc sản xuất máy bay, mở rộng sản xuất đến quy mô lớn nhất, và không do dự ký hợp dồng với Mỹ và nơi nào khác cho những số lượng có thể lớn nhất về mọi thứ nguyên liệu và thiết bị hàng không. Chúng ta đang lâm vào cảnh hiểm nguy dù trước đây chúng ta chưa bao giờ lâm vào cảnh này. Không, không, ngay cả vào lúc quyết liệt nhất của chiến dịch tàu ngầm (1917). Sự suy nghĩ này giày vò tôi: năm tháng thấm thoát trôi nhanh. Nếu chúng ta chậm trề quá lâu trong việc hồi phục sự phòng thủ của chúng ta, chúng ta có thể bị cường quốc mạnh hơn ngăn cản hoàn thành việc tiến hành công việc".

        "Ông bộ trưởng tài chính không có mặt làm cho chúng ta thất vọng. Rõ ràng sức khỏe ông Baldwin dang giảm sút và ai cũng biết chẳng bao lâu nữa, ông phải rời khỏi trách nhiệm nặng nề tìm chỗ nghỉ ngơi. Ai sẽ kế nghiệp ông, có thể không nghi ngờ gì nữa. Không may ông Neville Chamberlain lại đang được đi nghỉ nên vắng mặt và không có dịp đối chất trực tiếp với những sự thật do các thành viên của Đảng Bảo thủ đưa ra, gồm có em ông và nhiều bạn bè được quý trọng nhất".


        Nhiều suy nghĩ đúng đắn nhất được các bộ trưởng nêu ra cho những đại diện đáng gờm chúng tôi, nhưng không phải mãi tới sau thời gian ngừng họp, mà ngày 23 tháng 11 năm 1936, ông Baldwin mời tất cả chúng tôi đến tiếp nhận một tuyên bố được cân nhắc đầy đủ hơn về lập trường toàn bộ. Lúc đó ngài Thomas Inskip đưa ra một giải thích thẳng thắn và hay, trong đó ông không giấu giếm với chúng tôi hoàn cảnh nghiêm trọng hiện nay. Về căn bản điều này, những tuyên bố của tôi là chứa đựng một cái nhìn quá ảm đạm về tiền đồ của chúng tôi; rằng phải thực hiện những cố gắng lớn (như thực tế chúng đang diễn ra) nhằm giành lại vị trí đã mất; nhưng không trường hợp hiện hữu nào có thể biện hộ chính phủ trong việc áp dụng những biện pháp khẩn cấp; là những biện pháp này tất yếu sẽ có tính cách làm đảo lộn toàn bộ hoạt động công nghiệp của xứ sở này, sẽ gây ra sự hoảng sợ rộng rãi và sẽ báo cho biết trước bất kỳ những thiếu hụt nào đang có, và rằng trong giới hạn này mọi việc có thể được thực hiện. Dựa vào việc này, ngài Austen Chamberlain ghi lại cảm tưởng chung của chúng tôi, những lo lắng của chúng tôi không giảm bớt và chúng tôi tuyệt nhiên không hài lòng. Đến đó chúng tôi cáo từ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 07:59:46 pm

        Trong cả năm 1936 sự lo lắng của dân tộc và Nghị viện tiếp tục tăng lên, và đặc biệt tập trung vào vấn đề phòng không. Trong bài diễn văn ngày 12 tháng 11 tôi nghiêm khắc trách ông Baldwin đã không giữ lời hứa rằng "bất kỳ chính phủ nào của nước này - một chính phủ liên hiệp hơn bất cứ chính phủ nào - cũng phải bảo đảm chắc chắn rằng, về mặt quân số hiện có và sức mạnh của không quân, nước này sẽ không còn ở vị trí thấp kém hơn nước nào, trong phạm vi đánh được, cách bờ biển". Tôi nói: "Chính phủ thường là không thể quyết định hoặc không thể khiến cho Thủ tướng quyết định. Như vậy, chính phủ tiếp tục ở trong một nghịch lý kỳ quặc, kiên quyết để mà do dự, quyết tâm để mà lưỡng lự, cứng rắn để mà ỳ ra thụ động, vững chắc để mà hay thay đổi, có mọi quyền lực để mà bất lực".

        Trong một bài diễn văn đặc biệt, ông Baldwin trả lời tôi:

        "Tôi muốn nhắc nhờ Hạ viện rằng không phải một lần mà trong nhiều dịp trong diễn văn và tại nhiều nơi, khi tôi nói và chủ trương nguyên tắc dân chủ, trong chừng mực khả năng của tôi, tôi đã tuyên bố rằng một nền dân chủ luôn luôn ở đằng sau nhà độc tài hai năm (ý nói sau khi nhà độc tài ra đi hai năm thì mới có dân chủ-ND). Tôi tin điều này sẽ đúng. Trong trường hợp này nó cũng đúng. Tôi vô cùng chân thật trình bày trước toàn thể hạ viện những quan điểm riêng của tôi. Các ông sẽ nhớ lại lúc ấy, hội nghị giải trừ quân bị họp ở Genève. Các ông sẽ nhớ lại lúc bấy giờ (1931-1932) hầu như chắc chắn một cảm nghĩ tin vào chủ nghĩa hòa bình lan truyền khắp nước, mạnh hơn bất kỳ thời gian nào từ sau chiến tranh, các ông sẽ nhớ lại cuộc bầu cử ở Fulham mùa thu năm 1933, khi chính phủ liên hiệp mất một ghế do khoảng 7.000 lá phiếu, không có vấn đề gì ngoài việc do người theo chủ nghĩa hòa bình".

        "... Địa vị của tôi với tư cách là lãnh tụ của một đảng lớn, nhìn chung không phải là dễ chịu. Tôi tự hỏi có sự ngẫu nhiên gì ỏ đó - khi mà cảm nghĩ kia biểu lộ ở Fulham lại phổ biến khắp cả nước - sự ngẫu nhiên gì ở đó mà trong vòng một hay vài năm tới cảm nghĩ đó biến đổi đến mức khiến nước nhà phải đưa ra lệnh tái vũ trang? Giả sử tôi giải tán Quốc Hội, tổ chức tổng tuyển cử và tuyên bố rằng Đức đang tái vũ trang, rằng chúng ta cũng phải tái vũ trang thì có ai đó nghĩ rằng nước dân chủ ưa hòa bình này có thể tập hợp lại vì lời kêu gọi đó vào lúc đó không? Tôi không thể nghĩ đến bất cứ điều gì có thế khiến cho cuộc tuyển cử theo quan điểm của tôi thất bại chắc chắn hơn".

        Tình hình này là cực kỳ xấu. Nó đưa sự thật trần trụi về động cơ của ông ta vào chỗ không đứng đắn. Điều mà Thủ tướng phải thú nhận rằng ông không thực hiện trách nhiệm của mình đối với an toàn quốc gia vì ông sợ thất cử, là một việc xảy ra không gì so sánh được trong lịch sử Nghị viện chúng tôi. Dĩ nhiên ông Baldwin không có ý mong muốn ở lại chức vụ. Năm 1936, thực tế ông tha thiết muốn về hưu. Chính sách của ông xuất phát từ chỗ sợ rằng nếu những người xã hội nắm quyền thì hoạt động thậm chí sẽ kém hơn chính quyền ông dự định. Mọi tuyên bố và số phiếu của họ chống các biện pháp phòng thủ đều được ghi nhận. Điều này không phải là lời biện hộ hoàn toàn và còn kém hơn sự đánh giá đúng tinh thần nhân dân Anh. Sự thành công kèm theo việc thú nhận khờ khạo tính sai quân bình không quân năm trước không được nhắc lại trong dịp này. Hạ viện lấy làm bàng hoàng. Thực vậy cảm giác buồn phiền đến nỗi có thể tai hại nhiều cho ông Baldwin, lúc ấy sức khỏe rất sút kém.

        Vào lúc này có một bức tranh đồ họa lớn gồm đàn ông đàn bà của tất cả các đảng phái ở Anh nhận ra mối hiểm họa tương lai, kiên quyết dựa vào những biện pháp thực tế nhằm bảo đảm sự an toàn và sự nghiệp tự do cùng với những thôi thúc chuyên chế và tính tự mãn của chính phủ. Kế hoạch của chúng tôi là tái vũ trang nước Anh nhanh nhất với quy mô rộng lớn kết hợp với sự thừa nhận hoàn toàn công việc và quyền lực của Hội Quốc Liên. Tôi gọi chính sách này là "vũ khí cộng với Hiệp ước". Tất cả chúng tôi có thái độ khinh thường cuộc biểu dương của ông Baldwin ở Hạ nghị viện. Kết quả cuối cùng của cuộc vận động này phải là cuộc hội nghị ở Albert Hall. Tại đây, ngày 3 tháng chạp, chúng tôi tập hợp nhiều nhân vật lãnh đạo của tất cả các đảng phái - những đảng viên kiên quyết của Đảng Bảo thủ thuộc cánh hữu tin chắc mối hiểm họa của quốc gia - các nhà lãnh đạo Hội Quốc Liên - các đại diện nhiều công đoàn lớn, kể cả ông bạn địch thủ ngày xua của tôi trong cuộc Tổng bãi công là ngài Walter Citrine - Đảng Tự do, và lãnh tụ của đảng, ngài Archibald Sinclair. Chúng tôi có cảm tưởng rằng chúng tôi đang trên ngưỡng cửa không những của việc giành được sự tôn trọng những quan điểm của chúng tôi mà còn làm cho những quan điểm đó có ảnh hưởng lớn. Chính vào lúc này sự đam mê của nhà vua muốn cưới người đàn bà mình yêu mến đã làm cho mọi việc khác phải gác lại đằng sau. Cuộc khủng hoảng thoái vị sắp xảy ra.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:01:17 pm

        Trước khi tôi đáp lại tràng vỗ tay hoan hô, thì có tiếng hò reo "Xin Chúa cứu vớt nhà vua" và điều này kích động tiếng hoan hô kéo dài. Vì vậy, do sự thôi thúc của tình thế, tôi giải thích quan điểm cá nhân của tôi.

        Đêm nay có một vấn đề nghiêm trọng khác làm cho chúng tôi kém vui. Trong vài phút nữa chúng tôi sắp sủa hát "Xin Chúa cứu vớt nhà vua". Tôi sẽ hát với nhiệt tình chân thành hơn bao giờ hết trong đời tôi. Tôi hy vọng và cầu nguyện rằng không có quyết định nào được thực hiện vội vàng, và dư luận công chúng sẽ được phép giữ vai trò quan trọng của mình và rằng một nhân vật được yêu mến, duy nhất, không bỗng nhiên bị tách khỏi nhân dân, người được yêu mến sâu sắc đến thế. Tôi hy vọng Hạ viện sẽ được phép hoàn thành nhiệm vụ trong những vấn đề có tầm cao này thuộc về Hiến pháp. Tôi tin rằng những ý kiến giờ đây lần đầu được phát biểu của quốc gia Anh và của đế chế Anh sẽ hướng dẫn nhà vua chúng tôi và rằng nhân dân Anh đến lượt họ, họ sẽ tỏ khả năng tôn kính rộng rãi đối với người giữ ngai vàng.

        Thật không thích hợp đối với bản tường thuật này nhằm miêu tả cuộc tranh luận ngắn gọn nhưng cực kỳ dữ dội sau đây.

        Tôi biết vua Edward VIII từ ngày ông còn bé, năm 1910 với tư cách là Bộ trưởng Nội vụ, tôi đọc to trước một hội đồng đặc biệt lòi tuyên cáo phong ông là Hoàng tử xứ Wales ở lâu đài Carnavon. Tôi buộc phải đặt sự trung thành của cá nhân tôi với ông trên múc độ cao nhất. Dù trong mùa hè tôi được cho biết đầy đủ điều gì xảy ra, nhưng tôi chẳng có cách nào can thiệp hoặc liên lạc với ông bất cứ lúc nào. Tuy nhiên ngay sau đó ông xin phép Thủ tướng để hỏi ý kiến tôi. Ông Baldwin chính thức đồng ý, dựa vào điều này truyền đạt đến tôi, tôi tới nhà vua ở Fort Belvedere. Tôi vẫn tiếp xúc với nhà vua cho đến khi ngài thoái vị và cố gắng hết sức cầu xin nhà vua và dân chúng hãy nhẫn nại và trì hoãn mọi việc. Tôi không hề hối hận về việc này, quả thật tôi không thể làm gì khác.

        Thủ tướng chứng tỏ mình là người am hiểu sắc sảo cảm nghĩ dân tộc của người Anh. Không nghi ngờ gì nữa, ông nhận thức và diễn đạt nguyện vọng sâu xa của dân tộc. Việc ông xử lý khéo léo tài tình vấn đề thoái vị đã đưa ông trong hai tuần lễ từ vực thẳm lên đỉnh núi cao. Có nhiều lúc dường như tôi hoàn toàn đon độc chống lại cả một Hạ nghị viện đang phẫn nộ - Trong công việc tôi không xúc động quá đáng do những ý kiến có chiều hướng chống đối, nhưng hơn một lần, hầu như không thể có được theo quy luật tự nhiên, nó phải khiến cho tôi được nghe thấy như vậy. Vói phương châm "Vũ khí cộng với hiệp ước" tôi tập trung cùng một lúc mọi lực lượng, những lực lượng mà chính tôi hình dung là động cơ chính, bị ly gián hoặc tan rã, còn bản thân tôi bị dư luận quần chúng tấn công đến nỗi có ý kiến phổ biến là sinh mệnh chính trị của tôi rốt cuộc đã kết thúc.

        Thật kỳ lạ biết bao nhiêu, cái Hạ nghị viện thực sự này đã nhìn tôi với nhiều thái độ thù địch đến thế, lẽ ra phải là một công cụ đã lắng nghe tôi chỉ dẫn và ủng hộ tôi qua những năm dài chiến tranh đối địch cho đến khi đánh thắng mọi kẻ thù! Làm sao mà đưa ra chứng minh ở đây rằng cách giải quyết khôn ngoan và an toàn duy nhất là ngày này qua ngày khác, phải hành động đúng với điều dường như là mệnh lệnh của chính lương tâm mình!

        Do việc thoái vị của một ông vua, chúng tôi đi qua lễ đăng quang của ông vua khác, và cho đến cuối tháng Năm năm 1937, nghi lễ và cảnh tượng lộng lẫy của tiết mục trọng thể của quốc gia nhằm bày tỏ sự ủng hộ và sự hiến dâng lòng trung thành của thần dân Anh trong nước và khắp Đế chế đối với vua mới, choán hết mọi tâm trí. Công việc ngoại giao và tình trạng phòng thủ của chúng tôi đã bỏ lỡ mọi đòi hỏi theo tâm trạng của dân chúng. Hòn đảo của chúng tôi có thể cách châu Âu mười nghìn dặm. Tuy nhiên tôi được phép ghi lại rằng ngày 18 tháng 5 năm 1937, vào buổi sáng lễ đăng quang, tôi nhận được một bức thư viết tay của nhà vua mới lên ngôi.

        The Royal Lodge The Great Park Windsor Berks

        Ông Churchill thân mến của tôi,

        Tôi viết cảm ơn ông về bức thư rất thân mật ông gửi tôi. Tôi hiểu ông đã và đang tận tụy nhiệt tình biết bao với người anh thân thiết của tôi, tôi xúc dộng không sao tả xiết trước sự thông cảm và sự hiểu biết của ông trước những vấn đề rất khó khăn nảy sinh từ khi anh ấy xa rời chúng tôi hồi tháng chạp. Tôi hoàn toàn nhận thức rõ trách nhiệm và nỗi lo âu mà tôi phải gánh vác với tư cách là quốc vương, tôi cũng cảm thấy được khích lệ khi nhận được những lời chúc mừng tốt đẹp của ông với tư cách là một trong số chính khách vĩ dại có tài của chúng ta, và của một người phụng sự Tố quốc mình như thế.

        Tôi chỉ có thể hy vọng và tin tưởng rằng cảm nghĩ tốt lành và hy vọng đang tồn tại ở Tổ quốc và Đế chế giờ đây sẽ chứng minh một tấm gương tốt cho các quốc gia khác trên thế giới.

Bạn rất chân thành của ông       
George VI                   

        Cử chỉ cao thượng này đối với một con người mà ảnh hưởng lúc bấy giơ tụt xuống đến con số không, mãi mãi sẽ là một khích lệ đáng ghi nhớ trong cuộc đời tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:01:41 pm

*

        Ngày 28 tháng 5 năm 1937 sau khi vua George VI lên ngôi, ông Baldwin về hưu. Với cuộc đòi công tác lâu dài, ông được tặng thưởng một cách thích hợp tước bá và cấp tước Ga-tơ. Ông từ bỏ quyền lực rộng lớn mà ông đã thu gom lại và cẩn thận giữ vững nhưng đã sử dụng càng ít càng tốt. Ông ra về trong niềm biết ơn và quý trọng nhiệt tình của quần chúng. Không còn nghi ngờ gì nữa về ai là người sẽ thay thế ông ta. ông Neville Chamberlain Bộ trưởng Tai chính không những đã hoàn thành tốt công việc chủ yếu của chính phủ trong năm năm qua mà còn là vị Bộ trưởng lành nghề nhất, có sức thuyết phục nhất, có tài năng lớn và tên tuổi được ghi vào lịch sử. Một năm trước, ở Birmingham, tôi đã miêu tả ông theo cách nói của Shakespeare là "con ngựa thồ trong những công việc vĩ đại của chúng ta", và ông ta tiếp nhận cách miêu tả này như một lòi khen. Tôi không mong ông thích làm việc với tôi, cũng chẳng biết ông có thể sáng suốt làm như thế vào một thời điểm như vậy chăng. Ý kiến của ông rất khác ý kiến tôi trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của thời cuộc. Nhưng tôi hoan nghênh một nhân vật hoạt động, có đủ khả năng, có quyền hành pháp, nắm quyền lực. Nhưng các cuộc giao thiệp của chúng tôi cả công khai và bí mật, vẫn tiếp tục nhạt nhẽo, chỉ dễ dãi và lịch sự mà thôi. Tôi có thể ghi lại đây sự đánh giá so sánh hai ông thủ tướng, Baldwin và Chamberlain tôi từng biết lâu đến thế, đã từng phục vụ hoặc phải phục vụ dưới quyền họ, Stanley Baldwin là người tùng trải hơn, nhận thức thấu đáo hơn, nhưng không có khả năng thực hành tỉ mỉ. Ở mức độ lớn, ông ta không dính dáng đến những công việc đối ngoại và quân sự. Ông hiểu biết ít về châu Âu, cũng không thích điều gì mình biết. Ông hiểu sâu công việc chính trị của đảng phái ở Anh, ông tiêu biểu một cách rõ ràng cho một vài mặt mạnh và nhiều tính nhu nhược của chủng tộc sống ở đảo chúng tôi. Là lãnh tụ của Đảng Bảo thủ ông đã tham gia năm cuộc Tổng tuyển cử và thắng được ba cuộc. Ông có thiên tài bám sát các sự kiện và bình tĩnh khi bị phê bình có tính chất chống đối. Ông đặc biệt khéo léo để cho sự kiện hoạt động cho mình và có tài chớp lấy thời cơ chín mùi khi nó xuất hiện. Đối với tôi dường như ông làm sống lại những ấn tượng mà lịch sử đem lại cho chúng tôi về ngài Robert Walpole, dĩ nhiên là không có sự thối nát của thế kỷ 18, và ông là bậc thầy trong đời sống chính trị ở Anh trong thời gian gần đây cũng như trong thời gian sắp tới.

        Con Neville Chamberlain thì nhanh nhẹn tháo vát, khăng khăng giữ ý kiến của mình, tự tin rất cao. Không như Baldwin, ông ta tự nghĩ rằng mình có thể hiểu toàn bộ phạm vi châu Âu và chắc là cả thế giới nữa. Đáng lẽ là một trực giác mơ hồ tuy vậy mà thâm căn cố đế, giờ đây lại có được một năng lực sắc bén hạn hẹp trong giới hạn chính sách mà ông tin tưởng. Vừa là Bộ trưởng Tài chính, vừa là Thủ tướng, ông ta giữ quyền điều khiển chặt chẽ nhất, khắt khe nhất đối với chi phí quân sự. Suốt thời kỳ này ông là người phản đối kiên quyết mọi biện pháp ban bố tình trạng khẩn cấp. Ông nghĩ ra những cách đánh giá dứt khoát tất cả nhân vật chính trị của thời đại, cả trong nước và ngoài nước và dám tự chủ giao thiệp với họ. Hy vọng tràn ngập tha thiết nhất của ông là được ghi lại trong lịch sử như một người hòa giải vĩ đại và để được như vậy, ông vui lòng liên tục phấn đấu bất chấp sự thật, và đương đầu với mọi rủi ro nguy hiểm đối với mình và quốc gia. Không may ông lại rơi vào dòng nước có sức mạnh ông không thể lường được, còn gặp bão tố ông không chùn bước nhưng cũng không thể đối phó được. Trong những năm cuối cùng trước chiến tranh lẽ ra tôi đã phải nhận thấy dễ làm việc với Baldwin khi tôi hiểu ông ta, hơn là với Chamberlain, nhưng chẳng ai trong họ muốn làm việc với tôi, trừ phi đó như là phương sách cuối cùng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:02:57 pm

*

        Năm 1937 một hôm tôi có cuộc họp với ông Von Ribbentrop, Đại sứ Đức tại Anh. Trong một bài báo của tờ bán nguyệt san của tôi, tôi nhận thấy ông ta bị xuyên tạc trong bài diễn văn nào đó do ông viết. Dĩ nhiên nhiều lần tôi gặp ông trong giới thượng lưu. Lúc ấy ông hỏi tôi không biết có phải tôi muốn đến gặp ông và nói chuyện không. Ông tiếp tôi trong căn phòng rộng lớn trên gác Đại sứ quán Đức. Chúng tôi đàm luận trong hơn hai giờ. Ribbentrop lịch thiệp lắm, chúng tôi đề cập đến tình hình hiện hành ở châu Âu cả về lực lượng vũ trang và về đường lối hành động. Thực chất 1ời phát biểu của ông với tôi là nước Đức tìm kiếm tình hữu nghị của Anh (Trên lục địa châu Âu người ta vẫn thường gọi chúng tôi là England - Anh Quốc). Ông nói có thể ông đã là Bộ trưởng Ngoại giao Đức, nhưng ông đã yêu cầu Hitler cứ để ông sang Luân Đôn nhằm chuẩn bị toàn bộ vấn đề cho một hiệp ước thân thiện Anh - Đức hoặc thậm chí liên minh. Nước Đức sẽ hành động như người đứng gác cho toàn bộ Đế chế rộng lớn của Anh. Họ có thể đòi lại các thuộc địa của Đức nhưng dĩ nhiên đây không phải là điều chủ yếu. Điều họ đòi hỏi là Anh phải để cho Đức toàn quyền hành động ở Đông Âu. Họ phải có không gian sinh tồn cho dân số ngày càng tăng. Bởi vậy Ba Lan và hành lang Danzig phải được gộp vào. Bạch Nga và Ukraine là không thể thiếu cho sự sinh tồn trong tương lai của Đế chế Đức với khoảng chừng bảy chục triệu dân. Không được đáp ứng ít hơn. Tất cả những điều đó đòi hỏi khối thịnh vượng chung của Anh và Đế chế Anh là không can thiệp vào. Trên tường có treo một tấm bản đồ lớn, và nhiều lần Đại sứ chỉ dẫn cho tôi trên đó để minh họa cho các dự án của mình.

        Sau khi nghe tất cả những điều đó, tôi nói ngay rằng chắc chắn chính phủ Anh nhất định không đồng ý để cho Đức toàn quyền hành động ở Đông Âu. Đúng là chúng tôi đang có quan hệ xấu với nước Nga Xô Viết, chúng tôi không thích chủ nghĩa Cộng sản nhưng không nhiều như Hitler, nhưng ông ta có thể chắc chắn rằng dù cho nước Pháp được bảo vệ, thì Anh cũng nhất định không bao giờ từ bỏ quyền can thiệp vào vận mệnh lực địa châu Âu tới mức có thể cho phép Đức giành được quyền thống trị Trung và Đông Âu. Khi tôi tuyên bố điều này thì thực sự chúng tôi đứng trước bản đồ. Ribbentrop đột ngột quay mặt đi. Khi đó ông ta nói: "Trong trường hợp này, chiến tranh là không tránh khỏi. Không có đường ra. The Fuehrer đã quyết tâm. Nhất định không có gì ngăn chặn được ông ấy và cũng nhất định không có gì ngăn chặn được chúng tôi". Lúc đó chúng tôi trở lại ghế ngồi. Tôi chỉ là một thành viên trơn trong chính phủ nhưng cũng có được ít tiếng tăm gì đó. Tôi nghĩ là tôi có quyền chính đáng để nói với đại sứ Đức. Thực tế, tôi nhớ kỹ những lòi đã nói. "Khi ngài nói tới chiến tranh, thì không nghi ngờ gì đó phải là chiến tranh tổng lực, ngài không được đánh giá thấp nước Anh. Đó là một nước kỳ lạ, ít người nước ngoài có thể hiểu được năng lực trí tuệ của nó. Ngài đừng xét đoán theo thái độ của chính quyền hiện thời. Một khi đại nghĩa được nêu ra với nhân dân thì chính phủ thực sự này và dân tộc Anh có thể thực hiện mọi hành động bất ngờ". Và tôi nhắc lại "Đừng có đánh giá thấp nước Anh. Nó rất thông minh. Nếu các ngài đẩy tất cả chúng tôi vào một cuộc đại chiến khác thì nước Anh sẽ làm cho toàn thế giới chống lại các ngài như thời gian vừa qua". Tôi nói đến đó thì đại sứ giận dữ đứng dậy nói: "Chà, nước Anh có thể rất thông minh, nhưng lúc này nhất định nó không làm cho thế giới chống lại Đức được đâu". Rồi chúng tôi xoay câu chuyện sang những vấn đề khác thoải mái hơn, và không có điều gì nữa xảy ra. Tuy nhiên việc bất ngờ xảy ra này vẫn còn trong ký ức tôi, và khi báo cáo lại với Bộ Ngoại giao, tôi cho là việc này phải được chính thức ghi nhận.

        Khi phải ra hầu tòa, để thoát chết trước những người chiến thắng, Ribbentrop thuật lại một cách xuyên tạc cuộc nói chuyện này và yêu cầu phải mời tôi đến như một nhân chứng. Điều tôi đã ghi lại về việc này là điều lẽ ra tôi phải nói nếu tôi được mời.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:04:08 pm

11

ÔNG EDEN Ở BỘ NGOẠI GIAO - VIỆC ÔNG TỪ CHỨC

        Bộ trưởng Ngoại giao có một vị trí đặc biệt trong nội các Anh.

        Ông được kính trọng rõ rệt trong chức vụ cao cả, đầy trọng trách, nhưng ông thường chỉ đạo công việc dưới sự xem xét kỹ lưỡng không ngừng nếu không phải của toàn nội các thì ít nhất cũng phải của những thành viên chủ yếu. Ông có nghĩa vụ phải làm cho họ nắm được tình hình. Theo thủ tục thường lệ, ông thông báo cho các đồng sự, tất cả những bức điện tín của ông về việc thực hiện các quyết định, các báo cáo của các đại sứ quán ở nước ngoài, những ghi chép các cuộc gặp gỡ với các đại sứ nước ngoài hoặc những người có danh vọng khác, ít nhất, đó là tình huống tôi đã từng trải trong sinh hoạt của nội các. Dĩ nhiên thủ tướng đặc biệt duy trì việc giám sát này, hoặc đích thân thủ tướng hoặc thông qua nội các, chịu trách nhiệm kiểm tra và có quyền kiểm tra đường lối đối ngoại chủ yếu, ít nhất chẳng có điều gì là bí mật đối với ông. Không có Bộ trưởng Ngoại giao nào có thể hoàn thành công việc của mình nếu không được thủ trưởng kiên trì ủng hộ. Để cho sự việc diễn ra êm thấm, không những phải có sự thỏa thuận giữa họ với nhau trên những nguyên tắc cơ bản mà còn dựa vào sự hòa hợp quan điểm và thậm chí còn dựa vào mức độ tính khí nào đó của nhau. Điều này càng quan trọng hơn nếu bản thân Thủ tướng dành hết sự chú ý đặc biệt vào công tác ngoại giao.

        Eden là Bộ trưởng Ngoại giao của ông Baldwin, một người ai cũng biết là ngoài việc mong muốn hòa bình là chủ yếu và một đời sống yên ổn, không đóng góp tích cực gì vào chính sách đối ngoại. Ông Chamberlain thì khác, ông cố gắng thực hiện một cách điều khiển theo kiểu mệnh lệnh trong nhiều lĩnh vực. Ông có những quan điểm kiên quyết về công tác đối ngoại và khẳng định rõ ràng từ đầu quyền được tranh luận với các đại sứ nước ngoài. Cách ông đảm nhiệm vai trò Thủ tướng vì thế bao hàm một sự thay đổi tế nhị nhưng có thể cảm thấy được về vị trí Bộ trưởng Ngoại giao.

        Thêm vào điều này là sự khác biệt về nghị lực và quan điểm sâu sắc dù lúc đầu còn tiềm tàng. Thủ tướng mong được quan hệ tốt với hai nhà độc tài châu Âu, và tin rằng sự hòa giải này và việc tránh bất cứ điều gì có thể xúc phạm họ là phương pháp tốt nhất.

        Eden thì khác, ông được danh tiếng ở Geneve do tập hợp các nước châu Âu chống lại một nhà độc tài, và rất có thể tự mình đưa ra các biện pháp trừng phạt đến ngưỡng cửa của chiến tranh và có thể còn xa hơn nữa. Ông là người sốt sắng ủng hộ hiệp ước thân thiện với Pháp. Ông thiết tha muốn quan hệ mật thiết hơn với nước Nga xô viết, ông cảm thấy và lo ngại mối hiểm họa Hitler. Ông lấy làm lo sợ tình trạng non kém của các lực lượng vũ trang của chúng ta và các mặt phản tác dụng của chúng về công tác đối ngoại. Có thể nói rằng gần như không có bất đồng nhiều về quan điểm giữa ông và tôi, dĩ nhiên trừ khi ông đang làm công việc thường xuyên. Cho nên từ đầu đối với tôi, dường như những bất đồng sẽ có thể nảy sinh giữa hai nhân vật lãnh đạo cùng cương vị bộ trưởng khi tình hình thế giới trở nên nghiêm trọng hơn.

        Hon nữa, ở Huân tước Halifax, Thủ tướng có được một đồng sự dường như chia sẻ những quan điểm của mình, một cách đồng tình và tin tưởng chắc chắn về công việc ngoại giao. Sự kết giao lâu dài mật thiết của tôi với Edward Halifax bắt đầu từ năm 1922 trong thời Lloyd George khi ông trở thành thứ trưởng của tôi trong Bộ lãnh thổ tự trị và thuộc địa của khối thịnh vượng chung của Anh. Những sự bất đồng chính trị, thậm chí nghiêm trọng kéo dài như những bất đồng giữa chúng tôi về chính sách của ông với tư cách là phó vương Ấn Độ, cũng không hề phá hoại mối quan hệ riêng tư của chúng tôi. Tôi nghĩ là tôi hiểu ông rất nhiều, và tôi chắc rằng giữa chúng tôi có một hố sâu ngăn cách. Tôi cũng cảm thấy cũng cái hố sâu ngăn cách ấy hoặc một hố sâu ngăn cách tương tự mở ra giữa ông và Anthony Eden. Tóm lại, có thể ông Chamberlain sáng suốt hơn mới bổ nhiệm Huân tước Halifax làm Bộ trưởng Ngoại giao khi ông thành lập chính phủ. Eden có thể rất may mắn hơn được cử vào Bộ Chiến tranh hoặc Bộ Hải quân, và Thủ tướng có thế nắm chắc một người rất tâm đầu ý hợp và là người của mình ở Bộ Ngoại giao. Giữa thời gian mùa hè và cuối năm 1937, nảy sinh sự bất đồng cả về cách thức và mục tiêu, giữa Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao. Sự nối tiếp các sự kiện theo một quá trình diễn biến hợp lý đã dẫn đến việc từ chức của ông Eden.

        Những điểm bất đồng chính nảy sinh về mối quan hệ của chúng tôi với Đức và Ý. Ông Chamberlain nhất quyết nài nỉ một cách ôn hóa với hai nhà độc tài. Tháng 7 năm 1937, ông ta mời bá tước Grandi, đại sứ Ý đến phố Downing. Cuộc đàm luận diễn ra tuy ông Eden có biết nhưng không tham gia. ông Chamberlain nói về mong muốn của mình về một sự cải thiện quan hệ Anh - Ý. Bá tước Grandi gợi ý với ông rằng có lẽ là nên, nếu Thủ tướng viết một lời thỉnh cầu riêng cho Mussolini xem như một bước sơ bộ. ông Chamberlain ngồi xuống và viết một lá thư như thế ngay trong cuộc hội đàm. Bức thư được gửi đi không hòi ý kiến Bộ trưởng Ngoại giao đang ở tại Bộ Ngoại giao cách đó một vài mét. Bức thư không đem lại kết quả cụ thể, còn quan hệ của chúng tôi với Ý ngày càng xấu đi do sự can thiệp ngày càng tăng của họ vào Tây Ban Nha.

        Ông Chamberlain thấy cần thiết phải có một phái đoàn đặc biệt, dành riêng để trực tiếp nói chuyện thì mới mong đạt được quan hệ hữu nghị với hai nhà độc tài Ý và Đức, và ông nghĩ chỉ có đích thân ông mới có khả năng hoàn tất mối quan hệ đó. Đối với Mussolini ông muốn công nhận việc Ý xâm lược Abyssinia như là mở đầu cho một cuộc dàn xếp những bất đồng. Đối với Hitler, ông sẵn sàng đưa ra việc nhượng bộ về thuộc địa. Đồng thời ông không muốn quan tâm đến việc cải tiến lực lượng vũ trang của Anh một cách lộ liễu hoặc đến sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ với Pháp ở cấp nhân viên và cấp chính phủ. Còn ông Eden thì tin chắc rằng bất cứ sự dàn xếp nào với Ý phải là bộ phận của một thỏa thuận chung về Địa Trung Hải, thỏa thuận này phải bao gồm cả Tây Ban Nha và phải được đạt tới theo sự thỏa thuận sơ bộ kín đáo với Pháp. Trong cuộc đàm phán cho một cuộc dàn xếp như vậy, việc chúng tôi công nhận vị trí của Ý ở Abyssinia rõ ràng sẽ là một cú phản công mặc cả quan trọng. Theo ý kiến Bộ Ngoại giao, nếu bỏ đi điều này và tỏ ra tha thiết khỏi xướng đàm phán là không khôn ngoan.

        Trong mùa thu năm 1937, những bất đồng nay trở nên nghiêm trọng hơn. Ông Chamberlain cho rằng Bộ Ngoại giao đang gây trở ngại cho những cố gắng của mình nhằm mở các cuộc thảo luận với Đức và Ý, còn ông Eden thì thấy thủ trưởng mình đang tỏ ra hấp tấp thái quá trong việc tiếp xúc với các nhà độc tài, đặc biệt trong lúc lực lượng vũ trang của Anh còn yếu đến như vậy. Nói tóm lại có một sự bất đồng quan điểm sâu xa, thực sự, có ảnh hưởng đến tâm lý.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:05:08 pm

*

        Mặc dù có những bất đồng với chính phủ, tôi rất đồng tình với Bộ trưởng Ngoại giao. Đối với tôi, dường như ông là nhân vật kiên quyết và dũng cảm nhất trong chính quyền dù là với tư cách là bộ trưởng thường và sau đó với tư cách là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông ta có bổn phận phải thích nghi với nhiều việc mà tôi công kích và còn lên án, tôi vẫn tin chắc ông tốt bụng và nắm được thực chất của vấn đề. Về phần ông, ông coi việc mời tôi vào công tác ở Bộ Ngoại giao là cần thiết, và chúng tôi trao đổi thư từ thoải mái. Dĩ nhiên không có chuyện không đúng đắn trong thói quen này, còn ông Eden giữ vững tiền lệ đã tồn tại trong một thời gian dài nhờ đó Bộ Ngoại giao mới có thói quen tiếp xúc với những nhân vật chính trị nổi tiếng đương thòi về mọi vấn đề quốc tế rộng rãi.

        Mùa thu năm 1937, Eden và tôi, dù đường lối có khác nhau một chút, đều đi đến một lập trường giống nhau chống lại sự can thiệp tích cực của phe Trục vào cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tôi luôn luôn ủng hộ ông tại Nghị viện khi ông hành động kiên quyết thậm chí dù trên một phạm vi rất hạn chế. Tôi hiểu rõ những sự phản đối gì của ông với một vài đồng nghiệp cao cấp hơn trong nội các và với thủ trưởng của ông, và hiểu rằng ông sẽ hành động dũng cảm hơn nếu ông không lúng túng. Chẳng mấy chốc, ở Địa Trung Hải xảy ra một cuộc khủng hoảng được giải quyết theo một mức độ nào đó mang lại một chút tin cậy vào đường lối của chứng tôi. Một số tàu buôn bị một số gọi là tàu ngầm Tây Ban Nha đánh đắm. Không nghi ngờ gì, sự thật đó không phải tàu của Tây Ban Nha mà là của Ý. Đây hoàn toàn là vụ cướp biển, nó kích thích tất cả những ai biết về việc này đứng lên hành động. Ngày 10 tháng 9 một cuộc hội nghị các cường quốc ở vùng Địa Trung Hải được triệu tập ở Nyon. Bộ trưởng Ngoại giao dự cuộc họp này, tháp tùng có Vansittart và Huân tước Chatfield, chủ tịch hội đồng đô đốc. Hội nghị ngắn gọn, có kết quả. Nhũng đội tuần tra chống tàu ngầm Anh - Pháp được thỏa thuận thiết lập với mệnh lệnh phải tiêu diệt bất cứ tàu ngầm nào họ bắt gặp. Điều này được Ý chấp thuận và những sự vi phạm trắng trợn lập tức chấm dứt.

        Dù là chuyện bất ngờ, nhưng đây là bằng chứng nói lên uy thế kết hợp của Anh, Pháp có tác động mạnh biết bao nhiêu, nếu nó được biểu lộ cùng với việc lên án và sẵn sàng sử dụng sức mạnh, thì có thể chống lại chính sách của các nhà độc tài. Ở giai đoạn này, một chính sách có thể ngăn ngừa chiến tranh như thế không được khẳng định. Nó có thể dễ dàng đẩy lùi chiến tranh. Sự thật là trong khi sự nhân nhượng vô nguyên tắc bằng mọi hình thúc, chỉ khuyến khích xâm lược và đem lại nhiều quyền lực hơn cho các nhà độc tài đối với nhân dân họ, thì bất cứ dấu hiệu phản công tích cực nào của các nước dân chủ phương tây đều lập tức làm giảm bớt tình hình căng thẳng. Quy luật này chiếm ưu thế trong cả năm 1937. Sau đó tình hình và hoàn cảnh có khác đi.

        Trong tháng 11 Eden ngày càng lo lắng về việc tái vũ trang chậm chạp của chúng tôi. Ngày 11 ông gặp riêng Thủ tướng, cố gắng trình bày những nỗi lo ngại của mình. Ông Neville Chamberlain, sau một lúc suy nghĩ, từ chối lắng nghe ông. Thủ tướng khuyên ông về nhà uổng một viên aspirin. Tháng 2 năm 1938, Bộ trưởng Ngoại giao thấy mình hầu như bị cô lập trong Nội các. Được ủng hộ mạnh mẽ, Thủ tướng chống lại ông va quan điểm của ông. Toàn thể một nhóm bộ trưởng quan trọng cho rằng chính sách của Bộ Ngoại giao là nguy hiểm, thậm chí có tính chất khiêu khích. Mặt khác một số bộ trưởng trẻ hơn lại rất nhanh chóng hiểu ra quan điểm của ông. Một vài người trong bọn họ phàn nàn rằng ông không thổ lộ những bí mật của mình với họ. Tuy nhiên ông không có ý định chống lại người lãnh đạo của mình. Các tham mưu trưởng không thể giúp đỡ ông. Thực vậy, họ buộc phải thận trọng và nhắc đi nhắc lại về tình thế hiểm nguy. Họ miễn cưỡng trong tiếp xúc quá chặt chẽ với người Pháp, sợ chúng tôi phải đi vào những cam kết ngoài khả năng thực hiện. Họ giữ một cái nhìn ảm đạm về sức mạnh quân sự của Nga sau cuộc thanh trừng của Staline, về sau càng nhiều hơn. Họ tin rằng cần phải giải quyết các vấn đề của chúng tôi, xem như chúng tôi có ba kẻ thù Đức, Ý và Nhật. Tất cả bọn họ có thể cùng một lúc tấn công chúng tôi và có ít nước giúp chúng tôi. Chúng tôi có thể yêu cầu được sử dụng các căn cứ không quân trên đất Pháp, nhưng ở giai đoạn đầu, chúng tôi không thể phái đi một đạo quân. Thậm chí điều gọi ý khiêm tốn nhất này cũng vấp phải sự chông đối mạnh mẽ trong nội các.

        Nhưng mối bất hòa thực sự trùm lên một vấn đề mới và riêng rẽ. Tối ngày 11 tháng giêng năm 1938 ông Sumner Welles, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ trân trọng triệu tập Đại sứ Anh ở Washington. Ông là người đem một mật điện riêng của Tổng thống Roosevelt gửi ông Chamberlain. Tổng thống lấy làm lo lắng sâu sắc về tình hình quốc tế trở nên xấu hơn, và đề nghị khỏi xướng việc mời đại diện một số chính phủ đến Washington để thảo luận những nguyên nhân cơ bản của những khó khăn hiện thời. Tuy nhiên trước khi thực hiện bước này, ông muốn hỏi ý kiến chính phủ Anh về một kế hoạch như vậy, và yêu cầu không một chính phủ nào khác được thông báo hoặc về tính chất, hoặc về sự hiện hữu của một đề nghị như vậy. Tổng thống yêu cầu phải được phúc đáp không chậm hơn ngày 17 tháng giêng, và cho biết rằng chỉ bất kỳ lúc nào ý kiến đề nghị của ông ta được chính phủ Hoang gia chân thành chấp thuận và hết lòng ủng hộ, thì lúc đó ông sẽ thăm dò ý kiến các chính phủ Pháp, Đức và Ý. Đây là một biện pháp quá khó khăn không lường được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:05:37 pm

        Trong khi gửi đề nghị tối mật này về Luân Đôn, đại sứ Anh, ngài Ronald Lindsay thúc giục chính phủ chấp thuận ngay. Bộ Ngoại giao nhận được điện của Washington ngày 12 tháng giêng và tối hôm đó, gửi các bản sao đến Thủ tướng đang ở nông thôn. Sáng hôm sau, ông đến Luân Đôn và căn cứ vào chỉ thị của ông, một bản phúc đáp được gửi trả lời điện của Tổng thống. Lúc ấy, ông Eden đang nghỉ ngắn ngày ở miền nam nước Pháp. Trả lời của ông Chamberlain bảo rằng ông đánh giá cao sự tin cậy của Tổng thống Roosevelt đã hỏi ý kiến ông theo cách này về kế hoạch của Tống thống đề nghị làm dịu tình hình càng thẳng đang tồn tại ở châu Âu, nhưng ông mong muốn giải thích quan điểm của các cố gắng của chính mình nhằm đạt một sự thỏa thuận với Đức và Ý, đặc biệt đối với trường hợp Ý. "Chính phủ Hoàng gia, về phần mình, nếu có thể với quyền lực của Hội Quốc Liên, sẽ sẵn sàng thừa nhận về mặt pháp lý, việc Ý chiếm đóng Abyssinia, nếu nhận thấy chính phủ Ý về phía mình, sẵn sàng chứng tỏ họ mong muốn góp phần khôi phục các quan hệ hữu nghị và tin cậy". Thủ tướng đề cập những sự việc này trong bức điện để Tổng thống có thể cân nhắc.

        Ồng Roosevelt nhận được phúc đáp này khá thất vọng.

        Ông cho biết sẽ trả lời bằng thư cho ông Chamberlain vào ngày 17 tháng giêng. Tới ngày 15 tháng giêng, Bộ trưởng Ngoại giao trở về Anh. Ông bị thúc giục phải trở về, không phải do thủ trưởng của ông không bằng lòng khi hành động thiếu ông, mà do các nhân viên trung thành của ông ở Bộ Ngoại giao. Ông Alexander Codogan cẩn mật đợi ông trên bến tàu ở Dover. Ông Eden, người hoạt động tích cực lâu dài để cải thiện quan hệ Anh Mỹ lấy làm lo ngại sâu sắc. Ông gửi ngay một bức điện cho ngài Ronald Lindsay yêu cầu cố gắng giảm đến mức tối thiểu hậu quả của lời phúc đáp làm cụt hứng của ông Chamberlain. Sáng 18 tháng giêng thư của Tổng thống đến Luân Đôn. Trong thư ông đồng ý hoãn thực hiện đề nghị của mình vì xét thấy chính phủ Hoàng gia đang dự định những cuộc đàm phán trực tiếp, nhưng ông thêm rằng ông hết sức lấy làm lo lắng về ý kiến của chính phủ Hoàng gia khi chấp nhận việc thừa nhận vị trí của Ý ở Abyssinia. Ông nghĩ rằng điều này sẽ tác động tai hại nhất đối với chính sách của Nhật ở Viễn Đông và đối với dư luận công chúng Mỹ. Ông Cordell Hull, khi đọc thư này cho Đại sứ Anh ở Washington thậm chí phát biểu ý kiến còn nhấn mạnh hơn nữa. Ông nói rằng một sự thừa nhận như vậy nhất định khêu gọi một cảm giác ghê tởm, nhất định làm sống lại và tăng lên nhiều lần mọi nỗi lo sợ; điều đó phải được miêu tả như một cuộc mặc cả không công chính ở châu Âu làm tổn hại đến các quyền lợi ở Viễn Đông có liên quan mật thiết đến nước Mỹ.

        Bức thư của Tổng thống được xem xét cân nhắc tại một loạt các cuộc hội nghị của ủy ban đối ngoại của chính phủ. Ông Eden thành công trong việc sửa đổi đáng kể quan điểm trước đây. Hầu hết các bộ trưởng nghĩ rằng ông ta lấy làm vừa 1òng. Nhưng ông lại không làm cho họ rõ rằng ông không hài lòng. Tiếp theo các cuộc thảo luận này là hai bức điện gửi đến Washington ngày 21 tháng giêng. Nội dung các phúc đáp này là Thủ tướng nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến của Tổng thống nhưng không muốn chịu bất kỳ trách nhiệm nào về sự thất bại của nó nếu những đề nghị của Mỹ được tiếp nhận một cách không thỏa đáng. Ông Chamberlain muốn chỉ ra rằng chúng ta hoàn toàn không chấp nhận thủ tục do Tổng thống đề nghị rõ ràng có thể chọc tức cả hai nhà độc tài Ý và Nhật. Chính phủ Hoàng gia cũng không cảm thấy Tổng thống hoàn toàn hiểu quan điểm của chúng tôi đối với việc thừa nhận về pháp lý. Bức điện thứ hai thực tế là sự giải thích quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Chúng tôi có ý định chấp nhận sự công nhận như thế chỉ là một bộ phận của một sự dàn xếp chung với Ý.

        Đại sứ Anh báo cáo cuộc nói chuyện giữa ông và ông Sumner Welles khi ông trao các bức điện này cho Tổng thống ngày 22 tháng giêng. Ông tuyên bố rằng ông Welles nói với ông là Tổng thống xem việc công nhận như một viên thuốc khó chịu cả hai bên chúng ta phải nuốt và Tổng thống mong rằng cả hai bên chúng ta phải nuốt cùng một lúc.

        Như vậy là ông Chamberlain đã từ chối kế hoạch đề xuất của Tổng thống Roosevelt dùng ảnh hưởng của Mỹ cho mục đích hợp lại các cường quốc quan trọng nhất châu Âu để thảo luận về khả năng một sự dàn xếp chung, tuy vậy dĩ nhiên điều này đòi hòi một cách không dứt khoát phải có sức mạnh hùng cường của Mỹ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:06:11 pm

*

        Rõ ràng không có chuyện Bộ trưởng Ngoại giao từ chức căn cứ vào việc ông Chamberlain khước từ đề nghị của Tổng thống. Ông Roosevelt quả thực đang gặp nguy cơ lớn trong hoạt động chính trị trong nước của chính mình do chủ tâm đưa nước Mỹ vào sân khấu châu Âu đang tối tăm. Tất cả những lực lượng của chủ nghĩa biệt lập có thể được khuấy động nếu bất kỳ bộ phận nào của những sự trao đổi này diễn ra. Mặt khác không có sự kiện nào có thể có khả năng hơn để phòng ngừa và thậm chí ngăn chặn chiến tranh là Mỹ đi vào vòng tròn những căm thù và sợ hãi của châu Âu. Đối với Anh đó gần như là một vấn đề sinh tử. Nhìn lại thì không người nào có thể lường được tác động của nó đối với quá trình diễn biến các sự kiện ở Austria và sau đó ở Munich. Chúng ta phải đánh giá sự bác bỏ nó - thực tế là như vậy - như là sự thất bại của cơ may mong manh cuối cùng nhằm cứu thế giới khỏi sự bạo ngược bằng cách khác hơn là bằng chiến tranh. Rằng ông Chamberlain với cách nhìn hạn chế của ông, và thiếu kinh nghiệm về tình hình châu Âu, lẽ ra phải có tính độc lập, đưa thẳng tay qua Đại Tây Dương, lại bỏ mặc người ta nín thở vì sửng sốt ngay vào ngày tháng đó. Ở một con người ngay thẳng có đủ khả năng, có thiện chí được giao phó vận mệnh của Tổ quốc và tất cả những ai trông mong vào đó, trong giai đoạn này, lại thiếu rất nhiều những khả năng cân đối và ngay cả đến khả năng tự bảo toàn. Thậm chí ngày nay người ta không thế diễn lại tâm trạng đã khiến cho những hành động như vậy có thể xảy ra.

        Chắc chắn với 1òng tự tin vào tương lai đang giảm sút, ngày 25 tháng giêng, ông Eden đi Paris để trao đổi ý kiến với Pháp. Mọi việc lúc này tùy thuộc vào thành công của việc tiếp xúc với Ý mà chúng tôi đã nêu rõ vấn đề trong các bản phúc đáp của chúng tôi với Tổng thống. Các bộ trưởng Pháp đã làm cho ông Eden thấy rõ sự cần thiết phải đưa Tây Ban Nha vào bất cứ sự dàn xếp nào với người Ý. Về vấn đề này, ông không cần có sự thuyết phục gì nhiều. Ngày 10 tháng hai, Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao gặp Bá tước Grandi, ông này tuyên bố về nguyên tắc người Ý sẵn sàng mở đàm phán.

        Ngày 15 tháng 2 tin tức đưa việc Thủ tướng Áo, Schuschnigg, phục tùng đòi hỏi của Đức về việc giới thiệu vào nội các Áo, một nhân viên Quốc Xã quan trọng bậc nhất, Seyss-Inquart, với tư cách là Bộ trưởng nội vụ và là cảnh sát trưởng của Áo. Sự kiện nghiêm trọng này không ngăn chặn được cuộc khủng hoảng riêng giữa ông Chamberlain và ông Eden. Ngày 18 tháng 2 họ lại gặp bá tước Grandi. Đây là việc cuối cùng mà họ cùng nhau chỉ đạo. Đại sứ từ chối hoặc thảo luận về lập trường của Ý đối với Áo hoặc xem xét kế hoạch của Anh về việc rút quân tình nguyện hay cái gọi là quân tình nguyện - về trường hợp năm sư đoàn quân chính quy Ý - ra khỏi Tây Ban Nha. Tuy nhiên Grandi yêu cầu cuộc đàm phán toàn bộ phải được mở tại Rome. Thủ tướng thì ước mong những cuộc đàm phán này, còn Bộ trưởng Ngoại giao thì kiên quyết phản đối một bước đi như vậy.

        Đã diễn ra những cuộc đàm phán kéo dài và những cuộc họp nội các. Cuối cùng ông Eden bất ngờ đưa đơn xin từ chức vào lúc các cuộc đàm phán ở Ý diễn ra ở giai đoạn rất nhạy cảm. Các đồng nghiệp của ông lấy làm ngạc nhiên. Họ không hiểu rằng những bất đồng giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Thủ tướng đã đi tới chỗ đổ vỡ. Rõ ràng nếu sự từ chức của ông Eden là rắc rối thì một vấn đề mới nổi lên to lớn hơn và nhiều vấn đề toàn bộ hơn được đặt ra. Tuy nhiên tất cả mọi người đều nói thẳng ra dựa trên lẽ phải trái của vấn đề đang tranh cãi. Trong ngày còn lại dài đằng đẵng người ta cố gắng thuyết phục ông Bộ trưởng Ngoại giao thay đổi ý kiến. Ông Chamberlain lấy làm xúc động vì cảnh cùng quẫn của nội các. "Nhìn các đồng sự của tôi sửng sốt như thế nao, tôi đề nghị ngừng họp cho đến ngày hôm sau". Nhưng Eden thấy tiếp tục tìm kiếm những công thức là vô ích và vào nửa đêm ngày 20 việc từ chức của ông trở thành dứt khoát. "Ông ta thật hết sức đáng khen như tôi nhận thấy", Thủ tướng lưu ý. Lập tức Huân tước Halifax được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao thay ông Eden.

        Dĩ nhiên những sự bất đồng nghiêm trọng trong nội các trở nên quen thuộc mặc dù ít người biết được lý do. Tôi có nghe điều gì đó thuộc về việc này, nhưng tôi cẩn thận tránh giao tiếp với ông Eden. Tôi hy vọng không lý do gì khi từ chức mà ông lại không biện minh trước trường hợp của mình và đem lại cho nhiều bạn bè trong Nghị viện cơ hội đưa ra nhiều lối thoát. Nhưng lúc ấy chính phủ có uy quyền lớn và có thái độ bàng quan đến nỗi cuộc đấu tranh chỉ được giải quyết bên trong các buổi họp kín của các bộ trưởng và chủ yếu là giữa hai người.

        Vào cuối đêm ngày 20 tháng 2 cú điện báo qua dây nói đến với tôi khi tôi ngồi trong căn phòng cũ kỹ của mình ở Chartwell (như tôi thường hay ngồi bây giờ) nói rằng Eden đã từ chúc. Tôi phải thú nhận là lòng tôi se lại và trong một lúc nỗi thất vọng như những đợt thủy triều đen tối chôn vùi bản thân tôi. Trong cuộc đời tôi đã trải qua bao nhiêu chuyện thăng trầm. Trong suốt cuộc chiến tranh chẳng mấy chốc xảy ra và trong những thời kỳ đen tối nhất, bao giờ tôi cũng ngủ yên. Trong cuộc khủng hoảng năm 1940 khi bao nhiêu trách nhiệm thuộc về tôi đến như vậy, cũng nhiều lúc rất nguy ngập khó xử trong năm năm tiếp theo, luôn luôn tôi có thể ngồi phịch xuống giường và ngủ sau khi xong công việc hàng ngày, dĩ nhiên cũng dễ bị triệu tập khẩn cấp bất kỳ lúc nào. Tôi ngủ ngon và thức dậy khoan khoái, như không có gì xảy ra trừ việc sốt ruột chờ bất kỳ món ăn sáng nào mang tới. Nhưng lúc này vào đêm 20 tháng 2 năm 1938 này và chỉ lúc này thôi, tôi không ngủ được. Từ nửa đêm cho tới sáng tinh mơ, tôi nằm trên giường mà long dạ héo hon, xúc động buồn phiền và lo ngại. Hình như có một nhân vật còn trẻ kiên quyết đứng lên chống lại những trào lưu thụ động, đầu hàng, những cách xử trí sai trái và những cơn bốc đồng yếu ớt cứ kéo dài, dây dưa và buồn nản. Sự điều khiển công việc của tôi có thể khác sự điều khiển công việc của ông ấy ở nhiều cách riêng, nhưng đối với tôi hình như ông là hiện thân của niềm hy vọng sinh tồn của quốc gia Anh, của chủng tộc Anh vĩ đại và lão luyện, đã hoạt động rất nhiều cho con người và hãy còn phải cống hiến khá nhiều hơn nữa. Giờ đây ông ta đã ra đi. Tôi nhìn ánh sáng bình minh chầm chậm lẻn vào qua cửa sổ và với cái nhìn chằm chằm mất trí, tôi thấy hình ảnh của Thần Chết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:33:53 pm

12

SỰ CƯỚP ĐOẠT NƯỚC ÁO - THÁNG 12/1938

        Thông thường trong thời đại văn minh, các nước bại trận vẫn giữ được cấu trúc, bản sắc và bí mật về tài liệu lưu trữ của mình. Trong trường hợp này do tiến hành chiến tranh để kẻ mất người còn, chúng tôi có thể kiểm tra lại với một sự chính xác nào đó tin tức chúng tôi thu thập được với trình độ của mình. Tháng 7/1936 Hitler chỉ thị cho Bộ Tổng Tham Mưu vạch ra kế hoạch quân sự chiếm đóng nước Áo khi thời điểm phải đến đã đến. Cuộc hành quân này mang tên "kế hoạch Otto". Giờ đây vào ngày 5/11/1937, y nói rõ cho tướng lĩnh các lực lượng vũ trang biết các ý đồ tương lai của mình. Nước Đức cần có thêm "không gian sinh tồn". Điều này có thể tìm thấy, tốt nhất, ở Đông Âu - Ba Lan, Bạch Nga và Ucraina, và để đạt được mục đích thì phải có một cuộc chiến tranh lớn với hệ quả khả dĩ là sự tiêu diệt nhân dân sống trên các phần đất này. Nước Đức phải tính đến Pháp và Anh là 2 kẻ thù đáng căm ghét, không tha thứ sự có mặt một "nước Đức khổng lồ ở Trung Âu". Để lợi dụng được vị thế dẫn đầu trong việc sản xuất vũ khí đạn dược, cũng như lòng nhiệt tình yêu nước do Đảng Đức Quốc Xã dấy lên và là đại diện, nước Đức phải làm chiến tranh ngay khi gặp cơ hội hứa hẹn đầu tiên và đối phó với hai địch thủ hiển nhiên trước khi những nước này sẵn sàng để chiến đấu.

        Neurath, Fritsch và cả Blomberg nữa, tất cả đều bị chi phối bởi quan điểm của Bộ Ngoại giao, Bộ TTM và Đoàn sĩ quan Đức, đã hoảng hốt trước chủ trương trên. Họ nghĩ rằng rủi ro phải gánh là quá lớn. Họ thùa nhận là với sự táo bạo của Hitler, họ nhất định đi trước các nước đồng minh trên mọi hình thái tái vũ trang. Lục quân trưởng thành lên từng tháng. Nội bộ nước Pháp suy yếu, nước Anh thiếu ý chí là những yếu tố có thể phát triển sung mãn. Một hoặc hai năm chả là gì khi mọi việc đều trôi chảy. Họ phải có thời gian để hoàn chỉnh bộ máy chiến tranh và thỉnh thoảng thủ lĩnh lại đưa ra 1ời phát biểu hòa giải để các nền dân chủ suy đồi và vô bổ ngồi lại trao đổi với riêng nhau. Nhưng Hitler vẫn chua an tâm về việc này. Thiên tài của y đã dạy y hiểu là thắng lợi không thể đạt được bằng các quá trình vận động để có lợi thế. Phải chấp nhận rủi ro. Phải làm một bước nhảy vọt. Y hân hoan trước những thành công của mình trong 4 lĩnh vực một là tái vũ trang, hai là luật nghĩa vụ quân sự, ba là địa phận Đức có sông Rhine chảy qua, bốn là Mussolini nắm chính quyền - Chờ đợi cho đến khi mọi việc đều sẵn sàng chắc chắn là quá muộn. Các sử gia và những người khác có thể nói rất dễ dàng là Hitler có thể nắm trong tay toàn bộ vận mệnh thế giới nếu y tiếp tục tăng trưởng về sức mạnh trong 2, 3 năm nữa trước khi mở cuộc tấn công. Tuy nhiên điều đó đã không diễn ra. Trong đời sống của con người hoặc của các quốc gia, không có những sự chắc chắn nào cả. Hitler đã quyết định, phải hành động gấp và mở cuộc chiến tranh trong khi ở tư thế sung mãn.

        Blomberg đối với Đoàn sĩ quan, trở nên kém quyết tâm do một cuộc phối hợp không thỏa đáng, bị cách chức đầu tiên. Sau đó, ngày 4-2-1938, Hitler cách chức Fritsch và đích thân nắm quyền Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Với sức khá dĩ có được của một người, dù cho anh ta có quyền lực và tài ba đến mấy, dù cho anh ta có thể giáng những đồn trừng phạt khủng khiếp như thế nào, để thực hiện ý chí của mình trên những lĩnh vục rộng lớn bao la như vậy, Hitler đã nắm quyền kiểm soát trực tiếp không những đường lối chính sách quốc gia mà cả bộ máy quân sự nữa. Vào thời điểm này, Hitler có một cái gì đó giống như quyền lực của Napoleon sau các trận Austerlitz và Jena - và dĩ nhiên là không có được cái vinh quang của Napoleon trên lưng ngựa đích thân chỉ huy những trận đánh thắng lớn, nhưng là giành những chiến thắng về mặt ngoại giao và chính trị mà những người cùng hội cùng thuyền cũng như người ủng hộ đều biết rõ là do bản thân Hitler, sự phán đoán, và sự táo bạo của ông ta tạo ra.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 07:55:55 pm

*

        Ngoài quyết tâm như đã được nói trong cuốn Mein Kampf (Cuộc chiến đấu của tôi) nhằm gom các dân tộc Teuton (Anglo Saxon, Đức, Hà Lan và Bắc Âu) vào trong nước Đức Quốc Xã, Hitler có hai lý do để sát nhập nước Áo. Nước này ăn thông với Tiệp Khắc và có nhiều lối rộng hơn sang Đông Nam Âu. Từ khi Thủ tướng Dolfuss nước Áo bị giết tháng 7/1934 bởi bộ phận Quốc Xã Áo, quá trình phá hoại quyền lực của chính phủ Áo bằng tiền bạc, mánh khóe, bạo lực, diễn ra liên tục. Phong trào Quốc Xã ở Áo phát triển với mọi thắng lợi mà Hitler thừa hưởng kết quả ở các nơi khác, hoặc trên đất Đức hoặc từ phía Đồng minh. Tiến hành từng bước một là cần thiết, về mặt chính thức, Papen nhận được chỉ thị phải duy trì quan hệ thân thiết nhất với chính phủ Áo và đạt được việc chính phủ này công nhận chính thức Đảng Quốc Xã Áo là một tổ chức hợp pháp. Vào thời điểm đó, Mussolini giữ thái độ kiềm chế. Sau khi Tiến sĩ Dolfuss bị sát hại, nhà Độc tài Ý này bay đến Venice để tiếp và an ủi bà quả phụ tìm đến nơi này lánh nạn, và những lực lượng của Ý đã tập trung ở đường biên giới phía Nam nước Áo. Nhưng giờ đây, vào buổi bình minh của năm 1938, đã diễn ra những thay đổi dứt khoát về sự tập hợp các lực lượng và giá trị ở Châu Âu. Chiến lũy Siegfried bằng thép và xi măng ngày càng phát triển án ngữ nước Pháp và có vẻ như là muốn chọc thủng nó, Pháp phải hy sinh một số lượng đồ sộ về nhân mạng. Cánh của từ phía Tây đã khép chặt. Mussolini bị đẩy vào hệ thống của Đức bằng những chế tài vô hiệu đến mức làm cho ông ta tức giận, nhưng không làm suy yếu quyền lực ông ta được. Ông ta rất có thể nghiền ngẫm một cách thích thú về lời nhận xét nổi tiếng của Machiavelli. "Con người trả thù những hành động sai lầm nhỏ, cái lớn thì không". Trên hết các nền dân chủ phương Tây có vẻ đã liên tục chứng tỏ là họ chịu khuất phục trước bạo lực chừng nào họ không bị tấn công trực tiếp. Papen đã hoạt động rất khôn khéo bên trong cấu trúc chính trị của nước Áo. Các nhà tai to mặt lớn Áo đã không chống nổi sức ép và mưu đồ của ông ta. Ngành du lịch rất quan trọng đối với Vienna, bị trở ngại vì tình hình bất ổn. Phía sau, các hoạt động khủng bố và đánh bom ác liệt làm chấn động đời sống non yếu của nước Cộng hòa Áo.

        Người ta nghĩ rằng giờ đây là thời điểm của việc nắm lấy quyền kiểm soát đường lối của nước Áo thông qua việc Đức tạo lối vào nội các Áo cho những người lãnh đạo của Đảng Quốc Xã mới được hợp pháp hóa gần đây. Ngay 12 tháng hai, 8 ngày sau khi nắm quyền chỉ huy tối cao, Hitler triệu ngài Von Schuschnigg là thủ tướng Áo đến Bechtesgaden. ông này tuân lệnh và đến cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Guido Schmidt. Giờ đây chúng tôi có băng ghi âm Schuschnigg trong đó có cuộc đối thoại sau đây1, Hitler nói tới tuyến phòng thủ ở biên giới Áo. Các công sự này không đến mức cần phải có một cuộc hành quân để vượt qua, và như vậy vấn đề chiến tranh và hòa bình được nêu ra:

        Hitler: Tôi chỉ cần ra lệnh và chỉ trong một đêm, tất cả những con ngoáo ộp buồn cười ở biên giới sẽ biến mất. Ông có thực sự không tin là ông có thể giữ chân tôi lại được nửa giờ không? Ai biết được tôi có thể đột nhiên có mặt tại Vienna: giống như là một cơn bão bật lò so. Rồi thì ông sẽ thực sự thấm thìa một điều gì đó. Tôi muốn tránh cho người Áo điều đó; nó sẽ tốn nhiều sinh mạng lắm. Sau đó bộ đội sẽ đi theo đội quân đặc biệt và quân lê dương! Không ai có thể ngăn cản được sự trả thù của họ, ngay cả chính tôi nữa. Ông có muốn biến nước Áo thành một nước Tây Ban Nha nữa không? Tất cả những điều này, tôi muốn tránh, nếu có thể được.

        Schuschnigg: Tôi sẽ nắm tin tức cần thiết và chấm dứt việc xây dựng các công trình phòng thủ ở biên giới với Đức. Dĩ nhiên, tôi nhận thức là ông có thể tiến vào nước Áo, nhưng, thưa Ngài Thủ tướng, dù muôn hay không thì việc đó cũng sẽ dẫn đến đổ máu. Chúng tôi không đon độc trên thế giới. Điều đó có nghĩa là chiến tranh.

        Hitler: Bây giờ chúng ta đang ngồi trên ghế bành câu lạc bộ thì nói như vậy chẳng khó gì, nhưng tất cả đằng sau là máu và nước mắt. Thưa ngài Schuschnigg, ngài có dám chịu trách nhiệm về cái đó không? Đừng tin rằng trên thế giới sẽ có bất cứ người nào cản trở quyết định của tôi! Nước Ý à? tôi rất hiểu Mussolini, tôi có quan hệ gần gũi nhất với Ý. Nước Anh? Anh quốc sẽ không giúp Áo đâu... Còn nước Pháp? Hai năm trước đây khi chúng tôi tiến vào vùng đất bên bờ sông Rhine với một nhúm tiểu đoàn - lúc bấy giờ tôi đánh liều với một rủi ro lớn. Nếu khi đó Pháp động binh thì chúng tôi có thể sẽ phải rút lui... Nhưng mà đối với Pháp thì lúc này đã quá chậm!

---------------
        1. Schuschnigg: Ein Requien in Rot-Weis-Rot - Trang 37


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 07:58:24 pm

        Lần trao đổi thứ nhất diễn ra vào 11 giờ sáng. Sau bữa tiệc ăn trưa chính thức, các người Áo được đưa vào một phòng nhỏ và ở đây Ribbentrop và Papen để ra trước mắt họ một bức tối hậu thư. Không dành chỗ cho sự thảo luận. Điều kiện trong đó bao gồm việc đưa Seyss-Inguart một đảng viên Quốc Xã Áo làm Bộ trưởng An ninh, đặc xá cho người Quốc Xã Áo đang bị giam cầm, và đưa Đảng Quốc Xã Áo làm thành viên chính thức của Mặt trận Tổ quốc Áo được chính phủ bảo trợ.

        Sau đó, Hitler tiếp Thủ tướng Áo. "Tôi nhắc lại với ông, đây thực sự là cơ hội cuối cùng. Tôi trông chờ sự thỏa thuận này được thực hiện trong vòng ba ngày". Trong nhật ký của Jold có ghi Von Schuschnigg cùng Guido Schmidt lại bị đặt dưới sức ép lớn nhất về chính trị và quân sự. Vào 11 giờ sáng, Schuschnigg ký nghị định thư1. Khi Papen quay về cùng với Schuschnigg bằng xe trượt tuyết trên những con đường đầy tuyết phủ dẫn tới Salsburg, ông ta bình luận: "Vậy đấy, Quốc Trưởng hắc lắm, bây giờ thì bản thân ông đã thấy, nhưng lần sau ông đến thì dễ chịu hơn nhiều. Quốc trưởng có thể thực sự là dịu dàng".

        Tấn thảm kịch diễn biến theo dòng chảy của nó. Giờ đây, Mussolini gửi một thông điệp miệng cho Schuschnigg với nội dung coi thái độ của Áo tại Berchtesgaden là đúng và khôn khéo, đồng thời bảo đảm với Schuschnigg về tình hữu nghị của cá nhân ông ta cũng như thái độ không thay đổi của Ý về vấn đề Áo. Ngay 24/2 Thủ tướng Áo đích thân báo cáo với Quốc hội Áo ông hoan nghênh việc giải quyết với Đức, nhưng lại nhấn mạnh có phần sâu sắc là nước Áo sẽ không bao giờ đi xa hơn các điều khoản chuyên biệt của Hiệp ước. Ngày 3/3, thông qua tùy viên quân sự Áo ở Roma, ông gửi một thông điệp mật cho Mussolini và báo cho thủ lĩnh đảng Phát xít Ý biết mình có ý định tăng cường vị thế chính trị ở Áo bằng một cuộc trưng cầu dân ý. Hai mươi bốn giơ sau đó, ông ta nhận được từ tùy viên quân sự một thông điệp tả lại cuộc gặp của người này với Mussolini, trong đó Mussolini phát biểu một cách lạc quan. Tình hình sẽ được cải thiện. Một sự hòa hoãn sắp đến nơi giữa Rome và Luân Đôn sẽ bảo đảm giảm bớt áp lực hiện hữu... Đối với việc trưng cầu dân ý. Mussolini cảnh báo "E un erore" (Đó là một sai lầm). "Nếu kết quả là thỏa đáng, người ta sẽ cho là nó không thực. Nêu xấu, thì tình thế của chính phủ sẽ ở vào tình thế không thể chịu nổi được, và nếu nó nhùng nhằng thì không bõ". Nhưng Schuschnigg đã xác định thái độ. Ngày 9/3 ông ta tuyên bố công khai sẽ có cuộc trưng cầu dân ý trên khắp nước Áo vào chủ nhật 13/3 tiếp theo.

        Ban đầu, không có việc gì xảy cả, Seyss-Inguart có vẻ chấp nhận vấn đề không phản đối gì. Tuy nhiên, vào lúc 5h30’ sáng ngày 11, có điện thoại từ Tổng hành dinh cảnh sát gọi Schuschnigg báo tin là biên giới Đức tại Salzburg đã đóng của một giờ trước đây. Nhân viên hải quan Đức đã rút đi, các tuyến đường sắt bị cắt. Bức điện tiếp là từ Tổng lãnh sự Áo tại Munich gửi cho Thủ tướng Áo báo tin quân đoàn Đức tại nơi đó đã được lệnh động viên với giả thiết là tiến về phía nước Áo.

        Cuối buổi sáng, Seyss-Inquart đến nói là Goering vừa điện thoại cho ông ta báo tin việc trưng cầu dân ý phải hủy ngay trong vòng một giờ. Nếu trong thời gian này mà không nhận được trả lời thì Goering coi là Seyss-Inquart bị cản trở trong việc gọi điện thoại và ông ta sẽ có hành động thích ứng. Sau khi được các quan chức có trách nhiệm cho biết là cảnh sát và lục quân không hoàn toàn tin cậy được, Schuschnigg báo Seyss-Irquart biết cuộc trưng cầu dân ý sẽ được hoãn lại. Mười lăm phút sau, Seyss-Irquart quay lại với bức điện trả lời của Goering viết vội trên một tờ giấy để viết điện:

        Tình thế chỉ có thể dược cứu vãn, nếu Thủ tướng từ chức ngay và nếu trong vòng 2 giờ, Tiến sĩ Seyss-Irquart được chỉ định làm Thủ tướng. Nếu không có hành động gì trong thời gian này thì Đức sẽ tiến vào Áo2 ngay sau đó.

----------------
        1. Tài liệu về Nuremberg (Cơ quan phát hành sách báo và tài liệu của chính phủ Anh trang 249).

        2. Schuschnigg - Trang 51-52, 66, 72


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:00:55 pm

        Schuschnigg sang gặp Tổng thống Miklas để đệ đơn xin từ chức. Trong khi ở trong phòng Tổng thống, ông nhận được một bức điện được giải mã của chính phủ Ý với nội dung là chính phủ Ý không thể có ý kiến gì để góp cả. Vị Tổng thống già nua là người ngoan cố: "Như vậy, chỉ còn có một mình tôi vào giờ phút quyết định". Ông ta kiên quyết từ chối chỉ định một Thủ tướng thuộc đảng Quốc Xã. Ông quyết định dồn người Đức vào một hành động bạo lực và đáng xấu hổ. Nhưng phía Đức đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc này rồi. Hitler ra lệnh cho các lực lượng võ trang xâm chiếm nước Áo bằng quân sự. Cuộc hành quân Otto được nghiên cứu từ rất lâu và chuẩn bị chu đáo, được bắt đầu. Tổng thống Miklas kiên cường đối đầu với Seyss-Irquart và các lãnh tụ đảng Quốc xã ở Vienna ròng rã một ngày trời. Cuộc nói chuyện bằng điện thoại giữa Hitler và đặc phái viên của ông ta bên cạnh Mussolini là Hoàng tử Philip of Hesse được dẫn ra làm chứng cớ tại Nuremberg1 và đáng được chú ý:

        Hesse: Tôi vừa mới về từ Palazzo Venezia. Ngài Mussolini chấp nhận toàn bộ vấn đề với thái độ rất hữu nghị. Ông ta gửi lời chào ông. Ông đã được thông báo từ Áo, Schuschnigg cung cấp tin cho ông ta. Tiếp đó, ông ta nói cái đó (nghĩa là sự can thiệp của Ý) là điều hoàn toàn không thể xảy ra được, nó là một sự lừa bịp; không thể làm được một việc như vậy. Bởi vậy ông (Schuschnigg) được bảo là nó chẳng may được sắp xếp như vậy và không thể sửa đổi thêm được nữa. Tiếp đó, Mussolini nói là nước Áo không quan trọng đối với ông ta.

        Hitler: Vậy thì ông nói với Mussolini là tôi không bao giờ quên được thái độ này của ông ta.

        Hesse: Vâng.

        Hitler: Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ, bất chấp việc gì xảy ra. Tôi vẫn còn sẵn sàng để có một thỏa hiệp hoàn toàn khác với ông ta.

        Hesse: Vâng, tôi cũng đã nói điều nay với ông ta.

        Hitler: Ngay sau khi việc Áo được giải quyết, tôi phải sẵn sàng cùng đi với ông ta bất chấp mọi khó khăn; không có vấn đề gì cả.

        Hesse: Vâng, thưa Quốc trưởng

        Hitler: Nghe này, tôi sẽ hành động để có bất cứ sự thỏa thuận nào. Tôi không còn sợ cái tư hế kinh khủng có thể có về mặt quân sự trong trường hợp chúng ta bị cuốn hút vào một cuộc xung đột. Ông có thế nói với ông ta là tôi nhớ ơn ông suốt đời; không bao giơ, không bao giơ tôi quên được điều đó.

        Hesse: Vâng, thưa Quốc trưởng

        Hitler: Tôi sẽ không bao giơ quên điều đó bất chấp điều gì có thể xảy ra nếu ông ta cần bất cứ sự giúp đỡ nào, hoặc bị lâm nguy, ông ta có thể yên tâm là tôi sẽ ở bên cạnh ông ta, bất chấp điều gì có thể xảy ra, dù cho toàn thế giới chống lại ông ta.

        Hesse: Vâng, thưa Quốc trưởng

        Chắc chắn là khi cứu Mussolini khỏi chính phủ lâm thời Ý năm 1943, Hitler đã giữ lời hứa.

        Việc kéo quân thắng lợi vào Vienna là giấc mơ của viên hạ sĩ người Áo (Hitler). Vào đêm thứ bảy ngày 12/3, Đảng Quốc xã ở thủ đô đã hoạch định một cuộc diễu hành rước đuốc để nghênh đón người chinh phục anh hùng. Nhưng không có ai tới cả. Ba người xứ Bavaria thuộc binh chủng hậu cần đi bằng tàu hỏa đến để chuẩn bị chỗ ở cho bộ đội nhưng vì bị lạc đường nên không đến được.

        Lý do của sự trục trặc này dần dần bị tiết lộ. Cỗ máy chiến tranh của Đức vận động một cách lặc lề, rối rắm qua biên giới và gần đến Linz thì phải dừng hẳn lại. Mặc dầu thời tiết và đường xá rất tốt, đại bộ phận các xe tàng bị hỏng máy. Con đường từ Vienna đến Linz chật cứng xe đứng tại chỗ. Tướng Von Reichnau, người được Hitler rất sủng ái và là tư lệnh sư đoàn 4 được coi là phải chịu trách nhiệm về sự hỏng hóc này, nó đã phơi bày điều kiện chưa chín mùi của quân đội Đức trong việc tái thiết ở giai đoạn này.

        Bản thân Hitler ngồi trên xe đi qua Linz đã chứng kiến cảnh ách tắc giao thông và ông ta đã nổi giận. Các xe tăng loại nhẹ tách ra khỏi sự tắc nghẽn và ì ạch tiến vào Vienna vào sáng sớm chủ nhật. Xe thiết giáp và pháo hạng nặng tự hành được xếp lên các toa xe hỏa và như vậy chỉ vừa đến kịp tham gia lễ diễu hành. Những bức ảnh Hitler ngồi trên xe đi qua giữa những đám đông hân hoan hoặc hoảng sợ được nhiều người biết. Tuy nhiên giờ phút vinh quang bí ẩn này có một bối cảnh không yên ổn. Trên thực tế, Quốc trưởng nổi điên trước những thiếu sót hiển nhiên của bộ máy quân sự của mình. Y nhận xét các tướng lĩnh và tướng lĩnh phản ứng trở lại. Họ nhắc y nhớ lại việc không chịu nghe ý kiến của Fritsch đã cảnh báo là nước Đức không ở vị thế để chấp nhận rủi ro của một cuộc xung đột lớn. Các chương trình công diễn được giữ nguyên. Vẫn có duyệt binh và các nghi lễ. Ngày chủ nhật, sau khi một số lớn đơn vị Đức và các đảng viên Quốc xã Áo đã chiếm đóng Vienna, Hitler tuyên bố giải tán nước Cộng hòa Áo và sát nhập lãnh thổ nước này vào nước Đức Quốc xã.

-----------------------
        1. Schuschnigg op. át, pp. vo2-3 và Hồ sơ Nuremberg l.pp.238-9.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:02:24 pm

*

        Vào thời điểm này. Ngài Von Ribbentrop sắp sủa rời Luân Đôn để về nhận chúc Bộ trưởng Ngoại giao Đức. Chamberlain tiễn chân ông ta tại một bữa ăn trưa ở Bộ Ngoại giao. Tôi và vợ tôi nhận lời mời của Chamberlain cùng đến tham dự. Số khách dự tiệc có thể tới 16 người. Vợ tôi ngồi ở gần đầu bàn cạnh ngài Alexander Cadogan. Đến giữa bữa ăn, một nhân viên đưa tin của Bộ Ngoại giao đến trao cho Alexander một bì thư. Ông ta bóc xem một cách chăm chú, rồi đứng lên, bước đến chỗ Thủ tướng ngồi và trao bức thông điệp. Tuy thái độ của Cadogan không bộc lộ bất cứ điều gì xảy ra nhưng tôi vẫn nhận thấy Thủ tướng rõ ràng lộ vẻ lo âu. Bây giờ Cadogan quay lại chỗ ngồi với bì thư trong tay. Sau này tôi được biết nội dung của bức thông điệp là Hitler đã xâm lăng Áo và các lực lượng cơ giới Đức đang tiến nhanh vào Vienna. Bữa cơm tiến diễn không chút gián đoạn nào, nhưng chẳng mấy chốc bà Chamberlain sau khỉ nhận được tín hiệu của chồng thì đứng dậy và nói: "Tất cả chúng ta sang dùng cafe bên phòng khách". Chúng tôi kéo sang đó và tôi có thể cùng một số người khác nữa thấy rõ ràng là ông bà Chamberlain muốn kết thúc bữa cơm. Một kiểu không khí lo âu tràn ngập gian phòng và mọi người đều ở tư thế đứng sẵn sàng chào từ biệt các khách danh dự.

        Tuy nhiên, ngài Von Ribbentrop và phu nhân hình như không nhận ra chút nào không khí này. Trái lại, họ nán lại gần nửa giờ và câu chuyện rôm rả diễn ra giữa các vị nam, nữ tân khách. Có một lúc tôi đến gần Von Ribbentrop phu nhân và nói lời tiễn biệt khả ái: "Tôi hy vọng Anh và Đức sẽ giữ được tình thân hữu". Bà ta nối lời một cách rất có duyên: "Hãy cẩn thận xin ngài đừng làm hỏng điều đó". Tôi chắc họ hiểu rất rõ việc gì đã xảy ra nhưng họ nghĩ tốt nhất là cách ly Thủ tướng ra khỏi công việc và chiếc máy điện thoại. Cuối cùng thì Chamberlain nói với ông Đại sứ như sau: "Xin lỗi, tôi phải đi vì có việc gấp" và ra khỏi phòng ngay. Vợ chồng ngài Ribbentrop chần chừ muốn lùi lại nên đa số chúng tôi đã xin lỗi và ra về. Cuối cùng tôi cho là họ đã ra đi. Đây là lần chót tôi gặp Von Ribbentrop trước khi ông ta bị treo cổ.

        Bây giờ thì người Nga rung chuông báo động và ngày 18/3 họ đề nghị một cuộc hội nghị về tình hình đang xảy ra. Họ muốn thảo luận, giá mà trên đại thể, về cách thức và phương tiện thực hiện Hiệp ước Pháp - Nga trong khuôn khổ một hành động của Hội Quốc Liên trong trường hợp có một sự đe dọa lớn đối với hòa bình từ phía nước Đức: Paris và Luân Đôn tỏ ra không mấy thiện cảm đối với đề nghị này. Chính phủ Pháp còn bận về nhiều vấn đề quan tâm khác. Có những cuộc đình công lớn trong các nhà máy chế tạo máy bay. Quân của Franco đang tiến sâu vào lãnh thổ nước Tây Ban Nha Cộng sản. Chamberlain thì vừa hoài nghi vừa mệt mỏi, ông ta bất đồng sâu sắc đối với sự hiểu biết của tôi về các nguy cơ trước mắt cũng như các phương tiện để chiến đấu chống lại. Tôi đã nhấn mạnh các triển vọng của một liên minh Pháp - Anh - Nga như là một hy vọng duy nhất chặn được sự lao tới của Đức Quốc xã.

        Ông Felling cho chúng tôi hay là Thủ tướng đã bày tỏ tâm trạng của mình trong thư gửi cho người chị ngày 20/3:

        Kê hoạch "Đại đồng minh" như cách gọi của Winston đã đến với tôi từ lâu trước khi ông ta nêu ra. Tôi nói với Halifax về vấn đề này và chúng tôi đã đệ trình nó lên các tham mưu trưởng và các chuyên gia ngoại giao. Đó là một ý kiến rất hấp dẫn, thực ra, hầu như có đủ mọi điều để nói về kế hoạch này cho tới khi chỉ đi đến việc xem xét tính khả thi của nó. Kể từ lúc đó, tính hấp dẫn của nó tan biến. Chỉ cần nhìn vào bản đồ thì thấy không có cái gì mà nước Pháp hoặc chúng ta có thể làm được để cứu Tiệp Khắc khỏi bị người Đức đè bẹp, nếu người Đức muốn. Bởi vậy, tôi đã từ bỏ mọi ý nghĩ về việc đảm bảo cho Tiệp Khắc, hoặc cho Pháp, về những nghĩa vụ của Pháp đối với Tiệp1. Ở đây cần có một quyết định với bất cứ giá nào. Quyết định đã được đưa ra trên cơ sở lập luận sai lầm. Trong chiến tranh hiện đại mà các nước lớn hoặc các đồng minh tiến hành thì việc phòng thủ những khu vực đặc biệt không chỉ dựa vào nội lực đơn thuần. Phần rộng lớn còn lại của toàn bộ mặt trận đều bị lôi cuốn vào. Điều này lại càng đúng hơn về mặt chính sách trước khi chiến tranh bắt đầu và khi còn có thể tránh được. Chắc chắn là các Tham mưu trưởng và chuyên gia ngoại giao không phải suy nghĩ nhiều khi nói với thủ tướng là Hải quân Anh và Lục quân Pháp không thể triển khai trên mặt trận rừng núi xứ Bohemia để đứng giữa nước cộng hòa Tiệp Khắc và quân đội xâm lăng Đức. Thực ra nhìn vào bản đồ thì thấy rõ.

        Tuy nhiên, chắc chắn là việc vượt qua biên giới Bohemia sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn cục tại châu Âu, và vào thời điểm đó, có thể ngăn chặn hoặc làm chậm lại cuộc tấn công tiếp theo của Hitler. Lập luận riêng và dứt khoát của ông Chamberlain sai lầm đến mức nào khi chúng ta hướng sự suy nghĩ của mình về sự bảo đảm ông ta phải thực hiện với Ba Lan trong phạm vi một năm sau khi toàn bộ giá trị chiến lược của Tiệp Khắc đã bị vứt bỏ, và quyền lực, uy tín của Hitler đã tăng gấp đôi!

------------------
        1. Keith Felling - Cuộc đời Neville Chemberlain pp.347-8


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:03:32 pm

*

        Bây giơ mòi độc giả chuyển sang hướng tây phía Ailen. "Đi đến Tipperary là một quãng đường xa." Nhưng đôi khi không cưỡng nổi việc đến viếng thăm nơi này. Trong thời gian giữa việc Hitler chiếm đóng nước Áo và việc y triển khai kế hoạch đối với Tiệp Khắc, chúng ta phải quay sang và hứng chịu một loại bất hạnh hoàn toàn khác.

        Từ đầu 1938, giữa chính phủ Anh và chính phủ của ông De Valera ở Nam Alien đang có những cuộc thương lượng, và ngày 25/4 hai bên đã đi đến một sự thỏa thuận về nhiều vấn đề trong đó có việc Anh từ bỏ mọi quyền chiếm đóng để sử dụng vào mục đích hải quân ở 2 cảng phía nam của Alien là Queenstown và Berahaven và căn cứ Lough Swilly. Hai quân cảng này là một nét đặc thù quan trọng của việc hải quân bảo vệ việc tiếp tế lương thực.

        Năm 1922 khi tôi là Bộ trưởng Bộ thuộc địa và các xứ Tự trị trong Liên Hiệp Anh, tôi đã xử lý các chi tiết của việc giải quyết vấn đề Alien mà Nội các thời bấy giơ đảm nhiệm, tôi đã đưa Đô đốc Beatty đến trụ sở Bộ thuộc địa để giải thích cho Michael Collins tầm quan trọng của các cảng nói trên đối với toàn bộ hệ thống đưa hàng tiếp tế tới Anh. Collins bị thuyết phục ngay lập tức. Ông ta nói:"Dĩ nhiên là ông phải có được cảng đó; các cảng đó cần thiết cho cuộc sống của ông". Và như vậy, vấn đề đã được dàn xếp, và trong suốt 16 năm qua, mọi việc đều trôi chảy. Lý do vì sao Queenstown và Bevhaven cần thiết cho sự an toàn của chúng tôi là dễ hiểu. Chúng là căn cứ tiếp tế nhiên liệu cho hạm đội khu trục của chúng tôi theo phía tây tỏa ra Đại Tây Dương để săn các tàu ngầm Đức cũng như bảo vệ các đoàn tàu vào đất liền khi đi tới khúc cổ họng của các biển nhỏ. Tương tự, cảng Lough Swilly cũng cần cho việc bảo vệ các lôi vào Clyde và Mersey1. Bỏ những điểm này có nghĩa là các hạm đội nhỏ của chúng tôi sẽ phải xuất ở phía bắc từ cảng Lamlash, và ỏ phía nam từ cảng Pembroke Doch hoặc Falmouth, và như vậy bán kính hoạt động cũng như vùng bảo vệ đất liền và mặt biển bị giảm đi mất trên 400 dặm.

        Tôi không thể tin được là các Tham mưu trưởng lẽ ra đã đồng ý bỏ qua vật bảo đảm lớn này, và đến giờ chót, tôi nghĩ ít nhất chúng tôi đã bảo vệ quyền của chúng tôi chiếm giữ các cảng của Alien trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, ông De Valera thông báo tại Quốc hội lập hiến Alien là không có điều kiện nào kèm theo việc nhượng quyền. Sau này, tôi được đảm bảo là ông De Valera tỏ ra ngạc nhiên trước việc chính phủ Anh đã nhanh chóng chấp nhận yêu cầu của ông ta. Ông ta đã đưa ra điểm này vào trong các đề nghị của mình như là một đối trọng mặc cả có thể gạt ra được khi các điều kiện khác được thỏa mãn.

        Trong cuốn sách cuối cùng của mình, huân tước Chatfiel dành hẳn một chương để giải thích cách giải quyết của ông và các Tham mưu trưởng. Chắc chắn là những người nào muốn theo dõi tìm hiểu việc này đều phải đọc quyển sách này. Bản thân tôi, tôi khẳng định là việc từ bỏ vô điều kiện quyền của chúng tôi được sử dụng các cảng Alien trong chiến tranh là một tổn thương lớn đối với vận mệnh dân tộc và sự an toàn quốc gia. Một hành động vô trách nhiệm khó có thể tưởng tượng được, và nhất là trong thời điểm đó. Rõ ràng là chúng tôi đã sống sót khi chiến tranh chấm dứt mà không cần có các cảng. Cũng rõ ràng là nếu chúng tôi không thể làm được gì mà không có các cảng, chúng tôi đã phải lấy lại cảng bằng vũ lực hơn là để phải chịu chết đói. Nhưng đó không phải là lý do. Biết bao sinh mạng, biết bao tàu bè sẽ phải bị mất vì hậu quả của việc nhượng bộ này.

---------------------
        1. Huân tước Chatfield - Nó có thể lại xảy ra - chương 18.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:05:27 pm

13

TIỆP KHẮC

        Trong khi cuộc tấn công vào Áo đang diễn ra ào ạt, Hitler ngồi trong xe nói với Tướng Von Halder: "Người Tiệp rất khó chịu về việc này? Von Halder nhận thấy ngay ý nghĩa của nhận xét này. Nó rọi ánh sáng vào tương lai. Nó nói rõ ý đồ, đồng thời, theo ý ông, thì cả sự không hiểu biết về quân sự của Hitler. Ông ta giải thích là trên mặt thực tế quân Đức không thể tấn công Tiệp Khắc từ phía nam. Con đường sắt đơn chạy qua Linz hoàn toàn trống trải và không có lợi thế của sự bất ngờ. Nhưng quan niệm chủ yếu về chiến lược chính trị của Hitler là đúng. Bức tường phía tây hay là tuyến chiến lũy Siegfried đang được phát triển, và tuy còn lâu mới hoàn thành đã làm cho lực quân Pháp bị ám ảnh bởi những ký úc về các trận ác chiến ở Somme và Passchendaele. Hitler tin chắc là Pháp và Anh không ai muốn đánh cả.

        Vào ngay quân đội Đức tiến vào Áo, chúng tôi được tin là Goering đã long trọng cam kết với Tham tán Công sứ Tiệp tại Berlin là nước Đức "Không có những ý đồ xấu với Tiệp Khắc". Ngày 14/3 ông Blum Thủ tướng Pháp đã trịnh trọng tuyên bố với Tham tán Công sứ Tiệp tại Paris là nước Pháp sẽ thực hiện hoàn toan lời cam kết đối với Tiệp Khắc. Những lời cam kết về ngoại giao này không che đậy nổi sự thật phũ phang. Toàn bộ vị thế chiến lược trên lục địa châu Âu đã thay đổi. Giơ đây, người Đức có thể tập trung quân và các lý lẽ hướng thắng vào biên giới phía Bắc nước Tiệp Khắc, nơi có các quận giáp biên mang tính chất Đức về mặt chủng tộc và có một đảng Quốc xã hoạt động tích cục và táo tợn, sẵn sàng trở thành một đạo quân thứ 5 trong trường hợp có biến loạn.

*

        Với hy vọng ngăn chặn nước Đức, theo quyết định của ông Chamberlain, chính phủ Anh tìm kiếm một sự dàn xếp với Ý ở Địa Trung Hải. Việc này sẽ tăng cường tư thế của Pháp và cho phép Anh và Pháp dồn sức vào Trung Âu. Phần nào yên tâm trước sự sụp đổ của Eden, Mussolini cảm thấy mình ở tư thế mạnh để mặc cả, nên đã không gạt bỏ sự ân hận của người Anh. Ngày 16/4/1938 một thỏa ước được ký giũa Anh và Ý cho phép Ý được rảnh tay hành động tại Abyssinia và Tây Ban Nha để đổi lấy thiện ý vô giá của Ý đối với Trung Âu. Bộ Ngoại giao tỏ ý hoài nghi về việc dàn xếp này. Người viết tiểu sử của Chamberlain nói với chúng tôi là trong một bức thư riêng với danh nghĩa cá nhân, ông viết: "Ông hẳn là đã phải xem bản dự thảo Bộ Ngoại giao trình tôi; nó có thể đông kết một con gấu bắc cực"1.

        Tôi chia sẻ sự hoài nghi của Bộ Ngoại giao đối với việc này. Hitler đang theo dõi tình hình với tinh thần cảnh giác. Đối với y, việc Ý nhiên hậu cùng hội cùng thuyền với nước nào trong một cuộc khủng hoảng ở châu Âu là quan trọng. Trong cuộc họp cuối tháng tư với các Tham mưu trưởng, y xem xét cách làm thế nào để thúc ép tiến độ. Mussolini muốn được tự do hành động tại Abyssinia. Mặc dầu có sự thỏa thuận của chính phủ Anh, nhiên hậu Ý có thể cần sự hỗ trợ của Đức trong kế hoạch này, và nếu đúng như vậy, Ý sẽ phải chấp thuận hành động của Đức chống lại Tiệp Khắc. Phải đẩy vấn đề này lên tới điểm đỉnh và trong việc giải quyết vấn đề Tiệp Khắc, Ý có thể bị lôi cuốn vào phía Đức. Dĩ nhiên các tuyên bố của các chính khách

        Anh và Pháp được Berlin nghiên cứu. Ý đồ của các cường quốc phương tây thuyết phục người Tiệp nên tỏ ra biết điều vì lợi ích của hòa bình ở Châu Âu được ghi nhận với sự hài lòng. Đảng Quốc xã vùng Sudetenland do Henlein lãnh đạo, giơ đây đòi chế độ tự trị cho các vùng giáp biên giới Đức-Tiệp và các tham tán công sứ Anh, Pháp tại Praha ngay sau đó đến gặp Bộ trưởng Ngoại giao Tiệp để "bày tò niềm hy vọng là chính phủ Tiệp Khắc sẽ đi tới nỗ lực tối đa để giải quyết vấn đề."

        Trong tháng 5, người Đức trên đất Tiệp được lệnh tăng cường khuấy động. Cuộc bầu cử hội đồng thành phố đã đến hạn và chính phủ Đức bắt đầu tính toán một cuộc chiến tranh cân não. Không ngót có tin đồn về các cuộc chuyển quân Đức tới biên giới Tiệp. Việc Đức cải chính không làm yên tâm người Tiệp. Đêm 20 rạng 21/5 Tiệp đã ra lệnh động viên từng phần.

-----------------
        1. Keith Felling. Cuộc đời Neville Chamberlain, trang 330.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:06:03 pm

        Đã có lúc Hitler tin chắc là cả Anh và Pháp đều không muốn chiến đấu cho Tiệp Khắc. Ngày 28/5 y triệu tập các cố vấn chính và ra chỉ thị chuẩn bị tiến công Tiệp Khắc. Tuy vậy, các cố vấn quân chủng không đồng thanh nhất trí với lòng tin không gì ngăn cản nổi của y. Không thể thuyết phục được các tướng lĩnh Đức là Anh và Pháp sẽ khuất phục trước sự thách thúc của Quốc trưởng vì, trừ không quân ra, lực lượng Đồng minh vẫn ở thế thượng phong. Để đánh gãy lục quân Tiệp Khắc thì thực tế cần phải có ít ra 35 sư đoàn. Các Tham Mưu trưởng Đức báo Hitler biết phải coi lực quân Tiệp là có hiệu quả và được trang bị vũ khí thiết bị đương đại. Các pháo đài của bức tường phía tây hay là chiến lũy Siegfried tuy đã có tạm thời trên hiện trường nhưng còn lâu mới hoàn thành được: và vào lúc tấn công quân Tiệp, chỉ có thể có 5 sư đoàn tác chiến có hiệu quả và 5 sư đoàn dự bị để bảo vệ toàn bộ biên giới phía tây chống lại lục quân Pháp, mà Pháp lại có thể điều động 100 sư đoàn. Các tướng lĩnh Đức rất hoảng sợ trước các rủi ro này mà chỉ cần chờ một ít năm nữa thì lực quân Đức sẽ nắm vai trò anh cả. Mặc dầu phán quyết chính trị của Hitler tỏ ra đúng đắn vì phe Đồng minh nhu nhược và theo hòa bình chủ nghĩa trong các vấn đề động viên, vùng Rhineland, Áo, Bộ tư lệnh tối cao Đức, không thể tin là Hitler có thể bịp được đến lần thứ tư. Các nước lớn thắng trận với ưu thế rõ ràng về quân sự, có vẻ như là đã vượt quá xa giới hạn của lẽ phải khi mà một lần nữa họ rời bỏ con đường nghĩa vụ và danh dự đồng thời cũng là con đường của sự khôn ngoan và lương tri của họ. Bên cạnh đó, còn có Nga, với một cảm tình cùng gốc slave với Tiệp Khắc, và có thái độ hăm dọa đối với Đức vào thời điểm này.

        Quan hệ của Nga Xô đối với nhà nước Tiệp Khắc và với cá nhân Tổng thống Benès là thân thiết va hữu nghị. Gốc rễ của việc này là mối quan hệ cùng nguồn gốc nào đó và nằm trong các sự kiện tương đối gần đây, cần phải đi ra ngoài đề một chút để hiểu. Khi Tổng thống Benès đến thăm tôi tại Marrakesh hồi tháng giêng 1944, ông ta cho tôi biết chuyện này.

        Năm 1935, Hitler đề xuất với ông là sẽ tôn trọng, trong mọi trường hợp, sự toàn vẹn lãnh thổ Tiệp, đổi lại Tiệp phải trung lập trong trường hợp một cuộc chiến tranh Đức - Pháp xảy ra. Khi Benès nêu ra hiệp ước buộc ông phải cùng hành động với Pháp trong trường hợp này, đại sứ Đức trả lời là không cần phải tuyên bố bãi ước. Chỉ cần bất tuân thủ, nếu và khi nào thời cơ đến, bằng cách không động viên hoặc hành quân. Nước Cộng hòa nhỏ bé này không ở vị thế tự do nổi giận được trước sự gợi ý này. Họ rất sợ Đức, nhất là nước này bất kỳ lúc nào cũng có thể nêu lên và khuấy động vấn đề người Đức vùng Sudetenland làm cho họ cực kỳ bối rối và đứng trước nguy cơ ngày càng tăng. Do đó họ, bỏ mặc vấn đề không bình luận, mà cũng không cam kết gì và vấn đề không có động tĩnh gì hết trong hơn một năm. Mùa thu 1936, một thông điệp từ một nguồn quân sự cấp cao Đức được chuyển đến Tổng thống Benes với nội dung là việc Tổng thông muốn tranh thủ ý kiến đề xuất của Hitler thì nên làm nhanh vì các sự kiện sẽ sớm xảy ra ở nước Nga làm cho bất cứ sự giúp đỡ nào Tiệp Khắc muốn dành cho Đức trở thành vô nghĩa.

        Trong khi Benes đang cân nhắc về lời gợi ý gây lo ngại này, ông ta được biết đang có sự thông tin giữa các yếu nhân ở Nga và chính phủ Đức thông qua sứ quán Liên Xô tại Praha. Đó là một phần của cái gọi là âm mưu lật đổ Staline của các nhà cách mạng lão thành và quân sự Cộng sản để lập ra một chế độ mới có đương lối thân Đức. Tổng thông Benès thông báo ngay cho Staline tất cả những gì ông phát hiện được. Từ đó trở đi, ở Nga Xô xảy ra cuộc thanh lọc không tiếc tay và có thế là cần thiết về chính trị và quân sự, và hàng loạt vụ xét xử tháng giêng 1937 trong đó Vychinsky, công tố viên giữ vai trò chi phối.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:07:16 pm

        Tuy việc những người Cộng sản lão thành có chung mục đích với các nhà lãnh đạo quân sự hay không là vấn đề không đặt ra, nhưng chắc chắn trong lòng họ có sự ghen ghét Staline là người đã gạt họ khỏi chính trường. Vì vậy, có thể là thuận tiện khi thanh toán cùng một lúc cả hai nhóm theo các tiêu chuẩn được duy trì trong một nhà nước chuyên chế. Zinoviev, Bukharin và các lãnh tụ ban đầu của cuộc cách mạng, Thống chế Tukachevssky, đại diện Liên Xô được mời tham dự lễ đăng quang của vua George 6 va nhiều sĩ quan cao cấp trong lực quân đều bị xử bắn. Tổng cộng không dưới 5000 sĩ quan và viên chức trên cấp đại úy đã bị "thanh toán". Việc các phần tử thân Đức bị thanh trừng khỏi lực quân Nga làm giảm nhiều tính hiệu quả của quân đội. Thành kiến của chính phủ Nga được hướng sang phía Đức một cách rõ rệt. Staline thấy được món nợ cá nhân đối với Tổng thống Benes và ý muốn mãnh liệt của ông ta giúp Tổng thống và nước Tiệp Khắc bị hiểm họa Đức Quốc Xã đe dọa, đã thôi thúc chính phủ Xô Viết. Dĩ nhiên, Hitler hiểu rất rõ tình hình nhưng tôi không rõ là các chính phủ Pháp và Anh có hiểu được như vậy không. Đối với ông Chamberlain và các Tham mưu trưởng Anh và Pháp, thì việc thanh lọc năm 1937 chủ yếu là hình ảnh của nội bộ quân đội bị xé nát ra từng mảnh cũng như của Liên bang Xô Viết bị lòng căm ghét và sự trả thù tàn bạo băm vụn nát. Đây có thể là một cách nhìn thái quá, bởi vì một cơ chế nhà nước dựa trên sự khủng bố rất có thể được củng cố bằng sự khẳng định quyền lực của mình một cách tàn bạo và mang lại kết quả. Sự kiện nổi bật nhất của mưu đồ tính toán này là sự liên kết chặt chẽ giữa nước Nga và Tiệp, giữa Staline và Benès.

        Nhưng các sức ép trong nội bộ nước Đức cũng như mối quan hệ giữa Staline và Benès đều không được thế giới bên ngoài biết hoặc được các Tham tán Công sứ Pháp, Anh quan tâm: Tuyến chiến lũy Siegfried, tuy chưa hoàn thiện, có vẻ là vật cản đáng sợ. Quân số và khả năng tác chiến của quân đội Đức tuy còn là mới, không thể đánh giá chính xác được và chắc chắn là đã được thổi phồng lên. Ngoài ra còn có những cái nguy hiểm không tính được của các cuộc không tập vào các thành phố không có bố phòng. Trên hết, là sự căm ghét chiến tranh trong thâm tâm nhân dân của các nước dân chủ.

        Tuy nhiên, ngày 12/6 ông Daladier giờ đây là Thủ tướng Pháp tiếp tục lời cam kết của người tiền nhiệm ngày 14/3 và tuyên bố các cam kết của Pháp đối với Tiệp Khắc "là thiêng liêng và không thể trốn tránh được". Lời tuyên bố đáng kể này quét sạch các lời bàn tán về hòa ước Locamo 13 năm trước đã hàm ý để lại mọi sự việc ở phía đông trong mơ hồ, trong khi đổi một Locarno cho phương đông. Trước lịch sử, không có gì là không rõ ràng, Hiệp ước năm 1924 ký giữa Pháp và Tiệp Khắc có giá trị hoàn toàn về mặt pháp lý cũng như trên thực tế và đã được các nguyên thủ nối tiếp nhau của chính phủ Pháp khẳng định lại trong tất cả mọi trường hợp trong năm 1938.

        Tuy nhiên, về vấn đề này Hitler tin chắc rằng sự phán đoán riêng của y là đúng, và vào ngày 18/6 trong quyết định cuối cùng, y ra lệnh tấn công Tiệp Khắc, và trong quá trình này y tìm cách trấn an các tướng lĩnh - "Tôi sẽ quyết định" -  y nói với Keitel - "là chỉ hành động chống Tiệp Khắc nếu tôi vững tin, như trong trường hợp khu phi quân sự (ở Rhineland) và cuộc kéo quân vào Áo, là Pháp sẽ không hành quân, và do đó Anh sẽ không can thiệp1."

        Vào ngày 26/7/1938, Chamberlain thông báo cho Quốc hội biết sứ mệnh đi Praha của Huân tước Runciman với mục đích tìm kiếm một giải pháp cho các sự dàn xếp giữa chính phủ Tiệp Khắc và ngài Henlein. Ngày hôm sau, phía Tiệp Khắc đưa ra một dự thảo về qui chế cho các dân tộc thiểu số để làm cơ sở cho các cuộc thương lượng. Cùng ngày, Huân tước Halifax tuyên bố trước Quốc hội "Tôi không tin là những người có trách nhiệm về mặt chính phủ của bất cứ nước nào ở Châu Âu hiện nay lại muốn chiến tranh?" Ngày 3/8, Huân tước Runcima tới Praha và ở đây đã diễn ra một loạt các cuộc thảo luận phức tạp và liên miên giữa các bên liên quan. Trong vong nửa tháng thì các cuộc đàm phán tan vỡ và từ đó các sự việc xảy ra rất nhanh.

        Ngày 27/8, Ribbentrop giờ đây là Bộ trưởng Ngoại giao báo tin ông đã tiếp Đại sứ Ý tại Berlin, người này "đã nhận được chỉ thị bằng văn bản của Mussolini yêu cầu Đức thông báo ngày giờ chắc chắn Đức sẽ tiến công Tiệp". Mussolini yêu cầu như vậy để "có thể kịp thời có những biện pháp cần thiết trên biên giới với Pháp".

-----------------
        1. Tài liệu về Nuremberg - Phần 2 - số 16.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:10:19 pm

*

        Sự lo âu tăng mạnh trong tháng 8; vào buổi chiều ngày 2 tháng Chín1 tôi nhận được một thông điệp của Đại sứ Liên Xô nói là ông ta sẽ đến Chartwell để gặp tôi ngay lập tức vì có việc khẩn cấp.

        Trước kia, tôi có quan hệ cá nhân thân hữu với ông Maisky và ông nay cũng khá quen biết con trai tôi là Randolph. Bởi vậy tôi tiếp ông Đại sứ và sau vài câu mở đầu ngắn, ông ta kể cho tôi biết câu chuyện sau đày một cách chi tiết, chính xác. Trước khi ông đi thật sâu vào câu chuyện, tôi thấy là ông ta đang đưa ra một tuyên bố với tôi, một cá nhân, vì chính phủ Liên Xô thích dùng cách này hơn là trực tiếp với Bộ Ngoại giao, e rằng có thể bị gạt đi. Rõ rang là câu chuyện này buộc tôi phải báo cáo lên chính phủ Hoàng gia, và điều này, Đại sứ trên thực tế không nói ra, nhưng lại có hàm ý như vậy vì Đại sứ không có yêu cầu tôi phải giữ bí mật. Nhận thức ngay được tầm quan trọng số một của vấn đề, tôi thận trọng không làm ảnh hưởng đến sự xem xét của Halifax và Chamberlain bằng bất cứ sự cam đoan nào của mình, hoặc dùng ngôn ngữ có thể gây ra tranh cãi giũa chúng tôi.

        Nội dung mà Đại sứ nói với tôi như sau:

        Đại biện (Đại sứ đang đi nghỉ phép) Pháp tại Matxcova cùng ngày hôm đó đến gặp Litvinov, và nhân danh chính phủ Pháp muốn biết nước Nga sẽ giúp Tiệp gì trong trường hợp nước này bị Đức tấn công, có chú ý đặc biệt đến những khó khăn có thể gây ra do thái độ trung lập của Ba Lan hoặc Rumani. Litvinov trả lời là Liên Xô quyết tâm làm tròn các nghĩa vụ của mình. Ông ta xác nhận những khó khăn xuất phát từ thái độ của Ba Lan và Rumani, nhưng nghĩ rằng trong trường hợp của Rumani thì khó khăn có thể khắc phục được. Ví dụ, nếu Hội Quốc Liên quyết định Tiệp Khắc là nạn nhân của sự xâm lược và Đức là người xâm lược, thì điều đó chắc chắn sẽ thuyết phục Rumani để cho quân đội và các lực lượng của Nga đi qua lãnh thổ nước mình...

        Ngay trong trường hợp Hội đồng Hội Quốc Liên không hoàn toan nhất trí, ông Litvinov nghĩ là chỉ cần một quyết định theo đa số và Rumani chắc chắn sẽ ngã theo. Vì vậy, ông ta khuyến cáo phải triệu tập Hội đồng theo điều khoản 11 với lý do là có nguy cơ chiến tranh và các cường quốc trong Hội Quốc Liên phải tham khảo lẫn nhau. Làm được việc này càng sớm càng tốt, vì thời gian còn quá ít. Các sĩ quan tham mưu của Nga, Pháp và Tiệp Khắc phải ngồi bàn vói nhau về biện pháp chi viện.

        Ông ta cũng ủng hộ việc các cường quốc yêu chuộng hòa bình  tham khảo với nhau về phương pháp tốt nhất để gìn giữ hòa bình nhằm có thể đưa ra một tuyên bố chung bao gồm Pháp, Nga và Anh quốc.

        Ông ta tin tưởng là Hoa Kỳ sẽ ủng hộ về tinh thần một bản tuyên bố như vậy.

        Ông Maisky nói tới mức đó. Tôi nói không chắc chính phủ Anh sẽ xem xét thêm cho đến khi, hoặc trừ phi có một sụ gián đoạn mới về các cuộc đàm phán Henlein-Benes trong đó không được đổ lỗi cho chính phủ Tiệp Khắc trên bất cứ lý do nào. Chúng ta không nên làm cho Hitler nổi cáu, nếu thực tế ông ta hướng về một giải pháp hòa bình.

        Tôi gửi một báo cáo về toàn bộ vấn đề này cho Huân tước Halifax ngay sau khi tôi đọc chi tiết. Ngày 5/9 ông ta thận trọng trả lời là hiện tại ông không nghĩ rằng việc triệu tập Hội đồng Hội Quốc Liên như đề nghị theo điều khoản 11 sẽ có lợi nhung ông ta ghi nhớ vấn đề này. Như ông đã chỉ ra "tôi nghĩ rằng hiện nay chúng ta phải xem xét lại tình hình dưới ánh sáng của bản báo cáo mà Henlein mang theo khi ông ta từ Berchtergaden trở về". Ông nói thêm là tình hình rất đáng lo ngại.

        Tờ báo Times ngày 7/9 trong cột tin quan trọng viết:

        Giơ đây nếu nguòi Sudetes yêu cầu vượt quá cái mà chính phủ Tiệp Khắc sẵn sàng chấp nhận trong các đề xuất chót của mình, thì chỉ có thể kết luận được là người Đức đang đi xa hơn việc gạt bỏ đon thuần những bất cập cho nhũng người cảm thấy mình không ổn trong khuôn khổ nước Cộng hòa Tiệp Khắc. Trong trường hợp đó thì cũng bõ công cho chính phủ Tiệp Khắc để xem xét có nên gạt bỏ hoàn toàn dự án (được một số giói ủng hộ) làm cho quốc gia Tiệp Khắc đồng nhất hơn bằng cách nhường lại các dải vành đai có dân cư ngoại tộc sát liền với quốc gia mà họ là đồng tộc.

        Dĩ nhiên, điều này kéo theo việc bỏ cả toàn bộ tuyến pháo đài ở Bohemia. Tuy chính phủ Anh tuyên bố ngay là bài báo, trong tờ Times, không đại diện cho ý kiến của mình, dư luận nước ngoài, đặc biệt là Pháp rất không yên tâm. Ông Bonnet khi đó là Bộ trưởng Ngoại giao Pháp tuyên bố là ngày 10/9/1938, ông đã đưa ra câu hỏi sau với ngài Eric Phipps, Đại sứ của chúng ta: "Ngày mai, Hitler có thể tấn công Tiệp Khắc. Nếu như vậy, Pháp sẽ động viên ngay lập tức. Tiệp Khắc sẽ tìm đến ông và nói: "Chúng tôi đánh, các ông có cùng đánh với chúng tôi không?". Nước Anh sẽ trả lời như thế nào?"

        Dưới đây là câu trả lời được Nội các thông qua mà ngày 12 Huân tước Halifax đã gửi qua Ngài Eric Phipps:

        Đương nhiên tôi công nhận tầm quan trọng đối với chính phủ Pháp để có một câu trả lời rõ ràng cho một câu hỏi như vậy. Nhưng, như ông đã chỉ ra cho ông Bonnet, bản thân câu hỏi, mặc dầu rõ ràng về hình thức nhưng không thể tách rời khỏi các hoàn cảnh trong đó có thể được đặt ra, mà hiện nay nhất thiết các hoàn cảnh đó hoàn toàn là giả thiết.

        Hơn nữa, trong vấn đề này, chính phủ Hoàng gia không thể chỉ quan tâm đến vị thế của mình, ở chỗ trên thực tế bất cứ quyết định nào mà mình có thể đi tới hoặc bất cứ hành động nào mà mình có thể có, sẽ lôi kéo theo các nước tự trị trong khối Liên Hiệp Anh. Chính phủ các nước này dứt khoát không muốn vị trí của họ bị quyết định theo bằng bất cứ cách nào trước khi tình huống thực tế xảy ra, mà họ muốn tự mình đánh giá tình huống.

        Bỏi vậy, ở tư thế mà tôi có thể có bất cứ câu trả lời nào, ở giai đoạn này, cho câu hỏi của ông Bonnet, thì nó phải là trong khi chính phủ Hoàng gia không bao giờ cho phép nền an ninh của Pháp bị đe dọa thì chính phủ không thể ra tuyên bố rõ ràng về tính chất của hành động của mình sau này, hoặc khi nào thì có hành động mà sự diễn biến của tình huống không thể thấy được.

        Khi có tuyên bố là "Chính phủ Hoàng gia sẽ không bao giờ cho phép nền an ninh của Pháp bị đe dọa" phía Pháp hỏi họ hy vọng được chi viện gì nếu có. Câu trả lời từ Luân Đôn, theo ông Bonnet là hai sư đoàn không có cơ giới và 150 phi cơ trong 6 tháng đầu của cuộc chiến. Nếu ông Bonnet tìm một cớ để bào chữa việc bỏ rơi người Tiệp Khắc, thì phải nhận là việc làm đó của ông đã phần nào có kết quả.

        Cùng ngày 12/9 này, tại một cuộc họp đảng tại Nuremberg, Hitler công kích kịch liệt người Tiệp - ngày hôm sau Tiệp Khắc đáp lại bằng việc thiết quân luật của thời chiến trong một số quận thuộc nước Cộng hòa. Ngày 14/9 cuộc đàm phán với Henlein chấm dứt hoàn toàn và sang ngày 15/9 lãnh tụ người Sudete chạy trốn sang Đức.

---------------------
        1. Tài liệu Nuremberg


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:12:33 pm

14

BI KỊCH MUNICH

        Nhiều tập sách đã, và sẽ được viết về cuộc khủng hoảng đã chấm dứt tại Munich bằng sự hy sinh của nước Cộng hòa Tiệp Khắc. Ở đây chỉ có ý đưa ra một số ít trong các sự kiện chủ yếu và dựng lại những qui mô chính của sự kiện. Tại cuộc họp Đại hội đồng Hội Quốc Liên ngày 21/9, Litvinov đã đưa ra một sự cảnh báo chính thức:

        "... Vào thời điểm hiện nay, Tiệp Khắc đang bị nước láng giềng can thiệp vào công việc nội bộ của mình và công khai lớn tiếng đe dọa tấn công. Một trong những dân tộc Âu Châu có văn hóa nhất, cần cù nhất đã giành đưọc độc lập sau nhiều thế kỷ bị áp bức, hôm nay hay ngày mai có thể quyết định cầm vũ khí để bảo vệ nền độc lập dó... Một vài ngày trước khi tôi đi Genève, khi lần đầu tiên chính phủ Pháp tìm hiểu thái độ của chúng tôi trong trường hợp Tiệp Khắc bị tấn công, nhân danh chính phủ, tôi đã dưa ra câu trả lời rất rõ ràng, không do dự: "Chúng tôi có ý dinh hoàn thành nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước, và cùng với Pháp, chi viện cho Tiệp Khác theo con đường mở ra cho chúng tôi. Bộ chiến tranh chúng tôi ngay lập tức sẵn sàng tham dự hội nghị đại diện các Bộ chiến tranh Pháp và Tiệp Khắc, để thảo luận các biện pháp thích hợp với tình thế..."

        "Chỉ cách đây hai hòm, chính phủ Tiệp Khắc chính thức đặt vấn đề với chính phủ tôi để tìm hiểu là liệu chính phủ Liên Xô có chuẩn bị theo Hiệp ước Xô - Tiệp, để chi viện ngay cho Tiệp một cách có hiệu quả, và liệu Pháp trung thành với nghĩa vụ của mình, có sẽ chi viện tương tự như vậy không? Về vấn đề này, câu trả lời của chính phủ tôi là rõ ràng và tích cực".

        Lời tuyên bố công khai và hết mức này của một trong các đại cường quốc không có vai trò gì trong các cuộc thương lượng của Ô. Chamberlain, hoặc trong việc xử lý cuộc khủng hoảng của Pháp. Thực vậy, đề xuất của Liên Xô không được đếm xỉa tới. Nó không được xếp lên bàn cân làm đối trọng với Hitler, và không được chú ý nếu không nói là coi thường - và để lại một dấu ấn trong đầu óc Staline. Các sự kiện diễn ra như thể là không có nước Nga - Xô Viết, vì vậy sau này chúng tôi phải trả giá đắt.

        Chiều tối ngày 26, Hitler phát biểu ở Berlin. Nói về Pháp và Anh, ông ta dùng lời lẽ dè dặt, đồng thời công kích Benès và người Tiệp Khắc một cách tàn bạo và sống sượng. Ông ta nói thắng thừng là người Tiệp phải rút khỏi Sudetenland, và một khi vấn đề này được giải quyết thì ông ta không còn quan tâm nữa đến điều gì xảy ra với Tiệp Khắc "Đây là việc đòi lãnh thổ cuối cùng mà tôi phải làm ở Âu châu?" Vào khoảng 8 giơ tối hôm đó, ông Leeper khi đó là Vụ trưởng vụ báo chí Bộ Ngoại giao trình ông Bộ trưởng Ngoại giao một thông cáo báo chí và dưới đây là nội dung chủ yếu:

        "Mặc dầu có những cố gắng của thú tướng Anh, nếu Đức tấn công vào Tiệp Khắc, thì kết quả tức thời phải là Pháp sẽ chi viện cho Tiệp, và chắc hắn là Anh và Nga sẽ đứng bên cạnh Pháp".

        Thông cáo này được Huân tước Halifax thông qua và cho công bố ngay. Có vẻ như là thời điểm đối đầu đã đến và các lực lượng đối kháng đã bày binh bố trận. Người Tiệp có một triệu rưởi quân bố trí phía sau một tuyến pháo đài mạnh nhất châu Âu, và được trang bị bởi một bộ máy công nghiệp hùng mạnh và có tổ chức cao. Pháp động viên từng phần và tuy rằng miễn cưỡng, các Bộ trưởng Pháp sẵn sàng làm trọn nghĩa vụ của mình đối với Tiệp Khắc. Vào lúc llh20 sáng ngày 28/9 Bộ Hải quân Anh ra lệnh động viên.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:56:28 pm

*

        Giữa Hitler và các cố vấn chuyên môn đã bắt đầu có sự đấu tranh, mạnh mẽ và liên tục. Có vẻ như cuộc khủng hoảng đã tạo ra những tình huống mà các tướng lĩnh Đức rất sợ. Khoảng giữa 30 và 40 sư đoàn Tiệp đang triển khai dọc theo biên giới phía đông của Đức, và súc nặng của lục quân Pháp với tỉ lệ xấp xỉ 8 trên 1 bắt đầu uy hiếp chiến lũy phía tây. Một nước Nga thù địch có thể sử dụng các sân bay của Tiệp Khắc và quân đội Xô Viết có thể cất quân qua Ba Lan và Rumani. Một số trong họ có âm mưu bắt Hitler và "bảo vệ nước Đức chống lại con người điên rồ này". Một số khác tuyên bố là tinh thần thấp của dân chúng Đức không có khả năng chịu nổi một cuộc chiến tranh châu Âu và lực lượng vũ trang Đức chưa sẵn sàng cho cuộc chiến. Đô đốc Raeder, tư lệnh hải quân Đức, đưa ra lời kêu gọi Quốc trưởng một cách quyết liệt và được nhấn mạnh sau đó một vài giờ, vì có tin hạm đội của Anh đang được huy động. Và Hitler đã dao động. Vào 2 giơ sáng đài phát thanh Đức chính thức báo tin Đức có ý định động viên ngày 29, và cùng ngay lúc llh45, một thông báo tương tự được cơ quan thông tấn Đức trao cho báo chí Anh. Lúc này, con người độc nhất và ý chí kỳ lạ của y phải chịu một sức ép rất lớn. Rõ ràng y đã tự đua mình đến miệng hố một cuộc chiến tranh toàn diện. Liệu y có thể cúi gằm xuống trước dư luận bất lợi của công chúng và sự cảnh báo nghiêm túc của các tư lệnh hải, lục, không quân không? Mặt khác y có thể rút lui được không sau khi đã sống rất lâu bằng uy tín?

        Nhưng ông Chamberlain cũng không ngồi yên và lúc này ông hoàn toàn kiểm soát chính sách đối ngoại của Anh. Huân tước Halifax tuy có những hoài nghi ngày một tăng xuất phát từ không khí của bộ mình, vẫn tuân thủ sự hướng dẫn của cấp trên. Nội các bị rối loạn sâu sắc, nhưng vẫn tuân lệnh phe đa số của chính phủ trong Hạ viện, được lãnh tụ đảng leo lái một cách khéo léo. Công việc của chúng ta chỉ do một người điều khiển, và chỉ một người thôi. Ông ta không co lại trước trách nhiệm của mình, hoặc những cố gắng cá nhân cần phải có. Ngày 14/9 theo sáng kiến của riêng mình, ông đã điện mời Hitler đến gặp ông. Tất cả 3 lần, Thủ tướng Anh bay sang Đức, cả ông và Huân tước Runciman đều thực sự thấy là duy nhất việc nhường lại vùng Sudete có thể can ngăn được Hitler không tiến vào Tiệp Khắc. Lần cuối cùng là ở Munich, Thủ tướng Pháp Daladier và Mussolini đều có mặt. Nước Nga không được mời, cả người Tiệp Khắc cũng không được có mặt tại các cuộc họp. Chiều tối ngày 28, chính phủ Tiệp Khắc được thông báo bằng lời lẽ không che giấu là đại diện tứ cường sẽ họp vào ngày tiếp theo. "Tứ cường" đạt được thỏa thuận nhanh chóng. Các cuộc hội đàm bắt đầu 12 giơ trưa và mãi đến 2 giơ sáng hôm sau mới chấm dứt. Một bị vong lục được thảo ra và ký vào lúc 2 giờ sáng, ngày 30/2. Nội dung chủ yếu của văn bản này là sự chấp nhận các yêu sách của Đức. Vùng Sudetenland được giải phóng theo 5 giai đoạn bắt đầu từ 1/10 và hoàn thành trong 10 ngày. Một ủy ban quốc tế phải xác định biên giới cuối cùng.

        Văn bản này được đặt trước mặt các đại biểu Tiệp Khắc. Họ cúi đầu trước các quyết định. Họ nói "họ mong muốn" đăng ký sự phản đối của mình trước thế giới đối với một quyết định mà họ không được tham gia. Tổng thống Benès từ chúc vì "giờ đây ông có thể là vật cản cho những sự phát triển mà bản thân Quốc gia mới của chúng tôi phải thích ứng". Ông ta rời Tiệp sang trú ngụ tại Anh quốc. Việc chia cắt nước Tiệp tiếp diễn. Người Đức không phải là những con diều hâu duy nhất trên các xác chết. Chính phủ Ba Lan gửi cho người Tiệp Khắc một bức tối hậu thư hạn trong 24 giờ phải giao cho Ba Lan quận Teschen ở biên giới. Không có cách nào để cưỡng lại yêu cầu ác nghiệt này. Người Hung cũng kéo đến yêu sách.

*

        Trong khi 4 chính khách đang chờ các chuyên viên dự thảo văn kiện cuối cùng thì Thủ tướng hỏi Hitler có quan tâm đến một cuộc hội đàm riêng không. "Hitler vồ lấy ý kiến này". Ngày 30/9, hai nhà lãnh đạo gặp riêng nhau tại căn nhà của Hitler tại Munich, người phiên dịch là người thứ ba duy nhất. Chamberlain đưa ra bản dự thảo tuyên bố mà ông ta đã chuẩn bị trước, nói là "vấn đề quan hệ Đức-Anh có tầm quan trọng số 1 đối với 2 nước và Châu Âu" và "chúng tôi coi bản Hiệp nghị ký tối qua và bản Hiệp nghị về hải quân Anh - Đức là tượng trưng cho ý muốn của nhân dân 2 nước không bao giờ trở lại chiến tranh với nhau nữa".

        Hitler đọc và ký ngay không do dự.

        Chamberlain trở về Anh. Tại Heston, noi mà máy bay hạ cánh, ông rút ra và vẫy đi vẫy lại bản tuyên bố chung mà ông đã lấy được chữ ký của Hitler, rồi đọc to trước đám chức sắc và những người ra đón ông. Khi xe hơi ông rời phi trường đi qua đám người hân hoan đón ông, ông nói với người ngồi bên cạnh là Huân tước Halifax: "Mọi việc rồi sẽ qua đi trong ba tháng", nhưng từ cửa sổ của Bộ Ngoại giao, ông một lần nữa lại vẫy đi vẫy lại tờ tuyên bố chung và dùng các từ sau đây: "Trong lịch sử chúng ta, đây là lần thứ hai, từ nước Đức, hòa bình trong danh dự đã trở về phố Downing (dinh Thủ tướng Anh). Tôi tin đó là hòa bình cho thời đại chúng ta"1.

        Một lần nữa, sự phán đoán của Hitler được minh chứng dứt khoát hơn. Bộ Tổng tham mưu Đức cực kỳ lúng túng và bẽ mặt. Một lần nữa, Hitler cuối cùng là người có lẽ phải. Bản thân ông ta, riêng với thiên tài và linh cảm đã đánh giá đúng mọi tình huống, chính trị và quân sự. Một lần nữa, như ở vùng Rhineland, sự lãnh đạo của Quốc trưởng đã vượt lên trên sự cản trở từ phía các Tham mưu trưởng. Tất cả các vị tướng này đều là những người yêu nước. Họ rất mong muốn Tổ quốc họ lấy lại được vị thế của mình trên thế giới. Họ ngày đêm dồn hết sức lực vào mọi quá trình có thể tăng cường sức mạnh quân đội của Đức. Vì vậy, họ cảm thấy đau nhói trong tim khi thấy mình quá lạc hậu với tình hình, và trong nhiều trường hợp, một mặt họ chán ghét và không tin cậy Hitler, nhưng ngược lại, những tình cảm này lại bị đề bẹp bởi sự thán phục của họ đối với thiên tài chỉ huy và sự may mắn kỳ lạ của ông ta. Chắc chắn đây là một ngôi sao dẫn đường, chắc chắn đây là người lãnh đạo để phục tùng. Như vậy, Hitler trở thành người làm chủ không ai phủ nhận được của nước Đức, và con đường đi của những ý đồ của y là quang đãng. Những người mưu phản đã chịu thất bại.

------------------
        1. Keith Felling - Cuộc đời Neville Chamberlain - T.376 mục 381.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:17:36 am

*

        Những ngày sau này không mấy dễ dàng khi chúng ta đã qua nhiều năm tháng cố gắng chịu đựng sức ép về thể xác và tinh thần để ghi lại cho một thế hệ khác những tình cảm bùng lên trong khắp nước Anh do Hiệp ước Munich gây ra. Trong đảng Bảo thủ, nội bộ các gia đình và bạn bè thân thiết có một sự chia rẽ đến mức độ tôi chưa tùng thấy. Đàn ông và đàn bà từ lâu gắn bó với nhau trên tình nghĩa đảng viên, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội nơi mình ở, nhìn nhau với con mắt khinh bỉ hoặc giận dữ. vấn đề này là một vấn đề mà cả việc các đám người hoan nghênh đón ông Chamberlain ở sân bay trở về hoặc vây kín lối vào dinh Thủ tướng, cũng như áp lực đáng sợ của ban kiểm tra kỷ luật đảng viên tại quốc hội đều không giải quyết được. Vào thời điểm này, chúng tôi, những người thuộc phái thiểu số, không chú ý gì tới sự vui mừng hoặc sự giận dữ của những người ủng hộ chính phủ. Chính phủ bị chao đảo đến tận gốc, nhưng sự việc đã xảy ra và họ đoàn kết với nhau. Riêng có một bộ trưởng đứng tách ra. Ông Duff Cooper rút khỏi Bộ Hải quân, một bộ quan trọng đã ra lệnh động viên các hạm đội. Tại thời điểm mà ông Chamberlain hoàn toàn làm chủ được công luận, ông mở đường đi qua đám đông hân hoan để tuyên bố là mình hoàn toàn bất đồng với người lãnh đạo của họ.

        Khi cuộc tranh luận 3 ngày về Munich bắt đầu, ông tuyên bố từ chức. Đây là một sự kiện sinh động trong sinh hoạt Quốc hội. Phát biểu trơn tru không một lời bình luận trong 40 phút, ông làm cho phe đa số đối lập trong đảng ngồi im thin thít. Thật là dễ dàng cho các đảng viên Công đảng và Đảng Tự do chống đối kịch liệt chính phủ lúc bấy giờ vỗ tay hoan hô ông ta. Đây là một sự câu xé lẫn nhau trong nội bộ Đảng Bảo thủ.

        Cuộc tranh luận đã diễn ra không phải là không xứng đáng với việc nó đã gây ra những xáo trộn về tình cảm cũng như những vấn đề gây cấn. Tôi nhớ rất rõ là khi tôi nói: "Chúng ta đã chịu một thất bại hoàn toàn và tuyệt đối", thì ý kiến trong phòng họp nổi lên như một cơn bão, nên phải ngùng lại một chút trước khi tiếp tục có một sự thán phục thực sự và rộng khắp đối với những cố gắng không sờn để bảo vệ và duy trì hòa bình của ông Chamberlain cũng như những việc sử dụng ảnh hưởng cá nhân của ông ta. Về mặt này ông không thể tránh được việc dựa vào hàng loạt các tính toán sai lầm, đánh giá sai người và sai việc, nhung động cơ của ông không hề bị hoài nghi, và với cách giải quyết của mình ông đã phải có một sự dũng cảm ở mức cao nhất, về điều này, tôi đã tỏ lòng khâm phục trong bài diễn văn 2 năm sau của tôi sau khi ông mất.

        Cũng có một loại lý lẽ nghiêm túc và thực tiễn tuy không đáng khen đối với họ mà chính phủ có thể dựa vào. Không ai có thể phủ nhận được sự việc ghê tởm là chúng ta đã không chuẩn bị cho chiến tranh. Không ai sát hơn tôi và các bạn tôi để chứng minh việc này. Nước Anh đã để Đức vượt xa mình về mặt không quân. Tất cả các điểm dễ bị tấn công của chúng ta đều không được bảo vệ, chỉ có chưa đến 100 pháo phòng không để bảo vệ một thành phố lớn nhất, một trung tâm dân cư lớn nhất trên thế giới. Và những cái đó lại nằm trong tay phần lớn nhũng người không được huấn luyện. Nếu Hitler thành thực và nếu thực tế đã đạt được một nền hòa bình bền vững thì ông Chamberlain đúng. Nếu bất hạnh mà ông ta bị lừa dối, thì ít nhất chúng ta phải có một thời gian để sửa chữa sự coi thường tệ hại nhất của mình. Sự nhìn nhận như vậy, cùng với sự hân hoan thở phào nhẹ nhõm trước việc tạm thời tránh được những cái khủng khiếp của chiến tranh, để chiếm được sự đồng ý của quần chúng ủng hộ chính phủ. Hạ nghị viện thông qua "chính sách của chính phủ hoàng gia đã tránh được chiến tranh trong cuộc khủng hoảng vừa qua" bằng 366 phiếu thuận so với 144 phiếu chống. Ba hoặc bốn chục đảng viên Bảo thủ không làm gì hơn được để tỏ sự bất đồng của mình là không bỏ phiếu. Chúng tôi làm việc này như là một hành động chính thức và thống nhất.

        Ngày 1/11, Tiến sĩ Hacha một người không có tên tuổi được bầu làm Chủ tịch những người Tiệp Khắc còn sót lại. Một chính phủ mới đứng ra nhận việc tại Praha. Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ không được ai chú ý tới, nói: "Điều kiện ở Châu Âu và thế giới nói chung chưa là cái gì để cho người ta phải hy vọng có một thời gian yên tĩnh trong tương lai gần". Hitler cũng nghĩ như vậy. Đầu tháng 11, người Đức thành lập chính thức 1 sư đoàn quân Tiệp Khắc mà họ bắt được. Người Ba Lan chiếm đóng quận Teschen một cách êm thấm. Người Slovac, một con cờ trong tay người Đức được hưởng một nền tự trị không chắc chắn. Hungari được chia một miếng thịt lấy của người Slovac. Khi các hậu quả này của Munich được nêu ra trước Hạ nghị viện, Chamberlain giải thích là sau Hiệp ước Munich, Anh và Pháp đưa ra một bảo đảm quốc tế cho Tiệp Khắc, sự bảo đảm này không ảnh hưởng đến các biên giới hiện hữu của nước này mà chỉ liên quan đến giả thiết một cuộc xâm lược vô cớ. Ông ta nói "cái mà chúng ta đang làm hiện nay" - với thái độ hết súc thản nhiên - "là chứng kiến việc điều chỉnh lại các biên giới được vạch ra trong Hiệp ước Versailles. Tôi không biết liệu những người có trách nhiệm về các biên giới đó có nghĩ là sẽ vĩnh viễn không có sự thay đổi về biên giới như đã được vạch ra. Tôi rất hoài nghi là họ nghĩ như vậy. Chắc chắn họ trông đợi là thỉnh thoảng biên giới sẽ phải điều chỉnh... Tôi nghĩ là tôi đã nói nhiều về Tiệp Khắc...". Tuy nhiên, sau này phải có một cơ hội nữa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:18:22 am

*

        Vấn đề được bàn cãi là liệu Hitler hoặc Đồng minh có tạo thêm được sức mạnh trong các năm sau vụ Munich. Không nhiều người ở Anh có biết sự trơ trụi của chúng tôi về mặt quốc phòng thì cảm thấy bớt lo ngại trước việc cứ mỗi tháng không quân được phát triển và các chiến đấu cơ Hurricane và Spitfire tiến gần mức ùn ùn xuất xưởng. Con số các phi đội tăng trưởng và pháo phòng không cũng tăng theo cấp số nhân. Ngoài ra, áp lục đối với việc chuẩn bị về mặt công nghiệp cho chiến tranh tiếp tục tăng. Tuy nhiên, những cải tiến này tuy có vẻ là vô giá, nhưng là nhỏ so với bước tiến mạnh mẽ của Đức trên mặt vũ trang. Như đã giải thích, sản xuất vũ khí trong toàn quốc là một nhiệm vụ 4 năm. Năm đầu chưa cho ra cái gì cả... năm thứ 2 chút ít, năm thứ ba thì nhiều và năm thứ tư thì ồ ạt. Trong thời gian này, nước Đức của Hitler đã ở năm thứ 3 hoặc thứ tư của công cuộc chuẩn bị khẩn trương trong những điều kiện hối thúc và không khác gì trong thời chiến cả. Mặt khác, nước Anh lại chuẩn bị trên cơ sở phi khẩn cấp, sự quyết đoán ít hơn và qui mô nhỏ hơn rất nhiều. Năm 1938-1939, chi phí quân sự về mọi mặt là 304 triệu bảng còn Đức thì ít nhất 1.500 triệu bảng. Chắc chắn là năm chót, trước khi chiến tranh bùng nổ, mức sản xuất của Đức gấp đôi và có thể gấp 3 tổng số vũ khí trang bị của cả Anh và Pháp cộng lại, và các nhà máy lớn (của Đức sản xuất xe tăng hoạt động hết công suất. Do vậy, tốc độ sản xuất vũ khí của họ cao hơn của chúng ta rất nhiều.

        Việc chinh phục Tiệp Khắc đã tước mất của Đồng minh 24 sư đoàn chính qui Tiệp, 15 hoặc 16 sư đoàn tuyến 2 đã được huy động, cũng như tuyến pháo đài trên núi mà trong thời gian xảy ra sự kiện Munich, muốn chiếm được, thì Đức phải triển khai 30 Sư đoàn hay là đại bộ phận quân chủ lực cơ động và được huấn luyện đầy đủ của mình. Theo các tướng Đức Halden và Jodi; trong thời gian xảy ra sự kiện Munich, ở hướng Tây, Đức chỉ để lại vẻn vẹn 13 sư đoàn trong đó có 5 sư đoàn là bộ đội tuyến 1. Chắc chắn là qua sự sụp đổ của nước Tiệp Khắc chúng ta chịu một sự tổn thất tương đương với khoảng 35 sư đoàn. Ngoài việc này ra nhà máy Skoda, đứng hàng hai trong số các nhà máy quân giới quan trọng nhất ở Trung Âu, và có sản lượng từ 8/1938 đến 9/1939 xấp xỉ ngang với sản lượng của các nhà máy quân giới Anh trong cùng thời kỳ, đã bị buộc phải quay sang với đối phương. Trong khi mọi người Đức đều lam việc cật lực như có áp lực của chiến tranh, thì người lao động Pháp từ năm 1936 đã hưởng chế độ mong ước từ lâu là 40 giờ một tuần.

        Điều tai hại hơn là tương quan lực lượng giữa Đức và Pháp đã thay đổi. Từ năm 1938 trở đi, cứ mỗi tháng trôi qua, lục quân Đức không chỉ tăng về số lượng, về tổ chức các đơn vị, về tích lũy dự trữ mà cả về chất lượng và sự trưởng thanh. Sự tiến triển về huấn luyện và hiệu quả chúng về chiến đấu đi song song với sự tăng trưởng về trang thiết bị. Lục quân Pháp không có sự tiến bộ và mở rộng tương tự và đang do dự trước các nẻo đường. Năm 1935, tuy không có sự chi viện của các Đồng minh trước đây, Pháp vẫn có thể tái chiếm Đức mà không cần có giao chiến lớn. Năm 1936, chắc chắn là quân lực Pháp vẫn còn ưu thế tuyệt đối. Giờ đây, qua tiết lộ của phía Đức, chúng ta biết tình hình đó kéo dài đến 1938, và sự nhận thức về yếu kém của mình đã đẩy Bộ tư lệnh tối cao Đức làm hết súc mình ngăn chặn mọi nước cờ thành công của Hitler làm tăng uy tín của ông ta. Trong năm tiếp theo sự kiện Munich mà chúng ta đang nghiên cứu, lục quân Đức, tuy còn yếu hơn Pháp về mặt quân dự bị được huấn luyện, nhưng đã đạt trình độ hiệu quả đầy đủ. Vì dân số Đức gấp đôi dân số Pháp, nên ưu thế quân số quân đội Đức chỉ còn là vấn đề thời gian khi mà nó trở thành mạnh hơn thông qua mọi thử thách. Về mặt tinh thần, người Đức cũng có thuận lợi hơn. Việc một đồng minh trốn tránh nghĩa vụ nhất là vì sợ chiến tranh, lam suy sụp tinh thần của bất cứ quân đội nào. Cảm giác bị buộc phải chịu thua làm cho tinh thần cả sĩ quan và binh lính suy sụp. Trong khi ở phía Đức, sự tin tưởng, sự thành công và cảm giác về sức mạnh đang tăng trưởng thổi bùng lên bản năng quân sự của dân tộc, thì việc chấp nhận sự yếu kém đã làm nản lòng các binh sĩ Pháp ở mọi cấp. Tuy nhiên, có một lĩnh vục sống còn trong đó chúng tôi bắt đầu vượt Đức và cải thiện được vị trí của mình. Năm 1938, quá trình thay thế phi cơ Gladiator loại 2 thân của Anh bằng loại Hurricane kiểu hiện đại hơn và sau đó là Spitfire, chỉ vừa mới bắt đầu. Tháng 9/1938, chúng ta chỉ có 5 phi đội Hurricane. Hon nữa, dự trữ và phụ tùng các kiểu chiến đấu cũ kỹ thôi không được sản xuất nữa vì đang trở thành vô dụng. Người Đức tiến xa hơn chúng ta nhiều trong việc trang bị lại bằng phi cơ chiến đấu hiện đại. Họ đã có khá nhiều phi cơ chiến đấu Me. 109, mà phi cơ chiến đấu cổ của chúng ta sẽ khó lòng địch nổi. Trong suốt cả năm 1939, vị trí của chúng ta có được cải thiện qua việc lập ra được nhiều phi đội mới. Tháng 9 năm đó, chúng ta có 26 phi đội phi cơ chiến đấu hiện đại gắn 8 súng, mặc dầu thời gian có ít để lập kho dự trữ và phụ tùng ở qui mô đầy đủ. Tháng 9/1940, vào thời điểm chiến dịch đánh phá nước Anh, chúng tôi đã sẵn sàng có trung bình 47 phi đội chiến đấu hiện đại.

        Về phía mình, nước Đức đã thực hiện đại bộ phận chương trình phát triển không lực cả về số lượng lẫn chất lượng trước khi chiến tranh bắt đầu. So với Đức nhũng cố gắng của chúng tôi bị chậm mất gần 2 năm. Giữa các năm 1939-1940 sự tăng trưởng của họ chỉ đạt 20% trong khi số lượng phi cơ chiến đấu của chúng tôi tăng 80%. Trên thực tế, năm 1938 chứng kiến sự yếu kém đáng buồn của chúng tôi về mặt chất lượng, và tuy rằng sang năm 1939, chúng tôi đã phần nào tiến tới giải quyết sự không cân đối, tương đối vẫn còn trong tình trạng tồi tệ hơn so với năm 1940, khi sự thử thách xảy ra.

        Năm 1938, Luân Đôn có thể đã bị oanh tạc và lúc đó chúng tôi không được chuẩn bị chút nào. Tuy nhiên, không thể có một cuộc kháng chiến trên nước Anh khi Đức chưa chiếm đóng được Pháp và các nước vùng trũng (Bỉ, Hà, Lục) để làm căn cứ xuất phát gần với bờ biển chúng tôi. Không có các căn cứ này, Đức không có thể dùng phi cơ chiến đấu thời kỳ đó để yểm hộ các máy bay oanh tạc. Quân đội Đức không thể đánh bại người Pháp năm 1938 hoặc 1939. Việc sản xuất các xe tăng có thể chọc thủng phong tuyến Pháp chưa ra đời cho mãi tới năm 1940, và với lực lượng Pháp mạnh hơn ở hướng tây cũng như một nước Ba Lan chưa chiếm được ở hướng đông, chắc chắn Đức đã không thể tập trung toàn bộ không quân vào hướng nước Anh như là họ đã có thể làm khi Pháp buộc phải đầu hàng. Điều này không tính đến thái độ của nước Nga hoặc bất cứ sự kháng cự có thể có nào của Tiệp Khắc. Vì tất cả những lý do trên so với nước Đức của Hitler, thời gian nghỉ ngơi của năm có thể coi là do Munich mà có, đã đưa Anh và Pháp vào một vị thế còn tồi tệ hơn nhiều so với thời kỳ có cuộc khủng hoảng Munich.

*

        Sau hết, có một sự việc kỳ lạ là chỉ trong năm 1938, Hitler đã sát nhập vào nước Đức Quốc xã và đặt dưới sự kiểm soát tuyệt đối của mình 6.750.000 người Áo và 3.500.000 người Sudete, tổng cộng trên 10 triệu dân, lao động và lính tráng. Thực vậy cán cân khủng khiếp đã nghiêng về phía y.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:19:17 am

15

PRAHA, ALBANIA VÀ SỰ ĐẢM BẢO ĐỐI VỚI BA LAN

        Sau khi cảm giác thư dãn tạo ra từ Hiệp ước Munich đã tiêu tan, ông Chamberlain và chính phủ của ông đứng trước tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Thủ tướng nói: "Tôi tin đây là hòa bình cho thời đại chúng ta". Nhưng đa số các đồng sự của ông muốn sử dụng "thời đại chúng ta" để tái vũ trang càng nhanh càng tốt. Ở đây có một sự chia rẽ trong Nội các. Cuộc khủng hoảng Munich đã gây ra một sự báo động và cùng với tình hình yếu kém của chúng tôi bị bóc trần, nhất là về mặt pháo phòng không, buộc phải ráo riết tái vũ trang. Điều này dĩ nhiên bị chính phủ Đức và báo chí của họ đồng thanh công kích. Tuy nhiên, không có điều gì nghi ngờ về dư luận công chúng Anh. Một mặt họ hân hoan trước việc Thủ tướng đã tránh được chiến tranh và trước các khẩu hiệu nghênh đón hòa bình, mặt khác họ cảm thấy rất cần phải có vũ khí. Tất cả các Bộ chức năng đối chiếu với những thiếu thốn ở mức báo động mà cuộc khủng hoảng được bóc trần ra đều có yêu cầu như vậy. Nội các đạt được một sự thỏa thuận trên cơ sở mọi sự chuẩn bị khả dĩ thực hiện mà không cản trơ mậu dịch của đất nước hoặc gây khó chịu cho người Đức và Ý bằng các biện pháp đại qui mô.

        Ông Chamberlain tiếp tục tin là mình chỉ phải tạo ra một sự tiếp xúc cá nhân với các nhà Độc tài để thực hiện một sự cải thiện tình hình thế giới một cách rõ ràng. Ông không biết là họ đã có những quyết định rồi. Trên tinh thần hi vọng, ông đề nghị là ông cùng Huân tước Halifax sẽ thăm Ý trong tháng giêng. Lời mời được đưa ra có phần nào chậm trễ và cuộc gặp mặt diễn ra ngày 11.1.1939. Thật đáng ngạc nhiên khi đọc nhật ký của Ciano có những lời bình luận phía sau hội trường Ý về đất nước Anh và những người đại diện. Ciano viết: "Cái chính là cuộc viếng thăm được đặt ở mức độ thấp... Tiếp xúc hữu hiệu thực tế không diễn ra. Con một khoảng cách rất xa giữa chúng ta với họ!". Đó là một thế giới khác. Chúng tôi nói về vấn đề này với Mussolini sau bữa cơm tối. Mussolini nói: "Những người này không có cái thế của Francis Drake và những nhà mạo hiểm cừ khôi khác đã xây dựng nên Đế quốc Anh. Sau hết họ là những đứa con mệt mỏi của một dòng dõi lâu đoi các nhà giàu có". Ciano bình luận "người Anh không muốn chiến tranh. Họ tìm cách kéo dài cuộc rút lui càng lâu càng tốt, nhưng họ không muốn chiến đấu... Đàm thoại của chúng ta với họ đã chấm dứt. Chẳng thực hiện được cái gì cả. Qua điện thoại, tôi nói với Ribbentrop đây là một thất bại hoàn toàn vô hại..." Và rồi một tháng sau đó "Huân tước Perth (Đại sứ Anh) trình chúng tôi thông qua bài diễn văn mà Chamberlain sẽ đọc trước Hạ viện để chúng tôi thêm bớt, nếu cần". Mussolini đồng ý và bình luận: Tôi tin đây là lần đầu tiên người đúng đầu chính phủ Anh đưa sườn của một trong những bài diễn văn của mình cho một chính phủ nước ngoài thông qua. Đây là dấu hiệu không tốt cho họ". Tuy nhiên, rốt cuộc thì chính Ciano và Mussolini lại là nhũng người đang đi dần đến ngày tận số.

        Trong khi đó, cũng trong tháng 1/1939 tại Vácsava, Ribbentrop tiếp tục tấn công Ba Lan về mặt ngoại giao: Tiếp theo việc xâm chiếm nước Tiệp là việc bao vây Ba Lan. Màn đầu của chiến dịch này là phong tỏa Ba Lan về mặt biển với cái cớ là Danzig thuộc chủ quyền của Đức và bằng cách kéo dài việc kiểm tra đường biển cảng yết hầu Nemel của Litva. Chính phủ Ba Lan biểu thị một sự kháng cự mãnh liệt đối với áp lực này và trong một thời gian, Hitler quan sát và chờ đến mùa chiến dịch.

        Trong tuần thứ 2 tháng 3, có nhiều tin đồn về các cuộc động binh tại Đức và Áo, nhất là ở vùng Vienna - Salsloburg. Có tin báo là 40 sư đoàn Đức đã được huy động theo qui chế thời chiến. Yên tâm với sự hỗ trợ của Đức, người Slovac có kế hoạch tách lãnh thổ của mình ra khỏi nước Cộng hòa Tiệp Khắc. Bộ trưởng ngoại giao Ba Lan, Đại tá Beck cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy làn gió Teuton (LND: Anglo-Saxon, Đức; Hà Lan và Bắc Âu) thổi sang hướng khác, ông ta tuyên bố công khai ở Vácsava là chính phủ Ba Lan hoàn toàn có cảm tình với nguyện vọng của người Slovac. Đức cha Tiso, lãnh tụ của người Slovac được Hitler tiếp tại Berlin với nghi thức dành cho một thủ tướng. Vào ngày 12 khi được chất vấn tại Quốc hội về việc bảo đảm đường biên giới của Tiệp Khắc, ông Chamberlain đã lưu ý Hạ viện là đề nghị của ông ta được hướng vào sự chống lại một cuộc xâm lược vô cớ. Tuy nhiên sự xâm lược nay đã diễn ra. Ông ta hẳn là không còn phải chờ đợi lâu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:19:52 am
     
        Một sự lạc quan vô lý tràn qua nước Anh trong những ngày tháng 3 này năm 1939. Mặc dầu ở Tiệp Khắc có sự dồn nén gia tăng dưới sức ép của Đức từ cả bên trong lẫn bên ngoài, các vị Bộ Trưởng và báo chí đồng tình với Hiệp ước Munich, vẫn không mất lòng tin vào đường lối mà họ đã kéo đất nước vào. Ngay 10/3 Bộ trưởng Nội vụ nói với chủ trì của mình về hi vọng của ông ta là kế hoạch hòa bình 5 năm sẽ kịp tạo ra thời kỳ "Hoàng Kim". Một chương trình về một Hiệp nghị mậu dịch với Đức vẫn đang được bàn luận theo chiều hướng có triển vọng. Tập san Punch nổi tiếng trình bày một biếm họa tả ông John Bull xã một hơi thở dài nhẹ nhõm trong một giấc mộng kinh hoàng trong khi đó tất cả những lời đồn dữ, những cái bất thường, những hoai nghi trong đêm tối đều bay biến qua cửa sổ.

        Cũng đúng vào ngày 10/3 khi bức biếm họa này xuất hiện trên mặt báo thì Hitler gửi tối hậu thư cho chính phủ Tiệp đang choáng váng vì những quyết định về Munich đã cắt mất phòng tuyến phòng thủ của mình. Quân đội Đức tiến vào Praha và hoàn toàn làm chủ một quốc gia không có sự chống đối nào cả. Tôi nhớ lại là đã cùng ngồi với ông Eden trong phòng hút thuốc của Hạ viện khi các báo xuất bản buổi chiều đăng tải các sự kiện này được đưa đến. Ngay cả nhũng người ưa thích chúng tôi là những người thực tế, những nhân chứng nghiêm túc, cũng đều ngạc nhiên trước cường độ bất thần của sự xâm phạm này. Người ta khó có thể tin là với tất cả những thông tin bí mật của mình có, tại sao chính phủ Hoàng gia lại có thể bị lúng túng, vô hiệu như vậy được. Ngày 14/3 đã chứng kiến sự tan rã và khuất phục của nước Cộng hòa Tiệp Khắc. Người Slovac chính thúc tuyên bố độc lập. Quân đội Hungari với sự ủng hộ của Ba Lan tiến vào Carpatho-Ucraina một tỉnh phía đông Tiệp Khắc mà họ yêu sách. Hitler có mặt ở Praha tuyên bố Tiệp Khắc là một nước thuộc sự bảo hộ của Đức và do vậy mà được sát nhập vào nước Đức Quốc xã.

        Ngày thứ 15, ông Chamberlain nói trước Hạ viện là "Việc quân đội Đức chiếm đóng xứ Bohemia bắt đầu từ 6 giờ sáng hôm nay, người Tiệp Khắc được lệnh của chính phủ là không chống cự gì hết". Sau đó ông ta tiếp tục tuyên bố là theo ý ông ta, lời cam kết của ông đối với Tiệp Khắc không còn giá trị gì nữa: "... Tình hình đã thay đổi từ khi nghị viện Slovac tuyên bố nước Slovakia độc lập. Với sự đổ vỡ nội bộ, lời tuyên bố này đã chấm dứt một quốc gia mà chúng ta đề nghị đảm bảo đường biên giới, và vì vậy chính phủ Hoàng gia không thể bị ràng buộc bởi nghĩa vụ này".

        Điều này có vẻ như là đã được quyết định. Trong lời kết luận, ông Chamberlain nói: "Đuơng nhiên tôi phải cay đắng lấy làm tiếc về việc giờ đây đã xảy ra, nhưng không phải vì thế mà chúng ta đi chệch khỏi con đường đã đi. Chúng ta hãy nhớ là các dân tộc trên thế giới vẫn tập trung hi vọng vào hòa bình".

        Chamberlain phải phát biểu tại điện Birmingham hai ngày sau. Tôi hoàn toàn trông đợi ông ta sẽ chấp nhận điều đã xảy ra với một thái độ dễ được lòng nhất. Sự phản ứng của Thủ tướng làm tôi ngạc nhiên. Ông ta tự cho mình có một sự hiểu biết riêng về tình hình của Hitler cũng như có khả năng lường được là các bên đã thực sự có tiếng nói chung tại Munich, và ông ta, Hitler và Mussolini đã cứu thế giới khỏi sự khủng khiếp vô biên của chiến tranh. Đột nhiên, như là chịu tác động của một sự bùng nổ đột ngột, lòng tin của ông và tất cả cái gì đã diễn ra từ các việc làm và lý lẽ của ông đều bị tan vỡ. Chịu trách nhiệm về những sai lầm lớn trong sự đánh giá các sự việc, tự lừa dối mình và áp đặt các sai lầm của bản thân cho các đồng nghiệp ngoan ngoãn của mình và dư luận công chúng bất hạnh Anh, nhưng ông ta chỉ qua một đêm đã quay ngoắt lại với quá khứ của ông ta. Nếu như Chamberlain đã không hiểu được Hitler, thì Hitler lại hoàn toàn đánh giá thấp bản chất của Thủ tướng Anh. Hitler đã lầm khi cho là lòng thiết tha với hòa bình của Chamberlain biểu thị đầy đủ nhân cách của ông này và nghĩ rằng chiếc ô là biểu tượng của Thủ tướng. Ông ta đã không nhận thúc được Neville Chamberlain có bản chất rất cứng rắn và không thích để bị chơi khăm.

        Bài phát biểu tại điện Birmingham có một giọng điệu mới. Chamberlain trách Hitler đã đích thân phản bội lời hứa về Hiệp ước Munich và đưa ra tất cả những điều mà Hitler đã cam kết. "Đây là yêu sách đất đai cuối cùng của tôi ở Âu Châu. Tôi không phải quan tâm gì thêm nữa đến quốc gia Tiệp Khắc và tôi có thể đảm bảo điều đó. Tôi không cần gì đến người Tiệp Khắc nữa". Thủ tướng nói: "Tôi tin chắc là sau Munich đại bộ phận dân chúng Anh cùng chia sẻ nguyện vọng chân thanh của tôi là phải khuếch trương thêm đường lối chính sách, nhưng hôm nay tôi chia sẻ sự tức giận va thất vọng của họ trước việc những hi vọng đó bị tan vỡ mà không có lý do chính đáng. Làm sao mà các sự kiện đó trong tuần này lại có thể hòa hợp với những lời đảm bảo mà tôi vừa nói trong bài phát biểu này?... Đó có phải là sự tấn công chót vào một quốc gia bé nhỏ không, hay là một cuộc tiến công khác sẽ xảy ra tiếp theo? Thực tế có phải đó là một bước nhằm mưu tìm cách thống trị thế giới bằng vũ lực không?"


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:20:16 am

        Không dễ gì mà hình dung được sự mâu thuẫn lớn lao giữa thái độ và chính sách trong bài phát biểu của Thủ tướng trước Hạ nghị viện trước đây. Hẳn là ông ta đã phải ở trong một thời kỳ rất căng thẳng. Hơn nữa, việc thay đổi tình cảm của Chamberlain không dừng ở ngôn từ. "Quốc gia nhỏ bé" tiếp theo trong bảng danh mục của Hitler là Ba Lan. Khi tầm quan trọng của quyết định cũng như của những người cần phải tham khảo ý kiến, thì những ngày này hẳn phải là rất bận rộn. Trong vòng nửa tháng (31/3) Thủ tướng phát biểu trước Quốc hội:

        "... Trong trường hợp có bất cứ hành động nào rõ ràng đe dọa độc lập của Ba Lan mà chính phủ Ba Lan thấy nhất thiết phải chống lại bằng lục lượng của quốc gia mình, thì ngay lập tức chính phủ Hoàng gia phải thấy mình có trách nhiệm hoàn toàn ủng hộ Chính phủ Ba Lan trong phạm vi quyền lực của mình. Chính phủ Ba Lan đã được chính phủ Hoàng gia bảo đảm về việc này. Tôi có thể nói thêm là chính phủ Pháp đã cho phép tôi nói rõ là họ có chung một lập trường với chính phủ Hoàng gia về vấn đề này..."

        Và sau này các nước tự trị cũng đã được thông báo đầy đủ tình hình.

        Bây giờ không phải lúc oán trách quá khứ. Việc bảo đảm đối với chính phủ Ba Lan đã được sự ủng hộ của các lãnh tụ của tất cả các đảng phái và các nhóm ở Hạ viện. Cái mà tôi đã nói là "Lạy Chúa chúng ta không làm cái gì khác được". Tại điểm mà chúng tôi đã đi tới thì đó là một hành động cần thiết. Nhưng không người nào am hiểu tình thế lại có thể nghi ngơ điều đó có nghĩa là một cuộc đại chiến với mọi xác suất tính trên cơ sở con người, và chúng tôi ắt phải bị lôi cuốn vào.

        Trong câu chuyện đáng buồn về những đánh giá sai lầm của những người tốt và có khả năng, chúng tôi giờ đây đã đi tới điểm cực. Tiếc rằng việc tất cả chúng tôi đều phải lâm vào tình hình khó khăn này làm cho những người có trách nhiệm bị phê phán trước lịch sử, cho dù động cơ của họ là đáng kính đến mấy. Hãy nhìn lại phía sau và thấy cái mà chúng tôi đã lần lượt chấp nhận hoặc bác bỏ: một nước Đức phải giải giáp thông qua một Hiệp ước nghiêm túc, một nước Đức tái vũ trang, vi phạm Hiệp ước, vứt bỏ ưu thế hoặc thậm chí thế quân bình về không lực; cưỡng chiếm vùng Rhineland và đã hoặc đang dựng phòng tuyến Siegfried. Trục Berlin-Roma được thành lập. Nước Áo bị nhãi ngấu nghiên. Nước Tiệp Khắc bị bỏ rơi và tàn phá vì Hiệp ước Munich, tuyến pháo đài rơi vào tay Đức; công binh xưởng Skoda hùng mạnh từ nay trở đi sản xuất trang bị vũ khí cho quân đội Đức, một mặt gạt những cố gắng của Tổng thống  Roosevelt nhằm ổn định hoặc đưa tình hình Âu Châu vào hàng đầu bằng sự can thiệp của Hoa Kỳ, còn một mặt không thèm biết đến ý chí rõ ràng của Liên Xô, muốn cùng các cường quốc phương tây quyết tâm cứu vãn Tiệp Khắc. Ba mươi lăm sư đoàn quân Tiệp Khắc để đối phó với lục quân Đức chưa hoàn chỉnh về tổ chức đã bị bỏ rơi, khi mà Anh Quốc chỉ có thể đóng góp 2 sư đoàn để tăng cường mặt trận Pháp, tất cả đều theo gió bay đi.

        Và giờ đây, khi mọi trợ giúp và thuận lợi đều đã bị lãng phí hoặc quẳng đi, Anh quốc tiến bước, giơ tay kéo Pháp về phía mình trong việc đảm bảo sự nguyên vẹn của Ba Lan - nước Ba Lan mà chỉ mới 6 tháng trước đây, với tính phàm ăn của con linh cẩu đã tham gia vào việc cướp bóc và tàn phá quốc gia Tiệp Khắc. Năm 1938, đã có sự cảm nhận về công cuộc chiến đấu cho Tiệp Khắc, khi mà người Đức cố gắng lắm mới chỉ bố trí được 6 sư đoàn ở mặt trận phía Tây, khi mà với gần 6 hoặc 7 chục sư đoàn, người Pháp chắc chắn có thể kéo quân vượt qua Sông Rhine hoặc vào tận hạt Ruhr. Nhưng điều này được coi là vô lý, thiếu cân nhắc, ở dưới mức tư duy trí tuệ và đạo lý hiện đại. Tuy vậy, giờ đây có 2 nền dân chủ phương Tây đã tuyên bố sẵn sàng đem mạng sống ra đánh cuộc cho sự bảo toàn lãnh thổ của Ba Lan... người ta nói lịch sử chủ yếu là sự ghi chép các tội ác, các sự điên cuồng khổ cực của loài người, nó có thể bị tẩy xóa, lục soát để tìm ra một trường hợp giống hệt  như sự đảo ngược hoàn toàn của một chính sách hòa hiếu thoải mái trong 5-6 năm và biến đối của nó, hầu như chỉ trong một đêm, thành sự sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến tranh rõ ràng sắp xảy ra trong những điều kiện rất tồi tệ và trên một qui mô lớn nhất.

        Hơn nữa, làm thế nào chúng tôi có thể bảo vệ Ba Lan và thực hiện lời đảm bảo của mình được? Chỉ bằng cách tuyên chiến với Đức và tấn công 1 bức tường phía tây kiên cố hơn và một lục quân Đức hùng mạnh hơn so với đội quân bị chúng tôi đẩy lùi tháng chín năm 1938. Đây là một dãy cột mốc dẫn đến thảm họa. Đây là một danh mục các sự đầu hàng (ban đầu khi mọi việc đều dễ dàng, về sau khi tình hình gay cấn hơn) trước sự hùng mạnh không ngừng phát triển của Đức. Nhưng giờ đây thì cuối cùng là Anh và Pháp đã chấm dứt sự khuất phục. Cuối cùng, đây là quyết định đưa ra trong thời điểm tồi tệ nhất, trên một cơ sở ít xác đáng nhất, một quyết định chắc chắn sẽ đưa đến việc hàng chục triệu người bị chém giết. Đây là lý do về đạo lý được sử dụng một cách có dụng ý và với một nghệ thuật đảo lộn vào cuộc chiến chết người sau khi đã lãng phí tất cả nhũng thuận lợi của nó. Tuy nhiên, nếu người ta không chiến đấu  khi chiến thắng là chắc chắn và với giá không quá đắt, thì người ta sẽ có thể, đến một lúc nào đó, phải chiến đấu với đủ các thứ rủi ro với một cơ may sống sót không chắc chắn. Thậm chí có thể có trường hợp tồi tệ. Người ta có thể phải chiến đấu khi không có hy vọng chiến thắng, vì chết đi còn tốt hơn là sống như những kẻ nô lệ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:21:54 am
     
*

        Bằng thái độ đáng xấu hổ trong việc thanh toán quốc gia Tiệp Khắc, người Ba Lan đã lấy được Teschen. Chẳng bao lâu họ phải trả giá về việc này. Ngày 21/3 khi Ribbentrop gặp Đại sứ Ba Lan ở Berlin, giọng điệu của ông ta cúng rắn hơn so với các lần bàn luận trước đây. Do việc chiếm đóng xứ Bohemia và thành lập ra nước chư hầu Tiệp Khắc, quân đội Đức đã tiến sát biên giới phía nam của Ba Lan. Đại sứ giải trình là người Ba Lan bình thường không hiểu vì sao nước Đức lại đảm nhận việc bảo hộ nước Tiệp, việc này đang ngầm chống Ba Lan. Ông ta cũng tìm hiểu về các cuộc trao đổi mới đây giữa Ribbentrop và Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania: Liệu chúng có liên quan đến cảng Memel không? (Một cảng của Lithuania trông ra biển Baltic-LND). Đại sứ, nhận được câu trả lời hai ngày sau đó (23/3) là quân đội Đức đã chiếm Memel.

        Giơ đây các phương tiện để tổ chức bất cứ một sự kháng cự nào chống lại sự xâm lược của Đức ở Đông Âu hầu như là đã cạn kiệt. Nước Hungari đứng trong phe Đức - Ba Lan đứng tách ra khỏi người Tiệp và không muốn hợp tác chặt chẽ với Rumani. cả Ba Lan lẫn Rumani đều không chấp nhận việc nước Nga dùng lãnh thổ của mình để can thiệp chống lại Đức. Chìa khóa của việc lập ra một khối Đại đồng minh là sự hiểu biết với nước Nga. Ngày 19/3, chính phủ Nga bị ảnh hưởng sâu sắc của tất cả nhũng gì đang xảy ra đã đề nghị một cuộc hội nghị 6 cường quốc, tuy mình bị gạt ra ngoài trong cuộc khủng hoảng Munich, về vấn đề này, ông Chamberlain cũng đã có định kiến. Trong một bức thư riêng, ông đã "công khai bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc đối với nước Nga. Tôi không tin chút nào vào khả năng nước Nga có thể duy trì được một cuộc phản công hữu hiệu, dù cho Nga có muốn đến    mấy. Và tôi   không tin vào các động cơ của họ, theo tôi chúng   có vẻ rất ít liên quan đến các ý tưởng về tự do của chúng ta    mà chỉ quan tâm đến việc xỏ mũi những người khác. Hơn nữa, nhiều quốc gia nhỏ, nhất là Ba Lan, Rumani và Phần Lan đều thù ghét và hoài nghi nước Nga".

        Vì vậy đề nghị của phía Liên Xô về việc họp 6 cường quốc được tiếp nhận một cách lạnh nhạt và bỏ lời luôn.

        Khả năng kéo nước Ý ra khỏi khối Trục, trước đây hiện rõ trong tính toán công khai của nước Anh, cũng đang tan biến dần. Ngày 26/3 Mussolini trong một bài diễn văn cứng rắn, đưa ra  những yêu sách với Pháp trên Địa Trung Hải. Rạng sáng 7/4/1939, Ý đổ bộ quân vào Anbani và sau một cuộc hỗn chiến ngắn ngủi đã chiếm toàn bộ nước này. Vì Tiệp Khắc là căn cứ để xâm lược Ba Lan, nên Anbani cũng được Ý sử dụng làm bàn đạp tấn công Hi Lạp và trung lập hóa Nam Tư. Chính phủ Anh đã có một sự cam kết vì lợi ích của hòa bình ở bắc đông Âu. Còn sự đe dọa đang phát triển ở Đông Nam thì sao? Hạm đội Địa Trung Hải của Anh có khả năng ngăn chặn hành động của Ý nhung đã được phép phân tán rồi. Con tàu hòa bình bị thẩm thấu ở từng mối hàn. Ngày 15/4, sau khi Đức tuyên bố đặt các vùng Bohemia và Moravia dưới sự bảo hộ của mình, Goering gặp Mussolini và Ciano tại Roma để giải thích về những tiến bộ trong các sự chuẩn bị cho chiến tranh của Đức. Cùng ngày hôm đó, Tổng thống Roosevelt gửi một bức thông điệp cá nhân cho Hitler và Mussolini yêu cầu hai người này đảm bảo không tiến hành thêm bất cứ sự xâm lược nào trong 10, hoặc thậm chí 25 năm, nếu chúng ta phải thấy trước vấn đề xa như vậy. Ban đầu Mussolini từ chối không chịu đọc tài liệu và rồi nhận xét: "Đó là kết quả của bệnh bại liệt trẻ em!". Ông ta không nghĩ là bản thân mình sẽ phải chịu những tai họa tồi tệ.

*

        Ngày 27/4 Thủ tướng ra quyết định động viên theo nghĩa vụ quân sự tuy rằng ông đã nhiều lần cam kết không làm việc này. Sự thức tỉnh muộn màng này là do có sức ép của ông Hore - Belisha, Quốc vụ khanh Bộ Chiến tranh. Chắc hẳn ông ta nắm vũng sinh mệnh chính trị của mình, và nhiều cuộc gặp gỡ cấp trên của ông mang tính cách đáng sợ. Tôi thấy một cái gì đó của con người ông trong sự thử thách gay go, gian khổ này, và không bao giờ ông tin chắc là ngày hôm nay còn làm ở cơ quan không phải là ngày cuối cùng. Dĩ nhiên, việc gọi lính nhập ngũ ở giai đoạn này không tạo cho chúng ta một đội quân. Nó chỉ áp dụng với người 20 tuổi. Tuyển xong họ còn phải huấn luyện; huấn luyện xong con phải trang bị. Tuy nhiên, đó là một hành động tượng trưng có ảnh hưởng rất lớn tới Pháp và Ba Lan và các quốc gia khác mà chúng tôi đã đảm bảo một cách hào phóng. Trong cuộc tranh luận, phe đối lập đã không làm được nhiệm vụ của họ. Cả Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do đều co lại trước thành kiến lâu đời có ở nước Anh đối với việc cưỡng bách quân dịch và các lãnh tụ của đảng đều có lý do để chống đối việc này. Những người này rất đau khổ vì đảng mà phải làm như vậy. Nhưng họ vẫn làm và đưa ra hàng loạt lý do. Sự chia rẽ trong đảng là trên đường lối của Đảng Bảo thủ thực hiện chính sách của mình bằng 380 phiếu thuận và 143 phiếu chống. Trong bài phát biểu của mình, tôi đã tìm hết cách thuyết phục phe đối lập ủng hộ chủ trương cần thiết này, nhưng cố gắng của tôi là vô vọng. Tôi hoàn toàn thông cảm với những khó khăn của họ, đặc biệt là phải đương đầu với một chính phủ mà họ thuộc phe đối lập. Tôi phải ghi lại sự kiện vì nó đã tước đi bất cứ quyền kiểm soát nào của đảng viên Đảng Tự do và Đảng Lao động đối với chính phủ đương thời. Họ tỏ thái độ riêng của họ đối với sự kiện một cách quá rõ ràng. Hiện nay họ phải tỏ một thái độ trung thực hơn.

        Trong tháng 3 tôi cùng ông Eden và khoảng ba chục đảng viên bảo thủ đưa ra một nghị quyết về một chính phủ liên hiệp. Trong mùa hè, ở trong nước có một sự khuấy lên đáng kể ủng hộ nghị quyết này, hoặc ít nhất là việc đưa tôi và ông Eden vào trong nội các. Ngài Stafford Cripps, trong tư thế độc lập của mình, rất lo buồn về nguy cơ của quốc gia. Ông ta đến gặp tôi và các Bộ trưởng khác, và yêu cầu lập ra cái mà ông gọi là "Chính phủ của mọi đảng phái". Tôi không thể làm được gì hết; nhưng ông Stanley - Bộ trưởng Thương mại - rất xúc động. Ông ta viết cho Thủ tướng nói là ông nhường cơ quan mình nếu điều đó tạo thuận lợi cho việc tái thiết. Ông Chamberlain bằng lòng với 1 sự xác nhận chính thức.

        Từng tuần lễ trôi qua, hầu hết các báo đi đầu là tờ Daily Telegraph và được tờ Manchester Guardian nhân thêm, đều phản ánh sự bột phát dư luận này. Tôi ngạc nhiên trước luận điệu lặp đi lặp lại hàng ngày trên báo chí. Hàng ngàn biểu ngữ khổng lồ được trưng bày nhiều tuần liên tục tại khu quảng cáo nội đô với khẩu hiệu "Churchill phải quay trở lại". Hàng chục thanh niên nam nữ tình nguyện đeo các khẩu hiệu tương tự trên vai diễu hành qua lại trước Hạ viện. Tôi không dính dáng gì với các hình thức khuấy động này, nhưng chắc chắn là nếu được mời, tôi chắc chắn phải tham gia chính phủ. Ở đây, một lần nữa, vận may của tôi đúng vững và các cái khác còn lại vận động theo một trình tự lôgic tự nhiên và khủng khiếp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:23:56 am
         
16.

Ở NGƯỠNG CỬA

        Chúng tôi tới thời kỳ mà mọi mối quan hệ giữa Anh và Đức đã cáo chung. Dĩ nhiên, giờ đây chúng tôi biết là chẳng bao giờ  có mối quan hệ trung thực giữa hai nước từ khi Hitler lên nắm quyền, ông ta chỉ hi vọng thuyết phục, hoặc dọa nạt Anh để cho mình được rảnh tay ở Đông Âu, và ông Chamberlain đã nuôi hi vọng xoa dịu và cải biến Hitler, đưa ông ta đến chỗ hòa mục. Tuy nhiên, thời điểm đã đến khi mà các ảo vọng của chính phủ Anh bị xua tan. Nội các, sau hết, cũng phải nhận ra Đức Quốc xã là hiện thân của chiến tranh, và Thủ tướng đưa ra những đảm bảo cũng như sự kết giao đồng minh từ mọi hướng con mở, bất kể liệu chúng ta có thể viện trợ hữu hiệu cho các nước hữu quan hay không. Bên cạnh đảm bảo cho Ba Lan, chúng tôi đảm bảo thêm cho Hi Lạp và Rumani và ngoài hai nước này ra còn có một liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ.

        Giờ đây chúng tôi phải nhớ lại tâm giấy đáng buồn mà ông Chamberlain đã lấy được chữ ký của Hitler tại Munich, tấm giấy mà ông ta vẫn phất cao một cách thắng lợi trước đám đông khi ông nêu ra hai mối liên hệ mà ông cho là có được giữa mình và Hitler, giữa Anh - Đức. Việc thôn tính nước Tiệp Khắc đã phá hủy mối liên hệ thứ nhất; ngày 28/4 Hitler gạt bỏ mối liên hệ thứ hai. Ý cũng hủy bỏ Hiệp ước bất xâm phạm Đức - Ba Lan.

        Chính phủ Anh phải cấp tốc xem xét những hệ lụy thực tế của sự đảm bảo cho Ba Lan và Rumani. Các sự đảm bảo nói trên đều không có giá trị gì về quân sự, trừ trường hợp trong khuôn khổ một sự thỏa thuận chung với Nga. Do đó, thì cuối cùng đàm phán về chủ đề nay bắt đầu diễn ra tại Matxcova ngày 15/4 giữa Đại sứ Anh và ông Litvinov. Căn cứ vào cách lâu nay người Nga được nhìn nhận và đối xử, nên giờ đây cũng không hi vọng gì được nhiều ở họ. Tuy vậy, ngày 16/4 họ đưa ra một đề nghị chính thúc (văn bản không được công bố) thành lập một mặt trận thống nhất tương trợ giữa Anh, Pháp và Liên Xô.

        Ngoài ra, Tam cường này, cộng thêm Ba Lan, nếu có thể được phải đảm bảo cho các quốc gia ở Trung và Đông Âu đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược từ phía Đức. Vật cản đối với một sự thỏa thuận như vậy là ở chỗ các nước có chung biên giới hoảng sợ việc tiếp nhận viện trợ của Liên Xô dưới dạng quân đội Xô Viết kéo qua lãnh thổ của họ để bảo vệ họ, chống lại người Đức và nhân thể sát nhập họ vào hệ thống Xô Viết Cộng sản mà họ là những người chống đối kịch liệt nhất. Ba Lan, Rumani, Phần Lan và ba quốc gia Baltic không biết trong hai cái Đức xâm lược và Nga cứu nguy cái nào đáng sợ hơn. Chính sự lựa chọn khủng khiếp nay đã làm tê liệt chính sách của Anh và Pháp.

        Tuy nhiên, không thể nghi ngờ gì được, ngay cả dưới ánh sáng của những sự kiện sau này, là Anh và Pháp đã phải chấp nhận đề nghị của Nga, tuyên bố đồng minh ba bên và để các nước trong khối đồng minh cùng có một kẻ thù chung, tự sắp xếp một phương pháp có thể làm cho đồng minh này có hiệu quả trong trường hợp có chiến tranh. Trong những trường hợp như vậy, có một tâm trạng phổ biến khác. Các đồng minh trong chiến tranh thường dành cho yêu cầu của nhau nhiều thuận lợi, mọi thủ đoạn trong thời chiến coi là ghê tởm thì nay đều được hoan nghênh. Trong một đại đồng minh như kiểu có thể được thành lập, thì một nước đồng minh không dễ gì vào được lãnh thổ của một nước trong phe trừ phi được mời vào.

        Nhưng ông Chamberlain và Bộ Ngoại giao bị rối rắm trước cái điều bí hiểm, khó hiểu này khi các sự kiện ở thời điểm này xảy ra một cách dồn dập và với một khối lượng lớn như vậy, thì đi từng bước một là điều khôn ngoan: Việc Anh, Pháp và Nga đồng minh với nhau có thể làm cho nước Đức năm 1939 hoảng sợ và không ai có thể chứng minh rằng chiến tranh là có thể tránh được. Thời điểm của bước thứ hai là khi thế mạnh đã ở bên phía các nước đồng minh thì hoạt động ngoại giao của mình, đồng minh có thể lấy lại được thế chủ động. Hitler không dám tiến hành chiến tranh trên hai mặt trận, điều mà ông ta lên án sâu sắc cũng như không chịu đựng nổi sự đánh trả. Tiếc là đã không đẩy Hitler vào tình thế khó khăn này, một tình thế có thể làm cho ông ta mất mạng. Các chính khách không được kêu gọi chỉ để giải quyết những vấn đề dễ dàng. Những vấn đề này luôn luôn tự nó được giải  quyết. Nơi nào mà cán cân không ổn định và tương quan lực lượng còn ở trạng thái không rõ ràng, thì nơi đó xuất hiện các cơ hội cho những quyết định cứu vãn thế giới. Chúng ta đã lâm vào cảnh hãi hùng của năm 1939 thì vấn đề sống còn là phải bám chắc lấy phần hy vọng lớn hơn. Ví dụ, nếu sau khi nhận được đề nghị của Nga, ông Chamberlain trả lời là: "Đồng ý - Ba chúng ta cùng hợp sức bẻ gẫy Hitler" hoặc những ngôn từ tương tự thì Quốc hội có lẽ đã thông qua, Staline có lẽ đã thông cảm và lịch sử có lẽ đã đi theo một hướng khác - ít nhất thì lịch sử đã không thể đi vào con đường tồi tệ.

        Thay vào đó là một sự im lặng kéo dài trong khi các biện pháp nửa vời và các thỏa hiệp đúng đắn đang được chuẩn bị... Sự chậm trễ này ảnh hưởng tai hại đến Litvinov. Cố gắng cuối cùng của ông nhằm đưa các vấn đề đến một quyết định dứt khoát với các cường quốc phương tây được coi như là đã thất bại. Uy tín của chúng ta rất thấp, cần có một chính sách ngoại giao hoàn toàn khác cho sự an toàn của nước Nga và phải tìm ra được người đề xuất. Ngay 3/5 Matxcơva công khai thông báo là M.Litvinov thôi giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao theo yêu cầu của ông ta và Thủ tướng Molotov sẽ kiêm nhiệm chức vụ này. M.Litvinov, một người Do Thái lỗi lạc, một đối thủ mà Đức nhằm vào, giờ đây đã bị quẳng ra một bên như một công cụ bị gẫy, mà không được phép có một lời giải thích nào, bị vứt từ sân khấu thế giới vào bóng tối với một khẩu phần đạm bạc và bị cảnh sát giám sát. Molotov, người ít được nước ngoài biết đến trở thành Bộ trưởng Ngoại giao cùng cánh và thân cận nhất của Staline, không bị vướng vào các lời tuyên bố phiền toái trước đây, và tách khỏi không khí của Hội Quốc Liên, ông ta có thể di chuyển theo bất cứ hướng nào mà sự tự vệ có lợi cho nước Nga. Trên thực tế, chỉ có một con đường duy nhất mà giờ đây chắc ông ta phải đi. Ông ta luôn luôn ủng hộ một sự dàn xếp với Hitler. Chính phủ Xô Viết, từ vụ Munich và từ nhiều cái khác nữa, tin rằng cả Anh và Pháp không ai muốn chiến đấu trừ phi bị tấn công và như vậy thì không phải là tốt lắm. Cơn bão được tích tụ sắp sửa nổ ra. Nước Nga phải tự lo cho mình.

        Việc đảo ngược chính sách một cách không bình thương và mạnh mẽ của Nga là một sự thay đổi hoàn toàn và kỳ lạ chỉ có thể có trước ở các quốc gia có chế độ độc tài. Cách đây chưa đầy hai năm, các nhà lãnh đạo quân đội Nga và hàng vạn tướng lĩnh có tài nhất đã bị khử chỉ vì đã có những khuynh hướng mà ngày nay đã trở thành chấp nhận được đối với một dúm người không yên tâm trong điện Kremli. Chủ nghĩa thân Đức là điên rồ và phản bội. Giờ đây, trong chốc lát, điều đó đã trở thành chính sách của nhà nước, và thảm họa sẽ đến một cách cơ học với bất cứ ai dám có ý kiến cũng như luôn luôn tới với những ai chậm trở mình để thích ứng.

        Đối với nhiệm vụ trong tay, không ai có thể sánh được với tân Bộ trưởng Ngoại giao về mặt thích hợp hoặc trang bị.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:26:02 am

*

        Người mà giờ đây Staline đưa ra làm Bộ trưởng Ngoại giao có một gương mặt mà chính phủ Anh và Pháp thời đó không rõ, cần được phác họa. Vyacheslav Molotov là người có tài năng xuất chúng và tàn bạo một cách lạ lùng. Ông đã sống sót qua các rủi ro và thử thách đáng sợ, các thử thách mà các lãnh tụ Bônsêvích đã phải trải qua trong các năm thắng lợi của cách mạng. Ông đã sống và thành công trong một xã hội mà những mưu đồ thiên hình vạn trạng thường đi kèm với sự đe dọa thường xuyên về thanh toán cá nhân. Cái đầu có dáng một viên đạn đại bác? Bộ ria đen, đôi mắt thông minh, khuôn mặt chữ điền, thái độ rất điềm tĩnh, ăn nói khôn khéo, tất cả là những biểu hiện thích hợp của đức tính và kỹ xảo của ông ta. Ông hơn tất cả mọi người khi giữ vai trò tay sai và công cụ của một chính sách thuộc một bộ máy không thể lường trước được. Tôi chỉ gặp ông ta trên các điều kiện bình đẳng tại các nơi dành cho các cuộc họp giữa các bên đối kháng nhau trong đó đôi khi có xuất hiện một tâm trạng hóm hỉnh, hoặc tại các bữa tiệc trong đó ông ta liên tục nâng cốc chúc một cách lịch sự theo quy ước hoặc chẳng có ý nghĩa gì. Tôi chưa bao giờ thấy có người nào đại diện một cách hoàn hảo cho quan niệm hiện đại về người máy hơn ông ta. Tuy nhiên với tất cả nhũng cái trên, vẫn con có một nhà ngoại giao có vẻ biết điều và thật sự hào nhoáng. Tôi không thể nói được ông ta là người thế nào đối với người dưới quyền. Qua các cuộc hội thoại được ghi lại, có thể thấy được ông là người thế nào đối với Đại sứ Nhật Bản trong những năm sau hội nghị Teheran khi mà Staline hứa sẽ tấn công Nhật Bản ngay khi quân Đức bị đánh bại. Các cuộc phỏng vấn tế nhị, tìm hiểu, gây khó chịu, cuộc này nối tiếp cuộc kia, được tiến hành một cách đàng hoàng đạt mức hoàn hảo, với một mục đích khó hiểu, và một sự đứng đắn, nhã nhặn theo nghi thúc. Không bao giờ có sơ hở, không bao giờ có một hành động không cần thiết. Nụ cười giá lạnh xứ Sibêri, ngôn từ đắn đo và khôn ngoan, thái độ khả ái, tất cả những cái nay kết hợp với nhau tạo ông thành một người hoàn hảo của chính sách Xô Viết trong một thế giới đầy chết chóc này. Thư từ trao đổi qua lại với ông ta về các vấn đề tranh cãi luôn luôn là vô bổ và nếu đẩy xa hơn nữa, sẽ kết thúc bằng các việc nói sai sự thật hoặc thóa mạ. Thí dụ: Duy nhất có một lần hình như tôi nhận được một sự phản công, tự nhiên, nhân bản. Đó là vào mùa xuân 1942, khi ông ta ghé lại nước Anh trên đường từ Mỹ về. Ông ta đã ký hiệp ước Anh - Xô và sắp sửa đáp chuyến bay nguy hiểm về nước. Tại cửa nhìn ra vườn của Bộ Ngoại giao Anh, mà chúng tôi sử dụng khi cần giữ bí mật, tôi nắm chặt tay ông ta và hai người nhìn thẳng vào mặt nhau. Đột nhiên, ông tỏ ra rất xúc động. Trong hình ảnh này con người thực xuất hiện. Ông ta đã nắm chặt tay tôi không kém. Chúng tôi xiết chặt tay nhau một cách im lặng. Nhưng rồi chúng tôi cùng đứng bên nhau, và cả hai đều là đối tượng của cái sống hoặc cái chết. Quanh năm ngày tháng, ông sống trong nguy cơ của sự tàn phá, và đổ nát sắp rơi xuống đầu ông hoặc do ông mang đến cho người khác. Bộ máy Xô Viết chắc chắn là đã tìm thấy ở Molotov một đại diện có khả năng và đặc trưng về nhiều mặt luôn luôn là một đảng viên trung thành và một đồ đệ của chủ nghĩa Cộng sản. Tôi thật là hạnh phúc biết bao khi đến cuối đời không bị những căng thẳng dằn vặt mà ông ta phải gánh chịu; tốt hơn là đừng sinh ra đời làm gì. Trong việc điều hành công tác ngoại giao, Mazarin, Talleyrand, Metternich sẽ hoan nghênh ông cùng đúng trong hàng ngũ họ nếu có một thế giới khác mà người Bôn-sê-vích tự cho phép mình tham gia.

        Kể từ khi trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, Molotov chủ trương dàn xếp với Đức có hại cho Ba Lan. Các cuộc đàm phán của phía Nga với Anh được tiến hành chậm chạp, uể oải và ngày 19/5, toàn bộ vấn đề được đưa ra trước Hạ viện. Cuộc tranh luận ngắn và nghiêm túc thực chất được giới hạn trong phạm vi lãnh tụ các đảng và các cựu Bộ trưởng có uy tín. Lloyd, George, Eden và tôi nhấn mạnh với chính phủ sự bức xúc phải tiến hành ngay với Nga một cuộc dàn xếp có tính chất qui mô và trên cơ sở bình đẳng. Thủ tướng trả lời, và lần đầu tiên cho chúng tôi biết quan điểm của mình đối với đề xuất của phía Liên Xô. Thái độ ứng xử của ông ta là lạnh lùng và thực chất là coi thường và có vẻ thiếu bình đẳng như là đã thể hiện trong việc gạt bỏ các đề nghị của Roosevelt một năm trước đây. Attlee, Sinclair và Eden nói những nét đại thể về nguy cơ sắp xảy ra và sự cần thiết phải liên minh với Nga. Khó có thể nghi ngờ là giờ đây tất cả cái đó đã quá chậm. Những cố gắng của chúng tôi đã tiến tới điểm bế tắc gần như không thể tháo gỡ được. Các chính phủ Ba Lan và Rumani chấp nhận sự đảm bảo của Anh, nhưng lại không sẵn sàng để chấp nhận một việc tương tự như vậy từ phía chính phủ Nga. Một thái độ tương tự như vậy cũng có ở vùng chiến lược quan trọng - đó là các nước vùng Baltic. Chính phủ Xô Viết nói rõ là họ sẽ chỉ tham gia một hiệp ước hỗ tương nếu Phần Lan và các nước vùng Baltic là đối tượng của một sự đảm bảo tổng quát. Giờ đây bốn nước này từ chối, và vì khiếp sợ, sẽ vẫn từ chối điều kiện bảo đảm đó trong một thời gian dài. Phần Lan và Esthonia thậm chí khẳng định sẽ coi một sự đảm bảo đối với họ mà không được họ chấp nhận là một hành động xâm lược. Ngày 7/6, Esthonia và Latvia ký một hiệp ước không xâm lược với Đức. Như vậy Hitler thâm nhập một cách dễ dàng vào công sự phòng thủ cuối cùng của một liên minh chậm trễ và không dứt khoát chống lại y.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:26:21 am

        Mùa hè tiến tới, những sự chuẩn bị cho chiến tranh trực tiếp trên khắp Âu Châu và các thái độ của các nhà ngoại giao, các diễn văn của các chính trị gia và ước mong của loài người hàng ngày ít được coi trọng, những cuộc điều động quân sự của Đức hình như báo trước việc dùng vũ lục để giải quyết tranh chấp với Ba Lan về Danzig là bước tiên khởi của việc tấn công vào chính nước Ba Lan. Ngay 10/6 Chamberlain phát biểu trước quốc hội về sự lo lắng của mình, và lặp lại ý định đứng về phía Ba Lan nếu nền độc lập của nước này bị đe dọa. Trên tinh thần tách rời khỏi sự việc, chính phủ Bỉ, dưới ảnh hưởng lớn của nhà vua, ngày 23 thông báo là họ phản đối việc đàm phán cấp Tham mưu trưởng với Anh và Pháp, và Bỉ có ý định duy trì một nền trung lập tuyệt đối. Ngọn triều các sự kiện kéo theo việc siết chặt hàng ngũ giữa Anh và Pháp, cũng thoải mái như ở nhà mình. Trong tháng bảy có sự đi lại dồn dập giữa Paris và Luân Đôn. Lễ kỷ niệm ngày quốc khánh Pháp (14/7) là một dịp để phô bày sự liên kết Anh - Pháp. Tôi được Chính phủ Pháp mời tham dự cảnh tượng huy hoàng này.

        Khi tôi rời sân bay Le Bourget sau cuộc diễu hành, tướng Gamelin gợi ý tôi phải đi thăm mặt trận Pháp. Ông ta nói: "Ông chưa bao giờ xem khu vực Rhine. Vậy tháng 8 ông nên đến đó, tôi sẽ đưa ông đi xem mọi cái". Sau đó một kế hoạch được vạch ra và ngày 15/8 tướng Spears và tôi được tướng Georges, bạn thân của Gamelin tư lệnh lục quân vùng đông bắc và là người có thể kế vị Bộ Tư lệnh tối cao chào đón. Tôi rất thích thú được gặp người tướng rất có tài năng và dễ chịu này, và trong 10 ngày tiếp theo cùng với ông ta xem xét các vấn đề quân sự, gặp gỡ Gamelin, người cũng đang thị sát một số điểm tại khu vực này của mặt trận.

        Bắt đầu từ góc sông Rhine gần Lauterbourg, chúng tôi đi xuyên qua toàn khu vực tới biên giới Thụy Sĩ. Ở nước Anh, như là vào năm 1914, người dân thoải mái đi nghỉ và chơi với con cái trên bãi cát. Nhưng ở đây, dọc sông Rhine có một thứ ánh sáng chói chang khác. Tất cả các cầu bắc tạm bợ qua sông đều được dẹp lại hoặc về phía bờ bên này, hoặc phía bờ bên kia. Các cầu vĩnh cửu đều được canh gác cẩn mật và đặt mìn. Các sĩ quan tin cẩn được bố trí ngày đêm tại đây để ấn nút mìn phá cầu khi có lệnh. Con sông lớn phình ra do tuyết trên dãy núi Alpine tan ra đổ xuống, uốn khúc theo một dòng nước chảy cuồn cuộn đen ngòm. Các tiền đồn Pháp với những công sự đào xuống đất để đặt súng trường giữa các lùm cây. Hai hoặc ba người trong bọn tôi có thể đi đến tận bờ sông, nhưng người ta nói là không nên để lộ bất cứ cái gì giống như là mục tiêu. Ở phía xa hơn cách 300 thước Anh, có thể nhìn thấy những người Đức với cuốc chim và xẻng đang thong thả lao động tại các điểm bố phòng. Toàn bộ dân chúng vùng bờ sông của Strasbourg đã sơ tán. Tôi đúng trên cầu một lúc và quan sát một vài chiếc hơi chạy qua cầu. Hai bên đầu cầu diễn ra việc kiểm tra kỹ lưỡng các hộ chiếu và giấy chứng nhận. Ở đây trạm kiểm tra của Đức cách trạm kiểm tra của Pháp khoảng hơn 100 thước Anh. Không có giao dịch giữa họ với nhau. Tuy vậy, Châu Âu vẫn có hòa bình. Không có tranh chấp giữa Đức và Pháp. Dòng sông Rhine vẫn trôi, cuộn xoáy, lúc nhanh lúc chậm với tốc độ 6-7 dặm một giờ. Một hoặc hai xuồng có đám con trai ngồi phóng trên mặt sông. Tôi không trở lại sông Rhine cho tới tháng 3/1945, nghĩa là 5 năm sau, khi tôi vượt sông trên một chiếc tàu nhỏ cùng với Thống chế Montgomery. Nhưng là ở gần Wesel, xa hơn về phía bắc.

        Điều đặc biệt mà tôi học được qua chuyến thăm của tôi là sự chấp nhận hoàn toàn thế phòng ngự nó quán triệt các ông chủ Pháp có trách nhiệm cao nhất của tôi và buộc tôi phải chấp nhận không thể cưỡng lại. Trong khi nói chuyện với các sĩ quan rất có tài năng này của Pháp, người ta có cảm giác là người Đức mạnh hơn, là nước Pháp không còn có sinh lực để tổ chúc một cuộc phản công lớn. Nước Pháp sẽ chiến đấu để tồn tại -  chỉ có thế thôi! Còn có chiến lũy Siegfried với hỏa lực gia tăng của vũ khí hiện đại. Tôi ớn đến tận xương sự khủng khiếp của các trận tấn công Somme và Passchendaele. Tất nhiên so với thời điểm Munich, người Đức đã mạnh hơn rất nhiều. Chúng ta không rõ những lo âu sâu sắc đã dày vò Bộ Tư lệnh của họ. Chúng ta đã tự cho phép mình, về mặt thể chất cũng như tâm lý, sa vào một điều kiện mà không một người nào có tinh thần trách nhiệm - và đến điểm này tôi không có trách nhiệm gì hết - có thể hành động trên cơ sở mình cho là đúng - và đúng thật - là chỉ có 42 sư đoàn Đức được trang bị và huấn luyện dở dang bảo vệ một tuyến dài từ Biển Bắc đến Thụy Sĩ. Con số này là so sánh với 13 sư đoàn vào thời điểm sự kiện Munich.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:26:44 am

*

        Trong những tuần lễ cuối cùng, tôi có cái lo là chính phủ Hoàng gia, mặc dầu có sự bảo đảm của chúng tôi, sẽ chùn lại không lâm chiến với Đức trong trường hợp Ba Lan bị Đức tấn công. Không nghi ngờ gì ở thời điểm này, ông Chamberlain đã quyết tâm đi đến một quyết định mặc dầu là cay đắng. Nhưng tôi lại không hiểu ông nhiều như là sau đó một năm. Tôi sợ rằng Hitler có thể đưa ra một trò bịp về một hoạt động mới chưa từng có, hoặc về một vũ khí bí mật có thể gây khó khăn hoặc như đánh đố một nội các đã bị quá tải về công việc. Thỉnh thoảng giáo sư Lindemann nói chuyện với tôi về năng lượng nguyên tử. Do đó tôi yêu cầu ông ta cho tôi biết tình hình trong lĩnh vực này như thế nào và sau khi hội thoại với ông tôi viết bức thư dưới đây cho Kingsley Wool, Quốc vụ khanh về hàng không, người mà tôi có quan hệ khá thân mật.

        Một vài tuần trước đây, một trong những tờ báo "Ngày Chủ Nhật" trang trọng đưa một câu chuyện về một khối năng lượng khổng lồ có thể có được từ Uranium thông qua một chuỗi qui trình mới được tìm ra gần đây khi loại nguyên tử đặc biệt này bị neutron phá vỡ. Mói đầu thì điều này có thể báo trước sự xuất hiện nhiều chất nổ mới có sức tàn phá lớn, vì vậy điều quan trọng là phải nhận thức được là không có nguy cơ gì về sự khám phá nay sẽ đem lại những kết quả khả dĩ ứng dụng được trên qui mô to lớn trong nhiều năm, cho dù giá trị về mặt khoa học và có thể cuối cùng là tầm quan trọng về mặt thực tiễn của nó to lớn như thế nào đi chăng nữa.

        Có những chỉ dẫn là những câu chuyện sẽ được truyền bá với dụng ý, khi sự căng thẳng quốc tế đạt điểm cao về việc ứng dụng qui trình này để sản xuất ra một loại chất nổ mới khủng khiếp có thể xóa sạch thành phố Luân Đôn. Chắc chắn là Đạo quân thứ 5 thông qua sự đe dọa này sẽ tìm cách buộc chúng ta phải chấp nhận một sự đầu hàng nữa. Vì lý do này, cần thiết phải nói rõ tình thế đích thực.

        ... Việc lo sợ sự khám phá mới của ông ta đã cung cấp cho Đức Quốc xã một chất nổ khủng khiếp mới, bí mật, dùng để tiêu diệt kẻ thù, rõ ràng là không có cơ sở. Những lời nói bóng gió đen tối chắc chắn sẽ được thốt ra và những lời đồn đại kinh khủng sẽ không ngót được truyền bá, nhung người ta hy vọng là không ai bị mắc bẫy cả. Thật đặc biệt khi dự báo nay trở thành chính xác. Và cũng không phải là người Đức đã tìm ra con đường. Thực vậy họ đi theo một con đường sai, và thực tế họ đã từ bỏ việc tìm kiếm bom nguyên tử để chuyển sang hỏa tiễn và phi cơ không người lái vào thời điểm mà Tổng thống Roosevelt và tôi đã có quyết định và đi tới những thỏa thuận đáng ghi nhớ về sản xuất bom nguyên tử trên qui mô lớn. Các quyết định và thỏa thuận này sẽ được mô tả ở đúng vị trí của chúng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:37:58 am

*

        Ngày 7/7 Mussolini nói với Đại sứ Anh là "báo cho ông Chamberlain biết nếu Anh Quốc sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Ba Lan thì Ý sẽ chiến đấu cùng với đồng minh của mình là Đức". Nhưng ở hậu trường thì thái độ ông ta là ngược lại. Trên hết ông ta tìm cách củng cố quyền lợi của mình ở Địa Trung Hải và Bắc Phi, gặt hái những kết quả của việc Ý can thiệp vào Tây Ban Nha và nuốt trôi Albania. Ông ta không thích bị kéo vào một cuộc chiến tranh ở Châu Âu để Đức chiếm Ba Lan. về những lời khoe khoang của ông trước công chúng, hơn ai hết ông biết rõ thế mong manh của Ý về quân sự và chính trị. Ông muốn nói đến chiến tranh năm 1942, nếu Đức cung cấp vũ khí, trang bị, nhưng năm 1939 - thì không!

        Trong khi súc ép đối với Ba Lan tăng lên trong mùa hè, Mussolini quay sang ý nghĩ lặp lại vai trò trung gian của mình về Munich và gọi tới một Hội nghị về hòa bình thế giới. Hitler gạt ngay những ý nghĩ đó. Trong tháng 8, Hitler nói rõ cho Ciano biết là ông ta có ý định giải quyết với Ba Lan, là ông ta buộc phải đánh nhau với cả Anh và Pháp và ông ta muốn Ý cùng vào cuộc. Ông nói: " Nếu Anh giữ lại trong nước các lực lượng  cần thiết, thì quá lắm cũng chỉ có thể đưa sang Pháp hai sư đoàn bộ binh và một sư đoàn cơ giới, còn lại thì có thể cung cấp một số ít biên đội oanh tạc cơ nhưng hầu như không có bất cứ phi cơ chiến đấu nào vì không quân Đức sẽ đột ngột tấn công Anh và như vậy Anh rất cần phi cơ chiến đấu để tự bảo vệ", về Pháp ông ta nói sau khi tiêu diệt xong Ba Lan - việc này không lâu - Đức có thể tập trung hàng trăm sư đoàn dọc theo bức tường phía Tây do đó Pháp buộc phải tập trung toàn bộ lực lượng hiện có ở các thuộc địa, ở biên giới Ý và các nơi khác trên chiến tuyến Maginot để chiến đấu một mất một còn. Sau những cuộc trao đổi này, Ciano buồn rầu trở về báo cáo với chủ của mình, người mà ông thây đã nhận thức sâu sắc được ý chí chiến đấu của các chế độ dân chủ, và thậm chí càng quyết tâm đứng ngoài cuộc chiến tranh.

*

        Giờ đây các chính phủ Anh và Pháp có cố gắng mới để đi đến một sự dàn xếp với Nga Xô Viết. Người ta đã quyết định gửi một đặc phái viên đến Matxcơva. Eden, người đã có những tiếp xúc bổ ích với Staline vài năm trước đây, tình nguyện đi. Thủ tướng không chấp nhận sự tình nguyện khảng khái này. Ngày 12/6, Strang, một quan chức có khả năng nhưng không có uy tín gì đặc biệt bên ngoài Bộ Ngoại giao, được giao phó nhiệm vụ rất quan trọng nay thay cho Eden. Đây lại là một sai lầm nữa. Việc cử một người với gương mặt tầm thường đến như vậy thực tế là một sự xúc phạm. Người ta nghĩ là không rõ ông ta có khả năng chọc thủng được cái vỏ ngoài của tổ chức Xô Viết hay không. Dù sao thì đã quá chậm trong mọi trường hợp. Nhiều việc đã xảy ra từ khi Maisky được phái đến gặp tôi tại Chartwell hồi tháng 9/1938. Sự kiện Munich đã xẩy ra. Quân đội của Hitler đã có thêm một năm để trưởng thành. Các công binh xưởng Đức được tăng cường thêm các nhà máy Skoda hoạt động hết công suất. Chính phủ Liên Xô rất quan tâm đến Tiệp Khắc, nhưng nước Tiệp Khắc đã mất rồi. Ông Benes bị đi đày. Một Gauleiter Đức trị vì ở Praha.

        Mặt khác đối với Nga thì Ba Lan là một chùm vấn đề lâu đời về chính trị và chiến lược hoàn toàn khác. Cuộc gặp gỡ lớn lần chót là trận đánh Vácsava năm 1920 khi các đạo quân Bônsêvích do Kamieniev chỉ huy bị đẩy lui bởi Pilsudski có sự giúp đỡ ý kiến của Weygand và của phái đoàn Anh do huân tước Lord d’Abem cầm đầu, và sau đó là sự hận thù đẫm máu. Trong tất cả các năm đó, Ba Lan là mũi lao nhọn chống Bônsêvích, tay trái thì bắt tay và ủng hộ các nước Baltic, tay phải thì vào thời điểm sự kiện Munich, góp phần vào việc cướp phá nước Tiệp. Chính phủ Xô Viết biết chắc là Ba Lan căm ghét họ và Ba Lan cũng không có súc để chịu nổi sự tấn công dữ dội của Đức. Tuy nhiên họ cũng thấy rất rõ nguy cơ của chính mình, cũng như là cần phải có thời gian để sửa chữa tổn thất lớn trong các Bộ Tư lệnh quân đội. Trong tình hình như vậy, triển vọng về sứ mệnh của ông Strang không phải là dồi dào.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2019, 11:31:18 pm

        Các cuộc đàm phán xoay quanh việc Ba Lan và các nước Baltic không muốn được người Xô Viết cứu họ khỏi tay người Đức, và vì vậy đàm phán dẫm chân tại chỗ. Suốt tháng 7, các cuộc tranh luận được tiếp tục một cách lừng chừng và sau chót chính phủ Xô Viết đề nghị các cuộc trao đổi phải được tiếp tục trên cơ sở quân sự với các đại diện của Pháp và Anh. Vì vậy, chính phủ Anh cử đô đốc Drax cùng đi đến Matxcova với một phái bộ vào ngày 10/8. Các sĩ quan nay không có ủy nhiệm bằng văn bản để đàm phán. Phái bộ Pháp do tướng Doumenc dẫn đầu. Phía Nga do Thống chế Voroshilov chủ trì. Giờ đây chúng tôi biết là cùng thời gian này, chính phủ Nga đồng ý cho một nhà đàm phán Đức vào Matxcơva. Hội nghị quân sự này tan vỡ khi Ba Lan và Rumani từ chối không để cho quân đội Nga đi qua lãnh thổ của mình. Thái độ của Ba Lan là "Với người Đức, chúng tôi có nguy cơ mất tự do; với người Nga chúng tôi có nguy cơ mất phần hồn"1.

        Tháng 8/1942, tại điện Kremli, vào những giờ đầu buổi sáng, Staline cho tôi biết một khía cạnh của lập trường Xô Viết. "Chúng tôi có cảm giác" - Staline nói - "Là chính phủ Anh và Pháp không quyết định tham chiến nếu Ba Lan bị tấn công, nhưng họ hy vọng là một sự thống nhất về ngoại giao giữa các nước Pháp - Anh - Nga sẽ ngăn chặn được Hitler. Chúng tôi chắc là không được". Staline hỏi: "Nước Pháp sẽ đưa ra bao nhiêu sư đoàn để chống lại việc Đức động viên?". Câu trả lời là "Khoảng 100". Rồi ông lại hỏi: "Nước Anh sẽ đưa ra bao nhiêu?". Câu trả lời là: "Hai hay hơn hai sau đó" Stalin nhắc lại: "À, hai và hơn hai sau đó". Ông ta hỏi: "Ông có biết chúng tôi phải đưa bao nhiêu sư đoàn ra mặt trận Nga nếu chúng tôi phải tiến hành chiến tranh với Đức?" tạm ngừng một lúc. "Trên ba trăm". Tôi không được cho biết thời điểm và đối tượng của cuộc đối thoại này. Phải nhận đây là một cơ sở vững chãi, nhưng bất lợi cho Strang của Bộ Ngoại giao.

        Stalin và Molotov cho là vì mục đích mặc cả, cần phải giấu kín ý đồ của họ cho đến thời điểm cuối cùng có thể được. Molotov và các người dưới quyền tỏ ra có tài đánh lừa trong các cuộc tiếp xúc với cả hai phía. Vào buổi tối ngày 19/8, Staline thông báo Bộ Chính Tri về ý định của ông muốn ký một hiệp ước với Đức. Ngày 22 tháng 8, phía Đồng minh không tìm thấy thông chế Voroshilov cho đến tận buổi tối. Ngày hôm sau, Ribbentrop đến Matxcova. Trong một hiệp ước bí mật, Đức tuyên bố không có ý đồ chính trị gì đối với Latvia, Esthonia và Phần Lan, nhưng coi Lithuania nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mình. Một đường giới tuyến được vạch ra cho sự chia cắt Ba Lan. Trong các nước Baltic, Đức chỉ có yêu sách về quyền lợi kinh tế. Hiệp ước bất xâm phạm và hiệp ước bí mật được ký muộn vào đêm 23/82.

        Mặc dầu tất cả cái đó được ghi một cách khách quan trong chương này, chỉ có chủ nghĩa cực quyền độc tài ở cả hai nước mới có thể chịu nổi sự kinh tởm của một hành động không bình thường chút nào như vậy. Vấn đề là liệu Hitler hay Staline có ghê tởm điều đó không, cả hai người đều biết rằng nó chỉ là một thủ đoạn nhất thời. Sự đối kháng giữa hai đế quốc và hai chế độ là một mất một còn, chắc chắn Staline cảm thấy Hitler sẽ bớt ý tưởng bất cộng đới thiên với Nga hơn sau 1 năm chiến tranh với các cường quốc phương Tây. Hitler đi theo phương pháp "Mỗi lần giải quyết một việc". Việc một hiệp ước như vậy được ký kết nói lên sự thất bại hoàn toàn của Anh và Pháp trên mặt chính sách ngoại giao trong nhiều năm. Về phía Xô Viết, phải nói cái cần thiết nhất của họ là giữ cho được quân Đức triển khai càng lùi về phía Tây bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, để họ có thêm thời gian tập hợp lực lượng từ khắp nơi trên đế quốc bao la của họ. Họ đã chôn sâu trong đầu sự thất bại của quân đội họ năm 1914, trong việc lao lên phía trước để tấn công quân Đức khi mới huy động được một phần lực lượng của mình. Nhưng ngày nay biên giới của họ nằm xa về phía Đông biên giới của cuộc chiến tranh trước. Họ phải chiếm đóng các nước Baltic và một bộ phận lớn lãnh thổ Ba Lan bằng vũ lục hoặc bằng gian lận trước khi họ bị tấn công. Nếu chính sách của họ là tàn bạo, thì giờ đây nó cũng rất thực tế.

        Ghi lại các điều kiện của hiệp ước vẫn còn là việc đáng làm.

        "Hai bên ký kết tự buộc mình chấm dứt bất cứ hành động bạo lực nào, hành động xâm lược nào, và cuộc tấn công nào đối với bên kia hoặc do một mình hoặc cùng với các cường quốc khác".

------------------
        1. Trích trong "Nước Pháp đã cứu Châu Âu" của Paul Reynaud I. Trang 587.

        2. Hồ sơ Nuremberg.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 10:04:52 pm
 
        Hiệp ước này có hiệu lực 10 năm; nếu không bị bên nào tỏ ý muốn chấm dứt 1 năm trước khi mãn hạn này, thì mặc nhiên hiệp ước có hiệu lực thêm 5 năm nữa. Một không khí vui mừng hớn hở và nhiều cuộc nâng cốc chúc tụng trong phòng hội nghị. Staline tự mình nâng cốc chúc Hitler như sau: "Tôi biết dân tộc Đức yêu quí Quốc trưởng của mình như thế nào, bởi vậy tôi phải nâng cốc chúc súc khỏe ông ấy". Một bài học có thể được rút ra từ tất cả những cái này, đó là sự đơn giản, rõ ràng. "Trung thực là chính sách tốt nhất". Nhiều ví dụ loại này sẽ được giới thiệu trong các trang sách này. Các gương mặt gian ngoan, các chính khách mắc sai lầm vì những tính toán quá chi tiết sẽ được nói đến. Nhưng đây là một ví dụ mang tính chất tín hiệu. Chỉ mới có 20 tháng trôi qua trước khi Staline và dân tộc Nga phải trả một cái giá khủng khiếp bằng sinh mạng của hàng chục triệu người. Nếu một chính phủ không có lương tâm nó có vẻ như luôn luôn được thuận lợi lớn và tự do hành động, nhưng "mọi việc sẽ lộ ra lúc cuối ngày và sẽ lộ ra nhiều hơn, thậm chí khi tất cả các ngày đều chấm dứt".

        Những tin tức buồn thảm đến với thế giới như một sự bùng nổ. Sự sợ hãi không có trong bất kể các cảm xúc nào mà chính phủ Anh có thể đã nếm trải. Chính phủ đã không chần chừ khi tuyên bố "Một sự kiện như vậy sẽ không còn cách nào ảnh hưởng đến nghĩa vụ của mình và chính phủ quyết tâm hoàn thành nghĩa vụ đó". Lập tức các biện pháp đề phòng được đề ra. Lệnh được truyền ra cho việc tập hợp pháo cao xạ và các nhóm công tác chủ chốt ở bờ bể cũng như cho sự bảo vệ các điểm yếu. Điện báo động được gửi tới chính phủ các nước tự trị và các thuộc địa. Ngừng tất cả các việc đi phép trong tất cả các quân, binh chủng chiến đấu. Bộ Tư lệnh Hải quân báo động cho các thương thuyền. Nhiều biện pháp khác được đề ra. Ngày 25/8, chính phủ Anh tuyên bố một hiệp ước chính thức với Ba Lan xác nhận việc bảo đảm đã được đưa ra. Với bước đi này, người ta hy vọng tạo ra một cơ may tốt nhất cho việc giải quyết bằng thương lượng trực tiếp giữa Đức và Ba Lan bất chấp sự việc là nếu không xong thì Anh sẽ đứng bên cạnh Ba Lan. Trên thực tế, Hitler đã lùi ngày D từ 25/8 đến 1/9 và đi vào đàm phán trục tiếp với Ba Lan như ý muốn của Chamberlain. Tuy nhiên mục đích của y không phải là đạt được một thỏa thuận với Ba Lan, mà để tạo cho chính phủ hoàng gia mọi cơ hội lẩn tránh nghĩa vụ bảo đảm. Ý nghĩ của họ cũng như của Quốc hội và các dân tộc là ở trên một bình diện khác. Đây là một điều kỳ lạ về người Anh, không thích thủ tục và không bị xâm lăng trong gần 1000 năm, là khi nguy hiểm tới gần, và thậm chí tăng lên, họ lại trở nên ít hoảng hốt; khi nó sắp xẩy ra họ không biết sợ gì hết. Những thói quen này đã dẫn họ đến chỗ hút chết đôi lần. Qua các văn bản trao đổi với Mussolini về điểm này, giờ đây Hitler thấy rằng, nếu y không đoán được trước điều này thì không thể dựa vào sự can thiệp quân sự của Ý nếu xảy ra chiến tranh. Có vẻ như tin tức từ phía Anh hơn là từ phía Đức đã giúp Mussolini biết được các quyết định cuối cùng. Ciano ghi trong nhật ký ngày 27/8: "Người Anh cho chúng ta biết văn bản về đề nghị của Đức, với Luân Đôn mà chúng ta hoàn toàn không được biết"1. Cái duy nhất mà Mussolini cần hiện nay là Hitler đồng ý để Ý được trung lập.

        Ngày 31/8 Hitler "phát lệnh số 1 về điều hành chiến tranh".

        1. Giờ dây mọi khả năng về chính trị dể giải quyết bằng phương pháp hòa bình một vấn đề rất nhức nhối mà nước Đức không chịu nổi ở biên giới phía Đông đã cạn kiệt, tôi đã xác định một giải pháp thi hành bạo lực.

        2. Việc tấn công Ba Lan phải được tiến hành theo đúng sự chuẩn bị đã được thực hiện... Ngày tấn công - 1/9/1939. Giờ tấn công - 04 giờ 45 (được ghi bằng bút chì đỏ).

        3. Ỏ phía tây, điều quan trọng là Pháp và Anh dứt khoát phải chịu trách nhiệm về việc gây hấn. Ban đầu, một hành động đơn thuần mang tính chất địa phương phải được sử dụng để chống lại những vi phạm biên giới không đáng kể2.


*

        Trên đường về từ mặt trận sông Rhine, tôi lưu lại một vài ngày tốt trời tại chỗ ở của bà Balsan, cùng với bạn bè, nhưng rất lo âu, trong một lâu đài cổ mà Vua Henry of Navarre đã ngủ đêm trước khi diễn ra trận đánh Ivry. Người ta cảm thấy một sự lo sợ đè nặng lên tất cả. Thậm chí ánh sáng trên thung lũng xinh đẹp của sông Eure cũng có vẻ mất đi tia thần kỳ của nó. Tôi thấy vẽ bức tranh là một công việc khó khăn trong tình hình bất ổn định này. Ngày 26/8 tôi quyết định về nhà, nơi mà ít nhất tôi có thể thấy được cái gì đang diễn ra. Tôi nói với vợ tôi là tôi sẽ báo tin đúng lúc. Khi đi qua Paris, tôi mời tướng Georges ăn cơm trưa. Ông này cho biết tất cả những số liệu về quân đội Pháp và Đức và xếp loại các sư đoàn theo chất lượng. Kết quả gây cho tôi ấn tượng lớn đến mức lần đầu tiên tôi nói: "Nhưng các ông là bậc thầy". Ông ta trả lời: "Người Đức có một quân đội rất mạnh, và chúng tôi không bao giờ cho phép mình đánh trước. Nếu họ tấn công, hai nước chúng ta sẽ sát cánh với nhau vì nghĩa vụ".

        Đêm đó tôi ngủ ở Chartwell và ở đây tôi yêu cầu Tướng Ironside ở cùng với tôi ngày hôm sau. Ông ta vừa trở về từ Ba Lan và cho biết tình hình quân đội Ba Lan đặc biệt khả quan. Ông ta chứng kiến trận diễn tập của sư đoàn tấn công dưới lưới lửa đạn thật mà không phải là không có thương vong. Tinh thần Ba Lan là cao. Ông ta ở với tôi ba ngày và chúng tôi tìm cách ước lượng cái không biết được. Cũng trong thời gian nay, tôi hoàn thành việc xây cái bếp của ngôi nhà mà năm qua tôi đã chuẩn bị cho gia đình tôi những năm sau này. Vợ tôi được tin của tôi đã đến ngày 30/3 qua đường Dunkirk. Được biết có 20.000 tên Đức quốc xã có tổ chức ở nước Anh vào thời gian này, và chứng đã thống nhất với nhau về cách làm trên lãnh thổ các nước bạn bè khác là trước khi nổ ra chiến tranh phải có một màn mở đầu rõ nét bằng hành động phá hoại và mưu sát. Vào thời điểm đó tôi không có sự bảo vệ của nhà nước và tôi không yêu cầu được bảo vệ chút nào; nhưng tôi nghĩ là tôi đủ nổi bật để phải đề phòng. Tôi có khá đủ tin tức thuyết phục rằng Hitler thừa nhận tôi là một kẻ thù. Thanh tra Thompson, cựu thám tử Scotland Yard là nhân viên bảo vệ cũ của tôi và ông ta đã nghỉ hưu. Tôi gọi ông ta đến và mang theo súng ngắn. Tôi lấy những vũ khí của tôi ra, chúng còn tốt. Khi người này ngủ thì người kia thức. Trong những giờ phút nay, tôi biết rằng nếu chiến tranh xảy ra - và ai có thể hoài nghi là nó không đến? - thì một gánh nặng lớn sẽ rơi xuống vai tôi.

-------------------
        1. Nhật ký của Ciano trang 136.

        2. Hồ sơ Nuremberg. Trang 172.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 10:07:23 pm
    
17

CHIẾN TRANH HỦY DIỆT

        Ba Lan bị Đức tấn công vào lúc bình minh ngày 1/9. Trong buổi sáng có lệnh động viên toàn bộ các lực lượng. Thủ tướng yêu cầu tôi đến gặp ông vào buổi chiều tại dinh chính phủ. Ông nói với tôi là không thấy có hy vọng tránh được một cuộc chiến tranh với Đức và ông ta đề nghị lập ra một Nội các Chiến tranh gồm các Bộ trưởng nhưng không có bộ để lãnh đạo chiến tranh. Ông lưu ý là Công đảng theo ông ta hiểu, không muốn tham gia một chính phủ liên hiệp. Ông vẫn hy vọng vào sự tham gia của Đảng Tự do. Ông đề nghị tôi là một thành viên của Nội các Chiến tranh. Tôi đồng ý và không bình luận gì, và trên cơ sở này chúng tôi nói với nhau lâu về nhân sự và các biện pháp.

        Tôi ngạc nhiên thấy không được tin gì hết của ông Chamberlain trong suốt ngày 2/9 là ngày có khủng hoảng lớn. Tôi nghĩ rằng chắc là đang có một sự cố gắng phút chót để cứu vãn hòa bình; và điều đó đã tỏ ra là đúng. Tuy vậy, khi Quốc hội họp buổi chiều đã xảy ra một cuộc tranh luận, ngắn nhưng gay gắt trong đó một lời phát biểu của Thủ tướng có tính chất hòa hoãn không mấy được Hạ viện hưởng ứng. Khi ông Greenwood đúng lên phát biểu thay mặt cho Công đảng đối lập, ông Amery từ hàng ghế của Đảng Bảo thủ nói to "Hãy nói cho nước Anh". Các tràng pháo vỗ tay nổi lên. Chắc chắn là Hạ viện chủ chiến. Tôi thậm chí cho là Hạ viện quyết tâm và đoàn kết hơn so với cuộc họp tương tự ngày 8/3/1914 mà tôi đã tham gia. Sau này, tôi được biết là hồi 9h30 sáng ngày 1/9 Anh đã phát đi một tối hậu thư cho Đức, tiếp theo đó là một bức tối hậu thư thứ hai vào lúc

        9 giờ sáng ngày 3/9. Buổi phát tin sớm ngày thứ ba thông báo là Thủ tướng sẽ phát biểu trên đài phát thanh vào lúc llhl5.

        Qua đài phát thanh, Thủ tướng báo cho chúng tôi biết là chúng ta ở trong tình trạng chiến tranh, và khi ông ta chua ngừng hẳn thì có một tiếng rền rĩ kỳ lạ, kéo dài, sau đó trở thanh quen thuộc, đập vào tai người nghe. Vợ tôi vào trong phòng, vững vàng thêm trước cuộc khủng hoảng và có nhận xét tốt về sự nhanh nhậy và chính xác của người Đức và chúng tôi đi lên sân thượng để xem cái gì đang xẩy ra. Từ mọi phía xung quanh chúng tôi, các mái nhà và đỉnh tháp nhà thơ Luân Đôn nhô lên trong ánh sáng trong và lạnh của tháng 9, trên nữa là 30 hay 40 khinh khí cầu hình trụ đang từ từ nhô lên. Chúng tôi cho chính phủ một điểm cao về việc chuẩn bị đã được thể hiện rõ ràng và thời gian mà theo hướng dẫn chúng tôi mong đợi có được là 15 phút sắp hết đến nơi, chúng tôi đi vào nơi trú ẩn dành cho mình và được trang bị một chai rượu Brandy và một số thuốc trợ lực thích hợp khác.

        Noi trú ẩn của chúng tôi ở cách cuối phố 90 thước Anh, nó chỉ là một tầng ngầm trống rỗng, bao cát cũng không có, và chủ nhân của sáu căn hộ đã tập trung ở đây rồi. Mọi người đều vui vẻ và hài hước theo phong cách người Anh khi sắp sủa phải đối phó với cái chưa biết. Qua lối của ra, ngó nhìn theo dọc dãy phố vắng ngắt và xuống đám đông ở buồng dưới, tôi tưởng tượng thấy hình ảnh của sự tàn phá và chém giết, các tiếng nổ làm rung chuyển nền đất, các nhà của đổ sập ngổn ngang, bụi mù, các nhân viên cứu hỏa và xe chữa cháy chạy hối hả qua các đám khói cháy, dưới tiếng động cơ của phi cơ địch. Phải chăng tình hình này dành cho tất cả chúng tôi mà trước đó đã không được hướng dẫn về các cuộc không tập khủng khiếp như thế nào? Bộ không lực với bản chất tự cho là quan trọng đã quá tâng bốc sức mạnh của mình. Các người theo chủ nghĩa hòa bình tìm cách khai thác sự sợ hãi của công chúng, và những người trong số chúng tôi đã từ lâu thúc ép phải có một sự chuẩn bị và một không lực mạnh hơn, thì lại bằng lòng với việc họ phải đóng vai trò kích thích, trong khi họ gạt bỏ những dự đoán kinh khủng nhất. Tôi biết, trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh, chính phủ đã chuẩn bị trên 250.000 giường bệnh cho nạn nhân của các cuộc không tập. Ít nhất thì ở đây cũng không có sự đánh giá thấp. Giờ đây chúng tôi phải xem sự thật là gì.

        Khoảng 10 phút sau, tiếng rên rỉ lại bật ra, bản thân tôi cũng không tin chắc là đó không phải là sự lặp lại lời cảnh báo trước, nhưng có một người chạy dọc theo phố và hét to "Còi báo yên" và chúng tôi ai nấy về chỗ ở của mình và bắt tay vào việc. Công việc của tôi là đi đến hạ viện. Hạ viện họp đúng vào giờ ngọ với thủ tục chậm rãi và với lời cầu nguyện nghiêm trang và ngắn gọn. Ở đây tôi nhận được giấy của Thú tướng yêu cầu tôi đến phủ Thủ tướng ngay sau khi tan họp... Khi ngồi tại ghế lắng nghe các bài phát biểu, một cảm giác yên tĩnh đến với tôi sau những hồi hộp và cảm xúc sâu sắc trong mấy ngày qua. Tôi cảm thấy thanh thản trong lòng và thấy mình tách khỏi bụi trần. Vinh quang của một nước Anh cổ kính, yêu hòa bình, không có chuẩn bị gì hết, nhưng bật lên ngay theo tiếng gọi của danh dự không chút sợ hãi, làm rung động dữ dội lòng tôi và có vẻ như là nâng vận mệnh của chúng ta lên tới các lĩnh vục tách khỏi các việc trần tục và các cảm xúc vật chất. Tôi tìm cách chuyển tới cuộc họp ở Hạ viện phần nào cái tâm tưởng này, khi tôi phát biểu, cử tọa hưởng ứng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 10:09:08 pm

        Ông Chamberlain cho tôi biết giờ đây ông ta có thể trao cho tôi bộ Hải quân và dành cho tôi một ghế trong nội các chiến tranh. Tôi vui mừng trước việc này vì tuy không nêu lên vấn đề, tôi dĩ nhiên thích một nhiệm vụ cụ thể hơn là một nhiệm vụ được đề cao bao trùm lên công việc của người khác đã làm và người đó rất có thể là một bộ trưởng không bộ nào mặc dầu rất có uy tín. Ra chỉ thị dễ hơn là làm cố vấn, và càng dễ chịu hơn khi có quyền hành động, dù trong một phạm vi hạn chế, hơn là có quyền được nói dài dòng. Trong trường hợp thứ nhất,  nếu Thủ tướng dành cho tôi sự lựa chọn giữa Nội các Chiến tranh và Bộ Hải quân, thì dĩ nhiên tôi chọn Bộ Hải quân. Giờ đây  tôi có cả hai. Không thấy có ai nói gì cả khi tôi phải chính thức nhận nhiệm vụ từ nhà vua và trên thực tế, tôi chưa làm thủ tục hôn tay cho mãi tới ngày thứ năm. Những giờ phút đầu của cuộc chiến tranh có thể là sống còn đối với hải quân. Tôi báo cho Bộ Hải quân biết là tôi sẽ nhận nhiệm vụ này và tới Bộ Hải quân lúc 6h sáng. Nhận được tin, Bộ đã có lòng tốt báo ngay cho lực lượng hải quân biết là "Winston đã quay trở lại". Và như vậy, tôi quay trở về căn phòng mà tôi đã ra đi với sự đau đớn và buồn rầu 25 năm trước đây, khi việc Huân tước Fisher từ chức đã kéo theo việc tôi bị gạt khỏi ghế Bộ trưởng Hải quân. Tôi ngồi vào ghế và sau lung tôi vài bước là chiếc khung bằng gỗ để treo bản đồ mà tôi đã cho treo năm 1911; Hơn 1/4 thế kỷ đã trôi qua, nhưng hiểm họa từ một quốc gia này còn đe dọa chúng tôi. Một lần nữa, việc bảo vệ quyền của một quốc gia yếu kém bị xúc phạm và xâm lược vô cớ, buộc chúng tôi phải rút kiếm ra khỏi vỏ. Một lần nữa, chúng tôi phải chiến đấu vì cuộc sống và danh dự, chống lại toàn bộ sức mạnh, tính tàn ác của dân tộc Đức, một dân tộc gan dạ, có kỷ luật và cường bạo. Lại một lần nữa! Cho dù như vậy đi!

        Hiện giờ, thành viên nghiệp vụ trong ban lãnh đạo của Bộ Hải quân đến gặp tôi. Tôi có biết qua Dulley Pound trong thời gian trước khi tôi giữ chức Bộ trưởng Hải quân; ông này là một trong những sĩ quan tham mưu được Huân tước Fischer tin cẩn. Tại quốc hội, tôi đã lên án mạnh mẽ việc sắp xếp bố trí đội hình của hạm đội Địa Trung Hải dưới sự chỉ huy của ông ta, vào lúc nước Ý tiến xuống Anbani. Giờ đây chúng tôi gặp nhau trên cương vị những người đồng nghiệp và việc vận hành suôn sẻ bộ máy to lớn của Bộ Hải quân sẽ tùy thuộc vào mối quan hệ thân thiết và thống nhất với nhau về căn bản giữa hai người. Chúng tôi nhìn nhau một cách thân thiện tuy còn nghi ngờ. Nhưng từ những ngày đầu tiên, tình thân thiện và tin cậy lẫn nhau giữa chúng tôi phát triển viên mãn. Tôi đánh giá và tôn trọng phẩm chất cao về cá nhân và nghiệp vụ của Đô đốc Pound. Chiến tranh với những thăng trầm và may rủi của nó giáng những cú đinh tai nhức óc xưởng chúng tôi, tình bạn và tinh thần chiến hữu giữa hai người lại càng trở nên thắm thiết hơn. Bốn năm sau, khi ông ta qua đời vào lúc cuộc đại thắng trên mặt trận Ý, tôi khóc với niềm thương vô hạn tất cả những gì mà Hải quân và đất nước đã mất.
       
*

        Như độc giả có thể biết, tôi có hiểu biết đáng kể về Bộ Hải quân và Hải quân Hoang gia. Bốn năm, từ 1911 đến 1915, khi tôi có bổn phận chuẩn bị hải quân cho chiến tranh và nhiệm vụ điều khiển Bộ Hải quân trong mười tháng đầy gay go, là thời kỳ sôi động nhất của đời tôi. Tôi đã thu thập được một khối lượng rất lớn về tin tức chi tiết và đã có rất nhiều bài học về Hải quân và chiến tranh ngoài biển. Trong lúc nghỉ ngơi tôi đã nghiên cứu và viết rất nhiều về các vấn đề hải quân. Tôi đã nói nhiều về những vấn đề này ở Hạ Viện. Tôi luôn luôn tiếp cận chặt chẽ với Bộ Hải quân và mặc dầu có những 1ời phê phán mạnh mẽ nhất trong những năm đó, tôi vẫn được chia sẻ những tin tức bí mật của Bộ. Bốn năm công tác tại Ủy ban Nghiên cứu Phòng không tôi đã tiếp xúc với tất cả các phát triển hiện đại về rađa, một vấn đề sống còn đối với ngành Hải quân. Tháng 6/1938, Huân tước Chatfield khi đó là Bộ trưởng Bộ Hải quân đã đích thân đưa tôi đi tham quan Học viện chống tàu ngầm tại Porland, và chúng tôi lên khu trục hạm ra biển dự một cuộc diễn tập dùng máy để phát hiện tàu ngầm bằng sóng âm (Asdic). Mối quan hệ thân thiết của tôi với cố đô đốc Henderson, Thanh tra Hải quân cho tới 1938, và những cuộc tranh luận có sự khuyên khích của Đệ nhất Huân tước phụ trách Hải quân tại Quốc hội hồi đó với Huân tước Chatfield về thiết kế của chiến hạm và tuần dương hạm kiểu mới đã giúp chúng tôi có được cái nhìn toàn cảnh về lĩnh vực chế tạo mới. Dĩ nhiên qua những tư liệu được công bố thì lực lượng, thành phần, cấu trúc, về mặt hiện đại cũng như triển vọng của Hạm đội cũng như của Hải quân Đức, Ý, Nhật là điều quen thuộc đối với tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 10:13:27 pm

*

        Một trong những việc làm bước đầu khi nhận phụ trách Bộ Hải quân và trở thành một thành viên của Nội các Chiến tranh, là lập riêng cho mình một Cục Thống kê. Để làm việc này, tôi dựa vào giáo sư Lindeman, một người bạn thân tín của tôi từ nhiều năm. Chúng tôi cùng nhau xây dựng quan điểm và đánh giá nhận xét về toàn cục. Giờ đây tôi bố trí giáo sư tại Bộ Hải quân cùng với nửa tá các nhà thống kế và kinh tế và tin là họ không quan tâm đến cái gì hết ngoài cái xác thực ra. Nhóm người có khả năng này qua tiếp cận với tất cả các tin tức chính thức và dưới sự hướng dẫn của Lindeman, có khả năng thường xuyên cung cấp cho tôi các bản và biểu đồ minh họa toàn bộ cuộc chiến tranh trong chừng mực sự hiểu biết của chúng tôi. Họ nghiên cứu và phân tích với một sự kiên định không mệt mỏi tất cả các giấy tờ thuộc cấp bộ lưu hành trong Nội các Chiến tranh, và cũng tiến hành tất cả các cuộc điều tra mà bản thân tôi muốn làm.

        Vào thời điểm đó, không có tổ chức thống kê chung của chính phủ. Từng bộ trình bày chuyện của mình trên cơ sở số liệu và dữ liệu của mình. Bộ Không quân kể chuyện theo cách này thì Bộ Chiến tranh theo cách khác. Bộ Cung cấp và Bộ Thương mại tuy nghĩa có giống nhau nhưng lại dùng các thổ ngữ khác nhau. Tình hình này đôi khi dẫn đến hiểu lầm và lãng phí thời gian khi vấn đề này hoặc vấn đề khác đi đến thời điểm quyết định trong Nội các. Tuy vậy, ngay từ lúc đầu, tôi đã có nguồn tin đều đặn của riêng mình, các tin cục bộ đều ăn khớp với nhau và với tổng thể. Tuy rằng, đầu tiên tin tức chỉ có phạm vi cục bộ, nhưng nó đã giúp tôi tạo lập được một cách nhìn đúng đắn và thấu đáo về vô vàn sự kiện và số liệu ùn ùn xảy ra và đến với chúng tôi.

        Tình hình đặc biệt về Hải quân năm 1914 không hề diễn lại. Khi đó chúng tôi bước vào cuộc chiến với tỷ lệ 16 trên 10 đối với tàu lớn và 2 trên 1 đối với tuần dương hạm. Trong những ngày đó, chúng tôi huy động tám hải đội đặc nhiệm gồm tám thiết giáp hạm, mỗi hải đội có kèm theo một hải đội tuần dương hạm và một tiểu đội tàu nhỏ, tất cả cùng với các lực lượng  tuần dương hạm quan trọng biệt phái, và tôi chờ đón một hành động tổng thể của một hạm đội tuy yếu hơn nhưng vẫn đáng sợ. Giờ đây, Hải quân Đức chỉ mới bắt đầu được xây dựng lại nhưng không có đủ sức để lập được một chiến tuyến. Hai chiến hạm lớn Bismark và Tirpitz của họ phải được coi là đã vi phạm hiệp ước về mức trọng tải, và chỉ còn ít nhất một năm nữa là đóng xong. Các tuần dương hạm loại nhẹ, Schamhorst và Gneisenau, mà người Đức đã gian lận đưa mức trọng tải từ 10.000T lên 26.000T, đã được đóng xong năm 1938. Ngoài ra, nước Đức còn có sẵn sàng ba chiến hạm loại bỏ túi trọng tải 10.000T, chiếc Đô đốc Grafspee, Đô đốc Scheer, và Deutschland cùng với hai tuần dương hạm 10.000T có trang bị pháo bắn nhanh 8 inches, sáu tuần dương hạm loại nhẹ, sáu khu trục hạm và các tàu nhỏ hơn. Như vậy, về mặt tàu nổi, việc kiểm soát các đại dương của chứng ta không gặp thử thách gì. Không có gì để hoài nghi là Hải quân Anh vượt hẳn Hải quân Đức về số lượng, cũng như không có lý lẽ để cho là khoa học huấn luyện, kỹ năng về bất cứ mặt nào của Anh không hoàn hảo ngoài việc thiếu tuần dương hạm và khu trục hạm, Hải quân Anh được duy trì ở mức cao thường xuyên. Nó phải đối phó với hằng hà vô số nhiệm vụ to lớn hơn là đối với một kẻ thù.

        Ý chưa tuyên chiến, và đã rõ ràng là Mussolini đang chờ cơ hội. Trong tình hình không chắc chắn này và để có biện pháp đề phòng cho tới khi mọi việc của chúng tôi được sắp xếp xong xuôi, chúng tôi nghĩ tốt nhất là chuyển hướng hạm đội đi vòng quanh mũi Hảo vọng. Tuy nhiên, bên cạnh uy thế của chúng tôi so với cả Đức và Ý, còn có hạm đội hùng mạnh của Pháp dưới sự quản lý tài năng của Đô đốc Darlan đã được đưa lên trình độ cao nhất về sức mạnh và tính hiệu quả mà Hải quân Pháp đạt được từ thời kỳ quân chủ. Nếu Ý trở thành thù địch, thì chiến trường đầu tiên của chúng ta phải là Địa Trung Hải. Trừ trong trường hợp được coi như là một thuận tiện nhất thời, tôi hoàn toàn phản đối tất cả các kế hoạch bỏ điểm trung tâm mà chỉ đơn thuần bịt hai đầu của một biển lớn trong nội địa. Riêng lực lượng của Anh, thậm chí không có sự viện trợ của Hải quân Pháp và quân cảng của nước này, cũng đủ để đẩy lùi các tàu Ý khỏi biển và phải hoàn toàn kiểm soát được Địa Trung Hải trong thời gian hai tháng, thậm chí sớm hơn.

        Dư luận báo chí, đi đầu là tờ Times tán thành nguyên tắc một Nội các chiến tranh gồm không quá năm hoặc sáu bộ trưởng và các vị này phải hoàn toàn không phải lo công việc của bộ. Người ta lập luận là riêng việc này có thể giúp có được một cách nhìn rộng rãi và thống nhất về chính sách chiến tranh, đặc biệt là trên các khía cạnh rộng lớn hơn của chiến tranh. Nói một cách ngắn gọn "năm người không làm gì hết ngoài việc điều hành chiến tranh" được coi là lý tưởng. Tuy nhiên có nhiều lập luận thực tiễn chống lại cách làm này. Một nhóm các chính khách được tách ra, cho dù quyền hạn trên danh nghĩa của họ có lớn đến mây, cũng ở thế rất bất lợi trong việc xử lý với các Bộ trưởng các bộ có liên quan một cách sống còn. Điều này đặc biệt đúng với các Bộ Quân chủng. Các nhân vật của Nội các chiến tranh không thể có trách nhiệm trực tiếp đối với các sự kiện xảy ra hàng ngày. Họ có thể có những quyết định quan trọng, họ có thể góp ý kiến trước về đại thể hoặc phê bình sau đó, nhưng không ai có thể ngang tầm được, ví dụ với ông Bộ trưởng Bộ Hải quân hoặc một Quốc vụ khanh về Chiến tranh hoặc Không quân là người biết mọi chi tiết của vấn đề, được sự ủng hộ về chuyên môn của các bạn đồng nghiệp và chịu gánh nặng trách nhiệm về hành động. Thống nhất với nhau thì ít có việc mà họ không giải quyết được, nhưng thông thường trong họ có nhiều ý kiến khác nhau. Ngôn từ và lý lẽ không khi nào chấm dứt, trong khi đó dòng thác chiến tranh vẫn cuồn cuộn chảy. Bản thân các Bộ trưởng trong Nội các chiến tranh đương nhiên thiếu tự tin trong việc thách thúc ông Bộ trưởng phụ trách là người có đầy đủ sự kiện và các con số. Họ cảm thấy có lỗi làm tăng thêm sự căng thẳng của những người đang nắm quyền điều hành. Vì vậy, họ có khuynh hướng trở thanh những người giám sát và bình luận ngày càng nặng về mặt lý thuyết, hàng ngày đọc không biết bao nhiêu tài liệu mà kể, nhưng lại nghi ngại về sử dụng sự hiểu biết của mình như thế nào mà không hỏng nhiều hơn là được. Luôn luôn họ không làm gì hơn là đóng vai trọng tài hoặc tìm ra một sự dàn xếp cho những cuộc tranh chấp liên bộ. Do đó, các bộ trưởng phụ trách bộ Ngoại giao và các bộ tác chiến nhất thiết phải là thành viên không tách rơi được của cơ quan tối cao.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 10:13:59 pm

        Thông thường, ít nhất một số trong "Năm ông lớn" được chọn trên cơ sở ảnh hưởng chính trị của họ hơn là vì kiến thức và năng khiếu về các hoạt động quân sự. Vì vậy, các con số bắt đầu phình ra quá xa vượt khỏi khung hạn chế được hình dung lúc ban đầu. Dĩ nhiên, nơi nào mà bản thân Thủ tướng trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, thì đạt được một sức ép mạnh. Bản thân tôi khi được sắp xếp công tác, tôi không muốn có những Bộ trưởng không có tác dụng xung quanh mình. Tôi thích giao dịch với các thủ trưởng các tổ chức hơn là các cố vấn. Mọi người đều phải hoàn thành tốt công việc hàng ngày và phải chịu trách nhiệm về một nhiệm vụ nhất định, và như vậy không gây rối để mà gây rối hoặc ngồi vẽ voi chơi. Kê hoạch ban đầu về một Nội các chiến tranh của Chamberlain hầu như được triển khai ngay lập tức. Do tình thế bắt buộc. Nó bao gồm Huân tước Halifax Bộ trưởng Ngoại giao, Sir Samuel Hoare, Huân tước Chưởng Ấn. Sir John Simon Bộ trưởng Tài chính, Huân tước Chatfield Bộ trưởng phối họp công việc quốc phòng, và Huân tước Hankey, Bộ trưởng không bộ nào. Ngoài ra con có thêm các Bộ trưởng các Bộ Quân chủng trong đó tôi là một cùng với ông Hore Belisha, Bộ trưởng chiến tranh và Sir Kingsley Wood, Bộ trưởng không quân. Thêm vào đó, điều cần thiết là ông Eden giờ đây lại tham gia chính phủ làm Bộ trưởng các nước tự trị, và ông John Anderson Bộ trưởng Nội vụ và An ninh tuy không phải là thành viên thực sự của Nội các chiến tranh, nhưng đều phải có mặt trong mọi trường hợp. Như vậy tổng số của chúng tôi là 11.

        Trừ tôi ra, tất cả các bộ trưởng đã điều khiển công việc của chúng ta từ nhiều năm hoặc có tham gia vào các tình thế mà hiện nay chúng ta phải đương đầu trong cả hai lĩnh vục ngoại giao và chiến tranh. Tôi không tham gia công việc từ gần 11 năm. Do vậy tôi không có trách nhiệm gì đối với quá khứ hoặc với bất cứ nhu cầu nào về chuẩn bị mà giờ đây đã rõ ràng. Trái lại, trong sáu hoặc bảy năm qua, tôi liên tục là người tiên đoán các tai họa mà nay đã xảy ra một cách rộng lớn. Như vậy, với trong tay bộ máy hải quân hùng mạnh chịu gánh nặng duy nhất của việc tác chiến thực sự trong giai đoạn này, tôi không cảm thấy có bất cứ bất lợi nào và nếu tôi cảm thấy như vậy, thì bất lợi đó sẽ được lòng tốt và trung thanh của Thủ tướng và người đồng sự của ông ta tháo gỡ. Tôi biết rất rõ tất cả các vị này. Phần lớn chúng tôi đã cùng phục vụ trong 5 năm trong nội các của ông Baldwin, và dĩ nhiên chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với nhau, vui vẻ hoặc bất đồng, mặc dù cảnh sắc sinh hoạt của nghị viện thay đổi hàng ngày. Tuy nhiên, ngài John Simon và tôi là đại diện cho một thế hệ chính trị gia già hơn. Trong thời gian 15 năm tôi đã phục vụ không liên tục trong các chính phủ Anh và ông ta cũng suýt soát như vậy trước khi bất cứ những người khác nào có chân trong nhà nước. Tôi đã là Thủ trưởng Bộ Hải quân hoặc Bộ Vũ khí trang bị suốt thời gian dồn nén của Đại chiến 1. Tuy Thủ tướng hơn tôi vài tuổi, tôi hầu như là người già nua duy nhất. Điều này có thể đáng khiển trách, trong thời kỳ khủng hoảng, khi cần có xung lực của những người trẻ và những ý kiến mới là lẽ tự nhiên và phổ biến. Bởi vậy, tôi thây phải hết sức cố gắng để bắt kịp thế hệ hiện nay đang nắm quyền cũng như những người khổng lồ trẻ và mới, có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào. về điều này tôi dựa vào sự hiểu biết cũng như mọi sự tận tâm và trí lục có thể có được.

        Nhằm mục đích này, tôi phải dựa vào cách sống mà tôi buộc phải chấp nhận tại Bộ Hải quân những năm 1914 và 1915 và tôi thấy cách đó đã kéo dài thêm nhiều khả năng làm việc hàng ngày của tôi. Buổi chiều tôi bao giờ cũng đi ngủ sớm ít nhất phải một giờ càng nhiều hơn càng tốt và lợi dụng triệt để cái giời phú cho là nằm xuống là ngủ ngay và ngủ sâu. Như vậy tôi có thể dồn công việc của một ngày rưỡi vào một ngày. Thiên nhiên không có ý định để loài người làm việc từ 8 giờ sáng đến tận nửa đêm mà không được cái khoan khoái, tĩnh dưỡng của sự lãng quên thần thánh này dù chỉ trong 20 phút, nhưng cũng đủ để khôi phục lại toàn bộ sinh lực. Tôi lấy làm tiếc phải lên giường nằm vào mọi buổi trưa như đứa con nít nhưng lại có cái lợi là có thể làm việc thâu đêm cho tới 2 giờ sáng, thậm chí muộn hơn, đôi khi kéo tới đến tận sáng và bắt đầu ngày mới từ 8 đến 9 giờ sáng. Tôi quen với lề thói nay trong suốt cuộc chiến tranh và tôi giới thiệu nó với người khác nếu và khi nào họ thấy cần phải có khoảng thời gian nghỉ dài để khai thác mẩu cuối cùng của cấu trúc con người. Đô Đốc Pound, Đệ nhất Huân tước lãnh đạo nghiệp vụ Bộ Hải quân, ngay sau khi nhận ra kỹ thuật của tôi, đã áp dụng cho mình và thay vì lên giường nằm thì ông ta ngồi thiêm thiếp trong chiếc ghế bành. Ông ta thậm chí còn đi xa hơn nữa là luôn luôn đi ngủ trong các phiên họp nội các. Tuy nhiên chỉ một tiếng nói đến hải quân cũng đủ làm ông tỉnh và hoạt động ở mức tỉnh táo nhất. Không có gì lọt khỏi cái tai cảnh giác hoặc cái đầu óc tỉnh táo của ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 10:14:21 pm

*

        Trong khi đó thì xung quanh bàn họp của Nội các, chúng tôi đang chứng kiến sự tàn phá nhanh chóng và hầu như máy móc một quốc gia nhỏ yếu hơn theo phương pháp và ý đồ lâu dài của Hitler. Trên 1500 máy bay hiện đại lao vào Ba Lan và đội quân xâm lược bao gồm 50 sư đoàn trong đó có toàn bộ 9 sư đoàn cơ giới và thiết giáp, về số lượng và trang bị, người Ba Lan không phải là địch thủ của quân xâm lược, kể cả về mặt đội hình, sắp xếp cũng vậy. Họ dàn trải toàn bộ lực lượng dọc theo các biên giới của quê hương. Họ không có lực lượng dự trữ ở trung ương. Trong khi đó đường lối kiêu hãnh và ngạo mạn trước sự ham muốn của Đức, họ lại sợ bị coi là khiêu khích khi huy động đúng lúc chống lại các khối quân tập hợp xung quanh họ. Ba mươi sư đoàn đại diện cho 2/3 số quân tại ngũ đã sẵn sàng hoặc hầu như đã sẵn sàng để đối phó với cú đụng độ đầu tiên. Tốc độ của các sự kiện và sự can thiệp mãnh liệt của không quân Đức làm cho số quân còn lại chưa kịp kéo ra tiền tuyến thì đại sự đã đổ vỡ và chỉ tham chiến trong thảm họa cuối cùng. Như vậy người Ba Lan phải đối diện với số quân nhiều gấp đôi trên một vành đai dài mà đằng sau lưng mình không có gì hết, mà cũng không phải họ chỉ bị thua kém về số lượng. Họ kém Đức về mặt phẩm cấp pháo binh và chỉ có duy nhất một lữ đoàn thiết giáp để đối phó với 9 lữ đoàn tăng "con báo" như đã được gọi như vậy. Họ có 12 lữ đoàn ky binh đã chiến đấu dũng cảm bằng kiếm và lao chống lại các đoàn xe tăng và thiếp giáp đông như kiến, nhưng không thể gây ra thiệt hại gì cho đối phương cả. 900 máy bay thuộc tuyến một mà một nửa có thể là loại hiện đại, bị đánh bất ngơ, nhiều chiếc bị phá hủy trước khi kịp cất cánh. Trong hai ngày, không quân Ba Lan coi như là bị xóa sổ. Trong bảy ngày, quân đội Đức đã ngoạm sâu vào đất Ba Lan. Kháng chiến khắp nơi, tuy dũng cảm nhưng vô hiệu, về danh nghĩa gồm khoảng hai triệu người đã không còn tồn tại như là một lực lượng có tổ chức, sau hai tuần lễ.

        Bây giờ đến lượt người Xô Viết, cái mà giờ đây họ gọi là "Dân chủ" đi vào hoạt động. Ngày 17/9 quân đội Nga ào ạt tràn qua biên giới phía đông Ba Lan hầu như không có phòng thủ gì hết và tiến về phía tây trên một mặt trận rộng. Ngày 18 họ gặp người cộng sự Đức tại Brest Litovsk. Ớ đây, trong cuộc chiến tranh trước, người Bônsêvích đã xé bỏ những hiệp ước long trọng ký với đồng minh phương tây và dàn xếp hòa bình riêng rẽ với Hoàng đế Đức. Giờ đây, tại Brest-Litosvsk, những người Cộng sản Nga lại cười hơ hớ và bắt tay với nước Đức của Hitler. Sự tàn phá và đè nén người Ba Lan diễn ra nhanh chóng, sự kháng chiến của thành phố Vacsava phần lớn do công dân Ba Lan nổi dậy là huy hoàng nhưng vô vọng. Sau nhiều ngày oanh tạc dữ dội bằng phi và pháo mà đại bộ phận được nhanh chóng đưa đến từ mặt trận yên tĩnh phía tây bằng các con đường quốc lộ lớn bình hành. Đài phát thanh Vacsava không phát bài quốc ca Ba Lan nữa và Hitler vào trong thành phố đổ nát. Trong một tháng, mọi việc đều xong, và một quốc gia 35 triệu người rơi vào nanh vuốt dữ dằn của những kẻ tìm kiếm không chỉ sự chiếm đóng mà cả sự nô lệ hóa và thực tế là tiêu diệt trên số lượng lớn.

        Chúng ta đã thấy một kiểu hoàn hảo về chiến tranh chóp nhoáng hiện đại; họp đồng chặt chẽ giữa lục và không quân trên chiến trường; oanh tạc dữ dội các tuyến giao thông và bất cứ thành phố nào có vẻ là một mục tiêu hấp dẫn; trang bị một đạo quân thứ năm năng động, tự do sử dụng gián điệp và quân nhảy dù. Va trên hết những cú thọc không gì chống nổi của các đạo quân thiết giáp lớn. Người Ba Lan không phải là người cuối cùng chịu đựng sự thử thách khó khăn và đau đớn này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 10:15:19 pm

18

NHIỆM VỤ CỦA BỘ HẢI QUÂN

        Khắp thế giới ngạc nhiên khi cuộc tấn công khốc liệt và đột ngột của Hitler vào Ba Lan và lời tuyên chiến với Đức của Anh và Pháp chỉ được tiếp theo bằng một cuộc tạm dừng kéo dài và khiên cưỡng. Trong một bức thư riêng được người viết tiểu sử của mình công bố, Chamberlain tả giai đoạn này là "chiến tranh hủy diệt" và tôi thấy cụm từ này quá đúng và biểu cảm nên tôi đã lấy nó làm tiêu đề cho thời kỳ này. Quân đội Pháp không tấn công vào Đức. Tổng động viên xong, họ ém quân dọc toàn bộ chiến tuyến và án binh bất động. Không có không tập trên đất Anh trừ hoạt động trinh sát, cũng không có máy bay Đức xuất kích vào Pháp. Chính phủ Pháp yêu cầu chúng tôi không tấn công bằng phi cơ vào Đức, nói là như vậy sẽ gây ra việc trả đũa vào các nhà máy quốc phòng không được bảo vệ của họ. Chúng tôi tự bằng lòng với việc thả truyền đơn để khuấy động hơn tinh thần người Đức. Mọi người hết đỗi ngạc nhiên trước giai đoạn kỳ lạ này của chiến tranh trên mặt đất cũng như trên không. Pháp và Anh thụ động còn Ba Lan thì trong một vài tuần đã bị cỗ máy chiến tranh hùng mạnh của Đức tàn phá hoặc khuất phục. Hitler không có lý do gì để than phiền về điều này cả.

        Trái lại, ngoài biển chiến tranh nổ ra ác liệt ngay từ giờ phút đầu và Bộ Hải quân trở thành trung tâm của các sự kiện. Ngày 3/9 toàn bộ tàu bề của chúng tôi đi lại trên thế giới với công việc làm ăn thông thương của mình. Đột nhiên họ gặp các tàu ngầm của Đức phục kích sẵn từ trước, đặc biệt là ở các lối vào phía tây. Vào 9 giờ tối đêm đó tàu chở khách 13.500T Athenia trên hành trình bị trúng phóng ngư lôi thủng vỏ và chìm với tổn thất là 112 mạng người trong đó có 28 công dân Mỹ, chỉ trong vài giờ hành động tàn bạo nay làm toàn thế giới căm phẫn. Chính phủ Đức đề phòng mọi sự hiểu lầm ở nước Mỹ, lập tức ra một tuyên bố mới rằng chính tôi đã ra lệnh đặt một quả bom trên tàu để thông qua việc phá tàu mà làm tổn thương đến quan hệ Đức - Mỹ. Sự man trá này cũng được một số giới không thân thiện tin. Ngày 5 và 6 các tàu Bosnia, Royal Sceptre và Rio Claro bị đánh chìm ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha. Cả 3 chiếc đều là những tàu quan trọng. Bộ Hải quân đã có những chương trình toàn diện để nhân lên số tàu chống tàu ngầm, và một chương trình sản xuất khu trục hạm trong thời chiến, cả hai loại lớn, nhỏ và tuần dương hạm với nhiều tàu phụ trợ đã sẵn sàng tới từng chi tiết và mặc nhiên chuyển qua giai đoạn thực hiện cùng với việc tuyên chiến. Cuộc xung đột trước đã chúng minh ưu điểm tốt nhất của hệ thống đoàn hộ tống và chúng tôi đã áp dụng ngay lập tức ở biển phía bắc Đại Tây Dương. Trước cuối tháng các đoàn tàu hộ tống hoạt động đều đặn ra đi từ sông Thames và Liverpool và từ Halifax, Gibraltar và Freetown quay về. Toàn bộ sự cần thiết sống còn phải tiếp tế cho đất liền và phát triển khả năng làm chiến tranh của chúng ta giờ đây phải hứng chịu tức thời sự tổn thất đau đớn  của việc mất các cảng phía nam Ái Nhĩ Lan. Nó hạn chế lớn bán kính hoạt động của các khu trục hạm vốn đã ít ỏi của chúng ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 10:16:14 pm

*

        Sau việc thiết lập hệ thống đoàn tàu, hộ tống, cái cần thiết sống còn tiếp theo là một căn cứ an toàn cho Hải quân. Trong một cuộc chiến với Đức, Scapa Flow là điểm chiến lược đích thực từ đó Hải quân Anh có thể kiểm soát các lối ra từ Biển Bắc và thực hiện việc phong tỏa, và tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ phải thị sát Scapa vào lúc sớm nhất. Do đó tôi được phép nghỉ sinh hoạt nội các hàng ngày và đi đến Wick cùng với một nhóm nhỏ nhân viên vào đêm 14/9. Hai ngày tiếp theo, tôi dùng hầu hết thời gian để đi thị sát cảng và các lối vào cảng, các hàng rào gỗ nổi, lưới chắn của cảng. Tôi được đảm bảo là chúng vẫn còn tốt như là ở trong chiến tranh trước, và những cải tiến, phát triển quan trọng đang được thực hiện hoặc đi vào thực hiện. Tôi cùng ở trên kỳ hạm Nelson với ngài Charles Forbes, Tư lệnh hạm đội, và trao đổi không riêng về Scapa mà toàn bộ vấn đề hải quân với ông và các sĩ quan chủ yếu của ông. Phần con lại của hạm đội nấp trong biển hồ Loch Ewe, mà ngày 17 Tư lệnh đưa tôi đến thăm trên kỳ hạm Nelson. Con đường hẹp đi vào biển hồ được chặn bằng nhiều lóp lưới chỉ dẫn, có nhiều tàu tuần tra có hệ thống phát hiện mục tiêu bằng sóng âm (Asdics) và thủy lôi chống tàu ngầm. Hai bên lối vào là hai dãy đồi tím của Scotland nhô lên rực rỡ và huy hoàng. Ý nghĩ của tôi quay trở lại một phần tư thế kỷ vào đúng ngày tháng 9 khác ấy khi tôi là người cuối cùng đến gặp ngài John Jellicoe và các hạm trưởng của ông ở chính cái vịnh này, và thấy họ cùng với các dãy dài chiến hạm và tuần dương hạm dàn ra buông neo, một cái mồi cho những bất trắc tương tự mà giờ đây chúng tôi đang gặp. Đại bộ phận các hạm trưởng và đô đốc đã qua đời, hoặc đã về hưu từ lâu. Các sĩ quan cao cấp chịu trách nhiệm được giới thiệu với tôi khi tôi đến thăm các hạm tàu lúc này thì trước đây lâu là các sĩ quan dưới cấp hạm trưởng, thậm chí dưới cấp thiếu úy. Trước cuộc chiến tranh trước, tôi có thời gian ba năm chuẩn bị trong đó có việc làm quen và thông qua việc sắp xếp đại bộ phận các nhân viên cao cấp, nhưng giờ đây những người này đều là những nhân vật mới, những diện mạo mới. Kỷ luật hoàn hảo, phong cách, dáng điệu, lễ tiết thường nhật, tất cả đều không thay đổi. Nhưng những người mặc quân phục, đeo quân hàm hiện nay thuộc một thế hệ hoàn toàn khác. Chỉ có đại bộ phận hạm tàu là được đóng trong nhiệm kỳ của tôi. Không có chiếc nào là mới cả. Đó là một kinh nghiệm kỳ lạ giống như đột nhiên lập lại kiếp trước. Hình như tôi là tất cả, cái đã sống sót trong cùng một vị trí trong quá khứ. Nhưng không; các sự nguy hiểm cũng sống sót. Nguy hiểm từ dưới mặt nước, và nghiêm trọng hơn với những tàu ngầm của Đức mạnh hơn, nguy hiểm từ trên không, không chỉ đơn thuần là bị phát hiện nơi ẩn nấp là các cuộc oanh kích nặng nề và có thể là hủy diệt!

        Không ai trong một khoảng cách như vậy giữa hai thời điểm, đã hai lần nếm trải cùng một diễn biến kinh khủng. Không ai đã cảm nhận thấy những hiểm nguy của diễn biến đó, và trách nhiệm của người đứng ở cấp cao nhất như là tôi đã cảm nhận hoặc là, xuống một mức tháp nữa hiểu được các vị Bộ trưởng Bộ Hải quân bị xử lý như thế nào khi các chiến hạm lớn bị đánh chìm hoặc công việc đi chệch đường. Nếu, trên thực tế, chúng tôi đang đi lại chu kỳ này lần thứ hai, liệu tôi có phải chịu đựng một lần nữa cái cảm giác đau đớn của việc bị cách chức không?

        Fisher, Wilson, Battenburg, Jellicoe, Pakenham, Sturdee, tất cả đều đã ra di!
        Tôi có cảm giác
        Giống như người đi một mình
        Nơi sảnh đường yến tiệc nào đó vắng ngắt
        Ánh sáng đã mờ tắt
        Các vòng hoa đã héo khô
        Tất cả, trừ hắn, đã ra di.


        Còn sự thử thách cuối cùng và vô hạn mà chúng ta buộc phải lao vào thì sao? Ba Lan trong con hấp hối, Pháp chỉ là cái bóng mơ nhạt của nhuệ khí thiện chiến thời trước; người khổng lồ Nga không còn là đồng minh, thậm chí không trung lập, và khả dĩ trở thành kẻ thù. Ý không phải là bạn. Nhật không là đồng minh. Liệu Mỹ có thể lại có mặt được không? Đế quốc Anh vẫn nguyên vẹn và thống nhất một cách vinh quang, nhưng chuẩn bị tồi, không sẵn sàng. Tuy vậy chúng tôi vẫn kiểm soát được đường bể. Chúng tôi bị thua kém một cách buồn thảm về mặt số lượng đối với thứ vũ khí giết người mới trên không. Dù sao thì ánh sáng đã tắt dần trên cảnh quan. Chúng tôi lên tàu hỏa tại Inverness và đi suốt chiều và đêm về Luân Đôn. Sáng hôm sau, khi xưởng tàu tại Euston, tôi ngạc nhiên thấy Đệ nhất thành viên hải quân của Hội đồng Đô đốc có mặt tại sân ga. Đô đốc Pound có vẻ lo lắng. Tôi được biết một tin không hay: "Chiến hạm Courageous đã bị đánh chìm tôi qua tại kênh Bristol". Chiến hạm Courageous là một trong số các hàng không mẫu hạm già cũ nhất của chúng tôi, nhưng nó lại rất cần lúc này. Tôi cám ơn ông ta đã đích thân đến thông báo cho tôi việc này, và nói: "Chúng ta không thể hy vọng làm chiến tranh như thế này mà lại không có rủi ro xẩy ra lúc này hay lúc khác, trước đây tôi đã thấy khá nhiều rủi ro rồi". Và rồi đi tắm, một ngày vất vả khác bắt đầu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 10:16:45 pm

       
*

        Đến cuối tháng chín, chúng tôi có rất ít lý do để phàn nàn với kết quả ban đầu của cuộc chiến ngoài bể. Tôi có thể cảm thấy là tôi đã thực sự tiếp quản một bộ lớn mà tôi quá quen biết và yêu mến với một con mắt cá biệt. Giờ đây tôi biết cái gì đã có trong tay, cái gì sắp có. Tôi biết vị trí của mọi việc, mọi cái. Tôi đã thăm tất cả các quân cảng lớn và gặp toàn bộ các vị tư lệnh. Theo văn bản chứng nhận sự thành lập Bộ Hải quân, thì Bộ trưởng "chịu trách nhiệm trước Nhà vua và Quốc hội về tất cả các công việc của bộ" và chắc chắn là tôi cảm thấy mình sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trên thực tế cũng như trên hình thức.

        Chúng tôi đã thực hiện bước quá độ rộng lớn, tế nhị, đầy rủi ro từ hòa bình sang chiến tranh. Trong những tuần lễ đầu, việc thương mại rộng khắp thế giới đã phải trả giá vì cuộc tấn công bất ngờ, bừa bãi, trái với thỏa thuận quốc tế, bằng tàu ngầm, nhưng hệ thống tổ chức đoàn hộ tống giờ đây đã được triển khai hoàn toàn và hàng chục đoàn thương thuyền hàng ngày rời cảng của chúng ta, có trang bị súng và một tổ xạ thủ được huấn luyện. Các tàu đánh cá có trang bị máy phát hiện mục tiêu bằng siêu âm, và các tàu nhỏ khác có trang bị thủy lôi, tất cả đều được Bộ Hải quân chuẩn bị tốt trước khi chiến tranh nổ ra và giờ đây tấp nập vào vận hành thử. Tất cả chúng tôi cảm thấy là cuộc tấn công đầu tiên của tàu ngầm Đức vào mậu dịch của nước Anh đã bị bẻ gãy và nguy cơ đã được kiểm soát gắt gao từ đầu đến cuối. Rõ ràng là người Đức sản xuất hàng trăm tàu ngầm và hàng loạt đã được đánh dấu qua các khâu hoàn thiện. Trong 12 tháng, chắc chắn hơn là 18 tháng, chúng tôi phải đón chờ cuộc chiến lớn bằng tàu ngầm diễn ra. Nhưng vào thời gian đó, chúng tôi hy vọng là hàng loạt các hạm đội nhỏ và tàu mới chống tàu ngầm - ưu tiên số một của chúng tôi - sẽ sẵn sàng để đương đầu với ưu thế tương xứng và hữu hiệu.

        Trong khi đó việc chuyển đạo quân viễn chinh sang Pháp cũng diễn ra suôn sẻ, và việc phong tỏa Đức đang được thực hiện bằng các phương pháp giống như trong cuộc chiến tranh trước. Ngoài biển khơi, các tuần dương hạm của chúng ta đang săn tìm để diệt các tàu Đức, đồng thời bảo vệ các tàu vận tải của chúng ta chống lại biệt kích. Việc vận tải của Đức bị khựng lại, và 325 tàu Đức tổng cộng 750.000T bị giữ lại tại các cảng nước ngoài. Đồng minh của chúng ta cũng đóng vai trò của họ. Pháp giữ phần quan trọng trong việc kiểm soát Địa Trung Hải. Trong hải phận quốc gia và vịnh Biscay, trong trận chiến chống tàu ngầm Đức và ở giữa Đại Tây Dương, một căn cứ hùng mạnh đặt ở Dakar là một phần trong các kế hoạch của đồng minh chống lại tàu biệt kích nổi.

        Cùng trong tháng này, tôi sung sướng nhận được một thư riêng của Tổng thống Roosevelt. Tôi gặp ông ta có một lần trong đại chiến trước trong một bữa ăn tối tại khách sạn nhỏ Gray’s Inn và sự hiện diện lộng lẫy của ông ở tuổi thanh xuân và sung súc nhất đã gây ấn tượng lớn đối với tôi. Cơ hội không dành cho cái gì hết, trừ cho lời chào mừng, chúc tụng. Ngày 11, ông ta viết: "Vì ông và tôi có những vị trí giống nhau trong Thế chiến nên tôi muốn ông biết là tôi vui sướng thế nào khi ông lại trở lại Bộ Hải quân. Tôi nhận thức là các vấn đề của ông trở nên phức tạp vì những nhân tố mới, nhưng về cơ bản thì không khác mấy. Cái mà tôi cần ông và Thủ tướng biết là lúc nào tôi cũng hoan nghênh việc cho tôi được biết bất cứ cái gì mà các ông muốn. Lúc nào ông cũng có thể gửi thư có niêm phong qua túi thư riêng của ông hoặc của tôi".

        Tôi sẵn sàng và mau lẹ trả lời ngay, dùng chữ ký của "người Hải quân" và như vậy bắt đầu cuộc trao đổi thư từ lâu dài và đáng ghi nhớ này lên tới mỗi bên gần 1000 lần cho đến khi ông ta mất 5 năm sau đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 10:17:19 pm

       
*

        Trong tháng mười, đột nhiên có một sự kiện nổ ra chạm vào điểm nhạy cảm nhất của Bộ Hải quân.

        Có báo cáo là một tàu ngầm Đức vào trong khu vực Scapa Flow và đẩy Đại hạm đội ra ngoài khơi trong đêm 17/10/1914. Báo động này là hấp tấp. Giờ đây, đúng 1/4 thế kỷ (sai lệch xấp xỉ vài ngày) nó đã trở thành đúng. Hồi lh30’ sáng 14/10/1939 một tàu ngầm Đức vượt thủy triều và dòng nước đi sâu vào các vị trí phòng thủ của chúng ta và đánh đắm chiến hạm lớn Royal Oak (có vỏ thép trang bị đại pháo) khi nó ở tư thế buông neo. Trước tiên, trong cả một loạt thủy lôi chỉ có một quả phóng trúng mũi tàu và gây ra một tiếng nổ không rõ lắm. Đô đốc và hạm trưởng trên tàu không thể nào tin được tàu bị trúng ngư lôi vì tàu ở vùng an toàn Scapa Flow, đến mức họ cho là tiếng nổ do một sự cố nào đó trong tàu gây ra. Hai mươi phút trôi qua, tàu ngầm Đức trong hoàn cảnh như vậy, lại nạp đạn vào ống phóng và phóng ra loạt ngư lôi thứ hai. Rồi ba hoặc bốn quả ngư lôi nối tiếp nhau bóc xé đáy tàu. Trong vòng 10 phút tàu nghiêng đi và chìm. Đại bộ phận sĩ quan, binh lính đều ở vị trí của mình, nhưng tàu bị lật nhanh quá cho nên hầu như không ai ở dưới có thể thoát chết được.

        Sự kiện này phải coi như là một thành tựu về sử dụng vũ khí của Đại úy Prien, Hạm trưởng tàu ngầm Đức, nó đã gây ra một cú sốc trong dư luận công chúng. Nó có thể gây thảm họa về mặt chính trị cho bất cứ Bộ trưởng nào chịu trách nhiệm về những sự phòng bị trước khi có chiến tranh. Vì là một người mới đến, tôi được miễn trách nhiệm trong các tháng đầu này, hơn nữa phe đối lập không tìm cách lợi dụng để khai thác điều bất hạnh này. Tôi hứa sẽ điều tra một cách triệt để nhất. Sự kiện xảy ra cho thấy tầm quan trọng là như thế nào đối với việc hoàn thiện bố phòng Scapa chống lại mọi kiểu tấn công trước khi cho phép dùng nó. Phải mất sáu tháng trước khi chúng tôi có thể hưởng những thuận lợi về mặt chỉ huy của nó.

        Hiện tại, một hiểm họa mới và kinh khủng đe dọa cuộc sống  chúng tôi. Trong các tháng 9 và 10, gần một tá tàu buôn bị đánh đắm tại lối vào các cảng của chúng tôi, mặc dầu cảng đã được rà quét mìn cẩn thận. Bộ Hải quân lập tức nghi là mìn từ trường đã được sử dụng. Điều này không có gì mới lạ đối với chúng tới, thậm chí chúng tôi đã bắt đầu sử dụng nó trên một qui mô nhỏ vào thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh lần trước nhưng người ta chưa nhận thức được hết tổn thất khủng khiếp gây ra bởi thủy lôi lớn được phi cơ hoặc tàu thủy thả ở dưới mặt nước ở một độ sâu đáng kể. Không có được một mìn mẫu thì không thể thiết kế được cách chống lại. Trong các tháng 9 và 10, tổn thất tàu bè vì mìn chủ yếu từ phía Đồng minh hoặc các nước trung lập đã lên tới 56.000T, và sang tháng 11 Hitler được khuyên khích, đã nói bóng gió về một loại "vũ khí bí mật" mới của mình không gì địch nổi. Một đêm, khi tôi đang ở Chartwell thì đô đốc Pound đến gặp tôi với vẻ lo lắng sâu sắc. Sáu tàu bị đánh đắm ở các lối vào sông Thames. Hàng ngày, hàng trăm tàu ra vào các cảng của Anh và sự sống còn của chúng tôi phụ thuộc vào hoạt động của tàu bè. Các chuyên gia của Hitler có thể đã cho y biết lối đánh kiểu này sẽ đưa đến sự tan vỡ của chúng tôi. May mà y bắt đầu bằng một qui mô nhỏ với số lượng và khả năng chế tạo hạn chế. May mắn cũng đến với chúng tôi trực tiếp hơn. Ngày 12/11 giữa 9 và 10 giờ tối, một máy bay Đức bị phát hiện là đã thả một vật lớn bằng dù xuống bờ gần Shoeburyness. Bờ biển ở đây bị bao bọc bởi bùn trên các vùng rộng lớn lộ ra khi thủy triều xuống và rõ ràng là bất cứ vật đó là cái gì nó có thể được quan sát và thu hồi ở mực nước cạn. Đây là cơ hội hãn hữu của chúng tôi. Trước nửa đêm hôm đó, hai sỹ quan có nghiệp vụ cao, thuyền phó Ouvry và Lewis thuộc chiến hạm HMS Vemon, một cơ sở phụ trách phát triển các vũ khí dưới mặt nước, được gọi tới Bộ Hải quân để Đệ nhất thành viên hải quân của Hội đồng Đô đốc và tôi phỏng vấn và nghe báo cáo về kế hoạch của họ. Vào lúc 1 giờ 30’ sáng họ trên đường đi xe hơi đến Southend để làm một việc nguy hiểm là thu hồi vật lạ. Sáng sớm ngay 23 trước rạng đông, trong đêm tối như mục, với một cái đèn tín hiệu họ phát hiện có mìn ở độ sâu khoảng 500 thước Anh so với mực nước cao, nhưng vì lúc đó thủy triều đang dâng, cho nên họ chỉ có thể quan sát và chuẩn bị phá sau đợt nước cao tiếp theo.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 11:03:33 pm

        Việc phá mìn khó khăn này bắt đầu vào đầu giờ buổi chiều, lúc mà một trái mìn thứ hai được phát hiện cũng ở trên đám bùn gần chiếc thứ nhất. Ouvry và Thượng sĩ Baldwin giải quyết trái thứ nhất, con Lewis và thủy thủ có khả năng Vearncombe đứng chờ ở một khoảng cách an toàn đề phòng sự cố. Sau mỗi việc làm đã được sắp xếp trước, Ouvry ra hiệu cho Lewis để anh này nắm được vấn đề khi đến lượt phải phá trái mìn thứ hai. Cuối cùng sự phối hợp những cố gắng của bốn người để xử lý trái thứ nhất đã được tưởng thưởng đích đáng. Chiều tối hôm đó, một vài người trong nhóm đến báo cáo Bộ Hải Quân là trái mìn được lấy ra nguyên vẹn và đang được đưa đến Portsmouth để nghiên cứu kỹ lưỡng. Tôi hân hoan tiếp họ. Tôi tập hợp 80 hoặc 100 sĩ quan và viên chức trong một phòng rộng nhất và thính giả hồi hộp theo dõi câu chuyện và cảm nhận được tất cả cái gì là nguy khốn.

        Toàn bộ sức mạnh và khoa học của Bộ Hải Quân giờ đây được áp dụng vào những cuộc thí nghiệm và thử nghiệm cũng nhanh chóng đưa lại kết quả. Ngay lập tức chúng tôi tiến hành đủ mọi cách đầu tiên thiết kế các phương pháp mới tích cực tấn công mìn bằng cách rà mìn và kích thích hạt nổ, và sau đến các phương pháp phong thủ thụ động cho tất cả các tàu đối với mìn có thể có trong các kênh chưa rà quét, hoặc rà quét không có hiệu quả. Phương pháp này được gọi là "giải từ" và ngay lập tức áp dụng cho tất cả các loại tàu. Nhưng các thiệt hại nghiêm trọng khác tiếp tục xảy ra. Chiếc Belfast là một tuần dương hạm mới bị đánh mìn ngày 21/11 tại Firth of Forth và ngày 4/2 chiến hạm Nelson bị đánh mìn trên đường đi vào Loch Ewe. Tuy vậy hai chiếc này vẫn có thể cập một cảng có xưởng sửa chữa và đóng tàu. Điều đáng được chú ý là tình báo Đức không chọc thủng được các biện pháp bảo mật các tổn thương của tàu Nelson cho tới khi chữa xong và tiếp tục hoạt động được. Tuy vậy ngay từ ban đầu hàng ngàn người Anh đã phải biết sự việc đích thực.

        Kinh nghiệm sớm cho chúng tôi các phương pháp mới và đơn giản hơn về giải từ. Thành công có một tác động tinh thần rất lớn, nhưng để đánh bại những cố gắng của địch, chúng tôi chủ yếu dựa vào công việc đáng tin cậy, dũng cảm không mệt mỏi của các tàu rà quét mìn và nhiệm vụ của các chuyên gia kỹ thuật cần cù đã tự thiết kế và tự cung cấp các thiết bị mà họ dùng. Từ thời gian này trở đi, mặc dầu có những thời kỳ lo âu, nguy cơ về mìn luôn luôn được kiểm soát và cuối cùng thì sự nguy hiểm bắt đầu lui dần. Nên suy nghĩ kỹ về mặt này của thủy chiến. Trường họp xảy ra toàn bộ cố gắng phục vụ chiến tranh phải được dành ra một phần có ý nghĩa cho việc chống mìn. Một sản lượng lớn về vật tư và tiền của phải tách ra từ các nhiệm vụ khác và hàng ngàn người ngày đêm đã xả thân phục vụ riêng cho việc quét mìn. Tháng 6/1944 đạt con số cao nhất khi gần 6000 người tham gia vào việc này. Không sợ hãi cái gì hết, lòng hăng hái và tinh thần của đội thương thuyền tăng cao trước các phức tạp chết người của cuộc tấn công bằng mìn và các biện pháp đối phó hữu hiệu của chúng tôi. Sự vất vả và kiên dũng của họ đã cứu chúng tôi. Trong lĩnh vục rộng lớn hơn của hoạt động hải quân, vị trí của chúng tôi chưa bị thực sự thách thức. Thách thức phải đến và sự mô tả hai cuộc xung đột lớn với biệt kích trên mặt nước của Đức có thể kết thúc báo cáo của tôi về chiến tranh ngoài biển trong năm 1939.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 09:47:08 pm

       
*

        Tuyến phong tỏa mỏng và dài của chúng tôi ở phía bắc Orkneys mà đại bộ phận là tàu buôn có trang bị thành tàu tuần dương được chiến hạm yểm trợ từng quãng, dĩ nhiên phải bị các chiến hạm lớn của Đức tấn công đột ngột, đặc biệt là hai tuần dương hạm bọc thép và có pháo lớn là chiếc Schamhorst, và chiếc Gneisenau. Chúng tôi không thể phòng ngừa nổi việc đó. Hy vọng của chúng tôi là đưa những kẻ đột nhập vào cuộc giao chiến quyết định.

        Cuối chiều ngày 23/11, tàu buôn trang bị thành tuần dương hạm Rawalpindi trong khi tuần tra giữa Băng đảo và Faroes phát hiện một tàu chiến địch đang tiếp cận mình một cách nhanh chóng. Rawalpindi tưởng đó là chiến hạm bỏ túi Deutschland và báo cáo về như vậy. Đại úy Kennedy, sĩ quan chỉ huy có thể không có ảo tưởng gì về kết quả của một cuộc đụng độ như vậy. Tàu của ông ta chỉ là một tàu chở khách cải biến thành chiến hạm có trang bị bốn đại bác 6 inches một bên mạn tàu và tôi đoán chừng tàu địch có sáu pháo cỡ 11 inches và một trang bị trợ chiến hùng mạnh. Tuy vậy, ông ta chấp nhận rủi ro, quyết tâm đánh đến cùng. Địch nổ súng ở khoảng cách 10.000 thước Anh và tàu Rawalpindi phản pháo. Một hành động xạ kích từ một mạn tàu như vậy không thể kéo dài được, nhưng cuộc chiến cứ tiếp diễn cho tới khi toàn bộ pháo không hoạt động được nữa và Rawalpindi bốc cháy, và sau khi trời tối được một lúc thì chìm cùng với cái chết của hạm trưởng và 270 thủy thủ thuyền viên anh dũng.

        Thực ra không phải là chiến hạm Deutschland mà là hai tuần dương hạm Schamhorst và Gneisenau đã tham chiến. Các tàu này đã rời nước Đức hai ngày trước đây để tấn công các đoàn tàu hộ tống của chúng tôi, nhưng sau khi đã gặp và đánh chìm tàu Rawalpindi và vì sợ bị lộ, nên chúng đã bỏ phần còn lại của nhiệm vụ và quay ngay về Đức. Do vậy cuộc chiến đấu anh dũng của chiếc Rawalpindi không phải là vô ích. Tuần dương hạm New Castle đi tuần gần đấy nhìn thấy lửa đạn và đáp ứng ngay lời kêu gọi của Rawalpindi, cùng với tuần dương hạm Delhi kéo đến nơi thì thấy tàu đang bốc cháy vẫn chưa chìm: New Castle rượt đuổi tàu địch và vào 6hl5’ tối phát hiện ra hai tàu trong bóng đêm và mưa to. Một trong tàu đó được nhận ra là tuần dương hạm bọc sắt cỡ to và nhanh, nhưng do tối trời nên tàu địch đã chạy thoát.

        Hy vọng lừa được 2 chiến hạm tối quan trọng của Đức vào vòng chiến bao trùm lên tất cả mọi người có liên quan, và Tư Lệnh trưởng lập tức đưa ra khơi toàn bộ hạm đội của ông ta. Vào ngày 25, 14 tuần dương hạm Anh cha đi xát lại biển bắc cùng với sự phối hợp của khu trục hạm và tàu ngầm và sự yểm hộ của hạm đội trợ chiến. Nhưng cơ may không đến, chẳng phát hiện ra tàu nào hết, cũng chẳng thấy có dấu hiệu địch vận động theo hướng tây. Mặc dù thời tiết khắc nghiệt, việc săn lùng miệt mài vẫn được duy trì trong 7 ngày, và cuối cùng chúng tôi biết là chiếc Scharnhorst và Gneisenau đã quay lại biển Baltic an toàn. Được biết là sáng ngày 26 hai tàu này đã đi qua tuyến tuần tra gần bờ biển Na Uy của tàu tuần dương chúng tôi. Sương mù dày quá nên hai bên đều không nhìn thấy nhau. Radar hiện đại có thể đảm bảo được việc tiếp cận, nhưng khi đó lại không có radar. Dư luận công chứng là bất lợi đối với Bộ Hải quân chúng tôi không thể làm cho thế giới bên ngoài hiểu rõ được cái rộng bao la của đại dương hoặc là những cố gắng lớn lao của Hải quân trong rất nhiều năm. Sau hơn 2 tháng chiến tranh và những mất mát quan trọng, chúng tôi không có gì phát hiện ở phía bên kia cả, mà chúng tôi cũng không thể trả lời được câu hỏi "Hải quân đang làm cái gì?"


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 09:48:15 pm

       
*

        Sự tấn công vào thương thuyền của chúng tôi bằng tàu nổi biệt kích có thể khủng khiếp hơn nếu có thể được duy trì. Ba tàu chiến bỏ túi mà Đức có theo Hiệp ước Versailles đã được thiết kế với ý nghĩ sẽ là khu trục hạm để phá tàu buôn. Chúng có pháo 11 inches, tốc độ 26 hải lý và lá chắn thép được ép với một kỹ sảo bậc thầy để tàu không vượt quá giới hạn trọng tải 10.000T. Không một tuần dương hạm đơn chiếc nào của Anh có thể sánh được với chúng. Các tuần dương hạm có pháo 8 inches của Đức hiện đại hơn tàu của chúng tôi và nếu được dùng như là tàu biệt kích chống tàu buôn thì sẽ là một sự đe dọa khủng khiếp. Ngoài ra, kẻ thù có thể sử dụng những người giả trang là thủy thủ tàu buôn và có trang bị nhiều vũ khí. Chúng tôi con nhớ như in những tổn thất của tàu Emden và Koenigsberg năm 1914 cũng như của trên 30 chiến hạm và các người có vũ trang giả dạng là thủy thủ thương thuyền, đã buộc chúng tôi phải phối hợp đế tiêu diệt.

        Trước khi chiến tranh nổ ra, có những tin tức và lời đồn là một hoặc nhiều chiến hạm bố trí đã rời khỏi nước Đức. Hạm đội nội địa đi lùng sục nhưng không thấy gì. Bây giờ chúng tôi biết là tàu Deutschland và Grafspee đã rơi Đức trong khoảng 21 đến 24 tháng 8, đã lọt qua vùng nguy hiểm và đang tự do ở ngoài biển khơi trước khi chúng tôi tổ chức được việc phong tỏa và tuần tra phía Bắc. Ngày 3/9, tàu Deutschland, sau khi đi qua eo biển Đan Mạch, đang phục kích gần Greenland. Tàu Graf Spee đã qua con đường Đại Tây Dương, không bị phát hiện và hiện ở cách xa Azores về phía nam. Mỗi tàu đều có một tàu phụ đi theo để tiếp tế nhiên liệu và vật tư. Ban đầu cả hai không động tĩnh gì và mất hút trong biển khơi. Họ không bị nguy hiểm gì cho đến khi họ xuất kích. Ngày 30/9, tàu buồm Clement của Anh trọng tải 5000T đi độc lập bị Graf Spee đánh chìm ngoài khơi Pernambuco. Nghe tin nay Bộ Hải quân như bị điện giật. Đó là tín hiệu mà chúng tôi đang chờ. Lập tức các nhóm săn tàu địch được thành lập bao gồm các hàng không mẫu hạm hiện có, có sự yểm trợ của các chiến hạm bọc thép, tuần dương hạm bọc thép, tuần dương hạm thường. Mỗi nhóm gồm hai hoặc ba tàu được coi là có đủ khả năng bắt và tiêu diệt một chiến hạm bỏ túi.

        Trong các tháng tiếp theo, việc truy tìm hai tàu biệt kích kéo theo sự thành lập tất cả 9 nhóm săn tàu bao gồm 23 tàu cỡ lớn và mạnh. Hoạt động xuất phát từ các căn cứ cũ phân tán trên khắp Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, các nhóm này có thể kiểm soát được các vùng chủ chốt mà tàu bè chúng tôi qua lại. Muốn tấn công việc thương mại của chúng tôi, kẻ địch cũng phải có mặt tại một địa điểm trong tầm với ít nhất của một trong các vùng chủ chốt.

        Tàu Deutschland có nhiệm vụ quấy phá tuyến giao thông huyết mạch xuyên Tây bắc Đại Tây Dương của chúng tôi đã làm sáng tỏ những mệnh lệnh của mình với một sự thận trọng thấu đáo. Trong hai tháng rưỡi trên biển nó không khi nào tiếp cận một đoàn tàu hộ tống. Nó hạ quyết tâm tránh các lực lượng Anh và vì vậy không vượt quá hai vụ đánh đắm trong đó có một tàu Na Ủy nhỏ. Đầu tháng 11, nó lầm lũi quay về Đức, lại qua đường bắc cục. Tuy nhiên riêng sự hiện diện có mục đích của chiếc tàu loại mạnh này trên con đường thông thương chính của chúng tôi đã tạo ra một sự căng thẳng đối với các tàu hộ tống và các nhóm săn lùng tàu địch ở bắc Đại Tây Dương. Trên thực tế, chúng tôi thích nó hành động thực sự hơn là sự đe dọa không rõ ràng mà nó biểu hiện.

        Tàu Graf Spee táo bạo hơn, giàu trí tưởng tượng hơn cả và sớm đã trở thành trung tâm chú ý ở nam Đại Tây Dương. Cách làm của nó là xuất hiện trong chốc lát tại một địa điểm nào đó, tuyên bố là đã diệt được địch và rồi biến mất trên Đại Tây Dương hoang vu không có đường đi lối lại gì hết. Sau lần xuất hiện thứ hai, xa hơn về phía nam con đường mũi Hảo Vọng trong đó nó đã đánh đắm một tàu duy nhất, nó lại mất hút trong gần một tháng và các đội săn tàu của chúng tôi đã đi tìm ngang dọc khắp nơi, khắp chốn và có lệnh phải cảnh giác đặc biệt đối với vùng Ấn Độ Dương. Đây đúng là nơi đến của nó và ngay 15 tháng 11 nó đã đánh chìm một tàu chở dầu nhỏ tại kênh Mozambique, giữa Madagascar và đại lục. Như vậy, giả vờ là mình có mặt tại Ấn Độ Dương để kéo việc săn tàu về hướng này, Langsdorff hạm trưởng, một người có đẳng cấp cao nhanh chóng vòng quanh trở lại vượt mũi Hảo Vọng ở một cự ly khá xa, và đi vào Đại Tây Dương. Hành động này không qua được dự kiến trước của chúng tôi, nhưng việc rút lui của Langsdorff quá nhanh nên chúng tôi không thực hiện được kế hoạch chặn bắt. Bộ Hải quân không có cách nào để biết rõ là trên thực tế có một hay hai tàu biệt kích đang đi lại, lảng vảng, dò la, và đã có những cố gắng ở cả Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Chúng tôi cũng ngờ rằng tàu Spee là tàu cùng loại với tàu Scheer. Sự mất cân đối giữa lực lượng của địch và những biện pháp phản công mà chúng tôi buộc phải có là vấn đề phiền toái. Nó nhắc lại cho tôi những tuần lễ lo âu trước hành động tại Coronel và sau đó tại Falkland Islands tháng 12/1914, khi mà chúng tôi phải chuẩn bị tại 7 hoặc 8 điểm khác nhau ở Thái Bình Dương và nam Đại Tây Dương cho chuyến đi tới của Đô đốc Von Halder Spee với sự ra mắt sớm của loại tàu kiểu Scharnhorst và Gneisenau. Một phần tư thế kỷ đã trôi qua, nhưng chuyện như đánh đố vẫn không thay đổi. Vói một cảm giác thực sự nhẹ nhõm, chúng tôi được biết là một lần nữa tàu Spee lại xuất hiện trên cung đường Cape - Free Town, đánh chìm tàu Doric star và một tàu khác vào ngày 2 tháng 12 và thêm một chiếc nữa vào ngày 7.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 09:51:37 pm

*

        Từ đầu cuộc chiến, Đại tá hải quân Harwood có nhiệm vụ đặc biệt quan tâm bảo vệ tuyến tàu về Anh đi lại ngoài khơi River Plate và Rio de Janeiro. Ông ta tin chắc là sớm hay muộn tàu Spee sẽ đến Plate, nơi có nhiều ảnh hưởng tốt nhất. Ông đã suy nghĩ kỹ về các chiến thuật mà ông sẽ dùng đến khi đụng độ. Các tuần dương hạm Cumberland và Exeter có pháo 8 inches cùng với Ajax và Achilles có pháo 6 inches (chiếc sau cũng là của Tân Tây Lan chủ yếu do người Tân Tây Lan vận hành) của ông ta có khả năng không những bắt kịp mà còn phá hủy được. Tuy nhiên, với các nhu cầu về nhiên liệu và chỉnh trang lại thì khó lòng có đủ cả bốn chiến hạm vào "ngày hành động". Nếu quả như vậy, thì vấn đề có thể tranh cãi được. Khi nghe tin tàu Doric Star bị đánh chìm ngày 2 tháng 12 Harwood đã đoán đúng. Tuy tàu ở cách xa trên 3.000 hải lý, ông cho là tàu Spee có lẽ đi về hướng Plate. Vói một sự may mắn và khôn ngoan, ông ước tính tàu có thể đến vào ngày 13. Ông ra lệnh cho toàn bộ các lực lượng sẵn có phải tập trung ở đó vào ngày 12 tháng 12. Than ôi! tàu Cumberland đang phải chỉnh trang lại tại Falklamds; nhưng vào buổi sáng ngày 13, tàu Exeter, Ajax và Achilles cùng đi với nhau ở trung tâm các đường hàng hải ngoài khơi của sông đổ ra bể. Khá chắc chắn, đến 6hl4’ sáng, thấy có khói ở phía đông. Cuộc đụng độ được chờ đợi từ lâu đã đến

        Trên tàu Ajax, Harwood bố trí lực lượng của mình theo cách tấn công chiến ham bỏ túi từ nhiều ngả xa cách nhau để địch bị lúng túng trong việc sử dụng hỏa lực, và đưa hải đội nhỏ của mình mở hết tốc lực xông vào. Thoạt nhìn, hạm trưởng Langsdorff cho rằng mình phải đối phó với một tuần dương hạm loại nhẹ và hai khu trục hạm, và ông ta cũng phóng hết tốc lực lên phía trước, nhưng ít phút sau ông nhận ra được chất lượng của đối phương và biết rằng một trận tử chiến sắp xảy ra. Hai bên đôi phương đang áp sát vào nhau với tốc độ gần 50 hải lý/giờ. LangsdoríT chỉ còn có một phút để quyết định: Việc đúng đắn mà ông làm là quay hướng khác ngay lập tức để giữ kẻ địch càng lâu càng tốt trong tầm đại pháo 11 inches ưu việt của mình mà lúc đầu phía Anh không thể phản pháo được. Như vậy ông đã mang lại cho hỏa lực ổn định của mình cái lợi là hiệu số giữa cộng thêm và trừ bớt tốc độ. ông rất có thể gây tổn thương nặng cho một trong những kẻ thù của mình trước khi bất cứ kẻ thù nào trong đám ấy có thể nã súng vao ông. Trái lại, ông đã quyết định không thay đổi cách làm và đi tới chỗ tàu Exeter. Do đó hầu như hai bên đều đồng thời cùng hành động. Chiến thuật của Đại tá hải quân Harwood tỏ ra có lợi thế. Ngay từ các giai đoạn sớm nhất của cuộc chiến, pháo 8 inches của tàu Exeter đã nã hàng loạt đạn vào tàu Spee, trong khi đó các tuần dương hạm với pháo 6 inches cũng xạ kích rất và có hiệu quả. Chẳng mấy chốc tàu Exeter bị trúng đạn, tháp pháo B bị phá sập, thông tin liên lạc trên cabin chỉ huy bị phá hủy và hầu hết các người trên đó bị chết hoặc bị thương, tàu tạm thời không thể điều khiển được nữa. Tuy vậy, vào thời điểm này, địch cũng không thể tiếp tục coi thường các tuần dương hạm có pháo cỡ 6 inches, và tàu Spee chuyển hỏa lục chính sang các đối tượng này, thành ra chiếc Exeter được yên thân trong lúc khó khăn này. Bị bắn phá từ ba phía, chiến hạm Đức thấy phía Anh tấn công quá rát, bèn sớm nhả khói mù để chuyển hướng với ý đồ rõ ràng là đi về phía River Plate. Langsdorff lẽ ra phải làm việc này sớm hơn.

        Sau lần thay đổi hướng này, tàu Spee một lần nữa lại tấn công tàu Exeter và tàu này bị trúng nặng đạn 11 inches. Toàn bộ pháo phía trước bị hỏng, phía giữa thân tàu bốc cháy, thiệt hại to lớn. Hạm trưởng Bell thoát nạn khi cabin chỉ huy bị nổ, và tập hợp quanh mình hai hoặc ba sĩ quan tại trạm điều khiển phía đuôi tàu và giữ cho tàu hoạt động với tháp pháo duy nhất còn lại cho mãi tới 7h30’, khi áp suất không còn nữa thì pháo này cũng hỏng nốt. Ông có thể làm gì hơn được nữa. Đến 7h40’, tàu Exeter đổi hướng đi để tiến hành sửa chữa và không tiếp tục tham chiến nữa.

        Các tàu Ajax và Achilles đã ở tư thế truy đuổi, tiếp tục hành động với tinh thần sôi nổi. Tàu Spee chĩa toàn bộ pháo nặng vào hai tàu này. Đến 7h35’ hai tháp pháo phía đuôi tàu bị phá tung và tàu Achilles cũng bị tổn thất. Hai tuần dương hạm loại nhẹ này không phải là địch thủ của đối phương về mặt hỏa lực, và khi thấy đạn được đang cạn dần, Hardwood trên tàu Ajax quyết định ngừng đánh đến tận đêm tối để có cơ may tốt hơn trong việc sử dụng có hiệu quả pháo loại nhẹ của mình và có thể cả thủy lôi nữa. Vì vậy, ông cho tàu nhả khói để chuyển hướng và địch cũng không đuổi theo. Cuộc giao chiến ác liệt này kéo dài lh20’. Trong thời gian còn lại của ngày, tàu Spee đi về Montevedeo, các tuần dương hạm Anh bám sát, thỉnh thoảng hai bên có đối pháo. Quá nửa đêm một chút, Spee vào Montevideo và nằm lại để sửa chữa những chỗ bị hỏng, lấy thêm đồ tiếp tế, đưa thương binh xưởng, chuyển nhân viên sang một tàu buôn Đức và báo cáo với Quốc trưởng. Tàu Ajax và Achilles nằm ở phía bên ngoài quyết tâm bám sát địch từng bước cho đến ngày nó tận số nếu nó tiếp tục phiêu lưu. Trong khi đó thì vào đêm 14, tàu Cumberland rồi Falklands và chạy hết tốc độ đến thế chỗ của tàu Exeter bị tổn thất nặng nề. Việc có mặt của chiếc tuần dương hạm có pháo 8 inches này rút ngắn khoảng cách tương quan lực lượng giữa hai bên trong một tình thế không chắc chắn.

        Ngày 16 tháng 12, Hạm trưởng Langsdorff điện cho Bộ tu lệnh Hải quân Đức biết việc trốn thoát là vô vọng. "Yêu cầu quyết định là phải đánh chìm tàu mặc dù của sông Plate không đủ chiều sâu, hay là nên chôn tàu".

        Tại một cuộc họp do Hitler chủ trì, có mặt của Raeder và Jodi, câu trả lời sau đây đã được quyết định:

        "Bằng mọi cách, tìm cách kéo dài thời gian ở các vùng thủy phận trung lập... Nếu có thể được thì mở đường qua Buenos Aires - không chôn tàu ở Uruguay - Nếu đánh chìm tàu thì tìm cách phá tàu triệt để".

        Đúng như vậy, trong chiều ngay 17, tàu Spee chuyển trên 700 người với hành lý và lương thực sang một chiếc tàu buôn Đức đậu tại cảng. Tiếp ngay sau đó Đô đốc Harwood được tin là tàu đang nhổ neo. Hồi 6hl5’ chiều, trước đám rất đông đúng nhìn, tàu rời cảng, từ từ ra khơi và được các tuần dương hạm Anh hăm hở đón chờ. Đến 8h54’ tối khi mặt trời lặn, phi cơ của chiếc Ajax đưa tin: "Tàu Graf Spee đã tự cho nổ tung". Langsdorff đau quặn tim vì tàu của mình không còn nữa và hai ngày sau đó ông ta tự sát bằng súng.

        Như vậy cuộc thử thách thứ nhất bằng tàu nổi đối với mậu dịch của nước Anh trên mặt các đại dương đã chấm dứt. Không có tàu biệt kích nào xuất hiện cho tới mùa xuân 1940. Những tàu này dễ tránh khỏi bị phát hiện, nhưng mặt khác lại có thể bị khống chế bằng các lực lượng ít hơn so với lực lượng cần thiết để phá hủy một chiến hạm bỏ túi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 09:55:58 pm

19

MẶT TRẬN TRÊN ĐẤT PHÁP

        Ngay khi chiến tranh nổ ra, đội quân viễn chinh của Anh gọi tắt là "B.E.F" bắt đầu chuyển sang Pháp. Vào trung tuần tháng 10, bốn sư đoàn Anh tạo thành hai quân đoàn nhà nghề đã ở vị trí của mình dọc theo biên giới Pháp - Bỉ và đến tháng 3/1940 có thêm sáu sư đoàn được phái đến để bổ sung, như vậy tổng số là 10 sư đoàn. Vói số quân tăng thêm, chúng tôi tiếp quản thêm nhiều tuyến. Dĩ nhiên chúng tôi không tiếp cận với địch ở bất cứ điểm nào. Khi BEF tới vị trí được qui định, họ thấy đã có một hào chống tăng nhân tạo khá hoàn hảo được chuẩn bị sẵn dọc theo tuyến một và cứ cách nhau khoảng 1.000 thước Anh lại có một boong ke rộng và dễ nhìn thấy, có bố trí súng máy và súng chống tăng bắn dọc theo hào. Cũng có cả một vành đai liên tục bằng giây thép gai. Đại bộ phận công việc của bộ đội chúng tôi trong các mùa thu và mùa đông kỳ dị nay là tập trung cải tiến công sự phòng ngự của Pháp và tổ chức một kiểu phong tuyến Siegfried. Tuy có băng nhưng công việc xúc tiến nhanh. Ảnh chụp từ trên không cho thấy tốc độ mà người Đức đang phát triển tuyến Siegfried của họ từ Moselle lên phía Bắc. Chứng tôi có vẻ như theo kịp họ mặc dù họ có nhiều thuận lợi về nguyên vật liệu trong nước và lao động bắt buộc. Các căn cứ rộng lớn được thiết lập, đường xá cải tiến, và đường sắt khổ rộng được đặt trên một cung dài 100 dặm. Xấp xỉ 50 sân bay mới và các bộ phận vệ tinh được phát triển hoặc cải tiến. Phía sau tuyến chúng tôi những số lượng lớn nguyên vật liệu, vũ khí trang bị, được xếp trong kho dọc các tuyến giao thông. Dự trữ tiếp tế đủ cho mười ngày được thiết lập giữa sông   

        Seine và sông La Somme và phụ thêm bảy ngày nữa cho phía bắc sông La Somme. Dự trữ phụ này đã cứu vãn được quân đội sau khi quân Đức chọc thủng phòng tuyến. Do tình hình yên tĩnh bao trùm, dần dần nhiều cảng phía bắc Le Havre được đưa vào sử dụng lần lượt và sau cùng chúng tôi sử dụng tất cả 13 cảng Pháp.

*

        Năm 1914 tinh thần của quân đội và dân tộc Pháp rất hăng, hùng hục cương quyết kịch liệt tấn công. Chủ nghĩa của họ là nước yếu hơn về mặt số lượng chỉ có thể chống lại sự xâm lăng bằng phản công, không chỉ về chiến lược mà về chiến thuật ở mọi điểm. Giờ đây là một nước Pháp khác hẳn với nước Pháp đã lăn xả vào kẻ thù hồi tháng 8 năm 1914. Tinh thần phục thù đã làm tròn sứ mệnh và đã dốc kiệt lực thành thắng lợi. Những người lãnh đạo nuôi dưỡng nó đã chết từ lâu. Nhân dân Pháp đã kinh qua sự tàn sát khủng khiếp một triệu rưỡi đồng bào của mình. Trong đầu óc đại bộ phận người Pháp, hành động phản công gắn với những thất bại ban đầu của cuộc tấn công ác liệt năm 1914, với cuộc đẩy lùi của tướng Nivelle năm 1917, với sự dãy chết kéo dài của các trận La Somme và Passchendaele, và trên hết với nhận thức hỏa lực của vũ khí hiện đại đem lại sự tàn phá cho kẻ tấn công. Ở Pháp cũng như ở Anh đều không có sự hiểu biết thực sự về hậu quả của một sự kiện mới có thể làm cho xe thiết giáp chịu đựng được hỏa lực của pháo binh và có thể tiến với tốc độ 100 dặm một ngày. Một cuốn sách minh họa vấn đề này do tướng De Gaulle công bố mấy năm trước đã không có được sự hưởng ứng. Quyền lực của Thống chế Petain già nua trong hội đồng chiến tranh tối cao đã ảnh hưởng sâu nặng đến tư duy quân sự của Pháp trong việc không tiếp thu các ý kiến mới, và đặc biệt là làm nản lòng cái được gọi một cách cũ kỹ là "Vũ khí tấn công".

        Vói sự hiểu biết sau này, chính sách về chiến lũy Maginot thường bị lên án. Chắc chắn là nó tạo ra một tâm lý phòng ngự. Tuy vậy, trong việc phòng ngự một đường biên giới dài hàng trăm dặm, thì dùng pháo đài càng nhiều càng tốt làm vật cản luôn luôn là một sự thận trọng khôn ngoan và như vậy tiết kiệm được việc sử dụng bộ đội trong các vai trò tĩnh tại và trên hết "ép sự xâm lăng có tiềm lục phải theo một hướng nhất định". Nếu được sử dụng đúng theo kế hoạch chiến tranh của Pháp thì công của chiến lũy Maginot là lớn đôi với nước Pháp. Có thế coi nó như chứa đựng một dãy dài các điểm xuất kích bất ngờ vô giá, và trên hết, là phân cách các đoạn lớn của phòng tuyến thành phương tiện tích lũy tổng dự trữ hay là "Đội quân chiến lược dự trữ". Nếu tính đến sự mất cân bằng về dân số giữa Pháp và Đức, thì phòng tuyến Maginot phải được coi là một biện pháp khôn ngoan và đứng đắn. Thực vậy, ta lấy làm lạ là nó lại không được kéo dài tới ít nhất là dọc theo sông Meuse, và như vậy nó có thể được dùng làm một lá chắn đáng tin cậy để cho thanh kiếm tấn công, nặng và sắc của Pháp, được tự do hoành hành. Nhưng thống chế Pétain đã phản đối sự kéo dài này. Ông ta một mực cho rằng dãy Ardennes không phải là lối xâm nhập vì địa hình của nó. Do đó nó đã bị gạt bỏ. Trong dịp tôi đến thăm Metz năm 1937, tướng Giraud có giải thích cho tôi những quan niệm về phản công của chiến lũy Maginot. Tuy nhiên quan niệm này không được thực hiện, và phòng tuyến này không những đã hút những số lượng lớn về binh lính và kỹ thuật viên được đào tạo kỹ, mà còn tác động tiêu hao sức mạnh về chiến lược quân sự và sự cảnh giác của quốc gia.

        Sức mạnh mới của không quân được đánh giá đúng là một yếu tố cách mạng trong mọi cuộc hành quân. Xem xét các số lượng tương đối nhỏ về phi cơ của phía bên này cũng như bên kia, vào thời gian này, ta thấy tác dụng của không quân thậm chí đã bị thổi phòng và đại bộ phận phi cơ chủ yếu được dùng cho việc phòng thủ bằng cách gây khó khăn cho việc tập trung và giao liên của các binh đoàn lớn một khi được đưa vào tấn công. Ngay cả thời kỳ động viên cũng được Bộ Tư lệnh tối cao Pháp coi là gay go nhất vì có khả năng đường sắt bị phá hủy, tuy rằng số lượng phi cơ Đức cũng như của Đồng Minh là quá ít để làm được một nhiệm vụ như vậy. Những suy nghĩ này của các tư lệnh không quân là theo đường lối đúng đắn và được các năm cuối cuộc chiến tranh chứng minh khi mà không lực đã tăng lên gấp từ 10 đến 20 lần. Ở giai đoạn đầu, suy nghĩ như vậy là quá sớm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 09:57:52 pm

*

        Ở Anh có câu nói đùa là Bộ Chiến Tranh lúc nào cũng đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh cuối cùng. Nhưng câu này có thể đúng với các bộ khác và các nước khác và nó chắc chắn là đúng với quân đội Pháp. Tôi vẫn có cảm giác về thế mạnh hơn của việc phòng ngự miễn là nó được chỉ đạo một cách tích cực. Tôi không có trách nhiệm và cũng không được thông tin đều đặn để làm một sự đo lường mới. Tôi biết là sự tàn sát chém giết của chiến tranh trước đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Pháp. Người Đức đã có thời gian để xây phòng tuyến Siegfried. Thật là khủng khiếp khi đẩy những người còn lại của nước Pháp vào bức tường lửa và xi măng cốt sắt này! Trong đầu tôi, cách nhìn trong những tháng đầu của cuộc thế chiến thứ hai này, không bất đồng với quan điểm chung về phòng ngự, và tôi tin là vật cản chống tăng và pháo dã chiến được bố trí một cách thông minh với đạn được thích hợp có thể ngăn cản hoặc phá hủy xe tăng trừ trong trường hợp trời tối đen hoặc có sương mù, tự nhiên hay nhân tạo. Trong các vấn đề mà đấng Tối cao đặt ra cho những người hèn mọn dưới quyền, sự việc ít khi lặp lại hai lần, hoặc nếu chúng có vẻ như vậy thì có một vài biến thể làm vô hiệu việc phổ cập hóa thái quá. Đầu óc con người, trừ trường hợp có thiên tài đặc biệt, không thể vượt qua được những kết luận đã được khẳng định và nó là môi trường trong đó mình được nuôi dưỡng và giáo dục. Tuy nhiên sau tám tháng bất động ở cả hai bên, chúng tôi thấy Hitler tung ra một cuộc tấn công rộng lớn, đi đầu là các khối lớn mũi nhọn, các xe thiết giáp vỏ dày, hoặc pháo bắn không thủng, chọc thủng mọi sự chống đỡ phòng ngự, và lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ thậm chí kể từ khi có thuốc súng, đã làm cho pháo binh có lúc gần như bất lực trên chiến trường. Chúng ta cũng phải thấy sự tăng gia hỏa lực làm cho các trận chiến bớt đổ máu thông qua việc chỉ cần một số lượng rất ít người để giữ một địa hình cần thiết, và như vậy mục tiêu là con người sẽ nhỏ hơn nhiều.

        Dù sao, thời gian mà Pháp có thể tổ chức một cuộc tấn công lớn có lẽ là cuối tuần thứ ba của tháng 9. Nhưng ở thời điểm này thì chiến dịch Ba Lan đã kết thúc. Vào trung tuần tháng 10, người Đức đã có 70 sư đoàn ở mặt trận phía Tây. Ưu thế ngắn ngủi về quân số của Pháp ở phía Tây đã qua rồi. Một cuộc tấn công của Pháp từ biên giới phía đông sẽ làm hở tuyến phía bắc của họ quan trọng hơn nhiều. Ngay lúc đầu nếu quân Pháp giành được thắng lợi, thì trong phạm vi một tháng, họ sẽ có những khó khăn cực kỳ to lớn để giữ được cái đã chiếm được ở phía đông và sẽ là mục tiêu của toàn bộ sức mạnh của cuộc phản kích ở phía bắc từ phía Đức.

        Đây là câu trả lời cho câu hỏi "Tại sao lại giữ thế thụ động cho đến khi Ba Lan bị tiêu diệt?" Nhưng trận đánh này đã thua từ mấy năm trước rồi. Năm 1938 đã có một cơ hội tốt để chiến thắng khi nước Tiệp vẫn còn tồn tại. Năm 1936 cũng có thể không có sự chống đối có hiệu quả. Năm 1933, một tuyên bố từ Genéve có thể đem lại một sự chấp thuận không đổ máu. Tướng Gamelin không phải là người phải khiển trách duy nhất, vì năm 1939 ông ta đã không chấp nhận những rủi ro đã tăng lên vùn vụt từ cuộc khủng hoảng trước mà cả Anh và Pháp đều không dám đương đầu.

       
*

        Vậy những khả năng về một cuộc chiến với Đức tấn công vào Pháp là gì? Dĩ nhiên có ba phương pháp khả dĩ. Thứ nhất, qua đường Thụy Sĩ. Như vậy, có thể phải vòng sườn phía nam của phòng tuyến Maginot nhưng lại có nhiều khó khăn về địa lý và chiến lược. Thứ hai, thọc vào Pháp qua đường biên giới chung. Phương án nay có vẻ không chắc vì quân đội Đức chưa tin là đã được trang bị hoặc vũ trang hoàn hảo cho một cuộc tấn công lớn vào phòng tuyến Maginot. Và thứ ba là qua Hà Lan và Bỉ. Phương án này phải đi vòng sau phòng tuyến Maginot và sẽ không gây ra những tổn thất mà chắc là sẽ đến với một cuộc tấn công trực diện vào các pháo đài cố định. Chúng ta không thể đương đầu với một sự tấn công dữ dội xuyên qua các nước thuộc vùng thấp quá xa như Hà Lan, nhưng vì quyền lợi của đồng minh, nếu có thể được, nên chặn nó ở Bỉ và ở thời kỳ này, có hai tuyến dọc theo đó, đồng minh có thể tiến đến để cứu nước Bỉ nếu quyết định làm như vậy, hoặc là chiếm lấy hai tuyến đó bằng một kế hoạch bí mật và bất ngờ được chuẩn bị chu đáo, nếu được yêu cầu làm như vậy. Tuyến thứ nhất được gọi là tuyến Scheldt. Từ biên giới Pháp đi tới đó không phải là một cuộc hành quân lớn và có ít rủi ro nghiêm trọng. Trong trường hợp tồi tệ nhất, thì giữ lấy nó như là một mặt trận giả và cũng không có hại gì. Trong trường hợp tốt nhất nó có thể được xây dựng củng cố theo tình hình. Tuyến thứ hai thì có nhiều tham vọng hơn. Nó theo sông Meuse đi qua Givet, Dinant và Namur gần Louvain đến Antwerp. Nếu đồng minh chiếm được tuyến này và giữ nó bằng những trận đánh ác liệt, thì cánh quân xâm lược phía phải của Đức sẽ bị khống chế mạnh mẽ; và nếu quân đội Đức tỏ ra kém sức, thì đây sẽ là khúc dạo đầu tuyệt diệu của việc kéo vào và kiểm soát trung tâm cực kỳ quan trọng chế tạo đạn dược vũ khí ở vùng Ruhr.

        Các Tham mưu trưởng viết "Chúng tôi hiểu ý kiến1 của Pháp là với điều kiện người Bỉ còn trụ được trên sông Meuse, quân đội Anh và Pháp phải chiếm tuyến Givet Namur, còn đội quân Viễn chinh Anh thì hoạt động bên cánh trái. Chúng tôi cho rằng chấp nhận kế hoạch này là không đúng trừ phi các kế hoạch có kết hợp với người Bỉ để chiếm giữ tuyến này một thời gian đầy đủ trước khi quân đội Đức tiến lên. Trừ phi thái độ hiện nay của Bỉ có thay đổi và các kế hoạch có thể được chuẩn bị để sớm chiếm tuyến Givet Namur (còn gọi là Meuse Anvers) chúng tôi khẳng định là cản bước tiến quân Đức phải dựa vào các vị trí đã được chuẩn bị trên biên giới Pháp.

        Hội đồng tối cao Đồng minh họp ở Paris ngay 17 tháng mười một. Ông Chamberlain và các Huân tước Halifax, Huân tước Chafield và Ngài Kingsley Wood cùng đi theo. Cuộc họp đã quyết định là: "Xét quan trọng của việc giữ các lực lượng Đức càng xa về phía đông càng tốt, điều chủ yếu là phải có mọi cố gắng giữ được tuyến Meuse Anvers, trong trường hợp Đức xâm lăng Bỉ". Tại cuộc họp, ông Chamberlain và ông Daladier nhấn mạnh tầm quan trọng của quyết định này và từ đó trở đi nó chỉ đạo mọi hành động. Do vậy, trong tư thế này, chúng tôi đã qua mùa đông và chờ mùa xuân. Không có các quyết định mới nào về nguyên tắc chiến lược được các bộ trưởng bộ Tham mưu Anh và Pháp hoặc chính phủ của họ đề ra trong thời gian sáu tháng, phân cách chúng tôi với cuộc tấn công bất ngờ của Đức.

------------------
        1. Được biết là kế hoạch D.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:00:15 pm

 
*

        Trong mùa đông và mùa xuân, quân viễn chinh Anh cực kỳ bận rộn, sắp xếp công việc của mình đâu vào đây, củng cố phòng tuyến và chuẩn bị chiến tranh dù là tấn công hay phòng ngự. Từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, mọi người đều lam việc cật lực, và thành tích sau chót mà họ đạt được phần lớn là do sử dụng triệt để các cơ hội do mùa đông mang lại: người Anh là một đội quân tốt hơn nhiều vào cuối cuộc chiến tranh hủy diệt. Đội quân đó cũng to lớn hơn. Nhưng khoảng trống khủng khiếp được phản ảnh trên các việc sắp xếp của chúng tôi trước chiến tranh, là sự vắng mặt của thậm chí một sư đoàn thiết giáp trong đội quân Viễn chinh Anh. Nước Anh, cái nôi của xe tăng ở mọi biến thể của nó, giữa các cuộc chiến tranh đã coi nhẹ việc phát triển loại vũ khí sớm chiếm ưu thế trên các chiến trường này, đến nỗi, tám tháng sau khi tuyên chiến, lục quân nhỏ nhưng giỏi của chúng tôi khi thời khắc thử thách đã điểm, chỉ có lữ đoàn xe tăng thứ nhất gồm 17 tăng loại nhẹ bắn đạn 2 lb (llb = 453g) và "Tăng Bộ binh". Chỉ có 23 trong số tăng bộ binh la bắn đạn 21b, những chiếc còn lại toàn là súng máy. Cũng còn có 7 trung đoàn thiết giáp và ky binh Yéomanry được trang bị thiết vận xa và tăng, loại nhẹ, đang trong quá trình chuyển biên chế thành hai lữ đoàn thiết giáp nhẹ.

        Các sự triển khai trên mặt trận Pháp ít hoàn hảo hơn. Trong đại bộ phận bộ đội nhập ngũ theo lệnh động viên, thì tâm lý của người dân được phản ảnh rõ rệt, nhất là khi bộ đội đóng quân ngay trong nước và các sự tiếp xúc với dân chúng là gần gũi. Không thể nói là nước Pháp năm 1939-1940 nhìn chiến tranh với một tinh thần cao hoặc thậm chí với một lòng tin sâu sắc. Chính phủ ổn định thập kỷ qua đã nuôi dưỡng sự bất động và bất mãn. Các thành phần quan trọng, phản ứng trước chủ nghĩa Cộng sản đang phát triển, đã nhảy sang chủ nghĩa Phát xít, sẵn sàng lắng nghe lời lẽ tuyên truyền có kỹ sảo của Goebbel, rồi chuyển nó thành lời bàn tán gẫu, và đưa tin. Như vậy trong quân đội ảnh hưởng chia rẽ của các chủ nghĩa Cộng sản lẫn chủ nghĩa Phát xít có tác động: các tháng chờ đợi dài trong mùa đông đã tạo ra thời gian và cơ hội cho chất độc hại được tạo thành.

        Rất nhiều yếu tố đóng góp vào sự xây dựng một tinh thần lành mạnh trong quân đội, những yếu tố quan trọng nhất là con người phải được sử dụng hết thời gian vào những công việc hữu ích và thích thú. Nhàn cư vi bất thiện. Trong suốt mùa đông có nhiều việc phải làm, công tác huấn luyện đòi hỏi phải được quan tâm liên tục; công sự còn lâu mới hoàn hảo hoặc hoàn thiện - ngay cả chiến lũy Maginot cũng còn thiếu nhiều công sự đã chiến phụ, muốn giữ sức bền bỉ phải luyện tập. Tuy nhiên các người đến tham quan mặt trận Pháp thường ngạc nhiên trước cái không khí bao trùm của sự cách biệt, yên tĩnh, cái chất lượng có vẻ tầm thường của công việc trong tay, cái thiếu hoạt động rõ ràng về bất cứ điều gì. Cảnh các con đường vắng vẻ phía sau phòng tuyến đối lập hoàn toàn với quanh cảnh đi, lại trên các cung đường dài phía sau khu vực Anh.

        Không có gì để hoài nghi là chất lượng của quân đội Pháp đã xấu đi trong mùa đông và họ sẽ chiến đấu tốt hơn trong mùa thu hơn là mùa xuân. Chẳng mấy chốc họ sẽ bị choáng ngợp trước tốc độ và cường độ của cuộc tấn công của Đức. Không phải chờ đến các giai đoạn chót của chiến dịch ngắn ngủi này, thì chất lượng chiến đấu đích thực của người chiến binh Pháp mới thể hiện đến cục độ để bảo vệ đất nước chống lại kẻ thù lâu dài. Nhưng khi đó thì đã quá muộn.

        Ngày 10/1/1940, những sự lo âu về Mặt trận phía Tây đã được khẳng định. Một Thiếu tá tham mưu Đức thuộc Sư đoàn không quân thứ bảy được lệnh mang một số tài liệu đến Tổng hành dinh ở Cologne. Ông ta lỡ tàu hỏa và quyết định đi bằng máy bay. Máy bay của ông ta vượt quá đích và buộc phải hạ cánh xuống đất Bỉ, bị bộ đội Bỉ bắt và tịch thu các giấy tờ mà ông ta tìm cách hủy đi một cách vô vọng. Các giấy tờ nay là toàn bộ kế hoạch thực về sự xâm lăng nước Bỉ, Hà Lan, Pháp đã được Hitler quyết định. Liền sau đó viên Thiếu tá Đức được thả cho về báo cáo sự việc với cấp trên của mình. Tôi được biết chuyện này vào thời gian đó và tôi thấy không tin được việc người Bỉ không có kế hoạch mời chúng tôi tham gia. Nhưng họ không làm gì hết về việc này. Trong ba nước có liên quan, người ta lập luận có thể đó là một đồn tình báo. Nhưng điều này không thể đúng được. Nói người Đức tìm cách làm cho người Bỉ tin là Đức sẽ tấn công Bỉ trong một tương lai gần là điều vô lý. Điều này có thể làm cho người Bỉ làm chính cái việc cuối cùng mà người Đức muốn, cụ thể là lập một kế hoạch cùng với quân đội Anh và Pháp xuất hiện một cách bí mật và nhanh chóng vào một đêm đẹp trời. Vì vậy tôi tin là cuộc tấn công sắp xảy ra đến nơi.

        Chúng tôi kêu gọi nước Bỉ, nhưng vua Bỉ và Bộ Tham mưu chỉ chờ đợi, hy vọng là mọi sự rồi ra sẽ tốt lành. Mặc dầu có chuyện các tài liệu của viên thiếu tá Đức, không có thêm bất cứ loại hành động nào từ phía đồng minh hoặc các nước bị đe dọa. Mặt khác, như chúng ta biết, Hitler gọi Goering đến và khi được biết là các giấy tờ bị tịch thu đúng là các kế hoạch xâm lược hoàn chỉnh đã ra lệnh, sau khi đã bộc lộ hết cơn tức giận của mình, phải chuẩn bị các biến thể mới của các kế hoạch nói trên. Dĩ nhiên, nếu chính sách của Anh và Pháp trong 5 năm trước khi nổ ra chiến tranh có tính cách kiên quyết và cứng rắn , trong sự thiêng liêng của các Hiệp ước và sự chấp thuận của Hội Quốc Liên, nước Bỉ đã có thể cùng đi với các đồng minh của mình và cho phép thành lập một mặt trận chung. Một sự liên minh như vậy mà được tổ chức thích hợp sẽ dựng lên một lá chắn dọc theo biên giới Bỉ ra đến biển chống lại trận vu hồi khủng khiếp ấy, nó hầu như bao ham sự tiêu diệt chúng tôi năm 1914 và có vai trò trong việc tàn phá nước Pháp năm 1940. Trường họp xấu nhất thì Bỉ có thể chịu một số phận không xấu hơn cái mà họ thực tế đang gánh chịu. Khi chúng tôi nhớ lại chính sách không can thiệp của Mỹ, chiến dịch của Pháp giải trừ quân bị của Ramsay MacDonald; những sự cự tuyệt, những sự làm nhục được lặp đi lặp lại mà chúng tôi phải chấp nhận trước việc Đức nhiều lần vi phạm các điều khoản giải trừ quân bị của hiệp ước; sự khuất phục của chúng tôi trước việc Đức vi phạm vùng Rhineland; sự đồng ý của chúng tôi với việc Đức thôn tính nước Áo; hiệp định của chúng tôi ở Munich và sự chấp nhận Đức chiếm đóng Praha - khi chúng tôi nhắc lại tất cả những cái đó, không ai ở Pháp hay Anh có trách nhiệm về hành động của công chúng lại có quyền phê phán nước Bỉ. Trong một thời kỳ chao đảo và lắng dịu, người Bỉ bám vào lập trường trung lập và tự yên lòng với lòng tin có thể giữ chân người Đức trên phòng tuyến của ho., cho tới khi quân đội Anh và Pháp có thể kéo đến cứu họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:02:13 pm

20

SCANDINAVIA - PHẦN LAN

        Bán đảo kéo dài 1.000 hải lý từ cửa biển Baltic đến vòng cung Bắc Cực có ý nghĩa chiến lược rộng lớn. Các núi của Na Uy chạy ra biển tạo thành một đường viền liên tục các đảo. Giữa các đảo nhỏ này và đại lục là một hành lang trong vùng lãnh hải mà Đức có thể dùng để đi ra đại dương phía ngoài, gây thiệt hại cho cuộc phong tỏa của chúng tôi. Công nghiệp chiến tranh của Đức chủ yếu trông vào nguồn cung cấp quặng sắt của Thụy Điển, được giao trong mùa hè tại cảng Lulea (Thụy Điển) phía đầu vịnh Bothnia và vào mùa đông, khi nơi này bị đóng băng, tại Narvik thuộc phía tây bờ biển Na Uy. Tôn trọng các "Leads" (tên gọi hải phận được che chắn này) có nghĩa là cho phép toàn bộ sự đi lại được tiến hành dưới cái lá chắn của sự trung lập, trước mũi chúng tôi là người có thế mạnh hơn về hải quân. Bộ tham mưu Hải quân rất lấy làm lo sợ vì cái lợi thế lớn này cho phía Đức, và tôi đã sớm nêu ngay vấn đề này ra trước Nội các.

        Ban đầu việc tôi nêu lên được tiếp nhận thuận lợi. Tất cả các bạn đồng nghiệp của tôi đều có ấn tượng sâu sắc đối với tai ương này, nhưng tôn trọng triệt để sự trung lập của các quốc gia nhỏ bé là một nguyên tắc ứng xử mà tất cả chúng tôi đều tuân theo. Vào tháng chín theo lời mời của các bạn đồng nghiệp và sau khi toàn bộ vấn đề đã được Bộ Hải quân xem xét kỹ luỡng, tôi thảo một văn bản về đề tài này cho Nội các và về việc thuê tàu trung lập có liên quan đến đề tài. Một lần nữa mọi người đều thấy sự cần thiết, nhưng tôi lại không đạt được sự đồng ý để hành động. Lý lẽ của bộ Ngoại giao về vấn đề  trung lập rất mạnh nên tôi không thắng được. Như sẽ thấy rõ, tôi tiếp tục nhấn mạnh quan điểm của mình bằng mọi cách và trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, phải đợi đến tháng 4/40 thì mới có được quyết định liên quan đến cái mà tôi yêu cầu trong tháng 9/1939. Đến tháng 4 thì muộn quá rồi.

        Như giờ đây chúng ta biết, gần như đúng vào thời điểm này, người Đức cũng quan tâm tới hướng này. Ngày 3 tháng 10 Đô đốc Raeder, Tham mưu trưởng Hải quân trình Hitler một đề nghị có tiêu đề "Tạo căn cứ ở Na Uy" ông ta yêu cầu "Quốc trưởng cần được báo tin sớm nhất có thể được về ý kiến của Bộ Tham mưu Chiến tranh Hải quân đối với khả năng kéo dài căn cứ hành quân về phía bắc. Phải xác định chắc chắn xem có thể lập căn cứ ở Na Uy dưới sức ép hỗn hợp của Đức và Nga, nhằm mục đích cải thiện vị thế chiến lược hỗ trợ các cuộc hành quân của chúng ta". Do đó ông ta thảo ra một loạt các văn thư và đệ trình Hitler ngày 10 tháng 10. "Trong các văn thư này" ông viết "tôi nhấn mạnh những bất lợi do người Anh chiếm Na Uy sẽ gây ra cho chúng ta: Sự kiểm soát các lối vào Baltic, các cuộc hành quân trên biển và không tập của chúng ta mất lợi thế bất ngờ; áp lực của chúng ta đối với Thụy Điển cũng chấm dứt. Tôi cũng nhấn mạnh những lợi thế của việc ta chiếm đóng bờ biển Na Uy: lối ra Bắc Đại Tây Dương không có khả năng lập hàng rào bằng mìn Anh như vào năm 1917-1918".

        Rosenberg, một chuyên viên về ngoại giao của đảng Quốc Xã, phụ trách một văn phòng chuyên xử lý các hoạt động tuyên truyền ở nước ngoài, cùng chia sẽ ý kiến của Đô Đốc. Ông ta mơ ước "chuyển đổi Scandinavia thành khái niệm một cộng đồng Bắc Âu bao gồm các dân tộc phương bắc dưới sự lãnh đạo đương nhiên của Đức". Đầu năm 1939 ông nghĩ mình đã phát hiện ra một công cụ trong Đảng Quốc gia Cực đoan của Na Uy do cựu bộ trưởng chiến tranh Na Uy tên là Vidkun Quisling lãnh đạo. Các cuộc tiếp xúc được thiết lập, và hoạt động của Quisling gắn với các kế hoạch của Bộ Tham mưu Hải quân Đức tại Oslo. Quisling và người phụ tá tên là Hagclin đi Berlin ngày 14 tháng 12 và được Raeder đưa đến gặp Hitler để bàn về vấn đề chính trị ở Na Uy. Quisling đến với một kế hoạch cụ thể. Hitler thận trọng về mặt bí mật, làm ra vẻ lưỡng lự không tăng cường sự cam kết và nói ông ta thích có một Scandinavia trung lập hơn. Tuy nhiên, theo Raeder, chính vào ngày hôm đó Hitler ra lệnh cho viên Tổng Tu lệnh chuẩn bị một cuộc hành quân vào Na Uy.

        Dĩ nhiên chúng tôi không hay biết gì về tất cả những điều này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:03:48 pm

       
*

        Trong khi đó, bán đảo Scandinavia trở thành nơi xảy ra một sự xung đột bất ngờ làm nẩy ra những phản ứng mạnh mẽ ở Anh và Pháp và ảnh hưởng lớn đến việc thảo luận về Na Uy . "Hiệp ước tương trợ lẫn nhau" Staline ký với Esthonia, Latvia và Lithuania đã đưa đến sự chiếm đóng và tàn phá các nước này, và giờ đây Hồng quân và không quân, xét về mặt thuận tiện trong vùng Baltic, đã chặn bằng mọi giá các lối vào Liên Xô từ phía Tây, chỉ còn lại duy nhất con đường qua Phần Lan.

        Đầu tháng 10, Ông Paasikivi, một trong những chính khách Phần Lan đã ký Hiệp ước 1921 với Liên Xô, sang Matxcơva. Yêu cầu của phía Xô Viết mang tầm vóc lớn: Biên giới Phần Lan trên eo bể Karel phải lui về phía sau trên một cự ly đáng kể để đưa Leningrad ra khỏi tầm đại bác của đối phương. Việc nhượng lại một số đảo nhỏ của Phần Lan ở Vịnh Phần Lan; việc thuê cảng duy nhất Petsamo không bị đóng băng của Phần Lan ở biển Bắc cực; và trên hết, việc thuê cảng Hango trên đường vào vịnh Phần Lan để Nga dùng làm căn cứ hải và không quân. Người Phần Lan đã chuẩn bị để nhượng bộ trên mọi điểm trừ điểm cuối. Với các điểm chốt ở vịnh trong tay người Nga thì, dưới con mắt họ, an toàn quốc gia và chiến lược có vẻ như đã tiêu tan. Cuộc đàm phán tan vỡ ngày 13 tháng 11 và chính phủ Phần Lan bắt đầu tổng động viên. Ngày 28 tháng 11 Molotov hủy hiệp ước bất khả xâm phạm ký giữa Phần Lan và Nga; hai ngày sau, người Nga tấn công tại tám điểm trên dọc biên giới dài 1.000 dặm của Phần Lan, và trong buổi sáng cùng ngày thủ đô Helsingfors bị không quân đỏ oanh tạc.

        Ban đầu, người Nga tấn công chủ yếu công trình bố phòng trên biên giới Phần Lan ở eo biển Karel, bao gồm một vùng có công sự phòng ngự rộng khoảng 20 dặm chạy từ Bắc đến Nam xuyên qua một xứ sở của rùng phủ tuyết day. Đó là tuyến gọi là Mannerheim theo tên vị Tổng Tư lệnh, người đã cứu Phần Lan khỏi sự khuất phục của Bônsêvich năm 1917. Sự phẫn nộ bị kích thích ở Anh, Pháp, thậm chí mạnh hơn ở Mỹ trước việc một cường quốc Xô Viết khổng lồ vô cớ tấn công một nước nhỏ, có tinh thần và có trình độ văn minh cao, chang mấy chốc đã chuyển thành sự ngạc nhiên và phấn khởi. Những tuần đầu cuộc chiến không mang lại thắng lợi cho các lực lượng Xô Viết. Quân đội Phần Lan với số lượng chỉ vào khoảng 200.000 người, đã chứng tỏ họ kiên cường như thế nào. Xe tăng Xô Viết gặp sự chống trả dũng cảm và một loại lựu đạn cháy ném tay mới được gọi là "Cocktail Molotov" (lựu đạn chống tăng).

        Có thể chính phủ Xô Viết đã nghĩ rằng sẽ đánh thắng dễ dàng. Những cuộc không kích ban đầu vào Helsingfors và nơi khác, tuy không ở qui mô lớn, nhưng hy vọng là gây ra hoảng sợ. Nhưng bộ đội mà họ sử dụng ban đầu tuy lớn hơn nhiều về số lượng nhưng kém về mặt chất lượng và được huấn luyện tồi. Các cuộc oanh kích của phi cơ cũng như việc kéo quân vào Phần Lan làm cho người dân nước nay đúng lên và tập hợp xung quanh một người chống lại kẻ xâm lăng với tinh thần vô cùng kiên quyết và với kỹ" xảo cao nhất. Cuộc tấn công vào nước Phần Lan đã tạo ra một tai họa cho kẻ xâm lược. Nông thôn ở đây hầu như hoàn toàn là rừng thông uốn lượn mềm mại và ở thời gian này thì tuyết dày đến 30cm. Trơi rất rét. Người

        Phần Lan được trang bị tốt bằng gậy trượt tuyết và mang áo ấm mà cả hai thứ này người Nga đều không có. Hơn nữa, người Phần Lan tỏ ra là những chiến binh xung kích xông xáo được huấn luyện rất tốt về trinh sát cũng như chiến tranh trong rừng. Người Nga dựa vào số lượng và vũ khí nặng, nhưng những cái này chẳng mang lại hiệu quả gì. Trên suốt dọc tuyến đầu này, các đồn biên phòng Phần Lan rút lui từ từ xưởng các con đường theo sau là các binh đoàn Nga. Khi quân Nga đã kéo sâu vào khoảng 30 dặm thì người Phần Lan phản công. Bị chặn tại các phòng tuyến Phần Lan được xây dựng trong rừng, ngày đêm bị tấn công dữ dội vào suờn, đường giao thông phía sau lưng bị gián đoạn, các binh đoàn Nga bị cắt ra từng mảnh, hoặc nếu gặp may thì rút lui được về đến điểm xuất kích với tổn thất lớn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:05:47 pm

        Đến cuối tháng 12, cuộc tấn công trên tuyến Mannerheim thuộc eo biển Karel cũng không có gì tốt đẹp hơn. Đầu tháng 12, gần 12 sư đoàn mở hàng loạt các cuộc tấn công ồ ạt và kéo dài trong suốt cả tháng. Đến cuối năm, sự thất bại trên dọc tuyến đã cho chính phủ Xô Viết thấy họ phải đối phó với một kẻ thù hoàn toàn khác với những gì mà họ đã trông đợi. Sự kiện gây ngạc nhiên này, được tiếp nhận một cách phấn khởi như nhau tại nhiều nước trên thế giới, dù là hiếu chiến hay trung lập. Nó là một lời cảnh cáo khá xấu cho quân đội Xô Viết. Trong chính giới Anh, nhiều người tự khen mình là chúng tôi đã không đi lệch đường để đưa người Xô Viết về cùng một phía với mình, cũng như tự khen về sự nhìn xa trông rộng của mình. Kết luận được rút ra một cách quá vội vã là quân đội Nga đã bị việc thanh trừng tàn phá, và bản chất thối nát và biến chất của hệ thống chính quyền và xã hội của họ giờ đây đã được chúng minh. Cách nhìn này không chỉ riêng có ở Anh, chắc chắn Hitler và các tướng lĩnh của y đã suy nghĩ rất kỹ về vị trí trống trải của Phần Lan và điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động đến suy nghĩ của Hitler. Mọi sự căm phẫn đối với chính phủ Xô Viết về hiệp ước Ribbentrop - Molotov được thổi bùng lên thành lửa bởi sự phơi bày thái độ xâm lược và bắt nạt tàn bạo. Cùng kết hợp với sự kiện này là sự khinh thường tính hiệu quả của quân đội Xô Viết, và cảm tình đối với người Phần Lan anh dũng. Mặc dầu cuộc Đại chiến đã được tuyên bố, ở Anh, Mỹ và nhiều hơn là ở Pháp có một ý muốn mãnh liệt viện trợ cho người Phần Lan phi cơ, các vật tư chiến tranh quý giá khác và quân tình nguyện. Việc cung cấp vũ khí đạn dược cũng như người tình nguyện chỉ có một con đường duy nhất khả dĩ vào được Phần Lan, đó là cảng Narvik để chuyên chở quặng sắt với đường sắt chạy trên núi đến các mỏ sắt Thụy Điển. Những nơi này có một ý nghĩa mới về chiến lược. sử dụng cảng như là đường tiếp tế cho quân đội Phần Lan ảnh hưởng đến sự trung lập của cả Thụy Điển và Na Uy. Hai nước này đều sợ Đức và Nga như nhau và không có mục đích gì khác là đứng ngoài các cuộc chiến tranh mà họ đang ở trong vòng vây và có nguy cơ bị chìm ngập trong đó. Đối với họ, điều này có vẻ là cơ may sống sót duy nhất. Nhưng trong khi một mặt chính phủ Anh dĩ nhiên là không muốn xâm phạm, dù chỉ là về mặt kỹ thuật, đến vùng lãnh hải của Na Uy  bằng việc thả mìn ở Leads vì lợi ích của riêng mình chống lại Đức, nhưng mặt khác, vì một sự xúc động hào hiệp chỉ liên quan gián tiếp đến vấn đề chiến tranh, đã đi đến một yêu cầu có tầm quan trọng lớn hơn nhiều đối với Na Uy và Thụy Điển là mở lối cho binh lính và đồ tiếp tế vào Phần Lan.

        Tôi rất có cảm tình với người Phần Lan và ủng hộ mọi đề nghị về việc giúp đỡ họ, và tôi hoan nghênh làn gió mới và thuận lợi này như là một phương tiện để đạt được một lợi thế chiến lược chủ yếu là cắt đứt được việc tiếp tế quặng sắt, một vấn đề sống còn của Đức. Nếu Narvik sê trở thanh một căn cứ của đồng minh để tiếp tế cho người Phần Lan, chắc chắn là dễ dàng chặn không cho tàu Đức vào cảng xếp quặng sắt và theo đường Leads mà về Đức an toàn. Một khi sự phản đối của Na Uy và Thụy Điển là quan trọng hơn thì mặc dù lý do nào di chăng nữa, trong những biện pháp lớn có biện pháp nhỏ. Vì vậy, ngày 16 tháng 12, tôi lặp lại những cố gắng để tranh thủ được sự đồng tình về việc làm đơn giản và không đổ máu: thả mìn Leads.

        Bản ghi nhớ của tôi được nội các xem xét ngày 22 tháng 12 và tôi đã làm hết sức để bảo vệ ý kiến của mình. Tôi không có được bất cứ quyết định nào được đưa ra để hành động. Có thể phản đối về mặt ngoại giao với Na uy về việc Đức sử dụng sai trái hải phận của nước này, và các tham mưu trưởng được lệnh "xem xét các hậu quả về quân sự của các cam kết trên đất Scandinavia". Nhũng người này được phép "lập kế hoạch để bộ một lực lượng vào Narvik để giúp Phần Lan, và cũng để đối phó với khả năng Đức chiếm đóng miền Nam Na Uy". Nhưng không thể ra lệnh thực hiện cho Bộ Hải quân. Trong một văn bản tôi lưu hành ngày 21 tháng 12, tôi tóm tắt các tin tình báo nói lên các khả năng Nga có một ý đồ đối với Na Uy. Được biết người Xô Viết có ba sư đoàn tập trung tại Murmansk chuẩn bị cho một cuộc viễn chinh bằng đường bể. Tôi kết luận "có thể chiến trường này sẽ trở thành nơi xảy ra các biến động sớm". Điều này đã tỏ ra rất đúng; nhưng ở một hướng hoàn toàn khác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:07:48 pm

       
*

        Đã tữ lâu tôi quan tâm đến việc phải tóm được tàu Altmark, một tàu phụ của tàu Spee. Altmark là một nhà giam nổi để giam thủy thủ đoàn các tàu buôn của chúng tôi bị đánh chìm. Những người Anh bị bắt giữ và được Hạm trưởng Langsdorff thả ra tại cảng Montevideo theo luật pháp quốc tế cho chúng tôi biết là có gần 300 thủy thủ tàu buôn Anh ở trên tàu Altmark. Tàu này nấp gần hai tháng ở phía Nam Đại Tây Dương và sau đó, với hy vọng là cuộc săn lùng đã chấm dứt, hạm trưởng quyết định quay về Đức. Tàu gặp may là thời tiết tốt trước ngày 14 tháng 2, sau đó nó qua Băng đảo và Faroes, bị máy bay chúng tôi phát hiện ở trong lãnh hải Na Uy.

        Theo từ ngữ trong bản thông cáo của Bộ Hải quân, thì "một số tàu chiến Hoàng gia đã bố trí sẵn sàng để đưa vào hoạt động". Một hải đội khu trục hạm dưới sự chỉ huy của Hạm trưởng tàu HMS Cossack là Philip Vian chặn tàu Altmark lại nhưng không gây khó khăn cho tàu ngay. Altmark ẩn trong vịnh hẹp Josing khoảng 1,5 dặm xung quanh là các dãy núi phủ tuyết. Hai khu trục hạm Anh được lệnh lên tàu để khám xét và ở lối vào vịnh hẹp thì gặp hai pháo thuyền Na Uy, hai chiếc này cho biết Altmark không có trang bị vũ khí, đã bị khám xét ngày hôm trước và được phép đi về Đức qua hải phận của Na Uy . Thấy vậy, các khu trục hạm của chúng tôi rút lui.

        Khi nguồn tin này tới Bộ Hải quân, tôi liền can thiệp và với sự hợp tác của Bộ trưởng Ngoại giao, đã ra lệnh cho tàu của chúng tôi đi vào vịnh hẹp, việc con lại do Vian gánh hết. Đêm đó, trên tàu Cossack Vian dùng đền soi sáng đưa tàu vào vịnh nhỏ qua các tảng băng trôi nổi. Trước hết, ông ta lên pháo hạm Kjell của Na Uy nhắc lại lời, đảm bảo là Altmark đã được khám xét hai lần, tàu không mang vũ khí và không có tù binh nào người Anh được phát hiện. Thấy vậy, Vian nói là ông ta sẽ lên tàu, và moi người sĩ quan Na Uy cùng đi. Cuối cùng thì lời mời bị từ chối.

        Trong khi đó chiếc Altmark ở thế chuẩn bị và khi tìm cách lao vào chiếc Gossack thì lại bị mắc cạn. Chiếc Cossack buộc phải cặp mạn chiếc Altmark và sau khi móc được hai tàu với nhau, một tổ nhảy sang. Một cuộc đánh nhau giáp lá cà xảy ra, bên Đức có 4 chết và 5 bị thương; một bộ phận thủy thủ đoàn chạy trốn lên bờ, số còn lại đầu hàng. Cuộc tìm kiếm tù nhân Anh bắt đầu. Chẳng mấy chốc, hàng trăm người được phát hiện, cột chặt vào hầm, nhốt trong các phòng kho khóa chặt, thậm chí cả ở trong các thùng dùng để chứa nhiên liệu. Rồi có tiếng kêu: "Hải quân đây rồi!". Cánh của mở được phá tung và những người bị bắt giữ chạy xô lên boong tàu. Người ta cũng thấy Altmark còn có hai ngù len và bốn khẩu súng máy và tuy người Na Uy đã hai lần lên tàu, nhưng tàu không bị khám xét. Trong suốt quá trình sự việc này, các pháo hạm Na Uy đứng ngoài quan sát một cách thụ động. Vào nửa đêm, Vain ra khỏi vịnh nhỏ và đi về hướng Forth.

        Đô đốc Pound và tôi cùng ngồi với nhau trong phòng chiến tranh của Bộ Hải quân, trong lòng có phần nào lo lắng. Tôi đã gây áp lực với Bộ Ngoại giao và tôi biết rất rõ tính chất hệ trọng về mặt kỹ thuật của các biện pháp được thực hiện. Nhưng đối với trong nước và nội các thì điều quan trọng là tìm được hay không tìm được tù nhân người Anh trên tàu. Chúng tôi sung sướng, khi vào lúc ba giờ sáng, tin đến là đã tìm thấy và cứu được 300 người. Đó là sự kiện nổi bật.

        Như đã thấy, ngày 14 tháng 12 Hitler quyết định kéo quân vào Na Uy và công tác tham mưu đang tiến hành dưới sự điều hành của Keitel. Chắc chắn là sự kiện tàu Altmark đã thúc đẩy hành động này. Theo đề xuất của Keiteil, ngày 21 tháng 2 Hitler triệu gấp về Berlin tướng Von Haider Falkenhorst khi đó là tư lệnh quân đoàn tại Coblenz - Falkenhorst đã tham gia chiến dịch Phần Lan của Đức năm 1918, và buổi chiều 20 tháng 2, ông ta thảo luận với Hitler, Keitel và Jodi các kế hoạch hành quân chi tiết của cuộc viễn chinh vào Na Uy mà giờ đây Falkenhorst phải chỉ huy. Vấn đề ưu tiên và quan trọng: liệu Hitler có hạ quyết tâm về vấn đề Na Uy trước hoặc sau việc tấn công nước Pháp? Ngày 1 tháng 3 y ra quyết định: Na Uy phải được chú ý trước tiên. Ngày 16 tháng 3, vào buổi chiều, Quốc trưởng triệu tập một cuộc hội nghị quân sự và ngày D đã được tạm thời ấn định có thể là 9 tháng 4.

        Trong thời gian này, người Nga đã dồn lực lượng chủ yếu của mình để ép người Phần Lan. Họ dốc sức chọc thủng chiến tuyến Mannerheim trước khi tuyết tan. Than ôi, năm ấy mùa xuân và thời tiết ấm áp của nó, cơ sở của niềm hy vọng của người Phần Lan đang chịu sức ép lớn, lại đến muộn gần 6 tuần lễ. Cuộc tấn công lớn của phía Xô Viết vào eo biển được mở ra từ ngày 1 tháng 2, kéo dài 42 ngày, kết hợp với những cuộc không kích lớn vào các nhà ga lớn và các khu đầu mối đường sắt phía sau chiến tuyến. Mười ngày oanh tạc dữ bằng pháo, xe kéo pháo cái nọ nối đuôi cái kia, báo hiệu cuộc tấn công lớn của bộ binh. Sau nửa tháng chiến đấu, phòng tuyến bị phá vỡ. Cường độ của các cuộc oanh tạc vào pháo đài chính và căn cứ Viipuri tăng lên. Đến cuối tháng, hệ thống phòng thủ Mannerhein bị rối loạn về tổ chức và người Nga có thể tập trung đánh vào vịnh Viipuri. Người Phần Lan thiếu đạn dược và bộ đội kiệt sức.

        Tính đúng đắn trong danh dự không cho phép chúng tôi có được bất cứ một sáng kiến chiến lược nào và nó cũng cản trở mọi biện pháp hữu hiệu để gửi vũ khí, đạn dược sang Phần Lan. Tuy nhiên ở Pháp tràn lan một tình cảm nồng nhiệt và sâu đậm hơn được ông Daladier thúc đẩy mạnh mẽ. Ngày 2 tháng 3, không có sự tham khảo ý kiến với chính phủ Anh, ông đồng ý gửi 50.000 người tình nguyện và 100 oanh tạc cơ sang Phần Lan. Chắc chắn là chúng tôi không thể hành động trên quy mô này, xét vì có các tài liệu tìm thấy trong người viên thiếu tá Đức tại Bỉ và các tin liên tục của tình báo về việc Đức không ngừng tập trung quân tại mặt trận phía Tây, thì quy mô này đi quá xa mức mà sự khôn ngoan cho phép. Tuy nhiên, đã có sự thỏa thuận gửi 50 oanh tạc cơ của Anh. Ngày 23 tháng 3, nội các lại quyết định khôi phục các kế hoạch đổ bộ quân sự vào Narvik và Trondheim, tiếp theo đó đến Stavanger và Bergen, coi như là một bộ phận của viện trợ mở rộng cho Phần Lan mà Pháp lôi kéo chúng tôi vào. Các kế hoạch này phải sẵn sàng cho hành động vào ngày 20 tháng 3, mặc dầu chưa được phép của Na Uy và Thụy Điển. Trong thời gian này, ngày 7 tháng 3, ông Paasikivi lại đi Matxcova, lần này thì để thảo luận các điều kiện đình chiến. Ngày 12, người Phần Lan đã chấp thuận điều kiện của người Nga. Một lần nữa, toan bộ các kế hoạch đổ bộ quân sự của chúng ta phải gác lại, và các lực lượng điều động cho việc này phần nào được giải tán. Giờ đây hai sư đoàn găm lại trong nước được phép kéo sang Pháp, và lực lượng xung kích của chúng tôi dành cho hướng Na Uy giảm xưởng còn 11 tiểu đoàn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:45:56 pm

       
*

        Thất bại của Phần Lan về quân sự dẫn đến các hậu quả tiếp theo. Ngày 18 tháng 3, Hitler gặp Mussolini tại đèo Brenner. Hitler cố tình làm cho chủ nhà người Ý có cảm giác là không có việc Đức mở một cuộc tấn công trên lục địa ở phía Tây. Ngày 19, ông Chamberlain phát biểu tại Hạ viện. Do có sự chỉ trích ngày một tăng, ông điểm qua, có kèm theo một số chi tiết, câu chuyện Anh viện trợ cho Phần Lan. ông nhấn mạnh một cách đúng đắn điều quan tâm xem xét chủ yếu của nước Anh là ý muốn tôn trọng sự trung lập của Na Uy và Thụy Điển, và ông cũng cho rằng chính phủ đã không bị đẩy vào các mưu toan cứu giúp người Phần Lan khi không có mấy cơ may thành công. Thất bại của Phần Lan là một đồn chí tử đối với chính phủ của ông Daladier, vị Thủ tướng đã có một chủ trương hành động rõ nét, tuy muộn như vậy, và đã đích thân làm cho cái phần lo âu ấy của chúng tôi nổi lên quá mức. Ngày 21 tháng 3 nội các mới do ông Reynaud làm thủ tướng cam kết tăng cường lãnh đạo mạnh mẽ chiến tranh.

        Các mối quan hệ của tôi với ông Reynaud, ở trên một cơ sở quan hệ không giống với bất cứ quan hệ nào tôi có với ông Daladier. Các ông Reynaud, Mandel và tôi đều có chung cảm nghĩ về vụ Munich. Daladier thì lại đứng ở về bên kia. Do đó, tôi hoan nghênh sự thay đổi. Các Bộ trưởng Pháp tới Luân Đôn ngày 28 tháng 3 để tham dự cuộc họp của hội đồng chiến tranh tối cao. Ông Chamberlain khai mạc cuộc họp bằng một sự mô tả đầy đủ và rõ ràng sự việc xảy ra như cách nhìn của mình. Ông nói nước Đức có hai cái yếu: nguồn cung cấp quặng sắt và dầu mỏ, hai mặt hàng này lại nằm ở hai đầu trái ngược nhau của Châu Âu. Quặng sắt có ở phía Bắc. Ông lần lượt giới thiệu một cách chính xác trường hợp chặn nguồn cung cấp quặng sắt của Đức từ Thụy Điển. Ông cũng đề cập đến các mỏ dầu ở Rumani và Bacu không được để cho Đức sử dụng, nếu có thể được, bằng đường ngoại giao. Tôi lắng nghe lập luận chắc nịch này với một sự thích thú mỗi lúc một tăng. Tôi không nhận thức  được đầy đủ việc tôi và ông Chamberlain đã nhất trí với nhau như thế nào.

        Ông Reynaud nói về tác động tuyên truyền của Đức đối với tinh thần người Pháp. Đêm nào cũng vậy, đài phát thanh Đức cũng oang oang nói là Đức không có tranh chấp gì với nước Pháp cả, là phải tìm nguyên nhân của chiến tranh ở việc Anh đã cho Ba Lan toàn quyền hành động, là nước Pháp đã bị kéo vào cuộc chiến theo gót chân người Anh và dù như vậy, Pháp cũng không ở vị thế theo đuổi được cuộc chiến. Chính sách của Goebbel đối với Pháp có vẻ như là để cho cuộc chiến tiếp diễn với tốc độ chậm lại như hiện nay, trông chờ vào sự nản lòng đang tăng lên trong đám 5 triệu người giờ đây được gọi nhập ngũ, cũng như sự xuất hiện một chính phủ Pháp muốn dàn xếp với Đức bất lợi cho chính phủ Anh.

        Ông nói câu hỏi được đưa ra rộng rãi trong nước Pháp là "Đồng Minh có thể thắng như thế nào?" Con số sư đoàn "mặc dầu người Anh có những cố gắng, tăng nhanh hơn bên phía Đức so với phía chúng ta. Vì vậy khi nào chúng ta có thể hy vọng đảm bảo có được số quân đông hơn, cần thiết cho hoạt động thành công ở phía Tây? Chúng ta không biết được cái gì đang diễn ra ở Đức về mặt trang thiết bị". Ở Pháp có cảm giác chung là cuộc chiến tranh đã đi đến chỗ bế tắc, và phía Đức chỉ cần phải chờ thôi. Trừ phi có một hành động nào đó để cắt đứt sự tiếp tế của địch về mặt nhiên liệu và các nguyên liệu khác, nếu không thì "có thể tăng lên cái cảm giác cho rằng phong tỏa không phải là vũ khí đủ mạnh để đảm bảo chiến thắng cho sự nghiệp của Đồng minh", ông hưởng ứng mạnh việc cắt đứt sự tiếp tế quặng sắt Thụy Điển và ông tuyên bố có một mối tương quan chính xác giữa việc cung cấp quặng sắt Thụy Điển cho Đức và sản lượng công nghiệp gang thép Đức. Kết luận của ông là Đồng minh phải thả mìn vùng lãnh hải dọc bờ biển Na Uy và sau đó, cũng bằng biện pháp tương tự, chặn không cho quặng sắt được đưa từ cảng Lulea về Đức. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn Đức tiếp tế bằng dầu mỏ của Rumani.

        Cuối cùng thì đi đến quyết định là sau khi gửi một bản tin với lời lẽ chung chung cho Na Uy và Thụy Điển, chúng tôi phải thả mìn vùng lãnh hải Na Uy vào ngày 5 tháng 4. Các bên cũng đồng ý là nếu Đức kéo quân vào Bỉ, thì ngay lập tức Đồng minh cũng phải kéo đến nước này mà không cần chờ phía Bỉ có yêu cầu chính thức, và nếu Đức kéo quân vào Hà Lan mà Bỉ không giúp nước này thì Đồng minh phải tự coi mình có quyền tự do vào Bỉ để giúp Hà Lan. Cuối cùng thì như là một điểm rõ ràng mà mọi người đều thống nhất, bản thông cáo nói các chính phủ Anh và Pháp đã nhất trí về lời tuyên bố long trọng sau đây: Trong cuộc chiến tranh hiện nay, họ sẽ không thương lượng mà cũng không ký kết một cuộc đình chiến hoặc một hòa ước, trừ phi có sự đồng ý qua lại. Sau này, thỏa ước này có một tầm quan trọng lớn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:12:27 pm

       
*

        Ngày 3 tháng 4, Nội các Anh thực hiện quyết tâm của Hội đồng chiến tranh tối cao. Bộ Hải quân được phép thả mìn vùng Leads của Na Uy ngày 8 tháng 4. Tôi gọi việc thả mìn đó là "Wilfred" vì bản thân nó quả là quá nhỏ bé và đơn giản. Vì việc chúng tôi thả mìn lãnh hải Na Uy có thể gây ra một phản ứng từ phía Đức, nên đã có sự nhất trí là một lữ đoàn Anh và một đơn vị đóng góp của Pháp phải được điều đến Narvik để dọn cảng và tiến đến biên giới Thụy Điển. Các lực lượng khác phải được gửi đến Stavanger, Bergen và Trondheim không để địch chiếm các căn cứ này.

        Những loại tin tức gây lo ngại với độ tin cậy khác nhau bắt đầu được đưa tới. Cùng trong phiên họp ngày 13 tháng 4 của Nội các chiến tranh, Bộ trưởng Chiến tranh cho chúng tôi biết Bộ Chiến tranh có nhận được tin báo là người Đức tập hợp các đơn vị mạnh tại Rostock với ý định chiếm Scandinavia nếu cần thiết. Bộ trưởng Ngoại giao nói là tin tức từ Stockholm có chiều hướng xác nhận tin này. Theo tòa công sứ Thụy Điển tại Berlin, các tàu Đức với tổng trọng tải 200.000T hiện được tập trung tại Stettin và Swinemude với bộ đội trên tàu được tin đồn là tới 400.000 người: có ý kiến cho là các lực lượng này ở tư thế sẵn sàng để phản kích lại một cuộc tấn công khả dĩ có từ phía chúng tôi đánh vào Narvik hoặc các cảng Na Uy khác, một vấn đề mà người Đức được coi là vẫn còn lo ngại.

        Ngày thứ năm 4 tháng 4, ông Chamberlain đọc một bài diễn văn có nội dung lạc quan không bình thường. ông tuyên bố là Hitler "đã lỡ tàu". Thòi gian bảy tháng đã giúp chúng tôi gạt bỏ được cái yếu kém của mình và bổ sung rất lớn cho quân số chiến đấu. Mặt khác, phía Đức đã chuẩn bị hoàn hảo đến mức chỉ con lại rất ít để gọi nhập ngũ. Đây là sự đánh giá sai. Nội dung chính của sự đánh giá cho rằng chúng tôi và người Pháp tương đối mạnh hơn so với lúc thời kỳ đầu cuộc chiến tranh là không hợp lý. Như đã giải thích trước đây, người Đức giờ đây bước vào năm thứ tư của việc sản xuất mạnh vũ khí, đạn dược, trong khi đó chúng tôi ở giai đoạn chậm hơn nhiều có thể là vào năm thứ hai tính về mặt hiệu quả. Hơn nữa, cứ mỗi tháng qua đi, quân đội Đức giờ đây bốn tuổi đời, đang trở thành một vũ khí gia dặn, và tinh xảo, và cái lợi thế xưa kia của quân đội Pháp về mặt huấn luyện và tổ chức chặt chẽ đang đều đặn trôi qua. Tất cả đều ở trong tình trạng hồi hộp. Các biện pháp nhỏ mà tôi có khả năng đưa ra đã nhận được sự chấp thuận, nhưng bên này hoặc bên kia, chưa bên nào làm cái gì lớn cả. Các kế hoạch của chúng tôi, như đã được vạch ra, vẫn là thực hiện việc phong tỏa bằng cách thả mìn hành lang Na Uy ở phía Bắc, và bằng cách cản trở việc tiếp tế dầu của Đức từ phía đông nam. Sự bất động hoàn toàn và yên tĩnh bao trùm lên phía sau chiến tuyến Đức. Đột nhiên, chính sách thụ động hoặc tiểu qui mô của đồng minh bị một dòng thác các điều bất ngờ dữ dội quét sạch. Chúng tôi phải học thế nào là chiến tranh tổng lực


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:14:41 pm

21

NA UY

        Trước khi tóm tắt câu chuyện, tôi phải giải thích những sự đổi thay trong vị trí của tôi xảy ra trong tháng 4/1940.

        Cơ quan của Huân tước Chatfield, Bộ trưởng phụ trách phối hợp  quốc phòng đã trở thành kềnh càng, và vào ngày mùng ba ông Chamberlain chấp nhận đơn từ chức tự nguyện của ông này. Ngày mùng bốn, một bản tuyên bố phát đi từ số 10 phố Downing Street (LND: nơi có trụ sở các cơ quan nhà nước và chính phủ) nói là không đề nghị thay ghế trống mà là đang có sự sắp xếp để Bộ trưởng Hải quân, như là Bộ trưởng quân chủng cấp cao hữu quan, - chủ trì ủy ban phối hợp quân sự. Vì vậy tôi ngồi ghế chủ tịch trong các phiên họp của ủy ban diễn ra hàng ngày, thậm chí đôi khi có ngày hai lần, từ 8 đến 15 tháng 4. Ở vị trí này tôi có một trách nhiệm đặc biệt nhưng lại không có quyền chỉ đạo thực tế. Trong các Bộ trưởng quân chủng khác cũng là thành viên của Nội các chiến tranh, tôi là "thứ nhất trong những người ngang nhau". Tuy nhiên, tôi không có quyền ra quyết định hoặc áp đặt quyết định. Tôi phải ngang theo cả các Bộ trưởng quân chủng và các thủ trưởng chuyên môn của họ. Như vậy nhiều người khác quan trọng và có khả năng, có quyền và có nghĩa vụ phát biểu ý kiến của mình đối với các giai đoạn thay đổi nhanh chóng của trận chiến - vì nó là trận chiến - mà giờ đây đã bắt đầu.

        Các Tham mưu trưởng hàng ngày cùng ngồi với nhau thảo luận toàn bộ tình hình với các Bộ trưởng của mình. Sau đó họ đi đến quyết định riêng của mình, những quyết định rõ ràng có tầm quan trọng bao trùm. Tôi hiểu được các điều này qua thành viên hải quân thứ nhất của Hội đồng Đô đốc, ông này không giấu tôi điều gì hết, hoặc qua các bản ghi nhớ do ủy ban các Tham mưu trưởng phát hành. Nếu tôi muốn hỏi về bất kỳ ý kiến nào thì dĩ nhiên là tôi có thể nêu ra trước tiên trước ủy ban điều phối của tôi, nơi mà các Tham mưu trưởng thường kéo theo các Bộ trưởng của mình và được sự ủng hộ của các ông này, tất cả mọi người đều có mặt với danh nghĩa là cá nhân thành viên. Cuộc đàm thoại thật là rôm rả và lịch sự, được khép lại bằng một bản báo cáo tế nhị do thư ký có mặt dự thảo và được ba bộ quân chủng thông qua để tránh có những điều không ăn khớp với nhau. Như vậy, chúng tôi đã đi tới các vùng cao rộng lớn, nơi mà mọi việc đều được giải quyết vì lợi ích to lớn nhất của nhiều người nhất bằng lẽ phải thông thường của đa số sau khi đã tham khảo ý kiến của tất cả mọi người. Tuy nhiên trong chiến tranh kiểu này, giờ đây chúng tôi phải cảm thấy là các điều kiện có khác. Than ôi! Tôi phải viết nó ra: Cuộc xung đột hiện nay rất giống như một kẻ vũ phu vô đạo quật nát mặt mũi kẻ khác bằng cái gậy, cái búa hay cái gì đó mạnh hơn. Tất cả những cái này đều tệ hại và nó là một trong nhiều lý do tốt để tránh chiến tranh, để giải quyết mọi việc bằng sự thỏa thuận hữu hảo với sự coi trọng đầy đủ các quyền của dân tộc ít người và sự ghi nhận trung thanh các ý kiến bất đồng.

        Ủy ban quốc phòng của Nội các chiến tranh hầu như ngày nào cũng họp để thảo luận các báo cáo của Ủy ban đưa phối quân sự và các Tham mưu trưởng. Cái thống nhất và cái bất đồng giữa họ với nhau lại được trình lên các cuộc họp Nội các. Mọi cái đều phải giải thích đi, giải thích lại; và đến khi quá trình này kết thúc, thì toàn cảnh, toàn cục đã thay đổi khác rồi.

        Trong thời chiến Bộ Hải quân nhất thiết phải là một bản doanh tác chiến và nó ra quyết định ngay về những vấn đề đụng chạm đến Hải quân, chỉ những vấn đề hệ trọng nhất mới phải trình Thủ tướng và Thủ tướng ủng hộ chúng tôi trong mọi trường hợp. Nơi nào phải có sự tham gia chiến đấu của các quân chủng khác, thì thủ tục không thể theo kịp sự phát triển của các sự kiện. Tuy nhiên, khi chiến dịch Na Uy bắt đầu, theo tính chất của sự việc, Bộ Hải quân có trong tay mình ba phần tư công việc chấp hành.

        Bất kể quyền lực của tôi như thế nào, tôi không tự cho là tôi phải có khả năng đưa ra những quyết định tốt hoặc đạt được các giải pháp tốt nhất cho những vấn đề mà giờ đây chúng tôi đang phải đương đầu. Tác động của các sự kiện sắp phải mô tả là quá mạnh và các điều kiện quá rối rắm đến mức tôi sớm thấy được chỉ có Thủ tướng mới điều hành được Ủy ban Phối hợp Quân sự. Do đó, ngày 15 tôi yêu cầu ông Chamberlain giữ ghế Chủ tịch và chủ trì trên thực tế mọi cuộc họp tiếp theo của chúng tôi trong chiến dịch Na Uy. Ông ta và tôi tiếp tục cùng đi sát và hợp tác với nhau và với quyền tối cao của mình, ông thông qua những quan điểm mà tôi đưa ra.

        Lòng trung thành và thiện ý đều sẵn có từ tất cả mọi người có liên quan. Tuy vậy, cả Thủ tướng và tôi đều nhận thức rất rõ tính chất phi hình thái của hệ thống của chúng tôi, đặc biệt là khi tiếp xúc với loạt đáng ngạc nhiên những sự kiện. Mặc dù vào lúc này chắc chắn Bộ Hải quân là người khỏi xưởng, có thể có những phản đối rõ ràng được đưa ra đối với một tổ chức mà trong đó một trong những Bộ trưởng quân chủng tìm cách phối hợp tất cả các công việc vận hành của các Bộ quân chủng khác, đồng thời lại quản lý toàn bộ công việc của Bộ Hải quân và có trách nhiệm riêng đối với các cuộc di chuyển của Hải quân. Các khó khăn này không được tháo gỡ do chỗ bản thân Thủ tướng ngồi ghế chủ tịch và ủng hộ tôi. Tuy vậy, từ cái rủi này đến cái rủi khác, kết quả của việc thiếu các phương tiện hoặc của việc quản lý tầm thường rơi xuống đầu chúng tôi hầu như hàng ngày. Dù sao thì tôi vẫn tiếp tục giữ vị trí của mình trong cái nhóm không chặt chẽ, hữu nghị nhưng thiếu tập trung này.

        Sau cùng, nhưng không phải cho tới khi nhiều thảm họa rơi xuống chúng tôi ở Scandinavia, tôi được phép triệu tập và chủ trì các phiên họp của ủy ban các Tham mưu trưởng, những người mà không có họ thì chẳng có thể làm được việc gì cả, và tôi được chính thức giao trách nhiệm "hướng dẫn và chỉ đạo" họ. Tướng Ismay, sĩ quan Tham mưu cao cấp phụ trách Ban Tham mưu trung ương được điều đến là sĩ quan Tham mưu và đại diện của tôi, và với tư cách này trở thành thành viên trọn vẹn của ủy ban các Tham mưu trưởng. Tôi biết ông Ismay nhiều năm trước đây, nhưng giờ đây chúng tôi như hình với bóng và hơn cả thế nữa. Như vậy, các Tham mưu trưởng, trong một chừng mực rộng lớn trên cương vị là một tập thể, phải chịu trách nhiệm trước tôi và do tôi là đại diện của Thủ tướng, trên danh nghĩa tôi có thể có quyền ảnh hưởng đến các quyết định và chính sách của họ. Mặt khác, dĩ nhiên là các Tham mưu trưởng trước hết phải trung thành với Bộ trưởng quân chủng của mình, và các vị này sẽ không hẳn là tốt nếu như họ không cảm thây khó chịu phần nào trước việc trao quyền đại diện một phần quyền hạn của mình cho một trong những người đồng sự của họ. Hơn nữa trách nhiệm của tôi đã được vạch ra một cách rõ ràng, là phải được thực hiện nhân danh Ủy ban Phối họp Quân sự. Như vậy, tôi phải gánh trách nhiệm rộng lớn mà không có quyền lực thực tế trong tay mình để thực hiện trách nhiệm. Tuy thế, tôi có cảm giác là tôi có khả năng làm được công việc tổ chức mới - Số phận của nó chỉ kéo dài được một tuần. Nhưng mối quan hệ về mặt cá nhân và chính thực của tôi với tướng Ismay, và quan hệ của ông này với ủy ban các Tham mưu trưởng được gìn giữ nguyên vẹn và không sa sút từ 1/5/1940 đến 26/7/1945 khi tôi giải nhiệm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:15:27 pm

       
*

        Chiều tối thứ sáu 5 tháng 4, công sứ Đức tại Oslo moi các quan khách trong đó có cả thành viên của chính phủ đến xem phim tại sứ quán. Phim tả lại việc Đức chiếm Ba Lan và đạt tới điểm tột cùng bằng sự tăng tốc về số lượng các cảnh hãi hùng trong đoạn Đức oanh tạc Vácsava. Lời thuyết minh ghi là: "Đối với cái này, họ có thể cảm ơn các ông bạn Anh và Pháp của họ". Cử tọa tỏ vẻ sợ hãi. Tuy vậy, chính phủ Na Uy chủ yếu quan tâm đến các hoạt động của người Anh. Giữa 4h30’ và 5 giờ sáng ngày 8 tháng 4, các khu trục hạm Anh thả các bãi mìn ngoài khơi lối vào eo nhỏ phía tây, con kênh dẫn đến cảng Narvik. Đến 5 giờ sáng tin tức được phát đi từ Luân Đôn và đến 5h30’ một công ham của chính phủ Hoàng gia được trao cho Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy. Ở Oslo người ta dành buổi sáng để dự thảo các văn bản phản đối với Luân Đôn. Nhưng về cuối buổi trưa, Bộ Hải quân thông báo tòa Công sứ Na Uy tại Luân Đôn là tàu chiến Đức đã bị phát hiện ngoai khơi bờ biển Na Uy và đi về phía bắc và dự đoán là sẽ tới Narvik. Vào khoảng cùng thời gian này, tin tức tới thủ đô Na Uy cho biết là tàu chở quân của Đức, chiếc Rio de Janeiro bị tàu ngầm Orzel của Ba Lan đánh đắm ngoài khơi bờ biển phía nam của Na Uy, là một số lớn binh lính Đức được ngư dân địa phương cứu hộ, là các binh sĩ này nói họ đi đến Bergen để giúp người Na Uy chống lại người Anh và người Pháp. Con nhiều việc nữa xảy ra. Đức đã thọc vào Đan Mạch nhưng tin này không tới Na Uy cho tới khi chính nước này bị đánh chiếm. Như vậy, Na Uy không nhận được lời cảnh cáo chính thức này. Đan Mạch bị đè bẹp sau một trận chống cự trong đó có một ít binh sĩ trung thanh bị tử trận.

        Đêm đó các tàu chiến Đức tiến gần Oslo. Pháo tiền đồn phát hỏa. Lục lượng bố phòng của Na Uy gồm một tàu thả mìn Olay Tryggvason và hai tàu phá dỡ mìn. Sau lúc mặt trời mọc, hai tàu quét mìn của Đức vào tới của vịnh hẹp để đổ quân gần chỗ bố" trí pháo bờ biển. Một trong hai tàu này bị chiếc tàu Olay Tryggvason đánh đắm, nhưng quân Đức đã đổ bộ và chiếm được các cỗ pháo. Tuy nhiên chiếc quét mìn anh dũng đã chặn đứng hai khu trục hạm Đức ở của vịnh hẹp và đánh hư hại chiếc tuần dương hạm Emden. Một tàu đánh cá voi của Na Uy có lắp một súng máy duy nhất lập túc lao vào cuộc chiến với kẻ xâm lược mà không có lệnh đặc biệt gì hết. Khẩu súng máy bị hất tung và viên thuyền trưởng bị mất cả hai chân. Để tránh làm mất nhuệ khí người dưới quyền của mình, ông ta lăn xuống nước và hy sinh cao cả. Lực lượng chính của Đức đi đầu là chiếc tuần dương hạm loại nặng Bluecher giờ đây đã vào vịnh hẹp và tiến vào của biển hẹp có pháo đài Oscarborg bảo vệ. Pháo Na Uy nổ súng và hai quả ngư lôi từ bờ bể phóng ra ở cự ly 500 thước Anh đã giáng một đòn quyết định, chiếc Bluecher bị chìm nhanh cùng với các sĩ quan tham mưu cao cấp và biệt động của Gestapo. Các chiến hạm khác còn lại của Đức kể cả chiếc Luetzow rút lui. Chiếc Emden bị tổn thất không tham chiến thêm trên biển nữa. Cuối cùng thì Oslo bị thất thủ, không phải từ phía bể mà bằng không vận và bằng đổ bộ vào vịnh hẹp. Kế hoạch của Hitler lập túc được triển khai toàn diện. Các lực lượng Đức kéo xuống Kistiansand, Stavanger và xa về phía Bắc tại Bergen và Trondheim.

        Cú đánh táo bạo nhất là tại Narvik. Trong một tuần lễ, các tàu Đức dùng để chở quặng được giả thiết là đã ngược hành lang dưới sự trung lập của Na Uy để xếp đồ tiếp tế, vũ khí đạn dược và quay trở lại Narvik như những chuyến đi thường lệ. Mười tàu khu trục Đức, mỗi chiếc chở 200 lính có sự yểm trợ của hai chiếc Scharnhorst và Gneisenau đã rời Đức vài ngày trước đó và đến Narvik sớm vào ngày 9.

        Hai tàu chiến Na Uy Norge và Eidsvold nằm ở vịnh nhỏ và chuẩn bị để đánh đến cùng. Vào lúc bình minh, hai chiếc khu trục hạm được phát hiện là đang tiến vào cảng với tốc độ cao, nhưng vì có nhiều tảng băng dập dềnh nên ban đầu không nhận rõ được là tàu nào. Chẳng mấy chốc một sĩ quan Đức xuất hiện trên một chiếc tàu đáy bằng và yêu cầu tàu Eidsvold đầu hàng. Khi nhận được câu trả 1ời cụt ngùn "tôi tấn công" của viên chỉ huy trưởng tàu, hắn ta rút lui, nhưng gần như ngay lập tức và hầu hết thủy thủ trên tàu bị tiêu hủy bởi một loạt ngư lôi. Trong khi đó, tàu Norge khai hỏa, nhưng chỉ trong ít phút nó cũng trúng thủy lôi và chìm. Trong sự kháng cự anh hùng và tuyệt vọng này 287 thủy thủ Na Uy bị chết, số sống sót là dưới 100 người. Từ giờ trở đi việc chiếm Narvik là dễ dàng. Nó là điểm chiến lược mà chúng tôi bị mất vĩnh viễn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:16:14 pm

        Sáng hôm đô đốc Forbes với hạm đội chủ lực ở ngang tầm Bergen, tình hình Narvik được coi là đen tối. Vói hy vọng chặn trước được việc Đức chiếm cảng, ông tư lệnh hạm đội ra lệnh cho các khu trục hạm của chúng tôi tiến vào vịnh nhỏ và ngăn chặn mọi sự đổ bộ. Theo lệnh này, Hạm trưởng Warburton-Lee cùng với năm khu trục hạm thuộc đội của ông ta là Hardy, Hunter, Havock, Hotspur, Hostile kéo vào vịnh nhỏ phía Tây. Ông được các người Na Uy ở Tranoy cho biết có sáu chiếc tàu lớn hơn tàu ông ta và một tàu ngầm Đức đã đi vào cảng đã bị thả mìn. Ông phát ra tin này bằng tín hiệu và thêm "định tấn công  vào lúc bình minh". Giữa ngày 10 tháng 4, và trong bão tuyết, năm khu trục hạm Anh chạy về phía vịnh nhỏ, và đến bình minh thì ở cách xa Narvik. Trong cảng là năm khu trục hạm địch. Trong đợt tấn công đầu chiếc Hardy phóng ngư lôi trúng chiếc tàu có treo cơ của viên chỉ huy người Đức và viên này bị chết, một chiếc khu trục hạm khác bị trúng hai quả ngư lôi và chìm; ba chiếc còn lại bị pháo kích đến mức không thể kháng cự có hiệu quả được. ơ trong cảng cũng còn có 23 tàu buôn thuộc các quốc tịch khác nhau trong có năm cái là thuộc quốc tịch Anh; sáu chiếc của Đức bị tiêu diệt. Cho đến lúc này chỉ có ba khu trục hạm trong năm chiếc của chúng tôi là có tham chiến. Chiếc Hotspur và Hostile được coi là lực lượng dự phòng chống lại pháo từ bờ biển bắn ra hoặc chống các tàu Đức mới khác đang tiến gần. Giờ đây hai tàu tham gia đợt tấn công thứ hai và chiếc Hotspur đánh chìm thêm hai tàu buôn bằng phóng ngư lôi. Các tàu của hạm trưởng Warburton-Lee đều vô sự; pháo của địch có vẻ đã câm họng và sau một giờ chiến đấu không có tàu nào xuất hiện trên các lối vào để chống lại ông ta.

        Nhưng sau đó tình hình đã thay đổi. Trên đường từ trận đánh trở về, Thuyền trưởng Warburton-Lee nhìn thấy ba tàu khác đang tiến gần. Chúng không có biểu hiện tiến gần thêm nhưng đột nhiên, từ đám sương mù trước mặt, xuất hiện thêm hai chiến hạm. Chúng không phải là quân Anh tăng viện như thoạt tiên người ta hy vọng, mà là tàu khu trục của Đức đã thả neo ở một vịnh nhỏ kế cận. Chẳng mấy chốc, pháo cỡ lớn nhất trên các chiến hạm Đức bắt đầu lên tiếng. Đài chỉ huy của chiếc Hardy bị tan ra từng mảnh, Warburton-Lee bị tử thương, các sĩ quan dưới quyền và bạn chiến đấu của ông ta bị chết hoặc bị thương, trừ người chỉ huy phó và là thư ký của ông ta tên là Stanning lên điều khiển tàu. Sau đó một viên đạn nổ trúng buồng máy, tàu bốc cháy lớn phải đưa vào bờ. Tín hiệu cuối cùng của Hạm trưởng Hardy gửi cho hải đội của mình là: "Tiếp tục chiến đấu với địch".

        Trong khi đó, chiếc Hunter đã bị đánh chìm, còn chiếc Hotspur và Hostile đều bị tổn thương, và cùng với chiếc Havock đi ra ngoài biển khơi. Quân thù lúc trước đã chặn lối đi của tàu, giờ đây không có điều kiện để buộc tàu dừng lại. Nửa giờ sau, đoàn tàu này gặp một tàu lớn từ phía biển khơi đi vào và được xác định là tàu Rauenfels chuyên chở vũ khí đạn dược dự trữ của Đức. Chiếc Rauenfels bị tàu Havock bắn trúng và sau đó thì nổ tung. Những người sống sót của tàu Hardy phấn đấu vật lộn để lên bờ cùng với xác của người chỉ huy mình; ông này được truy tặng Huân chương Chiến thắng và cùng với những người thuộc hạ để lại dấu ấn trong sử sách Hải quân Anh.

        Bất ngờ, tàn bạo và chính xác là đặc trưng của cuộc tấn công  ác liệt vào người Na Uy nhỏ bé và trơ trọi. Bảy sư đoàn lục quân Đức đã được huy động vào việc này. Tám trăm phi cơ chiến thuật và khoảng 250 đến 300 phi cơ vận tải tham dự trận chiến. Trong 48 giờ, toàn bộ các cảng chính của Na Uy đã ở trong nanh vuốt người Đức. Sự căm phẫn của nhà vua, chính phủ, quân đội và nhân dân ngay sau đó khi thấy được cái gì đã xảy ra đối với họ. Nhưng tất cả đã quá muộn. Sự thâm nhập và tuyên truyền của Đức cho đến nay đã làm mờ tầm nhìn của họ và lúc này đã chặt đứt sức đề kháng của họ. Thiếu tá Quisling phát biểu trước đài phát thanh giờ đây do Đức kiểm soát với cương vị là người thân Đức trị vì đất nước bị xâm chiếm. Gần như tất cả các quan chúc Na Uy từ chối phục vụ ông ta. Quân đội được động viên và ngay lập túc bắt đầu chiến đấu chống lại kẻ xâm lược đang từ Oslo tiến lên phía bắc. Những người yêu nước có thể kiếm được vũ khí thì rút vào núi rừng để chiến đấu. Nhà vua, các Bộ trưởng và Quốc hội ban đầu rút lui về Hamar cách Oslo 100 dặm. Họ bị xe thiết giáp Đức truy đuổi ráo riết và đã có những cố gắng tàn bạo nhằm tiêu diệt họ bằng phi cơ dội bom hoặc xả đạn súng máy. Tuy vậy họ tiếp tục phát ra những rơi tuyên bố trước toàn quốc yêu cầu triệt để cố gắng chiến đấu. Phần dân còn lại thì lực chẳng được là bao bị khủng bố bằng các cảnh đẫm máu làm cho u mê, sững sờ hoặc chán nản khuất phục. Bán đảo Na Uy dài gần 1000 dặm, dân cư sống rải rác, đường xá và đường sắt không có nhiều, đặc biệt là về hướng bắc. Tốc độ mà Hitler thực hiện việc đô hộ đất nước này là một kỳ công đáng ghi nhận về chiến tranh và chính sách, cũng như là một ví dụ bền vững về tính chính xác và tàn bạo của Đức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:17:28 pm

       
*

        Chính phủ Na Uy, cho đến nay do sợ nước Đức và tỏ ra rất lạnh lùng đối với chúng tôi, thì giờ đây đã mạnh mẽ kêu gọi sự giúp đỡ. Rõ ràng là từ lúc đầu chúng tôi không cứu được miền nam Na Uy. Hầu hết các đơn vị được huấn luyện của chúng tôi - mà rất nhiều chỉ được huấn luyện một nửa - đều ở Pháp. Lực lượng không quân khiêm tốn nhưng đang được phát triển của chúng tôi đã được phân công triệt để vào các nhiệm vụ yểm trợ. Đội quân Viễn chinh Anh, bảo vệ nội địa và ra sức huấn luyện, không thể làm các việc khác được nữa. Toàn bộ pháo phòng không của chúng tôi cần phải tăng gấp mười lần cho các điểm dễ bị đánh có tầm quan trọng lớn nhất. Tuy vậy, chúng tôi cảm thấy phải làm hết sức mình để giúp họ cho dù các sự chuẩn bị và lợi ích của chúng tôi có bị xáo trộn mạnh. Hình như chắc chắn có thể chiếm và giữ được Narvik có lợi cho sự nghiệp của toàn thể đồng minh. Ở đây, vua Na Uy có thể cắm lá cơ bất khả xâm phạm của mình. Phải chiến đấu cho Trondheim và bằng mọi giá, để làm chậm bước bắc tiến của kẻ xâm lược cho tới khi có thể tái chiếm Narvik làm căn cứ cho một quân đoàn. Việc này hình như có thể làm được từ ngoài bể với một lực lượng lớn hơn bất cứ cái gì được dùng vào cùng mục đích ở trên đất liền và xuyên qua 500 dặm đường rừng núi. Nội các toàn tâm ủng hộ mọi biện pháp khả dĩ để tái chiếm và bảo vệ Narvik và Trondheim. Các đơn vị được giải phóng khỏi kế hoạch Phần Lan và một đơn vị cốt lõi trong tay dành cho Narvik có thể sớm sẵn sàng. Đám quân này thiếu máy bay, pháo phòng không, súng chống tăng, xe tăng, xe vận tải và thiếu cả huấn luyện. Toàn bộ miền bắc Na Uy phủ tuyết dày tới mức không một người lính nao của chúng tôi được nhìn thấy, có cảm giác như thế nào, hoặc tưởng tượng được ra sao. Không có cả giầy đi trên tuyết lẫn gậy trượt tuyết, lại càng có ít người trượt tuyết. Chúng tôi phải làm hết sức mình. Một chiến dịch ọp ẹp bắt đầu như vậy.

        Chúng tôi đã đổ bộ hoặc tìm cách đổ bộ vào Narvik, Trondheim và các địa điểm khác. Sự vượt trội của người Đức về thiết kế, quản lý và nghị lực là rõ ràng. Họ thực hiện một cách tàn nhẫn một kế hoạch hành động được chuẩn bị kỹ lưỡng. Họ nắm bắt rất vững việc sử dụng không quân trên qui mô lớn và về mọi mặt. Hơn nữa, quyền lực của từng cá nhân rất rõ ràng và đặc biệt hơn là trong các tốp nhỏ. Ở Narvik, một lực lượng hỗn hợp Đức dù không có sự chuẩn bị trước, chỉ gồm chưa đầy 6000 người đã kìm chân vài chục ngàn quân đồng minh trong sáu tuần, và tuy bị đẩy ra khỏi thành phố lực lượng vẫn tồn tại để nhìn quân đồng minh ra đi. Cuộc tấn công bằng đường bể do Hải quân mở ra một cách xuất sắc bị sa lầy do người chỉ huy quân sự không chấp nhận cái được thùa nhận là một mạo hiểm tuyệt vọng. Chúng tôi phân chia lực lượng cho Narvik và Trondheim và làm hỏng cả hai kế hoạch của mình. Tại Namsos phải đi tới đi lui bì bõm trên đường lầy. Chỉ có một lần hành quân sang Andolnes là chúng tôi trụ được. Tuy phải vượt qua hàng trăm dặm trên một nước có địa hình gồ ghề, và tuyết phủ, người Đức đẩy lùi chúng tôi mặc dầu chúng tôi chiến đấu anh hùng - chúng tôi những người làm chủ ngoài biển và có thể bắn phá bất cứ nơi nào trên một bờ biển không có phòng ngự đã không bắt kịp kẻ địch vận động trên những cự ly rất rộng trên đất liền với mọi thứ cản trở phía trước.

        Theo tiếng gọi của nghĩa vụ, chúng tôi gắng hết súc lao vào những khó khăn và gắn bó với Na Uy. Chúng tôi nghĩ rằng số phận đã nghiệt ngã đối với chúng tôi. Giờ đây chúng tôi thấy la chúng tôi không còn gì ỏ đất Na Uy nữa. Trong khi đó, vào đầu tháng 5, chúng tôi cũng phải tự hài lòng hết mức với một loạt các cuộc rút quân thành công của mình. Xét vai trò quan trọng của tôi trong các sự kiện này, cũng như là không thể giải thích được những khó khăn mà chúng tôi không khắc phục được hoặc những sai lầm, thiếu sót về mặt tổ chức chính phủ và bộ máy nhân sự, và các phương pháp chỉ đạo chiến tranh của chúng tôi, thì điều kỳ lạ là tôi đã sống sót và giữ vị trí của mình với sự quý mến của công chúng và tín nhiệm của Quốc hội. Sở dĩ như vậy là trong thời gian từ sáu đến bảy năm tôi đã tiên liệu sự phát triển của sự việc một cách đúng đắn và đã không ngừng cảnh cáo, lúc bấy giờ chẳng ai nghe nhưng bây giờ thì được nhớ lại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:18:32 pm

        Chiếc hàng không mẫu hạm Glorious bị các tuần dương hạm thiết giáp cỡ lớn Scharnhorst và Gneisnau tấn công ngày 8 tháng 6 và phá hủy trong 90 phút. Hạ sĩ quan hải quân C. Carter, người sống sót duy nhất của một trong những chiếc khu trục hạm hộ tống chiếc Glorious là tàu Acasta đã bị phá, cho thấy một hình ảnh sống động đặc trung của cuộc đụng độ ngoài biển:

        "Trên tàu chúng tôi, một sự yên lặng như chết hầu như không có lây một tiếng nói, giờ đây con tàu mở hết tốc độ chạy xa khỏi kẻ thù, tiếp đến là một loạt mệnh lệnh chuẩn bị các màn khói, nối các đầu ống, chuẩn bị nhiều việc khác, chúng tôi vẫn chạy trốn, nhả khói, và vận hành toàn bộ hệ nhả khói. Hạm trưởng ra lệnh cho tất cả các vị trí: "Các anh có thể nghĩ là chúng tôi đang tháo chạy, không phải như vậy, đồng đội thân thiết của ta, tàu Ardent đã chìm, tàu Glorious đang chìm, điều tối thiểu mà chúng tôi có thể làm là làm cho địch biết tay một cái, chúc tất cả may mắn". Lập tức chúng tôi chuyển hướng đi vào ngay trong màn khói của mình. Tôi ra lệnh sẵn sàng để phóng ống phóng ngư lôi số 6 và số 7. Chúng tôi ra khỏi màn khói, quặt sang bên phải và phóng ngư lôi từ sườn trái của tàu. Và bây giờ tôi mới thoáng nhìn thấy kẻ thù lần đầu tiên, nói cho công bằng nó xuất hiện trước mắt tôi như là một chiếc tàu lớn và một chiếc nhỏ, và chúng tôi ở cự ly rất gần nhau. Tôi phóng hai quả ngư lôi từ các ống phóng phía sau, các ống phóng phía đầu tàu cũng nhả đạn, tất cả chúng tôi đang chờ đợi kết quả. Tôi sẽ không bao giờ quên được tiếng hò reo được phát ra lúc ấy. Ở phía bên trái mũi của một trong hai chiếc tàu, bật lên một tia chóp màu vàng và một cột nước và khói to. Chúng tôi biết là chúng tôi đã bắn, cá nhân tôi không hiểu tại sao gần như vậy mà chúng tôi lại trượt mục tiêu. Kẻ địch đã không bắn phát nào vào chúng tôi, tôi cảm thấy là họ rất ngạc nhiên, sau khi đã phóng các quả ngư lôi, chúng tôi lại quay vào trong màn khói của mình, và di quặt sang bên phải, "sẵn sàng để phóng số ngư lôi còn lại", và lần này, vừa nhô ra khỏi màn khói, thì địch phát hỏa. Một viên đạn rơi trúng buồng máy, giết chết các tổ xạ thủ phóng ngư lôi của tôi. Tàu dừng lại nghiêng về một phía. Đây là một cái gì đây, tin là thật hay là không, tôi lại leo lên ghế chỉ huy, tôi nhìn thấy hai con tàu đó, tôi phóng nốt số thủy lôi còn lại, không ai bảo tôi làm như vậy, tôi đoán là tôi đang điên giận. Chỉ có trời mới biết tại sao tôi lại bắn, nhưng tôi đã bắn. Súng trên tàu Acasta đã bắn cả suốt thời gian, thậm chí tàu thủng vẫn bắn. Rồi địch đánh chúng tôi nhiều lần, nhưng có một tiếng nổ ngay sau đó, và tôi luôn luôn tự hỏi là phải chăng địch đánh chúng tôi bằng phóng ngư lôi, nên nó có vẻ như đã hất tàu chúng tôi lên khỏi mặt nước. Sau chót, Hạm trưởng ra lệnh rời khỏi tàu. Tôi sẽ không bao giờ quên Trung úy giải phẫu1, tàu đầu tiên của ông ta, cuộc chiến đấu đầu tiên của ông ta. Trước khi tôi nhảy ra khỏi mạn tàu, tôi vẫn thấy ông ta đang săn sóc cho thương binh, một nhiệm vụ tuyệt vọng, và khi tôi đã ở dưới nước tôi thấy Hạm trưởng dựa lưng vào đài chỉ huy, rút một điếu thuốc lá trong bao ra và châm hút. Chúng tôi gọi ông xuống mảng của chúng tôi, ông vẫy tay chào từ biệt và chúc may mắn - sự ra đi của một người anh dũng.

        Nhưng từ tất cả sự rối loạn và thiệt hại về tàu bè nổi lên một sự việc có tầm quan trọng lớn ảnh hưởng mạnh đến tương lai của chiến tranh. Trong cuộc vật lộn vô vọng với Hải quân Anh, người Đức đã hủy hoại hải quân của mình như đã xảy ra trên thực tế, vì nguy cơ điểm đỉnh sắp xảy ra. Tổn thất của Đồng minh trong các trận hải chiến ngoài khơi Na Uy gồm một hàng không mẫu hạm, hai tàu con và tám khu trục hạm bị loại ra khỏi vòng chiến, nhưng có thể sửa lại được trong phạm vi khả năng hải quân của chúng tôi. Mặt khác, đến cuối tháng 6/1940, một thời điểm rất quan trọng, hạm đội Đức thực lực gồm có một tuần dương hạm có pháo 8 inches, hai tuần dương hạm loại nhẹ và bốn khu trục hạm. Mặc dầu nhiều tàu của họ bị hư hại nhưng cũng giống như của chúng tôi, có thể sửa chữa được. Hải quân Đức không phải là một yếu tố quan trọng trong việc chiếm đánh nước Anh.

        Chiến tranh hủy diệt chấm dứt với việc Hitler tấn công Na Uy. Nó đã chuyển thành một ánh chớp của sự bùng nổ quân sự đáng sợ nhất mà loài người cho tới nay chưa được biết. Tôi đã mô tả tình trạng hôn mê trong tám tháng mà Anh và Pháp quanh quẩn trong đó, trong khi cả thế giới ngạc nhiên. Giai đoạn này đã tỏ ra rất tai hại cho Đồng minh. Từ lúc Staline dàn xếp với Hitler, người Cộng sản ở Pháp theo gương Matxcova và tố cáo chiến tranh là "một tội ác của đế quốc và tư bản chổng lại nền dân chủ". Họ làm cái họ có thể làm để phá hoại tinh thần trong quân đội và cản trở sản xuất trong các nhà máy. Tinh thần của Pháp, thể hiện ở người lính và người dân trong tháng năm, giờ đây rõ ràng là thấp hơn so với lúc mới nổ ra chiến tranh.

        Không có cái gì giống cái này đã xảy ra ở Anh, nơi mà chủ nghĩa Cộng sản do Liên Xô chỉ huy tuy có hoạt động ráo riết nhưng yếu, không mạnh. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn là chính phủ có đảng phái, dưới sự lãnh đạo của một Thủ tướng mà phái đối lập chống đối một cách gay gắt, và không có sự ủng hộ nhiệt tình và tích cực của các phong trào công đoàn. Tính chất điềm tĩnh, đàng hoàng, thành thực nhưng giữ nếp cũ của chính quyền không gọi ra được sự cố gắng lớn mang tính sống còn trong các giới thuộc Chính phủ hoặc trong các công binh xưởng. Cú đánh của thảm họa và cái quất của hiểm họa là cần thiết để khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc Anh. Cái mõ đã sắp sửa lên tiếng..

-------------
        1. H.s. Stammer. Trung úy giải phẫu lâm thời. RNVR.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:19:31 pm

22

CHÍNH PHỦ SỤP ĐỔ

        Nhiều thất vọng và tai họa do chiến dịch Na Uy ngắn ngủi gây ra đã tạo nên sự xáo trộn sâu sắc trong nước và làn sóng xúc động trào lên thậm chí tới lòng ngực một số những người uể oải, cầu an trong những năm trước chiến tranh. Phe đối lập yêu cầu có một cuộc thảo luận về tình hình chiến tranh, và cuộc họp được sắp xếp vào ngày 7 tháng 5. Hạ viện đầy những thành viên lộ vẻ bực tức và tuyệt vọng. Lời phát biểu khai mạc của ông Chamberlain không ngăn chặn được làn sóng phản đối. Người ta cắt lời ông một cách nhạo báng, người ta nhắc lại bài diễn văn ngày 4 tháng 4 của ông mà trong đó, trong một mối liên quan hoàn toàn khác, ông đã sơ ý nói "Hitler đã lỡ tàu". Ông vạch rõ vị trí mới của tôi và mối quan hệ giữa tôi với các Tham mưu trưởng, và khi trả lời ông Herbert Morrisson, ông đã nói rõ là tôi không có những quyền lực đó trong các cuộc hành quân ở Na Uy. Từ hai phía của phòng họp, hết đại biểu này đến đại biểu khác công kích chính phủ, đặc biệt là các trưởng đoàn có thái độ gay gắt, xung khí khác thường và được sự hưởng ứng vỗ tay mỗi lúc một tăng từ tứ phía. Ngài Roger Keyes muốn nổi trội trong cuộc chiến tranh mới này, phê bình kịch liệt Bộ Tham mưu Hải quân đã thất bại trong việc chiếm lại Trondheim. Ông ta nói "khi tôi thấy các việc làm kém cỏi đang diễn ra như thế nào, tôi không ngừng yêu cầu Bộ Hải quân và Nội các chiến tranh giao cho tôi toàn bộ trách nhiệm và lãnh đạo việc tấn công". Mặc bộ quân phục đô đốc Hải quân bốn sao, ông ta ủng hộ những ý kiến phê phán của phe đối lập bằng các chi tiết kỹ thuật và uy tín nghề nghiệp của mình với một phong cách thích hợp với trạng thái tâm lý của Hạ viện. Từ hàng ghế phía sau dãy ghế của chính phủ, và trong sự hân hoan ồn ào, ông Amery nhắc lại câu nói trịnh trọng của vua Cromwell với Quốc hội (được triệu tập lần đầu tiên vào năm 1911). "Các vị đã ngồi ở đây quá lâu vì bất cứ lợi ích gì mà các vị đang làm" - Tôi nói - "các vị đi đi. Hãy để chúng tôi cắt đứt quan hệ với các vị. Nhân danh chúa! Đi đi". Đây là những từ ngữ kinh khủng phát ra từ một người bạn và đồng nghiệp vong niên, một bạn cùng là thành viên Birmingham và một số cố vấn của Hội đồng cơ mật ưu tú và cố kinh nghiệm.

        Ngày thứ hai 8 tháng 5, tuy là tiếp tục, một kiến nghị hoãn cuộc thảo luận mang tính chất một sự bỏ phiếu không ủng hộ và ông Morrisson, nhân danh đối lập, tuyên bố phe này muốn có một cuộc bỏ phiếu. Thủ tướng lại đứng dậy, chấp nhận sự thách thức này và trong một đoạn đáng tiếc, đã kêu gọi các bạn be hãy đứng bên cạnh mình. Ông có quyền làm như vậy, vì bạn bè  ông đã ủng hộ hành động hoặc bất hành động của ông, và như vậy đã chia sẻ trách nhiệm với ông trong "những năm bị châu chấu phá hoại" trước chiến tranh. Nhưng hôm nay họ ngồi đó, im lặng và lúng túng và một số trong họ cũng đúng về phía chống đối. Cũng trong ngày này người ta chứng kiến sự can thiệp lần chót vào quyết định của ông Lloyd George tại Hạ nghị viện. Trong một bài diễn văn không quá 20 phút, ông giáng một đòn nặng vào người đứng đầu chính phủ. Ông ta cố gắng không buộc tội tôi: "Tôi không nghĩ là Bộ trưởng Hải quân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi sự việc đã xảy ra ở Na Uy". Tôi lập tức nói xen: "Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi việc mà Bộ Hải quân đã làm và tôi xin nhận phần của mình trong gánh nặng". Sau khi cảnh cáo tôi không nên để tự mình biến thành một cái hầm trú ẩn phòng không che chắn cho các đồng nghiệp của mình, ông Lloyd George quay sang phía ông Chamberlain: "Vấn đề không phải những ai là bạn bè của Thủ tướng - mà là vấn đề lớn hơn nhiều". Ồng ta kêu gọi hy sinh. "Đất nước sẵn sàng cho mọi sự hy sinh chừng nào có sự lãnh đạo, chừng nào chính phủ trình bày rõ cái mà nó đang nhằm vào, và chừng nào đất nước tin là những người lãnh đạo đang làm hết sức mình". Ông chấm dứt bằng câu: "Tôi long trọng nói Thủ tướng phải là tấm gương về mặt hy sinh, vì không có gì có thể đóng góp nhiều hơn vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh này bằng việc ông phải từ chức".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:20:11 pm

        Trên cương vị là Bộ trưởng, tất cả chúng tôi đều đứng dậy. Các Bộ trưởng Chiến tranh và Không quân đã phát biểu. Tôi đã tự nguyện kết thúc cuộc tranh luận, một việc không vượt quá bổn phận của tôi, không những vì lòng trung thành đối với thủ trưởng mà tôi đã phục vụ dưới trướng, mà còn vì tôi đã có vai trò cực kỳ quan trọng ở phần sử dụng các lực lượng không đầy đủ của chúng tôi trong mưu đồ tuyệt vọng nhằm cứu giúp Na Uy. Tôi đã làm hết súc mình để lấy lại quyền kiểm soát Hạ viện cho chính phủ bất chấp các giai đoạn liên tiếp chủ yếu do phía Công đảng đối lập gây ra. Tôi làm việc đó với chân tâm khi tôi nghĩ đến những sai lầm và chủ nghĩa hòa bình nguy hiểm của họ trong các năm về trước, và cách mà chỉ bốn tháng trước khi chiến tranh nổ ra họ đã liên tục bỏ phiếu chống lại việc gọi lính nhập ngũ. Tôi nghĩ rằng tôi và một số ít bạn bè hành động với tôi mới có quyền đưa ra những lời phê phán, còn họ thì không. Khi họ chĩa vào tôi, tôi phản ứng lại và thách thức họ, và nhiều lần có những tiếng nói to, la hét ầm ĩ đến mức không ai nghe được lời phát biểu của tôi nữa. Tuy vậy, trong suốt thời gian này, rõ ràng là họ không hướng sự tức giận vào tôi mà vào Thủ tướng, người mà tôi đã bảo vệ hết sức mình bất chấp các điều cần phải lưu ý xem xét. Tôi ngồi xuống ghế vào lúc 11 giờ khi Hạ viện đã bị chia rẽ trầm trọng. Chính phủ chiếm đa số 81 phiếu nhưng trên 30 nghị sĩ bảo thủ bỏ phiếu cho Công đảng và các phe đối lập thuộc đảng Tự do, ngoài ra có 60 đại biểu không bỏ phiếu. Rõ ràng là trên thực tế, tuy không phải trên hình thức, cuộc tranh cãi và sự chia rẽ là một biểu hiện mạnh mẽ của sự mất lòng tin vào ông Chamberlain và chính phủ của ông.

        Sau khi cuộc tranh luận chấm dứt, Thủ tướng yêu cầu tôi đến buồng ông và lập túc tôi thấy ông ta rất lo về thái độ của Hạ viện đối với bản thân ông. Ông cảm thấy ông không thể tiếp tục được nữa. Phải có một chính phủ liên hiệp quốc gia. Một đảng không thể kham nổi gánh nặng. Một người nào đó phải thành lập một chính phủ mà mọi đảng phái đều tham gia, nếu không thì không ổn. Nhận thúc được những mâu thuẫn trong cuộc tranh luận, và tin vào quá khứ công tác của mình về những vấn đề tranh cãi này, tôi mạnh dạn tiếp tục đấu tranh. "Đây là cuộc tranh cãi tai hại, nhưng ông có đa số cao. Ông không nên để tâm nhiều có hại đấy. Chúng tôi có một tình hình về Na Uy tốt hơn mức có thể được đưa ra trước Hạ viện. Hãy củng cố chính phủ của ông từ mọi phía và chúng tôi tiếp tục dấn bước cho tới khi đám đa số rơi bỏ chúng ta". Tôi nhằm vào mục đích đó mà nói, nhưng ông Chamberlain không chịu nghe ra và cũng không yên tâm, và đến khoảng nửa đêm tôi ra về với cảm giác là ông sẽ không rời bỏ quyết tâm hy sinh cá nhân mình, nếu không còn cách nào khác, hơn là tìm cách tiếp tục tiến hành chiến tranh với chính phủ một đảng.

        Tôi không nhớ rõ sự việc đã xảy ra như thế nào vào buổi sáng ngày 9 tháng 5, nhưng cái sau đây đã xảy ra: Ngài Kinsley Wood là người bạn và đồng sự thân thiết của Thủ tướng, đã từ lâu hai người cùng làm việc và hoan toàn tin cậy lẫn nhau. Ông Kinsley cho tôi biết ông Chamberlain đã quyết tâm thành lập một chính phủ liên hiệp, và nếu ông ta không thể là người đứng đầu chính phủ, thì ông sẽ nhường bước cho bất cứ ai có thể chiếm được lòng tin của ông. Như vậy, đến buổi chiều tôi được biết là tôi rất có thể được mời là Thủ tướng. Tôi không hoảng hốt và cũng không bị kích động trước triển vọng này. Tôi nghĩ đó là kế hoạch tốt nhất. Tôi bằng lòng để cho sự việc diễn biến. Đến buổi trưa, Thủ tướng triệu tôi đến Downing Street. Tói nơi tôi đã thấy Huân tước Halifax, và sau một cuộc trao đổi về tình hình chung, chúng tôi được báo cho biết là các ông Atlee và Greenwood ít phút nữa sẽ ghé qua gặp chúng tôi để tham khảo ý kiến.

        Khi họ đến, ba Bộ trưởng chúng tôi ngồi ở một phía bên bàn, phía bên kia là các lãnh tụ đối lập. Ông Chamberlain tuyên bố về sự tối cần thiết phải có một chính phủ liên hiệp và tìm cách biết chắc liệu Công đảng có sẽ phục vụ dưới sự lãnh đạo của ông không. Đảng này đang họp hội nghị tại Bournemouth. Cuộc nói chuyện diễn ra hết sức lịch sự, nhưng rõ ràng là các lãnh tụ Công đảng sẽ không cam kết gì mà chưa tham khảo ý kiến người của mình, và tỏ ý rõ ràng là theo họ thì câu trả lời sẽ không thuận lợi. Sau đó, họ rút lui. Buổi chiều hôm đó đẹp trời, Huân tước Halifax và tôi ngồi một lúc trong quán giải khát ngoài trời số 10 và nói chuyện chung chung. Rồi tôi quay lại Bộ Hải quân và vùi đầu vào công việc suốt buổi tối cho đến khuya.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:20:40 pm
        
*

        Sáng ngày 10 tháng 5, mặt trời ló ra mang theo những tin túc khủng khiếp. Tin điện dồn dập đổ đến từ phía Bộ Hải quân, Bộ Chiến tranh và Bộ Ngoại giao, cuộc tấn công được chờ đợi từ lâu từ phía người Đức đã nổ ra. Đức kéo quân vào cả Bỉ và Hà Lan tại nhiều điểm trên biên giới của hai nước này. Toàn bộ sự vận động của quân đội Đức trong việc kéo quân vào các nước Bỉ - Hà - Lục và Pháp đã bắt đầu.

        Vào khoảng 10 giờ sáng, ngài Kinsley Wood đến gặp tôi sau khi vừa gặp Thủ tướng, ông ta nói ông Chamberlain có khuynh hướng cảm thấy do trận chiến lớn xảy ra với chúng tôi nên ông ấy thấy cần phải ở lại vị trí của mình. Kinsley, trái lại, nói với Thủ tướng là cuộc khủng hoảng mới lại càng làm tăng sự cần thiết phải có một chính phủ liên hiệp mới có thể đương đầu được; ông ta thêm nữa là ông Chamberlain đã chấp thuận quan điểm này. Đến 11 giờ sáng, Thủ tướng lại triệu tôi đến Downing street, ơ đây, một lần nữa tôi lại gặp Huân tước Halifax. Chúng tôi ngồi vào ghế đối diện với ông Chamberlain. Ông ta cho biết ông ta hài lòng với việc thành lập một chính phủ liên hiệp là ngoài tầm với của mình. Câu trả lời ông nhận được từ phía các lãnh tụ Công đảng làm cho ông không còn chút hoài nghi gì về việc này. Bởi vậy, vấn đề là ông phải đề xuất người nào với nhà Vua sau khi đơn xin từ chức của ông được chấp nhận. Thái độ của ông là lạnh lùng, tỉnh khô và có vẻ như hoàn toàn không dính dáng đến khía cạnh cá nhân của vấn đề. Ông nhìn chúng tôi từ phía đối diện bên kia bàn.

        Trong đời sống ngoài xã hội, tôi có rất nhiều cuộc gặp gỡ quan trọng, và chắc chắn lần này là quan trọng nhất. Thông thường, tôi nói rất nhiều, nhưng lần này thì tôi giữ im lặng. Rõ ràng là ông Chamberlain còn trong đầu cảnh trao đi đổi lại nẩy lửa ở Hạ viện hai đêm trước đây khi mà tôi có vẻ như là tranh luận rất găng với Công đảng. Mặc dầu cái đó là để ủng hộ và bảo vệ ông, nhưng ông vẫn cảm thấy nó có thể cản trở việc tôi tranh thủ được sự tham gia của họ vào lúc này. Tôi không nhớ những từ ngữ ông đã dùng, nhưng đó là sự hàm ý. Ông Felling, người viết tiểu sử của ông nói rõ là ông ta thích Huân tước Halifax hơn. Vì tôi không lên tiếng, nên có một thời gian ngừng nghỉ dài. Nó có vẻ dài hơn hai phút, thời gian được dành ra trong các cuộc kỷ niệm Ngày Đình Chiến. Rồi ông Halifax phát biểu. Ông nói ông cảm thấy do vị trí của mình là người cùng vai phải lứa, từ Hạ viện mà ra, nên rất khó thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng trong một cuộc chiến tranh như kiểu này. Ông ta sẽ bị coi là chịu trách nhiệm về mọi việc, nhưng sẽ không có quyền hướng dẫn quốc hội, mà sự tín nhiệm của quốc hội lại quyết định sự tồn tại của mọi chính phủ. Ông nói theo hướng này trong vài phút và khi ông chấm dứt thì rõ ràng là trách nhiệm sẽ rơi vào tôi và trên thực tế đã là như vậy. Rồi lần đầu tiên tôi phát biểu. Tôi nói tôi không có liên lạc với bất cứ đảng đối lập nao cho tới khi nhà Vua yêu cẩu tôi thành lập chính phủ. Đến đây thì cuộc đàm thoại quan trọng chấm dứt và chúng tôi trở lại phong cách thoải mái và quen thuộc thông thường của những người đã cùng làm việc với nhau nhiều năm, đã trải qua cuộc sống trong và ngoài cơ quan đầy ắp tình thân thiện của nghệ thuật chính trị của người Anh. Rồi tôi quay lại Bộ Hải quân, nơi mọi người đang sốt ruột chờ tôi.

        Các Bộ trưởng Hà Lan đã ở trong phòng của tôi. Ngơ ngác và mệt mỏi, với sự hoảng sợ hiện trên đôi mắt, họ vừa mới bay từ Hà Lan sang: đất nước họ bị tấn công hoàn toàn vô cớ và bất ngừ. Dòng thác lửa và sắt thép đã tràn qua biên giới và khi kháng chiến nổ ra và lính biên phòng Hà Lan nổ súng, thì một cuộc tấn công ào ạt và tàn bạo đã được tiến hành từ trên không. Toàn bộ đất nước ở trong trạng thái hỗn loạn hoàn toàn, kế hoạch phong thủ chuẩn bị từ lâu đã được thực hiện, các đê được tháo ra, nước tràn khắp nơi. Nhưng người Đức đã vượt qua tuyến tiền phương và giờ đây đang đổ xuống theo triền sông Rhine và đi qua tuyến phòng thủ bên trong Gravelines. Chúng uy hiếp con đường đắp cao bao bọc vùng Zuyder Zee. Chúng tôi có thể làm được bất cứ cái gì để ngăn cản được việc này? May thay, chúng tôi có một hải đội không ở xa lắm và lập tức ra lệnh cho hải đội dội lửa vào con đường đắp cao để tiêu diệt đám quân xâm lược đông như kiến càng nhiều càng tốt. Nữ hoàng vẫn ở trong nước Ha Lan, nhưng hình như không thể ở lâu được.
 
        Các cuộc thảo luận đi đến kết quả là Bộ Hải quân đã phát đi một số lớn mệnh lệnh cho tất cả các tàu của chúng tôi ở vùng lân cận và mối quan hệ chặt chẽ được thiết lập với Hải quân Hà Lan. Tuy con nguyên trong đầu việc Na Uy và Đan Mạch bị người Đức đè bẹp mới đây, các Bộ trưởng Hà Lan hỉnh như không thể hiểu làm thế nào mà nước Đại Đức cho đến đêm gần đây không rao giảng cái gì hết ngoài tình hữu nghị, lại đột nhiên thực hiện việc tấn công kinh khủng và tàn bạo này. Một hoặc hai giờ dùng cho việc thảo luận và một số việc khác đã trôi qua. Một loạt các điện báo được dồn dập gửi về từ các biên giới bị đợt sóng đầu tiên quân Đức xâm phạm. Hình như kế hoạch Schlieffen cũ được tân tạo lại với sự kéo dài đến Hà Lan đang được triển khai đầy đủ. Năm 1914 cánh phải cơ động của đạo quân xâm lược Đức đã ào ạt kéo qua Bỉ nhưng gần tới Hà Lan thì dừng lại. Lúc bấy giờ, người ta biết rõ ràng là nếu chiến tranh chậm nổ ra ba hoặc bốn năm thì quân đoàn đặc biệt có thể đã sẵn sàng và đầu mối cuối cùng đường sắt và đường giao thông được bố trí để thích ứng với sự vận động hành quân xuyên qua Hà Lan. Giờ đây cuộc hành quân nổi tiếng đã được tung ra với tất cả các tiện nghi này và với mọi tình huống bất ngờ và lật lọng. Nhưng các sự kiện khác đang ở phía trước. Cú đánh quyết định của quân địch không phải là đánh vòng thọc ngang sườn mà là chọc thủng mặt trận chính: không ai trong chúng tôi hoặc người Pháp, có trách nhiệm chỉ huy, thấy trước được việc này. Trước đó, trong năm, trên một bài phỏng vấn được công bố, tôi đã cảnh cáo các nước trung lập này về số phận đang treo trên đầu họ, căn cứ vào các việc bố trí quân, việc phát triển đường xá và đường sắt cũng như các kế hoạch bắt được của Đức. Lời nói của tôi đã gặp sự phản ứng chua chát.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:21:25 pm

        Trong sự đổ vỡ tan tành của trận chiến rộng lớn này, các cuộc trao đổi không ồn ào của chúng tôi tại Downing Street đã mờ nhạt đi hoặc rơi vào tiềm thúc của con người. Tuy nhiên, tôi nhớ lại là người ta cho tôi biết ông Chamberlain đã hoặc đang đến gặp nhà vua và điều nay dĩ nhiên là được mong đợi. Bấy giờ, có giấy triệu tập tôi đến hoàng cung vào 6 giờ sáng. Từ Bộ Hải quân đến đó, đi xe chỉ mất hai phút chạy dọc theo pho Mali. Tuy tôi giả thiết báo buổi chiều phải đăng tải đầy tin túc khủng khiếp từ lục địa châu Âu, nhưng không thấy có tin gì về cuộc khủng hoảng nội các. Công chúng không có thì giờ để tiếp nhận điều gì đã xảy trong nước hoặc ở bên ngoài, và không thấy có đám đông tụ tập trước của Hoàng cung.

        Tôi được đưa ngay vào gặp nhà vua. Nhà vua tiếp tôi rất lịch sự và mời tôi ngồi. Người nhìn tôi một cách hóm hỉnh và như để tìm hiểu trong một lát, rồi hỏi: "Tôi giả thiết là ông không rõ vì sao tôi lại triệu tập ông?". Cùng theo phong cách này của nhà vua tôi trả lời: "Đon giản là tôi không thể tưởng tượng được vì sao". Người cười to và nói: "Tôi muốn ông thành lập một chính phủ?" Tôi nói nhất định là tôi sẽ làm điều đó. Nhà vua không định rõ chi tiết về chính phủ mang tính chất dân tộc, và tôi cảm thấy không có nghi thức nào qui định nhiệm vụ tôi được giao phải bị lệ thuộc vào điểm này. Nhưng vì do chính cái gì đã xảy ra và các điều kiện đã đưa đến sự từ chức của ông Chamberlain, nên một chính phủ mang tính chất dân tộc rõ ràng là gắn liền với tình hình. Nếu tôi thấy không thể thống nhất với các đảng đôi lập, thì về mặt hiến pháp tôi không bị cẩm thành lập một chính phủ mạnh nhất có thể được của tất cả những ai đứng bên cạnh đất nước vào giờ phút hiểm nguy, miễn là một chính phủ như vậy có thể nắm được đa số trong Hạ viện. Tôi nói với nhà vua là tôi sẽ lập túc cho mời các lãnh tụ Công đảng và Đảng Tự do, và đề nghị lập ra một Nội các Chiến tranh gồm 5-6 bộ trưởng, và tôi hi vọng báo cáo với Người ít nhất năm, sáu tên các nhân vật trước nửa đêm. Sau đó tôi xin phép rút lui và trở về Bộ Hải quân.

        Theo yêu cầu của tôi, từ 7 đến 8 giờ, ông Atlee đến gặp tôi. Ông ta đến cùng với ông Greenwood. Tôi cho ông ta biết là tôi được giao quyền thành lập một chính phủ và hỏi liệu Công đảng có tham gia không. Ông ta nói là có thể. Tôi đề nghị họ sẽ có trên 173 số ghế, hai ghế trong số năm ghế của Nội các chiến tranh và có thể Nội các có tới sáu ghế. Tôi yêu cầu ông Atlee cho tôi một danh sách người của ông để chúng tôi có thể trao đổi về các ghế đặc biệt. Tôi nêu tên các ông Emest Bevin, Alexander, Morrison và Dalton là những người mà cơ quan cấp cao cần gấp. Dĩ nhiên, tôi từ lâu đã quen biết hai ông Atlee và Greenwood ở Hạ viện. Trong mười năm trước khi nổ ra chiến tranh, tôi đi đến chỗ luôn luôn và chạm với chính phủ của các Đảng Bảo thủ, Đảng Quốc gia và nhiều hơn so với Công đảng và Đảng Tự do đối lập. Chúng tôi có một cuộc nói chuyện vui vẻ và ngắn ngủi và hai ông đó ra về để nói lại tình hình bằng điện thoại với bạn bè và người theo mình tại Bournemouth và dĩ nhiên đó là những người mà họ tiếp xúc chặt chẽ nhất trong 48 giờ trước đó.

        Tôi mời ông Chamberlain lãnh đạo Hạ viện với danh nghĩa là Chủ tịch Hội đồng, ông trả lời qua điện thoại là ông chấp nhận và chuẩn bị thông báo trên đài vào chín giờ tôi nay là ông đã từ chúc và yêu cầu mọi người ủng hộ và giúp đỡ người thay ông. Ông làm việc này với tinh thần cao cả. Tôi yêu cầu Huân tước Halifax tham gia Nội các Chiến tranh trong khi vẫn giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao. Vào khoảng 10 giờ tôi gửi lên nhà vua danh sách năm người như tôi đã hứa. Việc chỉ định ba bộ trưởng quân chủng là cực kỳ cấp thiết. Tôi đã quyết định trong đầu ba người đó phải là ai. Ông Eden phải về Bộ Chiến tranh, ông Alexander về Bộ Hải quân và Ngài Archibald Sinclain, lãnh tụ đảng Tự do phải nắm Bộ Không quân. Tôi đồng thời kiêm chức Bộ trưởng Quốc phòng mà không tìm cách định ra phạm vi và quyền hạn của Bộ này.

       
*

        Như vậy, rồi đây vào đêm ngày 10 tháng 5, khi trận cường chiến bắt đầu, tôi có được quyền lực chính của nhà nước mà từ nay trở đi tôi nắm và sử dụng trên một phạm vi không ngừng tăng trong 5 năm ba tháng của cuộc Chiến tranh Thế giới. Đến khi chiến tranh chấm đứt, tất cả các quân thù của chúng tôi đã đầu hàng vô điều kiện hoặc sắp sửa làm như vậy, thì ngay lập tức các cử tri người Anh không để tôi tiếp tục lãnh đạo các công việc của họ nữa.

        Trong những ngày bận rộn cuối cùng này của cuộc khủng hoảng chính trị, không lúc nào mạch tôi đập nhanh cả. Tôi chấp nhận mọi sự đã xảy ra. Nhưng tôi không thể giấu được độc giả chuyện kể thực là khi tôi lên giường ngủ vào lúc ba giờ sáng, tôi có một cảm giác sâu sắc về thư giãn. Rốt cuộc tôi đã có quyền ra những chỉ thị đối với mọi tình huống. Tôi cảm thấy như đang đi tới số phận, và toàn bộ cuộc đời quá khứ của tôi chỉ là một sự chuẩn bị cho giờ phút này, cho thử thách này. Mười năm với một chân dung mơ nhạt trên chính trường đã giải phóng tôi khỏi mọi sự đối địch tầm thường về đảng phái, sự cảnh báo của tôi trong sáu năm chót là rất nhiều, rất chi tiết và sự đúng đắn của nó được cực lực bảo vệ đến nỗi không ai có thể phủ định tôi được. Tôi cũng không thể bị chê trách là đã làm chiến tranh hoặc là đã không có chuẩn bị cho chiến tranh. Tôi nghĩ là tôi biết khá nhiều về tất cả mọi thứ và tôi tin là tôi không được thất bại. Bởi vậy, tuy bứt rứt, sốt ruột lúc ban mai, tôi ngủ ngon và không cần có những giấc mơ hoa. Sự việc tốt hơn là mơ mộng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:42:41 pm
         
Phần 2

ĐƠN THƯƠNG ĐỘC MÃ

        Chúng tôi đơn thương độc mã đối phó trực diện với sự tấn công chí tử từ phía nước Đức thắng trận và nước Ý, với việc Nga Xô một nước trung lập thù địch tích cực giúp đỡ Hitler, và với Nhật Bản, một mối đe dọa không thể biết được.

1

SỰ LIÊN KẾT QUỐC GIA

        Cuối cùng thì con thịnh nộ bị dồn nén từ lâu đã trút xuống chúng tôi. Bốn hoặc 5 triệu người gặp nhau trong cuộc đụng độ đầu tiên của một trận chiến khốc liệt nhất trong các cuộc chiến đã được ghi nhận. Trong vòng một tuần, mặt trận Pháp mà chúng tôi đã từng trải qua ở tuyến sau trong các năm gian khổ của cuộc thế chiến trước, thì trong giai đoạn đầu của thế chiến lần này đã bị vỡ mà không sao cứu vãn được. Trong 3 tuần, quân đội Pháp, nổi tiếng từ lâu, đã bị đánh tan tác trong khi quân đội Anh bị hất ra biển và mất toàn bộ vũ khí trang bị. Trong vòng 6 tuần chúng tôi thấy mình trơ trọi, hầu như bị giải giáp, với nước Đức và Ý chiến thắng ở ngay sát nách, với toàn bộ châu Âu mở cửa cho quyền lục của Hitler, và Nhật Bản nổi trội đánh phá phía bên kia địa cầu. Trong khung cảnh đầy các sự kiện và viễn cảnh đe dọa này, tôi nhận trách nhiệm của một Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, tôi tập trung vào nhiệm vụ đầu tiên là thành lập một Chính phủ của tất cả các đảng phái để điều hành công việc đối nội cũng như đối ngoại của nhà vua bằng bất cứ các phương tiện nào được cho là thích hợp  nhất với quyền lợi quốc gia.

        Suýt soát đúng 5 năm sau, có thể có một cái nhìn thuận lợi hơn đối với hoàn cảnh của chúng tôi. Nước Ý bị chiếm đóng và Mussolini bị giết. Quân đội Đức hùng mạnh đã đầu hàng vô điều kiện, Hitler đã tự sát. Ngoài số rất lớn người và vật bị tướng Eisenhower bắt giữ, xấp xỉ 3 triệu lính Đức bị Thống chế Alexander ở mặt trận Ý và Thống chế Montgomery ở mặt trận Đức bắt làm tù binh trong vòng 24 giờ. Nước Pháp được giải phóng, tập hợp trở lại và hồi sinh. Sát cánh với các Đồng minh, là hai đế quốc hùng mạnh nhất trên thế giới, chúng tôi tiến bước nhanh chóng tiêu diệt sức đề kháng của Nhật. Con đường xuyên qua 5 năm này là dài, vất vả và nguy hiểm. Những người bỏ mạng trên con đường đó đã không chết vô ích. Những người đã tiến đến cùng sẽ tự hào về chặng đường mình đã vinh dự đi qua.

       
*

        Khi báo cáo về công việc quản lý của tôi, cũng như kể lại về chính phủ liên hiệp quốc gia nổi tiếng, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là làm rõ qui mô và sức mạnh của sự đóng góp của Đại Anh Quốc và đế quốc Anh mà sự hiểm nguy chỉ làm tăng thêm tình đoàn kết, vào cái mà nhiên hậu đã trở thành sự nghiệp chung của nhiều quốc gia và dân tộc. Khi làm việc nay tôi không muốn đưa ra các so sánh làm cho người ta khó chịu hoặc làm nẩy sinh những cạnh tranh vô ích với đồng minh vĩ đại nhất của chúng tôi là nước Mỹ, một nước mà chúng tôi mãi mãi biết ơn vô hạn. Tuy nhiên, vì lợi ích kết hợp của thế giới nói tiếng Anh mà tầm quan trọng của những cố gắng của Anh trong chiến tranh phải được biết đến và ghi nhận, vì vậy, tôi đã cho làm một bản kê sau đây bao trùm toàn bộ thời gian chiến tranh. Bản này cho thấy là cho đến tháng 7/1944 số các sư đoàn tiếp cận với địch của Anh và Đế quốc Anh nhiều hơn đáng kể so với Mỹ, bao gồm không chỉ các phạm vi ở Âu Châu và Phi Châu mà cả toàn bộ cuộc chiến chống Nhật ở Châu Á. Cho tới khi đại quân Mỹ kéo đến Normandie vào mùa thu 1944, chúng tôi luôn luôn có quyền phát ngôn ít nhất cũng là trên cương vị bình đẳng, và thông thương là một đối tác có nhiều ảnh hưởng trên mọi chiến trường, trừ Thái Bình Dương và Châu Úc. Điều này, tính đến thời gian được nói đến, vẫn đúng đối với số tính gộp tất cả các sư đoàn trên mọi chiến trường cho một tháng nhất định. Từ tháng 7/1944, mặt trận tác chiến của Mỹ được biểu hiện dưới dạng các sư đoàn tiếp cận với địch, ngày càng trở thành bao trùm và cứ tiếp tục đà này đi lên và chiến thắng cho tới thắng lợi cuối cùng 10 tháng sau đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:19:10 pm

        Một sự so sánh khác nữa mà tôi đã làm, cho thấy sự hy sinh về tính mạng của Anh và Đế quốc Anh thậm chí còn lớn hơn so với người Đồng minh anh dũng của chúng tôi. Tổng số chết, mất tích, coi như là đã chết, của các lực lượng vũ trang lên tới con số 303.240, thêm vào đó là trên 109.000 từ các nước tự trị, Ấn Độ và các thuộc địa, tổng cộng tất cả là 412.240. Con số này không bao gồm 60.500 thường dân bị chết trong các trận không tập trên lãnh thổ Liên hiệp Anh, cũng như tổn thất về đội thương thuyền, ngư dân, cộng khoảng 30.000. So sánh với số này, số tử vong trong lục quân, không quân, hải quân, thủy quân lục chiến và đội bảo vệ bờ biển của Mỹ là 320.188. Tôi kế ra những bảng vang danh dự buồn thảm này với niềm tin mạnh mẽ của mình là tình chiến hữu bình đẳng, đã được biết bao xương máu làm cho thiêng liêng, sẽ tiếp tục chiếm được sự kính phục của thế giới nói tiếng Anh.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/49569632_360045844725302_4185020982240477184_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=22116480fd480e9a7b7b05358e158ddf&oe=5CC594A2)

        Ghi chú cho bảng :

        + Đội quân viễn chinh Anh tại Pháp

        + Không tính quân du kích tại Abyssinia

        + Không tính quân đội Phi Luật Tân

        Đường ranh giới giữa các chiến trường Đông và Tây là dường Bắc-Nam đi qua Karachi.

        Những khu vực sau đây không được coi là chiến trường có hành quân: Biên giới Tây Bắc Ấn Độ; Gibraltar; Tây Phi; Băng Đảo; Hawai; Palestine; Irắc-Syria (trừ ngày 1-7-1941), Malta được coi là chiến trường có hành quân; cả Alaska nữa từ 1-42 dến 1943. Các nhóm nước ngoài như Pháp Tự do, Ba Lan, Tiệp không được tính gộp vào.



        Trên các đại dương, đương nhiên là Mỹ chịu hầu như toàn bộ gánh nặng của cuộc chiến trên Thái Bình Dương, các trận đánh quyết định tại đảo Midway, Guadalcanal và ở biển san hô năm 1942 làm cho họ chủ động hoàn toàn trên đại dương rộng lớn, cũng như tạo điều kiện để họ tấn công tất cả các khu vực chiếm đóng của Nhật và cuối cùng là đánh vào chính nước Nhật. Hải quân Mỹ không thể trong cùng một thời gian chịu được gánh nặng chính trên Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Ớ đây, một lần nữa việc ghi lại các sự kiện là một nghĩa vụ: Trong số 781 tầu ngầm của Đức và 85 chiếc của Ý bị tiêu diệt tại chiến trường châu Âu, Đại Tây Dương và Ân Độ Dương, có 594 chiếc là công của lực lượng hải và không quân Anh và lực lượng này cũng thanh toán toàn bộ các chiến hạm, tuần dương và khu trục hạm, chưa kể việc phá hủy hoặc bắt giữ toàn bộ hạm đội của Ý. Dưới đây là bản thống kế các tổn thất về tầu ngầm:

        Tổng số tầu ngầm bị tổn thất:

Các tàu ngầm bị tiêu diệtĐức          Ý          Nhật       
Do các lực lượng Anh525699.1/2
Do các lực lượng Hoa Kỳ1745110.1/2
Bởi các lý do khác và không rõ821110
Tổng cộng78185130

        Chú thích cho bảng :

        Cụm từ các lực lượng Anh và Mỹ bao gồm các lực lượng đồng minh dưới sự chỉ huy hành quân của Anh và Mỹ. Các tổn thất biểu diễn dưới dạng phân số là "thành tích chung của các bên". Có rất nhiều trường hợp "thành tích chung của các bên", nhưng trong tổng số về Đức thì các phân số được cộng vào các con số toàn bộ. Trên không, nước Mỹ có những cố gắng tuyệt vời trong việc tham chiến, đặc biệt là việc sử dụng ban ngày pháo đài bay trên qui mô lớn nhất và sớm nhất sau sự kiện Trân Châu cảng để chống lại Nhật và cả Đức nữa từ các căn cứ trên các đảo của Anh quốc. Tuy nhiên, khi chúng tôi tới Casablanca tháng 1/1943, không một chiếc oanh tạc cơ nào của Mỹ đã đơn độc ném 1 trái bom xuống Đức lúc ban ngày. Các cố gắng lớn của Mỹ đã mang lại kết quả, nhưng cho tới cuối 1943, số lượng bom mà Anh đã thả xưởng đất Đức vượt tỉ lệ 8 trên 100 với số bom được phóng ra từ các cỗ máy của Mỹ ngày cũng như đêm, và mãi tới mùa xuân 1944 thì phần của Mỹ mới hơn hẳn. Ở đây, về mặt lục quân cũng như ngoài biển, chúng tôi thực hiện đầy đủ kế hoạch ngay từ buổi đầu, và chưa tới năm 1944 thì Mỹ đã vượt chúng tôi về những cố gắng cho chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:25:40 pm

        Phải nhớ là sự cố gắng của chúng tôi trên mặt vũ khí đạn dược  từ lúc bắt đầu Lend-lease (một sự thỏa thuận trong đó Mỹ cung cấp vũ khí đạn dược để đổi lấy quyền sử dụng căn cứ hải quân - L.N.D) vào tháng 1/1941 đã tăng thêm trên 20% nhờ có sự hào hiệp của Mỹ. Với số trang bị máy móc và vũ khí do Mỹ trao cho, chúng tôi thực sự có khả năng làm chiến tranh như một nước có 58 triệu dân thay vì 48 triệu, về mặt hàng hải, việc sản xuất đáng ngạc nhiên các tầu Tự do đã giúp duy trì luồng tiếp tế xuyên Đại Tây Dương. Mặt khác, phải chú ý đến sự phân tích các tổn thất về tàu bè do địch gây ra cho tất cả các nước trong suốt cuộc chiến tranh. Dưới đây là các số liệu:

Quốc tịch                              Tổn thất tính theo tấn thô     Tỉ lệ phần trăm
Anh                                      11.357.000                                 54
Mỹ                                         3.334.000                                  16
Các nước khác                         6.503.000                                  30
----------------------------------------------------------------------------------------------
Cộng                                     21.194.000                                100


        Phải nhớ là sự cố gắng của chúng tôi trên mặt vũ khí đạn dược  từ lúc bắt đầu Lend-lease (một sự thỏa thuận trong đó Mỹ cung cấp vũ khí đạn dược để đổi lấy quyền sử dụng căn cứ hải quân - L.N.D) vào tháng 1/1941 đã tăng thêm trên 20% nhờ có sự hào hiệp của Mỹ. Với số trang bị máy móc và vũ khí do Mỹ trao cho, chúng tôi thực sự có khả năng làm chiến tranh như một nước có 58 triệu dân thay vì 48 triệu, về mặt hàng hải, việc sản xuất đáng ngạc nhiên các tầu Tự do đã giúp duy trì luồng tiếp tế xuyên Đại Tây Dương. Mặt khác, phải chú ý đến sự phân tích các tổn thất về tàu bè do địch gây ra cho tất cả các nước trong suốt cuộc chiến tranh. Dưới đây là các số liệu:
       
        80% các tổn thất nói trên xẩy ra trên Đại Tây Dương bao gồm cả vùng bờ biển Anh quốc và Biển bắc. Chỉ có 5% là xẩy ra ở Thái Bình Dương.

        Điều này được ghi lại tất cả, không phải để đòi hỏi một vinh dự không xứng đáng mà là thiết lập một nền tảng khả dĩ chinh phục được sự kính trọng của những người có đầu óc công bằng đối với kết quả to lớn của mọi hoạt động đóng góp cho chiến tranh của nhân dân trên hòn đảo nhỏ này, những người phải hứng chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng trong lịch sử thế giới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:26:17 pm

       
*

        Trong khói lửa chiến tranh, việc lập một chính phủ, nhất là chính phủ liên hiệp, dễ dàng hơn so với thời kỳ yên tĩnh. Ý thúc trách nhiệm là trên hết, yêu cầu về cá nhân phải nhường chỗ. Một khi các sự sắp xếp chủ yếu đã được giải quyết với các lãnh tụ các đảng và các bộ phận có thẩm quyền của các tổ chức đảng, những người mà tôi mời đều có thái độ của những người lính với hành động sẵn sàng đi nhận ngay nhiệm vụ được giao, không có vấn đề gì thắc mắc cả. Cơ sở về đảng trong chính phủ đã được chính thức thiết lập, tôi thấy không ai trong số rất lớn các vị mà tôi phải gặp, có mang cái "Tôi" trong đầu cả. Nếu có một ít do dự thì cái đó cũng chỉ vì lý do cân nhắc trước dư luận công chúng. Tinh thần cao này thậm chí cũng có ở một số lớn các Bộ trưởng thuộc các Đảng Bảo thủ, Tự do là những người phải rơi nhiệm sở và bỏ nghề nghiệp của mình, cũng như bước ra - nhiều trường hợp là vĩnh viễn - khỏi đời sống viên chức vào thời điểm của lợi ích cao và gây xúc cảm mạnh mẽ này.

        Các người thuộc Đảng Bảo thủ có một đa số ghế là trên 120 so với tổng số ghế của các đảng khác trong Hạ Viện cộng lại. Ông Chamberlain được chọn làm lãnh tụ đảng. Tôi không thể không nhận ra là việc tôi thay ông Chamberlain làm cho nhiều người Bảo thủ không vui vẻ gì sau nhiều năm dài tôi phê phán và thường là chỉ trích kịch liệt. Ngoài ra, đa số họ đều biết rõ cuộc đời tôi đã có những sự đụng chạm cọ xát và cãi cọ thực sự với Đảng Bảo thủ, tôi đã bỏ họ trên vấn đề Mậu dịch tự do và quay lại với chức Bộ trưởng Tài chính sau đó, trong nhiều năm tôi là địch thủ chính của họ trên các vấn đề về Ấn Độ, về chính sách ngoại giao, và về sự thiếu chuẩn bị cho chiến tranh. Chấp nhận tôi làm Thủ tướng là điều rất khó đối với họ. Nó gây đau đớn cho nhiều người có danh giá. Hơn nữa, trung thành với người được chọn làm lãnh tụ của Đảng là một đặc thù chính của những người Bảo thủ. Nếu trong những năm trước chiến tranh, họ không làm tròn nghĩa vụ đôi với quốc gia dân tộc trên một số vấn đề, thì đó là vì ý thức trung thành của họ đối với thủ trưởng được chỉ định của mình. Tôi không mảy may lo phiền về bất cứ điều nào kể trên cả. Tôi tin tất cả họ đều chìm lấp trong tiếng súng rền.

        Ban đầu, tôi đề nghị ông Chamberlain làm nhiệm vụ lãnh đạo Hạ viện và là chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hoàng gia và ông đã chấp nhận. Không điều gì được công bố cả. Ông Atlee cho tôi biết là với sự sắp xếp như vậy, Công đảng sẽ khó làm việc. Trong một chính phủ liên hiệp một người lãnh đạo Hạ viện phải được mọi người chấp nhận. Tôi nêu vấn đề này với ông Chamberlain, và với sự sẵn sàng đồng ý của ông ta, tôi trực tiếp nắm quyền lãnh đạo và giữ cương vị này cho tới tháng 2/1942. Trong thời gian nay, ông Atlee đại diện tôi giải quyết các công việc hàng ngày. Kinh nghiệm lâu năm trong phe đối lập của ông rất quí giá. Tôi chỉ can thiệp trong những trường hợp tối khẩn thiết. Tuy nhiên những trường hợp này thường xẩy ra luôn. Nhiều đảng viên Bảo thủ cảm thấy lãnh tụ của họ bị coi nhẹ. Mọi người đều thán phục tư cách của ông ta. Lần đầu khi vào Hạ viện với cương vị mới (13/5) toàn thể Đảng của ông - một đa số lớn trong Hạ Viện - đã đứng dậy nhiệt liệt bày tỏ tình cảm và lòng kính trọng đối với ông. Trong những tuần đầu, tôi được chào mừng chủ yếu từ các dẫy ghế của Công đảng. Nhưng ông Chamberlain giữ vững trung thành và sự ủng hộ đối với tôi, và tôi tự tin vào mình.

        Có một áp lục đáng kể từ các phần tử của Công đảng và một số trong nhiều gương mặt có khả năng, có nhiệt tình không ở trong thành phần chính phủ mới, yêu cầu phải thanh trừ "các người có tội" và các Bộ trưởng chịu trách nhiệm về vụ Munich hoặc có thể bị phê phán về nhiều khuyết điểm trong việc chuẩn bị chiến tranh của chúng tôi. Nhưng đây không phải là lúc để trừng phạt những người có khả năng, yêu nước, có kinh nghiệm lâu năm ở các cơ quan cao của nhà nước. Nếu những người chủ trương trừng phạt thực hiện được ý đồ thì ít nhất 1/3 các bộ trưởng Đảng Bảo thủ đã bị buộc phải từ chức. Xét vì ông Chamerlain là lãnh tụ của Đảng Bảo thủ, việc đòi trừng phạt rõ ràng sẽ phá hoại sự thống nhất quốc gia. Hơn nữa, tôi thấy không cần phải tự hỏi mình là liệu trách nhiệm chỉ do một bên chịu. Trách nhiệm chính thức thuộc về chính phủ đương thời. Nhưng trách nhiệm tinh thần trải rộng hơn nhiều. Tôi còn nhớ một cách chi tiết một danh mục dài và kinh khủng những trích dẫn từ các bài phát biểu, các chính kiến thông qua bằng bỏ phiếu được Công Đảng ghi lại, (đảng Tự do, các Bộ trưởng cũng ghi lại không kém) tất cả đều bị các sự kiện phủ nhận. Không ai có quyền hành hơn tôi để xóa bỏ quá khứ. Bởi vậy tôi chống lại các khuynh hướng gây rối loạn. Một vài tuần sau, tôi nói "Nếu hiện tại tìm cách lập phiên tòa để kết tội quá khứ, nó sẽ xóa sạch cái tương lai". Lập luận này và áp lục kinh khủng của thời điểm đã loại bỏ những ai có thể là những người săn lùng điều phi đạo lý.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:26:44 pm

        Kinh nghiệm của tôi trong những ngày đầu ấy có tính chất đặc biệt. Con người sống với trận mạc, mọi ý nghĩ đều tập trung vào đó và cũng chẳng có thể làm được cái gì hơn. Luôn luôn có việc phải thành lập chính phủ, đi thăm các vị khả kính, điều chỉnh sự hài hòa giữa các đảng. Tôi không thể nhớ, mà sổ sách của tôi cũng không ghi là toàn bộ thời gian được sử dụng như thế nào. Vào thời gian đó, một Bộ của Anh có 60 - 70 quan chức cấp cao và phải sắp xếp họ vào những chỗ giống như là giải quyết một câu đố trong một trò chơi xếp hình, có tính đến các yêu sách của cả ba đảng. Tôi cần phải gặp không chỉ tất cả các nhân vật chính, mà ít nhất là trong một vài phút, cả đám đông những người có khả năng cần được chọn ra cho các nhiệm vụ quan trọng. Khi thành lập một chính phủ liên hiệp, người Thủ tướng phải chú ý đúng mức đến các nguyện vọng của các lãnh tụ đảng về những ai trong số đảng viên phải được bố trí vào những cương vị được phân phối cho đảng. Tôi chủ yếu phải tuân thủ nguyên tắc này. Nếu như có bất cứ ai xúng đáng hơn mà bị bỏ ra theo ý kiến tham vãn của đảng họ, hoặc thậm chí bất chấp ý kiến tham vấn đó, thì tôi chỉ có thể bày tỏ sự đáng tiếc. Tuy nhiên về đại thể, thì khó khăn không nhiều:

       Ở ông Clement Atlee, tôi có một đồng sự có nhiều kinh nghiệm chiến tranh, có hiểu biết sâu về Hạ nghị viện. Khác nhau duy nhất về cách nhìn giữa chúng tôi là cách nhìn về Chủ nghĩa Xã hội, các khác biệt này bị chiến tranh làm lu mờ và chiến tranh đã mau chóng kéo theo việc cá nhân hầu như hoàn toàn phục tùng Nhà nước. Trong suốt nhiệm kỳ của Chính phủ, chúng tôi làm việc với nhau rất thoải mái và tin tưởng nhau. Ông Arthur Greenwood là một cố vấn khôn khéo, rất dũng cảm, và là một người bạn tốt và có tinh thần giúp đỡ.

        Là lãnh tụ chính thức của Đảng Tự do, Ngài Archibald Sinclair cảm thấy lúng túng khi nhận chức Bộ trưởng Không quân, vì các đồng chí của ông ta cho là thay vì vị trí này, ông phải có một ghế trong Nội các Chiến tranh, nhưng điều này trái với nguyên tắc của một nội các chiến tranh nhỏ. Do đó, tôi đề nghị ông ta phải tham gia Nội các Chiến tranh khi xẩy ra những vấn đề về đường lối cơ bản hoặc liên hiệp đảng phái. Ông là bạn của tôi và chỉ huy phó của tôi vào năm 1916, khi tôi là chỉ huy trưởng Trung đoàn Khinh binh Scotland số 6 tại "Plug street" và bản thân ông mong muốn tham gia lĩnh vực hoạt động rộng lớn mà tôi danh cho ông. Việc này được giải quyết một cách hữu hảo không phải thương lượng nhiều. Ông Emest Bevin mà tôi quen biết từ buổi đầu chiến tranh, khi tôi tìm cách giảm bớt yêu cầu khắt khe của Bộ Hải quân về tầu kéo lưới vét, đã phải tham khảo ý kiến Tổng Liên đoàn Công nhân và Vận tải mà ông ta là thư ký, trước khi ông có thể tham gia ê kíp trong cơ quan tối quan trọng của Bộ trưởng Lao động. Việc nay phải mất hai hoặc ba ngày nhưng cũng đáng. Liên đoàn này, tổ chức công nhân lớn nhất nước Anh, nhất trí với việc làm này của Bevin và giữ vững lập trường trong 5 năm cho tới khi chúng tôi chiến thắng.

        Khó khăn lớn nhất là với Huân tước Beaverbrook. Tôi tin là ông có những việc để đóng góp với chất lượng rất cao. Trên cơ sở những kinh nghiệm của tôi trong các năm trước, tôi quyết định chuyển việc cung cấp và thiết kế máy bay ra khỏi Bộ Không quân và tôi muốn ông làm Bộ trưởng sản xuất Máy bay. Ban đầu, ông có vẻ chần chừ trong việc lãnh trách nhiệm này và đương nhiên Bộ Không quân không muốn ngành cung cấp bị tách ra. Còn có một số bất đồng khác về việc bổ nhiệm ông. Tuy vậy, tôi cảm thấy cuộc sống của chúng tôi tùy thuộc vào dong chảy liên tục của sự xuất xưởng các máy bay mới, tôi cần cái nghị lục dồi dào và cần thiết cho sự thành công của ông ta, và tôi giữ quan điểm nay.

        Để tôn trọng dư luận phổ biến trong quốc hội và trên báo chí, thì điều cần thiết là Nội các Chiến tranh phải nhỏ. Bởi vậy tôi bắt đầu bằng 5 thành viên thôi và chỉ ông Bộ trưởng Ngoại giao mới có một bộ riêng. Đương nhiên các vị này là chính khách lớn đương thời của các đảng phái. Để tiện cho việc điều hành công việc, Bộ trưởng Tài chính và lãnh tụ Đảng Tự do thường cần phải có mặt và cùng với thời gian, số "người tham dự thường xuyên" tăng lên. Nhưng toàn bộ trách nhiệm được đặt lên vai 5 vị bộ trưởng trong Nội các Chiến tranh. Họ là những người có quyền được mất đầu tại nhà giam Tower Hill nếu chúng tôi không chiến thắng. Những người còn lại thì chịu trách nhiệm về những thiếu sót trong phạm vi cấp bộ, không chịu trách nhiệm về chính sách của Nhà nước. Ngoài Nội các Chiến tranh, không ai có thể nói "Tôi không chịu trách nhiệm về cái này hoặc cái kia". Gánh nặng của chính sách do cấp cao hơn hứng chịu. Điều này làm cho nhiều người trút được nỗi lo trong những ngày sắp giáng xuống đầu chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:27:06 pm

       
*

        Trong kinh nghiệm về chính trị lâu năm của mình, tôi đã giữ những chức vụ quan trọng nhất của Nhà nước, nhưng tôi sẵn sàng thừa nhận là chức vụ giờ đây đã rơi vào tay tôi là chức vụ mà tôi thích nhất. Quyền lực thường được đánh giá là điều cơ bản khi dùng nó để trị người đồng loại hoặc để tăng thêm sự phô trương cá nhân. Nhưng trong con khủng hoảng của quốc gia thì quyền lực là điều mang lại hạnh phúc khi một người biết rõ phải đưa ra những mệnh lệnh gì. Trong bất cứ lãnh vục hoạt động nào, không thể có được sự so sánh giữa các vị trí số 1, với số 2, 3 hoặc 4... Nhũng nghĩa vụ, những vấn đề của tất cả mọi người ngoài người số 1 ra là hoàn toàn khác và khó hơn về nhiều mặt. Luôn luôn là điều bất hạnh khi người số 2 hoặc số 3 phải đề xưởng một kế hoạch hoặc chính sách quan trọng nhất. Người đó không những phải cân nhắc cái được của chính sách mà cả tâm tư người thủ trưởng của mình; cái phải khuyên cáo cần cân nhắc là ở vị trí mình có nên khuyến cáo hay không. Hơn nữa, người số 2 hoặc 3 cũng sẽ phải tính đến người số 4, 5 và 6 và có thể cả số 20, người ngoài cuộc sáng nước hơn. Ở trong đầu mỗi người, tham vọng không được dành nhiều cho những mục đích tầm thường cho danh vọng cho hào quang. Luôn luôn có thể có những quan điểm đúng và nhiều quan điểm hợp lý. Vào thời gian này năm 1915, tôi bị phá sản trong vấn đề Dardanelles và qua việc tôi tìm cách thực hiện một chiến dịch quân sự lớn và cơ bản từ cương vị của một cấp dưới, một công trình trọng đại đã bị quẳng đi. Những người dại dột mới cố gắng làm những công việc liều lĩnh như vậy. Bài học này đã thấm vào da thịt của tôi.

        Ở cấp thượng đỉnh có nhiều cái đơn giản. Một lãnh tụ được công nhận chỉ cần biết chắc làm cái gì là tốt nhất, hoặc ít nhất là xác định phải làm việc đó. Những cam kết trung thành tập trung vào người số 1 là to lớn. Nếu người đó trượt chân thì phải được giúp đỡ. Nếu phạm sai lầm thì không được phanh phui ra; nếu đang ngủ thì không được cố tình làm mất giấc ngủ; nếu không giỏi thì phải hạ gục. Nhưng biện pháp cuối cùng và cực đoan này không thể thực hiện như cơm bữa được, và chắc hẳn là không phải trong thời gian sau khi người đó đã được chọn lựa.

        Những sự thay đổi cơ bản trong bộ máy chỉ đạo chiến tranh thì thực tế hơn là có vẻ như vậy. Napoléon nói: "Hiến pháp phải ngắn và tối nghĩa". Nhũng tổ chức hiện hữu vẫn nguyên vẹn. Không có sự thay đổi nào về nhân vật cả. Ban đầu, Nội các Chiến tranh và các Tham mưu trưởng gặp nhau hàng ngày như đã làm trước đây. Với sự đồng ý của nhà vua, việc tôi nhận là Bộ trưởng Quốc phòng không tạo ra một sự thay đổi hợp pháp hoặc hợp hiến nào cả. Tôi đã cẩn thận xác định quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Tôi không yêu cầu Nhà vua hoặc Quốc hội cho tôi những quyền hạn đặc biệt. Tuy nhiên, người ta hiểu và chấp nhận tôi phải đảm nhiệm việc lãnh đạo Chiến tranh với điều kiện là được sự ủng hộ của Nội các Chiến tranh và Hạ viện. Khi tôi nhận việc, có một sự thay đổi chủ yếu và đương nhiên là Bộ trưởng Quốc phòng nắm quyền giám sát và lãnh đạo các Tham mưu trưởng với các quyền hạn không được định rõ. Vì ông Bộ trưởng này đồng thời là Thủ tướng nên ông ta có tất cả các quyền gắn với nhiệm vụ này bao gồm những quyền rất rộng về tuyển lựa hoặc bãi nhiệm tất cả các nhân vật chuyên môn và chính trị. Như vậy, lần đầu tiên Ủy ban các Tham mưu trưởng đảm nhiệm vị trí đúng và thích hợp trong việc tiếp xúc trực tiếp và hàng ngày với người đứng đầu chính phủ, và với sự đồng ý của ông này, có toàn quyền kiểm soát việc chỉ đạo chiến tranh và các lực lượng võ trang.

        Ví trị của Bộ trưởng Bộ Hải quân và Quốc Vụ Khanh Bộ Chiến tranh và Bộ Không quân nhất định bị ảnh hưởng trên thực tế mặc dù không phải trên hình thức. Họ không phải là thành viên của Nội các Chiến tranh và cũng không tham dự các cuộc họp của Ủy ban các Tham mưu trưởng. Họ vẫn chịu trách nhiệm hoàn toàn về bộ của mình, nhưng hết trách nhiệm một cách nhanh chóng và hầu như không thể thấy được đối với việc đề ra các kế hoạch chiến lược và sự điều hành tác chiến hàng ngày. Những công việc này do Ủy ban và Tham mưu trưởng giải quyết dưới quyền trục tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng và Thủ tướng, và như vậy là được phép của Nội các Chiến tranh. Bộ trưởng ba bộ quân chủng, những người được tôi chọn vào các chức vụ này, là những bạn có khả năng và đáng tin cậy của tôi, họ không bị lễ tiết ràng buộc. Họ tổ chức và quản lý các lực lượng luôn luôn phát triển và hỗ trợ hết sức mình theo cách thoải mái, thực tế của người Anh. Do họ là thành viên của Hội đồng Quốc phòng, nên họ có thông tin đầy đủ nhất và thường xuyên tiếp xúc với tôi. Các Tham mưu trưởng, những nhà chuyên môn dưới quyền họ, trao đổi mọi việc với họ và rất tôn trọng họ. Nhưng có một sự chỉ đạo trọn vẹn về chiến tranh mà họ phục tùng một cách chân thành. Không bao giờ xẩy ra trường hợp mà quyền lực của họ bị thách thức hoặc hủy bỏ, và bất cứ ai trong giới này cũng có thể nói ra điều mình suy nghĩ, nhưng thực tế việc chỉ đạo chiến tranh chẳng bao lâu đã ổn định vào trong tay một số ít người, và cái mà trước đây có vẻ như là đầy rẫy khó khăn thì nay đã trở thành đơn giản nhiều, và dĩ nhiên là không kể từ phía Hitler tới. Bất kể sự hỗn loạn của các sự kiện và rất nhiều tai họa mà chúng tôi phải chịu đựng, bộ máy hoạt động hầu như tự động, và người ta sống trong một dòng tư duy mạch lạc khả dĩ chuyển rất nhanh thành hành động điều hành.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:29:36 pm

       
*

        Tuy cuộc chiến đấu khủng khiếp đang diễn trên biển Manche và độc giả chắc chắn nóng lòng muốn đến nơi đó, nhưng tới điểm này, nên mô tả hệ thống và bộ máy chỉ đạo các vấn đề quân sự và các việc khác mà tôi đã dụng lên và vận hành từ những ngày đầu tôi nắm quyền. Tôi là người tin tưởng mạnh mẽ vào việc giải quyết việc công bằng văn bản. Hắn là sau này khi xem xét lại thì thấy nhiều điều được ghi trên giấy từ giờ này, qua giờ khác dưới tác động của các sự kiện, có thể đã thiếu cân xứng hoặc có thể không thành sự thực được. Tôi muốn mạo hiểm làm việc này. Trừ trong trường hợp quân kỷ, lúc nào cũng nên biểu đạt ý kiến hoặc nguyện vọng hơn là ra lệnh. Tuy nhiên, chỉ thị bằng văn bản phát ra từ bản thân ông Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng hợp pháp được coi trọng tới mức là luôn luôn đem lại kết quả trong công việc, mặc dầu không được biểu hiện dưới dạng mệnh lệnh.

        Để đảm bảo việc tên tôi không bị sử dụng tùy tiện, trong cuộc khủng hoảng tháng 7, tôi phát ra biên bản sau đây:

        "Hãy hiểu dứt khoát là mọi chỉ thị từ tôi phát ra đều bằng văn bản, hoặc phải được xác nhận ngay sau đó bằng văn bản, và tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến quốc phòng mà tôi được cho là người đã ra những quyết định, trừ khi chúng được làm bằng văn bản".

        Khi thức dậy từ 8 giờ sáng, tôi đọc tất cả các điện báo, và từ trên giường tôi đọc cho viết một loạt liên tục các biên bản và chỉ thị cho các bộ và cho Ủy ban các Tham mưu trưởng. Nhũng văn bản này được xử lý bằng máy tiếp sóng và chuyển ngay lập túc đến tướng Ismay là Thứ trưởng (Quân sự) trong Nội các Chiến tranh và đại diện tôi tại Ủy ban các Tham mưu trưởng khi ông này hàng ngày đến gặp tôi vào buổi sáng. Như vậy, ông ta có nhiều văn bản để mang đến trước cuộc họp của Ủy ban các Tham mưu trưởng vào lúc 10g30 phút sáng. Các vị này coi trọng các ý kiến của tôi trong khi họ thảo luận về tình hình chung. Như vậy, trừ khi trong chúng tôi có những khó khăn cần phải tham khảo thêm ý kiến thì vào thời gian từ 3 giờ đến 5g chiều, đã có đầy đủ một loạt các mệnh lệnh và điện tín của tôi hoặc của các Tham mưu trưởng đã được thống nhất và thường chứa đựng các quyết định cần phải có ngay.

        Trong chiến tranh tổng lực, không thể vạch ra được đường ranh giới rõ ràng giữa các vấn đề quân sự và phi quân sự. Việc không có và chạm như vậy giữa bên phía quân sự và người của Nội các Chiến tranh chủ yếu là do cách của ngài Eduard Bridges. Quốc vụ khanh Nội các Chiến tranh. Là con của một nhà thơ được Vua mời vào làm thơ trong các dịp nghi lễ, ông ta không những là người cực kỳ tài giỏi và làm việc không biết mệt mỏi, mà còn là người có nghị lực và khả năng phi thường, có duyên, bản chất không gọn dấu vết của sự đố ky. Đối với ông ta, thì điều quan trọng là văn phòng Nội các Chiến tranh, như là một tổng thể, phải phục vụ hết mình Thủ tướng và Nội các Chiến tranh. Không bao giờ ông nghĩ đến vị trí cá nhân mình, và không khi nào có trò chơi ô chữ giữa các bên, quân sự và dân sự trong văn phòng cả.

        Trên các vấn đề rộng lớn hơn, hoặc các trường hợp có ý kiến khác nhau, tôi triệu tập một cuộc họp của ủy ban Quốc phòng của Nội các Chiến tranh ban đầu gồm các ông Chamberlain, Atlee, bộ trưởng ba quân chủng với cả các Tham mưu trưởng. Sau 1941, các cuộc họp này bớt đi nhiều1.

        Do bộ máy làm việc suôn sẻ hơn, tôi đi đến kết luận là các cuộc họp hàng ngay của Nội các Chiến tranh với các Tham mưu trưởng không còn cần thiết nữa. Do đó, cuối cùng tôi lập ra cái mà giữa chúng tôi với nhau được gọi là "cuộc diễu hành sáng thứ hai của Nội các". Sáng thứ hai nào cũng vậy, có một cuộc họp lớn - toàn bộ Nội các Chiến tranh, các bộ trưởng ba quân chủng, Bộ trưởng Anh ninh, Bộ trưởng Tài chính, các Quốc vụ khanh về các xứ tự trị và Ấn Độ, Bộ trưởng Thông tin, các Tham mưu trưởng lần lượt báo cáo những gì đã xẩy ra trong tuần trước tiếp theo là Quốc vụ khanh Bộ ngoại giao báo cáo bất cứ các diễn biến quan trọng nào về ngoại giao. Các ngày khác trong tuần, Nội các Chiến tranh họp nội bộ và mọi việc quan trọng đều phải đưa ra trước Nội các. Các Bộ trưởng khác quan tâm chủ yếu đến các vấn đề được đưa ra để thảo luận, thì tham dự họp về phần việc riêng của mình.

        Các thành viên Nội các Chiến tranh đều được cung cấp đầy đủ tất cả các văn bản có tác động đến chiến tranh và biết tất cả các bức điện quan trọng tôi phát đi.

        Do sự tin cậy tăng lên, Nội các Chiến tranh bớt dần can thiệp vào các vấn đề tác chiến, tuy vẫn theo dõi chặt chẽ và nắm chắc vấn đề. Hầu như Nội các giải phóng tôi khỏi gánh nặng của việc trong nước và việc Đảng, làm cho tôi được tự do tập trung vào vấn đề chính. Đối với tất cả các việc tác chiến quan trọng trong tương lai, tôi luôn luôn tham khảo kịp thời ý kiến của họ. Tuy nhiên, một mặt họ nghiên cứu thận trọng các vấn đề phát sinh, mặt khác họ không yêu cầu được thông báo về các thời điểm và chi tiết, và trên thực tế nhiều lần họ chặn lại khi tôi sắp sửa báo cáo các điểm này.

--------------------
        1. Ủy ban quốc phong họp 40 lần năm 1940, 76 lần năm 1941, 20 lần năm 1942, 14 lần năm 1943 và 10 lần năm 1944.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:30:38 pm

        Tôi không bao giờ có ý định thể hiện nhiệm vụ và vị trí của Bộ trưởng Quốc phòng trong một bộ. Làm điều này phải thông qua lập pháp và tất cả các sự sắp xếp tế nhị tôi đã tả ở trên mà đại bộ phận được thỏa thuận trên cơ sở thiện chí của cá nhân, sẽ phải tranh luận triệt để và thông qua theo một quá trình lập hiến vào những thời điểm không thích hợp. Tuy vậy, vẫn có bộ phận quân sự hiện hữu và đang hoạt động trong Văn phòng Nội các Chiến tranh dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thủ tướng, và trong thời kỳ trước chiến tranh là văn phòng của Ủy ban Quốc phòng Hoàng gia. Đứng đầu bộ phận này là Tướng Ismay với hai sĩ quan đầu trò là Đại tá Hollis và Đại tá Jacob và 1 tổ sĩ quan trẻ chọn đặc biệt từ ba quân chủng. Vàn phòng này trở thành nhóm cán bộ tham mưu cho Bộ trưởng Quốc phòng. Tôi mang nặng nợ đối với các thành viên của nhóm. Tướng Ismay, Đại tá Hollis, Đại tá Jacob được đề bạt và nổi danh một cách đều đặn trong khi chiến tranh diễn biến và không một ai trong họ bị thuyên chuyển cả. Việc thuyên chuyển là bất lợi cho việc giải quyết công việc một cách có hiệu quả và liên tục trong một lĩnh vục đầy ắp tình thân mật và sự quan tâm đến các vấn đề bảo mật. Sau một vài thay đổi ban đầu, tính ổn định trong ủy ban các Tham mưu trưởng hầu như là đồng đều. Sau khi hết nhiệm kỳ Tham mưu trưởng không quân vào tháng 9/1940, Nguyên soái không quân Newal trở thành Toàn quyền Tân Tây Lan. Nguyên soái Portal lên thay và được chấp nhận là một ngôi sao trong ngành không quân. Ông Portal ở với tôi trong suốt cuộc chiến tranh. Ngài John Dill thay thế Tướng Ironside tháng 5/1940 và vẫn là Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia cho tới khi ông theo tôi đến Washington vào tháng 12/1941. Khi đó tôi để ông đại diện tôi về mặt quân sự bên cạnh Tổng thống và đồng thời là Trưởng phái bộ Tham mưu liên quân.

        Quan hệ của ông ta với Tướng Marshall là mối liên kết vô giá trong toàn bộ các công việc của chúng tôi, và khi ông chết tại ngũ được vài năm, ông có cái vinh hạnh duy nhất là được chôn cất tại Nghĩa trang Arlington, một Valhalla (thiên đường để dừng chân), cho đến nay chỉ dành riêng cho các chiến binh Mỹ. Người thay thế ông trên chức vụ Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia là ngài Alan Brooke và ông này ở với tôi cho đến cùng.

        Từ 1941 trở đi, trong gần 4 năm mà thời gian đầu là bất hạnh và thất vọng, sự thay đổi duy nhất ở đám ít người này hoặc là trong hàng ngũ các Tham mưu trưởng, hoặc trong nhân viên Bộ Quốc phòng là do cái chết trong lúc làm việc của Đô đốc Pound. Đây có thể là một thành tích trong lịch sử quân sự Anh Quốc. Tổng thống Roosevelt cũng đạt được một mức liên tục tương tự trong chính giới của ông ta. Các Tham mưu trưởng của Mỹ - Tướng Marshall, Đô đốc King và Tướng Arnold và tiếp sau đó là Đô đốc Leahy, cùng bắt đầu với nhau khi Mỹ nhảy vào vòng chiến và không có sự thay đổi gì hết. Vì hiện tại, người Anh và Mỹ cùng lập ra Ủy ban Tham mưu hỗn hợp, thì đây là một thuận lợi vô kể với tất cả mọi người. Trước đây không hề có chuyện này trong các nước Đồng minh.

        Tôi không thể nói là chúng tôi không bao giờ bất đồng với nhau thậm chí ngay cả những lúc thoải mái, nhưng có một sự hiểu ngầm giữa tôi và các Tham mini trưởng Anh là các bên phải thuyết phục, làm cho nhau tin hơn là tìm cách bác bỏ nhau. Dĩ nhiên việc này có cái tiện là chúng tôi cùng có một ngôn ngữ về kỹ thuật và một cơ sở chủ yếu chung về học thuyết quân sự và kinh nghiệm chiến tranh. Trong hoàn cảnh luôn luôn thay đổi này, chúng tôi hành động như một thể thống nhất và Nội các Chiến tranh luôn tăng thêm cho chúng tôi quyền được tự do quyết định, và ủng hộ chúng tôi không mệt mỏi, với một sự kiên định không lay chuyển. Không có sự chia rẽ, như trong cuộc chiến tranh trước, giữa người lính và các chính trị gia, giữa các "binh lính" và các "sĩ quan cao cấp", những thuật ngữ đáng ghét làm phức tạp thêm tình trạng khó xử, rắc rối. Thực vậy, chúng tôi đi sát nhau và tình thân hữu đã được tạo lập mà chúng tôi tin là có giá trị sâu sắc. Hiệu quả của việc điều hành chiến tranh tùy thuộc chủ yếu vào việc liệu các quyết định của cấp có thẩm quyền cao nhất, trên thực tế có được tuân thủ một cách nghiêm túc, trung thực và đúng hạn hay không. Điều này được thực hiện ở Anh, vào thời điểm khủng hoảng nay, do lòng trung thành vô hạn, sự hiểu biết và sự quyết định toàn tâm toàn ý của Nội các Chiến tranh đối với mục đích chủ yếu mà chúng tôi đã dốc sức phục vụ. Chỉ thị phát ra, chiến hạm, bộ đội, máy bay đi vào hoạt động; trong nhà máy, các bánh xe quay. Bằng tất cả các sự vận động này, bằng lòng tin yêu, sự dam mê, lòng trung thành, tôi đã đứng vững và sớm có thể đưa ra  những chỉ thị trọn vẹn về hầu hết các mặt của chiến tranh. Điều này thực sự là cần thiết vì thời buổi quá khó khăn. Cách làm của tôi được chấp nhận vì ai cũng nhận thức được là cái chết và sự tàn phá ở ngay sát nách. Không những cái chết của cá nhân, không từ một ai, ở kề bên, mà ngàn lần quan trọng hơn là sự sống còn, sự vinh quang của nước Anh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:31:08 pm
        
*

        Bất cứ báo cáo nào về các kiểu chính phủ ra đời trong khuôn khổ liên hiệp quốc gia sẽ không đầy đủ nếu không giải thích một loạt các thông điệp cá nhân mà tôi gửi Tổng thống Hoa Kỳ và người đứng đầu các nước ngoài, cùng chính phủ các xứ tự trị. Quan hệ thư từ này cần được mô tả. Khi nhận được từ Nội các bất cứ quyết định cụ thể nào về chính sách, tôi đích thân soạn thảo và đọc phát các văn kiện này phần lớn trên cơ sở chúng là những bản giao dịch thân mật không chính thức với các bạn bè và người cùng ngành nghề. Thông thương con người có thể biểu đạt ý nghĩ tốt hơn bằng những từ ngữ của chính mình. Chỉ thỉnh thoảng tôi mới đọc trước nội dung văn bản gửi Nội các. Do đã nắm được quan điểm của Nội các, tôi được tự do và thoải mái để làm việc của mình. Đương nhiên tôi hợp tác chặt chẽ với Bộ trưởng Ngoại giao và cơ quan của ông ta, và cùng nhau giải quyết bất cứ các khác biệt nào. Tôi gửi các bức điện này - trong một vài trường hợp, sau khi điện được phát đi - cho các thành viên chính của Nội các chiến tranh và Bộ trưởng khối các xứ tự trị nếu có liên quan đến ông này. Trước khi phát đi, dĩ nhiên tôi đã cho kiểm tra trên phạm vi bộ, các quan điểm và các sự kiện tôi đưa ra, và hầu như tất cả các thông điệp quân sự đều qua tay ông Ismay trước khi tới các Tham mưu trưởng. Văn bản này không hề trái với thông tin chính thức hoặc công việc của các đại sứ. Tuy vậy trên thực tế nó đã trở thành kênh của nhiều công việc quan trọng sống còn và trong việc chỉ đạo chiến tranh của tôi, nó đã góp một phần không kém quan trọng, đôi khi thậm chí còn hơn cả những nhiệm vụ của tôi trên cương vị Bộ trưởng Quốc phong.

        Nhóm rất chọn lọc và hoàn toàn tự do bày tỏ ý kiến của mình này hầu như lúc nào cũng bằng lòng với các dự thảo của tôi và dành cho tôi một sự tin tưởng ngày một tăng. Ví dụ, các sự bất động với quan chức Mỹ ở cấp 2 thì không sao giải quyết nổi, nhưng trực tiếp với người đứng đầu thì luôn luôn là vượt qua được trong một vài giờ. Thực ra, với thời gian hiệu quả của việc giải quyết công việc ở cấp cao là quá rõ ràng nên tôi phải thận trọng không để nó biến thành cái kênh để giải quyết công việc thông thường thuộc cấp bộ. Tôi luôn luôn từ chối việc các đồng nghiệp của tôi yêu cầu tôi đích thân nói với Tổng thống về các vấn đề chi tiết quan trọng. Nếu nhét quá mức các vấn đề này vào văn thư giao dịch cá nhân thì chúng sẽ sớm phá hoại tính chất riêng tư và do đó giảm cả giá trị của loại văn thư này.

        Quan hệ của tôi với Tổng Thống dần dần trở nên chặt chẽ đến mức công việc chủ yếu giữa hai nước chúng tôi hầu như được điều khiển thông qua sự trao đổi cá nhân giữa ông ta và tôi. Bằng cách này, chúng tôi đạt được sự thông cảm lẫn nhau hoàn hảo. Trên cương vị vừa là Nguyên thủ Quốc gia vừa là người đứng đầu Chính phủ, ông Roosevelt có thẩm quyền phát ngôn và hành động trong mọi lĩnh vục. Và với Nội các Chiến tranh mà mình phải gánh vác, tôi đại diện cho Anh quốc trên một phạm vi hầu như tương đương. Như vậy, một sự phối hợp ở một trình độ cao đã được đạt tới, và việc tiết kiệm được thời gian cũng như giảm thiểu số lượng người phải thông báo là vô giá. Tôi gửi những bức điện của mình cho Đại sứ quán Mỹ tại Luân đôn, và sứ quán quan hệ trực tiếp với Tổng thống ở Nhà Trắng bằng các máy mã hóa đặc biệt. Các văn bản trả lời được nhận và công việc được giải quyết với tốc độ được tạo nên bởi sự chênh lệch về múi giờ. Bất cứ thông điệp nào mà tôi soạn thảo vào buổi chiều hoặc ban đêm, thậm chí vào 2 giờ sáng hôm sau sẽ tới tay Tổng Thống trước khi ông đi ngủ, và luôn luôn trả lời của ông đền tay tôi khi tôi thức dậy sáng hôm sau. Tôi gửi cho ông tất cả 950 bức thông điệp và nhận được khoảng 800 bức trả lời. Tôi cảm thấy là tôi tiếp cận với một nhân vật rất vĩ đại đồng thời cũng là một người bạn có nhiệt tình và là chiến sĩ đấu tranh cho những sự nghiệp cao cả mà chúng tôi phục vụ.

       
*

        Vào ngày thứ hai 13/5/1940, trong một phiên họp đặc biệt được triệu tập, tôi yêu cầu Hạ viện bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính quyền mới. Sau khi báo cáo tiến độ đạt được trong các nhiệm vụ được giao, tôi nói: "Tôi không có gì để đề nghị cả mà chỉ có máu, nước mắt, mồ hôi và sự vất vả".

        Trong suốt chiều dài lịch sử lâu đòi của chúng tôi, không có Thủ tướng nào có khả năng đưa ngay lập tức ra trước Quốc hội và quốc dân một chương trình ngắn gọn và phổ cập đến như vậy. Và tôi chấm dứt:

        Các ngài hỏi, chính sách của chúng tôi là gì? Tôi sẽ trả lời: Là làm chiến tranh, trên đất liền, ngoài biển, trên không với tất cả cường độ và sức mạnh mà thượng đế có thể cho chúng ta, làm chiến tranh chống lại sự bạo ngược quái ác của con người. Đó là chính sách của chúng tôi. Các ngài hỏi, mục đích của chúng tôi là gì? Tôi có thể trả lời bằng một từ là: Chiến thắng - chiến thắng bằng mọi giá, chiến thắng bất chấp mọi nỗi kinh hoàng; chiến thắng dù cho con đường còn dài và khó khăn; vì không chiến thắng thì không có tồn tại. Không chiến thắng tức là: không có sự tồn tại cho Đế quốc Anh, không có sự tồn tại cho tất cả những gì mà Đế quốc Anh đại diện. Nhưng tôi nhận nhiệm vụ một cách vui vẻ và với niềm vọng. Tôi cảm thấy một cách chắc chắn là chính nghĩa của chúng ta sẽ đứng vững trong lòng người. Ở thời điểm này, tôi cảm thấy có quyền yêu cầu sự giúp đỡ của mọi người, và tôi nói: Chúng ta hãy cùng tiến lên với sức mạnh đoàn kết của mình.

        Hạ viện đã thống nhất bỏ phiếu tán thành các vấn đề đơn giản này, sau đó hoãn họp đến 21/5

        Như vậy sau đó tất cả chúng tôi đều bước vào nhiệm vụ chung. Chưa bao giờ một Thủ tướng Anh lại nhận được từ các đồng sự trong Nội các sự giúp đỡ đích thực và trung thành mà tôi được hưởng trong 5 năm tiếp theo từ các người này thuộc tất cả các đảng phái trong nước. Quốc hội một mặt duy trì sự phê bình tự do và tích cục, mặt khác ủng hộ liên tục và tuyệt đối tất cả các biện pháp mà chính phủ đề nghị, và quốc gia thì đoàn kết và hăng hái, tích cực như chua từng thấy trước đây bao giờ. Thực thế, việc đó phải như vậy, vì chúng tôi sẽ phải đối phó với các sự kiện thuộc loại kinh khủng hơn cả những gì mà bất cứ ai đã nhìn thấy trước.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:34:06 pm

2

TRẬN ĐÁNH Ở NƯỚC PHÁP

        Khi chiến tranh bùng nổ tháng chín năm 1939, thì quân chủ lực của lục quân và không quân Đức được tập trung vào việc đánh chiếm Ba Lan. Dọc theo toàn bộ chiến tuyến phía tây, từ Aix-la-Chapelle tới biên giới Thụy Sĩ, có 42 sư đoàn quân Đức, không có binh chủng thiết giáp. Sau khi động viên, nước Pháp có thể triển khai tương đương với 70 sư đoàn đối diện với quân Đức. Vì những lý do đã được giải thích, lúc đó người ta cho rằng khó lòng tấn công Đức được. Tình hình vào ngày 10/5/1940 là rất khác. Kẻ thù lợi dụng 8 tháng chậm trễ và sự tàn phá nước Ba Lan, đã vũ trang và trang bị huấn luyện khoảng 155 sư đoàn trong đó có 10 sư đoàn thiết giáp "Con báo". Sự thỏa thuận giữa Hitler và Staline đã giúp Hitler giảm lực lượng vũ trang ở phía Đông xưởng qui mô nhỏ nhất. Theo tướng Halder, Tổng Tham mưu trưởng Đức thì đối diện với nước Nga chỉ "Có không quá một lực lượng bảo vệ nhỏ, gần đủ để làm nhiệm vụ thu thuế quan". Không có linh cảm gì về tương lai của chính mình, chính phủ Xô Viết theo dõi sự tàn phá "mặt trận thứ 2 ấy" ở phía tây mà họ sớm phải lớn tiếng kêu gọi và chờ  đợi từ lâu trong ngắc ngoải. Vì vậy, Hitler ở trong tư thế mở một cuộc tấn công vào Pháp bằng 126 sư đoàn và toàn bộ sức mạnh rất lớn của 10 sư đoàn thiết giáp "Con báo" gồm xấp xỉ 3.000 xe bọc thép trong đó có ít nhất 1.000 là xe tăng loại nặng.

        Đối lập với các lực lượng này của đối phương mà dĩ nhiên chúng tôi không biết chính xác số lượng và đội hình, người Pháp có tổng số tương đương với 103 sư đoàn trong số đó có cả quân Anh. Nếu quân đội của Bỉ và Hà Lan bị lôi vào vòng chiến, thì con số trên sẽ tăng thêm 22 sư đoàn Bỉ, và 10 sư đoàn Hà Lan. Khi hai nước này bị bất ngơ tấn công thì tổng số các sư đoàn Đồng minh đủ chất lượng và có sẵn trên danh nghĩa vào ngày 10/5 sẽ la 135, hay la gần như con số có của địch mà chúng tôi biết được lúc bấy giờ. Được tổ chức và trang bị thích hợp, huấn luyện và lãnh đạo tốt, thì theo tiêu chuẩn của cuộc chiến tranh trước, lực lượng này phải có cơ may chặn đứng cuộc tấn công.

        Tuy nhiên, người Đức có hoàn toàn tự do để chọn thời điểm, hướng và lực lượng của cuộc tấn công. Hơn một nửa lục quân Pháp dàn ở phía đông và nam nước Pháp, và 51 sư đoàn Pháp và Anh thuộc Tập đoàn quân số 1 của Tướng Billotte cùng với bất cứ viện trợ sắp có nào của Bỉ và Hà Lan phải đương đầu với sự tấn công khủng khiếp của trên 70 sư đoàn địch dưới quyền chỉ huy của Bock và Rundstedt ở giữa Longwy và bể. Việc phối hợp xe tăng mà hầu như đại bác bắn không thủng với phóng pháo cơ tỏ ra rất có hiệu quả ở Ba Lan trên qui mô nhỏ hơn, lại được sử dụng tạo thành mũi nhọn của cuộc tấn công chính, và một cụm gồm 5 sư đoàn xe tăng "Con báo" và 5 sư đoàn cơ giới dưới sự chỉ huy của Kleist hướng vào Sedan và Monthermé qua dẫy Ardennes. Để đối phó với kiểu chiến tranh hiện đại như vậy, người Pháp đã triển khai khoảng 2.300 xe tăng, đại bộ phận thuộc loại nhẹ. Biên chế thiết giáp của họ có một số kiểu hiện đại, nhưng hơn một nửa tổng số thiết giáp được phân tán trong các tiểu đoàn xe tăng loại nhẹ để phối hợp với bộ binh. Sáu sư đoàn thiết giáp của họ - riêng lực lượng này có thể đối phó được với sự tấn công ào ạt của xe tăng "Con báo" - được phân bổ trên khắp chiến tuyến và không thể tập trung để hoạt động có hiệu quả được. Anh quốc, nơi phát minh ra xe tăng, mới chỉ hoàn thành việc lập biên chế và đào tạo sư đoàn đầu tiên của mình (328 tăng) và sư đoàn này vẫn ở bên Anh.

        Chiến đấu cơ Đức giờ đây tập trung ở phía Tây hơn hẳn Pháp về mặt số lượng và chất lượng. Lục lượng không quân Anh trên đất Pháp gồm 10 phi đoàn chiến đấu cơ Hurricane được lấy ra từ lực lượng phòng thủ nội địa, và 19 phi đoàn các chiến đấu cơ kiểu khác. Các quan chức hàng không Anh cũng như Pháp đều không trang bị cho mình các phóng pháo cơ lúc này làm cho lục quân Pháp, đặc biệt là quân da màu của họ, mất tinh thần.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:35:19 pm

       
*

        Trong đêm 9 rạng sáng 10/5, mở đầu bằng các trận không kích khắp nơi vào các sân bay, đường giao thông, tổng hành dinh, kho vũ khí, toàn bộ các lực lượng Đức ào ào kéo vào đất Pháp qua các đường biên giới với Bỉ, Hà Lan, Lục xâm bảo. Hầu như yếu tố bất ngơ về chiến thuật được thể hiện trong mọi trường hợp. Đột nhiên từ trong bóng tôi xuất hiện các đội quân xung kích hăng hái, vũ trang đầy đủ luôn luôn có pháo binh nhẹ đi theo, và khi còn lâu trời mới sáng thì chiến tuyến đã bốc cháy trên 150 dặm. Bị tấn công hoàn toàn vô cớ và không được cảnh báo, Hà Lan và Bỉ lên tiếng kêu cứu. Người Hà Lan quá tin vào hệ thống phòng thủ bằng đê của mình. Toàn bộ các cống không bị đánh chiếm đều được mở, và người Hà Lan đã xả súng vào kẻ xâm lược.

        Ông Coliin khi còn là Thủ tướng Hà Lan có thăm tôi năm 1937 và giải thích cho tôi tác dụng lạ kỳ của việc nước ngập ở Hà Lan. ông nói là bằng một cú điện thoại từ bàn ăn ở Chartwell, ông có thể ra lệnh bấm nút là có thể dùng nước làm chướng ngại vật không thể vượt qua được đối với kẻ xâm nhập. Nhưng điều này trở thành vô nghĩa. Sức mạnh của một nước lớn tấn công một nước nhỏ trong những điều kiện hiện đại là bất khả địch. Quân Đức chọc thủng tại mọi điểm, bắc cầu qua kênh hoặc chiếm giữ các khóa cống và các bộ phận kiểm soát mực nước. Riêng trong 1 ngày, toàn bộ phòng tuyến phía ngoài của Hà Lan đã bị địch kiểm soát. Cùng trong thời gian nay, không quân Đức bắt đầu sử dụng sức mạnh của mình đối với 1 nước không có phòng thủ. Rotterdam chỉ còn là một đám cháy. Số phận của The Hague, Utrecht và Amsterdam cũng bị đe dọa như vậy. Người Ha Lan hi vọng là như trong chiến tranh trước, cánh quân bên phải của Đức sẽ đi đường vòng không qua Ha Lan, nhưng điều này không xẩy ra.

        Trong ngày thứ 14, tin xấu bắt đầu đến. Ban đầu tất cả đều không rõ ràng, đến 7 giờ tối, tôi đọc cho Nội các nghe một bức điện của ông Reynaud cho biết quân Đức đã chọc tới Sedan, người Pháp không thể chống lại việc kết hợp xe tăng với oanh tạc cơ và yêu cầu gửi thêm mười phi đoàn chiến đấu nữa để lập lại chiến tuyến. Các thông điệp khác mà các Tham mưu trưởng nhận được cũng phát những tin tương tự và cho biết thêm các tướng Gamelin và Georges lo lắng trước tình hình, và tướng Gamelin bị bất ngơ trước tốc độ tiến quân của địch. Tại hầu hết các điểm mà hai bên chạm trán với nhau, sức mạnh và tính chất dữ dội trong tấn công của Đức là vượt trội. Tất cả các phi đội của Anh chiến đấu liên tục và tập trung vào đánh phá các cầu phao trong khu vực Sedan. Nhiều cầu phao bị phá hủy, các chiếc khác bị hư hại trong các cuộc không kích tối đa nhưng tuyệt vọng. Những tổn thất do pháo phòng không Đức gây ra cho phi cơ oanh tạc các cầu ở tầm thấp là nặng nề, đau đớn. Có trường hợp 6 chiếc xuất kích, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chỉ còn 1 chiếc quay về. Riêng trong một ngày này, chúng tôi mất cả 67 chiếc và do phải đương đầu chủ yếu với pháo mặt đất nên chỉ hạ được 53 phi cơ địch. Đêm đó, trong 474 phi cơ của không quân hoàng gia đưa sang Pháp, chỉ còn lại 206 chiếc còn chiến đấu được.

        Thông tin chi tiết này chỉ dần dần mới đến tay được. Nhưng hiện đã thấy rõ là tiếp tục qui mô tác chiến này sẽ tiêu hao hoàn toàn không lực hoàng gia mặc dù uy lực cá nhân của nó. Từ nay trở đi, chúng tôi chịu sức ép của vấn đề nan giải là có thể gởi sang Pháp được bao nhiêu mà không ảnh hưởng đến việc phòng thủ của mình cũng như khả năng tiếp tục chiến tranh. Những sự nhanh nhậy tự nhiên của chúng tôi và nhiều lý lẽ quân sự có trọng lượng đã tăng sức mạnh cho các lời kêu gọi quyết liệt và liên tục của Pháp. Mặt khác, có một giới hạn, vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho chúng tôi mất mạng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:51:50 pm

        Vao thời điểm nay, Nội các họp toàn thể và nhiều lần trong ngày đê thảo luận các vấn đề này. Nguyên soái không quân Dowding chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh chiến đấu của bản thân nước Anh tuyên bố với tôi là với 25 phi đoàn chiến đấu cơ ông ta có thể bảo vệ hòn đảo Anh quốc nhưng nếu ít hơn thì ông ta sẽ bị đè bẹp. Sự thất bại sẽ kéo theo không những việc toàn bộ các sân bay và không lực của chúng tôi bị phá hủy mà còn cả các nhà máy sản xuất máy bay có ảnh hưởng đến toàn bộ tương lai chúng tôi. Các bạn đồng sự và bản thân tôi quyết tâm chấp nhận, trong phạm vi trận chiến và vì trận chiến, mọi rủi ro - và các rủi ro này rất lớn - nhưng không đi quá phạm vi này, bất kể hậu quả ra sao.

        Vào khoảng 7 giờ 30 sáng ngày thứ 15, tôi thức giấc vì có chướng điện thoại reo ở cạnh giường, ông Reynaud muốn nói chuyện với tôi. Ông ta nói bằng tiếng Anh và rõ ràng là ông ta ở trong trạng thái căng thẳng: "Chúng tôi đã bị đánh bại" Khi tôi chưa trả lời ngay thì ông ta nói tiếp "Chúng tôi đã bị đánh túi bụi, chúng tôi đã thất trận". Tôi nói: "Việc đó chắc không thể xẩy ra sớm như vậy được". Nhưng ông ta trả lời "Mặt trận đã bị vỡ gần Sedan: chúng kéo vào đông lắm bằng xe tăng và cơ giới bọc thép" - hoặc những từ ngữ có nghĩa tương tự như vậy. Tôi nói tiếp: "Mọi kinh nghiệm đều cho thấy cuộc tấn công sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn". Tôi nhớ lại ngày 21/3/1918, sau 5 hoặc 6 ngày tấn công, người ta phải ngừng lại để chờ tiếp tế và lại xuất hiện cơ hội để phản công. Tôi biết được tất cả điều này vào thời gian đó từ chính miệng Thống chế Foch nói ra. Thực vậy, đó là điều mà chúng tôi đã thấy trong quá khứ và cũng là điều mà chúng tôi phải thấy hiện nay. Tuy nhiên, vị Thủ tướng Pháp trở lại câu nói ban đầu, một thực tế quá đúng: "Chúng tôi bị đánh bại, chúng tôi đã thất trận". Tôi nói tôi muốn sang bên đó để nói chuyện.

        Chiến tuyến của Pháp bị chọc thủng trên một chiều dài 50 dặm qua đó đại quân thiết giáp của địch tràn vào. Quân đoàn 9 ở trong tình trạng hoàn toàn tan rã. Vào đêm ngày thứ 5, theo tin báo cáo, thì xe thiết giáp Đức ở sâu trong nội địa Pháp, cách phòng tuyến ban đầu là 60 dặm. Cũng ngày này, cuộc chiến đấu  trên đất Hà Lan đã chấm dứt. Do Bộ Tư lệnh tối cao Hà Lan đầu hàng hồi 11 giờ sáng, chỉ có một số ít quân Ha Lan được di tản. Dĩ nhiên tình thế tạo nên một cảm giác chung về thất bại. Tôi đã nhìn thấy nhiều cảnh này trong cuộc chiến tranh trước, và ý nghĩ về chiến tuyến bị chọc thủng ngay cả trên một diện rộng, cũng không làm cho tôi liên tưởng tới các hậu quả khủng khiếp hiện nay toát ra từ cảnh này. Sau nhiều năm dài tôi không có được những thông tin chính thức nên tôi không hiểu thấu nổi cường độ của một cuộc tấn công được thực hiện khác với cuộc chiến tranh trước, bởi sự đột nhập ào ạt của xe thiết giáp hạng nặng. Tôi có biết điều này, nhưng nó đã không làm thay đổi lòng tin trong đáy lòng của tôi mà đáng ra nó đã phải làm như vậy. Không có gì tôi có thể làm được, nếu nó đã làm thay đổi lòng tin của tôi. Tôi gọi điện thoại cho tướng Georges, ông này có vẻ rất bình thản và cho biết là chỗ bị chọc thủng tại Sedan đang được bịt lại. Một bức điện từ Tướng Gamelin phát đi cũng nói tuy tình hình ở cung Namur và Sedan là nghiêm trọng, nhưng ông ta nhìn tình hình với thái độ điềm tĩnh. Đến 11 giờ sáng, tôi báo cáo với Nội các nội dung bức điện của ông Reynaud và các tin tức khác.

        Nhưng vào ngày thứ 16 thì tin quân xâm lăng vượt qua biên giới gần Sedan tiến sâu vào nội địa trên 60 dặm đã được xác nhận. Tuy Bộ chiến tranh có biết được 1 số chi tiết cũng như không thể đưa ra được một nhận định rõ ràng về những gì đã xẩy ra, nhưng tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là rõ ràng. Tôi cảm thấy nhất thiết phải đi Paris trưa hôm đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:17:28 pm

       
*

        Vào khoảng 3 giờ chiều, chiếc Flamingo, một phi cơ chở khách của chính phủ gồm 3 người là Tướng Dill, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia, tướng Ismay và tôi. Chiếc phi cơ này tốt, có nhiều tiện nghi và có tốc độ khoảng 160 dặm/giờ. Do nó không được vũ trang, nên được hộ tống, nhưng chúng tôi bay vút lên tầng mây lúc đang mưa và tới sân bay Bourget sau hơn một giờ bay. Từ lúc chúng tôi bước ra khỏi máy bay, rõ ràng tình hình đã tồi tệ đi rất nhiều hơn là chúng tôi tưởng tượng trước đó. Các sĩ quan ra đón chúng tôi cho Tướng Ismay biết là người ta tin rằng quân Đức sẽ đến Paris tối đa trong vòng vài ngày nữa thôi. Sau khi được đại sứ quán cho biết tình hình, tôi lên xe đi đến Bộ Ngoại giao Pháp và tới đó hồi 5h30 chiều. Người ta đưa tôi vào một trong các phòng xinh đẹp. Reynaut đã có mặt ở đó, cùng với Daladier, Bộ trưởng Quốc phòng và Chiến tranh và tướng Gamelin. Mọi người đều ở tư thế đứng. Không lúc nào chúng tôi ngồi xung quanh chiếc bàn cả. Nét mặt của mọi người đậm vẻ buồn nản cực độ. Trước mặt Gamelin là một bản đồ đặt trên giá vẽ của học sinh, rộng khoảng hai thước vuông; có một đường mực đen để giới thiệu chiến tuyến Đồng minh. Trên đường đen, chỗ vị trí của Sedan có một đường vòng nhỏ nhưng ảm đạm.

        Viên Tổng tư lệnh giải thích ngắn gọn sự việc đã xẩy ra. Tại phía bắc và phía nam Sedan, quân Đức đã chọc thủng một chiến tuyến dài 50 hoặc 60 dặm. Quân Pháp đối diện bị tiêu diệt hoặc bị tan rã hoàn toàn. Xe thiết giáp ào ạt lao với một tốc độ chưa từng nghe thấy về phía Amiens và Arras và có ý định rõ ràng là đi tới bờ biển Abbeville hoặc nơi nào gần đó, hoặc có thể kéo về Paris. Ông ta nói phía sau xe thiết giáp, 8 đến 10 sư đoàn cơ giới Đức đang tiếp tục tiến, và tự bảo vệ hai sườn khi chúng tiến đánh hai đạo quân Pháp bị cắt đứt dạt ra hai bên. Tướng Pháp này nói có lẽ đến 5 phút mà không ai nói một câu nào cả. Khi ông ta ngừng thì có một sự im lặng đáng kể. Tôi liền bật ra câu hỏi bằng tiếng Pháp "Thế dự trữ chiến lược ở đâu?" mà tôi sử dụng một cách bâng quơ (theo mọi nghĩa): "Oil est la masse de manoeuvre?". Tướng Gamelin quay lại phía tôi và nói với một cái lắc đầu và nhún vai: "chẳng có gì hết".

        Lại có một sự tạm ngừng lâu nữa. Bên ngoài, trong vườn của Bộ ngoại giao, các đám khói phát ra từ những đống lớn giấy đốt, và qua của sổ tôi thấy các quan chức đáng kính trọng đẩy hồ sơ, giấy tờ vào đổng lửa. Như vậy thì việc di tản khỏi Paris đang được chuẩn bị.

        Kinh nghiệm đã qua có những cái được, nhưng cũng có cái bất lợi là sự việc không bao giờ xẩy ra hệt như lần trước cả. Không như vậy thì tôi nghĩ rằng cuộc sống có thể dễ dàng. Xét cho cùng, trước khi luôn luôn các mặt trận của ta bị phá vỡ trước, nhưng chúng ta luôn luôn có khả năng tiến hành mọi việc có tổ chức và làm suy giảm cường lực của trận đột kích. Nhưng ở đây có hai yếu tố mới tôi không bao giờ ngờ tới. Một là toàn bộ các tuyến giao thông và nông thôn bị xe thiết giáp xâm nhập tràn vào không gì cản nổi, thứ đến là "không có dự trữ chiến lược", không có gì hết. Tôi ngạc nhiên hết sức, chúng tôi phải nghĩ gì về quân đội vĩ đại của Pháp và các tướng lĩnh cao cấp nhất của họ? Tôi chưa bao giờ thấy có những người chỉ huy nào phải bảo vệ mặt trận đang giao chiến dài 500 dặm mà lại tự để mình không có dự trữ chiến lược. Không người nào có thể bảo vệ chắc chắn được mặt trận rộng lớn đến như vậy; nhưng khi kẻ thù đã quyết tâm làm một cuộc tấn công thọc sâu lớn và chọc thủng tuyến, thì người ta lúc nào cũng phải có một lực lượng hàng loạt sư đoàn để phản công mãnh liệt vào thời điểm mà con lốc đầu tiên của cuộc tấn công đã dốc hết lực lượng  của nó rồi.

        Mục đích của phong tuyến Maginot là gì? Nó phải tiết kiệm được lực lượng quân đội trên một khu vực rộng lớn của biên giới, không chỉ cung cấp nhiều điểm ra vào nhỏ cho các trận phản công cục bộ, mà con cho phép duy trì được các lực lượng dự trữ lớn. Và đó là cách duy nhất mà các việc này có thể thực hiện được. Nhưng lúc này thì chẳng có dự trữ gì hết. Tôi công nhận đây là một trong các bất ngờ lớn nhất trong đời tôi. Tại sao tôi lại không biết nhiều hơn về việc này, ngay cho dù tôi quá bận việc tại Bộ Hải quân? Tại sao, trên hết, chính phủ Anh và Bộ chiến tranh lại không biết gì hơn để cho chúng tôi hoặc huân tước Gort biết những sự sắp xếp, bố trí của họ trừ những nét khái quát không rõ ràng. Chúng tôi có quyền được biết. Chúng tôi phải đòi hỏi điều đó. cả 2 quân đội đều cùng chiến đấu trên một tuyến. Tôi trở lại cửa sổ và các cuộn khói bốc lửa lên từ chất đốt các tài liệu quốc gia của nước Cộng Hoa Pháp. Các vị già khả kính vẫn tiếp tục đẩy xe tài liệu tới và cần cù quẳng vào đám lửa.

        Lúc này Tướng Gamelin lại nói. Ông ta đang bàn luận liệu lúc này có phải tập trung lực lượng để đánh vào hai bên sườn cánh quân địch đã thâm nhập, nơi mà sau này chúng tôi thường gọi là "chỗ phình ra" trên phòng tuyến. Tám hoặc chín sư đoàn đang được rút khỏi các nơi yên tĩnh của mặt trận (chiến lũy Maginot); cũng có hai hoặc ba sư đoàn thiết giáp chưa tham chiến; thêm tám hoặc chín sư đoàn đang được điều từ Châu Phi về sẽ tới vùng có chiến sự trong khoảng 2 hoặc 3 tuần tới. Từ nay trở đi, quân Đức sẽ tiến theo một hành lang giữa 2 mặt trận trong đó có thể tiến hành chiến tranh như kiểu năm 1917, 1918. Có lẽ quân Đức không duy trì được hành lang do việc bảo vệ hai bên sườn ngày càng phải được tăng cường thêm, đồng thời lại phải tiếp tế, nuôi dưỡng đạo quân thiết giáp xâm nhập. Gamelin hình như muốn nói cái gì đó theo hướng này, và tất cả điều ông nói hoàn toàn có cơ sở. Tuy vậy, tôi biết rõ là nó không chuyển tải được lòng tin trong đám người làm việc cùng nhau này tuy nhỏ bé nhưng cho đến nay vẫn có thế lực và có trách nhiệm. Lúc này tôi yêu cầu tướng Gamelin cho biết thời gian và địa điểm ông ta định tấn công các sườn của "chỗ phình ra". Câu trả lời của ông ta là: Kém về số lượng, kém về trang thiết bị, kém về phương pháp - và tiếp theo đó là một cái nhún vai. Không có tranh luận; không cần thiết phải tranh luận, và người Anh chúng tôi, với sự đóng góp nhỏ bé - 10 sư đoàn sau 8 tháng chiến tranh, và thậm chí không có lấy 1 sư đoàn tăng hiện đại tham chiến, chúng tôi ở vị trí nào?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:17:48 pm

       
*

        Nhận xét của tướng Gamelin và chắc chắn là của toàn bộ Bộ Tư lệnh Tối cao Pháp sau đó, nhấn mạnh vào sự yếu kém của Pháp về mặt không quân, và yêu cầu khẩn thiết Không lục Hoang gia phái thêm nhiều phi đoàn phóng pháo và khu trục, và chủ yếu là khu trục. Lời thỉnh nguyện xin thêm khu trục cơ này như một lời định mệnh, được lặp lại tại các cuộc hội nghị tiếp theo đó, cho tới khi nước Pháp sụp đổ. Trong quá trình đưa ra lời kêu gọi của mình, Tướng Gamalin nói cần phải có khu trục cơ không những để bảo vệ quân Pháp mà còn để chặn xe tăng Đức. về điều này, tôi nói: "Không, đó là công việc của pháo binh phải chặn xe tăng. Công việc của khu trục cơ là làm sạch bầu trời trên chiến địa". Bất kể vì lý do nào, lực lượng chiến đấu cơ bảo vệ chính quốc không được điều ra khỏi nước Anh, đây là vấn đề sống còn. Sự tồn tại của chúng tôi tùy thuộc vào điều này. Tuy vậy, cần phải giảm đi rất nhiều. Vào buổi sáng trước khi tôi khỏi hành, Nội các cho tôi quyền điều thêm 4 phi đoàn khu trục cơ sang Pháp. Khi quay về Đại sứ quán, và sau khi trao đổi kỹ tình hình với Dill, tôi quyết định yêu cầu trên cho phép được điều thêm 6 phi đoàn nữa. Như vậy chúng tôi chỉ còn có 25 phi đoàn khu trục cơ ở trong nước, và đó là giới hạn cuối cùng. Đây là một quyết định giật gấu vá vai.

        Tôi bảo tướng Ismay gọi điện thoại về Luân Đôn yêu cầu Nội các họp ngay lập tức để xem xét một bức điện khẩn sẽ được phát đi sau đó độ khoảng một giờ gì đó.

        Vào khoảng llh30’ thì điện tới. Nội các trả lời "đồng ý". Tôi lập tức kéo Isma cùng lên xe đến nhà ông Raynaud. Tôi thấy ngôi nhà ít nhiều nằm trong bóng tối. Sau một chập, ông Reynaud từ giường bước ra trong áo choàng ngủ và tôi thông báo tin mừng cho ông ta. Mười phi đoàn khu trục cơ! Rồi tôi thuyết phục ông cho đi tìm ông Daladier, ông nay được mời và đưa ngay đến để nghe quyết định của Nội các Anh. Theo cách này tôi hi vọng vục lại tinh thần của những người bạn Pháp của chúng tôi lên tới mức mà các phương tiện hạm chế của chúng tôi cho phép. Daladier không bao giờ nói một câu. Ông ta từ từ đứng lên và siết chặt tay tôi. Vào khoảng hai giờ sáng, tôi quay về sứ quán, và đánh một giấc ngủ ngon tuy tiếng pháo trong các cuộc không tập nhỏ làm cho người ta thỉnh thoảng phải trở mình. Buổi sáng tôi bay về nước và bất kể công việc quan trọng khác, lao vào việc xây dựng nấc thứ hai của tân chính phủ.

        Nội các Chiến tranh họp vào 10 giờ sáng ngày thứ 17, tôi báo cáo lại kết quả chuyến đi Paris và tình hình theo nhận định của mình. Tôi nói tôi đã cho người Pháp hay là trừ phi họ có một cố gắng phi thường, chúng tôi không có lý do để chấp nhận một hiểm họa lớn đối với đất nước của mình khi gửi thêm các phi đoàn khu trục cơ sang Pháp. Tôi cảm thấy việc tăng cường không quân là một vấn đề nghiêm trọng nhất mà chính phủ Anh đang phải đối phó. Người ta cho là tổn thất về không quân Đức nhiều hơn chúng tôi từ 4 đến 5 lần, nhưng tôi cũng được biết là Pháp chỉ còn lại một phần năm số lượng khu trục cơ mà thôi. Vào ngày này, Gamelin cho tình thế là "không cứu vãn được" và ông ta, theo lời kể lại, đã nói: "Tôi sẽ đảm bảo sự an toàn của Paris chỉ cho ngày hôm nay, ngày mai (ngày thứ mười tám) và đêm tiếp theo mà thôi". Tính chất khủng hoảng của cuộc chiến gia tăng cường độ từng giờ. Trưa hôm đó, quân Đức kéo vào nước Bỉ, ngày hôm sau chúng tới Cambrai, vượt qua núi St. Quentin, và chạm súng sơ sơ với các toán nhỏ của chúng tôi bên ngoài Perone. Quân Bỉ, Anh và Pháp có liên quan tiếp tục cuộc rút lui về Scheldt.

        Nửa đêm ngày 18 rạng 19/5 Tướng Billotte đến chỉ huy sở của Huân tước Gort. Nhân cách của vị tướng Pháp này cũng như những đề nghị của ông ta không hề gây được lòng tin trong các bạn đồng minh. Từ giờ phút này, khả năng của một cuộc rút lui ra bờ biển bắt đầu đến với Tổng tư lệnh quân đội Anh. Trong bản thông báo tháng 3/1941, ông viết: "Giờ đây (đêm ngày thứ 19) tình thế không còn là hình ảnh một tuyến bị bẻ cong hoặc tạm thời bị gẫy, mà là một pháo đài bị vây hãm".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:18:21 pm

       
*

        Bây giờ ông Reynaud đã có những thay đổi sâu rộng trong Nội các và Bộ Tổng chỉ huy. Ngày 18, Thống chế Pétain được chỉ định làm phó chủ tịch Hội đồng. Ông Daladier chuyển sang Bộ Ngoại giao và bản thân ông Reynaud giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Chiến tranh. Đến 7 giờ tối ngày 19 ông ta chỉ định Weygand khi ông là cánh tay phải của thông chế Foch và thán phục sự can thiệp bậc thầy của ông ta vào trận đánh Vácsava chống lại sự xâm nhập Ba Lan tháng 8 năm 1920 của người Bôn-Sê-Vích - một sự kiện có tính chất quyết định đối với châu Âu vào thời gian đó - Bây giờ ông ta 73 tuổi và người ta cho biết là ông vẫn sung sức và có hiệu quả ở mức độ rất cao. Lệnh cuối cùng (số 120) hồi 9h45 của Tướng Gamelin là các quân đoàn phía bắc, thay vì để bị bao vây, phải bằng mọi cách chọc xuống hướng nam về phía sông Lasomme để tấn công các sư đoàn thiết giáp "Con báo" đã cắt đứt đường giao thông liên lạc của mình. Đồng thời quân đoàn 2 và quân đoàn 6 mới thành lập phải chuyển sang tấn công vào Mezières. Những quyết định này là hợp lý. Thực vậy, một mệnh lệnh cho các quân đoàn phía bắc rút lui toàn bộ về phía nam đã là chậm mất 4 ngày rồi. Một khi tính chất trầm trọng của việc phong tuyến trung tâm của Pháp ở Sedan bị chọc thủng đã rõ ràng, thì hi vọng duy nhất của các quân đoàn phía bắc là tiến về phía sông Lasomme, nhưng dưới sự chỉ huy của tướng Billotte, họ mới chỉ rút lui dần dần từng phần về Scheldt và lập tuyến phòng thủ sườn về phía phải. Thậm chí ngay lúc này cũng có thể còn thời gian cho việc tiến về phía nam.

        Sự lúng túng của Bộ chỉ huy miền bắc, sự tê liệt rõ ràng của quần đoàn 1 Pháp và sự không chắc chắn của điều gì đang diễn biến làm cho Nội các Chiến tranh cực kỳ lo ngại. Mọi sự tiến hành của chúng tôi đều không ồn ào, nhưng chúng tôi có ý kiến thống nhất và quyết tâm, đằng sau đó là sự xúc động thầm lặng. Ngày thứ 19 vào 4h30 sáng, chúng tôi được tin Huân tước Gort "đang xem xét khả năng một sự rút lui về Dunkirk nếu ông ta buộc phải làm như vậy" Tướng Ironside (Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia) không thể chấp thuận đề nghị này, vì giống như đa số chúng tôi, ông ta nghiêng về việc điều quân về phía nam. Do đó chúng tôi phái ông ta đến gặp Huân tước Gort kềm theo chỉ thị là điều quân đội Anh sang hướng tây nam và vượt mọi trở ngại để kết hợp với quân Pháp ở phía nam, có thể chúng tôi sẽ sơ tán càng nhiều càng tốt bộ đội của họ khỏi các cảng thuộc biển Manche. Phải nói cho ông ta biết là đích thân chúng tôi sẽ báo chính phủ Pháp biết những điều đã được quyết định. Cũng tại Nội các Chiến tranh, chúng tôi phái Dill đến sở chỉ huy của tướng Georges, nơi có đường giây điện thoại trực tiếp với chúng tôi. Dill phải ở lại đó 4 ngày và báo chúng tôi biết kết quả công việc. Các sự    tiếp sức ngay cả với Huân tước Gort là thất thường và khó khăn,   nhưng có tin báo cáo là chỉ có dự trữ đạn dược và tiếp tế đủ cho một trận   đánh.

        Tại phiên họp buổi sáng ngày 20/5 của nội các chiến tranh, chúng tôi thảo luận về tình hình của quân đội chúng tôi. Thậm chí cứ cho là có một cuộc chiến để rút lui chót lọt về Lasomme, tôi nghĩ rằng chắc chắn sẽ có một số đáng kể quân bị cô lập hoặc bị đẩy ra ngoài biển. Trong biên bản cuộc họp có ghi: "Thủ tướng nghĩ rằng, như là một biện pháp đề phòng, Bộ Hải quân phải tập trung một số lượng lớn các tầu nhỏ sẵn sàng để đi tới các cảng và các vịnh nhỏ trên bờ biển Pháp". Bộ Hải quân hành động ngay lập tức và với một tinh thần khẩn trương mỗi lúc một tăng, vì thời gian ngày một trôi qua và tình hình trở nên đen tối. Ngày thứ 19, Đô Đốc Ramsay chỉ huy tại Dover được ủy quyền kiểm soát việc điều hành tác chiến và chiều ngày thứ 20 do có các mệnh lệnh của Luân Đôn, cuộc hội nghị thứ nhất gồm đủ mọi thành phần, hữu quan kể cả Bộ Hàng hải được triệu tập tại Dover để xem xét "Việc khẩn cấp rút lui các lực lượng rất lớn qua biển Manche". Kế hoạch đề ra là, nếu cần thiết, thì mỗi ngày đêm rút 10 ngàn người qua từng cảng Calais, Boulogne và Dunkirk. Từ Haewich vong đến Weymouth, các sĩ quan vận tải đường bể được giao nhiệm vụ lên danh sách toàn bộ các tầu thích hợp có trọng tải tới 1000t, và điều tra đầy đủ tất cả tàu thuyền tại các cảng Anh. Các kế hoạch này phục vụ cái được gọi là "Cuộc hành quân Dynamo" đã chứng minh sự cứu vãn được quân đội 10 ngày sau đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:18:42 pm

        Hướng tiến của người Đức giờ đây đã trở nên rõ ràng hơn. Các sư đoàn thiết giáp và cơ giới tiếp tục ào ạt kéo qua chỗ bị chọc thủng giữa Amiens và Arras và lượn vòng về phía tây dọc theo sông Lasomme về phía biển. Vào đêm ngày thứ 20 chúng tiến vào Albertville sau khi đã đi qua và cắt đút toàn bộ hệ thống  giao thông của các quân đoàn phía bắc. Những lưỡi hái kinh khủng chết người này hầu như không vấp phải sự đối kháng nào một khi mặt trận đã bị vỡ. Nhũng "xe tăng kinh hoàng của Đức" tự do di chuyển khắp vùng nông thôn không có sự bảo vệ, và với sự trợ giúp và tiếp tế bằng phương tiện cơ giới, chúng tiến được 30 hoặc 40 dặm một ngày. Chúng đã đi qua hàng chục thị trấn và hàng trăm làng mạc mà không gặp sự kháng cự nào, các sĩ quan nhìn qua vòm nóc xe và vui vẻ vẫy tay trước dân chúng. Những người đã chứng kiến bằng mắt thì đó là các đám đông tù binh Pháp cùng đi theo xe tăng, có nhiều người vẫn còn mang súng trường, chốc chốc họ bị thu gom lại và chết gục dưới xích xe. Tôi bị sốc trước sự thất bại hoàn toàn của việc chống lại thiết giáp Đức mà một vài ngàn chiếc đang tiêu diệt hoàn toàn các đội quân hùng mạnh, tôi cũng thất vọng trước sự sụp đổ nhanh chóng của toàn bộ sự kháng cự của Pháp một khi mặt trận tác chiến đã bị chọc thủng. Toàn bộ sự di chuyển của Đức đang diễn ra trên các trục đường chính, và hầu như họ không bị chặn ở nơi nào cả.

        Việc đầu tiên của Weygand là bàn với các sĩ quan cao cấp của mình, ông ta muốn đích thân xem tình hình ở miền bắc và tiếp sức cho các người chỉ huy ở đó. Phải châm chước cho một ông tướng tiếp nhận nhiệm vụ chỉ huy trong thời điểm khủng hoảng nhất của một cuộc chiến mà sự thất bại đang diễn ra. Nhưng lúc này không còn thời gian nữa. Ông ta không được rơi bỏ đỉnh cao của những quyền điều khiển còn lại và bị lôi cuốn vào những sự chậm trễ và căng thẳng trong hoạt động cá nhân. Sáng ngày thứ 20, được đặt vào ghế của Gamelin, Weygand thu xếp đi thăm các quân đoàn phía bắc vào ngày thứ 21.

        Sau khi được tin các đường đến phía bắc đã bị quân Đức cắt, ông ta quyết đinh đi bằng phi cơ. Phi cơ của ông ta bị tấn công và buộc phải hạ cánh xuống Calais. Ở đây ông ta gặp vua Leopold của Bỉ và tướng Billotte. Huân tước Gort không được thông báo về thời gian và địa điểm nên không có mặt, cũng không có sĩ quan Anh nào cả. Vua Leopold mô tả cuộc họp như là "4 giờ hội thoại rối rắm". Hội nghị bàn việc phối hợp giữa ba quân đội, việc thực hiện kế hoạch của Weygand và nếu thất bại thì việc rút lui của quân Anh và Pháp về sông Lys và quân Bỉ về sông Ypres. Vào 7 giờ tối thì tướng Weygand phải về. Huân tước Gort mãi đến 8 giờ mới đến khi ông ta được tướng Billotte thông báo biên bản của cuộc họp. Tướng Weygand đi xe về Calais, đáp tầu ngầm đi Dieppe rồi quay về Paris, Billotte ra đi bằng ô tô để đối phó tình hình nguy cấp và trong vòng một giờ thì bị chết trong một vụ xe đâm phải nhau. Như vậy, tất cả mọi việc lại rơi vào tình trạng bất an.

        Vào ngày thứ 21, Ironside trở về và báo cáo là khi nhận chỉ thị của Nội các, Huân tước Gort có vẻ không đồng tình với việc điều quân về phía nam. Việc này bao hàm một hành động hậu vệ từ phía Scheldt, đồng thời là tiến đánh một khu vực được địch phòng thủ bằng các đơn vị thiết giáp cơ động. Trong một cuộc hành quân như vậy thì phải bảo vệ hai bên sươn, và nếu có thử làm thì cả quân đoàn 1 của Pháp và người Bỉ chắc chắn không có khả năng thích ứng với kiểu hành quân này. Ironside nói thêm là tình hình rối rắm bao trùm trong nội bộ chỉ huy miền bắc, tướng Billotte không thực hiện được nhiệm vụ điều phối trong tám ngày qua và có vẻ như không có kế hoạch gì hết, và đạo quân viễn chinh Anh còn mạnh và cho tới nay mới chỉ có 500 trường hợp thương vong. Ông ta mô tả một cách sinh động tình hình đường xá, đầy người tị nạn, bị phi cơ Đức bắn phá. Bản thân ông ta cũng gặp đầy khó khăn. Bởi vậy, Nội các đứng trước hai sự lựa chọn đáng sợ. Một là bằng mọi giá có hoặc không có sự hợp tác của Pháp và Bỉ, quân đội Anh phải mở đường về phía nam và sông Somme, một nhiệm vụ mà Huân tước Gort hoài nghi khả năng thực hiện. Hai là rút lui về Dunkirk và di tản bằng đường bộ dưới sự tấn công của không quân địch chắc chắn là sẽ mất tất cả pháo binh và trang thiết bị, lúc đó rất khan hiếm và quí giá.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:19:24 pm

        Rõ ràng là phải chấp nhận những rủi ro lớn để thực hiện chọn một, nhưng không lý giải được vì sao mọi sự đề phòng và chuẩn bị khả dĩ thực hiện lại không được đề ra để di tản bằng đương bể nếu kế hoạch tiến sang phía nam bị thất bại. Tôi đề nghị với các bạn đồng sự là tôi phải đi Pháp để gặp Reynaud và Weygand và đi tới một quyết định. Dill từ chỉ huy sở của tướng Georges sẽ gặp tôi ở đó.

        Ngày 22 tháng 5 khi tôi tới Paris thì có một sự sắp đặt mới. Tướng Gamelin ra đi, Daladier từ giã sân khấu chiến tranh. Reynaul là Thủ tướng kiêm Bộ trường chiến tranh... Vì cuộc tấn công ồ ạt của Đức chuyển ra hướng biển, Paris không còn bị đe dọa nữa!

        Tổng hành dinh vẫn còn ở Vincennes. Reynaud đưa tôi xuống đó vào buổi trưa bằng xe hơi. Ở trong vườn, một số những gương mặt mà tôi đã thấy xung quanh Gamelin - một sĩ quan ky binh rất cao đi đi, lại lại một cách rầu rĩ. Một sĩ quan tùy tùng đưa ra một nhận xét: "Đó là chế độ cũ". Reynaud và tôi được đưa vào phòng của Weygand và sau đó sang phòng đồ bản có những bản đồ lớn của Bộ Tư lệnh. Weygand tiếp chúng tôi. Tuy phải vận động nhiều và qua một đêm lữ hành, ông vẫn nhanh nhẹn, sôi nổi và sắc sảo. Ông gây ấn tượng rất tốt cho tất cả mọi người. Ông trình bày kế hoạch chiến tranh của mình. Ông không bằng lòng với việc hành quân sang phía nam hoặc việc rút lui của các quân đoàn phía bắc. Các quân đoàn này phải từ vùng Cambrai và Arras đánh sang phía đông nam theo hướng chung nhằm về Saint Quetin, và như vậy là chọc sườn các sư đoàn thiết giáp Đức giờ đây đang sa vào cái mà ông gọi là túi Quentin - Amiens. Ông ta nghĩ rằng phía sau sẽ có quân đội Bỉ bảo vệ này có thể hướng đến phía đông và phía bắc, nếu cần thiết. Trong khi đó, dưới sự chỉ huy của tướng Frere là một quân đoàn mới gồm từ 18 đến 20 sư đoàn được rút về từ Alsace, chiến tuyến Maginot. Từ Phi Châu và từ mọi nơi khác, bắt đầu lập thành một mặt trận mới dọc sông Lasomme.

        Cánh trái của đạo quân này thọc xuống Arras qua Amiens, và như vậy, bằng sự cố gắng hết sức của mình tiếp cận với các quân đoàn phía bắc. Phải gây sức ép thường trực với quân thiết giáp địch. Weygand nói: "Không được cho phép các sư đoàn xe tăng Con Báo giành thế chủ động." Mọi chỉ thị cần thiết đã được ban hành rộng rãi tới mức có thể được, để ra lệnh bằng bất cứ giá nào: "Giờ đây, chúng tôi được biết là tướng Billote, người được ông phổ biến toàn bộ kế hoạch của mình, đã bị chết trong một tai nạn xe cơ giới. Dill và tôi đều thống nhất là chúng tôi không có sự lựa chọn nào hết, và thực sự không có ý định nào hết, ngoài việc hoan nghênh kế hoạch. Tôi nhấn mạnh là "cần thiết phải mở lại sự liên lạc giữa các quân đoàn phía bắc và quân đoàn phía nam bằng con đường qua Arras. Tôi giải thích là huân tước Gort khi tấn công về hướng nam cũng phải bảo vệ con đương ra bờ biển của mình. Để đảm bảo không có sự nhầm lẫn về điều gì đã được giải quết, bản thân tôi đọc để viết lại một bản tóm tắt các quyết định và đưa cho Weygand xem, ông ta đồng ý. Tôi báo cáo lại kết quả với Nội các và chuyển tin cho Huân tước Gort.

        Chúng ta sẽ thấy là trừ việc nhấn mạnh kế hoạch mới của Weygand, không có sự khác biệt nào đối với chỉ thị số 12 đã được hủy bỏ của tướng Gamelin mà nó cũng không phải là không nhất quán với ý kiến mạnh mẽ của Nội các Chiến tranh phát biểu ngày thứ 19. Các quân đoàn phía bắc phải lách đường về phía nam bằng hành động tấn công, và nếu có thể được, thì tiêu diệt quân thiết giáp xâm nhập.

        Quân đoàn mới thành lập dưới sự chỉ huy của tướng Frère phải mở một cuộc tấn công mạnh mẽ có hiệu quả chọc qua Amiens để bắt liên lạc với quân phía bắc. Việc này sẽ là tối quan trọng nếu nó trở thành sự thực. Lúc vắng người, tôi phàn nàn với ông Reynaud là trong 4 ngày liền, Gort bị bỏ rơi hoàn toàn mà không có lệnh gì hết. Thậm chí từ khi nhận nhiệm vụ chỉ huy, Weygand cũng phải mất ba ngày để ra được các quyết định.

        Việc thay đổi trong Bộ Tư lệnh tối cao là đúng. Nhưng sự chậm trễ kế đó là có hại.

        Trong khi không có bất cứ sự chỉ huy tối cao nào về chiến tranh, thì địch nắm quyền kiểm soát. Người Anh đơn độc đánh một trận nhỏ xung quanh Arras giữa ngày thứ 21 và ngày thứ 23, nhưng quân thiết giáp địch quá mạnh và trong đó có một số ít do một viên tướng chỉ huy tên là Rommel. Cho tới thời điểm này, tướng Weygand trông cậy vào quân đoàn của tướng Frere bắc tiến về Amiens, Albert và Peronne. Trên thực tế, lực lượng này chưa đạt được tiến bộ rõ ràng và vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng và tập hợp.

       
*

        Trong Nội các và trong các giới quân sự cao cấp, người ta có cảm giác mạnh mẽ là khả năng và kiến thức chiến lược của ngài John Dill, người nhận chức Phó Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia, từ ngày 23 tháng 4 sẽ phải phát huy được hết tác dụng mà ông được chỉ định làm cố vấn quân sự chính của chúng tôi. Không ai có thể nghi ngờ trình độ nghề nghiệp của ông ta về nhiều mặt hơn ông Ironside.

        Vì cuộc chiến đấu bất lợi đi tới điểm đỉnh, tôi và các bạn đồng sự rất muốn ngài John Dill trở thành Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia. Chúng tôi cũng phải chọn một Tổng tư lệnh cho quốc đảo Anh, nếu chúng tôi là người bị xâm lược. Về khuya đêm 25/5, Ironside, Dill, Ismay và tôi cùng với một hoặc hai người khác trong phòng của tôi tại Bộ Hải quân tìm cách đánh giá tình hình. Tướng Ironside tự nguyện chấp nhận thôi không giữ chức Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia, nhưng tuyên bố là bản thân ông ta muốn chỉ huy các lực lượng Anh ở trong nước, xét rằng việc chỉ huy vào thời điểm này được coi là bao hàm một nhiệm vụ không có hứa hẹn, đề nghị của Ironside là vô tư, không vụ lợi và có khí thế, do đó tôi đã chấp nhận đề nghị này; sau nay cấp bậc và danh hiệu cao danh cho ông được xuất phát từ sự đánh giá của tôi đối với thái độ của ông trong công việc lúc bấy giờ của chúng tôi. Nói chung, trong thời điểm đang diễn ra, những sự thay đổi được đánh giá là thích hợp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:20:38 pm

3

CUỘC RÚT QUÂN RA BIỂN

        Giờ đây, chúng ta có thể điểm lại sự diễn biến của trận chiến đấu đáng ghi nhớ này.

        Chỉ có Hitler là đã chuẩn bị để xâm phạm sự trung lập của Bỉ và Hà Lan. Bỉ sẽ không mời Đồng minh vào cho tới khi nước này bị tấn công. Vì vậy, thế chủ động về mặt quân sự thuộc về Hitler. Ngày 10/5 y ra lệnh tấn công. Tập Đoàn quân số 1 có quân Anh ở giữa, thay vì đứng sau các chiến lũy của mình, đã nhảy lên phía trước tiến vào Bỉ trong một sứ mệnh cứu hộ vô hiệu và muộn mằn theo kế hoạch D của tướng Gamelin. Người Pháp đã không củng cố công sự phòng ngự và tăng cường bảo vệ khu trống đối diện dãy núi Ardennes nên một cuộc tấn công bất ngờ bằng thiết giáp chưa từng thấy trong chiến tranh đã chọc thủng tâm điểm tuyến bố trí các quân đoàn Pháp, và tương tự như vậy trong vòng 48 giờ, đã uy hiếp toàn bộ các đường giao thông phía nam và đường ra biển của toàn bộ các quân đoàn phía bắc. Vào ngày thứ 14 là chậm nhất. Bộ chỉ huy tối cao Pháp ra lệnh bắt buộc các quân đoàn này phải cấp tốc rút lui toàn bộ và chấp nhận không chỉ rủi ro mà còn cả các tổn thất nặng nề về trang thiết bị. Vấn đề này không được Gamelin xử lý trong thực tế phũ phàng của nó. Billotte chỉ huy tập đoàn quân phía bắc không tự mình có những quyết định cần thiết. Tình hình rối loạn ngự trị trong các quân đoàn thuộc cánh phía trái đang bị uy hiếp.

        Khi thấy địch mạnh hơn, họ rút lui. Khi bị đột ngột đánh bọc sườn bên phải họ lập tuyến phong thủ sườn. Nếu họ rút lui vào ngày thứ 14 thì họ đã có thể tới tuyến cũ của mình ngày thứ 17 và có thể có cơ may mở được lối thoát. Ít nhất đã để mất 3 ngày hiểm nguy. Từ ngày thứ 17 trở đi Nội các Chiến tranh Anh đã thấy rõ chỉ có một cuộc hành quân cấp tốc mở đường về phía nam thì mới cứu được quân đội Anh. Và đã quyết định thúc ép Chính phủ và tướng Gamelin chấp nhận quan điểm của mình, nhưng chính người chỉ huy quân Anh, Huân tước Gort, thì không tin là có thể rút ra khỏi mặt trận được và còn khó hơn nữa là cùng một lúc chọc thủng chiến tuyến để kéo quân qua. Vào ngày thứ 19 Tướng Gamelin bị cách chức và thay vào đó là tướng Weygand. Bản chỉ thị số 12, bản cuối cùng của Gamelin tuy chậm mất 5 ngày nhưng là hợp lý trên nguyên tắc và cũng phù hợp với các kết luận chính của Nội các Chiến tranh và các Tham mưu trưởng Anh. Sự thay đổi trong Bộ chỉ huy tối cao, hoặc không có sự chỉ huy, dẫn đến việc làm chậm thêm 3 ngày nữa. Kế hoạch mạnh mẽ mà tướng Weygand đề xuất sau khi đi thăm các quân đoàn miền bắc chỉ là một kế hoạch trên giấy tờ. Về cơ bản, kế hoạch Gamelin càng trở thành tuyệt vọng thêm do có sự chậm trễ kéo dài.

        Trong sự tiến thoái lưỡng nan khủng khiếp xuất hiện giờ đây, chúng tôi chấp nhận kế hoạch Weygand và cố gắng thực hiện một cách trung thực và bền bỉ, tuy vô hiệu cho đến tận ngày thứ 25, khi mọi hy vọng thoát về phía nam đều tan biến, vì mọi đường giao thông đều bị cắt, cuộc phản công yếu của chúng tôi bị đẩy, lùi, tiếp theo là việc mất Arras, mặt trận Bỉ bị vỡ và vua Bỉ Leopold sắp sửa đầu hàng, mọi hy vọng thoát ra phía nam đều tiêu tan, chỉ con đi ra biển mà thôi. Liệu chúng tôi có thể ra tới biển được không hay là bị bao vây và đánh gục ở giữa đồng không mông quạnh? Trong bất luận trường hợp  nào, chúng tôi phải mất toàn bộ pháo binh và trang thiết bị không thể thay thế được trong nhiều tháng. Nhưng cái đó đáng gì so với việc cứu vãn quân đội, cái cốt lõi và cũng là cấu trúc mà nước Anh chỉ cần dựa vào đó để xây dựng lực lượng vũ trang tương lai. Từ ngày thứ 25 trở đi, Huân tước Gort đã cảm thấy rút lui bằng đường bể là cơ may duy nhất và giờ đây ông khởi công thành lập một cầu xung quanh Dunkirk và đánh để mở đường vào đó với lực lượng còn lại. Tất cả tinh thần kỷ luật của người Anh, các phẩm chất của những người chỉ huy Anh bao gồm Brooke, Alexander và Montgomery là cần phải có không thể thiếu được. Còn cần thiết nhiều hơn nữa. Tất cả cái gì con người có thể làm đều đã được làm. Như vậy liệu sẽ đủ không?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:21:03 pm

       
*

        Giờ đây cần phải xem xét một giai đoạn được tranh cãi rất nhiều. Tướng Halder, Tổng Tham mưu trưởng Đức tuyên bố là vào thời điểm đó đích thân Hitler đã có một sự can thiệp có hiệu quả vào trận chiến. Theo lời quan chức này, thì "ông ta hoảng sợ về các đội hình thiết giáp, vì chúng có những nguy cơ đáng kể trong một nước có địa hình khó khăn, sông ngòi ngang dọc, và không có khả năng đạt được những kết quả quyết định. Ông ta cảm thấy không thể hy sinh một cách vô ích các đơn vị thiết giáp vì binh chủng này rất quan trọng trong giai đoạn 2 của chiến dịch. Chắc chắn ông ta tin là ưu thế về không quân của mình có thể đủ để ngăn chặn một sự rút lui qui mô lớn ra bể. Bởi vậy, theo Halder, ông ta gửi một thông điệp qua Thống chế Brauchitsch ra lệnh ngừng tất cả các đội hình thiết giáp, thậm chí rút lại cả các đội tiền trạm". Halder nói "như vậy là dọn đường ra Dunkirk cho quân Anh". Bằng mọi cách, chúng tôi đã bắt được 1 thông điệp của Đức phát rõ vào lúc 11 giờ 42 sáng ngày 24/5 báo trước mắt phải đình lại việc tấn công con đường ra Dunkirk. Haider nói, thay mặt Bộ Tư lệnh tối cao, là ông ta từ chối can thiệp vào sự di chuyển của Tập đoàn quân Rundstedt đã được lệnh rõ ràng là chặn không cho địch tới bờ biển. Ông ta lập luận rằng thành công càng nhanh và hoàn toàn ở đây thì sau này sẽ dễ dàng đền bù lại sự tổn thất một số xe tăng.

        Cuộc tranh luận chấm dứt băng một lệnh dứt khoát của Hitler mà Halder bổ sung việc thực hiện bằng cách phái các sĩ quan liên lạc của mình ra mặt trận. Halder nói: "Tôi chưa bao giờ  có thể hình dung được Hitler quan niệm như thế nào về việc gây nguy hiểm một cách vô ích cho các đội hình thiết giáp. Có rất nhiều khả năng là Keitel đã ở vùng Flandre một thời gian đáng kể trong thế chiến 1 và là người đã khởi xướng ra những ý kiến nay bằng các câu truyện đồn đại của mình".

        Các tướng lĩnh Đức khác cũng nói nhiều về câu truyện này, họ thậm chí đã có ý cho là lệnh của Hitler được cảm hứng từ một ý đồ chính trị nhằm cải thiện các khả năng có hòa bình với Anh sau khi Pháp bị đánh gục. Chứng cứ từ các tài liệu đích thực giờ đây đã ra trước ánh sáng dưới dạng nhật ký thực của chỉ huy sở của Rundstedt viết vào thời gian đó. Tài liệu này nói lên một truyện khác. Vào nửa đêm ngày thứ 23 lệnh phát ra từ Tổng hành dinh Thống chế Brauchitsch xác nhận là đệ tứ quân đoàn, phải để lại dưới quyền của Rundstedt và dành cho "hành động cuối cùng" của "trận bao vây". Sáng hôm sau Hitler gặp Rundstedt, Rundstedt trình bày là quân thiết giáp của ông ta đến từ quá xa và quá nhanh đã bị giảm nhiều về mặt lực lượng và cần phải nghỉ để tổ chức lại và lấy lại thăng bằng, chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng chống một kẻ địch mà theo nhật ký tham mưu "đang chiến đấu với một sự bền bỉ phi thường". Hơn nữa Rundstedt đã nhìn thấy trước khả năng các cuộc tấn công từ phía bắc và phía nam vào các lực lượng của mình phân tán trên một diện rộng. Trên thực tế, kế hoạch Weygand nếu là khả thi, thì đó là một cuộc phản công rõ ràng của Đồng minh. Hitler "thống nhất hoàn toàn". Ý nhắc đi nhắc lại sự tối cần thiết phải bảo tồn lực lượng thiết giáp cho các cuộc hành quân tiếp. Tuy nhiên, ngày thứ 25 khi còn rất sớm, Brauchitsch với danh nghĩa Tổng tư lệnh phát ra 1 lệnh mới cho quân thiết giáp tiếp tục tiến lên. Được hỗ trợ bởi sự đồng ý bằng miệng của Hitler, Rumdstedt không ra lệnh gì hết. ông ta không chuyển lệnh cho Kluge. Tư lệnh đệ tứ quân đoàn, người được bảo là phải tiếp tục tiết kiệm các sư đoàn xe tăng Con Báo. Kluge phản đối sự chậm trễ nhưng chưa tới ngày hôm sau tức là 26, Rundstedt đã giải tỏa các sư đoàn xe tăng Con Báo, tuy rằng thậm chí lúc đó ông ta ra lệnh chính Dunkirk chưa phải là mục tiêu tấn công trực tiếp. Nhật ký ghi là đệ tứ quân đoàn phản đối sự hạn chế này, và viên Tham mưu trưởng của đơn vị này đã nói qua điện thoại ngày thứ 27 như sau: "Hình ảnh của các cảng biển Manche như sau: Các tầu lớn đến tận cầu cảng, các tấm ván đã được hạ xuống, đầy binh lính trên tàu. Mọi máy móc vật liệu đều bị bỏ lại phía sau. Nhưng chúng tôi không nhiệt tình trong việc tìm kiếm họ, những người có trang bị mới, chống lại chúng tôi sau này".

        Do vậy, chắc chắn là quân thiết giáp đã dừng lại, việc này thuộc sáng kiến không phải của Hitler mà của Rundstedt. Chắc chắn Rundstedt có lý lẽ cho quan điểm của mình về cả hai mặt: điều kiện của quân thiết giáp và trận đánh chung, nhưng ông ta nhất thiết phải tuân lệnh chính thức của Bộ tư lệnh quân đội, hay ít nhất nói cho họ biết cái điều Hitler đã nói trong cuộc nói chuyện. Trong các tướng lĩnh Đức có sự nhìn nhận thống nhất chung là một cơ hội lớn đã mất.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:21:49 pm

       
*

        Tuy nhiên có một nguyên nhân riêng rẽ ảnh hưởng đến các sự di chuyển của quân thiết giáp Đức vào điểm quyết định.

        Sau khi vượt quá Abbeville ra biển vào đêm ngày thứ 20, các binh đoàn thiết giáp quan trọng nhất và cơ giới Đức di chuyển theo hướng bắc dọc bờ biển về phía Boulongne, Calais và Dunkird với ý đồ rõ ràng là cắt đứt mọi lối thoát bằng đường bể. Hình ảnh vùng này trong Thế chiến Thứ nhất vẫn sáng rực trong đầu tôi, khi đó tôi duy trì lữ đoàn lính thủy đánh bộ cơ động hoạt động từ Dunkirk đánh vào hậu quân của các đạo quân Đức tiến đánh Paris. Do đó, tôi không phải tìm hiểu về hệ thống làm ngập lụt giữa Calais và Dunkirk hoặc ý nghĩa của thủy đạo ở Gravelines. Các cổng đã được mở và lụt lan rộng hàng ngày, và như vậy, tạo sự bảo vệ về phía nam cho đường rút lui của chúng tôi. Việc phòng thủ Boulogne và quan trọng hơn nữa là Calais, đến giờ chót đã thoát ra khỏi cảnh rối loạn và binh lính đồn trú được gửi từ Anh ngay lập tức sang các vị trí này.

        Bỉ bị cố lập và tấn công ngày 22/5, Boulogne được phòng thủ  bằng hai tiểu đoàn cận vệ và một trong số ít ỏi cỗ pháo của Anh cùng với một số binh lính Pháp. Sau 36 giờ cầm cự có tin báo về là không giữ nổi hai vị trí này, và tôi đồng ý để số quân đồn trú có cả quân Pháp được rút lui bằng đường bể. Trong đêm 23 rạng 24 quân cận vệ được đưa lên 8 khu trục hạm với mức tổn thất chỉ là 200 người. Người Pháp tiếp tục chiến đấu trong thành cho tới sáng ngày thứ 25. Tôi lấy làm tiếc phải rút quân.

        Trước đây một vài ngày, tôi đặt việc bảo vệ các cảng biển Manche dưới sự chỉ huy trục tiếp của Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia; người mà tôi thường xuyên tiếp cận, giờ đây, tôi quyết định là phải tử thủ Calais, quân đồn trú không được phép rút lui bằng đường bể, đạo quần này gồm 1 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn khinh binh, một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn khinh binh thứ 60, Trung đoàn khinh binh Queen Victoria, đơn vị pháo phòng không thứ 229 thuộc pháo binh Hoàng gia. Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn xe tăng Hoàng gia với 21 tăng loại nhẹ và 27 tăng tiễu, và một số quân Pháp tương đương. Như vậy thật là đau long phải hy sinh những đơn vị được huấn luyện tuyệt vời này mà chúng ta chỉ tính được trên đầu ngón tay, để tranh thủ được 2 hoặc có thể 3 ngày mà mục đích sử dụng không được rõ ràng cũng như lợi ích của việc sử dụng không chắc chắn. Bộ trưởng Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia đã đồng ý biện pháp cứng rắn này.

        Chiều 26/5 thì có quyết định cuối cùng là không chi viện cho quân đồn trú. Cho tới lúc đó, các khu trục hạm đều ở tư thế sẵn sàng. Eden và Ironside có mặt cùng với tôi tại Bộ Hải quân, ăn xong bữa cơm tối, chúng tôi xuất hiện và đưa ra quyết định này. Nó có liên quan đến Trung đoàn của chính Eden mà ông đã chiến đấu và phục vụ trong một thời gian lâu trong cuộc chiến tranh lần trước. Trong chiến tranh, con người phải ăn và uống, nhưng tôi không tránh được cảm giác là mình đang bị ốm yếu về thể xác khi chúng tôi vào bàn sau đó.

        Calais là vấn đề then chốt. Nhiều nguyên nhân khác đã có thể cản trở việc giải tỏa Dunkirk, nhưng có điều chắc là việc bảo vệ Calais đã dành ra được 3 ngày để giữ được tuyến nước Gravelines, nếu không thì mặc dù có sự do dự của Hitler và mệnh lệnh của Rundstedt, tất cả đã có thể bị cắt đứt và mất hết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:22:14 pm

       
*

        Giờ đây, một tai họa rút ngắn sự việc đã ập xuống toàn bộ tình hình. Cho đến nay người Đức không gây sức ép nặng nề ở mặt trận Bỉ, thì ngay 24/5 chọc thủng chiến tuyến Bỉ ở hai bên Courtrai, một địa điểm chỉ cách Ostend và Dunkirk có 30 dặm. Vua Bỉ sớm thấy tình hình là vô hy vọng và tự chuẩn bị việc đầu hàng.

        Chiều tối ngay thứ 25. Huân tước Gort ra 1 quyết định sống còn. Mệnh lệnh của ông là vẫn tiếp tục thực hiện một kế hoạch tấn công của Weygand về phía nam nhằm vào Cambrai và có sử dụng các sư đoàn 5 và 50 phối hợp với quân Pháp. Không thây có dấu hiệu thực tế là quân Pháp có tấn công về hướng bắc xuất phát từ sông La Somme như đã hứa. Những người bảo vệ cuối cùng Boulogne đã được di tản. Calais vẫn còn cầm cự. Bây giờ thì Gort bỏ kế hoạch Weygand vì ông cho là không hy vọng gì cho một cuộc hành quân về phía nam và La Somme. Hơn nữa, trong cùng thời gian này việc phòng thủ của Bỉ sụp đổ và việc mở ra khoảng trống ở phía bắc tạo thành một mối nguy cơ mới, tự thân nó mang tính chất bao trùm. Tin vào bản lĩnh quân sự của mình và nhận ra được sự sụp đổ của mọi quyền kiểm soát từ các phía chính phủ Anh và Pháp hoặc từ Bộ chỉ huy tối cao Pháp, Gort quyết định từ bỏ việc tấn công xuống phía nam bịt khoảng trống mà việc đầu hàng của Bỉ sắp tạo ra ở phía bắc, và tiến ra phía biển. Vào thời điểm này thì đây là hy vọng duy nhất cứu vãn được bất cứ cái gì khỏi bị tiêu diệt hoặc đầu hàng. Vào 6 giờ chiều, ông ta ra lệnh cho các sư đoàn thứ 5 và thứ 50 tham gia với binh đoàn Anh thứ 2 vào việc lấp khoảng trông sắp xảy ra từ phía Bỉ. Ông ta báo cho Tướng Blanchard, người thay Billotte đang chỉ huy binh đoàn thứ nhất biết hành động này của mình, và viên sĩ quan này, xác nhận sức mạnh của các sự kiện, đã ra lệnh vào lúc 11 giờ 30 đêm cho việc rút lui vào ngày thứ 20 về tuyến sau sông Lys ở phía tây Lille, nhằm mục đích lập một đầu cầu xung quanh Dunkirk.

        Sớm ngay 26/5, Gort và Blanchard vạch kế hoạch rút lui ra biển. Vì quân đoàn I Pháp còn phải đi xa hơn, những cuộc di chuyển ban đầu của Đạo quân viễn chinh Anh trong đêm 26 rạng 27 phải có tính chất chuẩn bị, và hậu quân của binh đoàn 1 và binh đoàn 2 Anh vẫn chốt lại ở phòng chiến tuyến biên giới cho tới đêm 27 rạng 28. Tất cả sự việc này đều do Gort quyết định và tự chịu trách nhiệm. Nhưng vào giờ này, chúng tôi ở nhà với 1 góc độ thông tin có phần nào khác, đã đi đến những kết luận tương tự. Ngày thứ 26, Bộ Chiến tranh phát đi một bức điện tán thành hành động của ông và cho phép "hành quân phía bờ biển ngay lập tức, cùng phối hợp với đạo quân của Pháp và Bỉ". Việc tập trung khẩn cấp trên quy mô lớn tất cả hải quân đủ các cỡ và các loại đã là giai đoạn triển khai rầm rộ nhất rồi.

        Trong thời gian này, việc tổ chức các đầu cầu xung quanh Dunkirk vẫn tiếp tục. Người Pháp phải giữ vòng cung từ Gravelines đến Bergues và người Anh từ đó dọc con kênh bên cạnh Fumes đến Newport và biển. Các cụm và nhóm của tất cả các nhánh quân từ hai phía kéo đến đều được đan xen vào tuyến nay. Huân tước Gort nhận được một điện báo phát đi lúc 1 giờ chiều ngày 27 từ Bộ chiến tranh xác nhận các mệnh lệnh ngày 26 và cho ông này biết từ nay trở đi nhiệm vụ của ông ta là "di tản quân đến mức tối đa có thể được". Tôi báo cho Reynaud ngày hôm trước biết chính sách di tản đạo quân Viễn chinh Anh và yêu cầu ông ta ra những mệnh lệnh tương ứng. Thông tin hên lạc bị gián đoạn tới mức mà hồi 2 giờ chiều hôm thứ 27 viên chỉ huy quân đoàn thứ nhất Pháp ra lệnh sau cho đơn vị mình: "Trận đánh sẽ diễn ra mà không được phép rút lui về vị trí sông Lys".

        Giờ đây, 4 sư đoàn Anh và toàn bộ quân đoàn thứ nhất Pháp thực sự đứng trước nguy cơ bị chặn đường rút lui xung quanh Lille. Hai cánh của cuộc hành quân bao vây của Đức cố gắng xiết chặt các đạo quân Anh và Pháp nay vào thế gọng kìm. Tuy vậy, đây là một trong những thời điểm hiếm hơi những quyết định, khi việc vận tải cơ giới thực hiện quyền hạn của nó. Khi lệnh của Gort được phát ra, tất cả 4 sư đoàn nay rút về với một tốc độ đáng kinh ngạc, hầu như chỉ trong một đêm. Trong thời gian này, thông qua những trận đánh dữ dội dọc hai bên hanh lang, số quân còn lại của đạo quân Anh vẫn đảm bảo được lối ra biển.

        Hai gọng kìm bị sư đoàn thứ hai làm chậm lại và sư đoàn thứ 5 cầm chân trong 3 ngày, cuối cùng thì cũng gặp nhau đêm 29/5 giống như kiểu chiến dịch bao vây lớn của Nga năm 1942 xung quanh Stalingrad, cần phải mất 2 ngày rưỡi cái bẫy mới khép kín lại, và trong thời gian này, các sư đoàn Anh và một bộ phận lớn quân đoàn thứ nhất Pháp, trừ binh đoàn thứ 5, đã rút lui rất có trật tự qua cái bẫy, tuy rằng Pháp chỉ có ngựa làm phương tiện vận tải và con đường chính đến Dunkirk đã bị cắt, còn các con đường phụ thì đầy dẫy bộ đội rút lui, các đoàn vận tải kéo dài và hàng vạn người tị nạn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:26:15 pm

       
*

        Vấn đề khả năng chúng ta hành động đơn độc mà mười ngày trước đây tôi yêu cầu ông Chamberlain xem xét cùng với các Bộ trưởng khác, giờ đây tôi lại nêu ra chính thức với các cố vấn quân sự của chúng tôi. Tôi dự thảo bản tham khảo với những thuật ngữ tuy có định hướng nhưng vẫn để cho các Tham mưu trưởng được tự do phát biểu bất cứ ý kiến nào của mình. Tôi biết trước là họ đã hạ quyết tâm, nhưng tốt hơn nên có những quyết định bằng giấy tờ. Hơn nữa, tôi muốn mình có thế đảm bảo với Quốc hội là quyết định của chúng tôi có ý kiến của giới chuyên môn ủng hộ. Dưới đây là quyết định và câu trả lời:

        1. Chúng tôi đã xem xét lại tờ trình của chúng tôi về "chiến lược của Anh quốc trong một tình huống chắc chắn xảy ra" dưới ánh sáng của các nguyên tắc sau đây:

        "Trong trường hop Pháp không tiếp tục chiến tranh được và trở thành trung lập, người Đức giữ vững vị thế hiện nay của họ và quân đội Bỉ buộc phải đầu hàng sau khi đã hỗ trợ đạo quân viễn chinh Anh tới được bờ biển, trong trường hop các điều kiện đưa ra là Anh hoàn toàn lệ thuộc vào Đức thông qua việc giải giáp và từ bỏ các căn cứ hải quân ở Orkneys v.v... thì triển vọng sẽ ra sao đối với việc chúng ta tiếp tục chiến tranh một mình với Đức và chắc chắn là với Ý nữa? Liệu Hải quân và Không quân có thể giữ được những hy vọng phải chăng về khả năng ngăn chặn một cuộc xâm lược nghiêm trọng, liệu các lực lượng tập trung trên Hòn đảo này có thể đối phó với các cuộc không tập bao gồm các biệt đội có qui mô không quá 10.000 người không? Việc Anh kéo dài kháng cự được coi là rất nguy hiểm cho Đức, nước đã lao vào việc phải khống chế 1 bộ phận lớn hơn của Châu Âu.

        2. Kết luận nằm trong các chương sau đây:

        3. Trong khi không lực vẫn tồn tại, Hải quân và Không quân cúa chúng ta phải có khả năng ngăn chặn được cuộc đổ bộ lớn bằng đường biển của Đức vào đất nước này.

        4. Với giả thuyết Đức chiếm ưu thế tuyệt đối trên không, chúng tôi cho là Hải Quân có thể chặn đứng một cuộc xâm lăng trong một thời gian, nhưng không thể là vô hạn định được.

        5. Nếu Hải quân bất lực trong việc ngăn chặn xâm lăng và không quân không tồn tại nữa trong khi Đức lại mưu tính một cuộc xâm lăng, các bố phòng bờ biển và bãi biển của chúng ta sẽ không ngăn cản được xe tăng và bộ binh Đức đổ bộ vào bãi biển Anh và trụ lại ở đó. Trong các trường hợp dự kiến trên, lực lượng lục quân của chúng ta sẽ không đủ để dối phó với một cuộc xâm lăng qui mô lớn.

        6. Then chốt của vấn đề là ưu thế về không quản. Một khi Đức dạt được điểm này, thì họ có thể tìm cách khuất phục chúng ta chỉ bằng không quân mà thôi.

        Tuy nhiên Đức không thể dạt được ưu thế hoàn toàn về không quân trừ khi họ có thể hạ gục không lực và các ngành công nghiệp chế tạo máy bay của chúng ta mà một số cơ số quan trọng sống còn được tập trung ở Coventry và Birmingham.

        7. Việc công kích các nhà máy chế tạo máy bay có thể được tiến hành ban ngày hoặc ban đêm. Chúng tôi cho là chúng ta phải có khả năng ban ngày giáng những đòn như vậy vào địch để phòng ngừa những tổn thất nghiêm trọng. Tuy nhiên, bất kể cái gì ta làm theo cách phòng ngự - và chúng ta đang cấp tốc nhấn mạnh vào các biện pháp phòng ngự - chúng ta cũng không tin chắc là có thể bảo vệ được các trung tâm công nghiệp rộng lớn chi phối mạnh mẽ công nghiệp chế tạo máy bay của chúng ta, tránh được những tổn thất nghiêm trọng về vật chất do các cuộc oanh kích ban đêm gây ra. Kẻ địch có thể không phải dùng cách oanh tạc chính xác để đạt được mục đích đó.

        8. Liệu các cuộc tấn công có đạt được hiệu quả là tiêu diệt kỹ nghệ chế tạo máy bay hay không, điều đó còn tùy thuộc không chỉ tổn thất vật chất do bom gây ra mà còn phải kể đến tác động vào tinh thần những người làm việc và quyết tâm của họ thực hiện nhiệm vụ trước cảnh tiêu diệt và hủy hoại hàng loạt.

        9. Vậy thì, nếu địch giành lợi thế tối đa bằng cách dồn dập dành phá công nghiệp chế tạo máy bay của ta, chắc chắn họ phải gây được những tổn thất vật chất và tinh thần như vậy trong phạm vi công nghiệp hữu quan để toàn bộ các công nghiệp phải dừng lại.

        10. Phải nhớ là về mặt số lượng người Đức hơn ta 4 lần. Hơn nữa, các nhà máy Đức sản xuất máy bay được phân tán khá tốt và tương đối khó tiếp cận.

        11. Mặt khác, chừng nào chúng ta còn có được một lực lượng phản công bằng oanh tạc cơ, chúng ta có thể thực hiện những cuộc đánh phá tương tự vào các trung tâm công nghiệp và thông qua những tác động về vật chất và tinh thần làm cho một số trung tâm phải ngừng hoạt dộng.

        12. Tóm lại, kết luận của chúng tôi là thoạt nhìn Đức có đại bộ phận các con bài trong tay. Nhưng điều thử thách thực sự là liệu tinh thần của đội ngũ chiến đấu và dân chúng ta có chống lại được những ưu điểm về số lượng và vật chất mà Đức có lợi thế - chúng tôi tin là sẽ chống lại được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:39:57 pm

        Bản báo cáo này dĩ nhiên được thảo ra trong thời điểm đen tối nhất trước khi Dunkirk được giải thoát và có mang chữ ký không những của các Tham mưu trưởng 3 quân chủng là Newall, Pound và Ironside mà cả 3 vị Tham mưu phó nữa là Dill, Phillips và Peirse. Đọc nó trong các năm sau này, tôi phải công nhận tính chất nghiêm trọng và khủng khiếp của nó. Tuy nhiên, Nội các Chiến tranh và một số ít bộ trưởng biết việc này đều một lòng một dạ. Không có ban cãi gì hết. Tất cả đều thống nhất với nhau.

        Ở nhà, tôi phát ra một lệnh chung sau đây:

        (Tuyệt mật) 28.5.40

        "Trong những ngày đen tối này, Thủ tướng sẽ biết ơn nếu tất cả các vị đồng nghiệp trong chính phủ cũng như các quan chức quan trọng giữ vững tinh thần cao trong giới mình, không coi thường tính chất nghiêm trọng của các sự kiện mà là tỏ lòng tin vào khả năng và hạ quyết tâm tiếp tục chiến tranh cho tới khi chúng ta đập tan được ý chí của kể thù nhằm đưa toàn thể Âu Châu vào sự đô hộ của họ.

        Không tha thứ cho ý nghĩ là nước Pháp sẽ lập một nền hòa bình riêng rẽ, tuy nhiên bất kể điều gì có thể xảy ra ở lục địa Châu Âu, chúng ta cũng không nghi ngờ gì nhiệm vụ của mình và nhất định chúng ta sẽ đem hết sức mình để bảo vệ Anh quốc, Đế chế Anh và sự nghiệp của chúng ta".


       
*

        Trong những thời khắc đầu của ngày thứ 28, quân dội Bỉ đã đầu hàng. Huân tước Gort chỉ được thông báo trước 1 giờ, nhưng sự sụp đổ đã được dự kiến 3 ngày trước đó, và bằng cách này hay cách khác thì khoảng trống đã được bít lại. Suốt ngày hôm đó, việc rút lui của quân đội Anh đã đến điểm đỉnh với cả hai khả năng hoặc thành công hoặc thất bại. Trên mặt trận từ Comines tới Ypres và từ đó ra biển, hướng về phía đông và tìm cách lấp lỗ hổng do Bỉ tạo ra, tướng Brooke và binh đoàn thứ 2 của ông ta đã đánh một trận tuyệt hay, nhưng vì quân Bỉ rút về phía Bắc rồi đầu hàng sau đó, nên khoảng trống trải rộng ra vô phương cứu chữa. Cú thọc sườn của Đức vào giữa hai cánh quân Anh và Bỉ không cần phải phòng ngừa. Nhưng hệ lụy tai hại của một cuộc vượt sông Yser đánh vu hồi có thể đưa địch đến các bãi biển sau lưng bộ đội chiến đấu của chúng tôi, đã được tiên liệu và chặn trước ở khắp mọi nơi.

        Quân Đức qua một trận đánh đẫm máu phải chùn lại. Phía sau trận tuyến của Brooke chỉ khoảng 4 dặm, suốt ngay đêm bộ đội và các phương tiện được ùn ùn đổ vào khu đầu cầu Dunkirk đang phát triển và được ứng tác bố trí một cách khéo léo vào việc phòng thủ. Đến ngày thứ 29 đại bộ phận đạo quân viễn chinh Anh đã tới được phạm vi của khu vực và lúc này, các biện pháp hải quân phục vụ việc rút quân bắt đầu đạt được hiệu quả đầy đủ. Ngày thứ 30, Tổng hành dinh báo tin là tất cả các sư đoàn Anh, hoặc bộ phận còn lại đã tới Dunkirk. Hơn một nửa quân đoàn số 1 Pháp đã tìm cách đến được Dunkirk và đại bộ phận đã xuống tàu an toàn. Nhưng đường rút lui của ít nhất 5 sư đoàn bị các vận động chiến theo kiểu gọng kìm của quân Đức cắt đứt ở phía tây Lille. Người Pháp ở Lille chiến đấu trên các mặt trận cứ dần dần bị co lại trước một súc ép mỗi lúc một tăng cho đến chiều ngày thứ 31 thì hết lương thực và đạn dược, họ buộc phải đầu hàng. Như vậy khoảng 50 ngàn người rơi vào tay quân Đức. Dưới sự lãnh đạo quả cảm của tướng Molinié, những người Pháp nay trong 4 ngày cực kỳ gay go đã cầm chân được không dưới 7 sư đoàn Đức, nếu không thì chúng đã tham gia vào cuộc tấn công vành ngoài khu Dunkirk. Đây là một sự đóng góp rục rỡ vào việc chạy thoát của các đồng đội may mắn hơn của họ và của đạo quân viễn chinh Anh.

       
*

        Thật là một sự thử thách gay go khi mà với một trách nhiệm toàn diện nặng nề trong những ngày này, tôi phải theo rõi, bằng những cái nhìn thoáng qua một tấn bi kịch trong đó tình thế là không thể kiểm soát nổi và sự can thiệp chắc chắn có hại hơn là có lợi. Chừng nào mà chúng tôi còn bị thúc ép một cách hết súc trung thực kế hoạch rút quân của Weygand về sông La Somme, thì không con nghi ngờ gì nữa, nguy cơ của chúng tôi sẽ là rất trầm trọng và sẽ còn tăng thêm. Nhưng quyết định của Gort mà chúng tôi nhanh chóng hưởng ứng về việc bỏ kế hoạch Weygand và tiến ra phía biển đã được ông ta và bộ tham mưu thực hiện một cách thành công tuyệt vời và sẽ được coi là một chương sáng lạn trong biên niên sử quân sự của Anh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:08:16 pm

4

GIẢI THOÁT KHỎI DUNKIRK

        Đó là thứ ba 28/5, và tôi lại không đến Hạ viện tính ra được 1 tuần kể từ thời điểm đó. Một tuyên bố trong thời gian nói trên không mang lại gì, và các Hạ nghị sĩ cũng không muốn có một tuyên bố. Nhưng mọi người đều nhận thức được số phận của bộ đội chúng tôi và nhiều điều khác nữa rất có thể được quyết định trước khi tuần lễ chấm dứt. Tôi đã nói: "Hạ viện phải chuẩn bị đón chờ những tin tức nặng nề và dữ dội. Tôi chỉ phải nói thêm là không có gì có thể xảy ra bằng bất cứ cách nào trong trận chiến này có thể miễn chúng tôi khỏi nghĩa vụ bảo vệ chính nghĩa của thế giới mà chúng tôi đã nguyện phục vụ; cũng như nó không thể triệt tiêu được lòng tin của chúng tôi vào sức mạnh của mình để tìm đương ra, như chúng tôi đã từng lâm vào trong các thời điểm lịch sử của chúng tôi trước đây, trải qua thảm họa và đau khổ, cho kẻ thù của chúng tôi cuối cùng sụp đổ. Từ khi thành lập chính phủ, tôi không gặp nhiều bạn đồng nghiệp bên ngoài Nội các Chiến tranh, trừ trường hợp cá nhân, và tôi nghĩ là phải có một cuộc họp tất cả các Bộ trưởng cấp Nội các, trừ các thành viên của Nội các Chiến tranh, tại phòng của tôi ở Hạ viện. Có lẽ có đến 25 người xung quanh bàn họp. Tôi mô tả diễn biến của các sự kiện và nói rõ với họ là hiện chúng ta đang ở đâu và tất cả những cái gì con bấp bênh chưa chắc chắn. Tiếp đó, hoàn toàn vô tình, không cho đó là một điểm có ý nghĩa đặc biệt, tôi nói: "Dĩ nhiên, cho dù bất cứ gì xảy ra ở Dunkirk, chúng ta phải tiếp tục chiến đấu".

        Một cuộc biểu tình của 25 nhà chính trị và nghị sĩ quốc hội có kinh nghiệm đại diện cho tất cả các quan điểm, đúng hay sai, trước khi có chiến tranh, đã làm tôi ngạc nhiên, xét về tính chất của cuộc tập hợp này. Một số rất đông đã nhảy ra khỏi bàn của họ và chạy đến chỗ tôi, họ hét và vỗ vào lung tôi. Không con nghi ngờ gì nữa, nếu tôi do dự, ngập ngừng trong việc lãnh đạo đất nước, người ta đã la ó, đuổi tôi ra khỏi nhiệm sở. Tôi biết chắc là mọi Bộ trưởng sẵn sàng chấp nhận để mình bị chết thật sớm và toàn bộ gia đình của cải của họ bị tiêu diệt còn hơn là đầu hàng. Trong việc này họ chính là đại biểu của Hạ viện và hầu như của toàn thể dân chúng. Trong những ngày và tháng tới tôi có nhiệm vụ biểu đạt tình cảm của họ trong những trường hợp thích hợp. Tôi có thể làm được việc này vì nó cũng là việc của bản thân tôi. Một ánh hào quang sáng trắng, áp đảo tuyệt vời trải suốt đất nước chúng ta, từ đầu này đến đầu kia.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:08:44 pm

       
*

        Những báo cáo chính xác, ưu việt đã được viết về việc quân Anh và Pháp rút khỏi Dunkirk. Liên tục từ ngày thứ 20, việc tập trung các tàu bè và thuyền còn được tiến hành dưới sự kiểm soát của đô đốc Ramsay, người chỉ huy tại Dover. Chiều ngày thứ 26, Bộ Hải quân phát tín hiệu cho cuộc "hành quân Dynamo" và các binh sĩ đầu tiên được đưa về nước đêm đó. Sau khi Boulogne và Calais bị thất thủ, chúng tôi chỉ còn trong tay những phần còn lại của cảng Dunkirk và các bãi bể để trống gần biên giới Bỉ. Vào thời điểm này, người ta nghĩ rằng nhiều lắm thì chúng tôi cũng chỉ có thể cứu nổi 45.000 người trong hai ngày. Sáng sớm ngày hôm sau, 27/5 các biện pháp khẩn cấp khác được đề ra nhằm tìm thêm các tầu nhỏ cho "một yêu cầu đặc biệt". Việc này cũng không kém hơn nhu cầu di tản cả đạo quân viễn chinh Anh. Rõ ràng những số lượng lớn các loại tầu này là cần có để làm việc trên các bãi biển, hỗ trợ thêm cho các tầu lớn hơn, có thể xếp hàng ở cảng Dunkirk. Theo gọi ý của ông H.C.Riggo thuộc Bộ Hàng hải, các sĩ quan Bộ Hải quân đã lục soát các xuống tàu từ Tedington tới Brighingsea thu được trên 40 chiếc thuyền gắn máy và xuồng máy lớn được lắp ráp lại tại Sheeness vào ngay hôm sau. Cùng thời gian nay, xuồng cứu hộ của các tàu chợ thuộc các bến Luân Đôn, tàu từ sông Thames, tàu đánh cá, thuyền buồm, phà, xà lan, tàu thuyền phục vụ thể thao du lịch và bất kể cái gì sử dụng được dọc bãi biển, được huy động để phục vụ nhu cầu này. Vào đêm ngày thứ 27, hàng loạt tàu bắt đầu đi ra phía biển, trước hết là tới các cảng biển Manche của chúng tôi, rồi từ đó đi tới các bãi thuộc cảng Dunkirk.

        Một khi sự cần giữ bí mật được nới lỏng, Bộ Hải quân không ngần ngại phóng tay buông cương cho phong trào tự phát và rầm rộ của dân đi biển thuộc bờ biển phía nam và đông nam nước chúng tôi. Mọi người có thuyền bất kể là chạy bằng hơi nước hay bằng buồm đều để dành cho Dunkirk, và rất may là công tác chuẩn bị được bắt đầu trước đó một tuần thì giờ đây các người tình nguyện hỗ trọ bằng một sự linh biến thông minh và trên qui mô kỳ lạ. Con số các thuyền tới trong ngày thứ 20 còn nhỏ bé, nhưng đó là tốp đi đầu của gần 400 thuyền nhỏ đã đóng một vai trò rất quan trọng, kể từ ngày thứ 31 trỏ đi, trong việc nói lỏng xấp xỉ 100.000 người từ bờ biển ra các tầu đậu bên ngoài. Trong những ngày này tôi không gặp người Trưởng phòng đồ bản Bộ Hải quân, Đại úy Pim và một hoặc một vai khuôn mặt thân quen khác. Họ đã tìm được và sử dụng một chiếc tàu Hà Lan và trong 4 ngày đã chở thoát được 800 binh sĩ. Dưới sự oanh tạc liên tục của phi cơ, khoảng 860 tầu bề trong đó 700 là của Anh, còn lại là của Đồng minh đã đến cứu hộ quân đội.

        Trong thời gian này, trên đất liền xung quanh Dunkirk, việc chiếm giữ vòng ngoài được thực hiện một cách chính xác. Bộ đội kéo đến trong hỗn loạn và xếp thành đội hình dọc các công sự phòng ngự đã được phát triển thậm chí mới được có 2 ngày. Những người nào còn dáng vẻ khỏe mạnh thì quay trở lại để thành lập tuyến. Các sư đoàn như sư đoàn thứ 2 và sư đoàn thứ 5 đã bị tổn thương nhất thì được giữ lại ở tư thế dự bị ngoài bãi biển và sau đó được xuống tàu sớm. Ban đêm, phải có 3 binh đoàn ngoài mặt trận, nhưng đến ngay thứ 29 thì hai là đủ vì người Pháp tham gia nhiều hơn vào việc phòng thủ. Địch bám sát cuộc rút lui và chiến đấu ác liệt diễn ra liên tục, đặc biệt là các phía bên sườn gần Newport và Bergses. Cuộc di tản tiếp diễn, số quân Anh và Pháp giảm đi không ngừng và tuyến phong thủ co lại một cách tương ứng. Trên bãi biển, giữa các doi cát, trong 3, 4 hoặc 5 ngày, hàng trăm ngàn người sống dưới cảnh máy bay bắn phá không ngót. Hitler tin là không quân Đức sẽ chặn đứng được việc rút lui và vì vậy việc y phải dành các đội hình thiết giáp cho cú đánh cuối cùng của chiến dịch là một sai lầm nhưng không phải là không có lý.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:09:24 pm

        Ba nhân tố đã chứng minh những trông đợi của y là sai. Thứ nhất, việc dùng máy bay liên tục oanh kích các đoàn quân tập trung dọc biển gây được rất ít tổn thất. Các trái bom đâm xuống bãi cát xốp nên không nổ. Trong các giai đoạn đầu, sau 9 trận địch không kích ác liệt, bộ đội rất ngạc nhiên thây hầu như không có ai bị chết hoặc bị thương. Chỗ nào cũng thấy có tiếng nổ, nhưng hầu như không có vụ nổ nào là tồi tệ cả. Một bờ biển có đá có thể gây ra những kết quả về chết chóc hơn nhiều. Bấy giờ những người lính coi khinh các cuộc không kích. Họ quỳ thấp xuống trên các đụn cát một cách bình tĩnh với hy vọng mỗi lúc một tăng. Trước mặt họ là biển màu xám nhưng không thù địch. Phía xa kia, là các tầu cứu hộ - là nhà.

        Nhân tố thứ hai mà Hitler không thấy trước được là việc hạ sát các phi công Đức. Chất lượng về không quân của Anh và Đức được thử thách trực tiếp. Bằng những cố gắng lớn. Bộ Tư lệnh khu trục cơ duy trì các cuộc tuần tra liên tiếp trên chiến trường và chiến đấu với nhiều lợi thế hơn. Giờ này sang giờ khác phi cơ của chúng tôi lăn xả vào các tốp khu trục cơ và oanh tạc cơ Đức, gây thiệt hại lớn, đánh tan tác và đuổi chúng đi. Tình hình này diễn ra ngày này qua ngay khác cho tới khi không lực Hoàng gia đạt được thắng lợi vinh quang. Bất cứ nơi nào khi chạm trán máy bay Đức - đôi khi có đến 4, 5 chục chiếc - lập tức chúng bị tấn công thường là do các tốp đơn độc hoặc ít hơn, và bị bắn rơi rất nhiều cộng lại lên tới hàng trăm chiếc lúc ấy.

        Toàn bộ không lực của Thủ đô, lực lượng dự trữ cuối cùng, của chúng tôi, đã được sử dụng. Đã đạt được một kết quả rõ ràng. Kẻ địch mạnh hơn đã bị giết hoặc đánh tơi bời, và mặc dù sự dũng cảm của họ bị khống chế hoặc thậm chí bị hăm dọa. Đây là một cuộc đụng độ quyết định. Bất hạnh thay, bộ đội ở ngoài bãi biển rất ít thấy cuộc chiến đấu vĩ đại trên không, luôn luôn xảy ra ở tầm xa và trên tầng mây cao. Họ không biết tí gì về các tổn thất giáng vào địch. Tất cả những gì họ cảm thấy là các trái bom tan phá bãi biển mà quân thù thả xuống, tuy chúng vào lọt nhưng có thể không quay trở về được. Thậm chí có một sự giận dữ chua chát của lục quân đối với không quân, và một số bộ đội được đổ lên Dovor hoặc tại các cảng sông Thames, vì không có thông tin, đã xúc phạm những người mặc quân phục không quân. Họ phải xiết tay nhau nhưng làm sao họ biết được. Tại Quốc hội, tôi đã nêu lên sự thật một cách đau lòng.

        Nhưng mọi sự hỗ trợ của cát và tất cả các tài năng trên không sẽ chẳng giúp được gì nếu không có biển. Trước sức ép và sự kích động của các sự kiện, các chỉ thị được phát ra 10 hoặc 12 ngày trước đã đem lại những kết quả đáng ngạc nhiên: Tình hình kỷ luật là hoàn hảo tại bờ biển và trên mặt nước. Biển yên lặng. Các thuyền bé nhỏ đi đi, lại lại giữa các con tầu

        và bờ biển thu thập các binh sĩ đang lặn lội dưới bùn nước hoặc vớt họ lên từ mặt nước, hoàn toàn không để ý đến máy bay địch bắn phá và luôn luôn gây ra tổn thất, chỉ có bọn họ coi thường không tập. Hạm đội các khinh hạm loại "con muỗi" dưới dạng một tổng thể thì không thể bị đánh chìm được. Từ trong cái thất bại, vinh quang đến với người dân Anh, đoàn kết và bất khả chinh phục, và câu chuyện về các bãi biển Dunkirk sẽ sáng ngời trong bất cứ tài liệu nào được lưu giữ về sự nghiệp của chúng tôi.

        Tuy không coi nhẹ công việc dũng cảm của các thuyền nhỏ nhưng cũng không được quên là công việc nặng nề nhất rơi vào các tầu đến và rời Dunkirk mà ở đó 2/3 số binh sĩ được đưa xuống tầu. Phần bao trùm thuộc về các khu trục hạm như đã được chứng minh trong các bản kế khai về tổn thất. Cũng không nên coi nhẹ phần đóng góp của các tầu chở binh sĩ cùng với thủy thủ đoàn dân sự.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:10:21 pm

       
*

        Sự tiến bộ của việc di tản được theo rõi bằng các cặp mắt lo âu và với một niềm hy vọng tăng dần. Chiều ngày thứ 27, chức trách Hải quân thấy Huân tước Gort ở vào vị trí nguy khốn, và Phố Đô đốc Tennant thuộc Bộ Hải quân, người nhận nhiệm vụ của Sĩ quan cấp tướng tại Dunkirk, phát đi tín hiệu yêu cầu phải ngay lập tức đến các bãi biển các tầu sẵn có vì "việc di tản đến mai là không chắc chắn". Tình cảnh này phản ảnh sự chán nản thậm chí tuyệt vọng. Có những cố gắng cực lớn để đáp ứng yêu cầu, và một tuần dương hạm, 8 khu trục hạm và 26 tầu khác được phái đi. Ngày thứ 28, một ngày căng thẳng dần dần dịu đi khi tình thế trên đất liền được củng cố nhờ có sự yểm trợ hùng mạnh của không quân Hoàng gia. Các kế hoạch của hải quân được thực hiện tuy có nhiều tổn thất lớn vào ngày 29 khi 3 khu trục hạm và 21 tầu khác bị đánh chìm và rất nhiều chiếc khác bị tổn thất. Vào ngày thứ 30, tôi chủ trì một cuộc họp ba Bộ trưởng chúc năng và các Tham mưu trưởng tại phòng họp của Bộ Hải quân. Chúng tôi xem xét các sự kiện trong ngày ở bờ biển Bỉ. Tổng số quân đội được rút đi lên tới 120.000 người trong đó chỉ có 6.000 người Pháp; 860 tầu đủ các loại đang hoạt động. Một thông điệp của Đô Đốc Wake Walker tại Dunkirk nói là bất chấp sự bắn phá và không kích dữ dội 4.000 người đã được đưa lên tầu trong một giờ trước đây. Ông ta cũng nghĩ rằng chắc Dunkirk sẽ không thể trụ lại được vào ngày tiếp theo. Tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải mang đi thêm nhiều binh sĩ Pháp nữa, không làm như vậy sẽ gây ra những tổn thất không bù đắp được cho các mối quan hệ giữa chúng tôi và đồng minh của chúng tôi. Tôi cũng nói là khi quân lực của Anh bị giảm xuống mức 1 binh đoàn, thì chúng tôi phải bảo Huân tước Gort xuống tàu và quay về Anh, công việc giao lại cho người chỉ huy binh đoàn. Biết rõ tính nết của Huân tước Gort, đích thân tôi viết ra mệnh lệnh sau đây cho ông ta do Bộ Chiến tranh chính thức gửi đi hồi 2 giờ chiều ngày thứ 30...

        Tiếp tục bảo vệ hết sức vành đai hiện thời để che chắn cho mức di tản tối đa hiện đang tiếp diễn tốt. Báo cáo về đều đặn ba giờ 1 lần qua La Panne. Nếu còn có thể liên lạc được, tôi sẽ phát cho ông một mệnh lệnh yêu cầu ông quay về Anh cùng với các sĩ quan mà ông có thể lụa chọn vào thời điểm mà chúng tôi cho là việc chỉ huy của ông giảm đi tới mức có thể giao phó lại cho một người chỉ huy binh đoàn. Giờ đây ông phải chỉ định người chỉ huy này. Nếu thông tin liên lạc bị gián đoạn, ông phải bàn giao và quay về như qui định khi lực lượng tác chiến hữu hiệu của ông không vượt quá mức 3 sư đoàn. Điều này phù hợp với thủ tục quân sự đúng đắn và trong vấn đề này ông không được tự do hành động theo ý kiến của mình. Trên cơ sở chính trị mà nói, đối với địch thì bắt được ông khi ông chỉ còn một dúm quân dưới trướng không phải là một chiến thắng cần thiết. Viên chỉ huy binh đoàn do ông chọn phải được lệnh tiếp tục phòng thủ cùng với người Pháp và việc di tản khỏi Dunkirk hoặc các bãi biển, nhưng nếu người đó cho là không thể tiếp tục tổ chức di tản được nữa và không thể gây thêm tổn thất tương xứng cho địch, thì người ấy được phép tham khảo ý kiến của người chỉ huy cao cấp Pháp và chính thức đầu hàng để tránh sự chém giết vô ích.

        Có thể bức thông điệp cuối cùng này ảnh hưởng đến các sự kiện lớn khác và đến vận hội của một người chỉ huy can đảm khác. Khi tôi ở Nhà Trắng vào cuối tháng 12/1941, qua Tổng Thống và ông Stimson tôi được biết số phận đến với Mac Arthur và đạo quân đồn trú Mỹ tại Corregidor. Tôi nghĩ là nên trình bày rõ cách chúng tôi xử lý với một Tổng Tư lệnh mà lực lượng còn lại chỉ là 1 phân số lúc ban đầu. Tổng thống và ông Stimson, cả hai đều đọc bức điện báo một cách rất chăm chú và ấn tượng mà bức điện có vẻ như đã gây cho họ đã tác động mạnh đến tôi. Vào gần cuối ngay ông Stimson quay lại và yêu cầu có được 1 bản sao bức điện và tôi đáp ứng ngay. Có thể là (vì tôi không rõ) bức điện đã tác động đến việc họ có 1 quyết định đúng là ra lệnh cho Tướng Mac Arthur bàn giao lại quyền chỉ huy cho một trong các nội tướng dưới quyền mình, và như vậy là cứu vãn toàn bộ sự công hiến oanh liệt sau này của một người chỉ huy xuất sắc mà nếu không thì có lẽ đã bỏ mạng hoặc đi qua cuộc chiến tranh như một tù nhân của Nhật bản. Tôi phải nghĩ điều đó là đích thực.

        Cùng ngày 30/5/1940, các thành viên Bộ Tham mưu của Huân tước Gort trong cuộc họp đối với Đô đốc Ramsay tại Dover báo ông này biết ngày 1/6 vào lúc ban ngày là thời gian chót có thể hy vọng giữ được vanh đai ngoài phía đông. Do vậy, phải hết sức khẩn trương đẩy mạnh việc di tản tới mức có thể 4.000 người ở lại bờ biển. Sau này thấy con số này không đủ để phòng thủ  các vị trí bảo vệ cuối cùng và người ta đã quyết định giữ khu vục Anh cho tới nửa đêm, trong khi đó việc di tản quân Anh vẫn tiếp tục trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng giữa các lực lượng  Pháp và Anh.

        Đó là tình hình vào chiều ngày thứ 31, Huân tước Gort, theo lệnh đã đưa ra, bàn giao việc chỉ huy cho tướng Alexander và quay về Anh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:12:55 pm

        Đó là tình hình vào chiều ngày thứ 31, Huân tước Gort, theo lệnh đã đưa ra, bàn giao việc chỉ huy cho tướng Alexander và quay về Anh.

        Để tránh hiểu lầm theo quan hệ cá nhân, tôi thấy cần phải bay đi Paris ngày 31/5 để dự họp Hội đồng Chiến tranh tối cao. Cùng đi với tôi trên máy bay có ông Atlee và các Tướng Dill và Ismay. Tôi cũng kéo theo tướng Spears, người đã bay qua vào ngày thứ 31 cùng với các tin tức mới nhất từ Paris. Người sĩ quan và nghị sĩ quốc hội ưu tú này là bạn của tôi từ thế chiến I. Là sĩ quan liên lạc giữa cánh trái của quân Pháp và cánh phải của quân Anh, ông đã dẫn tôi đi vòng quanh dẫy núi Vimy năm 1916. Nói tiếng Pháp rất chuẩn, trên cánh tay có phù hiệu 5 vạch xoắn, ông ta lúc này là 1 nhân vật thích hợp cho mối quan hệ đang gây lo âu cho chúng tôi khi người Pháp và người Anh cùng gặp rắc rối, và khiến công việc với người Pháp cấp cao có thể diễn ra một cách thoải mái, dễ dàng và có sức mạnh mà tôi không bao giờ bắt kịp được. Lần này chúng tôi không đến Bộ Ngoại giao Pháp, mà đến phòng của ông Raynaud tại Bộ Chiến tranh ở phố Saint Dominique. Atlee và tôi thấy trước mắt chúng tôi là Reynaud và Thống chế Pétain, những Bộ trưởng Pháp duy nhất. Đây là lần xuất hiện đầu tiên của Pétain, giờ đây là Phó Chủ tịch Hội đồng Chiến tranh tại bất cứ các cuộc họp nào của chúng tôi. Ông ta ăn bận đơn giản. Phía chúng tôi gồm có cả Dill, Ismay và Spears, bên phía Pháp là Weygand, Darlan, Đại úy De Margerie phụ trách văn phòng riêng của Reynaud và ông Baudouin, Bộ trưởng trong Nội các Chiến tranh của Pháp. Người Pháp hình như không có ý kiến gì hơn về điều gì đã xảy ra với các quân đoàn phía bắc so với những điều chúng tôi đã biết về mặt trận chính của Pháp. Khi tôi nói với họ là 165.000 người trong đó có 15.000 người Pháp đã được rút đi, họ tỏ ra ngạc nhiên. Dĩ nhiên họ quan tâm đến việc người Anh chiếm số đông rõ rệt. Tôi giải thích điều đó chủ yếu do sự kiện là nhiều đơn vị hành chính ở Anh ở tuyến sau đã kịp xuống tầu trước khi các đơn vị tác chiến được rút khỏi mặt trận. Hơn nữa, cho tới lúc này, người Pháp vẫn chưa ra lệnh di tản. Một trong những lý do chính vì sao tôi phải sang Paris là để đảm bảo phía Pháp cũng ra lệnh di tản như phía Anh. Chính phủ Hoàng gia Anh cảm thấy trong trường hợp thảm khốc, cần thiết phải ra lệnh cho Huân tước Gort đưa lính chiến đấu đi và để thương binh lại. Nếu những hi vọng hiện nay được xác nhận có thể mang đi 200.000 người còn khỏe mạnh. Đây có thể là một sự diệu kỳ. Bốn ngay trước đây, có lẽ tôi đã không đánh cuộc là con số tối đa sẽ không quá 50.000. Tôi nghĩ nhiều đến những tổn thất kinh khủng của chúng tôi về trang thiết bị. Ông Reynaud ca ngợi một cách hào hiệp công việc của Hải quân và không quân Anh, tôi cảm ơn ông về sự ca ngợi đó. Tiếp theo, chúng tôi phát biểu dài là có thể 1àm gì để xây dụng lại các lực lượng Anh trên đất Pháp.

        Trong khi đó thì Đô đốc Darlan dự thảo một bức điện gửi cho Đô đốc Abrial tại Dunkirk.

        1. Phải tổ chức 1 đầu cầu xung quanh Dunkirk bằng các sư đoàn dưới sự chỉ huy của ông và sư đoàn thuộc quyền chỉ huy của Anh.

        2. Ngay sau khi thực sự là không có binh sĩ nào ngoai khu đầu cầu có thể tới được các điểm xuống tầu thì bộ đội giữ đầu cầu phải rút xuống tầu, lực lượng Anh xuống trước.

        Tôi nói xen ngay lập tức là Anh sẽ không xuống tàu trước, nhưng việc di tản phải được tiến hành trên cơ sở như nhau giữa người Anh và người Pháp. Người Anh sẽ đi đoạn hậu. Điều này được nhất trí.

        Cuộc hội thoại tiếp theo chuyển sang vấn đề Ý. Tôi trình bày quan điểm của Anh là nếu Ý nhảy vào, chúng tôi sẽ đánh ngay lập tức theo một cách có hiệu quả nhất. Nhiều người Ý chống chiến tranh, vả lại mọi người buộc phải hiểu tính chất khốc liệt của nó. Tôi đề nghị chúng ta oanh tạc khu tam giác công nghiệp phía tây bắc gồm 3 thành phố Milan, Turin và Genoa. Reynaud tán thành việc đồng minh phải đánh trước ngay lập tức và Đô đốc Darlan nói ông ta đã có kế hoạch oanh tạc bằng không và hải quân các nguồn cung cấp nhiên liệu được bố trí chủ yếu dọc bờ biển từ phía biên giới đến Naples. Các cuộc bàn luận cần thiết về kỹ thuật đã được sắp xếp.

        Sau một vai cuộc nói chuyện về tầm quan trọng của việc giữ Tây Ban Nha ngoài vòng chiến, tôi phát biểu về triển vọng chung của tình hình. Tôi nói Đồng minh phải duy trì một mặt trận cứng rắn không chùn bước trước tất cả các kẻ thù. Các sự kiện gần đây đã thức tỉnh nước Mỹ và dù cho họ không tham chiến thì họ cũng sớm sẵn sàng cung cấp viện trợ hùng mạnh cho chúng tôi. Một cuộc xâm lăng nước Anh, nếu xảy ra và sẽ gặp kháng cự mãnh liệt tại từng làng xã, thôn xóm. Chỉ khi nào các nhu cầu chủ yếu về quân đội của mình được đáp ứng thì số thừa ra trong các lực lượng vũ trang mới để cho đồng minh Pháp sử dụng. Tôi tuyệt đối tin tưởng chúng tôi chỉ cần tiếp tục chiến đấu để gianh chiến thắng. Thậm chí có một người trong chúng tôi bị đánh gục, thì người khác không được bỏ cuộc. Chính phủ Anh chuẩn bị chiến tranh từ Tân thế giới, nếu vì một thảm họa nào đó, nước Anh trở thành hoang phế. Nếu Đức đánh bại Anh hoặc Pháp hoặc cả hai, họ cũng chẳng khoan dung với ai hết; chúng tôi sẽ bị đưa vào quy chế vĩnh viễn của những kẻ chư hầu hoặc nô lệ. Thà rằng nền văn minh phương Tây với tất cả các thành tựu của nó phải bị chấm dứt bi thảm nhưng huy hoàng, còn hơn là nền dân chủ vĩ đại phải tồn tại 1 cách lay lắt và bị tước hết tất cả những gì cần thiết cho cuộc đời đáng sống.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:13:22 pm

        Tiếp đến ông Atlee phát biểu là ông hoàn toàn tán thành quan điểm của tôi "Người dân Anh giờ đây nhận thức được nguy cơ họ đang phải đối đầu và biết là trong trường hợp Đức chiến thắng, mọi cái mà người dân đã tạo dưng lên sẽ bị hủy diệt. Người Đức, không chỉ tiêu diệt con người mà còn tiêu diệt cả ý tưởng nữa. Nhân dân Anh quyết tâm hơn bao giờ hết trong lịch sử của mình". Ông Reynaud cám ơn những lời chúng tôi đã phát biểu. Ông ta tin chắc là tinh thần người dân Đức không đáp ứng được tới mức của chiến thắng ngắn ngủi của quân đội nước mình. Nếu Pháp có thể giữ được phong tuyến Lasomme với sự chi viện của nước Anh và nếu nền công nghiệp Mỹ nhảy vào để sửa lại sự mất cân đối về vũ khí, thì chúng tôi có thể chắc chắn chiến thắng. Ông ta nói ông ta rất cảm ơn việc khẳng định lại nếu một nước thua cuộc, nước kia sẽ không bỏ cuộc.

        Sau đó, cuộc họp chính thức kết thúc.

        Khi chúng tôi đúng lên rơi khỏi bàn, một số nhân vật chính nói chuyện với nhau tại chỗ của sổ trong một bầu không khí có phần nào khác. Trong đám này, người có cấp bậc cao nhất là Thống chế Pétain. Ông Spears ở bên tôi hỗ trợ tôi khi tôi nói về việc giải quyết bằng chiến đấu tại Châu Phi. Nhưng thái độ thơ ơ và rầu rĩ của Pétain làm cho tôi cảm thấy ông ta sẽ hướng về 1 nền hòa bình riêng rẽ. Ngoài bất cứ từ ngữ nào mà ông ta sử dụng, ảnh hưởng của nhân cách, tiếng tăm, việc chấp nhận một cách thanh thản sự diễn biến các sự kiện của ông ta hầu như có sức quyến rũ áp đảo đối với người nghe. Một người Pháp mà tôi không nhớ rõ là ai, nói theo cách tế nhị của họ là sự tiếp diễn các thất bại quân sự, trong một số tình huống khả dĩ xảy ra, có thể buộc Pháp phải có một sự thay đổi chính sách đổi ngoại. Đến đây, Spears nắm cơ hội đứng dậy và nói trực tiếp đặc biệt với Thống chế Pétain bằng tiếng Pháp hoàn hảo: "Thưa Thống chế, tôi giả định là Ngài hiểu điều đó có nghĩa là phong tỏa". Một người nào đó nói: "Có lẽ không tránh được điều đó". Nhưng rồi Spears nói thẳng với Pétain để ai cũng nghe thấy: "Điều đó không chỉ có nghĩa phong tỏa mà còn là oanh tạc tất cả các cảng Pháp trong tay người Đức". Tôi vui mừng thấy điều này được nói ra. Tôi hát bài tôi thường hát: "Chúng ta phải tiếp tục chiến dấu, bất kể điều gì xảy ra hoặc bất kể người nào đã ngã xuống". Chúng tôi lại qua 1 đêm có những cuộc oanh kích nhỏ, và tôi ra về trong buổi sáng.

        Ngày 31/5 và 1/6 chứng kiến điểm đỉnh tuy không phải là sự cáo chung tại Dunkirk. Trong 2 ngày này, trên 132.000 người đã an toàn về tới nước Anh, 1/3 trong số họ đã được các hạm thuyền nhỏ chở về từ các bãi biển dưới sự đánh phá của không quân và pháo binh. Ngày 1/6 từ tảng sáng trở đi, oanh tạc cơ của địch đã có những cố gắng lớn, luôn luôn chọn thời điểm khi chiến đấu cơ của chúng tôi đã bay đi để nạp nhiên liệu. Các cuộc tấn công này gây thiệt hại lớn cho các tầu, thuyền chen chúc nhau ngang với mức tổn thất trong cả tuần lễ trước. Chỉ tính trong 1 ngày này, 31 tàu bị đánh chìm và 11 chiếc bị hư hại do phi cơ, mìn, tầu loại 2 và những tai nạn rủi ro khác gây nên. Trên đất liền, địch tăng cường sức ép vào đầu cầu, tìm mọi cách để chọc thủng. Địch bị chặn lại không tiến gần được bởi sự kháng cự dữ dội của quân chặn hậu của Đồng minh.

        Giai đoạn cuối cùng được thực hiện trót lọt một cách chính xác hơn, có kỹ thuật hơn. Lần đầu tiên đã có thể lập kế hoạch trước thay vì buộc phải dựa vào sự ứng biến tùng giờ một. Ngày 2/6 lúc rạng đông khoảng 4.000 quân Anh với 7 khẩu pháo cao xạ và 12 pháo chống tăng còn ở lại vong ngoại vi Dunkirk cùng các lực lượng Pháp chốt ở vòng ngoài đang bị thu hẹp lại. Giờ đây , việc di tản chỉ có thể thực hiện được trong đêm tối, và Đô đốc Ramsay quyết định đêm đó cùng tất cả lực lượng sẵn có của mình tổ chức đưa quân xuống cảng hàng loạt. Ngoài các tàu lai dắt và tầu thuyền nhỏ, bên Anh phái sang đêm đó 44 chiến hạm bao gồm 11 khu trục hạm và 14 quét mìn. 40 tầu Pháp và Bỉ cùng tham gia, trước nửa đêm thì cánh quân chặn hậu của Anh xuống tàu.

        Đây cũng chưa phải là đoạn kết thúc của câu chuyện về Dunkirk. Đêm đó, chúng tôi đã chuẩn bị đưa quân Pháp đi với những số lượng lớn hơn là họ tự đề xuất. Kết quả là, khi các tầu của chúng tôi mà một số đông còn lại trông rỗng, phải rút ra vào lúc bình minh, thì rất nhiều đơn vị bộ đội Pháp con ở lại bờ biển. Nhiều người con tiếp cận địch, cần phải có thêm một cố gắng nữa. Mặc dầu các công ty tầu đã kiệt súc sau nhiều ngày phải làm việc liên tục, không nghỉ ngơi, nhưng lời kêu gọi đã được đáp ứng. Ngày 4/6, 26.175 người Pháp được đưa sang đất Anh, 21.000 người trong số này do tầu Anh chở. Bất hạnh thay, hàng 100.000 người còn lại tiếp tục chiến đấu ở đầu cầu mà chu vi đang co lại dần cho tới sáng ngày thứ 4, khi địch đã tới ngoại ô thị trấn, và họ đã hoàn toàn kiệt lực. Trong nhiều ngày, họ đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ việc di tản của các người bạn chiến đấu Anh và Pháp của mình. Họ phải qua tình trạng bị giam giữ trong những năm sau đó, chúng ta hãy nhớ là không có sự chịu đựng bền bỉ của quân chặn hậu Dunkirk, việc tái lập tại Anh quốc một quân đội bảo vệ đất nước và đi đến thắng lợi cuối cùng sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng.

        Cuối cùng thì vào 2 giờ 23 chiều ngày 4/6, Bộ Hải quân với sự nhất trí của người Pháp, tuyên bố là "cuộc hành quân Dynamo giờ đây đã hoàn thành. Trên 338.000 bộ đội Anh và Đồng minh đã được đưa về đất Anh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:13:44 pm

       
*

        Quốc hội nhóm họp ngày 4 tháng 6 và nghĩa vụ của tôi là trình bày toàn bộ sự việc cả công khai lẫn trong các phiên họp kín sau đó. Tôi chỉ trích dẫn một số ít trong bài diễn văn của tôi. Điều quan trọng là phải giải trình không những đối với nhân dân mà cả với thế giới về quyết tâm của chúng tôi tiếp tục chiến đấu dựa trên những cơ sở nghiêm túc chứ không phải là những cố gắng tuyệt vọng đơn thuần. Nói rõ về những lý do riêng của mình và lòng tin chắc chắn là việc làm hợp lẽ phải.

        Chúng tôi phải lưu ý là không nên coi sự giải thoát là tiêu biểu của chiến thắng. Không thể thắng được các cuộc chiến tranh bằng các cuộc di tản. Nhưng có một chiến thắng bên trong sự giải thoát mà cần phải ghi nhớ. Chiến thắng đó là của không quân. Rất nhiều binh sĩ của chúng tôi trở về không được thấy công lao của không quân. Họ đánh giá thấp thành tích của không quân. Tôi được nghe khá nhiều chuyện về việc này. Đó là lý do vì sao tôi đã làm một việc không bình thường để nói ra điều này.

        Đây là một sự thử thách lớn về sức mạnh giữa không quân Anh và Đức. Đối với người Đức, ai có thể quan niệm được một mục tiêu nào lớn hơn mục tiêu chặn việc di tản và đánh đắm tất cả các tầu được tung ra hầu như là tới mức hàng ngàn chiếc? Có thể có mục tiêu nào lại có tầm quan trọng và ý nghĩa lớn hơn mục tiêu này đối với mục đích toàn diện của cuộc chiến tranh? Chúng đã ráng hết sức và bị đánh lui, chúng đã không thanh công trong nhiệm vụ của chúng. Chúng tôi đã cản được quân lính: và chúng đã phải trả giá gấp 4 lần bất cứ các thiệt hại nào do chúng gây ra...

        Toàn bộ các phi cơ và phi công của chúng tôi đã chứng minh được tính hơn hẳn của mình so với những gì mình đang phải đối phó hiện nay.

        Khi xem xét lợi thế của chúng tôi lớn hơn như thế nào trong việc bảo vệ vùng trời của quốc đảo này chống lại một cuộc không tập, tôi phải nói là tôi thấy trong các sự kiện này là một nền tảng vững chắc cho một tư duy thực tế và vững tin. Tôi sẽ tỏ lòng cảm phục của mình đối với các phi công trẻ này; quân đội vĩ đại Pháp giờ đây đang bị đẩy lùi trên một phạm vi rộng lớn, và bị xáo trộn bởi một số vài ngàn xe thiết giáp lao vào.

        Chúng tôi được tin cho hay là Hitler có kế hoạch kéo quân vào các đảo của nước Anh. Điều này đã luôn luôn được dự trù trước đây. Khi Napoléon nằm ở Boulogne trong một năm với các chiến thuyền đáy bằng và đại quân của mình, có người nào đó đã nói với ông ta là "Có nhiều cỏ dại đắng trên đất Anh". Chắc chắn là có nhiều hơn nữa từ khi đạo quân viễn chinh Anh quay về.

        Dĩ nhiên, toàn bộ vấn đề quốc phòng chống xâm lăng chịu sự tác động mạnh mẽ của sự kiện là hiện nay, trên đảo quốc này, có những lực lượng quân sự với sức mạnh có một không hai so với những gì đã có ở bất kỳ thời điểm nao trong cuộc chiến này, hoặc cuộc chiến trước kia. Nhưng đây chỉ là giai đoạn, chúng tôi không thể bằng lòng với một cuộc chiến tranh phòng ngự. Chúng tôi có nghĩa vụ với Đồng minh, một lần nữa, chúng tôi  phải lập lại và xây dựng đạo quân Viễn chinh Anh dưới sự chỉ huy của Tư lệnh anh dũng Huân tước Gort. Tất cả việc này đã được chuẩn bị, nhưng trong khi chờ đợi, chúng tôi phải nâng việc tổ chức bố phòng trên đảo quốc này lên một trình độ cao tới mức chỉ cần những số lượng nhỏ nhất khả dĩ để có được một sự an toàn hữu hiệu cũng như có thể thực hiện được một khả năng lớn nhất về các cố gắng phả công. Chúng tôi hiện đang đi vào con đường này.

        Tôi chấm dứt bài diễn văn bằng một đoạn phải chứng minh được như sẽ thấy sau này, một yếu tố kịp thời quan trọng trong các quyết định của Mỹ. Mặc dầu nhiều vùng của Âu Châu và nhiều quốc gia lâu đời và nổi tiếng đã hoặc có thể rơi vào móng vuốt của Gestapo và tất cả bộ máy cai trị ghê tởm của đảng Phát - xít, chúng tôi không được chùn bước hoặc suy sụp. Chúng tôi phải đi đến cùng. Chúng tôi phải chiến đấu trên đất Pháp, chúng tôi phải chiến đấu trên bể và các đại dương, chúng tôi phải chiến đấu bằng lòng tin ngày một tăng và với sức mạnh ngày một tăng trên không trung, chúng tôi phải bảo vệ đảo quốc của chúng tôi với bất cứ giá nào. Chúng tôi phải chiến đấu ngoài biển, chúng tôi phải chiến đấu trên các bãi đổ quân, chúng tôi phải chiến đấu trên đồng ruộng, trong thành phố, chúng tôi phải chiến đấu trên đồi núi, chúng tôi không bao giờ được hạ vũ khí và dù cho tuy tôi không hề có lúc nào tin là - đảo quốc này hoặc một phần lớn của đảo quốc bị lệ thuộc và chết đói, thì Đế quốc sẽ tiếp tục chiến đấu cho tới khi nào vào thời điểm do Chúa quyết định, Tân Thế giới với tất cả khả năng và sức mạnh của nó, tiến lên phía trước để cứu và giải phóng Cựu Thế giới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:15:14 pm
           
5

LAO VÀO KIẾM CHIẾN LỢI PHẨM

        Tình hữu nghị giữa nhân dân Anh và nhân dân Ý xuất phát từ thời các ông Garibaldi và Cavour. Mọi giai đoạn trong việc giải phóng miền bắc nước Ý khỏi sự cai trị của nước Áo và mọi giai đoạn tiến tới sự thống nhất và độc lập đều giành được tình cảm của chủ nghĩa tự do của Nữ hoàng Victoria. Ảnh hưởng của Anh đã đóng góp mạnh mẽ vào việc Ý gia nhập phe Đồng minh trong thế Chiến Thứ I. Việc Mussolini lên nắm quyền và thành lập chủ nghĩa Phát xít để làm đối trọng với chủ nghĩa Bôn-sê-vích, trong các giai đoạn đầu đã chia rẽ dư luận Anh theo đường lối của các đảng phái, nhưng không ảnh hưởng đến các cơ sở rộng rãi của thiện chí giữa hai dân tộc. Chúng tôi thấy những ý đồ của Mussolini đối với Abyssinia đã mang lại cho chúng tôi điều tồi tệ nhất của cả Tân và Cựu thế giới ra sao, chúng tôi đã xa lánh nhà độc tài Ý như thế nào mà không phá vỡ quyền lực của ông ta, và Hội Quốc Liên đã bị tổn thương ra sao, mà không cứu vãn được nước Abyssinia. Chúng tôi cũng đã thấy những cố gắng nghiêm túc nhưng vô bổ của ông Chamberlain, ngài Samuel Hoare và Huân tước Halifax để giành lại thiện ý đã mất của Mussolini trong thời gian lắng dịu. Và cuối cùng, trong đầu Mussolini đã phát triển lòng tin vững chãi là mặt trời nước Anh đã lặn và với sự giúp đỡ của Đức, tương lai của nước Ý có thể được dựng trên đống tro tàn của Đế quốc Anh - Tiếp theo đó là việc lập ra trục Berlin-Roma mà với sự kiện này, nước Ý có thể được trông đợi để tham chiến chống Anh và Pháp ngay từ ngày đầu tiên.

        Chắc hẳn Mussolini có sự khôn ngoan, thận trọng thông thường để xem xét chiến tranh sẽ diễn tiến ra sao trước khi bản thân mình xác định đưa nước Ý vào vòng chiến. Quá trình chờ  đợi không có gì bất lợi cả. Ý được cả hai phía ve vãn, và nước này đã làm cho những quyền lợi của nước mình được quan tâm, đạt được nhiều hợp đồng có lợi, và có thời gian để cải tiến trang bị vũ khí cho mình. Như vậy các tháng tranh tối tranh sáng đã qua: Vận hội may rủi của Ý sẽ như thế nào nếu chính sách này được duy trì là một sự suy đoán lý thú. Với lá phiếu có tầm cỡ của mình về vấn đề Ý, nước Mỹ rất có thể nói rõ cho Hitler biết việc y tìm cách kéo Ý về phía mình bằng vũ lực sẽ làm nẩy sinh các vấn đề nghiêm trọng nhất. Hòa bình, thịnh vượng và sức mạnh ngày một tăng là phần thưởng cho một nền trung lập bền vững. Một khi Hitler đã giao thiệp với Nga thì tình trạng tốt lành này sẽ kéo dài vô thời hạn với các lợi ích luôn luôn tăng trưởng, và Mussolini có thể đứng ở phía trước, trong hòa bình và trong năm kết thúc chiến tranh, như một nhà chính trị khôn ngoan nhất mà nước Ý với dân tộc cần cù và lắm con nhiều cái có được. Đây là một tình thế dễ chịu hơn so với điều gì thực tế đã chờ đợi nơi ông ta.

        Trong 2 trường hợp vào năm 1927, khi tôi gặp Mussolini, mối quan hệ cá nhân của chúng tôi là thân mật và dễ chịu. Tôi sẽ không bao giờ khuyến khích nước Anh phá vỡ quan hệ thân hữu với ông ta về vấn đề Abyssinia hoặc kích động Hội Quốc Liên chống lại ông ta, trừ phi chúng ta chuẩn bị để lam chiến tranh ở mức độ cao nhất. Giống như Hitler, ông ta hiểu và trong một chừng mục nào đó đã tôn trọng chiến dịch của tôi phục vụ việc tái võ trang nước Anh, mặc dầu ông ta rất vui vì dư luận công chúng Anh không ủng hộ quan điểm của tôi.

        Trong cuộc khủng hoảng đến với chúng tôi về trận đánh gây tai họa cho nước Pháp, với cương vị Thủ tướng tôi có nghĩa vụ rõ ràng là phải làm hết sức mình để giữ nước Ý ngoài vòng xung đột, và tuy không tự cho phép mình có những hi vọng hão huyền, tôi lập tức sử dụng những nguồn lực và ảnh hưởng nào mà tôi có thể có. Sáu ngày sau khi trở thành người đứng đầu chính phủ, theo mong muốn của Nội các, tôi viết lời kêu gọi Mussolini, được công bố hai năm sau đó cùng với phúc thư của ông ta trong những trường hợp rất khác nhau: Lời kêu gọi này đề ngày 16/5/1940.

       "Giờ đây tôi đã nhận chức Thủ Tướng và Bộ trưởng Quốc phòng, tôi nhìn lại các cuộc gặp nhau giữa chúng ta ở Rome, tôi muốn nói với ngài là nguyên thủ quốc gia, những lời lẽ thiện chí. Có phải là đã quá muốn để chặn lại dòng máu chảy như sông giữa nhân dân Anh và Ý không ? Chắc chắn chúng ta có thể gây cho nhau những thương tổn nặng nề. Đối xử với nhau một cách tàn bạo và làm u ám Địa Trung Hải bằng cuộc xung đột giữa chúng ta. Nếu ngài ra lệnh như vậy thì nó phải như vậy nhưng tôi tuyên bố tôi chưa khi nào là kẻ thù đối với sự vĩ đại của nước Ý, cũng như không bao giữ là kẻ thù về thực chất của nhà làm luật Ý. Dự báo diễn biến của các trận chiến lớn hiện dang xảy ra dữ dội ở Âu châu là một việc làm vu vơ, vô bổ, nhưng tôi chắc bất kể điều gì có thể xảy ra với Tây Ầu, nước Anh sẽ đi đến cùng, dù chỉ là một mình, như chúng tôi đã làm trước đây, nhưng tôi tin với một sự chắc chắn là chúng tôi phải được sự chi viện ngày một tăng của Hoa Kỳ và thực tế là tất cả các nước Châu Mỹ.

        Xin ngài tin là không phải tôi nhu nhược và sợ hãi mà tòi đưa ra lời kêu gọi long trọng này, bởi vì nó sẽ tồn tại trong bộ phận lưu trữ. Qua các thời đại, trên tất cả các lời kêu gọi khác, là tiếng gọi của các người kế thừa nền văn minh la-tinh và công giáo không được chống lại nhau trong một cuộc xung đột chết người. Trong danh dự và với lòng kính trọng, tôi khẩn thiết yêu cầu ngài hãy lắng nghe điều đó trước khi tín hiệu khủng khiếp được phát ra. Chúng tôi sẽ không bao giờ phát ra tín hiệu này."


        Câu trả lời là cứng rắn. Nó ít nhất cũng có được sự ngay thẳng.

       "Trả lời bức thông diệp ông gửi cho tôi, tôi nói để ông rõ là chắc chắn ông biết những lý do quan trọng có tính chất lịch sử và ngẫu nhiên đã đặt hai nước ta vào thế đối lập nhau: Không đi lùi quá sâu vào thời gian, tôi nhắc lại với ông là năm 1935 chính phú ông có sáng kiến tổ chức tại Genève những sự trừng phạt đối với Ý, một nước phải lo đảm bảo cho mình một không gian nhỏ bé dưới mặt trời châu Phi mà không hề gây chút thiệt hại nào đến các quyền lợi và các lãnh thổ của ông cũng như của những người khác. Tôi cũng nhắc lại với ông tình trạng có thực và hiện tại về việc Ý thấy mình bị 0 ép ngay trong biển của mình. Nếu vì để tôn trọng chữ ký của ông mà chính phủ ông tuyên chiến với Đức, ông sẽ hiểu là cũng chính tinh thần danh dự và tôn trọng này đối với các cam kết trong hiệp ước Ý-Đức sẽ hướng dẫn dường lối chính sách của Ý cho ngày hôm nay củng như ngày mai đối với bất cứ sự kiện nào xảy ra."

        Từ lúc này, chúng tôi không còn nghi ngờ gì về việc Mussolini có ý đồ nhảy vào vòng chiến với cơ hội thuận tiện nhất của ông ta: Trên thực tế, ông ta đã hạ quyết tâm ngay khi những thất bại của các đạo quân Pháp đã rõ ràng: Ngày 13/5 ông ta nói với Ciano là ông sẽ tuyên chiến với Pháp và Anh trong vòng một tháng. Quyết định chính thức của ông ta về việc tuyên chiến vào bất cứ thời điểm nào thích hợp sau 5/6 được báo cho các Tham mưu trưởng Ý ngày 29/5. Theo yêu cầu của Hitler, hạn này được lùi lạị tới ngay 10/6.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:15:41 pm

       
*

        Ngày 26 tháng 5, trong khi số phận các quân đoàn phía Bắc là bấp bênh và không ai tin chắc có đơn vị nào thoát được, Reynaud bay sang Anh để trao đổi với chúng tôi vấn đề này, một vấn đề luôn luôn ở trong đầu chúng tôi. Việc Ý tuyên chiến có thể đến bất cứ lúc nào. Như vậy nước Pháp lại bốc cháy trên một mặt trận khác và một kẻ thù hau háu sẽ tiến vào Pháp ở phía nam. Có thể làm được gì để lôi kéo Mussolini? Đó là vấn đề được đặt ra. Tôi không nghĩ là có một cơ may nhỏ nhoi nào và mọi sự việc mà Thủ tướng Pháp dùng làm lý lẽ chỉ để thử thôi, làm cho tôi tin chắc thêm là mọi hi vọng đều hết. Tuy nhiên, ở trong nước, Reynaud chịu một sức ép mạnh, còn về phía mình, chúng tôi muốn coi trọng Đồng minh của chúng tôi mà quân đội là thứ vũ khí quan trọng nhất thì đang tan vỡ ngay trong tầm kiểm soát. Tuy không cần phải sắp đặt các sự việc nghiêm trọng, ông Reynaud không úp mở gì về việc nước Pháp có thế rút khỏi cuộc chiến. Bản thân ông ta sẽ tiếp tục chiến đấu, nhưng luôn luôn có khả năng là ông có thể sớm bị thay thế bằng những người khác có tâm trạng khác.

        Ngày 25 tháng 5 theo lời yêu cầu của chính phủ Pháp, chúng tôi đã cùng đứng ra yêu cầu Tổng thống Roosevelt can thiệp. Trong bức thông điệp này, Anh và Pháp đồng ý để Tổng thống  tuyên bố là chúng tôi hiểu rằng nước Ý bất bình chúng tôi về mặt lãnh thổ ở Địa Trung Hải, Ta chúng tôi sẵn sàng xem xét ngay bất cứ các yêu sách hợp lý nào, là các nước đồng minh sẽ chấp nhận Ý tham gia Hội nghị Hòa bình với quy chế tương đương với bất cứ bên tham chiến nào, và chúng tôi sẽ mời Tổng thống đảm bảo việc thực hiện bất cứ một hiệp nghị nào được ký kết lúc này. Tổng thống đã làm như vậy, nhưng các bài diễn văn của ông ta bị nhà độc tài Ý bác bỏ một cách hết sức đột ngột. Tại cuộc gặp gỡ với Reynaud, chúng tôi đã có câu trả lời này trước mặt chúng tôi rồi. Giờ đây, Thủ tướng Pháp đưa ra nhiều đề nghị cụ thể. Rõ ràng là nếu các đề nghị này phải cứu vãn Ý khỏi "tình trạng bị 0 ép ngay chính trong biển của mình" thì chúng phải ảnh hưởng tới quy chế của cả Gibraltar và Suez. Nước Pháp chuẩn bị để có những nhượng bộ tương tự về Tunis.

        Chúng tôi không có khả năng bày tỏ cảm tình với các ý kiến này. Không phải vì xem xét chúng là việc sai trái, hoặc vì lúc này có vẻ như là trả giá đắt cho việc giữ Ý ở ngoài vòng chiến là một việc làm không bõ. cảm tưởng của riêng tôi là ở tầm vóc công việc của chúng tôi, chúng tôi không có gì để đề xuất, mà Mussolini không thể chấp nhận cho mình được, hoặc được Hitler ban cho, nếu chúng tôi bị đánh bại. Một khi chúng tôi bắt đầu thương lượng để đạt được sự dàn xếp hữu nghị của Mussolini, thì chúng tôi phải triệt tiêu khả năng tiếp tục chiến đấu của mình. Tôi thấy các bạn đồng nghiệp của mình rất cứng rắn và bền bỉ. Đầu óc chúng tôi lại xoay quanh nhiều hơn vào việc ném bom Turin và Milan khi Mussolini tuyên chiến, và xem ông ta phản ứng ra sao. Trong thâm tâm, ông Reynaud không phản đối và có vẻ vững tin hoặc ít nhất cũng bằng lòng. Điều này không ngăn cản, vài ngày sau đó, việc chính phủ Pháp trực tiếp đưa ra với Ý một sự nhượng bộ về lãnh thổ mà Mussolini coi thường. Ngày 3 tháng 6, Ciano nói với Đại sứ Pháp: "Ông ta không quan tâm lấy lại các lãnh thổ của Pháp bằng thương lượng hòa bình. Ông ta đã quyết định làm chiến tranh với Pháp." Đó duy nhất là điều mà chúng tôi đã dự kiến.

        Tuy Hoa Kỳ đã có những cố gắng hết mức, nhưng không gì có thể làm Mussolini chuyển hướng được. Hồi 4 giờ 45 phút chiều ngày 10 tháng 6. Bộ trưởng Ngoại giao Ý báo Đại sứ Anh biết Ý tự coi mình ở trong tình trạng chiến tranh với Liên hiệp Anh từ nửa đêm ngày hôm đó. Một thông báo tương tự được chuyển cho chính phủ Pháp: Khi Ciano trao bức thông điệp của mình cho Đại sứ Pháp, ông Francois Poncet có nhận xét: "Cả ông nữa ông sẽ thấy người Đức là những ông chủ nghiệt ngã". Ở Rome, từ ban công Mussolini tuyên bố trước các đám đông là Ý ở tình trạng có chiến tranh với Anh và Pháp. Người ta nói Ciano sau này đã nhận xét một cách như xin lỗi: "Đây là một cơ hội ngàn năm có một". Những cơ hội này tuy hiếm, nhưng không nhất thiết là tốt.

        Ngay lập tức, người Ý tấn công quân đội Pháp tại mặt trận núi Alpes và nước Anh tuyên chiến lại với Ý. Năm tàu Ý giữ lại ở Gibraltar bị tịch thu và Hải quân được lệnh chặn giữ và đưa về các cảng được kiểm soát tất cả các tàu Ý ngoài biển. Đêm ngày thứ 12, sau một chuyến bay dài từ đất Anh, tức là không xếp được nhiều bom, các tốp oanh tạc cơ ném những quả bom đầu tiên xuống Turin và Milan. Tuy vậy chúng tôi trông đợi một cuộc oanh tạc nặng nề hơn ngay sau khi chúng tôi có thể sử dụng được các sân bay của Pháp tại Marseilles.

        Người Pháp chỉ có thể gom được 3 sư đoàn cùng với số binh lính phòng thủ tương đương với 3 sư đoàn nữa để đối phó với sự xâm nhập qua các khe của dãy núi Alpes và dọc theo bờ biển Riviera của cụm quân đoàn phía Tây của Ý, gồm 32 sư đoàn, dưới quyền chỉ huy của Thái tử Umberto. Hơn nữa, quân thiết giáp hùng mạnh của Đức nhanh chóng xuống thung lũng sông Rhine, đã sớm bắt đầu kéo qua hậu phương quân đội Pháp. Tuy vậy, tại mỗi điểm trên chiến tuyến mới, các đơn vị của Pháp vẫn nghênh chiến, thậm chí kìm chân tại chỗ quân Ý kể cả ngay sau khi Paris đã thất thủ và Lion rơi vào tay quân Đức. Ngày 18/6 khi Mussolini và Hitler gặp nhau ở Munich, thủ lĩnh Ý không có mấy lý do để khoe khoang. Ngày 21/6 Ý mở một cuộc tấn công khác. Tuy vậy các vị trí Pháp ở chiến tuyến Alpes đã tỏ ra bất khả thất thủ và cố gắng chính của Ý về phía Nice đã bị chặn lại ở ngoại ô Mentone. Nhưng mặc dầu quân đội Pháp ở biên giới phía nam đã cứu vãn được danh dự của mình, việc quân Đức tiến về phía nam sau lưng họ làm cho việc tiếp tục chiến đấu không thể thực hiện được, và việc ký đình chiến với Đức gắn với việc Pháp yêu cầu Ý ngừng gây hấn.

        Việc Tổng thống Roosevelt đọc một bài diễn văn được thông báo là vào đêm ngày thứ 10. Vào khoảng nửa đêm, tôi và một nhóm sĩ quan cùng nghe qua đài tại phòng tác chiến Bộ Hải quân, nơi mà tôi vẫn còn làm việc. Khi ông nói ra những lời gay gắt về Ý "ngày 10 tháng 6 nay, bàn tay cầm dao găm đã đâm vào lưng người láng giềng của nó" thì có tiếng rì rầm tỏ ra hài lòng. Tôi nghĩ về lá phiếu của người gốc ở Ý trong cuộc bầu Tổng thống sắp đến nơi, nhưng tôi biết ông Roosevelt là một chính trị gia Mỹ có kinh nghiệm nhất về mặt đảng, tuy không bao giờ ngại những rủi ro vì những quyết định của mình. Đó là một bài diễn văn gây xúc động, trong đó bản năng kết hợp  với sự say sưa, mang đến cho chúng tôi một thông điệp của sự hi vọng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:17:19 pm

       
*

        Cuộc lao đi tìm chiến lợi phẩm, đã bắt đầu. Nhưng Mussolini không phải là con vật đói đi tìm kiếm mồi duy nhất. Con gấu đến nhập bọn với con chó rừng.

        Tôi đã ghi lại diễn biến của mối quan hệ Anh - Xô Viết cho tới khi chiến tranh nổ ra và sự thù địch đã nảy sinh trong cuộc Nga xâm lăng Phần Lan đang tiến gần đến sự tan vỡ thực sự trong quan hệ với Anh và Pháp. Giờ đây Đức và Nga sát cánh với nhau tới mức mà sự cách biệt sâu sắc về quyền lợi giữa họ cho phép. Hitler và Staline có nhiều cái tương đồng về mặt độc tài, và hệ thống chính phủ của họ cũng giống nhau. Trong mọi trường hợp quan trọng, Molotov tươi cười với Đại sứ Đức, Công tước Schulenburg, và sẵn sàng trong việc tán thành chính sách của Đức cũng như các biện pháp quân sự của Hitler khi Đức tiến vào Na Uy, ông ta nói chính phủ Xô Viết thông cảm những biện pháp mà Đức buộc phải làm. Chắc chắn người Anh đã đi quá xa. Họ hoàn toàn bất chấp quyền của các nước trung lập "Chúng tôi chúc nước Đức hoàn toàn thắng lợi trên các biện pháp phòng ngự của mình".

        Sáng 10 tháng 5 Hitler đã chú ý báo cho Staline biết ông ta bắt đầu cuộc tấn công dữ dội vào Pháp và các nước trung lập. Schulenburg viết: "Tôi gặp Molotov, ông ta thông cảm tin này và nói thêm là ông thông cảm việc Đức phải tự bảo vệ chống lại sự tấn công của Anh - Pháp. Ông ta không hoài nghi gì sự thành công của chúng tôi". ,

        Tuy sự biểu đạt những ý kiến này không được ai biết đến mãi tới sau chiến tranh, nhưng chúng tôi không hề có ảo tưởng về thái độ của Nga. Dẫu sao chúng tôi kiên trì theo đuổi chính sách tìm cách lập lại một cách bí mật quan hệ với Nga, tin vào sự tiếp diễn của các sự kiện và vào sự đối lập về cơ bản của họ đối với Đức. Sử dụng khả năng của ngài Stafford Cripps để ông ta làm Đại sứ tại Matxcova được coi là một việc làm khôn ngoan. Ông ta sẵn sàng chấp nhận nhiệm vụ khó khăn và không có triển vọng này ở thời điểm đó, chúng tôi không nhận thức được đầy đủ là những người Cộng sản Xô Viết ghét các chính khách cực tả, thậm chí còn ghét hơn cả các người Bảo thủ hoặc Tự do. Một người càng gần chủ nghĩa Cộng sản bao nhiêu thì lại càng đáng ghét bây nhiêu trừ phi người đó vào Đảng. Chính phủ Xô Viết đồng ý chấp nhận Cripps làm Đại sứ và giải thích bước đi này cho những người Phát-xít cùng ký hiệp ước với mình: Ngày 29 tháng 5, Schulenburg viết cho Berlin: "Liên Xô quan tâm đến việc đổi gỗ lây thiếc và cao su của Anh, không có lý gì để lo sợ về nhiệm vụ của Cripps, vì không có lý do để hoài nghi thái độ trung thực của Liên Xô đổi với chúng ta, và vì đường hướng không thay đổi của chính sách Xô Viết đối với Anh ngăn chặn được những tổn thất cho Đức hoặc các quyền lời sống còn của Đức. Ở đây không có những dấu hiệu thuộc bất kể loại nào để tin rằng những thắng lợi gần đây nhất đã gây ra sự báo động hoặc lo ngại về nước Đức trong chính phủ Xô Viết".

        Việc nước Pháp sụp đổ, và sự phá hoại quân đội Pháp và tất cả thế cân bằng ở phương Tây phải gây ra một phản ứng nào đó trong đầu óc Staline, nhưng hình như không có gì báo động cho các nhà lãnh đạo Xô Viết về nguy cơ nghiêm trọng đối với chính họ. Ngày 18 tháng 6, khi nước Pháp đã thất bại hoàn toàn, Schulenburg báo cáo: "Molotov mời tôi đến cơ quan ông chiều nay và phát biểu những lời ca ngợi nồng nhiệt nhất của chính phủ Xô Viết đối với thắng lợi huy hoàng của các lực lượng vũ trang Đức". Điều này xảy ra hầu như đúng một năm kể từ ngày, cũng các lực lượng vũ trang này, trước sự bất ngờ hoàn toàn của chính phủ Xô Viết, nhảy vào nước Nga như những dòng thác lửa và sắt thép. Bây giờ chúng tôi biết rằng chỉ trong 4 tháng về sau của năm 1940, Hitler mới dứt khoát quyết định làm một cuộc chiến tranh hủy diệt chống lại người Xô Viết và bắt đầu các cuộc hành quân dài, rộng, không rùm beng, về hướng đông của các đạo quân Đức được ca tụng hết lời này. Việc không nhớ lại những tính toán sai lầm và thái độ ngày trước của họ luôn luôn ngăn cản việc chính phủ Xô Viết và các tay sai, các người liên kết với Cộng sản trên khắp thế giới kêu gào mở một mặt trận thứ 2 trong đó Anh quốc, một nước bị phó thác cho sự tàn phá và nô lệ, lại phải giữ vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu thấu tương lai một cách đích thực hơn các nhà tính toán tàn nhẫn, và hiểu những nguy cơ và lợi ích của họ hơn cả chính họ.

        Ngày 14/6, ngày Paris thất thủ, Matxcơva gửi tối hậu thư cho Lithuania cáo buộc nước này và các nước khác vùng Baltic âm mưu chống lại Liên Xô bằng quân sự và yêu cầu phải có những sự thay đổi triệt để về chính phủ và các nhượng bộ về quân sự. Ngày 15/6, Hồng quân kéo vào Lithuania. Latvia và Estonia cũng bị đối xử tương tự như vậy. Các chính phủ thân Xô Viết phải được thành lập ngay lập tức, và quân đội Xô Viết phải được đóng ở các nước nhỏ bé này. Không thể có chuyện đề kháng được. Tổng thống Latvia bị lưu đày sang Nga và ông Vyshinsky tới nước này để chỉ định một chính phủ lâm thời và chuẩn bị các cuộc bầu cử mới. Mô hình ở Estonia cũng tương tự. Ngày 19/6 Zhdanov tới và thành lập một chế độ tương tự. Từ ngày 3 đến 6/8 sự giả vờ của các chính phủ thân Xô Viết hữu hảo và dân chủ bị quét sạch và điện Kremli sát nhập ba quốc gia vùng Baltic vào Liên Xô. Hồi 10 giờ đêm ngày 26/6 Nga gửi một tối hậu thư cho Tham tán Công sứ Rumani tại Matxcơva yêu cầu nước này phải trao Bessarbia và phần phía bắc tỉnh Bukovina cho Nga và ngày hôm sau phải trả 1ời ngay. Nước Đức tuy có lo lắng về hành động vội vã này của Nga vì nó đe dọa lợi ích kinh tế của Đức ở Rumani, nhưng bị ràng buộc bởi hiệp ước Ribbentrop - Molotov ký năm 1939 công nhận đặc lợi chính trị của Nga ở các vùng Đông nam Âu Châu. Vì vậy Chính phủ Đức khuyên Rumani nên nhượng bộ. Ngày 27/6 Rumani rút quân đội ra khỏi 2 tỉnh này và vùng lãnh thổ tương úng được chuyển sang tay Nga. Giờ đây lực lượng võ trang Liên Xô được cắm chặt trên bờ biển Baltic và ở các của sông Danube.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:28:12 pm

6

QUAY TRỞ LẠI PHÁP

        Khi biết có bao nhiêu người được cứu thoát từ Dunkirk, một cảm nhận về giải thoát lan rộng trong đảo và trải khắp Đế quốc Anh. Có một cảm giác nhẹ nhõm dễ chịu rất sâu đậm hầu như biến thanh niềm vui thắng lợi. Việc một phần tư của 1 triệu người, tinh hoa của quân đội, trở về nước an toan là một cột mốc trong cuộc hành hương của chúng tôi qua nhiều năm thất bại. Quân đội trở về không có cái gì ngoài súng trường, lưỡi lê và một vài trăm súng máy và ngay lập tức được hưởng 7 ngày phép về với gia đình. Niềm vui của họ lại được gặp gia đình không lấn át được ý muốn nghiêm túc được chiến đấu với quân thù vào thời điểm sớm nhất. Những người đã thực tế chiến đấu trên chiến trường với Đức thì tin là với một cơ may phải chăng họ có thể đánh gục được người Đức. Họ có tinh thần cao, và họ nhanh nhẹn vui vẻ trở lại với trung đoàn và các cỗ pháo của mình.

        Dĩ nhiên ở Dunkirk có mặt đen tối hơn. Chúng tôi mất hết trang thiết bị mà toàn bộ các thành quả của các nhà máy chúng tôi đã đóng góp cho đến nay. Phải mất nhiều tháng, cho dù các chương trình hiện hữu được thực hiện mà không bị kẻ địch làm gián đoạn, trước khi có thể bù đắp được tổn thất nay.

        Tuy nhiên, bên kia bờ Đại Tây Dương, tại nước Mỹ, những tình cảm mạnh mẽ đang lay động trong lòng những người lãnh đạo Hoa Kỳ, người ta thấy ngay là đại bộ phận quân Anh chỉ có thể rút được với việc mất toàn bộ trang thiết bị. Ngay từ 1/6 Tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho các Bộ Chiến tranh và Hải quân báo cáo họ có thể dành ra những loại vũ khí nào cho Anh và Pháp. Tuông Marshall, Tổng Tham mưu trưởng và đứng đầu Lục quân Mỹ không chỉ là một chiến binh có phẩm chất đã được thử thách mà còn là người có tầm nhìn chỉ huy. Ông ta lập tức chỉ thị cho người đúng đầu hậu cần và trợ lý Tham mưu trưởng của mình rà soát lại toàn bộ danh mục các dự trữ hậu cần và các kho vũ khí đạn dược. Đã có các câu trả lời trong vòng 48 giờ, và ngày 3/6 Marshall thông qua các danh mục. Danh mục đầu tiên gồm nửa triệu súng trường cỡ 30 trong tổng số 2 triệu khẩu sản xuất năm 1917 và 1918 và bảo quản bằng mỡ trong hơn 20 năm. Đối với loại này thì mỗi khẩu có khoảng 250 viên đạn. Có 900 khẩu pháo "75" với 1 triệu viên đạn, 80.000 súng máy và nhiều mặt hàng khác. Thủ trưởng Hậu cần, Trung tướng Wesson được giao việc xử lý vấn đề, và lập tức các kho và công binh xuống của Lục quân Mỹ bắt đầu đóng gói hàng hóa để giao xuống tàu. Đến cuối tuần, hơn 600 xe tải chất đầy hàng lăn bánh về các kho của lục quân tại Raritan New Jersey, ngược dòng sông từ vịnh Gravesend. Vào ngày 11/6 một tá tàu buồm Anh đi vào vịnh rồi thả neo, và hàng được xếp lên tàu.

        Với những biện pháp bất thường này, nước Mỹ để lại cho mình số trang thiết bị chỉ đủ cho 1.800.000 người, tức là con số tối thiểu qui định trong kế hoạch động viên của lục quân Mỹ. Bây giờ tất cả sự việc này dễ gây ấn tượng, nhưng ở thời điểm đó thì vì nước Anh, một nước được nhiều người coi là đã bị đánh gục, mà Mỹ tự bớt ra một khối lượng vũ khí rất đáng kế là một cử chỉ tối cao về lòng tin và về sự lãnh đạo. Nước Mỹ không bao giờ phải hối hận về việc làm đó. Như sẽ được kể lại, chúng tôi đã chuyên chở an toàn các vũ khí quí giá này qua Đại Tây Dương trong tháng 6, và không những đó là lợi lộc vật chất mà còn là một nhân tố quan trọng trong mọi tính toán của bạn hoặc thù về vấn đề xâm lược.

        Tháng 6 là tháng đặc biệt căng thẳng đối với tất cả chúng tôi vì trong điều kiện trần trụi của mình, chúng tôi phải chịu 2 sức ép từ các phía đối lập nhau, một mặt chúng tôi phải có nghĩa vụ với nước Pháp, mặt khác cần phải tạo ra một quân đội hữu hiệu ở trong nước và củng cố đảo quốc của mình. Sự căng thẳng trên cả 2 vế của các nhu cầu đối lập nhau, nhưng tối quan trọng, thực là khắc nghiệt. Tuy vậy, chúng tôi theo đuổi một chính sách kiên quyết và vững chắc, không có trạng thái bị kích động quá mức, ưu tiên số một tiếp tục được dành cho việc gửi bất cứ binh lính nào được huấn luyện và trang bị mà chúng tôi có thể thành lập lại Đạo quân viễn chinh Anh tại Pháp. Sau đó thì các cố gắng của chúng tôi được dành cho việc phòng thủ đảo - trước hết bằng cách tổ chức lại và trang bị lại quân chính qui, sau đó củng cố các địa điểm khả dĩ đổ quân được, thứ ba là tổ chức và trang bị cho dân chúng tới mức có thể được, và dĩ nhiên là đưa về nước bất cứ các lực lượng nào có thể tập hợp được từ Đế quốc Anh. Người thì không thiếu chỉ thiếu vũ khí. Trên 80.000 súng trường được lấy lại từ các đường giao thông và các căn cứ phía nam sông Seine, và đến nửa tháng 6 mỗi người chiến đấu trong quân chính qui đều có ít nhất trong tay một vũ khí cá nhân. Chúng tôi có rất ít pháo chiến trường ngay cả đối với quân chính qui cũng vậy. Hầu như tất cả 25 cỡ pháo mới bắn đạn cỡ 25 cân Anh đều bị mất tại Pháp. Còn lại khoảng 500 khẩu pháo và chỉ có 103 xe tăng tuần tiễu, 114 tăng bộ binh và 252 tăng loại nhẹ. Chua bao giờ một nước vĩ đại lại trần trụi như vậy trước kẻ thù của mình.

        Ngoài 25 phi đội chiến đấu cơ chót mà chúng tôi kiên quyết giữ, chúng tôi coi vấn đề chi viện cho quân đội Pháp là tối quan trọng. Việc sư đoàn 52 tác chiến ở vùng đất trũng hành quân sang Pháp theo các mệnh lệnh trước đây phải được bắt đầu từ 7/6. Các mệnh lệnh này đã được xác nhận. Sư đoàn anh cả Canada sớm tập trung ở Anh đầu năm, có trang bị tốt và với sự đồng ý của chính phủ tự trị Canada được hướng về phía Brest để bắt đầu tới đó vào ngày 11/6 cho công việc mà lúc bấy giờ đã được coi như là một kế hoạch không thành công rồi. Việc chúng tôi phải gửi 2 sư đoàn được thành lập, sư đoàn 52 tác chiến ở vùng đất tháp và sư đoàn Canada số 1 cho người Đồng minh Pháp của mình đang thất bại trong cuộc khủng hoảng thảm họa này, trong lúc mà toàn bộ sức mạnh của Đức chắc sẽ sớm dội xuống chúng tôi, phải được khen ngợi trong bối cảnh mà chúng tôi chỉ có khả năng đưa được các lực lượng rất hạn chế sang Pháp trong 8 tháng đầu của cuộc chiến tranh. Nhìn lại việc này, tôi tự hỏi khi chúng tôi quyết tâm đánh đến cùng, dưới sức ép của sự xâm lăng rõ ràng và nước Pháp đang thất bại, thì làm thế nào mà chúng tôi lại có gan tước bỏ các đội hình hữu hiệu còn lại của chính mình. Điều đó có thể thực hiện vì chúng tôi hiểu những khó khăn của việc vượt biển Manche mà không làm chủ được mặt biển hoặc trên không, hoặc không có các tàu đổ bộ cần thiết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:46:43 pm

       
*

        Ở Pháp, phía sau sông La Somme, chúng tôi có Sư đoàn Sơn cước 51 được rút từ tuyến Maginot về và còn trong tình trạng tốt. Cũng còn có duy nhất Sư đoàn Thiết giáp 1, trong đó tiểu đoàn xe tăng và cụm trợ chiến được điều đến Calais. Tuy vậy, tổn thất nặng nề đã xảy ra trong các cố gắng vượt sông La Somme, một phần của kế hoạch Weygand. Vào ngày 1/6, lực lượng của đơn vị chỉ còn một phần ba và được điều về phía bên kia sông Seine để chấn chỉnh lại. Đồng thời 9 tiểu đoàn bộ binh với vũ khí chủ yếu là súng trường bị quét sạch khỏi các căn cứ và đường giao thông trên đất Pháp. Các đơn vị này có rất ít vũ khí chống tăng cũng như không có phương tiện vận chuyển và thông tin tín hiệu.

        Ngày 5/6 là giai đoạn cuối cùng của Trận đánh nước Pháp. Chúng tôi đã thấy thiết giáp Đức tiến một cách chậm chạp và do dự như thế nào trong trận Dunkirk vì muốn để dành nó cho giai đoạn chót ở Pháp. Toàn bộ quân thiết giáp này lăn bánh tiến đến mặt trận Pháp lỏng lẻo và có tính chất ứng biến hoặc không ổn định giữa Paris và biển. Ở đây chỉ có thể ghi lại trận đánh ở sườn phía bờ biển, nơi chúng tôi có tham chiến. Quân đoàn 10 của Pháp tìm cách giữ phòng tuyến sông La Somme. Ngày 7/6, hai sư đoàn thiết giáp Đức tiến về Rouen. Cánh quân phía trái của Pháp, gồm cả Sư đoàn son cước 51, bị cắt rời khỏi phần còn lại của mặt trận và bị mất liên lạc trong cái ngõ cụt Rouen-Dieppe cùng với tàn quân của Quân đoàn 9.

        Chúng tôi rất lo ngại sợ sư đoàn này bị đẩy lùi về mỏm Le Havre và như vậy bị tách khỏi các đạo quân chủ lực, và Trung tướng Fortune, người chỉ huy đơn vị, được cho biết để rút về phía Rouen nếu cần thiết. Việc di chuyển này bị quyền chỉ huy đang tan rã của Pháp cản trở. Chúng tôi liên tục phản đôi nhưng vô hiệu. Đó là một trường hợp điều hành sai rành rành, vì mối nguy hiểm thực sự này đã nhìn thấy rõ trước ba ngày.

        Ngày 10/6, sau khi chiến đấu ác liệt, sư đoàn rút lui cùng với quân đoàn 9 Pháp về vành đai xung quanh Saint-Valéry với hi vọng được di tản bằng đường biển. Trong đêm 11 rạng ngày 12, sương mù đã ngăn cản việc tàu chuyển quân đội đi. Sáng ngày 12, quân Đức đã tới vách đá sát biển về phía nam và bãi biển nằm dưới hỏa lực trục tiếp. Các lá cơ trắng đã xuất hiện trong thị trấn. Quân đoàn Pháp đầu hàng lúc 8h và số quân còn lại của Sư đoàn Sơn cước cũng buộc phải làm như vậy lúc 10h30 sáng. Tám ngàn người Anh và bốn ngàn người Pháp rơi vào tay sư đoàn xe tăng Con Báo dưới sự chỉ huy của tướng Rommel. Tôi rất bực mình vì việc người Pháp không cho phép sư đoàn của chúng tôi kịp thời rút về Rouen mà bắt phải chờ đợi cho tới khi nó không thể tới được Le Havre cũng như không rút được về phía nam, do đó mà buộc nó phải cùng đầu hàng với quân Pháp. Số phận của sư đoàn Sơn Cước là vất vả và khó khăn, nhưng trong các năm sau được những người Tô Cách Lan kế thừa rửa hận và lập lại sư đoàn bằng cách sát nhập nó với sư đoàn 9 Tô Cách Lan, và nó đã xông pha khắp các chiến trường từ Alamein cho tới thắng lợi cuối cùng vượt qua phía bên kia sông Rhine.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:47:23 pm

       
*

        Vào khoảng llh sáng 11/6, có một thông điệp của Reynaud, ông này cũng đồng điện cho Tổng thống. Bi kịch nước Pháp đã chuyển động và trượt theo chiền dốc. Trong nhiều ngay qua, tôi buộc phải triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Tối cao. Chúng tôi không thể họp ở Paris được nữa, chúng tôi không được thông báo tình hình ở đó ra sao. Chắc chắn các mũi nhọn của Đức đã tiến rất gần rồi. Tôi gặp một vài khó khăn trong việc hẹn gặp, nhưng bây giờ không phải là lúc giữ lễ tiết nữa. Chúng tôi phải biết người Pháp sắp làm gì đây. Bây giờ Reynaud cho biết ông ta có thể tiếp chúng tôi tại Briare gần Orleans. Chính phủ rời trụ sở từ Paris đến Tours. Đại bản doanh ở gần Briare. Không nề hà gì hết tôi ra lệnh chiếc phi cơ Flamingo phải sẵn sàng tại Hendon sau bữa ăn trưa, và sau khi được sự đồng ý của các đồng nghiệp tại phiên họp buổi sáng của Nội các, chúng tôi khỏi hành vào khoảng 2 giờ chiều.

        Đây là chuyến đi Pháp lần thứ 4 của tôi, và do các điều kiện quân sự rõ ràng là vấn đề bao trùm, nên tôi yêu cầu ông Eden giờ đây là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh và tướng Dill Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia và cả Ismay nữa cùng đi với tôi. Giờ đây, máy bay Đức bay xa tới tận biển Manche và chúng tôi phải mở rộng thêm vòng bay để quan sát. Như trước đây, chiếc Flamingo có 12 phi cơ Spitfire hộ tống. Sau 2 giữ chúng tôi đáp xuống bãi đáp nhỏ. Có một số ít người Pháp và sau đó một đại tá đi xe hơi tới. Tôi tỏ thái độ bình thản vui vẻ và tự tin mà tôi cho là thích hợp, khi có tình hình xấu, nhưng các người Pháp thì buồn bã và không hưởng ứng. Tôi hiểu ngay lập tức là tình hình đã suy sụp tới mức nào kể từ khi chúng tôi ở Paris một tuần lễ trước đây. Sau một lúc, chúng tôi được đưa tới lâu đài và thấy ở đó có Reynaud, Thống chế Pétain, tướng Weygand, tướng không quân Vuillemin và một vai người khác trong đó có tướng De Gaulle ở cấp tướng tương đối thấp, người vừa mới được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Sát cạnh đường sắt là đoàn tàu của Tổng hành dinh, một số người trong đoàn chúng tôi ở tại đó. Lâu đài chỉ có một điện thoại trong buồng vệ sinh. Máy rất bận, với những chậm trễ kéo dài và những lời lặp lại vô tận được gào to trong máy.

        Chúng tôi vào hội nghị lúc 7 giờ. Không có chuyện than phiền hoặc oán trách lẫn nhau. Tất cả chúng tôi đều chống lại những sự việc thô bạo. Quả vậy, cuộc thảo luận diễn ra trên các điểm sau đây: Tôi yêu cầu chính phủ Pháp bảo vệ Paris. Tôi nhấn mạnh việc bảo vệ một thành phố lớn bằng cách giữ từng căn nhà một gây cho đội quân xâm lược một sự hao tổn rất lớn về Sức mạnh. Tôi nhắc lại với Thống chê Pétain những đêm cùng sống với nhau trong đoàn tàu hỏa của ông ta ở Beauvais sau thảm họa năm 1918 của Quân đoàn Anh số 5 và cách ông ta đã lập lại tình thế như thế nào, nhưng tôi không nêu tên Thống chế Foch. Tôi cũng nhắc lại với ông cách ông Clémenceau đã nói: "Tôi sẽ chiến đấu ở trước mặt Paris, trong Paris và phía sau Paris". Thống chế trả lời rất bình tĩnh và đàng hoàng là ngày trước ông ta có lực lượng dự bị trên 60 sư đoàn, bây giờ chả có sư đoàn nào hết. Ông ta nói rõ lúc bấy giờ có 60 sư đoàn Anh ở chiến tuyến. Biến Paris thành một đống đổ nát sẽ không ảnh hưởng tới sự kiện cuối cùng.

        Rồi tướng Weygand trình bày tình hình quân sự, trong chừng mực ông biết, trong trận đánh đang diễn biến mau lẹ cách xa đây 50 hoặc 60 dặm và rất ca ngợi tài năng của quân đội Pháp. Ông ta yêu cầu phải gửi mọi thứ chi viện và trên hết là phải tung ngay lập tức mọi phi đội chiến đấu cơ của Anh vào mặt trận. Ông ta nói: "Điểm quyết định là ở đây. Lúc này là thời điểm quyết định. Vì vậy, giữ lại bên Anh bất cứ các phi đội chiến đấu cơ nào là một sai lầm. Nhưng theo đúng quyết định của Nội các được đề ra trước sự có mặt của Trung tướng không quân Dowding, người mà tôi đặc biệt đưa đến một phiên họp của Nội các, tôi trả lời: "Đây không phải là điểm quyết định và đây không phải là thời điểm quyết định. Thời điểm đó sẽ đến khi Hitler lao không lực của ông ta vào Anh quốc. Nếu chúng tôi làm chủ được bầu trời, và nếu chúng tôi giữ được biển thông thoáng, và nhất định chúng tôi phải làm vậy, chúng tôi sẽ giành lại tất cả cho các ông", 25 phi đội chiến đấu cơ phải được duy trì bằng mọi giá cho việc bảo vệ nước Anh và biển Manche, và không có gì làm cho chúng tôi từ bỏ chúng. Chúng tôi có ý định tiếp tục Cuộc chiến tranh bất chấp điều gì xảy ra và chúng tôi tin là chúng tôi sẽ làm như vậy trong một thời gian vô hạn định, nhưng từ bỏ các phi đội này sẽ tiêu diệt cơ may sống còn của chúng tôi.

        Hiện thời, tướng Georges, tư lệnh mặt trận tây bắc đã đến. Sau khi được báo cho biết về điều gì đã xảy ra, ông ta xác nhận bản báo cáo về tình hình mặt trận Pháp của tướng Weygand. Quân đội Đức không phải là quá mạnh như nó có vẻ như vậy ở các điểm có đụng độ. Nếu tất cả quân đội Pháp, mọi sư đoàn, mọi lữ đoàn tác chiến ngoài mặt trận một cách mãnh liệt nhất thì có thể đạt được một sự chững lại trên toàn cuộc. Tôi được trả lời bằng những thông báo về tình hình khủng khiếp trên mặt đường xá đầy dẫy những người chạy loạn bị các phi cơ Đức tự do xả súng máy bắn giết, về việc dân chúng chạy trốn hàng loạt và sự sụp đổ ngày một tăng của bộ máy chính quyền cũng như của sự làm chủ tình hình về quân sự.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:48:16 pm

        Có lúc tướng Weygand nói đến việc nước Pháp có thể yêu cầu một cuộc đình chiến. Lập tức Reynaud nói lại một cách gắt gỏng: "Đó là một vấn đề chính trị". Theo Ismay, tôi đã nói: "Nếu nước Pháp trong con hấp hối nghĩ rằng quân đội của họ phải đầu hàng là cách tốt nhất, thì xin đừng vì chúng tôi mà ngập ngừng, bởi vì cho dù các ông có làm gì đi chăng nữa, chúng tôi sẽ phải tiếp tục chiến đấu liên tục và mãi mãi, mãi mãi". Khi tôi nói quân đội Pháp tiếp tục chiến đấu bất kể ở nơi nào thì có thể kìm chân hoặc tiêu hao 100 sư đoàn Đức, tướng Weygand trả lời: "Dù cho có như thế đi nữa, họ vẫn con 100 sư đoàn nữa để kéo vào xâm chiếm đất nước các ông. Khi đó các ông sẽ làm gì?" Về việc này tôi nói tôi không phải là một chuyên gia về quân sự, nhưng theo các cố vấn kỹ thuật của tôi, thì cách tốt nhất để đối phó với việc Đức xâm lăng đảo Anh quốc là dìm chết càng nhiều càng tốt bọn vượt biển và đập đầu những kẻ bơi trườn vào bờ. Weygand trả lời với một cái nhếch miệng cười buồn bã: "Với bất cứ giá nào tôi phải công nhận là ông có một vật cản chống tăng rất tốt". Tôi nhớ đây là những từ ngữ nổi bật cuối cùng mà tôi nghe được từ ông ta. Trong suốt cả cuộc thảo luận thảm hại này, cần phải nhớ là một nỗi đau buồn sâu sắc đã ám ảnh và làm suy yếu tôi khi tôi cảm thấy nước Anh với 48 triệu dân đã không có khả năng để đóng góp lớn hơn vào cuộc chiến trên lục địa chống lại Đức, và cho tới nay, chín phần mười sự tàn sát và 99% sự đau khổ đã diễn ra ở nước Pháp và chỉ nước Pháp thôi.

        Sau khoảng một giờ gì đó, chúng tôi đứng dậy và rửa tay trong khi một bữa ăn đã được đưa tới bàn hội nghị. Trong thời gian này, tôi nói chuyện riêng với tướng Georges và gợi ý trước hết là tiếp tục chiến đấu ở khắp nơi trên mặt trận trong nước và kéo dài lối đánh du kích ở vùng rừng núi, hai là chuyển sang châu Phi, một việc mà tuần lễ trước tôi cho là "theo chủ nghĩa thất bại" Ông bạn kính mến của tôi được giao nhiều trách nhiệm trực tiếp, nhưng chưa bao giờ được tự do lãnh đạo các quân binh chủng Pháp, và có vẻ ông không nghĩ là có nhiều hy vọng ở cả hai chủ trương này.

        Tôi đã viết sơ sơ về các việc đã xảy ra trong những ngày này, nhưng đối với tất cả chúng tôi, thực sự đây là nỗi đau cực độ trong tâm hồn.

        Vào khoảng 10 giờ sáng, mọi người đã ngồi vào ghế của mình tại bữa ăn chính. Tôi ngồi bên phải Reynaud và Tướng De Gaulle ở phía bên phải tôi. Có súp, một ốp lết hoặc đại loại như vậy, cà phê và rượu vang nhẹ. Ngay cả ở điểm này, trong sự đau khổ cùng cực do tai họa Đức gây ra, chúng tôi rất thân thiện với nhau. Nhưng hiện giờ thì giữa chừng xảy ra một sự kiện gây choáng. Bạn đọc sẽ nhớ lại tầm quan trọng mà tôi dành cho việc giáng mạnh vào Ý khi nước này nhảy vào vòng chiến, và với sự hợp tác đầy đủ của Pháp, công việc chuẩn bị đã và đang được tiến hành để không kích Turin và Millan. Giờ đây , tất cả đều đã sẵn sàng để oanh tạc. Chúng tôi vừa ngồi xuống thì Thống chế không quân Barratt chỉ huy không lực Anh trên đất Pháp gọi điện thoại cho Ismay để báo rằng các quan chức địa phương phản đối việc máy bay cất cánh với lý do là việc đánh phá nước Ý chỉ đem lại sự trả đũa vào miền Nam nước Pháp mà người Anh không ở vị thế chống lại hoặc ngăn ngừa được. Reynaud, Weygand, Eden, Dill và tôi rời khỏi bàn và sau một lúc đàm phán thì Reynaud đồng ý phải ra lệnh cho các quan chức địa phương hữu quan không được ngăn cản máy bay cất cánh. Nhưng đến khuya đêm đó, Trung tướng Barratt báo cáo là dân Pháp gần các phi trường đã kéo tất cả các loại xe bồ và xe tải vào sân bay làm cho máy bay không thể cất cánh được.

        Hiện giờ, khi chúng tôi rồi bàn ăn để đến chỗ uống cà phê và rượu Brandy, ông Reynaud nói với tôi là Thống chế Pétain báo ông ta hay nước Pháp cần tìm kiếm đình chiến và Pétain đã thảo một văn bản về vấn đề này và muốn ông ta đọc. Reynaud nói: "Ông ấy vẫn chưa trao cho tôi. Ông ấy thấy còn hổ thẹn về việc làm này". Ông ấy cũng phải hổ thẹn vì đã ngầm ủng hộ việc Weygand yêu cầu chúng tôi gửi 25 phi đội chiến đấu cơ cuối cùng sang Pháp, khi ông ấy xác định là tất cả đã mất và Pháp phải thua cuộc. Như vậy, chúng tôi buồn bã vào giường ngủ trong lâu đài rối loạn này hoặc trong tàu hỏa quân sự cách đây vài dặm. Người Đức tiến vào Paris ngày thứ 14. Buổi sáng, chúng tôi tái họp sớm. Thống chê không quân Barratt có mặt. Reynaud tái lập lời kêu gọi thêm 5 phi đội chiến đấu cơ đặt căn cứ trên đất Pháp và tướng Weygand nói ông rất cần oanh tạc cơ ban ngày để bù đắp cho việc thiếu quân số. Tôi đảm bảo với họ là toàn bộ vấn đề tăng cường việc yểm hộ bằng không quân cho Pháp sẽ được xem xét một cách kỹ lưỡng và với thiện cảm tại Nội các Chiến tranh ngay sau khi tôi về tới Luân Đôn, nhưng tôi nhấn mạnh lại việc bóc đi những phương tiện phòng thủ  chủ yếu mà Vương quốc Anh dùng để bảo vệ xứ sở của mình là một sai lầm nghiêm trọng.

        Sau khi thảo luận trên một chừng mục nào đó không có kết quả về một cuộc phản công ở hạ lưu sông Seine, tôi bày tỏ một cách hết súc chính thức hy vọng của mình là nếu tình hình có bất cứ sự thay đổi nào thì chính phủ Pháp sẽ báo cho chính phủ Anh biết ngay lập tức để chúng tôi có thể sang Pháp và gặp họ ở bất cứ địa điểm thuận tiện nào, trước khi họ có những quyết định cuối cùng về đường lối hành động của họ trong giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh.

        Tiếp đó, chúng tôi cáo từ Pétain, Weygand và nhân viên của họ. Đây là lần cuối cùng tôi gặp họ. Sau chót, tôi kéo Đô đốc Darlan ra một chỗ và nói riêng với ông ta như sau: "Ông Darlan, ông không hao giờ được để họ lấy hạm đội Pháp". Ông ta long trọng hứa sẽ không khi nào làm như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:49:34 pm

       
*

        Việc thiếu nhiên liệu thích hợp làm cho 12 chiếc phi cơ Spitfire không thực hiện được việc hộ tống chúng tôi. Chúng tôi phải lựa chọn giữa việc chờ đến khi có đúng nhiên liệu hoặc mạo hiểm đi trên chiếc Flamingo vậy. Chúng tôi được trấn an là thời tiết sẽ có mây trong suốt chuyến bay. Chúng tôi cần phải khẩn cấp về nước. Do vậy chúng tôi khỏi hành đơn độc và yêu cầu có đội hộ tống đón chúng tôi, nếu có thể được, trên bầu trời biển Manche. Trong khi chúng tôi đến gần bờ biển, trời sáng ra và hiện nay thì không có mây. Dưới chúng tôi 8000 thước Anh và ở phía tay phải là Le Havre đang bốc cháy. Khói tản về phía đông.

        Không thấy có đội hộ tống mới nào cả. Lúc ấy tôi để ý thấy đang có sự trao đổi trong phi hành đoàn và lập tức sau đó, máy bay chúng tôi chúi thấp xuống khoảng 100 mét Anh gì đó phía trên mặt biển yên lặng, nơi máy bay thường không thể bị phát hiện. Cái gì xảy ra thế? Sau này tôi biết là tổ lái đã nhìn thấy 2 phi cơ Đức ở phía dưới chúng tôi đang bắn phá các tàu đánh cá. Chúng tôi có cái may là phi công Đức đã không nhìn lên. Đội hộ tống mới gặp chúng tôi khi chúng tôi tiến gần bờ biển Anh và chiếc Flamingo trung thành hạ cánh an toàn xuống Hendon.

        Hồi 5 giờ chiều hôm đó, tôi báo cáo với Nội các Chiến tranh kết quả của chuyến đi của tôi. Tôi mô tả tình hình các quân binh chủng Pháp như tướng Weygand đã báo cáo trước hội nghị. Trong 6 ngày ròng rã họ đã chiến đấu ngày đêm và giờ đây họ hầu như bị kiệt sức hoàn toàn. Cuộc tấn công của địch bằng 120 sư đoàn có xe thiết giáp yểm trợ đã nhằm vào 40 sư đoàn Pháp. Lúc này, quân đội Pháp đang ở tuyến cuối cùng mà dựa vào đây họ có thể kháng cự một cách có tổ chức. Tuyến này đã bị chọc thủng tại 2 hoặc 3 chỗ. Rõ ràng là tướng Weygand không thấy có triển vọng tiếp tục chiến đấu và Thống chế Pétain đã hoàn toàn xác định là phải thiết lập hòa bình. Ông ta tin rằng Pháp đang bị quân Đức tàn phá một cách có hệ thống và nhiệm vụ của mình là phải cứu vãn phần còn lại của đất nước khỏi số phận này. Trên tinh thần này, tôi nói đến bản ghi nhớ ông ấy đưa cho Reynaud xem nhưng không giao hẳn. Tôi nói: "Không nghi ngờ gì Pétain là một người nguy hiểm, ở giai đoạn nay, ông ta lúc nào cũng theo chủ nghĩa thất bại, ngay cả ở thế chiến lần trước". Mặt khác ông Reynaud có vẻ như hoàn toàn
xác định phải tiếp tục chiến đấu và Tướng De Gaulle, người cùng dự hội nghị với ông ta tán thành làm chiến tranh du kích. De Gaull e còn trẻ, năng nổ và tạo được ấn tượng tốt đối với tôi. Tôi nghĩ nếu tuyến hiện tại này bị vỡ, chắc hẳn Reynauđ sẽ nghĩ đến ông ta để trao quyền chỉ huy. Đô đốc Darlan cũng tuyên bố ông sẽ không bao giờ trao Hạm đội Pháp cho kẻ thù; trường hợp cuối cùng, như ông nói, ông sẽ đưa hạm đội sang Canada, nhưng trong vấn đề này ông ta có thể bị các chính trị gia Pháp chống lại.

        Rõ ràng nước Pháp đã ở kề bên sự chấm dứt kháng chiến có tổ chức và một chương của chiến tranh đang khép lại. Bằng các phương tiện nào đó, người Pháp có thể tiếp tục chiến đấu. Thậm chí cũng có thể có hai chính phủ Pháp, một thiết lập hòa bình, một tổ chức kháng chiến từ các thuộc địa, thực hiện chiến tranh trên biển bằng Hạm đội Pháp và tại đất Pháp bằng chiến tranh du kích. Còn quá sớm để nói trước. Tuy trong một thời kỳ nhất định còn phải chi viện phần nào cho Pháp, giờ đây chúng tôi phải tập trung những cố gắng chủ yếu vào việc phòng thủ đất nước mình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:50:36 pm
     
7
        
PHÒNG THỦ NỘI ĐỊA VÀ BỘ MÁY PHẢN CÔNG

        Trong tương lai, khi đọc các trang này hẳn độc giả sẽ thấy tấm màn của ẩn số dày và rối rắm như thế nào. Bây giờ, dưới ánh sáng đầy đủ của thời gian sau khi sự việc đã qua, dễ thấy chỗ nào chúng tôi không hay biết hoặc quá lo lắng sợ hãi, chỗ nào chúng tôi thiếu cảnh giác hoặc vụng về. Hai lần trong 2 tháng, chúng tôi hoàn toàn bị bất ngờ. Việc đè bẹp Na Uy và chọc thủng Sedan với tất cả hậu quả của nó, nói lên sức mạnh kinh khủng của thế chủ động của Đức. Còn có gì nữa ngoài việc họ sẵn sàng, chuẩn bị và tổ chức tỉ mỉ đến từng chi tiết? Liệu họ có bất thình lình tấn công từ trên không trung với các vũ khí mới, với kế hoạch hoàn hảo, với lực lượng mạnh gấp bội vào đảo quốc hầu như hoàn toàn không được trang bị đầy đủ, tại bất cứ điểm nào trong 12 hoặc 20 điểm khả dĩ đổ quân được không? Hoặc liệu họ có thể đi tới Ái Nhĩ Lan không? Sẽ là rất điên rồ khi người nao đó có thể lập luận dứt khoát và tỏ ra chắc chắn về những khả năng có thể dự phòng trước được. Tiến sĩ Johnson nói: "Hãy tin điều đó", khi một người biết mình bị treo cổ trong vòng nửa tháng, điều đó tập trung tâm trí anh ta một cách đáng ngạc nhiên. Tôi lúc nào cũng chắc là chúng tôi phải thắng, tuy nhiên tôi rất sẵn sàng trước tình thế và rất vui mùng là đã làm cho các quan điểm của mình hữu hiệu.

        Các đồng sự của tôi đã cảm thấy là nên xin Quốc hội các quyền đặc biệt mà bản dự thảo đã được chuẩn bị trong mấy ngày qua. Trên thực tế, với biện pháp nay, chính phủ có quyền hạn không bị hạn chế đối với cuộc sống, tự do và tài sản của tất cả mọi thần dân của nhà Vua trong Đại Anh quốc. Theo thuật ngữ chung về luật pháp, các quyền hạn Quốc hội trao cho là tuyệt đối. Đạo luật phải "bao gồm những quyền hạn do Hội đồng ban bố để đề ra các qui định về quốc phòng dự liệu việc yêu cầu người dân tự đặt mình, và tài sản của mình sẵn sàng cho Nhà vua điều động khi vua thấy việc đó là cần thiết hoặc có lợi cho việc đảm bảo an ninh công cộng, cho việc phòng thủ vương quốc, việc duy trì trật tự công cộng, hoặc việc tiến hành có hiệu quả bất cứ cuộc chiến tranh nào mà Nhà vua có thể phải tham gia, hoặc việc duy trì các sự tiếp tế và dịch vụ thiết yếu đối với cuộc sống của cộng đồng".

        Đối với con người, Bộ trưởng Lao động được quyền điều khiển bất cứ người nào để thực hiện một dịch vụ có yêu cầu. Qui định về quyền này bao gồm một điều khoản về lương hợp lý  và được ghi trong đạo luật để định ra các điều kiện về lương bổng. Các ủy ban cung ứng lao động được thành lập tại các trung tâm quan trọng. Việc kiểm soát tài sản, trên ý nghĩa rộng nhất, được áp đặt theo cách bình đẳng. Việc kiểm soát các tổ chức kinh doanh hoặc cơ quan bao gồm cả ngân hàng được áp đặt theo mệnh lệnh của chính phủ. Các người thuê mướn nhân công có thể được yêu cầu phải xuất trình sổ sách và siêu lợi nhuận bị mức thuê là 100%. Một Hội đồng sản xuất được thành lập và do ông Greenwood chủ trì và một Giám đốc cung ứng lao động được chỉ định.

        Bản dự luật này được trình Quốc hội buổi chiều ngày 22/5 thông qua ông Chamberlain và ông Attlee, chính ông này đưa ra việc thảo luận giai đoạn 2. Cả Hạ và Thượng viện với đa số thuộc Đảng Bảo thủ nhất trí thông qua bản dự luật trong toàn bộ các giai đoạn của nó trong buổi chiều và đêm đó Nhà Vua phê chuẩn.

        "Vì người La Mã trong cuộc tranh chấp của thành La Mã
        Đã không tiếc đất dai, không tiếc vàng
        Không tiếc vợ, không tiếc con, không tham sinh úy tử
        Trong những ngày anh dũng thủa xưa.
        Tâm trạng lúc bấy giờ là như vậy"



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:52:44 pm

        Đây là thời điểm mà toàn thể Anh quốc làm việc và cố gắng đến mức tối đa và đoàn kết hơn bao giờ hết. Đàn ông và đàn bà cặm cụi bên máy tiện và các máy trong công xưởng cho đến khi kiệt sức trên mặt sàn phải kéo ra và đưa về nhà, và những người mới đến thay thế họ thì đã có mặt trước giờ. Mong muốn duy nhất của mọi người trong nam giới và nhiều người trong nữ giới là có một vũ khí. Nội các và chính phủ gắn bó với nhau bằng những mối dây liên kết, mà mọi người đều quan tâm săn sóc. Hình như trong dân chúng hoàn toàn không có cảm giác sợ hãi và đại diện của họ tại Quốc hội không phải là không xứng đáng với tâm tư và tinh thần của họ. Chúng tôi không bị đau khổ như Pháp dưới sự đánh phá của Đức. Không có gì làm cho người Anh xúc động như sự đe dọa xâm lược, một thực tế chưa từng được biết đến trong hàng ngàn năm. Số lớn dân chúng mang quyết tâm đánh bại kẻ thù hoặc là chết. Họ vui sướng nghe tôi diễn đạt tình cảm của họ và nêu ra những lẽ phải của việc gì họ định làm hoặc tìm cách làm. Sự khác biệt duy nhất khả dĩ có là xuất phát từ những người muốn làm, thậm chí nhiều hơn khả năng cho phép, và họ cho rằng sự hăng say cực độ này có thể làm cho hành động thêm tích cực bội phần. Quyết định của chúng tôi gửi hai sư đoàn trang bị tốt duy nhất quay lại Pháp càng cho thấy cần thiết phải có mọi biện pháp khả dĩ để chống lại sự tấn công trực tiếp vào đảo quốc này. Sự thất trận nhanh chóng của Hà Lan vẫn ở trong tâm trí chúng tôi. Ông Eden đã đề nghị với Nội các Chiến tranh thành lập tổ chức dân phòng tình nguyện ở các địa phương hay là "Dân vệ địa phương", và kế hoạch này được thúc ép mạnh mẽ. Trên khắp đất nước, tại mỗi thị trấn và làng mạc, các đoàn người có quyết tâm kéo đến tập trung với súng thể thao, súng bắn đạn ghém, gậy tầy và giáo mác và từ đây một tổ chức rộng lớn sẽ sớm xuất hiện. Lúc này đã có gần 1 triệu rưỡi người đã dần dần có được vũ khí tốt.

        Nỗi lo sợ chính của tôi là xe tăng Đức đến đất liền. Vì đầu óc tôi mãi nghĩ đến việc đổ bộ xe tăng vào bờ biển của đôi phương, cho nên đường nhiên tôi nghĩ là họ cũng có ý kiến tương tự. Chúng tôi hầu như không có súng chống tăng hoặc đạn dược , thậm chí cả pháo đã chiến thông thường. cảnh ngộ mà chúng tôi bị dồn vào trong việc xử lý nguy cơ này có thể được đánh giá thông qua sự kiện sau đây. Tôi đến thăm các bãi biển của chúng tôi tại vịnh st Margaret, gần Dover. Viên Lữ đoàn trưởng cho biết đơn vị ông ta chỉ có 3 súng chống tăng để bảo vệ bốn, năm dặm bờ biển bị uy hiếp dữ dội này. Ông ta nói chỉ có sáu viên đạn cho mỗi khẩu súng và ông ta hỏi tôi với vẻ thách đố một chút là ông ta có được để cho binh sĩ của mình bắn tập một viên thôi, để ít nhất biết được vũ khí của mình hoạt động ra sao. Tôi trả lời là chúng ta không thể cho phép bắn tập và hỏa lực phải được sử dụng vào giờ chót ở tầm bắn gần nhất.

        Vì vậy không con thì giờ để thiết kế các phương tiện bằng các kênh thông thường. Để đảm bảo hành động nhanh chóng dựa trên một ý kiến hay hoặc trên một thiết bị, không bị vướng vào các thủ tục, thuộc cấp bộ, tôi quyết định, trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, giữ trong tay mình cơ sở thực nghiệm do Thiếu tá Jefferis lập ra tại Whitchurch. Kể từ 1939, tôi có những tiếp xúc hữu ích với vi sĩ quan rất tài giỏi này mà đầu óc sáng tạo, thông minh đã tỏ ra, như ta sẽ thấy, có kết quả trong toàn bộ cuộc chiến tranh. Ông Lindeman có sự tiếp súc gần gũi với ông ta và tôi. Tôi sử dụng chất sám của họ và quyền lục của tôi. Jefferis và các người khác có quan hệ với ông ta cùng làm công việc chế tạo một trái bom có thể được ném vào xe tăng, có lẽ là qua một cửa sổ và dính chặt vào xe. Tác động của một chất nổ rất mạnh tiếp xúc trục tiếp với một tấm thép có công hiệu đặc biệt. Chúng tôi còn nhớ như in trong đầu hình ảnh quân đội hoặc dân thường tận tụy bám sát phía sau xe tăng, thậm chí còn ném cả bom vào xe dù có bị hi sinh. Chắc chắn có nhiều người đã làm như vậy. Tôi nghĩ một quả bom gắn vào một cái cán có thể được phóng đi bằng hỏa lục của một viên đạn súng trường đã giảm bớt chất nổ. Sau cùng thì bom "dính" được chấp nhận là một trong những vũ khí khẩn cấp, tốt nhất của chúng tôi. Chúng tôi chưa bao giờ dùng nó ở trong nước, nhưng ở Syria, nơi mà những điều kiện sơ khai nguyên thủy tương tự là phổ biến, thì nó đã tỏ ra có giá trị.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:53:34 pm

       
*

        Lần đầu tiên trong 125 năm, một kẻ thù hùng mạnh đã có chỗ đứng trên biển Manche nhỏ hẹp. Quân chính phủ được tập hợp lại, và quân địa phương, nhiều hơn nhưng được huấn luyện kém hoàn hảo hơn, phải được tổ chức và triển khai thành một hệ thống phòng thủ hoàn chỉnh ở tư thế sẵn sàng, để tiêu diệt kẻ thù nếu chúng đến - vì không thể để cho chúng thoát. Đối với cả 2 bên thì đều là "được ăn cả, ngã về không". Quân địa phương đã có thể được đưa vào khung chung của việc phòng thủ. Ngày 25/6 Tướng Ironside, Tổng tư lệnh các lực lượng nội địa, trình bày các phương án của mình trước các Tham mưu trưởng. Đương nhiên các phương án này được các chuyên gia quan tâm nghiên cứu tỉ mỉ và bản thân tôi cũng xem xét một cách không kém phần quan tâm. về đại thể chúng được thông qua. Có 3 thành tố chính trong phác thảo ban đầu của kế hoạch vĩ đại nay: một là lớp "vỏ cứng" bằng chiến hào tại các bãi biển có nhiều khả năng là nơi đổ bộ, những người bảo vệ chiến hào phải chiến đấu tại chỗ mình đứng, có lực lượng dự bị để phản kích ngay; hai là một tuyến chướng ngại vật cản xe tăng do địa phương quân phụ trách vận hành và đổ xuôi từ trung tâm phía đông nước Anh, bảo vệ Luân Đôn và các trung tâm công nghiệp lớn, chống lại sự xâm nhập của xe thiết giáp; ba là, phía sau tuyến nay có các lực lượng dự bị chủ yếu dành cho các hành động phản kích lớn. Với ngày tháng trôi qua, kế hoạch ban đầu này liên tục được bổ sung và điều chỉnh, nhưng quan niệm về tổng thể không thay đổi. Tất cả các quân nhân nếu bị tấn công, phải đứng vững không chỉ theo tuyến hàng dọc mà là phòng thủ  toàn bộ trong khi những người khác vận động nhanh chóng để tiêu diệt kẻ tấn công dù cho chúng đến từ phía bể vào hoặc từ trên không xuống. Nhũng người bị cắt đứt với sự chi viện trực tiếp cũng sẽ không phải chỉ ngồi yên ở vị trí. Các biện pháp tích cực được chuẩn bị để quấy rối địch từ phía sau lưng, làm nhiễu thông tin liên lạc, phá hoại chiến cụ như kiểu người Nga đã làm rất thành công khi quân Đức ồ ạt kéo vào nước Nga một năm sau. Nhiều người dân hoang mang trước các hoạt động nhiều không kể xiết xung quanh họ. Họ có thể hiểu sự cần thiết phải rào dây thép gai và thả mìn các bãi biển, phải có các vật cản xe tăng tại các đường hẻm, các boong ke tại các ngã ba đường, phải xông vào trong nhà họ để xếp các bao cát vào gác mái, vào các sân gôn hoặc các cánh đồng màu mỡ và vườn tược của họ để đào một vài hào rộng chống tăng. Tất cả những sự bất tiện phiền hà và nhiều hơn nữa, họ chấp nhận phần lớn. Nhưng đôi khi họ phải tự hỏi không biết có một kế hoạch chung không, hoặc liệu một số ít người hơn đã không chạy cuống cuồng trong việc tích cực sử dụng những quyền hạn mới được ban để can thiệp vào tài sản của công dân.

        Tuy nhiên có một kế hoạch trung ương, chi tiết, có phối hợp  và toàn diện, khi triển khai nó tự định hình như vậy: Quyền chỉ huy chung được duy trì tại Tổng hành dinh ở Luân Đôn. Toàn bộ Đại Anh quốc và Bắc Ái Nhĩ Lỉm được chia thành 7 bộ tư lệnh, các bộ tư lệnh này lại chia thành tư lệnh quân đoàn và sư đoàn. Các bộ tư lệnh, quân đoàn và sư đoàn được yêu cầu phải duy trì một phần lực lượng của mình để làm lực lượng dự bị cơ động, chỉ có một số tối thiểu được chỉ định giữ các phương tiện phong thủ đặc biệt của mình. Dần dần, phía sau bãi biển, các vùng phòng thủ trong từng khu vực sư đoàn và Bộ tư lệnh, toàn bộ hệ thống có chiều sâu là 100 hoặc hơn 100 dặm. Sau các tuyến này là hệ vật cản chống tăng nằm vắt ngang miền nam nước Anh và hướng lên phía bắc tới Notinghamshire. Trùm lên tất cả là lực lượng dự bị tối hậu đặt dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Địa phương quân. Chính sách của chúng tôi là giữ lực lượng này càng nhiều và cơ động càng nhanh càng tốt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:54:16 pm

        Có nhiều biến thể trong cơ cấu tổng thể này. Từng cảng một của chúng tôi trên bờ biển phía đông và phía nam là một đối tượng nghiên cứu đặc biệt. Tấn công trực diện vào một cảng có phong thủ có vẻ là một khả năng không chắc chắn và tất cả đều được tạo thành các điểm mạnh có khả năng phòng thủ như nhau từ phía đất liền ra hoặc từ ngoài biển vào. Các vật cản được bố trí trên hàng vạn dặm vuông ở đất Anh để chống sự đổ bộ bằng đường hàng không. Tất cả các sân bay, trạm ra đa và kho chứa nhiên liệu trong đó có 475 địa điểm trên, ngay từ mùa hè năm 1940, đều cần được bảo vệ bằng quân đồn trú đặc biệt và chính phi công của mình. Hàng nghìn điểm "dễ bị tấn công" như cầu, cống, nhà máy điện, kho tàng, các nhà máy quan trọng và những điểm tương tự, phải được bảo vệ ngày đêm chống lại sự phá hoại hoặc tấn công thình lình. Đã có kế hoạch sẵn sàng để phá hủy ngay lập tức các tài nguyên có lợi cho địch nếu rơi vào tay chúng. Việc phá hủy các phương tiện của cảng, đào phá các đường giao thông quan trọng, lam tê liệt việc vận chuyển bằng cơ giới, các trạm điện thoại và điện tín, thiết bị vận chuyển đường sắt, nền đường sắt, được lập kế hoạch đến từng chi tiết trước khi những phương tiện đó vượt khỏi sự kiểm soát của chúng tôi. Tuy có tất cả các biện pháp đề phòng khôn ngoan và cần thiết này trong đó có sự giúp đỡ nồng hậu của các bộ khối dân chính dành cho phía quân sự, nhưng không hề có vấn đề "chính sách tiêu thổ". Nước Anh phải được nhân dân Anh bảo vệ, không bị tiêu diệt.

        Tất cả điều này cũng có mặt này mặt khác. Phản ứng trước tiên của tôi đối với cái "Thần kỳ Dunkirk" là sử dụng nó thích hợp  hơn bằng cách tổ chức một "cuộc phản công". Khi còn quá nhiều bất trắc thì sự cần thiết giành lại thế chủ động lại nổi bật lên. Vói tôi, ngày 4/6 quá bận rộn vì cần phải chuẩn bị để đọc bài diễn văn dài và quan trọng trước Hạ viện (đã được nghe một phần của nội dung) nhưng ngay sau khi làm xong, tôi vội vàng đánh một nốt nhạc mà tôi nghĩ là phải ngự trị tâm trí của chúng tôi và tạo cảm hứng cho hành động của chúng tôi vào thời điểm này; vì vậy tôi gửi biên bản sau đây cho tướng Ismay:

        "Chúng ta rất lo lắng - và lo như vậy chắc chắn là khôn ngoan - về mối hiểm họa của việc Đức đổ bộ vào Anh, tuy chúng ta làm chủ trên các biển và có sự phòng thủ mạnh trên không bằng chiến đấu cơ. Mỗi vịnh, mỗi bãi bể, mỗi cảng đã trở thành nỗi lo của chúng ta. Ngoài ra, quân nhảy dù có thể tràn đến và chiếm Liverpool hoặc Ái Nhĩ Lan và các nơi khác. Tất cả tâm trạng lo xa này là điều rất tốt nếu nó tạo ra cho ta nghị lực. Nhưng nếu việc quân Đức xâm lăng chúng ta là quá dễ dàng mặc dầu chúng ta có sức mạnh trên biển, thì một số người có thể có khuynh hướng đặt ra câu hỏi tại sao chúng ta lại không thể làm bất cứ điều gì tương tự đối với chúng. Ta không được để thói quen về tư duy hoàn toàn phòng thủ đã phá hoại nước Pháp lại phá hoại mọi sáng kiến của chúng ta. Việc giữ chân các lực lượng lớn nhất của Đức dọc các bờ biển của các nước bị Đức chiếm đóng có tác động rất lớn và chúng ta ngay lập tức    phải bắt tay vào việc tổ chức các lực lượng đánh phá các bờ biển này ở những nơi mà dân chúng là bạn. Các lực lượng này có thể gồm các đơn vị độc lập, được trang bị hoàn hảo với    số lượng khoảng 1000 trở lên nhưng không quá 10.000 khi kết hợp với nhau. Sự bất   ngờ có thể được đảm bảo ở chỗ mục tiêu đi tới sẽ được giữ kín cho đến phút cuối cùng.

        Những gì chúng ta đã thấy ở Dunkirk cho thấy tốc độ mà quân đội có thể di chuyên khỏi (và tôi giả thiết là tiếp tục đi tới) các điểm được lựa chọn nếu cần thiết. Thật là kỳ lạ biết bao nếu người ta có thể làm cho người Đức phải tự hỏi sắp tới họ sẽ bị đánh ở đâu thay vì buộc chúng ta phải tìm cách xây tường trên đảo và phủ mái lên trên! Phải có một sự cố gắng rũ bỏ sự cùng kiệt về tinh thần và đạo lý ma ý muốn và sáng kiến của kẻ địch áp đặt đôi với chúng ta".

        Ismay chuyển văn thư này cho các Tham mưu trưởng và trên nguyên tắc nó nhận được sự tán thành chân thực của các vị này cũng như được phản ảnh trên nhiều quyết định mà chúng tôi  đưa ra. Dần dần một chính sách được xuất phát từ đó. Vào thời điểm này, ý nghĩ của tôi xoáy vào chiến tranh xe tăng, không phải đơn thuần phòng ngự mà tấn công. Điều này yêu cầu phải có sự sản xuất lớn các tàu đổ bộ xe tăng và từ đó trở đi thành một trong các sự lưu ý thường xuyên của tôi. Vì tất cả cái này được sắp đặt để trở thành một vấn đề rất quan trọng trong tương lai, lúc này tôi phải quay trở lại một đề tài đã ấp ủ từ lâu trong tâm trí tôi và giờ đây được làm sông trở lại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:54:50 pm

       
*

        Tôi lúc nào cũng đặc biệt quan tâm đến chiến tranh bằng xe lội nước và nung nấu ý nghĩ dùng xe tăng chở trên các tàu được thiết kế đặc biệt để đổ bộ vào các bãi biển ở các nơi không bị dòm ngó nghi ngờ. Mười ngay trước khi tôi là Bộ trưởng quân khí trong chính phủ ông Lloyd Georges ngày 17/7/1917, tôi đã chuẩn bị mà không có sự hỗ trợ chuyên môn, một kế hoạch đánh chiếm hai đảo Borkum và Sylt. Kế hoạch này bao gồm các chương dưới đây, chưa bao giờ được công bố cả.

        Việc đổ quân lên đảo (Borkum hoặc Sylt) dưới sự yểm trợ của pháo Hải quân (phải có) được hỗ trợ bằng chất khí và khói từ các phương tiện chuyên chở chống được thủy lôi thông qua việc sử dụng các xà lan chuyển tải đạn bắn không thủng. Phải cung cấp xấp xỉ 100 chiếc cho việc đổ bộ một sư đoàn. Ngoài ra phải cung cấp một số - cho la 50 (chiếc) tàu đáy bằng - để đổ bộ xe tăng, mỗi chiếc chở một hay nhiều tăng (và) có trang bị ở mũi tàu để cắt dây thép. Thông qua cầu kéo hoặc mũi dốc của tàu các xe tăng sẽ đổ bộ bằng chính khả năng của mình và bảo vệ bộ binh khỏi bị cản trở vì giây thép gai khi tấn công các lối vào công sự và pháo đài. Đây là một đặc điểm mới, nó gạt bò được một trong những khó khăn rất lớn trước đây, cụ thể là việc đổ bộ nhanh chóng pháo đã chiến của chúng ta để cắt giây thép gai.

        Va tiếp nữa:

        Lúc nào cũng có hiểm họa là địch đánh hơi thấy ý đồ của chúng ta và tăng thêm số quân đồn trú mạnh bằng mọi giá cho vị trí như Borkum, một vấn đề mà địch cũng phải hết sức nhạy cảm. Mặt khác, việc đổ bộ có thể được thực hiện dưới sự che chắn của các tàu đổ bộ đáy bằng mà đạn súng máy bắn không thủng, với mật độ quá lớn để khỏi bị tổn thất nặng bởi hỏa lực dày đặc (nghĩa là hỏa lực của trọng pháo); và các xe tăng được sử dụng thậm chí với số lượng lớn hơn so với gợi ý ở đây, đặc biệt là xe tăng cơ động nhanh và các loại nhẹ hơn sẽ hoạt động ở một khu vực dù không có sự chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đây là những cân nhắc được coi là mới, quan trọng và thuận lợi.

        Cũng trong văn bản này tôi có một kế hoạch dự phòng về việc tạo ra một đảo nhân tạo ở vùng nước nông của vỉa đá ngầm Hom Reef (về phía bắc).

        Một trong các phương pháp được gọi ý để điều tra là như sau:

        Phải chuẩn bị một số xà lan đáy bằng hoặc thùng bằng xi măng lưới thép chứ không phải bằng thép, ở các sông Humber tại Harwich, sông Wash, sông Medwey và sông Thames. Các cấu trúc này sẽ phù hợp với chiều sâu của các vùng nước mà chúng sẽ bị đánh chìm theo một kế hoạch chung. Chúng sẽ nổi khi không có nước và do đó có thể lại được đưa tới địa điểm của đảo nhân tạo, khi đã tới chỗ các phao chỉ giới hơn đảo thì các van mở ra để nước tràn vào và đánh chìm xuống đáy sông. Sau đó các tàu hút bùn có thể phun dần dần cát vào khi có cơ hội. Kích cỡ của các loại cấu trúc này sẽ là 50’x20’x40’ đến 120’x80’x40’. Bằng cách này có thể tạo ra một cảng chống được thủy lôi, chịu được mưa nắng giống như một hơn đảo san hô vòng ngoài biển thoáng, có những chỗ trú ẩn chính qui cho khu trục hạm và tàu ngầm và bãi cho máy bay hạ cánh.

        Dự án này, nêu khả thi có thể được phát triển chi tiết và áp dụng vào nhiều địa điểm. Có lê các tàu vỏ xi măng lưới thép có thể được chế tạo để chuyên chở toàn bộ một cỗ tháp pháo hạng nặng và khi cho nước vào ngăn ngoài sẽ chìm xuống đáy bể tại những địa điểm mình muốn, giống như những pháo đài Solent. Các loại cấu trúc khác đánh chìm được có thể được chế tạo  để chứa kho, bồn nhiên liệu hoặc phong sinh hoạt. Không có sự điều tra về chuyên môn thì ở đây không thể làm gì được hơn là chỉ ra các khả năng bao gồm trọn vẹn việc tạo dựng, vận chuyển rời từng bộ phận lắp ráp lại và đặt thành một đảo nhân tạo và một căn cứ cho khu trục hạm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:55:10 pm

        Nếu thấy ổn về mặt cơ học, thì một kế hoạch như vậy tránh được việc sử dụng quân đội và tất cả các rủi ro của việc đột chiếm một hòn đảo có công sự phòng ngự: Nó có thể được ứng dụng như là một sự bất ngờ, vì rằng mặc dầu việc chế tạo những tàu vỏ xi măng lưới thép này chắc sẽ được bên Đức biết, kết luận tự nhiên sẽ là chúng được dùng để tìm cách phong tỏa các cửa sông, một ý kiến thực ra không được loại bỏ. Như vậy, cho tới khi hòn đảo hay hệ thống chắn sóng trên thực tế bắt đầu được phát triển, kẻ địch sẽ không thấy được ý định này.

        Trong gần một phần tư thế kỷ, văn bản này nằm yên trong lưu trữ của ủy ban quốc phòng Hoàng gia. Tôi không in nó trong cuốn Cuộc khủng hoảng Thế giới mà đáng lẽ nó phải là một chương vì lý do khuôn khổ của cuốn sách và cũng vì nó không bao giờ được thực thi. Đây là điều may mắn vì những ý kiến được đưa ra là quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc chiến tranh này; và chắc chắn người Đức quan tâm đọc sách về chiến tranh của tôi. Nhũng quan niệm cơ bản trong văn bản cũ xưa còn in đậm trong tâm trí tôi, và trong tình hình khẩn cấp mới tạo thành nền tảng của hành động mà sau một khoảng thời gian dài, đã có dấu ấn đáng ghi nhớ trong hạm đội to lớn các tàu đổ bộ xe tăng năm 1943 và trong các cảng Mulberry năm 1944.

        Từ đó trở đi, một cường lực được dồn vào sự phát triển các kiểu tàu đổ bộ và một cục đặc biệt được lập ra trong Bộ Hải quân để phụ trách công việc này. Đến tháng 10/1944, việc thử nghiệm các tàu đổ bộ xe tăng đầu tiên L.C.T được tiến hành đều đặn. Một mẫu cải tiến ra đời và nhiều cái được sản xuất từng bộ phận để tiện chuyên chở bằng đường bể tới Trung đông, nơi mà tàu L.C.T bắt đầu tới vào mùa hè năm 1941. Những tàu này đã chứng tỏ giá trị của chúng và với kinh nghiệm thu được, khả năng cho ra đời các đợt cuối của những loại tàu kỳ lạ này được cải thiện một cách vững chắc. Cũng may mà sự việc đã chứng tỏ là có thể giao việc sản xuất các tàu L.C.T cho các xí nghiệp thiết kế chế tạo không ở trong ngành đóng tàu, và như vậy sẽ không cần phải đụng đến nhân lực và công xưởng của các nhà máy đóng tàu lớn. Việc này cũng giúp thực hiện được chương trình có qui mô lớn mà chúng tôi suy tính cũng như đặt một giới hạn cho kích cỡ của tàu L.C.T.

        Tàu L.C.T thích hợp với các cuộc vượt biển Manche để đánh phá, hoặc các công việc rộng tầm hơn tại Địa Trung Hải, nhưng không thích hợp với các hành trình dài ngoài biển khơi. Nhu cầu xuất hiện đối với loại tàu lớn hơn, tính chất viễn dương cao hơn, để ngoài việc chuyên chở xe tăng và các loại xe cộ khác trên các hành trình viễn dương, còn có thể đổ bộ các loại xe này xuống các bãi biển như tàu L.C.T vậy. Tôi ra chỉ thị cho việc thiết kế một mẫu tàu như vậy được gọi là tàu L.S.T (tàu đổ bộ xe tăng). Sau này được đưa sang Mỹ để hai bên cùng nhau tính toán các chi tiết. Ở Mỹ nó được sản xuất hàng loạt và có vai trò nổi bật trong sự đóng góp đơn độc lớn nhất vào giải pháp gay cấn về đổ bộ các đại xa vào bãi biển. Cuối cùng thì trên 1000 chiếc đã được sản xuất.

        Vào cuối năm 1940, chúng tôi đã có một quan niệm có cơ sở về cách diễn đạt cụ thể về chiến tranh trên bộ và dưới nước. Việc sản xuất các loại tàu đặc biệt và thiết bị nhiều loại đang đạt được đẩy mạnh, các tổ chức cần thiết cho việc xử lý tất cả các thiết bị mới này đang được phát triển và huấn luyện dưới quyền của Bộ Tư Lệnh hành quân hỗn hợp. Các trung tâm huấn luyện đặc biệt cho mục đích này được lập ra ở trong nước và ở Trung Đông. Chúng tôi giới thiệu với bạn Mỹ của mình tất cả các ý kiến mới mẻ này cùng với những biểu hiện thực tiễn của nó khi nó đã định hình. Các kết quả phát triển một cách vững chãi qua năm tháng chiến đấu và như vậy đã tạo ra công cụ đúng thời gian và nhiên hậu đóng một vai trò cần thiết trong các kế hoạch và hành động lớn nhất của chúng tôi.

        Trong các năm 1940 và 1941 các cố gắng của chúng tôi trong lĩnh vục nay bị hạn chế bởi các yêu cầu của việc chống tàu ngầm. Không quá 7000 người đã được dành ra để sản xuất tàu đổ bộ cho đến cuối năm 1940, con số này cũng không tăng hơn là bao nhiêu trong năm sau. Tuy nhiên đến năm 1940, riêng ở Anh đã có không dưới 70.000 người tận tụy với nhiệm vụ to lớn này, con ở Mỹ thì con số lớn hơn nhiều.

        Do có nhiều điều được mô tả vẫn tồn tại và tăng lên về giả thiết là tôi không thích việc chống đối bất cứ việc đổ bộ có qui mô lớn nào như đã diễn ra ở Normandie năm 1944, tôi thấy đây là một việc làm thích hợp nếu tôi nói rõ ràng ngay từ lúc ban đầu, tôi đã cung cấp một lực đẩy và quyền hành động lớn để tạo ra một bộ máy và hạm đội rộng lớn để đổ bộ xe thiết giáp vào các bãi biển mà, nếu không có, thì ngày nay khắp nơi đều công nhận là những cuộc hành quân lớn như vậy sẽ không thể thực hiện được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 10:16:30 pm

8

NỖI ĐAU KHỔ CỰC ĐỘ CỦA NGƯỜI PHÁP

        Các thế hệ sau này có thể thấy một điều đáng ghi nhớ và cũng là câu hỏi quan trọng nhất, liệu chúng ta có phải tiếp tục chiến đấu một mình? dù câu hỏi này không bao giờ được đặt ra trong chương trình nghị sự của Nội các Chiến tranh.

        Những người thuộc tất cả các đảng phái trong nước cho điều đó là một việc đúng và tất nhiên phải như vậy, và chúng tôi có quá nhiều việc, không còn thì giờ để lãng phí vào các vấn đề không thực tế, chỉ có trên lý thuyết. Chúng tôi cũng thống nhất với nhau để xem xét giai đoạn mới với một lòng tin chắc chắn.

        Ngay 13/6 lần chót tôi sang Pháp sau 4 năm chỉ sai sấp xỉ một ngày. Lúc này chính phủ Pháp đã rút về Tours và tình hình căng thẳng tăng lên mạnh mẽ. Tôi kéo theo Edward Halifax và tướng Ismay, và Max Beaver Brook cũng tự nguyện cùng đi với tôi. Trong lúc khó khăn, ông ta lúc nào cũng sôi nổi. Lần này, thời tiết không có mây, chúng tôi vượt biển giữa phi đội chiến đấu cơ Spitfire của mình, nhưng mở rộng hơn đường bay về phía nam so với trước đây. Bay tới không phận Tours, chúng tôi thấy sân bay ở đây đã bị oanh tạc nặng đêm trước, nhưng chúng tôi và tốp bảo vệ hạ cánh an toàn mặc dầu có những lỗ bom. Tức khắc người ta cảm thấy tình hình đã và càng xấu đi. Không thấy có ai đến đón chúng tôi hoặc có vẻ như chờ đợi chúng tôi, chúng tôi mượn một xe phục vụ của người chỉ huy trạm xe và đi vào thành phố đến trụ sở của quận, nơi được biết là đại bản doanh của chính phủ Pháp đóng ở đó; không có nhân vật quan trọng nào ở đây và có tin là Reynaud đang di xe hơi từ địa phương về.

        Đã gần 2 giờ chiều, chúng tôi sửa soạn đi ăn trưa và sau vài câu trao đổi, xe đưa chúng tôi qua các phố đầy nghẹt xe của những người di tản, phần lớn xe có vải che trên mui và chất đầy hành lý. Chúng tôi tìm được một tiệm café đóng cửa và sau khi giải thích chúng tôi có được một bữa ăn. Trong khi ăn trưa, ông Baudouin đến thăm chúng tôi, ông là một người mà ảnh hưởng đã tăng lên trong những năm cuối này. Ông ta với phong cách mềm mỏng, nhẹ nhàng, bắt đầu nói ngay lập tức  về sự tuyệt vọng của cuộc kháng chiến của Pháp. Nếu Mỹ tuyên bố chiến tranh với Đức thì Pháp có thể tiếp tục được. Tôi nghĩ thế nào về điều này? Tôi không thảo luận gì thêm ngoài việc nói là tôi hi vọng Mỹ sẽ vào cuộc và nhất định chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu. Tôi được biết sau đó ông ta đã loan báo tin tôi đã đồng ý là Pháp phải đầu hàng trừ phi nước Mỹ vào cuộc.

        Sau đó chúng tôi trở về quận, ở đó ông Mandel, bộ trưởng Nội vụ đang chờ đợi chúng tôi. Nguài cựu thư ký trung thành này của Clemenceau và là người truyền phát bức thông điệp về cuộc đbi của ông này, có vẻ như ở trong một tâm trạng rất bình tĩnh. Ông là hiện thân của nghị lực và sự không nhượng bộ. Bữa ăn trưa của ông là một con gà hấp dẫn, còn nguyên trên chiếc khay trước mặt. Ông là một tia nắng mặt trời. Vói hai máy điện đàm trong hai tay, ông liên tục phát ra các mệnh lệnh và quyết định. Ý kiến của ông đơn giản: Tiếp tục chiến đấu đến cùng trên đất Pháp để yểm trợ cuộc chuyển quân lớn nhất có thể xảy ra vào châu Phi. Đây là lần cuối cùng tôi gặp người Pháp anh dũng này. Nước cộng hoa Pháp được khôi phục lại đã xử bắn những kẻ tay sai đã giết ông ta. Hình ảnh ông được các đồng minh và những người đồng hương tôn vinh.

        Bây giờ thì Reynaud đến. Thoạt tiên trông ông ấy có vẻ suy sụp. Tướng Weygand báo cáo ông ta là quân đội Pháp đã kiệt quệ - Phòng tuyến bị chọc thủng ở nhiều chỗ, khắp nước trên các ngả đường đầy rẫy dân tị nạn và nhiều binh lính ở trong tình trạng rối loạn. Ông Tổng tư lệnh cảm thấy cần phải yêu cầu đình chiến trong khi Pháp còn đủ quân đội để giữ trật tự cho tới khi hòa bình được thiết lập. Khuyến cáo của quân sự là như vậy. Cùng ngày hôm đó, ông gửi thêm một thông điệp nữa cho Roosevelt nói là giờ chót đã điểm và số phận của sự nghiệp của Đồng minh nằm trong tay Mỹ. Từ đây phát sinh sự lụa chọn giữa đình chiến và hòa bình.

        Ông Reynaud nói tiếp là ngày hôm trước Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị cho ông tìm hiểu xem thái độ của nước Anh sẽ như thế nào nếu tình hình xấu nhất phải xảy ra. Bản thân ông ta biết rõ lời cam kết trịnh trọng là không bên nào trong đồng minh ký kết hòa bình riêng rẽ. Tướng Weygand và các người khác nhân mạnh là Pháp đã hi sinh mọi thứ cho sự nghiệp chung. Nước Pháp không còn gì hết, nhưng đã thành công trong việc làm suy yếu rất nhiều kẻ thù chung. Trong tình hình như vậy, sẽ là một cú sốc nếu Anh không thừa nhận Pháp về mặt vật chất không thể tiếp tục được nữa, nếu đòi hỏi Pháp vẫn phải tiếp tục chiến đấu, và như vậy chắc chắn đẩy hắn dân mình vào vòng suy tàn và thảm họa trong tay những chuyên gia tàn nhẫn có nghệ thuật bắt buộc các dân tộc bị chinh phục phải phục tùng. Sau đó là câu hỏi mà ông ta phải đề ra: Liệu Đại Anh quốc có thấu hiểu những sự kiện phũ phàng mà Pháp phải đối phó không?

        Tôi nghĩ là vấn đề quan trọng tới mức tôi xin được ra ngoài cùng với đồng nghiệp trước khi trả lời. Các huân tước Halifax và Beaver Brook và những người còn lại của đoàn chúng tôi ra một chiếc vườn có nước nhỏ giọt nhưng có ánh sáng mặt trời để bàn công việc trong nửa giờ. Khi đoàn quay trở lại, tôi tuyên bố lại lập trường của chúng tôi, chúng tôi không thể tán thành một nền hòa bình riêng rẽ bất kể nó đến như thế nào. Mục đích chiến tranh của chúng tôi phải là sự thất bại hoàn toàn của Hitler, và chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể làm được việc đó. Vì vậy, chúng tôi không ở trong vị thế để cho nước Pháp không còn bị ràng buộc về nghĩa vụ của mình. Bất chấp điều gì xảy ra, chúng tôi sẽ không trách cứ nước Pháp điều gì, nhưng đó là một vấn đề khác với việc đồng ý để nước Pháp không bị ràng buộc bởi lời cam kết của mình. Tôi yêu cầu lúc này nước Pháp phải đưa ra lời kêu gọi mới và cuối cùng với Tổng thống Roosevelt và chúng tôi sẽ ủng hộ từ Luân Đôn. Ông Reynaud đồng ý làm việc này và hứa người Pháp sẽ tiếp tục giữ vững cho tới khi được biết kết quả. Đến cuối buổi họp, ông ta đưa chúng tôi sang phòng bên cạnh, nơi mà các ông Hebrit và Jeanneny chủ tịch Thượng và Hạ viện đã ngồi sẵn. cả hai nhà ái quốc Pháp này phát biểu hết sức cảm động về việc tiếp tục chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Khi chúng tôi đi qua lôi đi chật ních người để ra sân, tôi thấy Tướng De Gaulle rửng rưng và không biểu cảm gì hết đứng ở lối cửa ra vào. Chào hỏi ông ta, tôi nói sẽ bằng tiếng Pháp: "Người của tương lai" ông ta vẫn không xúc động. Ở trong sân đã có trên 100 người Pháp quan trọng nhất ở trạng thái đau khổ khủng khiếp. Con trai ông Clemenceau được đưa đến chỗ tôi. Tôi xiết chặt tay anh ta. Các khu trục cơ Spitfire đã ở trên không và trên chuyến trở về nhanh chóng, không có sự kiện gì, tôi đánh một giấc ngủ ngon. Như vậy là khôn, vì còn phải bay một đoạn đường xa trước khi tới giờ đi ngủ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:09:33 pm

       
*

        Vào hồi l0h 15 tối, tôi làm bản báo cáo mới với Nội các và được hai người bạn đồng hành của mình ủng hộ. Khi chúng tôi còn đang họp, Đại sứ Kennedy đến mang theo điện của Roosevelt phúc đáp lời kêu gọi của Reynaud ngày 10 tháng 6.

        "Bức thông điệp của Ngài (ông ta điện) đã làm tôi rất cảm dộng.

        Như tôi đã tuyên bố với ngài và ông Churchill, chính phủ tôi đang làm mọi việc trong quyền hạn của mình để thu xếp cho chính phủ các nước Đồng minh số vật tư mà họ yêu cầu khẩn cấp, và những cố gắng làm tốt hơn dang được tăng thêm gấp bội. Sớ dĩ như vậy là chúng tôi có lòng tin và ủng hộ những lý tướng mà Đồng minh đang chiến dấu. Cuộc kháng chiến phi thường của quân dội Pháp và Anh đã gây ấn tượng sâu sắc cho nhân dân Mỹ.

        Cá nhân tôi đặc biệt xúc dộng trước việc Ngài tuyên bố nước Pháp sẽ nhân danh nền Dân chủ tiếp tục chiến đấu, dù cho điều đó có nghĩa là rút lui từ từ thậm chí sang Bắc Phi và Đại Tây Dương. Điều rất quan trong phải nhớ là hạm đội Anh và Pháp tiếp tục làm chủ Đại Tây Dương và các đại dương khác; cũng phải nhớ là vật tư thiết yếu từ thế giới bên ngoài là cần thiết để duy trì tất cả các quân binh chủng.

        Tôi cũng rất cảm động trước điều mà một vài ngày trước đây Thủ tướng Churchill đã nói về việc Đế Quốc Anh tiếp tục kháng chiến và hình như Đế quốc Pháp trên khắp thế giới cũng quyết tâm làm như vậy. Trong lịch sử vẫn còn bài học về cường quốc hải quân trong cộng đồng thế giới, như Đô Đốc Darlan biết rất rõ".


        Tất cả chúng tôi nghĩ là Tổng thống đã đi rất xa: Ông đã đồng ý để ông Reynaud công bố bức thông điệp ngày 10/6 của mình với tất cả ý bao hàm của nó, và giờ đây ông đã phát đi câu trả lời gây ấn tượng mạnh này. Nếu, theo bức thông điệp này nước Pháp quyết định chịu đụng thêm sự tra tấn, hành hạ của chiến tranh, nước Mỹ sẽ phải tiến sâu thêm vào việc tham gia chiến tranh. Dù bất cứ điều gì có thể xảy ra, bức thông điệp 10/6 có hai điểm tương đường với việc tham chiến: một là lời hứa về mọi thứ chi viện vật chất, có nghĩa là viện trợ tích cục, hai là lời kêu gọi tiếp tục chiến đấu dù cho Chính phủ có thể bị đẩy ra khỏi nước Pháp. Tôi lập tức gửi lời cám on đến Tổng thống và tôi cũng tìm cách ca ngợi thông điệp của Tổng thống với ông Reynaud bằng những lời lẽ rất tích cực. Có thể các điểm này được nhấn mạnh quá mức; nhưng cần thiết phải khai thác triệt để mọi thứ chúng tôi có hoặc có thể kiếm được.

        Ngày hôm sau nhận được một bức điện của Tổng thống giải thích việc ông ta không thể đồng ý với việc công bố bức thông điệp gửi cho Reynaud. Theo ông Kennedy thì bản thân Tổng thống muốn làm như vậy, nhưng Bộ ngoại giao Mỹ, tuy hoàn toàn có cảm tình với Tổng thống, lại thấy được các nguy cơ nghiêm trọng nhất. Tổng thống ca ngợi các chính phủ Anh và Pháp về sự dũng cảm của quân đội của họ. Ông ta lặp lại các sự đảm bảo về việc cung cấp mọi nguyên liệu và đồ tiếp tế có thể có, nhưng tiếp đó lại nói bản thông điệp của mình không bao hàm ý định cam kết và không buộc nước Mỹ tham gia quân sự. Theo hiến pháp Hoa Kỳ, chỉ có Quốc hội mới có thể có bất cứ cam kết nào thuộc loại này. Ông đặc biệt ghi trong đầu vấn đề hạm đội Pháp. Theo nguyện vọng của ông, Quốc hội đã chuẩn chi 50 triệu đôla để cung câp thực phẩm và quần áo cho người dân tị nạn Pháp.

        Đây là bức điện gây thất vọng.

        Xung quanh bàn của chúng tôi, tất cả mọi người đều hiểu đầy đủ những nguy cơ Tổng thống phải chịu về việc vượt quá quyền hạn Hiến pháp cho phép, và hậu quả tiếp theo là bị đánh bại về việc này trong cuộc bầu cử sắp tới, ảnh hưởng quyết định tới số phận của chúng tôi, và nhiều hơn thế nữa. Tôi thật sự tin là, chưa nói gì đến mặt công vụ, ông ta sẽ hi sinh cả cuộc sống của mình vì sự nghiệp của tự do trên thế giới hiện đang lâm nguy đến như vậy. Nhưng cái đó có lợi gì? Từ bên này Đại Tầy Dương, tôi có thể cảm nhận được sự đau khổ của ông ta. Ở Tòa Bạch Ốc sự giày vò, dằn vặt có tính chất khác so với ở Bordeaux hoặc Luân Đôn - Nhưng mức độ bị ức chế của cá nhân không phải là không bằng nhau.

        Trong bản phúc đáp, tôi cố gắng trang bị cho ông Roosevelt một số lý lẽ để ông có thể dùng với người khác về vấn đề nguy cơ đối với nước Mỹ nếu Âu châu sụp đổ và Anh thất bại. Điều này không phải là vấn đề tình cảm mà là sống và chết. Tôi đã điện là "số phận của hạm đội Anh như tôi đã nêu với Ngài, sẽ quyết định đến tương lai nước Mỹ vì nếu nó kết hợp với hạm đội Nhật, hạm đội Pháp, hạm đội Ý và các tài nguyên to lớn của nền công nghiệp Đức, thì sức mạnh đè bẹp về hải quân sẽ rơi vào tay Hitler. Dĩ nhiên có khả năng Hitler sử dụng nó một cách nhẹ tay vừa phải. Mặt khác, cũng có thể không. Cuộc cách mạng về sức mạnh trên biển nay có thể xảy ra rất nhanh, và chắc còn lâu trước khi nước Mỹ có khả năng chuẩn bị để chống lại. Nếu chúng tôi thất bại, ngài có thể có một Họp chủng quốc Châu Âu dưới sự chỉ huy của phát xít, đông hơn, mạnh hơn, trang bị tốt hơn nhiều so với Tân thế giới".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:09:50 pm

       
*

        Trong lúc đó, trên mặt trận Pháp tình hình chuyển từ xấu sang tồi tệ. Các cuộc hành quân của Đức ở Tây bắc Paris trong đó chúng tôi đã mất sư đoàn 51, đã đưa kẻ thù đến các khúc hạ lưu của sông Seine và sông Oise. Bên nam ngạn các sông này, quân còn lại rải rác của quân đoàn 10 và 17 của Pháp đang vội vã tổ chức phòng ngự. Họ đã bị tan tác thành từng; mảnh và đạo quân đồn trú của thủ đô, cái gọi là Quân đoàn Paris đã rút ra để lấp vào chỗ trống.

        Xa hơn nữa về phía đông, dọc theo sông Aisne, các quân đoàn 6, 4 và 2 con trong tình trạng tốt hơn nhiều. Các đơn vị này đã có 3 tuần lễ để củng cố lại và tiếp thu quân tiếp viện được gửi tới. Trong suốt thời kỳ Dunkirk và đánh ra Rouen, họ tương đối được yên, nhưng quân số ít phải giữ một tuyến 100 dặm và địch đã dùng thời gian để tập trung một số lớn sư đoàn để giáng cú đồn cuối cùng. Ngày 9/6 điều đó xảy ra. Mặc dù có sự chống cự quyết liệt vì lúc này người Pháp đang chiến đấu với quyết tâm lớn, nhưng các đầu cầu đã được thiết lập ở phía nam sông từ Soisons đến Rethel và 2 ngày tiếp theo thì được mở rộng cho tới khi tới được sông Mame. Các sư đoàn xe tăng Con Báo của Đức mà vai trò thật là quyết định trong cuộc tiến ra phía bờ biển được đưa sang sông để tham gia trận đánh mới. Tám sư đoàn trong số này, bằng hai mũi thọc lớn đã đánh tan tác quân Pháp. Quân đội Pháp bị rối loạn và tiêu hao rất nhiều, hoàn toàn không thể chống nổi sự tập hợp hùng mạnh có quân số, trang thiết bị và kỹ thuật trội hơn này. Trong 4 ngày, vào 16/6, địch đã kéo đến Orleans và sông Loire, trong lúc ở phía nam, mũi thọc kia đã đi qua Dijon và Besancon, hầu như tới tận biên giới Thụy Sĩ.

        Ở phía tây Paris, tàn quân của quân đoàn 10, xấp sỉ không quá 2 sư đoàn, bị ép phải lùi theo hướng tây nam từ sông Seine đến Alencon. Thủ đô bị thất thủ ngày 14. Các đơn vị bảo vệ là quân đoàn 7 và Đạo quân Paris chạy tán loạn. Lực lượng ít ỏi của Pháp và Anh ở phía tây giờ đây bị tách khỏi những tàn quân của Lục quân một thời kiêu hãnh của Pháp.

        Con chiến lũy Maginot, cái lá chắn của Pháp, và những người bảo vệ nó thì sao? Cho tới ngay 14/6 chưa có cuộc tấn công trục tiếp nào cả, nhưng một số đơn vị chiến đấu đã bỏ rơi quân đồn trú và bắt đầu đi theo, nếu có thể được, các đạo quân ở tuyến giữa đang vội vã rút nhanh. Nhưng đã quá chậm rồi. Ngày hôm đó chiến lũy Maginot bị chọc thủng ở phía trước Saarbrucken và bên kia sông Rhine gần Colmar. Quân rút lui Pháp bị kẹt trong trận đánh không thoát ra được. Hai ngay sau, quân Đức tiến vào Besancon và cắt đường rút lui của quân Pháp. Trên 400.000 người bị bao vây mà không có hi vọng chạy thoát. Nhiều đơn vị quân đồn trú bị bao vây, chiến đấu một cách tuyệt vọng, họ từ chổi đầu hàng cho tới sau khi có đình chiến, khi các sĩ quan Pháp được phái đến để ra lệnh cho họ. Các pháo đài cuối cùng tuân lệnh vào ngày 30/6, người chỉ huy tuyên bố công sự phòng ngự của họ còn nguyên vẹn ở mọi chỗ.

        Như vậy, trận đánh lớn trên diện rộng đã chấm dứt dọc theo chiến tuyến của Pháp. Việc còn lại chỉ là kể lại vai trò nhỏ bé mà người Anh có thể đóng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:10:07 pm

       
*

        Tướng Brooke đã nổi tiếng trong việc rút ra Dunkirk, đặc biệt là trận đánh của ông ta trong cái lỗ hổng do việc Bỉ đầu hàng gây ra. Vì vậy chúng tôi đã chọn ông để chỉ huy bộ đội Anh còn ở lại Pháp và mọi lực lượng tăng viện cho tới khi phải đạt tới con số cần sự có mặt của Huân tuốc Gort lam chỉ huy quân đoàn. Lúc nay Brooke đã tới Pháp, và ngay 14 ông ta gặp các tướng Weygand và Georges. Weygand nói các lực lượng Pháp không còn khả năng tổ chức kháng chiến hoặc hành động phối hợp. Lục quân Pháp chia thành 4 tập đoàn, trong số này quân đoàn 10 ở phía cục tây Weygand cũng cho biết các chính phủ đồng minh đồng ý phải thiết lập một đầu cầu ở bán đảo Bretagne do quân đội Pháp và Anh cùng bảo vệ trên một tuyến chạy gần suốt bắc nam xuyên qua Rennes. Ông ta ra lệnh cho Brooke triển khai lực lượng của mình trên một tuyến phòng ngự chạy qua thị trấn này. Brooke nhấn mạnh là đường phong thủ này dài 150km và yêu cầu phải có ít nhất 15 sư đoàn. Người ta bảo ông ta là những chỉ thị mà ông đang nhận phải được coi là một mệnh lệnh.

        Đúng là ngày 11/6 tại Briare, Reynaud và tôi đã đồng ý thử kéo một kiểu "tuyến Torres Vedras" xuyên qua chân bán đảo Bretagne. Tuy nhiên, mọi việc đang tan biến cùng một lúc và kế hoạch dù đúng hay sai không bao giờ đi tới lĩnh vực hành động. Bản thân ý kiến này là có lý nhưng lại không có sự việc để khoác cho nó một cái vỏ thực tế. Một khi các đạo quân chủ lực của Pháp bị tan vỡ hoặc tiêu diệt, đầu cầu này tuy quí thật nhưng không thể giữ được lâu trước sức tấn công tập trung của quân Đức. Nhưng cầm cự được, thậm chí vài tuần, cũng là giữ được liên lạc với Anh, và rút sang Phi châu số lớn quân từ các phần khác của mặt trận rộng bao la mà lúc này đã bị tan vỡ thành từng mảnh. Nếu trận chiến phải tiếp tục trên đất Pháp thì nó phải diễn ra ở bán đảo Brest và các vùng rùng núi như Vosges. Sự lựa chọn cho người Pháp là đầu hàng. Bởi vậy, đùng ai chê giễu quan niệm về đầu cầu ở Bretagne. Quân đội đồng minh dưới sự chỉ huy của Eisenhower, khi đó là một đại tá Mỹ không tên tuổi, đã mua lại nó cho chúng ta sau này với giá cao.

        Sau khi trao đổi với các tư lệnh Pháp và từ hành dinh của mình đánh giá một quang cảnh đang xấu đi từng giờ, tướng Brooke báo cáo Nội các Chiến tranh và bằng điện thoại cho ông Eden biết tình hình là vô vọng. Phải đình chỉ mọi sự tăng viện thêm và đưa xuống tàu ngay số quân còn lại của đạo quân viễn chinh Anh lúc này là 150.000 người. Đêm 14/6, nghĩ tôi là người cứng rắn, ông ta gọi điện cho tôi bằng một đường dây còn hoạt động do may mắn và cố gắng, thúc tôi chấp nhận ý kiến trên. Tôi có thể nghe rất rõ và sau 10 phút tôi thực sự tin là ông ta đúng và chúng tôi phải rút. Các mệnh lệnh tương ứng được phát ra. Ông ta được đưa ra khỏi sự chỉ huy của Pháp. Cuộc chuyên chở quay về bắt đầu được thực hiện, gồm một số lượng lớn quân nhu, thiết bị và người. Các bộ phận đi đầu của sư đoàn Canada đã đổ bộ thì quay trở lại các tàu thủy của mình, sư đoàn tác chiến vùng trũng mà một phần lớn chưa đi vào tác chiến thì rút lui về Brest. Ngày 15/6 số quân còn lại của chúng ta được miễn chấp hành mệnh lệnh của quân đoàn 10 của Pháp và ngày hôm sau thì di chuyển tới Cherbourg. Ngày 17/6 có thông báo là chính phủ Pétain yêu cầu đình chiến, ra lệnh cho tất cả các lực lượng Pháp ngừng chiến đấu, nhưng thậm chí không cho lực lượng quân sự của chúng tôi biết. Tướng Brooke ra đi cùng với tất cả binh lính ông có thể đưa xuống tàu được và bất cứ thiết bị nào ông có thể giữ được.

        Giờ đây chúng tôi lặp lại cuộc di tản khỏi Dunkirk trên qui mô lớn và bằng tàu to hơn. Trên 20.000 bộ đội Ba Lan không chịu đầu hàng đi tắt ra biển và được tàu của chúng tôi đưa về Anh. Người Đức rượt đuổi chúng tôi ở tất cả các điểm. Ở bán đảo Cherbourg, sáng  ngày 18 họ tiếp cận với hậu quân của chúng tôi ở cách phía    nam cảng 10 dặm. Con tàu cuối cùng rời cảng lúc 4 giờ chiều khi quân địch do sư đoàn tăng Con Báo số 7 của Rommel dẫn đầu ở trong phạm vi cách cảng 3 dặm. Rất ít người của chúng tôi bị bắt làm tù binh. Tất cả 136.000   quân lính Anh và 310 đại bác được di tản từ toàn bộ các cảng Pháp, tính thêm cả người Ba Lan nữa thì tổng số là 156.000 người.

        Không quân Đức đánh phá mãnh liệt các đoàn vận tải. Một sự kiện kinh khủng đã xảy ra ngày 17 tại Saint Nazaire. Tàu 2 vạn tấn Lancastria chở 5000 người, bị đánh bom khi sắp sửa rời cảng. Trên 3000 người bị chết, số còn lại được các tàu con nhiệt tình cứu vớt dưới sự đánh phá liên tục của phi cơ. Khi tin này tới tôi trong gian phòng yên tĩnh của Nội các, tôi ra lệnh cấm không cho công bố và nói: "Báo chí có khá nhiều tin thảm họa, ít nhất là cho ngày hôm nay". Tôi định cho phổ biến vài ngày sau đó, nhưng các sự kiện kéo đến với tôi đen tối quá và nhanh quá làm tôi quên không bãi lệnh cấm công bố, và phải mất một thời gian sau công chúng mới biết được sự kiện kinh khủng này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:10:28 pm

       
*

        Giờ đây, tình hình đi từ lĩnh vực thảm bại về quân sự chuyển sang những sự hỗn loạn trong nội các Pháp cũng như các nhân vật xung quanh nội các tại Bordeaux.

        Trưa ngay 16 tháng 6, ông Monnet và tướng De Gaulle đến thăm chúng tôi tại Phòng khách của Nội các. Trên cương vị thứ trưởng Bộ quốc phòng, vị tướng này vừa ra lệnh cho tàu Pasteur của Pháp chở vũ khí từ Mỹ về Bordeaux chuyển hướng sang một cảng của Anh. Monnet rất tích cục về một kế hoạch chuyển toàn bộ hợp đồng đạn dược ở Mỹ cho Anh nếu Pháp ký một hiệp nghị hòa bình riêng rẽ. Rõ ràng ông ta mong chờ điều này và muốn cứu vãn được càng nhiều càng tốt những gì đối với ông có vẻ như là phần còn lại sau sự tàn phá. Toàn bộ thái độ của ông ta về mặt này là rất bổ ích. Sau đó ông chuyển sang vấn đề chúng tôi gửi tất cả các phi đội chiến đấu cơ còn lại sang Pháp để cùng chia sẻ trận chiến cuối cùng trên đất Pháp đương nhiên là đã qua rồi. Tôi bảo ông là không thể làm được việc này. Ngay cả ở giai đoạn này, ông vẫn dùng các lập luận quen thuộc - "Trận đánh quyết định", "lúc này hoặc không bao giờ  hết", "nếu Pháp đổ thì tất cả đều đổ", vân vân... Nhưng tôi không thể làm được bất cứ việc gì trong lĩnh vực này theo ý muốn của ông. Hai vị khách Pháp của tôi liền đứng dậy và ra cửa. Monnet đi trước. Khi tới cửa, De Gaulle cho đến lúc này hầu như chua nói một tiếng nào cả, quay lại và đi một vài bước về phía tôi và nói bằng tiếng Anh: "tôi nghĩ rằng ông hoàn toàn đúng". Với một thái độ không xúc động, điềm tĩnh, ông có vẻ có một khả năng từng trải đau khổ khác thường. Tiếp xúc với con người rất cao lớn lạnh lùng này, tôi giữ lại cái cảm giác: "Đây là người cảnh sát của nước Pháp". Chiều hôm đó, ông ta quay về Bordeaux trên một phi cơ Anh do tôi bố trí cho ông ta.

        Nội các chiến tranh họp cho tới 6 giờ chiều tối hôm đó. Các thành viên ở trong trạng thái hồi hộp không bình thường. Sự sụp đổ và số phận của nước Pháp ngự trị trong đầu óc họ. Cảnh nguy khốn của riêng chúng tôi và những gì chúng tôi phải đương đầu và đương đầu một mình có vẻ như chỉ chiếm vị trí thứ yếu. Đau buồn sâu sắc cho đồng minh chúng tôi trong con đau khổ cực độ và ý muốn làm bất cứ việc gì trong phạm vi sức lục của con người để giúp đồng minh là tâm trạng chung. Cũng còn điều cực kỳ quan trọng là nắm được tình hình về Hạm đội Pháp. Một vài ngày trước chúng tôi đã sớm đề ra một bản tuyên bố về Liên hiệp Pháp - Anh, tư cách công dân chung, các cơ quan chung về chính sách phòng thủ, đối ngoại, tài chính, kinh tế v.v... với mục đích, ngoài cái được chung của nó, con tạo cho ông Reynaud một vài sự kiện có tính chất sống động và kích thích để đưa đa số trong nội các di chuyển sang Phi châu và tiếp tục chiến tranh. Được trang bị văn kiện này và cùng đi theo mình có các nhà lãnh đạo các đảng Lao động và Tự do, ba Tham mưu trưởng và các sĩ quan và quan chức quan trọng, giờ đây tôi lại đi vào một nhiệm vụ khác bên nước Pháp. Một đoàn tàu hỏa đặc biệt đang ở Waterloo. Trong vòng 2 giờ, chúng tôi đã có thể tới Southampton và trong một đêm với 1 chiếc khu trục hạm có tốc độ 30 dặm chúng tôi có thể tới điểm hẹn gặp vào trưa ngày 17. Chúng tôi đã ngồi vào ghế trên tàu, vợ tôi tới để tiễn chân tôi. Có một sự chậm trễ kỳ quặc khi khởi hành. Rõ ràng đã xảy ra sự cố gì đó. Lúc này người thư ký riêng của tôi từ Bộ Ngoại giao tới, thở hổn hển mang theo một thông điệp của ngài Ronald Campbell, Đại sứ của chúng tôi tại Bordeaux: "Khủng hoảng nội các đã xuất hiện - Hi vọng có tin vào nửa đêm. Trong khi chờ đợi, không thể thu xếp được cuộc gặp ngay mai".

        Nhận được tin này, tôi quay lại phố Downing với một tâm trạng nặng nề.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:10:56 pm

         
*

        Cảnh cuối cùng trong nội các Reynaud là như sau:

        Các mối hi vọng mà ông Reynaud đặt vào bản Tuyên bố Liên hiệp sớm bị xua tan. Hiếm khi thấy một đề nghị hào hiệp vấp phải một sự tiếp nhận thù địch đến như vậy. Thủ tướng hai lần đọc văn kiện nay trước hội đồng. Bản thân ông ta tuyên bố sự ủng hộ mạnh mẽ của mình và nói thêm là ông đang sắp xếp một cuộc gặp gỡ với tôi vào ngày hôm sau để thảo luận các

        chi tiết. Nhưng các Bộ trưởng bối rối, một số nổi tiếng, một số chẳng là gì, xâu xé bởi sự chia rẽ và bị choáng váng bởi cú xốc của sự thất bại. Đa số không được chuẩn bị để tiếp nhận đề tài có ảnh hưởng sâu rộng như vậy. cảm giác bao trùm của Hội đồng là bác bỏ kế hoạch này. số đông bị bất ngờ và hoài nghi, ngay cả những người thân thiện nhất và kiên quyết nhất cũng bối rối. Hội đồng nhóm họp hi vọng có được câu trả lời cho yêu cầu của Pháp mà tất cả họ đã tán thành là nước Anh phải để nước Pháp hết bị ràng buộc vào nghĩa vụ của mình ngõ hầu người Pháp có thể hỏi người Đức cho biết điều kiện đình chiến của họ sẽ là gì. Có thể, thậm chí chắc chắn là nếu câu trả lời chính thức của chúng tôi được đặt trước họ, đa số họ có thể đã chấp nhận điều kiện đầu tiên của chúng tôi về việc phái Hạm đội Pháp sang Anh, hoặc giả ít nhất có thể đưa ra một đề nghị thích hợp, và như vậy làm cho họ được tự do đàm phán với quân thù mà vẫn giành cho mình quyền lụa chọn tối hậu là rút sang Châu Phi nếu các điều kiện của người Đức quá khắt khe. Nhưng giờ đây lại có một ví dụ cổ điển về "ra lệnh, phản lệnh, rối loạn".

        Paul Reynaud hoàn toàn không vượt qua nổi cảm giác bất lợi được tạo ra bởi đề nghị thành lập Liên hiệp Anh - Pháp. Phái "thất bại chủ nghĩa" do Thống chế Pétain lãnh đạo thậm chí từ chối cả việc xem xét đề nghị này. Những lời kết tội mạnh mẽ được đưa ra, nào là "kế hoạch phút chót", "một sự bất ngờ", "một phương án đặt Pháp dưới sự bảo hộ hoặc giành lấy đế quốc thuộc địa của Pháp". Nó hạ thấp nước Pháp - họ nói như vậy - xuống vị trí một nước tự trị. Những người khác phàn nàn là ngay cả qui chế bình đẳng cũng không giành cho Pháp, vì người Pháp sẽ phải nhận qui chế công dân của Đế quốc Anh thay vì của Đại Anh quốc, trong khi đó giả sử người Anh là công dân của nước Pháp thì sao - sự giải thích này trái với văn bản. Ngoài những lời lẽ này lại có những lý lẽ khác. Weygand đã không mấy khó khăn thuyết phục Pétain là nước Anh bị lúng túng. Các quan chức quân sự cao cấp Pháp tư vấn là: "Trong ba tuần, nước Anh sẽ bị vặn cổ như một con gà giò". Theo Pétain thì lập thành một liên hiệp với Đại Anh Quốc là "sát nhập với một xác chết". Ybarnegaray, một người rất dũng cảm trong chiến tranh lần trước đã kêu lên: "Trở thành một tỉnh của bọn quốc xã còn hơn. Ít nhất chúng ta cũng biết điều đó có ý nghĩa gì". Thượng nghị sĩ Reibel, một người bạn của tướng Weygand, tuyên bố kế hoạch này là sự triệt phá hoàn toàn đối với nước Pháp và dù sao cũng là sự lệ thuộc dứt khoát vào nước Anh. Reynaud trả lời một cách vô ích: "Tôi thích hợp tác với các đồng minh của tôi hơn là với những kẻ thù của tôi". Và Mandel nói: "Ông có muốn là một quận của Đức hơn là một nước tự trị thuộc Anh không?". Tất cả đều không đi đến đâu cả.

        Chúng tôi tin chắc rằng tuyên bố của Reynaud về đề nghị của chúng tôi sẽ không bao giờ được đưa ra Hội đồng để bỏ phiếu. Bản thân nó tự sụp đổ. Đây là một sự đảo ngược tai hại của cá nhân ông Thủ tướng đang đánh vật với hoàn cảnh, nó đánh dấu sự chấm dứt ảnh hưởng và quyền lực của ông đối với Hội đồng. Mọi sự bàn cãi thêm đều xoay quanh vấn đề đình chiến và những điều kiện mà người Đức sẽ đưa ra là gì, trong vấn đề này ông Chautemps tỏ ra lạnh lùng và cứng rắn. Hai bức điện mà chúng tôi gửi về vấn đề Hạm đội không bao giờ được đưa ra trước Hội đồng. Yêu cầu của chúng tôi là Hạm đội phải đi về các cảng Anh như một khúc dạo đầu cho việc thương lượng với Đức 'không bao giờ được Nội các Reynaud xem xét, và lúc này Nội các đang tan rã. Vào khoảng 8 giờ sáng, Reynaud hoàn toàn bị suy sụp vì sự căng thẳng về thể xác và tinh thần mà ông phải chịu đựng trong nhiều ngày, và ông gửi đơn xin từ chức lên Tổng thống và khuyến nghị Tổng thống mời Thống chế Pétain. Hành động này phải được đánh giá là hấp tấp. Có vẻ ông ta vẫn con bám lấy hi vọng là ông có thể hẹn gặp tôi ngày hôm sau và đã nói ý này với tướng Spears: "Ngày mai sẽ có một chính phủ khác và ông sẽ thôi không phát ngôn cho bất cứ ai nữa". Ngay lập tức Thông chế Pétain lập chính phủ với mục đích chủ yếu là tìm kiếm đình chiến tức khắc với phía Đức. Về khuya đêm 16/6, nhóm thất bại chủ nghĩa mà ông là người đúng đầu đã được tổ chức và định hình nhanh đến mức quá trình diễn ra không dài. Ông Chautemps ("yêu cầu cho biết điều kiện không nhất thiết là chấp nhận các điều kiện đó") là Phó Chủ tịch Hội đồng. Tướng Weygand mà quan điểm là mọi việc đã chấm dứt, giữ Bộ quốc phòng. Đô đốc Darlan là Bộ trưởng Hải quân, và ông Baudouin Bộ trưởng Ngoại giao.

        Vướng mắc duy nhất rõ ràng là với ông Laval. Ban đầu Thống chế định để ông ta làm Bộ trưởng Tư pháp. Laval gạt ngay với thái độ khinh ghét. Ông ta đòi Bộ Ngoại giao vì riêng với cương vị này ông cho là có thể thực hiện được kế hoạch của mình nhằm đảo ngược các đồng minh của Pháp, cắt đứt với nước Anh và tham gia vào Tân Âu châu Quốc xã với tư cách là một đối tác cỡ đàn em. Thống chế Pétain ngay lập tức nhượng bộ trước thái độ quyết liệt của nhân vật kinh khủng này. Ông Baudouin, người đã đảm nhận Bộ Ngoại giao mà bản thân ông ta biết rất rõ là chưa đúng tầm và ông hoàn toàn sẵn sàng từ chối. Nhưng khi ông ta nêu sự kiện này với ông Charles Roux, Thứ trưởng thường trục Bộ Ngoại giao thì ông này phẫn nộ. Khi Weygand vào trong phòng và nói với vị Thống chế nổi tiếng thì Laval nổi nóng đến mức hai ông thủ trưởng về quân sự phải khuất phục. Tuy nhiên viên chức thường trực này thẳng thừng từ chối không chịu phục vụ dưới quyền của Laval. Đương đầu với việc này, Thống chế lại tự hạ mình và sau một trận cãi lộn dữ dội, Laval ra đi trong bục bội và phẫn uất.

        Đây là một thời điểm rất căng. Bốn tháng sau, rốt cuộc vào ngày 28/10 Laval trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, một ý thức mới về nguyên lý quân sự xuất hiện. Cuộc kháng chiến chống Đức vào lúc đó là do nước Anh đại diện. Rõ ràng không thể hoàn toàn coi nhẹ đảo quốc này. Dù sao, cổ nó không "bị vặn như cổ con gà giò". Đây là một sự kiện mới, và là một sự kiện mà toàn bộ dân tộc Pháp phải hoan hỉ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:11:42 pm

       
*

        Theo ý muốn của Nội các, tôi đã cho phát trên đài bản tuyên bố sau đây vào chiều tối ngày 17/6:

        "Tin tức từ Pháp là rất xấu và tôi lấy làm đau buồn cho nhân dân anh dũng Pháp đã rơi vào nỗi bất hạnh kinh khủng này. Không có gì làm thay đổi được tình cảm của chúng ta đối với họ hoặc lòng tin của chúng ta là thiên tài của nước Pháp sẽ lại trỗi dậy. Điều gì đã xảy ra trên đất Pháp không ảnh hưởng gì tới các hành dộng và mục đích của chúng ta. Chúng ta đã trở thành những chiến sĩ đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của thế giới. Chúng ta phải làm hết sức mình để xứng đáng với danh dự cao cả này. Chúng ta phải bảo vệ đảo quốc của chúng ta và với Đế quốc Anh chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu bất khả bại cho tới khi tai họa Hitler được gạt bỏ khỏi sự lo âu của nhân loại. Chúng tôi khẳng định là nhiên hậu mọi mong muốn sẽ được như ý".

        Sáng hôm đó, tôi nói với các đồng nghiệp của mình trong Nội các về một cuộc đàm thoại bằng điện thoại trong đêm trước với Tướng Spears trong đó ông này nói ông không nghĩ là có thể làm được bất cứ việc gì có ích trong cơ chế mới tại Bordeaux. Ông tỏ ra phần nào lo ngại cho sự an toàn của tướng De Gaulle. Rõ ràng Spears được cảnh báo là với tình thế đang hình thành, có thể việc De Gaulle rời Pháp là điều tốt. Tôi sẵn sàng tán thành một kế hoạch tốt được lập ra cho việc này. Bởi vậy, ngay buổi sáng ngày 17, De Gaulle đến nhiệm sở tại Bordeaux, bố trí một số cuộc gặp gỡ của buổi chiều để đánh lừa, rồi đi xe ra phi trường với ông bạn Spears đi theo tiễn chân ông. Họ bắt tay nhau và chào tạm biệt, và khi máy bay bắt đầu chuyển động, De Gaulle bước vào đóng sầm cửa lại. Máy bay rú và vọt lên không trung khi cảnh sát và các quan chức đúng nhìn há hốc mồm. Trong chiếc máy bay nhỏ này, De Gaulle mang theo mình danh dự của nước Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:14:16 pm

9

ĐÔ ĐỐC DARLAN VÀ HẠM ĐỘI ORAN PHÁP

        Sau sự sụp đổ của nước Pháp, câu hỏi nảy sinh trong đầu tất cả bạn bè và kẻ thù của chúng tôi là: "Liệu nước Anh cũng sẽ đầu hàng chăng?". Trong chừng mực mà những lời công bố có giá trị bất chấp mọi tình huống, tôi đã nhân danh chính phủ Hoang gia liên tiếp công bố quyết tâm của chúng tôi tiếp tục chiến đấu dù chỉ một mình. Sau sự kiện Dunkirk, ngày 4/6 tôi đã dùng thành ngữ: "Cần thì bao nhiêu năm cũng được, cần thì một mình cũng làm". Việc dùng ngôn từ nay không phải là không có ý đồ, và Đại sứ Pháp tại Luân Đôn, ngay hôm sau được chỉ thị tìm hiểu xem thực ra tôi định nói gì. Ổng ta được trả lời "nguyên văn những gì đã được nói ra". Tôi đã nhắc lại nhận xét của mình khi tôi phát biểu trước Hạ viện ngày 18/6, sau ngày sụp đổ của Bordeaux. Khi đó tôi đưa ra "một vài chỉ dẫn về những cơ sở vững chãi và thực tiễn, trên nền tảng này chúng tôi xây dựng quyết tâm tiếp tục làm chiến tranh". Tôi có khả năng đảm bảo với Hội đồng lập pháp là các cố vấn chuyên nghiệp về hải, lục, không quân của tôi tin là có những hi vọng tốt và có lý về thắng lợi cuối cùng. Tôi nói với họ là đã nhận được thông điệp của tất cả Thủ tướng các nước tự trị ủng hộ quyết định tiếp tục chiến đấu của chúng tôi và tuyên bố sẵn sàng chia sẻ vận mệnh với chúng tôi. "Khi lập bảng kết toán kinh khủng này và xem xét kỹ lưỡng các mối hiểm nguy của chúng tôi bằng một con mắt phi ảo tưởng, tôi thấy có những lý do quan trọng để phải cảnh giác và có những nỗ lực lớn, nhưng không có bất cứ một lý do nào để phải hoảng sợ hoặc lo ngại". Tôi nói thêm: "Trong 4 năm đầu của Thế chiến I, phe Đồng minh đã nếm trải toàn là thảm họa và thất vọng... Chúng tôi luôn luôn tự đặt câu hỏi: chúng ta sẽ chiến thắng như thế nào? Và không người nào có thể có câu trả lời với độ chính xác cao, cho tới gian đoạn kết thúc, kẻ thù kinh khủng của chúng tôi, hoàn toàn bất ngờ, đột nhiên sụp đổ trước mặt chúng tôi, và chúng tôi tràn ngập niềm vui chiến thắng". Cuối cùng tôi nói: "Điều mà tướng Weygand gọi là trận tiến đánh nước Pháp đã qua. Tôi chờ trận tiến đánh nước Anh sắp sửa bắt đầu. Cuộc chiến này quyết định sự sống còn của nền văn minh Thiên chúa giáo. Cuộc chiến này quyết định cuộc sống của nước Anh và tính nhất quán dài lâu của các thể chế của chúng tôi, của Đế quốc chúng tôi. Toàn bộ sự cuồng giận và sức mạnh của kẻ địch sẽ sớm chĩa vào chúng tôi. Hitler biết y sẽ phải đánh gục chúng tôi trên đảo quốc này hoặc thua trận. Nếu chúng tôi có thể đương đầu với y được, toàn bộ Châu Âu sẽ được tự do và cuộc sống  của thế giới có thể tiến lên vùng cao nguyên rộng lớn và đầy ánh sáng mặt trời. Nhưng nếu chúng tôi thua thì toàn thể thế giới kể cả Hoa Kỳ, kể cả những gì chúng tôi biết và chăm sóc, sẽ chìm đắm trong vực thẳm như đầu thời kỳ trung cổ mà ánh sáng của khoa học méo mó biến dạng làm cho nó khủng khiếp hơn và có lẽ kéo dài hơn. Tuy vậy, chúng tôi hãy tự chuẩn bị để nhận nhiệm vụ của mình và ứng xử theo cách mà, nếu Đế quốc Anh và khối Liên hiệp Anh tồn tại 1.000 năm, người đời vẫn còn nói: "Đó là giờ phút đẹp nhất của họ".

        Tất cả những từ ngữ luôn luôn được nói đến này trở thanh tốt đẹp trong giờ phút chiến thắng. Nhưng hiện giờ chúng chỉ là những từ ngữ mà thôi. Người nước ngoài mà không hiểu được tính tình chủng tộc Anh ở khắp nơi trên thế giới khi họ sôi máu thì có thể cho là những bộ mặt cố tỏ ra dũng cảm hân hoan được dựng lên làm khúc dạo đầu cho các cuộc đàm phán hòa bình. Rõ ràng Hitler cần phải kết thúc chiến tranh ở phía Tây. Y ở trong cái thế đưa ra các điều kiện có tính chất hết sức cám dỗ. Đối với những người như tôi đã nghiên cứu những động thái của Hitler, thì có vẻ như y sẽ đồng ý không đụng đến nước Anh, đến đế quốc Anh và Hạm đội Anh và ký một hiệp ước hòa bình để có thể rảnh tay hành động ở phía Đông, như Ribbentrop đã nói với tôi năm 1937 và cũng là ý muốn chủ yếu trong thâm tâm y. Cho tới nay, chúng tôi chưa làm cho y thiệt hại nhiều. Thực ra chúng tôi coi như sự thất bại của chính mình khi y đánh thắng nước Pháp. Không phải mọi chính phủ, do nền Dân chủ hay Độc tài dựng lên, lại đi chuốc lấy những nỗi kinh hoàng của sự xâm lược và khinh thường một cơ may hòa bình tốt mà nhiều lý do đáng tin cậy có thể được đưa ra. Hoa Kỳ đứng biệt lập. Không ai có bất cứ trách nhiệm gì đối với Nga Xô. Tại sao nước Anh lại không cùng với những khán giả ở Nhật và Mỹ, Thụy Điển và Tây Ban Nha xem cuộc chiến đấu hủy diệt lẫn nhau giữa Quốc xã và Cộng sản với một sự quan tâm đặc biệt, thậm chí với cả hứng thú nữa? Các thế hệ sau này thấy khó mà tin được là những vấn đề tôi tóm tắt ở đây lại không bao giờ được coi là có một vị trí trong chương trình  nghị sự của Nội các hoặc thậm chí được nói tới trong các cuộc họp đặc biệt riêng của chúng tôi. Chỉ có việc làm mới gạt bỏ được hết hoài nghi. Và việc làm phải tới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:16:33 pm

       
*

        Trong những ngay cuối tại Bordeaux, Đô đốc Darlan trở thanh rất quan trọng. Tôi có những cuộc tiếp xúc ít ỏi và theo nghi lễ với ông ta. Tôi tôn trọng ông vì công việc ông đã lam để tái thiết Hải quân Pháp và sau 10 năm dưới sự kiểm soát về nghiệp vụ của ông, quân chủng này có hiệu quả hơn bất cứ thời kỳ nào kể từ khi có cách mạng Pháp. Tháng 12/1939 khi ông viếng thăm nước Anh, tôi mời ông dự một bữa dạ tiệc tại Bộ Hải quân. Đáp lại việc tôi nâng cốc chúc ông, ông bắt đầu bằng việc nhắc lại với chúng tôi việc ông Cụ cố của ông ta đã bị chết tại trận đánh Trafalgar. Vì vậy tôi coi ông là một trong những người Pháp lương thiện căm ghét nước Anh. Các cuộc thảo luận về hải quân giữa Anh và Pháp hồi tháng giêng đã cho thấy ông Đô đốc lo lắng như thế nào về tư thế nghiệp vụ của mình so với bất cứ ai là Bộ trưởng Hải quân xét về mặt chính trị. Điều này đã trở thành một ám ảnh mạnh mẽ và tôi tin là nó sẽ đóng một vai trò dứt khoát trong hành động của ông ta.

        Ngoài cái đó ra, Darlan có mặt tại hầu hết các cuộc hội nghị mà tôi mô tả và khi cuộc kháng chiến của Pháp tiến gần đến giai đoạn kết thúc ông ta liên tục bảo đảm với tôi là cho dù điều gì xảy ra, Hạm đội Pháp không bao giờ được rơi vào tay nước Đức. Giờ đây, tại Bordeaux, là giờ phút quyết định trong sự nghiệp của viên đô đốc đầy tham vọng, tự tư tự lợi và có khả năng này. Quyền lực của ông ta đối với mọi mục đích thực tiễn là tuyệt đối. Ông ta chỉ cần ra lệnh cho các tàu đi tới các cảng Anh, Mỹ hoặc ở các thuộc địa Pháp - một số đã bắt đầu khởi hành - là đâu vào đấy. Sáng ngay 17/6, sau khi Nội các Reynaud đổ, ông ta tuyên bố với tướng Georges là ông đã quyết định ra lệnh. Ngày hôm sau, Tướng Georges gặp ông ta vào buổi trưa và hỏi ông việc gì đã xảy ra. Darlan trả lời là ông ta đã thay đổi ý kiến. Khi được hỏi vì sao, ông ta trả lời đơn giản: "Bây giờ tôi là Bộ trưởng Hải quân rồi". Điều này không có nghĩa là ông ta đã thay đổi ý kiến để trở thành Bộ trưởng Hải quân, nhưng đã là Bộ trường Hải quân thì ông đã có một cách nhìn khác. Các tính toán về lợi ích cá nhân của con người thật là ngu ngốc biết chùng nào. Hiếm có một ví dụ nào thuyết phục hơn. Darlan chỉ cần dùng bất cứ chiếc tàu nào của mình đi đến một cảng bên ngoài nước Pháp để trở thành ông chủ toàn bộ quyền lợi của Pháp, vượt khỏi sự kiểm soát của Đức. Giống như tướng De Gaulle, đáng lẽ ông ta không đến chỉ vẻn vẹn với một trái tim bất khuất và một ít người tâm đầu ý họp. Đáng lẽ ông ta đã vượt khỏi tầm với của Đức, mang theo với mình lực lượng hải quân thứ tư trên thế giới mà cá nhân các sĩ quan và binh lính đều trung thành với ông. Hành động như vậy, Darlan đáng lẽ đã trở thành người thủ lĩnh cuộc kháng chiến của Pháp với một vũ khí hùng mạnh trong tay. Các xưởng sửa chữa và đóng tàu, các công binh xưởng của Anh và Mỹ có thể đã để ông sử dụng vào việc duy tu bảo dưỡng hạm đội của mình. Dự trữ vàng của Pháp tại Mỹ có thể đã đảm bảo cho ông ta nhiều nguồn tài nguyên lớn, một khi ông ta được công nhận. Toàn thể Đế quốc Pháp có thể đã đi với ông ta. Không gì có thể ngăn cản ông trở thành Người giải phóng nước Pháp. Danh vọng và quyền lực mà ông khao khát nằm trong tay ông. Thay vì tất cả những cái này, ông đã trải qua 2 năm ròng của một nhiệm vụ đầy lo âu và nhục nhã đề đi tới một cái chết gây ấn tượng mạnh, một phần mộ chẳng có chút vinh dự gì, và một cái tên bị ghét cay ghét đắng bởi Hải quân và nhân dân Pháp, những đối tượng mà cho đến nay ông đã phục vụ tốt đến như vậy.

        Có một nốt nhạc nhiên hậu phải dóng lên vào thời điểm này. Trong một bức thư viết cho tôi ngày 4/12/1942, đúng 3 tuần trước khi ông Darlan bị ám sát, ông lớn tiếng nói là ông đã giữ lời hứa. Điều không thể tranh cãi là không có tàu Pháp nào do người Đức điều khiển hoặc được người Đức sử dụng để chống lại  chúng tôi trong chiến tranh. Việc này không phải hoàn toàn là do các biện pháp của Đô đốc Darlan; nhưng chắc chắn ông ta đã tạo lập trong đầu óc sĩ quan và binh lính quân chủng Hải quân ý thực là bằng mọi giá các tàu khác của mình phải bị phá hủy trước khi bị người Đức chiếm, những người mà ông ta ghét không kém gì người Anh.

        Nhưng đến tháng 6/1940, việc cộng thêm Hạm đội Pháp vào các Hạm đội Đức và Ý cùng với sự đe dọa không tính trước được của Nhật Bản ở chân trời, đặt Anh trước những hiểm nguy chết người và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của Họa Kỳ. Điều 8 của Hiệp định đình chiến qui định là Hạm đội Pháp, trừ một bộ phận được tự do để bảo vệ quyền lợi Pháp ỏ các thuộc địa, sẽ được thu gom về các cảng được qui định và ở đây sẽ được giải ngũ và giải giáp dưới sự kiểm soát của Đức và Ý. Bởi vậy, rõ ràng các tàu chiến Pháp sẽ chịu sự kiểm soát này trong khi còn giữ hoàn toàn vũ khí của mình. Sự thực là cùng trong điều khoản này, chính phủ Đức trịnh trọng tuyên bố họ không có ý định sử dụng các tàu chiến Pháp vào mục đích riêng của mình trong chiến tranh. Nhưng theo giác quan của mình, ai là người sẽ tin vào lời nói của Hitler dựa vào thành tích đáng hổ thẹn của y và các sự kiện lúc bây giờ? Hơn nữa, điều khoản này loại khỏi sự đảm bảo "các đơn vị đó cần cho việc tuần tra bờ biển và quét mìn". Việc giải thích điều này thuộc về người Đức. Sau cùng, hiệp định đình chiến có thể bị làm mất hiệu lực bất cứ lúc nào với bất cứ cớ nào về việc không tuân thủ. Trên thực tế, chúng tôi không có an toàn gì hết. Bằng mọi giá, với mọi rủi ro, cách này hay cách khác, chúng tôi phải nắm chắc rằng Hải quân Pháp không rơi vào những bàn tay sai trái và như vậy có lẽ không đưa chúng tôi và những người khác đến chỗ bị hủy diệt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:20:50 pm

       
*

        Nội các Chiến tranh không bao giờ do dự. Các Bộ trưởng tuần trước đã toàn tâm toàn ý ủng hộ Pháp và cũng chung tình cảm dân tộc đã quyết định là phải có những biện pháp cần thiết. Đây là một quyết định rất khó chịu, một quyết định phi tự nhiên và đau đớn nhất mà chưa bao giờ tôi phải quan tâm. Nó nhắc lại giai đoạn Hải quân Hoàng gia bắt giữ Hạm đội Đan Mạch tại Copenhagen năm 1807; nhưng bây giờ, đến ngày hôm qua, duy nhất người Pháp là đồng minh thân hữu của chúng tôi và sự thông cảm của chúng tôi với sự đau khổ của Pháp là chân thực. Mặt khác, vận mệnh của đất nước và việc cứu vãn sự nghiệp của chúng tôi đang lâm nguy. Đó là một tấn bi kịch Hy Lạp. Nhưng không có hành động nào ngày càng cẩn thiết hơn cho sinh mệnh nước Anh và cho tất cả những gì phụ thuộc vào sinh mệnh này.

        Hải quân Pháp được sắp xếp theo cách sau đây. Hai thiết giáp hạm, 4 tuần dương hạm loại nhẹ (hay la tàu chống phóng ngư lôi), một số tàu ngầm bao gồm chiếc Surcouf rất lớn, 8 khu trục hạm và khoảng 200 tàu quét mìn và chống tàu ngầm nhỏ hơn nhưng có giá trị, phần lớn đậu tại Portsmouth và Plymouth. Tất cả những tàu này thuộc quyền của chúng tôi. Tại Alexandria có một thiết giáp hạm Pháp, 4 tuần dương hạm Pháp trong đó ba chiếc thuộc loại hiện đại có pháo 8 inches và một số tàu nhỏ hơn. Những chiến hạm này được sự bảo vệ của một hải đoàn chiến đấu mạnh của Anh. Tại Oran, ở đầu kia của Đại Tây Dương và Mers-el-kebir một quân cảng kế cận của tỉnh này có hai tàu trong số tàu tốt nhất của Hạm đội Pháp, đó là chiếc Dunkerque và chiếc Strasbourg, những tuần dương hạm bọc thép hiện đại, hơn xa chiếc Schamhorst và chiếc Gneisenau và được chế tạo với mục đích rõ ràng là phải hơn hai chiếc này. Những tàu này trong tay người Đức và sẽ gây trở ngại trên tuyến đường thông thương của chúng tôi. Cùng với 2 tàu này là hai thiết giáp hạm Pháp, nhiều khinh hạm tuần dương và một số khu trục hạm, tàu ngầm và các tàu khác. Tại Algier có 7 tuần dương hạm trong đó 4 chiếc có pháo 8 inches, và tại Martinique có 1 tàu sân bay và hai khu trục hạm loại nhẹ. Tại Casablanca có tàu Jean Bart vùa từ Saint Nazaire tới nhưng không có pháo. Đây là một trong những tàu chủ yếu trong sự ước tính lực lượng hải quân của thế giới. Tàu Jean Bart không hoàn chỉnh tại Casablanca, nó phải đi đến một nơi nào đó. Tàu Richelieu mà mức hoàn chỉnh có khá hơn đã tới Dakar. Nó có thể chạy được và pháo 15 inches của nó bắn được. Có nhiều các tàu khác ít quan trọng của Pháp tại nhiều cảng. Sau cùng tại Toulon có một số tàu chiến Pháp ngoài tầm với của chúng tôi. "Chiến dịch Bệ Phóng" bao gồm việc đồng thời bắt giữ, chế ngự, hoặc vô hiệu hóa, phá hủy thực sự tất cả hạm đội Pháp, có thể đụng tới được.

        Sáng sớm ngày 3/7 tất cả các tàu Pháp ở cảng Portsmouth và Plymouth đều được đặt dưới sự kiểm soát của Anh. Hành động này là đột ngột và nhất thiết là một sự bất ngờ. Lực lượng áp đảo được sử dụng và toàn bộ cuộc giao dịch này cho thấy người Đức có thể chiếm được bất cứ chiến hạm nào của Pháp nằm ở các cảng do họ kiểm soát dễ như thế nào. Ở Anh, trừ trường hợp tàu Surcouf, việc chuyển giao là hữu nghị và thủy thủ đoàn tự nguyện lên bờ. Ở tàu Surcouf, hai sĩ quan Anh anh dũng và một thượng sĩ chết1 và một thượng sĩ khác bị thương. Một thủy thủ Pháp cũng bị chết, nhưng hàng trăm người tự nguyện đi với chúng tôi. Tàu Surcouf sau khi phục vụ với thành tích cao đã bị tiêu diệt ngày 19/12/1942 cùng với thủy thủ đoàn anh dũng người Pháp.

        Đòn ác liệt diễn ra ở Tây Địa Trung Hải. Tại Gibraltar, Phó Đô đốc Somerville với "Lục lượng H" gồm Tuần dương hạm Hood, các thiết giáp hạm Valiant và Resolution, tàu sân bay Ark Royal, hai tuần dương hạm, 11 khu trục hạm nhận được điện từ Bộ Hải quân phát đi hồi 2h 25’ sáng ngày 1/7:

        "Phái chuẩn bị cho "Bệ phóng" 3/7".

        Trong các sĩ quan của Somerville, Đại tá hải quân Holland, một sĩ quan can đảm và nổi trội, sau này làm Tùy viên Hải quân tại Paris, có tình cảm sâu sắc với Pháp, là một người có nhiều ảnh hưởng. Đầu giờ chiều ngày 1/7, Phó Đô đốc điện đi như sau:

        "Sau khi nói chuyện với Đại tá hải quân Holland và các Phó Đô dốc khác. "Lục lượng H" đồng quan điểm với những người này là phải tránh sử dụng võ lực bằng mọi giá. Holland cho là hành động tấn công của chúng tôi sẽ làm cho mọi người Pháp bất kế là họ ở chỗ nào xa lánh chúng tôi".

        Về ý này, hồi 6h 20 chiều, Bộ Hải quân trả lời:

        "Ý định kiên quyết của chính phủ Hoàng gia là nếu người Pháp không chấp nhận lựa chọn bất cứ khả năng nào chúng tôi đưa ra, họ sẽ phải bị tiêu diệt".

-------------------
        1. Trung tá Spragne - Hải quân Hoàng gia - Trung úy PMK Griffiths, Hải quân Hoàng gia và thượng sĩ A.Webb, Hải quân Hoàng gia.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:23:24 pm

        Ngay sau nửa đêm (lh 08’ ngày 2/7) Đô đốc Somerville nhận được một thông tin được soạn thảo một cách cẩn thận để chuyển cho Đô đốc Pháp. Phần quan trọng nhất của nội dung là như sau:

        (a) Đi với chúng tôi và tiếp tục chiến dấu chống người Đức và Ý để giành thắng lợi.

        (b) Giảm bớt thủy thủ đoàn và đi đến một cảng Anh dưới sự kiểm soát của chúng tối. Số giảm thiểu sẽ được hồi hương vào thời điểm sớm nhất.

        Nếu ông chấp nhận một trong hai tiến trình trên, chúng tôi sẽ hoàn trả các tàu của ông cho nước Pháp khi kết thúc chiến tranh, hoặc bồi thương đầy đủ nếu bị tổn thất trong khi chờ đợi.

        (c) Hoặc là, nếu ông thấy buộc phải qui định không được sử dụng tàu của các ông để chống lại người Đức hoặc người Ý trừ trường hợp họ phá vỡ Hiệp định đình chiến, thì đưa tàu đến cùng chúng tôi với thủy thủ đoàn giảm thiểu tới một cảng nào đó của Pháp tại West Indies - ví dụ như Martinique mà ở đó tàu có thể được giải giáp một cách an toàn cho tới khi chấm dứt chiến tranh - thủy thủ đoàn được hồi hương.

        Nếu ông từ chối những đề xuất đúng đắn này, tôi rất tiếc buộc phải yêu cầu ông đánh chìm các tàu của ông trong phạm vi 6 giờ".


        Cuối cùng, nếu điều nói trên không được đáp ứng, tôi được lệnh của chính phủ Hoàng gia sử dụng bất kể sức mạnh nao thấy là cần thiết để ngăn chặn tàu của ông ta rơi vào tay bọn

        Đức hay Ý. Đô đốc Somerville ra đi bằng tàu giữa ban ngày và ở ngoài khơi Oran vào khoảng 9 giờ rưỡi. Ông ta đích thân phái Đại tá Holland lên một khu trục hạm đi đón đô đốc Gensoul. Sau khi bị từ chối một cuộc phỏng vấn, Holland nhờ một người mang thông điệp chuyến bức văn thư đã được dẫn chiếu. Đô đốc Gensoul trả lời bằng văn bản là không khi nào để các chiến hạm Pháp rơi vào tay người Đức và Ý và võ lực được sử dụng để chống lại vũ lực.

        Các cuộc thương lượng diễn ra cả ngày. Đến 4h 14’ chiều thì cuối cùng đại tá Holland được phép lên tàu Dunkerque nhưng cuộc gặp gỡ sau đó với Đô đốc Pháp là lạnh nhạt. Trong thời gian này, Đô đốc Gensoul gửi 2 bức thông điệp cho Bộ Hải quân Pháp và vào lúc 3 giờ chiều Hội đồng Bộ trưởng Pháp họp để xem xét các điều kiện của Anh. Tướng Weygand có mặt trong cuộc họp này và điều gì xảy ra đã được người viết tiểu sử của viên tướng này ghi lại. Qua điều được ghi này, có vẻ như là sự lựa chọn thứ ba, tức là chuyển hạm đội Pháp sang West Indies không bao giờ được nói tới. Người viết tiểu sử ghi: "Xem ra Đô đốc Darlan, dù có ý đồ hay không, hoặc dù ông ta có biết hay không biết - điều này tôi không rõ - đã không báo chúng tôi biết toàn bộ các chi tiết của vấn đề lúc bấy giờ. Bây giờ thì thấy các điều trong tối hậu thư của Anh không đến nỗi sống sượng như đã làm cho chúng tôi tin như vậy, và đã đưa ra một sự lựa chọn thứ ba dễ chấp nhận hơn nhiều, túc là đưa Hạm đội sang vùng biển Tây Ấn độ"1. Cho tới nay không có lời giải thích nào về sự bỏ sót này, nếu nó là một sự bỏ sót2.

        Sự phiền não lo lắng của Đô đốc Anh và những sĩ quan chính của ông ta, chúng tôi thấy rõ ràng qua các tín hiệu được chuyển. Chỉ có những mệnh lệnh trực tiếp mới buộc họ phải bắn vào những người vừa mới rồi còn là bạn của họ. Ở Bộ Hải quân có sự xúc động rõ ràng. Nhưng quyết tâm của Nội các Chiến tranh không suy giảm. Suốt cả buổi chiều, tôi ngồi trong phòng của Nội các liên lạc luôn luôn với các đồng sự chính của mình và Bộ trưởng Hải quân và Huân tước lãnh đạo nghiệp vụ trong Bộ Hải quân. Một hiệu lệnh cuối cùng được phát đi lúc 6h 26’:

        - Các tàu Pháp phải tuân thủ các điều kiện của chúng tôi hoặc tự đánh chìm hay bị ông đánh chìm trước khi trời tối.

        Nhưng cuộc giao chiến đã bắt đầu rồi. Vào lúc 17h 45’ Đô đốc Somerville đã khai hỏa vào Hạm đội Pháp hùng mạnh này và hạm đội có sự bảo vệ của pháo trên bờ biển của nó. Đến 18 giờ ông ta báo cáo là có sự chống cự mạnh. Cuộc oanh tạc kéo dài chừng 10 phút. Thiết giáp hạm Bretagne bị phá tung. Chiếc Dunkerque mắc cạn, chiếc thiết giáp hạm Provence được đưa vào bờ. Chiếc Strasbourg chạy thoát và mặc dầu bị máy bay phóng thủy lôi từ tàu sân bay Ark Royal tấn công, chạy thoát về Toulon giống như trường hợp các tuần dương hạm chạy từ Algiers về.

        Tại Alexandria, sau những cuộc thương lượng kéo dài với Đô đốc Cunningham, Godefroy Đô đốc Pháp đồng ý rút nhiên liệu ra, bỏ đi các bộ phận quan trọng của hệ thống đại bác và cho hồi hương một số thủy thủ đoàn. Ngày 8/7 tại Dakar chiếc thiết giáp hạm Richelieu bị tàu sân bay Hermes tấn công, và một xuồng máy đã anh dũng tiến đánh nó. Một quả ngư lôi từ trên máy bay phóng xuống đã trúng tàu Richelieu làm cho nó bị tổn thất nặng. Một chiếc tàu sân bay Pháp và 2 tuần dương hạm loại nhẹ ở Quần đảo Tây Ân thuộc Pháp không được phép di chuyển sau những cuộc ban cãi kéo dài lê thê theo một thỏa ước với Hoa Kỳ.

-----------------
        1. Vai trò của tướng Weygand, do Jacques Weygand viết.

        2. Viết năm 1950.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:44:24 pm

        Ngày 4/7 tôi báo cáo chi tiết với Hạ viện những gì chúng tôi đã làm. Tuy nhiên thiết giáp hạm tuần dương Strasbourg đã trốn thoát Oran và việc vô hiệu hóa tàu Richelieu lúc bấy giờ không được báo cáo, nhưng các biện pháp chúng tôi áp dụng đã loại Hải quân Pháp khỏi những tính toán chủ yếu của Đức. Chiều hôm đó tôi phát biểu một giờ hoặc hơn và báo cáo chi tiết về toàn bộ các sự kiện buồn thảm mà tôi biết. Tôi không có gì để thêm vào bản tường trình mà khi đó tôi đưa ra trước Quốc hội Anh và thế giới. Vì thích sự cân đối, tôi nghĩ nên chấm dứt bằng một nét điểm xuyết đặt đúng thời đoạn đau buồn này trong mối quan hệ của nó với cảnh ngộ mà chúng tôi trải qua. Vì vậy, với sự đồng ý của Nội các, tôi đã đọc trước Hạ viện lời cảnh báo được luân chuyển trong nội bộ bộ máy chính quyền này hôm trước.

        Về những gì có thể xảy ra, hoặc một trận đánh vào đất nước chúng tôi được toan tính, Thủ tướng muốn tất cả mọi người giữ những cương vị quan trọng trong chính phủ, trong các bộ phận quân, dân chính thấy rõ nghĩa vụ mình phải duy trì tinh thần cảnh giác và sức mạnh của 1òng tự tin. Trong khi phải có mọi sự đề phòng khác mà thời gian và các phương tiện cho phép, không có cơ sở cho việc giả thiết là Đức có thể đổ bộ vào đất nước này hoặc từ trên không hoặc bằng đường bể một số quân nhiều hơn số mà lực lượng hùng mạnh hiện hữu tại ngũ của chúng tôi có thể tiêu diệt hoặc bắt được. Không quân Hoàng gia ở trong tình trạng ưu việt và đạt số lượng đầy đủ nhất lúc này, chưa bao giờ Hải quân Đức yếu như vậy và quân đội Anh ở trong nước mạnh như vậy. Thủ tướng trông mong tất cả các viên chức của Nhà vua ở các cương vị cao nêu gương quyết tâm và trung kiên. Họ phải kiểm soát và phản đối những biểu hiện lỏng lẻo và những dư luận khó chấp nhận trong giới của mình, hoặc trong các thuộc cáp. Họ không được do dự trong việc báo cáo hoặc, nếu cần thiết, gạt bỏ bất cứ những người nào, những sĩ quan nào có ý thúc gây ảnh hưởng làm rối loạn hoặc làm nản lòng, và có những lời nói được tính toán để gây hoảng loạn hoặc thất vọng. Như vậy, họ sẽ xứng đáng với những người chiến đấu trên không, trên biển, trên đất liền đã đọ sức với địch mà không thấy có cảm giác gì là mình bị thua kém về mặt phẩm chất.

        Hạ viện rất yên lặng trong khi nghe bản báo cáo, nhưng tới khi kết thúc, một cảnh tượng độc đáo đã diễn ra trong sự hoạt động của chính tôi. Hình như mọi người xung quanh đứng dậy cổ vũ hoan hô có vẻ như trong một thời gian dài. Cho tới lúc này, trong đối xử với tôi, Đảng Bảo thủ có phần nào dè dặt và tôi nhận được sự hoan hô nồng nhiệt nhất từ phía các ghế của Đảng Lao động khi tôi bước vào Hạ viện, hoặc đứng dậy trong nhiều trường hợp quan trọng. Nhưng bây giờ thì tất cả mọi người đều long trọng hô vang trong tinh thần thống nhất.

        Việc loại bỏ Hải quân Pháp như là một yếu tố quan trọng bằng hành động bạo lực và hầu như nhất loạt đã gây ra một cảm giác sâu sắc ở mọi nước. Đây là nước Anh mà nhiều người đã tính sự sụp đổ trên từng giây và giống như một võ sĩ quyền Anh bị đo ván, bị trọng tài đếm từ 1 đến 10, nước Anh mà những người nước ngoài cho là đang run rẩy trên miệng hố để đầu hàng trước sự bày binh bố trận của một quốc gia hùng mạnh, đã giáng đòn không thương sót vào những người bạn thân thiết nhất ngay hôm qua của mình và trong một thời gian ngắn, bảo đảm cho mình sự kiểm soát mặt biển không ai tranh chấp được. Nội các Chiến tranh Anh đã tỏ rõ là mình không sợ gì hết và sẽ không từ một phương thức nào. Đây là sự thực.

        Thiên tài của nước Pháp đã giúp nhân dân Pháp hiểu thấu ý nghĩa của sự kiện Oran, và trong cơn hấp hối của đất nước, rút ra được niềm hi vọng mới, sức mạnh mới từ cái đau thương đắng cay cộng hưởng này. Tướng De Gaulle mà tôi không tham khảo trước ý kiến, tỏ ra phi thường trong cách ứng xử, và nước Pháp được giải phóng và khôi phục lại, đã tán thành tư cách đạo đức của ông ta. Tôi mắc nợ ông Teitgen, một thành viên quan trọng của phong trào kháng chiến Pháp, sau này là Bộ trưởng Quốc phong, về một câu chuyện phải được kể lại. Ở một làng gần Toulon có hai gia đình nông dân, mỗi gia đình có một con trai là lính thủy bị hỏa lục Anh sát hại tại Oran. Một lễ tang được bố trí và tất cả mọi người làng xóm đều tìm cách đi tới nơi tham dự. Hai gia đình đều yêu cầu phủ quốc kỳ Anh song song với lá cơ tam tài trên linh cửu và việc này được thực hiện một cách kính cẩn. Trong việc này, chúng tôi thấy được tinh thần hiểu biết sâu sắc của người dân bình thường đạt tới cái cao cả như thế nào.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2019, 11:07:11 pm

10.

CÙNG ĐƯỜNG

        Trong những ngày mùa hè năm 1940 này, sau khi nước Pháp  sụp đổ, chúng tôi trơ trọi một mình. Không một xứ tự trị nào thuộc Anh, hoặc Ấn Độ, hoặc các thuộc địa có thể gửi viện trợ quan trọng, hoặc gửi kịp thời những gì họ có. Quân đội chiến thắng và hùng mạnh của Đức có đầy đủ trang thiết bị và phía sau là những dự trữ lớn về vũ khí, công binh xuống thu được, đang tập hợp cho trận đánh cuối cùng. Vói các lực lượng đông đảo và quan trọng, nước Ý đã tuyên chiến với chúng tôi và hăm hở tìm cách tiêu diệt chúng tôi tại Địa Trung Hải và Ai Cập. Ở Viễn đông, Nhật Bản lộ rõ vẻ giận dữ và khó hiểu, yêu cầu rõ ràng là phải đóng của Con đường Miến Điện thông qua đó để tiếp tế được đưa vào Trung Quốc. Nước Nga Xô Viết bị ràng buộc vào Hiệp ước ký với nước Đức Quốc Xã và cung cấp cho Hitler viện trợ quan trọng về nguyên liệu. Tây Ban Nha, nước đã chiếm đóng vùng quốc tế Tangier có thể quay lại chống chúng tôi bất cứ lúc nào và đòi Gibraltar, hoặc mời người Đức đến giúp đánh chiếm, hoặc bố trí pháo để ngăn cản việc đi qua eo biển này. Nước Pháp của Pétain và Bordeaux sớm rời về Vichy có thể bị buộc phải tuyên chiến với Anh vào bất cứ lúc nào. Những gì còn lại của Hạm đội Pháp tại Toulon có vẻ như nằm trong sức mạnh của Đức. Rõ ràng là chúng tôi không thiếu kẻ thù.

        Sau sự kiện Oran, tất cả các nước trên thế giới đều thấy rõ chính phủ Anh và dân tộc Anh đã quyết tâm chiến đấu đến cùng. Tuy vậy, cho dù nếu ở Anh tinh thần không suy nhược, vấn đề vẫn là làm thế nào để khắc phục được những khó khăn vật chất rất quan trọng? Quân đội ở trong nước được biết là không có trang bị gì ngoài súng trường. Phải mất nhiều tháng trước khi các nhà máy của chúng tôi có thể sản xuất, thậm chí bù cho vũ khí đạn dược đã mất ở Dunkirk. Người ta có thể tự hỏi là liệu thế giới nói chung có tin rằng giờ phán quyết đã điểm đối với chúng tôi không?

        Tình trạng lo lắng sợ hãi sâu sắc diễn ra trên khắp nước Mỹ và thực ra trên tất cả các nước tự do còn sống sót. Người Mỹ nghiêm túc tự hỏi liệu có nên quẳng đi bất kỳ tài nguyên rất hạn hẹp nào của mình để thỏa mãn một thứ tình cảm khảng khái nhưng tuyệt vọng? Họ có phải căng mọi dây thần kinh ra, gìn giữ mọi thứ vũ khí để sủa sai sự không chuẩn bị của họ không? Cần phải có một sự phán xét rất vững chãi để vượt lên trên những cách lập luận rất thực tế và có súc thuyết phục này. Dàn tộc Anh tỏ 1ờng biết ơn vị Tổng thống cao cả cũng như các giới chức xuất sắc, các cố vấn cấp cao của ông, vì họ không bao giờ  mất lòng tin đối với vận hội và ý chí của chúng tôi ngay cả trong trường hợp bầu Tổng thống nhiệm kỳ ba.

        Tính khí sôi nổi và bình tĩnh của người Anh mà tôi có vinh dự biểu đạt rất có thể làm lệch cán cân. Người dân này trong những năm trước chiến tranh đã đi tới biên giới cuối cùng của chủ nghĩa hòa bình và không chuẩn bị cho tương lai, đã say sưa mài miệt trong trò chơi về chính trị đảng phái, và tuy được trang bị rất yếu kém, đã hăng hái tiến vào trung tâm các công việc của Châu Âu, giờ đây phải đối đầu với việc thanh toán sự bốc đồng cũng như những sự bố trí sắp xếp cẩu thả của mình. Họ thậm chí cũng không bị choáng váng. Họ thách thức những người chinh phục Châu Âu. Họ có vẻ như muốn đảo quốc của họ cho dù bị hỗn loạn rối ren còn hơn là phải đầu hàng. Điều này sẽ là một trang đẹp trong lịch sử nhưng còn có những chuyện khác về loại này. Athens bị Sparta chinh phục. Người Carthage chống cự Rome một cách đơn độc. Không hiếm trong biên niên sử của quá khứ đã có biết bao nhiêu thảm kịch không bao giờ được ghi chép hoặc bị lãng quên từ xa xưa - các quốc gia kiên cường, kiêu hãnh, rất ung dung và khoan nhượng vậy mà toàn bộ dân tộc ấy đã bị xóa sổ để rồi chỉ còn lại cái tên hoặc thậm chí chẳng còn gì hết.

        Ít người Anh, và rất ít cả người ngoại quốc, hiểu được những lợi thế lạ kỳ về mặt kỹ thuật của vị thế hơn đảo của chúng tôi, và cũng không mấy hiểu rằng ngay cả trong những năm do dự trước chiến tranh, các điều cơ bản về phòng thủ trên biển và sau này trên không đã được duy trì như thế nào. Đã gần 1.000 năm kể từ khi nước Anh thấy có hỏa lực nước ngoài trên đất đai của mình. Trên thượng đỉnh của cuộc kháng chiến của Anh, mọi người đều bình tĩnh, bằng lòng xả thân cứu nước. Mong rằng tâm trạng này của chúng tôi dần dần sẽ được bạn bè  và thậm chí kẻ thù trên toàn thế giới thừa nhận. Cái gì ở đằng sau tâm trạng đó? Cái đó chỉ có thể giải quyết được bằng sức mạnh.

        Cũng còn có một mặt khác nữa. Một trong những môi nguy lớn nhất của chúng tôi trong tháng 6 là các dự trữ cuối cùng của chúng tôi bị rút ra và ném vào cuộc kháng chiến lãng phí, vô bổ ở Pháp, và lực lượng không quân bị hao mòn dần bởi các chuyên bay chuyển giao sang lục địa châu Âu. Nếu Hitler có được cái khôn ngoan phi thường thì lẽ ra y đã làm chậm tốc độ tấn công trên mặt trận Pháp, có thể ngừng 3 hoặc 4 tuần sau sự kiện Dunkirk trên chiến tuyến sông Seine và trong thời gian nay, triển khai việc chuẩn bị kéo quân vào nước Anh. Như vậy y đã có thể có một sự lựa chọn rất độc và tấn công buộc chúng tôi phải hoặc là lìa bỏ nước Pháp trong con đau khổ cực độ của họ, hoặc là phung phí những nguồn lực cuối cùng dành cho cuộc sống sau này của chúng tôi "Càng yêu cầu người Pháp tiếp tục chiến đấu, chúng tôi càng phải có nghĩa vụ giúp họ" và lại càng thấy khó hơn trong việc chuẩn bị bất cứ những gì cho việc phòng thủ ở Anh quốc, và trên hết là việc dự trữ được 25 phi đoàn chiến đấu cơ, một yếu tố có tính quyết định hơn hết. Về điểm này chúng tôi không bao giờ chịu thua, nhưng việc bị chối từ khiến cho người đồng minh đang chiến đấu của chúng tôi ngậm đắng nuốt cay, có thể đầu độc toàn bộ các mối quan hệ của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:36:35 pm

       
*

        Ngay ở thời điểm này, Bộ Tổng tư lệnh Đức cũng không đánh giá thấp sức mạnh của vị trí chúng tôi. Ngày 7/7/1940, khi đến thăm Berlin, Ciano cho biết ông ta có một cuộc đàm thoại dài với tướng Von Keitel. Giống như Hitler, Keitel nói với ông ta về việc tấn công nước Anh, và nhắc lại là cho tới thời điểm hiện nay, chưa quyết định cái gì dứt khoát cả. Keitel coi việc đô bộ là có thể xảy ra, nhưng lại cho đó là một cuộc hành quân "cực kỳ khó khăn, phải tiếp cận một cách hết sức thận trọng vì tin túc tình báo cho biết có sự chuẩn bị đối phó về mặt quân sự của đảo quốc Anh", và việc bố trí phòng ngự bờ biển của phía Đức là "ít ỏi và không có độ tin cậy cao". Cái có vẻ dễ và cũng là cốt tử là một cuộc không kích lớn vào các sân bay, xí nghiệp và các đầu mối giao thông lớn trên đất Anh. Tuy nhiên cần phải nhớ là không quân Anh cực kỳ hữu hiệu. Keitel tính toán là người Anh có sẵn sàng khoảng 1.500 phi cơ để phòng thủ và phản công. Ông ta công nhận gần đây hoạt động phản công của không quân Anh đã được tăng cường nhiều. Các phi vụ oanh tạc được thực hiện với một sự chính xác đáng chú ý, và các nhóm phi cơ xuất hiện cùng một lúc đếm được 80 chiếc. Nhưng nước Anh thiếu nhiều phi công, và phi công mới không thể thay thế các phi công hiện đang đánh phá các đô thị Đức, vì hoàn toàn không được huấn luyện. Keitel cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh phá Gibraltar để phá vỡ hệ thống Đế quốc Anh. cả Keitel và Hitler đều không nói gì tới thời gian chiến tranh là bao lâu. Duy chỉ có Himler nói là chiến tranh phải chấm dứt vào đầu tháng 10.

Đó là báo cáo của Ciano. Ông ta cũng đề xuất theo "nguyện vọng chân thành của Mussolini đóng góp với Hitler một đạo quân gồm 10 sư đoàn và 1 bộ phận không quân gồm 30 phi đội để tham gia vào việc xâm lược. Lục quân thì bị từ chối khéo. Một vài phi đội được phái đến, nhưng chiến đấu không hữu hiệu, sẽ được trình bày sau đầy.

       
*

        Ngày 19/7 Hitler đọc một bài diễn văn chiến thắng trước, trong đó, ông ta làm cái được gọi là "Đề xuất hòa bình", cử chỉ này trong những ngày tiếp theo được đẩy mạnh bởi các đoàn đại diện ngoại giao thông qua Thụy Điển, Hoa Kỳ và tại Vatican. Đương nhiên Hitler sau khi đã chinh phục được Âu châu theo ý muốn của mình, có thể sẽ rất sung sướng kết thúc được chiến tranh bằng cách giành được sự chấp nhận của Anh đối với những gì y đã làm. Thực ra nó không phải là một Đề xuất Hòa bình mà là đề nghị phía Anh sẵn sàng giao nộp tất cả những gì mà nước này đã tham chiến để duy trì.

        Ý nghĩ ban đầu của tôi là một phiên họp long trọng, chính thức của cả 2 viện, nhưng các đồng sự của tôi nghĩ làm như vậy là quan trọng hóa quá mức vấn đề dù tất cả chúng tôi đều thống nhất như vậy. Thay vào đó là Bộ trưởng Ngoại giao qua đài phát thanh bác bỏ ý kiến trên của Hitler. Đêm 22 ông "gạt ra một bên" "lệnh của Hitler là phải đầu hàng theo ý muốn của y". Ông so sánh hình ảnh Âu châu của Hitler với Âu châu của chúng tôi đang chiến đấu để bảo vệ, và tuyên bố "chúng ta sẽ không ngừng chiến đấu cho tới khi Tự do được đảm bảo". Tuy nhiên, thực ra việc bác bỏ bất cứ ý kiến nào về đàm phán đã được báo chí và đài BBC nêu ra ngay sau khi bài diễn văn của Hitler được nghe qua radio mà không có sự nhắc nhở nào hết của Chính phủ Hoàng gia.

        Trong nhật ký của mình, Ciano ghi là "vào lúc đêm khuya ngày 19, khi nghe được phản ứng lạnh nhạt ban đầu của Anh đối với bài diễn văn, một cảm giác không giấu được hết nỗi thất vọng đã lan tràn trong những người Đức. Hitler "muốn có một sự hiểu biết thông cảm đối với Anh. Ý biết rằng đánh nhau với người Anh sẽ gay go và phải để máu, và cũng biết là khắp nơi, người dân ghét sự đổ máu". Mặt khác, Mussolini "sợ rằng người Anh có thể thấy trong bài diễn văn quá xảo trá của Hitler một cái cớ để bắt đầu đàm phán". Ciano nhận xét "điều đó sẽ đáng buồn cho Mussolini, vì lúc này hơn bao giờ hết, ông ta muốn chiến tranh"1. Ông không cần phải tự phô trương mình. Ông phải có mọi cuộc chiến tranh mà ông cần.

------------------
        1. Nhật ký của Ciano trang 277-78


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:36:57 pm

       
*

        Cuối tháng 6, qua Tướng Ismay, các Tham mưu trưởng gọi ý với tôi tại nội các là tôi phải đến thị sát các khu bị đe dọa của bờ biển phía đông và phía nam. Vì vậy, mỗi tuần tôi dành một hoặc hai ngay cho công việc dễ chịu này, khi cần thì ngủ trong xe hỏa của tôi, ở đây tôi có mọi phương tiện để thực hiện công việc thường xuyên của mình và giữ liên hệ đều đặn với chính phủ Anh. Tôi thị sát các cửa sông Tyne và Humber và nhiều điểm khác có khả năng địch đổ bộ. Sư đoàn Canada làm một cuộc diễn tập tại Kent cho tôi xem. Tôi kiểm tra các hàng rào bố phong hướng vào đất liền tại Harwich và Dover. Một trong những đối tượng được tôi thị sát sớm nhất là sư đoàn số 3 mà người chỉ huy là tướng Montgomery, một sĩ quan mà xua nay tôi chưa tùng gặp, nhà tôi cùng đi với tôi. Sư đoàn 3 đóng quân gần Brighton - nó được hưởng ưu tiên cao nhất về trang bị lại và chuẩn bị lên đường sang Pháp thì cuộc kháng chiến của Pháp chấm dứt. Tướng Montgomery đặt bản doanh gần Steyning và ông ta giới thiệu với tôi một cuộc diễn tập nhỏ với nét chính là một cuộc vận động bọc sườn của các xe gắn súng liên thanh Bren mà khi đó ông chỉ tập trung được 7 hoặc 8 chiếc. Sau đó chúng tôi cùng đi xe dọc bờ biển qua Shoreham và Hove cho tới khi chúng tôi tới vùng dạo chơi Brighton quen thuộc mà tôi có rất nhiều kỷ niệm thời học trò. Chúng tôi dùng bữa cơm chính tại khách sạn Royal Albion Hotel đối diện với chân cầu cảng. Khách sạn hoàn toàn không có khách, một số lớn người đã tản cư, nhưng vẫn còn một số người hóng gió ở bãi biển hoặc chỗ dạo chơi công cộng. Tôi thích thú xem một trung đội vệ binh Grenadier làm ụ sáng máy bằng bao cát ở các ki-ốt của cầu cảng giống như trò múa rối của những con bọ chét mà tôi luôn luôn khâm phục khi còn ở tuổi trẻ thơ. Thời tiết dễ chịu. Tôi có những cuộc nói chuyện rất bổ ích với Tướng Montgomery và tôi tận hưởng chuyến đã ngoại này. Đến giữa tháng 7. Bộ trưởng Bộ Chiến tranh khuyên nghị nên để Tướng Brooke thay tướng Ironside chỉ huy các lực lượng trong nước. Ngày 19/7 trong công cuộc liên tục kiểm tra các khu vực xâm nhập, tôi tới thăm Bộ Tư lệnh miền Nam. Một kiểu thao diễn chiến thuật được tổ chức cho tôi xem, trong đó không ít hơn 12 xe tăng có khả năng tham gia. Suốt cả buổi trưa, tôi đi cùng xe với Tướng Brooke là người chỉ huy mặt trận này. Ồng ta có thành tích cao. Không những ông đã tham gia trận bọc sườn quyết định gần Ypres trong việc rút lui về Dunkirk, mà con làm tròn trách nhiệm của mình với một sự kiên quyết và khéo léo khác thường, trong những hoàn cảnh khó khăn và rối loạn không thể tượng tượng được, khi chỉ huy các lực lượng mới mà chúng tôi phái sang Pháp trong ba tuần đầu tháng 6. Tôi cũng có mối quan hệ cá nhân với Alan Brooke thông qua 2 người anh trai của ông ta, những người dũng cảm và là bạn trong giai đoạn đầu đời quân ngũ của tôi.

        Những mối quan hệ và ký ức này không quyết định được ý kiến của tôi về các vấn đề lựa chọn hệ trọng, nhưng chúng tạo thành nền tảng cá nhân trên đó sự liên kết không suy suyển gì của tôi với Alan Brooke trong thời gian chiến tranh được duy trì và đạt cao độ. Chúng tôi cùng ngồi trong xe hơi với nhau trong nhiều giờ vào buổi trưa tháng 7/1940 này và có vẻ như chúng tôi thống nhất với nhau về phương pháp phong thủ nội địa. Sau khi có những sự tham khảo cần thiết với các người khác, tôi thông qua đề nghị của Bộ trưởng Bộ Chiến tranh đưa Brooke lên chỉ huy các lực lượng trong nước thế cho tướng Tướng Ironside, chấp nhận về hưu với phẩm chất của một quân nhân mà ông đã chứng tỏ trong mọi trường hợp.

        Trong một năm rưỡi có sự đe dọa xâm lăng, Brooke tổ chức và chỉ huy lực lượng trong nước và từ đó trở đi khi ông ta trở thành Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hoàng gia, chúng tôi tiếp tục đi với nhau trong ba năm rưỡi cho tới khi đạt được chiến thắng. Bây giờ tôi phải kể lại những lợi ích tôi rút ra được từ ý kiến của ông đối với những thay đổi dứt khoát trong sự chỉ huy ở Ai Cập và Trung Đông tháng 8/1942, cũng như sự thất vọng nặng nề mà tôi phải giáng xuống ông về việc chỉ huy cuộc "Hành quân Overlord" năm 1944 của cuộc xâm lăng vượt qua biển Manche. Qua thời gian dài làm Chủ tịch Ủy ban Tham mưu trưởng trong phần lớn cuộc chiến tranh và công việc của Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hoàng gia, ông đã có thể phục vụ đắc lực nhất không những Đế quốc Anh mà con cả sự nghiệp của phe Đồng minh nữa. Câu chuyện này sẽ ghi những bất đồng thỉnh thoảng xảy ra giữa chúng tôi nhưng cũng có những biện pháp rất lớn để thống nhất với nhau, và sẽ là bằng chứng của một tình bè bạn mà tôi yêu quí.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:37:31 pm

       
*

        Trong cùng tháng 7 này, vũ khí Mỹ với số lượng đáng kể được chuyển ngay qua Đại Tây Dương một cách an toàn. Khi các tàu đến gần bờ biển chúng tôi với các vũ khí vô giá, các đoàn tầu hỏa đặc biệt đã đợi ở tất cả các bến để nhận hàng. Quân đội tình nguyện ở mọi xứ, mọi thị trấn, mọi làng, thức suốt đêm để nhận vũ khí. Đàn ông và đàn bà làm việc ngày đêm để vũ khí đem ra sử dụng được. Đến cuối tháng 7, đối với việc đổ bộ bằng dù hoặc đường hàng không thì chúng tôi là một quốc gia có trang bị vũ khí. Chúng tôi đã trở thành một "tổ ong bầu". Dù sao, nếu chúng tôi phải đi xuống phía nam đế chiến đấu (một việc mà tôi không dự tính trước) thì rất nhiều nam giới và một số nữ giới đã có vũ khí trong tay. Đợt đầu của số 500.000 súng trường cỡ 300 cho quân tình nguyện đã tới (tuy mỗi súng chỉ có khoảng 50 viên đạn mà chúng tôi chỉ dám phát 10 viên và chưa có nhà máy nào cho máy chạy) và cho phép chúng tôi chuyển 300.000 súng trường kiểu 303 Anh cho các đơn vị quân chính qui đang phát triển nhanh.

        Vói pháo 75 mỗi khẩu 1.000 viên đạn, thì một số chuyên viên khó tính cho là không đáng kể. Không có các bộ phận phía trước của xe chở pháo và không có ngay các phương tiện trực tiếp để tiếp tế nhiều đạn dược. Các cỡ nòng pháo hỗn hợp làm cho việc vận hành phức tạp. Tuy chẳng đáng gì, nhưng trong suốt các năm 1940 và 1941, 900 khẩu pháo 75 này là một sụ gia tăng lớn vào lực lượng phòng thủ nội địa. Những sự sắp xếp bố trí được đề ra và con người được đào tạo để chuyển pháo bằng các thanh gỗ lên xe tải quân sự cho dễ cơ động. Khi người ta chiến đấu cho sự sống thì có bất cứ khẩu pháo nào có được còn hơn là không có gì cả, và pháo 75 của Pháp, tuy lạc hậu so với pháo Anh bắn đạn 12 cân Anh và bích kích pháo đã chiến của Đức, vẫn là một vũ khí rất tốt.

        Khi các tháng 7 và 8 trôi qua mà không xảy ra một tai họa nào, chúng tôi ổn định trở lại với một sự đảm bảo mỗi lúc một tăng là mình có thể chiến đấu lâu dài và gian khổ ngày này qua ngay khác được, chúng tôi nhận thức được mình tăng thêm về sức mạnh. Toàn thể dân chúng làm việc cật lực và khi họ buồn ngủ sau lúc làm việc vất vả hoặc thức đêm, họ cảm thấy được đền đáp, bằng việc ý thức được mỗi lúc một tăng là chúng tôi phải có thời gian và chúng tôi phải thắng. Tất cả các bãi biển lúc này tua tủa những công sự phòng ngự đủ các loại. Toàn quốc được tổ chức thành những khu vực phòng thủ, các nhà máy tuôn ra các vũ khí của mình. Đến cuối tháng 8 chúng tôi có trên 250 xe tăng. Toàn bộ quân đội nhà nghề và các Địa phương quân của Anh luyện tập bài bản từ sáng đến tối và mong được gặp kẻ thù. Quân tình nguyện có trên một triệu người và khi thiếu súng trường thì túm chặt lấy súng săn, súng trường thể thao, súng ngắn cá nhân, hoặc khi thiếu hỏa khí thì dùng giáo, gậy tầy. Ở Anh không có Đạo quân thứ 5, tuy có một số ít điệp viên bị bao vây chặt và bị kiểm soát, một số ít người Cộng sản chỉ biết nằm dài. Mọi người còn lại cống hiến tất cả những gì họ phải cống hiến.

        Khi Ribbentrop đến Rome trong tháng 9, ông ta nói với Ciano: "Nước Anh không có phòng vệ lãnh thổ. Một sư đoàn đơn độc Đức đủ để đưa lại một sự sụp đổ hoàn toàn". Điều này đơn giản chỉ là sự thiếu hiểu biết. Tuy vậy, tôi luôn luôn tự hỏi điều gì sẻ xảy ra nếu 200.000 quân đột kích Đức thực sự đã có mặt và thiết lập vị trí ở bờ biển. Thảm sát ở cả hai phía sẽ là rất lớn và kinh khủng. Sẽ không có chuyện tha giết mà cũng không có chuyện may mắn. Kẻ thù sẽ dùng khủng bố và chúng tôi sẵn sàng đi đến cùng. Tôi có ý định dùng khẩu hiệu "Lúc nào anh cũng có thể bắt đi một". Tôi thậm chí tính đến các sự khủng khiếp của một cảnh như vậy, cuối cùng có thể làm lệch cán cân tại nước Mỹ. Nhưng không một cảm xúc nào nói trên được thử thách cả. Xa xa trên làn nước xám của Bắc Hải và biển Manche, các biên đội tuần dương hạm mẫn cán di chuyển, tuần tra, nhòm ngó suốt đêm. Các phi công lái chiến đấu cơ bay vút lên cao hoặc bình thản sẵn sàng xung quanh các cỗ máy ưu việt của mình, có lệnh gấp là cất cánh ngay: Lúc này là thời điểm tốt như nhau cho cả cái sống và cái chết.

        Súc mạnh hải quân, khi được hiểu đúng, là một điều kỳ lạ. Chuyên đi của một đạo quân xuyên qua mặt biển đối diện với những hạm đội lớn, hạm đội nhỏ, là một kỳ tích hầu như không thể có được. Hơi nước đã đóng góp rất lớn vào sức mạnh hải quân để phòng thủ Đại Anh quốc. Thời kỳ Napoleon, sức gió đẩy các chiến thuyền đáy bằng của ông ta từ Boulogne sang bên kia biển Manche cũng đánh dạt các hải đội phong tỏa của chúng tôi. Nhưng mọi việc xảy ra từ đó đến nay đã làm tăng gấp bội sức mạnh của một lực lượng hải quân mạnh hơn để tiêu diệt những kẻ xâm lược đi ghé ngang qua. Mọi phức tạp mà máy móc hiện đại gây cho quân đội, làm cho các cuộc hành quân cồng kềnh và nguy hiểm thêm, các khó khăn trong việc bảo dưỡng khi đổ bộ chắc chắn là không vượt qua được. Ở lần khủng hoảng trước, trong tài sản của đảo quốc chúng tôi, chúng tôi có sức mạnh hải quân trội hơn và qui mô hơn như nó đã chứng tỏ. Kẻ thù không có khả năng thắng chúng tôi bằng một trận hải chiến lớn. Họ cũng không thể đương đầu nổi với các lực lượng tuần   dương hạm của chúng tôi. Về mặt hải đội và khinh hạm, chúng tôi nhiều hơn họ 10 lần. Ngược lại, tiếp theo tình hình này, phải cân nhắc đến thời tiết thất thường, đặc biệt là sương mù. Nhưng dù cho gặp bất lợi về thời tiết và tình hình xấu diễn ra ở một hoặc nhiều điểm, vấn đề duy trì một tuyến giao thông thù địch và giữ vững bất cứ điểm nào chiếm được vẫn là nan giải. Đó là tình thế trong Đại chiến I.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:37:44 pm

        Nhưng hiện nay thì có tác chiến trên không. Sự phát triển tuyệt hảo này tác động gì đến vấn đề kéo quân xâm lược? Rõ ràng là nếu kẻ thù có thể làm chủ trên các biển hẹp ở cả hai sườn của eo biển Dover bằng sức mạnh không quân trội hơn, thiệt hại về các hải đội của chúng tôi sẽ rất nặng nề và cuối cùng có thể là một tai hoạ. Trừ trường hợp vạn bất đắc dĩ, không ai muốn đưa thiết giáp hạm hạng nặng hoặc tuần dương hạm lớn vào vùng nước do oanh tạc cơ Đức kiểm soát. Trên thực tế chúng tôi không bố trí bất cứ các tầu quan trọng nào ỏ phía nam Forth và đông Plymouth. Nhưng từ Harwich, sông Nore, Dover, Portsmouth và Portland chúng tôi duy trì việc tuần tra không mệt mỏi, với ý thức cảnh giác bằng các chiến đấu hạm loại nhẹ mà số lượng tăng lên đều đều. Đến tháng 9, con số đạt tới mức 800 chiếc và chỉ có một không lực thù địch mạnh mẽ mới có thể tiêu diệt được, mà cũng chỉ theo từng mức độ.

        Nhưng ai có sức mạnh trên không trung? Trong trận đánh trên đất Pháp, chúng tôi chiến đấu chống người Đức với tỉ lệ chênh lệch 2 hoặc 3 chọi một và gây thiệt hại cũng theo tỉ lệ này. Tại Dunkirk, nơi mà chúng tôi phải duy trì tính liên tục của việc tuần tra để yểm trợ việc rút lui, chúng tôi đã chiến đấu với tỉ lệ 4 hoặc 5 người chống một và đạt được cả thắng và lợi. Trên vùng hải phận của mình và các quận xung quanh Luân Đôn, vùng bờ biển trống trải, nguyên soái không quân Dowding đã nghĩ đến tác chiến có lợi với tỉ lệ 7 hoặc 8 chọi một. Vào thời điểm này, theo chúng tôi biết được và chúng tôi được thông tin tốt - thì lực lượng không quân Đức tính theo tổng thể và không kể số được tập trung đặc biệt, là vào khoảng ba chọi một. Tuy phải chiến đấu chống quân thù Đức dũng cảm và có hiệu quả với tỉ lệ chênh lệch rất lớn, tôi vẫn giữ kết luận là trên bầu trời của mình, trên xứ sở và hải phận của mình, chúng tôi có thể đánh bại không quân Đức. Và nếu quả như vậy, sức mạnh hải quân của chúng tôi tiếp tục làm chủ trên các biển và đại dương và sẽ tiêu diệt mọi kẻ thù có hành vi chống lại chúng tôi.

        Dĩ nhiên có một nhân tố tiềm tàng thứ ba. Nếu người Đức với tính triệt để và nhìn xa trông rộng nổi tiếng của họ chuẩn bị một hạm đội tầu đổ bộ đặc biệt không cần bến cảng hoặc cầu cảng nhưng lại có thể đổ bộ các xe tăng, pháo, xe có động cơ xuống bất cứ điểm nào ở bãi bể và từ đó có thể tiếp tế cho quân đổ bộ thì tình thế sẽ ra sao? Như đã trình bày, những ý kiến này đã xuất hiện trong đầu tôi từ năm 1917 trước đây và hiện đang được phát triển trong trí tôi. Tuy vậy chúng tôi không có lý lẽ để tin là bất cứ cái gì thuộc loại này cũng có ở Đức, mặc dầu khi tính toán cái giá phải trả thì tốt nhất là không được loại ra cái tồi tệ nhất. Phải mất 4 năm cố gắng cật lực thử nghiệm và với viện trợ vật chất rất lớn của Mỹ mới cung ứng được loại thiết bị này trên qui mô ngang với cuộc đổ bộ vào Normandy. Ớ thời điểm nay thì số lượng ít hơn nhiều có thể là đủ đối với người Đức. Nhưng họ chỉ có một ít tàu phà.

        Như vậy, trong mùa hè và mùa thu 1940, để đổ bộ vào Anh, Đức phải hơn Anh về hải và không quân và phải có rất nhiều các hạm đội đặc biệt và tầu đổ bộ. Nhưng chính chúng tôi mới chiếm ưu thế về hải quân; chính chúng tôi chiếm được quyền làm chủ trên không; sau hết, như giờ đây đã biết rõ, chúng tôi đã tin là người Đức không sản xuất hoặc hình dung ra bất cứ 1 loại tàu đặc biệt nào cả. Những điều này là cơ sở của ý nghĩ của tôi về đổ bộ vào nước Anh năm 1940. Đến tháng 7, trong chính phủ cũng như ở ngoài nói chung người ta ngày càng bàn tán và lo lắng về chuyện đổ bộ.

        Mặc dầu liên tục tiến hành trinh sát trên không và có lợi điểm của ảnh chụp từ trên máy bay, chúng tôi vẫn chưa có bằng chứng nào về những sự tập trung lớn phương tiện vận tải ở biển Baltic hoặc ở các cảng sông Rhine hoặc Scheldt, và chúng tôi biết chắc là không có tầu hoặc xà lan tự hành di chuyển qua eo biển và biển Manche. Tuy vậy nhiệm vụ tối cao đặt ra trước mặt chúng tôi là chuẩn bị nơi đổ bộ và một sự tập trung suy nghĩ về vấn đề này đã diễn ra ở trong khắp nhóm chúng tôi và Bộ tư lệnh trong nước.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:38:10 pm

        Như sẽ được mô tả dưới đây, kế hoạch của Đức là tràn qua biển Manche bằng tầu cỡ trung (4000 đến 5000T) và cỡ nhỏ, và giờ đây chúng tôi biết họ không bao giờ có bất cứ hi vọng hoặc ý đồ nào, di chuyển một đạo quân bằng các cảng tầu lớn từ các cảng biển Baltic và biển Bắc, lại càng không thể lập kế hoạch cho việc đổ bộ từ các cảng của Biscay. Điều này không có nghĩa là khi chọn bờ biển từ phía nam làm mục tiêu là họ đang nghĩ đúng và chúng tôi nghĩ sai. Việc đổ bộ vào bờ biển phía đông sẽ kinh khủng hơn nhiều nếu kẻ địch có phương tiện để toan tính việc đó. Tất nhiên không thể đổ bộ vào bờ biển phía nam trừ phi hoặc cho tới khi các tầu cần thiết đã lọt về phía nam qua eo Dover và đã tập trung tại các cảng của Pháp trên biển Manche. Trong tháng 7 không thấy có hiện tượng gì về việc này.

        Tuy vậy chúng tôi phải chuẩn bị để đối phó với tất cả các khả năng mà đồng thời không làm phân tán các lực lượng cơ động của mình và thu gom dự trữ. Vấn đề tế nhị và khó khăn này chỉ có thể được giải quyết trong mối quan hệ với tin túc và sự kiện từ tuần này qua tuần khác. Nước Anh có bờ biển lồi lõm với nhiều vịnh, chu vi dài trên 2000 dặm không tính Ái Nhĩ Lan. Cách duy nhất để phòng thủ một chu vi rộng như vậy mà bất cứ bộ phận hoặc nhiều bộ phận nào cũng có thể bị tấn công đồng thời hoặc tuần tự, là tổ chức các tuyến quan sát và đề kháng xung quanh bờ biển hoặc các biên giới với mục đích làm chậm bước tiến của địch, đồng thời lập ra các lực lượng dự trữ lớn nhất có thể được các đơn vị cơ động được huấn luyện rất tốt và bố trí đặng có thể vận động tới nơi nào bị tấn công trong một thời gian ngắn nhất để phản kích mạnh mẽ. Ở các giai đoạn cuối của cuộc chiến, Hitler thấy mình bị bao vây và phải đối phó với vấn đề tương tự, và đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng nhất như chúng ta biết, trong việc xử lý vấn đề. Y lập ra mạng thông tin như mạng nhện, nhưng lại quên con nhện. Với tấm gương về những bố trí sai lầm của Pháp buộc dẫn đến hình phạt tai hại vẫn còn mới toanh trong trí nhớ của chúng tôi, chúng tôi không quên "lực lượng tổng dự trữ" và tôi không ngừng kiên trì chính sách này tới mức tối đa mà tài nguyên đang tăng trưởng của chúng tôi có thể cho phép. Quan điểm của tôi là đạt tới sự hài hòa tổng thể với tư duy của Bộ Hải quân và ngày 12/7 Đô đốc Pound thực hiện ý đồ chung, đã gửi cho tôi một bản thuyết trình đầy đủ và thận trọng mà ông và Bộ Tham mưu Hải quân thảo ra. Những hiểm nguy mà chúng tôi phải đối phó được đề cập một cách thuyết phục, tự nhiên và đúng bài bản. Nhưng khi tóm tắt, Đô Đôc Pound nói: "Xem ra rất có thể là tất thảy chừng 100.000 người có thể tới được các bãi biển này mà không bị các lực lượng hải quân chặn lại... nhưng việc duy trì được tuyến tiếp tế có vẻ không làm được trên thực tế, trừ phi không quân Đức thắng cả hải và không quân. Nếu kẻ thù thực hiện cuộc hành quân này, thì họ làm như vậy với hi vọng có thể lao nhanh đến Luân Đôn, đi đến đâu sống bằng của cải tại đó và buộc chính phủ phải đầu hàng". Tôi bằng lòng với sự đánh giá này.

        Rồi sang tháng 8, tình hình bắt đầu thay đổi một cách rõ ràng. Tình báo ưu việt của chúng tôi xác nhận là cuộc hành quân "sư tử bể” đã có lệnh dứt khoát của Hitler và đang được tích cực chuẩn bị. Có vẻ như là y đang cố gắng. Hơn nữa, mặt trận phải bị tấn công hoàn toàn khác với bờ biển phía đông hoặc là cộng thêm vào bờ biển phía đông đã được các Tham mưu trưởng, Bộ Hải quân và tới nhấn mạnh nhiều. Một số lượng lớn xà lan tự hành và thuyền gắn động cơ ban đêm bắt đầu đi qua eo biển Dover, di chuyển kín đáo theo bờ biển nước Pháp và dần dần tập trung tại tất cả các cảng biển Manche từ Calais đến Brest. Qua các bức ảnh chúng tôi chụp hàng ngày thì thấy rất rõ sự di chuyển này. Chúng tôi thấy rằng không thể chuyển tiếp các bãi mìn của mình đến gần bãi biển Pháp được. Lập túc chúng tôi dùng tàu nhỏ tấn công các tầu quá cảnh và phân đội máy bay ném bom tập trung vào các cảng đổ bộ mới giờ đây dẫn đến phía chúng tôi. Cùng lúc chúng tôi có trong tay rất nhiều tin về một hoặc nhiều quân đoàn đổ bộ Đức đã tập trung dọc theo một dải bờ biển phía bên kia biển Manche, về sự hoạt động trên tuyến đường sắt, và những sự tập trung lớn ở Pas de Calais và Normandie. Đã xuất hiện rất nhiều cỗ pháo tầm xa dọc theo bờ biển Manche.

        Để đối phó với sự đe dọa mới, chúng tôi bắt đầu chuyển trọng lượng của mình từ chân này sang chân kia và cải tiến mọi phương tiện của mình để điều những dự trữ cơ động lớn mỗi lúc một tăng về mặt trận phía nam. Trong suốt thời gian, các lực lượng của chúng tôi phát triển về số lượng, hiệu quả, tính cơ động và trang bị, và trong nửa sau tháng 9, chúng tôi có thế đưa vào hoạt động ở mặt trận phía nam 16 sư đoàn có chất lượng cao, trong đó là 3 sư đoàn thiết giáp hoặc cấp tương đương, tính trên cơ sở đại đoàn, tất cả bổ xung cho việc phòng thủ bờ bể và có thể đi vào hoạt động với tốc độ lớn, chống lại bất cứ cuộc xâm lăng nào bằng độ bộ. Tình hình này đã tạo ra cho chúng tôi có một hoặc một loạt quả đấm mà tướng Brooke sẵn sàng ở tư thế sử dụng khi có yêu cầu và không có người nào có khả năng hơn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:38:38 pm

       
*

        Suốt thời gian này, chúng tôi cảm thấy không có gì bảo đảm là các eo nhỏ, các cửa sông từ Calais đến Terschelling và Heligoland với tất cả đám đảo nhiều chi chít ngoài khơi bờ biển Đức và Hà Lan ("Điều bí ẩn về các bãi cát" trong thế chiến I) lại không che giấu các lực lượng thù địch lớn khác có các tầu cỡ trung bình và nhỏ. Một cuộc tấn công từ Harwich vòng xuống Porsmouth, Portland, hoặc ngay cả Plymouth tập trung vào mỏm Kent có vẻ như sắp xảy ra. Chúng tôi không có gì hết ngoài những chứng cớ phủ định việc không thể tổ chức một đợt đổ bộ thứ ba ăn khớp với các cuộc độ bộ khác, xuất phát từ biển Baltic qua eo Skagerrak bằng tầu lớn. Việc nay là cốt yếu cho sự thành công của Đức, vì không có cách nào khác để cho vũ khí nặng tới được với quân đổ bộ hoặc lập ra các kho tiếp tế lớn.

        Giờ đây, chúng tôi bước vào một thời kỳ cực kỳ căng thẳng và cảnh giác. Dĩ nhiên chúng tôi có tất cả thời gian để duy trì lực lượng hạng nặng ở phía bắc vịnh Wash thẳng tới Cromardy. Các sự sắp xếp được hoàn thiện để phát huy hiệu quả của sự bố trí quân này, nếu việc tấn công dứt khoát diễn ra ở phía nam. Hệ thống đường sắt đầy đủ và chằng chịt trên đảo và việc chúng tôi liên tục làm chủ trên không cho phép chúng tôi điều động một cách chắc chắn 4 hay 5 sư đoàn nữa để tăng cường việc phong thủ phía nam, nếu cần thiết, vào ngày thứ 4, thứ 5, thứ 6 sau khi địch đã bộc lộ sự cố gắng đầy đủ của mình.

        Một cuộc nghiên cứu kỹ về mặt trăng và thủy triều đã được thực hiện. Chúng tôi nghĩ rằng địch muốn vượt biển ban đêm và đổ bộ lúc trời đang sáng và chúng tôi biết là Bộ Tư lệnh Đức cũng nghĩ như vậy. Họ cũng thích có ánh trăng khuyết trên dọc đường đi để giữ vững đội hình và đổ bộ đúng chỗ. Tính toán tất cả một cách chính xác, Bộ Hải quân nghĩ rằng điều kiện thuận lợi nhất cho địch xuất hiện từ 15 đến 30/9. Ở đây, lúc này chúng tôi cảm thấy là chúng tôi và địch cùng một ý nghĩ. Chúng tôi không mấy hoài nghi khả năng của mình tiêu diệt bất cứ cái gì vào bãi biển ở mỏm Dover hoặc ở quãng bờ biển từ Dover đến Portsmươth, hoặc thậm trí Portland. Khi ở cấp cao, các ý nghĩ thể hiện một cách hài hòa với sự thống nhất chi tiết, người ta không thể không thích những gì mình nghĩ xuất hiện với một sự rõ rệt mỗi lúc một tăng. Đây có thể là cơ hội để giáng cho kẻ địch hùng mạnh một đòn vang dội khắp thế giới.

        Trong tháng 7 và 8 chúng tôi đã khẳng định việc làm chủ bầu trời nước Anh và chúng tôi đặc biệt mạnh và làm chủ trên các tỉnh phía đông nam. Các hệ thống công sự rộng lớn và phức tạp, vật cản chống tăng, lô cốt, boong ke, và những gì tương tự đan xen nhau trên toàn bộ khu vục. Bờ biển tua tủa những công sự và pháo, và các biên đội phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng để tránh những tổn thất nặng nề hơn do việc giảm tầu hộ tống trên Đại Tây Dương, mặt khác cũng do các tầu mới sản xuất được đưa vào vận hành. Chúng tôi điều chiến hạm bọc sắt Rivenge, tầu thiết giáp hạm cũ Centurium dùng làm tầu mục tiêu trong diễn tập, và một tuần dương hạm về Plymouth. Hạm đội địa phương ở qui mô mạnh nhất và có thể hoạt động mà không gây nhiều rủi ro cho vùng sông Humber và ngay cả vịnh Wash. Vì vậy trên tất cả các mặt, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ. Sau cùng, chúng tôi không xa gió bão. Thời phân mùa thường có trong tháng 10. Rõ ràng tháng 9 là tháng của Hitler nếu y dám đánh, và thủy triều cũng như tuần trăng là thuận lợi ở giữa tháng này.

        Đã đến lúc chuyển sang phía đối phương và trình bày những sự chuẩn bị và kế hoạch của kẻ thù theo như chúng tôi được biết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:40:00 pm

11

CUỘC HÀNH QUÂN SƯ TỬ BỂ

        Chẳng bao lâu sau khi chiến tranh nổ ra ngày 3-9-1940, theo các tài liệu lưu trữ của Đức mà chúng tôi bắt được, Bộ tư lệnh Hải quan Đức bắt đầu nghiên cứu cuộc đổ bộ vào Anh. Khác với chúng tôi, họ không chút nghi ngờ về con đường duy nhất là vượt qua biển Manche nhỏ hẹp. Họ không bao giờ xem xét bất cứ một giải pháp nào khác. Nếu chúng tôi biết được như vậy thì đỡ căng thẳng biết mấy. Vượt qua biển Manche, một cuộc xâm lăng diễn ra tại bờ biển được phòng thủ tốt nhất của chúng tôi, một mặt trận phía biển chống lại Pháp ngày trước, một nơi mà tất cả các cảng đều có công sự phòng ngự, và là căn cứ của các biên đội chiến hạm chủ yếu, và trong các thời kỳ sau nay, còn là đại bộ phận các sân bay, các trạm kiểm soát không lưu phòng thủ Luân Đôn. Trên khắp đảo quốc, không có nơi nào mà ở đó chúng tôi có thể đi vào hoạt động, nhanh chóng hơn hoặc với qui mô lớn như vậy của cả 3 quân chủng. Đô đốc Raeder e ngại người ta không thấy được những khó khăn của mình nếu việc xâm lăng nước Anh được giao cho Hải quân Đức, đồng thời ông yêu cầu giải quyết một loạt điều kiện mà điều kiện thứ nhất là kiểm soát hoàn toàn các bờ biển, các cảng sông của Pháp, Bỉ và Hà Lan. Vì vậy mà dự án đã nằm ngủ ngon lành trong cuộc chiến tranh hủy diệt.

        Đột nhiên, tất cả các điều kiện này được đáp ứng đầy đủ một cách đáng ngạc nhiên. Phải thấy rằng sau vụ Dunkirk và việc nước Pháp đầu hàng, ông ta có thể có một kế hoạch trong tay để đến gặp Hitler, lo cũng có mà mừng cũng có. Ngày 21/5 và tiếp đó ngày 20/6, ông ta trình bày vấn đề với Hitler không phải để đề nghị một cuộc xâm lăng mà là nếu có lệnh về việc này thì kế hoạch chi tiết không được lập ra vội vã. Hitler hoài nghi, nói là "y nhận thức đầy đủ những khó khăn đặc biệt của loại việc như vậy". Ý cũng nuôi hi vọng là Anh sẽ mong muốn hòa bình. Không phải cho tới tuần cuối của tháng 6, Bộ Tư lệnh Tối cao mới ngả sang ý kiến này, cũng như không phải cho đến ngày 2/7 chỉ thị đầu tiên mới được phát ra về việc lập kế hoạch xâm lăng nước Anh như là một sự kiện có thể thực hiện được. "Hitler đã quyết định là trong một số điều kiện, trong đó thực hiện được ưu thế trên không là quan trọng nhất, việc đổ bộ xuống đất Anh có thể diễn ra". Ngày 16/7 Hitler phát ra chỉ thị của mình: "Vì Anh quốc tuy ở tư thế quân sự tuyệt vọng nhưng không thấy có dấu hiệu muốn hòa hoãn, tôi đã quyết định chuẩn bị một cuộc hành quân đổ bộ vào Anh và nếu thấy cần thiết thì thực hiện. Các việc chuẩn bị cho toàn bộ cuộc hành quân phải được hoàn thành vào giữa tháng 8". Các biện pháp tích cục trên mọi hướng đã có những bước tiến bộ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:40:30 pm

       
*

        Kế hoạch hải quân của Đức chủ yếu là máy móc. Dưới sự yểm trợ của các cỗ trọng pháo bắn từ Grisnez sang Dover và của pháo binh ở các vịnh dọc theo bờ biển Pháp, người Đức định tạo ra một hành lang hẹp vắt ngang biển Manche trên một đường thuận tiện ngắn nhất hai bên có các bãi mìn và có sự bảo vệ của tàu ngầm ở các vùng hẻo lánh. Lục quân sẽ được chuyển qua đường hành lang nay và được tiếp tế bằng nhiều đợt lớn liên tiếp. Đến đây thì hải quân ngừng nhiệm vụ của mình và các tướng lĩnh lục quân phải tự giải quyết vấn đề.

        Xét rằng với ưu thế hơn hẳn về hải quân, chúng tôi có thể sử dụng những tàu nhỏ có sự hỗ trợ của không lực mạnh hơn để xé nát các bãi mìn và tiêu diệt một tá hoặc 20 tàu ngầm Đức tập trung để bảo vệ những bãi mìn, thì kế hoạch trên ở giai đoạn bắt đầu là một nhiệm vụ không có mấy triển vọng. Tuy nhiên, sau khi Pháp sụp đổ, ai cũng có thể thấy hi vọng duy nhất tránh được một cuộc chiến tranh kéo dài với tất cả hậu quả nó có thể kéo theo, là buộc Anh phải quỳ gối đầu hàng. Như chúng tôi đã ghi lại, Hải quân Đức đã bị buộc phải di chuyến luôn luôn rất không ổn định trong cuộc chiến đấu ngoài khơi Na Uy, và trong hoàn cảnh lụn bại của mình, họ không thế giúp gì nhiều cho lục quân được. Tuy vậy họ vẫn có kế hoạch của họ, và không ai có thể nói là đã gặp may.

        Bộ Tư lệnh lục quân Đức đã sớm nhìn thấy việc xâm nhập nước Anh với một sự lo âu, băn khoăn lớn. Trước đó, họ không có kế hoạch hoặc chuẩn bị gì hết cho việc này, và cũng không có đào tạo, huấn luyện gì cả. Thắng lợi say sưa và huy hoàng nối tiếp nhau từ tuần này sang tuần khác đã làm cho họ tự tin. Trách nhiệm về việc vượt biển an toàn không thuộc họ, đứng về mặt Bộ mà nói, và một khi đã đổ bộ với số lượng lớn, họ cảm thấy nhiệm vụ này nằm trong sức mạnh của họ. Thực vậy, ngay trong tháng 8, Đô đốc Raeder cảm thấy cần phải lưu ý lục quân về những nguy hiểm của lối đi này mà trong quá trình sử dụng, toàn bộ các lực lượng lục quân được huy động vào việc này có thể bị mất sạch. Một khi trách nhiệm đưa lục quân qua biển được giao cho Hải quân, Bộ tư lệnh Hải quân Đức không lúc nào là không bi quan.

        Ngày 21/7 thủ trưởng ba quân chủng gặp Hitler. Hitler cho họ biết là đã đạt tới giai đoạn quyết định của chiến tranh, nhưng Anh vẫn chưa thừa nhận việc này và vẫn hi vọng vào số phận sẽ xoay chiều. Ý đề cập đến sự ủng hộ của Mỹ đối với Anh và một sự thay đổi có thể xảy ra trong quan hệ chính trị Đức - Nga. Việc thực hiện "cuộc hành quân Sư Tử Bể", y nói, phải được xem là cách hiệu quả nhất đem lại sự kết thúc nhanh chóng chiến tranh. Sau khi nói chuyện lâu với Đô đốc Raeder, Hitler bắt đầu nhận thức được vượt qua biển Manche với những thủy triều và dòng chảy của nó, với tất cả những bí mật của biển cả, sẽ đưa đến những kết quả khó lường trước được. Y mô tả "Sư Tử Bể" là một "việc làm đặc biệt táo bạo dù tự tin, cho dù con đường có ngắn, nhưng đây không chỉ là một sự vượt sông mà là vượt biển do quân thù không chế. Đây không phải là trường hợp của một cuộc hành quân vượt biển đã từng xảy ra như ở Na Uy, không thể trông đợi vào yếu tố bất ngờ trong hành quân. Trước mặt là một kẻ thù có chuẩn bị về mặt phong thủ, rất có quyết tâm và khống chế một vùng biển mà chúng ta phải sử dụng, cần có 40 sư đoàn cho cuộc hành quân của lục quân. Phần việc khó nhất là tăng cường tiếp viện các vật tư máy móc và kho dự trữ. Chúng ta không thể tin vào nguồn cung cấp bất cứ thứ gì sẵn có cho chúng ta trên đất Anh". Điều kiện tiên quyết là làm chủ tuyệt đối trên không, sử dụng sức mạnh về mặt tác chiến của pháo binh ở các eo biển Dover và sự bảo vệ bằng các bãi mìn. Y nói "thời tiết trong năm là một yếu tố quan trọng, vì thời tiết ở biển Bắc và biển Manche trong hạ bán nguyệt tháng 9 là rất xấu và sương mù bắt đầu từ giữa tháng 10. Bởi vậy, giai đoạn chủ yếu của cuộc hành quân phải được hoàn thành vào 15/9, vì sau thời điểm này việc phối hợp của không quân (Lufwaffe) với các vũ khí hạng nặng không đáng tin cậy chút nào. Nhưng sự hợp tác của không quân là quyết định và phải được coi là yếu tố chính trong việc định thời điểm". Một cuộc tranh luận kịch liệt được tiến hành một cách ráo riết trong các ban Tham mưu Đức về chiều rộng của mặt trận và các điểm phải tấn công. Lục quân yêu cầu một loạt các cuộc đổ bộ dọc theo toàn bộ bờ biển phía nam nước Anh từ Dover đến Lyme Regis, phía tây Portland. Lục quân cũng muốn một cuộc đổ bộ phụ vào Ramsgate, phía bắc Dover. Ban tham mưu Hải quân Đức nói là địa điểm thích hợp nhất để vượt qua biển Manche an toàn nằm ở giữa Bắc Foreland và đầu phía tây của đảo Isle of Wight. Trên cơ sở này, ban Tham mưu lục quân lập một kế hoạch đổ bộ 100.000 quân, tiếp liền ngay sau đó là 160.000 quân tại các điểm từ Dover theo hướng tây sang tới vịnh Lyme. Thượng tướng Halder, Tham mưu trưởng lục quân, tuyên bố là cần phải đổ bộ ít nhất 4 sư đoàn trong vùng Brighton. Ông ta cũng yêu cầu các cuộc đổ bộ tại vùng Deal Ramsgate; ít nhất 13 sư đoàn phải được đồng thời triển khai, tới mức có thể được, tại các điểm dọc theo toàn bộ mặt trận. Thêm vào đó, không quân (Lutwaffe) yêu cầu tầu chở 52 khẩu đội pháo phòng không  trong đợt đổ quân lần thứ nhất.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:40:52 pm

        Tuy nhiên, Tham mưu trưởng Hải quân nói rõ là một sự di chuyển rộng lớn và nhanh như vậy không thể thực hiện được. về mặt vật chất ông ta không thể cam kết đi hộ tống một hạm đội đổ bộ trên toàn bộ chiều rộng của khu vực được nói đến. Tất cả những gì mà ông ngụ ý nói là trong phạm vi các giới hạn này, Lục quân phải chọn lấy địa điểm tốt nhất. Hải quân, dù có sự yểm hộ của không quân có ưu thế, cũng không thể bảo vệ nổi quá mức một hành lang vượt biển trong cùng một thời gian và theo họ thì các chỗ hẹp nhất của eo biển Strait of Dover có ít khó khăn nhất, cần phải có 2 triệu tấn tầu vận tải để chuyên chở trong đợt 2 gói gọn trong một chuyên toàn bộ 160.000   quân và trang bị của họ. Cho dù yêu cầu to lớn này có thể được đáp ứng, thì khu vực làm bến tàu cũng không thể chứa nổi một số lượng tàu quá lớn như vậy. Chỉ có thể đưa duy nhất các đội hình bậc thang ban đầu sang phía bên kia để tạo ra các đầu cầu nhỏ hẹp và cần ít nhất 2 ngày để đổ bộ đợt 2 các đội hình bậc thang của sư đoàn này, đó là chưa nói đến 6 sư đoàn tiếp theo được coi là cần thiết. Ông ta nhấn mạnh thêm là một tuyến đổ bộ rộng có nghĩa là một khoảng chênh lệch 3 giờ trong các thời gian có triều cường tại các điểm được lụa chọn. Hoặc là phải chấp nhận các điều kiện bất lợi về thủy triều tại một số điểm, hoặc không thực hiện cùng một lúc các cuộc đổ bộ. Rất khó giải đáp cho bài toán khó khăn này.

        Nhiều thời giờ quý báu đã bị tiêu hao trong các cuộc tranh luận. Chưa tới ngày 7/8 đã diễn ra cuộc thảo luận giữa tướng Halder và Tham mưu trưởng Hải quân. Trong dịp này, Halder nói: "Tôi kịch liệt bác bỏ các đề nghị của Hải quân. Từ quan điểm của lục quân tôi cho đó là một sự tự sát hoàn toàn. Giá mà tôi có thể đưa ngay bộ đội đã đổ bộ qua một cái máy nhồi lạp xuống", ông Tham mưu trưởng Hải quân đáp lại là mình cũng phải bác bỏ đổ bộ trên một mặt trận rộng, vì như vậy chỉ dẫn đến việc phải hi sinh quân đội trên đường vượt biển qua hành lang. Sau cùng thì Hitler đưa ra một quyết định có tính chất thỏa hiệp mà cả lục quân và hải quân đều không thỏa mãn. Một chỉ thị của Bộ tư lệnh tối cao phát ra ngày 27/8 quyết định là "Các cuộc hành quân của lục quân phải tính đến các sự kiện về lượng tàu chuyên chở sẵn có và an toàn trong lúc vượt biển và đổ bộ". Tất cả các cuộc đổ bộ trong khu vực Deal-Ramsgate đều bị hủy bỏ, nhưng mặt trận lại kéo dài thêm từ Folkestone đến Bognor. Như vậy, là gần tới cuối tháng 8 rồi trước khi đạt được thậm chí cả biện pháp thỏa thuận này; và dĩ nhiên mọi việc đều tùy thuộc vào việc đạt được chiến thắng trong cuộc không chiến đã và đang tiếp diễn dữ dội trong 6 tuần lễ.

        Kế hoạch cuối cùng được lập ra trên cơ sở chiều dài của tuyến đổ bộ được xác định sau chót. Việc chỉ huy quân sự được giao cho Rundstedt, nhưng vì thiếu phương tiện chuyên chở, lực lượng của ông ta bị giảm xuống 13 sư đoàn với 12 sư dự trữ. Quân đoàn 16 từ các cảng giữa Rotterdam và Boulogne sẽ đổ bộ vào vùng lân cận của Hythe, Rye, Haptings và Eastbouron. Từ các cảng giữa Havre, quân đoàn 9 tấn công, giữa Brighton và Worthing Dover, theo lối từ ngoài biển đánh vào, sau đó 2 quân đoan sẽ tiến tới tuyến bố phòng Canterbury-Ashford- Mayíield-Arundel. Tất cả là 11 sư đoàn phải đổ bộ trong các đợt đầu. Một tuần sau khi đổ bộ, người ta hi vọng một cách lạc quan sẽ tiến xa hơn tới Gravesend. Reigate, Petersfield, Portsmouth. Dự trữ có quân đoàn 6 với các sư đoàn sẵn sàng để tăng cường hoặc, nếu hoàn cảnh cho phép, mở rộng diện tấn công đến Weymouth. Thực ra không thiếu quân đội mạnh và được trang bị tốt, nhưng cần phải có tầu và phương tiện chuyên chở an toàn. Nhiệm vụ nặng nhất ban đầu rơi vào bộ Tham mini Hải quân... Nước Đức có khoảng 1.200.000 tấn tàu đi bể sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của mình. Để phục vụ lực lượng đổ bộ cần phải có hơn một nửa số này và sẽ gây ra sự xáo trộn lớn về kinh tế. Vào đầu tháng 9, bộ Tham mưu Hải quân có thể báo cáo đã trưng dụng được như sau:

        168 phương tiện chuyên chở (có sức chở 700.000T)

        1910 xà lan

        419 tầu kéo và tầu lưới cá 1600 xuồng máy.

        Toàn bộ hạm tàu này phải được vận hành và đưa đến các cảng tập kết bằng đường bể và đường sông. Ngày 1/9 khi các con tàu đổ bộ chuyển về hướng nam thì Không quân Hoàng gia đã theo rõi, báo cáo tình hình và tấn công dữ dội suốt dọc tuyến từ Antwerp đến Havre. Bộ Tham mưu Hải quân Đức ghi lại: "Quân địch liên tục chiến đấu phòng thủ ngoài khơi, tập trung đánh phá các cảng lên tầu của cuộc hành quân (Sư Tử Bể) bằng oanh tạc cơ, và các hoạt động thám thính bờ bể của họ chứng tỏ họ đang trông chờ một cuộc đổ bộ cấp tốc". Và lại ghi: "Tuy vậy các oanh tạc cơ và các lực lượng thả mìn của không quân Anh... vẫn giữ được quân số hoạt động đầy đủ, và phải công nhận dứt khoát là các lực lượng Anh hoạt động thành công cho dù chưa có sự cản trở có tính chất quyết định nào đối với việc chuyển quân của Đức".

        Tuy vậy, mặc dầu có những sự chậm trễ và tổn thất, Hải quân Đức đã hoàn thành phần đầu của nhiệm của họ. Họ đã sử dụng hết mức 10% cho phép về sự cố và tổn thất, nhưng cái vớt vát được không đạt cái tối thiểu được hoạch định cho giai đoạn đầu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:41:10 pm

       
*

        Lúc này cả Hải quân và Lục quân trút gánh nặng lên vai Không quân Đức. Toàn bộ kế hoạch hành lang đổ bộ này với các hàng rào bãi mìn hai bên được dựng lên và duy trì dưới cái ô bảo hộ của Không quân chống lại ưu thế tuyệt đối của các hạm đội thuộc Hải quân và các tầu nhỏ của Anh, tùy thuộc vào sự thất bại của Không quân Anh và việc Đức hoàn toàn làm chủ bầu trời trên biển Manche và đông nam nước Anh không những chỉ ở chỗ vượt biển mà cả ở các điểm đổ quân nữa. cả hai quân chủng này chuyển trách nhiệm sang Thống chế Goering.

        Goring không chút ngần ngại trong việc nhận trách nhiệm này vì ông ta tin là không quân Đức với ưu thế lớn về mặt số lượng, sau một vài tuần chiến đấu ác liệt, sẽ hạ gục không lực phòng thủ của Anh, triệt phá các sân bay Anh tại Kent và Sussex, thiết lập được việc chế ngự hoàn toàn biển Manche. Nhưng ngoài điều này ra, ông ta cảm thấy yên tâm là việc oanh tạc nước Anh, đặc biệt là Luân Đôn sẽ dồn người Anh tới tình trạng sa sút, từ yêu hòa bình đến chỗ phải đòi hỏi hòa bình, nhất là nguy cơ bị xâm lược xuất hiện mỗi lúc một mạnh thêm ở chân trời. Bộ Tư lệnh hải quân Đức không yên tâm chút nào, sự hoài nghi của họ là sâu sắc. Họ cho việc mở chiến dịch "Sư Tử Bể" chỉ như là phương kế cuối cùng, và trong tháng 7, họ đã khuyên cáo nên hoãn lại cho đến mùa xuân 1941, trừ phi cuộc tấn công không hạn chế bằng không quân và chiến tranh không có giới hạn bằng tầu ngầm buộc kẻ địch phải thương lượng với Quốc trưởng theo các điều kiện của ông ta. Nhưng Thống chế Keitel và tướng Jodi rất vui mừng thấy Tư lệnh tối cao về không quân lại tin tưởng đến như vậy.

        Đây là những ngày thắng lợi đối với nước Đức Quốc xã. Hitler nhảy vũ điệu Jig hân hoan của mình trước khi buộc nước Pháp phải chịu nhục ký hiệp định đình chiến tại Compiegne. Quân đội Đức chiến thắng kéo qua khải hoàn môn đi xuống Champs - Elysées. Ở đó có cái gì mà họ chẳng làm được? Tại sao lại do dự trong việc trình diễn một ván bài đang giành thắng lợi? Như vậy mỗi quân chủng tham gia cuộc "hành quân Sư Tử Bể" làm việc trên các yếu tố có hi vọng theo luận điểm riêng của họ và để lại cái khó cho đồng đội.

        Vói thời gian trôi qua, những sự hoài nghi và chậm trễ xuất hiện với cấp nhân. Chỉ thị ngày 16/7 của Hitler qui định tất cả các việc chuẩn bị phải được hoàn tất vào giữa tháng 8. Cả 3 quân chủng coi việc này là không thể làm được. Va đến cuối tháng 7 Hitler chấp nhận ngay 15/9 là ngày D sớm nhất giữ cho mình quyền quyết định hành động cho tới khi có thể biết được kết quả của cuộc chiến trên không đã hoạch định và được tăng cường.

        Ngày 30/8 Bộ Tổng tham mưu Hải quân báo cáo là do các hoạt động của Anh chống lại việc đổ bộ, việc chuẩn bị hạm đội không thể hoàn tất vào ngày 15/9 được. Theo yêu cầu của họ, ngày D được lùi lại ngày 21/9 với điều kiện cảnh báo trước 10 ngày. Điều nay có nghĩa là lệnh sơ bộ phải được phát ra ngày 11/9. Ngày 10/9, Bộ Tổng tham mưu Hải quân lại báo cáo về những khó khăn do thời tiết (luôn luôn là yếu tố rắc rối) và sự phản kích bằng không quân của Anh gây ra. Họ nhấn mạnh là tuy các việc chuẩn bị cần thiết về hải quân, thực ra có thể hoàn thành vào ngày 21/9, điều kiện tác chiến được qui định về ưu thế tuyệt đối của không quân trên bầu trời biển Manche vẫn chưa được giải quyết. Vì thế ngày 11/9, Hitler hoãn việc ra lệnh đổ bộ ba ngày, lùi ngày D sớm nhất đến 24/9; đến ngày 14/9 y lại hoãn. Vào ngày 17/9 việc hoãn trở thành mập mờ vì những lý do chắc chắn theo quan niệm của chúng tôi cũng như của họ.

        Ngày 7/9 tin túc mà chúng tôi có cho thấy sự chuyển dịch theo hướng tây và nam, của các xà lan và tầu nhỏ đến các cảng giữa Ostend và Havre đang tiến triển và do các cảng tập kết này bị không quân Anh đánh phá dữ dội, nên không chắc các tầu sẽ được đưa đến đó sớm mà chỉ tới khi cuộc hành quân thực sự sắp sủa diễn ra. Lực lượng xung kích của không quân Đức giữa Amsterdam và Brest được tăng cường thêm 160 máy bay ném bom chuyển về từ Na Uy. Ở các sân bay tiền tiêu vùng Pas - de - Calais đã thấy xuất hiện các đơn vị khu trục cơ chiến đấu tầm ngắn. Bốn người Đức từ một chiếc thuyền chèo bằng tay đổ bộ xuống đã bị bắt và khai nhận mình là gián điệp có nhiệm vụ trong nửa tháng tới phải sẵn sàng báo cáo về sự di chuyển của các đơn vị quân dự bị Anh trong vùng Ipswich - Luân Đôn - Reading - Oxford. Các điều kiện về mặt trăng và thủy triều giữa các ngày 8 và 10-9 là thuận lợi cho việc đổ bộ vào bờ biển phía đông nam. Trên cơ sở này các Tham mưu trường kết luận khả năng đổ bộ sắp xảy ra và các lực lượng phòng vệ phải sẵn sàng đợi lệnh gấp.

        Tuy vậy, vào thời gian đó tại Tổng hành dinh, các lực lượng bảo vệ nội địa không có máy móc để chuyển lệnh "phải sẵn sàng trong 8 giờ sang lệnh "phải sẵn sàng chiến đấu ngay" bằng các cấp báo động trung gian. Do đó mật mã "Gromwell" với nghĩa là "xâm lăng đến nơi rồi" được Bộ tư lệnh lực lượng bảo vệ nội địa hồi 8 giờ đêm ngày 7/9 phát cho các Bộ tư lệnh miền đông và miền nam bao hàm các vị trí chiến đấu cho các sư đoàn tiền phương ngoài bờ bể. Lệnh cũng được gửi cho tất cả các đơn vị vùng Luân đôn và các quân đoàn 4 và 7, trong lực lượng dự bị của Tổng hành dinh. Nó được lặp lại để thông báo cho tất cả các Bộ Tư lệnh khác trong Liên hiệp vương quốc Anh. Trên cơ sở này, tại một số địa phương trong nước, các chỉ huy Quân tình nguyện theo sáng kiến riêng của mình, đánh chuông nhà thơ để gọi binh sĩ. Cả tôi lẫn các Tham mưu trưởng đều không biết là "Cromwell" một mật mã quyết định đã được sử dụng và sáng hôm sau đã có chỉ thị về việc thiết kế các cấp báo động trung gian để tăng cường cảnh giác trong các trường hợp  về sau, mà không phải tuyên bố một cuộc xâm lăng sắp xảy ra. Như ta có thể tưởng tượng được, sự kiện này gây ra nhiều náo động và bàn tán, nhưng không được Quốc hội và các báo chí nói đến. Nó có tác dụng như là một chất kích thích và một cuộc tổng diễn tập cho tất cả mọi người có liên quan.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:43:21 pm

       
*

        Sau khi phát hiện việc chuẩn bị đổ bộ của Đức đã phát triển đều đặn tới điểm cực, chúng tôi thấy tâm trạng chiến thắng ban đầu chuyển dần sang hoài nghi và sau cùng là hoàn toàn mất lòng tin vào kết quả. Trong các tháng 8 và 9 quan trọng và quyết định, chúng tôi thấy Raeder, Tư lệnh hải quân cố gắng giảng giải cho các đồng nghiệp quân sự và không quân của mình về các khó khăn của cuộc chiến tranh thủy - bộ trên quy mô lớn. Ông ta nhận ra yếu điểm của mình và thiếu thời gian cho việc chuẩn bị đầy đủ, ông tìm cách hạn chế kế hoạch vĩ đại của Halder đổ bộ cùng một lúc các lực lượng cực kỳ to lớn trên một mặt trận rộng. Trong khi đó, Goering với tham vọng to lớn quyết tâm giành chiến thắng hoành tráng duy nhất với không lục của mình, ông ta không có chiều hướng đóng những vai trò khiêm tốn là lập một kế hoạch hỗn hợp để giảm thiểu một cách triệt để các lực lượng hải và không quân đối lập nhau trong khu vục đổ bộ.

        Qua các tài liệu ghi chép thì có thể thấy rõ Bộ chỉ huy tối cao Đức còn xa mới là một ê kíp phối hợp cùng làm việc vì mục đích chung và với sự hiểu biết đúng đắn về những khả năng và hạn chế của nhau. Ai cũng muốn mình là ngôi sao sáng nhất trên bầu trồi. Sự và chạm đã rõ ràng từ buổi đầu và chừng nào mà Halder còn có thể trút trách nhiệm cho Raeder, ông ta làm rất ít để có thể đưa ra những kế hoạch thực tế. Sự can thiệp của Hitler là cần thiết, nhưng có vẻ như không làm gì nhiều để cải thiện mối quan hệ giữa 3 quân chủng. Ở Đức uy tín của lục quân là hàng đầu và các nhà lãnh đạo quân sự nhìn các đồng nghiệp hải quân của mình với một sự nhún nhường nào đó. Không thể chống lại kết luận là lục quân Đức không muốn đặt mình trong tay quân chủng bạn trong một cuộc hành quân lớn. Sau chiến tranh, được hỏi về các kế hoạch nay, tướng Jodi vội nhận xét: "Những sự dàn xếp của chúng tôi gần y hệt những sự dàn xếp của Julius Caesar." Ở đây là người lính Đức chính cống nói về vấn đề Hải quân, anh ta có một quan niệm sơ sài về các vấn đề phát sinh trong đổ bộ và triển khai các lực lượng quân sự lớn trên một bờ biển có bố phòng và hứng chịu mọi rủi ro của biển.

        Ở Anh, bất kể các thiếu sót của chúng tôi như thế nào, chúng tôi hiểu rất đầy đủ về biển. Từ bao nhiêu thế kỷ, biển ở trong máu chúng tôi, các tập tục của bể đã khuấy động không chỉ các thủy thủ mà cả toàn thể dân tộc tôi. Trên tất cả mọi sự, biển làm cho chúng tôi nhìn sự đe dọa xâm lăng bằng một cái nhìn vững vàng. Hệ thống kiểm soát các cuộc tác chiến của ba Tham mưu trưởng phối hợp dưới quyền một Bộ trưởng Quốc phòng đã tạo ra một tiêu chuẩn về làm việc theo ê-kíp, sự hiểu biết lẫn nhau, và sẵn sàng hợp tác mà không ai sánh kịp trong quá khứ. Lần theo thời gian, khi cơ hội của chúng tôi tới, dễ đảm trách những cuộc xâm lăng lớn từ biển vào, thì cơ hội đó dựa trên nền móng của thành tựu vũng chãi trong việc chuẩn bị cho nhiệm vụ, với một sự hiểu biết đầy đủ về các nhu cầu kỹ thuật của các công việc to lớn và mạo hiểm như vậy. Nếu năm 1940 người Đức có các loại phương tiện lội nước được huấn luyện tốt và trang bị tất cả các máy móc của chiến tranh thủy-bộ hiện đại, nhưng nhiệm vụ của họ vẫn chắc chắn là không thành công, trước một cương quốc hải quân và không quân như chúng tôi. Trên thực tế họ không có phương tiện mà cũng không được đào tạo tốt.

        Bộ chỉ huy tối cao Đức và Hitler càng nhìn vào công việc mạo hiểm bao nhiêu thì họ càng ít thích công việc đó bấy nhiêu. Dĩ nhiên chúng tôi không biết tâm trạng và cách đánh giá của nhau, nhưng với mỗi tuần trôi qua từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 9, ẩn số về sự đồng nhất quan điểm đối với vấn đề, giữa Bộ Tư lệnh Hải quân Đức và hải quân Anh, giữa Bộ tư lệnh tối cao Đức và các Tham mưu trưởng Anh, và cả giữa Hitler và tác giả cuốn sách này đã trở thanh rõ nét hơn. Nếu chúng tôi có thể thống nhất với nhau về các vấn đề khác thì không cần phải có chiến tranh nữa. Tất nhiên, có sự thống nhất giữa chúng tôi với nhau là tất cả đều tùy thuộc vào trận không chiến, vấn đề là việc này sẽ chấm dứt thế nào giữa các người chiến đấu; và bên cạnh đó, người Đức tự hỏi liệu nhân dân Anh có đối phó nổi sự đánh bom từ trên không mà trong những ngày này tác động được thổi phòng quá mức, hay liệu họ sụp đổ và buộc chính phủ hoàng gia phải đầu hàng, về điều này, Thống chế Goering có nhiều hi vọng lớn còn chúng tôi thì không lo sự gì.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:44:58 pm
      
12

TRẬN ĐÁNH TRÊN ĐẤT ANH

        Số phận chúng tôi lúc này phụ thuộc vào chiến thắng trên không. Các nhà lãnh đạo Đức thừa nhận rằng tất cả các kế hoạch xâm lược Anh phụ thuộc vào việc đạt cho được ưu thế không quân trên biển Manche và việc chọn các điểm đổ bộ vào bờ biển phía nam của chúng tôi. Việc chuẩn bị cảng bốc hàng, việc tập hợp các phương tiện vận chuyển quân dụng, việc quét thủy lôi cho các chuyến đi, việc đặt các bãi mìn mới đều không thế thực hiện được nếu không có sự bảo vệ của không quân oanh tạc trên đất Anh. Đối với việc đi ngang qua biển và cuộc đổ bộ thực sự, việc làm chủ hoàn toàn trên không bên trên các tàu vận chuyển quân dụng và các bờ biển là điều kiện quyết định. Bởi vậy, kết quả tùy thuộc vào việc tiêu diệt lực lượng không quân Hoàng gia và hệ thống sân bay giữa Luân Đôn và biển. Lúc bấy giờ chúng tôi biết rằng ngày 31 tháng 7 Hitler tuyên bố với đô đốc Raeder: "Nếu sau 8 ngày tập trung không chiến mà lực lượng không quân Quốc xã không hoàn thành việc hủy diệt đáng kể lực lượng không quân, các cảng và lực lượng hải quân của địch thì phải hoãn chiến dịch lại đến tháng năm năm 1941".

        Đây là trận đánh chúng tôi phải lao vào.

        Bản thân tôi không có chút ý nghĩ lùi bước nào trước cuộc thử thách sức mạnh đang lơ lửng trên đầu. Ngày 4 tháng 6, tôi đã nói trước Quốc hội: "Trong lúc này, một vài nghìn xe bọc sắt lao tới đã làm cho lực lượng lục quân vĩ đại của nước Pháp phải náo động lùi bước - Không lẽ tài năng và lòng tận tụy của mấy nghìn phi công Anh sẽ không bảo vệ nổi sự nghiệp của nền văn minh chăng". Va với Thống chế Smuts ngày 9 tháng 6: "Bây giờ tôi chỉ thấy rõ một chiều hướng chắc chắn - là Hitler sẽ tấn công xứ sở này và làm như vậy sẽ chỉ là tự phá hủy vũ khí và máy bay của y mà thôi".

        Lúc này cơ hội đã đến. Nhiều báo cáo tuyệt vời mô tả cuộc chiến đấu giữa không quân Anh và Đức tạo thành trận đánh trên đất Anh. Lúc nay chúng tôi cũng có cơ hội tiếp cận ý đồ của Bộ tư lệnh tối cao Đức và những phản ứng bên trong của họ trong các thời kỳ khác nhau. Dường như những tổn thất của Đức trong một vài trận đánh chủ yếu, ít hơn nhiều so với chúng tôi tưởng lúc đó, và những báo cáo của cả hai bên đều thổi phòng các con số. Nhưng những nét chủ yếu và bản phác thảo của cuộc chiến đấu tuyệt vời này mà sinh mệnh của nước Anh và nền tự do của thế giới đều phụ thuộc vào, là không phải bàn cãi.

        Lục lượng không quân Đức đã giao chiến đến giới hạn cuối cùng trong trận đánh trên đất Pháp và cũng như hải quân Đức sau chiến dịch Norway, họ cần một thời gian mấy tuần hoặc mấy tháng để hồi phục. Sự tạm ngừng này cũng thuận tiện cho chúng tôi, cho tất cả các lực lượng, trừ ba trong số đội máy bay khu trục của chúng tôi vào thời gian này phải giao chiến trong các chiến dịch ở lục địa châu Âu. Hitler không thể quan niệm được rằng Anh nhất định không chấp nhận lời đề nghị hòa bình sau khi Pháp sụp đổ. Như thống chế Pétain, Weygand và nhiều tướng lĩnh, chính khách Pháp, y không hiểu tiềm lục kinh tế quân sự riêng biệt của một quốc đảo, và cũng như những người Pháp này, y đánh giá sai sức mạnh và ý chí của chúng tôi, chúng tôi đã đi qua một con đường dài và đã học tập được nhiều từ sau vụ Munich. Trong tháng 6, y chú tâm vào tình hình mới, vào lức tình hình này dần dần trở nên rõ ràng đối với y, lúc mà lực lượng không quân Đức hồi phục và được bố trí lại cho nhiệm vụ tiếp theo. Có thể không nghi ngờ điều gì sẽ xảy ra. Hoặc Hitler xâm lược và đánh bại Anh, hoặc y phải đương đầu với một cuộc chiến tranh lâu dài không giới hạn với tất cả vô số rủi may rắc rối không lường trước được. Không phải là có khả năng thắng được Anh trên không thì nhất định đưa đến kết thúc cuộc kháng chiến của Anh, sự xâm lược này dù có thể thực hiện được cũng nhất định trở thành vô ích trừ việc chiếm đóng một nước bại trận.

        Trong tháng 6 và đầu tháng 7, lực lượng không quân Đức phục hồi, tập hợp lại đội hình của chúng và củng cố vị trí của mình trên các sân bay Pháp và Bỉ để từ đó mở cuộc đột kích, và nhờ trinh sát và những cuộc thử thâm nhập chớp nhoáng nhằm tìm cách đánh giá tính chất, quy mô của đối phương mà họ sắp phải đọ sức. Không phải ngày 10 tháng 7 mới bắt đầu cuộc tiến công dữ dội nặng nề, ngày tháng này thường được xem như ngày mở màn trận đánh. Hai ngày khác nổi bật quan trọng nhất là ngày 15/8 và ngày 15/9. Cuộc tấn công của Đức gồm ba giai đoạn liên tục chồng chéo lên nhau. Giai đoạn thứ nhất từ 10 tháng 7 đến 18 tháng 8 là sự tàn phá các đoàn tàu được hộ tống của Anh trên biển Manche và các cảng phía Nam từ Dover đến Plymouth, do đó lực lượng không quân của chúng tôi chịu thử thách, bị lôi kéo vào trận đánh và kiệt sức, và các thành phố bờ biển này được đánh dấu là mục tiêu của cuộc xâm lược sắp tới, cũng bị thiệt hại. Trong giai đoạn 2 từ ngày 24 tháng 8 đến 27 tháng 9, địch loại lực lượng không quân và các căn cứ không quân Hoàng gia, mở đường vào Luân Đôn, ném bom dữ dội và liên tục thủ đô. Việc liên lạc với bờ biển bị đe dọa do đó cũng bị cắt đút. Nhưng theo ý kiến của Goering, có lý do đúng để tin rằng một chiến lợi phẩm to lớn hơn đã được nhìn thấy; đó là việc làm cho thành phố vĩ đại nhất thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn và tê liệt; đó là việc thị uy hăm dọa chính phủ và nhân dân khiến họ sau đó phải quy phục theo ý chí của người Đức. Bộ Tham mưu hải và lục quân của họ thật thà tin rằng Goering có lý. Khi tình hình phát triển, họ thấy không quân Hoàng gia không bị loại, và trong lúc ấy những nhu cầu cần thiết cấp bách cho cuộc phiêu lưu "Sư Tử Biển" nhằm hủy diệt Luân Đôn, đã bị xao lãng. Và lúc đó, khi mọi việc đều thất bại, khi sự xâm lược phải hoãn lại không biết đến bao giờ, vì thiếu nhu cầu quan trọng, thiếu ưu thế không quân, tiếp theo là giai đoạn 3 và là giai đoạn cuối cùng. Hy vọng thắng lợi rõ ràng đã tàn lụi, lực lượng không quân Hoàng gia vẫn còn và hoạt động khiến kẻ địch phải lo âu, và tháng 10 Goering đành phải cam chịu ném bom bừa bãi xuống Luân Đôn và các trung tâm sản xuất công nghiệp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:08:41 pm
     
*

        Về chất lượng máy bay chiến đấu, có rất ít sự khác biệt. Loại của Đức bay nhanh hơn, có tốc độ lên cao tốt hơn, còn loại của chúng tôi dễ điều khiển hơn, được trang bị tốt hơn. Phi công của họ nổi tiếng về số lượng lớn, lại còn là những kẻ chiến thắng kiêu ngạo trên đất nước Ba Lan, Na Uy, Hà lan và Pháp; còn phi công chúng tôi thì có lòng tự tin cao nhất là những con người khác thường mà chủng tộc Anh để lộ tính cương quyết một cách đầy đủ nhất trong những tình huống cực kỳ khó khăn. Người Đức được hưởng và xử dụng lành nghề một lợi thế chiến lược quan trọng: lực lượng của họ được triển khai trên nhiều căn cứ rộng rãi, từ đó họ có thể tập trung chống lại chúng tôi bằng những số lượng lớn đầy đủ và với những đòn nghi binh và thủ đoạn lừa gạt giống như là đối với những điểm tấn công thực sự. Vào khoảng tháng 8, lực lượng không quân Quốc xã Đức tập trung 2.669 máy bay tác chiến gồm 1.015 máy bay oanh tạc, 346 máy bay ném bom bổ nhào, 933 máy bay khu trục nhẹ và 375 máy bay khu trục nặng. Chỉ thị 17 của Hitler phê chuẩn việc tăng cường chiến tranh bằng không quân chống Anh vào ngày 5 thánh 8. Goering không bao giờ coi chiến dịch "Sư Tử Biển" có giá trị gì nhiều lắm, trong thâm tâm, y chỉ nghĩ tới chiến tranh không quân thuần túy. Do đó kế hoạch chuẩn bị của y không rõ và không chính xác làm cho Bộ Tham mưu Hải quân Đức lo lắng. Việc phá hủy lực lượng không không quân Hoàng gia và công nghiệp máy bay của chúng tôi đối với họ chỉ là một phương tiện để đạt được một mục đích là: khi việc này làm xong, thì tàu chiến và thương thuyền sẽ trở thành mục tiêu của chiến tranh bằng không quân. Họ lấy làm tiếc là Goering đã giao ưu tiên thấp hơn đối với các mục tiêu hải quân và lấy làm khó chịu về những sự chậm trễ. Ngày 6 tháng 8 họ báo cáo lên Bộ Tư lệnh tôi cao rằng việc Đức chuẩn bị thả thủy lôi trong vùng biển Manche không thể tiến hành được vì mối đe dọa không ngớt của không quân Anh.

        Cuộc không chiến liên tục dữ dội trong tháng 7 và đầu tháng 8 đều hướng về mũi đất Kent và bờ biển Manche. Goering và các cố vấn lành nghề của y hình thành một quan niệm là lẽ ra họ phải thu hút gần hết tất cả các đội máy bay khu trục của chúng tôi vào cuộc chiến đấu ở phía nam này. Bởi vậy họ quyết định thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ vào lúc tảng sáng vào các đô thị sản xuất về phía bắc con lạch Wash. Khoảng cách quá lớn dối với máy bay khu trục hạng nhất, loại máy bay khu trục Me 109 của họ. Họ thường phải đánh liều các máy bay oanh tạc của mình với các đội hộ tống của Me 110, các máy bay này tuy có tầm bay xa nhưng lại không có gì đặc trưng là điều có tính chất quan trọng lúc bấy giờ. Tuy nhiên việc này là một biện pháp hợp lý phải thực hiện đối với họ, và sự mạo hiểm này rõ ràng phó mặc cho rủi may.

        Do đó, vào ngày 15 tháng 8 khoảng một trăm máy bay oanh tạc với một trong số 40 đội hộ tông của Me 110 được tung ra ném bom Tyneside. Cùng lúc đó một cuộc đột kích của hơn tám trăm máy bay ném bom được phái đi ghìm chặt lực lượng của Anh ở hướng Nam, người ta tưởng rằng tất cả lực lượng của chúng tôi đều đã tập trung ở đây. Nhưng lúc bấy giờ, cách bố trí lực lượng mà Dowding chuẩn bị cho phân đội máy bay khu trục được chúng minh nổi bật là đúng. Hiểm họa đã được thấy trước. Bảy đội máy bay Hurricane hay Spitfire phải rút khỏi cuộc chiến đấu dữ dội ở phía Nam để về nghỉ ngơi ở phía Bắc đồng thời để bảo vệ phía Bắc. Họ bị thiệt hại nặng nề, họ lấy làm đau lòng sâu sắc phải rồi bỏ cuộc chiến đấu. Các phi công đã phát biểu chân thành rằng họ không mệt mỏi chút nào. Lúc này xảy ra một chuyện an ủi không ngờ. Những đội máy bay này có thể ân cần đón tiếp bọn tấn công khi chúng vượt bờ biển. Ba chục phi cơ Đức bị bắn rơi, phần lớn là máy bay oanh tạc hạng nặng (máy bay của Heinkel 111 với bốn nhân viên đã được đào tạo ở mỗi đội bay) so với tổn thất phía Anh chỉ có hai phi công bị thương. Sự lo xa của nguyên soái không quân Dowding trong sự chỉ dẫn của ông cho phân đội máy bay khu trục rất đáng được khen ngợi mà thậm chí còn suất sắc nữa, là sự giữ gìn và là sự đo luờng chính xác những cố gắng ghê gớm để dành một lực lượng máy bay chiến đấu ở phía Bắc suốt tất cả những tuần lễ xung đột chí mạng lâu dài ở phía Nam. Chúng tôi phải xem tài chỉ huy quân sự ở đây xuất hiện như một tấm gương thiên tài trong nghệ thuật chiến tranh. Từ nay trở đi mọi thứ ở phía Bắc con lạch Wash ban ngày đều an toàn.

        Ngày 15 tháng 8 xảy ra trận không chiến lớn nhất trong giai đoạn này của chiến tranh; năm trận lớn trên một chiến tuyến năm trăm dặm. Quả thật đó là một ngày quyết định. Ở phía Nam tất cả hai mươi hai đội máy bay của ta đều tham chiến, nhiều đội hai lần; một vài đội ba lần. Tổn thất của Đức cộng với thiệt hại ở phía Bắc là 76 phía chúng tôi là 34. Đây là một thảm họa có thể nhận ra đối với lực lượng không quân Đức.

        Chắc là với tinh thần lo lắng, những người lãnh đạo không quân Đức cân nhắc hậu quả của sự thất bại này là điềm dữ trong tương lai. Tuy nhiên lực lượng không quân Đức vẫn xem cảng Luân Đôn, tất cả dãy bến tàu mênh mông kia, với những số lớn tàu thuyền và thành phố lớn nhất thế giới nầy là mục tiêu của họ, những mục tiêu này không đòi hòi nhiều độ chính xác để đánh trúng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:10:48 pm

*

        Trong những tuần lễ chiến đấu dữ dội và lo âu không ngớt này, Huân tước Beaverrook đã tỏ ra rất nỗ lực. Bằng bất cứ giá nào, những phi đội khu trục phải được bổ sung bằng những máy móc đáng tin cậy. Không có thì giờ cho tệ quan liêu và lời nói loanh quanh luẩn quẩn, mặc dù những việc này có vị trí của chúng trong một hệ thống ngăn nắp, bình thản. Tất cả những phẩm chất khác thường của ông khớp với nhu cầu. Tinh thần hăng hái và khí lực của cá nhân ông là một liều thuốc bổ. Tôi lấy làm vui mùng thỉnh thoảng có thể dựa vào ông. Ông không thất bại. Đây là thời điểm của ông. Sức lực và thiên tài riêng của ông kết hợp với rất nhiều sức thuyết phục và sự trù liệu đã gạt sang một bên bao nhiêu là trở ngại. Tất cả mọi thứ hàng vận chuyển liên tục đều được lĩnh ra trước cho trận đánh. Những máy bay đã được sửa chữa lại tuôn vào cho các phi đội lấy làm thích thú với số lượng nhiều hơn mà trước đây họ chưa hề biết. Mọi dịch vụ bảo quản và sửa chữa được xúc tiến tới một mức độ rất lớn. Tôi thấy năng suất của ông ta nhiều đến nỗi vào ngày 2 tháng 8, được sự chấp thuận của nhà vua, tôi mời ông gia nhập Nội các Chiến tranh. Cũng vào lúc này người con trai cả của ông, Max Aitken đạt được danh hiệu cao quý và ít nhất sáu chiến công với tư cách là phi công lái máy bay khu trục.

        Một bộ trưởng khác mà tôi kết bạn lúc này là Ernest Bevin, Bộ trưởng Lao động và nghĩa vụ quân sự, có toàn bộ nhân lục quốc gia để sử dụng và cổ vũ. Tất cả công nhân trong các xuống sản xuất đạn dược đều sẵn sàng thi hành lời chỉ bảo của ông. Trong tháng 9 ông ta cũng gia nhập Nội các Chiến tranh. Các đoàn viên công đoàn bỏ thói quen và đặc quyền được tạo dụng một cách chậm chạp, được khư khư giữ chặt trên bệ thờ, nơi đây, sự giàu sang, địa vị xã hội, đặc quyền và tài sản đều đã được sắp đặt. Tôi rất hòa họp với cả Beaverbrook và Bevin trong những tuần lễ cực kỳ nóng. Về sau họ bất hòa, đó là điều đáng tiếc, gây ra nhiều và chạm. Nhưng tới điểm cao nhất này, tất cả chúng tôi lại nhất trí với nhau. Tôi không thể quá ca ngợi lòng trung thành của ông Chamberlain hoặc quyết tâm và năng lực của tất cả các bạn đồng sự của tôi trong Nội các. Xin cho phép tôi kính trọng gửi lời chào họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:11:51 pm

*

        Cho đến cuối tháng 8 Goering vẫn không rút ra được một nhận xét thuận lợi về cuộc không chiến. Y và nhóm người của y tin rằng tổ chức dưới đất, công nghiệp máy bay của Anh và sức mạnh chiến đấu của không quân Hoang gia đã bị tổn thất nghiêm trọng, về tháng 9 thời tiết đẹp quyến rũ, lực lượng không quân Quốc xã Đức trông mong những kết quả quyết định. Họ mở nhiều cuộc tấn công dữ dội các căn cứ sân bay của chúng tôi xung quanh Luân Đôn, và đêm thứ 6, 68 máy bay công kích Luân Đôn, tiếp theo ngày thứ 7 là cuộc tấn công trên quy mô rộng lớn đầu tiên của khoảng 300 máy bay. Vào ngày này và những ngày tiếp theo - trong thời gian này chúng tôi tăng gấp đôi số lượng súng cao xạ - không chiến diễn ra liên tục ác liệt trên bầu trời thủ đô, và không quân Đức vẫn còn liều lĩnh qua sự đánh giá quá cao tổn thất của chúng tôi.

        Thực vậy, trong cuộc chiến đấu giữa ngày 24 tháng 8 và ngay 6 tháng 9, địch công kích phân đội máy bay khu trục một cách quy mô. Trong những ngay quyết định này, bọn Đức liên tục dùng những lực lượng hùng mạnh đánh phá các sân bay ở phía Nam và Đông nam nước Anh. Mục tiêu của họ là đập tan sự phòng thủ thắng lợi thủ đô của máy bay khu trục. Họ sốt ruột tấn công thủ đô. Quan trọng hơn nhiều việc bảo vệ Luân Đôn khỏi những trận ném bom khủng khiếp là việc vận hành và làm cho ăn khớp các sân bay với các phi đội hoạt động từ đó. Đây là thời kỳ quyết định của cuộc đấu tranh sinh tử giữa hai lực lượng không quân. Chúng tôi không bao giờ nghĩ đến cuộc chiến đấu về mặt phòng thủ Luân Đôn hay nơi nào khác mà chỉ nghĩ đến chuyện ai sẽ thắng trên không. Tại sở chỉ huy máy bay khu trục ở Stanmore và đặc biệt ở sở chỉ huy tập đoàn máy bay khu trục số 11 ở Uxbridge mọi người đều lo lắng. Năm sân bay tiền phương của tập đoàn và sáu nhà ga của quân khu bị thiệt hại lớn. Nhà ga Biggin Hill của quân khu ở phía nam Luân Đôn bị thiệt hại nặng đến nỗi mỗi tuần chỉ có một phi đội khu trục có thể hoạt động xuất phát từ đây. Nếu quân địch kiên trì oanh tạc dữ dội các quân khu kế cận, và gây thiệt hại cho các phòng tác chiến hoặc các phương tiện liên lạc bằng điện thoại, thì toàn bộ tổ chức phức tạp của Phân đội máy bay khu trục có thể bị sụp đổ. Điều này có thể có nghĩa không chỉ là sự đe dọạ Luân Đôn mà là chúng tôi mất sự kiểm soát đã được hoàn thiện trên bầu trời của chúng tôi ở khu vục quyết định này. Tôi được đưa đi thăm nhiều nhà ga này, đặc biệt là Mansion (ngày 28 tháng 8) và Biggin Hill ở khá gần nhà tôi. Chúng đang bị oanh tạc liên hồi một cách khủng khiếp, các đường băng bị tàn phá do các hố bom. Bởi vậy, chính là với cảm giác nhẹ nhõm, mà Phân đội máy bay khu trục nhận thấy rõ đợt tấn công của Đức trên thành phố Luân Đôn ngày 7 tháng 9 và kết luận là kẻ thù đã thay đổi kế hoạch. Lẽ ra Goering phải dứt khoát kiên trì tấn công các sân bay, bởi vì toàn bộ khả năng chiến đấu của lực lượng không quân của chúng tôi lúc này đều dựa vào tổ chức và sự phối hợp của các sân bay đó. Do đi trệch những nguyên tắc chiến tranh cổ điển, cũng như những tiếng gọi cho đến nay được thừa nhận của nhân loại, y đã phạm một sai lầm ngu xuẩn.

        Cũng thời kỳ này (24/8-6/9) đã làm kiệt quệ sức lực của cả Phân đội máy bay khu trục. Phân đội đã mất trong hai tuần này 103 phi công chết, 128 bị thương nặng, trong lúc 466 máy bay Spitfire và Harricanes bị phá hủy hoặc hư hại nặng. Trong tổng số lượng đầy đủ khoảng một nghìn phi công, chúng tôi đã mất gần một phần tư. Thay vào đó, chỉ có 269 phi công mới hăng hái, nhưng thiếu kinh nghiệm, lấy từ các đơn vị huấn luyện, trong nhiều trường hợp, trước khi khóa học kết thúc hoàn toàn. Những cuộc tấn công Luân Đôn ban đêm mười ngày sau ngày 7 tháng 9, nhằm vào các bến tàu và các trung tâm đường sắt, đã giết hại và làm bị thương nhiều thường dân nhưng trên thực tế, đối với chúng tôi lại là lúc nghỉ xả hơi hết sức cần thiết.

        Ngày 15 tháng 9 là ngày tột cùng. Vào ngày này, lực lượng không quân Quốc xã, sau hai đợt tấn công dữ dội vào ngày thứ 14, đã tập trung cố gắng lớn nhất trong một cuộc tấn công tiếp theo lúc rạng đông vào Luân Đôn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:12:13 pm

        Đó là một trong những trận đánh quyết định của chiến tranh, diễn ra vào ngày chủ nhật, như trận Warterloo. Tôi ở Chequers. Tôi đã có nhiều dịp đến thăm sở chỉ huy Tập đoàn máy bay khu trục số 11 để chứng kiến cách chỉ đạo một trận không chiến lúc đó xảy ra không nhiều. Tuy vậy, vào ngày này dường như thời tiết thích hợp cho bên địch nên tôi cẩn thận đi xe đến Uxbridge, tới sở chỉ huy của Tập đoàn. Tập đoàn số 11 gồm không ít hơn hai mươi lăm phi đội bảo vệ toàn bộ các hạt Essex, Kent, Sussex và Hampshire và tất cả các lối vào đi qua họ đến tận Luân Đôn. Phó nguyên soái không quân Park đã chỉ huy tập đoàn này sáu tháng, số phận chúng ta ở mức độ lớn trông mong vào tập đoan này. Từ điểm xuất phát Dunkirk, tất cả các trận đánh lúc tảng sáng ở phía nam nước Anh đều đã do ông chỉ huy, và tất cả những sự chuẩn bị và máy móc của ông đều đạt mức cực kỳ hoàn hảo. Vợ tôi và tôi được đưa xuống phòng tác chiến chống bom dưới mặt đất hơn mười lăm mét. Mọi uy lục của máy bay Hurricanes và Spitfire có thể thất bại, nếu không có hệ thống các trung tâm điều khiển và dây cáp điện thoại ngầm dưới mặt đất do Bộ không quân sáng chế và xây dựng trước chiến tranh theo lời khuyên và sự đôn đốc của ông Dowding. Bộ Tư lệnh tối cao lấy 1àm lo lắng cho sở chỉ huy máy bay khu trục ở Stanmore, nhưng việc nắm quyền chỉ huy thực sự các phi đội đều để tùy một cách sáng suốt cho Tập đoàn số 11 chỉ huy các đơn vị qua các trạm máy bay khu trục đặt tại mỗi hạt.

        Phòng tác chiến của Tập đoàn giống một nhà hát nhỏ chừng hơn mười tám mét từ bên này sang bên kia và có hai tầng gác. Chúng tôi ngồi vào ghế nơi ban công. Bên dưới chúng tôi là một bản đồ rộng lớn, chung quanh đã tập hợp có lẽ hai chục thanh niên nam nữ được đào tạo ở trình độ cao, cùng với những người phụ tá điện thoại của họ. Trước mắt chúng tôi, che phủ toàn bộ bức tường (nơi đây có thể treo tấm màn nhà hát) là tấm bảng đen cực lớn chia ra thành sáu cột có bóng đèn điện, cho sáu trạm máy bay khu trục, mỗi phi đội của trạm có một cột nhỏ riêng cũng chia ra làm nhiều vạch ngang. Như vậy, khi được bật sáng, dãy bóng đèn thấp nhất cho thấy các phi đội được "báo động" trước hai phút, dãy đền kế tiếp là các phi đội được báo trước "sẵn sàng" năm phút, rồi thì được báo trước "có hiệu lực" hai mươi phút, khi đó các phi đội cất cánh, dãy đền tiếp dó là các phi đội báo về đã gặp địch, dãy đèn tiếp sau nữa - bằng đèn màu đỏ - là các phi đội đang giao chiến, còn dãy đèn trên cùng báo hiệu các phi đội đang trở về. Về bên tay trái, trong một phòng nhỏ đặc biệt bằng kính, có bốn hay năm sĩ quan có nhiệm vụ cân nhắc, đánh giá tin túc nhận được từ các Đoàn trinh sát máy bay địch vào lúc này lên tới hơn năm mươi nghìn người gồm đàn ông, đàn bà và thanh niên. Hệ thống rađa vẫn còn thời kỳ trứng nước, nhưng cũng báo trước được các cuộc đột kích đến gần bờ biển và các trinh sát máy bay địch, với ống nhòm và điện thoại cầm tay là nguồn tin chủ yếu của chúng tôi về máy bay đột kích bay qua đất liền. Vì thế đã nhận được hàng nghìn bức điện báo trong một cuộc chiến đấu. Nhiều phòng đầy những người có kinh nghiệm ở các khu vực khác của sở chỉ huy ngầm dưới mặt đất, xem xét rất kỹ hết súc nhanh chóng các điện báo đó và tùng phút chuyển kết quả trực tiếp đến các nhà vạch kế hoạch ngồi quanh bàn trên sàn nhà và đến viên sĩ quan giám sát từ căn phòng nhỏ đặc biệt bằng kính.

        Về phía tay phải là một phòng nhỏ đặc biệt bằng kính khác có sĩ quan quân đội với nhiệm vụ báo cáo cuộc chiến đấu của các khẩu đội pháo phòng không, lúc ấy Phân đội này có hai trăm khẩu đội. Ban đêm sự quan trọng sống còn là ngăn chặn những khẩu đội này bắn vào một số khu vục nao đó có máy bay khu trục của chúng tôi có thể đang đánh giáp lá cà với địch. Tôi không phải không biết những nét chính phổ biến của hệ thống nay, một năm trước chiến tranh, ông Dowding đã giải thích cho tôi hiểu khi tôi đến thăm ông ở Stanmore. Hệ thống này được hình thành và cải tiến trong quá trình chiến đấu liên tục, và lúc bấy giờ tất cả mọi thứ khác hợp nhất lại thành một phương tiện chiến tranh tỷ mỷ nhất, trên thế giới không đâu có loại phương tiện giống như vậy.

        Khi chúng tôi bước xuống, Park nói: "Tôi không biết hôm nay liệu có điều gì xảy ra không, còn bây giờ thì tất cả đều yên tĩnh". Tuy vậy sau muôi lăm phút, các sĩ quan tham mưu về đột kích bắt đầu đi đi lại lại. Cuộc tấn công của "hơn 40" được báo cáo là đang rời khỏi các căn cứ Đức trong vùng Dieppe. Khi nhiều phi đội khác nhau đã ở vào tư thế "sẵn sàng chiến đấu" thì các bóng đèn dọc theo phía dưới cùng tấm bảng trung bay trên tường, bắt đầu rực sáng. Rồi thì liên tục các tín hiệu "hơn 20", "hơn 40" nhanh chóng được tiếp nhận, và trong mười phút nũa thì rõ ràng một trận đánh quan trọng sắp xảy đến. Đầy trời máy bay hai bên bắt đầu xuất hiện.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:12:33 pm

        Lần lượt các tín hiệu nọ sau tín hiệu kia được truyền đến, "hơn 40", "hơn 60" thậm chí có một tín hiệu "hơn 80". Trên tấm bảng ở tầng dưới chúng tôi, sự di chuyển của tất cả những đợt tấn công được đánh dấu bằng những vật hình đĩa đẩy tới phía trước tùng phút theo các tuyến đường tiếp cận vị trí địch khác nhau trong lúc những ánh đèn nổi lên trên tấm bảng đen trước mặt chúng tôi, chứng tỏ các phi đội khu trục của chúng tôi đang lao vào không trung cho đến khi chỉ còn 4 hay 5 ánh đèn ngừng lại ở tín hiệu "sẵn sàng". Những trận không chiến này rất quan trọng, kéo dài không tới một giờ, kể từ cuộc đọ sức đầu tiên -  kẻ thù có thừa sức mạnh để tung ra nhiều đợt tấn công mới, còn các phi đội của chúng tôi, cố gắng rất lớn để giành ưu thế trên không, sẽ phải tiếp nhiên liệu sau bảy mươi hoặc tám mươi phút, hoặc phải hạ cánh để vũ trang lại sau một cuộc giao chiến năm phút. Nếu vào lúc tiếp nhiên liệu hoặc vũ trang lại nay, kẻ thù có thể đến, thì với những phi đội còn non nớt chưa được thử thách, có thể một vài máy bay khu trục của chúng tôi bị tiêu diệt trên mặt đất. Vì thế hướng dẫn các phi đội của chúng tôi không được có quá nhiều vào lúc tiếp nhận nhiên liệu trên mặt đất hoặc vũ trang lại cùng một lúc, lúc tảng sáng, là một trong những mục tiêu chủ yếu của chúng tôi.

        Ngay sau đó những bóng đền màu đỏ chứng minh phần lớn các phi đội của chúng tôi đang giao chiến. Một tiếng 0 0 khẽ phát sinh từ sàn nhà, nơi đây các sĩ quan tham mưu về kế hoạch, bận rộn đẩy những vật hình đĩa của họ đi lại theo đúng tình hình đang thay đổi nhanh. Phó nguyên soái không quân Park ra chỉ thị chung về cách bố trí lực lượng máy bay khu trục và một sĩ quan khá trẻ ở giữa ban công, ngồi cạnh tôi, biến chỉ thị chung này thành những mệnh lệnh chi tiết cho mỗi trạm máy bay khu trục. Một vài năm sau tôi hỏi tên anh ta. Anh là Huân tước Willoughby de Broke (Lần sau năm 1947 tôi gặp anh, khi Hội đưa ngụa mà anh là ủy viên ban tổ chức, moi tôi xem đưa ngựa. Anh lấy làm ngạc nhiên thấy tôi còn nhớ sự việc này). Lúc bây giờ, anh ra lệnh cho các phi đội riêng lẻ bay cao lên và tuần tra do kết quả của việc cung cấp thông tin cuối cùng hiện lên trên bản đồ. Bản thân Phó nguyên soái không quân đi đi lại lại đằng sau, theo dõi với con mắt cảnh giác mọi nước đi trong trận đấu, giám sát nhân viên chấp hành dưới quyền, và chỉ thỉnh thoảng mới xen vào, ra một mệnh lệnh quyết định nào đó thường thường nhằm tăng viện cho một vùng bị uy hiếp. Trong một thời gian ngắn, tất cả các phi đội của chúng tôi đều trở về để lấy nhiên liệu. Tất cả các phi đội đều ở trên bầu trời. Hàng bóng đền thấp hơn đã tắt. Không con một phi đội nào dự trữ. Lúc này Park nói với Dowding ở Stanmore yêu cầu dành cho ông sử dụng ba phi đội của Tập đoàn số 12 trong trường hợp một cuộc công kích khác lớn hơn, trong khi các phi đội của ông đang vũ trang lại và tiếp nhiên liệu. Việc này được giải quyết. Các phi đội này đều đặc biệt cần thiết để bảo vệ Luân Đôn và các sân bay của máy bay khu trục, bởi vì tập đoàn số 11 đã cố gắng hết sức rồi. Đối với viên sĩ quan trẻ, điều này dường như là chuyện thường lệ, anh tiếp tục ra mệnh lệnh theo đúng những chỉ thị chung của Tư lệnh Tập đoàn với một giọng đều đều, khẽ và bình tĩnh, và chẳng mấy chốc ba phi đội tăng cường đã có mặt. Tôi bắt đầu nhận ra sự lo lắng của Tư lệnh lúc bấy giờ vẫn đứng sau chiếc ghế của nhân viên dưới quyền. Tôi vẫn im lặng quan sát. Rồi tôi hỏi: "Ta có những dự trữ nào khác không?" - "Chẳng còn" - Phó Nguyên soái Park đáp - Sau này, trong một báo cáo ông viết về việc nay, ông nói rằng tôi "trông có vẻ nghiêm nghị". Có lẽ đúng. Chúng tôi sẽ phải chịu những tổn thất như thế nào nếu các máy bay tiếp nhiên liệu của chúng tôi bị những cuộc đột kích thêm nữa của "hơn 40" hoặc ''hơn 50" đánh trên mặt đất! Chênh lệch lớn, cuộc đánh cược là vô cùng tận.

        Năm phút khác trôi qua, phần lớn các phi đội của chúng tôi bấy giờ đã hạ cánh để tiếp nhiên liệu. Trong nhiều trường hợp  tài xoay sở của chúng tôi không thể bảo vệ chúng trên bầu trời. Lúc đó, dương như kẻ địch đang quay về nhà. Sự di chuyển các vật hình đĩa trên bàn cho thấy máy bay ném bom và khu trục Đức tiếp tục bay về hướng đông. Không thấy có những cuộc tấn công mới. Được mười phút thêm nữa thì trận đánh kết thúc. Chúng tôi lại trèo lên cầu thang đưa lên mặt đất, và vừa mới nhô lên thì có tiếng còi vang "báo yên".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:13:05 pm

        "Thua ông, chúng tôi rất vui mừng, ông đã theo dõi việc này" - Park nói - "Dĩ nhiên trong hai mươi phút cuối cùng, chúng tôi nghẹt thở khi được tin, đến nỗi chúng tôi không thể xử lý được tình hình. Điều này cho ông thấy khả năng xoay xở của chúng tôi có hạn chế. Hôm nay họ đã làm việc căng thẳng vượt xa ra ngoai giới hạn của họ". Tôi hỏi có phải bất kỳ thành quả nào cũng nhận được và nhận xét rằng hình như cuộc tấn công bị đẩy lùi một cách tốt đẹp. Park trả lời rằng ông không thỏa mãn là chúng tôi đã chặn đứng nhiều máy bay oanh tạc như ông hy vọng. Rõ ràng khắp nơi kẻ địch đều chọc thủng hàng rào phong thủ của chúng tôi. Nhiều tốp gồm 20 máy bay ném bom Đức, có máy bay khu trục hộ tống, được báo cáo đã ở trên bầu trời Luân Đôn. Khoảng một tá bị hạ, khi tôi còn ở dưới, nhưng không có bức ảnh nào về thành quả trận đánh hoặc thiệt hại hay tổn thất có thể được tìm thấy.

        Đã bốn giờ rưỡi chiều, trước khi tôi trở về Chequers, và tôi đi ngủ ngay thay cho giấc ngủ chiều. Chắc là tôi mệt mỏi vì một loạt những sự kiện xúc động của Tập đoàn số IX bởi vì cho tới 8 giờ tối tôi vẫn chưa thức giấc. Khi tôi rung chuông gọi, John Martin, thư ký riêng chủ yếu của tôi đi vào với vô khối tin tức buổi chiều từ khắp thế giới. Thật là kinh tởm. Ở đây có sai lầm, ở đó có sự chậm trễ, một câu trả lời không thỏa đáng của thằng cha nào đó, ở Đại Tây Dương có những vụ đánh chìm tàu. "Tuy nhiên", Martin nói sau khi báo cáo xong, "tất cả đều được bù lại bằng máy bay. Chúng ta đã bắn hạ một trăm tám mươi ba máy bay địch, còn phía ta tổn thất dưới bốn chục chiếc".

        Mặc dù tin tức sau chiến tranh cho thấy tổn thất của địch hôm ấy chỉ là năm mươi sáu máy bay, và ngày 15 tháng 9 là điểm nút của trận đánh trên đất Anh. Đêm hôm đó, Phân đội máy bay oanh tạc của chúng tôi với số lượng lớn, đã tấn công tàu bè ở các cảng từ Boulogne đến Antwerp. Riêng ở Antwerp tổn thất thật nặng nề. Vào ngày 17 tháng 9, như chúng ta biết lúc ấy, Hitler quyết định hoãn lại chiến dịch "Sư Tử Biển" vô thời hạn. Không phải đến ngày 12 tháng 10, cuộc xâm lược mới chính thức ngừng lại cho đến mùa xuân sau. Tháng 7 năm 1941, Hitler lại hoãn nó lại đến mùa xuân năm 1942, "do lúc này sẽ hoàn thành chiến dịch Nga". Đây là một sự tưởng tượng hão huyền nhưng quan trọng. Ngày 13 tháng 2 năm 1942, Đô đốc Raeder có cuộc phỏng vấn cuối cùng về "Chiến dịch Sư Tử Biển" khiến cho Hitler phải đồng ý một "sự rút lui" hoàn toàn. "Cuộc hành quân Sư Tử Biển" tiêu ma như vậy. Và ngày 15 tháng 9 có giá trị như là ngày tháng phá sản của cuộc hành quân này.

        Không nghi ngờ gì là chúng tôi luôn luôn quá lạc quan khi đánh giá những chiến công của chúng tôi đôi với kẻ thù. Theo kết quả cuối cùng, chúng tôi tính ra phía chúng tôi là hai chọi một tên giặc Đức, đáng lẽ là ba chọi một như chúng tôi nghĩ và tuyên bố. Nhưng cũng đủ. Lực lượng không quân Hoàng gia chẳng những không bị tiêu diệt mà còn giành thắng lợi lớn. Một nguồn cung cấp bền vững những phi công khỏe mạnh được chuẩn bị đầy đủ. Các xí nghiệp sản xuất máy bay, không chỉ là chỗ dựa cho nhu cầu trước mắt mà còn cho khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài của chúng tôi, bị đánh phá nhưng không bị tê liệt. Những công nhân lành nghề và công nhân lao động giản đơn, nam cũng như nữ, đứng máy tiện và trông coi xuống máy dưới hỏa lực, như thể là những khẩu đội pháo đang chiến đấu - quả thực họ là như vậy - Tại Bộ Quân nhu, Herbert Morrison khích lệ toàn thể nhân viên trong phạm vi quyền lực rộng rãi của mình "Hãy cố lên", ông ta động viên họ, và họ đã cố lên. Cuộc không chiến lúc nào cũng được Phân đội súng cao xạ dưới quyền tướng Pile, sẵn sàng phối hợp phụ trợ một cách tài tình. Phần đóng góp chủ yếu của họ xảy ra có chậm hơn. Đoàn trinh sát máy bay địch tận tụy, không mệt mỏi luôn luôn ở vị trí của mình. Tổ chức phân đội máy bay khu trục được rèn luyện một cách chu đáo, không có nó thì mọi sức mạnh trở nên vô dụng, chứng tỏ đáp ứng được những ngày tháng liên tục căng thẳng. Mọi tổ chức, mọi người đều có phần đóng góp của mình.

        Khả năng chịu đựng và lòng dũng cảm của phi công lái máy bay khu trục của chúng tôi vẫn ở đỉnh cao, không thể bị đánh bại và là quan trọng nhất. Vì thế nước Anh mới được cứu nguy. Tôi đã có thể tuyên bố ở Hạ viện rằng: "Chưa bao giờ trong lĩnh vục xung đột của loài người, có nhiều người đến thế, phải hàm ơn nhiều đến thế đối với một số ít người đến thế".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:16:48 pm

13

LONDON CÓ THỂ DŨNG CẢM CHỊU ĐỰNG KHÓ KHĂN

        Cuộc tấn công Anh bằng không quân của Đức là một câu chuyện về những lời khuyên không thống nhất, những mục đích trái ngược và những kế hoạch không bao giờ được thực hiện đầy đủ. Trong những tháng này, ba hay bốn lần, kẻ thù chuyển hướng sang một cái gì mới, từ bỏ cách tấn công để khiến cho chúng tôi phải lâm vào tâm trạng căng thẳng dữ dội. Nhưng tất cả những giai đoạn này chồng chéo lên nhau, không thể dễ dàng phân biệt theo từng ngày tháng chính xác. Mỗi một giai đoạn này lại hợp nhất vào giai đoạn tiếp sau. Những hoạt động ban đầu nhằm đánh nhau với không quân ta trên bầu trời biển Manche và bờ biển phía Nam; sau đó tiếp tục trên các hạt phía Nam chủ yếu là Kent và Sussex, kẻ địch có ý định tiêu diệt tổ chức không lực của chúng tôi rồi đánh gần hơn vào Luân Đôn, và ngay trên bầu trời Luân Đôn, sau đó thì Luân Đôn trở thành mục tiêu quan trọng nhất; và cuối cùng khi Luân Đôn chiến thắng thì địch lại phân tán ra và tiếp tục đánh trở lại vào cái đô thị, các tỉnh và các con đường giao thông huyết mạch trên Đại Tây Dương của chúng tỏi dọc theo hai con sông Mersey và Clyde.

        Trong cuộc tấn công vào các sân bay ở bờ biển phía Nam trong tuần cuối cùng của tháng 8 và tuần đầu của tháng 9 chúng tôi thấy họ đuổi theo chúng tôi rất khó khăn. Nhưng ngày 7 tháng 9 Goering công khai nắm lấy quyền chỉ huy cuộc không chiến, từ đánh vào lúc tảng sáng đổi thành đánh đêm, và từ đánh vào các sân bay máy bay khu trục ở Kent Va Sussex, chuyển đánh vào các vùng nhà cửa mọc kín rộng lớn ở Luân Đôn. Những cuộc đột kích nhỏ vào lúc tảng sáng thì thường xuyên, quả thực là liên miên, và một cuộc tấn công lớn vào lúc tảng sáng vẫn còn xảy ra; nhưng nói chung thế tiến công có tính chất toàn bộ của Đức đã thay đổi. Luân Đôn bị ném bom liên tục trong năm mươi bảy ngày đêm, điều này tạo thành một sự thử thách đối với thành phố lớn nhất thế giới, không một ai có thể đánh giá kết quả của sự thử thách này. Trước đây chua bao giờ có một vùng nhà của rộng lớn như thế phải chịu đựng một cuộc ném bom như vậy, hoặc có nhiều gia đình đến thế buộc phải đương đầu với những vấn đề và những nỗi kinh hoàng của cuộc ném bom đó.

        Cuộc đột kích lác đác vào thành phố Luân Đôn vào khoảng cuối tháng Tám bị chúng tôi đánh trả đũa lại ngay lập tức vào thành phố Berlin. Do khoảng cách chúng tôi phải vượt qua nên cuộc đánh trả này chỉ ở quy mô rất nhỏ so với những cuộc tấn công  vào Luân Đôn từ các sân bay gần bên cạnh ở Pháp và Bỉ. Nội các Chiến tranh cảm thấy rất thích thú đánh trả lại, tăng thêm tiền đánh cược và thách thức đối với kẻ thù. Tôi tin chắc rằng họ đúng và tin rằng không có gì gây ấn tượng mạnh mẽ đối với Hitler hoặc làm cho y bối rối lo âu bằng việc y nhận ra sự phẫn nộ và ý chí của người Anh. Trong thâm tâm y cho mình là một trong những người được ngưỡng mộ. Dĩ nhiên y đã tận dụng việc chúng tôi đánh trả đũa Berlin, rồi công khai tuyên bố chính sách đã định sẵn trước đây của Đức là đẩy Luân Đôn và các đô thị khác của Anh vào cảnh hỗn loạn điêu tàn. Ngày 4 tháng 9 y tuyên bố: "Nếu họ tấn công các đô thị chúng ta, thì giản đơn là chúng ta sẽ xóa sạch các đô thị của họ". Và y cố hết sức.

        Từ ngày 7 tháng 9 đến ngày 3 tháng 11 trung bình mỗi đêm hai trăm máy bay oanh tạc Đức ném bom Luân Đôn. Những trận đột kích mở đầu khác nhau vào các đô thị, các tỉnh, trong ba tuần trước đó đã khiến pháo binh chổng máy bay của chúng tôi phải phân tán đáng kể, và khi Luân Đôn đầu tiên trở thành mục tiêu chủ yếu thì chúng tôi chỉ có chín mươi hai súng ở vào tư thế sẵn sàng. Người ta cho rằng tốt hơn là bỏ trống vùng trời ban đêm cho các máy bay khu trục của ta hoạt động dưới sự chỉ huy của Tập đoàn số 11. Có sáu phi đội Blenheims và Defiants thuộc Tập đoàn này. Việc đánh đêm của họ còn trong thời kỳ trứng nước, nên rất ít gây thương vong cho địch.

        Bởi vậy, các khẩu đội pháo của chúng tôi vẫn im lặng liên tiếp trong ba đêm. Vào lúc này kỹ thuật của họ không hoàn hảo. Tuy nhiên, vì tính chất non kém của máy bay chiến đấu ban đêm của chúng tôi và của những vấn đề không được giải quyết của chúng nên dứt khoát phải cho các pháo thủ phòng không  được toàn quyền bắn vào các mục tiêu không nhìn thấy được và tùy ý sử dụng bất kỳ phương pháp kiểm soát nào. Trong bốn mươi tám giờ tướng Pile chỉ huy pháo binh phòng không đã rút số súng từ các đô thị và các tỉnh về tăng cường hơn gấp đôi số súng ở thủ đô. Máy bay của chúng tôi đứng ngoài còn các khẩu đội pháo có khả năng lập công.

        Trong ba đêm, người dân Luân Đôn ngồi trong nhà hay trong hầm, chịu đựng một cuộc tấn công dường như hoàn toàn không bị chống trả. Ngày 10 tháng 9, bất thình lình, toàn bộ đợt bắn chặn mở đầu, kèm theo đèn pha rọi chiếu rực sáng. Loạt súng lớn nổ ầm ầm không gây tổn hại nhiều cho kẻ thù nhưng làm cho dân chúng hết sức thỏa mãn. Mọi người đều phấn khởi thấy chúng tôi đang giáng trả mạnh mẽ. Từ lúc này trở đi, các khẩu đội pháo bắn đều, dĩ nhiên việc thực hiện mưu trí và sự cần thiết phải rèn luyện đã trau dồi đều đặn khả năng xạ kích. Sự tổn thất máy bay oanh tạc của Đức dần dần tăng lên. Vào những dịp các khẩu đội pháo im hơi lặng tiếng thì các máy bay chiến đấu ban đêm xuất hiện, phương pháp của các máy bay này càng ngày càng tiến bộ. Những trận đột kích ban đêm đều kèm theo không ít thì nhiều những trận tấn công vào lúc tảng sáng của những toán nhỏ hoặc thậm chí của một máy bay đơn độc của địch, và còi báo động vang lên theo những khoảng cách ngắn suốt cả hai mươi bốn giờ. Bảy triệu dân Luân Đôn rồi cũng quen với lối sống khác thường này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:19:27 pm

*

        Với hi vọng có thể làm sáng tỏ quá trình diễn biến nặng nề trong bản tường thuật này, tôi ghi lại một số sự việc về cuộc chiến tranh chóp nhoáng dù tôi biết rõ là có bao nhiêu ngàn vạn truyện khác hứng thú hơn nhiều đáng kể lại.

        Khi bắt đầu cuộc ném bom lần đầu, mọi người tỏ ra coi thường. Ở khu Tây Luân Đôn mọi người vẫn bận rộn công chuyện làm ăn và vui chơi, ăn ngủ như thường. Nhà hát vẫn chật ních khán giả, sự đi lại đông đúc bình thường che kín các đường phố. Tất cả hình ảnh này có lẽ là sự thể hiện cái phản ứng lành mạnh đối với lời than vãn của những phần tử thất bại chủ nghĩa ơ Paris khi lần đầu họ bị tấn công bất ngờ trong tháng năm. Khi những trận đột kích rất dữ dội và liên tục đang diễn ra, tôi nhớ là tôi đang ăn tại một công ty nhỏ. Các của sổ lớn của tòa nhà Storneway mở ra về phía Green Park rung rinh cùng với ánh chóp lóe lên của những phát súng và thỉnh thoảng được một quả bom nổ tung chiếu sáng chói. Tôi cảm thấy chúng tôi đang chịu đựng những mối nguy hiểm bất ngờ. Ăn xong chúng tôi đến toa nhà Imperial Chemicals trông xuống con đê. Từ những ban công cao bằng đá này người ta có thể nhìn thấy quang cảnh tráng lệ của con sông. ít nhất một tá ánh lửa đang cháy ở phía Nam, và trong lúc chúng tôi ở đó, nhiều quả bom hạng nặng rơi xuống, một quả bom gần đủ cho các bạn tôi phải kéo tôi đi ra đằng sau mặt trụ cột chắc nịch bằng đá. Điều này dĩ nhiên củng cố quan điểm của tôi là chúng tôi phải chấp nhận nhiều hạn chế đối với những tiện nghi thông thường của cuộc sống.

        Khu dinh thự của chính phủ quanh khu Whitehall nhiều lần bị đánh phá. Phố Downing gồm những tòa nhà cổ xưa từ hai trăm năm mươi năm, không vững chãi, do người thầu khoán đầu cơ trục lợi đứng tên, xây dựng một cách cẩu thả. Vào lúc sự kiện Munich báo động, thì hầm trú ẩn được xây dựng cho những người ở số nhà 10 và 11, còn các căn hộ ngang mặt vườn thì các trần nhà được chống đỡ bằng một lóp trần phụ bằng gỗ và những cây kèo kiên cố. Người ta tin rằng những công sự này có thể chịu đựng được sự đổ nát nếu tòa nhà bị cuốn đi hoặc rung rinh, nhưng dĩ nhiên là những căn hộ này và những hầm trú ẩn kia đều không ăn thua gì khi bị đánh trúng. Trong hai tuần cuối tháng chín, các thứ chuẩn bị được hoàn thành để chuyển các tổng hành dinh, các bộ trưởng, đến những cơ quan chính phủ hiện đại và vững chắc hơn trông ra công viên St. James gần cổng Storey. Chúng tôi thấy tin tưởng ở trong tòa nhà vững chắc bằng đá này, chỉ rất ít dịp đi xuống nhưng phải mặc áo giáp. Vợ tôi lại còn treo một vài bức tranh của chúng tôi trong phòng khách mà tôi nghĩ tốt hơn là nên để trống. Ý kiến của bà ta thắng thế và được chứng minh là đúng bằng sự việc. Vào những đêm trời quang, từ mái nhà gần vòm bát úp của nhà phụ, chúng tôi có thể ngắm cảnh Luân Đôn tráng lệ. Họ chuẩn bị cho tôi một chỗ có nơi trú ẩn tránh mảnh đạn, có đèn trên đầu và người ta có thể đi tản bộ dưới trăng và xem pháo hoa. Bên dưới là phòng dành cho Nội các chiến tranh và một số lượng tiện nghi chống bom nào đó có giường ngủ. Dĩ nhiên bom lúc nay nhỏ bé hơn bom ở các thời kỳ sau. Tuy nhiên, trong khoảng trước khi những căn hộ mới sẵn sàng, cuộc sống ở phố Downing là thích thú. Người ta đã có thể sống tại một sở chỉ huy tiểu đoàn trong phòng tuyến cũng được.

        Tôi nhớ rất rõ một buổi tối (17 tháng 10), chúng tôi đang ăn trong vườn căn hộ số 10 thì bắt đầu cuộc không kích thường lệ ban đêm. Các bạn tôi là Archie Sinclair, Oliver Lyttelton và Moore-Brabazon. Các của chớp bằng thép đã đóng. Nhiều tiếng nổ to xung quanh chúng tôi không xa lắm, và ngày sau đó, một quả bom rớt vào nơi duyệt binh của trung đoàn cận vệ kỵ binh có lẽ cách xa chừng một trăm mét, gây ra rất nhiều tiếng ồn ào. Bất thình lình tôi may mắn nhận ra tình hình bất ổn. Nhà bếp căn hộ số 10 phố Downing cao ngất và rộng rãi nhìn ra ngoài qua một cửa số bằng kính dày cao chừng hai hoặc ba mét. Người quản gia và cố hầu bàn hoàn toàn vô tư tiếp tục phục vụ bữa ăn, nhưng tôi kịp nhận ra ngay cửa sổ lớn này mà đằng sau là bà Landemare, anh đầu bếp và chị nấu ăn đều phớt tỉnh và đang làm việc. Tôi vội vã đứng dậy, đi vào nhà bếp bảo người quản gia đặt xuất ăn lên bếp hâm trong phòng ăn, và lệnh cho anh đầu bếp và các nhân viên phục vụ khác vào hầm trú ẩn, thực tế là như vậy. Tôi lại ngồi vào ăn chừng ba phút thì một tiếng đổ vỡ loảng xoảng ầm ầm sát gần, rồi một cú rung dữ dội cho thấy tòa nhà bị đánh. Viên thám tử của tôi vào phòng cho biết có nhiều thiệt hại. Nhà bếp, phòng để thức ăn và các nhà phụ về phía Bộ Tài chính bị phá hủy hoàn toàn.

        Chúng tôi vào xem cảnh nhà bếp. Một sự tàn phá hoàn toàn hiện ra trước mắt. Bom rơi cách xa chùng năm mươi mét về phía Bộ Tài chính, và tiếng nổ đã phá tung nhà bếp rộng lớn, ngăn nắp và sạch sẽ này với tất cả những xoong chảo bóng lộn và bát đĩa sành biến thành một đống bụi và gạch vụn đen sì. Của sổ lớn bằng kính vỡ tung thành mẩu lớn, nhỏ, vung vãi khắp căn phòng và dĩ nhiên có thể đã chặt đứt người ở trong phòng ra từng khúc nếu có ai ở đó. Nhưng nguồn cảm hứng may mắn nhất của tôi là tôi có thể dễ dàng sao lãng đã đến đúng lúc. Hẩm trú ẩn dưới đất của Bộ Tài chính ở phía bên kia sân bị trúng bom vỡ ra từng mảng, bốn nhân viên dân sự tình nguyện đang làm nhiệm vụ ban đêm của người đội viên dân quân ở đây đều chết. Tất cả đều bị chôn vùi dưới đống gạch vụn, nên chúng tôi không biết người nào đã mất. Tuy cuộc đột kích tiếp diễn và dường như dữ dội hơn, chúng tôi đội nón sắt ra ngoài quan sát cảnh tượng từ trên đỉnh cao của tòa nhà phụ. Tuy nhiên, trước khi hành động như vậy, tôi không thể không dẫn bà Landemare và những người khác trong hầm trúẩn ra xem nhà bếp của họ. Họ rất đau khổ thấy nhà bếp đổ nát nhưng chủ yếu là do thấy toàn bộ cảnh bùa bãi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:19:55 pm

        Archie và tôi trèo lên vòm tòa nhà phụ. Đêm trời quang, cảnh thanh phố Luân Đôn rộng lớn. Dường như phần lớn khu vục Pall Mall đang cháy. Ở đó ít nhất có năm đám cháy dữ dội, còn các đám cháy khác thì ở phố St. James và Piccadilly. Lùi xa hơn nữa về phía sau trên con sông đối diện có nhiều đám cháy lớn. Nhưng Pali Mal là bức tranh ngọn lửa rực sáng hơn cả. Cuộc oanh kích dịu dần và ngay sau đó vang lên còi báo yên, chỉ còn lại những đám cháy dữ dội. Chúng tôi xuống gác vào dãy buồng mới của tôi ở tầng một tòa nhà phụ, tình cờ gặp thủ lĩnh David Margesson ở đó, ông là lãnh tụ đảng phái chủ yếu ở Quốc hội, đã quen sống ở trụ sở trung ương Đảng Bảo thủ. Ông cho chúng tôi biết trụ sở đã bị bom nổ tung ra từng mảnh, quả thật theo vị trí các đám cháy, chúng tôi đã nghĩ rằng chắc trụ sở bị đánh trúng. Ông ở trong trụ sở với chừng hai trăm năm mươi thành viên và toàn thể nhân viên. Trụ sở bị một quả bom hạng nặng đánh trúng. Toan bộ mặt tiền và mái tường đồ sộ về phía bên cạnh tòa nhà Pall Mall sụp đổ xuống đường phố, phá hủy hoàn toàn chiếc xe hơi của Bộ Lục quân đỗ gần của trước. Phòng hút thuốc chật ních hội viên, toàn bộ trần nhà đổ ụp xuống họ. Hôm sau, nhìn cảnh đổ nát này, dường như tôi không thể tin rằng phần lớn bọn họ lại không chết. Tuy nhiên như do một phép thần diệu, họ đã bò trườn ra khỏi đám bụi, khói và gạch vụn, và tuy có nhiều người bị thương nhưng không mất một sinh mạng nào. Sau đó, Nội các nghe được những sự việc này, các bạn đồng nghiệp Công đảng chúng tôi đã nói đùa: "Thật là mèo mù vớ được cá rán". Ông Quintin Hogg cõng cha, một nguyên Đại pháp quan, ra khỏi đống gạch vụn, như Enée đã vác Pater Anchise ra khỏi cảnh đổ nát của thành Troy. Margesson không biết ngủ ở đâu, và chúng tôi tìm thấy ông, chăn mền và một chiếc giương trong tầng hầm tòa nhà phụ. Nói chung, đó là một đêm khủng khiếp, và khi xét thiệt hại của khu nhà, đáng chú ý là không quá năm trăm người chết và khoảng vài nghìn người bị thương.

        Một lần khác, tôi đến thăm Ramsgate. Một trận không kích thình lình ập đến, tôi được dẫn vào một đường hầm lớn, rất nhiều người sống thường xuyên ở đây. Sau mười lăm phút, chúng tôi ra ngoài, nhìn thấy một nơi thiệt hại còn đang bốc khói. Một khách sạn nhỏ bị trúng bom. Không ai hề gì, nhưng nơi đây đã biến thành một đống bề bộn bát đĩa, dụng cụ, và đồ đạc bị vỡ từng mảnh. Vợ chồng ông chủ, những người làm bếp, các chị hầu bàn đều khóc. Bây giờ họ sẽ ở đâu? Họ sẽ kiếm sống như thế nào? Đây là trường hợp chính quyền phải có đặc ân. Tôi nghĩ ra ngay một quyết định. Trên đường về trên xe hỏa, tôi đọc cho thư ký viết một bức thư cho Bộ trưởng tài chính Kingsley Wood, đề ra nguyên tắc là mọi thiệt hại do hỏa lực địch gây ra phải do Nhà nước gánh vác, việc bù đắp phải đầy đủ và ngay lập tức. Như vậy gánh nặng sẽ không rơi vào những ai có nhà của vườn tược hoặc cơ ngơi kinh doanh bị đánh phá mà do quốc gia gánh vác như nhau. Tất nhiên Kingsley Wood có một chút lo nghĩ về tính cách không giới hạn của nghĩa vụ này. Nhưng tôi hết sức cố gắng thúc ép và một kế hoạch bảo hiểm được đặt ra trong hai tuần lễ, về sau kế hoạch này đóng một vai trò lớn lao trong công việc của chúng tôi. Bộ tài chính đã trải qua nhiều xúc cảm    khác nhau    về kế hoạch này. Trước hết họ nghĩ sẽ bị phá sản,    nhưng sau tháng 5 năm 1941, khi các cuộc không kích kết thúc trong hơn ba năm, họ bắt đầu kiếm được một số tiền lớn và cho rằng kế hoạch này chứng tỏ phẩm chất, năng lực của một chính sách có tài biết lo xa. Tuy nhiên, về sau trong chiến tranh, khi bom bay và rốc két bắt đầu thì sự thanh toán phải xoay xở theo một cách khác và tám trăm chín chục triệu chẳng mấy chốc đã được trả hết. Tôi rất vui mừng về điều này.

        Trong giai đoạn chiến tranh mới này, điều trở nên quan trọng là rút ra điều kiện công tác tối ưu không những từ các nhà máy mà thậm chí còn hơn nữa từ các Bộ ở Luân Đôn cả ngày lẫn đêm dưới các cuộc oanh tạc thường xuyên. Ban đầu bất cứ lúc nào có còi báo động, tất cả người ở nhiều Bộ nhanh chóng tập hợp lại đi xuống hầm, dù có bảo đảm hay không. Sự thay đổi thế trận này được thực hiện một cách cẩn thận, có hiệu quả thậm trí đáng tự hào. Trong nhiều trường hợp, chỉ có nửa tá máy bay đến gần, thỉnh thoảng chỉ có một chiếc. Chúng nó thường không đến. Một cuộc đột kích lặt vặt có thể làm cho toàn bộ bộ máy hành pháp và hành chính ở Luân Đôn phải ngừng lại trong hơn một giờ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:20:16 pm

        Bởi vậy tôi đề nghị còi báo trước "Dự báo chú ý" có hiệu lực khác biệt với "cấp báo", hiệu lệnh này chỉ phải triệt để tuân theo khi những người chuyên nhận dạng máy bay lạ trên mái nhà hoặc là những người Mỹ da đen, như họ được gọi, báo "Nguy điểm đến nơi" nghĩa là kẻ địch thực sự đã ở trên trời hoặc rất gần. Các kế hoạch được thi hành sao cho phù hợp. Nghị viện cũng cần sự hướng dẫn về chỉ đạo công tác của mình trong những ngày nguy hiểm này. Nghị sĩ Quốc hội thấy nhiệm vụ của mình phải nêu gương. Điều này đúng nhưng có thể đã bị mở rộng quá xa. Tôi phải tranh luận với các hạ nghị sĩ để họ tôn trọng sự cẩn thận thông thường và tuân thủ các điều kiện đặc biệt của thời kỳ này. Trong các phiên họp kín, tôi thuyết phục họ cần phải thực hiện những sự phòng xa cần thiết đã được cân nhắc kỹ. Họ đồng ý là ngay giờ họp của họ không phải báo trước, đồng ý hoãn lại những cuộc thảo luận của họ, khi nào người da đen báo với Chủ tịch Hạ viện "Nguy hiểm đến nơi". Lúc đó tất cả họ đều có ý thức chấp hành nhiệm vụ, lũ lượt xuống hầm trú ẩn dù đông đúc và quá tải nhưng đã được chuẩn bị. Điều này thường sẽ tăng thêm danh tiếng cho Quốc hội Anh là các nghị sĩ vẫn tiếp tục họp và hoàn thanh nhiệm vụ suốt cả thời gian nay. Các Hạ nghị sĩ rất dễ tự ái trong những chuyện như thế, và có thể dễ đánh giá sai tính khí của họ. Khi một viện này bị tổn hại, họ di chuyến sang viện khác và tôi gắng hết sức thuyết phục họ vui lòng theo lời khuyên sáng suốt. Nói tóm lại, mọi người đều xử sự biết điều và đàng hoàng. Cũng may là một vài tháng sau đó, khi Nghị viện bị đánh phá tan tành vào ban đêm chứ không phải ban ngày, thì lúc đó Nghị viện trống rỗng không có người. Do chúng ta chủ động về các cuộc đột kích lúc tảng sáng, nên tiện nghi dành cho cá nhân được giảm nhẹ đáng kể. Nhưng trong mấy tháng đầu, lúc nao tôi cũng lo lắng cho sự an toàn của các nghị sĩ. Xét cho cùng, một Quốc hội tự do rất có hiệu lực, được lựa chọn một cách công khai bằng phổ thông đầu phiếu, bất cứ ngày nào cũng có thể lật đổ Chính phủ, nhưng lại tự hào là họ đã ủng hộ Chính phủ trong những ngày đen tối nhất, Quốc hội đó là một trong những vấn đề được bàn cãi đổi với kẻ thù - Quốc hội đó đã chiến thắng.

        Tôi không biết bất cứ ai trong các nhà độc tài có nhiều quyền hạn có hiệu lực khắp cả nước như Nội các Chiến tranh của Anh. Khi chúng tôi bày tỏ những điều mong muốn của mình, chúng tôi được các đại diện nhân dân chấp nhận và được mọi người vui lòng nghe theo, tuy vậy không lúc nào quyền phê phán lại sút kém. Những người chỉ trích bao giờ cũng tôn trọng quyền lợi quốc gia. Thỉnh thoảng khi họ phản đối chúng tôi, Nghị viện bỏ phiếu bác họ bằng đa số áp đảo, điều này tương phản với những phương pháp chuyên chế, không có một chút ép buộc, không có sự can thiệp của cảnh sát hay bất cứ gì đối với đời sống công cộng của người Anh. Chế độ đó lại có thể chịu đựng, khắc phục và sống sót qua tất cả những thử thách. Thậm chí sự đe dọa hủy diệt hoàn toàn cũng không làm thoái chí các nghị sĩ, nhưng may thay, việc này không xảy ra.

        Giữa tháng chín, địch dùng một hình thức tấn công gây thiệt hại mới chống chúng tôi. Lúc bấy giờ, họ ném xuống khắp nơi một số lượng lớn bom nổ chậm, việc này trở thành một vấn đề nguy hiểm. Những quãng dài đường sắt, các ga đầu mối, các con đường đi vào các nhà máy quan trọng, các sân bay, các đường phố lớn chủ yếu đều bị ngăn cách rất lâu, gây trở ngại cho chúng tôi trong lúc khó khăn. Phải tìm đào ra, cho nổ hoặc vô hiệu hóa những quả bom này. Đây là một nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là lúc đầu, khi phải học tập tất cả các cách thức và phương pháp bằng một loạt kinh nghiệm quyết định. Tôi đã kể lại chi tiết một loạt sự kiện xúc động về việc phá hủy mìn từ tính, nhưng cách xả thân này ngày nay trở thành thông thường trong khi nó vẫn là cao thượng. Tôi cũng đã đòi hỏi một sự quan tâm về ngồi nổ chậm lần đầu năm 1918 đã ghi sâu vào đầu óc tôi, khi người Đức sử dụng nó trên quy mô lớn để ngăn chặn chúng tôi trù tính tiến vào đất Đức bằng đường sắt. Tôi đã đề xuất việc sử dụng ngồi nổ chậm đó cả ở Na Uy, trên kênh Kiel và sông Rhine. Không nghi ngờ gì đây là một tác nhân có hiệu quả nhất trong chiến tranh vì nó tạo ra tình trạng ngờ vực lâu dài. Bây giờ chính chúng tôi phải nếm mùi vị tác nhân đó. Một tổ chức đặc biệt được thành lập để giải quyết vấn đề này. Tại các thành phố, thị trấn, quận, hình thành các đội đặc nhiệm. Những người tình nguyện gấp rút thực hiện loại hình hoạt động chết người này. Họ gặp rủi hay may. Một số sống sót qua giai đoạn thử thách này. Một số khác phá vỡ được hai chục, ba chục thậm chí bốn chục đợt rồi mới đón nhận lấy cái chết. Những phân đội phụ trách về bom không nổ đều có mặt ở bất cứ nơi nào tôi đến kinh lý. Không hiểu sao gương mặt họ khác gương mặt người thường, tuy họ dũng cảm và trung thực. Họ trông hốc hác, phờ phạc, gương mặt xanh nhạt với cặp mắt long lanh, đôi môi mím chặt khác thường, đồng thời cũng rất thành thạo trong công việc. Trong khi viết về những thời kỳ khó khăn của chúng tôi, tôi thường lạm dụng tính từ "khủng khiếp". Lẽ ra tính từ này phải dành cho công việc của các tổ tháo gỡ bom U.X.B.

        Tôi nhớ lại một tổ có thể xem như tiêu biểu cho nhiều tổ khác. Tổ này gồm ba người: Bá tước Suffolk, nữ thư ký riêng và anh lái xe đã đứng tuổi của ông. Họ tự xưng là "Bộ ba Thần thánh". Sự dũng cảm và sự tiếp tục tồn tại của họ lan truyền giữa nhiều người hiểu biết vấn đề. Họ đã phải tìm cách giải quyết có kết quả ba mươi tư quả bom không nổ với thái độ tươi cười hòa nhã. Nhưng đến quả thứ ba mươi lăm thì họ gặp tai nạn. Bá tước Suffolk trong Bộ ba Thần thánh bị nổ tung. Nhưng chúng tôi có thể tin chắc rằng "tất cả kèn trống vang lên đối với họ ở phía bên kia" cũng như đối với "con người dũng cảm vì chân lý".

        Nhưng vào lúc hy sinh đau buồn của con người cao thượng nhất này, sự tận tụy của các phân đội U.X.B đã khắc phục mối hiểm họa chung của đất nước.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:21:15 pm

*

        Thật khó so sánh cảnh thử thách của những người dân Luân Đôn trong mùa đông năm 1940 - 1941 với cảnh thử thách của người Đức, trong ba năm cuối cùng của cuộc chiến tranh. Trong giai đoạn cuối cùng, sức công phá của bom mạnh hơn nhiều và các cuộc không kích dữ dội hơn nhiều. Mặt khác, sự chuẩn bị lâu dài và tính    cẩn thận của người Đức đã giúp xây dựng một hệ thống hầm trú ẩn hoàn chỉnh, đi vào đó mọi người phải tuân thủ những công việc khắt khe hàng ngày. Cuối cùng, khi vào đất Đức chúng tôi thấy các đô thị hoàn toàn đổ nát, nhưng các toa nhà kiên cố vẫn đứng vững trên nền, chúng tôi còn tìm thấy những đường hầm rộng lớn dưới đất, cư dân ngủ ỏ đây đêm này qua đêm    khác, mặc dù nhà cửa và tài sản bên trên của họ    đều bị phá    hủy. Trong nhiều trường hợp chỉ có những đống gạch vụn được di chuyển. Ở Luân Đôn, cuộc tấn công tuy ít mãnh mẽ hơn, nhưng sự chuẩn bị cho an ninh rất ít phát triển. Ngoài các hệ thống đường tàu điện ngầm, thực tế không có nơi nào an toàn. Rất ít tầng hầm hoặc hầm chứa có thể chịu đụng nổi một đòn đánh phá trực tiếp. Dưới hỏa lực địch, hầu như toàn thể nhân dân Luân Đôn sống và ngủ trong nhà họ hoặc trong các hầm trú ẩn Anderson (hầm trú ẩn di động được), phó mặc số phận với tính phớt lờ của người Anh sau một ngày làm việc vất vả. Không một ai trong một nghìn người có được phương tiện bảo vệ trừ việc chống hơi bom nổ và mảnh đạn. Nhưng ít có sự suy yếu về tâm lý cũng như ít có bệnh dịch hạch về thể xác. Dĩ nhiên nếu những quả bom của năm 1943 ném xuống Luân Đôn của năm 1940 thì có lẽ chúng tôi đã phải gánh chịu một tình thế có thể đã phá hủy hoàn toàn mọi tổ chức của con người. Tuy nhiên, mọi sự xảy ra theo chiều hướng và mối tương quan của chúng và không ai có quyền tuyên bố rằng Luân Đôn nhất định không bị đánh bại, cũng không thể không thắng nổi.

        Trước chiến tranh hay trong thời kỳ thụ động, không làm được gì nhiều hoặc chẳng làm được gì để có thể cung cấp cho các cơ quan chính quyền trung ương những pháo đài chống bom. Nhiều kế hoạch tỉ mỉ được chuẩn bị để di chuyển trụ sở chính phủ ra khỏi Luân Đôn. Các chi nhánh trọn vẹn của nhiều Bộ đã di chuyển tới Harrogate, Bath, Cheltenham và đến một nơi nào khác. Nơi ăn chốn ở được trưng dụng trên một vùng rộng lớn nhằm cung cấp cho tất cả các Bộ trưởng và viên chức quan trọng trong trường hợp Luân Đôn tản cư. Nhưng lúc này, dưới bom đạn rõ ràng là Chính phủ và Quốc hội đều quyết tâm ở lại Luân Đôn, và tôi hoàn toàn chia sẻ cảm nghĩ nay. Như những người khác, tôi thường hình dung sự tàn phá đã bắt đầu trở nên quá sức chịu đựng đến nỗi có thế phải thực hiện một cuộc tổng di chuyển và phân tán. Nhưng dưới ảnh hưởng của sự kiện quan trọng này, mọi cuộc đánh trả của chúng tôi sẽ có ý nghĩa ngược lại.

         Trong những tháng này, chúng tôi họp Nội các buổi tối trong phòng danh cho Nội các Chiến tranh ở tầng hầm nhà phụ. Từ phố Downing đến đó cần phải đi bộ qua sân trong của Bộ Ngoại giao rồi băng qua các đội công nhân đang đổ bê tông gia cố căn phòng dành cho Nội các Chiến tranh và các phòng làm việc khác ở tầng hầm cho được an toàn hơn. Tôi không hình dung được điều thử thách đối với ông Chamberlain là gì với tất cả những hậu quả của ca mổ quan trọng của ông. Không gì làm nhụt chí ông, không bao giờ ông gọn gàng ngăn nắp hơn, hay bình tĩnh hơn và quả quyết hơn lúc tham dự các phiên họp nội các cuối cùng.

        Một tối cuối tháng chín năm 1940, tôi nhìn ra ngoài của trước phố Downing, thấy công nhân đang chất đông bao cát trước các cửa sổ tầng hầm nhỏ của Bộ Ngoại giao trước mặt. Hỏi ra mới biết là sau ca mổ, ông Neville Chamberlain phải được điều trị định kỳ đặc biệt, mà nếu thực hiện việc này trong hầm trú ẩn số nhà 11 ở đây ít nhất phải tập trung hai chục người thì rất lúng túng trong khi các cuộc không kích xảy ra không ngót, vì vậy đang chuẩn bị một nơi dành riêng cho ông sang tận nơi đó. Ông kín đáo, có năng lực, ăn mặc đàng hoàng, ngày nào cũng giữ đúng các cuộc hẹn gặp. Nhưng đây là thông tin cơ bản, không nhiều lắm. Dùng quyền lực của mình, tôi đi bộ qua hành lang giữa hầm trú ẩn số 10 và hầm trú ẩn số 11, tôi bắt gặp bà Chamberlain. Tôi nói: "Ông nhà không nên ở đây trong tình trạng này. Bà phải đem ông đi cho đến khi ông ấy khỏe mạnh trở lại đã. Mỗi ngày tôi sẽ gửi tất cả điện tín cho ông". Bà đi gặp chồng. Trong một giờ, bà nhắn lại tôi: "Ông ấy sẽ thực hiện điều ông mong muốn. Tối nay chúng tôi rời khỏi". Tôi không bao giờ gặp lại ông ấy. Tôi chắc rằng ông ấy muốn chết trong lúc còn đang làm việc. Thế là hết.

        Sự ngưng việc của ông Chamberlain dẫn đến những thay đổi quan trọng ở cấp Bộ trưởng. Ông Herbert Morrison đã từng là một Bộ trưởng cung cấp có năng lực và hoạt bát, và ngài John Anderson với sự chỉ đạo cương quyết và thông thạo đã từng đương đầu với những cuộc tấn công chóp nhoáng trên không của Đức vào Luân Đôn năm 1940. Vào những ngày đầu tháng 10, cuộc tấn công liên tục khốc liệt vào thành phố lớn nhất thế giới, nêu lên nhiều vấn đề có tính chất xã hội và chính trị trong dân cư đông đảo bị địch quấy rối, đến nỗi tôi nghĩ có được một nghị sĩ hùng biện đã được đào tạo lâu dài ở Bộ Nội vụ lúc này cũng là Bộ An ninh Quốc gia, thì thật là một lối thoát. Luân Đôn đang phải chịu đựng. Herbert Morrison là người Luân Đôn, giỏi mọi mặt về quản lý thủ đô. Ông ta có kinh nghiệm không gì sánh được về công việc cai trị Luân Đôn, đã từng là người lãnh dạo Hội đồng quản hạt, và về nhiều phương diện, là nhân vật chủ yếu trong các công việc của Hội đồng. Cùng một lúc, tôi cần John Anderson đang làm việc ở Bộ Nội vụ, xuất sắc với tư cách chủ tịch Hội đồng về một phạm vi rộng lớn hơn của Ủy ban Nội vụ. Cùng với sự trợ giúp lớn lao đối với Nội các, Ủy ban này có nhiệm vụ xem xét giải quyết một khối lượng rất nhiều công việc được chuyển đến. Việc này cũng làm nhẹ bớt gánh nặng của riêng tôi, cho phép tôi tập trung vào việc chỉ dạo chiến tranh về mặt quân sự, các bạn đồng nghiệp của tôi dường như càng ngày càng sẵn sàng cho tôi có quyền hạn rộng rãi trong chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:21:53 pm

        Vì vậy tôi mời hai Bộ trưởng cao cấp này đổi nhiệm vụ của họ. Không phải tôi đem lại cho Herbert Morrison một cuộc sống không lo nghĩ. Chắc chắn những trang này không nhằm miêu tả những bai toán của chính quyền Luân Đôn, khi mà đêm này qua đêm khác, mười hoặc hai chục nghìn dân thường trở thành những kẻ không nhà, khi mà không có gì ngoài việc thúc khuya liên tục của những công dân là đội cứu hỏa trên các mái nhà ngăn chặn những đám cháy lớn bất trị, khi mà chính các bệnh viện đầy ắp những đàn ông, đàn bà què cụt, cũng bị quân thù ném bom, khi mà hàng trăm nghìn quần chúng mệt lử chen chúc nhau trong những hầm trú ẩn không an toàn và bẩn thỉu, khi mà những phương tiện giao thông đường bộ và đường sắt bị hỏng, khi mà cống rãnh bị phá tan, ánh sáng, năng lượng và hơi đốt bị tê liệt, và khi mà toàn bộ cuộc sống chiến đấu và lao động vất vả của Luân Đôn tuy thế mà phải tiến triển và đêm nào, sáng nào, gần một triệu người phải ra ra vào vào vì công việc. Chúng tôi không biết tình hình này còn kéo dài bao lâu. Chúng tôi không có lý do để giả định rằng tình hình này không tiếp tục đi đến chỗ xấu hơn. Khi tôi đưa ra lời đề nghị này với ông Morrison, thì ông đã hiểu quá nhiều về vấn đề này nên giải quyết nó một cách nhẹ nhàng. Ông yêu cầu một vài giờ để suy nghĩ, nhưng trong một thời gian ngắn, ông quay lại và nói ông tự hào được gánh vác nhiệm vụ. Tôi hết sức tán thưởng quyết định can đảm của ông.

        Đúng là ngay sau những biến động ở cấp Bộ trưởng thì một sự thay đổi phương pháp của kẻ thù tác động đến chính sách chung của chúng tôi. Cho đến lúc này, cuộc tấn công của quân thù đã bị hạn chế hầu như dành riêng cho bom có sức công phá mạnh; nhưng cùng với trăng tron ngày 15 tháng 10, khi cuộc công kích vào chúng tôi dữ dội nhất trong tháng diễn ra, thì máy bay Đức ném bom thêm xuống 70.000 bom cháy. Cho đến nay chúng tôi cổ vũ nhân dân Luân Đôn ẩn nấp và cố gắng hết sức để cải tiến việc bảo vệ họ. Nhưng lúc này khẩu hiệu "xuống hầm" phải được thay thế bằng khẩu hiệu "lên mái nhà". Ông Bộ trưởng mới về An ninh Quốc gia tiến hành chính sách này. Một tổ chức những người canh phòng đám cháy và công tác cứu hỏa với quy mô rất lớn bao trùm toàn bộ Luân Đôn nhanh chóng ra đời (ngoài các biện pháp đã được thực hiện ở các thành phố các tỉnh). Lúc đầu những người canh phòng đám cháy là những người tình nguyện, nhưng số lượng yêu cầu quá lớn, và có ý kiến kiên quyết cho rằng mọi người phải thay phiên nhau trên cơ sở phân công, đến nỗi chẳng mấy chốc việc canh phòng đám cháy trở thành cưỡng bách. Hình thức công tác này có tác dụng khích lệ sôi nổi đối với mọi tầng lớp. Phụ nữ vội vã đòi hỏi được đóng góp phần mình. Nhiều phương pháp huấn luyện quy mô lớn được phát triển nhằm giáo dục những người quan sát đám cháy đối phó như thế nao với các loại bom cháy khác nhau dùng để chống lại chúng tôi. Nhiều người trở nên thông thạo, và hàng nghìn đám cháy được kịp thời dập tắt. Kinh nghiệm ở lại trên mái nhà đêm này qua đêm khác dưới hỏa lực mà không có phương tiện bảo vệ nào trừ chiếc mũ sắt, chẳng mấy chốc trở thành quen thuộc. Ngay sau đó, ông Morrison quyết định họp nhất một nghìn bốn trăm đội cứu hỏa địa phương thành một ngành cứu hỏa quốc gia riêng biệt và bổ sung vào một đội cứu hỏa lớn gồm những công dân đã được huấn luyện và làm việc trong thì giờ rỗi. Cũng như những người canh phòng đám cháy trên mái nhà, đội cứu hỏa này ban đầu được tuyển mộ trên cơ sở tình nguyện, nhưng rồi được toàn thể nhất trí tán thành, nó cũng trở thành cưỡng bách. Ngành cứu hỏa quốc gia đem lại cho chúng tôi lợi thế cơ động nhiều hơn, một trình độ huấn luyện và trang bị phổ thông, và những chiến sĩ được công nhận chính thức. Các lực lượng phòng thủ dân sự khác tổ chức những đội ở từng vùng sẵn sàng đi bất cứ đâu vào một phút báo trước. Cái tên Ngành Phong thủ Dân sự thay thế cho danh hiệu trước chiến tranh của cơ quan dự báo không kích (ARP). Những số lượng lớn được cấp quân phục bảnh bao, họ thấy rõ mình là quân chủng thứ tư của Nhà Vua.

        Tôi vui mừng thấy rằng nếu có thành phố nào của chúng tôi bị tấn công, thì mủi dùi chính của cuộc tấn công cũng chĩa vào Luân Đôn. Luân Đôn giống như con vật khổng lồ tiền sử có khả năng chịu đựng những tổn thương khủng khiếp, bị xé ra làm nhiều mảnh, đổ máu do nhiều vết thương, vậy mà vẫn duy trì cuộc sống và hoạt đông của mình. Hầm trú ẩn Anderson rất phổ biến trong các khu lao động có nhà hai tầng gác, tất cả mọi thứ đều sắp xếp ngăn nắp để các hầm này có thể ở được và gặp thời tiết ẩm ướt thì khô ráo. Về sau phát triển kiểu hầm Morrison không gì hơn là một cái bàn nhà bếp nặng bằng thép với các mặt bằng dây kim loại vững chắc có khả năng chống đỡ những đống đổ nát của một căn nhà nhỏ và như vậy coi như một biện pháp bảo vệ. Nhiều người nhờ nó mà sống. Vả lại "Luân Đôn có thể dũng cảm chịu đụng khó khăn". Họ đã chịu đựng tất cả những gì họ đã mắc phải và có thể họ đã chịu dựng nhiều hơn. Quả thực, vào lúc này chúng ta không thấy cái chết mà chỉ là sự phá hủy toàn bộ Luân Đôn. Tuy nhiên, như tôi đã vạch ra lúc ấy cho Hạ nghị viện, đạo luật về giảm bớt những món tiền lãi có tác dụng trong trường hợp các thành phố lớn bị phá hủy. Chẳng bao lâu nữa, nhiều quả bom chỉ tấn công những ngôi nhà đã đổ nát và chỉ làm cho các đống gạch vụn thay đổi đột ngột mà thôi. Trên nhiều vùng rộng lớn, không còn gì để đốt cháy hay phá hủy, vậy mà đó đây con người có thể sắp đặt việc nhà và tiếp tục công việc với rất nhiều cách xoay xở và súc chịu đụng ngoan cường.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:17:12 pm

*

        Đêm mồng 3 tháng 11, lần đầu tiên trong gần hai tháng Luân Đôn không có báo động. Đối với nhiều người, sự yên tĩnh này dường như hoàn toàn kỳ quặc. Họ tự hỏi có gì không ổn đây. Đêm sau đó địch tấn công khắp toàn đảo cùng một lúc. Trong chính sách tấn công của Đức đã có sự thay đổi khác. Mặc dù Luân Đôn vẫn được xem là mục tiêu chính, lúc này họ cố gắng lớn hơn nhằm phá hoại các trung tâm công nghiệp của nước Anh. Nhiều phi đội đặc biệt với những thiết bị dẫn đường mới, đã được huấn luyện nhằm đánh phá các trung tâm then chốt cụ thể. Ví dụ một đội hình được huấn luyện độc nhất cho việc phá hoại các nhà máy động cơ máy bay Rolls-Royce ở Hillington, Glasgow. Tất cả việc này chỉ là kế hoạch quá độ tạm thời. Việc xâm lược Anh phải tạm hủy bỏ, còn việc tấn công Nga thì chưa mở màn, cũng chưa có thể xảy ra ngoài quyền lực của giới thân cận của Hitler. Vì vậy đối với không lực Đức, những tháng mùa đông còn lại phải là một thời kỳ thử nghiệm, cả về mặt phương sách kỹ thuật ném bom ban đêm lẫn về mặt tấn công tàu ngầm đường biển của Anh, đồng thời cố gắng phá tan các cơ sở sản xuất quân sự và dân dụng của Anh. Nếu bám sát một công việc vào một thời gian và thúc ép sự việc đó đến kết thúc thì họ có thể đã hành động tốt hơn nhiều. Nhưng họ đã thất bại và trong thời gian này, họ thiếu tự tin.

        Chiến thuật ném bom mới này bắt đầu bằng cuộc oanh tạc dữ dội Coventry đêm 14/11. Luân Đôn có vẻ như là một mục tiêu quá rộng lớn và không rõ ràng cho những kết quả quyết định, nhưng Goering hy vọng rằng những đô thị, các tỉnh, hay những trung tâm sản xuất đạn dược có thể bị xóa sổ một cách có hiệu quả. Cuộc không kích bắt đầu sớm vào những giờ tối tăm đêm thứ mười bốn, và vào lúc rạng đông gần năm trăm máy bay Đức đã ném xuống sáu trăm tấn chất nổ cực mạnh có sức công phá dữ dội và hàng nghìn bom cháy. Xét toàn bộ, đây là trận không kích tàn phá nhất mà chúng tôi chịu đựng. Trung tâm Coventry bị phá hủy hoàn toàn, cuộc sống ở đây trong một thời gian ngắn hoàn toàn bị rối loạn. Bốn trăm người chết, rất nhiều người bị thương nặng. Đài phát thanh Đức tuyên bố rằng các đô thị khác của chúng tôi cũng sẽ như Coventry. Tuy nhiên những nhà máy động cơ máy bay và máy công cụ rất quan trọng không hề ngừng lại, cho đến nay, nhân dân có kinh nghiệm qua thử thách của bom đạn và không bị loại khỏi vòng chiến đấu. Trong chưa đầy một tuần lễ, một ủy ban tái xây dựng khẩn cấp đã làm một công việc kỳ diệu nhằm phục hồi sinh hoạt của đô thị này.

        Ngày 15 tháng 11 dưới ánh trăng tron, quân địch quay lại không kích dữ dội Luân Đôn, gây nhiều thiệt hại, đặc biệt đối với nhà thờ và đền đài kỷ niệm khác. Mục tiêu tiếp theo là Birmingham, lần lượt ba trận không kích từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 11 gây ra nhiều tàn phá và chết chóc. Gần tám trăm người bị giết, hơn hai nghìn người bị thương, nhưng cuộc sống và tinh thần Birmingham vẫn sống sót qua con thử thách nay, và một triệu dân của thành phố này được tổ chức tốt, tỉnh táo, nhận thức thấu đáo, đã vượt lên thắng lợi nỗi đau khổ vật chất của mình. Trong tuần cuối tháng 11 và đầu tháng chạp, sức nặng của cuộc tấn công chuyển sang các cảng. Bristol, Southampton, Manchester, Leeds, Glasgow và các trung tâm sản xuất đạn dược khác đều trải qua hỏa lực của địch một cách dũng cảm. Ở nơi có tấn công, nơi đó vẫn chịu đựng, và quốc gia cũng vững chắc như biển lúc nào cũng mặn.

        Ngày chủ nhật 29 tháng chạp, cuộc không kích tột đỉnh trong những tuần này, một lần nữa nhằm vào Luân Đôn. Tất cả kinh nghiệm thu lượm được một cách đau đớn của người Đức đều biểu lộ vào dịp này. Sức nặng của cuộc tấn công tập trung vào ngay Trung tâm Tài chính, Thương mại Luân Đôn. Việc này được tính toán thời gian để đối phó với lúc nước máy không hoạt động ở mức thấp nhất. Các ông dẫn nước chính bị phá vỡ khi bắt đầu do mìn thả dù nổ cục mạnh có sức công phá dữ dội. Gần một nghìn năm trăm đám cháy được ngăn chặn. Các nhà ga và bến tàu bị thiệt hại nghiêm trọng. Tám nhà thơ theo phong cách của Wren bị phá hủy hoặc hư hại. Phòng họp của Hội đồng thành phố bốc cháy và nổ tung, còn nhà thơ lớn St.Paul duy nhất được cứu vãn nhờ những nỗ lục quả cảm. Một khoảng trống đổ nát ở đúng trung tâm nước Anh mở to về phía chúng tôi, nhưng khi Vua và Hoàng hậu đến thăm cảnh tượng này, họ được đón tiếp nhiệt tình vượt xa bất cứ ngày hội nào của Hoàng gia.

        Trong cảnh thử thách kéo dài nhiều tháng sắp tới, luôn luôn Nhà vua vẫn ở cung điện Buckingham. Những hầm trú ẩn riêng được xây dựng trong tầng hầm, nhưng tất cả việc này đòi hỏi phải có thời gian. Cùng xảy ra một lúc, Nhà vua từ Windsor đến, giữa khi quân địch đang không kích. Trước kia Nhà vua và Hoàng hậu có một lối thoát rất hẹp. Nhà vua và gia đình cùng các quan hầu chuyên cần tập luyện súng ngắn và súng tiểu liên. Ngay sau đó, tôi đem cho Nhà vua một khẩu các-bin Mỹ tầm ngắn mà người ta đã cho tôi. Đây là một vũ khí rất tốt.

        Vào thời gian này, Nhà vua thay đổi thời gian tiếp tôi ở cuộc hội kiến chính thức hàng tuần thường xảy ra vào khoảng năm giờ trong hai tháng đầu tôi nhậm chức. Lúc bấy giờ người ta thu xếp cho tôi cứ ngày thứ ba thì đến ăn trưa với Nhà vua. Đây hẳn là một cách thức giải quyết công việc quốc gia hết sức dễ chịu, và thỉnh thoảng Hoàng hậu cũng có mặt. Nhiều lần, tất cả chúng tôi phải cầm đĩa cốc trên tay đi xuống hầm trú ẩn đã được cải tiến, để ăn cho xong. Bữa trưa hàng tuần này trở thanh một thường lệ quen thuộc. Sau mấy tháng đầu, Nhà vua quyết định không cho người hầu đến và chúng tôi phải tự phục vụ lấy và giúp đỡ lẫn nhau. Trong bốn năm rưỡi như vậy, tôi nhận thấy Nhà vua cần cù một cách lạ thường đọc hết các điện tín và văn kiện công khai trình lên ông. Theo Hiến pháp Anh, Quốc vương có quyền biết tất cả mọi việc thuộc trách nhiệm của các Bộ trưởng và có quyền không hạn chế góp ý với Chính phủ. Tôi hết sức cẩn thận đối với mọi việc phải trình bày trước Nhà vua, tại những cuộc họp hàng tuần của chúng tôi, Nhà vua thường tỏ ra am hiểu những giấy tờ tôi chưa giải quyết. Thật là hồng phúc cho nước Anh có được một Vua hiền như thế và Hoàng hậu trong những năm tháng quyết định này; với tư cách là người ủng hộ tin chắc vào chế độ quân chủ lập hiến, tôi quý trọng thái độ chân tình độ lượng này như là một dấu hiệu vinh dự đối với tôi, với tư cách là Thủ tướng, mà tôi cho là chưa có tiền lệ, từ thời Hoàng hậu Anne và Marlborough, trong những năm Nhà vua cầm quyền.

        Chúng tôi kết thúc một năm như thế, và để cho liên tục, tôi bắt đầu ngay về cuộc đại chiến thế giới. Bạn đọc sẽ hiểu rõ ràng tất cả tiếng ồn ào và con giông tó này chỉ là cái bổ sung cho những quá trình yên tĩnh, nhờ đó chúng tôi duy trì được nỗ lực chiến tranh của chúng tôi, và điều hành chính sách và công tác ngoại giao của chúng tôi. Thực vậy, tôi phải ghi lại những điều tổn hại đã lên tới tột đỉnh này là một chất kích thích tuyệt đối cho tầm nhìn trong sáng, cho tình bạn trung thành và cho hành động sáng suốt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:18:46 pm

14

MỘT HÌNH THỨC VIỆN TRỢ ĐẶC BIỆT (CHO MƯỢN - CHO THUÊ)

        Vượt lên tiếng gầm thét, tiếng loảng xoảng của vũ khí, một sự kiện quyết định có tầm cỡ thế giới thuộc một loại khác, xuất hiện về phía chúng tôi: Cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ diễn ra ngày 5 tháng 11. Mặc dù bốn cuộc tranh luận hàng năm được tiến hành sôi nổi, kiên trì, và những bất đồng gay gắt về các vấn đề trong nước, lúc bấy giờ đã chia rẽ hai đảng chủ yếu, các lãnh tụ có trách nhiệm của Đảng Cộng Hòa cũng như Đảng Dân Chủ đều tôn trọng sự nghiệp tối cao. Ngày 2 tháng 11, tại Cleveland, ông Roosevelt tuyên bố : "Chính sách của chúng ta là cung cấp mọi viện trợ có thể có cho các quốc gia vẫn còn chống xâm lược ở bên kia Đại Tây Dương và Thái Bình Dương”. Đối thủ của ông là Wendell Willkie, cùng ngày cũng tuyên bố tại Madison Square Garden: "Tất cả chúng ta - Đảng viên Cộng hòa, Đảng viên Dân chủ và những người độc lập -  tin tưởng vào việc viện trợ cho nhân dân Anh anh hùng. Chúng ta phải sẵn sàng các sản phẩm công nghiệp của chúng ta cho họ".

        Chủ nghĩa yêu nước rộng lớn hơn này đã bảo vệ cả sự an toàn của Liên bang Mỹ lẫn cuộc sống của chúng tôi. Tuy nhiên tôi đã chờ đợi kết quả với tâm trạng lo lắng sâu sắc. Không có người mới lên cầm quyền nào có thể có được hoặc sớm đạt được sự hiểu biết và kinh nghiệm của Franklin Roosevelt. Không ai có thể sánh kịp thiên tài chỉ huy của ông. Quan hệ giữa tôi và ông, tôi đã nuôi dưỡng chu đáo nhất và dường như đã phải đạt tới một mức độ tin cậy và hữu nghị thành một nhân tố quan trọng trong toàn bộ suy nghĩ của tôi - Chấm dứt tình bạn đã được tích tụ lâu dài, phá vỡ tính liên tục của mọi cuộc thảo luận của chúng tôi, bắt đầu lại với một đầu óc và nhân cách khác hẳn dường như đối với tôi là một cảnh kinh hoàng. Từ sau trận Dunkirk tôi đã không thấy rõ ý nghĩa như thế của chiều hướng. Tôi nhẹ người không tả xiết khi được tin Tổng Thống Roosevelt được tái đắc cử.

*

        Cho đến lúc này, tuy có trao đổi với tất cả họ, nhưng chúng tôi đã đặt hàng đạn dược riêng rẽ với các ngành Không quân, Hải quân và Lục quân Mỹ. Khối lượng nhu cầu cần thiết của chúng tôi không ngừng tăng lên đã đưa đến sự chồng chéo ở rất nhiều khâu, nên có nhiều khả năng gây ra xích mích và chạm ở các cấp thấp hơn mặc dù thiện ý chung. Ông Stettinius viết: "Chỉ duy nhất một chính sách thu mua thống nhất của Chính phủ mới có thể thực hiện được việc lớn đang ở lợi thế". Điều này có nghĩa là Chính phủ Mỹ phải đặt tất cả đơn đặt hàng vũ khí ở Mỹ. Ba ngày sau khi được bầu lại, Tổng Thống công bố một "kinh nghiệm" về việc phân chia sản lượng vũ khí của Mỹ. Khi vũ khí xuất xưởng thì chia đôi phỏng chừng, một nửa cho các lực lượng vũ trang Mỹ, một nửa cho các lực lượng vũ trang Anh và Canada - Cùng ngày ấy Ủy ban về quyền ưu tiên chấp thuận yêu cầu của Anh đặt mua hơn một nghìn hai trăm máy bay ở Mỹ, thêm vào số mười một nghìn chiếc đã đặt mua trước. Nhưng tất cả các món này phải trả như thế nào đây?

        Vào giữa tháng 11 Huân tước Lothian vừa mới từ Washington đáp máy bay về nhà, ở với tôi hai ngày ở Ditchley. Tôi được báo cho biết không nên tạo thành thói quen cuối tuần nào cũng ở lại Chequers, đặc biệt vào dịp trăng tròn, nếu như quân địch đặc biệt chú ý tới tôi. Nhiều lần, ông bà Ronald Tree tiếp đãi tôi và toàn thể nhân viên của tôi rất ân cần tại ngôi nhà rộng lớn và duyên dáng của họ ở gần Oxford - Ditchley chỉ cách Blenheim bốn hay năm dặm. Tôi tiếp ông Đại sứ trong vùng phụ cận dễ chịu này. Nhìn chung và trong từng cử chỉ ông ta có nhiều dáng dấp của một người Mỹ. Ở Washington, ông không dành được gì trừ thiện chí và lòng tin cậy - Ông vừa mới tiếp xúc riêng với Tổng Thống. Ông đã xác lập một tình bạn nhiệt thành giữa cá nhân ông với Tổng Thống. Lúc này đầu óc ông hy vọng vào vấn đề đô la, điều này quả thực là khắc nghiệt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:19:28 pm

        Nước Anh bước vào cuộc chiến với khoảng 4 tỷ rưỡi đô la hoặc tính bằng vàng, và bằng số vốn đầu tư ở Mỹ có thể quy đổi ra đô la. Cách duy nhất để có thể tăng tài nguyên này là sản xuất vàng tại Đế quốc Anh, dĩ nhiên chủ yếu ở Nam Phi và cố gắng mạnh mẽ xuất khâu sang Mỹ hàng hóa chủ yếu là hàng xa sỉ như rượu uýt ki, quần áo len chất lượng cao và đồ gốm. Bằng những cách này trong 16 tháng đầu của chiến tranh chúng tôi có thêm hai tỷ. Trong thời kỳ "Chiến tranh hủy diệt", chúng tôi bị giằng xé giữa sự mong muốn dữ dội đặt hàng đạn dược  ở Mỹ và nỗi lo sợ day dứt vì tài nguyên đô la của chúng tôi teo lại. Trong thời kỳ ông Chamberlain, ngài John Simon, Bộ trưởng tài chính bao giờ cùng nói với chúng tôi tình trạng tài nguyên đô la rất thảm thương và nhân mạnh sự cần thiết phải giữ gìn nó. Phải ít nhiều thừa nhận là lẽ ra chúng tôi phải tính toán giới hạn chặt chẽ việc mua hàng của Mỹ.

        Chứng tôi đã hành động như ông Purvis người đúng đầu Hội đồng thu mua của chúng tôi, một con người tài năng nổi tiếng đã một lần nói với Stettinius "như thế là chúng ta đang ở trên một hòn đảo không người, thiếu lương thực, thực phẩm mà chúng ta phải dàn trải ra theo khả năng tối đa của chúng ta".

        Điều này có nghĩa là thảo luận chi tiết việc chuẩn bị nhặt nhạnh tiền bạc của chúng tôi. Trong hòa bình chúng tôi nhập tự do và thanh toán theo ý thích. Khi chiến tranh, chúng tòi phải tạo ra một bộ máy huy động vàng, đô la và tài sản cá nhân khác, ngăn chặn điều không lợi, bằng việc gửi tiền bạc đến những nước tình hình an toàn hơn, và cắt bớt những khoản nhập khẩu lãng phí và những món tiêu dùng khác - Ngoài việc làm cho chắc chắn rằng chúng tôi không lãng phí tiền bạc, chúng tôi phải thấy rằng những người khác tiếp tục dũng cảm chịu đụng khó khăn. Nhũng nước thuộc khu vực đồng Sterling đều ủng hộ chúng tôi: họ cũng áp dụng một loại chính sách kiểm soát đổi chác như chúng tôi và là những nước quyết tâm nhận và nắm giữ đồng Sterling. Với các nước khác chúng tôi đặc biệt thu xếp thanh toán với họ bằng đồng Sterling, có thể được sử dụng bất cứ đâu trong khu vục đồng sterling, con họ cam kết giữ vững bất cứ đồng Sterling nào họ chưa sử dụng ngay và thi hành đúng việc giao dịch buôn bán theo tỷ giá hối đoái chính thức . Nhũng sự thu xếp như vậy bắt đầu được thực hiện với Argentine và Thụy Điển nhưng rồi được mở rộng sang một số nước khác ở lục địa Châu Âu và Nam Mỹ. Sau mùa xuân năm 1940, những sự thu xếp này được bổ sung, đó là việc hoàn thành nhiệm vụ và là một chỉ báo sự hữu hiệu của đồng Sterling, chúng tỏ chúng tôi có khả năng hoàn tất và giữ vững những thu xếp đó trong những trường hợp khó khăn như vậy. Bằng cách này chúng tôi có khả năng tiếp tục giải quyết hầu hết phần việc của thế giới bằng đồng sterling và dành phần lớn số vàng đô la quý giá của chúng tôi để mua những hàng hóa quan trọng của Mỹ.

        Tháng 5 năm 1940, khi Chiến tranh nổ ra thành sự thực ghê góm, chúng tôi thấy rõ một kỷ nguyên mới hé mở trong quan hệ Anh - Mỹ. Từ lúc tôi thanh lập chính phủ mới, và ngài Kingsley Wood trở thành Bộ trưởng Tài chính, chúng tôi theo một kế hoạch đơn giản hơn, ấy là đặt mua mọi thứ chúng tôi có thể được phép và phó mặc cho trời những vấn đề tài chính tương lai. Chiến đấu suốt đời và giờ đây đơn thương độc mã, dưới bom đạn không ngừng. Cùng với sự xâm lược rõ ràng trước mắt, mà lo nghĩ quá nhiều về điều gì có thể xảy ra khi đồng đô la của chúng tôi cạn kiệt thì có thể là một cách tiết kiệm giả dối và là một sự khôn ngoan không đúng chỗ. Chúng tôi thấy rõ những thay đổi to lớn đang diễn ra trong dư luận Mỹ và lòng tin đang phát triển không chỉ ở Washington mà khắp liên bang, rằng số phận của họ gắn bó với số phận chúng tôi. Hơn nữa vào lúc này một làn sóng đồng tình và khâm phục mãnh liệt đối với Anh dâng lên trong dân tộc Mỹ. Trực tiếp từ Washington và cũng thông qua Canada, nhiều tín hiệu rất thân thiện đã đến với chúng tôi, cổ vũ lòng dũng cảm của chúng tôi và ngụ ý rằng bằng cách nay cách khác, có thể tìm ra được một phương kế nào đó. Theo ông Morgenthan, Bộ trưởng Tài chính, chính nghĩa của các nước Đồng minh đã sản sinh ra một nhà vô địch không biết mệt mỏi. Việc tiếp quản các họp đồng của Pháp hồi tháng 6 đã gần như tăng gấp đôi tốc độ tiêu pha qua sở giao dịch. Ngoài việc này ra, chúng tôi con đặt hàng mới cho máy bay, xe tăng và thương thuyền ở mọi hướng và xúc tiến việc xây dựng những nhà máy mới, lớn, ở Mỹ và Canada.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:20:21 pm

*

        Cho đến tháng 11, chúng tôi đã trang trải mọi thứ nhận được. Chúng tôi đã bán 335 triệu đô la theo giá cổ phần của Mỹ bị trưng thu để lấy đồng sterling của các chủ tư nhân ở Anh. Chúng tôi đã trả hết 4 tỷ rưỡi đô la tiền mặt. Chúng tôi chỉ còn một phần lớn hơn trong số vốn đầu tư 2 tỷ mà nhiều trong số nay không thể bán ngay được. Rõ ràng chúng tôi không thể tiếp tục lâu hơn chút nào nữa theo cách này. Dù chúng tôi có gạt bỏ tất cả số vàng và tài sản của chúng tôi ở nước ngoài, chúng tôi cũng không thể trả cho phân nửa số hàng chúng tôi đã đặt và chiến tranh kéo dài buộc chúng tôi cần phải có gấp mười lần như vậy. Chúng tôi phải giữ gìn cái gì đó trong tay để tiếp tục công việc hàng ngày.

        Lothian tin chắc rằng Tổng Thống và các cố vấn của ông đang nghiêm chỉnh tìm phương kế tốt nhất giúp chúng tôi. Lúc này cuộc tuyển cử đã kết thúc, cơ hội hành động đã đến. Những cuộc thảo luận liên miên nhân danh Bộ Tài chính đang tiếp diễn ở Washington giữa đại diện của họ là ngài Frederick Philips và ông Morgenthau. Đại sứ thúc giục tôi viết một tuyên bố chính thức  lập trường của chúng tôi gửi Tổng Thống. Do đó ngày chủ nhật ở Ditchley tôi trao đổi với Đại sứ và thảo một bức thư riêng. Từ trước đến nay đây là bức thư quan trọng nhất tôi viết, đã đến tay người bạn vĩ đại của chúng tôi lúc ây ông đang đi chơi biển trên chiếc tàu chiến Mỹ The Tuscaloosa dưới ánh nắng mặt trời ở biển Caribbean. Chung quanh ông ta chỉ có những người tâm phúc. Harry Hopkins lúc đó tôi chưa biết, sau này nói với tôi rằng ông Roosevelt đọc đi đọc lại bức thư khi ngồi một mình trong chiếc ghế xếp và trong hai ngày, ông dường như chưa đi tới quyết định nào rõ ràng. Ông chìm đắm trong suy tư và yên lặng nghiền ngẫm.

        Từ tất cả những điều này nẩy ra một quyết định phi thường. Không bao giờ có vấn đề Tổng Thống không biết mình cần phải làm gì, bài toán của ông ta là làm thế nào dẫn dắt Tổ quốc theo cùng với mình và thuyết phục Quốc hội đi theo sự lãnh đạo của ông. Theo Stettinius, như mùa hè vừa qua, Tổng Thống đã sớm đề nghị tại cuộc họp của ủy ban tư vấn phòng thủ rằng: "Nước Anh không muốn phải rút tiền của họ ra và nhận tàu đóng ở Mỹ, và chúng ta cũng không cần cho họ vay tiền vào mục đích này. Vậy thì tại sao chúng ta không lấy một tàu lớn để cho họ thuê trong thời gian khẩn cấp". Hình như do một đạo luật năm 1892, Bộ trưởng Chiến tranh, "khi theo sự suy xét đúng đắn của mình, sẽ vì lợi ích công cộng" có thể cho thuê tài sản của Quân đội nếu tài sản này không cần đến cho lợi ích công cộng trong thời kỳ không lâu hơn 5 năm. Do hợp đồng cho thuê nhiều khoản khác nhau của Quân đội, những tiền lệ về việc sử dụng đạo luật này đôi lúc được ghi vào hồ sơ.

        Như vậy cụm từ "Hợp đồng cho thuê" và ý định áp dụng nguyên tắc cho thuê để đáp ứng các nhu cầu của Anh đã ở trong tâm trí Tổng Thống Roosevelt lúc nào đó như là một sự lựa chọn cho một chính sách cho vay không giới hạn chẳng mấy chốc trở nên quan trọng nhiều hơn tất cả những khả năng trả lại. Lúc đó tất cả việc này đột ngột nổi lên thành một hành động quyết định và quan niệm đẹp đẽ về viện trợ vật chất theo các quy định chi tiết, được công bố".

        Từ vùng biển Caribbé trở về ngày 16 tháng Chạp, Tổng Thống bắt đầu thảo luận dự định của mình tại cuộc họp báo hôm sau. Ông ta sử dụng một câu chuyện minh họa đơn giản. "Giả sử nhà bác láng giềng của tôi bắt lửa, và cách đó chừng hơn một trăm hay một trăm rưỡi thước gì đó, tôi có một đoạn ống nước trong vườn. Nếu tôi có thể lấy ống nước trong vườn tôi nối vào voi nước máy của bác ấy thì tôi có thể giúp bác ấy dập tắt ngọn lửa. Lúc này tôi phải làm gì? Trước khi thao tác như vậy, tôi không nói với bác ấy: Này bác láng giềng, tôi mua cái ống ‘nước vườn tôi mất 15 đô la, vậy bác phải trả cho tôi 15 đô la! Không! Thế thì giải quyết như thế nao? Tôi không cần 15 đô la. Sau khi lửa đã dập tắt, tôi cần lấy về cái ống nước trong vườn tôi". Va mặt khác: "Dứt khoát không còn nghi ngờ, thực sự một số lớn áp đảo người Mỹ đều nghĩ rằng việc phong thủ tốt nhất trước mắt của Hiệp Chủng Quốc là thắng lợi của nước Anh tự vệ, vì thế", hoàn toàn ngoài tầm quan trọng lịch sử và hiện thời là về sự sống sót của nền dân chủ trên thế giới nói chung, việc xuất phát từ quan điểm ích kỷ và từ việc phong thủ nước Mỹ, chúng ta phải làm mọi việc có thể làm được để giúp Đế quốc Anh tự vệ, đều quan trọng như nhau".

        Cuối cùng ông tuyên bố: "Tôi đang cố gắng loại trừ mục tiêu đô la".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:21:43 pm
     
        Trên cơ sở đó, dự luật "Cho mượn - Cho thuê"1 mãi mãi nổi tiếng được soạn thảo để trình Quốc hội. Sau đó tôi miêu tả việc này với Nghị viện như là "một hành động hào hiệp nhất trong lịch sử của bất kỳ dân tộc nào". Ngay khi được Quốc hội chấp thuận trở thành đạo luật, nó thay đổi toàn bộ tình thế ngay lập tức. Nó cho phép chúng tôi toàn quyền thảo ra, qua thỏa thuận, những kế hoạch dài hạn có quy mô rộng lớn để tiếp nhận tất cả các nhu cầu của chúng tôi. Không có điều khoản cho việc trả lại. Thậm chí cũng không phải là bản kê khai chính thức những món tiền phải trả bằng đô-la hay Sterling. Thứ gì chúng tôi nhận là được cho mượn hay cho thuê, bởi vì cuộc kháng chiến tiếp tục của chúng tôi chống hành động bạo ngược của Hitler được coi là có "tầm quan trọng sống còn" đối với nước cộng hòa vĩ đại. Theo Tổng Thống Roosevelt, từ nay về sau, việc quyết định vũ khí Mỹ phải đi về đâu là do sự phòng thủ Hiệp Chủng Quốc chứ không phải là do những đồng đô-la. Chính là vào lúc này, thời điểm quan trọng nhất trong sự nghiệp chung của ông, chúng tôi đã chọn Philip Lothian. Chẳng mấy chốc, sau khi trở lại Washington, ông bị ốm nặng đột ngột. Ông liên tục làm việc cho đến chết. Ngày 12 tháng chạp, ông từ trần trong xu thế thắng lợi hoàn toàn. Đây là một tổn thất cho dân tộc và chính nghĩa. Rất nhiều bạn bè hai bên đại dương thương tiếc ông. Đối với tôi, đã tiếp xúc thân mật với ông hai tuần trước đó, thì đó là một cú sốc trục tiếp với riêng tôi. Tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ ông tại một Hạ viện đoàn kết bằng sự kính trọng sâu sắc đối với công việc của ông và tưởng nhớ ông. Tôi phải quay ra chọn ngay người kế tục ông. Dường như lúc này quan hệ giữa chúng tôi với Hiệp Chủng Quốc đòi hỏi một nhân vật quốc gia nổi tiếng và một chính khách giỏi mọi phương diện về công việc chính trị thế giới, làm Đại sứ. Khi đã biết chắc rằng Tổng Thống có thể chấp thuận đề nghị của tôi, tôi bèn mời ông Loyd George nhận chức vụ này hồi tháng 7, ông ta không tin là có thể tham gia Nội các Chiến tranh và không may mắn được đặt vào vị trí nào trong đời sống chính trị ở Anh. Cách nhìn vào chiến tranh và các sự kiện dẫn tới chiến tranh của ông, xuất phát từ một quan điểm khác với quan điểm của tôi. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì ông là công dân lỗi lạc nhất của chúng tôi và những tài năng có một không hai và kinh nghiệm của ông sẽ được hiến dâng cho thắng lợi của sứ mệnh của ông. Tôi đã nói chuyện lâu với ông trong phòng Nội các và tại bữa ăn trưa ngày hôm sau đó. Ông tỏ ra thành thật vui mừng lúc được mời đến. Ông nói: "Tôi đã nói với các bạn tôi là tôi đang nhận được những đề nghị đáng tôn kính của Thủ tướng dành cho tôi". Nhưng ông chắc chắn rằng vào tuổi 77, ông không phải nhận lãnh một nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực lớn như thế. Như là kết quả của các cuộc trò chuyện lâu với ông, tôi nhận ra ông đã già đi nhiều ngay cả trong những tháng qua từ khi tôi yêu cầu ông tham gia Nội các Chiến tranh và với lòng luyến tiếc và cũng với lòng tin vững chắc, tôi từ bỏ dự định của mình.

        Tiếp đó, tôi quay sang Huân tước Halifax mà uy tín trong Đảng Bảo thủ rất lớn và nổi bật do nhân cách của ông ở Bộ Ngoại giao. Đối với một Bộ Trưởng Ngoại giao trở thành một Đại sứ chứng tỏ tầm quan trọng khác thường của sứ mệnh. Khắp nơi kính trọng tính cách cao thượng của ông, vậy mà cùng lúc ấy, tiếng tăm của ông trong những năm trước chiến tranh và cung cách vận động của các sự kiện đã để mặc ông gánh chịu nhiều sự phản đối và thậm chí sự thù địch từ phía Cộng Đảng của Khối Liên kết Quốc gia của chúng tôi. Tôi biết ông ta tự nhận thấy điều đó.

        Khi tôi đưa ra đề nghị này với ông, dứt khoát không phải là chuyện đề bạt cá nhân, ông bằng lòng và nói một cách đơn giản đường hoàng rằng ông sẽ phục vụ bất kỳ ở đâu mà ông cho là có lợi nhất. Nhằm nhân mạnh thêm hơn nữa tầm quan trọng của công việc của ông, tôi thu xếp là bất cứ lúc nào ông về nước nghỉ phép, ông vẫn cứ tiếp tục lại nhiệm vụ của ông với tư cách là một thành viên của Nội các Chiến tranh. Cách sắp đặt này có hiệu lực mà không có tí phiền phức nào, nhờ có phẩm chất và kinh nghiệm của những nhân vật có liên quan, và trong 6 năm sau đó, vừa dưới sự lãnh đạo của Khối Liên kết Quốc gia vừa dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Công đảng Xã hội. Halifax đã hoàn thành nhiệm vụ Đại sứ tại Hiệp Chủng Quốc cùng với ảnh hưởng và thành công rõ ràng và không ngừng tăng lên.

        Tổng Thống Roosevelt, ông Hull và các nhân vật cao cấp khác đều hết sức hài lòng với việc lựa chọn Huân tước Halifax. Thực vậy, đôi với tôi rõ ràng ngay là Tổng Thống thích đề nghị lần này hơn đề nghị lần đầu của tôi. Sự bổ nhiệm vị Đại sứ mới này được cả Mỹ và trong nước tán thành rõ rệt và được đánh giá bằng mọi cách là thỏa đáng và thích hợp đôi với quy mô của sự kiện.

*

        Tôi không khó khăn khi chọn ai sẽ lấp chỗ khuyết ở Bộ Ngoại giao, về tất cả những vấn đề lớn trong 4 năm qua, như những trang này cho thấy, tôi đã trao đổi thống nhất chặt chẽ với Anthony Eden. Tôi đã mô tả những nỗi lo âu và cảm xúc của tôi khi ông cắt đứt quan hệ bầu bạn với ông Chamberlain vào mùa xuân năm 1938. Chúng tôi cùng bỏ phiếu trắng về vấn đề Munich. Chúng tôi cùng chống lại sức ép đảng phái đối với chúng tôi bằng các cử tri của chúng tôi trong mùa đông của năm đau buồn đó. Khi chiến tranh bùng nổ, chúng tôi đoàn kết trong suy nghĩ và tình cảm và là bạn đồng sự trong thời kỳ chiến tranh phát triển - Phần lớn đời sống công cộng của Eden dành cho việc nghiên cứu công việc ngoại giao. Ông nổi tiếng lúc giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao, ông từ chức khi chỉ mới 42 tuổi vì những lý do bấy giờ nhìn lại thì thấy lúc ấy được xem là có sự tán thành của tất cả các đảng phái trong nước. Ổng đã làm tốt vai trò Bộ trưởng Chiến tranh trong những năm khó khăn nay, và cách điều khiển công việc quân đội của ông làm cho chúng tôi rất thân nhau. Chúng tôi suy nghĩ giống như nhau, ngay dù không có trao đổi ý kiến, về một số rất lớn vấn đề thực tiễn nảy sinh hàng ngày. Tôi hân hoan mong đợi một tình bạn vui vẻ dễ chịu và hòa họp giữa Thủ Tướng và Bộ trưởng Ngoại giao và hy vọng chắc chắn được đáp ứng trong bốn năm rưỡi chiến tranh và chính sách mở rộng trước mắt chúng tôi. Eden lấy làm buồn khi rời Bộ Chiến tranh, nơi ông đã từng miệt mài sôi nổi cố gắng bỏ nhiều tàn sức; nhưng ông trở lại Bộ Ngoại giao như một kẻ trở về nhà.

-------------------
        1. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, đây là dự luật về một kiểu viện trợ vật chất của Mỹ dưới hình thức đạn dược, dụng cụ, thực phẩm v.v... và được cấp theo những quy định được ghi rõ cụ thể, cho những nước ngoài mà sự phòng thủ của họ được xem là có ý nghĩa quan trọng sống con đối với việc phong thủ của Hiệp Chủng Quốc. Dự luật này được Quốc hội Mỹ chấp thuận.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:24:50 pm
     
15.

CHIẾN THẮNG TRÊN SA MẠC

        Mặc dù đình chiến và sự kiện hải cảng Oran, mặc dù việc chấm dứt quan hệ ngoại giao với Vichy, mặc dù Chính phủ Pháp dưới quyền Thông chế Pétain hành động tới đâu, bao giờ tôi cũng cảm thấy một sự đoàn kết với nước Pháp. Những người không phải nếm trải tâm trạng căng thẳng dành riêng ập xuống những người Pháp lỗi lạc trong tình thế đổ nát khủng khiếp của Tổ quốc họ, tất phải thận trọng trong việc phán xét cá nhân. Đi vào tình trạng đời sống chính trị rối rắm của nước Pháp không nằm trong phạm vi câu chuyện này. Nhưng tôi cảm thấy chắc chắn rằng dân tộc Pháp sẽ làm hết sức mình cho sự nghiệp chung tương xứng với những sự thật được đặt ra với chính họ. Khi người ta bảo họ rằng sự cứu vớt duy nhất đối với họ là theo lời chỉ bảo của vị Thống chế lừng lẫy và rằng vương quốc Anh đã giúp họ ít ỏi đến thế, chẳng mấy chốc sẽ bị chinh phục hoặc chịu thua - quần chúng nhân dân rất có ít quyền lụa chọn. Nhưng tôi chắc chắn họ muốn chúng tôi chiến thắng và không có gì đem lại cho họ nhiều vui mừng hơn là thấy chúng tôi tiếp tục cuộc chiến đấu một cách mãnh liệt. Nhiệm vụ cơ bản của chúng tôi là ủng hộ trung thành tướng De Gaulle ở tính kiên định can đảm của ông. Ngày 7 tháng 8 tôi ký với ông một hiệp định quân sự nhằm giải quyết nhu cầu thiết thực. Qua đài phát thanh của Anh, những bài diễn văn gây xúc động lòng người của ông đều được lan truyền đến nước Pháp và khắp thế giới. Án tử hình của Chính phú Pétain tuyên phạt ông càng tô điểm danh tiếng của ông. Chúng tôi làm mọi việc theo khả năng chúng tôi nhằm giúp đỡ ông và mở rộng hoạt động của ông.

        Đồng thời cần giữ quan hệ không những chỉ với Pháp mà cả với Vichy. Vì vậy tôi luôn luôn cố gắng tận dụng cái hay của họ. Vào cuối năm 1940, tôi rất lấy làm vui mùng thấy Hiệp Chủng Quốc, phái đến Vichy một Đại sứ có rất nhiều ảnh hưởng và nghị lực như đô đốc Leahy, một người rất thân với Tổng Thống. Nhiều lần, tôi khuyên khích ông Mackenzie King, Thủ tướng Canada, giữ lại ở Vichy người đại diện thành thạo và tài giỏi của ông là ông Dupuy. Ngày 25 tháng 7 tôi gửi một giác thư cho Bộ trưởng Ngoại giao nói rằng: "Tôi muốn xúc tiến một kế hoạch thông đồng trong Chính phủ Vichy, nhờ đó một số thành viên của Chính phủ này, có thể với sự tán thành của những người còn ở lại, muốn tẩu thoát sang Bắc Phi nhằm thực hiện một cuộc mặc cả tốt hơn cho nước Pháp, xuất phát từ bờ biển Bắc Phi và với một tư thế độc lập. Nhằm mục đích này tôi sẽ dùng lương thực và tiền đút lót với các lý lẽ rõ ràng". Chính sách trước sau như một của chúng tôi là làm cho Chính phủ Vichy và các thành viên của Chính phủ thấy rằng, đối với chúng tôi, lúc nào cũng con thời gian để mà tu tỉnh. Dù điều gì xảy ra trong quá khứ, nước Pháp vẫn là bạn của chúng tôi trong khổ cực và không có gì, trừ có cuộc chiến tranh thực sự giữa chúng tôi, có thể ngăn cản nước Pháp trở thành người cùng chung phần chiến thắng với chúng tôi.

        Bầu không khí này nặng nề với De Gaulle, người đã đánh liều tất cả, giữ vững ngọn cờ, nhưng một nhúm người theo ông bên ngoài nước Pháp không bao giờ có thể khẳng định rằng họ trở thành một Chính phủ thực sự khác của nước Pháp. Tuy nhiên chúng tôi gắng hết súc để tăng thêm ảnh hưởng, quyền lực và sức mạnh của ông. Về phần mình, dĩ nhiên ông không bằng lòng bất kỳ thứ quan hệ nào của chúng tôi với Vichy. Ông cũng thấy rằng ông phải giữ một thái độ tự hào và ngạo mạn đối với "nước Anh phản bội" là cần thiết cho vị trí của ông trước nhân dân Pháp, mặc dù sống lưu vong ông dựa vào sự bảo vệ của chúng tôi và trú ngụ giữa chúng tôi. Ông phải chống lại người Anh để cho người Pháp thấy rằng ông không phải là bù nhìn của Anh. Dĩ nhiên ông kiên trì xử sự như thế. Thậm chí một hôm ông giải thích thủ đoạn này với tôi và tôi hoàn toàn hiểu những khó khăn đặc biệt của bài toán của ông. Tôi luôn luôn khâm phục súc lực bền bỉ của ông. Bất cứ việc gì Vichy có thể làm, có lợi hay có hại, chúng tôi quyết không bỏ rơi ông hoặc can ngăn những cuộc tiếp xúc với lãnh thổ thuộc địa đang trưởng thành của ông. Trước hết chúng tôi nhất định không cho phép bất cứ bộ phận nào của Hải quân Pháp lúc này không di chuyển được tại các cảng thuộc địa của Pháp, trở về Pháp. Có những lúc Bộ chỉ huy Hải quân lo lắng sâu sắc sợ rằng Pháp sẽ tuyên chiến với chúng tôi và như vậy làm cho chúng tôi lo lắng thêm. Tôi luôn luôn tin rằng ngay lập tức chúng tôi chứng tỏ quyết tâm và khả năng chiến đấu tiếp tục không biết đến bao giờ của chúng tôi, tinh thần nhân dân Pháp nhất định không bao giờ cho phép Chính phủ Vichy làm một việc ghê tởm như vậy. Quả thực vào lúc nay đang có một sự nhiệt tình và tình bạn bền vững đối với vương quốc Anh, và khi năm tháng đã đi qua thì hy vọng của người Pháp cũng tăng lên. Thậm chí ông Laval lúc bấy giờ đã trở thành Ngoại trưởng của Pétain cũng thừa nhận điều này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:25:43 pm

*

        Vói Ý thì khác. Vói sự biến mất của nước Pháp trong tư cách là người chiến sĩ, và với Vương quốc Anh đang chiến đấu vì sự sống còn của quê hương, Mussolini có thể cảm thây rõ ràng  giấc mơ thống trị Địa Trung Hải và tái lập Đế chế La Mã ngày xua sẽ trở thành sự thật. Không còn cần thiết phải coi chừng người Pháp ở Tunis, y có thể tăng cường thêm hơn nữa đội quân đông đảo y đã tập hợp để xâm lược Ai Cập. Tuy vậy Nội các Chiến tranh quyết định bảo vệ Ai Cập, chống lại bất cứ ai nhận sự thách thúc với tiềm lục kinh tế quân sự có thể được dành dụm từ cuộc chiến đấu quyết định ở trong nước. Khó khăn này càng nhiều hơn khi chính Bộ Hải quân tuyên bố không thể đưa qua Địa Trung Hải các đoàn tàu quân sự được hộ tống vì sợ bị máy bay oanh tạc. Tất cả phải đi vòng quanh mũi Hảo Vọng. Theo cách đó, chúng ta dễ dàng tước đi trận đánh trên đất Anh mà không tránh được trận đánh ở Ai Cập. Thật kỳ quặc là vào lúc này trong khi mọi người có liên quan hoàn toàn bình tĩnh, vui vẻ, mà sau đó viết về chuyện này lại khiến người ta rùng mình.

        Ngày 10 tháng 6 năm 1940, khi Ý tuyên chiến thì cơ quan tình báo Anh ước lượng rằng - Bây giờ thì chúng ta biết chính xác - ngoài các đơn vị đồn trú ở Abyssinia, Eritrea, và Somalie, Ý có khoảng 215,000 quân ở các tỉnh ven biển Bắc Phi. Lục lượng, vũ trang của Anh ở Bắc Phi có thể lên tới năm vạn quân, dựa vào đó, cả sự phòng thủ biên giới phía Tây và vấn đề an ninh nội địa Ai Cập phải được chuẩn bị đầy đủ. Bởi vậy, có sự chênh lệch lớn bất lợi cho chúng tôi, trên chiến trường, và người Ý cũng có nhiều máy bay hơn.

        Trong tháng 7 và tháng 8 quân Ý tích cực hoạt động tại nhiều hướng. Có sự uy hiếp từ Kassala về phía Tây hướng về Khartoum. Không khí hoảng hốt tràn khắp Kenya do sợ một đội viễn chinh của Ý hành quân bốn trăm dặm từ Abyssinia về hướng Nam, hướng về sông Tania vá Nairobi. Nhiều lực lượng to lớn quân Ý tiến vào Somalie thuộc Anh. Nhưng tất cả những mối lo lắng này đều là lặt vặt so với việc Ý xâm lược Ai Cập, việc này rõ ràng đã được chuẩn bị trên quy mô lớn nhất. Thậm chí trước chiến tranh, một con đường tráng lệ đã được xây dựng dọc theo bờ biển từ căn cứ chính ở Tripoli xuyên qua Tripolitania và Cyrenaica tới biên giới Ai Cập - Dọc theo con đường này, trong nhiều tháng đã có luồng vận tải quân sự tăng lên khác thường. Nhiều kho vũ khí lớn đầy ắp dần dần được thiết lập ở Benghazi, Dema, Tobruk, Bardia và Sollum. Chiều dài con đường này trên một nghìn dặm, tất cả những đơn vị đồn trú nhưng nhúc, những kho tiếp tế của Ý được bố trí dọc theo như những chuỗi hạt trên một sợi dây.

        Ở đầu đường này, gần biên giới Ai Cập, một đạo quân Ý khoảng 7 hoặc 8 vạn người được tập hợp và tổ chức một cách kiên nhẫn, với khá nhiều trang bị hiện đại. Trước đội quân này là phần thưởng rực rỡ Ai Cập. Đằng sau nó là con đường trải dài cách xa Tripoli, và sau đó là biển. Nếu lực lượng này được xây dựng dần dần nên bằng những số lượng nhỏ tuần này qua tuần khác trong nhiều năm, thì có thể tiếp tục tiến về hướng đông, chinh phục tất cả những ai chặn đường họ thì vận may của họ có lẽ sáng sủa. Nếu họ có thể giành được những vùng màu mỡ của châu thổ thì sẽ chẳng phải lo nghĩ gì về mặt sau con đường dài này. Mặt khác nếu họ gặp vận xấu thì bao giờ cũng chỉ một số người sẽ về nhà. Vào mùa thu, suốt dọc bờ biển có ít nhất ba chục vạn quân Ý trong đội quân đã chiến và trong một loạt đơn vị bổ sung lớn, chỉ có thể rút lui từ từ hay từng phần về hướng Tây dọc theo con đường này. Phải nhiều tháng họ mới làm được việc này. Còn nếu bại trận trên biên giới Ai Cập, nếu đạo quân tuyến đầu bị phá vỡ, và nếu không còn thời gian, thì tất cả bọn họ tất phải bị bắt hoặc chết. Tuy nhiên vào tháng 7 năm 1940 chua biết được ai sắp thắng trận.

        Lúc đó vị trí được bảo vệ trước nhất của chúng tôi là ga đầu mối Mersa Matruch. Có một con đường an toàn về hướng tây đến Sidi Barrani, nhưng từ đó đến biên giới ở Sollum không có đường có khả năng bảo vệ bất cứ số quân hiện có to lớn nào trong một thời gian dài gần biên giới. Một lực lượng yểm trợ cơ giới hóa nhỏ được hình thành từ một vài đơn vị quân chính quy tinh nhuệ, họ được lệnh tấn công ngay các đồn biên phong của Ý vào lúc chiến tranh bùng nổ. Do đó, trong 24 giờ họ vượt biên giới bắt giữ quân Ý, bọn này không nhận được tin tuyên chiến bị bất ngơ và bị bắt làm tù binh. Đêm 12 tháng 6 tiếp theo họ được một thắng lợi tương tự và ngày 14 tháng 6, họ chiếm các pháo đài biên phòng ở Capuzzo và Maddalena, bắt hai trăm hai mươi tù binh. Ngày 16 họ đột kích sâu hơn, phá hủy 12 xe tăng, chận đứng một đoàn xe trên đường Tobruk - Bardia, bắt một tướng lĩnh.

        Sau cuộc xung đột nhỏ nhưng dữ dội này, quân đội chúng tôi thấy có được lợi thế và hiểu ngay rằng mình sẽ làm chủ vùng Sa mạc. Họ thu thập chiến lợi phẩm từ những cuộc đụng độ ác liệt và có thể đi đâu tùy ý cho đến khi chạm trán những đơn vị lớn đã được rèn luyện hoặc những đồn bốt được củng cố vững chắc. Khi những đội quân tiếp cận nhau, có đạo quân chỉ có vùng đất ở hoặc ngủ, còn có đạo quân có tất cả mọi chỗ nghỉ ngơi, điều đó rất quan trọng. Tôi thấy điều này trong chiến tranh với người Boer1, ở đây chúng tôi không có điều gì ngoài lửa ở doanh trại và trại dã ngoại của chúng tôi, còn người Boer cuỡi ngựa đi khắp vùng nơi nào họ thích. Trong ba tháng đầu số thương vong của Ý được công bố là gần ba nghìn năm trăm người trong số đó có bảy trăm người bị bắt làm tù binh. Còn con số tổn thất công khai của chúng tôi là một trăm năm mươi người. Như vậy, giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến tranh Ý tuyên bố chống vương quốc Anh đã mở đầu thuận lợi cho chúng tôi.

----------------------
        1. Cuộc chiến tranh giữa người Anh và người Boer 1899 - 1902. Người Boer là người Phi gốc Hà Lan hoặc gốc châu Âu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:26:41 pm

*

        Tôi thấy rất cần thiết phải xét kỹ mọi mặt những sự kiện nghiêm trọng sắp xảy ra ở sa mạc Lybi với bản thân tướng Wavell. Tôi chưa gặp viên sĩ quan lỗi lạc này, nhiều việc phụ thuộc vào ông, tôi yêu cầu Bộ trưởng Chiến tranh có dịp mời ông đến để trao đổi ý kiến. Ngày 8 tháng 8 ông đến. Ông đi đứng mệt nhọc cùng với ban tham mưu và đã có nhiều cuộc đàm luận lâu dài với tôi và ông Eden. Lúc đó quyền chỉ huy ở Trung Đông là một hỗn hợp cực kỳ phức tạp của nhiều vấn đề hành chính, ngoại giao chính trị và quân sự. Tôi và các bạn dồng sự phải bỏ ra gần một năm trời thăng trầm để nghiên cứu sự cần thiết phải phân chia trách nhiệm ở Trung Đông giữa một Tổng tư lệnh, một Quốc vụ khanh và một tướng hậu cần để đối phó với vấn đề cung cấp. Trong lúc không có thỏa thuận đầy đủ về việc tướng Wavell sử dụng tùy ý tiềm lực kinh tế quân sự, tôi cho tốt nhất là cứ để mặc ông nắm quyền chỉ huy. Tôi khâm phục những đức tính cao thượng của ông và có ấn tượng sâu sắc đối với lòng tin tưởng của nhiều người ở ông. Như là kết quả các cuộc thảo luận ở Ban Tham mưu, với sự tán thành nhiệt liệt của Eden, Dill viết cho tôi rằng Bộ Chiến tranh đang chuẩn bị gửi đến Ai Cập hơn một trăm năm mươi xe tăng và nhiều súng ống. Còn một vấn đề duy nhất chua giải quyết là phải đi vòng quanh mũi Hảo Vọng hay đánh liều đi qua Địa Trung Hải. Tôi hết sức khẩn khoản Bộ Hải quân ra lệnh cho đoàn tàu đi qua Địa Trung Hải. Nhiều cuộc tranh cãi về điểm sau này tiếp diễn. Trong lúc đó, Nội các chuẩn y việc cho lên tàu và gửi đi lực lượng thiết giáp con việc chọn con đường nào phải đi đến Gibraltar thì để tùy họ quyết định cuối cùng. Cho đến ngày 26 tháng 8, chúng tôi vẫn còn bàn cãi việc lựa chọn này, vào khoảng thời gian đó, chúng tôi phải hiểu nhiều hơn về bất cứ một cuộc tấn công nào của Ý sắp xảy ra. Không được mất thì giờ. Trong lúc chúng tôi chuẩn bị tinh thần để đương đầu với mối nguy hiểm ghê gớm thì việc quyết định truyền máu này là khủng khiếp và cần phải có. Không ai dao động.

*

        Cho đến khi nước Pháp bị sụp đổ. Địa Trung Hải nằm dưới quyền kiểm soát của hạm đội Anh và Pháp. Lúc này Pháp không còn và Ý nhảy vào. Hạm đội hùng cường về số lượng và lực lượng Không quân vững mạnh của Ý đều đứng về phía chống lại chúng tôi. Tình hình này có vẻ ghê sợ đến nỗi Bộ Hải quân có ý nghĩ đầu tiên là dự tính bỏ hướng đông Địa Trung Hải mà tập trung vào Gibraltar. Tôi cố chống lại cách giải quyết này, cách này tuy được chứng minh là đúng trên giấy tờ do sức mạnh của Hạm đội Ý, nhưng không phù hợp với những ý nghĩ của tôi về nguyên lý chiến đấu và dường như cũng báo hiệu cho sự sụp đổ của đảo Malta. Phải kiên quyết làm cho ra lý lẽ về hai kết cục này. Vào lúc này, trách nhiệm thuộc Bộ Hải quân dù cực kỳ nặng đến đâu, mối hiểm nguy bị xâm lược đòi hỏi sự tập trung cao độ các đội tàu nhỏ và máy bay nhỏ tại biển Manche và Bắc hải. Vào khoảng tháng 8, tàu ngầm Đức, từ các cảng thuộc Vịnh Biscay bắt đầu hoạt động, tiếp nhận công việc nặng nhọc gay go của các đoàn tàu Đại Tây Dương của chúng tôi mà bản thân họ không chịu nhiều tổn thất trước đó. Cho đến lúc này hạm đội Ý chưa hề bị thử thách. Chúng tôi bao giờ  cũng nghĩ tới khả năng Nhật tuyên chiến với tất cả những gì mà việc này có thể gây ra cho Đế quốc Anh ở Phương Đông. Bởi vậy không có gì lạ là Bộ Hải quân suy nghĩ lo lắng sâu sắc nhất mọi việc đánh liều tàu chiến ở Địa Trung Hải và chỉ chăm chăm chấp nhận và thực hiện việc phòng thủ nghiêm ngặt nhất tại Gibraltar và Alexandria. Mặt khác tôi không hiểu vì sao một số lớn tàu được phần công đến Địa Trung Hải lại không đóng một vai trò tích cực từ đầu. Malta phải được tăng cường nhiều phi đội và quân đội. Mặc dù cần đình chỉ việc giao thông thương mại, mặc dù tất cả các đoàn tàu lớn của quân đội đi Ai Cập phải đi vòng quanh mũi Hảo Vọng, bản thân tôi cũng không hiểu nổi việc đóng kín hoan toàn biển nội địa. Thực vậy tôi hy vọng rằng bằng cách cho chạy một vài đoàn tàu đặc biệt, chúng tôi có thể chuẩn bị và gây ra một cuộc thử nghiệm với hạm đội Ý. Tôi hy vọng điều nay có thể xảy ra và đảo Malta được bố trí một cách thích đáng lực lượng đồn trú và được trang bị máy bay và súng phòng không trước khi quân Đức xuất hiện ở đây, tôi đã nghĩ đến mà sợ. Suốt những tháng hè và thu, tôi tham gia thảo luận thân mật tuy có căng thắng với Bộ Hải quân về công việc này trong cố gắng chiến tranh của chúng tôi.

        Tuy nhiên tôi không thể thuyết phục Bộ Hải quân gửi lực lượng thiết giáp hoặc ít nhất là xe cộ qua Địa Trung Hải, và toàn bộ đoàn tàu cứ tiếp tục cuộc hành trình của nó vòng quanh mũi Hảo Vọng.

        Thật là buồn và bực mình về chuyện này. Thục tế không hề xảy ra tai họa nghiêm trọng ở Ai Cập. Khắp nơi mặc dù sức mạnh  của Không quân Ý, chúng tôi vẫn giữ thế chủ động và Malta vẫn ở vị trí nổi bật trong mọi tình huống là căn cứ tiền phương cho các cuộc hành quân đánh vào các phương tiện giao thông liên lạc của Ý với các lực lượng của họ ở châu Phi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:27:45 pm
         
*

        Dường như lúc này, những lo lắng của chúng tôi về việc Ý xâm lược Ai Cập con xa mới bằng những lo lắng của Thống chế Graziani, người chỉ huy cuộc xâm lược này. Một vài ngày trước khi khỏi sự, ông yêu cầu hoãn lại một tháng. Mussolini trả lời rằng nếu không tấn công vào ngày thứ hai, thì sẽ có người khác thay thế ông ta. Thông chế đã trả lời rằng ông sẽ tuân lệnh Ciano1 nói: "Không bao giờ lại tiến hành cuộc hành quân trái với ý muốn của người chỉ huy".

        Ngày 13 tháng 9, quân đội chủ lực Ý bắt đầu cuộc tiến quân đã chờ đợi từ lâu qua biên giới Ai Cập. Lực lượng của họ lên tới 6 sư đoàn bộ binh, tám tiểu đoàn xe tăng. Lực lượng yểm trợ của chúng tôi gồm ba tiểu đoàn bộ binh một tiểu đoàn xe tăng, ba khẩu pháo và hai trung đoàn xe bọc sắt. Họ được lệnh tiến hành một trận đánh rút lui, một cuộc hành quân được đáp ứng bằng tài năng và giá trị công lao của họ. Cuộc tấn công của Ý mở đầu bằng một cuộc bắn chặn dữ dội vào các vị trí chúng tôi gần thành phố biên giới Sollum. Khi khói bụi đã tan, người ta thấy lực lượng Ý xếp hàng trật tự rõ rệt. Đằng trước là những người đi xe mô tô thành đội hình nghiêm chỉnh từ cánh quân này đến cánh quân khác, chuẩn bị xông lên: sau họ là những xe tăng hạng nhẹ và nhiều hàng xe cộ chạy bằng máy. Theo lời một đại tá Anh, cảnh tượng này giống một buổi liên hoan mừng sinh nhật ở Long Valley tại Aldershot. Binh đoàn cận vệ Coldstream thứ 3 giáp mặt với sự bày binh bố trận oai nghiêm này, từ từ rút lui, còn pháo binh của chúng tôi thì gây nhiều thiệt hại cho những mục tiêu hào phóng bày ra trước mắt họ.

        Xa hơn về phía Nam, hai đội hình lớn hàng dọc quân địch vận động qua sa mạc đồng không mông quạnh về phía Nam của luống cát dài chạy song song với biển và chỉ có thể bị cản trở ở Halfaya, đây là "con đường độc đạo Lửa địa ngục" (Hell fire pass) sau này đã góp phần vào tất cả các trận đánh của chúng tôi. Mỗi đội hình hàng dọc của quân Ý gồm hàng trăm xe cộ, với xe tăng, súng chống tăng và pháo binh ở mặt trước và với bộ binh đi bằng xe tải ở giữa. Đội hình này được chọn áp dụng nhiều lần, chúng tôi gọi nó là "tập đoàn cứ điểm kiểu con nhím". Trước đám đông to lớn này, lực lượng chúng tôi phải rút lui, lợi dụng mọi cơ hội quây rối quân địch nào di chuyển với vẻ thất thường, lưỡng lự. Sau này Graziani giải thích rằng vào phút chót y quyết định thay đổi kế hoạch điều quân bao vây ở sa mạc và "tập trung tất cả các lực lượng vào cánh trái thực hiện một cuộc vận động chớp nhoáng dọc theo bờ biển đến Sidi Barrani". Do đó, đại quân Ý di chuyển chậm chạp về phía trước dọc theo đường bờ biển bằng hai đường song song. Họ tấn công từng đợt bằng bộ binh được vận chuyển bằng xe tải, với từng tốp năm người được điều động lên phía trước. Vào lúc thuận lợi, binh đoàn cận vệ Coldstream rứt lui khỏi Sollum đến các vị trí kế tiếp trong 4 ngày và giáng cho quân địch nhiều đồn trừng phạt dữ dội như họ đã biết.

        Ngày 17 quân Ý đến Sidi Barrani. số chết và bị thương của ta là 40, còn số thương vong của địch nhiều khoảng gấp 10 lần, kể cả một trăm năm mươi xe bi phá hủy. Ở đây, với những phương tiện liên lạc kéo dài khoảng sáu mươi dặm, quân Ý bắt đầu tập trung sử dụng ba tháng tiếp sau. Họ liên tục bị các toán nhỏ quân cơ động của chúng tôi quấy rối và gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng trong việc bảo vệ. Lúc đầu Mussolini "hớn hở vui mừng", nhưng khi những tuần kéo dài thành những tháng thì sự thỏa mãn của y giảm bớt. Tuy nhiên đôi với chúng tôi ở Luân Đôn dường như chắc rằng trong vòng hai hay ba tháng nữa một đội quân Ý lớn hơn nhiều bất cứ đội quân nào mà chúng tôi có thể tập trung được, sẽ lại tiếp tục bước tiến nhằm chiếm vùng Châu thổ. Và như thế thì quân Đức bao giờ cũng có thế xuất hiện. Dĩ nhiên chúng tôi không thể mong chờ một sự tạm dừng lại lâu tiếp theo cuộc tiến quân của Graziani. Thật có lý khi cho rằng một trận đánh lớn hơn sẽ diễn ra ở Mersa Matruth. Những tuần lễ đã qua đã cho phép xe thiết giáp của chúng tôi đi quanh mũi Hảo Vọng mà không chậm trễ thời gian gây ra bất lợi.

---------------------
        1. Ciano: con rể Mussolini, Bộ trưởng Ngoại giao Ý từ 1936.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:30:39 pm

        Khi nhìn lại tất cả những điều này, tôi nhớ chuyện một ông già lúc lâm chung nói rằng đời ông đã trải qua một mớ lo âu mà phần lớn không bao giờ xảy ra. Điều này tất nhiên là đúng với cuộc đời tôi trong thời gian tháng 9 năm 1940. Quân Đức bị đánh bại trong trận Không chiến trên đất Anh. Họ không còn cố gắng xâm lược Vương quốc Anh từ bên kia biển. Thực tế là vào thời kỳ này Hitler đã quay nhìn sang phía Đông. Quân Ý không dồn dập tấn công vào Ai Cập. Lữ đoàn xe tăng đi vòng quanh mũi Hảo Vọng đến nơi đúng lúc thực sự không phải để giúp cho trận đánh phòng thủ ở Mersa Matruth hồi tháng 9 mà để giúp cho cuộc hành quân sau đó lớn hơn có một không hai. Chúng tôi cung cấp phương tiện cho Malta trước bất kỳ cuộc không kích dữ dội nào vào đó và không ai dám mưu toan hạ cánh xuống hòn đảo pháo đài này bất cứ lúc nào. Tháng 9 đi qua như vậy.

        Một hành động tàn bạo mới, tuy không hoàn toàn bất ngờ, do Mussolini, bằng những thế cơ nhằm đánh lạc hướng và những hậu quả có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả mọi việc phiền não của chúng tôi, lúc này hiện ra trên sân khấu Địa Trung hải.

        Lãnh tụ phát xít Ý quyết định dứt khoát tấn công Hy Lạp ngày 15 tháng 10 năm 1940, trước rạng đông ngày 28, Công sứ Ý ở Athens gửi tối hậu thư đến tướng Métaxas thủ tướng Hy Lạp, Mussolini đòi toàn bộ Hy Lạp phải để ngỏ cửa cho quân đội Ý. Đồng thời quân Ý ở Albania xâm chiếm Hy Lạp tại nhiều điểm. Trên biên giới, quân đội Hy Lạp đã bác bỏ tối hậu thư ấy. Họ cũng cầu khẩn sự bảo đảm do ông Chamberlain đưa ra ngày 13 tháng 4 năm 1939. Nhất định chúng tôi phải thực hiện điều cam kết này. Theo 1ời khuyên của Nội các Chiến tranh và xuất phát từ chính nhiệt tâm của mình, Nhà Vua phúc đáp cho Vua Hy Lạp như sau: "Sự nghiệp của Ngài cũng là sự nghiệp của tôi, chúng ta sẽ cùng đánh kẻ thù chung". Còn tôi hưởng úng lời kêu gọi của tướng Métaxas: "Nhất định chúng tôi dành cho Ngài mọi sự giúp đỡ theo khả năng của chúng tôi. Chúng ta quyết đánh kẻ thù chung và nhất định chúng ta cùng chiến thắng".

        Chúng tôi không phải cung cấp gì ngoài một vài phi đội, một phái đoàn Vương quốc Anh và một số quân tượng trưng, cho dù những thứ lặt vặt này phải trích ra một cách khó khăn từ những kế hoạch tích cực đã đem lại niềm phấn khỏi cho chiến trường Libi. Một vị trí chiến lược nổi bật đối với chúng tôi - đảo Crete! Quân Ý không thể giành lấy. Chúng tôi phải chiếm lấy đảo trước hết và ngay lập tức. Vào lúc này, có cái thuận lợi là ông Eden đang ở Trung Đông, như vậy tôi có được tại chỗ một đồng sự cấp bộ trưởng để xúc tiến công việc. Tôi đánh điện cho ông, và theo 1ời mời của Chính phủ Hy Lạp mấy ngày sau, lực lượng chúng tôi chiếm đóng vịnh Suda, cảng tốt nhất của đảo Crete.

        Câu chuyện vịnh Suda thật đáng buồn. Cho đến năm 1941 tấn bi kịch chưa xảy ra. Tôi tin rằng vào lúc này hầu như tôi nắm được quyền trục tiếp chỉ đạo chiến tranh như bất kỳ nhân vật hoạt động xã hội nào ở bất cứ nước nào. Kiến thúc của tôi, 1ờng trung thành và sự giúp đỡ có hiệu lực của Nội các Chiến tranh, lòng trung kiên của tất cả các bạn đồng sự của tôi, hiệu quả luôn luôn tăng lên của bộ máy chiến tranh của chúng tôi, tất cả đều mở ra khả năng cho một sự tập trung mạnh mẽ quyền lực đúng với Hiến pháp sẽ được hoàn thanh. Vậy mà việc Bộ Tư lệnh Trung Đông thực thi điều đã được ra lệnh, điều mà tất cả chúng tôi đều mong muốn, lại hết sức thiển cận. Nhằm đánh giá đúng những hạn chế trong hành động của con người, phải nhớ rằng trong cùng một lúc, quá nhiều việc đã xảy ra khắp nơi. Tuy nhiên điều vẫn làm tôi ngạc nhiên là lẽ ra chúng tôi đã thất bại trong việc làm cho vịnh Suda thanh căn cứ hải lục quân mà toàn bộ đảo Crete là pháo đài của căn cứ này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:31:27 pm

*

        Xuất phát từ Albania, cuộc xâm lược Hy Lạp của Ý là một sự thất bại bất ngờ nặng nề đối với Mussolini. Cuộc tấn công lần thứ nhất của họ bị đẩy lùi và bị tổn thất nặng nề, dương như quân Hy Lạp phản công ngay lập tức. Quân đội Hy Lạp do tướng Papagos chỉ huy, tỏ ra thiện chiến ở rừng núi, giỏi trội hơn quân địch, họ đánh vào sườn quân địch. Đến cuối năm thì sự dũng cảm của họ đã buộc quân Ý phải lùi về phía sau biên giới Albania 30 dặm dọc theo toàn mặt trận. Trong nhiều tháng, 16 sư đoàn quân Hy Lạp đã đánh tiêu hao 27 sư đoàn quân Ý ở Albania. Cuộc kháng chiến phi thường của Hy Lạp đã cổ vũ nhiều các nước khác vùng Balkan, còn uy tín của Mussolini thì chìm xuống thấp.

        Có nhiều việc phải theo dõi. Ngày 8 tháng 11, ông Eden trở về nước, tối hôm ấy, sau cuộc đột kích thường lệ đã bắt đầu, ông đến gặp tôi. Ông đem theo một điều bí mật được gìn giữ cẩn thận mà tôi mong được biết sớm. Eden trình bày rất đầy đủ, chi tiết cho một nhóm có chọn lọc kể cả Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia và tướng Ismay, kế hoạch tấn công do tướng Wawell và tướng Wilson nghĩ ra và soạn thảo. Phải chăng chúng tôi không phải đợi lâu hơn nũa cuộc tấn công của quân Ý vào các chiến tuyến đã được phong thủ vững chắc tại Mersa Matruth, các công việc chuẩn bị lâu dài và khôn khéo như thế đã được tiến hành để phục vụ trận đánh phòng thủ này. Trái lại trong khoảng một tháng chính chúng tôi phải tấn công.

        Tất cả chúng tôi đều vui mừng. Riêng tôi rất lấy làm thích thú. Ở đây có nhiều điều đáng làm. Tại chỗ ấy và ngay lúc ấy, tùy theo sự thỏa thuận của các Tham mưu trưởng và Nội các Chiến tranh, phải quyết định ngay việc phê chuẩn và mọi sự ủng hộ có thể có được đối với sự nghiệp tuyệt vời nay. Các kế hoạch đề xuất được trình ra đúng lúc trước Nội các chiến tranh. Tôi sẵn sàng nói rõ hoặc cho phép phát biểu tình hình. Nhưng khi các đồng sự biết rằng các tướng lĩnh tại chỗ và các Tham mưu trưởng đã hoàn toàn đồng ý với tôi và ông Eden thì họ tuyên bố không yêu cầu biết chi tiết kế hoạch, rằng họ càng biết ít càng tốt và họ toàn tâm toàn ý tán thành kế hoạch hành động tổng thể của cuộc tiến công này. Đây là thái độ của Nội các chiến tranh trong nhiều dịp quan trọng và tôi ghi lại đây mong rằng đó có thể là một thái độ kiểu mẫu, nếu trong tương lai nảy sinh những hiểm nguy khó khăn tương tự.

*

        Mặc dù trên giấy tờ hạm đội Ý đông hơn chúng tôi nhiều, nhưng lúc này sức mạnh của chúng tôi ở Địa Trung Hải đã có những tiến bộ rõ rệt. Trong khoảng tháng 9, tàu Valint, hàng không mẫu hạm có boong tàu bọc sat Illustrious, và hai tuần dương hạm có trang bị súng cao xạ đã an toàn đi qua Địa Trung Hải nhập với Đô đốc Cunningham tại Alexaderia. Cho đến nay, các tàu của ông luôn luôn bị lực lượng không quân rất nhiều hơn của Ý theo dõi và ném bom. Tàu sân bay Illustrous với những máy bay khu trục hiện đại và thiết bị ra đa tối tân, nhờ đánh hạ các đội tuần tra và các toán công kích, đã có cách giữ bí mật khác trước cho các hoạt động của chúng tôi. Lọi thế này thật hợp thời.

        Từ lâu tàu này ao ước đánh một đòn vào hạm đội Ý khi hạm đội này thả neo nằm tại căn cứ chủ yếu ở Taranto. Cuộc tấn công mở ra ngày 11 tháng 11 như là tột đỉnh của một loạt cuộc hành quân có sự phối hợp chặt chẽ. Thành phố Taranto nằm ở phía nam nước Ý cách Malta ba trăm hai mươi dặm. Bến cảng tráng lệ của nó được bố phòng ghê gớm nhằm chống lại mọi cuộc tấn công mang tính hiện đại. Việc đi đến Malta của một vài cơ quan trinh sát nhanh cho phép chúng tôi thấy rõ con mồi của mình. Chẳng mấy chốc, theo đêm tối, tàu Illustrious tung máy bay ra từ một điểm cách Taranto chừng một trăm bảy mươi dặm. Trận đánh diễn ra ác liệt trong một giờ giữa lửa đạn và sự tàn phá một số tàu của Ý. Bất chấp hỏa lực phòng không dữ dội, chúng tôi chỉ có hai máy bay bị bắn rơi, số còn lại trở về an toàn.

        Chỉ nhờ có trận đánh này mà cán cân lực lượng Hải quân ở Địa Trung Hải thay đổi một cách dứt khoát. Những ảnh chụp từ máy bay cho thấy ba chiến hạm trong đó có chiếc Littorio mới, bị ngư lôi đánh đắm, thêm vào là một tuần dương hạm bị bắn trúng, xưởng sửa chữa và đóng tàu bị thiệt hại nhiều. Một nửa hạm đội tàu chiến của Ý bị loại khỏi vòng chiến ít nhất trong sáu tháng, còn binh chủng Không quân của Hải quân Anh có thể vui mùng nhờ kỳ công dũng cảm của họ, họ đã nắm bắt được một trong những cơ hội hiếm có. Một chi tiết nhỏ mỉa mai thêm vào sự kiện này là đúng vào ngày này, theo lệnh riêng của Mussolini, lực lượng Không quân gồm các máy bay ném bom của Ý được khoảng sáu chục máy bay khu trục hộ tống oanh tạc các đoàn tàu Đồng minh ở Medway, bị máy bay khu trục của chúng tôi chặn đứng, tám máy bay ném bom và năm máy bay khu trục bị bắn rơi. Đây là sự can thiệp đầu tiên và cũng là cuối cùng của họ vào công việc nội bộ của chúng tôi. Đáng lẽ chúng có thể được sử dụng tốt hơn để bảo vệ hạm đội của họ ở Taranto.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:31:55 pm

*

        Trong một tháng hoặc hơn, tất cả quân đội sắp được sử dụng trong cuộc tấn công sa mạc của chúng tôi, thực hành những nhiệm vụ đặc biệt mà họ phải tiến hành trong cuộc tấn công cực kỳ phúc tạp. Chỉ một nhóm nhỏ sĩ quan mới biết được toàn bộ mục tiêu của kế hoạch, hầu như không có điều gì được ghi ra trên giấy. Ngày 6 tháng 12, đạo quân hoàn toàn cơ giới của chúng tôi, đen sạm vì nắng gió và dày dạn công lao, chừng khoảng hai mươi lăm nghìn người, tiến về phía trước, vượt qua hơn bốn mươi dặm, và ngày hôm sau, tất cả nằm im trên cát sa mạc mà không quân Ý không nhìn thấy. Ngày 8 tháng 12, họ lại dàn trải ra về phía trước, và tối hôm ấy, quân đội được báo cho biết đây không phải là chuyện tập trận ở sa mạc, mà là "tác chiến thật sự". Rạng sáng ngày 9 mở đầu trận đánh Sidi Barrani.

        Mục đích của tôi không phải là miêu tả trận đánh phúc tạp và phân tán bốn ngày sau đó trên một vùng rộng lớn như Yorshire. Mọi việc diễn ra trôi chảy. Cuộc chiến đấu tiếp diễn suốt cả ngày 10, và vào lúc 10 giờ, sở chỉ huy tiểu đoàn Coldstream báo cho biết không thể đếm nổi số tù binh vì quá nhiều, mà chỉ có thể báo là "có năm khoảnh đất giam giữ tù binh sĩ quan và chừng hai trăm khoảnh giam giữ các cấp bậc khác bị bắt". Ở trong nước, tại phố Downing tôi nhận được các tin tức từ chiến trường hàng giờ của họ. Thật khó hiểu chính xác điều gì đang xảy ra nhưng cảm giác chung là thuận lợi, tôi nhớ có lần đột ngột nhận được một điện tín của một sĩ quan trẻ trong xe tăng của sư đoàn thiết giáp thứ bảy. "Đã đến vùng B thứ hai ở Buq Buq". Chiều ngày 10, Sidi Barrani bị chiếm đóng và ngày 15 tháng 12, toàn bộ quân địch bị đẩy lùi khỏi Ai Cập.

        Barrani là mục tiêu tiếp theo của chúng tôi. Bên trong chu vi của nó, trong phạm vi 17 dặm là bộ phận chủ yếu của hơn 4 sư đoàn quân Ý. Công sự phong thủ gồm một hào chống tăng nối liền và các vật chướng ngại bằng dây điện cùng với các lô cốt ở cách quãng, đằng sau là phòng tuyến thứ nhì gồm các công sự. Việc đột chiếm đồn lũy quan trọng này đòi hỏi phải chuẩn bị, và để hoàn thành giai đoạn toàn thắng trên sa mạc, tôi sẽ thực hiện vào năm mới. Ngày 3 tháng 1, cuộc tấn công bắt đầu sớm. Một tiểu đoàn quân Úc được pháo binh tập trung hạng nặng yểm hộ, chiếm giữ một vị trí vững chắc ở chu vi phía Tây. Đằng sau họ thì công binh tràn vào hào chống tăng. Hai lữ đoàn úc tiếp tục tiến nhanh về hướng Đông và Đông Nam. Lúc này họ hát một bài hát của một bộ phim Mỹ, chẳng mấy chốc bài hát này cũng trở thành phổ cập ở Anh.

        Chúng ta di xem thầy phù thủy
        Thầy phù thủy kỳ lạ chẳng ra gì
        Chúng ta nghe hắn là một tay bợm của một thầy phù thủy
        Nếu thật ra có một thầy phù thủy.

        Điệu hát luôn luôn khiến tôi nhớ lại những ngày sôi nổi ấy. Chiều ngày 4 xe tăng Anh - gọi là Matildas - được bộ binh yểm hộ, tiến vào Bardia, ngày 5 tất cả lực lượng phòng thủ đầu hàng. Chúng tôi bắt bốn mươi lăm nghìn tù binh, thu bốn trăm sáu mươi hai súng.

        Ngày hôm sau, mồng 6 tháng 1, đến lượt Tobruk bị cố lập. Cho đến ngày 21 tháng 1, không thể mở cuộc tấn công. Sáng sớm hôm sau thì mọi cuộc kháng cự chấm dứt. Số tù binh lên tới gần ba vạn người với hai trăm ba mươi sáu súng. Trong sáu tuần lễ, đội quân Sa mạc tiến trên hai trăm dặm của một vùng không gian không có nước, không có lương thực, đã tấn công chiếm giữ hai thành phố cảng được phòng thủ vững chắc bằng những lực lượng phòng thủ không quân và hải quân thường trục, đã bắt một tràm mười ba ngàn tù binh và trên bảy trăm súng. Đạo quân to lớn Ý đi xâm lược và hy vọng chinh phục Hy Lạp, chắc chắn là không tồn tại như là một lực lượng quân sự, và chỉ có những khó khăn bức thiết về khoảng cách không gian và về tiếp tế mới làm chậm trễ bước tiến không giới hạn của Vương quốc Anh về hướng Tây.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:38:52 pm

*

        Khi một năm sắp kết thúc thì cả những ánh sáng và bóng tối của nó nổi bật lên một cách chói mắt trên bức tranh. Chúng tôi còn sống. Chúng tôi đã đánh thắng không quân Đức. Đã không có chuyện hòn đảo bị xâm lược. Qua tất cả những thử thách, Luân Đôn đã chiến thắng và đứng vững. Tất cả mọi thứ liên quan đến ưu thế không quân của chúng tôi trên hòn đảo của chúng tôi đều đang được củng cố hơn lên một cách nhanh chóng. Nhũng người Cộng sản tuân lệnh Matxcova nói xấu về một cuộc chiến tranh giữa tư bản và đế quốc. Nhưng các nhà máy vẫn hoạt động mạnh, toàn thể dân tộc Anh ngày đêm lao động vất vả, tinh thần được nâng cao, lòng tràn ngập thư thái và tự hào. Chiến thắng rực rỡ ở sa mạc Lybi, và ở bên kia Đại Tây Dương, nước Cộng hòa vĩ đại đi sát hơn bao giờ hết tới nhiệm vụ của họ và viện trợ hơn bao giờ hết cho chúng tôi.

        Tôi chắc rằng chúng tôi có thể đánh giá năm khủng khiếp này như là năm huy hoàng nhất, cũng có thể là năm kinh hồn nhất trong lịch sử lâu dài của Vương quốc Anh. Đó là một nước Anh vĩ đại được tổ chức một cách kỳ lạ đã từng phá hủy hạm đội lớn của Tây Ban Nha. Một ngọn lửa tin tưởng nhiệt thành và sự quyết tâm đã dẫn chúng tôi suốt cuộc chiến đấu hai mươi lăm năm mà William III và Marlborough tiến hành chống Louis XIV. Đã có một thời kỳ nổi tiếng với Chatham. Đã có cuộc đấu tranh lâu dài chống Napoleon. Trong cuộc đâu tranh này chúng tôi sống sót là nhờ hải quân Anh dưới sự lãnh đạo tuyệt vời của Nelson và đồng sự của ông, đã làm chủ vùng biển. Một triệu người Anh đã chết trong trận chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nhưng không có gì vượt năm 1940. Vào thời điểm cuối năm này, hòn đảo nhỏ và cũ kỹ này với khối thịnh vượng chung, các lãnh thổ tự trị, và những nước phụ thuộc nó dưới mọi bầu trời, đã hết lòng với nó, hòn đảo này đã chứng tỏ là mình có thể chịu đựng toàn bộ tác động và sức mạnh của vận mệnh thế giới. Chúng tôi không nao núng hoặc dao động. Chúng tôi không thất bại. Sức sống của dân tộc Anh, của nòi giống Anh tỏ ra bị đột chiếm. Đơn thương độc mã nhưng được mọi nhịp tim hào phóng của loài người nâng đỡ, chúng tôi thách thức tên bạo chúa ở đỉnh cao nhất về hiếu chiến của hắn.

        Tất cả sức mạnh tiềm tàng của chúng tôi lúc này vẫn tràn đầy. Nỗi kinh hoàng do máy bay đã đi qua. Hòn đảo này không ai đụng tới được, không bị xâm phạm và từ nay về sau chúng tôi cũng sẽ có nhiều vũ khí để chiến đấu. Từ nay về sau, chúng tôi sẽ có một bộ máy chiến tranh được tổ chức ở mức độ cao. Chúng tôi đã tỏ cho thế giới biết là chúng tôi không thể bị đánh bại. Đối với vấn đề thống trị thế giới của Hitler, có hai khía cạnh: Vương quốc Anh mà một số người để riêng ra, vẫn đứng trên vũ đài, vững mạnh hơn nhiều so với trước và mỗi ngày mỗi phục hồi sức lục. Thời gian lại một lần nữa đúng về phía chúng tôi, và dân tộc chúng tôi. Hiệp chủng quốc đang nhanh chóng chuẩn bị chiến đấu và đang tiến sát hơn bao giờ hết vào cuộc xung đột. Nước Nga Xô Viết với sự tính toán nhầm lẫn và nhẫn tâm đã kết án chúng tôi là vô dụng lúc chiến tranh bùng nổ và đã đạt được từ Đức sự bất khả xâm phạm mong manh và một phần chiến lợi phẩm, cũng trở nên mạnh dạn hơn nhiều, đã củng cố các vị trí tiền phương phục vụ cho việc phòng thủ của bản thân họ. Nhật Bản lúc này dường như quá lo sợ cuộc chiến tranh thế giới có triển vọng kéo dài rõ rệt, lo lắng theo dõi Nga và Hiệp chủng quốc, trù tính sâu sắc phải làm gì cho khôn ngoan và có lợi.

        Va lúc nay Vương quốc Anh, các quốc gia liên hợp rộng rãi và các nước phụ thuộc của nó, dường như suýt sụp đổ, và quả tim thực sự của họ gần như bị chọc thủng, thế mà, trong mười lăm tháng đã tập trung vào vấn đề chiến tranh, huấn luyện quân đội, và dành tất cả sinh lực khác nhau vô tận của họ cho cuộc chiến đấu. Các nước trung lập nhỏ hơn, các quốc gia bị nô dịch rất kinh ngạc và lòng nhẹ nhõm, thấy rằng trên bầu trời, các vì sao vẫn chiếu sáng. Một lần nữa hy vọng pha lẫn giận dữ, bừng bừng trong trái tim hàng trăm, hàng triệu con người. Chính nghĩa nhất định thắng. Lẽ phải nhất định không bị chà đạp. Trong giờ phút quyết định này, ngọn cơ tự do là quốc kỳ Anh nhất định vẫn tung bay trước gió.

        Nhưng tôi và các đồng sự trung thành của tôi suy ngẫm không khỏi lo âu với tin tức chính xác. Bóng tối của việc tàu ngầm Đức phong tỏa như giội gáo nước lạnh lên chúng tôi. Tất cả những kế hoạch của chúng tôi đều tùy thuộc vào sự thất bại của mối đe dọa này. Pháp đã thua trận. Anh đã thắng trận. Trận đánh ở Đại Tây Dương đã phải diễn ra lúc này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:39:44 pm

16

CHIẾN TRANH MỞ RỘNG

        Cuộc tiếp xúc mật thiết hơn với Tổng Thống Roosevelt phát triển cùng với năm mới. Tôi đã gửi cho ông những lời chúc mừng nhân ngày lễ, và ngày 10 tháng 1 năm 1941, một người đàn ông đến gặp tôi ở phố Downing với giấy ủy nhiệm cao nhất. Các bức điện nhận được từ Washington nói rõ ông ta là bạn tâm tình thân thiết nhất và là phái viên riêng của Tổng Thống. Cho nên tôi thu xếp cho ông Brendan Bracken đi đón ông ta khi ông ta đến sân bay Poole, và ngày hôm sau chúng tôi cùng ăn trưa với nhau. Thế là tôi đã gặp Hary Hopkins, con người đặc biệt này đã và đang phải đóng một vai trò đôi lúc là quyết định trong toàn bộ sự tiến triển của một cuộc chiến tranh. Ông là con người có thân thể yếu đuối suy nhược nhưng lại rất sôi nổi. Ông là ngọn hải đăng tỏa ra những tia nắng dẫn dắt các đoàn tàu lớn vào bến cảng. Ông cũng có tài hài hước châm biếm. Tôi luôn luôn rất thích bầu bạn với ông, đặc biệt là khi tình hình trở nên xấu đi. Ông cũng rất khó chịu, nói năng nặng nề chua chát. Kinh nghiệm của tôi cũng dạy tôi có khả năng cũng xử sự như vậy, nếu cần.

        Cuộc gặp gõ đầu tiên giữa chúng tôi kéo dài chừng ba giờ và tôi hiểu ngay động lực riêng của ông và tầm quan trọng nổi bật của nhiệm vụ của ông. Lúc này là đỉnh cao của cuộc ném bom Luân Đôn, chúng tôi buộc phải lo nghĩ nhiều cho địa phương. Nhưng đối với tôi, rõ ràng đây là một phái viên của Tổng Thống, việc này có tầm quan trọng cao nhất đối với sự sinh tồn của chúng tôi. Với ánh mắt và niềm xúc động tự nhiên, kín đáo, ông nói: "Tổng Thống quả quyết rằng chúng ta sẽ cùng nhau chiến thắng. Không được lầm lẫn".

        "Tổng Thống phái tôi đến đây để khẳng định với ngài rằng bằng mọi giá và mọi cách, Tổng Thống sẽ giúp ngài vượt qua tất cả, không có gì đáng lo ngại dù Tổng Thống ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Không có việc gì Tổng Thống không làm được chừng nào mà Tổng Thống còn có quyền lực của mình".

        Những người đã tiếp xúc với Harry Hopkins trong cuộc chiến đấu  lâu dài này đều sẽ xác nhận về những điều tôi ghi lại về nhân cách đặc biệt của ông. Và từ giờ phút này, tình bạn giữa chúng tôi bình thản lướt trên mọi phong ba bão táp. Ông là nguồn thông tin chính xác hoàn hảo nhất giữa Tổng Thống và tôi. Nhưng còn nhiều hơn thế, trong nhiều năm ông là chỗ dựa chủ yếu và là người cổ vũ của chính Tổng Thống. Cùng một lúc hai con người này, một người là cấp dưới không có chức vụ công khai, một người chỉ huy nước Cộng hòa hùng mạnh, đều có thể có những quyết định quan trọng nhất trên khắp toàn bộ khu vực của thế giới nói tiếng Anh. Dĩ nhiên, Hopkins hết sức giữ gìn ảnh hưởng của cá nhân ông đôi với thủ trưởng của mình và không giúp đỡ những đối thủ của Mỹ. Bởi vậy theo những cách nào đó, ông đã xác định câu thơ của nhà thơ Gray "Sủng thần thì chẳng có bạn bè". Nhưng đây không phải là việc của tôi. Ông ta ngồi đó, mảnh khảnh yếu đuôi, ốm đau, nhưng hoàn toàn sôi nổi với nhận thức tinh tường về chính nghĩa. Nhằm loại trừ tất cả những mục đích, những cam kết trung thành hay là những ý định khác thì sẽ là sự bại trận, sự đổ nát và sự tan sát của Hitler. Trong lịch sử của Hiệp Chủng Quốc, ít có ngọn lửa nào sáng ngời hơn bừng cháy.

        Harry Hopkins luôn luôn đi vào thực chất của vấn đề. Tôi đã từng dụ nhiều cuộc hội nghị lớn có tới vài chục hay hơn nữa nhân vật hành pháp quan trọng tập hợp nhau lại. Khi cuộc thảo luận trở nên nhạt nhẽo, tất cả dường như bối rối, trong những trường hợp này, ông cộc cằn hỏi một câu chết người. "Thưa Tổng Thống, rõ ràng đây là điều cốt yếu chúng ta đã bắt đầu giải quyết. Bây giờ chúng ta có định đương đầu với nó hay không?". Thế là điều cốt yếu luôn luôn được đặt ra, và được giải quyết. Ông là người lãnh đạo thực sự của những kẻ dưới quyền, trong những lúc đi đến bước quyết định, ông tỏ ra đặc biệt trội hơn về nhiệt tình cũng như về sự hiểu biết. Lòng yêu thương nồng nhiệt của ông đối với sự nghiệp của những người ốm đau nghèo khổ cũng tương xứng với nỗi giận dữ của ông chống lại sự bạo ngược, đặc biệt khi sự bạo ngược đang chiến thắng trong lúc này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:40:35 pm

*

        Trong lúc Đức tiếp tục không kích, nhưng đặc biệt khác thường, vào cuối năm 1940 Hitler hiểu rằng không thể tàn phá Vương quốc Anh hoàn toàn bằng tấn công không quân. Trận đánh trên đất Anh đã là thất bại đầu của y, còn việc ném bom hiểm ác các đô thị cũng không làm cho dân tộc hay chính phủ của Anh sợ hãi. Việc chuẩn bị xâm lược nước Nga đầu mùa hạ năm 1941 đã thu hút nhiều sức mạnh không quân Đức. Rất nhiều trận oanh kích dữ dội mà chúng tôi đã chịu đựng, không còn tiêu biểu cho toàn bộ sức mạnh của quân địch. Đối với chúng tôi những cuộc đột kích đó là cực kỳ tai hại nhưng chúng không còn là sự quan tâm hàng đầu hoặc của Bộ Tư Lệnh Tối Cao Đức hoặc của Hitler. Đối với Hitler, việc tiếp tục tấn công Vương quốc Anh bằng không quân là tấm màn che cần thiết và tiện lợi cho việc tập trung chống lại nước Nga. Biểu thời gian lạc quan chủ nghĩa của y cho rằng người Xô Viết cũng như người Pháp sẽ bị đánh bại hoàn toàn trong một chiến dịch sáu tuần lễ và rằng tất cả lực lượng quân đội Đức lúc ấy sẽ rảnh rỗi để dứt khoát đánh bại hoàn toàn Vương quốc Anh, vào mùa thu năm 1941. Trong lúc đó dân tộc cứng đầu, cứng cổ này bị kiệt sức dần, một là do sự phối hợp phong tỏa của tàu ngầm Đức được không quân có tầm xa yểm trợ, hai là do các cuộc không kích vào các đô thị và đặc biệt là vào các cảng. Đối với quân Đức thì chiến dịch Sư Tử Biển (chống Anh) lúc này được thay thế bằng chiến dịch Barbarossa (chống Nga). Hải quân Đức được chỉ thị tập trung đánh vào giao thông của chúng tôi ở Địa Trung Hải, còn không quân Đức thì tập trung đánh vào các cảng và các lối vào cảng. Đây là một kế hoạch rất kinh người hơn việc ném bom bừa bãi xuống Luân Đôn và dân thường, và cũng may cho chúng tôi là việc này không tiếp tục với tất cả những lực lượng sẵn có và cũng không dai dắng lắm.

        Trong tháng Giêng và tháng Hai quân địch thất bại vì thời tiết xấu và ngoài các cuộc tấn công Cardiff, Portsmouth và Swansea ra thì các ngành dân quân tự vệ của chúng tôi giành được một thời gian nghỉ xả hơi rất xứng đáng mà họ không quên lợi dụng. Nhưng khi thời tiết tốt hơn thì những cuộc không kích của Đức lại bắt đầu diễn ra. Điều được gọi là "Cuộc kinh lý các cửa biển của Không quân Đức Quốc xã" bắt đầu vào tháng Ba. Nó gồm những trận tấn công đơn hay kép, tuy dữ dội nhưng không làm tê liệt nổi các cảng của chúng tôi. Ngày 8 và trong ba đêm liền tiếp theo, Portsmouth bị tấn công dữ dội, nhiều xưởng sửa chữa và đóng tàu bị hư hại. Ngày 11 Manchester và Salford bị tấn công. Vào ngày 13 và 14 lần đầu tiên Không quân Đức ồ ạt ập xuống vùng sông Clyde, giết và làm bị thương hơn hai nghìn người, làm tê liệt nhiều xưởng đóng tàu, một số đến tháng 6, một số khác đến tháng 11 mới hoạt động lại. Cho đến tháng 4 không có những trận đánh dữ dội nào, ngày 8 địch tập trung đánh vào Coventry. Sự và chạm rõ ràng nhất trong phần còn lại của xứ sở là ở Portsmouth. Ngày 16 và 17 Luân Đôn chịu những trận tấn công dữ dội, hơn hai nghìn ba trăm người bị giết, hơn ba nghìn người bị thương nặng. Kẻ địch tiếp tục cố gắng tàn phá phần lớn các cảng chính của chúng tôi bằng những trận tấn công kéo dài, trong một số trường hợp kéo dài cả một tuần lễ và Bristol bị tàn phá tan tành. Plymounth bị tấn công từ ngay 21 đến 29 tháng 4, và mặc dù hỏa lực dụ địch nhằm cứu nguy các xưởng sửa chữa và đóng tàu, nhưng cuối cùng cũng phải trả giá bằng cả thành phố này. Cuộc đánh phá lên đến đỉnh cao nhất ngày 1 tháng 5 khi Liverpool và Mersey bị tấn công bảy đêm liền. Bảy vạn sáu nghìn người không con nhà của, ba nghìn người bị giết và bị thương. Sáu mươi chín trong số một trăm bốn mươi tư nơi tàu bỏ neo bị tê liệt và trọng tải đưa lên bờ trong một lúc giảm tới một phần tư. Nếu kẻ địch cứ kiên trì thì trận đánh ở Đại Tây Dương thậm chí được chỉ huy sát sao hơn như đã diễn ra. Nhưng như thường lệ, họ bỏ đi. Trong hai đêm họ nã pháo dữ dội vào Hull, phá hủy nhà ở của bốn vạn người, phá hủy các của hàng lương thực, còn các nhà máy kỹ thuật công trình hàng hải bị tê liệt gần hai tháng. Trong tháng này họ đánh phá Belfast lần nữa, nơi đây đã hai lần bị không kích.

        Trận tấn công tệ hại nhất cũng là trận cuối cùng. Ngày 10 tháng 5 quân địch quay lại Luân Đôn với bom cháy. Chúng đã gây ra hơn hai nghìn đám cháy, và đã phá tan gần một trăm năm mươi ống dẫn nước chính nối liền với thủy triều ở mức thấp nhất của dòng sông Thames, chúng ngăn cản chúng tôi dập tắt các ngọn lửa. Đến sáu giờ sáng hôm sau, hàng trăm đám cháy được báo cáo là chưa bị dập tắt và bốn đám cháy vẫn còn cháy tới đêm 13. Đó là trận tấn công tàn phá nhất trong toàn bộ các cuộc tấn công trên không chớp nhoáng vào ban đêm của Đức. Năm xưởng đóng tàu và bảy mươi mốt địa điểm then chốt mà một nửa là các nhà máy, bị đánh trúng. Gần như một trong số các nhà ga xe lửa quan trọng nhất bị tắc nghẽn hàng mấy tuần lễ, mãi đến đầu tháng 6 mới hoàn toàn thông đường. Trên ba nghìn người bị giết hay bị thương, về nhiều phương diện khác, trận này cũng được ghi vào lịch sử. Nó phá hủy Hạ viện. Chỉ có một quả bom mà tạo nên cảnh đổ nát trong nhiều năm. Tuy vậy chúng tôi cũng vui mừng là phòng họp không có người. Mặt khác các khẩu đội pháo và máy bay khu trục đánh đêm của chúng tôi đã tiêu diệt mười sáu máy bay địch, dù sao cũng là con số cao nhất chúng tôi đạt được trong chiến đấu ban đêm.

        Việc này, dù chúng tôi không biết là điệu vũ sôi động để ra đi của kẻ địch. Ngày 22 tháng 5 Kesselring dời tổng hành dinh của đội máy bay của y đến Posen, và đầu tháng 6 toàn bộ lực lượng di chuyển về phía Đông. Gần ba năm trôi qua trước khi tổ chức dân quân tự vệ của chúng tôi ở Luân Đôn phải đối phó với những cuộc tấn công chóp nhoáng "có tính chất trẻ con" của không quân Đức hồi tháng 2 năm 1944 và cuộc tấn công dữ dội sau đó của tên lửa và bom bay. Trong mười hai tháng từ tháng 6 năm 1940 đến tháng sáu năm 1941 số thương vong thường dân của chúng tôi là 43.381 bị giết và 50.856 bị thương nặng, tổng cộng là 94.237.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:41:54 pm

*

        Trong cuộc chiến tranh lớn, không thể chia công việc quân sự ra khỏi công việc chính trị. Xét cho cùng phải xem mặt quân sự là duy nhất và quan trọng nhất và thậm chí họ đã nói đến những lý do chính trị với nhiều thái độ khinh thường nhất định. Danh từ "công việc chính trị" đã bị làm cho rối rắm, thậm chí bị làm cho lu mờ, kết hợp nó với các công việc chính trị của đảng phái. Như vậy nhiều tài liệu của thế kỷ bi thảm nay theo quan niệm cho rằng trong chiến tranh chỉ có lý do quân sự là đáng quan tâm, và những người lính bị cản trở cách nhìn nghề nghiệp của họ do sự xâm nhập của các nhà chính trị vì lợi ích riêng, hoặc đảng phái, đã làm nghiêng cán cân đáng sợ của cuộc chiến đấu. Những cuộc tiếp xúc hết sức bí mật riêng biệt thường xảy ra nhiều giữa Nội các Chiến tranh, các Tham mưu trưởng và bản thân tôi hoan toàn không có những ý kiến về đảng phái. Ở Vương quốc Anh vào lúc này, đã giảm bớt những nỗi bất hòa này tới mức thấp nhất.

        Trong lúc cuộc chiến tranh với quân Ý ở Đông Bắc châu Phi tiếp tục thắng lợi, và quân Hy Lạp chiến đấu dũng cảm ở Albania, thì tất cả những tin tức chúng tôi nhận được về việc di chuyển và ý đồ của quân Đức cho thấy rõ rằng Hitler sắp sủa can thiệp trên qui mô lớn vào vùng Balkan và Địa Trung Hải. Từ đầu tháng Giêng tôi đã hiểu rõ việc số lượng lớn không quân Đức đến Sicily, việc này sẽ uy hiếp Malta và tất cả mọi hy vọng của chúng tôi lấy lại sự giao thông xuyên qua biển nội địa. Tôi cũng lo ngại quân Đức, có thể đoán chừng là lực lượng thiết giáp, di chuyển vào Tripoli. Chúng tôi có thể không nghi ngờ  kế hoạch của họ tiến tới thiết lập một hành lang bắc nam xuyên qua Ý đến châu Phi, đồng thời cùng với những biện pháp đó cắt đứt tất cả các cuộc chuyển quân của chúng tôi về hướng đông và hướng tây vào Địa Trung Hải.

        Thêm vào đó, lúc này còn xảy ra việc đe dọa các nước vùng Balkan kể cả Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, họ bị lôi kéo hoặc bị ép buộc gia nhập chế độ Hitler hoặc họ bị xâm chiếm nếu họ không tuân theo. Phải chăng cũng cùng phương pháp ghê tởm đó mà chúng tôi đã chứng kiến ở Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Pháp lại được sao chép lại ở Đông Nam châu Âu? Có phải tất cả các nước vùng Balkan kể cả Hy Lạp anh hùng, đều lần lượt bị chinh phục và Thổ Nhĩ Kỳ bị cô lập, đều buộc phải mở đường cho các quân đoàn Đức đến Palestine, Ai Cập, Iraq và Ba Tư chăng? Có phải không có cơ may tạo ra một sự đoàn kết các nước vùng Balkan, và một mặt trận chung vùng Balkan có thể khiến cho cuộc xâm lược gây hấn vừa mới bắt đầu của Đức phải chịu quá hao tiền tốn của? Phải chăng sự kiện kháng chiến của các nước vùng Balkan đối mặt với Đức không thể gây ra những trận phản công quan trọng và có ích ở nước Nga Xô Viết đó sao? Nhất định đây là một khu vực trong đó các nước vùng Balkan đều bị tác động vì quyền lợi, và thậm chí vì tình cảm, chừng nào mà họ thừa nhận điều đó nhằm ảnh hưởng đến những tính toán hơn thiệt của họ. Từ những tiềm lực quân sự và kinh tế đã được sử dụng quá mức nhưng đang ngày càng tăng, chúng ta có thể cung cấp phần đóng góp đặc biệt tối đa để kích động tất cả những quốc gia này có quyền lợi như nhau trên qui mô lớn, đi vào hành động cho một sự nghiệp chung chăng? Mặt khác, hoặc chúng tôi phải lo công việc của riêng mình, chuẩn bị cho chiến dịch của chúng tôi ở đông bắc châu Phi được thắng lợi, bỏ mặc cho Hy Lạp, các nước vùng Balkan và có thể Thổ Nhĩ Kỳ và tất cả những nước nfo khác nữa ở Trung Đông sụp đổ?

        Một quyết định dứt khoát như vậy lẽ ra đã làm cho tinh thần được thư thái nhiều, và điều này có thể có được sự ủng hộ trên lý thuyết của nhiều sĩ quan, giữ những vị trí phụ thuộc, đã nêu ra những ý kiến của họ. Nhất định các tác giả này đã có hoàn cảnh thuận lợi để vạch ra những điều bất hạnh mà chúng tôi phải chịu, nhưng họ không có kiến thúc để cân nhắc đầy đủ kết quả của chính sách đối lập kia có thể như thế nào? Nếu sau một trận đánh nào, Hitler đã có thể bắt Hy Lạp phải đầu hàng và toàn bộ các nước vùng Balkan phải gia nhập vào chế độ của y, sau đó buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải để cho quân của y đi qua về hướng Nam và hướng Đông, thì có lẽ là y sẽ không thể thỏa thuận với những người Xô Viết về việc chinh phục và chia cắt những vùng rộng lớn này, và hoãn việc tranh chấp cuối cùng không thể tránh với họ đến một nhiệm vụ sau của chương trình của y chăng? Hay, có lẽ đúng hơn, la phải chăng y đã không thể tấn công nước Nga bằng số quân hiện có lớn hơn vào một thời điểm sớm hơn? vấn đề chủ yếu mà những chướng tiếp theo sẽ điều tra và vạch trần là có phải Chính phủ Hoàng gia bằng cuộc chiến đấu của mình, đã tác động một cách dứt khoát hoặc thậm chí một cách đáng kể, đối với những cuộc chuyến quân của Hitler ở Nam Âu không, và hơn nữa có phải cuộc chiến đấu đó không tạo ra những hậu quả trước nhất đối với thái độ của nước Nga và sau đó là đối với vận mệnh của họ không.

        Suốt tháng Giêng và tháng Hai, chúng tôi tiếp tục nhận được những tin tức tốt lành từ Trung Đông. Malta đã được tăng viện và chỉ vừa mới qua khỏi cuộc tấn công dữ dội ác liệt đầu tiên của không quân Đức vào Sicily. Sự chinh phục Eritrea, Somalia và Abyssinia của đế quốc Ý đang được hoàn tất. Trong hai tháng, đạo quân Sa mạc đã tiến năm trăm dặm, tiêu diệt hơn chín sư đoàn quân Ý, chiếm cứ thành phố Banghazi và toàn bộ vùng Cyrenaica. Nhưng mặc dù những chiến thắng nay, các vấn đề cả về ngoại giao và quân sự đều nghiêm trọng và phúc tạp đang bị đe dọa, mà tướng Wawell đã cáng đáng quá nhiều, đến nỗi tại cuộc họp của Ủy ban phong thủ ngày 11 tháng 2, phải quyết định phái Bộ trưởng Ngoại giao và tướng Dill Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia đến gặp ông ta ở Cairo. Từ đây, Eden cùng với Wawell, Dill và một số sĩ quan khác bay đi Athens bàn bạc với Vua và chính phủ Hy Lạp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:42:12 pm

        Tại cuộc họp, thủ tướng ông Korysis đọc cho ông nghe một tuyên bố trình bày kết quả cuộc thảo luận của Nội các Hy Lạp trong một hay hai ngày qua. Vì bản tuyên bố này tạo thành cơ sở cho hoạt động của chúng tôi nên tôi nêu ra toàn bộ nhiệm vụ cụ thể như sau: "Tôi mong muốn nhắc lại hết sức dứt khoát rằng Hy Lạp, với tư cách là một đồng minh trung thành, kiên quyết tiếp tục chiến đấu bằng tất cả các lực lượng của mình cho đến thắng lợi cuối cùng. Quyết định này không giới hạn vào trường hợp của Ý mà sẽ áp dụng cho bất kỳ cuộc xâm lược nào của Đức... dù kết quả thế nào, và dù Hy Lạp có hay không có hy vọng nào đẩy lùi quân địch ở Macedonia thì Hy Lạp cũng quyết tâm bảo vệ lãnh thổ quốc gia của mình, dù cho chỉ dựa vào sức lực của chính mình". Chính phủ Hy Lạp đã làm cho chúng tôi hiểu rõ rằng quyết định của họ đã được thực hiện trước khi biết liệu chúng tôi có thể giúp đỡ họ hay không. Lúc đó ông Eden giải thích rằng chúng tôi ở Luân Đôn, hoan toàn nhất trí với các Tổng Tư lệnh ở Trung Đông, chúng tôi kiên quyết dành cho Hy Lạp sự viện trợ đầy đủ nhất theo khả năng của chúng tôi. Nhiều cuộc họp quân sự và tham mưu được tiến hành cả đêm và ngày hôm sau, và Eden gửi cho chúng tôi bức điện quan trọng nhất sau đây:

        "Tất cả chúng tôi lấy làm khâm phục sự chân thành và cách xử sự ngay thẳng của các đại diện Hy Lạp trên tất cả các vấn đề được thảo luận. Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng đó là quyết tâm của họ dốc hết sức lực của mình ra để kháng chiến, và Chính phủ Hoàng gia không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ủng hộ cho dù kết quả cuối cùng là gì chăng nữa... Tất cả chúng tôi tin chắc rằng chúng ta đã chọn được cách giải quyết đúng đắn, và vì đã đến giờ phút cuối cùng, chúng tôi chắc rằng ngài nhất định không muốn chúng tôi chậm trễ trong việc hỏi ý kiến chi tiết trong nước. Rủi ro lớn, nhưng có cơ may thành công...".

        Dựa vào các thông báo này kèm theo sự tán thành của cả hai ông Dill và Wawell, Nội các quyết định hoàn toàn phê chuẩn các kế hoạch đề xuất.

        Lúc này, ông Eden đi tiếp đến Angora, tham dự các cuộc họp thảo luận kéo dài với những người Thổ Nhĩ Kỳ. Báo cáo của ông là không khích lệ. Họ nhận thức rõ những hiểm nguy của bản thân họ cũng sâu sắc như chúng tôi, nhưng họ tin chắc rằng lực lượng chúng tôi có thể dành cho họ, sẽ không đủ để tạo một sự chênh lệch thực sự nào cho một trận đánh thực sự. Vì không có khả năng tấn công, họ cho rằng sự nghiệp chung sẽ được phục vụ tốt hơn do Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đứng ngoài cuộc chiến cho đến khi nào những nhược điểm của họ được bù đắp và họ có thể được sử dụng với hiệu quả tối đa. Nếu bị tấn công dĩ nhiên họ phải tham gia. Tôi hiểu rõ tình thế của Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên hiểm nghèo biết bao nhiêu. Rõ ràng không thể xem hiệp ước chúng tôi đã tạo ra với họ trước chiến tranh như là ràng buộc họ trong những tình huống đã thay đổi. Khi chiến tranh bùng nổ năm 1939 người Thổ đã động viên đội quân dũng cảm, mạnh mẽ, và khá đông của họ. Nhưng việc này hoàn toàn dựa vào hoàn cảnh cuộc Đại chiến lần thứ nhất. Bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ sung súc nhất từ trước đến nay còn pháo binh đã chiến thì chỉnh tề. Nhưng từ tháng 5 năm 1940, họ không có một vũ khí hiện đại nào tỏ ra quyết định. Việc thiết kế và chế tạo máy bay non yếu và thô sơ một cách thảm hại. Họ không có xe tăng hoặc xe thiết giáp, cũng không có xuống chế tạo và bảo quản chúng, cũng không có người và bộ phận được đào tạo sử dụng chúng. Họ hầu như không có pháo phòng không hay pháo chống tăng. Hệ thống dịch vụ tín hiệu của họ còn thô sơ. Họ chưa biết gì về ra đa, và những phẩm chất thiện chiến của họ cũng không bao gồm bất kỳ năng khiếu nào về những phát minh hiện đại này.

        Mặt khác Bulgaria đã được Đức vũ trang trên qui mô lớn bằng khối lượng hết sức nhiều đồ trang bị và mọi thứ lấy được của Pháp, và các nước Bỉ - Hà - Lục như là thành quả của các trận đánh năm 1940. Vì vậy Đức có nhiều vũ khí hiện đại để vũ trang cho các Đồng minh của họ. về phần mình chúng tôi đã tổn thất nhiều ở Dunkirk, phải phát triển đội quân quốc gia chống xâm lược và đương đầu với sức ép liên tục của các cuộc ném bom của Đức vào các thành phố cũng như duy trì cuộc chiến ở Trung Đông, chúng tôi chỉ có thể cung cấp hết sức dè sẻn và phải hy sinh những nhu cầu cấp bách khác. Trong những hoàn cảnh nay, quân Thổ ở Thrace, ở vào thế bất lợi nghiêm trọng và gần như vô vọng so với quân Bulgaria. Nếu thêm vào mối nguy hiểm này là những phân đội máy bay và thiết giáp thậm chí chỉ là vừa phải của Đức, thì sức nặng đè lên Thổ Nhĩ Kỳ có thể chứng tỏ rõ ràng là không thể chịu nổi. Chính sách hay là hy vọng duy nhất suốt giai đoạn này của cuộc chiến tranh mở rộng mãi nằm trong một kế hoạch có tổ chức, thống nhất các lực lượng của Nam Tư, Hy Lạp và Thổ, và bây giờ chúng tôi đang cố gắng thực hiện việc này. Viện trợ của chúng tôi cho Hy Lạp trước tiên giới hạn trong một số phi đội trước đây đã gửi sang Ai Cập, lúc Mussolini lần đầu tấn công Hy Lạp. Giai đoạn tiếp đó là cung cấp các đơn vị kỹ thuật mà phía Hy Lạp không nhận với những lý do không phải là vô lý. Lúc này chúng tôi đến giai đoạn thứ ba. Trong giai đoạn này, dường như có thể thực hiện một sườn an toàn và chắc chắn ở sa mạc đằng sau Benghazi và tập trung đạo quân lớn nhất trong số đang tác chiến hoặc dự trữ chiến lược có thể có được ở Ai Cập.

        Cho đến bây giờ, chúng tôi chưa có biện pháp nào đi quá việc tập hợp lực lượng dự trữ chiến lược lớn nhất có thể có được ở vùng châu thổ và chuẩn bị kế hoạch, chuẩn bị tàu bè để vận chuyển một đạo quân sang Hy Lạp. Nếu tình thế thay đổi do Hy Lạp thay đổi hoàn toàn chính sách hoặc do một sự kiện nào khác, thì chúng tôi cũng phải ở trong tư thế tốt nhất để xử lý tình huống đó. Sau khi lâm vào cảnh    khó khăn 0 ép như thế, thật là dễ chịu khi có thể kết thúc một cách tốt đẹp các chiến dịch ở Abyssinia, Somali, Eritrea và đưa các lực lượng lớn vào "cuộc tấn công ồ ạt" ở Ai Cập. Trong lúc không thể tiên đoán hay dự báo ý định của kẻ địch hoặc phản ứng của các nước bạn bè trung lập, chúng tôi dường như có nhiều sự lụa chọn quan trọng khác nhau còn để ngỏ. Tương lai vẫn còn khó nhìn thấu, nên lúc này không có một sư đoàn nào được tung ra hoạt động.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:43:12 pm

17

TRẬN ĐẠI TÂY DƯƠNG

        Điều duy nhất đã từng làm cho tôi sợ hãi trong chiến tranh là hiểm họa tàu ngầm Đức. Tôi nghĩ rằng mọi sự xâm lược ngay cả dưới sức ép của không chiến cũng nhất định thất bại. Sau chiến thắng của không quân thì đây là trận đánh khá lớn đối với chúng tôi. Đây là loại trận đánh mà ai trong hoàn cảnh chiến tranh tàn bạo, cũng phải lao vào. Nhưng lúc này con đường huyết mạnh của chúng tôi, ngay cả ở bên kia các đại dương bao la, và đặc biệt là tại các lối đi vào đảo, đang trở thanh nguy hiểm. Thậm chí tôi càng lo lắng về trận đánh này hơn là khi tôi tùng lo lắng về trận không chiến vẻ vang gọi là trận đánh trên đất Anh.

        Bộ Hải quân mà tôi vốn có quan hệ thân thiện chặt chẽ nhất, cùng chia sẻ những nỗi lo ngại của tôi, vì đây là trách nhiệm hàng đầu của họ phải bảo vệ bờ biển chúng tôi khỏi sự xâm lược và giữ cho các con đường huyết mạch không bị tắc nghẽn với xã hội bên ngoài. Lực lượng hải quân bao giờ cũng xem đây là nhiệm vụ chủ yếu, thiêng liêng, không tránh được. Như vậy là chúng tôi cùng nhau suy nghĩ cân nhắc về vấn đề này. Nó không cần kiểu đánh trận ra hiệu bằng pháo sáng và thành tích chói lọi. Tự nó biểu lộ nhờ các thông kê, biểu đồ, và những chỗ quanh co mà mọi người không biết, công chúng không hiểu.

        Liệu chiến tranh tàu ngầm của Đức sẽ làm giảm bớt hàng nhập và việc chuyên chở bằng tàu bè của chúng tôi là bao nhiêu? Liệu có bao giờ nó đạt tới điểm mà sự sinh tồn của chúng tôi bị hủy diệt? ở đây không có vận động viên nào thể hiện động tác hay làm chuyện giật gân mà chỉ có bản vẽ nhạt nhẽo, buồn tẻ những đường tuyến trên các hải đồ chỉ rõ sự tiêu diệt tiềm tàng. Không có giá trị nào trong những quân đội dũng cảm sẵn sàng lao vào kẻ xâm lược hoặc trong một kế hoạch tốt đẹp cho chiến tranh ở sa mạc được so sánh với việc này. Hoặc lương thực, nguồn cung cấp, và vũ khí từ Tân Thế Giới và từ các nước thuộc đế quốc Anh vượt các đại dương, đến nơi, hoặc thất bại không đến được. Với toàn bộ vùng bờ biển Pháp từ Dunkirk tới Bordeaux trong tay họ, bọn Đức không mất thời gian trong việc tạo ra những căn cứ cho tàu ngầm và không quân phối hợp của họ trong lãnh thổ bị chiếm đóng. Từ tháng Bảy trở đi, chúng tôi buộc phải làm trệch hướng việc vận chuyển hàng bằng tàu của chúng tôi từ các lối vào ở phía nam Ireland, ở đây dĩ nhiên chúng tôi không được phép để máy bay khu trục. Tất cả phải đi vào vòng quanh Bắc Ireland. Ở đây, nhờ ơn Chúa, vùng Ulster đã cung cấp một người lính gác trung thành. Hai con sông Mersey và Clyde là hai lá phổi để chúng tôi thở. Dựa vào bờ biển phía đông và trong biển Manche, những tàu nhỏ tiếp tục đi lại dưới cuộc tấn công luôn luôn ngày càng tăng của không quân, của tàu ven biển loại nhẹ và của mìn, và chuyến đi của mỗi đoàn tàu giữa con sông Forth và Luân Đôn mỗi ngày tự nó trở thành gần nhu một trận đánh.

        Những tổn thất giáng vào tàu buôn của chúng tôi trở nên nghiêm trọng nhất trong thời gian mười hai tháng từ tháng 7 năm 1940 đến tháng 7 năm 1941, khi chúng tôi có thể khẳng định rằng Anh đã thắng trận Đại Tây Dương. Ngày 22 của tuần cuối tháng 9 năm 1940 là ngày tệ hại nhất từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh và những vụ tàu bị đánh chìm nhiều hơn bất kỳ vụ nào chúng tôi phải chịu cùng thời gian năm 1917. Sức ép không ngừng tăng lên và tổn thất của chúng tôi đã vượt quá số đóng mới một cách đáng sợ. Nguồn tài nguyên rộng lớn của Hiệp Chủng Quốc chỉ đang được sử dụng một cách chậm chạp. Chúng tôi không thể trông mong thêm nữa vào của trời cho về tàu bè như của trời cho theo sau việc tàn phá Na Uy, Đan Mạch và các nước Bỉ, Hà, Lục hồi mùa xuân 1940. Hai mươi bảy tàu bị đánh chìm, trong số này nhiều chiếc ở trong đoàn tàu hộ tống ở Halifax, và trong tháng 10 một đoàn tàu được hộ tống khác ở Đại Tây Dương bị tàu ngầm Đức tàn sát, hai chục tàu bị đánh chìm trong số ba mươi tư chiếc. Trong lúc tháng 11 và tháng 12 tới gần, các lối vào cửa sông của hai con sông Mersey và Clyde, về ý nghĩa trọng đại, vượt xa tất cả các nhân tố khác trong chiến tranh. Dĩ nhiên chúng tôi lúc này có thể bất ngờ tấn công Valera’s Ireland và lấy lại những cảng phía Nam bằng sức mạnh của vũ khí hiện đại. Tôi luôn luôn tuyên bố rằng không có cái gì ngoài bản năng tự bảo toàn có thể ảnh hưởng đến hành động của tôi đối với việc này. Thậm chí biện pháp cứng rắn này có thể đem lại kết quả làm dịu bớt tình hình. Phương thuốc duy nhất chắc chắn là phải bảo đảm việc ra vào tự do trên hai con sông Mersey và Clyde. Ai cũng hiểu rằng người lặn ngập sâu dưới biển tùng phút phụ thuộc vào ống thông hơi. Anh ta sẽ cảm thấy gì nếu có thể thấy một đàn cá mập đang ngày càng tăng ngoạm vào ông thông hơi? Đặc biệt khi mà càng không có khả năng kéo người anh ta lên khỏi mặt nước. Đối với chúng tôi thì không có mặt nước. Người lặn xuống nước là bốn mươi sáu triệu dân trên một hòn đảo chật ních, đang tiến hành một công việc chiến tranh rộng lớn khắp thế giới, do nhu cầu tự nhiên và do sức hút bị néo chặt dưới đáy biển. Lũ cá mập có thể làm gì đối với ống thông hơi của anh ta? Làm thế nào anh ta có thể trách chúng hay tiêu diệt chúng?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:43:46 pm

        Cuộc tấn công của tàu ngầm Đức có một khía cạnh khác. Dĩ nhiên từ đâu, trước hết Bộ Hải quân nghĩ đến việc đưa các tàu an toàn vào cảng và coi như hạn chế việc bị đánh chìm đến mức tối thiểu là thắng lợi. Nhưng bây giờ điều này là một sự thử nghiệm không lâu hơn nữa. Tất cả chúng tôi đều nhận thức rõ ràng cuộc sống và cố gắng chiến tranh của xứ sở đều tùy thuộc vào trọng lượng hàng nhập khẩu được đưa vào bờ an toàn. Trong tuần lễ kết thúc vào ngày 8 tháng 6, ở Pháp trong thời gian trận đánh đã lên tới tột đỉnh, chúng tôi đã đem vào nước gần một triệu hai trăm năm mươi nghìn tấn hàng, không kể dầu. Từ cao điểm này đến cuối tháng Bảy, con số hàng nhập sụt xuống còn dưới 750.000 tấn mỗi tuần. Mặc dù đến tháng 8 thực tế có khá hơn thì số lượng trung bình hàng tuần lại sụt, và trong ba tháng cuối năm thì hơn 800.000 tấn một chút. Càng ngày tôi càng lo lắng về số hàng nhập khẩu tụt xuống một cách đáng ngại. Giữa tháng 2 năm 1941 tôi lưu ý Bộ trưởng Hải quân "Tôi thấy rằng tàu vào có hàng trong tháng giêng không bằng nửa cùng thời gian năm ngoái".

        Quy mô thực sự và sự cải tiến các biện pháp bảo vệ của chúng tôi - đoàn tàu hộ tống, việc nghi binh, việc giải từ, việc dọn quang mìn, việc tránh xa Địa Trung Hải - việc kéo dài phần lớn các chuyên đi xa về thời gian và quãng đường, những chuyện chậm trễ ở các cảng do oanh tạc và do lúc tắt đèn phòng không, tất cả những sự việc này đã giảm bớt khả năng vận chuyển thực tế của tàu bè chúng tôi đến một mức thậm chí còn nghiêm trọng hơn những tổn thất thực sự. Mỗi tuần các cảng chúng tôi càng chật ních hơn và chúng tôi bị tụt lại đăng sau hơn nữa. Đầu tháng ba trên hai triệu sáu trăm nghìn tấn hàng chất đống lại do tàu bị hư hỏng, hơn một nửa số tàu đó không di chuyển được vì cần phải sửa chữa.

        Chẳng mấy chốc cộng thêm vào tai họa tàu ngầm là máy bay có tầm xa đi đầu tấn công trên đại dương. Trong độ này có loại Focke-Wulk 200 được gọi là kềnh kềnh khoang cổ là ghê gớm nhất, tuy vậy may thay lúc đầu chỉ có một vài chiếc. Chúng có thể xuất phát từ Brest hay Bordeaux, bay về bên phải, vòng quanh nước Anh, tiếp nhiên liệu lại ở Na Uy để rồi ngày hôm sau làm một cuộc hành trình khứ hồi. Dọc đường nhất định chúng thấy ở xa những đoàn tàu rất lớn gồm bốn hoặc năm chục chiếc trong cuộc hành trình đang di chuyển vào hoặc ra, việc thiếu thốn đội hộ tống đã buộc chúng tôi phải sử dụng đến những tàu rất lớn này. Chúng có thể tấn công các đoàn tàu này hoặc những chiếc riêng lẻ bằng bom phá, hoặc có thể báo hiệu những vị trí để tàu ngầm Đức đang chờ hướng vào chặn đánh.

        Đội tuần dương hạm hùng mạnh của Đức cũng tích cực hoạt động. Lúc này chiếc Scheer ở phía Nam Đại Tây Dương đang tiến về phía Ân Độ Dương, trong ba tháng nó tiêu diệt mười tàu tổng cộng sáu vạn tấn và sau đó thành công trong việc mở đường về Đức. Chiếc Hipper đang ẩn nấp ở Brest. Cuối tháng Giêng hai chiếc tuần dương hạm chiến đấu Schamhorst và Gneisenau, trong một thời gian dài, đã bù đắp lại sự thiệt hại bị giáng xuống Na Uy, được lệnh thực hiện một lần xuất kích vào Bắc Đại Tây Dương, trong lúc chiếc Hipper tiến hành đột kích tuyến đường từ Sierra Leone. Trong cuộc tuần tra hai tháng trên biển, chúng đánh chìm và bắt giữ hai mươi tàu trọng tải đến một trăm mười lăm nghìn tấn. Chiếc Hipper tấn công một đoàn tàu trên đường trở về nước ở gần nhóm đảo Azores, đoàn tàu này chua được đội hộ tống nối ghép lại, và trong một cuộc tấn công man rợ kéo dài một giờ, nó phá hủy bảy trong số mười chín tàu, không hề tìm cách cứu vót những người sống sót, và hai ngày sau thì trở lại Brest. Những con tàu ghê gớm này đã buộc phải sử dụng gần nhu mọi tàu bè chủ yếu của Anh có thể có vào nhiệm vụ hộ tống. Vào một thời kỳ nhất định Tổng tư lệnh Hạm đội Quốc gia chỉ có trong tay một chiếc tàu chiến.

        Tàu Bismarck chưa có trong danh sách hoạt động. Lẽ ra Bộ Hải quân Đức phải đợi cho nó và chiếc Tirpitz bạn đồng hành của nó, được hoàn thành. Hitler không còn cách nào có thể sử dụng hai tàu chiến khổng lồ của mình có hiệu quả hơn là giữ cả hai chúng lại trong tư thế sẵn sàng trong vùng biển Baltic và thỉnh thoảng cho phép tung ra ngoài những tin đồn về một cuộc xuất kích sắp xảy ra. Như vậy, lẽ ra chúng tôi buộc phải tập trung ở Scapa Flow hoặc quanh quanh gần đó,

        hầu như mọi tàu bè hiện đại của chúng tôi, tạo cho nó có thể có mọi lợi thế để lựa chọn cơ bội thích hợp mà không phải ở trong trạng thái căng thẳng lúc nào cũng phải sẵn sàng. Vì tàu bè  phải định kỳ sửa chữa lại nên việc duy trì một khoảng cách hợp lý về sức mạnh trội hơn hẳn có thể gần như là vượt ra ngoài khả năng chúng tôi, và bất kỳ một sự rủi ro nào cũng có thể phá vỡ khoảng cách đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:44:57 pm

*

        Ngày đêm tôi mải suy nghĩ về vấn đề đáng sợ này. Lúc này niềm hy vọng chiến thắng duy nhất chắn chắc của tôi tùy thuộc vào khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài không hạn định cho đến khi giành được sự hơn hẳn áp đảo về không quân và cho đến khi có khả năng xảy ra là nhiều cường quốc vĩ đại khác đứng về phía chúng tôi. Nhưng mối hiểm nguy ghê gớm đối với những con đường huyết mạch của chúng tôi day dứt lòng tôi. Đầu tháng ba, đô đốc Pound báo cáo với Nội các Chiến tranh những vụ đánh chìm tàu đặc biệt nặng nề. Tôi đã xem những con số và sau cuộc họp tại phòng Thủ tướng tại Hạ nghị viện, tôi nói với Pound: Chúng ta đã bắt đầu nâng công việc này lên đến mức cao nhất, trên tất cả mọi việc khác. Tôi sắp sửa công bố "Trận đánh Đại Tây Dương" giống như nét đặc biệt của trận đánh trên đất Anh chín tháng trước, việc này là một tín hiệu nhằm tập hợp tất cả những người tài trí và tất cả các bộ có liên quan đến chiến tranh tàu ngầm của Đức.

        Để theo dõi đích thân việc này một cách chu đáo kỹ lưỡng nhất và kịp thời ra những chỉ thị giải quyết khó khăn trở ngại, và thúc đẩy một số lớn bộ và ngành có liên quan hành động, tôi thành lập Úy ban Chiến đấu Đại Tây Dương, ủy ban họp hàng tuần, tất cả các Bộ trưởng và các quan chúc cao cấp có liên quan của các quân chủng chiến đấu lẫn phái dân sự đều tham dự. Những cuộc họp này thường diễn ra không ít hơn hai tiếng rưỡi. Toàn bộ trận đánh được xem xét kỹ lưỡng, mọi việc được tranh luận triệt để và đi đến kết luận, không có việc gì đưa ra mà không giải quyết. Khắp các nhóm rộng lớn của bộ máy chiến tranh của chúng tôi gồm hàng nghìn con người có tài năng, tận tụy, một bộ phận mới được sắp xếp lại, và từ một trăm khía cạnh, cái nhìn chằm chằm của những con mắt sâu sắc được tập trung.

        Lúc này tàu ngầm Đức bắt đầu sử dụng những phương pháp mới gọi là chiến thuật "bầy chó sói". Chiến thuật này gồm những trận tấn công từ nhiều hướng khác nhau do nhiều tàu ngầm hoạt động cùng một lúc. Lúc này những cuộc tấn công thường tiến hành ban đêm, trên mặt biển, với hết tốc lực. Chỉ những tàu khu trục mới có thể nhanh chóng đuổi kịp tàu ngầm, con Asdic thì gần như bất lực1. Cách giải quyết không chỉ nằm trong việc nhân lên các đội hộ tống chạy nhanh mà nhiều hơn vẫn là trong việc phát triển rađa có hiệu lực, có thể báo trước cho chúng tôi khi tàu ngầm   đến gần. Các nhà khoa học, thủy thủ, và phi công, cố gắng hết sức nhưng kết quả đến một cách chậm chạp. Chúng tôi cũng cần vũ khí từ trên không để diệt tàu ngầm Đức nổi lên mặt nước và cũng cần thời gian để huấn luyện lực lượng vũ trang của chúng tôi sử dụng vũ khí này. Khi cuối cùng cả hai vấn đề nay   được giải quyết thì tàu ngầm Đức một lần nữa bị đẩy lùi vào cuộc tấn công dưới mặt biển, trong cuộc tấn công này, nó có thể phải đối phó với những phương pháp cũ kỹ hơn đã được thử thách. Trong hai năm nữa, việc này không đạt được.

        Trong lúc đó, chiến thuật "đàn chó sói" do người đứng đầu quân chủng tàu ngầm, đô đốc Doenitz nghĩ ra, bản thân ông này cũng là một chỉ huy tàu ngầm trong chiến tranh trước đây, được đại tá hải quân Prien đáng gồm và các chỉ huy tàu ngầm hạng nhất khác áp dụng một cách sôi nổi. Nhưng rồi sự trừng phạt xảy đến. Ngày 8 tháng 3 tàu ngầm U-47 của Prien bị tàu khu trục Wolverine đánh chìm cùng với bản thân y và tất cả thủy thủ, và chín ngày sau, U-99 và U-100 cũng bị đánh chìm trong lúc đang giao chiến trong một cuộc tấn công phối hợp vào một đoàn tàu. Cả hai tàu đều do các sĩ quan nổi tiếng chỉ huy và việc loại ba con người tài năng này đã tác động rõ rệt đến sự tiến triển của cuộc chiến đấu. Vài người chỉ huy tàu ngầm kế tục họ là những kẻ ngang tài ngang sức với họ về khả năng tàn nhẫn và về mặt táo bạo. Trong tháng Ba, 5 tàu ngầm Đức bị đánh chìm trên các ngã đường phía Tây, và tuy chúng tôi cũng chịu những tổn thất nặng nề, lên đến 243.000 tấn, do tàu ngầm Đức và thêm nữa 113.000 tấn do máy bay tiến công, thì hiệp thứ nhất của trận Đại Tây Dương có thể nói là đã kết thúc với tỷ số hòa.

        Nhận thấy các ngả đường phía Tây quá khó khăn, tàu ngầm Đức di chuyển xa hơn về phía Tây, đi vào vùng biển mà ở đây, từ khi các cảng phía Nam Ireland khước từ chúng tôi thì chỉ có một vài đội hộ tống tàu nhỏ của chúng tôi có thể đi đến đó, và không thể có lực lượng không quân yểm hộ. Các đội hộ tống của Vương quốc Anh chỉ có thể bảo vệ các đoàn tàu của chúng tôi hơn khoảng một phần tư đường đi đến Halifax. Đầu tháng tư một "đàn chó sói" tấn công một đoàn tàu ở kinh tuyến 28o về phía Tây trước khi đội hộ tống đến với nó. Mười trong số hai mươi hai tàu bị đánh chìm, phía địch chỉ mất có một tàu ngầm. Bằng cách này cách khác, chúng tôi phải trù tính nới rộng tầm tay, hoặc đòi chúng tôi sẽ phải tính từng ngày.

        Giữa Canada và Anh là các đảo New Foundland, Greenland và Băng đảo. Tất cả những đảo nay nằm gần sườn con đường ngắn nhất, hay là vòng tròn hình cầu, giữa Halifax và Scotland. Những lực lượng vũ trang đóng trên các bàn đạp nay có thể làm chủ toàn bộ tuyến đường theo khu vực. Greenland hoàn toàn không có tài nguyên, nhưng hai đảo khác thì có thể nhanh chóng được sử dụng tốt có hiệu quả. Người ta từng nói: "Ai chiếm Băng đảo thì người ấy cầm súng vững chắc chĩa vào Anh, Mỹ và Canada". Chính là dựa vào ý kiến này mà với sự tán thành của nhân dân trên đảo chúng tôi đã chiếm giữ Băng đảo khi quân địch tràn vào Đan Mạch năm 1940 và tháng 4 năm 1941 chúng tôi thiết lập các căn cứ ở đây cho các tập đoàn hộ tống và không quân. Từ đó chúng tôi mở rộng phạm vi hoạt động của các đội hộ tống trên mặt biển đến 35o về hướng Tây. Tuy thế vẫn còn lại một kẽ hở đáng ngại về hướng Tây không thể khắc phục được trong thời gian này. Tháng Năm một đoàn tàu từ Halifax bị tấn công dữ dội ở 41o về hướng Tây, tổn thất chín tàu trước khi được tiếp viện.

        Rõ ràng không gì khác hơn đội hộ tống nối đầu vào nhau từ Canada đi Anh là đủ, và ngày 23 tháng 3 Bộ Hải quân đề nghị các chính quyền Canada và New Founland sử dụng căn cứ John Newfounland làm căn cứ tiền phương cho các lực lượng hộ tống  chung của chúng tôi. Lời đề nghị được hưởng ứng lập tức, và vào cuối tháng việc hộ tống liên tục trên toàn tuyến đường rốt cuộc được thực hiện. Sau đó Hải quân Hoàng gia Canada đảm nhận trách nhiệm bảo vệ các đoàn tàu trên khu vực phía tây của tuyến đương biển này bằng tài xoay sở của chính mình. Từ Anh và từ Băng đảo, chúng ta có thể bảo vệ phần còn lại của hành lang này. Mặc dù vậy số quân hiện có sẵn sàng để sử dụng của chúng tôi vẫn còn là ít một cách nguy hiểm, con tổn thất thì cứ tăng lên một cách quá quắt. Trong ba tháng kết thúc vào tháng 5, một mình tàu ngầm Đức đánh đắm 142 tàu trọng tải 818.000 tấn trong đó có 99 chiếc là của Anh.

-----------------
        1. Asdic: Anti submarine detection investigation committee - Ủy ban điều tra nghiên cứu phát hiện chống tàu ngầm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:45:45 pm

*

        Trong tình hình căng thẳng ngày càng tăng, hành động với tất cả quyền hạn dành cho mình với tư cách là Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang, và được qui định trong Hiến pháp Mỹ, Tổng thống bắt đầu chuyển viện trợ quân sự cho chúng tôi. Ông kiên quyết không cho phép tàu ngầm Đức và chiến tranh bằng máy bay oanh tạc đến gần bờ biển nước Mỹ và đảm bảo cho đạn dược gửi sang Anh ít nhất cũng đi được gần nửa đường từ bên này sang bên kia. Xuất phát từ các kế hoạch đã chuẩn bị từ lâu, xuất hiện bản thiết kế rõ ràng về công cuộc phòng thủ chung Đại Tây Dương của hai cường quốc nói tiếng Anh. Vì chúng tôi thấy cần phải mở mang căn cứ ở Băng đảo nên ông Roosevelt áp dụng các biện pháp để thiết lập một căn cứ không quân của riêng ông ở Greenland. Được biết bọn Đức đã lắp đặt những đài báo thời tiết trên bờ biển phía đông trước mặt Băng đảo, nên hành động của ông ta là đúng lúc. Bằng nhiều cách giải quyết khác, không chỉ tàu buôn của chúng tôi mà tàu chiến của chúng tôi bị hư hại trong các trận đánh dữ dội ở Địa Trung Hải và nơi khác nữa, bây giờ có thể được đem sửa chữa tại các xưởng đóng tàu của Mỹ, được trợ giúp ngay tức khắc, rất cần thiết đôi với tài nguyên căng thẳng trong nước của chúng tôi.

        Đầu tháng tư có nhiều tin tức quan trọng. Ngày 11 tháng 4 Tổng thống đánh điện cho tôi rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ mở rộng cái gọi là vùng an ninh và khu vực tuần tra đã có hiệu lục từ rất sớm trong chiến tranh, đến một tuyến bao gồm tất cả vùng biển Bắc Đại Tây Dương về phía tây ở khoảng Tây kinh tuyến 26°. Nhằm mục đích này, ông đề nghị dùng máy bay và tầu của hải quân hoạt động tích cực từ Greenland, đến New Foundland, Nova Scotia, Mỹ, Bermuda và West Indies, có thể sau này mở rộng tới Brazil. Ông đề nghị chúng tôi cho ông biết một cách tối mật sự di chuyển của các đoàn tàu của chúng tôi "để cho các đơn vị tuần tra chúng tôi có thể tìm thấy bất kỳ tàu thủy hay máy bay của các nước xâm lược đang hoạt động phía tây đường tuyến mới của các vùng an toàn", về phần mình, người Mỹ sẽ công bố ngay vị trí của tàu hay máy bay có thể của nước xâm lược, khi vị trí đó được xác định trong vùng tuần tra của Mỹ. Tôi chuyển bức điện này cho Bộ Hải quân với một cảm giác nhẹ nhõm sâu sắc.

        Ngày 18 Chính phủ Mỹ công bố giới tuyến giữa Đông và Tây bán cầu mà Tổng thống nói đến trong bức thông điệp ngày 11 tháng 4. Tuyến này sau đó trở thành biên giới biển thực sự của Hiệp Chủng Quốc. Hiệp Chủng Quốc sẽ tuần tra vùng biển Tây bán cầu và nhân thể sẽ cho chúng tôi biết bất cứ hoạt động nào của địch tại đây. Tuy vậy Hiệp Chủng Quốc vẫn không tham chiến và trong phạm vi hoạt động này, không thể lo việc bảo vệ các đoàn tàu của chúng tôi. Việc này chỉ một mình Anh chịu trách nhiệm trên toàn bộ tuyến đường.

        Ảnh hưởng của chính sách này của Tổng thống là sâu rộng, còn chúng tôi tiếp tục cuộc chiến đấu, mặc dù hải quân Hoàng gia Canada và Hiệp Chủng Quốc đã đảm nhận những phần việc quan trọng trong trách nhiệm nặng nề của chúng tôi. Hơn bao giờ  Hiệp Chủng Quốc đang tiến gần tới chiến tranh, chiều hướng này trên thế giới thậm chí còn được đẩy mạnh hơn nữa do tàu Bismarck xông vào Đại Tây Dương hồi cuối tháng 5. Trong buổi phát thanh ngày 27 tháng 5, ngày thực sự tàu Bismarck bị đánh chìm, Tổng thống tuyên bố "cho đến khi địch ở trong sân trước của chúng ta thì đó là hành động tự sát của họ được chờ đợi. Vì vậy chúng ta đã mở rộng việc tuần tra trong vùng biển Bắc và Nam Đại Tây Dương". Kết thúc bài diễn văn này, Tổng thống tuyên bố : "Tình trạng khẩn cấp toàn quốc không giới hạn".

        Rất rõ ràng là bọn Đức hết súc bối rối trước tất cả những chuyện này, và các đô đôc Raeder và Doeninz van nài Hitler ban cho tàu ngầm Đức quyền hoạt động rộng rãi hơn, cho phép chúng hướng về bờ biển nước Mỹ cũng nhu chống lại tàu biển Mỹ nếu các tàu này được hộ tống hoặc chạy mà không có đèn đuốc. Tuy nhiên Hitler vẫn kiên quyết. Bao giờ y cũng khiếp sợ hậu quả của chiến tranh với Hiệp Chủng Quốc, và nhấn mạnh rằng lực lượng vũ trang Đức phải tránh hành động khiêu khích.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:46:40 pm

        Việc mở rộng những nỗ lực của quân địch cũng đưa lại những vấn đề cho chính bản thân họ. Vào khoảng tháng 7, ngoài những tàu đang luyện tập, họ có khoảng 35 tàu ngầm ngoai khơi những tàu mới bây giờ trở thành tiên tiến nhưng nó đã vượt quá khả năng về mặt đào tạo thủy thủ ở mức cao và nhất là về mặt thuyền trưởng có kinh nghiệm. Nhũng đoàn thủy thủ "không lành nghề" của các tàu ngầm mới của Đức trên quy mô lớn, gồm những người trẻ không có kinh nghiệm, để lộ sự sa sút về tính ngoan cường, về kỹ năng và việc dàn rộng trận đánh vào trong vùng biển hẻo lánh hơn của đại dương đã phá vỡ sự phối hợp nguy hiểm của tàu ngầm Đức và máy bay. Số lớn máy bay Đức không được trang bị hoặc huấn luyện để hoạt động trên biển. Tuy thế mà trong ba tháng 3, 4 và 5 như nhau, 179 tàu trọng tải 545.000 tấn bị không quân đánh đắm, chủ yếu ở những vùng ven biển. Trong tổng số này thì 40.000 tấn bị phá hủy trong hai trận tấn công ác liệt vào bến cảng Liverpool đầu tháng năm. Tôi biết bọn Đức không kiên trì tấn công mục tiêu nay. Suốt thời gian đó, mối đe dọa âm thầm của mìn từ tính vẫn tồn tại gần các bờ biển chúng tôi, có thu được thắng lợi khác nhau nhưng thắng lợi đó cũng bị giảm bớt. Chúng tôi phát triển và mở rộng các căn cứ ở Canada và Băng đảo với mọi tốc độ có thể và do đó đặt kế hoạch cho các đoàn tàu trong tương lai. Chúng tôi tăng thêm sức chứa nhiên liệu của các tàu khu trục cũ hơn và tiếp theo là tăng thêm tầm hoạt động của chúng, sở chỉ huy hỗn hợp ở Liverpool mới thành lập, nhiệt tình lao vào cuộc chiến đấu. Vì có thêm nhiều đội hộ tống phục vụ và toàn thể cán bộ công nhân viên đều có kinh nghiệm nên Đô đốc Noble tổ chức họ lại thành những tốp thường trực dưới sự chỉ huy của các tư lệnh tập đoàn. Tinh thần đồng đội được cổ vũ và mọi người quen làm việc nhất trí, hiểu rõ những phương pháp của các viên chỉ huy. Các tốp hộ tống này có năng lực hơn bao giờ, và do sức mạnh của họ gia tăng thì sức mạnh của tàu ngầm Đức lại suy sụp.

        Vào quãng tháng sáu, một lần nữa chúng tôi lại bắt đầu chiếm ưu thế. Những nỗ lục cuối cùng đã được thực hiện nhằm cải tiến việc tổ chức các đội hộ tống tàu bè của chúng tôi phát triển vũ khí và thiết bị mới. Những nhu cầu chủ yếu là cho các đội hộ tống nhiều hơn, cho máy bay tầm xa hơn và trước hết cho khá nhiều rađa. Chỉ có máy bay có căn cứ ở bờ biển thì không đủ, mọi đoàn tàu đều cần những máy bay được chở trên tàu để phát hiện bất cứ tàu ngầm Đức nào trong tầm tay đánh được ban ngày, và do bắt buộc nó phải lặn xuống nên ngăn chặn được nó đi lại hoặc gây tiếng nổ có thể kéo các tàu ngầm khác đến nhập cuộc. Máy bay khu trục phóng đi từ các máy phóng máy bay trên các thương thuyền thông thường cũng như trên các tàu đã được cải tạo do hải quân Hoàng gia cung cấp thủy thủ, chẳng mấy chốc đương đầu với cuộc tấn công của máy bay Focke-Wulf. Phi công lái máy bay chiến đấu được tung lên như con chim ưng trực diện với con mồi, muốn khỏi chết phải trông mong vào sự cứu thoát từ mặt biển của một đội hộ tống. Dần dần máy bay Focke-Wulf trở thanh kẻ bị săn đuổi hơn la kẻ đi săn đuổi. Việc xâm lược nước Nga buộc Hitler phải bố trí lại bộ máy đông đảo, và tổn thất của chúng tôi từ đỉnh cao nhất trong tháng 4 là gần ba trăm nghìn tấn thì đến giữa mùa hè đã thu hẹp lại còn khoảng một phần năm.

        Lúc này Tổng thống đi một nước cờ quan trọng khác. Ông quyết định thiết lập một căn cứ ở Băng đảo. Đã thỏa thuận là lực lượng vũ trang Hiệp Chủng Quốc nên thay thế đơn vị đồn trú của Anh. Ngày 7 tháng 7 họ đến Băng đảo và hòn đảo này nằm trong hệ thống phòng thủ của Tây bán cầu. Sau đó, các đoàn tàu của Mỹ do các tàu chiến Mỹ hộ tống, thường xuyên chạy đến Reykjavik, và tuy Hiệp Chủng Quốc vẫn không trong tình trạng chiến tranh, họ nhận cho các tàu ngoại quốc có được sự bảo vệ của các lực lượng hộ tống của họ.

        Vào lúc cuộc chiến đấu lên tới cục điểm, tôi đã thực hiện một trong những vụ bổ nhiệm quan trọng nhất và thuận lợi nhất của chính quyền chiến tranh của tôi. Năm 1930 khi rời khỏi chúc vụ, lần đầu và là lần duy nhất trong đời, tôi nhận chúc giám đốc tại một trong những Công ty chi nhánh của cơ quan viễn dương tuyến đường hàng hải Peninsular và Oriental của Lord Inchcape. Trong tám năm, tôi hoàn thanh nhiệm vụ của mình một cách chu đáo và thường dự các cuộc họp hàng tháng của ban lãnh đạo. Tại các cuộc họp nay, tôi dần dần nhận thấy một người rất đáng lưu ý. ông ta đứng đầu ba mươi hoặc bốn mươi Công ty, một trong số này tôi có quan hệ là một đơn vị nhỏ. Tôi sớm nhận ra Frederick Leathers là bộ não quan trọng nhất và là người có quyền thế điều khiển tập đoàn này. Ông ta hiểu biết mọi việc và có sẵn sự tin cậy tuyệt đối. Năm này qua năm khác, từ vị trí tầm thường của tôi, tôi theo dõi ông ngay kề bên. Tôi tự nhủ: "Nếu có khi nào xảy ra một cuộc chiến tranh nữa, thì đây là con người cũng sẽ giữ vai trò như vậy, như những nhà lãnh đạo công tác thạo giỏi đã phục vụ dưới quyền tôi ở Bộ Quân giới năm 1917 và 1918".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:47:29 pm

        Leathers tình nguyện phục vụ tại Bộ Hàng hải khi chiến tranh bùng nổ năm 1939. Chúng tôi không gặp nhau nhiều khi tôi ở Bộ Hải quân, bởi vì nhiệm vụ của ông ta được chuyên môn hóa và mang tính phụ thuộc. Nhưng năm 1941, trong tình hình căng thẳng của trận Đại Tây Dương và với nhu cầu kết hợp  việc quản lý tàu bè của chúng tôi với tất cả những việc vận chuyển hàng cung cấp bằng đường sắt và đường bộ từ các cảng bị tàn phá thì càng ngày, tôi càng chú ý tới ông. Ngày 8 tháng 5, tôi tìm đến ông. Sau nhiều cuộc thảo luận bàn cãi, tôi tổ chức hai bộ Hàng hải và Giao thông lại thành một bộ máy hoàn chỉnh. Tôi cử Leathers đứng dầu bộ máy này. Nhằm đem lại quyền hành cần thiết cho ông, tôi phong chức Bộ trưởng Vận tải Chiến tranh. Bao giờ tôi cũng ngại đưa người vào những vị trí cao ở cương vị Bộ trưởng ở Hạ viện, nếu họ không được giáo dục trong khá nhiều năm ở đó. Những thành viên có kinh nghiệm của cơ quan có thể làm phiền người mới đến và ông luôn luôn sẽ bị quấy rầy quá đáng do phải chuẩn bị và đọc những bài diễn văn. Bởi vậy tôi đệ trình lên Nhà vua là nên ban Huân tước cho Bộ trưởng mới.

        Từ đó về sau, cho đến kết thúc chiến tranh, Huân tước Leathers vẫn lam chủ Bộ Vận tải Chiến tranh và danh tiếng ông ta mỗi năm mỗi tăng trong bốn năm qua. Ông ta thu phục được lòng tin của các Tham mưu trưởng và của tất cả các bộ trọng nước, củng cố các mối quan hệ mật thiết rất tốt đẹp với các nhà lãnh đạo Mỹ trong lĩnh vục quan trọng này. Ông ta không hòa hợp mật thiết với ai hơn là với ông Lewis Douglas của Bộ Hàng hải Hoa kỳ, sau này là đại sứ ở Luân Đôn. Leathers là người giúp tôi rất cừ trong việc lãnh đạo chiến tranh. Rất hiếm trường hợp ông không thể hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn mà tôi giao phó. Nhiều lần khi tất cả những phương pháp của toàn thể nhân viên và của bộ không giải quyết được những vấn đề vận chuyển thêm một sư đoàn hoặc chuyển nó từ tàu Anh qua tàu Mỹ hoặc đáp ứng một nhu cầu khác nào đó, thì tôi có lời thỉnh cầu riêng tới ông, thế là mọi khó khăn dường như biến mất giống như một trò ảo thuật.

        Suốt những tháng nguy kịch này, hai tuần dương hạm chiến đấu của Đức vẫn trong tư thế sẵn sàng ở Brest. Dường như vào bất cứ lúc nào, chúng cũng có thể bất thình lình tiến vào Đại Tây Dương một lần nữa. Chính do không quân Hoàng gia mà chúng vẫn đúng yên không hoạt động. Những trận không kích liên tục nhằm vào chúng trên cảng có kết quả hoàn toàn như vậy đã vô hiệu hóa chúng suốt cả năm. Chăng mấy chốc mà quân địch phải lo đem chúng trở về, nhưng cả đến việc này họ cũng không thể thực hiện được trước năm 1942. Người ta sẽ chứng kiến đúng lúc phân đội phụ trách ven biển của Hải quân và Không quân Hoàng gia nhận trách nhiệm: chúng tôi trở thành người chủ các cửa sông như thế nào, máy bay khu trục của chúng tôi bắn rơi máy bay khu trục Heinkel 111 như thế nào, còn tàu ngầm Đức thì bị chết ngạt trong chính vùng biển mà chúng cố bóp nghẹt chúng tôi, cho đến lúc lại một lần nữa, với vũ khí chiếu sáng, chúng tôi quét tất cả các đường đi vào đảo.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:48:40 pm

18

NAM TƯ VÀ HY LẠP

        Lúc này cơ hội đã đến, khi phải thi hành quyết định không thể thay đổi, dù có phái hay không đạo quân sông Nil đến Hy Lạp. cần phải có bước quan trọng này, không chỉ để giúp Hy Lạp đang trong hiểm họa và đau khổ, mà còn để hình thành một mặt trận Balkan gồm Nam Tu, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ chống cuộc tấn công của Đức sắp xảy ra, bất chấp những tác động đến nước Nga Xô Viết mà chúng tôi không thể đánh giá được. Những việc này có thể hết súc quan trọng nếu các lãnh tụ Xô Viết thực hiện điều gì đang chợt nảy ra trong óc họ. Không phải điều gì chính chúng tôi có thể đưa ra thì điều đó có thể quyết định lối thoát cho các nước vùng Balkan. Hy vọng có giới hạn của chúng tôi là kêu gọi và tổ chức các hành động một cách thống nhất. Nếu vào lúc chúng tôi vẫy chiếc đũa thần mà Nam Tư, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ tất cả cùng hành động một lúc, thì dường như đôi với chúng tôi, hoặc Hitler có thể tha cho các nước vùng Balkan trong thời gian này, hoặc đánh nhau dữ dội với các nước có lực lượng hỗn hợp của chúng tôi đến mức tạo thành một mặt trận chủ yếu ở đây. Lúc đó chúng tôi không biết rằng y đã sắp đặt một cách sâu sắc từ trước cuộc xâm lược đại quy mô vào nước Nga. Nếu biết được thì lẽ ra chúng tôi đã cảm thây tin tưởng hơn vào thành công của chính sách của chúng tôi. Chúng tôi lẽ ra đã thấy rằng y có cơ lưỡng lự giữa hai con đường và có thể dễ dàng làm suy yếu nhiệm vụ tối cao của mình vì lợi ích của một biện pháp sơ bộ cho vùng Balkan. Đây là điều thực sự đã xảy ra, nhưng lúc đó chúng tôi không thể biết được. Một vài người nghĩ rằng chúng tôi trưởng thành một cách thích đáng, ít nhất chúng tôi cũng trưởng thành tốt hơn chúng tôi biết được. Mục đích của chúng tôi là cổ vũ và liên kết các nước Nam Tư, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ lại với nhau. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải giúp đỡ người Hy Lạp trong chừng mực có thể được. Bốn sư đoàn của chúng tôi được đặt ỏ một vị trí rất tốt trong vùng châu thổ để thực hiện các mục đích này.

*

        Ngày 1 tháng 3, Đức bắt đầu tiến quân vào Bulgaria. Quân đội Bulgaria được động viên và đảm nhiệm các vị trí dọc biên giới Hy Lạp. Quân Đức tiến hành một cuộc tổng nam tiến được người Bulgaria giúp đỡ bằng mọi cách. Hôm sau, ông Eden và tướng Dill lại tiếp tục các cuộc hội đàm quân sự ỏ Athens. Như là kết quả của các cuộc hội đàm này, ông Eden gửi đi một bức điện rất quan trọng, thế là xảy ra một sự thay đổi rõ rệt liên quan đến quan điểm của chúng tôi ở Luân Đôn. Không còn nghi ngờ  gì nữa về những rủi ro nguy hiểm và to lớn của hải quân ở Địa Trung Hải đang thu hút tâm trí mọi người, mặc dù vũng tin vào chính sách của chúng tôi là đúng đắn, đô đốc Cunningham đã bỏ mặc chúng tôi. Các tham mưu trưởng đưa ra những nhân tố khác nhau đang phát triển một cách bất lại trái với chính sách đối với vùng Balkan của chúng tôi và đặc biệt trái với việc đưa quân sang Hy Lạp. Họ tuyên bố rằng "những rủi ro nguy hiểm của việc làm táo bạo này đã tăng lên nhiều". Tuy nhiên cho đến bây giờ, họ không cảm thấy rằng họ có thể nghi ngờ lời khuyên của những người tại chỗ đã mô tả tình thế không phải là không hy vọng chút nào.

        Tối chủ nhật, sau khi suy nghĩ một mình bên bàn cờ về chiều hướng cuộc thảo luận tại Nội các Chiến tranh buổi sáng ấy, tôi gửi bức điện sau đây cho ông Eden, lúc này đã rồi Athens đi Cairo. Điều này dứt khoát thể hiện một quan điểm khác của tôi. Nhưng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định cuối cùng này, bởi vì chắc chắn tôi có thể giữ nó lại hoàn toàn nếu tôi đã bị thuyết phục. Dùng lại thì dễ dàng hơn nhiều, hơn là cứ tiến hành.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:01:50 pm

        "... Chúng ta cố gắng hết sức để xúc tiến việc liên kết các nước vùng Balkan chống Đức, chúng ta phải cẩn thận không cố gắng thuyết phục Hy Lạp chống lại ý kiến đúng đắn của họ dẫn đến một cuộc kháng chiến đơn độc vô vọng, khi mà chúng tôi chỉ có rất ít quân đội có thể kịp thời tới nơi xung dột. Nhiều vấn đề nghiêm trọng của Vương quốc Anh nổi lên do đưa quân Úc và Tân Tây Lan vào một công việc khó khăn, thậm chí đã trở nên nguy hiểm."

        "... Chúng ta phải để người Hy Lạp tự do không bị bắt buộc phải bác bỏ tối hậu thư của Đức. Nếu tự họ quyết chiến đấu thì chúng ta phải chia sẻ sự thử thách của họ đến một chừng mực nào dó. Nhưng bước tiến nhanh của quân Đức hầu như chắc chắn sẽ ngăn quân đội đáng kể của Vương quốc Anh ứng chiến."

        "Mất Hy Lạp và các nước vùng Balkan không phái là một thám họa lớn đối với chúng ta miễn là Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thực sự trung lập. Chúng ta có thể chiếm giữ Rhodes và suy nghĩ kế hoạch dột kích vào Sicily hay Tripoli. Chúng ta được nhiều nơi báo cho biết rằng việc rút khỏi Hy Lạp một cách nhục nhã sẽ gây tổn hại cho chúng ta nhiều ở Tày Ban Nha và Vichy hơn là việc đầu hàng của các nước vùng Balkan mà với lực lượng ít ỏi đơn độc của chúng ta, chúng ta không bao giờ hy vọng ngăn ngừa được..."


        Gắn liền với việc này là lời bình luận nghiêm trọng của các Tham mưu trưởng.

        Ngay khi đọc bức điện cảnh cáo của tôi, đại sứ của chúng tôi ở Athens tỏ ra lo lắng đến thất điên bát đảo. Ông đánh điện cho Bộ trưởng Ngoại giao "Làm sao mà chúng ta có thể bò rơi nhà vua Hy Lạp sau khi Tổng tư lệnh và Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia bảo đảm với Nhà vua về những cơ may thắng lợi phải chăng? Dường như đối với tôi điều này hoan toàn không thể tưởng tượng được. Người Hy Lạp và thế giới nói chung sẽ bêu riếu chúng ta là nuốt 1ời. Không có vấn đề "để cho người Hy Lạp tự do, không buộc họ phải bác bỏ tối hậu thư". Họ đã quyết định nếu cần, thì một mình chiến đấu chống lại nước Đức. Vấn đề là chúng ta ủng hộ hay bỏ rơi họ".

        Do   đó, nội các chiến tranh quyết nghị là chưa quyết định cho đến    khi nhận được phúc đáp của Eden   về toàn bộ vấn đề này. Ngày hôm sau ông ta trả lời- Phần quan trọng được viết như sau:

        "...   Sự sụp đổ của Hy Lạp mà không có sự cố gắng hơn nữa    của    chúng    ta can thiệp trên bộ để cứu họ, cả thế giới đều biết, sau chiến tranh ở Ly bi, quân dội đã sẵn sàng, thì sẽ là tai họa lớn nhất. Rồi Nam Tư chắc cũng sẽ mất mà chúng ta cũng không thể tin chắc rằng ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có được sức mạnh để vẫn cứ là không dao dộng, nếu quân Đức và Ý đã củng cố được lực lượng ỏ Hy Lạp mà không gặp phái cố gắng nào của chúng ta chống lại họ. Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta sẽ mất uy tín, nếu chúng ta bị tống khứ một cách nhục nhã, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, chiến đấu và chịu tổn thất ỏ Hy Lạp thì ít nguy hại cho chúng ta hơn là bỏ mặc Hy Lạp cho số phận- họ..."

        Trong tình hình này, chúng tôi hoàn toàn tán thành phải theo cách giải quyết được ủng hộ ấy và phải giúp đỡ Hy Lạp.

        Với sự tháp tùng của các Tham mưu trưởng, tôi đưa vấn đề này ra trước nội các chiến tranh đã biết đầy đủ mọi việc như đã xảy ra, để đi đến quyết định cuối cùng. Bất chấp sự thật là chúng ta không thể gửi đi máy bay nhiều hơn số đã đặt mua và đang trên đương tới, giữa chúng tôi không có chuyện do dự hay chia rẽ. Không còn nghi ngờ gì nữa, sức ép chính trị trong nước không áp đặt đối với họ về bất cứ mặt nào. Với tất cả sự tùng trải của mình, Smuts đã nhất trí1. Mà cũng không ai có thể đưa ra giả thuyết là chúng ta đã bắt buộc Hy Lạp phải chống lại nguyện vọng của họ. Không có một ai bị thuyết phục, về phần chúng ta, chắc chắn chúng tôi có quyền lợi về mặt chuyên môn cao nhất, hành động hoàn toàn tự do và bằng tất cả sự hiểu biết con người và hoàn cảnh. Các bạn đồng sự của tôi quen chịu đựng nhiều rủi ro mà chúng tôi đã vượt qua một cách thắng lợi, cũng đã độc lập đi đến những kết luận như nhau. Ông Menzies2 với trách nhiệm đặc biệt nặng nề trên vai, cũng tràn đầy dũng khí. Một cuộc chiến đấu sôi nổi kiên quyết đã diễn ra. Nội các thảo luận ngắn gọn, quyết định dứt khoát, trả lời ngắn gọn:

        - Xét thấy ý kiến phát biểu trước sau như một của các Tổng tư lệnh tại chỗ, của Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia, và các Tư lệnh các lực lượng sắp được sử dụng, các Tham mưu trưởng khuyên rằng ông cần phải tiếp tục. Nội các quyết định ủy quyền cho ông tiếp tục hoạt động, như vậy Nội các tự mình gánh vác trách nhiệm. Chúng tôi nhất định sẽ trao đổi ý kiến với các chính phủ Úc và Tân Tây Lan sao cho phù họp.

---------------
        1. Smuts: 1870-1950, chính khách - thống chế Nam Phi

        2. Menzies: 1894-1978, chính khách Úc


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:03:00 pm

*

        Số phận của Nam Tư lúc này phải được vạch ra. Toàn bộ sự phòng thủ của Salonika tùy thuộc vào sự bắt đầu của họ, và quan trọng là biết được họ phải làm gì. Ngày 2 tháng 3, ông Campbell, đại sứ của chúng tôi ở Belgrade gặp ông Eden ở Athens. Ông nói rằng Nam Tư lấy làm lo sợ Đức, trong nước thì rối loạn do những khó khăn chính trị. Tuy nhiên cũng có cơ may là nếu họ biết chúng tôi có kế hoạch viện trợ Hy Lạp thì họ có thể sẵn sàng giúp đỡ. Ngày 5, Bộ trưởng ngoại giao phái ông Campbell trở lại Belgrade đem theo bức thư mật gửi cho Hoàng thân Nhiếp chính Paul. Trong thư ông miêu tả số phận Nam Tư nếu ở trong tay bọn Đức và nói rằng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chiến đấu nếu bị tấn công. Trong trường hợp như vậy Nam Tư cần phải đứng về phía chúng tôi. Hoang thân Nhiếp chính còn được khẳng định bằng miệng rằng Anh đã quyết định giúp đỡ Hy Lạp bằng lục quân và không quân càng nhanh chóng càng tốt, và rằng nếu Nam Tư có thể phái một sĩ quan tham mưu đến Athens thì chúng tôi sẽ đưa thêm người này vào tham gia các cuộc thảo luận của chúng tôi.

        Trong bầu không khí này, phần lớn sự việc tùy thuộc vào thái độ của Hoàng thân. Hoàng thân còn là con người hòa nhã có năng khiếu nghệ thuật, nhưng uy tín của chế độ quân chủ đã tàn tạ từ lâu và lúc này ông ta thi hành chính sách trung lập đến tận giới hạn của nó. Đặc biệt ông sợ rằng bất cứ một biện pháp nào của Nam Tư hoặc của các nước láng giềng đều có thể khích động quân Đức tiến về phía nam vào các nước vùng Balkan. Ông từ chối cuộc viếng thăm do ông Eden đề nghị. Nỗi lo sợ bao trùm. Các Bộ trưởng và các nhà chính trị quan trọng nhất không dám phát biểu ý kiến của mình. Thế mà có một ngoại lệ. Một viên tướng không quân tên là Simovic đại diện cho các phần tử dân tộc chủ nghĩa trong đoàn sĩ quan của lực lượng vũ trang, từ tháng 12, cơ quan của anh ta đã biến thành một trung tâm bí mật chống lại sự trì trệ của chính phủ Nam Tư.

        Ngày 4 tháng 3, Hoàng thân Paul rồi Belgrade bí mật đi thăm Berchtesgaden, và dưới sức ép nặng nề đã cam kết bằng miệng rằng Nam Tư sẽ đi theo gương của Bulgaria. Khi trở về, tại một cuộc họp của Hội đồng Hoàng gia, và trong khi thảo luận riêng rẽ với các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị, ông nhận thấy có nhiều ý kiến chống đối. Khi được triệu tập tới cung điện Trắng, dinh thự của Hoàng thân Paul ở vùng đồi núi phía trên Belgrade, tướng Simovic kiên quyết chống đầu hàng. Serbia nhất định không chấp nhận một quyết định như vậy, và triều đại này nhất định bị lâm nguy. Nhưng Hoàng thân Paul thực tế đã làm hại Tổ quốc của ông. Trong đêm 20 tháng 3 tại một cuộc họp nội các, chính phủ Huân tước quyết định gia nhập Hiệp ước tay ba. Tuy vậy có ba Bộ trưởng từ chức chống lại việc này. Ngày 24 tháng 3, Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao lén lút rồi Belgrade từ một nhà ga xe lửa ở ngoại ô, trên một chuyến tàu đi Viên. Ngày hôm sau tại Viên họ ký hiệp ước với Hitler, và lễ ký kết được truyền đi trên đài phát thanh Belgrade. Tin đồn về tai họa sắp xảy ra lan khắp qua các quán ăn, cũng như các cuộc họp riêng ở thủ đô Nam Tư.

        Việc sử dụng bạo lực đã được bàn cãi mấy tháng trong nhóm nhỏ sĩ quan xung quanh Simovic, trong trường hợp chính phủ đầu hàng Đức. Trong ngày 26 tháng 3, khi tin túc về chuyến trở về từ Viên của các Bộ trưởng Nam Tư bắt đầu lưu hành ở Belgrade thì những người âm mưu quyết định hành động. Một vài cuộc cách mạng xảy ra rất êm thấm. Không có đổ máu. Một vài sĩ quan cao cấp nào đó bị bắt giữ. Thủ tướng bị cảnh sát đưa đến sở chỉ huy của Simovic và buộc phải ký giấy từ chức. Hoàng thân Paul được báo cho biết là Simovic đã nhân danh Nha vua tiếp quản chính quyền và Hội đồng Nhiếp chính đã bị giải tán. Ông được đưa đến cơ quan của tướng Simovic. Sau đó ông cùng với hai vị nhiếp chính khác ký giấy thoái vị. Ông được phép thu thập tài sản cá nhân trong mấy giờ và cùng với gia đình rơi xứ sở trong đêm ấy để đi đến Hy Lạp.

        Kế hoạch này do một nhóm bí mật gồm các sĩ quan dân tộc chủ nghĩa người Serbie chuẩn bị và thực hiện, họ gắn bó với tâm trạng đúng đắn của quần chúng. Hành động của họ đã thể hiện sự bùng nổ lòng nhiệt tình của nhân dân. Chẳng mấy chốc các đường phố Belgrade chật ních những người dân Serbie, họ hô vang: "Thà chiến tranh hơn là ký hiệp ước; thà chết hơn là nô lệ". Họ nhảy múa ở các quảng trường, cờ Anh và cờ Pháp xuất hiện khắp nơi, dân chúng không được bảo vệ, dũng cảm hát quốc ca Serbie một cách thách thức điên cuồng. Ngày 28 tháng 3, vua Peter nhờ chui xuống cống thoát nước để trốn thoát khỏi sự giám hộ của chế độ nhiếp chính, đã đến dự buổi thánh lễ tại nhà thờ lớn của Belgrade, giữa tiếng reo hoan hô nồng nhiệt. Đám đông công khai sỉ nhục viên công sứ Đức và khạc nhổ vào xe y. Kỳ công của quân đội đã khuấy động lan sóng mạnh mẽ đầy sức sống của dân tộc. Một dân tộc tê liệt trong chiến đấu, được cai trị bởi những lãnh đạo tồi, từ lâu cho là mình bị mắc bẫy, đã quả cảm táo bạo thách thức những tên bạo ngược, những tên xâm lược, vào lúc mà quyền lục của hắn đã lên tới tột đỉnh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:03:24 pm

        Hitler bị chạm nọc, cay cú. Ý đùng đùng nổi giận ngay lập tức, không còn biết suy nghĩ, và con giận dữ đó thỉnh thoảng lại thúc đẩy y vào những việc mạo hiểm kinh khủng nhất. Trong con thịnh nộ, y triệu tập Bộ Chỉ huy tối cao Đức. Goering, Keitel và Jodi có mặt, còn Ribbentrop đến sau. Ý nói rằng Nam Tư là một nhân tố không đáng tin cậy trong trận đánh Hy Lạp sắp tới và thậm chí không đáng tin cậy hơn nữa trong nhiệm vụ chiến dịch Barbarossa chống Nga sau này. Ý thấy rằng nếu những người Nam Tư biểu lộ sự tức giận của họ trước khi mở chiến dịch Barbarossa thì thật là thuận lợi. Nam Tư phải bị tiêu diệt về mặt quân sự và bị xóa sổ là một đơn vị quốc gia. Phải giáng một đòn khắc nghiệt tàn nhẫn. Đêm hôm đó, các tướng phác thảo các mệnh lệnh hành quân. Keitel xác nhận quan điểm của chúng tôi là mối nguy hiểm lớn nhất đối với Đức là "một cuộc tấn công vào phía sau lưng quân đội Ý", "quyết định tấn công Nam Tư có nghĩa là hoàn toàn đảo lộn tất cả mọi cuộc di chuyển quân đội và mọi việc chuẩn bị về mặt quân sự, đã được sắp xếp cho thời điểm này. Việc xâm lược Hy Lạp phải được điều chỉnh lại hết. Các lực lượng mới thành lập phải được đưa tới, đi xuyên qua Hungari từ hướng Bắc. Phải tùy cơ ứng biến mọi việc".

        Hungari bị ảnh hưởng trực tiếp ngay lập tức. Mặc dù cuộc tấn công dữ dội chủ yếu của Đức vào Nam Tư rõ ràng phải đi qua Rumania, tất cả mọi đường liên lạc đều xuyên suốt qua lãnh thổ Hungari. Gần như phản ứng đầu tiên của chính phủ Đức đối với các sự kiện quan trọng ở Belgrade là phải phái viên công sứ Hungari ở Berlin bay về Budapest mang theo bức điện khẩn cấp gửi cho vị Nhiếp chính Hungari là đô đốc Horthy:

        "Nam Tư sẽ bị tiêu diệt vì họ vừa từ bỏ công khai chính sách thỏa thuận sơ bộ với phe trục. Phần lớn lực lượng vũ trang Đức phải đi qua Hungari. Nhưng cuộc tấn công chủ yếu sẽ không nhằm vào khu vực Hungari. Ở đây quân đội Hungari tất phải xen vào, và để đền đáp lại sự hợp tác của họ, Hungari sẽ có thể tái chiếm tất cả các vùng lãnh thổ mà ngày xưa bị buộc phải nhượng cho Nam Tư. Đây là vấn đề cấp bách. Yêu cầu phúc đáp ngay lập tức."

        Hungari bị ràng buộc bởi hiệp ước hữu nghị với Nam Tư mới ký hồi tháng chạp năm 1940. Nhưng công khai chống lại yêu sách của Đức chỉ dẫn tới việc Đức chiếm đóng Hungari trong quá trình các cuộc hành quân sắp xảy ra đến nơi. Thật ra cũng muốn lấy lại những vùng lãnh thổ trên biên giới phía Nam mà Hungari đã để mất vào tay Nam Tư sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Bá tước Teleki, thủ tướng Hungari trước sau như một hoạt động nhằm duy trì sự tự do hành động nào đó cho Tổ quốc ông. Ông ta không tin tý nào rằng Đức sẽ thắng. Vào lúc ký hiệp ước tay ba, ông có tin một ít vào nền độc lập của Ý như là một đối tác của phe trục. Tối hậu thư của Hitler đòi phải phá bỏ chính hiệp định của Hungari với Nam Tư. Tuy vậy Bộ tổng tham mưu Hungari do tướng Werth, một người gốc Đức, cầm đầu, lại giành lấy thế chủ động, y đã thỏa thuận riêng với Bộ chỉ huy tối cao Đức sau lưng Chính phủ Hungari.

        Lập tức Teleki lên án hành động của Werth là phản nghịch. Tối ngay 2 tháng 4 năm 1941, ông ta nhận được điện của công sứ Hungari tại Luân Đôn nói rằng Bộ ngoại giao Anh đã chính thức tuyên bố với ông là nếu Hungari tham gia vào bất kỳ một cuộc chuyển quân nào của Đức chống lại Nam Tư, thì Hungari phải tin rằng Anh sẽ tuyên chiến với Hungari. Như vậy Hungari phải lựa chọn hoặc chống lại một cách vô ích quân Đức hành quân qua lãnh thổ, hoặc công khai đứng về phía chống Đồng Minh và phản bội Nam Tư. Trong thế hiểm nghèo nay, Bá tước Teleki thấy chỉ còn một cách cứu vãn danh dự cá nhân ông. Chẳng mấy chốc sau chín giờ, ông rời Bộ Ngoại giao Hungari trở về nhà trong cung điện Sandor. Ở đây ông nhận được một cú điện thoại. Người ta tin rằng đây là tin báo quân Đức đã vượt biên giới Hungari. Ngày sau đó, ông dùng súng tự sát. Sự tự sát của ông là sự hy sinh nhằm tha thứ cho chính ông và dân tộc ông khỏi tội lỗi trong lúc quân Đức tấn công Nam Tư. Điều này làm rạng danh ông trước lịch sử, nhưng nó không thể ngăn ngăn được cuộc hành quân của Đức và cũng không thể ngăn chặn được hậu quả.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:03:42 pm

        Trong lúc đó, các đạo quân viễn chinh của chúng tôi đã bắt đầu chuyển đến Hy Lạp. Theo thứ tự lên tàu, thì nó gồm có Lữ đoàn thiết giáp thứ nhất của Anh, sư đoàn Tân Tây Lan và sư đoàn Úc thứ 6. Các đội hình khác ở Trung Đông phải chịu thiệt để trang bị đầy đủ cho các đạo quân này. Tiếp theo là lữ đoàn Ba Lan và sư đoàn Úc thứ 7. Kê hoạch là phải giữ vững phòng tuyến Aliakhmon chạy dài từ của con sông cùng tên xuyên qua Veria và Edhessa cho đến biên giới Nam Tư. Quân chúng tôi phải hội ý với quân Hy Lạp đã triển khai trên mặt trận này, trên danh nghĩa, số quân này tương đương bảy sư đoàn và phải chịu sự chỉ huy của tướng Wilson.

        Quân Hy Lạp ít hơn nhiều so với số mà tướng Papagos đã hứa ban đầu. Đại đa số quân Hy Lạp khoảng mười lăm sư đoàn đều ở Albania. Số còn lại thì ở Macedonia, do Papagos từ chối rút họ về, nên sau bốn ngay đánh nhau, ở đâu và lúc nào quân Đức tấn công thì họ không còn là quân đội nữa. Lực lượng không quân chúng tôi chỉ gồm có tám mươi máy bay sẵn sàng hoạt động chống lại không quân Đức nhiều hơn mười lần. Điểm yếu của vị trí Aliakhmon là ở sườn trái có thể bị quân tiền vệ Đức xuyên qua phía nam Nam Tư đi vòng lại để đánh thọc vào. Vì ít tiếp xúc với Bộ tổng tham mưu Nam Tư nên phía Hy Lạp hoặc chúng tôi đều không biết được kế hoạch phòng thủ và mức độ sẵn sàng chiến đấu của họ. Tuy nhiên người ta cũng hy vọng rằng trong cái xứ sở khó tính này mà quân địch sẽ phải giáp mặt, ít nhất người Nam Tư sẽ có thể bắt họ phải chịu đựng những trở ngại đáng kể. Nhưng hy vọng này tỏ ra không có căn cứ vững chắc. Tướng Papagos không cho rằng việc rút khỏi Albania để đáp ứng một cuộc di chuyển đi vòng như vậy là một cuộc hành quân có thể thực hiện được. Không chỉ việc này tác động nghiêm trọng đến tinh thần, ngoài ra quân đội Hy Lạp trang bị tồi về xe cộ, còn các phương tiện liên lạc thì xấu, đến nỗi một cuộc tổng rút lui trước quân thù là không thể thực hiện được. Có lẽ phải đến lúc quá muộn ông mới quyết định. Chính là trong những tình huống này mà ngày 27 tháng 3, Lữ đoàn thiết giáp số 1 của chúng tôi mới tới khu tiền phương và mấy ngày sau thì hợp nhất với sư đoàn Tân Tây Lan ở đây.

        Dĩ nhiên chúng tôi rất thỏa mãn về tin tức cuộc cách mạng ở Belgrade. ít nhất đây là một kết quả không thể nghi ngờ của những nỗ lực ghê gớm của chúng tôi nhằm hình thành một mặt trận liên minh trong vùng Balkan và nhằm ngăn chặn mọi sự phát triển dần dần thành chính quyền của Hitler. Đã thu xếp xong là Eden phải ở lại Athens để giao thiệp với Thổ Nhĩ Kỳ, còn tướng Dill phải đi Belgrade. Bất cứ ai cũng có thể thấy rằng vị trí của Nam Tư bị bỏ rơi, trừ phi tất cả các cường quốc có liên quan cho ra mắt ngay lập tức một mặt trận chung. Tuy nhiên cũng đã để ngỏ cho Nam Tư một cơ may đã nói đến là đánh một đòn cực kỳ có hiệu quả vào hậu phương trơ trụi của các đạo quân Ý kém tổ chức ở Albania. Nếu hành động mau lẹ, họ có thể gây ra một sự kiện quân sự lớn và trong lúc xứ sở họ đang bị tàn phá, họ có thể có được từ phía bắc những khối đạn dược và thiết bị có thể đem lại cho họ khả năng chỉ đạo du kích trong rừng là hy vọng duy nhất của họ lúc này. Có thế đây là một trận đánh lớn, có thể tác động ngay trở lại đối với toàn bộ tình hình Balkan. Trong nhóm chúng tôi ở Luân Đôn, tất cả chúng tôi đều nhất trí nhận rõ điều này.

        Nhưng những sai lầm trong nhiều năm không thể sửa chữa trong thời gian ngắn. Khi cuộc đại náo động lắng xuống thì mọi người ở Belgrade hiểu rõ rằng tai họa và cái chết đã đến gần và ít ai có thể tránh được số phận. Lúc này rốt cuộc Bộ Chỉ huy tối cao cũng có thể huy động quân đội. Song lại không có kế hoạch chiến lược. Dill chỉ thấy có sự hỗn loạn và tế liệt. Chính phủ Nam Tư chủ yếu sợ tác động đến tình hình trong nước, đã quyết định không thi hành biện pháp nào có thể xem là khiêu khích quân Đức. Vào lúc này tất cả sức mạnh của Đức trong tầm tay bất ngờ tấn công họ dồn dập như một trận tuyết lở. Từ tâm trạng và quan điểm của các bộ trưởng Nam Tư, người ta có thể nghĩ rằng họ cần có nhiều tháng để quyết định hòa hay chiến với Đức. Thực tế họ chỉ có bảy mươi hai giờ trước khi cuộc tiến công dữ dội diễn ra.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:04:18 pm

        Sáng ngày 6 tháng 4 máy bay oanh tạc Đức xuất hiện trên bầu trời Belgrade. Bay theo ca kíp từ các sân bay chiếm lược ở Rumani, họ mở một cuộc tấn công có phương pháp kéo dài ba ngày vào thủ đô Nam Tư. Từ trên cao, không sợ bị đánh trả, chúng phá hủy thành phố, không thương xót. Cuộc bắn phá này được gọi là "Chiến dịch trừng phạt". Cuối cùng ngày 8 tháng 4, khi im tiếng bom thì có trên bảy nghìn dân Belgrade chết trên các đường phố hoặc dưới các đống đổ nát. Do khói lửa hãi hùng, thú vật phát điên thoát khỏi những chuồng bị gãy vỡ trong các vườn bách thú. Một con cò mắc nạn đi khập khiễng qua một khách sạn quan trọng nhất lúc bấy giờ là một khối lửa. Một con gấu sửng sốt ngơ ngác lê bước qua cảnh rùng rợn với dáng đi vụng về chậm chạp xuống sông Danube. Nó không phải là con gấu duy nhất không biết gì hết.

        Đồng thời với việc oanh tạc tàn bạo Belgrade, quân Đức cũng đổ về phía biên giới trong tư thế sẵn sàng và từ nhiều hướng tỏa khắp Nam Tư. Bộ tổng tham mưu Nam Tư không có ý định cố gắng đánh một đòn trí mạng vào hậu phương Ý. Họ cho rằng không được bỏ rơi Croatia và Slovenia nên họ buộc phải làm hại đến việc phòng thủ toàn tuyến biên giới. Bốn quân đoàn Nam Tư ở phía bắc nhanh chóng bị các đơn vị thiết giáp Đức dồn vào phía trong, các đơn vị này của Đức được quân Hungari vượt sông Danube và các cánh quân Đức và Ý đang tiến về phía Zagreb hỗ trợ. Như vậy các lực lượng chủ yếu của Nam Tư bị dồn đuổi về phía nam một cách hỗn loạn, và ngày 13 tháng 4 quân Đức tiến vào Belgrade. Trong lúc ấy, tập đoàn quân thứ 12 của Đức tập kết ở Bulgaria quay ngoặt vào Serbia và Macedonia. Ngay 10 họ tiến vào Monastir và Yannina và như vậy họ ngăn chặn bất cứ cuộc tiếp xúc nào giữa quân Nam Tư và quân Hy Lạp và đập tan quân Nam Tư ở phía nam.

        Bảy ngày sau Nam Tư đầu hàng.

        Sự sụp đổ đột ngột này đã phá hoại niềm hy vọng chủ yếu của người Hy Lạp. Đây là một ví dụ khác về "mỗi lúc chỉ làm một việc". Chúng tôi đã cố gắng tối đa để có hành động phối hợp, nhưng chúng tôi đã thất bại mặc dù chúng tôi không phạm phải sai lầm. Lúc này tất cả chúng tôi đứng trước một triển vọng ác liệt. Năm sư đoàn Đức kể cả ba sư đoàn thiết giáp, tham gia cuộc tấn công quyết liệt về hướng nam vào Athens. Ngày 8 tháng 4 rõ ràng cuộc kháng chiến của Nam Tư ở miền Nam bị đập tan, và chẳng mấy chốc sườn trái của vị trí Aliakhmon có thể bị uy hiếp. Ngày 10 tháng 4, quân Đức bắt đầu tấn công vào ngang hông chúng tôi. Sau hai ngày chiến đấu vất vả trong thời tiết khắc nghiệt, cuộc tấn công này mới bị chặn lại.

        Xa hơn về hướng tây, chỉ có một sư đoàn ky binh Hy Lạp còn liên lạc với các lực lượng ở Albania và tướng Wilson quyết định là sườn trái bị sức ép nặng nề phải rút lui. Cuộc chuyển quân hoàn thành ngày 13 tháng tư, nhưng trong quá trình này các sư đoàn Hy Lạp bắt đầu tan rã. Từ nay trở đi, lực lượng viễn chinh của chúng tôi trơ trọi một mình, vẫn bị uy hiếp ở sườn trái, Wilson quyết định rút lui tới Thermopylae. Ông nói điều này với Papagos, Papagos tán thành, và đề nghị Anh cũng rút khỏi Hy Lạp. Mấy ngày tiếp theo là những ngày quyết định. Ngày 6, Wavell đánh điện nói rằng tướng Wilson đã có một cuộc đàm thoại với Papagos, ông này mô tả quân đội Hy Lạp đang bị sức ép dữ dội và đang lâm vào những khó khăn về quản lý nhà nước vì hoạt động của không quân. Wavell lệnh cho Wilson phải tiếp tục chiến đấu trong sự hợp tác với quân Hy Lạp chừng nào họ có thể kháng cự được, nhưng cũng cho phép bất cứ một cuộc rút lui nào nữa nếu xét ra cần thiết. Ông cũng ra lệnh cho các tàu bè đang trên đường đi Hy Lạp phải quay về, không tàu nào được bốc hàng nữa, tàu nào đang bốc hoặc đã bốc hàng xong thì phải dỡ hàng xuống để tàu không.

        Đối với tin tức nghiêm trọng nhưng không phải là bất ngơ này, tôi trả lời ngay rằng chúng tôi không thể bỏ Hy Lạp trái với mong muốn, của Tổng tư lệnh Hy Lạp, như thế là để mặc xứ sở này bị tàn phá, và rằng nếu chính phủ Hy Lạp đồng ý thì phải tiến hành việc rút lui.

        Và tôi thêm "Phải giữ vũng đảo Crete bằng vũ lực"

        Ngày 17, tướng Wilson đi xe hơi từ Thebes đến cung điện ở Tatoi, gặp nhà vua, tướng Papagos và đại sứ của chúng tôi. Việc rút lui đến phòng tuyến Thermopylae, kế hoạch duy nhất có thể thực hiện được, đã được chấp thuận. Tướng Wilson tin tưởng rằng ông có thể giữ phòng tuyến này trong một thời gian. Cuộc thảo luận tập trung chủ yếu vào vấn đề cách thức và thứ tự rút lui. Chính phủ Hy Lạp sẽ không rời khỏi trong ít nhất một tuần nữa.

        Thủ tướng Hy Lạp, ông Korysis, như đã nói tới, được lụa chọn để bổ khuyết chỗ trông khi ông Metaxas từ trần. Ông không đòi hỏi chức vụ công khai chỉ cần một đời sống không lỗi lầm và lòng tin trong sáng dứt khoát. Do dường như không thể sống qua sự đổ nát của Tổ quốc hoặc không thể đảm nhận trách nhiệm lâu hơn nữa, cũng như bá tước Teleki ở Hungari, ông quyết định quyên sinh để tạ tội. Ngày 18 ông tự sát, loài người kính trọng tưởng nhớ ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:04:46 pm

*

        Cuộc rút lui đến Thermopylae là một cuộc vận động khó khăn, nhưng những trận giao chiến ngoan cường, tài tình giữa đạo quân hậu tập với quân địch đã kiềm chế bước tiến mãnh liệt của quân Đức về mọi mặt và giáng cho chúng những tổn thất nghiêm trọng. Khoảng ngày 20 tháng 4 thì hoàn thành việc chiếm lĩnh vị trí Thermopylae, về phía trước mặt thì vững nhưng quân chúng tôi phải hoạt động rất căng thẳng. Quân Đức tiến chậm, vị trí này chua hề bị thử thách nặng nề. Cũng vào ngày này, các đạo quân Hy Lạp ở mặt trận Albania đã đầu hàng. Vào ngày 21, Nhà vua nói với tướng Wavell rằng lúc này khiến cho bất kỳ lực lượng hữu hiệu nào của Hy Lạp cũng không thể viện trợ cho sườn trái của quân Anh, trước khi quân địch có thể tấn công. Wavell đáp lại rằng trong trường hợp đó thì bổn phận của ông là thi hành biện pháp tức thời cho lên tàu lại phần quân đội mà ông có thể tách ra của mình. Nhà vua tán thành hoàn toàn, có vẻ như đã từng mong đợi điều này. Nhà vua nói lấy làm hối tiếc sâu sắc đã phải đặt quân đội Anh vào một tình thế như vậy. Nhưng tất cả đều vô ích. Cuối cùng trước sức mạnh áp đảo của quân Đức, ngày 24 tháng 4 Hy Lạp đã đầu hàng.

        Chúng tôi lúc này phải đương đầu với một cuộc rút lui nữa bằng đường biển như chúng tôi đã trải qua năm 1940. Việc rút lui có tổ chức của trên năm vạn người khỏi Hy Lạp trong hoàn cảnh thông thường có thể là tốt, nhưng giờ đây lại là một nhiệm vụ gần như vô vọng. Ở Dunkirk xét toàn bộ chúng tôi làm chủ trên không. Tại Hy Lạp, quân Đức hoàn toàn làm chủ trên không, không bị thách thúc và có thể gần như liên tục tấn công vào các cảng và vào đoàn quân đang rút lui. Rõ ràng việc cho lên tàu chỉ có thể diễn ra ban đêm, vả lại ban ngày, quân đội phải tránh bị phát hiện gần bờ biển. Đây lại là trường hợp như Na Uy nữa, nhưng với quy mô gấp mười lần.

        Đô đốc Cunningham tung ra gần như toàn bộ lực lượng ít ỏi của ông kể cả 6 tuần dương hạm và 19 khu trục hạm vào nhiệm vụ này. Hoạt động từ những cảng nhỏ và bờ biển ở miền nam Hy Lạp, cùng với các tàu vận chuyển quân dụng, tàu xung kích và nhiều tàu nhỏ hơn, công việc cứu nguy bắt đầu vào đêm 24 tháng 4.

        Công việc này tiếp tục trong năm đêm liền. Ngày 26 quân địch nhảy dù đánh chiếm cây cầu quan trọng trên kênh Corinth, sau đó quân Đức tràn vào bán đảo Pelopomnese, quấy rối, quân chúng tôi bị lâm vào cảnh khó khăn khi cố gắng đi đến bờ biển phía Nam. Ở Nauplion xảy ra tai họa. Tàu vận chuyển quân dụng Slamat trong một cố gắng dũng cảm nhưng dại dột để cho lên tàu tối đa, đã ở lại quá lâu ở chỗ thả neo. Sau khi sáng tinh mơ một chút, khi đang rời đất liền thì tàu này bị máy bay ném bom bổ nhào tấn công, đánh chìm. Chỉ có năm mươi người của tất cả ba chiếc tàu còn sống sót.

        Ngày 28 và 29 hai tuần dương hạm và sáu khu trục hạm cố gắng cứu 8.000 quân và 1.400 người lánh nạn Nam Tư từ bờ biển gần Kalamata. Một khu trục hạm tiến lên phía trước để chuẩn bị cho việc cho lên tàu, thấy thành phố đang bị quân địch chiếm giữ và nhiều đám cháy lớn, thế là phải hủy bỏ hoạt động cấp cứu quan trọng nhất này. Mặc dù một cuộc phản công đã đuổi quân Đức ra khỏi thành phố nhưng bốn khu trục hạm sử dụng thuyền riêng của họ chỉ cứu được khoảng 450 người từ bờ biển về phía đông. Các sự kiện trên đánh dấu sự kết thúc cuộc rút lui quan trọng nhất này. Trong hai ngày tiếp theo, còn nhặt được nhiều toán nhỏ riêng rẽ trên nhiều đảo khác hoặc trên tàu nhỏ ngoài khơi, và 1400 sĩ quan và binh lính được người Hy Lạp giúp đỡ trong con nguy hiểm ghê gớm thì mấy tháng sau, phần ai nấy lo đã trở lại Ai Cập.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:05:26 pm

        Cả thảy chúng tôi mất trên mười một nghìn quân, còn 50.662 người được tìm ra một cách an toàn bao gồm cả người của không quân Hoàng gia và vài ba nghìn người Síp, Palestine, Ai Cập và Nam Tư. Con số này tương ứng với khoảng tám chục phần trăm số quân chúng ta gửi đến Hy Lạp lúc đầu. Những kết quả này là do chỉ có quyết tâm và kỹ năng của thủy thủ trong Hải quân Hoàng gia, của các đội thương thuyền liên họp Hoàng gia, không bao giờ nao núng trước những cố gắng tàn bạo nhất của quân thù nhằm ngăn chặn công việc của họ. Từ ngày 21 tháng 4 cho đến khi kết thúc cuộc rút lui, chúng tôi mất hai mươi sáu tàu do máy bay tấn công. Cùng với một phi đội của hải quân, lực lượng không quân Hoàng gia hoạt động hết khả năng để yểm trợ, nhưng họ bị số đông địch áp đảo. Tuy nhiên từ 11 trở đi, một số phi đội của chúng tôi chiến đấu rất giỏi. Họ giáng cho địch những tổn thất được xác nhận là 231 máy bay và đã ném 500 tấn bom. Họ bị tổn thất nghiêm trọng 209 máy bay, trong đó có 72 chiếc trong chiến đấu, thành tích của họ là mẫu mục.

        Lúc này Hải quân Hy Lạp nhỏ bé nhưng có năng lực được chuyển qua dưới quyền chỉ huy của Anh. Một tuần dương hạm, sáu khu trục hạm hiện đại và bốn tàu ngầm trốn thoát đến

        Alexandria, vào ngày 25 tháng 4. Sau đó hải quân Hy Lạp tỏ ra xuất sắc trong nhiều chiến dịch của chúng tôi ở Địa Trung Hải.

        Khi đề cập đến tấn bi kịch nay, có thể sẽ gây ra ấn tượng là lực lượng quân đội Hoàng gia không được sự giúp đỡ về quân sự của những người đồng minh Hy Lạp. Nhưng cần nhớ rằng ba tuần lễ chiến đấu trong tháng tư này, trong hoàn cảnh chênh lệch cực kỳ nghiêm trọng, đối với người Hy Lạp là cực điểm của năm tháng chiến đấu gay go gian khổ chống Ý, trong cuộc chiến đấu nay họ sử dụng gần như cạn kiệt toàn bộ sức sống của xứ sở. Bị tấn công tháng 10 năm 1940, lần đầu họ đánh lui bọn xâm lược và sau đó đã phản công đẩy lùi chúng vào lãnh thổ Albania bốn mươi dặm. Suốt mùa đông rét buốt này, họ đã đánh giáp lá cà trong rừng núi với một kẻ thù nhiều hơn, được trang bị tốt hơn. Đạo quân Hy Lạp ở phía tây bắc không có phương tiện vận chuyển cũng không có đường sá để di chuyển nhanh, đương đầu vào phút chót với cuộc tấn công áp đảo của quân Đức chen ngang đằng sau sườn và hậu quân của họ. Số quân hiện có của họ được huân luyện hầu như chỉ giới hạn trong một cuộc bảo vệ quê hương lâu dài và dũng cảm.

        Không có bất đồng gì giữa chúng tôi. Người Hy Lạp, trước sau như một, tỏ ra thân thiết với lực lượng của chúng tôi, là những người đã giúp đỡ họ một cách hào hiệp như vậy. Nhân dân thành Athens và các điểm rút lui khác dường như quan tâm đến sự an toàn của những người cứu nguy họ hơn là đối với số phận của chính họ. Danh tiếng thượng võ của người Hy Lạp mãi mãi không lu mờ.

        Trong một buổi phát thanh, tôi cố gắng không những bày tỏ sự xúc động của thế giới nói tiếng Anh mà con để nói rõ những sự thật nổi bật nhất có liên quan đến số phận chúng tôi.

        Dĩ nhiên trong lúc chúng tôi đau buồn lo lắng suy nghĩ về nhiều việc đang xảy ra ở châu Âu và châu Phi và cũng có thể xảy ra ở châu Á, chúng tôi không được để mất ý thúc về sự cân đối, và như vậy sẽ nản lòng hoặc hốt hoảng. Vói cái nhìn bình tĩnh khi chúng tôi đương đầu với những khó khán trước mắt, chúng tôi có thể tìm thấy lòng tự tin mới từ chỗ nhớ lại những khó khăn mà chúng tôi đã vượt qua. Lúc này không có gì xảy ra có thể so sánh về tầm quan trọng với những hiểm nguy mà năm trước chúng tôi đã trải qua. Không có điều gì có thể xảy ra ở phương Đông có thể so sánh với điều gì đang xảy ra ở phương Tây.

        Đêm nay, tôi có mấy câu thơ có vẻ thích hợp với vận may của chúng tôi, và tôi tin rằng ở bất cứ nơi nào nói tiếng Anh, hoặc bất cứ nơi nào có ngọn cờ tự do phấp phới tung bay, chúng cũng được đánh giá như vậy:

        Trong khi ở dây các đợt sóng mệt mỏi dường như không tiến thêm một tấc khó khăn nào, thì ở tít xa phía sau, nơi tạo ra các lạch, các vịnh, đại dương cứ lặng lẽ tràn vào.

        Và không phải chỉ qua các cửa sổ phía Đông mà ánh sáng tràn vào khi mặt trời mọc; trước mặt vừng thái dương nhô lên từ từ và rất chậm! Nhưng này, ngó sang phía Tây mà xem, mặt đất đã sáng trưng.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:06:22 pm

19

SƯỜN SA MẠC: ROMMEL, TOBRUK

        Tất cả mọi cố gắng của chúng tôi nhằm hình thành một mặt trận trong vùng Balkan là dựa vào việc duy trì chắc chắn sườn sa mạc ở Bắc Phi. Điều này có thể đã được quyết định ở Tobruk, nhưng cuộc tiến quân nhanh chóng của Wavell về hướng Tây và việc giành được Benghazi đã đem lại cho chúng tôi toàn bộ vùng Cyrenaica. Đối với vùng này thì góc biển ở Agheila là cửa ngõ. Đây là vùng đất chung giữa các nhà đương cục Luân Đôn và Cairo, phải được giữ vững bằng mọi giá và chiếm vị trí ưu tiên trên tất cả mọi công việc nguy hiểm khác. Sự tàn phá triệt để của quân Ý ở Cyrenaica và những quãng đường dài phải vượt qua trước khi kẻ thù có thể tập hợp một đạo quân mới, làm cho Wavell tin rằng trong một thời gian sắp tới nao đó, ông có thể có đủ khả năng giữ vững sườn phía Tây quan trọng này với lực lượng vừa phải và sẽ dần dần thay vào đó số quân được huấn luyện thuần thực hơn. Sườn sa mạc là cái chót mà mọi thứ gì khác đều bám vào, cho nên vì lợi ích của Hy Lạp hoặc bất kỳ nước nào trong vùng Balkan, không ai có ý định để mất hay đánh liều nó trong giây phút.

        Nhưng giờ đây một nhân vật mới nhảy lên vũ đài thế giới, một chiến binh Đức, người sẽ giữ vững vị trí của mình trong cuôn sổ biên niên quân sự của Đức. Đó là Erwin Rommel, sinh ở thành phố Heidenhein, xứ Wurttemberg tháng 11 năm 1891. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông chiến đấu ở Argonne, ở Rumania và ở Italy, hai lần bị thương, được thưởng huân chương Chữ thập sắt và huân chương Quân công đều là hạng cao nhất. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ông được bổ nhiệm làm tư lệnh tổng hành dinh đã chiến của Hitler trong chiến dịch Ba Lan và sau đó được giao chỉ huy sư đoàn Panzer (Con Báo) thứ 7 của tập đoàn quân thứ 15. Sư đoàn này có tên riêng là "The Phantoms" (Những con ma) làm thành tổ xung kích chọc thủng của Đức mở đường qua sông Meuse. Ông ta suýt bị bắt khi Anh phản công ở Arras ngày 21 tháng 5 năm 1940. Đơn vị của ông cũng là tổ xung kích vượt sông Somme tiến về sông Seine, về hướng Rouen, bao vây cánh trái quân Pháp, và bắt giữ rất nhiều quân Pháp và Anh ở gần St. Valery. Sư đoàn ông ta tiến vào Cherbourg đúng sau cuộc rút lui cuối cùng của quân chúng tôi, ở đây Rommel nhận sự đầu hàng của cảng này và ba vạn tù binh.

        Nhiều việc làm và dấu hiệu đặc biệt nay đã đưa đến việc bổ nhiệm ông ta vào vị trí chỉ huy quân đội Đức được đưa tới Lybia. Lúc này hy vọng của Ý bị hạn chế vào việc giữ vũng Tripolitania, nên Rommel nhận trách nhiệm về đạo quân Đức đang tăng lên dưới sự chỉ huy của Ý. Lập tức ông ra sức thúc ép mở một chiến dịch tấn công. Đầu tháng 4, khi viên Tổng tư lệnh quân Ý cố thuyết phục ông rằng nếu không có phép của hắn thì tập đoàn quân châu Phi của Đức không được tiến quân, Rommel phản đối rằng "là một tướng Đức, ông phải ban bố mệnh lệnh phù hợp với đòi hỏi của tình thế".

        Suốt chiến dịch châu Phi, Rommel tự cho mình là người chỉ huy trong việc điều khiển các đội hình cơ động, đặc biệt là trong việc nhanh chóng tập hợp lại sau một cuộc hành quân, và triển khai thắng lợi.

        Ông là một nhà quân sự mạo hiểm tuyệt vời, chi phối các vấn đề cung cấp và đầy khinh bỉ đối phương. Lúc đầu Bộ Tư lệnh tối cao Đức để cho ông tự do, lấy làm kinh ngạc về những thắng lợi của ông, nên có khuynh hướng muốn kiềm chế ông. Nhuệ khí và tính táo bạo của ông đã tạo cho chúng tôi những tai họa nghiêm trọng, nhưng ông xứng đáng lời chào mừng của tôi đối với ông - và không phải là không có vài lời trách móc của công chúng tại Hạ nghị viện hồi tháng Giêng năm 1942, khi tôi nói về ông "Chúng ta có một địch thủ rất dũng cảm và tài năng chống lại chúng ta, và, cho phép tôi nói qua sự tàn phá của chiến tranh - là một tướng lĩnh phi thường". Ông ta cũng xứng đáng được chúng tôi kính trọng, bởi vì, dù là một người lính Đức trung thành, ông ta cũng đi tới chỗ chán ghét Hitler và tham dự vào âm mưu năm 1944 nhằm cứu nguy nước Đức bằng việc hất cẳng con ngươi điên cuồng, một tên bạo chúa. Do việc này, ông đã phải đền tội.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:06:48 pm

*

        Hẻm núi Agheila là phần chủ yếu của địa thế. Nếu quân địch chọc thủng tới tận Agedabia, thì Benghazi và mọi thứ ở phía Tây Tobruk đều lâm nguy. Họ có thể lựa chọn giữa việc theo con đường bờ biển an toàn đến Benghazi và vượt xa hơn hoặc sử dụng những con đường hẻm dẫn thẳng tới Mechili và Tobruk, thành phố cảng này cắt đứt chỗ sa mạc phình ra dài hai trăm dặm rộng chừng một trăm dặm. Trong tháng hai, đi theo tuyến đường sau cùng này chúng tôi bao vây và bắt làm tù binh hàng nghìn quân Ý rút lui qua Benghazi. Lẽ ra chẳng phải là chuyện ngạc nhiên đối với chúng tôi, nếu Rommel cũng đi theo tuyến đường sa mạc để tấn công chúng tôi. Tuy nhiên miễn là chúng tôi giữ vững của ngõ ở Agheila thì quân địch không có cơ hội làm cho chúng tôi bối rối theo cách này.

        Tất cả việc này tùy thuộc vào sự hiểu biết không những về địa hình mà còn về những điều kiện hoàn cảnh tiến hành chiến tranh ở vùng sa mạc. Một sự hơn hẳn về các loại xe bọc sắt, và về mặt chất lượng hơn là số lượng, và một sự ngang bằng vừa phải về không quân, có thể cho phép một lực lượng khỏe hơn, năng nổ hơn chiến thắng trong một cuộc loạn đả ở sa mạc, ngay cả nếu mất của ngõ này. Không một hoàn cảnh nào trong các hoàn cảnh này được đặt ra trong quá trình chuẩn bị. Chúng tôi kém hơn về không quân, còn các loại xe bọc sắt của chúng tôi, vì những lý do sẽ xuất hiện sau này, là hoàn toàn không đủ, việc huấn luyện và trang bị cho lực lượng phía Tây Tobruk cũng vậy.

        Ngày 31 tháng 3, Rommel bắt đầu tấn công vào Agheila. Sư đoàn thiết giáp của chúng tôi thực tế chỉ có một lữ đoàn thiết giáp và đội dự bị của nó, dần dần rút lui trong hai ngày sau. Về không quân thì địch tỏ ra nhiều hơn. Không quân Ý vẫn còn ít tác dụng, nhưng lại có khoảng một trăm máy bay khu trục Đức và một trăm máy bay oanh tạc và máy bay ném bom kiểu bổ nhào. Dưới cuộc tấn công của Đức, lực lượng thiết giáp của ta rối loạn và tổn thất nghiêm trọng. Chỉ do có một trận đánh và trong gần một ngày, mà sườn sa mạc, chỗ dựa của mọi quyết định của chúng tôi, đã sụp đổ.

        Lệnh rút khỏi Benghazi được đưa ra là vào đêm 6 tháng 4, việc rút lui được xúc tiến triệt để. Tobruk được tăng viện và được giữ vững, nhưng sở chỉ huy của sư đoàn thiếp giáp thứ hai và hai trung đoàn cơ giới hóa Ấn Độ bị bao vây. Một số chiến sĩ đánh mở đường ra, bắt được một trăm tù binh Đức, nhưng đại bộ phận buộc phải đầu hàng. Quân địch đi tiếp rất nhanh về phía Bardia và Sollum bằng xe thiết giáp hạng nặng và bộ binh cơ giới hóa. Những đơn vị khác thì tấn công các tuyến phòng thủ của Tobruk. Đon vị đồn trú đánh lui hai cuộc đột kích, tiêu diệt một số xe tăng địch, trong một thời gian, vị trí ở đó và trên biên giới Ai Cập được ổn định.

*

        Sự thất bại ở sườn sa mạc của chúng tôi trong lúc chúng tôi phải hoàn toàn tản ra trong sự việc bất ngờ ở Hy Lạp, là một tai họa có tầm quan trọng bậc nhất. Đôi lúc tôi hoàn toàn hoang mang về nguyên nhân của nó và ngay khi có thời gian yên tĩnh chốc lát, tôi buộc lòng phải yêu cầu tướng Wavell giải thích điều gì đã xảy ra. Điều rất đặc trưng là ông ta nhận lấy trách nhiệm về mình. Tai họa này đã tước đoạt gần như hoàn toàn đức tính bảo vệ khó thâm nhập của ông.

        Ngày chủ nhật 20 tháng 4, tôi đang nghỉ cuối tuần ở Ditchley và đang làm vườn thì nhận được hai bức điện của tướng Wavell gửi Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia cho biết cảnh ngộ cực kỳ nghiêm trọng của ông ta. Ông mô tả chi tiết tình thế xe tăng của ông. Lời lẽ nghe có vẻ đen tối. Ông ta nói "sẽ chỉ có hai trung đoàn xe tăng tuần tiễu dành cho Ai Cập vào cuối tháng năm, và không có quân dự phòng để thay thế cho số thương vong, trong khi lúc này ở Ai Cập có một lực lượng nhân viên xuất sắc đã được đào tạo cho sáu trung đoàn xe tăng. Tôi cho rằng việc cung cấp số xe tăng của bộ binh thiếu tính mau lẹ và tầm mức hoạt động nhỏ hẹp đối với các cuộc hành quân ở sa mạc. Thưa Ngài Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia, yêu cầu ngài dành cho sự giúp đỡ trực tiếp của ngài".

        Đọc các bức điện báo nguy này, tôi quyết định không chờ có ý kiến của Bộ Hải quân lâu hơn chút nào nữa, mà phái một đoàn tàu có hộ tống đi qua Địa Trung Hải thẳng tới Alexandria chở  theo tất cả số xe tăng cần thiết cho tướng Wavell. Chúng tôi ra lệnh cho một đoàn tàu chứa được lực lượng tăng viện thiết giáp lớn lập tức khỏi hành đi vòng quanh mũi Hảo Vọng. Tôi quyết định những tàu chắc chắn chở tăng trong đoàn này đến Gibraltar phải rẽ hướng khác và theo lối đi tắt, như vậy tiết kiệm được gần bốn mươi ngày. Tướng Ismay đang ở bên cạnh, vào giữa trưa tạt lại thăm tôi. Tôi chuẩn bị cho ông một giác thư riêng gửi cho các tham mưu trưởng. Tôi yêu cầu ông mang giác thư đi Luân Đôn ngay và làm rõ giác thư là tôi coi việc thực hiện biện pháp này là quan trọng nhất.

        Các tham mưu trưởng tập hợp lại khi Ismay đến Luân Đôn, họ thảo luận giác thư của tôi mãi tới tận khuya. Phản ứng đầu tiên của họ đối với kế hoạch đề xuất là không tán thành. Cơ may để chuyển tàu vận tải gắn máy qua trung tâm Địa Trung Hải vô sự là không được đánh giá quá cao, vì ban ngày trước khi đi vào eo biển Narrows, và buổi sáng sau khi đi ngang qua mặt Malta chúng có thể phải chịu sự tấn công của máy bay ném bom bổ nhào ngoài tầm đạn của máy bay khu trục của chúng tôi có căn cứ ở bờ biển. Cũng có ý kiến cho rằng ở trong nước, chúng tôi đang kém về xe tăng một cách nguy hiểm, nếu bây giờ chúng tôi chịu tổn thất nặng về xe tăng ở nước ngoài, thì tất phải có sự thay thế chúng và do đó lại phải thêm một trò nghi binh xe tăng nữa từ các lực lượng trong nước.

        Tuy vậy, hôm sau khi ủy ban phòng thủ họp, tôi rất lấy làm mừng là đô đốc Pould ủng hộ tôi, tán thành đưa đoàn tàu có hộ tống kia chạy xuyên qua Địa Trung Hải. Tham mưu trưởng không quân, nguyên soái không quân Portal tuyên bố ông sẽ cố gắng chuẩn bị cho phi đội Beaufighter yểm trợ thêm từ Malta. Lúc đó tôi yêu cầu ủy ban cân nhắc gửi thêm một trăm xe tăng tuần tiễu theo đoàn tàu này. Tướng Dill phản đối việc gửi số xe tăng thêm này vì xét thấy thiếu hụt do sự phòng thủ quốc gia. Suy nghĩ về điều ông đã thỏa thuận mười tháng trước đây, khi chúng tôi gửi nửa số xe tăng ít ỏi của chúng tôi vòng quanh mũi Hảo Vọng đến Trung Đông hồi tháng 7 năm 1940, tôi không thể cảm thấy rằng lúc ấy lý do nay là có cơ sở vững chắc. Như bạn đọc đã biết, hồi tháng 4 năm 1941 tôi không xem sự xâm lược như là một mối hiểm nguy nghiêm trọng, bởi vì những việc chuẩn bị thích hợp đã được tiến hành để phòng chống xâm lược. Giờ đây chúng tôi nhận ra rằng quan điểm này là đúng. Thế là đã thỏa thuận rằng cuộc hành quân nay mà tôi gọi là "cuộc hành quân Con Hổ" phải bắt đầu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:07:15 pm

*

        Trong khi mọi việc này tiến triển thì tình hình Tobruk làm cho tâm trí chúng tôi nặng nề khó chịu. Ở Hy Lạp tất cả máy bay Hurricane đều mất, và nhiều máy bay loại này ở Tobruk bị phá hủy hoặc hư hại. Nguyên soái không quân Longmore cho rằng bất cứ cố gắng nào thêm nữa để duy trì một phi đội chiến đấu bên trong Tobruk chỉ sẽ đưa đến tổn thất nặng nề chẳng có kết quả gì. Như vậy quân địch có thể hoàn thành thế hơn hẳn về không quân trên bầu trời Tobruk trước khi có thể xây dựng một lực lượng máy bay khu trục mới. Tuy vậy đơn vị đồn trú vừa mới đánh lui một cuộc tấn công, gây cho địch nhiều thương vong và bắt 150 tù binh.

        Chẳng mấy chốc, tướng Wavell gửi cho chúng tôi tin tức đáng lo ngại về quân tăng viện của Rommel đang đến gần. Hầu như chắc chắn, việc đổ bộ của sư đoàn thiết giáp Đức thứ 15 có thể hoàn thành vào ngày 21 tháng 4. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Benghagi đã được sử dụng thật sự, và mặc dù ít nhất phải mất mười lăm ngày để thu nhập đồ tiếp tế, dường như có khả năng sư đoàn thiết giáp, sư đoàn cơ giới hóa nhẹ thứ 5 và các sư đoàn Ariete và Trento sẽ có thể di chuyển về phía trước sau ngày 15 tháng 6. Ở trong nước dường như mọi người không hài lòng rằng Benghazi mà chúng tôi không xây dựng được thành một căn cứ có ích, thì nay đã đóng góp một vai trò quan trọng đến mức bọn Đức phải chiếm lấy nó.

*

        Trong hai tuần lễ tiếp theo, sự chú ý và lo lắng tha thiết của tôi tập trung vào vận mệnh của cuộc hành quân "Con Hổ". Tôi không đánh giá thấp những rủi ro mà chủ tịch Hội đồng Đô đốc sẵn sang chấp nhận, và tôi biết có nhiều mối nghi hoặc trong Bộ Hải quân. Đoàn tàu gồm có năm tàu lớn loại 15 hải lý do lực lượng H của Đô đốc Somerville hộ tống (Renown, Malaya, Ark Royal và Sheffield) đi ngang qua Gibraltar ngày 6 tháng 5. Cùng với đoàn này con có tàu Queen Elizabeth và hai tuần dương hạm Naiad và Fiji tăng viện cho hạm đội Địa Trung Hải. Ngày 8 tháng 5 họ đánh lui nhiều cuộc không kích mà không bị thiệt hại gì. Tuy vậy trong đêm này, khi đến gần eo biển Narrows, hai tàu trong đoàn va phải mìn. Một chiếc bắt lửa, nổ tung rồi chìm, còn chiếc khác thì có thể tiếp tục cuộc hành trình với đoàn tàu. Khi tới lối vào eo biển Skerki, Đô đốc Somerville chia tay và trở lại Gibraltar.

        Chiều ngày 9, Đô đốc Cunningham nắm được cơ hội đưa một đoàn tàu có hộ tống đi vào Malta, gặp đoàn "Hành quân Con Hổ" cùng với hạm đội, năm mươi dặm về hướng Nam đảo Malta. Lúc ấy tất cả lực lượng của ông định hướng đi đến Alexandria, và họ đã đến nơi mà không bị tổn thất hoặc hư hại gì thêm.

        Trong lúc việc này ở vào tình trạng nhùng nhằng thì tâm trí tôi hướng về đảo Crete mà lúc này chúng tôi tin chắc một cuộc tấn công dữ dội từ trên không đang đe dọa. Theo tôi dường như nếu quân Đức có thể chiếm giữ và sử dụng các sân bay trên đảo thì họ sẽ có khả năng tăng viện hầu như không giới hạn và thậm chí một tá xe tăng bộ binh có thể đóng vai trò quyết định trong việc ngăn ngừa họ hành động như vậy. Vì thế tôi yêu cầu các tham mưu trưởng cân nhắc việc cho rẽ ngang một tàu trong đoàn tàu hành quân "Con Hổ" để đưa một ít trong số xe tăng đang trên đường đi, xuống đảo Crete. Các đồng sự chuyên gia của tôi, trong khi tán thành rằng số xe tăng này sẽ có giá trị đặc biệt cho mục đích tôi đang suy nghĩ, lại cho rằng không nên gây nguy hiểm cho phần hàng hóa quý giá còn lại trên tàu bằng một sự việc đánh lạc hướng như vậy. Vì lý do đó, ngày 9 tháng 5 tôi đề xuất với họ là nếu "nghĩ rằng đưa chiếc tàu Clan Lamont đi vào Suda là quá nguy hiểm thì tàu nay hoặc một tàu nào khác nên đem theo mười hai xe tăng, ngay sau khi đã dỡ hàng xuống Alexandria". Mệnh lệnh được đưa ra sao cho phù hợp. Ngày 10 tháng 5, Wavell báo cho tôi biết "Ông ta đã chuẩn bị gửi sáu xe tăng bộ binh và mười lăm xe tăng hạng nhẹ đến Crete" và số tăng này "phải đến nơi trong mấy ngày sau nếu mọi việc trôi chảy". Nhưng chúng tôi hưởng rất ít thời gian dành cho mình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:09:30 pm
       
20

ĐẢO CRÈTE1

        Ý nghĩa chiến lược quan trọng của đảo Crete trong tất cả các công việc của chúng tôi ở Địa Trung Hải đã được giải thích bằng lý thuyết và bằng sự kiện. Tàu chiến Anh dựa vào vịnh Suda, hoặc có thể tiếp nhiên liệu ở đây, hoặc có thể đem lại một sự bảo vệ hết sức quan trọng cho đảo Malta. Nếu căn cứ của chúng tôi tại đảo Crete được phòng thủ vững chắc chống lại mọi cuộc không kích, thì toàn bộ công trình của sức mạnh hải quân cao hơn sẽ bắt đầu có hiệu lục và sẽ ngăn chặn được bất cứ cuộc viễn chinh nào bằng đường biển. Nhưng chỉ cách một trăm dặm là pháo đài Rhodes của Ý với những sân bay rộng rãi và các căn cứ đã có từ lâu, còn ở Crete mọi việc tiếp diễn một cách khập khiễng theo tính chất địa phương. Tôi đã nhiều lần ra lệnh phải phòng thủ vững chắc vịnh Suda. Thậm chí tôi đã dùng thành ngữ "một Scapa thứ hai". Chúng tôi chiếm giữ hòn đảo nay đã gần sáu tháng, nhưng chỉ có thể trang bị cho cảng một đơn vị súng phòng không hùng mạnh trong khi phải hy sinh những nhu cầu khác còn cấp bách hơn; và phân đội Trung Đông cũng không thể tìm ra nhân công ở địa phương hay bằng cách nào khác, để mở rộng các sân bay. Không thể đưa một đơn vị đồn trú lớn đến Crete hoặc bố trí những lực lượng  không quân mạnh ở các sân bay trong khi Hy Lạp còn trong tay Đồng minh. Nhưng tất cả lẽ ra phải sẵn sàng tiếp nhận quân tăng viện nếu quân tăng viện đã sẵn sàng và nếu là cần thiết. Cairo và chính phủ Anh phải cùng chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu những thiếu sót của vấn đề này và về việc thiếu thực hiện các chỉ thị đã đưa ra. Chỉ sau khi xảy ra tai họa ở Cyrenaica, ở Crete, và ở sa mạc, tôi mới hiểu ra tổ chức của tướng Wavell quá tải và kém súc chống đỡ biết bao. Wavell đã hết súc cố gắng; nhưng bộ máy chỉ huy do ông sử dụng quá yếu không cho phép ông đương đầu với một khối lượng rất lớn công việc mà bốn hay năm chiến dịch cùng một lúc buộc ông phải gánh vác.

*

        Trong chiến tranh không có lúc nào mà cơ quan tình báo của chúng tôi nắm được tình hình đúng sự thực và chính xác như vậy. Trong không khí hỗn loạn và sụ đắc chí do họ chiếm đóng Athens, nhân viên và cán bộ Đức đã không còn giữ gìn tính kín đáo thông thường của họ, do đó nhân viên mật vụ của chúng tôi ở Hy Lạp hoạt động tích cực và táo bạo. Trong tuần cuối tháng tư, từ những nguồn đáng tin cậy, chúng tôi nhận được tin chắc chắn về trận đánh kế tiếp của Đức. Nhũng động thái và niềm hân hoan của tập đoàn không quân thứ 11 của Đức và cả việc thu gom điên cuồng thuyền con của các cảng Hy Lạp không thể lọt qua những tai mắt đang chăm chú theo dõi. Không có chiến dịch nào khiến tôi bỏ công sức riêng nhiều hơn để nghiên cứu và cân nhắc hoặc để nắm chắc rằng các vị Tổng tư lệnh đều thấy rõ tầm quan trọng của cuộc tấn công này đã được truyền đạt lại cho mọi người cùng biết.

        Tôi đã đề nghị với Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia nên cử tướng Freyberg nắm quyền chỉ huy ở Crete, khi ông ta đưa việc này ra với Wavell thì ông này đồng ý ngay. Họ đã là bạn với nhau trong nhiều năm. Huân chướng Victoria và Huân chương Công lao xuất sắc với hai vạch, đánh dấu sụ phục vụ không ai trội hơn của ông và giống như người ngang hàng duy nhất của ông, Carton de Wiart, ông xứng đáng danh hiệu "con rồng lửa" mà tôi tôn vinh.

        Cả hai đều trưởng thành trong lửa đạn, và đúng là họ bị tấn công tơi bời mà không bị tổn thương gì về thể chất hay tinh thần. Khi bắt đầu chiến tranh, không có người nào thích hợp  hơn để chỉ huy sư đoàn Tân Tây Lan, thì người ta đã chọn ông. Tháng 9 năm 1940 tôi đã nghĩ là nên đem cho ông một cơ hội lớn hơn nhiều. Cuối cùng thì quyền chỉ huy dành riêng dứt khoát này đã đến với ông.

-------------------
        1. Crete: một hòn dảo của Hy Lạp trong Địa Trung Hải.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:10:31 pm

        Freyberg và Wavell không có ảo tưởng. Địa thế đảo Crete làm cho việc phòng thủ khó khăn. Chỉ có một con đường độc đạo chạy dọc theo bờ biển phía bắc, trên đó tất cả những điểm yếu của đảo đều dàn ra. Mỗi điểm như thế phải tự lực lấy. Một khi con đường này bị quân địch chia cắt và kiên quyết chiếm giữ thì không thể có quân dự bị trung ương nào tự do di chuyển đến một điểm nào bị uy hiếp được. Chỉ có những con đường mòn không thích hợp với phương tiện vận chuyển gắn máy chạy từ bờ biển phía nam đến phía bắc. Khi mối hiểm nguy sắp xảy tới bắt đầu chi phối những đầu óc chỉ huy thì mới có những cố gắng mạnh nhằm đưa đến đảo nay quận tăng viện và vũ khí đặc biệt là pháo, nhưng lúc đó đã quá muộn. Trong tuần lễ thứ hai của tháng năm không quân Đức ở Hy Lạp và ở Aegean thiết lập một cuộc phong tỏa thực sự, gây thiệt hại hoàn toan cho giao thông, đặc biệt về phía sườn phía bắc, nơi đây là những cảng nằm trơ trọi. Trong số 27.000 tấn đạn dược tối cần thiết được gửi đi trong ba tuần đầu của tháng năm, thì chỉ có thể đưa vào bờ biển dưới 3.000 tấn, số còn lại phải đem về. Mặt mạnh của chúng tôi về vũ khí phòng không là năm chục súng và hai mươi bốn đen pha rọi. Chỉ có hai mươi lăm xe tăng hạng nhẹ hoặc đã cũ mòn một phần. Lực lượng phong thủ của chúng tôi được phân phối chủ yếu để bảo vệ các bãi hạ cánh, và tổng số phân đội Hoàng gia tham gia cuộc phòng thủ này lên đến khoảng 28.600 người. Nhưng dĩ nhiên là do sự yếu kém về không quân của chúng tôi, Đức mới có thể tấn công được. Trong thời gian đầu tháng năm, số máy bay của không quân Hoàng gia là ba mươi sáu chiếc, trong đó chỉ có thể dùng được một nửa. Các máy bay này được phân phối vừa cho Retimo, vừa cho Maleme, vừa cho Heraklion và chỉ là một chút ít so với lực lượng không quân áp đảo khắp chung quanh sắp sửa lao vào đảo. Mọi người có liên quan đều hoàn toàn hiểu rõ sự thua kém của chúng tôi về không quân, do đó ngay 19 tháng 5, một ngày trước cuộc tấn công, tất cả số máy bay còn lại đều được sơ tán đến Ai Cập. Nội các chiến tranh, các Tham mưu trưởng, các Tổng tư lệnh ở Trung Đông đều biết rằng giữa việc chiến đấu trong thế bất lợi khủng khiếp hay là vội vàng rút khỏi đảo, khi sức lực còn cho phép trong những ngày đầu tháng năm, thì chỉ có một sự lụa chọn mà thôi. Nhưng không có bất đồng ý kiến nào giữa bất cứ ai trong chúng tôi về việc đối phó với cuộc tấn công này; và mặc dù với tất cả những khiếm khuyết đó, nhưng dưới ánh sáng và niềm tin về tương lai, khi chúng tôi nhìn thấy chúng tôi gần chiến thắng biết bao nhiêu và những lợi thế thậm chí do sự thất bại trước đây của chúng tôi, có ảnh hưởng sâu rộng biết bao nhiêu thì chúng tôi phải lấy làm mãn nguyện nhiều với những rủi ro nguy hiểm mà chúng tôi đã trải qua và cái giá mà chúng tôi phải trả.

        Trận đánh bắt đầu sáng ngày 20 tháng 5, chưa bao giờ bọn Đức mở một cuộc tấn công liều lĩnh hơn, tàn bạo hơn như vậy. về nhiều mặt, trận tấn công khi ấy là có một không hai. Trước đây không bao giờ thấy có một cuộc tấn công như vậy. Trong sử biên niên chiến tranh, thì đây là trận tấn công không vận đầu tiên quy mô lớn. Tập đoàn không quân này của Đức tiêu biểu cho phong trào thanh niên mãnh liệt của Hitler và là hiện thân nồng cháy của tinh thần báo thù cuộc bại trận năm 1918 của dân tộc Đức. Tinh hoa nhân cách của người Đức thể hiện ở những người lính nhảy dù Quốc xã dũng cảm được rèn luyện kỹ và hoàn toàn tận tụy này. Hy sinh tính mệnh cho nước Đức vinh quang và trở thành cường quốc thế giới là quyết tâm tha thiết của họ. Số phận đã định là họ phải chạm trán với những người lính kiêu hãnh, nhiều người trong bọn họ, suốt chặng đường từ một phía khác của thế giới, với tư cách là những người tình nguyện, đi chiến đấu cho Tổ quốc và cho điều mà họ tưởng rằng đó là sự nghiệp của chính nghĩa và tự do.

        Bọn Đức sử dụng toàn bộ số quân họ có thể có sẵn. Đây sẽ là thành tích phi thường về không quân của Goering. Lẽ ra số quân này có thể được tung vào Anh năm 1940 nếu sức mạnh không quân của Anh bị đập tan. Nhưng sự mong đợi này không được đáp ứng. Lẽ ra nó cũng đã có thể tấn công Malta, nhưng trận đánh này đã không xảy ra. Tập đoàn không quân Đức này đã chờ đợi trong hơn bảy tháng để giáng xuống một đồn và để chúng tỏ nhuệ khí của họ. Cuối cùng giờ đây Goering đã có thể đem lại cho họ hiệu lệnh chờ đợi từ lâu. Khi trận đánh bắt đầu, chúng tôi không biết được toàn bộ tiềm lực của Đức về bộ đội nhảy dù là cái gì. Tập đoàn không quân thứ 11 này có thể chỉ là một của nửa tá đơn vị loại đó. Không phải cho đến nhiều tháng sau chúng tôi mới chắc rằng nó chỉ là một đơn vị duy nhất. Thật ra nó là mũi nhọn cây trường thương của Đức. Và sau đây là câu chuyện nó đã chiến thắng và đã bị đập tan như thế nào.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Giêng, 2019, 11:25:36 pm

        Tại Maleme, thực tế khối lượng pháo binh phong không của ta bị loại ra khỏi vòng chiến đấu. Trước khi cuộc ném bom chấm dứt, máy bay lượn bắt đầu hạ cánh xuống phía tây của sân bay. Bất kỳ ở đâu, quân đội chúng tôi cũng được báo trước là họ phải chịu những cuộc ném bom khủng khiếp. Ban ngày không thể phản công. Máy bay lượn, tàu chở quân, thường xuyên hạ cánh hay ầm ầm đổ xuống các bãi biển, bụi cây hoặc đổ xuống sân bay đầy khói lửa này. Tổng cộng, ngày đầu, chung quanh và giữa Maleme và Canea trên 5.000 quân Đức đã đổ bộ. Họ phải chịu tổn thất rất nặng nề do hỏa lực và do quân Tân Tây Lan đánh giáp lá cà dữ dội. Đến cuối ngày chúng tôi vẫn làm chủ sân bay, nhưng tối hôm đó thì một số ít theo đội dự bị rời khỏi tiểu đoàn.

        Retimo và Heraklion, cả hai được máy bay địch thết đãi một trận ném bom dữ dội vào buổi sáng, tiếp theo đó là quân nhảy dù được thả xuống vào buổi trưa. Đánh nhau dữ dội ngay sau đó, nhưng đến xẩm tối chúng tôi vẫn giữ vững cả hai sân bay. Kết quả ngày chiến đấu đầu tiên coi như khá tốt đẹp, trừ ở Maleme, nhưng ở mọi quân khu, các toán binh lính trang bị đầy đủ lúc bấy giờ vẫn không bị hao hụt gì. Cường độ cuộc tấn công vượt xa dự tính của Bộ Tư lệnh Anh và sức đề kháng mãnh hệt của chúng tôi làm cho kẻ thù kinh ngạc.

        Cuộc tiến công dữ dội tiếp tục ngày thứ hai khi máy bay chở quân đổ bộ lại xuất hiện. Mặc dù sân bay Maleme vẫn đặt dưới sự bảo vệ của hỏa lực pháo binh và súng cối rất hạn chế của chúng tôi, máy bay chở quân tiếp tục hạ cánh xuống sân bay, trên bãi đất gồ ghề về phía tây. Dường như Bộ Chỉ huy tối cao Đức không quan tâm đến tổn thất, và ít nhất có một trăm máy bay bị tan vỡ do hạ cánh khẩn cấp xuống khu vực này. Tuy nhiên họ tiếp tục tăng cường lực lượng. Tối hôm ấy quân chúng tôi phản công đến tận rìa sân bay, nhưng đến sáng, không quân Đức lại xuất hiện và chúng tôi lại phải lùi xa.

        Qua ngày thứ ba, Maleme trở thành một phi trường hành quân có hiệu quả của địch. Máy bay chở quân tiếp tục đến với nhịp độ hơn hai chục chiếc một giờ. Thậm chí họ còn có thể bay trở về lấy thêm quân tăng viện khiến sự việc có tính chất quyết định hơn. Nhìn chung ước tính trong những ngày này và những ngày tiếp theo, hơn sáu trăm máy bay chở quân hạ cánh có kết quả xuống sân bay. Dưới sức ép ngày càng tăng, Lữ đoàn Tân Tây Lan dần dần bị đánh bật cho đến khi còn cách Maleme gần mười dặm. Tại Canea và Suda không có gì thay đổi, con ở Rétimo quân địch hạ cánh xuống phía đông sân bay, thế là ở đây bắt đầu mọc lên một công sự thật sự của quân địch.

        Đêm hôm sau, khi quân chúng tôi đã hoàn toàn mệt, thì thấy ở phía bắc có đoàn tàu với những chóp sáng của đạn lửa, thì biết rằng đó là Hải quân Hoàng Gia đang hoạt động. Đoàn tàu có hộ tống đầu tiên bằng đường biển bắt đầu nhiệm vụ liều mạng của họ. Tàu Anh săn lùng con mồi trong hai giờ rưỡi, đánh chìm không ít hơn một tá thuyền con và ba tàu chạy bằng hơi nước, tất cả đều chở đầy quân địch, ước tính đêm ấy khoảng bốn nghìn lính địch bị dìm chết. Trong lúc đó, chuẩn đô đốc Kinh với bốn tàu tuần dương hạm và ba khu trục hạm đã tuần tra trong đêm 21 ngoài khơi Heraklion và rạng sáng ngày 22, bắt đầu chạy về phía Bắc. Chỉ có một tàu nhỏ chở đầy quân bị phá hủy, và vào lúc 10 giờ thì đội tàu tới gần đảo Melos. Mấy phút sau, một khu trục hạm địch với năm thuyền con bị phát hiện ở hướng Bắc và họ lập tức giao chiến. Lúc đó, một khu trục hạm khác đang tung ra một màn khói, và sau màn khói là một số lớn thuyền nhỏ. Thật ra chúng tôi đã chặn đứng một đoàn tàu quan trọng khác chất đầy lính. Trinh sát không quân của chúng tôi đã báo sự việc này với Đô đốc Cunningham nhưng phải hơn một giờ, các tin tức này mới được xác nhận đối với Đô đốc Kinh. Từ rạng đông các tàu của ông không ngừng bị không kích, mặc dù cho đến bấy giờ họ không bị thiệt hại nhưng tất cả đang thiếu đạn dược phòng không. Vị chuẩn Đô đốc này không hoàn toàn nhận thức rõ cái giá gần như trong phạm vi hiểu biết của mình, cảm thấy rằng đi xa hơn về phía bắc sẽ hủy hoại toàn bộ lực lượng, nên ra lệnh rút lui về phía tây. Ngay khi biết được lệnh này, Tổng Tư lệnh đã gửi lệnh sau đây: "Phải kiên trì đến cùng. Hãy giữ liên lạc bằng tín hiệu thấy được. Không được bỏ rơi quân đội ở Crete. Nhất thiết không để quân địch đổ bộ vào Crete bằng đường biển".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Giêng, 2019, 11:27:02 pm

        Khi gặp hải quân chúng tôi, đoàn tàu địch chạy tán loạn mọi hướng giữa rất nhiều đảo. Như vậy chỉ có khoảng năm nghìn lính Đức thoát khỏi số phận bi thảm của những chiến hữu của họ. Sự táo bạo của các nhà cầm quyền Đức trong việc ra lệnh cho những đoàn tàu chở quân hầu như không có khả nàng tự vệ này qua các vùng biển, mà họ không có quyền chỉ huy về hải quân cũng như về không quân là một mẫu của điều đáng lẽ có thể đã diễn ra trên một quy mô rất lớn ở Bắc Hải và ở biển Manche thuộc Anh hồi tháng chín năm 1940. Điều đó chứng tỏ Đức thiếu hiểu biết về cường quốc hải quân chống xâm lược và cái giá có thể bắt phải trả về sinh mạng con người như là một hình phạt cho loại ngu dốt này.

        Quyết tâm không lay chuyển tiêu diệt tất cả bọn xâm lược bằng đường biển, với bất cứ giá nào, Đô đốc Cunningham ném mọi thứ vào đĩa cân. Rõ ràng suốt các chiến dịch này, nhằm mục đích đó, ông không do dự mạo hiểm không chỉ với những tàu bè quý giá nhất của mình mà còn đối với toàn bộ quyền chỉ huy hải quân ở phía đông Địa Trung Hải.

        Về vấn đề này, Bộ Hải quân rất tán thành cách chỉ đạo của ông. Trong trận đánh khốc liệt này, không phải chỉ một mình Bộ chỉ huy Đức đánh cược cao nhất. Những sự kiện trong bốn mươi tám giờ đánh nhau trên biển đã thuyết phục kẻ thù và cho tới khi số phận đảo Crete được quyết định thì không có những cố gắng đổ bộ bằng đường biển nào thêm nữa.

        Nhưng ngay 22 và 23 tháng 5 là những ngày tai hại cho Hải Quân. Hai tuần dương hạm và ba khu trục hạm bị đánh chìm, một tàu chiến, chiếc Warspite, bị loại khỏi vòng chiến đấu một thời gian dài, còn chiếc Valiant và nhiều tàu lớn khác bị hư hại lớn. Tuy nhiên đội quân gác biển bảo vệ Crete vẫn được duy trì. Hải quân không thất bại. Cho đến khi trận đánh bảo vệ đảo kết thúc, không có một tên Đức nào từ ngoài biển lên được bờ vào Crete.

        Ngày 26 tháng 5 là ngày quyết định. Trong sáu ngày, bộ đội ta phải chịu sức ép ngày càng tăng. Cuối cùng họ không thể chịu đựng hơn nữa. Khuya đêm đó, quyết định rút khỏi Crete được thực hiện, và chúng tôi phải thêm một lần nữa đương đầu với một nhiệm vụ cay đắng và buồn thảm mà chắc chắn sẽ tổn thất nặng nề. Hải quân bị quấy rối, phải hoạt động quá sức mà phải đảm trách việc cho lên tàu khoảng hai mươi hai nghìn binh sĩ, chủ yếu từ bãi biển lộ thiên ở Sphakia vượt qua ba trăm năm mươi dặm biển do không quân địch khống chế. Bộ đội phải ẩn nấp gần bờ cho đến khi được gọi lên tàu. ít nhất có mười lăm nghìn binh sĩ được che giấu nằm trong khu đất mấp mô gần Sphakia còn đạo quân hậu tập của Freyberg thì cứ tiếp tục giao chiến.

        Một bi kịch đang chờ đội viễn chinh đồng thời của Đô đốc Rawlings đi đến để cứu nguy cho đơn vị đồn trú ở Heraklion. Đi đến trước nửa đêm, các khu trục hạm dùng phà chở binh lính đến các tuần dương hạm đang chờ ở bên ngoài, đến 3 giờ 20 sáng thì xong. Bốn nghìn binh sĩ lên tàu trở về. Đã bố trí máy bay khu trục hộ tống nhưng một phần do thay đổi thời gian, máy bay không tìm thấy tàu. Máy bay địch bắt đầu oanh tạc một cách dễ sợ lúc 6 giờ sáng và tiếp tục cho đến 3 giờ chiều, khi đội tàu con cách Alexandria không quá một trăm dặm. Khu trục hạm Hereward bị nạn đầu tiên. Lúc 6 giờ 25 sáng nó. bị một quả bom và không thể theo kịp đoàn tàu nữa. Đô đốc quyết định một cách đúng đắn là phải bỏ mặc con tàu mắc nạn cho số phận của nó. Cuối cùng người ta thấy nó đến gần bờ biển đảo Crete. Đa số binh sĩ trên tàu sống sót, tuy bị bắt làm tù binh. Tình thế xấu hơn lại xảy ra. Trong bốn giờ tiếp theo, hai tuần dương hạm Dido và Orion và khu trục hạm Decoy đều bị đánh. Tốc độ đoàn tàu xuống thấp tới 21 hải lý nhưng tất cả vẫn cứ cùng nhau đi về hướng Nam. Tình hình trên chiếc Orion thật là khủng khiếp. Ngoài thủy thủ đoàn, còn có 1.100 binh sĩ trên tàu. Trên boong bẩn thỉu chật ních có khoảng 260 người chết và 280 người bị thương do một quả bom lọt vào đài chỉ huy. Sĩ quan chỉ huy, Đại tá hải quân G.R.B. Back cũng bị giết, con tàu này bị thiệt hại nặng và bốc cháy. Đến trưa hai chiếc Fulmars thuộc binh chủng không quân của Hải quân Anh xuất hiện và sau đó tìm cách cứu viện. Máy bay khu trục của không lực Hoàng Gia mặc dù hết sức cố gắng, cũng không thể tìm thấy đoàn tàu bị nạn, mặc dù họ tham gia nhiều trận giao tranh và tiêu diệt ít nhất được hai máy bay địch. 8 giờ sáng ngày 29, khi đoàn tàu đến cảng Alexandria thì thấy rằng một phần năm đơn vị đồn trú được cứu thoát từ Heraklion đã bị giết, bị thương hoặc bị bắt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2019, 11:52:45 pm

*

        Sau khi trải qua những sự kiện như vậy, tướng Wavell và các bạn đồng nghiệp của ông phải đưa ra những quyết định dứt khoát để cứu số quân của chúng tôi ra khỏi đảo Crete. Lục quân thì đang trong hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm, khả năng hoạt động của không quân không nhiều, nên nhiệm vụ này lại rơi vào tay Hải quân tuy đã mệt mỏi và bị bom tiến công dữ dội. Theo Đô đốc Cunningham, bỏ rơi lục quân trong một cuộc khủng hoảng như vậy là trái với mọi truyền thống. Ông tuyên bố: "Hải quân phải cần ba năm để đóng một tàu mới, nhưng phải ba trăm năm mới xây dựng nên được một truyền thống mới. Việc di tản phải được xúc tiến (có nghĩa là sự cứu nguy)". Sáng ngày 29, gần 5.000 binh sĩ được cứu thoát, nhưng một số rất lớn còn lại không đầu hàng, ẩn nấp trên các con đường dẫn tới Sphakia, ban ngày mỗi khi xuất hiện là bị oanh tạc. Quyết định chấp nhận khả năng tổn thất hải quân thêm nữa, không giới hạn, được chứng minh là đúng, không chỉ trong tình thế thôi thúc mà còn do những thắng lợi sau này.

        Tối 28, Đô đốc Kinh xuống tàu đi Sphakia. Đêm sau khoảng 6.000 binh sĩ được đưa lên tàu mà không bị trở ngại, và mặc dù trong ngày 30, ba lần bị tấn công, vẫn đến Alexandria an toàn. Vận may này là nhờ các máy bay khu trục của không lục Hoàng Gia, dù ít, đã đập tan hơn một cuộc tấn công, trước khi họ đánh trúng đích. Sáng ngày 30, một lần nữa Đại tá Arliss xuống tàu đi Sphakia với bốn khu trục hạm. Hai khu trục hạm phải quay về, nhưng ông tiếp tục cuộc hành trình cùng với hai chiếc khác và đã đưa lên tàu có kết quả trên 1.500 binh lính, cả hai tàu này trên con đường về, bị hư hại do bom ném gần trúng, nhưng rồi cũng đến được Alexandria an toàn. Sau nhiều phen hiểm nguy, vua Hy Lạp cũng được cứu thoát cùng với viên Công sứ Anh trước đó mấy ngày. Đêm đó cả tướng Freyberg cũng được máy bay chuyển đi khỏi mặt trận theo lệnh của các Tổng tư lệnh.

        Ngày 30 tháng 5, lệnh cho một cố gắng cuối cùng đưa số binh lính còn lại ra khỏi đảo. Người ta tưởng rằng số quân ở Sphakia lúc này không quá 3000 người, nhưng tin tức sau này cho thấy số này là hơn gấp đôi. Đô đốc Kinh lại xuống tàu sáng ngày 31. Không thể hy vọng đem đi được tất cả, nhưng Đô đốc Cunningham ra lệnh cho các tàu phải chất chứa cho hết mức. Cùng lúc đó báo cho Bộ Hải quân biết rằng đây có thể là đêm cuối cùng của cuộc di tản. Việc cho lên tàu được suôn sẻ và ngày 1 tháng 6, hồi 3 giờ sáng, các tàu lại nhổ neo chở theo gần 4000 quân an toàn về tới Alexandria.

        Hơn năm nghìn quân Anh và Vương quốc bị bỏ lại đâu đó trên đảo Crete, được tướng Wavell cho phép đầu hàng. Tuy nhiên nhiều người phân tán trên hơn đảo có nhiều núi non, và có một chiều dài là 160 dặm. Dân làng và bà con nông thôn đã cứu trợ họ và binh sĩ Hy Lạp, và bất cứ lúc nào bị phát hiện là những kẻ cứu giúp này đều bị trừng phạt tàn nhẫn. Dân quê vô tội hoặc dũng cảm bị trả thù man rợ, họ bị bắn hàng loạt hai chục người, ba chục người. Chính vì lẽ này, ba năm sau, vào năm 1944, tôi đã đề nghị với Hội đồng Chiến tranh tối cao là những tội ác ở địa phương phải do địa phương xét xử, và phải gửi trả lại những kẻ bị tố cáo cho tòa án xét xử tại chỗ. Nguyên tắc này đã được chấp nhận, và một số món nợ chưa trả đã được thanh toán.

        Mười sáu nghìn năm trăm người trở lại Ai Cập an toàn. Hầu hết họ là binh lính của Anh và của Vương quốc. Nhiều hoạt động táo bạo khác nhau của biệt bích đã giúp gần một nghìn người nữa trốn thoát sau này. Tổn thất của chúng tôi là vào khoảng 1300 người bị giết, bị thương và bị bắt làm tù binh. Thêm vào số này, gần 2000 thương vong ở hải quân. Từ khi chiến tranh, bọn Đức đã để lại hơn 4000 nấm mộ gần Maleme và vịnh Suda và 1000 nấm mộ khác ở Retimo và Heraklion. Ngoài số này ra, còn một số rất lớn, chua ai biết, chết đuối ngoài biển, và số sau này chết vì vết thương ở Hy Lạp. Tổng cộng số thương vong của quân địch bị giết và bị thương là hơn 15.000 người. Khoảng 170 tàu chở quân bị mất hoặc hư hỏng nặng. Nhưng cái giá họ trả cho chiến thắng của họ, không thể đem so với việc tàn sát của họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2019, 11:53:23 pm

        Trận Crete là một mẫu trong những thành quả quyết định có thể được biết đến do cuộc chiến đấu gian khổ được giữ vững. Chúng tôi không biết bọn Đức có bao nhiêu sư đoàn nhảy dù. Nhưng trên thực tế, Goering chỉ có mỗi một sư đoàn không vận thứ 7 mà thôi. Sư đoàn này bị tiêu diệt trong trận Crete. Hơn 5.000 trong số binh sĩ dũng cảm nhất của y bị giết và toàn bộ cơ cấu của tổ chức này bị đập tan không còn có thể cứu vãn được. Nó không bao giờ xuất hiện lại dưới bất kỳ hình dạng thực tế nào. Binh lính Tân Tây Lan và các binh lính khác của Vương quốc, của Anh và Hy Lạp chiến đấu trong một cuộc vật lộn rối mù, đôi lúc nản lòng, cho đảo Crete, nhưng đã khiến họ cảm thấy là họ đã đóng một vai trò rõ ràng trong một sự kiện đã đem lại cho chúng tôi một sự trợ giúp có ảnh hưởng sâu rộng vào một thời điểm mấu chốt.

        Sự tổn thất những chiến binh quý giá nhất của Đức đã xóa bỏ một thứ vũ khí không quân dù ghê gớm ra khỏi tất cả mọi nhiệm vụ trong các sự kiện trước mắt ở Trung Đông. Goering chỉ dành được một chiến thắng phải trả giá đắt ở đảo Crete. Vì những lực lượng mà y sử dụng hết mức ở đó, có thể dễ dàng đem lại cho y đảo Cyparisus, Irak, Syria và thậm chí có thể cả Ba Tư. Những quân sĩ này thực sự cần thiết để tràn vào những vùng rộng lớn mà ở đó không phải đương đầu với một sức đề kháng mạnh mẽ nào. Ý ngu ngốc vứt bỏ những cơ hội gần như vô tận, vứt bỏ những lực lượng không thể thay thế được, trong một cuộc chiến đấu một mất một còn, thường là đánh giáp lá cà với những chiến sĩ của Vương quốc Anh.

        Bây giờ chúng tôi có được báo cáo về trận đánh này của tập đoàn không quân thứ 11 mà sư đoàn không vận thứ 7 là một bộ phận. Khi chúng tôi nhớ lại việc phê bình và tự phê bình nghiêm khắc mà các kế hoạch của chúng tôi phải lệ thuộc vào thì thật là thú vị khi biết được một khía cạnh khác. Bọn Đức nói: "Lục quân của Anh trên đảo Crete là khoảng gấp ba lần số quân được nói tới. Khu vực hành quân trên đảo được chuẩn bị cho việc phòng thủ hết sức cẩn thận và bằng mọi phương tiện có thể có trong tay... Tất cả các công trình đều được ngụy trang rất khéo léo. Việc không đánh giá đúng tình hình địch do thiếu thông tin, đã gây nguy hiểm cho cuộc tấn công của tập đoàn không quân thứ 11, dẫn đến những tổn thất đặc biệt dữ dội và đẫm máu".

        Vị trí hải quân ở Địa Trung Hải, ít nhất là trên giấy tờ, bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những tổn thất trong trận đánh này và do việc rút khỏi đảo Crete. Trong thời gian này, trận Matapan ngày 28 tháng ba đã đánh đuổi hạm đội Ý vào các cảng của họ. Nhưng lúc này Hải quân chúng tôi cũng chịu nhiều tổn thất mới nặng nề. Vào ngay hôm sau trận Crete, Đô đốc Cunningham chỉ con có hai tàu chiến, ba tuần dương hạm và mười bảy khu trục hạm sẵn sàng phục vụ. Chín tuần dương hạm và khu trục hạm khác đang được sửa chữa ở Ai Cập nhưng những tàu chiến Warspite và Barham và chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất của ông, tàu Formidable, ngoài ra nhiều tàu lớn khác sẽ phải rời Alexandria đi sửa chữa ở nơi khác. Chúng tôi mất ba tuần dương hạm và sáu khu trục hạm. Phải có lực lượng tăng viện không chậm trễ để khôi phục cán cân. Nhưng như sẽ được ghi lại ngay sau đó, những trường hợp bất hạnh thêm nữa sắp xảy ra. Lúc này chúng tôi phải đương đầu với một thời kỳ đã trao cho quân thù cơ may tốt nhất để thách thức quyền kiểm soát Địa Trung Hải và Trung Đông, với tất cả những gì điều này đòi hỏi. Chúng tôi không thể nói rằng họ sẽ không nắm lấy dịp may này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2019, 11:54:32 pm
   
21

CỐ GẮNG CUỐI CÙNG CỦA TƯỚNG WAVELL

        Trong khi cuộc chiến đấu ở Crete và ở sa mạc phía tây đang tiến tới đỉnh điểm và chiếc Bismark bị săn đuổi và triệt hạ trên Đại Tây Dương, thì những nguy hiểm bớt đổ máu hơn tuy không nghiêm trọng hơn, đe dọa chúng tôi ở Sirya và Irắc. Trong nội dung Hiệp ước ký năm 1930 với Irắc có điều khoản quy định là trong thời bình, nước Anh được duy trì các căn cứ quân sự gần Basra và tại Habbaniya, và có quyền quá cảnh đối với các lực lượng quân sự và cung cấp tiếp tế vào mọi thời điểm. Cũng theo hiệp ước này, chúng tôi được sử dụng mọi phương tiện có thể bao gồm việc sử dụng đường sắt, sông, cảng, sân bay để chuyển quân. Khi chiến tranh xảy ra, Irắc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức, nhưng không tuyên bố chiến tranh. Khi Ý đến, Irắc thậm chí cũng không cắt đứt quan hệ ngoại giao và sứ quán Ý tại Baghdad trở thanh trung tâm tuyên truyền chính của phe trục (Đức - Ý - Nhật) và để kích động tình cảm chống Anh. Trong việc này họ có sự giúp đỡ của giáo trưởng Jerusalem, người đã sớm trốn khỏi Jerusalem sau khi chiến tranh nổ ra và sau đó được cư trú chính trị tại Baghdad. Cùng với sự sụp đổ của Pháp, uy tín của Anh tụt xuống rất thấp và tình hình làm chúng tôi rất lo lắng. Nhưng không thể hành động quân sự và chúng tôi phải tiếp tục ứng xử cách tốt nhất mà chúng tôi có thể làm được.

        Tháng 3/1941, tình hình trở nên tồi tệ, Rashid Ali, người cộng tác với Đức trở thành Thủ tướng, và người nhiếp chính thân Anh là Emir Abdul Ilah phải bỏ trốn, vấn đề nắm được Basra, một cảng của Irắc trên Vịnh Ba Tư, trở thành quan trọng, và một cụm đại đoàn do Tướng Auchinleck, Tổng tư lệnh tại Ấn Độ phái tới đã đổ bộ xuống ngày 18/4 mà không gặp sự chống đối. Rashid Ali, người đã trông cậy vào sự hỗ trợ của máy bay Đức và thậm chí cả quân nhảy dù Đức, buộc phải giao chiến ngay sau đó.

        Hành động thứ nhất của ông này nhằm vào Habbaniya là căn cứ huấn luyện không lục của chúng tôi trên sa mạc Irắc. Doanh trại ở đây chỉ có trên 2.200 binh sĩ, không ít hơn 9.000 người dân, và trường huấn luyện bay trở thành một điểm rất quan trọng. Smart, Trung tướng không quân chỉ huy trường căn cứ đã có những biện pháp đề phòng kịp thời và táo bạo. Trước đây nhà trường dùng các phi cơ kiểu cổ hoặc bị loại để huấn luyện, nhưng có một ít kiểu Gladiator từ Ai Cập tới và 82 phi cơ các loại được biên chê thành 4 biên đội theo cách ứng biến. Một tiếu đoàn Anh chớ bằng máy bay từ Ấn Độ đã tới ngày 29. Công sự phòng ngự dưới mặt đất trên một chu vi 7 dặm là một hàng rào dây thép, thực sự là ít ỏi. Ngày 30, bộ đội Irắc từ Baghdad đã xuất hiện cách chưa đến 1 dặm trên một cao nguyên nhìn xuống sân bay và doanh trại. Họ sớm được tăng cường cho tới khi đạt được 9.000 người và 50 khẩu pháo. Hai ngày tiếp theo diễn ra các cuộc đàm phán không có kết quả, và sáng sớm ngày 2/5 chiến sự bắt đầu.

        Ở Syria sự đe dọa không kém phần nguy kịch và lực lượng dự trữ coi như đã cạn kiệt. Syria là một trong nhiều lãnh thổ hải ngoại của đế quốc Pháp tự coi mình bị ràng buộc bởi sự đầu hàng của Pháp và các nhà chúc trách Vichy đã làm hết sức để ngăn chặn không cho bất cứ ai thuộc quân đội Pháp ở Đông Địa Trung Hải chạy sang Jerusalem về với chúng tôi. Tháng 8/1940 một ủy ban đình chiến Ý xuất hiện và những người hoạt động cho Đức bị bắt giam khi chiến tranh nổ ra, giờ được thả ra và trở lại hoạt động. Vào lúc kết thúc chiến tranh, có thêm nhiều người Đức tới và với ngân quỹ lớn bắt đầu vào việc khơi gọi tình cảm chống Anh và chống Do Thái trong nhân dân Đông Địa Trung Hải. Cùng thời gian này khi Rashid Ali lên nắm quyền ở Irắc thì Syria làm cho chúng tôi phải quan tâm. Từ các căn cứ ở Dodecanese, không quân Đức đã bắn phá kênh Suez và rõ ràng là nếu họ muốn, họ có thể dùng quân nhảy dù để chống Syria. Nếu một khi người Đức nắm được quyền kiểm soát, thì Ai Cập, cùng kênh Suez và các nhà máy lọc dầu tại Abadan sẽ nằm dưới sự đe dọa trục tiếp của việc đánh phá liên tục bằng không quân. Phương tiện thông tin liên lạc trên bộ của chúng tôi giữa Palestine và Irắc sẽ lâm nguy. Rất có thể có những hậu quả về chính trị tại Ai Cập, và uy tín của chúng tôi tại Thổ Nhĩ Kỳ và trên khắp Trung đông sẽ bị ảnh hưởng.

        Chẳng bao lâu sau khi Rashid Ali kêu gọi Hitler ủng hộ về mặt quân sự để chống lại chúng tôi tại Irắc, Đô đốc Darlan đàm phán một Hiệp định sơ bộ về Syria với người Đức. Ba phần tư dụng cụ chiến tranh tập hợp lại dưới sự kiểm soát của Ủy ban đình chiến Ý sẽ được chuyển cho Irắc và không quân Đức được hưởng các tiện nghi. Tướng Dentz Cao ủy và Tổng tư lệnh của chính phủ Vichy được lệnh phải tuân thủ và đến cuối tháng 5, khoảng 100 phi cơ Đức và Ý đã hạ cánh xuống các sân bay của Syria.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2019, 11:55:13 pm

*

        Khi các nguy cơ mới này bắt đầu xuất hiện, tướng Wavell tỏ ra không muốn nhận thêm các gánh nặng. Ở Syria tất cả những gì ông có thể điều hành được là một cụm lữ đoàn duy nhất. Ông nói ông sẽ chuẩn bị và điều gì có thể làm được là tạo ra cảm giác một lực lượng lớn đang chuẩn bị để chiến đấu xuất phát từ Palestine, việc này có thể có tác động nào đó đối với chính phủ Irắc, nhưng bất cứ thứ gì ông có thể phái đến sẽ là không đầy đủ và quá chậm. Nó sẽ làm cho Palestine yếu đi một cách rất nguy hiểm và việc xúi giục nổi loạn đã diễn ra. Ông ta điện đi là "Tôi không ngừng cảnh báo là trong tình hình hiện nay Palestine không thể giúp gì cho Irắc được, tôi lúc nào cũng khuyến nghị là phải tránh một sự cam kết với Irắc... Khắp nơi lực lượng của tôi đã căng ra hết mức, và đơn giản là tôi không thể hi sinh một phần lực lượng cho việc gì nếu nó không có tác dụng nào hết". Mặt khác, tướng Auchinleck tiếp tục tăng cường cho Irắc tới 5 lữ đoàn bộ binh và các đơn vị phụ trợ nếu có phương tiện chuyên chở. Chúng tôi hài lòng về thái độ sốt sắng này. Tướng Wavell chỉ tuân lệnh một cách miễn cường. Ngày 5/5, ông phát đi bức điện như sau: "Tôi cảm thấy tôi có nhiệm vụ cảnh báo với lời lẽ nghiêm khắc nhất là tôi coi việc kéo dài chiến đấu tại Irắc sẽ tác động nghiêm trọng đến việc phòng thủ Palestine và Ai Cập. Hậu quả về mặt chính trị sẽ không thể tính được và có thể dẫn đến điều mà tôi đã bỏ ra gần hai năm tìm cách tránh, cụ thể là rối loạn nghiêm trọng nội bộ trong các căn cứ của chúng ta. Vì vậy, tôi lại phải cực lực yêu cầu cần phải có sự dàn xếp càng sớm càng tốt".

        Tôi không hài lòng với bức điện này, và với sự đồng ý của các Tham mưu trưởng, tôi đưa vấn đề ra trước Ủy ban quốc phòng trong phiên họp trưa ngày hôm sau. Mọi người có một tâm trạng kiên quyết. Mệnh lệnh sau đây đã được gửi tới tướng Wavell:

        "... Giải quyết bằng thương lượng chỉ có thể được xem xét một cách thoái mái và sẵn sàng trên cơ sở Irắc phải xuống thang với sự bảo vệ an toàn chống lại các ý đồ sau này của phe Trục đối với Irắc. Thực tế của tình hình là Rashid Ali đã từ lâu ăn cánh với các cường quốc phe Trục và đang chờ tới khi phe này ủng hộ mình trước khi lộ bộ mặt thật. Việc chúng ta tới Basra buộc hắn phái vội vã ra đi trước khi phe Trục ớ tư thế sẵn sàng. Như vậy, sẽ có cơ hội rất tốt để lập lại tình thế bằng một hành động táo bạo nếu không bị làm chậm lại".   

        "Vì thế các Tham mưu trướng khuyến cáo ủy ban Quốc phòng là họ sẵn sàng nhận trách nhiệm để phái một lực lượng như mô tả trong bức điện của ông vào thời điểm sớm nhất có thể được. Ủy ban Quốc phòng chỉ thị là Trung tướng không quân Smart phải được thông báo là ông sẽ được hỗ trợ và trong khi chờ đợi, ông có nghĩa vụ bảo vệ Habbaniya đến người cuối cùng. Với điều kiện là an ninh của Ai Cập được duy trì, không quân phải hỗ trợ đến mức tối đa có thể được các cuộc tác chiến tại Irắc".


        Trong thời gian này các phi đội của Trường huân luyện không quân Habbaniya cùng với các phóng pháo cơ Wellington từ Shaita, tại mũi đất vịnh Ba Tư đã tiến đánh quân đội Irắc trên cao nguyên. Phía Irắc đánh trả bằng việc pháo kích doanh trại và phi cơ của họ cũng ném bom và bắn phá chúng tôi. Ngày đầu số thương vong của chúng tôi là trên 40 người và 22 phi cơ bị phá hủy hoặc hư hỏng. Bất chấp các nguy cơ của việc cất cánh gần hỏa lực của pháo binh, các phi công của chúng tôi vẫn kiên trì. Địch không tấn công bằng bộ binh và pháo của họ dần dần bị chế ngự. Người ta phát hiện pháo thủ địch không ở bên cạnh pháo khi bị phi cơ tấn công, thậm chí kể cả khi thấy máy bay xuất hiện trên đầu mình. Sự hoảng hốt của họ đã được triệt để khai thác và sau ngày thứ hai chúng tôi đã có thể chuyển một phần cố gắng về không quân của mình vào việc đánh không quân Irắc và các căn cứ của họ. Trong các đêm ngày 3 và 4 tháng 5 các đội tuần tiễu xuất kích đánh phá các tuyến của địch và sang mồng 5, sau 4 ngày bị không quân Hoang gia tấn công, địch đã thấm đòn. Đêm đó, họ rút khỏi cao nguyên. Họ bị truy kích và một trận đánh rất thành công đã bắt và thu được 400 tù binh, một tá đại bác, 60 súng máy và 10 xe bọc thép. Một binh đoàn tăng cường bị phi cơ chúng tôi phát hiện trên đường đi và bị tiêu diệt. Đến ngày 7/5 thì việc vây hãm kết thúc và ngày 18, thi tiền quân của lực lượng thay thế từ Palestine kéo đến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2019, 11:56:09 pm

        Đến lúc này, người Irắc không phải là kẻ thù duy nhất. Chiếc máy bay Đức đầu tiên đến đậu tại sân bay Mosul ngày 13/5 và từ đó trở đi, nhiệm vụ chính của Không quân Hoàng gia là tấn công chúng và  cản    trở đường tiếp tế của chúng bằng đường sắt từ Syria. Sau một ít ngày, chúng tôi đã  thành    công trong việc đè bẹp họ. Về sau, một phi đội chiến đấu cơ của Ý xuất hiện nhưng không làm nên trò chống gì. Người sĩ quan Đức mà nhiệm vụ là phối hợp hành động các phi đội thuộc lực lượng  phe Trục, và là con trai của Thống chế Blomberg, hạ cánh xuống Baghdad với một viên đạn trong đầu do các đồng minh của hắn bắn nhầm. Người kế nghiệp hắn tuy may mắn hơn khi hạ cánh nhưng cũng chẳng làm được gì và tất cả cơ may can thiệp hữu ích của phe Trục đã trôi qua.

        Tiền quân của chúng tôi tới ngoại ô Baghdad ngày 30/5. Tuy yếu về mặt số lượng và Irắc còn có 1 sư đoàn trong thành phố , nhưng sự có mặt của chúng tôi là quá nhiều đối với Rashid Ali và bạn bè của ông ta. Rashid và các người này bỏ chạy sang Ba Tư cùng với các Tham tán công sứ Đức, Ý và nguyên nhiếp chính Jerusalem. Ngày hôm sau, đình chiến được ký kết, nhiếp chính được lập lại, một chính phủ mới nắm công việc và ít lâu sau chúng tôi chiếm đóng tất cả các điểm quan trọng trên đất Irắc.

        Như vậy kế hoạch của Đức nhằm tạo ra sự nổi loạn tại Irắc và chi phối một cách rẻ tiền khu vực rộng lớn này đã bị thất bại phần nào. Đương nhiên họ con có sẵn một lực lượng quân nhảy dù lúc này có thể giành cho họ Syria, Irắc và Ba Tư với những mỏ dầu quí báu. Cánh tay của Hitler có thể với rất xa tận Ấn Độ và vẫy gọi Nhật Bản. Tuy vậy y đã chọn việc sử dụng và sử dụng triệt để bộ máy không quân ưu việt của mình trên một hướng khác. Chắc chắc y đã vứt bỏ cơ hội đạt được một chiến lợi phẩm to lớn với giá rẻ ở Trung Đông.

        Nhu cầu khó chấp nhận là phải chặn trước người Đức tại Syria buộc chúng tôi phải dồn ép tướng Wavell. Ông này nói ông sẽ không chịu gánh nặng của một chiến dịch tại Syria trừ phi chiến dịch đó là tuyệt đối cần thiết. Các Tham mưu trưởng trả lời là không có sự lựa chọn nào cả ngoài việc phải ứng biến đưa ra một lực lượng lớn nhất mà không làm hại đến sự an ninh của sa mạc phía tây, và ngày 21/5 khi người Đức tấn công Crete, Wavell chỉ thị Tướng Maitland Wilson chuẩn bị tiến quân.

        Vói sự hỗ trợ của quân Pháp Tự do, ngày 8/6 cuộc tiến quân bắt đầu và ban đầu ít gặp sự chống cự. Không ai có thể nói chính phủ Vichy sẽ chiến đấu ra sao. Tuy chúng tôi khó thực hiện được sự bất ngờ, một số người cho là quân địch chỉ biểu thị một sự kháng cự. Nhưng tới khi họ biết được chúng tôi yếu như thế nào thì họ trở nên hăng hái, tin tưởng hơn và phản ứng lại mạnh mẽ, nếu chỉ vì thanh danh của các quân chủng của họ. Sau một tuần chiến đấu, Wavell rõ ràng nhận ra được sự cần thiết phải có tăng viện. Ông ta có khả năng vét thêm nhiều quân đội kể cả một phần của lực lượng đã chiếm được Baghdad. Baghdad rơi vào tay người Úc ngày 21 sau 3 ngày chiến đấu ác liệt. Họ    tiến được là nhừ có cuộc đột kích táo bạo và phải trả giá đắt của đội biệt động số 11 từ bể đổ bộ vào sau lưng phòng tuyến địch. Tướng Dentz nhận ra giới hạn của ông ta đã kiệt rồi. Ông ta vẫn còn 24.000 quân nhưng không có hi vọng là chống cự được. Không lực của ông chỉ còn lại chưa được 1/5. Đến 8 giờ sáng ngày 12/7 các phái viên của Chính phủ Vichy tới chính thức yêu cầu đình chiến. Điều này được giải quyết, một bản qui ước được ký kết và Syria được chuyển sang phần chiếm đóng của phe đồng minh. Tổn thất của chúng tôi là trên 4.000 vừa bị chết vừa bị thương, thương vong về phía địch khoảng 6.500 người. Một sự kiện khó chịu xảy ra. Tù binh Anh bị bắt trong chiến đấu được vội vã đưa về nước Pháp của Vichy và từ đó chắc chắn sẽ được chuyển qua sự giam giữ của Đức. Khi việc này được phát hiện, tướng Dentz và các sĩ quan cao cấp khác bị giữ làm con tin. Việc làm này đạt hiệu quả mong muốn và người của chúng tôi được gửi trả lại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2019, 11:56:34 pm

*

        Các chiến dịch thành công ở Syria và Irắc cải thiện lớn vị trí chiến lược của chúng tôi ở Trung Đông, cụ thể là bất cứ việc địch tìm cách thâm nhập thêm nào từ Địa Trung Hải theo hướng đông đều bị chặn lại, tuyến phòng thủ kênh Suez được đưa xa thêm 250 dặm về phía bắc, giải tỏa được mối lo của Thổ Nhĩ Kỳ về biên giới phía nam của mình. Giờ đây, nước này được một cường quốc hữu nghị đảm bảo hỗ trợ nếu bị tấn công. Cuộc chiến đấu tại đảo Crete mà chúng tôi phải trả giá đắt đã tiêu hủy lực lượng xung kích của đội quân nhảy dù Đức. Cuối cùng thì cuộc nổi loạn của Irắc đã bị đè bẹp, và với các lực lượng nhỏ bé một cách thảm hại được tổ chức theo cách ứng biến, chúng tôi đã lấy lại được quyền làm chủ các vùng rộng lớn có liên quan. Việc chiếm đóng và chinh phục Syria được thực hiện nhằm đáp úng một nhu cầu tối cần thiết đã chấm dứt vĩnh viễn, như nó đã chúng tỏ, việc Đức tiến sang vịnh Ba Tư và Ấn Độ. Nếu quá thận trọng, Nội các chiến tranh và các Tham mưu trưởng đã không biến mỗi cột mốc thanh cột về đích và buộc những người chỉ huy phải tuân theo ý chí của mình, thì chúng tôi đã phải gánh chịu các tổn thất trên đảo Crete mà không đạt được phần thưởng nào từ cuộc chiến đấu gian khổ và vinh quang ở hòn đảo này. Nếu tướng Wavell tuy đã kiệt sức, mà gục đổ vì bị quá căng thẳng do các sự kiện và các mệnh lệnh của chúng tôi, thì toàn bộ tương lai của cuộc chiến tranh và của Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã bị thay đổi lớn. Lúc nào cũng có nhiều điều phải nói về việc người ta không tìm cách làm được nhiều hơn mức của mình và biến việc mình ráng làm thành một điều chắc chắn. Nhưng nguyên tắc này, giống như những nguyên tắc khác trong đời sống và trong chiến tranh, có những ngoại lệ của nó.

        Phải nhớ là việc nổi loạn ở Irắc và việc thọc vào Syria chỉ là một phần nhỏ của tình hình khẩn cấp bao la ở Trung Đông vây chặt tướng Wavell trên mọi phía cùng một lúc. Tương tự như vậy, toàn bộ cảnh Địa Trung Hải, theo cách nhìn của Luân Đôn, chỉ đứng thứ hai trong các vấn đề thế giới của chúng tôi, trong đó sự đe dọa xâm lược, chiến tranh tàu ngầm, và thái độ của Nhật là những nét bao trùm. Chỉ có sức mạnh và sự đoàn kết của Nội các Chiến tranh, mối quan hệ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, thống nhất về quan điểm giữa các thủ tướng chính trị và quân sự hoạt động suôn sẻ của bộ máy chiến tranh đã giúp chúng tôi vượt qua được các thử thách và hiểm họa, tuy bị tổn thương nặng nề. Con phải mô tả thêm một cuộc hành quân nữa, trận chiến sa mạc phía Tây, được xếp hạng loại 1, đối với tôi và các Tham mưu trưởng. Và trận này tuy không thanh công, nhưng cũng chặn đứng được Rommel trong gần 5 tháng trời.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2019, 11:57:04 pm

*

        Vào lúc này, chúng tôi có một điệp viên tiếp cận chặt chẽ với tổng hành dinh của Rommel cung cấp cho chúng tôi một thông tin chính xác về vị thế quyết đoán nhưng chênh vênh của viên tướng này. Chúng tôi biết cái giới hạn tối đa mà ông ta hy vọng dựa vào để tự khẳng định mình là hạn hẹp vô cùng, và ngoài ra những mệnh lệnh chặt chẽ và cứng rắn của Bộ chỉ huy tối cao Đức không cho phép ông vứt bỏ những chiến thắng của mình bằng cách đòi hỏi quá nhiều vận may.

        Nắm được tất cả những thông tin của chúng tôi, Wavell ngay cả trong khi sự kiện Crete xảy ra đến nơi, đã chủ động bám chặt Rommel trước khi sư đoàn 15 Con Báo khủng khiếp từ Tripoli vượt một chặng đường dài kéo tới với đội hình đầy đủ và trước khi Benghazi thực sự được mở ra như một đường tắt cho việc tiếp tế của địch. Ông ta muốn tấn công xe tăng thậm chí ngay trước khi các xe tăng - "Hướng đạo sinh sói con" như cách gọi của Wavell và tôi trong các cuộc trao đổi thư tín với nhau, được cuộc hành quân "Con Hổ" đưa vào hoạt động. Một lực lượng nhỏ của Tướng Gott cũng tìm cách làm như vậy, nhưng không thành công, và vào ngày 20/5 cơ hội đánh bại Rommel trước khi ông ta được tăng viện đã trôi qua.

        Tuy đã có chuẩn bị trước, những sự chậm trễ trong dỡ hàng, sửa chữa lại và làm cho các chú Sói con hoạt động được trên địa hình sa mạc đã tỏ ra rất tai hại. Khi được đưa đến nơi; tình trạng của xe tăng về mặt cơ khí được phát hiện là kém. Sự cố sớm xảy ra nhanh như đổ dốc. Rommel triển khai một bộ phận lớn của sư đoàn tăng Con Báo và tập trung vào biên giới giữa Capuzzo và Sidi Omar. Ông ta trông chờ một cuộc tấn công mạnh để giải tỏa cho Tobruk, và quyết tâm lấy lại và giữ Halfaya để làm cho cuộc tấn công đó khó khăn thêm. Cái đèo nổi tiếng này do Tiểu đoàn 3 Coldstream Guards, một trung đoàn dã pháo và 2 đại đội xe tăng chấn giữ. Ngày 26/5 địch tiến đánh và chiều tối hôm đó chiếm được một điểm đặc biệt ở hướng bắc mà ở đó có thể quan sát rõ ràng toàn bộ vị trí do Coldstream giữ, sáng hôm sau sau khi pháo kích dử dội, chúng tôi lâm vào tình thế rất khó khăn trước sự phối hợp tấn công ác liệt của ít nhất 2 tiểu đoàn và 60 xe tăng. Lực lượng dự bị ở quá xa không thể can thiệp được, và cách duy nhất còn lại là giải thoát lực lượng mà không chần chừ gì nữa. Điều này chúng tôi thực hiện được nhưng tổn thất thì nặng nề, chỉ còn có 2 xe tăng hoạt động được. Rommel đã đạt được mục tiêu của mình và đi vào củng cố thế đúng của mình ở Halfaya. Như ông ta hi vọng, việc ông chiếm giữ vị trí này là một sự cản trở đáng kể đối với chúng tôi ba tuần lễ sau.

        Công việc chuẩn bị cho cuộc phản công chính của chúng tôi dưới cái tên mật mã "Cái rìu của trận đánh" được tiến hành tích cực, nhưng có một mặt đen tối hơn. Ngày 31/5 Wavell báo cáo việc ông gặp những khó khăn về kỹ thuật trong việc cải tổ lại sư đoàn 7 thiết giáp. Thời hạn sớm nhất mà ông có thể tung ra "Cái rìu của trận đánh" là 15/6. Trong khi nhận ra những hiểm họa của việc hoãn đánh là địch có thể củng cố không quân và mở một trận đánh lớn vào Tobruk, ông cảm thấy trận đánh sắp tới chủ yếu là quần nhau bằng xe tăng nên ông phải giành mọi cơ hội cho sư đoàn thiết giáp, và những ngay kéo dài thêm do chờ đợi sẽ "tăng gấp đôi khả năng thành công". Giờ đây, tôi thiết tha hi vọng và cũng rất lo sợ chờ đợi cuộc tấn công của chúng tôi trên sa mạc, có thể sẽ làm thay đổi toàn bộ diễn biến của chiến dịch có lợi cho chúng tôi. Tương phản một cách đáng lo ngại với thành tích sớm hơn trong năm của chúng tôi, người Đức đã nhanh chóng đưa Benghazi vào sử dụng và chắc chắn quân chủ lực của họ đã được duy trì phần lớn thông qua cảng này. Giờ đây, chúng tôi biết người Đức đã thành công trong việc tập trung ở phía trước phần lớn quân thiết giáp của họ mà chúng tôi không nắm được gì hết. Thực sự họ đã điều trên 200 xe tăng chiến đấu chống lại 180 chiếc của chúng tôi. "Cái rìu của trận đánh" bắt đầu lúc sáng sớm ngày 15/6. Thoạt tiên sự việc diễn biến khá tốt, nhưng vào ngày thứ ba, 17/6, mọi việc đều hỏng và rõ ràng là cú đánh của chúng tôi đã thất bại. Việc rút lui toàn bộ lực lượng được tiến hành trong trật tự có sự yểm trợ của khu trục cơ. Địch không truy kích đến cùng, một phần chắc chắn là xe tăng của họ bị máy bay chúng tôi bắn phá. Như bây giờ chúng ta biết, lệnh của Rommel là hành động chỉ để phòng ngự và xây dựng lực lượng cho các trận đánh vào mùa thu. Dính vào việc truy kích mãnh liệt qua biên giới để rồi bị tổn thương sẽ là trái với mệnh lệnh một cách trực tiếp.

        Tuy hành động này có thể có vẻ nhỏ bé so với quy mô của cuộc chiến tranh tại Địa Trung Hải, trong tất cả các chiến dịch có liên quan, sự thất bại của nó là 1 cú sốc chua chát đối với tôi. Thắng lợi ở sa mạc có nghĩa là sự tiêu diệt lực lượng táo bạo của Rommel. Tobruk có thể được giải vây và sự rút lui của địch rất có thể đưa Rommel ngược trở lại Benghagi nhanh như khi ông ta đến vậy. Chính vì mục tiêu tối thượng này theo như cách nhìn của tôi mà tôi dám chấp nhận mọi hiểm nguy từ phía chiên dịch "Con Hổ". Tôi không được tin gì về các sự kiện ngày 17 và biết rằng tin tức sẽ đến sớm, tôi đi xuống Chartwell mà tất cả các nhà đều đóng của, với hi vọng muốn được tự do một mình. Ở đây tôi nhận được tin về điều gì đã xẩy ra. Tôi đi lang thang trong thung lũng, lòng dạ buồn phiền.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2019, 11:57:34 pm

*

        Bạn đọc theo dõi chuyện kể, giờ đây chuẩn bị tư tưởng trước quyết định mà tôi đề ra trong 10 ngày cuối tháng 6/1941. Ở trong nước, chúng tôi có cảm nghĩ Wavell là một người mệt mỏi rồi. Rất có thể nói được là chúng tôi đã đưa một người vui vẻ sẵn sàng nhận mọi công việc đến chỗ đình trệ. Việc hội tụ bất thường của 5 hay 6 chiến trường với những thăng và trầm, đặc biệt là trầm, tác động vào 1 Tổng Tư lệnh, tạo ra một sự căng thẳng mà ít có quân nhân nào phải chịu dưng. Tôi không hài lòng với việc dự phòng cho việc phòng thủ đảo Crete của Wavell, đặc biệt là ông đã không cung cấp thêm một số ít xe tăng. Các Tham mưu trưởng đã bác bỏ ý kiến của ông và thay vào đó là 1 quyết định táo bạo thực hiện một cú lao qui mô nhỏ nhưng may mắn vào Irắc dẫn đến việc giải tỏa Habbaniya và một sự thành công hoàn toàn có tính chất địa phương. Sau hết là cuộc hành quân "Cái rìu của trận đánh" mà Wavell đã trung thành thực hiện với những rủi ro mà tôi đã gắng chịu để đạt thắng lợi trong việc mở cuộc hành quân "Con Hổ" chuyển xe tăng "Hướng đạo sinh Sói con" sang Ai Cập. Tôi không hài lòng với những sự sắp xếp bố trí của Ban Tham mưu hành dinh Trung Đông để tiếp nhận các xe tăng "Hướng đạo sinh Sói con" được tiếp viện cho Wavell qua con đường Địa Trung Hải chết người với bao hiểm họa và cần biết bao may mắn. Tôi kính phục tinh thần của ông ta trong trận đánh nhỏ có thể rất quan trọng này cũng như việc ông ta cực lực coi thường những nguy hiểm cho cá nhân mình khi bay đi bay lại trên một chiến trường rộng lớn, rối rắm. Nhưng cuộc hành quân có vẻ như không được phối hợp  tốt, nhất là trong sự thất bại không phá vây để mở được một lối ra khỏi cảng Tobruk, như la một biện pháp sơ bộ, một biện pháp đặc trưng cần thiết.

        Trên tất cả tình hình này, là sự kiện Rommel đánh phá nhiều lần vào sườn sa mạc làm tất cả các dự án Hi Lạp mà chúng tôi đã bắt tay vào thực hiện bị sói mòn và sụp đổ với tất cả những mối hiểm họa buồn thảm trong cái mà chúng tôi cho là phạm vi quan trọng nhất của chiến tranh vùng Balkan. Người ta nhắc lại là tôi đã bình luận: "Rommel đã giật những vòng nguyệt quê từ trên trán Wavell và vứt chúng xuống bãi cát". Đây không phải là một ý nghĩ đích thực mà chỉ là một cảm giác thoáng qua. Chỉ có thể đánh giá tất cả sự kiện này bằng cách dựa trên mối liên quan với các tài liệu xác thực được viết ra vào lúc bấy giờ, và chắc chắn cũng như nhiều chúng cớ có giá trị khác mà trong tương lai sẽ được vạch ra. Sự thật vẫn là sau "Cái rìu của trận đánh" tôi đi đến kết luận là phải có một sự thay đổi.

        Giờ đây Tướng Auchinleck là Tổng Tư lệnh tại Ấn Độ. Tôi hoàn toàn không thích thái độ của ông ta trong chiến dịch Na Uy  tại Narvik. Ông ta có vẻ có chiều hướng nhấn mạnh quá nhiều về an toàn và chắc chắn mà cái này hoặc cái kia không bao giờ có trong chiến tranh cả, và bằng lòng đặt lên trên hết việc thỏa mãn những gì ông cho là những yêu cầu tối thiểu. Tuy vậy, tôi có ấn tượng mạnh về những phẩm chất của ông,

        sự có mặt và chí khí cùng nghị lực của ông. Sau Narvik ông ta phụ trách Bộ Tư lệnh miền Nam, tôi nhận được từ nhiều giới, công cũng như tư, lời chúng nhân về sức mạnh và cấu trúc mà ông ta đã tạo ra cho vùng quan trọng này. Việc bổ nhiệm ông làm Tổng Tư lệnh tại Ấn Độ nói chung là được hoan nghênh. Chúng tôi đã thấy ông sẵn sàng như thế nào trong việc gửi các đơn vị Ấn Độ sang Basra và sự nhiệt tình mà ông đã dành cho việc dập tắt cuộc nổi loạn tại Irắc. Tôi tin tưởng chắc chắn ở con người Auchinleck, tôi sẽ đưa ra một diện mạo mới, tươi tắn, để chịu đựng những thử thách nhiều loại ở Trung Đông và mặt khác Wavell sẽ tìm được thời gian ở sự chỉ huy xuất sắc của ông này, để lấy lại sức của mình trước khi xuất hiện những thử thách và cơ hội mới đã kề bên rồi. Tôi thấy những quan điểm này của tôi không hề gặp sự chống đối nào trong các giới quân sự và cấp bộ tại Luân Đôn. Độc giả không nên quên là tôi không bao giờ chuyên quyền độc đoán và luôn luôn phải nhìn thấy rõ và cùng đi với dư luận về chính trị và nghiệp vụ. Ngày 21/6 tôi đã điện đi quyết định về nhân sự nói trên. Wavell nhận bức điện một cách bình tĩnh và đàng hoàng. Thời gian này ông ta sắp sửa thực hiện một chuyến bay cực kỳ nguy hiểm sang Abyssinia. Người viết tiểu sử của ông ta ghi lại là khi đọc bức điện của tôi ông ta nói: "Thủ tướng hoàn toàn đúng. Phải có một con mắt nhìn mới, một bàn tay mới cho chiến trường này".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2019, 11:58:36 pm

*

        Trong nhiều tháng qua, tôi cực kỳ phiền não vì nhược điểm lộ rõ của Bộ Tham mưu ở Cairo và mỗi lúc càng nhận ra biết bao nhiêu gánh nặng quá mức đè lên vai Tổng Tư lệnh của chúng tôi đang vật lộn với công việc. Bản thân Wavell cùng với các Tư lệnh khác ngay từ ngày 18/4 đã yêu cầu được giảm bớt gánh nặng và được hỗ trợ phần nào. Quan điểm của ông ta được sự đồng tình của 2 người đồng nghiệp với ông. Các Tư lệnh cảm thấy sự thuận lợi và có quan chức chính trị cấp cao ngay bên mình trong chuyến thăm của ông Eden. Họ ý thức được khoảng trống sau khi ông Eden ra về.

        Randolph, con trai tôi cùng đi với đội biệt kích, lúc này được phân tán trên một mức nào đó, có mặt ở sa mạc vào thời gian này. Hắn là nghị sĩ Quốc hội và có quan hệ rộng rãi. Tôi không được tin nhiều hoặc luôn luôn về hắn, nhưng vào ngày 7/6, qua Bộ ngoại giao, tôi nhận được bức điện sau đây hắn gửi từ Cairo được ngài Miles Lampson Đại sứ Anh biết và khuyến khích:

        "Không biết làm thế nào chúng ta có thể bắt đầu chiến thắng ở đây được cho tới khi chúng ta có tại chỗ một quan chức dân sự có thẩm quyền để hàng ngày chỉ đạo về chính trị và chiến lược. Tại sao lại không phái tới dây một thành viên của Nội các Chiến tranh để chủ trì toàn bộ nỗ lực chiến tranh! Ngoài một bộ phận nhỏ giúp việc cho cá nhân, ông ta cần hai người xuất sắc để phối hợp tiếp tế và chỉ dạo kiểm duyệt, tình báo và tuyên truyền. Đại bộ phận những người có tâm huyết ở đây đều ý thức được việc cần thiết này. Việc thuyên chuyển nhân sự đơn thuần là không đủ và thời điểm hiện nay có vẻ đặc biệt chín mùi và thuận lợi cho một sự thay đổi về hệ thống. Xin lỗi vì đã làm phiền ba, nhưng đề nghị xem tình hình nay là rất xấu và hành động khấn cấp là cực kỳ quan trọng đối với bất cứ các triển vọng thành công nào".

        Điều này đã in hằn sâu các vấn đề vào trong đầu óc tôi. Nửa tháng sau tôi trả lời cho hắn là "Ba đã và đang nghĩ nhiều trong một thời gian nhất định về những nét trong bức điện có ích và được thảo ra rất tốt của con". Ngay sau đó tôi bắt tay vào việc ra quyết định.

        Năm 1940 tôi đưa Đại tá hải quân Oliver Lyttelton vào trong chính phủ giữ chức Bộ trưởng Thương mại. Tôi biết ông ta khi ông còn ở thời kỳ thơ ấu. Ông đã phục vụ trong Trung đoàn Vệ binh Hoàng gia Anh trong suốt thời gian chiến đấu ác liệt của Thế chiến I, bị thương và nhiều lần được khen thưởng. Sau khi xuất ngũ ông tham gia kinh doanh và trở thành giám đốc xí nghiệp kim khí lớn. Biết được những phẩm chất cá nhân rất tốt của ông, tôi không ngần ngại đưa ông ta vào Quốc hội và ở các cơ quan cấp cao. Việc quản lý của ông đã được tất cả các đảng phái trong chính phủ kính nể. Tôi không thích các đề nghị năm 1941 của ông về vấn đề tem phiếu quần áo, nhưng tôi thấy Nội các và Hạ viện lại tán thành và không có gì để hoài nghi về tính chất cần thiết của các đề nghị ây vào thời điểm lúc đó. Ông là một người của hành động có tài năng và giờ đây tôi cảm thấy là về mọi mặt ông ta thích hợp với nhiệm vụ mới trước đây chưa có là công sứ của Nội các Chiến tranh tại Trung Đông. Việc này sẽ bớt một phần nhỏ gánh nặng trên vai các Thủ trưởng quân sự. Tôi thấy ý kiến này được các đồng sự của tôi ở tất cả các đảng phải sẵn sàng chấp nhận. Do đó ông ta được chỉ định với nhiệm vụ chính là "giải phóng Bộ chỉ huy tối cao khỏi tất cả các gánh nặng từ bên ngoài đưa tới và nhanh chóng giải quyết tại chỗ theo đúng chính sách của chính phủ Hoàng gia, nhiều vấn đề có liên quan đến nhiều bộ hoặc quan chúc mà từ trước đến nay cần phải có ý kiến ở trong nước".

        Tất cả các sắp xếp bố trí mới này cùng với những hệ quả trên mặt hành chính của chúng, ăn khớp và thích hợp với sự thay đổi trong sự chỉ huy ở Trung Đông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2019, 11:59:46 pm

22
       
NỮ THẦN NEMESIS TRỪNG PHẠT LIÊN XÔ

        Nemesis là "Nữ thần của sự trừng phạt, vị nữ thần này giảm bớt mọi vận may thái quá, kiềm chế sự kiêu ngạo gắn với vận may... và là người trừng phạt các tội ác khác thường"1.

                Giờ đây chúng ta phải vạch trần sự sai lầm và kiêu ngạo trong việc tính toán một cách tàn nhẫn của chính phủ Xô Viết và bộ máy đồ sộ của Cộng sản và sự không hiểu biết đáng kinh ngạc của họ đối với chính vị thế của họ. Họ đã hoàn toan làm ngơ trước số phận của các cường quốc phương Tây tuy rằng điều đó có nghĩa là sự phá hoại "Mặt trận thứ hai" mà họ sẽ sớm kêu gào mở. Có vẻ như họ không có ý niệm gì về việc Hitler đã có lần quyết tâm tiêu diệt họ. Nếu tình báo của họ đã báo họ biết việc Đức triển khai quân rộng lớn hướng về phía Đông và mỗi ngày một tăng thêm, thì họ đã bỏ qua nhiều bước đi cần thiết để đối phó với tình hình nay. Như vậy họ đã để Đức đè bẹp toàn bộ vùng Balkan. Họ căm thù và coi khinh các nền dân chủ phương Tây, nhưng với sự hỗ trợ tích cực của Anh, chính phủ Xô Viết có thể kéo 4 nước Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani, Bulgari và Nam Tư có tầm quan trọng sống còn với họ, với sự an toàn của chính họ, để thành lập một mặt trận Balkan chống Hitler. Họ đã để các nước này sa vào rối loạn, và trừ Thổ Nhĩ Kỳ, đều bị quét gọn từng bước một: Chiến tranh chủ yếu là một danh sách các sai lầm ngớ ngẩn, nhưng người ta có thể hoài nghi là liệu trong lịch sử có sai lầm nào bằng sai lầm mà Staline và các nhà lãnh đạo Cộng sản mắc phải khi họ vứt bỏ mọi khả năng ở Balkan và nằm chịu chết trông chờ, hoặc bất lực không nhận ra được cuộc tấn công kinh khủng sắp đến với nước Nga. Cho tới nay, chúng tôi đánh giá họ là những nhà tính toán ích kỷ. Trong giai đoạn này họ cũng là những người kém hiểu biết. Sức mạnh quần chứng, sự dũng cảm và chịu đựng của "Mẹ Nga" còn phải đưa lên bàn cân. Nhưng trong chừng mực chiến lược, chính sách, sự nhìn xa trông rộng, khả năng, là những trọng tài, thì Staline và các ủy viên của ông đã tỏ ra lúc này là những người cẩu thả hoàn toàn bị đánh bại nhất của Thế chiến 2.

*

        Chỉ thị ngày 18 tháng 12 năm 1940 của Hitler với cái tên gọi là "Barbarossa" đề ra việc sắp xếp đội hình tổng thể và những nhiệm vụ chính của các lực lượng được tập trung chống lại Nga. Vào thời điểm đó, tổng số lực lượng trên mặt trận phía Đông là 34 sư đoàn. Nhân con số này lớn trên 3 lần là một quá trình bao la về lập kế hoạch và chuẩn bị chiếm hết thời gian của các tháng đầu năm 1941. Tháng giêng và tháng 2, cuộc phiêu lưu vào vùng Balkan mà Hitler tự cho phép mình tham gia đã buộc phải rút 5 sư đoàn trong đó có 3 sư đoàn thiết giáp từ phía Đông để điều sang phía Nam. Tháng 5, Đức triển khai quân sang phía Đông lên tới 87 sư đoàn và đã có không ít hơn 25 sư đoàn bị hút vào Balkan. Xét về mặt tầm vóc và rủi ro của việc xâm lăng nước Nga thì làm xáo trộn việc tập trung vào hướng đông bằng một sự đảo hướng nghiêm trọng như vậy là thiếu nhìn xa trông rộng. Người ta sẽ phải thấy việc đề kháng của Anh trong vừng Balkan và đặc biệt là cuộc cách mạng Nam Tư đã buộc cuộc hành quân quan trọng nhất phải chậm mất 5 tuần lễ như thế nào. Không ai có thể lường được chính xác những hậu quả của việc này trước khi mùa đông tới, đối với số phận của chiến dịch Đức - Nga. Có thể nói một cách hợp lý là cái việc đó đã cứu thoát Matxcova. Trong tháng 5 và đầu tháng 6, nhiều sư đoàn Đức được huân luyện tốt nhất và toàn bộ xe thiết giáp, đã được điều từ Balkan sang mặt trận phía Đông, và bước vào tấn công, Đức đã huy động 12 sư đoàn đã hoặc đang được tập hợp để đến đầu tháng 7, Bộ chỉ huy tối cao Đức có thể dựa vào ít nhất 150 sư đoàn với sự yểm trợ của lực lượng xung kích chính của không quân khoảng 2.700 máy bay.

--------------------
        1. Trích dẫn từ Từ điển Oxford tiếng Anh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Giêng, 2019, 12:00:51 am

*

        Cho đến tận cuối tháng 3, tôi không thực sự tin là Hitler đã quyết tâm làm chiến tranh với Nga cũng như bao lâu nữa chiến tranh sẽ xảy ra.

        Tin tức tình báo của chúng tôi đã phát hiện chi tiết về việc 3 tháng đầu năm 1941 đã được đánh dấu bằng những cuộc điều quân tập trung vào hướng Balkan và trong lòng khu vực Balkan. Điệp viên của chúng tôi có thể đi lại khá tự do trong các nước hầu như trung lập này và có khả năng nắm được chính xác việc Đức tập trung các lực lượng hạng nặng bằng đường sắt và đường bộ về hướng Đông Nam. Nhưng không có lực lượng nao nhất thiết nói lên sự tấn công vào nước Nga, và tất cả đều có thể hiểu với góc độ đó là quyền lợi của Đức, đó là chính sách của Đức đối với Rumani và Bungari, là những ý đồ của họ đối với Crete và những thu xếp của họ với Nam Tư và Hungari. Có được tin tức về việc động binh lớn diễn ra xuyên qua nước Đức tới mặt trận Nga, kéo từ Rumani tới biển Baltic, là một việc còn khó khăn hơn nhiều. Đối với tôi, ở giai đoạn này và trước khi dọn sạch vùng Balkan, việc nước Đức phải mở một cuộc chiến tranh lớn khác với Nga có vẻ là quá tốt để trở thành sự thực.

        Không có tín hiệu gì về việc Đức giảm lục lượng đối diện với chúng tôi ở phía bên kia biển Manche. Các cuộc không kích của Đức hướng vào Anh vẫn duy trì cường độ bắn phá. Việc chính phủ Xô Viết coi thường và hình như chấp nhận cách Đức tập trung quân ở Rumani và Bungari, những bằng chứng mà chúng tôi có được về số lượng lớn và vô giá của các vật phẩm tiếp tế đang được Nga gửi sang Đức, việc rõ ràng có cùng chung quyền lợi giữa hai nước trong việc đè bẹp và chia cắt Đế quốc Anh ở phía Đông, tất cả những điều này có vẻ làm chắc chắn thêm việc Hitler và Staline sẽ vớ bở trên lung chúng tôi hơn là làm chiến tranh với nhau. Bây giờ chúng tôi biết là món bở đó nằm trong khuôn khổ những tham vọng to lớn của Staline.

        Nhũng cảm giác này được ủy ban Tình báo Liên hiệp của chúng tôi cùng chia sẻ. Ngày 7 tháng 4, úy ban này nói có một báo cáo lưu hành ở Âu Châu về một kế hoạch của Đức tấn công Nga. Theo báo cáo này thì tuy Đức có những lực lượng đáng kể ở phía Đông và hy vọng sẽ tấn công Nga lúc này hay lúc khác, nhưng không chắc họ sẽ chọn để mở một mặt trận lớn nữa. Mục tiêu chính năm 1941 của họ, và theo ý họ, vẫn là sự bại trận của Liên hiệp Vương quốc Anh. Cho mãi đến ngày 23 tháng 5, Ủy ban nay của 3 quân chủng báo cáo là tin đồn về một cuộc tấn công gần kề vào Nga đã tắt ngấm, và có tin là hai nước sắp ký một thỏa thuận mới.

        Các tham mưu trưởng của chúng tôi đã đi trước cố vấn của họ và dứt khoát hơn. Ngày 31 tháng 5, họ cảnh báo Bộ Chỉ huy Trung Đông là "Chúng tôi có những dấu hiệu chắc chắn là người Đức lúc này đang tập trung lực lượng lớn gồm lục quân và không quân chống lại Nga. Với sự đe dọa này, chắc họ sẽ yêu cầu những nhượng bộ rất nhục nhã đối với chúng tôi. Nếu người Nga từ chối, họ sẽ tiến quân".

        Không phải cho tới ngày 5 tháng 6 ủy ban Tình báo Liên hợp mới báo cáo quy mô chuẩn bị quân sự của Đức ở Đông Âu có vẻ như chỉ ra rằng một vấn đề quan trọng hơn cả một hiệp định kinh tế đang lâm nguy. Có thể người Đức muốn sự đe dọa tiềm tàng của các lực lượng Xô Viết càng ngày càng hùng mạnh bị gạt ra khỏi biên giới phía Đông của họ. Họ cho là cho tới lúc này không thể nói có chiến tranh hay có thỏa hiệp.

        Tôi không bằng lòng với kiểu khôn ngoan tập thể này và muốn chính mình xem những nguyên bản. Bởi vậy từ mùa hè năm 1940, tôi đã sắp xếp để thiếu tá Desmond Mocton soạn những mẩu tin hay hàng ngày mà tôi bao giờ cũng đọc để tự mình có một nhận định của riêng mình, đôi khi ở những thời điểm sớm hơn nhiều.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Giêng, 2019, 12:02:26 am

        Như vậy, vào cuối tháng 3 năm 1941, với một sự thoải mái và phấn khích, tôi đọc một bản tin tình báo, từ một trong những nguồn đáng tin cậy nhất, về những di chuyển đi và lại của binh chủng thiết giáp Đức trên đường sắt từ Bucarest đến Kracow. Tin này cho thấy là ngay sau khi các Bộ trưởng Nam Tư bị khuất phục tại Vienna, 3 trong số 5 sư đoàn tăng Con Báo di chuyển qua Rumani xuống phía Nam hướng về Hy Lạp và Nam Tư, đã được điều ngược trở lại sau cuộc cách mạng ở Nam Tư và 3 sư đoàn Con Báo quay trở lại Rumani. Việc điều động loanh quanh và đảo ngược vào khoảng 60 đoàn tầu không thể che dấu được con mắt của những người tại chỗ của chúng tôi.

        Đối với tôi nó làm sáng tỏ hoàn cảnh phía Đông giống như một tia chóp chiếu sáng. Việc điều động đột ngột tới Cracow một lực lượng thiết giáp nhiều như vậy, cần thiết cho khu vực Balkan chỉ có nghĩa là Hitler có ý định xâm lăng nước Nga trong tháng 5. Từ đó trở đi việc đó có vẻ chắc chắn là ý hướng của y. Sự kiện cách mạng Nam Tư yêu cầu phải điều thiết giáp quay về Rumani có lẽ đã bao hàm một sự chậm trễ từ tháng 5 đến tháng 6. Tôi vội vã cố tìm ra một cách để cảnh báo Staline và thông qua việc thức tỉnh ông ta về nguy cơ của ông, đặt mối quan hệ với ông giống như tôi đã làm với Roosevelt. Tôi thảo một thông điệp ngắn và mật hy vọng rằng chính sự việc này - và đây là thông điệp đầu tiên tôi gửi ông ta kể từ bức điện chính thức ngay 25 tháng 6 năm 1940 của tôi tiến cử Sir Stafford Cripps làm Đại sứ - sẽ thu hút được sự chú ý của ông ta và làm cho ông ta phải cân nhắc.

        3-4-1941

        Thủ tướng gửi Sir Stafford Cripps

        Dưới dây là nội dung bức điện tôi gửi cho ông Staline, với yêu cầu là được ông đích thân chuyển:

        Tôi có tin chắc chắn từ một nhân viên tin cậy là khi người Đức nghĩ họ đã tóm được Nam Tư trong lưới - nghĩa là sau ngày 23 tháng 3 - họ bắt đầu điều 3 trong 5 sư đoàn Con Báo từ Rumani sang miền Nam Ba Lan. Khi họ được tin về cuộc cách mạng Serbia thì họ có lệnh đình lại cuốc điều quân này. Ngài sẽ vui lòng đánh giá cao ý nghĩa của các sự kiện này.


        Đại sứ Anh không trả lời, mãi tới 12 tháng 4 ông mới cho hay là trước khi nhận được điện của tôi, ông đã gửi cho Vyshinsky một bức thư riêng dài điểm lại những thất bại nối tiếp nhau của chính phủ Xô Viết trong việc phản ứng lại các việc xâm phạm của Đức trên vùng Balkan, và bằng những lời lẽ mạnh nhất, yêu cầu Liên Xô, vì quyền lợi của mình, lúc này phải quyết định ngay một chính sách mạnh mẽ về hợp tác với các nước đang chống lại phe trục trong vùng này. Ông ta nói: "Nếu tôi phải chuyển qua Molotov bức thông điệp của Thủ tướng có cùng một nội dung nhưng ngắn hơn nhiều, ít nhấn mạnh hơn, tôi sợ kết quả có thể sẽ là giảm bớt cảm giác mạnh đã được tạo ra trong bức thư tôi gửi Vyshinsky1.

        Tôi bực mình vì việc này, nhất là sự chậm trả lời ông đại sứ. Đây là thông điệp duy nhất tôi gửi trực tiếp cho Staline trước khi có cuộc tấn công. Sự ngắn gọn, tính chất đặc biệt của sự thông tin, sự việc quan trọng vì nó là lời cảnh báo của người đúng đầu chính phủ Anh và lại do một Đại sứ đích thân chuyển đến nguyên thủ quốc gia Nga, tất cầ đều nhằm làm cho nó có ý nghĩa đặc biệt và lưu ý sự quan tâm của Staline. Cuối cùng tôi được biết là Sir Stafford đã chuyển cho Vyshinsky ngày 19 tháng 4 và Vyshinsky đã báo bằng văn bản ngày 23 tháng 4 cho Đại sứ là thông điệp đã được chuyển cho Staline.

        Tôi không thể có kết luận cuối cùng là nếu được chuyển giao nhanh và theo nghi thức được quy định liệu bức thông điệp của tôi đã có thể làm thay đổi chiều hướng của các sự kiện không. Dù sao tôi cũng vẫn tiếc là chỉ thị của tôi không được thực hiện đúng cách. Nếu tôi có bất cứ một quan hệ trục tiếp nào với Staline, có thể tôi đã ngăn chặn được việc ông để không biết bao nhiêu lực lượng không quân của mình bị tiêu diệt ngay trên mặt đất.

--------------------
        1. Vyshinsky = (1883-1954) - Thứ trưởng ngoại giao Liên Xô (1939) Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô (1949-1953) đại diện Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:24:08 pm

*

        Giờ đây chúng tôi biết chỉ thị ngày 18 tháng 12 quyết định lấy ngày 15 tháng 5 làm ngày tiến quân vào đất Nga và trong cơn tức giận trước cuộc cách mạng nổ ra ở Belgrade, ngày này được lùi lại một tháng và sau đó kéo thêm đến 22 tháng 6. Cho tới giữa tháng 3, những việc chuyển quân ở phía Bắc mặt trận Nga chính không mang tính chất mà Đức cần phải có những biện pháp đặc biệt về bảo mật. Tuy vậy, vào ngày 13 tháng 3 Berlin ra lệnh chấm dứt công việc của các Ủy ban Nga làm việc trên lãnh thổ Đức và chuyển trả họ về nước. Sự có mặt của người Nga làm việc trên lãnh thổ Đức chỉ được tới ngày 25 thảng 3. Trong thời gian này 120 sư đoàn tinh nhuệ nhất của Đức tập hợp trong 3 tập đoàn quân dọc theo mặt trận Nga. Tập đoàn quân số 3 miền Nam do Rundstedt chỉ huy, vì những lý do đã được giải thích, con cách xa tiêu chuẩn thiết giáp. Các sư đoàn Con Báo của tập đoan mới gần đây vẫn còn ở Nam Tu và Hy Lạp. Mặc dầu cuộc tấn công được lùi lại đến ngày 22 tháng 7, nhưng các đơn vị này rất cần nghỉ ngơi và sửa chữa đại tu sau sự hao mòn về máy móc ở Balkan.

        Ngày 13 tháng 4, Schulenburg từ Matxcơva đến Berlin. Ngày 25 tháng 4, Hitler tiếp ông ta và thết đãi đại sứ của mình bằng một bài phê phán nước Nga. Schulenburg hưởng ứng ý của Hitler và sự hưởng ứng đó quán triệt toàn bộ các báo cáo của ông: "Tôi tin chắc Staline sẵn sàng có thêm nhượng bộ nữa với chúng ta. Các nhà đàm phán kinh tế của chúng ta đã có những chỉ dẫn là (nếu ta đưa ra đúng lúc) Nga có thể cung cấp cho chúng ta tới 5 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm1.

        Ngày 30 tháng 4 Schulenberg quay lại Matxcova, hoàn toàn thất vọng qua việc gặp gỡ Hitler, ông ta có cảm giác rõ ràng là Hitler thiên về làm chiến tranh. Hình như ông thậm chí đã tìm cách cảnh báo Dekanosov Đại sứ Nga tại Berlin về khả năng này. Và ông ta kiên trì chiến đấu trong những giờ chót cho chính sách của mình về sự hiểu biết Nga-Đức.

        Weizacher, người đúng đầu chính thức Bộ Ngoại giao Đức là một viên chức thuộc loại thường thấy ở các bộ của nhiều nước. Ông ta không phải là một chính trị gia có quyền điều hành và theo phong tục, thì không chịu trách nhiệm về chính sách quốc gia. Tuy nhiên ông bị tofa án của những người chiến thắng lập lên tuyên phạt 7 năm lao động khổ sai. Tuy rằng vì vậy ông phải xếp vào loại tội nhân chiến tranh, ông đã góp nhiều ý kiến tốt cho các cấp trên của mình mà may thay lại không được cấp trên chấp nhận. Khi được phỏng vấn, ông ta có 1ời bình như sau:

        "Tôi có thể tóm tắt trong một câu quan điểm của tôi về cuộc xung đột Đức - Nga. Nếu mỗi thành phố Nga bị thiêu thành tro có giá trị đối với chúng tôi như là mỗi chiến hạm Anh bị đánh chìm, tôi phải khuyến cáo chiến tranh Đức - Nga vào mùa hè này; nhưng tôi tin là chúng tôi phải chiến thắng Nga chỉ trên ý nghĩa quân sự và mặt khác phải thua thiệt về ý nghĩa kinh tế. Có lẽ có thể coi việc đánh gục hệ thống Cộng sản là một triển vọng hấp dẫn, và cũng có thể nói tập hợp lục địa Âu - Á chống lại nhóm Anglo - Saxon và những ai theo nó là một việc thuộc bản chất lô gích của sự việc. Nhưng yếu tố quyết định duy nhất là liệu triển vọng đó có đẩy nhanh sự sụp đổ của nước Anh không..."

        "Việc Đức tấn công Nga sẽ chỉ làm tăng thêm sức mạnh tinh thần mới của Anh. Ở đó nó sẽ được giải thích là sự không chắc chắn của Đức về sự thành công của cuộc chiến đấu của chúng tôi chống nước Anh. Vì vậy chúng tôi không được chấp nhận là chiến tranh sẽ còn kéo dài, nhưng chúng tôi thực sự có thể kéo dài chiến tranh theo cách này thay vì rút ngắn nó lại".

        Ngày 7 tháng 5, Schulenberg báo cáo một cách đầy hy vọng là "Staline đã nắm vai trò Chủ tịch Hội đồng các ủy viên nhân dân thay cho Molotov và chắc là Staline sẽ sử dụng vị trí mới của mình để đích thân tham gia vào việc duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt giữa Liên Xô và Đức". Báo cáo gửi từ Matxcơva, tùy viên Hải quân Đức phát biểu về điểm này bằng các từ ngữ sau đây: "Staline là cái trụ của sự hợp tác Đức - Xố. Các thí dụ về việc Nga nhượng bộ Đức tăng lên. Ngày 7 tháng 5 các đại diện ngoại giao của Bỉ và Na Uy bị Nga trục xuất, thậm chí cả Công sứ Nam Tư cũng bị đẩy ra. Đầu tháng 6, cơ quan ngoại giao của Hy Lạp cũng phải rời Matxcova. Như tướng Thomas, người đứng đầu bộ phận kinh tế của Bộ Chiến tranh Đức viết trong văn bản của mình về kinh tế trong chiến tranh của Đức: "Người Nga giao hàng đến tận ngày hôm trước của cuộc chiến tranh, và trong những ngay chót việc vận tải cao su từ Viễn Đông được thực hiện trên các tàu hỏa tốc hành".

-------------------
        1. Quan hệ Quốc Xã - Xô Viết 39 - 41 (Bộ Ngoại giao Mỹ xuất bản năm 1945, trang 323)


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:25:43 pm

*

        Đương nhiên, chúng tôi không có đầy đủ tin túc về tâm trạng của các nhân vật ở Matxcova, nhưng ý đồ của Đức thì rõ ràng và hiểu được. Ngày 16 tháng 5 tôi điện cho Tướng Smuts: "Có vẻ như Hitler đang tập trung quân chống Nga. Quân đội, lực lượng thiết giáp, phi cơ đang được liên tục tiến theo hướng bắc từ Balkan và theo hướng đông từ Pháp và Đức". Staline phải tìm mọi cách để giữ vững niềm tin của mình đổi với chính sách của Hitler. Sau khi Đức triển khai và chuyển quân rất lớn thêm một tháng nữa, Schulenberg đã điện ngày 13/6 về Bộ ngoại giao:

        "Ủy viên nhăn dân Molotov vừa mới gửi cho tôi văn bản sau đây của bức điện của hãng Tass, sẽ được phát trên đài phát thanh đêm nay, và công bố trên báo vào ngày mai:

        Ngay cả trước khi Đại sứ Anh Crípps trở về Luân Đôn, nhưng đặc biệt từ khi ông ta về đã có những tin đồn rộng rãi về cuộc chiến tranh sắp xẩy ra giữa Liên Xô và Đức.

        Mặc dầu tính chất vô lý của những tin đồn này, các giới có trách nhiệm ở Matxcova nghĩ thấy cần phải nói đó là một thủ đoạn tuyên truyền vụng về của những thế lực chống lại Liên Xô và Đức, và quan tâm đến việc mở rộng và tăng cường chiến tranh.

        Hitler có quyền bằng lòng với sự thành công của các biện pháp đánh lừa và dấu kín ý đồ của mình, và rất hài lòng với trạng thái đầu óc thiếu nhậy bén của các nạn nhân của ông ta".


        Sự ngu dốt cuối cùng của Molotov đáng được ghi lại. Hồi lhl7 sáng 22/6 Schulenberg lại điện một lần nữa cho Bộ Ngoại giao Đức.

        - Molotov mời tôi đến cơ quan ông ta vào 9h30 tối nay. Sau khi nêu lên những việc cho là phi cơ Đức liên tiếp vi phạm biên giới... ông ta nói như sau:

        "Có một số tín hiệu cho thấy chính phủ Đức không hài lòng với chính phủ Xô Viết. Có những tin đồn thậm chí phố biến là chiến tranh xẩy ra đến nơi giữa Đức và Liên Xô. Chính phủ Xô Viết không thể hiểu rõ những lý do vì sao Đức không bằng lòng... Ông sẽ thông cảm điều đó nếu tôi có thể cho biết điều gì đã dẫn đến tình hình hiện nay trong mối quan hệ Đức - Nga Xô Viết."

        Tôi đáp là không thể trả lời câu hỏi của ông ta được vì thiếu thông tin thích hợp, tuy nhiên tôi sẽ chuyển thông báo của ông ta về Berlin.

        Nhưng lúc này giờ đã điểm. Hồi 4 giờ sáng cùng ngày 22 tháng 6 năm 1941, Ribbentrop trao bản tuyên bố chiến tranh chính thức cho Đại sứ Nga tại Berlin. Khi trời hửng sáng, Schulenberg đến gặp Molotov tại điện Kremli. Molotov yên lặng nghe Đại sứ Đức đọc bản tuyên bố sau đó phát biểu: "Chiến tranh rồi. Phi cơ của ông vừa mới oanh tạc mươi làng không có bảo vệ. Ngài có tin là chúng tôi xứng đáng cái đó không"1.

----------------
        1. Đây là việc làm cuối cùng của cuộc đời ngoại giao của Công tước Schulenberg. Cuối năm 1943, tên ông xuất hiện trong các giới bí mật chống lại Hitler ở Đức. Khả dĩ sẽ là Bộ trưởng Ngoại giao của một chính phủ nối tiếp chế độ Quốc Xã do ông có khả năng đặc biệt để thương lượng một nền hòa bình riêng với Staline. Ông bị Quốc Xã bắt sau cuộc mưu sát Hitler tháng 7 năm 1944 và bị giam trong xà lim của Gestapo. Ngày 10 tháng 11 ông bị hành quyết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:27:49 pm

*

        Trước bài phát biểu của đài Tass, thêm vào những lời cảnh báo khác nhau mà ông Eden đã trao cho Đại sứ Nga tại Luân Đôn hoặc giả tôi có thêm cố gắng thức tỉnh Staline về hiểm họa của ông ta, là việc làm vô ích. Ngay cả nước Mỹ cũng cung cấp đều đặn những thông tin chính xác hơn cho chính phủ Xô Viết. Không ai trong chúng tôi có thể làm được gì để chọc thủng thành kiến ngớ ngẩn và các định kiến mà Staline dựng lên, giữa ông ta và sự thực kinh khủng. Tuy rằng theo ước tính của Đức, 186 su đoàn Nga được tập trung phía sau bên giới Xô Viết trong đó 119 sư đối diện với mặt trận Đức, các quân đoàn Nga phần lớn bị tấn công bất ngờ. Người Đức không thấy có dấu hiệu của sư chuẩn bi phản công ở vùng tiền phương và các đơn vị bảo vệ Nga bị đè bẹp nhanh chóng. Có cái gì đó giống như thảm họa đến với không quân Ba Lan ngày 1 tháng 9 năm 1939, giờ đây lại được lặp lại với quy mô lớn hơn nhiều trên các sân bay Nga và hàng trăm máy bay Nga bị đánh bất ngờ vào lúc mặt trời mọc và bị phá hủy không kịp cất cánh. Như vậy, những lời lẽ cuồng nhiệt căm thù chống Anh và Mỹ mà bộ máy tuyên truyền Xô Viết phát lên không trung vào giữa đêm, bị tiếng súng đại bác của Đức át hẳn vào lúc rạng đông. Nhũng kẻ xấu xa không phải lúc nao cũng thông minh cũng như những người độc tài lúc nao cũng đúng.

        Không thể hoàn thành bản mô tả này mà không nói đến một quyết định kinh khủng về chính sách Hitler đưa ra với những kẻ thù mới của mình và được thực hiện dưới tất cả áp lực của cuộc đấu tranh chết người trong những vùng đất cằn cỗi và bị tàn phá trong mùa đông giá rét. Tại cuộc hội nghị ngày 14 tháng 6 năm 1941, Hitler ra những lệnh bằng mồm phần lớn chỉ đạo cách sử sự của quân đội Đức đối với quân đội và nhân dân Nga, và đưa đến những hành động tàn nhẫn và dã man. Theo các tài liệu Nuremberg, tướng Halder khai:

        "Trước khi tấn công nước Nga, Hitler triệu tập một cuộc hội nghị tất cả các chỉ huy và những người liên quan với Bộ chỉ huy tối cao về vấn đề cuộc tấn công sắp tới vào Nga. Tôi không nhớ chính xác ngày họp... Tại cuộc hội nghị này, Hitler tuyên bố các phương pháp sử dụng trong chiến tranh chống người Nga sẽ phải khác với phương pháp dùng để chống lại phương Tây... Ý nói cuộc đấu tranh giữa nước Nga và nước Đức là cuộc đấu tranh của người Nga. Ý nói là do người Nga không phải là bên tham gia Quy ước The Hague, việc xử lý tù binh của họ không phải tuân thú các điều khoán của Quy ước... Y cũng nói những người được gọi là ủy viên không được coi là tù binh1."

        Va theo Keitel:

        "Theo đề tài chủ yếu của Hitler thì đây là trận chiến quyết định giữa 2 ý thức hệ và với điều này thì không thể dùng trong cuộc chiến tranh với Nga những phương pháp, mà những người lính chúng tôi biết, được coi là phương pháp đúng đắn duy nhất theo luật pháp quốc tế".

-----------------
        1. Tài liệu Nuremberg phần VI, trang 310.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:28:47 pm

*

        Chiều thứ sáu ngày 20 tháng 6, tôi đi xe một mình đến Chequers. Tôi biết việc Đức tấn công dữ dội Nga chỉ là vấn đề đếm bằng ngày hoặc có thể là giờ. Tôi chuẩn bị một bài phát biểu trên đài về vấn đề này vào buổi chiều tối thứ bảy. Dĩ nhiên tôi phải thận trọng trong ngôn từ. Hơn nữa, vào thời gian này chính phủ Xô Viết cùng một lúc vừa kiêu ngạo vừa mù quáng phần nào, coi mọi lời cảnh báo của chúng tôi chỉ đơn thuần là sự cố gắng của kẻ bị đánh bại nhằm kéo những người khác vào chỗ đổ nát điêu tàn. Do suy nghĩ kỹ lúc ngồi trên xe nên tôi đã lùi bài phát trên đài vào đêm chủ nhật khi tôi nghĩ là mọi việc rồi sẽ rõ ràng. Như vậy, ngày thứ bảy trôi qua với sự vất vả thông thường của nó.

        Sáng chủ nhật, ngay 22, khi tôi thức dậy, tôi được tin Hitler đã tấn công nước Nga. Việc này chuyển lòng tin thành sự chắc chắn. Tôi không chút hoài nghi về nghĩa vụ và chính sách là ở chỗ nào, cũng như thực tế thì nói cái gì. Chỉ còn lại duy nhất là nhiệm vụ cụ thể hóa ra thôi. Tôi yêu cầu phải thông báo ngay là tôi sẽ phát biểu trên đài vào 9 giờ tối đêm nay. Lúc này, tướng Dill vội vã từ Luân Đôn tới và vào phòng ngủ của tôi với những tin túc chi tiết. Ngươi Đức đã kéo quân vào đất Nga trên một mặt trận rộng bao la, đã bất ngờ đánh phá, bộ phận lớn không lực đậu ở các sân bay và hình như đang tiến như vũ bão về phía trước. Tổng tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Hoàng gia nói thêm: "Tôi giả thiết là họ sẽ bị dồn quân lại thành từng đám, từng đám".

        Cả ngày tôi thảo bản tuyên bố. Không còn thì giờ để tham khảo Nội các Chiến tranh, cũng như việc đó là không cần thiết. Tôi rõ là tất cả chúng tôi cùng có chung một ý nghĩ về vấn đề này. Ông Eden, Huân tước Beaverbrook và Sir Stafford Cripps. Ông này rời Matxcơva ngày 10 và ở với tôi suốt ngày. Trong bài của tôi phát trên đài, tôi nói:

        "Không thể phân biệt được chế độ Quốc Xã với những nét đặc trưng của Chủ nghĩa Cộng sản. Nó chẳng có nguyên tắc nào cả trừ sự thèm muốn và ngự trị chủng tộc. về mặt hiệu quả của sự hung tợn và xâm lược tàn bạo của nó, thì nó vượt lên trên tất cả các hình thức hung bạo xấu xa của con người. Trong 25 năm qua, không ai chống Cộng hơn tôi. Tòi sẽ không rút lại từ nào mà tôi đã nói về chủ nghĩa Cộng sản. Nhưng tất cá điều này mờ dần trước cảnh tượng đang diễn ra. Quá khứ với những tội ác, sự điên cuồng và những bi kịch của nó thoáng biến mất. Tôi thấy những người lính Nga đứng ở ngưỡng cửa quê hương mình canh giữ đất đai dồng ruộng mà cha ông họ đã trồng cấy từ ngàn năm xưa. Tôi thấy họ trông giữ nhà cửa của họ mà ở đó các bà mẹ, bà vợ cầu nguyện. Vâng, đúng như vậy, có những thời gian mà mọi người đều cầu nguyện cho sự an toàn của những người thân yêu cho sự trở về của người trụ cột gia đình, những chiến sĩ đấu tranh, những người bảo vệ mình. Tôi thấy hàng vạn làng mạc Nga mà ở đó phải vật lộn với đất mới kiếm được cái ăn nhưng ở đó vẫn còn những cái vui ban sơ của con người, vẫn có những thiếu nữ trinh trắng nói, cười và trẻ con chơi. Tôi thấy cỗ máy chiến tranh Quốc Xã tiến vào nơi này trong một cuộc tiến công dữ dội ghê tởm, với những sĩ quan Phổ trang phục uy nghi, tiếng lộp cộp của gót giầy và tiếng lách cách của vũ khí, những tay sai chuyên môn vùn mới thực hiện việc dọa nạt, o ép nhiều nước. Tôi cũng thấy các đám Hung nô không hưng phấn, được huấn luyện tốt, dễ bảo, cục súc, đi những bước di nặng nề kiểu võ biền giống như một đàn châu chấu đang bò. Tòi thấy những oanh tạc Cơ và chiến đấu cơ Đức trên bầu trời vẫn còn đau đớn vì bị nhiều cú đánh quật của Anh và sung sướng tìm thấy món mồi chúng tin là an toàn, dễ soi hơn.

        Đằng sau tất cả, ánh sáng chói này, đằng sau tất cả cơn bão tố này, tôi thấy đám nhỏ những tên hung ác, đểu giả ấy đang hoạch định, tổ chức và tung dòng thác những sự kinh khủng lên loài người...

        Tôi phải tuyên bố quyết định của chính phủ Hoàng gia. Và tôi cảm thấy chắc chắn đó là một quyết định mà các nước Tự trị sẽ đồng tình vào thời thích hợp sau này - vì chúng ta phải nói thẳng ra ngay không được chậm dù chỉ một ngày."


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:29:43 pm

        Tôi phải làm bản tuyên bố, nhưng liệu người ta có thể hoài nghi chính về sách của chúng tôi sẽ như thế nào? Chúng tôi chỉ có một mục đích và một chủ tâm duy nhất: chúng tôi quyết tâm tiêu diệt Hitler và mọi tàn dư của chế độ Quốc Xã. Không có gì làm lay chuyển ý hướng của chúng tôi, không có gì hết! Chúng tôi sẽ không bao giờ đàm phán, không bao giờ thương lượng với Hitler hoặc với bất cứ ai trong bề lũ y. Chúng tôi sẽ chiến đấu với y trên mọi mặt cho tới khi, có trời giúp cho, chúng tôi gạt ra khỏi trái đất hình bóng của y và giải phóng nhân dân thế giới khỏi ách Hitler. Bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào tiếp tục chiến đấu chống Quốc Xã sẽ được chúng tôi viện trợ. Bất cứ ai, bất cứ quốc gia nao đi với Hitler đều là kẻ thù của chúng tôi... Đó là chính sách của chúng tôi, đó là tuyên bố của tôi. Vì vậy, chúng tôi phải giúp nước Nga và nhân dân Nga bất cứ việc gì có thể giúp được. Chúng tôi phải kêu gọi tất cả bạn bè và đồng minh của mình trên mọi phần của thế giới cũng cùng có đường lối hành động này và thực hiện nó, như chúng tôi, một cách trung thành và kiên định cho đến cùng...

        "Đây không phải là chiến tranh giai cấp, mà là một cuộc chiến tranh trong dó toàn bộ Đế quốc Anh và khối Thịnh Vượng Chung tham gia, không có sự phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng hoặc đảng phái. Tôi không phải là người để nói về hành dộng của Hoa kỳ, nhưng về vấn đề này tôi sẽ nói: Nếu Hitler tưởng tượng việc tấn công Nga Xô sẽ tạo ra một sự bất đồng nhỏ nhất về những mục đích hoặc làm giảm bớt sự cố gắng tại các nền dân chủ lớn quyết tâm triệt hạ y, thì y đã phạm sai lầm đáng tiếc. Ngược lại chúng tôi được tăng cường và khuyến khích trong những cố gắng cứu nhân loại thoát khỏi sự tàn bạo chuyên chế của y. Chúng tôi sẽ được tăng thêm sức mạnh chứ không phải yếu di về mặt quyết tâm và tài nguyên.

        Đây không phải là lúc để lên mặt răn dạy về những ngu xuẩn của các nước và các chính phủ đã tự mình để bị đánh gục, người này đến người khác, khi mà họ đã có thể tự cứu mình và cứu thế giới khỏi tai họa này. Nhưng một vài phút trước đây khi phát biểu về sự ham muốn giết chóc và những khoái cảm dáng căm ghét của Hitler đã thúc dục hoặc cám dỗ y trong cuốc phiêu lưu với Nga, tôi nói là có dộng cơ sâu xa hơn đằng sau hành động độc ác của y. Ý muốn tiêu diệt sức mạnh của Nga, và hi vong rằng nếu thành công trong việc này thì y sẽ có thể rút đại bộ phận lục và không quân từ phía đông về để tung vào đảo quốc chúng tôi mà y biết là hoặc phải chiếm được hoặc là bị trừng phạt về tội ác của mình. Việc xâm lăng nước Nga không hơn gì một sự dạo đầu của việc cố gắng đánh chiếm quần đảo Anh quốc. Chắc chắn y hy vọng tất cả việc này được thực hiện trước khi mùa đông tới và y có thể áp đảo Đại Anh quốc trước khi hạm đội và không quân Hoa kỳ kịp can thiệp. Y hy vọng một lần nữa có thể, trên một quy mô lớn hơn bao giờ hết, lặp lại quá trình tiêu diệt từng kẻ thù một, những kẻ thù mà nhờ có họ từ lâu y đã phát triển và vươn lên, và rồi sân khấu sẽ dâu vào dấy cho việc trình diễn màn cuối cùng (tức là đưa Tây bán cầu vào hệ thống và theo ý muốn của y) không thể thiếu được, nếu không tất cả các cuộc chinh phục của y sẽ trờ thành vô ích.

        Do vậy nguy cơ của người Nga là nguy cơ của chúng tôi và nguy cơ của Hoa kỳ, cũng giống như chính nghĩa của bất kỳ người Nga nào chiến đấu cho gia đình và Tổ quốc, cũng là chính nghĩa của các dân tộc tự do trên khắp thế giới. Cần phải học những bài học qua thử nghiệm độc ác như vậy giảng dạy: Chúng ta hãy nỗ lực phấn đấu gấp bội và đấu tranh với một sức mạnh đoàn kết trong khi cuộc sống và sức mạnh vẫn còn".


— HẾT TẬP 1 —


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:36:50 pm

MỤC LỤC

        Lời nhà xuất bản

        Tóm tắt nội dung "Hồi ký winston s. Churchill lời nói đầu

        Phẩn 1: Các cột mốc trên đường đi tới thảm họa 1919 - 1940


        1. Sự điên rồ của những kẻ chiến thắng 1919 - 1929
        2. Một nền hòa bình tột đỉnh: 1922 - 1931
        3. Adolf Hitler
        4. Những năm tháng buồn thảm 1931- 1933
        5. Cảnh tối tăm, năm 1934
        6. Thắt thế về không quân, 1934-1935
        7. Thách thức và ứng phó, năm 1935
        8. Trừng phạt Ý -1935
        9. Những cuộc tấn công của Hitler - 1936
        10. Sự tạm ngừng nặng nê 1936-1938
        11. Ông Eden ở bộ ngoại giao - việc ông từ chức
        12. Sự cuớp đoạt nuớc Áo - tháng 12/1938
        13. Tiệp khắc
        14. Bi kịch Munich
        15. Praha, Albania và sự đảm bảo đốl với Ba Lan
        16. Ở nguỡng cửa
        17. Chiến tranh hủy diệt
        18. Nhiệm vụ của bộ hải quân
        19. Mặt trận trên đất Pháp
        20. Scandinavia – Phần Lan
        21. Nauy
        22. Chính phủ sụp đổ


        Phần 2: đơn thương độc mã

        1. Sự liên kết quốc gia
        2. Trận đánh ở nước Pháp
        3. Cuộc rút quân ra biển
        4. Giải thoát khỏi Dunkirk
        5. Lao vào kiếm chiến lợi phẩm
        6. Quay trở lại Pháp
        7. Phòng thủ nội địa và bộ máy phản công
        8. Nỗi đau khổ cực độ của nguời Pháp
        9. Đô đốc Darlan và hạm đội Oran Pháp
        10. Cùng đuờng
        11. Cuộc hành quân Sư tử bể
        12. Trận đánh trên đất Anh
        13. London có thể dũng cảm chịu đựng khó khăn
        14. Một hình thức viện trợ đặc biệt (cho muợn - cho thuê)
        15. Chiến thắng trên sa mạc
        16. Chiến tranh mở rộng
        17. Trận Đại Tây Dương
        18. Nam Tư và Hy Lạp
        19. Suờn sa mạc: Rommel, Tobruk
        20. Đảo Crete
        21. Cố gắng cuối cùng của tuớng Wavell
        22. Nữ thần Nemesis trừng phạt Liên Xô


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:40:21 pm

TẬP II


Phần 3

ĐẠI ĐỒNG MINH

        Chủ nhật, 7 tháng Mười hai năm 1941  và những ngày sau đó

        Chắc hẳn không một người Mỹ nào nghĩ rằng tôi đã sai lầm khi tuyên bố rằng có được Hoa Kỳ bên cạnh chúng tôi là niềm vui lớn nhất đối với tôi.

1

ĐỒNG MINH XÔ VIẾT CỦA CHÚNG TÔI

        Việc Nga tham dự vào cuộc chiến được tất cả hoan nghênh nhưng lại không mang lại ích lợi ngay cho. chúng tôi. Quân đội Đức mạnh đến mức họ có thể một mặt luôn đe dọa xâm lược nước Anh nhưng mặt khác lại tìm cách xâm lược nước Nga trong nhiều tháng dòng. Phần lớn tất cả những quan chức với cường vị trách nhiệm cao trong quân đội đều cho rằng quân đội Nga sẽ chẳng mấy sức mà bị đánh bại và thiệt hại nặng nề. Việc chính phủ Nga để cho lực lượng không quân Nga phải bất ngờ hạ cánh xuống các sân bay của mình và các việc chuẩn bị quân sự của Nga còn xa mới đạt mức hoàn chỉnh, đã mang lại cho họ sự khỏi đầu bất lợi. Quân đội Nga phải chịu đựng những số thương vong khủng khiếp kéo dài. Cho dù họ đã kháng cự anh dũng, chỉ đạo cuộc chiến một cách quyết đoán và thành thạo, cho dù họ hoàn toàn coi nhẹ sinh mạng và đã mở ra một cuộc chiến tranh du kích ác liệt ở phía sau lưng địch, song một cuộc rút lui đã diễn ra trên khắp mặt trận kéo dài 1200 dặm (của Nga), về phía Nam Leningrad khoảng chừng 400 hoặc 500 dặm. Sức mạnh của chính phủ Xô Viết, lòng can đảm của những người dân Nga, nguồn nhân lực vô bờ bến của họ, đất nước rộng dài mênh mông, sự khắc nghiệt của mùa đông nước Nga, là những nhân tô cuối cùng sẽ hủy hoại quân đội Hitler. Thế nhưng vào năm 1941 thì không một nhân tố nào trong số này lại xuất hiện một cách rõ ràng cả. Người ta đã coi Tổng thống Roosevelt là một người đầy can đảm, tự tin, khi ông tuyên bố hồi tháng 9 rằng Nga sẽ đứng vững và rằng Mátxcơva sẽ không bị thất thủ. Sức mạnh và lòng yêu nước tuyệt vời của những người dân Nga đã minh chứng những điều vị Tổng thống này nói là hoàn toàn đúng.

        Ngay cả ở thời điểm tháng 8 năm 1942, sau chuyến tới thăm Mátxcova và tham dự các cuộc họp ở đó của tôi, tướng Brooke, người cùng đi với tôi, đã đứng về phía ý kiến cho rằng quân đội Đức sẽ có thể vượt qua những dãy núi Caucase và chiếm lĩnh thung lũng Caspian, và theo đó chúng tôi đã chuẩn bị cho một cuộc phản công với qui mô lớn nhất có thể được tại Syria hoặc Ba Tư. Trước sau, tôi đã tỏ ra lạc quan hơn nhiều so với các cố vấn quân sự của tôi về sức mạnh kháng cự của quân đội Nga. Tôi đặt toàn bộ sự tin tưởng của tôi vào sự bảo đảm của Staline, lời bảo đảm mà ông đã nói với tôi tại Mátxcova rằng ông ta sẽ giữ vững trận tuyến Caucase, và rằng quân đội Đức ở bất cứ qui mô nào cũng sẽ không bao giờ có thể đặt chân tới Caucase được. Song những thông tin mà người ta cho chúng tôi biết về nguồn lực cũng như về các dự định của Nga lại ít ỏi tới mức mọi ý kiến đưa ra thuận hay nghịch chẳng khác gì mấy những lời phỏng đoán.

        Đúng là việc Nga tham dự vào cuộc chiến đã làm thay đối hướng tấn công của không quân Đức vào Anh quốc và cùng với đó xóa tan đi những đe dọa xâm lược. Điều ấy khiến chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm về mặt Địa Trung Hải. Mặt khác, điều ấy lại buộc chúng tôi phải cống hiến mọi sức lực, kế cả những hy sinh nặng nề nhất. Cuối cùng thì chúng tôi cũng bắt đầu được trang bị tối tân. Cuối cùng thì các nhà máy sản xuất đạn dược cũng bắt đầu xuất xuống súng ống đạn dược đủ mọi chủng loại. Quân đội chúng tôi ở Ai Cập và Libya, đang trong thời gian đánh nhau ác liệt và ngày đêm mong mỏi được tiếp tế những vũ khí tối tân nhất, trên hết là xe táng, là máy bay. Quân đội Anh tại đất nhà cũng nóng lòng chờ đợi những thiết bị hiện đại mà người ta hứa cung cấp cho họ từ lâu, đó là những thiết bị với những tính phức tạp ngày một tăng, ngày một rộng lớn hơn, cuối cùng cũng đang được chuyển tới họ. Vào lúc này, chúng tôi buộc phải chuyển hướng đi của một phần rất lớn vũ khí, và những đồ tiếp tế đủ loại mang tính sống còn, trong đó có cả cao su và dầu lửa. Trên vai chúng tôi là gánh nặng tổ chức những đoàn hộ tống đồ tiếp tế của Anh, và hơn thế nữa của Hoa Kỳ, và vận chuyển chúng tới Murmansk, Archangel vượt qua bao nhiêu hiểm nguy, bao nhiêu sự khắc nghiệt của vùng cực Bắc. Tất cả đồ tiếp tế của Hoa Kỳ chỉ là một phần còn lại trong toàn bộ những gì mà người ta đã tìm cách chuyên chở qua Đại Tây Dương một cách an toàn cho chúng tôi. Để thực hiện được sự chuyển hướng lớn này và để thôi không nhận những đợt trợ giúp liên tiếp của Mỹ mà vẫn không làm ảnh hưởng đến chiến dịch ở Sa mạc miền Tây, chúng tôi đã phải khôn khéo, sắp xếp gọn mọi sự chuẩn bị về phòng thủ bán đảo Malaya và các vùng đất đai thuộc đế quốc phương Đông của chúng tôi chống lại sự đe dọa ngày một lớn của Nhật Bản.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:41:42 pm

*

        Không hề nghi ngờ, dù ở mức độ nhẹ nhất, kết luận mà lịch sử sẽ khẳng định là chính sự kháng cự của Nga đã bẻ gãy sức mạnh của quân đội Đức và giáng một đòn chí mạng vào sức sống của dân tộc Đức, người ta có quyền nói rõ là hơn một năm sau khi Nga tham dự vào cuộc chiến, trong tâm trí chúng tôi, đất nước này hiện lên như là một gánh nặng, không phải như một sự giúp đỡ. Tuy nhiên, chúng tôi vui mừng vì có quốc gia hùng mạnh này cùng chiến đấu với chúng tôi, và tất cả chúng tôi đều cảm thấy rằng thậm chí nếu quân đội Xô Viết có bị đẩy lùi về những dãy núi Ural đi chăng nữa, thì nước Nga sẽ vẫn là một lực lượng cực kỳ to lớn và nhiên hậu có tính quyết định, nếu như họ kiên trì chiến đấu.

        Cho tới thời điểm khi chính phủ Xô Viết bị Hitler tấn công, thì họ vẫn chẳng quan tâm tới ai ngoài chính bản thân họ. Sau đó, tự nhiên thái độ nay trở nên rõ nét. Cho tới nay, họ vẫn theo dõi với vẻ bình tĩnh sắt đá sự tan vỡ mặt trận Pháp năm 1940, và những nỗ lực vô vọng của chúng tôi nhằm mở ra một mặt trận tại Balkan năm 1941. Họ đã viện trợ kinh tế quan trọng cho Đức Quốc Xã và đã giúp đỡ chúng theo nhiều cách khác ở qui mô nhỏ. Giờ đây bị lừa và bị đánh bất ngơ, bản thân họ đang nằm dưới lưỡi gươm rực lửa của Đức. Phản ứng đầu tiên và chính sách kéo dài của họ là yêu cầu viện trợ mọi cái có thể được từ Anh quốc và đế chế nước này, một sự chia cắt có thể diễn ra giữa Staline và Hitler suốt 8 tháng trời qua đã khiến tâm trí người dẫn Xô Viết sao nhãng không để ý đến sự tiến triển của Đức tập trung vào phía Đông. Họ không ngần ngại khẩn thiết và lớn tiếng kêu gọi nước Anh, một đất nước đang chiến đấu và bị quấy rối, gửi cho họ số đạn dược mà họ đang rất thiếu. Họ thúc giục Hoa Kỳ trích ra và gửi cho họ những số lượng tiếp tế lớn nhất mà chúng tôi đang chờ đợi, và trên tất cả, ngay cả vào mùa hè năm 1941, họ còn hò hét yêu cầu quân đội Anh đổ bộ vào châu Âu, bất chấp mọi rủi ro, bất chấp mọi phí tổn nhằm tạo nên một mặt trận thứ hai. Nhũng người Cộng sản Anh, những người mà cho tới nay vẫn luôn tỏ ra khó tính, khó chịu, dù không nhiều lắm, ở các nhà máy của chúng tôi, những'người đã tố cáo "cuộc chiến tranh đế quốc và tư bản" đã trở mặt ngay và bắt đầu viết nguệch ngoạc khẩu hiệu "Trận tuyến thứ hai ngay lập tức" trên các bức tường, trên các tấm ván che.

        Chúng tôi không cho phép những sự kiện có phần nào đáng tiếc, nhục nhã này làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng tôi, mà chúng tôi hướng nhìn vào những hy sinh anh dũng của nhân dân Nga phải chịu đựng những thảm họa mà Chính phủ của họ đã mang lại cho họ, vào sự bảo vệ đầy nhiệt huyết mảnh đất quê hương họ. Trong khi cuộc chiến còn kéo dài, điều này đã đền bù cho tất cả.

        Dù ở mức độ nhỏ nhất thôi, nhưng những người dân Nga cũng không bao giờ hiểu được bản chất của một cuộc hành binh hải lục quân cần thiết để đổ bộ và duy trì một lực lượng quân đội lớn lên vùng bờ biển địch được bảo vệ tốt. Vào lúc này, ngay cả những người Mỹ cũng phần lớn không ý thức được các khó khán. Ở điểm diễn ra cuộc đổ bộ thì sự vượt trội hơn không chỉ trên bể mà cả trên không là điều không thể thiếu được. Hơn nữa, còn có một nhân tố sống còn thứ ba nữa. Một hạm đội lớn gồm các tàu đổ bộ được thiết kế đặc biệt, và quan trọng hơn cả là tàu đổ bộ xe tăng với nhiều chủng loại khác nhau là nền tảng cho sự thành công của bất kỳ một cuộc đổ bộ bị chống trả quyết liệt nào. Để tạo nên hạm đội này, như người ta đã, đang và sẽ thấy, tôi đã từ lâu làm hết sức mình. Ngay kể cả trước mùa hè năm 1943 thì một cuộc đổ bộ như vậy khó có thể thực hiện được dù với một qui mô nhỏ, và sức mạnh của nó, như giờ đây người ta công nhận, cũng không thể được phát huy trên một qui mô đầy đủ cho tới năm 1944. Vào thời điểm như giờ đây chúng tôi đã đạt được, thì mùa hè năm 1941, chúng tôi không làm chủ được không trung tại Âu châu, ngoại trừ ở Pas-de-Calais, nơi mà những công sự mạnh nhất của Đức được xây dựng. Tàu đổ bộ xe tăng mới chỉ là một dự án ở Anh, thậm chí chúng tôi không có lấy một lực lượng quân đội to lớn, được đào tạo cẩn thận, được trang bị tối tân ngang tầm với lực lượng mà chúng tôi phải đối phó trên đất Pháp. Tuy nhiên, những hành động ngu xuẩn và những lời tuyên bố sai lạc vẫn đổ dồn vào, như dòng thác Niagara, vấn đề "Mặt trận thứ hai" này. Hiển nhiên là không có hy vọng gì thuyết phục được chính phủ Xô Viết lúc này hay bất kỳ lúc nào khác. Có lần, vào một dịp sau đó Staline thậm chí có gợi ý với tôi rằng nếu những ngươi Anh sợ, ông ta sẽ sẵn sàng điều chừng ba hoặc bốn quân đoàn Nga tới làm nhiệm vụ. Vì thiếu tàu bè và các sự kiện vật chất khác, tôi đã không có quyền để tin vào điều ông ta nói.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:42:26 pm

        Vào ngày mà quân Đức mở đợt tấn công, chính phủ Nga không hề đáp lại bài được phát thanh của tôi tới Nga và thế giới, ngoại trừ việc một số đoạn trong bản phát thanh ấy được đăng trên tờ báo "Sự thật" Nga và các tờ báo thuộc các cơ quan khác của Chính phủ Nga, và việc người ta yêu cầu chúng tôi đón tiếp một phái đoàn quân sự Nga. Sự im lặng ở cấp chính phủ ấy gây ám ảnh và tôi nghĩ tôi phải có nhiệm vụ phá tan cái băng giá ây. Tôi hiểu rất rõ rằng có thể họ cảm thấy ngượng và lúng túng khi tôi xem xét mọi việc đã xảy ra kể từ ngày nổ ra cuộc chiến giữa người Xô Viết và các Đồng minh Phương tây, và nhớ lại những gì đã xảy ra từ 20 năm trước đó giữa tôi và chính quyền cách mạng Bolsevik. Vì sao vào ngày 7/7, bản thân tôi đặt vấn đề với Staline và bày tỏ ý định của chúng tôi dành toàn bộ viện trợ mà chúng tôi có thể có được cho nhân dân Nga? Ngày 10/7, tôi lại thử một lần nữa. Những văn bản chính thức đã được chuyển qua lại giữa hai Bộ Ngoại giao, nhưng phải mãi sau ngày 19/7 tôi mới nhận được thông tin trục tiếp đầu tiên từ Staline. Sau khi cảm ơn tôi về hai bức điện, ông ta nói:

        "Có lẽ không phải là không đúng chỗ để nói rằng vị thế của lực lượng Xô Viết tại mặt trận vẫn còn căng thắng... Vì vậy, đối với tôi dường như tình hình quân sự của Liên Xô củng như của Anh sẽ được cải thiện dáng kể nếu một trận tuyến chống Hitler được thiết lập tại Tây Âu - Bắc Pháp và tại miền Bắc cực.

        Một mặt trận tại miền Bắc nước Pháp sẽ không những làm giám áp lực của quân đội Hitler tại miền Đông mà cũng còn khiến cho Hitler không thể xâm lược nước Anh được. Việc thiết lập mặt trận mà tôi vừa nói sẽ được quân đội Anh cũng như toàn thể những người dân miền Nam nước Anh ủng hộ.

        Tôi hoàn toàn thấy được những khó khăn trong việc mở một mặt trận như vậy. Song tôi lại tin rằng dù cho có những khó khăn, nó phải được mở ra, không những vì lợi ích của sự nghiệp chung của chúng ta mà còn vì lợi ích của chính nước Anh. Đây chính là lúc thích hợp nhất cha việc mở một mặt trận như vậy, bởi hiện nay lực lượng của Hitler đang chuyển sang phía Đông và ông ta củng chưa có được cơ hội để củng cố vị trí mà mình đã chiếm được ở phía Đông.

        Mở một mặt trận ở phía Bắc vẫn còn là điều dễ làm hơn. Ở đây, về phía Anh sẽ chỉ cần có những cuộc hành quân của hải và không quân mà không có sự đổ bộ của bộ binh hoặc pháo binh. Các lực lượng quân sự và không quân Xô Viết sẽ tham dự vào một hoạt động như vậy.

        Chúng tòi sẽ rất hoan nghênh nếu nước Anh có thể chuyển tới chiến trường này cái gì đó như một hoặc trên một sư đoàn có thể được sử dụng ở miền Bắc Na Uy nhằm tố chức một cuộc nổi dậy chống lại những người Đức."


        Như vậy sự thúc ép của Nga nhằm mở một mặt trận thứ hai đã được đề xuống ngay từ đầu trong quan hệ thư từ giữa chúng tôi và đề tài này vẫn trở đi trở lại trong những mối quan hệ tiếp sau với một sự thiếu quan tâm đơn điệu, tới các sự kiện thực tế, ngoại trừ tại miền Viễn Bắc. Bức điện đầu tiên này mà tôi nhận được từ Staline chứa đựng một dấu hiệu duy nhất về sự hối tiếc mà tôi chưa bao giờ thấy trong thái độ của những người Xô Viết. Trong bức điện này. Staline tự nguyện bảo vệ cho sự thay đổi về mặt phe cánh của phía Xô Viết cũng như về thỏa thuận của ông ta với Hitler trước khi cuộc chiến nổ ra, và như tôi đã làm, ông ta cũng đã nói đi nói lại về sự cần thiết chiến lược của người Nga nhằm giữ chân quân Đức càng xa về phía tây Ba Lan càng tốt để có thời gian triển khai đầy đủ nhất việc rải xa lực lượng quân sự Nga. Tôi chưa bao giờ xem thường lập luận này và có đủ khả năng trả lời bằng những lời lẽ hiểu biết.
   
        Ngay từ đầu, tôi đã làm mọi cái có thể để giúp đỡ về đạn dược  và đồ tiếp tế bằng việc đồng ý của Mỹ lẫn sự hy sinh trực tiếp của Anh. Tới đầu tháng Chín số phi cơ Hurricane tương đương với 2 phi đội, đã được điều tới Murmansk trên tàu Argus để giúp bảo vệ căn cứ hải quân và phối hợp với lực lượng quân đội Nga tại khu vực đó. Vào ngày 2/9, hai phi đội ấy đã hành động và đã chiến đấu anh dũng trong suốt 3 tháng trời. Tôi đã hoàn toàn ý thức được rằng trong những ngày đầu liên minh giữa chúng tôi, chúng tôi làm được rất ít, và tôi đã cố gắng lấp chỗ trống bằng cách cư xử lịch sự, cố gắng xây dựng cho mối quan hệ bằng những bức điện cá nhân liên tiếp, giống như một mối quan hệ tốt đẹp mà tôi đã có được với Tổng thống. Trong hàng loạt những bức điện gửi tới Mátxcova này, tôi nhận được những sự cự tuyệt và hiếm khi nào có được 1 lời lẽ tử tế. Nhiều trường hợp những bức điện không được phúc đáp trong nhiều ngày liền.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:42:51 pm

        Chính chủ Xô Viết có cảm tưởng rằng họ đang ban ơn lớn cho chúng tôi bằng cách chiến đấu trên đất nước của chính họ để giành lại cuộc sống cho chính họ vậy. Họ càng chiến đấu thì chúng tôi càng mắc nợ nhiều hơn. Đây không phải là một quan điểm cân đối. Đã hai ba lần trong mối quan hệ thư từ kéo dài giữa chúng tôi, tôi đã phải phản đối bằng những lời lẽ thẳng thừng, nhưng đặc biệt là việc đối xử bất công với các thủy thủ của chúng tôi, những người đã chịu bao nguy hiểm đem đồ tiếp tế tới Murmansk và Archangel. Tuy nhiên, tôi hầu như luôn luôn chịu đựng sự hăm dọa, chỉ trích bằng: "Một cái nhún vai kiên nhẫn; vì dung thứ là huy chương" của tất cả những ai phải đối phó với Kremlin. Hơn nữa, tôi luôn xét đến những sức ép mà Staline cùng dân tộc Nga dũng cảm của ông ta đã chịu đựng.

        Trong câu chuyện này tôi không thế làm được gì nhiều hơn là đặt trước độc giả những nét nổi bật về một cuộc chiến đấu mới của các lực lượng quân đội, của các dân cư giờ đây đã bắt đầu trên qui mô khổng lồ. Trong tháng đầu tiên, những người Đức đã tấn công, đã ngoạm và ngốn sâu tới hàng 300 dặm vào đất Nga, nhưng vào cuối tháng bảy nổ ra sự bất đồng ý kiến giữa Hitler và Brauchitsch Tổng tư lệnh, Brauchitsch cho rằng quân đoàn của Timosenko bố trí tại phía trước Matxcơva là sức mạnh quân sự chính của Nga và do đó cần phải bị đánh bại. Đây là một học thuyết chính thống. Va sau đó, Brauchitsch khẳng định Mátxcơva, trung tâm đầu não về công nghiệp, chính trị và quân sự của toàn nước Nga, cần phải được chiếm đóng. Con Hitler lại phản đối kịch liệt. Ông ta mong giành được lãnh thổ và tiêu diệt quân đội Nga trên trận tuyến rộng nhất. Ớ miền Bắc, ông ta yêu cầu chiếm đóng Leningrad, và ở miền Nam, là khu công nghiệp lòng chảo Donets, Crimea và cả vùng của ngõ dẫn tới khu cung cấp dầu lửa Caucase của Nga. Trong khi đó Mátxcova có thể chờ đến lượt mình.

        Sau cuộc thảo luận quyết liệt. Hitler đã bác bỏ ý kiến các tư lệnh của mình. Tập đoàn quân đội phía Bắc được tăng cường thêm bằng đạo quân thuộc mặt trận phía giữa nhận lệnh hành quân gây sức ép với Leningrad. Tập đoàn quân phía giữa được đẩy xuống nhiệm vụ phòng thủ. Họ được lệnh điều một đoàn tăng Panzer (Con Báo) xuống phía Nam tập kích vào sườn quân Nga đang bị Rundstedt đuổi chạy qua sông Dnieper. Trong đợt dàn quân này, những người Đức giành được thắng lợi. Vào đầu tháng Chín, một lực lượng lớn Nga bị cố lập đang được hình thanh quanh vùng Kiev và tới hơn nửa triệu người đã bị giết hoặc bị bắt giữ trong cuộc chiến tuyệt vọng kéo dài suốt tháng đó. Ở miền Bắc không thấy nói là đã thu được thắng lợi nào kiểu này. Leningrad bị bao vây nhưng chua bị chiếm giữ. Quyết định của Hitler là sai lầm. Ông ta giờ đây phải hướng lại tâm trí và sức mạnh của ý chí của mình về địa bàn phía giữa. Những lực lượng vây hãm Leningrad được lệnh tách những nhóm di động và một phần lực lượng hỗ trợ không quân trực thuộc để tăng cường cho một cuộc tấn công mới vào Mátxcova. Đoàn tăng Panzer, vốn được điều về miền Nam cho tướng Rundstedt, giờ lại kéo về tham gia vào cuộc tấn công này. Vào cuối tháng Chín, người ta đã phải chuẩn bị lại việc đánh thọc vào trung tâm mà trước đó bị hủy bỏ, trong khi đó các cánh quân phía Nam lại tiếp tục tiến về phía Đông tới hạ lưu sông Don, nơi mà từ đó vùng Caucase sẽ là vùng bỏ trống.

        Nhưng vào lúc này, còn có mặt khác của câu chuyện. Dù bị thất bại nặng nề đến kinh hoàng, nhưng sự kháng cự của Nga vẫn dai dẳng và ngoan cường. Những người lính của họ đã chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, và quân đội của họ cũng đã trưởng thành về kinh nghiệm và kỹ năng. Du kích đã xuất hiện phía sau các trận tuyến của Đức và quấy rối việc thông tin liên lạc trong một cuộc chiến tranh tàn khốc không thương tiếc. Hệ thống đường sắt của Nga bị Đức chiếm giữ đang chứng tỏ không có hiệu quả; các con đương đang bị tắc nghẽn của các phương tiện giao thông có mật độ dày đặc làm hỏng, việc đi lại không có đường xá sau mưa thường là không thể thực hiện nổi. Các phương tiện chuyên chở đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu hao mòn, hỏng hóc. Chỉ còn xấp xỉ hai tháng là đến mùa đông đáng sợ của nước Nga. Liệu vào lúc ấy, Mátxcơva có bị chiếm đóng không? Và nếu điều đó xảy ra thì, liệu đã đủ chưa? Và đây là câu hòi mang tính quyết định. Dù Hitler vẫn còn đang rất phấn chấn về chiến thắng tại Kiev, các tướng lĩnh Đức có lẽ cũng cảm nhận rõ ràng được là những hoài nghi ban đầu của họ giờ đã được minh chứng. Đã có một sự chậm trễ bốn tuần đối với cái giờ đây trở thành mặt trận quyết định. Nhiệm vụ "Hủy diệt lực lượng quân thù ở Bạch Nga" được trao cho Quân đoàn Trung tâm giờ đây vẫn chưa được thực hiện. Nhưng mùa thu cứ trôi qua và cuộc khủng hoảng cực độ đã xuất hiện trên mặt trận Nga, những yêu cầu của Liên Xô đối với chúng tôi trở nên thôi thúc hơn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:43:56 pm

*


        Huân tước Lord Beaverbrook từ Mỹ trở về đã kích thích những lực lượng vốn đã hùng mạnh lại tập trung vào việc tăng sản xuất. Giờ đây ông ta đã trở thành một chiến sĩ về viện trợ cho Nga trong Nội các Chiến tranh. Trong việc này, ông ta có một công lao lớn. Khi chúng tôi nhớ lại những sức ép đối với chúng tôi khi chuẩn bị trận chiến tại sa mạc Libi, và những nỗi lo lắng sâu sắc về Nhật Bản, làm cho các vấn đề của chúng tôi ở Malaysia và Viễn Đông rối bời lên, và tất cả những thứ gửi cho Nga đã phải rút ra từ những nhu cầu tối quan trọng của Anh, thì điều cần thiết là những yêu cầu của người Nga phải được ủng hộ mạnh mẽ ở đỉnh cao của tư duy chiến tranh của chúng tôi.

        Tôi cố gắng sắp xếp cân đối mảng chính của công việc trong đầu và chia sẻ những căng thẳng của bản thân với các đồng nghiệp. Để có một đồng minh mới, một người đồng minh hay cáu kỉnh, hầm hề, tham lam và gần đây nhất quá đỗi thơ ơ đối với sự sống còn của chúng tôi, chúng tôi đã phải chịu đựng cái việc không lấy gì làm dễ chịu là quá trình phơi bày an ninh cũng những kế hoạch sống còn của chính chúng tôi trước sự thất bại...

        Tôi cảm thấy rằng khi Beaverbrook và Averell Harriman từ Washington trở về và chúng tôi có thể kiểm tra tất cả những triển vọng về đạn dược lẫn đồ hậu cần, hai ông này nên tới Mátxcova và trao cho phía Nga tất cả những gì chúng tôi đã có thể dám làm và giành ra được. Những cuộc tranh luận đau lòng và kéo dài đã diễn ra. Các bộ quân chủng cảm thấy việc ấy như cào cấu từng thớ thịt làn da của họ vậy. Tuy nhiên, chúng tôi đã tập hợp sức mạnh tối đa trong quyền hạn của mình và đã đồng ý dành ra một phần lớn của tất cả những gì mà chúng tôi mong mỏi phía Mỹ giúp cho chính mình để có thể đóng góp một cách có hiệu quả vào cuộc kháng chiến của những người dân Xô Viết. Tôi đề xuất cử Huân tước Lord Beaverbrook tới Mátxcova trước các đồng nghiệp của tôi vào ngày 28/8. Nội các có vẻ rất muốn ông ta sẽ trình bày vấn đề nay với Staline và Ngài Tổng thống cảm thấy Harriman đại diện xúng đáng và đầy đủ cho mình.

        Như là một biện pháp sơ bộ cho phái đoàn này, trong một bức thư gửi cho Staline, tôi đã nêu lên những nét chính trong lập trường bằng những ngôn từ chung chung, và vào tối ngày 4/9, M.Maisky yêu cầu gặp tôi để chuyển câu trả lời của Staline. Đây là bức thông điệp cá nhân đầu tiên kể từ tháng Bảy. Sau khi cảm ơn chúng tôi đã cung cấp cho ông ta thêm 200 máy bay chiến đấu nữa, ông ta bắt đầu đi sâu vào các vấn đề thực tế.

        "... Sự ổn dinh tương dối trên mặt trận mà chúng tôi đã giành được 3 tuần trước đây (ông ta đã đánh điện) đã tan vỡ trong tuần qua do việc Đức chuyến sang mặt trận phía Đông từ 30 đến 34 sư đoàn bộ binh nguyên vẹn cùng một lượng rất lớn xe tăng, máy bay, củng như sự gia tăng lớn về hoạt động của 20 sư đoàn Phần Lan và 26 sư đoàn Rumani. Người Đức coi những nguy hiểm ở phía Tây chỉ là trò lừa bịp, và đang chuyển toàn bộ lực lượng của mình về phía Đông mà không bị trừng phạt, họ tin rằng sẽ không thể có một mặt trận thứ hai ở phía Tây, và sẽ không có một mặt trận thứ hai nào cả. Người Đức coi việc họ đánh gục từng ké thù một là điều hoàn toàn có thể làm được: Trước hết là Nga, rồi sau đó đến Anh.

        Kết quá là chúng tôi đã mất đi hơn nửa Ucraina, và thêm vào đó, kẻ thù đang đứng trước các cửa ngõ vào Leningrad. Tôi thiết nghĩ chỉ còn một cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này - đó là thiết lập một mặt trận thứ hai tại đâu đó, ở Bancăng hoặc ở Pháp trong năm nay, có khả năng thu hút từ 30 đến 40 sư đoàn khỏi mặt trận phía Đông, đồng thời phái báo đảm cho

        Liên bang Xô Viết 30.000 tấn nhôm vào dầu tháng Mười tới cùng một số lượng viện trợ tối thiểu hàng tháng lên tới 460 máy bay, 500 xe tăng (loại nhỏ hoặc trung bình)..."


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:45:11 pm

*


        Đại sứ Xô Viết, người được ông Eden đi cùng, đã ở lại nói chuyện với tôi một tiếng rưỡi đồng hồ. Ông ta nhấn mạnh, bằng những 1ời lẽ cay đắng, việc Nga đã hầu như một mình phải chịu đựng sự giết chóc tàn bạo của người Đức suốt 11 tuần qua. Quân đội Nga lúc này đã phải chịu gánh nặng của một cuộc tấn công mà trước đây chưa có trận nào sánh nổi. Ông ta nói ông ta không muốn sử dụng những lời lẽ kịch tính, nhưng đây có thể là một bước ngoặt trong lịch sử. Nếu nước Nga Xô Viết thất thủ, làm sao chúng tôi có thể giành thắng lợi đây? Ông Maisky nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng trên mặt trận Nga bằng những lời lẽ bi đát khiến tôi phải cảm thông. Nhưng lúc này, khi tôi cảm nhận được ý đồ hăm dọa trong lời kêu gọi của ông ta, tôi lại tức giận. Tôi nói với vị đại sứ, người mà tôi đã quen biết nhiều năm rằng, "Hãy nhớ rằng chỉ mới 4 tháng trước đây chúng tôi, ở trên hòn đảo này, không hề biết là liệu các ông có không hùa theo Đức để chống lại chúng tôi hay không? Thực tế, chúng tôi đã nghĩ rất có thể các ông sẽ làm như vậy. Thậm chí lúc ấy chúng tôi vẫn cảm thấy rằng cuối cùng chúng tôi sẽ chiến thắng. Chúng tôi chưa bao giờ  nghĩ là sự sống còn của chúng tôi lại phải phụ thuộc vào hành động thù địch hay không của các ông. Cho dù có điều gì xảy ra đi chăng nữa, cho dù các ông có làm gì đi chăng nữa thì, trong tất cả mọi người, các ông không có quyền trách cứ chúng tôi". Vì thấy tôi đi vào vấn đề, ông đại sứ kêu lên: "Ông bạn Churchill thân mến của tôi, xin ông hãy bình tĩnh", nhưng sau đó giọng ông ta thay đổi rõ rệt.

        Cuộc trao đổi tiếp tục trên nền tảng của những bức điện được trao đổi. Vị đại sứ khẩn thiết yêu cầu đổ bộ khẩn cấp tại vùng biển của Pháp hoặc Hà Lan. Tôi đã lý giải những lý do quân sự đã khiến cho việc này không thể thực hiện được, và rằng đó không thể làm đỡ gánh cho nước Nga được. Tôi nói rằng ngày hôm đó tôi đã phải mất đến 5 tiếng đồng hồ xem xét các phương tiện để tăng mạnh công suất tuyến đường sắt xuyên Ba Tư cùng các chuyên gia của chúng tôi. Tôi đã nói về nhiệm vụ của Beaverbrook - Harriman và về lòng quyết tâm của chúng tôi sẵn sàng cung cấp toàn bộ số đồ tiếp tế mà chúng tôi có thể dành ra hoặc chuyên chở được. Cuối cùng ông Eden và tôi đã nói với ông ta rằng về phần chúng tôi, chúng tôi đã sẵn sàng nói thẳng với người Phần Lan rằng chúng tôi sẽ tuyên chiến với họ nếu họ tiến sâu vào Nga, vượt quá ranh giới năm 1918 của họ. Lẽ tất nhiên là ông M.Maisky không thể dừng việc kêu gọi mở thêm 1 mặt trận thứ hai ngay lập tức, và chẳng con tác dụng gì nữa khi kéo dài thêm cuộc tranh cãi.

        Ngay lập tức tôi đã tham khảo ý kiến của Nội các về vấn đề nêu trong cuộc đối thoại này và trong bức thông điệp của Staline, và tối đó tôi đã gửi câu trả lời, mà trong đó những đoạn sau đây đều gắn với vấn đề:

        "Cho dù (tôi viết) chúng tôi không nên lưỡng lự trong các cố gắng, song trên thực tế không hề có khả năng về một hành động nào đó của Anh ở phía Tây, ngoại trừ sự hoạt động của không quân, có thể kéo quân Đức khỏi phía Đông trước khi mùa Đông tới. Không hề có khả năng về bất kỳ một mặt trận thứ hai nào được hình thành tại vùng Balkan mà lại thiếu được sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi sẽ, nếu như Ngài mong muốn, đưa ra toàn bộ những lý do đã khiến các tham mưu trưởng của chúng tôi đi đến những kết luận này. Những lý do ấy đã được thảo luận với vị đại sứ của các ngài trong cuộc họp ngày hôm nay với Bộ trưởng Ngoại giao và các Tham mưu trưởng. Một hành dộng, cho dù có những thiện ý như thế nào đi chăng nữa mà chỉ dẫn tới những thất bại tốn kém sẽ chẳng thể có tác dụng gì cho bất kỳ ai, ngoại trừ Hitler.

        Giờ dây chúng tòi đã sẵn sàng cùng với Ngài vạch ra kế hoạch. Việc liệu quân đội Anh có đủ mạnh để kéo vào lục địa Âu châu trong năm 1942 hay không, phải phụ thuộc vào những sự kiện không thể dự đoán trước được. Tuy nhiên, việc trợ giúp các Ngài ở vùng cực Bắc khi bầu trời tối hơn là điều có thể làm được. Chúng tôi dang hy vọng có thể tăng thêm lực lượng quân đội của chúng tôi ở vùng Trung Đông tới 750 vạn quân vào mùa hè 1942. Một khi quân Ý - Đức ở Libi đã bị tiêu diệt, thì toàn bộ lực lượng này sẽ sẵn sàng có mặt bên sườn phía Nam của các Ngài và người ta hy vọng sẽ khuyến khích được Thổ Nhĩ Kỳ giữ được chí ít là ở mức trung lập tin cậy. Trong khi dó chúng tôi sẽ tiếp tục đánh phá đều đặn nước Đức ngày một khốc liệt hơn bằng không quân và giữ cho vùng biển không bị bao vây và bản thân chúng tôi vẫn sống còn...".


        Tôi nghĩ toàn bộ vấn đề quan trọng tới mức là tôi cũng đồng thời gửi cả bức điện sau đây cho Tổng thống trong khi trong tâm trí tôi ấn tượng vẫn còn nguyên vẹn:

        "Vị đại sứ Xô Viết dùng thứ ngôn ngữ mơ hồ về tính chất nghiêm trọng của thời điểm và thể hiện sự thay đổi, xuất phát từ câu trả lời của chúng tôi. Mặc dầu không một điều gì trong những lời ông ta nói bảo đảm cho cái giả thiết của ông ta cả, chúng tôi cũng không thể bỏ qua ấn tượng là có thể họ đang nghĩ về những điều kiện riêng biệt... Tôi cảm thấy rằng đây có thể là thời điểm quyết định. Chúng tôi chỉ có thể làm tất cả những gì chúng tôi có thể".

        Vào ngày 15 tháng Chín, tôi nhận được một bức điện khác từ Staline:

        "Tòi không hề nghi ngờ việc Chính phủ Anh mong muốn nhìn thấy Liên bang Xô Viết chiến thắng và đang tìm cách cũng như các phương tiện, để dạt được điều này. Như họ nghĩ, nếu việc thiết lập một mặt trận thứ hai ở phía Tây vào lúc này là điều không thể làm được, thì có lẽ có thể tìm ra được một biện pháp khác để tích cực giúp Liên Xô về mặt quân sự?

        Đối với tôi, dường như Anh có thể đổ bộ lên Archangel từ 25 tới 30 sư đoàn mà không gặp rủi ro, hay qua Iran (Persia) điều lực lượng này tới những vùng đất thuộc miền Nam Liên Xô. Bằng cách này, quân đội Liên Xô và quân đội Anh có thể cộng tác với nhau trên lãnh thổ Xô Viết. Đã có một tình huống tương tự như vậy xảy ra trong cuộc chiến trước tại Pháp. Việc sắp xếp mà tôi đã nói trên có thể là một sự giúp đỡ to lớn. Đó sẽ là một đòn giáng mạnh vào sự xâm lược của Hitler...".


        Một điều hầu như không thể tin được là người đứng đầu chính phủ Nga với tất cả những sự khuyến cáo của các chuyên gia quân sự của mình, lại có thể tự cam kết với những điều vô lý như vậy. Dường như thật tuyệt vọng khi phải tranh cãi với một con người có tư duy không thực tế một chút nào, và tôi đã gửi cho ông ta một câu trả lời hay nhất mà tôi có thể có.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 10:33:50 pm

*


        Trong khi ở Luân Đôn cuộc đàm phán Beaverbrook - Harriman đã hoàn tất, thì vào ngày 22/9 một phái đoàn tiếp viện Anh -  Mỹ đã khởi hành trên chiếc tuần dương hạm Luân Đôn từ Scapa Flow qua Bắc Cực đến Archangel rồi từ đó theo đường hàng không tới Mátxcơva. Rất nhiều điều phụ thuộc vào họ. Sự đón tiếp họ thật buồn tẻ và các cuộc thảo luận thật chẳng thân mật chút nào. Người ta gần như đã nghĩ rằng cái cảnh ngộ mà những người Xô Viết đang gặp phải là do lỗi của chúng tôi. Các tướng lĩnh, các quan chúc Xô Viết không hề trao cho những đồng sự Anh, Mỹ của họ bất kỳ một loại thông tin nao. Họ thậm chí cũng không hề thông báo cho những người này biết cơ sở mà họ đã dựa vào đó để tính toán những nhu cầu về vật liệu chiến tranh quí giá của chúng tôi. Và phái đoàn này không có được bất kỳ một loại hình nghỉ ngơi giải trí nào cho tới hầu như là đêm cuối cùng, khi họ được mời tới ăn tối ở Kremlin. Không nghĩ rằng một thời điểm như vậy giữa những người đang bấu bíu với những vấn đề nghiêm trọng nhất lại không thế có ích cho quá trình công việc. Ngược lại, rất nhiều những cuộc trao đổi cá nhân diễn ra lại mang lại một bầu không khí mà trong đó người ta có thể cùng nhau đạt được các thỏa hiệp. Nhưng giờ đây cái bầu không khí ấy có rất ít và có thể là hầu như chúng tôi lại là những người đã phải tới để yêu cầu có được đặc ân.

        Một sự việc đã được tướng Ismay ghi chép lại dưới hình thức bịa đặt và phần nào sống động lại có thể được phép đưa ra làm cho câu chuyện kể lại bớt nặng nề. Lính cần vụ của ông ta, một thủy quân Hoàng gia đã được một trong những hướng dẫn viên du lịch chỉ cho thấy những hình ảnh về Mátxcova. "Đây", người Nga nói, "là khách sạn Eden, trước là khách sạn Ribbentrop. Đây là phố Churchill, trước là phố Hitler. Đây là nhà ga Beaverbrook, trước là nhà ga Goering, mời đồng chí hút thuốc". Viên lính thủy đánh bộ trả lời. "Cảm ơn đồng chí, đồ con hoang trước đây!". Câu chuyện nay, dù có mang tính hài hước, nhưng cũng minh họa được cái không khí kỳ lạ của những cuộc họp này.

        Cuối cùng thì người ta cũng đạt được một thỏa hiệp hữu nghị. Một nghị định thư được ký về những đồ tiếp tế mà nước Anh và Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Nga trong suốt quãng thời gian từ tháng 10/1941 đến tháng 6/1942. Nghị định thư này kéo theo những đảo lộn kế hoạch quân sự của chúng tôi, những kế hoạch vốn đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu thốn đồ tiếp tế nghiêm trọng. Tất cả đổ lên đầu chúng tôi bởi lẽ chúng tôi không chỉ phải giao toàn bộ các sản phẩm của chính chúng tôi mà còn phải từ bỏ hầu hết những đồ tiếp tế quan trọng mà người Mỹ lẽ ra đã có thể gửi tới cho chúng tôi. cả người Mỹ lẫn bản thân chúng tôi không hề có bất cứ cam kết nào về việc vận chuyển những đồ tiếp tế này xuyên qua tuyến đường Bắc cục và đại dương đầy khó khăn và hiểm nguy này. Xét tới những lời trách móc có tính xúc phạm mà Staline đã thốt ra khi chúng tôi gợi ý rằng đoàn vận chuyển nên đợi cho đến khi băng đã lùi xa rồi mới ra khơi, thì điều cần phải ghi nhớ là chúng tôi bảo đảm là đồ tiếp tế sẽ "được chất sẵn, đầy đủ tại các trung tâm sản xuất của Anh và Mỹ". Lòi mở đầu của nghị định thư nay kết thúc bằng những từ ngữ sau: "Anh và Mỹ sẽ viện trợ cho việc vận chuyển những vật liệu này tới Liên bang Xô Viết và sẽ giúp đỡ việc bốc dỡ".

        Lord Beaverbrook điện tới cho tôi: "Hiệu quả của thỏa hiệp này, là một sự củng cố tinh thần rất lớn đối với Mátxcơva. Việc duy trì tinh thần này phụ thuộc vào việc bốc dỡ...".

        "Tôi không coi tình hình chiến sự ở đây là an toàn cho những tháng mùa đông. Tôi thực sự nghĩ rằng tinh thần sẽ khiến cho tình hình an toàn".

        Dù tướng Ismay đã hoàn toàn có quyền và có đủ tư cách, trình độ, để thảo luận cũng như giải thích tình hình chiến sự ở mọi biến thể khác nhau của nó cho các nhà lãnh đạo Xô Viết, Beaverbrook và Harriman vẫn quyết không làm phức tạp thêm nhiệm vụ của họ bởi những vấn đề mà sẽ không thể có được những thỏa hiệp. Chính vì vậy, khía cạnh này đã không được đề cập đến ở Mátxcơva. Những người Nga vẫn không chính thức yêu cầu mở ngay một mặt trận thứ hai và họ dường như hoàn toàn trơ trơ trước bất cứ những lý lẽ nào cho thấy tính chất bất khả thi của việc này. Sự hấp hối là lời giải thích của họ. Vị đại sứ của chúng tôi phải hứng chịu điều này.

        Đã là cuối mùa thu rồi. Vào ngày 2/10, tập đoan quân phía giữa của Von Bock lại mở đợt tấn công tiếp vào Mátxcova, với hai đạo quân di chuyển thẳng vào thủ đô từ vùng Tây Nam và một tốp Panzer dàn rộng ra hai bên sườn. Thành phố Orel vào ngày 8/10 và một tuần sau Kalinin trên chặng đường Mátxcova tới Leningrad đã bị chiếm giữ. Do hai bên sườn lâm vào tình trạng nguy hiểm và nằm dưới sức ép nặng nề của cuộc tấn công hướng giữa của quân đội Đức, Thống chế Timoshenko đã rút lực lượng  của mình về 1 tuyến chừng 40 dặm phía Tây Mátxcova, nơi ông ta một lần nữa lại có thể đứng dậy chiến đấu. Vị trí của Nga vào thời điểm này là vô cùng nghiêm trọng. Chính phủ Nga, ngoại giao đoàn và toàn bộ các nhà máy có thể di chuyển được, đều rời khỏi thành phố và sơ tán xa hơn về phía đông, cách Kuibyshev chừng hơn 500 dặm. Ngày 19/10 Staline tuyên bố về tình trạng bị bao vây ở thủ đô và ban hành một nhật lệnh: "Mátxcova sẽ chiến đấu đến người lính cuối cùng". Mệnh lệnh của ông ta được chấp hành nghiêm túc. Mặc dù tốp quân thiết giáp của Guderian từ Orel đã tiến sâu tới thành phố Tula, mặc dù Mátxcova giờ đây bị bao vây ba phía, và có cả một số vụ oanh kích từ trên không, song những ngày cuối tháng 10 đã mang lại một sự kiên quyết kháng chiến rõ nét của người Nga và chặn đứng bước tiến của quân Đức.

*


        Vợ tôi cảm nhận sâu sắc rằng việc chúng tôi không có khả năng mang lại cho nước Nga bất cứ một sự giúp đỡ quân sự nào đã làm cho đất nước lâm vào cảnh ngày một cùng quẫn đau khổ khi mà những tháng trôi qua và quân Đức tràn qua các thảo nguyên. Tôi nói với bà ấy rằng việc mở một mặt trận thứ hai là điều không thể được và tất cả những gì có thế làm được trong một thời gian dài sẽ là việc gửi đồ tiếp viện gồm đủ các loại, trên qui mô lớn. Ông Eden và tôi khuyến khích bà ấy thăm dò khả năng gây quĩ cứu trợ y tế từ những người tình nguyện. Việc này đã được bắt đầu làm bởi tổ chức chữ thập đỏ của Anh và tổ chức Order of St John, và 2 tổ chức này đồng mời vợ tôi đứng ra kêu gọi "Viện trợ cho nước Nga". Vào cuối tháng 10, dưới sự bảo trợ của họ, bà ấy đã ra lời kêu gọi đầu tiên của mình. Ngay lập tức lời kêu gọi đã được hưởng ứng một cách mạnh mẽ. 4 năm sau đó, bà ấy đã cống hiến cả bản thân mình cho nhiệm vụ này bằng tất cả trách nhiệm và lòng nhiệt tình mà bà có. Gần 8 triệu bảng Anh đã được cả người giàu lẫn người nghèo đóng góp gây quỹ. Nhiều ngươi giàu đã quyên góp rất hào phóng, nhưng số tiền có được ấy chủ yếu là từ sự đóng góp hàng tuần của quảng đại quần chúng trong nước. Chính vì thế, thông qua tổ chức Chữ Thập Đỏ hùng mạnh và St. John, và cho dù có những tổn thất nặng nề trong những đoàn vận tải qua vùng Bắc cực, song những thuốc men, thiết bị phẫu thuật và tất cả mọi đồ dùng, cho đủ các loại tiện nghi, trang thiết bị đặc biệt khác đã liên tục tìm được con đường xuyên qua những vùng biển băng giá, chết người, để tới được tận tay quân đội và nhân dân Nga dũng cảm..


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 10:35:31 pm

2

CUỘC GẶP CỦA TÔI VỚI ROOSEVELT

        Tại thời điểm nay nhiều sự kiện đã xảy ra ở thế giới nói tiếng Anh. Vào giữa tháng Bảy, ông Harry Hopkins đã đến nước Anh để thực thi nhiệm vụ thứ hai của mình do Tổng thống giao phó. Việc đầu tiên mà ông nêu lên với tôi là tình hình mới do cuộc xâm lăng nước Nga mà Đức gây ra và tác động của nó tới tất cả những nguồn cung cấp theo thỏa ước "thuê mượn vũ khí" mà chúng tôi trông đợi ở Mỹ. Điều thứ hai, một vị tướng người Mỹ đã làm một bản báo cáo tỏ ý nghi ngờ về khả năng của chúng tôi trong việc chống lại sự xâm chiếm của Đức sau khi ông ta được cung cấp những phương tiện đầy đủ nhất cho việc thanh tra. Điều nay đã gây lo ngại cho Tổng thống. Điều thứ ba và cũng là kết quả, là những nghi ngờ của Tổng thống về việc chúng tôi cố gắng bảo vệ Ai Cập và Trung đông đã bị khoét sâu thêm. Liệu chúng tôi có thể mất tất cả vì cố gắng làm quá nhiều không? Cuối cùng là vấn đề bố trí sớm một cuộc gặp gỡ giữa tôi và Roosevelt bằng cách này hay cách khác ở một nơi nào đó.

        Lần này thì Hopkins không đơn độc. ỏ Luân Đôn có một số sĩ quan cao cấp của Quân đội và Hải quân Hoa Kỳ cũng có vẻ quan tâm đến Thỏa ước thuê mượn vũ khí, đặc biệt là Đô đốc Ghomley, ông này đã làm việc thường xuyên với bộ Hải quân về vấn đề Đại Tây Dương, và sự đóng góp của Mỹ vào giải pháp có liên quan. Tôi có một cuộc họp với đoàn của Hopkins và Tham mưu trưởng vào ngày 24 tháng 7 tại nhà số 10. Cùng đi với Hopkins, ngoài Đô đốc Ghormley còn có Trung tướng Chaney, người được gọi là "nhà quan sát đặc biệt" và Thiếu tướng Lee, tùy viên quân sự của Mỹ. Averell Harriman là người cuối cùng của đoàn, ông ta vừa trở về từ Ai Cập và đã được chỉ dẫn mọi thứ theo sự hướng dẫn của tôi.

        Hopkins nói "những người nắm giữ các vị trí quan trọng ở Mỹ và đã ra quyết định về các vấn đề phòng thủ" cho rằng Trung đông là nơi không thể phòng thủ được đối với Đế chế Anh và rằng đang có quá nhiều hy sinh to lớn để duy trì nó. Theo ý kiến họ, trận đánh trên Đại Tây Dương sẽ là trận đánh quyết định chiến tranh và mọi thứ phải được tập trung vào đây. Ông ta cũng cho biết là Tổng thống nghiêng về việc ủng hộ cuộc đấu tranh ở Trung đông vì cần phải đánh kẻ thù ở nơi nào mà chúng xuất hiện. Sau đó, tướng Chaney đã đặt ra bốn vấn đề Đế chế Anh theo thứ tự sau: việc phòng thủ Vương quốc Anh và các hải lộ trên Đại Tây Dương; việc phong thủ Singapore và các đương bể đi đến úc và Tân Tây Lan, việc phòng thủ các tuyến đường biển nói chung; và cuối cùng là phòng thủ Trung đông. Tất cả đều quan trọng nhưng ông ta đã sắp xếp theo thứ tự đó. Tướng Lee cũng đồng ý với tướng Chaney. Đô đốc Ghormley lo lắng về con đường tiếp tế tới Trung đông, không biết liệu những vũ khí đạn dược của Mỹ có đến đó với số lượng lớn được không. Liệu điều nay không làm yếu đi mặt trận ở Đại Tây Dương hay không?

        Tiếp đó tôi yêu cầu các Tham mưu trưởng của Anh bày tỏ quan điểm của mình. Đệ nhất Đô đốc Hải quân Anh đã giải thích tại sao năm nay ông ta cảm thấy thậm chí tin tưởng hơn năm ngoái vào việc đánh tan quân xâm lược. Tham mưu trưởng Không quân chỉ ra rằng không lực Hoàng gia đã mạnh hơn của Đức nhiều đến mức hơn hẳn so với tháng 9 năm ngoái, và nói về sức mạnh mới tăng lên của chúng tôi nhằm đập tan những cảng bị xâm chiếm. Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia cũng phát biểu với mục đích làm yên lòng, và nói quân đội giờ đây mạnh hơn rất nhiều so với tháng 9 năm trước. Tôi đã xen vào để giải thích những giải pháp đặc biệt mà chúng tôi đưa ra cho việc bảo vệ các sân bay sau những bài học từ Crete. Tôi mời những vị khách của chúng tôi đi thăm bất kỳ một sân bay nào mà họ quan tâm. "Đối phương có thể sử dụng hơi ngạt nhưng nếu như vậy thì đây lại chính là điểm bất lợi cho chúng, bởi vì chúng tôi đã chuẩn bị cho sự đánh trả tức thì và có thể có những mục tiêu tập trung tuyệt hảo mà đối phương xây dựng ở bờ biển. Chiến tranh bằng hơi ngạt sẽ có thể diễn ra ở ngay quê hương của chúng". Sau đó tôi yêu cầu Dill nói về Trung đông, ông ta đã đưa ra những lời giải thích hùng hồn về một số lý do khiến chúng tôi thấy cần thiết phải ở lại nơi này.

        Kết thúc cuộc thảo luận này, tôi cảm thấy là những người bạn Mỹ của chúng tôi đã bị thuyết phục bởi những lời phát biểu của chúng tôi, cũng có ấn tượng mạnh về sự đoàn kết của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 10:37:41 pm

        Tuy nhiên, chúng tôi cảm thấy tin tưởng vào sự phòng thủ trên đảo Anh nhưng chua có lòng tin đó đối với Viễn đông nếu Nhật Bản tiến hành chiến tranh với chúng tôi. Những lo lắng này cũng làm phiền lòng ngài John Dill. Tôi vẫn giữ cái cảm giác là trong suy nghĩ của ông ta Singapore có ưu thế hơn hẳn Cairo. Đây thực sự là bi kịch, giống như là phải lựa chọn xem nên giết đứa nào, con trai hay con gái của bạn đây! về phần mình, tôi không tin là bất cứ điều gì xảy ra ở Malaysia có thể tương đương với một phần năm sự mất Ai Cập, kênh đao Suez và Trung đông. Tôi sẽ không tha thứ ý nghĩ từ bỏ cuộc chiến đấu cho Ai Cập và không chịu bất cứ sự bắt bí nào ở Malaysia. Các đồng sự của tôi cũng nhất trí với quan điểm này.

        Một buổi chiều, Harry Hopkins đi vào vườn Bộ Ngoại giao và cùng toi ngồi dưới ánh nắng. Hiện thời, ông ta nói rằng Tổng thống rất muốn gặp tôi ở một vịnh vắng vẻ nào đó hay ở chỗ khác cũng được. Tôi trả lời ngay lập tức rằng tôi chắc chắn Nội các sẽ để tôi đi. Vì vậy mọi việc đã được dàn xếp sớm. Vịnh Placentia ở New-Foundland đã được chọn, ngày cố định là ngày 9 tháng 8 và chiếc thiết giáp hạm mới nhất của chúng tôi, chiếc "Hoàng tử xứ Wales" đã đợi sẵn chờ lệnh. Tôi rất mong được gặp ông Roosevelt, ngươi mà tôi đã giao thiệp ngày càng thân mật qua thư từ trong vòng hai năm nay. Hơn nữa, một cuộc hội nghị hai bên sẽ công bố mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Anh và Mỹ, sẽ gây lo lắng cho đối phương, khiến cho Nhật Bản phải cân nhắc và tạo sự phấn khích cho bạn bè của chúng tôi. Cũng còn nhiều việc phải được giải quyết như việc can thiệp của Mỹ ở Đại Tây Dương; viện trợ cho Nga; nguồn cung cấp cho bản thân chúng ta và trên hết là mối đe dọa ngày một tăng của Nhật.

        Cùng đi với tôi là Ngài Alexander Cadogan từ Bộ Ngoại giao, Huân tước Chenvell, đại tá Hollis và đại tá Jacob từ Bộ Quốc phòng cùng các nhân viên của tôi. Thêm vào đó còn có một số các quan chức cao cấp của các ngành hành chính và kỹ thuật và của Vụ kế hoạch. Tổng thống nói ông sẽ đưa theo các người đứng đầu các    quân chủng chiến đấu    của Hoa Kỳ và ông Summer Welles từ Bộ Ngoại giao, cần thiết phải giữ bí mật tuyệt đối bởi vì lúc bấy giờ có rất nhiều tầu ngầm của Đức ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Vì vậy Tổng thống giả bộ là đi nghỉ trên biển đã đổi tàu sang chiếc tuần dương hạm Augusta và để lại chiếc du thuyền nhằm đánh lạc hướng. Trong khi đó, mặc dù không được khỏe, Harry Hopkins được sự ủy thác của Tổng thống, bay tới Matxcova, một hành trình dài, mệt mỏi và nguy hiểm qua Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan nhằm lấy thông tin đầy đủ, trực tiếp từ Staline về hoàn cảnh và nhu cầu của Liên Xô. Ông ta sẽ lên tàu "Hoàng tử xứ Wales" ở Scapa Flow.

        Đoàn tàu dài và đặc biệt đã đón tôi ở nhà ga gần Chequers, chở tất cả đoàn chúng tôi bao gồm cả một nhóm gồm nhiều cơ yếu. Từ chiếc tàu khu trục chúng tôi đã lên tàu "Hoàng tử xứ Wales" ở Scapa. Trước khi màn đêm buông xuống ngày 4 tháng 8, chiếc tàu "Hoàng tử xứ Wales" cùng với những tàu khu trục hộ tống đã tiến ra khơi Đại Tây Dương. Tôi thấy Harry Hopkins rất mệt mỏi sau những chuyến đi máy bay dài ngày và những cuộc hội nghị ở Matxcova đòi hỏi phải có cố gắng lớn của ông ta. Thực tế, ông ta đã đến Scapa hai ngày trước đây trong tình trạng mà Đô đốc chỉ huy hạm đội buộc ông ta phải lên giường nghỉ ngơi ngay và giữ ông ta ở đó. Tuy nhiên, ông ta vẫn vui vẻ như xưa nay, súc khỏe được hồi phục dần dần trong chuyến hành trình và nói với tôi về toàn bộ nhiệm vụ của ông ta.

        Mạn tàu rộng rãi trên khoang máy chân vịt, khi ở cảng là nơi thoải mái nhất, thì nay trở nên hầu như không thể chịu đựng được do bị rung trong thời tiết khắc nghiệt ngoài biển, vì vậy tôi chuyển lên phòng của Đô đốc ở trên đài chỉ huy tàu để ngủ và làm việc. Tôi rất quý mến viên thuyền trưởng của tàu, ông Leach, một ngươi đàn ông có duyên, đáng yêu và hội tụ tất cả các phẩm chất mà một thủy thủ Anh cần có. Chao ôi! Chỉ trong vòng bốn tháng, ông và các chiến hữu của mình cùng với con tàu lộng lẫy của ông đã bị chìm vĩnh viễn dưới các con sóng. Sang đến ngày thứ hai, biển động dữ dội tới mức mà chúng tôi phải lựa chọn giữa việc đi chậm lại hoặc bỏ lại đội tàu hộ tống. Đô đốc Pound, chủ tịch hội đồng Đô đốc đã đưa ra quyết định. Từ đó trở đi chúng tôi tiếp tục cho tàu chạy một mình với tốc độ cao. Có nhiều tàu ngầm Đức bị phát hiện, chúng tôi chạy ngoằn ngoèo và đảo rộng hướng để tránh. Tuyệt đối không phát sóng vô tuyến điện. Chúng tôi có thể nhận tin tức, nhưng trong thời gian ngắn chúng tôi không thể trả lời ngay mà phải chờ từng lúc. Vì vậy, có một khoảng thời gian yên tĩnh trong lịch làm việc hàng ngày của tôi và một cảm giác nhàn rỗi kỳ lạ mà tôi đã không được biết đến kể từ khi chiến tranh nổ ra. Lần đầu tiên trong nhiều tháng tôi có thể đọc một cuốn sách để giải trí. Chiver Lyttentoh Quốc vụ khanh ở Cairo đã đưa cho tôi cuốn "Đại úy Homblower"1, một cuốn mà tôi thấy rất hay. Khi có cơ hội là tôi gửi cho ông ta một lời nhắn: "Tôi thấy Homblower thật đáng ngưỡng mộ". Điều này đã gây bối rối cho Sở chỉ huy ở Trung đông vì người ta tưởng rằng "Homblower" là mật mã của một hoạt động đặc biệt nào đó mà họ không được báo cho biết.

----------------
        1. Tiểu thuyết của C.S Forester.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 10:44:49 pm

        Chúng tôi đến điểm hẹn vào lúc 9 giờ sáng ngày thứ bảy, 9/8 và ngay sau khi đã trao đổi các lễ nghi kiểu Hải quân truyền thống, tôi lên chiếc Augusta và chào Tổng thống Roosevelt, ông đón tiếp tôi rất long trọng. Ông đứng vịn vào tay con trai ông Elliott trong khi cử nhạc quốc ca của hai nước và sau đó chào mừng tôi bằng những lời lẽ nồng nhiệt nhất. Tôi trao cho ông bức thư của Nhà Vua và giới thiệu các thành viên trong đoàn của mình. Các cuộc nói chuyện bắt đầu sau đó giữa Tổng thống và tôi, giữa ông Summer Welles và Ngài Alexander Cadogan và giữa các sĩ quan tham mưu của cả hai bên. Các cuộc nói chuyện được tiếp tục vào những ngày còn lại của chương trình, đôi khi là giữa hai người, đôi khi là cả nhóm.

        Vào sáng Chủ nhật, ngày 10 tháng 8, Tổng thống Roosevelt bước lên tàu "Hoàng tử xứ Wales" cùng với các sĩ quan tham mưu và khoảng một trăm đại diện của các cấp bậc trong lực lượng Hải quân và lính thủy đánh bộ Mỹ, đã tham dự vào buổi lễ thánh trên boong lớn của tàu. Tất cả chúng tôi đều cảm thấy buổi lễ là một biểu hiện rất sâu sắc của sự tin tưởng thống nhất giữa hai dân tộc và không ai đã tham dự sẽ quên được cảnh tượng diễn ra trong buổi sáng chan hoa ánh nắng đó trên boong lái đông người. Sự tượng trưng cho cờ Anh và cờ Mỹ được treo cạnh nhau trên bục thuyết trình. Các cha tuyên úy người Anh và người Mỹ cùng đọc lời cầu nguyện. Các sĩ quan không quân, quân đội, hải quân cao cấp nhất của Anh và Mỹ cùng tập hợp ở đằng sau Tổng thống và tôi, các thủy thủ Anh và Mỹ xếp lẫn với nhau thành hàng san sát, cùng chung nhau cuốn kinh thánh, cùng cầu nguyện và hát những bài thánh ca quen thuộc của hai nước một cách nồng nhiệt.

        Chính tôi chọn bài thánh ca - "Cầu nguyện cho những con chiên gặp nguy hiểm trên biển" và "Hãy tiến lên, những người lính đạo Cơ đốc". Chúng tôi kết thúc với bài thánh ca "Ôi Chúa, đấng cứu sinh muốn đòi". Từng lời trong bài thánh ca dương như đã khuấy động con tim. Đó là khoảnh khắc vĩ đại để sống. Gần một nửa trong số những người đã hát sẽ chết sau đó không lâu.

        Tại một trong những cuộc nói chuyện đầu tiên giữa chúng tôi, Tổng thống Roosevelt nói rằng ông nghĩ sẽ là điều tốt nếu như chúng tôi có thể soạn thảo một bản tuyên bố chung đặt ra một số nguyên tắc chung để định hướng các chính sách của cả hai nước cùng đi một con đường. Mong muốn hưởng ứng tích cực  gọi ý bổ ích nhất này, cùng vào ngày Chủ nhật đó, tôi đã đưa cho ông ta một bản phác thảo của một bản tuyên bố như vậy và sau rất nhiều các cuộc thảo luận giữa chúng tôi cũng như các cuộc thảo luận qua điện đài với Nội các Chiến tranh ở Luân Đôn. Chúng tôi đã đưa ra một bản tai liệu sau đây:

        Tuyên bố chung giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh ngày 12-8-1941

        "Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Churchill, đại điện cho chính phủ Vương quốc Anh tại Liên Hiệp Anh đã gặp nhau và thấy rằng cần phải đưa ra một số nguyên tắc chung trong chính sách quốc gia của đất nước mình, qua đó họ đặt cơ sở cho niềm hy vọng của mình vào một tương lai tốt đẹp hơn cho toàn thế giới.

        Trước hết, nước họ không tìm kiếm mớ rộng đất đai, lãnh thổ hay cái gì khác.

        Thứ hai, họ mong muốn không nhìn thấy có sự thay dổi về lãnh thổ không phù hợp với những ý nguyện được tự do bày tỏ của các dân tộc có liên quan.

        Thứ ba, họ tôn trọng quyền của tất cá các dân tộc tự chọn cho mình hình thức chính phủ mà họ sẽ tuân theo, và họ ước mong được thấy những người đã bị tước đoạt chủ quyền lấy lại được những quyền đó.

        Thứ tư, với sự tôn trọng những nghĩa vụ hiện hữu, mọi quốc gia lớn hay nhỏ thắng trận hoặc bại trận, được tiếp cận, trên các điều khoản bình đẳng trong việc buôn bán và khai thác các nguyên liệu cần thiết cho sự thịnh vượng của nền kinh tế của mình.

        Thứ năm, họ mong muốn mang lại sự hợp tác đầy đủ nhất giữa tất cả các nước trong lĩnh vực kinh tế với mục tiêu bảo đảm tất cả những tiêu chuẩn lao động đã được cải thiện, tiến bộ kinh tế và an ninh xã hội.

        Thứ sáu, sau sự sụp đổ cuối cùng của chế độ chuyên chế Quốc Xã họ hy vọng một nền hòa bình được thiết lập sẽ giúp cho mọi quốc gia được sống an toàn trong vòng biên giới của mình, và đảm bảo cho tất cả mọi người trên thế giới có thể sống trọn đời trong tự do, thoát khỏi nỗi lo sợ và sự thiếu thốn.

        Thứ bảy, một nền hòa bình như vậy sẽ tạo điều kiện cho mọi người vượt qua vùng biển quốc tế và các dại dương mà không có trở ngại.

        Thứ tám, họ tin tưởng rằng tất cả các quốc gia trên thế giới vì những lý do thực tế hay lý do tâm linh cần phải đi đến việc từ bỏ sử dụng vũ lực. Vì nền hòa bình trong tương lai sẽ không thể duy trì được nếu như các quốc gia vẫn tiếp tục sử dụng các lực lượng hải lục không quân đe dọa hoặc có thể đe dọa sự an toàn ở bên ngoài biên giới của mình, họ tin rằng trong khi chưa thiết lập được một hệ thống an ninh chung rộng hơn và lâu dài hơn thì chính những quốc gia này phái giải trừ quân bị. Cũng như vậy ho sẽ giúp và khuyến khích tất cá các biện pháp làm nhẹ gánh nặng về vũ trang cho các dân tộc yêu chuộng hòa bình”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 10:47:18 pm

        Tầm quan trọng có ảnh hưởng sâu rộng của cái được gọi là "bản Hiến chương Đại Tây Dương" là rõ ràng. Chỉ riêng việc Mỹ, một nước về mặt kỹ thuật vẫn là trung lập, đã cùng một cường quốc tham chiến, đã tham gia vào một bản tuyên bố như vậy thì thật là đáng kinh ngạc. Việc đưa vào trong bản tuyên bố lời dẫn chiếu "sự sụp đổ cuối cùng của chế độ chuyên chế Quốc Xã" (cụm từ này dựa vào một câu cơ bản trong phác thảo gốc của tôi) đã là một thách thức mà trong các thời điểm bình thường có thể hàm ý một hành động chiến tranh. Cuối cùng, không kém nổi bật là tính hiện thực của đoạn cuối bản tuyên bố, trong đó gián tiếp chỉ ra một cách rõ ràng và cương quyết là sau chiến tranh Mỹ sẽ cùng với chúng tôi giữ gìn trật tự thế giới cho đến khi thiết lập được một trật tự tốt hơn.

        Những hội nghị liên tiếp cũng diễn ra giữa các tướng lĩnh Hải quân và các chỉ huy quân sự, và đã có một sự thỏa hiệp trên quy mô lớn. Mối đe dọa từ Viễn Đông khiến chúng tôi phải suy nghĩ nhiều. Trong vòng nhiều tháng chính phủ Anh và Mỹ đã kết hợp chặt trong hành động đối với Nhật Bản. Vào cuối tháng 7 người Nhật đã hoàn thành việc chiếm đóng Đông Dương. Bằng hành động xâm lược không che đậy này, rõ ràng là họ buộc phải tập trung lực lượng đánh vào người Anh ỏ Malaysia, người Mỹ ở Philippines và người Hà Lan ở Đông Ấn. Ngày 24 tháng 7, như là bước khỏi đầu cho việc giải quyết tống thể, Tổng thống Roosevelt đã yêu cầu Nhật phải rút quân ra và Đông Dương phải được trung lập hóa. Để tăng sức mạnh cho những yêu cầu trên, một lệnh của hành pháp đã được ban hành nhằm phong tỏa tất cả tài sản của người Nhật ở Mỹ. Điều này khiến cho thương mại bị dậm chân tại chỗ. Người Anh cũng đồng thời có hành động tương tự và sau đó là người Hà Lan. Sự tham gia của người Hà Lan có nghĩa là Nhật Bản đã bị cắt gọn ngay nguồn cung cấp dầu lửa trọng yếu.

        Chuyến đi quay về Băng đảo không có biến cố gì xảy ra, mặc dù tại một điểm có sự cần thiết phải thay đổi hướng đi do có báo cáo về sự xuất hiện của tàu ngầm Đức gần đó. Đội tàu hộ tống của chúng tôi bao gồm hai tầu khu trục của Mỹ, Thiếu úy Hải quân Flanklin D.Roosevelt, con trai của Tổng thống ở trên một trong hai con tàu đó. Vào ngày 15, chúng tôi đã gặp đội tàu hộ tống hỗn hợp trên đường về bến nha bao gồm 73 tầu, tất cả đều theo hàng ngũ chỉnh tề và rất đúng vị trí sau một chuyến đi may mắn qua Đại Tây Dương. Đó là một cảnh tượng rất xúc động và cả những chiếc tàu buôn cũng vui mừng ngắm nhìn tầu "Hoàng tử xứ Wales".

        Chúng tôi đến đảo vào sáng thứ bảy, ngày 16 tháng 8 và thả neo ở vịnh Hvals Fiord, từ đó chuyển sang chiếc khu trục hạm để đi tới Reykjavik. Khi tới cảng, tôi đã nhận được sự đón tiếp rất nồng hậu và náo nhiệt từ đám đông mà những lời chào mừng thân thiện được lặp lại mỗi khi chúng tôi xuất hiện trong thời gian ở đây, để rồi lên tới điểm đỉnh khi chúng tôi ra đi vào buổi chiều và được thể hiện qua các cảnh biểu thị sự nhiệt tình tha thiết, kềm theo các tiếng hoan hô, vỗ tay, ít khi nghe thấy ở các phố của Reykyavik (ngươi ta bảo đảm với tôi như vậy). Sau chuyến thăm ngắn ngủi Althingishus để chào nhiếp chính và các thành viên trong nội các của Băng đảo, tôi đã tiến hành một cuộc liên kiểm lực lượng của Anh và Mỹ. Đoàn diễu hành dàn hàng ba trong đó giai điệu "Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ" khắc sâu vào ký úc tôi tới mức mà tôi không thể đẩy nó ra khỏi đầu óc của mình được. Tôi dành thời gian đi thăm những sân bay mới chúng tôi đang xây dựng và đồng thời tôi cũng đi thăm thú những suối nước nóng và nhà kính được làm để phục vụ. Ngay lập tức tôi nghĩ rằng chúng cũng phải được dùng để sưởi ấm cho Reykjavik và còn cố gắng để đẩy mạnh kế hoạch này ngay cả khi đang có chiến tranh. Tôi rất vui mừng là bây giờ điều này đã được tiến hành. Tôi chào đáp lễ con trai Tổng thống đang đứng bên cạnh tôi, và cuộc diễu hành lại là một minh chứng nổi bật mới của sự đoàn kết Anh - Mỹ.

        Khi quay lại vịnh Hvals Fiord tôi đã lên thăm tàu Ramillies và đã nói chuyện với đại diện các thủy thủ đoàn của các tàu Anh và Mỹ ở chỗ neo tầu, bao gồm cả hai tàu Hecla và Churchill. Khi màn đêm buông xuống sau một chuyến đi đầy thử thách, dài ngày và mệt mỏi này, chúng tôi đã đi tầu đến Scapa an toàn vào sáng sớm ngày 18 mà không gặp thêm rắc rối nào và đã tới Luân Đôn vào ngày hôm sau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 10:48:39 pm

3

BA TƯ VÀ SA MẠC

        Nhu cầu vận chuyển tất cả các loại đạn dược và đồ tiếp tế cho chính phủ Nga cùng những khó khăn cực kỳ to lớn gặp phải trên tuyến đường Bắc cực và những khả năng về mặt chiến lược trong tương lai, đã khiến cho việc mở một đường giao thông huyết mạch tới Liên Xô và Ba Tư trở nên cực kỳ quan trọng. Tôi có phần nào lo lắng về việc con phải tiến hành một chiến dịch nữa ở Trung Đông, một vấn đề rất hấp dẫn và thú vị. Những mỏ dầu của Ba Tư là một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh. Nếu Liên Xô bị thua thì chúng tôi sẽ phải sẵn sàng tự giành lấy chúng. Và đe dọa đối với Ấn Độ. Thành công trong việc đập tan cuộc nổi loạn ở Irắc và việc Anh và Pháp chiếm Siri tuy rất thấp nhưng đã đập tan được kế hoạch Đông tiến của Hitler. Nhưng nếu quân Nga quị vì đuối sức, thì Hitler sẽ có thể thử lại kế hoạch này. Một phái đoàn đông đảo Đức hoạt động tích cực đã tự đặt trụ sở ở Teheran và uy tín của nước Đức đang lên cao. Ngay trước chuyến đi tới Placentia, tôi đã thanh lập một Ủy ban đặc biệt để phối hợp kế hoạch hành quân chống lại Ba Tư, và trong suốt thời gian tôi vắng mặt ở biển, tôi được ủy ban này thông báo bằng điện kết quả công việc của họ đã được Nội các chiến tranh thông qua. Rõ ràng là người Ba Tư sẽ không đuổi các nhân viên và kiều dân Đức đi và chúng tôi sẽ phải cần đến vũ lực. Ngày 13 tháng 8, ông Eden đã tiếp M. Maisky tại bộ ngoại giao và cùng nhau thỏa thuận về các điều khoản trong bản thông điệp của mỗi bên gửi cho Teheran. Bản thông điệp chung giữa Anh và Nga ngày 17 tháng 8 đã không nhận được câu trả 1ời thỏa đáng. Ngày mà quân Nga và Anh kéo vào Ba Tư được ấn định là ngày 25.

        Mọi công việc đã được hoàn tất trong vòng 4 ngày. Một lữ đoàn bộ binh đã chiếm nhà máy lọc dầu Abadan sau khi xuất phát từ cảng Bashra và đổ bộ vào Ba Tư rạng sáng ngày 25 tháng 8. Phần lớn quân của Ba Tư đều bị bất ngờ và bỏ chạy bằng xe tải. Một vài vụ nổ súng diễn ra trên đường phố và chúng tôi đã chiếm được một số tàu của hải quân Ba Tư, đồng thời từ trong đất liền chiếm được cảng Khurramshahr. Một cánh quân cũng được lệnh tiến theo hướng Bắc về phía Ahwaz. Trong khi đang kéo quân gần tới Ahwaz, chúng tôi nhận được tin "ngừng bắn" của Shah và vị tướng chỉ huy Ba Tư đã lệnh cho quân quay lại doanh trại. Các mỏ dầu ở phía Bắc được chiếm một cách dễ dàng. Thiệt hại về người của chúng tôi là 22 bị chết và 42 bị thương.

        Mọi thỏa thuận với Nga đã đạt được dễ dàng và nhanh chóng. Những điều khoản chủ yếu đặt ra với chính phủ Ba Tư là chấm dứt mọi hành động đề kháng, tống khứ người Đức, trung lập trong chiến tranh, cho quân Đồng minh sử dụng các tuyến giao thông của Ba Tư để vận chuyển nguồn tiếp tế chiến tranh cho Nga. Việc chiếm nốt Ba Tư được hoàn tất trong hòa bình. Cả quân Anh và Nga gặp nhau trong tình bè bạn và cùng chiếm Teheran ngày 17 tháng 9. Đức vua Iran đã thoái vị một hôm trước đó và nhường ngôi cho đứa con trai 20 tuổi có năng khiếu của mình. Ông vua mới này, với sự cố vấn của Đồng minh, ngày 20 tháng 9 đã khôi phục chế độ quân chủ lập hiến. Còn bố của ông ta chẳng bao lâu sau đó đi sống lưu vong và chết tại Johannesburg vào tháng 7 năm 1944. Phần lớn quân của chúng tôi đã rút khỏi Ba Tư và chỉ để lại một số đơn vị tách ra nhằm đảm bảo giao thông. Quân Anh và Nga đã hoàn toàn rút khỏi Teheran vào ngày 18 tháng 10. Ngay sau đó, đội quân của chúng tôi, dưới sự chỉ huy của tướng Quinan, đã tham gia vào việc chuẩn bị phong thủ chống lại cuộc tấn công chớp nhoáng của Đức có thể xảy ra từ hướng Thổ Nhĩ Kỳ hoặc từ Caucase và đang chuẩn bị về mặt hành chính cho các lực lượng tăng viện lớn có thể kéo đến nếu sự xâm lăng đó có vẻ sắp xảy ra.

        Việc tạo ra một con đường tiếp tế lớn cho Nga qua vịnh Ba Tư đã trở thành mục tiêu chính của chúng tôi. Với một chính phủ Teheran khá thân thiện, các cảng đã được mở rộng, các phương tiện vận chuyển đương sông phát triển, đường bộ được xây dựng và đường tàu hỏa được phục hồi.

        Công trình này được bắt đầu từ tháng 9 năm 1941 do quân đội Anh triển khai thực hiện mà sau đó do Mỹ kế tục và mở rộng, đã cho phép chúng tôi vận chuyển đồ tiếp tế cho Nga. Trong suốt 4 năm rưỡi, 5 triệu tấn hàng đã được chuyển cho Nga. Cả Anh và Nga đều đang tham gia cuộc chiến vì sự sinh tồn của mình. Chúng tôi giờ đây có thể vui mừng vì trong chiến thắng này nền độc lập của Ba Tư đã được bảo toàn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 10:49:21 pm

*

        Chúng tôi bây giờ phải quay trở lại với chiến trường quan trọng nhất ở Địa Trung Hải. Tướng Auchinleck đã nhận nhiệm vụ tư lệnh chính thức vùng Trung Đông ngày 5 tháng 7 và tôi bắt đầu quan hệ với Tổng Tư lệnh mới của chúng tôi với nhiều hy vọng. Nhưng việc trao đổi điện tín đã nhanh chóng chỉ ra sự khác biệt nghiêm trọng về giá trị và quan điểm giữa chúng tôi. Ông ta đề nghị tiếp viện cho Cyprus một sư đoàn càng nhanh càng tốt và đồng thời tán thành việc chiếm lại Cyrenaica, nhưng lại không chắc rằng sau tháng 9 vẫn có thể giữ được Tobruk. Ông ta cho rằng những đặc điểm và cách trang bị lực lượng dự bị của các xe tăng mới Mỹ đã dẫn đến các sự thay đổi cách sử dụng về mặt chiến thuật và cần phải có thời gian để nghiên cứu lại những bài học này; ông thừa nhận rằng đến cuối tháng 7 ông ta có thể có khoảng 500 xe tăng tuần tiễu, tăng bộ binh và tăng Mỹ. Tuy nhiên trong bất cứ cuộc hành quân nào cũng phải có 50% xe tăng dự trữ bởi như thế sẽ cho phép 25% trong xuống và 25% để thay thế ngay cho số xe đã tổn thất trên mặt trận. Đây dường như là một điều không thế thực hiện được. Các vị tướng chỉ có thế có được các tiện nghi này trên thiên đường. Còn những người yêu cầu những tiện nghi này không phải lúc nào cũng lên trên đó. Auchlinleck nhấn mạnh đến sự quan trọng của thời gian đào tạo cá nhân và tập thể, đến tinh thần đồng đội có ảnh hưởng lớn tới mức độ hiệu quả chiến đấu. Ông cho rằng phía Bắc (nơi quân Đức có thể tấn công qua Thổ Nhĩ Kỳ, Syri và Palestine) có thể sẽ trở thành mặt trận mang tính quyết định chứ không phải ở sa mạc.

        Tất cả những điều này đã khiến tôi rất thất vọng. Những quyết định ban đầu của vị tướng này cũng gây bối rối. Cuối cùng với sự kiên trì của mình, tôi đã thuyết phục thành công để đưa được sư đoàn 50 của Anh sang Ai Cập. Tôi rất nhạy cảm đối với tuyên truyền thù địch rằng chính sách của Anh là đánh nhau bằng các đội quân khác để tránh sự đổ máu của binh lính Anh. Thiệt hại của binh sĩ Anh ở Trung Đông, gồm cả ở Ai Cập và Crete, trong thực tế con lớn hơn tổng số thiệt hại của toàn bộ các lực lượng khác của chúng tôi ở tất cả mọi chiến trường, nhưng những danh sách lập theo lối thương lệ lại dễ đưa lại ấn tượng sai về sự thật. Các sư đoàn Ấn Độ mà trong đó một phần ba bộ binh và toàn bộ pháo binh đều là người Anh lại không được gọi là các sư đoàn Anh - Ấn. Các sư đoàn thiết giáp, bộ phận chiến đấu chủ lực, đều hoàn toàn là người Anh nhưng lại không được ghi đúng tên của họ. Cái sự việc quân "Anh" hiếm khi được kế đến trong bất kể những tin tức chiến sự nào đã tô vẽ thêm cho sự nhạo báng của kẻ thù và đã đưa lại nhiều điều bình luận bất lợi không chỉ ở Mỹ mà cả ở Úc. Tôi đã mong đợi sư đoàn 50 kéo đến như là cách chống lại  có hiệu quả những luồng tin tức hạ thấp danh dự của quân Anh. Quyết định của tướng Auchinleck điều sư đoàn này tới Cyprus chắc chắn là đáng tiếc và đã trở thanh cái cớ cho những lời chỉ trích không công bằng mà chúng tôi phải hứng chịu.

        Về mặt quân sự, các Tham mưu trưởng ở trong nước cũng rất ngạc nhiên trước cách sử dụng kỳ lạ như vậy của ông ta đối với lực lượng ưu tú này.

        Tướng Auchinleck đã đưa ra một quyết định nghiêm trọng hơn nhiều là trì hoãn mọi hành động chống tướng Rommel ở sa mạc phía Tây, ban đầu chỉ định kéo dài 3 tháng nhưng cuối cùng đã lên đến hơn 4 tháng rưỡi. Sự biện hộ cho cuộc hành quân "lưỡi rìu của trận đánh" của tướng Wavell ngày 15 tháng 6 nằm trong sự việc là mặc dù phần nào đó chúng tôi đã thua và phải rút về vị trí ban đầu, nhưng người Đức hoàn toàn không thể tiến thêm được nữa trong thời gian kéo dài. Bị Tobruk uy hiếp, các tuyến giao thông của họ không đủ để chuyển tải các lực lượng tăng cường cần thiết cho quân thiết giáp hoặc thậm chí cả đạn pháo để Rommel có thể làm hơn ngoài cái việc bám lấy trận địa bằng ý chí và uy tín của mình. Việc nuôi dưỡng lực lượng của mình làm ông ta suy kiệt đến mức là quy mô quân số chỉ có thể tăng trưởng từng bước một. Trong hoàn cảnh đó, họ lại luôn phải đụng độ với quân Anh - một đội quân mạnh về tiếp tế bằng đường bộ đường sắt và đường thủy, lại liên tục được tăng cường về người và vũ khí.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 10:50:41 pm

        Theo tôi thì quan niệm sai lầm thứ ba có vẻ là chúng tôi đã không quan tâm đúng mức đến tuyến sườn phía Bắc. Tuyến này thực ra yêu cầu phải có một tinh thần cảnh giác cao độ và minh chứng cho sự chuẩn bị phòng thủ về việc xây dựng các tuyến công sự mạnh ở Palestine và Syri. Tuy nhiên tình hình ở khu vực này nhanh chóng trở nên sáng sửa nhiều hơn so với tháng 6, đã chiếm được Syri và cuộc nổi loạn ở Irắc đã bị dập tắt. Tất cả các vị trí quan trọng trên sa mạc đều do quân chúng tôi kiểm soát, trên hết là cuộc chiến giữa Nga và Đức đem lại lòng tin mới cho Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi tình hình này đang đến giới hạn của nó thì sẽ không có khả năng Đức có yêu cầu được đưa quân qua Thổ Nhĩ Kỳ. Do vậy hành động của Anh và Nga đã đẩy Ba Tư vao phe Đồng minh. Tình hình này sẽ giúp chúng tôi vượt qua được nơi trú quân mùa đông. Đồng thời, tình thế chung cũng thuận lợi cho những hành động mang tính quyết định ở miền Tây sa mạc.

        Tôi không thể không cảm thấy một sự cứng rắn trong thái độ của tướng Auchinleck nó phương hại đến các lợi ích mà chúng tôi phục vụ. Những cuốn sách viết từ hồi chiến tranh để lại đều cho thấy các tướng lĩnh cấp dưới có ảnh hưởng trong ban tham mưu tác chiến Cairo đều phàn nàn như thế nào về quyết định điều quân đến Hy Lạp của vị tướng này. Họ không biết được tướng Wavell đã chấp hành mệnh lệnh này một cách đầy đủ và sẵn sáng như thế nào, họ lại càng không rõ việc Nội các chiến tranh và các tham mưu trưởng đã tìm cách nêu việc này với ông ta như thế nào, gần như là mời một lời từ chối. Có ý kiến cho là tướng Wavell đã bị các nhà chính trị làm lạc hướng và do đó toàn bộ cả dãy tai họa đều xảy ra sau việc ông lam theo ý muốn của các chính trị gia. Giờ đây, - như một phần thương cho bản chất tốt - tướng Wavell, sau tất cả những chiến thắng, bị điều đi nơi khác trong khoảnh khắc thua trận. Tôi không thể hoài nghi việc các giới nói trên của ban tham mưu tác chiến đều cảm thấy vị chỉ huy mới không nên tự bị ép vào những cuộc phiêu lưu mạo hiểm mà nên dành thời gian để làm việc trên cơ sở chắc chắn cũng có thể nói cho tướng Auchinleck biết phong cách này. Rõ ràng là trao đổi qua thư không đạt mấy hiệu quả nên vào tháng bảy, tôi đã mời ông ta đến Luân Đôn.

        Cuộc viếng thăm ngắn này của ông ta - nhìn từ nhiều góc độ là rất có ích. Ông ta tự đặt mình trong các mối quan hệ hài hòa với các thành viên của Nội các Chiến tranh, các tham mưu trung ương và Bộ Chiến tranh. Tướng Auchinleck đi nghỉ cuối tuần với tôi ở Chequers. Sự tin tưởng lẫn nhau giữa chúng tôi được củng cố do mọi người hiểu rõ hơn về viên tướng lỗi lạc này - một người mà các phẩm chất và vận hội có ảnh hưởng lớn đến chúng tôi và do ông ta trở nên quen với giới cao cấp của bộ máy chiến tranh Anh, cũng như thấy được bộ máy đó hoạt động dễ dàng và trôi chảy như thế nào. Mặt khác, chúng tôi cũng không thể thuyết phục được tướng Auchinleck từ bỏ quyết định kéo dài việc án binh bất động để chuẩn bị cho một cuộc phản công tiêu biểu vào ngày 1 tháng 11. Cuộc phản công này có tên là "Thập tự quân" và có lẽ là cuộc tấn công rộng lớn nhất của chúng tôi. Ồng ta chắc đã làm các cố vấn quân sự của tôi sửng sốt trước những lời tranh luận chi tiết của ông ta. Bản thân tôi không bị thuyết phục. Nhưng việc khó mà bác bỏ được năng lực trình diễn, phẩm chất cao quý và nhân cách chỉ huy của ông ta, đã khiến tôi cảm giác rằng rốt cục ông ta có thể đúng và nếu có sai lầm thì con người này vẫn là ngươi tốt nhất. Bải vậy tôi đã ngả theo việc chọn tháng 11 là tháng phản công và chuyển toàn bộ tâm trí vào việc đưa cuộc phản công đến thắng lợi. Tất cả chúng tôi đều cảm thấy tiếc vì đã không thể thuyết phục được vị tướng này giao phó cuộc phản công khi nó xảy ra cho tướng Maitland Wilson, bởi ông ta thích thay tướng Wilson bằng tướng Alan Cunningham - người có tiếng sau những chiến thắng ở Abyssini. Chúng tôi phải tận dụng việc này và không bao giờ làm một cách nửa vời. Như vậy chúng tôi san sẻ trách nhiệm với ông Auchinleck bằng cách ủng hộ những quyết định của ông ta. Tuy vậy, tôi vẫn phải ghi lại lòng tin chắc của mình là sự trì hoãn 4 tháng ruỡi không giáp mặt với địch trên sa mạc của ông là một sai lầm và một vận rủi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 10:52:15 pm

        Giờ đây, chúng tôi đã biết đầy đủ những gì mà Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức suy nghĩ về tình hình của tướng Rommel. Họ rất thán phục sự táo bạo của con người này đã đem lại những thành công khó mà tin được, nhưng vẫn cho rằng Rommel đang trong tình trạng rất nguy hiểm. Họ đã cấm ông ta không được tiếp tục phiêu lưu nữa cho đến khi nhận được thêm tiếp viện. Có lẽ với uy tín của mình, ông ta có thể che dấu tình hình nguy hiểm của mình cho đến khi nhận được thêm tiếp viện tối đa có thể có được. Đường vận chuyển của ông kéo dài 1.000 dặm ngược về phía Tripoli. Benghazi là tuyến đường tắt để chuyên chở với bất cứ giá nào một phần đồ tiếp tế và quân bổ sung cho tướng Rommel, nhưng vận chuyển đường biển tới cả hai vị trí này đều rất khó khăn. Quân Anh đã hơn nhiều về số lượng và số lượng lại càng ngày càng tăng. Sự vượt trội của xe tăng Đức chỉ có trên mặt chất lượng và tổ chức, nhưng họ yếu hơn trên không. Đức rất thiếu đạn pháo nên ngại phải sử dụng đạn. Tobruk dường như là mối đe dọa chết người đối với hậu phương của Rommel bởi từ đó vào bất cứ lúc nào cũng có thế xảy ra một cuộc xuất kích, đe dọa cắt đút các đường giao thông của ông ta. Tuy nhiên trong khi chúng tôi nằm bất động thì quân Đức vẫn có thể cảm ơn từng ngày im tiếng súng.

        Cả 2 bên đều sử dụng mùa hè để củng cố lực lượng. Đối với chúng tôi việc bổ sung lại cho Malta mang ý nghĩa sống còn. Mất Crete đã làm mất 1 cơ sở tiếp tế nhiên liệu cho hạm đội của Đô đốc Cunningham đủ gần để đảm bảo cho lực lượng bảo vệ thủy quân chúng tôi tham chiến. Đây là một địa điểm khá gần biển. Các khả năng về một cuộc cường kích trên biển bằng hải quân từ Ý hoặc Malta đã phát triển (mặc dù đến bây giờ, như chúng ta đã biết, không phải đến năm 1942, Hitler và Mussolini mới phê chuẩn một kế hoạch như vậy. Các căn cứ không quân của địch ở cả Crete và Cyrenaica đều đe dọa nghiêm trọng đường tiếp tế từ Alexandria đến Malta đến mức chúng tôi phải dựa hoàn toàn vào phía Tây để có đường vận chuyển hàng tiếp tế. Trong nhiệm vụ này, Đô đốc Somerville cùng cánh quân H từ Gibraltar đã cung cấp 1 dịch vụ xuất sắc. Tuyến đường mà Bộ chỉ huy Hải quân cho là nguy hiểm hơn đã trở thành con đường duy nhất. Thật may là đúng lúc này, nhu cầu kéo quân vào Nga của Hitler đã buộc ông ta phải rút lực lượng không quân Đức khỏi Sicily tạo cho Malta có thời gian nghỉ ngơi và giúp chúng tôi khôi phục lại việc kiểm soát bầu trời trên kênh đào Malta. Điều này không chỉ giúp các đoàn tầu có từ phía Tây có lối đi tới mà còn cho phép tấn công mạnh hơn vào các tàu chở quân và tầu vận chuyển quân dụng tăng cường cho tướng Rommel.

        Chúng tôi đã đánh phá thành công hai đoàn tàu có quy mô đáng kể của địch. Hành trình đi qua của mỗi đoàn là một cuộc hành quân lớn. Trong tháng 10, có tới trên 60% số tiếp viện cho tướng Rommel đã bị đánh chìm trên đường vận chuyển. Nhưng lo lắng của tôi không hề giảm bớt. Bởi vậy, tôi thậm chí đã yêu cầu Ban Chỉ huy Hải quân phải cố gắng hơn nữa và đặc biệt mong muốn có một lực lượng tàu nổi mới đóng tại Malta. Ý kiến này đã được chấp thuận mặc dù cần phải có thời gian để chuẩn bị việc này. Vào tháng 10, lực lượng mũi nhọn được gọi là "Lực lượng K" gồm 2 tàu tuần dương Aurora và Penelope và hai tàu khu trục Lance và Lively đã được hình thành ở Malta. Tất cả những biện pháp này đều có vai trò trong cuộc chiến mà giờ đây sẽ bắt đầu.

        Việc mô tả các trận đánh hiện đại mất đi kịch tính do trận địa trải rộng trên một địa bàn lớn và thường phải mất nhiều tuần mới đi đến chỗ quyết định trong khi trên những chiến trường nổi tiếng trong lịch sử, số phận của cả một dân tộc và của các đế chế được quyết định chỉ trong phạm vi một vài dặm và vài giờ. Những cuộc đụng độ của những đạo quân thiết giáp và cơ giới di chuyển nhanh trên sa mạc đưa lại một hình ảnh cực kỳ tương phản với quá khứ.

        Xe tăng đã thay thế cho ky binh trong các cuộc chiến tranh ngày trước với các loại vũ khí có tầm xa và mạnh hơn nhiều. Nhìn từ nhiều góc độ, những cuộc thao diễn xe tăng cũng giống hệt như các trận thủy chiến trên sa mạc với cát thay cho nước mặn. Giống như một liên đội khu trục hạm, chất lượng chiến đấu của một binh đoàn thiết giáp là nét quyết định chứ không phải nơi nó gặp địch hoặc phần chân trời mà địch xuất hiện. Các lữ đoàn hoặc sư đoàn tăng và các đơn vị nhỏ hơn có thể hình thành ở bất cứ hướng nào cho mặt trận với tốc độ nhanh, đánh khác nhau, do đó nguy cơ bị đánh tập hậu, bị tấn công từ bên sườn hoặc bị chia cắt đã giảm đi đáng kể. Mặt khác, tất cả các yếu tố này luôn phải phụ thuộc vào nhiên liệu và đạn dược. Hơn nữa, việc cung cấp cả hai nguồn này cho xe tăng lại phức tạp hơn nhiều so với khi cung cấp cho tàu chiến lớn và các hạm đội tàu biển. Bởi vậy các quy tắc hình thành nên chiến thuật đều được diễn đạt một cách rất hoa mĩ. Mỗi trận đánh đều để lại bài học kinh nghiệm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 10:54:51 pm

        Mọi cố gắng của các bên liên quan đến các trận đánh trên sa mạc không thể bị coi nhẹ. Mặc dù mỗi bên chỉ tham gia khoảng 90 - 100 nghìn khẩu đội nhưng số quân này lại cần đến một lượng người và của gấp 2 hoặc 3 lần so với thời kỳ luyện tập. Trận đánh quyết liệt ở Sidi Rezegh, mơ màn cho đợt tấn công của tướng Auchinleck, nhìn chung, đã thể hiện phần lớn những đặc trưng của cuộc chiến. Sự can thiệp của hai vị tổng chỉ huy đều mang tính quyết định và chủ đạo. Tương quan lực lượng của hai bên trong cuộc chiến này cũng tương đương như trong thời cổ.

        Nhiệm vụ đầu tiên của tướng Auchinleck là chiếm lại Cyrenaica, đồng thời phá hủy xe tăng địch, và nếu mọi chuyện trôi chảy thì sẽ chiếm lấy Tripolitania. Để thực hiện được những mục tiêu này, tướng Cunningham đã được lệnh chỉ huy quân đoàn mới tên là "quân đoàn 8" gồm quân đoàn 13 và 30 cùng khoảng 6 sư đoàn ở Tobruk và 3 lữ đoàn dự trữ, 724 xe tăng. Lực lượng không quân Tây sa mạc đã lên tới 1072 máy bay hiện đại sẵn sàng chiến đấu cộng thêm 10 phi đội hoạt động ở vùng Malta. Cách mặt trận của tướng Rommel 70 dặm về phía sau là cánh quân của đồn Tubruk gồm 5 lữ đoàn bộ binh và 1 lữ đoàn thiết giáp. Pháo đài này trước kia do tướng Cunningham giữ và cho đến nay, nó đã chặn đứng mọi cuộc tấn công của Đức vào Ai Cập bởi vị trí chiến lược của nó. Loại bỏ đồn Tobruk là mục tiêu đã được Tổng chỉ huy Đức quyết định chọn và Đức đang chuẩn bị mọi mặt để tấn công vào đồn này vào ngày 23 tháng 11. Đội quân của tướng Rommel tập hợp binh lính của Afrika Korps (Quân đoàn châu Phi) thiện chiến gồm sư đoàn xe tăng Panzer số 15 và 21 và sư đoàn Ánh sáng 90 cùng 7 sư đoàn của Ý, trong đó có 1 sư đoàn thiết giáp. Địch có 558 xe tăng. Hai phần ba số xe này thuộc hạng trung và nặng của Đức có pháo bắn đạn nặng hơn hai cân Anh so với đạn pháo của chúng tôi. Địch có lợi thế hơn chúng tôi nhiều về vũ khí chống tăng. Lực lượng không quân xích đạo gồm 120 máy bay Đức và 200 máy bay Ý đã sẵn sàng tấn công.

        Sáng ngày 18 tháng 11, quân đoàn 8 tiến vượt trong mưa to và trong 3 ngày liền, mọi việc đều tiến triển tốt đẹp.. Một bộ phận của Sư đoan tăng số 7 của Anh thuộc quân đoàn 30 đã chiếm được Sidi Rezegh nhưng sau đó đã bị Afrika Korps với mức tập trung xe tăng cao hơn tấn công lại. Trong suốt 2 ngày 21 và 22 đã diễn ra một cuộc giao tranh ác liệt diễn ra trên không và xung quanh sân bay chủ yếu bằng không quân. Cuối cùng thì tất cả xe tăng của hai bên đều bị cuốn vào cuộc chiến dữ dội chồm lên rồi lùi lại dưới làn đạn pháo và phản pháo của đối phương. Quân Đức có được lợi thế hơn chúng tôi do xe tăng của họ, vũ khí được trang bị mạnh hơn và tập trung nhiều xe tăng hơn tại những điểm đọ súng. Mặc dù chúng tôi dưới sự lãnh đạo anh dũng và sáng suốt của Thiếu tướng Jock Campbell, quân Đức vẫn thắng và chúng tôi bị thiệt hại về xe tăng nhiều hơn. Đức đã chiếm lại Side Rezegh vào đêm ngày 22. Chúng tôi bị thiệt hại hai phần ba số xe tăng và được lệnh rút lui khoảng 20 dặm để tổ chức lại. Đây là một sự thất bại nặng nề.

        Trong khi đó, vào ngày 21 tháng 11, khi xe tăng địch đang làm nhiệm vụ tác chiến thì tướng Cunningham đã lệnh cho quân đoàn 30 tiến quân. Họ đã chiếm được sở chỉ huy của Afrika Korps, và ngày 23 đã gần chiếm lại được Sidi Rezegh, nơi mà các đồng đội của họ thuộc sư đoàn tăng 7 của Anh đã bị đánh lui. Ngày 24 tháng 11 tướng Freyberg tập trung đại bộ phận quân Tân Tây Lan tại địa điểm cách sân bay 5 dặm về phía Đông. Từ Tobruk, một cuộc xuất kích được thực hiện và giao tranh quyết liệt với Đức, nhưng đã không thành công. Sư đoàn Tân Tây Lan đã tiến đến trước mặt Sidi Rezegh sau một trận đánh thắng. Chúng tôi đã đánh bại được các đồn tiền tuyến của địch nhưng xe tăng Đức lại thắng trong trận đánh với Sư đoàn 30 của chúng tôi. Những cú đánh dữ dội và những thiệt hại nặng nề đã diễn ra ở cả hai bên và trận chiến đang ở vào giai đoạn quyết định.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 10:55:59 pm

*

        Giờ đây là thời kỳ gây ấn tượng, nó gọi nhớ đến "Jeb” Stuart Clellan trên bán đảo Yorktown trong cuộc nội chiến Mỹ. Tuy nhiên nó được thực hiện bởi một lực lượng thiết giáp có quy mô của cả một đạo quân mà nếu bị tiêu diệt, sẽ kéo theo sự sụp đố của phần còn lại của quân đội phe Trục. Tướng Rommel đã quyết định nắm lấy sáng kiến chiến thuật dùng tăng theo hướng Đông mở đường về biên giới với hy vọng sẽ tạo ra nhiều hỗn loạn và sự sợ hãi khiến bộ chỉ huy của chúng tôi phải bỏ cuộc và rút lui. Ông ta đã có thể tính đến những may mắn mà cuộc tấn công bằng xe tăng của Đức giành được trong trận đánh trước trên sa mạc ngày 15 tháng 1 đã khiến quân chúng tôi phải rút lui và đúng thời điểm quan trọng. Chúng tôi sẽ được biết Rommel hầu như thành công như thế nào trong phần tiếp sau của câu chuyện.

        Ông ta thu thập phần lớn lực lượng của Afrika Korps. Tuy vậy đây vẫn là một đội quân rất tinh nhuệ trên chiến trường. Bỏ qua sở chỉ huy của Quân đoàn 30 và hai bãi lớn hàng tiếp tế mà thiếu nó chúng tôi khó có thể tiếp tục chiến đấu, Rommel đã tiến tới giới tuyến. Tại đây ông ta chia quân ra làm nhiều binh đoàn. Một số tiến về hai hướng Bắc Nam, số khác thì tiến sâu vào lãnh thổ Ai Cập 20 dặm. Quân Đức đã tàn phá mọi vùng hậu phương của chúng tôi và bắt được nhiều tù binh. Tuy nhiên, những binh đoàn của tướng Rommel đã không gây được ấn tượng với sư đoàn 4 Ấn Độ và bị những cánh quân biệt phái được tổ chức vội vã truy kích. Lực lượng không quân của chúng tôi trên hết đã làm chủ ở mức độ cao vùng trời trên đầu các bên đấu tranh giành chiến thắng, làm cho Rommel bị rối rắm ở mọi nơi, mọi lúc. Các binh đoàn của tướng Rommel hầu như không được không quân yểm trợ nên phải lâm vào tình trạng tương tự như quân chúng tôi khi Đức làm chủ bầu trời. Ngày 26 tháng 11, toàn bộ xe tăng địch đều bỏ chạy về phía Bắc và tìm nơi ẩn trú ở Bardia và gần nơi này. Ngay hôm sau, chứng vội vã rút về phía Tây và quay lại Sidi Rezegh và gần nơi mà chúng được khẩn cấp gọi tới. Cú đánh táo bạo của tướng Rommel đã hoàn toàn thất bại, nhưng như ta sẽ thấy, chỉ duy nhất có một người, vị Tổng chỉ huy đối phương đã chặn ông ta lại.

        Những tổn thất nặng nề cùng cảm giác về sự lộn xộn ở phía sau mặt trận do cuộc tập kích của tướng Rommel gây ra, đã buộc tướng Cunningham phải đề xuất với Tổng chỉ huy trương rằng: nếu tiếp tục tấn công thì lực lượng xe tăng sẽ bị tiêu diệt nhiều và do đó đe dọa đến sự an toàn của Ai Cập. Điều này có nghĩa là thừa nhận thua trận và sự thất bại của toàn bộ cuộc hành quân này. Vào chính thời điếm mang tính chất quyết định này, tướng Auchinleck, đã đích thân can thiệp. Theo đề xuất của tướng Cunningham ngày 23 tháng 11, ông đã bay cùng nguyên soái không quân Tedder tới sơ chỉ huy sa mạc. Và hiểu rất rõ mọi hiểm họa có thể xảy ra, ông lệnh cho tướng Cunningham "tiếp tục tấn công ép mạnh địch". Với hành động cá nhân này, ông đã cứu được cả trận đánh và chứng tỏ khả năng tuyệt vời của mình với tư cách là một người chỉ huy trên chiến trường.

        Trong chuyến trở về Cairo ngay 25, ông đã quyết định tạm thời thay tướng Cunningham bằng tướng Ritchie - phó Tham mưu trưởng của mình. "Tôi miễn cuỡng phải kết luận rằng cho đến nay Cunningham là người đáng kính phục, nhưng giờ đây đã bắt đầu có tư duy phòng thủ - chủ yếu do những tổn thất xe tăng nặng nề". Quốc vụ khanh Oliver Lyttelton đã giải thích và rất ủng hộ quyết định này của ông Tổng Tư lệnh. Ngay lập tức tôi cũng đã điện bày tỏ sự tán thành của mình đến ông Auchinleck.

        Tôi đặc biệt kính phục quyết định của ông Auchinleck bởi đã dám vượt lên mọi tính toán cá nhân và mọi ý định thỏa hiệp hay hoãn binh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 10:57:15 pm

*

        Trong lúc đó, tương Freyberg cùng cánh quân New Zealand của mình được Lữ đoàn tăng quân đoàn 1 yểm trợ đã tấn công dữ dội vào Sidi Rezegh và đã chiếm lại được sau 2 ngày chiến đấu quyết liệt. Cùng lúc đó, đơn vị đồn trú ở đồn Tobruk tiếp tục xuất kích và đến ngày 26 đã liên lạc được với đội quân thay thế. Một số đơn vị đã vào được trong đồn Tobruk bị vây. Tình thế này buộc tướng Rommel phải từ Bacdia quay lại. Ông ta mở đường về Sidi Rezegh và bị đánh bọc sườn bơi sư đoàn tăng 7 hiện có 120 xe tăng. Ông chiếm lại Sidi Rezegh và đẩy lùi lữ đoàn Tân Tây Lan với những tổn thất to lớn. Phần lớn còn lại đã rút theo huống Đông - Nam về giới tuyến, nơi đó sư đoàn anh hùng này chấn chỉnh lại đội ngũ sau khi bị thiệt hại hơn 3.000 lính. Đồn Tobruk một lần nữa lại bị cô lập, nhưng nhơ một quyết định táo bạo đã giữ được toàn bộ trận địa mà chúng tôi đã chiếm lĩnh.

        Trong lức này, tướng Ritchie đã tập hợp lại quân của mình. Còn Rommel mở cuộc tấn công dữ dội cuối cùng để cứu những đơn vị đồn tiền tuyến nhưng đã bị quân chúng tôi đẩy lùi. Toàn bộ lực lượng phe Trục bắt đầu rút về tuyến Gaza.

        Ngày 1/12, tướng Auchinleck đích thân tới các sở chỉ huy tiền phương và ở lại đó với tướng Ritchie 10 ngày. Dù không nhận trách nhiệm chỉ huy, ông ta vẫn theo dõi chặt chẽ người trợ tá của mình. Theo tôi thì đó không phải là cách thu xếp ổn thỏa nhất cho cả hai người. Tuy nhiên, Quân đoàn 8 đang rất sung súc. Ngày 10/12, ông Tổng tư lệnh đã có thể tuyên bố với tôi rằng: "Địch rõ ràng là đã rút hoàn toàn về phía Tây... Tôi cho rằng nhiệm vụ ở Tobruk đã kết thúc, chúng ta đã quyết định đánh đến cùng và phối hợp chặt chẽ với không lực Hoàng gia". Bây giờ khi đọc lại những tài liệu của Đức, chúng tôi đã có thể biết chính xác trong trận này địch đã tổn thất 33 nghìn lính cùng 300 xe tăng. Cồn tổn thất quân đội Hoàng gia Anh bằng khoảng một nửa số đó với 287 xe tăng - trong đó có chín phần mười là tổn thất trong tháng phản công đầu tiên. Đến lúc này chúng tôi đã hoàn toàn cất được gánh nặng và thực sự vui mừng trước kết quả của cuộc chiến Sa mạc.

        Nhưng vào đúng giây phút quyết định này thì lực lượng hải quân của ta ở phía Đông Địa Trung Hải đã bị suy giảm bởi một loạt thảm họa. Thơi gian an toàn và những lợi thế không còn nữa. Trên trận chiến đã xuất hiện thêm tàu ngầm Đức. Ngày 12/12, con tàu Arch Royal đã gặp phải ngư lôi phóng từ một tàu ngầm của Đức. Mọi cố gắng để cứu con tàu đều không đạt kết quả gì và "vị cựu chiến binh" nổi tiếng này - con tàu từng đóng một phần quan trọng trong nhiều trận đánh của chúng tôi - đã chìm khi chỉ con cách Gibraltar 25 dặm. Chỉ 2 tuần sau, con tàu Barham bị trúng 3 quả ngư lôi của Đức và bị lật úp làm thiệt hại hơn 500 quân. Tiếp theo đó là những thảm họa khác. Vao đêm 18/12, một tàu ngầm của Ý đã cập bến Alexandria và phóng 3 quả "thủy lôi người" mỗi quả do 2 người điều khiển. Chúng đã đột nhập vào cảng trong khi rào chắn đang mở cho tàu ra vào cảng và đặt bom hẹn giờ cho nổ 2 tàu chiến Nữ hoàng Elizabeth và Valiant (Dũng cảm) vào sáng sớm hôm sau. cả hai tàu này đều đã bị hư hỏng nặng và không sử dụng được trong nhiều tháng sau đó. Mặc dù chúng tôi đã có lúc giấu được tổn thất này, nhưng "lực lượng K" cũng bị tổn thất nặng - Vào đúng ngày mà tin túc về tổn thất ở Alexandria bay tới Malta thì tin về một đoàn tàu hộ tống quan trọng của địch đang tiến về Tripoli cũng đến Malta. Ngay lập tức 3 tàu chiến và 4 tàu ngư lôi đã rơi bến đuổi theo địch. Khi đến Tripoli, tàu của chúng tôi gặp phải một bãi mìn mới. 2 trong số 3 tàu chiến bị hư hỏng nhưng vẫn có thể chạy bằng hơi nước thoát khỏi bãi mìn. Còn chiếc thứ 3 đã va phải 2 quả mìn và chìm trong khi đang trôi dạt trong bãi mìn. Chỉ duy nhất một trong số 700 người sống sót là thuộc chiến hạm này. Anh ta đã bị bắt làm tù binh sau 4 ngày trôi dạt trên một mảnh thuyền vỡ, còn thuyền trưởng O’ Conoror và 13 thủy thủ khác đã chết. Tất cả những gì còn lại của Hạm đội Đông Địa Trung Hải của Anh chỉ là một số ít tàu khu trục và ba tuần dương hạm trong hạm đội của Đô đốc Vian.

        Cuối cùng, nhận thấy mối nguy hiểm chết người đối với tướng Rommel, ngày 5/10, Hitler đã lệnh cho chuyển toàn bộ quân đoàn không quân từ Nga đến Sicily và Bắc Phi. Một cuộc tấn công mới bằng không quân được triển khai dưới sự chỉ đạo của tướng Kesselring. Các cuộc tấn công của địch vào đảo đã lên đến đỉnh cao mới và Malta không còn cách nào khác ngoài chiến đấu để tồn tại. Cho đến cuối năm, chính không lực Luftwaffe của Đức - Kẻ kiểm soát các tuyến đường biển tới Tripoli - đã giúp thực hiện việc chỉnh trang phục hồi lại các đội quân của tướng Rommel sau thất bại. Hiếm khi sự tương tác giữa chiến tranh trên biển, trên không và đất liền lại được minh họa nổi bật như trong các sự kiện của mấy tháng này.

        Nhưng giờ đây tất cả đều mờ đi trước những sự kiện nổi bật của thế giới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 09:31:15 am
   
4

TRÂN CHÂU CẢNG!

        Đó là tối chủ nhật ngay 7/12/1941, chỉ có hai ông Winant, Averell Harriman và tôi ngồi quanh một chiếc bàn tại dinh Thủ tướng ở Chequers. Tôi bật máy thu thanh lên khi bản tin 9 giờ mới bắt đầu. Có nhiều tin về giao chiến trên mặt trận của Nga và Anh ở Libya. Cuối phần tin này là vài câu về vụ tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ ở Hawaii và các cuộc tập kích vào tàu chiến Anh ở Đông Ân thuộc Hà Lan. Tiếp theo là lời thông báo là sau phần tin túc có lời bình luận của một "Ông nào đó" và sau đó là chương trình "Brains Trust" hoặc cái gì đó đại loại như vậy. Bản thân tôi không có ấn tượng gì về bản tin này nhưng ông Harriman cho rằng có tin gì đó về việc Nhật tấn công Mỹ. Mặc dù rất mệt mời và đang nằm nghỉ, nhưng tất cả chúng tôi đều ngồi bật dậy. Lúc đó, Sawyers - ngươi cần vụ của tôi - người đã nghe tất cả những tin tức này - bước vào nói: "Thưa các ngài, điều đó hoàn toàn đúng. Bản thân tất cả chúng tôi ở bên ngoài đều nghe thấy tin này. Nhật đã tấn công Mỹ". Căn phòng bỗng lặng đi. Trong bữa tiệc trưa ngày 11/11 tại Lâu đài Mansion House của Thị trưởng Luân Đôn, tôi đã nói rằng nếu Nhật tấn công Mỹ thì chỉ trong một giờ, Anh sẽ tuyên chiến với Nhật. Tôi rời khỏi bàn và đi qua phòng họp đến văn phòng - nơi luôn có người làm việc. Tôi yêu cầu được nói chuyện với Tổng thống qua điện thoại. Ngài đại sứ ra ngoài cùng tôi, cho rằng tôi đang chuẩn bị làm một việc không thể làm khác được nên đã khuyên: "Ngài không cho là trước tiên ngài nên xác định lại nguồn tin này?"

        Chừng hai, ba phút sau, đã nối được máy với Tổng thống Roosevelt: "Thưa Tổng thống, có tin gì về Nhật vậy?". "Điều đó hoàn toàn đúng" - Ông ta trả lời - "Họ đã tấn công chúng tôi ở Trân Châu cảng. Tất cả chúng ta giờ đây đều đang ngồi chung trên một con thuyền". Tôi chuyển máy cho ông Winant để trao đổi với Tổng thống. Lúc đầu tôi thấy ông Đại sứ nói "Vâng, "Vâng", sau đó là một tiếng "A" với giọng rất nghiêm trọng. Tôi tiếp máy và nói: "Điều này chắc chắn sẽ làm mọi thứ trở nên đơn giản hơn. Cầu Chúa phù hộ cho Ngài" hoặc một câu gì đó tương tự như vậy. Sau đó cả hai chúng tôi đều quay trở lại phòng họp và cố gắng điều chỉnh ý nghĩ của mình theo sự kiện thế giới đã xảy ra này - một sự kiện mà tính chất gây sửng sốt đã khiến cho ngay cả các quan chức cao cấp cũng bị sốc. Hai người bạn Mỹ của tôi tiếp nhận cú sốc này với sự chịu đựng đáng khâm phục - chúng tôi không hề có ý nghĩ là Hải quân Mỹ đã bị bất kỳ tổn thất nghiêm trọng nào. Họ không than vãn gì về việc chiến tranh với nước Mỹ, họ không phí lời oán trách hoặc than vãn. Thực ra thì hầu như người ta đều có thể cho rằng hai người nay đã được giải thoát khỏi một nỗi đau kéo dài.

*

        Phải đến thứ ba mới diễn ra cuộc họp ở Nghị viện và các thành viên hiện đang rải rác ở nhiều nơi khác nhau trên cả nước với những khó khăn hiện hữu về liên lạc. Tôi lệnh cho cơ quan phải làm việc và gọi điện cho các nhân viên phải gọi điện cho Chủ tịch Hạ nghị viện, các quan chức của các đảng và mọi người có liên quan khác, để triệu tập Hạ viện và Thượng Nghị viện vào hôm sau. Tôi có gọi tới Bộ Ngoại giao để chuẩn bị nhanh chóng đưa ra lời tuyên chiến với Nhật bởi việc này đòi hỏi phải hoàn tất một số thủ tục cũng như thời gian cho cuộc họp Quốc hội để đảm bảo cho mọi thành viên của Nội các Chiến tranh bao gồm cả các Tham mưu trưởng, các Bộ trưởng Quân chủng - những người mà tôi chắc rằng đều đã nắm được tin này đều được tham dự và thông báo tin này. Chắc hẳn không một người Mỹ nào nghĩ rằng tôi đã sai lầm khi tuyên bố rằng có được Hoa Kỳ bên cạnh chúng tôi là niềm vui lớn nhất của tôi. Tôi không cho là mình đã đánh giá chính xác sức mạnh quân sự của Nhật. Nhưng giờ đây tại thời điểm này, tôi biết rằng nước Mỹ đã đi rất sâu vào cuộc chiến và sẽ đánh đến cùng. Và như vậy, cuối cùng thì chúng tôi chiến thắng. Đúng vậy, sau Dunkirk, sau khi nước Pháp sụp đổ; sau sự kiện khủng khiếp ở Oran; sau sự đe dọa xâm lược - khi mà ngoài hải quân và không quân ra, chúng tôi hầu như là những người không được trang bị vũ khí; sau trận đánh khủng khiếp bằng tàu ngầm - trận đánh đầu tiên trên Đại Tây Dương - sau 17 tháng chiến đấu đơn độc và 19 tháng tôi gánh trách nhiệm trong sự căng thẳng khủng khiếp, chúng tôi đã có cơ may chiến thắng. Nước Anh sẽ sống; Vương quốc Anh sẽ sống, khối liên hiệp Anh sẽ sống, đế chế Anh sẽ sống. Không ai có thể biết được cuộc chiến này sẽ kéo dài bao lâu và nó kết thúc cách nào, mà tôi lúc này cũng không quan tâm. Thêm một lần nữa trong lịch sử lâu dài của nước Anh, chúng tôi phải trỗi dậy an toàn và thắng lợi, cho dù có bị xé da, cắt thịt hay què cụt. Chúng tôi không phải bị tiêu diệt. Lịch sử nước Anh sẽ không thể chấm dứt. Chúng tôi, thậm chí sẽ không phải chết như là những cá thể. Số phận của Hitler và Mussolini đã được quyết định, người Nhật sẽ bị nghiền nát. Các nước còn lại hầu hết đều là những nước mạnh. Theo sự hiểu biết của tôi, nếu cả Anh, Liên Xô và giờ đây có thêm Mỹ mà gắn bó máu thịt với nhau thì sức mạnh sẽ gấp 2 hoặc thậm chí 3 lần địch. Không nghi ngờ gì, việc này phải mất nhiều thời gian. Tôi đã chờ đợi những tổn thất nặng nề ở mặt trận phía Đông nhưng rồi tất cả những thất bại này đơn thuần là một giai đoạn đã qua. Một khi đã thống nhất nhau lại, chúng tôi có thể chinh phục được thế giới. Còn nhiều thảm họa, khổ đau cùng những khoản chi phí khổng lồ đang chờ đợi ở phía trước, nhưng không ai con nghi ngờ gì thêm về sự kết thúc.

        Nhiều kẻ ngu ngốc và có rất nhiều kẻ thuộc loại này, không chỉ ở đất nước của kẻ thù, đã có thể coi thường sức mạnh của Mỹ. Một số cho rằng người Mỹ rất mềm yếu, số khác lại nghĩ người Mỹ sẽ không bao giờ thống nhất với nhau. Họ sẽ chỉ đánh lừa đây đó ở cự ly xa, Mỹ sẽ không bao giờ bám địch mà đánh và không bao giờ dám đổ máu hy sinh. Nền dân chủ Mỹ cùng hệ thống bầu cử tái diễn đều đặn sẽ làm tê liệt những cố gắng chiến đấu của họ. Đối với bề bạn cũng như kẻ thù, họ chỉ được xem như một chấm mờ đằng chân trời. Bây giờ chúng tôi phải xem xét nhược điểm của dân Mỹ đông người giàu có, xa xôi và ưa tán chuyện này. Nhưng tôi đã nghiên cứu cuộc nội chiến, người Mỹ chiến đấu cho đến tấc đất cuối cùng. Dòng máu Mỹ đang chảy trong tôi. Tôi nghĩ đến một nhận xét mà Edward Grey đưa ra với tôi 30 năm trước đây: "Nước Mỹ giống như một nồi nước khổng lồ, một khi nhen ngọn lửa dưới đáy nó có thể tạo ra một sức mạnh vô biên". Tôi lên giường trong lòng tràn trề đến bão hòa cảm xúc và ngủ giấc ngủ của người được giải thoát và mang ơn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 09:36:21 am

*

        Khi thức dậy, tôi quyết định đi gặp ngay Tổng thống Roosevelt. Trong cuộc họp nội các vào trưa hôm đó, tôi đã đưa vấn đề này ra. Khi đạt được sự tán thành, tôi đã viết một bức thư trình lên Nhà vua và được Người đồng ý.

        Nội các Chiến tranh đã đồng ý cho phép tuyên bố ngay lời tuyên chiến với Nhật trên cơ sở đã hoàn tất mọi sự sắp xếp chính thức. Vì ngài Eden bắt đầu chuyến đi tới Mátxcova, và tôi, phụ trách Bộ Ngoại giao, tôi đã gửi bức thư sau tới Tòa đại sứ Nhật Bản.

        Bộ Ngoại giao, ngày 8 tháng 12

        Thưa Ngài,

        Vào tối ngày mùng 7 tháng 12, Chính phú Hoàng gia Anh được biết Quân đội Nhật Bán, khống hề cảnh báo trước dưới dạng tuyên chiến hay tối hậu thư bao hàm một sự oanh tạc tuyên chiến, đã cố gắng để đổ bộ vào bờ biến Malaysia và ném bom Singapore và Hồng Kông.

        Vì những hành động cố tình của sự xâm lăng vô cớ vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và dặc biệt là điều 1 của công ước Hague thứ 3 về sự triển khai các hành dộng thù dịch mà Nhật và Anh đều là thành viên tham gia ký kết, Đại sứ của chúng tôi ở Tokyo đã được chỉ thị nhân danh chính phủ Hoàng gia Anh thông báo với Chính phủ Hoàng gia Nhật Bản rằng: giữa hai nước bắt đầu có chiến tranh.

        Rất hân hạnh.

        Kính thư


Winston s.Churchill       

        Một số người không thích kiểu nghi lễ như thế này, nhưng rốt cục thì trước khi phải giết một ai đó, lịch sự với họ cũng chẳng mất gì.

        Nghị viện họp vào 3 giờ chiều, và dù chỉ được báo rất gấp nhưng mọi thành viên đều tới dự đông đủ. Căn cứ vào Hiến pháp nước Anh, thì theo lời khuyên cáo của Bộ trưởng Hoàng gia, đã tuyên bố chiến tranh, và quốc hội phải đương đầu với vấn đề này. Như vậy là chúng tôi đã có thể làm nhiều hơn cả những gì đã nói với nước Mỹ và đã tuyên chiến với Nhật trước khi Quốc hội có thể hành động. Chính phủ Hoàng gia Hà Lan cũng ra thông báo tuyên bố chiến tranh với Nhật và cả hai Nghị viện đều bỏ phiếu tán thanh quyết định này.

        Dù chúng tôi có lúc đã không được thông báo bất cứ chi tiết nào về sự kiện Trân Châu cảng nhưng giờ đây toàn bộ câu chuyện này đã được ghi lại đầy đủ. Cho đến đầu năm 1941 thì kế hoạch tấn công Mỹ của Hải quân Nhật vẫn chỉ là cho hạm đội chủ lực đánh ở vùng biển gần Philippines khi người Mỹ, như đã có thể dự đoán được, đánh mở đường máu qua Thái Bình Dương để giải cứu đồn này của họ. Ý kiến bất ngờ tấn công vào Trân Châu cảng là của Thủy sư đô đốc Tổng tư lệnh quân đội Nhật - Yamamoto. Toàn bộ công việc chuẩn bị cho cú đánh xảo trá này trước khi có bất cứ tuyên chiến nào được Nhật tiến hành một cách tuyệt mật. Cho đến ngày 22 tháng 11 thì lực lượng chủ công - gồm 6 tàu sân bay được yểm trợ bởi tàu chiến và tàu khu trục - đã tập kết tại một địa điểm không có tàu ra vào thuộc quần đảo Kurile, phía Bắc Nhật Bản. Ngày tấn công đã được ấn định vào chủ nhật 7 tháng 12 và đoàn thuyền đã nhổ neo lên đường ngày 26 tháng 11 (tính theo giờ kinh độ Đông) dưới sự chỉ huy của Thủy sư Đô đốc Nagumo. Bằng cách dừng lại khá xa ở phía Bắc Hawaii theo lệnh của ông Nagumo, nấp giữa sương mù và gió lớn ở những vĩ độ Bắc này, Nagumo tiến tới đích của mình mà không hề bị phát hiện. Rạng sáng ngày bất hạnh này, Nhật Bản bắt đầu tấn công từ vị trí cách Bắc Trân Châu cảng 275 dặm. 360 máy bay đồng loạt cất cánh mang theo bom đủ các loại có máy bay chiến đấu yểm trợ. Vào đúng 7 giờ 55 phút sáng, quả bom đầu tiên được thả xuống cảng. Lúc đó đang có 94 tàu chiến Mỹ trong cảng. Trong số đó, 8 chiếc tàu chiến của Hạm đội 7 Thái Bình Dương là những mục tiêu chính. Các tàu   sân bay có các tàu ngầm mạnh rất may mắn đã thoát nạn vì lúc đó đang làm nhiệm vụ ở nơi khác. Cuộc tấn công kết thúc vào 10 giờ sáng. Địch rút quân và để lại sau lưng một hạm đội tàu Mỹ bị đánh tan tác đang chìm trong khói lửa và sục sôi trả thù. Tàu Arizona bị nổ tung. Tàu Oklahoma bị lật úp. Tàu West Virginia và California chìm ngay tại chỗ thả neo. Tất cả những chiếc tàu khác (trừ tàu Pennsylvania lúc đó đang trong ụ chữa tàu) đều bị hư hỏng nặng. Hơn 2000 lính Mỹ bị chết và gần 2000 người khác bị thương. Quyền kiểm soát Thái Bình Dương chuyển sang tay Nhật. Thế cân bằng chiến lược lúc này trên thế giới cơ bản đã thay đổi.

        Ở Philippines, dưới sự chỉ huy của tướng Mac Arthur, đồng minh Mỹ của chúng tôi lại gặp phải một loạt những bất hạnh khác. Ngày 20 tháng 11, họ đã nhận được lời cảnh báo về một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ ngoại giao. Đô đốc Hart, chỉ huy hạm đội châu Á của Mỹ, sau khi tham khảo ý kiến các cấp lãnh đạo kề cận của Hải quân Anh và Hà Lan, theo kế hoạch của mình, bắt đầu phân tán lực lượng về hướng Nam - nơi ông ta dự định tập hợp một lực lượng chủ công ở vùng biển Hà Lan cùng các lực lượng đồng minh. Ngoài 12 tàu ngư lôi cũ và nhiều tàu phụ trợ ra, ông ta chỉ có trong tay 1 tàu tuần dương loại nặng và 2 chiếc loại nhẹ. Sức mạnh của ông hầu như hoan toàn tập trung vào tàu ngầm, trong đó ông có 28 chiếc; 3 giờ sáng ngày 8 tháng 12, ông ta buộc phải dừng kế hoạch của mình khi bắt được bức điện báo tin choáng váng về trận tấn công vào Trân Châu cảng của Nhật. Ngay lập tức, ông ta cảnh báo với tất cả các bên có liên quan rằng chiến tranh đã bùng nổ mà không hề đợi lời xác nhận từ Washington. Vào rạng sáng, máy bay ném bom kiểu bổ nhào của Nhật tập kích và trong suốt mấy ngày sau, những cuộc không kích tiếp tục diễn ra ngày càng quyết liệt. Toàn bộ căn cứ Hải quân Cavite bị đốt phá hoàn toàn chỉ trong ngày mùng 10 tháng 12. Và cùng ngày Nhật đổ bộ lần đầu tiên lên phía Bắc Luzon. Thảm họa đã nhanh chóng tăng lên. Phần lớn lực lượng không quân Mỹ đều bị tiêu diệt trên không hoặc dưới mặt đất. Cho đến ngày 20, số còn lại đều đã rút về cảng Darwin, Úc. Trước đó vài ngày, hạm đội của Đô đốc Hart đã bắt đầu tản ra theo hướng Nam. Chỉ duy nhất có đội tàu ngầm vẫn ở lại chiến đấu giành giật biển với địch. Ngày 21 tháng 12, lực lượng xâm lăng chủ lực của Nhật đã đặt chân lên Vịnh Lingayen, đe dọa cả Manila, nhưng sự diễn tiến của các sự kiện sau đó có vẻ như không giống với những gì đã phát triển ở Malaysia, nhưng việc phòng thủ được kéo dài hơn. Như vậy là các kế hoạch ấp ủ từ bấy lâu của Nhật đã bùng ra trong ánh hào quang của chiến thắng.

        Cả Hitler và bộ tham mưu Đức đều rất sửng sốt. Ông Jodi đã kể lại trước phiên toa xét xử rằng: "Lúc đó chúng tôi đang ở Prussia (nước Phổ). Nửa đêm, Hitler bước vào phòng đồ bản của tôi (ở Đông Phổ) để thông báo tin này cho nguyên soái Keitel và tôi. Ông ta hoàn toàn bị bất ngờ". Tuy nhiên, sáng 8 tháng 12 Hitler đã lệnh cho Hải quân Đức tấn công các tàu Mỹ phát hiện được ở bất cứ đâu. Lệnh này được phát ra 3 ngày trước khi Đức chính thức tuyên chiến với Mỹ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 09:39:58 am

*

        Tôi đã triệu tập một cuộc họp, chủ yếu là Bộ chỉ huy hải quân, tại phòng họp của Nội các Chiến tranh vào mười giờ đêm ngày mùng 9 để xem vị thế của hải quân. Tất cả gồm khoảng 12 người tham dự. Chúng tôi đã cố ước lượng những hệ lụy do sự thay đổi cơ bản trong vị thế hải quân chúng tôi đối với Nhật. Ta đã mất quyền kiểm soát hầu hết các biển trừ có Atlantic. Úc, New Zealand và tất cả các đảo quan trọng khác trong vùng ảnh hưởng của họ đều đã phơi mình cho sự tấn công. Ta chỉ còn duy nhất một vũ khí chủ lục trong tay là hai chiến hạm "Hoàng tử xứ Wales" và "Đẩy lui", cả hai tàu này đều đã đến Singapore. Chúng được phái đến các vùng hải phận này để thao diễn cái kiểu vu vơ mà những con tàu vào loại tốt nhất có hành tung bí mật có thể áp đặt đối với mọi tính toán của hải quân kẻ thù. Vậy lúc này chúng tôi sẽ sử dụng chúng như thế nào đây? Rõ ràng hai con tàu này sẽ phải đi ra biển và phải biến vào giữa vô số những hòn đảo. Ý kiên này đều được mọi ngươi tán thành.

        Bản thân tôi cho rằng hai con tàu nên đi qua Thái Bình Dương để nhập vào những tàu còn sót lại của hạm đội Mỹ. Vào lúc này, đây sẽ là một hành động đáng tự hào và nó càng thắt chặt thêm mối quan hệ giữa các nước trong thế giới nói tiếng Anh. Chúng tôi đã chân thành tán thành việc Bộ Hải quân Mỹ rút tàu của họ khỏi Đại Tây Dương. Như vậy, nếu cần thì chỉ sau vài tháng nữa sẽ có thể có một hạm đội ở bờ tây nước Mỹ đủ khả năng đánh một trận quyết định với địch. Sự tồn tại của một hạm đội như vậy cũng như của sự kiện này sẽ là tấm lá chắn tốt nhất cho lực lượng của tôi ở Úc. Tất cả chúng tôi đều bị cuốn hút vào dòng suy nghĩ này. Bởi đã muộn, nên chúng tôi đi ngủ không nghĩ thêm và sẽ quyết định làm gì với hai con tàu này vào sáng hôm sau.

        Nhưng chỉ 2 tiếng đồng hồ sau đó, cả hai con tàu này đều đã chìm sâu dưới đáy đại dương.

        Ngày mồng 10, khi tôi đang mở các hộp thư của tôi thì điện thoại cạnh giường đổ chuông. Đó là ông Chủ tịch hội đồng Đô đốc gọi đến. Giọng ông ta nghe bất thường. Ông ta vừa ho, vừa thở nhẹ và ban đầu tôi nghe không rõ. "Thưa Thủ tướng, tôi phải thông báo với ngài rằng cả hai con tàu "Hoàng tử xứ Wales" và "Đẩy lùi" đã bị Nhật đánh chìm - chúng tôi cho rằng là do máy bay ném bom. ông Tom Philipp đã chết". "Ông chắc chắn là đúng chứ?". "Không còn nghi ngờ gì nữa". Tôi đặt máy và thầm cám ơn vì tôi chỉ có một mình trong phòng. Trong suốt cuộc chiến này, chưa bao giờ tôi lại trực tiếp nhận một cú sốc như vậy. Người đọc những trang này sẽ thấy bao nhiêu cố gắng, hy vọng, kế hoạch đã tiêu tan cùng với hai con tàu này. Mỗi khi trở mình hay vặn mình trên giương, cả tâm trí tôi chìm trong nỗi kinh hoàng này. Không còn tàu Anh hay tàu Mỹ quan trọng nào trên Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương nữa, trừ những người Mỹ còn sống sót ở Cảng Trân Châu đang vội vã quay về California. Nhật là người làm chủ tối cao trong các vùng biển rộng lớn trong khi chúng tôi ở mọi nơi đều yếu và trần trụi.

        Tôi tới Hạ Nghị viện ngay khi cuộc họp diễn ra vào 11 giờ sáng hôm đó đế đích thân thông báo cho các thành viên biết sự việc đã diễn ra. Ngay ngày hôm sau tôi đã đưa ra một bản báo cáo đầy đủ về tình hình mới. Về cuộc chiến đã kéo dài từ lâu ở Libya mà rõ ràng đã tới giới hạn của nó, thì lo âu rất nhiều và không có qua chút bất mãn nào. Tôi đã không hề giấu giếm khả năng về sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhật đang chờ chúng tôi. Mặt khác, chiến thắng của Liên Xô đã chỉ ra sai lầm chết người của chiến dịch Đông Tiến của Hitler.

        Với mùa đông, Nga vẫn khẳng định sức mạnh của mình. Giờ đây chúng tôi đã kiểm soát được cuộc chiến tranh bằng tàu ngầm, nên tổn thất đã giảm đi rất nhiều. Cuối cùng thì 4 phần 5 thế giới đang chiến đấu bên cạnh chúng tôi. Tôi đã phát biểu, trên tinh thần này, phần thắng nhất định sẽ thuộc về chúng tôi.

        Tôi đã dùng cái hình thức lạnh lùng nhất của việc tường thuật sự việc và tránh hứa hẹn về sự thành công sớm. cả nghị viện đều rất yên lặng và dường như chưa đưa ra phán quyết. Tôi đã không hề tìm kiếm hay mong đợi gì hơn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 09:44:25 am

5

MỘT CHUYẾN ĐI GIỮA LÒNG CUỘC CHIẾN THẾ GIỚI

        Rất nhiều lý do quan trọng buộc tôi phải có mặt tại Luân Đôn vào lúc này, khi mà tình hình đang thật nóng bỏng. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ rằng một sự hiểu biết hoàn toàn giữa Anh và Mỹ sẽ là quan trọng hơn tất cả, và rằng tôi phải tới Washington ngay lập tức với một đội ngũ cố vấn gồm các chuyên gia mạnh nhất có thể sắp xếp được. Người ta cho rằng nếu chúng tôi đi bằng máy bay vào mùa này và theo hướng không thuận lợi thì thật quá nguy hiểm. Vì vậy, ngày 12 chúng tôi đi đến Clyde. Không còn tàu "Hoàng tử xứ Wales" nữa. Còn tàu King George V thì đang theo dõi tàu Tirpitz. Tàu Duke of York mới ra đời có thể chở chúng tôi đi và cùng lúc đã đạt đến độ hiệu quả cao nhất. Những người trụ cột của đoàn chúng tôi là Huân tước Lord Beaverbrook - một thành viên của Nội các Chiến tranh; tướng Pound - đô đốc thứ nhất trong Hội đồng đô đốc; Nguyên soái không quân Portal, Tham mưu trưởng phụ trách không quân và nguyên soái bộ binh Dill - người mà tướng Brooke đã thay thế với chức danh Tổng Tham mưu trưởng Bộ TTM Hoàng gia. Tôi lo cho việc Brooke phải ở lại Luân Đôn để nắm bắt các vấn đề to lớn đang đợi chờ ông ta. Vì vậy, thay vào đó tôi mời Dill - người mà vẫn có vai trò quan trọng trong công việc của chúng tôi và được mọi người rất tin tưởng và kính trọng - cùng tôi tới Washington. Nơi đây, một bầu không khí mới mẻ đang chờ đón ông ta.

        Trong đoàn còn có Huân tước Lord Moran, người đã trở thành cố vấn y tế thường trực của tôi trong năm 1941. Đây là lần đầu tiên ông đi với tôi, nhưng từ sau này trở đi thì không có chuyến đi nào của tôi mà ông lại vắng mặt. Có lẽ nhờ vào sự chăm sóc bền bỉ của ông ấy mà tôi mới không phải đối mặt với tử thần. Mặc dầu tôi không thể thuyết phục ông nghe lời khuyên của mình mỗi khi ông ốm, cũng như ông ấy cũng không thể trông cậy vào việc tôi ngấm ngầm tuân thủ mọi chỉ dẫn của ông, song chúng tôi đã thực sự trở thành đôi bạn thân thiết. Hơn nũa, cả hai chúng tôi đều đã sống sót.

        Chúng tôi hy vọng thực hiện cuộc hành trình với tốc độ trung bình 20 hải lý trong vòng 7 ngày có tính đến đường vòng, đường quanh co để tránh các tầu ngầm Đức được đánh dấu trên hải đồ. Bộ chỉ huy hải quân chuyển chúng tôi từ biển Alien xuống vịnh Biscay. Thơi tiết thật bất lợi: gió to và biển động. Bầu trời mù mịt những đám mây dầy. Chúng tôi phải vượt qua dòng tàu ngầm xuất kích và trở về căn cứ từ các cảng phía Tây nước Pháp tới các "khu vực săn lùng tàu địch" trên Đại Tây Dương. Có nhiều tàu ngầm địch đến nỗi Bộ chỉ huy hải quân phải ra lệnh cho thuyền trưởng tàu chúng tôi không được bỏ xa đội tàu nhỏ ở lại phía sau, nhưng đội tàu không thế vượt được tốc độ 6 hải lý trên biển động và chúng tôi giữ vận tốc ấy đi vòng quanh phía Nam Alien trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Chúng tôi đi qua Brest trong phạm vi 400 dặm, và tôi không thể không nhớ lại diễn biến của việc các chiến hạm "Hoàng tử xứ Wales" và "Repulse" bị máy bay có căn cứ từ các bờ biển phóng ngư lôi phá hủy. Mây che kín bầu trời làm cho một trong các máy bay hộ tống duy nhất của chúng tôi không bắt kịp đoàn: nhưng khi tôi ra boong tàu, tôi thấy xuât hiện nhiều khoảng trời xanh mà mình không mong muốn. Tuy nhiên không xảy ra chuyện gì nên mọi việc đều ổn. Chiếc tàu lớn cùng các tàu khu trục đi kèm vẫn tiếp tục đi. Nhưng chúng tôi bắt đầu thấy sốt ruột với tốc độ chậm chạp của nó. Đêm thứ hai, chúng tôi tiến gần đến dòng tàu ngầm. Tướng Pound - người đưa ra quyết định - nói chúng tôi chắc sẽ phải đánh chìm tàu ngầm Đức hơn là để bị trúng ngư lôi của nó. Trời tối đen như mực. Bởi vậy chúng tôi bỏ lại tàu khu trục và lao đi một mình với vận tốc tối đa có thể được trong khi thời tiết vẫn tiếp tục xấu đi. Chúng tôi đóng nắp hầm tàu lại và sóng biển gào thét trên boong tàu. Huân tước Lord Beaverbrook phàn nàn rằng ông cũng có thể đã đi bằng tàu ngầm. Bộ phận giải mã rất lớn của chúng tôi tất nhiên là nhận được nhiều tin tức. Qua vô tuyến điện, chúng tôi có thể trả lời ở một chừng mực nào đó. Khi đoàn hộ tống mới từ Azores đến, thì ban ngày họ có thể tiếp nhận được mật mã bằng tín hiệu morse của chúng tôi, sau đó di chuyển khoảng 100 dặm và có thể chuyển tiếp tin mà không tiết lộ vị trí của chúng tôi. Tuy vậy vẫn có một sự lo sợ không bình thường trong một không gian đóng kín - và chúng tôi lại đang ở trong cuộc Đại chiến thế giới.

        Chiến tranh diễn tiến trên mọi chiến trường. Hồng Kông đã bị Nhật tấn công gần cùng lúc với Trân Châu cảng. Tôi chẳng có ảo tưởng gì về số phận của Hồng Kông trước sức mạnh vượt trội của Nhật. Mười hai tháng trước đây, tôi đã phản đối việc củng cố lực lượng đồn trú ở các đồn bốt của chúng tôi. Thất bại của họ là đương nhiên và đã được giảm thiểu tới mức tượng trưng, nhưng tôi đã tự cho phép mình rút lui khỏi tình thế này và quân cứu viện được cử tới. Ngay từ lúc xuất phát, họ đã phải đối mặt với một nhiệm vụ vượt quá khả năng của mình. Họ đã trụ giữ được trong một tuần lễ. Tất cả những người có thể cầm vũ khí đã tham gia cuộc kháng cự tuyệt vọng. Sự kiên trì của họ được đáp ứng bằng sự ngoan cường của cộng đồng người dân Anh. Vào ngày lễ Giáng sinh, sự chịu đựng đã hết mức và đầu hàng là không tránh được. Và một loạt tai họa khác lại đe dọa chúng tôi ở Malaysia. Bộ binh Nhật đổ bộ lên bán đảo này cùng với những trận đột kích lớn vào các sân bay của chúng tôi gây tổn thất lớn cho lực lượng không quân vốn đã yếu của chúng tôi và nhanh chóng làm các sân bay ở phía Bắc trở nên vô dụng. Đến cuối tháng, lực lượng của chúng tôi nhiều lần ác chiến với địch, hoạt động ở cách vị trí lúc đầu của họ đúng 150 dặm, và Nhật đã cho đổ bộ ít nhất 3 sư đoàn hoàn chỉnh, trong đó có cả Quân cảnh vệ Hoàng gia. Chất lượng của máy bay địch được triển khai rất nhanh trên các sân bay đã giành được, vượt xa mọi dự đoán. Chúng tôi đã bị dồn vào thế phòng thủ và tổn thất rất nặng nề.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 09:45:48 am

*

        Mọi thành viên trong đoàn chúng tôi đã làm việc không nghỉ trong khi chiếc Duke of York chậm chạp tiến về phía Tây, và chúng tôi tập trung mọi ý nghĩ vào những vấn đề mới mà chúng tôi phải đương đầu. Chúng tôi nóng lòng chờ đợi, xen lẫn đôi chút lo âu, cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên với ngài Tổng thống và các cố vấn chính trị quân sự của ông ta. Trước khi ra đi, chúng tôi đã biết rằng sự xâm phạm trắng trợn Trân Châu Cảng đã làm người dân Mỹ bàng hoang cao độ. Qua những báo cáo chính thức và tóm tắt tin tức báo chí nhận được, chúng tôi có cảm giác là rằng toàn bộ cơn thịnh nộ của quốc gia này sẽ đổ lên đầu Nhật Bản. Chúng tôi sợ rằng người ta không thể hiểu rõ được quy mô của toàn cục cuộc chiến tranh. Chúng tôi nhận thức được một mối nguy hiểm lớn là Hoa Kỳ có thể theo đuổi cuộc chiến với Nhật ở Thái Bình Dương và để chúng tôi chống cự lại Đức và Ý ở châu Âu, châu Phi và Trung Đông.

        Cuộc chiến đầu tiên ở Đại Tây Dương chống lại tàu ngầm Đức đã nghiêng hẳn về phía có lợi cho chúng tôi. Chúng tôi không nghi ngờ việc chúng tôi có đủ sức mạnh để giữ các tuyến đường biển luôn được khai thông. Chúng tôi cảm thấy chắc chắn rằng chúng tôi có thể đánh bại Hitler nếu hắn kéo vào hòn đảo này. Súc mạnh đề kháng của quân đội Nga đã khích lệ chúng tôi. Chúng tôi không hy vọng quá đáng vào chiến dịch Libi của chúng tôi. Nhưng tất cả những kế hoạch tương lai của chúng tôi phụ thuộc vào nguồn cung cấp lớn lao các loại từ Mỹ, như hiện đang được chuyển ngang qua Đại Tây Dương. Đặc biệt chúng tôi trông cậy vào máy bay và xe tăng cũng như dựa vào công nghiệp đóng tàu buôn to lớn của Mỹ. Cho đến nay, ngài Tổng thống với tư cách là bên không tham chiến, có khả năng và sẵn sàng trích ra cho chúng tôi một số lượng lớn trang thiết bị của các lực lượng vũ trang Mỹ, vì quân đội Mỹ không tham chiến. Quá trình này sẽ bị hạn chế bởi vì giờ đây Mỹ đang trong tình trạng chiến tranh với Đức, Ý và trên hết là với Nhật. Các nhu cầu quốc gia chắc được đặt lên hàng đầu chăng? Sau khi Nga bị tấn công, chúng tôi đã hi sinh để viện trợ cho quân đội Xô Viết một phần lớn trang thiết bị và các đồ tiếp tế đang tới từ các nhà máy của chúng tôi. Mỹ đã chuyển cho Nga một lượng hàng cung cấp thậm chí lớn hơn cả phần mà chúng tôi đã có thể nhận được. Chúng tôi hoàn toàn tán thành điều này vì sự chống trả anh hùng của Nga đối với những tên xâm lược Đức Quốc Xã.

        Tuy nhiên cũng khó có thể trì hoãn việc tiếp tế cho các lực lượng của chính chúng tôi, đặc biệt là giữ lại những vũ khí cực kỳ  cần thiết đối với đội quân đang chiến đấu quyết liệt ở Libia. Chúng tôi đành phải cho rằng "Nước Mỹ là trước hết" sẽ trở thanh nguyên tắc bao trùm trong quan hệ với Đồng Minh của chúng tôi. Chúng tôi sợ rằng phải mất một thời gian dài trước khi quân Mỹ đi vào hoạt động ở quy mô lớn, và trong suốt giai đoạn chuẩn bị này chúng tôi nhất thiết sẽ bị thiếu thốn lớn. Điều này sẽ cá thể xảy ra vào thời điểm chính chúng tôi phải đối mặt với những đối thủ mới ở Malaysia, ở Ấn Độ Dương, ở Miến Điện và ở Ấn Độ. Rõ ràng là việc phân chia các nguồn cung cấp sẽ cần đến một sự chú ý đặc biệt và sẽ đầy dãy những khó khăn và các khía cạnh khó xử. Chúng tôi đã được thông báo rằng lịch trình vận chuyển theo hiệp ước thuê muốn vũ khí đã bị đình hoãn cho đến khi được điều chỉnh lại. Một điều đáng mừng là các nhà máy sản xuất đạn dược, máy bay của Anh hiện đang và sẽ phát triển về điện và xung lực và sớm đạt quy mô rất lớn. Tuy nhiên, một loạt "các điểm tắc nghẽn" và khả năng không được cung cấp những mặt hàng quan trọng sẽ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền sản xuất của chúng tôi đã dần hiện ra trước mắt chúng tôi khi con tàu tiếp tục đi xuyên qua bão gió. Như thường lệ, Beaverbrook trong lúc nguy biến vẫn giữ được cái nhìn lạc quan. Ông tuyên bố rằng các nguồn lực ở Mỹ chưa bị xây xước, rằng các nguồn này là không thể đo đếm được và một khi dân tộc Mỹ dồn hết sức lực vào cuộc chiến thì sẽ đạt được kết quả vượt xa mọi sự tưởng tượng hoặc dự kiến. Hơn nữa, ông ta nghĩ rằng người Mỹ chưa tự nhận thấy được sức mạnh của họ, trong lĩnh vục sản xuất. Sự cố gắng của Mỹ có thể vượt xa mọi con số thống kế hiện nay. Có thể có đủ mọi thứ cho tất cả mọi người. Và về điều này thì lời nhận xét của ông ta là đúng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 09:51:08 am

        Tất cả những sự cân nhắc, suy xét nay đã trở nên mờ nhạt trước vấn đề chiến lược chủ yếu. Giá mà chúng tôi có thể thuyết phục được Tổng thống và các Bộ trưởng quân chủng rằng đánh bại Nhật Bản không báo hiệu sự đánh bại Hitler, nhưng đánh bại được Hitler thì việc xóa sổ Nhật Bản đơn thuần chỉ là một vấn đề thời gian mà thôi? Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu vấn đề nghiêm trọng này. Hai tham mưu trưởng, tướng Dill và Hollis cùng tất cả các sĩ quan của ông ta đã chuẩn bị nhiều văn bản về toàn bộ vấn đề này và nhấn mạnh quan điểm rằng chiến tranh chỉ là một. Và đúng như ta sẽ thấy, những sự vất vả và lo lắng này đều tỏ ra là không cần thiết.

        Chuyến đi 8 ngày với việc buộc phải giảm bớt công việc hàng ngày, không phải tham dự các cuộc họp nội các, không phải tiếp khách, đã giúp tôi xem xét lại toàn bộ cuộc chiến tranh mà tôi đã chứng kiến và cảm nhận dưới ánh sáng của sự phát triển rộng lớn bất ngờ của nó. Tôi nhớ lại nhận xét của Napoleon về giá trị của khả năng tập trung trong đầu nhiều vấn đề trong cả một thời gian dài mà không bị mệt mỏi. Như thường lệ, tôi cố gắng nêu ra ý nghĩ của mình bằng cách đọc cho người ta đánh máy các văn bản. Để chuẩn bị cho cuộc gặp với Tổng thống và các cuộc thảo luận với Mỹ, và để bảo đảm điều đó tôi mang theo hai Tham mưu trưởng Pound và Portal và tướng Dill cũng như đảm bảo là các sự việc được Ban Thư Ký và được tướng Hollis và Ban thư ký kiểm tra kịp thời, tôi chuẩn bị 3 văn bản về chiều hướng của cuộc chiến tranh trong tương lai như cách tôi quan niệm nó phải được định hướng như vậy. Mỗi bản như vậy phải mất tới 4-5 tiếng và trải dài tận 2-3 ngày. Vì tôi đã có trong đầu mọi dữ liệu, cho nên ý kiến đến một cách dễ dàng, nhưng rất chậm. Trên thực tế, nó có thể được viết ra hai ba lần theo cách viết thông thường trong cùng thời gian đó. Khi mỗi bản được hoàn thành sau khi đã kiểm tra lại, tôi liền gửi cho một số đồng sự chuyên nghiệp như là một biểu thị về quan điểm riêng của tôi. Cùng lúc đó, các người này cũng đang chuẩn bị các văn bản riêng của mình cho các hội nghị tham mưu hỗn hợp. Tôi vui mừng nhận thấy rằng, mặc dù chủ đề của tôi có tính kỹ thuật bao quát hơn và chủ đề của họ mang tính tập trung hơn, nhưng chúng tôi vẫn đồng quan điểm về những nguyên tắc và các giá trị. Không có sự khác biệt dẫn đến tranh cãi, và có rất ít sự việc cần phải sửa lại. Vì vậy, không người nào bị ràng buộc vào một lề thói cụ thế hoặc cúng nhắc nào, và tất cả chúng tôi đều đi đến với một bộ các lý thuyết mang tính chất xây dựng, trên cơ sở đó, chúng tôi đoàn kết với nhau một cách rộng rãi.

        Văn bản thứ nhất trình bày lý do tại sao mục tiêu chủ yếu của chúng tôi trong chiến dịch 1942 ở chiến trường châu Âu là quân Anh cùng quân Mỹ phải chiếm được toàn bộ bờ biển châu Phi và của phương Đông từ Dakar đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Bản thứ hai nêu lên những biện pháp cần được tiến hành nhằm đoạt lại quyền kiểm soát Thái Bình Dương, và nêu rõ tháng 5 năm 1942 có thể sẽ là tháng đạt được điều này. Văn bản đặc biệt đề cập sự cần thiết phải tăng gấp bội số hàng không mẫu hạm bằng cách ứng chế với số lượng lớn. Bản thứ ba tuyên bố đề ra mục tiêu tối hậu là giải phóng châu Âu bằng cách đưa một lượng lớn quân Anh-Mỹ vào bất cứ nơi nào được xem là tốt nhất trong vùng lãnh thổ bị Đức chiếm đóng, và định năm 1943 là thời điểm cho đòn đánh quyết định nhất.

        Những câu chuyện đồn đại về mối ác cảm cố hữu của bản thân tôi đối với các cuộc hành quân qui mô lớn trên lục địa Âu châu này nhiều đến mức là cần phải nhấn mạnh lại sự thực. Tôi đã luôn nghĩ rằng một trận tấn công với qui mô lớn nhất có thể được vào các nước đang bị Đức chiếm đóng sẽ là cách duy nhất để chiến thắng trong cuộc chiến tranh này, và rằng nên chọn mùa hè năm 1943 là mục tiêu và thời hạn hành động. Qui mô cuộc hành quân ma tôi dự định trước cuối năm 1941 là 4 sư đoàn bọc thép cùng 1.000.000 quân khác là lực lượng cần thiết cho giai đoạn mở màn. Khi tôi thấy có một số lượng đầu sách đã viết dựa trên quan niệm sai lầm về thái độ của tôi trên vấn đề này, tôi tự cảm thấy phải hướng sự chú ý của độc giả vào những tài liệu chính xác và tin cậy được viết ra vào thời gian xảy ra sự việc, trong đó các trường hợp khác được dẫn chiếu lần theo sự mô tả các sự việc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 09:53:36 am

        Tôi đưa 3 bản báo cáo này cho Tổng thống trước lễ Giáng sinh. Tôi giải thích rằng mặc dù đó là quan điểm của cá nhân tôi, nhưng không hề thay thế bất cứ các ý kiến được trao đổi chính thức giữa các Bộ tham mưu. Tôi cũng gửi chúng dưới dạng bị vong lục tới Ủy ban Tham mưu trưởng Anh quốc. Ngoài ra, tôi cũng nói với Tổng thống rằng những bản báo cáo này không phải được viết ra riêng để Tổng thống xem, mà điều quan trọng là để Tổng thống biết được tôi đang nghĩ gì, và cái mà tôi muốn làm, đứng về mặt nước Anh mà nói, và tôi sẽ cố gắng đi đến hành động. Nhận được các văn bản này, Tổng thống đã đọc ngay lập tức và ngay hôm sau hỏi tôi là liệu ông có thể giữ bản sao được không. Tôi đồng ý một cách vui vẻ.

        Thục ra tôi cảm thấy Tổng thống có cùng một đồng suy nghĩ với tôi về hành động ở Bắc Phi thuộc Pháp. Giờ đây, chúng tôi là đồng minh của nhau và phải hành động cùng nhau trên quy mô lớn hơn. Tôi tin tường rằng, Tổng thống và tôi sẽ tìm ra một sự nhất trí rộng lớn, và nền tảng thì đã được chuẩn bị sẵn rồi. Vì vậy tôi ở trong một trạng thái hy vọng, và như sau này ta sẽ thấy, cuối cùng tôi đã được Tổng thống đồng ý về một cuộc viễn chinh tới Bắc Phi (cuộc hành quân Bó đuốc). Cuộc hành quân này là sự phản công lớn hỗn hợp bằng hải-lục quân đầu tiên của chúng tôi.

        Tuy nhiên, trong khi vấn đề sống con là lập kế hoạch cho tương lai, và đôi khi cũng có thể dự đoán được trên một số khía cạnh, thì không ai có thể giữ cho thời gian biểu của những sự kiện to lớn như vậy khỏi bị xáo trộn bởi những hành động và phản công của quân địch. Mọi mục tiêu nêu trong các văn bản đã đề ra đều được quân Anh-Mỹ đạt được theo đúng thứ tự.

        Tôi hy vọng rằng tướng Auchinleck sẽ dọn quang được Libya vào tháng 2 năm 1942 nhưng điều đó đã không xảy ra. Ông đã chịu một loạt thất bại nặng nề sẽ được mô tả sau này. Hittler, có lẽ được khuyến khích bởi thành công này, quyết định một trận đánh quy mô lớn vào Tunis và hiện đang cho chừng một trăm ngàn quân sung sức tiến theo hướng đó, xuyên qua Ý và ngang qua Địa Trung Hải. Vì vậy, quân Anh - Mỹ bị kéo vào một chiến dịch lớn và lâu dài hơn ở Bắc Phi so với dự tính của tôi. Vì lý do này lịch trình bị chậm lại mất 4 tháng.

        Quân đồng minh Anh - Mỹ mãi tới tháng 5 năm 1943 mới giành được toàn bộ quyền kiểm soát các bờ biển Bắc Phi từ Tunis trải dài đến Ai Cập. Kế hoạch tối thượng vượt biển Manche để giải phóng nước Pháp mà tôi đã từng hy vọng và làm việc hết mình, vì thế không được thực hiện vào mùa hè đó và tất yếu là phải lùi lại trọn một năm cho tới hè năm 1944.

        Sự suy nghĩ tiếp theo về cái đã qua và kiến thức đầy đủ mà giờ đây chúng tôi có được làm tôi tin chắc rằng chúng tôi đã thật may mắn trong cái thất vọng. Do kế hoạch tấn công bị lùi lại đúng một năm mà chúng tôi đã tránh được cái rất có thể là một việc làm cực kỳ rủi ro với khả năng một thảm họa làm rung chuyển cả thế giới. Nếu là người khôn ngoan. Hittler đã có thể giảm được những thất bại ở Bắc Phi, và có thể đã gặp chúng tôi ở Pháp với một lực lượng mạnh gấp đôi so với năm 1944, trước khi quân đội và các bộ tham mưu mới được thành lập của Mỹ đạt được đầy đủ độ trưởng thanh và hoàn hảo về chuyên môn, và một thời gian dài trước khi những hạm đội lớn các tàu đổ bộ và các cảng nổi được xây dựng đặc biệt. Bây giờ tôi chắc chắn một điều là dù cho cuộc "Hành quân Bó đuốc" có chấm dứt như tôi mong đợi, vào năm 1944 hay thậm chí nếu nó không hề được diễn ra thì việc tìm cách vượt biển Manche năm 1943 có lẽ đã đưa đến một thất bại đẫm máu bậc nhất, với những tác động không thể đo lường được đối với kết quả cuộc chiến. Tôi nhận thức rất rõ được điều này suốt cả năm 1943 và từ đó chấp nhận việc phải trì hoãn kế hoạch "Over Lord" (chúa tể) là điều tất yếu trong khi thừa biết rằng đồng minh Liên Xô rất khó chịu và giận dữ về điều này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 09:57:22 am

*

        Theo dự định, chúng tôi sẽ đi tầu trên sông Potomac và đi xe hơi đến Nhà Trắng, song gần 10 ngày lênh đênh trên biển nên chúng tôi sốt ruột muốn kết thúc chuyến đi. Vì vậy, chúng tôi đã thu xếp bay từ Hampton Roads và hạ cánh ngày 22/12 khi trơi đã tối hẳn, xuống sân bay Washington. Ở đó, Tổng thống đã chờ sẵn trong chiếc xe hơi. Bắt tay Tổng thống, tôi cảm thấy thật thoải mái và nhẹ nhõm. Lát sau, chúng tôi đã tới Nhà Trắng và trong suốt 3 tuần sau đó thì Nhà Trắng là ngôi nhà của chúng tôi về mọi phương diện. Ở đó, chúng tôi gặp đệ nhất phu nhân Roosevelt, người đã cố gắng tìm mọi cách đế giúp chúng tôi có một thời gian thực sự thoải mái.

        Tôi phải thú nhận rằng đầu óc tôi quá bận rộn trước các sự kiện xảy ra dồn dập, và những nhiệm vụ cá nhân tôi phải thực hiện đến nỗi ký ức của tôi cho tới khi dựa vào các điều được ghi lại, chỉ lưu trữ được một ân tượng mơ hồ về những ngày tháng này. Và tất nhiên nét nổi bật nhất là những lần tiếp xúc với Tổng thống. Chúng tôi gặp nhau nhiều giờ mỗi ngày, và luôn ăn với nhau, cùng với Harry Hopkins là nhân vật thứ ba. Chúng tôi nói với nhau toàn về công việc, và đi đến thống nhất ý kiến rộng rãi về rất nhiều vấn đề, lớn lẫn nhỏ. Bữa tối mang tính chất xã hội hơn nhưng cũng không kém phần gần gũi thân mật. Tổng thống tự chuẩn bị rượu Cocktail khai mạc một cách tỉ mỉ, và tôi đẩy ghế có bánh xe mà Tổng thống ngồi từ phòng khách ra thang máy như một biểu hiện của long kính trọng và trong đầu nghĩ tới ngài Walter Raleigh từng căng áo choàng của mình trước Nữ Hoàng Elizabeth. Tôi đã tạo nên một ảnh hưởng rất lớn mà ảnh hưởng này còn phát triển theo năm tháng chúng tôi cùng bên nhau, vì vị chính khách này, người đã đặt ý chí của mình trong suốt gần 10 năm nay vào sinh hoạt của nước Mỹ, và cũng là người mà con tim dường như cùng hoa nhịp vào các nhịp đập thổn thức của trái tim tôi. Vì cả hai chúng tôi, do nhu cầu hoặc do thói quen, đều buộc phải tiến hành phần lớn công việc trong phòng ngủ, nên Tổng thống hay đến phòng tôi mỗi khi ông ấy cảm thấy muốn và khuyên khích tôi cũng làm như vậy đối với ông. Hopkins ở ngay đối diện phòng ngủ của tôi, và phòng bản đồ của tôi một thời gian ngắn được thiết lập ngay bên cạnh phòng ông. Tổng thống rất thích kiểu bố trí này mà Đại úy Pim là người hoàn thiện nốt. Ông ta thích đến nghiên cứu những tấm bản đồ lớn của tất cả các chiến trường đã không mấy chốc phủ lên khắp các bức tường, ghi lại nhanh chóng và chính xác các sự vận động của những đội tàu thuyền và quân đội. Một thời gian không lâu sau, ông ta cũng có một phòng bản đồ riêng với hiệu quả cao nhất.

        Ngày tháng trôi qua được tính từng giờ một. Tôi nhanh chóng nhận ra ngay sau lễ Giáng Sinh tôi phải phát biểu trước Quốc hội Mỹ, và một vài ngày sau là trước Quốc hội Canada ở Ottawa. Những dịp trọng đại này là những đòi hỏi lớn đối với sinh mệnh và sức lực của tôi, cộng thêm vào đó là hàng đống công việc thường xuyên và các cuộc tham khảo ý kiến hàng ngày. Thực ra tôi cũng không hiểu nổi mình đã vượt qua tất cả cái đó như thế nào.

        Lễ Giáng Sinh của chúng tôi diễn ra với những cuộc liên hoan đơn giản. Cây thông Noel truyền thống được đặt trong khu vườn của Nhà Trắng, Tổng thống và tôi từ trên ban công phát biểu ngắn gọn với những đám đông tụ tập trong bóng tối lờ mờ. Ngày Giáng Sinh, Tổng thống và tôi cùng đi đến nhà thờ, và tôi thấy thật thanh thản trong lòng với lễ cầu nguyện đơn giản và cùng hát những bài thánh ca nổi tiếng và duy nhất "O Little Town of Bethlehem" (Ôi! thị trấn Bethlehem bé nhỏ) mà tôi chưa từng được nghe bao giờ. Rõ ràng là có nhiều cái để củng cố lòng tin của tất cả những người tin vào sự thống trị của vũ trụ đúng với lương tri con người.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 10:09:09 am

*

        Tôi thật sự xúc động là đã hoàn thành việc được mời đến phát biểu tại Quốc Hội Mỹ. Cơ hội này quan trọng vì cái mà tôi tin chắc là liên minh những dân tộc nói tiếng Anh sẽ chiến thắng tất cả. Trước đây, tôi chưa bao giờ phát biểu tại quốc hội nước ngoài. Nhưng đối với tôi, người cháu năm đời liền kề nhau, bên họ mẹ của một trung tá đã phục vụ trong quân đội của George Washington, thì có thể cảm thấy mình có quyền về mặt huyết thống phát biểu với những đại diện của nước Cộng hòa vĩ đại trong sự nghiệp chung. Việc phải diễn ra hoàn toàn như vậy chắc chắn là điều không bình thường, và một lần nữa tôi lại có cảm tưởng, mà nói ra thì xin độc giả bỏ qua, bị sử dụng, dù không xứng đáng như thế nào, trong một kế hoạch nào đó đã được ấn định từ trước.

        Tôi đã giành khá nhiều thời gian trong ngày Giáng Sinh để chuẩn bị cho bài phát biểu. Tổng thống chúc tôi may mắn hôm 26/12 khi các đại diện của Thượng - Hạ Nghị Viện đưa tôi từ Nhà Trắng tới Trụ sở Quốc hội Mỹ. Có vẻ như là rất nhiều người tụ tập ở các lối vào rộng lớn, nhưng do mức độ cẩn trọng về an ninh ở Mỹ vượt xa rất nhiều so với tập quán ở Anh, nên họ buộc phải đứng ở rất xa, và 2 hoặc 3 xe chở đầy cảnh sát mặc thường phục bao quanh đội hộ tống. Khi xuống xe, tôi muốn đi bộ tới đám đông đang cổ vũ trong tình anh em thắm thiết, nhưng điều này không được phép. Bên trong, cảnh tượng gây ấn tượng mạnh và khó mà quên được, và đại sảnh hình bán nguyệt mà tôi có thể nhìn được qua "hàng rào" micro chật ních người.

        Thật tình là tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà vậy, và con thấy tự tin hơn một số lần trước ở Hạ Nghị Viện. Nhũng lời tôi nói mọi người đều lắng nghe rất nghiêm túc và lịch sự. Tôi nhận được những trận cười và những tràng vỗ tay đúng lúc tôi mong muốn. Sự hưởng ứng lên tới đỉnh cao khi tôi nói về hành động cực kỳ tàn bạo của ngươi Nhật và đặt câu hỏi "họ coi chúng ta là một loại dân tộc nào?" Ý thức về sức mạnh và nghị lực của dân tộc Mỹ tuôn trào về phía tôi từ cuộc họp uy nghi và đường bệ này. Ai còn hoài nghi mọi việc sẽ tốt đẹp? Sau đó, các nhà lãnh đạo cùng với tôi đi tới gần các đám đông tụ tập xung quanh tòa nhà để tôi có thể chào hỏi thân mật; và tiếp đến, lực lượng bảo vệ mật đưa xe đến và đón tôi quay về Nhà Trắng, nơi Tổng thống, người đã theo dõi cuộc gặp gỡ qua phương tiện thu thanh, nói với tôi rằng tôi đã hoàn thành bài nói chuyện một cách xuất sắc.

        Tôi đi chuyến tàu đêm 28 rạng 29/12 tới Ottawa và lưu lại đó với Huân tước Lord Athlone. Ngày 29, tôi tham dự một cuộc họp với Nội các Chiến Tranh Canada. Sau đó, ngài Thủ tướng Mackenzie King giới thiệu tôi với các lãnh đạo của Đảng Bảo Thủ đối lập, và để tôi ở lại nói chuyện riêng với họ. Không ai hơn được những người này về mặt lòng trung thành và quyết tâm, nhưng đồng thời họ cũng tiếc là không có vinh dự tự mình tiến hành chiến tranh, và phải lắng nghe quá nhiều và ủng hộ suốt cuộc đời những cung bậc tình cảm của những thành viên đảng Tự Do đối lập.

        Ngay 30, tôi phát biểu trước Quốc Hội Canada. Việc chuẩn bị cho hai bài phát biểu xuyên Đại Tây Dương của tôi được truyền đi trên toàn thế giới, giữa bộn bề công việc hành chính bất tận hàng ngày, là một việc cực kỳ vất vả. Việc phát biểu đối với một chính trị gia đã chiến đấu ngoan cường thì chẳng phải là gánh nặng lớn, nhưng xét xem nên nói gì và không nên nói gì trong một không khí náo động mới là điều lo âu, day dứt. Tôi đã cố gắng hết sức mình. Và điều thành công nhất trong bài phát biểu của tôi ở Canada là về Chính phủ Vichy mà Canada vẫn đang duy trì quan hệ:

        "Đó chính là nhiệm vụ của họ (năm 1940) và cũng là quyền lợi của họ khi đến Bắc Phi, nơi mà có lẽ họ đã là người đứng đầu của Đế Chế Pháp. Ở châu Phi, với sự trợ giúp của chúng ta, có lẽ họ đã chiếm được quyền kiểm soát biển. Họ có lẽ đã được nước Mỹ công nhận, và sử dụng tất cả số vàng họ đã gửi ở hải ngoại. Nếu họ đã làm được như vậy, Ý có lẽ đã bị đẩy ra khỏi cuộc chiến tranh này trước cuối năm 1940 và Pháp có lẽ đã được một chân trong Hội Đồng của các nước Đồng Minh và tại bàn hội nghị của những người chiến thắng. Nhưng các tướng lĩnh Pháp đã làm cho chính phủ của họ đi lạc hướng. Khi tôi cảnh cáo họ rằng nước Anh sẽ tiếp tục chiến đấu một mình cho dù họ có làm gì đi nữa, thì các tướng lĩnh Pháp nói với thủ tướng Pháp và Nội các bị chia rẽ của ông ta rằng: "Trong vòng 3 tuần nữa nước Anh sẽ bị vặn cổ như một "chú gà giò, chú gà giò nào đó! Cái cổ nào đó!".

        Điều này đã diễn ra thật tốt đẹp. Và để hồi tưởng lại, tôi xin trích dẫn 1 bài hát của ngài Harry Landaur về cuộc chiến tranh trước, bắt đầu là:

        "Nếu chúng ta cùng nhìn lại lịch sử những ngày qua, chúng ta có thể biết được chúng ta đang ở dâu".

        Trong các ghi chép của tôi có cụm từ "người nghệ sĩ hài già nua vĩ đại". Tôi cũng nghĩ đến từ "ngươi hát rong". Thật đúng là một sự cải tiến. Tôi vui mừng được biết rằng ông ta đang lắng nghe và thích thú sự dẫn chiếu này. Tôi rất sung sướng vì tôi đã tìm ra một từ thích hợp cho 1 người đã có cống hiến vô biên cho dân tộc Scotland và cho Đế chế Anh bằng những bài hát truyền cảm và chính cuộc đời dũng cảm của ông.

        Tôi có may mắn về việc định thời điểm cho các bài phát biểu nói trên ở Washington và Ottawa. Những bài phát biểu này được đưa ra vào đúng lúc mà chúng tôi có thể vui mừng trước sự ra đời của Đại Đồng Minh, với tiềm lực áp đảo, và trước khi dòng thác đổ vỡ trút xuống đầu chúng tôi từ trận tấn công được chuẩn bị lâu dài và tuyệt diệu của quân Nhật. Mặc dù khi tôi phát biểu với 1 giọng tự tin, tôi có thể cảm nhận trước được những chiếc roi sẽ sớm quất nát da thịt trơ trụi của chúng tôi. Không phải chỉ có Anh và Hà Lan phải trả những giá đáng sợ mà cả Mỹ, ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và ở tất cả các nước và các hòn đảo châu Á tiếp giáp với các đại dương này.

        Chắc chắn là có một khoảng thời gian không xác định được về các thảm họa quân sự ở phía trước chúng tôi. Phải chịu đựng rất nhiều tháng ngày u tối và mệt mỏi của sự thất bại và mất mát trước khi tình hình có thể sáng sửa trở lại.

        Khi tôi đáp tàu quay trở về Washington vào đêm giao thừa, người ta yêu cầu tôi ngồi trong toa xe chật ních những nhà báo hàng đầu của Mỹ. Chẳng có gì là ảo tưởng khi tôi chúc tất cả bọn họ "một năm mới Vinh Quang". "Chúc năm 1942. Chúc một năm vất vả - một năm đấu tranh và hiểm nguy và một bước dài để tiến đến chiến thắng. Chúc tất cả chúng ta vượt qua một cách an toàn và trong danh dự!"


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 10:15:28 am

6

NHỮNG THỎA THUẬN CHUNG ANH - MỸ

        Kế hoạch quan trọng đầu tiên mà ông Roosevelt giới thiệu với tôi sau khi tôi từ nước Anh tới, đã vạch ra một lời Tuyên bố trịnh trọng sẽ được tất cả các quốc gia đang ở trong tình trạng chiến tranh với Đức, với Ý, hay với Nhật ký kết. Lập lại những biện pháp chúng tôi đề ra trong khuôn khổ của Hiến chương Đại Tây Dương. Ngài Tổng thống và tôi cùng chuẩn bị các dự thảo lời Tuyên bố và kết hợp 2 văn bản này một cách hài hoa. Trên nguyên tắc, về mặt tình cảm và thực ra là về mặt ngôn ngữ, chúng tôi hoàn toan nhất trí với nhau. Ở trong nước, Nội các Chiến tranh lập tức sửng sốt kinh ngạc trước quy mô hoạch định của Đại Đồng Minh (Grand Alliance). Thư từ được trao đổi nhanh chóng và đã nảy sinh ra một số khó khăn về việc các Chính phủ và quan chức nào ký vào lời Tuyên bố, và cả về thứ tự ký trên, ký dưới, trước sau nữa. Chúng tôi vui vẻ ghi nhận vị trí ký đầu bảng cho Mỹ, và trên đường tôi trở về Nhà Trắng mọi việc đã sẵn sàng cho việc ký kết Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Nhiều bức điện được chuyển đi giữa Washington, Luân Đôn và Matxcova, nhưng đến lúc này thì mọi việc đều đã được giải quyết. Tổng thống đã nhiệt tình cố gắng để thuyết phục Litvinov, Đại sứ Liên Xô, người mới được phục hồi sự tín nhiệm do tình hình thay đổi, chấp nhận cụm từ "tự do tín ngưỡng". Để thực hiện mục đích này, Tổng thống đã mời ông Đại sứ đến dự bữa trưa với chúng tôi tại chính buồng của Tổng thống. Sau những kinh nghiệm xương máu ở nước nhà, ông Đại sứ tất nhiên là phải rất thận trọng. Sau này, Tổng thống nói chuyện riêng rất lâu với ông Đại sứ về phần hồn của ông này và những mối nguy hiểm của ngọn lửa địa ngục. Những vấn đề mà Roosevelt thuật lại cho chúng tôi biết trong nhiều dịp về những điều mà ông nói chuyện với ông Đại sứ thật gây ấn tượng. Thục ra, một lần tôi đã hứa với Roosevelt sẽ tiến cử ông ta làm Tổng giám mục xứ Canterbury nếu như ông ta thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống kỳ tới. Tuy vậy, tôi cũng không chính thức đề xuất ý nay với Nội các hay Nha vua và vì ông ta đã thắng cử năm 1944 nên vấn đề này được bỏ qua. Litvinov đã thực sự lo lắng và run rẩy khi báo cáo về "Tự do tín ngưỡng" với Staline - người chấp nhận điều này như là chuyện dĩ nhiên. Nội các Chiến tranh nắm được vấn đề về "An ninh xã hội" và tôi, với tư cách là tác giả của đạo luật Bảo hiểm thất nghiệp đầu tiên, đã ủng hộ chuyện này nhiệt liệt. Sau khi một loạt điện tín được chuyển đi khắp thế giới trong vòng một tuần lễ thì Đại Đồng Minh đã đi đến thống nhất ý kiến.

        Tổng thống đã thay cái tên Liên hiệp Các cường quốc (Associated Powers) bằng Liên Hiệp Quốc (United Nations). Tôi nghĩ đây là một sự cải tiến lớn. Tôi đưa cho Tổng thống xem vài dòng thơ trong bài Childe Harold của Byron:

        Here, wherer the sword United Nations drew,
        Our countrymen were warring on that day!
        And this is much - and all - which will not pass away.


        Tạm dịch là

        Và đây, nơi mà Liên Hiệp Quốc rút kiếm ra khỏi vỏ,
        Những đồng bào chúng ta đang chiến đấu vào ngày đó!
        Và đây là rất nhiều - là tất cả - và sẽ là bất tử.


        Tổng thống đến nhà tôi bằng xe lăn vào sáng mồng một tháng một. Tôi ra khỏi buồng tắm và đồng ý với bản dự thảo này. Lời tuyên bố này bản thân nó dù không đem lại chiến thắng trong các cuộc chiến, song cũng đã nói lên được: chúng tôi là ai, và chúng tôi đang chiến đấu cho cái gì. Rồi cuối ngày hôm đó, Roosevelt, tôi, Litvinov và ông Soong - đại diện cho Trung Quốc - đã ký tên vào văn bản uy nghi này tại phòng làm việc của Tổng thống. Sau đó, văn bản nay được chuyển sang cho Bộ Ngoại giao đế thu thập nốt chữ ký của 22 quốc gia còn lại. Bản cuối cùng phải được ghi lại ở đây.

        "Tuyên bố chung của các quốc gia: Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen. Liên bang CHXHCN Xô Viết, Trung Quốc, Úc, Bỉ, Canada, Costa Rica, Cuba, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dominica, El Salvador, Hy Lạp, Guatemala, Haiti, Honduras, Panama, Ba Lan, Nam Phi và Nam Tư.

        Các chính phủ ký kết văn bản này: Đã nhất trí một chương trình chung về các mục đích và các nguyên tắc được nêu trong bản Tuyên bố chung của Tổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và Thú tướng Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ailen ngày 14 tháng 8 năm 1941 được gọi là Hiến chương Đại Tây Dương.

        Tin tưởng rằng một chiến thắng trọn vẹn các quân thù là điều thiết yếu để bảo vệ cuộc sống tự do, độc lập và tự do tín ngưỡng, và để gìn giữ các quyền con người và công lý trên lãnh thổ của mình củng như trên các lãnh thổ khác; và rằng tất cả các quốc gia này giờ dây đã tham gia vào cuộc chiến đấu chung chống lại những thế lực dã man và tàn bạo đang tìm cách thống trị cả thế giới, tuyên bố:

        1. Mỗi Chính phủ cam kết tận dụng các nguồn tài lực, quân sự và kinh tế để chống lại các thành viên của Hiệp ước Tay Ba và các nước cùng tham dự dang trong tình trạng có gây chiến tranh với chính phủ đó.

        2. Mọi Chính phú cam kết hợp tác với các Chính phú ký kết Tuyên bố này, và không được dình chiến hay thiết lập hòa bình riêng rẽ với các kẻ thù.

        Các nước khác có thể tham gia bán Tuyên bố trên và các nước này đang hay có thể trợ giúp vật chất và đóng góp cho cuộc đấu tranh giành chiến thắng Chủ nghĩa Hitler.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 10:30:25 am

*

        Rất có thể các nhà sử học tương lai nghĩ rằng kết quả quý giá nhất và bền vững nhất của Hội nghị Washington lần thứ nhất của chúng tôi - mang mã số "Arcadia" - là việc thành lập "Ủy ban Tham mưu trưởng Hỗn hợp" nổi tiếng lúc này. Trụ sở của Ủy ban này ở Washington, nhưng vì các Tham mưu trưởng Anh phải ở gần Chính phủ của mình, nên đã phải cử các sĩ quan cao cấp thường trực ở đó. Những đại diện này luôn giữ liên lạc với Luân Đôn hàng ngày, mà thực tế là hàng giờ, và vì vậy họ luôn có thể báo cáo và giải trình quan điểm của các Tham mưu trưởng Anh với các đồng nghiệp Hoa Kỳ bất cứ lúc nào không kể ngày hay đêm về mọi vấn đề về chiến tranh. Những cuộc hội thảo thường xuyên được tổ chức ở mọi miền trên thế giới - Casablanca, Washington, Quebec, Teheran, Cairo, Malta và Crimea - đã đưa các thủ trưởng hội tụ với nhau đôi khi đến nửa tháng. Trong số 200 cuộc họp chính thức được Ủy ban Tham mưu trưởng Hỗn hợp tổ chức trong suốt cuộc đại chiến, có không dưới 89 cuộc mà các thành viên phải mặc lễ phục tại các hội nghị này; và cũng chính tại những cuộc gặp này, phần lớn các quyết định quan trọng đã ra đời.

        Thường thì vào sáng sớm, từng ủy ban Tham mưu trưởng gặp riêng, cuối cùng 2 nhóm gặp nhau để cùng nhau thảo luận; và thường xuyên có những cuộc họp hỗn hợp tiếp vào buổi tối. Họ xem xét việc điều hành tổng thể cuộc chiến và trình lên Tổng thống và tôi những khuyên cáo đã được mọi người nhất trí. Trong khi đó, những cuộc thảo luận trực tiếp của riêng chúng tôi được thực hiện dưới hình thức nói chuyện trực tiếp hoặc điện tín và chúng tôi liên lạc mật thiết với nhóm tham mưu của mình. Sau đó, những đề xuất của các cố vấn chuyên nghiệp được đưa ra xem xét ở các phiên họp toàn thể và mệnh lệnh được truyền tới các tướng lĩnh trên trận địa. Dù cho có mâu thuẫn quan điểm như thế nào đi nữa tại các cuộc họp của Ủy ban Tham mưu trưởng Hỗn hợp, mặc dù có tranh luận thẳng thắn và căng thẳng thế nào đi nữa, thì sự trung thành đối với sự nghiệp chung vẫn vượt lên trên mọi quyền lợi quốc gia hay cá nhân. Những quyết định một khi đã đạt được và được các người đứng đầu chính phủ tán thành, được tất cả mọi người thực hiện với một sự trung thực hoàn hảo, đặc biệt là những người mà quan điểm ban đầu bị bác bỏ. Chưa bao giờ có thất bại trong việc đi đến sự thống nhất hành động hữu hiệu hay gửi những chỉ thị rõ ràng tới các tướng lĩnh ở mọi chiến trường. Mọi quan chức đều hiểu rằng mệnh lệnh mà anh ta nhận được đều mang theo chúng những ý kiến tổng hợp và sự ủy thác của cả hai Chính phủ. Chua bao giờ trong khối Đại Đồng Minh có một bộ máy chiến tranh khả dĩ hơn và tôi vui mừng rằng nó vẫn tiếp tục đến ngày hôm nay trên thực tế nếu không phải là trên hình thúc.

        Người Nga không có đại diện trong ủy ban Tham mưu trưởng Hỗn hợp. Họ có cả một mặt trận độc lập, riêng lẻ, ở xa và không cần cũng như không có phương tiện để tham gia, chỉ cần là chúng tôi biết được sự vận động tổng thể và thời điểm của sự vận động của họ, và họ cũng phải biết những điều tương tự như vậy của phía chúng tôi. Trong các vấn đề này, chúng tôi giữ liên lạc chặt chẽ với họ ở mức họ cho phép. Tôi sẽ phải kể lại những chuyến viếng thăm của cá nhân tôi đến Matxcova theo trình tự thời gian. Và ở Teheran, Yalta, và Potsdam, các Tham mưu trưởng của 3 quốc gia đều có mặt tại bàn đàm phán.

        Tôi đã kể chi tiết về việc Thống chế Dill, mặc dù không còn là Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoàng gia, đã đến với chúng tôi trên chiến hạm Duke of York. Ông ta đã đóng đầy đủ vai trò của mình trong tất cả các cuộc thảo luận, không chỉ ở trên tàu mà thậm chí còn hơn thế cả khi chúng tôi gặp các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ. Tôi lập tức có một cảm nhận rằng uy tín và ảnh hưởng của ông đối với họ đang ở mức cao nhất. Chưa bao giờ một quan chức Anh nào mà chúng tôi phái qua Đại Tây Dương lại được người Mỹ tín nhiệm và tin tưởng ở một mức độ tương đương như vậy. Cá tính, sự thận trọng và tinh tế của ông ta đã lập tức làm cho ông chiếm được lòng tin của Tổng thống. Cũng vào thời gian đó, ông con thiết lập quan hệ chiến hữu và tình bạn riêng thực sự với tướng Marshall.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 10:32:29 am

        Trong lĩnh vực sản xuất, lệnh phát triển mở rộng với quy mô rất lớn được phát ra, và trong các sự phát triển này Beaverbrook có một sự thức đẩy mạnh mẽ. Chính sử của nước Mỹ về huy động công nghiệp cho chiến tranh là một bằng chứng phong phú cho vấn đề này. Donald Nelson, giám đốc điều hành của Cục sản xuất phục vụ chiến tranh của Mỹ đã lập ra những kế hoạch khổng lồ. "Nhưng" theo ghi chép của Mỹ, "Huân tước Beaverbrook đã làm cho Nelson có ấn tượng mạnh mẽ về sự cần thiết phải táo bạo". Và Nelson đã mô tả cái gì đã xảy ra bằng chính ngôn từ của mình:

        "Huân tước Beaverbrook nhấn mạnh rằng chúng tôi phái đề ra tầm nhìn về kế hoạch sản xuất cao hơn nhiều so với mức của năm 1942, để có thế đối phó với quân dịch hùng mạnh về cả vật chất lẫn tinh thần". Ông chỉ ra rằng ngay đến bây giờ chúng tôi chưa có kinh nghiệm về những tốn thất vật chất liên quan với kiểu chiến tranh mà chúng tôi đang làm. Chất men mà Huân tước Lord Beaverbrook đang tạo ra cho Nelson thì ông cũng truyền cho Tổng thống. Trong một công hàm gửi Tổng thống, Huân tước Beaverbrook đã đề ra mức sản lượng dự tính cho năm 1942 của Mỹ, Anh và Canada tính trên nhu cầu của Anh, Nga và Mỹ. So sánh cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng trong kế hoạch sản xuất năm 1942. Ví dụ xe tăng thiếu 10.500 chiếc, máy bay 26.730 chiếc, pháo 22.600 chiếc, súng trường 1.600.000 chiếc. Lord Beaverbrook viết tiếp: Phái tăng hơn nữa chỉ tiêu sản lượng, và ông ta gắn niềm tin của mình vào tính hiện thực của chỉ tiêu trên cơ sớ "Khá năng vô biên của ngành còng nghiệp Mỹ". Kết quá là sự ra đời cúa một loạt mục tiêu sản xuất cao vượt cá mức Nelson đưa ra. Tống thống đã thực sự tin rằng khái niệm về năng lực công nghiệp Mỹ đã phái được "xem xét và uốn nắn" lại hoàn toàn... Ông ta đốc thúc hoàn thành kế hoạch vũ khí đạn được: gồm 45.000 máy bay chiến đấu; 45.000 xe tăng; 20.000 súng cao xạ, 14.000 súng chống tăng và 500.000 súng máy trong năm 1942".

        Những con số đáng kính nể này đã được hoàn thành vượt xa vào cuối năm 1943. Lấy chuyên chở đường thủy làm ví dụ thì trọng tải tàu mới chế tạo ở Mỹ là như sau: Năm 1942: 5.339.000 tấn. Năm 1943: 12.384.000 tấn.

        Tiếp tục tập trung suy nghĩ vào tổng thể cuộc chiến tranh, những cuộc thảo luận thường xuyên giữa tôi với Tổng thống và các cố vấn cao cấp của người và của tôi, hai bài phát biểu của tôi và chuyến đi tới Canada, cùng với dòng thác sự kiện sự việc cần được quyết định, và những bức điện giữa tôi với các đồng nghiệp trong nước, đã làm cho thời gian tôi ở Washington không những chỉ căng thẳng, vất vả mà thậm chí còn làm kiệt sức nữa. Những người bạn Mỹ của tôi nghĩ rằng tôi trông mệt mỏi rồi và nên nghỉ ngơi một chút. Và thế là ngài Stettinius đã tốt bụng mời tôi tụy ý sử dụng ngôi biệt thự nhỏ của ông ta trên bờ biển gần Palm Beach; vào ngày 4 tháng 1, tôi chuyển sang ở đó và bắt đầu có thời gian cho một số câu hỏi hóc búa vẫn đeo đẳng tôi.

        Trận Ý tấn công bằng "ngư lôi người lái" vào cảng Alexandria đã làm hư hại nặng các chiến hạm Queen Elizabeth và Valiant đã được miêu tả đầy đủ. Điều bất hạnh này, tiếp theo một loạt mất mát của hải quân chúng tôi vào thời gian này, xảy ra rất không đúng lúc và cũng gây nhiều rắc rối. Tôi lập tức thấy tính chất nghiêm trọng của nó. Hạm đội Địa Trung Hải lúc bấy giờ hầu như không còn tồn tại và hầu như không có lực lượng hải quân bảo vệ Ai Cập khỏi bị tấn công trực tiếp bằng đường biển. Trong tình trạng khẩn cấp này, có vẻ như là cần phải gửi ngay, bất kể loại máy bay phóng ngư lôi nào có thể điều động được từ bờ biển phía Nam nước Anh.

        Và như sau nay các bạn sẽ thấy, điều này đã dẫn tới một kết cục chẳng hay ho gì.

        Tôi cũng cảm thấy rất không yên tâm về những bản báo cáo ông Eden mang theo về từ Matxcova về những tham vọng lãnh thổ của Liên Xô, đặc biệt là với các nước vùng Baltic. Đây là những nước bị Peter Đại đế (Peter the Great) chinh phục, và đã trải qua 200 năm dưới quyền cai trị của các sa hoàng. Kể từ cuộc cách mạng Nga, các nước này đã trở thành nơi tiền đồn của châu Âu chống lại chủ nghĩa Bônsêvich. Và là cái mà bây giờ chúng ta gọi là "các nền dân chủ xã hội", nhưng lại rất sinh động và hung hăng. Đây chính là những con tốt đen mà Hitler đã thí trong ván cờ với Liên Xô trước khi cuộc chiến bắt đầu nổ ra năm 1939. Đã có một cuộc thanh trừng lớn của người Nga và Cộng sản. Tất cả các nhân vật và phần tử bao trùm đều bị thanh toán bằng cách này hay cách khác. Từ đó trở đi các người dân dũng tráng này phải sống trong vòng bí mật. Hiện nay, như chúng ta sẽ thấy, Hitler đã quay trở lại với một cuộc phản thanh trừng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:40:51 pm

        Cuối cùng thì trong thắng lợi, Liên Xô đã giành lại được quyền kiểm soát. Như vậy chiếc lược của tử thần chà đi, xát lại rồi lại xát 1 lần nữa trên các nước Esthonia, Latvia, và Lithuania. Tuy nhiên cũng chẳng phải băn khoăn xem cái đúng là ở đâu. Các quốc gia vùng Baltic phải là những dân tộc có chủ quyền và độc lập.

        Tôi lên đường trở về Washington bằng tàu lửa vào đêm mồng 9 và có mặt tại Nhà trắng vào ngày 11, ở đó tôi phát hiện ra rằng ủy ban các Tham mưu trưởng Hỗn hợp đã đạt được bước tiến lớn, và hầu hết là hợp với các quan điểm của tôi. Tổng thống triệu tập một cuộc họp vào ngày 12 tháng 1 khi đã có một thỏa thuận toàn bộ về các nguyên tắc và mục tiêu lớn của cuộc chiến. Những bất đồng chỉ hạn chế trong các vấn đề về ưu tiên và trọng điểm. Và tất cả đều chịu sự chi phối của yếu tố bất khả cường và hắc búa, đó là khâu hàng hải.

        Sổ sách ghi chép của Anh viết: "Tổng thống Mỹ đã đưa ra dự trữ lớn trong việc tổ chức một cuộc viễn chinh Anh Mỹ sang Bắc Phi. Người ta đã thử lập một thời gian biểu cho việc đưa 90.000   quân Mỹ và 90.000 quân Anh cùng với một lực lượng không quân đáng kể sang Bắc Phi. Trong "Chiến lược vĩ đại", Bộ tham mưu đã thống nhất rằng "Chỉ nên tách khỏi các cuộc hành quân chiến đấu chống Đức một số tối thiểu của các lực lượng  cần thiết bảo vệ các lợi ích sống còn trên các chiến trường khác". Không ai khác ngoài tướng Marshall là người phải vất vả nhiều để đạt được quyết định quan trọng nay.

        Ngày 14, tôi chào tạm biệt Ông Roosevelt. Tổng thống có vẻ rất quan tâm đến những mối nguy hiểm của chuyến đi. Sự hiện diện của chúng tôi ở Washington bao ngày nay đã được cả thế giới biết đến, và trên bản đồ có thể thấy tới trên 20 tàu ngầm Đức ở trên đường về nước của chúng tôi. Trong thời tiết tuyệt đẹp, chúng tôi bay từ Norfolk tới Bermuda, nơi đó chiếc Duke of York cùng với các tàu khu trục đi hộ tống, đang đợi chúng tôi trong các dải san hô. Tôi đi trên một chiếc thủy phi cơ Boeing khổng lồ bay trên mặt nước, và gây cho tôi 1 ấn tượng rất tốt. Trong chuyến đi 3 giờ, tôi làm quen với phi công trưởng, đại úy Kelly Rogers, ông ta tỏ ra là một người đàn ông đầy năng lực và kinh nghiêm. Tôi thử cầm bánh lái một chút để có cảm giác về chiếc máy bay trên 30 tấn nặng nề bay trong không trung. Tôi càng quan tâm nhiều hơn tới chiếc phi cơ thủy. Lúc này tôi hỏi Rogers: "Nếu bay từ Bermuda tới Anh thì sao? Máy bay có chứa đủ nhiên liệu không?". Dưới cái bề ngoài thản nhiên như không ấy, ai cũng có thể thấy rằng ông ta đang rất hứng thú. "Tất nhiên là chúng ta có thể làm thế. Theo dự báo thời tiết lúc này thì sức gió đằng sau chúng ta là 40 dặm/giờ. Chúng ta sẽ mất 20 giờ bay". Tôi hỏi quãng đường là bao xa thì ông ta trả lời: "Khoảng 3500 dặm". Thấy vậy tôi cảm thấy phân vân.

        Tuy nhiên khi chúng tôi hạ cánh, tôi nêu vấn đề với Portal và Pound. Những sự kiện dữ dội đang xảy ra ở Malaysia, chúng tôi phải trở về ngay. Tham mưu trưởng không quân lập tức phát biểu rằng theo ông ta thì nguy cơ là điều hoàn toàn không thể lý giải được và ông ta không thể chịu trách nhiệm về vấn đề này. Đô đốc hải quân thứ nhất cũng ủng hộ ý kiến của ngươi đồng nghiệp. Tàu Duke of York, cùng với các tàu khu trục, đang sẵn sàng chờ chúng tôi, và nó có thể đem lại sự thoải mái và chắc chắn. Tôi hỏi: "Thế con những tàu ngầm của Đức hôm trước ông đã chỉ cho tôi thì thế nào?". Đô đốc làm một điệu bộ coi thường những tàu ngầm này, nó chứng tỏ thái độ thực sự của ông trước mối nguy hiểm đe dọa 1 chiến đấu hạm có tốc độ nhanh và được hộ tống một cách thích hợp. Tôi tự nhiên nghĩ hai vị tướng này cho rằng kế hoạch của tôi là tôi bay một mình và để họ quay về chiếc Duke of York, nên tôi nói: "Tất nhiên mọi người chúng ta đều có cơ hội cả". Thấy vậy cả hai rõ ràng đã thay đổi sắc mặt. Im lặng một hồi lâu rồi Portal nói có vấn đều có thể sẽ xem xét, và ông ta sẽ bàn kỹ vấn đề này với người phi công trưởng của chiếc tàu bay và bàn bạc về triển vọng của thời tiết với các quan chúc khí tượng thủy văn Tôi để chuyện này dừng lại ở đây.

        Hai giờ sau, cả hai người quay lại và ông Portal nói ông ta nghĩ rằng việc tôi nêu ra có thể làm được. Chiếc máy bay chắc chắn có thể hoàn thành nhiệm vụ trong những điều kiện phải chăng, thời tiết có vẻ rất thuận lợi vì gió thuận chiều. Rõ ràng là nhanh chóng về nước là rất quan trọng. Tướng Pound nói ông ta đánh giá rất cao lái trưởng, ngươi chắc chắn có kinh nghiệm vô song. Tất nhiên là cũng có nguy hiểm, nhưng mặt khác còn có cả tàu ngầm Đức phải coi chừng. Bởi vậy chúng tôi quyết định đi nếu thời tiết không xấu đi. Chúng tôi cho là cần phải thu gọn hành lý vào vài thùng đựng giấy từ tối quan trọng, cuộc hành trình được bắt đầu vào 2 giờ sáng ngày hôm sau. Mọi người cho rặng cần vứt bỏ bớt hành lý và chỉ để lại vài hộp giấy tờ quan trọng. Dill phải ở lại Washington với tư cách đại diện quân sự cho tôi bên cạnh Tổng thống. Đoàn của chúng tôi chỉ bao gồm chúng tôi, 2 tham mưu trưởng, Max Beaverbrook, Charles, Moretan và Hollis. Những người còn lại sẽ đi trên chiếc Duke of York.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Giêng, 2019, 11:51:48 pm

        Không như thường lệ, sáng sớm hôm sau tôi chợt tỉnh giấc sớm và tin chắc là mình nhất định không được đi ngủ. Tôi phải thú nhận rằng tôi cảm thấy quá sợ hãi. Tôi nghĩ đến những khoảng mênh mông của đại dương, và rằng chúng tôi sẽ không cách đất liền dưới 1000 dặm cho tới khi chúng tôi tới các đảo Anh quốc. Tôi nghĩ rằng có lẽ tôi đã vội vã, làm một việc quá mạo hiểm. Luôn luôn nghĩ tới một cuộc bay ngang Đại Tây Dương tôi lại rùng mình. Nhưng số phận đã định cả rồi. Tuy vậy, tôi vẫn phải thừa nhận rằng nếu vào bữa sáng, hay thậm chí trước bữa trưa mà tôi nhận được báo cáo nói rằng thời tiết đã thay đổi và chúng tôi phải đi đường biển thì tôi có lẽ cũng phải tự điều chỉnh mình để thích hợp với chiếc tàu đã phải đi suốt cung đường để kiếm chúng tôi.

        Đúng như lời lái trưởng đã tiên đoán, cất cánh khỏi mặt nước quả thật là cả một vấn đề. Thực ra, tôi nghĩ rằng chúng tôi phải tách ra khỏi các quả đồi thấp gần cảng. Không có nguy hiểm thực sự nào hết, chúng tôi ở trong tay những người đáng tin cậy. Chiếc máy bay nặng nề bay lên khỏi dải đá ở độ cao khoảng 1/4 dặm, và chúng tôi còn lên cao được vài trăm bộ Anh nữa. Không phải nghi ngờ gì về sự thoải mái khi ở trong những loại thủy phi cơ to như thế này. Máy chạy êm, độ rung không làm ngươi ta khó chịu, và chúng tôi qua một buổi chiều dễ chịu và có 1 bữa tối vui vẻ. Chiếc tàu bay này có hai tầng và 1 lối cầu thang dẫn ra buồng lái. Màn đêm đã buông xuống và mọi báo cáo đều khả quan. Chúng tôi đang bay qua sương mù dày đặc ở độ cao chừng 7000 bộ Anh. Có thể nhìn thấy gờ phía trước của các cánh với những dòng xả khí đỏ lửa hất về phía sau trên mặt cánh. Ở những máy này, vào lúc này, có những ống cao su lớn, chốc chốc phình to ra rồi co lại để tránh quá trình băng hóa. Lái trưởng giải thích cho tôi về cơ chế vận hành của nó, và chúng tôi thi thoảng lại thấy băng vỡ nhỏ ra. Tôi vào giường và ngủ ngon lành trong nhiều giờ.

        Tôi tỉnh dậy ngay trước bình minh và đi ra phía buồng lái. Trời đang sáng dần. Còn phía dưới chúng tôi hầu như là một lớp thảm mây dày đặc.

        Sau khi ngồi một tiếng hay hơn trên chiếc ghế trống của phi hành trưởng, tôi cảm thấy một sự lo lắng nào đó len vào tâm trí tôi. Chúng tôi giả thiết rằng đang tiến gần tới Anh từ phía Tây Nam, và đã phải vượt qua nhóm đảo Scilly, nhưng chúng tôi chẳng nhìn thấy gì qua các khe hở của thân mây. Vì chúng tôi đã bay hơn 10 tiếng đồng hồ trong sương mù, và trong thời gian đó cũng mới chỉ một lần nhìn thấy một ngôi sao, nên rất có thể chúng tôi đã bay lệch hướng. Tất nhiên phải hạn chế liên lạc bằng vô tuyến điện theo nguyên tắc thông thường của thời chiến. Qua các cuộc thảo luận đang diễn ra thì rõ ràng rằng chúng tôi chẳng biết mình đang ở đâu nữa. Lúc này Portal, người đang nghiên cứu xác định kỹ vị trí của chúng tôi, sau khi trao đổi với viên phi hành trưởng, nói với tôi rằng: "Chúng ta sẽ quay về hướng Bắc ngay lập tức". Sau khi chuyển hướng được khoảng nửa giờ đồng hồ lúc thì trong mây, lúc thì ngoài mây, chúng tôi nhìn thấy nước Anh, và lát sau đã tới Plymouth, nơi chúng tôi đã hạ cánh an toàn để tránh những quả khí cầu đang chiếu sáng, và hạ cánh ngon lành.

        Khi tôi rời máy bay, viên phi hành trưởng nhận xét: "Trong cả cuộc đời tôi, tôi chưa bao giờ cảm thấy nhẹ nhõm hơn lúc này khi tôi đã đưa Ngài an toàn hạ cánh trên cảng này". Lúc đó, tôi không đánh giá ý nghĩa của câu nói này. Nhưng về sau tôi được biết rằng nếu chúng tôi chuyển hướng chậm thì chỉ thêm 5 hay 6 phút nữa chúng tôi đã nằm trong tầm ngắm của pháo cao xạ quân Đức ở Brest. Chúng tôi đã tiến về phía Tây Nam quá nhiều trong đêm. Hơn nữa, việc chỉnh lại hướng bay có tính chất quyết định đó đã đưa chúng tôi không phải ra khỏi phía Tây Nam mà chỉ khỏi phía Đông của hướng Nam - túc là từ phía địch hơn là từ hướng chúng tôi mong đợi. Vài tuần sau, người ta thông báo với tôi rằng dưới mặt đất đã tưởng máy bay chúng tôi là máy bay ném bom của địch bay từ Brest tới, và đã lệnh cho 6 máy bay Hurricane xuất kích bắn rơi máy bay chúng tôi. Tuy nhiên tốp này đã không hoàn thành được nhiệm vụ.

        Tôi diện cho Tổng thống: "Chúng tôi đã về đến đây bằng một chặng bay tốt lành từ Bermuda với sức gió là 30 dặm/giờ".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Giêng, 2019, 11:29:54 pm

7

SINGAPORE SỤP ĐỔ

        Người ta trông đợi là tôi sẽ có một bài phát biểu đầy đủ trước Quốc hội về nhiệm vụ của tôi tới Washington và tất cả những gì đã xảy ra trong năm tuần lễ tôi đi vắng. Trong đầu tôi nổi lên 2 sự việc. Điều thứ nhất là Liên minh Vĩ đại về lâu dài phải giành chiến thắng. Điều thứ hai là hàng loạt những thảm họa to lớn không thể lưỡng được đã xảy đến với chúng tôi trong cuộc tấn công dữ dội của Nhật Bản. Mọi người đều có thể thở phào nhẹ nhõm khi nhận thấy là cuộc sống của chúng tôi, với tư cách là một quốc gia, một đế chế, đã không còn gặp phải hiểm nguy nữa. Mặt khác, cái cảm giác về một mối nguy hiểm chết người đã được loại bỏ gần hết, tạo điều kiện cho những người bình luận, dù có thiện chí hay ác ý, được tự do chỉ ra nhiều sai lầm đã phạm phải. Hơn thế, nhiều người còn cảm thấy nhiệm vụ của họ là cải tiến cách thức chỉ đạo cuộc chiến tranh và như vậy rút ngắn được câu chuyện hãi hùng. Bản thân tôi cũng cảm thấy vô cùng phiền toái về những thất bại đã giáng lên đầu chúng tôi, và không một ai biết rõ hơn tôi một điều rằng những thất bại này không gì khác chỉ là sự khởi đầu của một con đại hồng thủy. Thái độ của Chính phủ Úc, sự chỉ trích vô tư một cách hão huyền của giới báo chí rất thạo tin, sự bủa vây liên tục, với những lời lẽ sắc sảo của 20 hay 30 thành viên có năng lực của Nghị viện, không khí ở các hành lang trong nghị viện, tất cả đều gây cho tôi cảm giác về sự lúng túng của công luận, không mấy vui vẻ, luôn gây khó khăn nhưng lại rất hời hợt, đang tăng lên đối với tôi từ mọi phía.

        Mặt khác, tôi lại ý thức được sức mạnh của vị thế của mình. Tôi có thể trông cậy vào thiện chí của mọi người dân đối với phần đóng góp của tôi vào sự sống còn của họ năm 1940. Tôi không đánh giá thấp làn sóng sâu rộng về sự trung thành với quốc gia đã đẩy tôi lên phía trước. Nội các chiến tranh và các Tham mưu trưởng đã chỉ cho tôi thấy lòng trung thành cao nhất của họ. Tôi tự tin vào bản thân mình. Tôi nói rõ, khi hoàn cảnh yêu cầu, cho tất những người xung quanh tôi, rằng tôi sẽ không tán thành một sự cắt giảm quyền lực và trách nhiệm của riêng tôi. Báo chí đầy ắp những lời gợi ý rằng tôi nên tiếp tục ở lại cương vị Thủ tướng và đưa ra những bài phát biểu, nhưng nhường việc điều khiển chiến tranh cho một ai đó khác. Tôi quyết định chẳng nhường cái gì cho bất kỳ giới nào và trục tiếp nhận lấy trách nhiệm chính đối với bản thân mình và yêu cầu Hạ viện bỏ phiếu tín nhiệm. Tôi cũng nhớ người Pháp có câu nói uyên thâm: "Người ta chỉ ngự trị trên các tâm hồn bằng sự bình tĩnh".

        Một điều cần thiết hơn cả là phải cảnh báo cho Hạ viện và đất nước về những bất hạnh lơ lửng trên đầu chúng tôi. Không có điều gì tệ hại trong việc lãnh đạo công chúng hơn là cứ nuôi mãi những hy vọng hão chóng bị tan vỡ. Người dân Anh có thế đối mặt với những hiểm họa hay bất hạnh bằng sự can đảm và tinh thần lạc quan, nhưng họ lại cay đắng giận dữ khi bị lừa dối hay nhận thấy rằng những ai có trách nhiệm về những vấn đề của họ lại đang sống trong thiên đường của một kẻ ngốc. Tôi cảm thấy một điều sống còn không phải chỉ với riêng tôi mà còn đối với toàn bộ cuộc chiến tranh, là coi nhẹ những thảm họa trong tương lai bằng cách mô tả với những lời lẽ đen tối nhất những triển vọng trước mắt. Cũng có thể làm như vậy vào lúc nay mà không hề gây hại cho tình hình quân sự hay gây bất ổn cho niềm tin nền tảng vào một chiến thắng cuối cùng mà giờ đây tất cả chúng tôi đều có quyền cảm nhận. Dù cho có những cú sốc hay sự căng thẳng hàng ngày, tôi không hề bực mình khi phải dành 12 hay 14 giờ đồng hồ tập trung suy nghĩ. Hàng vạn từ cho một bài viết độc đáo về một đề tài rộng lớn, nhiều khía cạnh đòi hòi, và trong khi ngọn lửa của cuộc chiến tranh thù địch ở Sa mạc đã bén đến chân tôi, tôi đã chuẩn bị xong cho mình bài phát biểu lượng định tình hình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Giêng, 2019, 10:48:24 pm

*

        Ngay cả trước khi tôi rời Nhà Trắng, thì những hy vọng của tôi về chiến thắng trong đó Rommel sẽ bị tiêu diệt, đã tan biến. Rommel đã tẩu thoát. Kết quả về những thành công của Auchinleck tại Sidi Rezegh và tại Gazala đã không mang tính quyết định. Sự hồi sinh về không lực của kẻ thù tại Địa Trung Hải suốt tháng 12, tháng 1, và sự hầu như biến mất trong nhiều tháng ròng về ưu thế của hải quân chúng tôi đã tước đi của ông ta những thành quả chiến thắng mà vì nó ông ta đã phải đấu tranh quá vất vả và đợi chờ quá lâu. Cái uy tín mà ông ta đem lại cho chúng tôi trong việc lập ra toàn bộ kế hoạch cho cuộc tấn công của Anh - Mỹ vào miền Bắc Phi thuộc Pháp đã hoàn toàn bị suy giảm và cuộc hành quân này rõ ràng đã bị lùi lại nhiều tháng ròng.

        Điều tồi tệ hơn cả giờ đây đã tới. Không gian đã cản trở sự ghi lại chi tiết thảm họa quân sự mà lần thứ hai, một năm sau, cũng tại góc nguy hiểm chết người này, đã phá hủy toàn bộ chiến dịch năm 1942 của nước Anh tại sa mạc.

        Chỉ cần nói rằng vào ngày 21 tháng 1, từ vị trí của mình tại Agheila, Rommel đã tiến hành một cuộc hành quân trinh sát, gồm 3 binh đoàn, mỗi binh đoàn gồm khoảng 1 ngàn bộ binh cơ giới hóa được xe tăng hỗ trợ. Lục lượng trinh sát này đã nhanh chóng tìm được những lỗ hổng giữa các nhóm quân tiếp sức của chúng tôi, những nhóm quân vốn không hề có xe thiết giáp bên mình và đã được lệnh rút lui. Một lần nữa Rommel tự chứng tỏ là bậc thầy về các chiến thuật ở sa mạc, và đánh bại các viên chỉ huy của chúng tôi, giành lại phần lớn Cyrenaica. Việc rút quân gần 300 dặm đã phá tan những hy vọng của chúng tôi, khiến chúng tôi mất đi Benghazi và tất cả những gì mà tướng Auchinleck đã và đang thu thập cho một cuộc phản công mà ông hy vọng có được vào giữa tháng Hai. Tướng Ritchie tập hợp lại toàn bộ lực lượng đã toi tả vì trận mạc của mình tại vùng kế cận Gazala và Tobruk. Tại đây những kẻ truy đuổi và bị truy đuổi đều mệt nhoài và hầm hề nhìn nhau đề phòng nhau tới tận cuối tháng năm, khi Rommel có đủ khả năng phản công một lần nữa.

*

        Ngày 27 tháng Giêng, cuộc tranh luận bắt đầu, và tôi đã đưa vấn đề của chúng tôi ra trước Hạ viện. Tôi có thể nhận thấy họ đang ở trong một tâm trạng khó chịu, bởi lẽ khi tôi yêu cầu ngay khi tôi trở về nhà, là bài phát biểu mà tôi trình bày nên được ghi âm lại để có thể được sử dụng cho việc phát thanh tới Đế chế Anh và Hoa Kỳ, sự phản đối đã diễn ra với nhiều lý do vốn không có liên quan nào tới những nhu cầu của thời gian. Chính vì vậy, tôi đã rút lời đề nghị của mình lại, tuy rằng nó sẽ không bao giờ bị bác bỏ ở bất kỳ một nghị viện nào khác trên thế giới. Chính trong một bầu không khí như vậy mà tôi đã buộc phải đứng dậy để phát biểu.

        Tôi kể họ nghe một số tình hình về trận chiến trên Sa mạc, nhưng dĩ nhiên Hạ viện không thấy được ý nghĩa thành công của cuộc phản kích rất đỗi thành công của Rommel, bởi lẽ có thể họ không hề biết đến cái ý niệm mơ hồ về những kế hoạch rộng lớn hơn sẽ được mở ra bởi công cuộc chinh phục Tripolitania nhanh chóng của người Anh. Việc mất đi Benghazi và Agedabia, mà mọi người đã biết, dương như là một phần của những thăng trầm bất ngờ của một cuộc chiến tranh trên sa mạc. Hơn nữa lúc ấy tôi cũng không hề có được thông tin chính xác về những gì đã xảy ra và lý do vì sao lại như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Giêng, 2019, 10:49:47 pm

        Còn bây giờ tôi sẽ đề cập đến một vấn đề rộng hơn, về sự cô độc của chúng tôi ở vùng Viễn Đông:

        Chưa có lúc nào, và có lẽ chưa bao giờ mà nước Anh, hay đế chế Anh, một mình, có thể chiến đấu chống Đức và Ý, có thể tiến hành một cuộc chiến bảo vệ nước Anh, một cuộc chiến trên Đại Tây Dương và một cuộc chiến ở vùng Trung Đông, lại còn đồng thời chuẩn bị từ A đến Z ở Mianma, bán đảo Mã Lai và nói chung là ở Viễn Đông để đối phó với sự đụng độ với một đế chế quân sự dũng mãnh như Nhật Bản, một đế chế với hơn 70 sư đoàn cơ động, một lực lượng hải quân xếp hàng thứ ba trên thế giới, một lực lượng không quân vĩ đại, và sức mạnh của 80 hay 90 triệu người châu Á dạn dày với những khó khăn và thiện chiến. Nếu chúng tôi điều nhiều lực lượng cần thiết cho các mặt trận tới những miền đất mà chúng tôi không ở trong tình trạng chiến tranh và có thể là không bao giờ ở trong tình trạng này, thì hẳn là chúng tôi hoàn toàn sai. Lẽ ra chúng tôi đã phải vứt bỏ cơ hội giờ đây đã trở thanh một cái gì đó lớn hơn cả một cơ hội, mà tất cả chúng tôi có thể an toàn thoát khỏi cái cảnh ngộ khủng khiếp mà chúng tôi đã bị đẩy vào...

        Quyết định được đưa ra là chúng tôi đóng góp cho nước Nga để cố gắng đánh bại Rommel và để hình thanh một mặt trận mạnh hơn từ phương Đông đến biển Caspian. Theo quyết định ấy thì chúng tôi chỉ có quyền dành ra một sự cung cấp có tính chất không toàn diện và khiêm tốn cho Viễn Đông để đề phòng nguy cơ về một cuộc tấn công dữ dội của người Nhật được giả thiết là sẽ có. Trên thực tế, 60 ngàn người đã được tập trung tại Singapore, song những ưu tiên về máy bay hiện đại, xe tăng, pháo phòng không, chống tăng lại được dành cho thung lũng sông Nil.

        Tôi đã phải dồn nén Hạ viện suốt gần 2 giờ đồng hồ. Họ nhận những gì họ có được không chút nhiệt tình. Nhưng tôi lại có cảm tưởng là họ không phải là không bị thuyết phục trước lý lẽ của lập luận. Xét tới những gì tôi thấy được đang đến với chúng tôi, tôi nghĩ tốt hơn là nên chấm dứt bằng cách đặt mọi sự việc trong tình huống xấu nhất, không hứa hẹn điều gì song lại không loại bỏ hy vọng.

        Rồi cuộc tranh luận tiếp tục diễn ra trong 3 ngày. Nhưng ngữ điệu của nó đối với tôi giờ lại trở nên thân thiện một cách bất ngờ. Không còn nghi ngờ gì nữa về những gì mà Hạ viện sẽ làm. Các đồng nghiệp của tôi ở Nội các Chiến tranh, đúng đầu là ông Atleo, đã mạnh mẽ, thậm chí còn rất quyết liệt ủng hộ trường hợp của Chính phủ. Tôi phải kết thúc xong vào ngày thứ hai mươi chín. Vào lúc này, tôi sợ rằng sẽ chẳng còn ý kiến bất đồng nào cả. Bằng cách khích bác, tôi cố gắng yêu cầu các vị bất đồng ý kiến ra hành lang để phê phán chúng tôi mà không đồng thời lam mếch lòng hội nghị mà giờ đây đã có được sự hòa giải hoàn toàn. Nhưng không có cái gì mà tôi dám nói có thể thúc đẩy được những nhân vật bất bình của Đảng Bảo thủ, Đảng Lao động và Đảng Tự do tham gia bỏ phiếu cả. Song thật may, khi cuộc bò phiếu được tiến hành, thì Đảng Lao động độc lập, có 3 người đã chống lại việc bỏ phiếu tín nhiệm. Người ta yêu cầu có hai người giữ cường vị kiểm phiếu và kết quả là 464 phiếu thuận và 1 phiếu chống. Tôi biết on ông James Maxton, lãnh đạo nhóm thiểu số vì đã đưa vấn đề tới đỉnh điểm. Báo chí đã tạo ra một sự ồn ào rùm beng tới mức các bức điện chia buồn lẫn chúc mừng cứ ùn ùn chuyển tới từ khắp nơi trong thế giới Đồng minh. Những lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đã tới từ phía những người bạn Mỹ của tôi ở Nha Trắng. Tôi đã gửi lời chúc mùng tới Tổng thống nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của ông, ông điện cho tôi là thích thú "cùng ở trong một thập niên với ông". Tuy vậy, những ngươi chỉ trích liên tục trên báo chí, không phải là đã cạn nguồn. Họ xoay tròn thoăn thoắt như những con sóc. Thật là vô ích biết mây khi yêu cầu tiến hành một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm! Có ai đã bao giờ mơ ước thách thúc Chính phủ quốc gia? Những "giọng điệu ca thán" này, như tôi vẫn thường gọi vậy, chỉ là sứ giả vô tình của một thảm họa đang tới gần.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Hai, 2019, 11:11:43 pm

*

        Tôi cho là Ủy ban Hoàng gia không thể tiến hành một cuộc điều tra những hoàn cảnh của sự sụp đổ của Singapore trong khi cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn dữ dội. Chúng tôi không thể nào tiết kiệm được nguồn nhân lục, thời gian và súc lục. Nghị viện chấp nhận quan điểm này; nhưng chắc chắn tôi nghĩ là để đảm bảo tính công bằng cho tất cả những sĩ quan và những người có liên quan, ngay khi cuộc chiến chấm dứt, người ta nên tổ chức một cuộc điều tra để tìm hiểu mọi hoàn cảnh đã xảy ra. Tuy nhiên, Chính phủ thời đó1 đã không chấp nhận tiến hành một cuộc điều tra như vậy. Nhiều nám đã trôi qua và rất nhiều nhân chứng đã qua đời. Rất có thể là chúng tôi sẽ không bao giờ có được một lời tuyên bố chính thức từ một Toa án có thẩm quyền, về một thảm họa lớn nhất, một sự đầu hàng lớn nhất trong lịch sử nước Anh. Trong những trang viết này, tôi không hề có ý định đặt mình vào cương vị của một Tòa án hay tuyên bố ý kiến về hanh vi của bất kỳ các cá nhân. Tôi đã ghi lại ở một chỗ nao đó2 những sự việc nổi bật vì tôi tin vào chúng. Từ những sự việc này và từ những tài liệu được viết vào thời điểm đó, độc giả phải tự hình thành ý kiến riêng của mình.

        Ít nhất một điều có thể gây tranh cãi là liệu việc tập trung toàn bộ sức lực của chúng tôi để bảo vệ hòn đảo Singapore, đơn giản là sử dụng lực lượng khinh binh cơ động để chặn Nhật kéo quân từ bán đảo Malaysia xuống là điều nên hay không. Quyết định tại chỗ của các chỉ huy mà tôi cũng đồng tình là phải bảo vệ Singapore ở Johore, nhưng tối đa có thể được là chặn bước tiến tới đó của quân thù. Việc bảo vệ hòn đảo chính bao gồm việc rút quân liên tục, cùng với những hoạt động mạnh của hậu quân và những sự ủng hộ ngoan cường. Cuộc chiến mang lại uy tín cao cho binh sĩ và những người chỉ huy tham gia cuộc chiến ấy. Tuy nhiên, cuộc chiến cũng đã hút hết tất cả các tăng viện được gửi tới. Kẻ thù có mọi thuận lợi. Trước cuộc chiến đã có biên bản nghiên cứu về tình hình, về điều kiện chung. Người ta cũng đã lập ra những kế hoạch cẩn thận với qui mô lớn và sự do thám bí mật của các điệp vụ, trong đó thậm chí con có cả quân dự phòng là những chiếc xe đạp cho những người Nhật đi xe đạp. Sức mạnh vĩ đại, quân dự phòng lớn, dù một số vẫn chưa cần đến, đã được tập trung lại. Toàn bộ các sư đoàn Nhật đều rất thành thạo trong các cuộc chiến trong rừng rậm.

        Ưu thế về không lực của người Nhật nổi lên, như đã được mô tả, từ những nhu cầu cấp bách của chúng tôi ở đâu đó, mà những vị Tư lệnh chỉ huy trên địa bàn không chịu trách nhiệm dù bằng cách này hay cách khác lại là một thực tế chết người. Kết quả, sức mạnh chiến đấu chính của một đội quân mà chúng tôi đã cung cấp cho việc bảo vệ Singapore và hầu hết lực lượng tiếp viện được gửi tới sau khi người Nhật tuyên bố chiến tranh đã được đưa vào sử dụng hết trong một cuộc chiến đầy quả cảm ở bán đảo, và khi những đội quân này đã vượt qua con đương đắp cao để tới được nơi mà lẽ ra là chiến trường của một trận huyết chiến thì họ đã không còn đối mặt với cuộc chiến quyết định nữa. ơ đây, họ phải sáp nhập vào một đơn vị đồn trú địa phương và rất nhiều nhóm quân khác của căn cứ, điều đó chỉ làm tăng quân số chứ không hề làm tăng thêm sức mạnh của chúng tôi. Một đạo quân có thể đánh trận quyết định cho Singapore, và đã được chuẩn bị cho mục tiêu tối thượng trên chiến trường nay, đã bị tan vỡ trước khi cuộc tấn công của người Nhật bắt đầu. Nó có thể là hàng trăm ngàn con người, nhưng nó không con là một đạo quân nữa.

---------------
        1. Viết năm 1941.

        2. Bản lề của số phận, chương 6.

       


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Hai, 2019, 10:45:36 am

*

        Chẳng mấy chốc, mọi việc trở nên rõ ràng là tướng Wavell, giờ đây là Tư lệnh tối cao quân Đồng minh của những vùng phương Đông này, đã nghi ngờ khả năng của chúng tôi trong việc duy trì một cuộc chiến trường kỳ bảo vệ Singapore. Tôi đã kỳ vọng rất nhiều vào hòn đảo và pháo đài chống được sự vây hãm của người Nhật, một công việc đòi hỏi phải đưa đại pháo vào đất liền, vận chuyển đến địa điểm và lắp ráp lại. Trước khi rời Washington, tôi vẫn con suy ngẫm tính đến khả năng một sự cầm cự được ít nhất là 2 tháng. Tôi theo dõi với một cảm giác đầy hoài nghi, nhưng không hề can thiệp có hiệu quả đến việc hao mòn lực lượng chúng tôi trong việc rút quân qua bán đảo Mã Lai. Nhưng ngày 16 tháng Giêng, Wavell đánh điện cho hay: "Chỉ mãi gần đây, các kế hoạch mới được dựa trên việc đẩy lùi các cuộc tấn công bằng đường biển vào hơn đảo Singapore, và vào việc kiềm chế các cuộc tấn công trên bộ ở Johore hay vùng Viễn Nam, và người ta đã làm được rất ít, hay nói một cách khác, là chẳng làm được gì để xây dựng những tuyến phong thủ ở bờ bắc hơn đảo nhằm chặn đứng việc vượt qua eo Johore, dù kế hoạch phá tung con đương đắp cao đã được vạch ra. Đại bác hạng cực nặng của pháo đài có các thanh ngang chắn bảo vệ xung quanh, nhưng đường đạn bắn phẳng của chúng khiến chúng không thích hợp cho việc phản pháo. Và dĩ nhiên chúng không đảm bảo lấn át được pháo địch trong kiểu đánh vây hãm..." Khi đọc những dòng này vào buổi sáng ngày thứ 19, trong tôi tràn ngập cảm giác ngạc nhiên đến đau lòng. Như vậy, không hề có các công sự vĩnh cửu nào bảo vệ phía hướng đất liền của căn cứ hải quân và của thành phố chúng tôi! Hơn nữa, thậm chí con kinh ngạc hơn là không một biện pháp nào đáng để nói tới được các vị tư lệnh chỉ huy sử dụng kể từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu, và đặc biệt hơn là kể từ khi người Nhật đã tự cho mình quyền đóng quân ở Đông Dương để xây dựng các tuyến phòng thủ. Họ thậm chí cũng không hề nhắc tới sự kiện là những biện pháp đó không tồn tại.

        Tất cả những gì tôi đã nhìn thấy, đã đọc về chiến tranh khiến tôi có quan niệm rằng, xét tới hỏa lực hiện đại, một vài tuần sẽ đủ để có thể tạo nên những công sự phòng ngự mạnh, và cũng để hạn chế và đưa tuyến tiền duyên tấn công của kẻ thù vào bãi mìn và những chướng ngại vật khác. Hơn nữa, một điều vốn chưa từng xuất hiện trong ý nghĩ của tôi là không một pháo đài riêng rẽ, mang tính vĩnh cửu nào, có thể bảo vệ được phần sau của cái pháo đài nổi tiếng. Tôi không thể hiểu nổi tại sao tôi lại không nghĩ tới điều này. Nhưng không một ai trong nhóm sĩ quan tại chiến trường và không một ai trong số các cố vấn chuyên môn của tôi ở trong nước lại có vẻ nhận ra được cái nhu cầu cần thiết đến kinh khủng này.

        Trong bất kỳ trường hợp nào, không một ai trong số họ chỉ cho tôi thấy điều ấy, thậm chí không một ai trong số những người đã từng nhìn thấy bức điện mà trong đó tôi đã dựa trên một giả thuyết sai lầm là người ta cần phải có một cuộc bao vây chính qui. Tôi đã đọc Plevna và biết là vào năm 1877, nơi mà trước kỷ nguyên súng máy, người Thổ Nhĩ Kỳ đã ứng biến trong việc phòng thủ trước họng súng tấn công của người Nga, và tôi đã kiểm tra lại Verdun năm 1917, nơi mà một quân đoàn dã chiến bố trí ở trong và xen giữa các pháo đài tách riêng đã làm nên một chiến thắng rất vang dội sớm hơn một năm trước đó. Tôi đã đặt niềm tin vào việc kẻ thù bị buộc phải sử dụng pháo binh trên qui mô lớn để có thể nghiền nát những cứ điểm mạnh của chúng tôi ở Singapore, và trong những khó khăn tưởng chừng không thể vượt nổi, những sự chậm trễ kéo dài có thể gây cản trở cho việc tập trung đạn pháo và thu thập đạn dược dọc theo tuyến giao thông ở Malaysia. Giờ đây bỗng nhiên toàn bộ những điều này lại tan biến mất, và tôi đã trông thấy trước mắt tôi quang cảnh đầy hãi hùng về một hòn đảo gần như trơ trọi và về những đoàn quân mệt mỏi nếu không nói là đã kiệt quệ, tả tơi đang tìm cách rút lui.

        Tôi không viết ra điều này theo bất    kỳ một cách nào    đó để thanh minh cho mình. Lẽ ra tôi đã phải biết được tất cả. Những cố vấn của tôi lẽ ra đã phải biết và họ phải nói cho tôi biết, và lẽ ra tôi đã phải được hỏi ý kiến. Cái lý do khiến tôi đã không hỏi han gì vấn đề này, trong số hàng ngàn câu hỏi mà tôi đưa ra là trong đầu tôi hình ảnh về Singapore không có những tuyến phòng thủ trên đất liền không hơn gì hình ảnh một chiến hạm không đáy có sống tàu được hạ thủy. Tôi ý thức được nhiều lý do khác nhau đã được đưa ra lý giải cho sự thất bại này: Sự bận tâm của các đơn vị trong việc tập luyện và xây dựng công sự phòng thủ ở Bắc Malaysia, sự thiếu hụt lực lượng lao động dân sự; những eo hẹp về tài chính trước chiến tranh và sự kiểm soát tập trung của Bộ chiến tranh; sự việc vai tro của lục quân chỉ là bảo vệ căn cứ hải quân đặt tại bờ bắc hòn đảo, và vì vậy nhiệm vụ của họ là đánh trận trước mặt bờ biển chứ không phải là dọc theo bờ biển. Tôi không coi những lý do này là có giá trị. Các công sự phòng thủ phải được thiết lập.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 09:52:38 pm
   
        Phản ứng tức thì của tôi là sửa chữa lại những khiếm khuyết từ trước đến nay khi thời gian còn cho phép, nhưng khi tôi thức dậy vào buổi sáng ngày thứ 21, thì tôi nhận được một bức điện bi quan nhất được đặt trên đỉnh chiếc hộp công vàn của tôi:

        Viên sĩ quan do tôi cử tới Singapore cho kế hoạch phòng thủ  hòn đảo này đã trở về. Hiện các kế hoạch phòng thủ phía Bắc hòn đảo đang được chuẩn bị. "Số lượng quân cần có để giữ gìn hòn đáo một cách vững vàng có thể sẽ lớn bằng hoặc hơn số quân cần có để bảo vệ Johore" 1. Tôi đã lệnh cho Percival (Tổng tư lệnh) phải đánh thắng trận đánh ở Johore, song phải lập ra các kế hoạch nhằm duy trì việc kháng cự trên hòn đảo Singapore càng lâu càng tốt, nếu như ông ta có bị thua tại chiến trường Johore. Tuy nhiên tôi phải cảnh báo ông là tôi e khó có thể giữ được Singapore lâu, một khi mất Johore. Súng ở pháo đài đã được định vị cho việc bắn phá các con tàu, và chủ yếu chỉ có đủ đạn dược để dùng cho mục đích đó mà thôi; nhiều khẩu pháo chỉ có thể bắn về phía biển2. Một bộ phận của quân đồn trú đã được cử vào sâu Johore, nhiều nhóm quân ở lại thì có giá trị đáng nghi ngờ. Tôi lấy làm tiếc khi phải trao cho ông một bức tranh ảm đạm, song tôi không muốn ông lại có một hình ảnh không đúng về pháo đài của hòn đảo. Các công sự phòng ngự Singapore hoàn toàn chỉ để chống lại cuộc tấn công từ ngoài biển vào. Tôi vẫn hy vọng Johore có thể giữ được cho tới khi quân tiếp viện tiếp theo tới.
      
        Tôi đã cân nhắc bức điện này rất lâu. Cho tới nay tôi chỉ nghĩ đến cố vũ và thúc ép tới mức có thể được, việc bảo vệ một cách tuyệt vọng hòn đảo, bảo vệ pháo đài, bảo vệ thanh phố, và trong bất kỳ trường hợp nào, đây là thái độ cần phải được duy trì trừ phi có lệnh về một sự thay đổi kế hoạch dứt khoát nào đó. Nhưng giờ đây tôi lại bắt đầu nghĩ nhiều hơn về Myanma, và về các lực lượng tăng cường đang trên đường tới Singapore. Những lực lượng này có thể sẽ bị diệt hoặc có thể sẽ bị phải đổi hướng, vẫn còn nhiều thời gian để đổi hướng mũi tàu của họ quay về phía bắc là Rangoon. Chính vì thế tôi đã chuẩn bị dự thảo sau đây về biên bản cuộc hợp các Tham mưu trưởng, và đã trao nó cho Tướng Ismay đúng vào lúc cuộc hợp của họ diễn ra hồi 11 giờ 30 sáng ngày thứ hai mươi mốt. Tuy nhiên, tôi đã thẳng thắn thừa nhận là tôi vẫn chưa quyết định. Tôi đã dựa vào bạn bè và các cố vấn của tôi. Tất cả chúng tôi phải cực nhọc rất nhiều vào lúc này:

        1. ".Xét tới bức điện rất tồi tệ này từ tướng Wavell, chúng ta phải xét lại toàn bộ lập trường tại cuộc họp của Ủy ban quốc phòng tối nay.

        Chúng ta đã phạm phải đúng sai lầm mà tôi từng e ngại... Các lực lượng vốn đã có thế tạo nên một mặt trận vững chắc tại Johore, hoặc trong bất cứ trường hợp nào dọc theo khu Singapore nhìn ra biển, đã bị tan vỡ từng máng. Không một tuyến phòng thú nào được thiết lập hướng vào lục địa cả. Hải quân cũng không hề có sự phòng thủ nào đối với những kế hoạch di chuyển ngoặt của địch tại bờ biển phía Tây bán đảo. Tướng Wavell có ý kiến cho rằng việc bảo vệ hòn dáo Singapore tiêu tốn lực lượng nhiều hơn là việc giành chiến thắng trong trận chiến ở  Johore. Thất thủ Johore đã gần như là chắc chắn.

        Bức điện của ông ta cho thấy rất ít hy vọng về việc kéo dài phòng thủ. Một điều rõ ràng là việc phòng thủ như vậy sẽ chỉ dẫn đến việc toàn bộ lực lượng tiếp viện đang trên đường tới phái trả giá. Nếu tướng Wavell nghi ngờ liệu có thể dạt được một sự kéo dài thời gian thêm vài tuần lễ hay không, thì một vấn đề nối lên ở dây lại là liệu chúng tôi nên hay không nên ngay lập tức cho nổ tan các bến tàu, các cỗ pháo, các công xướng và tập trung toàn bộ vào việc bảo vệ Myanma và giữ cho con đường Myanma được thông.

        2. Dường như đối với tôi lúc này, chúng ta nên thẳng thừng đối mặt với vấn đề ấy và thắng thắn đưa nó ra với tướng Wavell. Nếu như tất cả các việc phá hủy về quân sự lẫn hải quân được tiến hành một cách triệt để, thì giá trị của Singapore (đối với kẻ thù) có gì hơn so với nhiều hải cảng trong khu vực Tây Nam Thái Bình Dương? Mặt khác, việc mất Myanma sẽ rất đau đớn. Nó sẽ cắt dứt liên lạc giữa chúng ta với người Trung Hoa, những con người đã thành công lừng lẫy trong công cuộc chống Nhật. Nếu làm rối tung sự việc và chần chừ trong việc đưa ra một quyết định khó chịu, chúng ta có thể mất cả Singapore lẫn con đường Myanma. Rõ ràng quyết định ấy phụ thuộc vào việc chúng ta có thể duy trì việc phòng thủ hòn dáo Singapore được bao lâu. Nếu chỉ trong vòng vài tuần lễ, thì dĩ nhiên thật không đáng để chúng ta mất đi toàn bộ quân tiếp viện lẫn máy bay của mình.

        3. Hơn nữa, chúng ta cần xem xét là sự sụp đổ của Singapore, và sau đó là Corregidor, sẽ là một cú sốc dữ dội đối với Ấn Độ, một đất nước mà chỉ có sự kéo đến kịp thời của những lực lượng hùng mạnh và những hoạt động thành công trên mặt trận Myanma mới có thể duy trì được.

        Cầu nguyện cho toàn bộ những điều này sẽ được xem xét sáng ngày hôm nay".


        Các Tham mưu trưởng không đi tới kết luận dứt khoát nào, và khi chúng tôi gặp nhau vào buổi tối tại Ủy ban quốc phòng, sự chần chừ tương tự trong việc tôi chấp nhận có một bước đi dũng cảm như vậy lại bao trùm lên tất cả chúng tôi. Trách nhiệm trực tiếp ban đầu là ở tướng Wavell, Tư lệnh chỉ huy đồng minh tối cao nắm giữ. Cá nhân tôi cảm thấy vấn đề khó khăn tới mức tôi đã không quá thúc ép quan điểm mới của mình, mà lẽ ra tôi đã phải làm nếu như tôi quyết tâm. Không ai trong số chúng tôi có thể đoán trước được sự sụp đổ của việc phòng thủ, điều đã xảy ra trong già 3 tuần lễ. Chí ít thì một ngày, hay hai ngày cũng có thể được dành ra để suy nghĩ thêm.

------------------
        1. Chữ viết xiên của tôi - W.S.Churchill.

        2. Điều này không chính xác - Đa số pháo có thể bắn vào đất liền.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 09:57:26 pm
       
*

        Ngài bá tước Page, đại diện Úc, dĩ nhiên không tham gia Ủy ban các Tham mưu trưởng, và tôi cũng không mời ông ta tới Ủy ban Quốc phòng. Song bằng cách này hay cách khác, ngươi ta đã đưa cho ông ta một bản sao bản dự thảo tôi viết cho các Tham mưu trưởng. Ngay lập tức, ông ta điện cho Chính phủ của mình, và vào ngày 24 tháng Giêng, chúng tôi nhận được một bức thông điệp từ Thủ tướng Úc, ông Curtin, một bức thông điệp mà nội dung được nói trong các đoạn dưới đây:

        "... Page đã báo cáo là ủy ban quốc phòng đã và đang xem xét việc rút lui khỏi Malaysia và Singapore. Sau tất cả những lời bảo đảm được đưa ra với chúng tôi, ở đây hay ở nơi nào khác, thì việc rút lui khỏi Singapore sẽ bi coi là một hành động phản bội không thể tha thứ được... Singapore được hiểu là không thể bị chiếm, và trong bất kỳ sự kiện nào, nó có khả năng cầm cự trong một khoáng thời gian kéo dài cho tới khi hạm đội chính kéo tới.

        Thậm chí trong trường hợp khẩn cấp, thì nên chuyển hướng các lực lượng tăng viện sang Đông Ấn của người Hà Lan chứ không phải sang Myanma. Bất kỳ một điều gì khác cũng sẽ gây sự tức giận và có thể buộc Đông Ấn của Hà Lan tiến hành hòa bình riêng rẽ.

        Với niềm tin vào việc đề xuất tăng cường lực lượng tăng viện, chúng tôi đã hành dộng và thực hiện phần mình trong sự thỏa thuận. Chúng tôi hy vọng ngài sẽ không phá hỏng toàn bộ mục đích bằng việc rút quân..."

        Cần phải xét kỹ mọi khía cạnh về tâm trạng của chính phủ Úc bởi hiệu quả kinh khủng của cỗ máy chiến tranh Nhật. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã bị đánh bại; ba sư đoàn cự phách nhất của họ thì ở Ai Cập và sư đoàn thứ tư ở Singapore. Họ nhận thấy rằng Singapore đang ở trong tình trạng tối nguy và họ sợ sẽ có một cuộc xâm lược vào chính nước Úc. Toàn bộ các thành phố lớn của họ, bao gồm hơn một nửa dân số châu lục, nằm trên bờ biển. Việc di chuyển ồ ạt vào sâu trong nội địa và tổ chức du kích chiến mà không hề có công binh xuống hay đồ tiếp tế đã sờ sờ ngay trước mắt họ. Sự giúp đỡ từ mẫu quốc là quá xa xôi, sức mạnh của Hoa Kỳ chỉ có thể được thiết lập một cách từ từ tại vùng biển của Úc. Bản thân tôi không tin rằng người Nhật sẽ vượt qua 3000 dặm đại dương để xâm lược nước Úc khi mà họ đã có quá nhiều những con mồi hấp dẫn trong tay ở vùng Đông Ấn của người Hà Lan và ở Malaysia. Nội các Úc nhìn quang cảnh dưới một ánh sáng khác và cảm giác sâu sắc là nguy cơ đang đến đè nặng lên tất cả họ. Ngay cả ở những eo biển này họ đã cứng nhắc duy trì các sự chia rẽ về đảng phái, số nhiều bầu cho Chính phủ Lao động chỉ hơn có hai phiếu. Họ phản đối việc thực hiện nghĩa vụ bắt buộc thậm chí đối với việc bảo vệ quê hương. Và dù phe đối lập đã được tham gia Hội đồng Chiến tranh song không một chính phủ dân tộc nào được thành lập cả.

        Tuy nhiên, bức điện của ông Curtin vừa nghiêm túc lại vừa không bình thường.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:07:01 pm

        Thành ngữ "một hành động đầu hàng không thể tha thứ" không phù hợp với sự thực hoặc với những sự kiện quân sự. Một thảm họa hãi hùng đang tới gần. Liệu chúng tôi có thể tránh được nó không? Được hay mất ra sao? Vào lúc này, chúng tôi vẫn còn kiểm soát địa điểm tới của các lực lượng quan trọng. Không hề có một sự "đầu hàng" trong việc kiểm tra những vấn đề như vậy bằng một con mắt thực tế. Hơn nữa, Ủy ban chiến tranh không thể đánh giá được toàn bộ tình hình, bởi nếu không thì họ đã không yêu cầu, coi nhẹ hoan toàn vấn đề Myanma, nơi mà các sự kiện đã chứng tò là điểm duy nhất mà chúng tôi còn có biện pháp cứu vãn. Thật sai lầm khi nói rằng bức thông điệp của ông Curtin đã quyết định vấn đề. Như tôi đã giả thiết, nếu người ta đồng ý với chúng tôi về biện pháp mà chúng tôi đưa ra, thì có lẽ chúng tôi đã trình bày thẳng tình hình cho ông Wavell hay rồi. Tuy nhiên tôi ý thức được sự không nhượng bộ trong ý kiến chống lại việc từ bỏ điểm nút quan trọng này ở vùng Viễn Đông. Thật kinh khủng khi tưởng tượng tới hậu quả về một cuộc rút lui lập cập vội vã của Anh trong khi những ngươi Mỹ đang chiến đấu kiên cường ở Corregidor, cái hậu quả tồi tệ đó rồi sẽ được lan truyền khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Không còn nghi ngờ gì nữa về một quyết định quân sự trong sáng. Tuy nhiên, dựa theo hiệp định chung hay một sự chấp thuận nào đó, mọi nỗ lực có thể đã được dồn vào việc tiếp viện cho Singapore, giúp hòn đảo này duy trì khả năng phòng ngự của mình. Sư đoàn Anh thứ 18, mà một bộ phận đã đổ bộ lên hòn đảo này, đang trên đương đi tới.

        Song chất lượng của đơn vị này và các lực lượng tăng cường khác không tương xứng với số lượng của chúng. Họ cần có thời gian để củng cố vững vàng về mặt chiến thuật, vậy mà họ bị ném vào trận chiến không có hy vọng chiến thắng ngay khi họ đặt chân tới. Người ta đặt hy vọng lớn vào những máy bay Hurricane, một bộ phận đáng kể đã được điều tới. Thực ra, trong một số ít ngày, loại máy bay này đã gây cho địch nhiều tổn thất, nhưng phi công mới đến xa lạ với các điều kiện ở đây và đã từ lâu người Nhật với số lượng vượt trội bắt đầu gây tổn thất mỗi lúc một tăng: không quân Anh bị hao mòn nhanh chóng. Giờ thì người Nhật có 5 sư đoàn đầy đủ. Men theo bờ biển họ kéo xuống nhanh chóng và ngày 27 tháng Giêng, tướng Percival quyết định rút về hòn đảo Singapore. Mọi người, mọi xe cộ đến chặng cuối phải vượt con Đường đắp cao hoặc hướng về phía đó. Một bộ phận lớn của lữ đoàn đã bị thất lạc ngay trong những giai đoạn đầu tiên, nhưng rồi sáng ngày 31 tháng Giêng, số binh lính còn lại đã vượt qua được con Đường đắp cao và cho nổ tung đường này sau lưng họ. Ở bên Anh, chúng tôi không con ấp ủ những ảo tưởng việc kéo dài sự phòng ngự nữa. Vấn đề duy nhất đặt ra là được bao lâu nữa đây? Những cỗ đại pháo ở các công sự bảo vệ bờ biển có thể bắn về phía Bắc, đạn dược bị hạn chế cũng chẳng còn nhiều tác dụng ở một đất rừng rậm bao phủ trong đó kẻ thù tập trung. Chỉ còn duy nhất một liên đội máy bay chiến đấu ở lại trên hòn đảo, và cũng chỉ có một sân bay nhỏ là còn có thể sử dụng được. Những mất mát và những lãng phí, hao hụt, đã làm giảm số quân của đơn vị đồn trú được tập trung lại lúc này từ 106.000 quân theo ước tính của Bộ Chiến tranh xuống chỉ con 85.000 quân, trong đó bao gồm cả căn cứ quân sự, các đơn vị hành chính và cả những đoàn quân không làm nhiệm vụ chiến đấu. Trong tổng số quân này, chắc chắn có 70.000 người là có vũ trang. Việc chuẩn bị các công sự phòng thủ đã chiến và chướng ngại vật, dù là biểu trung cho nhiều nỗ lực của địa phương, cũng chẳng có một mối liên hệ nào tới những nhu cầu sống còn giờ đây đã xuất hiện. Không có các công sự phòng thủ lâu dài nào trên mặt trận sắp bị tấn công. Cuộc rút lui đường dài và chiến đấu trên bán đảo đã làm giảm đi rất nhiều tinh thần quân đội. Phía sau tất cả những cái nay là thành phố Singapore, lúc đó là nơi trú ngụ có lẽ của một triệu dân thuộc đủ mọi sắc tộc và vô số dân tị nạn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:10:40 pm

*

        Vào sáng ngay 8/2, các đội tuần tra báo cáo là kẻ thù đang tập trung ồ ạt ở các đồn điền phía Tây Bắc hòn đảo và cứ điểm của chúng tôi bị pháo nã tới tấp. Vào lúc 10h45’ tối, các đợt mũi nhọn tấn công xuyên qua eo biển Johore trong những chiếc tàu để bộ bọc sắt được đưa tới địa điểm hạ thủy bằng đường bộ, theo kết quả của một kế hoạch được chuẩn bị từ lâu và cẩn thận. Trận chiến diễn ra dữ dội và rất nhiều tàu bị đánh chìm, song trên đất liền, lực lượng quân Úc thì mỏng và kẻ thù đã lên được bờ ở nhiều điểm. Chiều ngày hôm sau, một cuộc tấn công mới song tương tự như vậy lại diễn ra quanh Đường đắp cao, và một lần nữa kẻ thù lại thành công trong việc đặt được chân lên đất liền. Ngày 11 tháng 2 là ngày của những trận hỗn chiến trên toàn bộ mặt trận. Con Đường đắp cao đã bị chọc thủng bên phía địch và chúng đã kịp thời sửa chữa nó ngay khi quân bảo vệ phía ngoài của chúng tôi rút lui. Quân cận vệ Hoàng gia Nhật đã vượt qua con Đường đắp cao vào đêm đó. Vào ngày thứ 13, kế hoạch đã được chuẩn bị di tản khoảng 3 ngàn người được đến Java bằng đường biển được thi hành. Những người được lệnh di tản gồm có những nhân vật chủ chốt, các kỹ thuật viên, các nhân viên sĩ quan dư thừa, các y tá và những ai mà dịch vụ của họ có một giá trị đặc biệt cho sự tiếp tục cuộc chiến.

        Giờ đây tình hình ở thành phố Singapore thật tồi tệ. Lao động dân sự suy sụp, tình trạng hỏng hóc của hệ thống cung cấp nước chẳng bao lâu sẽ không hoạt động được, nguồn dự trữ lương thực và đạn dược cho quân đội giảm nghiêm trọng do kho chứa nay đã vào tay quân thù. Vào lúc này kế hoạch phá hủy có tổ chức đã được thực thi. Pháo của các công sự phòng ngự cố định và gần như toàn bộ súng của chiến trường đều bị phá hủy cùng với những thiết bị máy móc và các tài liệu bí mật khác. Toàn bộ số xăng cho máy bay, các quả bom đều bị đốt hoặc làm nổ tung. Một vài bối rối đã xảy ra, liên quan tới cuộc phá hủy tại căn cứ hải quân. Mệnh lệnh được ban hành, các ụ tàu nổi bị đánh chìm, và thùng lặn cùng với máy bơm của xuống sửa chữa tàu đã rút cạn nước cũng bị phá hủy, nhưng vẫn còn rất nhiều những cái còn lại trong toàn bộ kế hoạch chỉ bị phá dở dang. Vào ngày thứ 14. Wavell gửi cho tôi một bức thông điệp sau đây có vẻ xác quyết:

        "Đã nhận được diện cúa Percival cho hay là kẻ thù đang tiến đến rất gần thành phố và quân đội của ông ta không còn khá năng phản công thêm gì được nữa. Đã lệnh cho ông ta tiếp tục giáng lên quân thù những tổn thất lớn nhất thông qua việc chiến đấu trong thành phố, nếu cần. Tuy nhiên e rằng sự kháng cự khó có khả năng kéo dài nhiều được".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:14:54 pm

*

        Hẳn độc giả còn nhớ bản dự thảo mà tôi đã gửi cho các Tham mưu trưởng ngày 21 tháng Giêng về vấn đề từ bỏ việc phòng thủ Singapore và chuyển hướng tiếp viện sang phía Rangoon, và lý do tại sao tôi lại không nhấn mạnh quan điểm này. Khi tất cả các trái tim của chúng tôi đều đã cứng rắn trong chiến đấu tại Singapore thì cơ hội thành công duy nhất và thực ra là sự tranh thủ thời gian - cái mà chúng tôi có thể hy vọng - là đưa ra những mệnh lệnh khẩn thiết phải chiến đấu trong vô vọng, chiến đấu đến cùng. Những mệnh lệnh này đã được chấp hành với sự ủng hộ của tướng Wavell, người đã gây áp .lực nhiều nhất đối với tướng Percival.

        Có một điều luôn đúng là dù những sự hoài nghi ở cấp thượng đỉnh của việc chỉ đạo chiến tranh là như thế nào đi chăng nữa, thì tướng cầm quân tại chỗ không phải biết những chuyện đó và phải nhận được các chỉ thị đơn giản và rõ ràng. Nhưng giờ đây khi chắc chắn là tất cả đã bị mất hết ở Singapore thì tôi đảm bảo rằng việc buộc phải tiến hành những cuộc tàn sát không cần thiết, mà không có hy vọng chiến thắng để giáng nỗi hãi hùng từ những trận đánh trong thành phố lên thành phố rộng lớn đầy dẫy những con người, vô phương cứu giúp và hoảng loạn, là một việc làm sai lầm. Tôi nói với tướng Brooke quan điểm của mình, và nhận ra là ông ta cũng cảm thấy rằng chúng tôi không nên gây thêm áp lực từ trong nước đối với tướng Wavell nữa và nên cho phép ông ta đưa ra quyết định không thể tránh được mà chúng tôi phải cùng chia sẻ trách nhiệm.

        Chủ nhật ngày 15 tháng 2 năm 1942 là ngày đầu hàng. Chỉ còn lại số lương thực dự trữ đủ cho vài ngày, đạn dược súng ống rất thiếu và thực tế là không còn xăng để chạy xe nữa. Tệ nhất là người ta dự kiến nước chỉ còn đủ dùng cho 24 giờ nữa mà thôi. Các chỉ huy cấp cao của tướng Percival khuyên ông ta rằng trong hai cách lựa chọn, tấn công hay đầu hàng, thì việc tấn công là quá sức đối với đoàn quân đã kiệt quệ. Và ông ta quyết định đầu hàng. Người Nhật yêu cầu và đã nhận được sự đầu hàng vô điều kiện. Các sự thù địch chấm dứt vào hồi 8 giờ 30 phút tối.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:29:27 pm

8

THIÊN ĐƯỜNG CỦA CÁC TÀU NGẦM

        Mặc dù chính phủ đã được cải tổ đáng kể, nhưng cương vị của tôi dường như không hề bị ảnh hưởng trong thời kỳ có sự căng thẳng về chính trị và thay đổi ở trong nước cũng như tai họa ở nước ngoài. Tôi đã quá bận rộn với công việc đến hàng giờ, nên cũng không thể có nhiều thời gian để suy nghĩ trăn trở về việc đó. Quyền lực của cá nhân tôi thậm chí có vẻ được tăng cường bởi sự bấp bênh của các đồng nghiệp hoặc các người có thể trở thành đồng nghiệp của tôi. Tôi không đau khổ vì bất cứ ham muốn giải thoát khỏi các trách nhiệm của mình. Tất cả những gì tôi muốn chỉ là được thực hiện ước nguyện của mình sau khi đã có sự bàn bạc hợp lý. Các sự bất hạnh chỉ làm cho tôi và các Tham mưu trưởng ngày một xích lại gần nhau hơn và sự nhất trí này các giới trong Chính phủ đều cảm thấy. Không hề có tiếng xì xào hoặc mưu đồ gì, hoặc sự bất đồng quan điểm nào trong Bộ Chiến tranh, hay rộng hơn là ở các quan chức cấp Bộ trưởng trong nội các. Tuy nhiên, áp lực từ bên ngoài vẫn liên tục ép tôi phải thay đổi phương pháp điều hành chiến tranh nhằm đạt được kết quả tốt đẹp hơn so với kết quả mà giờ đây đang đến. "Tất cả chúng ta đều ủng hộ thủ tướng, nhưng ông ấy còn quá nhiều việc phải làm, ông ấy cần được giảm bớt một phần của gánh nặng đang đè lên vai". Đó là quan điểm luôn luôn tồn tại và nhiều lý lẽ được nhấn mạnh. Nhưng tôi hoàn toàn quyết tâm giữ trọn vẹn quyền điều hành chiến tranh. Điều này chỉ thực hiện được thông qua việc kết hợp  các nhiệm vụ của Thủ tướng và của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Vượt qua được sự chống đối, giải quyết dị đồng và những quan điểm xung đột nhau còn khó khăn và vất vả hơn là có quyền tự mình đưa ra các quyết định. Quan trọng nhất là ở cấp thượng đỉnh, cần phải có một cái đầu bao quát toàn diện với sự ủng hộ và góp ý một cách chân thực, nhưng không có sự chia rẽ trên tổng thể.

        Lẽ tất nhiên tôi không nên ở lại ghế Thủ tướng thêm một giờ nào nếu như tôi bị tước mất nhiệm vụ của Bộ trưởng bộ Quốc phòng. Mọi người ai cũng biết là việc này đã đánh lui mọi thách thức, thậm chí trong những điều kiện không thuận tiện nhất, những gọi ý tốt đẹp của các ủy ban và các bộ máy lạnh lùng vô cảm khác cũng vì vậy mà bị rơi rụng. Tôi phải ghi tạc sự biết ơn của mình đối với những người đã giúp đỡ tôi thành công.

        Nhưng năm 1942 là năm phải mang lại nhiều cú sốc lớn. Trong vòng sáu tháng đầu năm, mọi việc trở nên xấu đi. Ở Đại Tây Dương, năm 1942 tỏ ra là một năm hắc búa nhất của toàn bộ cuộc chiến tranh. Hạm đội tàu ngầm Đức đã tăng lên gần 250 tàu, trong đó Đô đốc Doenitz có thể báo cáo là có gần 100 chiếc đang hoạt động được và mỗi tháng lại có thêm 15 chiếc. Chúng tàn phá trên vùng biển Mỹ mà hầu như không gặp trở ngại gì. Tính đến cuối tháng Giêng, 31 tàu trọng tải gần 200.000 tấn bị đánh đắm ngoài khơi bờ biển Mỹ và biển Canada. Cuộc tấn công nhanh chóng lan rộng ra phía Nam ngoài khơi Hampton Roads và Cape Hateras, và từ đó xuống đến tận Florida. Làn đường cao tốc lớn trên biển đầy rẫy các tàu của Mỹ và của đồng minh không có sự bảo vệ. Dọc theo làn đường này, đoàn tàu chở dầu liên tục nối đuôi nhau đi lại trong một chu trình khép kín và vào các cảng dầu của Venezuela và Vịnh Mexico, và ở đây, ở Caribê, trong vô số mục tiêu tấn công, tàu ngầm Đức chủ yếu chọn các tàu chở dầu. Tất cả loại tàu của các nước trung lập đều bị tấn công. Quy mô của sự giết chóc cứ lớn lên từng tuần.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:31:52 pm
 
        Trong tháng 2, chúng đã phá hủy 71 tàu trọng tải 348.000 tấn trên biển Đại Tây Dương, trong đó chỉ có 2 chiếc bị đánh chìm trong khu vực Mỹ kiểm soát. Đó là mức thiệt hại lớn nhất mà chúng tôi đã phải gánh chịu từ trước đến nay. Nhưng chẳng bao lâu sau nó đã trở thành "lạc hậu". Tất cả những tàn phá này dù không đạt những con số khủng khiếp của thời kỳ tồi tệ nhất của năm 1917, được gây ra bởi không quá 12 đến 15 tàu hoạt động trong một thời gian trong khu vực. Sự bảo vệ của Hải quân Mỹ trong nhiều tháng là thiếu sót một cách tuyệt vọng. Một điều thật sự ngạc nhiên là trong vòng 2 năm phát triển của cuộc chiến tranh tổng lực, về hướng châu Mỹ đã không có sự chuẩn bị thêm để đối phó với cuộc tấn công  quyết liệt đến chết người này. Theo chính sách của Tổng thống: "Tất cả mọi viện trợ dành cho Anh", nhiều việc đã được thực hiện cho chúng tôi. Chúng tôi đã nhận được 50 con tàu khu trục cũ và 10 tàu chống buôn lậu Mỹ. Đổi lại, Mỹ được sử dụng các căn cứ vô giá ở Tây Ấn. Nhưng tiếc là Đồng minh của chúng tôi lúc này thiếu những con tàu này. Sau Trân Châu Cảng, Thái Bình Dương lại trở thành một gánh nặng trên vai hải quân Mỹ. Tuy nhiên, với tất cả các thông tin mà họ có được về các biện pháp bảo vệ của chúng tôi, trong cả hai giai đoạn trước và trong cuộc chiến tranh, một điều đáng nói là người ta chưa hề có một kế hoạch nào đối với các đoàn tàu chạy ven bờ biển và việc bội tăng các loại tàu nhỏ. Và cả việc phòng không dọc bờ biển cũng vậy. Không quân thuộc lục quân Mỹ - bộ phận quản lý hầu như toàn bộ máy bay quân sự có căn cứ tại bờ biển - không hề được huấn luyện chống tàu ngầm. Trong khi đó, Hải quân được trang bị những thủy phi cơ và xe lội nước lại chẳng có phương tiện để triển khai được việc này, và trong những tháng quan trọng, hệ thống phòng ngự của Mỹ chỉ được thực hiện với những bước đi đau đớn và ngập ngừng.

        Thiệt hại của chúng tôi có thể lớn hơn thế nữa nếu quân Đức cho tàu chiến nổi hạng nặng tập kích vào Đại Tây Dương, nhưng Hitler bị ám ảnh bởi ý nghĩ là chúng tôi dự định đánh chiếm miền Bắc Na Uy vào một ngày sớm hơn. Với tư duy mạnh mẽ suy nghĩ một chiều của mình, ông ta đã hi sinh một cơ hội sáng chói và tập trung tất cả các tàu nổi đang có trên biển và nhiều tàu ngầm quý giá vào hải phận của Na Uy. Ông ta lập luận rằng: "Na Uy" là khu vực của vận mệnh trong cuộc chiến tranh này. Thực tế, như các độc giả đã biết, Na Uy đúng là quan trọng nhất, nhưng vào thời điểm này cơ hội của quân Đức là ở Đại Tây Dương. Các đô đốc đề nghị một cuộc phản công bằng hải quân nhưng vô ích. Vào tháng Giêng, ông ta đã điều chiếc Tirpitz, chiến hạm duy nhất của ông ta, nhưng lại là con tàu mạnh nhất thế giới, đến Trondheim, và vào ngày 12, ông ta đã quyết định triệu hồi hai tuần dương hạm chiến đấu là Schamhorst, và Gneisenau về cảng gốc, đó là hai con tàu đã bị phong tỏa ở Brest gần một năm trời. Quyết định này đã dẫn đến một sự kiện gây tranh cãi và sự phản đối ở Anh, mạnh đến mức là nó yêu cầu phải đánh lạc hướng.

        Những thiệt hại trầm trọng ở Địa Trung Hải và sự mất khả năng chiến đấu tạm thời của toàn bộ Hạm đội phía Đông của chúng tôi đã buộc chúng tôi phải huy động hầu hết tất cả máy bay phóng ngư lôi để bảo vệ Hy Lạp chống lại sự xâm lăng tiềm tàng từ hải ngoại. Nhưng tất cả mọi sự chuẩn bị mà chúng tôi có thể thực hiện đều nhằm mục đích theo dõi Brest và để đối phó với bất cứ cuộc xuất kích tấn công nào bằng bom và ngư lôi từ trên không và từ dưới biển. Mìn cũng được rải dọc trên tuyến được cho là địch sẽ xử dụng ở cả trên biển Manche và gần bờ biển Hà Lan. Bộ hải quân cho rằng địch có thế tìm cách đi qua Dover Strait vào ban đêm; nhưng đô đốc Đức lại chọn bóng tối để né tránh các cuộc tuần tra của chúng tôi khi rồi Brest và vượt qua các khẩu đội pháo ở Dover vào ban ngay. Ông ta đã nhổ neo rời Brest trước nửa đêm ngày 11.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:34:27 pm

        Buổi sáng ngày 12 - đầy sương mù - khi tàu địch bị phát hiện thì rada của máy bay tuần tra của chúng tôi bị hỏng. Rada ngoài biển của chúng tôi cũng không thể xác định được chúng. Lúc đó, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi thật xui xẻo. Chúng tôi đã biết từ đầu cuộc chiến là tướng Martini, người phụ trách rada của quân Đức, đã lập kế hoạch rất cẩn thận. Việc gây nhiễu sóng của quân Đức, mặc dù từ xưa tới nay phần nào không hiệu quả, đã được cải thiện vì được bổ sung nhiều thiết bị mới, nhưng để không gây nghi ngờ, chúng đã cho vào hoạt động dần dần để việc gây nhiễu tỏ ra mỗi ngày chỉ ác hiểm hơn chút ít mà thôi. Các người vận hành rada của chúng tôi không phàn nàn gì nhiều, và cũng chẳng có ai nghi ngờ rằng có bất cứ cái gì đó không bình thường. Tuy nhiên, đến ngày 12 tháng 2, nhiễu sóng trở nên mạnh đến mức rađa kiểm soát mặt biển của chúng tôi thực sự trở nên vô dụng. Không phải mãi đến trước llh 25’ sáng hôm đó Bộ Hải quân mới nhận được tin túc. Lúc đó, các tuần dương hạm trốn thoát và đoàn hộ tống gồm tàu khu trục và máy bay hùng mạnh của chúng chỉ cách Boulogne khoảng 20 dặm. Ngay đầu buổi chiều hôm đó, các cỗ đại pháo ở Dover đã khai hỏa và lực lượng chủ công đầu tiên gồm 5 chiếc tàu phóng ngư lôi lập tức được hạ thủy, và tấn công. Sáu máy bay phóng ngư lôi Swordfish (tàu cá kiếm) đến từ Manston, ở Kent, do thiếu tá hải quân Esmonde dẫn đầu (ông là người chỉ huy cuộc tấn công đầu tiên vào tàu Bismark) đã lên đường mà không đợi hơn 10 máy bay Spitfire (khạc ra lửa) đi hộ tống. Máy bay Swordfish bị chiến đấu cơ địch tấn công dữ dội và phóng ngư lôi về phía địch, nhưng phải trả giá đắt. Không có ai quay trở về được nữa, chỉ có 5 người sống sót được cứu. Thiếu tá Esmonde đã được truy tặng huy chương chiến công.

        Các đợt tấn công địch nối tiếp nhau bằng máy bay ném bom và phóng ngư lôi cho đến khi đêm xuống mới chấm dứt. Giao chiến ác liệt và hỗn loạn với chiến đấu cơ Đức, trong đó thiệt hại về phía chúng tôi nghiêm trọng hơn so với địch có lực lượng đông hơn. Khi các tàu khu trục của Đức rơi bờ biển Hà Lan vào khoảng 3h 30’ chiều, năm tàu khu trục từ Harwich ồ ạt tấn công áp sát bằng ngư lôi ở cự ly khoảng 3.000 thước Anh dưới làn đạn bắn xối xả. Không bị thương tổn bởi pháo của Dover hay bởi ngư lôi, liên đội tàu tiếp tục hành trình, và đến sáng ngày thứ 13 tất cả các tàu này đã về tới căn cứ. Tin này đã gây ngạc nhiên đối với công chúng Anh vì người ta không hiểu nổi cái mà mình được nghe là bằng chứng của việc quân Đức làm chủ biển Manche. Ngay sau đó, Trung tâm Tình báo của chúng tôi phát hiện ra rằng hai con tàu Scharnhorst và Gneisenau đã trở thành nạn nhân của các ổ mìn được chúng tôi thả từ trên máy bay xuống. Mất chừng 6 tháng thì tàu Schamhorst mới có thể được phục hồi, còn tàu Gneisenau thì không bao giờ xuất hiện lại trong cuộc chiến được nữa. Tuy nhiên, điều này không thể được công bố và cả nước kịch liệt phẫn nộ.

        Để xoa dịu những lời kêu ca phàn nàn, một cuộc điều tra chính thức được tiến hành, và công bố những gì có thể công bố được. Nhìn lại từ góc độ tiếp sau và xét trên các mặt lớn hơn của nó thì sự kiện này rất có lợi cho chúng tôi. Tổng thống điện cho tôi: "Buổi sáng thứ hai tới, khi phát biểu trên đài, tôi phải nói về những người đã coi sự kiện Biển Manche như một sự thất bại. Tôi càng ngày càng tin rằng vị trí của tất cả các tàu Đức ở trong địa bàn nước Đức làm cho vấn đề liên Hải quân Bắc Đại Tây Dương của chúng ta trở nên đơn giản hơn".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:35:57 pm

        Nhưng lúc đó tình thế có vẻ rất tồi tệ đối với những người trong Đại đồng minh, nằm ngoài nhóm những giới tuyệt mật của chúng tôi. Trong khi đó sự tàn phá vẫn tiếp tục ngự trị dọc bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ. Một viên chỉ huy tàu ngầm báo cáo Doenitz rằng, đã đến chục lần, các tàu ngầm có thể phát hiện được nhiều mục tiêu to lớn nằm lại dưới đáy biển trong suốt thời gian trời sáng, chúng dùng tốc độ cao khi nổi lên mặt nước vào ban đêm để chọn mục tiêu ngon nhất. Hầu như mỗi quả ngư lôi chúng mang theo đều tìm được nạn nhân của nó và khi ngư lôi đã dùng hết thì đại bác cũng có hiệu quả tương tự. Các thị trấn trên bờ biển Đại Tây Dương, nơi mà mặt nhìn ra biển còn được chiếu sáng hoàn toàn trong 1 thời gian ngắn, thì đêm nào cũng nghe thấy những âm thanh của cuộc chiến, chứng kiến cảnh tàu bị bốc cháy và đánh đắm ngoài khơi, và cứu những người sống sót và bị thương. Người ta hết sức tức giận Bộ máy chính quyền quá lúng túng. Tuy nhiên, chọc túc người Mỹ thì dễ chứ làm cho họ sợ hãi thì còn khó lắm.

        Ở Luân Đôn, chúng tôi ghi chép những bất hạnh này với sự lo lắng và buồn rầu. Ngày 10 tháng 2, chúng tôi đã tự nguyện phái 24 trong số các tàu rà quét chống tàu ngầm và 10 tàu hộ tống nhỏ được trang bị tốt nhất của chúng tôi với đội ngũ vận hành tinh thông đến Hải quân Mỹ. Đoàn tàu được Đồng minh của chúng tôi chào đón, và chiếc đầu tiên đã đến New York vào đầu tháng Ba. Con số này thật nhỏ nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi có thể dành ra. "Đó là tất cả những gì nước Anh đã giúp - và là tất cả những gì nước Anh phải giúp". Các đoàn tầu chạy ven biển không thể đi vào hoạt động được cho đến khi có tố chức đàng hoàng và các tàu hộ tống được ghép lại với nhau. Các tàu bay và tàu chiến sẵn có lúc đầu chỉ dùng đế đi tuần tra các khu vực bị quân địch đe dọa. Quân địch dễ dàng né tránh các tàu và máy bay này và săn lùng mồi ở nơi khác. Bây giờ điểm nhấn mạnh lại rơi vào khu vực giữa Charlton và New York, trong khi các tàu ngầm Đức đi đơn lẻ lảng vảng khắp vùng Caribê và vịnh Mexicô một cách láo xược và tự do không chấp nhận được. Trọng lượng của các tàu bị đắm lên tới gần nửa triệu tấn, đại bộ phận chỉ cách bờ biển Mỹ khoảng 300 dặm, và xấp xỉ một nửa trong số đó là các tàu chở dầu. Chỉ có hai tầu ngầm Đức bị tàu bay Mỹ đánh chìm trong vùng biển Mỹ, và lần tiêu diệt đầu tiên ngoài khơi bờ biển Mỹ, mãi cho đến 14/4 mới được tàu khu trục Roper của Mỹ thực hiện.

        Ở Châu Âu, tháng 3 khép lại với những chiến công vang dội ở St. Naraire. Đây là nơi duy nhất dọc theo suốt cả bờ biển Đại Tây Dương mà chiếc Tirpitz có thể được đưa vào ụ sửa chữa , nếu như nó có bị thiệt hại. Nếu ụ này, một trong số các ụ lớn nhất thế giới có thể bị phá hủy, thì lần xuất kích của Tirpitz từ Trondheim vào Đại Tây Dương sẽ trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều, và có thể sẽ được coi là một điều không đáng làm. Các đặc công của chúng tôi hăm hở sẵn sàng xuất trận và đây là một hành động vinh quang được đưa vào chiến lược tầm cao. Dẫn đầu là chỉ huy trưởng Ryder của Hải quân Hoàng gia cùng với đại tá Newman thuộc trung đoàn Essex, một đoàn tàu khu trục và khinh hạm ven biển đã nhổ neo rời Falmouth vào buổi chiều ngày 26/3, chỏ theo khoảng 250 toán đặc công. Họ phải vượt qua khoảng 400 dặm biển dưới tầm kiểm soát liên tục của địch và 5 dặm ngược dòng cửa sông Loire.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:38:04 pm

        Mục đích là phá hoại các cửa của đập chắn lớn. Chiến hạm Campbeltown, một trong số 50 tàu khu trục cũ của Mỹ, chỏ 3 tấn thuốc nổ mạnh trên mũi, lao thẳng vào các cửa đập sát tầm bắn và trước lưới lửa dầy đặc của quân địch. Ở đây, dưới sự chỉ huy của thiếu tá Beattie, nó được tháo van cho nước tràn vào các kíp nổ của các gói bộc phá chính được bố trí cho nổ sau đó. Từ trên boong thiếu tá Copeland cùng toán quân đô bộ lao vào bờ phá hủy bộ máy cảng, xuống chữa tàu. Quân Đức đối phó bằng một lực lượng vượt trội, và cuộc chiến đấu ác liệt bắt đầu diễn ra.

        Toán quân đổ bộ chỉ có 5 người bị bắt hoặc bị thương. Tàu của Ryder tuy bị trúng đạn từ mọi phía, nhưng kỳ lạ thay, nó vẫn nổi khi cố mỏ đường chạy ra biển cùng với số quân còn sót lại, và đã trở về căn cứ một cách an toàn. Nhưng vẫn chưa thấy tiếng nổ lớn. Có trục trặc gì đó ở ngồi nổ nên mãi đến ngày hôm sau, một tốp đông các kỹ thuật viên và các sĩ quan Đức đi kiểm tra xác tàu Campbeltown bị mắc kẹt ở các cửa đập, con tàu mới phát nổ và nó nổ với sức mạnh khủng khiếp, giết chết hàng trăm người Đức và phá tan đập chặn lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ngươi Đức đối xử trọng thị các tù nhân trong đó, bốn người đã được tặng huy chương Victoria (Victoria Cross), nhưng lại trừng phạt nghiêm khắc những người Pháp dũng cảm - những người do tình thế kích động đã nổ ra từ mọi phía nhằm cứu vãn cái mà họ hi vọng là người đi tiên phong của sự giải phóng.

        Ngày 1/4, Hải quân Mỹ, đã có thể khởi đầu một hệ thống đoàn tầu mang tính chất của một bộ phận. Thoạt tiên chỉ thực hiện được việc các tốp tàu có hộ tống di chuyến vào ban ngày từng cung ngắn một khoảng 120 dặm giữa các bãi đậu có bảo vệ. Ban đêm tầu đứng nguyên tại chỗ. Bất cứ một ngày trọn vẹn nào cũng có trên 120 tàu cần được bảo vệ trên tuyến giữa Florida và New York.

        Hệ lụy của các sự chậm trễ là sự bất hạnh dưới một hình thức khác. Mãi đến ngày 14/5 mới có một đoàn tàu được tổ chức hoàn chỉnh đầu tiên nhổ neo từ Hampton Road đi Key West. Sau đó, hệ thống nhanh chóng mở rộng lên phía Bắc đến New York và Halifax và đến cuối tháng một, thì đã hoàn thành xong chuỗi đoàn tầu bờ biển phía Đông từ Key West lên phía Bắc. Tình hình lập tức được cải thiện và thiệt hại cũng giảm xuống.

        Đô đốc Doenitz đột ngột chuyển điểm tấn công sang Caribê và vịnh Mexico, nơi ma ở đó các đoàn tàu vẫn chưa hoạt động, xếp hàng xa hơn nữa, các tàu ngầm Đức cũng bắt đầu xuất hiện ơ phía ngoài khơi bờ biển Brazil và ở sông St. Lawrence. Chua đến cuối nám, các đoàn tầu gắn kết chặt chẽ với nhau đã bắt đầu kiếm soát toàn bộ các khu vực rộng lớn này một cách thực sự có hiệu quả. Tháng 6, tình hình đã khá hơn, và đến cuối tháng 7 người ta đã có thể coi là các cuộc tấn công khủng khiếp của địch ở dọc bờ biển Mỹ đã hoàn toàn chấm dứt. Trong vòng 7 tháng, những thiệt hạt về tàu của quân Đồng minh ở Đại Tây Dương do các tàu ngầm Đức gây ra lên đến hơn 3 triệu tấn trong đó có 181 tàu Anh với trọng tải 1.130.000 tấn. Gần 1/10 số thiệt hại đã xẩy ra đối với các đoàn tầu hộ tống. Đổi lại, cho đến tháng 7 thiệt hại của địch chỉ là 14 tàu ngầm bị chìm trên Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, và trong số đó chỉ có 6 chiếc bị đắm trong vùng biển Bắc Mỹ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:39:47 pm

        Từ đó trở đi chúng tôi đã giành lại thế chủ động. Riêng tháng 7, có 5 tàu ngầm Đức bị đắm ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương, ngoài ra còn có thêm 6 tàu Đức và 3 tàu Ý bị đánh chìm ở các nơi khác. Tổng số thiệt hại lên đến 14 tàu trong vòng tháng 7, một nửa số đó là chiến công của các đoàn tàu hộ tống, và điều đó đã động viên chúng tôi. Đây là kết quả tốt đẹp nhất mà chúng tôi đã đạt được từ trước đến nay; nhưng số tàu mới mà địch tiếp tục cho vào hoạt động mỗi tháng còn nhiều hơn số tàu bị chúng tôi tiêu diệt. Hơn nữa, mỗi khi chúng tôi bắt đầu giành chiến thắng thì đô đốc Doenitz lại chuyển vị trí các tàu ngầm của ông ta. Vì sân chơi là các đại dương rộng lớn nên ông ta có thể luôn luôn có được một thời gian ngắn an toàn trên một khu vực mới. Vào tháng 5, một đoàn tàu xuyên Đại Tây Dương bị mất 7 tàu, cách Tây Ireland khoảng 700 dặm. Tiếp đó là cuộc tấn công dữ dội gần Gibraltar, và quanh Freetown bỗng xuất hiện trở lại các tàu ngầm Đức. Một lần nữa, Hitler lại làm lợi cho chúng tôi bằng cách nhấn mạnh nên giữ một đoàn tàu ngầm Đức luôn sẵn sàng để đối phó với việc quân Đồng minh chiếm Azores hay Madeira. Suy nghĩ của ông ta không hoàn toàn nhầm, nhưng yêu cầu này của ông ta lại được đưa ra vào đúng những ngày thanh bình cuối cùng trên bờ biển nước Mỹ.

        Cuộc tấn công bằng tàu ngầm là tai hại tồi tệ nhất của chúng tôi. Lẽ ra, nếu khôn ngoan hơn, thì quân Đức đã dồn tất cả mọi sức mạnh vào đó. Tôi nhớ có lần bố tôi nói rằng: "Làm chính trị, khi đã nắm được một lợi thế thì phải bám vào đó cho thật chặt". Đây cũng là một nguyên tắc chiến lược quan trọng. Đúng như là Goering đã liên tục thay đổi các mục tiêu trên không của mình trong chiến dịch không kích Anh năm 1940, giờ đây cuộc chiến bằng tàu ngầm, trên một mức độ nào đó, có yếu đi vì có những sự thu hút cạnh tranh nhau. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa nó vẫn là một sự kiện khủng khiếp nhất trong một thời kỳ rất đen tối.

        Ỏ đây nên thuật lại diễn tiến của các sự kiện và ghi ngắn gọn bước tiến của cuộc chiến ở Đại Tây Dương tính đến năm 1942.

        Tháng 8, các tàu ngầm tập trung sự chú ý vào khu vực xung quanh Trinidad và bờ biển phía bắc của Brazil để nhằm vào các mục tiêu hấp dẫn nhất là các tàu chở Bauxit tới Mỹ phục vụ ngành công nghiệp máy bay, và dòng tàu đi ra chở đồ tiếp tế sang Trung Đông. Các tàu ngầm khác hoạt động gần Freetown; và một số tàu ngầm lại đang hoạt động xa về hướng Nam tận Mũi Hảo Vọng, và thậm chí một số còn thâm nhập cả vào Ấn Độ Dương. Đã có lúc, tình hình làm chúng tôi lo lắng. Ở đây, trong tháng 9 và tháng 10, 5 tầu vận tải lớn trên đường về bến gốc ở Nam Đại Tây Dương bị đánh đắm, nhưng toàn bộ các đoàn tàu chở tiếp tế của chúng tôi từ Mỹ tới Trung Đông có hộ tống đã đến đích bình yên vô sự. Trong số các tàu bị đắm có chiếc Laconia trọng tải gần 20.000 tấn chở 2000 tù binh chiến tranh Ý tới Anh. Nhiều người bị chết đuối.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:41:52 pm

        Vào lúc này, các chiến trận chính một lần nữa xảy ra dọc các tuyến đường lớn ở Bắc Đại Tây Dương. Các tàu ngầm đã hiểu được rằng phải coi chừng sức mạnh trên không, và trong các cuộc tấn công mới, chúng hầu như chỉ hoạt động ở khu vực trung tâm, ngoài tầm tấn công của máy bay có căn cứ tại Băng Đảo và Newfoundland. Hai đoàn tầu đã bị tấn công tơi bời vào tháng 8, trong đó một đoàn mất 11 tàu, và trong tháng đó, tàu ngầm đã đánh chìm 108 chiếc với tổng trọng tải tới hơn nửa triệu tấn. Trong hai tháng 9 và 10, quân Đức quay trở lại kiểu đánh trước đây vào ban ngày bằng tàu ngầm. Với số lượng lớn hơn, giờ đây hoạt động theo lối "bầy sói" và với các nguồn lực hạn chế của chúng tôi thì không thể ngăn chặn được những, mất mát lớn về các đoàn tầu, và chúng tôi cảm thấy nghiêm trọng nhất là việc Bộ Tư Lệnh Duyên Hải thiếu một đội máy bay hoạt động trên diện rộng. Tầm hoạt động của máy bay bảo vệ không quá 600 dặm tính từ các căn cứ trên bờ biển của chúng tôi, và chỉ cách Newfoundland chừng 400 dặm, để trống một diện tích lớn không được bảo vệ ở giữa Đại Tây Dương, nơi mà các tầu nổi làm nhiệm vụ sẽ không có được hỗ trợ từ trên không. Va các phi công của chúng tôi đã làm hết sức mình trong bối cảnh bi đát này.

        Lực lượng hải quân hộ tống không bao giờ có thể bố trí xa các đoàn tàu giải tỏa các sự tập trung cao độ ở các sườn. Vì vậy, khi "bầy sói" tấn công thì chúng tràn qua sự phòng ngự của chúng tôi. Giải pháp duy nhất là phải có đủ máy bay xung quanh mỗi đoàn tàu để phát hiện bất cứ các tàu ngầm nào ở gần và buộc chúng phải lặn xuống, và như vậy thì sẽ có được tuyến đường an toàn. Nhưng thậm chí như vậy cũng chưa đủ. Chúng tôi phải tìm và tấn công mạnh ở bất kỳ nơi nào chúng tôi có thể phát hiện ra chúng, cả từ trên không lẫn trên biển. Sô lượng máy bay, phi công giỏi và vũ khí không quân vẫn rất khan hiếm, nhưng bây giờ chúng tôi đã bắt đầu hình thành "Đội yểm hộ" bằng các tàu nổi.

        Ý kiến này được ủng hộ từ lâu, nhưng phương tiện thì lại chưa có. Đội yểm hộ đầu tiên theo mô hình này, mà sau này đã trở thanh một yếu tố hiệu nghiệm nhất trong cuộc chiến chống tàu ngầm, bao gồm 2 tàu tuần tra, 4 tàu trong số tàu hộ tống nhỏ giờ đây đang được xuất xưởng, và 4 tàu khu trục. Với các tổ lái được đào tạo rất lâu và có kinh nghiệm cũng như những vũ khí mới ra đời nhất, hoạt động độc lập với đoàn tàu, cũng như không bị cản trở bởi những nhiệm vụ khác, nhiệm vụ của các Đội yểm hộ này là phối hợp với không quân để tìm kiếm, săn đuổi và tiêu diệt. Năm 1943, thường bao giờ cũng có một máy bay dẫn đường cho một Đội yểm hộ tới mục tiêu, khi đuổi bắt một tàu ngầm người ta sẽ phát hiện ra các tàu ngầm khác, và có khi còn tìm ra cả "bầy".

        Người ta cũng bố trí các máy bay đi theo các đoàn tầu. Cuối năm 1942 đã có tới 6 "Mẫu hạm hộ tống" được đưa vào hoạt động. Sau đó, có thêm rất nhiều mẫu hạm được đóng tại Mỹ, ngoài số được đóng tại Anh, và con tàu đầu tiên, chiếc Avenger đã nhổ neo cùng với đoàn tầu Bắc Nga vào tháng 9. Sự xuất hiện có hiệu quả đầu tiên của những mẫu hạm như vậy là với các đoàn tàu Bắc Phi vào cuối tháng 10. Được trang bị các máy bay Cá Kiếm hải quân, họ đã đáp ứng được nhu cầu - đó là: trinh sát chung dưới mặt nước, không bị phụ thuộc vào các căn cứ trên bờ và cộng tác chặt chẽ với lực lượng hộ tống bằng tầu nổi. Vì vậy, bằng cố gắng tuyệt đối và tài tình khéo léo, chúng tôi đã bắt đầu giành chiến thắng; nhưng sức mạnh của địch cũng đang tăng và chúng tôi cũng phải nếm trải nhiều thất bại. Trong khoảng từ tháng Giêng đến tháng 2 năm 1942, số tàu ngầm đã tăng lên hơn gấp đôi.

        Có tới 196 tàu hoạt động được, và các đoàn tầu của chúng tôi ở Bắc Đại Tây Dương phải đối mặt với một lượng tàu ngầm hung hãn và đông đảo hơn bao giờ hết. Để đảm bảo cho các hoạt động chính của chúng tôi ở Châu Phi, lục lượng bảo vệ của chúng tôi đã bị cắt giảm triệt để, vì lợi ích của các cuộc hanh quân lớn của chúng tôi tại châu Phi. Vào tháng 11, thiệt hại của chúng tôi trên biển là nặng nề nhất trong toàn bộ cuộc chiến, cụ thể là 117 tàu trọng tải hơn 700.000 tấn, riêng bởi tàu ngầm, và thêm khoảng 100.000 tấn nữa vì những nguyên nhân khác.

        Như vậy tình hình ở ngoài biển xa đã thành mối đe dọa đến mức vào mồng 4 tháng 11, tôi đã phải đích thân triệu tập một cuộc họp của tổ chức ủy ban chống tàu ngầm mới. Việc ủy ban này có thể có quyền đưa ra những quyết định quan trọng đóng một vai trò không nhỏ trong cuộc xung đột. Trong một nỗ lục kéo dài tầm hoạt động của máy bay "Người giải phóng" có trang bị rada, chúng tôi đã quyết định đình sự hoạt động của nó cho đến khi đã thực hiện xong các sự cải tiến cần thiết. Tổng thống, theo yêu cầu của tôi, đã gửi toàn bộ các máy bay Mỹ phù hợp được trang bị hệ thống rada tối tân nhất để thực hiện nhiệm vụ từ căn cứ Liên hiệp Anh quốc. Hiện tại, chúng tôi lại có thể nối lại các hoạt động ở Vịnh Biscay với một lực lượng hùng mạnh hơn và trang thiết bị tốt hơn rất nhiều. Tất cả những điều này đã dẫn đến những chiến công sau này trong năm 1943.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:46:19 pm
       
9

NHỮNG CHIẾN THẮNG CỦA HẢI QUÂN MỸ

        Biển San Hô và Đảo Midway1

        Những sự kiện khuấy động gây ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc chiến tranh giờ đây đang diễn ra ở Thái Bình Dương. Vào cuối tháng ba, giai đoạn đầu của kế hoạch chiến tranh Nhật Bản đã thành công đến mức thậm chí chính các tác giả của nó cũng phải ngạc nhiên. Nhật đã chiếm gọn Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, và hầu hết toàn bộ khu vực đảo rộng mênh mông, tạo thành Đông Ấn thuộc Hà Lan. Quân đội Nhật đã tràn sâu vào Myanma, còn ở Philippines, tại thành phố Corregidor, quân Mỹ vẫn tiếp tục chiến đấu nhưng trong tình trạng vô vọng.

        Niềm hân hoan của người Nhật đã lên đến điểm đỉnh. Lòng tự hào về những chiến thắng quân sự và niềm tin vào sự lãnh đạo của họ đã được củng cố bởi việc họ tin chắc rằng các cường quốc Phương Tây không thể có quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Quân đội Hoàng gia đã bắt đầu đặt chân lên các đường biên giới đã được họ lựa chọn một cách cẩn thận trong những kế hoạch lập từ trước cuộc chiến như là giới hạn sáng suốt trong bước tiến của họ. Trong phạm vi khu vực rộng bao la này, nơi có các nguồn lực và của cải vô tận, họ có thể củng cố được sự chiếm đóng và phát triển uy quyền chiến thắng mới của họ. Kế hoạch được chuẩn bị trong cả một thời gian dài của họ đã quy định một bước nghỉ chân tại giai đoạn này để dưỡng sức, để chống lại cuộc phản công của Mỹ hoặc để tiếp tục chuẩn bị cho các bước tiến khác. Nhưng giờ đây, trong vầng hào quang chiến thắng, hình như với các nhà lãnh đạo Nhật Bản, giờ hoàn thành định mệnh của họ đã điểm. Họ phải xứng đáng với điều đó. Những ý nghĩ này nảy sinh không chỉ từ những cám dỗ tự nhiên của những chiến thắng vang dội đối với con người, mà còn từ những lập luận quân sự nghiêm túc. Liệu nên dừng lại để tổ chức chu đáo vòng đai mới hay tiếp tục tiến để chiếm nhiều hơn cho việc phòng ngự của mình, đó dường như đối với họ là một vấn đề chiến lược được cân nhắc.

        Sau cuộc bàn luận ở Tokyo, tham vọng tiến thêm được thông qua. Nhật đã quyết định mở rộng sức mạnh ra ngoài bao gồm quần đảo Western Aleutians, đảo Midway, Samoa, Fiji, New Caledonia và Port Moresby Ở Nam New Guinea. Sự mở rộng này đã đe dọa Trân Châu Cảng vốn vẫn còn là căn cứ chính của Mỹ. Nếu được duy trì thì nó cũng cắt rời liên lạc trực tiếp giữa Mỹ và Úc. Nó sẽ đem lại cho Nhật các căn cứ phù hợp để từ đó tung ra các cuộc tấn công.

        Bộ Tư lệnh tối cao Nhật Bản tỏ rõ sự khéo léo tài tình và táo bạo nhất trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch của mình. Tuy nhiên, họ bắt đầu trên một cơ sở đã không đánh giá được tầm vóc đích thực của các lực lượng thế giới. Họ chưa bao giờ hiểu rõ sức mạnh tiềm ẩn của Mỹ. Vào lúc này họ vẫn nghĩ rằng Hitler của nước Đức sẽ chiến thắng ở châu Âu. Họ cảm thấy trong họ trào lên dồng máu muốn lãnh đạo châu Á, bằng các sự chinh phục không giới hạn và sự vinh quang của mình. Vì vậy họ bị kéo vào một canh bạc, thậm chí nếu thắng cuộc thì ưu thế của họ sẽ chỉ kéo dài được đến một năm, còn nếu thất bại thì ưu thế của họ cũng sẽ giảm xuống trong một thời gian tương đương. Trong kết quả thực tế, họ đã đổi lợi thế khá mạnh và chắc trong tay lấy một diện tích rộng lớn nhưng rời rạc mà họ không đủ khả năng để kiểm soát. Và khi bị tấn công ở khu vực vòng ngoài, họ cảm thấy răng họ không có lực lượng để bảo vệ vững chắc những khu vực bên trong mang tính sống còn của họ.

        Tuy nhiên, vào thời điểm nay, trong cuộc chiến tranh thế giới không ai có thể khẳng định rằng Đức sẽ không đập tan nước Nga, hoặc dồn Nga ra ngoài Urals, và sau đó có thể quay trở lại chiếm nước Anh; hoặc tràn qua Caucase và Ba Tư để bắt tay với đội quân tiên phong Nhật ở Ấn Độ. Để chỉnh đốn lại vị thế của Đại Đồng Minh, nước Mỹ với ưu thế ở Thái Bình Dương cần phải có một cuộc chiến thắng hải quân mang tính quyết định, cho dù là việc kiểm soát toàn bộ Thái Đại Dương có thể chưa được tạo dựng ngay. Và chúng tôi đã chiến thắng. Tôi luôn tin rằng hải quân Mỹ sẽ giành lại được quyền kiểm soát Thái Bình Dương vào tháng 5, nếu chúng tôi có thể có bất cứ sự trợ giúp nào xuất phát từ Đại Tây Dương hay ở trong Đại Tây Dương. Những hy vọng đó chỉ dựa vào sự tính toán về sự sản xuất đã chín muồi các chiến hạm, mẫu hạm và các tàu khác của Mỹ và Anh. Bây giờ chúng tôi có thể miêu tả theo cách ngắn gọn cần thiết cuộc hải chiến vang dội và gây kinh ngạc đã khẳng định thực tế hào hùng này dưới một hình thức không thể phủ nhận được.

-----------------------
        1. Xem cuốn "Hành động tại Biển san hô, Midway và tàu ngầm" của đại úy Hải quân Mỹ S.E Morison.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:53:43 pm

*

        Vào cuối tháng 4 năm 1942, Bộ Tư Lệnh tối cao Nhật Bản bắt đầu thực hiện chính sách bành trướng mới. Chính sách mở rộng này bao gồm việc chiếm cảng Port Moresby và Tulagi, ở phía Nam Solomons, đối diện với đảo lớn Guadalcanal. Việc chiếm được cảng Port Moresby sẽ hoàn thành giai đoạn đầu của việc thống trị New Guinea và tăng thêm an toàn cho căn cứ hải quân tiền tiêu của họ tại Rabaul, New Britain. Từ New Guinea và Solomons, họ có thể bắt đầu cuộc bao vây Úc.

        Cơ quan tình báo Mỹ nhanh chóng biết rằng Nhật đang tập trung ở những vùng biển này. Người ta đã phát hiện ra những lực lượng được chuyển tới Rabaul từ căn cứ hải quân chính của chúng tại Truk, thuộc quần đảo Caroline, và rõ ràng là sắp có một cuộc tiến quân về huống Nam. Thậm chí người ta có thể dự đoán rằng ngày 3 tháng 5 là ngày bắt đầu các cuộc hành quân. Lúc này các tầu mẫu hạm của Mỹ đang phân tán rộng ra nhiều nơi vì phải thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, trong đó có cuộc oanh kích ngoạn mục và quyết liệt vào chính Tokyo ngày 18 tháng 4 của tướng Doolittle. Điều này thậm chí có thể được coi là một yếu tố quyết định đối với chính sách mới của Nhật.

        Nhận thức được mối đe dọa ở phía Nam, đô đốc Nimitz lập tức tập hợp một lực lượng hùng mạnh nhất ở biển San Hô. Phó Đô đốc hậu quân Fletcher đã có mặt ở đó cùng với mẫu hạm York Town và ba tàu tuần dương hạm hạng nặng.

        Ngày 1 tháng 5, lại có thêm mẫu hạm Lexington và hai tàu tuần dương hạm khác từ Trân Châu cảng kéo đến dưới sự chỉ huy của đô đốc hậu quân Fletcher, và 3 ngày sau đó là một liên đội tàu do Phó đô đốc hậu quân Crace - một sĩ quan người Anh - chỉ huy. Đoàn nay gồm 2 tàu tuần dương hạm Australia và Hobart và tàu tuần dương hạm Chicago của Mỹ. Các mẫu hạm khác Enterprise và chiếc Homet đang tham gia cuộc đột kích Tokyo và mặc dù chúng nhanh chóng được điều xuống phía Nam nhưng chúng không thể gặp được đô đốc Fletcher trước trung tuần tháng 5. Thế là trước đó, trận đánh đã diễn ra.

        Ngày 3 tháng 5, trong khi đang tiếp nhiên liệu trên biển cách miền Nam Guadalcanal khoảng 400 trăm, đô đốc Fletcher được tin là quân địch đã đặt chân lên Tulagi, với mục đích trước mắt là thiết lập ở đó một căn cứ cho máy bay hoạt động trên biển, để từ đó quan sát các lối vào về hướng đông đến biển San Hô. Thấy được mối đe dọa rõ ràng sắp đến với tiền đồn nay, đơn vị đồn trú nhỏ của Úc ở đó đã phải rút lui trước đó hai ngày. Đô đốc Fletcher ben lập tức chỉ dùng toán đặc nhiệm của mình tấn công lên đảo; còn toán quân của Fitch vẫn tiếp tục nạp nhiên liệu. Sáng sớm hôm sau, máy bay từ mẫu hạm Yorktown công phá Tulagi. Tuy nhiên lực lượng bảo vệ của địch đã rút và chỉ để lại một ít tàu khu trục và tàu nhỏ. Do đó kết quả là đáng thất vọng.

        Hai ngày tiếp theo trôi đi không hề có việc gì quan trọng xảy ra, nhưng rõ ràng là không thể trì hoãn lâu một cuộc đụng độ lớn. Ba toán quân của Đô đốc Fletcher đã nạp nhiên liệu xong, bây giờ tất cả đều không đơn độc, và đóng ở hướng Đông Bắc nhìn về phía New Guinea. Ông ta biết là lực lượng đánh chiếm cảng Port Moresby đã rời khỏi Rabaul và rất có khả năng sẽ đi qua Jomard trong bán đảo Louisiade vào mồng 7 hoặc mồng 8. Ông cũng biết rằng hiện có ba mẫu hạm của quân địch ở vùng lân cận, nhưng không biết cụ thể vị trí của chúng. Lực lượng chủ công của Nhật bao gồm hai mẫu hạm Zuikaku và Shokaku được sự yểm hộ của hai tàu khu trục hạng nặng, đã rời Truk đến phía Nam, di chuyển theo phía Đông Nam của Solomons, ngoài tầm trinh sát của máy bay và đã tới biển San Hô từ hướng Đông vào tối ngày mồng 5. Ngày mồng 6, chúng nhanh chóng áp sát Fletcher và vào buổi tối hôm đó, có lúc chỉ còn cách khoảng 70 dặm, nhưng chẳng bên nào biết về sự hiện diện của bên kia. Trong đêm đó, hai bên bắt đầu tiến về hai phía khác nhau, và vào mồng 7, Fletcher đã tới vị trí của mình ở Louisiade, và từ đó dự định tiến công quân xâm lược. Lúc này, ông phái nhóm quân của Crace tiếp tục tiến lên phía trước và phong tỏa lối thoát ra hướng phía Nam của Jomard, nơi người ta dự tính là quân địch sẽ xuất hiện vào ngày hôm đó, quân của Crace đã bị phát hiện sớm, và vào buổi chiều đã phải hứng chịu những trận tấn công hết đợt này đến đợt khác của máy bay ném ngư lôi có căn cứ tại bãi biển mà tính quyết liệt được so với trận đánh đã nhấn chìm các tàu Prince of Wales và Repulse. Nhờ đối phó tài tình và cả may mắn, nên không chiếc nào bị đánh trúng, và Crace lại tiếp tục tiến về hướng Port Moresby cho đến khi nhận được tin rằng quân địch đã quay lại, ông rút về hướng Nam.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:58:39 pm

        Trong khi đó, các mẫu hạm của địch mà Fletcher không nắm được tin tức gì chính xác, vẫn là mối quan tâm chính của ông. Vao lúc bình minh, ông bắt đầu tiến hành lục soát trên diện rộng, và vào 8.15 sáng, công sức của ông đã được đền bù xứng đáng khi được báo cáo có hai mẫu hạm và bốn tàu khu trục địch ở phía bắc Louisiade. Trên thực tế, tàu địch được phát hiện không phải là mẫu hạm chủ công, đó chỉ là nhóm hộ tống trong đó có mẫu hạm hạng nhẹ Shoho có nhiệm vụ bảo vệ các tàu chở quân. Tuy nhiên, quân của Fletcher lại tấn công băng toàn bộ sức mạnh của mình, và sau ba tiếng đồng hồ thì mẫu hạm Shoho đã bị ngợp và đánh chìm. Sự kiện này đã làm cho quân xâm lược mất sự yểm hộ của phi cơ và buộc phải quay lại. Như vậy, đoàn tàu chở quân đến Port Moresby đã không bao giờ tới được Jomard Passage, và ở lại phía bắc Louisiade cho đến khi cuối cùng được lệnh rút lui.

        Giờ đây Fletcher đã bị địch phát hiện và ông đang ở trong hoàn cảnh hết sức nguy hiểm. Bất cứ lúc nào quân địch cũng có thể tấn công, và lực lượng chủ công của ông sẽ không được trang bị lại để sẵn sàng chiến đấu trước buổi chiều ngày hôm đó. May mắn đã đến với ông, thời tiết hôm đó thật u ám và xấu đi và địch không có rađa. Thục tế, lực lượng mẫu hạm Nhật đang ở ngay trong tầm tấn công về hướng Đông. Chiều hôm đó, chúng mở một cuộc tấn công nhưng thời tiết âm u và gió mạnh đã làm cho máy bay của chúng bị mất mục tiêu. Trên đường tay không trở về mẫu hạm, chúng bay qua gần lực lượng của Fletcher và bị phát hiện trên màn hình rada. Các máy bay chiến đấu được lệnh xuất kích đánh chặn và trong cuộc hỗn chiến trong bóng tối mỗi lúc một dày thêm, nhiều máy bay Nhật. bị tiêu diệt. Một số ít trong số 27 máy bay ném bom đã về được mẫu hạm và tham gia vào cuộc chiến đấu ngày hôm sau. Biết được khoảng cách giữa mình với địch, nên cả hai bên cùng dự định tiến hành một cuộc tấn công vào ban đêm bằng các lực lượng tầu nổi. cả hai bên đều cho rằng như thế là quá nguy hiếm. Suốt đêm, một lần nữa, họ lại rút quân ra xa. Và buổi sáng ngày mồng Tám may mắn về thời tiết đã đảo ngược.

        Bây giờ thì tầu Nhật được mây thấp che, còn tàu Anh phơi mình dưới ánh mặt trời chói lợi. Trò chơi ú tim lại bắt đầu. Vào lúc 8 giờ 38 phút, chiếc máy bay tuần tra của mẫu hạm Lexington cuối cùng đã phát hiện ra vị trí địch, và cũng khoảng thời gian ấy, cũng có dấu hiệu rõ ràng là quân địch cũng đã phát hiện ra các mẫu hạm Mỹ. Và thế là cuộc chiến đấu sử dụng toàn bộ lực lượng giữa hai bên ngang sức ngang tài sắp xẩy ra.

        Trước 9 giờ sáng, một lực lượng chủ công gồm 82 máy bay tấn công của Mỹ đã cất cánh, và đến 9 giờ 25 phút, tất cả đều đã trên đường ra trận. Vào khoảng cùng thời điểm đó địch tung ra một lực lượng tương tự gồm 69 máy bay.

        Mỹ bắt đầu tấn công vào lúc 11 giờ sáng, còn đợt tấn công của Nhật diễn ra muộn hơn khoảng 20 phút. Đến 11 g40, các cuộc tấn công đều chấm dứt. Máy bay Mỹ gặp trở ngại do những đám mây thấp bao xung quanh mục tiêu.

        Khi họ phát hiện ra mục tiêu, một trong số các mẫu hạm của địch đang tiến lên phía trước để lẫn vào đám mưa bão, thì lập tức toàn bộ sức tấn công của Mỹ đổ dồn vào mẫu hạm còn lại, chiếc Shokaku. Shokaku bị trúng ba quả bom và bốc cháy, trông thì như vậy nhưng thiệt hại ít hơn. Mặc dù trước mắt bị loại khỏi vòng chiến, nhưng tàu Shokuka vẫn có thể quay về nước để sửa chữa, còn tàu Zuikaku thì vẫn không hề hấn gì.

        Trong thời gian này, với thời tiết sáng sủa, quân Nhật bắt đầu tấn công chiếc Yorktown và Lexington. Với thao tác khéo léo nhất, Yorktown đã né tránh được hầu hết các cuộc tấn công, nhưng vẫn bị trúng nhiều phát đạn. Yorktown bị trúng một quả bom gây thương vong lớn và bốc cháy. Hậu quả này nhanh chóng được khắc phục nhưng hiệu quả tác chiến bị suy giảm đôi chút. Chiếc Lexington khó điều khiển hơn, đã không gặp may mắn: bị trúng hai ngư lôi và hai hoặc ba quả bom. Khi cuộc tấn công kết thúc, người ta thấy nó bốc cháy và bị nghiêng hẳn về bên trái với ba buồng hơi bị ngập nước. Với cố gắng phi thường, ngọn lửa đã bị dập tắt, tàu đã hết bị nghiêng và, sớm đạt vận tốc 25 hải lý/giờ. Những thiệt hại về máy bay của cả hai bên trong lần đọ sức nay, lần đầu tiên trong lịch sử giữa các mẫu hạm, được đánh giá sau khi chiến tranh kết thúc là: Mỹ mất 33, và Nhật mất 43 chiếc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 10:59:48 pm

*

        Nếu các sự kiện ở Biển San Hô chấm dứt ở đây, thì thế trận rõ ràng đã nghiêng về phía Mỹ. Họ đã làm đắm mẫu hạm nhẹ Sholo, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tàu Shokaku, và đẩy lui đội quân dự định đánh chiếm cảng Port Moresby. Hai mẫu hạm của họ có vẻ như ở trong tình trạng khá tốt và thiệt hại duy nhất của họ tính đến điểm này là một tầu chạy nhanh tiếp dầu và tàu khu trục hộ tống đã bị các mẫu hạm Nhật đánh chìm vào ngày hôm trước. Nhưng bây giờ tai họa lại đến bất ngờ với họ. Một giờ sau khi trận đánh kết thúc, một tiếng nổ từ bên trong mẫu hạm Lexington làm nó nghiêng ngả dữ dội. Lửa bùng cháy ở phía dưới rồi lan rộng ra, không thể kiểm soát được. Mọi cố gắng hết sức nhằm cứu con tàu này đều tỏ ra vô ích, và buổi tối hôm đó tất cả mọi người đã phải rời Lexington và dùng ngư lôi đánh chìm nó. Bây giờ cả hai bên đều rứt quân khỏi biển San Hô, và cả hai đều tuyên bố là đã giành chiến thắng. Cơ quan tuyên truyền của Nhật loan tin rùm beng rằng không những cả hai mẫu hạm của đô đốc Fletcher mà còn có một chiến hạm và một tàu tuần dương hạng nặng bị đắm. Nhưng hành động của họ sau cuộc chiến nay lại mâu thuẫn với niềm tin đó của họ. Họ đã hoãn việc tiến vào cảng Port Moresby đến tháng 7 mặc dù tuyến đường này bây giờ đang được bỏ ngỏ. Đến thời điểm đó thì toàn cuộc đã thay đổi, và họ lại quyết định không thực hiện cuộc tấn công này nữa, mà thay vào đó là một cuộc tấn công xuyên đất liền từ các căn cứ đã chiếm được ở New Guinea. Những ngày này đã cho thấy giới hạn của việc Nhật tiến vào Úc bằng đường biển.

        Về phía Mỹ, vấn đề bảo tồn lực lượng mẫu hạm được đặt lên hàng đầu.

        Đô đốc Nimitz biết rõ rằng những sự kiện quan trọng hơn đang rình rập xa hơn về phía Bắc, nên rất cần đến toàn bộ lực lượng của ông. Ông bằng lòng là lúc này đã chặn được sự di chuyển của quân Nhật vào biển San Hô, và lập tức điều tất cả các mẫu hạm của ông quay lại Trân Châu cảng, trong đó có hai mẫu hạm Enterprise và Hornet, rồi lập tức hợp quân với đô đốc Fletcher. Cũng khá khôn ngoan khi giữ kín việc mất mẫu hạm Lexington cho đến khi chấm dứt trận đánh chiếm đảo Midway, vì rõ ràng là Nhật chưa nắm được tình hình và đang mò tin tức.

        Cuộc đọ sức này có ảnh hưởng lớn đến chiến thuật, về mặt chiến thuật, đây là một chiến thắng được hoan nghênh của Mỹ, chiến thắng đầu tiên đối với Nhật. Trước đây chưa từng có một chiến thắng nào như vậy. Đó là cuộc chiến đấu đầu tiên trên biển mà trong đó các tàu nổi không phải tốn lấy một viên đạn. Nó cũng đưa các cơ hội và may rủi trong chiến tranh đến một đỉnh điểm mới. Tin này được truyền đi khắp thế giới và có tác động tốt, giảm sự lo âu của Úc và Tân Tây Lan cũng như cho cả bản thân nước Mỹ. Những bài học về chiến thuật học được ở đây rất có giá trị và được nhanh chóng áp dụng để đạt tới thành công to lớn trong trận Midway mà giờ đây đã bắt đầu tiến triển.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 11:02:30 pm

        Tiến quân vào Biển San Hô chỉ là giai đoạn mở đầu trong chính sách đầy tham vọng của Nhật. Thậm chí ngay khi kế hoạch này đang tiến triển thì, Yamamoto, Thống tướng hải quân Nhật, lại chuẩn bị thách thúc sức mạnh của Mỹ ở miền trung Thái Bình Dương bằng cách đánh chiếm đảo Midway, nơi có sân bay mà từ đó hướng về phía đông có thể tiến đến Trân Châu Cảng với khoảng cách hơn một ngàn dặm nữa. Đồng thời một lực lượng nghi binh sẽ chiếm các điểm, nắm lợi thế ở phía tây quần đảo Aleutians. Bằng cách bố trí giờ giấc tốt cho các sự vận động hành quân, Yamamoto hy vọng kéo được hạm đội Mỹ lên phía Bắc nhằm đối phó với nguy cơ đe dọa quần đảo Aleutians, để ông ta rảnh tay dốc toàn bộ sức mạnh của mình tấn công vào đảo Midway. Vào lúc quân Mỹ có thể can thiệp vào nơi đây bằng vũ lực, ông ta hy vọng đã chiếm được đảo và sẵn sàng chống lại một cuộc phản công ồ ạt. Đảo Midway, tiền đồn của Trân Châu cảng đối với Mỹ có tầm quan trọng đến mức các hoạt động này của Nhật sẽ tất yếu dẫn đến một cuộc đọ sức nảy lửa. Yamamoto tin rằng ông ta có thể áp đặt một trận đánh có tính quyết định theo các điều kiện của riêng mình, và với sự vượt trội về lực lượng, đặc biệt là các chiến hạm có tốc độ cao, ông ta sẽ có cơ hội rất tốt để tiêu diệt kẻ thù. Đó là kế hoạch lớn mà ông đã phố biến cho cấp dưới của mình là đô đốc Nagumo. Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào việc đô đốc Nimitz bị sa vào bẫy của địch và khiến ông ta bị bất ngơ.

        Nhưng người chỉ huy Mỹ đã hết sức cảnh giác và tỉnh táo. Cơ quan tình báo Mỹ luôn cung cấp đầy đủ thông tin cho ông, thậm chí cả đến thời điểm ngươi ta dự tính là địch sẽ tấn công. Mặc dù kế hoạch đánh vào Midway có thể chỉ là bức màn để che đậy cuộc tấn công thật sự vào các đảo Aleutians, và cũng là một bước tiến hướng đến Châu Mỹ, thì Midway vẫn là nguy cơ lớn hơn, chắc chắn xẩy ra hơn không có gì có thể so sánh được và ông đã không bao giờ do dự trong việc triển khai lực lượng  theo hướng đó. Mối lo lắng chính của ông là các mẫu hạm của ông dù có may mắn lắm thì vẫn yếu hơn bôn mẫu hạm có kinh nghiệm của đô đốc Nagumo, những mẫu hạm đã chiến đấu và giành thắng lợi to lớn từ Trân Châu cảng đến Ceylon. Hai mẫu hạm khác trong nhóm được điều đến Biển San Hô, trong đó một chiếc đã bị tổn thương; mặt khác, đô đốc Numitz đã mất mẫu hạm Lexington, còn chiếc Yorktown thì bị hỏng, chiếc Saratoga đã quay trở lại với ông ta sau khi sửa chữa các hư hỏng do tác chiến gây ra, còn chiếc Wasp vẫn ở gần Địa Trung Hải - nơi đó đã yểm trợ cho Malta. Chỉ có chiếc Enterprise và Hornet vội vã quay trở về từ Nam Thái Bình Dương, và chiếc Yorktown, nếu được sửa chửa kịp thời, là có thể sẵn sàng tham gia vào trận đánh sắp tới. Đô đốc Nimitz không có các chiến hạm ở gần hơn với San Fransico và chúng có tốc độ quá chậm để có thể phối hợp với các mẫu hạm; Yamamoto có 11 chiếc, trong đó có 3 chiếc mạnh nhất và nhanh nhất thế giới. Tương quan lực lượng nghiêng hẳn về quân Nhật, nhưng giờ đây đô đốc Nimitz có thể dựa vào sự hỗ trợ mạnh mẽ của các máy bay có căn cứ trên bờ biển của chính Đảo Midway.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 11:04:30 pm

        Trong tuần cuối của tháng 5, lực lượng chính của Hải quân Nhật bắt đầu di chuyển khỏi căn cứ. Xuất phát đầu tiên là đội quân đánh lạc hướng tiến về phía Aleutians, và có nhiệm vụ tấn công cảng Hà Lan (Dutch Harbour) vào mồng 3 tháng 6, và kéo quân Mỹ đi theo hướng đó. Sau đó, quân đổ bộ chiếm các đảo Attu, Kiska, và Adak xa hơn về phía Tây. Hôm sau, đô đốc Nagumo cùng cánh quân của mình gồm 4 mẫu hạm sẽ tấn công vào Midway, và đến ngày 5 tháng 6, quân đổ bộ rất có thế sẽ tới và chiếm đảo này. Không có sự chống trả quyết liệt được dự kiến. Trong khi đó, Yamamoto và hạm đội tác chiến sẽ có thể quay về hướng Tây nghỉ ngơi và tránh tầm kiểm soát của máy bay, sẵn sang tấn công khi quân Mỹ phản công.

        Đây là lúc cực kỳ quan trọng thứ hai đối với Trân Châu Cảng. Ngày 25 tháng 6, tàu Enterprise và tàu Hornet từ phía Nam kéo đến. Hôm sau, Yorktown cũng xuất hiện với thiệt hại ước tính phải mất 3 tháng để sửa chữa, nhưng bằng một quyết định xứng đáng với cuộc khủng hoảng, trong vòng 48 tiếng đồng hồ, nó được sửa chữa chu đáo, tác chiến được, và được tái trang bị một đội máy bay mới. Vào ngày thứ 30, con tàu lại tiếp tục nhổ neo và hợp quân với đô đốc Spruance - người đã cùng 2 mẫu hạm khác đi trước đó 2 ngày.

        Đô đốc Fletcher vẫn tiếp tục là ngươi chỉ huy chiến thuật của lực lượng hỗn hợp. Sân bay ở Midway chật ních các máy bay ném bom và các lực lượng mặt đất bảo vệ đảo ở trong tình trạng báo động cao nhất. Tin tức sớm việc địch tiến đến gần là khẩn cấp, và ngày 30 tháng 5, máy bay đi tuần tiễu liên tục. Các tầu ngầm Mỹ canh gác phía Tây và bắc đảo Midway. Bốn ngày trôi qua trong tình trạng lo lắng căng thẳng. Lúc 9 giờ sáng ngày 3 tháng 6, khi tàu tuần tra Catalina cách Midway hơn 700 dặm về phía Tây đã phát hiện thấy một nhóm gồm 11 tàu địch. Các cuộc tấn công ném bom và phóng ngư lôi tiếp theo đã không thành công, trừ một quả ngư lôi trúng một tàu chở dầu, nhưng cuộc chiến đã bắt đầu diễn ra, và mọi sự nghi ngờ về ý đồ của địch đã được xua tan. Đô đốc Fletcher, thông qua các nguồn tin tình báo của mình, đã có lý do chắc chắn để tin rằng các mẫu hạm của địch sẽ tấn công Midway từ phía Tây Bắc, và không bị đánh lừa bởi báo cáo đầu tiên về việc đã phát hiện ra quân địch mà ông đã nhận định một cách chính xác là nhóm tàu chở quân. Ông ra lệnh cho các mẫu hạm của mình đến được các vị trí đã chọn trước cách Midway khoảng 200 dặm về phía Bắc vào rạng sáng ngày mồng 4, sẵn sàng nã đạn tấn công vào sườn quân Nagumo khi nào nó xuất hiện.

        Sáng mồng 4 tháng 6, bầu trời sáng sủa và không mây, vào 5g 34 sáng, đội tuần tra ở Midway đã phát đi tín hiệu mà mọi người chờ đợi rất nhiều: các mẫu hạm của quân Nhật đang tiến đến. Các báo cáo bắt đầu được gửi tới liên tục và dồn dập. Đã phát hiện ra nhiều máy bay đang tiến về phía Midway, và các tàu chiến đi hộ tống các mẫu hạm. 6g 30 sáng, quân Nhật tấn công mạnh và ồ ạt. Chúng vấp phải sự chống cự ác liệt, chắc hẳn là 1/3 trong bọn chúng không bao giờ trở về. Tổn thất cũng nhiều mà thương vong cũng lắm, nhưng sân bay vẫn còn hoạt động được. Đã đến thời điểm tung ra một cuộc phản công nhằm vào hạm đội của Nagumo.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 11:06:39 pm

        Ưu thế áp đảo của ông ta về máy bay chiến đấu đã gây cho quân Mỹ không ít thiệt hại, nhưng cuộc tấn công áp đảo này mà họ đã đặt vào đó rất nhiều hy vọng, đã bị thất bại. Đồng thời, sự rối rắm phát sinh do cuộc tấn công dữ dội này có vẻ như đã làm lu mờ sự nhận định của viên Tư lệnh Nhật, dù ông này cũng được các phi công của mình khuyên rằng cần phải tổ chức một cuộc tấn công lần thứ hai vào Midway. Trên boong, ông ta vẫn duy trì đủ một số lượng máy bay để đối phó với bất cứ mẫu hạm nào của Mỹ có thể xuất hiện, nhưng ông lại không cho là việc này có thể xảy ra, nhưng cuộc tìm kiếm của ông ta có vè hơi đuối sức và lúc đầu có vẻ chẳng có kết quả gì. Bây giờ ông quyết định phân tán các đội hình được tố chúc để chuẩn bị sẵn sàng cho mục đích này, và trang bị lại chúng để thực hiện đợt tấn công khác vào Midway. Trong mọi trường hợp, cần phải dọn dẹp các boong tàu để đón các máy bay sắp trở về sau trận tấn công đầu tiên. Quyết định này đã đặt ông ta trước một mối nguy hiểm chết người và mặc dù đô đốc Nagumo về sau có nhận được tin báo về việc xuất hiện ở phía Đông một lực lượng Mỹ trong đó có một mẫu hạm, thì lúc đó, mọi việc đã quá muộn. Và thế là ông ta phải gánh chịu toàn bộ sức mạnh đợt tấn công đó của quân Mỹ trong khi trên các boong tàu đầy chặt những máy bay ném bom vô dụng đang tiếp nhiên liệu và vũ trang lại.

        Hai đô đốc Hetcher và Spruance bằng sự phán đoán bình tĩnh trước đó của mình đã ở trong tư thế tốt để can thiệp vào thời điểm quyết định này. Họ đã bắt được tin tức phát đi trong buổi sáng sớm vào lúc 7g 00 sáng. Hai mẫu hạm Enterprise và Hornet bắt đầu tung ra một đợt tấn công với tất cả các máy bay của mình, ngoại trừ một số máy bay cần thiết cho phòng thủ . Mẫu hạm Yorktown đã không tham gia cuộc tấn công này vì còn phải thu hồi các máy bay tham chiến của nó trở về, nhưng lực lượng xung kích của nó đã sớm sẵn sàng trên không ngay sau 9g 00 sáng, cùng lúc đó 2 mẫu hạm kia đang tung ra những trận tấn công đầu tiên gần các mồi săn của mình. Thời tiết gần vị trí quân địch là u ám và các máy bay ném bom kiểu bổ nhào lúc đầu đã không thể tìm ra được mục tiêu của mình. Vì không biết rằng địch đã chuyển hướng quay đi, nên quân của mẫu hạm Homet đã không tìm thấy mục tiêu và thế là bị lỡ mất trận này. Vì sự kiện không may này, các đợt tấn công đầu tiên chỉ do các máy bay phóng ngư lôi của cả 3 mẫu hạm tiến hành, và mặc dù giành được lợi thế tinh thần quyết chiến, cuộc tấn công này không thành công khi đối mặt với sự chống cự vượt sức mình. Trong số 41 máy bay phóng ngư lôi tham chiến chỉ có 6 chiếc trở về. Sự hy sinh này cũng được đền bù xứng đáng. Trong khi tất cả các con mắt của Nhật và tất cả máy bay chiến đấu của chúng đều tập trung hướng vào những máy bay phóng ngư lôi này, 37 chiếc máy bay ném bom từ mẫu hạm Yorktown và Enterprise đã đến hiện trường. Hầu như không gặp một sự phản kháng nào của quân địch, nên rất nhiều bom đã thả đúng xuống tàu kỳ hạm của Nagumo, chiếc Akagi và chiếc Kaga. Cũng lúc đó, 1 đợt gồm 17 máy bay ném bom từ mẫu hạm Yorktown đã tấn công tầu Soryu và chỉ trong vài phút các boong tàu của cả 3 tàu này đều bị rối loạn, lửa bốc lên từ các máy bay trên boong bị nổ tung. Ngọn lửa hung dữ bùng lên dữ dội ở phía dưới, và chẳng mấy chốc, có thể thấy rõ ràng cả 3 tàu này đều bị phá hủy. Đô đốc Nagumo chẳng còn biết làm gì hơn ngoài việc chuyển cơ của mình sang một chiếc tàu tuần dương và đứng nhìn 3/4 hạm đội của mình bị cháy rụi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 11:08:46 pm

        Quá trưa, vào lúc Mỹ thu hồi lại các phi cơ của họ, Mỹ đã mất hơn 60 chiếc, nhưng những gì họ đạt được lại lớn lao. Trong số các mẫu hạm của địch chỉ còn lại chiếc Hiryu, và chính chiếc nay lập tức quyết tâm hành động để bảo vệ lá cơ "Mặt trời mọc". Khi các phi công Mỹ kể lại chuyện của mình trên mẫu hạm Yorktown sau khi họ trở về thì có tin là một cuộc tấn công đang đến gần. Quân địch, như được thông báo là lực lượng có khoảng 40 tàu, đã dùng lợi thế tấn công mãnh liệt, và mặc dù bị máy bay khu trục và đại bác gây cho không ít thương tổn, song chúng vẫn thả được 3 quả bom trúng mẫu hạm Yorktown. Mặc dù bị thương nặng nhưng kiểm soát được các chỗ bốc cháy, nên chiếc Yorktown vẫn tiếp tục nhiệm vụ cho đến 2 giờ sau khi mẫu hạm Hiryu tấn công trở lại và lần này là bằng ngư lôi. Cuộc tấn công này tỏ ra là chí tử, mang tính sống còn. Tuy chiếc Yorktown vẫn nổi trên biển thêm hai ngày, song cuối cùng nó đã bị một tàu ngầm của Nhật đánh chìm.

        Mẫu hạm Yorktown đã được trả thù ngay khi nó con nổi. Mẫu hạm Hiryu được phát hiện vào lúc 2g 45’ chiều, và trong thời điểm nay, 24 máy bay ném bom bổ nhào từ mẫu hạm Enterprise đã cất cánh bay đến tiếp cận mục tiêu. Lúc 5 giờ chiều, các máy bay này bắt đầu tấn công và trong vòng vài phút Hiryu cũng chỉ còn là 1 cái xác bốc cháy, mặc dầu đến sáng hôm sau nó mới chìm hắn. Chiếc cuối cùng thuộc 4 mẫu hạm của Nagumo cũng bị đánh tan tành và tất cả các thủy thủ và đoàn sĩ quan chỉ huy được huấn luyện rất thành thạo của toàn hạm đội cũng chịu cùng số phận, những thứ không bao giờ có thể thay thế được. Và thế là kết thúc trận đánh ngày 4/6 và đây cũng được coi là một bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến trên Thái Bình Dương.

        Các chỉ huy tài tình của Mỹ lại phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm khác. Thống tướng Hải quân Nhật cùng với hạm đội mạnh mẽ của mình vẫn có thể tấn công Midway. Các lực lượng  không quân Mỹ chịu nhiều thiệt hại nặng nề, không có các tàu hạng nặng nào để nghênh chiến với Yamamoto nếu ông ta tiếp tục theo bước tiến của mình. Đô đốc Spruance, ngươi mà bây giờ được coi là chỉ huy của các mẫu hạm, đã quyết định không truy kích về hướng tây khi không biết lực lượng địch mạnh như thế nào và cũng không có được sự yểm trợ mạnh cho các mẫu hạm của mình. Trong quyết định này, ông hoàn toàn đúng. Nhưng việc đô đốc Yamamoto không tìm kiếm lấy lại vận may có vẻ khó hiểu. Lúc đầu, ông quyết định tiếp tục sức ép, và ra lệnh cho 4 trong số tàu tuần dương mạnh nhất của mình tấn công Midway vào rạng sáng mồng 5 tháng 6. Cùng lúc đó, một lực lượng hùng mạnh khác của Nhật đang tiến về phía Đông Bắc, khiến đô đốc Spruance đã lựa chọn truy kích đám tàn quân của nhóm Nagumo mà ông ta có thể bắt gặp trong một hành động ban đêm đầy tai họa. Tuy nhiên, trong đêm, viên chỉ huy Nhật đã thay đổi quyết định một cách bất ngờ, và lúc 2g55’ sáng ngày 5.6, ông ta đã ra lệnh rút quân toàn bộ. Khó mà hiểu được tại sao ông ta lại rút quân, nhưng rõ ràng là do thất bại liểng xiểng và ngoài dự tính đối với các mẫu hạm quý giá của ông đã tác động lớn đến ông ta.

        Một tai họa nữa đã xảy đến với ông. Hai trong số các tuần dương hạm hạng nặng, trên đường đi tấn công Midway đã và phải nhau trong khi né tránh sự tấn công của tàu ngầm Mỹ. Cả hai đều bị thiệt hại trầm trọng và bị bỏ lại phía sau khi cuộc tổng lui quân bắt đầu. Ngày 6/6, hai tàu què quặt này bị các phi công của Spruance tấn công, một tàu bị đánh chìm và chiếc kia rõ ràng ở trong tình trạng đang chìm. Tàu Mogami là tàu bị đánh tơi bơi cuối cùng cũng đã trở về được căn cứ.

        Sau khi chiếm được các đảo nhỏ Attu và Kiska thuộc nhóm đảo ở phía Tây Aleutians, quân Nhật rút lui lặng lẽ hệt như khi họ đến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 11:11:55 pm
       
*

        Việc suy nghĩ về giới lãnh đạo của Nhật vào lúc này đã mang lại những thông tin hữu ích. Hai lần trong 1 tháng, lực lượng Hải quân và không quân của họ được triển khai chiến đấu. Mỗi lần khi không quân của họ gặp đối tượng hắc búa thì họ bỏ mục tiêu, mặc dù vào mỗi lần như vậy thì mục tiêu đó gần như đã nằm trong tầm tay. Những người của trận Midway, đô đốc Yamamoto, Nagumo và Kondo trên đảo Midway là những người đã lập kế hoạch và tiến hành các cuộc hành quân táo bạo và khủng khiếp mà trong vòng 4 tháng đã phá hủy được Hạm đội quân Đồng minh ơ Viễn Đông và hất Hạm đội Đông Anh Quốc ra khỏi Ấn Độ Dương. Đô đốc Yamamoto đã cho rút hết quân trên đảo Midway vì, như toàn bộ diễn biến của cuộc chiến tranh đã cho thấy, một hạm đội không có máy bay yểm trợ và lại cách căn cứ của mình nhiều ngàn dặm không thể mạo hiểm ở lại trong tầm tấn công của một lực lượng có mẫu hạm và máy bay hầu như còn nguyên vẹn. Ông ra lệnh cho lực lượng tàu vận chuyển quân sự rút lui, vì sẽ là tự sát nếu tấn công mà không có máy bay yểm trợ tại một đảo được các lực lượng không quân bảo vệ và có tầm vóc quá bé nhỏ đến mức không thể xảy ra điều bất ngơ được.

        Người ta cho rằng sự cứng nhắc trong việc lập kế hoạch của Nhật và xu hướng từ bỏ mục tiêu khi những kế hoạch của họ không diễn ra đúng như lịch trình, phần lớn là do tính chất ngôn ngữ của họ không chính xác, không gọn gàng, và điều đó làm cho việc liên lạc bằng tín hiệu càng trở nên vô cùng khó khăn.

        Ngoài ra, còn có một bài học khác nổi bật. Hệ thống tình báo Mỹ đã thanh công trong việc thâm nhập các bí mật được canh giữ cẩn mật nhất của địch trong thời gian khá lâu trước khi các sự kiện diễn ra. Vì vậy, mặc dù yếu hơn, đô đốc Nimitz đã thành công gấp đôi trong việc tập trung một lực lượng của mình đủ mạnh vào đúng lúc và đúng chỗ. Khi giờ hành động đã điểm thì điều này trở thành yếu tô quyết định. Tầm quan trọng của việc giữ bí mật và hậu quả của sự rò rỉ tin tức trong chiến tranh được thể hiện rõ ràng nhất.

        Chiến thắng đáng ghi nhớ của Mỹ có một tầm quan trọng đặc biệt, không những đối với nước Mỹ mà con đối với cả sự nghiệp của Đồng minh. Ảnh hưởng tinh thần thật to lớn và tức thời. Chỉ sau một trận, ưu thế áp đảo của Nhật ở Thái Bình Dương đã bị đảo ngược. Thế thượng phong sáng ngời của địch, làm thất bại những cố gắng liên kết của chúng tôi trên toàn bộ vùng Viễn Đông trong vòng 6 tháng luôn luôn là một thất bại, đã vĩnh viễn mất đi. Từ lúc nay trở đi, mọi suy nghĩ của chúng tôi đều hướng đến một niềm tin tỉnh táo vào việc phản công. Chúng tôi đã không còn nghĩ về nơi nào Nhật sẽ có thể đánh đòn tiếp theo mà là nơi nào chúng tôi có thể đánh địch tốt nhất để giành lại những vùng lãnh thổ mà địch trước đây đã đè bẹp chúng tôi trên đường tiến quân. Con đường sẽ dài và gian lao nhưng cần chuẩn bị ồ ạt để giành chiến thắng ở phương Đông, và về lối thoát thì không còn phải nghi ngờ nữa: những đòi hỏi cấp bách từ Thái Bình Dương không còn tạo ra một áp lực nặng nề đối với những nỗ lực mà Mỹ đang dồn cho châu Âu.

*

        Biên niên sử cuộc chiến tranh ngoài biển không con là những cú sốc lớn làm thót con tim, trong đó phẩm chất của các lực lượng hải quân và không quân Mỹ và của dân tộc Mỹ được thể hiện một cách huy hoàng. Lòng dũng cảm và sự tận tụy của các phi công và thủy thủ Mỹ cũng như cân não và kỹ xảo của nhà lãnh đạo của họ là nền tảng của tất cả. Khi hạm đội Nhật rút về các cảng xa xôi của họ, những người chỉ huy biết rõ không những lực lượng mẫu hạm của họ đã bị tan tành vô phương cứu chữa, mà họ đã đối đầu với một ý chí kiên cường và sự say mê chiến đấu của phía Đồng minh ngang với các truyền thống cao nhất của tố tiên võ sĩ đạo mà họ từng hãnh diện, thêm vào đó là sự phát triển về sức mạnh, số lượng, khoa học không có giới hạn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 11:16:45 pm

10

"THÀNH LẬP NGAY MẶT TRẬN THỨ HAI"

        Vào ngày 8/4, Hopkins và tướng Marshall đã tới Luân đôn.

        Họ mang theo một giác thư do ủy ban tham mưu liên quân của Mỹ chuẩn bị và đã được Tổng thống thông qua. Do tầm quan trọng của nó, văn bản này cần được công bố toàn văn:

        "Các hoạt động tại Tây Âu

        Tháng 4, 1942

        Tây Âu được chọn là sân khấu để trình diễn cuộc phán công lớn đầu tiên của Mỹ và Anh. Chỉ ở đó mới có những nguồn lực về lục quân, không quân của Đồng minh và đồng thời có thể được triển khai toàn diện và giúp sức tối đa cho nước Nga.

        Do cần phải chuẩn bị lớn về nhiều hướng nên việc tung ra cuộc phản công này phải được quyết định ngay tức khắc. Chỉ đến khi nó có thể được tiến hành thì kẻ thù ở Tây Âu mới bị kìm chân và làm cho hoàn cảnh của họ trở nên bất ổn bởi những cuộc đột kích và các mưu toan để góp nhặt những tin tức bổ ích nhằm cung cấp cho việc huấn luyện có giá trị. Lực lượng liên quân thâm nhập bao gồm 48 sư đoàn (có 9 sư đoàn thiết giáp), trong đó 18 sư đoàn của Anh (có 3 sư đoàn thiết giáp). Lực lượng không quân hỗ trợ cần thiết gồm 5.800 máy bay chiến dấu, 2.550 trong số đó là của Anh.

        Tốc độ là yếu tố căn bản của vấn đề. Yếu tố hạn chế chính là thiếu tàu đổ bộ cho việc đột kích và thiếu phương tiện chuyên chở các lực lượng cần thiết từ Mỹ đến Liên hiệp Anh. Tuy không ảnh hưởng đến những cam kết thiết yếu đối với các chiến trường khác, các lực lượng này vẫn có thể được đưa tới vào ngày 1/4/1943, nhưng chỉ với điều kiện là có 60% lực lượng được chuyên chớ bằng tàu không phải của Mỹ. Nếu việc chuyên chớ này chỉ phụ thuộc vào tàu của Mỹ, thì cuộc tấn công sẽ phải hoãn lại cho đến cuối hè năm 1943.

        "Sẽ phải cần đến khoảng 7000 tàu đổ bộ, và các chương trình xây dựng hiện tại cần phải được đẩy nhanh để đáp ứng được con số này. Đồng thời công việc chuẩn bị tiếp nhận và điều hành thành phần lực lượng không quân và lục quân lớn của Mỹ cũng cần phái được hoàn thành nhanh chóng.

        "Cuộc tấn công sẽ phải diễn ra trên các bãi được chọn trước giữa Havre và Boulogne và thực hiện đợt đầu gồm ít nhất 6 sư đoàn cộng thêm các nhóm được không vận. Nó được bổ sung mỗi tuần khoáng 100.000 người. Ngay sau khi các vị trí đầu cầu ở bãi biển đã được thiết lập, các lực lượng thiết giáp sẽ di chuyển nhanh chóng đến chiến tuyến Oise - St. Quentin. Sau đó mục tiêu kế tiếp là Antwerp.

        "Do cuộc xâm nhập với qui mô lớn như vậy không thế bố trí trước ngày 1/4/1943, nên sớm nhất cần phải chuẩn bị một kế hoạch luôn luôn được cập nhật sẵn sàng hành dộng lúc này hay lúc khác khi cần thiết. Điều này có thể phải đưa vào thực hiện như là một biện pháp khấn cấp để (a) lợi dụng được sự tan rã bất ngờ của quân Đức hay là (b) "một sự hy sinh" để tránh sự sụp đổ sắp xảy ra trong sự kháng cự của người Nga. Bất kể là trường hợp nào, thì ưu thế không quân tại chỗ là điều cốt yếu. Mặt khác, trong mùa thu năm 1942, có thể có khoảng không quá 5 sư đoàn sẽ được điều tới và duy trì quyền kiểm soát. Trong thời kỳ này, Anh sẽ phải gánh trách nhiệm chính. Ví dụ như ngày 15/9, Mỹ có thế huy dộng được 2 sư đoàn rưỡi trong số 5 sư đoàn cần có, nhưng chỉ có 700 máy bay chiến đấu, do đó phía Anh sẽ cần phái có tới 5.000 chiếc máy bay."


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2019, 11:25:17 pm

        Hopkins, kiệt sức sau chuyến đi, bị ốm mất 2-3 ngày, nhưng tướng Marshall ngay lập tức gặp gỡ ngay các Tham mưu trưởng của chúng tôi. Cho đến thứ tư ngày 14, không thể sắp xếp được hội nghị chính thức với Ủy ban Quốc phòng. Trong khi đó, tôi đã trao đổi toàn bộ tình hình với các Tham mưu trưởng và các đồng nghiệp của tôi.

        Tất cả chúng tôi đều cảm thấy dễ chịu trước ý định can thiệp rõ rệt vào châu Âu của Mỹ và giành ưu tiên chính vào việc đánh bại Hitler. Đây luôn là nền tảng của suy nghĩ về chiến lược của chúng tôi. Mặt khác, chúng tôi hay những cố vấn chuyên nghiệp của mình có thể thiết kế bất cứ kế hoạch thiết thực nào để lực lượng lớn Anh - Mỹ vượt qua biển Manche, đặt chân lên đất Pháp trước cuối mùa hè năm 1943. Như đã có ghi lại trước đây, đây luôn là mục đích và thời gian biểu của tôi. Trước mặt chúng tôi cũng còn có một ý kiến mới của Mỹ về việc đổ bộ khẩn cấp mở đầu vào mùa thu năm 42, với quy mô nhỏ hơn nhiều lần nhưng cũng ở mức đáng kể. Chúng tôi rất muốn nghiên cứu ý kiến này và bất cứ kế hoạch đánh lạc hướng nào vì nước Nga, cũng như vì việc tiến hành chiến tranh chung đều được chú trọng.

        Vào đêm 14, Ủy ban Quốc phòng đã gặp những người bạn Mỹ của chúng tôi tại số 10 đường Downing. Cuộc thảo luận này rất quan trọng và mọi ý kiến đều thống nhất. Chúng tôi đều đồng ý rằng cần phải có một chiến dịch vượt biển Manche vào năm 43. Giờ đây chiến dịch có tên là "Tập trung".

        Nhưng khi vạch kế hoạch khổng lồ nay, chúng tôi không thể gạt bỏ các nghĩa vụ khác. Nghĩa vụ đầu tiên của Hoàng gia Anh là phải bảo vệ Ấn Độ chống quân Nhật đang có vẻ đe dọa xâm lược. Hơn nữa, nhiệm vụ này có một mối quan hệ mang tính chất quyết định với toàn bộ cuộc chiến. Để cho 400 triệu thần dân Ấn Độ của Nhà vua, những người mà chúng tôi gắn bó trong danh dự, bị Nhật tàn phá và đè bẹp như trường hợp của Trung Quốc, là một điều đáng tủi hổ. Nhưng để quân Đức và quân Nhật bắt tay nhau trên đất Ấn Độ hay Trung Đông thì cũng xảy ra một thảm họa không thể lường được đối với mục tiêu của Đồng minh. Đối với tôi điều nay chẳng khác gì một sự rút lui của quân Nga về phía sau dãy Urals, hay thậm chí một sự thỏa thuận dàn xếp hòa hoãn riêng rẽ với quân Đức. Vào thời điểm đó, tôi không cho là khả năng này hay khả năng kia sẽ xảy ra. Tôi có lòng tin vào sức mạnh của quân đội Nga, của dân tộc Nga, đấu tranh bảo vệ mảnh đất quê hương mình. Tuy nhiên, Ấn Độ với tất cả các vinh quang của mình có thể sẽ trở thành miếng mồi ngon. Tôi cần phải nêu quan điểm này với các phái viên của Mỹ. Nếu không có sự viện trợ tích cực của Anh, Ấn Độ có thể sẽ bị chiếm chỉ trong vài tháng. Việc Hitler khuất phục được nước Nga Xô Viết sẽ lâu hơn nhiều và là nhiệm vụ tốn kém hơn đối với ông ta. Trước khi điều này xảy ra thì việc kiểm soát trên không của Anh - Mỹ phải được thiết lập ở mức vượt mọi thách thức. Thậm chí mọi cái khác thất bại nhưng điều này vẫn rất cần thiết.

        Tôi hoàn toàn đồng ý với cái mà Hopkins gọi là "Cuộc tấn công vỗ mặt kẻ thù ở miền Bắc nước Pháp vào năm 1943". Nhưng phải làm gì trong thời gian chờ đợi? Vào thời gian đó, không thể đơn giản chuẩn bị mọi lực lượng chủ chốt. Và ở đây, vấn đề này có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tướng Marshall đưa ra đề nghị là phải cố gắng chiếm được Brest hoặc Cherbourg vào đầu mùa thu năm 1942, tốt hơn là Cherbourg hoặc nếu được cả hai càng tốt. Cuộc hành quân có thể hoàn toàn do Anh đảm nhận. Hải quân, không quân, 2/3 bộ binh và tàu đổ bộ khi có, phải do chúng tôi cung cấp. Quân đội Mỹ chỉ có 2 hoặc 3 sư đoàn. Cần phải lưu ý rằng tất cả những điều này chỉ vừa mới được nêu lên. Phải mất ít nhất là 2 năm và một khung cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu để đào tạo ra các đơn vị bộ đội loại 1. Do đó, về công trình này, đương nhiên ý kiến của ban tham mưu của Anh là bao trùm. Rõ ràng là cần phải có một sự nghiên cứu tập trung về mặt kỹ thuật.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2019, 11:27:20 pm

        Tuy nhiên, lúc đầu tôi không bác bỏ chút nào ý kiến này. Và trong đầu tôi còn có nhiều phương án khác. Phương án đầu tiên là tấn công vào các thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi (như Maroc, Algeria và Tunisia), mà hiện nay được biết đến là chiến dịch "Gymnast" (Huấn luyện viên thể dục) và cuối cùng nổi lên trong cuộc hành quân lớn "Torch" (Bó đuốc). Phương án thay thế thứ hai là phương án mà tôi luôn luôn ao ước và tôi nghĩ là nó có thể được thực thi như việc xâm nhập các thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. Phương án nay có tên là "Jupiter" (Sao mộc), cụ thể là giải phóng miền Bắc Na Uy. Đây là sự giúp đỡ Nga một cách trực tiếp. Đây cũng là hành động quân sự liên kết trực tiếp duy nhất với bộ đội, tàu chiến và không quân Nga. Đây là biện pháp, thông qua việc giữ vững mỏm đất phía Bắc của châu Âu, viện trợ lưỡng thực lớn nhất cho Nga. Đây là một công trình không kéo theo nhiều sức người và sức của chi cho việc tiếp tế và đạn dược, do được tiến hành tại miền Bắc Cực. Người Đức chiếm được với giá rất rẻ những điểm chiến lược này bên cạnh North Cape (mũi phía Bắc), chúng cũng có thể thu hồi lại được với giá rất rẻ so với qui mô mà bây giờ cuộc chiến tranh đã đạt tới. Sự lựa chọn của tôi là "Bó đuốc", và nếu tôi hoàn toàn có quyền, thì tôi cũng đã cố gắng thực hiện "Sao mộc" vào năm 1942.

        Theo tôi, nỗ lực nhằm thiết lập một đầu cầu ở Cherbourg có vẻ khó thực hiện hơn, không mấy hấp dẫn, ít bổ ích, trước mắt hoặc cuối cùng ít có kết quả. Cách tốt hơn là một mặt nắm các thuộc địa của Pháp và Bắc Phi và một mặt tiến vào North Cape (mũi phía Bắc) và chờ đợi một năm mà không phải chấp nhận rủi ro đối với xung lực của chúng tôi đối diện với chiến tuyến phòng ngự của quân Đức phía bên kia biển Manche.

        Đó là những quan điểm của tôi lúc bấy giờ, và tôi không bao giờ hối hận về chúng. Tuy nhiên tôi cũng rất sẵn sàng đưa ra  những đề xuất khác trước Ủy ban Kế hoạch đối với kế hoạch "Búa tạ", tên gọi của trận đột kích vào Cherbourg. Tôi hầu như chắc chắn rằng càng nhìn nhiều bao nhiêu thì càng ít thấy nó giống bấy nhiêu. Nếu tôi có quyền ra các mệnh lệnh thì tôi phải chọn "Bó đuốc" và "Sao mộc", được phối hợp một cách thích đáng để tiến hành vào mùa thu, và để lộ kế hoạch "Búa tạ" nhằm đánh lạc hướng kẻ thù bằng cách tung tin và những sự chuẩn bị rầm rộ. Nhưng trong công việc tôi phải dùng ảnh hưởng và theo cách ngoại giao để đảm bảo hành động nhất trí và hài hoa với Đồng minh quý mến của chúng tôi, mà nếu không có sự trợ giúp của họ, thì thế giới sẽ đối mặt với sự sụp đổ chứ không phải cái gì khác. Do vậy mà tôi không đưa ra bất cứ các phương án thay thế nào trong cuộc họp ngày 14.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:53:11 pm

        Về vấn đề quan trọng nhất, chúng tôi vui vẻ, nhẹ nhõm hoan nghênh đề nghị mang tính chất quyết định của Mỹ là thực hiện kế hoạch xâm nhập ồ ạt vào Đức càng sớm càng tốt, và dùng nước Anh làm bàn đạp. Và như là sẽ thấy, chúng tôi phải đương đầu với các kế hoạch của Mỹ giành ưu tiên chính cho việc giúp đỡ Trung Quốc và đè bẹp quân Nhật. Nhưng ngay từ buổi đầu của liên minh, sau sự kiện Trân Châu cảng, Tổng thống và tướng Marshall vượt lên trên trào lưu dư luận, đã nhận định ngay Hitler là kẻ thù chính và căn bản. Về phần mình, tôi ước mong được chứng kiến quân đội Mỹ - Anh sát cánh bên nhau tại Châu Âu. Nhưng riêng tôi, thì không mấy hoài nghi là việc nghiên cứu chi tiết - tàu đổ bộ và tất cả cái đó - và việc suy nghĩ về chiến lược chủ yếu của chiến tranh sẽ gạt bỏ "Búa tạ". Trong kết quả cuối cùng, không một quân chủng nào - Lục quân, hải quân hay không quân - ở hai bên bờ Đại Tây Dương có khả năng chuẩn bị tham gia một kế hoạch như vậy, hoặc là cho tới lúc này, như tôi được thông báo, sẵn sàng nhận trách nhiệm thực hiện kế hoạch này. Thống nhất về các mong muốn và thiện ý không thể thắng nổi các sự việc tàn nhẫn.

        Nói tóm lại: tôi luôn theo đuổi đề tài tôi đưa ra trong bị vong lục mà tôi đã gửi lên Tổng thống vào tháng 12/1941, cụ thể là (1) quân đội giải phóng của Anh - Mỹ sẽ đổ bộ vào Châu Âu năm 43. Và làm cách nào họ có thể đổ bộ với toàn bộ sức mạnh, nếu không xuất phát từ miền Nam nước Anh? Không được làm điều gì có thể ngăn cản việc này, hoặc phải làm bất cứ cái gì để thúc đẩy nó. (2) Trong thời gian đó, người Nga đang chiến đấu từng giờ trên qui mô khổng lồ chống lại đại quân tấn công của Đức, thì chúng tôi không thể không làm gì hết. Chúng tôi không để yên địch. Quyết tâm nay cũng nằm trong ý nghĩ của Tổng thống. Vậy, cần phải làm gì trong một năm hoặc 15 tháng sắp trôi qua trước khi một trận chiến mạnh qua biển Manche có thể được thực hiện? Rõ ràng bản thân việc chiếm đóng các thuộc địa của Pháp tại Bắc Phi là có cơ sở và khả dĩ thực thi, gắn kết với kế hoạch chiến lược chung.

        Tôi hy vọng rằng việc này có thể được phối hợp thực hiện cùng việc tiến vào Na Uy, và tôi vẫn tin tưởng rằng 2 việc có thể được thực hiện cùng một lúc. Nhưng trong các cuộc thảo luận căng thẳng về những vấn đề không thể lường được, thì điều nguy hiểm lớn là làm mất sự đơn giản hóa và đơn độc hóa mục đích. Tuy tôi hi vọng vào cả "Bó đuốc" và "Sao mộc", tôi không bao giờ có ý định để "Sao mộc" làm hỏng "Bó đuốc". Việc tập trung và kết hợp mọi nỗ lực của 2 đất nước hùng cương vào một trận chiến quan trọng có những khó khăn tới mức là tuyệt đối không được có bất cứ cái gì không rõ ràng hoặc gây hiểu lầm có thể tạo ra sự hoài nghi, lưỡng lự. Do vậy, cách duy nhất để lấp khoảng trống, trước khi những đội quân hùng hậu của Anh và Mỹ có thể được đưa tới tiếp cận quân Đức tại Châu Âu vào năm 1943, là Anh - Mỹ phải chiếm đóng các thuộc địa của Pháp tại Bắc Phi và đồng thời Anh cũng tiến về phía Tây qua vùng sa mạc hướng tới Tripoli và Tunis. Cuối cùng khi tất cả các kế hoạch và sự tranh cãi đều lắng xuống và lụi đi thì điều này trở thành quyết định thống nhất của các Đồng minh phương Tây.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:55:00 pm

*

        Vào tháng 5, chúng tôi có một vài vị khách khác đến thăm. Molotov tới để thương thuyết về việc liên minh giữa Anh và Nga và đồng thời tìm hiểu quan điểm của chúng tôi về việc thành lập mặt trận thứ hai. Việc liên minh đã được ký kết, mặt trận thứ hai đã được thảo luận chi tiết. Các vị khách người Nga đã bày tỏ ý kiến muốn được bố trí chỗ ở tại nông thôn bên ngoài Luân Đôn trong những thời gian lưu trú tại Anh, và vì vậy tôi bố trí khách sạn Chequers để khách sử dụng. Trong thời gian này, tôi ở lại Storey’s Gate Annexe. Tuy nhiên, có hai đêm tôi đến khách sạn Chequers, ở đây tôi có thuận lợi là đã được nói chuyện riêng và lâu với Molotov và đại sứ Maisky, ông này là một người phiên dịch rất cừ, dịch rất nhanh và rất lưu loát và ông ta có kiến thúc rộng về công việc. Với các bản đồ tốt, tôi cố gắng giải thích những việc chúng tôi đang làm, những hạn chế và đặc điểm khác thường về khả năng làm chiến tranh của một cuồng quốc đảo.

        Tôi cũng đi sâu vào mặt kỹ thuật của những cuộc hành quân thủy bộ và mô tả các hiểm họa và những khó khăn của việc duy trì sự tồn tại xuyên ngang Đại Tây Dương trước sự tấn công của tàu ngầm. Tôi nghĩ rằng tất cả các điều đó đã gây ấn tượng đối với Molotov và ông ta nhận thấy rằng vấn đề của chúng tôi, chẳng giống chút nào đối với vấn đề của một cường quốc lục địa rộng lớn. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi đã trở nên thân thiết hơn trong bất cứ thời gian nào khác.

        Cách nhìn người nước ngoài với 1 sự hoài nghi thâm căn cố đế của người Nga được thể hiện qua một số việc đáng lưu ý trong thời gian Molotov ở tại khách sạn Chequers. Khi đến, họ đã hỏi ngay chìa khóa của tất cả các phòng ngủ. Có một số khó khăn trong việc trao chìa khóa cho họ, và sau đó họ luôn luôn khóa của. Khi nhóm nhân viên phục vụ buồng vào được phong để dọn giường thì họ rất lo lắng khi thấy có súng lục để dưới gối. Ba thành viên chủ chốt của đoàn không chỉ được bảo vệ bởi các cảnh sát riêng của họ mà còn có 2 người phụ nữ chăm lo đến quần áo và việc dọn phòng. Khi các phái viên của Nga vắng mặt tại Luân Đôn, thì những phụ nữ này luôn luôn canh chừng phòng của các ông khách lớn này, và chỉ xuống dưới nhà trong các bữa ăn. Tuy nhiên, chúng tôi có thể chắc chắn là lúc này họ không mấy cởi mở, thậm chí họ chỉ nói chuyện ngắc ngứ bằng tiếng Pháp và ký giấy tờ với nhân viên nhà khách.

        Việc bảo vệ an toàn cho cá nhân Molotov có những sự đề phòng bất thường. Phòng ông được các sĩ quan cảnh sát của ông kiểm tra rất kỹ, tất cả các tủ ly, đồ đạc, tiện nghi sinh hoạt, sàn nhà đều được kiểm tra tỉ mỉ bởi những cặp mắt lão luyện. Chiếc giường được quan tâm đặc biệt. Tất cả tấm nệm đều được kiểm tra đề phòng có đặt chất nổ bên trong, và các vải trải giường, chăn đều được người Nga sắp xếp lại nhằm chừa ra một chỗ ở giữa giường để người nằm có thể bật lao ra ngay khi có nguy hiểm chứ không bị mắc kẹt ở trong. Vào buổi đêm, khẩu súng lục được để ra ngoài, bên cạnh áo choàng ngủ và cặp đựng văn thư của Molotov. Sự thận trọng luôn luôn đúng, đặc biệt là trong thời gian chiến tranh, nhưng cần phải cố gắng để cân nhắc tính thực tế của nó.

        Một thử nghiệm đơn giản nhất là hãy tự hỏi mình xem liệu phía bên kia có bất cứ lợi gì đế giết người hữu quan. Riêng đối với tôi, tôi hoàn toàn tin tưởng vào lòng mến khách của người Nga khi tôi ở Matxcova. Molotov bay tiếp tới Washington và trở lại với đầy đủ các kế hoạch cho cuộc hành quân vượt biển Manche vào năm 1942. Bản thân chúng tôi vẫn đang tích cực nghiên cứu việc này cùng với ban tham mưu của Mỹ, nhưng tới lúc này chỉ có duy nhất các khó khăn xuất hiện. Sẽ chẳng có hại gì trong 1 bản công bố có thể làm người Đức lo lắng, sợ hãi và do đó sẽ giữ càng nhiều quân càng tốt ở Tây Âu. Do vậy mà chúng tôi thống nhất vấn đề đưa ra thông cáo, được công bố ngày 11/7, trong đó có câu sau "Trong tiến trình đàm thoại đã đi đến một sự hiểu biết lẫn nhau về nhiệm vụ thành lập mặt trận thứ hai tại châu Âu vào năm 1942".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:57:24 pm

        Tôi nhận thấy điều quan trọng trên hết là trong cố gắng làm kẻ thù lạc hướng, chúng tôi không được làm lạc hướng đồng minh của chúng tôi. Vì vậy, vào thời điểm phác thảo thông cáo tôi đích thân trao cho Molotov tại trụ sở nội các với sự có mặt của vài đồng nghiệp, một bị vong lục, trong đó nói rõ là trong khi chúng tôi đang cố gắng hết sức để lập kế hoạch thì chúng tôi không cam kết hành động và chúng tôi không thể hứa điều gì. Khi chính phủ Xô Viết tiếp theo đó đưa ra lời phê phán và Staline đích thân nêu vấn đề với riêng tôi, chúng tôi luôn luôn đưa ra bản bị vong lục và chỉ vào các từ "chúng ta không thể đưa ra lời hứa nào được".

        "Bị vong lục

        "Chúng tôi đang chuẩn bị cho kế hoạch để đổ bộ lên Tây Âu vào tháng 8 hay tháng 9/1942. Như đã giải thích, yếu tố hạn chế chính đối với lực lượng đổ bộ là sự sẵn sàng của số lượng các tàu đổ bộ đặc biệt. Tuy nhiên rõ ràng là sự nghiệp của Nga hay của các nước đồng minh nói trong một tổng thể, sẽ không được đẩy mạnh nếu chúng tôi bắt dầu tiến hành một cuộc hành quân có thể dẫn tới một sự kết thúc thám bại và tạo cho kẻ thù một cơ hội được suy tôn, ca ngợi trước sự lúng túng của chúng tôi. Không thể nói trước được rằng liệu tình hình sẽ ra sao, nhưng phải có khả năng thực thi các hoạt động phù hợp với tình hình biến đổi khi thời điểm tới. Do vậy mà chúng tôi không thể hứa bất kỳ điều gì về vấn đề này, nhưng với điều kiện nó tỏ ra có cơ sở và cảm nhận được thì chúng tôi không chần chừ trong việc thực hiện các kế hoạch đó."

        Trong các tuần tiếp sau đó, nhiều ý kiến chuyên môn được đưa ra. Tôi tập trung suy nghĩ về kế hoạch "Búa tạ" và yêu cầu phải có báo cáo thường xuyên. Các khó khăn sớm trở thành rõ ràng. Việc đột chiếm Cherbourg bằng đổ bộ đường biển đối mặt với quân Đức đông hơn và có công sự phòng ngự mạnh là một cuộc hành quân đầy mạo hiểm. Nếu thắng lợi, quân Đồng minh sẽ bị quây chặt ở Cherbourg, ở Cotentin, và sẽ phải xoay sở trong cái bẫy bằng bom và đạn trong gần một năm dưới những trận oanh tạc và tấn công liên tục. Họ chỉ có thể có một cái cảng được bảo vệ tại Cherbourg đế che chắn trong cả mùa đông và mùa xuân để chống đỡ các trận tấn công trên không cực lớn, liên tục. Trận chiến này có lẽ sẽ là tổn thất đầu tiên của tất cả các lực lượng không quân và hải quân. Nó có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các hoạt động khác. Con nếu chúng tôi thành công, chúng tôi sẽ phải tiến ra khỏi cái eo hẹp của đảo Cotentin vào mùa hè, sau khi đánh một trận kế tiếp vào đường biên giới đã được củng cố của quân Đức. Mặc dù vậy, chỉ có đúng một đường xe lửa để đội quân của chúng tôi có thể đi qua và tiến vào, và chắc chắn là đường xe lửa này đã bị phá hủy. Hơn nữa điều không rõ ràng là làm thế nào mà một công trình không mấy hy vọng thành công có thể giúp đỡ cho Nga được.

        Người Đức đã để lại 25 sư đoàn cơ động tại Pháp, về phía chúng tôi thì phải vào tháng 8 mới có gần 9 sư đoàn cho chiến dịch "Búa tạ" và trong số đó thì 7 sư đoàn là của Anh. Do đó mà quân Đức chẳng cần phải điều các sư đoàn từ mặt trận Nga về.

        Vì tất cả những sự kiện này và con nhiều hơn nữa, hiện ra một cách đáng sợ đối với các ban tham mưu quân sự, một sự thiếu lòng tin và nhiệt tình nào đó đã xuất hiện không chỉ trong người Anh mà ở cả các chiến hữu Mỹ của chúng tôi. Trong mùa hè, ban tham mưu vẫn không ngừng bàn cãi. Và mọi ý kiến đều nhất trí là phải hủy bỏ chiến dịch "Búa tạ”. Mặt khác, kế hoạch "Sao mộc” - Bắc Na Uy - của tôi cũng chẳng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. Chúng tôi đều đồng ý về cuộc hành quân qua biển Manche vào năm 43. Và một vấn đề không thể tránh khỏi là phải làm gì trong thời gian chờ đợi? Quân đội Mỹ và Anh không thể nào không làm gì trong thời gian đó, ngoại trừ chỉ chiến đấu trong sa mạc. Tổng thống đã kiên quyết ra lệnh quân Mỹ phải chiến đấu với quân Nhật trên bình diện lớn nhất vào năm 1942. Vậy thì việc này có thể được thực hiện ở đâu? Nơi nào khác, nếu không phải la Bắc phi thuộc Pháp mà Tổng thống đã tán thành? Trong tất cả các kế hoạch thì kế hoạch phù hợp nhất vẫn còn nằm đó. Tôi vui lòng chờ câu trả lời.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:02:06 pm

11

CHUYẾN THĂM WASHINGTON THỨ HAI CỦA TÔI.
TOBRUK

        Mặc dù tướng Auchinleck cảm thấy không đủ sức để nắm quyền chủ động ở vùng Sa mạc, nhưng trên một mức độ nào đó ông vẫn tin và chờ đợi sự tấn công của kẻ thù. Tướng Ritchie, chỉ huy quân đoàn thứ 8, dưới sự giám sát của thủ trưởng mình đã chuẩn bị một vị thế phòng ngự rất tỉ mỉ và hoàn chỉnh kéo dài từ Gazala tới Bir Hacheim, 45 dặm về phía Nam, bao gồm các điểm đã được củng cố, được gọi là "Các hộp" do các lữ đoàn hay các lực lượng lớn hơn trấn giữ; toàn bộ tuyến đều có rải mìn trên diện rộng, quân thiết giáp và sư đoàn thứ 30 của chúng ta đều được giữ lại quân dự bị.

        Tất cả các trận đánh tại vùng sa mạc, ngoại trừ Alamein, đều bắt đầu bằng các đạo quân thiết giáp, vận động nhanh và vòng ra bọc sườn của sa mạc. Rommel ra quân vào đêm 26-27/5 lúc trăng lên và tung ra phía trước tất cả lực lượng thiết giáp của mình với ý định là giao chiến và phá hủy toàn bộ quân thiết giáp của ta; và như chúng ta đã biết, ông ta hy vọng chiếm được Tobruk vào ngày tấn công thứ hai. Nhưng ý định của ông ta đã không thực hiện được, và vào ngày 10/6, sau những cuộc chiến đấu dũng cảm và ác liệt, tướng Auchinleck đã gửi cho chúng tôi một bản đánh giá sơ bộ về tổn thất của 2 bên. Những con số về xe tăng, súng máy là thỏa đáng và cũng chính xác. Nhưng tôi tự nhiên cảm thấy thông báo có sự không bình thường sau đây: "Tổn thất về người của chúng ta ước tính rất sát là khoảng 10.000 người, trong số đó khoảng 8000 người là tù binh, còn về con số tổn thất của sư đoàn 5 vẫn chưa có thông tin chính xác". Sự mất cân đối khác thường giữa một bên là những ngươi bị thương và chết, một bên là những tù binh cho thấy rằng có chuyện gì đó bất bình thường và không vui đã xảy ra. Điều này cũng cho thấy rằng sở chỉ huy tại Cairo, về nhiều khía cạnh quan trọng, đã không phán đoán được tình hình. Trong thư trả lời của mình, tôi không nói về điếm này.

        Suốt ngày 12 và 13/6, một trận đánh ác liệt đã diễn ra nhằm chiếm những rặng núi nằm giữa El Adem và "Knightsbridge". Đó là điểm đỉnh của trận giao chiến bằng xe tăng. Khi kết thúc, kẻ thù đã làm chủ chiến trường còn lực lượng thiết giáp của chúng tôi thì bị tổn thất nghiêm trọng. "Knightsbridge", trung tâm giao thông liên lạc ở vùng lân cận này phải rút sau khi đã chống trả ngoan cường, và ngày 14 thì rõ ràng là trận đánh đã chuyển theo một hướng rất bất lợi. Ông Casey, Quốc vụ Khanh, đã gửi cho tôi một bức điện nhấn mạnh về các tin tức của quân chủng, trong đó có đoạn sau:

        "Đối với bản thân Auchinleck, tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của ông ta và cách ông chỉ đạo trận đánh với các lực lượng mà ông có sẵn. Điều mong muốn duy nhất của tôi là ông ta có thể có mặt tại 2 nơi ngay lập tức, cả ở đây, trung tâm của mớ bòng bong, và ở phía trước, đích thân chỉ đạo trận đánh của quân đoàn thứ 8. Thậm chí vào những ngày gần đây, tôi đã nhiều lúc còn nghĩ rằng đối với ông ta tốt hơn là nên rời sở chỉ huy đi nhận nhiệm vụ lãnh đạo trận đánh để Tham mưu trưởng của mình tạm thời thay mình, nhưng ông ta không nghĩ như vậy, và tôi cũng không muốn ép ông ta. Đây là trận đánh của Auchinleck và các quyết định lãnh đạo phải phụ thuộc vào ông ta".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:16:04 pm

        Nhận xét của ông Casey về những ưu điểm của việc Auchinleck đích thân chỉ huy tác chiến trên sa mạc đã xác nhận các cảm nghĩ của riêng tôi mà trước đó một tháng, tôi đã bày tỏ với tướng này. Tư lệnh chiến trường Trung Đông đã cảm thấy lúng túng và bối rối do trách nhiệm quá rộng. Ông nghĩ trận đánh chỉ là một phần nhiệm vụ của mình, mà thực ra, nó quyết định mọi cái trong công việc của ông. Luôn luôn có sự đe dọa từ phía bắc, mà ông cảm thấy nghĩa vụ của mình là phải quan tâm, một sự quan tâm mà trong nước chúng tôi ở trong một vị thế thuận lợi đã đánh giá là không cần thiết. Sự sắp xếp bố trí của ông là một thỏa hiệp. Ông ta đã nhường quyền chỉ huy trận đánh có tính chất quyết định cho tướng Ritchie, người mà mới đây đã thôi không là Phó Tham mưu trưởng của ông nữa, đồng thời ông luôn chặt chẽ giám sát và thường xuyên ra chỉ thị cho viên tướng này. Chỉ sau khi thảm họa đã xảy ra chủ yếu do sự thúc giục của ông quốc vụ khanh, ông mới bị thuyết phục làm cái mà đáng lẽ ông đã phải làm ngay từ đầu và đích thân chỉ huy tác chiến. Tôi nghĩ rằng chính điều này đã dẫn đến thất bại của ông, mà chắc chắn một phần trách nhiệm thuộc về tôi và các đồng sự do đã giao nhiệm vụ quá mức cho Bộ chỉ huy Trung Đông một năm trước đây. Dù vậy, chúng tôi vẫn làm hết sức mình đế giải phóng ông khỏi các gánh nặng quá mức này bằng các khuyên cáo chính xác trước những lời chí trích không thích đáng, cập nhật, hoặc để thay thế mà ông đã không chấp nhận, về phần mình, tôi tin rằng nếu ông nắm quyền chỉ huy ngay từ đầu và - như là ông có toàn quyền - để lại Cairo một người phó có trách nhiệm để ý đến phía Bắc và giải quyết các công việc khác nhau thuộc về phần còn lại của chiến trường bao la mà ông phụ trách, thì có thể ông đã đánh thắng và chắc chắn là dù ông nắm quyền chỉ huy thì ông đã cứu vãn được cái còn lại.

        Bạn đọc sẽ nhận thấy ở đây những cảm tưởng này đã cắn rứt tôi tới mức trong chỉ thị gửi tướng Alexander ngày 10/8 tôi đã nói rất rõ nhiệm vụ chủ yếu của ông ta. Người ta cần phải sống và rút kinh nghiệm.

        Tobruk lập tức lóe sáng trước mắt chúng tôi và như năm trước, chúng tôi đã nhất định phải giữ được vị trí nầy bằng mọi giá. Và bây giờ cũng vậy, sau 1 tháng trì hoãn không cần thiết, tướng Auchinleck đã lệnh triệu tập sư đoàn Tân Tây Lan từ Syria, nhưng không kịp thời gian cho đơn vị này tham gia trận Tobruk. Chúng tôi không hài lòng về các lệnh của Auchinleck gửi tướng Ritchie, vì lệnh này không tích cực yêu cầu ông phải bảo vệ pháo đài.

        Để chắc chắn tôi đã gửi đi bức điện dưới đây:

        "Chúng tôi rất mừng đã có sự đảm bảo của ông không bỏ Tobruk . Nội các chiến tranh hiểu bức diện của ông là nếu có nhu cầu, tướng Ritchie sẽ để lại lực lượng cần bao nhiêu có bấy nhiêu để giữ vững vị trí này".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:17:38 pm

        Điện trả lời này là dứt khoát và chúng tôi bình tâm, tin tưởng căn cứ vào kinh nghiệm của năm trước. Hơn nữa vị thế của chúng tôi, như tướng Auchinleck đã chỉ ra, xuất hiện trên giấy tờ tốt hơn nhiều so với năm 1942. Chúng ta đã cho triển khai quân đội trên một tuyến công sự gần Tobruk có sự hỗ trợ của đường sắt có bề ngang rộng mới xây dựng. Chúng tôi không còn phải bố trí theo sườn với những đường giao thông phần lớn phụ thuộc vào biển nữa, mà theo các nguyên tắc chính thống của chiến tranh, chạy từ trung tâm mặt trận về hậu cứ chính của mình theo một góc 90 độ.

        Trong các trường hợp này, tuy đau lòng về những cái đã xảy ra, nhưng qua cuộc điều tra tất cả các lực lượng của cả hai bên và những khó khăn rất lớn của Rommel trong việc tiếp tế, tôi vẫn cảm thấy mọi thứ đều có thể sẽ suôn sẻ. Với sư đoàn Tân Tây Lan hiện giờ không còn xa nữa, với một lực lượng tăng viện hùng mạnh đang tới bằng đường biển, tôi tự cảm thấy việc tiếp tục chiến đấu gay go bằng những lực lượng khả dĩ lớn nhất ở cả hai phía về lâu dài sẽ bất lợi cho chúng ta. Do đó, tôi đã không hủy bỏ các kế hoạch tôi đã vạch ra cho chuyến thăm Washington lần thứ hai, nơi mà công việc có tầm quan trọng nhất đối với chiến lược chung về chiến tranh phải tiến hành, về điều này tôi đã được các đồng nghiệp ủng hộ.

        Trong chuyến đi này, mục tiêu chính của tôi là phải đạt được quyết định cuối cùng về các chiến dịch trong năm 1942-1943. Các giới chức Mỹ nói chung và ông Stimson và tướng Marshall nói riêng, lo lắng rằng một số kế hoạch cần phải được quyết định ngay lập tức để cho Mỹ có thể tham gia chống Đức trên bộ và trên không vào năm 1942. Nếu không đạt được điều này, tình hình có thể trở nên nguy hiểm nếu các Tham mưu trưởng Mỹ không xem xét nghiêm túc và triệt để chiến lược "Đức là trước hết". Một vấn đề khác cũng nặng trĩu trong đầu tôi, đó là vấn đề "Tube Alloy" (hợp kim làm ống tuýp) đây là mật khẩu của chúng tôi đặt cho cái mà sau này đã trở thành bom nguyên tử, việc nghiên cứu và những thử nghiệm của chúng tôi đã đạt tới điểm cần phải có những hiệp định dứt khoát với Mỹ, và người ta cảm thấy điều này chỉ có thể đạt được qua các cuộc thảo luận giữa cá nhân tôi và cá nhân Tổng thống. Việc Nội các Chiến tranh đã quyết định tôi phải giao phó đất nước và Luân Đôn cho Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia và tướng Ismay vào lúc cao điểm của cuộc chiến trên Sa mạc, nói lên tầm quan trọng mà chúng tôi đặt vào việc giải quyết các vấn đề nghiêm trọng chúng tôi đang gặp phải.

        Do tính chất cấp bách và khủng hoảng của công việc trong những ngày rất khó khăn này, tôi đã quyết định đi bằng máy bay chứ không đi bằng tàu biển. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ bị cắt đứt với toàn bộ các thông tin trong chưa tới 24 tiếng đồng hồ. Các sự sắp xếp hữu hiệu được thực hiện để chuyển ngay các điện từ Ai Cập và chuyển nhanh giải mã tất cả các báo cáo và sẽ không có các sự chậm trễ tai hại trong việc ra quyết định được dự tính hoặc trên thực tế đã xảy ra.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:19:23 pm

        Mặc dù lúc này tôi đã biết những rủi ro đã trải qua trong lượt bay về từ Bermuda hồi tháng giêng, tôi tin tưởng ở người lái trưởng Kelly Rogers và chiếc máy bay Boeing của ông ta tới mức tôi đã đặc biệt yêu cầu ông ta phải đích thân phụ trách chuyến bay. Chúng tôi rời Stranraer vào đêm 17 tháng 6, ngay trước lúc nửa đêm. Thời tiết rất đẹp và trăng tròn, tôi ngồi trên ghế phi công đồng lái khoảng 2 tiếng hoặc hơn và thưởng thức vẻ đẹp của biển dưới ánh trăng, nghiền ngẫm về các vấn đề của mình, và nghĩ về cuộc chiến gây nỗi lo âu. Tôi ngủ khá ngon trong "dãy phòng cô dâu chứ rể" cho đến sáng bảnh mắt thì chúng tôi tới Gander. Tại đây, chúng tôi có thể lấy thêm nhiên liệu nhưng chúng tôi nghĩ là không cần thiết, và sau khi chào sân bay, chúng tôi tiếp tục đi. Chúng tôi đi theo hướng đi của mặt trời nên ngày hình như rất dài, chúng tôi ăn 2 bữa trưa cách nhau 6 giờ và nghĩ đến khả năng ăn bữa tối muộn sau khi tới nơi.

        Trong 2 giờ cuối, chúng tôi bay trên đất liền và vào khoảng 7 giờ (giờ Mỹ) chúng tôi đã tới gần Washington. Khi từ từ hạ thấp xuống hướng về sông Potomac, tôi thấy đỉnh Đài tưởng niệm Washington cao trên 550 bộ Anh ngang tầm bay của chúng tôi, và tôi đã gây cho trưởng lái Kelly Rogers cảm xúc mạnh là nếu chúng tôi chấm dứt câu chuyện bằng cách đâm vào công trình này, một trong những công trình đáng kể trên trái đất, thì đó là một sự bất hạnh kỳ lạ. Ông ta đảm bảo với tôi là sẽ đặc biệt chú ý tránh cái đó. Như vậy, chúng tôi hạ cánh an toàn trên sông Potomac sau một chuyến bay dài 24 giờ - Ngài Halifax, tướng Marshall và nhiều quan chức cao cấp Mỹ ra đón chúng tôi. Tôi đến sứ quán Anh để ăn cơm tối, vì đã quá muộn nên tôi không tiếp tục bay đến Hyde Park đêm đó. Chúng tôi đọc toàn bộ các điện tín nhận được muộn nhất. Không có vấn đề  gì quan trọng - và dùng cơm thoải mái ngoài trời. Sứ quán Anh tọa lạc trên nền cao là một trong những địa điểm mát nhất ở Washington và tốt hơn nhiều so với Nhà Trắng về mặt này.

        Sáng sớm hôm sau, ngày 19, tôi bay đến Hyde Park. Tổng thống ra phi trường địa phương và chứng kiến máy bay chúng tôi hạ cánh với một cú và chạm ghê gớm nhất với mặt đất mà tôi được biết. Ổng nhiệt liệt hoan nghênh tôi và đích thân lái xe đưa tôi tới dãy vách đá thẳng đứng oai nghiêm, nơi có công viên Hyde Park và nhà riêng của ông. Tổng thống đưa tôi đi xem khắp nơi trong đồn điền và những phong cảnh ngoạn mục ở đó. Ngồi trên xe tôi có những lúc suy ngẫm. Do bị tàn tật nên ông Roosevelt không thể dùng chân để vận hành phanh, bộ ly hợp và tăng tốc. Một thiết kế khoa học đã giúp ông ta dùng hai tay lực lưỡng và nổi bắp một cách đáng kinh ngạc làm mọi việc. Ông ta đề nghị tôi nắn thử hai bắp tay của ông và nói chúng là sự thèm muốn của một đấu thủ có hạng. Điều này làm tôi yên tâm, nhưng tôi phải thú thực là nhiều lần xe giữ thăng bằng và lùi ra rìa cỏ sát vách đứng của vịnh Hudson, tôi thầm mong là sự cố sẽ không xảy ra với máy và phanh xe. Suốt dọc đương chúng tôi bàn công việc và tuy tôi cố gắng không làm ông ta rời tay lái nhưng chúng tôi đạt được nhiều tiến bộ trong công việc hơn là khi bàn bạc trong các hội nghị chính thức .

        Tổng thống rất vui khi nghe nói tôi có mang theo Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia. Lĩnh vực quan tâm của ông luôn luôn được bừng sáng bởi những hồi ức về thời niên thiếu. Sự việc đã xảy ra là thân phụ Tổng thống đã chiêu đãi thân phụ tướng Brooke tại công viên Hyde Park, vì vậy ông Roosevelt rất muốn gặp người con trai con của bạn thân phụ mình giữ một vị trí cao như vậy. Khi họ gặp nhau, hai ngày sau, Tổng thống tiếp tướng Brooke một cách rất thân mật, nhân cách và sự hấp dẫn của vị tướng này đã gần như tạo ra ngay sự thân mật rất có lợi cho diễn tiến của công việc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:20:51 pm

*

        Tôi nói với Harry Hopkins về các điểm mà tôi cần thảo luận, ông ta đã nói lại toàn bộ với Tổng thống để chuẩn bị cơ sở cho việc lập luận và trang bị ý kiến cho Tổng thống đối với từng vấn đề. Trong các vấn đề này thì "Tườc Alloy" là phức tạp nhất và như nó đã chứng tỏ, quan trọng bậc nhất. Tôi đã có tài liệu trong tay, nhưng cuộc thảo luận được hoãn lại sang ngày hôm sau, ngày 20, vì Tổng thống cần có thêm tin tức từ Washington. Cuộc thảo luận diễn ra sau bữa cơm trưa trong một phòng nhỏ ngay ở tầng trệt. Căn phòng tối không có ánh nắng mặt trời. Tổng thống ngồi thoải mái bên một cái bàn to bằng cả một gian nhà. Harry ngồi hoặc đứng ở phía sau. Hai ông bạn Mỹ của tôi có vẻ như không để ý đến cái nóng dữ dội.

        Bằng lời lẽ chung chung, tôi nói với Tổng thống về sự tiến bộ lớn mà chúng tôi đã đạt, và các nhà khoa học của chúng tôi dứt khoát tin tưởng có thể đi tới kết quả trước khi cuộc chiến tranh nay chấm dứt. Tổng thống nói người của ông cũng đạt được tiến bộ, nhưng không ai nói được bất cứ cái gì thực tiễn sẽ có thể xuất hiện trước khi có một thí nghiệm có đầy đủ qui mô được thực hiện, cả hai chúng tôi đều cảm thấy đau lòng trước mối hiểm nguy nếu phải bó tay khi đối phương tiến bộ. Chúng tôi thấy được những cố gắng của ngươi Đức để tạo ra nguồn cung cấp "nước nặng", một thuật ngữ mang điềm gở, bí hiểm, không tự nhiên, đã bắt đầu xuất hiện trong các tài liệu mật của chúng tôi. Việc gì sẽ xảy ra nếu Đức có được bom nguyên tử trước chúng tôi! Dù người ta có thể hoài nghi đến mấy về sự khẳng định của các nhà khoa học được bàn cãi nhiều giữa họ với nhau và biểu thị bằng những biệt ngữ người trần mắt thịt không hiểu nổi, chúng tôi cũng không thể chấp nhận những nguy cơ chết người khi bị bỏ lại phía sau trong lĩnh vực kinh sợ này.

        Tôi khẩn thiết yêu cầu là ngay lập tức mọi ngươi phải cùng đóng góp tất cả các thông tin, cùng làm việc trên cơ sở bình đẳng và cùng chia sẻ đều kết quả, nếu có. Lúc đó, vấn đề nổi lên là nên đặt nhà máy nghiên cứu ở nơi nào. Chủng tôi đã nhận thức được sự cần thiết phải chi phí rất lớn. Xét thấy Đại Anh Quốc là mục tiêu ném bom gần và trinh sát thường xuyên từ trên không, nên nó có vẻ như là không thể thiết lập trên đảo những nhà máy cần thiết cho việc nghiên cứu rộng lớn và dễ nhận thấy. Chúng tôi quan niệm là ít nhất chúng tôi cũng ngang với mức tiến của đồng minh của chúng tôi, và dĩ nhiên có một sự lựa chọn là Canada, nước đã có một sự đóng góp sống còn là cung cấp Uranium mà họ đã tích cực thu gom. Thật là khó khăn khi phải quyết định chi nhiều trăm triệu bảng Anh - không nhiều tiền bằng các dạng cạnh tranh của năng lượng chiến tranh quí hiếm - vào một công trình mà không khoa học gia nào ở 2 bờ Đại Tây Dương có thể đảm bảo là có kết quả. Tuy nhiên, nếu người Mỹ không muốn đảm trách công trình thì hẳn là chúng tôi phải tự mình xúc tiến ở Canada, hoặc ở một nơi nào khác của Đế chế Anh, nếu chính phủ Canada lưỡng lự. Dù sao, tôi rất vui khi ông quyết định làm và chúng tôi đã có sự thỏa thuận. Tôi sẽ tiếp tục câu chuyện trong một chương sau. Nhưng từ nay cho tới lúc đó, tôi không chút hoài nghi đối với việc tiết lộ cho Tổng thống biết tiến độ đạt được tại Anh Quốc và lòng tin vào kết quả cuối cùng của các nhà khoa học đã đưa Tổng thống đến quyết định quan trọng và định mệnh này.

        Đêm khuya ngày 20, xe hỏa của Tổng thống chở chúng tôi về Washington và tới nơi lúc 8 giờ sáng ngày hôm sau. Chúng tôi đến Nhà Trắng với một đoàn hộ tống chặt chẽ và một lần nữa tôi được thu xếp ở một phòng rộng có máy điều hòa nhiệt độ. Tôi sống trong đó thoải mái với nhiệt độ thấp hơn 30 độ so với phần còn lại của cao ốc. Tôi liếc qua báo chí, đọc điện tín trong một giờ, ăn sáng, ngước nhìn Harry ở phía bên kia hành lang, và sau đó đến gặp Tổng thống tại phòng làm việc. Tướng Ismay cùng đi với tôi. Lúc này 1 bức điện được đưa đến tận tay Tổng thống. Tổng thống trao bức điện cho tôi mà không nói gì hết. Nội dung búc điện là: "Tobruk đã đầu hàng với 25.000 người bị bắt làm tù binh". Việc này quá ngạc nhiên đến mức tôi không thể tin được. Bởi vậy, tôi yêu cầu Ismay điện thoại về Luân Đôn để tìm hiểu sự thật. Trong ít phút ông ta mang lại bức điện sau đây của đô đốc Harwood phát đi từ Alexandria.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:23:18 pm

        "Tobruk thất thủ, tình hình xấu đến mức có khả năng một cuộc tấn công lớn bằng không quản vào Alexandria trong tương lai gần; vì tuần trăng tròn sắp tới tôi đang điều tất cá các đơn vị thuộc Hạm đội phía Đông về phía Nam kênh Suez để sẵn sàng đối phó. Tôi hi vọng tàu HMS Elizabeth sẽ rời ụ tàu vào cuối tuần này".

        Đây là cú đấm nặng nhất mà tôi có thể nhớ lại trong thời gian chiến tranh. Không những nó có tác động to lớn về mặt quân sự mà còn ảnh hưởng đến uy tín của quân đội Anh. Tại Singapore, 85.000 người đã đầu hàng trước quân Nhật có số quân ít hơn. Giờ đây ở Tobruk, 1 đơn vị đồn trú gồm 25.000 (thực tế 33.000) lính thiện chiến đã hạ súng trước kẻ địch mà số lượng có thể chỉ bằng một nửa. Nếu đó là nét điển hình của đội quân tác chiến trên sa mạc, thì không có biện pháp nào để đối phó với những thảm họa sắp xảy ra tại Bắc phi. Tôi không tìm cách giấu giếm Tổng thống sự choáng váng của mình trước sự kiện này: Đây là thời khắc cay đắng. Thất bại là một chuyện, hổ thẹn là một chuyện khác. Không có cái gì có thể vượt qua sự thiện cảm và lịch sự chu đáo của hai ông bạn tôi. Không có những lời quở trách, không một lời nói nặng. Tổng thống nói: "Chúng tôi có thể làm gì để giúp được?". Tôi trả lời ngay: Cho chúng tôi tất cả các xe tăng Sherman mà ông có thể dành ra được và gửi ngay chúng đến Trung Đông sớm nhất có thể được". Tổng thống cho gọi tướng Marshall - ông này đến sau ít phút - và nói cho Marshall rõ yêu cầu của tôi - Marshall nói: "Thưa Tổng thống, xe tăng Sherman chỉ vừa mới đi vào sản xuất. Một vài trăm chiếc đầu tiên được phát cho các sư đoàn thiết giáp của chúng ta mà cho tới nay phải bằng lòng với các trang thiết bị lạc hậu. Thật là một việc khủng khiếp khi lấy các vũ khí ra khỏi tay người lính, tuy nhiên, nếu yêu cầu của người Anh là quá lớn, thì người lính phải được trao vũ khí; và chúng ta có thể để cho họ thêm 100 cỗ đại bác tự hành 105mm".

        Để hoàn tất câu chuyện, phải nói rằng người Mỹ tốt hơn những lời họ nói. Ba trăm xe tăng Sherman với máy chưa lắp và 100 pháo tự hành được xếp xuống 6 tầu nhanh nhất của họ và gửi đến kênh Suez. Chiếc tàu chở máy của toàn bộ xe tăng đã bị 1 chiếc tàu ngầm đánh chìm ngoài khơi Bermuda. Không có lấy một tiếng nói nào của chúng tôi, Tổng thống và Marshall cho xếp tiếp 1 đợt cung cấp máy xe tăng xuống 1 tàu nhanh khác và cho nó chạy để bắt kịp và vượt đoàn tàu tiếp tế. "Người bạn giúp đỡ ta khi ta cần chính là người bạn đích thực".

        Ngày 21/6 sau bữa cơm trưa, khi không có người ngoài, Harry nói với tôi "Có hai sĩ quan Mỹ mà Tổng thống muốn ông gặp, vì trong lục quân, họ được Marshall và Tổng thống đánh giá cao". Vì vậy, đến 5 giờ chiều, Trung tướng Eisenhower và Clark được đưa đến phòng có điều hòa không khí của tôi. Những người khác thường và cho đến lúc nay chưa được biết, đã lập tức gây được ấn tượng với tôi. Họ từ chỗ Tổng thống tới và cũng là lần đầu tiên họ gặp Tổng thống. Hầu như chúng tôi hoàn toàn nói về cuộc hành quân đố bộ chính vượt qua biển Manche năm 1943 được gọi lúc đó là "Round up", rõ ràng là họ tập trung sự suy nghĩ vào vấn đề này. Cuộc trao đổi giữa chúng tôi thật là dễ chịu và kéo dài trên một giờ. Tôi cảm thấy chắc chắn là các sĩ quan này có ý định đóng một vai trò lớn trong cuộc hành quân này, và đó là lý do vì sao họ được phái đến để làm quen với tôi. Như vậy là xuyên qua các sự thăng trầm của chiến tranh, đã xuất hiện tình hữu nghị mà tôi đã gìn giữ cho đến ngày nay với một sự hài lòng sâu sắc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:25:14 pm

        Trong khi đó, sự việc Tobruk đầu hàng vang dội khắp thế giới. Ngày 22, Hopkins và tôi ăn trưa với Tổng thống trong phòng của ông. Hiện tại, ông Elmer Davis phụ trách cơ quan thông tin về chiến tranh đến với một bó báo xuất bản ở New York in những dồng tít lớn về "Sự tức giận ở Anh", "Việc Tobruk thất thủ có thể đưa lại sự thay đổi chính phủ", "Churchill phải bị phê phán" v.v... Tướng Marshall mơi tôi tham quan một doanh trại quân đội tại Nam Carolina. Chúng tôi phải bắt đầu đi với ông ta bằng xe hỏa đêm 23/6. Ông Davis hỏi tôi một cách nghiêm túc là vì tình hình chính trị bên nhà, liệu tôi có nghĩ rằng thực hiện chương trình thực tế đã được chuẩn bị chu đáo là điều khôn ngoan hay không. Liệu có không bị hiểu sai nếu tôi đang đi thị sát bộ đội ở Mỹ khi các vấn đề có hậu quả quan trọng như vậy đang diễn ra ở cả Châu Phi và Luân Đôn? Tôi trả lời tôi chắc chắn thực hiện việc thị sát theo đúng kế hoạch và tôi phân vân không biết mình phải có khả năng vận động ngoài hành lang hai mươi nghị sĩ đưa ra vấn đề bất tín nhiệm chính phủ. Đây thực tế là xấp xỉ con số mà sau chót những người bất đồng đạt được.

        Vì vậy, đêm hôm sau tôi lên tàu hỏa đi nam Carolina và tới Pháo đài Fort Jackson vào buổi sáng ngày tiếp theo. Tàu dừng lại ở giữa đồng không mông quạnh chứ không ở ga. Đó là một ngày rất nóng, xuống tàu chúng tôi đi thẳng vào bãi duyệt binh, bãi này nhắc lại cảnh những cánh đồng thời ở Ấn Độ  khi trời nóng. Trước tiên chúng tôi đi đến chỗ tường có căng bạt che nắng và xem bộ binh và thiết giáp diễu hành ngang qua, tiếp đến chúng tôi xem thao diễn nhảy dù, trông thật là ấn tượng và thuyết phục. Tôi chưa bao giờ được xem cảnh 1.000 ngươi nhảy cùng một lúc trên không trung. Người ta đưa cho tôi một máy bộ đàm để mang theo. Đây là lần đầu tiên sử dụng một tiện nghi như vậy. Buổi chiều tôi xem các sư đoàn Mỹ diễn tập bằng đạn thật. Cuối cùng tôi nói với Ismay (người mà tôi mắc nợ chuyến thị sát này) "Ông thấy thế nào?" Ông ta trả lời: "Đem bộ đội này chống lại bộ đội Đức có thể là một sự tàn sát". Thấy vậy tôi trả lời: "Ông sai rồi, họ là thứ vật liệu kỳ lạ, họ rút kinh nghiệm rất nhanh". Với những người chủ nhà Mỹ của tôi, tôi kiên trì nhấn mạnh quan điểm của mình là cần có 2 năm hoặc hơn để tạo ra một người lính. Rõ ràng là hai năm sau, bộ đội mà tôi thấy ở Carolina ứng xử như là một cựu binh.

        Chiều ngày 24, chúng tôi bay về Washington, nơi đây tôi nhận được nhiều báo cáo và chiều tối hôm sau tôi lên đường đi Baltimore, chỗ để tàu bay của tôi. Tổng thống tiễn chân tôi tại Nhà Trắng với tất cả sự lịch sự và duyên dáng của mình, Harry Hopkins và Averell Harriman đến để chào tạm biệt. Chiếc cầu dẫn ra tầu được che kín tới chỗ nó ra tới mức nước và có cảnh sát Mỹ bảo vệ nghiêm ngặt. Hình như họ rất nhiệt tình và các sĩ quan trông có vẻ nghiêm túc. Trước khi tàu cất cánh, tôi được bảo rằng một trong những nhân viên an ninh mặc thường phục làm nhiệm vụ tại chỗ bị người ta phát hiện để tay vào cò súng ngắn và nói lẩm bẩm là hắn "sẽ giết tôi" với một vài thành ngữ mang tính chất không tán thưởng. Hắn ta bị chụp ngay và bắt giữ. Sau đó anh đã trở thành người mất trí. Những kẻ điên là một mối nguy hiểm đặc biệt cho người làm công vụ vì họ không quan tâm đến việc "chạy trốn".

        Sáng hôm sau, chúng tôi đáp xuống Botwood để lấy thêm nhiên liệu và lại tiếp tục bay sau khi ăn một bữa sò. Sau đó, tôi ăn vào giờ của dạ dày nghĩa là với khoảng cách thông thường giữa các bữa ăn và ngủ khi nào có thể ngủ được. Tôi ngồi ở ghế của phi công đồng lái khi tới gần Clyde vào lúc rạng đông sau khi bay trên bầu trơi phía Bắc Ireland và hạ cánh an toàn. Tàu hỏa của tôi ở tư thế chờ cùng với Perk, một trong những thư ký riêng của tôi và một đống hòm và báo chí của 4 hoặc 5 ngày. Trong vòng 1 giờ, chúng tôi ra đi về hướng Nam. Xem ra chúng tôi đã thất bại ở một cuộc bầu cử phụ bằng một số phiếu áp đảo tại Maldon. Đây là một hậu quả phụ của việc thất thủ Tobruk.

        Đối với tôi hình như đây là một thời kỳ xấu. Tôi lên giường, đọc lướt qua các đống hồ sơ một chút và ngủ được 3 hoặc 4 giờ cho tới khi đến Luân Đôn. Thật không có gì quí bằng quà tặng của một giấc ngủ! Nội các Chiến tranh ra sân ga đón chào tôi và tôi nhanh chóng vào phòng làm việc của Nội các và bắt tay vào việc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:29:24 pm
     
12

SỰ CHỈ TRÍCH TẠI QUỐC HỘI

        Sự lên tiếng chỉ trích của báo chí, nơi mà những ngòi bút sắc sảo nhất luôn bận rộn với công việc viết lách, và nhiều giọng điệu đã cất lên tìm đối ứng trong những hoạt động của vài chục thành viên của Hạ Nghị viện khiến chúng tôi khá rầu rĩ. Một chính phủ được thành lập bởi một đảng rất có thể bị lật đổ vào thời điểm này, nếu không bởi một cuộc bỏ phiếu, thì cũng bởi một loại sức ép của dư luận đã từng dẫn đến việc từ chức của ông Chamberlain vào tháng 5 năm 1940. Tuy nhiên, Chính phủ Liên hiệp Dân tộc đã được củng cố bằng một cuộc cải tổ vào tháng 2, là chính phủ bề thế và áp đảo trong tư thế của sức mạnh và sự thống nhất. Tất cả các Bộ trưởng chủ chốt đã ủng hộ tôi mà không hề có ý nghĩ nào là không trung thành hoặc thiếu tinh tế. Dường như tôi đã duy trì được sự tin tưởng của tất cả những người đang theo dõi và hiểu biết đầy đủ tình hình diễn biến và chia sẻ các trách nhiệm. Không có ai do dự. Không có chuyện thì thào âm mưu này, âm mưu nọ. Chúng tôi là một tập thể mạnh, không thể phá vỡ, có khả năng đối phó với bất cứ sự tấn công về chính trị nào từ bên ngoài, và qua mỗi lần thất vọng, vẫn kiên trì với sự nghiệp chung.

        Chúng tôi đã có một chuỗi dài nhiều cái thiếu may mắn và thất bại: ở Malaysia, Singapore, Myanma, sự bại trận của tướng Auchinleck ở vùng sa mạc Phi châu; Tobruk, không được giải thích và dường như không thể giải thích được; sự rút lui nhanh chóng của quân đội ở sa mạc cùng với sự thất thủ, mất tất cả các vùng đã chiếm được ở Libya và Cyrenaica; rút lui 400 dặm về phía biên giới Ai Cập; hơn 50.000 người bị thương vong hoặc bị bắt làm tù binh. Chúng tôi đã mất số lượng lớn đại bác, đạn dược, xe cộ và các kho chứa đủ các loại; chúng tôi lại quay về Mersa Matruth, tại các vị trí cũ 2 năm trước đây, nhưng lần này với tướng Rommel và những người Đức chiến thắng của ông ta hối hả tiến, trên những xe tải chiến lợi phẩm được nạp nguyên liệu của chúng tôi, nhiều khi còn bắn bằng chính đạn dược của chúng tôi nữa. Chỉ một vài cuộc hành quân, thêm một thăng lợi là cả Mussolini và cả Rommel sẽ cùng vào Cairo hoặc khu phế tích của Cairo. Tất cả đã đến thời điểm quyết định và sau những thất bại đáng ngạc nhiên, chúng tôi đã phải chống đỡ, và khi đúng trước những nhân tố đang tác động không biết trước được, thì ai có thể dự đoán được cán cân sẽ nghiêng như thế nào?

        Tình hình Quốc hội đòi hỏi một sự xác định nhanh chóng. Tuy nhiên dường như khó đòi hỏi Nghị viện tổ chức một cuộc biểu quyết tín nhiệm khác quá sớm ngay sau lần bỏ phiếu đã diễn ra trước khi Singapore thất thủ. Do vậy rất là thuận tiện cho những nghị sĩ bất bình quyết định với nhau là vào ngày 25 tháng 6 sẽ đưa việc biểu quyết bất tín nhiệm vào chương trình nghị sự. Bản biểu quyết viết:

        "Tiếc rằng Nghị viện này trong khi biểu lộ sự khâm phục đối với chủ nghĩa anh hùng và sức chịu đựng của lực lượng vũ trang của Nhà vua trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, thì lại không có niềm tin vào sự chỉ đạo của Trung ương về chiến tranh".

        Bản nghị quyết bất tín nhiệm đứng tên ông John Wardlaw Milne, một thành viên có ảnh hưởng của Đảng Bảo thủ. Ông ta là chủ tịch của Ủy ban tài chính có thế lực gồm tất cả các đảng mà những bản báo cáo về những trường hợp lãng phí và hoạt động kém hiệu quả của ngành hành chính luôn được tôi quan tâm và sít sao nghiên cứu. Ủy ban đã có trong tay rất nhiều thông tin, và nhiều tiếp xúc với giới bên ngoài cỗ máy chiến tranh của chúng tôi. Khi có thông báo là kiến nghị này sẽ được Tổng Tư lệnh Hải quân, Ngài Sir Roger Keyes chính thức ủng hộ, và được cựu bộ trưởng bộ chiến tranh, ông Hore - Belisha cổ vũ, thì lập tức có nghĩa là một thách thức nghiêm trọng đã được hình thành. Thật vậy, trong một số tờ báo và trong hành lang hội nghị đã có bàn về một cuộc khủng hoảng chính trị đang đến gần và mang tính quyết định.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:34:27 pm

        Tôi đã nói ngay rằng chúng tôi sẽ tạo đầy đủ cơ hội cho cuộc tranh luận công khai và ấn định ngay tranh luận là ngày 1 tháng 7. Có một thông báo mà tôi thấy cần phải làm và tôi gửi điện tín cho tướng Auchinleck: "Khi tôi phát biểu tại cuộc tranh luận biểu quyết bất tín nhiệm vào khoảng 4 giờ chiều ngày thứ 5, tôi cho rằng cần phải thông báo là ông đã nắm quyền chỉ huy thay ông Ritchie từ 25 tháng 6".

        Cuộc khủng hoảng trên mặt trận Ai Cập ngày càng tồi tệ và nhiều người tin rằng Cairo và Alexandria sẽ nhanh chóng rơi vào lưỡi kiếm đỏ rực của tướng Rommel. Mussolini thật ra cũng đã chuẩn bị bay tới tổng hành dinh của tướng Rommel với ý đồ cùng tiến quân một cách thắng lợi vào một hoặc cả hai thành phố  này. Dường như chúng tôi đã phải đi tới cục điểm cùng một lúc cả ở Quốc hội cũng như ở các mặt trận vùng sa mạc. Khi những nhà phê bình nhận ra rằng họ có thể đương đầu với Chính phủ dân tộc thống nhất của chúng tôi, thì một phần nhiệt tình của họ đã tan biến và người đưa ra kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm đề nghị rút lại kiến nghị nếu tình hình gay go ở Ai Cập bị phê phán làm cho cuộc tranh luận công khai không diễn ra đúng lúc. Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định để cho họ thoát quá dễ dàng. Xét rằng trong gần 3 tuần, toàn bộ thế giới, cả bạn bè lẫn kẻ thù, đang lo lắng theo dõi sự gia tăng căng thẳng về chính trị và quân sự thì không thể không đưa vấn đề tới đỉnh điểm.

        Cuộc tranh luận được ông John Wardlaw-Milne mở đầu trong một bài diễn văn khéo léo mà trong đó ông ta đã đề cập đến vấn đề chính: "Kiến nghị này không tấn công vào các sĩ quan ở mặt trận. Nó dứt khoát chĩa vào sự chỉ đạo của Trung ương ở Luân Đôn và tôi hi vọng sẽ thấy rằng nguyên nhân thất bại của chúng ta là ở đây chứ không phải ở vùng xa hơn Libi hay nơi khác. Lỗi lầm chủ yếu đầu tiên mà chúng ta phạm phải trong chiến tranh là kết hợp văn phòng Thủ tướng với Bộ Quốc phòng". Ông ta đã nói dài dòng về những nhiệm vụ to lớn tạo ra vị lãnh đạo cho hai cơ quan này. '’Chúng ta phải có một vị lãnh đạo chuyên tâm và có uy lực để lãnh đạo Ủy ban các Tham mưu trưởng. Tôi muốn có một người lãnh đạo mạnh mẽ và độc lập có thể đề cử các đô đốc, các đại tướng của mình... Tôi muốn có một người mạnh mẽ lãnh đạo cả ba bộ phận của Lực lượng Vũ trang của Vương quốc... là người đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu vũ khí để chiến thắng... là người lãnh đạo mà để cho các Đô đốc, các Đại tướng, các Thống chế không quân thấy rằng họ được phép làm công việc của họ theo cách của mình và không bị can thiệp quá mức từ phía lãnh đạo. Trên hết, tôi muốn có một vị lãnh đạo là người mà nếu ông ta không làm được gì thì sẽ nhanh chóng từ chức... Chúng ta phải gánh chịu sự thiếu xem xét chặt chẽ nhất của Thủ tướng về những gì đang xảy ra ở trong nước cũng như sự thiếu việc chỉ đạo mà chúng ta phải nhận được từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay quan chức khác có bất cứ chức danh nào trong việc lãnh đạo Lực lượng Vũ trang... Thật là quá rõ với bất cứ công dân nào là loạt thảm họa của vài tháng qua, hay thật ra là của 2 năm qua, đều do những sai sót chủ yếu của Trung ương trong chỉ đạo chiến tranh".

        Tất cả điều này đang đi đến đỉnh điểm của nó, nhưng sau đó ông John lại đi lạc đề : "Nếu vua và hoàng tử đồng ý - nếu quận công xứ Gloucester được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh của Quân đội Anh, dĩ nhiên không chỉ với chức năng hành chính, thì đó sẽ là bước biến chuyển được mong đợi". Điều này đã tác hại đến trường hợp của ông ta vì đó dường như là một đề nghị gia đình Hoàng Gia liên quan vào những trách nhiệm đang gây tranh cãi ghê gớm. Sự bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Chiến tranh tối cao với quyền lực hầu như vô hạn, lại con là một Quận công, Hoàng gia dường như có mầu sắc phần nào độc tài của sự bổ nhiệm nay. Từ đó sự luận tội dài dòng và chi tiết dường như mất đi phần nào sự quan trọng của nó. Ngài John kết luận "Nghị viện nên hiểu rõ rằng chúng tôi cần một người dành toàn bộ thời gian của mình cho sự chiến thắng, chịu trách nhiệm đầy đủ về lực lượng vũ trang của chính phủ Hoàng gia, và khi chúng ta có được người như thế, Nghị viện hãy để ông ta thực hiện nhiệm vụ theo cách toàn quyền và độc lập".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:36:18 pm

        Kiến nghị được ông Roger Keyes ủng hộ; vị đô đốc này cay đắng vì bị cách chức chỉ đạo tác chiến phối hợp, và hơn nữa, bởi việc tôi luôn luôn không thể chấp nhận ý kiến của ông ta khi ông ta còn ở đó, đã bị tình bạn cá nhân lâu năm với tôi ngăn cản sự tấn công của ông ta. Ông ta đã tập trung chủ yếu những chỉ trích của mình vào các nhà cố vấn chuyên môn của tôi - dĩ nhiên có nghĩa là chĩa vào các tham mưu trưởng. "Thật là gay cấn khi có đến 3 lần trong đời làm Thủ tướng - ở Gallipoli, ở Na Uy và ở Địa trung hải - chắc là ông đã bị ngăn cản thực hiện những trận đánh chiến lược, có thể đã xoay chuyển toàn bộ quá trình của hai cuộc chiến tranh, mỗi lần đều vì nhà cố vấn hải quân hợp hiến của ông từ chối chia sẻ trách nhiệm với ông, nếu trận đánh đó kéo theo bất cứ sự mạo hiểm nào". Sự mâu thuẫn giữa cách lập luận này và cách lập luận kia của người kiến nghị bất tín nhiệm đã không bị bỏ qua. Một trong những thanh viên của Đảng Lao động Độc lập, ông Stephen, đã ngắt lời diễn giả và cho rằng ngươi đưa ra kiến nghị đã "đề nghị một cuộc biểu quyết bất tín nhiệm với lý do là Thủ tướng đã can thiệp quá sâu vào sự chỉ đạo chiến tranh; trái lại người thứ hai dường như chính thức tán thành cuộc biểu quyết vì ngài thủ tướng đã không can thiệp đủ mức vào sự chỉ đạo chiến tranh". Điều này đã rõ ràng đối với Nghị viện. Đô đốc Keyes nói "Chúng tôi trông chờ Thủ tướng sẽ lập trật tự nội bộ và một lần nữa tạo ra sự tập trung trong đất nước phục vụ nhiệm vụ to lớn của quốc gia". Đến đây một người của đảng Xã hội khác đã có sự can thiệp đúng lúc. "Kiến nghị đã chống lại sự chỉ đạo chiến tranh của Trung ương. Nếu kiến nghị được thông qua thì Thủ tướng phải ra đi; nhưng Nghị viện đáng kính và dũng cảm này đang kêu gọi chúng ta giữ Thủ tướng ở lại". Ông Roger nói "Sẽ là một thảm họa đáng trách nếu Thủ tướng phải ra đi". Do vậy cuộc tranh luận bị gián đoạn ngay từ đầu.

        Tuy nhiên cuộc thảo luận vẫn tiếp tục và những người chỉ trích dẫn đầu với số lượng mỗi lúc một tăng. Bộ trưởng mới của Bộ Chế tạo, đại úy Oliver Lyttelton, ngươi đã xử lý những sự phàn nàn về trang thiết bị của chúng tôi, đã có bài phát biểu gây sóng gió trong bản báo cáo chi tiết, một thông điệp mạnh mẽ và đầy đủ về vấn đề này. Sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng Bảo thủ giành cho chính phủ là các hàng ghế từ phía sau, nhất là ông Boothby đã đọc một bai diễn văn hùng hồn và hữu ích. Thượng nghị sĩ Huân tước Winterton, chủ tịch Hạ viện, đã khôi phục lại xung lực tấn công và tập trung vào tôi. "Ai là Bộ trưởng chính phủ đã điều khiển thực sự chiến dịch Narvik? Đó là Thủ tướng hiện nay, người lúc đó phụ trách Hải quân trong Quốc hội... Không ai dám đổ lỗi cho Thủ tướng, cho dù đáng ra theo hiến pháp phải như vậy... Nếu chúng ta gặp thảm họa, chúng ta đều có cùng câu trả lời là bất kỳ chuyện gì xảy ra chúng ta cũng không được đổ lỗi cho Thủ tướng thì chúng ta đang tiến rất gần tới tư thế về trí tuệ và đạo đức của người Đức - "Fuehrer luôn luôn là đúng"... Trong suốt 37 năm ở Nghị viện tôi chưa bao giờ chứng kiến những nỗ lục như vậy nhằm miễn chỉ trích đối với trách nhiệm Thủ tướng như đang thấy hiện nay... Trong cuộc chiến tranh trước chúng tôi không hề có bất cứ cái gì có thể so sánh với những thảm họa này. Giờ đây hãy nhìn những gì mà Chính phủ này tránh được - vì "Fuehrer luôn luôn đúng". Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng vị Thủ tướng là chủ soái của lòng dũng cảm và trung thành của chúng ta vào năm 1940. Nhưng có nhiều chuyện đã xảy ra từ năm 1940. Nếu loạt thất bại nay tiếp tục diễn ra, thì một trong những hành động hy sinh vĩ đại nhất mà bất cứ ngươi nào cũng có thế làm được là nhân vật khả kính kia nên đi gặp các đồng nghiệp của ông ta - sẽ không có dưới một vị phù hợp với chức vụ Bộ trưởng trong dãy ghế nghị sĩ thuộc ngành Tài chính hiện nay - và gợi ý rằng một trong số họ nên lập ra một Chính phủ. Có lẽ ông ta có thể làm như vậy trên cương vị bộ trương Bộ Ngoại giao, vì sự điều hành của ông ta đối với những mối quan hệ của chúng ta với Mỹ và Nga là hoàn hảo".

        Tôi không thế nghe hết 1/2 bài diễn văn của cuộc tranh luận sôi nổi kéo dài gần hết buổi sáng. Dĩ nhiên tôi phải chuẩn bị cho bài đáp lại của tôi cho ngày hôm sau, nhưng những suy nghĩ của tôi tập trung vào chiến trường mà dường như đang ở thời điểm quan trọng ở Ai Cập.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:39:32 pm
   
*

        Cuộc tranh luận kéo đến quá nửa đêm của ngày thứ nhất, được tiếp tục với sinh khí mới vào ngày 2 tháng 7. Dĩ nhiên không thể phủ nhận sự tự do ngôn luận hay thiếu nó được. Một thanh viên thậm chí đã đi quá xa khi nói "Trong đất nước này chúng ta có 5 hay 6 đại tướng, là thanh viên của các dân tộc khác, người Tiệp Khắc, Ba Lan và Pháp, tất cả bọn họ được huấn luyện sử dụng những vũ khí của Đức, kỹ thuật của Đức. Tôi biết điều này tổn thương đến niềm tự hào của chúng ta, nhưng sẽ không thể đưa những người nầy giữ chức vụ chỉ huy ở mặt trận cho đến khi chúng ta huấn luyện được người của chính đất nước chúng ta hay sao? Có gì sai không khi chúng, ta đưa những vị này giữ chức ngang với tướng Ritchie? Tại sao chúng ta không nên để họ giữ chúc vụ chỉ huy trong quân đội ngoài chiến trương? Họ biết đánh như thế nào trong cuộc chiến tranh này. Sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng ta đánh thắng và cứu sinh mệnh của binh sĩ Anh dưới sự lãnh đạo của các thành viên khác của Liên hợp quốc còn hơn là để mất họ với sự lãnh đạo không hiệu quả của các viên tướng của chúng ta. Thủ tướng phải nhận ra rằng trong đất nước này có một sự đả kích ở đầu lưỡi mọi người là nếu tướng Rommel ở trong quân đội Anh - ông ta chắc sẽ vẫn chỉ là một trung sĩ1. Có phải vậy không? Đó là một sự đả kích chĩa thẳng vào Quân đội. Có một vị trong quân đội Anh - điều này sẽ cho ta thấy chúng ta đang sử dụng những người được huấn luyện của chúng ta như thế nào - đã ném 150.000 người lính qua sông Ebro của Tây Ban Nha: ông Michael Dunbar. Hiện nay ông ta là một trung sĩ tại một lữ đoàn thiết giáp ở nước này. Ông ta đã từng là Tổng tham mưu trưởng quân đội tại Tây Ban Nha; ông ta đã thắng trận Ebro và giờ là trung sĩ trong quân đội Anh. Thực chất của vấn đề là quân đội Anh cũng đầy dẫy những thành kiến về giai cấp. Cần phải làm thay đổi điều này, và sẽ phải thay đổi nó. Nếu như Hạ viện không có can đảm buộc Chính phủ thay đổi định kiến đó thì các sự kiện thực tế sẽ làm thay. Mặc dù hôm nay Nghị viện chẳng hề chú ý tới những gì tôi nói, thì tuần sau chính phủ cũng phải làm điều đó. Hãy nhớ những lời của tôi vào thứ hai, thứ ba tới. Chính là những sự kiện đang chỉ trích phê bình Chính phủ. Tất cả những gì mà chúng ta đang làm là để cho họ có tiếng nói, có thể là chưa đầy đủ cho lắm nhưng chúng ta đang cố gắng làm điều đó".

        Ngài Hore-Belisala, cựu Bộ tướng chiên tranh đã tóm lược lại vấn đề cốt lõi chống lại chính phủ. Ông ta kết luận "Chúng ta có thể mất Ai Cập hoặc chúng ta có thể không mất Ai Cập. Cầu chúa, chúng ta sẽ không mất nó - nhưng khi vị Thủ tướng, người đã nói rằng chúng ta sẽ giữ Singapore, rằng chúng ta sẽ giữ lấy Crete, rằng chúng ta đã đập tan quân đội Đức lại Libya... Khi tôi hiểu ông ta đã nói rằng chúng ta sẽ giữ vững Ai Cập, thì sự lo lắng của tôi tăng lên mạnh mẽ hơn... Làm sao người ta có thể đặt niềm tin vào những lời phán quyết mà hóa ra lại bị sai trái quá nhiều lần? Đó là cái mà Hạ viện phải quyết định.

        Hãy nghĩ đến cái đang bị lâm nguy. Trong vòng một trăm ngày chúng ta đã để mất Đế chế của chúng ta ở Viễn Đông. Điều gì sẽ xảy ra trong vòng 100 ngày tiếp theo đây? Hãy để cho các Nghị viện bỏ phiếu theo lương tâm của họ".

--------------
        1. Dĩ nhiên điều này chỉ ra sự hoàn toàn không hiểu biết về cuộc đời binh nghiệp dài và vẻ vang trong 2 trận đại chiến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:44:36 pm

        Tôi đã theo dõi bài phát biểu hùng hồn này bằng cách đẩy mạnh cuộc tranh luận. Nghị viện phải nghe quá nhiều bài phát biểu - Dĩ nhiên tôi nói rõ quan điểm của mình về mọi vấn đề có liên quan đến tôi. Ông Hore-Belisha nói về những thất bại của những chiếc xe tăng Anh và sự thấp kém của chúng tôi về các trang thiết bị thiết giáp. Ông ta đã không ở thế mạnh để làm điều này bởi vì những thanh tích tiền chiến của Bộ Chiến tranh. Tôi có khả năng đáp lại trên thế thượng phong.

        "Ý tưởng về xe tăng là một sáng kiến của người Anh. Cách sử dụng lực lượng thiết giáp như hiện nay đang được áp dụng rộng rãi ở Pháp, như cuốn sách của tướng De Gaulle đã cho biết. Người Đức chỉ còn việc biến những ý tưởng đó để sử dụng riêng cho họ. Khoảng ba hay bốn năm trước cuộc chiến tranh này, họ rất bận rộn tại các công xưởng với sự thấu đáo, triệt để vốn có của họ trên bản thiết kế và sản xuất các loại xe tăng, trên việc nghiên cứu và thực hành các cuộc chiến tranh bằng xe bọc thép. Có lẽ người ta đã nghĩ rằng cho dù vị Bộ trưởng chiến tranh ngày đó không kiếm đủ tiền cho việc sản xuất trên qui mô lớn thì bằng bất cứ giá nào ông ta cũng phải có những chiếc mẫu kích cỡ như thiết kế và vận hành được thử nghiệm một cách triệt để, cũng như có các nhà máy được lựa chọn, khuôn dẫn để gá lắp, với dụng cụ đo lường được cung cấp, để cho ông ta có thể bắt tay vào sản xuất hàng loạt các xe tăng và vũ khí chống tăng khi cuộc chiến tranh bắt đầu.

        Khi cái mà tôi gọi là giai đoạn Belisha kết thúc thì người ta để lại cho chúng tôi khoảng 250 chiếc xe bọc thép, trong số đó có rất ít chiếc được lắp pháo bắn loại đạn thậm chí chỉ nặng có 2 cân Anh. Hầu hết những chiếc xe này đều bị địch chiếm hay phá hủy tại Pháp.

        Tôi sẵn sàng chấp nhận. Thục vậy, tôi phải chấp nhận cái mà Huân tước quí tộc (Bá tước Winterton) gọi là "trách nhiệm về mặt hiến pháp" đối với mọi việc đã xảy ra, và tôi nghĩ rằng tôi phải thi hành trách nhiệm đó bằng cách không can thiệp vào việc điều khiến kỹ thuật của quân đội. Nhưng trước khi cuộc chiến bắt đầu, tôi đã thúc giục tướng Auchinleck đích thân nắm lấy quyền chỉ huy, bởi vì tôi chắc chắn sẽ không có gì xảy ra ở vùng đất rộng lớn của Trung Đông trong khoảng một hai tháng và có thể so sánh về tầm quan trọng với việc đánh trận này ở sa mạc phía tây, và tôi đã nghĩ ông ta là con người của công việc. Ồng ta đã đưa ra với tôi nhiều lý do khác nhau chính đáng để không làm như vậy, và tướng Richie đã đánh trận đó. Như tôi đã nói trước Nghị viện hôm thứ ba, ngày 25 tháng 6, tướng Auchinleck đã thay thế cho Tướng Richie và đích thân nắm quyền chỉ huy. Ngay lập tức chúng tôi thông qua quyết định của ông ta, nhưng tôi phải thành thực thú nhận rằng đối với người sĩ quan bị thay thế này vấn đề không phải là loại mà người ta có thể đưa ra bất kỳ lời phán quyết cuối cùng nào, chừng nào mà quan chức thay thế đó vẫn bị nghi ngờ. Tôi không vờ đưa ra một phán quyết về những gì đã xảy ra trong cuộc chiến này. Tôi muốn các vị tướng lĩnh trên bộ, trên biển và trên không cảm thấy rằng giữa họ và tất cả các kiểu chỉ trích công khai, thì chính phủ đứng vững như một vách ngăn. Họ phải có được một cơ hội công bằng, và không chỉ một cơ hội mà thôi. Người ta có thể mắc sai lầm và học hỏi từ những sai lầm đó. Người ta có thế gặp vận rủi, và cơ may của họ có thể sẽ đến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:46:49 pm

        Nhưng dù thế nào chăng nữa thì chúng ta sẽ không thể làm cho các vị tướng chấp nhận rủi ro trừ khi họ cảm thấy phía sau họ là một chính phủ mạnh. Họ sẽ không mạo hiểm trừ khi họ cảm thấy rằng họ không cần phải nhìn ngoái lại hoặc lo lắng về cái gì đang xảy ra ở nhà, trừ khi họ cảm thấy rằng họ có thể chằm chằm nhìn vào kẻ thù. Tôi có thể nói thêm là chúng ta sẽ không làm cho một chính phủ chấp nhận rủi ro trừ phi họ cảm thấy rằng họ có một đa số đông vững mạnh, trung thành ở phía sau. Hãy xem những gì mà người ta yêu cầu chúng ta làm bây giờ và thử tưởng tượng kiểu công kích có thể xảy ra với chúng ta nếu chúng ta cố gắng thực hiện và chịu thất bại. Trong thời chiến nếu muốn phục vụ người ta phải thể hiện lòng trung thành...

        Tôi muốn nói một vài lời về "sự tôn trọng và sự thật vĩ đại" - như người đã nói trong các văn kiện ngoại giao - và tôi hy vọng tôi có thể được trao quyền tự do thảo luận đầy đủ nhất. Quốc hội này có một trách nhiệm kỳ quặc. Nó đã điều khiển và chịu trách nhiệm về sự khởi đầu của các sai trái xảy ra trên thế giới. Tôi biết ơn Quốc hội rất nhiều, và hy vọng rằng Quốc hội có thể thấy được những sai trái đó kết thúc trong niềm vui chiến thắng. Điều nay chỉ có thể làm được nếu trong một giai đoạn dài có thể còn phải trải qua, Hạ viện cho phép chính phủ hành pháp có trách nhiệm được lập ra theo sự lựa chọn của mình, có được một nền tảng vững chắc. Hạ viện phải là một nhân tố ổn định vũng chắc trong quốc gia, và không phải là một công cụ mà các giới báo chí bất mãn có thể sử dụng, cố gắng thúc đẩy các cuộc khủng hoảng liên tiếp. Nếu như nền dân chủ và các thể chế nghị viện phải chiến thắng trong cuộc chiến này, thì điều tuyệt đối cần thiết là các Chính phủ dựa vào đó phải có khả năng hành động và dám hành động, là những người phục vụ Quốc vương không còn bị quấy rầy bởi những lời khiển trách nạt nộ, là không để địch lợi dụng chính ta để tuyên truyền chống ta, và uy tín của chúng ta bị coi rẻ và hủy hoại trên khắp thế giới. Ngược lại, ý chí của toàn Hạ viện nên được thể hiện rõ ràng trong những dịp quan trọng. Điều quan trọng là không chỉ những người phát biểu mà cả những người quan sát, lắng nghe, và phán quyết, cũng nên được tính đến như một nhân tố trong các vấn đề quốc tế. Sau cùng, chúng ta phải đấu tranh vì cuộc sống của chúng ta, vì những sự nghiệp còn cao cả hơn cả bản thân và mạng sống. Chúng ta không có quyền cho rằng thắng lợi là chắc chắn. Nó sẽ chỉ chắc chắn nếu chúng ta hoàn thành nhiệm vụ của mình... Sự phê bình mang tính xây dựng và tỉnh táo hay sự phê bình trong phiên hợp kín đều có mặt đạo đức của nó; nhưng nhiệm vụ của Hạ viện là nhằm duy trì Chính phủ hoặc thay đổi Chính phủ, nếu không thể thay đổi nó thì phải duy trì nó. Trong thời chiến không có chuyện làm việc theo chủ nghĩa trung dung... Những bài diễn văn thể hiện sự thù ghét, không thân thiện luôn được công bố ra nước ngoài và kẻ thù của chúng ta đã lợi dụng chúng rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:47:39 pm

        Người khỏi xuống việc bỏ phiếu bất tín nhiệm này đã đề nghị nên tước bỏ mọi trách nhiệm quốc phòng của tôi để cho một nhân vật quân sự hay người không chỉ đích danh nào đó phụ trách điều hành chung của cuộc chiến tranh, kiểm soát hoàn toàn các lực lượng vũ trang của nhà nước do Hoàng gia chỉ định hoặc miễn nhiệm, các tướng lĩnh và đô đốc, người đó nên là tham mưu trưởng, nên luôn luôn sẵn sàng từ chức nghĩa là nên thi thố với các đồng sự chính trị của mình, nếu những người đó được coi là như vậy nếu ông ta không có được tất cả những gì ông ta muốn, ông ta nên có dưới trướng một Công tước hoàng tộc với cương vị Tổng Tư lệnh quân đội, và cuối cùng, tôi cho là mặc dù điều này đã không được đề cập đến, con người không chỉ đích danh đó phải tìm thấy một sự hỗ trợ ở Thủ tướng để đưa ra những lời giải thích, sẽ xin lỗi hay hối tiếc đối với Quốc hội khi có việc sai trái như thường xảy ra và sẽ xảy ra. Đó là một chính sách với bất cứ giá nào. Đó là một hệ thống rất khác với hệ thống đại nghị mà trong đó chúng ta đang sống. Nó có thể dễ dàng tương đương hoặc chuyển thành một chế độ độc tài. Tôi muốn nói rất rõ rằng là đối với tôi, tôi sẽ không tham gia vào một hệ thống như vậy".

        Đến đây ông John J.Wardlaw-Milne chêm vào, "Tôi hy vọng ông bạn cao quí chân chính của tôi không quên câu nói độc đáo "Còn tùy thuộc vào nội các chiến tranh"?".

        Tôi tiếp tục "Còn tùy thuộc vào nội các Chiến tranh, nếu không vậy, nhà độc tài quyền uy này không phải ngần ngại từ chức trong mọi trường hợp nếu ông ta không thể làm theo ý mình. Đó là một kế hoạch nhưng đó không phải là một kế hoạch mà cá nhân tôi phải quan tâm tham gia, và tôi không nghĩ rằng đây là một kế hoạch mà tự thân nó có thể đưa đến việc Hạ viện chấp nhận.

        Việc ghi lại biểu quyết bất tín nhiệm của các thành viên của tất cả các đảng là một sự kiện đáng kể. Tôi kính xin các ngài đừng để Hạ viện đánh giá thấp tầm quan trọng của cái đã được làm. Nó đã được 1àm rùm beng trên khắp thế giới trước sự khinh miệt của chúng ta, và khi mọi quốc gia, bạn và thù, đang chờ đón xem quyết định và lòng tin vững chắc đích thực của Hạ viện là gì, nó phải đi đến cùng. Khắp thế giới, toàn bộ nước Mỹ, như tôi có thể chứng minh, ở Nga, xa hơn là Trung Quốc và ở từng nước bị thống trị, tất cả các bạn bè của chúng ta đang chờ xem liệu có một chính phủ vững mạnh ở Anh hay không, và liệu giới lãnh đạo đất nước này có bị thách thức hay không. Mọi phiếu đều có giá trị. Nếu số lượng những kẻ đã tấn công chúng ta bị giảm xuống một tỷ lệ đáng coi thường, và việc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ quốc gia biến thành những lá phiếu bất tín nhiệm chính những tác giả của nó mà không phạm sai lầm, thì niềm vui của tất cả bạn bè của Anh, và tất cả những người phục vụ trung thành sự nghiệp của chúng ta sẽ tăng lên, và hồi chuông báo thất vọng sẽ vang lên bên tai những tên bạo chúa mà chúng ta đang gắng sức lật đổ".

        Hạ viện bị chia rẽ, và kiến nghị về cuộc bỏ phiếu "bất tín nhiệm" của ông John Wardlaw-Milne đã bị thất bại với 25 phiếu thuận và 475 phiếu chống.

        Những người bạn Mỹ của tôi đã chờ đợi với sự lo lắng thực sự. Họ rất hài lòng với kết quả đó và tôi đã thức dậy để đón nhận những lời chúc mừng của họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:49:08 pm

*

        Một quan điểm xa lạ về lịch sử khác thường đã được ông Walter Elliot đưa ra trong cuộc tranh luận khi ông ta nhớ lại bản báo cáo của Macaullay về chính quyền của ông Pitt. "Pitt là người đứng đầu của một quốc gia đã tham gia vào một cuộc chiến đấu mang tính sống còn... Nhưng sự việc là sau tám mươi năm chiến tranh, sau một sự tiêu phí khổng lồ về tính mạng và của cải, quân đội Anh dưới chính quyền Pitt đã trở thành trò cười cho toàn châu Âu. Họ không có lấy được một thành tích vẻ vang để mà khoe khoang. Họ chẳng thể hiện được gì trên đất Tây Âu ngoài việc bị đánh đuổi và buộc phải xuống tầu về nước". Tuy nhiên, Macaulay vẫn tiếp tục ghi nhận rằng Pitt thường xuyên được Hạ viện nâng đỡ. Như vậy qua một giai đoạn thảm khốc và lâu dài, mỗi thảm họa đã xảy ra bên ngoài các bức tường của Quốc hội, thường xuyên được tiếp theo bằng những niềm hân hoan bên trong Quốc hội. Cuối cùng ông ta không con có phe đối lập để mà đương đầu nữa, và trong năm 1799 đầy biến động, đa số lớn nhất có thể tập hợp được để bỏ phiếu chống chính phủ là 25". Ông Elliot nói "Thật kỳ lạ, trong một cách đó nào đó lịch sử đã lặp lại", ỏng ta không thể biết trước khi có sự chia rẽ cái đó đúng đến mức nào. Tôi cũng rất lấy làm ngạc nhiên là con số 25 gần như đúng với con số mà tôi đã đưa ra với Tổng thống và Harry Hopkins khi tôi ở với họ tại Nhà Trắng vào cái ngày có tin tức về Tobruk.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:51:19 pm

13

QUÂN ĐOÀN THỨ 8 CÙNG ĐƯỜNG

        Quân đoàn tám ở thế tiến thoái lưỡng nan.

        Việc quân Đức chiếm Tobruk mà không phải kéo dài cuộc bao vây đã làm đảo lộn toàn bộ các kế hoạch của phe trục. Cho đến nay, người ta trù tính rằng sau khi chiếm được Tobruk Rommel phải đứng vững trên biên giới Ai Cập, và Malta phải được chiếm bằng các lực lượng có không vận và hải vận.

        Mãi đến ngày 21 tháng 6, Mussolini mới lặp lại các mệnh lệnh nay. Sau khi Tobruk sụp đổ được một ngày, tướng Rommel báo cáo là ông ta đề nghị tiêu diệt các lực lượng nhỏ còn lại ở biên giới của quân Anh, để mở đường tiến vào Ai Cập. Điều kiện và nhuệ khí của binh sĩ ông ta, những số lượng lớn đạn dược  và đồ tiếp tế thu được của đối phương, và vị thế yếu kém của quân Anh đã đẩy nhanh sự truy kích vào "trái tim của Ai Cập". Rommel đề nghị Hitler thông qua đề nghị trên. Hitler cũng gửi một bức thư cho Mussolini ép ông này thực hiện các đề nghị của Rommel.

        "Số phận đã cho chúng ta một cơ may không hao giờ lặp lại một lần nữa trên cùng một chiến trương... Quân đoàn thứ tám của Anh trên thực tế đã bị tiêu diệt. Ớ Tobruk các phương tiện của cảng hầu như còn nguyên vẹn, và bây giờ, thưa ngài Duce (chức danh của Mussolini), ngài có một căn cứ phụ có ý nghĩa quan trọng lớn hơn cả vì từ đó chính quân Anh đã mở một tuyến đường sắt hầu như là dẫn vào Ai Cập. Nếu vào lúc này mà không truy kích từng người đến cùng thuộc lực lượng còn lại của quân Anh, thì điều tương tự sẽ xảy ra như khi quân Anh mất thời cơ dành thắng lợi khi họ tiến gần vào Tripoli rồi bất ngờ dừng lại để điều quân sang Hy Lạp...

        Nữ thần trận mạc chỉ thăm viếng các chiến binh một lần thời. Người nào không nắm ngay lấy Thần này vào lúc dó thì sẽ không bao giờ được gặp lại nữa"
1.

        Mussolini không cần phải được thuyết phục nhiều. Rất phấn khởi với triển vọng sẽ chiếm được Ai Cập. Ông ta hoãn cuộc tấn công vào Malta cho đến tận đầu tháng chín, còn tướng Rommel - lúc này là Thống chế trước sự ngạc nhiên của người Ý - được lệnh chiếm hành lang hẹp giữa Alamein và thung lũng Quattara, điểm xuất phát của các cuộc hành quân sau này mà mục đích cuối cùng là kênh Suez.

        Tướng Kesselring lại có nhận định khác. Tin rằng vị trí của phe trục trên sa mạc sẽ không bao giờ được an toàn cho tới khi chiếm được Malta, ông ta lo lắng về sự thay đổi kế hoạch và chỉ ra cho Rommel những nguy cơ của cái kế hoạch "táo bạo ngớ ngẩn này".

        Chính Hitler cũng không tin tưởng vào thành công trong cuộc tấn công Malta vì ông ta nghi ngờ khả năng của quân Ý, thành phần chính của cuộc hành quân. Cuộc tấn công rất có thể sẽ thất bại. Tuy nhiên, lúc này có vẻ chắc chắn là sự thất thủ Tobruk gây choáng váng và đau thương sẽ tránh cho đảo Malta sự thử thách lớn nhất. Đây là một sự an ủi mà không người lính tốt nào, dù họ có tham gia hay không trận đánh nên lợi dụng. Gánh nặng này để lên đầu Bộ Chỉ huy tối cao hơn là các tướng lĩnh hữu quan và hơn nữa là quân lính.

----------------
        1. Trích trong Cavallero, Tư lệnh tối cao, trang 277.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:53:36 pm

*

        Tướng Rommel nhanh chóng bố trí cuộc truy kích vượt qua biên giới vào Ai Cập ngày 27 tháng sáu, và chỉ gặp sự chống cự của các binh đoàn khinh binh của chúng tôi và các biên đội chiến đấu ngoan cường và phi thương thuộc không quân Hoàng gia, binh chủng này đã thực sự yểm hộ cho quân đoan 8 rút lui về Mersa Matruh. Vị trí của họ ở đây không vững chắc lắm. Bản thân thị trấn có một hệ thống bố phòng nhưng phía Nam chỉ có một vai tuyến bãi mìn không liên kết với nhau và việc bảo vệ là không hoàn chỉnh. Như trong trường hợp vị trí biên giới bị loại bỏ, chiến tuyến Matruh, nếu trụ được thì cần có một lực lượng thiết giáp hùng hậu để án ngữ sườn phía Nam. Sư đoàn thiết giáp 7 tuy đã được tổ chức lại lên tới gần một trăm xe tăng nhưng vẫn không thể đảm đương được nhiệm vụ này.

        Đích thân tướng Auchinleck đã tới Matruh ngày 25 tháng 6 và quyết định trực tiếp nắm quyền chỉ huy tác chiến quân đoàn từ tay tướng Ritchie. Ồng ta đáng lẽ đã phải làm như vậy khi tôi yêu cầu ông hồi tháng 5 vừa qua. Ông nhanh chóng đi đến kết luận là không thể trụ hẳn ở Matruh được. Mọi sự sắp xếp đã sẵn sàng cho việc chuẩn bị và chiếm đóng Alemein cách xa 120 dặm về phía sau. Đã có những sự bố trí để chặn địch dù chỉ một thời gian. Sư đoàn Tân Tây Lan đã đến Matruh từ Syria vào ngày 21 tháng 6 và cuối cùng ngày 26 tháng 6 thì tham chiến trên dãy đồi gần Minqa Qaim. Tối hôm đó, quân địch chọc thủng mặt trận của Lữ đoàn bộ binh Ấn Độ số 29, nơi có bãi mìn không hoàn chỉnh. Sáng hôm sau, địch ào ào tiến qua đoạn bị chọc thủng rồi kéo qua phía sau lưng ngươi Tân Tây Lan, bao vây và tấn công họ từ ba phía, cả ngày hôm đó, cuộc chiến diễn ra một cách tuyệt vọng rồi cuối cùng có vẻ như số phận sư đoàn Tân Tây Lan đã được định đoạt. Tướng Freyberg bị trọng thương. Nhưng ông ta có một người kế tục xứng đáng. Chuẩn tướng Inglis quyết tâm phá vây. Sau nửa đêm, lữ đoan Tân Tây Lan di chuyển sang hướng Đông theo kiểu cắt ngang với toàn bộ các tiểu đoàn được triển khai, súng lắp lưỡi lê. Đi được cả ngàn thước mà không thấy quân địch xuất hiện. Rồi có tiếng súng. Toàn bộ lữ đoàn xêp hàng xông lên, quân Đức tấn công bất ngờ trong một cuộc giao chiến giáp lá cà dưới ánh trăng. Số còn lại của sư đoàn Tân Tây Lan theo các đường vòng tấn công phía   Nam. Tướng Rommel mô tả trận đánh nay như sau:

        "Giao chiến bùng lên dữ dội lan dến tận sở chỉ huy tiền phương của tôi... Quân của tôi và quân Tân Tây Lan bắn nhau dữ dội. Không lâu sau, xung quanh sở chỉ huy của tôi, xe cơ giới bốc cháy và trở thành mục tiêu cho đối phương bắn phá liên tục ở cự ly gần. Sau ít phút tôi nao núng trước hóa lực dịch và ra lệnh cho bộ đội và nhân viên rút lui về phía Đông Nam. Không thể tưởng tượng nổi cảnh hỗn độn trong đêm đó1.

-----------------
        1. Rommel, do Desmond Young viết trang 269.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 11:57:36 pm

        Như vậy, quân Tân Tây Lan đã san bằng trận tuyến và toàn bộ sư đoàn tập hợp lại trong trật tự và với một tinh thần hăng hái cao, gần vị trí Alemein, cách 60 dặm. Do tổ chức rất ít bị xáo trộn, nên sư đoàn này được dùng ngay để củng cố vị trí phòng ngự.

        Phần còn lại của Quân đoàn 8 cũng rút lui an toàn mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn. Quân lính ở trạng thái sửng sốt hơn là suy sụp, nhưng với thuận lợi là giao thông liên lạc ngắn và thành phố Alexandria chỉ cách 40 dặm, nên việc tổ chức lại lực lượng không mất nhiều thời gian. Tướng Auchinleck khi trực tiếp chỉ huy có vẻ khác với con người chiến lược đa tư, một mắt để vào trận đánh quyết định, mắt khác lại ngó đến các mối nguy hiểm ở đâu đâu và không rõ ràng tại Syria và Ba Tư. Ngay lập tức ông tìm cách lấy lại thế chủ động chiến thuật ban đầu. Ngay từ ngày 2/7, ông sớm tiến hành một loạt những cuộc tấn công đầu tiên diễn ra liên tục tới tận trung tuần tháng bảy. Những cuộc tấn công này thách thức uy lực không ổn định của Rommel.

        Tôi liền gửi ngay thư động viên cho tướng Auchinleck vào sáng ngày hôm sau, khi cuộc tranh cãi về bỏ phiếu bất tín nhiệm diễn ra như là một bản nhạc đệm cho tiếng đại bác ngoài sa trường.

        Thực tế, vấn đề giao thông liên lạc của tướng Rommel đã bị căng thẳng đến mức tối đa, và quân lính thì đã kiệt sức. Chỉ còn lại khoảng chục xe tăng Đức là tác chiến được, trong khi đó, ưu thế của không lực Anh, đặc biệt là chiến đấu cơ lại hơn hẳn quân Đức. Theo báo cáo ngày 4/7 của tướng Rommel, ông ta đã hoãn các cuộc tấn công lại và đi vào thế phòng thủ để tập hợp lại và bổ sung lực lượng. Mặc dù vậy, ông vẫn rất tin là sẽ chiếm được Ai Cập. Ý kiến này được tướng Mussolini và Hitler đồng tình. Thực ra, Fuehrer đã quyết định hoãn cuộc tấn công vào Malta cho đến khi cuộc chiếm đóng Ai Cập hoàn tất mà không nhắc đến quân Ý hay chính Bộ Tư lệnh hải quân của mình.

        Các cuộc tấn công của tướng Auchinleck đã gây một sức ép lớn đối với tướng Rommel trong hai tuần đầu tháng 7. Sau đó ông ta quyết định chấp nhận thử thách và từ 15 đến 20/7 lại cố gắng phá trận tuyến của quân Anh. Ngày 21 cùng tháng, ông buộc phải báo cáo là mình ở vào thế bị kiểm soát: "Cơn khủng hoảng vẫn tồn tại". Ngày 26, ông dự định rút về phía biên giới và phàn nàn là nhận được sự bổ sung quá ít, ông thiếu quân, thiếu tăng và đại bác; quân Anh hoạt động cực kỳ mạnh. Và như vậy, cuộc chiến đấu bị đẩy lùi cho đến tận cuối tháng, thời điểm mà hai bên cố gắng chiến đấu đế giữ nguyên trạng.

        Quân đoàn 8 do tướng Auchinleck chỉ huy đã vượt qua cơn bão tố và với sự chiến đấu ngoan cường đã bắt được 7.000 tù binh. Ai Cập vẫn còn nguyên vẹn.

        Vào thời điểm này, tôi đang ở thế yếu nhất về chính trị mà không hề có tia sáng nào về thắng lợi quân sự, nên chẳng cần biết tốt hay xấu nữa tôi phải trông vào một quyết định của Mỹ, cho dù tốt hay xấu, chi phối hai năm chiến tranh tiếp theo. Đây là sự từ bỏ toàn bộ kế hoạch vượt kênh Channel vào năm 1942 và sự chiếm đóng Bắc Phi vào mùa thu hoặc mùa đông bằng một cuộc chinh phạt lớn của liên quân Anh-Mỹ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 12:18:36 am

*

        Trong thời gian qua có lúc tôi đã cẩn thận xem xét tâm tư của Tổng thống và những phản ứng của sự việc, và tôi tin chắc rằng ông sẽ bị cuốn hút mạnh mẽ bởi kế hoạch Bắc Phi của tôi. Đây luôn luôn là mục đích của tôi như tôi đã đề ra trong các văn bản tháng 12 năm 1941 của mình.

        Vào lúc này, mọi người ở Anh đều tin rằng kế hoạch vượt kênh Channel vào năm 1942 sẽ bị thất bại, vì thế không một quân nhân nào ở hai bờ đại dương sẵn sàng khuyên cáo hoặc chịu trách nhiệm kế hoạch này.

        Trong bức điện quan trọng ngày 8/7 gửi Tổng thống với bất cứ cường độ nào mà tôi có thể làm chủ được và bằng những thuật ngữ thẳng thắn, tôi đã nói rõ trường hợp với bất cứ lực lượng nào mà tôi có thể chỉ huy:

        1. Không một viên tướng, đô đốc hải quân hay thốnq chế không quân Anh nào được chuẩn bị để khuyến cáo "Búa tạ"1 như là một cuộc hành quân khả dĩ thực hiện được trong năm 1942.   Các tham mưu trướng báo cáo: "Các điều kiện có thể làm cho "Búa tạ" là một việc làm, có cơ sở, hợp lý, rất có thể không xuất hiện. Giờ đây họ đang gửi các văn bản của họ tới các tham mưu trưởng của ngài.

        2. Chúng ta đảm nhận việc chuyên chở với mục đích ngụy trang, tuy việc này làm cho chúng ta có thể bị thiệt tới 250.000 tấn hàng nhập. Nhưng còn một điều nghiêm trọng hơn nhiều là, theo tướng Mountbatten, nếu chúng ta làm dứt đoạn quá trình huấn luyện quân lính thì ngoài sự tổn thất về tầu, đổ bộ, v.v... chúng ta sẽ phải hoãn cuộc đổ bộ chính vào Pháp trong vòng ít nhất là hai đến ba tháng, cho dù việc đó thất bại và phải rút quân sau một thời gian lưu lại ngắn.

        3. Trong trường hợp thiết lập được một đầu cầu thì phái giữ vững đầu cầu và hạn chế việc oanh tạc của Đức. Chúng ta cần phái tập trung toàn bộ sức lực để phòng thủ đầu cầu.

        Khả năng thực hiện chiến dịch với qui mò lớn vào năm 1943,nếu không bị trục trặc thì cũng phá sán. Tất cả nguồn lực của chúng ta sẽ bị tiêu hao từng phần một trên trận tuyến rất chật hẹp duy nhất được mở ra.

        Vì vậy, có thể nói rằng hành động vội vã vào năm 42 với kết cục chắc chắn sẽ là một tai họa, sẽ dứt khoát làm tổn thương đến triển vọng của hành dộng được tổ chức tốt cho năm 1943 trên qui mô lớn.

        4. Bản thân tôi tin chắc rằng cuộc hành quân "Gymnast" đổ bộ lên Bắc Phi sẽ là cơ hội tốt nhất để chi viện cho mặt trận Nga vào năm 1942. Điều này đã từ lâu hợp với ý Ngài. Trên thực tế, đó là ý kiến đầy uy lực của Ngài. Đày là trận tuyến thứ hai dích thực năm 1942.

        Tòi đã làm việc với Nội các và ủy ban Quốc phòng và tất cả chúng tôi đều nhất trí. Đây là cú đánh an toàn nhất và hữu hiệu nhất mà chúng ta có thể giáng vào quân địch trong mùa thu này.

        5. Tất nhiên bằng mọi cách chúng tôi có thể thực hiện chi viện bằng việc điều các lực lượng đổ bộ Mỹ hoặc Anh từ Liên hiệp Vương quốc Anh cho kế hoạch "Gymnast" bằng tầu đổ bộ, tàu vận tải. v.v...

        Nếu Ngài muốn, Ngài có thể tung cú đấm một phần từ dây, hoặc phần còn lại trực tiếp từ bên kia Đại Tây Dương.

        6. Phải hiểu rõ ràng là chúng ta không thể trông cậy gì vào lời mời nào hay cam đoan nào của Vichy. Tuy nhiên không thể so sánh bất kỳ sự kháng cự nào với sự kháng cự có thể có từ phía quân Đức ở Pas de Calais. Thực ra, sự kháng cự đó chỉ là làm vì; Ngài càng mạnh thì sự kháng cự càng yếu và càng có nhiều khả năng bị tiêu diệt. Đây là một vấn đề mang tính chính trị hơn là quân sự. Đối với tôi, dường như chúng ta không buộc phái hủy bỏ nước cờ chiến lược mở ra cho chúng ta trên chiến trường Tây Âu trong năm quan trọng này.

        7. Ngoài những điều nói trên, chúng tôi đang tập trung toàn bộ công sức vào việc nghiên cứu khá năng tiến hành một chiến dịch ở Bắc Na Uy, hoặc một nơi nào khác ở Na Uy. Việc này tỏ ra là không thể thực hiện được. Khó khăn là to lớn do hiểm hoa mà các tàu chiến của chúng tôi gặp phải trước sự tấn công của không quân dịch có căn cứ tại bãi biển. Chúng tôi đang có những khó khăn kinh khủng về các đoàn tầu tiếp viện cho Nga, lại càng cần thiết phải cố gắng mở đường và duy trì liên lạc với Nga.


---------------
        1. Dưới đây là sự giải thích ngắn gọn các tên mật mã được nêu trong chướng này:

        - "Gymnast" (Chuyên gia thể dục): cuộc đổ bộ Bắc Phi sau này gọi là "Torch" (Bó đuốc).
        - "Jupiter" (Sao mộc): Các chiến dịch Bắc Na Uy.
        - "Round up" (Bao vây): Sự đánh chiếm Âu châu, sau này gọi là "Overlord" (Chúa tể).
        - "Sledgehammer" (Búa tạ): Cuộc tấn công Brest hoặc Cherbourg năm 1942.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 12:22:41 am

        Tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định hành động cuối cùng thì cần có một sự tạm ngừng. Những sự căng thẳng phát sinh trong sự chỉ đạo tối cao về chiến tranh từ phía Mỹ. Tướng Marshall được tách ra để phụ trách châu Âu còn Đô đốc King phụ trách Thái Bình Dương. Cả hai đều không ngả về kế hoạch Bắc Phi. Trong tình thế bế tắc này, Tổng thống ngày càng quan tâm hơn tới kế hoạch Bắc Phi. Thống chế Dill, với những phẩm chất của mình, đã chiếm được lòng tin của các phái kình địch, và việc xử sự khéo léo của ông đã bảo tồn được thiện chí của họ. Tổng thống ý thức được sức mạnh của các lý lẽ chống lại kế hoạch "Sledgehammer". Nếu ông đặt nó thành vấn đề hàng đầu trong các thông tin cho chúng tôi, thì nó phải thuyết phục được tướng Marshall là nó sẽ có mọi cơ may. Nhưng nếu không ai sờ đến nó, thì cái gì sẽ xảy ra đây? Có một làn sóng dư luận trong ban tham mưu Mỹ cho rằng "nếu năm nay không làm được trò trống gì ở Âu châu, thì hãy để chúng tôi tập trung vào Nhật, và như vậy, sẽ làm cho lục quân và hải quân Mỹ thống nhất về tư tưởng cũng như Tướng Marshall và Đô đốc King xích lại gần nhau".

        Tổng thống không chấp nhận và gạt ra một bên chiều hướng tư tưởng tai hại này. Ông ta tin tưởng rằng quân Mỹ cần phải chống lại người Đức vào năm 1942. Vậy ngoài Bắc Phi ra thì cuộc chiến có thể diễn ra ở đâu? Theo ông Stimson thì "đó là sản phẩm chiến tranh bí mật của Tổng thống". Hướng về kết luận nay, sự tranh luận và trí tuệ của Tổng thống vận động với một sức mạnh, trong đó sự ăn năn, ân hận không có chỗ đứng.

        Thứ bảy ngày 18 tháng sáu, tướng Marshall, Đô đốc King và Harry Hopkins đáp máy bay xuống Prestwick rồi từ đó lên tàu hỏa tới Luân Đôn. Tại đây, họ lập tức hợp với các Tham mưu trưởng các quân chủng của Mỹ lúc này đang ở Luân Đôn gồm Eisenhower, Clark, Stark và Spaatz. Kế hoạch "Sledgehammer" được bàn lại, ý kiến từ phía các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn ủng hộ mạnh mẽ việc thực hiện kế hoạch này. Riêng Tổng thống thì có vẻ như có ấn tượng đối với các lập luận của tôi. Ông đã dự thảo cho phái đoàn một tài liệu đồ sộ bậc thầy về đường lối chiến tranh của ông mà cho tới nay tôi đã được biết1.

        Bị vong lục cho các ngài Harry L.Hopkins, Tướng Marshall và Đô đốc King:

        Chủ đề: Chỉ thị cho Hội nghị Luân Đôn, ngày 16 tháng bảy năm 1942.

        1. Các ngài sẽ thay mặt cá nhân tôi tới Luân Đôn ngay để hội đàm với các nhà chức trách Anh về việc chỉ đạo chiến tranh.

        2. Kể từ cuộc viếng thăm Washington của Ngài Churchill, đã có những thay đổi lớn mang tính chiến lược về quân sự và hải quân khiến cần phải đạt được ngay một thỏa thuận về các kế hoạch tác chiến liên hiệp giữa người Anh và chúng ta trên hai hướng.

        a. Có những kế hoạch dứt khoát cho phần còn lại của năm 1942.

        b. Các kế hoạch thử nghiệm cho năm 1943, đương nhiên sẽ có thay đổi dưới ánh sáng của những gì đã diễn ra trong năm 1942, nhưng trước mắt, vẫn phải được đề xuất vào thời gian này trong mọi trương hợp liên quan đến việc chuẩn bị trong năm 42 cho các chiến dịch của năm 43.

        3. (a) Mục đích chung của Liên Hiệp Quốc là phải đánh bại các cương quốc phe Trục, về điểm này không thể có sự thỏa hiệp.

        (b) Chúng ta phái tập trung mọi sự cố gắng và tránh sự phân tán.

        (c) Chủ yếu phải tuyệt đối sử dụng có phối hợp các lực lượng Anh - Mỹ.

        (d) Tất cả các lực lượng Anh - Mỹ phải được sớm dưa vào hoạt động ngay khi thấy việc sứ dụng có lợi.

        (e) Điều quan trọng nhất là các lực lượng bộ binh Mỹ phải được đưa vào hoạt động chống địch trong năm 1942.


----------------
        1. Robert Sherwood, Rooservelt và Hopkins. Tr.603-5.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:07:39 pm

        4. Những hứa hẹn về vật chất của Mỹ, Anh với Nga phái được thực hiện một cách trung thực. Nếu sử dụng con đường  vận chuyển qua Ba Tư thì ưu tiên phái dành cho vật liệu phục vụ tác chiến. Việc viện trợ phải được tiếp tục chừng nào việc giao hàng còn thực hiện được và phải khuyến khích Nga tiếp tục kháng chiến. Chỉ có sự sụp đổ hoàn toàn, điều này không thể tương tượng nối - mới làm thay dổi sự quyết tâm này về phía chúng ta.

        5. Đối với năm 1942, các ông sẽ điều tra cẩn thận khả năng thực hiện "Sledgehammer". Trong năm nay, một cuộc hành quản như vậy dứt khoát sẽ giúp Nga đứng vững được. "Sledgehammer" có tầm quan trọng đến mức người ta có mọi lý do để yêu cầu nó phải được hoàn thành.

        Các ông phải khẩn trương yêu cầu mọi sự chuẩn bị toàn diện nhất cho cuộc hành quân, cuộc hành quản phải được đẩy mạnh hết sức và phải được thực hiện dù có hay không có sự thất bại đến nơi của Nga. Trong trường hợp Nga khả dĩ bị thất bại, "Sledgehamer" không những cần phải thực hiện mà còn mang tính cấp thiết. Mục tiêu chính của "Sledghamer" là tích cực kéo lực lượng không quân Đức khỏi mặt trận Nga.

        6. Chỉ khi các ông hoàn toàn tin chắc rằng "Slegehammer", với cơ hội phải chăng, không thể thực hiện được mục đích mở rộng của nó, thì báo cho tôi biết.

        7. Nếu cuối cùng và chắc chắn là "Sledgehammer" không thể thực hiện được thì tôi muốn các ông hãy xem xét tình hình thực tế thế giới lúc bấy giờ và quyết định một vị trí khác để quân Mỹ tham chiến vào năm 42.

        Sau đây là nhận định của tòi về cục diện thế giới lúc này:

        a. Nếu Nga cầm cự được một lực lượng lớn của Đức, thì kế hoạch "bao vây" (hay cuộc chiếm đóng Âu châu) có thể thực hiện vào năm 43, và các phương án ngay lập tức phái được xem xét và tiến hành chuẩn bị cho chiến dịch.

        b. Nếu Nga thất bại, không quân và bộ binh Đức được rảnh tay thì kế hoạch "Round-up" (bao vây) có thể không thực hiện được vào năm 43.

        8. Dù Nga thất bại hay không, Trung Đông phái được bảo vệ càng vững càng tốt. Tôi muốn các ông để tâm tới những ảnh hưởng gây ra do để mất Trung Đông. Thất bại dó có nghĩa là chúng ta sẽ mất hàng loạt các vị trí sau:

        1) Mất Ai Cập và Kênh Suez.

        2) Mất Syria.

        3) Mất các giếng dầu Mosul.

        4) Mất vịnh Ba Tư do những cuộc tấn công từ phía Bắc và phía Tây sang phía Nam, và chúng ta sẽ mất luôn cả vùng dầu mỏ vịnh Ba Tư.

        5) Có thể sẽ mất cả Ấn Độ Dương, Đức và Nhật sẽ có cơ hội bắt tay với nhau.

        6) Một điều rất quan trọng là có thể có khá năng Đức chiếm Tunis, Algiers, Maroc, Dakar và tuyến phà qua Freetown và Liberia sẽ bị cắt đứt.

        7) Nguy cơ nghiêm trọng đối với toàn bộ các chuyến hàng chở bằng tàu tại Nam Thái Bình Dương cũng như đối với Brazil, cùng toàn bộ bờ biển phía Đông của Nam Mỹ. Trong các khả năng nói trên tôi đã tính đến cả khá năng quân Đức sử dụng Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Ki và các lãnh thổ của các nước này.

        8) Các ông sẽ quyết định những phương pháp tốt nhất để giữ vững Trung Đòng. Những phương pháp đó bao gồm một hoặc cá hai khả năng sau:

        a. Chi viện và điều các lực lượng bộ binh cho vịnh Ba Tư, Syria và Ai Cập.

        b. Mở một cuộc hành quân mới ở Ma Rốc và Algeria nhằm tấn công đại quân Rommel từ phía sau. Thái độ quân đội thuộc địa Pháp vẫn còn đang bị nghi ngờ.

        9. Tôi không đồng ý với một cố gắng toàn diện của Mỹ chống lại quân Nhật ở Thái Bình Dương với mục đích đánh bại quân Nhật càng nhanh càng tốt. Điều quan trọng nhất mà chúng tôi thấy được là Nhật thua không có nghĩa là Đức thua, và việc Mỹ tập trung vào chống Nhật trong năm nay hay năm 43 sẽ tăng cơ hội cho Đức thống trị hoàn toàn châu Âu và châu Phi. Mặt khác, rõ ràng thất bại của Đức hay việc kiềm chế họ trong năm 42 và 43 có thể có nghĩa là cuối cùng Đức sẽ thất bại trên chiến trương châu Âu, châu Phi và Cận Đông. Đức mà thất bại thì có nghĩa là Nhật cũng sẽ thất bại mà có thể là không cần tiêu hao một viên đạn hay mất một mạng quân nào.

        10. Các ông cần nhớ ba nguyên tắc chủ yếu sau: mau lẹ quyết định thực hiện kế hoạch, thống nhất đồng bộ kế hoạch, tấn công phái đi dôi với phòng thủ chứ không phải đơn thuần phòng thủ. Điều này tác động tới mục tiêu trước mắt của bộ binh Mỹ chiến đấu chống quản Đức vào năm 42.

        11. Tôi hy vọng nhận được sự tán đồng hoàn toàn của các ngài trong vòng một tuần kể từ ngày các ông tới Luân Đôn.


Franklin D.Roosevelt.       
Tổng tư lệnh.           


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:09:39 pm

        Nhưng bất chấp mệnh lệnh cuối cùng này, chiều ngày 22 tháng bảy, tướng Marshall cho tôi hay rằng ông ta và các đồng nghiệp đã không đi đến thỏa thuận nào với các Tham mưu trưởng Anh, nên họ phải báo cáo với Tổng thống xin chỉ thị. Tôi trả lời là tôi hoàn toàn chia sẻ mong ước nóng bỏng của Tổng thống và các cố vấn quân chủng của người là "cần phải đánh kẻ thù bằng số lượng lớn nhất của mình, và vào thời gian sớm nhất có thể được", nhưng tôi chắc rằng với một lực lượng hạn chế sử dụng ngay được, chúng tôi không thể chúng minh được việc cố gắng thực hiện "Sledgehammer" trong năm 42. Tôi lưu ý tới những khả năng xấu đang lờ mờ hiện ra trước mắt chúng tôi. Chẳng hạn như sự sụp đổ của Nga, hoặc quân Đức kéo vào Caucase hoặc họ có thể sẽ hạ được tướng Auchinleck và chiếm vùng châu thổ sông Nil cùng kênh đào Suez, hoặc một lần nữa họ có thể lại tái xuất hiện tại Nam Phi, Tây Phi và từ đó gây sức ép lớn đối với sự chuyên chở bằng tàu của chúng tôi. Tuy nhiên, bất đồng giữa Anh và Mỹ sẽ mang lại những hậu quả còn lớn hơn nhiều so với tất cả những khả năng trên. Vì vậy, các Tham mưu trưởng Mỹ nên báo cáo Tổng thống về việc Anh không chuẩn bị tham gia chiến dịch "Sledgehammer" để xin chỉ thị.

        Roosevelt ngay lập tức trả lời rằng ông ta không lấy gì làm ngạc nhiên về kết quả của các cuộc hội đàm ở Luân Đôn. ông ta đồng ý rằng không có ích gì trong việc tiếp tục thúc giục Anh về "Sledgehammer" nữa trước sự phản đối của Anh, và chỉ thị cho phái đoàn của mình thỏa thuận với chúng tôi về 1 cuộc hành quân nào đó có sự tham gia của các lực lượng bộ binh Mỹ được điều động để tác chiến chống địch trong năm 1942. Vì vậy, chiến dịch "Sledgehammer" bị dẹp sang một bên, "Gymnast" cũng chung một số phận. Mặc dù thất vọng, tướng Marshall và tướng King vẫn phải chấp hành quyết định của Tổng tư lệnh của mình, và mối thiện tình lớn nhất giữa chúng tôi vẫn tiếp tục. Còn bây giờ, tôi vội vã đặt lại cho "Gymnast" tên mật mã tâm đắc của mình cũng như các biến dạng của nó đã biến khỏi bộ mật mã của chúng tôi. Ngày 24/7, tôi chỉ thị cho các Tham mưu trưởng biết "Torch" trở thành thuật ngữ gốc và mới. Ngày 25-7. Tổng thống điện chỉ thị cho Hopkins phải lập tức đi trước trong việc lập các phương án đổ bộ lên Bắc phi không muộn hơn 30 tháng 10. Chiều hôm đó, các ông bạn của chúng tôi lên đường trở về Washington.

        Vì vậy, mọi việc đều được thỏa thuận và giải quyết đúng với các ý tưởng đã có từ lâu của tôi và các bạn bè của tôi, quân sự cũng như chính trị. Đây là một điều làm tôi rất vui, đặc biệt là vì nó xuất hiện trong lúc có vẻ như là thời gian đen tối nhất. Tại mọi điểm, trừ một, các phương án mà tôi ôm ấp đã được thông qua. Riêng "Jupiter” (Phương án Na Uy) thì tôi không thành công, mặc dù những ưu điểm của nó không bị tranh luận. Tôi chưa từ bỏ phương án này nhưng rốt cuộc tôi đã thất bại trong việc thiết lập. Trong nhiều tháng qua tôi đã không tìm kiếm "Sledgehammer" mà thay vào đó là chiếm cứ Bắc Phi và "Jupiter" thì giữa đường đứt gánh. Dù sao thì cũng là đủ để tôi cám ơn.

        Từ Washington Thống chế không quân Dill phát đi bức điện: "Tổng thống đã đi nghỉ ngắn ngày tại Hyde Park nhưng trước khi đi, ông đã phát lệnh đẩy thật nhanh chiến dịch "Torch" sớm nhất có thể được. Ông yêu cầu các tham mưu trưởng cho ông biết sớm nhất vào ngày 4-8 khi nào có thể đổ bộ được. Nguy cơ hướng mạnh sang Thái Bình Dương vẫn tồn tại, nhưng Tổng thống đã hoàn toàn cảnh báo vấn đề này.

        Trong đầu người Mỹ "Round up" trong năm 1943 bị gạt ra ngoài bằng cách chấp thuận "Torch". Chúng ta không cần tranh luận vấn đề này. Cái mà chúng ta cần hiện nay là "Torch" phải là mạch suy nghĩ duy nhất trong đầu... Mong rằng cái mà các ông đạt tới mang lại kết quả xứng đáng với sự dũng cảm và trí tưởng tượng". ,

        Thông điệp nầy tới tay tôi vào giữa đêm 1-8-1942 ở phi trường Lyneham, nơi mà tôi sắp sửa bước vào một cuộc hành trình được giải thích và ghi lại trong chương sau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:13:03 pm

14

CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA TÔI TỚI CAIRO.
NHỮNG THAY ĐỔI Ở BỘ CHỈ HUY

        Những bản báo cáo mà tôi nhận được từ nhiều trụ sở càng ngày càng làm tăng mối nghi ngờ của tôi về Bộ chỉ huy tối cao ở Trung Đông. Tình hình trở nên cấp thiết nên tôi phải đi tới nơi để giải quyết những vấn đề quyết định tại chỗ. Thoạt đầu, cuộc hành trình được chấp nhận là sẽ đi từ Gibraltar và Takoradi, và từ đó sẽ đi xuyên qua Trung Phi tới Cairo, tổng cộng khoảng năm hoặc sáu ngày bay. Tuy nhiên vào lúc này, có một phi công trẻ ngươi Mỹ đã đến nước Anh, đó là đại úy Vanderkloot, người vừa bay từ Mỹ trên chiếc máy bay "Commando", một chiếc máy bay Liberator với những giá bom đã được gỡ ra và thay thế vào đó là một số chỗ ngồi cho hành khách. Chiếc máy bay này dĩ nhiên là có khả năng bay suốt chặng hành trình đã được qui định với những mức độ dự trữ tốt trong tay về số lượng không gian và thời gian ở mọi đoạn đường. Portal, Tham mưu trương không quân nhìn người phi công này và hỏi anh ta về chiếc "Commando". Vaderkloot, người đã bay khoảng 1 triệu dặm, hỏi vì sao cần phải bay vòng qua Takoradi, Kano, Fort Lamy, E1 Obeid... v.v. Anh ta trả lời là anh ta có thể đi thẳng một mạch từ Gibraltar tới Cairo, buổi chiều cất cánh từ Gibraltar hướng về phía Đông và quặt mạnh sang phía nam, qua Tây Ban Nha, hoặc lãnh thổ nước Vichy khi hoàng hôn buông xuống và sau đó tiếp tục bay về phía Đông cho tới lúc tìm thấy sông Nil ở Assiout, từ đó vòng lên phía Tây Bắc bay chừng 1 giờ nữa để hạ cánh xuống Cairo về phía Tây Bắc của kim tự tháp. Điều này làm thay đổi toàn bộ tình thế. Tôi có thể có mặt ở Cairo trong 2 ngày. Portal bị thuyết phục.

        Tất cả chủng tôi đều lo lắng về phản ứng của chính phủ Xô Viết về những tin tức chắc chắn không lấy gì làm vui vẻ nhưng không thể tránh được là không có truyện vượt biển Manche vào năm 1942. Tình cờ vào tối 28 tháng 7, tôi có vinh dự được tiếp kiến Đức vua trong bữa tiệc tối tại Phồng Chiến tranh có dựng lên 1 cái vườn ở nha số 10 mà chúng tôi sử dụng làm phòng ăn. Tôi được sự chấp thuận cá nhân của người về chuyến đi, và ngay lập tức Ngài gọi các Bộ trưởng, những người ở trong trạng thái tâm trí tốt tới phòng Nội các và giải quyết dứt điểm các vấn đề. Cuối cùng thì tôi được quyết định tới Cairo trong bất cứ trường hợp nào, và đề nghị với   Staline rằng tôi phải đến gặp ông ta. Do vậy, vào ngày 30, tôi đã gửi bức điện sau cho ông ta:

        "1.Chúng tôi đang sơ bộ sắp xếp để cố gắng điều hành một đoàn tầu lớn tới Archangel trong tuần đầu của tháng 9.

        2. Tôi rất sẵn lòng, nếu được ngài mời, sẽ thân chinh tới gặp ngài ở Astrakhan. Caucase hoặc một nơi gặp gỡ thuận tiện tương đương khác. Sau đó chúng ta sẽ cùng nhau xem xét về vấn đề chiến tranh và cùng đưa ra những quyết định. Tiếp theo, tôi có thể sẽ nói với ngài những kế hoạch tôi đã bàn với Tổng thống Roosevelt về hành động tấn công vào năm 1942. Tòi sẽ mang theo Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia.

        3. Tôi sẽ khỏi hành đi Cairo ngay lập tức. Tôi có công việc quan trọng ở đó như ngài có thể hình dung được. Từ đó, nếu ngài muốn đưa ra một thời điểm thuận tiện cho cuộc gặp của chúng ta, theo tôi có thể là từ 10 đến 13 tháng 8 nếu mọi việc đều tốt đẹp.

        4. Nội các chiến tranh đã tán thành các đề nghị của tôi."


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:16:06 pm

        Hôm sau thì có đáp thư:

        "Thay mặt chính phủ Xô Viết, tôi mời Ngài tới Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết để gặp các thành viên của chính phú... Tôi nghĩ rằng nơi gặp gỡ thuận lợi nhất sẽ là Mátxcova, bởi vì cả tôi và các thành viên của chính phủ cũng như những người đứng đầu bộ Tổng tham mưu không thể rời thủ đô vào lúc mà cuộc chiến đấu chống quân Đức lại ác liệt như vậy. Tôi mong muốn sự có mặt của Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia. Ngày gặp gỡ sẽ do các Ngài xác định phù hợp với thời gian cần thiết để ngài kết thúc công việc của mình ở Cairo. Ngài có thể chắc chắn trước rằng với tôi bất cứ ngày nào cũng được.

        Tôi xin bày tỏ sự biết ơn của mình đối với sự đồng ý của ngài về việc gửi tiếp một đoàn tầu chở những vật liệu chiến tranh cho nước Nga vào đầu tháng 9. Mặc dù có những khó khăn cực kỳ to lớn trong việc điều máy bay khỏi trận địa, chúng tôi sẽ làm hết sức mình để bảo vệ an toàn trên không cho đoàn tầu".

        Vậy là mọi chuyện đã được dàn xếp và chúng tôi bắt đầu khởi hành sau nửa đêm chủ nhật ngày 2 tháng 8 từ Lyneham trên chiếc máy bay thả bom "Commando". Đây là một chuyến đi rất khác so với các tiện nghi của thủy phi cơ Boeing. Chiếc máy bay vẫn chưa nóng lên vào lúc đó và các luồng gió lạnh sắc như lưỡi dao lùa vào qua các khe hở. Không có cái giường nào cả, nhưng có 2 cái giá ở phía sau ca-bin, do vậy tôi và Huân tước Moran có thể nằm được. Có hàng đống chăn cho 2 chúng tôi. Chúng tôi bay thấp qua miền Nam nước Anh để cho các khẩu đội pháo của phía ta tuy ở tình trạng báo động, nhưng được báo trước nên có thể nhận ra được. Khi chúng tôi ra tới biển, tôi rời buồng lái và nằm nghỉ, uống một viên thuốc ngủ để ngủ ngon.

        Chúng tôi tới Gibraltar một cách bình thường vào buổi sáng ngày 3 tháng 8, mất cả một ngày xem xét các pháo đài, và khởi hành đi Cairo vào lúc 6 giờ chiều, bắt đầu một chặng bay khoảng 2.000 dặm hoặc hơn thế nữa, vì có nhiều đoạn phải đi vòng để tránh những máy bay chiến đấu của địch lảng vảng ở chiến trường sa mạc. Vanderkloot, để tiết kiệm được nhiều nhiên liệu, đã không bay xuống phía Địa Trung Hải cho tới khi bóng tối ập xuống, mà bay thẳng qua khu vực Tây Ban Nha và lãnh thổ Vichy của nước Pháp được coi như là thù địch. Do chúng tôi được 4 chiếc máy bay chiến đấu Beaufighter yểm trợ cho đến tận khi đêm xuống, trên thực tế chúng tôi đã công khai vi phạm sự trung lập của cả hai khu vực này. Chẳng có ai quấy nhiễu chúng tôi trên không và chúng tôi cũng chẳng ở trong tầm đại bác của bất kỳ thành phố quan trọng nào. Dù sao chăng nữa, tôi sung sướng khi màn đêm buông xuống khung cảnh khốc liệt này và chúng tôi trở vào nơi nằm ngủ với những tiện nghi mà chiếc "Commando" có thể cung cấp. Thật là khó chịu khi bắt buộc phải hạ cánh trên lãnh thổ trung lập, và thậm chí phải hạ xuống sa mạc nơi có thể có những vấn đề phức tạp riêng của nó. Tuy nhiên may mắn là cả 4 động cơ của chiếc Commando vẫn nổ đều đặn và tôi ngủ một giấc ngon lành khi chúng tôi bay qua một đêm đầy sao.

        Thói quen tập luyện của tôi trong chuyến đi này là ngồi ở ghế của người đồng lái trước khi mặt trời mọc và khi tôi tới ghế này vào sáng 4 tháng 8 trong ánh bình minh nhợt nhạt thì sông Nil như một dải bạc vô tận uốn khúc đã trải dài một cách vui mắt trước mắt chúng tôi. Tôi luôn luôn được nhìn thấy mặt trời mọc trên sông Nil. Trong chiến tranh cũng như hòa bình, tôi đã đi hết chiều dài của nó bằng đường bộ hoặc đường thủy trừ đoạn đường vòng "Dongola Loop" từ hồ Victoria ra tới biển. Chưa bao giờ ánh sáng bình minh lấp lánh trên mặt sông lại có vẻ ấm áp đối với tôi như lúc này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:18:34 pm

        Giờ đây, trong một thời gian ngắn, tôi trở thành "một người tại hiện trường". Thay vì ngồi ở nhà chờ tin tức từ mặt trận, tôi có thể tự mình gửi nó đi. Điều này thật đáng phấn khỏi.

        Những vấn đề tiếp theo cần phải được giải quyết ở Cairo. Tướng Auchinleck hoặc những phụ tá của ông ta có mất lòng tin vào quân đội Sa mạc không? Nếu như vậy, cần thuyên chuyển ông ta và ai có thể thay thế ông ta đây? Khi xử lý một vị Tư lệnh có những phẩm chất và tư cách cao quí nhất có khả năng và lòng quyết tâm đã được minh chứng, những quyết định như vậy quả là đau đớn. Để củng cố thêm sự phán quyết của mình, tôi đã thúc giục Tướng Smuts từ Nam Phi tới hiện trường và ông ta đã có mặt tại Đại sứ quán khi tôi đến đấy. Chúng tôi đã ở bên nhau cả buổi sáng và tôi kể cho ông ta nghe mọi rắc rối và những sự lựa chọn được đề ra. Vào buổi chiều tôi đã có một cuộc nói chuyện lâu với Auchinleck, ông ta đã giải thích về tình hình quân sự một cách rõ ràng. Sau bữa trưa ngày hôm sau, tướng Wavell từ Ấn Độ đến và vào lúc 6 giờ tôi tổ chức một cuộc họp về vấn đề Trung Đông với sự tham dự của tất cả những người có thẩm quyền. Đó là Smuts, Casey người đã kế nhiệm Lyttelton làm Quốc vụ khanh ở Trung Đông, tướng Brooke Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia, Wawell, Auchinleck, đô đốc Harwood và Tedder thuộc bên không quân. Chúng tôi đã làm rất nhiều việc với một sự nhất trí rộng rãi. Nhưng trong suốt thời gian đầu óc tôi luôn nghĩ tới một câu hỏi quan trọng nhất là vấn đề chỉ huy.

        Không thể xử lý những sự thay đổi thuộc loại này mà không xem lại những sự lựa chọn thay thế. Trong phần này của vấn đề, Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia, người có nhiệm vụ đánh giá phẩm chất của các vị tướng, lại là cố vấn của tôi. Thoạt tiên tôi phong cho ông ta làm Tư lệnh Trung Đông, tướng Brooke tất nhiên sẽ rất hài lòng với sự bổ nhiệm về mặt tác chiến này và tôi biết rằng sẽ chẳng có ai phù hợp hơn. ông ta suy nghĩ kỹ lưỡng và sáng ngày hôm sau đã có một cuộc nói chuyện dài với tướng Smuts. Cuối cùng ông ta trả lời là ông ta đã là Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia trong 8 tháng, và ông ta tin rằng tôi hoàn toàn tin tưởng ở ông ta và bộ máy Tham mưu đang hoạt động rất đều đặn. Một sự thay đổi khác vào thời điểm khó khăn này có thể gây ra một sự trục trặc. Cũng rất có thể là vì các động cơ tế nhị ông ta không muốn nhận trách nhiệm khuyên cáo việc thay thế tướng Auchinleck để mình giữ chức này. Ông ta có uy tín rất lớn nhưng tôi phải tìm nơi khác vậy.

        Alexander và Montgomery, cả 2 đã cùng chiến đấu với ông ta trong trận đánh giúp chúng tôi rút về Dunkirk, vào tháng 5 năm 1940. cả hai chúng tôi đều rất ngưỡng mộ cách cư xử rất đẹp của Alexander trong một chiến dịch vô vọng mà ông ta đã tham gia ở Myanmar. Tiếng tăm của Montgomery rất lớn. Nếu quyết định phải thay Auchinleck thì chắc chắn là phải giao gánh nặng Trung Đông cho Alexander. Nhưng không được xem thường những cảm xúc của quân đoàn thứ 8. Việc nay có thể không được coi như là một lời chê trách đối với họ và tất cả các cấp chỉ huy của họ nếu hai người được gửi từ Anh sang để thay thế tất cả những người đã từng chiến đấu trên Sa mạc, ở đây có tướng Gott, một trong những Tư lệnh của quân đoàn có vẻ đáp ứng được yêu cầu về mọi mặt. Binh sĩ trung thành với ông ta và ông ta giành được danh hiệu "Người bắn phá" chẳng vì lý do nào hết. Nhưng rồi Brooke báo cáo với tôi rằng ông ta rất mệt mỏi và cần nghỉ ngơi. Nhưng vào thời điểm này, đưa ra quyết định là quá sớm. Tôi phải đi cả một chặng đường dài để có cơ hội nhìn thấy và nghe thấy những điều mà trong một thời gian ngắn khó có thể đưa ra quyết định dứt khoát.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:20:44 pm

        Lòng hiếu khách của ngài đại sứ Miles Lampson thật là hào phóng. Tôi được ngủ trong phòng ngủ có máy điều hòa không khí của ông ta và làm việc trong phòng nghiên cứu cũng lắp đặt máy này. Trời nóng khủng khiếp và chỉ có duy nhất 2 phòng nay trong tòa nhà là có nhiệt độ dễ chịu. Chúng tôi đã ở lại hơn một tuần, phát hiện tình hình, nghe ngóng ý kiến, đi thăm những nơi quan trọng của những khu trại rộng lớn nằm về phía Đông Cairo, thuộc vùng Kassassin, nơi mà đội quân chi viện hùng hậu đang ùn ùn kéo tới.

        Vào ngày 5 tháng 8, tôi đi thăm các vị trí ở Alamein. Tôi đi cùng xe với tướng Auchinleck tới tận cùng cánh phải của tuyến phía Tây của El Ruweisat. Từ đó chúng tôi đi dọc mặt trận tới sở chỉ huy của ông ta nằm phía sau dãy Ruweisat Ridge, chúng tôi được ăn bữa sáng tại đó trong một không gian hình khối có lưới bằng kim loại, đầy ruồi nhặng và những nhân vật quân sự quan trọng. Tôi đã yêu cầu gặp rất nhiều các sĩ quan nhưng trên hết vẫn là tướng Gott (Người bắn phá). Người ta nói rằng ông ta đã mệt lử vì công việc khó khăn vất vả. Đó là điều tôi đang muốn biết. Sau khi làm quen với các viên Tư lệnh quân và sư đoàn có mặt tại đó, tôi đề nghị tướng Gott đi cùng tôi ra sân bay, đó là điểm dừng tiếp theo của tôi. Một sĩ quan tham mưu của Auchinleck phàn nàn là việc này làm mất một giờ đồng hồ của anh ta, nhưng tôi vẫn đợi ông ta đi cùng tôi. Và đây là lần gặp đầu tiên cũng như cuối cùng của tôi với Gott. Khi chúng tôi phóng ầm ầm và xóc nảy lên trong chiếc xe tải cũ kỹ, tôi nhìn vào đôi mắt xanh rạng rỡ của ông ta, và hỏi ông ta về những gì liên quan tới ông ta. Liệu ông có mệt không, và hiện ông có đưa ra ý kiến gì không? Gott nói rằng ông ta thực sự mệt mỏi và không thích gì hơn việc được trở về nước Anh nghỉ phép trong 3 tháng, vì đã nhiều năm chưa được thăm quê hương nhưng ông ta cũng tuyên bố rằng ông ta hoàn toàn có khả năng cố gắng hơn nữa và nhận ngay bất cứ nhiêm vụ gì được giao. Chúng tôi chia tay ở sân bay vào lúc 2 giờ chiều mùng 5 tháng 8. Sau đó 2 ngày cũng vào giờ này, ông ta đã bị kẻ thù giết hại ngay gần tại chỗ lúc này tôi đang bay qua.

        Tại sân bay tôi được bàn giao cho Phó thống chế không quân Conningham, người dưới quyền Tedder nắm trong tay mọi lực lượng không quân, đã phục vụ cho bộ binh trên qui mô rất lớn mà, nếu không có sự hoạt động của ông ta, thì việc rút lui 500 dặm sẽ không bao giờ được hoàn thành mà thậm chí con có những tổn thất lớn hơn những cái chúng tôi đã chịu đựng.

        Chúng tôi bay khoảng 15 phút tới sở chỉ huy của ông ta, bữa ăn trưa đã được dọn sẵn, nơi mà tất cả những sĩ quan không quân cấp chỉ huy từ Đại úy trở lên đã tụ tập ở đó. Tôi đã nhận thấy một bầu không khí khá căng thẳng ở vị chủ nhà ngay từ lúc tôi mới tới. Bữa ăn đã được đặt ở khách sạn Shepheard. Một chiếc xe hơi đặc biệt đã chở tới những món ăn ngon của Cairo. Nhưng nó đã đi lạc đường. Mọi người cuống cuồng đi tìm nó. Cuối cùng thì nó cũng đã đến và chuyển thành một dịp vui vẻ dù đang trong sự lo lắng - một ốc đảo thực sự trong một sa mạc rộng lớn. Chẳng khó khăn gì để nhận thấy rằng không quân đã chỉ trích lục quân như thế nào và cả hai bên đều ngạc nhiên như thế nào về sự thất bại đã xảy ra cho những lực lượng hơn hẳn của chúng tôi. Vào buổi tối, tôi bay trở lại Cairo và thông báo những ấn tượng chung của mình cho ông Attlee.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:23:47 pm

        Cả ngày hôm sau, ngày mùng 6 tôi đã cùng với Brooke và Smuts thảo các bức điện cần thiết gửi tới Nội các. Nhưng câu hỏi giờ đây đã được giải đáp, không chỉ tác động đến những cá nhân có địa vị cao mà còn cả toàn bộ cơ cấu chỉ huy trong chiến trường rộng lớn nay. Tôi luôn luôn cảm thấy rằng cái tên "Trung Đông" dùng cho cả Ai Cập, Phương Đông, Syria và Thổ Nhĩ Kì la một sự chọn lựa sai. Cái tên này gần với phương Đông. Persia và Iraq là Trung Đông, Ấn Độ, Myanma và Malaysia là phía Đông, Trung Quốc và Nhật là ở Viễn Đông. Nhưng tôi cảm thấy điều quan trọng hơn cả việc thay đổi những cái tên, là cần thiết phải chia lại Bộ Tư lệnh hiện thời ở Trung Đông, đã quá đa dạng và quá rộng. Giờ đây là lúc để thực hiện sự thay đổi này trong vấn đề tổ chức. Vì vậy, vào lúc 8 giờ 15 tối, tôi đã đánh bức điện sau cho ông Attlee:

        "1.Tôi đã đi đến một kết luận là sự thay đổi triệt để và ngay lập tức là rất cần thiết cho Bộ chỉ huy tối cao.

        2. Do vậy tôi đề nghị "Bộ Tư lệnh Trung Đông" sẽ chia thành 2 Bộ Tư lệnh riêng biệt được gọi như sau:

        a) "Bộ Tư lệnh Cận Đông” bao gồm Ai Cập, Palestine và Syria, trụ số đặt tại Cairo.

        b) "Bộ Tư lệnh Trung Đông” bao gồm Persia và Iraq, trụ sở đặt ở Basra hoặc Baghdad.

        Quân đoàn thứ 8 và thứ 9 sẽ nằm trong số các quân đoàn từ 1 đến 10 thuộc Bộ Tư lệnh thứ 2.

        3. Tướng Auchinleck sẽ nhận chức vụ Tổng Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung Đông mới...

        4. Tướng Alexander sẽ là tổng tư lệnh Cận Đòng.

        5. Tướng Montgomery sẽ thay Alexander ở "Torch”. Tôi rất lấy làm tiếc về sự cần thiết phải chuyển Alexander khỏi "Torch” nhưng về mọi mặt, Montgomery có đủ mọi phẩm chất để thay thế ông ta.

        6. Tướng Gott sẽ chỉ huy quân đoàn thứ 8 dưới quyền Alexander... Trên dây là những thay đổi to lớn và đồng loạt là do sự cấp thiết và nghiêm trọng của tình thế ở đây đòi hỏi. Tôi sẽ rất biết ơn nếu được các đồng sự ở Nội các Chiến tranh đồng ý. Smuts và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia mong tôi nói rằng họ hoàn toàn đồng ý là giữa những khó khăn và sự lựa chọn , đây là một cách làm đúng đắn để tiến hành. Quốc vụ khanh cũng đồng ý như vậy. Tôi không chút hoài nghi, việc những thay đổi này sẽ mang lại một xung lực mới mẻ và mạnh mẽ cho quân đội cũng như cho việc khôi phục lòng tin và Bộ chỉ huy, mà tôi tiếc là hiện giờ không có. Ở đây tôi phải nhấn mạnh sự cần thiết của một bước khởi đầu mới và một hành động mạnh mẽ để thổi một luồng sinh khí mới vào toàn bộ cái tổ chức rộng lớn nhưng rắc rối và phần nào không chặt chẽ này. Nội các chiến tranh sẽ không thể không nhận thấy rằng một sự chiến thắng Rommel vào tháng 8 hay tháng 9 có thể có một tác động quyết định đến thái độ của người Pháp ở Bắc Phi khi "Torch" bắt đầu.

        Nội các Chiến tranh đã chấp nhận quan điểm của tôi về các thay đổi triệt để và ngay tức khắc ở Bộ Tư lệnh tối cao. Họ nhiệt liệt đồng ý việc chọn tướng Alexander và nói rằng ông này sẽ rời nước Anh ngay lập tức. Tuy nhiên họ không thích ý kiến tổ chức lại Bộ Tư lệnh Trung Đông thành 2 bộ chỉ huy riêng biệt. Có lẽ đối với họ, những lý do dẫn tới việc thành lập một Bộ Tư lệnh hợp nhất giờ đây còn mạnh mẽ hơn cả khi có quyết định như vậy ra đời vào tháng 9 năm 1941. Họ đồng ý rằng Montgomery nên thay Alexander để chỉ huy "Torch" và lập tức  gọi ông này về Luân Đôn. Cuối cùng họ bằng lòng để tôi giải quyết những sự bổ nhiệm khác.

        Sáng hôm sau, tôi gửi tiếp một bản giải thích chi tiết hơn về những đề nghị của mình. Nội các chiến tranh trả lời rằng tôi chưa 1àm cho họ hoàn toàn hết e ngại nhưng vì tôi đã ở tại chỗ với Smuts và Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia và cả hai đều đồng ý với đề xuất của tôi và họ đã chuẩn bị để thông qua đề nghị của tôi. Tuy nhiên họ cực lực cho rằng việc tiếp tục danh hiệu Tổng Tư lệnh Trung Đông sẽ dẫn tới những nhầm lẫn và xuyên tạc nếu tướng Auchinleck được bổ nhiệm làm Tư lệnh ở Persia và Iraq. Tôi thấy điều này đúng và chấp nhận lời khuyên cáo này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:26:59 pm

*

        Tôi dành trọn ngày 7 tháng 8 đến thăm sư đoàn sơn cước vừa mới đổ bộ. Trong lúc tôi đi lên lầu sau bữa tối tại tòa Đại sứ tôi đã gặp đại tá, nay là ngài Jacob Ian. Ông ta nói rằng "đây là tin xấu" về Gott.

        - "Điều gì đã xảy ra với ông ta".

        - "Ông ta đã bị bắn hạ trong chuyến bay chiều nay tới Cairo".

        Tôi thật sự cảm thấy rất buồn và suy sụp trước sự ra đi của vị quân nhân tuyệt vời này, người mà tôi đã quyết định sẽ giao nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp nhất trong trận chiến sắp xảy ra. Tất cả mọi kế hoạch của tôi bị tan vỡ. Việc chuyển Auchinleck từ Bộ Tư lệnh tối cao đã phải được cân bằng bằng việc bổ nhiệm Gott vào Quân đoàn 8, với tất cả những kinh nghiệm chiến đấu trên sa mạc và uy tín của ông ta, và tất cả vấn đề Trung Đông do Alexander đảm nhiệm. Bây giờ điều gì sẽ xảy ra đây? Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ai sẽ là người thay thế ông ta, và tôi gửi cho ông Attlee bức điện sau: "Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia đã quyết định đề cử Montgomery cho Quân đoàn 8. Smuts và tôi thấy rằng cần phải có người thay thế vị trí này ngay lập tức. Tôi khẩn thiết yêu cầu ngài phải gửi ông ta đi bằng máy bay đặc biệt vào thời điểm sớm nhất. Báo cho tôi biết khi nào thì ông ta sẽ đến".

        Nội các chiến tranh dường như đã họp vào lúc 11 giờ 15 phút ngày 7 tháng 8 để xem xét những bức điện do tôi gửi trong ngày. Khi họ còn đang tiếp tục bàn luận về chúng thì một thư ký khác mang đến những bức điện mới của tôi thông báo Gott đã chết và đề nghị tướng Montgomery phải được cử đi ngay lập tức. Người ta nói với tôi rằng đó là một giờ phút nghiêm trọng đối với những bạn bè của tôi ở trong chính phủ. Tuy nhiên như tôi đã quan sát nhiều lần, họ đã biết tường tận và chấp nhận sự việc một cách dũng cảm... Họ ngồi cho tới tận bình minh, tất cả đều đồng ý về căn bản với cái mà tôi đề nghị và đưa ra những mệnh lệnh cần thiết cho Montgomery.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:31:32 pm

*

        Kill gửi bức điện tới nội các nói với họ về cái chết của Gott, tôi đã đề nghị rằng không nên nói cho tướng Eisenhower biết rằng tôi đề xuất nên đưa cho ông ta tướng Montgomery thay vì tướng Alexander. Nhưng điều này quá chậm: Ông ta đã được người ta báo cáo sự việc rồi. Việc thay đổi thêm kế hoạch kéo theo một sự phiền phức trong việc chuẩn bị "Torch". Alexander được chọn để chỉ huy Quân đoàn 1 trong công trình to lớn này. Ông ta đã khởi sự công việc với tướng Eisenhower. Họ cùng nhau đạt được tiến bộ. Giờ đây Alexander đã được điều đi Trung Đông. Tướng Ismay được phái đi để chuyển tin và lời xin lỗi của tôi với ông về sự thiếu liên tục và rối loạn trong các sự tiếp xúc mà sự cần thiết gắt gao của chiến tranh buộc phải thực hiện, Ismay nói dài về phẩm chất ưu việt của Montgomery. Trên cương vị là tư lệnh trên chiến trường Montgomery có thể đến tại bản doanh của Eisenhower và mọi lễ tiết trong cuộc gặp mặt loại nay giữa các Tư lệnh quân đội của các quốc gia khác nhau nhưng cùng gắn bó với nhau trong một công trình đều được miễn. Ngay trong buổi sáng hỏm sau, ngày 8/8, Eisenhower phải được báo cho hay là ngay này Montgomery phải bay tới Cairo để chỉ huy quân đoàn 8. Nhiệm vụ này cũng được giao cho Ismay. Eisenhower là người có đầu óc khoáng đạt, thực tiễn, hay giúp đỡ người, xử lý tình hình một cách bình tĩnh và vô tư: Tuy nhiên, ông ta cảm thấy mất bình tĩnh trước 2 sự thay đổi trong 2 ngày ở vị trí tối quan trọng này trong cuộc hành quân rộng lớn mà ông được giao phó. Lúc này ông phải hoan nghênh một người chỉ huy Anh thứ ba. Chúng ta có thể ngạc nhiên trước câu hỏi của ông ta: "Liệu người Anh có coi trọng "Torch"?. Tuy vậy cái chết của Gott là một sự kiện chiến tranh mà một quân nhân tốt có thể hiểu được. Tướng Anderson được chỉ định thay thế và Montgomery khởi hành ra phi trường với Ismay, người ta có một giờ hoặc hơn để nói cho ông ta biết bối cảnh của những'' sự thay đổi đột ngột này.

        Một câu chuyện, than ôi, không được xác nhận, được kể lại về cuộc trao đổi nay. Montgomery nói về những thử thách và rủi ro của đời binh nghiệp. Ông đã hy sinh cả cuộc đời cho nghề nghiệp, đã sống nhiều năm nghiên cứu và phấn đấu với bản thân. Lúc nay thì vận mạng đã mỉm cười với ông, ông được thăng cấp, cơ hội tự dẫn đến, ông có cương vị chỉ huy lớn. Ông đã có được một chiến thắng, ông nổi danh trên thế giới, ông được mọi người nói đến. Rồi thì sự may mắn đã thay đổi. Công việc của cả một đời vụt biến mất sạch, có thể ông không có sai lầm gì, và ông bị quẳng vào danh mục bất tận của các thất bại quân sự. "Nhưng mà" - Ismay nói - "ông không được coi cái đó xấu đến như vậy. Một đạo quân rất tốt đang được thu thập ở Trung Đông. Có thể là ông sẽ không gặp phải tai họa nào". "Cái gì?", Montgomery kêu lên và đứng lên trong xe: "Ông định nói gì? Tôi đang nói về Rommel".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:35:31 pm

*

        Giờ đây tôi phải báo Auchinleck biết là ông ta phải được thay thế, và do kinh nghiệm, thì một tin không vui nên được truyền đạt bằng văn bản hơn là bằng miệng. Tôi phái đại tá Jacob đáp máy bay đến chỉ huy sở của Auchinleck mang theo bức thư sau đây:

        Cairo
        Ngày 8, tháng 8, năm 1942

        Tướng Auchinleck thân mến!

        1. Ngày 23/6 trong bức điện ông gửi Tống tham mưu trương Hoàng gia ông có nêu vấn đề ông bị chuyển công tác và ông đưa ra tên của tướng Alexander, người có thể thay thế mình. Vào thời điểm khủng hoảng đối với quân đội, chính phủ Hoàng gia đã không muốn sử dụng sự giới thiệu cao thượng của ông. Cùng lúc ông đã nhận bàn giao việc chỉ huy tác chiến có hiệu quá như tôi đã mong muốn từ lâu và gợi ý với ông trong điện ngày 20/5 của tôi. Ông đã chặn được chiều hướng xấu và hiện nay mặt trận đã ổn định.

        2. Hiện nay nội các chiến tranh quyết định đã đến lúc phải có một sự thay đổi vì những lý do mà bản thân ông đã sử dụng. Iraq và Ba Tư được đề nghị tách ra khỏi chiến trương Trung Đông hiện nay. Alexander sẽ được giao nhiệm vụ chỉ huy Trung Đông, Montgomery chỉ huy Iraq và Ba Tư bao gồm quân đoàn 8, có tổng hành dinh tại Basra hoặc Baghdad. Đúng là lĩnh vực này nhỏ hơn Trung Đông, nhưng trong ít tháng có thể trở thành chiến trường của những cuộc hành quân quyết định, các lực lượng tăng cường đang trên đường triển khai. Trong chiến trường này mà ông có kinh nghiệm đặc biệt, ông sẽ duy trí các mối tương quan với Ấn Độ. Do dó, tôi hy vọng ông sẽ làm theo ý nguyện và các chỉ thị của tôi trên tinh thần vô tư vì lợi ích chung mà ông đã chứng tỏ trong mọi trường hợp. Alexander sẽ tới gần như ngay lập tức, và tôi hy vọng là tùy thuộc vào các sự chuyển động của địch, đầu tuần sau có thể chuyển giao trách nhiệm về mặt trận một cách rất trơn tru và có hiệu quá.

        3. Tôi sẽ rất vui được gặp ông và bất cứ thời gian thích hợp  nào nếu ông muốn.

        Hãy tin tưởng ở tôi

Thân chào             
Winston s.Churchill       

        Tái bút: Đại tá Jacob, người cầm thư này cũng được tôi giao chuyển lời phân ưu của tôi trước cái chết đột ngột của tướng Gott.

        Jacob quay về vào buổi chiều. Auchinleck nhận hung tin này với tinh thần và thái độ của một quân nhân. Ông ta không muốn nhận sự chỉ huy mới và sẽ đến gặp tôi ngày hôm sau. Nhật ký của Jacob có ghi:

        Thủ tướng đang ngủ. Ông thức dậy vào 6 giờ sáng và tôi phải kể lại một cách đầy đủ nhất điều đã diễn ra giữa tôi và tướng Auchinleck. Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia ngả về phía chúng tôi... Đầu óc Thủ tướng hoàn toàn nghĩ đến sự thất bại của Rommel cũng như đưa tướng Alexander nắm toàn bộ trách nhiệm về các cuộc hành quân ở sa mạc phía Tây. Ông ta không hiểu làm thế nào mà một người có thể ở lại Cairo trong khi các sự kiện lớn dang diễn ra trên sa mạc và giao quyền lèo lái cho một người khác. Ông đi lên, đi xuống nói như diễn thuyết về điểm này và ông có ý nói là mình có lý, ông kêu lên "Rommel, Rommel, Rommel" "Còn gì phải ngại nữa ngoài việc dập cho nó chết!".

        Tướng Auchinleck tới Cairo đúng lúc quá ngọ và chúng tôi nói chuyện với nhau một giờ và đây là cuộc nói chuyện hoàn hảo nhưng không mấy vui.

        Chiều tối hôm đó, tướng Alexander đến gặp tôi và các sự sắp xếp cuối cùng cho các thay đổi đã được dự thảo. Tôi báo cáo các kết quả này trong bức điện gửi về Luân Đôn mà đoạn dưới đây là rất quan trọng:

        ... Tôi đã đưa ra chỉ thị dưới dây cho Tướng Alexander được ông này rất tán thành, trong dó có sự đóng góp của Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia:

        1. "Nhiệm vụ chính và căn bản của ông là bắt hoặc tiêu diệt trong cơ hội sớm nhất quân dội Đức - Ý dưới sự chỉ huy của thống chế Rommel cùng với tất cả các cơ sở và dồ tiếp tế của chúng ở Ai Cập và Libya.

        2. Ông sẽ bớt hoặc làm cho bớt di các nhiệm vụ khác trong thực quyền chí huy của mình mà không làm ảnh hướng xấu đến nhiệm vụ được quy định trong đoạn 1 và phải được coi là đứng hàng đầu trong các quyền lợi của Nhà vua".

        Chắc chắn là trong một giai đoạn sau này của chiến tranh, có thể thay đổi điểm nhấn của chỉ thị này, nhưng tôi tin chắc là tính đơn giản tập trung vào một mục đích lúc này là bắt buộc.


        Phúc thư của Alexander gửi sau đó 6 tháng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:39:32 pm

15

MATXCƠVA: CUỘC GẶP GỠ ĐẦU TIÊN

        Về khuya đêm 10/8, sau bữa tối với các nhân vật quan trọng tại sứ quán Cairo, chúng tôi bắt đầu khởi hành đi Mátxcova. Phái đoàn của tôi đi trên 3 chiếc máy bay gồm Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia, tướng Wavell, người nói tiếng Nga, nguyên soái không quân Tedder, và ngài Alexander Cadogan. Averell Harriman, từ Mỹ đến muộn hơn theo yêu cầu đặc biệt của tôi đối với Tổng thống. Tôi và ông ta đi cùng nhau. Đến hoàng hôn, chúng tôi đã đến gần những dãy núi ở Kurdistan. Thời tiết tốt và Vanderkloot rất vui. Trong khi chúng tôi tới gần những cao nguyên lởm chởm này, tôi hỏi xem anh ta dự định bay ở độ cao nào. Anh ta nói sẽ bay ở 9 nghìn bộ. Tuy nhiên, nhìn vào bản đồ tôi thấy nhiều ngọn núi cao 11 hoặc 12 nghìn bộ, và dường như có một ngọn núi cao tới 18 hay 20 ngàn, mặc dù hãy con khá xa. Chừng nào mà bạn không bất ngơ bị mây bao phủ, bạn có thể an toan lượn qua những ngọn núi. Tuy vậy, tôi đề nghị bay ở độ cao 12 ngàn bộ, và chúng tôi bắt đầu hút các ống khí ôxy của mình. Khi chúng tôi hạ cánh vào lúc 8 giờ 30 sáng ở sân bay Teheran và lúc đã gần chạm đất, tôi nhìn đồng hồ đo độ cao chỉ 4500 bộ, và vì không hiểu nên tôi đã đề nghị "tốt hơn nên điều chỉnh đồng hồ trước khi chứng ta tiếp tục cất cánh". Nhưng Vanderkloot nói: "Sân bay Teheran ở độ cao trên 4000 bộ so với mặt nước biển".

        Ngài Reader Bullard, Công sứ Hoàng gia ở Teheran, đón tôi ở sân bay. Ông ta là một người Anh mạnh mẽ, có nhiều kinh nghiệm về Iran và không ảo tưởng.

        Đã quá muộn để có thể bay vọt qua các dãy núi Elbuz về phía Bắc trước khi trời tối và tôi rất vui khi được mời một cách lịch sự dùng cơm trưa với nhà vua; trong cung điện có một bể bơi tuyệt đẹp giữa các cây đại thụ trên một vách núi dốc. Đỉnh núi đồ sộ mà tôi nhìn thấy buổi sáng hiện ra đằng xa sáng loáng màu hồng và màu da cam. Buổi chiều ở vườn của tòa công sứ Anh có một cuộc họp kéo dài với Averell Harriman và các quan chức đường sắt cao cấp Mỹ, Anh và người ta quyết định rằng Mỹ sẽ tiếp quản toàn bộ đoạn đường sắt xuyên Ba Tư từ vịnh Ba Tư tới Caspian. Đường sắt này, mới được một Công ty Anh khánh thành là một thành tựu kỹ thuật đáng kể. Có 390 chiếc cầu lớn trên suốt chiều dài con đường, qua nhiều đèo. Harriman nói Tổng thống sẵn sàng chịu toàn bộ trách nhiệm để vận hành tối đa công suất đoạn đường này, và có thể cung cấp đầu tàu, thiết bị đường sắt, và các nhân viên có tay nghề trong các đơn vị quân đội trong phạm vi mà chúng tôi không thể đương được. Vì vậy tôi đồng ý với sự chuyển giao này, với điều kiện phải dành ưu tiên cho những yêu cầu cơ bản của quân đội chúng tôi. Vì sức nóng và tiếng ồn ở Teheran, nơi mà dường như mỗi người dân Ba Tư đều có một xe máy và bấm còi liên tục, tôi ngủ giữa những hàng cây cao tại một khu nhà nghỉ hè của Tòa công sứ Anh ở độ cao khoảng 1.000 bộ so với thành phố.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:42:39 pm

        Vào lúc 6 giờ 30 sáng hôm sau, thứ tư, 12 tháng 8, chúng tôi bắt đầu cất cánh, bay qua một thung lũng lớn dẫn tới Tabriz, và sau đó quặt rẽ sang hướng Bắc tới Enzeli thuộc Caspian. Chúng tôi vượt qua dãy núi thứ 2 này ở độ cao 11 ngàn bộ, tránh cả mây và các đỉnh núi. Lúc này, hai sĩ quan Nga cũng ở trên máy bay và chính phủ Liên Xô chịu trách nhiệm về sự an toàn cho chuyến bay và hạ cánh của chúng tôi. Một ngọn núi phủ tuyết khổng lồ lấp lánh ở phía Đông. Tôi chú ý thấy chúng tôi đang bay một mình và một bức điện giải thích rằng chiếc máy bay thứ hai, chở Tổng Tham mưu trưởng Hoang gia, Wavell, Cadogan và những người khác đã phải quay về Teheran vì động cơ trục trặc. Trong 2 giờ, biển Caspian lấp lánh phía trước. Bên dưới là Enzeli, tôi chưa bao giờ nhìn thấy biển Caspian, nhưng tôi nhớ lại 25 năm trước đây, trên tư cách là Bộ trưởng chiến tranh bằng cách nào, tôi đã được thừa hưởng một hạm đội đã từng ngự trị vùng biển xanh, tĩnh lặng này trong gần 1 năm. Bây giờ chúng tôi hạ độ cao không dùng đến ôxy nữa. Ở phía bờ Tây mà chúng tôi có thể trông thấy một cách lơ mơ là Baku và các giếng dầu. Quân đội Đức hiện nay ở quá gần Caspian đến nỗi chuyến đi của chúng tôi phải nhắm hướng tới Kuibyshew, đủ tránh xa Stalingrad và khu vực chiến sự, đưa chúng tôi tới gần châu thổ sông Volga. Trong tầm xa mà mắt có thể nhìn tới, chúng tôi có thể nhìn thấy những dải đất rộng thuộc Nga màu xám và bằng phẳng và hầu như không có một dấu hiệu của sự sống của con người. Đây đó là những mảnh đất thẳng hàng được cày xới chứng tỏ có một nông trang nhà nước. Trên một cung dài, sông Volga hùng vĩ hiện thành những đường cong và vươn đuổi chảy dài giữa những vùng đầm lầy hoang vu và rộng. Đôi khi, một con đường thẳng như thước kẻ, chạy từ đường chân trời này tới đường chân trời khác. Sau khoảng chừng một giờ bay trên vùng nay, tôi trèo trở lại, dọc theo khoang chứa bom, tới ca-bin và ngủ.

        Tôi suy nghĩ về sứ mạng của mình ở đất nước Bônsêvíc buồn thảm này mà tôi đã từng cố gắng bóp chết ngay từ những ngày đầu mới ra đời, và mãi cho đến khi Hitler xuất hiện, tôi vẫn coi là kẻ tử thù của tự do văn minh. Giờ đây tôi có nghĩa vụ phải nói với họ những gì nhỉ? Tướng Wavell, người có thiên hướng văn chương đã tóm tắt toàn bộ trong một bài thơ. Có nhiều bài văn xuôi, mỗi bài khép lại bằng câu "Không có mặt trận thứ hai nào vào năm 1942". Điều này giống như là đem một tảng băng lớn tới Bắc cực. Tuy vậy, tôi chắc rằng nhiệm vụ của tôi phải nói riêng với họ về những sự kiện và nói toàn bộ trục tiếp với Staline, còn hơn là qua các điện tín và những người trung gian. Cuối cùng thì ít nhất nó cũng cho thấy rằng người ta lo cho vận mệnh của mình, và hiểu cuộc đấu tranh của mình có ý nghĩa gì đối với cuộc chiến tranh chung. Tôi luôn luôn căm ghét chế độ xấu xa của họ, và trước khi Đức đánh họ, họ đã lạnh lùng nhìn chúng tôi bị gạt ra khỏi những vùng đất thuộc đế chế, và vui mừng cùng với Hitler chia sẻ đế chế của chúng tôi ở phương Đông.

        Tròi quang mây tạnh, gió thuận lợi và tôi cần tới Mátxcova gấp. Người ta bố trí không bay qua góc Kuibyshev và đi thẳng tới thủ đô. Tôi sợ một buổi chiêu đãi sang trọng và việc đón tiếp theo đúng sự mến khách của ngươi Nga. Vào lúc 5 giờ, những hình tháp nhọn và các mái vòm của Mátxcova hiện ra trong tầm mắt. Chúng tôi bay xung quanh thành phố theo những hướng đã được vạch ra cẩn thận, dọc theo đường bay tất cả các khẩu đội pháo đều đã được báo trước, và hạ cánh xuống sân bay, nơi mà tôi đã phải tới thăm lại trong cuộc đấu tranh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 09:37:35 pm

        Dẫn đầu nhóm tướng tá và toàn bộ đoàn ngoại giao Nga là Molotov cùng với đông đảo phóng viên, các nhà nhiếp ảnh thường thấy trong các dịp như thế nay. Một đội quân danh dự hùng hậu, trang phục rất chỉnh tề, lễ tiết quân sự tuyệt mỹ, đã được duyệt ra diễu hành qua sau khi quân nhạc cử quốc thiều 3 cường quốc mà sự đoàn kết của 3 cường quốc này báo hiệu ngay tận số của Hitler. Tôi được đưa tới trước một chiếc micro và đọc một bài diễn văn ngắn. Averell Harriman phát biểu thay mặt nước Mỹ, ông ta phải ở lại sứ quán Mỹ. Molotov đưa tôi trên chiếc xe của mình về khu nhà được chỉ định, cách Mátxcơva 8 dặm, "biệt thự chính phủ số 7". Trong khi đi qua các phố đường, có vẻ như rất vắng người ở Mátxcơva, tôi hạ thấp của kính để lấy thêm một chút không khí, và tôi ngạc nhiên khi cảm thấy chiếc của kính dầy trên 2 inch. Điều này vượt quá tất cả những gì tôi đã gặp. Người phiên dịch Pavlốp nói "ngài bộ trưởng nói dùng cái này thận trọng hơn". Sau hơn nửa giờ chúng tôi đến khu biệt thự.

        Mọi thứ được chuẩn bị cực kỳ xa hoa. Dưới quyền chỉ huy của tôi là một sĩ quan to lớn, vẻ lộng lẫy, làm phụ tá (mà tôi tin là thuộc gia đình Hoàng gia dưới chế độ Nga hoàng). Anh ta đóng vai chủ nhà của chúng tôi và là mẫu người lịch sự, chu đáo. Một số nhân viên phục vụ kỳ cựu mặc áo vét-tông trắng và những nụ cười luôn rạng rỡ trên môi sẵn sàng phục vụ theo mọi yêu cầu hoặc cử chỉ của khách. Một chiếc bàn dài trong phòng ăn và nhiều tủ búp-phê nhỏ khác nhau chứa đựng những thứ cao lương mĩ vị và chất kích thích mà chức quyền tối cao có thể yêu cầu. Tôi được dẫn đi qua một phòng khách rộng sang một phòng ngủ và phòng tắm cũng rộng gần như vậy. Những bóng đèn điện sáng rực, gần như lóa mắt, cho thấy sự sạch sẽ không có lấy một vết bẩn. Nước nóng và lạnh chảy rất khỏe. Tôi rất cần đi tắm nước nóng sau một chuyến đi dài và nóng nực. Tất cả đã được chuẩn bị sẵn. Tôi chú ý thấy các bồn tắm không có vòi nước nóng lạnh riêng và cũng không có phích cắm. Nước nóng và lạnh đồng thời đi qua một chiếc vòi duy nhất, được hòa lẫn ở một nhiệt độ thích hợp mà người ta mong muốn. Hơn nữa, người ta không rửa tay trong bồn mà ở chỗ dòng nước chảy của các vòi nước. Tôi đã bắt chước hệ thống này để đặt tại nhà ở một mức độ vừa phải. Nếu không thiếu nước thì hệ thống này thực sự là rất tuyệt vời.

        Sau tất cả những việc ngâm mình và tắm rửa cần thiết, chúng tôi được thết đãi trong phòng ăn với mọi thức ăn và đồ uống được lựa chọn, bao gồm cả món trứng cá cavia và rượu vốt-ca, nhưng còn với nhiều loại thức ăn và rượu khác từ Đức và Pháp vượt xa sức tưởng tượng và khả năng tiêu thụ của chúng tôi. Ngoài ra chúng tôi hầu như không có thời gian trước khi khởi hành đi Mátxcova. Tôi nói với Molotov rằng tôi đã sẵn sàng gặp Staline đêm đó và ông ta đề nghị cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra lúc 7 giờ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 09:38:55 pm

        Tôi đến điện Kremli và lần đầu tiên gặp gỡ nhà chỉ huy cách mạng vĩ đại và đồng thời cũng là một chính khách, một chiến binh Nga sâu sắc, người mà trong 3 năm sau tôi luôn luôn phải gần gũi và nghiêm cẩn, nhưng cũng luôn gây thích thú và thậm chí đôi khi thân ái, hòa nhập. Cuộc gặp gỡ kéo dài gần 4 giờ đồng hồ. Do chiếc máy bay thứ 2 của chúng tôi cùng với Brooke, Wavell, Cadogan chưa tới, nên chỉ có mặt Staline, Molotov, tôi, Harriman, và đại sứ của nước ta cùng với các phiên dịch. Tôi thuật lại việc nay dựa trên hồ sơ mà chúng tôi lưu trữ, tùy thuộc vào trí nhớ của tôi và những bức điện tín mà tôi gửi về nước vào thời gian đó.

        Hai giờ đầu tiên trống trải và ảm đạm. Tôi bắt đầu ngay lập tức bằng câu hỏi về mặt trận thứ 2, và nói rằng tôi muốn nói một cách cỏi mở và cũng muốn đề nghị có được sự cởi mở hoàn toàn từ phía Staline. Tôi đã không tới Mátxcơva trừ phi ông ta thấy chắc chắn rằng ông ta có thể bàn bạc về các sự thật. Khi Molotov tới Luân Đôn, tôi đã nói với ông ta rằng chúng tôi đang cố gắng soạn thảo các kế hoạch chuyển hướng vào Pháp. Tôi cũng nói cho Molotov rõ rằng tôi không thể hứa một điều gì trong năm 1942, và đã đưa cho Molotov một bản ghi nhớ về vấn đề này. Kể từ đó, một sự xem xét toàn diện về vấn đề này đã được Mỹ và Anh tiến hành. Chính phủ Mỹ và Anh cảm thấy không thể tiến hành một hoạt động tác chiến lớn vào tháng 9 - tháng muộn nhất cần phải tính tới thời tiết. Nhưng khi Staline đã biết, họ đang chuẩn bị một cuộc hành quân tác chiến rất lớn trong năm 1943. Vì vậy, nhằm mục đích này, 1 triệu quân Mỹ hiện nay có kế hoạch sẽ tới địa điểm tập kết ở Anh vào mùa xuân 1943, lập ra một lực lượng viễn chinh gồm 27 sư đoàn. Chính phủ Anh sẵn sàng đóng góp thêm 21 sư đoàn. Gần một nửa lực lượng này sẽ là quân thiết giáp. Cho đến nay mới chỉ có 2,5 sư đoàn lính Mỹ đã đến Anh, nhưng công việc vận chuyển lớn sẽ diễn ra vào tháng 10, 11 và 12.

        Tôi nói với Staline rằng tôi rất hiểu kế hoạch này đã không giúp gì cho nước Nga trong năm 1942, nhưng tôi nghĩ rằng khi kế hoạch 1943 được hoàn thành, rất có thể Đức đã có một quân đội ở phía Tây mạnh hơn hiện nay. Đến đây, Staline cau mày lại nhưng không ngắt lời. Sau đó tôi nói tôi có những lý do xác đáng để phản đối một cuộc tấn công vào bờ biển nước Pháp trong năm 1942. Chúng tôi có đủ tàu đổ bộ cho một cuộc tấn công đổ bộ lên 1 bờ biển có công sự phòng thủ - đủ để tung lên bờ 6 sư đoàn và duy trì số lượng này. Nếu thành công, có thể đổ bộ thêm một số sư đoàn nữa, nhưng nhân tố hạn chế là tàu đổ bộ mà hiện nay đang được đóng với một số lượng rất lớn ở Anh và đặc biệt ở Mỹ. Nếu năm nay có thể chở được một sư đoàn, thì năm tới sẽ có thể chở được tới 8 hay 10 sư đoàn như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 09:40:08 pm

        Staline có vẻ buồn và dường như không tin vào lập luận của tôi và hỏi liệu có thể tấn công vào bất kỳ khu vực nào thuộc bờ biển Pháp được không? Tôi cho ông ta xem một tấm bản đồ chỉ rõ những khó khăn trong việc thiết lập một cái ô bảo hộ bằng không quân yểm trợ ở bất kỳ nơi nào, ngoại trừ trên vùng ngang qua eo biển Manche, ông ta dường như không hiểu và hỏi một vài câu về tầm tác chiến của máy bay chiến đấu. Ví dụ như chúng không thể bay đến và đi được sao? Tôi giải thích rằng thực tế chúng có thể bay được như vậy, nhưng ở một tầm hoạt động như vậy chúng không có thời gian chiến đấu, và nói thêm rằng vấn đề một cái ô bảo hộ bằng không quân không có tác dụng gì vẫn phải để ngỏ. Sau đó ông ta nói rằng không có nổi một sư đoàn Đức có bất cứ giá trị nào ở Pháp, một câu nói mà tôi phải tranh cãi. Ở Pháp có tới 25 sư đoàn Đức, 9 trong số đó là những sư đoàn được xếp hàng đầu. Ông ta lắc đầu. Tôi nói tôi đã đi cùng với Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia và ngài Archiball Wavell để có thể xem xét một cách chi tiết những điểm này với Bộ Tổng tư lệnh Nga. Có một điểm mà vượt quá các giới hạn của nó, các chính khách không thể tiến hành thảo luận những cuộc như kiểu này.

        Staline mà giờ đây càng rầu rĩ thêm, nói rằng, theo ông ta hiểu điểm này, chúng ta không có khả năng mở mặt trận thứ 2 bằng bất cứ một lực lượng lớn nào và thậm chí cũng không sẵn sàng đổ bộ 6 sư đoàn. Tôi nói vấn đề là như vậy. Chúng tôi có thể đổ bộ 6 sư đoàn, nhưng việc đổ bộ chỉ có hại nhiều hơn là có lợi, vì nó ảnh hưởng lớn tới kế hoạch hành quân lớn đã được vạch ra cho năm 1943. Chiến tranh là chiến tranh chứ không phải là sự điên rồ, và sẽ là điên rồ nếu rước lấy một thảm họa mà không giúp cho ai cả. Tôi nói tôi e những tin tức mà tôi mang đến không phải là tin tức tốt. Nếu bằng cách ném vào cuộc 150.000 đến 200.000 quân mà có thể giúp ông ta bằng cách kéo ra khỏi mặt trận ở Nga một lực lượng Đức đáng kể, chúng tôi sẽ không ngần ngại vì lý do tổn thất. Nhưng nếu không rút ra được một ai mà lại làm hỏng các triển vọng của năm 1943 thì sẽ là một sai lầm lớn.

        Staline đã bắt đầu bồn chồn và nói rằng ông ta có quan điểm khác về chiến tranh. Một người không sẵn sàng chấp nhận rủi ro thì không thể chiến thắng. Tại sao chúng ta lại quá sợ người Đức? Ông ta không thể hiểu được. Kinh nghiệm của ông ta cho thấy binh lính phải đổ máu trên chiến trường. Nếu quân của các ngài không đổ máu, các ngài sẽ không có thể hiểu nổi giá trị của họ ở chỗ nào. Tôi hỏi liệu ông ta đã bao giờ tự hỏi tại sao Hitler không đến nước Anh vào năm 1940, khi ông ta ở đỉnh cao của quyền lực và chúng tôi chỉ có 20.000 quân đã được huấn luyện với 200 khẩu pháo và 50 xe tăng. Ông ta không đến. Thục tế là Hitler lo sợ cuộc hành quân. Vượt qua eo biển thì không phải dễ dàng gì. Staline trả lời rằng điều này không giống nhau. Việc Hitler đổ bộ lên nước Anh sẽ bị nhân dân chống cự, nhưng trong trương hợp Anh đổ bộ lên đất Pháp thì nhân dân sẽ đứng về phía người Anh. Tôi chỉ ra rằng vì vậy điều càng quan trọng hơn là không nên rút lui để cho Hitler trả thù nhân dân Pháp cũng như lãng phí họ trong khi mà họ là rất cần thiết cho kế hoạch lớn trong năm 1943.

        Một sự im lặng ngột ngạt bao trùm. Sau một hồi lâu Staline nói rằng nếu không thể đổ bộ vào Pháp trong năm nay, ông ta có quyền đòi hòi hay nhấn mạnh điều đó, nhưng ông ta phải nói rằng ông ta không đồng ý với lập luận của tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 09:41:28 pm

*

        Sau đó tôi mở tấm bản đồ Nam Âu, Địa Trung Hải và Bắc Phi. Một "mặt trận thứ 2" là gì? Có phải đó chỉ là việc đổ quân vào một bờ biển có công sự phòng ngự đối diện với nước Anh? Hay có phải có thể là một dạng công trình lớn nào khác khả dĩ có ích cho sự nghiệp chung? Tôi nghĩ tốt hơn nên hướng ông ta về phía Nam tùng bước một. Ví dụ, nếu chúng ta có thế giữ chân kẻ thù ở Pas de Calais bằng việc tập trung quân ở Anh và đồng thời tấn công ở một nơi nào đó, ví dụ ở Loire, Gironde, hay Scheldt chẳng hạn, điều này có nhiều triển vọng. Thực tế đã có một bức tranh chung về cuộc hành quân kế hoạch tác chiến lớn vào năm tới. Staline lo ngại rằng điều này không thực tế. Tôi nói thực tế rất khó để có thể đổ bộ một triệu quân, nhưng chúng tôi sẽ phải kiên nhẫn và cố gắng.

        Sau đó chúng tôi chuyển sang vấn đề oanh tạc nước Đức, điều này đem lại sự hài lòng chung, Staline nhấn mạnh tầm quan trọng việc đánh vào tinh thần của dân chúng Đức. Ông ta nói ông ta coi trọng nhất việc đánh bom và ông ta biết rằng những cuộc xuất kích tấn công của chúng tôi đang có tác động to lớn ở Đức. Sau thời gian giải lao làm dịu sự căng thẳng, Staline nhận xét rằng qua cuộc thảo luận kéo dài thì có vẻ như tất cả những gì chúng tôi sắp làm là "Sledgehammer", là "Round up" và chúng tôi tự lực bằng đánh bom nước Đức.

        Tôi quyết định trước hết phải giải quyết được vấn đề hóc búa nhất và tạo ra một bối cảnh thích hợp cho kế hoạch mà tôi đã đề ra. Thực tế tôi đã đề nghị rằng nên nói chuyện một cách thẳng thắn nhất giữa những người bạn và những đồng chí trong lúc hoạn nạn. Dù sao thì cũng cần phải lịch sự và tôn trọng nhân cách của nhau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 09:42:13 pm

*

        Giơ phút đưa "Torch" vào thực hiện đã đến. Tôi nói rằng tôi muốn quay trở lại vấn đề mặt trận thứ hai trong năm 1942. Đó chính là lý do tôi đã đến đây. Tôi không nghĩ rằng nước Pháp là nơi duy nhất để có thể mở một mặt trận như vậy. Có nhiều nơi khác và chúng tôi và những người Mỹ đã quyết định một kế hoạch khác mà tôi được Tổng thống Mỹ ủy thác để tiết lộ riêng với Staline. Và giờ đây tôi sẽ bắt đầu thực hiện. Tôi nhấn mạnh yêu cầu cực kỳ cần thiết về tính bí mật. Lúc này Staline giật mình há mồm cười và nói ông ta không hy vọng chút nào về bất ky điều gì trong kế hoạch nay sẽ xuất hiện trên báo chí Anh.

        Sau đó tôi giải thích chính xác kế hoạch "Torch" (bó đuốc). Trong khi tôi nói toàn bộ câu chuyện, Staline mỗi lúc càng quan tâm hơn. Câu hỏi đầu tiên của ông ta là điều gì sẽ diễn ra ở Tây Ban Nha và nước Pháp Vichy. Một lát sau, ông ta nhận xét rằng kế hoạch này là đúng về mặt quân sự, nhưng về chính trị, ông ta hoài nghi tác động của kế hoạch đối với nước Pháp. Đặc biệt ông ta hỏi về mặt thời gian và tôi nói không muộn hơn 30/10, nhưng Tổng thống và tất cả chúng ta sẽ cố gắng thực hiện kế hoạch trước 7/10. Dương như đây là một sự trợ giúp to lớn đối với người Nga.

        Rồi tôi mô tả những lợi thế quân sự của việc giải phóng Địa Trung Hải mà từ đó một mặt trận khác có thể được mở. Trong tháng 9 chúng tôi phải thắng ở Ai Cập và tháng 10 Bắc Phi, toàn bộ thời gian đó sẽ kìm chân quân địch ở Bắc Pháp. Nếu đến cuối năm chúng tôi chiếm được Bắc Phi thì có thể đe dọa cái bụng châu Âu của Hitler và kế hoạch này được xem xét cùng với kế hoạch 1943. Đó chính là cái mà chúng tôi và người

        Mỹ quyết định làm. Trong khi đó, để minh họa cho luận điểm của mình, tôi đã vẽ một con cá sấu và giải thích với Staline bằng bức tranh này về ý định tấn công phần bụng mềm của con cá sấu như thế nào trong khi chúng tôi đánh vào chiếc mõm cứng của nó. Staline mà sự quan tâm đã lên đến điểm đỉnh, nói "cầu Chúa phù hộ cho kế hoạch này".

        Tôi nhấn mạnh rằng tôi muốn làm dịu tình hình căng thẳng của người Nga. Nếu chúng tôi tìm cách đổ bộ vào Bắc Pháp chúng tôi sẽ thất bại. Nếu chúng tôi đánh vào Bắc Phi chúng tôi có nhiều cơ hội chiến thắng, và sau đó có thể giúp cho mặt trận ở Pháp. Nếu chúng tôi chiếm được Bắc Phi, Hitler sẽ phải điều không quân của mình về, hoặc nếu không chúng tôi sẽ đánh bại đồng minh của hắn, thậm chí có thể đố bộ lên Ý. Kế hoạch này sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến Thổ Nhĩ Kỳ và toàn bộ Nam Âu, và tất cả cái mà tôi lo ngại là chúng tôi có thể bị đánh chặn trước. Nếu năm nay mà chiếm được Bắc Phi, chúng tôi có thể đánh đòn quyết định vào Hitler trong năm tới. Đây là bước ngoặt trong cuộc đối thoại của chúng tôi.

        Rồi Staline bắt đầu trình bày những khó khăn chính trị khác nhau. Liệu việc Mỹ và Anh chiếm được các vùng của "Torch" (bó đuốc) có bị Pháp hiểu lầm? Chúng tôi sẽ làm gì với De Gaulle? Tôi nói rằng tôi không muốn ông ta can thiệp vào kế hoạch ở giai đoạn đó. Chính phủ Pháp Vichy chắc sẽ bắn vào những người theo De Gaulle nhưng chưa chắc đã tấn công người Mỹ. Harriman ủng hộ quan điểm này rất mạnh mẽ bằng cách nói tới những báo cáo của những điệp viên Mỹ ở các vùng lãnh thổ của "Torch" (bó đuốc), và cả ý kiến của Đô đốc Leahy được Tổng thống tin tưởng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 09:43:20 pm

*

        Đến đây dường như Staline chọt nắm được những lợi ích chiến lược của kế hoạch "Torch" (bó đuốc). Ông ta kể lại 4 lý do chính (1) nó sẽ đánh vào Rommel từ phía sau; (2) nó sẽ đe dọa Tây Ban Nha; (3) nó sẽ làm cho người Đức và người Pháp đánh nhau ở Pháp và (4) kế hoạch này sẽ làm cho nước Ý phải chịu toàn bộ gánh nặng của chiến tranh.

        Lời nhận xét đáng kể này gây cho tôi một ấn tướng sâu sắc. Nó cho thấy nhà độc tài của nước Nga nắm chắc toàn bộ vấn đề mới đối với ông một cách nhanh chóng và đầy đủ. Rất ít người đang sống trong một vài phút ngắn ngủi như vậy có thể hiểu hết những lý do mà chúng tôi đã phải đánh vật với chúng trong nhiều tháng. Ông ta hiểu tất cả trong nháy mắt.

        Tôi đề cập đến lý do thứ 5, đó là rút ngắn con đường qua Địa Trung Hải, Staline muốn biết liệu chúng tôi có thể đi qua eo biển Gibraltar? Tôi nói sẽ không có vấn đề gì cả. Tôi cũng nói với ông ta về sự thay đổi trong bộ chỉ huy ở Ai Cập và quyết tâm của chúng tôi đánh một trận quyết định ở đó vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9. Cuối cùng, điều rõ ràng là tất cả họ đều thích kế hoạch "Torch" (bó đuốc), mặc dù Molotov còn hỏi liệu kế hoạch này có diễn ra vào tháng 9 hay không?

        Tôi nói tiếp: "Nước Pháp đã kiệt sức và chúng tôi muốn vực nó dậy". Pháp hiểu Madagascar và Syria. Việc người Mỹ đến sẽ làm cho dân tộc Pháp ngả về phía chúng tôi. Nó sẽ đe dọa Franco. Người Đức cũng có thể ngay lập tức nói với người Pháp "Hãy trao cho chúng tôi hạm đội và cảng Toulon của các ngài". Điều này sẽ gây thêm những mâu thuẫn giữa chính phủ Vichy và Hitler.

        Sau đó tôi đưa ra triển vọng về việc đặt một lực lượng không quân Anh - Mỹ ở sườn Nam quân Nga để bảo vệ vùng Caspian và vùng núi Caucase, và nói chung để chiến đấu ở chiến trường này. Tuy nhiên tôi không đi vào chi tiết bởi tất nhiên chúng tôi phải thắng ở Ai Cập trước đã, và tôi chưa có kế hoạch nói tới những kế hoạch của Tổng Thống về sự đóng góp của Mỹ. Nếu Staline thích ý tưởng này chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc chi tiết. Ông ta trả lời rất cảm on về sự giúp đỡ này, nhưng cần phải nghiên cứu chi tiết về địa điểm v.v... Tôi rất quan tâm tới kế hoạch này bởi nó sẽ dẫn đến những trận chiến ác liệt hơn giữa không quân Anh - Mỹ và người Đức, mà điều nay sẽ giúp vào việc làm chủ trên không trong những điều kiện thuận lợi hơn là việc đánh nhau trên vùng Pas de Calais.

        Sau đó chúng tôi tập trung quanh một quả địa cầu lớn và tôi giải thích cho Staline về những lợi ích rất to lớn của việc gạt kẻ thù khỏi Địa Trung Hải. Tôi nói với Staline rằng tôi sẽ sẵn sàng nếu ông ta muốn gặp lại tôi. Ông ta trả lời rằng người Nga có thói quen để cho khách nói ra mong muốn của mình trước và ông ta sẵn sàng tiếp tôi bất cứ lúc nào. Giờ đây ông ta hiểu điều tồi tệ nhất và tuy vậy chúng tôi chia tay trong một không khí thân thiện.

        Cuộc gặp đã kéo dài gần 4 giờ. Mất hơn một nửa giờ để trở về Biệt thự Quốc gia số 7. Mệt rã rời, tôi đọc bức điện của mình đã phát đi cho Bộ quốc phòng và Tổng thống sau nửa đêm, và sau đó, với cảm giác rằng ít nhất băng đã tan và quan hệ nhân bản đã được thiết lập, tôi ngủ một giấc ngon lành và lâu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 09:45:44 pm

16

MATXCƠVA: THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ

        Sáng hôm sau tôi thức dậy muộn trong khu nhà sang trọng của mình. Thứ năm 13/8 đối với tôi luôn luôn là ngày Blenheim. Buổi trưa tôi đã sắp xếp đi thăm Molotov ở điện Kremli để giải thích cho ông ta rõ ràng hơn và đầy đủ hơn các chiến dịch mà chúng tôi đang có trong đầu. Tôi chỉ rõ là sẽ có hại như thế nào cho chính nghĩa chung, nếu vì một lý do gì có ý kiến phản bác về "Sledgehammer" chúng tôi buộc phải công khai lập luận chống lại những kế hoạch như thế. Tôi cũng giải thích tỉ mỉ hơn bối cảnh chính trị của chiến dịch "Torch" (ngọn đuốc), ông ta lắng nghe một cách hoa nhã nhưng chẳng đóng góp gì hết. Tôi đề nghị với Molotov rằng tôi sẽ phải gặp Staline 10 giờ đêm nay, và đến cuối ngày tôi nhận được thông báo gặp vào lúc 11 giờ sẽ thích hợp hơn và vì chủ đề của cuộc tiếp xúc cũng giống như các đêm trước đó và người ta muốn biết, liệu tôi có muốn đem theo Harriman không? Tôi đồng ý và muốn Cadogan, Brooke, Wavell và Tedder cùng đi nữa. Họ vừa từ Teheran đến đây an toàn trên một chuyến phi cơ của Nga, và có lẽ đã có một vụ hỏa hoạn rất nguy hiểm trong chiếc phi cơ Liberator của họ.

        Trước khi rời căn phòng lịch sự và kiên cố giành cho nhà ngoại giao, tôi quay lại nói với Molotov "Staline sẽ mắc phải một sai lầm lớn khi đối xử thô bạo với chúng tôi, những người từ phương trời xa tít đến đây". Lần đầu tiên tôi thấy Molotov thoải mái. Ông nói "Staline là một con người rất khôn ngoan. Cho dù ông ta tranh luận như thế nào thì ngài có thể tin rằng ông ta hiểu tất cả mọi chuyện. Tôi sẽ nói lại với Staline những điều ngài nói".

        Tôi trở về đúng giờ ăn trưa ở khu biệt thự nhà nước số 7. Thời tiết bên ngoài thật đẹp và gần giống như thời tiết chúng tôi yêu thích nhất ở Anh khi chúng tôi đến đây. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ đi thăm thú khu vực xung quanh chúng tôi ở. Biệt thự Nhà nước số 7 là một ngôi nhà ở vùng nông thôn rộng lớn, đẹp và mới tinh nằm trên những thảm cỏ và các khu vườn rộng khoảng 20 acres (mẫu Anh). Có nhiều chỗ đi dạo dễ chịu và trong thời tiết tháng tám như thế này, ngả lưng trên thảm cỏ hoặc trên lá thông mới tuyệt vời 1àrn sao. Có nhiều voi phun nước và một bể thủy tinh lớn nuôi nhiều loại cá vàng to. Lũ cá vàng đã được thuần duỡng, rất dạn đến nỗi chúng có thể đớp nước trên tay người ta. Hàng ngày tôi đều cho cá ăn. Bao quanh khu vực này là một hàng rào cọc chắn cao 15 bộ Anh và có một số lượng đáng kể cảnh sát là lính đứng bảo vệ ở cả 2 phía. Cách ngôi biệt thự khoảng 100 yard (thước Anh) có 1 hầm tránh bom. Chúng tôi có cơ hội đầu tiên xem xét hầm trú bom này. Đây là kiểu mới nhất và sang trọng nhất. Các cầu thang ở hai đầu đưa xuống lòng đất sâu 80 hoặc 90 bộ Anh. Dưới này là 8 hay 10 phòng lớn ở phía trong 1 hình khối bằng bê tông dày kiên cố. Những căn phòng này được ngăn cách bằng của kéo nặng nề. Đèn sáng choang. Đồ đạc kiểu cách, lộng lẫy và sáng sủa. Bể cá vàng thu hút tôi hơn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 09:49:18 pm

*

        Tất cả chúng tôi đến điện Kremlin lúc 11 giờ đêm và chỉ có Staline, Molotov và phiên dịch tiếp đón. Và thế là cuộc thảo luận chán ngắt bắt đầu. Tôi nói rằng Staline phải hiểu là chúng tôi đã quyết định đi theo con đường đã vạch ra và có trách móc cũng vô ích thôi. Chúng tôi tranh luận khoảng 2 tiếng trong đó Staline đã thốt ra nhiều điều không thể chấp nhận được, đặc biệt ông cho rằng chúng tôi quá sợ đánh nhau với người Đức và nếu chúng tôi cứ ráng làm như người Nga, thì chúng tôi sẽ thấy làm như vậy không đến nỗi dở lắm, rằng chúng tôi đã bội ước trong vấn đề "Sledgehammer", đã không chuyển đồ viện trợ cho Nga như đã cam kết mà chỉ gửi các thứ còn thừa sau khi đã lấy trọn phần mình cần. Rõ ràng, những lời phàn nàn này dành cho cả Anh và Mỹ.

        Tôi thẳng thắn bác bỏ mọi ý kiến của ông ta nhưng tôi không đả kích lại gì cả. Tôi cho rằng Staline không quen với việc bị phản bác liên tục, nhưng không tỏ ra tức giận chút nào hoặc thậm chí sôi nổi. Ông nhắc đi nhắc lại quan điểm của mình là 7 hoặc 8 sư đoàn quân Anh và Mỹ có thể đổ bộ lên bán đảo Cherbourg vì đã kiểm soát được bầu trời. Ông cho rằng nếu quân Anh giao tranh với quân Đức nhiều như quân Nga thì chắc có lẽ đã không khiếp sợ quân Đức đến như vậy. Người Nga, và thực ra không quân Hoang gia Anh đã chứng tỏ có thể đánh bại quân Đức. Bộ binh Anh cũng có thể làm được như vậy nếu như họ cùng tham chiến cùng lúc với quân Nga.

        Tôi ngắt lời nói rằng tôi châm chước những nhận xét mà Staline đưa ra dựa vào lòng dũng cảm của quân Nga. Lời đề nghị đổ bộ xuống bán đảo Cherbourg đã không tính đến eo biển Manche. Cuối cùng Staline nói chúng tôi không thể tiến hành thêm được nữa. Ông ta phải chấp nhận với quyết định của chúng tôi. Sau đó đột nhiên ông ta mời chúng tôi ăn tối vào 8 giờ tối mai.

        Tôi nhận lời và nói sáng sớm ngày kia (ngay 15) tôi sẽ rời Nga bằng máy bay. Joe (tên của Staline. LND) dường như có phần quan tâm đến điều này và hỏi liệu tôi có thể ở lại lâu hơn nữa không. Tôi trả lời là tất nhiên nếu có chuyện gì tốt có thể làm được tôi sẽ ở lại thêm 1, 2 ngày nữa. Sau đó tôi kêu lên rằng không có sự liên tục về tình bạn trong thái độ của ông ta. Tôi đã vượt qua một quãng đường dài để tạo dựng mối quan hệ làm việc tốt đẹp. Chúng tôi đã hết sức và sẽ tiếp tục giúp đỡ Nga. Chúng tôi đã bị để đơn độc một mình chống quân Đức và quân Ý trong một năm. Giờ đây khi ba nước lớn liên minh lại chắc chắn sẽ giành được chiến thắng miễn là chúng tôi không rời nhau ra. Tôi nói khá sôi nổi trong đoạn này và trước khi lời nói của tôi được dịch ra, Staline nói ông ta thích giọng điệu phát biểu của tôi. Sau đó buổi nói chuyện lại tiếp tục trong không khí có phần đỡ căng thẳng hơn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 09:50:54 pm

        Staline đi sâu bàn về chuyện hai súng phóng hỏa tiễn của Nga mà ông cho là có sức công phá lớn và cho biểu diễn cho chuyên gia chúng tôi xem nếu họ có thể ở lại được. Ông còn nói sẽ cho chúng tôi biết mọi thông tin về loại súng này nhưng liệu chúng tôi sẽ đáp lại cái gì? Có cần phải có một thỏa thuận để trao đổi các phát minh sáng chế không? Tôi nói rằng chúng tôi sẽ giao cho họ mọi thứ mà không kiếm chác gì hết ngoại trừ những vũ khí mà nếu được vận chuyển bằng máy bay qua các tuyến của kẻ thù và bị bắn hạ sẽ gây khó khăn thêm cho việc ném bom Đức. Staline chấp nhận điều này. Ông đồng ý là các quan chức quân sự sẽ tiếp xúc với các tướng lĩnh của chúng tôi dự định vào 3 giờ chiều nay. Tôi nói họ sẽ cần ít nhất 4 tiếng để đi sâu vào các câu hỏi về kỹ thuật quân sự liên quan đến cuộc hành quân "Sledgehammer" "Roundup", "Torch". Staline có lúc nhận xét cuộc hành quân "Ngọn đuốc" Torch là một chiến lược quân sự đúng đắn về phương diện quân sự, nhưng cần phải tinh tế hơn nữa, có nghĩa là phải giải quyết thận trọng hơn. Thỉnh thoảng Staline lầm bầm nhắc lại "Sledgehammer". Khi ông ta nói chúng tôi đã bội ước, tôi đáp lại, "tôi bác bỏ lời nói này, mọi lời hứa hẹn đều được giữ" và tôi nhắc đến bị vong lục tôi đưa cho Molotov. Staline đưa ra một lời xin lỗi nói rằng ông đang phát biểu những ý kiến chân thành và trung thực của mình và giữa hai bên không có sự nghi ngờ lẫn nhau, chẳng qua là quan điểm khác nhau mà thôi.

        Cuối cùng tôi hòi về Caucase. Liệu Nga có sẽ bảo vệ dãy núi này không và với bao nhiêu sư đoàn? Tới đây, Staline cho đưa ra một mô hình nổi và bằng sự am hiểu thực sự và sự thành thực rõ ràng, giải thích tầm quan trọng của chiến lũy này, và cho biết ở đây có sẵn 25 sư đoàn. Staline cũng chỉ vào các đèo khác và nói rằng sẽ bảo vệ các điểm này. Tôi hỏi liệu những điểm này có được bố phòng không và ông ta nói: "Chắc chắn là có".

        Tuyến đầu của Nga mà kẻ thù chưa đặt chân tới được là phía Bắc dãy núi chính của Caucase. Staline cho biết quân Nga sẽ phải cố thủ ở đây trong hai tháng, khi tuyết rơi xuống không thế nào vượt qua dãy núi này được. Ông tuyên bố hoàn toàn tin các sư đoàn nói trên có thể làm được việc này và cũng kể lại cụ thế sức mạnh của hạm đội Hắc Hải được tập trung ở Datum.

        Toàn bộ phần này của buổi nói chuyện diễn ra suôn sẻ hơn khi Harriman hỏi về kế hoạch đưa máy bay chiến đấu của Mỹ qua Siberia mà phía Nga chỉ đồng ý mới đây sau khi Mỹ thúc ép một thời gian dài. Staline trả lời cộc lốc "Chiến tranh không thể giành chiến thắng với các kế hoạch". Harriman ủng hộ tôi từ đầu đến cuối và không ai trong chúng tôi nhượng bộ một tấc và cũng không nói một từ gay gắt nào. Staline chìa tay bắt tay tôi để chào tạm biệt, và tôi bắt tay ông ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 09:53:49 pm

*

        Ngày 14/8 tôi báo cáo với Nội các chiến tranh như sau:

        "Chúng tôi tự tìm lời giải thích về kết quả đạt được và sự biến chuyển tốt đẹp mà đêm trước chúng tôi có được. Tôi cho rằng điều chắc chắn nhất là Hội đồng Chính ủy không chấp nhận những điều tôi trình bày, cả Staline cũng vậy. Họ có thể có nhiều sức mạnh hơn là chúng ta nghĩ và hiểu biết lại ít hơn. Có lẽ Staline đang đưa ra công khai quan điểm của mình nhằm vào những mục đích trong tương lai và những lợi ích của chúng, đồng thời hạ thấp mục đích của riêng ông. Cadogan nói là một thái độ trớ nên cứng rắn tương tự như vậy được đưa ra sau khi khai mạc cuộc phỏng vấn Eden vào dịp lễ Giáng sinh, và Harriman cho rằng chiến thuật như vậy cũng được sử dụng vào đầu cuộc họp với phái doàn Beaverbrook.

        Tôi đã xem xét và cho rằng trong thâm tâm của mình và trong chừng mực mà ông ta có một tấm lòng. Staline biết rằng chúng tòi làm như vậy là đúng đắn và 6 sư đoàn cho "Shedgehammer" không đem lại điều lợi ích cho ông ta trong năm nay. Hơn nữa, tôi chắc chắn nhận xét có cơ sở và nhanh nhạy về quân sự của Staline sẽ khiến ông ủng hộ tích cực cuộc hành quàn "Torch". Tòi cho rằng sẽ có khả năng ông ta có những sự điều chỉnh. Với hy vọng này, tôi kiên trì giữ lập trường của mình. Dù sao, tôi chắc rằng giải quyết như vậy tốt hơn bất cứ cách nào khác. Chưa bao giờ và vào bất cứ thời điểm nào lại có sự gợi ý là họ không tiếp tục chiến đấu nữa và tôi nghĩ thầm rằng Staline rất tự tin ông ta sẽ chiến thắng..."


        Tối đó chúng tôi dự tiệc chiêu đãi chính thức ở điện Kremlin, trong đó có khoảng 40 người bao gồm nhiều Tư lệnh quân đội, Ủy viên Bộ Chính trị và các quan chúc cao cấp khác, Staline và Molotov tiếp khách một cách thân mật. Những bữa tiệc như thế nay thường kéo dài, và từ lúc tiệc bắt đầu, người ta nâng cốc chúc tụng nhau và phát biểu rất ngắn gọn. Có những chuyện tầm phào nói về những bữa tiệc như thế nay của Nga thường trở thành những chầu nhậu nhẹt bí tỉ. Nhưng trong bữa tiệc hôm nay, điều đó hoàn toàn sai. Thống chế và các đồng nghiệp luôn luôn chúc tụng và chạm cốc bằng những cốc rượu nhỏ xíu và mỗi lần như vậy chỉ nhấp môi một tý. Tôi đã được dạy chu đáo về khoản này.

        Trong suốt bữa tiệc Staline trò chuyện với tôi rất sôi nổi qua người phiên dịch Pavlov. Ông kể: "Cách đây một vài năm, ngài George Bernard Shaw và phu nhân Astor đến thăm chúng tôi". Phu nhân Astor đề nghị nên mời Lloyd George đến thăm Matxcova và tôi hỏi "vì sao chúng tôi phải mời ông ta nhỉ? Ông ta là người đứng đầu của sự can thiệp". Thấy vậy, phu nhân Astor trả lời "Không đúng đâu. Chính Churchill đã xúi bẩy ông ta". Staline nói "Dù sao đi nữa Lloyd George là nguyên thủ quốc gia và thuộc về cánh tả. Ông ta là con người có trách nhiệm và chúng tôi thích có một kẻ thù thực sự còn hơn là một người giả bộ là bạn". Phu nhân Astor nói "Rốt cuộc Churchill đã đoạn tuyệt". Stalin đáp "Tôi không chắc lắm. Nếu có khủng hoảng lớn xảy ra người Anh có thể quay lại với con ngựa chiến cũ". Nghe đến đây tôi ngắt lời và nói: "Có rất nhiều điều ẩn chứa trong những lời bà ấy nói. Tôi rất tích cực trong việc can thiệp và không muốn ông nghĩ khác đi". Staline cười thân mật, vì thế tôi hỏi "Thế ngài đã tha thứ cho tôi chưa". Pavlov, phiên dịch nói: "Ngài Staline nói rằng tất cả cái đó thuộc về quá khứ và quá khứ thuộc về Chúa trời".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:03:58 pm

        Tại một trong những buổi trò chuyện sau đó với Staline, tôi nói rằng "Huân tước Beaverbrook kể cho tôi nghe rằng khi ông ta đi công tác ở Matxcova tháng 10/1941, Ngài đã hỏi ông ta: "Churchill có ý gì khi phát biểu trước Quốc hội rằng ông ta đã báo trước cho tôi biết cuộc tấn công sắp xảy ra của bọn Đức". Tôi nói "Dĩ nhiên tôi muốn nói tới bức điện tôi gửi cho Ngài tháng 4/1941 và tôi đưa ra bức điện mà ngài Stafford Cripps đã chuyển chậm. Khi bức điện được đọc và dịch cho Staline nghe, ông nhún vai "Tôi nhớ ra rồi. Tôi không cần bất cứ các sự báo trước nào. Tôi biết chiến tranh sẽ xảy ra, nhưng nghĩ là mình có thế có thêm được khoảng 6 tháng nữa". Vì sự nghiệp chung, tôi kiềm chế không hỏi chuyện gì sẽ xảy ra với chúng tôi, nếu chúng tôi vĩnh viễn bại trận, còn Staline đang cho Hitler quá nhiều vật tư, thời gian và viện trợ quý giá.

        Tôi cố gắng sớm viết báo cáo chính thức hơn về buổi chiêu đãi cho ngài Attlee và Tổng Thống.

        "1. Bữa tiệc diễn ra thân mật và theo đúng nghi lễ thông thường của Nga. Wavell đã dọc 1 bài phát biểu thật xuất sắc bằng tiếng Nga. Tôi đề nghị nâng cốc chúc sức khỏe của Staline và Alexander Cadogan nguyền rúa cầu cho bọn Đức quốc xã chết di. Mặc dù tôi ngồi bên phải Stalỉne, nhưng tôi không có cơ hội để nói những việc quan trọng với ông ta. Tòi và Staline chụp ảnh chung với nhau và có cả Harriman nữa. Staline có bài phát biểu khá dài, đề nghị thành lập cục tình báo trong đó ông đề cập một cách kỳ lạ tới trận Dardanelles năm 1915 và cho rằng Anh thắng trận và Đức, Thổ rút lui, nhưng chúng tôi không biết đó là sai lầm của công tác tình báo. Bức ảnh này tuy không giống lắm, nhưng có ý nghĩa một sự chúc mùng đối với tôi.

        2. Tôi ra về lúc 1 h 30 sáng vì tôi sợ rằng chúng tòi sẽ bị kéo vào xem một bộ phim dài lê thê và tất cả đều mệt mỏi. Khi tôi chào tạm biệt Staline, ông ta nói rằng có bất đồng nào thì chỉ là bất đồng về phương pháp. Tôi nói, chúng tôi sẽ cố gắng xóa bỏ những bất đồng dó bằng hành động. Sau khi bắt tay thân mật Staline, tôi ra về và rời khối căn phòng đông đúc nhưng Staline đuổi theo tôi và tiễn tôi một đoạn xa qua các hành lang về cầu thang đến tận của trước và chúng tối bắt tay lần nữa.

        3. Có lẽ trong bản báo cáo buổi gặp ngày thứ năm (trong tuần) gửi cho Ngài tôi đã có cái nhìn quá ảm đạm. Tôi cho rằng tôi phải xem xét đầy đủ sự thất vọng, thực sụ ghê gớm của họ mà họ cho rằng chúng ta đã không làm gì hơn để giúp họ trong cuộc đấu tranh vĩ đại của họ. Trong kết quả cuối cùng họ đã nuốt viên thuốc đắng này. Mọi việc đối với chúng ta bảy giờ là đẩy nhanh cuộc hành quàn "Torch" và đánh bại Rommel”.

        Tôi rất bực dọc với nhiều chuyện được đề cập trong các cuộc gặp gỡ của chúng tôi. Tôi xem xét mọi mặt của sự căng thẳng trùm lên các nhà lãnh đạo Nga, khi trên mặt trận rộng mênh mông của họ cảnh lửa bốc cháy, đầu rơi máu chảy diễn ra dọc 2000 dặm trên nước Nga, và khi quân Đức chỉ cách thủ đô Matxcova 50 dặm và đang tiến đến biển Caspian. Cuộc thảo luận về chiến thuật quân sự đã không mấy suôn sẻ. Các tướng lĩnh của chúng tôi đưa ra đủ các loại câu hỏi cho các đồng nghiệp Nga mà họ không được phép trả lời. Yêu cầu duy nhất của Liên Xô là "Mở mặt trận thứ hai ngay bây giờ". Cuối cùng, Brooke nói toạc ra và cuộc gặp kết thúc hơi đột ngột.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:06:19 pm

        Chúng tôi phải khởi hành mờ sáng ngày 16. Chiều tôi hôm trước lúc 7 giờ tôi đến chào tạm biệt Staline. Chúng tôi đã có một buổi nói chuyện quan trọng và bổ ích. Tôi đặc biệt hỏi liệu ông có thể giữ được các khe hẻm ở núi Caucase và ngăn không cho Đức tiến đến Caspian, chiếm giữ những mỏ dầu ở vùng Baku và sau đó tiến qua Thổ hoặc Ba Tư được không? Staline trải bản đồ ra và nói rất bình tĩnh tự tin: "Chúng tôi phải chặn đứng bọn Đức lại. Chúng sẽ không thể nào vượt qua núi được". Ông nói thêm "Có tin đồn rằng quân Thổ sẽ tiến công chúng tôi ở Turkestan. Nếu Thổ tấn công, chúng tôi cũng phải đối phó với họ". Tôi nói vấn đề này không có gì đáng lo ngại cả. Thổ muốn đứng ngoài cuộc chiến và chắc chắn sẽ không muốn gây chuyện với Anh.

        Cuộc nói chuyện kéo dài 1 giờ và đã đến lúc kết thúc, tôi đứng lên chào tạm biệt. Đột nhiên Staline dường như bối rối và nói với giọng thân mật hơn thường ngày "Sớm mai ngài lên đường rồi. Tại sao chúng ta không đến nhà tôi và uống vài chén nhỉ?". Tôi trả lời tôi rất thích như vậy. Vì thế Staline dẫn đường và chúng tôi đi qua nhiều hành lang và phòng cho đến khi xuống một con đường bằng phẳng trong điện Kremlin và đi qua vài trăm thước Anh thì đến nhà ông ta ở. Ông cho tôi xem các căn phòng của mình có kích cỡ vừa phải, đơn giản, đàng hoàng gồm: phòng ăn, phòng làm việc, phòng ngủ và phòng tắm lớn. Có mặt ở đó là một bà quản gia đã nhiều tuổi, sau đó xuất hiện một cô gái tóc đỏ xinh đẹp ra ôm hôn bố mình. Ông ta nhìn tôi, mắt nhấp nháy như là để - theo tôi nghĩ - nói với tôi rằng "ngài thấy đấy, ngay cả người Bônxêvích chúng tôi cũng có gia đình". Con gái Staline bắt đầu dọn bàn, và một lát sau đó bà quản gia đem đến một vài món ăn.

        Trong lúc đó Staline khui nhiều chai rượu khác nhau và xếp thành hàng trông rất ấn tượng. Sau đó ông nói "Tại sao chúng ta không mời Molotov cùng tham gia nhỉ? Ông đang lo lắng về bản thông cáo. Chúng ta có thể đạt được thông cáo ở đây. Có một điều về Molotov là ông ta là một tay lưu linh đấy. Tôi hiểu rằng sắp sửa phải có bữa ăn tối. Tôi dự định sẽ ăn tối ở biệt thự số 7 mà ở đây tướng Anders, Tổng Tư lệnh quân đội Ba Lan đang chờ tôi, nhưng tôi nói với người phiên dịch mới và xuất sắc của tôi, thiếu tá Birse, là hãy gọi điện báo rằng đến nửa đêm tôi mới về được. Lúc này Molotov đến. Chúng tôi ngồi xuống và cùng với 2 người phiên dịch tất cả là 5 người. Thiếu tá Birse đã từng sống ở Matxcơva 20 năm và làm việc tốt đẹp với Thống chế, đôi lúc ông ta nói chuyện nhiều với Staline mà tôi không thể tham gia được.

        Chúng tôi ngồi ở bàn ăn từ 8h 30 tới đến tận 2h30 sáng hôm sau và nếu cộng với buổi trồ chuyên hôm trước của tôi, đã kéo dài 7 tiếng đồng hồ. Bữa ăn tối này rõ ràng là không được chuẩn bị một cách ngẫu hứng trước tình hình, dần dần nhiều món được đưa lên. Chúng tôi nhấm nháp và hình như cách ăn của người Nga là như vậy, gắp ăn rất nhiều món ngon được nối tiếp nhau mang ra, môi nhấp thử nhiều loại rượu ngon. Molotov giữ phong cách lịch sự niềm nở nhất của mình, còn Staline để cho vui câu chuyện đã chọc ông ta vô kể.

        Hiện nay chúng tôi đang bàn về các đoàn tàu chở hàng viện trợ cho Nga. Chuyện này khiến Staline đưa ra một lời nhận xét rất khó chịu và khiếm nhã về việc đoàn tàu tiếp viện Bắc cực bị hư hỏng hoàn toàn hồi tháng 6.

        Pavlov có phần nào ngần ngại khi phiên dịch "Ngài Staline hỏi rằng hải quân Anh không biết đánh giá giá trị của vinh quang phải không?" Tôi trả lời "Ngài nên hiểu rằng những gì chúng tôi đã làm đều đúng. Tôi thực sự am hiểu nhiều về hải quân và hải chiến". Staline nói "Ông có ý nói rằng chúng tôi không am hiểu gì à?" Tôi trả lời "Nga là một sinh vật lục địa còn Anh là sinh vật trên biển", Staline im lặng và lấy lại được bản chất hài hước của mình. Tôi quay sang nói chuyên với Molotov "Thống chế có biết rằng bộ trưởng đối ngoại của mình trong chuyến công du gần đây đến Washington đã nói rằng ông ta chưa trở về không phải do máy bay hỏng hóc mà bơi vì do chính ông ta không?" Mặc dù trong bữa ăn tối của Nga người ta có thể nói chuyện hài hước nhưng Molotov lại tỏ ra khá nghiêm túc trong chuyện này. Nhưng gương mặt Staline rất vui khi ông trả lời "Ông ta không chỉ đến New York mà đến cả Chicago, nơi sinh sống của găngstơ"

        Vì thế, không khí của bữa tiệc trở lại hoàn toàn vui vẻ và mọi người tiếp tục trò chuyện. Tôi mở đầu bằng vấn đề Anh đổ bộ lên Na Uy cùng với sự giúp đỡ của Nga và giải thích nếu chúng tôi có thể chiếm được mũi Bắc vào mùa đông và tiêu diệt quân Đức ở đó, thì con đường tiếp tế sẽ được khai thông từ đó trở đi. Như đã thấy, ý tưởng này đã có trong những kế hoạch mà tôi chủ trương. Staline dường như bị cuốn hút vào kế hoạch này, và sau khi bàn bạc về cách và phương tiện đánh, chúng tôi nhất trí là phải thực hiện kế hoạch nếu có thể được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:09:31 pm

*

        Bây giờ đã quá nửa đêm và Cadogan chưa xuất hiện cùng với bản dự thảo thông báo.

        Tôi nói "Hãy cho tôi biết, theo ngài, cuộc chiến này có khiến bản thân ngài căng thẳng như thực hiện đương lối nông trang tập thể không?" Chủ đề này lập tức kích động Thống chế. ông đáp "Ô, không! Thực hiện đường lối nông trang tập thể là một cuộc đấu tranh gay go kinh khủng". "Tôi nghĩ rằng, ngài có thể đã đánh giá chủ trương đó là không tốt bởi vì ngài xử lý không chỉ với trên chục ngàn nhà quý tộc hoặc đại địa chủ mà còn với hàng triệu chủ sở hữu nhỏ."

        Ông ta vừa nói vừa đưa tay lên "10 triệu". "Thật kinh khủng, chính sách đó kéo dài 4 năm. Nó tuyệt đối cần thiết cho Nga, nếu chúng tôi tránh được nạn đói theo chu kỳ và cày ruộng bằng máy. Chúng tôi phải cơ giới hóa nền nông nghiệp của chúng tôi. Khi chúng tôi đưa máy cày cho nông dân, những chiếc máy cày đó bị hư hỏng chỉ trong vài tháng. Chỉ có các nông trang tập thể có xưởng máy mới có thể sử dụng được máy cày. Khó khăn lớn nhất chúng tôi gặp là khi chúng tôi giải thích cho nông dân nghe về vấn đề này. Tranh luận với họ là vô ích. Sau khi đã nói tất cả những gì bạn có thể trình bày với 1 người nông dân, anh ta nói anh ta phải về nhà hỏi ý kiến vợ và bề trên anh ta". "Đối với tôi điều cuối cùng nay là một cách nói mới về vấn đề này". Sau khi anh ta đã bàn bạc kỹ với họ, anh ta luôn luôn trả lời rằng anh ta không thích mô hình Nông trang tập thể và anh ta thà làm việc không có máy cày còn hơn".

        "Đây là những gì mà các ngài gọi là "Kulaks" phải không?".

        Ông ta trả lời "Đúng đấy" nhưng ông ta không lặp lại từ Kulaks. Sau khi dừng lại ông nói tiếp "toàn bộ cái này là rất khó và không tốt - nhưng cần thiết".

        Tôi hỏi "Chuyện gì đã xảy ra?"

        Ông ta trả lời "Ồ, nhiều người trong số họ đồng ý tham gia chủ trương này cùng với chúng tôi. Một số người đã được giao đất riêng của mình để sản xuất ở tỉnh Tomsk và tỉnh Irkutst hay xa hơn về phía bắc nhưng đại bộ phận họ không được tín nhiệm và không bị người lao động gạt bỏ".

        Có một sự im lặng đáng kể. Rồi sau đó ông nói tiếp "Không chỉ chúng tôi tăng được sản lượng lương thực mà còn cải thiện được chất lượng của lúa mì, vượt mọi tiêu chuẩn. Trước đây tất cả các loại hạt lúa mì đều được đem trồng. Giờ đây không ai được phép trồng bất cứ loại lúa mì nào ngoài việc trồng giống lúa tiêu chuẩn của Nhà nước Xô viết ở khắp nơi trên toàn quốc.

        “Nếu ai trồng khác loại, sẽ bị xử phạt nặng. Điều này có nghĩa là một sự tăng hơn nữa về việc cung cấp lương thực."

        Tôi ghi những ký ức này trong lúc hồi tưởng, cũng như ấn tượng mạnh mẽ mà tôi còn giữ được lúc này về hàng triệu phụ nữ và nam giới bị giết hoặc vĩnh viễn đưa đi nơi khác. Rõ ràng là sẽ có một thế hệ không biết đến những đau khổ của những người đi trước, nhưng chắc chắn họ sẽ có thêm cái để ăn và cầu Chúa ban phước cho Staline. Tôi không nhắc lại câu châm ngôn của Burk "Nếu tôi không thể có được một sự cải cách mà không có bất công, tôi sẽ không có được sự cải cách". Với chiến tranh thế giới đang diễn ra xung quanh chúng ta, thì nói lớn về đạo lý là điều vô ích.

        Khoảng 1 giờ sáng Cadogan xuất hiện với bản dự thảo thông cáo trong tay và chúng tôi bắt tay vào việc chỉnh lý thành chính thức. Một con lợn sữa khá to được đem lên, cho đến lúc này Staline chỉ mới nếm các món ăn, nhưng bây giờ đã là 1 giờ 30 sáng và đây là giờ ăn tối như thường lệ của ông. Ông ta với Cadogan ăn cùng, và khi bạn tôi từ chối, Staline phải một mình chiến đấu với con lợn sữa. Sau khi ăn xong ông ta đột ngột đi sang phòng bên cạnh để nhận báo cáo từ các mặt trận gửi về cho ông ta từ 2 giờ sáng trở đi. Trong thời gian khoảng 20 phút trước khi ông ta trở lại phòng hợp, chúng tôi đã làm xong việc chỉnh lý thông cáo. Cuối cùng, lúc 2 giờ 30 sáng tôi nói tôi phải ra về. Tôi mất nửa tiếng để lái xe đến biệt thự và cũng mất chừng ấy thời gian để trở lại sân bay Tôi thấy đầu đau như búa bổ, một tình hình ít khi xảy ra. Tôi còn phải gặp tướng Anders. Tôi đề nghị Molotov đừng đến tiễn tôi lúc rạng sáng vì rõ ràng là ông ta đã quá mệt. ông ta nhìn tôi một cách trách móc như thể muốn nói "ông thật sự nghĩ rằng tôi sẽ không đến được đó à?".

        Máy bay chúng tôi cất cánh lúc 5 giờ 30 sáng. Tôi rất mừng được chợp mắt trên máy bay và tôi không nhớ gì đến phong cảnh hay chuyến đi cho đến khi chúng tôi bay đến chân núi Caspian và bắt đầu vượt qua dãy núi Elburg. Tại Teheran, tôi không đến Công sứ quán mà đi đến một khu nghỉ mát mùa hè yên tĩnh mát mẻ, ở trên cao so với thành phố. Nơi dây một tệp dày điện tín đang đợi tôi. Ngày hôm sau, tôi dự định tổ chức một cuộc họp ở Baghdad với đại bộ phận các quan chức cao cấp của chúng tôi tại Ba Tư và Iraq, nhưng tôi không nghĩ là tôi có thể chịu đựng được cái nóng của Baghdad những trưa tháng 8, và việc chuyển địa điểm hợp sang Cairo không có khó khăn gì hết. Tôi ăn tối với anh em trong công sứ quán đêm đó tại một khu rừng thật dễ chịu và quên hết mọi chuyện cho đến sáng hôm sau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:12:25 pm

17       

CĂNG THẲNG VÀ HỒI HỘP

        Ngày 17 tháng 8 tôi nhận được tin về cuộc tấn công vào Dieppe. Kế hoạch đã bắt đầu được triển khai từ tháng 4 sau khi thực hiện một cuộc đột kích táo bạo và xuất sắc vào St. Nazaire. Ngày 13 tháng 5, ủy ban các Tham mưu trưởng đã chấp thuận đề cương kế hoạch là cơ sở để các tư lệnh các lực lượng dựa vào đó vạch ra các kế hoạch cụ thể. Hơn 10 ngàn người đã được huy động cho 3 quân chủng. Đó dĩ nhiên là một công trình đáng kể nhất thuộc loại này mà chúng tôi cố gắng thực hiện để tấn công vào bờ biển nước Pháp bị chiếm đóng. Nguồn tin tình báo có được cho biết Dieppe chỉ được trấn giữ bởi một lực lượng quân Đức loại yếu khoảng một tiểu đoàn và các đơn vị trợ chiến tổng số chưa đến 1400 quân. Thoạt đầu, đợt tấn công dự định diễn ra vào ngày 4/7 và các đội quân lên tàu tại các cảng ở Isle of Wight. Nhưng do thời tiết xấu nên phải hoãn đến tận 8/7. Bốn máy bay của Đức đã tấn công các con tàu tập trung ở cảng. Thời tiết vẫn xấu và bộ đội rời khỏi tàu. Giờ đây đã có quyết định phải hủy bỏ toàn bộ cuộc hành quân. Tướng Montgomery với tư cách là Tổng Tư lệnh của Bộ Tư lệnh Đông Nam, cho đến nay vẫn giám sát các kế hoạch, có ý kiến mạnh mẽ phản đối việc tiếp tục cuộc hành quân này vì tất cả lực lượng tham gia đã nhận lệnh và đã lên bờ phân tán đi các ngả.

        Tuy nhiên tôi cho rằng điều quan trọng nhất trong mùa hè này cần phải có một cuộc hành quân có quy mô lớn và giới quân sự dường như cũng nhất trí rằng, cho tới khi một đợt tấn công có quy mô như thế được tổ chức, thì không tướng nào sẽ nhận trách nhiệm vạch kế hoạch cho cuộc chiếm đóng chủ yếu.

        Khi thảo luận với Đô Đốc Mounbatten thì thấy rõ ràng là thời gian không cho phép trong mùa hè mới tổ chức một cuộc hành quân mới có quy mô lớn, nhưng đợt tấn công vào Dieppe (tên mật mã là Jườilee) có thể được lặp lại trong vòng một tháng, nếu có những biện pháp bảo mật đặc biệt.

        Vì lý do này, không một tài liệu gì về đợt tấn công được giữ lại, nhưng sau khi các nhà chức trách Canada và các tham mưu trưởng tán thanh, tôi đích thân xem xét tỉ mỉ các kế hoạch cùng với Tổng tham mưu trướng Hoàng gia. Đô Đốc tư lệnh hải quân, Đại tá J. Hughes Hallet. Rõ ràng, không có thay đổi lớn gì giữa kế hoạch Jubilee và Rutter được đề xuất ngoại trừ sử dụng lính đặc công để thay cho không quân làm câm họng các ổ pháo địch đóng dọc bờ biển. Điều này có thế thực hiện được ngay, vì đã có thêm 2 tàu đổ bộ bộ binh để chở lính đặc công, và những cơ may về điều kiện thời tiết làm cho kế hoạch "Jubilee" phải hủy bỏ sẽ giảm đi đáng kế bằng cách bỏ qua việc đổ bộ quân nhảy dù. Mặc dù đã xảy ra một cuộc đụng độ bất ngơ giữa tàu đổ bộ chở lính đặc công của chúng tôi và một tàu tuần vận tải cận ven biển của Đức, một trong những khẩu đội pháo hoàn toàn bị phá hủy và những khẩu đội pháo khác đã không còn khả năng đáng kể trong tác chiến, vì vậy sự thay đổi này không ảnh hưởng đến kết quả cuộc hành quân.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:15:35 pm

        Sau chiến tranh, việc xem xét các tài liệu của địch cho chúng tôi thấy rằng quân Đức không biết được, do thông tin bị rò ri, bất kỳ sự cảnh báo đặc biệt nào về ý định tấn công của phía chúng tôi. Tuy nhiên việc đánh giá của địch về mối đe dọa đối với khu vực Dieppe đã dẫn tới việc tăng cường các biện pháp phòng thủ trên toàn bộ mặt trận. Đã có lệnh yêu cầu phải thực hiện các biện pháp phòng thủ đặc biệt trong các thời kỳ như từ 10/8 đến 19/8, khi ánh trăng và thủy triều tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổ bộ. Su đoàn chịu trách nhiệm bảo vệ khu Dieppe đã được tăng cường trong các tháng 7 và tháng 8 ở mức đầy đủ quân số và luôn ở tình trạng báo động vào trong thời gian đợt tập kích diễn ra. Quân Canada ở Anh từ lâu đã hăng hái và sốt ruột muốn tham gia chiến đấu và họ là bộ phận chính của lực lượng đổ bộ. Trận đánh này đã được một nhà sử học quân đội Canada1 kể lại rất sống động và cũng như trong các ấn phẩm chính thức khác không cần nhắc lại ở đây nữa. Mặc dù tất cả lực lượng đặc công Anh, tàu đổ bộ và tàu hộ tống đều chúng tỏ sự dũng cảm và hết lòng hoàn thành nhiệm vụ cũng như có nhiều tấm gương sáng chói nhưng kết quả đã mang lại sự thất vọng và số người thương vong rất lớn. 18% trong 5000 quân của sư đoàn Canada hy sinh và gần 2000 quân bị bắt làm tù binh.

        Nhìn lại thì số thương vong của trận đánh đáng nhớ này dường như là quá lớn so với kết quả đạt được. Thật là sai lầm nếu đánh giá cuộc hành quân nầy chỉ bằng sự so sánh như vậy. Trận Dieppe có vị trí của nó trong cuộc chiến tranh và những con số thương vong tàn nhẫn không được liệt nó vào loại thất bại. Trận đó quả đã phải trả giá cao, nhưng không phải là không có kết quả về mặt thăm dò lực lượng.

        Về chiến thuật, đây là một kho kinh nghiệm. Nó rọi ánh sáng vào nhiều thiếu sót trong cách đánh giá của chúng tôi. Trận đánh Dieppe dạy chúng tôi phải chế tạo đúng lúc các loại tàu và thiết bị để dùng sau này. Chúng tôi lần nữa lại biết được giá trị về sự bổ trợ mạnh mẽ của các loại đại pháo hải quân trong một cuộc để bộ có sự kháng cự của địch, từ đó kỹ thuật oanh tạc từ trên không và trên biển của chúng tôi được hoàn thiện thêm. Trên hết, người ta cũng thấy rằng kỹ xảo cá nhân và lòng dũng cảm mà không có 1 sự tổ chức thâu đáo và huấn luyện hợp đồng tác chiến sẽ không giành được chiến thắng, và sự làm việc tập thể là bí mật của thanh công. Điều này chỉ có thể có được ở các đội hình thủy lục chiến được huấn luyện và có tổ chức. Phải học thuộc lòng các bài học này.

        Về chiến lược, đợt tấn công đã khiến cho Đức ý thức thêm được mối hiểm họa ở dọc toàn bộ bờ biển nước Pháp bị chiếm đóng. Điều này khiến Đức phải duy trì quân và nguồn lực ở phía Tây Âu và như vậy, sẽ phần nào giảm bớt gánh nặng cho Nga. Vinh quang thay, lòng dũng cảm của những người đã ngã xuống.

        Sự hy sinh của họ không phải là vô ích.

-----------------
        1. Đại tá C.P. Stacey, lục quân Canada 1939-1945.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:18:25 pm


*

        Ngày 19/8 tôi lại đi thăm mặt trận Sa mạc. Tôi cùng với Alexander đi xe của ông ta ra khỏi Cairo qua Kim Tự Tháp, vượt qua khoảng 130 dặm đường sa mạc đến biển Abusir, ông ta cho tôi biết mọi người đều hoan nghênh tôi. Tất cả những điều Alexander cho tôi biết làm tôi vui.

        Khi chiều xuống chúng tôi đến sở chỉ huy của Montgomery ở Burg el Arab. Ở đây, đoàn xe dùng làm nhà ở lưu động nổi tiếng sau này dừng giữa những đụn cát do có những đợt sóng cát sáng loáng. Tướng Montgomery dành cho tôi nhà xe lưu động của riêng ông được chia thành phòng làm việc và phòng ngủ. Sau chuyến đi dài chúng tôi đều tắm thoải mái. Montgomery nói khi chúng tôi đang quấn khăn tắm: "Hiện nay vào giờ này tất cả quân lính đều đang tắm dọc bờ biển", ông ta chỉ tay về phía tây. Cách đó 300 thước Anh khoảng 1 ngàn quân lính của chúng tôi đang nô đùa trên bãi biển. Mặc dù tôi biết câu trả lời nhưng tôi vẫn hỏi "Tại sao Bộ chiến tranh lại phải tốn kém gửi quần đùi tắm biển màu trắng cho quân đội? Chắc chắn là có thể tiết kiệm trong việc này. Thực tế da những người lính bị cháy nắng biến thành màu nâu sẫm mọi chỗ trừ chỗ họ mặc quần soóc ngắn.

        Thời trang thay đổi thật kỳ lạ! Khi tôi hành quân đến Omdurman cách đây 44 năm, người ta nói rằng bằng mọi cách phải tránh để da tiếp xúc với mặt trời châu Phi. Quy định này rất nghiêm ngặt. Những miếng đệm đặc biệt được cài vào lưng áo khoác bằng vải kaki. Ra ngoài mà không đội mũ bảo vệ lót xốp là vi phạm kỷ luật nhà binh. Chúng tôi được khuyên nên mặc áo quần lót dày theo kinh nghiệm 1000 năm của phong tục Arập. Tuy nhiên giờ đây 50 năm của thế kỷ 20 đã trôi qua, nhiều người lính da trắng hàng ngày làm việc vất vả mà không có mũ và ở trần ngoại trừ một mảnh vải bao quanh người to không hơn một cái khố. Rõ ràng không có gì đáng hại cả. Mặc dù quá trình chuyển đổi từ da trắng sang da nâu đồng phải qua một vài tuần rồi và dần dần thích nghi, rất hiếm khi xảy ra say nóng hay say nắng cả. Tôi tự hỏi các bác sĩ giải thích như thế nào về tất cả điều này.

        Sau khi chúng tôi mặc quần áo đi ăn tối - tôi mất gần một phút để mặc áo có khóa kéo - chúng tôi tập hợp trong nha xe của Montgomery. Tại đó, ông giới thiệu tình hình một cách tài tình và cho thấy rằng trong một vài ngày, ông đã nắm vững được toàn bộ vấn đề. Ông ta tiên đoán chính xác đợt tấn công tiếp theo của Rommel và đưa ra các kế hoạch đối phó. Tất cả những điều nay đã tỏ ra đúng và hợp lý. Rồi ông ta trình bày kế hoạch phản công của mình. Tuy nhiên, ông ta phải mất 6 tuần để chỉnh đốn quân đoàn 8. Ông sẽ cải tổ các sư đoàn thành các đơn vị chiến thuật không tách rời khỏi quân đoàn. Chúng tôi phải đợi cho đến khi những sư đoàn mới này chiếm lĩnh trận địa ngoài mặt trận và những chiếc xe tăng Sherman lao tới. Sau đó sẽ có 3 quân đoàn, mỗi quân đoàn do một tướng dày dạn kinh nghiệm chỉ huy mà ông ta và Alexander đều biết rất rõ. Trên hết, đại bác sẽ được sử dụng trên sa mạc, một việc mà trước đây chưa bao giờ làm được. Ông ta nói về cuối tháng 9. Tôi thất vọng về thời điểm nay, mặc dầu điều này còn phụ thuộc vào cả Rommel. Tin tức tình báo của chúng tôi cho biết Rommel sắp tung ra một cú đấm. Bản thân tôi đã có đầy đủ thông tin và cảm thấy rất hài lòng khi biết rằng ông ta đang cố mở một cuộc hành quân ở sườn sa mạc để tiến đến Cairo và sẽ phải có một trận vận động chiến trên các đường giao thông của ông ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:19:57 pm

        Vào lúc này, tôi suy nghĩ nhiều về thất bại của Napoléon năm 1814. Napoléon cũng tự tin trong việc đánh vào các đường giao thông nhưng quân đồng minh đã tiếp tục tiến thắng vào một Paris hầu như bỏ ngỏ. Tôi cho rằng quan trọng nhất là Cairo phải được bảo vệ bởi những người khỏe mạnh mặc đồng phục không cần phải điều cho quân đoàn 8. Như vậy một mình, quân dã chiến sẽ được tự do vận động và có thể chấp nhận rủi ro về việc để hở sườn, trước khi tấn công. Thật thú vị, khi tất cả chúng tôi đều hoàn toàn nhất trí. Mặc dù tôi luôn nôn nóng muốn phía chúng tôi tấn công sớm nhất, nhưng tôi đang hóng chờ  triển vọng việc Rommel bị bươu đầu sứt trán với chúng tôi, trước khi cuộc tấn công chính của chúng tôi bắt đầu. Nhưng liệu chúng tôi phải có thời gian để tổ chức phòng thủ Cairo không? Dấu hiệu cho thấy người Tư lệnh táo bạo chỉ cách chúng tôi 12 dặm sẽ tung ra trận đánh quyết định trước cuối tháng 8. Ông bạn tôi nói bất cứ ngày nào ông cũng có thể trả giá cho việc liên tục giữ quyền chủ động, chậm nửa tháng hoặc ba tuần sẽ có lợi cho chúng tôi.

        Ngày 20/8 chúng tôi xuất phát sớm, đi xem xét nơi trận địa sắp xảy ra và đội quân dũng cảm đóng chốt ở đó. Tôi được đưa tới điểm then chốt phía Đông Nam của dãy núi Ruweisat. Tại đây giữa sa mạc với những đường cong di động và các nếp nhăn, khối xe bọc thép của chúng tôi đã được ngụy trang, che giấu, phân tán nhưng là tập trung về mặt chiến thuật. Cũng tại đây tôi tiếp xúc với Roberts, một chuẩn tướng trẻ lúc đó chỉ huy toàn bộ lực lượng xe bọc thép tại vị trí quan trọng này. Tất cả những xe tăng tốt nhất của Anh đều dưới sự chỉ huy của ông ta. Montgomery giải thích cho tôi nghe về cách bố trí pháo binh đủ các loại của chúng tôi. Mỗi một khe nứt của sa mạc đều bố trí đầy ắp các khẩu đội pháo đã được ngụy trang che giấu. Ba đến bốn trăm khẩu pháo sẽ nã vào xe tăng của Đức trước khi xe tăng của chúng tôi lao đến.

        Mặc dù dĩ nhiên binh lính không được phép tụ tập thành đám đông vì máy bay địch liên tục trinh sát, nhưng hôm đó tôi thấy rất nhiều người cười toe toét hoan hô chào đón tôi. Tôi thị sát trung đoàn của tôi (Trung đoàn Hussars số 4) và tất cả những binh sĩ - có thể từ 50 đến 60 người - đã dám cùng nhau kéo đến nghĩa trang gần trận địa, nơi an táng một số đồng đội của họ. Tất cả những cái này gây xúc động, nhưng mặt khác lại dâng lên một cảm giác về sự sống động trở lại của sự hăng hái của quân đội. Mọi người nói đã có một sự thay đổi to lớn kể từ khi Montgomery làm Tổng Tư lệnh. Tôi vui vẻ, thoải mái có thể cảm thấy được sự thật về điều này.

        Chúng tôi sẽ dùng bữa trưa với Bernard Freyberg. Tôi nhớ lại chuyến thăm ông ta lần trước ở Flanders tại sở chỉ huy ở thung lũng Scarpe cách đây 1/4 thế kỷ, khi ông ta đã là chỉ huy trưởng lữ đoàn. Sau đó, ông vô tình ngỏ ý rủ tôi thong thả đi dạo quanh các tiền đồn của mình. Nhưng do biết rõ về ông ta và chiến tuyến rồi nên tôi từ chối. Bây giờ là cái ngược lại điều mong muốn. Tôi rất muốn xem ít nhất một trạm quan sát tiền phương của những người lính Tân Tây Lan tuyệt vời này đang đóng quân cách xa đây năm dặm. Thái độ của Alexander cho thấy ông ta không ngăn cản nhưng muốn cùng đi. Nhưng Bernard Freyberg từ chối thẳng thừng là không muốn chịu trách nhiệm, và điều này là truyền thống, thường ít khi có lệnh phải thi hành cho dù từ cấp cao nhất.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:22:20 pm

        Thay vào đó, chúng tôi vào lều bạt nóng ngột ngạt và bừa bãi của ông ta và dự bữa trưa ở đó, một bữa trưa thịnh soạn hơn nhiều so với bữa trưa tôi đã dự ở Scarpe. Hôm đó là trưa tháng 8 ở sa mạc. Món để sẵn là món xúp sò đóng hộp của Tân Tây Lan nóng hổi mà tôi có thể ăn trong giới hạn của phép lịch sự. Lúc này, Montgomery lái xe tới. Freyberd bước ra đón tiếp ông và mời ông tới chỗ ngồi còn để trống. Nhưng Monty, như người ta thường gọi ông một cách thân mật, giữ nguyên tắc từ chối lòng hiếu khách của bất kỳ tướng lĩnh cấp dưới nào. Vì thế Monty ngồi ở ngoài xe ăn bánh mì Sandwich và uống nước chanh. Có thể Napoléon cũng đã từng giữ khoảng cách như thế để giữ vững kỷ cương. Châm ngôn của Napoléon là cứng rắn với những người có chức quyền. Nhưng chắc hắn ông có món gà nướng tuyệt vời được phục vụ ngay trong toa xe của mình. Tôi cho rằng Malborough cũng đã tham dự và cùng cạn ly với sĩ quan của mình, cả Cromwell cũng làm như vậy. Kỹ thuật thì khác nhau, nhưng trong mọi tình huống, kết quả dường như giống nhau.

        Chúng tôi ở cùng binh lính suốt cả buổi chiều và sau 7 giờ chúng tôi trở về với đoan xe lưu động của mình, với bãi biển gợn sóng. Tôi quá phấn khích trước những gì tôi đã chứng kiến đến nỗi tôi không cảm thấy mệt mỏi và ngồi nói chuyện đến khuya. Trước khi Montgomery đi ngủ lúc 10 giờ như thường lệ, ông ta yêu cầu tôi viết đôi điều trong nhật ký chiến đấu của ông ta.   Bây giờ tôi viết về nhiều trường hợp khác trong suốt cuộc chiến tranh kéo dài. Dưới đây là nội dung tôi viết lần này:

        "Mong rằng lễ kỷ niệm trận đánh Blenheim đánh dấu việc thành lập Bộ Tư lệnh mới, sẽ mang lại cho Tổng Tư lệnh quân đoàn 8 và binh sĩ của ông ta sự nổi tiếng và vinh quang mà họ chắc chắn sẽ rất xứng đáng được hưởng".

        Ngày 22 tháng 8 tôi đi thăm các hàng động Tura gần Cairo, ở đó đang tiến hành các công việc sửa chữa quan trọng. Từ đá của hang động này, các tảng đá của Kim Tự Tháp đã được xẻ ra cách đây ít lâu. Giờ đây chúng trở nên rất hữu ích. Mọi thứ trông có vẻ thanh nhã và có hiệu quả và nhiều đám đông thợ khéo tay đã phải lầm quần quật ngày đêm để hoàn thành một khối lượng lớn công việc. Nhưng tôi có trong tay một loạt bảng biểu và số liệu và tôi không mấy thỏa mãn. Quy mô là quá nhỏ. Lỗi ban đầu thuộc về các Pharaoh vì đã không cho xây thêm những Kim Tự Tháp lớn hơn. Nhũng lỗi lầm khác khó xác định là của ai. Thời gian còn lại trong ngày, chúng tôi bay từ phi trường này sang phi trường khác, xem xét các sự bố trí dưới đất và phát biểu với nhân viên làm nhiệm vụ dưới mặt đất. Tại địa điểm có mặt từ 2.000 đến 3.000 nhân viên hàng không được tập hợp lại. Tôi cũng đến thăm từng lữ đoàn một trong sư đoàn sơn cước vừa mới tiếp đất. Trời đã khuya khi chúng tôi quay trở về đại sứ quán.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:25:40 pm

        Trong những ngày cuối cùng của chuyến thăm, đầu tôi luôn nghĩ đến trận đánh sắp tới. Bất cứ lúc nào Rommel cũng có thể tung những cuộc tấn công như trào dâng bằng thiết giáp có sức tàn phá lớn. ông ta có thể xuất hiện bên cạnh Kim Tự Tháp mà không gặp trở ngại, trừ một con sông đào trước khi tới sông Nil. Cậu con trai nhỏ của phu nhân Lampson nằm cười trong chiếc xe nôi ở giữa rừng cọ. Tôi nhìn ra không gian bằng phẳng phía bên kia sông, tất cả đều thanh bình, nhưng tôi nói với phu nhân Lampson rằng Cairo trời rất nóng, không phải là nơi tốt cho trẻ con. "Tại sao không gửi đứa trẻ đến Liban để hưởng không khí mát lành ở đó"? Nhưng bà ta không nghe theo lời khuyên của tôi và không ai có thể nói là bà ta đã đánh giá đúng tình hình chiến sự.

        Đồng ý hoàn toàn với tướng Alexander và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia tôi thực hiện một loạt biện pháp tối đa để phòng thủ Cairo và tuyến thủy đạo chạy từ phía Bắc ra đến biển. Chúng tôi xây dựng các ụ súng máy và súng trường, gài mìn các cầu, rào các lối vào bằng dây thép gai, tháo đê kè để gây ngập lụt một vùng rộng lớn. Tất cả công chức ở thành phố Cairo có số lượng hàng ngàn ngươi và nhân viên dân sự đều được trang bị súng trường, và nếu cần thiết, sẽ nhận được lệnh vào các vị trí theo dọc tuyến sông phòng thủ. Sư đoàn sơn cước thứ 5 vẫn chưa được coi là thành thạo trong việc tác chiến trên Sa mạc, nhưng các lực lượng oai hùng này giờ đây được lệnh bảo vệ mặt trận mới ở sông Nil. Cứ điểm này có lực lượng mạnh bởi vì tương đối ít tuyến đường ngang qua những vùng bị ngập lụt hoặc có khả năng bị ngập lụt trong vùng châu thổ sông Nil. Việc chặn đứng một đợt tấn công bằng xe thiết giáp dọc những tuyến đường nay có vẻ hoàn toàn khả thi. Bảo vệ thành phố Cairo lẽ ra thuộc về trách nhiệm của tướng Anh chỉ huy quân đoàn Ai Cập - lực lượng của ông ta cũng đã được dàn trận. Tuy nhiên tôi cho rằng để đề phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra tốt hơn là nên giao trách nhiệm cho tướng Maitland-Wilson, còn gọi là "Jumbo" - người được bổ nhiệm phụ trách Bộ Tư lệnh Ba Tư - Iraq, nhưng tổng hành dinh thì đang hình thành ở Cairo trong những tuần lễ gay go này. Tôi ra lệnh phải báo cáo cho ông ta biết thông tin đầy đủ về toàn bộ kế hoạch phòng thủ và sẽ nhận nhiệm vụ kể từ lúc tướng Alexander thông báo với ông ta rằng Cairo đang gặp nguy hiểm.

        Giờ đây tôi phải trở về nhà vào giáp ngày trận đánh nổ ra và trở lại với những vấn đề rộng lớn hơn nhiều và cần tới những quyết định quan trọng. Nội các đã chấp thuận chỉ thị sẽ được chuyển cho tướng Alexander. Ông ta là người chỉ huy cao nhất mà lúc này tôi tiếp xúc để giải quyết công việc Trung Đông. Montgomery và quân đoàn 8 đều dưới quyền ông ta. Cũng vì thế nếu cần thiết, Maitland-Wilson và việc phòng thủ Cairo sẽ do tướng Alexander chỉ huy. "Alex", như tôi vẫn thương gọi ông ta, đã chuyển tổng hành dinh của mình tới vùng sa mạc bên cạnh Kim Tự Tháp. Bình tĩnh, vui vẻ, hiểu rõ mọi người, ông chiếm được sự tin cậy thầm lặng và sâu sắc của mọi giới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:26:50 pm

*

        Ngày 23/8, lúc 7h 05 sáng chúng tôi cất cánh từ sân bay sa mạc. Tôi ngủ một giấc ngon lanh cho đến khi mặt trời đã quá con sào. Khi tôi trèo dọc theo khoang chứa bom vào đến khoang lái của chiếc "Commando" thì chúng tôi đang tới gần Gibraltar. Tôi phải nói rằng trông nó rất nguy hiểm. Toàn bộ đều nằm trong sương mù. Không thể nhìn thấy vật phía trước ở cự ly 100 thước và chúng tôi ở độ cao không quá 30 bộ so với mặt biển. Tôi hỏi Vanderkloot mọi việc có ổn không và cầu mong không và vào mũi đá Gibraltar. Các câu trả 1ời của anh ta làm cho tôi đặc biệt không an tâm, nhưng anh ta tin chắc vào đường bay không mấy cao và ở phía ngoài biển, tôi thích nhìn anh ta trong tư thế đó. Chúng tôi bay như vậy thêm 4 hay 5 phút nữa. Rồi đột nhiên chúng tôi bay trong bầu trời quang đãng và từ trên cao, Gibraltar thấp thoáng xuất hiện trên eo biển và dải đất trung lập nối liền eo với đất liền và dãy núi có tên là "cái ghế của nữ hoàng Tây Ban Nha". Sau 2 hoặc 3 giờ bay trong sương mù, Vanderkloot đã chứng tỏ anh ta đúng. Chúng tôi vượt qua bề mặt dữ dội của Gibraltar chừng 1 vài trăm dặm mà không phải đổi hướng đi,    và hạ cánh một cách tuyệt vời. Tôi vẫn nghĩ rằng tốt hơn là    bay cao và bay vòng trong 1 hoặc 2 giờ. Chúng tôi có đủ nhiên liệu và có đủ thời gian. Nhưng chuyến bay là một thành tích tốt. Buổi sáng chúng tôi lam việc với ngài toàn quyền, buổi chiều bay về quét ngang qua vịnh Biscay, lúc màn đêm buông xuống. Khi tôi ra đi do nhiệm vụ phải đến Cairo và Matxcova, thì chưa chọn ai làm tư lệnh "Torch". Ngày 31/7, tôi đưa ra gợi ý   là nếu tướng Marshall được chỉ định làm Tư lệnh tối cao cuộc hành    quân   qua biển Manche, thì tướng Eisenhower phải là Tư lệnh phó và đến Luân Đôn trước để làm công tác chuẩn bị cho "Torch" mà đích thân ông ta chỉ huy với sự phụ tá của tướng Alexander. Dư luận tiến triển theo các đường lối này và trước khi tôi lên đường đi Cairo để sang Matxcova, Tổng Thống đã điện cho tôi biết sự tán thành của ông ta. Tuy nhiên, còn nhiều việc cần quyết định về đề cương cuối cùng của các phương án của chúng tôi, và vào ngày tiếp theo lần trở lại Luân Đôn của tôi, các tướng Eisenhower và Clark đến ăn cơm tối với tôi đã bàn về tình hình của cuộc hành quân.

        Vào thời điểm này, quan hệ của tôi với các sĩ quan Mỹ này là rất chặt chẽ và dễ chịu. Kể từ khi họ tới vào tháng 6, tôi đã tổ chức hàng tuần một bữa ăn trưa tại nhà khách chính phủ số 10 phố Downing. Các cuộc gặp gỡ nay có vẻ như là có kết quả. Tôi hầu như có một mình với họ và chúng tôi bàn xuyên suốt các công việc, bàn đi bàn lại như thể là chúng tôi cùng chung một nước; chúng tôi cũng có một số các cuộc hội nghị không chính thức tại phòng ăn tầng dưới, bắt đầu từ 10 giờ đêm và đôi khi kéo dài đến tận khuya. Đôi khi các tướng Mỹ đến ngủ đêm hoặc cuối tuần tại Chequers; trong các dịp này, đề tài nói chuyện chỉ là chuyện cửa hàng, của hiệu, ngoài ra không nói gì hết. Tôi chắc là các mối quan hệ này là cần thiết cho việc lãnh đạo chiến tranh, và không có họ, tôi đã không thế nắm chắc được toàn bộ tình thế.

        Ngày 22/9, tại một cuộc họp các tham mưu trưởng do tôi chủ trì và Eisenhower cũng tham dự, quyết định cuối cùng đã được thông qua. Thbi điểm của "Torch" được ấn định vào ngày 8/11.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:26:46 pm

*

        Trong toàn bộ tình hình nay, thì Rommel, như đã thấy, xác định mục đích của mình, là cuối cùng sẽ đánh thẳng vào Cairo. Cho đến khi chiến tranh đã chấm dứt, ý nghĩ của tôi tập trung vào sa mạc và sự thử thách gân cốt tại nơi đó.

        Tôi hoàn toàn tin tưởng vào các người chỉ huy mới của chúng tôi và tin chắc là sự trội hơn về quân số, thiết giáp và không lực là gấp đôi so với hơn bao giờ hết. Nhưng sau những sự bất ngờ, không vui vẻ gì trong 2 năm qua, thì khó lòng mà không lo lắng được. Vì tôi đến chính nơi sẽ diễn ra trận đánh quá muộn và có bức ảnh về sa mạc cát nhấp nhô hình vòng cung với những cỗ pháo và xe tăng được ngụy trang và quân đội chúng tôi thu mình lại cho một cuộc phản kích bật lò xo, toàn bộ khung cảnh sáng rực lên trọng đầu tôi. Một sự thất bại nữa không những bản thân nó là một tai họa, mà sẽ làm tổn thương đến uy tín và ảnh hưởng của nước Anh trong các cuộc thảo luận đang diễn ra giữa Anh và đồng minh Mỹ của mình. Mặt khác, nếu Rommel bị đánh lui, lòng tin mỗi lúc một tăng và cảm giác là tình hình sắp diễn biến có lợi cho chúng tôi, sẽ giúp chúng tôi làm cho tất cả các việc khác của mình được ổn thỏa.

        Tướng Alexander hứa sẽ gửi cho tôi một từ "Zip" khi nó thực sự bắt đầu. Ngày 28/8, tôi hỏi ông ta: "Lúc này ông nghĩ thế nào về triển vọng "Zip" sẽ xảy ra trong thời kỳ có trăng này? Ý kiến của tình báo quân sự không cho là nó sắp xảy ra. Chúc mọi sự tốt lành". Ông ta trả lời: "Khả năng "Zip" lúc này là 50/50 kể từ nay trở đi. Cán cân chênh lệch bất lợi cho nó đang tăng cho đến 2/9, khi nó có thể được coi là không chắc xảy ra". Ngày 30, tôi nhận được tín hiệu 1 âm đoạn "Zip" và tôi điện cho Roosevelt và Staline: "Rommel đã bắt đầu tấn công và chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng. Giờ đây một trận đánh quan trọng có thể xảy ra".

        Kế hoạch của Rommel, như đã được Montgomery suy luận, đúng là kéo quân thiết giáp qua vành đai đơn phòng bằng mìn ở phía Nam chiến tuyến Anh rồi quặt sang phía Bắc và khép lại từ phía sươn và phía sau vị trí của chúng tôi. Cơ sở quan trọng cho sự thành công của cuộc hành quân này là dãy núi Alam Haifa và Montgomery đã bố trí không để điểm này rơi vào tay địch.

        Trong đêm 30/9, 2 sư đoàn thiết giáp thuộc quân đoàn Phi châu của Đức tiến vào bãi mìn, và sáng hôm sau kéo vào thung lũng Ragil. Sư đoàn thiết giáp số 7 của chúng tôi rút lui đều đều và trụ lại ở sườn phía Đông. Phía Bắc của 2 sư đoàn thiết giáp Đức là 2 sư đoàn thiết giáp Ý và 1 đoàn xe cơ giới cũng tìm cách kéo qua bãi mìn. Họ không thu được mấy kết quả. Bãi mìn chạy sâu hơn là họ mong tưởng. Họ bị kẹt giữa các làn đạn pháo bắn quét từ đầu này đến đầu kia của sư đoàn pháo binh Tân Tây Lan.

        Tuy nhiên sư đoàn khinh binh số 9 của Đức đã tiến sâu vào được và tạo thành 1 cái bản lề cho cánh quân thiết giáp phía Bắc. Ở đầu kia của chiến tuyến, sư đoàn Ấn Độ số 5 và Úc số 9 bị tấn công liên tục, nhưng trước sự kháng cự quyết liệt, địch bị đẩy lùi. Từ thung lũng Ragil quân thiết giáp Đức - Ý có cái lợi là tấn công theo hướng Bắc vào dãy núi Alam Haifa hoặc Đông Bắc vào Hammam. Montgomery hi vọng địch sẽ không đánh theo cách nay. Ông ta thích đánh ở nơi mình đã chọn (tức là dãy núi). Trong đầu ông ta đã hằn in một bản đồ chỉ rõ đi theo hướng đó thì dễ, đi theo hướng xa hơn nữa về phía Nam là bất lợi. Tướng Von Thoma bị bắt hai tháng sau đó, nơi thông tin sai lầm nay đã tác động như dự kiến. Rõ ràng là trận đánh diễn ra theo đúng kiểu mà Montgomery mong muốn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:24:51 pm

        Chiều tối ngày 31, một cú thọc theo hướng Bắc đã bị đẩy lùi và khối thiết giáp địch lui về phòng ngự trong một đêm vất vả liên tục bị phi pháo oanh kích. Sáng hôm sau địch tiến vào trung tâm chiến tuyến Anh, nơi mà sư đoàn thiết giáp số 10 đã tập trung về đối phó. Đến chiều, địch lại tấn công nhưng bị thất bại. Giờ đây Rommel đã cắm chân sâu và quân Ý thì tan rã. Ông ta không còn hi vọng tăng cường cho bộ phận thiết giáp phía trước, và xe di chuyển trên mặt cát nặng đã tiêu hao nhiều số nhiên liệu ít ỏi - chắc ông ta cũng nghe được tin về 3 tầu chở dầu nữa đã bị đánh đắm ở Địa Trung Hải. Như vậy, ngày 2/9 quân thiết giáp của ông ta đã chuyển sang thế phòng thủ và chờ đối phó với các đợt tấn công.

        Montgomery không chấp nhận lời mời và Rommel không có cách gì khác là rút lui. Ngày 31, việc rút lui bắt đầu, Rommel bị sư đoàn thiết giáp 7 của Anh tấn công liên tục phía bên sườn, và bị tổn thất lớn về xe vận tải không bọc thép. Đêm đó, Anh bắt đầu phản công và đánh vào không chỉ xe thiết giáp mà cả các sư đoàn cơ giới nhẹ và sư đoàn Trieste. Nếu đánh
tan được các đạo quân này thì những khoảng trống trên bãi mìn có thể phong tỏa được, và quân Đức không thể quay về theo ngả này. Sư đoàn Tân Tây Lan tấn công mạnh, nhưng quân Đức chống cự ác liệt và Quân đoàn Phi châu đi thoát. Giờ đây Montgomery đình chỉ việc truy kích. Ông ta có kế hoạch nắm thế chủ động khi thời gian chín mùi nhưng chưa đến. Ông bằng long với việc đẩy lùi được cú thọc cuối cùng của Rommel vào Ai Cập kềm theo những tốn thất nặng nề với giá phải trả tương đối thấp. Quân đoàn 8 và không lực sa mạc đã giáng một đòn nặng nề vào địch và gây ra 1 cuộc khủng hoảng nữa cho việc tiếp tế của Rommel. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được về sau, chúng tôi thấy Rommel lâm vào tình thế tuyệt vọng luôn luôn yêu cầu được tiếp viện. Chúng ta cũng biết là vào thời gian đó, ông ta bị mệt mỏi và đau yếu. Hệ quả của trận Alam Haifa được phát huy hai tháng sau đó.

        Tuy hai cuộc hành quân lớn hơn của chúng tôi ở hai đầu Địa Trung Hải giờ đây đã được quyết định, và mọi sự chuẩn bị đang tiến triển; thời kỳ chờ đợi là thời kỳ của sự căng thẳng im lìm. Giới trong cuộc thì lo lắng cái gì sẽ xảy ra. Tất cả những ai không biết thì cho là không có việc gì xảy ra. Chúng tôi đã tồn tại sau sự sụp đổ của Pháp và việc oanh kích nước Anh bằng không quân. Nước chúng tôi không bị đánh chiếm. Chúng tôi vẫn giữ được Ai cập. Chúng tôi vẫn sống và ở trong cơn nguy hiểm. Mặt khác, dòng thác thảm họa gì vậy đã đổ xuống đầu chúng tôi. Sự thất bại ở Dakar, việc mất những gì chúng tôi đã chiếm được trên sa mạc từ tay người Ý, thảm kịch Hy Lạp, Crete thất thủ, những thất bại nặng nề không được giảm nhẹ trong chiến tranh với Nhật Bản, Hồng Kông thất thủ, Đông Ân bị đe bẹp, thảm họa ở Singapore, Nhật chiếm Myanma, Auchinleck bại trận trên sa mạc, Tobruk đầu hàng, sự thất bại như là được đánh giá ở Dieppe - tất cả những mắt xích này trong một chuỗi bất hạnh, bực bội vô song trong lịch sử của nước chúng tôi, sự việc chúng tôi không còn bị đơn độc nữa và có hai quốc gia hùng mạnh chiến đấu bên cạnh chúng tôi thực sự là những sự đảm bảo cho chiến thắng cuối cùng. Nhưng gạt bỏ đi cảm giác về sự nguy hiểm chết người, điều này chỉ làm cho việc phê bình được tự do thêm. Liệu việc đưa ra chất vấn và nghi ngờ chống lại toàn bộ tính chất và hệ thống chỉ đạo chiến tranh có là kỳ quặc, xa lạ không?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Hai, 2019, 11:18:47 pm

        Thục ra, điều đáng chú ý là tôi không ở trong trạng thái yên tĩnh buồn chán tách khỏi tư duy quyền lực, hoặc phải đối mặt với các đòi hỏi, những thay đổi trong phương cách của mình mà như đã biết, tôi không bao giờ phải chấp nhận. Rồi tôi phải rút lui khỏi chính trường, hai vai nặng chĩu những tai họa, và cuối cùng kết quả thu được sẽ bị gán cho việc tôi rút lui quá muộn. Trên thực tế, toàn bộ dáng vẻ của chiến tranh sắp có sự chuyển biến. Từ đó trở đi, chúng tôi có được sự thành công ngày một phát triển, tuy cũng có lức gặp rủi ro không lớn. Tuy cuộc đấu tranh là lâu dài và gay go yêu cầu có sự cố gắng lớn lao của tất cả mọi người, chúng tôi đã đi tới đỉnh cao, vì con đường đi tới thắng lợi của chúng tôi không những được đảm bảo và chắc chắn mà còn kéo theo những sự kiện đáng mừng diễn ra một cách rõ ràng. Tôi không bị tước quyền chia xẻ trong giai đoạn mới này, vì Nội các Chiến tranh có sức mạnh và sự thống nhất, lòng tin mà tôi gìn giữ được từ các đồng sự về chính trị và nghề nghiệp, sự trung thành vững chắc của Quốc hội và thiện chí bền bỉ của nhân dân. Tất cả cái này chỉ ra biết bao may mắn trong các công việc của con người, có lo âu về cái gì cũng chỉ là đôi chút, trừ việc ráng làm hết sức mình.

        Trong thời gian này, tôi thấy đôi chút dễ chịu trong việc xem xét các đề nghị mà Bộ Ngoại giao đang thảo ra một cách công phu, có tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao Mỹ về tương lai của chính phủ thế giới sau chiến tranh. Bộ trưởng Ngoại giao gửi Nội các Chiến tranh tài liệu luân chuyển quan trọng về vấn đề này với tiêu đề "Kế hoạch tứ cường" theo đó việc chỉ đạo tối cao sẽ thuộc về một hội đồng gồm Anh, Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa. Tôi vui mừng tìm thấy được nghị lực để ghi lại ý kiến chính thức của mình trong bản thảo ngày 21/10/42 sau đây cho Bộ ngoại giao:

        "1. Bất chấp áp lực của các sự kiện, tôi sẽ cố gắng viết trả lời. Nghe có vế như rất dễ khi đưa ra 4 tứ cường này. Tuy nhiên tôi không thể nói trước chúng ta phải đối phó với các đòi hỏi loại gì, kiểu gì của Nga. Muộn hơn chút ít, điều ấy là khả dĩ. Còn đối với Trung Hoa, tôi không thể coi chính phủ Trùng Khánh là đại diện cho một cường quốc thế giới. Chắc chắn là Mỹ sẽ bỏ phiếu cho một nước không đủ khá năng trong bất kỳ cố gắng nào nhằm thanh toán đế quốc hải ngoại của Anh.

        2. Tôi phải công nhận rằng tư duy của tôi chú yếu là dựa vào Âu châu, việc hồi sinh của sự vinh quang của châu Âu, lục địa sản sinh ra các quốc gia hiện đại và nền văn minh. Sẽ là một thảm họa không ước lượng được, nếu sự dã man của Nga đè lên nền văn hóa và độc lập của các quốc gia Ầu châu lâu đời. Lúc này nói ra thì khó, tôi tin rằng gia đình Âu châu hành động như một thể thống nhất trong khuôn khổ một Hội đồng châu Âu. Tôi trông chờ có một Liên hiệp các quốc gia châu Âu trong đó các hàng rào giữa các quốc gia sẽ giảm thiểu rất nhiều và sự đi lại giữa các quốc gia sẽ có thể không bị hạn chế. Tôi hi vọng sẽ thấy nền kinh tế châu Âu được nghiên cứu như là một tổng thể. Tôi hi vọng thấy được một Hội dồng có thể gồm 10 đơn vị trong đó có các cựu tứ cường với nhiều liên đoàn các nước Bắc Âu, các nước có sông Danube chảy qua, các nước vùng Balkan v.v... và có cảnh sát quốc tế được giao trách nhiệm giữ không để nước Phổ vũ trang - Dĩ nhiên chúng ta sẽ phải làm việc với người Mỹ theo nhiều cách, và theo cách đại qui mô, nhưng Âu châu là quan tâm hàng đầu của chúng ta, và chắc chắn chúng ta không muốn đóng cửa với người Nga và người Trung Hoa trong khi người Thụy Điển, người Na Uy, người Ba Lan, người Tiệp và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những vấn đề nóng bỏng của mình. Ý muốn của họ muốn được chúng ta giúp đỡ và khả năng to lớn của họ làm cho người khác phái nghe tiếng nói của họ. Việc nói nhiều, nói dài về các đề tài này là dễ dàng. Bất hạnh thay, chiến tranh trước hết đòi hỏi sự quan tâm của nhiều phía."


        Như vậy, chúng tôi đã tới gần đỉnh điểm về quân sự mà tất cả chúng tôi đều phải đạt được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2019, 12:24:16 am

18

TRẬN ALAMEIN

        Mấy tuần sau khi có những thay đổi trong các cấp chỉ huy, công tác chuẩn bị, lập kế hoạch và huấn luyện không ngừng được xúc tiến ở Cairo và ở mặt trận. Quân đoàn 8 được tăng cường tới mức chưa tùng có trước đây. Sư đoàn 51 và sư đoàn 44 từ trong nước đã tới và có khả năng tác chiến trên sa mạc. Lực lượng xe bọc thép của chúng tôi lên tới 7 lữ đoàn với trên 1.000 xe tăng trong đó khoảng 500 xe tăng Grants và Shermans của Mỹ. Giờ đây quân số của chúng tôi đạt đến mức 2 chọi 1 và về khả năng chiến đấu thì ít nhất là ngang bằng. Một lực lượng pháo binh hùng mạnh và được huấn luyện kỹ càng lần đầu tiên có mặt ở sa mạc phía tây được điều động đến để hỗ trợ cho cuộc tấn công sắp tới.

        Lực lượng không quân ở Trung Đông phụ thuộc vào các quan niệm về quân sự và yêu cầu của Tổng Tư lệnh. Tuy nhiên, dưới quyền của Nguyên soái không quân Anh Tedder, không cần thiết phải có những tiền lệ đánh nhanh, đánh ác. Mối quan hệ giữa Bộ Tư lệnh Không quân và các tướng mới là thoải mái về mọi mặt. Lực lượng không quân ở sa mạc phía tây dưới quyền của Nguyên soái không quân Coningham hiện nay có 550 máy bay chiến đấu. Có thêm 2 nhóm khác ngoài số máy bay chiến đấu ở Malta với số lượng 650 máy bay và có nhiệm vụ phá hủy các hải cảng và tuyến đường chi viện của kẻ thù đi qua Địa Trung Hải và sa mạc. Cùng với 100 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom cỡ vừa của Mỹ, tổng số lực lượng của chúng tôi lên tới khoảng 1200 máy bay sẵn sàng chiến đấu.

        Trong nhiều bức điện gửi cho chúng tôi, Alexander cho biết thời gian vào khoảng 24/10 đã được chọn làm ngày mở đầu cho chiến dịch "Lightfoot". Ông cho rằng "vì không có sườn để hở, cần phải đánh như thế nào để mở một đột phá khẩu vào chính diện tuyến địch. Quân đoàn 10 gồm chủ yếu la lực lượng thiết giáp sẽ là mũi nhọn của cuộc tấn công này và sẽ xuất kích vào ban ngay qua đột phá khẩu này. Đến 1/10 quân đoàn nay phải được huấn luyện trong gần 1 tháng cho nhiệm vụ này. "Theo tôi, cuộc tấn công chọc thủng phải nổ ra vào thời kỳ trăng rằm là rất cần thiết. Đây là một cuộc hành quân lớn cần có nhiều thời gian. Chúng tôi phải mở được một khoảng trống đầy đủ, trên các tuyến địch, nếu các lực lượng thiết giáp của ta cần có trọn 1 ngày để đem lại tính chất quyết định cho việc tác chiến của mình.

        Mấy tuần trôi qua và thời điểm đến gần. Lực lượng không quân đã ở tư thế bắt đầu tấn công các đơn vị địch, các sân bay và hệ thống giao thông của kẻ thù. Các đoàn tàu là mục tiêu được đặc biệt chú ý. Tháng 9, 30% tàu của phe trục chi viện cho Bắc Phi bị đánh chìm phần lớn do không quân. Tháng 10, số lượng tàu bị đánh chìm lên đến 40%. Khoảng 60% xăng bị tổn thất. Trong 4 tháng mùa thu hơn 200.000 tấn hàng chuyên chở bằng tàu của phe trục đã bị phá hủy. Đây là một thiệt hại nặng nề đối với lực lượng của Rommel. Rốt cuộc thì. Đại tướng Alexander đánh điện tín: "Zip!" (Mở màn!).

        Đêm rằm 23/10 gần 1.000 khẩu pháo đã khai hỏa vào các khẩu đội của địch trong vòng 20 phút và sau đó dội vào các vị trí của bộ binh. Dưới hỏa lực tập trung của pháo cùng với sự cộng hưởng của bom do phi cơ thả xuống, quân đoàn 30 (dưới quyền của tướng Leese) và Quân đoàn 13 (toàn bộ của tướng Horroks) tiến lên. Khi tấn công vào mặt trận có 4 sư đoàn địch, quân đoàn 30 tìm cách mở ra hai hành lang xuyên qua các công sự của địch.

        Sau lưng họ hai sư đoàn thiết giáp của quân đoàn 10 (do tướng Lumsden chỉ huy) tiến lên để giành thắng lợi. Dưới tầm hỏa lực dữ dội, chúng tôi tiến lên mạnh mẽ và vào lức trời tờ mơ sáng thì đã mở được các lối vào. Công binh đã dọn sạch mìn phía sau những lực lượng đi đầu. Nhưng hệ thống bãi mìn chưa bị chọc thủng hết và thiết giáp của chúng tôi không có triển vọng sớm vượt qua được. Phía Nam, Sư đoàn Nam Phi đánh mở đường xông lên bảo vệ phía Nam của chỗ phình ra và sư đoàn 4 Ấn Độ. Từ dãy Ruweisat tung ra các cuộc đột kích trong khi sư đoàn thiết giáp 44 và sư đoàn 7 của quân đoàn 13 thọc vào hệ thống phòng thủ của địch. Việc này đã đạt được mục tiêu khiến cho địch phải duy trì 2 sư đoàn thiết giáp trong 3 ngày ở phía sau đoạn này của mặt trận trong khi trận chiến chủ yếu diễn ra ở phía Bắc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:53:57 pm

        Tuy nhiên cho đến nay chúng tôi vẫn chưa tạo ra được khoảng trống nào trong hệ thống phòng thủ và bãi mìn dày đặc của địch. Lúc quá nửa đêm Montgomery tổ chức một cuộc họp với các tư lệnh cao cấp. Tại cuộc họp này ông ra lệnh quân thiết giáp phải tăng cường sức ép về phía trước, trước khi trời sáng, theo như chỉ thị ban đầu của ông. Trong ngày, sau khi giao tranh ác liệt, thực ra chúng tôi đã tiến thêm được nhiều nhưng địa vật được gọi là dãy núi Kidney trở thành tiêu điểm của một cuộc giao tranh quyết liệt với 2 sư đoàn xe tăng Con Báo và Ariete 15 của địch, và 2 sư đoàn nay mở các cuộc phản kích dữ dội. Trên mặt trận của quân đoàn 13, chúng tôi không tiến xa hơn nữa nhằm bảo toàn lực lượng cho sư đoàn thiết giáp 7 được nguyên vẹn ở giai đoạn đỉnh điểm của trận đánh.

        Trong Bộ Tư lệnh của địch có rối loạn nghiêm trọng. Cuối tháng 9, Rommel phải đi bệnh viện tại Đức và tướng Stumme thay chân ông ta. Trong 24 tiếng khi trận đánh bắt đầu, Stumme qua đời vì bệnh tim. Rommel theo lệnh của Hitler, rời bệnh viện và nhận lại nhiệm vụ của mình cuối ngày 25.

        Giao tranh ác liệt vẫn tiếp tục vào ngày 26 suốt dọc theo chỗ một sườn của trận địa phình ra, trong lòng chiến tuyến của địch và đặc biệt ở dãy núi Kidney. Không quân của địch 2 ngày trước không có phản ứng gì, giờ đây đã là một sự thách thức đối với ưu thế vượt trội của chúng tôi. Nhiều đợt giao tranh đã nổ ra với phần lớn thắng nghiêng về chúng tôi. Những nỗ lực của quân đoàn 13 đã trì hoãn chứ không cản được sự vận chuyển của lực lượng thiết giáp Đức tới điểm mà giờ đây họ biết là khu vực có tính chất quyết định trên mặt trận của mình. Tuy nhiên lực lượng không quân của chúng tôi đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho sự vận chuyển này.

        Vào thời điểm này Sư đoàn Úc do tướng Morshead chỉ huy đã mở trận đánh mới và đạt kết quả. Sư đoàn này đột phá theo phía Bắc từ chỗ phình ra đến biển. Montgomery tận dụng ngay thắng lợi đáng kể này. Ông ta rút sư đoàn Tân Tây Lan khỏi lực lượng tiến theo phía Tây và ra lệnh cho sư đoàn Úc tiếp tục tiến về phía Bắc. Điều này sẽ ngăn cản sự rút lui một phần của sư đoàn bộ binh Đức ở sườn phía Bắc. Đồng thời, lúc này Montgomery cho rằng sức mạnh của cuộc tấn công chủ yếu của mình đang bắt đầu giảm ở giữa các bãi mìn và các ổ chống tăng được bố trí tốt. Vì vậy, ông lại tập hợp lại các lực lượng và dự trữ của mình để thực hiện một đợt tấn công mới và mạnh hơn.

        Suốt hai ngày 27 và 28, một cuộc giao tranh ác liệt ở dãy Kidney chống lại các đợt tấn công liên tiếp của 2 sư đoàn xe tăng Con Báo 15 và 18 bây giờ đã được điều động từ phía Nam tới. Tướng Alexander đã thuật lại trận đánh đó như sau1:

        Ngày 27/10 đã có đợt phản công lớn bằng xe tăng theo kiểu cũ. Năm lần địch tấn công chúng tôi với tất cả số xe tăng hiện có cả của Đức và của Ý nhưng không giành được đất và tồi tệ hơn nữa, là với tỉ lệ bị tốn thất và thương vong quá lớn, còn xe tăng của chúng ta trong thế phòng thủ cũng có thiệt hại nhưng nhẹ thôi. Ngày 28/10 địch lại xuất hiện sau khi đã trinh sát cẩn thận và rất lâu suốt cả buổi sáng để phát hiện ra các điểm yếu và xác định vị trí của các súng chống tăng của chúng ta, tiếp theo đó là một đợt tấn công tập trung mạnh vào buổi chiều khi mặt trời sắp lặn. Việc trinh sát cũng ít kết quả hơn so với trước đây vì cá xe tăng lẫn súng chống tăng của chúng ta có thể giao chiến ở tầm xa hơn. Khi địch toan tính tập trung cho cuộc tấn công lần cuối thì Không lực Hoàng gia (R.A.F.) một lần nữa lại can thiệp trên qui mô tàn phá. Trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ máy bay đã xuất kích và ném 80 tấn bom vào khu vực tập trung quân dịch ước dài 3 dặm rộng 2 dặm, và cuộc tấn công của địch đã thất bại thậm chí trước khi địch có thể tập hợp  lại lực lượng. Đây là lần cuối cùng địch cố tìm cách giành thế chủ động.

        Trong 2 ngày 26/10 và 28/10 này, ba tàu chở dầu tiếp tế rất quan trọng của địch đã bị không quân chúng tôi đánh chìm, và như vậy là phần thưởng dành cho một chuỗi dài các hoạt động của không quân, một phần không thể thiếu được của các trận đánh trên bộ.

------------------
        1. Trong bức điện đề ngày 9/11 được gửi cho tôi sau trận đánh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:54:50 pm

*

        Hiện nay Montgomery đã lên kế hoạch và bố trí đội hình cho một cuộc đột phá quyết định, cuộc hành quân "Supercharge" (Tăng nạp). Ông rút ra sư đoàn thiết giáp Anh 1 và Tân Tây Lan 2; sư đoàn thiết giáp 2 này cần phải được tổ chức lại, sau khi đã tham gia đáng kể vào trận đánh lui lực lượng thiết giáp Đức ở dãy Kidney. Sư đoàn thiết giáp Anh 7 và Sư đoàn 51 và một lữ đoàn của sư đoàn 44 sẽ kết hợp lại thanh một lực lượng dự bị mới. Đợt tấn công lần này sẽ do quân Tây Tây Lan, các Lữ đoàn bộ binh Anh 152 & 151, Lữ đoàn thiết giáp Anh 9 dẫn đầu.

        Cuộc tấn công tuyệt đẹp của quân Úc đã giành được thắng lợi qua những trận giao tranh ác liệt liên tục và làm cho toàn bộ trận đánh nghiêng về phía có lợi cho chúng tôi. Vào 1 giờ sáng ngày 2/11, "Supercharge" bắt đầu. Dưới làn đạn bắn chặn của 300 khẩu pháo, các lữ đoàn của Anh kết hợp với sư đoàn Tân Tây Lan đã phá vỡ khu vực phòng thủ của địch và lữ đoàn thiết giáp 9 tiến lên phía trước. Tuy nhiên, lữ đoàn thiết giáp 9 gặp phải một hàng phòng ngự kiên cố mới của kẻ thù với nhiều vũ khí chống tăng dọc theo đường mòn Rahman. Trong một đợt giao tranh kéo dài, lữ đoàn này bị tổn thất nặng nề, nhưng hành lang phía sau được giữ vững và sư đoàn Anh số 1 đã vận động qua hành lang cuối. Tiếp đến là cuộc đụng độ cuối cùng trong trận đánh của quân thiết giáp. Tất cả những xe tăng còn lại của địch tấn công vào lối ra của chúng tôi ở một phía sườn và bị đẩy lùi. Đó là quyết định cuối cùng, nhưng thậm chí ngày hôm sau, ngày thứ ba, khi các bản báo cáo của không quân cho thấy quân địch đã bắt đầu rút lui, cánh hậu quân của họ ở đường mòn Rahman vẫn còn gây khó khăn cho đạo quân thiết giáp chủ chốt của chúng tôi, Hitler ra lệnh không được có bất cứ sự rút lui nào nhưng vấn đề không còn nằm trong tay người Đức nữa, chỉ cần khoét thêm một lỗ hổng nữa thôi. Sáng sớm 4/11, cách 5 dặm về phía Nam Tel el Aggagir, lữ đoàn 5 của Ấn Độ mở một đợt tấn công nhanh và đã giành thắng lợi hoàn toàn. Trận đánh giờ đây đã thắng và rốt cuộc con đường đã được mở thông cho lực lượng thiết giáp chúng tôi tiến qua sa mạc trống trải.

        Rommel rút lui hoàn toàn nhưng chỉ có đủ phương tiện và nhiên liệu cho một phần lực lượng của ông ta và quân Đức mặc dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng vẫn tự cho mình quyền ưu tiên về phương tiện đi lại. Nhiều ngàn quân của 6 sư đoàn Ý bị bỏ kẹt lại trên sa mạc, không có nước hoặc thực phẩm và không có cả tương lai trừ việc bị bắt làm tù binh. Trên chiến trương la liệt xe tăng bị phá hủy hoặc không thể sử dụng được cũng như các loại súng và xe cộ. Theo ghi chép của Đức, các sư đoàn thiết giáp Đức khởi đầu trận đánh có 240 xe tăng có khả năng dùng được, đến ngay 5/11 chỉ còn 38 chiếc. Lựe lượng không quân Đức đã từ bỏ nhiệm vụ vô vọng là giao chiến với lực lượng vượt trội của siêu không quân chung tôi mà giờ đây hoạt động gần như không gặp cản trở và dốc toàn lục tấn công các đoàn quân lớn và xe cộ đang gắng sức tiến về phía Tây. Bản thân Rommel đã ca ngợi vai trò quan trọng của lực lượng không quân Hoàng gia Anh1. Lực lượng của Rommel dứt khoát đã bị đánh bại và người phụ tá của tướng Von Thoma đã rơi vào tay chúng tôi cùng 9 viên tướng Ý khác.

--------------------
        1. Desmond Young - Rommel trang 238


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:55:09 pm

        Dường như có hy vọng lớn biến thảm họa của kẻ thù thành xóa sổ hoàn toàn. Sư đoàn Tân Tây Lan được lệnh hướng thẳng vào Fuka nhưng khi sư đoàn này đến đó ngày 5/11 thì quân địch đã đi qua rồi. Vẫn còn cơ hội địch bị cô lập ở Mersa Matruh, đây là mục tiêu chính mà 2 sư đoàn thiết giáp 1 và 7 của Anh lao vào. Trước khi đêm xuống, ngày 6/11, các đơn vị này đang tới gần mục tiêu trong khi quân địch đang cố thoát khỏi vòng vây đang khép chặt. Nhưng rồi trời mua, và xăng còn lại trở nên khan hiếm, cả ngay thứ 7 cuộc truy kích của chúng tôi phải ngừng lại. Việc trì hoãn trong 24 giờ đã khiến cho việc bao vây kín không thực hiện được. Tuy nhiên, 4 sư đoàn Đức và 8 sư đoàn Ý không còn tồn tại như là những đội binh chiến đấu. 30 ngàn tù binh bị bắt với số lượng vật tư khổng lồ. Rommel đã ghi lại ý kiến của ông ta về vai trò của các tay súng của chúng tôi đối với sự thất bại của mình: "Pháo binh Anh một lần nữa chứng tỏ tính ưu việt nổi tiếng của họ. Đặc biệt đáng lưu ý là tính cơ động cao và sự đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của các lực lượng xung kích".

        Trận Alamein khác so với tất cả các trận đánh trước ở Sa mạc. Mặt trận bị hạn chế, được phòng thủ kiên cố và có lực lượng lớn trấn giữ không có đường hành quân bọc sườn. Ai muốn mở đột phá khẩu thì người ấy phải mạnh hơn địch và muốn chủ động phản công theo cách này chúng tôi phải quay trở về những trận đánh trong thế chiến thứ nhất ở mặt trận phía Tây. Chúng tôi nhận thấy ở Ai Cập lặp đi lặp lại cùng một kiểu đọ sức như đã diễn ra ở Cambrai cuối năm 1917 và trong nhiều trận đánh năm 1918, đường giao thông ngắn và tốt cho người xung kích sử dụng pháo với mật độ tập trung cao nhất, lưới lửa dày đặc và xe tăng lao tới trước.

        Về tất cả điều này tướng Montgomery và thủ trưởng của ông ta là Alexander, đều là những người có bề dày kinh nghiệm, suy nghĩ và nghiên cứu cẩn thận. Montgomery là một chuyên gia pháo binh vĩ đại. Như Bernard Show nói về Napoléon: "Đại bác giết người". Chúng ta luôn thấy ông ta cố gắng sử dụng 300 đến 400 khẩu pháo tác chiến dưới quyền chỉ huy phối hợp của một người, thay vì giao tranh nhỏ bằng pháo, một việc tất nhiên dẫn,đến việc các xe tăng sẽ lao vào trong các khoảng trống lớn trên sa mạc. Dĩ nhiên, mọi thứ đều ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với ở Pháp và Flanders. Trong vòng 12 ngày của trận Alamein 13.500 lính của chúng tôi đã hy sinh, nhưng trong ngày đầu tiên của trận đánh ở Somme, chúng tôi đã tổn thất gần 60.000 lính. Mặt khác, hỏa lực phong thủ của Pháp đã tăng lên khủng khiếp kể từ cuộc chiến lần trước và trong thời gian đó người ta luôn cho rằng cần có một sự tập trung theo tỉ lệ 2 hay 3 trên 1 không chỉ đối với pháo mà kể cả quân lính nữa, để chọc thủng và phá vỡ một tuyến phòng ngự chu đáo. Chúng tôi không có cái gì giống như sự vượt trội đó lại Alamein. Mặt trận không chỉ gồm nhiều tuyến các điểm mạnh và các ổ pháo nối tiếp nhau, nhưng mà là cả một vùng rộng và sâu được bố phòng như vậy. Và trước mặt tất cả là 1 lá chắn kinh khủng bằng các trận địa mìn với chất lượng và mật độ trước đây chưa từng thấy. Vì những lý do này, trận Alamein sẽ không bao giờ là một trang vinh quang trong biên niên sử quân sự Anh.

        Còn một lý do nữa vì sao nó sẽ tồn tại. Trên thực tế nó là dấu ấn của sự xoay của "bản lề số phận". Cũng có thể nói: "Trước khi có trận Alamein, chúng ta chưa bao giờ có thắng lợi. Sau Alamein chúng ta chưa bao giờ thất bại".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:55:53 pm

19

ĐUỐC ĐÃ THẮP SÁNG

        Thành kiến của Tổng thống Roosevelt đối với tướng De Gaulle, những mối liên hệ của ông ta với Vichy thông qua đố đốc Leahy và hồi ức của chúng tôi về vụ lộ thông tin về Dakar hai năm trước đây đã đưa tới quyết định giữ gìn, không để lộ các thông tin về "Torch" (Ngọn đuốc) cho những người Pháp tự do. Tôi không hề bác bỏ quyết định nay. Dù sao thì tôi cũng nhận thức  được những mối quan hệ giữa ngươi Anh chúng tôi đối với De Gaulle và tính nghiêm trọng của sự nhục mạ mà ông ta phải chịu đựng khi dứt khoát bị bỏ hoàn toàn khỏi việc góp phần của mình vào hoạch định kế hoạch chung. Tôi đã dự định nói cho ông ta biết trước khi sự việc này xảy ra. Để làm dịu bớt xúc phạm nay đối với ông ta và phong trào của ông, tôi đã sắp xếp việc giao phó cho ông ta quyền ủy trị Madagascar. Mọi việc trước mắt chúng tôi trong những tháng chuẩn bị và những gì chúng tôi rút ra từ đó đã làm sáng tỏ quan điểm cho là giao cho De Gaulle công việc này sẽ gây hại lớn đến những phản ứng của Pháp ở Bắc Phi. Nhưng sự cần thiết phải kiếm cho được một nhân vật Pháp nổi bật nào đó là rõ ràng, và trong con mắt người Anh và người Mỹ, thì dường như chẳng có ai thích hợp hơn tướng Giraud, viên tướng chiến đấu cao cấp mà cuộc tẩu thoát táo bạo khỏi nhà tù Đức vẫn còn là huyền thoại. Tôi đã đề cập đến việc gặp mặt với Giraud tại Metz năm 1937 khi tôi đến thăm chiến tuyến Maginot, nơi ông nắm quyền chỉ huy khu vực chính. Ông ta kể cho tôi nghe về những cuộc phiêu lưu của mình trong chiến tranh thế giới I như là tên tù đào tẩu đằng sau chiến tuyến của quân Đức. Cũng là người đã vượt ngục nên giữa tôi và ông ta có một cái chung gì đó. Bây giờ, với tư cách là một người chỉ huy quân đoàn, ông ta kể lại những chiến công thời trai trẻ của mình vói điệu bộ thậm chí còn sôi động hơn. Người Mỹ đi vào những cuộc đàm phán bí mật với viên tướng này và kế hoạch đã được dự trù để đưa ông ta từ Riviera đến Gibraltar vào thời điểm quyết định. Nhiều hy vọng được đặt vào "King-pin" (Trụ cột) như mật mã chúng tôi dùng để chỉ ông ta và trải qua ít nhiều nguy hiểm trong chuyến đi, Giraud và hai đứa con trai đã được chuyển đến nơi an toàn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:56:33 pm

*

        Trong lúc đó hạm đội lớn của chúng tôi đang tiến gần vào cuộc. Phần lớn những đoàn tàu nhổ neo từ cảng nước Anh đã phải đi ngang qua vịnh Biscay, luồn lách qua khắp các tuyến đường có tàu ngầm Đức. Phải cần đến lực lượng hộ tống mạnh và chúng tôi đã phần nào phải giữ bí mật che giấu không chỉ đối với sự tập trung các tàu chiến vốn đã bắt đầu tụ tập đông đúc từ đầu tháng 10 tại Clyde và những cảng phía Tây khác, mà còn giấu cả việc di chuyển thực sự của các đoàn tàu. Chúng tôi đã hoàn toàn thành công. Tình báo Đức đã làm cho người Đúc tin rằng Dakar một lần nữa lại là mục tiêu của chúng tôi. Vào cuối tháng, khoảng 40 tàu ngầm Đức và Ý được đưa đến tập kết ở phía Đông và Nam quần đảo Azores. Chúng đã nghiến nát một hạm đội lớn đang trên đường trở về Sierra Leone và đánh chìm 13 tàu. Trong hoàn cảnh này, thì điều này có thể chấp nhận được.

        Đoàn đầu tiên của "Torch" ròi Clyde vào ngày 22/10. Trong ngày 26, tất cả các tàu cao tốc chở lính đã vào cuộc và lực lượng Mỹ xuất phát từ Mỹ đang tiến thẳng về phía Casablanca. Toàn bộ chuyến đi gồm khoảng 650 tàu chiến lúc này đã được đưa vào cuộc, đoàn đi qua vịnh Biscay hay Đại Tây Duong mà không bị tàu ngầm Đức hay Luftwaffe (không quân Đức) phát hiện.

        Tất cả nguồn lực của chúng tôi đã được sử dụng hết mức. Xa hơn về phía Bắc thì các tuần dương hạm của chúng tôi đã canh gác eo biển Đan Mạch và những lối ra từ biển Bắc để đề phòng sự xâm nhập của tàu nổi địch. Những chiếc khác yểm trợ cho việc tiến quân của quân Mỹ gần vùng Azores và máy bay oanh tạc Anh - Mỹ tấn công căn cứ tàu ngầm Đức dọc theo vùng ven bờ biển Đại Tây Dương của Pháp.

        Những con tàu dẫn đầu bắt đầu tiến vào Địa Trung Hải đêm 5 - 6/11 mà không bị phát hiện. Mãi cho đến trước ngày 7, khi hạm đoàn Algiers cbn cách điểm đến chưa đầy 24 giơ đồng hồ thì bị phát hiện, nhưng ngay khi đó, chỉ có một con tàu bị tấn công.

        Ngày mồng 5 tháng 11, Eisenhower trong một chuyến bay đầy hiểm nguy đã đến Gibraltar. Tôi đã đặt pháo đài trong phạm vi chỉ huy của ông ta như là Tổng hành dinh tạm thời, người lãnh đạo công trình Mỹ - Anh thứ nhất có qui mô lớn. Ở đây đã diễn ra sự tập trung lớn các máy bay chiến đấu dùng cho "Torch".

        Toàn bộ eo đất dầy đặc những máy móc và 14 liên đội chiến đấu cơ được tập trung lúc 0 giơ. Tất cả những hoạt động này diễn ra nhất thiết không qua được con mắt của các nhà quan sát Đức và chúng tôi chỉ có thể hy vọng họ sẽ nghĩ đó là sự tăng cường cho Malta. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để khiến họ tin như vậy. Rõ ràng là họ đã tin như thế.

        Tướng Eisenhower, trong hồi ký của mình, đã kể lại một cách sống động những kinh nghiệm về lo âu suốt đêm 7-8/11 và một vài ngày tiếp theo. Ông ta luôn giỏi chịu đựng sự căng thẳng kiểu này. Việc đánh cược vào một ván bài quá lớn đang diễn ra sự bất ổn định của thời tiết có thể làm hỏng mọi việc, tin tức vụn vặt được đưa đến, sự phức tạp kỳ quặc trong thái độ của Pháp, mối hiểm họa từ Tây Ban Nha - tât cả, ngoại trừ tác chiến thực sự, đã là một sự thách thức lớn đội với vị Chỉ huy, người có trách nhiệm cao nhất. Trong tình hình này tướng Giraud xuất hiện. Ông ta đến với ý nghĩ rằng ông ta sẽ được chỉ định làm Tổng tư lệnh ở Bắc Phi và rằng quân đội Anh - Mỹ, mà thực lực của họ ông ta lại chưa biết trước, sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy của ông ta. Tự ông ta thúc giục mạnh mẽ việc đổ bộ lên đất Pháp thay vì Châu Phi hoặc ngoài châu Phi, có lúc dường như tưởng tượng rằng hình ảnh đó là hiện thực. Việc tranh cãi kéo dài trên 48 tiếng đồng hồ đã xảy ra giữa ông ta và tướng Eisenhower trước khi người đàn ông Pháp dũng cảm này có thể bị thuyết phục bởi quy mô của các công việc. Chúng tôi đã trông chờ quá nhiều vào "King-pin” (Trụ cột) và chẳng có ai phải hiểu hơn ông ta về ảnh hưởng của mình đối với các viên Toàn quyền và các tướng lĩnh, và thực tế là đoàn sĩ quan Pháp Bắc Phi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:56:57 pm

        Kết quả cuối cùng là một sự rắc rối kỳ cục nhưng đầy may mắn đã xảy ra. Đô đốc Darlan sau khi hoàn thành chuyến đi thị sát của ông ở Bắc Phi, đã quay lại Pháp. Con trai ông ta mắc phải chứng bệnh liệt ở trẻ con và được đưa đến bệnh viện ở Algiers. Tin về tình trạng nguy hiểm của con trai đã khiến đô đốc phải đi máy bay quay về ngày 5/11. Ồng ta vì vậy tình cờ có mặt ở Algiers vào lúc trước cuộc tấn công của liên quân Anh - Mỹ. Đây là một sự trùng hợp kỳ lạ và gây ấn tượng mạnh. Ông Robert Murphy, đại diện chính trị của Mỹ ở Bắc Phi, hy vọng rằng ông ta sẽ ra đi trước khi xảy ra cuộc tấn công vào bờ biển. Nhưng Darlan, quá lo lắng cho bệnh tình của con trai, đã nấn ná thêm một ngày, nghỉ tại dinh thự của một quan chức Pháp, đô đốc Fénard.

        Hy vọng chính của chúng tôi ở Algiers trong những tuần gần đây là tướng Juin, chỉ huy quân, đội Pháp. Ông ta có mối quan hệ thân tình với Murphy, cho dù cuộc hẹn ngày khỏi sự thực tế lại không được thông báo cho ông ta. Một lúc sau nửa đêm ngày mồng 7, Murphy đến thăm Juin để thông báo cho ông ta biết rằng giờ G đã đến. Một liên quân Mỹ - Anh hùng mạnh được yểm trợ bởi lực lượng hải quân và không quân vượt trội, đang tiến đến và sẽ đổ bộ xuống Châu Phi trong một vài giờ nữa. Tướng Juin, cho dù sự cam kết sâu sắc và trung thành với kế hoạch, vẫn bị choáng bởi tin này. Ông ta đã tự cho rằng mình sẽ hoàn toàn làm chủ tình hình ở Algiers. Nhưng ông ta biết rằng sự có mặt của Darlan đã hoàn toàn phủ lên trên quyền hành của ông ta. Dưới quyền ông ta là vai trăm trai tráng Pháp hăng hái nhiệt tình. Ông ta chỉ biết quá rõ rằng toàn bộ quyền điều khiển quân đội và chính trị đã tuột khỏi tay mình và chuyển sang tay Đô đốc. Bây giờ chắc chắn ông ta sẽ không chỉ huy được ai cả. Tại sao, ông ta tự hỏi, ông ta đã không được biết đến điều đó trước giơ 0? Lý do đã rõ ràng va sự thật thì cũng sẽ chẳng làm thay đổi được gì cho quyền hành của ông ta. Darlan đang có mặt tại đây và Darlan là thống soái của mọi sự trung thành với nước Pháp Vichy. Murphy và Juin đã quyết định gọi điện thoại mời ông ta đến ngay trước 2 giờ sáng, đang ngủ thì điện khẩn làm ông ta bật dậy và đến ngay. Khi được thông báo sự kiện sắp xảy ra, ông ta đỏ mặt tía tai và nói "Tôi đã biết lâu rồi, người Anh ngốc lắm, nhưng tôi luôn luôn tin rằng: người Mỹ thông minh hơn. Tôi bắt đầu tin rằng các ông cũng đã mắc sai lầm như họ vậy".

        Darlan, người mà sự ác cảm với Anh đã quá nổi tiếng, trong một thời gian dài đã cam kết với phe Trục. Vào tháng 5/1941, ông ta đã đồng ý giành những thuận lợi cho quân Đức ở Dakar, cũng như để đồ cung cấp tiếp tế cho quân đội của Rommel được chuyển qua Tunisia. Vào lúc đó, việc làm phản bội đó đã bị chặn bởi tướng Weygand, người chỉ huy ở Bắc Phi và người đã thành công trong việc thuyết phục Pétain từ chối lời đòi hỏi này của Đức. Hitler lúc đó hoàn toàn bận rộn với chiến dịch đánh chiếm Nga sắp xảy ra đã không thúc ép vấn đề bất chấp những lời khuyên ngược lại từ ban tham mưu hải quân của ông ta. Vào tháng 11 năm đó, Weygand không còn được Đức tin tưởng nữa, đã bị rút khỏi nhiệm vụ chỉ huy. Cho dù không có tin thêm gì nữa về kế hoạch của phe Trục dùng Dakar chống lại chúng tôi, các cảng ở Tunisia được mở sau đó dành cho tàu bề phe Trục và đóng một vai trò trong việc tiếp tế cho quân đội của Rommel trong suốt mùa hè năm 1942. Giơ đây, tình thế đã thay đổi kéo theo sự thay đổi thái độ của Darlan, nhưng bất chấp những ý nghĩ ông ta có thể có về việc ủng hộ sự chiếm đóng ở Bắc Phi của quân Anh - Mỹ, bên ngoài ông ta vẫn con bị ràng buộc với Pétain trên cả thực tế lẫn hình thức. Ông ta biết rằng nếu như ông ta chạy sang hàng ngũ quân đồng minh, cá nhân ông ta sẽ chịu trách nhiệm về việc Đúc xâm lăng nước Pháp. Vì vậy điều mà ông ta có thể có ưu thế để làm là điều yêu cầu Pétain cho phép ông ta hành động. Trong cái số phận kinh khủng mà ông ta bị lôi cuốn vào bởi hàng loạt sự kiện vô lương tâm thì đây là lối thoát duy nhất cho ông ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:57:16 pm

        Ngay sau một giờ sáng 8/11, việc đổ bộ quân của Anh - Mỹ bắt đầu tại nhiều nơi ở các phía Đông và Tây Algiers dưới sự điều khiển của Phó Đô đốc Burrough. Nhiều sự chuẩn bị chu đáo đã được tiến hành để hướng dẫn tàu đổ bộ quân tại những bờ biển đã được chọn sẵn. Ở phía Tây, những đơn vị dẫn đầu của lữ đoàn 11 Anh đã hoàn toàn thành công, nhưng xa hơn về phía Đông thì tàu vận tải và tàu đổ bộ chở lính Mỹ lại chệch vị trí đã định sẵn một vài dặm bởi một đợt thủy triều bất ngờ và trong bóng tối thì đã có phần nào sự hỗn loạn và chậm trễ. May thay, chúng tôi giành được thế chủ động và không có nơi nào có sự chống đối nghiêm trọng dọc theo bờ biển. Việc làm chủ tình thế sớm được hoàn tất. Một phi cơ thám thính của toán không quân quan sát dùng các tín hiệu từ mặt đất, đã hạ cánh tại phi trường Blida và với sự họp tác của chỉ huy quân Pháp ở địa phương giữ được sân bay cho đến khi quân Đồng minh đến từ các bãi biển.

        Cuộc chiến ác liệt nhất xảy ra ngay tại cảng Algiers. Ở đây, 2 tàu khu trục Anh Broke và Malcolm đã cố gắng mở lối để bộ lính biệt kích Mỹ lên để chắn sóng nhằm tiếp quản cảng, chiếm các cụm pháo và ngăn cản việc đắm tàu. Điều này đã khiến họ nằm trong tầm ngắm trục diện của các đơn vị pháo phòng ngự và đã kết thúc trong tai họa. Chiếc Malcom đã sớm bị đánh hỏng nhưng chiếc Broke vẫn tiến vào cảng trong nỗ lục lần thứ 4 và đổ bộ được sô quân của mình. Sau đó, trong khi rút lui, nó đã bị hỏng nặng và cuối cùng bị đắm. Nhiều quân lính bị kẹt trên bờ và phải đầu hàng.

        Vào lúc 5 giơ chiều, Darlan điện cho chỉ huy của mình thông báo rằng "Quân Mỹ đã tiến vào thành phố bất chấp việc chúng tôi làm chậm bước tiến của họ. Tôi đã ủy quyền cho tướng Juin, tổng chỉ huy chỉ để thương lượng duy nhất về việc đầu hàng của riêng thành phố Algiers". Việc đầu hàng của Algiers có hiệu lực từ 7 giờ tối. Từ lúc đó, đô đốc Darlan nằm trong tay người Mỹ và tướng Juin lại nắm quyền dưới sự chỉ huy của quân Đồng minh.

        Tại Oran đã có sự chống đối mạnh hơn. Những đơn vị chính qui Pháp, những người đã giao chiến với quân Anh ở Syria và nhũng người dưới sự chỉ huy hải quân với những hồi ức cay đắng về cuộc tấn công của chúng tôi vào hạm đội Pháp năm 1940, đã giao tranh với lực lượng "đặc nhiệm" Mỹ. Một tiểu đoàn lính nhảy dù Mỹ khỏi hành từ Anh để chiếm lấy sân bay đã bị phân tán trên đất Tây Ban Nha trong tiết trời giông bão. Lực lượng đi đầu vẫn tiếp tục nhung bộ phận hoa tiêu đã nhầm lẫn và họ phải hạ cánh cách mục tiêu của mình vài dặm.

        Hai tàu chiến nhỏ của Anh cố gắng đưa một nhóm lính Mỹ vào cảng Oran. Mục tiêu của họ, cũng như tại Algiers, là ngăn chặn không cho quân Pháp phá hỏng các phương tiện của cảng hoặc phá hoại các tàu và sớm biến nó thành căn cứ của Đồng minh vào thời điểm sớm nhất. Lãnh đạo bởi Đại tá F.T Peters, tàu Walney và Hartland nguyên là hai tàu bảo vệ bờ biển trước đây của Mỹ đã được chuyển cho chúng tôi theo thỏa thuận cho mượn đã gặp phải hỏa lực dữ dội của pháo bắn thẳng và đã bị phá hủy với phần đông người còn lại trên tàu. Đô đốc Peters đã thoát chết một cách thần kỳ, nhưng cũng chỉ để gặp tử thần sau đó vài ngày trong một tai nạn máy bay lúc ông đang quay trở về Anh. Sau đó ông đã được truy tặng huân chương Victoria và huân chương cống hiến đặc biệt của Mỹ.

        Vào lúc bình minh, các tàu khu trục và tàu ngầm Pháp hoạt động ở vịnh Oran nhưng cũng đã bị đánh đắm hay bị phân tán. Các cỗ pháo ở bờ biển bị đánh bom và oanh tạc bởi lực lượng hải quân Anh trong đó có cả chiếc Rodney. Cuộc giao chiến tiếp tục cho đến sáng mồng 10 khi quân Mỹ mở đợt tấn công cuối cùng vào thành phố. Đến chiều thì quân Pháp đầu hàng. Chiếc "Western Task Force" đến bờ biển Maroc trước buổi bình minh ngày 8/11. Trận đột kích chính xảy ra gần Casablanca với những đợt tấn công vào các sườn phía Bắc và phía Nam. Trời đẹp nhưng hơi mù sương và sóng ở bãi biển cũng không nghiêm trọng như e ngại. Sau đó thì tình hình có tệ đi, nhưng vào lúc đó thì đã có một vị trí trụ vững chắc. Có lúc đã có giao chiến dữ dội. Trên biển xảy ra một trận ác liệt. Nằm ở Casablanca là một tàu chiến mới chưa hoàn thành tên là Jean Bart, chưa chạy được nhưng lại có thể sử dụng được các pháo 14 inch. Con tàu này sớm phải đụng độ với chiến đấu hạm Massachussets của Mỹ trong khi đội tàu nhỏ của Pháp, được yểm trợ bởi chiếc Primauguet tiến ra ngăn chặn việc đổ bộ. Chúng gặp phải toàn bộ hạm đội Mỹ. Bảy tàu bay và ba tàu ngầm bị Pháp phá hủy với một ngàn lính thương vong. Chiếc Jean Bart bốc cháy dữ dội và được đưa vào bờ, và mãi cho đến lúc trời chưa sáng ngày 11/11 thì Nogues, viên Thống sứ Pháp, theo lệnh của Darlan, đã đầu hàng. "Tôi đã đánh mất" ông ta kể lại "toàn bộ tàu chiến và máy bay chiến đấu sau 3 ngày giao tranh ác liệt". Đại tá Mercier chỉ huy chiếc Primauguet khao khát chiến thắng của quân Đồng minh nhưng ông ta lại chết trên boong tàu khi mệnh lệnh của ông đang được thi hành. Tất cả chúng tôi có thể rất cảm kích nếu cuộc sống của chúng tôi không bị lấy đi bởi những chuyện đáng kinh sợ và những sự trung thành đối lập nhau như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:57:36 pm

*

        Những tin tức vụn vặt của tất cả các sự kiện này bắt đầu đến tổng hành dinh của tướng Eisenhower ở Gibraltar và bây giờ ông ta phải đương đầu với một tình thế chính trị nghiêm trọng. Ông ta đã đồng ý với Giraud là trao cho ông này quyền chỉ huy các lực lượng Pháp có thể theo phe Đồng minh. Bây giờ đột nhiên lại xuất hiện ở trung tâm các sự việc một nhân vật có quyền quyết định xem ai trong số họ sẽ chạy sang phía Đồng minh theo một cách có trật tự. Sự hy vọng rằng họ sẽ theo Giraud lại chưa được kiểm tra và những phản ứng đầu tiên không mấy khích lệ. Vì vậy vào sáng 9 tháng 11, tướng Giraud, và một lúc sau là tướng Clark, với tư cách là đại diện cho cá nhân của tướng Eisenhower đã bay đến Algiers.

        Việc tiếp đón Giraud của những viên chỉ huy hàng đầu Pháp thật lạnh nhạt. Tổ chức Kháng chiến địa phương, được sự hỗ trợ của các nhân viên Anh và Mỹ đã sụp đổ hoàn toàn. Cuộc hội đàm đầu tiên của Clark với Darlan không mang lại một thỏa thuận nào. Rõ ràng là chẳng có nhân vật quan trọng nào sẽ thừa nhận Giraud là Tổng chỉ huy tối cao của quân đội Pháp. Sáng hôm sau tướng Clark sắp xếp cuộc gặp gỡ thứ hai với đô đốc. Ông ta nói chuyện qua máy vô tuyến với Eisenhower rằng giải pháp duy nhất là phải giải quyết với Darlan. Cũng chẳng có thời gian để đi vào việc trao đổi bằng điện thoại với Luân Đôn và Washington nữa. Giraud đã không có mặt. Darlan do dự với lý do là không có chỉ thị của Wichy. Clark dành cho ông ta nửa giờ để quyết định. Cuối cùng viên đô đốc đã đồng ý ra một lệnh "ngừng bắn" chung trên khắp Bắc Phi "nhân danh Thống chế" ông ta nắm toàn bộ quyền hành trên toàn lãnh thổ Bắc Phi thuộc Pháp và ra lệnh cho tất cả các viên chức vẫn tiếp tục làm việc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 11:00:53 pm

20

HỘI NGHỊ CASABLANCA

        Dư luận về quân sự ở Mỹ, không riêng gì trong giói quan chức cao cấp, đều tin rằng quyết định đối với "Torch" (Ngọn đuốc) đã loại trừ mọi khả năng trong năm 1943 có một cuộc hành quân lớn vượt biển Manche vào nước Pháp bị chiếm đóng. Bản thân tôi vẫn chưa chấp nhận quan điểm nay. Tôi vẫn cồn hy vọng khu vực Bắc phi của Pháp gồm cả mũi Tunis sẽ rơi vào tay chúng tôi sau vài tháng giao tranh. Trong trường họp này, việc tiến hành một cuộc đưa quân lớn vào nước Pháp bị chiếm đóng xuất phát từ Anh vẫn có thể thực hiện được vào tháng 7 hay tháng 8 năm 1943. Vì vậy, tôi rất lo lắng là việc tập trung sức mạnh nhất của Mỹ trên đất ở Anh mà tầu bè của chúng tôi có thể cho phép phải được diễn ra cùng lúc với chiến dịch "Ngọn đuốc". Ý tưởng dùng cả 2 tay của chúng tôi; và kẻ thù phải đối phó với những cú đấm từ cả 2 phía có vẻ phù hợp hoàn toàn với kiểu tiến hành chiến tranh tiết kiệm nhất. Chính tình hình sẽ quyết định liệu chúng tôi nên tiến công qua biển Manche hay làm theo sự may mắn của chúng tôi ở Địa Trung Hải, hoặc là làm cả 2. Vì lợi ích của toàn bộ cuộc chiến và trợ giúp cho nước Nga, hình như vấn đề cấp bách là liên quân Anh - Mỹ nên tiến vào Châu Âu hoặc là từ phía Đông hoặc là từ phía Tây trong năm tói. Tuy nhiên có một nguy cơ là chúng tôi không thể làm được điều này. Dù cho chiến dịch chúng tôi ở Algiers và Tunisia phát triển thắng lợi nhanh chóng, thì chúng tôi vẫn phải bằng lòng với việc chiếm Sardinia hay Sicily hoặc cả 2 và hoãn vượt biển Manche cho đến 1944. Điều này có nghĩa là một năm lãng phí cho phe đồng minh với kết quả không chỉ đe dọa thực sự sự sống còn của chúng tôi mà đến cả một chiến thắng quyết định. Chúng tôi không thể đánh mất 5 hay 6 trăm nghìn tấn hàng một tháng mãi được. Sự bế tắc chính là hy vọng cuối cùng của Đúc.

        Trước khi người ta biết điều gì sẽ xảy ra ở Alamein hay với "Torch" và trong khi cuộc chiến kinh khủng ở vùng Caucase chưa phân thắng bại, thì các Tham mưu trưởng Anh đang cân nhắc tất cả những vấn đề nay. Các nhân viên làm kế hoạch cấp dưới của họ cũng rất bận rộn. Theo tôi các báo cáo của họ không quá tiêu cục, và từ 2 bờ Đại Tây Duong, chúng tôi đi đến một loạt bế tắc kết hợp. Các ban tham mưu Anh thiên về phía Địa Trung Hải và sự tấn công vào Sardinia và Sicily với mục tiêu là Italy. Các chuyên gia Mỹ đã mất mọi hy vọng vượt kênh đào năm 43 nhưng rất lo lắng không để bị dính líu vào Địa Trung Hải đến mức cản trở những thiết kế lớn năm 1944 của họ. Tháng 11 tôi viết "Dường như là tổng số sự sợ hãi của Mỹ được nhân lên với tổng số sự sợ hãi của Anh, xuất phát một cách trung thực từ mỗi quân chủng".

        Có thể nói rằng diễn biến của các sự kiện cho thấy tôi đã quá lạc quan về triển vọng ở Bắc Phi va các ban tham mưu Mỹ đã đúng khi cho rằng quyết định về "Torch" mà chúng tôi đưa ra hồi tháng 7 đã làm tiêu tan khả năng vượt biển Manche vào năm 1943. Rõ ràng là việc đã xảy ra như thế. Không ai có thể dự đoán vào thời điểm này là liệu Hitler sẽ có một nỗ lực lớn lao tăng viện cho mũi Tunis bằng cách phái đến đó bằng đường hàng không và đường biển 100.000 quân thiện chiến bất kể những tổn thất nặng nề. Đối với Hitler đây là một sai lầm nghiêm trọng về chiến lược. Dĩ nhiên điều này đã làm chậm lại thắng lợi của chúng tôi ở Châu Phi trong nhiều tháng. Giá như ông ta giữ lại lục lượng thay vì bị bắt hoặc bị tiêu diệt ở đó trong tháng 5, thì hoặc là ông ta có thể tăng cường cho mặt trận Nga đang bị đẩy lùi, hoặc cũng có thể tập hợp lực lượng ở Normandy để cản trở cố gắng đổ bộ của chúng tôi năm 43 dù cho chúng tôi có quyết tâm làm như vậy. Đến nay hầu như chẳng ai tranh cãi về sự đúng đắn của quyết định mà phải cho tới 1944. Trong lương tâm tôi, rõ ràng là tôi không đánh lừa Staline hoặc làm cho ông ta hiểu sai. Tôi đã làm hết sức mình. Mặt khác, để xâm nhập lục địa châu Âu từ phía Địa Trung Hải trong chiến dịch sắp tới, để liên quân Anh Mỹ tiếp cận hoàn toàn với địch thì tôi vẫn hài lòng với quyết định mà định mệnh và các sự kiện phải áp đặt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 11:01:11 pm

        Quả thực hiện thời chúng tôi đã thất bại và bị động rõ ràng ở Bắc Phi. Dù cho chúng tôi ở thế chủ động và lợi thế gây bất ngờ, nhưng việc tăng tiến của chúng tôi nhất thiết là chậm. Chuyên chở đường thủy có những giới hạn nghiệt ngã của nó. Việc xếp dỡ hàng ở Algiers và Roma bị phi cơ địch cản trở. Vận tải bộ không có. Đường sắt độc tuyến ven biển dài 500 dặm ở trong tình trạng xấu với hàng trăm cầu cống đều có thể bị phá hoại. Khi một số lượng lớn quân Đức được không vận tới Tunis, thì một sự kháng cự bậc cao, ngoan cường và dữ dội bắt đầu. Các lực lượng Pháp giơ đây đã đi với chính nghĩa của chúng tôi có trên 1.000 nguời. Đại bộ phận là quân đội bản xứ chất lượng tốt, nhung trang bị nghèo nàn và thiếu tổ chức. Tướng Eisenhower tung ra phía trước những đơn vị Mỹ mà ông có trong tay. Chúng tôi cũng tung vào tất cả cái mà chúng tôi có thế làm được.

        Ngày 28/11 một lữ đoàn bộ binh của Anh với 1 phần của sư đoàn thiết giáp số một của Mỹ tiến gần tới Djedeida chỉ cách Tunis 12 dặm. Đây là cao điểm của đợt giao tranh mùa đông.

        Rồi bây giơ đến mùa mưa. Trời mưa rất to. Sân bay được tạo dựng mà không có sự chuẩn bị trước của chúng tôi trở thành nhũng bãi lầy. Không lực Đức tuy không nhiều về số lượng nhưng lại xuất kích từ các sân bay có thời tiết tốt. Ngày 1/12 Đức phản công, đẩy lùi đợt tiến công theo kế hoạch của chúng tôi và trong vài ngày chúng tôi buộc phải lùi về Medjez. Chi viện cho quân tiền phương chỉ có thể qua đường biển trên quy mô nhỏ. Quả thực là khó có thể cung cấp lương thục cho đoàn quân chứ đùng nói là lập các kho lương thực. Mãi cho đến trước khuya đêm 22/12 chúng tôi mới lại có thể mở một đợt tấn công mới với một vài thắng lợi ban đầu, nhung từ rạng sáng là bắt đầu mưa suốt 3 ngay như trút nước. Sân bay chúng tôi trở nên vô dụng và xe cộ chỉ có thể đi dọc theo các đường chất lượng tồi.

        Tại một hội nghị vào ngày trước đêm Noel, tướng Eisenhower quyết định bỏ kế hoạch chiếm ngay Tunis cho đến khi chiến dịch lại bắt đầu nhằm bảo vệ các sân bay tiền phương trên toàn tuyến đã chiếm được. Dù quân Đức có chịu thiệt hại lớn trên biển, nhung lực lượng họ ở Tunisie vẫn mạnh lên. Cuối tháng 12 quân số lên gần tới 50.000.

        Trong khi đó quân đoàn 8 dàn ra trên những khoảng cách rất lớn. Rommel thành công trong việc rút lục lượng tan rã từ Alamein về. Cánh quân đoạn hậu bị ép mạnh nhưng một cố gắng vượt lên phía trước ông ta về phía Nam Bengazhi để đánh vu hồi đã bị thất bại. Ông dừng nghỉ ở Agheila trong khi Montgomery, sau đợt tiến quân dài, cũng gặp phải khó khăn tương tự về vận chuyển và chi viện mà các người tiền nhiệm đã thất bại không giải quyết được. Ngày 13/12, Rommel bị đánh bật và hầu như bị cô lập tiếp theo 1 trận vận động chiến theo đường vòng của Sư đoàn 2 Tân Tây Lan. Ông chịu tổn thất và Không lực Sa mạc phá hoại nặng nề việc vận tải trên tuyến đường ven biển. Thoạt tiên Montgomery chỉ có thể truy kích với lực lượng nhỏ. Quân đoàn thứ 8 đã tiến 1200 dặm kể từ trận Alamein. Sau khi chiếm Sirte và các bãi đáp ở đó vào ngày Giáng sinh, quân chúng tôi tiến gần tới căn cứ chính tiếp theo của Rommel gần Buerat vào cuối năm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 11:01:34 pm

*

        Trong khi đó các thủ trướng trong ủy ban tham mưu trình bày hai báo cáo cho Nội các Chiến tranh tóm lược quan điểm của mình về chiến lược sắp tói sau khi đã xem xét kỹ. Trong phần kết luận, họ nhấn mạnh sự khác biệt nghiêm trọng về quan điểm giũa họ và đồng nghiệp phía Mỹ. Đó là sự khác biệt về trọng tâm và ưu tiên chứ không phải về nguyên tắc. Các Tham mưu trưỏng Anh cho rằng chính sách tốt nhất là nên bám chặt "Torch" (Ngọn đuốc) theo sau đó là sự chuẩn bị rộng lớn tói mức có thể được, để vượt biển Manche vào năm 43, trong khi đó các Tham mưu trưởng Mỹ lại thiên về tập trung sự cố gắng chính cho châu Âu, vào việc vượt biển Manche, và trụ vững ở Bắc Phi. Đây là vấn đề then chốt. Điều này chỉ có Tổng thống Mỹ và tôi mới giải quyết được, và sau khi thảo luận kỹ, chúng tôi quyết định họp giải quyết vấn đề này ở Casablanca.

        Tôi bay đến Casablanca ngày 12/1/1943. Chuyến bay của tôi có chút lo ngại. Để làm nóng máy chiếc máy bay "Cammando", họ đã gắn một động cơ xăng ở bên trong, nhằm tạo khói và làm tăng cao nhiệt độ ở các điểm phát nhiệt. Tôi bị đánh thức lúc 2 giơ sáng khi đang bay trên Đại Tây Dương, một trong các điểm phát nhiệt làm bỏng các ngón chân tôi, và nó có vẻ như sắp đỏ rực lên và làm cháy các tấm chăn. Do đó tôi leo ra khỏi khoang và đánh thức Peter Portal ở tầng dưới và lưu ý anh ta về điểm phát nhiệt rất nóng này. Chúng tôi nhìn quanh cabin và phát hiện 2 điểm khác cũng sắp sửa đỏ rực. Sau đó chúng tôi đi xuống khoang chứa bom (đây là máy bay ném bom được cải tạo) và phát hiện 2 người đang mải mê điều khiển máy sưởi chạy bằng xăng này. Dĩ nhiên, về mọi mặt, tôi cho hiện tượng này là rất nguy hiểm. Các điểm phát nhiệt có thể gây ra đám cháy lớn và hơi xăng sẽ gây nổ. Portal cũng đồng ý với tôi. Tôi quyết định tốt hơn là chịu lạnh thay vì nóng và tôi ra lệnh tắt tất cả các máy sưởi. Chúng tôi trở lại nằm nghỉ, người run lên trong cái lạnh mùa đông băng giá ở độ cao 8.000 bộ, tức là bay ở trên mây. Tôi phải nói điều này thực sự là khó chịu đối với tôi.

        Khi chúng tôi đến Casablanca, sự sắp xếp nơi ăn chốn ở thật là tuyệt vời. Một khách sạn lớn ở ngoại ô Anfa với chỗ ở rộng rãi cho tất cả các ban tham mưu Anh. Mỹ và các phòng hội nghị lớn. Xung quanh khách sạn có nhiều biệt thự cực kỳ thuận tiện dành cho Tổng thống, cho tôi, tướng Giraud, và cả tướng De Gaulle, nếu ông ấy đến. Toàn bộ khuôn viên được bao bọc dây thép gai và quân Mỹ canh gác cẩn mật. Tôi và ban tham mưu có mặt ở đó 2 ngày trước khi Tổng thống đến. Tôi có những cuộc đi dạo thú vị với Pound và các Tham mưu trưởng khác trên những mỏm đá và bãi biển. Những con sóng kỳ lạ cuồn cuộn xô bờ với những đám mây bọt lớn đã tạo ra điều kỳ diệu là ai cũng có thể đặt chân được lên bờ biển khi đổ bộ. Không có ngày biển lặng. Những con sóng cao 15 bộ luôn gầm thét trên những mỏm đá. Không lạ gì khi có nhiều tàu bè bị lật. Con trai tôi Randolph từ mặt trận Tunisia đi ngang tới. Có nhiều thứ phải nghĩ tói và 2 ngày trôi qua nhanh. Trong khi đó, các ban tham mưu hằng ngày họp bàn với nhau trong nhiều giờ liền.

        Tổng thống đến chiều ngày 14. Chúng tôi có một cuộc họp mặt thân mật và nó làm tôi rất vui khi gặp gỡ người đồng nghiệp lớn của tôi trên mảnh đất bị chinh phục, được giải phóng này, mà tôi và ông đã giành được bất chấp lời khuyên của các chuyên gia quân sự của ông. Hôm sau, tướng Eisenhower đến sau một chuyến bay nguy hiểm. Ông rất nóng lòng muốn biết đường lối của các Tham mưu trưởng liên quân sẽ chọn mặt trận nào và muốn liên lạc với họ. Máy bay chỉ huy của họ hoàn toàn thuộc tiêu chuẩn cao hơn máy bay của Eisenhower. Một hoặc hai ngày sau đó thì Alexander đến báo cáo với tôi và Tổng thống về sự tiến bộ của quân đoàn thứ 8. Alexander đã tạo ấn tượng tốt đẹp với Tổng thống. Tổng thống bị ông ta hấp dẫn do ông báo tin quân đoan 8 sắp sửa chiếm Tunis. Ông giải thích việc Montgomery với 2 quân đoàn hùng hậu đã dồn tất cả xe cộ vào 1 quân đoàn, sẽ giúp cho việc đẩy lùi Rommel chạy từ Tripoli về mặt trận Mareth - một vật cản rất lớn. Mọi người rất vui mừng về tin đó và khuôn mặt tươi cười đầy thiện cảm của Alexander đã chiếm được cảm tình của mọi ngươi. Niềm tin thầm kín trong ông đang lan tỏa ra xung quanh. Sau 10 ngày thảo luận về các vấn đề mấu chốt, các Tham mưu trưởng liên quân đi đến thỏa thuận, cả tôi và Tổng thống liên lạc hàng ngày với nhóm này và nhất trí với nhau về công việc của họ. Chúng tôi đã thống nhất là nên tập trung toàn bộ vào việc chiếm Tunis bằng cả quân đoàn Sa mạc và tất cả lực lượng mà Anh có thể có được, cùng với quân của tướng Eisenhower. Alexander sẽ làm đại diện cho Eisenhower và sau cùng tiến tới chịu trách nhiệm hoàn toàn các chiến dịch, về bước khác, trước mắt cụ thể là chúng tôi sẽ tấn công Sicily hay Sardinia. Việc này cũng được nhất trí. Những bất đồng không phải do các đường lối của mỗi nước mà chủ yếu là giữa các Tham mưu trưởng và các nhà làm kế hoạch của liên quân. Tôi tin chắc rằng Sicily sẽ là mục tiêu tiếp theo và các Tham mưu trưởng chỉ huy liên quân cũng nhất trí. Trong khi đó các nhà làm kế hoạch của liên quân cùng Huân tước Mountbatten lại cho rằng chúng tôi nên tấn công Sardinia hơn là Sicily, vì theo họ điều này có thế làm được sớm hơn 3 tháng. Mountbatten còn nhấn mạnh quan điểm của mình với Hopkins va một số người khác. Tôi vẫn giữ ý kiến đánh Sicily với sự hậu thuẫn của các Tham mưu trưởng liên quân. Các nhà làm kế hoạch liên quân tuy cũng tôn trọng nhưng vẫn một mực cho là không thể đánh trước 30/8. Đến đây bản thân tôi cùng với họ xem xét rất kỹ các số liệu và sau đó Tổng thống và tôi ra lệnh lấy Ngày D vào thời kỳ thuận lợi có trăng của tháng 7 hoặc tháng 6 nếu có thể. Trong trường hợp đó quân đội được không vận vào cuộc đêm 9/7. Các cuộc đổ bộ bắt đầu vào sáng 10/7.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 11:02:07 pm

*

        Trong khi đó vấn đề về De Gaulle đã được đưa ra. Quyền hành của ông được chuyển giao êm thấm cho một tổ chức lập ra theo sự nhất trí của Mỹ, từ tháng 11 đến tháng 12. Giraud lấp khoảng trống đó bằng con đường đã được mở ra cho các lực lượng Pháp hiện đang tập kết ở Bắc và Tây Bắc Phi Châu liên minh với Phong trào Tự do Pháp của De Gaulle và tất cả những người Pháp trên khắp thế giới sống ngoài vòng kiểm soát của quân Đức. Lúc này tôi rất sốt ruột chờ De Gaulle tới và Tổng thống nói chung cũng như vậy. Tôi yêu cầu ông Roosevelt điện mời ông ta tới. Vị tướng này rất cao ngạo và từ chối nhiều lần. Sau đó tôi nhờ Eden gây áp lực mạnh với ông ta, thậm chí tới mức nói rằng nếu ông ta (De Gaulle) không tới, chúng tôi vẫn sẽ khăng khăng yêu cầu có người thay thế lãnh đạo của ủy ban Giải phóng Pháp ở Luân Đôn. Rốt cuộc ngày 22/1 De Gaulle tới và được ở biệt thự gần biệt thự của Giraud. Ông chẳng muốn đến gặp Giraud và phải mất vài giờ thuyết phục, cuộc gặp mới diễn ra. Cuộc nói chuyện rất căng thẳng, tôi nói rõ với De Gaulle rằng nếu ông ta tiếp tục là vật cản thì cuối cùng chúng tôi chẳng ngại ngần cắt quan hệ với ông ta. De Gaulle rất coi trọng nghi thức, khệnh khạng bước ra khỏi biệt thự đi xuống khu vườn nhỏ, đầu ngẩng cao. Rốt cuộc ông cũng buộc phải nói chuyện với Giraud trong 2, 3 giờ đồng hồ, đó là một cuộc tọa đàm mà cả 2 coi là cực kỳ thú vị. Buổi chiều ông ta đi gặp Tổng thống và   tôi thấy nhẹ cả người   khi không ngờ là cuộc gặp nhau đã diễn ra suôn sẻ. Tổng thống rất thích "cái vẻ nội tâm" ở trong mắt De Gaulle nhưng chẳng có thể làm gì được nhiều để đưa họ đến với nhau.

        Những lơi phát biểu gay gắt xuất phát từ tình hình lúc bấy giờ nhằm vào tướng De Gaulle và dĩ nhiên tôi cũng liên tục gặp nhiều rắc rối và có nhiều mâu thuẫn sâu sắc với ông ta. Tuy nhiên có một nhân tố bao trùm trong mối quan hệ của chúng tôi. Tôi không thể coi ông là đại diện của một nước Pháp bị mất tự do và qui phục, và nước Pháp, một nước có quyền tự quyết định tương lai của mình cũng vậy. Tôi biết ông ta không phải là người bạn của nước Anh. Nhưng tôi luôn công nhận là ở con người này tinh thần và khái niệm của 2 tiếng "nước Pháp" theo chiều dài của lịch sử luôn luôn được nêu lên. Tôi hiểu và khâm phục, mặt khác cũng phẫn nộ về thái độ cao ngạo của ông. Đây là một người lưu vong bị khép án tử hình và ở một vị trí hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của chính phủ Anh và giơ đây của cả Mỹ. Người Đức đã chiếm đóng đất nước ông. Ông chẳng còn chỗ bám chân thực sự ở bất cứ đâu. Không sao, ông thách thức tất cả. Bất cứ lúc nào, kể cả khi ông cư xử tồi nhất cũng toát lên ở ông tính cách "Pháp" - một dân tộc vĩ đại với tất cả niềm kiêu hãnh, quyền uy và kỳ vọng. Người ta thường chế giễu rằng ông tự cho mình là sứ giả của Thánh Jeanne d’Arc, mà một trong những cụ tổ của ông từng trung thành phục vụ. Điều này đối với tôi chẳng có gì là vô lý cả. Clemenceau, người mà ông cũng tự so sánh là một chính khách khôn ngoan và có kinh nghiệm hơn nhiều. Nhưng cả hai đều tạo cảm giác họ là những con người Pháp không bao giơ bị khuất phục.

        Một vấn đề khác cũng cần phải lưu ý. Trong một bản báo cáo gửi Nội các chiến tranh tôi đua ra đề nghị sau: "Chúng tôi đề nghị cần phải đưa ra một thông cáo báo chí vào thời gian thích họp về công việc của hội nghị. Tôi rất vui khi biết Nội các Chiến tranh sẽ đánh giá như thế nào về việc chúng tôi kèm theo thông cáo một tuyên bố về ý định kiên quyết của Hoa Kỳ và Anh sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi Đức và Nhật đầu hàng vô điều kiện. Việc gạt bỏ Ý sẽ khuyến khích thêm sự đổ vỡ ở đó. Tổng thống tán thành ý tưởng này và ý tưởng đó sẽ động viên bè bạn chúng tôi ở tất cả các nước...

        Độc giả nên chú ý trong bức điện này cũng như trong buổi họp báo sau đó Tổng thống đã sử dụng từ "đầu hàng vô điều kiện" và từ này đã tạo ra nhũng vấn đề gây tranh cãi nhiều. Một trường phái tư tưởng ở Anh và Mỹ cho rằng cụm từ nay đã kéo dài cuộc chiên và khiến cho tên độc tài đẩy nhân dân và binh lính vào cảnh tuyệt vọng. Bản thân tôi không đồng tình với ý tương này vì những lý do sẽ được trình bày trong cuốn sách này. Tuy nhiên do trí nhớ của tôi có thể thiếu sót ở một số điểm nên kể ra những sự kiện được ghi trong tài liệu lưu trữ của tôi cũng là điều tốt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2019, 09:29:28 pm

        Tài liệu của Nội các Chiến tranh cho thấy vấn đề này được đưa ra trong cuộc họp chiều 20/1. Cuộc thảo luận hình như không phải về nguyên tắc "đầu hàng vô điều kiện" mà chuyến sang việc đưa ra trường hợp ngoại lệ có lợi cho Ý. Do đó ngày 21/1, ông Attlee và Eden gửi cho chúng tôi thông điệp sau: "Nội các nhất trí với ý kiến cho rằng việc cân bằng những thuận lợi đã không cho phép để Ý ra một bên vì sự nghi ngờ nhất định sẽ nẩy sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ, Balkan hay nơi nào khác. Chúng tôi cũng không tin chắc rằng tác động đối với người Ý là tốt. Việc nắm bắt được tất cả những vấn đề khó khăn xảy ra với mình chắc chắn sẽ có tác động mong muốn đối với tinh thần của người Ý.

        Do đó, rõ ràng là cụm từ "đầu hàng vô điều kiện" trong bản tuyên bố chung đang được soạn thảo va do tôi trình lên Nội các Chiến tranh sẽ không bị bác bỏ bằng bất cứ cách nào. Ngược lại mong muốn duy nhất của Nội các là không nên bỏ qua nước Ý. Tôi không nhớ và cũng không có bất cứ tài liệu về bất cứ cái gì đã diễn ra giữa tôi và Tổng thống về chủ đề này sau khi tôi nhận bức điện của Nội các, và rất có thể do áp lục công việc, đặc biệt là những cuộc thảo luận về mối quan hệ của Giraud và De Gaulle và những cuộc phỏng vấn họ, vấn đề không được chúng tôi đề cập thêm nữa. Trong khi đó bản tuyên bố chung chính thức đang được cố vấn của chúng tôi và các Tham mưu trưởng soạn thảo. Đây là một văn kiện được thảo chính thúc và cân nhắc từng câu, từng chữ mà tôi và Tổng thống đã xem xét và duyệt. Có lẽ đúng là do tôi không thích áp dụng "đầu hàng vô điều kiện" cho Ý nên tôi không nêu lại điểm này với Tổng thống và rõ ràng là hai chúng tôi đều chấp nhận bản thông cáo được sự thống nhất giữa chúng tôi và các cố vấn của mình, trong bản thông cáo không đề cập đến "đầu hàng vô điều kiện". Bản này được trình lên Nội các Chiến tranh va sau đó được thông qua về hình thúc của nó.

        Tôi hơi ngạc nhiên khi nghe Tổng thống nói tại cuộc họp báo 24/1 rằng chúng tôi sẽ áp dụng "đầu hàng vô điều kiện" với mọi kẻ thù của mình. Thật bình thường khi cho rằng bản thông cáo đã thay thế cho tất cả mọi lời nói về những điều đã được nói trong khi hội thoại. Tướng Ismay vốn biết rất rõ suy nghĩ hàng ngày của tôi và có mặt tại tất cả các buổi thảo luận của các Tham mưu trưởng khi soạn thảo thông cáo cũng rất ngạc nhiên. Trong bài diễn văn của tôi sau bài của Tổng thống, dĩ nhiên tôi ủng hộ ý kiến của ông và đồng tình với những gì ông đã nói. Bất cứ sự khác biệt nào giữa chúng tôi hay thậm chí do có sự bỏ sót trong một dịp như vậy, một thời điểm như vậy, cũng sẽ có hại, thậm chí nguy hiểm tới nỗ lực chiến tranh của chúng tôi. Chắc chắn tôi cũng chịu một phần trách nhiệm cùng với Nội các Chiến tranh Anh.

        Tuy nhiên những gì Tổng thống nói với Hopkins có vẻ xác thực: "Chúng tôi gặp quá nhiều khó khăn khi làm cho 2 vị tướng Pháp sáp lại với nhau đến nỗi tôi tự nghĩ khó chẳng khác gì sắp xếp 1 cuộc họp cho Grant và Lee, và rồi đột nhiên có họp báo, tôi và Winston không có thì giờ để chuẩn bị và trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ người ta đã gọi Grant là "Sự đầu hàng vô điều kiện thủa trước" và điều tiếp theo mà tôi biết là tôi đã nói điều đó ra"1.

        Tôi không cảm thấy là lời tự bạch này dù sao cũng không kém phần thuyết phục, bởi thực tế là cụm từ đã có trong các điều ghi nhớ xuất phát từ đó mà ông nói.

        Hồi ức về chiến tranh có thể sống động va thực nhưng không bao giờ được tin mà không có kiểm chứng, đặc biệt là khi có liên quan đến một chuỗi sự kiện. Chắc chắn tôi có nhiều lời nói sai về việc "đầu hàng vô điều kiện" vì tôi nói những gì mình nghĩ và không xem tài liệu lưu trữ. Không chỉ trí nhớ của tôi bị nhầm lẫn mà cả ông Ernest Bevin tại Hạ viện ngày 21/7/1949 cũng đưa ra một bản tường trình khủng khiếp kể lại những khó khăn gặp phải khi tái thiết nước Đức sau chiến tranh thông qua chính sách "đầu hàng vô điều kiện" trong đó ông cũng như Nội các Chiến tranh đều không bao giờ được tham khảo ý kiến vào thời điểm đó. Lập tức tôi có phản ứng vào lúc đó và đáp lại, cũng với sự thiếu chính xác không kém và do lòng trung thực, rằng đó là lần đầu tiên tôi nghe những lời của chính Tổng thống phát ra tại cuộc họp báo ở Casablanca. Chỉ khi tôi về nhà và lục tìm hồ sơ lưu trữ của mình tôi mói phát hiện ra là mọi việc đều đúng như đã ghi. Tôi nhớ lại vị giáo sư trong giờ phút lâm chung được các học trò cưng tôn sư trọng đạo xin lời khuyên cuối cùng. Ông ta trả lời "Hãy kiểm tra lại những trích dẫn của các em".

--------------------
        1. Robert Sherwood - Roosevelt và Hopkins trang 696.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2019, 10:36:42 pm

*

        Việc sử dụng cụm từ "đầu hàng vô điều kiện" dù hồi đó rất được hoan nghênh nhưng kể từ đó, bị nhiều các quan chức mô tả là một trong nhũng sai lầm lớn nhất của chính sách chiến tranh Anh - Mỹ. Đến đây cần phải giải quyết vấn đề này. Người ta cho là cụm từ đã kéo dài cuộc chiến và làm cho việc khôi phục thời kỳ hậu chiến trở nên khó khăn. Tôi không cho đó là đúng. Quả thực lý do phản đối chính của tôi như tôi luôn làm như vậy, là một sự lụa chọn diễn đạt thay thế cho 1 lời tuyên bố về các điều kiện thực tế được 3 nước lớn trong Đồng minh nhân mạnh, và bị dư luận buộc phải nhấn mạnh, sẽ làm nản lòng nhiều hơn bất cứ phong trào hòa bình nào ở Đức so với cụm từ chung chung "đầu hàng vô điều kiện". Tôi còn nhớ những cố gắng được thực hiện để dự thảo các điều kiện hòa bình để làm dịu đi sự phẫn nộ của những người chinh phục nước Đức. Những điều kiện đó có vẻ quá kinh khủng trên giấy tờ và cho tới nay vượt quá cái đã làm trên thực tế đến nỗi việc đưa ra công bố chúng có thể kích thích sự kháng cự của Đức. Thực ra những điều kiện đó được viết ra chỉ để sau đó lại rút lại.

        Trong nhiều lần phát biểu công khai, tôi đã làm điều mà tôi và Tổng thống có ở trong đầu. Tôi phát biểu tại Hạ viện ngày 22/2/44 rằng cụm từ "đầu hàng vô điều kiện" không có nghĩa là người dân Đức bị bắt làm nô lệ hay bị hủy diệt. Tuy nhiên, nó có nghĩa là vào thời điểm đầu hàng phe Đồng minh không bị ràng buộc bởi bất cứ một hiệp ước hay nghĩa vụ nào... "Đầu hàng vô điều kiện" có nghĩa là kẻ chiến thắng được rảnh tay hành động nhung cũng không có nghĩa là họ có quyền cư xử một cách dã man hay muốn xóa sổ nước Đức khỏi cộng đồng các nước châu Âu. Nếu chúng tôi bị ràng buộc, đó là sự ràng buộc của lương tâm đối với nền văn minh. Chúng tôi không bị ràng buộc với người Đức như là kết quả của một sự mặc cả. Đó là ý nghĩa của "đầu hàng vô điều kiện". Không thể khắng định là trong những năm cuối của cuộc chiến vẫn còn có những nhận thức sai lầm ở Đức.

*

        Giơ đây, chúng tôi sẽ kết thúc công việc. Cuộc họp toàn thể chính thức cuối cùng với các tham mưu trưởng diễn ra ngay 23/1 khi họ trình bày với chúng tôi báo cáo cuối cùng về "Sự lãnh đạo chiến tranh năm 1943". Có thể tóm lại như sau:

        "Thất bại của tầu ngầm vẫn còn là gánh nặng thứ nhất cho nguồn lực của Liên Hiệp Quốc. Các lực lượng của Liên Xô phải được duy trì bằng một khối lượng lớn nhất đồ tiếp tế có thể chuyên chở tới Nga.

        Các chiến dịch trên chiến trường châu Âu được điều hành nhằm mục tiêu đánh bại Đức trong năm 43 với lực lượng tối đa có thể điều động được của Liên Hiệp Quốc. Các đường lối về hoạt động tấn công chính gồm:

        Ở Địa Trung Hải:

(a) Chiếm Sicily với mục tiêu:

        1/ Đảm bảo độ an toàn cao hơn cho tuyến giao thông Địa Trung Hải.

        2/ Giải tỏa áp lực của Đức khỏi mặt trận Nga.

        3/ Tăng sức ép với Ý.

(b) Tạo ra tình huống đó Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng vai trò đồng minh tích cực.
        ... Các cuộc hành quân ở Thái Bình Dương và Viễn Đông vẫn phải được tiếp tục với mục tiêu duy trì áp lực với Nhật và để có thể mở cuộc phản công toàn diện chống Nhật ngay khi Đức bị đánh bại. Những cuộc hành quân này, theo ý kiến các Tham mưu trưởng liên quân, được giữ trong những giới hạn không gây phương hại đến khả năng của Liên Hiệp Quốc. Tận dụng được bất kỳ cơ hội thuận lợi nào đánh đòn quyết định với Đức trong năm 1943..."

        Cuối cùng, sáng ngày 24, chúng tôi đến họp báo thấy De Gaulle và Giraud được xếp ngồi cùng hàng ghế xen kẽ giữa tôi và Tổng thống và chúng tôi buộc họ phải bắt tay nhau công khai trước các phóng viên và nhiếp ảnh. Họ làm theo và những tấm ảnh về sự kiện này không thể xem xét, thậm chí trong bối cảnh của những thời khắc kịch tính này, mà không buồn cười. Sự việc tôi và Tổng thống có mặt tại Casablanca đã được giữ thật kín. Khi phóng viên báo chí thấy cả hai chúng tôi, họ khó tin vào mắt mình hay tai mình khi được biết là chúng tôi đã có mặt ở đó gần nửa tháng.

        Sau cái "đám cưới" bắt buộc hay bất đắc dĩ (đám cưới kiểu "súng săn" như ở Mỹ người ta vẫn gọi) của cô dâu và chú rể với những sự đau lòng như thế, Tổng thống đọc diễn văn trước phóng viên và tôi ủng hộ ý kiến của ông ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Hai, 2019, 11:24:30 pm

*

        Tổng thống chuẩn bị lên đường. Nhưng tôi bảo ông "Ông không thể đi Bắc Phi theo cách này mà không qua Marrakesh. Chúng ta hãy ở lại đó 2 ngày. Tôi sẽ cùng ông ngắm hoàng hôn trên tuyết của dãy núi Atlas". Tôi cũng nói với Harry Hopkins về ý tưởng này. Tình cờ tại Marrakesh có một biệt thự rất đẹp mà tôi không biết gì hết, do một phụ nữ Mỹ, ba Taylor, cho phó lãnh sự Mỹ, ông Kenneth Pendar mượn. Tôi và Tổng thống sẽ ở đây và còn nhiều phòng ngoài cho các đoàn tùy tùng. Do đó chúng tôi quyết định đi Marrakesh. Roosevelt và tôi đi xe 150 dặm băng qua sa mạc dường như đang trở thành xanh hơn - rồi tới một ốc đảo nổi tiếng. Tôi mô tả Marrkesh là "Paris của Sahara", nơi mà tất cả những đoàn người từ Trung Phi trong hàng thế kỷ qua bị đánh thuế nặng nề trên đường đi bởi các bộ lạc sống trên núi, và sau đó đi lừa đảo ở các chợ Marrakesh, rồi say sưa với thành quả của cuộc sống vui nhộn của đô thị có cả thày bói, ngươi làm trò với rắn, cơ man đồ ăn thức uống, và tóm lại là những nhà thổ lớn nhất được tổ chức tinh vi nhất ở lục địa Châu Phi. Tất cả những thể chế này đều có tiếng tăm từ xa xưa.

        Chúng tôi nhất trí là tôi sẽ lo bữa trưa và Tổng thống cùng tôi đi xe 5 giơ liền nói chuyện phiếm và cả những vấn đề nhẹ nhàng hơn. Hàng nghìn quân Mỹ đóng dọc đường để bảo vệ chúng tôi trước bất cứ nguy hiểm nào và máy bay Anh liên tục bay liệng trên đầu. Buổi chiều tối chúng tôi về đến biệt thự và được ông Pendar đón tiếp tận tình, hiếu khách. Tôi đưa Tổng thống lên tháp biệt thự, ông di chuyển trên 1 chiếc ghế và ngồi ngắm hoàng hôn tuyệt vời trên màu tuyết trắng của ngọn Atlas. Chúng tôi có một bữa ăn tối rất thú vị với khoảng 15, 16 người và chúng tôi cùng hát. Tôi hát và Tổng thống hòa theo dàn đồng ca và có lúc còn sắp sửa hát bài đơn ca. Tuy nhiên ai đó ngắt quãng và tôi không bao giờ nghe được bài hát đó.

        Người đồng nghiệp lừng danh của tôi sẽ khởi hành đúng rạng sáng 25 để bay từ Lagos qua Dakar, sang Brazil và từ đó về Washington. Chúng tôi đã chia tay đêm hôm trước, nhung ông lại quay lại vào buổi sáng trên đường ra máy bay để tạm biệt tôi lần nữa. Tôi đang ngủ nhưng vì không muốn ông ra phi trường một mình, do đó tôi bật dậy kéo khóa áo, chẳng mang gì khác ngoài đôi dép lê, và trong bộ trang phục tự do đó, tôi lái xe đưa ông ra phi trường, lên máy bay xem ông ổn định chỗ ngồi, lòng đầy khâm phục sự can đảm bất chấp khuyết tật, và cảm thấy rất lo lắng về những nguy hiểm mà ông phải đương đầu. Những chuyến đi máy bay này phải được xem là chuyện đương nhiên trong thời chiến. Dẫu sao tôi cũng luôn cho đó là những chuyến đi nguy hiểm. Tuy nhiên mọi việc đều tốt đẹp. Sau đó tôi trở lại biệt thự Taylor, ở lại đó mất 2 ngày nữa để liên hệ với Nội các Chiến tranh về những hành trình tương lai của mình. Từ ngôi tháp ở biệt thự, tôi đã cố gắng vẽ một bức tranh duy nhất trong thời chiến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:44:16 pm

21

THỔ NHĨ KỲ, STALINGRAD VÀ TUNIS

        Cục diện chiến lược ở vùng Địa Trung Hải đã bị thay đổi bởi sự chiếm đóng Bắc Phi của quân Đồng minh, và cùng với việc giành được một căn cứ vững chắc ở những bờ biển phía Nam đã tạo khả năng cho một sự vận động lên phía trước để chống lại kẻ thù. Tổng thống và tôi đã mất nhiều thời gian để tìm cách mở một con đường mới tới Nga và tấn công vào sườn Nam của Đức. Thổ Nhĩ Kỳ chính là mấu chốt của toàn bộ những kế hoạch này. Việc biến Thổ Nhĩ Kỳ thành đồng minh đã là mục đích của chúng tôi trong nhiều tháng nay và giờ đây nó tạo ra những hi vọng mới và sự cấp bách mới.

        Staline hoàn toàn nhất trí với ông Roosevelt và tôi, còn tôi giờ đây mong muốn giải quyết dứt điểm vấn đề này thông qua cuộc gặp gỡ cá nhân với tổng thống Inonu trên đất Thổ. Cũng có rất nhiều việc cần phải làm ở Cairo, và tôi hi vọng trên đương về có thể ghé thăm Quân đoàn 8 ở Tripoli, nếu đã chiếm được nơi này và cả thủ đô Algiers. Có nhiều việc tôi có thể giải quyết tại chỗ và còn nhiều việc hơn mà tôi cần xem xét tận mắt. Do đó, ngày 20/1 tôi đã điện báo từ Casablanca cho Phó thủ tướng và Ngoại trưởng nói rằng tôi dự định sẽ bay từ Marrakesh tới Cairo, ở lại đó hai hoặc ba ngay, sau đó tiếp xúc trực tiếp với phía Thổ.

        Bộ chiến tranh nghĩ rằng một sự tiếp cận trực tiếp với Thố Nhĩ Kỳ là chưa đến thời điểm và thúc giục tôi quay ngay về Luân Đôn để đưa bản báo cáo về cuộc gặp gỡ với ông Roosevelt cho Quốc hội. Nhưng sau một vài cuộc tranh luận ngắn bằng điện tín, họ đã đồng ý với kế hoạch của tôi. Vì vậy, chiều ngày 26, chúng tôi khởi hành trên chiếc máy bay "Commando" sau khi được ông Pendar chiêu đãi một bữa tối tuyệt vời ở biệt thự Taylor. Tôi ngủ rất say cho đến lúc tôi đi đến chỗ ghế của phi công đồng lái và ngồi cạnh cơ trưởng Vanderkloot, và một lần nữa chúng tôi cùng nhau ngắm ánh sáng yếu ớt của bình minh đang lên trên mặt nước sông Nil. Lần này chúng tôi không phải đi quá xa về phía Nam bởi chiến thắng của Alamein đã đẩy lùi kẻ thù 1.500 dặm về phía Tây. Chúng tôi đến sân bay cách xa các Kim Tự Tháp 10 dặm và được ngài đại sứ Killeam và Bộ tư lệnh ở Cairo đón tiếp. Sau đó chúng tôi đến gặp đại sứ quán. Ở đó tôi gặp ngài Alexander Cadogan, thứ trưởng thương trực của Bộ ngoại giao, người được nội các Anh cử từ Anh đến theo ý muốn của tôi. Chúng tôi cùng nhau so sánh để thấy sự khác biệt của tình hình so với những gì đã xảy ra vào tháng 8 năm 1942 và cảm thấy nhẹ nhõm, hài lòng.

        Lúc này, tôi nhận được những tin tức nói rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Inonu vui mừng với ý định về cuộc gặp đã được đề xuất, và đang sắp xếp để nó được diễn ra ở Adana trên bờ biển gần biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào ngày 30/1. Tôi bay trên chiếc phi cơ "Commando" để gặp phía Thổ. Đó là một chuyến bay chỉ kéo dài có 4 tiếng băng qua Địa Trung Hải, hầu hết những gì chúng tôi thấy là những vùng đất thuộc Palestine và Syria. Cùng chuyến đi với tôi trên một chiếc máy bay khác là ngài Cadogan và các tướng Brooke, Alexander, Wilson và những sĩ quan khác. Chúng tôi hạ cánh khá chật vật xuống một sân bay nhỏ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Và chúng tôi chưa thực hiện đầy đủ thủ tục chào hòi và các nghi lễ khác trước khi một xe dài chạy bằng bánh xích bắt đầu bò ra từ những hẻm núi, trên đó có Tổng thống, toàn bộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và nguyên soái Chakmak. Họ đã chào đón chúng tôi với sự nhiệt tình và thân ái nhất. Nhiều toa tầu khách loại sang đã được đặt vào đoàn tàu để giành riêng cho chúng tôi. Ngoài ra không có toa nào khác ở kế bên cả. Chúng tôi ở hai đêm trên tàu, hàng ngày có những cuộc thảo luận dài với phía Thổ và những cuộc nói chuyên rất dễ chịu trong các bữa ăn với tổng thống Inonu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:44:35 pm

        Cuộc thảo luận chung chuyển sang chủ yếu hai câu hỏi: Cấu trúc của thế giới sau chiến tranh, sự chuẩn bị cho việc thành lập một tổ chức quốc tế và những quan hệ tương lai giữa Nga và Thổ. Tôi chỉ đưa ra một vài ví dụ về những nhận xét mà theo tài liệu ghi chép tôi đã đưa ra với những nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi nói rằng tôi đã gặp gỡ Molotov và Staline và ấn tượng của tôi là cả hai ông này đều mong muốn một sự kết giao hòa bình hữu nghị với Anh và Mỹ. Trong lĩnh vực kinh tế, cả hai cường quốc phương Tây có thể làm được nhiều điều cho Nga và họ có thể giúp Nga trong việc bù đắp những thiệt hại của mình. Tôi không thể nhìn được trước 20 năm tới, nhưng dù sao chúng tôi cũng đã thiết lập một hiệp định trong 20 năm. Tôi nghĩ rằng Nga sẽ tập trung vào việc xây dựng khôi phục lại trong vòng 10 năm tới. Chắc chắn có thể đã có những biến đổi: chủ nghĩa Cộng sản đã có sự điều chỉnh. Tôi cho rằng chúng tôi nên sống trong mối quan hệ tốt với Nga, và nếu Anh, Mỹ hợp tác cùng hành động và duy trì một lực lượng không quân mạnh mẽ thì họ có thể đảm bảo cho một thời kì ổn định. Nga thậm chí có thể có lợi trong việc nay. Đất nước này còn những vùng đất rộng lớn chưa được phát triển, chẳng hạn như Siberia.

        Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét là tôi đã bày tỏ quan điểm của mình cho thấy rằng nước Nga có thể trở thành một đế quốc. Điều này buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải khôn ngoan. Tôi đáp lại là sẽ có một tổ chức quốc tế mạnh hơn Hội Quốc Liên để đảm bảo hòa bình và an ninh. Tôi cũng nói thêm là tôi không ngại Cộng sản. Ông Saracoglu bình luận rằng ông đang tìm kiếm cái gì đó thực tế hơn. Cả châu Âu đã tràn ngập người Slave và Cộng sản. Tất cả các nước thắng trận sẽ trở thành Bolshevic và Slave nếu Đức bị đánh gục. Tôi nói: Mọi sự thường không đi đến kết cục tồi tệ như dự đoán, nhưng trong trường hợp điều đó xảy ra, thì cách tốt hơn cho Thổ là phải mạnh và liên kết chặt chẽ với Anh và Hoa Kỳ. Nếu Nga không vì lý do gì mà tấn công Thổ, thì toàn bộ tổ chức quốc tế tôi đã đề cập ở trên sẽ được sử dụng nhân danh Thổ. Và những bảo đảm cho sau cuộc chiến tranh hiện tại sẽ nghiêm túc hơn nhiều, không chỉ những nơi Thổ có liên quan mà cả toàn châu Âu. Tôi sẽ không làm bạn của nước Nga nếu nước này làm như Đức. Nhưng nếu điều này xảy ra, thì chúng tôi nên sắp đặt một sự liên kết tốt nhất có thể được để chống lại Nga. Và tôi sẽ không ngần ngại nói với Staline như thế.

        Trong suốt các cuộc thảo luận chính trị chung, đàm thoại quân sự được điều khiển bởi Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia, và các tướng lĩnh cao cấp khác của chúng tôi. Có hai điểm chính cần xem xét: Một là triển vọng trang bị cho các lực lượng của Thổ trước và sau bất cứ bước đi về chính trị nào ở đây. Hai là sự chuẩn bị những kế hoạch nhằm tăng cường cho Thổ bằng các đơn vị của Anh trong trường hợp họ tham gia chiến tranh. Kết quả của những cuộc hội đàm đã được thể hiện trong một hiệp ước quân sự.

        Những cuộc thương lượng giữa tôi và phía Thổ đã được định ra để chuẩn bị cách thức cho nước này tham chiến vào mùa thu năm 1943. Nhưng việc này đã không diễn ra sau sự sụp đổ của Ý và những bước tiến của Nga trong việc tấn công quân Đức ở phía bắc Biển Đen do những sự kiện không may ở Aegean vào hồi cuối năm. Những sự kiện này sẽ được mô tả ở phần thích hợp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:45:07 pm

*

        Tôi bay từ Adana về Cairo, dọc đường nghỉ chân tại Cyprus và sau đó tiếp tục đến Tripoli. Tripoli đã được Quân đoàn 8 thực chiếm đúng hạn vào ngày 23/1. Cảng đã bị phá hủy nặng nề. Lối vào cảng đã hoàn toàn bị nghẽn bởi các xác tàu đắm, mọi ngả vào đều dày đặc thủy lôi. Điều này đã được tiên liệu và con tàu tiếp tế đầu tiên cập cảng vào ngày 2/2. Một tuần sau, mỗi ngày đã có tới 2.000 tấn hàng được bốc dỡ. Mặc dù Quân đoàn 8 còn phải hành quân xa hơn nữa, sự duy trì bảo dưỡng nó trong suốt cuộc hành trình 1.500 dặm từ Alamein được tôn lên bởi sự thất thủ nhanh chóng của Tripoli đã là một thắng lợi lớn. Công đó gắn liền với tướng Lindsell ở Cairo và tướng Robertson cùng Quân đoàn 8. Vào cuối tháng, tướng Leclerc về tham gia Quân đoàn 8. Ông đã từng lãnh đạo một đội quân hỗn hợp gồm 2500 người của Người Pháp Tự Do, băng 1.500 dặm qua sa mạc từ khu vực châu Phi xích đạo thuộc Pháp. Leclerc đã không dè dặt tự đặt mình dưới sự chỉ huy của Montgomery. Ông cùng những đội quân của mình đã đóng vai trò  đáng kể trong suốt phần còn lại của chiến dịch Tunisia.

        Quân đoàn 8 vượt qua biên giới tiến vào Tunisia vào ngay 4/2 và như vậy đại quân Anh đã hoàn thành công cuộc chinh phục đế chế Ý. Tuân thủ những quyết định đã được đưa ra tại Hội nghị Casablanca, đạo quân này bây giờ nằm dưới sự chỉ huy của tướng Eisenhower với phó tướng Alexander phụ trách các cuộc hành quân trên bộ. Bạn đọc hẳn còn nhớ những chỉ thị tôi đã giao cho tướng Alexander khi rời Cairo sáu    tháng trước. Vào lúc đó, ông ta gửi tôi bản phúc đáp sau đây:

        "Thưa Ngài

        Những mệnh lệnh Ngài giao cho tôi vào ngày 10/8/1942 đã được hoàn tất các kẻ thù của Nữ hoàng cùng mọi chướng ngại chúng gây ra đã hoàn toàn bị quét khỏi Ai Cập, Cyrenaica, Libya và Tripolitania. Hiện nay tôi chờ những chỉ dẫn tiếp theo của Ngài"


        Sau hai ngày dài sống động, tôi và những người cùng đi tới Algiers thăm Eisenhower và các tướng lĩnh khác. Ở đây sự căng thẳng đã lên đến tột độ. Vụ ám sát Darlan vẫn còn gây ấn tượng mạnh    và buộc các nhân vật nổi tiếng có sự phòng ngừa cẩn thận. Nội các tiếp tục tỏ ra rất lo lắng cho sự an toàn của tôi và rõ ràng là muốn tôi về nước càng sớm càng tốt. Điều này ít ra cũng rất đáng khen ngợi. Vào đêm chủ nhật 7/2/1943, chúng tôi khởi hành và bay thẳng về nước một cách an toàn. Đó cũng là chuyến bay cuối cùng của tôi trên chiếc "Commando". Chiếc máy bay sau đó đã tử nạn cùng với toàn bộ tổ máy, mặc dầu được điều hành bởi một phi hành đoàn khác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:45:44 pm

*

        Nhiệm vụ đầu tiên của tôi khi về nước là làm một bản tương trình đầy đủ lên Hạ nghị viện về Hội nghị Casablanca, chuyến tuần du của tôi tới Địa Trung Hải và về tình hình chung. Tôi đã mất tới hơn hai giờ vào ngày 11/2 để đọc bản báo cáo đó. Nhưng lúc đó chuyến đi đã khiến tôi mệt mỏi hơn tôi tưởng và hẳn là tôi đã bị cảm lạnh. Vài hôm sau, cơn cảm lạnh và chứng viêm họng đã buộc tôi phải nằm giường. Tối ngày 16, khi chỉ có một mình tôi với vợ tôi, thân nhiệt của tôi đột ngột tăng vọt. Huân tước Moran, người đã chăm sóc tôi từ trước đã xác định và nói rằng tôi đã bị viêm đáy phổi. Từ chẩn đoán này ông kế cho tôi một đơn thuốc có tên M và B. Ngày hôm sau, phim chụp kỹ đã xác nhận lời chẩn đoán đó và bác sĩ Geoffery Marshall của Bệnh viện Guy được gọi đến để hội chẩn.

        Tất cả công việc dồn dập đổ đến với tôi từng giờ buộc tôi phải duy trì hiệu suất làm việc bình thường của mình mặc dù chẳng cảm thấy dễ chịu chút nào cả. Nhưng bây giờ tôi bắt đầu nhận ra số lượng tài liệu chuyển đến cho tôi giảm đi rõ rệt. Khi tôi phản đối, các bác sĩ cùng với sự ủng hộ của vợ tôi nói rằng tôi nên dừng hẳn công việc của mình. Tôi sẽ không đồng ý với việc nay. Vậy tôi sẽ nên làm gì trong suốt cả ngày đây? Sau đó họ nói rằng tôi bị tràn dịch phổi, và tôi trả lời rằng "Ồ tôi chắc là các ông có thể giải quyết được cái đó, ông không tin vào phương thuốc mới của mình à?". Bác sĩ Marshall nói rằng ông gọi bệnh tràn dịch phổi là "bệnh của những người già" Tôi hỏi "tại sao" - "vì nó làm cho người ta ra đi một cách rất lặng lẽ". Tôi đã có một câu trả lời phù hợp, nhưng chúng tôi cũng đã đạt được thỏa thuận như sau: tôi chỉ được nhận lại những tài liệu quan trọng nhất và thú vị nhất gửi cho tôi và đọc một cuốn tiểu thuyết. Tôi chọn cuốn "Moll Flander" và tôi đã từng nghe nói có nhiều truyện hay trong đó. Nhưng rồi tôi chẳng tìm được lúc nào rỗi rãi để mà đọc cả. Trên cơ sở nay tôi trải qua tuần tiếp theo với những con sốt và sự mệt mỏi trong người, đôi lúc tôi cảm thấy mình ốm thật sự, và có nhiều chỗ để trống, trong hàng loạt các bản lưu trữ của tôi từ trang 19 đến 25. Ngay khi biết tôi ốm, Tổng thống, tướng Smuts và các bạn bè khác đã liên tiếp gửi những bức điện giục tôi tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và tôi đã trung thanh với những lời khuyên đó. Khi tôi đọc xong cuốn "Moll Flander", tôi đưa nó cho bác sĩ Marshall để cổ vũ ông. Vậy là việc điều trị đã thành công.

        Lúc này, Staline gửi cho tôi cuốn phim về chiến thắng Stalingrad với trận đánh cực kỳ dữ dội được quay một cách tuyệt vời và đây là 4 điểm để tóm tắt cực ngắn cuộc chiến đấu hào hùng và có tính chất quyết định của quân đội Nga.

        Cuộc tiến quân của Đức tiến đến Caucase lên tới đỉnh điếm và đổ vỡ trong suốt mùa hè và mùa thu 1942. Đầu tiên mọi việc đều diễn ra theo đúng kế hoạch mặc dù không nhanh như mong đợi. Tập đoàn Quân miền Nam đã đánh bại quân Nga ra khỏi vòng cung ở Hạ lưu sông Đông, và sau đó nó được chia thành Tập đoàn A dưới sự chỉ đạo của List và Tập đoàn B do Bock chỉ huy - Ngày 23 tháng 7, Hitler đã ra lệnh cho Tập đoàn A đánh chiếm toàn bộ bờ phía Đông của biển Đen và vùng các giếng dầu mỏ kế bên, Tập đoàn B thiết lập một sườn phòng thủ  dọc theo sông Đông để tiến về Stalingrad, đánh tan lực lượng quân địch đang tập trung ở đó và chiếm giữ thành phố. Bộ đội phía trước Matxcova sẽ có các cuộc hành quân ở miền Bắc Leningrad vào đầu tháng 9.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:45:58 pm

        Tướng Von Kleist của quân đoàn thiết giáp Con Báo đầu tiên gồm mười lăm sư đoàn đã mở đường tiến vào Caucase. Một khi vượt qua sông Đông là họ đã đạt được nhiều thắng lợi và chỉ gặp sự chống đối yếu ớt của đối phương. Ngày 9/8 họ tiến đến mỏ dầu Maikop và thấy nó đã bị phá hủy hoàn toàn. Họ thất bại trong việc tiến tới những mỏ dầu ở Groszny. Mỏ dầu Baku là mỏ dầu lớn nhất nhưng để tiến đến được đó họ cần phải đi thêm 300 dặm nữa. Mệnh lệnh của Hitler là chiếm đóng toàn bộ bờ Biển Đen đã không thực hiện được. Được tăng cường lực lượng bằng những quân đội còn sung súc vận chuyển bằng đường sắt dọc suốt bờ biển Tây của Caspian, quân Nga ở mọi nơi vẫn trụ vững vàng. Tướng Kleist bị suy yếu do phải dồn sức vào Stalingrad, tiếp tục vật lộn chiến đấu giữa những chân đồi ở Caucase cho đến tận tháng 11. Rồi mùa đông tới, nỗ lực cuối cùng của ông ta đã bị vô hiệu hóa.

        Tại chiến trường của tập đoàn B, tình hình còn tồi tệ hơn. Cái bẫy của Stalingrad mê hoặc Hitler, chính cái tên của nó là một sự thách thúc. Thành phố này là trung tâm công nghiệp quan trọng và là một điểm mạnh trên sườn phòng thủ bảo vệ cú thọc chủ yếu của Hitler vào Caucase. Nó đã trở thành một thứ nam châm kéo hút về mình cố gắng cuối cùng của lục quân và không quân Đức. Sự chống cự ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Không cần chờ đến ngày 15 tháng 9, sau trận đánh dữ dội vùng sông Đông và sông Volga, chiến trận tiến đến ngoại ô thành phố Stalingrad. Những cuộc tấn công mạnh mẽ trong tháng tiếp theo đã đạt một vài tiến bộ dù với giá phải trả là xuống máu quá lớn. Không có gì có thể thắng được người Nga đang chiến đấu hết mình trong đám tro tàn của thành phố.

        Những tướng lĩnh Đức từ lâu đã cảm thấy bất ổn giờ đây đã có lý do để lo lắng. Sau ba tháng chiến đấu, các mục tiêu chính của chiến dịch là Caucase, Stalingrad và Leningrad vẫn nằm trong tay Nga. số thương vong là nặng nề và sự thay thế không đầy đủ. Hitler thay vì phái các đạo quân mới đến để thay thế các tổn thất thì lại đưa họ vào thành lập những sư đoàn mới và không được huấn luyện. Theo quan điểm quân sự, đây là lúc phải tạm dừng, nhưng "Carpet-eater" (tạm dịch là Người tiêu xài hoang phí) không chịu nghe. Cuối tháng 9, Halder, Tham mưu trưởng của Hitler đã chống đối lại vị chỉ huy của mình và đã bị sa thải, Hitler tiếp tục hành hạ quân đội của mình.

        Vào giữa tháng 10, vị thế của Đức đã suy yếu đáng kể. Tập đoàn B bị căng ra trên một mặt trận dài 700 dặm. Tướng Paulus của quân đoàn thứ 6 đã tăng cường hết nỗ lực và giờ đây đã kiệt súc với 2 phía sườn được phòng thủ mỏng manh bởi các đồng minh có chất lượng đáng ngờ. Mùa đông đã gần kề khi mà quân Nga chắc chắn sẽ làm một cuộc phản công. Nếu như mặt trận sông Đông không thể giữ được, thì sự an toàn của các cánh quân ở mặt trận Caucase sẽ bị suy yếu. Nhưng Hitler không tán thành bất kỳ một gợi ý rút quân nào. Ngày 19/11, quân Nga tung ra cuộc bao vây đột kích được chuẩn bị từ lâu và kiên cường, đánh cả từ phía Nam và Bắc Stalingrad vào các sườn phong thủ yếu ớt của Đức. Bốn ngày sau, những gọng kìm của quân Nga xiết lại và quân đoàn 6 của Đức bị kẹt giữa hai sông Đông và sông Volga. Paulus đề nghị phá vây nhưng Hitler ra lệnh cho ông ta phải bám giữ lấy trận địa. Những ngày sau đó quân Đức bị dồn ép lại vào một khu vực ngày một thu hẹp. Ngày 12/12, trong thời tiết khắc nghiệt, quân Đức đã cố gắng liều mạng phá vây để giải thoát các bạn chiến đấu bị vây hãm của mình, nhưng họ đã thất bại. Sau đó, mặc dù Paulus và đạo quân của ông cầm cự thêm được bảy tuần kinh khủng nữa nhưng thất bại của chúng đã quá rõ ràng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:46:21 pm

        Không quân đã thực hiện những cố gắng lớn để trợ giúp cho ông ta nhưng kết quả không là bao nhiêu, thêm vào đó là những thiệt hại về máy bay thì lại nặng nề. Thời tiết quá lạnh giá, lương thực và đạn dược đã kiệt, sự bột phát của bệnh sốt phát ban làm tăng thêm phần đau đớn của binh lính của ông ta. Vào ngày 8/1, Paulus bác bỏ lồi kêu gọi đầu hàng. Ngày hôm sau, giai đoạn cuối của chiến dịch được mở màn bằng những đợt tấn công dữ dội của quân Nga từ phía Tây; quân Đức chiến đấu ngoan cường nên quân Nga chỉ chiếm được năm dặm trong vòng nhiều ngay, nhưng cuối cùng họ bắt đầu tan rã, và đến ngày 17 quân Nga chỉ còn cách nội thành Stalingrad trong phạm vi mươi dặm. Paulus tung vào trận tất cả những người còn có thể cầm vũ khí chiến đấu nhưng tất cả đều vô ích. Ngày 22/1, quân Nga lại tiến đánh cho đến khi quân Đức bị đánh bật ra ngoại ô thành phố mà họ đã cố gắng một cách tuyệt vọng để chiếm lại. Ở đây, tàn quân của đạo quân vĩ đại một thời Đức bị dồn vào một vùng chỉ rộng bốn dặm và dài tám dặm. Dưới làn đạn pháo dầy đặc và bom dội, những kẻ sống sót tự bảo vệ cho mình trong những cuộc đánh nhau ác liệt trên các đường phố, nhưng số phận của họ quả là vô vọng. Và khi quân Nga tiến lên phía trước, các đơn vị kiệt quệ đã bắt đầu ra hàng tập thể. Paulus và bộ tham mưu của ông ta bị bắt và ngày 2/2, nguyên soái Voronov thông báo rằng mọi sự chống cự đã chấm dứt, 90.000 tù binh bị bắt. Đây là những người còn sống sót của 21 sư đoàn của Đức và một sư đoàn của Rumani. Từ đó đã đánh dấu chấm hết cho sự nỗ lực phi thường của Hitler trong việc xâm chiếm nước Nga bằng vũ lục và tiêu diệt chủ nghĩa Cộng sản bằng một hình thức ghê tởm không kém của sự chuyên chế độc tài.

        Mùa xuân 1943 đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh trên mặt trận phía Đông. Thậm chí trước trận Stalinrad, cơn thủy triều Nga đã dâng lên đẩy lùi quân thù suốt dọc chiến tuyến. Quân đội Đức ở Caucase đã rút lui một cách khéo léo nhưng quân Nga đã ép kẻ thù từ sông Đông và vượt qua sông Donetz, tuyến xuất phát tiến công của Hitler trong đợt tấn công vào mùa hè năm trước. Xa hơn về phía Bắc, quân Đức lại mất đất mãi cho tới khi họ cách Matxcova hơn 200 dặm. Người và của đổ vào Leningrad đã không mang lại hiệu quả cho Hitler và các nước chư hầu của ông ta phải gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của. Đất đai họ chiếm được trong năm qua đã bị chiếm lại. Họ không còn mạnh hơn quân Nga về bộ binh. Về không quân, họ giờ đây phải tính đến lực lượng đang lớn mạnh của không quân Anh và Mỹ, hoạt động cả từ Anh và ở châu Phi.

        Tuy nhiên, thắng lợi không còn làm cho Staline vui vẻ nhiều. Nếu ông ta đã có thể đến Casablanca được thì ba nước đồng minh đã có thể mặt đối mặt đề ra một kế hoạch chung. Nhưng điều nầy đã không xảy ra và những cuộc thảo luận đã được thực hiện bằng điện tín. Chúng tôi đã thông báo với ông ta những quyết định về quân sự của mình, và trên đường về nước cùng với quyền hành động của Tổng thống, tôi đã gửi thêm cho ông ta một bản giải thích rõ hơn kế hoạch của chúng tôi cụ thể là giải phóng Tunis vào tháng 4, chiếm Sicily và đẩy nhanh tối đa việc chuẩn bị vượt qua eo biển Manche vào tháng 8 hoặc tháng 9.

        "Rõ ràng là (ông ta đáp lại nhanh chóng), trái với những tính toán trước đây của các ngài, những cuộc hành quân ở Tunis được dự đoán sẽ kết thúc vào tháng tư thay vì tháng 2. Tôi hầu như chẳng cần phải nói rõ với các Ngài là sự chậm trễ này đáng thất vọng như thế nào... Thông diệp của các ngài cũng hiển nhiên cho thấy sự thành lập Mặt trận thứ hai, đặc biệt là ở Pháp, được dự tính sẽ chỉ diễn ra vào khoảng tháng tám, tháng chín. Tôi thấy rằng có vẻ như tình hình hiện nay đòi hỏi sự đẩy nhanh tới mức có thể được những hành dộng đã được dự kiến, tức là việc mở Mặt trận thứ hai ở Tây âu vào thời gian sớm hơn dáng kể so với thời điểm được chỉ ra. Để kẻ thù không được nghỉ ngơi chút nào, điều cực kỳ quan trọng là tung quả đấm từ phía Tây vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè và không được trì hoãn đến sáu tháng cuối năm".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:46:45 pm

        Và một tháng sau (15/3):

        "Mặc dù nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của Sicily, tôi vẫn phải chỉ ra rằng nó không thể thay thế Mặt trận thứ hai ở Pháp được.... Tôi thấy có nghĩa vụ phải cực lực cảnh báo các ngài là theo quan điểm về sự nghiệp chung của chúng ta, việc trì hoãn hơn nữa sự thành lập Mặt trận thứ hai ở Pháp sẽ nguy hại biết chừng nào. Đó chính là lý do tại sao sự không chắc chắn trong các tuyên bố của các ngài về kế hoạch phản công Anh - Mỹ qua eo biển Manche đã làm tôi lo âu sâu sắc và tôi cảm thấy tôi không thể giữ im lặng được".

        Rõ ràng cách chúng tôi giúp đỡ Nga có hiệu quả nhất chính là việc nhanh chóng quét sạch lực lượng phe True ra khỏi khu vực Bắc Phi và đẩy mạnh không chiến chống Đức, nhưng mặc dù tốc độ tiến quân từ phía Đông của chúng tôi đã vượt trên sự mong đợi, tình thế của quân Đồng minh đôi khi vẫn còn trong tình trạng đáng lo ngại. Malta trên thực tế đã được tiếp tế trang bị lại về vũ khí và đã một lần nữa lao vào hoạt động. Từ những căn cứ hải quân mới của chúng tôi ở Algeria và Cyrenaica, hải quân và không quân của chúng tôi hoạt động trên diện rộng, bảo vệ tàu thuyền của Đồng minh, đồng thời gây thiệt hại lớn cho sự tiếp tế và tăng viện của kẻ thù. Bên cạnh việc phong tỏa Tunis, nơi mà không quân Đức còn mạnh, chúng tôi đã với tới những cảng ở đất liền Ý. Palermo, Naples và Spezia đều bị đánh trong khi sức mạnh của chúng tôi tăng lên, đồng thời những máy bay ném bom của không quân Hoàng gia từ căn cứ ở trong nước đã tiếp nhận đảm đương việc tấn công vào Bắc Ý. Hạm đội Ý đã không có cố gắng nào để can thiệp. Ngoài sự hiện diện của Hạm đội Anh ra, tình trạng thiếu dầu là nghiêm trọng. Đã có những ngày cả đảo Sicily không có được một tấn dầu cho những con tàu hộ tống hàng tiếp viện cho Tunis.

        Tuy nhiên, tất cả những điều này cũng không thể che dấu đi một thực tế rằng đòn giáng đầu tiên của chúng đã bị uổng phí sau thất bại trong việc đánh chiếm Tunisia vào tháng 12 vừa rồi. Cố tình không nhận ra rằng mình không thể bảo vệ an toàn, bằng hải quân hay không quân, dù chỉ một đoạn đường ngắn từ Sicily, Hitler đã ra lệnh thành lập một đạo quân mới để chống lại những cuộc tấn công từ cả Đông và Tây sắp tới của quân Đồng minh. Rommel, người được thăng chúc chỉ huy trưởng tất cả các đội quân phe Trục, đã tập trung hai sư đoàn thiết giáp Đức ở phía Đông Faid để đẩy lùi quân đoàn đối chiến Mỹ và ngăn cản họ đánh vào sườn và phía sau trong khi ông ta phải chống lại sức ép mạnh mẽ của Quân đoàn 8. Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 14/2. Mỹ đã nhầm tưởng rằng hướng đánh chính là qua Fondouk chứ không phải là Faid, và hậu quả là Sư đoàn thiết giáp số 1 của Mỹ, dưới sự chỉ huy của tướng Anderson, đã bị quá phân tán. Vào ngay 17, Kasserine, Feriana và Sbeitla đã nằm trong tay Đức. Sau đó Rommel tiến về phía Bắc. Một trận đánh ác liệt đã xảy ra sau đó, nhưng đến trưa này 22 ông ta bắt đầu rút quân toàn bộ có trật tự, và cuối cùng ranh giới ban đầu của chúng tôi đã được thiết lập lại. Nhưng Rommel không dừng lại ở đó. Bốn ngày sau, ông ta bắt đầu một loạt các cuộc tấn công dữ dội vào mặt trận của Quân đoàn thứ V của Anh. Về phía Nam Medjez, kẻ thù bị đẩy lùi nhưng kết quả đạt được là không đáng kể; về phía Bắc, chúng đã chiếm được nhiều dặm, để mặc thị trấn ở một thế chênh vênh đáng sợ. Gần bờ biển, quân của chúng tôi bị đẩy lùi 20 dặm, nhưng sau đó đã trụ vững.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:47:33 pm

        Vào tuần cuối cùng của tháng hai, tướng Alexander đã nắm quyền chỉ huy toàn bộ mặt trận. Cùng lúc đó, theo hiệp ước Casablanca, nguyên soái không quân Tedder đã nắm quyền chỉ huy không quân Đồng minh. Lúc này cuộc chiến ở Tunisia đã lên đến đỉnh điểm. Ngày 6/3, Rommel đã sử dụng cả ba quân đoàn xe tăng Con Báo mở bốn đợt tấn công lớn vào Quân đoàn 8 đang tiến đến. Tất cả các đợt đều bị đánh bật trở lại và bị thiệt hại nặng nề. Đây chắc là lần thất bại đau đớn nhất của Rommel trong số các chiến tích của ông ta tại châu Phi. Hơn nữa, đó cũng chính là hành động cuối cùng của ông tại đó. Ngay sau đó, ông ta đã bị triệu về Đức vì ốm yếu và được thay thế bằng tướng Von Amim.

        Quân đoàn 8 sau đó đã tiến lên đến gần vị trí trọng yếu của quân địch, chiến tuyến Mareth. Đây là một hệ thống phòng thủ  được tổ chức chặt chẽ dài 20 dặm do quân Pháp xây dựng trước chiến tranh nhằm chống lại việc xâm nhập của quân Ý vào Tunisia. Giờ đây người Ý sử dụng nó để chống lại người Anh. Phải cần đến hai tuần để chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc tấn công  quyết định vào một tuyến phòng ngự chắc chắn như vậy. Trận đánh đã nổ ra vào tuần thứ ba của tháng ba, đánh vòng qua sườn quân địch, và ngày 7/4, sau khi chiến đấu một cách kiên cường và ác liệt, toán tuần tiễu của sư đoàn bộ binh số 1 đã gặp quân tuần tiễu của quân đoàn 2 Mỹ. Lời chào mừng của phía Mỹ: "Xin chào Limey!" 1. Tuy không hiểu nhưng được tiếp nhận một cách vô cùng thân mật. Mặc dù xuất phát từ hai địa điểm cách nhau đến 2000 dặm, cuối cùng hai đạo quân cũng đã hợp nhất. Vào ngày 18, một đoàn máy bay hộ tống lớn gồm 100 chiếc của địch đã bị các chiến đấu cơ Spitfire của chúng tôi và Warhawks của Mỹ tấn công ở ngoài khơi mũi Bon. Đoàn hộ tống này đã bị đánh tan tác, hơn 50 chiếc bị bắn rơi. Ngày hôm sau các chiến đấu cơ Kittyhawks của Nam phi đã phá hủy 15 trong số 18 chiếc, và cuối cùng, vào ngày 22/4, thêm 30 chiếc nữa trong đó có nhiều chiếc chở đầy xăng đã bốc cháy rơi xuống biển. Sự kiện này, cuối cùng đã kết thúc những cố gắng ngoan cố của Hitler, điều mà nước Đức khó có khả năng gánh chịu. Không còn chiếc máy bay vận tải nào dám bay vào ban ngày. Những gì đạt được quả thực là to lớn. Chỉ trong vòng bốn tháng từ tháng 12 đến tháng 3, họ đã chuyên chở hơn 40.000 ngươi và 14.000 tấn hàng tiếp tế đến châu Phi.

--------------------
        1. Tên gọi của các thủy thủ Anh được dùng phổ biến trong hải quân Mỹ bắt nguồn từ việc ngày trước chanh được dùng trên các tầu Anh để chũa bệnh thiếu sinh tố c.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:48:20 pm

        Ngày 6/5, Alexander tung đồn quyết định của mình, không quân Đồng minh đã sử dụng đến mức tối đa sức mạnh của mình với 2.500 lần xuất kích mỗi ngày. Quân phe Trục đã dần bị suy kiệt và ở thời điểm bĩ cục này chỉ còn có khả năng đáp lại bằng 60 lần xuất kích trong một ngày. Đỉnh điểm đã hầu như nắm trong tay. Đã hoàn toàn thiết lập được việc phong tỏa cả về đường biển và đường hàng không. Những hoạt động trên biển của địch đã bị ngừng trệ, những cố gắng về không quân cũng đã chấm dứt. Quân đoàn IX của Anh đã thắng lợi toàn diện trong việc chọc thủng chiến tuyến của địch. Hai sư đoàn thiết giáp đã vượt qua được bộ binh và tới Massicault, nửa đường tới Tunis. Ngày hôm sau, 7/5, họ tiếp tục tiến. Sư đoàn thiết giáp thứ 7 đã vào Tunis và sau đó chuyển hướng lên phía Bắc bắt tay với các lực lượng của Mỹ. Cùng lúc đó, Mỹ đã đập tan sự chống cự của quân địch trên mặt trận chính của mình và sư đoàn bộ binh thứ 9 của họ đã tới Bizerta. Ba sư đoàn của Đức bị mắc kẹt giữa những đội quân Đồng minh đã phải đầu hàng vào ngày 9/5.

        Sư đoàn thiết giáp thứ 6, theo sau là Sư đoàn 4 của Anh, cùng với Sư đoàn 1 ở cánh phải, di chuyển về phía Đông đi qua và vượt quá Tunis. Họ bị cản bởi sự chống cự được tổ chức một cách vội vàng ở một hẻm núi gần biển chỉ một vài dặm về phía Đông thành phố, nhưng những chiếc xe táng của họ vượt qua dọc theo bờ biển và vào lúc sẩm tối ngày 10/5 đã đến Hammamet trên bờ biển phía Đông. Đằng sau họ, Sư đoàn 4 vòng qua bán đảo Cape Bon mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Tất cả quân địch còn lại đã bị sập bẫy ở phía Nam.

        "... Tôi trông đợi rằng tất cả mọi sự chống cự có tổ chức sẽ bị dập tan trong vòng 48 giờ tới (điện gửi tưởng Alexander ngày 11/5) và thanh toán hoàn toàn lực lượng phe Trục trong hai hoặc ba ngày tới. Tôi đã tính được rằng số tù binh cho đến nay đã lên tới 100.000, nhưng con số này chưa được khẳng dinh, số tù binh vẫn tiếp tục tăng. Hôm qua, tôi đã thấy một xe ngựa chở đầy người Đức đang tự dưa mình tới trại giam. Khi họ di ngang qua, chúng tôi đã không thể nhịn cười, và họ cũng cười. Toàn bộ sự việc này cứ như Derby Day (ngày đua ngựa hàng năm ở Anh) vậy...".

        Đô đốc Cunningham đã chuẩn bị đầy đủ cho trận đánh quyết định và ra lệnh cho tất cả lực lượng hải quân có mặt đi tuần dọc theo eo biển và ngăn chặn sự rút quân của phe Trục qua cảng "Dunkirk". Mã số phù hợp cho chiến dịch này là "Retribution" (Sự trừng phạt). Ngày 8, ông ta điện ra lệnh "Đánh đắm, đốt cháy và tiêu diệt! Không cho bất cứ cái gì thoát". Nhưng chỉ có vài chiếc sà lan cố gắng chạy trốn, còn hầu hết đều bị bắt hoặc đánh đắm. Ngày 12 vòng vây được khép kín. Kẻ địch hạ vũ khí.

        Lúc 2 giờ 15 chiều 13/5, Alexander điện cho tôi: "Thưa Ngài, tôi có nhiệm vụ phải báo cáo với Ngài rằng chiến dịch ở Tunisia đã kết thúc. Sự chống cự của địch đã ngừng hẳn. Chúng ta đã làm chủ bờ biển Bắc Phi".

        Không ai có thể nghi ngờ tầm quan trọng của chiến thắng ở Tunis. Nó có vị trí của nó cùng với Stalingrad. Gần 250.000 tù binh bị bắt giữ. Quân địch bị thiệt hại nặng nề về người. Một phần ba số thuyền tiếp tế của chúng đã bị đánh chìm. Kẻ thù của chúng tôi đã bị quét sạch khỏi châu Phi. Một châu lục đã giành lại. Ở Luân Đôn, lân đâu tiên kế từ khi chiên tranh nổ ra, tinh thần thực sự được nâng cao. Quốc hội đón những Bộ trưởng với sự kính trọng và phấn khởi, đồng thời cũng ghi lại 1ời cảm ơn chân thành nhất đến các vị tướng lĩnh. Tôi yêu cầu toàn bộ nhà thờ phải rung chướng, nhưng tôi rất tiếc đã không được nghe những hồi chướng rung đó, tuy thế tôi còn nhiều việc quan trọng hơn phải làm ở phía bên kia Đại Tây Dương.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:50:01 pm

22

MỤC TIÊU: Ý

        Những nguyên nhân khiến tôi vội vã đi tới Washington là vô cùng hệ trọng, một khi quyết định về Châu Phi đã trở nên dứt khoát. Chúng tôi cần phải làm gì với chiến thắng của mình? Liệu những thành quả của nó chỉ có thể được gặt hái tại cái mỏm Tunis hay chúng tôi phải loại Ý ra khỏi cuộc chiến và thu nạp thêm Thổ Nhĩ Kỳ vào phe mình? Đây là những câu hỏi có tính chất quyết định, và chỉ có thể được trả lời qua một cuộc hội đàm riêng với Tổng thống. Đứng thứ hai về mức độ quan trọng là kế hoạch hành động tại chiến trường Ấn Độ. Tôi ý thức được những bất đồng ngầm hết sức nghiêm trọng mà nếu không được điều chỉnh thì có thể dẫn đến những khó khăn to lớn trong thời gian còn lại của năm. Tôi quyết tâm có được một cuộc hội nghị ở cấp cao nhất có thể được.

        Các bác sĩ không muốn tôi đi bằng máy bay, bay ở độ rất cao là không tốt, vì vậy chúng tôi đã quyết định đi bằng đường biển. Chúng tôi rời Luân Đôn vào đêm mùng 4 tháng 5, lên chiếc tàu Queen Mary tại cảng Clyde vào ngày hôm sau. Con tàu đã được trang bị hoàn hảo. Cả đoàn ở tại boong chính, được tách riêng khỏi phần còn lại của con tàu. Các phòng làm việc, phòng họp và lẽ dĩ nhiên cả phòng bản đồ đã được chuẩn bị sẵn sàng để có thể sử dụng bất kì lúc nào. Kể từ khi chúng tôi lên tàu công việc đã được triển khai liên tục. Cuộc họp, được tôi đặt tên là "Đinh ba", sẽ kéo dài ít nhất 2 tuần và chúng tôi dự định sẽ đề cập đến tất cả các khía cạnh của cuộc chiến tranh. Vì vậy, thành phần tham gia của đoàn chúng tôi khá lớn. Những thành viên "thường trực" tham gia với lực lượng đầy đủ: các Tham mưu trưởng cùng với một số lượng đáng kể các sĩ quan tham mưu, Huân tước Leathers cùng các quan chúc cấp cao thuộc Bộ giao thông vận tải chiến tranh, và Ismay cùng các thành viên trong Bộ quốc phòng của tôi. Các Tổng tư lệnh tại Ấn Độ, nguyên soái Wavell, Đô đốc Somerville, Thượng tướng không quân Peirse cũng cùng đi với chúng tôi. Tôi đã triệu tập họ bởi lẽ tôi tin chắc những người bạn Mỹ của chúng tôi sẽ rất quan tâm đến việc chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể được, và thậm chí cả không thể được bằng cách mà những cuộc hành quân xuất phát từ Ấn Độ. Hội nghị phải trực tiếp nghe quan điểm của những người sẽ phải thực thi bất kỳ nhiệm vụ nào được lựa chọn.

        Giữa chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải giải quyết trong nội bộ với nhau trước khi tới được Washington, và lúc này tất cả chúng tôi lại ở cùng nhau ở phía dưới boong chính của tầu. Các cán bộ tình báo và kế hoạch liên quân gần như phải họp liên tục. Các Tham mưu trưởng hợp với nhau hàng ngày và đôi lúc 1 ngày 2 lần. Tôi duy trì việc thông báo cho họ các ý kiến của mình vào mỗi buổi sáng dưới dạng các giác thư và chỉ thị, và tôi thường thảo luận với họ vào buổi chiều hoặc tối. Lề lối thăm dò, xem xét, phân tích, sàng lọc, tranh luận... được thực hiện trong suốt chuyến đi, và chúng tôi đã đưa ra được những quyết định quan trọng có cân nhắc kỹ lưỡng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:56:11 pm

*

        Chúng tôi phải suy nghĩ về tất cả các chiến trường ngay tức khắc. Chúng tôi đã đạt được sự nhất trí hoàn toàn về các cuộc hành quân tại Châu Âu, tiếp theo thắng lợi tại Châu Phi. Tại Casablanca, quyết định tấn công Sicily đã được thông qua và tiến độ công tác chuẩn bị đã đạt mức khá tốt. Các Tham mưu trưởng Anh tin chắc rằng một cuộc tấn công vào phần lục địa của Ý cần được thực hiện tiếp sau, thậm chí gối lên việc đánh chiếm Sicily. Họ đề nghị đánh chiếm một đầu cầu, ở dải đất hình "ngón chân cái" phía Nam Ý, được tiếp nối bằng một cuộc đột kích vào dải đất hình "gót chân" để mở đầu cho việc tiến quân vào Bari từ Naples. Chúng tôi đã chuẩn bị một văn bản về các chủ trương này và các lập luận kèm theo từ khi còn ở trên tàu và đã trao cho các Tham mưu trưởng phía Mỹ làm cơ sở cho thảo luận khi chúng tôi tới Washington.

        Chúng tôi dự đoán trước là sẽ gặp khó khăn hơn để đạt được thỏa thuận với các bạn Mỹ của chúng tôi về khu vực hoạt động lớn thứ 2 của Anh, tức là các cuộc hành quân xuất phát từ Ấn Độ. Đã có nhiều kế hoạch được đưa ra trên giấy tờ nhưng chúng tôi lại có ít kế hoạch để trình bày trên thực tế. Tổng thống và các người thừa hành của ông vẫn thiết tha với những ý tưởng được cường điệu về sức mạnh quân sự mà Trung Quốc có thể sử dụng, nếu được cung cấp đủ vũ khí và trang thiết bị. Họ cũng lo sợ quá đáng về việc Trung Quốc sẽ sụp đổ nếu không nhận được sự hỗ trợ trong tương lai gần. Tôi hoàn toàn không tán thành ý tưởng tái chiếm Myanma bằng một cuộc tấn công dọc hệ thống giao thông liên lạc ở Assam. Tôi ghét rừng rậm, nơi sớm muộn cũng thuộc về phe thắng cuộc và nghĩ đến sức mạnh không quân và hải quân, về các hoạt động đổ bộ và các điểm mấu chốt. Tuy nhiên, điều hết sức cần thiết cho cuộc chiến của chúng tôi là các bạn bè của chúng tôi không cảm thấy rằng chúng tôi không cố gắng đảm đương phần việc của mình, và họ cần phải tin chắc rằng chúng tôi sẵn sàng nỗ lực tối đa để đáp ứng lòng mong mỏi của họ. Những gì xảy ra tại Myanma sẽ được thuật lại ở phần sau.

        Ngày 11 tháng 5 chúng tôi tới ngoài khơi Staten Island. Harry Hopkins đã chờ chúng tôi ở đó, và chúng tôi đã lên xe lửa đi Washington ngay lập tức. Tổng thống đứng trên thềm nhà ga đón tôi và nhanh chóng đưa tôi về chỗ phòng cũ của mình tại Nhà Trắng. Chiều ngày hôm sau, 12 tháng 5, lúc 2h30, tất cả chúng tôi đã gặp nhau tại căn phòng hợp hình bầu dục của Tổng thống để khảo sát và vạch kế hoạch cho công việc của mình tại cuộc họp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Hai, 2019, 08:38:32 pm

        Tổng thống Roosevelt đề nghị tôi mở đầu cuộc thảo luận. Theo như tài liệu ghi lại, nội dung cơ bản của bài nói của tôi như sau:

        "... Chúng ta không bao giờ được quên rằng có 185 sư đoàn quân Đức trên mặt trận Nga. Chúng ta đã tiêu diệt quân đội Đức tại Châu Phi, và chúng ta nhanh chóng không còn chạm mặt với chúng nữa ở bất cứ đâu. Cố gắng của phía Nga thật phi thường, và khiến chúng ta mắc nợ họ. Cách tốt nhất để giảm bớt gánh nặng ở mặt trận Nga năm 1943 là phải loại bỏ, hoặc đánh bật Ý ra khỏi cuộc chiến tranh, do đó buộc quân Đức phái gửi một lực lượng lớn tới để tiếp tục giữ vùng Balkan... Chúng ta có rất nhiều quân và lực lượng phi cơ chiến đấu tại Anh. Chúng ta có loại thiện chiến nhất và có kinh nghiệm chiến đấu nhất ở tại Địa Trung Hải. Riêng một mình Anh đã có tới 13 sư đoàn tại Tây Bắc Châu Phi. Giả định rằng cuộc đánh chiếm Sicily kết thúc cuối tháng tám, vậy những lực lượng này sẽ phải làm gì trong khoảng thời gian kể từ lúc đó đến thời điểm (năm 1944), tức 7 hoặc 8 tháng sau đó, khi cuộc hành quân qua 2 bờ eo biển Manche mới bắt đầu được tổ chức? Họ không thể ăn không ngồi rồi như vậy, và tình trạng bất dộng dài đến thế sẽ tác dộng nghiêm trọng tới Nga, phía đang phái chịu một gánh nặng quá lớn như vậy".

        Tổng thống Roosevelt đồng ý rằng để giảm bớt gánh nặng cho Nga chúng tôi cần giao chiến với Đức. Nhưng ông băn khoăn về việc chiếm Ý, điều sẽ khiến Đức rút hết quân ở đó để di chiến đấu ở những địa điểm khác, ông cho rằng cách tốt nhất để buộc Đức phải đánh là mở một cuộc hành quân qua biển Manche.
   
        Tôi trả lời rằng vì lúc này chúng tôi đã nhất trí là điều này không thể thực hiện được trước năm 1944, có lẽ chúng tôi buộc phải điều động các đạo quân lớn của mình để tấn công Ý. Tôi không cho rằng việc chiếm đóng toàn bộ bán đảo là cần thiết. Nếu Ý thua, Liên Hiệp Quốc sẽ quản lý các hải cảng và sân bay cần thiết để tiến hành các hoạt động tiếp theo vào vùng Balkan và Nam Âu. Một chính phủ Ý sẽ nắm quyền trong cả nước, dưới sự giám sát của Đồng minh. Các tham mưu trưởng liên quân và các chuyên gia của mình đã tranh luận triệt để và đã đi đến kết luận về tất cả những vấn đề có tầm quan trọng lớn lao này.

        Lúc đầu các sự khác biệt tưởng như không thể khắc phục được, nó như là một sự đổ vỡ vô phương cứu chữa. Trong thời gian này, thông tin từ các sĩ quan cao cấp của Mỹ đã bị rò rỉ đến tai các Thượng nghị sĩ 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ, do đó đã dẫn đến một cuộc tranh luận tại Thượng nghị viện. Sự kiên nhẫn và bền bỉ đã giúp chúng tôi dần dần vượt qua những khó khăn của mình. Các sự việc như Tổng thống và tôi ở cạnh nhau và thường xuyên gặp gỡ nhau, việc chúng tôi vốn được coi là rất ăn ý, và việc Tổng thống có ý định sẽ tự mình quyết định những vấn đề quan trọng nhất - tất cả những việc này cùng với những đóng góp vô giá của Hopkins, tất cả đã có tác động bao trùm và làm dịu bớt không khí trong suốt những buổi hợp của Ban tham mưu. Sau những bất đồng ý kiến hết sức gay gắt, cùng với những mối quan hệ cá nhân hết sức tốt đẹp giữa những người chuyên nghiệp, tất cả đều nhất trí đánh chiếm Sicily.

        Nhưng mặc dù mọi việc đã tiến triển hết sức tốt đẹp như vậy, tôi vẫn vô cùng lo lắng về việc Bộ tham mưu liên quân vẫn chưa đưa ra được một kiến nghị rõ ràng nào về việc phải làm tiếp theo việc chiếm được Sicily thông qua việc kéo quân vào Ý. Tôi biết rằng quan điểm của Bộ Tham mưu Hoa Kỳ là chuyển sang mục tiêu Sardinia. Họ cho rằng đây sẽ là mục tiêu duy nhất còn lại cho các đạo quân hùng mạnh được tập trung tại vùng Địa Trung Hải trong suốt quãng thời gian còn lại của năm 1943. Dù xét trên bất cứ cơ sở nào, quân sự hay chính trị, tôi cũng không tán thành viễn cảnh này. Người Nga đang phải chiến đấu hàng ngày hàng giờ trên mặt trận rộng lớn của họ, và máu họ đã đổ ra như thác chảy. Lẽ nào chúng tôi có thể để hơn 1 triệu ruỡi quân thiện chiến, cùng với lực lượng không quân và hải quân to lớn của chúng tôi bất động trong suốt gần 1 năm?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:28:09 am

        Tổng thống có vẻ chưa sẵn sàng thúc các cố vấn của ông bàn bạc cụ thể hơn về việc đánh chiếm Ý, nhưng vì đây là mục tiêu chính mà vì nó tôi đã phải vượt Đại Tây Dương nên tôi không thể bỏ qua nó được. Hopkins nói riêng với tôi "Nếu ngài muốn giữ quan điểm của mình, Ngài sẽ phải ở lại đây thêm 1 tuần nữa, và thậm chí tới lúc đó cũng chưa có được điều gì chắc chắn". Tôi vô cùng lo lắng về việc này, và ngày 25 tháng năm, tôi đã đề nghị riêng với Tổng thống cho phép tướng Marshall đi cùng tôi tới Algiers. Tại bàn họp, tôi đã giải thích rằng tôi sẽ cảm thấy lúng túng khó xử khi bàn bạc về những vấn đề này với tướng Eisenhower mà không có sự hiện diện của một đại diện của Mỹ ở cấp cao nhất, nếu các quyết định được đưa ra, thì sau đó người ta có thể cho rằng tôi đã có một tác động thái quá. Vì vậy tôi đã rất hài lòng khi được biết là tướng Marshall sẽ đi cùng tôi, và tôi tin chắc là giờ đây đã có thể cho chuẩn bị soạn thảo một bản báo cáo gửi về cho các Tham mưu trưởng liên quân xem xét.

        Sáng sớm ngày hôm sau, tướng Marshall, Tổng tham mưu trưởng hoàng gia, Ismay và những người còn lại trong đoàn chúng tôi bắt đầu khởi hành từ sông Potomac bằng một chiếc thủy phi cơ. Chúng tôi đã trò chuyện hết sức ăn ý trong suốt chuyến bay dài và tận dụng quãng thời gian rảnh rỗi của mình để thanh toán nốt những giây tờ còn tồn đọng lại. Khi tới gần eo Gibraltar, chúng tôi nhìn xung quanh để tìm đội hộ tống. Không có đội hộ tống nào cả. Lúc này tất cả mọi người đang tập trung dõi theo một chiếc máy bay lạ mà ban đầu chúng tôi cho rằng đang chú ý đến chúng tôi. Khi nó chưa đến gần, chúng tôi kết luận đó là một máy bay Tây Ban Nha, nhưng chỉ đến khi nó đã bay xa chúng tôi mới hết thấy lo lắng. Khi máy bay hạ cánh vào khoảng 5 giờ chiều, ngài Thống đốc đã chờ sẵn để đón chúng tôi. Lúc đó đã quá muộn để chúng tôi đi tiếp tới Algiers, và Thống đốc đã đưa chúng tôi tới Tu viện ông sống, nơi các nữ tu đã rời đi từ 2 thế kỷ trước.

        Mãi chiều hôm sau chúng tôi mới rời Gibraltar để đi Algiers. Vì vậy, tướng Marshall có cơ hội đi xem Mũi Đá, Gibraltar, tất cả chúng tôi đều danh vài giờ đồng hồ đi hành hương, vào tham quan khu nhà máy bảo đảm nguồn cung cấp thường xuyên nước sạch đầy đủ cho pháo đài, cùng một vai khẩu đại bác quan trọng, một vài bệnh viện, và một số lớn các đơn vị bộ đội. Cuối cùng, tôi xuống thăm nơi ưa thích của Thống đốc: chiếc hầm mới, được thiết kế khoét sâu vào vách đá với khẩu đội 8 súng bắn nhanh giám sát vùng eo biển và khu đệm giữa Anh và Tây Ban Nha. Rất nhiều công sức đã đổ vào đây và khi chúng tôi đi dọc theo đường hầm, chúng tôi thấy hình như là dù bất cứ những nguy hiểm gì xảy ra mà Gibraltar có thể lo ngại, thì tấn công từ phía đất liền còn là một trong các nguy cơ. Những người khách đến từ Anh đã chia sẻ niềm tự hào của Thống đốc về các thanh tích của ông. Mãi đến trước khi chúng tôi chia tay nhau tại thủy phi cơ, tướng Marshall mới nhận xét với đôi chút ngập ngừng: "Tôi rất ngưỡng mộ công trình của Ngài, nhưng chúng tôi cũng đã xây một khu hầm như vậy ở Corregidor. Quân Nhật đã nã pháo vào khu hầm đá ở độ cao cách hầm nhiều trăm bộ Anh, và chỉ sau 2 đến 3 ngày đã chặn đứng đường ra bằng khối đá vụn khổng lồ". Tôi mừng vì ông đã đưa ra lời cảnh cáo này, và có lẽ Thống đốc đã giật mình. Các nụ cười đã biến mất trên gương mặt của ông.

        Chúng tôi cất cánh ra đi vào đầu giờ chiều với một tá chiến đấu  cơ Beaufighters bay vòng quanh hộ tống từ trên cao, và đến tối chúng tôi đến Algiers, nơi tướng Eisenhower và tướng Bedell Smith, Đô đốc Andrew Cunningham. Tướng Alexander và những người bạn khác đang chờ. Tôi đi xe hơi về thẳng biệt thự của Đô đốc Cunningham, ở cạnh biệt thự của tướng Eisenhower, nơi ông đã dành cho tôi tùy nghi sử dụng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Hai, 2019, 10:21:07 pm

*

        Ký ức đẹp nhất của tôi về cuộc chiến tranh là quãng thời gian 8 ngày tại Algiers và Tunis. Tôi đã điện gọi Eden tới để chúng tôi có thể gặp gỡ nhau trực diện trong buổi họp mà chúng tôi đã sắp xếp giữa Giraud và De Gaulle, cũng như trong tất cả những công việc khác.

        Tôi quyết tâm trước khi rời Châu Phi sẽ đạt được quyết định đánh Ý nếu chiếm được Sicily. Brooke và tôi truyền đạt ý kiến của mình tới tướng Alexander, đô đốc Andrew Cunningham, Thống chế không quân Tedder, sau đó tới Montgomery. Đây là những người nắm giữ vai trò chủ chốt trong những trận chiến gần đây, và tất cả đều có khuynh hướng thiên về hành động ở quy mô lớn nhất, và coi việc chiếm Ý là một kết quả đường nhiên sau hàng loạt chiến thắng của chúng tôi từ Alamein trở đi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải có được sự đồng tình từ đồng minh lớn của chúng tôi. Eisenhower tỏ ra rất dè dặt. Ông lắng nghe tất cả những lập luận của chúng tôi, và tôi tin chắc ông đồng tình với mục tiêu của những lập luận này. Nhưng gần như đến phút chót, ông vẫn yên lặng hoặc khó hiểu.

        Tình hình khi cuộc họp diễn ra là thuận lợi cho người Anh. So với Mỹ chúng tôi có lực lượng quân đông gấp 3, số tàu chiến gấp 4, và số lượng máy bay sẵn sàng hoạt động thì gần như ngang bằng. Nếu không tính những năm trước, thì kể từ Alamein, so với các đồng minh của mình chúng tôi đã mất một số quân nhiều gấp 8 lần và số tàu nhiều gấp ba lần tại Địa Trung Hải. Nhưng điều khiến cho các nhà lãnh đạo Mỹ phải xem xét, cân nhắc về những sự kiện thuyết phục lớn này một cách công bằng và kỹ càng nhất là việc mặc dù chúng tôi có ưu thế hơn hắn về mặt lực lượng, chúng tôi vẫn chấp nhận sự chỉ huy tối cao của tướng Eisenhower và vẫn giữ cho toàn bộ chiến dịch mang tính chất như một hoạt động của Mỹ. Những người thủ trưởng Mỹ không thích bị thua kém ai về tính hào hiệp. Không ai hưởng ứng mạnh mẽ hơn sự "chơi đẹp". Nếu bạn xử sự tốt với ngươi Mỹ họ luôn muốn xử sự với bạn tốt hơn nữa. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng lập luận có sức thuyết phục nhất đối với người Mỹ là lập luận dựa trên lý lẽ phải áp đảo của nó.

        Cuộc họp đầu tiên của chúng tôi diễn ra tại biệt thự của tướng Eisenhower tại Algiers, ông này với tư cách là chủ nhà, chủ trì cuộc họp; bên ông có 2 nhân vật chính là Marshall và Bedell Smith. Tôi ngồi đối diện với ông và bên cạnh tôi là Brooke, Alexander, Cunningham, Tedder, Ismay và một vài ngươi khác nữa. Marshall nói các Tham mưu trưởng Mỹ cho rằng quyết định về việc đánh chiếm Ý chỉ có thế được đưa ra cho tới khi biết được kết quả của cuộc tấn công vào Sicily và tình hình tại Nga. Cách tiếp cận hợp lý nhất là thanh lập 2 đạo quân tại 2 địa điểm riêng rẽ, mỗi đạo quân có ban tham mưu riêng. Một đạo quân sẽ được huấn luyện để tấn công vào Sardinia và Corsica, đạo quân còn lại vào vùng lục địa Ý. Khi tình hình đã rõ ràng để có được một sự lựa chọn, lực lượng không quân và tầu đổ bộ v.v... cần thiết sẽ được gửi cho đạo quân được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch đã lựa chọn. Ngay lập tức Ike nói rằng nếu chiếm được Sicily dễ dàng, ông sẽ đánh thẳng lên vùng lục địa Italy. Tướng Alexander đồng tình với ý kiến nay.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Hai, 2019, 07:48:26 am

        Sau đó Tổng tham mưu trương Hoàng gia đưa ra lời tuyên bố chung. Có thể thấy trận chiến quyết liệt sắp xảy ra giữa Nga và Đức, và chúng tôi cần làm tất cả trong khả năng của mình đế giúp Nga, chúng tôi cần làm cho quân Đức phải phân tán lực lượng. Hiện tại, lực lượng Đức cũng đã bị căng ra khá rộng và Đức không thể cắt giảm quân tại Nga hay tại Pháp. Nơi duy nhất thuận tiện để Đức làm điều nay là Ý. Nếu lực lượng Đức tập trung dày đặc ở giải đất hình bàn chân phía Nam nước Ý, thì chúng tôi sẽ thử nơi khác. Nếu Ý bị loại khỏi cuộc chiến, quân Đức sẽ phải thay thế cho 26 sư đoàn Ý tại Balkan, tăng cường thêm cho đèo Brenner, Riviera, vùng biên giới Ý với Tây Ban Nha. Sự căng mỏng lực lượng Đức như vậy chính là điều chúng tôi cần để vượt biển Manches, và chúng tôi phải làm hết khả năng để đẩy mạnh được điều đó.

        Sau đó Eisenhower tuyên bố rằng cuộc thảo luận dường như đã đơn giản hóa vấn đề của ông. Nếu muốn thành công trong đánh chiếm Sicily, chẳng hạn như trong vòng một tuần, ngay lập tức ông sẽ vượt eo Messina và kịp thiết lập nên một đầu cầu. Tôi đưa ra quan điểm riêng của mình là sẽ chiếm được Sicily vào ngày 15 tháng 8. Nếu được như vậy, và nếu tình hình không quá căng thẳng, chúng tôi sẽ tiến quân ngay lập tức tới dải đất ngón chân phía Nam của Ý, miễn là ở đó không có quá đông sư đoàn Đức được điều tới. Với Đức, khu vực Balkan quan trọng hơn rất nhiều so với việc để mất nước Ý, bởi lẽ Thổ Nhĩ Kỳ có thể phản ứng theo hướng có lợi cho chúng tôi.

        Ngay sau đó, Brooke triển khai toàn bộ lực lượng của chúng tôi tại Địa Trung Hải. Trừ đi 7 sư đoàn phải điều động về nước để thực hiện cuộc hành quân qua bờ biển Manche và 2 sư đoàn để thực hiện các cam kết của Anh với Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ còn lại 27 sư đoàn quân Đồng minh sẵn sàng chiến đấu tại Địa Trung Hải. Với lực lượng quân như vậy trong tay, thì thật là uổng phí nếu như không có gì xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 8 hoặc tháng 9 tới tháng 5 năm sau.

        Mặc dù vẫn còn nhiều điều chua rõ ràng và chắc chắn, tôi vẫn hài lòng với phiên họp khai mạc này. Có thế thấy rõ là tất cả các nhà lãnh đạo đều muốn tiến công ở mức mạnh nhất, và bản thân tôi cảm thấy rằng những bảo lưu trên cơ sở những nhân tố chưa biết rồi cũng sẽ được giải quyết khi sự việc diễn biến đúng như các hy vọng của tôi.

        Chúng tôi gặp lại nhau vào chiều ngày 31 tháng 3. Ông Eden đến đúng lúc để kịp có mặt. Tôi cố gắng giải quyết dứt điểm các vấn đề và nói rằng kế hoạch tấn công phía Nam Ý, nằm trong trái tim tôi, những may rủi của cuộc chiến có thể cần đến một hướng đi khác. Trong bất cứ trường hợp nào, sự lựa chọn giữa vùng Nam Ý và Sardinia bao gồm một sự khác biệt là giữa một bên là một chiến dịch thắng lớn và một bên chỉ là một sự thuận tiện. Tướng Marshall không hề phản đối những ý kiến này, nhưng ông không muốn đưa ra một quyết định dứt khoát vào thời điểm này. Tốt hơn hết là nên quyết định phải làm gì sau khi chúng tôi đã mở màn cuộc tấn công vào Sicily. Ông cho rằng cần biết về phản ứng của Đức để quyết định xem liệu sẽ có phản kháng dữ dội thực sự ở Nam Ý hay không, liệu quân Đức có rút lui về đồng bằng Po hay không hoặc ví dụ liệu họ có tổ chức và điều khiển được người Ý bằng bất cứ 1 sự tế nhị nào đó hay không; đã có những sự chuẩn bị gì ở Sardinia, Corsica hay vùng Balkans; quân Đức có những điều chỉnh gì trên mặt trận Nga hay không. Ý có thể thua theo vài ba cách khác nhau, còn rất nhiều điều có thể xảy ra từ nay đến tháng 7. Ông tướng Eisenhower, và các Tổng Tham mưu trưởng liên quân hiểu rất rõ cảm xúc của tôi về việc kéo quân tấn công Ý, nhưng họ chỉ muốn lựa chọn giải pháp "Hậu Sicily", giải pháp mang lại kết quả tốt nhất.

        Tôi nói rằng tôi rất muốn thấy Ý bị gạt ra một bên và Roma nằm trong tay chúng tôi. Tôi không thể chịu nổi việc để 1 lực lượng quân lớn nhàn rỗi trong khi nó có thể tham gia vào việc loại Ý ra khỏi vòng chiến. Nghị viện và dân chúng sẽ mất kiên nhẫn nếu quân đội tỏ ra thiếu tích cực, và tôi sẵn sàng thực hiện những biện pháp liều lĩnh để ngăn ngừa thảm họa đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Ba, 2019, 10:33:01 pm

*

        Lúc này một sự việc đã xảy ra, vì nó có liên quan đến những vấn đề đã trở thành chủ đề gây hiểu lầm và tranh cãi sau chiến tranh nên cần phải được thuật lại. Theo lồi đề nghị của tôi, ông Eden đã bình luận về tình hình Thổ Nhĩ Kỳ, và ông nói rằng việc loại Ý ra khỏi cuộc chiến sẽ phải mất thời gian dài để đưa Thố Nhĩ Kỳ vào cuộc. Họ sẽ tỏ ra thân thiện hơn rất nhiều "khi quân đội của chúng ta tới vùng Balkans". Eden và tôi có quan điểm hoàn toàn thống nhất về chính sách chiến tranh, nhưng tôi e rằng cách diễn đạt câu nói của ông có thể làm những người Mỹ hiểu sai. Hồ sơ ghi lại rằng: "Thủ tướng xen vào để nhấn mạnh là ông không ủng hộ chủ trương gửi một đạo quân tới Balkans vào lúc này hay trong thời gian sắp tới", ỏng Eden đồng ý rằng không cần thiết phải đưa một đạo quân tới vùng Balkans, bởi lẽ người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu cho thấy những phản ứng thuận lợi cho chúng tôi ngay khi chúng tôi có đủ khả năng tạo một mối đe dọa tức thì đối với vùng Balkans.

        Trước khi chúng tôi chia tay nhau, tôi đề nghị tướng Alexander cho biết quan điểm của ông. Ông đã có một bài phát biểu hết sức ấn tượng giải quyết được một đầu cầu ở đại lục Ý phải là một phần của kế hoạch. Chúng tôi sẽ không thể đạt được một thắng lợi huy hoàng trừ phi chúng tôi có thể khai thác nó bằng cách tiến quân lên phía trước, tốt hơn hết là tiến thẳng vào Ý. Tuy nhiên, mọi điều sẽ được làm sáng tỏ khi trận chiến tại Sicily diễn tiến. Mặc dù là có thể - tuy có vẻ là không chắc chắn - mảnh đất hình ngón chân ở miền Nam nước Ý sẽ được bảo vệ chắc chắn đến mức buộc chúng tôi phải bố trí lại toàn bộ các cuộc hành quân của mình, và chúng tôi cần chuẩn bị sẵn sàng để liên tục vững tiến, không được phép ngừng một khi bắt đầu tấn công Sicily. Chiến tranh hiện đại cho phép chúng tôi tiến mạnh một cách nhanh chóng, với quân đội được chỉ huy bằng điện đàm từ rất xa và với sự hỗ trợ và bảo vệ của không quân trong một không gian rộng lớn. Việc tiến quân có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng tôi đi vào vùng đại lục Ý, nhưng điều đó không phải là lý lẽ cản trở chúng tôi tiến càng xa càng tốt với đà của cuộc hành quân chiếm Sicily. Trong chiến tranh những điều không tin được vẫn thường xảy ra. Vài tháng trước đó, người ta khó có thể tưởng tượng được những gì đã xảy đến với Rommel và quân đoàn châu Phi của ông ta. Va cũng chỉ sau đó mấy tuần, chắc ông ta khó có thể tin rằng 300.000 quân Đức đã bị đánh gục trong vòng một tuần. Máy bay địch đã bị quét sạch khỏi vùng trời đến mức mà chúng tôi có thể, nếu muốn, tổ chức toàn bộ các lực lượng Bắc Phi diễu hành trên một diễn trường tại Tunisia, mà không có nguy cơ nào từ phía phi cơ địch.,

        Ngay lập tức Đô đốc Cunningham hưởng ứng, đô đốc nói rằng nếu mọi việc trôi chảy ở Sicily, chúng tôi sẽ tiến thẳng qua eo biển. Eisenhower kết thúc cuộc họp với lời cảm ơn về chuyến đi mà tướng Marshall và tôi đã thực hiện để giúp ông thấy được các Tham mưu trưởng liên quân đã làm được những gì. Ông hiểu rõ trách nhiệm của mình là thu thập tình hình về những giai đoạn đầu tiên của cuộc tấn công vào Sicily và thông báo kịp thời cho các Tham mưu trưởng liên quân để quyết định kế hoạch hành động tiếp theo không có sự gián đoạn hoặc ngừng lại. Ông sẽ không chỉ cung cấp thông tin mà còn cả những khuyến cáo mạnh mẽ dựa trên cơ sở các điều kiện lúc đó. Ông cũng bay tỏ hy vọng rằng bộ 3 Tư lệnh hàng đầu của ông (Alexander, Cunningham và Tedder) sẽ có dịp đưa ra những nhận xét chính thức hơn về các vấn đề này, mặc dù cho đến thời điểm này ông hoàn toàn đồng ý với những ý kiến đã phát biểu.

        Trong 2 ngày tiếp theo chúng tôi đi bằng máy bay và xe hơi tới thăm một vài địa điểm. Những nơi đã trở thành những vừng đất lịch sử sau những trận chiến một tháng trước đó. Tướng Marshall có một tua du lịch nước Mỹ của riêng ông, sau đó ông cùng đi với tướng Alexander và tôi tới gặp gỡ tất cả các tư lệnh và nhìn thấy cảnh hao hứng sôi động trong quân ngũ. Cảm giác về chiến thắng đã đâu đó trong không khí. Toàn bộ vùng Bắc Phi đã sạch bóng quân thù. Chúng tôi đã bắt giữ 250.000 tù binh. Mọi ngươi ai cũng tự hào và phấn khởi. Rõ ràng là mọi người đều mong mỏi chiến thắng. Rõ ràng là thời khắc và khung cảnh đã thúc đẩy nên sự hùng tráng. Tôi đã phát biểu trước hàng chục ngàn binh sĩ tại Carthage trong đống đổ nát của một đấu trường lớn. Tôi không có ý niệm gì về điều mình đã nói, nhưng cử tọa vỗ tay và reo hò vang dội như những ngươi đã đi trước họ cách đây 2 ngàn năm đã từng làm khi xem các trận đấu kiếm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Ba, 2019, 11:50:49 am

*

        Tôi thấy rằng những cuộc thảo luận đã tiến những bước dài và tất cả mọi người đều muốn tham gia cuộc tiến quân vào nước Ý. Vì vậy, khi tổng kết vào buổi hợp cuối cùng của chúng tôi ngày 3 tháng 6, tôi đã đưa ra các kết luận một cách khiêm tốn nhất và bày tỏ sự kính trọng của mình tới tướng Eisenhower.

        Eden và tôi cùng đi máy bay về theo đường Gibraltar. Vì sự có mặt của tôi tại Bắc Phi đã được tường thuật rất chi tiết, người Đức tỏ ra hết sức cảnh giác và điều này đã dẫn đến một thảm kịch khiến tôi hết sức đau lòng. Khi chiếc máy bay thương mại chuẩn bị cất cánh khỏi sân bay Lisbon như lệ thường, một người đàn ông mập mạp ngậm xì gà bước tới, ai cũng nghĩ đó là một hành khách đi trên máy bay. Bởi vậy mật vụ Đức đã ra hiệu là tôi có ở trên máy bay. Mặc dù những máy bay chở khách này đã thực hiện nhiều chuyến bay giữa Bồ Đào Nha và

        Anh từ rất nhiều tháng mà không gặp một trở ngại nào, 1 máy bay chiến đấu của Đức được lệnh xuất phát ngay lập tức, và chiếc máy bay không có bảo vệ bị bắn hạ không thương tiếc. 13 hành khách đã chết, trong đó có diễn viên Anh nổi tiếng Howard, người mà tài năng và vẻ hào hoa phong nhã vẫn còn được giữ lại qua những cuốn phim ông đã tham gia. Sự tàn bạo của quân Đức cũng chẳng kém gì so với sự ngu ngốc của những điệp viên của họ. Thật khó có thế hiểu được tại sao bất cứ ai đó lại có thể tưởng tượng ra rằng tôi sẽ đặt vé máy bay trên một chiếc máy bay không hề được trang bị vũ khí và không được hộ tống để đi từ Lisbon về nước giữa ban ngày ban mặt, trong khi tôi có ở trong tay mọi nguồn lực của Đại Anh Quốc. Lẽ đương nhiên, chúng tôi đã cất cánh từ Gibraltar bay 1 vòng trong đêm ra biển và về nhà bình an vô sự. Tôi đã thật sự bàng hoàng đau đớn khi biết chuyện gì đã xảy ra với những người khác do sự xếp đặt thật khó hiểu của vận mệnh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Ba, 2019, 01:26:24 am

Phần 4

TOÀN THẮNG VÀ THẢM KỊCH
1943 - 1945

        Chiến thắng áp đảo của Đại Đồng Minh đã không mang lại hòa bình chung cho thế giới ưu phiền của chúng ta

CHIẾM SICILY VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MUSSOLINI

        Chúng tôi giờ đây đã đạt tới bước ngoặt của Thế Chiến II. Việc Hoa Kỳ tham chiến sau cuộc tấn công của quân Nhật vào Trân Châu cảng đã khẳng định chắc chắn rằng sự nghiệp vì Tự do không thể thất bại. Bọn xâm lược ở cả hai lục địa Á-Âu đều phải chuyển sang phòng ngự. Chiến thắng Stalingrad vào tháng Hai năm 1943 đã đánh dấu sự đảo hướng của thủy triều tại nước Nga. Đến tháng Năm toàn bộ lực lượng của Đức và Ý đóng ở châu Phi đều bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Những chiến thắng của quân Mỹ tại vùng biển San hô và đảo Midway trước đó một năm đã ngăn chặn được sự bành trướng của Nhật ở Thái Bình Dương, Úc và New-Zealand đã thoát khỏi mối đe dọa bị xâm lược, và giới lãnh đạo Nhật Bản đã ý thức được rằng thời điểm huy hoàng nhất trong cuộc chinh phục của họ đã qua rồi. Hitler vẫn còn phải trả giá cho cái sai lầm chết người khi cố gắng khuất phục nước Nga bằng cuộc xâm lược. Ý vẫn tiếp tục lãng phí sức mạnh to lớn còn lại của nước Đức trên những chiến trường không có ý nghĩa quyết định đối với đại cục. Chẳng bao lâu sau, dân tộc Đức đã rơi vào tình trạng thân cô thế cô ở châu Âu, bị bao vây bởi một thế giới có vũ trang đang trong con cường nộ.

        Thế nhưng từ sống sót đến giành thắng lợi phải trải qua nhiều giai đoạn. Đối với tất cả chúng tôi cuộc chiến tranh căng thẳng và đẫm máu vẫn còn kéo dài hơn hai năm nữa. Từ đó trở đi, dù sao mối nguy cơ không còn là Hủy diệt nữa, mà là Bế tắc. Các quân đoàn của người Mỹ phải kịp trưởng thành, và việc xây dựng trên quy mô lớn các hạm đội của họ phải trở nên hữu hiệu trước khi toàn bộ sức mạnh của Hoa Kỳ có thể được tung vào cuộc chiến, và các Đồng minh phương Tây không còn phải tấn công trên phần châu Âu do Hitler chiếm đóng nữa, vì vậy họ có thể đẩy cuộc chiến tranh tới một kết thúc quyết định, trừ phi một sự thay đổi quan trọng theo hướng có lợi xảy ra. Trong suốt năm 1943, "Sức mạnh hải quân Anh - Mỹ", một thuật ngữ hiện đại diễn tả sức mạnh được kết hợp khéo léo bởi lực lượng  hải quân và không quân, đã trở thành vô địch cả trên không lẫn dưới biển. Thiếu điều này không một cuộc đổ bộ trên qui mô lớn nào cần cho việc giải phóng châu Âu có thể thực hiện được. Nước Nga Xô Viết chắc hẳn đã phải một mình chống chọi với toàn bộ sức mạnh còn lại của Hitler, trong khi hầu như toàn bộ châu Âu nằm dưới ách thống trị của y.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:21:15 am

*

        Cuộc chiến đấu đơn thương độc mã của nước Anh chống lại tàu ngầm, thủy lôi, và oanh tạc cơ Đức trong khoảng hai năm rưỡi đầu tiên của cuộc chiến tranh đã được miêu tả ở phần trên. Sự kiện tối quan trọng được mong đợi từ lâu - việc Mỹ gia nhập Đồng minh do vụ tấn công của Nhật vào Trân Châu cảng -  dường như thoạt đầu khiến cho chúng tôi gặp nhiều nguy hiểm hơn trên biển. Trong giai đoạn 1940 - 1941 hàng năm chúng tôi bị mất bốn triệu tấn hàng hóa. Năm 1942, khi Mỹ trở thành đồng minh của chúng tôi, con số này tăng lên gần gấp đôi, và tàu bè của Đồng minh bị đánh đắm với tốc độ nhanh hơn tốc độ họ chế tạo được những cái mới. Năm 1943, nhờ có chương trình  chế tạo tàu trên qui mô lớn của Mỹ, số lượng hàng hóa được vận chuyển cuối cùng cũng vượt qua số lượng bị mất mát bởi nhiều nguyên nhân, và trong quý II, lần đầu tiên ngươi ta được chứng kiến số lượng tàu ngầm Đức bị đánh chìm lớn hơn so với tàu chở hàng của Đồng minh. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, là cả một cuộc xung đột kéo dài và đầy cay đắng.

        Trận Đại Tây Dương chính là nhân tố chi phối toàn bộ cuộc chiến tranh. Chúng tôi không thể nào được phép quên, dù chỉ trong giây lát, rằng mọi sự kiện ở bất kỳ nơi nào khác, trên bộ, trên biển, hay trên không, rút cuộc đều phụ thuộc vào kết quả của trận đánh này. Va đằng sau tất cả mối quan tâm chúng tôi theo dõi sự thay đổi hàng ngày của nó với niềm hy vọng và cả sự thấp thỏm. Câu chuyện về công sức vất vả và liên tục. thường là trong điều kiện cực kỳ khó chịu và đáng thất vọng, luôn bị những nguy hiểm vô hình rình rập, đã được thắp sáng lên bởi những sự cố và bi kịch. Nhưng đối với từng người lính hải quân hay không quân thật chẳng có bao nhiêu khoảnh khắc hành động để phá vỡ tính chất đơn điệu của những ngày chờ đợi lo âu, kéo dài dường như bất tận. Không được phép lơ là cảnh giác. Bước ngoặt khốc liệt có thể vào bất cứ lúc nào lóe sáng lên trên chiến trường với một vận may rực rỡ, hoặc thiêu cháy tất cả với một bi kịch thảm khốc.

        Nhiều hành động anh dũng và sự nhẫn nại đến không tin nổi đã được ghi nhận, thế nhưng chiến công của những người đã hy sinh thì sẽ chẳng bao giờ được biết đến. Các thủy thủ tàu hàng của chúng tôi đã bộc lộ những phẩm chất tuyệt vời, và tình huynh đệ trên biển cả sẽ chẳng bao giờ thể hiện một cách ấn tượng như đã thể hiện trong quyết tâm của họ đánh bại tàu ngầm Đức. Vào tháng Tư năm 1943 chúng tôi có thể chứng kiến tình thế trở lại mức cân bằng. Các đội tàu ngầm của Đức không dám trồi lên mặt nước, và luôn bị quấy phá. Trong khi trên mặt biển và trên bầu trời các đoàn hộ tống đã đủ sức đương đầu với những cuộc tấn công của kẻ thù. Chúng tôi đã đủ mạnh để thành lập những hải đội khinh ky bao gồm những tàu chiến nhỏ, cơ động. Đây là điều tôi đã chờ mong từ lâu. Hai trăm ba mươi lăm tàu ngầm, số lượng lớn nhất mà lần đầu tiên quân Đức có được trong tay, đã vào cuộc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:24:01 am

        Thế nhưng các hải đội bắt đầu nao núng. Chúng không hề còn có cảm giác an toàn nữa. Những cuộc tấn công của chúng, ngay cả trong những điều kiện thuận lợi, cũng không còn dồn dập như trước nữa, và thiệt hại của chúng tôi ở Đại Tây Dương giảm đi chừng ba trăm ngàn tấn. Chỉ riêng trong tháng Năm 40 tàu ngầm Đức bị đánh chìm ngoài đại dương. Bộ Hải Quân Đức theo dõi hải đồ với sự tập trung cao độ, và đến cuối tháng Đô đốc Doenitz đã ra lệnh cho các con tàu còn lại trong hạm đội của mình án binh bất động, hoặc chỉ chiến đấu ở những vùng ít gặp rủi ro hơn. Đến tháng Sáu số lượng tàu của chúng tôi bị đánh chìm giảm xuống con số nhỏ nhất tính từ khi Hoa Kỳ tham chiến. Những đoàn tàu hàng cập bến nguyên vẹn, đường tiếp tế trở nên an toàn, và chúng tôi đã chiến đấu và chiến thắng trong trận quyết định.

        Các đạo quân của chúng tôi hiện giờ đã có thế triển khai vượt biển đến những nơi hiểm yếu đối với quân Hitler. Sự bật rễ của phe Trục ở Bắc Phi đã mở cho các đoàn tàu hộ tống của chúng tôi tuyến đường thẳng tới Ai Cập, Ấn Độ và Úc, dưới sự bảo vệ của hải quân và không quân đóng ở các căn cứ mới chiếm được nằm theo dọc tuyến đường này từ eo Gibraltar đến kênh đào Suez. Chẳng bao lâu sau chúng tôi đã không con phải đi con đương vòng qua mũi Cape, con đường đã khiến chúng tôi tốn rất nhiều thời gian, công sức và hàng hóa. Sự tiết kiệm trung bình 45 ngày cho mỗi chuyến tàu tới Địa Trung Hải đã khiến lượng hàng hóa được chuyên chở đột nhiên tăng vọt lên.

        Sự thất bại của tàu ngầm Đức đã tác động tới tất cả các sự kiện tiếp theo, đến đây chúng tôi đành phải đẩy câu chuyện đi tiếp. Trong suốt một thời gian những tàu ngầm này đã phải lẩn lút ở những vùng biển xa xôi, ít tàu bè qua lại, thuộc Nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, nơi mà lực lượng phòng thủ của chúng tôi tương đối yếu, nhưng chúng tôi không đặt nhiều mục đích ở đó. Sự tấn công bằng đường hàng không của chúng tôi ở Vịnh Biscay ngày càng dữ dội. Trong tháng bảy, ba mươi bảy tàu ngầm Đức đã bị đánh chìm, chủ yếu là bởi các cuộc oanh kích, và gần một nửa trong số đó bị đắm ở Vịnh Biscay. Trong ba tháng cuối năm, 53 chiếc đã bị phá hủy, trong khi chúng tôi chỉ mất 47 tàu hàng.

        Trong suốt mùa thu bão táp, tàu ngầm Đức đã chiến đấu một cách vô ích, chẳng thu được bao nhiêu kết quả, trong một nỗ lục nhằm khôi phục lại uy thế trên Bắc Đại Tây Dương. Mặc dù trước thực tế nghiệt ngã Đô đốc Doenitz buộc phải chùn bước, y vẫn cho duy trì một lượng tàu ngầm lớn hơn bao giờ hết. Nhưng cuộc tấn công của chúng không còn nguy hiểm như trước nữa, và đôi khi chúng thử tìm cách xuyên thủng tuyến phòng ngự của chúng tôi. Mặc dù vậy y không hề tuyệt vọng. "Kẻ thù", y tuyên bố vào tháng Giêng năm 1944, "đã thành công với việc giành được lợi thế trong phòng thủ. Sẽ có ngay ta sẽ mời Chirchill thưởng thúc một cuộc chiến tranh tàu ngầm ra trò. Vũ khí tàu ngầm không hề bị tiêu diệt bởi những thất bại trong năm 1943. Ngược lại, vũ khí này trở nên mạnh hơn. Sang năm 1944, một năm thành công nhưng cũng rất cực nhọc, chúng ta sẽ nghiền nát đường tiếp tế của nước Anh bằng một loại vũ khí tàu ngầm mới".

        Sự tin tưởng này không phải là không hoàn toàn có cơ sở. Nước Đức đang nỗ lực chế tạo một loại tàu ngầm mới có thế chạy nhanh hơn và xa hơn nhiều. Cùng lúc đó nhiều tàu ngầm kiểu cũ được rút về và gắn ống thông hơi, và có thể hoạt động ở vùng duyên hải nước Anh. Thiết bị mới này cho phép những tàu ngầm này có thể nạp lại ắc quy trong khi vẫn lặn dưới nước, với chiếc ống thông hơi nhỏ trồi lên trên mặt nước. Cũng do vậy khả năng tránh sự phát hiện của máy bay đã được cải thiện, và chẳng bao lâu sau người ta biết rằng những chiếc tàu ngầm đã được gắn ống thông hơi nhằm mục đích quấy phá con đường kênh từ Anh qua Pháp bất cứ lúc nào Đồng minh mở cuộc xâm nhập vào lục địa. Những gì xảy ra sẽ được thuật lại theo đúng tiến trình phát triển của các sự kiện. Lúc này chính là thời điểm cần phải quay lại với chiến trường Địa Trung Hải và tháng Bảy năm 1943.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:24:33 am

*

        Tướng Eisenhower cho rằng chỉ nên tấn công Sicily khi mục đích của chúng tôi là giải phóng tuyến đường qua Địa Trung Hải. Nếu mục đích thực sự của chúng tôi là tấn công và đánh bại nước Ý, theo ông, chúng tôi nên nhằm vào hai mục tiêu trước mắt là Sardinia và Corsica, "do hai hơn đảo này nằm bên sườn nước chiếc giày ống Ý và sẽ buộc quân địch phải phân tán lực lượng nhiều hơn so với việc chiếm đảo Sicily nằm cách xa cái mũi đầy núi non của bán đảo này". Đây, không còn nghi ngờ  gì nữa, chính là quan điểm quân sự có súc thuyết phục cao, mặc dù đó là quan điểm mà tôi không thể chia xẻ được. Thế nhưng các thế lực chính trị đã vào cuộc, và cuộc xâm chiếm trực tiếp Sicily sẽ mang lại những kết quả tức thời và có ảnh hưởng sâu rộng.

        Cuộc đánh chiếm Sicily với mật danh "Husky" là một nhiệm vụ có tầm quan trọng bậc nhất. Mặc dù nó có thể bị che khuất bởi những sự kiện ở Normandy, hoan toàn không được phép đánh giá thấp tầm quan trọng và mức độ gay go của nó. Cuộc đổ bộ được chuẩn bị trên cơ sở kinh nghiệm ở Bắc Phi, và những người vạch ra kế hoạch cho chiến dịch "Overlord" đã rút ra nhiều kinh nghiệm từ "Husky". Trong cuộc tập kích mở đầu có gần ba ngàn tàu chiến và xuồng đổ bộ tham gia, chở được 160.000 binh sĩ, 14.000 xe cơ giới, 600 xe tăng và 1.800 khẩu đại bác. Những lực lượng này phải được tập trung, huấn luyện, trang bị tại những căn cứ nằm rải rác ở Địa Trung Hải, Anh và tận bên Mỹ, và cuối cùng được đưa lên tàu với toàn bộ số quân trang quân dụng cồng kềnh dùng cho cuộc đổ bộ. Bất chấp những lo lắng, mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ, và là một ví dụ điển hình của việc phối hợp tác chiến. Bởi những lý do về sách lược, cho tới thời điểm này chúng tôi trao quyền chỉ huy và điều hành chiến dịch Bắc phi cho phía Mỹ. Nhưng giờ đây chúng tôi đã bước vào một giai đoạn mới - cuộc đánh chiếm Sicily, và những gì ắt phải xảy ra kế tiếp nó. Mọi người nhất trí rằng cuộc chiến với nước Ý phụ thuộc vào kết quả trận đánh ở Sicily. Do người Mỹ ngày càng quan tâm đến chiến dịch mạo hiểm có quy mô lớn hơn này, thay vì tạm bằng lòng với kế hoạch tấn công Sardinia trong suốt phần thời gian còn lại của năm đó, và trong khi triển vọng của một chiến dịch chung khác đang mở ra, tôi cảm thấy nước Anh cần phải đóng một vai trò chí ít là bình đắng với người Đồng minh của mình. Tỷ lệ của các quân đoàn hiện có trong tháng Bảy như sau: nước Anh 8 sư đoàn, nước Mỹ 6. Không quân Mỹ chiếm 55%, không quân Anh 45%. Hải quân Anh 80%. Ngoài ra còn có một số lượng đáng kể các quân đoàn của Anh đóng ở Trung Đông và miền Đông Địa Trung Hải, bao gồm cả Lybia, nằm dưới sự chỉ huy độc lập của Tướng Maitland Wilson từ Tổng hành dinh quân Anh ở Cairo. Trong bối cảnh như vậy việc chúng tôi chí ít phải có vị trí bình đẳng ở Bộ Tư lệnh Tối cao dường như không phải là quá nhiều. Và điều này đã được các chiến hữu trung thành của chúng tôi vui vẻ chấp nhận. Hơn nữa, chúng tôi còn được trao quyền trực tiếp chỉ huy trận đánh. Alexander sẽ chỉ huy Tập đoàn quân 15, gồm Quân đoàn 7 của Mỹ dưới quyền Tướng Patton và Quân đoàn 8 của Anh dưới quyền Montgomery. Nguyên soái không quân Tedder chỉ huy không quân Đồng minh, và Đô đốc Cunningham chỉ huy hải quân Đồng minh. Toàn bộ các quân chủng nằm dưới sự chỉ huy chung của Tướng Eisenhower.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:24:59 am

        Cuộc oanh kích dồn dập vào hòn đảo bắt đầu từ ngày 3 tháng Bảy với việc ném bom xuống các sân bay ở cả Sicily lẫn Sardinia, làm cho nhiều sân bay bị tê liệt. Các máy bay tiêm kích của địch được ném vào cuộc phòng ngự, và các máy bay ném bom tầm xa của chúng buộc phải rút vào lục địa Ý. Bốn trong số năm chiếc phà hoạt động trên eo biển Messina đã bị đánh chìm. Cho đến thời điểm các đoàn tàu tiếp tế của chúng tôi có thể tiếp cận hòn đảo, sự vượt trội về không quân của chúng tôi đã được xác lập, và tàu chiến cùng máy bay của phe Trục không hề có một nỗ lực đáng kể nào để có thể can thiệp vào cuộc tập kích đường biển của quân Đồng minh. Các kế hoạch nghi binh của chúng tôi đã buộc địch cho đến phút chót vẫn nghi nghi hoặc hoặc không biết chúng tôi sẽ đánh vào đâu. Sự di chuyển của hải quân và các cuộc tập trận ở Ai Cập làm cho địch nghĩ rằng chúng tôi sẽ đánh Hy Lạp. Từ khi mất Tunis, địch đã cử nhiều máy bay tới Địa Trung Hải, thế nhưng những phi đội chi viện lại không tới Sicily, mà tới miền Đông Địa Trung Hải, vùng Tây Bắc nước Ý và đảo Sardinia. Ngày 10 tháng 7 là ngay được xác định cho cuộc tấn công. Vào sáng ngày 9 tháng 7, các hạm đội tiến về bờ biển Sicily. Trên đường tới Chequers, nơi tôi sẽ chờ kết quả trận đánh, tôi đã ngồi một giờ liền trong Phòng Tác chiến của Bộ Hải quân. Chiếc bản đồ chiếm hết một bức tường chỉ ra đường tiến đến các bãi tập kích trên bờ biển Sicily của các đội tàu tiếp tế, tàu hộ tống và các chi đội hỗ trợ. Cho tới nay đây là cuộc đổ bộ vĩ đại nhất trong lịch sử. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào thời tiết.

        Buổi sáng trơi đẹp, nhưng đến trưa trời nổi gió, một cơn gió mát trái mùa thổi theo hướng tây bắc. Trong buổi chiều gió càng mạnh lên, và đến tối biển động mạnh, làm cho việc đổ bộ, đặc biệt là vào các bãi phía tây do quân Mỹ đảm nhiệm, trở nên mạo hiểm. Các liên đội xuồng đổ bộ từ Malta và nhiều cảng ở châu Phi giữa hai vùng Bizerta và Benghazi lao về phía bắc đang phải trải qua một cuộc hành trình đầy vất vả.

        Việc đổ bộ được chuẩn bị có thể hoãn lại trong trường hợp cần thiết, nhưng quyết định này bắt buộc phải được đưa ra chậm nhất là vào giữa trưa. Lo lắng theo dõi tình hình từ Tổng hanh dinh của mình, Bộ trưởng Hải quân dùng tín hiệu để tìm hiểu về điều kiện thời tiết. Đô đốc Cunningham trả lời vào lúc 8 giờ tối: "Thời tiết không thuận lợi, nhưng chiến dịch đang triển khai". "Rõ ràng là", ông ta nói, "đã quá muộn để trì hoãn", nhưng tình hình cũng đáng lo lắng, đặc biệt là đối với những tàu này đã bị chậm lại dọc đường và phân tán mỗi chiếc một nơi. Nhiều tàu chiến đến nơi chậm, nhưng rất may mắn là không có thiệt hại lớn. "Con gió", Cunningham nói, "đã nhân từ dịu đi trong đêm, và đến sáng ngày mùng 10 thì dùng hẳn, chỉ để lại những con sóng lờ vờ đập vào bãi biển phía tây..." Thời tiết xấu đã vô tình tạo cho chúng tôi sự bất ngờ. Đô đốc Cunningham tiếp tục: "Kế hoạch nghi binh hữu hiệu và cách di chuyển lạc hướng địch của những đội tàu đã hoàn thành vai trò của mình". Thêm vào đó sự cảnh giác của kẻ thù có phần lơi lỏng do vào tuần trăng đó trời không sáng lắm. Cuối cùng là gió nổi lên, oái oăm lại vào sát giờ đã định khiến cho hầu như khó có thể thực hiện việc đổ bộ. Tất cả những nhân tô bất lợi như vậy đã thực sự có tác dụng làm cho quân lính Ý, đã mệt lử ra sau bao đêm canh gác, lăn ra ngủ với câu nói đầy yên tâm: "Nhờ Trời đêm nay dù thế nào chăng nửa thì chúng cũng chẳng thể nào mò tới đây được". Thế mà chúng tôi đã đến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:25:29 am

        Lực lượng không quân đã gặp phải số phận không may mắn. Hơn một phần ba số tàu lượn chở Lữ đoàn Đổ bộ số 1 được thả xuống từ máy bay quá sớm và nhiều binh sĩ trên đó đã bị chết đuối. Số còn lại rơi rải rác xuống phía đông nam Sicily, và chỉ có 12 tàu lượn đến được đích là một chiếc cầu quan trọng. Ngoài ra con số tám sĩ quan và sáu mươi lăm binh sĩ đã đánh chiếm cầu cho tới khi viện binh tới sau 12 tiếng chỉ có mười chín người còn sống sót. Đây là một chiến công đã bị bỏ quên. Trên mặt trận của người Mỹ các cuộc đổ bộ bằng đường không cũng bị phân tán trên một diện rộng, thế nhưng chính nhiều phân đội nhỏ đã khiến cho các sư đoàn bảo vệ bờ biển của Ý phải lo lắng vì họ đã gây cho địch những rối loạn và tổn thất bên trong đất liền. Những cuộc đổ bộ bằng đường biển, dưới sự bảo vệ liên tục của máy bay tiềm kích, đã thành công mỹ mãn ở khắp mọi nơi. Mười hai sân bay chẳng mấy chốc đã nằm trong tay chúng tôi, và cho đến ngày 8 tháng bảy chỉ còn 25 máy bay Đức trên đảo còn có thể hoạt động được. Một ngàn một trăm máy bay, trong đó hơn một nửa là của quân Đức, bị phá hủy hoặc hư hỏng nặng. Quân địch, một khi đã định thần lại sau cú choáng váng đầu tiên, đã ngoan cố chống trả. Cuộc chiến đấu trên đất liền cực kỳ khó khăn. Đường xá rất nhỏ, và việc tiến quân xuyên đảo thường xuyên không thể thực hiện được, trừ trương hợp đối với bộ binh. Trên mặt trận của Quân đoàn 8, hàng loạt ngọn núi cao chót vót của dãy Etna đã ngăn đường tiến quân, và tạo điều kiện cho kẻ thù có thể theo dõi sự di chuyển của chúng tôi. Do địch đóng ở vùng đồng bằng Catania, chỉ có binh sĩ của chúng tôi bị náo loạn bởi bệnh sốt rét. Dù sao đi nữa, một khi chúng tôi đã lên bờ an toàn và không quân của chúng tôi cất cánh từ những sân bay mới chiếm được, thì chiến thắng là tất nhiên, không còn nghi ngờ gì nữa. Ngược lại với những hy vọng ban đầu của chúng tôi, phần lớn quân Đức đã kịp rút lui qua eo biển Messina, nhưng sau ba mươi tám ngày chiến đấu Tương Alexander đã điện về: "Đến 10 giờ sáng ngày nay, 17 tháng Tám năm 1943, tên lính Đức cuối cùng đã bị đánh bật ra khỏi Sicily và toàn bộ hòn đảo bây giờ đây đã nằm trong tay ta."

        Bước tiến chiến lược tiếp theo của chúng tôi vẫn còn chưa được quyết định. Chúng tôi phải vượt eo biển Messina và chiếm lấy cái đầu mũi của bán đảo Ý, chúng tôi phải chiếm lấy gót chân Taranto, hay chúng tôi phải đổ bộ ngược lên bờ biển phía tây, chỗ vịnh Salerno, và chiếm lấy Naples? Hay là, một lần nữa chúng tôi phải tự giới hạn mình trong việc chiếm Sardinia? Thắng lợi vừa rồi đã làm sáng tỏ vấn đề. Vào ngày 19 tháng Bảy các máy bay ném bom của Mỹ đã tấn công các sân ga xe lửa và sân bay ở Rome. Cuộc tàn phá được thực hiện, và cơn sốc thật nghiêm trọng. Sự tan vỡ nhanh chóng của nước Ý đã có khả năng trở thành hiện thực. Mặc dù vậy, người Mỹ vẫn cho rằng không một chiến dịch ở bất kỳ nơi nào khác, đặc biệt là "Overlord", tạo nên thế mạnh ở Địa Trung Hải.

        Sự bảo lưu này sẽ gây ra một mối lo lắng dữ dội trong suốt cuộc đổ bộ ở Salemo. Trong khi những cuộc tranh luận có phần gay gắt vẫn tiếp tục, thì tình hình đã biến đổi hoàn toàn với sự sụp đổ của Mussolini.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:25:48 am

        Mussolini giờ đây phải chịu đựng toàn bộ gánh nặng của những tai họa quân sự mà y, sau nhiều năm cầm quyền, đã đưa đất nước vào đó. Ý đã nắm toàn bộ sự kiểm soát gần như tuyệt đối và không thể chuyển gánh nặng này sang vai Nhà nước quân chủ, Quốc   hội, đảng Phát xít, hay    Bộ Tổng Tham mưu. Mọi thứ    đều đổ    lên vai y. Giờ đây khi cái cảm giác là cuộc chiến đã thất bại được lan truyền trong khắp giới thạo tin ở Ý, búa rìa dư luận liền đổ xuống đầu kẻ đã hết sức độc đoán trong việc đẩy cả một dân tộc theo hướng sai lầm và thất bại. Những lời kết   tội này đã hình thành và lan truyền rộng rãi trong suốt những tháng đầu năm 1943. Tên độc tài cố độc này đã lên tới đỉnh của quyền lực, trong khi thất bại quân sự và sự đại bại của Ý ở Nga, Tunis, và Sicily đã báo trước cho một cuộc xâm lược trực tiếp vào nước này.

        Ý đã thực hiện những thay đổi trong số các chính khách và Tướng lĩnh một cách vô ích. Trong tháng Hai, tướng Ambrosio đã thay thế Cavallero với tư cách Tổng Tham mưu trưởng quân đội Ý. Ambrosio cùng với Công tước xứ Acquarone, Bộ trưởng tư pháp, là cố vấn riêng của Nhà Vua, đều tin tưởng vào giới Quý tộc. Trong suốt nhiều tháng họ hy vọng sẽ lật đổ được viên Bá tước và đặt dấu chấm hết cho chế độ Phát xít. Thế nhưng Mussolini vẫn còn dẫm chân trên chiến trường châu Âu cứ như thể y là nhân tố chủ đạo vậy. Ý cảm thấy bị sỉ nhục khi viên Tổng Tham mưu trưởng mới của y đề nghị ngay lập tức vai trò rút các sư đoàn Ý khỏi vùng Balkan. Ý cho rằng lực lượng đó đóng vai trò đối trọng với ưu thế của quân Đức ở châu  Âu. Ý không nhận thức được rằng những thất bại ở nước ngoài và sự mất tinh thần trong nước đã tước mất của y cái địa vị là đồng minh của Hitler. Ý vẫn ấp ủ cái ảo tưởng về quyền lực và địa vị khi mà điều này đã lùi vào quá khứ. Vì vậy y đã phản ứng quyết liệt trước yêu cầu dữ dội của Ambrosio. Dù sao đi nữa ấn tượng về quyền lực của y và nỗi lo sợ y sẽ manh động trong cơn cực đoan còn dai dẳng tới mức trong một thời gian khá lâu các thế lực trong xã hội Ý vẫn ngần ngại trong việc tìm cách loại bỏ y. Ai sẽ đúng mũi chịu sao đây? Vì vậy mùa xuân đã trôi qua với cuộc xâm chiếm của một kẻ thù hùng mạnh, hơn hẳn về lực lượng hải, lục, và không quân, đang tiến lại ngay một gần hơn.

        Bây giờ sự kiện đã đạt tới cao trào. Kể từ tháng Hai, Nhà vua hợp hiến, một con người ít nói, thận trọng, đã có liên lạc với Thống chê Badoglio, người đã bị cách chúc sau các thảm họa ở Hy Lạp năm 1940. Nhà vua đã tìm thấy ở ông ta một nhân vật mà Nhà vua có thể trao việc lãnh đạo nhà nước. Một kế hoạch cụ thể đã được vạch ra. Việc bắt Mussolini được quyết định vào ngày 26 tháng bảy, và tướng Ambrosio đồng ý tìm người thực hiện và dàn cảnh cho đòn này. Viên tướng này được sự ủng hộ ngầm của các phần tử trong đội Cựu Cận vệ phát xít, những kẻ muốn tìm một sự phục hưng mới cho đảng, mà nhờ đó, trong nhiều trường hợp, họ sẽ không bị trắng tay. Họ cho rằng phương sách tốt nhất là triệu tập Hội đồng Phát xít Tối cao, chưa hề họp kể từ năm 1939, và chuyển tối hậu thư cho y. Ngày 13 tháng Bảy, họ đến thăm Mussolini và xui y tổ chức  một cuộc họp chính thức của Hội đồng vào ngày 24 tháng Bảy. Hai phong trào này hóa ra lại riêng biệt và độc lập với nhau, nhưng sự trùng hợp về thời gian hành động lại là quan trọng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:26:05 am

        Cũng vào ngày 19 tháng Bảy, với sự tháp tùng của Ambrosio, Mussolini bay đi gặp Hitler tại một ngôi biệt thự ở Feltre, gần Rimini, "ở đó có một khu vườn cực đẹp, mát mẻ và nhiều cây", Mussolini viết trong hồi ký của mình, "và một khu mê cung mà một số người cho là hết sức huyền bí. Cả tòa nhà trông cứ như bảng đố ô chữ". Mọi thứ đã được chuẩn bị để có thế thương thức cuộc gặp với Quốc trưởng ít nhất là trong hai ngày, nhưng ngay chiều hôm đó y đã trở về nước. "Cuộc gặp", Mussolini nói, "đã diễn ra thân mật như mọi khi, nhưng đoàn tùy tùng và thái độ của các sĩ quan không quân cao cấp và quân đội tỏ ra lạnh nhạt".

        Quốc trưởng đã khoa trương hồi lâu về sự cần thiết có một nỗ lực tối cao. Y nói rằng đến mùa đông vũ khí bí mật mới sẽ được sử dụng để chống lại nước Anh. Nước Ý cần phải được bảo vệ, "để cho đối với kẻ thù, Sicily sẽ trở thành một pháo đài, như Stalingrad đối với chúng ta". Nước Ý phải thể hiện được cả sức mạnh nhân lực lẫn khả năng tổ chúc. Nước Đức không thể cung cấp viện binh và trang bị mà nước Ý yêu cầu do sức ép trên mặt trận Nga.

        Ambrosio khẩn cầu sếp của mình nói toạc ra với Hitler rằng nước Ý không thể tiếp tục cuộc chiến được nữa. Cũng chẳng biết điều này liệu có cải thiện được gì không, nhưng việc Mussolini dường như bối rối rút cục đã khiến Ambrosio hiểu rằng không còn có thể chờ đợi thêm gì nữa ở Mussolini với tư cách người lãnh đạo. Khi Hitler đọc được nửa bài thuyết trình của mình về tình hình chiến sự thì một viên chức Ý trong trạng thái kích động bước vào phòng hợp với một tin dữ: "Vào thời điểm này Rome đang phải gánh chịu một cuộc ném bom tàn khốc của kẻ thù". Ngoài một lời hứa là Đức sẽ tăng viện cho Sicily, Mussolini trở về Rome với hai bàn tay trắng. Y đã bay vào một đám khói đen khổng lồ, theo như cách y diễn đạt, bốc lên từ hàng trăm toa tàu đang cháy ở ga Littorio. Y đã có cuộc hội kiến với Nhà vua, người mà y thấy "rất cau có và mất bình tĩnh", "Tình hình căng thẳng rồi", Nhà vua nói. "Chúng ta không thể tiếp tục được lâu đâu. Giờ đây Sicily đã rơi vào tay phương tây. Nước Đức sẽ phản bội lời hứa với chúng ta. Kỷ luật của binh lính đã rệu rã rồi..."

        Mussolini đã trả lời, theo như biên bản ghi lại, rằng y hy vọng sẽ rút nước Ý ra khỏi phe trục vào khoảng 15 tháng Chín. Cái ngày y định cho thấy y đã xa rời thực tế biết chừng nào.

        Diễn viên chính của vở kịch giờ đây đã xuất hiện trên sân khấu. Dino Grandi, đảng viên Phát xít lão thanh, cựu Bộ trưởng Ngoại giao và cựu Đại sứ Ý tại Anh, một con người hết sức cương quyết, đã từng tỏ ra rất khó chịu trước việc Ý tuyên chiến với Anh, nhưng cho tới thời điểm đó vẫn phục tùng thời thế, đã đến Rome để nắm quyền lãnh đạo trong cuộc họp của Hội đồng Tối cao. Ỏng ta đến thăm thủ lĩnh cũ của mình vào ngày 22 tháng Bảy, và nhẫn tâm tuyên bố rằng ông ta định đề nghị thành lập một Chính phủ Quốc gia và phục hồi cho Nhà vua quyền tổng chỉ huy tối cao đối với lực lượng vũ trang.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:26:35 am

*

        Hội đồng Tối cao hợp lúc 5 giờ chiều ngày 24 tháng Bảy. Công việc bảo vệ hóa ra do Giám đốc cảnh sát đảm nhiệm, vì vậy họ không bị quấy rầy bởi sự bạo động. Đội ngự lâm quân của Mussolini, vệ sĩ riêng của y, bị đổi sang gác lâu đài Venezia, nơi cũng đã có đầy cảnh sát vũ trang rồi. Bá tước nêu vấn đề, và các thành viên Hội đồng trong bộ đồng phục Phát xít màu đen, chuẩn bị tranh luận. Mussolini kết thúc: "Chiến tranh luôn luôn là một cuộc chiến tranh của Đảng - một cuộc chiến tranh của cái đảng - đã lập ra kế hoạch cho nó; nó luôn là cuộc chiến tranh của một người - cuộc chiến tranh của người đã tuyên bố nó. Nếu như hôm nay đây là cuộc chiến tranh của Mussolini, thì đáng ra cuộc chiến tranh năm 1859 phải được gọi là cuộc chiến tranh của Cavour. Đây là thời điểm phải siết lại thắt lưng và nắm lấy trách nhiệm cần thiết. Tôi sẽ không gặp khó khăn gì trong việc thay đổi nhân sự, tăng cường thêm sức ép, đưa lực lượng đến nắm lấy những nơi chưa có giao tranh, nhân danh đất nước của chúng ta, mà sự toàn vẹn lãnh thổ của nó ngày nay đang bị xâm phạm".

        Grandi sau đó đưa ra một nghị quyết kêu gọi Nhà vua hãy đảm nhận thêm quyền hành, và vượt ra khỏi sự vô danh để gánh vác những trách nhiệm của mình. Bài diễn văn của ông ta được Mussolini miêu tả như "một bài đả kích kịch liệt, bài phát biểu của một ngươi cuối cùng cũng nói cho hả con oán giận đã ấp ủ từ lâu". Những mối liên hệ giữa các thành viên của Hội đồng Tối cao và Toa án trở nên rõ ràng. Ciano, con rể của Mussolini, đã ủng hộ Grandi. Mọi người có mặt ở đó ý thức được rằng sự chấn động về chính trị sắp xảy ra. Khi cuộc tranh luận kéo dài tới tận nửa đêm, Scorza, bí thư của đảng Phát xít, đã đề nghị dời cuộc họp sang ngày hôm sau. Nhưng Grandi đã nhảy dựng lên và thét lớn: "Không, tôi phản đối đề nghị này. Chúng ta đã bắt đầu công việc này và chúng ta phải kết thúc nó ngay trong đêm nay!" Khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu thì đã hơn hai giờ sáng. "Vị trí của từng thành viên trong Hội đồng Tối cao", Mussolini viết, "đã được phân định ngay cả trước cuộc bỏ phiếu. Có một nhóm của những kẻ phản bội đã đàm phán trước với Nhà vua, một nhóm của những kẻ đồng mưu, và một nhóm của những kẻ gà mờ có lẽ chẳng ý thức được tầm quan trọng của cuộc bỏ phiếu, nhưng họ vẫn bỏ phiếu". Mười chín người đồng ý với bản kiến nghị của Grandi và bảy người phản đối. Có hai phiếu trắng. Mussolini đứng dậy: "Các ông đã gây ra cuộc khủng hoảng của chính thể. Điều này thật tồi tệ. Phiên họp đến đây là kết thúc". Viên bí thư của đảng định chào Mussolini nhưng Mussolini ra hiệu ngăn ông ta lại và nói: "Không, anh không có lỗi!" Mọi người ra về trong im lặng, về đến nhà không ai ngủ được.

        Trong khi đó việc bắt giam Mussolini đang được âm thầm chuẩn bị. Công tước xứ Acquarone, Bộ trưởng Tư pháp, đã chỉ thị cho Ambrosio, người có những phụ tá và thủ hạ tin cẩn trong ngành cảnh sát và trong lực lượng Carabinieri hành động cực kỳ nhanh. Những tổng đài điện thoại quan trọng, các trụ sở cảnh sát và văn phòng Bộ Nội vụ đã bị chiếm một cách lặng lẽ. Một lực lượng nhỏ quân cảnh được bí mật bố trí gần biệt thự Hoàng Gia.

        Buổi sáng Chủ Nhật, ngay 25 tháng Bảy, Mussolini đến văn phòng và đi thăm một vài khu phố bị đánh bom ở Rome. Y yêu cầu được gặp Nhà vua, và cuộc tiếp kiến diễn ra lúc 5 giờ chiều. "Tôi nghĩ Nhà vua sẽ rút lại sự ủy nhiệm ngày 1 tháng Sáu năm 1940 về quyền chỉ huy lực lượng vũ trang, cái quyền mà có một lúc nào đó trong quá khứ tôi đã nghĩ đến việc từ bỏ. Vì vậy tôi bước vào toa biệt thự hết sức thanh thản, chẳng phải đoán già đoán non gì cả, trong một trạng thái, mà mỗi lần nhớ lại, thực sự có thể gọi là hoàn toàn không ngờ vực gì cả". Trong khi tiến đến dinh thự Hoàng gia, y nhận thấy đâu đâu cũng có người của Carabinieri. Nhà vua, trong bộ trang phục Thống chế, đứng chờ ở lối ra vào. Hai người bước vào phòng khách. Nhà vua nói: "Tình hình chẳng còn gì tốt đẹp. Nước Ý đã bị tan tác. Tinh thần quân đội đã rệu rã. Quân lính không muốn chiến đấu tiếp nữa... Cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Tối cao thật kinh khủng - mười chín người đồng ý với kiến nghị của Grandi, và trong số họ có bốn người đeo Huân chương Đức Mẹ!... Vào thời điểm này ông là người bị người ta căm ghét nhất nước Ý. Ông không bao giờ còn có thể dựa vào ngươi khác trừ một người bạn. Ông chỉ còn lại một người bạn duy nhất, đó là ta. Đó chính là lý do ta nói với ông rằng ông không cần phải lo sợ cho sự an toàn của bản thân, mà chính ta sẽ bảo đảm việc bảo vệ ông. Ta nghĩ kỹ rồi, người có thể làm được điều này là Thống chế Badoglio".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:26:50 am

        Mussolini đáp lại: "Ngài đang đưa ra một quyết định cực kỳ quan trọng. Một cuộc khủng hoảng vào thời điểm này có nghĩa là mọi người nghĩ rằng hòa bình đang ở trước mặt, một khi kẻ tuyên bố chiến tranh bị cách chức. Cú đòn giáng vào tinh thần quân đội ắt dữ dội. Cuộc khủng hoảng này sẽ được coi như khúc khải hoàn đối với liên minh Chirchill-Stalin, đặc biệt là đối với Staline. Tôi nhận thức được sự căm ghét của mọi người. Đối với tôi thật chẳng khó khăn gì đế thừa nhận điều đó vào đêm hôm qua giữa Hội đồng Tối cao. Người ta không thể cầm quyền một thời gian dài như thế và gây ra biết bao sự hy sinh mà không bị oán hận. Trong bất cứ trường hợp nào, tôi cầu chúc may mắn cho người nắm lấy trách nhiệm này". Nhà vua tiễn Mussolini ra cửa. "Bộ mặt của ông ta", Mussolini nói, "tím ngắt lại, trông ông ta bé nhỏ hơn bất kỳ bao giờ, hầu như rất cồm cõi. ông ta bắt tay tôi và quay trở lại. Tôi bước xuống vai bậc và đi về phía chiếc xe của mình. Bỗng nhiên một đại úy thuộc lực luạng Carabinieri ngăn tôi lại và nói: "Đức Vua giao cho tôi nhiệm vụ bảo vệ ông". Tôi tiếp tục đi về phía xe của mình thì viên đại úy chỉ vào chiếc xe cứu thương đỗ bên cạnh và nói: "Không. Chúng ta phải lên xe kia cơ". Tôi bước lên xe cứu thương cùng với thư ký của mình. Một viên trung úy, ba nhân viên Carabinieri, hai nhân viên cảnh sát quần áo phẳng phiu, cũng như viên đại úy, bước theo lên xe, và ngồi bên của có gắn súng máy. Khi cửa đóng lại chiếc xe phóng đi với tốc độ tối đa. Tôi vẫn nghĩ rằng tất cả những việc đang làm này, như lời Nhà vua đã nói, là để bảo vệ tôi".

        Muộn hơn vào buổi chiều hôm đó Thống chế Badoglio được Nhà vua giao nhiệm vụ thành lập một Nội các mới bao gồm các tướng lĩnh và viên chức, và vào buổi tối Thống chế đã thông báo tin này đi khắp thế giới. Hai ngày sau Mussolini bị bắt theo lệnh của Thống chế để đưa đi giam giữ trên đảo Ponza.

        Như vậy là đã chấm dứt 21 năm độc tài của Mussolini, trong thời gian đó dân tộc Ý đã được y kéo lên khỏi chủ nghĩa Bôn-sê-vich, mà năm 1919 nước Ý đã suýt bị rơi vào, và đưa lên một địa vị ở châu Âu mà nước Ý trước đây chưa có bao giờ. Một xung lực mới đã được truyền vào cuộc sống dân tộc. Đế chế Ý ở Bắc Phi đã được dựng lên. Nhiều công trình công cộng ở Ý đã được hoàn thành. Năm 1935 y đã chế ngự được, theo ý nguyện của mình, Hội Quốc Liên - "Năm mươi dân tộc do một người lãnh đạo" - và đã thành công trong việc xâm chiếm Abyssinia. Cái chính thể của y là một cái giá quá đắt mà người Ý phải chịu, thế nhưng, không còn nghi ngờ gì nữa, trong giai đoạn đang lên của mình nó đã lôi cuốn được một số lượng rất lớn người Ý. Ông ta là "người Ý đặt ra luật pháp", như cách tôi gọi ông ta vào thời diểm nước Pháp sụp đổ. Cái thay thế cho chế độ của ông ta chắc hẳn phải là một nước Ý cộng sản, một nước có thể mang tai họa và bất hạnh theo một kiểu khác cho cả dân tộc Ý và châu Âu. Sai lầm chết người của ông ta là tuyên chiến với Pháp và Anh sau những chiến thắng của Hitler vào năm 1940. Nếu như ông ta không làm điều này, hẳn là ông ta đã giữ được nước Ý ở một vị trí quân bình, cái vị trí mà cả hai phía đều tranh thủ và trả ơn, và cứ thế mà đạt được sự giàu sang và thịnh vượng đặc biệt có được từ cuộc chiến đấu của các nước khác. Thậm chí đến khi kết quả của cuộc chiến tranh đã trở nên rõ ràng, Mussolini vẫn có thế được đồng minh đón chào. Ông ta có thể đóng góp rất nhiều để làm cho cuộc chiến tranh kết thúc sớm hơn. Ông ta đã có thể dừng lại đúng lúc để tuyên chiến với Hitler một cách khôn khéo và thận trọng. Thay vì làm như vậy ông ta rẽ sai đường. Ông ta không bao giờ  hiểu nổi sức mạnh của nước Anh, cũng như những phẩm chất kiên trì nhẫn nại trong sự kháng cự và sức mạnh hải quân của hòn đảo này. Vì vậy ông ta thất bại. Những con đường quan trọng của ông ta vẫn sẽ là chứng tích về quyền lực cá nhân và thời gian trị vì khá lâu của ông ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:27:11 am

*

        Vao thời gian đó Hitler đã mắc một sai lầm hoàn toàn về chiến lược và định hướng chiến tranh. Việc Ý sắp rời bỏ phe trục, cuộc tiến công thắng lợi của Nga, và sự chuẩn bị công khai cho cuộc tấn công vượt biển của Anh và Mỹ đáng ra phải khiến cho Hitler tập trung lực lượng lại, củng cố đội quân hùng mạnh nhất này thành một lực lượng dự phòng chủ lực. Theo cách này y chỉ cần sử dụng tài thao lược của các tướng lĩnh và sự thiện chiến của binh lính, và đồng thời nắm lấy ưu thế về địa lợi ở vùng trung tâm châu Âu mà y đã chiếm được, cùng với những phòng tuyến vòng trong và hệ thống giao thông khá tốt. Như Tướng Von Thoma đã nói khi bị bắt làm tù binh rằng "Cơ hội duy nhất của chúng tôi là tạo ra được một tình thế mà chúng tôi có thể sử dụng toàn bộ quân đội". Hitler, như tôi đã nhận xét trước đây khi đề cập đến vấn đề này, trên thực tế đã giăng ra một cái mạng nhện ma lại quên mất con nhện. Ý cố gắng giữ tất cả những gì y chiếm được. Một lực lượng khổng lồ đã sử dụng phí phạm ở vùng Balkan và nước Ý, những nơi chẳng đóng vai trò gì đối với đại cục. Một lực lượng dự phòng chủ lực gồm ba mươi hay bốn mươi sư đoàn thiện chiến và cơ động nhất lẽ ra có thể giúp nhiều triển vọng chiến thắng. Ý có thể chạm trán quân Anh và quân Mỹ chẳng hạn, trong bốn hay năm mươi ngày sau cuộc đổ bộ vào vùng Normandy vào năm 1944, với một lực lượng khỏe khoắn và hùng mạnh hơn nhiều. Việc sử dụng sức mạnh ở Ý và Balkan là không hề cần thiết, và việc bị xúi giục hành động như vậy hẳn phải được coi là sự tiêu phí cơ hội cuối cùng.

        Biết được rằng những sự lựa chọn đó mở ra cho y, tôi mong cũng có khả năng tăng cường sức ép về phía phải vào nước Ý, hay về phía trái, vượt qua eo biển, hoặc cả hai. Việc y bố trí sai lực lượng đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiến hành cuộc đột kích trực diện trong bối cảnh thuận lợi và nhiều khả năng thắng lợi. Hitler trở về từ cuộc gặp tại Feltre với sự tin tưởng rằng chỉ bằng việc thanh trừng trong nội bộ Đảng Phát xít và nước Đức tăng cường sức ép đối với các lãnh tụ Phát xít mới có thể buộc nước Ý phải tiếp tục cuộc chiến tranh. Sinh nhật lần thứ 60 của Mussolini rơi vào ngày 29 tháng Bảy, và Goering được chọn giao nhiệm vụ đi thăm chính thức Mussolini nhân dịp này. Thế nhưng trong ngày 25 tháng Bảy các tin tức cảnh báo từ Rome đã bắt đầu được chuyển tới Tổng hành dinh của Hitler. Cho đến tối thì mọi sự đã rõ ràng: Mussolini từ chức hoặc bị cách chức, và Badoglio là người được Nhà vua đề cử thay thế. Quyết định cuối cùng là để mở bất kỳ một chiến dịch lớn nào chống lại tân chính phủ ở Ý đều đòi hỏi việc rút một số lượng sư đoàn nhiều hơn mức có thể từ mặt trận phía đông, trong bối cảnh quân Nga sắp tấn công. Các kế hoạch được vạch ra nhằm cứu Mussolini, chiếm Rome và hỗ trợ cho Chủ nghĩa Phát xít Ý ở bất cứ nơi nào có thể được. Nếu Badoglio ký hiệp định đình chiến với Đồng minh, thì sẽ định ra các kế hoạch tiếp theo nhằm chiếm hạm đội Ý và các vị trí then chốt trên khắp nước Ý, cũng như uy hiếp lực lượng đồn trú của y ở vùng Balkan và Aegean.

        "Chúng ta phải hanh động", ngày 26 tháng Bảy Hitler nói với các cố vấn của mình. "Nếu không bọn Anglo-Saxon sẽ nẫng tay trên chúng ta bằng việc chiếm các sân bay. Vào thời điểm này Đảng Phát xít mới chỉ bị choáng váng, và sẽ phục hồi lại được khi ở đằng sau phòng tuyến của chúng ta. Đảng Phát xít là lực lượng duy nhất còn mong muốn chiến đấu bên cạnh chúng ta. Vì vậy chúng ta phải vực nó dậy. Mọi lý do bào chữa cho sự trì hoãn đều sai lầm; do đó chúng ta phải khắc phục nguy cơ mất nước Ý vào tay bọn Anglo-Saxon. Đây là những vấn đề mà người lính bình thương không thể hiểu được. Chỉ có người nào thấu hiểu về chính trị mới có thể nhìn nhận một cách rõ ràng".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:32:38 am

2

CẢNG NHÂN TẠO

        Những triển vọng thắng lợi ở Sicily, tình hình nước Ý, và tiến triển của cuộc chiến đã khiến tôi cảm thấy cần có trong tháng Bảy một cuộc gặp nữa với Ngài Tổng thống và một hội nghị khác giữa hai nước Anh và Mỹ. Chính Roosevelt là ngươi gọi ý rằng địa điểm nên là Quebec. Ngài Mackenzie King đã hoan nghênh đề nghị này, và chúng tôi chẳng còn mong gì hơn nữa. Không có một địa điểm nào cho cuộc gặp gỡ vào thời điểm quan trọng này giữa những người hoạch định sách lược chiến tranh phù hợp và tuyệt vời hơn ngôi thành cổ Quebec, nằm trên của ngõ vào Canada và trông xuống dòng sông lớn St. Lawrence. Trong khi vui mừng đón nhận sự hiếu khách của Canada, Ngài Tổng thống cảm thấy việc Canada tham gia Hội nghị với tư cách chính thức là điều không thể, bởi ông lường trước được những đòi hòi tương tự từ Brazil và các đồng minh châu Mỹ khác trong Liên hiệp Quốc. Chúng ta con phải tính đến sự thỉnh cầu của Úc và các vùng lãnh thổ tự trị khác thuộc Khối Liên hiệp Anh. vấn đề tế nhị này đã được giải quyết ổn thỏa nhờ có cách nhìn rất thoáng của Thủ tướng và Chính phủ Canada, về phần mình, tôi kiên quyết cho rằng hội nghị phải được tổ chức riêng giữa chúng tôi và ngươi Mỹ do tầm quan trọng của công việc mà hai nước đang cùng tiến hành. Một cuộc gặp tay ba giữa nguyên thủ ba cường quốc là mục đích chính trong tương lai; còn bây giờ nhất thiết phải là cuộc gặp riêng giữa Anh và Mỹ. Chúng tôi đặt cho cái tên là "Quandrant".

        Tôi rời Luân Đôn đi Clyde, nơi tàu Queen Mary đang chờ chúng tôi, vào đêm mồng 4 tháng Tám, trên chuyến tàu hỏa chở một đội ngũ nhân viên rất đông của chúng tôi. Đoàn của chúng tôi cũng phải hơn hai trăm người, đó là không kể khoảng 50 lính cần vụ thuộc Địa Trung Hải, hiện giờ đang ở đỉnh điểm đầu tiên, mà con cả những chuẩn bị tiếp theo cho kế hoạch vượt eo biển vào năm 1944, toàn bộ việc tiến hành chiến tranh ở chiến trường Ấn Độ, và việc chia xẻ trách nhiệm trong cuộc chiến đấu chống Nhật. Để chuẩn bị cho việc vượt eo biển, có ba sĩ quan được Trung tướng F.E. Morgan, tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Tối cao Đồng minh, người vẫn chưa được chọn chính thức chỉ huy chiến dịch này nhưng đã cùng bộ tham mưu liên quân Anh Mỹ hoàn thành kế hoạch phác thảo chung. Do cần phải xem xét lại toàn bộ công việc ở hai chiến trường Ấn Độ và Viễn Đông, tôi mang theo Tướng Wavell, Giám đốc viện Chiến dịch Quân sự, người đã bay từ Ấn Độ về đây.

        Tôi cũng đưa theo một Thiếu tướng trẻ tên là Wingate, người đã nổi lên như là một thủ lĩnh quân địa phương ở Abyssinia, và khẳng định vai tro quan trọng trong cuộc chiến đấu vùng rừng rậm Miến Điện. Những chiến công chói lọi này đã thuyết phục được giới quân sự, và anh ta đã nhận được danh hiệu "Người Chinh phục Miến Điện". Tôi đã được nghe rất nhiều về chuyên này, và còn biết rằng những người phục quốc Do Thái đã coi anh ta như một vị Tổng tư lệnh tương lai của quân đội Israel có thể sẽ được thành lập. Tôi triệu anh ta về để có điều kiện đánh giá trước khi lên đường đi Quebec. Tôi đã định dùng bữa một mình vào tối mồng 4 tháng Tám ở phố Downing thì được báo rằng anh ta đã bay về đến nơi, và hiện đang ở dưới nhà, tôi lập tức mời anh ta dùng chung bữa tối. Chúng tôi không hề nói năng gì trong khoảng nửa giờ cho tới khi tôi cảm thấy mình đang ngồi trước một viên tướng tài ba. Anh ta ngay lập tức lao và chủ đề khuất phục quân Nhật bằng các nhóm đổ bộ từ xa tới bằng đương hàng không xuống đằng sau phòng tuyến của chúng. Điều này đã thu hút tôi rất mạnh. Tôi những muốn được nghe nhiều hơn nửa về vấn đề này, và tôi cũng bảo anh ta nên trình bày kế hoạch này với Bộ Tổng Tham mưu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Ba, 2019, 12:40:55 am

        Tôi lập tức quyết định sẽ đưa anh ta theo trong chuyến đi của mình. Tôi nói với anh ta rằng chuyến tàu hỏa của chúng tôi sẽ khởi hành vào 10 giờ. Lúc đó đã là 9 giờ.

        Wingate đã tới đây sau ba ngày đêm bay thẳng từ chiến trường về và không mang theo quần áo gì cả ngoài bộ quân phục đang mặc. Anh tất nhiên là hoàn toàn sẵn sàng cho chuyền đi, nhưng vẫn bộc lộ nỗi tiếc rẻ là không được gặp vợ hiện đang ở Scotland, không hề được báo tin là chồng mình đã trở về. Mặc dù vậy, các nhân viên trong văn phòng của tôi đã hành động rất linh hoạt trong việc này. cảnh sát đã đánh thức bà Wingate tại nhà riêng và đưa bà đến Edinburgh nơi con tàu chở chúng tôi sẽ đi qua để cùng đến cảng và xuống tàu đi Quebec. Bà ta không hề hiểu chuyên gì đã xảy ra cho đến sáng sớm ngày hôm sau khi bà thực sự gặp chồng trên đường ke tại ga Waverley. Họ đã có một chuyến đi hạnh phúc bên nhau.

        Do biết Ngài Tổng thống rất thích gặp những nhân vật anh hùng trẻ tuổi, tôi còn mời thêm cả Trung tá Không quân Guy Gibson, vừa trở về ngay sau khi chỉ huy cuộc oanh kích tàn phá hai vùng Mohne và Eder Dams. Hai nơi này giữ vai trò tiếp tế cho khu công nghiệp Ruhr, và nuôi sống một vùng rộng lớn gồm nhiều cánh đồng và sông ngòi. Một loại mìn đặc biệt đã được phát minh để dùng cho việc tàn phá hai nơi này, nhưng nó phải được thả vào ban đêm từ độ cao không quá 60 feet. Sau hàng tháng trời tập dượt, Phi đội 617 thuộc Không quân Hoàng gia đã mở cuộc tấn công. Một nửa số máy bay bị bắn rơi, nhưng Gibson kiên trì đến phút chót, lượn lách trong lưới lửa dày đặc để chỉ huy phi đội đánh trúng mục tiêu. Giờ đây trên ngực anh ta là cả một bộ sưu tập huân chương đáng kể - Bội tinh Victoria, huân chương Quân công, và hai Bội tinh Phi công Dũng cảm. Thật là độc đáo.

        Vợ tôi cũng đi cùng tôi, và cô con gái Mary, giờ đây đã là một trung úy trong một khẩu đội pháo phòng không, đóng vai trò  cần vụ cho tôi. Chúng tôi nhổ neo vào ngày 5 tháng Tám, lần này thì hướng về Halifax thuộc Vova Scotia, thay vì New York.

        Tàu Queen Mary tiếp tục xuyên qua ngọn sóng, và chúng tôi sống trong điều kiện cực kỳ đầy đủ tiện nghi trên tàu, ăn những món vẫn thường ăn vào thời kỳ trước khi chiến tranh xảy ra. Theo thông lệ của những chuyến đi như thế này, chúng tôi làm việc suốt cả ngày. Đội ngũ nhân viên điện đài đông đảo, cùng với những chiếc xuồng máy cao tốc mang theo để chuyển các thông điệp, đã giúp chúng tôi nắm được những gì xảy ra hàng giờ. Hàng ngay chúng tôi cùng các Tham mưu trưởng tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của những vấn đề mà chúng tôi sẽ thảo luận cùng với các bạn Mỹ. Tất nhiên vấn đề quan trọng nhất trong đó là chiến dịch "Overlord".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:03:04 pm

        Vào một buổi sáng trong chuyến hành trình của chúng tôi, theo yêu cầu của tôi, Thiếu tướng K.G. Mclean và ba sĩ quan dưới quyền Tướng Morgan đến chỗ tôi, do tôi phải nằm trên giường trong một cabin rộng rãi. Sau khi đã bày ra một tấm bản đồ lớn, bằng một lối giải thích đầy vẻ nghiêm trọng và có sức thuyết phục họ trình bày cho tôi nghe kế hoạch đã được chuẩn bị cho cuộc đổ bộ vượt eo biển vào nước Pháp. Độc giả chắc hẳn đã biết những cuộc tranh luận vào những năm 1942 về vấn đề nóng bỏng này cùng với tất cả các phương án thực hiện nó, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được nghe toàn bộ một kế hoạch chặt chẽ, được giải trình một cách hết sức chi tiết về cả số lượng lẫn khối lượng. Đó là kết quả nghiên cứu trong một thời gian dài của các sĩ quan hai nước.

        Sự lựa chọn đã giới hạn lại ở Pas de Calais hoặc Normandy. Địa điểm đầu tiên có thuận lợi là được yểm trợ tốt nhất bằng không quân, nhưng ở đây khả năng phòng thủ của địch lại dữ dội nhất, và mặc dù con đường đến đó ngắn hơn, ưu thế này chỉ là bề ngoài. Trong khi đó khoảng cách từ Dover và Folkstone đến Calais và Boulogne gần hơn từ Wight đến Normandy rất nhiều, nhưng các cảng ở đó lại quá nhỏ để có thế hỗ trợ cho một cuộc chinh phạt. Hầu hết các tàu bè của chúng tôi sẽ phải giong buồm từ những cảng nằm dọc theo toàn bộ bờ biển phía nam nước Anh và từ của sông Thames, và vì vậy trong bất cứ trường hợp nào cũng phải vượt qua nhiều vùng nước mặn. Tướng Morgan và các sĩ quan tham mưu của ông ta gọi ý nên chọn bờ biển Normandy, địa điểm mà ngay từ đầu đã được Mountbatten tán thành. Normandy mang lại cho chúng tôi nhiều hy vọng hơn cả. Phòng thủ ở đó không mạnh như ở Pas de Calais. Vùng biển và các bãi ở đó nói chung là thích hợp, và ở một mức độ nao đó ít bị ảnh hưởng bởi những cơn gió mạnh thổi theo hướng tây từ bán đảo Cotentin khá thuận lợi cho việc triển khai một lực lượng lớn, và cách khá xa nơi tập trung sức mạnh của kẻ thù. Chúng tôi có thể cô lập và chiếm cảng Cherbourg ngay từ khi bắt đầu chiến dịch. Sau đó, có thể thọc sườn tấn công Brest và chiếm thành phố này.

        Toàn bộ dải bờ biển từ Havre đến Cherbourg tất nhiên là được phòng thủ bởi các công sự nổi và ngầm, nhưng do ở đó không có cảng nên rất khó duy trì một đội quân lớn trên một dải bờ cát dài tới 50 dặm vào thời gian thượng tuần trăng, chúng tôi cho rằng quân Đức sẽ không bố trí một lực lượng lớn để chi viện kịp thời cho mặt trận trên biến. Không còn nghi ngờ gì nữa Bộ chỉ huy Tối cao của chúng tôi đã tự nhủ rằng "Đây là một khu vực thuận lợi cho những cuộc đột kích với sự tham gia của nhiều nhất là một, hai vạn quân, trừ phi chiếm được Cherbourg một cách suôn sẻ, không một đạo quân lớn nào có thể đố bộ hoặc được tiếp viện để thực hiện đánh chiếm. Đây là bờ biển dành cho những cuộc đột kích, chứ không phải cho những chiến dịch có quy mô lớn..." Chỉ cần có những hải cảng có thể chứa được những đạo quân lớn, đây chắc hẳn sẽ là một trận ác liệt ra trò.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:03:23 pm

        Tất nhiên, như độc giả sẽ thấy, tôi không hề lạc hậu với toàn bộ ý tưởng về tàu chở quân và xe tăng đổ bộ. Đã từ lâu tôi rất thích những cầu tàu nổi lên trên mặt biển. Có nhiều việc đã được thực hiện kể từ cái giây phút tôi đưa ra vấn đề này với Tổng Tư lệnh Liên quân, Huân tước Louis Mountbatten, trong cuộc thảo luận giữa chúng tôi vào ngày 30 tháng Năm, 1942.

        Những cầu tàu này phải nổi lên và chìm xuống theo thủy triều. Vấn đề neo phải được khắc phục. Những con tàu phải bỏ bớt nắp phụ bên sườn và chiếc cầu kéo phải đủ dài để vượt quá chỗ buộc neo của cầu tàu. "Hãy vạch cho tôi giải pháp tốt nhất. Không được tranh luận vấn đề này nữa. Những khó khăn sẽ tự biện hộ cho mình".

        Sau đó chúng tôi nghĩ tới việc tạo ra những vùng nước lặng được che chắn bởi một cái đập ngăn sóng nằm bên trên những cụm tàu được đưa tới nơi bằng chính động cơ của chúng và cho chìm xuống độ sâu đã định. Ý tưởng này do Thiếu tướng Hải quân J. Hughes-Hallett nghĩ ra vào tháng Sáu năm 1943, khi ông còn là Tham mưu trưởng hải quân trong tổ chức của Tướng Morgan. Không ngừng tưởng tượng, sáng chế, và thử nghiệm, và kết quả là giờ đây vào tháng Tám năm 1943 một dự án hoàn chỉnh cho việc xây dựng hai cảng tạm thời, nhưng với kích thước như thật, có thể kéo đi và đưa vào hoạt động chỉ ít ngày trước khi cuộc đổ bộ bắt đầu. Những hải lộ tự tạo này được gọi là "Những quả dâu", một mật danh chắc chắn không tiết lộ tính chất hay mục đích sử dụng của chúng.

        Toàn bộ dự án này thật vô cùng vĩ đại. Trên bãi biển sẽ là các cầu tàu lớn với đầu hướng ra biển của chúng nổi lên trên mặt nước và được che chắn an toàn, tại những cầu tàu này các tàu duyên hải và tàu đổ bộ có thể dỡ quân và dỡ hàng bất chấp điều kiện thủy triều thế nào. Để bảo vệ chúng trước những con gió và con sóng quái ác, các đập chắn sóng sẽ được trải ra theo hình vòng cung về phía biển, và quây kín một vùng nước lặng rộng lớn. Như vậy những tàu tầm nước sâu có thể thả neo và dỡ hàng, và tất cả các loại tàu đổ bộ đều có thể tự do chạy tới chạy lui. Những cái đập chắn sóng này sẽ được tạo thành bởi các cấu trúc bê tông và các cụm tàu. Tôi đã miêu tả những cấu trúc tương tự như những cái có thể đã được dùng trong Đệ Nhất Thế chiến để làm nên các cảng nhân tạo ở Heligoland Bight. Giờ đây họ sắp sửa hoàn thành phần chủ yếu của kế hoạch vĩ đại này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:03:44 pm

*

        Các cuộc tranh luận vào những ngày tiếp theo chủ yếu tập trung vào các chi tiết kỹ thuật. Thủy triều ở eo biển vào sâu tới 20 phút cùng với những cuộn nước đập vào dọc bãi biển. Thời tiết thì luôn luôn thay đổi, và gió bão có khả năng tập trung sức mạnh trong vài giờ để tấn công lại những công trình mỏng manh do con người tạo ra. Những kẻ hoặc ngu xuẩn hoặc đểu giả đã vạch ra cái "Mặt trận thứ hai" ngay trên những bức tường của chúng tôi cách đây hai năm chắc hẳn chua cảm thấy bận tâm lắm bởi những vấn đề này. Còn tôi thì đã nghĩ tới chúng từ lâu.

        Giờ đây tôi hoàn toàn tin tưởng vào những điểm ưu việt của việc tấn công vào khu vực Havre - Cherbourg miễn là những hải cảng bất ngờ này phải được đưa đến ngay từ đầu và như vậy tạo điều kiện cho cuộc đổ bộ và cuộc tiến binh của những đạo quân, tổng cộng từ một đến hai triệu người, cùng với một khối lượng trang thiết bị hiện đại và quân trang, quân dụng khống lồ của họ để đi đến thành công. Điều đó có nghĩa rằng mỗi ngày phải tháo gỡ được ít nhất là 12 ngàn tấn.

        Có ba nhận định chủ yếu được cả các tác giả của kế hoạch này và các Tham mưu trưởng Quân đội Anh nêu ra. Tôi hoàn toàn nhất trí với những nhận định này, và, như độc giả sẽ thấy, chúng được người Mỹ chuẩn y và người Nga chấp thuận.

        1. Chắc chắn có sự suy giảm về sức mạnh của máy bay chiến đấu Đức ở Tây bắc Âu trước khi cuộc tập kích bắt đầu.

        2. Không thể có hơn 12 sư đoàn cơ động của Đức ở miền Bắc nước Pháp vào thời điểm chiến dịch được triển khai, và người Đức không thể thành lập nổi một số lượng hơn 15 sư đoàn sau hai tháng.

        3. Vấn đề duy trì trên bãi biển một lực lượng lớn trong điều kiện thủy triều ở eo biển trong khoảng một thời gian dài phải được khắc phục. Để bảo đảm được việc này, điều cốt yếu chúng ta cần làm là xây dựng được ít nhất hai cảng nhân tạo hữu hiệu.

        Tôi hết sức hài lòng với triển vọng toàn bộ câu chuyện sẽ được trình bày với Ngài Tổng thống cùng với sự ủng hộ của tôi. ít nhất cũng là để thuyết phục chính quyền Mỹ rằng chúng tôi không phải là không nghiêm túc đối với chiến dịch "Overlord", và không hề miễn cường trong việc đầu tư trí tuệ và thời gian chuẩn bị cho nó. Tôi đã sắp xếp để có thể tập trung tại Quebec những chuyên gia giỏi nhất về những lĩnh vực này đến từ Luân Đôn và Washington. Cùng với nhau họ có thể khai thác các nguồn và tìm ra những lời giải đáp tốt nhất cho nhiều vấn đề có tính kỹ thuật.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:04:01 pm
   
*

        Tôi cũng đã thảo luận rất nhiều với các Tham mưu trưởng về công tác của chúng tôi ở các chiến trường Ấn Độ và Viễn đông. Chúng tôi không có những tin tức tốt đẹp lắm để kể ra. Vào cuối năm 1942 một sư đoàn đã tiến xuống bờ biển Arakan ở Miến Điện để chiếm lại cảng Akyab. Mặc dù đã tăng cường lực lượng tới mức cuối cùng có hẳn một quân đoàn, chiến dịch vẫn thất bại, và chúng tôi buộc phải rút lui về biên giới Ấn Độ.

        Dù cho thất bại này được biện minh rất nhiều, tôi vẫn cảm thấy rằng toàn bộ vấn đề về Bộ Chỉ huy Tối cao chống Nhật phải được xem xét lại. Cần có những phuơng sách mới và những con người mới. Đã từ lâu tôi cảm thấy rằng thật là dở khi giao cho Tổng tư lệnh ở Ấn Độ, ngoài những trách nhiệm có ảnh hưởng sâu rộng của mình, kiêm thêm việc chỉ huy các chiến dịch tại Miến Điện. Tôi cảm thấy rằng việc tiến hành ồ ạt các chiến dịch có qui mô lớn chống Nhật tại Đông Nam Á đồi hỏi phải thành lập một Bộ Chỉ huy Tối cao Đồng Minh riêng. Các Tham mưu trưởng đã hoàn toàn nhất trí, và chuẩn bị ngay một giác thư về phương sách này để bàn với các đồng nghiệp Mỹ của họ khi đến Quebec, vấn đề còn lại là ai sẽ chỉ huy mặt trận mới này, và chúng tôi tin chắc rằng đó phải là một người Anh. Trong số một loạt các tên được nêu ra, trong suy nghĩ của tôi tin chắc rằng Đô đốc Mountbatten có những phẩm chất vượt trội cho cương vị chỉ huy quan trọng này, và tôi quyết tâm đưa ra đề nghị này với Ngài Tổng thống ngay khi có cơ hội đầu tiên. Bổ nhiệm một sĩ quan mang hàm cố định là Hạm trưởng Hải quân Hoàng gia vào chức Tư lệnh Tối cao của một trong những chiến trường chủ yếu là một sự đề bạt không bình thường; nhưng do cẩn thận chuẩn bị lý lẽ từ trước nên tôi chẳng hề ngạc nhiên khi Ngài Tổng thống đã đồng ý một cách vui vẻ.

        Thoi gian của cuộc hành trình có thể trôi nhanh một cách đáng kinh ngạc nếu như người ta có đủ việc để choán hết những phút không ngủ. Tôi đã hy vọng là sẽ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi và tách khỏi tiếng ồn bất tận của cuộc chiến tranh. Nhưng khi chúng tôi đến nơi thì kỳ nghỉ đã kết thúc trước khi nó bắt đầu.

        Chúng tôi tới Halifax vào ngày 9 tháng Tám. Con tàu đồ sộ tiến vào cầu tàu và chúng tôi bước thẳng lên tàu hỏa. Bất chấp tất cả những cảnh báo về nguyên tắc bảo mật, rất đông người đã tụ tập ở đó. Do tôi và vợ tôi ngồi trong phong khách riêng ở cuối tàu, mọi người vây xung quanh đó và chào đón chúng tôi. Trước khi khởi hành, tôi bắt nhịp cho họ hát "The Maple Leaf' và "O’ Canada!" Tôi sợ họ không biết bài "Rule

        Britania", mặc dù tôi tin rằng họ sẽ thích hơn nếu chúng tôi có một ban nhạc đệm. Sau khoảng hai mươi phút bắt tay, chụp ảnh và tặng chữ ký, chúng tôi lên đường đi Quebec. Vào ngày 17 tháng Tám, Ngài Tổng thống và Harry Hopkins có mặt, Eden và Brendan Bracken từ nước Anh cũng bay tới nơi. Khi các đoàn đại biểu đã tập trung, tin túc về những động thái hòa bình của nước Ý cũng tới tai chúng tôi, và cuộc hội đàm được tiến hành với cái ấn tượng là nước Ý đang chuẩn bị đầu hàng.

        Phiên hợp toàn thể đầu tiên diễn ra vào ngày 19 tháng Tám. Ưu tiên chiến lược lớn nhất được coi là tiền đề cho chiến dịch "Overlord" được dành cho cuộc ném bom tấn công nước Đức. Cả cuộc tranh luận rất dai về chiến dịch "Overlord" lúc đó đã được khái quát lại theo quan điểm của kế hoạch soạn thảo ỏ Luân Đôn do Tướng Morgan chủ trì. Bộ Tham mưu đã báo cáo lại như sau:

CHIẾN DỊCH "OVERLORD"

        "Chiến dịch này sẽ mở đầu cho nỗ lực chung của lục quân và không quản Anh - Mỹ chống lại phe Trục tại châu Âu. (Ngày hành dộng là 1 tháng Năm, 1944)...

        Do thiếu lực lượng để tiến hành đồng thời Chiến dịch "Overlord" và các chiến dịch khác ở Địa Trung Hái, các lực lượng có sẵn sẽ được phân bố và triển khai với mục tiêu chính là bảo đảm thắng lợi cho "Overlord". Các chiến dịch ó Địa Trung Hải sẽ được đảm nhiệm bởi các lực lượng đã được Hội nghị "Trident" (được tổ chức trước đó vào tháng Năm ở Washington) phân công, trừ trường hợp cho đến nay những lực lượng này có thể đã được Bộ Tham mưu Liên quân quyết định làm nhiệm vụ khác..."


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:05:58 pm

        Những đoạn báo cáo trên đây đã phản ánh một phần nội dung tranh luận tại cuộc gặp của chúng tôi. Tôi chỉ ra rằng thắng lợi của "Overlord" phụ thuộc vào việc những điều kiện nhất định phải được thỏa mãn khi chỉ có một sức mạnh tương đối. Tôi đã nhấn mạnh rằng tôi tán thành việc mở chiến dịch "Overlord" vào năm 1944, mặc dù tôi lại không ủng hộ nỗ lực tấn công Brest hay Cherbourg vào những năm 1942 hay 1943. Những ý kiến phản đối của tôi đối với chiến dịch vượt eo biển dù sao giờ đây cũng được rút lại. Tôi cho rằng mỗi nỗ lục được tiến hành đều phải đóng góp ít nhất 25% cho cuộc tập kích đầu tiên. Điều này có nghĩa là chúng tôi phải tìm thêm tàu đổ bộ. Trước mắt vẫn còn chín tháng nữa, và trong khoảng thời gian này nhiều việc có thể được giải quyết. Các bãi biển được lựa chọn đều tốt nhưng mọi thứ có thể tốt hơn nếu cùng lúc đó một cuộc đổ bộ được tiến hành bên trong các bãi biển thuộc bán đảo Cotentin. "Trước hết", tôi nói, "vị trí khỏi đầu cần phải mạnh".

        Do Mỹ đã nắm quyền chỉ huy mặt trận châu Phi, nên trước đó Ngài Tổng thống và tôi đã thỏa thuận rằng tư lệnh chiến dịch "Overlord" phải là một người Anh, và tôi, với sự đồng ý của Ngài Tổng thống, đã đề cử vào chức vụ này Tướng Brooke, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Anh, người mà chắc độc giả còn nhớ đã chỉ huy một quân đoàn trong trận đánh quyết định mở đường đến Dunkirk, và lúc đó cả Alexander và Montgomery đều dưới quyền ông ta. Tôi đã thông báo ý định này cho Tướng Brooke từ đầu năm 1943. Chiến dịch này sẽ được bắt đầu với sự tham gia ngang nhau của quân Anh và quân Mỹ, và do địa điểm xuất phát là nước Anh nên việc lựa chọn như trên dường như hợp lý hơn cả. Mặc dù vậy, một năm đã trôi qua và cái kế hoạch đồ sộ cho cuộc xâm chiếm đã bắt đầu hình thành, tôi càng có ấn tượng mạnh rằng một số lượng lớn quân Mỹ có thể được bổ sung vào chiến dịch này sau khi cuộc đổ bộ thực sự với số quân Anh và Mỹ ngang nhau đã thành công, và giờ đây tại Quebec chính tôi đã chủ động đề nghị với Ngài Tổng thống nên bổ nhiệm một tư lệnh người Mỹ cho cuộc viễn chinh vào nước Pháp. Ông ta rất hài lòng với đề xuất này, và tôi dám quả quyết rằng ông ta cũng suy nghĩ theo hướng này. Do đó chúng tôi đã thỏa thuận rằng một sĩ quan Mỹ sẽ chỉ huy chiến dịch "Overlord", và các chiến dịch ở Địa Trung Hải sẽ trao cho một tư lệnh người Anh đảm trách, và ngày chuyển giao quyền lực thực phụ thuộc vào tiến trình của cuộc chiến tranh. Tôi đã thông báo cho Tướng Brooke, người được tôi hoàn toàn tin cậy, về sự thực thay đổi nay và những nguyên nhân của nó. Ông ta đã chịu đựng nỗi thất vọng to lớn này với phẩm cách của một người lính.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:08:30 pm

*

        Đối với mặt trận Viễn đông, tranh chấp chủ yếu giữa các Bộ Tham mưu Anh và Mỹ là việc nước Anh đòi hòi có được một vị trí đầy đủ và công bằng trong cuộc chiến tranh chống Nhật kể từ thời điểm nước Đức bị đánh bại. Nước Anh đòi hỏi một phần các sân bay, các căn cứ cho Hải quân Hoàng gia, và các nhiệm vụ được giao một cách hợp lý cho bất cứ sư đoàn nào thuyên chuyển tới Viễn đông sau khi sự nghiệp của Hitler đã kết thúc. Các chiến hữu của tôi ở Bộ Tham mưu bị tôi ép phải tranh đấu điểm nay ở mức tối đa, bởi vì tại giai đoạn này của cuộc chiến tranh, điều tôi e ngại nhất là người Mỹ sẽ phê phán rằng, "nước Anh, sau khi đã nhận hết những gì mà chúng ta có thể giúp họ để đánh bại Hitler, lại đứng ngoài cuộc chiến tranh chống Nhật, và bỏ chúng ta trong cơn hoạn nạn". Mặc dù vậy, tại Hội nghị Quebec, ấn tượng này đã được trút bỏ một cách hữu hiệu. Đã không đạt được một quyết định nào cho những chiến dịch thực sự sẽ tiến hành, mặc dù họ kết luận rằng nỗ lực chủ yếu sẽ được tập trung vào những cuộc tấn công với mục đích "thiết lập đường giao thông trên bộ với Trung Quốc, cải thiện và bảo đảm tuyến đường hàng không". Trong "quan niệm chiến lược tổng thể" các kế hoạch sẽ được vạch ra nhằm đánh bại Nhật bản trong vòng 12 tháng sau khi Đức đã sụp đổ.

        Cuối cùng là vấn đề chiến trường Địa Trung Hải. Vào ngày 10 tháng Tám Eisenhower đã có cuộc gặp với các tư lệnh của mình để lựa chọn trong số một loạt đề nghị các phương sách để có thể mở chiến dịch vào nước Ý. Ồng ta đã phải đặc biệt tính đến sự bố trí quân của địch vào thời điểm đó. Tám trong số 16 sư đoàn quân Đức đóng ở phía Bắc dưới quyền chỉ huy của Rommel, hai sư đoàn đóng gần Rome, và sáu sư đoàn xa hơn nữa về phía nam dưới quyền Kesselring. Những sư đoàn này có thể được tăng viện bởi hai mươi sư đoàn khác đã được rút khỏi mặt trận Nga và chuyển tới đóng ở Pháp. Bất cứ những gì chúng ta có thể thu thập trong một thời gian dài đều không thể so sánh với sức mạnh này, thế nhưng người Anh và người Mỹ đang thắng thế trên cả vùng trời lẫn vùng biển, và còn đang ở thế chủ động. Cuộc tập kích đã được chuẩn bị bởi biết bao nhiêu bộ óc là một việc làm táo bạo. Chúng tôi hy vọng sẽ chiếm được cảng Naples và cảng Taranto, nơi những tổ hợp phương tiện cân xứng với quy mô các đạo quân chúng tôi phải sử dụng. Mục tiêu đầu tiên là việc nhanh chóng chiếm lấy các sân bay. Các sân bay nằm gần Rome vẫn được nằm ngoài tầm với của chúng ta, nhưng có một cụm sân bay nằm gần Foggia rất tiện cho việc rải bom tấn, và lực lượng không quân chiến thuật của ta tìm thấy những sân bay khác nằm tại "gót chân" nước Ý và Montecorvino, gần Salemo.

        Tướng Eisenhower đã quyết định bắt đầu cuộc tập kích vào đầu tháng Chín bằng cuộc tấn công vượt eo biển Messina, với các cuộc đổ bộ yểm trợ vào bờ biến Calabrian. Đây sẽ là trận báo hiệu cho việc chiếm Naples (Chiến dịch "Avalanche") bằng một quân đoàn liên quân Anh - Mỹ đổ bộ vào các bãi biển thuận lợi ở Vịnh Salerno. Cuộc đổ bộ này được yểm trợ bởi một lực lượng tiêm kích cực kỳ lớn xuất phát từ các sân bay chiếm được ở Sicily. Ngay sau khi những cuộc đổ bộ thực hiện xong, lực lượng Đồng minh sẽ tiến lên phía bắc để chiếm Naples.

        Bộ Tham mưu Liên quân đã khuyên Ngài Tổng thống và tôi chấp thuận kế hoạch này, và coi việc chiếm Sardinia và Corsica là ưu tiên thứ hai. Chúng tôi ngay lập tức chấp thuận việc này; thực ra mà nói đây chính là điều mà tôi hy vọng và phấn đấu. Sau đó lại có đề nghị cho một sư đoàn đổ bộ bằng đường không để chiếm các sân bay phía nam Rome. Điều này cũng được chấp thuận, hoàn cảnh mà trong đó kế hoạch này bị hủy bỏ sẽ được đề cập tới theo đúng trình tự của nó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:09:33 pm

3

CUỘC XÂM CHIẾM NƯỚC Ý

        Hội nghị Quebec kết thúc vào ngày 24 tháng Tám, và các đồng nghiệp cao quý của chúng tôi đã tản đi khắp nơi. Họ bay đi mỗi người theo một hướng khác nhau hệt như những mảnh vụn văng ra từ chiếc vỏ sò bị vỡ. Sau toàn bộ quá trình nghiên cứu và tranh luận, mọi người đều có một mong muốn chung là được nghỉ ngơi ít ngày. Một ông bạn Canada của tôi, Đại tá Clarke, người được chính phủ nước này biệt phái đến làm việc với tôi, là chủ sở hữu một trang trại cách đó chừng 75 dặm nằm giữa vùng núi và vùng rừng thông, nơi báo chí quảng cáo rùm beng lên rằng chúng tôi sẽ có một chuyến đi đáng nhớ để đời. Ở đây có Hồ Tuyết, một vùng nước mênh mông mà người ta nói là có đầy cá hồi. Brooke và Portal là những người câu cá say mê và sành sỏi, trong số những kế hoạch được vạch ra tại Hội nghị có một kế hoạch đưa họ đi câu. Tôi hứa rằng tôi sẽ nhập hội với họ nếu có thể, nhưng tôi lại phải chuẩn bị việc xuất hiện trên đài phát thanh vào ngày 31, và điều này cứ khiến tôi canh cánh trong lòng. Tôi lưu lại ít ngày trong ngôi Thành cổ, chiều nào cũng đi dạo trên các pháo đài cổ khoảng một tiếng và suy ngẫm về bức tranh hoành tráng của St. Lawrence cùng tất cả những truyền thuyết về Wolfe và Quebec. Tôi đã hứa sẽ ngồi xe đi tham quan khắp thành phố, và ở đâu tôi cũng được mọi người chào đón nồng nhiệt. Tôi còn tham dự cuộc họp của Chính phủ Canada, và tôi kể cho họ nghe những điều mà họ chưa được biết về cuộc Hội nghị. Tôi đã tuyên thệ nhậm chức Tham vấn Cơ mật cho Nội các của lãnh thố tự trị này. Phần thưởng này được dành cho tôi là do sự gợi ý của một người bạn từ 40 năm nay và đồng thời là một đồng nghiệp đáng tin cậy, ngài Mackenzie King.

        Trong bài phát biểu của tôi trên đài phát thanh, những điều nên nói và không nên nói nhiều tới mức làm tôi nhức đầu, vì vậy tâm trí của tôi thường xuyên hướng về Hồ Tuyết, nơi mà những người hiện đã có mặt ở đó ca ngợi hết lời. Tôi nghĩ rằng mình có thể kết hợp câu cá vào ban ngày và chuẩn bị cho bài phát biểu vào buổi tôi. Tôi quyết định nhận lời mời của Đại tá Clarke, và cùng vợ lên xe đi tới đó. Tôi để ý thấy rằng Đô đốc Pound đã không đi đến hồ cùng hai Tham mưu trưởng khác và tôi đề nghị ông nên đến với chúng tôi lúc này. Viên sĩ quan tham mưu của ông nói rằng sau Hội nghị ông ta có rất nhiều việc phải hoàn thành. Tôi đã rất ngạc nhiên trước thái độ nhẫn nhục của ông ta trong những cuộc tranh luận kéo dài về đề tài hải quân, nhưng đến khi ông ta nói rằng ông ta không thể đi câu cá cùng chúng tôi thì tôi sợ rằng mọi chuyện đã không ổn. Chúng tôi đã cùng làm việc với nhau như những chiến hữu gần gũi ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh. Tôi hiểu giá trị và lòng quả cảm của ông ta. Tôi còn biết rằng hồi con ở nhà, hễ có bất kỳ một cơ hội nào là ông ta có thể sẵn sàng dậy từ bốn hay năm giờ sáng để đi câu trong vài tiếng đồng hồ trước khi quay trở về Bộ hải quân bắt đầu ngày làm việc. Mặc dù vậy, lần này ông ta đã ở lì trong doanh trại, và cho tới khi lên đường, tôi không hề gặp lại ông ta.

        Chúng tôi đã có trọn một ngày tuyệt voi, phóng xe ngược theo thung lũng sông, sau một ngày đêm ngủ lại tại nhà nghỉ dọc đường, hai vợ chồng tôi đã tới một căn nhà gỗ ghép nằm bên hồ. Brooke và Portal sẽ rời khỏi nơi đây vào ngày hôm sau. Thế là tuyệt vời lắm rồi. Mỗi ngay mỗi ngươi câu được một trăm con cá, chỉ tiếp tục duy trì cái mức đó để làm vơi đi đáng kể số lượng cá dưới hồ. Vợ tôi và tôi đi trên hai con thuyền khác nhau trong nhiều giờ liền, và mặc dù chẳng ai trong chúng tôi câu giỏi, chúng tôi vẫn câu được rất nhiều cá. Thỉnh thoảng họ đưa cho chúng tôi loại cần câu với ba lưỡi rời, và một lần tôi câu được ba con cá cùng một lúc. Tôi không biết có đúng là mình câu được như vậy hay không. Trong các bữa ăn tuyệt vời ở đó chẳng hôm nào thiếu cá hồi. Ngài tổng thống cũng muốn tự mình đến đây, thế nhưng những công việc khác đã giữ ông lại. Tôi gửi đến Hyde Park biếu ông con cá lớn nhất mà tôi câu được. Bài phát biểu tôi soạn đã tạm ổn, nhưng cái bố cục ban đầu làm tôi mệt mỏi hơn cả tranh luận hoặc đi câu rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:10:29 pm

        Chúng tôi trở về Quebec vào tối 29. Tôi đã tham dự một phiên họp khác của Nội các Canada, và ngày 31, ngay trước khi lên đường đi Washington, tôi đã phát biểu trước nhân dân Canada và các nước Đồng minh. Để nhắc lại chuyện này có lẽ tôi nên trích dẫn bài phát biểu ra thì hơn:

        "Sự đóng góp của Canada vào nỗ lực của Khối Thịnh Vượng Chung và Hợp Chủng Quốc vào thời buổi khủng khiếp này đã làm rung dộng trái tim của Mẫu quốc chúng tôi và của tất cá các thành viên khác trong đại gia đình các quốc gia và chủng tộc.

        Ngay từ những ngày đen tối nhất, Quân đội đang lớn mạnh dần lên qua năm tháng của Canada, đã dóng một vai trò không thể thay thế được trong việc canh giữ Tố quốc Anh không bị xâm lược. Nó đang chiến dấu một cách xuất sắc trên những chiến trường ngày một rộng lớn hơn. Tổ chức Huấn luyện Không quân của Đại Anh quốc, cho đến giờ vẫn là một thành công tuyệt vời, đã tìm thấy chỗ đứng của mình ở Canada, và đón những chàng trai ưu tú nhất của Liên hiệp Anh, Úc, và New-Zealand đến các trường bay lớn và trở thành chiến hữu của những người con anh dũng của mình.

        Trong tiến trình của cuộc chiến tranh, Canada đã trở thành một quốc gia sống trên biển, đã đóng nhiều liên đội tàu chiến và tàu hàng, mà một phần trong số đó được dóng trong đất liền cách biển hàng ngàn dặm, đưa chúng ra biển với những thủy thú dày dạn sóng nước để canh phòng cho những chuyến tàu tiếp tế chạy trên Đại Tây Dương, và bảo vệ cho huyết mạch giao thông đường biển quan trọng của chúng ta. Ngành chế tạo đạn dược của Canada đã góp phần hết sức quan trọng vào nền công nghiệp chiến tranh của chúng ta. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là, nếu như không có sự hỗ trợ của Canada, Liên hiệp Anh lẽ ra đã nợ một khối lượng đạn dược mà giá trị không nhỏ hơn hai tỷ đô la.

        Tất nhiên toàn bộ việc này chẳng có luật nào quy định cả. Nó không xuất phát từ một hiệp ước hay một nghĩa vụ chính thức nào, mà hoàn toàn thoải mái từ tình cảm, truyền thống và một quyết định cao thượng phục vụ cho tương lai của loài người. Thay mặt cho nhân dân Liên hiệp Anh tôi rất vui mừng được bày tỏ lòng biết ơn đối với nước Cộng hòa Tự trị vĩ đại này, và tôi nói lời cám ơn này ngay trên đất Canada. Tôi chỉ có một ước muốn thực sự, nếu nhiệm vụ đòi hỏi, tôi có dịp đi ra chiến trường và nói với các binh sĩ Úc, New-Zealand và Nam Phi những gì chúng tôi cảm nhận về họ qua những gì họ đã làm và đang định làm...


        Ngày hôm sau tôi đã có mặt ở Nhà Trắng. Sau bữa tối Ngài Tổng thống và tôi ngồi nói chuyện trong phòng làm việc, và Đô đốc Pound đến gặp chúng tôi vì một việc liên quan đến hải quân. Ngài Tổng thống đã hỏi ông ta rất nhiều về những nét chung của cuộc chiến tranh, và tôi cảm thấy rất phiền lòng khi mà người chiến hữu tin cẩn của tôi đã đánh mất cái khả năng trình bày vấn đề một cách chính xác và mạch lạc đặc trung của mình, cả Ngài Tổng thống và tôi đều tin chắc rằng ông ta đang ốm nặng. Sáng hôm sau, Pound đến gặp tôi tại gian phòng vừa để ngủ vừa để tiếp khách, và đột ngột nói, "Thưa Ngài Thủ tướng, tôi đến đây để xin từ chức. Tôi bị quỵ rồi, và nửa người bên phải của tôi gần như bị tê liệt. Tôi cứ nghĩ rồi nó sẽ qua, nhưng nó cứ mỗi ngày một nặng thêm, và tôi không còn đủ sức đảm đương công việc nữa". Tôi đã ngay lập tức chấp nhận việc Bộ trưởng Hải quân xin từ chức, và bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với sự suy sụp về sức khỏe của ông ta. Tôi bảo ông ta được giải phóng khỏi mọi trách nhiệm ngay từ thời điểm đó, và khuyên ông ta nên đi an dưỡng ít ngày rồi sau đó trở về cùng tôi trên con tàu Renown. Ông ta hoàn toàn làm chủ được bản thân mình, và toàn bộ tính cách của ông ta là sự ý thức được phẩm giá của mình. Ngay sau khi ông ta ra khỏi phòng tôi gọi điện cho Bộ Hải quân yêu cầu đưa Phó Đô đốc Syfret lên làm quyền Bộ trưởng từ thời điểm đó cho tới khi một Bộ trưởng mới được bổ nhiệm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:11:19 pm

*

        Trong suốt thời gian diễn ra cuộc hội nghị tại Quebec, tình hình vẫn tiến triển mạnh ở Ý. Trong những ngay đầy kịch tính này Ngài Tổng thống và tôi đã chỉ đạo tiến trình đàm phán bí mật với Chính phủ Badoglio về cuộc đình chiến, và chúng tôi đã theo dõi sát sao kế hoạch đổ bộ vào đất Ý với một tâm trạng lo lắng. Tôi đã cố ý kéo dài thời gian ở lại trên đất Mỹ để trong thời điểm quyết định này có thể giữ liên hệ chặt chẽ với các chiên hữu người Mỹ về vấn đề nước Ý. Vào cái ngày tôi đặt chân đến Washington, tin tức chắc chắn chính thức đầu tiên mà chúng tôi nhận là việc Badoglio đã chấp nhận đầu hàng Đồng minh, và vào ngày 3 tháng Chín trong một khu rừng ô-liu gần Syracuse, Tướng Castellano đã ký những điều khoản quân sự cho việc Ý đầu hàng. Cùng ngày hôm đó vào trước lúc bình minh Quân đoàn Tám của Anh quốc đã vượt eo biển Messina để tiến vào lục địa Ý.

        Bây giờ chỉ còn việc kết hợp các điều khoản đầu hàng của nước Ý với chiến lược quân sự của chúng tôi. Tướng Mỹ Taylor của Sư đoàn Không quân 82 đã được cử sang Rome ngày 7 tháng Chín. Chuyến đi bí mật của ông ta là để thu xếp với Bộ Tổng Tham mưu Ý về kế hoạch chiếm các sân bay quanh thủ đô trong đêm mồng 9. Thế nhưng tình hình đã thay đổi một cách căn bản kể từ khi Tướng Castellano yêu cầu sự bảo vệ của Đồng minh. Quân Đức có một lực lượng hùng mạnh kề bên và dường như chính chúng nắm quyền kiểm soát các sân bay. Quân đội Ý đã rệu rã về tinh thần và không có đủ đạn dược. Đám tay chân của Badoglio mỗi người khuyên ông ta một cách. Taylor đã yêu cầu được gặp ông ta. Mọi việc vẫn cứ lửng lơ, chưa ngã ngũ. Các lãnh tụ Ý lo sợ rằng bất cứ một lời tuyên bố đầu hàng nào, mặc dù đã được ký kết, có thể dẫn đến việc quân Đức ngay lập tức chiếm Rome và kéo theo sự kết thúc của Chính phủ Badoglio. Vào lúc 2 giờ sáng ngày 8 tháng Chín, Tướng Taylor đã đến gặp Badoglio, người mà từ khi các sân bay bị thất thủ đã van nài Đồng minh hoãn lại việc tuyên bố các điều khoản đình chiến. Trong thực tế ông ta đã đánh điện tín tới Algiers nói rằng vấn đề an ninh cho các sân bay ở Rome không thể được đảm bảo. Cuộc đổ bộ bằng đường không vì vậy đành phải hủy bỏ.

        Giờ đây Eisenhower buộc phải quyết định nhanh chóng. Cuộc tấn công vào Salemo sẽ phải triển khai trong chua đầy hai mươi bốn giờ. Ông ta từ chối lời thỉnh cầu của Badoglio và vào lúc 6 giờ tối đã tuyên bố trên đài phát thanh về cuộc đình chiến, sau đó khoảng một giờ, chính Badoglio đã đọc toàn văn bản tuyên bố đó từ Rome. Việc đầu hàng của nước Ý thế là đã xong.

        Trong đêm mồng 8 đến rạng ngày mồng 9 quân Đức bắt đầu bao vây Rome. Badoglio và Hoang gia đã giam mình trong tòa nhà của Bộ Chiến tranh. Những cuộc thảo luận chớp nhoáng đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng và hoảng loạn mỗi lúc một gia tăng. Vào quá nửa đêm một đoàn gồm 5 chiếc xe đã vượt qua của phía đông của thanh Rome tiến về cảng Adriatic của Pescara. Tại đây cả cái bầu đoàn bao gồm Hoàng gia Ý, Badoglio và Chính phủ của ông ta cùng với các quan chức cao cấp được đưa lên hai tàu hộ tống nhỏ. Họ đã cập bến Brindisi vào sáng sớm ngày 10 tháng Chín, khi lực lượng nồng cốt của một chính phủ Ý chống Phát xít đã gấp rút thành lập trên phần lãnh thổ do Đồng minh chiếm đóng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:12:42 pm

        Sau khi những người lánh nạn đã đi khỏi, cựu thống chế Caviglia, ngươi chiến thắng trong trận Vittorio Veneto trong Thế Chiến Thứ Nhất, đã đến Rome để đảm nhận trách nhiệm thương thuyết với lực lượng Đức đang siết chặt vòng vây quanh Rome. Một vài trận giao tranh lẻ tẻ đang diễn ra tại các cửa ngõ. Một số đơn vị nhất định của Quân đội Ý và các nhóm du kích thành Rome đã giao chiến với quân Đức ở ngoại ô thành phố. Đến ngày 11 tháng Chín, cuộc đối đầu đã ngừng lại với việc ký một thỏa ước ngừng bắn, và các sư đoàn Quốc xã được tự do đi qua thành phố.

        Trong lúc đó, vào tối mồng 8 tháng Chín, theo chỉ thị của Đồng minh, phần chủ lực của Hạm đội Ý đã rời Genoa và Spezia đến Malta trong cuộc hành trình táo bạo, không được sự yểm trợ của cả máy bay Đồng minh lẫn máy bay Ý. Sáng hôm sau khi đang chạy xuống bờ biển phía tây của Sardinia, hạm đội này đã bị máy bay Đức xuất phát từ các căn cứ trên đất Pháp tấn công. Kỳ hạm Rome đã bị dính đạn và nổ tung, cùng với thiệt hại nặng nề về người, trong đó có cả Tổng Tư lệnh hải quân, Đô đốc Bergamini. Chiến hạm Ý cũng bị hư hại. Sau khi để lại một vài tàu nhỏ để cứu những người còn sống sót, phần còn lại của hạm đội lại tiếp tục chuyên hành trình đầy thương đau của mình. Vào ngày 10 họ đã được lực lượng Hải quân Anh, trong đó có hai chiến hạm Warspite và Valiant vốn đã từng săn đuổi họ trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, đón ngay trên biển, và họ được hộ tống đến Malta. Một hải đội khác trong đó có hai chiến hạm cũng khởi hành từ Taranto vào ngày 9, và đến sáng ngày 11, Đô đốc Cunningham đã thông báo với Bộ Hải quân rằng "Hạm đội Ý hiện đã thả neo dưới sự bảo vệ của các nòng súng từ pháo đài Malta".

        Do đó, xét về toàn cục, đối với Đồng minh, mọi sự cho tới bây giờ đều diễn ra suôn sẻ. Sau khi vượt eo biển Messina, trên thực tế Quân đoàn 8 không gặp phải sự kháng cự nào. Họ nhanh chóng chiếm được Reggio và bắt đầu tiến theo những con đường đồi nhỏ hẹp của vùng Calabria. "Quân Đức", Alexander điện về hôm mồng 6 tháng 9, "đang ngoan cố chống lại bằng cách phá hủy nhiều hơn là bắn trả... Trong khi đó ở Reggio sáng nay không nghe tiếng báo động hay trông thấy máy bay địch. Ngược lại, vào cái ngày hè đẹp trời này tàu hải quân đủ các loại chạy tới chạy lui giữa đảo Sicily và lục địa Ý, chở quân, quân trang quân dụng, và đạn dược. Cái khung cảnh sôi động này giống một cuộc đưa thuyền trong thời bình hơn là một chiến dịch căng thẳng”. ít có giao tranh, nhưng việc tiến quân đã bị chậm trễ nghiêm trọng do những khó khăn về địa lý, do những sự phá hoại của quân địch, và do sự ngăn cản của đội quân tập hậu tuy nhỏ nhưng rất thiện chiến của chúng.

        Nhưng đến đêm mồng 8, Alexander đã đánh điện khẩn cho tôi. Theo dự kiến trước đây, tôi và những người trong phái đoàn của chúng tôi chưa kịp bay về Anh sẽ phải xuống tàu về nước, và chiếc Renown đợi chúng tôi ở Halifax. Tôi ngừng cuộc hành trình của mình để xuống chào tạm biệt Ngài Tổng thống, và vì vậy đã ở bên ông ta tại Hyde Park khi trận Salerno bắt đầu. Tôi tiếp tục cuộc hành trình bằng tàu hỏa của mình vào đêm 12, để đến được Halifax vào sáng 14. Các báo cáo tôi nhận được dọc đường cùng với báo chí đã khiến tôi lo ngại sâu sắc. Rõ ràng là một trận chiến gay go và kéo dài nhất đang được tiến hành. Sự lo lắng của tôi ngày càng tăng bởi vì tôi luôn đấu tranh rất mạnh cho kế hoạch đổ bộ này, và tôi cảm thấy mình có một trách nhiệm đặc biệt đối với sự thành bại của nó. Bất ngờ, vũ lực, và thần tốc là những điều cốt yếu của những cuộc đổ bộ bằng đường biển. Sau 24 giờ đồng hồ, ưu thế về sức mạnh tấn công có thể sẽ mất dần. Từ 10 người lúc đầu số lượng phải nhanh chóng tăng lên 10 ngàn người.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:13:57 pm

        Suy nghĩ của tôi lùi lại quá khứ. Tôi nghĩ đến sự kiện năm 1915, Tướng Stopford phải chờ  đợi ròng rã gần 3 ngày trời trên bãi biển của vịnh Sulva trong khi Mustafa Kemal lại điều hai sư đoàn quân Thổ từ phòng tuyến ở Bulair đến cái chiến trường mà cho tới lúc đó không thể có sự chống cự nào. Tôi có một kinh nghiệm gần đây nhất khi Tướng Auchinleck cứ ngồi lì tại tổng hành dinh của mình ở Cairo để theo dõi từ xa cái chiến trường rộng lớn và đa dạng thuộc quyền chỉ huy của ông ta, trong khi đó trận chiến đấu đã làm xoay chuyển mọi thứ và quyền quyết định lại đang diễn ra ở vùng sa mạc theo hướng bất lợi cho ông. Tôi rất tin tưởng ở Alexander, nhưng dù sao đi chăng nữa tôi đã trải qua một ngay đầy âu lo khi con tàu chở chúng tôi xình xịch chạy qua những vùng đất rất đẹp của Nova Scotia.

        Cuối cùng tôi đã viết bức điện dưới đây gửi cho Alexander, và tin chắc rằng nó sẽ không làm cho ông ta phật lòng. Bức điện này vẫn chưa được gửi cho tới khi tôi nhổ neo:

        1. Tôi hy vọng rằng ông đang theo dõi sát sao toàn bộ Trận "Avalanche"', một trận đánh có ý nghĩa chi phối đối với mọi thứ còn lại. Không ai trong số những viên chỉ huy có mặt tại đó từng tham gia một trận đánh có quy mô lớn như vậy. Ta thua trận Vịnh Sulva vì Ian Hamilton đã nghe theo lời khuyên của viên tham mưu trưởng là nên ở lại Sở chỉ huy đóng rất xa nơi diễn ra trận đánh, để có thể nắm được mọi tin tức. Giá như ông ta có mặt ở chiến trường, ông ta hẳn đã cứu vãn được cuộc chiến. Từ một khoảng cách xa như thế này cùng với sự chậm trễ của tin tức nhận được tôi không có tham vọng phán xét gì, nhưng tôi cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ với ông cái kinh nghiệm này của mình.

        2. Không nên bỏ qua bất cứ điều gì nếu nó góp phần chuẩn bị cho trận đánh quyết định ở Naples...


        Ông ta phúc đáp lại rất nhanh và với thái độ dễ chịu. Ông ta hiện đã có mặt ở Salerno. "Rất cám ơn", ông ta đáp, "vì sự giúp đỡ của ngài. Tất cả những gì có thể đang được làm để mang lại thắng lợi cho "Avalanche". Số phận của nó được quyết định trong vài ngày tới".

        Tôi cũng cảm thấy yên tâm khi biết rằng Đô đốc Cunningham đã không ngần ngại trong việc mạo hiểm đưa các chiến hạm của ông ta tới gần bờ để hỗ trợ cho Lục quân. Vào ngày 14 ông ta đã cử Warspite và Valiant, hai chiến hạm vừa dẫn phần lớn hạm đội Ý đến Malta để đầu hàng Đồng minh. Ngay ngày hôm sau, hai chiến hạm này đã vào cuộc, và cuộc nã đại bác chính xác của chúng đã gây ân tương mạnh cho cả chiến hữu lẫn kẻ thù, và góp phần rất lớn vào việc đánh bại quân địch. Bất hạnh thay vào chiều 16 chiến hạm Warspite đã bị đánh hỏng bởi một loạt thủy lôi tự hành mới mà chúng tôi mới chỉ nghe qua và con phải tìm hiểu thêm nhiều.

        Chúng tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi bước lên tàu Renown. Chiếc tàu tráng lệ này nằm dọc theo bờ vịnh. Đô đốc Pound đã lên tàu trước đó, sau khi tới thẳng từ Washington. Ông vẫn đứng thẳng người như mọi khi. Tôi mời ông ngồi cùng bàn ăn với chúng tôi trên đường về, nhưng ông nói là thích ăn trong khoang của mình cùng với viên sĩ quan trợ lý của mình hơn. Ông đã chết vào ngày 21 tháng Mười, ngày Trafalgar. Ông là một chiến hữu trung thành của tôi, cả ở Bộ Hải quân, lẫn ở Hội đồng Tham mưu trưởng. Ngươi kế nhiệm ông với tư cách Bộ trưởng Hải quân là Đô đốc Andrew Cunningham.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:14:36 pm

*

        Trong khi chúng tôi đi lòng vòng vượt đại dương, một đòn đáng kể đã giáng xuống Taranto, trong đó không chỉ Alexander mà cả Đô đốc Cunningham, người chịu trách nhiệm thi hành chính, đã xứng đáng với sự tin cậy cao nhất đã có những hành động táo bạo được tiến hành đâu vào đấy. Cái cảng hạng nhất này có thể phục vụ cho cả một đạo quân. Đối với Alexander dường như sự đầu hàng của nước Ý đã biện minh cho sự mạo hiểm. Không có máy bay vận tải nào cũng như tàu thủy bình thường có thể chở Sư đoàn quân đổ bộ Thứ nhất. Sáu ngàn người được lựa chọn này được đưa lên các tàu chiến của Hải quân Anh, và đến ngày 9 tháng Chín, ngày đã định cho cuộc đổ bộ lên bãi biển Salerno, Hải quân Hoàng gia đã hùng dũng tiến vào cảng Taranto, và chuyển quân lên bờ mà không gặp phải sự chống trả nào cả. Một tàu chiến đụng phải thủy lôi và bị đắm, và đó là mất mát duy nhất của hải quân.

        Trận Salemo đã tiếp diễn suốt thời gian còn lại. Các bức điện đã được dồn dập chuyển đổi. Alexander đã quá tử tế khi cho biết mọi chuyện diễn ra thế nào, và những bức điện, với nội dung rõ ràng, là từng phần của toàn bộ sự kiện. Trong suốt ba ngày căng thẳng đó, chiến sự đã diễn ra ở thế cân bằng, nhưng sau khi một trận giao chiến ác liệt xảy ra, trong đó quân chúng tôi phải chịu đựng những giờ phút vô cùng nguy kịch, quân Đức đã không thể đẩy ngược chúng tôi ra biển. Kesselring đã cảm thấy không thể chiến thắng được. Nghĩ rằng mình nên chiếm phần đất cao bên trên Salerno, y đã cho lùi cả phòng tuyến lại. Montgomery luôn luôn thúc Quân đoàn Thứ Tám tiến lên, và họ đã sát cánh được với Quân đoàn Thứ năm đang duy trì sức ép rất mạnh. Quân đoàn Thứ mười của Anh, cùng với Quân đoàn Thứ sáu của Mỹ phía bên phải họ, đã đánh cho đội quân tập hậu của địch phải lui tới gần Vesuvius, đã tiến qua vùng Pompei và Herculaneum đổ nát, và đến ngày 1 tháng Mười thì tiến vào Naples. Chúng tôi đã thắng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:15:34 pm

*

        Trong khi chúng tôi đi lòng vòng vượt đại dương, một đòn đáng kể đã giáng xuống Taranto, trong đó không chỉ Alexander mà cả Đô đốc Cunningham, người chịu trách nhiệm thi hành chính, đã xứng đáng với sự tin cậy cao nhất đã có những hành động táo bạo được tiến hành đâu vào đấy. Cái cảng hạng nhất này có thể phục vụ cho cả một đạo quân. Đối với Alexander dường như sự đầu hàng của nước Ý đã biện minh cho sự mạo hiểm. Không có máy bay vận tải nào cũng như tàu thủy bình thường có thể chở Sư đoàn quân đổ bộ Thứ nhất. Sáu ngàn người được lựa chọn này được đưa lên các tàu chiến của Hải quân Anh, và đến ngày 9 tháng Chín, ngày đã định cho cuộc đổ bộ lên bãi biển Salerno, Hải quân Hoàng gia đã hùng dũng tiến vào cảng Taranto, và chuyển quân lên bờ mà không gặp phải sự chống trả nào cả. Một tàu chiến đụng phải thủy lôi và bị đắm, và đó là mất mát duy nhất của hải quân.

        Trận Salemo đã tiếp diễn suốt thời gian còn lại. Các bức điện đã được dồn dập chuyển đổi. Alexander đã quá tử tế khi cho biết mọi chuyện diễn ra thế nào, và những bức điện, với nội dung rõ ràng, là từng phần của toàn bộ sự kiện. Trong suốt ba ngày căng thẳng đó, chiến sự đã diễn ra ở thế cân bằng, nhưng sau khi một trận giao chiến ác liệt xảy ra, trong đó quân chúng tôi phải chịu đựng những giờ phút vô cùng nguy kịch, quân Đức đã không thể đẩy ngược chúng tôi ra biển. Kesselring đã cảm thấy không thể chiến thắng được. Nghĩ rằng mình nên chiếm phần đất cao bên trên Salerno, y đã cho lùi cả phòng tuyến lại. Montgomery luôn luôn thúc Quân đoàn Thứ Tám tiến lên, và họ đã sát cánh được với Quân đoàn Thứ năm đang duy trì sức ép rất mạnh. Quân đoàn Thứ mười của Anh, cùng với Quân đoàn Thứ sáu của Mỹ phía bên phải họ, đã đánh cho đội quân tập hậu của địch phải lui tới gần Vesuvius, đã tiến qua vùng Pompei và Herculaneum đổ nát, và đến ngày 1 tháng Mười thì tiến vào Naples. Chúng tôi đã thắng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:16:50 pm

4

BẾ TẮC Ở ĐỊA TRUNG HẢI

        Vài ngày sau khi trở về từ Halifax tôi đã gửi cho Tướng Eisenhower một bức điện mà độc giả hẳn sẽ không quên được khi đọc bản tường trình của tôi về những gì xảy ra vào mùa thu và mùa đông. Đoạn thứ hai của bức điện này nhằm mục đích tạo ra sự phân bố nỗ lực một cách tương xứng, đặc biệt là ở những nút cổ chai, để có thể phát huy nó một cách có hiệu quả nhất trong nhiều hoạt động quân sự khác nhau. Những ai muốn hiểu được những tranh cãi liên quan đến vấn đề này đều không thể xem nhẹ các tỷ lệ phân chia này được. Chiến tranh đã đặt ra vấn đề huy động một cách chính xác những phương tiện hiện có, và không thể coi nó đơn giản như là những hoạt động quân sự kế tiếp nhau.

        "1. Do đã kiên quyết đấu tranh cho việc mở các chiến dịch theo chiều hướng khác nhau, tôi cảm thấy cần phải dưa ra với ngài thứ tự ưu tiên mà tôi vẫn hình dung trong đầu đối với hàng loạt các mục tiêu đầy tham vọng này.

        2. Bốn phần năm nỗ lực của chúng ta phải dành cho việc xây dựng lực lượng ở Ý. Một phần mười nỗ lực cần được dành cho việc đánh chiếm hoàn toàn Corsica (việc này đã nhanh chóng kết thúc sau đó) và đánh Adriatic. Phần nỗ lực còn lại phải được tập trung hướng vào Rhodes, dĩ nhiên chỉ được sử dụng vào những nhân tố giới hạn. Những nhân tố này theo tôi nghĩ chủ yếu là tàu đổ bộ và tàu tập kích với các tàu hái quân nhỏ.

        3. Tôi gửi bức diện này để ngài hiểu những điều tôi thiển nghĩ, chỉ vì tòi không muốn ngài cảm thấy rằng tôi đòi hỏi mở chiến dịch theo mọi hướng mà không nhận thức được khá năng giới hạn của ngài."

        Eisenhower đã trả lời ngay hôm sau:

        "Chúng ta dang kiểm tra kỹ lưỡng mọi nguồn lực để có thể hỗ trợ một cách cần thiết cho Trung Đông trong kế hoạch này, và tin chắc rằng chúng ta có thể đáp ứng được những đòi hỏi tối thiểu nhất của Trung Đòng.

        Khi Montgomery có thể đưa được phần lớn lực lượng của mình đến chi viện cho cánh phải của Quân đoàn Thứ tám mọi việc sẽ bắt đầu tiến triển nhanh hơn trên mặt trận Naples. Do đây luôn luôn là một vấn đề kế tiếp cho những giai đoạn khởi đầu của một chiến dịch chung, chúng tôi đã bị căng ra ghê gớm cả về chiến thuật lẫn về hành chính. Chúng ta đang cố gắng rất lớn để cải thiện tình hình và chẳng bao lâu nữa ngài sẽ nhận được những tin tốt lành."

        Câu trả lời này đã không hề đề cập một cách đặc biệt như tôi hy vọng tới điểm mà tôi cho là quan trọng nhất trong bức điện của tôi, tức là sự phân chia lực lượng một cách tương xứng cần thiết cho các hành động quân sự hỗ trợ, và loại này thì rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:17:22 pm

        Sự đầu hàng của nước Ý đã tạo cơ hội cho chúng tôi giành được những phần thưởng quan trọng ở Aegean với một nỗ lực và cái giá rất nhỏ. Các đơn vị đồn trú của Ý vẫn nghe theo mệnh lệnh của Nhà vua và Thống chế Badoglio, và có thể đứng về phía chúng tôi nếu chúng tôi kịp đến với họ trước khi họ bị quân Đức khuất phục và giải giáp. Những đội quân đồn trú này ít hơn về số lượng và có lẽ là ở một giai đoạn nào đó trong quá khứ họ đã nghi ngờ về tính trung thực của những đồng minh Đức, và đã tự sắp đặt kế hoạch riêng cho mình. Rhodes, Leros và Cos là những pháo đài trên biển mà từ lâu đối với chúng tôi đã là những mục tiêu chiến lược hàng đầu trong số những mục tiêu loại hai, và kế hoạch chiếm chúng đã được Bộ Tham mưu Liên quân phê chuẩn trong phiên họp cuối cùng vào ngày 10 tháng Chín  tại Quebec. Rhodes là hòn đảo chính trong nhóm nay, bởi vì nó  có những sân bay tốt mà từ đó chúng tôi có thể bảo vệ được những hòn đảo chiếm được và hoàn thành việc kiểm soát về hải quân trên vùng biển này. Hơn nữa, không lực Hoàng gia Anh ở Ai Cập và Cyrenaica cũng có thế bảo vệ được Ai Cập, và thậm chí còn tốt hơn nếu một phần lực lượng này tiến xa hơn về phía Rhodes. Đối với tôi quả là một sự khước từ vận may nếu không chiếm ngay lấy những bảo vật này. Việc kiểm soát Aegean là nằm trong tầm với của chúng tôi, tác dụng của nó có thể sẽ là yếu tô quyết định đối với Thổ Nhĩ Kỳ, lúc đó đã rất dao động do sự sụp đổ của nước Ý. Nếu chúng tôi có thể sử dụng Aegean và Dardanelles thì một con đường tắt trên biển đến nước Nga sẽ được thiết lập. Lúc đó không cần đến những chuyến đi đầy mất mát và phải trả giá đắt, hay sự tiếp tế bằng con đường dài dằng dặc và ngoằn ngoèo qua Vịnh Ba Tư.

        Tướng Wilson rất muốn được hành động, và mọi kế hoạch cũng như sự chuẩn bị cho việc chiếm Rhodes đã được hoàn thiện tại Bộ chỉ huy Trung Đông trong suốt nhiều tháng trời. Đến tháng Tám, Sư đoàn Ấn Độ thứ Tám đã được huấn luyện và diễn tập cho chiến dịch này, đã sẵn sàng nhổ neo vào ngày 1 tháng Chín. Nhưng người Mỹ gây sức ép rất mạnh buộc chúng tôi phải phân tán tàu bè chuẩn bị cho trận tập kích này khỏi Địa Trung Hải, hoặc là về phía tây chuẩn bị cho chiến dịch "Overlord" còn lâu dài mới bắt đầu, hoặc đến chiến trường Ấn Độ . Những thỏa thuận hợp lý đối với một tình thế hoàn toàn khác đạt được trước khi nước Ý sụp đổ đã bị viện dẫn ra một cách chi li, chí ít là ở một mức độ thứ yếu, và ngày 26 tháng Tám, dựa theo một quyết định nhỏ tại Hội nghị Washington vào tháng Năm năm trước, Bộ Tham mưu Liên quân đã ra lệnh điều số tàu bè, đáng ra dùng để chuyển đến Rhodes, sang Viễn đông, chuẩn bị cho một chiến dịch ở bờ biến Miến Điện. Vì vậy những kế hoạch đã được soạn thảo kỹ lưỡng của Wilson cho một cuộc tấn công chớp nhoáng ở Dodecanese đã bị bác bỏ một cách nghiệt ngã. Ông ta trước đó đã nhanh chóng cử đến một số đảo khác những nhóm nhỏ bằng đường biển và đường hàng không, nhưng một kế hoạch Rhodes bị bác bỏ thì những gì chúng tôi chiếm được khắp trên biển Aegean đã trở nên bấp bênh. Chỉ có việc sử dụng một cách ồ ạt không lục mới có thể mang lại những gì chúng tôi cần. Giá mà chúng tôi nhất trí được với nhau thì họ đã chẳng mất mấy thời gian. Tướng Eisenhower và bộ tham mưu của ông ta dường như chẳng biết cái gì nằm trong tay, mặc dù chúng tôi đã tự nguyện đặt tất cả nguồn lực đáng kể của mình hoàn toàn vào trong tay họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:18:07 pm

*

        Giờ đây chúng tôi đã biết rằng quân Đức đã lo ngại sâu sắc đến mức nào về mối hiểm họa chết người mà chúng cho rằng chúng tôi triển khai bên sườn phía đông nam của chúng. Tại cuộc họp trong Tổng hành dinh của Quốc trưởng vào ngày 24 tháng Chín, đại diện của cả Lục quân, Hải quân đều khẩn thiết yêu cầu cho quân rút khỏi Crete và các đảo khác thuộc vùng biển Aegean trong khi vẫn còn đủ thời gian. Họ đã chỉ ra rằng những hòn đảo tiền tiêu nay đã được chiếm đóng để mở các chiến dịch tấn công tại vùng phía đông Địa Trung Hải, nhưng đến nay tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Họ nhấn mạnh sự cần thiết phải tránh mất mát về nguồn binh lực và vật lực có tầm quan trọng quyết định đối với việc bảo vệ lục địa. Hitler đã phủ quyết đề nghị này. Ý cứ khăng khăng rằng y không thể ra lệnh rút lui, đặc biệt là khỏi Crete và Dodecanese, bởi vì việc này có thể kéo theo những phản tác dụng về chính trị. Y nói, "thái độ của các đồng minh ở vùng Đông nam của chúng ta và Thổ Nhĩ Kỳ được xác định duy nhất bởi lòng tin của họ vào sức mạnh của chúng ta. Việc từ bỏ những hòn đảo này sẽ tạo ra một ấn tượng vô cùng tai hại". Các sự kiện đã biện minh cho quyết định này của y là chiến đấu bảo vệ các hòn đảo ở Aegean. Y đã thu được những thắng lợi lớn trên một chiến trường thứ yếu bằng một cái giá rất nhỏ so với một vị trí chiến lược như vậy. Y đã sai lầm ở Balkans. Nhưng ở Aegean thì y đã đúng.

        Công việc của chúng tôi ở những hòn đảo nhỏ bên ngoài đã tiến triển trong một thời gian. Đến cuối tháng Chín, mỗi tiểu đoàn đã chiếm được một trong số các đảo Cos, Leros và Samos và các biệt đội thì chiếm một số hòn đảo khác. Những đơn vị đồn trú của Ý đều tỏ ra khá thân thiện, nhưng lực lượng phòng thủ  duyên hải và phòng không mà họ vẫn lớn tiếng khoe khoang thực ra lại rất yếu, và việc vận chuyển những vũ khí hạng nặng hơn và các xe cơ giới đã gần như không thể thực hiện được bằng số tàu bè có thể điều động được.

        Ngoài Rhodes, đảo Cos cũng có tầm quan trọng chiến lược. Chỉ riêng trên đảo này cũng có một sân bay mà từ đó các máy bay tiêm kích của chúng tôi có thể cất cánh đi làm nhiệm vụ. Sân bay này nhanh chóng được đưa vào sử dụng và hai mươi bốn khẩu Bofors đã được chuyển đến để bảo vệ nó. Tự nhiên hòn đảo này trở thanh mục tiêu cho cuộc phản công đầu tiên của quân địch, và vào sáng sớm ngày 3 tháng Mười, quân nhảy dù của Đức đã đổ bộ xuống sân bay trung tâm và đã chế ngự được đại đội duy nhất đang bảo vệ nó. Phần còn lại của tiểu đoàn đang đóng ở phía bắc của hòn đảo đã bị chia cắt bởi quân đổ bộ của địch từ ngoài biển, mà rủi thay Hải quân của chúng tôi trước đó đã không ngăn chặn nổi. Hòn đảo đã bị thất thủ.

        Vào ngày 22 tháng Chín, Wilson đã trình lên những yêu cầu tối thiểu và khiêm tốn cho một nỗ lực mới đối với đảo Rhodes. Cùng với việc sử dụng Sư đoàn Thứ mười Ấn Độ, ông ta chỉ yêu cầu đội tàu hộ tống của hải quân, lực lượng không quân ném bom, ba xe lội nước, vài chiếc tàu vận tải, một tàu cứu thương, và một số lượng máy bay đủ chở một tiểu đoàn dù.

        Tôi hết sức lo lắng bởi không thể hỗ trợ thêm cho những hoạt động quân sự này, và đánh điện cầu viện Tướng Eisenhower. Việc yêu cầu những người bạn Mỹ về sự chi viện nhỏ nhoi cần thiết này dường như chẳng đáng kể gì. Những nhượng bộ mà họ đã thực hiện trước sức ép không ngừng của tôi trong ba tháng nay đã được trả công bằng một thắng lợi đáng kinh ngạc. Một số lượng tàu đủ chở một sư đoàn đổ bộ, một vài ngày yểm trợ bằng máy bay liên quân, và thế là Rhodes về tay chúng tôi. Quân Đức, do giờ đây muốn nắm lại quyền kiểm soát tình hình, đã chuyển đến vùng biển Aegean nhiều máy bay hòng vô hiệu hóa chính cái mục đích tôi đang nghĩ trong đầu. Vào ngày 7 tháng Mười tôi cũng trình bày toàn bộ vấn đề cho Ngài Tổng thống, nhưng tôi đã rất buồn khi nhận được một bức điện trên thực tế có thể coi là một sự khước từ, và bỏ mặc tôi, một kẻ đã vào cuộc với sự đồng tình trước đó của ông và Bộ Tham mưu Mỹ, phải giơ đầu chịu báng. Các thế lực tiêu cực, mà cho đến giờ gần như bị khuất phục, thực tế đã lấy lại được thế thượng phong. Đây là những gì mà ngài Roosevelt đã nói: "Tôi không muốn ép buộc Eisenhower phải đổi hướng tấn công làm hạn chế triển vọng sớm giành thắng lợi ở chiến dịch nhằm vào phòng tuyến vững chắc của địch tại phía bắc Rome".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:18:48 pm

        "Sau khi cân nhắc những đặc điểm nổi bật của đối thủ của Eisenhower với những ưu thế đáng kể về bộ binh và các sư đoàn xe tăng, tôi phản đối bất cứ sự chuyển hướng tấn công nào mà theo quan điểm của Eisenhower gây nguy hại cho sự an toàn của công việc hiện nay của ông ta ở Ý, mà trong đó việc củng cố lực lượng đang tiến hành cực kỳ chậm".

        "Quan điểm của tôi là không thể làm tổn hại đến việc tiến hành chiến dịch "Overlord" như đã định, bằng việc chuyển bất cứ một lực lượng hay phương tiện chiến đấu nào. Bộ Tham mưu Mỹ cũng nhất trí như vậy. Tôi sẽ gửi một bản của thông điệp này cho ông Eisenhower".

        Tôi đặc biệt chú ý tới câu "Quan điểm của tôi là không thế làm tổn hại đến việc tiến hanh chiến dịch "Overlord" như đã định bằng việc chuyển bất cứ một lực lượng hay phương tiện chiến đấu nào". Nếu cho rằng việc chậm trả lại trong vòng sáu tuần chín tàu đổ bộ trong tổng số năm trăm chiếc tham gia vào chiến dịch "Overlord", mà trong bất cứ trường hợp nào vẫn còn sáu tháng trong tay, là một phần của chiến dịch chính diễn ra vào tháng Nám 1944, tức là bác bỏ đi tính cân đối. Vì vậy đến ngày 8 tháng Mười tôi lại kêu gọi khẩn thiết một lần nữa. Nhìn lại những kết quả thuận lợi có ảnh hưởng sâu rộng đã diễn ra sau chuyến đi của tôi với Tướng Marshall tới Algiers vào tháng Sáu, mà xuất phát từ thời điểm đó số phận đã mỉm cười với chúng tôi, tôi cho rằng có lẽ tôi nên yêu cầu được làm lại cái thủ tục này, và tôi đã chuẩn bị đầy đủ để bay ngay tới Tunis, với các Tổng Tư lệnh giờ đây đang tụ tập trong một cuộc hội nghị.

        Nhưng câu trả lời của ngài Roosevelt đã dập tắt những hy vọng cuối cùng của tôi. Ông cho rằng sự tham gia của tôi là không thích hợp. Vì vậy tôi đành hủy chuyên bay dự kiến. Vào thời điểm gay cấn của cuộc hội nghị, tin tức lại báo về rằng Hitler đã quyết định tăng cường lực lượng ở Ý và sẽ cho đánh một trận ra trò ở phía nam Rome. Điều này đã làm lệch nhẹ cán cân về phía bất lợi cho yêu cầu tăng viện nhỏ nhoi đối với kế hoạch tấn công Rhodes.

        Mặc dù tôi có thể hiểu được trong hoàn cảnh đã đổi thay này quan điểm của các tướng lĩnh tham gia vào chiến dịch ở Ý bị tác động như thế nào, tôi vẫn không, và đến bây giờ vẫn không, tin rằng việc chiếm Rhodes là không hợp lý. Dù sao đi chăng nữa, tôi đã chịu đựng với một cảm giác buốt nhói trong cuộc chiến tranh tôi đã trải qua. Nếu một người buộc phải trải qua thì thật là vô ích nếu không chấp nhận nó với sự cao thượng lớn nhất có thể. Khi mà quá nhiều sự kiện oai hùng đang còn chờ  phía trước, tôi chẳng dại gì mà gây bất hòa với Ngài Tổng thống trong mối quan hệ cá nhân giữa chúng tôi. Vì vậy tôi lợi dụng tin tức báo về từ nước Ý để chấp nhận cái điều mà tôi đã và vẫn nghĩ là một quyết định với tầm nhìn ngắn.

        Chẳng thể đạt được bất cứ cái gì với thái độ quá thận trọng. Việc chiếm Rome như thực tế chứng tỏ thì tới tám tháng nữa mới diễn ra. Một số lượng tàu bè lớn gấp hai mươi lần số lượng cần thiết để chiếm Rhodes trong vòng nửa tháng đã được triển khai trong suốt mùa thu và mùa đông nhằm chuyển các căn cứ dành cho oanh tạc cơ hạng nặng từ châu Phi tới nước Ý. Rhodes vẫn cứ là cái gai trước mắt chúng tôi. Chứng kiến sự ì ạch đến bất thương của Đồng minh gần bờ biển nước mình, Thổ Nhĩ Kỳ trở nên kém sẵn sàng, và đã từ chối không cho chúng tôi sử dụng sân bay của họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:19:39 pm

*

        Bộ tham mưu Hoa Kỳ đã củng cố quan điểm của họ; giờ đây đến lượt người Anh phải trả giá. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng duy trì vị thế    của mình tại Leros, số phận của lực lượng ít ỏi của chúng tôi    ở đó    rốt cuộc đã được định đoạt. Đội quân đồn trú này đã được củng cố sức   mạnh thành cấp lữ đoàn - ba tiểu đoàn bộ binh thiện chiến, những người đã trải qua cuộc vây hãm và cảnh khan hiếm thực phẩm tại Malta, vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sức mạnh thể chất và sức chiến đấu. Bộ Hải quân đã làm hết sức mình, và Tướng Eisenhower đã cử hai tốp máy bay tiêm kích tầm xa đến Trung Đông như một biện pháp tạm thời. Ở đó chẳng mấy chốc họ đã chứng tỏ được sự hiện diện của mình. Nhưng ngày 11 tháng Mười họ lại phải rút về. Từ đó kẻ thù đã làm bá chủ bầu trời, và chỉ vào ban đêm tàu bè của chúng tôi mới có thể hoạt động mà không bị thiệt hại nặng nề. Sớm ngày 12 tháng Mười Một, quân Đức đổ bộ lên bờ, và đến buổi chiều, sáu trăm lính dù đã chia cắt tuyến phòng ngự làm đôi. Vào những giai đoạn cuối cùng đơn vị đồn trú Royal West Kent II ở Samos đã được điều tới Leros, nhưng mọi thứ đã an bài. Họ đã trơ thành con mồi cho địch. Với rất ít sự yểm trợ của không quân ta và bị không quân địch tấn công dữ dội, họ đã không thể chiến đấu thêm được nữa. Như vậy lữ đoàn tuyệt vời này đã rơi vào tay kẻ thù. Mọi hy vọng của chúng tôi trên Aegean lúc này đã bị tiêu tan. Chúng tôi cố gắng sơ tán những đơn vị đồn trú nhỏ ở Samos và các đảo khác, và cứu những ngươi con sống sót từ Leros. Hơn một ngàn binh lính Anh và Hy Lạp đã được cứu sống, cũng như nhiều người Ý thân thiện và tù binh Đức, nhưng thiệt hại của chúng tôi về hải quân lại một lần nữa rất nặng nề. Sáu khu trục hạm và hai tàu ngầm bị đánh chìm bởi máy bay hay thủy lôi, và bốn tuần dương hạm cùng bốn khu trục hạm bị đánh hỏng, những thử thách này được hải quân Hy Lạp, cho tới nay đã chiến đấu cực kỳ anh dũng cùng chia xẻ.

        Tôi vừa kể lại tướng đối tỉ mỉ những chi tiết thương đau về Rhodes và Leros. Những đau thương này chính là sự bất đồng gay gắt nhất, may mà ở qui mô nhỏ, đã từng có giữa tôi và tướng Eisenhower. Trong suốt nhiều tháng, trước sự chống cự không ngừng, tôi đã mở đường cho chiến dịch của ông ta thành công ở Ý. Thay vì chỉ chiếm Sardinia, chúng tôi thành lập được một tập đoàn lớn trên bán đảo Ý. Corsica là phần thưởng trong tay chúng tôi. Chúng tôi đã kéo được một phần quan trọng lực lượng dự bị của Đức ra khỏi những chiến trường khác. Nhân dân và Chính phủ Ý đã đứng về phía chúng tôi. Nước Ý   đã tuyên chiến với Đức. Hạm đội của họ đã bổ sung cho lực   lượng hải quân của chúng tôi. Mussolini phải đi lánh nạn. Việc giải phóng Rome dường như chẳng còn bao xa nữa. Mười chín sư đoàn Đức, bị những chiến hữu Ý bỏ rơi, đã phải bố trí rải rác khắp vùng Balkan, nơi mà chúng tôi chẳng cần phải dùng đến một ngàn sĩ quan và binh lính. Ngày mở chiến dịch "Overlord" đã không bị ảnh hưởng một cách quyết định.

        Tôi đã cố hết sức tìm kiếm trong lực lượng Anh và Hoa Kỳ đóng ở Ai Cập bốn sư đoàn hạng nhất trong điều kiện có thể được. Chẳng những chúng tôi đã hỗ trợ cho Bộ Tham mưu Anh - Mỹ của Tướng Eisenhower trong sự nghiệp thành đạt của họ, mà chúng tôi trang bị cho họ bằng nguồn lực quí báu và bất ngờ, mà thiếu chúng thì tai họa có lẽ sẽ xảy ra. Tôi cảm thấy rất buồn rằng những yêu cầu nhỏ nhoi của tôi để thực hiện những mục đích có tầm quan trọng như những cái mà chúng tôi đã đạt được lại phải bị phản đối và cự tuyệt một cách vô tình như vậy. Tất nhiên, khi bạn chiến thắng, mọi thứ xảy ra đều được coi là đúng đắn và thông minh. Dù sao, chắc chẳng mấy khó khăn, trừ những sự từ chối nghiêm khắc trên phương diện nhỏ này, đối với việc bổ sung thêm quyền kiểm soát ở Aegean, và chắc chắn là sự nhập cuộc của Thổ Nhĩ Kỳ vào kết quả của chiến dịch trên đất Ý.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:20:07 pm

*

        Cùng lúc đó, theo lời khuyên của Kesserling, Hitler đã thay đổi suy nghĩ của mình về chiến lược ở Ý. Cho đến lúc đó y vẫn chủ trương rút lực lượng của mình đóng ở phía sau Rome và chỉ giữ miền Bắc Ý. Giờ đây y ra lệnh cho chúng phải đánh xuống phía nam càng xa càng tốt. Cái phòng tuyến được chọn với tên gọi "Winterstellung" trải dài phía sau sông Sangro, phía bên Adriatic, cắt ngang dãy núi xương sống của nước Ý, và chạy đến tận của Garigliano ở phía tây. Những đặc điểm tự nhiên của đất nước, những ngọn núi dốc đứng, những con sông chảy xiết, đã làm cho vị trí này với chiều sâu hàng dặm trở nên cực kỳ  vũng chắc. Sau một năm liên tục phải rút lui ở châu Phi, Sicily và nước Ý, quân Đức rất mong được quay trở lại và chiến đấu . Hiện giờ chúng có mười chín sư đoàn ở Ý, và quân Đồng minh chỉ có một số quân tương đương với mười ba sư đoàn. Để có thể tiến hành thắng lợi những cuộc tấn công nhanh cần phải được tăng viện và củng cố rất nhiều. Toàn bộ sự việc này đã khiến các chiến hạm phải dãn ra và hoạt động. Những nỗ lực thử nghiệm đầu tiên tại phòng tuyến quân Đức đã không mang lại bao nhiêu kết quả. Người của chúng tôi đã vất vả chiến đấu trong suốt hai tháng ròng, thời tiết thì kinh khủng, và vì vậy quân đội cần được nghỉ lấy sức và phiên chế lại. Các đầu cầu đã được bắc qua sông, thế nhưng những công sự chủ chốt của địch lại nằm xa hơn nữa trên vùng đất cao, thời tiết xấu, với mưa tầm tã, những con đương lầy lội, những con sông nước dâng cao, đã khiến cho cuộc tấn công của Binh đoàn Tám bị chậm lại, đến 28 tháng Mười Một mới thực hiện được, trụ ở đằng sau Sangro, cách đó mười dặm. Nhưng quân địch vẫn cầm cự quyết liệt, chúng đã được tiếp viện thêm quân từ miền bắc Ý. Trong tháng Mười Hai chúng tôi đã giành được thêm đất, nhưng không thực hiện được mục tiêu quan trọng nào, và thời tiết mùa đông đã khiến chúng tôi không thể mở các cuộc tấn công. Binh đoàn Năm quân đội Mỹ (bao gồm cả Quân đoàn Mười của Anh), do Tướng Clark chỉ huy, tiếp tục giành giật con đường tiến lên hướng Cassino, và tấn công những công sự tiền tiêu bảo vệ các vị trí xung yếu của quân Đức. Quân địch cố thủ trên những ngọn núi trông xuống đường tiến quân từ hai phía. Quân chúng tôi tấn công lên khối núi hiểm trở Monte Cassino chạy về phía tây, và cuối cùng đã mở được đường tiến về phía trước sau một trận đánh quyết liệt. Chưa sang tới năm mới mà Binh đoàn Năm đã dàn hàng ngang dọc theo bờ sông Garigliano và nhánh của nó, sông Rapido, nơi nó bị chặn lại bởi những đỉnh núi cao chót vót Cassino và tu viện nổi tiếng ở đây.

        Như vậy thế trận ở Ý đã thay đổi rất nhiều theo hướng bất lợi cho chúng tôi. Quân Đức được tăng viện rất mạnh và được lệnh chống giữ thay vì rút lui. Đồng minh, ngược lại, đã điều tám sư đoàn mạnh nhất từ Ý và Địa Trung Hải trở lại Anh nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công vượt eo biển vào năm 1944. Bốn sư đoàn dư ra mà tôi đã quy tập lại, hoặc điều đến đây, đã không bù lại được sự mất mát. Chúng tôi đã gặp phải bế tắc, và bế tắc này đã không được giải tỏa trong suốt tám tháng trời chiến đấu ác liệt.

        Mặc dù vậy, bất chấp những thất vọng kể trên, chiến dịch Ý đã lôi kéo được hai mươi sư đoàn mạnh của quân Đức vào cuộc. Tôi đã gọi đây là mặt trận Thứ Ba. Nếu như cộng thêm cả số quân đồn trú ở vùng Balkan đề phòng bị tấn công ở đó, gần 40 sư đoàn đã bị giam chân để đối phó với Đồng minh ở Địa Trung Hải. Mặt trận thứ Hai của chúng tôi ở tây bắc Âu tuy chưa bùng lên, nhưng sự hiện diện của nó là có thực. Khoảng 30 sư đoàn là con số thấp nhất lúc đầu, và khi cuộc chinh phạt chuẩn bị xảy ra con số này đã lên tới 60 sư đoàn. Cuộc ném bom chiến lược của chúng tôi từ Anh quốc đã buộc kẻ thù phải rút một số lượng lớn binh lực và vật lực về lại nước Đức. Đây là những sự đóng góp không thể bỏ qua đối với người Nga tại nơi mà họ hoàn toàn có quyền gọi là Mặt trận Thứ Nhất.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:22:06 pm

*

        Tôi phải kết thúc chương này với mấy lời tóm tắt dưới đây.

        Trong giai đoạn nay của cuộc chiền tranh mọi sự phối hợp chiến lược mang tầm cỡ lớn của các cường quốc phương Tây đã bị hạn chế và què quặt do thiếu tàu chuyên chở, không chỉ xe tăng mà tất cả các phương tiện giao thông khác. Nhóm từ "Tàu đổ bộ - Xe tăng" luôn làm đau đầu tất cả những người cầm quân trong giai đoạn này. Chúng tôi đã xâm chiếm nước Ý một cách mạnh mẽ. Ở đó chúng tôi đã có một đội quân chắc hẳn sẽ bị nguy khốn nếu không được chi viện, thì chính chúng tôi sẽ lại đem đến cho Hitler chiến thắng lớn nhất từ khi nước Pháp bại trận. Mặt khác có thể không có vấn đề là chúng tôi không tiến hành chiến dịch "Overlord" vào năm 1944. Điều lớn nhất tôi yêu cầu là sự giãn tiến độ, nếu cần thiết, chỉ là hai tháng từ tháng Năm đến tháng Bảy năm 1944. Điều này có thể giải quyết được vấn đề tàu đổ bộ. Thay vì phải quay về nước Anh vào cuối mùa thu năm 1943 trước khi vào mùa bão biển, những chiếc tàu này có thể xuất phát vào đầu mùa xuân 1944. Mặc dù nếu như chiến dịch buộc phải bắt đầu vào tháng năm, chẳng hạn là mồng 1 tháng Năm, mối nguy hiểm đối với quân đội Đồng minh dường như không có phương cách nào tránh khỏi được. Nếu một số chiếc tàu đổ bộ dành cho chiến dịch "Overlord" được phép ở lại Địa Trung Hải qua suốt mùa đông, ắt hẳn sẽ không có khó khăn gì cho chiến dịch Ý giành thắng lợi. Có một số lượng lớn quân đội không tham chiến ở Địa Trung Hải: ba hay bốn sư đoàn quân Pháp, hai hoặc ba sư đoàn quân Mỹ, ít nhất bốn sư đoàn quân Anh hoặc do Anh chỉ huy (kể cả sư đoàn Poles). Điều duy nhất ngăn trở những sư đoàn nay tham gia vào chiến dịch ở Ý là vấn đề "Tàu đổ bộ - Xe tăng", và nguyên nhân chính tạo sự ngăn cách giữa chúng tôi và "Tàu đổ bộ - Xe tăng" là sự không khoan nhượng trong việc bắt buộc những chiếc tàu đổ bộ này phải sớm trở lại nước Anh.

        Đọc đoạn tướng thuật trên đây hẳn độc giả sẽ không vội vàng kết luận (a) rằng tôi muốn từ bỏ chiến dịch "Overlord", (b) rằng tôi muốn chiếm đoạt của "Overlord" những lực lượng quan trọng (c) rằng tôi dự định tiến hành chiến dịch bằng những đạo quân hoạt động trên bán đảo Balkan. Tất cả những chuyện đó đều hoang đường. Ý tưởng đó chưa bao giờ len lỏi vào đầu óc tôi. Hãy giãn cho tôi sáu tuần hay hai tháng kể từ mồng 1 tháng năm đến ngày mở chiến dịch "Overlord", và trong vài tháng tôi có thể sử dụng các tàu đổ bộ ở Địa Trung Hải để đưa những lực lượng hữu ích đến chống giữ ở đất Ý, và như vậy không những tôi có thể chiếm được Rome, mà còn thu hút được các sư đoàn quân Đức từ một trong các mặt trận Nga và Normandy, hoặc thậm chí cả hai. Tất cả những vấn đề này đã được thảo luận ở Washington mà không tính đến đặc điểm giới hạn của những sự kiện mà lập luận của tôi đề cập tới.

        Giờ đây, như đã thấy, cuối cùng mọi thứ tôi yêu cầu đã được thực hiện. Tàu đổ bộ đã không được giữ lại bảo dưỡng ở Địa Trung Hải mà thậm chí còn được phép chạy xuống thêm một vĩ độ nữa vì lợi ích của chiến dịch Anzio vào tháng Giêng. Điều này không hề cản trở việc chiến dịch "Overlord" được mơ một cách suôn sẻ với đầy đủ lực lượng tham gia vào ngày 6 tháng Sáu. Những gì đã diễn ra chỉ là việc tranh đấu để đạt được những nói lỏng nho nhỏ về thời gian và để tránh cho một mặt trận lớn khỏi bị vỡ vụn, tất cả nhằm đảm bảo cho một chiến dịch khác được tiến hành đúng theo một ngày giờ cứng nhắc, và chính điều này đã khiến cho các chiến dịch ở Ý bị kéo dài và không được mỹ mãn như mong đợi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:32:20 pm

5

NHỮNG CHUYẾN ĐI TIẾP TẾ QUA BẮC CỰC

        Năm 1942 đã kết thúc ở vùng biển Bắc cực với hành động quả cảm của khu trục hạm Anh hộ tống một đội tàu tiếp tế đến miền Bắc nước Nga, việc này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng trong Bộ Chỉ huy Tối cao Quân đội Đức và Đô đốc Raeder đã mất quyền kiểm soát các hoạt động hải quân. Trong khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba, những tháng đêm còn lại của vùng Bắc cực, có thêm hai đội tàu tiếp tế nữa gồm 42 chiếc, không kể 6 chiếc đi lẻ, đã bắt đầu chuyên hành trình đầy hiểm nguy này. 40 chiếc đã đến nơi an toàn. Cùng thời gian này 36 chiếc tàu trở về an toàn từ các hải cảng của Nga, chúng tôi chỉ mất có 5 chiếc. Sự trở lại của các tháng ban ngày đã khiến cho kẻ thù có thể dễ dàng hơn trong việc tấn công các đội tàu chúng tôi. Những chiếc còn sót lại trong hạm đội Hải quân Đức, bao gồm cả Tirpitz, giờ đây tập trung cả ở vùng biển Na Uy, và tạo ra một mối đe dọa liên tục và khủng khiếp đối với phần lớn tuyến đường tiếp tế này. Trận chiến trên Đại Tây Dương với tàu ngầm Đức đã biến thành một cuộc hỗn chiến. Sự căng thẳng đối với các khu trục hạm của chúng tôi đã vượt quá cái mức mà chúng tôi có thể chịu đụng được. Chuyến tiếp tế dự định vào tháng Ba đành phải hoãn lại, và đến tháng Tư, Bộ Hải quân đã đề nghị rằng việc tiếp tế cho nước Nga bằng tuyến đường này nên ngừng lại cho đến mùa thu, khi những tháng ban đêm bắt đầu, và tôi đã chấp thuận.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Ba, 2019, 12:24:39 am

*

        Quyết định này được đưa ra với sự nuối tiếc sâu sắc bởi tại mặt trận Nga các trận đánh diễn ra rất ác liệt, đặc biệt là chiến dịch năm 1943. Sau khi tuyết tan vào mùa xuân cả hai bên tranh thủ tập trung lực lượng cho một trận đánh quyết định. Người Nga đã chiếm thế thượng phong ở cả dưới đất lẫn trên bầu trời, và quân Đức có rất ít hy vọng giành thắng lợi chung cuộc. Chúng đã không đạt được một ưu thế nào để bù lại cho những tổn thất nặng nề, những chiếc xe tăng "Con cọp", niềm hy vọng giành chiến thắng của chúng, đã bị pháo binh Nga đánh cho tơi bời. Quân đội của chúng đã bị vắt kiệt sức bởi các chiến dịch của chúng trước đó tại nước Nga, và bị thoái hóa do phải pha trộn thêm quân của các đồng minh loại hai. Giờ đây, khi những cú đòn của người Nga bắt đầu giáng xuống, chúng không thể nào chống đỡ được. Ba trận đánh lớn ở Kursk, Orel và Kharkov, tất cả chỉ diễn ra trong vòng hai tháng, đã đánh dấu sự sụp đổ của quân Đức ở mặt trận phía Đông. Tại khắp mọi nơi chúng đều bị áp đảo và đánh bại. Kế hoạch của người Nga, mặc dù là khá tham vọng, nhưng không bao giờ vượt quá thực lực của họ. Không chỉ dưới mặt đất người Nga mới chứng minh được ưu thế mới của họ. Trên bầu   trời khoảng hai ngàn rưởi máy bay Đức đã phải đối đầu với một lượng máy bay Nga ít nhất là gấp đôi, và hiệu quả chiến đấu lại được cải thiện rất nhiều. Vào giai đoạn này của cuộc chiến tranh, Không quân Đức đã đạt tới tột đỉnh của sức mạnh với tổng cộng là khoảng sáu ngàn máy bay. Việc chỉ gần một nửa số máy bay được dành để yểm trợ cho trận đánh có ý nghĩa quyết định này đủ chứng tỏ rằng các chiến dịch chúng tôi đang tiến hành ở Địa Trung Hải và nỗ lực oanh tạc ngày càng gia tăng từ nước Anh và Đồng minh đã có giá trị như thế nào đối với nước Nga. Quân Đức đặc biệt cảm thấy thiếu thốn về máy bay tiêm kích. Mặc dù vốn đã yếu thế trên mặt trận phía Đông, đến tháng Chín chúng đã phải tự làm suy yếu thêm nhằm tăng cường sức chống đỡ ở phía Tây, nơi mà cho tới mùa đông gần ba phần tư tổng số máy bay tiêm kích của Đức đã được triển khai. Những cú đòn nhanh và gối đầu nhau của quân Nga đã không cho quân Đức một cơ hội nào đế có thể phát huy hết sức mạnh của không lực. Các đơn vị không quân đã bị điều đi chữa cháy liên tục từ khu vực chiến sự này qua khu vực chiến sự khác, và khi chúng bay đến bất kỳ đâu, để lại đằng sau một khoảng trống, không được bảo vệ, chúng đều gặp phải sự áp đảo về sức mạnh của máy bay Nga.

        Vào tháng Chín quân Đức đã phải rút lui trên toàn bộ mặt trận phía nam, từ vị trí đối diện với Matxcova đến Biển Đen. Quân Nga đã truy đuổi một cách nhịp nhàng và đồng loạt. Tại vị trí bản lề phía Bắc, quân Nga đã chiếm được Smolensk vào ngày 25 tháng Chín bằng một cuộc đột phá. Quân Đức, không còn nghi ngờ gì nữa, đã hy vọng trụ lại được bên sông Dnieper, một phòng tuyến sông lớn tiếp theo, nhưng đến đầu tháng Mười quân Nga đã vượt qua phòng tuyến này tại phía bắc Kiev, và xuôi về phía nam tại Pereyaslav và Kremenchug. Xa hơn nữa về phía nam họ đã chiếm được Dniepropetrovsk vào ngày 25 tháng Mười. Quân Đức chỉ còn trụ lại được ở bờ Tây sông Dnieper tại vùng cửa sông; tất cả những vị trí khác đều thất thủ. Đường rút lui của đội quân lê dương hùng mạnh của Đức đã bị chia cắt. Kiev, sau khi bị thọc sườn từ hai phía, đã bị thất thủ vào ngày 6 tháng Mười Một với nhiều lính Đức bị bắt giam làm tù binh. Cho đến tháng Mươi Hai, sau ba tháng bị truy kích, các đạo quân Đức ở miền trung và nam nước Nga đã bị đánh bật trở lại hơn hai trăm dặm, và, do thất bại trong việc giữ phong tuyến sông Dnieper, chúng đã phải phơi lưng cho một chiến dịch tấn công vào mùa đông trong đó bằng kinh nghiệm cay đắng chúng biết rằng địch thủ tỏ ra vô cùng lợi hại. Câu chuyện oai hùng về nước Nga năm 1943 là như vậy đấy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Ba, 2019, 04:31:23 pm

        Đương nhiên là Chính phủ Xô Viết phải có thái độ trách móc đối với việc ngừng những chuyến hàng tiếp tế mà các đạo quân của họ trông ngóng. Vào tối 21 tháng Chín, Molotov đã cho mời Đại sứ của Anh ở Matxcova đến và yêu cầu nối lại việc chuyển hàng. Ông ta chỉ rõ rằng Hạm đội của Ý đã bị tiêu diệt và các tàu ngầm của Đức đã bỏ vùng Bắc Đại Tây Dương đế chuyển sang hoạt động ở tuyến phía nam. Tàu hòa chạy qua Ba Tư không vận chuyển đủ số hàng cần thiết, trong suốt ba tháng trời Liên bang Xô Viết đã phải tiến hành một cuộc tấn công có qui mô lớn và cực kỳ vất vả, và ngay từ năm 1943 họ chỉ nhận được một lượng hàng tiếp tế chưa bằng một phần ba so với năm trước đó. Vì vậy Chính phủ Xô Viết "Khẩn thiết yêu cầu" nối lại các chuyến tàu tiếp tế, và hy vọng rằng Chính phủ Hoàng gia sẽ áp dụng ngay mọi biện pháp cần thiết trong vòng ít ngày tới.

        Khi chúng tôi hợp mặt ở Luân Đôn vào đêm 29 để thảo luận toàn bộ vấn đề này, một tin vui đã bay đến với chúng tôi. Chiến hạm Tirpitz đã bị phá hỏng bởi một cuộc tấn công do những chiếc tàu ngầm loại nhỏ của chúng tôi tiến hành. Trong số 6 chiếc tham gia cuộc tấn công, 2 chiếc đã lọt qua mạng lưới phòng thủ dày đặc của địch. Các sĩ quan chỉ huy bao gồm Trung úy Hải quân Dự bị Hoàng gia Cameron, và Trung úy Hải quân Hoang gia Place đã được quân Đức cứu thoát khỏi tàu ngầm và bị bắt làm tù binh. Họ đã được tặng thưởng Huân chương Victoria. Sau này máy bay trinh sát phát hiện ra rằng chiến hạm nay đã bị hư hỏng nặng và cần được đưa về xuống sửa chữa  trước khi nó có thể sẵn sàng giao chiến trở lại, chiếc Lutzow thì đã đến vùng biển Baltic. Như vậy chúng tôi đã dễ thở hơn, có thể trong vài tháng, tại vùng biển Bắc cực.

        Nhưng ngài Eden đã phàn nàn rất nhiều về cách đối xử của người Nga đối với người của tôi, và vì vậy tôi đã gửi bức điện sau đây cho Staline:

        ... Thật là một vinh hạnh cho tôi được thông báo với ngài rằng chúng tôi dang chuẩn bị cử lần lượt bốn đội tàu tiếp tế tới miền bắc nước Nga vào tháng Mười Một, tháng Mười Hai, tháng Giêng và tháng Hai, mỗi đội gồm khoảng 35 tàu cá của Anh lẫn của Hoa Kỳ...

        Để tránh những lời cáo buộc từ phía Xô Viết về việc vi phạm lòng tin cậy, nếu như những nỗ lực giúp họ của chúng tôi trở nên vô ích, tôi đã gài thêm một đoạn biện minh:

        Mặc dù vậy, tòi buộc phải ghi nhận rằng đây không phải là một hợp đồng hay sự mặc cả nào, mà đúng hơn là một lời tuyên bố về nguyện vọng thiêng liêng và tha thiết của chúng tôi. Trên cơ sở này tôi đã ra lệnh áp dụng các biện pháp cần thiết cho việc cử bốn đội tiếp tế, mỗi dội gồm 35 chiếc tàu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Ba, 2019, 09:24:05 pm

        Sau đó tôi tiếp tục với bản liệt kế những điều than phiền về sự đối xử dành cho người của chúng tôi ở miền Bắc Nga:

        ... Số lượng hiện tại của các nhân viên hải quân còn thấp hơn mức cần thiết, thậm chí là theo yêu cầu hiện nay của chúng tôi, do việc họ được đưa trở lại mà khống hề nhận được sự trợ giúp. Chính quyền dân sự của các ngài đã từ chối cấp cho người của chúng tôi mọi thị thực cần thiết để đến miền Bắc nước Nga, ngay cá khi họ đi tiếp tế cho những người vốn đã chờ đợi quá lâu. Ông Molotov đã thúc giục Chính phủ Hoàng gia phải chấp thuận rằng số lượng nhân viên quân sự của Anh ở miền Bắc nước Nga không được vượt quá số nhân viên quân sự và thương vụ Xô Viết có mặt trên đất nước chúng tôi. Chúng tôi không chấp nhận đề nghị này, bởi lẽ công việc của họ chẳng có gì giống nhau cả và số lượng nhân viên cần thiết cho các hoạt động quân sự được quyết định theo cái cách phi hiện thực như vậy...

        Vì vậy tôi buộc phải yêu cầu ngài chấp thuận cấp thị thực ngay lập tức cho số lượng nhản viên hiện nay cần bổ sung, và bảo đảm rằng trong tương lai sẽ không rút lại thị thực một khi chúng tôi cảm thấy cần khi tiến hành công việc có liên quan tới sự hỗ trợ mà chúng tôi cung cấp cho các ngài ở miền Bắc nước Nga. Tôi nhấn mạnh rằng trong số khoảng một trăm bảy mươi nhân viên hải quân hiện có mặt ở miền Bắc, hơn một trăm năm mươi người lẽ ra phái nhận được sự giúp đỡ từ cách đây vài tháng, thế nhưng thị thực của họ đã bị rút lại. Tình trạng sức khỏe hiện nay của họ, những người vẫn không thể thích nghi với khí hậu và những điều kiện khác, cho thấy sự cần thiết phải thực hiện ngay không chậm trễ các biện pháp giúp đỡ họ...

        Tôi củng cần phải yêu cầu sự giúp đỡ của các ngài trong việc cải thiện các điều kiện đang ràng buộc các nhân viên quân sự và hải quân của chúng tôi ở miền Bắc nước Nga, những người này tất nhiên là đang tham gia vào các hoạt động chống lại kẻ thù vì lợi ích chung của chúng ta, và nhiệm vụ chủ yếu của họ là chuyển tiếp hàng tiếp tế của Đồng minh cho đất nước các ngài. Họ ở một vị thế hoàn toàn khác, tôi tin rằng ngài cũng sẽ thừa nhận điều này, so với những cá nhân bình thường đặt chân lên lãnh thổ Nga. Cho đến bây giờ họ vẫn là đối tượng của những hạn chế sau đây mà tòi cho là không phù hợp với những người được một nước đồng minh cư đi thực hiện nhiệm vụ có ý nghĩa lớn lao đối với đất nước. Xô Viết:

        (a)Không một ai trên chiến hạm Hoàng gia hay trên tàu chở hàng có thể đặt chân lên đất liền trừ phi được thuyền Xô Viết đưa vào bờ dưới sự giám sát của sĩ quan Xô Viết và sau khi đã bị xét giấy tờ cho mỗi lần lên bờ.

        (b) Không ai trên chiến hạm Anh được phép tiếp xúc với thủy thủ tàu hàng nếu không báo trước cho nhà chức trách Xô Viết. Điều này thậm chí còn được áp dụng đối với đô đốc hạm trưởng.

        (c) Các sĩ quan Anh được yêu cầu phải xin loại giấy thông hành đặc biệt trước khi có thể lên bờ hoặc đi từ trạm nọ qua trạm kia. Nhũng giấy thống hành này thường được cấp rất chậm gây ra những trục trặc cho còng việc cần giải quyết.

        (d) hàng hóa, hành lý hay bưu phẩm dành cho lực lượng phục vụ ở đây không được phép đưa lên bờ trừ phi có sự hiện diện của sĩ quan Xô Viết, việc vận chuyển hàng hóa và bưu phẩm bị đòi hỏi quá nhiều thủ tục.

        (e) Bưu phẩm cá nhân của nhân viên quân sự là đối tượng của việc kiểm duyệt, mặc dù, theo quan điểm của tôi, đối với lực lượng đang thi hành nhiệm vụ, phận sự kiểm duyệt phải thuộc về Bộ chỉ huy quan đội Anh.

        Việc áp đặt những hạn chế này tạo ra một mặc cảm cho các sĩ quan cũng như binh lính, hoàn toàn không hay ho gì đối với mối quan hệ Anh - Nga, và thậm chí có thế gây tốn thương sâu sắc nếu như Quốc hội Anh được biết về chuyện này. Tác động dồn tích lại của những hạn chế này đã và đang cực kỳ gây cản trớ cho hiệu quá thực thi nhiệm vụ của các binh sĩ, và không chỉ một lần gây ách tắc cho các hoạt động quân sự quan trọng và khẩn cấp. Số nhân viên Xô Viết ở đây không hề phải chịu những hạn chế như vậy... Thưa Ngài Staline, tôi thực sự tin tướng rằng ngài có thể giải quyết ổn thỏa những khó khăn này trên một tinh thần bằng hữu, như vậy chúng ta có thể giúp đỡ nhau, và cùng nhau giúp vào sự nghiệp chung, với toàn bộ sức mạnh của mình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Ba, 2019, 08:41:27 pm

        Đây là những yêu cầu hết sức khiêm tốn liên quan đến những nỗ lực sắp tới của chúng tôi. Trong suốt gần nửa tháng tôi đã không hề được Staline hồi âm lại. Dưới đây là lời phúc đáp mà tôi nhận được sau đó:

        "Tôi đã nhận được bức thông điệp của ngài vào ngày 1 tháng Mười báo cho tôi biết ý định cử bốn đoàn tiếp tế đến Liên Xô theo tuyến đường phía bắc vào tháng Mười Một, tháng Mười Hai, tháng Giêng và tháng Hai. Mặc dù vậy, thông báo này đã mất đi ý nghĩa của nó do việc ngài tuyên bố rằng ý định cử các đoàn tiếp tế tới Liên bang Xô Viết không hề là một nghĩa vụ hay một thỏa thuận nào cả mà chỉ là một lời tuyên bố mà có thể được hiếu là sẽ bị phía Anh rút lại bất cứ lúc nào bất chấp mức độ ảnh hưởng của nó tới số phận của các đạo quàn Xô Viết tại chiến trường. Tôi phái nói rằng tôi không thể nào đồng ý với một cách đặt vấn đề như vậy. Những thứ mà Chính phú Anh tiếp tế cho Liên Xô, vũ khí và quân trang, quân dụng, không thể được coi là cái gì khác hơn là một nghĩa vụ mà theo thỏa thuận đặc biệt giữa hai quốc gia, nước Anh đã cam kết đối với Liên Xô, đất nước đang phải mang trên đôi vai của mình năm nay là năm thứ ba cái gánh nặng của cuộc chiến tranh với kẻ thù chung của cả phe Đồng minh là nước Đức Hitler... Như kinh nghiệm cho thấy, việc chuyển vũ khí và tiếp tế quân sự đến Liên Xô qua các cảng ở Ba Tư không bằng cách nào có thể bù đắp cho những đồ tiếp tế đã không được chuyển đến theo tuyến phía bắc.

        ... Không thể coi cách đặt vấn đề như vậy là một cái gì khác ngoài sự thoái thác thực hiện những nghĩa vụ mà Chính phú Anh đã cam kết, và một lời hăm dọa đối với Liên Xô.

        Liên quan tới sự nhắc nhở của ngài về những điểm gày tranh cãi mà dường như chứa đựng trong bức thư của ông Molotov, tôi phải nói rằng tôi không thấy có cơ sở gì cho một nhận xét như vậy... Tôi không thấy sự cần thiết phái tăng số lượng nhân viên quân sự ỏ miền bắc Liên Xô, do phần lớn số quân Anh hiện đang cố mặt ở đó vẫn chưa được sử dụng triệt để, và trong nhiều tháng họ chẳng có việc gì mà làm cả, và điều này đã được phía Liên Xô lưu ý nhiều lần... Cũng có cả những chứng cứ về hành vi không thế chấp nhận được của một số nhân viên quân sự Anh, những người trong nhiều trường hợp đã mưu toan tuyển mộ một số công dân Xô Viết làm gián diệp. Những ví dụ như vậy, cũng như việc tấn công các công dân Xô Viết, đã mặc nhiên gây thêm các sự cố dẫn đến những phức tạp mà chúng ta không mong muốn.

        Về sự lưu ý của ngài đối với thủ tục và những hạn chế nhất định tại các hải cảng phía Bắc, ta cần nhìn nhận rằng những hạn chế đó là không thể tránh khỏi được tại những vùng gần mặt trận hoặc ngay trên mặt trận, nếu người ta không quên rằng chiến sự đang diễn ra trên Liên bang Xô Viết... Mặc dù vậy nhà đương cục Xô Viết đã trao rất nhiều đặc quyền trong chuyện này cho các quân nhân và hải quân Anh, và về việc này Đại sứ quán Anh đã được thông báo từ tháng Ba năm trước. Vì vậy sự lưu ý của ngài về những thủ tục và hạn chế là dựa trên thông tin sai lệch.

        Liên quan đến vấn đề kiểm duyệt và kiểm soát các quân nhân Anh, tôi không phản đối nếu việc kiểm duyệt thư từ cá nhân đối với quân nhân Anh đóng tại các cảng phía Bắc được tiến hành bởi những người có thẩm quyền phía Anh, trên cơ sở có đi có lại...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:17:06 am

        Tôi đã bình luận về việc này với Tổng thống: "Tôi vừa nhận được một bức điện từ Staline mà tôi cho rằng ngài sẽ cảm thấy không phải là những thứ người ta có thể trông chờ từ một quý ông mà vì lợi ích của người đó chúng ta đang phải thực hiện một nỗ lực vượt bậc với không ít gian nan và tốn kém... Tôi đề nghị, hoặc chí ít là hy vọng, rằng thông điệp này do một cỗ máy hơn là do Staline gửi đến, bởi vì phải mất tới 12 ngày để chuẩn bị cho việc phúc đáp. Cỗ máy Xô Viết này hoàn toàn tin chắc rằng nó có thể đạt được mọi thứ bằng cách đe dọa, và tôi tin rằng một điều không kém phần quan trọng mà chúng ta nên làm là chỉ ra rằng biện pháp này không phải nhất thiết lúc nào cũng có lý".

        Vào ngày 18 tôi đã cho mời Đại sứ Xô Viết tới gặp tôi. Do đây là lần đầu tiên tôi tiếp M. Gousev, người kế nhiệm Maisky, nên ông ta đã chuyển tới tôi lời chào của Nguyên soái Staline và Molotov, còn tôi thì nói về thanh danh mà ông ta đã tạo dựng được cho bản thân khi làm việc với chúng tôi ở Canada. Sau những lời chúc tụng như vậy chúng tôi đã có một cuộc trao đổi ngắn về Mặt trận Thứ hai. Tôi đã nói thẳng với ông ta về ý muốn mạnh mẽ của chúng tôi trong quan hệ hợp tác và hữu nghị với nước Nga, về sự nhìn nhận địa vị quan trọng của Nga sau chiến tranh và thái độ chào mừng của chúng tôi cũng như sự cố gắng làm hết sức mình để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Nga.

        Sau đó tôi quay trở lại với bức điện của Staline về các đội tàu tiếp tế. Tôi đã nói rất ngắn gọn rằng tôi không nghĩ bức thông điệp đó sẽ giúp cải thiện tình hình, rằng nó đã làm tôi đau lòng đến mức tôi sợ rằng bất kỳ lời phúc đáp nào của tôi sẽ làm cho mọi thứ xấu đi, rằng Bộ trưởng Ngoại giao Anh đang ở Matxcova và tôi đã giao cho ông ta dàn xếp vấn đề này ngay tại chỗ, và vì vậy tôi không muốn tiếp nhận bức thông điệp này. Rồi tôi trao lại phong bì cho Đại sứ Nga. Gousev mở phong bì xem bên trong là cái gì, và sau khi nhận ra đó là bức thông điệp, ông ta nói rằng ông ta được chỉ thị phải trình nó cho tôi. Tôi đã trả lời, "tôi chưa được chuẩn bị để tiếp nhận nó", và đứng dậy như một cử chỉ thân thiện để nhắc ông ta rằng cuộc nói chuyện của hai chúng tôi đã kết thúc. Tôi tiến ra phía cửa và tự tay mở. Chúng tôi con trao đổi thêm một chút ở lối ra vào về chuyện ông ta sẽ tới dự tiệc tại nhà tôi trong một tương lai gần và thảo luận với bà Churchill về một số vấn đề liên quan tới cái quỹ Nga của bà mà như tôi đã nói với ông ta là hiện đã quyên góp được bốn triệu bảng. Tôi đã không để cho ông Gousev có cơ hội quay trở lại chuyện tàu tiếp tế, hay cố gắng trao lại cái phong bì cho tôi, trước khi chào tạm biệt ông ta.

        Nội các Chiến tranh đã tán thành việc tôi từ chối không tiếp nhận bức điện của Staline. Đây chắc chắn là một sự cố ngoại giao không bình thường, và, như tôi được biết sau này, nó đã tạo được ấn tượng đối với Chính phủ Xô Viết. Trên thực tế Molotov đã đề cập tới vấn đề này nhiều lần trong đối thoại. Thậm chí trước khi điều này được báo cáo về Matxcova, đã có nhiều nghi ngại xuất hiện trong chính giới Xô Viết. Ngày 19 tháng Mười ông Eden, người đã có mặt để tham dự một hội nghị đã được dự kiến từ lâu giữa Bộ trưởng Ngoại giao 3 nước Đồng minh chủ yếu, đánh điện báo rằng Molotov đã đến viếng thăm ông ta tại Đại Sứ quán và nói rằng Chính phủ Nga đánh giá rất cao các chuyến hàng tiếp tế, và họ rất buồn khi không tiếp tục nhận được chúng. Tuyến đường thủy phía Bắc là con đường ngắn nhanh nhất đế tiếp tế hàng cho mặt trận, nơi mà người Nga đang phải trải qua một giai đoạn khó khăn. Phòng tuyến mùa đông của quân Đức phải bị phá vỡ. Molotov hứa sẽ báo cáo với Staline toàn bộ sự việc và tổ chức một cuộc hội kiến.

        Cuộc tranh luận quan trọng đã diễn ra vào ngày 21. Trong khi đó, để tăng thêm sức mạnh cho Eden, và theo sự gợi ý của ông ta, tôi đã ra lệnh cho tạm ngừng việc khởi hành của các khu trục hạm Anh, vốn là động thái đầu tiên trong việc nối lại các chuyến tiếp tế. Thỏa thuận cuối cùng đạt được là việc tiếp tế phải được nối lại. Chuyến đầu tiên bắt đầu vào tháng Mười Một, và chuyến thứ hai tiếp tục vào tháng Mười Hai. cả hai chuyên bao gồm 72 chiếc tàu. Tất cả đều đến nơi an toàn, và cùng lúc đó những chiếc tàu không cũng trở về an toàn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:17:28 am

*

        Chuyến tiếp tế tháng Mươi Hai mang lại một trận thủy chiến với kết quả đáng hài lòng. Việc Tirpitz bị loại khỏi vòng chiến đấu đã khiến cho kẻ thù nguy hiểm còn lại ở vùng biển Bắc Na Uy chỉ duy nhất có Schamhorst. Xuất phát từ Alten Fiord, vào tối 25 tháng Mười Hai, cùng với năm khu trục hạm, nó đã tiến tới cách Đảo Gấu 50 dặm về phía nam tấn công đội tàu tiếp tế. Đoàn tàu hộ tống đã được tăng cường bao gồm 14 khu trục hạm với ba tuần dương hạm đi vòng ngoài. Tàu chỉ huy của Đô đốc Tư lệnh trưởng Fraser, chiếc Duke of York, được bố trí ở phía tây nam cùng với tuần dương hạm Jamaica và bốn khu trục hạm.

        Đã hai lần Scharnhorst định tấn công đội tàu tiếp tế. Nhưng lần nào cũng bị chặn lại và tiếp chiến bơi những tuần dương hạm và khu trục hạm hộ tống, và sau một trận giao tranh không mấy phần quan trọng trong đó cả Scharnhorst và tuần dương hạm Anh Norfolk đều bị dính đạn, bọn Đức ngừng giao chiên và rút chạy về phía nam, trong khi các tuần dương hạm của chúng tôi vẫn bám theo và báo cáo đầy đủ tình hình. Các khu trục hạm của Đức thì chẳng thấy đâu, và không hề tham gia giao tranh. Trong khi đó tàu chỉ huy của Tư lệnh trưởng, vượt qua những vùng biển động mạnh với tốc độ tối đa, đang tiên gần đến nơi. Vào 4 giờ 17 chiều, khi những tia sáng yếu ớt của vùng Bắc Cực đã tắt từ lâu, chiếc Duke of York đã nổ súng từ khoảng 12.000 thước dưới sự trợ giúp của pháo sáng. Cùng lúc đó, Đô đốc Fraser đã điều bốn khu trục hạm vào tiếp cận mục tiêu để sẵn sàng tấn công khi có thời cơ. Một trong những khu trục hạm đó, chiếc Stord, là do hải quân Hoàng gia Na Uy cung cấp. Quá đỗi bất ngờ, Scharnhorst đổi hướng chạy về phía đông. Trong cuộc giao tranh ở thế đuổi bắt này nó đã bị dính đạn rất nhiều, nhưng nhờ có ưu thế về tốc độ nó vẫn có thể từ từ thoát về phía trước. Mặc dù vậy, đến 6 giờ 20 chiều, rõ ràng là tốc độ của nó bắt đầu giảm và các khu trục hạm của chúng tôi đã tiến gần từ hai bên sườn. Vào khoảng 7 giờ tối tất cả đều dồn dập tấn công. Bốn quả thủy lôi được phóng ra. Chỉ một chiếc khu trục hạm bị dính đạn.

        Schamhorst đã đổi hướng để thoát khỏi các khu trục hạm, và chính nhờ vậy mà Duke of York đã rút ngắn cự li được khoảng mười ngàn thước và lại tiếp tục khai hỏa bằng một cú đồn chí mạng. Trong vòng nửa giờ đồng hồ cuộc giao chiến không cân sức giữa một chiến hạm và một tuần dương hạm đã bị thương đã kết thúc, và Duke of York đã nhường cho các tuần dương hạm và khu trục hạm thực hiện nốt phần nhiệm vụ còn lại. Chẳng mấy chốc Scharnhorst đã bị chìm, và trong số 1970 sĩ quan và binh sĩ trên tàu, kể cả Chuẩn Đô đốc Bey, chúng tôi chỉ có thể cứu được 36 người.

        Mặc dù số phận của chiếc Tirpitz đang bị hỏng còn cầm cự được thêm gần một năm nữa, nhưng việc Schamhorst bị đánh chìm không những đã loại bỏ được mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với các chuyến tiếp tế theo tuyến đường Bắc Cực của chúng tôi, mà còn giải phóng cho hạm đội canh giữ vùng biển nhà nữa. Chúng tôi không còn phải ở trong tư thế luôn sẵn sàng từng giây từng phút để chống trả những chiến hạm hạng nặng của Đức có thể xâm nhập Đại Tây Dương vào bất cứ thời điểm nào. Một gánh nặng quan trọng đã được cất bớt. Vào tháng Tư năm 1944 khi có những dấu hiệu cho thấy rằng Tirpitz đã được sửa chữa xong và chuẩn bị được đưa tới một hải cảng ở Baltic để trang bị lại, máy bay xuất phát từ hai hàng không mẫu hạm Victorious và Furious đã ném bom xuống chiếc tàu nay, và một lần nữa nó lại bị loại khỏi cuộc chiến. Không quân Hoàng gia giờ đây lại tiếp tục tấn công từ một căn cứ ở Bắc Nga. Va họ đã thành công trong việc làm cho Tirpitz hư hỏng nặng, dẫn đến việc nó bị kéo về Tromso Fiord, nằm gần nước Anh thêm hai trăm dặm và trong tầm tấn công tối đa của các máy bay ném bom đóng trên đất Anh. Bọn Đức giờ đây đã từ bỏ hy vọng có thể kéo chiếc tàu này về Đức để đại tu, và gạch tên nó khỏi danh sách các chiến hạm. Vào ngày 12 tháng Mười Một, hai mươi chín chiếc Lancaster thuộc Không lục Hoàng gia, bao gồm cả một máy bay của Phi đội 617 nổi tiếng với chiến công ở Mohne Dam, đã đánh một đòn quyết định với những quả bom loại mười hai ngàn cân Anh. Những chiếc này đã phải bay xa tới hơn hai ngàn dặm từ những căn cứ ở Scotland, nhưng cũng may là thời tiết rất tốt và ba quả bom đã trúng mục tiêu. Tirpitz đã bị lật úp tại nơi nó thả neo, hơn một nửa trong số 1900 thủy thủ đoàn đã bị thiệt mạng, với cái giá chúng tôi phải trả là một oanh tạc cơ bị bắn rơi, nhưng phi hành đoàn vẫn sống sót.

        Tất cả chiến hạm hạng nặng của Anh giờ đây có thể tự do tiến về vùng Viễn Đông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:17:48 am

*

        Trong toàn bộ cuộc chiến tranh chúng tôi đã mất 91 chiếc tàu hàng trên tuyến đường Bắc Cực, chiếm 7.8% số tàu chở hàng nhổ neo ra bên ngoài và 3.8% số tàu trở về. Chỉ có 55 chiếc trong số đó là được hộ tống. Trong số khoảng 4 triệu tấn hàng gửi từ Hoa Kỳ và Vương quốc Liên hiệp Anh, bị mất một phần tám. Trong công việc đầy gian nan này Hàng hải Anh đã mất 829 người, trong khi Hải quân Hoàng gia đã phải trả cái giá đắt hơn nhiều. Hai tuần dương hạm và 17 chiến hạm khác đã bị đánh chìm và 1840 sĩ quan và binh sĩ đã hy sinh.

        Bốn mươi đoàn tàu tiếp tế đến nước Nga đã mang một số lượng hàng khổng lồ với tổng giá trị là 428 triệu bảng nguyên vật liệu, kể cả năm ngàn chiếc xe tăng và hơn bảy ngàn máy bay chỉ riêng từ nước Anh. Như vậy chúng tôi đã thực hiện lời hứa của mình, bất chấp nhiều lời nói nặng nề của các lãnh tụ Xô Viết và thái độ thiếu thiện chí của họ đối với các thủy thủ cứu trợ của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:18:38 am

6

TEHERAN: SỰ KHỞI ĐẦU

        Khi chuyển sang chủ đề về một cuộc gặp giữa ba nguyên thủ Quốc gia mà theo lôgic ắt hẳn phải diễn ra sau cuộc thảo luận giữa Anh và Hoa Kỳ, tôi đã gần như không được trở về nhà sau những lần đi thăm Thành cổ, Nhà Trắng và Công Viên Hide trong thời gian Hội nghị Quebec vào tháng Tám và tháng Chín năm 1943. về nguyên tắc có một sự nhất trí chung rằng điều này là khẩn thiết và cấp bách, nhưng những người không trải qua chuyện này không thể nào có thể tính được hết những lo ngại và phức tạp trong việc xác định thời gian, địa điểm và điều kiện của cuộc hội nghị này, lúc đó được người ta gọi là Tam Hùng.

        Một loạt những khía cạnh nghiêm trọng của cuộc hội nghị sẽ diễn ra chiếm trọn tâm trí của tôi. Việc lựa chọn Tư lệnh Tối cao cho chiến dịch "Overlord", cũng như việc vượt eo biển xâm nhập châu Âu vào năm 1944 đều cấp thiết cả. Điều này tất nhiên là có ảnh hưởng trực tiếp nhất tới cách điều hành cuộc chiến tranh về phương diện quân sự, và đặt ra một loạt vấn đề cá nhân quan trọng và tế nhị. Tại hội nghị Quebec tôi đã đồng ý với Ngài Tổng thống rằng "Overlord" phải do một sĩ quan Mỹ chỉ huy, và Tướng Brooke, người mà trước đó tôi đã đề nghị giữ trọng trách này, cũng đã được thông báo về ý định kể trên. Tôi được biết từ Ngài Roosevelt là ông ta sẽ chọn Tướng Marshall, điều này đã làm chúng tôi hoàn toàn hài lòng. Mặc dù vậy, trong khoảng thời gian từ Hội nghị Quebec đến cuộc gặp của chúng tôi ở Cairo tôi đã biết thêm rằng Ngài Tổng thống vẫn chưa có quyết định cuối cùng về trường hợp Marshall. Tất nhiên là không một sự sắp đặt nào có thể thực hiện được trước khi có quyết định chủ đạo. Trong khi đó tin đồn đã lan rộng trong báo giới Mỹ, và có triển vọng là Nghị viện Anh sẽ phản ứng lại.

        Tôi cũng cho rằng điều quan trọng nhất Bộ Tham mưu của Anh và Hoa Kỳ, và đứng bên trên họ là ngài Tổng thống và tôi, phải đạt được một thỏa thuận về sách lược đối với chiến dịch "Overlord" và tác động của nó đối với chiến dịch Địa Trung Hải. Toàn bộ sức mạnh vũ trang viễn chinh của cả hai nước chúng tôi tham chiến, và lực lượng của Anh sẽ tương đương với lực lượng Mỹ khi chiến dịch "Overlord" bắt đầu, mạnh gấp đôi quân Mỹ ở Ý, và lớn gấp ba số lượng quân Mỹ tại khu vực còn lại ở Địa Trung Hải. Chắc chắn rằng chúng tôi phải đạt được một sự thông hiểu nhất định trước khi mời đại diện Xô Viết, bất kể thuộc giới chính khách hay quân sự, tham dự. Ngài Tổng thống hóa ra lại chỉ thích ý tưởng, chứ không phải là thời gian. Có một luồng ý kiến mới nổi lên trong chính giới Mỹ dường như muốn tranh thủ lòng tin của Nga thậm chí là với cái giá của sự nỗ lực quân sự chung giữa Anh và Mỹ. Mặt khác tôi lại cảm thấy điều cực kỳ quan trọng là chúng tôi phải gặp gỡ người Nga với một quan điểm rõ ràng và thống nhất về cả những vấn đề nổi bật của chiến dịch "Overlord" lẫn việc lựa chọn Bộ chỉ huy Tối cao. Tôi muốn tiến trình này diễn ra theo ba bước: Thứ nhất là một sự thỏa thuận trên bình diện rộng giữa Anh và Mỹ; thứ hai là hội nghị Thượng đỉnh giữa nguyên thủ của ba cường quốc ở Teheran; và, thứ ba là cuộc thảo luận trên đường trở lại Cairo về những gì chỉ thuần túy là công việc quân sự của Anh và Mỹ tại chiến trường Ấn Độ và Ấn Độ Dương hiện đang rất cấp bách. Tôi không muốn rằng cái khoảng thời gian ít ỏi mà chúng tôi bố trí được lại bị ngốn hết bởi những vấn đề tương đối nhỏ nhặt, khi mà quyết định liên quan đến toàn bộ cuộc chiến đòi hỏi ít nhất là phải có một cách giải quyết tạm thời. Ngài Rooesvelt đã đồng ý tới Cairo trước tiên, nhưng ông ta muốn Molotov, cũng như là cả phía Trung Hoa, cũng đến đó. Chẳng có điều gì, mặc dù vậy, có thể làm cho Staline tự làm xấu đi mối quan hệ của ông ta với người Nhật bằng cách tham dự một cuộc hội nghị của bốn cường quốc, trong đó có tới ba là kẻ thù của Nhật. Toàn bộ vấn đề mời đại diện Xô Viết tới Cairo vì vậy đã bị bác bỏ. Điều nay tự thân nó đã là một cứu cánh vĩ đại, mặc dù đạt được thông qua một sự bất tiện nghiêm trọng và với một cái giá về sau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:19:25 am

*

        Vào chiều 12 tháng Mười Một tôi khởi hành từ Plymouth trên chiếc Renown cùng với đoàn tùy tùng của mình trong một chuyến đi kéo dài hơn hai tháng. Sau khi ghé qua Algiers và Malta, chúng tôi đã đến được Alexandria vào sáng 21. Tôi lập tức bay ngay tới bãi đổ bộ trên sa mạc gần khu vực Kim Tự Tháp. Tại đây, theo yêu cầu của tôi, Ngài Casey đã bố trí cho tôi một toa biệt thự xinh xắn mà ông ta đang sử dụng. Chúng tôi ở trên một khu đất rộng trong vùng rừng cây Kasserine với nhiều căn nhà sang trọng và những khu vườn của các trùm tư bản tầm cỡ thế giới ở Cairo. Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch và Phu nhân đã được thu xếp ở cách đó chừng nửa dặm. Ngài Tổng thống sẽ ở trong một toa biệt thự rộng rãi của Đại sứ Mỹ Kirk, cách đó chừng ba dặm xuôi theo con đường về Cairo. Tôi đã đến sân bay trên sa mạc để nghênh đón khi ông ta hạ cánh trên chiếc "Sacred Cow" vào sáng hôm sau, và chúng tôi cùng lên ô tô về toa biệt thự của ông ta.

        Các Bộ Tham mưu đã nhanh chóng nhóm hợp. Địa điểm diễn ra Hội nghị và nơi ở của các Bộ Tham mưu Anh và Mỹ là ở khách sạn Mena House, nằm đối diện với khu Kim Tự Tháp, và tôi ở cách đó chỉ nửa dặm. Toàn bộ khu vực này nhan nhản binh lính và súng phòng không, và các hàng rào cảnh sát đã kiểm tra rất gắt mọi con đường dẫn đến đây. Mọi người đã ngay lập tức bắt tay vào việc theo nhiều cấp độ khác nhau để giải quyết một khối lượng lớn công việc cần được quyết định hoặc điều chỉnh.

        Những gì đã nắm được về sự hiện diện của Tưởng Giới Thạch vào thời điểm này trên thực tế đã bộc lộ ngay. Những cuộc hội đàm giữa Bộ tham mưu Anh và Mỹ đã bị sao lãng bởi câu chuyện Trung Hoa, dài dòng, khó hiểu và chẳng mấy quan trọng. Hơn nữa, như mọi người sẽ thấy, Ngài Tổng thống, người có một cách nhìn phóng đại về vị trí của Ấn Độ và Trung Hoa, đã mau chóng tiến hành những cuộc họp kín kéo dài với Tổng tư lệnh. Mọi hy vọng thuyết phục Tưởng và phu nhân đi tham quan Kim Tự Tháp và thưởng ngoạn cảnh vật ở đây đã thất bại với kết cục là vấn đề Trung Hoa đã chiếm vị trí quan trọng số một thay vì cuối cùng ở cuộc gặp Cairo này. Bất chấp mọi lý lẽ của tôi, Ngài Tổng thống đã hứa với người Trung Hoa sẽ tiến hành một cuộc đổ bộ với quy mô đáng kể vượt qua Vịnh Bengal trong vòng ít tháng tới. Điều này sẽ cản trở chiến dịch "Overlord" về phương tiện tàu đổ bộ và tàu chở xe tăng, vấn đề hiện nay đang gặp khó khăn gấp bội so với bất kỳ kế hoạch nào của tôi ở Thổ Nhĩ Kỳ và Aegean. Nó cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới những hoạt động quân sự chúng tôi đang tiến hành ở Ý. Vào ngày 29 tháng Mười Một tôi đã viết thư cho các Tham mưu trưởng: "Ngài Thủ tướng muốn được ghi nhận một thực tế rằng ông ta đã đặc biệt phản đối yêu cầu của Tổng tư lệnh về việc chúng ta phải tiến hành một cuộc đổ bộ cùng một lúc với các chiến dịch trên bộ tại Miến Điện". Không cần phải chờ  đến khi chúng tôi trở về lại Cairo từ Teheran mà tôi rốt cuộc đã thuyết phục được Ngài Tổng thống rút lại lời hứa của mình. Ngay cả khi đạt được điều này, nhiều vấn đề phức tạp đã nảy sinh. Ngay bây giờ tôi sẽ nói thêm về chuyện này.

        Tất nhiên là tôi cũng chọn được dịp để đến thăm Tổng tư lệnh tại ngôi biệt thự của ông ta, nơi mà ông ta và vợ cảm thấy rất thoải mái. Đây là lần đầu tiên tôi gặp Tương Giói Thạch. Tôi đã rất có ấn tượng với tính cách điềm tĩnh, kín đáo và có năng lực của ông ta. Vào thời điểm đó ông ta đang đứng trên đỉnh cao của quyền lực và danh vọng. Đối với người Mỹ ông ta là một trong những thế lực thống trị trên thế giới. Ông ta là nhân vật số một của "Châu Á mới". Ông ta đã là người kiên cường bảo vệ Trung Hoa khỏi sự xâm lăng của Nhật. Ồng ta một người chống Cộng quyết liệt. Chính giới Hoa Kỳ tin tưởng rằng ông ta sẽ trở thành thủ lĩnh của cường quốc thứ tư trên thế giới sau khi giành được chiến thắng. Tôi, người mà vào những ngày tháng đó đã không chia sẻ những ước đoán quá mức về sức mạnh của Tưởng Giói Thạch hay về vai trò trong tương lai của nước Trung Hoa, có thể ghi nhận một thực tế là Tổng tư lệnh hiện đang phụng sự cho cũng vẫn những sự nghiệp mà vào thời điểm đó đã giúp cho ông ta giành được sự nổi tiếng rộng khắp. Mặc dù vậy ông ta đã bị Cộng sản đánh bại từ lâu trên ngay quê hương của mình, và đó là một điều hết sức tồi tệ có thể xảy ra. Tôi đã có một cuộc trao đổi hết sức thú vị với Tưởng phu nhân, và tôi nhận thấy bà ta là một con người cực kỳ nổi bật và hấp dẫn. Ngài Tổng thống đã chụp ảnh chung cho tất cả chúng tôi trong một cuộc gặp tại tòa biệt thự của ông ta, và mặc dù cả Tưởng Giói Thạch và phu nhân hiện giờ bị nhiều người trước đây đã từng ngưỡng mộ họ coi là những kẻ phản cách mạng đầy tội lỗi và tham những, tôi vẫn thích giữ lại kỷ niệm này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:19:45 am

*

        Vào ngày 24 tháng Mười Một, một cuộc gặp của Bộ tham mưu Liên quân đã diễn ra dưới sự chủ tọa của Ngài Tổng thống mà có sự tham gia của phái đoàn Trung Hoa để ban về các hoạt động quân sự ở châu Âu và vùng Địa Trung Hải. Chúng tôi cố gắng tìm hiểu mối liên quan giữa hai chiến trường này và trao đổi quan điểm của mình trước khi tiếp tục cuộc hành trình tới Teheran. Ngài Tổng thống đã mở đầu với tác động của bất cứ hành động nào chúng tôi có thể thực hiện cùng một lúc tại Địa Trung Hải, kể cả việc Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến, đối với chiến dịch "Overlord".

        Đến lượt mình tôi đã nói rằng "Overlord" vẫn cứ là ưu tiên số một của mọi dự tính, nhưng chiến dịch này không thể được coi là một cái gì đó độc tôn để có thể loại bỏ mọi sự hoạt động khác tại vùng Địa Trung Hải; chẳng hạn như cần phải chấp nhận một sự linh hoạt nào đó về việc huy động tàu đổ bộ. Tướng Alexander trước đó đã đề nghị rằng ngày họ phải xuất phát để tiến hành chiến dịch "Overlord" phải được hoãn lại từ trung tuần tháng Mười Hai đến trung tuần tháng Giêng. Tám mươi tàu chở xe tăng bổ sung đã được đặt đóng ở Anh và Canada. Chúng tôi thậm chí cần phải cố gắng chuẩn bị tốt hơn thế. Những điểm đang còn tranh cãi giữa Bộ Tham mưu Anh và Mỹ hẳn chỉ ảnh hưởng tới một phần mười nguồn lực chung của hai nước, trừ vùng Thái Bình Dương. Chắc chắn là chúng tôi phải chấp nhận một độ co giãn nào đó. Dẫu sao tôi cũng muốn dẹp đi bất cứ ý nghĩ nào cho rằng chúng tôi kém quyết tâm, bàng quan, hay đang cố gắng rút ra khỏi chiến dịch "Overlord". Chúng tôi đã tham gia chiến dịch này với toàn tâm toàn ý. Để kết luận, tôi đã nói rằng kế hoạch mà tôi bảo vệ là cố gắng chiếm Rome trong tháng Giêng và Rhodes trong tháng Hai; nối lại việc tiếp tế cho người Nam Tư, bố trí nhân sự trong Bộ tư lệnh, và khai thông biển Aegean, điều ta cần làm cho việc tiến vào Thổ Nhĩ Kỳ; mọi sự chuẩn bị cần thiết để "Overlord" có thể tiến triển một cách thuận lợi nhất trong khuôn khố của sách lược đối với vùng Địa Trung Hải đã được đề cập ở trên.

        Ngài Eden giờ đây đã đến với chúng tôi từ Anh, nơi mà ông ta đã bay trở về sau những cuộc thảo luận ở Matxcơva. Sự có mặt của ông ta rất có ích cho quan điểm của tôi. Trên đường trở về sau hội nghị Matxcơva, ông ta và Tướng Ismay đã gặp Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và các quan chức khác. Ngài Eden đã chỉ ra rằng chúng tôi cần gấp những căn cứ không quân ở vùng tây nam Anatolia. Ồng giải thích rằng tình hình quân sự ở Leros và Samos là rất nguy cấp, bải quân Đức chiếm ưu thế về không quân, cả hai nơi này đều đã bị thất thủ từ lâu. Ngài Eden cũng nhấn mạnh tới những lợi thế có thể có được do việc Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến. Thứ nhất là điều này sẽ buộc Bulgaria phải tập trung lực lượng vào vùng biên giới, và như vậy sẽ đẩy quân Đức vào tình thế phải tới thế chân cho quân đội Bulgaria đóng ở Hy Lạp và Nam Tư với một số lượng đông tới khoảng mười sư đoàn. Thứ hai là có thể tấn công vào một mục tiêu có nhiều khả năng đóng vai trò quyết định - những giếng dầu ở Ploesti. Thứ ba là sẽ cắt được đường cung cấp crom từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức. Cuối cùng là một lợi thế tâm lý. Việc Thố Nhĩ Kỳ tham chiến sẽ có thể đẩy nhanh quá trình tan rã ở nước Đức cũng như trong nội bộ các quốc gia vệ tinh của nó. Tất cả những lập luận này đều đã không lay chuyển được phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ. Họ nói rằng, trên thực tế, việc trao đổi các căn cứ không quân ở Anatolia rút cuộc cũng là sự tham chiến, và rằng nếu họ tham chiến, họ chẳng có gì trong tay để chống đỡ lại sự trả đũa của Đức nhằm vào Constantinople, Angora và Smyrna. Họ không chịu bằng lòng với việc chúng tôi đảm bảo sẽ cung cấp cho họ đầy đủ máy bay tiêm kích để đương đầu với bất cứ cuộc không kích nào mà bọn Đức có thể tiến hành và lời giải thích rằng quân Đức đã bị căng ra ở khắp mọi nơi nên không thể điều một sư đoàn nào tấn công họ. Kết quả duy nhất của những cuộc thảo luận này là việc phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ hứa sẽ báo cáo vấn đề này lên Chính phủ của họ. Xét đến những gì đã xảy ra trước mắt họ ở vùng Aegean, khó mà có thể trách là họ quá dè dặt được.

        Cuối cùng là vấn đề các Bộ Tư lệnh Tối cao. Điều này đã không hề được Ngài Tổng thống hay bất kỳ ai trong số người tháp tùng Ngài đả động tới theo bất cứ cách nào trong các lần gặp mặt thân mật giữa chúng tôi cho dù là chính thức hay không chính thức, mỗi khi chúng tôi có dịp tiếp xúc. Vì vậy tôi đã tạm gác việc này lại với cảm tưởng rằng Tướng Marshall sẽ chỉ huy "Overlord", và tướng Eisenhower sẽ thay thế vào vị trí của ông ta ở Washington, và tôi có trách nhiệm đại diện cho Chính phủ Hoàng gia chọn viên Tư lệnh cho Địa Trung Hải, mà vào lúc đó tôi tin chắc sẽ là Alexander, người đã triển khai cuộc chiến tranh ở Ý. Chuyện này tạm dừng ở đây cho tới khi chúng tới trở lại Cairo.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:20:14 am

*

        Trong tính toán của tôi về phương sách đã được sự nhất trí hoàn toan của Bộ Tham mưu Anh tại Hội nghị Tam Hùng ở Teheran đã có rất nhiều lầm lẫn. ơ Hoa Kỳ người ta truyền tụng một giả thuyết hoang đường rằng tôi đã cố gắng ngăn chặn chiến dịch "Overlord", rằng tôi mưu toan lôi kéo Đồng minh vào cuộc xâm chiêm ồ ạt tới vùng Balkan, hay vào một chiến dịch có qui mô lớn tại Đông Địa Trung Hải, nếu điều này có thể giết chết chiến dịch "Overlord". Phần lớn cái luận điệu nhảm nhí này đã được bóc trần và bác bỏ ở những chương trình, nhưng nó lại có tác dụng khi nêu ra những gì mà tôi thực sự theo đuổi và những gì mà tôi đạt được trên một phạm vi rộng lớn.

        "Overlord", chiến dịch mà giờ đây đã được sắp đặt một cách rất chi tiết, cần phải được mở trong tháng Năm hoặc tháng Sáu, hay muộn nhất là vào tháng Bảy năm 1944. Quân và tàu chở quân vẫn còn là vấn đề ưu tiên số một. Thứ hai là lực lượng liên quân đông đảo của Anh và Mỹ đang làm nhiệm vụ ở Ý cần phải được dưỡng sức để có thể hoàn thành việc chiếm Rome và tiến lên kiểm soát các sân bay phía bắc thủ đô, nơi mà từ đó máy bay ta có thể tấn công bọn Đức ở miền Nam. Sau khi đạt được mục tiêu này không cần phải thực hiện bất cứ một cuộc hành trình nào vượt quá chiến tuyến Pisa - Rimini - có nghĩa là không nên kéo dài mặt trận xuống phần đất rộng hơn của bán đảo Ý. Những chiến dịch này, nếu gặp phải sự kháng, cự của địch, sẽ thu hút và cầm chân được một lực lượng lớn quân Đức, sẽ tạo cho người Ý cái cơ hội "tự phát triển", và giữ cho ngọn lửa chiến tranh cháy không ngừng trên mặt trận của kẻ thù.

        Vào lúc này tôi không hề chống lại một cuộc đổ bộ vào miền nam nước Pháp, dọc theo Riviera, lấy Marseilles và Toulon lam mục tiêu, và tiếp theo đó liên quân Anh Mỹ sẽ tiến lên phía bắc tới thung lũng Rhone để chi viện cho cuộc đổ bộ chính qua đường eo biển. Nếu được lựa chọn, tôi thích cuộc tiến quân theo cánh phải từ phía bắc nước Ý vượt qua bán đảo Istria và Đèo Ljườljana tiến về Vienna hơn. Tôi đã rất vui mừng khi Ngài Tổng thống gợi ý điều này, và tìm cách, như sau này mọi người sẽ rõ, đưa ông ta vào cuộc. Nếu như bọn Đức chống cự lại, chúng ta sẽ thu hút được nhiều sư đoàn của chúng từ các mặt trận Nga và eo biển. Nếu như không gặp phải sự ngăn trở nào chúng tôi sẽ giải phóng được những vùng rộng lớn nhưng không mấy quan trọng với cái giá rất nhỏ. Tôi đã tin chắc rằng chúng tôi sẽ bị chống trả, và như vậy sẽ tạo ra một sự trợ lực quyết định đối với chiến dịch "Overlord".

        Yêu cầu thứ ba của tôi là việc không thể thơ ơ đối với Địa Trung Hải, với tất cả lợi thế của nó, bất chấp việc không thể điều đến đây bất cứ lực lượng nào dự định dành cho cuộc đổ bộ vượt eo biển. Trong toàn bộ vấn đề này tôi tôn trọng triệt để những tỉ lệ phân chia lực lượng mà tôi đã đề cập với Tướng Eisenhower cách đây hai tháng - đó là, bốn phần năm ở Ý, một phần mười ở Corsica và Adriatic, và một phần mười ở Đông Địa Trung Hải. Trong suốt một năm trời tôi đã không hề thay đổi những tỉ lệ này dù chỉ một li.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:20:26 am

        Tất cả chúng tôi, người Anh, người Nga và người Mỹ, đều đã nhất trí về hai điểm đầu, bao gồm cả vấn đề chín phần mười lực lượng có sẵn của chúng tôi. Tất cả những gì mà tôi bảo vệ là làm sao sử dụng có hiệu quả nhất một phần mười sức mạnh của chúng tôi ở Đông Địa Trung Hải. Simpletons sẽ biện bác bác lại như sau: "Chẳng tốt hơn sao nếu nhẽ ra chúng ta tập trung toàn bộ lực lượng cho chiến dịch quyết định và hủy bỏ toàn bộ những hoạt động nghi binh vô ích khác?" Nhưng lập luận này đã bỏ qua những chứng cứ chủ đạo. Tất cả những tàu bè  có được ở vùng Tây bán cầu đã phải hoạt động hết công suất để chuẩn bị cho "Overlord" và bảo đảm tiếp tế cho mặt trận Ý. Ngay cả khi chúng tôi kiếm được tàu bè chúng cũng chẳng được sử dụng bởi lẽ các kế hoạch bốc dỡ đã lấp kín công suất của những cảng và những hệ thống kho dùng để tập kết hàng. Còn đối với Đông Địa Trung Hải, chẳng cần phải điều động tới đây bất cứ cái gì đã được triển khai cho bất cứ nơi nào khác. Lực lượng Không quân vốn đã được tập trung để bảo vệ Ai Cập có thể hoàn thành nhiệm vụ này một cách không hề thua kém hoặc thậm chí có thể tốt hơn nếu được sử dụng từ một chiến tuyến phía trước. Toàn bộ binh lực gồm nhiều nhất là hai hay ba sư đoàn, hiện đã có mặt trên chiến trường này, và chẳng hề có tàu bè, trừ những con thuyền của dân địa phương, để chở họ đến những mặt trận lớn. Việc sử dụng những lực lượng này, những người mà lẽ ra đã bị gạt ra ngoài cuộc, một cách chủ động và hiệu quả nhất sẽ có thể giáng cho địch những đòn chí tử. Nếu chiếm lại được Rhodes thì sẽ thống trị được toàn bộ vùng trời trên biển Aegean và tạo được sự tiếp xúc trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ bằng đường biển. Mặt khác, nếu Thổ Nhĩ Kỳ chịu tham chiến, hoặc chấp nhận vi phạm qui chế trung lập của mình bằng cách cho chúng tôi mượn những sân bay mà chúng tôi đã xây dựng cho họ, chúng tôi có thể kiểm soát ở một mức độ tương đương vùng biển Aegean và việc chiếm Rhodes không còn cần thiết nữa. Một trong hai cách này đều mang lại kết quả.

        Và, tất nhiên, phần thưởng chính là Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu chúng tôi có thể lôi kéo được Thổ Nhĩ Kỳ về phía mình, thì không cần phải rút bất kỳ một người lính, một con tàu, hay một máy bay nào từ những trận đánh lớn và mang tính quyết định, để giành được quyền thống trị Biển Đen với tàu ngầm và lực lượng khinh hải quân, và để đưa tay đúng lúc cho người Nga cũng như vận chuyển cho những đạo quân của họ đồ tiếp tế theo một tuyến đường ít tốn kém hơn, nhanh hơn và vận chuyển được nhiều hơn gấp bội so với những tuyến đường qua Bắc Cực hoặc vịnh Ba Tư.

        Đây là chương trình ba điểm mà tôi đã cố gắng đấu tranh, với Ngài Tổng thống và Staline, mỗi khi có dịp, mà không ngại phải nhắc lại một cách thẳng thừng những luận cứ của mình. Tôi đã có thể thuyết phục được Staline, nhưng Ngài Tổng thống bị ám ảnh bởi những định kiến của các cố vấn quân sự dưới quyền và lúc ngả bên này lúc ngả bên kia, và kết quả là những cơ hội tuy không quyết định nhưng trong tầm tay nay đã bị bỏ không được nắm bắt. Những người bạn Mỹ của chúng tôi đã biện hộ cho thái độ cố chấp của mình với ý nghĩ "dù sao thì chúng ta cũng ngăn không cho Churchill lôi kéo chúng ta vào vùng Balkan". Một ý nghĩ như vậy chưa hề bao giờ lóe ra trong đầu tôi. Tôi coi sự thất bại trong việc sử dụng những lực lượng nhàn rỗi như vậy để kéo Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chiến như là một sai lầm trong đường lối chiến tranh mà chúng tôi không thể tha thứ được cho dù bất chấp sai lầm đó chúng tôi vẫn giành được thắng lợi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:20:50 am

*

        Phiên họp toàn thể đầu tiên đã diễn ra tại Sứ quán Xô Viết vào 4 giờ chiều ngày Chủ nhật, 28 tháng Mười Một. Phòng hợp rất rộng và đẹp, và chúng tôi ngồi quanh một chiếc bàn tròn lớn. Ngồi bên cạnh tôi là Eden, Dill, ba Tham mưu trưởng và Ismay. Ngài Tổng thống thì đưa theo Harry Hopkins, Đô đốc Leahy, Đô đốc King và hai sĩ quan nữa. Tướng Marshall và Tướng Arnold đã vắng mặt: "họ nghe nhầm thời gian của cuộc họp ", người viết tiểu sử của Hopkins nói, "và đã đi ngắm cảnh quanh Teheran." Tôi có một phiên dịch giỏi từ năm ngoái, Thiếu tá Birse, Pavlov vẫn thực hiện nhiệm vụ này cho Staline, và Bohlen, một nhân vật mới, là người dịch cho phía Hoa Kỳ. Chỉ có Molotov và Nguyên soái Voroshilov đi cùng với Staline. Tôi và ông ta ngồi hầu như là đối diện nhau. Cuộc thảo luận trong ngày đầu tiên tập trung vào một điểm cực kỳ quan trọng. Biên bản ghi lại như sau:

        Nguyên soái Staline đã đặt ra những câu hỏi sau đây cho Ngài Thủ tướng:

        Hòi: "Liệu tôi có đúng không khi cho rằng sẽ có ba mươi lăm sư đoàn tham gia đánh chiếm nước Pháp?

        Đáp: "Đúng. Mà là những sư đoàn đặc biệt tinh nhuệ".

        Hỏi: "Có phải kế hoạch là chiến dịch này sẽ được thực hiện bởi lực lượng hiện giờ đang đóng trên đất Ý?

        Đáp: "Không. Bảy sư đoàn đã hoặc đang được rút ra từ Ý và bắc Phi để tham gia chiến dịch "Overlord". Bảy sư đoàn này được bể sung cho đủ số ba lăm sư đoàn mà ngài đã đề cập trong câu hỏi đầu tiên. Sau khi họ rút xong còn chừng hai mươi hai sư đoàn ở Địa Trung Hải để đảm đường trách nhiệm ở nước Ý hay các mục tiêu khác. Một vài sư đoàn trong số đó có thể sử dụng cho chiến dịch nhằm vào miền nam nước Pháp hoặc điều từ mũi biển Adriatic đến khu vực sông Danube, cả hai chiến dịch này đều được sắp xếp về mặt thời gian sao cho phù hợp  với "Overlord". Trong khi đó cũng chẳng khó khăn gì trong việc dành hai hoặc ba sư đoàn để chiếm các hòn đảo trên biển Aegean".

        Những cuộc họp chính thức đã diễn ra xen kẽ với những cuộc nói chuyên có thể được coi là rất quan trọng khi Roosevelt, Staline và tôi đề cập trong các bữa ăn trưa và ăn tối. Tối hôm đó Ngài Tổng thống là chủ nhân của bữa tiệc. Chúng tôi bao gồm mười hay mười một người, kể cả các phiên dịch, và câu chuyên chẳng mấy chốc đã chuyển sang chủ đề chung và nghiêm túc.

        Sau bữa tối, khi chúng tôi dạo quanh căn phòng, tôi đã kéo Staline đến một chiếc sô pha và gợi ý rằng chúng tôi nên trao đổi một chút về những gì sẽ xảy ra sau khi chiến tranh kết thúc. Ông ta đồng ý và chúng tôi ngồi xuống ghế. Eden cũng tham gia cùng chúng tôi. "Trước hết", nguyên soái nói, "chúng ta hãy xem xét chuyện xấu nhất có thể xảy ra". Ồng ta cho rằng nước Đức hoàn toàn có khả năng phục hồi từ sau cuộc chiến tranh, và lại bắt đầu một cuộc chiến tranh mới trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Ông ta e ngại sự phục hưng của chủ nghĩa Quốc xã Đức. Sau Hội nghị Versailles hòa bình dường như được đảm bảo, nhưng nước Đức đã hồi phục rất nhanh. Vì vậy, chúng ta phải lập ra một thể chế để ngăn chặn nước Đức bắt đầu một cuộc chiến tranh mới. Ông ta tin chắc rằng nước Đức sẽ hồi phục. Khi tôi hỏi: "Bao lâu?" ông ta trả lời: "Trong vòng từ mười lăm đến hai mươi năm". Tôi nói thế giới cần được giữ gìn an toàn trong ít nhất là năm mươi năm nữa. Nếu hòa bình chỉ kéo dài trong vòng từ mười năm đến hai mươi năm, thì chúng ta hẳn đã phản bội lại những người lính của mình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:21:10 am

        Staline cho rằng cần phải xem xét việc hạn chế năng lực sản xuất của nước Đức. Người Đức là một dân tộc cần cù và tháo vát, và họ sẽ phục hồi rất nhanh. Tôi đáp lại rằng đã có những biện pháp kiểm soát nhất định. Tôi sẽ không cho phép họ thành lập ngành hàng không, cả dân dụng lẫn quân sự, và cấm cả việc thành lập quân đội. "Liệu ngài", Staline hỏi, "có cấm cả sự tồn tại của những xưởng sản xuất đồng hồ và nhà máy đồ gỗ để ngăn họ không sản xuất các chi tiết của đạn pháo? Người Đức đã sản xuất cả súng đồ chơi dùng để dạy hàng trăm ngàn người cách bắn súng".

        "Chưa có gì được quyết định cả", tôi nói. "Thế giới vẫn chuyển động. Giờ đây chúng ta đã rút ra được đôi điều. Nhiệm vụ của chúng ta là mang lại an toàn cho thế giới này trong khoảng ít nhất là năm mươi năm bằng cách giải giáp quân Đức, bằng cách ngăn chặn tái vũ trang, bằng việc giám sát hoạt động của các nhà máy ở Đức, bằng cách cấm nước này thành lập không quân và hàng không dân dụng, và bằng cách thay đổi lãnh thổ của họ theo hướng có ảnh hưởng sâu rộng nhất. Mọi thứ kể trên đều phụ thuộc vào việc liệu Anh, Hoa Kỳ và Liên bang Xô Viết có giữ được một quan hệ hữu nghị gắn bó và giám sát được nước Đức vì lợi ích chung của họ hay không. Chúng ta không được chần chừ trong việc áp chế mỗi khi chúng ta nhìn thấy bất kỳ nguy cơ gì".

        "Sau Thế chiến thứ nhất cũng có một chế độ kiểm soát như vậy," Staline nói, "nhưng nó đã bất lực".

        "Nhưng lúc đó chúng ta còn thiếu kinh nghiệm", tôi đáp lại. "Nhưng về khía cạnh quốc gia, cuộc chiến tranh lần trước hoàn toàn khác về mức độ, và nước Nga không phải là một bên tham gia Hội nghị Hòa bình. Lần này thì sẽ khác hẳn".

        Tôi có cảm giác rằng nước Phổ phải bị cô lập và thu nhỏ lại, rằng Bavaria, Áo và Hungary có thể lập ra một liên bang rộng lớn, yên bình và không hiếu chiến. Tôi nghĩ rằng Phổ cần phải bị đối xử cứng rắn hơn so với những phần còn lại của Đế chế Đức để chống lại việc những vùng này cùng chia sẻ số phận với nước Phổ. cần phải nhớ rằng đây là những tâm trạng thời chiến.

        "Tất cả đều tốt, nhưng chưa đủ", Staline bình luận

        Nước Nga, tôi tiếp tục, sẽ tiếp quản lục quân Đức, nước Anh và Hoa Kỳ sẽ tiếp quản hải quân và không quân. Thêm nữa, cả ba cương quốc sẽ chia nhau những nguồn lực khác nữa, cả ba nước sẽ được vũ trang rất mạnh, và không cần phải thực hiện nghĩa vụ giải trừ quân bị. "Chúng ta là những người được ủy thác mang lại hòa bình cho thế giới. Nếu chúng ta thất bại có lẽ thế giới này còn hỗn loạn thêm hàng trăm năm nữa. Nếu chúng ta mạnh, chúng ta có thể thực hiện sự ủy thác này. Và không chỉ là gìn giữ hòa bình một cách chừng mực, "tôi nói tiếp, "Ba cường quốc chúng ta phải dẫn đường cho tương lai của thế giới. Tôi không muốn áp đặt bất cứ một hệ thống nào lên các quốc gia khác. Tôi đòi hỏi tự do và quyền của mọi quốc gia được phát triển theo ý của mình, cả ba nước chúng ta phải mãi là những ngươi bạn để có thể bảo đảm cuộc sống hạnh phúc cho mọi quốc gia".

        Staline lại hỏi điều gì sẽ xảy ra với nước Đức.

        Tôi đáp lại rằng tôi không chống lại những người lao động ở Đức, mà chỉ chống lại bọn lãnh đạo và những tổ chức nguy hiểm. Ông ta nói rằng có rất nhiều người lao động phục vụ trong các sư đoàn Đức, những người đã chiến đấu theo lệnh. Khi ông ta hỏi các tù binh Đức thuộc giai cấp công nhân (biên bản ghi như vậy, nhưng có lẽ ông ta ám chỉ "Đảng Cộng sản") tại sao họ lại chiến đấu vì Hitler, họ đã trả lời rằng họ đang thi hành mệnh lệnh. Ông ta đã bắn những tù binh như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:21:35 am

*

        Thế rồi tôi gọi ý rằng chúng tôi nên thảo luận vấn đề Ba Lan. Ông ta đã đồng ý và mơi tôi nói khai mào trước. Tôi nói rằng chúng ta đã tuyên chiến vì sự kiện ở Ba Lan. Chính vì vậy Ba Lan rất quan trọng đối với chúng ta. Chẳng có gì quan trọng hơn vấn đề an ninh tại biên giới phía tây của Nga. Nhưng tôi đã không đưa ra bất kỳ một lời hứa hẹn nào về chuyện biên giới. Tôi muốn nói chuyện một cách thực lòng với người Nga về chuyện này. Khi nguyên soái Staline cảm thấy có nhu cầu nói với chúng tôi những gì ông ta nghĩ về chuyện này, vấn đề đã có thể đưa ra thảo luận và chúng tôi đã có thể đạt được một sự thỏa thuận nào đó, và nguyên soái sẽ nói với tôi về những gì cần làm để bảo vệ đương biên giới phía tây của Nga. Sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, có thể là vào cuối năm 1944, Liên bang Xô Viết sẽ trở nên cực kỳ hùng mạnh và nước Nga sẽ có một trách nhiệm rất lớn trong mỗi quyết định đưa ra liên quan đến Ba Lan. Trên phương diện cá nhân tôi cho rằng Ba Lan có thể sẽ được mơ rộng về phía tây, đơn giản như người lính tiến hai bước sang trái. Nếu Ba Lan giẫm lên ngón chân của nước Đức thì vấn đề trở nên rắc rối, nhưng vẫn cần phải có một nước Ba Lan mạnh.

        Ba Lan là một nhạc cụ cần thiết trong dàn nhạc châu Âu.

        Staline nói rằng dân tộc Ba Lan có nền văn hóa và ngôn ngữ riêng cần được tiếp tục tồn tại. Họ không thể bị đồng hóa được.

        "Liệu chúng ta", tôi hỏi, "có nên thử vẽ lại đường biên giới?" "Có chứ".

        "Tôi không được quyền thay mặt cho Quốc hội vạch ra bất kỳ đường biên giới nào và chắc Ngài Tổng thống cũng vậy. Nhưng bây giờ, ngay tại Teheran này, chúng ta có thể xem xét việc ba nguyên thủ quốc gia cùng thống nhất làm việc với nhau để vạch ra một phương sách nào đó mà chúng ta sẽ đưa cho người Ba Lan và khuyên họ nên chấp nhận".

        Staline hỏi liệu điều này có thể được thực hiện mà không có sự tham gia của phía Ba Lan hay không? Tôi trả lời "Được", và nói rằng sau khi thỏa thuận được với nhau một cách không chính thức chúng ta có thể đến gặp người Ba Lan. Eden nhận xét ở đây rằng ông ta hết sức kinh ngạc bởi lời tuyên bố của Staline vào chiều hôm đó rằng Ba Lan có thể mở rộng lãnh thổ đến Oder. Ông ta đã hy vọng vào việc đó và trông rất phấn khỏi. Staline đã hỏi liệu chúng tôi có cho rằng ông ta đang chuẩn bị nuốt chửng Ba Lan. Eden nói rằng ông ta không biết liệu người Nga sẽ định "xơi" bao nhiêu. Họ sẽ để lại bao nhiêu? Staline đáp lại rằng người Nga không muốn bất cứ cái gì thuộc về dân tộc khác, mặc dù có lẽ họ sẽ "cắn" một miếng của nước Đức. Eden nói rằng Ba Lan sẽ được bù lại về phía tây phần mà nó bị mất ở phía đông. Staline đáp lại rằng hoàn toàn có thể như vậy, nhưng giờ đây thì ông ta chưa có khái niệm rõ ràng. Lúc đó tôi đã giải thích rằng sự giúp đỡ của ba cường quốc hoàn toàn phù hợp với ý tưởng của tôi về việc Ba Lan sẽ dịch chuyển về phía tây. Điều này đã làm Staline hài lòng, và chúng tôi chia tay nhau ngay sau sự ghi nhận nay.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:21:58 am

*

        Một cuộc họp giữa những tư lệnh quân đội ba nước Anh, Nga và Hoa Kỳ đã chiếm trọn buổi sáng 29. Do biết rằng Staline và Roosevelt đã có một cuộc trao đổi riêng trước đó, và trên thực tế nó đã diễn ra ở chính sứ quán này, tôi đã gọi ý rằng tôi và Ngài Tổng thống nên cùng ăn trưa trước khi diễn ra phiên họp toàn thể lần thứ hai vào buổi chiều hôm đó. Nhưng Roosevelt đã từ chối, và cử Harriman đến chỗ tôi để giải thích rằng ông ta không muốn Staline biết là ông ta và tôi có gặp riêng với nhau. Tôi rất ngạc nhiên về điều này, bởi vì tôi cho rằng tất cả chúng tôi phải xử sự với một sự tin tưởng ngang nhau. Sau bữa ăn trưa Ngài Tổng thống đã có một cuộc họp trao đổi nữa với Staline và Molotov, trong đó nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là kế hoạch cai trị thế giới trong thời kỳ hậu chiến của Roosevelt, đã được bàn đến. Việc này sẽ do "Bộ Tứ Sen đầm" thực hiện - đó là Liên xô, Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa. Staline đã không ủng hộ kế hoạch này. Ông ta nói rằng "Bộ Tứ Sen đầm" sẽ không được các nước nhỏ ở châu Âu hoan nghênh. Ông ta không tin rằng Trung Hoa sẽ trở thành một cường quốc khi chiến tranh kết thúc, và thậm chí có vậy đi chăng nữa, các quốc gia châu Âu sẽ rất khó chịu khi Trung Hoa là người chỉ huy họ. về việc này chắc chắn là nhà lãnh tụ Xô Viết đã chứng tỏ có khả năng tiên đoán giỏi hơn, mẫn cảm chính xác hơn về các chân giá trị so với ngài Tổng thống. Khi Staline đề nghị một giải pháp thay thế là thành lập một ủy ban riêng cho châu Âu và một ủy ban khác cho vùng Viễn Đông - trong đó ủy ban châu Âu sẽ bao gồm Anh, Nga, Hoa Kỳ, và có thể thêm nước châu Âu nữa - Ngài Tổng thống đáp lại rằng điều này về một phương diện nào đó cũng tương tự như ý tưởng của tôi về những ủy ban khu vực, một cho châu Au, một cho vùng Viễn Đông, và một cho châu Mỹ. Ông ta dường như đã không nói rõ ra rằng tôi cũng đã dự tính một Hội đồng Tối cao Liên hiệp quốc, trong đó ba ủy ban khu vực sẽ là những bộ phận cấu thành. Do cho tới rất lâu sau đó không được thông báo về những gì xảy ra, tôi đã không thế đính chính được cách đặt vấn đề sai sót này.

        Trước khi phiên họp toàn thể lần thứ hai của chúng tôi bắt đầu vào lúc 4 giờ chiều, theo sự ủy nhiệm của Nhà vua, tôi đã trao Thanh gươm Danh dự của Nhà vua cho Staline để ghi công cuộc phòng thủ vinh quang ở Stalingrad. Phòng chờ bên ngoài chật ních những sĩ quan và binh lính Nga. Sau khi diễn giải đôi lời, tôi trao cái binh khí tuyệt đẹp này cho Staline và bằng một động tác rất gây ấn tượng ông ta đã nâng nó lên ngang môi rồi hôn vào bao gươm. Sau đó ông ta trao nó cho Voroshilov, người đã hạ nó xuống. Thanh gươm được chuyển khỏi phòng trong một nghi thức trang trọng với một ngươi lính Nga thuộc đội danh dự tháp tùng. Khi nghi lễ này kết thúc tôi nhìn thấy Ngài Tổng thống đang ngồi ở góc bên kia căn phòng, rõ ràng là bị khích động bởi nghi lễ này. Sau đó chúng tôi chuyển sang phòng hội nghị và ngồi xuống quanh chiếc bàn tron, lần này thì cùng với các Tham mưu trưởng, những người giờ đây phải báo cáo lại kết quả của buổi làm việc sáng nay của họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:22:19 am

        Trong cuộc thảo luận diễn ra tiếp đó tôi đã nhắc Staline và ba điều kiện quyết định sức thành bại của chiến dịch "Overlord". Thứ nhất là cần phải giảm bớt một cách đáng kể sức mạnh chiến đấu của quân Đức ở vùng tây bắc Âu trong khoảng từ nay đến khi cuộc tập kích bắt đầu. Thứ hai là lực lượng dự trữ của Đức ở Pháp và Hà Lan không được vượt quá 12 sư đoàn cơ động tinh nhuệ vào ngày tấn công. Thứ ba là không được để cho quân Đức điều từ các mặt trận khác đến đây quá 15 sư đoàn tinh nhuệ trong khoảng thời gian sáu mươi ngày đầu tiên của chiến dịch. Để có thể thỏa mãn được những điều kiện này chúng tôi phải kìm chân chúng càng nhiều càng tốt tại Ý và Nam Tư. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến, điều này sẽ là một lợi thế bổ sung, nhưng không phải là điều kiện cốt yếu. Quân Đức hiện đang đóng ở Ý chủ yếu đến từ Pháp. Nếu giảm nhẹ sức ép ở Ý, chúng có thể quay trở lại. Chúng tôi phải tiếp tục kìm giữ kẻ thù tại một chiến trường duy nhất, nơi mà hiện giờ chúng tôi có thể đương đầu được với chúng. Nếu chúng tôi kìm chân được chúng càng chắc càng tốt trong các tháng mùa đông ở vùng Địa Trung Hải, điều này sẽ là một đóng góp lớn nhất có thể tạo ra những điều kiện cần thiết bảo đảm thắng lợi của chiến dịch "Overlord".

        Staline hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra nếu 13 hay 14 sư đoàn cơ động ở Pháp và nhiều hơn 15 sư đoàn được điều đến đây từ các mặt trận khác. Liệu điều này có khiến cho kế hoạch "Overlord" bị hủy bỏ không.

        Tôi nói, "Không, nhất định không".

        Trước khi chúng tôi chia tay, Staline đã hướng ánh mắt về phía tôi qua chiếc bàn và nói, "Tôi muốn hỏi thẳng Ngai thủ tướng về "Overlord". Liệu ngài thủ tướng và Bộ tham mưu Anh có vững tin vào "Overlord" hay không?" Tôi đáp lại, "Miễn là những điều kiện được nêu ra trước đây cho "Overlord" được bảo đảm khi tới ngày đã định, nhiệm vụ to lớn của chúng ta sẽ là ào qua eo biển tấn công quân Đức bằng tất cả sức mạnh được phát huy cao độ của chúng ta". Chúng tôi đã chia tay nhau sau đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:23:20 am

7

TEHERAN:  KHÓ  KHĂN  VÀ  GIẢI  PHÁP

        Ngày 30 tháng Mười Một là một ngày bận rộn và đáng nhớ đối với tôi. Đó là sinh nhật lần thứ 69 của tôi, và đã hầu như trôi qua với việc giải quyết một trong những công việc quan trọng nhất mà tôi đã từng có dính dáng tới. Việc Ngài Tổng thống đã gặp riêng Nguyên soái Staline tại sứ quán Liên Xô, và việc ông ta tìm cách tránh gặp tôi kể từ khi chúng tôi rời Cairo, bất chấp mối quan hệ thân tình giữa chúng tôi và những công việc mà chúng tôi phối hợp thực hiện, đã đưa đến quyết định tìm gặp riêng Staline. Tôi cảm thấy rằng nhà lãnh đạo Nga đã không có được một ấn tượng đúng về thái độ của Anh. Cái ý nghĩ sai lệch đã hình thành trong đầu ông ta là, nói một cách ngắn gọn, "Churchill và Bộ Tham mưu Anh định tìm cách ngăn cản chiến dịch "Overlord" với mọi khả năng của mình, bởi vì thay vào đó họ muốn xâm chiếm vùng Balkan". Tôi có nghĩa vụ phải xóa đi nhận thức lệch lạc này.

        Ngày bắt đầu chính xác của "Overlord" phụ thuộc vào khả năng vận chuyển của một số lượng tương đối nhỏ các tàu để bộ. Những tàu đổ bộ này không hề bị yêu cầu phải phục vụ bất kỳ chiến dịch nào ở Balkan. Ngài Tổng thống đã hứa với chúng tôi về một chiến dịch tấn công quân Nhật ở vùng vịnh Bengal. Nếu kế hoạch này bị hủy bò, chúng tôi sẽ có đủ tàu đổ bộ phục vụ cho tất cả những chiến dịch tôi muốn tiến hành - đó là việc cho đổ bộ hai sư đoàn kế tiếp nhau để tấn công vào cứ điểm phòng thủ của địch trên bờ biển nước Ý hay bờ biển miền Nam Pháp, và vẫn tiến hành "Overlord" như đã định vào tháng Năm. Tôi cũng đã thỏa thuận với Ngài Tổng thống là chiến dịch này phải được mở vào tháng Năm, còn về phần mình, Ngài Tổng thống đã thôi không chọn ngày 1 tháng Năm nữa. Việc này cho tôi khoảng thời gian tôi cần. Nếu tôi có thể thuyết phục Ngài Tổng thống rút lại lời hứa với Tưởng Giới Thạch và bỏ việc tấn công Vịnh Bengal, cái kế hoạch chưa hề lần nào được nhắc tới trong thời gian diễn ra Hội nghị Teheran, tàu đổ bộ sẽ có đủ cho cả chiến dịch ở Địa Trung Hải lẫn việc tiến hành "Overlord" đúng ngày giờ đã định. Trên thực tế, cuộc đổ bộ vĩ đại này bắt đầu vào ngày 6 tháng Sáu, nhưng ngày giờ đó mãi sau nay mới được quyết định, không phải do bất cứ yêu cầu nào của tôi mà phụ thuộc vào tuần trăng và thời tiết. Sau khi trở lại Cairo, như bạn đọc sẽ thấy, tôi cũng đã thành công trong việc thuyết phục Ngài Tổng thống từ bỏ chiến dịch Vịnh Bengal. Vì vậy tôi nghĩ rằng tôi đã đạt được cái điều mình cho là cấp bách. Nhưng vào buổi sáng tháng Mười Một ấy điều này chưa chắc chắn một chút nào cả. Tôi chắc rằng Staline ắt phải nắm được những vấn đề chính. Tôi không cảm thấy mình có quyền nói những gì mà tôi và Ngài Tổng thống đã thỏa thuận về kế hoạch triển khai "Overlord" vào tháng Năm. Tôi biết rằng Roosevelt muốn tự mình nói điều này với ông ta vào bữa ăn trưa tiếp sau cuộc trao đối của tôi đối với Nguyên soái.

        Những gì tôi kể lại sau đây dựa trên ghi chép của thiếu tá Birse, người phiên dịch đáng tin cậy của tôi, về câu chuyện riêng giữa tôi với Staline.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:23:55 am

*

        Tôi đã bắt đầu bằng cách nhắc cho Nguyên soái biết rằng tôi mang một nửa dòng máu Mỹ và rất có thiện cảm với người Mỹ. Những gì tôi sắp nói ra đây không thể được hiểu là sự dèm pha người Mỹ, và tôi sẽ hết sức trung thành với họ, thế nhưng vẫn có những vấn đề mà tốt hơn hết được trao đổi thẳng thắn giữa hai người với nhau.

        Chúng tôi có sự vượt trội về quân số so với người Mỹ tại Địa Trung Hải. Tại đó quân Anh đông gấp đôi hoặc gấp ba quân Mỹ. Đó chính là lý do tại sao tôi quan tâm tới việc làm sao đừng để các đội quân ở đó bị trói chân trói tay, nếu có thể được. Tôi muốn họ luôn luôn được sử dụng. Tại Ý có mười ba hay mười bốn sư đoàn, trong đó có tới chín hay mười sư đoàn là của Anh. Có hai binh đoàn, thì một là Binh đoàn Liên quân Anh - Mỹ Năm, và cái kia là Binh đoàn Tám quân Anh. Như những gì người ta đã trình bày thì dường như ở đây có sự chọn giữa việc bảo đảm cho "Overlord" được tiến hành đúng giờ đã định và việc triển khai các chiến dịch ở Địa Trung Hải. Nhưng vấn đề không chỉ gói gọn ở đó. Người Mỹ muốn chúng tôi thực hiện một cuộc đổ bộ ở vịnh Bengal để chống lại quân Nhật trong tháng Ba. Tôi thì lại không thích thú làm việc này. Nếu ở Địa Trung Hải có được số tàu đổ bộ cần dùng cho chiến dịch Vịnh Bengal, chúng tôi sẽ có đủ phương tiện để thực hiện tất cả mọi thứ mong muốn ở đó mà vẫn có khả năng bảo đảm việc sớm mở chiến dịch "Overlord". Đó không phải là sự lựa chọn giữa Địa Trung Hải và thời gian mở chiến dịch "Overlord", mà là giữa Vịnh Bengal và thời gian mở chiến dịch "Overlord". Mặc dù vậy, người Mỹ đã ghim chặt chúng tôi vào ngày mở chiến dịch "Overlord" và các hoạt động quân sự ở vùng Địa Trung Hải đành phải hứng chịu những tổn thất trong hai tháng gần đây. Đạo quân của chúng tôi đóng trên đất Ý đã có phần nản chí bởi bảy sư đoàn của họ đã bị điều đi. Chúng tôi đã điều về nước ba sư đoàn, và người Mỹ thì đang điều bốn sư đoàn của họ, tất cả là để chuẩn bị cho "Overlord". Đó chính là nguyên nhân tại sao chúng tôi đã không thế hoàn toàn tận dụng được sự sụp đổ của nước Ý. Nhưng chính điều này cũng đã chứng tỏ được lòng nhiệt tâm của chúng tôi trong việc chuẩn bị cho "Overlord". Staline nói rằng thế thì tốt. Sau đó tôi chuyển sang vấn đề tàu đổ bộ, và giải thích thêm một lần nữa về nguyên nhân và mức độ khó khăn chúng tôi đang gặp phải. Chúng tôi có rất đông quân ở vùng Địa Trung Hải, ngay cả sau khi đã điều đi    bảy sư đoàn, và tại Vương quốc Liên hiệp Anh sẽ có đầy đủ    lực lượng tấn công của liên quân Anh - Mỹ. Tất cả đều phụ thuộc vào tàu đổ bộ. Khi Staline đưa ra một lời tuyên bố quan trọng cách đây hai ngày về việc nước Nga sẽ tham gia cuộc chiến tranh chống Nhật sau khi Hitler đầu hàng, tôi đã lập tức    gợi ý với người Mỹ rằng họ sẽ có thể kiếm được thêm tàu đổ bộ cho những chiến dịch mà chúng tôi đã đề nghị tiến hành ở Ấn Độ Dương, hoặc họ sẽ điều một số tàu đổ bộ từ Thái Bình Dương đến hỗ trợ cho cuộc chuyển quân đầu tiên trong chiến dịch "Overlord". Trong trường hợp đó có khả năng lo đủ tàu đổ bộ cho mọi chiến dịch. Nhưng người Mỹ đã tỏ ra rất nhạy cảm về vấn đề Thái Bình Dương. Tôi đã chỉ vạch ra với họ rằng Nhật bản có thể bị đánh bại sớm hơn nếu như Nga nhảy vào cuộc chiến tranh kháng Nhật, và rằng như vậy họ có đủ sức giúp đỡ chúng tôi nhiều hơn.

        Vấn đề giữa tôi và người Mỹ thực ra chỉ là một chuyên rất nhỏ. Không phải là tôi dưới bất kỳ hình thức nào tỏ ra thơ ơ với kế hoạch "Overlord", tôi chỉ muốn đạt được những gì tôi cần cho chiến dịch Địa Trung Hải và cùng lúc đó đảm bảo cho "Overlord" được thực hiện đúng thời gian đã định. Các chi tiết sẽ được Bộ Tham mưu hai nước thảo ra, và tôi hy vọng rằng điều này sẽ được hoàn thành ngay tại Cairo. Không may là lại có sự xuất hiện của Tưởng Giói Thạch, và những vấn đề liên quan đến Trung Hoa lại chiếm hầu như toàn bộ thời gian. Nhưng tôi vẫn tin rằng rút cuộc thì chúng tôi cũng kiếm đủ tàu đổ bộ cho tất cả các chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:24:57 am

        Bây giờ lại nói chuyện "Overlord". Cho đến ngày mở chiến dịch được xác định vào tháng Năm hoặc tháng Sáu, người Anh sẽ chuẩn bị đủ khoảng mười sáu sư đoàn, bao gồm lục quân, lính thủy đánh bộ, lực lượng phòng không và hậu cần, với tổng số lên tới gần nửa triệu người. Những người này bao gồm một số quân tinh nhuệ nhất, kể cả những chiến binh đã dạn dày trận mạc ở vùng Địa Trung Hải. Thêm vào đó người Anh sẽ lo đủ những gì cần từ Hải quân Hoàng gia để chuyên chở và bảo vệ Quân đội, và khoảng bốn ngàn máy bay chiên đấu thuộc Không lực Hoàng gia Anh liên tục hoạt động. Việc tập kết quân của người Mỹ vừa mới bắt đầu. Cho đến bây giờ họ chỉ mới đưa đến chủ yếu la không quân và quân trang quân dụng, nhưng tôi cho rằng trong vòng bốn năm tháng tới hàng tháng sẽ có khoảng một trăm năm mươi ngàn quân hoặc hơn sẽ được chuyển đến, đưa tổng số quân tính vào thời điểm tháng Năm lên tới bảy hoặc tám trăm ngàn. Việc đánh bại tàu ngầm Đức ở Đại Tây Dương đã làm cho việc chuyển quân có thể thực hiện được. Tôi ủng hộ việc mở chiến dịch ở miền Nam nước Pháp khoảng cùng một lúc với "Overlord" hoặc vào bất kỳ thời điểm thuận lợi nào. Chúng tôi phải kìm chân kẻ thù tại Ý, và điều càng nhiều càng tốt trong số hai mươi hay hai mươi ba sư đoàn đóng ở Địa Trung Hải tới miền Nam nước Pháp, số còn lại sẽ trụ lại ở Ý.

        Một trận đánh lớn đang sắp sửa nổ ra ở Ý. Tướng Alexander có chừng nửa triệu quân dưới quyền mình. Có khoảng 13 hay 14 sư đoàn quân đồng minh chống lại từ 9 đến 10 sư đoàn quân Đức. Thời tiết rất xấu và cầu thì đã bị cuốn sạch, nhưng vào tháng Mười Hai chúng tôi quyết định sẽ theo đuổi kế hoạch nay, với việc Tướng Montgomery chỉ huy Binh đoàn 8. Một cuộc đổ bộ sẽ được tiến hành gần Tiber. Cùng lúc đó Binh đoàn 5 sẽ nhảy vào cản bước quân thù. Trận này có thể biến thành một Stalingrad thu nhỏ. Chúng tôi không định tiến vào miền đất lớn của bán đảo Ý, mà chỉ cố giữ cái chi nhánh đất hẹp thôi.

        Staline nói ông ta phải khuyên cáo với tôi rằng Hồng Quân trông chờ vào thắng lợi của cuộc xâm chiếm miền Bắc nước Pháp của chúng tôi. Nếu như không có chiến dịch nào được tiến hành vào tháng Năm năm 1944, thì Hồng Quân sẽ nghĩ rằng trong cả năm đó sẽ không có bất cứ một chiến dịch nào cả. Thời tiết có thể xấu và sẽ có những khó khăn về vận tải. Nếu chiến dịch này không diễn ra, ông ta không muốn thấy Hồng Quân bị thất vọng. Sự thất vọng chỉ gây ra cảm giác tồi tệ mà thôi. Nếu như không có bất cứ thay đổi lớn nào trên chiến trường châu Âu trong năm 1944 thì sẽ rất khó khăn cho người Nga trong việc tiếp tục cuộc chiến này. Họ đã mệt mỏi vì chiến tranh. Ông ta sợ rằng cái cảm giác bị cô lập có thể lan rộng trong binh lính của ông ta. Chính vì vậy mà ông ta cố gắng tìm hiểu xem liệu "Overlord" có được tiến hanh đúng theo lịch đã định không. Nếu không, ông ta sẽ phải có biện pháp ngăn chặn tâm trạng chán nản trong Hồng Quân. Đó là điều cực kỳ quan trọng.

        Tôi nói rằng "Overlord" chắc chắn sẽ diễn ra, miễn là kẻ thù không đưa tới Pháp một lực lượng lớn hơn số quân mà Anh và Mỹ có thể tập kết ở đó. Nêu quân Đức có từ 30 đến 40 sư đoàn ở Pháp thì tôi không nghĩ rằng lực lượng mà chủng tôi chuẩn bị cho vượt eo biển có thể cầm cự được lâu. Tôi không ngại những gì xảy ra vào ngày thứ 30, 40 và 50 của chiến dịch. Mặc dù vậy, nếu Hồng Quân giao chiến với kẻ thù, và chúng tôi kìm chân chúng trên đất Ý, và có khả năng người Thổ tham chiến, thì tôi nghĩ chúng tôi có thể giành chiến thắng.

        Staline nói rằng những thành công khỏi đầu của "Overlord" sẽ có một tác dụng đối với Hồng Quân, và nếu ông ta biết rằng chiến dịch sẽ được tiến hành vào tháng Năm hay tháng Sáu, ông ta đã có thể chuẩn bị giáng những cú đòn vào quân Đức. Mùa Xuân là khoảng thời gian thích hợp nhất. Tháng Ba và tháng Tư là những tháng chẳng đánh đấm được gì, và trong khoảng thời gian này ông ta có thể tập trung binh lực và vật lực, để đến tháng Năm và tháng Sáu sẽ tấn công. Nước Đức có thể sẽ không còn quân mà điều sang Pháp nữa. Việc thuyên chuyển các sư đoàn quân Đức sang phía Đông đang tiếp diễn. Bọn Đức rất e ngại mặt trận phía Đông vì ở đây không có eo biển mà quân đội đổ bộ phải vượt qua và ở đây cũng chẳng có nước Pháp mà tiến vào. Quân Đức rất sợ Hồng Quân tiến lên. Hồng Quân sẽ tấn công nếu họ nhìn thấy rằng Đồng minh đang chi viện cho họ. Ông ta hòi bao giờ thì "Overlord" bắt đầu.

        Tôi nói rằng tôi không thể tiết lộ ngày mở chiến dịch "Overlord" nếu không có sự đồng ý của Ngài Tổng thống, nhưng ông ta sẽ nhận được câu trả lời vào bữa ăn trưa, và tôi cho rằng ông ta sẽ hài long.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:25:22 am

*

        Sau khi nán lại một chút, tôi và Staline đi riêng rẽ đến chỗ Ngài Tổng thống để dùng bữa trưa chỉ dành cho "Ba người" (cùng với các phiên dịch của mình) theo lời mời của ông ta. Tại đó Roosevelt đã nói với Staline rằng cả hai chúng tôi đã thỏa thuận rằng "Overlord" sẽ được mở trong tháng Năm. Staline rõ ràng là rất vui sướng và thanh thản bởi lời cam kết chính thức và trục tiếp của chúng tôi. Cuộc nói chuyên chuyển sang những chủ đề nhẹ nhàng hơn, và phần phiên bản duy nhất tôi có được là vấn đề nước Nga tiến ra biển và đại dương. Tôi vẫn luôn cho rằng đây là một sai lầm có thể gây ra những mối bất hòa nghiêm trọng, rằng cần phải từ chối mọi con đường ra biển hữu hiệu trong những tháng mùa đông đối với một nước lớn và hùng mạnh như Đế chế Nga, với dân số gần hai trăm triệu người.

        Sau một khoảng thời gian gián đoạn ngắn, phiên họp toàn thể lần thứ ba bắt đầu cũng tại Sứ quán Nga vào lúc bốn giờ chiều như cũ. Mọi người đều tham dự và con số chúng tôi lên tới gần 50 người. Tướng Brooke lúc đó đã công bố rằng, sau khi nhóm hợp, Hoa Kỳ và Anh đã gọi ý chúng tôi nên mở chiến dịch "Overlord" vào tháng Năm, "trong sự kết hợp chặt chẽ với một chiến dịch hỗ trợ nhằm vào miền Nam nước Pháp, và với một qui mô lớn nhất mà lực lượng tàu đổ bộ có vào lúc đó cho phép".

        Staline nói rằng ông ta nhận thức được tầm quan trọng của quyết định này và những khó khăn vốn có khi triển khai nó. Thời kỳ nguy hiểm nhất đối với "Overlord" sẽ là lúc triển khai lực lượng đổ bộ. Vào thời điểm này quân Đức có thể đưa quân đến từ phía Đông để gây khó khăn tối đa cho "Overlord". Để có thể ngăn chặn bất cứ một cuộc tấn công trên qui mô lớn vào tháng Năm. Tôi hỏi liệu bộ ba tham mưu có gặp khó khăn gì trong việc sắp đặt các kế hoạch nghi binh, Staline đã giải thích rằng người Nga đã tương đối thành công trong việc nghi binh với việc sử dụng các phương tiện như xe tăng, máy bay và sân bay giả. Nghi binh bằng vô tuyến cũng tỏ ra có tác dụng. Ồng ta hoàn toàn tán thành việc ba bộ tham mưu phối hợp được bảo vệ bởi những điều dối trá. Staline và các đồng chí của ông ta đã đánh giá rất cao nhận xét này sau khi được nghe dịch, và cuộc hội nghị chính thức của chúng tôi đã kết thúc một cách vui vẻ tại đây.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:25:47 am

*

        Cho đến giờ chúng tôi chỉ tập trung ở Sứ quán Liên xô để tiến hành hội nghị hay dùng bữa ở đó. Mặc dù vậy tôi đề nghị rằng tôi phải là chủ nhân của bữa dạ tiệc thứ ba sẽ được tổ chức tại Tòa Công sứ Anh. Điều nầy không còn phải bàn cãi gì nữa. Chữ cái đầu tiên của tên nước Anh (Great Britain) và tên tôi (Churchill) đều đứng trước tính theo bảng chữ cái, và về tuổi tác tôi đều hơn''bốn đến năm tuổi so với Roosevelt hay Staline. Chính phủ chúng tôi được thành lập trước họ hàng thế kỷ; tôi có thể bổ sung, nhưng tôi đã không làm điều đó, rằng chúng tôi tham chiến sớm nhất; và, cuối cùng, ngày 30 tháng Mười Một là sinh nhật tôi. Những luận cứ này, đặc biệt là cái cuối cùng, là quyết định, mọi .sự chuẩn bị cho bữa tiệc cho gần 40 người, bao gồm không chỉ các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự mà còn cả một số nhân viên cao cấp của họ, đã được Công sứ Anh đảm nhiệm, cảnh sát Chính trị Liên xô, cơ quan N.K.V.D, đã nằng nặc đồi kiểm tra khắp nơi trong Toa Công sứ Anh, ngó đằng sau từng cái cửa ra vào, từ bên dưới từng cái đệm, trước khi Staline xuất hiện; và khoảng 50 cảnh sát vũ trang Nga dưới sự chỉ huy trực tiếp của một viên tướng cảnh sát, đã được bố trí đứng gần tất cả các cửa ra vào và cửa sổ. Số lượng nhân viên An ninh Mỹ hiển nhiên là cũng đông. Mặc dù vậy mọi thứ đã qua đi một cách dễ chịu. Staline đã đến nơi trong trạng thái hết sức vui vẻ, với sự hộ tống của một đội bảo vệ khá cồng kềnh, và Ngài Tổng thống mỉm cười với tất cả chúng tôi trong sự hài lòng và thái độ thiện chí từ chiếc xe lăn của mình.

        Đây là một dịp đáng nhớ trong cuộc đời tôi. Ngồi bên phải tôi là Tổng thống Hoa Kỳ, còn bên trái tôi là chúa tể của nước Nga. Cùng với nhau chúng tôi đã có trong tay sự vượt trội về hải quân và ba phần tư lực lượng không quân trên toàn thế giới, và có thể chỉ huy những đạo quân gồm tổng cộng gần 20 triệu người, chiến đấu trong một cuộc chiến tranh kinh khủng nhất đã từng xuất hiện trong lịch sử loài người. Tôi đã không tài nào hài lòng với đoạn đường dài dằng dặc mà chúng tôi trên con đường đi tới chiến thắng kể từ mùa hè năm 1940, khi chúng tôi còn đơn độc và trên thực tế là không được vũ trang, trừ hải quân và không quân, chống lại sức mạnh bách chiến bách thắng của Đức và Ý, với gần như toàn bộ châu Âu và nguồn lực của nó nằm dưới quyền kiểm soát của chúng. Ngài Roosevelt đã tặng tôi nhân sinh nhật một chiếc lọ hoa bằng sứ ba tư. Mặc dù trên đường tôi trở về tổ quốc đã bị vỡ ra từng mảnh, nó đã được gắn lại một cách tài tình, và đó là một trong những bảo vật của tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:26:03 am

        Trong bữa ăn tôi đã có một cuộc chuyên trò thú vị với cả hai vị khách đáng kính của mình. Staline đã nhắc lại câu hỏi mà ông ta đặt ra tại Hội nghị. "Ai sẽ chỉ huy "Overlord?" Tôi nói rằng Ngài Tổng thống vẫn chưa có quyết định cuối cùng, nhưng tôi tin gần như chắc chắn rằng người đó là tướng Marshall, người ngồi đối diện với chúng tôi cách đó không xa, và rằng đó là triển vọng tính đến thời điểm này. Ông ta rõ ràng là tỏ ra hài lòng về điều nay. Sau đó ông ta đã nói về Tướng Brooke. Ông ta nghĩ rằng viên tướng này không ưa người Nga. Tướng Brooke đã ăn nói rất cục cằn với họ tại cuộc gặp đầu tiên giữa chúng tôi ở Matxcova vào tháng Tám năm 1942. Tôi đã cải chính suy nghĩ của ông ta với nhận xét rằng quân nhân thương có thói quen ăn nói cục cằn và thẳng ruột ngựa khi giải quyết các vấn đề quân sự với các đồng nghiệp của mình. Staline nói rằng như vậy thì ông lại càng quý họ hơn. Ông ta đã chăm chăm nhìn xuyên căn phòng về phía Brooke.

        Đợi đến đúng lúc, tôi đã nâng cốc chúc sức khỏe các vị khách nổi tiếng của mình, và Ngài Tổng thống cũng nâng cốc chúc sức khỏe của tôi và chúc tôi bách niên giai lão. Tiếp theo là Staline, người cũng nói một điều gì đó tương tự.

        Chúng tôi nâng cốc một cách thân mật rất nhiều lần theo phong tục của người Nga, và rõ ràng rất hợp với những bữa tiệc như thế này. Hopkins đã phát hiện một cách vui nhộn, trong đó ông ta nói rằng ông ta đã hoàn thanh một công trình nghiên cứu rất dài và tỉ mỉ về Hiến pháp Anh vốn chưa viết ra, và về Nội các Chiến tranh, mà quyền lực và thành phần của nó vẫn chưa được xác định. Theo công trình nghiên cứu này, ông ta nói "tôi nhận thấy rằng các điều khoản trong Bản Hiến pháp Anh và khả năng của Nội các Chiến tranh chính là những gì mà Winston Churchill muốn vào bất kỳ một thời điểm nhất định nao. "Điều mày đã khiến mọi người cười ồ lên. Người đọc câu chuyện này sẽ thấy rằng khẳng định hài hước này chẳng có mấy cơ sở. Đúng là tôi nhận được ở một mức độ nào đó sự ủng hộ trung thành và chưa có tiền lệ theo hướng tiếp tục cuộc chiến từ phía Quốc hội và những thành viên trong Nội các của mình, và hiếm khi các kế hoạch lớn của tôi lại bị bác bỏ; thế nhưng với đôi chút kiêu hãnh tôi đã nhắc với hai chiến hữu vĩ đại của mình rằng trong ba chúng tôi thì tôi là người duy nhất có thể bị miễn nhiệm bất cứ lúc nào bởi một Hạ nghị viện được bầu ra một cách tự do theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, hoặc chịu sự kiểm soát hàng ngày bởi Nội các Chiến tranh, vốn đại diện cho tất cả các đảng phái trong Quốc gia. Nhiệm kỳ của Ngài Tổng thống đã được xác định rõ ràng, và quyền lực của ông ta, không chỉ với tư cách là Tổng thống mà còn là Tổng tư lệnh quân đội, là gần như tuyệt đối theo Hiến Pháp Hoa Kỳ. Staline cũng dường như toàn quyền ở nước Nga, riêng vào thời điểm này thì điều đó không còn bàn cãi gì nữa. Họ có quyền ra lệnh; còn tôi phải giải trình và thuyết phục. Tôi mừng là việc nay được sắp đặt như vậy. Quá trình này rất mất công, nhưng tôi không có lý do gì để phàn nàn về cách thúc của nó. Trong suốt thời gian bữa tiệc diễn ra có rất nhiều bài diễn văn, và hầu hết các nhân vật chủ chốt bao gồm cả Molotov và Tướng Marshall đều có đóng góp phần mình. Nhưng lời phát biểu khiến tôi không thể nào quên được là của Tướng Brooke. Tôi xin trích dẫn một đoạn ra đây để chúng tỏ ông ta đã quá thiện ý khi viết nó dành cho tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:27:31 am

        Bữa tiệc diễn ra được nửa chừng thì Ngài Tống thống niềm nở nâng cốc chúc sức khỏe tôi, nhân thể nhắc lại chuyện cha tôi đã đến viếng thăm cha ông ở Hyde Park. Ngay khi ông ta vùn dứt lời, và tôi đang nghĩ rằng đây là dịp tốt để đáp lại những lời lẽ tốt đẹp của ông, thì Staline đứng dậy và nói rằng ông ta muốn cạn ly. Rồi ông ta tiếp tục nói bóng gió rằng tôi đã quên không tỏ ra thực sự thân thiện với Hồng Quản, rằng tôi thiếu sự đánh giá đúng mức đối với những phẩm chất tuyệt diệu của đội quân đó, và hy vọng trong tương lai tôi sẽ biểu lộ ở một mức độ cao hơn quan hệ chiến hữu đối với các chiến sĩ Hồng Quản!

        Tôi hết sức ngạc nhiên bởi những lời buộc tội như thế này, vì tôi không thể hiểu được chúng dựa trên cơ sở nào. Dù sao thì đến lúc đó tôi cũng đã có sự nhìn nhận về Staline đủ để biết rằng nếu tối ngồi yên chịu đựng những lời xúc phạm này tôi sẽ đánh mất bất cứ sự tôn trọng nào mà ông ta có thể dành cho tôi, và sau này ông ta sẽ tiếp tục công kích tôi.

        Vì vậy tôi đứng dậy nồng nhiệt cảm ơn Ngài Tống thống về những lời lẽ tốt dẹp ngài dành cho tôi, rồi hướng về phía Staline với câu trả lời đại thể như sau:

        "Bây giờ, thưa Nguyên soái, tôi xin được phép đáp lại Ngài. Tôi ngạc nhiên rằng ngài đã quyết định đưa ra đối với tôi những lời buộc tội hoàn toàn không có cơ sở.

        Tôi xỉn được nhắc lại với Ngài rằng sáng nay chúng ta bàn về các kế hoạch nghi binh. Ngài Churchill có nói rằng "trong chiến tranh sự thật phải được tháp tùng bởi những dối trá". Cũng xin nhắc với Ngài rằng chính ngài củng đã báo chúng tôi là trong những cuộc công kích lớn dự định thực của Ngài luôn được giấu kín đối với thế giới bên ngoài. Ngài đã nói rằng tất cả những xe tăng và máy bay giả luôn được tập trung ở các chiến trường có tầm quan trọng trước mắt, trong khi dự định thực sự thì được che giấu bồi một màn bí mật hoàn toàn "Vậy thì, thưa Nguyên soái, ngài đã bị lạc lối bởi những chiếc xe tăng và máy bay giả nên ngài đã không thể nhận ra những tình cảm hữu hảo chân thực mà tôi dành cho Hồng Quăn, lẫn tình chiến hữu thực sự mà tôi dành cho tất cả các chiến sĩ Hồng Quân".


        Trong khi Pavlov dịch từng câu cho Staline nghe, tôi chăm chú theo dõi nét mặt của ông ta. Nó rất bí hiểm. Thế nhưng khi nghe xong, ông ta quay về phía tôi và nói với giọng thích thú, "Tôi thích Con người này. Ông ta có vẻ rất trực tính. Sau này tôi sẽ phải nói chuyện với ông ta".

        Cuối cùng, chúng tôi đi vào tiền sảnh, và ở đây mọi người chuyển đổi từ nhóm nọ sang nhóm kia. Tôi cảm thấy chưa bao giờ  tôi có được một sự đoàn kết và tính chiến hữu tốt đẹp trong nội bộ Đồng minh như lúc này. Tôi đã không mời Randolph và Sarah đến dự tiệc, mặc dù họ vẫn cứ đến khi mọi ngươi đang nâng cốc chúc mừng sinh nhật tôi. Nhưng lúc này Staline đã tách họ riêng ra và chào hỏi hết sức nồng nhiệt, và tất nhiên Ngài Tổng thống cũng biết rõ họ. .

        Trong khi đang đi loanh quanh, tôi trông thấy Staline và Brooke đang mặt đối mặt với nhau trong một nhóm nhỏ. Brooke đã miêu tả tiếp như sau:

        Khi chúng tôi bước ra khỏi phòng, Thủ tướng có bảo tôi rằng ông ta đã cám thấy lo lắng về những gì tôi sẽ nói tiếp theo khi tôi đề cập đến "sự thật" và "dối trá". Mặc dù vậy ông vẫn làm cho tôi cảm thấy yên lòng khi nói rằng lời đối đáp của tối đã thực sự tác động đến Staline. Vì vậy tôi đã quyết định sẽ tiếp tục tấn công ông ta khi chúng tôi ra ngoài tiền sảnh. Tôi bước đến bên Staline và báo ông ta rằng tôi hết sức ngạc nhiên và đau lòng với việc ông ta quyết định buộc tội tôi khi nâng cốc. Ông ta đã phản ứng ngay lập tức thông qua Povlov, rằng "tình hữu hảo tốt đẹp nhất chỉ được xây dựng trên nền những sự hiểu lầm", và bắt tay tòi rất thắm thiết.

        Tôi thấy dường như trời đã quang mây tạnh, và trên thực tế niềm tin của Staline đối với anh bạn của tôi đã được xây dựng trên cơ sở của sự tôn trọng và thiện chí, những thứ không hề bị lay chuyển khi tất cả chúng tôi hợp tác với nhau.

        Phải đến hai giờ đêm chúng tôi mới chia tay. Nguyên soái ra về theo yêu cầu của đoàn tùy tùng, và Ngài Tổng thống cũng được đưa về Hành dinh của ông tại Sứ quán Liên Xô. Tôi lên giường trong trạng thái mệt mỏi nhưng hài lòng, tin chắc toàn những điều lành xảy ra. Đó đúng là một lễ sinh nhật hạnh phúc đối với tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:32:30 am

*

        Vào ngày 1 tháng Mười Hai cuộc thảo luận kéo dài và căng thẳng giữa chúng tôi ở Teheran đã đi vào hồi kết. Những kết luận về quân sự đã quyết định tương lai của cuộc chiến tranh. Cuộc tấn công vượt eo biển được xác định vào tháng Năm, do phụ thuộc vào thủy triều và tuần trăng. Người Nga sẽ nối lại cuộc tấn công để hỗ trợ cho chiến dịch này. Lúc đầu tôi muốn rằng cuộc đổ bộ dự kiến vào bờ biển phía Nam nước Pháp sẽ do một bộ phận quân Đồng minh đóng trên đất Ý đảm nhiệm. Kế hoạch nay đến lúc đó vẫn chua được xem xét cụ thể, nhưng việc cả Nga và Mỹ ủng hộ nó tạo điều kiện dễ dàng hơn đế đảm bảo một số lượng tàu đổ bộ cần thiết cho sự thành công của chiến dịch Ý và chiếm Rome, mà thiếu nó thì hẳn sẽ thất bại. Tất nhiên là tôi thích thú hơn với việc Ngài Tổng thống gọi ý giải pháp thay thế là chuyển quân khỏi nước Ý qua con đương Istria và Trieste, với kế hoạch tối hậu là tiến vào Vienna qua đường Đèo Ljubljana. Tất cả những cái này là chuyện của năm sáu tháng tới. Sẽ có nhiều thời gian để đi đến sự lựa chọn cuối cùng khi mà cuộc chiến chung đã định hình, nếu như lực lượng  của chúng tôi đóng ở Ý không bị tê liệt do những đòi hỏi nhỏ nhoi nhất về tàu đổ bộ bị khước từ. Nhiều mô hình đổ bộ hay bán đổ bộ vẫn đang còn bỏ dở. Tôi trông đợi rằng chiến dịch ở Vịnh Bengal sẽ bị từ bỏ, và điều này sẽ được chứng minh là đúng đắn khi độc giả đọc đến chương sau. Tôi mừng khi cảm thấy rằng một loạt các sự lựa chọn quan trọng vẫn được bảo lưu. Những nỗ lực mạnh mẽ của chúng tôi đã được nối lại nhằm đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chiến, với tất cả những gì có thể diễn ra cùng với điều này tại biển Aegean, và những gì sẽ kéo theo tại Hắc Hải. Kiểm điểm lại toàn bộ tình hình chiến trường, và vì chúng tôi đã chia tay trong một bầu không khí hữu nghị và đoàn kết, cá nhân tôi cảm thấy rất hài lòng.

        Những khía cạnh chính trị ngay lập tức trở nên xa vời và tự biện. Rõ ràng là chúng phụ thuộc vào các kết quả của những trận đánh lớn vẫn chưa diễn ra, và sau đó là tâm trạng của từng nước Đồng minh khi thắng lợi đã đạt được. Đối với các nền dân chủ phương tây thật là không đúng nếu tại Teheran thảo ra các kế hoạch nghi ngờ thái độ của nước Nga trong giờ phút khải hoàn, khi mà mọi nguy cơ của nó đã được rũ bỏ. Lợi hứa của Staline tham gia kháng Nhật ngay sau khi Hitler bị lật đổ và quân đội của y bị đánh bại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Hy vọng về tương lai nằm trong sự kết thúc chóng vánh nhất của cuộc chiến tranh và thiết lập một Công cụ Quốc tế nhằm ngăn ngừa một cuộc chiến tranh khác xảy ra dựa trên cơ sở kết hợp sức mạnh của ba cương quốc mà các lãnh tụ của chúng tôi đã nắm tay đoàn kết quanh bàn đàm phán.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Ba, 2019, 11:04:19 pm

        Chúng tôi đã tìm kiếm giải pháp xoa dịu Phần Lan, đất nước xét về tổng thể hiện đang tham chiến. Những đường biên giới mới của Ba Lan mới đã được vạch ra khá rộng ở cả phía Đông và phía Tây. "Đường ranh giới Curzon" sẽ phải được vạch ra ở phía Đông và đường ranh giới sông Oder ở phía Tây dường như bảo đảm cho dân tộc Ba Lan một tổ quốc thực sự và bền vững sau tất cả những gì mà họ đã phải chịu đựng. Tạm thời vấn đề giữa Neisse Đông và Neisse Tây, hai nhánh sông đã nhập lại thành Oder, vẫn chưa trở thành vấn đề quan trọng. Vào tháng Sáu 1945 vấn đề này nảy sinh dưới dạng bạo lực và trong những điều kiện hoàn toàn khác nhau, tại Hội nghị Postdam tôi đã lập tức tuyên bố rằng nước Anh chỉ trung thành với việc chọn nhánh sông phía Đông. Và đến giờ đây vẫn là lập trường của tôi.

        Vấn đề tối quan trọng là thỏa thuận giữa những ngươi chiến thắng về cách đối xử với nước Đức vào cái mốc lịch này đã chỉ có thể là chủ đề của "một cuộc xem xét sơ bộ về một lĩnh vực chính trị rộng lớn", và, như cách diễn tả của Staline, "chắc chắn đây là rất sơ bộ", cần phải nhớ rằng chúng tôi đang tiến hành dở dang cuộc đấu tranh ghê gớm đối với bọn Quốc xã hùng mạnh. Mọi mối hiểm nguy của cuộc chiến đều ở quanh chúng tôi, và toàn bộ tình chiến hữu trong nội bộ Đồng minh, và sự mong muốn trừng phạt kẻ thù chung, đã ngự trị trong đầu mọi chúng tôi. Những kế hoạch dự kiến có tầm quan trọng sống còn của Ngài Tổng thống về việc chia nước Đức làm năm quốc gia tự trị và hai vùng lãnh thổ, nằm dưới sự cai quản của Liên Hiệp Quốc, tất nhiên là khó được Staline chấp nhận hơn nhiều so với đề nghị của tôi về việc cô lập nước Phổ và thành lập một Liên bang Danườe, hoặc thành lập một nước Nam Đức và một Liên bang Danube. Đây chỉ là quan điểm của cá nhân tôi. Nhưng tôi không hề hối hận vì đã nêu vấn đề này ra trong cái bối cảnh ở Teheran lúc đó.

        Tất cả chúng tôi đều lo ngại sâu sắc về sự hùng mạnh của một nước Đức thống nhất. Nước Phổ có một lịch sử vĩ đại riêng của họ. Tôi nghĩ là có thể thiết lập một nền hòa bình cứng rắn, nhưng trong danh dự, với đất nước này, và cùng lúc đó tái tạo dưới hình thức mới một cái gì đó đại thế như với Đế quốc Áo - Hung, mà về nó người ta đã nói một cách hoa mỹ như sau: "Nếu nó chưa từng tồn tại, thì ắt hẳn nó đã được phát minh ra". Ở đây sẽ là một vùng đất rộng lớn trên đó không chỉ hòa bình  mà cả hữu nghị có thể ngự trị vào một ngày sớm hơn so với bất kỳ giải pháp nào khác rất nhiều. Vì vậy một châu Âu thống nhất có thể sẽ có được với sự thành lập trong đó cả người chiến thắng lẫn kẻ chiến bại, có thể sẽ tìm ra một cơ sở chắc chắn cho cuộc sống và tự do của hàng triệu người dân đang đau khổ của họ.

        Dòng suy nghĩ của tôi cứ tiếp diễn không ngừng trong cái lĩnh vực rộng lớn này. Nhưng trên thực tế những thay đổi lớn và nguy hiểm đã đổ xuống đầu chúng tôi. Các đường biên giới của Ba Lan chỉ tồn tại trên danh nghĩa, và đất nước Ba Lan run rẩy dưới sự kìm kẹp của nước Nga Cộng sản. Còn nước Đức thì thực sự đã chia ra, nhưng theo một cách phân chia đáng ghê gớm, thành, hai vùng chiếm đóng quân sự. về tấn thảm kịch này, ta chỉ có thể nói rằng nó không thể kéo dài mãi được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Ba, 2019, 12:20:24 am

8

CARTHAGE VÀ MARRAKESH

        Vào ngày 2 tháng Mười Hai tôi trở lại Cairo từ Teheran, và một lần nữa được thu xếp ở tại ngôi biệt thự gần khu Kim Tự Tháp. Ngài Tổng thống cũng đến nơi vào buổi tối hôm đó, và chúng tôi đã tiếp tục tranh luận thân mật về bối cảnh tổng thể của cuộc chiến, cũng như những kết quả đàm phán của chúng tôi với Staline. Trong khi đó các Tham mưu trưởng Liên quân, những người vừa có dịp nghỉ ngơi bằng cách ghé thăm Jerusalem trên đường trở về từ Teheran, sẽ tiếp tục cuộc tranh luận về công việc nặng nề của họ vào ngày hôm sau. Đô đốc Mountbatten đã quay trở lại Ấn Độ, nơi từ đó ông ta đã trình lên kế hoạch sửa đổi mà ông ta được lệnh phải vạch ra cho một cuộc tấn công bằng hải quân và lục quân vao các đảo Andaman (chiến dịch "Buccaneer"). Cuộc tấn công này sẽ thu hút tàu đổ bộ tối cần thiết đã được gửi đến chỗ ông ta từ Địa Trung Hải. Tôi mong muốn sẽ thử lần cuối cùng nhằm thuyết phục người Mỹ cho tiến hành một chiến dịch khác nhằm chiếm Rhodes.

        Tối hôm sau tôi lại dùng bữa cùng Ngài Tổng thống. Eden cũng dự cùng tôi. Chúng tôi tiếp tục ngồi lại cho tới quá nửa đêm, tranh luận về những quan điểm còn khác biệt. Tôi chia sẻ những quan điểm của các Tham mưu trưởng của chúng tôi, những người cảm thấy hết sức lo ngại về lời hứa của Ngài Tổng thống đối với Thống chê Tương Giói Thạch trước Hội nghị Teheran về việc sớm mở một cuộc tấn công vượt Vịnh Bengal. Điều này có thể làm tiêu tan mọi hy vọng và kế hoạch của tôi về việc chiếm Rhodes, mà tôi tin rằng có ảnh hưởng quyết định tới việc Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến. Nhưng tâm trí Ngài Roosevelt đã đặt hết hy vọng vào đó rồi. Khi các Tham mưu trưởng của chúng tôi nêu vấn đề này ra tại các hội nghị quân sự, Bộ Tham mưu Hoa Kỳ đã nhanh chóng từ chối thảo luận. Họ nói Ngài Tổng thống đã quyết định, và họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuân lệnh.

        Vào buổi chiều ngày 4 tháng Mười Hai, chúng tôi tiến hành phiên họp toàn thể đầu tiên kể từ Hội nghị Teheran, nhưng đã không đạt được mấy tiến triển. Ngài Tổng thống đã mào đầu bằng việc nói rằng ông phải ra về vào ngày 6 tháng Mươi Hai, và cho tới tối Chủ nhật, 5 tháng Mười Hai, tất cả các báo cáo phải được chuẩn bị để cho cả hai bên thảo luận lần cuối. Ngoài vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến, điểm tồn tại duy nhất dường như tương đối không hữu ích đối với việc đạt được thỏa thuận về số tàu đổ bộ và trang bị của chúng tôi.

        Tôi nói rằng tôi không muốn rời Hội nghị với bất cứ nghi ngờ  nào rằng phái đoàn Anh nhìn nhận sự phân tán quá sớm của chúng tôi với một mối lo ngại lớn. vẫn còn có nhiều vấn đề có tầm quan trọng bậc nhất cần được giải quyết. Hai sự kiện quyết định đã xảy ra trong mấy ngày gần đây. Đầu tiên là việc Staline đã tự nguyện tuyên bố rằng nước Nga sẽ tuyên chiến với Nhật vào thời điểm nước Đức bị đánh bại. Điều này ắt sẽ tạo ra cho chúng tôi những cơ sở tốt đẹp hơn những gì có thế tìm thấy ở Trung Hoa, và quan trọng hơn là chúng tôi có thể tập trưng để mang lại thắng lợi cho chiến dịch "Overlord". Các bộ Tham mưu cần phải nghiên cứu xem yếu tố này ảnh hưởng ra sao đối với các chiến dịch ở vùng Thái Bình Dương và Đông Nam Á.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 10:59:12 pm

        Sự kiện thứ hai mang tầm quan trọng bậc nhất là quyết định vượt eo biển trong tháng Năm. Bản thân tôi thích tiến hành vào tháng Bảy hơn, nhưng dù sao tôi cũng quyết làm hết khả năng của mình để mang lại thắng lợi cho chiến dịch tháng Năm. Đó là một nhiệm vụ nặng nề hơn bất cứ nhiệm vụ nào khác. Rút cuộc thì một triệu quân Mỹ và năm hoặc sáu trăm ngàn quân Anh sẽ được đưa vào. Những trận đánh ác liệt ắt sẽ diễn ra trên một qui mô lớn nhiều hơn so với những gì chúng tôi đã trải qua trước đây, để có thể tạo cho "Overlord" một cơ hội lớn nhất, thiết nghĩ rằng cuộc đổ bộ lên Riviera (với mật danh là "Anvil") phải càng mạnh càng tốt. Tôi cảm thấy rằng thời điểm gay cấn nhất đối với các đạo quân đổ bộ sẽ là vào khoảng ngày thứ ba mươi, và mọi khoảng cách có thể xảy ra cần phải được xóa bò bằng cách tấn công ở một nơi nào khác nhằm ngăn chặn không cho quân Đức tập trung một lực lượng áp đảo hơn đánh vào các vị trí đổ bộ của chúng tôi. Ngay khi các lực lượng tiến hành "Overlord" và "Anvil" tập kết vào cùng một địa điểm, họ phải cùng nằm dưới sự chỉ huy của cùng một viên tư lệnh.

        Khi tổng kết cuộc tranh luận, ngài Tổng thống hòi liệu ông có hiểu đúng không khi cho rằng đã nhất trí được những điểm sau đây:

        (a) Không được lam gì cản trở đến "Overlord".

        (b) Không được làm gì cản trở đến "Anvil".

        (c) Bằng mọi cách gom đủ số tàu đổ bộ để sử dụng tại Địa Trung Hải nếu Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến.

        (d) Phải ra lệnh cho Đô đốc Mountbatten tiếp tục công việc và nỗ lục tối đa (tại vùng Vịnh Bengal) với những nhiệm vụ ông ta đã được giao.

        Về điểm cuối cùng này tôi gợi ý rằng có lẽ cần phải rút lực lượng của Mountbatten nhằm tăng cường cho "Overlord" và "Anvil". Ngài Tổng thống nói rằng ông không thể đồng ý. Chúng tôi có một nghĩa vụ làm cái gì đó cho Trung Hoa, và ông sẽ không sẵn sàng từ bỏ chiến dịch đổ bộ trừ phi có một lý do chính đáng và hết sức rõ ràng. Tôi đáp lại rằng "lý do hết sức chính đáng" nay có lẽ là cuộc tiến quân hết sức quan trọng của chúng tôi vào nước Pháp. Tạm thời cuộc tập kích "Overlord" chỉ trên cơ sở ba sư đoàn, trong khi chỉ trong ngày đầu tiên chúng tôi đã đưa chín sư đoàn lên bờ ở đảo Sicily. Chiến dịch chính hiện thời được tiến hành với sự chênh lệch lực lượng hết sức nhỏ nhoi.

        Quay trở lại đề tài cuộc tấn công vào Riviera, tôi bộc lộ quan điểm rằng nó phải được vạch kế hoạch trên cơ sở một lực lượng tập kích với ít nhất hai sư đoàn. Điều nay sẽ tạo ra đủ số lượng tàu đổ bộ để tiến hành các cuộc tấn công thọc sườn ở Ý, và cũng để chiếm Rhodes, nếu Thổ Nhĩ Kỳ sớm tham chiến. Rồi tôi chỉ ra rằng các hoạt động quân sự ở Đông Nam Á phải được xem xét trong mối tướng quan với tầm quan trọng vượt trội của "Overlord". Tôi nói rằng tôi rất ngạc nhiên bởi những đòi hòi phải chiếm lấy quần đảo Andaman mà tôi được nghe từ Đô đốc Mountbatten. Trước lời hứa của Staline là nước Nga sẽ tham gia hoạt động quân sự ở vùng Đông Nam Á, Bộ chỉ huy đã đánh mất phần lớn ý nghĩa của các chiến dịch này, trong khi đó, xét trên khía cạnh khác, cái giá của chúng có thể vượt quá mức cho phép.

        Cuộc tranh luận lại tiếp tục về việc liệu có nên khăng khăng bảo vệ kết hoạch chiếm Andaman hay không. Ngài Tổng thống chống lại mong muốn của Anh đòi hủy bỏ nó. Không đạt được một kết luận nào, trừ việc các Tham mưu trưởng được chỉ thị phải đi sâu vào chi tiết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:00:12 pm

*

        Đến ngày 5 tháng Mười Hai chúng tôi lại tiếp tục họp, và báo cáo của Bộ Tham mưu Liên quân về chiến trường châu Âu đã được Ngài Tổng thống đọc hết và đồng ý. Mọi việc bây giờ được thu xếp hẹp lại trong hoạt động ở Viễn đông. Rhodes được rút ra khỏi bức tranh chiến sự, và tôi tập trung vào việc giành tàu đổ bộ cho chiến dịch "Anvil" và Địa Trung Hải. Một nhân tố mới đã tự bộc lộ. Những dự trù của Bộ chỉ huy Đông Nam

        Á về số lượng cần thiết cho cuộc tấn công quần đảo Andaman thật là đáng kinh ngạc. Ngài Tổng thống đã nói rằng chỉ cần 14 ngàn quân là đủ. Dù sao, trong phạm vi cuộc gặp của chúng tôi, đề nghị được cung cấp 50 ngàn quân chắc chắn đã giáng một đòn mạnh vào chiến dịch Andaman. Chúng tôi thỏa thuận tạm thời rằng cần phải hỏi Mountbatten liệu ông ta có thể tiến hành cuộc đổ bộ với một qui mô nhỏ hơn đến mức nào, trên cơ sở giả thiết rằng phần lớn tàu để bộ và tập kích sẽ phải rút khỏi vùng Đông Nam Á trong vài tuần tới. Như vậy, chúng tôi đã chia tay, để lại Ngài Tổng thống trong trạng thái rất buồn bực.

        Trước khi bất cứ thứ gì tiếp theo có thế được thực hiện, bế tắc Cairo đã được phá vỡ. Chiều hôm đó, sau khi tham khảo ý kiến các cố vấn, Ngài Tổng thống đã quyết định hủy bò kế hoạch chiếm quần đảo Andaman. Ông gửi cho tôi một thông điệp hết sức ngắn gọn: "Buccaneer bị hủy bỏ." Tướng Ismay có nhắc cho tôi nhớ rằng khi tôi thông báo với một thái độ bí hiểm tin tức đáng mừng này qua điện thoại rằng Ngài Tổng thống đã thay đổi quyết định và sẽ báo cho Tưởng Giói Thạch về điều này, tôi đã nói, "Ông ta là một người giỏi về điều khiển ý nghĩ hơn là cầm quân". Chúng tôi gặp lại nhau vào 7 rưỡi tối hôm sau để thông qua lần cuối bản báo cáo về Hội nghị. Chiến dịch tấn công miền nam nước Pháp đã được chính thức chuẩn y, và Ngài Tổng thống nói ý định của ông cho Thống chế Tưởng Giói Thạch, thông báo với ông ta về quyết định hủy kế hoạch Andaman.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:01:16 pm

*

        Một trong những mục đích chính của cuộc gặp tại Cairo là nối lại đàm phán với các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi đã điện cho Tổng thống Inonu vào ngày 1 tháng Mười Hai từ Teheran, gọi ý rằng ông ta nên tham gia cuộc gặp mặt của chúng tôi với Ngài Tổng thống ở Cairo. Theo sự sắp xếp Vyshinsky cũng phải có mặt. Những cuộc đàm luận này đã nảy sinh từ cuộc gặp giữa Ngài Eden và Ngoại trưởng Thổ tại Cairo vào đầu tháng Mười Một khi ông trên đương từ Matxcova trở về nước. Người Thổ giờ đây lại đến Cairo vào ngày 4 tháng Mười Hai, và ngay tối hôm sau tôi cho mở tiệc chiêu đãi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Vị khách của tôi biểu lộ sự cảnh giác cao độ, và trong những cuộc gặp sau đó đã thể hiện rằng các cố vấn của ông ta vẫn bị ấn tượng bởi bộ máy chiến tranh Đức đến mức độ nào. Tôi thúc giục vấn đề này rất mạnh. Với việc nước Ý bị loại ra khỏi cuộc chiến, lợi thế của việc Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến hiển nhiên là đã tăng lên, sự mạo hiểm cũng giảm đi.

        Người Thổ ngay sau đó đã lên đương trở về báo cáo với Quốc hội của họ. Chúng tôi đã thỏa thuận rằng cùng lúc này các chuyên gia Anh sẽ phải tập trung lại để thực hiện những bước đầu tiên của việc thành lập lực lượng Đồng minh trên đất Thổ. Và vấn đề này dừng lại ở đây. Cho tới Giáng sinh tôi đành phải chấp nhận sự trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ.

        Trong nhiều cuộc đàm phán của chúng tôi tại Cairo Ngài Tổng thống chưa bao giờ đề cập tới vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết là chỉ định tư lệnh cho chiến dịch "Overlord", và tôi có cảm giác rằng sự thu xếp và thỏa thuận ban đầu của chúng tôi vẫn tiến triển tốt đẹp. Thế nhưng vào cái ngày trước khi lên đường rời Cairo ông nói với tôi quyết định cuối cùng của mình. Lúc đó chúng tôi đang ngồi trên xe ô tô của ông đi từ Cairo đến Kim Tự Tháp. Lúc đó, gần như là tình cờ, ông bảo tôi rằng ông rất cần Tướng Marshall, người dưới quyền Tổng thống, có ảnh hưởng to lớn, vô giá và không thể thay thế tại đầu não chỉ huy các hoạt động quân sự và điều hành cuộc chiến tranh đối với sự thành công của nó. Vì vậy ông ngỏ ý được đề cử Tướng Eisenhower chỉ huy "Overlord" và hỏi ý kiến của tôi về việc này. Tôi nói tùy ông quyết định, nhưng chúng tôi cũng rất có thiện cảm với Tướng Eisenhower, và sẽ tin cậy giao phó số phận của mình vào tay ông ta với một thiện chí chân thành nhất. Cho đến lúc đó tôi cứ ngỡ rằng Eisenhower sẽ trở về Washington nắm chức Tổng tham mưu trưởng, trong khi Marshall chỉ huy "Overlord". Eisenhower cũng đã được biết như vậy, và rất buồn trước triển vọng phải rời khỏi Địa Trung Hải về Washington. Giờ đây thì mọi chuyên đã thu xếp xong: Eisenhower đảm nhiệm "Overlord", còn Marshall ở lại Washington, và một tư lệnh quân Anh nắm Địa Trung Hải.

        Toàn bộ câu chuyện về sự lần lữa và do dự kéo dài, cũng như quyết định cuối cùng của Ngài Tổng thống đã được người viết tiểu sử cho Hopkins đề cập tới. Ông ta nói rằng Roosevelt đã ra quyết định vào hôm Chủ Nhật, ngày 5 tháng Mươi Hai, "đi ngược lại lời góp ý gần như rất khẩn thiết của Hopkins và Stimson, đi ngược lại hướng lựa chọn đã rõ ràng của Staline và Churchill, và đi ngược lại cả khuynh hướng đã được công bố của chính mình". Sau đó Ngài Sherwood đã trích dẫn một đoạn sau trong bức thư của Tướng Marshall gửi cho ông khi chiến tranh kết thúc. "Nếu tôi nhớ không nhầm", Marshall nói, "Ngài Tổng thống đã tuyên bố, khi kết thúc cuộc nói chuyện giữa chúng tôi là tôi cảm thấy không thể yên giấc khi ông ra nước ngoài". Chẳng mấy nghi ngờ gì nữa rằng Tổng thống cảm thấy việc chỉ đạo "Overlord" thuần túy chưa đủ để biện hộ cho sự ra đi của Marshall khỏi Washington.

        Cuối cùng thì công việc của chúng tôi cũng kết thúc. Tôi cho mở dạ tiệc chiêu đãi các Tham mưu trưởng Liên quân, Ngài Eden, Ngài Casey, và một hoặc hai người nữa. Tôi nhớ rằng mình đã hết sức ngạc nhiên bởi sự lạc quan tương đối phổ biến trong giới sĩ quan cao cấp. Họ bàn tán về việc Hitler sẽ chẳng còn đủ mạnh để chống lại chiến dịch mùa xuân, và. có lẽ sụp đổ thậm chí trước khi "Overlord" bắt đầu vào mùa hè. Tôi đặc biệt có ấn tượng với luồng ý kiến của mọi người khi tôi lần lượt hỏi quan điểm của từng người ngồi bên cạnh bàn tiệc. Mọi giới chức quân sự đều có khuynh hướng cho rằng nước Đức sắp sụp đổ. Ba nhà chính khách có mặt tại đó thì lại có quan điểm ngược lại. Tất nhiên là về những vấn đề rộng lớn có ảnh hưởng quan trọng đến số phận của biết bao con người này bao giờ cũng có nhiều việc phòng đoán mà một số lớn vấn đề chưa mấy ai biết và nói thì cũng vô cùng. Ai có thể nói rằng đằng sau những sự chống trả quyết liệt và thái độ có vẻ sắt đá, kẻ thù yếu đến mức nào. Súc mạnh ý chí của chúng sẽ bị tan vỡ vào thời điểm nào? Đến thời điểm nào chúng sẽ bị đánh bại?

        Ngài Tống thống không hề có thời giam đi vãn cảnh, nhưng tôi không thể chấp nhận được việc ông sẽ rời đây mà không được nhìn thấy bức tượng Nhân sư. Một hôm sau bữa trà tôi nói, "Ngài phải đi ngay bây giờ". Chúng tôi đi xe hơi sau đó ngay lập tức xem xét cái kỳ quan thế giới này từ mọi góc độ.

        Trong vài phút Roosevelt và tôi im lặng nhìn chằm chằm vào con Nhân sư thì bóng đêm buông xuống. Nó chẳng nói gì với chúng tôi cả và cứ giữ nụ cười bí hiểm. Chờ thêm cũng chẳng có ích gì. Đến ngày 7 tháng Mười Hai, tôi ra tiễn người bạn vĩ đại của mình khi ông cất cánh rời sân bay nằm phía bên trên khu Kim Tự Tháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:01:53 pm

*

        Tôi không được khỏe trong suốt chuyên đi này và trong thời gian diễn ra hội nghị và tới khi hội nghị kết thúc tôi đã cảm thấy rất mệt mỏi. Chẳng hạn như tôi nhận thấy rằng tôi không còn lau khô người sau khi tắm rửa, mà vào nằm ngay lên giường với chiếc khăn tắm quấn quanh người cho tới khi người tự khô. Quá nửa đêm một chút vào ngày 11 tháng Mười Hai tôi và đoàn tùy tùng của mình bay đi Tunisie trên chiếc chuyên cơ của chúng tôi. Tôi đã dự định nghỉ một tối ở đó tại biệt thự của Tướng Eisenhower, và ngay hôm sau bay tới chỗ Alexander và rồi tới tổng hành dinh của Montgomery trên đất Ý, nơi mà chúng tôi được thông báo rằng thời tiết rất tồi tệ và các cuộc tiến quân buộc phải diễn ra rất thất thường.

        Đến sáng thì chúng tôi tới bên trên các sân bay Tunisie. Chúng tôi được chỉ dẫn bởi tín hiệu rằng không được hạ cánh xuống sân bay dự kiến mà được chuyển tới một sân bay khác cách đó chừng bốn mươi dặm. Mọi người chúng tôi đều ra khỏi máy bay, và người ta bắt đầu dỡ hành lý. Có lẽ sẽ phải chờ khoảng một tiếng mới có xe đến đón, và sau đó là chặng đường dài. Khi tôi ngồi lên chồng hộp đựng thuốc men đặt gần động cơ, tôi đã cảm thấy hoàn toàn kiệt sức. Mặc dù vậy đến lúc này thì Tướng Eisenhower, người đang đúng đợi tại sân bay đầu tiên, lại nhắn qua điện thoại rằng chúng tôi đã bị chuyển qua sân bay khác để hạ cánh do một sự nhầm lẫn và ở đó hoàn toàn có thể hạ cánh được. Vì vậy chúng tôi lại bò trở lại máy bay, và trong vòng mươi phút đã đến được chỗ ông ta, rất gần ngôi biệt thự của ông ta. Ike, vốn luôn là một tâm hồn mến khách đã đúng đợi suốt hai tiếng đồng hồ với một vẻ hài hước đến bình thản. Tôi bước lên xe của ông ta, sau khi xe chuyển bánh được một lúc, tôi nói, "Tôi e rằng tôi sẽ phải ở lại chỗ ông lâu hơn dự định. Tôi hoàn toàn kiệt sức rồi, và tôi không thế tiếp tục đi ra mặt trận chừng nào tôi chua phục hồi lại một phần sức lực của mình". Suốt ngày hôm đó tôi ngủ mê mệt, và sáng ngày hôm sau tôi lên cơn sốt và những triệu chúng trên cuống phổi của tôi đã được kết luận là dấu hiệu của bệnh lao phổi. Vì vậy vào thời điểm nước sôi lửa bỏng này tôi lại nằm kềnh giữa khu di tích Carthage cổ đại.

        Khi những tấm phim X-quang cho thấy rằng một trong hai lá phổi của tôi có vết đen, tôi nhận ra rằng mọi thứ đã được Huân tước Moran chẩn đoán và nhìn thấy trước. Bác sĩ Bedford và các chuyên gia y học cao câp và lão luyện cùng với các y tá tuyệt vời đã tập trung ở đây từ khắp mọi nơi như có một phép mầu nào đó. Loại biệt dược kỳ diệu M & B được dùng ngay từ đầu đã không gây cho tôi một sự khó chịu nào cả, và chỉ sau một tuần bị sốt những vi khuẩn xâm nhập đã bị đẩy lùi. Mặc dù Moran có kể lại rằng cách chữa trị này trước đây vẫn bị nghi ngờ, nhưng tôi đã không chia sẻ quan điểm này với ông. Tôi không cảm thấy mệt mỏi như lần bị trước vào tháng Hai. Loại thuốc M & B mà tôi còn gọi là Moran & Bedford đã phát huy tối đa công hiệu. Không còn nghi ngờ gì nữa là viêm phổi là một căn bệnh nan y cho đến khi loại thuốc kỳ diệu này được chế ra. Tôi luôn luôn làm chủ tình hình, và không hề có một sự lần lữa ngắn ngủi nào trong công việc đưa ra các quyết định mà người ta đòi hỏi ở tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:02:11 pm

        Nhiệm vụ trước mắt của tôi, với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Anh phụ trách Hội đồng Chiến tranh, là đề cử Tổng tư lệnh Anh tại Địa Trung Hải. Cương vị này chúng tôi giao cho Tướng Wilson, cũng như Tướng Alexander sẽ nắm toàn bộ chiến dịch ở Ý, như ông đã từng làm dưới quyền chỉ huy của Tướng Eisenhower. Chúng tôi cũng nhất trí rằng Tướng Devers của phía Mỹ sẽ là phó của Tướng Wilson tại Địa Trung Hải, và Tư lệnh Không quân Thống chế Tedder sẽ là phó của Tướng Eisenhower trong chiến dịch "Overlord", còn Montgomery sẽ thực sự chỉ huy toàn bộ lực lưỡng vượt eo biển cho tới khi Tổng tư lệnh có thể chuyển tổng hành dinh của ông tới Pháp và nắm lấy quyền kiểm soát trực tiếp đối với chiến dịch. Mọi thứ đều được tiến hành cực kỳ suôn sẻ với sự nhất trí cao độ của Ngài Tổng thống và tôi, sự phê chuẩn của Hội đồng Chiến tranh, và trong một tình đồng chí và hữu nghị tốt đẹp giữa các bên liên quan.

        Thế nhưng những ngày đó qua đi không mấy dễ chịu. Người tôi cứ lúc sốt lúc không. Lẽ sống của tôi nằm trong cuộc chiến tranh này, và tôi cảm thấy như bị tách ra khỏi chính mình. Các bác sĩ cố gắng tách công việc ra khỏi chiếc giường bệnh của tôi, nhưng tôi đâu có nghe. Tất cả bọn họ đều luôn mồm bảo tôi, "Đừng làm việc, đừng bận tâm", đến mức tôi quyết định đọc tiểu thuyết vậy. Cách đây rất lâu tôi đã đọc cuốn Sense and Sensibility của Jane Austen, và lần này tôi nghĩ sẽ đọc Pride and Prejudice. Sarah ngồi bên chân giương đọc cho tôi nghe với một chất giọng rất diễn cảm. Tôi luôn cho rằng dân tộc này tốt hơn kẻ thù của họ. Những người này sống một cuộc đời mới bình lặng làm sao! Chẳng mảy may quan tâm đến cuộc Cách mạng Pháp cũng như trận đánh kết thúc những cuộc chiến tranh liên miên do Napoleon tiến hành. Chỉ có niềm say mê tự nhiên quyết định cách cư xử, cùng với những cách lý giải một cách hết sức văn hóa cho những cơ hội bị bỏ lỡ. Tất cả những điều này dường như đã phối hợp rất tốt với thuốc M & B. Một buổi sáng không thấy Sarah có mặt tại chiếc ghế cạnh giường tôi, và tôi vừa định hỏi về chiếc hộp đựng điện báo để đọc trong những giờ phút bị cấm làm việc này thì Sarah cùng mẹ bước vào. Tôi không hề biết trước rằng vợ tôi bay từ Anh đến đây với tôi. Vợ tôi đã vội vàng ra sân bay để lên một chiếc Dakota hai động cơ. Thời tiết rất xấu, nhưng may thay huân tước Beavebrook là người cẩn trọng. Ông ta đến sân bay trước, và cho ngừng chuyến bay lại cho tới khi tìm ra chiếc máy bay bốn động cơ. (Tôi luôn cho rằng khi bay những đoạn đường dài vượt biển nên dùng loại máy bay bốn động cơ). Nơi đây nàng đã đến bên tôi suốt một chặng đường đầy gian truân trên một chiếc máy bay không có hệ thống sưởi vào giữa mùa đông. Jock Colville đã tháp tùng nàng, và đây là một sự bổ sung đáng mừng cho bộ Tham mưu đã quá bận rộn của tôi, những người đang điều hành biết bao nhiêu việc. "Cho tôi gửi lời hỏi thăm Clemmie", Ngài Tổng thống đánh điện cho tôi. "Tôi tin rằng bà đang ở bên cạnh ông như một sĩ quan cao cấp". Trong khi nằm kiệt lực trên giường bệnh, tôi cảm thấy chúng tôi đang ở vào một trong những cao trào của cuộc chiến. Sự tiến triển của "Overlord" là một sự kiện và nhiệm vụ cực kỳ to lớn trên thế giới. Nhưng liệu chúng tôi có nên phá đi mọi thứ chúng tôi có được ở Ý, khi mà lực lượng quân sự hải ngoại của đất nước chúng tôi chủ yếu tập trung ở đó? Liệu chúng tôi nên rơi bỏ cái ao tù nơi mà chúng tôi có thể câu được bất cứ con cá nào chúng tôi muốn? Theo cách nhìn nhận tình hình của tôi, chiến dịch ở Ý với sự tham gia của một hoặc hơn một triệu quân Anh, quân đội dưới quyền chỉ huy của Anh và quân Đồng minh là một chiến hữu và đối tác trung thành và không thể thiếu được đối với chiến dịch vượt eo biển. Ở đây cái phong cách tư duy rành mạch, logic, làm ăn lớn và sản xuất hàng loạt của người Mỹ thật dữ dội. Trong cuộc đời đầu tiên người ta cần phải học cách "Tập trung vào những cái cốt yếu". Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là bước đầu tiên ngoài những điều lầm lẫn và ngớ ngẩn; nhưng đây mới chỉ là bước đầu tiên. Giai đoạn thứ hai của cuộc chiến là một sự kết hợp  hài hòa nỗ lực chiến tranh bằng cách khớp mọi thứ vào với nhau, và mỗi phần nhỏ của sức mạnh chiến đấu luôn có vai trò của mình. Tôi tin chắc rằng một chiến dịch qui mô lớn ở Ý trong suốt nửa đầu năm 1944 ắt sẽ hỗ trợ cực kỳ đắc lục cho chiến dịch quan trọng nhất vượt eo biển, chiến dịch chủ đạo đã thu hút mọi bộ óc và mọi kế hoạch quân sự. Nhưng mỗi điều, mà bất cứ sĩ quan tham mưu nào cũng có thể dùng những từ đao to búa lớn "quan trọng" hay "cốt yếu", đều phải được tranh luận cho ra nhẽ như thể là nó sẽ quyết định việc thành công hay thất bại của mục đích chính, cần phải đấu tranh giành cho được 20 hay một tá tàu đố bộ vì rằng dường như sự kiện chính sẽ phụ thuộc vào chúng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:02:28 pm

        Đối với tôi sự việc này dường như đơn giản tới mức tàn nhẫn. Tất cả mọi tàu chúng ta có sẽ được dùng để chờ bất cứ cái gì Hoa Kỳ có thể cung cấp được liên quan tới vũ khí và quân đội. Chắc chắn là lực lượng khổng lồ mà chúng tôi không thể di chuyển bằng đường biển từ chiến trường Ý sẽ đóng góp phần mình. Hoặc là họ sẽ chiếm nước Ý một cách dễ dàng và lập tức đập cho bọn Đức một cái trên mặt trận trong đất liền của chúng, hoặc là họ sẽ thu hút một lực lượng to lớn quân Đức từ mặt trận mà chúng tôi sắp tấn công qua eo biển vào những ngày cuối tháng Năm, hoặc đầu tháng Sáu tùy theo tuần trăng và thủy triều.

        Sự bế tắc mà các đạo quân của chúng tôi ở Ý đã mang lại do sự chống cự kiên cường của quân Đức trên suốt tuyên mặt trận dài tám mươi dặm từ vùng biển này đến vùng biến kia đã dẫn Tướng Eisenhower đến việc dự định mở một cuộc đổ bộ đánh thọc sườn. Ông ta đã có kế hoạch đổ bộ với một sư đoàn vào phía nam Tiber và lao về phía Rome, trong sự phối hợp với một cuộc tấn công khác do đạo quân chính tiến hành. Việc những đạo quân này bị kìm lại và khoảng cách chỗ họ tới điểm đổ bộ khiến cho mọi người cảm thấy cần phải có hơn một sư đoàn. Tôi tất nhiên là người ủng hộ kế hoạch "vuốt mèo". Tôi chưa bao giờ thành công trong việc đưa một số lượng quân lớn như vậy ra tới biển, kể cả đối với những cuộc hành quân trên sa mạc của chúng tôi. Dẫu sao thì ở Sicily Tướng Patton đã hai lần chỉ huy đánh thọc sườn từ phía biển khi ông ta tiến dọc theo bờ phía bắc của hòn đảo rất hiệu quả.

        Có rất nhiều sự ủng hộ của giới quân sự. Eisenhower đã cam kết trên nguyên tắc và việc bổ nhiệm ông ta làm Tư lệnh "Overlord" giờ đây đã mang lại cho ông ta một giá trị khác và mở ra cho ông ta một chân trời mới. Alexander, Phó Tư lệnh Tối cao kiêm Tư lệnh các đạo quân ở Ý, được giao phó trách nhiệm trong chiến dịch này là đúng và cần thiết; còn Bedell Smith thì rất năng nổ và có ích trong bất cứ cường vị nào. Điều này cũng đúng với Đô đốc John Cunninggham, người có trong tay tất cả các kinh nghiệm về hải quân, và với Thống chế Không quân Tedder. Như vậy là tôi có trong tay một lực lượng hùng hậu các chuyên gia về Địa Trung Hải. Hơn nữa, tôi cảm thấy chắc chắn rằng Bộ tham mưu quân đội Anh thích kế hoạch này, và với sự nhất trí của họ tôi có thể giành được sự đồng ý của Hội đồng Chiến tranh. Khi anh không thể ra lệnh một cách mạnh mẽ và đầy đủ, cạm bẫy có thể đang chờ đón anh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:03:29 pm

        Tôi bắt đầu nỗ lực của mình vào ngày 19 tháng Mười Hai, khi C.I.G.S.1 đến Carthage để gặp tôi trên đường từ tổng hành dinh của Montgomery trên đất Ý về nước. Chúng tôi đã hy vọng sẽ cùng đi tới đó, nhưng căn bệnh của tôi đã ngăn tôi thực hiện điều đó. Chúng tôi có một cuộc nói chuyện hữu ích, và tôi nhận thấy rằng Tướng Brooke cũng đi đến một kết luận giống như tôi mặc dù đi theo một hướng tư duy khác. Chúng tôi nhất trí về phương sách, và cả việc trong khi tôi phải lo thu xếp với các tư lệnh ngay tại đây, thì ông ta sẽ cố gắng hết sức để vượt qua những khó khăn bên nhà. Sau đó ông ta rời đây về Luân Đôn bằng máy bay. Các Tham mưu trưởng rõ ràng là cũng đang nghĩ theo hướng này, và sau khi nghe bản tường trình của ông ta, đã đánh điện vào ngay 22 "Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với ngài rằng sự trì trệ hiện nay không được phép tiếp tục... Giải pháp, như ngài nói, rõ ràng là nằm ở chỗ tận dụng lực lượng hải lục quân của ta để tấn công vòng vào sườn quân địch và mở rộng cho một cuộc tiến quân cấp tốc vào Rome... Chúng tôi cho rằng mục đích phải là cung cấp phương tiện vận chuyển cho ít nhất là hai sư đoàn..." Sau khi giải thích rằng kế hoạch mới này bao gồm việc từ bỏ chuyện chiếm Rhodes và cả cuộc đổ bộ với quy mô nhỏ bên bờ biển Arakan ở Miến Điện, họ viết thêm: "Nếu ngài phê chuẩn hướng suy nghĩ này, chúng tôi xin đề nghị đưa vấn đề này ra bàn ở Bộ Tham mưu Liên quân với quan điểm là phải hành động ngay lập tức theo hướng này".

        Điều này dẫn đến việc khảo sát một cách kỹ lưỡng toàn bộ nguồn lực của chúng ta. Một số tàu đổ bộ dành cho chiến dịch Andaman đã bị hủy bỏ hiện đang trên đường vượt Ấn Độ Dương đến Địa Trung Hải. Những chiếc khác sẽ phải trở về nước để chuẩn bị cho "Overlord". Mọi thứ đều đòi hỏi cao độ. Toàn bộ buổi sáng ngày Giáng sinh tôi tổ chức một cuộc họp ở Carthage. Eisenhower, Alexander, Bedell Smith, Tướng Wilson, Tedder, Đô đốc John Cunningham, và các sĩ quan cao cấp khác đều có mặt. Người duy nhất vắng mặt ở đó là Tướng Mark Clark của Quân đoàn Năm. Đây là một sơ xuất mà tôi rất tiếc, vì chiến dịch nay cuối cùng đã được giao phó cho chính quân đoàn của ông ta, và ông ta buộc phải nắm được tình hình chung. Chúng tôi cũng nhất trí rằng vận chuyển không ít hơn hai sư đoàn. Lần nay tôi dự định mở một cuộc tấn công với hai sư đoàn thuộc Quân đoàn Tám, trong đó Montgomery sẽ được thay thế bằng Tướng Leese. Tôi cho rằng chiến dịch đổ bộ sẽ chứa đựng những mạo hiểm rủi ro tiềm tàng và ghê gớm đối với lực lượng đã đổ bộ, và tôi thích đương đầu với chúng bằng quân Anh, bởi vì tôi là người chịu trách nhiệm đối với nước Anh. Hơn nữa, lực lượng tấn công lúc đó sẽ thuần nhất chứ không phải nửa nọ nửa kia.

---------------
        1. C.I.G.S. = Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoàng gia


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:03:50 pm

        Mọi thứ đều phụ thuộc vào tàu đổ bộ, có mối ràng buộc cực kỳ chặt chẽ đối với toàn bộ chiến lược của chúng tôi trong vài tuần. Còn với ngày đã định cho "Overlord" và sự di chuyển, sửa chữa và tái trang bị cho không tới một trăm tàu nhỏ, toàn bộ kế hoạch đều ràng buộc với nhau. Chúng tôi đã thoát khỏi tình thế khó khăn này. Nhưng tôi cũng phải thú nhận rằng tôi đã quá bận rộn với việc tranh đấu cho nguyên lý này, rằng tôi đã chưa đạt được, và thực sự không dám đòi hỏi khối lượng và số lượng cần thiết cho kế hoạch "Vuốt mèo". Thực sự là có đủ tàu chở xe tăng dùng cho chiến dịch như đã định, và theo ý kiến của tôi, giá như đòi hỏi vô lý của bộ máy chiến tranh giảm bớt đi, chúng tôi đã có thể ném lên bờ phía nam Tiber một lực lượng lớn với toàn bộ khả năng cơ động, mà không cần trông chờ  vào bất cứ lời hứa hay cam kết nào khác. Mặc dù vậy, sự việc này đang được tranh luận đến cùng, liên quan đến những đòi hỏi thường nhật của quân đội và chính xác đến ngày nào thì tàu chở xe tăng được giải phóng cho "Overlord", tất nhiên là có tính đến việc chúng tôi trở về nước trong điều kiện thời tiết mùa đông ở Biscay, và với thời hạn cho việc trang bị lại đến mức tối đa. Nếu như tôi yêu cầu vận chuyển ba sư đoàn chắc hẳn tôi đã chẳng thu được cái gì. Trong cuộc đời một người rất thường xuyên phải bằng lòng với cái anh ta có thể đạt được như vậy đấy! Tuy nhiên, tiến hành đúng cách thì tốt hơn. Khi cuộc tranh luận của chúng tôi kết thúc, tôi đã gửi bức điện sau cho Ngài Tổng thống, và một bức điện tương tự về nước. Tôi rất thận trọng khi nêu thẳng thực chất của sự việc.

        ... Dường như hất hợp lý khi cứ giữ mãi 56 chiếc tàu chở tăng trong một thời gian dài ớ Địa Trung Hải, đến khi chúng có thể phát huy tác dụng quyết định thì lại chuyển chúng di, và thêm nữa, điều gì có thể nguy hiếm hơn việc để cuộc chiến ở Ý bị giậm chân tại chỗ và trì trệ thêm ba tháng nữa? Chúng ta không thể tiến lên phía trước mà để một khối lượng công việc lớn dang làm dở dang lại dằng sau. Vì vậy dường như đối với những người có mặt thì phải thực hiện mọi cố gắng để cứu Anzio vào khoảng 20 tháng Một, và Tướng Alexander nhận được lệnh phải chuẩn bị. Nếu không tóm lấy cơ hội này chúng ta dành phái chờ đọi sự thất bại của chiến dịch Địa Trung Hái vào năm 1944. Do đó tôi hy vọng một cách chân thành rằng ngài sẽ đồng ý trì hoãn việc điều trở lại 56 chiếc tàu đổ bộ, và toàn bộ giới quân sự phải được chỉ thị rằng việc này sẽ chắc chắn không làm tổn hại đến chiến dịch "Overlord" vào tháng Năm...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:04:06 pm

*

        Huân tước Moran cho rằng tôi có thể rời Carthage sau lễ Giáng sinh, nhưng cứ khăng khăng rằng tôi phải nghỉ dưỡng bệnh ba tuần ở một nơi nào đó. Còn đâu có thế hay hơn chiếc biệt thự xinh xắn tại Marrakesh, nơi Ngài Tổng thống và tôi đã nghỉ lại sau hội nghị Casablanca cách đây một năm? Mọi kế hoạch đều được thu xếp trong ít ngày trước. Tôi sẽ là khách của Quân đội Mỹ tại Marrakesk. Người ta cũng cho rằng tôi đã ở Carthage đủ lâu để có thể rời đi. Những chiếc tàu nhỏ đã không ngừng phải tuần tra ở vịnh nằm phía trước toa biệt thự đề phòng trường hợp có chiếc tàu ngầm Đức nào đó nổi lên tấn công bất thình lình. Rồi có thể có cả các cuộc không kích tầm xa nữa. Tôi có một tiểu đoàn bảo vệ thuộc lực lượng Cận vệ Coldstream. Tôi quá ốm yếu, hoặc là quá bận để có thể tham khảo ý kiến về tất cả những chuyện này, nhưng tôi nhìn thấy trong Marrakesh đáng yêu của tôi một thiên đường, nơi tôi có thể lấy lại sức mạnh của mình.

        Bên ngoài tòa biệt thự có một đội cận vệ Coldstream trang phục lộng lẫy sắp hàng chờ. Tôi đã không thể nhận ra được rằng bệnh tật đã làm tôi suy nhược đến mức nào. Tôi cảm thấy vô cùng khó khăn khi đi dọc theo hai hàng cận vệ leo lên chiếc ô tô. Người ta dự định bay ở độ cao 6 ngàn phút trên cơ sơ dự báo thời tiết cho rằng bầu trời sẽ quang mây. Mặc dù vậy, khi chúng tôi cất cánh và vùng cao nguyên Tunisie nổi lên trước mắt chúng tôi, tôi nhìn thấy vô khối những đám mây trắng bồng bềnh, ngay sau đó là những đám mây đen tụ lại xung quanh, và sau vài giờ chúng tôi thường ở trong mây mù hơn là dưới ánh mặt trời. Tôi luôn khó chịu với "những đám mây có nhân" - có nghĩa là những đám mây bao phủ quanh đỉnh núi - và việc bay ngoằn ngoèo xuyên qua hàng loạt các thung lũng nằm trước mặt chúng tôi cốt để giữ được độ cao dưới 6 ngàn feet, tôi cảm thấy dường như là một đề nghị thiếu công bằng đối với những người khác trong máy bay. Vì vậy tôi đã cho gọi viên phi công và bảo anh ta nên bay ở độ cao ít nhất là hai ngàn feet bên trên các đỉnh núi cao nhất trong vòng một trăm dặm còn lại. Huân tước Moran cũng nhất trí. Người điều hành đầy kinh nghiệm được bố trí riêng cho chuyến bay này có mang theo bình ô xy. Chúng tôi bay lên tận mây xanh. Tôi cảm thấy khỏe khoắn trong suốt chặng đường bay, và chúng tôi đã hạ cánh an toàn xuống sân bay ở Marrakesh vào khoảng 4 giờ. Chiếc máy bay thứ hai của chúng tôi, vì quá tuân thủ lộ trình này, đã phải lao qua những hẻm núi và những con đèo, mà trong nhiều trường hợp những ngọn núi đó chỉ lờ mờ thoáng qua, với bao vất vả và hiểm nguy. Ở độ cao ít như vậy thời tiết không thể nào tốt được. Chiếc máy bay này đã đến nơi an toàn sau chúng tôi một tiếng với một trong những chiếc cửa bị bật ra và hầu hết mọi người đều bị mệt lử. Tôi thực sự cảm thấy có lỗi vì họ đã bị đặt vào một hoàn cảnh hết sức khó chịu chỉ vì   tôi. Họ đã có thế bay trên bầu trời xanh một cách dễ chịu với độ cao 12 hay thậm chí 11 ngàn feet.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:04:23 pm

*

        Không có gì, ngay cả sự xa xỉ, có thế vượt lên trên cảm giác dễ chịu của nơi ở mới, hay sự chu đáo của những người có liên quan. Nhưng có một điều nổi cộm lên trong tâm trí tôi -  Ngài Tổng thống sẽ trả lời ra sao đối với bức điện của tôi? Khi tôi nghĩ về sự ù lì và nặng nề mà tôi đã phải chống chọi lại về toàn bộ những dự định ở Địa Trung Hải, tôi chờ đợi câu trả lời với một nỗi lo lắng sâu sắc. Cái mà tôi đòi hỏi là một chiến dịch đầy mạo hiểm trên bờ biển nước Ý, và có thể là việc hoãn lại ba tuần - mà thậm chí là bốn nếu tính đến chu kỳ của tuần trăng - đối với kế hoạch vượt eo biển đã được xác định vào ngày 1 tháng Năm. Ngay tại đây tôi đã nhận được sự nhất trí của các tư lệnh. Bộ Tham mưu Anh luôn đồng ý về mặt nguyên tắc, và giờ đây họ rất hài lòng về mặt chi tiết. Nhưng liệu người Mỹ sẽ nói gì về việc hoãn lại "Overlord" tới bốn tuần? Dù sao đi nữa, khi một người mệt mỏi rã rời, thì không phải lúc nào cũng từ chối cơ may được ngủ cho khỏe.

        Tôi thú thực rằng tôi vui mừng thực sự mà không hề ngạc nhiên tí nào khi vào ngày 28 tháng Mười Hai tôi nhận được bức điện của Ngài Roosevelt, đồng ý hoãn lại việc điều năm sáu tàu chở tăng "trên cơ sở "Overlord" vẫn là chiến dịch chủ đạo và sẽ được tiến hành theo ngày giờ đã thỏa thuận tại Cairo và Teheran", "Xin cám on Chúa", tôi đáp lại, "vì quyết định tuyệt vời này, cái quyết định đã một lần nửa gắn bó chúng tôi trong sự nghiệp thống nhất toàn tâm toàn ý về một chiến dịch lớn..."

        Ở trong nước Bộ Tham mưu, và đặc biệt là Bộ Hải quân, đã có những nỗ lục to lớn đế hoàn thành kế hoạch "vuốt mềo", và tôi đã vội vàng chúc mừng họ. Bức điện của ngài Tổng thống quả là tuyệt vời. Tôi tin chắc rằng đây không chỉ nhờ thiện chí của ông, mà còn nhờ sự sáng suốt của Marshall, sự trung thành của Eisenhower đối với công việc mà ông ta sắp từ bỏ, và nhờ hoạt động ngoại giao tích cực, đầy hiểu biết và kinh nghiệm của Bedell Smith. Cùng ngày hôm đó Alexander gửi kế hoạch của ông ta đến. Sau khi bàn bạc với Tướng Mark Clark và Tướng Brian Robertson, ông ta quyết định sử dụng một sư đoàn quân Anh và một sư đoàn quân Mỹ. Lực lượng thiết giáp, quân nhảy dù và đặc công sẽ được sử dụng trên cơ sở 50 - 50, và toàn bộ sẽ được bắt đầu dưới quyền chỉ huy của một tư lệnh quân đoàn Mỹ. Cuộc tấn công sẽ được bắt đầu vào ngày 20 tháng Một. Mười ngày trước đó ông ta sẽ mở một cuộc tấn công vào Cassino để kéo lực lượng dự bị của Đức đến đó. Rồi các đạo quân chủ lực của chúng tôi cũng tiếp tục lao về hướng đó. Tôi thấy hết sức  hài lòng. Cho đến nay mọi chuyện đều tốt.

        Tôi quyết định ở lại trong nước trước khi cú sốc Anzio xuất hiện. Vì vậy ngày 14 tháng Một tất cả chúng tôi đã bay trong điều kiện thời tiết rất đẹp tới Gibralta, nơi chiếc tàu "Đức vua George V" đang đợi chờ. Vào ngày 15 nó rời khỏi Vịnh Algeciras tiến ra Đại Tây Dương, và từ đó hướng về phía Plymouth. Sau một cuộc hành trình thoải mái, Hội đồng Chiến tranh và Bộ tham mưu đã chào đón chúng tôi, và họ dường như thực sự vui mừng thấy tôi trở về. Tôi đã xa nước Anh tới hơn hai tháng, và họ đã hết sức lo lắng cho cả sức khỏe lẫn công việc của tôi. Đây thực sự là một cuộc trở về nhà, và tôi cảm thấy biết on sâu sắc tất những người bạn và những đồng nghiệp trung thành này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:05:18 pm

9

NGUYÊN SOÁI TITO: NỖI ĐAU HY LẠP

        Độc giả giờ đây buộc phải quay trở về với câu chuyện căng thẳng và buồn thảm đã bị dòng sự kiện bỏ lại đằng sau. Kể từ khi Hitler xâm lược và chinh phục Nam Tư vào tháng Tư năm 1941, nước này trở thành nơi diễn ra những sự kiện kinh khủng. Vị Thiếu Vương đầy khí phách chạy sang lánh nạn ở Anh và cùng với những người như các bộ trưởng của Hoàng thân Paul và các thanh viên Chính phủ xác định tính chất của cuộc tấn công của Đức. Tại vùng núi lại nổ ra cuộc chiến tranh du kích ác liệt mà người Serbs đã tiến hành hàng thế kỷ để chống lại quân Thổ. Tướng Mihailovic là vị lãnh tụ lỗi lạc đầu tiên, và quanh ông tập trung những tầng lớp ưu tú nhất còn sống sót của đất nước Nam Tư. Trong vòng xoáy của những sự kiện diễn ra trên thế giới, cuộc đấu tranh của họ khó mà được chú ý. Nó thuộc về phạm trù "tổng số những đau thương không thể ước tính được của con người". Với tư cách là một lãnh tụ du kích, Mihailovic phải chịu đụng một thực tế là trong số những người theo ông nhiều người là những nhân vật nổi tiếng có người thân và bạn bè ở Serbia, có của cải và những mối liên hệ rộng rãi ở khắp nơi. Bọn Đức thực thi chính sách giết chóc để hăm dọa. Chúng trả đũa lại những hoạt động của du kích bằng cách bắn một lúc bốn hay năm trăm người có lựa chọn tại Belgrade. Dưới sức ép này Mihailovic đành phải dần dần chấp nhận một tình thế là một số nhân viên chỉ huy dưới quyền của ông đã dàn xếp với quân Đức và Ý để được sống yên ổn tại một số vùng núi nhất định, và đổi lại, họ chỉ tiến hành những hoạt động lẻ tẻ cho phải phép, hoặc thậm chí không làm gì để chống lại kẻ thù. Những người đã cưỡng lại một cách thành công xu hướng này có thể đóng cái dấu ô nhục lên tên tuổi của ông, nhưng lịch sử với cái nhìn tách bạch hơn nên không xóa tên ông ra khỏi danh sách những nhà ái quốc Serbs. Đến mùa thu nám 1941 cuộc kháng chiến của người Serbs chống lại bọn khủng bố chỉ còn như cái bóng. Cuộc đấu tranh của toàn dân tộc chỉ có thể vững mạnh được bởi lòng dũng cảm bẩm sinh của những người dân bình thường. Mà cái đó thì lại không hề thiếu.

        Một cuộc kháng chiến dữ dội và tàn khốc chống lại quân Đức đã bốc cao trong đội ngũ du kích quân. Trong số họ Tito là người đi đầu, vượt trội và chẳng mấy chốc đã chiếm vị trí thống soái. Tito, cái tên mà ông ta tự đặt ra cho mình, là một người Cộng sản được đào tạo ở Liên bang Xô Viết, người mà cho đến khi nước Nga bị Hitler xâm chiếm và sau khi Nam Tư bị tấn công, đã khích động những cuộc đấu tranh chính trị suốt dọc dải bờ biển Dalmatian, theo đường lối chung của Quốc tế Cộng sản. Nhưng một khi ông ta đã kết hợp trong trái tim và khối óc của mình học thuyết Cộng sản và bầu nhiệt huyết đấu tranh cho quê hương đang bị dày xéo, ông ta đã trở thanh lãnh tụ của những người hầu như chẳng có gì để mất trừ cuộc sống của họ, những người sẵn sàng hy sinh, và nếu phải hy sinh thì họ cũng chiến đấu đến cùng. Điều này đã khiến cho Đức phải chống chọi với một số vấn đề mà không thể giải quyết được thông qua việc hành quyết hàng loạt những nhân vật có địa vị và của cải. Chúng nhận thấy đang phải đối chọi với những người liều lĩnh, những người đã bị dồn tới đường cùng. Những du kích quân dưới sụ lãnh đạo của Tito đã cướp vũ khí từ tay quân Đức. Họ lớn mạnh rất nhanh về quân số. Không một sự trả thù nào dù đẫm máu đến đâu, giáng lên những con tin hay làng mạc của họ, có thể làm nhụt chí họ. Đối với họ hoặc là chết, hoặc là tự do. Chẳng bao lâu sau họ đã gây cho quân Đức những thương vong nặng nề, và trở thành chủ nhân của những vùng đất rộng lớn.

        Và không có gì lạ là phong trào du kích cũng có những xung đột dữ dội với những người đồng bào của họ, những kẻ kháng chiến nửa vời hoặc đang mặc cả với kẻ thù chung để được yên thân. Du kích quân đã chủ tâm vi phạm bất kỳ sự thỏa thuận nào giữa quân địch và bọn Cetniks - tức là những kẻ đi theo Tướng Mihailovic. Quân Đức vì thế đã bắn bỏ những con tin Cetnik, và để trả thù du kích, bọn Cetnik đã cung cấp cho quân Đức những thông tin về du kích. Toàn bộ chuyện này xảy ra không thường xuyên và cũng không thể kiểm soát nổi trên những vùng núi khỉ ho cò gáy. Đó là một bi kịch nằm trong bi kịch khác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:09:13 pm

*

        Trong chừng mục có thể, tôi đã luôn theo dõi những sự kiện này trong khi có những mối bận tâm khác. Ngoài những tiếp tế nhỏ giọt được thả dù xuống từ máy bay, chúng tôi không thể giúp gì hơn được nữa. Tổng hành dinh của chúng tôi ở Trung Đông chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động quân sự ở chiến trường này, và duy trì một hệ thống các điệp viên cùng sĩ quan liên lạc bên cạnh những người theo Mihailovic. Vào mùa hè năm 1943, khi chúng tôi vào được Sicily và nước Ý, vùng Balkan, đặc biệt là Nam Tư, không bao giờ bị gạt ra ngoài tâm trí của tôi. Cho đến thời điểm này những người của tôi chỉ đến gặp các băng nhóm của Mihailovic, người đại diện cho cuộc kháng chiến chính thức và Chính phủ Nam Tư ở Cairo. Vào tháng Năm năm 1943 chúng tôi lại cử thêm một phái bộ nữa. Chúng tôi quyết định cử những nhóm nhỏ các sĩ quan Anji và N.C.O1 đến thiết lập sự tiếp xúc với du kích Nam Tư, bất chấp một thực tế rằng một cuộc xung đột thảm khốc đang diễn ra giữa họ và những người Cetnik, và Tito đang tiến hành cuộc chiến tranh với tư cách là một người Cộng sản chống lại không chỉ bọn xâm lược Đức mà cả nền Quân chủ ở Serbia và Mihailovic. Vào cuối tháng đó Đại úy Deakin, một thành viên lãnh đạo của Đại học Oxford, người đã giúp đỡ tôi trong suốt năm năm trước chiến tranh trong công việc văn chương của tôi, đã được thả dù xuống để lập một phái bộ bên cạnh Tito. Các phái bộ khác của Anh cũng được đưa tới tiếp sau, và đến tháng Sáu rất nhiều chứng cớ đã được thu thập. Ngày 6 tháng Sáu, Bộ tham mưu đã báo cáo: "Với các thông tin mà bộ Chiến tranh có được rõ ràng rằng những người Cetnik đã tự làm hại mình một cách vô vọng trong mối quan hệ với phe Trục ở Herzegovina và Montenegro. Trong trận chiến gần đây ở Montenegro, du kích được tổ chức tốt hơn là bọn Cetnik, những kẻ đang chịu khuất phục lực lượng phe Trục".

        Cho đến cuối tháng sự chú ý của tôi tập trung vào vấn đề đạt được những kết quả tốt nhất từ cuộc kháng chiến của người Nam Tư chống lại phe Trục. Sau khi yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin, tôi đã chủ trì cuộc họp các Tham mưu trưởng vào ngày 23 tháng Một tại Phố Downing. Trong suốt quá trình cuộc thảo luận tôi đã nhấn mạnh tới ý nghĩa quan trọng của việc hỗ trợ hết mức có thể đối với phong trào kháng Trục ở Nam Tư, hiện đang kìm chân được khoảng 33 sư đoàn phe Trục ở đó. Vấn đề nay có tầm quan trọng tới mức tôi chỉ thị rằng một số lượng nhỏ máy bay bổ sung mà họ yêu cầu cần phải được đáp ứng, nếu cần chúng tôi còn phải ném bom nước Đức và tấn công tàu ngầm của chúng.

        Trước khi lên đường đi Quebec tôi quyết định dọn đường cho hoạt động sau nay ở vùng Balkan bằng cách bổ nhiệm một sĩ quan cao cấp chỉ huy phái bộ đông đảo bên cạnh Du kích Nam Tư ngay trên chiến trường, với quyền được đề nghị trực tiếp với tôi về phương án hành động sắp tới của chúng tôi đối với họ. Ngài Fitzroy Maclean là một nghị viên, một con người dám làm và đã được đào tạo tại Bộ Ngoại giao. Phái bộ này được thả dù xuống Nam Tư vào tháng Chín năm 1943, nhằm tìm hiểu tình hình đã được thay đổi hoàn toàn ở đây. Tin nước Ý đầu hàng đã đến Nam Tư chỉ thông qua các thông báo chính thức  trên đài. Nhưng, mặc dù không hề có lời nhắc nhở trước nào của chúng tôi, Tito đã nhanh chóng hành động có kết quả. Trong ít tuần lễ sáu sư đoàn Ý bị du kích Nam Tư giải giáp, và hai sư đoàn khác thì gia nhập quân kháng chiến chống lại bọn Đức. Với những trang bị của quân Ý, người Nam Tư giờ đây đã có thể vũ trang cho tám hoặc hơn tám ngàn quân của họ, và đến thời điểm nay đã chiếm được phần lớn dải bờ biển Adriatic. Đó là một cơ hội tốt để tăng cường vị thế chung của chúng tôi đối với mặt trận Ý. Quân đội kháng chiến Nam Tư bao gồm hai trăm ngàn người, mặc dù lúc đầu chiến đấu như những nhóm du kích nhỏ, đã tham gia vào một trận chiến với qui mô lớn chống lại quân Đức, những kẻ lại tiếp tục sự trả thù tàn bạo của mình trong con điên khùng ngày càng dữ dội.

        Tác động của phong trào ngày càng lớn mạnh ở Nam Tư làm trầm trọng thêm mối xung đột giữa Tito và Mihailovic. Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Tito đã đặt lại một cách ngày càng gay gắt vấn đề về vị trí tối thượng của nền quân chủ Nam Tư và Chính phủ lưu vong. Cho đến khi chiến tranh kết thúc những nỗ lực chân thanh và bền bỉ đã được tiến hành ở cả Luân Đôn và Nam Tư nhằm đạt được một thỏa hiệp giữa hai bên. Tôi đã từng hy vọng rằng người Nga sẽ giúp đỡ một tay trong vấn đề này. Khi ngài Eden đến Matxcova vào tháng Mười nám 1943 chủ đề nay đã được đưa ra trong chương trình nghị sự. Ông ta đã đọc một bản tuyên ngôn thẳng thắn và công bằng với hy vọng sẽ có được một chính sách chung của Đồng minh đối với Nam Tư, nhưng người Nga đã không thể hiện một mong muốn nào cả trong việc chia sẻ thông tin lẫn bàn bạc về một kế hoạch hành động.

---------------
        1. N.C.O : Các hạ sĩ quan


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:09:33 pm

        Thậm chí sau nhiều tuần tôi vẫn thấy có rất ít triển vọng cho một cuộc gặp giữa hai phái thù địch ở Nam Tư. "Cuộc chiến đấu này", tôi điện cho Roosevelt, "có tính chất cực kỳ hung bạo và đẫm máu với những sự trả thù và hành quyết tàn nhẫn đối với con tin của bọn Đức... Chúng tôi hy vọng sớm giải quyết mối bất hòa này, nhưng những sự bất đồng giữa Du kích Tito và những người Serbs theo Mihailovic có nguyên nhân rất sâu xa..."

        Điều dự báo ảm đạm của tôi đã đúng. Vào cuối tháng Mười Một, Tito cho triệu tập một hội nghị chính trị đối với phong trào của ông ta tại Jajce, Bosnia, và không chỉ thành lập một Chính phủ Lâm thời, "với quyền đại diện duy nhất cho quốc gia Nam Tư", mà còn tước bỏ mọi quyền của Chính phủ Hoàng gia Nam Tư tại Cairo. Nhà vua bị cấm trở về cho đến khi đất nước được giải phóng. Không còn nghi ngờ gì nữa Du kích đã xác lập vị trí của họ là những phần tử lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Tư, đặc biệt là sau khi Ý đầu hàng. Nhưng quan trọng là không nên đưa ra những quyết định chính trị mà không thể bãi bỏ được về tương lai của chính thể ở Nam Tư trong bối cảnh đất nước bị chiếm đóng, nội chiến xảy ra và đấu đá chính trị của những người lưu vong. Nhân vật bi thương Mihailovic đã trở thành vật cản chính. Chúng tôi phải duy trì mối tiếp xúc quân sự gần gũi với Du kích, và vì vậy phải thuyết phục Nhà vua cách chức Mihailovic khỏi cương vị Bộ trưởng Chiến tranh. Đầu tháng Mười Hai chúng tôi rút sự ủng hộ chính thức đối với Mihailovic và triệu hồi các phái bộ hoạt động trên phần lãnh thổ của ông ta.

        Sự vụ ở Nam Tư được Hội nghị Teheran đánh giá là đi ngược lại tình hình này. Mặc dù ba cường quốc đã quyết định sẽ ủng hộ tối đa phong trào Du kích, vai trò của Nam Tư trong cuộc chiến tranh đã bị Staline bác bỏ, cho là chẳng mấy quan trọng, và người Nga còn tranh cãi về những con số của chúng tôi về số sư đoàn phe Trục ở vùng Balkan. Mặc dù vậy Chính phủ Xô Viết cũng đồng ý cử một phái bộ Nga đến bên Tito. Họ cũng muốn giữ mối tiếp xúc với Mihailovic.

        Trên đường từ Teheran quay về Cairo tôi đã gặp Nhà vua Peter, và nói với ông về sức mạnh và tầm quan trọng của phong trào Du kích, và có lẽ ông cần thiết phải loại Mihailovic ra khỏi nội các của mình. Hy vọng duy nhất để Nhà vua có thể trở về quê hương sẽ là, với sự trung gian của chúng tôi, đạt được một thỏa thuận tạm thời nào đó với Tito một cách không chậm trễ, và trước khi Du kích tiếp tục mở rộng quyền kiểm soát những đất của họ. Người Nga cũng bày tỏ mong muốn của họ có được một sự thỏa hiệp nào đó, và mọi người hầu như nhất trí khuyên tôi nên đi theo cách nào trong hoàn cảnh đầy rẫy bất đồng này. Các sĩ quan đang thực thi nhiệm vụ bên cạnh Tito và chỉ huy các phái bộ hoạt động bên cạnh Mihailovic đều giới thiệu những bức tranh tương tự. Ngài Stevenson, Đại sứ Anh tại Chính phủ Hoàng gia Nam Tư, đã điện về Bộ ngoại giao như sau: "Chính sách chúng ta phải dựa trên ba nguyên tố mới: Du kích sẽ cầm quyền ở Nam Tư. Họ có ý nghĩa đối với chúng ta về mặt quân sự đến mức chúng ta phải ủng hộ họ một cách hoàn toàn, với mọi cân nhắc về chính trị phải phụ thuộc vào quân sự. Một điều cực kỳ đáng nghi ngờ là liệu chúng ta còn nên coi chế độ quân chủ là một phần tử thống nhất ở Nam Tư không.

        Đến khoảng tháng Một năm 1944 tôi đã hoàn toàn tin chắc vào những luận cứ của những người tôi biết rất rõ và tin tưởng rằng Mihailovic là cái gông đeo quanh cổ Nha vua, và ông không thể có cơ hội nào khi chưa tống khứ Mihailovic đi. Bộ trưởng Ngoại giao cũng nhất trí, và tôi đã viết cho Tito theo hướng này. Nhưng trong hai tháng tiếp theo cuộc tranh cãi chính trị về vấn đề Nam Tư vẫn cứ tiếp tục trong giới lưu vong tại Luân Đôn. Mỗi ngày lại làm mất đi những cơ hội đã bị thu hẹp lại về một sự thu xếp có tính cân bằng, và chẳng phải chờ đến cuối tháng Năm mà chính Mihailovic đã bị cách chúc, và một chính khách ôn hòa, Tiến sĩ Subasic, đã được yêu cầu đứng ra thành lập Chính phủ. Tôi cũng không làm được việc kéo Tito và Subasic xích lại gần nhau cho tới khi tôi gặp họ ở Naples vào tháng Tám, nơi mà, tôi sẽ kể khi đến lúc, tôi đã làm những gì có thể để làm dịu đi những đau khổ của cả Nam Tư lẫn nước láng giềng cực nam của nó là Hy Lạp, đất nước mà giờ đây chúng tôi phải quay lại với những sự vụ và số phận của nó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:09:56 pm

*

        Sau khi quân Đồng minh rút đi vào tháng Tư năm 1941, cũng giống như Nam Tư, Hy Lạp bị các nước phe Trục chiếm đóng. Việc quân đội tan vỡ, Nhà vua thoái vị và Chính phủ phải lưu vong đã làm sống lại những tranh cãi cay đắng trong nền chính trị Hy Lạp. cả ở trong nước lẫn trong giới lưu vong bên ngoài, người ta chỉ trích nền quân chủ rất nặng nề về việc chấp nhận nền độc tài của Tướng Metaxas, và sự trực tiếp cấu kết với chế độ đã bị đánh bại. Nạn đói hoành hành vào mùa đông đầu tiên, may mà Hội Chữ thập đỏ đã cứu trợ được một phần. Đất nước đã bị kiệt lực bởi chiến tranh và quân đội thì bị tiêu diệt, nhưng vào thời điểm đất nước đầu hàng, vũ khí đã được cất giấu trên núi, và người ta đã lập kế hoạch kháng chiến cho dù dưới dạng tự phát và ở qui mô rất nhỏ. Tại những thành phố  miền Trung Hy Lạp nạn đói đã khiến cho nhiều người tham gia vào đội ngũ kháng chiến. Vào tháng Tư năm 1942 tổ chức tự nhận mình là Mặt trận Giải phóng Quốc gia (viết tắt tiếng Hy Lạp là E.A.M.) đã ra đời từ mùa thu năm ngoái, đã tuyên bố thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân (E.L.A.S). Những nhóm chiến đấu nhỏ được chiêu mộ suốt trong năm sau, trong khi tại Epirus và vùng núi phía tây bắc tàn quân Hy Lạp và những người dân sơn cước đã tụ tập xung quanh đại tá Napoleon Zervas. E.A.M. và E.L.A.S. được tổ chức với nòng cốt là các lãnh tụ Cộng sản. Những người đi theo Zervas, vốn là những người ủng hộ phái Cộng hòa, sau nay đã trở thành những người cực kỳ chống Cộng. Cuộc kháng chiến của Hy Lạp chống lại bọn Đức diễn ra xung quanh hai trung tâm này. Chẳng có trung tâm nào có bất kỳ chút thiện cảm hay có tiếp xúc trực tiếp với Chính phủ Bảo hoàng ở Luân Đôn.

        Vào đêm trước của ngày hội Alamein chúng tôi quyết định tấn công vào những tuyến đường tiếp tế của quân Đức chạy qua Hy Lạp xuống Piraeus, một cảng ở Athens và một căn cứ trên đương xuống Bắc Phi của Đức. Phái bộ Quân sự đầu tiên của Anh, dưới sự chỉ huy của trung tá Myers, theo kế hoạch đã được thả dù xuống vùng này và tiếp xúc với quân du kích. Một chiếc cầu cạn trên tuyến đường sắt chính ở Athens đã bị đánh sập và các điệp viên Hy Lạp đã tiến hanh những vụ phá hoại táo bạo và thành công rực rỡ đối với tàu bè của phe Trục ở Piraeus. Trong mùa hè năm sau các phái bộ của Anh được tăng cường, và những nỗ lục đặc biệt đã được tiến hành nhằm khẳng định với kẻ thù rằng chúng tôi có thể đổ bộ xuống Hy Lạp trên quy mô lớn hơn sau khi giành chiến thắng ở Tunisie. Các nhóm quân Anh - Hy Lạp đã đánh bay một chiếc cầu khác trên tuyến đường sắt chính ở Athens, và các hoạt động quân sự khác đã thành công tới mức hai sư đoàn quân Đức dự định được điều tới Sicily buộc phải chuyển tới Hy Lạp. Nhưng đây cũng là đóng góp quân sự trực tiếp cuối cùng của du kích Hy Lạp đối với cuộc chiến tranh.

        Ba phần tử khác nhau về chính kiến, E.L.A.S. có hai mươi ngàn quân và chủ yếu nằm dưới sự kiểm soát của Cộng sản, các băng nhóm của Zervas, được biết dưới cái tên E.D.E.S. bao gồm năm ngàn quân và những chính khách bảo hoàng tập trung ở Cairo hoặc Luân Đôn quanh Nhà vua George II, giờ đây đều cho rằng Đồng minh có lẽ sẽ chiến thắng, cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa họ đã trở nên khẩn thiết, và tất nhiên chỉ có lợi cho kẻ thù chung. Khi quân Ý đầu hàng vào tháng Chín 1943, E.L.A.S. đã đoạt được phần lớn trang bị của chúng, bao gồm cả toàn bộ số lượng vũ khí dành cho một sư đoàn, và như vậy giành được ưu thế tuyệt đối về quân sự. Vào tháng Mười lực lượng E.L.A.S đã tấn công E.D,E.S (Zervas), và Tổng hành dinh quân Anh ở Cairo đã ngừng mọi chuyên tàu chở vũ khí cung cấp cho E.L.A.S.

        Mọi nỗ lực đã tiến hành ngay tại chỗ bởi các phái bộ của ta nhằm hạn chế và kết thúc cuộc nội chiến lan ra khắp đất nước đổ nát và bị chiếm đóng này, và đến tháng Hai năm 1944 các sĩ quan Anh đã thành công trong việc tạo ra một cuộc ngừng bắn đầy khó khăn giữa hai phái kể trên. Nhưng các đạo quân Xô Viết giờ đây đã tiến đến biên giới Rumani, và do khả năng quân Đức phải rút chạy khỏi vùng Balkan ngày càng tăng và cùng với nó là khả năng hồi hương của chính phủ Bảo hoàng được Anh ủng hộ, các lãnh tụ E.A.M đã quyết định tổ chức một cuộc đảo chính Cộng sản.

        Một ủy ban Chính trị của Mặt trận Giải phóng Dân tộc được thành lập trên vùng núi, và tin này đã được phát ra toàn thế giới. Đây là một sự thách thúc trục tiếp đối với quyền hành tương lai của Chính phủ Hoàng gia và là tín hiệu về tình trạng rắc rối trong lực lượng vũ trang Hy Lạp ở Trung đông cũng như trong chính giới Hy Lạp đang lưu vong. Vào ngày 31 tháng Ba nhóm sĩ quan Quân đội, Hải quân và Không quân đã đến gặp Thủ tướng Tsouderos tại Cairo để yêu cầu ông ta từ chức. Lữ đoàn 1 thuộc Quân đội Hy Lạp, mà tôi hy vọng sẽ tham gia vào chiến dịch Ý, đã làm binh biến chống lại sĩ quan chỉ huy của họ. Năm chiếc tàu thuộc Hải quân Hoàng gia Hellenic đã tuyên bố thành lập nền cộng hòa và đến ngày 8 tháng Tư một chiếc khu trục hạm của Hy Lạp đã từ chối không ra khơi trừ phi một Chính phủ được thành lập với sự tham gia của cả đại diện E.A.M.

        Lúc này tôi đảm trách luôn cả Bộ Ngoại giao, do Ngài Eden đi vắng. Vì vậy tôi có trực tiếp trong tay mọi mối liên lạc, và với sự ủng hộ của tôi cũng như sự quyết đoán cá nhân, Tướng Paget, người chỉ huy lực lượng Anh ở Ai cập, đã cho bao vây lữ đoàn có chừng bốn ngàn rưỡi quân và năm chục súng cối, được triển khai ở các vị trí phòng thủ để chống lại quân Đồng minh. Đến tối 23 các thủy thủ trung thành người Hy Lạp đã lên được boong các tàu này với chừng năm chục thương vong, những người làm binh biến đã bị bắt giữ và giải lên bờ. Ngày hôm sau Lữ đoàn đã đầu hàng và hạ vũ khí, và được nhốt vào trại tù binh, nơi các thủ lĩnh của họ đang bị giam giữ. Không có thương vong về phía Hy Lạp, nhưng có một sĩ quan Anh bị bắn chết. Những thủy quân làm binh biến đã đầu hàng vô điều kiện 24 giờ trước đó.

        Trong khi đó Nhà vua đã đến Cairo, và vào ngày 12 tháng Tư ông đã tuyên bố rằng một Chính phủ bao gồm đại diện rộng rãi của những người Hy Lạp đang sống trên đất nước Hy Lạp sẽ được thành lập. Những bước chuẩn bị được tiến hành một cách bí ẩn để đưa các đại diện khỏi Thủ đô Hy Lạp, bao gồm cả Papandreou, lãnh tụ Đảng Xã hội Dân chủ Hy Lạp, và đến ngày 26 ông ta lên nắm quyền Thủ tướng. Vào tháng Năm một cuộc hội nghị của các đảng phái, bao gồm cả các lãnh tụ từ miền thượng du Hy Lạp, đã diễn ra ở một khu nghỉ mát trên miền núi Liban. Ở đây, sau ba ngày tranh luận căng thẳng, mọi người nhất trí thành lập một Chính phủ ở Cairo trong đó các nhóm đều sẽ có đại diện dưới quyền Thủ tướng Papandreou, trong khi đó tại miền núi Hy Lạp một tổ chức quân sự thống nhất sẽ tiếp tục cuộc chiến đấu chống quân Đức. Những khó khăn và cực nhọc chờ đợi tất cả chúng tôi ở cái nơi nhạy cảm nhất của châu Ảu và thế giới nay sẽ được tường thuật lại sau. Chúng tôi giờ đây có thể rời chiến trường này để đến những nơi khác không kém phần hỗn loạn, nhưng tầm vóc lại rộng lớn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:11:59 pm
        
10

CÚ ĐẤM ANZI01

        Ngày nay để hiểu được bối cảnh lịch sử Ý nhất thiết phải nghiên cứu quá khứ của nước này. Sau khi đầu hàng vào tháng 9/1943, tổ chức kháng chiến chống Đức đã không chịu sự quản lý của một Ủy ban Giải phóng, hoạt động bí mật ở Rome, và hợp tác với hoạt động đa phương của các nhóm du kích đã bắt đầu xuất hiện trên khắp bán đảo này. Thanh viên của ủy ban là các nhà chính trị bị Mussolini truất quyền vào đầu những nám 1920, hay là đại diện các nhóm chống lại sự cai trị của Phát xít. Tất cả đã đẩy lùi nguy cơ quay trở lại của chủ nghĩa Phát xít trong giờ phút thất bại. Chắc chắn người Đức sẽ cố hết sức để thúc đẩy sự quay lại này.

        Mussolini đã bị giam giữ ở đảo Ponza, và sau đó là ở La Maddalena ngoài khơi Sardinia. Lo sợ 1 cuộc đảo chính quân sự của Đức cuối tháng 8, Badoglio đã chuyển ông chủ cũ của mình đến một nơi nghỉ mát nhỏ ở trên núi cao, ở Abruzzi, miền trung Ý. Các nhân viên cảnh sát và những ngươi Carabinieri canh gác nhà độc tài thất thế nay không nhận được một thông báo nào rõ ràng về chuyến bay vội vã từ Rome. Vào buổi sáng thứ bảy 12 tháng 9, chín mươi lính nhảy dù Đức đổ bộ từ một máy bay gần khách sạn nơi Mussolini bị giam giữ. ông ta đã đi khỏi trong một chiếc máy bay nhẹ của Đức để đến 1 cuộc gặp khác ở Munich với Hitler.

        Trong suốt mấy ngày liền hai người đã thảo luận việc kéo dài sự tồn tại của chủ nghĩa Phát xít Ý ở những nơi của nước Ý vẫn còn quân đội Đức chiếm giữ. Vào ngày 15, nhà lãnh đạo chủ nghĩa Phát xít này thông báo là ông ta đã nắm vai trò lãnh đạo của chủ nghĩa Phát xít, và một đảng Phát xít cộng hòa mới đã được thanh lọc các phần tử phản động sẽ xây dựng lại một chính phủ trung thành ở miền Bắc. Trong chốc lát, giờ đây dường như hệ thống cũ khoác cái vỏ cách mạng giả hiệu này có thể bừng sống lại. Hậu quả đã làm cho người Đức thất vọng nhưng sẽ không có sự quay trở lại của chủ nghĩa Phát xít. "Trăm ngày hèn hạ" của Mussolini đã bắt đầu. Vào cuối tháng 9, ông ta đã xây dựng một trụ sở (sở chỉ huy) ở trên bờ hồ Garda. Chính phủ tưởng tượng đáng khinh này đã được xem như "Nền Cộng hòa Salo". Ở đây một bi kịch đê tiện đã diễn ra. Tên độc tài kiêm nhà làm luật của Ý này đã từng sống với tình nhân hơn 20 năm dưới sự kiểm soát của các ông chủ Đức, sống cách ly với thế giới bên ngoài dưới sự canh gác của những vệ sĩ và những bác sĩ do Đức tuyển chọn kỹ càng.

        Việc Ý đầu hàng đã làm cho quân đội của họ ở Balkan hoàn toàn bất ngờ và nhiều đội quân đã bị lọt vào vị trí phục kích của lực lượng du kích địa phương và những người Đức đầy căm thù. Có những vụ trả thù đã man. Hơn 7.000 lính khỏe mạnh thuộc đơn vị đồn trú ở Corfu đã bị các đồng minh của họ trước đây giết gần hết. Các đội quân của Ý ở đảo Cephalonia đã tiếp tục kháng cự cho đến 22/9. Nhiều người đã bị bắn chết, và số con lại bị đi đày. Một số đơn vị đồn trú ở các đảo Aegean, tổ chức thành từng nhóm nhỏ chạy sang Ai Cập. Ở Anbani trên bờ biển Dalmatian và bên trong Nam Tư, một số quân đội được cắt đi làm nhiệm vụ đặc biệt (lính đặc công) đã gia nhập dân quân (lực lượng du kích). Họ thường xuyên bị lấy đi lao động cường bức và sĩ quan của họ thì bị giết. Ở Montenegro, phần lớn trong hai sư đoàn của Ý được Tito thành lập nên sư đoàn Garibaldi đã chịu thiệt hại nặng nề vào cuối cuộc chiến tranh. Ở Balkan và Aegean quân đội Ý đã mất gần 40.000 người sau khi tuyên bố đình chiến vào ngày 8/9, không kể những người đã chết trong trại lao động.

        Riêng Ý đã lâm vào 1 cuộc nội chiến khốc liệt. Các sĩ quan và binh lính của quân đội Ý đóng ở phía Bắc do người Đức chiếm đóng và những người yêu nước từ các thành phố và nông thôn bắt đầu thành lập các đơn vị du kích và hoạt động chống lại người Đức và chống lại đồng bào của họ, những người vẫn trung thành với Mussolini. Quân đội Đồng minh ở phía Nam Rome liên hệ với chính phủ Badoglio. Trong những tháng này, một mạng lưới phong trào kháng chiến của Ý chống lại sự chiếm đóng của Đức đã được thành lập trong bối cảnh khốc liệt của một cuộc nội chiến, ám sát và thanh trừng. Các phong trào kháng chiến, sôi sục ở miền trung, miền bắc Ý, và ở các vùng châu Âu bị chiếm đóng, đã khuấy động tất cả các tầng lóp nhân dân. Thành tích của họ nhờ vào sự viện trợ cứu giúp và sự ủng hộ đối với những tù binh bị kẹt lại do việc đình chiến trong các trại ở miền bắc Ý.

-----------------
        1. Anzio: một thành phố trên bờ biển nước Ý, cách Rome 50 km về phía đông nam.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:13:17 pm

        Khoảng hơn 80.000 binh lính được mặc trang phục chiến đấu  và chủ yếu biết 1 chút về ngôn ngữ hay địa lý của nước này, ít nhất 10.000 người, được nhân dân địa phương cho quần áo dân thường, được các phần tử kháng chiến Ý và bà con nông dân mạo hiểm hướng dẫn đến nơi an toàn. Sang năm mới tình hình trở nên khốc liệt hơn. Nước cộng hòa của Mussolini được thanh lập dưới áp lực đang gia tăng từ phía Đức. Giới lãnh đạo của chính phủ Badoglio ơ miền Nam bị tấn công bởi các mưu đồ ở Ý và bị dư luận ở Anh và Mỹ coi khinh. Mussolini là kẻ phản ứng đầu tiên. Khi ông ta đến Munich sau khi trốn thoát, ông ta đã tìm thấy con gái Edda và chồng cô là Bá tước Ciano. Hai người này đã trốn khỏi Rome vào lúc đầu hàng, và mặc dù Ciano đã bỏ phiếu chống lại bố vợ mình tại cuộc họp quan trọng của Hội đồng Tối cao, nhưng anh ta vẫn hy vọng, nhờ ảnh hưởng của vợ mình đế đạt được 1 sự hòa giải. Trong những ngày này ở Munich, thực tế điều đó đã xảy ra. Việc này đã làm tăng sự căm phẫn Hitler kẻ đã làm cho gia đình Ciano bị quản thúc tại gia khi họ đang trên đường về nhà. Việc Mussolini miễn cường phải trừng phạt những người chống lại chủ nghĩa Phát xít, và đặc biệt Ciano có thể là lý do chính giải thích cho việc Hitler đã đánh giá thấp về đồng nghiệp của mình tại thời điểm quan trọng này. Cho đến khi sức mạnh của "Salo cộng hoa" giảm sút rất mạnh và sự thiếu kiên nhẫn của các ông chủ Đức của nó gia tăng, Mussolini đồng ý buông lỏng 1 làn sóng trả thù theo kế hoạch. Tất cả các lãnh đạo của chế độ Phát xít cũ đã bỏ phiếu chống lại ông ta vào tháng 7 đã bị bắt tại nước Ý do Đức chiếm đóng, bị đưa ra xét xử vào cuối 1943, tại pháo đài trung cổ ở Verona. Trong số họ có Ciano. Không loại trừ ai, họ phải nhận tội chết. Mặc dù sự nài khẩn và đe dọa của Edda, Mussolini không thể thông cảm được. Vào tháng 1/1944 nhóm người này không chỉ có Ciano mà còn có Thống chế Bono 78 tuổi, một người đã có mặt trong cuộc hành quân ở Rome, đã phải chết vì tội phản bội, ông ta bị trói vào một chiếc ghê và bị bắn vào lưng. Họ đã chết anh dũng. Kết cục của Ciano giống như tất cả các phần tử trong kịch thời phục hưng. Thái độ quy phục của Mussolini với những yêu cầu đầy thù hận của Hitler chỉ làm cho ông ta bẽ bàng, cộng hòa Phát xít mới bi đát còn được nhắc mãi ở hồ Garda, một dấu tích của phe Trục thất bại.

        Trong khi đó chúng tôi đã dành mấy tuần đầu của tháng 1 để chuẩn bị kỹ cho cuộc hành quân "Shingle". Vì Anzio là từ mật mã và trong các cuộc hành quân đầu tiên của đạo quân thứ Năm để kéo sự chú ý và quân dự bị của kẻ địch ra khỏi vị trí đầu cầu. Cuộc chiến đấu ác liệt hơn vì người Đức rõ ràng là muốn ngăn chặn chúng tôi đột nhập phong tuyến Gustav mà Cassino, một điểm trọng tâm, là vị trí sau cùng của khu vực phòng thủ sâu của họ. Ở những ngọn núi đá này đã tạo ra một hệ thống phòng thủ lớn sử dụng rất nhiều bê tông và thép. Từ vị trí quan sát trên núi, địch có thể bắn vào bất cứ sự di chuyển nào dưới thung lũng. Quân đội của chúng tôi rất cố gắng nên mặc dù chỉ dành được ít đất cũng đã gây cho kẻ thù những hậu quả như mong đợi. Nó đã làm cho địch không chú ý đến mối đe dọa đang đến gần đối với việc đóng quân bên sườn núi về hướng biển rất dễ bị tấn công và khiến cho địch phải sử dụng 3 đơn vị dự bị tinh nhuệ vào thế sẵn sàng chiến đấu.

        Đến chiều ngày 21 những đoàn tàu được hộ tống đến Anzio đã thoát ra biển an toàn dưới sự yểm trợ của máy bay chúng tôi. Thời tiết làm lộ rõ mục tiêu. Các cuộc tấn công mạnh vào các sân bay của địch, và đặc biệt ở sân bay Perucgia, căn cứ trinh sát của hàng không Đức, buộc nhiều máy bay địch không cất cánh được và tình hình trở nên căng thẳng, nhưng tôi phải kiềm chế, và tôi háo hức chờ tin kết quả của cuộc tấn công lớn này. Hiện tại tôi biết rằng quân đoàn 6 gồm sư đoàn 3 của Mỹ và sư đoàn 1 của Anh dưới chỉ huy của tướng Mỹ Lucas, đã đổ bộ vào bờ biển Anzio vào lúc 2 giờ sáng ngày 22. Có rất ít sự chống cự và thực tế không có thương vong. Đến nửa đêm 36.000 binh lính và hơn 3000 xe cộ đã tới nơi. Alexander ngươi đang ở hiện trường, báo hiệu "chúng ta xuất hiện và gây bất ngờ hoàn toàn". Tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những lực lượng tuần tra cơ động tấn công mạnh, được mạo hiểm bắt liên lạc với địch nhưng đến nay chưa nhận được các báo cáo về hoạt động của họ. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này và trả lời "Cảm ơn tất cả các thông điệp của bạn. Rất mừng anh đang đóng cọc đánh dấu các khu đất chiếm được hơn là thọc sâu vào vị trí đầu cầu".

        Nhưng bây giờ tai họa và sự thất bại ở mục tiêu quan trọng nhất của cuộc hành quân đã đến. Tướng Lucas tự giới hạn vào việc chiếm giữ đầu cầu và chuyển các thiết bị, phương tiện đến nơi. Tướng Pery, chỉ huy sư đoàn 1 của Anh nôn nóng tiến sâu vào lãnh thổ. Tuy nhiên, lữ đoàn dự bị đã bị rút đi với quân đoàn. Các cuộc tấn công nhỏ, thăm dò vào Cistema và Campoleone được tiến hành ngày 22 và 23. Viên chỉ huy cuộc viễn chinh này không đưa ra được một kế hoạch tấn công chung nào. Đến tối ngày 23, toàn bộ hai sư đoàn này và lực lượng biệt phái của họ gồm 2 lính biệt kích Anh, biệt kích Mỹ và các lính dù đã được đổ bộ, với rất nhiều chướng ngại. Các đội phòng ngự đầu cầu tiến lên, nhưng cơ hội do những cố gắng lớn tạo ra đã không còn. Kesslring nhanh chóng phản ứng trước tình hình nguy kịch. Đại bộ phận quân dự bị của y đã nhằm vào chúng tôi ở mặt trận Cassino, nhưng ông ta đã làm cho bất cứ 1 đơn vị nào cũng phải sẵn sàng, và trong 48 giờ, khoảng 2 sư đoàn đã được tập hợp để chống lại sự tiến công của chúng tôi. Vào ngày 27, đã có tin tức quan trọng. Lữ đoàn vệ binh đã tiến quân nhưng còn gần 1,5 dặm nữa mới tới Campoleone. Quân Mỹ thì vẫn còn ở phía Nam Cisterna, Alexander nói rằng cả ông ta và tướng Clark đều không hài lòng với tốc độ tiến quân này và ông Clark sẽ tới đầu cầu ngay lập tức. Tôi trả lời: "Tôi rất vui khi biết rằng Clark sẽ tới vị trí đầu cầu. Sẽ rất khó chịu nếu binh lính của các ông bị phong tỏa ở đó và đội quân chủ lực không thể tiến lên từ miền Nam." Tuy nhiên đây chính là điều sẽ xảy ra.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:13:51 pm

*

        Trong khi đó chúng tôi tiếp tục tấn công vào các vị trí ở Cassino. Sự đe dọa đối với việc đóng quân bên sườn núi của ông ta không làm giảm quyết tâm chống lại các cuộc đột kích của chúng tôi của Kesselring. Vào ngày 24, lệnh của Hitler xác định rõ quyết tâm của người Đức là: "Bằng mọi giá phải giữ cho được phòng tuyến Gustav vì những kết quả về chiến tranh sẽ tiếp theo một sự phòng thủ thành công trọn vẹn. Quốc trưởng hi vọng sẽ diễn ra một cuộc chiến đấu khốc liệt nhất".

        Trước hết chúng tôi đã đạt được một số bước tiến tốt. Chúng tôi vượt sông Rapido bên trên thị xã Cassino và tấn công theo hướng Nam vào đồi Tu viện, nhưng người Đức đã tăng viện và chống cự một cách điên cuồng, đến đầu tháng 2, sức mạnh của chúng tôi đã tăng lên. Một quân đoàn của New Zealand gồm 3 sư đoàn đã chuyển tới từ Adriatic và vào ngày 15 đợt tấn công lần thứ hai của chúng tôi bắt đầu ném bom vào chính tu viện. Ở độ cao, tu viện được xác định là giao điểm của con sông Rapido và Liri và là điểm chốt của toàn bộ sự phòng vệ Đức. Nó đã tự chứng minh là một trở lực được phòng thủ vững chắc. Các mặt dốc dứng của núi đặt đầy súng đã được tôn lên bởi tòa nhà nổi tiếng mà trong các cuộc chiến tranh trước đã từng bị cướp bóc, phá hủy và xây dựng lại. Có sự tranh luận là liệu nó có nên bị phá hủy lại một lần nữa không. Tu viện này không có quân lính Đức. Nhưng những cộng sự của địch hầu như không tách riêng ra khỏi tòa nhà này. Nó chi phối toàn bộ chiến trường, và đương nhiên Tướng Freyberg, chỉ huy lữ đoàn này, muốn có một cuộc oanh tạc dữ dội bằng không quân trước khi ông ta phát động cuộc tấn công bằng bộ binh. Chỉ huy quân đội tướng Mark Clark, miễn cưỡng thừa nhận, và được phép của tướng Alexander, người chịu trách nhiệm. Bởi vậy, ngày 15/2 sau khi các tu sĩ đã được cảnh báo đầy đủ, hơn 450 tấn bom đã được dội xuống và gây ra sự tàn phá nặng nề. Những bức tường lớn ở phía ngoài và cổng vào vẫn còn. Kết quả này không tốt. Bây giờ người Đức có đủ lý do để có thể sử dụng bất luận như thế nào gạch đá nát, và thậm chí điều này đã tạo cho họ những cơ hội phong thủ tốt hơn là khi tòa nhà nay con nguyên vẹn. Sư đoàn 4 của Ấn Độ thay thế sư đoàn của Mỹ ở gần dãy phía bắc của tu viện, mở cuộc tấn công. Trong hai đêm liền, họ cố gắng 1 cách vô vọng để giành được một quả đồi nhỏ nằm giữa vị trí của họ và đồi tu viện. Vào đêm 18/2, cuộc tấn công thứ ba đã được tiến hành. Cuộc chiến đấu rất ác liệt và tất cả những ngươi lính của chúng tôi, những người đã tới quả đồi đều bị giết chết. Sau đêm đó, một lữ đoàn đã vòng qua đồi và tiến thẳng tới tu viện, chỉ để tiếp cận một khe núi có đầy mìn và được yểm trợ bởi các súng máy của địch ở tầm ngắn nhất. Ở đây họ đã thiệt hại nặng và bị chặn lại. Trong khi các cuộc xung đột ác liệt diễn ra trên các quả đồi đó thì sư đoàn của New Zealand đã vượt qua sông Rapido an toàn, nhưng họ bị xe tăng phản công trước khi đầu cầu của họ được bảo vệ, và bị đẩy lùi lại. Cuộc tấn công thẳng vào Cassino đã thất bại.

        Bây giờ chúng tôi phải trở lại vị trí đầu cầu. Đến 30/1, sư đoàn bọc thép đầu tiên của Mỹ đã đổ bộ ở Anzio còn sư đoàn 45 của Mỹ thì đang hành quân trên đường đến Anzio. Toàn bộ cuộc đổ bộ phải được tiến hành thông qua những bãi biển đầy khó khăn hay qua cảng đánh cá nhỏ. Đô đốc John Cunningham báo hiệu: "Tình hình lúc này ít liên quan tới tấn công chóp nhoáng của 2 hay 3 sư đoàn đã được dự tính ở Marrakesh, nhưng người ta có thể tin là Hải quân cố gắng hết sức để tạo sức mạnh chiến thắng". Lời hứa này, xem đã được thực hiện đầy đủ.

        Cùng ngày hôm đó, Quân đoàn 6 đã mở cuộc tấn công mạnh đầu tiên. Một số vùng đất đã giành được nhưng ngày 3/2 địch phát động một cuộc giáng trả hướng vào mũi dùi của sư đoàn thứ nhất của Anh và rõ ràng chỉ là sự mở đầu cho những khó khăn về sau. Trong bản báo cáo của Tướng Wilson, "chu vi đã bị phong tỏa và lực lượng của chúng ta tại đó không thể tiến công được". Mặc dù tướng Lucas đã gây được bất ngờ nhưng ông ta đã không tận dụng được điều đó. Đây hoàn toan là một sự thất vọng lớn ở trong nước và ở nước Mỹ. Tất nhiên, tôi không biết tướng Lucas đã được lệnh gì nhưng đó là một nguyên tắc căn bản đế tiến quân và giao chiến với địch. Vào lúc này, tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ đánh được kẻ địch hung bạo, cô lập được địch, nhưng tất cả những cái chúng tôi đã nhận được là một con voi bị mắc kẹt. Rõ ràng sức chiến đấu của chúng tôi vẫn mạnh hơn người Đức. Việc họ nhẹ nhàng di chuyển con cờ trên bàn và  nhanh chóng chỉnh đốn những kẽ hở nguy hiểm mà họ phải tạo ra trên mặt trận phía Nam là gây ấn tượng mạnh nhất. Tất cả những điều đó dường như đã cung cấp cho chúng tôi số liệu rất bất lợi về chiến dịch "Overlord".

        Cố gắng lớn đã được dự tính để đưa chúng tôi quay trở lại biển đưa ra vào hôm 16 khi kẻ địch sử dụng hơn 4 sư đoàn với 450 súng lớn, trong 1 cuộc tấn công thẳng theo hướng nam xuất phát từ Campoleone. Lệnh đặc biệt của Hitler về ngày tấn công đã được thông báo cho binh lính trước khi tấn công.

        Ông ta yêu cầu trong 3 ngày cái vị trí đầu cầu ung nhọt của chúng tôi phải bị phá hủy. Cuộc tấn công đã diễn ra vào thời điểm khó khăn khi sư đoàn 45 của Mỹ và sư đoàn 56 của Anh được chuyển từ mặt trận Cassino đến để thay thế cho sư đoàn anh dũng thứ nhất, của chúng tôi, đơn vị sẽ sớm trở lại mau chóng tham gia cuộc chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:14:09 pm

        Một đội hình nguy hiểm, như mũi dùi thọc sâu vào phòng tuyến chúng tôi buộc chúng tôi phải lui về vị trí đầu cầu ban đầu. Xuất hiện nguy cơ. Không thể rút lui được nữa. Thậm chí một bước tiến ngắn cũng có thể tạo sức mạnh cho địch sử dụng không chỉ súng tầm xa để nhả đạn liên tục vào các điểm đổ bộ và vào tàu mà còn tiến hành một cuộc tổng pháo kích vào các điểm ra vào. Tôi không ảo tưởng về một lối thoát. Đó là sự sống hoặc chết.

        Nhưng sự may mắn đã được tặng thưởng cho sự dũng cảm của quân đội Mỹ và Anh đang trong tình trạng hết hy vọng. Trước 3 ngày quy định của Hitler, cuộc tấn công của Đức đã bị dừng lại. Khi đó điểm nhô ra của chính họ đã bị giáng trả từ bên sườn và bị loại ra do pháo, và máy bay chúng tôi oanh tạc. Cuộc chiến đấu ác liệt, cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề, nhưng trận chiến đấu chí tử đã đem lại thành công cho chúng tôi.

        Vào cuối tháng hai Hitler đã lập một kế hoạch khác, theo ông ta sức mạnh ý chí đang có hiệu lực. Sư đoàn 3 của Mỹ, ở sườn phía Đông bị tấn công bởi 3 sư đoàn Đức. Do những thất bại trước đó, các sư đoàn này đã bị suy yếu. Người Mỹ đã phòng thủ vững chắc và trong một ngày đã đập tan cuộc tấn công trong khi phía Đức có hơn 2500 người bị thương vong. Vào ngày 1/3 Kesselring đã chấp nhận thất bại. Ông ta đã làm thất bại cuộc viễn chinh tới Anzio. Ông ta không thể phá hủy nó.

        Vào đầu tháng 3, thời tiết đã dẫn đến tình trạng hầu như bế tắc. Yếu tố thứ 5 của Napoléon là bùn (sa lầy) đã ảnh hưởng đến cả 2 phía. Chúng tôi không thể đập tan mặt trận chính ở Cassino, và người Đức cũng không dồn được chúng tôi tới biển Anzio.

        Về quân số, có rất ít để lựa chọn cho cả hai bên tham chiến. Đến lúc này chúng tôi có 20 sư đoàn ở Ý, nhưng cả Mỹ và Pháp đều chịu thiệt hại rất nặng nề. Địch có 18 hoặc 19 sư đoàn ở phía nam Rome, và 5 sư đoàn khác ở miền bắc Ý, nhưng họ cũng đã mệt mỏi và bạc nhược rồi.

        Bây giờ không con hy vọng thoát khỏi vòng vây vị trí đầu cầu Anzio và không có viễn cảnh một sự liên kết sớm giữa 2 lực lượng đối lập nhau cho đến khi mặt trận Cassino bị phá vỡ. Bởi vậy yêu cầu đầu tiên là phải làm cho vị trí đầu cầu này thực sự vững chắc, để thay thế và tăng cường lực lượng và để huy động lực lượng dự bị chống lại cuộc bao vây thực sự và nuôi dưỡng một cuộc phá vây sau đó. Thoi gian ngắn, vì nhiều máy bay hạ cánh phải nhanh chóng rời đến "Overlord". Cho đến lúc này việc di chuyển của họ đã bị hoãn lại đúng lúc nhưng không thể có một sự trì hoãn nào nữa. Các hạm đội đã tập trung toàn bộ sức lực với những kết quả đáng khâm phục. Trọng tải trung bình của tàu mỗi ngay trước đó đã cập bến là 3000 tấn, trong 10 ngày đầu tháng 3 mức này tăng lên gấp đôi.

        Nhưng mặc dù lúc này Anzio không còn là mối lo lắng, chiến dịch ở Ý nói chung đã kéo dài. Chúng tôi hy vọng rằng đến lúc này lẽ ra người Đức đã bị dồn xuống phía Bắc Rome và một phần đáng kể quân của chúng tôi lẽ ra đã tự do đổ bộ lên bờ biển Riviera của Pháp để giúp cho cuộc xâm chiếm eo biển là chủ yếu. Cuộc hành quân này, "Anvil", về nguyên tắc đã được nhất trí tại Teheran. Nó mau chóng trở thành một nguyên nhân xung đột giữa chúng tôi với đồng minh Mỹ. Chiến dịch ở Ý rõ ràng phải được thực hiện lâu dài trước khi vấn đề này tăng lên, và nhu cầu tức thời là phải phá bỏ bê tắc trên mặt trận Cassino. Những sự chuẩn bị cho trận chiến đầu tháng 3 ở Cassino được tiến hành ngay sau sự thất bại vào tháng 2, nhưng thời tiết xâu đã làm trì hoãn trận chiến này đến tận ngày 15/3.

        Lúc này thành phố Cassino là mục tiêu hàng đầu. Sau một đợt oanh kích ác liệt, trong đó sử dụng gần 1.000 tấn bom và 1.200 viên đạn, bộ binh của chúng tôi tiến lên. Alexander nói "Đối với tôi dường như không thể tưởng tượng được là đội quân nào sẽ tồn tại sau 8 tiếng tấn công hết sức dữ dội như vậy". Nhưng họ đã tồn tại. Sư đoàn dù 1 của Đức có thể là những người chiến đấu kiên cường nhất trong toàn bộ lực lượng quân đội của họ, đã chiến đấu giữa đổng đổ nát với những người New Zealand và Ấn Độ. Đến lúc hoàng hôn, phần lớn thành phố đã thuộc quyền kiểm soát của chúng tôi, trong khi đó sư đoàn 4 Ấn Độ, tiến xuống từ phía Bắc, cũng đạt được những tiến bộ tương tự, và ngày hôm sau, đã làm chủ 2/3 con đường tới đồi Tu viện. Sau đó họ vẫn kiên trì chiến đấu, cố chống lại chúng tôi. Xe tăng của chúng tôi không thể vượt qua được những cái hố rộng do hậu quả của trận oanh kích, và cuộc đột kích bằng bộ binh tiếp tục. Gần 2 ngày trôi qua trước khi xe tăng có thể tới yểm trợ. Địch đã tăng cường lực lượng viện binh. Trời mưa bão, cuộc chiến đấu trong thành phố đổ nát Cassino tiếp diễn cho đến ngày 23, với sự chiến đấu quyết liệt vừa tấn công vừa giáng trả. Người New Zealand và Ấn Độ không còn sức để chiến đấu  được nữa. Tuy nhiên, chúng tôi đã thiết lập được một đầu cầu vững chắc qua sông Rapido, bằng một sự tăng cường mạnh mẽ qua hạ lưu Garigliano vào tháng 1 là có giá trị rất lớn khi mà trận chiến đấu cuối cùng giành thắng lợi đã đến. Ở đây và tại đầu cầu Anzio chúng tôi đã bao vây gần 20 sư đoàn Đức tinh nhuệ ở miền trung Ý. Nhiều sư đoàn này lẽ ra đã đến Pháp.

        Đây là câu chuyện về cuộc chiến đấu ở Anzio, nó có thể là một cơ hội lớn lao và cũng có thể làm tiêu tan hi vọng, là sự khởi đầu tốt đẹp cho chúng tôi và cũng là sự hồi phục lực lượng nhanh của địch, nó thể hiện sự dũng cảm của cả 2 bên. Bây giờ chúng tôi biết rằng vào tháng Giêng, chỉ huy cấp cao Đức đã định chuyển 5 trong số những sư đoàn tinh nhuệ nhất của họ từ Ý sang Tây Bắc Âu. Kesselring phản đối rằng nếu làm như vậy ông ta sẽ không thể chấp hành mệnh lệnh đánh về phía nam Rome và ông ta sẽ phải rút quân. Chính lúc sự tranh luận trở nên hết sức gay gắt, việc đổ bộ Anzio đã diễn ra. sở chỉ huy cao cấp đã thay đổi ý kiến, đáng lẽ mặt trận Ý tăng cường lực lượng cho Mặt trận Tây Bắc Âu, thì mọi việc đã diễn ra ngược lại.

        Chúng tôi không biết gì về toàn bộ những thay đổi trong kế hoạch lúc đó, nhưng nó chứng tỏ rằng hành động hăng hái của quân đội chúng tôi ở Ý và đặc biệt trận đánh Anzio đã đóng góp to lớn cho sự thành công của "Overlord". Sau đây chúng ta sẽ thấy vai trò của nó trong cuộc giải phóng Rome.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:14:56 pm

11

CHIẾN DỊCH "OVERLORD"

        Tư tưởng nảy sinh từ kinh nghiệm cụ thể có thể là một cái yên ngựa hay một cái đinh thúc ngựa. Độc giả sẽ nhận thấy rằng trong khi tôi luôn sẵn sàng liên minh với Mỹ trong một cuộc tấn công trục tiếp xuyên qua eo biển Manche vào mặt trận trên biển của Đức ở đất Pháp, tôi không tin rằng đây là con đường duy nhất giành chiến thắng và tôi cho rằng đó là một hành trình quá nặng nề và liều lĩnh. Cái giá đáng sợ mà chúng tôi đã phải trả bằng mạng sống và máu cho những chiến dịch lớn trong Thế chiến Thứ nhất đã khắc sâu trong tâm trí tôi. Sau 1/4 thế kỷ, đối với tôi, sự phòng thủ bằng bê tông cốt sắt được trang bị với hỏa lực hiện đại và những binh sĩ được huấn luyện kiên cường, thì dường như chỉ có thể đánh bại vào những thời điểm bất ngờ hay đánh vào vị trí mạn sườn, hoặc bằng phương tiện cơ giới hiện đại như xe tăng. Sự bắn phá dữ dội, mà có thể rất khủng khiếp, không phải là câu trả lời cuối cùng. Những người phong thủ có thể dễ dàng có những phương thức để đối phó sau lần bị tấn công đầu tiên, và vùng mà đại bác có thể đánh bại sẽ trở thành những mặt trận đầy hố bom không thể vượt qua. Đó là những kinh nghiệm mà quân Pháp và Anh đã mua với giá quá đắt suốt những năm 1915-1917.

        Từ đó đã có những nhân tố mới xuất hiện nhưng chẳng có gì trùng lặp. Những lô cốt hiện nay có hỏa lực gia tăng cùng với sự gia tăng những bãi mìn cả trên mặt đất lẫn trên mặt biển. Mặt khác, chúng tôi, những người tấn công nắm giữ một lực lượng không quân hùng mạnh và có thể đổ bộ với số lượng lớn lính nhảy dù xuống phía sau mặt trận của quân địch và trên hết, có thể bao vây và làm tê liệt hệ thống liên lạc nhằm ngăn chặn việc đưa quân tiếp viện đến để phản công.

        Suốt những tháng hè năm 1943, Tướng Morgan và Ban chỉ huy Liên minh của ông ta đã dốc sức vào kế hoạch này. Trong chương trước tôi đã miêu tả nó đã đến với tôi như thế nào trong cuộc hành trình của tôi đến Quebec dự hội nghị "Quadrant". Ở đó kế hoạch nói chung được ủng hộ nhưng tướng Eisenhower và tướng Montgomery không đồng ý ở một điểm quan trọng. Họ muốn có một cuộc tấn công với lực lượng lớn mạnh hơn và trên một mặt trận rộng lớn hơn để nhanh chóng chiếm được vùng yếu điểm rộng rãi mà trong đó xây dựng được những lực lượng cho cuộc tổng tấn công. Việc nắm giữ những hải cảng ở biển Cherbourg sớm hơn kế hoạch cũng là điều quan trọng. Họ muốn có một cuộc tấn công đầu tiên với 5 sư đoàn thay vì 3 sư đoàn. Dĩ nhiên điều này hoàn toàn hợp lý. Bản thân Tướng Morgan cũng ủng hộ việc mở rộng sự đổ bộ đầu tiên, nhưng không có đủ lực lượng. Liệu lấy đâu ra thêm tàu đố bộ nhỏ? Quân ở Đông Nam Á đã bị rút đi gần hết. Phía Địa Trung Hải có thể có đủ quân cho 2 sư đoàn nhưng chúng lại cần cho chiến dịch "Anvil", cuộc tấn công trên biển vào phía nam nước Pháp và diễn ra cùng lức với chiến dịch "Overlord", để kéo quân Đức ra xa phía Bắc. Nếu "Anvil" bị cắt giảm lực lượng thì nó sẽ không thể hỗ trợ được. Mãi cho đến tháng Ba, Tướng Eisenhower, trong một cuộc họp với Tổng tư lệnh Anh, mới đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Tổng tư lệnh Mỹ mới trở về từ Địa Trung Hải là người biết rõ chiến dịch "Anvil" và hiện là vị Tổng tư lệnh tối cao của chiến dịch đó. Mọi người đồng ý điều động đội tàu của một sư đoàn trong chiến dịch Anvil về sử dụng cho chiến dịch "Overlord". Đội tàu cho sư đoàn thứ hai có thể có được bằng cách hoãn chiến dịch "Overlord" đến mùa trăng tháng 6. Số lượng tàu đổ bộ trong tháng đó sẽ được cung cấp thêm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:15:15 pm

*

        Một khi qui mô của cuộc viễn chinh đã được xác định, thì có thể tiến hành việc huấn luyện tổng hợp ngay. Một sự phân chia mang tính quy mô lớn được sắp xếp giữa lực lượng Anh và Mỹ và từ đó quân Anh giữ vùng Đông Nam còn quân Mỹ giữ phần Tây Nam của đất nước Anh. Dân cư trú của vùng ven biển chấp nhận dễ dàng những bất lợi. Một sư đoàn Anh với sự phối hợp hải quân của mình đã thực hiện tất cả cuộc huấn luyện sớm hơn ở vùng Moray Firth thuộc Scotland. Mùa đông đã chuẩn bị cho họ cái ngày D khắc nghiệt.

        Lý thuyết và thực hành của những chiến dịch bằng đường bộ và thủy đã được đề ra từ lâu bởi Ban tham mưu chiến dịch liên hợp, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Mountbatten, người sau đó được kế nhiệm bởi Tướng Laycock. Hiện giờ cần phải rất quan tâm đến việc huấn luyện, ngoài ra phải có cuộc huấn luyện hoàn chỉnh tống hợp để phục vụ cho cuộc chiến tranh hiện đại.

        Dĩ nhiên điều này còn được tiếp tục lâu dài ở Anh và Mỹ trong các cuộc luyện tập lớn và nhò với đạn thật. Nhiều sĩ quan và binh sĩ vào trận lần đầu tiên, nhưng tất cả đã thể hiện như họ là đội quân đã dày dạn kinh nghiệm.

        Những bài học từ các cuộc tập trận qui mô lớn trước đây với một ít kinh nghiệm xương máu ở Dieppe, được áp dụng vào những cuộc diễn tập cuối cùng với cả ba binh chủng kết thúc vào đầu tháng 5. Tất cả những hoạt động nay đều không qua được mắt kẻ thù. Chúng tôi đã không e sợ, mà còn thận trọng làm cho những cuộc tập trận này có được sự chú ý bơi những người theo dõi ở Pas de Calais, nơi mà chúng tôi muốn quân Đức tin là chúng tôi sẽ tấn công vào. Trinh thám trên không liên tục đã cho chúng tôi biết tin về những gì đang tiếp tục diễn ra dọc eo biển Manche. Và dĩ nhiên có nhiều cách khác để dò tin tức. Nhiều cuộc thám thính được tiến hành bởi các toán quân trong thuyền nhỏ để xem xét nghiên cứu các trở ngại mới, hoặc để kiểm tra độ dốc và địa hình của bãi biển. Tất cả những điều này đều được tiến hành trong đêm tối, tiếp cận êm, trinh sát lén lút và rút quân kịp thời.

        Một quyết định đau đầu là chọn "ngày D" và "giờ H", thời điểm mà đạo quân tấn công dẫn đầu nên đánh vào bờ biển. Từ đó xác định thời điểm cho những việc làm tiếp theo. Có một sự nhất trí là nên tiếp cận bờ biển của quân địch vào đêm trăng bởi vì điều này sẽ giúp cho cả các tàu và đội quân trên không dễ quan sát. Một giai đoạn ngắn lúc xế chiều trước giờ H cũng cần thiết để ra mệnh lệnh triển khai những đội tàu nhỏ và những mệnh lệnh chính xác cho cuộc oanh tạc bao trùm. Nhưng nếu khoảng thời gian giữa ánh sáng đầu tiên và giờ H quá dài thì kẻ thù có thời gian để kịp trấn tĩnh lại sau cú bất ngờ và sẽ phản công vào những đạo quân đổ bộ của chúng tôi.

        Tiếp theo là vấn đề thủy triều. Nếu chúng tôi đổ bộ vào lúc thủy triều cao thì những chướng ngại thả dưới nước sẽ cản trở sự tiếp cận của chúng tôi. Nếu lúc thủy triều thấp, thì các đạo quân sẽ phải mất nhiều thời gian đi dọc các bờ biển trống trải. Nhiều yếu tố khác phải được cân nhắc và cuối cùng mọi người quyết định đổ bộ khoảng 3 tiếng đồng hồ trước khi thủy triều dâng cao. Nhưng chưa hết, thủy triều thay đổi trong 40 phút giữa bờ tây và bờ đông, và có đá ngầm nằm ở một trong những vùng tấn công của quân Anh. Mỗi vùng lại phải có một giờ H khác nhau, và thay đổi từ nơi này đến nơi khác chỉ trong vòng 85 phút.

        Chỉ có ba ngày trong mỗi tháng âm lịch là đáp ứng đầy đủ những điều kiện mong muốn. Ba ngày đầu tiên sau 31/5 mà theo Tướng Eisenhower chọn là ngay mồng 5, mồng 6, và mồng 7 tháng 6. Thế là ngày 5/6 được chọn. Nếu thời tiết không thuận lợi vào bất cứ ngày nào trong cả 3 ngày đó thì toàn bộ chiến dịch sẽ bị hoãn lại ít nhất là nửa tháng - thật ra là 1 tháng nếu chúng tôi phải đợi chu kỳ trăng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:20:05 pm

*

        Dĩ nhiên chúng tôi không chỉ có kế hoạch về những gì chúng tôi sẽ thực sự tiến hành. Quân địch biết chắc rằng một cuộc tổng tấn công đang được chuẩn bị, nên chúng tôi phải giữ kín địa điểm và thời gian của cuộc tấn công và làm cho chúng nghĩ là chúng tôi đang đổ bộ vào một nơi nào khác và vào thời điểm khác. Điều này đòi hòi tập trung suy nghĩ và khôn khéo hành động. Các vùng bờ biển cấm không cho du khách tới, kiểm duyệt gắt gao; mọi thư từ đều bị trả lại sau vài ngày; Đại sứ quán nước ngoài không được gửi điện tín bằng mật mã; và thậm chí hành lý ngoại giao của họ cũng bị hoãn lại. Mưu mẹo chủ yếu của chúng tôi là giả vờ rằng chúng tôi đang tiến quân dọc theo eo biển Dover. Mặc dù vậy, không thể miêu tả chính xác tất cả các cách để làm lạc hướng địch, nhưng có những cách rõ ràng  như giả vờ tập trung quân ở Kent và Sussex; tập trung hạm đội tàu giả vờ ở cảng Cinque Ports, đổ bộ diễn tập ở gần bờ biển, gia tăng hoạt động thông tin cũng được sử dụng. Những hoạt động trinh thám được thực hiện ở những nơi hay trên những nơi mà chúng tôi sẽ không tấn công nhiều hơn những nơi mà chúng tôi sẽ thực hiện tấn công. Kết quả cuối cùng rất đáng khâm phục. Tổng Tư lệnh Đức tin chắc vào những gì chúng tôi dàn cảnh. Rundstedt Tổng Tư lệnh ở mặt trận phía tây cũng tin rằng Pas de Calais là mục tiêu của chúng tôi.

*

        Tập trung lực lượng tấn công - 176.000 binh sĩ, 20.000 xe và nhiều ngàn tấn hàng dự trữ, tất cả được đưa lên tàu trong 2 ngày đầu - đã là một nhiệm vụ to lớn. Từ các ga dọc nước Anh, quân đội được đưa xuống các quận phía Nam.

        Ba sư đoàn không quân sẽ được thả xuống Normandy trước cuộc tấn công trên biển, tập hợp gần phi trường nơi mà họ sẽ lên đường. Từ chỗ tập trung ở phía sau các binh sĩ được đưa lên tàu với ưu tiên cho những binh lính ở các doanh trại thuộc những khu vực tập trung gần bờ biển. Tại các doanh trại tập trung, họ được chia ra thành các phân đội tương ứng với số lượng chứa của tàu hay thuyền sẽ chở họ. Ở đây, mỗi binh sĩ phải tuân theo những mệnh lệnh. Một khi được thông báo tình hình không ai được phép rời khỏi doanh trại. Các doanh trại được đóng gần nơi xuống tàu - đó la các cảng hay "đường băng" - ... tức là những nơi đổ bê tông ở bãi biển để các phi cơ nhỏ có thể xuất phát dễ dàng. Ở đây họ sẽ được đưa xuống tàu hải quân.

        Tất cả những hoạt động trên biển và đất liền sẽ khó mà thoát khỏi sự quan sát của quân địch. Nhiều mục tiêu sẽ trở thành hấp dẫn đối với lực lượng không quân của địch và chúng tôi phải đề phòng cẩn thận. Gần 7.000 khẩu pháo và rocket, hơn 1.000 khinh khí cầu được sử dụng để bảo vệ cho khối lượng lớn binh sĩ và xe cộ. Nhưng vẫn không có dấu hiệu của Luftwaffe. Mọi thứ sao mà khác so với 4 năm trước đây! Đội vệ binh, những người đã kiên nhẫnchờ đợi một công việc có giá trị trong từng ấy năm, giờ đã có được công việc đó. họ không chỉ là lực lượng chống máy bay, bảo vệ bờ biển mà họ con đảm nhiệm nhiệm vụ an ninh thông thương để những người lính khác ra trận. Do vậy, cả miền nam Anh Cát Lọi đã trở thành một doanh trại quân đội khổng lồ với đầy những binh sĩ được huấn luyện, đào tạo và đầy lòng hăng hái đế giao chiến với quân Đức trên biển.

        Vào ngày thứ hai 15/5 ba tuần trước ngày D, chúng tôi tổ chức một cuộc họp cuối cùng ở Luân Đôn tại Đại bản doanh của Tướng Montgomery ở trường Saint Paul. Đức Vua, Đại Nguyên soái Smuts, vị tổng tư lệnh Anh và các vị chỉ huy viễn chinh, cùng nhiều sĩ quan chủ chốt đã có mặt. Trong phòng hợp có một bản đồ của vùng biển Normandy và phần đất liền gần đấy nhất được đặt nghiêng để mọi người có thể thấy rõ, được kiến tạo để các sĩ quan cao cấp giải thích kế hoạch chiến dịch có thế đi quanh nó để chỉ các điểm mốc. Tướng Eisenhower phát biểu đầu tiên và phiên họp buổi sáng kết thúc bằng một bài phát biểu của Đức Vua. Tướng Eisenhower có một bài phát biểu gây ấn tượng. Tiếp theo là nhiều vị chỉ huy hải quân, lục quân, không quân và các vị sĩ quan cao cấp chủ chốt phát biểu. Họ đã nói nhiều về quá trình chuẩn bị công phu giúp cho lực lượng điều hành khi lên bờ.

        Mọi việc lúc này diễn ra nhanh và trôi chảy đến cao điểm, vẫn không có dấu hiệu gì là quân địch phát hiện ra được bí mật của chúng tôi. Chúng tôi đã quan sát thấy một ít sự tăng cường lực lượng hải quân ở Cherbourg và Channel, và có thêm một số hoạt động cài mìn ở eo biển Manche nhưng nhìn chung, chúng vẫn im lìm chờ đợi hành động rõ ràng của chúng tôi. Vào ngày 28/5 những vị chỉ huy cấp dưới được thông báo rằng ngày D sẽ là ngày 5/6. Từ lúc này tất cả mọi người cam kết cuộc tấn công chỉ được mọi người ở thuyền và doanh trại, ở những địa điểm trên bờ của họ biết đến. Tất cả thư tín được thu giữ, các loại thư tín riêng đều bị cấm ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp cá nhân.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Ba, 2019, 04:57:28 pm

        Lúc này thời tiết bắt đầu khiến mọi người lo lắng. Một loạt các giải pháp được đưa ra đế đối phó với điều kiện thất thường của thời tiết và kể từ đó cuộc họp của các vị chỉ huy được tổ chức 2 lần 1 ngày để nghiên cứu các dự báo thời tiết. Ở cuộc họp  đầu tiên của họ điều kiện thời tiết xấu đã được dự đoán cho ngày D với trời nhiều mây. Điều này là tối quan trọng đối với lực lượng không quân, ảnh hưởng cả việc ném bom lẫn hạ cánh. Vào ngày 2/6 tàu chiến đầu tiên chạy từ Clyde và 2 tàu ngầm nhỏ chạy từ Portsmouth mà nhiệm vụ của chúng là đánh dấu khu vực tấn công. Ngày 3/6 chẳng có gì khích lệ cả. Một cơn gió phía tây nổi lên làm biển hơi động. Có nhiều mây và một vùng mây đang hạ thấp hơn. Những dự đoán cho ngày 5/6 là rất u ám.

        Chiều hôm đó, tôi lái xe xuống Portsmouth với ông Bevin và Đại nguyên soái Smuts và thấy một lực lưỡng lớn binh sĩ đang xuống tàu đến Normandy. Chúng tôi ghé thăm đại bản doanh của sư đoàn 50, sau đó đi tuần xuống Solent xem hạ thủy hết tàu này đến tàu khác. Trên đường về, chúng tôi dừng lại trại của Tướng Eisenhower và chúc ông may mắn. Chúng tôi trở về tàu hỏa đúng giờ ăn khuya. Đang ăn thì tướng Ismay có điện thoại của Bedell Smith, người đã bảo với ông ta rằng thời tiết vẫn đang xấu đi và rằng chiến dịch rõ ràng sẽ phải hoãn lại trong 24 tiếng nữa. Tướng Eisenhower sẽ đợi cho đến đầu ngày 4 tháng 6 trước khi ra quyết định chắc chắn. Trong khi đó các đơn vị hạm đội lớn sẽ vẫn tiếp tục hạ thủy theo kế hoạch.

        Tướng Ismay trở về và báo cáo những tin tức bất lợi. Những người nào đã thấy dàn trận ở Solent sẽ nghĩ rằng chiến dịch không thể dừng lại bởi một cơn mưa tuyết. Chúng tôi bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng nếu thời tiết tiếp tục xấu đi và việc hoãn lại qua ngày 7/6 thì chúng tôi có thể không có được sự kết hợp cần thiết giữa trăng và thủy triều ít nhất là trong 2 tuần tới. Trong khi đó các binh sĩ đã được triển khai tác chiến. Rõ ràng không thể giữ họ ổn định lâu dài bên trong các tàu nhỏ. Làm sao mà không bị lộ bí mật?

        Tuy nhiên, sự lo lắng của mọi người không thể hiện ở bàn ăn tối trên tàu hỏa. Đại Nguyên soái đang ngồi ở vị trí trang trọng nhất. Ông kể lại câu chuyện về sự đầu hàng của tướng Boer ở Vereeniging năm 1902 - Ông đã nhấn mạnh với các đồng sự rằng lần đó đã không cần sử dụng đến súng ống như thế nào và rằng bọn chúng đã phải phụ thuộc vào quân Anh ra sao. Ông đã từng bị chính những người bạn của mình coi là một kẻ hèn nhát và thất bại và ông đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất trong cuộc đời. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã thắng lợi tiến đến Vereeniging, và hòa bình đã được lập lại. Ồng tiếp tục nói về những kinh nghiệm của ông khi Thế Chiến thứ 2 bùng nổ, khi ông ta phải đi dọc sàn nhà Quốc hội để đấu tranh với chính Thủ tướng của ông ta, ngươi muốn duy trì vị trí trung lập.

        Chúng tôi đi ngủ vào khoảng 1 giờ 30. Tướng Ismay nói với tôi rằng ông sẽ đợi để nghe kết quả của cuộc họp sáng. Tôi nói vì tôi chẳng có thể làm gì để thay đổi kết quả nên đừng đánh thức tôi dậy để nghe kết quả. Vào lúc 4 giờ 15 sáng Tướng Eisenhower lại gặp các chỉ huy của ông ta, và nghe các nhà dự đoán thời tiết báo cáo, bản báo cáo đáng ngại, trời nhiều mây, mây tiếp tục xuống thấp, gió tây nam thổi mạnh, có mưa, và biển êm. Dự báo cho ngày mồng 5 thậm chí còn xấu hơn. Một cách miễn cuỡng ông ta ra lệnh hoãn cuộc tấn công lại 24 giờ và toàn bộ sự dàn trận to lớn bị đảo ngược so với kế hoạch đã được chuẩn bị cẩn thận. Tất cả các đoàn tàu quay trở lại và các thuyền nhỏ tìm nơi trú để buông neo ở những nơi thuận lợi. Chỉ có 1 đoàn tàu lớn gồm 138 tàu nhỏ là không nhận được tin nhưng cũng ngừng lại kịp thời và quay lại mà không làm kẻ địch nghi ngờ gì. Đó là 1 ngày gian khổ cho hàng nghìn binh sĩ ẩn trong tàu đổ bộ xung quanh bờ biển. Lính Mỹ là những người đến từ các cảng của đất nước phương Tây phải chịu gian khổ nhất.

        Vào khoảng 5 giờ sáng hôm đó Bedell Smith lại gọi điện cho Tướng Ismay khẳng định sự hoãn lại và Tướng Ismay đi ngủ. Nửa giờ sau tôi thức dậy và triệu ông ta tới. Ông ta báo cáo tin mới. ông ta còn nói tôi không bình luận gì cả.

        Thơi gian trôi qua chậm chậm cho đến 9 giờ 15 tối 4/6, một cuộc họp quyết định khác được tổ chức ở đại bản doanh của Tướng Eisenhower. Thoi tiết xấu, giống như thời tiết của tháng 12 hơn là tháng 6. Nhưng các nhà dự báo thời tiết cho là sẽ có những biến chuyển khá hơn vào sáng mồng 6. Họ cũng dự đoán sau đó thời tiết lại khắc nghiệt trong một thời gian chua xác định được bao lâu. Đối diện với sự chọn lụa liều lĩnh là chấp nhận mạo hiểm ngay hay hoãn cuộc tấn công lui hai tuần nữa, Tướng Eisenhower cùng với những ý kiến của các viên chỉ huy của ông ta đã dũng cảm khôn ngoan chọn lụa là tiếp tục tấn công phụ thuộc vào sự xác định cuối cùng vào sớm ngày hôm sau. Lúc 4 giờ sáng ngày 5/6 đã đưa ra quyết định không thay đổi. Cuộc xâm lăng sẽ khởi đầu vào ngày 6/6.

        Hồi tưởng lại sự việc, tôi nhận thấy quyết định này đã tạo được lòng nguỡng mộ chính đáng. Nó đã được chứng minh đầy đủ bằng các sự kiện và nó đã thực sự gây cho mọi người sự ngạc nhiên đầy hữu ích. Giờ đây chúng tôi biết rằng các viên chức khí tượng của Đức đã thông báo với Tổng tư lệnh của họ là cuộc tấn công vào ngày 5 hoặc mồng 6 tháng 6 sẽ không thể thực hiện do thời tiết có bão mà có thể kéo dài trong dăm ba ngày.

        Suốt ngày 5/6 các đoàn tàu sẽ là mũi tấn công của cuộc viễn chinh tập hợp ở điểm hẹn phía nam của đảo Wight. Từ đó có một đoàn quân dài vô tận được dẫn đầu bởi những tàu quét mìn trên một mặt trận rộng và được bảo vệ bởi lực lượng hải quân và không quân Đồng minh, một hạm đội lớn nhất rơi khỏi bờ biển của chúng tôi lên đường sang bờ biển nước Pháp. Điều kiện khắc nghiệt trên biển là một khó khăn lớn cho binh sĩ vào thời gian trước trận đánh, đặc biệt rất bất tiện cho các tàu nhỏ hơn. Tuy nhiên, chiến dịch khổng lồ được thực hiện hầu như chính xác như một cuộc diễu hành, và mặc dù không phải hoàn toàn không có tổn thất, nhưng số người thương vong và sự trì hoãn xảy ra chủ yếu với tàu nhỏ, cũng không ảnh hưởng đáng kể đến những diễn biến chính.

        Xung quanh các bờ biển của chúng tôi, hệ thống phòng thủ được điều chỉnh với tốc độ hoạt động cao nhất. Quốc hội theo dõi bất kỳ sự di chuyển nào của những con tàu Đức, trong khi máy bay tuần tra theo dõi bờ biển của kẻ thù từ Na Uy đến eo biển Manche. Ngoài khơi, trong các lối vào phía Tây và trong Vịnh Biscay, máy bay của phân đội ven biển, với sức mạnh lớn, được sự ủng hộ của các khu trục hạm, đã theo dõi sự phản ứng của kẻ thù. Cục tình báo của chúng tôi báo cáo với chúng tôi rằng hơn 50 tàu ngầm Đức được tập trung ở cảng Biscay ở Pháp sẵn sàng can thiệp khi cần. Trong khi tôi ngồi ở ghế trong phòng bản đồ ở Annexe thì tin gây xúc động về việc đã chiếm được Rome đến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:26:56 pm

12

ROME VÀ NGÀY D.

        Sự bế tắc ở Anzio và Cassino đã làm cho việc tiến vào đất Ý của quân Đồng minh phải tạm ngưng và kéo dài gần 2 tháng. Các binh sĩ của chúng tôi phải được nghỉ ngơi và tái tập trung lực lượng. Hầu như binh sĩ của đạo quân thứ 8 phải được đưa đến từ vùng biển Adriatic và hai quân đội được tập hợp cho cuộc tấn công tiếp theo. Trong khi đó, Tướng Wilson đã sử dụng tất cả không lực của mình để ngăn cản và gây tổn thất cho quân địch, như chúng tôi, họ đang lợi dụng sự tạm ngưng để tái tổ chức và bổ sung thêm lực lượng cho trận đánh tới.

        Lực lượng không quân Đồng minh hùng mạnh đã tham gia tấn công vào hệ thống liên lạc trên đất của quân địch với hy vọng sẽ cắt được liên lạc của chúng và lực lượng quân đội của chúng buộc phải rút lui vì thiếu sự tiếp tế. Chiến dịch này, gọi một cách lạc quan là chiến dịch "Gọng kìm", nhằm khóa chặt 3 tuyến đường xe lửa chính từ phía bắc nước Ý, những điểm chủ chốt như là các cầu lớn, cầu cạn và những chỗ đường dễ bị ùn tắc khác. Họ cố gắng chặn nguồn lương thực của Đức. Nỗ lực đó kéo dài được hơn 6 tuần và đã gây thiệt hại lớn cho địch. Sự điều quân bằng tàu hỏa bị dừng lại ở miền Bắc xa xôi của thành Rome nhưng nó đã không làm chúng tôi hài lòng. Bằng cách sử dụng tàu biển sẵn có của mình, quân địch đã chuyển hàng hóa bằng phương tiện xe gắn máy và tận dụng thời gian trong bóng đêm để bảo toàn lực lượng, nhưng quân địch vẫn không thể có đủ hàng dự trữ cho cuộc chiến tranh lớn và kéo dài, và trong những trận đánh khủng khiếp trên đất liền vào cuối tháng 5 họ đã bị tổn thất nặng nề. Sự phối hợp các đội quân riêng lẻ của chúng tôi và việc chiếm giữ Rome diễn ra nhanh hơn chúng tôi dự đoán. Lực lượng Không quân của Đức chịu tổn thất lớn, và trong đầu tháng 5 chúng chỉ có thể tập hợp  một đội quân gồm 700 máy bay để chống lại đội 1000 máy bay chiến đấu của chúng tôi.

        Lúc này, Tướng Clark, của đạo quân thứ 5, với hơn 7 sư đoàn mà 4 sư đoàn là quân Pháp, đang ở mặt trận từ biển đến sông Liri; từ đó đội quân thứ 8, mà hiện do tướng Leese chỉ huy, tiếp tục đường dây xuyên qua Cassino đến vùng núi với lực lượng gần bằng 12 sư đoàn. Trong đó tất cả lực lượng phe Đồng minh tập trung được hơn 28 sư đoàn cũng chỉ tương đương với 3 sư đoàn còn lại ở vùng Adriatic.

        Chống lại họ là 23 sư đoàn của Đức, những kế hoạch giả trang của chúng tôi đã đánh đổ Kesselring quá hay đến nỗi chúng đã dàn quân rộng rãi. Giữa Cassino và vùng biển nơi mà chúng tôi sẽ tấn công thì chỉ có 4 sư đoàn và quân tiếp viện thì bị phân tán ở xa. Cuộc tấn công của chúng tôi nổ ra bất ngờ . Quân Đức đang thực hiện việc chống trả phía mặt trận nước Anh, và một trong các tư lệnh lục quân của chúng đã có kế hoạch đi nghỉ phép.

        Trận đánh lớn bắt đầu và lúc 11 giờ trưa ngày 11/5; khi pháo binh của cả hai đạo quân chúng tôi, 2.000 khẩu pháo, bắt đầu nhả đạn, lại được tăng cường lúc bình minh bởi lực lượng không quân chiến thuật hùng mạnh. Sau nhiều trận đánh lớn quân địch bắt đầu yếu đi. Vào buổi sáng ngày 18/5 thị trấn Cassino cuối cùng đã bị chiếm giữ bởi sư đoàn 4 của Anh, và quân Ba Lan đã kéo cờ đỏ trắng chiến thắng của họ trên đống gạch đổ nát của tu viện. Kesselring đang đưa quân cứu viện nhanh nhất mà ông có thể nhưng họ chỉ đến từng ít một, chỉ bị ném vào trận đánh để kiềm chế dòng thác tấn công của quân Đồng minh. Đến ngày 25 thì quân Đức thất bại hoàn toàn và bị truy đuổi sát gót trên toàn vùng kiểm soát của đạo quân thứ 8.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Ba, 2019, 09:17:18 pm

        Sáu sư đoàn dưới sự chỉ huy của Tướng người Mỹ Truscott được sắp xếp để bộ xuống vùng Anzio và ngay lập tức nổ súng cùng với cuộc tấn công dữ dội của đạo quân thứ 8. Sau 2 ngày chiến đấu dũng mãnh, họ tiếp cận được Quân đoan thứ hai của Mỹ. Cuối cùng thì lực lượng của chúng tôi đã gặt hái những thắng lợi bắt đầu từ mùa đông. Quân địch ở phía Nam đã thất bại hoàn toàn và không quân phe Đồng minh đã cố gắng ngăn cản sự điều quân và phá vỡ sự tập trung lực lượng của địch. Nhưng đạo quân cản hậu cứng đầu vẫn cứ ngăn cản lực lượng truy đuổi của chúng tôi và sự rút lui của chúng cũng không mấy hỗn loạn. Vùng miền núi đã ngăn cản chúng tôi sử dụng sức mạnh bằng xe bọc thép mà ở nơi khác nó có thể phát huy lợi thế.

        Nhưng đến đêm 2/6, sự kháng cự của quân Đức tan vỡ và ngày hôm sau Quân đoàn của Tướng Truscott tiến vào vùng Đồi Alban, với sư đoàn 1 và 5 của Anh bên mạn trái, tiến thẳng vào Rome. Quân đoàn thứ hai của Mỹ tiến vào Rome trước đó không lâu. Họ thấy các cây cầu hầu như vẫn nguyên vẹn và vào lúc 7 giờ 15 tối ngày 4/6 Sư đoàn 88 thuộc quân đoàn này dẫn đầu tiến vào Piazza Venezia, vùng trung tâm của thủ đô. Từ nhiều căn cứ các thông điệp chúc mừng nồng nhiệt đã được gửi đi. Thậm chí tôi cũng nhận được lời khen ngợi từ Bear. Vào trưa ngày D, 6/6/1944, tôi yêu cầu Nghị viện "chính thức công nhận sự giải phóng Rome do lực lượng Đồng minh dưới sự chỉ huy của Tướng Alexander thực hiện". Cái tin này đã được lan truyền từ tối hôm trước. Mọi người phấn khỏi vô cùng về việc đổ bộ vào Pháp mà mọi người biết là đang tiến hành vào lúc này. Tuy vậy, tôi đã bỏ ra 10 phút dành cho chiến dịch ở Ý và lòng khâm phục phe Đồng minh ở đó. Sau khi làm cho họ hồi hộp một lúc tôi cho họ biết những gì xảy ra như chúng tôi được thông báo. Vào buổi chiều tôi hài lòng báo cáo với Staline:

        "Moi việc bắt đầu tốt đẹp. Các bãi mìn, vật chướng ngại và các khẩu đại bác trên đất liền đã được khắc phục. Sự hạ cánh của lực lượng không quân rất thành công trên phạm vi rộng lớn. Sự đổ bộ của bộ binh đang tiến hành nhanh chóng, nhiều xe tăng, khẩu pháo đang sẵn sàng trên bờ. Thời tiết có vẻ chuyển từ bình thường sang tốt".

        Ông ta phúc đáp ngay và có cả tin quan trọng đáng mừng. Ông ta đánh điện :"Tôi đã nhận được thông tin của ngài về những thành công khởi đầu của chiến dịch "Overlord". Nó đã khiến chúng tôi vui mừng và hy vọng vào những thành công tiếp theo. Cuộc tấn công mùa hè của lực lượng Xô Viết đã được sắp xếp như thỏa thuận ở Hội nghị, sẽ bắt đầu vào giữa tháng 6 vào các quân khu quan trọng của mặt trận... Vào cuối tháng 6, và suốt tháng 7, chiến dịch tấn công sẽ trở thành cuộc tổng tiến công của lực lượng Xô Viết".

        Tôi quyết định gửi cho ông ta bản báo cáo đầy đủ hơn về tiến trình của chúng tôi khi tôi nhận được bức điện này. Tôi đã trả lời "Tôi rất hài lòng với tình hình diễn ra đến trưa hôm này (7/1). Chỉ có một bờ biển của quân đoàn Mỹ là đang gặp khó khăn nghiêm trọng nhưng bảy giờ đang sáng sủa. 20.000 lính nhảy dù đã hạ cánh an toàn    bên    mạn sườn quân địch và có liên lạc trong mọi trường hợp với lực lượng Hải quân Mỹ và Anh. Chúng tôi đã được thông tin với những tổn thất không đáng kể. Chúng tôi đã dự đoán sẽ mất 10.000 quân..."

        Staline đã đánh điện trả lời một vài ngày sau đó:

        "Như đã rõ ràng, việc đổ bộ, trên phạm vi lớn, đã hoàn toàn thành cồng. Các đồng sự của tôi và tôi phải thừa nhận rằng lịch sử chiến tranh được mọi người biết đến qua phạm vi hoạt động của nó, quan niệm rộng rãi của nó và việc thực thi tài tình nó. Chúng ta biết rõ Napoleon trong thời ông ta, đã thất bại nhục nhã trong kế hoạch phá eo biển Manche. Tên Hitler quá khích, người đã khoe khoang trong 2 năm rằng y sẽ nỗ lực phá eo biến Manche, đã không thể thực hiện ý định của mình thậm chí là chỉ nói bóng gió về những nỗ lực thực hiện lời đe dọa của mình. Chỉ có phe Đồng minh của chúng ta đã thành công trong việc thực hiện với niềm vinh dự cái kế hoạch vĩ đại trong việc tấn công eo biển Manche. Lịch sử sẽ ghi nhận điều này như là một thành tựu cao nhất."

        Từ "vĩ đại" được dịch ra từ bức điện của Nga mà tôi nhận được, tôi nghĩ từ "hùng vĩ" là nghĩa mà ông Staline muốn nói. Trong trường hợp nào thì từ đó cũng diễn tả đầy đủ ý nghĩa của chiến thắng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:32:57 am

*

        Vào ngày 10/6 tướng Montgomery báo cáo rằng ông ta đã chuẩn bị đầy đủ ở trên bờ cho một cuộc viếng thăm. Vì thế tôi đi tàu hỏa đến Portsmouth với Đại Nguyên soái Smuts, ông Brooke, Tướng Marshall và Đô đốc King. Tất cả 3 Tham mưu trương Mỹ đã bay đến vương quốc Anh ngày 8/6 trong trường hợp  sẽ có bất cứ sự giải quyết quân sự quan trọng nào được đưa ra. Một tàu khu trục của Anh và một của Mỹ đã đợi chúng tôi. Smuts Brooke và tôi lên tàu thứ nhất, còn Tướng Marshall và Đô đốc King lên tàu sau, và chúng tôi vượt qua eo biển Manche mà chẳng có sự cố nào. Tướng Montgomery mỉm cười tự tin đón chúng tôi ở bờ biển khi chúng tôi đang leo ra khỏi tàu nhỏ đổ bộ. Quân đội của ông ta đã sẵn sàng xâm nhập 7 hoặc 8 dặm vào đất liền. Hầu như không có vụ đánh nhau hay hoạt động chiếi\ sự nào. Thời tiết khá sáng sủa. Chúng tôi lái xe qua lãnh địa hạn hẹp nhưng màu mỡ của chúng tôi ở Normandy. Thật là sung sướng khi thấy sự giàu có của vùng quê. Trên những cánh đồng đầy những con bò cái vành trắng đáng yêu đang tắm nắng hoặc đang tụ tập từng đàn dưới ánh sáng mặt trời. Dân thường dường như hoàn toàn tự tin và có cuộc sống đầy đủ đang đón chào một cách nhiệt tình. Đại bản doanh của Tướng Montgomery cách biển khoảng 5 dặm, nằm trong một tòa nhà với các bãi cỏ và hồ bao quanh. Chúng tôi ăn trưa trong một cái lều nhìn thẳng về phía quân địch. Vị tướng đang rất phấn khởi. Tôi hỏi mặt trận thực sự cách đây bao xa? Ông nói khoảng 3 dặm. Tôi hỏi ông có mối liên lạc nào không? Ông trả lời "không". "Thế có cái gì để chống lại cuộc đột kích của xe bọc thép Đức phá hỏng bữa tiệc trưa của chúng ta?" Ông ta trả lời là ông không nghĩ là bọn chúng sẽ tới. Ban chỉ huy nói với tôi là tòa nhà đã bị dội bom nặng vào tối hôm trước và dĩ nhiên có nhiều hố bom quanh nó. Tôi nói với ông ta là ông đang quá mạo hiểm nếu ông thực hiện một thói quen kiểu như vậy. Bất kỳ cái gì đều có thể làm ngay, hay trong một thời gian ngắn nhưng thói quen, sự lặp lại, là sự kéo dài nên tránh khi có chiến tranh. Thật ra, ông ta đã di chuyển chỗ 2 ngày sau đó mặc dù ông ta và ban tham mưu của ông chưa gặp chuyện rắc rối nào khác.

        Mọi việc tiếp tục tốt đẹp, thỉnh thoảng mới có báo động trên không và khẩu pháo chống máy bay ở đây hầu như không hoạt động. Chúng tôi tiến hành một cuộc xem xét đáng kể khu yếu địa của chúng tôi. Tôi đặc biệt quan tâm xem xét các địa phương Port-en-Bessin, Courseulles và Ouistreham. Chúng tôi đã chưa tính đến nhiều về    những cảng nhỏ này trong bất cứ kế hoạch nào mà    chúng tôi    lập ra cho cuộc tấn công lớn. Chúng được xem là cái lợi quý giá nhất và giờ đã bốc giữ hàng khoảng 2000 tấn một ngày. Tôi đã bàn mãi về câu chuyện này khi chúng tôi lái xe hay đi dạo quanh vùng đất chiếm giữ thú vị nhưng vô cùng hạn hẹp nay.

        Smuts, Brooke và tôi đi về trong tàu khu trục Kelvin. Đô đốc Vian, người hiện đang chỉ huy tất cả tàu chiến nhỏ, các tàu đổ bộ bảo vệ cảng Arromanches, cũng đang ở trên tàu. Ông ta đề nghị rằng chúng tôi nên đi xem sự bắn phá vào vị trí của quân Đức bằng tàu chiến với sự bảo vệ của quân Anh ở mạn trái. Vì thế, chúng tôi đã băng qua giữa hai tàu chiến mà tầm bắn khoảng 20.000 dặm và đi qua phi đoàn tàu chiến tầm bắn khoảng 14.000 dặm và chúng tôi nhanh chóng cách bờ khoảng 7-8000 dặm có nhiều cây cối rậm rạp. Trận bắn phá đang diễn ra chậm rãi nhưng không có sự đáp trả nào từ phía quân địch. Khi chúng tôi trở về, tôi nói với Đô đốc Vian "Khi chúng tôi đang ở đây, tại sao chính chúng ta không bắn vào chúng trước khi chúng tôi trở về. Ông ta nói "Dĩ nhiên là được" và trong 1 hay 2 phút tất cả khẩu pháo của chúng tôi đã nhả đạn vào bờ biển yên tĩnh. Dĩ nhiên chúng tôi đang ở trong tầm bắn của súng đại bác của chúng, nên khi chúng tôi bắn, Vian cho tàu chiến quay đầu và rời khỏi đó với tốc độ nhanh nhất. Chúng tôi nhanh chóng ra khỏi nguy hiểm và băng ngang dãy tàu chiến. Đây là lần duy nhất tôi ở trên một tàu hải quân khi nó đang nhả đạn "trong con giận dữ" nếu có thể được gọi như vậy. Tôi khâm phục tinh thần thượng võ của Đô đốc Smuts, ngươi cũng rất thích thú trong dịp này. Tôi đã ngủ ngon lành trong chuyến hành trình 4 tiếng đến Portsmuth. Thật là một ngày hoàn toàn thú vị và vui vẻ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 04:45:47 am

*

        Ngay sau đó tôi viết cho Tổng thống về những vấn đề khác nhau, trong đó có cả cuộc viếng thăm của Tướng de Gaulle đến Pháp mà tôi sắp xếp, chưa thông qua ý kiến của Roosevelt trước. Và viết thêm:

        "Tôi đã có một ngày vui vẻ vào ngày thứ 2 trên các bờ biển và đất liền. Có một số lượng lớn tàu kéo dài hơn 50 dặm dọc bờ biển. Có thể dần dần chống lại thời tiết bằng các cáng nhân tạo, và sẽ dẫn đến thành công, nhanh chóng có nơi trú ấn hiệu quá chống lại thời tiết xấu. Sức mạnh không quân của chúng ta và lực lượng chống tàu ngầm Đức của chúng ta dường như là một cách bảo vệ rất tốt cho tình hình dó. Sau khi thực hiện nhiều nhiệm vụ khó nhọc chúng tôi ra đi và có một cuộc bắn phá bọn Đức từ tàu chiến của chúng ta và mặc dù tầm bắn chỉ là 6000 mét nhưng nó không dám đáp lại".

        "Marshall và King trở về trên tàu hỏa của tôi. Họ vô cùng yên tâm về những gì họ được thấy về phía Mỹ, và Marshall đã đánh một bức điện khá hấp dẫn cho Mountbatten nói về bao nhiêu tàu nhỏ đã được sản xuất dưới sự tổ chức của ông ta và những gì chúng ta đã làm được. Ông đã dùng từ "kỳ diệu" trong một bức điện gần dây nhất gửi cho tôi. Tôi phải công nhận rằng những gì tôi thấy chỉ có thể miêu tá bằng từ đó và tôi nghĩ các quan chức của ngài cũng đồng ý. Ôi tôi ước gì ngài đang có mặt ở đó!"


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 04:46:48 am

13

TỪ NORMANDY ĐẾN PARIS

        Chúng tôi nghiên cứu các ý định và kế hoạch của địch khi chúng tôi đã biết về chúng. Thống chế Rundstedt, với 60 sư đoàn, đang chỉ huy toàn bộ Bức tường Đại Tây Dương, từ Bỉ -  Ha - Lục đến vịnh Biscay, và từ Marseilles dọc theo bờ biển phía nam nước Pháp. Theo ông ta thì Rommel đã xâm chiếm được bờ biển từ Hà Lan đến sông Loire. Đội quân thứ 15 của ông ta với 19 sư đoàn chiếm giữ khu vực gần Calais và Boulogne, và Đội quân thứ 7 đã có 9 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn Panzer sắp tới ở Normandy. Mười sư đoàn Panzer trên toàn bộ mặt trận phía tây đã bị đánh bại từ Bỉ đến Bordeaux. Kỳ lạ rằng quân Đức, hiện đang trong thế phòng ngự đã lầm lẫn tương tự như Pháp vào năm 1940 và đã phân tán vũ khí phản công mạnh nhất của họ.

        Thực sự kỳ lạ là cuộc tấn công rộng lớn, có kế hoạch từ lâu của chúng tôi, đã khiến quân địch bất ngờ cả về thời gian và địa điểm. Sáng ngày 5-6, Rommel đã rời sở chỉ huy đến thăm Hitler ở Berchtesgaden và đang ở Đức khi cuộc tấn công diễn ra. Đã có nhiều tranh cãi về mặt trận mà phe Đồng minh sẽ tấn công - Rundstedt vẫn cứ tin rằng cuộc tấn công chính của chúng tôi sẽ thực hiện qua eo biển Dover, đó là đường biển ngắn nhất và là đường gần nhất tới thủ đô của Đức. Rommel đã đồng ý với ông ta. Tuy nhiên Hitler và Bộ Tham mưu của Hitler đã đưa ra báo cáo cho rằng Normandy sẽ là chiến trường chính. Thậm chí sau khi chúng tôi đã đổ bộ thì những điều chưa chắc chắn như vậy vẫn còn tiếp tục. Hitler đã mất một ngày hoàn toàn nguy kịch trong việc quyết định điều 2 sư đoàn Panzer gần nhất để tăng viện cho mặt trận này. Cục tình báo Đức rõ ràng đã đánh giá quá cao số sư đoàn và tổng số tàu thích hợp có thể sử dụng ở Anh. Trong hồ sơ của họ có những nguồn cung cấp phong phú cho cuộc đổ bộ lớn lần thứ 2 nay, vì vậy Normandy có thể chỉ là cuộc đổ bộ mở đầu và là phụ trợ. Gần đến tuần thứ 3 tháng 7, sáu tuần sau "Ngày - D" (D - Day), các quân dự bị từ Đội Quân thứ 15 được gửi đến phía Nam Từ Pas de Calais để tham gia vào trận chiến. Các mưu mô lừa gạt của chúng tôi cả trước và sau "Ngày D" nhằm mục đích tạo ra sự suy đoán lộn xộn này của địch, là đáng khâm phục và có những kết quả có ảnh hưởng sâu rộng trên chiến trường.

        Tuy nhiên quân địch đã chiến đấu ngoan cường và không dễ dàng bị đánh bại. Tại khu vực chiến đấu của Mỹ, các đầm lầy gần Carentan và tại cửa sông Vire đã cản trở các đợt di chuyển của chúng tôi và mọi nơi ở đây đều phù hợp với thế phòng thủ của bộ binh. Khu vực này bao gồm nhiều cánh đồng nhỏ bị chia cắt bởi các bờ ruộng với các mương và các đê rất cao. Sự tăng viện pháo bị cản trở do thiếu sự quan sát tốt và cực kỳ khó khăn để sử dụng xe tăng. Bộ binh chiến đấu trên tất cả con đương này, với mỗi cánh đồng nhỏ là 1 điểm mạnh tiềm tàng. Tuy nhiên cuộc tiến quân tốt đã được thực hiện, trừ việc chiếm Caen bị thất bại.

        Thị trấn nhỏ nhưng nổi tiếng này trở thành cảnh tượng của các cuộc chiến tranh cay đắng hơn trong nhiều ngày. Đối với chúng tôi đó là điều quan trọng, bởi vì nó có lợi thế tiến tới phía Đông để xây dựng các sân bay, và đó cũng là trục chính mà toàn bộ kế hoạch của chúng tôi tùy thuộc vào, và dựa vào đó Montgomery có ý định thực hiện một cuộc tấn công lớn phía bên trái với các lực lượng quân đội Mỹ. Công bằng mà nói nó cũng quan trọng đối với quân Đức. Nếu các tuyến đường của họ bị chọc thì toàn bộ đội quân thứ 7 sẽ buộc phải quay theo hướng Đông Nam tới Loire, mở ra 1 khoảng cách giữa nó và Đội quân thứ 15 ở phía bắc. Con đường đến Paris tiếp đó sẽ được khai thông. Vì vậy Caen trở thành nơi của các cuộc tấn công liên tục và là nơi phòng thủ chắc chắn nhất, kéo về hướng Caen là một bộ phận các sư đoàn lớn của Đức và đặc biệt là các loại xe bọc sắt của họ. Đây là một sự hỗ trợ nhưng đồng thời cũng là một chướng ngại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 04:47:17 am

        Quân Đức, mặc dù các sư đoàn dự trữ của Đội quân thứ 15 của chúng vẫn còn ở phía Bắc sông Seine, tất nhiên đã được tăng viện từ một nơi nào khác và đến ngày 12-6, mười hai sư đoàn bắt đầu chiến đấu, trong đó có 4 sư đoàn Panzer. Con số này ít hơn so với chúng tôi dự kiến. Cuộc tấn công không quân dữ dội của chúng tôi đã phá hủy tất cả các chiếc cầu ngang qua sông Seine ở Paris và những chiếc cầu chính đi qua sông Loire. Hầu hết quân lính tăng viện phải dùng đường bộ và đường sắt chạy xuyên qua khu vực giữa Paris và Orleans và phải chịu đựng các cuộc tấn công liên tục và tai hại cả ngày và đêm bởi các lực lượng không quân của chúng tôi. Các sư đoàn của chúng đã đến nhỏ giọt, thiếu thiết bị và bị mệt mỏi bởi các cuộc hành trình đêm dài và bị đưa vào trận tuyến này ngay khi họ đến. Bộ tư lệnh Đức không có cơ hội để thanh lập một lực lượng tấn công sau trận đánh này cho một cuộc phản công mạnh được phối hợp tốt.

        Đến ngay 11/6 Quân Đồng minh đã thành lập một mặt trận nữa và các chiến sĩ của chúng tôi đang hoạt động từ 6 sân bay tiền tiêu. Quân đội Mỹ đã tiến công về hướng tây và hướng bắc khi cuộc tấn công bất ngờ kết thúc trước các tuyến phòng thủ ở phía ngoài của Cherbourg vào ngày 22. Quân địch đã chống cự kiên cường cho đến ngày 26 để thực hiện các cuộc phá đổ. Những cuộc phá hoại này quá triệt để đến nỗi cho đến cuối tháng 8, những vật chở nặng không thể đưa vào qua cảng này được.

        Ngoài các chiến trương, nhiều sự kiện khác cũng đã ảnh hưởng đến tương lai. Vào tối ngày 12-13 tháng 6, những quả bom bay đầu tiên đã ném xuống Luân Đôn. Chúng đã được ném xuống từ miền bắc nước Pháp ở các nơi cách xa đội quân đổ bộ của chúng tôi. Một lần nữa, cuộc chinh phục sớm sủa của quân đội đã làm voi đi những đau khổ do cuộc ném bom gây ra..

        Lục lượng Không quân Chiến lược lại tiếp tục các cuộc tấn công  các địa điểm này nhưng tất nhiên không thể gây khó khăn cho chiến trường dưới đất. Khi tôi trình bày tại Nghị viện, nhân dân trong nước có thế cảm thấy họ đang chia sẻ những đau khổ của người lính ngoài mặt trận.

        Ngày 17/8, tại Margival, gần Soissons, Hitler đã tổ chức một buổi họp với Rundstedt và Rommel. Hai vị tướng của ông ta đã thúc ép ông ta mạnh mẽ vào một việc ngu xuẩn làm đổ máu nhiều quân Đức ở Normandy. Họ nhấn mạnh rằng trước khi bị tiêu diệt, đạo quân thứ 7 nên rút về phía sông Seine cùng với đạo quân thứ 15 đang đánh ở đây trong một mặt trận phòng ngự nhưng cơ động với chút ít hy vọng chiến thắng. Nhưng Hitler nhất định không đồng ý.

        Ở đây cũng như ở Nga và Ý, ông ta đã yêu cầu không một khu vực nào được từ bỏ vị trí và tất cả cần phải chiến đấu ở những nơi mà họ đặt chân lên. Tất nhiên các vị Tướng này đúng.

        Trong khi đó chúng tôi cố gắng củng cố sức mạnh của mình. Trong 6 ngày đầu tiên, 326.000 người, 54.000 xe tải và 104.000 tấn đồ dự trữ đã được cung cấp. Một tổ chức tiếp tế lớn đã thành lập nhanh chóng. Đến ngày 19/6, hai cảng "Mulberry", một ở Arromanches còn một ở cách 10 dặm về phía Tây thuộc khu vực chiến đấu của người Mỹ, đang được xây dựng. Những ống dẫn dầu dưới biển sắp được thực hiện, nhưng ngay khi đó, Port-en-Bessin đang được phát triển như là cảng tiếp tế dầu chính. Nhưng sau đó một con bão kéo dài 4 ngay đã hoàn toàn ngăn cản việc tiếp tế người và nguyên liệu, và bị thiệt hại nặng nề do các đê chắn sóng mới bị chìm. Nhiều công trình xây dựng nổi không được thiết kế cho các điều kiện như vậy đã tan vỡ từ các neo cố định và đâm vào các đê chắn sóng khác và những chiếc tàu thả neo. Cảng ở khu vực chiến đấu của quân Mỹ đã bị phá hủy và các bộ phận có thể dùng được của nó đã được dùng để sửa chữa cảng Arromanches. Cơn bão này, cơn bão chưa từng thấy trong 40 năm qua là một rủi ro nghiêm trọng. Chúng tôi đã bị chậm trễ so với chương trình bốc dỡ hàng tiếp tế đã định. Cuộc phá vây cũng bị chậm lại và vào ngày 23/6 chúng tôi chỉ tiến tới phòng tuyến mà chúng tôi dự tính là phải thực hiện từ ngày 11.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 04:49:47 am

*

        Trong tuần cuối cùng của tháng 6, Anh đã thiết lập một đầu cầu phía Nam Caen. Những cố gắng để mở rộng nó ra phía Nam và phía Đông đã không thực hiện được và khu vực phía Nam đã 2 lần bị tấn công bởi vài sư đoàn Panzer. Tuy nhiên, trong các cuộc xung đột dữ dội, Đức đã bị đánh bại nặng nề, với những tổn thất do không quân và pháo binh hùng mạnh của chúng tôi gây ra. Đó là lúc chúng tôi tiếp tục tấn công và ngày 8/7, một cuộc tấn công mạnh Caen được phát động từ phía Bắc và Tây Bắc. Những máy bay ném bom lớn của lực lượng Không quân Hoàng gia đã ném hơn 2000 tấn bom xuống hàng rào bảo vệ của Đức, vào lúc bình minh, bộ binh Anh đã đã phải chậm bước tiến không thể tránh được do các hố bom và đống gạch vụn của các tòa nhà bị đổ, tuy nhiên đã đạt được tiến bộ. Đến ngày 10 chúng tôi đã chiếm được tất cả khu vực Caen bên bờ phía chúng tôi và đến giữa tháng 7, 30 sư đoàn phe Đồng minh đã đổ bộ lên bờ. Một nửa là người Mỹ, còn một nửa là người Anh và người Canada. Chống lại phía Đức đã tập hợp 27 sư đoàn. Nhưng chúng đã bị tổn thất nặng với 160.000 người thương vong, và Tướng Eisenhower đã đánh giá sức chiến đấu của họ không nhiều hơn 16 sư đoàn.

        Một sự kiện quan trọng đã xảy ra khi đó. Ngày 17/7 tướng Rommel bị thương nặng. Xe của ông ta bị tấn công bởi các máy bay chiến đấu đang bay thấp của chúng tôi và ông ta đã được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hấp hối. Tuy nhiên, ông ta đã phục hồi rất nhanh, trước khi bị giết theo lệnh của Hitler.

        Vao đầu tháng 7, Von Kluge được cử thay thế Rundstedt ở vị trí chỉ huy toàn bộ mặt trận phía tây, ông là một vị tướng đã giành được sự trọng vọng ở Nga, và ngày 20 đã diễn ra một cố gắng đổi mới nhưng không thành công trong cuộc đời của Hitler. Theo câu chuyện đáng tin cậy nhất, Đại tá Von Stauffenberg đã đặt dưới bàn của Hitler, tại một cuộc họp của bộ tham mưu, một hộp nhỏ có chúa một quả bom hẹn giờ. Hitler đã thoát chết từ vụ nổ cực kỳ dữ dội này, nhờ có mặt bàn chắc nịch và các thanh ngang vững chắc của nó, và cũng nhờ cấu trúc nhẹ của tòa nhà đã phân tán ngay các sức ép của tiếng nổ. Một số sĩ quan có mặt lúc đó đã bị chết nhưng Quốc trưởng, mặc dù rất bàng hoàng và cũng bị thương, nhưng đã đứng dậy hét to: "Ai bảo rằng tôi không được sự bảo vệ đặc biệt của Chúa?". Toàn bộ cơn giận dữ tự nhiên của ông ta được khơi gọi lên bởi âm mưu này, và sự báo thù ông ta giáng xuống tất cả những ai bị nghi ngờ trong vụ này tạo thành một câu chuyện khủng khiếp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 04:50:14 am

*

        Cuộc tổng tấn công của Montgomery, dự định vào ngày 18/7, bây giờ đã đến. Quân đội Anh tấn công với 3 sư đoàn, đã được tiến hành trước bằng một cuộc oanh tạc thậm chí lớn hơn do không quân phe Đồng minh tiến hành. Luftwaffe đã hoàn toàn bị ngăn chặn không can thiệp được. Cuộc tấn công tiếp tục tiến đến phía Đông Caen, cho đến khi bầu trời đầy mây bắt đầu cản trở những chiếc máy bay của chúng tôi và làm cho chúng tôi phải hoãn lại một tuần để mở cuộc tấn công từ khu vực chiến đấu  của Mỹ. Tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội để thăm Cherbourg và dành một ít ngày ở cảng "Mulberry". Ngày 20, tôi bay trực tiếp với chiếc máy bay của Mỹ - Dakota - tới khu vực hạ cánh trên bán đảo Cherbourg và được đưa đi thăm tất cả cảng này do các sĩ quan chỉ huy Mỹ đồn trú. Ở đây lần đầu tiên tôi nhìn thấy một điểm ném bom bay. Đó là một vấn đề rất phúc tạp. Tôi bị sốc bởi thiệt hại mà quân Đức đã gây ra cho thị trấn này và đã chia sẻ sự thất vọng với toàn bộ quân lính ở đây do sự trì hoãn không thể tránh được để đến cảng này làm nhiệm vụ. Các Vịnh của cảng này bị thả thủy lôi nổ chậm dày đặc. Một số thợ lặn người Anh nhiệt tình đang làm việc cả ngày lẫn đêm không rời những công việc này trong lúc nguy hiểm đến tính mạng của họ. Những món quà tặng chân thành được các chiến hữu người Mỹ tặng cho họ. Sau một chuyến đi dài và nguy hiểm đến khu vực đổ bộ của quân Mỹ gọi là Bờ Biển Utah, tôi lên một chiếc tàu phóng ngư lôi của Anh và từ đó có một chuyến đi khó khăn đến Arromanches. Khi người ta già hơn thì người ta sẽ dễ mắc chứng say sóng. Tôi không chịu nổi, nhưng đã ngủ ngon lành cho đến khi chúng tôi đến vùng nước lặng. Tôi nhảy lên chiếc tàu tuần dương Enterprise, tôi đã ở lại đấy 3 ngày, tôi hoàn toàn quen thuộc với toàn bộ công việc của cảng này, cùng lúc đó giải quyết công việc ở Luân Đôn của tôi.

        Đêm tối rất sôi động, có nhiều cuộc tấn công bất ngờ bởi máy bay và những hồi còi báo động nổi lên nhiều hơn. Ban ngày tôi nghiên cứu toàn bộ quá trình đổ bộ hàng tiếp tế và quân lính, cả ở các đập ngăn sóng mà tôi đã quan tâm từ lâu, và trên các bãi biển. Đã có lần sáu chiếc tàu đổ bộ xe tăng đã đến bờ biển này. Khi các mũi tàu của họ mắc cạn thì những chiếc cầu cất đã được thả xuống và những chiếc xe tăng đã được bốc lên, cứ ba hoặc bốn chiếc từ mỗi chiếc tàu, và đưa lên bờ. Theo đồng hồ của tôi chua đến 8 phút những chiếc xe tăng đã xếp thành hàng dọc trên đường cái sẵn sàng chiến đấu. Đây là một kỳ tích gây ấn tượng sâu sắc và đặc biệt về tốc độ bốc dỡ hàng mà bấy giờ đạt được. Tôi đã bị mê hoặc khi nhìn thấy những chiếc tàu DUKW, những chiếc tàu sân bay lội nước của Mỹ, đang lội qua cảng này, đi lạch bạch vào bờ, và sau đó tiến hành gấp rút chất thành hàng tiếp tế lớn nơi mà các xe tải đang chờ để chở hàng tiếp viện tới các đơn vị. Với hiệu quả kỳ diệu của hệ thống này, bây giờ đạt được những kết quả lớn hơn nhiều so với những gì đã dự định, chúng tôi rất hy vọng về một cuộc chiến đấu nhanh chóng và thắng lợi.

        Đến ngày cuối cùng của tôi ở Arromanches, tôi đã thăm sở chỉ huy của Montgomery, một vùng nội địa rộng một vài dặm. Tổng tư lệnh đang trong trạng thái căng thẳng nhất trong thời gian trước cuộc hành quân lớn nhất mà ông ta đã giải thích rất chi tiết với tôi. Ông ta đã đưa tôi đi thăm các tàn tích của Caen, đi qua dòng sông này, và chúng tôi cũng đã đi thăm những nơi khác của mặt trận thuộc phần chiến đấu của Anh. Sau đó ông ta để tôi tùy ý sử dụng máy bay Storch mà ông chiếm được, và người chỉ huy không quân này đã tự mình lái máy bay đưa tôi đi khắp khu vực của Anh. Máy bay này có thể hạ cánh hầu hết bất cứ nơi nào vào lúc gay go nhất và vì vậy một chiếc máy bay có thể bay ở độ cao cách mặt đất một vài trăm feet, có thể quan sát ở tầm xa tốt hơn và nhìn được toàn cảnh hơn bất cứ một hệ thống nào khác. Tôi đã thăm một vài địa điểm bay và biết được một vài từ về tập hợp quân của các sĩ quan. Cuối cùng tôi đi đến bệnh viện đã chiến nơi mà một số người bị thương đang được đưa vào, mặc dù đó là một ngày im ắng. Một người đàn ông tội nghiệp sắp có ca mổ và bây giờ đang nằm trên bàn sắp được gây mê. Tôi chạy đến khi anh ta nói muốn gặp tôi. Anh ta mỉm cười một cách mệt mỏi và hôn tay tôi. Tôi quá cảm động và rất vui khi sau đó biết rằng các ca mổ đó đã hoàn toàn thành công.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 04:50:31 am

        Trong lúc này, lệnh giữ Đội quân thứ 15 của Đức sau sông Seine đã bãi bỏ và vài sư đoàn mới thành lập đã được gửi đi để tăng viện cho Đội quân thứ 7 đang bị lâm vào cảnh khó khăn: sự thuyên chuyển của họ bằng đường sắt và đường bộ, hoặc qua sông Seine bằng hệ thống phà để thay thế các cầu bị gẫy, đã bị chậm lại và bị tổn thất bởi sự tấn công của những lực lượng không quân của chúng tôi. Quân tiếp viện đến nơi này quá chậm, không thay đổi được tình thế.

        Giờ của cuộc tấn công phá vây lớn của quân Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng Omar Bradley cuối cùng đã đến. Ngày 25-7, quân đoàn thứ 7 đã tấn công hướng nam từ Saint-Lô và ngày hôm sau quân đoàn 8, ở phía bên phải, đã tham gia cuộc chiến. Cuộc oanh tạc của không quân Mỹ nổi bật và cuộc đột kích của bộ binh đã thành công. Sau đó các xe bọc sắt tiến ra và lao nhanh vào vị trí then chốt của thị trấn Coutances. Lối thoát của quân Đức dọc theo bờ biển Normandy đã bị cắt. Toàn bộ công sự phòng ngự của Đức ở phía tây Vire đang lâm vào tình trạng nguy hiểm và hỗn loạn. Các con đường đã bị tắc nghẹn bởi quân lính rút lui. Các máy bay chiến đấu của phe Đồng minh đã tiêu diệt một phần lớn người và xe tải. Cuộc tấn công tiếp tục tiến lên phía trước. Avranches đã bị chiếm vào ngay 31/7, và ngay sau đó khu vực biển nay mở đường tới bán đảo Brittany đã được thay đổi. Quân Canada dưới sự chỉ huy của Tướng Crerar đã tiến hành cuộc tấn công đồng thời từ Caen xuống đường Falaise. Cuộc tấn công này bị chống trả bởi 4 sư đoàn Panzer. Montgomery, người vẫn chỉ huy toàn bộ chiến trường này, ngay sau đó đã chuyển trọng tâm của cuộc tấn công quân đội Anh sang mặt trận khác và ra lệnh cho Quân đội thứ 2 của Anh dưới sự chỉ huy của Tướng Dempsey, thực hiện một cuộc tấn công mạnh từ Coumont tới Vire. Lại tiến công trước bằng việc oanh tạc không quân dữ dội, cuộc tấn công này bắt đầu vào ngày 30/7 và đã chiếm được Vire một vài ngày sau đó.

        Vào ngày 7/8, tôi lại đến sở chỉ huy của Montgomery bằng máy bay, và sau khi ông ta đưa ra cho tôi một báo cáo chi tiết có kèm bản đồ thì một viên đại tá người Mỹ đã đến để đưa tôi đi gặp Tướng Bradley. Con đường tiến công đã được đưa lên kế hoạch cẩn thận cho tôi thấy sự tàn phá khủng khiếp các thị trấn và làng mạc mà quân đội Mỹ đã đánh phá để mở đường. Tất cả các tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn bởi các cuộc oanh tạc. Chúng tôi đến sở chỉ huy của Bradley khoảng 4 giờ. VỊ tướng này đã tiếp đón tôi thân mật nhưng tôi cảm thấy rất căng thẳng vì mặt trận đang ở đỉnh cao và mọi tin tức được gửi về cứ vài phút một lần. Do đó tôi đã giảm bớt chương trình đi thăm của tôi và đi ô tô trở về nơi máy bay đang đợi để đưa tôi về. Tôi sắp lên tàu thì Eisenhower đến làm tôi ngạc nhiên. Ông ta đã bay từ Luân Đôn đến sở chỉ huy của mình và đang nghe ngóng các hoạt động của tôi, đã chặn tôi lại. Ông ta chưa tiếp quản quyền chỉ huy quân đội thực sự ở khu vực nay từ Montgomery, nhưng ông ta giám sát mọi thứ với con mắt cảnh giác và không ai biết nhiều hơn ông ta về cách thực hiện một cách cẩn thận một sự kiện khổng lồ mà không làm ảnh hưởng đến quyền lực mà ông ta ủy quyền cho người khác.

        Đội quân thứ 3 của Mỹ, dưới sự chỉ huy của Tướng Pafton, bây giờ đã được thành lập và đang chiến đấu. Ông ta đã chia 2 sư đoàn xe bọc sắt và 3 sư đoàn bộ binh cho hướng Tây và tấn công từ hướng Nam để càn quét bán đảo Brittany. Quân địch bị chặn đứng ngay lập tức đã rút lui về các thành phố cảng được phòng thủ vững chắc của chúng. Phong trào kháng chiến Pháp mà ở đây gồm có 30 nghìn lính, đã đóng góp một phần đáng kể và bán đảo này nhanh chóng bị tàn phá. Đến cuối tuần đầu tiên của tháng 8, quân Đức, lên tới 45 nghìn quân lính của đơn vị đồn trú và còn 4 sư đoàn, đã bị dồn vào các doanh trại tại St. Malo, Brest, Lorient và St. Nazaire. ơ đây chúng có thể bị bao vây và bị rơi vào tình trạng bối rối, mặc dù cứu được những mất mát không cần thiết mà những cuộc tấn công trước mắt sẽ cần.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 04:50:49 am

        Trong khi Brittany đang bị càn quét hoặc bị chiếm giữ thì đội quân còn lại của Patton tiến về hướng Đông trong cuộc hành quân "Móc dài" đưa họ tới chỗ bị chọc thủng trên trận tuyến giữa Loire và Paris và xuôi theo bờ sông Seine tới Rome. Chúng tôi tiến đến Laval vào ngày 6/8 và Le Mans vào ngày 9/8. Một ít quân lính Đức bị phát hiện trong toàn bộ vùng rộng lớn này, và vấn đề khó khăn chủ yếu là tiếp tế cho quân Mỹ đang tiến công ở những nơi quá xa. Trừ một cầu hàng không rất hạn chế, mọi thứ vẫn phải xuất phát từ các bãi biển của khu vực đổ bộ ban đầu và đi xuống phía tây Normandy xuyên qua Avranches để tới mặt trận. Vì vậy Avranches đã trở thành một nơi chật hẹp dễ bị tắc nghẽn, mà đã mở ra một cơ hội hấp dẫn cho các cuộc tấn công của Đức lên phía Tây từ khu vực lân cận của Falaise. Hitler nảy ra một ý tưởng lạ lùng, và ông ta đã ra lệnh cho lực lượng lớn nhất tấn công Mortain mở ra một con đường để xuyên qua Avranches và vì vậy đã cắt những con đường giao thông liên lạc của Patton. Những người chỉ huy Đức nhất trí lên án kế hoạch này. Nhận thấy rằng cuộc chiến đấu giành lấy Normandy đã thất bại, họ muốn dùng 4 sư đoàn vừa đến từ Đội quân 15 ở phía bắc để thực hiện một cuộc rút quân có trật tự đến sông Seine. Họ nghĩ rằng đưa bất cứ những người lính nào về hướng Tây là chỉ để "chìa cổ họ ra" với cảnh họ bị chia cắt. Hitler đã khăng khăng theo đường lối của mình, vào ngày 7/8 năm sư đoàn Panzer và 2 sư đoàn bộ binh đã mở một cuộc tấn công dữ dội lên Mortain từ phía Đông.

        Cuộc tấn công này đã nhằm vào một sư đoàn đơn độc Mỹ, nhưng nó đã đứng vững và 3 sư đoàn khác đã đến tiếp viện. Sau 5 ngày chiến đấu ác liệt và ném bom tập trung từ không quân, quân địch đã bị đánh lui trong tình trạng rối loạn và như các tướng đã dự đoán, toàn bộ góc nhô ra từ Falaise đến Mortain đã bị tấn công từ ba phía. Phe Đồng minh đã càn quét quân Đức rất đông trong vùng dài chật hẹp và với pháo binh đã tàn sát đối phương. Quân đội Đức vẫn chiến đấu ngoan cường trên những lối hẹp của chỗ bị chọc thủng trên trận tuyến tại Falaise và Argentan và, ưu tiên cho các xe bọc sắt, đã cố gắng giải thoát tất cả những gì mà chúng có thể. Nhưng ngày 17/8, chúng không còn làm chủ và kiểm soát khu vực này mà quang cảnh giờ đây đã trở nên rối loạn. Các lối vào hẹp này đã bị đóng vào ngày 20/8 và mặc dù sau đó bằng một phần đáng kể, quân địch có thể tấn công lên phía Tây và khoảng 8 sư đoàn Đức bị tiêu diệt. Những gì ở ổ chiến đấu Falaise đã biến thành ngôi mộ của họ. Von Kludge đã báo cáo với Hitler: "Tính hơn hẳn của không quân địch là đáng kinh sợ và bóp chết hầu hết các cuộc hành quân của chúng ta. Trong khi đó mọi cuộc hành quân của địch đều được chuẩn bị và bảo vệ bằng các lực lượng không quân của chúng. Những tổn thất về người và của là cực kỳ to lớn. Tinh thần của quân lính đã bị tổn hại nặng nề dưới hỏa lực tàn sát liên tục của quân địch".

        Quân đoàn Mỹ thứ 3, bên cạnh việc quét sạch bán đảo Brittany và cùng với cuộc tấn công "Móc ngắn" đưa chiến thắng lên đến cục điểm tại Falaise, đã hướng cuộc tấn công mạnh 3 quân đoàn về phía Đông và Đông bắc từ Le Mans. Ngay 17/8 họ đã đến Orleans, Chartres và Dreux. Ngay sau đó họ tiến lên hướng Tây bắc để gặp quân đội Anh tiến về Rouen. Quân đoàn thứ 2 của chúng tôi tiến chậm hơn. Họ đã phải tổ chức lại sau trận đánh Falaise và quân địch tìm cách đánh phá các vị trí quân hậu tập. Tuy nhiên cuộc truy kích nay đã bị đẩy lui, và tất cả quân Đức ở phía nam sông Seine phải liều lĩnh rút quân ngang qua sông, dưới các cuộc tấn công oanh kích của không quân. Không một chiếc cầu nao bị phá hủy bởi những đợt oanh tạc trước đây được sửa chữa, tuy nhiên có một vài chiếc cầu phao và một chiếc phà khá thích hợp. Rất ít xe cộ được cứu thoát ở phía nam Rouen, số lượng phương tiện vận tải khổng lồ bị bỏ lại. Nhiều quân lính đã bỏ chạy không có điều kiện để kháng cự bên bờ sông này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 04:51:51 am

*

        Eisenhower, bây giờ giữ chức chỉ huy tối cao, đã quyết định tránh một cuộc chiến đẫm máu để giành lại Paris. Stalingrad và Varsava đã cho thấy những cảnh khủng khiếp của các cuộc tấn công vào các thành phố, và ông ta đã quyết định bao vây thủ đô và buộc đơn vị đồn trú phải đầu hàng hoặc bỏ chạy. Đến ngày 20/8 thời gian hành động đã đến. Patton đã vượt sông Seine gần Mantes và cánh quân bên phải của ông ta đã đến Fountainebleau. Phong trào bí mật Pháp đã khởi nghĩa, cảnh sát đình công. Quận này đã nằm trong tay những người yêu nước. Một sĩ quan của mặt trận kháng chiến đã đến sở chỉ huy của Patton với những báo cáo quan trọng, và đến sáng thứ 4 những bản báo cáo nay đã được chuyển đến Eisenhower tại Le Mans.

        Đi cùng với Patton là sư đoàn xe bọc sắt thứ 2 của Pháp, dưới sự chỉ huy của Tướng Leclerc, đã đổ bộ lên Normandy vào ngày 1/8, và đóng một vai trò đáng nể trong cuộc tấn công này. De Gaulle đã đến cùng ngày hôm đó và được người Chỉ huy Tối cao của phe Đồng minh cam đoan rằng khi thời gian đến, và như đã được nhất trí, thì quân lính của Leclerc sẽ là đội quân đầu tiên tiến vào Paris. Tối hôm đó, các tin tức về chiến trận trên đường phố trong thành phố này đã quyết định cho Eisenhower hành động và Leclerc được lệnh bắt đầu hành quân. Những lệnh hành quân được đưa ra vào ngày 23/8, bắt đầu với các từ "Mission s’emparer de Paris..."1

        Ngày 24/8 cuộc tấn công chính, do Đại tá Billotte lãnh đạo, ông là con trai của người chỉ huy quân đoàn Pháp thứ nhất, người đã bị giết chết vào tháng 5 năm 1940, đã tiến lên từ Orleans. Đêm hôm ấy một đoàn tăng tiên phong đến Porte d’Orleans và tiến vào quảng trương đằng trước Toa đốc lý. Sáng hôm sau, các đội quân được trang bị xe bọc sắt của Billotte đã chiếm giữ 2 bờ sông Seine đối diện với khu dân cư Đến buổi chiều tổng hành dinh của chỉ huy Đức, Tướng Von Choltitz, ở khách sạn Meurice đã bị bao vây. Von Choltitz đã bị giải đến trước Leclerc. Đây là cuối con đường từ Dunkirk đến Lake Chad và quay trở về chốn cũ. Với một giọng nói thấp Leclerc đã nói to những suy nghĩ của mình. "Bây giờ tất cả đều đã đâu vào đấy", và sau đó bằng tiếng Đức ông đã tự giới thiệu mình với quân chiến bại. Sau một cuộc thảo luận ngắn và sống sượng, thỏa ước về việc đầu hàng của đơn vị đồn trú đã được ký, và hầu hết các vị trí mạnh còn lại của chúng đã bị tiếp quản bởi phong trào kháng chiến và quân chính quy.

        Thành phố say sưa với một cuộc thao diễn đầy hứng thú. Những tù binh Đức bị phỉ nhổ, những kẻ hợp tác với Đức bị lôi đi bêu riếu trên đường phố còn những người lính giải phóng thì vui vẻ ăn mùng. Trong quang cảnh chiến thắng chờ đợi từ lâu, tướng De Gaulbe đã đến. Tại Toa Thị sảnh, cùng với những nhân vật quan trọng của phong trào kháng chiến và Tướng Leclerc và Juin, Tướng De Gaule đã xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là người lãnh đạo của nước Pháp Tự do trước dân chúng đang tưng bừng hớn hở. Người ta biểu lộ sự ngưỡng mộ một cách cuồng nhiệt. Buổi chiều của ngày 26/8 De Gaulle đã chính thức đi bộ từ Điện Elysées đến quảng trường Concorde, và sau đó đi xe đến Nhà thơ Đức Bà. Có một số tiếng súng bắn từ bên trong và bên ngoai nhà thờ chính bởi các kẻ bắn lén ẩn nấp. Đám đông được giải tỏa, và sau một lúc hoảng loạn, buổi lễ ăn mừng giải phóng Paris cũng kết thúc.

        Đến ngày 30/8, quân lính của chúng tôi vượt qua sông Seine tại nhiều vị trí. Những tổn thất của quân địch là khổng lồ: 400.000 người, một nửa là tù binh, 1.300 xe tăng, 20.000 xe, 1.500 pháo đã chiến. Quân đoàn thứ 7 của Đức và tất cả các sư đoàn đã đưa đến tăng viện đều bị đánh tan tác. Cuộc tấn công của phe Đồng minh tuy bị hoãn do thời tiết xấu, nhưng khi trận chiến đó chấm dứt thì mọi sự tiến triển rất nhanh, và chúng tôi đã đến sông Seine trước 6 ngày so với dự kiến. Sự chậm trễ trên mặt trận của quân Anh ở Normandy khiến cho một số người phê phán, trong khi cuộc tiến quân tuyệt vời của quân Mỹ ở các giai đoạn sau đó dường như đã cho thấy sự thành công to lớn hơn về phần họ hơn là về phần chúng tôi. Vì thế thật cần thiết nhấn mạnh rằng toàn bộ kế hoạch của chiến dịch la dựa vào mặt trận của quân Anh để thu hút quân dự bị của Đức về hướng này đã hỗ trợ cho mặt trận quyết định của Mỹ. Do quyết tâm và tinh thần chiến đấu ngoan cường, chiến dịch này đã đi đến thắng lợi. Tướng Eisenhower đã viết trong báo cáo chính thức như sau: "Không có những hi sinh to lớn của quân đội Anh - Canada trong các trận đánh quyết liệt ở Caen và Falaise, các cuộc tiến quân ngoạn mục của lực lượng Đồng minh sẽ không bao giờ có thể thực hiện được".

------------------
        1. Nhiệm vụ chiếm lấy Pari...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 04:53:32 am

14

Ý VÀ CUỘC ĐỔ BỘ VÀO RMERA

        Giải phóng Normandy là một sự kiện lớn trong chiến dịch châu Âu năm 1944 nhưng đó chỉ là một trong nhiều đợt tấn công quyết tâm chống bọn Đức Quốc xã. Ở phía Đông, Hồng quân tràn vào Ba Lan và vùng Balkan. Ở mặt trận phía Nam quân của Tướng Alexander ở Ý đang tiến đến sông Po. Chúng tôi nhận được chỉ thị tiếp tục tiến về Địa Trung Hải và thật đáng ghi nhớ khi tại nơi đây lần đầu tiên Anh và Mỹ đã bất đồng ý kiến với nhau về chiến lược lớn.

        Tại hội nghị Teheran tháng 12/1943 trong một cuộc thảo luận kéo dài, người ta đã phác họa đôi nét về chiến thắng cuối cùng ở châu Âu. Những quyết định của hội nghị đó vẫn còn chi phối kế hoạch của chúng tôi và nhớ lại về những quyết định đó là điều rất tốt. Đầu tiên chúng tôi cam kết triển khai chiến dịch "Overlord". Đây là nhiệm vụ chính của chúng tôi và không ai lên tiếng phản đối cả. Nhưng chúng tôi vẫn còn một số lực lượng  hùng hậu ở Địa Trung Hải. Vấn đề ở chỗ những lực lượng quân sự này sẽ nhận nhiệm vụ gì. Chúng tôi đã quyết định họ sẽ đánh chiếm thành Rome. Chúng tôi cần một số sân bay gần thành Rome để ném bom miền Nam nước Đức, chiếm giữ bán đảo này cho đến tận phòng tuyến Pisa - Rimini đồng thời vây chặt càng nhiều sư đoàn địch càng tốt. Tuy nhiên, không phải chỉ có thế. Một chiến dịch thứ 3 đã được nhất trí để tiến hành. Đó là cuộc đổ bộ lên miền Nam nước Pháp gây ra nhiều tranh cãi về sau. Thoạt đầu, cuộc để bộ được xem như là đòn đánh lừa hoặc mối đe dọa để giữ chặt quân Đức tại Riviera và ngăn không cho chúng tham gia các trận ở Normandy. Nhưng phía Mỹ yêu cầu, đây phải là đợt tấn công thực sự có sự tham gia của 10 sư đoàn và Staline đã ủng hộ. Tôi cũng đồng ý với sự thay đổi đó phần lớn nhằm ngăn chặn những nghi binh không đúng vào Miến Điện mặc dù tôi dự định đến những khả năng giành thắng lợi khác ở Ý và kế hoạch đó có mật danh "Anvil" (Cái đe).

        Nhưng còn có một số ý kiến bảo lưu. Nhiều đội quân có thể phải đến Ý và họ phải hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn, đó là chiếm giữ thành phố Rome và các sân bay. Rome phải thất thủ trước khi chiến dịch "Anvil" có thể bắt đầu và chiến dịch này cũng phải được bắt đầu cùng một lúc với chiến dịch "Overlord". Các đạo quân đã phải hành quân qua một chặng đường dài trước khi họ gặp quân của Eisenhower ở Normandy, và trừ phi họ đổ bộ đúng lúc, họ có thể rất trễ trong công tác hỗ trợ và mặt trận trên biển có thể đã kết thúc sớm hơn. Tất cả đều nhằm chiếm thành phố Rome. Ở Teheran, chúng tôi tin có thể chiếm được thành phố Rome đầu mùa xuân, nhưng giờ đây khó mà thực hiện được điều đó. Cuộc đột kích ở Anzio nhằm hỗ trợ cho việc đánh chiếm Rome đã kéo 8 đến 10 sư đoàn Đức khỏi chiến trường chính, và cũng có thể hơn thế nữa dự tính sẽ được lôi kéo đến Riviera bởi "chiến dịch Anvil". Thực ra, thắng lợi giành được ở Anzio có thể bù đắp cho việc thiếu quân. Tuy nhiên, chiến dịch Riviera vẫn diễn ra như không có chuyện gì xảy ra.

        Ngoài chiền dịch Anvil vẫn đang còn mơ mịt, một số sư đoàn tinh nhuệ nhất của quân Đồng minh ở Ý đã được giao ngay nhiệm vụ hỗ trợ cho chiến dịch chính "Overlord" và lên tàu đến ngay nước Anh trước năm 1943. Vì vậy, lực lượng của tướng Anh Alexander ngày càng yếu đi trong khi quân số của tướng Đức Kesselring ngày càng mạnh hơn. Phía Đức đã gửi lực lượng tăng cường đến Ý, đã ngăn trở cuộc đột kích Anzio và ngăn chặn chúng tôi không cho tiến vào Rome cho đến tận trước ngày D. Dĩ nhiên, trận chiến ác liệt đó đã lôi kéo cả lực lượng dự phòng quan trọng của địch phải nhảy vào. Lục lượng dự phòng này đáng nhẽ ra đã sang Pháp và rõ ràng trận chiến đó đã hỗ trợ cho chiến dịch "Overlord" từ giai đoạn đầu, nhưng tuy thế đợt tấn công của chúng ta ở Địa Trung Hải đã bị đảo lộn nghiêm trọng. Tàu đổ bộ cũng là một trở ngại nữa. Nhiều tàu đổ bộ đã được điều động đến cho chiến dịch "Overlord". Chiến dịch Anvil không thể tiến hành được cho đến khi những chiếc tàu đổ bộ trở lại và đến lượt chiến dịch này phải phụ thuộc vào tình hình chiến sự ở Normandy. Người ta đã tiên liệu những tình huống này kể từ ngày 21/3, tướng Maitland Wilson, Tư lệnh tối cao ở chiến trường Địa Trung Hải báo cáo rằng cuối tháng 7 mới có thể tiến hành chiến dịch Anvil. Sau đó, ông ta lại cho rằng vào giữa tháng 8, và tuyên bố cách tốt nhất để hỗ trợ chiến dịch "Overlord" là phải hủy bỏ bất kỳ đợt tấn công nào vào Riviera và tập trung vào Ý. Cả ông ta lẫn tướng Alexander đều cho rằng muốn giành thắng lợi phải tập trung tất cả sinh lực và tài lực vào thung lũng Po. Tiếp đó, nhờ tiến hành một cuộc hành quân đổ bộ lên bán đảo Istrian, cửa ngõ của Adriatic mà hiện đã chiếm từ Trieste đến tận phía nam nên có rất nhiều khả năng đưa quân qua Ljubljana để tiến vào Áo và Hungary rồi tấn công vào trung tâm nước Đức từ một hướng khác.

        Khi thành phố Rome thất thủ ngày 4/6, vấn đề này phải được xem xét lại. Liệu có nên tiếp tục thực hiện chiến dịch Anvil không hay là chuẩn bị một kế hoạch mới khác?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 04:54:02 am

        Đại tướng Eisenhower dĩ nhiên rất muốn tăng cường các đợt tấn công với tất cả lực lượng sẵn có vào Tây Bắc Âu. về khả năng chiến lược mà nói, mặt trận Bắc Ý không phải là mối quan tâm của ông ta nhưng ông chấp nhận cho các tàu đổ bộ trở về càng sớm càng tốt nếu điều này giúp chiến dịch Anvil thành công nhanh chóng. Các Tham mưu trưởng quân đội Mỹ đồng ý với ý kiến của Eisenhower kiên quyết cho rằng cần phải tập trung hết sức vào các mặt trân có tính chất quyết định mà theo họ không phải chỉ có mặt trận Tây Bắc Âu. Tổng thống cũng ủng hộ họ, và quan tâm đến các thỏa thuận đạt được với Staline nhiều tháng trước đây tại Teheran. Tuy nhiên tình hình chiến sự ở Ý đình trệ đã khiến tất cả phải thay đổi.

        Tổng thống Roosevelt thừa nhận rằng cuộc tấn công qua Ljubljana có thể chặn đường tiến của quân Đức, nhưng không thể kéo được sư đoàn nào của Đức từ Pháp sang. Vì vậy ông thúc giục triển khai chiến dịch Anvil và điều động đến cả lực lượng ở Ý, bởi vì theo ông, quân Anh và quân Mỹ không đủ để giúp duy trì 2 chiến trường chính ở châu Âu, mỗi nơi đều có những trọng trách mang tính quyết định. Các Tham mưu trưởng quân đội Anh thì có ý kiến ngược lại. Họ không muốn đổ bộ vào Riviera mà muốn điều động lực lượng ở Ý bằng đường thủy trục tiếp đến cho Eisenhower. Với sự tiên đoán chính xác, họ đánh giá việc tăng cường lực lượng cho chiến dịch Anvil đến mức giành thắng lợi sẽ làm tê liệt cánh quân còn lại của tướng Alexander, khiến bất kỳ hành động tiếp theo nào cũng sẽ chỉ có thể ở mức hạn chế.

        Cuộc xung đột ý kiến trục tiếp này diễn ra trong bầu không khí ấm áp và trung thực, vấn đề chỉ có thể được giải quyết giữa Tổng thống và bản thân tôi. Do vậy 2 bên chúng tôi đã trao đổi với nhau bằng điện tín.

        Trong bức điện gửi ngày 28/6 tôi viết "Bế tắc giữa các vị Tham mưu trưởng đã gây ra những vấn đề hết sức nghiêm trọng. Việc đầu tiên chúng tôi muốn làm là hỗ trợ Đại tướng Eisenhower một cách nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất. Nhưng chúng tôi không cho rằng việc này lại có thể dẫn sự thất bại ở Địa Trung Hải, và chúng tôi thấy khó chấp nhận rằng đây là trách nhiệm của chúng tôi. Tôi mong muốn ngài hạ cố xem xét kỹ lưỡng vấn đề này và xin hãy nhớ những lời ngài đã nói như thế nào với tôi về Istria ở Teheran, và tôi đã đề cập những điều đó như thế nào trước toàn bộ phiên họp. Tôi vẫn còn nhớ như in chuyện đó, mặc dù dĩ nhiên nó không phải là vấn đề trước mắt cần quyết định".

        Ông Roosevelt đáp từ rất nhanh và có phản ứng chống lại quyết liệt. Ông ta quyết tâm thực hiện những gì ông gọi là "chiến lược lớn" của Teheran, khai thác đến cùng chiến dịch "Overlord", "chiến thắng lẫy lừng ở Ý và tổ chức tấn công sớm ở miền Nam nước Pháp". Chủ đích về mặt chính trị có thể quan trọng nhưng triển khai các hoạt động quân sự để đạt được mục đích đó phải đặt ở vị trí thứ yếu so với việc tấn công vào trung tâm nước Đức qua một chiến dịch ở châu Âu. Bản thân Staline đã rất ủng hộ chiến dịch "Anvil" và đã xem các chiến dịch khác triển khai ở Địa Trung Hải ít quan trọng hơn, và Roosevelt từng tuyên bố ông không thể hủy bỏ chiến dịch Anvil mà không tham khảo ý kiến Staline. Tổng thống Roosevelt viết tiếp:

        "Mối quan tâm cũng như niềm hy vọng của tôi đặt vào việc đánh bại quân Đức trước sự chứng kiến của Eisenhower và tiến vào nước Đức hơn là tập trung toàn bộ sức lực cho mặt trận Ý. Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ có đầy đủ lực lượng ở Ý, và với lực lượng rút ra từ chiến dịch Anvil chúng ta có thể truy kích Kesselring ở Bắc Pisa Rimini và tiếp tục gây sức ép lớn đối với lực lượng này ở mức cần thiết để kiềm chế lực lượng hiện nay của ông ta. Tôi không thể tin được rằng quân Đức lại trả giá thêm 10 sư đoàn nữa, theo như dự tính của Tướng Wilson, để đổi lấy việc giữ chúng ta khỏi Bắc Ý."

        Chúng tôi có thể - và Wilson cũng khẳng định điều này -  rút ngay 5 sư đoàn (ba của Mỹ và hai của Pháp) từ Ý cho chiến dịch Anvil. 21 sư đoàn còn lại, cộng với nhiều lữ đoàn riêng biệt khác, chắc chắn sẽ hỗ trợ Alexander có được ưu thế trên bộ.

        Nhưng Tổng thống Roosevelt phản đối việc tiến hành một cuộc đột kích lên bán đảo Istria và tấn công dữ dội Vienna qua ngả Ljubljana. Điều đó cho thấy các kế hoạch quân sự của Mỹ thật cứng nhắc và cả ông ta cũng cứng nhắc khi tỏ ý nghi ngờ về cái mà ông gọi là chiến dịch ở vùng Balkan. Ông ta cho rằng cả Alexander và Smuts, là những người ủng hộ quan điểm của tôi vì "theo đường tình" và đã có xu hướng bỏ qua 2 yếu tố quan trọng. Một là, chiến dịch này gây cản trở cho toàn thể chiến lược. Hai là, chiến dịch có thể sẽ kéo dài và không thể triển khai quân quá 6 sư đoàn. Tổng thống viết "Tôi không nhất trí với việc quân Mỹ tham gia trận đột kích vào Istria và vùng Balkan và tôi cũng không thấy rằng Pháp không đồng ý việc sử dụng quân Pháp như thế. Nếu đứng trên góc độ chính trị mà xem xét, tôi sẽ không bao giờ phạm một thất bại nhỏ nào trong chiến dịch "Overlord", nếu như biết rõ rằng khá đông quân số đã được điều động tới Balkan".

        Không một ai tham gia các cuộc thảo luận từng nghĩ tới khả năng di chuyển quân vào vùng Balkan; nhưng Istria và Trieste lại có tầm quan trọng chiến lược và chính trị. Theo Tổng thống , tại đây chúng tôi có thể có những phản ứng sâu rộng, đặc biệt sau khi quân Nga tiến quân vào. Tuy nhiên, vào thời điểm đó tôi vẫn chịu đựng và ngày 2/7 Đại tướng Wilson nhận lệnh phải tấn công miền nam nước Pháp vào ngày 15/8. Ngay lập tức chúng tôi chuẩn bị cho đợt tấn công, cần lưu ý rằng kế hoạch Anvil đã được đổi tên thành "Dragoon" phòng khi phía địch biết được nghĩa của mật danh "Anvil".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 05:02:29 am
       
*

        Tuy nhiên đầu tháng Tám trên chiến trường Normandy có thay đổi rõ ràng và những cuộc triển khai lớn của quân đội sắp xảy ra; ngày mồng 7 tôi đến thăm Eisenhower ở Tổng hành dinh của ông ta gần Portsmouth và cho ông ta biết rằng tôi hy vọng cuối cùng sẽ ngưng tấn công miền Nam nước Pháp. Sau khi ăn trưa xong chúng tôi trò chuyện rất lâu và nghiêm túc. Cùng có mặt ở đó, về phía Eisenhower là Bedell Smith và Đô đốc Ramsay. Đi cùng với tôi là Nguyên soái Hải quân bởi vì Hải quân đóng vai trò chính yếu trong kế hoạch này.

        Nói vắn tắt, tôi muốn tiếp tục kế hoạch "Dragon" trừ phi quân đội đã lên tàu đưa họ đến eo biển Gibraltar và đã vào Pháp tại Bordeaux. Các vị Tham mưu trưởng Anh tính toán vấn đề  này rất lâu, xem là khả thi. Tôi đưa cho Eisenhower một bức điện mà tôi đã gửi cho Tổng thống, nhưng chưa có trả lời, và ra sức thuyết phục ông Nguyên soái Hải quân ủng hộ tôi ra mặt. Con ông Ramsay thì không đồng ý với bất kỳ một sự thay đổi nào trong kế hoạch. Trái lại ông Bedell Smith lại tuyên bố ông ta đồng ý với sự thay đổi này, Eisenhower tỏ ra không hề tức giận với quan điểm của vị Tham mưu trưởng của mình, ở cuộc họp, ông lúc nào cũng khuyên khích mọi người đưa ra những ý kiến của riêng mình, nhưng khi việc gì đã được giải quyết thì phải trung thành thực hiện.

        Tuy nhiên, tôi thật sự không thể lay chuyển được ông, và hôm sau tôi nhận được bức điện của Tổng thống "Tôi đã xem xét vấn đề này, kế hoạch "Dragoon" phải được thực hiện càng sớm càng tốt và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng nó sẽ thành công và sẽ giúp Eisenhower đuổi bọn Đức ra khỏi nước Pháp".

        Không còn điều gì nữa để bàn về vấn đề nay. Điều đáng chú ý là hiện chúng tôi đang ở thời gian đầu của tháng 7, đây là lần đầu trong chiến tranh, quân Mỹ đang tiến vào châu Âu và sự bành trướng của họ ở Viễn Đông làm cho quân số của họ lớn hơn nhiều so với chúng tôi. Do sự tăng viện nên những ảnh hưởng đối với quân Đồng minh ngày càng tăng. Chúng ta nên nhớ rằng nếu quan điểm của nước Anh được chấp nhận, sự chuẩn bị về chiến thuật có lẽ sẽ gây ra một sự chậm trễ, và lại tác động đến lập luận chung.

        Giơ tôi quyết định đích thân đến Ý, ở đó có nhiều vấn đề giải quyết tại chỗ dễ hơn là bằng thư từ. Và cũng sẽ thuận lợi để gặp các vị chỉ huy, quân lính, những người luôn bị đòi hỏi rất nhiều sau khi đã lấy đi rất nhiều. Alexander, mặc dù đang ở thế yếu nhưng vẫn chuẩn bị một cuộc tấn công khác. Tôi sốt ruột muốn gặp Tito, ông này dễ dàng đi đến Ý từ đảo Vis nơi chúng tôi đang bảo vệ ông ta. Thủ tướng Hy Lạp ông Papandreou, và một số đồng nghiệp của ông có thể đến từ Cairo, đồng thời các kế hoạch có thể giúp họ trở lại Athens khi quân Đức rút. Tôi đến Naples vào buổi chiều 11/8 và được ở trong biệt thự nguy nga Rivalta mặc dù có phần đổ nát, đối diện với cảnh núi lửa Vesuvius huy hoàng và vùng vịnh. Tướng Wilson nói với tôi rằng, các sắp xếp đã được chuẩn bị cho cuộc họp với Tito và Subasic, thủ tướng mới của chính phủ Hoàng gia Nam Tư vào sáng ngày hôm sau. Họ đã đến Naples và sẽ cùng ăn tối với chúng tôi vào tối mai.

        Sáng 12/8 Thống chế Tito đến biệt thự. Ông ta mặc một bộ đồng phục xanh và vàng rất chật trông không hợp với khí hậu đang nóng nực tại đây. Người Nga đã tặng ông ta bộ đồng phục này, và sau này tôi mới được biết dải buộc bằng vàng là của Mỹ. Tôi cùng ông ngồi ở hiên nhà có cả ông Lữ đoàn trưởng Maclear và một phiên dịch của ông Tito. Tôi đề nghị Tito trước hết hãy xem phòng chiến tranh của Wilson, và chúng tôi cùng đi vào bên trong. Hai người cận vệ của Thống chế nom rất dữ tợn mang 2 súng lục tự động. Thống chế muốn đưa 2 người này đi theo, phòng khi có sự phản bội phía chúng tôi. Người ta can ngăn ông không nên đưa họ đi theo, và đề nghị thay vào đó ở bữa ăn tối có thể để họ đi theo bảo vệ ông ta. Tôi đi trước vào một phòng rộng, trên tường treo đầy bản đồ chiến đấu, và chúng tôi đã nói chuyện rất lâu. Tôi chỉ lên bản đồ vào bán đảo Istrian. Ông ta ủng hộ chiến dịch tấn công đảo và hứa sẽ giúp đỡ. Vào những ngày sau đó chúng tôi đã cố gắng hết sức để nâng cao khả năng chiến đấu của Nam Tư và để hàn gắn mối bất hòa giữa ông ta và vua Peter. Chiều 14/8 tôi bay trên chiếc dakota của Tướng Wilson đến Corsica để xem xét cuộc đổ bộ lên Riviera mà tôi đã cố gắng ngăn chặn, nhưng tôi mong ước được thành công. Từ "Kimberley" tàu khu trục của Anh, chúng tôi đứng nhìn dãy thuyền, ca nô chở đầy lính Mỹ đến vịnh St. Tropez. Theo như tôi có thể nghe hoặc xem, không một phát đạn được bắn vào thuyền chiến hoặc trên bãi biển. Chiến hạm ngùng bắn vì dường như không có ai ở đó. Vào ngày 16 tôi đến Naples và nghỉ ở đó đêm ấy trước khi đến gặp Alexander ở mặt trận. ít nhất tôi cũng đã làm một việc cho "Anvil - Dragoon" và tôi nghĩ đó là một điều tốt, nhìn thấy được hoàn cảnh thực và biểu lộ được mối quan tâm của mình, ơ đây chúng tôi có thể nói một cách ngắn gọn về điều gì đã xảy ra.

        Quân đoàn thứ bảy, dưới quyền Tướng Patch được tập hợp cho việc tấn công. Bảy sư đoàn của Pháp và 3 sư đoàn của Mỹ cùng với một sư đoàn hỗn hợp không tải Anh Mỹ, được tập luyện để tác chiến trên không, thêm vào đó là 6 tàu chiến, 21 tuần dương hạm, và hàng trăm tàu khu trục. Trên không chúng tôi đang chiếm ưu thế và trong lòng những người Đức ở miền nam nước Pháp có trên 25.000 lính vũ trang thuộc lực lượng kháng cự sẵn sàng nổi dậy. Đầu ngày 15 cuộc tấn công nổ ra giữa Cannes và Hyeres. Số thương vong rất ít và lính Mỹ chuyển quân rất nhanh. Vào ngày 18, họ vượt khỏi Valence và Grenoble. Quân địch không ngăn cản được sự tiến quân của chúng tôi ngoài một trận chiến ác liệt ở Montelimar do một sư đoàn Panzer đảm trách. Lục lượng không quân chiến thuật của Đồng minh đã tấn công và tiêu diệt phương tiện vận chuyển của họ. Quân của Eisenhower từ Normandy đã đuổi theo sau họ và đến quận Seine ở Fontainebleau vào 20/8. Năm ngày sau đó, quân Eisenhower đã vượt xa Troyes. Những phần tử còn sống sót của Quân đoàn thứ 19 của Đức gồm 5 sư đoàn trên danh nghĩa, đã hoàn toàn rút lui, để lại 50.000 tù nhân.

        Ngày 3/9 Lyons bị chiếm, ngày 8 là Besancon. Vào ngày 11, quân kháng chiến giải phóng Dijon. Cũng ngày đó "Dragoon” và "Overlord" gặp nhau tại Sombemon. Vùng tam giác phía Tây Nam Pháp, con một số tàn quân của Quân đoàn Thứ Nhất của Đức, với trên 20.000 quân bị kẹt giữa các mũi tấn công của chúng tôi. Những người này đã phải đầu hàng.

        Tóm lại đề xuất chính ở Teheran tháng 11/1943 là một cuộc tấn công ở miền nam nước Pháp nhằm cất gánh nặng cho "Overlord" đã được thực hiện. Thời gian định ra là trong một tuần trước hoặc sau ngày D. Nhưng tất cả điều này bị thay đổi trong quá trình thực hiện. Mối đe dọa tiềm tàng ở Địa Trung Hải cũng đủ để giữ 10 sư đoàn Đức ở Riviera. Một mình trận Anzio đã gây tổn thất cho 4 sư đoàn quân địch tương đương với tổn thất của các mặt trận khác. Khi chiến tuyến mở rộng ra với sự giúp đỡ của trận Anzio, quân chúng tôi chiếm Rome và đe dọa phòng tuyến Gothic, quân Đức vội vàng gửi thêm tám sư đoàn đến Ý. Sự chậm trễ trong việc chiếm Rome và việc giữ tàu đổ bộ từ Địa Trung Hải để giúp chiến dịch "Overlord" làm cho kế hoạch "Anvil - Dragoon" hoãn đến giữa tháng 8, như vậy là muộn hơn 2 tháng so với dự đinh. Vì vậy "Overlord" không bị ảnh hưởng. Khi nó được thực hiện muộn nó sẽ không khiến cho quân địch phải rút từ chiến trường Normandy về. Vì thế những gì chúng tôi suy nghĩ ở Teheran không có một mối liên hệ nào với những hành động trên và "Dragoon" đã không gây ra một sự xáo trộn nào từ phía các lực lượng đối nghịch với Eisenhower. Những cuộc hành quân lớn mà quân "Dragoon" đã tham gia sau khi liên kết với lực lượng Eisenhower đã diễn ra vào giữa tháng 11. Trên thực tế, ông ta đã giúp Teheran bằng cách đe dọa lính Đức rút khỏi thung lũng sông Rhone. Điều này không phải là phủ nhận rằng chiến dịch khi được thực hiện cuối cùng cũng mang lại một sự giúp đỡ quan trọng cho Eisenhower bởi một cánh quân khác ở bên sườn trái đã đến và mở ra một đường dây liên lạc khác. Quân Ý bị mất cơ hội đánh một trận lớn vào quân Đức, và rất có thể sẽ đến Viên trước Nga và nhiều điều có thể xảy ra nữa. Nhưng một khi quyết định cuối cùng được đưa ra, dĩ nhiên tôi ủng hộ "Anvil - Dragoon" mặc dù tôi đã cố ngăn thực hiện kế hoạch.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 05:03:09 am

*

        Sáng 17/8. Tôi đi mô tô đến gặp Đại tướng Alexander. Tôi rất vui sướng được gặp ông ta vì đây là lần gặp đầu tiên kể từ khi ông ta chiến thắng và kéo quân vào Rome. Ông ta đưa tôi đi dọc mặt trận Cassino cũ, chỉ cho tôi xem trận chiến đã diễn ra như thế nào và các trận đánh chính đã diễn ra ở đâu. Alexander đưa những người chỉ huy trưởng của ông ta đến ăn tối, và nói cho tôi biết về những khó khăn và kế hoạch của ông ta. Đoàn quân thứ 15 bị lạnh và đói. Những kế hoạch vươn xa mà chúng tôi đã ôm ấp đều phải bị hủy bỏ. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải cầm chân một lực lượng lớn quân Đức trên chiến trường. Phải tấn công để đạt được mục đích này, nhưng quân Đức có tính tổ chức rất chặt chẽ và cũng mạnh như chúng tôi, bao gồm rất nhiều đạo quân và chủng tộc. Phía chúng tôi chuẩn bị tấn công toàn trận vào ngày 26. Cánh phải đánh vào Adriatic, mục tiêu trước mắt là Rimini. Phía tây, dưới sự chỉ huy của Alexander là quân đoàn Mỹ số 5. Nó đã bị tước đoạt và cắt xén vì "Anvil". Vào ngày 9/8 tôi lên đường đến thăm tướng Mark Clark ở Leghorn. Chúng tôi ăn trưa ngoài trời ở bãi biển. Trong cuộc trao đổi thân mật và kín đáo tôi nhận thức được việc chia lực lượng ra từng mảnh sẽ gây đau đớn cho những ai kiểm soát nó. Tướng Mark Clark tỏ ra cay đắng khi quân của ông bị cướp đi những cơ hội lớn. ông ta nghĩ như thế. Tôi không thể không đồng ý với ý nghĩ đó. Ông ta vẫn tiếp tục tiến tới trên cánh trái của Anh và giữ cho mặt trận luôn nóng bỏng. Lúc này đã muộn, tôi thấm mệt khi quay về lâu đài ở Siena, Alexander cũng quay lại để ăn tối.

        Khi một người nào đó viết vào một tờ giấy để quyết định hoặc giải thích một vấn đề lớn thì người đó luôn luôn bị căng thẳng. Nhưng càng khó khăn hơn khi bạn thấy nó và cảm thấy nó ngay trước mắt. Hiện ở đây có 25 sư đoàn, 1/4 là lính Mỹ. Số quân này giảm xuống còn lại một lực lượng không đủ mạnh để chống lại lực lượng phòng thủ của địch. Tuy nhiên chỉ cần bổ sung thêm chừng một nửa số quân bị giảm đi, chúng tôi cũng có thể tấn công vào thung lũng Po, với tất cả khả năng mở rộng ra đến Viên. Vì thế, với lực lượng khoảng một triệu quân cũng có thể đóng một vai trò phụ trong bất cứ chiến dịch nào. Lục lượng ây có thể cầm chân địch trên mặt trận. ít nhất họ có thể hoàn thành nhiệm vụ. Alexander giữ được trạng thái vui vẻ của một quân nhân. Cồn tôi đi ngủ với một tâm trạng buồn bã. Trong những vấn đề lớn lao này, không làm được theo ý mình là không tránh khỏi trách nhiệm đối với một giải pháp thấp hơn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:28:02 am

*

        Khi trận tấn công của Alexander chua thể bắt đầu trước ngày 26, tôi đã bay đến Rome từ ngày 21. Ớ đây đang có một loạt vấn đề rắc rối và rất nhiều nhân vật mới đang chờ đợi tôi. Việc đầu tiên là tôi phải giải quyết cuộc khủng hoảng Hi Lạp đang sắp xảy ra, đây là một trong những nguyên nhân chính việc tôi đến Ý. Những tin đồn về việc di tản của Đức khỏi Ai Cập đã tạo ra một bầu không khí sôi nổi và bất hòa trong nội các của ông Papandreou. Tín đồn cũng tiết lộ sự mong manh và ngụy tạo của các hoạt động. Tôi cần đi gặp ông Papandreou và những người tín cẩn của ông. Tối đó tôi gặp ông ta. cả chính phủ của ông ta lẫn nhà nước Hy Lạp đều không có vũ khí hoặc cảnh sát. Ông đề nghị chúng tôi giúp đỡ thông nhất quân kháng chiến Hy Lạp để chống Đức. Hiện giờ chỉ có người xấu có vũ khí, và họ chỉ là thiểu số. Tôi nói với ông ta rằng chúng tôi không hứa và chúng tôi không có nghĩa vụ đưa quân Anh vào Hy Lạp và thậm chí không được nói khả năng đó một cách công khai. Nhưng tôi đã khuyên ông ta ngay lập tức chuyển chính phủ ra khỏi Cairo đến một nơi an toàn hơn, một nơi nào đó ở Ý gần tổng hành dinh của quân Đồng minh. Ông ta đã đồng ý. Va vì tương lai tôi khuyên ông ta không được can thiệp vào quyền thiêng liêng của người dân Hy Lạp là chọn chế độ cộng hòa hay chế độ quân chủ. Nhưng phải do chính người dân Hy Lạp chứ không do một nhóm nhà học thuyết nào chọn. Mặc dù, cá nhân tôi trung thành với thể chế quân chủ lập hiến đang hiện hữu ở Anh nhưng chính phủ Hoàng gia thật thờ ơ với Hy Lạp về cách giải quyết một vấn đề cho Hy Lạp, miễn là có một cuộc trung cầu ý dân công bằng. Vì thế cần xem chuyện gì sẽ xảy ra trong thực tế.

        Trong khi ở Rome, tôi ở tòa Đại sứ, và đại sứ Anh ông Noel Charles, cùng với vợ, luôn lo cho công việc và tiện nghi của tôi. Theo lời khuyên của ông ta tôi gặp nhiều nhân vật quan trọng trong cái sân khấu chính trị sản sinh ra bởi 20 năm chế độ độc tài và chiến tranh khốc liệt, cách mạng, xâm chiếm, bành trướng, bị đồng minh kiểm soát, và những điều tồi tệ khác. Tôi đã nói chuyện với rất nhiều, trong số đó có Signor Bonomi và Tướng Badoglio, cũng có đồng chí Togliatti, người này đã quay trở lại Ý hồi đầu năm sau một đợt lưu trú lâu ở Nga. Các vị lãnh đạo của các đảng ở Ý được mời đến gặp tôi. "Đảng của anh là gì?" tôi hỏi một nhóm. "Chúng tôi là Đảng Cộng sản Thiên Chúa giáo", nhóm trưởng trả lời. Tôi không thể không nói, "Rất thuận lợi cho Đảng của anh khi có một hầm mộ tiện lợi đến thế". Họ dường như không hiểu vấn đề, và khi nghĩ lại tôi rất sợ những ý nghĩ của họ trở lại với những vụ hành quyết hàng loạt tàn bạo mà người Đức đã gây ra ở những ngôi mộ cổ này. Tuy nhiên người ta có lẽ sẽ được tha thứ về những liên hệ thuộc về lịch sử ở Rome. Thành phố Eternal, hiện lên rõ ràng uy nghi và hình như không thể bị tàn phá với nhiều cung điện, tượng đài, với những tàn tích huy hoàng của nó và do bom đạn không sản xuất được, dường như trái ngược rõ rệt với những sinh vật nhỏ bé, thoáng qua, di chuyển trong phạm vi của nó. Và cũng lần đầu tiên tôi gặp Thái tử Umberto, đang chỉ huy quân Ý trên mặt trận của chúng tôi. Ông ta mạnh mẽ và có cá tính, ông ta nắm bắt toàn bộ tình hình, quân sự, chính trị đang diễn ra. ông tạo ra một cảm giác tin tưởng thích hơn hẳn các cuộc nói chuyện trước đây giữa tôi với các nhà chính trị khác. Dĩ nhiên với tư cách là phó vương của Vương quốc tôi hy vọng ông sẽ đóng một vai trò trong việc xây dựng một thể chế quân chủ lập hiến Ý tự do hùng mạnh, thống nhất. Tuy nhiên, đây không phải là việc của tôi.

        Đầu ngày 24/8, tôi quay trở lại tổng hành dinh của Alexander ở Siena bằng máy bay, sống trong một cung điện cách đó mấy dặm và chiều tiếp đó chúng tôi bay đến tổng hành dinh của Tướng Leese của quân đoàn thứ 8 nằm ở phía Adriatic. Ở đây chúng tôi dựng túp lều trông ra một khung cảnh lộng lẫy phía Bắc. Adriatic mặc dù đã cách xa 20 dặm, nhưng vẫn được che dấu bởi Monte Maggiore. Tướng Leese cho chúng tôi biết là vật chướng ngại ngăn cản bước tiến của quân ông sẽ bắt đầu vào nửa đêm. Chúng tôi đang đứng ở vị trí số 1, vị trí tốt để ngắm những hàng rào pháo sáng bắn từ xa. Những loạt đoạn của súng đại bác làm tôi nhớ đến cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Pháo đạn đều được sử dụng trên quy mô lớn. Sau 1 giờ tôi đi ngủ vì Alexander đã lên kế hoạch một ngày dài và bắt đầu từ sớm trên mặt trận. Ông ta cũng hứa sẽ đưa tôi đến những nơi nào tôi muốn.

        Alexander và tôi khởi hành khoảng 9 giờ. Phụ tá của ông ta và Tommy (Tư lệnh Thompson) đi trên chiếc xe sau. Vì vậy, chúng tôi có một buổi tiệc nhỏ thoải mái. Việc tiến quân diễn ra đã 6 giờ, và được biết là đang tiến hành. Nhưng chua có ấn tượng xác định nào được hình thành. Lúc đầu, chúng tôi trèo lên một đỉnh núi cao bằng xe ô tô, đến một nhà thờ làng. Mọi cư dân đàn ông, phụ nữ từ chỗ ẩn nấp đến chào chúng tôi. Rõ ràng là họ vừa bị máy bay đến thả bom. Nhà của, mảnh vỡ vương vãi khắp con đường nhỏ. Alexander hỏi một đám đông nhỏ đang bao vây chúng tôi: "Khi nào vậy?" Họ trả lời cách đây khoảng 15 phút. Toàn bộ mặt trận tấn công của đạo quân thứ Tám nhìn từ đây rất rõ. Ngoài làn khói của những trận đạn nổ cách xa 7, 8 nghìn thước thì không còn gì để xem nữa. Alexander nói tốt hơn là không nên ở lại thêm một chút nào nữa vì quân địch có thể sẽ còn bắn vào vị trí quan sát này. Vì thế chúng tôi lên ô tô đi về phía tây 2, 3 dặm, và ăn trưa trên một con dốc rộng của một ngọn đồi. Ở đây chúng tôi đã được ngắm cảnh đẹp của đỉnh núi, và không gây chú ý cho ai.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:28:34 am

        Tin tức nhận được cho biết quân của chúng tôi đã truy đuổi tới bên kia sông Metauro khoảng 1, 2 dặm. Thất bại của Hasdrubal đã gắn với số phận Carthage, vì thế tôi đề nghị chúng tôi nên vượt sông. Chúng tôi bước lên ô tô, và vượt sông trong 1/2 giờ theo con đường dẫn đến rừng ô liu với những mảnh ánh sáng mặt trời lốm đốm trên mặt đất. Được một viên sĩ quan dẫn đường, chúng tôi đi xuyên qua những khoảng rừng trống cho đến khi nghe những tiếng đại bác, chúng tôi biết chúng tôi đã đến gần tuyến lửa. Ngay lúc đó có những cánh tay cảnh báo khiến chúng tôi dừng lại. Rõ ràng có một bãi mìn hiện ra, và chỉ có thể an toàn nếu đi theo vết những chiếc xe đã đi qua. Alexander và phụ tá của ông ta đi trinh sát ở một ngôi nhà bằng đá màu xám thuộc quân đội ta kiểm soát, ở đây có một vị trí quan sát rất tốt. Vài phút sau, người phụ tá quay trở lại và dẫn tôi đến chỗ ông Alexander. Ông đã tìm được một chỗ rất tốt trong ngôi nhà bằng đá, thực ra đây là một cung điện cổ trông ra một dốc đứng. Ở đây người ta quan sát được tất cả những gì có thể. Người Đức bắn súng trường, súng máy từ những bụi cây rậm ra xa 500 yard. Mặt trận chúng tôi đang ở dưới chúng tôi. Tiếng súng rời rạc có lúc ngừng. Đây là lúc tôi gần quân thù nhất và cũng là lúc tôi nghe hầu hết tiếng súng trường trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Sau khoảng 1/2 giờ đi bộ chúng tôi đến chỗ để mô tô và theo con đường riêng quay trở lại con sông, đi theo những dấu xe ô tô của chúng tôi hoặc các ô tô khác. Ở sông chúng tôi gặp đội quân bộ binh bổ sung. 5 giờ chiều chúng tôi quay trở lại tổng hành dinh tướng Leese, ở đây những tin tức của quân đội ở mặt trận đều được đánh dấu ở bản đồ. Từ sáng sớm toàn quân đoàn thứ 8 đã tiến lên được khoảng 7 nghìn yard trên mặt trận trải rộng 10, 12 dặm và những mất mát không đáng kể. Đây là một dấu hiệu khích lệ ban đầu.

        Sáng hôm sau, có rất nhiều việc dồn dập tới, bằng điện tín và bằng túi bưu kiện. Tướng Eisenhower lo một vài sư đoàn Đức đang tới gần sau khi họ rút lui từ Ý. Tôi rất mừng khi cuộc tấn công của chúng tôi được chuẩn bị trong điều kiện khó khăn, đã bắt đầu. Tôi gửi cho Tổng thống một bức điện báo cáo cho Tổng thống biết những gì tôi đã biết qua các viên tướng tại chỗ và từ những gì tôi đúc kết được. Tôi muốn chuyển một cách rõ rệt cảm giác thất vọng của chúng tôi, đồng thời nêu rõ những hi vọng và ý tưởng của tôi về tương lai. Giá tôi có thể làm sống lại mối quan tâm của Tổng thống đối với vùng đất này, chúng tôi sẽ làm cho kế hoạch tiến đến Viên của chúng tôi thành công. Sau khi giải thích kế hoạch của Alexander, tôi kết thúc:

        "Tôi không bao giờ quên buổi nói chuyên với ông ở Teheran về Istria, và tôi chắc rằng trong 4 hoặc 5 tuần quân đội hùng dũng sẽ kéo đến Trieste và Istria. Sự kiện này sẽ có một ảnh hưởng vượt xa các giá trị đơn thuần quân sự lớn. Dân của Tito đang đợi chúng ta ở Istria. Lúc đó tôi không hiểu được điều kiện của Hungary là gì, nhưng chúng tôi sẽ cố tận dụng lợi thế ở bất kỳ tình hình nào".

        Tôi không gửi tin này đi cho đến khi tôi đến Naples, ở đó ngày 28 tôi lên máy bay, nhưng vẫn không nhận được điện trả lời. Mãi sau khi đến nhà tôi mới nhận được bức điện của Roosevelt:

        Tôi cũng tin rằng các sư đoàn Đồng minh ở Ý đủ để làm tròn nhiệm vụ và người chỉ huy trận chiến sẽ không ngừng đẩy mạnh trận chiến nhằm mục tiêu đánh tan tác lực lượng quân địch. Vì thế đối với việc sử dụng số quân chúng ta ở Ý trong nay mai sẽ là một vấn đề cần thảo luận. Với tình hình hỗn loạn của người Đức trên miền Nam nước Pháp, tôi hy vọng rằng việc gặp nhau giữa lực lượng phía Bắc và phía Nam sẽ hoàn thành rất sớm trước ngày đã ấn định.

        Chúng tôi hiểu rằng những hy vọng này đều hão huyền. Đội quân mà chúng tôi đã cho đổ bộ lên Riviera thuộc Ý lại đến quá muộn không kịp giúp cho lực lượng của. Eisenhower ở phía Bắc, trong khi chiến dịch của Alexander đã không đạt được thắng lợi mà nó đáng được và chúng tôi rất cần. Ý không hoàn toàn được tự do trong 8 tháng, cuộc hành quân về phía tay phải của chúng tôi không đến Viên. Ngoại trừ Hy Lạp, ảnh hưởng lực lượng quân sự của chúng tôi đến nền giải phóng đông nam châu Âu đã mất.

        Đoạn cuối của câu chuyện đã kết thúc, đợt tấn công của Đạo quân thứ Tám đã thành công. Nó làm cho người Đức ngạc nhiên và ngày 1/9 nó đã giáng một đòn vào phong tuyến Gothic và mở ra một mặt trận 20 dặm.

        Ngày 18, một đường tuyến lại được mở ở phía Đông do công của đoàn quân thứ Tám và quân Mỹ đánh thọc vào trung tâm. Mặc dù phải trả giá đắt, nhưng đã đạt được những thành công lớn. Tương lai đầy hy vọng. Nhưng Kesselring nhận thêm quân tiếp viện, tổng số lên đến 28 sư đoàn. Sau khi được viện trợ ông ta bắt đầu tấn công dữ dội, chặn đứng sự tiến quân của phía Liên minh. Quân Liên minh phản công lại đầy khó khăn, trời thì mưa nặng hạt. Mũi tấn công đến gần Bologna vào ngày 20 đến 24, thì Tướng Mark Clark sắp thành công trong việc luồn cắt phía sau lưng quân thù và giáp mặt với Đoàn quân thứ Tám. Sau đây là lời mô tả của Alexander cùng với mưa rơi nặng hạt, gió, sự kiệt sức của Đoàn quân thứ Năm, phong tuyến quân Đức cố thủ rất chặt chẽ. Thời tiết thật kinh khủng. Mưa nặng hạt làm nước dâng lên nhiều khúc sông và kênh đào, biến đất nông nghiệp thành đầm lầy. Các con đường cũng bị sạt lở làm cho quân đội khó khăn chuyển quân. Mặc dù hy vọng vào chiến thắng bị mất dần, nhưng nhiệm vụ của quân đội ở Ý là phải giữ áp lực và ngăn quân thù không ứng cứu cho quân Đức ở Rhine. Và vì thế chúng tôi phải chiến đấu khi thời tiết đẹp. Nhưng từ giữa tháng 11 không có một trận tấn công lớn nào xảy ra. Mỗi khi có cơ hội, chúng tôi tiến lên từng chút một nhưng chưa đến mùa xuân, quân đội đã đạt được một chiến thắng, và gần như đạt tới thắng lợi vào mùa thu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 05:58:55 am
     
15

NHỮNG THẮNG LỢI CỦA NGA

        Bây giờ độc giả hãy quay trở lại với cuộc chiến của Nga, một cuộc chiến mà về phạm vi hoạt động vượt quá các chiến dịch mà cho đến nay tôi chua tính toán hoặc quan tâm đến, và dĩ nhiên nó đã tạo ra cơ sở cho quân đội Anh và Mỹ đạt đến tột điểm trong cuộc chiến. Nga đã dành cho kẻ thù của mình rất ít thời gian hồi sức sau những thất bại thảm hại của họ vào đầu đông năm 1943. Giữa tháng 1, năm 1944, họ đã tấn công vào một mặt trận rộng 120 dặm từ Hồ Ilmen đến Leningrad và đã chọc thủng các hàng phòng ngự trước thành phố, và cả ở phía nam xa hơn. Đến cuối tháng 2, quân Đức đã bị đẩy lùi tới bờ hồ Peipus. Leningrad được giải phóng hoàn toàn và quân Nga đã đứng trên biên giới các quốc gia Baltic. Những cuộc tấn công dữ dội tới phía Tây Kiev đã buộc quân Đức phải lui tới biên giới Ba Lan. Toàn bộ mặt trận miền nam rực lửa và phòng tuyến của Đức đã bị chọc thủng ở nhiều chỗ. Một số lớn những người Đức bị bao vây đã bị bỏ lại Kersun, nơi mà không mấy người có thể trốn thoát. Suốt tháng 3, quân Nga đã tận dụng lợi thế của họ suốt dọc phong tuyến và trên không. Từ Gomel đến Biển Đen những kẻ xâm lược đã rút lui hết cho đến khi chúng vượt qua Dniester quay trở vào Rumani và Ba Lan. Sau đó thời tiết tan băng của mùa xuân đã cho họ một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi. Tuy nhiên, ở Crimea mọi hoạt động vẫn có thể xảy ra, và vào tháng 4, quân Nga đã bắt đầu đập tan Quân đoàn Đức 17 và giành lại Sebastopol.
Qui mô rộng lớn của những thắng lợi này đã đặt ra những vấn đề có ảnh hưởng lớn. Hồng quân giờ đây có mặt ở Trung và Đông Âu. Điều gì sẽ xảy ra đối với Hungary, Rumani, Bulgary, và quan trọng nhất là Hy Lạp, vì họ mà chúng tôi phải cố gắng hết mức và chịu hy sinh quá nhiều như vậy? Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có đứng về phía chúng tôi không? Liệu Nam Tư có bị chìm ngập trong cơn bão lũ của người Nga không? Châu Âu hậu chiến dường như đang được hình thành và một vài sự dàn xếp chính trị với Liên Xô đang trở nên khẩn cấp.

        Ngày 18 tháng 5, Đại sứ Liên Xô tại Luân Đôn đã đề nghị Bộ Ngoại giao thảo luận một gọi ý tổng quát do Ông Eden đưa ra theo đó Liên Xô tạm thời chỉ nên quan tâm tới các vấn đề người Rumani như là mối quan tâm chủ yếu của họ trong điều kiện chiến tranh và để lại Hy Lạp cho chúng tôi. Nga sẵn sàng chấp nhận điều này nhưng muốn biết chúng tôi có tham khảo ý kiến của Mỹ không. Nếu có, họ sẽ đồng ý. Ngày 31 tôi đã gửi một bức điện tín cá nhân cho Ông Roosevelt:

       "... Tôi hy vọng ông sẽ cảm thấy thoải mái để có thể tán thành đề nghị này. Dĩ nhiên chúng tôi không muốn chia cắt vùng Balkan thành nhiều khu vực ảnh hưởng và với cách dàn xếp này chúng tôi muốn nói rõ rằng nó chỉ áp dụng đối với các điều kiện chiến tranh và không ảnh hưởng tới quyền lợi và trách nhiệm mà mỗi bên trong ba cường quốc sẽ phải thực thi khi hòa bình, và sau đó mới tính đến toàn bộ Châu Âu. Tất nhiên cách sắp xếp này không làm thay đổi sự cộng tác hiện tại giữa ông và chúng tôi, sự hình thành của chính sách Liên minh đối với những nước này. Tuy nhiên, chúng tôi cảm thấy rằng sự dàn xếp này bây giờ nên có một sự phân chia hữu ích nhằm ngăn chặn sự khác biệt chính sách giữa chúng ta và họ ở Balkan."

        Phản ứng đầu tiên của Bộ Ngoại giao rất lạnh nhạt. Ông Hull rất lo lắng về bất cứ đề nghị nào "dường như có hơi hướng của việc tạo ra hay chấp nhận ý tưởng khu vực ảnh hưởng", và ngày 11 tháng 6, Tổng thống đã cho đánh bức điện:

        "Nói tóm lại, chúng tôi công nhận rằng chính quyền phụ trách quân sự tại bất kỳ lãnh thổ được giao nào chắc chắn sẽ phải đưa ra những quyết định mà diễn biến quân sự yêu cầu, nhưng chúng tôi cũng cho rằng xu hướng tự nhiên để có được quyết định mở rộng như vậy đến các khu vực quân sự sẽ được tăng cường bằng một hiệp định theo kiểu đã được gợi ý. Theo ý kiến của chúng tôi, điều này chắc chắn sẽ kéo dài những bất đồng giữa các ông và Liên Xô và sự phân chia khu vực Balkan thành nhiều khu vực ảnh hưởng cho dù kế hoạch đã công bố nhằm hạn chế cách sắp xếp theo các vấn đề quản sự.

        Chúng tôi tin tưởng mọi cố gắng sẽ được thực hiện một cách tích cực để xây dựng một cỗ máy tư vấn nhằm loại bồ những hiểu lầm và kiềm chế những xu hướng di tới sự phát triển của những khu vực độc quyền".



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:01:42 am

        Tôi đã rất quan tâm đến bức điện nay và đã trả lời vào cùng ngày hôm đó:

        "... Cuộc chiến đấu sẽ bị tế liệt nếu như mọi người hỏi ý kiến những người khác về mọi việc trước khi nó diễn ra. Các sự kiện sẽ thường diễn ra nhanh hơn là các tình huống đang thay đổi ở khu vực Balkan này. Người nào đó phải có quyền lập kế hoạch và hành dộng. Hội đồng Tư vấn sẽ chỉ là một chướng ngại vật luôn bị bỏ qua trong những trường hợp khẩn cấp khi có sự trao đổi giữa ông và tôi hoặc là trong một số chúng ta với Staline.

        Bây giờ hãy xem cái gì đã xảy ra vào dịp lễ Phục sinh. Chúng ta có thể đương đầu với cuộc binh biến của toàn bộ lực lượng Hy Lạp, hoàn toàn phù hợp với cách nhìn nhận riêng của ông. Điều này là do tôi có thể ra lệnh ngay lập tức cho các đơn vị chỉ huy quân sự, những người mà lúc đầu đã chủ trương thỏa hiệp, không được sử dụng và thậm chí de dọa sử dụng vũ lực, để tránh gây thương vong. Tình hình Hy Lạp được cải thiện rất nhiều và sẽ được cứu thoát khỏi những rắc rối và thảm họa nếu như duy trì được sự vững chắc này. Nga sẵn sàng để chúng ta chủ động trong vấn đề Hy Lạp, điều này có nghĩa là EA.M. (Mặt trận Giải phóng Dân tộc) và toàn bộ tham mưu của tổ chức này có thể được lực lượng dân tộc Hy Lạp điều khiển... Nếu như trong những khó khăn như thế này mà chúng ta phải hỏi ý kiến của các cường quốc khác và đánh đi những bức điện tín ba bên, bốn bên thì kết quả duy nhất có lẽ sẽ là sự hỗn loạn hay bất lực. Dường như đối với tôi, xem xét việc Nga chuẩn bị xâm lược Rumani bằng lực lượng hùng mạnh và sẽ giúp đỡ Rumani giành lại vùng Transylvanm từ Hungary, miền là người Rumani dám làm, mà họ có thể làm, xét tất cả những điều dó, việc nên làm là ủng hộ giới lãnh đạo Liên Xô, lưu ý rằng tất cả các ông và chúng tôi đều chẳng hề có một lực lượng nào ở đó cả, lưu ý rằng dù sao họ cũng có thể làm bất kỳ cái gì mà họ muốn... Tóm lại, tôi đề nghị rằng chúng ta hãy đồng ý với những cách sắp xếp tôi đã nêu ra trong bức diện ngày 31 tháng 5 của tôi, có thể có một sự thử thách trong 3 tháng, sau đó ba cường quốc phải xem xét lại."


        Ngày 13 tháng 6, Tổng thống đã đồng ý với đề nghị này nhưng nói thêm: "Chúng ta phải thận trọng để khắng định rằng chúng ta không thiết lập bất kỳ khu vực ảnh hưởng hậu chiến nào". Tôi đồng ý với quan điểm của ông ta và hôm sau tôi trả lời:

        "Toi thực sự biết ơn ông về bức điện của ông. Tôi đã yêu cầu Bộ Ngoại giao chuyển thông tin này đến cho Molotov và khẳng định rằng lý do giới hạn ba tháng là để cho chúng ta không nên giữ mãi định kiến về vấn đề thiết lập khu vực ảnh hưởng sau chiến tranh".

        Chiều hôm đó tôi đã báo cáo tình hình này cho Nội các Chiến tranh, chấp nhận thời gian giới hạn trong ba tháng, Bộ đã đồng ý rằng Bộ Ngoại giao sẽ thông báo cho Chính quyền Liên Xô biết rằng chúng tôi đã chấp nhận cách phân chia trách nhiệm chung này. Điều này đã được thực hiện ngày 19 tháng 6. Tuy nhiên, Tổng thống đã không hài lòng với cách mà chúng tôi đã làm, và tôi đã nhận được một bức điện đau đớn nói rằng "Chúng tôi rất buồn vì người của ông đã đưa vấn đề này ra với chúng tôi chỉ sau khi nó đã chuyển đến cho Nga". Để đáp lại lời khiển trách của ông ta, ngày 23 tháng 6 tôi đã phác họa tình hình mà tôi đã chứng kiến từ Luân Đôn cho Tổng thống biết:

        "Nga là cường quốc duy nhất có thể làm được tất cả ở Rumani... Mặt khác, Hy Lạp đã đẩy hầu như tất cả những gì còn lại lên phía chúng tôi, và họ đã làm như vậy từ khi chúng tôi để mất 40.000 người trong một cố gắng tuyệt vọng để giúp dỡ họ năm 1941. Tương tự như vậy, ông đã để cho chúng tôi nhúng tay vào Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chúng tôi cũng thường xuyên hỏi ý kiến ông về chính sách, và tôi nghĩ có lẽ chúng ta nên nhất trí về đường lối phải theo đuổi. Đối với tôi, để mặc mọi việc tiến triển một cách tự nhiên thì quá dễ dàng vì nguyên tắc chung của việc trượt sang cánh Tả, phổ biến trong chính sách đối ngoại, nhất là khi Quốc vương Hy Lạp có thể bị buộc phải thoái vị, và E.A.M. sẽ bắt đầu một giai đoạn khủng bố ở Hy Lạp, buộc dân làng và các tầng lóp khác tạo thành các Vành đai An ninh dưới sự bảo trợ của Đức để ngăn chặn tình trạng vô chính phủ tuyệt dối. Cách duy nhất mà tôi có thể ngăn chặn được điều này là bằng cách thuyết phục Nga thôi giúp đỡ E.A.M. và thôi thúc ép tổ chức này bằng toàn bộ lực lượng của họ. Bởi vậy, tôi đã đề nghị Nga một cách sắp xếp làm việc tạm thời cho cách tiến hành tốt hơn cuộc chiến này. Đây chỉ là một đề nghị và phải được chuyến đến ông để được sự chấp thuận của ông.

        Tôi đã hành dộng cố gắng để mang lại một sự liên kết giữa lực lượng Tito với lực lượng ở Serbia, và sát nhập toàn bộ với Chính phủ Hoàng gia Nam Tư mà chúng ta đều đã thừa nhận. Có lẽ ông đã thông báo mỗi lần chúng tôi đang phải chịu dựng gánh nặng này như thế nào mà hiện tại chủ yếu đặt lên vai chúng tôi. Ở đây lại chẳng có gì có thể dễ dàng hơn là quẳng Quốc vương và Chính phủ Hoàng gia Nam Tư cho bầy sói và để cho cuộc nội chiến nổ ra ở Nam Tư thành sự vui mừng của người Đức. Tôi đang đấu tranh để thiết lập lại trật tự trong cả hai trường hợp và tập trung mọi nỗ lực để chống lại kẻ thù chung. Tôi muốn ông phải luôn luôn được biết đến điều này và tôi hy vọng nhận được sự tin tưởng và giúp đỡ cúa ông bên trong khu vực hành động mà quyền chủ động đã giao cho chúng tôi.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:03:41 am

        Bức điện trả lời của Ông Roosevelt đã giải quyết được vấn đề tranh cãi giữa những người bạn. Ông nói: "Dường như chúng ta đã hành động đơn phương một cách hồ dồ trong một đường lối cho rằng tất cả chúng ta bây giờ phải dồng ý là phải làm ngay trong lúc này. Điều cốt yếu là chúng ta thường xuyên nhất trí trong mọi vấn đề có liên quan đến mọi cố gắng trong chiến tranh của Liên minh chúng ta".

        Tôi trả lời "Có lẽ ông đúng, tôi thường xuyên để ý đến sự nhất trí của chúng ta trong mọi vấn đề trước đó, trong khi đó, và cả sau đó".


        Tuy nhiên những khó khăn vẫn tiếp tục ở cấp Chính phủ. Sau khi nhận thấy Mỹ có thái độ nghi ngờ, Staline đã nhất định hỏi ý kiến họ trực tiếp và cuối cùng chúng tôi không thể đạt đến sự nhất trí về việc phân chia trách nhiệm trên bán đảo Balkan. Đầu tháng 8, Nga đã mưu mẹo gửi từ Ý một phái đoàn đến E.L.A.S., một thành phần quân sự của E.A.M., ở miền Bắc Hy Lạp. Xét đen sự miễn cường của Mỹ và sự khẩn cấp của Liên Xô, chúng tôi đã từ bỏ mọi nỗ lực để đạt được một sự hiểu biết sâu rộng cho mãi đến khi tôi gặp Staline ở Matxcova hai tháng sau đó. Từ sau đó đã có rất nhiều điều xảy ra ở Mặt trận Miền Đông.

        Ở Phần Lan, quân đội Nga, khác xa với lực lượng đã chiến đấu ở đó năm 1940 về chất lượng và vũ khí, đã đột phá phòng tuyến Mannerheim, mở lại tuyến đường sắt từ Leningrad đến Murmansk, ga cuối cùng của đoàn tàu Arctic của chúng tôi, và đến cuối tháng 8 họ đã buộc người Phần Lan phải xin đình chiến. Cuộc tấn công chính của họ vào mặt trận Đức đã bắt đầu vào ngày 23 tháng 6. Nhiều thành phố và làng mạc đã biến thành các căn cứ mạnh mẽ có hàng rào bao quanh nhưng liên tục bị bao vây và phá hủy trong khi Hồng quân tràn ngập qua các khoảng trống giữa các làng. Cuối tháng 7 họ đã tiến đến Niemen ở Kovno và Grodno. Ở đây, sau một cuộc hành binh hai trăm năm mươi dặm trong vòng 5 tuần, họ chỉ được tạm thời nghỉ ngơi lấy lại sức. Những mất mát của Đức rất to lớn. Hai mươi lăm sư đoàn đã đầu hàng và một con số tương tự bị bao vây ở Courland. Chỉ riêng ngày 17 tháng 7, 57.000 tù nhân Đức bị dẫn qua Matxcova, ai biết được họ sẽ bị đưa đi đâu?

        Về hướng nam của những chiến thắng này là Rumani. Cho đến tháng 8, phòng tuyến của Đức từ Cemowitz đến Biển Đen đã chặn đường đến mỏ dầu Poloesti và vùng Balkan. Nay bị yếu đi do phải rút quân để chống đỡ phòng tuyến phía Bắc đang bị suy yếu, và trải qua một cuộc tấn công dữ dội bắt đầu từ ngày 22 tháng 8, nó đã nhanh chóng bị tan rã. Được các lực lượng đổ bộ bờ biển hỗ trợ, quân Nga đã giải quyết nhanh gọn đối thủ của mình. Mười sáu sư đoàn Đức đã bị tan rã. Ngày 23 tháng 8 một cuộc đảo chính ở Bucharest, do vị vua Michael tuổi trẻ và các quân sư thân cận của ông tổ chức, đã dẫn đến sự đảo lộn hoàn toàn tất cả các vị trí quân sự. Quân đội Rumani muôn người như một đã đi theo vị Vua của họ. Trong vòng ba ngày trước khi quân đội Nga có mặt, lực lượng Đức đã bị tước vũ khí hoặc rút lui qua biên giới phía Bắc. Đến 1 tháng 9, Bucharest bị quân Đức buộc di tản. Quân đội Rumani tan rã và đất nước này lại bị giày xéo. Chính phủ Rumani đầu hàng. Bungary sau một nỗ lực vào phút cuối cùng tuyên chiến với Đức, đã bị đè bẹp.

        Vòng qua phía tây, quân đội Nga đã tiến đến thung lũng Danube và qua dãy núi Alps ở phía Transylvania đến biên giới Hungary, trong khi cánh trái của họ, ở phía nam Danube, dừng lại nghỉ ở biên giới Nam Tư. Tại đây họ đã chuẩn bị một cuộc hành quân lớn về hướng tây mà vào thời điểm hợp lý có thể đưa họ tới Vienna.

        Ở Ba Lan đã diễn ra một thảm họa, cần một sự miêu tả chi tiết hơn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:05:06 am

*

        Cho đến cuối tháng 7 quân Nga đã đến trước sông Vistula, và tất cả các báo cáo cho thấy rằng trong một tương lai rất gần Ba Lan sẽ nằm trong tay Nga. Các nhà lãnh đạo Quân đội Bí mật Ba Lan được chính phủ Luân Đôn ủng hộ bây giờ phải quyết định khi nào phát động một cuộc tổng khởi nghĩa chống lại  quân Đức, nhằm đẩy mạnh quá trình giải phóng đất nước của họ và ngăn chặn bọn Đức lao vào một loạt các cuộc giao chiến phòng thủ ác liệt trên lãnh thổ Ba Lan, và đặc biệt chính ở Varsovie. Người chỉ huy Ba Lan, tướng Bor-Komorowski và người tham mưu dân sự của ông ta được Chính phủ Ba Lan ở Luân Đôn ủy quyền tuyên bố tổng khởi nghĩa bất cứ khi nào họ thấy thích hợp. Quả thực, thời điểm dường như đã thích hợp. Ngày 20 tháng 7 tin về âm mưu chống lại Hitler, được loan báo tiếp theo ngay sau đó là tin cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh từ vị trí đổ bộ Normandy. Khoảng ngày 22 tháng 7, người Ba Lan đã bắt được tin điện vô tuyến từ Đạo Quân Panzer 4 của Đức ra lệnh một cuộc tổng rút quân tới phía tây sông Vistula. Cùng ngày quân Nga vượt qua con sông này và các đội trinh sát của họ hướng tới Varsovie. Ở đó có một chút nghi ngờ rằng sự sụp đổ hoàn toàn sắp sửa diễn ra.

        Bỏi vậy, Tướng Bor đã quyết định bắt đầu một cuộc tổng khởi nghĩa và giải phóng thành phố. Ông ta có khoảng 40.000 lính cùng với khoản dự trữ lương thực và đạn dược cho cuộc chiến đấu kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Tiếng gầm của các khẩu súng của Nga qua Vistula đến lúc này vẫn có thể nghe thấy. Lực lượng Không quân Nga đã bắt đầu đánh bom quân Đức ở Varsovie từ các sân bay bị chiếm mới đây gần thủ đô này, sân bay gần nhất chỉ cách khoảng 20 phút bay. Cùng lúc đó một Hội đồng Giải phóng Dân tộc Cộng sản đã được thành lập ở miền Đông Ba Lan, và Nga đã tuyên bố rằng lãnh thổ mới giải phóng sẽ được đặt dưới quyền kiểm soát của họ. Suốt một thời gian đáng kể, đài phát thanh Liên Xô đã thúc giục dân chúng Ba Lan đừng sợ những lời đe dọa và bắt đầu một cuộc tổng khởi nghĩa chống lại quân Đức. Ngày 29 tháng 7, ba ngày trước khi cuộc khởi nghĩa bắt đầu, đài phát thanh Matxcova đã phát đi một lời kêu gọi của những người Cộng sản Ba Lan với nhân dân thủ đô Varsovie rằng tiếng súng giải phóng vẫn còn vẳng bên tai và kêu gọi họ như năm 1939 hãy tham gia vào cuộc chiến với người Đức, lần này là lần hành động quyết định "Đối với Varsovie, chỉ có chiến đấu mà không hề khuất phục, thì giờ hành động đã điểm rồi!". Sau khi đã chỉ ra rằng kế hoạch của Đức lập các hàng rao bảo vệ cuối cùng sẽ dẫn đến việc phá hủy dần dần thành phố này, đài phát thanh đã kết thúc bằng việc nhắc nhở các cư dân rằng "Tất cả đã mất, không còn cứu vãn được", và rằng "bằng cuộc chiến đấu tích cực trực tiếp trên đường phố, trong mọi nhà, v.v... của Varsovie, thời khắc giải phóng cuối cùng sẽ đến nhanh chóng và mạng sống của đồng bào sẽ được cứu thoát".

        Chiều ngày 31 tháng 7, đội quân Bí mật ở Varsovie nhận được tin là các xe tăng của Nga đã đột phá các phòng tuyến của Đức ở phía Đông thành phố này. Đài quân sự của Đức đã thông báo "hôm nay quân Nga đã bắt đầu một cuộc tổng tấn công vào Varsovie từ phía đông nam". Quân đội Nga hiện chỉ cách không dưới 10 dặm. Chính tại thủ đô này đội quân Bí mật Ba Lan đã ra lệnh một cuộc tổng khởi nghĩa vào 5 giờ chiều ngày hôm sau. Chính tướng Bor đã miêu tả điều đã xảy ra như sau:

        "Đúng 5 giờ, hàng ngàn cửa sổ sáng choang khi chúng được mở ra. Từ mọi phía, hàng tràng đạn bắn sang quân Đức, bắn thủng các tòa nhà của họ và các đội quăn diễu hành. Trong chóp mắt các công dân còn sót lại đã biến mất khỏi đường phố. Từ lối vào các ngôi nhà, những người lính của chúng tôi tràn ra và lao vào cuộc tấn công. Trong vòng 15 phút toàn thành phố của một triệu công dân đã bị chìm ngập trong cuộc chiến. Mọi phương tiện giao thông bị ngưng trệ. Vì một trung tâm thông tin lớn nơi mà các con đường từ bắc, nam, đông, tây hội tụ lại nằm ngay phía sau mặt trận Đức, nên Varsovie không còn tồn tại nữa. Cuộc chiến dấu vì thành phố này vẫn tiếp diễn".

        Tin tức này đến Luân Đôn ngày hôm sau, và chúng tôi sốt ruột chờ đợi kết quả. Đài Liên Xô không phát nữa và hoạt động không quân của Nga cũng ngừng lại. Ngày 4 tháng 8, Đức đã bắt đầu tấn công từ các cứ điểm mà họ chiếm giữ khắp thành phố  và các vùng ven đô. Chính phủ Ba Lan ở Luân Đôn đã nói với chúng tôi về tình trạng khẩn cấp khôn cùng của việc gửi thêm đồ tiếp tế bằng đường hàng không. Cuộc khởi nghĩa giờ đã bị 5 sư đoàn Đức tập trung nhanh chóng đè bẹp. Sư đoàn Hermann Goering đã được điều đến từ Ý và hai sư đoàn S.S đã đến ngay sau đó.

        Tôi đã đánh điện ngay cho Staline:

        "Theo yêu cầu khẩn cấp của Quân đội Bí mật Ba Lan ở Luân Đôn, tùy thuộc vào thời tiết, chúng tôi đang đưa khoảng 60 tấn thiết bị và đạn được vào phía đông nam Varsovie, nơi mà người ta nói rằng một cuộc khởi nghĩa Ba Lan chống lại Đức là một cuộc chiến ác liệt. Họ cũng nói rằng họ kêu gọi sự viện trợ của Nga mà dường như rất gần. Họ đang bị gần một sư đoàn rưỡi Đức tấn công. Điều này có thể có lợi cho cuộc hành quân của ông".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:08:15 am

        Bức điện trả 1ời rất nhanh và khó chịu.

        "Tôi đã nhận được thông diệp của ông về Varsovie.

        Tôi nghĩ rằng những tin tức được người Ba Lan truyền tới ông đã bị thổi phồng quá đáng và không tin được. Người ta có thể đi tới kết luận như vậy thậm chí từ việc những người di trú Ba Lan đã công bố rằng tất cả bọn họ ngoại trừ Vilna bị bắt giữ, cùng với một vài đơn vị di lạc của quân nước họ và thậm chí họ đã tuyên bố như vậy trên đài. Nhưng dù sao chăng nữa thì điều đó cũng không khớp với thực tế. Quân đội Quốc gia của người Ba Lan này bao gồm một vài đội đặc nhiệm mà họ gọi không đúng là các sư đoàn. Họ không có pháo, không máy bay, và không có cả xe tăng. Tôi không thể tưởng tượng được làm thế nào họ có thể chiếm được Varsovie, vì phải bảo vệ nó mà Đức đã điều 4 sư đoàn xe tăng, trong số đó có sư đoàn Hermann Goering".

        Trong khi cuộc chiến nổ ra từ hết các phố này đến phố khác chống lại những chiếc xe tăng "Con hổ" của Đức, và đến ngày 9 tháng 8 Đức đã đẩy một mũi tiến công cánh phải qua thành phố thẳng tới Vistula, đột phá các quận huyện Ba Lan nắm giữ, vào tới các khu vực độc lập. Nhũng cố gắng của R.A.F., với các đội bay của Ba Lan, Anh, Dominion nhằm đưa thêm viện trợ cho Varsovie từ các cơ sở Ý đều trở nên mờ nhạt và không đủ. Hai chiếc máy bay đã xuất hiện vào đêm 4 tháng 8, và ba chiếc xuất hiện vào bốn đêm sau đó.

        Thủ tướng Ba Lan, Mykolajczyk, đã đến ở Matxcơva từ 30 tháng 7 đang cố xác lập một vài điều khoản với Chính quyền Liên Xô, đã công nhận Hội đồng Giải phóng Dân tộc Cộng sản Ba Lan, Hội đồng Lublin, như chúng tôi gọi, là chính quyền tương lai của đất nước này. Những cuộc đàm phán này đã diễn ra trong suốt những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa Varsovie. Những bức điện của Tướng Bor được gửi tới Mikolajczyk hàng ngày để xin thêm đạn dược và vũ khí chống tăng, và xin thêm sự trợ giúp của Hồng Quân. Trong khi đó Nga đang phác thảo một hiệp định về đường biên giới Ba Lan hậu chiến tranh và thành lập một Chính phủ Liên hiệp. Cuộc họp cuối cùng không kết quả với Staline đã diễn ra ngày 9 tháng 8.

        Vào đêm 16 tháng 8, Vyshinsky giải thích rằng để tránh hiểu lầm, ông đã yêu cầu Đại sứ Mỹ tại Nga hãy gọi và giải thích rằng ông ta mong muốn tránh một khả năng hiểu lầm, đọc to tuyên bố lạ lùng sau đây:

        "Dĩ nhiên Chính phủ Liên Xô không thể phản đối không cho máy bay của Mỹ hoặc Anh cung cấp vũ khí cho khu vực Varsovie mặc dù dây là một vấn đề của Anh hoặc Mỹ. Nhưng họ dứt khoát không đồng ý cho máy bay Anh hoặc Mỹ, sau khi đã rót vũ khí cho khu vực này của Varsovie, sẽ hạ cánh xuống lãnh thổ Liên Xô vì Chính phủ Liên Xô không muốn mình dính líu một cách trực tiếp hay gián tiếp tới sự mạo hiểm ở Varsovie".

        Cùng ngày hôm đó tôi đã nhận được một bức điện với những từ ngữ mềm mỏng hơn của Staline như sau:

        "Sau cuộc nói chuyên với ông Mykolajczyk tôi đã lệnh cho Bộ Tư lệnh Hồng quân thả vũ khí liên tục cho khu vực Varsovie. Một sĩ quan liên lạc nhảy dù cũng được đưa xuống, người mà theo báo cáo của bộ chỉ huy đội quân này cho biết thì anh ta đã không tới được mục tiêu của mình vì đã bị quân Đức giết chết.

        Hơn thế, sau khi tự làm quen một cách mật thiết hơn với sụ kiện Varsovie, tôi cho rằng hành động Varsovie chứng tỏ một sự mạo hiểm khủng khiếp và liều lĩnh phải trá giá bằng sự hy sinh to lớn của dân chúng. Điều này sẽ chằng xảy ra nếu Bộ Tư lệnh Xô Viết được thông báo trước khi bắt đầu cuộc chiến đấu ở Varsovie và nếu người Ba Lan vẫn duy trì sự liên lạc với nó.

        Trong tình hình đang nổi lên như vậy, Bộ Tư lệnh Xô Viết đã đi đến kết luận rằng nó phải tự rút khỏi sự mạo hiểm Varsovie, vì nó không thể nhận trách nhiệm hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp về cuộc chiến đấu ở Varsovie".


        Theo như tường trình của Mykolajczyk thì đoạn đầu của bức điện này không đúng. Hai viên chức đã đến Varsovie an toàn và được quân đội Ba Lan đón tiếp. Một đại tá Liên Xô cũng đã ở đó vài ngày, và đã gửi các thông điệp cho Liên Xô thông qua Luân Đôn thúc giục sự hỗ trợ cho quân khởi nghĩa.

        Bốn ngày sau, Roosevelt và tôi gửi cho Staline bản kêu gọi chung mà Tổng thống đã phác thảo sau đây:

        "Chúng tôi đang nghĩ đến dư luận thế giới nếu những người chống Đức Quốc Xã tại Varsovie bị bỏ rơi. Chúng tôi cho rằng cả ba chúng ta nên làm hết sức để cứu những người yêu nước càng nhiều càng tốt. Chúng tôi hy vọng ông sẽ thả các thiết bị cần thiết và vũ khí cho người Ba Lan yêu nước ở Varsovie, hay là ông có đồng ý giúp đỡ những máy bay của chúng tôi làm công việc này nhanh chóng? Chúng tôi hy vọng ông sẽ thỏa thuận. Yếu tố thời gian là cực kỳ quan trọng".

        Đây là sự trả lời mà chúng tôi nhận được:

        "Tòi đã nhận được bức điện của Ông và Ông Roosevelt về Varsovỉe. Tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình. Sớm hay muộn thì sự thật về nhóm tội phạm đã bắt tay vào sự mạo hiểm Varsovie để nắm giữ quyền lực sẽ được tất cả mọi người biết đến. Những người này đã khai thác, lợi dụng lòng tin tốt đẹp của người dân Varsovie, khiến những người dân hầu hết không vũ khí chống lại súng ống, xe tăng, và máy bay Đức. Tình hình đang ngày một dâng cao nhưng nó không phục vụ cho người Ba Lan giải phóng Varsovie mà cho những kẻ theo Hitler đang bắn giết không thương tiếc dân chúng Varsovie.

        Trong tình hình đang diễn ra, theo quan điểm quân sự, thì việc ngày càng hướng sự chú ý của Đức tới Varsovie là không thể đem lại lời ích cho Hồng quân cũng như là cho người Ba Lan. Trong khi đó quân đội Liên Xô vừa rồi đã chạm trán với những cố gắng mới và mạnh mẽ nhằm chuyển hướng phản công của quân Đức, đang làm mọi việc có thể để đập tan những cuộc phản công của quân Hitler và chuyển sang một cuộc tấn công đại qui mô vào khu vực Varsovỉe. Không thể nghi ngờ gì nữa,

        Hồng quân đang cố gắng hết sức để phá vỡ vòng vây Varsovie của Đức và giải phóng Varsovie cho người Ba Lan. Đó sẽ là sự giúp đỡ có hiệu quả nhất, tốt nhất cho người Ba Lan là những người chống lại Đức Quốc Xã".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:09:04 am

*

        Trong khi đó, nỗi thống khổ của Varsovie đã lên đến đỉnh cao. Một nhân chứng điện cho biết: "Suốt đêm qua, lực lượng thiết giáp Đức đã có những cố gắng quyết định để hỗ trợ cho những căn cứ địa trong thanh phố. Tuy nhiên, đây chẳng phải công việc dễ dàng gì bởi vì mọi góc phố đều được xây những chướng ngại vật khổng lồ, hầu hết được thiết kế bằng những miếng bê tông được lấy từ các phố đặc biệt cho mục đích này. Vì thế, trong hầu hết các trường hợp, những cố gắng đều thất bại và đoàn xe tăng đã trút nỗi thất vọng của họ bằng cách châm lửa đốt vài ngôi nhà và bắn pháo từ xa. Trong nhiều trường hợp họ phóng hỏa vào một số người chết đang nằm ngổn ngang trên phố ở nhiều nơi..."

        "Khi quân Đức mang tiếp thêm những chiếc xe tăng cho một trong số những tiền đồn của họ, họ đã đẩy ra trước mặt họ 500 phụ nữ và trẻ em để ngăn chặn quân đội (Ba Lan) có hành động chống lại họ. Nhiều người trong số họ đã bị chết và bị thương. Kiểu hành động tương tự cũng đã được báo lại từ rất nhiều nơi khác trong thành phố.

        "Người chết được chôn cất ở trong các sân sau và các quảng trường. Tình trạng lương thực xuống cấp liên tục, nhưng vẫn chưa xảy ra nạn đói. Hôm nay (15 tháng 8) chẳng có một tí nước nào trong đường ống cả. Nó đang được hút lên khỏi những giếng nước hiếm hoi và từ những nguồn dự trữ trong nhà. Bốn bề thành phố chìm trong lửa đạn. Sự thả xuống các nguồn tiếp tế đã tăng cường thêm ý chí. Tất cả mọi người đều muốn chiến đấu và sẽ chiến đấu, nhưng sự không chắc chắn về một kết quả nhanh chóng là điều đáng thất vọng..."

        Cuộc chiến cũng diễn ra ngầm dưới đất theo đúng nghĩa của nó. Phương tiện thông tin duy nhất nối giữa các khu vực khác nhau do người Ba Lan nắm giữ đều được đặt qua các ống ngầm. Quân Đức đã ném lựu đạn và bom ga vào các lỗ thông hơi nhân tạo. Cuộc chiến diễn ra trong màn tối đen như mục giữa những người ngập nửa mình trong phân, đôi khi chiến đấu giáp lá cà bằng dao và dìm các đối thủ của mình trong đống nước nhầy nhụa đó. Trên mặt đất, các chiến binh và pháo thủ Đức đã đốt cháy nhiều vùng rộng lớn của thành phố.

*

        Tôi đã hy vọng Mỹ sẽ giúp đỡ chúng tôi bằng những hành động mạnh mẽ, nhưng ông Roosevelt đã làm ngược lại. Ngày 1 tháng 9, tôi đã tiếp Mykolajczyk trên đường từ Matxcova trở về. Tôi chỉ có chút ít tiện nghi dành cho ông ta. Ông ta nói với tôi rằng ông ta chuẩn bị đề nghị một giải pháp chính trị với Hội đồng Lublin, cho họ 14 ghế trong Chính phủ Liên hiệp. Nhũng đề nghị này do chính những người đại diện của tổ chức Bí mật Ba Lan tại Varsovie thảo luận dưới lửa đạn. Đề nghị đã được đa số chấp thuận. Một năm sau đó hầu hết những người tham gia trong những quyết định này bị đưa ra trước một tòa án Liên Xô tại Varsovie vì tội "phản bội tổ quốc".

        Khi nội các triệu tập vào đêm 4 tháng 9, tôi nghĩ vấn đề nghiêm trọng tới mức mà mặc dù tôi đã bị sốt nhưng tôi đã phải rời khỏi giường để tới phòng hợp bí mật ngầm dưới đất của chúng tôi. Chúng tôi cùng bàn bạc với nhau nhiều vấn đề không hay. Tôi không còn nhớ trong vài trường hợp, những con giận ngấm ngầm của tất cả các thành viên của chúng tôi biếu lộ ra ngoài như các thành viên của đảng Bảo Thủ, Công Đảng, Tự Do. Lẽ ra tôi nên nói "Chúng tôi đang gửi những chiếc máy bay để hạ cánh xuống lãnh thổ của các ông sau khi giao các khoản tiếp tế giúp cho Varsovie. Nếu như các ông không đối xử với họ một cách hợp lý chúng tôi sẽ cho dừng tất cả các đoàn tàu ngay từ giờ phút này". Nhưng độc giả đọc đến trang này nhiều năm sau hẳn phải nhận thấy rằng tất cả mọi người luôn phải nghĩ đến vận mệnh của hàng triệu người chiến đấu trong một cuộc đại chiến thế giới, và phải thừa nhận rằng đôi khi phải chấp nhận quy phục một cách đau đớn và thậm chí nhục nhã vì mục đích chung. Bởi vậy, tôi đã không đề nghị phương án mạnh mẽ này. Nó chắc chắn là có hiệu quả, bởi vì chúng tôi đang giải quyết với những người trong điện Kremlin, những người đang bị những tính toán chứ không phải tình cảm sai khiến. Họ không có ý định để cho tinh thần Ba Lan lại nổi lên ở Varsovie. Các kế hoạch của họ được dựa trên cơ sở Hội đồng Lublin. Đó là Ba Lan duy nhất mà họ quan tâm. Việc cắt bớt những đoàn tàu vào thời điểm quan trọng trong bước tiến lớn của họ có lẽ đã nổi bật trong đầu óc họ nhiều như những sự tính toán về danh dự, lòng nhân đạo, lòng tin, thường quan trọng... với dân thường.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:10:16 am

        Với quyền hạn tập thể của mình, Nội các Chiến tranh đã gửi cho cho Staline bức điện sau. Chúng tôi nghĩ rằng đó là cách làm khôn ngoan nhất:

        "Nội các chiến tranh muốn Chính phủ Liên Xô biết rằng dư luận công chúng ở đất nước này xúc động sâu sắc bởi các sự kiện tại Varsovie và bởi nỗi đau khổ khủng khiếp của người Ba Lan ở đó. Bất cứ điều gì dù đúng hay sai về nguồn gốc của cuộc nổi dậy Varsovie, thì bản thân người dân Varsovie cũng không thể bị buộc phải nhận trách nhiệm về quyết định đã được đưa ra. Nhân dân chúng tôi không thể hiểu được tại sao không có một sự giúp đỡ vật chất nào từ bên ngoài được gửi đến Ba Lan tại Varsovie. Thực ra sự trợ giúp như vậy không được đưa đến bởi vì việc Chính phủ của ông từ chối cho máy bay Mỹ hạ cánh xuống các sân bay nằm trong tay Nga hiện dang được biết đến một cách rộng rãi. Nếu như vì tất cả những điều này mà người Ba Lan ở Varsovie có lẽ đã bị quân Đức giày xéo như là họ đã nói với chúng tôi chắc chắn bị như vậy trong vòng hai, ba ngày, thì chấn động đối với công luận là không thể tính được...

        Do lòng kính trọng đối với Nguyên soái Staline và người dân Liên Xô, những người mà chúng tôi có nguyện vọng thiết tha được cùng làm việc trong những năm sau này, Nội các Chiến tranh đã yêu cầu tôi đưa ra đề nghị này tới Chính phủ Liên Xô là hãy đưa ra bất kỳ sự giúp dỡ nào có thế được trong quyền hạn của mình, và trên hết là cung cấp các phương tiện cho máy bay Mỹ hạ cánh xuống các sân bay của ông vì mục đích này".


        Ngày 10 tháng 9, sau 6 tuần hành hạ người Ba Lan, điện Kremlin dường như đã thay đổi chiến thuật. Chiều hôm đó, đạn pháo của Liên Xô bắt đầu đổ vào vùng ngoại ô phía Đông Varsovie, và các máy bay Liên Xô đã xuất hiện trở lại khắp thành phố. Lực lượng Cộng sản Ba Lan theo lệnh Liên Xô đã đánh mở đường vào khu vực bao quanh thành phố từ ngày 14 tháng 9 trở đi. Lục lượng Không quân Liên Xô đã thả viện trợ, nhưng rất ít dù được mở và nhiều công-ten-nơ bị vỡ nát và vô dụng. Ngày hôm sau, Nga đã chiếm được ngoại ô Praha nhưng không tiến thêm nữa. Họ muốn những người Ba Lan không Cộng sản bị đập tan hoàn toàn, nhưng cũng muốn nuôi dưỡng ý tưởng rằng họ sẽ đi đến sự tự cứu của họ. Trong khi đó, quân Đức đã bắt đầu việc thanh toán các trung tâm kháng chiến khắp thành phố. Một vận mệnh đáng sợ đã xảy ra với dân chúng. Nhiều người bị quân Đức lưu đày. Những lời kêu gọi của tướng Bor tới vị chỉ huy Liên Xô, Nguyên soái Rokossovsky, đã không được trả lời. Nạn đói đã xảy ra.

        Mọi cố gắng của tôi để nhận được viện trợ của Mỹ đã dẫn đến một hành động đơn độc nhưng qui mô lớn. Ngày 18 tháng 9, 104 chiếc máy bay oanh tạc hạng nặng bay qua thành phố thả các khoản viện trợ. Đã quá muộn. Tối ngày 2 tháng 10, Mykolajczyk đã đến nói với tôi rằng lực lượng Ba Lan tại Varsovie đang chuẩn bị đầu hàng quân Đức. Ở Luân Đôn người ta bắt được một trong số những bài truyền thanh cuối cùng phát đi từ thanh phố lịch sử này:

        "Đây là một sự thật phũ phàng. Chúng tôi bị đối xử còn tồi tệ hơn cả những nước phụ thuộc của Hitler, tồi tệ hơn cả Ý, Rumani, Phần Lan. Có lẽ Chúa, người luôn công bằng, sẽ thông qua lời phán quyết đối với sự bất công khủng khiếp mà đất nước Ba Lan phải chịu đựng, và có lẽ Người sẽ trừng phạt tất cả những kẻ có tội.

        Những người anh hùng của các ông là những người lính chỉ với thứ vũ khí là những khẩu súng ru-lô và các chai lọ đựng đầy xăng để chống lại xe tăng, máy bay, và súng. Những người anh hùng của các ông là những phụ nữ đã chăm sóc cho những người bị thương và truyền những bức thông điệp đi dưới làn dạn, những người đã nấu nướng để nuôi dưỡng trẻ con và người già trong những hầm chứa đổ nát và trong những hố bom, những người đã xoa dịu và an ủi những người đã khuất. Những anh hùng của các ông là những trẻ em đang lặng lẽ chơi trong những đống đổ nát còn đang âm ỉ cháy, họ là những người dân Varsovie.

        Điều bất hủ là đất nước này đã có thể qui tụ chí khí anh hùng quốc tế như vậy. Bởi vì những người đã chết, đã chiến thắng và những người còn sống sẽ tiếp tục đấu tranh, sẽ chiến thắng và một lần nữa chứng minh rằng Ba Lan còn sống khi người Ba Lan còn tồn tại."


        Những lời nói này không thể nào xóa được. Cuộc chiến đấu ở Varsovie đã kéo dài hơn 60 ngay. Khoảng 15.000 trong số 40.000 đàn ông và phụ nữ trong Quân đội Bí mật Ba Lan đã ngã xuống. Gần 200.000 người dân trong khoảng 1 triệu người phải đau khổ mất mát. Việc đàn áp cuộc khởi nghĩa của Quân đội Đức phải trả giá bằng 10.000 người chết, 7.000 mất tích, và 9.000 người bị thương. Nhũng con số này đã minh chứng cho tính chất giáp lá cà của cuộc chiến đấu.

        Khi quân Nga tiến vào thành phố này ba tháng sau đó, họ đã tìm thấy vài con phố nhưng đã bị phá hủy và những xác chết chưa được chôn cất. Sự nghiệp giải phóng Ba Lan của họ nơi mà bây giờ họ đang quản lý là như vậy đấy. Tuy nhiên đây không thể là phần cuối của câu chuyện.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:10:56 am

16

MIẾN ĐIỆN

        Giờ đây bức màn được kéo lên tại một sân khấu rộng lớn khác ở Đông Nam Á. Trong vòng hơn 18 tháng, người Nhật đã làm chủ một vòng cung phòng thủ rộng lớn bảo vệ những miền lãnh thổ họ chiếm được lúc đầu. Vòng cung này trải dài từ vùng núi phủ rừng rậm nhiệt đói của miền Bắc và miền Tây Miến Điện, nơi những đội quân Anh - Ấn của chúng tôi đang sắp giáp chiến với họ, sang bên kia vùng biển đến Andamans và các thuộc địa lớn của Hà Lan là Sumatra và Java và từ đó vòng về phía đông dọc theo một dải những đảo nhỏ hơn đến New Guinea.

        Người Mỹ đã thành lập một lực lượng ném bom ở Trung Quốc, đang hoạt động rất tốt để chống lại sự giao thông trên biển giữa đất liền và quần đảo Philippines của địch. Họ muốn mở rộng nỗ lực này bằng cách dựa vào những máy bay tầm xa ở Trung Quốc để tấn công vào chính nước Nhật. Con đường Miến Điện đã bị chia cắt và họ đang vận chuyển toàn bộ nguồn tiếp tế cho quân của họ và những đạo quân Trung Quốc bằng đường hàng không qua những mũi núi nhô ra ở phía nam của dãy Himalayas, được họ gọi là "cái bướu". Đó là một kỳ tích lớn. Người Mỹ mong muốn cứu trợ Trung Quốc, không chỉ bằng vận tải theo đường hàng không ngày càng tăng mà còn bằng đường bộ, dẫn đến những đòi hỏi nặng nề đối với Anh và Ấn Độ . Họ đã thúc giục việc xây dựng một xa lộ từ đầu đường hiện có ở Ledo xuyên qua năm trăm dặm rừng nhiệt đới và núi non vào trong lãnh thổ Trung Quốc, coi đó như một vấn đề có tính cấp bách và quan trọng nhất. Chỉ có một đường sắt một chiều loại rộng một mét chạy qua Assam đến Ledo. Nó đã được sử dụng liên tục cho nhiều nhu cầu khác, kể cả việc chở quân đến nắm giữ những vị trí tiền tiêu, nhưng để xây dựng một con đường đến Trung Quốc, người Mỹ muốn chúng tôi trước hết phải nhanh chóng chiếm lại miền Bắc Miến Điện.

        Dĩ nhiên chúng tôi muốn giữ Trung Quốc trong cuộc chiến và điều hành lực lượng không quân từ lãnh thổ của nước này hơn, tuy nhiên cần có một cảm nhận về sự tương xứng và sự nghiên cứu về khả năng lựa chọn khác nhau. Tôi rất không thích cái triển vọng có một chiến dịch qui mô lớn ở miền Bắc Miến Điện. Người ta không thể chọn một nơi tồi tệ hơn vùng đó để đánh Nhật. Làm một con đường từ Ledo đến Trung Quốc cũng là nhiệm vụ to lớn và nặng nề, không ai nghĩ rằng con đường đó sẽ được hoàn thành trước khi nhu cầu đối với nó đã qua đi. Thậm chí nếu nó được hoàn thành đúng lúc để hỗ trợ thêm cho những đạo quân Trung Quốc trong khi họ vẫn còn tham chiến, điều này cũng chẳng khiến cho năng lục chiến đấu của họ khác đi là mấy. Theo quan điểm của chúng tôi, nhu cầu củng cố lại các căn cứ không quân Hoa Kỳ ở Trung Quốc cũng giảm bớt khi các cuộc tiến quân của Đồng minh tại vùng Thái Bình Dương và từ Úc đã mang lại cho chúng tôi những phi trường gần nước Nhật hơn. Vì vậy, đối với cả hai đề nghị này, chúng tôi lý luận rằng trong lúc này không đáng phải tiêu tốn nhân lực và vật lực nhiều đến như vậy. Nhưng chúng tôi đã chưa bao giờ thành công trong việc lung lạc người Mỹ khỏi những mục tiêu của họ. Tâm lý dân tộc của họ là ý tưởng càng lớn thì họ càng toàn tâm toàn ý và kiên định trong việc mang lại thành công cho nó. Đó là một tính cách đáng được ngưỡng mộ, miễn là ý tưởng đó phải hay.

        Dĩ nhiên là chúng tôi muốn tái chiếm Miến Điện, nhưng chúng tôi không muốn buộc phải làm điều này bằng những cuộc tiến quân đường bộ theo những con đường nhỏ và qua một quốc gia đang bị đe dọa là dễ có chiến tranh nhất. Miền nam Miến Điện với cảng Rangoon có giá trị hơn miền bắc rất nhiều. Nhưng cả hai miền này đều cách xa nước Nhật. Ngược hẳn lại, tôi muốn cầm chân người Nhật ở Miến Điện và đột nhập vào hay xuyên thọc qua vong cung khổng lồ những hòn đảo tạo thành vành đai bên bao quanh vùng Đông Ấn của Hà Lan, toàn bộ mặt trận của Anh và Ấn Độ vì vậy sẽ tiến quân qua vịnh Bengal để tiếp cận sát hơn với kẻ thù bằng lực lượng đổ bộ trong tất cả các giai đoạn. Những ý kiến khác nhau này, mặc dù được nêu ra một cách chân thành và được thảo luận một cách cởi mở, cùng với những quyết định được thực hiện một cách triệt để, vẫn cứ tiếp tục nảy sinh. Câu chuyện về chiến dịch này nên được bàn về cơ sở địa lý, nguồn lực hạn chế và sự và chạm giữa các phương sách.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:11:14 am

*

        Câu chuyện bắt đầu vào tháng Mười Hai 1943, khi tướng Stilwell, với hai sư đoàn được ông ta tổ chức và huấn luyện ở Ấn Độ, đã từ Ledo vượt qua khu lưu vực sông tiến vào trong vùng rừng rậm nhiệt đới phía dưới rặng núi chính. Ông ta đã gặp phải sự kháng cự của Sư đoàn 18 của Nhật mới được biên chế lại, nhưng vẫn tiến đều đặn về phía trước, và vào đầu tháng Giêng đã vào sâu được bốn mươi dặm, trong lúc những người làm đường vẫn còn đang làm việc cật lực ở phía sau. Ở miền nam một quân đoàn của Anh đã bắt đầu xuống vùng bờ biển Arakan thuộc vịnh Bengal và cùng lúc đó, với một cuộc tập kích của máy bay Spitfires, vừa mới tới đó, chúng tôi đã đạt được một sự vượt trội về không quân, mà chẳng mấy chốc đã được xác định là vô giá.

        Vào tháng Hai, việc tiến quân của chúng tôi đột nhiên tạm dừng lại. Người Nhật cũng đã có một kế hoạch. Từ tháng Mười Một, chúng đã tăng cường lực lượng tại Miến Điện từ 5 lên 8 sư đoàn, và bây giờ chúng định xâm chiếm vùng Đông Ấn và giương cao lá cờ chống Anh. Hành động tức khắc đầu tiên của chúng là một cuộc phản công ở Arakan về phía cảng Chittagong, để thu hút lực lượng dự bị và sự chú ý của chúng tôi. Trong khi kìm chân Sư đoàn 5 của chúng tôi ở phía trước trên bờ biển, chúng đã cho chuyển phần mạnh hơn tương đương với một sư đoàn vượt qua vùng rừng rậm nhiệt đới và vây quanh sườn Sư đoàn 7 hiện đang ở sâu hơn trong đất liền. Trong vòng vài ngày, nó bị bao vây và quân địch đe dọa sẽ cắt con đường dọc theo bờ biển phía sau Sư đoàn 5. Chúng hoàn toàn tin rằng cả hai sư đoàn này sẽ phải rút lui, nhưng chúng đã tính toán thiếu một yếu tố, đó là sự chi viện bằng máy bay. Sư đoan 7 đã tập hợp  lại ở vành ngoài, kiên cường trụ vững và đã đánh bật chúng ra. Trong vòng hai tuần, thức ăn, nước uống và đạn dược đã được thả xuống cho họ bằng máy bay, như là những lộc của trời cho. Quân địch đã không có những phương tiện như vậy; chúng chỉ đem theo nguồn dự trữ cho 10 ngày, và sự ngoan cường của Sư đoàn 7 đã ngăn đối phương tiến lại gần hơn. Không thể áp đảo được những đội tiền quân của chúng tôi và bị ép từ phía bắc bởi một sư đoàn rút từ quân dự bị của chúng tôi, chúng đã phải chia thành nhiều nhóm nhỏ và mở đường rút lui qua vùng rùng rậm nhiệt đới, để lại phía sau năm ngàn quân bị chết. Huyền thoại về sự vô địch của người Nhật tại vùng rừng rậm nhiệt đới kết thúc ở đây.

        Tuy nhiên, nhiều vấn đề nữa sắp xẩy đến. Cũng trong tháng Hai năm 1944, có những dấu hiệu chắc chắn cho thấy mặt trận trung tâm của chúng tôi ở Imphal sẽ bị tấn công. Chính chúng tôi cũng đang chuẩn bị tiến quân đến sông Chindwin. Lực lượng xâm nhập từ xa của Wingate, giờ đây rất nổi tiếng, đang sẵn sàng cho một cuộc tấn công đầy mạo hiểm vào các tuyến đường tiếp tế và hệ thống đường giao thông của kẻ thù, đặc biệt là tuyến đường tiếp tế và đường giao thông của những sư đoàn Nhật mà Stilwell đang sắp phải giáp chiến. Mặc dầu sự thật đã rõ rằng người Nhật sẽ ra đòn trước, người ta đã quyết định rằng các lữ đoàn của Wingate vẫn nên tiếp tục nhiệm vụ của họ. Một lữ đoàn của ông đã sẵn sàng bắt đầu vào ngày 5 tháng Hai. Họ đã hành quân xuyên qua bốn trăm năm mươi dặm đường núi và rừng nhiệt đới và chỉ được với tiếp tế từ trên không. Vào ngày 5 tháng Ba, được một "đơn vị đặc công hàng không" của Mỹ với hai trăm năm mươi súng máy yểm trợ, hai lữ đoàn nữa của Anh và những đội quân thuộc lực lượng Gurkha đã bắt đầu được đưa tới bằng máy bay. Sau khi tập trung lại ở điểm tập kết, họ đã lên đường và chia cắt đường xe lửa phía bắc Indaw. Wingate đã không sông được lâu để hưởng thành công đầu tiên hay để gặt hái kết quả này. Vào ngày 24 tháng Ba, trong nỗi đau to lớn của tôi, ông ta đã bị bắn chết trên không. Cùng với ông, một ngọn lửa cháy sáng đã tắt.

        Cú đồn chủ lực của kẻ thù đã thất bại đúng như chúng tôi đã trông đợi trên mặt trận trung tâm của chúng tôi. Vào ngày 8 tháng Ba, ba sư đoàn Nhật đã tấn công. Tướng Scoones rút quân đoàn 4, cũng gồm ba sư đoàn, đến miền trung du Imphal để tập trung chiến đấu trên một trận địa do ông ta lựa chọn. Bọn Nhật đã lặp lại chiến thuật chúng đã dùng trong tấm thảm kịch ở Arakan. Chúng đã tính đến cả việc chiếm lấy các kho dự trữ của chúng tôi ở Imphal để nuôi quân mình. Chúng cũng có ý định chia cắt không chỉ con đường bộ đến Dimapur mà cả đường sắt tới đó, để cắt đút con đường tiếp tế vẫn duy trì lực lượng của Stilwell và cuộc không vận của Mỹ đến Trung Quốc. Những vấn đề quan trọng đang bị đe dọa.

        Vấn đề chủ chốt lại là máy bay vận tải. Nguồn lực của Mountbatten, dẫu rằng là đáng kể, cũng không tạm đủ được. Ông ta tìm cách giữ lại 20 máy bay của Mỹ mượn được từ chiến dịch không vận mang tên "Cái Bướu", và còn xin thêm bẩy mươi chiếc nữa. Đây là một yêu cầu khó thực hiện. Trong những tuần lễ khó khăn tiếp theo đó, tôi đã dành cho ông ta sự ủng hộ mạnh mẽ nhất của mình. Chúng tôi tạm dừng cuộc hành quân trên bờ biển Arakan, cho rút hai sư đoàn chiến thắng của Ấn Độ  và đưa đội quân này bay đến giúp ông ta. Sư đoàn 5 đến Imphal, nơi đây quân địch đang ép mạn ở ba hướng vào rìa đồng bằng; sư đoàn 7 đến Dimapur. Tổng hành dinh quân đoàn thứ 33 của Tướng Stopford cũng đã được chuyển theo hướng đó bằng đường sắt, cùng với một sư đoàn của Anh và hai lữ đoàn khác. Con đường xuyên qua núi bây giờ đã bị chia cắt, và lực lượng mới này đã bắt đầu chiến đấu mở đường lên phía trước.

        Giữa họ và Imphal là thị xã bên đường Kohima, nơi có sẵn một đường đèo đến thung lũng Assam, và ở đây vào ngày 4 tháng Tư, bọn Nhật đã mở một đợt tấn công dữ dội khác. Chúng đã dùng trọn một sư đoàn. Đơn vị đồn trú của chúng tôi gồm một tiểu đoàn thuộc Royal West Kent, một tiểu đoàn Nepal và một tiểu đoàn của Assam Rifles, tất cả, thậm chí cả những người đang hồi phục sức khỏe từ các bệnh viện nhưng còn cầm được súng. Họ đã dần dần hồi phục lại trong một khu vực ngày càng hẹp, và cuối cùng bị dồn lên trên một quả đồi đơn độc. Họ không có tiếp tế ngoại trừ những gì được thả dù xuống. Bị tấn công ở tất cả các hướng, họ kiên cường trụ vững với sự yểm trợ của máy bay ném bom và hỏa lực ca nông từ trên không, cho đến khi tướng Stopford giải vây cho họ vào ngày 20, bốn nghìn lính Nhật đã bị giết. Sự phòng thủ kiên cường và quyết liệt của thị trấn Kohima là một tình tiết rất hay.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:12:11 am

*

        Cao trào của cuộc giao tranh đến vào tháng Năm năm 1944. Sáu mươi ngàn binh lính của Anh và Ấn Độ, với toàn bộ trang thiết bị hiện đại của họ, đã bị đặt trong vòng vây ở đồng bằng Imphal. Cùng với những công việc khác tôi đã cảm thấy căng thẳng. Tất cả đều phụ thuộc vào máy bay vận tải. Trên nguyên tắc "không có gì quan trọng bằng trận đánh" tôi đã dùng đến quyền lực của mình. Ngày 4 tôi gửi điện cho Đô đốc Mountbatten.

        "Đừng để tuột khỏi tay bất cứ thứ gì trong trận đánh mà ông cần phải chiến thắng. Tôi sẽ không chấp nhận sự từ chối điều này xuất phát từ bất kỳ sự khoan dung nào đối với kẻ thù đầu hàng, và sẽ hết sức hậu thuẫn ông".

        Cuối cùng những đòi hỏi của ông ta đã được đáp ứng khá đầy đủ, tuy nhiên hơn một tháng nữa qua đi, tình hình vẫn đang ở mức căng thẳng tuyệt đối. Không lực của chúng tôi làm chủ ở đây, nhưng mùa mưa gió đang cản trở việc tiếp tế bằng đường không, mà sự thành công của chúng tôi lại phụ thuộc vào đó. Tất cả bốn sư đoàn của quân đoàn 4 đang chậm chạp phá vây. Dọc theo đường Kohima, lực lượng giải vây và lực lượng đang bị vây hãm đang chiến đấu để tiếp cận với nhau. Đó là một cuộc đua chống lại thời gian. Chúng tôi đã theo dõi bước tiến của họ với cảm giác căng thẳng. Ngày 22 tháng Sáu, tôi gửi điện cho Mountbatten:

        "Các tham mưu trưởng đã tỏ ra lo lắng về tình hình ở Imphal, đặc biệt đối với dự trữ tiếp tế và đạn được. Ông hoàn toàn được quyền đòi hỏi toàn bộ số máy bay cần thiết để duy trì tình hình, có thể lấy từ chiến dịch "Cái Bướu" hay từ bất kỳ nguồn nào khác. "Cái Bướu" phải được coi là dự bị trong thời điểm hiện nay, và sẽ bị dừng lại bất cứ khi nào thấy cần... Nếu như nhu cầu của ông không thể được đáp ứng đúng lúc, hãy gọi cho tôi nếu thấy cần có sự giúp đỡ nào ở đây, và sẽ không hay ho gì nếu về sau ông lại phàn nàn khi việc này thất bại. Hãy luôn theo sát công việc, mà đối với tôi dường như là vừa quan trọng và vừa nguy hiểm. Xin gửi ông mọi lời chúc mừng tốt đẹp nhất".

        Giai đoạn kết đã đến khi bức thư này vẫn đang trên đường. Tôi xin trích dẫn lời báo cáo của ông ta:

        "Trong tuần thứ ba của tháng Sáu, tình hình rất nguy kịch, và sau tất cả những nỗ lực của hai tháng trước đó, cuối cùng dường như có thể là đầu tháng bẩy, quân đoàn 4 sẽ không còn quân dự bị nữa. Nhưng đến ngày 22 tháng Sáu, với một tuần rưỡi trong tay, sư đoàn 2 của Anh và sư đoàn 5 của Ấn Độ đã gặp nhau ở một điểm cách Imphal hai mươi chín dặm về phía Bắc và con đường đến miền đồng bằng đã mở. Cùng ngày hôm dó đoàn xe tiếp tế bắt đầu lăn bánh đến đây".

        Cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Ấn Độ đã chấm dứt như thế. Những mất mát của chúng là khủng khiếp. Hơn mười ba ngàn xác chết đếm được trên chiến trường và tính cả người chết vì bị thương, bị bệnh, hay vì đói, tổng số theo một ước tính của người Nhật lên đến 65.000 người.

        Mùa gió mùa, lúc này đang ở cao điểm, trong những năm trước đã làm tắc những hoạt động quân sự mang tính chủ động và không nghi ngờ gì nữa đã trông chờ vào một khoảng dừng để tháo gỡ khó khăn và xây dựng lại lực lượng đã bị tổn thất nặng nề của mình. Không được phép để cho chúng có những khoảng dừng như vậy. Binh đoàn 14 của Anh - Ấn, dưới sự chỉ huy tài tình và mạnh bạo của tướng Slim, đã tấn công. Suốt dọc các con đường mòn trên núi, họ đã tìm được những bằng chứng của thảm họa - một số lượng lớn súng đạn, phương tiện vận tải, thiết bị đã bị bỏ lại, hàng ngàn người đã chết hay sắp chết. Việc tiến quân đã diễn ra rất chậm, mỗi ngày chỉ được vài dặm. Nhưng những người lính của chúng tôi đang chiến đấu dưới mưa, ướt sũng suốt ngày đêm. Cái gọi là đường ở đây chỉ gần như là những lối mòn đầy bụi vào lúc đẹp trời, còn lúc này đang rất lầy lội, và súng ống, xe cộ thường được khiêng vác hoặc đẩy qua đây. Đây không phải là sự chậm chạp trong việc tiến quân mà thật ra bất cứ một bước tiến nào cũng gây ra sự ngạc nhiên.

        Trong lúc đó lực lượng Chindits đã được củng cố, và nằm trong số các lữ đoàn của họ giờ đây, đang tiến lên phía bắc đến tuyến đường sắt từ Indaw, chặn đường quân tăng viện và phá hủy các kho quân dụng tạm thời trên đường đi. Bất chấp sự tàn phá của họ, bọn Nhật vẫn không rút quân từ mặt trận Imphal, và chỉ rút một tiểu đoàn từ mặt trận của Stilwell. Chúng đã điều sư đoàn 53 từ Siam, với cái giá phải trả là 5.400 người bị giết mà không thu được bất cứ thành công nào, để cố gắng nghiền nát những gì gây cản trở. Stilwell tiếp tục tiến đều và chiếm được Mytkyina vào ngày 3 tháng Tám, và như vậy đã tạo nên một trạm dừng cho những cuộc không vận của Mỹ đến Trung Quốc. Tuyến không vận "Cái Bướu" đã không còn là những chuyến bay trực tiếp và thường xuyên nguy hiểm từ miền bắc Assam đến vùng núi hùng vĩ Côn Minh nữa, Hoạt động đã tiến triển trên con đường dài từ miền Bắc Assam, được dự tính nối với con đường trước đây từ Miến Điện đến Trung Quốc, và sự căng thẳng trên các tuyến giao thông đi về phía sau đã giải tỏa bằng một đường ống dẫn dầu dài 750 dặm đặt từ Calcutta, còn dài hơn đường ống nổi tiếng qua sa mạc từ Iraq đến Haifa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:18:38 am

*

        Vào lúc này, tôi đang họp với Tổng thống ở Quebec và mặc dù có được những thành công này, tôi vẫn tiếp tục thúc giục cuộc chiến trong vùng rừng rậm nhiệt đới dù không muốn cũng phải tiếp diễn vô thời hạn. Tôi muốn có một cuộc đổ bộ qua vịnh Bengal lên Rangoon, tại cái nền của vùng đất Miến Điện. Nếu Binh đoàn 14 lúc đó quét xuống từ miền Trung Miến Điện chúng tôi sẽ có thể dọn sạch đường cho cuộc đột kích vào Sumatra. Nhưng tất cả các kế hoạch này đều đòi hỏi phải có một số lượng lớn người và của, và điều này không có đủ ỏ Đông Nam Á. Nơi duy nhất có thể có được là châu Âu. Tàu đổ bộ có thể được điều sang hoặc là từ Địa Trung Hải hay từ chiến dịch "Overlord", còn các đội quân được lấy từ Ý và từ những nơi khác, và họ sẽ phải sớm rời khỏi đó. Bây giờ là tháng Chín. Rangoon nằm cách cửa sông uốn khúc bốn mươi dặm về phía thượng nguồn, rất phức tạp với những chỗ nước chảy ngược và bờ đầy bùn lầy. Mùa gió mùa bắt đầu tháng Năm, và vì vậy chúng ta sẽ phải tấn công muộn nhất là vào tháng Tư năm 1945. Tuy nhiên, liệu có an toàn không khi bắt đầu giảm đi nỗ lục ở châu Âu? Chúng tôi đem theo lính Mỹ trong kế hoạch Rangoon, nhưng những hy vọng lạc quan, mà tôi đã không dự phần, rằng sự kháng cự của Đức sẽ tiếp tục tới cuối năm, sự kháng cự của quân Đức có thể còn kéo dài qua mùa đông, vì vậy Mountbatten đã được lệnh, không phải là lần đầu, phải làm những gì có thể với những gì có trong tay.

        Vì vậy, chúng tôi đã chậm chạp tiến về phía trước trong trận giao tranh trên bộ lớn nhất từ trước đến nay với Nhật. Giờ đây, tất cả các đơn vị của chúng tôi đều thực hiện kỷ luật vệ sinh tốt, việc sử dụng thuốc mới Mepacrine, xịt thuốc D.D.T. liên tục đã giữ tỷ lệ ốm đau ở một mức thấp đến đáng khâm phục. Bọn Nhật đã không rành những biện pháp đề phòng này nên đã có hàng trăm người chết. Binh đoàn 14 đã gặp được lực lượng  Mỹ - Hoa tiến xuống từ phía Bắc, giờ đây bao gồm cả một sư đoàn của Anh, và vào đầu tháng Mười Hai, với hai vị trí chiếm được của địch bên kia sông Chindwin, họ đã sẵn sàng dốc hết sức cho việc tiến quân vào vùng đồng bằng miền trung Miến Điện.

        Không tuân theo thứ tự thời gian, ở đây chúng tôi có thể tiếp tục câu chuyện đến kết cục thắng lợi của nó. Những khó khăn bắt đầu xuất hiện, ở đông nam Trung Quốc, người Nhật bắt đầu cuộc tiến quân vào Trùng Khánh, thủ phủ của Tưởng Thông chế, và Côn Minh, điểm giao hàng trong chiến dịch không vận của Mỹ. Người Mỹ đã coi tình hình này rất nghiêm trọng. Các căn cứ phía trước của lực lượng không quân đã bị áp đảo. Các đạo quân của Tưởng Giói Thạch không hứa hẹn kết quả nhiều, họ đang xin hai sư đoàn Trung Hoa ở miền bắc Miến Điện, và xin được chi viện thêm các phi đội Mỹ, đặc biệt là ba phi đội vận tải. Đây là những tin tức xấu, nhưng chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận chúng. Sự mất mát hai sư đoàn cừ khôi của Trung Hoa cũng không phải là một bất lợi lớn như việc rút bớt các phi đội vận tải. Binh đoàn 14 đang ở bên kia ga đầu mối đến bốn trăm dặm và Tướng Slim đã dựa vào sự tiếp tế bằng đường không để cứu trợ cho hệ thống đường mong manh này. Các phi đội phải ra đi, và mặc dù sau này chúng đã được thay thế, hầu hết bằng nguồn lực của Anh, sự vắng mặt này đã gây ra những sự chậm trễ nghiêm trọng đối với chiến dịch. Bất chấp tất cả những điều này, Binh đoàn 14 đã vượt ra khỏi những ngọn đồi tiến vào miền đồng bằng phía tây bắc Mandalay, và vào cuối tháng Giêng năm 1945, Tướng Sultan, người kế nhiệm tướng Stilwell, đã cho mở lại con đường bộ đến Trung Quốc.

        Đô đốc Moutbatten đã phải đối mặt với những quyết định chiến lược cứng rắn khi trận đánh quyết định qua Irrawaddy bắt đầu vào tháng sau đó. Chỉ thị của ông là giải phóng Miến Điện, vì mục đích đó, ông đã không trông chờ vào những nguồn lực lớn hơn những gì ông đang có trong tay, rồi chiếm lấy Malaya và mở eo biển Malaca. Thời tiết là quan trọng nhất. Công việc đầu tiên là chiếm đồng bằng miền trung Miến Điện và giành lấy Rangoon trước mùa gió mùa, thường là vào đầu tháng Năm. Ông hoặc sẽ tập trung toàn bộ Binh đoàn 14 vào một trận đánh quyết định ở đồng bằng Mandalay và tiến hành một cuộc tiến quân thần tốc xuống phía nam, hoặc sẽ dùng một số quân của mình trong cuộc đổ bộ về phía Rangoon, cả hai trường hợp này đều phụ thuộc nhiều vào việc tiếp tế bằng đường hàng không trong đó các máy bay của Mỹ sẽ đóng vai trò chủ yếu. Viện trợ cho Trung Quốc vẫn còn chi phối chính sách của Mỹ, thêm nhiều máy bay nữa sẽ có thể bị rút đi và những kế hoạch của ông có thể bị sụp đổ. Trước những mối nguy hiểm sẽ sớm trở nên nghiêm trọng này, Moutbatten đã quyết định tiến hành một chiến dịch duy nhất, được yểm trợ đầy đủ chống lại đạo quân chủ lực của kẻ thù ở phía tây Mandalay, và tiếp tục tiến về Rangoon, nơi mà người ta nói rằng ông có thể đặt chân đến vào khoảng 15 tháng Tư.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:18:59 am

        Các dữ kiện giờ đây biến chuyển rất nhanh. Một trong các sư đoàn của ông đã chiếm được vị trí của địch bên kia sông Irrawaddy, vào khoảng bốn mươi dặm về phía bắc Mandalay, và suốt tháng Hai họ đã đánh bật hàng loạt những cuộc phản công ác liệt. Ngay 12 tháng Hai, sư đoàn 20 đã vượt sông ở đoạn phía dưới và tiến về phía tây Mandalay. Trong vòng nửa tháng, họ đã có những trận chiến gay go để giữ vững những gì họ chiếm được, nhưng đúng lúc đó họ đã được Sư Đoàn số 2 của Anh sát nhập vào. Điều này đã thuyết phục Bộ Chỉ huy tối cao Nhật Bản rằng một trận chiến quyết định sẽ sớm xảy ra, và chúng đã cử tới đó một số lượng quân tăng viện. Chứng đã không tin rằng có thể có một mũi tấn công quan trọng ở sườn, và thậm chí còn điều đến Slim một sư đoàn mà chúng đã để dành một cách khó khăn. Tuy nhiên, đây chính là cái đòn mà Tướng Slim đã chuẩn bị. Ngày 13 tháng Hai, Sư Đoàn 7 vượt qua Irrawaddy ở phía nam Pakokku, và hình thành một vị trí nằm trên phía địch. Quân địch nghĩ rằng đây chỉ là một sự chuyển hướng nào đó, nhưng chẳng mấy chốc chúng đã được thông tin đầy đủ hơn. Ngày 21, hai lữ đoàn cơ giới của sư đoàn 17 và một lữ đoàn xe tăng đã lao ra từ đầu cầu và tiến đến Meiktila vào ngày 28. Đây là trung tâm hành chính quan trọng của mặt trận chủ yếu của Nhật, là đầu mối giao thông của chúng và là nơi tập trung nhiều phi trường. Nó được bảo vệ rất mạnh, và quân địch đã cấp tốc điều hai sư đoàn đến tiếp viện cho đơn vị đồn trú, nhưng chúng đã bị kìm chân ở đó khá xa trước khi viện binh của chúng tôi đến. Sau một tuần lễ chiến đấu gay go, thị trấn đã nằm trong tay chúng tôi và tất cả nỗ lực để chiếm lại nó đều bị đẩy lùi. Người Nhật đã thừa nhận mất năm ngàn quân và một số lượng bị thương tương đương trong một trận đánh mà Tổng Tư lệnh của chúng đã từng mô tả là "đòn quan trọng trong chiến lược của Đồng minh".

        Ở rất xa về phía đông bắc, Tướng Sultan cũng tiếp tục di chuyển, và vào giữa tháng Ba, ông ta đã đến được con đường nối Lashio tới Mandalay. Nhưng Tưởng Giói Thạch giờ đây lại buộc chúng tôi phải ngừng lại. Ông ta đã khăng khăng đòi di chuyển họ và đề nghị Tướng Slim phải tạm ngưng việc tiến quân của mình khi đã chiếm được Mandalay. Đây chính xác là những gì Mountbatten đã e ngại khi ông lập kế hoạch một tháng trước đó, và trong sự kiện này người Nhật đã có thể rút hai trong số ba sư đoàn của họ từ mặt trận này và điều chúng đến chống lại binh đoàn 14 của chúng tôi.

        Những trận chiến kết hợp ác liệt ở Mandalay và Meiktila kéo dài suốt tháng Ba. Ngày 9, chúng tôi đã vào Mandalay, và đồi Mandalay, cao 780 feet so với vùng đất xung quanh, đã bị chiếm trong vòng hai ngày, nhưng bọn Nhật đã kháng cự rất hăng, và những tên lửa bình thường không thể bắn xuyên qua những bức tường đồ sộ của pháo đài Dufferin. Cuối cùng một khoảng trống đã được phá bằng những quả bom loại 2.000 cân Anh, và vào ngày 20, quân địch đã tháo chạy. Trong lúc đó những đơn vị còn lại của quân đoàn 33 tiếp tục đánh tới Meiktila. Họ gặp phải đối phương rất đông trong khi Tổng Tư lệnh Nhật, mặc dù có sự can thiệp của sư đoàn 17 phía sau mặt trận của y, cho đến lúc đó vẫn chưa tỏ một dấu hiệu nào của việc rút quân, và các đạo quân thì đều ngang tài ngang sức. Nhưng đến cuối tháng, quân địch đã ngừng chống cự và bắt đầu lao đầu về phía sau xuôi theo con đường chính đến Toungoo và Rangoon, và đi qua những ngọn núi để về phía đông.

        Tuy nhiên, những trận đánh kéo dài lâu hơn nhiều so với điều chúng tôi chờ đợi. Tướng Sultan đã bị chặn lại trên đường Lashio, và giờ đây không có triển vọng gì là binh đoàn 14 sẽ đến được Rangoon vào giữa tháng Tư. Thật ra, sẽ rất đáng nghi ngờ  nếu họ có thể đến đó trước khi có gió mùa. Vì vậy cuối cùng Mountbatten đã quyết định mở một cuộc tập kích hải lục quân vào thị trấn. Điều này hẳn là quá nhỏ nhoi so với những cái gì chúng tôi đã hy vọng, và thậm chí như thế, nó cũng sẽ không thể được bắt đầu trước tuần đầu tiên của tháng Năm. Đến lúc đó có thể là đã quá muộn.

        Tuy nhiên tướng Slim đã quyết định không chỉ đến Rongoon mà còn giăng một cái lưới kép xuống miền nam Miến Điện, và bẫy quân địch bên trong đó. Vì vậy quân đoàn 33 từ Meiktila đã chuyển xuống Irrawaddy với những mũi thọc sâu chồng chéo và đến được Prome vào ngày 2 tháng Năm. Quân đoàn số 4, những người chiến thắng ở Imphal và Mandalay, đã tiến quân thậm chí còn nhanh hơn theo đường bộ và đường sắt về phía đông. Một đội hình thiết giáp, các lữ đoàn cơ giới của sư đoàn 5 và 17, tiến theo kiểu đan chéo nhau, đã đến Toungoo ngày 22 tháng Tư. Bước nhẩy vọt tiếp theo là đến Pegu, nơi mà nếu chiếm giữ được sẽ chặn được đường thoát ở phía cực nam của quân thù đang rút đi từ miền nam Miến Điện. Các mũi tiến quân của chúng tôi đã đến đó ngày 29 tháng Tư. Chiều hôm đó, một trận mua xối xả đã đổ xuống, báo trước một đợt gió mùa sớm. Các đường băng phía trước đã không thể sử dụng được, xe tăng và xe cộ không thể xuất phát được. Bọn Nhật đã huy động bất cứ ai có thể được để giữ thị trấn và những cầy cầu bắc qua sông. Ngay 2 tháng Năm, sư đoàn 17 cuối cùng đã đánh vào được, với hy vọng sẽ đến Rangoon trước tiên, và chuẩn bị tiến nốt vài dặm còn lại.

        Nhưng ngày 2 tháng Năm cũng là ngày chiến thắng của cuộc tập kích hải lục quân. Những máy bay ném bom hạng nặng của Đồng minh đã tấn công lực lượng phòng thủ đang chặn ngang lối vào khu vực sông Rangoon sớm trước hai ngày. Ngày 1 tháng Năm, một tiểu đoàn dù đã được thả xuống chỗ quân phòng thủ và con kênh này đã được mở cho việc dọn mìn. Ngày hôm sau, những chiếc tàu của sư đoàn 26, được tốp 224 Không quân Hoàng gia yểm trợ, đã đến của sông. Một máy bay do thám "con muỗi" đã bay qua Rangoon và không tìm thấy dấu vết gì của quân thù. Đội bay hạ cánh xuống phi trường gần đó, theo đường bộ đi vào thành phố, được một số tù binh của chúng tôi đón chào. Tin rằng cuộc tấn công bằng hải lục quân chắc chắn sê xảy ra không bao xa nữa, các đơn vị đồn trú của Nhật đã rời đi vài ngày trước đó để giữ Pegu. Chiều hôm đó, đợt gió mùa đã tràn về với toàn bộ sức mạnh của nó và Rangoon đã thất thủ chỉ trong một vài giờ.

        Lực lượng hải lục quân đã nhanh chóng đến được Pegu và Prome. Nhiều ngàn quân Nhật đã bị mắc kẹt trong đó và trong suốt ba tháng tiếp theo, một số lớn hơn đã bỏ mạng trong khi nỗ lực để thoát ra về phía đông. Thế là kết thúc một trận chiến đấu dai dẳng trong đó binh đoàn 14 đã chiến đấu anh dũng, vượt qua mọi trở ngại và đã đạt được cái dường như không thể đạt được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2019, 02:09:05 am

17

CUỘC CHIỀN Ở VỊNH LEYTE

        Cuộc chiến trên đại dương chống lại Nhật Bản cũng đã lên đến cao điểm. Từ Vịnh Bengal đến trung tâm Thái Bình Dương, sức mạnh hải quân Đồng minh đang thăng hoa. Việc tổ chức  và sản xuất vũ khí của Hoa Kỳ đang sải những bước dài và đã đạt đến qui mô đáng kinh ngạc. Riêng một ví dụ sau cũng có thể minh họa được tầm cỡ và sự thành công trong nỗ lực của Hoa Kỳ. Mùa thu năm 1942, chỉ có ba tàu sân bay Hoa Kỳ hoạt động, một năm sau đó, có 50 chiếc và đến khi chiến tranh kết thúc đã có hơn một trăm chiếc. Thành tựu này đã được sánh với sự phát triển của ngành sản xuất máy bay, cũng đáng chú ý không kém. Sự tiến bộ của các lực lượng vĩ đại này được tiếp sức bởi một chiến lược mạnh bạo, một chiến lược cụ thể, mới lạ và hiệu quả. Nhiệm vụ mà giờ đây họ đang phải đối mặt là hết sức khó khăn.

        Một dải đảo, dài gần hai ngàn dặm, trải dài về phía nam trên Thái Bình Dương từ Nhật Bản đến Marianas và Carolines. Trong đó nhiều đảo đã được quân địch phòng thủ và được trang bị những phi trường tốt, ở điểm cực nam của giải đảo này là căn cứ thủy quân Truk của Nhật Bản. Phía sau tấm rào chắn bằng những quần đảo này là Đài Loan, quần đảo Philippines, Trung Quốc, trong khu vực đó có các con đường tiếp tế cho các vị trí tiền tiêu khác của quân địch chạy qua. Vì vậy không thể xâm nhập hay thả bom vào chính nước Nhật. Trước hết phải phá vỡ dải đảo này. Chế ngự và chinh phục từng hòn đảo được phòng thủ này sẽ mất rất nhiều thời gian, chính vì vậy người Mỹ đã tiến quân theo kiểu nhảy cóc. Họ chỉ chiếm những hòn đảo  quan trọng và bỏ qua những hòn đảo còn lại; nhưng sức mạnh hải quân của họ giờ đây to lớn và phát triển nhanh đến mức họ có thể thiết lập được những tuyến đường giao thông riêng cho mình, và phá hoại các tuyến giao thông của địch, làm cho quân phòng ngự ở những hòn đảo họ đi qua bất động và bất lực. Phương pháp tấn công của họ gần như đã thành công. Đầu tiên là những cuộc tấn công làm nhụt chí quân địch bằng máy bay từ các tàu sân bay, tiếp theo là dùng pháo dập ác liệt và đôi khi kéo dài từ ngoài biển, và cuối cùng là cuộc đổ bộ hải lục quân và trận chiến trên đất liền. Khi đã đánh xong một hòn đảo và biến thành nơi đồn trú, các máy bay trên đất liền sẽ vào và đánh gục những cuộc phản công. Đồng thời chúng cũng có ích cho lần tràn vào tiếp theo. Các hạm đội hoạt động theo đội hình kiểu bậc thang. Trong khi một nhóm tiến hành trận chiến, nhóm khác chuẩn bị cho bước nhảy mới. Điều này cần có những nguồn lực rất lớn, không chỉ để chiến đấu, mà còn để phát triển những căn cứ dọc theo tuyến tiến quân. Người Mỹ đã chiếm được tất cả trong những bước sải như vậy.

*

        Tháng Sáu năm 1944 cuộc tấn công theo hai cánh của Hoa Kỳ qua Thái Bình Dương đã tiến triển tốt đẹp. Ở miền đông nam, Tướng Mac Arthur đã sắp hoàn thành việc chinh phục New Guinea, và ở miền trung tâm Đô đốc Nimitz đang ép sâu vào dãy đảo đã được phòng thủ. Cả hai đang cùng lao về phía quần đảo Philippines, và giành giật lấy vùng này sẽ sớm dẫn đến sự tan vỡ của hạm đội Nhật Bản. Nó đã bị yếu đi rất nhiều và rất thiếu các tàu sân bay, nhưng hy vọng sống sót duy nhất của Nhật Bản là giành chiến thắng trên biển. Để giữ sức cho nước cờ liều lĩnh, hiểm độc và có tính chất sống còn này, đội quân chủ lục đã rút lui khỏi Truk và giờ đây đang phân tán ra giữa miền đông Ấn và vùng lãnh hải của nó, nhưng các sự kiện đã nhanh chóng lôi nó vào cuộc. Đầu tháng Sáu, Đô đốc Spruance cùng các tàu sân bay đã đánh quần đảo Marianas, và ngày 15 ông đã đổ bộ lên hòn đảo đang được phòng thủ Saipan. Nếu ông chiếm được Saipan và các hòn đảo lân cận Tinian và Guam, tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch sẽ bị phá vỡ. Mối de dọa thật là kinh khủng, và hạm đội Nhật Bản đã quyết định can thiệp. Ngày hôm đó, năm trong số các tàu chiến và chín tàu sân bay của chúng đã xuất hiện ở gần quần đảo Philippines, tiến về phía đông. Spruance có thừa thời gian để bố trí lực lượng. Mục đích   chính của ông là bảo vệ cuộc đổ bộ lên Saipan. Ông ta đã   làm được điều này. Sau đó ông ta tập hợp những chiếc tàu của mình lại, mười lăm trong số đó là tàu sân bay, và chờ đón quân địch tiến về phía tây của hòn đảo. Vào ngày 19 tháng Sáu, máy bay của Nhật xuất phát từ hàng không mẫu hạm đã tấn công hạm đội tàu sân bay của Mỹ từ mọi phía, và cuộc chiến trên không tiếp diễn suốt ngày hôm đó. Người Mỹ bị thiệt hại chút ít, các phi đội máy bay của Nhật đã bị đánh cho tan tác đến mức các hàng không mẫu hạm của chúng phải rút lui.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2019, 02:09:57 am

        Đêm hôm đó Spruance đã truy tìm một cách vô vọng kẻ địch vừa bị đánh tan. Cuối chiều ngày 20, ông đã phát hiện ra chúng cách đó chừng hai trăm năm mươi dặm. Tấn công ngay trước khi mặt trời lặn, không quân Mỹ đã đánh chìm một tàu sân bay và phá hỏng nhiều chiếc khác, không kể một tàu chiến và một tàu tuần dương hạng nặng. Trước ngày hôm đó tàu ngầm Mỹ đã đánh chìm hai tàu sân bay lớn. Không thể có cuộc tấn công  nào nữa, một số ít còn lại của hạm đội địch đã tìm cách thoát thân, nhưng sự bỏ chạy của chúng đã định đoạt số phận của Saipan. Mặc dù các đơn vị đồn trú đã chống trả quyết liệt, các cuộc đổ bộ vẫn tiếp tục, quân Đồng minh trên đảo ngày một đông, và vào ngày 9 tháng Bảy toàn bộ cuộc kháng cự có tổ chức đã kết thúc. Đồng minh đã thắng trên các hòn đảo lân cận Guam và Tinian, và vào những ngày đầu tiên của tháng Tám chúng tôi đã hoàn thành việc chiếm giữ quần đảo Marianas.

        Sự thất thủ của Saipan là cú sốc lớn đối với Tổng Tư lệnh quân đội Nhật, và đã gián tiếp dẫn đến việc giải thể Chính phủ của Tướng Tojo. Mối lo của địch là hoàn toàn có cơ sở. Pháo đài nằm cách Tokyo chừng hơn một nghìn ba trăm dặm một chút. Chúng tôi đã tin rằng nó kiên cố đến mức không thể đột nhập vào được, thế nhưng giờ đây nó đã thất thủ. Các khu vực phòng ngự phía nam đã bị cắt rời và các máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ đã chiếm được một căn cứ hạng nhất để tấn công vào chính đất nước Nhật. Trong suốt thời gian dài, các tàu ngầm Mỹ đã đánh chìm các tàu buôn Nhật Bản dọc theo bờ biển Trung Quốc, và giờ đây con đường đã được mở rộng cho các tàu chiến khác tham gia vào cuộc tấn công ác liệt. Dầu và các nguyên liệu thô của Nhật sẽ bị cắt nếu quân Mỹ tiến xa hơn nữa. Hạm đội Nhật Bản vẫn còn mạnh, nhưng không cân đối, và yếu về tàu khu trục, tàu sân bay và phi hành đoàn, đến mức nó không thể chiến đấu có hiệu quả nếu không có máy bay xuất phát từ đất liền. Nhiên liệu đang khan hiếm, không chỉ cản trở việc tập luyện mà còn làm cho những chiếc tàu không thể tập kết được vào một nơi, vì vậy đến cuối mùa hè hầu hết các tàu lớn và tuần dương hạm vẫn neo gần Singapore và nơi tiếp tế tàu dầu ở vùng đông Ấn thuộc Hà Lan, trong khi một số ít các tàu sân bay còn sống sót vẫn cứ ở lại trên vùng biển quê nhà, nơi những tốp không quân mới của chúng đang hoàn thành việc tập luyện, cảnh ngộ khốn khó của quân đội Nhật đã khá hơn một chút ít. Mặc dù số lượng vẫn con đông, chúng phải trải quân khắp Trung Quốc và Đông Nam Á, hoặc dàn mỏng quân trên các hòn đảo xa xôi nơi tiếp tế không thể đến được. Những kẻ điềm tĩnh trong số các lãnh đạo của kẻ thù đã bắt đầu tìm cách này cách khác để chấm dứt chiến tranh; nhưng bộ máy quân sự đã quá mạnh đối với họ. Bộ Tổng tư lệnh quân đội Nhật đã đưa quân tăng viện từ Mãn Châu, và hạ lệnh đánh một trận để chiếm lại cả Đài Loan và quần đảo Philippines. ở đây và ở quê nhà các đội quân Nhật sẽ tử thủ. Bộ Hải quân Nhật cũng không kém phần kiên quyết. Nếu chúng thua trong trận chiến giành lại các hòn đảo sắp tới, nguồn dầu từ vùng Đông Ân sẽ bị cắt. Chúng lý luận rằng nếu không có nhiên liệu thì việc bảo toàn đội tàu cũng chẳng ích lợi gì. Kiên quyết hi sinh nhưng đầy hy vọng chiến thắng, vào tháng Tám chúng quyết định điều toàn bộ hạm đội vào trận chiến.

        Ngày 15 tháng Chín, người Mỹ lại tiến thêm một bước nữa. Tướng Mac Arthur đã chiếm đảo Morotal nằm giữa mũi phía tây của New Guinea và Philippines, và Thủy sư đô đốc Halsey, người lúc này đảm nhiệm việc chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ, đã chiếm được một căn cứ hiện đại cho hạm đội của mình ở nhóm đảo Palau. Những biến đổi đồng thời nay có tầm quan trọng lớn. Cùng lúc đó, Halsey tiếp tục thử sức quân phòng thủ của địch với toàn bộ lực lượng của mình. Ông hy vọng rằng theo cách này sẽ giúp ông tiêu diệt hạm đội Nhật, đặc biệt là những tàu sân bay con lại. Bước nhảy vọt tiếp theo sẽ chính là ở Philippines, và giờ đây đã có sự thay đổi gây ấn tượng mạnh trong kế hoạch của Hoa Kỳ. Cho đến lúc đó, mục đích của các nước Đồng minh chúng tôi là xâm chiếm phần cực nam quần đảo Philippines, đảo Mindanao, và máy bay trên các hàng không mẫu hạm của Halsey tấn công các phi trường của Nhật Bản, cả ở đó và trên hòn đảo Luzon ở phía bắc. Họ đã phá hủy một số lượng lớn máy bay địch và đã phát hiện ra trong trận đối đầu ác liệt này rằng các đơn vị đồn trú của Nhật Bản ở Leyte yếu kém đến không ngờ. Hòn đảo nhỏ nhưng bây giờ đã trở nên nổi tiếng nằm giữa hai vùng đất Mindanao và Luzon rộng hơn nhưng kém hơn về tầm quan trọng chiến lược, đã nghiễm nhiên trở thành điểm tấn công của Mỹ. Vào ngày 13 tháng Chín, trong khi các đại diện Đồng minh đang hợp ở Quebec, Đô đốc Nimitz, theo gọi ý của Halsey đã thúc giục việc xâm chiếm ngay lập tức hòn đảo này. Mac Arthur đã đồng ý và trong vòng hai ngày, các tham mưu trưởng Hoa Kỳ đã quyết định sẽ tấn công vào ngày 20 tháng Mười, sớm hơn dự định hai tháng. Đó là nguyên do của trận chiến vịnh Leyte.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 06:07:49 am

*

        Người Mỹ đã mở chiến dịch vào ngày 10 tháng Mười bằng những cuộc tập kích vào các sân bay ở giữa Nhật Bản và quần đảo Philippines. Các cuộc tấn công liên tục và đầy sức công phá vào Đài Loan đã khiêu khích địch chống trả cực kỳ dữ dội, và tiếp theo từ ngày 12 đến ngày 16 là cuộc chiến ác liệt và giằng co trên không giữa máy bay xuất phát từ đất liền và từ hàng không mẫu hạm. Người Mỹ đã gây ra những thiệt hại nặng nề cả ở trên không lẫn trên mặt đất, nhưng chính họ lại chẳng tổn thất bao nhiêu, còn hạm đội tàu sân bay của họ đã trụ vững trước cuộc không kích dữ dội của máy bay từ đất liền. Kết quả có tính quyết định. Lực lượng Không quân địch tan vỡ trước khi trận đánh chiếm Leyte bắt đầu. Rất nhiều máy bay của hải quân Nhật được phiên chế đến hạm đội tàu sân bay đã bị điều đến Đài loan một cách vô tội vạ, với tư cách là lực lượng tăng viện, và bị phá hủy ở đó. Vì vậy trong trận chiến hải quân quan trọng nhất mà giờ đây đang sắp xảy ra, các hàng không mẫu hạm của Nhật được cấp hơn một trăm phi công mới chỉ được đào tạo một phần.

        Để hiểu đầy đủ các trận chiến về sau, cần phải nghiên cứu các bản đồ kèm theo. Hai hòn đảo lớn của quần đảo Philippines, Luzon ở phía bắc và Mindanao ở phía nam, bị ngăn cách bởi một nhóm những hòn đảo nhỏ hơn, trong đó Leyte là hơn đảo chủ chốt và nằm ở trung tâm. Nhóm hòn đảo trung tâm nay được hai eo biển mà tàu bè có thể đi lại được xuyên qua, cả hai đều được dự định sẽ chi phối trận chiến nổi tiếng này. Eo biển phía bắc là San Bernardino và cách nó khoảng 200 dặm về phía nam, trực tiếp dẫn vào Leyte, là eo biển Surigao. Như chúng ta đã thấy, người Mỹ có ý định chiếm Leyte, con người Nhật cương quyết chặn họ lại và tiêu diệt hạm đội của họ. Kế hoạch này thật giản đơn và liều lĩnh. Bốn sư đoàn dưới quyền của Tướng Mac Arthur sẽ đổ bộ lên đảo Leyte, dưới sự bảo vệ của súng cối và máy bay của hạm đội Mỹ - đó là những gì chúng đã biết hay phỏng đoán. Kéo hạm đội này đi nhử nó về phía xa xôi phương bắc và đẩy nó vào một trận chiến thứ yếu - đó là bước đầu tiên. Nhưng đây chỉ là khỏi đầu. Ngay khi hạm đội chủ lục bị nhử đi nơi khác, hai đội hình tàu chiến mạnh sẽ đi qua các eo biển này, một qua San Bernardino và một qua Surigao, rồi cùng vào bến. Phải tập trung toàn bộ sự chú ý trên bờ ở Leyte, tất cả súng ống đều sẵn sàng chĩa về phía bờ biển, và các tàu thủy hạng nặng, các tàu sân bay lớn, mà tự mình có thể chống cự lại cuộc tấn công, sẽ truy đuổi lực lượng nghi binh ở đằng xa phía bắc. Kế hoạch này đã gần như thắng lợi.

        Ngày 17 tháng Mười, Tổng Tư lệnh quân đội Nhật đã hạ lệnh cho hạm đội của mình lên đường. Lục lượng nghi binh, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Ozawa, Tư lệnh Tối cao, tiến thẳng từ Nhật Bản, hướng về Luzon. Đó là lực lượng phối hợp, bao gồm hàng không mẫu hạm, chiến hạm, tuần dương hạm và khu trục hạm. Nhiệm vụ của Ozawa là xuất hiện trên bờ biển phía đông Luzon, gây chiến với hạm đội Hoa Kỳ, và kéo nó ra khỏi các bến đỗ quân ở Vịnh Leyte. Các tàu sân bay thiếu cả phi công lẫn máy bay, nhưng không sao. Chúng chỉ là con mồi, và mồi làm ra là để bị ăn. Trong lúc đó, các lực lượng lớn tấn công chủ lực của Nhật Bản đã di chuyển về phía các eo biển này. Lực lượng lớn hơn hay có thể gọi là Lực lượng Trung tâm, đến từ Singapore bao gồm năm chiến hạm, mười hai tuần dương hạm, và mười lăm khu trục hạm, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Kurita đã tiến lên đến San Bernardino để vòng qua hòn đảo Samar mà đến Leyte. Lực lượng nhỏ hơn, hay còn gọi là Lực lượng phía Nam, có hai nhóm độc lập, gồm tất cả hai chiến hạm, bốn tuần dương hạm, và tám khu trục hạm, đã chạy xuyên qua Surigao.

        Ngày 20 tháng Mười, người Mỹ đổ bộ lên Leyte. Lúc đầu mọi việc đều tiến triển tốt đẹp. Sự kháng cự trên bờ yếu ớt, một vị trí sâu trong lòng địch nhanh chóng được hình thành và quân của Tướng Mac Arthur bắt đầu tiến lên. Họ được hạm đội 7 Mỹ của Đô đốc Kinkaid, lúc này đang dưới sự chỉ huy của Tướng Mac Arthur, yểm trợ các tàu chiến cũ hơn và các tàu sân bay nhỏ của ông là rất hợp cho những cuộc đổ bộ. Xa hơn nữa về phía bắc la hạm đội của Đô đốc Halsey, chắn họ khỏi bị tấn công từ ngoài biển.

        Tuy nhiên, khoảnh khắc quyết định vẫn chưa đến. Ngày 23 tháng Mười tàu ngầm Mỹ đã phát hiện ra Lực lượng Trung tâm Nhật Bản (Đô đôc Kurita) ở ngoài khơi Borneo và đã đánh chìm hai tuần dương hạm hạng nặng của y, một chiếc trong đó là chiếc kỳ hạm của Kurita, và làm hư hỏng nặng chiếc thứ ba. Ngày hôm sau, 24 tháng Muùi, máy bay từ hàng không mẫu hạm của Đô đốc Halsey đã tham gia tấn công. Chiếc tàu chiến khổng lồ Musashi, trên đó bố trí chín khẩu đại bác 18 inch, đã bị đánh chìm, những chiếc khác đã bị hư hỏng, và Kurita đã quay trở lại. Những bản báo cáo của không quân Hoa Kỳ là rất lạc quan và có lẽ là nhầm lẫn, và Halsey đã kết luận, không phải là không có nguyên do, rằng trận chiến, hoặc chí ít là phần đầu của nó, đã thắng lợi. Ông biết rằng lực lượng thứ hai hay lực lượng  địch ở miền nam đã tiến gần đến eo biển Surigao, nhưng ông đã nhận định rằng nó sẽ bị hạm đội 7 của Kinkaid đẩy lùi.

        Nhưng một điều đã làm ông phiền lòng, trong suốt ngày hôm đó, ông đã bị các máy bay của hải quân Nhật Bản tấn công. Nhiều máy bay đã bị bắn rơi, nhưng chiếc tàu sân bay Princeton đã bị hỏng và sau này phải bỏ đi. Ông phán đoán rằng những chiếc máy bay có lẽ đã xuất phát từ những chiếc hàng không mẫu hạm. Khả năng quân địch đã ra khơi mà không đem theo chúng là không hề chắc chắn, mặc dù vẫn chưa phát hiện ra chiếc nào. Hạm đội chủ lục của Nhật, dưới quyền chỉ huy của Kurita đã được định vị và rõ ràng đang ở thế lui quân, nhưng Kurita không có tàu sân bay. Lực lượng miền Nam cũng chẳng có chiếc nào. Chắc chắn phải có một lực lượng hàng không mẫu hạm, và phải khẩn cấp tìm bằng được nó. Vì vậy, ông ra lệnh tìm kiếm ở phía bắc, và chiều muộn ngày 24 tháng Mười, máy bay của ông đã chợt bắt gặp lực lượng nghi binh của Đô đốc Ozawa, xa hơn nữa về phía đông bắc Luzon và chếch về phía nam. Bốn hàng không mẫu hạm, hai chiến hạm được trang bị boong sân bay, ba tuần dương hạm, và mười khu trục hạm! Ông kết luận, đây là nguồn gốc của sự rắc rối và cái đích thực sự. Nếu giờ đây ông có thể phá hủy được những tàu sân bay này, ông và Tham mưu trưởng của ông, Đô đốc Camey, suy tính đúng đắn rằng sức mạnh của hạm đội Nhật Bản can thiệp vào các chiến dịch trong tương lai sẽ bị tan tác không phục hồi lại được. Đây là nhân tố thống trị trong trí óc ông ta, và sẽ đặc biệt thuận lợi khi Mac Arthur đến tấn công Luzon sau đó. Halsey đã không thể biết được sức mạnh của chúng yếu đến mức nào, cũng như chẳng phải là từ những tàu sân bay mà là từ những phi trường ở chính Luzon. Lực lượng Trung tâm của Kurita đang ở thế lui quân. Kinkaid có thể đối mặt với Lực lượng miền Nam và bảo vệ việc đổ bộ vào Leyte, con đường được dọn sạch cho cú đòn cuối cùng, và Halsey ra lệnh cho toan bộ hạm đội của ông tiến lên phía bắc và tiêu diệt hạm đội của Đô đốc Ozawa vào ngày hôm sau. Vì thế ông ta đã rơi vào bẫy. Chiều cùng ngày hôm đó, 24 tháng Mười, Kurita lại quay ra theo hướng đông, và một lần nữa lại chạy về phía eo biển San Bernardino. Lần này thì đã không có gì ngăn cản y cả.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 06:08:45 am

*

        Trong lúc đó Lực lượng miền Nam Nhật Bản đang tiến gần đến eo biển Surigao và đêm hôm đó chúng đã tiến vào đây theo hai nhóm. Tiếp theo là một trận chiến dữ dội, trong đó tất cả các loại tàu, từ tàu chiến cho đến tàu duyên hải loại nhẹ, đã tham gia vào. Nhóm đầu tiên bị tiêu diệt bởi hạm đội của Kinkaid đang tập trung vào đường sắt phía bắc; nhóm thứ hai cố gắng đột phá trong bóng tối và trong sự hỗn loạn, nhưng đã bị đẩy lùi. Tất cả đường như tiến triển tốt, nhưng người Mỹ vẫn còn phải thanh toán với Đô đốc Kurit. Trong khi Kinkaid đang chiến đấu ở eo biển Surigao và Halsey đang gắt gao truy tìm lực lượng nghi binh ở rất xa về phía bắc, Kurita đã vượt eo biển San Bernardino trong bóng tối mà không hề bị ngăn cản, và sáng sớm 25 tháng Mười, y đã bất thình lình tấn công một nhóm tàu sân bay hộ tống đang hỗ trợ việc đổ bộ của Tướng Mac Arthur. Bị bất ngờ tấn công và chạy trốn quá chậm, họ đã không thể ngay lập tức vũ trang lại máy bay của mình để đẩy lui các cuộc tấn công dữ dội từ ngoài biển. Trong vòng khoảng hai tiếng rưỡi đồng hồ, các tàu nhỏ của Mỹ đã chiến đấu ngoan cường và rút lui trong làn khói bao phủ. Hai trong số những hàng không mẫu hạm của họ, ba khu trục hạm và trên một trăm máy bay đã bị mất, một trong số các hàng không mẫu hạm bị oanh tạc cơ cảm tử tấn công; nhưng họ đã thanh công trong việc đánh chìm ba tuần dương hạm của địch và làm hư hỏng những chiếc khác. Lực lượng cứu trợ đang ở cách xa. Các tàu hạng nặng của Kinkaid hiện đang ở rất xa phía nam của Leyte, sau khi đánh tan tác Lực lượng Miền Nam, đang bị thiếu đạn dược và nhiên liệu. Halsey, với mười tàu sân bay và tất cả số tàu chiến cao tốc, đang còn ở xa hơn nữa, và mặc dù một nhóm tàu sân bay khác của ông đã bị tách đi nạp lại nhiên liệu và giờ đây được gọi lại, nó cũng không thể đến được trong vòng vài giờ. Chiến thắng dường như ở trong tay Kurita. Không có gì ngăn cản y tiến đến Vịnh Leyte và phá hủy hạm đội đổ bộ của Mac Arthur.

        Nhưng một lần nữa Kurita đã quay lại. Lý lẽ của y thật khó hiểu. Nhiều tầu của y đã bị các tầu sân bay hộ tống hạng nhẹ của Kinkaid đánh bom và chạy tán loạn, và giờ đây y biết

        rằng Lực lượng miền Nam đã gặp thảm họa. Y đã không có thông tin gì về số phận của những đoàn tàu nghi binh ở phía bắc và không biết chắc các hạm đội Mỹ đang ở đâu. Những tín hiệu ngắt quãng đã làm y nghĩ rằng Kinkaid và Halsey đang cùng đổ về phía y với sức mạnh áp đảo và rằng lực lượng vận tải của Mac Arthur đã tính cách thoát thân. Đơn độc và không được hỗ trợ, giờ đây y đã từ bỏ cái kế hoạch liều lĩnh mà bao nhiêu thứ đã phải hy sinh cho nó, và việc này đã sắp thành công, và, không hề cố gắng vào vịnh Leyte, y đã chuyển hướng, và một lần nữa lại nhằm vào eo biển San Bernardino. Y hy vọng sẽ chiến đấu một trận cuối cùng trên đường với hạm đội của Halsey, nhưng ngay cả việc đó cũng từ chối y. Đáp lại lời kêu gọi hỗ trợ liên tục của Kinkaid, cuối cùng Halsey đã thật sự quay lại cùng với các tầu chiến của mình, để đáp lại hai nhóm tầu sân bay tiếp tục truy tìm lên phía Bắc. Suốt ngày hôm đó, toàn bộ bốn tầu sân bay của Ozawa đã bị phá hủy. Nhưng chính Halsey đã trở về San Bernardino quá muộn. Các hạm đội đã không gặp được nhau. Kurita đã chạy thoát. Ngày hôm sau những chiếc máy bay của Halsey và Mac Arthur đã truy kích đô đốc Nhật Bản, đánh chìm một tuần dương hạm khác và hai khu trục hạm nữa. Đó là kết cục của cuộc chiến. Việc tâm trí của Kurita đã trở nên lú lẫn bởi áp lực của các sự kiện là có thể lắm chứ. Y đã bị tấn công hên tục trong ba ngày, chịu đựng những mất mát nặng nề, và tầu đô đốc của y đã bị đánh chìm ngay sau khi xuất phát từ Borneo. Những người đã phải trải qua thử thách tương tự mới có thể phán xét được y.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:14:30 pm

*

        Trận chiến ở vịnh Leyte mang tính chất quyết định. Với cái giá phải trả đối với họ là ba tàu sân bay, ba tàu khu trục và một tàu ngầm, người Mỹ đã khuất phục được hạm đội Nhật. Cuộc chiến đã kéo dài từ ngày 22 tháng mười đến 27 tháng mười. Ba tàu chiến, bốn tàu sân bay và hai mươi tàu chiến khác của địch đã bị đánh chìm và từ nay về sau máy bay cảm tử là vũ khí duy nhất có hiệu quả còn lại của kẻ thù. Là một công cụ tuyệt vọng, nhưng nó vẫn có khả năng hủy diệt, nhưng không mang chút hy vọng chiến thắng nào.

        Chiến thắng nay hẳn sẽ được trân trọng giữ gìn trong lịch sử Hoa Kỳ trong một thời gian rất dài. Ngoài sự dũng cảm, thiện chiến và táo bạo, nó đã thắp sáng cho một tương lai rõ ràng hơn, và có ảnh hưởng sâu rộng hơn bất cứ những gì chúng ta đã thấy. Nó đã giới thiệu một trận chiến mà ưu thế trên không được sử dụng nhiều hơn là súng ống. Tôi đã kể toàn bộ câu chuyện bởi vì lúc đó hầu như cả châu Âu đang rối ren đã không hề được biết đến nó. Có lẽ kết luận đơn lẻ quan trọng nhất có thể rút ra từ việc nghiên cứu những sự kiện này là sự cần thiết mang tính sống còn đối với việc thống nhất chỉ huy trong các hoạt động phối hợp kiểu này, thay vì quan niệm kiểm soát thông qua hợp tác như đang tồn tại giữa Mac Arthur và Halsey lúc này. Người Mỹ đã học bài học này và trong các chiến dịch cuối cùng chống lại quân Nhật ngay tại quê hương chúng, họ đã có ý định rằng quyền chỉ huy tối cao nên do Đô đốc Nimitz hay tướng Mac Arthur đảm nhiệm, và điều này có lẽ cũng thích hợp trong bất cứ thời điểm nào.

        Trong những tuần tiếp theo, trận chiến giành quần đảo Philippines đã lan rộng và lớn dần lên. Cuối tháng mười một gần hai trăm năm mươi ngàn lính Mỹ đã đổ bộ vào Leyte, và đến giữa tháng mười hai sự kháng cự của Nhật đã bị đập tan. Mac Arthur đã tăng cường sức ép bằng cuộc tiến quân chính của mình và chẳng mấy chốc đã đổ bộ, mà không gặp phải sự kháng cự nào, lên đảo Mondoro, nằm cách đảo Manila hơn một trăm dặm. Ngày 9 tháng Giêng năm 1945, một giai đoạn mới mở ra với sự đổ bộ của bốn sư đoàn vào vịnh Lingayen, phía bắc Manila, nơi diễn ra cuộc xâm lược chủ yếu của Nhật ba năm trước đó. Những biện pháp nghi binh phức tạp đã buộc quân địch phải đoán già đoán non nơi mà cú đòn sẽ giáng vào. Cú đòn này đã được bất ngờ tung ra và chỉ bị chống cự lại đôi chút. Cuộc tấn công đổ bộ mới lên vùng ven biển phía tây và bao vây thành phố. Một cuộc tử thủ đã dai dắng diễn ra cho đến đầu tháng ba, khi những tên sống sót cuối cùng đã bị giết. Người ta đã đếm được mười sáu ngàn xác lính Nhật trong những đống đổ nát. Các cuộc tấn công bằng máy bay thiêu thân giờ đây đã gây ra những mất mát đáng kể, mười sáu chiếc tầu bị dính đòn chỉ trong một ngày. Chiếc tuần dương hạm Australia một lần nữa đã không gặp may, bị đánh năm lần trong vòng bốn ngày, nhưng vẫn hoạt động được. Tuy nhiên thủ đoạn liều lĩnh nay cũng không ngăn cản được các hạm đội. Vào giữa tháng giêng, các tàu sân bay của đô đốc Halsey đã tiến vào biển Nam Hoa mà không hề bị quấy rầy, chạy dọc theo vùng ven biển và tấn công các sân bay và tàu bè, đánh về hướng Tây đến tận Sài Gòn. Ở Hồng Kông vào ngày 16 tháng giêng họ đã gây ra một sự thiệt hại trên quy mô lớn và những ngọn lửa dầu cực lớn đã bốc lên từ Canton.

        Mặc dù giao tranh trên các đảo đã tiếp diễn trong nhiều tháng, quyền kiểm soát ở vùng biển Nam Hoa đã chuyển sang tay người chiến thắng, và cùng với nó là việc kiểm soát được dầu và những đồ tiếp tế khác mà Nhật phải phụ thuộc vào.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:16:01 pm
 
18

GIẢI PHÓNG TÂY ÂU

        Tướng Eisenhower, theo kế hoạch đã được thỏa thuận trước đây, đã nắm quyền chỉ huy trục tiếp lực lượng lục quân ở miền Bắc nước Pháp vào ngay 1 tháng Chín. Lực lượng này bao gồm tập đoàn quân 21 của Anh, dưới sự chỉ huy của Đại nguyên soái Montgomery, và Tập đoàn quân 21 của Mỹ, dưới sự chỉ huy của Tướng Omar Bradley, mà các hoạt động của ông ta cho đến bấy giờ vẫn do nửa triệu lính chiến, và đạo đại binh này đang đuổi đánh tàn quân Đức ở miền Tây, những kẻ đã bị quấy rối ngày đêm bởi lực lượng không quân đang thống trị bầu trời của chúng tôi. Quân địch vẫn còn khoảng mười bảy sư đoàn mạnh nhưng cho đến khi chúng có thể được phiên chế lại và tăng cường, bọn chúng hầu như chẳng chịu đánh gì cả. Tướng Speidel, Cựu Tham mưu trưởng của Rommel, đã mô tả cảnh ngộ tuyệt vọng của chúng:

        ... Một cuộc rút lui có trật tự đã không thể thực hiện được. Các đạo quân được cơ giới hóa của Đồng minh bao vây các sư đoàn của Đức, đã kiệt quệ và rã rời chân tay và bị chia cắt thành từng nhóm lé, rồi bị đánh bại... Không còn lực lượng lục quân nào đáng kể của Đức còn tồn tại, chưa nói đến lực lượng không quân.

        Eisenhower đã có kế hoạch tấn công vào phía đông bắc với một lực lượng lớn nhất có thể được và đến giới hạn tiếp tế lớn nhất. Nỗ lực chủ đạo sẽ được thực hiện do Tập đoàn quân 21 của Anh, mà sự phát động của nó dọc theo bờ eo biển sẽ không chỉ quét qua những nơi phóng bom bay, mà còn chiếm lấy Antwerp. Không có bến cảng lớn của thành phố này, sẽ không một cuộc tiến công nào qua hạ lưu sông Rhine và vào miền đồng bằng Bắc Đức lại có thể thực hiện được. Tập đoàn quân 12 của Mỹ cũng sẽ truy kích quân địch, với Binh đoàn 1 của nó tiến song song với quân Anh, trong khi số còn lại, trấn giữ mặt phía đông về hướng Verdun và thượng lưu sông Meuse, chuẩn bị đánh về phía Saar.

        Montgomery đã có hai đề nghị ngược lại, một là vào cuối tháng Tám, Tập đoàn quân của ông và Tập đoàn quân 12 của Mỹ sẽ đánh về phía bắc với một lực lượng mạnh gồm gần bốn mươi sư đoàn, và hai là vào ngày mồng 4 tháng Chín chỉ thực hiện một mũi thọc sâu, hoặc là vào Rhur hoăc là vào Saar. Cho dù chọn chỗ nào, các lực lượng này phải được cung cấp tất cả những nguồn lực và sự bảo dưỡng họ cần. Ông đã đòi hỏi rằng phần còn lại của mặt trận phải được kiềm chế vì lợi ích của mũi thọc sâu chính sẽ do một người chỉ huy, có thể là chính ông hay Bradley tùy theo từng trường hợp. Ông tin rằng mũi này sẽ có thể đến được Berlin và cho rằng nên chọn Rhur hơn là Saar.

        Nhưng Eisenhower vẫn giữ vững kế hoạch của mình, Đức vẫn còn có quân dự bị ở trong nước, và ông tin rằng nếu một lực lượng nhỏ tương tự thọc sâu về phía trước qua sông Rhine họ sẽ làm mồi cho địch. Ông cho rằng Tập đoàn quân 21 nên nỗ lục hết sức chiếm lấy vị trí phòng thủ của địch bên kia sông Rhine trong khi Tập đoàn quân 12 sẽ tiến quân càng xa càng tốt về phía Phòng tuyến Siegfried.

        Các nhà chiến lược quân sự có lẽ còn sẽ tranh cãi lâu về vấn đề này.

        Việc tranh luận vẫn không làm chậm lại việc truy kích. Tuy nhiên số lượng các sư đoàn có thể duy trì được, tốc độ và phạm vi của những cuộc tiến quân của họ phụ thuộc hoàn toàn vào bến cảng, vận tải và tiếp tế. Tương đối ít vũ khí đạn dược đang được sử dụng, nhưng thực phẩm và trên hết là xăng dầu đã khống chế mọi sự vận động, cảng Cherbourg và "Mulberry" ở Arromanches là những bến cảng duy nhất chúng tôi có được, và càng ngày những bến cảng nay càng bị bỏ lại xa hơn về phía sau. Chiến tuyến vẫn con duy trì từ Normandy và hàng ngày, khoảng 20.000 tấn hàng tiếp tế cần phải được chuyên chở qua những quãng đường ngày một dài thêm, cùng với nhiều vật liệu để sửa cầu, sửa đường, và để xây dựng phi trường. các cảng ở Brittany, vào lúc chiếm được, thậm chí lại còn nằm xa hơn, nhưng các cảng eo biển từ Havre lên phía bắc, và đặc biệt Antwerp, nếu chúng tôi có thể chiếm được trước khi nó bị phá hủy nặng nề, là những chiến lợi phẩm có tính hệ quả quan trọng.

        Vì vậy, Antwerp là mục đích tức thời của Tập đoàn quân Montgomery, lúc này đang có cơ hội đầu tiên để chứng minh khả năng cơ động của nó. Sư đoàn Thiết giáp thứ 11 đã bắt được viên chỉ huy của Binh đoàn 7 của Đức vào lúc hắn đang ăn sáng ở Amiens ngày 31 tháng Tám. Những đô thị biên giới nổi tiếng đối với lực lượng viễn chinh Anh năm 1940, chí ít là cũng nổi tiếng đối với những người tiền nhiệm của họ một phần tư thế kỷ trước, như Arras, Douai, Lille và rất nhiều nơi khác sẽ được chiếm nhanh thôi. Quân Đức đã vội vã rút lui khỏi Brussels, và ngày 3 tháng Chín, Sư đoàn Vệ binh Thiết giáp đã tiến vào thành phố, và cũng như các nơi khác ở Bỉ, các đội quân của chúng tôi đã được lực lượng Kháng chiến tổ chức tốt đón tiếp rất linh đình và nhận được sự giúp đỡ rất lớn. Từ đó, lính Vệ binh đã quay sang hướng đông đến Louvain và Sư đoàn Thiết giáp 11 đã vào Antwerp ngày 4 tháng Chín, nơi mà trước sự kinh ngạc và vui mừng của chúng tôi họ đã tìm thấy một bến cảng gần như chưa hề bị suy suyển gì. Cuộc tiến quân đã mau lẹ với hơn hai trăm dặm trong vòng chưa đầy bốn ngày đã khiến quân địch phải vắt chân lên cổ chạy và không kịp phá tan mọi thứ như thường lệ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2019, 09:31:00 pm

        Nhưng các con tầu của chúng tôi chỉ có thể đến được Antwerp qua cửa sông uốn khúc, khó qua ngả Scheldt, nơi luôn có lính Đức canh giữ cả hai bên bờ. cần phải mở các cuộc hành quân gian khổ và tốn kém để đánh đuổi chúng và trên nguyên tắc nhiệm vụ đó là của Binh đoàn I Canada của Tướng Crera. Rất nhiều thứ phụ thuộc vào sự thành công của họ. Đến ngày mùng 9, họ đã quét sạch toàn bộ Pas de Calais cùng với những điểm phóng bom bay của nó. Các cảng trên biển Manche, Dieppe, Boulogne, Calais, Dunkirk hoặc đã được chiếm, hoặc đã được phát hiện ra. Havre, với một đơn vị đồn trú gồm 11.000 quân, đã kháng cự quyết liệt bất chấp cuộc pháo kích từ ngoài biển của những khẩu 15 inch và cuộc oanh tạc từ trên trời với hơn 10.000 tấn bom được ném xuống, và chỉ đầu hàng vào ngày 12 tháng Chín. Sư đoàn Thiết giáp Ba Lan đã chiếm được Ghent, chỉ cách Antwerp có bốn mươi dặm. Dĩ nhiên, tiến độ này không thể kéo dài mãi được. Bước nhảy vọt đã kết thúc và giờ đây sự chậm lại đã hiển hiện.

        Nhưng vẫn còn có cơ hội vượt qua vùng hạ lưu sông Rhine. Tuy nhiên Eisenhower coi chiến lợi phẩm này có giá trị đến mức ông ưu tiên trước hết cho việc quét sạch miền bờ biển gần của sông Scheldt và mở cảng Antwerp. Để Montgomery có thể bắt đầu một nỗ lục mới, Eisenhower đã cấp thêm cho ông ta phương tiện vận tải và sự tiếp tế theo đường hàng không của Mỹ. Binh đoàn Không quân, dưới quyền chỉ huy của Tướng Mỹ Brereton, đã sẵn sàng tập kích từ Anh và Montgomery quyết tâm chiếm được vị trí phòng thủ của địch ở bên kia sông tại Arnhem. Sư Đoàn 82 của Mỹ sẽ chiếm các vị trí phòng thủ của địch ở bên kia sông tại Nijmegen và Grave, trong khi Sư đoàn 101 của Mỹ bảo vệ con đường từ Grave đến Eindhoven. Quân đoàn 30, được dẫn đầu bởi Sư đoàn Vệ binh Thiết giáp, sẽ tiến về phía Eindhoven và từ đó đến Arnhem dọc theo "tấm thảm" của những đội đổ bộ bằng đường không, hy vọng sẽ tìm thấy những cây cầu qua ba con sông chính đã nằm trong tay họ một cách an toàn.

        Việc chuẩn bị cho cú đánh táo bạo này, mà cho đến thời điểm nay là một cuộc hành quân lớn nhất chưa tùng có, là hết sức phức tạp và khẩn cấp, bởi vì quân địch ngày càng quyết tâm hơn. Đáng chú ý là những sự chuẩn bị đó đã hoàn thành vào ngày định trước, ngày 17 tháng Chín. Không có đủ máy bay để đồng thời chở hết toàn bộ lực lượng đổ bộ và việc di chuyển phải kéo dài hơn ba ngày. Tuy nhiên vào ngày 17, các đơn vị đi đầu của ba sư đoàn này đã đến nơi an toàn và chính xác nhờ lực lượng không quân Đồng Minh đã hoạt động rất tốt. Sư đoàn 101 của Mỹ gần như hoàn thành toàn bộ công việc, nhưng chiếc cầu kênh trên đường đến Eindhoven đã bị nổ tung nên đến ngày 18 họ mới chiếm được thị trấn. Su đoàn 82 của Mỹ cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng đã không chiếm được chiếc cầu chủ chốt của Nijmegen.

        Có rất ít tin tức từ Arnhem, nhưng hình như một số Trung đoàn Lính dù đã tập kết được tại đầu phía bắc cây cầu. Sư đoàn Vệ binh Thiết giáp đã bắt đầu tiến quân vào buổi chiều ngược theo con đường đến Eindhoven, đã được pháo binh bắn chặn và máy bay phóng rốc két dọn đường, và được một quân đoàn yểm hộ từ cả hai bên sườn. Con đường được phòng ngự vũng chắc và mãi đến chiều ngày 18, quân Vệ binh mới đến được chỗ quân Hoa Kỳ. Những cuộc tấn công của Đức chống lại những đầu hẹp nhô ra của pháo đài bắt đầu ngày hôm sau và càng lúc càng mạnh lên. Sư đoàn 101 đã gặp khó khăn lớn trong việc giữ cho con đường thông suốt. Thỉnh thoảng, việc đi lại phải ngừng cho đến khi quân địch bị đánh đuổi khỏi đó. Cho đến lúc này, tin tức từ Arnhem là xấu. Lính dù của chúng tôi vẫn chiếm giữ đầu phía bắc của cây cầu, nhưng quân địch vẫn ở lại trong thị trấn và số còn lại của Sư đoàn 1 Không quân Liên hiệp Anh đã đổ bộ vào phía tây, không thể đột kích vào để tăng cường lực lượng cho họ.

        Con kênh được đặt cầu ngày 18, và sáng sớm hôm sau, lính Vệ binh đã chạy thẳng được đến Grave, ở đó họ đã tìm thấy Sư đoàn 82 Hoa Kỳ. Vào lúc sẩm tối, họ đã đến gần cậy cầu Nijmegen được phong thủ rất chắc, và vào ngày 20 đã xẩy ra một trận giao chiến lớn để giành lấy nó. Lính Mỹ đã qua sông ở phía tây của thị trấn, vượt sang bên phải và chiếm được đầu bên kia của chiếc cầu sắt. Lính Vệ binh đã leo qua con đường trên cầu. Quân phong thủ đã bị áp đảo và chúng tôi chiếm được cả hai cây cầu còn nguyên vẹn.

        Còn lại cuộc chạy đua cuối cùng đến Arnhem, thời tiết xấu ở đây đã gây trở ngại cho việc thả dù quân tăng viện, thực phẩm và đạn dược, và Sư đoàn Đổ bộ không vận số I đang ở trong tình trạng khốn khó đến vô vọng. Không thể đến được cây cầu của họ, phần còn lại của sư đoàn này đã bị vây hãm trong một vòng bán kính nhỏ bên bờ bắc và đang phải chịu đựng những cuộc tấn công mạnh mẽ. Từ bờ nam, mọi nỗ lực được huy động để cứu họ, nhưng quân địch quá mạnh. Vệ binh, Sư đoàn 43, Lữ đoàn Dù Ba Lan đã đổ bộ xuống gần đường, nhưng họ đều thất bại trong mọi nỗ lực dũng cảm để cứu viện. Trong bốn ngay tiếp theo, cuộc giao chiến vẫn tiếp tục một cách vô vọng. Vào ngày 25 Montgomery ra lệnh rút những ai còn sống sót của Sư đoàn Đổ bộ Không vận số I anh hùng. Họ đã phải vượt qua sông chảy xiết trong đêm tối trên những chiếc thuyền nhỏ và dưới làn hỏa lực tầm gần. Đến rạng sáng, khoảng 2.400 trên tổng số 10.000 binh sĩ ban đầu đã về an toàn bên phía bờ của chúng tôi.

        Trong trận chiến Arnhem chúng tôi đã thực hiện những hanh động mạo hiểm, mà đã được chứng minh là đúng đắn qua chiến lợi phẩm vĩ đại mà chúng tôi sắp nắm chắc trong tay. Nếu chúng tôi được may mắn hơn về mặt thời tiết, và trở nên thuận lợi cho chúng tôi vào những thời điểm nguy kịch và không hạn chế ưu thế của chúng tôi trên không, có lẽ chúng tôi đã có thể thành công. Không hiểm nguy nào có thể dọa được những con người dũng cảm, bao gồm cả Lực lượng Kháng chiến Hà Lan, những người đã chiến đấu giành lấy Arnhem, và không phải đợi cho đến lúc tôi trở về từ Canada, nơi dồn dập nhận được những bản báo công đầy vẻ vang, tôi mới có thể hiểu được toàn bộ những gì đã xẩy ra. Tướng Smit đã khổ sở về những gì dường như là thất bại, và tôi gửi điện: "Về chuyện Arnhem, tôi nghĩ rằng ông đã có một lập trường không rõ ràng. Trận chiến này là một chiến thắng đã được quyết định, nhưng sư đoàn đi tiên phong đã muốn hơn, và cũng chính đáng thôi, và họ đã bị chặt rời ra. Tôi không hề phiền lòng bởi bất cứ cảm giác thất vọng nào về chuyện này, và tôi vui lòng vì các chỉ huy của chúng ta đã có thể tiến hành những hành động mạo hiểm kiểu này".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2019, 09:31:21 pm

*

        Giờ đây, việc được ưu tiên nhất là dọn sạch cửa sông Scheldt và mở rộng cảng Antwerp. Trong nửa cuối tháng Chín hàng loạt hành động sơ bộ đã bắt đầu giai đoạn này. "Hòn đảo" Breskens do một sư đoàn quân Đức dầy dạn kinh nghiệm phòng thủ, đã là một vị trí khó nuốt, và một cuộc chiến ác liệt để vượt qua kênh Leopold đã diễn ra. Nhiệm vụ khó khăn nhằm chiếm lấy miền nam Beveland đã được tiến hành bởi Sư đoàn II của Canada, đơn vị đang mở rộng đường tiến về phía tây qua những vùng rộng lớn bị lụt lội, và binh lính của họ luôn bị ngập nước đến tận lưng quần. Họ được trợ giúp bởi phần lớn hơn thuộc Sư đoàn 52, những người được chở bằng phà dọc theo Scheldt và đổ bộ lên bờ phía nam. Vào cuối tháng, sau những nỗ lực lớn, toàn bộ eo đất đã bị chiếm. Trong suốt thời gian của trận chiến bốn tuần, được Lực lượng Không quân Chiến thuật số 2, dưới sự chỉ huy của Thống chế Không quân Coningham, hỗ trợ đáng kể, họ đã bắt không ít hơn 12.500 tù binh Đức, những kẻ có thể làm mọi việc trừ việc đầu hàng. Toàn bộ khỏi đầu của cuộc tấn công Walcheren là như vậy.

        Hòn đảo Walcheren có hình cái đĩa nông được viền quanh băng các còn cát ngăn nước biển tràn vào gây lụt cho vùng đồng bằng trung tâm. Ở lề phía tây, gần Westkapelle là một khoảng trống giữa các đụn cát, nơi biển được ngăn giữ bởi một con đê lớn, cao ba mươi feet, với chân đến hơn một trăm yard. Đon vị đồn trú gồm gần 10.000 lính đã được bố trí bên trong hàng rào phòng ngự nhân tạo vững chắc, và được trợ lực bởi khoảng ba mươi khẩu đội pháo. Các chướng ngại vật chống tăng, mìn và dây thép gai được bao xung quanh, bởi vì quân địch đã có bốn năm để củng cố cái cửa ngõ vào Antwerp.

        Đầu tháng Mười, Lực lượng Không quân Hoàng gia đã đánh đòn đầu tiên. Với một loạt liên tiếp những đợt tấn công vẻ vang, họ đã đánh phá được một khoảng trống lớn, gần bốn trăm yard cắt ngang, trên đê Westkapelle. Qua đó nước biển đã đổ vào, gây lũ lụt cho toàn miền trung tâm của cái đĩa nông, dìm chết quân phòng ngự và các khẩu đội pháo nằm trong đó. Nhưng các ụ súng, các chướng ngại vật đáng gờm, vẫn còn nguyên trên đường viền của chiếc đĩa nông đó. Cuộc tấn công diễn ra theo kiểu đồng tâm. Mũi tấn công chủ đạo là ba đơn vị biệt kích hải quân. Khi họ đến, liên đội pháo binh hải quân đã nổ súng. Ở đây có chiến hạm Hoàng gia Warspite và hai khẩu đại bác cỡ 15 inch Erebus và Robert với một liên đội xuồng đổ bộ có vũ trang. Các đơn vị này sau đó đã đến gần bờ, và bất chấp những thương vong nghiêm trọng, họ vẫn duy trì hỏa lực cho đến khi hai đơn vị biệt kích tiên phong lên bờ an toàn. Toàn bộ lực lượng  pháo binh của Quân đoàn 2 Canada, đang bắn qua mặt sông từ bờ Breskens, đã được đưa tới để chống chọi với những khẩu trọng liên đang nhả đạn dữ dội từ trong lô cốt của quân địch, còn những máy bay phóng rốc két đã tấn công vào những lỗ châu mai. Khi màn đêm đổ xuống, đơn vị Biệt kích 48 đã tiêu diệt hoặc bắt sống bọn lính phòng thủ. Ngày hôm sau, họ lại tiếp tục sức ép, và đến trưa, đơn vị 47 đã bắt đầu cuộc tấn công , với sự phòng ngự đang bị yếu đi, họ đã đến được ngoại ô của Flushing. Ngày 3 tháng Mười Một, họ đã kết hợp được với đơn vị biệt kích số 4 sau cuộc giành giật vất vả của đơn vị này đối với tùng ngôi nhà trong thị trấn. Chỉ trong vài ngày, toàn bộ hòn đảo đã ở trong tay chúng tôi, với 8.000 tù binh.

        Các đội biệt kích đã lập rất nhiều chiến công hiển hách khác trong suốt thời gian chiến tranh và mặc dù các quân binh chủng khác cũng đã phát huy toàn bộ vai trò của mình, trong chiến dịch đặc biệt này công đầu tiên thuộc về sự gan dạ phi thường của Hải quân Hoàng gia. Một lần nữa ý tưởng của lực lượng  biệt kính đã chiến thắng. Việc phá mìn đã bắt đầu ngay sau khi chiếm được Flushing, và trong vòng ba tuần nữa một trăm tàu đã được sử dụng để dọn sạch bảy mươi dặm đường kênh. Ngày 28 tháng Mười Một, đoàn tiếp tế đầu tiên đã đến và Antwerp đã được mở ra cho các đạo quân của Anh và Mỹ. Bom bay và tên lủa đã gây tai họa cho thành phố ít lâu, và đã gây ra nhiều thương vong, nhưng không ngăn nổi những hoạt động chiến tranh tại đây.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2019, 11:56:34 am

*

        Ở cánh phải của chúng tôi, việc tiến quân qua bên kia Paris của Tập đoàn quân 12 của Mỹ đã được tiến hành với tất cả sự thôi thúc mãnh liệt của Bradley và các sĩ quan năng nổ của ông. Charleroi, Mons và Liege đã rơi vào tay họ. Trong vòng nửa tháng họ đã giải phóng toàn bộ Luxembourg và miền nam nước Bỉ, và vào ngày 12 tháng Chín họ đã tiến đến sát biên giới nước Đức, trên mặt trận dài sáu mươi dặm, và chĩa mũi nhọn vào phòng tuyến Siegfried gần Achen.

        Ngày 16, các vị trí phòng thủ của địch bên kia sông Moselle ở Nancy và phía nam Metz đã bị chúng tôi chiếm được. Tập đoàn quân 6 dưới sự chỉ huy của Tướng Devers tiến từ nơi đổ bộ của họ ở miền nam nước Pháp đã gặp những đội quân tuần tra của đạo quân của Patton ở phía tây Dijon năm ngày trước đó và chuyển sang phía đông, tiến kịp với cuộc tiến quân chung. Nhưng đây cũng chính là lúc kết thúc cuộc đại truy kích này. Khắp nơi, sự kháng cự của quân địch trở nên ngoan cố hơn, và nguồn tiếp tế của chúng tôi đã bị căng ra hết mức. Achen bị

        tấn công từ ba phía và đầu hàng ngày 21 tháng Mười. Theo hướng một bên sườn, Binh đoàn 3 đã ở cách Moselle hai mươi dặm về phía đông. Binh đoàn 7 và Binh đoàn 1 của Pháp cùng tiến nhanh và đang thăm dò về hướng High Vosges và mũi Belfort. Người Mỹ đã hầu như hết sạch đồ tiếp tế trong các cuộc tiến quân chớp nhoáng, và cần phải tạm thời dừng lại để lo đồ dự trữ và chuẩn bị cho những cuộc hành quân qui mô lớn trong tháng Mười Một.

*

        Lực lượng Không quân Chiến lược có một vai trò quan trọng trong cuộc tiến quân của Đồng Minh đến những miền biên giới của Pháp và Bỉ. Trong mùa thu, họ đã trở lại với vai trò chủ yếu của mình là ném bom nước Đức, với những cái đích chủ yếu là các kho xăng dầu và các hệ thống vận tải, màn hình rada của địch và hệ thống báo động đã bị đẩy lại phía sau đường biên giới của chúng, lực lượng hàng hải và ném bom tăng viện của chúng tôi cũng nhờ đó mà tiến lên. Tỷ lệ thương vong của chúng tôi giảm sụt; sức mạnh và sự chính xác của các cuộc tấn công của chúng tôi đã tăng lên. Cuộc tấn công dử dội kéo dài và liên tục đã buộc quân Đức phải phân tán những nhà máy của chúng trên một phạm vi rất rộng. Giờ đây chúng đã phải trả giá rất nặng cho chuyện này, bởi vì chúng đã bị phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào một hệ thống giao thông tốt. Lượng than cần một cách khẩn cấp đã chất đầy ở các cửa lò vì thiếu xe chuyển đi. Hàng ngày một ngàn hay thậm chí còn nhiều hơn tàu chở hàng bị tạm ngưng hoạt động vì thiếu nhiên liệu. Các nhà máy công nghiệp, điện lực, và xăng dầu bắt đầu bị đóng của. Sản xuất và dự trữ đã giảm trầm trọng, ảnh hưởng không những đến khả năng cơ động của quân đội mà còn đến các hoạt động, và thậm chí cả đến việc tập luyện của lực lượng không quân của chúng.

        Trong tháng Tám, Speer đã cảnh báo cho Hitler rằng toàn bộ ngành công nghiệp hóa chất đang que quặt tồn tại qua sự thiếu hụt những sản phẩm phụ từ các nhà máy dầu tổng hợp và tình trạng này càng ngày càng tồi tệ hơn. Tháng Mười Một, y đã báo cáo rằng nếu giao thông bằng đường sắt tiếp tục xuống cấp, nó sẽ gây ra "một thảm họa về sản xuất có ý nghĩa quyết định", và đến tháng Mười Hai y đã phải bái phục "cái kế hoạch thông minh và có tầm ảnh hưởng sầu rộng xa" của chúng tôi. Sau khoảng thời gian khá lâu, cuộc công kích bằng máy bay ném bom của chúng tôi đã gặt hái được kết quả.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2019, 11:39:15 pm

19

THÁNG MƯỜI Ở MATXCƠVA

        Việc dàn xếp với Tổng Thống Roosevelt trong mùa hè để phân công trách nhiệm phụ trách những nước chịu ảnh hưởng bởi những hoạt động của các đạo quân đã khiến chúng tôi mất hơn ba tháng mới đạt được một thỏa thuận. Nhưng khi mùa thu đến gần, mọi việc ở Đông Âu trở nên căng thẳng hơn. Tôi cảm thấy cần có một cuộc gặp riêng với Staline, người mà tôi chưa được gặp lại kể từ hội nghị Teheran, và với con người đó, mặc dù đã xảy ra bi kịch ở Varsovie, tôi vẫn cảm thấy có những mối liên hệ mới kể từ sự mở đầu thắng lợi của "Overlord". Các đạo quân Nga giờ đây đang ép mạnh lên vùng Balkan, còn Rumani và Bulgary đang ở dưới quyền của họ. Chẳng bao lâu nữa, Belgrade sẽ thất thủ, và Hitler đang chiến đấu ngoan cố và tuyệt vọng để giữ lấy Hungary. Vì chiến thắng của Đại Đồng minh chỉ còn là vấn đề thời gian, các tham vọng của Nga hiển nhiên sẽ lớn lên. Chủ nghĩa Cộng sản đã ngẩng đầu lên đằng sau chiến trường Nga đang sấm rền. Nga là Người giao hàng, và Chủ nghĩa Cộng sản là cuốn cẩm nang nó mang tới.

        Tôi chưa bao giờ cảm thấy rằng mối quan hệ của chúng tôi với Rumani và Bulgary trong quá khứ có thể đòi hỏi bất cứ sự hy sinh đặc biệt nào của chúng tôi. Nhưng số phận của Ba Lan và Hy Lạp đã khiến chúng tôi đau nhói. Vì Ba Lan chúng tôi đã tham gia vào chiến tranh; vì Hy Lạp chúng tôi đã có những nỗ lực đau đớn. cả hai Chính phủ của họ đã sang tị nạn ở Luân Đôn và chúng tôi tự cho mình có trách nhiệm trong việc phục hồi lại đất nước của họ, nếu đó thật sự là những gì nhân dân của họ mong muốn, về cơ bản những tình hình này được Hoa Kỳ chia sẻ, nhưng họ rất chậm chạp trong việc ý thức được sự bùng lên của ảnh hưởng Cộng sản, điều mà trước đây, cũng như về sau, đã là động lực cho cuộc hành quân tiến về phía trước của các đạo quân hùng mạnh được chỉ đạo từ Kremlin. Tôi hy vọng có thể tận dụng được mối quan hệ tốt hơn với người Xô Viết để đạt được những giải pháp thỏa đáng về các vấn đề mới mở ra giữa Đông và Tây.

        Ngoài các sự kiện to lớn có ảnh hưởng đến toàn bộ Trung Âu, các vấn đề về Tổ chức Thế giới cũng đè nặng lên toàn bộ tâm trí chúng tôi. Một hội nghị kéo dài đã được tổ chức ở Dumbarton Oaks, gần Washington, giữa tháng Tám và tháng Mười, mà ở đó Mỹ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc đã đưa ra cái mô hình mà giờ đây đã trở nên quen thuộc đối với việc giữ gìn hòa bình thế giới. Các cuộc thảo luận đã bộc lộ những bất đồng giữa ba đồng minh lớn, tôi sẽ nói tới sau. Kremlin không có ý định gia nhập một trong những tổ chức quốc tế mà trong đó họ sẽ bị thua phiếu một loạt các cường quốc nhỏ, những nước mà mặc dù không thể ảnh hưởng đến tiến trình của cuộc chiến tranh, chắc chắn cũng đòi hỏi qui chế bình đẳng trong chiến thắng. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng chúng tôi chỉ có thể đạt được những quyết định tốt đẹp với Nga khi chúng tôi có tình chiến hữu cùng chống một kẻ thù chung như là một mối ràng buộc. Hitler và chủ nghĩa Hitler bị lên án; nhưng sau Hitler là gì?

        Chúng tôi hạ cánh xuống Matxcova vào buổi chiều ngày 9 tháng Mười và được đón tiếp bởi một nghi lễ đầy đủ và thân mật của Molotov và rất nhiều nhân vật cao cấp quan trọng của Nga. Lần này, chúng tôi được bố trí ở ngay tại Matxcova với toàn bộ sự chăm sóc và tiện nghi thoải mái. Tôi có một căn phòng nhỏ được trang bị một cách hoàn hảo, và Anthony Eden có một căn phòng khác ở gần đó. Chúng tôi rất vui sướng được ăn riêng với nhau và nghỉ ngơi. Mười giờ đêm hôm đó, chúng tôi đã tổ chức cuộc họp quan trọng đầu tiên ở Kremlin. Chỉ có Staline, Molotov, Eden và tôi, cùng với Thiếu tá Birse và Pavlov làm phiên dịch. Mọi người thỏa thuận sẽ mời ngay lập tức Thủ Tướng Ba Lan, ông Romer, Ngoại trưởng, và M. Grabski, một viện sĩ có tuổi với bộ râu bạc, rất quyến rũ và tài năng, đến Matxcova. Vì vậy tôi đã gửi điện cho ông M. Mikolajczyk rằng chúng tôi đang chờ ông và bạn ông đến để thảo luận với Chính phủ Xô Viết và với chúng tôi, cũng như với Ủy ban Ba Lan của Lublin. Tôi nói rõ rằng việc khước từ tham dự vào cuộc đối thoại sẽ dẫn đến một lời từ chối dứt khoát của chúng tôi đối với việc tham vấn và sẽ giải phóng chúng tôi khỏi trách nhiệm về sau đối với Chính phủ Ba Lan ở Luân Đôn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2019, 11:45:57 pm

*

        Đây là thời điểm thích hợp cho công việc, nên tôi nói, "Hãy để chúng tôi thu xếp công việc của mình ở các nước Balkan. Các đạo quân của ông đang ở Rumani và Bulgary. Chúng tôi có các quyền lợi, các phái bộ và cả điệp viên ở đó. Đùng để chúng tôi phải đạt được mục đích của mình bằng những cách nhỏ nhen. Liên quan đến Anh và Nga, ông thấy thế nào về việc sẽ chiếm chín mươi phần trăm ưu thế ở Rumani, còn chúng tôi chiếm chín mươi phần trăm tiếng nói ở Hy Lạp, và ở Nam Tư là 50-50?" Trong khi những điều này đang được dịch, tôi đã viết ra trên một nửa tờ giấy:

        Hungary     50% - 50%
        Rumani      Nga    90%      Các nước khác      10%
        Hy Lạp       Anh    90%(cùng với Hoa Kỳ)        Nga     10%
        Nam Tư     50% - 50%
        Bulgary      Nga    75%      Các nước khác     25%


        Tôi đẩy tờ giấy này sang cho Staline, lúc đó ông đang nghe lời dịch. Có một khoảng ngập ngừng hết sức ngắn. Rồi ông ta lấy cây bút chì xanh của mình, đánh dấu một dấu đồng ý lớn trên đó, rồi chuyển lại cho chúng tôi. Toàn bộ đã được giải quyết ổn thỏa trong khoảng thời gian không lâu hơn việc viết ra nó.

        Dĩ nhiên chúng tôi đã cân nhắc quan điểm của mình rất lâu và đầy lo lắng, và chỉ xử lý những gì liên quan tới những giải pháp thời chiến cấp bách. Những vấn đề lớn hơn được cả hai bên dành riêng cho điều mà lúc đó chúng tôi hy vọng là bàn đàm phán hòa bình khi chiến tranh đã thắng lợi.

        Sau đó là khoảng thời gian dài im lặng. Tơ giấy nét bút chì nằm ở giữa bàn. Một lúc lâu sau tôi nói: "Liệu có thể bị coi là một sự nhạo báng khi chúng ta dường như đã giải quyết những vấn đề có tính chất quyết định đối với số phận hàng triệu con người theo cách vội vã như vậy? Chúng ta hãy đốt tờ giấy đó đi". "Không, ông giữ lấy nó", Staline nói.

        Tôi đã thuật lại riêng với Tổng thống, "Chúng ta hoàn toàn cần thiết phải cố gắng đạt được một quan điểm chung về Balkan để có thể ngăn cản cuộc nội chiến nổ ra ở hàng loạt nước, khi ngài và tôi có thể sẽ có thiện cảm với một bên và "Bác Jack" thì với bên kia. Tôi sẽ thường xuyên báo cáo với ngài về toàn bộ vấn đề này và không có gì sẽ được dàn xếp trừ những thỏa thuận sơ bộ giữa Anh và Nga, mà sẽ là chủ đề của cuộc thảo luận tiếp theo và làm ngài mủi lòng. Trên cơ sở này tôi chắc chắn rằng ngài sẽ không phiền lòng nếu chúng tôi cố gắng có một sự nhất trí về suy nghĩ với những người Nga".

        Sau cuộc họp này tôi đã tiếp tục phản ánh mối quan hệ của chúng tôi với Nga đối với toàn bộ Đông Âu, và để làm rõ những ý tưởng của mình, tôi thảo một bức thư cho Staline về vấn đề này, gồm cả một bị vong lục tuyên bố cách hiểu của chúng tôi về tỉ lệ phần trăm mà chúng tôi đã chấp nhận trên bàn họp. Rút cuộc tôi đã không gửi lá thư này, cho rằng tốt hơn là không nên chữa lợn lành thành lợn què. Tôi viết ra đây như một bản tương thuật xác thực những suy nghĩ của mình.

        Matxcova

        Ngày 11 tháng Mười 1944

        Tôi cho là hết sức quan trọng là Anh và Nga phải có một chính sách chung đối với các nước Balkan, đồng thời củng chấp nhận được đối với Hoa Kỳ. Sự thật Anh và Nga đã có hai mươi năm liên minh với nhau khiến việc chúng ta có một thỏa thuận chung và có thể cộng tác với nhau một cách dễ dàng và tin tưởng trong khoảng thời gian dài trở nên đặc biệt quan trọng. Tôi nhận thấy rằng chúng ta không thể làm được gì hơn ở đây ngoài những phác thảo sơ bộ đối với những quyết định cuối cùng mà chúng ta sẽ phải thực hiện khi cả ba chúng ta tập họp lại cùng nhau trên bàn chiến thắng. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng chúng ta có thể đạt được sự cảm thông và trong vài trường hợp có thể là thỏa thuận, sẽ giúp chúng ta qua những còng việc khẩn cấp tức thời, và sẽ bảo đảm một nền tảng vững chắc cho nền hòa bình lâu bền của thế giới.

        Những con số phần trăm tôi viết ra dây không có gì hơn ngoài một phương pháp mà theo nó, trong suy nghĩ của mình, chúng ta có thể thấy chúng ta gần nhau đến mức nào, để rồi quyết định những bước cần thiết có thể đưa chúng ta đến một thỏa thuận hoàn toàn. Như tôi nói, chúng sẽ bị xem là thô bạo và thậm chí là nhẫn tâm, nếu bị lộ ra cho các Bộ Ngoại giao và các nhà ngoại giao trên khắp thế giới mổ xẻ. Vì vậy chúng không thể là cơ sở của bất cứ một văn bản công khai nào, và nhất định là không phải vào thời điểm này. Tuy nhiên chúng có thể là một sự định hướng tốt cho việc thực hiện này, có lẽ chúng ta sẽ ngăn chặn được nhiều cuộc nội chiến, sự chém giết và xung dột trong các nhà nước nhỏ có liên quan. Nguyên tắc lớn của chúng ta là để cho tất cả các nước có một kiểu chính phủ mà nhân dân ở đó mong muốn. Chắc chắn chúng ta không muốn áp đặt lên bất cứ quốc gia Balkan nào một mối quan hệ nhất định có tính chất trung thành với các vị Vua ở Hy Lạp và Nam Tư. Họ đã tỉm kiếm sự nương tựa nơi chúng ta khỏi kẻ thù Quốc Xã và chúng ta cho rằng khi sự thanh bình đã được lập lại như thường và khi kẻ thù đã bị đánh đuổi, nhân dân của các nước này sẽ có một cơ hội tự do và công bằng để lựa chọn. Thậm chí có thể là Cao ủy của ba Cường quốc sẽ được bố trí ở đó vào thời gian bầu cử để thấy rằng mọi người có quyền lựa chọn một cách tự do thật sự. Đã có những tiền lệ tốt về việc này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2019, 11:47:24 pm

        Tuy nhiên, ngoài vấn đề thể chế còn tồn tại trong tất cả các nước này, vấn đề tư tưởng giữa những hình thái chính phủ chuyên chế và những hình thái mà chúng ta gọi là chế độ xí nghiệp tự do được kiểm soát bởi nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Chúng tôi rất vui mừng rằng chính các ông đã tuyên bố phản đối việc cố gắng thay đổi các hệ thống được thành lập trong những nước Balkan khác nhau bằng cách áp đặt hay bằng cách tuyên truyền Chủ nghĩa Cộng Sản. Hãy để cho họ tự tìm kiếm số phận cho riêng mình trong những năm trước mắt. Tuy nhiên có một điều mà chúng ta không thể cho phép - Chủ nghĩa Phát xít hay Chủ nghĩa Quốc Xã dưới bất cứ hình thức nào, điều sẽ không đem đến cho quần chúng lầm than sự an toàn, được hệ thống của các ông đảm bảo, lẫn những gì được chúng tôi đảm bảo, mà trái lại, dẫn đến việc xây dựng một chính thể chuyên chế ở trong nước và sự xâm lược nước ngoài, về nguyên tắc, tôi cảm thấy Anh và Nga phải thoải mái về chính phủ nội bộ của nhà nước này và không phải lo lắng hay can thiệp vào họ một khi những điều kiện của sự thanh bình đã được phục hồi sau cuộc tắm máu khủng khiếp mà họ, và thật sự là cá chúng ta nữa, đã trải qua.

        Cũng chính từ quan điểm này mà tôi đã tìm cách phác họa ra những mức độ quan tâm của mỗi chúng ta đối với các nước này trong sự nhất trí hoàn toàn của người kia, và cần được sự đồng ý của Hoa Kỳ, quốc gia mà có thể đi xa trong thời gian dài và rồi lại bất thình lình quay trở về với một sức mạnh khổng lồ.

        Viết cho ông, với kinh nghiệm và sự uyên bác của ông, tôi không cần phải có hàng loạt những luận chứng. Hitler đã cố gắng lời dụng nỗi lo sợ về một Chủ nghĩa Cộng Sản hiếu chiến và tà đạo đang tồn tại khắp Tây Âu, và y đang gục ngã trước đòn quyết định. Nhưng như các ông đã biết rõ nỗi sợ hãi này tồn tại ở tất cả các nước, bởi vì, cho dù với bất kỳ kỳ tích nào trong hệ thống khác nhau của chúng ta, không có nước nào mong muốn trải qua cuộc cách mạng đẫm máu, điều chắc chắn là cần thiết trong hầu hết tất cả các trường hợp trước khi có sự thay đổi mạnh mẽ như thế trong cuộc sống, trong tập tục và cách nhìn của xã hội của họ. Về điểm này, ông Staline, tôi muốn khẳng định với ông rằng trong trái tim nước Anh có một khát vọng to lớn về tình hữu nghị và sự hợp tác lâu bền giữa hai đất nước chúng ta, và cùng với Hoa Kỳ chúng ta sẽ có thể giữ con tàu của thế giới đi đúng đường ray.


        Đối với các đồng nghiệp của tôi ở trong nước tôi gửi bức thư sau:

        12 tháng Mười 1944

        1. Hệ thống chia tỉ lệ phần trăm không có ý quy định số ghế trong hội đồng đối với những nước Balkan khác nhau, mà biểu lộ sự quan tâm và tình cảm mà cùng với sự quan tâm và tình cảm này Chính phủ Anh và Xô Viết tiếp cận những vấn đề của các nước này và để cho ho có thể biểu lộ những suy nghĩ với nhau theo cách thức nào đó có thể hiểu được. Điều này không có ý nghĩa gì khác hơn là một chỉ dẫn, và dĩ nhiên không dính dáng gì đến Hoa Kỳ ở bất kỳ khía cạnh nào, đó cũng không phải là nỗ lực thành lập một hệ thống cứng nhắc về những phạm vi quan tâm. Tuy nhiên nó có thể giúp Hoa Kỳ thấy được rằng hai Đồng minh chủ yếu cảm thấy thế nào về những vùng này khi tổng thể bức tranh được giới thiệu.

        2. Vì vậy, người ta nhìn nhận rằng thật là tự nhiên việc Nga Xô có lời ích sống còn đối với các nước quanh Biển Đen, mà trong những nước này, Rumani, đã ngang nhiên tấn công nó với hai mươi sáu sư đoàn, và với một nước khác trong đó, Bulgary, đã có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nước Anh cảm thấy đúng khi tỏ ra tôn trọng đặc biệt những quan điểm đi đầu mọt cách thực tế trong việc dẫn dắt họ nhân danh một sự nghiệp chung.

        3. Tương tự như vậy, Anh có truyền thống hữu nghị lâu đời với Hy Lạp và một mối quan tâm trực tiếp như một cường quốc ở Địa Trung Hải trong tương lai của mình... Ở đây được hiểu rằng Anh muốn đi đầu về mặt quân sự và cố gắng giúp Chính phủ Hoàng gia Hy Lạp hiện tại tự thành lập ở Athens trên một cơ sở rộng rãi và đoàn kết nhất có thể được. Nga Xô sẵn sàng nhường vị trí và chức năng này cho Anh tương tự như việc Anh sẽ công nhận mối quan hệ thân mật giữa Nga và Rumani. Điều này sẽ ngăn cản việc phát triển của các phe phái thù dịch tiến hành một cuộc nội chiến đánh giết lẫn nhau ở Hy Lạp, và đang lôi Chính phủ Anh và Nga vào những cuộc tranh luận phiền phức và xung đột về chính sách.

        4. Đến trường hợp Nam Tư, biểu tượng con số 50-50 được dự định là nền tảng cho hành động chung và chính sách được thỏa thuận giữa hai cường quốc giờ đây đang liên quan chặt chẽ, cũng như để ủng hộ cho sự hình thành một Nam Tư thống nhất sau khi tất cả những phần tử ở đó đã hợp lại cùng nhau kiên quyết đánh đuổi quân xâm lược Quốc Xã. Chẳng hạn như dự định ngăn chặn những sự bất hòa vũ trang giữa Croats và Slovenes ở phía này và phía kia là những phần tử hùng mạnh và đông đảo ở Serbia, tạo ra chính sách hợp tác và hữu nghị đối với Nguyên soái Tito, đồng thời đảm bảo rằng vũ khí trang bị cho ông ta đang được sử dụng chống lại kẻ thù chung Quốc Xã hơn là vì những mục đích nội bộ. Một chính sách cùng được Anh và Nga Xô theo đuổi như thế, mà không hề mảy may có ý nghĩ gì về những thuận lợi đặc biệt cho bản thân mỗi nước, sẽ thật sự có lợi.

        5.  Vì chính những đạo quân Xô Viết đã kiểm soát được Hungary, sẽ là tự nhiên khi phần ảnh hưởng chủ yếu nằm trong tay họ, dĩ nhiên phụ thuộc vào việc thỏa thuận với Anh và có thể là với cả Hòa Kỳ, những người mặc dù không thực sự hoạt động ở Hungary, vẫn phải nhìn nhận nó như một nước Trung Âu chứ không phải là một quốc gia Balkan.

        6.  Phải nhấn mạnh một điều rằng sự bộc lộ mạnh mẽ những tình cảm Xô Viết và Anh về các nước được nói đến ở trên chỉ là sự chỉ dạo tạm thời cho tương lai tức thời của chiến tranh và sẽ được các cường quốc nhìn nhận tổng thể khi họ gặp nhau trên bàn họp về việc đình chiến hay hòa binh để có sự giải quyết ổn thỏa chung cho châu Ầu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2019, 06:48:57 am
       
*

        Lúc này những người Ba Lan ở Luân Đôn đã đến, và năm giờ chiều ngay 13 tháng Mười chúng tôi đã tập trung ở Nhà khách của Chính phủ Xô Viết, gọi là Spiridonovka để nghe Mikolajczyk và các đồng nghiệp của ông ta nêu vấn đề của họ. Các cuộc nói chuyện này được tổ chức nhằm chuẩn bị cho những cuộc họp tiếp theo, mà ở đó các đoàn đại biểu của Anh và Hoa Kỳ sẽ gặp những người Ba Lan theo phái Lublin. Tôi đã ép Mikolajczyk rất gay gắt để ông ta xem xét hai điều, sự chấp nhận thực tế đối với Đường Curzon cùng sự thay đổi về dân số bên trong, và một cuộc thảo luận thân mật với Ủy ban Ba Lan của Lublin để có thể thành lập một nước Ba Lan thống nhất. Những thay đổi sẽ xảy ra, nhưng tốt hơn hết là sự hợp nhất được thiết lập ngay từ bây giờ, ở thời điểm đang kết thúc chiến tranh này, và tôi đề nghị người Ba Lam xem xét vấn đề này một cách cẩn thận vào tối hôm đó. Ông Eden và tôi có mặt theo lời mời của họ, họ cần phải liên hệ với Ủy ban Ba Lan và phải chấp nhận Đường Curzon như là một sự thỏa thuận tạm thời còn tùy thuộc vào việc thảo luận ở Hội nghị Hòa bình.

        Mười giờ đêm hôm đó, chúng tôi gặp cái gọi là ủy Ban Dân tộc Ba Lan. Chẳng bao lâu, mọi việc trở nên rõ ràng rằng những người Ba Lan Lublin chỉ là những người bị Nga sai khiến. Họ đã học thuộc và nói lại vai trò của mình cẩn thận đến nỗi tất nhiên là ngay cả những ông chủ của họ cũng cảm thấy rằng họ đã đi quá xa. Chẳng hạn ông Bierut, người thủ lĩnh, đã nói về những vấn đề này: "Chúng tôi có mặt ở đây để đòi hỏi quyền lợi cho phía Ba Lan, theo đó thì Lvov sẽ thuộc về Nga. Đó là ý nguyện của người Ba Lan". Khi điều này được dịch từ tiếng Ba Lan sang tiếng Anh và tiếng Nga tôi nhìn Staline và thấy cái nheo mắt đầy am hiểu trong đôi mắt đầy biểu cảm của ông, đủ để nói lên rằng, "sự dạy dỗ của Xô Viết chúng ta về vấn đề này ra sao!" Sự đóng góp kéo dài của một vị lãnh đạo Lublin khác, Osóbka-Morawski, cũng khiến người ta chán ngán như thế. Ông Eden đã có ý kiến tồi tệ nhất về ba người Lublin Ba Lan.

        Toàn bộ cuộc họp kéo dài hơn 6 tiếng đồng hồ, nhưng kết quả thì nhỏ nhoi và sau những ngày này, cái ung nhọt thối nát của vụ áp phe giữa Xô Viết và Ba Lan này chỉ tiến triển chút ít. "Người Ba Lan từ Luân Đôn sẵn lòng chấp nhận Đường Curzon là "một đường phân ranh tạm thời giữa Nga và Ba Lan". Còn người Nga thì khăng khăng đòi "là cơ sở của đường biên giới giữa Nga và Ba Lan". Không bên nào có thể nhượng bộ. Mikolajczyk tuyên bố rằng ông sẽ bị chính dân tộc mình phản đối, và vào cuối buổi bàn bạc hai tiếng mười lăm phút đồng hồ với một mình tôi, Staline nhận xét rằng ông và Molotov chỉ là hai người duy nhất trong số những người cuối cùng muốn xử lý "nhẹ nhàng" với Mikolajczyk. Tôi chắc chắn rằng có những sức ép mạnh mẽ trong bối cảnh này, kể cả trong đảng phái và trong phe quân sự.

        Staline phản đối việc nỗ lực thành lập một Chính phủ Ba Lan đoàn kết mà không cần nhất trí được vấn đề biên giới. Nêu việc này được giải quyết ổn thỏa, ông sẽ hoàn toàn có thiện chí với việc Mikolajczyk sẽ đứng đầu Chính phủ mới. Chính bản thân tôi nghĩ rằng những khó khăn không kém phần dai dẳng sẽ nẩy sinh trong cuộc thảo luận để hợp nhất một Chính phủ Ba Lan với những người Ba Lan Lublin, mà những địa điểm của họ tiếp tục gây ấn tượng tồi tệ nhất đối với chúng tôi, và những người, tôi bảo với Staline, "chỉ là biểu lộ ý nguyện của Xô Viết". Không nghi ngờ gì nữa, họ cũng có tham vọng thống trị Ba Lan và vì thế là một loại tay sai. Trong tất cả các hoàn cảnh, hướng tốt nhất để cho hai đoàn đại biểu Ba Lan trở về nơi mà từ đó họ đã đến đây. Tôi cảm thấy rất sâu sắc trách nhiệm đặt lên bản thân mình và Ngoại trưởng khi cố gắng xây dụng những tuyên bố cho việc giải quyết ổn thỏa vấn đề Nga - Ba Lan. Thậm chí việc ép Đường Curzon về phía Ba Lan cũng sẽ khích động sự phê phán.

*

        Những hướng khác đã đạt được những thuận lợi đáng kể. Sự quyết tâm tấn công Nhật Bản của Chính phủ Xô Viết trên sự sụp đổ của Hitler là rõ ràng. Điều này có giá trị tối quan trọng trong việc rút ngắn toàn bộ cuộc chiến tranh. Tôi chắc chắn là có khả năng tốt nhất để thu xếp với các nước Balkan. Cùng với những thành công trong hoạt động quân sự, giờ đây họ đang bảo vệ Hy Lạp một cách có hiệu quả, và tôi không nghi ngờ gì rằng những thỏa thuận của chúng tôi khi theo đuổi chính sách 50 - 50 ở Nam Tư là giải pháp tốt nhất cho những khó khăn của chúng tôi trong bối cảnh cách xử sự của Tito -  người đã sống nhơ sự bảo vệ của chúng tôi trong bốn tháng, nhưng đã bí mật đến Matxcova để dự hợp mà không hề bảo với chúng tôi rằng ông ta đã đi đâu - và việc những lực lượng Nga và Bulgary dưới sự chỉ huy của Nga đã đến giúp đỡ cho cánh phía đông của ông ta.

        Không nghi ngờ gì nữa rằng trong phạm vi nhỏ hẹp, chúng tôi đã nói chuyện với sự thoải mái, tự do và chân thành chưa từng có trước đây giữa hai nước. Staline đã có nhiều lời thăm hỏi riêng mà tôi chắc chắn là thành thật. Tuy nhiên, thậm chí tôi trở nên tin rằng không có cách gì mà ông ta lại chỉ có một mình. Như tôi đã nói với các đồng nghiệp của tôi ở nhà, "phía sau ky sĩ còn có sự quan tâm bí mật".

        Tối ngày 17 tháng Mười, chúng tôi đã tổ chức cuộc họp cuối cùng. Có một thông tin mới rằng Đô đốc Horthy1 đã bị lính Đức bắt như một sự nhắc nhở rằng giờ đây toàn bộ mặt trận của Đức ở Hungary bị tan rã. Tôi đã nhận xét là tôi hy vọng sẽ tiến đến Mũi Ljườjana càng nhanh càng tốt, và nói thêm rằng tôi không nghĩ là chiến tranh sẽ kết thúc trước mùa xuân.

----------------------
        1. Horthy: Đô đốc và là chính khách Hungary - Nhiếp chính Vương quốc Hung (N.D.) (1868-1957)


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Tư, 2019, 06:50:51 am
     
20

PARIS VÀ ARDENNES

        Mọi người nghĩ chắc chắn rằng chuyến thăm đầu tiên của tôi đến Paris thích hợp nhất là vào Ngày Đình Chiến, 11 tháng Mười Một năm 1944 và điều này được tuyên bố công khai. Có rất nhiều bản báo cáo nói rằng những kẻ hợp tác với Đức sẽ thực hiện âm mưu ám sát tôi và phải có sự đề phòng đặc biệt. Chiều ngày 10 tháng Mười Một, tôi hạ cánh xuống sân bay Orly, nơi De Gaulle đón tiếp tôi cùng với đội vệ binh danh dự và chúng tôi cùng đi xe qua vùng ngoại ô Paris, và vào trong thành phố cho đến khi chúng tôi đến cầu Tầu d’Orsay, nơi vợ tôi và Mary và tôi được tiếp đãi một cách long trọng. Toa nhà lâu nay đã bị bọn Đức chiếm giữ, và tôi tin chắc rằng tôi đã ngủ trên chiếc giường và sử dụng chính phòng tắm của Goering trước đây. Mọi thứ được sắp xếp    và phục vụ một cách hào nhoáng, và bên trong lâu đài    thật khó mà tin rằng cuộc họp vào tháng Năm năm 1940 là một cái gì đó chứ không phải là một giấc mơ tồi. Mười một giờ sáng ngày 11 tháng Mười Một, De Gaulle dẫn tôi đi trên chiếc xe mui trần vượt sông Seine và xuyên qua Place de la Concorde, với đội quân hộ tống hào nhoáng của Vệ binh Cộng hòa trong đầy đủ trang phục và giáp che ngực. Họ có đến vài trăm người và tạo ra cảnh tượng bóng bẩy rất gây ấn tượng dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ. Người dân Paris và những đội quân đứng sắp hàng tập trung suốt dọc đại lộ nổi tiếng Champs Elysées. Trên các của sổ được trang trí bằng những lá cờ chật những người đứng xem. Chúng tôi tiến lên qua những đám đông hò reo điên dại đến Khải hoàn môn, nơi cả hai chúng tôi đặt vòng hoa trên đài liệt sĩ Vô Danh. Xong nghi lễ này, Tướng quân và tôi cùng nhau đi bộ, theo sau là một đám đông những nhân vật cầm đầu trong đời sống xã hội Pháp, suốt một nửa dặm xuống đường cao tốc mà tôi rất đỗi quen thuộc. Rồi chúng tôi đứng vào chỗ của mình trên khán đài, những đội quân của Pháp và Anh lộng lẫy duyệt binh qua. Biệt đội Vệ binh của chúng tôi rất cừ. Xong nghi lễ này, tôi đặt một vòng hoa dưới tượng đài Clemenceau, người đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều trong chuyến đi này.

        De Gaulle đã làm tôi thấy thoải mái trong bữa ăn trưa đông người ở Bộ Chiến tranh, có một bài diễn văn đầy tán dương đối với những đóng góp của tôi cho chiến tranh này, và đến đêm ngày 12, sau bữa ăn tối ở Đại sứ quán, chúng tôi đã rời khỏi đó đi Besancon. Tướng quân rất lo lắng việc tôi muốn xem cuộc tấn công trên qui mô đáng kể dự định tiến hành bởi quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Tướng de Lattre de Tassigny. Toàn bộ việc sắp xếp cho chuyến đi trên một chuyến tàu đặc biệt sang trọng đã được thực hiện rất chu đáo, chúng tôi đã đến đó rất sớm trước khi trận đánh diễn ra. Chúng tôi phải đến một điểm quan sát trên núi, nhưng vì trời rét đậm và tuyết rơi đầy, những con đường không thể qua lại được nên toàn bộ cuộc hành quân bị hoãn lại. Trong một ngày đi trên xe với De Gaulle, chúng tôi đã tìm thấy nhiều điều để bàn về một cuộc đánh thọc ra kéo dài và ác liệt, trong khi vẫn kiểm tra các đội quân. Sau khi trời tối, chương trình này còn tiếp tục rất lâu. Binh lính Pháp dường như đang có tinh thần cao nhất. Họ duyệt binh qua với dáng điệu tuyệt vời và hát những bài hát nổi tiếng với đầy nhiệt huyết, gây xúc động. Nhóm riêng của tôi - con gái Mary và trợ lý hải quân Tommy của tôi - sợ rằng tôi sẽ lại bị viêm phổi bởi vì chúng tôi đã ở ngoài trời ít nhất là mười tiếng đồng hồ trong thời tiết khủng khiếp. Nhưng tất cả đều tốt đẹp, và trên tàu bữa ăn tối diễn ra thật vui vẻ và thú vị. Tôi đã rất cảm động trước sự kính trọng, thậm chí là sự lịch lãm mà với sáu vị tướng cao cấp đã xử sự với De Gaulle mặc dù thực ra ông ta chỉ đeo có mỗi một sao trên bộ quân phục còn họ thì rất nhiều.

        Trong đêm hôm đó chúng tôi đã tách ra. De Gaulle trở về Paris, còn chúng tôi đi Reims, đến nơi vào sáng ngày hôm sau, khi tôi đến tổng hành dinh của Ike. Buổi chiều, tôi bay trở về Northolt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Tư, 2019, 06:52:52 am

*

        Giờ đây, tình hình ở mặt trận Miền Tây hầu như không còn dễ chịu nữa. Chúng tôi đã chuẩn bị nhiều cho việc tiến quân đến sông Rhine, nhưng những con mưa tháng Mười Một tồi tệ nhất trong vong nhiều năm nay đã làm ngập các sông suối, tạo nên những bãi lầy mà bộ binh phải hết sức vất vả mới vượt qua được. Ở khu vực Anh, binh đoàn 2 của Dempsey đã đánh quân thù bật trở lại bên kia sông Meuse. Xa hơn nữa về phía nam, chúng tôi bắt tay với binh đoàn 9 của Mỹ và khó nhọc vượt qua miền đất ngập nước về phía sông Roer. Tuy nhiên sẽ là liều lĩnh nếu vượt sông, bởi vì mực nước của nó bị khống chế bởi hàng loạt những đập lúc này đang ở trong tay kẻ thù, và bằng cách mở những cửa cống, địch có thể cắt đuôi những đội quân của chúng tôi trên bờ bên kia. Các máy bay ném bom hạng nặng vẫn chưa tạo được một khoảng hở nào, và đến ngày 13 tháng Mười Hai, Binh đoàn I của Mỹ đã phải tăng cường tiến quân để chiếm lấy những con đập này.

        Tại phía nam Ardennes, Patton đã vượt sông Moselle và thọc sâu vào phía đông đến biên giới của Đức. Ở đây, ông đã gặp phải lực lượng mạnh nhất của quân phòng thủ Siegfred. Chiến đấu với các công sự trấn giữ một cách đáng gờm và ngoan cố, Binh đoàn của ông đã phải chựng lại. Phía bên phải của tuyến này Tập đoàn quân của tướng Dever đã mở đường tiến qua Vosges và Belfort Gap. Quân Pháp, sau một trận chiến kéo dài một tuần, bước khỏi đầu mà tôi hy vọng sẽ được chứng kiến, đã chiếm được Belfort vào ngày 22 tháng Mười Một và đến được sông Rhine ở phía bắc Bâle. Từ đây, họ vượt qua sông, quay sang đánh thọc vào cánh quân Đức ở Vosges và buộc quân địch phải rút lui. Ngày 23, chúng tôi đã đánh vào Strasbourg, và trong suốt những tuần tiếp theo Binh đoàn 7 của Mỹ đã quét sạch toàn bộ miền bắc Alsace, di chuyển theo đường cong về phía phải Binh đoan 3, vượt qua đường biên giới nước Đức trên một mặt trận rộng và thâm nhập vào phòng tuyến Siegfried gần Wissembourg.

        Tuy nhiên những thành công đáng kể này không thể che được sự thật rằng các Đồng minh Phương Tây đang chịu một sự đảo ngược về thế chiến lược. Trước khi cuộc chuyển quân vĩ đại này được mở ra, chúng tôi đã ghi nhận quan điểm rằng sẽ là một sai lầm khi tấn công chống lại toàn bộ mặt trận và rằng phải tập trung một lực lượng lớn hơn rất nhiều ở điểm muốn xâm nhập. Tôi đã đánh điện cho Smuts: "Dù sao ông phải nhớ rằng các đạo quân của ta giờ đây có qui mô chỉ khoảng bằng một nửa của Mỹ và chẳng bao lâu nữa sẽ chỉ còn bằng một phần ba. Tất cả đều thân thiện và trung thành trong lĩnh vực quân sự và không còn tỏ ra chán nản nữa... Nhưng giờ đây đối với tôi, hoàn thành công việc không dễ dàng như trước đây nữa..."

        Ngày 6 tháng Mười Hai, tôi cũng kể lại chi tiết những tiên đoán của tôi cho Tổng thống:

        "Đã đến lúc tôi phải trình bày với ông tình hình chiến sự nghiêm trọng và đáng thất vọng đang đối mặt với chúng tôi khi năm cũ sắp hết. Mặc dù dạt được nhiều chiến thắng tuyệt vời mang tính chiến thuật... đang tồn tại một thực tế là chúng ta chắc chắn không đạt được mục đích chiến lược mà ta đã giao phó các đại quân của mình cách đây năm tuần. Chúng ta chưa đến được phía bắc sông Rhine là khu vực quan trọng nhất của mặt trận và chúng ta sẽ phải tiếp tục trận đánh lớn này trong nhiều tuần trước khi có thể hy vong đến được sông Rhine và thiết lập được công sự của ta ở bên kia sông. Sau đó, một lần nữa, ta phải tiến quân xuyên qua nước Đức.

        Ở Ý, quân Đức vẫn còn giữ lại được 26 sư đoàn - có lẽ tương dương với 16 sư đoàn đầy dủ hoặc hơn - trên mặt trận của chúng ta... Lý do tại sao tập đoàn quân 15 không thể gây ra một thất bại quyết định cho Keselring là, do sự trì hoãn, kết quả của việc điều bớt lực lượng của ta sang thực hiện chiến dịch "Dragoon" (bãi đáp quân Riviera ở miền nam nước Pháp), chúng ta đã không vượt qua Apennines trước khi thung lũng sông Po trở nên ngập nước. Vì vậy chúng ta đã không thể sử dụng được ưu thế của lực lượng thiết giáp của mình ỏ miền núi củng như ở miền dồng bằng.

        Do sự ngoan cố kháng cự của quăn Đức trên các mặt trận, chúng ta đã không rút được năm sư đoàn quân Anh và quân Anh - Ấn khỏi châu Âu để tạo điều kiện cho Mountbatten tấn công Rangoon vào tháng Ba, và cũng vì lý do khác mà cuộc hành quân này thành ra không thể thực hiện. Vi vậy, theo như chúng ta đã nhất trí ở Quebec, Mountbatten đã bắt dầu cuộc tổng tiến quân xuyên Miến Điện xuôi xuống từ phía bắc và phía tây, và việc này đã tiến triển một cách mỹ mãn. Giờ đây, vì cuộc tiến quân của Nhật ở Trung Quốc, với sự đe dọa chết người của nó đối với Côn Minh và có thể là cả Trùng Khánh, đối với Tưởng Thống chế và cả chế độ của ông ta, hai sư đoàn hay thậm chí có thể hơn quân Trung Hoa phải rút về để bảo vệ Trung Quốc. Tôi đã chẳng mấy nghi ngờ rằng điều này là không thể tránh được và đúng đắn. Tuy nhiên, hậu quả đã rất nghiêm trọng... Toàn bộ ý tưởng của tôi về một cuộc tấn công thật sự có trọng lượng vượt qua Adriatic hay qua Vịnh Bengal đã bị ngăn trở.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 10:22:46 pm

        Khi chúng ta đối chiếu những khả năng thực tế với sự mong đợi tràn đầy hy vọng của nhân dân chúng ta, bất chấp những nỗ lực chung để ngăn chúng lại, chắc chắn một câu hỏi sẽ được đặt ra, "Chúng ta định xử lý việc này ra sao?" Mối lo ngại của tôi tăng lên bởi tất cả hy vong có một cuộc gặp sớm giữa ba chúng ta đã tiêu tan và một cuộc gặp khác của ông và tôi với các bộ tham mưu của chúng ta đã bị trì hoãn vô thời hạn. Các kế hoạch của nước Anh chúng tôi phụ thuộc vào các kế hoạch của ngài, chí ít là những vấn đề Anh - Mỹ của chúng ta phải được xem xét một cách tổng thể, và các bức điện tín và cú điện thoại thường xuyên hơn chỉ làm tối tăm thêm dự định. Vì vậy tôi cảm thấy rằng nếu chính ngài không thể đến trước tháng hai, tôi định đề nghị xem ngài có thể cử các Tham mưu trưởng của mình đến đây ngay khi có thể được để họ được gần với các đạo quân chủ lực của các ngài và tướng Eisenhower, và để có thể xem xét tòa bộ cảnh tượng bão tố một cách bình tĩnh và kiên nhẫn với quan điểm hành động cũng gần với việc phát tín hiệu cho những chiến dịch của chúng ta năm 1944".

        Mặc dù đồng tình, ông Roosevelt đã không tỏ ý muốn chia sẻ sự lo lắng của tôi.

        Tôi luôn cảm thấy (ông trả lời) sự chiếm đóng của quân Đức đến phía tả ngạn sông Rhine sẽ là một công việc khó khăn. Bởi vì ngày xưa, tôi đã đạp xe qua hầu hết địa hình sông Rhine, tôi chưa bao giờ lạc quan như lúc này về việc dễ dàng vượt sông Rhine của các đạo quân phối hợp của chúng ta, cũng như rất nhiều sĩ quan chỉ huy đã lạc quan như thế.

        Tuy nhiên, chiến dịch chung đã được nhất trí của chúng ta là phát phát triển theo đúng kế hoạch. Ngài và tôi giờ đây đang ở vị trí của các Tổng Tư lệnh, những người đã chuẩn bị cho kế hoạch của mình, phát ra những mệnh lệnh và đưa toàn bộ nguồn lực của mình vào trận đánh theo đúng kế hoạch và mệnh lệnh đó. Tạm thời lúc này, thậm chí có thể sau lịch trình một chút, đối với tôi dường như sự theo đuổi và kết quả của các trận đánh phụ thuộc vào các Tư lệnh Chiến trường, những người mà tôi hết sức tin tưởng...


        Một đòn nặng sắp xảy ra. Trong vòng sáu ngày sau khi gửi bức điện tín này, một cuộc khủng hoảng đã nổ ra đối với chúng tôi. Quyết định của Đồng Minh đánh mạnh từ phía bắc Aachen cũng như qua Alsace ở phía nam khiến miền trung tâm của chúng tôi rất yếu. Ở khu vực Ardennes, một quân đoàn duy nhất, Quân đoàn 8 của Mỹ, gồm bốn sư đoàn, đã trấn giữ một mặt trận dài bảy mươi lăm dặm. Sự mạo hiểm đã được thấy trước và được chấp nhận một cách có chủ tâm, nhưng hậu quả là quá lớn và có thể còn lớn hơn. Bằng một kỳ công đáng kể, vào khoảng bảy mươi sư đoàn địch đã tập trung ở Mặt trận Miền Tây, trong đó có 15 sư đoàn thiết giáp. Đa số không còn sức mạnh, cần nghỉ ngơi và trang bị lại, trừ binh đoàn Thiết giáp 6, được biết là rất mạnh và đang ở trong điều kiện chiến đấu tuyệt vời. Đơn vị xung kích mạnh mẽ này đã được cẩn thận đề phòng trong khi nằm chờ ở phía đông Aachen. Khi cuộc chiến ở mặt trận này lắng xuống vào đầu tháng Mười Hai, nó biến mất một thời gian khỏi tầm mắt của tình báo chúng tôi, và thời tiết tồi tệ đối với việc bay đã ngăn cản những nỗ lực của chúng tôi nhằm phát hiện ra nó. Eisenhower đã nghi ngờ rằng một cái gì đó đang chuyển động, mặc dù không ngờ được tầm cỡ và sức mạnh của nó.

        Thật sự quân Đức đã có một kế hoạch lớn. Rundstedt tập hợp  hai binh đoàn thiết giáp 5 và 6, và binh đoàn 7, với tổng số mười sư đoàn thiết giáp và mười bốn sư đoàn bộ binh. Lục lượng hùng hậu này, dẫn đầu là lực lượng thiết giáp, được dự định đột nhập qua Ardennes đến sông Meuse, chuyển qua phía bắc và tây bắc, chia cắt quân đồng minh ra làm đôi, chiếm cảng Antwerp và cắt đường giao thông huyết mạch của những đạo quân phía bắc của chúng tôi. Kế hoạch tấn công đã được vạch ra bởi Hitler, và sẽ không cho phép các viên tướng thiếu tin tưởng của y thay đổi bất cứ điểm gì trong đó. Phần còn lại của lực lượng Không quân Đức đã được tập hợp lại cho nỗ lực cuối cùng trong khi những đội quân nhẩy dù, biệt kích, và thám báo trong trang phục của Đồng minh đã được giao vai trong vở kịch này.

        Cuộc tấn công bắt đầu ngày 6 tháng Mười Hai dưới hàng rào pháo binh mạnh. Và ở cánh phía bắc, binh đoàn Thiết giáp 6 đã lao vào sườn bên phải của binh đoàn I của Mỹ trong khi họ đang tiến về phía đập Roer. Sau một trận chiến gay go, quân địch đã bị kìm lại. Xa hơn về phía nam, quân Đức đã đột phá qua một mặt trận hẹp nhưng đã bị chặn lại trong nhiều ngày quyết chiến dữ dội. Binh đoàn Thiết giáp 6 đã mở một mũi xung kích đánh về phía tây và rồi về phía bắc sông Meuse phía trên Liege. Binh đoàn thiết giáp 5 đã cắt xuyên trung tâm của quân đoàn Mỹ và thâm nhập sâu về phía sông Meuse.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 10:23:29 pm

        Mặc dù thời gian và tầm cỡ của cuộc tấn công đã khiến cho Bộ Chỉ huy Đồng minh phải ngỡ ngàng, ý nghĩ và mục đích của nó đã nhanh chóng được nhận biết. Chúng đã định tăng cường "hai vai" của cuộc đột phá, ngăn chặn những cuộc vượt sông Meuse cả ở phía đông và phía nam Namour, và đông đảo quân cơ động, để đập nát góc nhô lên của tuyến phòng ngự từ phía nam và phía bắc. Eisenhower đã hành động nhanh chóng. Ông đã cho dừng lại tất cả các cuộc tấn công của Đồng minh đang diễn ra và đem đến bốn su đoàn quân Hoa Kỳ từ nguồn dự trữ và sáu sư đoàn nữa từ miền nam. Hai sư đoàn không vận, một trong đó là sư đoàn 6 của Anh, đã từ Anh qua. Tại phía bắc của mũi nhô ra trên tuyến phòng ngự, bốn sư đoàn của quân đoàn 30 của Anh, vừa tách ra khỏi hàng ngũ trên sông Roer, đã tập trung lại giữa Liege và Louvian đằng sau các binh đoàn 1 và 9 của Mỹ. Hai binh đoàn này đã tung toàn bộ quân dự bị của họ vào những nơi nay để mở rộng một cánh phòng ngự từ phía tây Malmedy.

        Bằng cách cắt rời mặt trận của tập đoàn quân 12 của Tướng Bradley, quân Đức đã làm cho ông ta không thể chỉ huy hiệu quả từ tổng hành dinh ở Luxemburg đối với hai đạo quân của mình ở phía bắc chỗ nhô ra của tuyến phòng ngự. Tướng Eisenhower vì vậy đã tỉnh táo giao cho Montgomery tạm thời chỉ huy toàn bộ các đội quân của Đồng minh ở phía bắc, trong khi Bradley giữ lại binh đoàn 3 của Mỹ và được giao phó cầm cự và phản công quân địch từ phía nam. Việc sắp xếp tương tự cũng được thực hiện đối với lực lượng không quân chiến thuật.

        Ba trong số các sư đoàn tăng viện của chúng tôi đã tập hợp  ở sông Meuse phía nam Namur. Bradley đã tập trung một quân đoàn ở Arlon và cử sư đoàn đổ bộ bằng đường bằng không 101 của Mỹ giữ an toàn cho các đầu mối giao thông quan trọng ở Bastorne. Quân thiết giáp của Đức đã chuyển lên phía bắc, tìm đường tiến về phía tây bắc và để lại quân bộ binh của chúng chiếm giữ thị trấn. Sư đoàn 101, với một số đơn vị thiết giáp, đã được tách riêng ra và trong một tuần đã đánh bật tất cả các cuộc tấn công.

        Sự chuyển hướng của các binh đoàn thiết giáp 5 và 6 gây ra một cuộc chiến gay go ở Marche, kéo dài cho đến ngày 26 tháng Mười Hai. Đến khi đó quân Đức đã kiệt súc, mặc dù có lúc chúng đã chỉ cách Meuse có bốn dặm và đã tiến sâu vào hơn 60 dặm. Thời tiết xấu và sương mù thấp trên mặt đất đã khiến cho lực lượng không quân của chúng tôi không vào được trong suốt tuần đầu tiên của trận đánh, nhưng đến ngay 23 tháng Mười Hai, những điều kiện bay tốt hơn và hộ đã can thiệp vào với hiệu quả to lớn. Các máy bay ném bom hạng nặng đã tấn công đường xe lửa và các trọng tâm của cuộc vận động phía sau các chiến tuyến của địch, và lực lượng không quân chiến thuật đã tàn phá các khu vực phía trước làm cho chúng thiếu quân tăng viện, nhiên liệu, thực phẩm và đạn dược. Những cuộc đột kích chiến lược vào các nhà máy lọc dầu của Đức đã giúp chặn đường cung cấp dầu và làm cho các cuộc tiến công của chúng bị trì hoãn.

        Thất vọng trước mục tiêu quan trọng nhất của mình, ở Meuse, thiết giáp địch đã điên cuồng quay sang Bastogne. Sư đoàn 101, mặc dù đã được tăng cường, vẫn thua xa địch về quân số. Họ đã giữ được thị trấn thêm một tuần nữa và đến cuối tháng Mười Hai, Bộ Tổng chỉ huy Đức, tuy miễn cưỡng, đã nhận thức  rằng trận chiến đã thất bại. Một mũi phản công của Patton đang từ từ nếu không nói là chậm chạp tiến qua miền quê tắc nghẽn tuyết. Quân địch đã phải trả cái giá cuối cùng, lần này thì ở trên không. Ngày 1 tháng Giêng năm 1945, chúng đã có cuộc tấn công mạnh và bất ngờ ở tầm thấp trên toàn bộ các sân bay phía trước của chúng tôi. Những mất mát của chúng tôi, dẫu nặng nề, đã được nhanh chóng bù đắp, nhưng bọn Đức đã bị mất mát nhiều hơn những gì chúng có thể cung cấp vào cuộc tấn công rầm rộ cuối cùng trong Thế chiến Thứ hai.

        Ba ngày sau đó, Montgomery đã mở một cuộc phản công nhanh từ phía bắc và nhập vào đoàn quân của Patton từ phía nam. Hai đoàn quân của Mỹ, với quân của Anh bên sườn phía đông, đã tấn công quân địch, vất vả vượt qua bão tuyết, hai cánh tấn công của Đồng minh đã dần dần tiến lại gần và gặp nhau ở Houffalize vào ngày 16. Quân Đức đã bị ép dần về phía đông và tiếp tục bị quấy rối từ trên không. Đến cuối tháng, chúng đã quay lại phía sau đường biên giới của mình, chẳng có gì để chứng tỏ cho nỗ lực ghê gớm của mình ngoại trừ những mất mát tan tành về vật chất và số thương vong lên tới một trăm hai mươi ngàn người.

        Đó là chiến dịch cuối cùng của Đức trong chiến tranh. Nó đã gây ra cho chúng tôi không ít lo lắng và làm các cuộc tiến quân của chúng tôi bị trì hoãn lại, nhưng cuối cùng chúng tôi là người hưởng lợi. Quân Đức đã không thể bù lại những mất mát của chúng, và, không nghi ngờ gì nữa, các trận chiến sau này của chúng tôi trên sông Rhine, mặc dù rất khốc liệt, nhưng đã bớt căng thẳng. Bộ Tổng chỉ huy của chúng, và ngay cả Hitler, hẳn đã vỡ mộng. Bị đánh bất ngờ, Eisenhower và các tư lệnh của ông đã phản ứng rất nhanh, nhưng họ đều nhất trí rằng sức mạnh chủ yếu đang nằm ở đâu đó. Theo lời của Montgomery, "Cuộc chiến ở Ardennes thắng lợi trước hết nhờ những phẩm chất chiến đấu vũng vàng của binh sĩ Mỹ". Các đội quân của Mỹ thực sự đã tiến hành gần như toàn bộ cuộc chiến đấu và đã chịu đựng hầu như là toàn bộ những mất mát.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:06:46 pm

21

GIÁNG SINH Ở ATHENS

        Người Hy Lạp cạnh tranh với người Do Thái trong việc ai là chủng tộc có đầu óc chính trị cao nhất trên thế giới. Dù trong hoàn cảnh có tồi tệ đến thế nao và hiểm họa đối với đất nước họ có nghiêm trọng thế nào đi nữa, họ luôn chia rẽ thành nhiều đảng phái, với nhiều nhà lãnh đạo đấu đá lẫn nhau, hung hăng đến tuyệt vọng. Có một câu nói rất hay rằng bất cứ ở đâu có ba người Do Thái, ở đó sẽ có hai Thủ tướng và một vị lãnh tụ Đối lập. Điều tương tự cũng đúng đối với một chủng tộc cổ xua khác, chủng tộc có cuộc đấu tranh đầy sóng gió và bất tận kéo cuộc sống trở lại cội nguồn của tư duy con người. Không có bất cứ hai chủng tộc nào khác đã có một dấu ấn như vậy trên thế giới. Cả hai đều chứng tỏ một khả năng sinh tồn, bất chấp những hiểm họa và những khổ đau do những kẻ áp bức từ bên ngoài gây ra, mà chỉ sánh được với những hận thù, xung đột và biến động không bao giờ chấm dứt của chính họ. Hàng ngàn năm qua đi mà vẫn không có chút thay đổi nào trong tính cách của họ và không có sự thuyên giảm về những thử thách hay sức sống của họ, và tất cả những gì họ có thể làm để chống lại  chính bản thân mình, và mỗi người trong số họ từ các góc độ khác nhau đã để lại cho chúng ta một di sản về sự thiên tài và sáng suốt của họ. Không có hai thành phố nào được nhân loại nói đến nhiều hơn hai thành phố Athens và Jerusalem. Những thông điệp của họ về tôn giáo, triết học và nghệ thuật là những tia sáng dẫn đường chủ yếu cho đức tin và nền văn hóa hiện đại. Những thế kỷ của nền thống trị nước ngoài và sự áp bức không tả xiết không giết chết được họ, những cộng đồng và lực lượng năng động trong thế giới hiện đại, sinh sự lẫn nhau với sự hăng hái đến tham lam. Cá nhân tôi luôn đứng về cả hai phía và tin rằng trong sức mạnh vô địch của họ để sống sót sau những cuộc đấu tranh nội bộ và trong những dòng thủy triều của thế giới đe dọa sự tuyệt chủng của họ.

        Trước khi rời khỏi Ý vào cuối tháng Tám, tôi đã yêu cầu Tổng tham mưu trưởng của Vương quốc Anh làm việc chi tiết về cuộc viễn chinh đến Hy Lạp của Anh trong trường hợp quân Đức ở đó sụp đổ. Chúng tôi gọi nó bằng mật danh "Mana" và vào tháng Chín việc chuẩn bị của chúng tôi đã được tiến hành tốt.

        Ông Papandreou và các đồng nghiệp của ông đã được cử đến Ý và được thu xếp ở tại một biệt thự gần Caserta. Noi đây, ông bắt đầu lam việc với các đại diện của EAM1 và những địch thủ Dân tộc Chủ nghĩa của họ, EDES2, và với sự hỗ trợ của ông Macmillan, với tư cách là Công sứ Thường trú ở Địa Trung Hải, và ông Leeper, Đại sứ của chúng tôi đối với Hy Lạp, một bản thỏa thuận đầy đủ đã được ký vào ngày 26. Nó qui định rằng toàn bộ lực lượng du kích ở trong nước phải tự đặt mình dưới những mệnh lệnh của Chính phủ Hy Lạp, và Chính phủ Hy Lạp sẽ tự đặt mình dưới sự chỉ huy của tư lệnh quân Anh, Tướng Scobie. Những người lãnh đạo của quân du kích Hy Lạp tuyên bố rằng không ai trong số họ dám coi thường luật pháp. Bất cứ hành động nào ở Athens cũng sẽ chỉ được thực hiện dưới mệnh lệnh trực tiếp của Tướng Scobie. Văn kiện này, được biết như Thỏa thuận Caserta, sẽ chi phối các hành động tương lai của chúng tôi.

        Trong tháng Mười, cuộc giải phóng Hy Lạp bắt đầu. Các đơn vị biệt kích đã được điều đến miền bắc Hy Lạp, và sáng sớm ngày 4 tháng Mười, các đội quân của chúng tôi đã chiếm được Patras. Đây là vị trí chắc chắn đầu tiên của chúng ta kể từ bước ngoặt bi thảm năm 1941. Ngày 12, Tướng Wilson biết rằng quân Đức đã rút khỏi Athens, và ngay hôm sau lính nhẩy dù của Anh đã đổ bộ lên phi trường Megara, cách thủ đô khoảng tám dặm về phía tây. Ngày 14, số lính nhẩy dù còn lại đã đến và chiếm được thành phố ngay sau khi quân Đức rút. Lục lượng hải quân của chúng tôi đã vào Piraeus, cùng theo họ là Tướng Scobie và quân chủ lực của ông ta, và hai ngày sau Chính phủ Hy Lạp cũng đến nơi, cùng với vị Đại sứ của chúng tôi.

------------------
        1. E.A.M: Mặt trận giải phóng dân tộc Hy Lạp do Đảng Cộng sản lãnh đạo. ELAS: Quân đội nhân dân giải phóng dân tộc Hy Lạp do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

        2. EDES: Quân đội Dân chủ Dân tộc Hy Lạp


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:08:23 pm

        Thời gian trắc nghiệm cho việc dàn xếp của chúng tôi giờ đây đã đến. Tại hội nghị ở Matxcơva, tôi đã đạt được cái phiếu trắng của Nga với một giá đắt. Chúng tôi đã cam kết ủng hộ chính quyền lâm thời của Papanđreou, trong đó EAM được đại diện đầy đủ. Tất cả các đảng phái đều bị hạn chế bởi Thỏa thuận Caserta và chúng tôi mong muốn giao lại quyền cho một Chính phủ Hy Lạp vững chắc mà không bị mất tí thời gian nào. Nhưng Hy Lạp đang ở trong sự đổ nát. Quân Đức đã phá hủy đường bộ và đường sắt khi rút lui về phía bắc, và mặc dù lực lượng  không quân của chúng tôi đã quấy nhiễu chúng, chúng tôi đã chẳng làm được mấy để can thiệp trên đất liền. Các nhóm vũ trang ELAS đã lấp đầy chỗ trống mà quân xâm lược bỏ lại, và bộ chỉ huy trung ương của họ chẳng có mấy nỗ lực để thực hiện những lời hứa trang trọng mà họ đã đưa ra. Chỗ nào cũng là cảnh túng thiếu và cảnh chia rẽ. Tài chính rối loạn và nguồn thực phẩm cạn kiệt. Những nguồn lục quân sự của chúng tôi cũng đã bị căng ra hết mức.

        Cuối tháng đó, ông Eden thăm Athens trên đường trở về tổ quốc từ Matxcơva và nhận được sự đón tiếp cường nhiệt, ghi nhớ lại các nỗ lực của ông cho Hy Lạp năm 1941. Cùng đi với ông là Huân tước Moyne, Công sứ Thường trú ở Cairo, và ông Macmillan. Toàn bộ vấn đề chi viện được thảo luận và tất cả những gì người ta có thể làm đã được thi hành. Các đội quân của chúng tôi sẵn sàng tiếp tục với nửa khẩu phần ăn để tăng thực phẩm tiếp tế, và lính công binh của Anh đã bắt đầu xây dựng đường giao thông khẩn cấp. Ngày 1 tháng Mười Một, quân Đức đã rút khỏi Salonika và Fiorina. Mười ngày sau đó, các lực lượng cuối cùng của chúng đã vượt qua biên giới phía bắc, và ngoài một số ít các đơn vị đồn trú trên đảo đã bị cô lập, Hy Lạp đã được giải phóng.

        Nhưng Chính quyền Athens đã không có đủ quân để kiểm soát đất nước và buộc ELAS phải tuân theo Thỏa thuận Caserta. Tình trạng lộn xộn lớn dần và lan rộng. Cuộc khởi nghĩa của EAM sắp xảy ra vào ngày 15 tháng Mười Một, vì vậy Tướng Scobie đã được chỉ thị chuẩn bị chống lại. Athens sắp được tuyên bố là khu vực quân sự, và được quyền ra lệnh cho toàn bộ các đội quân ELAS rời khỏi đó, Sư đoàn 4 Ấn Độ được điều đến từ Ý. Lữ đoàn Hy Lạp cũng vậy, và nó trở thành trung tâm tranh cãi giữa Papandreou và các đồng nghiệp EAM của ông ta. Rõ ràng cơ hội duy nhất để ngăn chặn cuộc nội chiến là giải giáp du kích và các lực lượng khác bằng một thỏa thuận chung và lập nên một quân đội Quốc gia và lực lượng cảnh sát mới dưới sự kiểm soát trực tiếp của Chính phủ ở Athens.

        Một bản thảo sắc lệnh cho việc giải thể quân du kích do chính các Bộ trưởng EAM vạch ra theo đề nghị của Papandreou đã được trình bày trong Nội các đang rối ren. Lữ đoàn Chính qui Thượng du Hy Lạp và "Liên đội cảm tử" các lực lượng Không quân đã được giữ lại. ELAS phải giữ một lữ đoàn cho riêng họ, và EDES sẽ được giao một lực lượng nhỏ. Nhưng đến phút cuối, các Bộ trưởng EAM đã trở lại với những tuyên bố của mình, trong đó họ đã để phí mất một tuần lễ quý báu, và yêu cầu rằng Lữ đoàn Thượng du phải bị giải tán. Mục tiêu Cộng sản giờ đây đang có đất để thực hiện. Ngày 1 tháng Mười Hai, sáu vị Bộ trưởng liên minh với EAM đã từ chức và một cuộc tổng bãi công ở Athens đã được công bố sẽ xảy ra ngày hôm sau. số còn lại của Nội các đã thông qua bản sắc lệnh giải tán quân du kích, và Đảng Cộng sản đã dời trụ sở chính của họ khỏi thành phố. Tướng Scobie đã ra một bản thông điệp cho nhân dân Hy Lạp nói rằng ông đúng vững phía sau Chính phủ hợp hiến hiện nay "cho đến khi Nhà nước Hy Lạp có thể được thành lập với lực lượng vũ trang hợp pháp và khi những cuộc bầu cử tự do có thể được tổ chức". Tôi đã ra một bản tuyên bố tương tự từ Luân Đôn.

        Chủ nhật, ngày 3 tháng Mười Hai, những người ủng hộ Cộng sản tham gia vào một cuộc biểu tình bị cấm, đụng độ với cảnh sát và cuộc nội chiến bắt đầu. Ngày hôm sau, Tướng Scobie ra lệnh cho ELAS rút khỏi Athens và Piraeus ngay lập tức, thay vì làm như vậy, các đội quân của họ và những thường dân có vũ trang đã cố gắng chiếm lấy thủ đô bằng vũ lực.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:09:56 pm

*

        Lúc này, tôi nắm quyền kiểm soát trực tiếp hơn đối với công việc. Khi biết rằng những người Cộng sản đã chiếm giữ gần như toàn bộ các đồn cảnh sát ở Athens, và ở cách các cơ quan Chính phủ trong vòng nửa dặm, tôi đã ra lệnh cho Tướng Scobie và đội quân gồm 5.000 lính Anh của ông ta, những người ma với tư cách là quân giải phóng đã được dân cư tiếp đón với sự hân hoan tột độ mười ngày trước đó, can thiệp và bắn vào những kẻ hiếu chiến nguy hiểm này. Đối với những việc kiểu này mà làm nửa vời thì chẳng có ích gì. Sự bạo loạn của số đông mà những người Cộng sản đã sử dụng để tìm cách chinh phục thành phố và tự giới thiệu họ với thế giới với tư cách là Chính phủ do nhân dân Hy Lạp đòi hỏi chỉ có thể giải quyết được bằng thần lửa. Không còn thời gian để triệu tập Nội các.

        Anthony và tôi vẫn ngồi cùng nhau cho đến khoảng hai giờ, và hoàn toàn nhất trí rằng chúng tôi phải phát hỏa. Thấy ông ta đã quá mệt mỏi, tôi bảo ông ta, "Nếu ông muốn đi nghỉ, hãy để việc đó lại cho tôi", ông ta đã đi nghỉ và vào khoảng ba giờ chiều tôi thảo bức điện sau cho Tướng Scobie:

        "...Ông có trách nhiệm giữ trật tự ở Athens và vô hiệu hóa hay tiêu diệt toàn bộ các nhóm EAM - ELAS tiến vào thành phố. Ông có thể đặt ra bất cứ quy định nào nếu muốn để kiểm soát nghiêm ngặt các đường phố và để vây bắt bất kỳ bọn gây rối nào. Hiển nhiên là ELAS sẽ cố gắng tống phụ nữ và trẻ em vào xe tải hạng nhẹ ở những nơi có thể giao chiến. Ồng phải tỉnh táo về việc này và tránh sai lầm. Nhưng dừng do dự bắn vào những người đàn ông vũ trang ở Athens, những kẻ tấn công các nhà chức trách Anh hay Hy Lạp mà chúng ta đang cộng tác với họ. Dĩ nhiên sẽ rất tốt nếu mệnh lệnh của ông được củng cố bởi chút ít quyền hành của Chính phủ Hy Lạp, và Leeper đã bảo Papandreou phải ngưng lại và giúp một tay. Tuy nhiên đừng ngần ngại hành động như thể ông đang ở trong một thành phố đã được chinh phục, nơi mà cuộc phiến loạn địa phương đang tiến triển.

        Đối với các băng nhóm ELAS đang tiến dến từ bên ngoài, chắc chắn ông với lực lượng thiết giáp của mình có thể dạy cho bọn này một bài học để làm cho những kẻ khác có các vàng cũng không muốn thử nữa. Ông có thể dựa vào sự ủng hộ của tôi trong tất cả các hành dộng hợp lý và nhạy cảm được thực hiện trên cơ sở này. Chúng ta phái nắm giữ và chế ngự Athens. Sẽ thật vĩ đại nếu ông có thể thành công ở đây mà không cần đến sự đổ máu nếu có thể, nhưng vẫn cần sự đổ máu nếu cần thiết".


        Bức điện nay được gửi đi lúc 4.50 phút sáng ngày 5. Tôi phải công nhận rằng nó có giọng điệu hơi khó nghe. Tôi cảm thấy thật cần thiết phải có sự chỉ đạo mạnh mẽ đối với viên tư lệnh quân đội đến mức tôi cố ý nói điều này một cách sắc nhọn nhất. Sự thật là ông ta đã nhận một mệnh lệnh như thế, sẽ không những khuyến khích ông hành động kiên quyết mà còn cho ông sự bảo lãnh nhất định nào đó rằng tôi sẽ ở bên ông ta trong bất kỳ hành động nào được cho là đúng mà ông ta có thể làm, bất chấp hậu quả có như thế nào đi chăng nữa. Tôi cảm thấy rất lo lắng về toàn bộ công việc này, nhưng tôi tin chắc rằng không có chỗ cho sự nghi ngờ hay bức rào ngăn cách. Tôi nhớ lại bức điện chúc mừng của Arthur Balfour trong những năm 80 gửi cho chính quyền Anh ở Ireland: "Đùng ngại bắn bỏ!" Bức điện đã được gửi qua bưu điện một cách công khai. Bão táp đã nổi lên về vấn đề này tại Hạ Nghị Viện lúc đó, nhưng chắc chắn nó đã ngăn được những mất mát trong cuộc sống. Đó là một trong những bước tiến chủ yếu mà với nó Balfour đã tiến đến nắm quyền lục và sự kiểm soát. Toan cảnh giờ đây lại hoàn toàn khác. Tuy nhiên, câu "Đừng ngại bắn bỏ" đang lởn vởn trong đầu tôi như một lời nhắc nhở từ xa xưa.

        Giờ đây, toàn bộ thế giới tự do đã biết nhiều gấp bội so với những nhận thức lúc đó về phong trào Cộng sản ở Hy Lạp và ở những nơi khác, nhiều độc giả sẽ kinh ngạc về những cuộc công kích dữ dội nhằm vào Chính phủ Hoàng gia và đặc biệt là tôi với tư cách là người đứng đầu. Đa số báo giới Mỹ đã cực lực lên án hành động của chúng tôi, điều mà như họ tuyên bố đã xuyên tạc cái sự nghiệp mà vì nó họ đã ra trận. Bộ Ngoại giao Mỹ, dưới sự đảm trách của ông Stettinius, đã ra một tuyên bố hết sức gay gắt, mà họ sẽ phải lấy làm ân hận hay ít nhất là phải đảo ngược lại trong những năm sau. Ở Anh đã có sự lo lắng rất lớn, tờ Times và Manchester Guardian đã phê phán cái mà họ coi là chính sách phản động của chúng tôi. Tuy nhiên, Staline đã tuân thủ chính xác và trung thành bản thỏa thuận Tháng Mười của chúng tôi, và trong suốt những tuần lễ dài chiến đấu chống lại Cộng sản trên các đường phố Athens, không có bất kỳ lời trách cứ nào xuất hiện trên báo Pravda hay Isvestia.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:11:10 pm

        Tại Hạ Nghị Viện đã có sự khuấy động lớn. Đã có một luồng rất mạnh những ý kiến mơ hồ, thậm chí là rất hung hăng, và bất cứ Chính phủ nào dựa trên cơ sở ít vững chắc hơn Chính phủ Liên hiệp Quốc gia chắc chắn sẽ bị vỡ ra từng mảnh. Nhưng Hội đồng Chiến tranh đã trụ vững như tảng đá bị sóng gió đập vào một cách vô vọng. Khi chúng tôi nhớ lại những gì xảy ra đối với Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc trong những năm sau này, chúng tôi sẽ có thể rất biết ơn số phận vì trong thời điểm gay go này đã cho chúng tôi sự điềm tĩnh, sức mạnh thống nhất của các vị lãnh đạo kiên quyết của tất cả các đảng phái. Không đủ chỗ để tôi có thể trích dẫn nhiều hơn vai đoạn từ bài diễn văn của tôi ngày 8 tháng Mười Hai.

        Chúng tôi đã bị kết tội... là đã dùng lực lượng Hoàng gia để giải giáp những người bạn dân chủ ở Hy Lạp, ở những nơi khác của châu Âu, và để đàn áp các phong trào quần chúng đã hỗ trợ một cách anh dũng trong việc đánh bại kẻ thù...

        Tuy nhiên, câu hỏi đã xuất hiện, và lúc này người ta có thể được phép dừng lại một chút với câu hỏi này, ai là bạn của nền dân chủ và từ "dân chủ" có thể được hiểu như thế nào? Khái niệm của tôi về vấn đề này như sau: nền tảng của dân chủ là việc một người đơn giản, khiêm tốn, đại chúng, chỉ là một con người bình thường đang có vợ và một gia đình, là người ra đi chiến đấu cho đất nước của anh ta khi đất nước gặp khó khăn, đến những nơi bầu cử vào thời gian thích hợp và gạch dấu X trên lá phiếu để chỉ ra ứng cử viên mà anh ta muốn bầu vào Nghị Viện. Và điều cốt yếu của nền tảng này còn là việc người đàn ông hay đàn bà kia sẽ làm việc đó mà không hề sợ sệt, và không chịu bất cứ sự hăm dọa hay trừng phạt dưới bất cứ hình thức nào. Anh ta đánh dấu lá phiếu của mình trong sự bí mật tuyệt đối, rồi những đại biểu được bầu hợp lại và cùng nhau quyết định rằng một Chính phủ nào, hay thậm chí, trong những lúc căng thẳng, loại Chính phủ nào họ muốn có trong đất nước của họ. Nếu đó là dân chủ, tôi đón mừng nó. Tôi tán thành điều đó. Tôi sẽ làm cho nó... Tôi đứng trên nền tảng của những cuộc bầu cử tự do dựa trên cơ sở phổ thông đầu phiếu, và đó là những gì mà chúng tôi coi là nền tảng của dân chủ.

        Người ta phải có một sự tôn trọng nào đó với nền dân chủ và không được dùng ngôn từ đó một cách dễ dãi. Điều cuối cùng có vẻ như dân chủ là luật của đám đông dân chúng, với những băng nhóm trộm cướp, được trang bị thứ vũ khí chết người, tiến vào các thành phố lớn, chiếm các đồn cảnh sát và những điểm trọng yếu của chính phủ để cố gắng giới thiệu một chính thể độc tài với một bàn tay sắt, và lớn tiếng đòi hỏi, như giờ đây họ có thể làm, nếu họ có quyền lực trong tay.

        Dân chủ không dựa trên bạo lực và khủng bố, mà trên lý trí, trên một cuộc chơi công bằng, trên tự do, trên sự tôn trọng quyền lợi của những người khác. Dân chủ không phải là gái điếm bị người đàn ông có súng tiểu liên bắt trên đường phố. Tôi tin vào nhân dân, vào quần chúng, ở hầu hết tất cả các nước, nhưng tôi muốn làm rõ ra rằng đó là nhân dân chứ không phải một băng cướp, những kẻ cho rằng với bạo lục chúng có thể lật đổ được quyền lực hợp hiến, trong một số trường hợp là các Nghị viện cổ xưa, các Chính phủ, và các Nhà nước...

        Chỉ có ba mươi nghị sĩ chống lại chúng tôi trong nhóm người vận động bỏ phiếu biểu quyết. Gần ba trăm người bỏ phiếu tín nhiệm. Ở đây, một lần nữa lại có một khoảnh khắc trong đó Hạ Nghị Viện chứng tỏ sức mạnh và quyền lực lâu bền.

        Không còn nghi ngờ gì nữa là sự bày tỏ tình cảm của dư luận Mỹ và con tàu tư tưởng lúc đó đang được Bộ Ngoại giao Mỹ đi theo, đã ảnh hưởng đến Tổng thống Roosevelt và những người thân cận của ông ta. Những tình cảm tôi đã bày tỏ ở Hạ Nghị viện bây giờ đã trở thành cẩm nang cho học thuyết và chính sách của Mỹ, và đưa đến sự tán thành của Liên Hiệp Quốc. Nhưng vào những ngày đó họ đang say sưa trong một bầu không khí mới mà có thể làm sửng sốt những ai đang bị những ấn tượng của quá khứ điều khiển và không cảm thấy sự ập tới của dòng thủy triều mới trong cuộc sống con người.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:12:35 pm

*

        Trong lúc đó các đội quân của Anh chiến đấu ác liệt ở trung tâm Athens, bị vây chặt và bị áp đảo về số lượng. Chúng tôi đang bận tham gia vào cuộc giành giật từng căn nhà với kẻ địch mà ít nhất một phần năm trong số đó đang mặc thường phục. Không giống như nhiều phóng viên báo chí của Đồng minh ở Athens, các đội quân của chúng tôi đã không khó khăn gì trong việc tìm hiểu các vấn đề có liên quan. Papandreou và các Bộ Trưởng còn lại của ông đã mất hết quyền lục. Các tuyên bố trước đây để thành lập một Ban Nhiếp Chính dưới quyền của Tổng Giám Mục Damaskinos đã bị Nhà Vua bác bỏ, nhưng ngày 10 tháng Mười Hai ông Leeper đã làm sống lại ý tưởng này. Tuy nhiên, Nhà Vua George phản đối việc nay, và lúc đó chúng tôi đã buộc phải ép ông ta tuân theo.

        Giữa lúc lộn xộn nay, Đại Nguyên soái Alexander và ông Harold Macmillan đã đến Athens. Ngày 12 tháng Mười Hai, Nội các Chiến tranh đã cho Alexander được tự do áp dụng mọi biện pháp quân sự. Sư đoàn 4 của Anh, trên đường đi từ Ý đến Ai Cập, đã được lệnh chuyển hướng, và việc họ đến nơi trong vòng nửa cuối tháng này như dự kiến đã làm thay đổi cán cân, nhưng lúc này cuộc chiến đấu giành đi chiếm lại trên đường phố đang diễn ra ở một qui mô ngày càng lan rộng. Vào ngày 15, Alexander đã nhắc tôi rằng điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng giải quyết ổn thỏa, và cơ hội tốt nhất là thông qua Tổng Giám Mục. "Nếu không, ông ta đánh điện, tôi e rằng sự kháng cự của những kẻ phiến loạn tiếp tục căng thẳng như thời điểm hiện nay, tôi sẽ phải điều một lực lượng tăng viện lớn hơn nữa từ mặt trận nước Ý để đảm bảo dọn sạch được toàn bộ vùng Piraeus-Athens, trong đó có năm mươi dặm vuông nhà cửa".

        Sau đó vài ngày, tôi đã quyết định đến đó để chúng kiến tận mắt.

        Đó là ngày 24 tháng Mười Hai, chúng tôi đã tổ chức một bữa tiệc cho gia đình và bọn trẻ nhân dịp Giáng Sinh. Chúng tôi có một cây thông Giáng sinh - được Tổng thống gửi đến tất cả đều trông chờ một buổi tối thú vị, sáng sủa hơn, có lẽ vì bị những bóng đen ám ảnh. Nhưng khi đọc xong các bức điện tín của mình, tôi cảm thấy chắc chắn là phải bay đến Athens để tìm hiểu tình hình ngay tại hiện trường và đặc biệt là làm quen với Tổng Giám Mục, người mà nhiều vấn đề đang xoay quanh ông ta. Vì vậy tôi đã cho điện thoại hoạt động và cho chuẩn bị một chiếc máy bay ở Northolt đêm hôm đó. Tôi cũng làm hỏng đi lễ Giáng Sinh của ông Eden bằng lời đề nghị này và được ông ta đồng ý ngay rằng ông ta cũng nên đến đó. Sau khi đã bị gia đình chỉ trích rất nhiều vì đã làm cho buổi tiệc vắng tanh, tôi đã đi ô tô đến Northolt gặp ông Eden, nơi chiếc Skymaster mà Tướng Arnold vừa điều đến cho tôi đang đợi sẵn một cách chu đáo và đúng lúc.

        Chúng tôi ngủ trong tiếng ầm ầm đến khoảng tám giờ, khi chúng tôi hạ cánh xuống Naples để nạp thêm nhiên liệu. Noi đây có rất nhiều vị tướng, và chúng tôi đã cùng ăn sáng với nhau trên những chiếc bàn kê san sát. Bữa sáng không phải là thời gian tốt nhất trong ngày và những tin tức cả hai mặt trận Ý và Athens đều rất ảm đạm. Sau một giờ chúng tôi lại đi tiếp, và chúng tôi đã bay ngang qua Peloponnese và eo biển Corinth trong một giờ thời tiết mỹ mãn. Athens và Piraeus đã mở ra phía dưới chúng tôi như một tấm bản đồ khổng lồ, và chúng tôi đã liếc nhìn xuống phía dưới đó và tự hỏi vùng nào thuộc về ai.

        Khoảng trưa, chúng tôi đã hạ cánh xuống phi trường Kalamaki đang được khoảng hai ngàn lính không quân của Anh canh giữ, tất cả đều được trang bị hoàn hảo và rất năng động. Đại Nguyên soái Alexander, ông Peeper và ông Macmillan đang chờ ở đây.

        Họ lên máy bay, và chúng tôi đã có gần ba tiếng đồng hồ thảo luận gay gắt về toàn bộ vị trí này, về mặt quân sự cũng như về mặt chính trị. Tôi nghĩ, chúng đang ở trong giai đoạn dàn xếp sau cùng, và nghĩ đến các bước kế tiếp sẽ được thực hiện.

        Tôi và bầu đoàn của mình sẽ phải ngủ trên chiếc tàu thủy Ajax trước khi bóng tối ập xuống và lần đầu tiên, tôi nhận ra đó là ngày Giáng Sinh. Thủy thủ đoàn đã chuẩn bị đầy đủ cho một buổi tiệc vui vẻ, và chắc chắn là chúng tôi đã làm phiền họ ở mức ít nhất có thể.

        Các thủy thủ đã có kế hoạch cho khoảng mười hai người trong số họ ăn mặc nhiều loại y phục, cải trang như người Hoa, người Da đen, thổ dân Da đỏ, người Cockney, và những diễn viên hề - tất cả là khúc nhạc dạo cho các sĩ quan và hạ sĩ quan quân đội, và nói chung là sự khai mạc thích hợp cho bữa tiệc này. Tổng Giám Mục và những người phục vụ của ông ta đều có vóc dáng khổng lồ trong những trang phục thụng, lòe xòe, và đội những chiếc mũ cao dành cho các nhân vật quyền cao chức trọng trong Giáo hội Hy Lạp. Hai bên đã gặp nhau. Các thủy thủ cho rằng ông ta là một phẩn của buổi biểu diễn mà họ không được báo trước, và đã nhảy múa một. cách nhiệt tình quanh ông ta. Tổng Giám Mục lại nghĩ rằng nhóm ăn mặc pha tạp này là một sự lăng nhục có dự tính trước, và hẳn là đã bỏ lên bờ nếu không có viên thuyền trưởng đến đúng lúc, và, sau một chút lúng túng, viên thuyền trưởng đã giải thích thỏa đáng mọi vấn đề. Trong lúc chờ đợi, tôi băn khoăn không hiểu điều gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đều kết thúc vui vẻ.

        Với nỗi cay đắng tột độ ông ta đã phản đối lại những hành động hung bạo của ELAS, và bàn tay đen tối và nham hiểm đằng sau EAM. Nghe ông ta nói không thể nghi ngờ rằng ông ta rất sợ tổ chức của Cộng sản, hay Trotsky theo cách gọi của ông ta, trong nội vụ ở Hy Lạp. Ông ta đã bảo với chúng tôi rằng ông ta đã ra một lời buộc tội sẽ được phổ biến rộng rãi đối với ELAS vì đã bắt tám nghìn con tin, những người thuộc giới trung lưu, mà rất nhiều trong số họ là người Ai Cập, và mỗi ngày đều bắn bỏ đi một số người, và rằng ông ta sẽ thông báo những vấn đề này cho báo chí thế giới nếu phụ nữ không được trả tự do. Nói chung ông ta đã gây ấn tượng với tôi bởi một niềm tin lớn. Ông ta là nhân vật rất cừ và ngay lập tức đã chấp nhận đề nghị làm chủ tọa cuộc họp, sẽ được tổ chức vào ngày hôm sau, ELAS đã được mời cử đại diện đến dự.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:13:41 pm

*

        Sáng ngày 26, là "Ngày đầu tuần liền sau lễ Giáng Sinh" tôi đã lên đường đến Đại Sứ quán. Tôi nhớ rằng ba hay bốn quả đạn pháo từ các trận đánh cách đó một dặm đã làm cho nước phía sườn trái chiếc Ajax phun lên tung tóe, khi chúng tôi chuẩn bị lên bờ, một chiếc xe bọc thép và một đoàn hộ tống đã đợi chúng tôi. Chúng tôi phóng ầm ầm theo con đường đến Đại Sứ quán mà không có phiền toái gì. Tôi đã gặp lại vị Tổng Giám Mục, người sắp giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, ông ta đã đồng ý với tất cả những gì chúng tôi đề nghị. Chúng tôi đã dự kiến chương trình cuộc họp sẽ được tổ chức vào buổi chiều. Tôi đã tin chắc rằng ông ta là một nhân vật nổi tiếng trong sự rối ren của Hy Lạp. Về những khía cạnh khác, tôi biết ông ta là quán quân đô vật trước khi vào giáo hội chính thống. Khoảng sáu giờ tối hôm đó, hội nghị đã khai mạc ở Bộ Ngoại giao Hy Lạp.

        Chúng tôi ngồi vào chỗ của mình trong căn phòng rộng rãi trông trải sau khi bóng tối phủ xuống. Mùa đông lạnh lẽo ở Athens, không có lò sưởi, và vài cây đèn bão tỏa thứ ánh sáng lờ mờ trên toàn bộ khung cảnh này. Tôi ngồi bên phải Tổng Giám Mục, với ông Eden, và Đại Nguyên soái Alexander ngồi ở bên trái ông ta. Ông Mac Veagh, Đại sứ Hoa Kỳ, M.Baelen, Công sứ Pháp, và các đại diện quân sự của Nga đã nhận lời mời của chúng tôi. Ba vị lãnh đạo Cộng sản đã đến muộn. Đó không phải là lỗi của họ. Đã có một cuộc tranh cãi nhỏ kéo dài tại các tiền đồn. Khoảng nửa giờ sau khi chúng tôi đã bắt đầu công việc của mình và tôi bắt đầu phát biểu thì họ bước vào. Họ là những nhân vật chỉnh tề trong bộ quân phục của Anh.

        "Tốt hơn hết", tôi bảo với họ, "Hãy để mặc cho mọi nỗ lực được thực hiện nhằm tái tạo Hy Lạp như một nhân tố của chiến thắng, và hãy làm ngay bây giờ. Chúng tôi không có ý cản trở sự cân nhắc kỹ càng của các ông. Nước Anh chúng tôi và các đại diện khác của Khối cường quốc chiến thắng sẽ để cho người Hy Lạp các ông tự thảo luận dưới sự chủ tọa của người công dân lỗi lạc và đáng tôn kính nhất này, và chúng tôi sẽ không làm phiền đến các ông trừ phi các ông tìm đến chúng tôi một lần nữa... tuy nhiên hy vọng của tôi là hội nghị sẽ bắt đầu ở đây vào chiều ngày hôm nay tại Athens, sẽ phục hồi lại cho Hy Lạp một lần nữa thanh danh và sức mạnh của nó đối với các Đồng minh và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, sẽ bảo vệ cho biên giới của Hy Lạp khỏi bất kỳ mối nguy hiểm nào từ phía Bắc và sẽ cho phép tất cả những người Hy Lạp phát huy hết được sức mạnh của mình và của đất nước mình trước sự chứng kiến của toàn thế giới..."

        Alexander đã thêm vào một chi tiết tuy nhỏ nhưng sắc sảo rằng quân Hy Lạp nên chiến đấu ở Ý và không nên chống lại quân Anh ở Hy Lạp.

        Một khi chúng tôi đã phá vỡ được lóp băng dày và nắm được người Hy Lạp, những người đã gây ra những vết thương khủng khiếp như vậy cho nhau để ngồi quanh bàn đàm phán hòa bình dưới sự chủ tọa của Tổng Giám Mục, những bài phát biểu chính thức đã được thực hiện, các thành viên của phái đoàn Anh tại hội nghị đã rút lui.

        Những cuộc thảo luận gay gắt và ầm ĩ giữa các đảng phái của Hy Lạp đã chiếm toàn bộ ngày hôm sau. Năm giờ ba mươi phút tối hôm đó tôi đã có cuộc thảo luận sau cùng với Tổng

        Giám Mục. Theo kết quả của các cuộc đối thoại của ông ta với các đại biểu ELAS, mọi việc đã được thỏa thuận rằng tôi nên yêu cầu Nhà Vua Hy Lạp phong ông ta làm Nhiếp chính. Ông ta sẽ bắt đầu chuẩn bị thành lập Chính phủ mới không có bất kỳ thành viên Cộng sản nào. Chúng tôi đã quyết định sẽ tiếp tục cuộc chiến với toàn bộ sức lực cho đến khi hoặc là ELAS đồng ý ngừng bắn hoặc khu vực Athens không còn bóng dáng họ nữa. Tôi bảo với ông ta rằng tôi không thể thực hiện bất cứ nhiệm vụ quân sự nào ngoài Athens và Attica, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng giữ các lực lượng của Anh ở Hy Lạp cho đến khi Quân đội Quốc gia Hy Lạp được thành lập.

        Ngày hôm sau, 28 tháng Mười Hai, tôi và ông Eden đã rời khỏi bằng máy bay. Tôi không có cơ hội chào tạm biệt ông Papandreou trước khi đi. Ông ta sắp từ chức và đó là người đã thua thiệt nhất trong toàn bộ chuyện này. Tôi đã yêu cầu Đại sứ của chúng tôi giữ mối quan hệ thân thiện với ông. Ngày 29 tháng Mười Hai chúng tôi trở lại Luân Đôn. Ông Eden và tôi đã thức cùng Nhà Vua Hy Lạp đến bốn giờ ba mươi phút sáng, và đến phút cuối cùng, Đức Vua tôn kính đã đồng ý không trở về Hy Lạp trừ phi được triệu về theo ý nguyện được bày tỏ một cách tự do và bình đẳng của dân tộc, và phong Tổng Giám Mục làm Nhiếp chính trong lúc cấp bách này. Ngay lập tức tôi đã gửi bản tuyên bố của Hoàng gia cho ông Leeper, và Tổng Giám Mục đã trả lời với Đức Vua là chấp nhận sự ủy nhiệm của ông ta làm Nhiếp chính. Thế là đã có một Chính phủ Hy Lạp mới điều hành thực sự. Ngày 3 tháng Giêng, Tướng Plastiras, một người Cộng hòa đặc sệt, người lãnh đạo cuộc đảo chính quân sự chống lại Nhà Vua ở Constantine năm 1922, đã trở thành Thủ tướng.

        Những cuộc chiến liên tiếp ở Athens trong suốt tháng Mười Hai cuối cùng đã đẩy lui quân nổi dậy khỏi thủ đô, và đến giữa tháng Giêng, quân Anh đã kiểm soát được toàn bộ Attica. Những người Cộng sản đã không thể làm được gì để chống lại quân chúng tôi trong cái đất nước tự do này, và việc ngừng bắn được ký kết ngày 11 tháng Giêng.

        Cuộc chiến sau tuần lễ giành Athens đã kết thúc như vậy, và, như cuối cùng nó đã chứng tỏ, nền tự do của Hy Lạp đã thoát khỏi sự chinh phục của Cộng sản. Khi ba triệu quân lính đang chiến đấu hoặc là bên này hoặc là bên kia mặt trận phía tây và một lực lượng lớn của Mỹ đang được triển khai chống lại Nhật Bản ở Thái Bình Dương, sự bùng nổ của Hy Lạp dường như rất nhỏ bé, tuy nhiên họ đang đứng ở trung tâm của quyền lực, luật lệ và tự do của thế giới phương Tây. Thật là kỳ quặc khi nhìn lại những sự kiện này, với bao năm đã qua đi, để thấy rằng cái chính sách vì nó mà tôi và các đồng nghiệp của mình đã tranh đấu một cách hết sức kiên cường, đã được thực tế chúng minh là đúng. Chúng tôi đã không hoàn thành nốt nhiệm vụ ở Hy Lạp. Tuy nhiên, vào cuối năm 1944 tôi cũng có suy nghĩ đôi chút rằng Bộ Ngoại giao Mỹ, với sự ủng hộ của dư luận áp đảo ở đó, trong vòng hơn hai năm sẽ không chỉ phê chuẩn và tiến hành sự nghiệp mà chúng tôi đã bắt đầu, mà con thực hiện một nỗ lực mãnh liệt và tốn kém, thậm chí về mặt quân sự đã biến nó thành hiện thực. Nếu Hy Lạp thoát khỏi số phận như của Tiệp Khắc và sống sót đến ngày nay như một trong những quốc gia tự do, là không chỉ nhờ vào các hành động của Anh năm 1944, mà còn nhờ vào những nỗ lực kiên trì của những gì mà lúc này đã trở thành sức mạnh thống nhất trong thế giới nói tiếng Anh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:15:29 pm

22

MALTA VÀ YALTA - NHỮNG KẾ HOẠCH CHO HÒA BÌNH THẾ GIỚI

        Vào cuối tháng Giêng năm 1945, quân đội Hitler gần như đã bị dồn vào địa giới riêng, chỉ còn lại lực lượng mỏng ở Hungary và miền Bắc nước Ý, nhưng dù nói gì đi nữa thì tình hình chính trị ở Đông Âu cũng chẳng thể nào tốt hơn thế. Ớ Hy Lạp, quả thực đã đạt được một tình hình yên tĩnh tuy bấp bênh và dường như có một Chính phủ tự do dân chủ được lập ra trên nguyên tắc phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín, sẽ có thể được thành lập ở đó vào một thời điểm thích hợp. Rumani và Bungari đã bước vào thế chịu sự kìm kẹp của quân đội Xô Viết, Hungary và Nam Tư đang nằm dưới hình bóng của chiến trường, và Ba Lan, mặc dù đã được giải phóng khỏi quân Đức, nhưng cũng chỉ là sự chuyển giao từ kẻ chiến thắng này sang kẻ chiến thắng kia mà thôi. Việc dàn xếp không chính thức và tạm thời mà tôi đã thảo luận với Staline trong chuyến thăm Matxcova hồi tháng Mười là không thể xảy ra, và theo tôi được biết cho đến bây giờ không bao giờ có thể chi phối hay ảnh hưởng đối với tương lai của những vùng rộng lớn này một khi quân Đức bại trận.

        Toàn bộ hình dạng và cấu trúc của châu Âu sau chiến tranh đã lên tiếng đòi hỏi phải được xem xét lại. Khi bọn Quốc Xã bị đánh bại, nước Đức sẽ được đối xử như thế nào? Chúng ta có thể trông chờ vào những trợ giúp nào từ Liên Bang Xô Viết khi cuối cùng Nhật Bản bị lật nhào? Và một khi những mục tiêu của quân đội ta đã đạt được, ba Đồng Minh vĩ đại của thế giới sẽ đem lại những giải pháp gì và tổ chức được gì cho hòa bình trong tương lai và sự thống trị tốt đẹp cho thế giới? Những cuộc thảo luận ở hội nghị Dumbarton Oaks đã kết thúc trong sự bất đồng mang tính bộ phận. Cho nên trong một phạm vi nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng, chính những cuộc thương lượng giữa "Ba Lan Lubin" được Xô Viết bảo trợ và những người đồng hương của họ từ Luân Đôn mà ông Eden và tôi đã đề cử một cách hết sức khó khăn, đã xúc tiến cho chuyên viếng thăm của tôi đến điện Kremlin vào tháng Mười năm 1944. Một bức thư trao đổi nhạt nhẽo giữa ngài Tổng thống và Staline, bức thư mà ngài Roosevelt đã thông báo cho tôi, đã dẫn đến việc khai trừ M.Mikolajczyk khỏi những đồng nghiệp của ông ta ở Luân Đôn, trong khi vào ngày 5 tháng Giêng, trái với nguyện ước của cả Hoa Kỳ và Anh, những người Xô Viết đã công nhận Ủy Ban Lublin là Chính phủ Lâm thời của Ba Lan.

        Tổng thống đã hoàn toàn bị thuyết phục về sự cần thiết có một cuộc gặp của "Tam Hùng", và sau khi cố thuyết phục tôi, ông cũng đồng ý rằng chúng tôi nên có một cuộc họp sơ bộ giữa hai chúng tôi ở Malta. Bạn đọc hẳn sẽ còn nhớ đến những lo lắng mà tôi đã bày tỏ về hoạt động của chúng tôi ở Tây Bắc Âu trong bức điện tín của tôi gửi cho Ngài Tổng thống ngày 6 tháng Mười Hai. Những điều này, với tôi vẫn còn có trọng lượng. Tham mưu trưởng quân Mỹ và Anh đã rất cần có một cuộc thảo luận trước khi chúng tôi gặp những người Xô Viết, chính vì thế vào ngày 29 tháng Giêng năm 1945, tôi đã rời Northolt trên chiếc Skymaster mà Tướng Arnold đã cấp cho. Con gái của tôi, Tư lệnh Thompson đều đi cùng tôi trên máy bay. Những nhân viên còn lại của tôi và một vài quan chức của các bộ đi trên hai chiếc máy bay khác. Chúng tôi đến Malta vừa đúng trước tảng sáng ngày 30 tháng Giêng, và đến đó tôi mới hay rằng một trong hai chiếc máy bay kia đã rơi ở gần Pantelleria. Chỉ có ba thành viên trong đội bay và hai hành khách còn sống sót.

        Sáng ngày 2 tháng Hai, đoàn Tổng thống trên tàu u.s.s Quincy, vào cảng Valletta. Đó là một ngày ấm áp, và dưới bầu trời không một gợn mây, tôi đã quan sát toàn cảnh từ trên boong của chiếc tàu H.M.S Orion. Khi chiếc tàu chiến chầm chậm chạy qua chỗ chúng tôi về phía bến tàu dọc theo cầu cảng, tôi có thể nhìn thấy dáng Ngài Tổng thống đang ngồi trên đài chỉ huy của thuyền trưởng, và chúng tôi đã vẫy tay chào nhau. Với đoàn tùy tùng Spitfires ở phía trước, những khẩu hiệu đón chào và những biểu ngữ của những công ty tàu thủy trên cảng với những "Lá cờ Đính Sao", đã khiến cho nơi đó thật là một cảnh tráng lệ. Tôi ăn bữa cơm trưa trên tàu Quincy, và vào lúc 6 giờ tối hôm đó, chúng tôi đã có cuộc gặp chính thức đầu tiên trong phòng Tổng thống. Ở đây, chúng tôi đã xem xét tất cả báo cáo của Bộ tham mưu hỗn hợp và kết quả của những cuộc thảo luận quân sự diễn ra ở Malta trong suốt ba ngày trước đó. Bộ tham mưu của chúng tôi đã làm được một công việc đáng kể. Những cuộc thảo luận của họ tập trung chủ yếu xung quanh những kế hoạch của Eisenhower nhằm trải quân của ông ta đến tận sông Rhine và dọc theo con sông này. Có nhiều ý kiến khác nhau về chủ đề này nhưng tôi sẽ xin được đề cập đến một trong chương khác. Dĩ nhiên, cơ hội này cũng đã được nắm bắt để nhìn lại toàn bộ quá trình của chiến tranh, kể cả cuộc chiến đấu chống lại những tàu ngầm Đức, những chiến dịch trong tương lai ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, và tình hình Địa Trung Hải. Chúng tôi buộc 1òng phải đồng ý rút hai sư đoàn khỏi Hy Lạp ngay khi họ rảnh, nhưng tôi cũng xin nói rõ rằng chúng tôi không bắt buộc phải làm như vậy trước khi Chính phủ Hy Lạp xây dựng được lực lượng quân đội của riêng họ. Ba sư đoàn nữa cũng sẽ được rút khỏi Ý để củng cố lại Tây Bắc Âu, nhưng tôi nhấn mạnh rằng sẽ không khôn ngoan chút nào khi rút một số lượng đáng kể cả lực lượng hải quân và lục quân như thế. Thật là hết sức quan trọng phải bám sát bất kỳ sự đầu hàng nào của Đức ở Ý, và tôi đã bảo với Tổng thống rằng chúng ta phải chiếm được càng nhiều phần đất ở Áo càng tốt, vì "không thể mong rằng người Nga sẽ chiếm được phần đất nhiều hơn mức cần thiết ở Tây Âu". Trong tất cả những vấn đề quân sự, một giải pháp thỏa thuận lớn đã đạt được, và những cuộc thảo luận đã có kết quả hữu ích nên Bộ Tổng tham mưu Hỗn hợp đã ý thức được những quan điểm riêng của họ trước đây liên quan đến những cuộc đàm phán với những người đồng cấp Nga của họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:16:36 pm

        Đêm hôm đó, mọi người bắt đầu khởi hành. Các máy bay vận tải cất cánh cách nhau mười phút chở theo khoảng 700 người của các phái đoàn Anh và Mỹ, bay hơn 1.400 dặm đến phi trường Saki, ở Crimea. Tôi lên máy bay sau bữa ăn tối, và thiếp đi luôn. Sau một chuyến bay dài và lạnh, chúng tôi hạ cánh xuống phi trường đang ngập trong tuyết dày. Máy bay của tôi đi trước máy bay ông Roosevelt và chúng tôi phải đứng một lúc đợi ông đến. Khi bước xuống cẩu thang chiếc máy bay "Sacred Cow", trông ông nhợt nhạt như người ốm. Chúng tôi cùng duyệt đội danh dự, Tổng thống ngồi trên một chiếc xe mui trần còn tôi thì đi bộ bên cạnh.

        Lúc này, chúng tôi bắt đầu chuyến đi bằng ô tô trên một chặng đường dài từ Saki đến Yalta. Huân tước Moran và Ngài Martin cũng cùng đi trên chiếc xe của tôi. Chuyến đi của chúng tôi mất gần tám tiếng đồng hồ và suốt dọc đường thường có những đội lính đặc nhiệm của Nga khác nhau đứng xếp hàng, một số là phụ nữ, vai kề vai đứng trên những con đường làng, trên những cây cầu, những đèo núi chính và ở những điểm khác nữa. Khi vượt qua các ngọn núi và đi xuống phía Biển Đen, chúng tôi bất chọt đến một vùng ấm áp với ánh mặt trồi rục rỡ, một vùng khí hậu ôn hòa.

        Tổng hành dinh Xô Viết ở Yalta nằm trong Cung điện Yusupov, và từ trung tâm này Staline, Molotov và những vị tướng của họ đã điều hành hoạt động của chính phủ Nga, và đây là đầu não của mặt trận lớn, lúc này đang xảy ra cuộc chiến ác liệt của họ. Tổng thống Roosevelt được sắp xếp ở tại Cung điện Livadia tráng lệ hơn, ngay gần đấy, để tiện cho ông trong sinh hoạt, tất cả các phiên họp toàn thể của chúng tôi đều được tổ chức ở đây. Thế là chúng tôi đã dùng tất cả những chỗ chưa hề bị hư hại ở đó. Tôi và các thành viên quan trọng của đoàn đại biểu Anh được bố trí ở một tòa biệt thự rất rộng cách đấy chùng năm dặm được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ mười chín bởi một kiến trúc sư người Anh dành cho Hoàng thân Vorontzov, người đã từng là Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền Nga ở Triều đình St. James. Những người còn lại của đoàn chúng tôi được bố trí vào hai nhà nghỉ cách đó chùng 20 phút di chuyển, năm hay sáu người gì đó cùng ngủ chung một phòng, kể cả các quan chức cao cấp, nhưng dường như chẳng có ai để ý đến việc đó cả. Quân Đức đã rút khỏi vùng lân cận này chỉ trước đó mười tháng, và những tòa nhà xung quanh đó bị hư hỏng nặng. Chúng tôi được báo trước rằng vùng này chưa được dọn sạch mìn, chỉ trừ nền nhà của ngôi biệt thự, nơi mà như thường lệ, đã được lính gác Nga tuần tra rất kỹ. Hơn một nghìn người đã dọn dẹp sạch ở đây trước khi chúng tôi đến. Những cửa sổ và của lớn đã được sửa chữa và đồ đạc trong nhà, đồ dự trữ thì được đem tới đây từ Matxcova.

        Việc bài trí nơi ở của chúng tôi rất ấn tượng. Phía sau ngôi biệt thự, nửa kiểu Gothic và nửa kiểu Moorish là những ngọn núi, phủ đầy tuyết, lên đến đỉnh cao nhất ở Crimea. Trước mặt chúng tôi, Biển Đen trải rộng, khắc nghiệt nhưng vẫn hài hòa và ấm áp ngay cả ở thời gian này trong năm. Nhũng con sư tử trắng được chạm khắc ngay ở lối vào ngôi nhà, và bên kia sân là một công viên rất đẹp trồng những cây vùng cận nhiệt đới và những cây bách. Trong phòng ăn, tôi nhận ra hai bức tranh treo hai bên bệ lò sưởi là những bản sao của những bức họa gia đình Herberts ở Wilton. Thì ra Hoàng thân Vorontzov đã cưới một người con gái của gia đình này và đã đem những bức ảnh này về từ Anh Quốc. Những người chủ nhà của chúng tôi cố gắng hết sức để chúng tôi thoải mái ở đây và bất cứ một nhận xét gì của chúng tôi đều được họ ghi nhận với một thái độ quan tâm chu đáo nhất. Trong một dịp nào đó, Portal đã thán phục cái bể thủy tinh lớn có trồng cây ở bên trong và nhận xét rằng chẳng có một con cá nào trong bể cả. Hai ngày sau đó, những con cá vàng đã được gửi đến. Một lần khác ai đó đã buột miệng nói rằng không có vỏ chanh trong món rượu Cocktail, ngay ngay hôm sau một cây chanh đầy quả đã được đem trồng vào trong sảnh. Tất cả những thứ đó đều chỉ có thể được vận chuyển bằng đường hàng không từ xa đến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:17:47 pm

*

        Phiên họp toàn thể đầu tiên của Hội nghị bắt đầu lúc 4 giờ 55 chiều ngày 5 tháng Hai. Cuộc thảo luận bắt đầu về vấn đề tương lai cho nước Đức. Dĩ nhiên là tôi đã rất cân nhắc vấn đề  này và tôi đã gửi cho ông Eden cách đây một tháng.

        Việc đối xử với nước Đức sau chiến tranh, thật là quá sớm để chúng tôi quyết định những vấn đề quá lớn như thế này. Hiển nhiên rằng khi việc tổ chức kháng cự của quân Đức chấm dứt, giai đoạn đầu tiên sẽ là việc kiểm soát quân sự khắt khe. Điều này có thể tiếp tục tốt đẹp trong nhiều tháng, hay có lẽ là trong một vài năm, nếu phong trào bí mật của Đức hoạt động tích cực... Tôi sẽ bị phản đối bất cứ khi nào tôi nêu ý kiến theo suy nghĩ tiềm ẩn của mình, điều sẽ được khơi dậy bởi một cách giải quyết "lại đặt nước Đức bất hạnh trên chính đôi chân của nó". Tôi cũng biết rất rõ những tranh luận về cái gọi là: "không thể có một cộng đồng đã bị đầu độc ở trung tâm của châu Âu". Tôi đã gọi ý rằng, với tất cả những công việc mà chúng tôi đang làm hiện nay, chúng tôi không nên dự kiến trước những cuộc thảo luận và những bất đồng đau thương này, vì điều đó là có thể có. Tôi phải nghĩ tới một Quốc hội mới, là nơi sẽ có những ý kiến mà chúng tôi không thể nói trước được.

        Chính bản thân tôi cũng mong muốn được tập trung vào những vấn đề thực tế, những vấn đề sẽ là thống lĩnh trong hai hay ba năm tới, hơn là ban cãi về mối quan hệ lâu dài của Đức đối với châu Âu... Thật là sai lầm khi cố gắng viết ra trên những mẩu giấy nhỏ về cái thế giới bị tổn thương và đang run rẩy này cảm nhận được những gì ngay sau cuộc chiến kết thúc, hay khi cái lạnh sẽ xuất hiện một cách không thể tránh khỏi thay cái nóng, hay khi cái lạnh thủy triều đầy kinh hoàng trong cảm xúc này ngự trị trong hầu hết tâm trí loài người, và những nhân vật độc lập có xu hướng trở nên không chỉ cô độc, mà còn thất thường nữa. Sự chỉ dẫn về những vấn đề có tính trần tục đến với chúng tôi từ từ, hoặc cùng lắm là phải đợi thêm một hai bước nữa. Vì vậy cần có sự sáng suốt trong việc bảo lưu những quyết định của riêng mình càng lâu càng tốt và cho đến khi tất cả những sự kiện và thế lực có thể phát huy uy lực của mình vào thời điểm nay bị phơi bày ra.

        Cho nên khi Staline hỏi tại sao nước Đức lại bị chia cắt, tôi bảo rằng quả thật là quá phức tạp để chuyện đó có thể giải thích ổn thỏa trong năm hay sáu ngày. Nó đòi hỏi phải có một cuộc tìm kiếm những sự thật về lịch sử, dân tộc học và kinh tế học, và phải có sự  xem xét lại tương đối lâu của một ủy ban đặc biệt, ủy ban này có thể đề xuất nhiều đề nghị và gợi ý khác nhau về những vấn đề này. Có rất nhiều điều phải được cân nhắc. Phải làm gì với nước Phổ? Lãnh thổ nào có thể giao cho Ba Lan và Nga? Ai sẽ được quyền kiểm soát thung lũng Rhine và những vùng công nghiệp rộng lớn như Ruhr và Saar? Phải thành lập ngay một cơ quan để xem xét những vấn đề này, và lẽ ra chúng tôi phải có bản báo cáo về vấn đề đó trước khi đi đến một quyết định cuối cùng. Ngài Roosevelt gọi ý yêu cầu các ngoại trưởng của chúng tôi lên kế hoạch để nghiên cứu vấn đề này trong vòng hai mươi tư tiếng đồng hồ và có một kế hoạch cụ thể về việc chia cắt nước Đức trong vòng một tháng ở đây, vấn đề này bị gác lại trong một thời gian.

        Sau đó chúng tôi bố trí gặp nhau vào ngày hôm sau và để xem xét hai vấn đề chủ yếu nhất trong những cuộc thảo luận này của chúng tôi, kế hoạch Dumbarton Oaks về vấn đề an ninh thế giới và Ba Lan.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:18:56 pm

*

        Như đã đề cập đến ở một chương trước, hội nghị Dumbarton Oaks đã kết thúc mà không đi đến một sự thỏa thuận đầy đủ về vấn đề hết sức quan trọng là quyền bỏ phiếu trong Hội đồng Bảo an và thời gian lúc này không cho phép chúng tôi làm được một cái gì nhiều hơn là việc tham khảo một vài điểm nổi bật trong những cuộc thảo luận của chúng tôi. Staline nói ông ta e rằng, dù ba cường quốc hôm nay còn là đồng minh, và có lẽ không có một cường quốc nào sẽ thực hiện bất cứ hành động xâm lược nào, nhưng chỉ trong vòng mười năm, hoặc không đến, ba vị lãnh tụ sẽ không còn trên đời này nữa, và một thế hệ mới chưa hề trải qua chiến tranh có thể sẽ lên nắm quyền và sẽ quên đi những gì chúng tôi đã trải qua. Ông tuyên bố, "tất cả chúng ta muốn bảo đảm hòa bình ít nhất 50 năm. Nguy hiểm lớn nhất là những xung đột giữa ba chúng ta, bởi vì nếu chúng ta duy trì sự thống nhất, mối đe dọa của Đức sẽ không còn có ý nghĩa quan trọng nữa. Vì vậy bây giờ chúng ta phải nghĩ xem làm sao có thể bảo đảm được sự thống nhất giữa chúng ta trong tương lai và làm sao để đảm bảo rằng ba Cường quốc (và có thể còn có Trung Quốc và Pháp nữa) sẽ duy trì một mặt trận thống nhất. Hệ thống này phải được giải thích chi tiết để tránh những xung đột giữa các Cường quốc Chủ yếu". Người Nga bị buộc tội là đã nói quá nhiều về việc bỏ phiếu. Đúng, họ nghĩ điều đó là rất quan trọng, bởi vì mọi thứ sẽ được quyết định bằng bỏ phiếu, và họ sẽ rất quan tâm đến kết quả. Giả sử Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an đòi lại Hồng Kông, hay Ai Cập đòi lại kênh Suez, ông nhận rằng họ không chỉ có một mình mà sẽ có những người bạn và có thể cả những người bảo vệ họ ở Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hay là ở Hội đồng Bảo an, và ông ta sợ rằng những tranh chấp như thế sẽ phá vỡ đi sự thống nhất giữa ba Cường quốc.

        "Những đồng nghiệp của tôi ở Matxcova không thể quên những gì xảy ra trong tháng Mười Hai năm 1939, trong suốt cuộc chiến tranh Nga - Phần Lan, khi quân Anh và Pháp đã sử dụng chống lại chúng tôi và đã thành công trong việc cô lập Nga và khai trừ Liên Bang Xô Viết ra khỏi Hội và sau này khi họ vận động chống chúng tôi và nói đến một cuộc thập tự chinh chống lại Nga. Phải chăng chúng tôi không có cái gì đó để bảo đảm rằng những chuyện như vậy sẽ không xảy ra một lần nữa?"

        Sau cuộc đấu tranh và giải thích, chúng tôi thuyết phục ông ta chấp nhận kế hoạch của Mỹ rằng Hội đồng Bảo an sẽ gần như không có quyền lực trừ phi "Tứ Cường" nhất trí với nhau. Nếu Hoa Kỳ, Liên bang Xô Viết, Liên hiệp Anh và Trung Quốc không đồng tình trong bất cứ một vấn đền lớn nào, thì bất cứ một ai trong nhóm đó cũng có thể phủ nhận sự tán thành của đa số và được quyền buộc Hội đồng phải ngừng bất cứ chuyện gì. Đây là Quyền Phủ quyết. Thế hệ con cháu mai sau có thể sẽ phán xét những kết quả của nó.

        Chính bản thân tôi luôn giữ quan điểm rằng nền tảng của một Công cụ Thế giới nên được tìm kiếm trên cơ sở khu vực. Hầu hết các khu vực quan trọng đã tự nói lên điều đó - Hoa Kỳ, châu Âu Thống nhất, Khối Thịnh vượng chung và Đế quốc Anh, Liên bang Xô Viết, Nam Mỹ. Những khối khác bây giờ rất khó xác định - như nhóm châu Á hay các nhóm ở châu Âu, hay nhóm châu Phi - nhưng có thể xác định được qua nghiên cứu. Nhưng mục tiêu sẽ là có rất nhiều vấn đề tranh cãi khu vực gay gắt sẽ được đưa ra bàn luận một cách triệt để tại Hội đồng Khu vực, nơi sau này có thể cử ba hay bốn đại diện vào Cơ quan Tối cao, bằng cách chọn ra những người có địa vị quan trọng nhất. Điều này có thể tạo nên một nhóm Tối cao chừng ba mươi hay bốn mươi chính khách của thế giới, mỗi người chịu trách nhiệm không chỉ đại diện cho khu vực của họ mà còn bàn đến những sự nghiệp chung của thế giới, mà bắt đầu là việc ngăn chặn chiến tranh. Những gì chúng ta hiện có không hề tác động đối với mục tiêu nổi cộm này. Việc triệu tập tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, để bàn về các điều khoản chính xác liên quan đến cơ quan trung ương có thể được so sánh với tổ chức của một quân đội không có sự phân cấp nào giữa Bộ Tổng Tư Lệnh với Tư lệnh của các sư đoàn, lữ đoàn. Tất cả đều được mời tới Tổng hành dinh. Sự hỗn độn do những cố gắng vận động hành lang là tất cả những kết quả đạt được cho tới nay. Nhưng chúng tôi vẫn phải kiên trì.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:27:31 pm

23

NGA VÀ BA LAN : LỜI HỨA HẸN CỦA XÔ VIẾT

        Vấn đề Ba Lan đã được bàn bạc ở không ít hơn bảy trong số tám phiên họp toàn thể của Hội Nghị Yalta và một bản tường trình của Liên Hiệp Anh về việc trao đổi nội bộ về chủ đề này giữa Staline, Roosevelt và tôi dài đến gần tám mươi ngàn từ. Được sự trợ giúp của các Ngoại Trưởng của mình và những người dưới quyền họ, cũng là những người đã tổ chức những cuộc tranh cãi căng thẳng và chi tiết ở những cuộc gặp riêng giữa từng nhóm, cuối cùng chúng tôi đã cho ra một tuyên bố giới thiệu cả tương lai hứa hẹn cho thế giới và sự nhất trí giữa chúng tôi về những hành động trong tương lai. Câu chuyện đau lòng này vẫn chưa kết thúc và những sự thật lúc đó chưa được biết đến một cách hoàn hảo, nhưng những gì đưa ra ở đây có thể đóng góp vào việc đánh giá một cách đúng đắn về những nỗ lực của chúng tôi vào hội nghị áp chót của những Hội Nghị thời chiến tranh. Những khó khăn, những vấn đề cũ kỹ còn nhiều và rất cấp bách. Chính phủ Lublin được Xô Viết bảo trợ của Ba Lan, hay chính phủ "Varsovie" như tất cả những người Nga dưới tất cả những cái tên khác nhau thích gọi như thế hơn, nhìn nhận Chính phủ Ba Lan ở Luân Đôn với sự hận thù cay nghiệt. Cảm thấy quan hệ giữa họ ngày càng trở nên tồi tệ, không tốt lên thêm được, từ sau cuộc họp của chúng tôi hồi tháng Mười ở Matxcova, những đội quân Xô Viết đang tràn về dọc theo biên giới Ba Lan và quân đội bí mật của Ba Lan đang bị buộc tội một cách tùy tiện là những kẻ sát hại những người lính Nga và là những phần tử tấn công phá hoại ở khu vực hậu phương và các tuyến đường giao thông. Sự tiếp cận và trao đổi thông tin của họ đối với các cường quốc phương tây đã bị cự tuyệt. Ở Ý và ở Mặt trận phía Tây, 150.000 lính Ba Lan đang dũng cảm chiến đấu để đánh bại các đạo quân Quốc Xã. Họ và những người khác ở nhiều miền khác nhau ở châu Âu đang háo hức trông chờ sự giải phóng đất nước và một cuộc quay trở về tổ quốc sau thời gian lưu đầy tự nguyện mà vẻ vang này. Một cộng đồng lớn những người Ba Lan ở Hoa Kỳ đang lo lắng trông chờ sự giải quyết ổn thỏa của ba Cường quốc.

        Những vấn đề mà chúng tôi thảo luận có thể được tóm tắt như sau:

        - Làm sao để xây dựng một Chính phủ Lâm thời duy nhất cho Ba Lan.

        - Làm sao và khi nào sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tự do.

        - Làm thế nào để ổn định các miền biên giới Ba Lan, cả ở phía đông và phía tây.

        - Làm sao để giữ vững an toàn cho các vùng hậu phương và những tuyến đường giao thông của các đạo quân Xô Viết đang tiến tới.

        Ba Lan thật sự đã trở thành một lý do cấp bách nhất thế giới để mở Hội nghị Yalta và được chứng tỏ là một trong những nguyên do lớn nhất có thể dẫn đến sự tan vỡ của Khối Đồng minh. Chính bản thân tôi khẳng định rằng một nước Ba Lan vững mạnh tự do và độc lập là quan trọng nhiều hơn những ranh giới lãnh thổ riêng biệt nào đó. Tôi muốn người Ba Lan được sông tự do và tự quyết định cuộc sống của họ. Chính vì thế mà chúng tôi đã tham gia chiến tranh chống lại quân Đức năm 1939. Cuộc chiến đã gần như cướp đi cuộc đời của chúng tôi, không chỉ với tư cách một đế chế, mà là cả một dân tộc, và khi chúng tôi gặp nhau vào ngày 6 tháng Hai năm 1945, tôi đã đặt vấn đề như sau: Liệu chúng ta có thể không thành lập một Chính phủ hay một công cụ chính phủ cho Ba Lan, mà trông chờ một cuộc bầu cử phổ thông và tự do, nó có thể được mọi người thừa nhận? Một chính phủ như vậy sẽ có thể chuẩn bị cho một cuộc bỏ phiếu tự do của người Ba Lan theo hiến pháp và hệ thống hành chính trong tương lai. Nếu thực hiện được điều này, chúng ta có thể tiến một bước lớn về phía trước hòa bình và sự thịnh vượng trong tương lai của miền Trung Âu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:29:18 pm

        Trong một cuộc tranh luận sau đó, Staline cho rằng ông đã hiểu thái độ của chúng tôi. Đối với người Anh, ông nói, Ba Lan là một vấn đề về niềm tự hào nhưng đối với người Nga đó là vấn đề của cả niềm tự hào và an ninh; tự hào là vì họ đã có những cuộc xung đột với người Ba Lan và họ mong muốn loại ra những nguyên do của những cuộc xung đột như vậy; an ninh là vì Ba Lan giáp với những miền biên giới của Nga, và trong lịch sử Ba Lan đã là một hành lang mà qua đó những kẻ thù của Nga đã đi qua để tấn công nước Nga. Quân Đức đã làm như vậy hai lần trong vòng 30 năm trở lại đây và họ có thể làm như vậy vì Ba Lan rất yếu. Nga muốn Ba Lan là một nước mạnh và có thế lực để họ có thể tự đóng cửa cái hành lang này bằng chính sức lực của mình. Nước Nga không thể để một thế lực bên ngoài đóng của cái hành lang đó. Nó chỉ có thể đóng được lại từ bên trong bởi chính Ba Lan. Đây là một vấn đề, một vấn đề sống còn của nhà nước Xô Viết.

        Về các miền biên giới của họ, Staline tiếp tục nói rằng Tổng thống  đã gọi ý sửa đổi chút ít cho Đường Curzon và rằng Lvov và có thể một so huyện lỵ khác nào đó sẽ được trao về cho Ba Lan, và tôi đã nói rằng đây sẽ là một cử chỉ hào hiệp. Nhưng ông ta chỉ ra rằng không phải người Nga đã phát minh ra Đường Curzon. Đường này đã được Curzon và Clemenceau và những đại diện của Hoa Kỳ vạch ra tại hội nghị năm 1918, mà ở hội nghị đó Nga đã không được mời. Đường Curzon đã được chấp nhận không theo ý nguyện của Nga trên cơ sở những dử liệu về dân tộc học. Lê-nin đã không đồng ý về chuyện đó. Những người Nga rút lui quan điểm của Lê-nin, và bây giờ ai đó lại muốn Nga sẽ lấy ít hơn phần mà Curzon và Clemenceau đã nhượng bộ. Điều này thật đáng hổ thẹn. Khi những người Ukraina đến Matxcơva họ sẽ nói rằng Staline và Molotov là những người bảo vệ không đáng tin cậy của Nga bằng Curzon hay Clemenceau. Việc này sẽ thật sự tốt hơn nếu như chiến tranh sẽ kéo dài lâu hơn một chút, cho dù nó có lấy đi của người Nga rất nhiều máu, để cho Ba Lan có thể lấy được đền bù bằng chi phí của nước Đức. Khi Mikolajczyk ở Nga trong tháng Mười, ông đã hỏi xem đường biên giới nào giữa Ba Lan - Nga sẽ được công nhận ở phía Tây, và ông đã rất vui mừng khi nghe rằng nước Nga cho rằng biên giới phía Tây của Ba Lan sẽ mở rộng ra vùng Neisse. Có hai con sông cùng mang tên đó, Staline nói, một con sông ở gần Breslau và một con sông nữa ở xa hơn về phía Tây. Ông ta đã nghĩ đến chính là nhánh phía Tây của sông Neisse.

        Nhưng khi chúng tôi gặp nhau vào ngày 7 tháng Hai, tôi nhắc nhở những thính giả của tôi, luôn luôn tán thành việc di chuyển biên giới của Ba Lan về phía Tây bằng cách nói rằng người Ba Lan sẽ tự do khi nhận lấy lãnh thổ ở phía Tây, nhưng không nhiều hơn những gì họ mong đợi hay hiển nhiên có thể cố gắng đạt được. Thật là rất đáng tiếc khi nhồi vào con ngỗng Ba Lan một lượng thức ăn Đức quá nhiều để nó có thể bị chết vì bội thực... nhiều dư luận ở Anh đã bị sốc bởi ý tưởng sẽ phải di chuyển hàng triệu người bằng vũ lực. Nhũng thành công vĩ đại đã đạt được nhờ việc gỡ rối vấn đề dân số của Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc chiến tranh cuối cùng, và cả hai nước đã có những mối quan hệ tốt đẹp kể từ đó, nhưng trong trường hợp  này, gần hai triệu người đã bị di chuyển. Nếu Ba Lan lấy đi phần Đông của nước Phổ và Silesia cho đến vùng Oder, chỉ riêng điều đó sẽ có nghĩa là di chuyển sáu triệu người trở về nước. Điều đó có thể làm được, chỉ còn tùy thuộc vào ý nghĩa phải trái của vấn đề, điều mà tôi phải giải quyết ổn thỏa trong dân chúng của mình.

        Staline nói không có người Đức trong những vùng đó, vì tất cả bọn họ đã chạy khỏi đây rồi. Tôi trả 1ời rằng vấn đề là có còn chỗ cho họ không trong những phần còn lại của nước Đức. Sáu hay bảy triệu người Đức đã bị giết hại và khoảng một triệu người khác (Staline nói rằng hai triệu) chắc chắn sẽ có thể bị giết trước khi chiến tranh kết thúc. Vì vậy, sẽ phải có chỗ cho những người nhập cư ở một thời điểm nào đó. Họ sẽ rất là cần thiết để lấp đi chỗ trống. Tôi không sợ vấn đề di dân, một khi điều đó là tương xứng với những gì mà Ba Lan có thể làm được cái gì đó có thể đưa vào nước Đức. Nhưng đó là một vấn đề đòi hỏi cần được nghiên cứu, không phải là một vấn đề nguyên tắc, mà là một trong những những vấn đề mà chúng ta phải xử lý. Trong những cuộc thảo luận chung này, bản đồ không được dùng đến, và như lẽ thường tình sự phân biệt giữa miền đông và miền tây sông Neisse không được rõ ràng. Tuy nhiên, điều này sẽ sớm được làm rõ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:54:07 am

*

        Vào ngày 8, Ngai Roosevelt đồng ý rằng biên giới phía Đông của Ba Lan sẽ là Đường Curzon, với những sửa đổi có lợi cho Ba Lan ở một vài nơi khoảng từ năm đến tám kilômét... Nhưng ông lại chặt chẽ hơn về biên giới ở phía Tây. Ba Lan chắc chắn sẽ nhận được bồi thường bằng chi phí của nước Đức, "nhưng", ông nói tiếp, "sẽ xuất hiện sự biện minh chút ít khi mở rộng nó cho đến miền Tây của sông Neisse". Điều này luôn luôn là quan điểm của tôi, và tôi phải chốt rất chặt điểm này khi chúng tôi gặp nhau vàc lần tới ở Potsdam năm tháng sau đó.

        Vì vậy ở Yalta, trên nguyên tắc, tất cả chúng tôi đều thống nhất về biên giới phía Tây, và chỉ có vấn đề duy nhất là đường ranh giới sẽ được vạch ra chính xác đến đâu và chúng tôi nên nói ở mức nào đó về điều đó thì đủ. Người Ba Lan sẽ có được một phần của miền Đông nước Phổ và sẽ được tự do đi lại cho đến Oder nếu họ muốn, nhưng chúng tôi rất nghi ngờ về việc đi xa hơn chút nữa, hãy khoan nói đến một điều gì về vấn đề đó vào giai đoạn này, và ba ngày sau đó tôi phát biểu với Hội nghị rằng chúng tôi có một bức điện tín từ Nội các Chiến tranh trong đó kịch liệt phản đối bất cứ một sự lưu ý nào đến biên giới ở phía Tây xa xôi như bờ Tây sông Neisse bởi vấn đề di dân là quá sức không thể làm được.

        Vì vậy, chúng tôi quyết định thêm vào tuyên bố của chúng tôi như sau:

        Ba vị đứng đầu của Chính phủ xem biên giới phía đông của Ba Lan sẽ theo Đường Curzon, với một phần ở bên ngoài một số vùng vào khoảng năm đến tám kilômét theo hướng đó có lợi cho Ba Lan. Họ thừa nhận rằng Ba Lan phải nhận thêm phần phụ vào lãnh thổ ở miền Bắc và miền Tây. Họ cảm thấy rằng ý kiến về một Chính phủ Lâm thời Dân tộc Thống nhất Ba Lan sẽ cố đạt được trong quãng thời gian nhờ việc mở rộng những vùng biên giới ngoài thêm vào này, và việc xác định ranh giới cuối cùng của biên giới phía Tây Ba Lan vì vậy sẽ phải chờ  đến Hội nghị Hoa bình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:55:28 am

*

        Vấn đề còn lại là việc thanh lập một Chính phủ Ba Lan mà tất cả chúng tôi đều có thể thừa nhận và dân tộc Ba Lan có thể chấp nhận được. Staline bắt đầu bằng việc chỉ ra rằng chúng tôi không thể lập nên Chính phủ Ba Lan trừ phi chính những người Ba Lan đồng ý chuyện đó. Mikolajczyk và Grabski đã đến Matxcova trong thời gian tôi ở thăm tại đó. Họ đã gặp Chính phủ Lublin, một số thỏa thuận đã đạt được và Mikolajczyk đã đi Luân Đôn trong một phần nhận thức rằng ông ta sẽ trở về. Thay vì như vậy những người đồng nghiệp của ông ta đã gạt ông ta ra khỏi nội các, đơn giản chì vì ông ta tán thành một thỏa thuận với Chính phủ Lublin. Chính phủ Ba Lan tại Luân Đôn rất thù địch với cái ý tưởng của một Chính phủ Lublin, và miêu tả Chính phủ đó như là một băng cướp và tội phạm. Chính phủ Lublin đã trả đũa lại, và bây giờ thì giải quyết vấn đề đó quả thực là khó. "Hãy nói chuyện với Chính phủ Lublin nếu ông muốn", thực tế ông ta đã nói như vậy. "Tôi sẽ bảo họ đến gặp ông tại đây hay ở Matxcơva, nhưng họ cũng chỉ dân chủ bằng De Gaulle, và họ có thể giữ gìn hòa bình ở Ba Lan và dập tắt cuộc nội chiến và những cuộc tấn công vào Hồng Quân". Chính phủ Luân Đôn không thể làm được việc đó. Nhũng tên gián điệp của họ đã giết chết những người lính Nga và đã đột kích vào những kho quân dụng để cướp vũ khí. Những trạm phát thanh của họ hoạt động mà không hề được phép và cũng chang cần đăng ký. Những điệp viên của Chính phủ Lublin rất có ích, còn những điệp viên của Chính phủ Luân Đôn đã làm nhiều điều tồi tệ. Đó là những vấn đề sống còn cho Hồng Quân để có một vùng hậu phương an toàn, và là một quân nhân, ông ta chỉ có thể ủng hộ Chính phủ nào có thể bảo đảm sẽ lo liệu cho họ.

        Bây giờ đêm đã khuya và Tổng thống gọi ý để hoãn lại ngày hôm sau, nhưng tôi nghĩ rằng, theo tin tức của chúng tôi, hoàn toàn có thể nói rằng không quá một phần ba số người Ba Lan sẽ ủng hộ Chính phủ Lublin nếu họ được tự do bày tỏ ý kiến của mình. Tôi quả quyết với Staline rằng chúng tôi đã rất sợ một cuộc đụng độ giữa Quân đội Bí mật Ba Lan và Chính phủ Lublin, điều, có thể dẫn đến sự đắng cay, đổ máu, bắt bớ, và đầy ải, và đó là lý do tại sao chúng tôi lo lắng đến như vậy cho một cuộc dàn xếp chung. Những cuộc tấn công vào Hồng Quân dĩ nhiên sẽ bị trừng phạt, nhưng về những sự thật trong tuyên bố của tôi, tôi không thể xem Chính phủ Lublin có quyền nói rằng họ đại diện cho nhân dân Ba Lan.

        Tổng thống giờ đây đã sốt ruột muốn kết thúc cuộc thảo luận. Ông nhận xét "Ba Lan đã từng là cội nguồn của sự rắc rối trong hơn năm trăm năm qua". "Tất cả còn hơn thế nữa", tôi trả lời, "chúng ta phải làm tất cả những gì chúng ta có thể làm để chấm dứt những điều rắc rối này". Rồi chúng tôi dừng cuộc họp lại.

        Đêm hôm đó Tổng thống viết một bức thư cho Staline, sau khi được chúng tôi tham vấn và sửa đổi lại, đề nghị rằng hai thành viên của Chính phủ Lublin và hai thành viên khác từ Luân Đôn hay từ trong nước Ba Lan phải đến dự Hội nghị và phải cố gắng đạt được một sự thỏa thuận với sự hiện diện của chúng tôi về việc thành lập một Chính phủ Lâm thời mà tất cả chúng tôi phải công nhận và tổ chức một cuộc bầu cử tự do sớm nhất. Nhưng điều này rõ ràng là không thể thực hiện được. Molotov hoan nghênh những ưu điểm của Chính phủ Lublin -  Varsovie, chê trách những yếu kém của những người từ Luân Đôn, và nói rằng nếu chúng tôi cố gắng thành lập một Chính phủ mới, chính nhân dân Ba Lan sẽ không bao giờ đồng ý, và tốt hơn hết là hãy cố gắng để "mở rộng" cái đã có sẵn. Nó có thể sẽ là một thể chế tạm thời, bởi mục đích duy nhất của chúng tôi là tổ chức một cuộc bầu cử tự do ở Ba Lan một cách sớm nhất. Việc làm sao để mở rộng nó một cách tốt nhất nên được đem ra thảo luận ở Matxcova giữa đại sứ Anh và Mỹ và bản thân ông ta. Ông ta hết sức mong muốn đạt đến được thỏa thuận và ông ta đã chấp nhận tuyên bố của Tổng thống mời 12 người Ba Lan "không thuộc phái Lublin". Luôn luôn có một khả năng rằng Chính phủ Lublin sẽ từ chối nói chuyện với những người như Mikolajezyk, nhưng nếu họ cử đi ba đại diện và hai người là trong số những người được Roosevelt đề cử, cuộc đối thoại sẽ được bắt đầu ngay lập tức.

        "Điều này", tôi nói "là một điểm mang tính chất quyết định của Hội nghị, cả thế giới đang trông cho một giải pháp, và nếu như các bên khác nhau còn công nhận những Chính phủ Ba Lan khác nhau, cả thế giới sẽ thấy rằng những khác biệt cơ bản giữa chúng tôi vẫn còn tồn tại. Hậu quả sẽ là rất đáng tiếc, và điều đó sẽ đánh dấu sự thất bại của cuộc họp giữa chúng tôi. Nếu chúng tôi tẩy chay Chính phủ Luân Đôn đang tồn tại và dồn hết sức lực vào Chính phủ Lublin, sẽ có một sự phản đối kịch liệt của thế giới. Hầu hết những người Ba Lan ở ngoài lãnh thổ Ba Lan sẽ đoàn kết phản kháng lại, dưới quyền chỉ huy của chúng tôi là 150.000 lính quân đội Ba Lan, những người đã tập trung lại từ tất cả những người ở bên ngoài lãnh thổ Ba Lan. Họ đã và đang chiến đấu rất dũng cảm. Tôi không tin chút nào rằng họ sẽ hòa giải với Chính phủ Lublin và nếu Liên Hiệp Anh không còn công nhận một Chính phủ mà họ đã công nhận từ những ngày đầu tiên của chiến tranh, mọi người sẽ xem họ là kẻ phản bội".

        "Như Nguyên soái Staline và M. Molotov đã biết rõ", tôi tiếp tục, "chính bản thân tôi cũng có thể được coi là ngu xuẩn vào bất cứ lúc nào. Nhưng hành động chính thức chuyển sự công nhận từ một chính phủ cho đến nay đang được công nhận sang một Chính phủ mới sẽ tạo nên một sự chỉ trích nghiêm trọng nhất. Người ta có thể nói rằng Chính phủ Hoàng gia đã mở toang biên giới phía Đông (như thực tế chúng tôi làm) và đã chấp nhận, tôn vinh quan điểm Xô Viết. Người ta cũng có thể nói rằng tất cả chúng tôi đã can thiệp vào Chính phủ hợp pháp  ở Ba Lan, mà chúng tôi đã công nhận trong suốt năm năm chiến tranh này, và chúng tôi không thể hiểu được rằng điều gì sẽ tiếp tục xảy ra ở Ba Lan. Chúng tôi không thể vào đất nước này. Chúng tôi không thể thấy và không thể nghe được dư luận ở đây. Người ta có thể nói rằng chúng tôi chỉ có thể chấp nhận những gì Chính phủ Lublin tuyên bố về dư luận trong nhân dân Ba Lan và chúng tôi sẽ bị Quốc hội kết tội rằng đã cấu kết với nhau để từ bỏ sự nghiệp của Ba Lan. Những cuộc tranh cãi xảy ra sẽ là những gì đau đớn nhất và khó chịu nhất cho sự thống nhất của Đồng minh, ngay cả khi giả sử rằng chúng tôi có thể nhất trí với những đề nghị của ông bạn tôi, Ngài Molotov".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:41:36 pm

        "Tôi không nghĩ rằng", tôi tiếp tục, "những đề nghị này đã đi quá xa. Nếu chúng ta từ bỏ Chính phủ Ba Lan ở Luân Đôn, một sự bắt đầu mới sẽ được hình thành từ cả hai phía. Trước khi Chính phủ Hoàng gia ngừng công nhận Chính phủ Ba Lan ở Luân Đôn, và chuyển sự công nhận của họ sang một Chính phủ khác, họ sẽ phải hài lòng rằng Chính phủ mới thật sự đại diện cho dân tộc Ba Lan. Tôi đồng ý rằng đây chỉ là một quan điểm, vì chúng tôi không biết đầy đủ những sự thật, và tất cả những bất đồng của chúng ta dĩ nhiên sẽ bị xóa đi nếu một cuộc tổng tuyển cử tự do được tổ chức ở Ba Lan dưới hình thức bỏ phiếu kín, phổ thông đầu phiếu và tự do ứng cử. Một khi điều này được thực hiện, Chính phủ Hoang gia sẽ đón chào một Chính phủ nổi lên mà không hề đoái hoài gì đến Chính phủ Ba Lan ở Luân Đôn. Chính khoảng thời gian xen vào trước lúc khỏi đầu đã làm cho chúng tôi lo lắng nhiều đến như vậy".

        Molotov nói rằng có lẽ những cuộc đàm phán ở Matxcova sẽ có một số kết quả hữu ích. Những người Ba Lan sẽ phải có tiếng nói của họ, và thật là khó khăn để làm việc về vấn đề nay mà không có họ. Tôi đồng ý, nhưng tôi nói thật quan trọng nếu Hội nghị sẽ dành được phần riêng bản thỏa thuận nói rằng tất cả chúng ta phải đấu tranh bền bỉ để đạt được điều đó.

        Sau đó Staline đã ghi nhận ý kiến phàn nàn của tôi rằng tôi không có thông tin gì và không có cách nào để có được thông tin.

        "Tôi có biết chút ít về điều này", tôi trả lời.

        "Điều đó không giống với ý kiến của tôi", ông ta trả lời, và tiếp tục bài diễn thuyết, trong đó ông bảo đảm với chúng tôi rằng Chính phủ Lublin thật sự được mến mộ, đặc biệt là Bierut và những thành viên khác. Họ đã không rời khỏi đất nước của họ trong suốt thời gian Đức chiếm đóng, và đã luôn ở lại Varsovie, và trưởng thành từ những phong trào bí mật. Ông không tin rằng họ là những bậc thiên tài. Chính phủ Luân Đôn có thể bao gồm những con người thông minh hơn, nhưng họ không được yêu mến ở Ba Lan bởi vì khi dân tộc họ đang đau đớn trải qua sự chiếm đóng của Hitler thì lại chẳng thấy mặt họ ở đó. Dân chúng nhìn thấy trên đường phố những thành viên của Chính phủ Lâm thời, nhưng lại hỏi rằng những người Ba Lan "Luân Đôn" đang ở đâu. Điều này ngấm ngầm phá hoại thanh danh của Chính phủ Luân Đôn, và cũng chính là lý do giải thích tại sao Chính phủ Lâm thời, tuy không phải là những người vĩ đại, lại nổi tiếng đến như vậy.

        Tất cả những điều này, ông ta nói, không thể bị làm ngơ nếu muốn hiểu những tình cảm của người Ba Lan. Tôi đã sợ rằng Hội Nghị sẽ giải tán trước khi chúng tôi đạt được một thỏa thuận. Rồi thì chúng tôi phải làm gì? Những Chính phủ khác nhau có những thông tin khác nhau và rút ra những kết luận khác nhau từ những thông tin đó. Có lê điều đầu tiên là tập hợp  tất cả những người Ba Lan từ những phe khác nhau và lắng nghe xem họ nói những gì. Cái ngày đó đang đến gần khi những cuộc bầu cử có thể được tổ chức. Cho đến lúc đó chúng tôi phải liên lạc với Chính phủ Lâm thời, như chúng tôi đã làm với Tướng De Gaulle ở Pháp, mặc dù ông ta cũng chưa được bầu. Ông ta không biết Bierut hay Tướng De Gaulle hưởng được nhiều quyền hành hơn, nhưng có thể có một sự thỏa thuận với tướng De Gaulle, cho nên tại sao chúng tôi lại không thể làm được điều tương tự đối với Chính phủ Ba Lan mở rộng, điều đó cũng không có nghĩa là thiếu dân chủ hơn? Nếu chúng tôi tiếp cận vấn đề này mà không có định kiến, chúng tôi có thể tìm được một cơ sở chung. Tình hình không đến nỗi bi đát như tôi đã nghĩ, và vấn đề sẽ có thể được giải quyết nếu không có sự coi trọng thái quá vào những vấn đề thứ yếu và chỉ tập trung vào những điều cốt yếu.

        Tổng thống hỏi: "Sớm nhất là bao giờ chúng ta có thể tổ chức được cuộc bầu cử?"

        "Trong vòng một tháng", Staline trả lời. "Trừ phi có xảy ra thảm họa ngoài mặt trận, một điều không thể xảy ra".

        Tôi đồng ý rằng điều này dĩ nhiên sẽ làm cho đầu óc chúng tôi có thể thảnh thời chút ít, và chúng tôi có thể toàn tâm toàn ý ủng hộ cho việc tự do bầu cử Chính phủ và nó có thể thay thế bất cứ cái gì khác, nhưng chúng tôi không được đòi hỏi bất cứ điều gì, có thể bằng bất kỳ cách nào làm vướng đến những hoạt động quân sự. Đây là một kết cục tối cao. Tuy nhiên, nếu như ước nguyện của Ba Lan có thể được củng cố trong một thời gian ngắn như vậy, hay ngay cả trong hai tháng đi nữa, tình hình này sẽ hoàn toàn khác đi, và không ai có thể chống lại được điều này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:49:36 pm

*

        Khi chúng tôi gặp lại vào bốn giờ chiều ngày 9 tháng Hai, Molotov đã nêu lên một thể thức mới, rằng Chính phủ Lublin phải nên được "tổ chức lại" (điều này tương phản với "mở rộng") trên cơ sở dân chủ rộng lớn hơn, bao gồm những nhà lãnh đạo dân chủ từ ngay trong nước Ba Lan, và cùng nhau trao đổi ở Matxcova xem việc này nên được làm như thế nào. Một khi đã được "tổ chức lại", Chính phủ Lublin sẽ cam kết tổ chức các cuộc bầu cử càng sớm càng tốt, và khi đó mọi người sẽ công nhận những gì mà Chính phủ đề ra.

        Đây là một bước tiến đáng kể, tôi đã nói như vậy, và cảm thấy chính mình có trách nhiệm phải đưa ra một lời cảnh báo chung. Đây cũng có thể là áp chót của những cuộc họp của chúng tôi. Cuộc họp mang bầu không khí nhất trí, có cả sự khát khao để đặt được chân vào bàn đạp và xuất phát. Tôi tuyên bố rằng mọi người không có điều kiện cho phép giải quyết những vấn đề quan trọng nay một cách vội vã, và Hội nghị sẽ không đạt được kết quả vì thiếu thời gian. Một phần thưởng lớn đang ở trước mắt nhưng không được vội vàng trong khi quyết định. Có lẽ đây phải là những ngày quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng tôi.

        Ngài Roosevelt tuyên bố rằng những bất đồng giữa chúng tôi và người Nga bây giờ chủ yếu là vấn đề ngôn từ, nhưng cả ông ta và tôi rất lo lắng cho những cuộc bầu cử sẽ thật sự là công bằng và tự do. Tôi bảo với Staline rằng chúng tôi đang ở trong thế bất lợi lớn, bởi vì chúng tôi biết quá ít về những gì đang xảy ra bên trong Ba Lan, và vẫn chưa đưa ra được những quyết định lớn về trách nhiệm. Tôi biết, chẳng hạn như, những người Ba Lan hiện nay đang có một cảm giác cay đắng, và tôi đã được nghe rằng Chính phủ Lublin đã công khai nói rằng họ sẽ thử thách tất cả những thành viên của Quân đội Ba Lan trong nước và phong trào bí mật như là những kẻ bị tình nghi phản bội. Dĩ nhiên, tôi đặt vấn đề an ninh của Hồng quân lên hàng đầu, nhưng tôi thuyết phục Staline phải xem xét những khó khăn của chúng tôi. Chính phủ Anh không biết những gì đang tiếp tục diễn ra bên trong đất nước Ba Lan, ngoài việc thông qua việc thả xuống những lính nhảy dù dũng cảm và đưa những thành viên của phong trào bí mật ra ngoài. Chúng tôi không có một phương cách gì khác để lấy thông tin, và cũng không muốn lấy thông tin bằng cách này. Liệu điều này có thể được thực hiện mà không làm hại đến bước tiến của binh lính Xô Viết hay không? Liệu người Anh (và không nghi ngờ gì nữa cả người Mỹ) có được tạo điều kiện để theo dõi xem những xung đột giữa những người Ba Lan sẽ được giải quyết như thế nào. Tito đã nói rằng khi cuộc bầu cử được tiến hành ở Nam Tư, ông ta sẽ không chống lại những quan sát viên Nga, Anh và Mỹ có mặt để báo cáo một cách vô tư không thành kiến với thế giới rằng họ đang tiến hành một cuộc bầu cử một cách công bằng. Cho nên, liên quan đến Hy Lạp, Chính phủ Hoàng gia sẽ đặc biệt chào mừng những quan sát viên của Mỹ, Nga và Anh để biết chắc rằng cuộc bầu cử đã được tiến hành như mọi người mong đợi. Một điều tương tự cũng được áp dụng đối với Ý - các quan sát viên Nga, Mỹ và Anh cũng cần phải có mặt để đảm bảo với cả thế giới rằng mọi thứ đã được làm một cách công bằng. Tôi nói rằng việc phóng đại tầm quan trọng của những cuộc bầu cử được tổ chức công bằng là không thể được. Chẳng hạn như liệu Mikolajczyk có thể quay trở về Ba Lan và tổ chức lại phe cánh của ông ta chuẩn bị cho cuộc bầu cử hay không?

        "Điều đó sẽ phải được các Đại sứ và M.Molotov xem xét khi họ gặp những người Ba Lan" Staline nói:

        Tôi trả lời, "Tôi có thể nói với Hạ Nghị Viện rằng những cuộc bầu cử sẽ là tự do và sẽ có những bảo đảm hữu hiệu rằng những cuộc bầu cử được tiến hành tự do và công bằng".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2019, 03:52:12 am

        Staline chỉ ra rằng Mikolajczyk thuộc Đảng Nông dân đã có đại diện trong Chính phủ Ba Lan, và Staline đồng ý rằng một số trong số những đại biểu của họ phải được đưa vào. Tôi nói thêm là tôi hy vọng rằng tôi đã không nói điều gì tỏ thái độ công kích, bởi vì tôi chỉ nói lòng mình.

        Ông ta trả 1ời "chúng ta phải nghe những điều mà người Ba Lan phải nói". Tôi giải thích rằng tôi muốn có thể mang vấn đề biên giới phía Đông ra thảo luận ở Quốc hội, và tôi nghĩ rằng điều này có thể làm được nếu Quốc hội hài lòng với việc tự người Ba Lan đã có thể quyết định những điều họ muốn.

        "Trong số họ có một vai người rất tốt", ông ta trả lời. "Họ là những người chiến sĩ giỏi, và họ có một số nhà khoa học, một số nhạc sĩ tài năng, nhưng họ rất hay sinh sự".

        "Tất cả những gì tôi muốn", tôi trả lời, "là cho tất cả các bên được nghe một cách công bằng".

        "Những cuộc bầu cử", Tổng thống nói, "phải vượt lên trên sự chỉ trích, như vợ của Ceasar. Tôi muốn có gì đó đảm bảo để đưa ra cho thế giới, và tôi không muốn bất kỳ ai có thể chất vấn về sự trong sáng của họ. Đó là vấn đề của một nền chính trị tốt, hơn là vấn đề về nguyên tắc".

        Ngài Stettinius gọi ý nên có một cam kết bằng văn bản rằng ba Đại sứ ở Varsovie phải quan sát và báo cáo rằng cuộc bầu cử thật sự tự do và không bị cưỡng ép. "Tôi e rằng", Molotov nói, "nếu chúng ta làm việc này, những người Ba Lan sẽ thấy rằng họ không được tin tưởng. Tốt hơn hết là ta cứ trao đổi việc này với họ".

        Tôi không hài lòng với điều nay và cương quyết nêu ra với Staline sau này. Ngày hôm sau, cơ hội đã tự đến, khi ngài Eden và tôi có một cuộc nói chuyện riêng với ông ta và Molotov ở biệt thự Yusupov. Một lần nữa tôi phân trần rằng phía chúng tôi sẽ gặp phải khó khăn như thế nào khi không có đại diện ở Ba Lan, lúc đó ai là người có thể báo cáo cho chúng tôi tình hình xảy ra ở đó. Người thay thế có thể là một viên Đại sứ với một đội ngũ nhân viên sứ quán hay những phóng viên báo chí. Chúng tôi không mấy thích phương án dùng báo chí, tôi thấy trước rằng tôi có thể bị chất vấn ở Quốc hội về Chính phủ Lublin và cuộc bầu cử, và tôi phải có khả năng nói rằng tôi biết những gì đang xảy ra.

        "Sau khi một Chính phủ mới ở Ba Lan được công nhận, các ngài có thể thoải mái cử Đại sứ đến Varsovie", Staline trả lời.

        "Đại sứ có được tự do đi lại trên đất nước này không?"

        -"Về phía Hồng quân sẽ không hề có sự can thiệp nào đối với việc đi lại của ông ta, và tôi hứa sẽ có những chỉ dẫn cần thiết, và các ngài phải tự thu xếp với Chính phủ Ba Lan".

        Lức đó chúng tôi đồng ý thêm đoạn sau vào tuyên bố của chúng tôi:

        Theo kết quả trên, việc công nhận một Chính phủ Ba Lan sẽ dẫn đến việc trao đổi Đại sứ, những người sẽ báo cáo về Chính phủ của họ tình hình ở Ba Lan.

        Đây là những gì tốt nhất mà tôi có thể đạt được.

        Chủ nhật, ngày 11 tháng Hai, là ngày cuối cùng trong chuyến thăm Crimea của chúng tôi. Như thường lệ, tại những cuộc họp như thế này, nhiều vấn đề tối quan trọng vẫn còn chưa được giải quyết. Tuyên bố Ba Lan đã vạch ra một cách tổng quát một chính sách mà nếu như được tiến hành một cách trung thực, khách quan thì có khả năng phục vụ cho mục đích của nó trong khi chờ đợi một hiệp định Hòa Bình chung. Tổng thống đang sốt ruột muốn về nhà, và trên đường đi ông ghé thăm Ai Cập, ở đó ông sẽ thảo luận những vấn đề về Trung Đông với nhiều vị nguyên thủ khác, Staline và tôi ăn tối cùng ông trong phòng chơi bi-a trước đây của Nga Hoàng trong Điện Livadia. Trong bữa ăn, chúng tôi đã ký những văn bản cuối cùng và những thông báo chính thức. Tất cả bây giờ phụ thuộc vào thái độ thực hiện.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2019, 03:57:48 am

*

        Tôi đã rất nôn nóng mong chờ đến cuộc hành trình trên biển qua Dardanelles đến Malta, nhưng tôi cảm thấy nghĩa vụ của tôi là phải thực hiện một chuyến thăm chóp nhoáng đến Athens và xem xét bối cảnh ở Hy Lạp sau những việc rắc rối gần đây. Vì vậy, sáng sớm ngày 14 tháng Hai, chúng tôi khởi hành  bằng xe hơi đến Saki nơi máy bay đang chờ chúng tôi. Chúng tôi bay một cách an toàn đến Athens, lượn qua đảo Skyos để bay qua bên trên lăng tẩm của Rupert Brooke, và được Đại sứ Anh, Ngài Leeper, và tướng Scobie đón tiếp tại phi trường. Chỉ có mấy tuần trước đó, tôi đã rời khỏi thủ đô Hy Lạp nơi đang diễn ra những cuộc giao    tranh trên đường phố. Bây giờ trở lại, chúng tôi đang ngồi trên một chiếc xe mui trần, chỉ có một hàng quân Hy Lạp ít ỏi đang hồ hét để lùa một đám dân chúng lộn xộn tại chính những dãy phố nơi hàng trăm người đã chết trong dịp lễ Giáng sinh khi tôi đến thành phố này lần trước. Tối hôm đó, một đám đông khoảng năm mươi ngàn ngươi đã tụ tập ở trước Quảng trường Constitution. Ánh sáng đêm thật tuyệt vời tỏa xuống những khung cảnh cổ điển này. Tôi không còn thời gian để chuẩn bị cho một bài diễn văn. Lực lượng an ninh của chúng tôi cho rằng chúng tôi đến mà gần như không báo trước là rất quan trọng. Tôi đã gửi tới họ một lời hô hào ngắn ngủi. Tối hôm đó chúng tôi ăn tối tại Tòa Đại sứ chi chít vết đạn, và sáng sớm ngày 15 tháng Hai đã cất cánh trong chiếc chuyên cơ đến Ai Cập.

        Quá nửa buổi sáng ngày hôm đó, chiếc tuần dương hạm Quincy đã vào cảng Alexander, và đến gần trưa chúng tôi lên tàu để thảo luận lần cuối cùng với Tổng thống. Sau đó chúng tôi cùng nhau tụ tập trong phòng ông để dùng bữa thân mật. Cùng tôi có Sarah, Randolph, con gái ngài Roosevelt, bà Boettiger, cả ông Harry Hopkins và ông Winant. Tổng thống trông có vẻ lặng lẽ và mệt mỏi. Tôi cảm giác như ông chẳng còn sống được bao lâu nữa. Tôi đã không được gặp lại ông. Chúng tôi đã có những lời chia tay đầy xúc động. Chiều hôm đó, tất cả cùng Tổng thống đi tàu về nhà. Vào ngày 19 tháng Hai, tôi bay trở lại Anh. Northolt đầy sương mù không thể hạ cánh được, và máy bay của chúng tôi phải đổi hướng sang Lyneham. Tôi tiếp tục đi xe về Luân Đôn, dừng lại ở Reading để cùng về với vợ tôi, đã tới đó trước đón tôi.

        Trưa ngày 27 tháng Hai, tôi yêu cầu Hạ Nghị Viện phê chuẩn kết quả của Hội nghị Crimea. Phản ứng chung là sự ủng hộ không đạt đối với thái độ mà chúng tôi đã bày tỏ trước đó. Tuy nhiên mọi người đều cảm thấy có bổn phận về đạo đức đối với người Ba Lan, những người đã phải chịu đựng khá nhiều dưới bàn tay của Đức và cũng nhân danh họ mà chúng tôi đã bước vào cuộc chiến tranh như một giải pháp cuối cùng. Một nhóm chừng ba mươi Nghị sĩ đã quá cứng rắn về vấn đề này nên một vài người trong số họ đã phát biểu chống lại đề nghị mà tôi đưa ra. Có một cảm giác đau đớn khi chúng tôi trốn tránh đối mặt với tình trạng nô dịch của một dân tộc anh hùng. Ngài Eden ủng hộ tôi. Vào ngày thứ hai, trong sự chia rẽ chúng tôi vẫn có đa số áp đảo, nhưng hai mươi lăm Nghị sĩ, hầu hết là của Đảng Bảo thủ, đã bỏ phiếu chống lại Chính phủ, thêm vào đó, 11 thành viên của Chính phủ đã bỏ phiếu trắng.

        Những người được giao nhiệm vụ giải quyết những sự kiện trong thời gian chiến tranh hay khủng hoảng không được phép tự giới hạn mình trong tuyên bố về những nguyên tắc tổng quát đã được nhất trí. Họ phải có một quyết định dứt khoát ngay. Họ phải chấp nhận những tình thế mà sẽ được duy trì một cách vững chắc, nếu không làm sao có thể duy trì được bất cứ sự phối hợp hành động nào? Thật là dễ dàng, sau khi quân Đức đã bị đánh bại, lên án những người đã ra sức cổ vũ nỗ lực quân sự của Nga, và giữ mối thân thiện với Đồng minh vĩ đại chúng tôi, là những người đã phải cực kỳ chịu đựng đau khổ. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi hòa với Nga trong khi bọn Đức vẫn còn hai hay ba trăm sư đoàn trên mặt trận đang ầm vang tiếng súng? Những thừa nhận đầy triển vọng của chúng tôi sẽ chẳng mấy chốc bị xuyên tạc. Dù sao họ vẫn cứ là những người duy nhất có thể chấp nhận được vào lúc đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:37:30 pm

24

VƯỢT SÔNG RHINE

                Cho dù bị đánh bại ở Ardennes, người Đức vẫn quyết định mở chiến dịch ở phía tây sông Rhine thay vì rút quân dọc bờ sông này để tạm nghỉ lấy hơi, suốt tháng Hai và gần như cả tháng Ba, Thống chế Montgomery đã chỉ huy một cuộc chiến kéo dài và gian khổ ở phía bắc. Các đội quân phòng thủ rất mạnh mẽ và kiên cường, mặt đất ướt sũng, cả sông Rhine và sông Meuse nước đã tràn bờ. Bọn Đức đã phá toang những van thoát nước trên con sông này cho đến cuối tháng Hai, nhưng vào ngày 10 tháng Ba, tổng cộng đến 18 sư đoàn quân Đức đã vượt sông Rhine trở về. Xa hơn nữa ở phía Nam, Tướng Bradley đã quét sạch toàn bộ 80 dặm trải dài từ giữa Dusseldorf và Koblenz trong một chiến dịch nhanh gọn và thần tốc. Vào ngày 7, vận may đã điểm. Sư đoàn 9 Tăng thiết giáp thuộc Binh đoàn I Mỹ đã phát hiện thấy chiếc cầu có đường sắt chạy song song ở Romagen đã bị phá hoại một phần nhưng vẫn còn có thể sử dụng được. Họ đã kịp thời tung đội tuần tra tiền tiêu vượt qua chiếc cầu đó, những đội quân khác nhanh chóng theo sau và chẳng bao lâu, hơn bốn sư đoàn đã ở trên bờ bên kia và một khu vực nằm trong lòng địch sau hàng trăm dặm được hình thành. Đây không nằm trong kế hoạch của Eisenhower, nhưng nó chứng tỏ là một sự bổ sung tuyệt vời, và bọn Đức đã phải điều một lực lượng đáng kể từ vùng xa phía bắc đi chệch theo hướng khác để có thể theo dõi được quân Mỹ. Patton đã chia cắt và đề bẹp những pháo đài cuối cùng nhô ra của quân thù quanh Trier. Binh lính bảo vệ phòng tuyến nổi tiếng và đáng sợ một thời đã bị vây chặt, và chỉ trong vài ngày mọi sự kháng cự có tổ chức đã chấm dứt. Thừa thắng sư đoàn 5 quân Mỹ đã tiến hành mà không có chủ định trưóc một cuộc vượt sông Rhine, khoảng 15 dặm về phía nam sông Mainz, nơi mà chẳng bao lâu sau mở rộng một khu vục nằm sâu trong lòng địch chĩa thẳng vào Frankfurt.

        Vì vậy, sự kháng cự lớn nhất của quân Đúc ở phía Tây đã kết thúc. Sáu tuần với những trận đánh thành công ở mặt trận trải dài hơn hai trăm năm muoi dặm đã quét sạch kẻ thù dọc theo sông Rhine với những mất mát không thể bù đắp nổi về người và của. Không lục Đồng minh đã góp phần quan trọng vào thắng lọi đó. Nhũng cuộc tấn công liên tục của không quân Chiến thuật đã làm rối loạn và trầm trọng hơn sự thất bại của kẻ thù, và giải phóng lực lượng của chúng tôi khỏi Luftwaffe đang bị thu nhỏ dần. Những cuộc tuần tra thường xuyên những phi trường noi có những chiếc máy bay trục thăng chiến đấu mới của kẻ thù đã giảm tới mức tối đa một mối đe dọa làm chúng tôi lo lắng. Những cuộc đột kích bằng máy bay ném bom hạng nặng của chúng tôi tiếp tục làm giảm đi sản lượng dầu của Đức đến mức trầm trọng, phá tan nhiều phi trường, và vì vậy những nhà máy và hệ thống giao thông vận tải của chúng cũng bị tổn hại nặng nề, khiến chúng gần như giậm chân tại chỗ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:37:50 pm

       
*

        Tôi mong muốn được đi cùng với các đạo quân của mình vượt sông, và Montgomery đã rất tán thành điều đó. Chỉ đem theo có viên thư ký của mình, Jock Colville, và "Tommy" (Tư lệnh C.R.Thompson, Hải quân Hoàng gia, sĩ quan phụ tá hải quân), cùng với tôi bay vào chiều ngày 23 tháng Ba bằng chiếc Dakota từ Northolt đến tổng hành dinh của Anh ở gần Venlo. Viên Tổng tư lệnh dẫn tôi đến chiếc xe moóc lưu động vừa là chỗ ở, vừa là phuong tiện đi lại của ông ta. Tôi cảm thấy mình ở trong chiếc xe đủ tiện nghi mà tôi đã dùng trước đây. Chúng tôi ăn tối lúc 7 giơ, và một tiếng đồng hồ sau đó, không sai hẹn chúng tôi đã chuyển sang chiếc moóc chứa bản đồ của Montgomery, ở đây trung bày tất cả những bản đồ được lưu giữ do từng nhóm sĩ quan lựa chọn. Chúng tôi hiểu được một cách dễ dàng toàn bộ kế hoạch triển khai quân và tấn công sắp đến. Chúng tôi bắt buộc sẽ chuyển qua sông tại mưòi điểm trên một mặt trận dài 20 dặm từ Rheinsberg đến Rees. Mọi nguồn lực của chúng tôi đều được sử dụng. Tám mưoi ngàn người, những đội lính tuần tra tiền tiêu của những đạo quân có đến cả triệu người đã được tung ra. Hàng loạt thuyền bề và cầu phà đã đặt nằm sẵn ở đó. Ở phía bên kia bờ xa hơn là nơi quân Đức đóng, được bao quanh bởi hệ thống hào phòng thủ và chúng hoàn toàn được trang bị bằng hỏa lực hiện đại.

        Tất cả nhũng gì tôi đã thấy hoặc đã nghiên cứu hay đã học được trong chiến tranh đã làm tôi nghi ngờ rằng con sông có thể là một hàng rào bảo vệ tốt chống lại lực lượng mạnh hơn. Trong cuốn Những Chiến dịch trong Chiến tranh của Hamley, cuốn sách mà tôi đã suy nghĩ miên man từ khi bắt đầu thời Sandhurt, ông ta tranh luận về sự thật rằng một con sông chảy song song với đường tiến quân nguy hiểm hơn là một con sông chảy cắt ngang con đường đó, và ông ta minh họa cái lý thuyết này bằng chiến dịch vĩ đại của Napoleon năm 1814. Vì vậy, tôi đã có hy vọng tốt về trận đánh ngay cả trước khi Đại Nguyên soái giải trình kế hoạch của ông ta với tôi. Hon nữa ngay bây giờ  ông ta có nhiều ưu thế trên không. Chi tiết đặc biệt mà Tổng Tư lệnh muốn tôi xem là noi dừng chân vào sáng ngày hôm sau của hai sư đoàn đổ bộ bằng đường không, bao gồm mười bốn ngàn lính, với pháo binh và nhiều thiết bị tấn công, phía sau phòng tuyến của quân thù. Vì vậy, tất cả chúng tôi đều đi ngủ trước mười giơ.

        Vinh dự dẫn đầu cuộc tấn công thuộc về sư đoàn 51 và 15 của chúng tôi và sư đoàn 30 và 79 của Mỹ. Bốn tiểu đoàn của sư đoàn 51 là nhũng đon vị đầu tiên xuất phát, và một vài phút sau, họ đã sang đến bờ bên kia. Suốt đêm những sư đoàn tấn công đã tràn qua sông, đầu tiên họ gặp một chút ít kháng cự vì chính bờ sông này đã đuợc phòng thủ qua loa. Buổi sáng, vị trí chiếm đuợc của địch ở bên kia sông, tuy chưa vào sâu lắm, đã đuợc giữ vững và những người lính biệt kích đã được cắm chốt ở Wesel.

        Buổi sáng Montgomery đã thu xếp để tôi được chứng kiến từ đỉnh đồi một cuộc nhảy dù lớn. Đó là một ngay nắng tràn trề trước những tiếng ì ầm đã dịu nhưng vẫn rất căng thẳng và tiếng ầm ầm của máy bay lượn bao quanh chúng tôi. Sau đó trong khoảng nửa tiếng đồng hồ, hơn hai ngàn chiếc máy bay lao về phía trước trong đội hình dàn quân. Chỗ quan sát của tôi đã đuợc lựa chọn một cách kỹ càng. Ánh sáng đã đủ rõ để người ta có thể nhìn được quân nhảy dù xuống vùng địch hạ xuống chỗ nào. Nhũng chiếc máy bay của chúng tôi đã biến khỏi tầm nhìn và gần như ngay lập tức sau đó quay trở lại phía chúng tôi ở một tầm bay khác. Không thể nhìn thấy được những người lính dù ngay cả với những chiếc ông nhòm tốt nhất. Nhưng bây giờ, có tiếng rì rầm gấp đôi và tiếng ầm ầm của quân tăng viện, đang đến và của những chiếc máy bay đã tấn công xong đang quay trở về. Ngay sau đó người ta có thể nhìn thấy với cảm giác bị thương từng nhóm hai, ba chiếc máy bay cánh nghiêng nghiêng đang bay về, bốc khói và thậm chí bốc cháy nữa. Cũng đúng lúc này, những đốm nhỏ xíu nổi lềnh bềnh trên mặt đất. Sự liên tuỏng dựa trên vô số kinh nghiệm đã kể cho chúng tôi một câu chuyện đầy gian khổ và đau thương. Tuy nhiên, hình như là cứ hai mưoi chiếc máy bay đã xuất phát thì có mười chiếc máy bay trở lại theo đúng thứ tự sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ của mình. Điều này đuợc khẳng định bằng những gì chúng tôi nghe được sau đó một tiếng đồng hồ khi chúng tôi quay về Tổng hành dinh.

        Cuộc đột kích giơ đây đang tiến triển theo dọc toàn bộ mặt trận, và tôi đã đi bằng mô tô một chặng đường dài từ điểm này đến điểm kia, và đến những quân đoàn bộ binh khác nhau. Hôm đó, mọi chuyện đều tốt đẹp. Ba sư đoàn đột kích đã qua sông an toàn và tập kết ở những noi nằm sâu trong vùng địch tới 5.000 yard. Những sư đoàn nhảy dù đang tiến rất mạnh và cuộc hành quân bằng đường hàng không của chúng tôi đã gần như thành công. Cuộc tấn công lần thứ hai của Không lực Đồng minh sau Ngày Đổ bộ lên Normandy, không chỉ bao gồm lực lượng không quân chiến luợc của Anh, mà cả máy bay oanh tạc hạng nặng của Ý, đã thâm nhập rất sâu vào nước Đức.

        Vào lúc 8 giơ tối, chúng tôi lại chuyển sang toa bản đồ, và bây giờ có cơ hội tốt nhất để xem xét phương pháp Montgomery chỉ huy một trận đánh trên một quy mô khổng lồ nay. Trong gần hai tiếng đồng hồ, lần lượt những sĩ quan trẻ, cấp bậc cỡ thiếu tá, tự giới thiệu về bản thân mình. Mỗi người đều trở về từ nhũng khu vực khác nhau của mặt trận. Họ là những phái viên trực tiếp của Tổng tư lệnh, có thể đối mặt với bất cứ đâu, xem xét bất cứ điều gì và hỏi bất cứ câu hỏi nào họ thích đối với viên tư lệnh nào. Trong khi họ thay phiên nhau báo cáo và bị các chỉ huy cật vấn, toàn bộ câu chuyện về trận đánh trong ngày như được tái hiện trở lại. Nhờ thế mà Monty đã được tường thuật hoàn chỉnh về những gì đã xảy ra bởi những người có năng lực, được ông biết rõ và tin tuởng. Điều đó đã được Tướng De Guingand, Tham mưu Truỏng của ông ta xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng, và được Montgomery biết rõ. Bằng qui trình này, ông ta có thể tạo ra một bức tranh sinh động hơn, trực diện  hơn và đôi khi còn chính xác hơn. Những viên sĩ quan đã phải rất mạo hiểm. Hai trong 7 hay 8 người tôi đã nghe báo cáo về vấn đề này quả là đáng khâm phục, và thực sự đó là cách duy nhất mà một Tổng Tư lệnh hiện đại có thể nhìn thấỵ được cũng như đọc đưọc những gì đang diễn ra ở mọi nơi trên mặt trận. Sau khi chu trình này đã được hoàn thành, Montgomery đã đưa cho De Guingand hàng loạt các chỉ thị, những điều đã lập tức hiện thực hóa bởi cỗ máy tham mưu. Và thế là lên đưòng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:38:08 pm

       
*

        Ngày hôm sau, 25 tháng Ba, chúng tôi đi gặp Eisenhower. Trên đường đi, tôi bảo với Montgomery rằng trật tự sắp xếp của ông rất giống với Marlborough và giống việc chỉ huy các trận chiến trong thế kỷ thứ 18, khi viên Tổng tư lệnh hành động thông qua các trung tướng của ông ta. Viên Tổng tư lệnh ngồi trên ngựa và chỉ huy bằng miệng cho một trận chiến đấu năm sáu dặm, kết thúc trong vòng một ngày, nhưng định đoạt số phận của những quốc gia lớn trong nhiều năm hoặc nhiều thế hệ sau. Để đạt đuợc nguyện vọng của mình, ông đã có bốn hay năm trung tướng trấn giữ ở những điểm khác nhau trên mặt trận, đó là những người hiểu được toàn bộ ý nghĩ của ông và quan tâm đến việc triển khai những kế hoạch của ông. Những viên sĩ quan này chẳng chỉ huy một đội quân cụ thể nào và có vai trò như những cánh tay và cái loa của viên Tư lệnh Tối cao, thời hiện đại những vị tướng có thể ngồi trong phòng làm việc của mình để chỉ huy một trận đánh trải dài gấp mười lần mặt trận như vậy và kéo dài trong một tuần, mười ngày. Trong những điều kiện thay đổi như thế này, phương pháp của Montgomery về việc sử dụng tai mắt của mình, những người hiển nhiên được chỉ huy các tuyến đầu các cấp đối xử với sự quan tâm đặc biệt, là một điều thú vị mặc dù chỉ làm sống lại một phần thời xa xưa.

        Chúng tôi gặp Eisenhower truớc buổi trưa. Noi đây, một số tướng Mỹ đang tụ tập. Sau khi trao đổi nhiều vấn đề, chúng tôi có một bữa ăn trưa chớp nhoáng, lúc đó, Eisenhower nói rằng có một ngôi nhà cách đó chừng 10 dặm trên bờ bên này sông Rhine, căn nhà đó được người Mỹ xếp túi cát làm công sự, từ đó có thể nhìn thấy rất rõ con sông và bờ bên kia. Ông ta đề nghị chúng tôi nên đi xem, và đích thân ông ta đưa chúng tôi đến đó. Sông Rhine - ở đây rộng chừng bốn trăm yard -  đang chảy dưới chân chúng tôi. Phía quân địch ở bên kia có một thảm cỏ trải rộng rất phẳng. Các viên sĩ quan bảo với chúng tôi rằng theo như họ đưọc biết, bờ bên kia sông chưa thuộc bên nào, rồi chúng tôi nhìn chăm chăm về phía đó trong chốc lát. Vói sự thận trọng cần thiết, họ dẫn chúng tôi trở lại tòa nhà. Rồi viên Tư lệnh Tối cao phải đi thực hiện công vụ khác, Montgomery và tôi cũng đang chuẩn bị đi thì tôi nhìn thấy một chiếc tàu nhỏ đang đi gần đến truông. Vì vậy tôi nói với Montgomery "Sao chúng ta lại không thử qua sông để xem xét bờ bên kia?" Và tôi đã hơi ngạc nhiên khi ông ta trả lời "Tại sao lại không?" Sau khi ông ta đã hỏi han sơ bộ chúng tôi bắt đầu vượt sông với ba hay bốn nhân viên chỉ huy người Mỹ và khoảng năm, sáu lính vũ trang. Chúng tôi lên bờ trong ánh nắng rực rỡ và trong sự thanh bình tuyệt vời phía bên bờ quân Đức và đã đi bộ loanh quanh khoảng nửa giờ gì đó mà không hề bị quấy phá.

        Khi chúng tôi quay về, Montgomery nói với viên thuyền trưởng, "Chúng ta không thể đi dọc theo con sông về phía Wesel, nơi có chuyện gì đó đang xảy ra ư?" Viên thuyền trưởng bảo rằng có một sọi dây sắt bắt ngang qua sông cách đấy chừng nửa dặm để ngăn thủy lôi thả trôi nổi trên sông và có lẽ một số thủy lôi đã kẹt lại ở đó. Montgomery đã thúc ép ông ta cứ đi nhưng sau cùng cũng bằng lòng vì sự rủi ro trong trường họp này là quá lớn. Khi chúng tôi lên bờ ông ta nói với tôi: "Hãy xuống cây cầu có đường sắt ở Wesel, noi chúng ta có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra ở đấy". Rồi chúng tôi lên xe của ông ta và, đuợc hộ tống bởi những người lính Mỹ, những người đang rất vui sướng bởi viễn cảnh đó, chúng tôi đến một cây cầu có dầm sắt, đã bị gẫy ở giữa, nhưng trên khung sắt của nó vẫn có thể đi lại tốt. Bọn Đức đã trả lời những phát súng của chúng tôi, và những quả đạn pháo của chúng nhả ra từng đợt bốn phát một cách đó chừng một dặm. Trong chốc lát chúng đã tiến đến gần hơn. Rồi một loạt đạn vụt qua đầu chúng tôi và chìm nghỉm xuống nước về phía phần cầu của chúng tôi đang đứng. Những viên đạn pháo dường như bị nổ chạm xuống đáy sông, làm bốc lên những cột nước khổng lồ bắn ra xa chừng trăm thước. Rất nhiều những quả đạn pháo khác đã rơi vào những chiếc ô tô đã được ngụy trang ở phía sau cách xa chúng tôi, và chúng tôi quyết định phải đi khỏi nơi đây. Tôi trèo xuống và đi cùng với con người thích mạo hiểm ấy suốt hai tiếng lái xe mới về tới Tổng hành dinh của ông ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:39:00 pm

       
*

        Suốt vài ngày sau đó, chúng tôi vẫn tiếp tục chiếm được đất, và đến cuối tháng đó, chúng tôi đã có trong tay một vùng đòn bảy phía đông sông Rhine mà từ đó chúng tôi có thể thực hiện những cuộc hành quân thọc sâu vào miền Bắc nước Đức. Ở phía nam, những cánh quân của Mỹ, không vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, đã đạt được sự tiến bộ đáng ngạc nhiên. Hai vị trí nằm sâu trong lòng địch là phần thưởng cho lòng dũng cảm của họ, đang được củng cố và nhân rộng từng ngày, và nhiều chuyến vượt sông đã đuợc thực hiện ở phía nam Koblenz và ở Worms. Vào ngày 29 tháng 3, Binh đoàn 3 quân Mỹ đã ở Frankfurt. Quân Rhur và 325.000 quân phòng thủ của họ đã bị bao vây. Mặt trận phía Tây của Đức đã bị sụp đổ.

        Vì vậy vấn đề nổi lên ở đây là: Tiếp theo chúng tôi nên đi đâu? Tất cả các lơi đồn đại lan khắp nơi về những kế hoạch tưong lai của Hitler. Dường như có thể là sau khi mất Berlin và miền Bắc nước Đức, y sẽ rút về những miền rừng núi ở miền nam nước Đức và cố gắng kéo dài cuộc chiến ở đây. Sự chống cự lạ lùng của y ở Budapest, và sự duy trì quá lâu đạo quân của Kesselring ở Ý, dường như phù họp với một mưu đồ như thế. Mặc dù không có thể khẳng định, nhận định chung của các Tham mưu truỏng của chúng tôi là một chiến dịch kéo dài của Đức, thậm chí hoạt động dưới hình thúc du kích, trên vùng núi chắc chắn không thể tiến hành trên qui mô ác liệt. Tuy nhiên khả năng này có thể bị chúng tôi loại bỏ vì chính nó đưọc xác nhận là không có lý. Trên cơ sở này, tôi đã tìm hiểu về chiến lược tiến quân của những đạo quân Anh - Mỹ như đã đưọc tiên đoán tại Tổng hành dinh của Đồng minh.

        Tôi đề nghị (trong bức điện gửi cho tướng Eisenhower) điều quân về phía Đông họp lực với quân Nga hoặc tiến tới được phòng tuyến chung Elbe. Lệ thuộc vào ý đồ của quân Nga, trục Kassel-Leipzig là tốt nhất cho việc điều quân, vì nó bảo đảm sẽ chạy qua vùng công nghiệp quan trọng, nơi mà người ta tin rằng nội các Đức sẽ đưọc di chuyển đến; nó sẽ chia cắt lực lượng quân Đức gần như ra làm hai phần, và nó sẽ không buộc chúng ta phải vượt sông Elbe. Trục này đã được thiết kế để chia cắt và tiêu diệt phần chủ yếu của lực lượng địch còn lại ở phía tây.

        Đây sẽ là mũi công kích chủ yếu của tôi, và cho đến khi đã hoàn toàn rõ ràng rằng sẽ không cần thiết phải tập trung tất cả những nỗ lực của chúng tôi vào mình nó, tôi sẵn sàng chỉ huy toàn bộ lực lượng của mình để đảm bảo thành công của nó...

        Một khi sự thành công của mũi công kích chủ yếu được đảm bảo, tôi sẽ đề nghị hành động để quét sạch những cảng phía Bắc, điều này trong tình thế của Kiel, sẽ buộc phải tạo sức ép đối với Elbe. Montgomery sẽ chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ này, và tôi đề nghị tăng cường lực lượng cho ông ta nếu điều nay là cần thiết cho mục đích đó.

        Cùng lúc này, chúng tôi đuợc biết rằng Eisenhower đã công bố sách lược của ông ta trong một bức điện trực tiếp cho Staline vào ngày 28 tháng ba trong đó ông ta nói rằng sau khi cô lập Rhur, ông ta đề nghị được tiến hành mũi công kích chủ yếu dọc theo trục Erfurt-Leipzig-Dresden, bằng cách hợp sức với người

        Nga, sẽ chia cắt lực lượng quân Đức còn lại ra làm đôi. Một cuộc tiến công thứ hai qua Regensburg đến Linz, nơi ông ta cũng cho là sẽ được gặp người Nga, sẽ ngăn chặn "sự củng cố khả năng kháng cự của Đức tại vị trí cố thủ ở miền Nam nước Đức". Staline đồng ý ngay. Ông ta nói rằng đề nghị đó là "hoàn toàn trùng hợp với kế hoạch của Bộ Tổng tư lệnh Xô Viết". "Berlin", ông ta nói thêm, "đã mất đi tầm quan trọng chiến lược của nó trước đây. Bộ Tổng tư lệnh Xô Viết vì vậy đã đặt kế hoạch phân công cho lực lưọng thứ yếu tiến về Berlin". Bản tuyên bố này đã không được thực tế xác nhận. Điều này dường như quan trọng đến nỗi vào ngày 1 tháng Tư, tôi đã gửi một bức điện cho Tổng thống:

        "... Hiển nhiên rằng, gạt sang một bên mọi chướng ngại vật và cố tránh khỏi bị chệch hướng, những đạo quân Đồng minh ở miền Bắc và miền Trung Âu nên hành quân với tốc độ nhanh nhất về phía Elbe. Cho đến nay trục này vẫn qua Berlin. Tướng Eisenhower, dựa trên sự ước đoán về khả năng kháng cự của quân địch, mà theo tôi là cực kỳ quan trọng, bây giờ muốn chuyển trục này hơi lệch về phía nam và đánh qua Leipzig, thậm chí có thể tiến xa về phía nam đến tận Dresden... Tôi nói thẳng rằng Berlin vẫn còn có tầm quan trọng chiến lưọc. Chẳng có gì gây tâm lý tuyệt vọng đối với các lực lượng kháng cự của Đức bằng sự sụp đổ của Berlin. Nó sẽ là một dấu hiệu quan trọng nhất của sự thất bại đối với người Đức. Mặt khác, nếu để mặc nó duy trì cuộc bao vây của quân Nga giũa đống đổ nát của nó và miễn là lá cờ Đức còn tung bay ỏ đó, thì nó sẽ kích động sự đề kháng của tất cả những người Đức được vũ trang".

        "Hơn nữa, có một khía cạnh khác có thể là thích hợp để ngài và tôi cân nhắc. Không nghi ngờ gì nữa, những đạo quân của Nga sẽ tràn qua nước Áo và tiến vào Vienna. Nếu họ chiếm được Berlin, liệu họ có cảm tưỏng rằng họ là người đóng góp chủ yếu cho chiến thắng chung của chúng ta, cái chiến thắng đã sớm in đậm trong tâm trí của họ, liệu điều này có đưa họ đến một trạng thái sẽ gây nên những khó khăn trầm trọng và kinh khủng trong tưong lai không? Vì vậy tôi cho rằng, trên quan điểm chính trị chúng ta nên tiến quân càng sâu về phía đông Đức càng tốt, và rằng nếu Berlin đang ở trong tầm tay của chúng ta, chúng ta nhất định phải chiếm lấy nó. Điều này cũng hoàn toàn có cơ sở về mặt quân sự."


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:39:22 pm

        Thật ra, mặc dù tôi đã không nhận thấy điều này, sức khỏe của Tổng thống lúc này quá yếu nên chính Tướng Marshall phải đương đầu với những vấn đề quan trọng như vậy, và Bộ Tham mưu Hoa Kỳ đã trả lời đại ý rằng kế hoạch của Eisenhower thực ra phù hợp với quan điểm chiến lược đã được nhất trí và với chỉ thị của Tổng thống, ông ta đang cho triển khai vượt sông Rhine ở phía bắc một số lượng quân tối đa có thể. Nỗ lực thứ yếu ở miền nam đang thành công rực rỡ, và đang khai thác triệt để lượng tiếp tế cho phép. Họ đã tin tuỏng rằng hành động của vị Tổng tư lệnh sẽ bảo đảm cho các cảng và mọi thứ khác mà nước Anh đã đề cập được giải quyết một cách nhanh chóng hơn, mang tính chất quyết định hơn, so với kế hoạch đuợc họ thúc đẩy.

        Trận đánh ở Đức, họ nói, đang ở tại cái điểm mà Tổng Tư lệnh phải cân nhắc những biện pháp cần được áp dụng, cố ý phớt lờ, không khai thác nhược điểm của kẻ thù là không hợp lý. Mục tiêu duy nhất phải là giành chiến thắng một cách nhanh chóng và hoàn toàn. Trong khi vẫn công nhận rằng có những nhân tố không trực tiếp liên quan đến viên Tổng Tư lệnh, Bộ Tham mưu Hoa Kỳ lại cho rằng quan điểm chiến lược của ông ta là đúng đắn.

        Chính bản thân Eisenhower bảo đảm với tôi rằng ông ta luôn nhìn thấy tầm quan trọng bậc nhất của việc điều quân đến vùng bờ biển cực bắc "... Mặc dầu bức điện tín của ông đã giới thiệu một ý tưởng mới đối với tầm quan trọng về mặt chính trị của việc sớm đạt được những mục tiêu cụ thể. Tôi đã thấy rõ quan điểm của ông về vấn đề này. Sự khác nhau duy nhất giũa gợi ý của ông và kế hoạch của tôi là vấn đề thời gian... Để đảm bảo thành công cho mọi nỗ lực dự kiến của mình, trước hết tôi tập trung vào vùng trung tâm nuớc Pháp để chiếm lấy vị trí mà tôi cần. Theo như tôi hiểu hiện nay, buớc tiếp theo đây sẽ là đua Montgomery vượt sông Elbe, ở mức độ cần thiết sẽ được tăng viện bởi quân Mỹ, và tiến tới tối thiểu là một tuyến bao gồm cả Lubeck trên bờ biển. Nếu sự kháng cự của quân Đức từ giờ trở đi dần dần tiến tới hoàn toàn tan vỡ, ông có thể thấy rằng chỉ có một chút ít (nếu có) khác biệt về chuyện thời gian giữa việc chiếm đuợc vị trí trung tâm và vượt sông Elbe. Mặt khác, nếu sự kháng cự có khuynh hướng tê liệt hoàn toàn, tôi có thể nhận thấy rằng tôi rất cần phải tập trung cho từng nỗ lực, và không cho phép bản thân tôi bị phân tán bởi việc cố gắng thực tất cả những kế hoạch ngay một lúc".

        "Hoàn toàn dĩ nhiên, nếu vào bất cứ thời điểm nào sự thất bại thình lình xảy ra khắp mọi nơi dọc theo mặt trận, chúng ta sẽ phải lao về phía trước, Lubeck và Berlin sẽ được nằm trong số những mục tiêu quan trọng của chúng ta".

        "Xin cảm ơn ông một lần nữa vì bức điện cực kỳ chu đáo của ông", tôi trả loi, "... Tuy nhiên tôi vẫn cứ có ấn tượng sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc tiến vào Berlin, cái cơ hội có lẽ đã rộng mở đối với chúng ta, do việc Matxcova trả lời là... ‘Berlin đã đánh mất đi tầm quan trọng chiến lược trước đây của nó’. Điều này có thể được xem xét dưới góc độ của những gì tôi đã đề cập đến về mặt chính trị. Tôi cho rằng sẽ rất quan trọng khi chúng ta bắt tay với người Nga càng xa về phía đông càng tốt... Nhiều chuyện có thể xảy ra ở phía Tây trước ngày cuộc tấn công chính của Staline bắt đầu".

        Tôi nghĩ có nghĩa vụ phải kết thúc trao đổi thư từ theo kiểu bằng hữu này, và những thay đổi trong kế hoạch chính, như tôi đã từng nói với Roosevelt, là quá ít so với những gì chúng ta đã dự kiến lúc đầu, nhung tôi phải ghi lại sự trách móc của tôi rằng ở Washington một tầm nhìn đặc biệt xa hơn và rộng hơn nhẽ ra phải chiếm ưu thế. Vì cuộc chiến tranh đuợc tiến hành bởi một liên minh đang tiến đến thời điểm kết thúc, các khía cạnh chính trị có một tầm quan trọng ngày càng tăng. Đúng là suy nghĩ của người Mỹ chí ít là không vụ lợi trong những vấn đề liên quan đến việc chiếm đất, nhung khi những con chó sói đang rình rập xung quanh, người chăn cừu phải bảo vệ đàn cừu, ngay cả khi bản thân ông ta chẳng hề quan tâm đến thịt cừu. Lúc này, những điểm gây tranh cãi xem ra không có vẻ gì quan trọng đặc biệt đối với Bộ Tham mưu Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, họ không đuợc công chúng chú ý và biết đến, đều sẽ sớm bận rộn túi bụi và lúc này bị lu mờ bởi dòng thủy triều đang lên của chiến thắng. Tuy nhiên, không phải tranh cãi gì, họ đóng vai trò thống trị đối với vận mệnh của châu Âu, và họ cũng có thể từ chối chúng tôi một nền hòa bình lâu dài, mà chúng tôi đã chiến đấu gian khổ bao năm để có đuợc. Bây giờ chúng tôi có thể thấy được khoảng gián đoạn chết người tồn tại giữa sức mạnh đang phai nhạt của Tổng thống Roosevelt và sự lớn mạnh trong quyền lực của Tổng thống Truman để đối phó với những vấn đề lớn trên thế giới. Giữa khoảng trống đáng buồn phiền này, một vị Tổng thống không thể hành động đuợc, còn vị kia thì không nắm đuợc tình hình, cả những vị lãnh đạo quân đội và Bộ Ngoại giao đều không nhận đuợc sự chỉ đạo mà họ đòi hỏi. Những vị lãnh đạo quân đội tự hạn chế mình trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ; còn Bộ Ngoại giao thì không hiểu những vấn đề có liên quan. Sự chỉ đạo chính trị không thể thay thế được đang bị thiếu vắng đúng vào lúc nó được cần đến nhất. Hoa Kỳ đứng trên vị thế chiến thắng, vị thế làm chủ vận mệnh thế giới, nhưng không có trong đầu một kế hoạch thật sự và nhất quán. Anh quốc, mặc dù vẫn còn rất mạnh, cũng không thế hành động theo cách quyết định một mình. Ở giai đoạn này, tôi chỉ có thể cảnh báo và biện hộ. Vì thế đối với tôi, đỉnh điểm của một thành công rõ ràng là vô cùng to lớn lại là khoảng thời gian bất hạnh nhất. Tôi đã đi giữa những đám đông reo ho hay ngồi bên bàn nghe những lời chúc mừng sự sùng bái từ mọi miền của Khối Đồng Minh Vĩ Đại, với trái tim đau nhói và đầu óc bị đè nặng bởi những linh cảm xấu.

        Sự hủy diệt lực lượng quân đội Đức đã kéo theo sự thay đổi cơ bản trong quan hệ giữa nước Nga Cộng sản và các nền dân chủ phương tây. Họ đã không còn kẻ thù chung, mà có lẽ gần như là mối ràng buộc duy nhất của Đồng Minh. Từ nay trở đi, đế quốc Nga và giáo lý Cộng sản đã nhìn thấy và không đặt giới hạn cho sự tiến triển và sự thống trị tột bực của họ, và hơn hai năm đã trôi qua trước khi họ lại đối đầu với một sức mạnh ý chí ngang nhau. Tôi không nên kể câu chuyện này bây giờ khi tất cả đều bình thường trong ánh nắng chói chang nếu tôi không biết điều đó và chỉ cảm nhận nó khi tất cả đều lu mờ, và khi niềm vui thắng lợi quá mức chỉ làm tăng thêm khoảng tối bên trong những sự vụ của con người. về điều này bạn đọc hãy là quan tòa phán xét.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:40:08 pm

25

BỨC RÈM SẮT

        Nhiều tuần sau hội nghị Yalta, mọi việc trở nên rõ ràng rằng Chính phủ Xô Viết đã không làm được gì để thực hiện những thỏa thuận về việc mở rộng Chính phủ Ba Lan bao gồm tất cả những đảng phái của Ba Lan và cả hai bên. Molotov tùng bước từ chối đưa ra ý kiến về những người Ba Lan mà chúng tôi đề cập, và thậm chí không một người nào trong số họ được phép tham dự cuộc thảo luận bàn tròn sơ bộ. Ông ta đã gợi ý cho phép chúng tôi cử những quan sát viên đến Ba Lan, và đã rất lúng túng bởi sự sẵn sàng và tốc độ mà chúng tôi đã chấp nhận, biện luận rằng, cùng với những vấn đề khác, việc này có thể ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ Lâm thời Lublin. Những cuộc bàn luận ở Matxcơva dưới bất cứ góc độ nào cũng không tiến triển được gì. Thời gian đang ủng hộ những người Nga và những người Ba Lan trung thành với họ, những người đang nắm trong tay đất nước bằng mọi biện pháp nghiêm ngặt nhất, những biện pháp mà họ không muốn cho những quan sát viên bên ngoài thấy. Mỗi ngày chậm trễ là một cái được của lực lượng cứng rắn này.

        Vào chính buổi tối khi tôi đang phát biểu ở Hạ Nghị Viện về kết quả làm việc của chúng tôi ở Yalta, sự vi phạm đầu tiên của người Nga về cả tinh thần và lời văn của các thỏa thuận của chúng tôi đã xảy ra ở Rumani. Tất cả chúng tôi đều tham gia vào Tuyên bố Giải phóng châu Âu, gần đây đã được ký kết, để thấy rằng cả việc tự do bầu cử và những Chính phủ Dân chủ đều được thiết lập tại các nước nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Đồng minh. Vào ngày 27 tháng hai, Vyshinsky, người đã bất ngờ xuất hiện ở Bucharest ngày hôm trước, đã yêu cầu một cuộc tiếp kiến với vua Michael và thuyết phục nhà vua nên giải tán Chính phủ của tất cả các đảng đã được thành lập sau cuộc đảo chính Hoàng gia vào tháng tám năm 1944 và dẫn đến việc trục xuất người Đức khỏi Rumani. Vị Quốc vương trẻ tuổi, được hậu thuẫn bởi Ngoại trưởng của ông, Visoianu, đã phản đối những yêu cầu này cho đến ngày hôm sau. Vyshinsky lại đòi hỏi và bác bỏ đề nghị của Quốc vương ít nhất là được tham khảo ý kiến những người lãnh đạo của các đảng phái chính trị, y đấm tay xuống bàn, lớn tiếng đòi một sự chấp thuận ngay lập tức, rồi bước ra khỏi phòng, đóng sầm của lại. Cùng lúc đó những đon vị tăng và các đội quân của Xô Viết được triển khai trên khắp phố phường của thủ đô, và vào ngày 6 tháng Ba, một Chính phủ do Xô Viết cử ra đã lên nắm quyền.

        Tôi đã lo ngại sâu sắc về cái tin này, một dấu hiệu của một mô hình cho mọi thứ sắp xảy ra, nhưng chúng tôi đã ở trong tình thế bị kẹt không thể phản đối được bởi vì Eden và tôi trong suốt chuyến thăm Matxcơva hồi tháng Mười đã công nhận rằng Nga phải có một tiếng nói khá vượt trội ở Rumani và Bulgary, còn chúng tôi thì ở Hy Lạp. Staline đã tuân thủ rất chặt chẽ nhận thức này trong suốt sáu tuần chúng tôi chiến đấu chống lại những người Cộng sản và ELAS trong thành phố Athens, bất chấp một thực tế rằng tất cả những điều này đối với ông ta và những người thân cận của ông ta; là hết sức khó chấp nhận. Hòa bình giờ đây đã được khôi phục và mặc dù có rất nhiều khó khăn trước mắt, tôi hy vọng rằng trong một vài tháng chúng tôi có thể tổ chức những cuộc bầu cử tự do, không bị ràng buộc, tốt nhất là dưới sự giám sát của Anh, Mỹ và Nga và rằng từ đó về sau, một hiến pháp và một Chính phủ sẽ được lập nên theo nguyện vọng không thể phủ nhận của người Hy Lạp.

        Nhưng ở hai nước Balkan gần Biển Đen, Staline giơ đây đang làm một điều ngược lại, hoàn toàn đi ngược lại mọi ý tưởng dân chủ. Ông ta đã tán thành trên giấy tờ những nguyên tắc của Hội nghị Yalta, và giờ đây những nguyên tắc đã bị chà đạp ở Rumani. Nhưng nếu tôi ép ông quá, ông ta có thể nói rằng, "tôi đã không can thiệp vào hành động của ông ở Hy Lạp, tại sao ông không cho tôi sự tự do đó ở Rumani?" Không có bên nào có thể thuyết phục được bên nào, và nói đến những mối quan hệ cá nhân giữa tôi và Staline, tôi chắc rằng sẽ là một sai lầm khi bắt đầu một lý lẽ như thế. Tuy nhiên tôi cảm thấy rằng tôi nên nói với ông ta nỗi day dứt của mình về việc dựng lên một cách ép buộc một Chính phủ với thiểu số là Cộng sản. Đặc biệt tôi rất lo lắng nó có thể dẫn đến việc thanh trừng bừa bãi những người Rumani chống cộng, những người sẽ bị buộc tội theo chủ nghĩa phát xít, giống như những gì hiện đang xảy ra ở Bulgary.

        Trong lức đó, sự bế tắc ở Ba Lan vẫn tiếp tục. Hầu như suốt tháng Ba, tôi rất bận rộn với việc liên tục trao đổi thư từ với Roosevelt, tuy nhiên mặc dù tôi không có thông tin chính xác về tình trạng sức khỏe hiện tại của ông, tôi có cảm giác rằng, ngoại trừ những khoảnh khắc tỏa sáng về dũng khí và trí tuệ, những bức điện tín của ông ta gửi cho tôi không phải là do ông thảo ra. Chính sách của người Xô Viết càng ngày càng trở nên rõ ràng hơn, trong khi việc lợi dụng quyền kiểm soát Ba Lan không bị hạn chế và không được ai chú ý của họ cũng rõ ràng như vậy. Họ đòi hỏi chỉ có chính phủ Lublin mới đại diện cho Ba Lan tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc tới đây tại San Francisco. Khi các cường quốc phương Tây không chấp thuận, những người Xô Viết đã từ chối đề cử Molotov tham dự. Điều này đe dọa mọi tiến bộ ở San Francisco, và thậm chí bản thân hội nghị, không thể xảy ra được. Molotov khăng khăng rằng bản thông điệp của Hội nghị Yalta chỉ có nghĩa là sẽ bổ sung thêm một vài người Ba Lan vào cái Chính phủ do Nga giật dây, và những con rối này phải được tham khảo ý kiến trước. Ông ta kiên trì quyền phủ quyết đối với Mikolajczyk và bất cứ người

        Ba Lan khác nào mà chúng tôi đưa ra, và cứ làm như là ông ta không có thông tin đầy đủ về những nhân vật mà chúng tôi đã tiến cử rất lâu. Đã rõ như ban ngày rằng chiến thuật của ông ta là kéo dài việc này trong khi Chính phủ Lublin đang củng cố lại quyền lực của họ. Những cuộc thương lượng của những đại sứ của chúng tôi không có hứa hẹn gì đối với việc giải quyết vấn đề Ba Lan một cách trung thực. Chúng chỉ có nghĩa rằng sự giao tiếp giữa chúng tôi đã bị chệch hướng và thật là phí thời gian để đi tìm một thể thức không có khả năng quyết định những điểm có tính sống còn.

        Tôi chắc chắn rằng cách duy nhất đế ngăn Molotov là gửi cho Staline một bức thư riêng, và vì vậy tôi đã kêu gọi Tổng thống với hy vọng rằng chúng tôi có thể cùng gửi thư cho Staline ở cấp cao nhất. Một sự trao đổi thư từ khá dài đã diễn ra giữa chúng tôi, nhưng ở thời điểm quan trọng này, sức khỏe và cả sức mạnh của Roosevelt đã tàn tạ. Trong những bức điện dài của mình, tôi đã nghĩ rằng mình đang nói chuyện với người bạn và đồng nghiệp đáng tin cậy như tôi đã từng làm như thế trong nhiều năm qua. Ông không còn nghe tôi nói một cách đầy đủ như xưa nữa. Tôi không biết ông ốm thế nào và cảm thấy thật là tàn ác khi ép ông làm việc. Những sĩ quan phụ tá trung thành của Tổng thống chỉ cho một số người ít ỏi biết về tình trạng sức khỏe của ông, và rất nhiều bàn tay khác nhau đã cùng soạn thảo những bức thư trả lời có ký tên ông. Đối với những người này, khi cuộc sống của ông đang ở vào lúc xế chiều, Roosevelt chỉ có thể đưa ra những đường lối và chấp thuận chung chung. Đây quả là một nỗ lực anh hùng. Bộ Ngoại Giao hiển nhiên là có xu hướng tránh đưa những vấn đề này cho một lãnh đạo khác, trong khi mà Tổng thống đang bị suy sụp về sức khỏe và đã trút lại gánh nặng này lên những Đại sứ ở Matxcova. Chính bản thân Harry Hopskin, người lẽ ra có thể giúp một tay với tư cách cá nhân, cũng đang bị ốm nặng, và thường xuyên vắng mặt hay không được mời. Đây là những tuần lễ khá đắt giá đối với chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:40:45 pm

       
*

        Trong suốt thời gian này, giữa Chính phủ Anh, Mỹ và những người Xô Viết đang có sự trao đổi gay gắt và quan trọng về những vấn đề khác nhau. Sự tiến công của các đạo quân Xô Viết, những thắng lọi của Alexander ở Ý, sự thất bại của những nỗ lực kháng cự ở Ardennes và những cuộc hành quân của Eisenhower đến sông Rhine đã thuyết phục tất cả ngoại trừ Hitler và những người thân cận của ông ta nhất rằng việc đầu hàng sắp sửa xảy ra và không thể tránh khỏi, vấn đề ở đây là đầu hàng ai? Đức giờ đây tất nhiên là không thể tiến hành chiến tranh trên hai mặt trận được. Hòa bình với người Xô Viết rõ ràng là không thể được. Những kẻ cai trị nước Đức đã quá quen thuộc với việc đàn áp độc tài để mời mọc sự nhập khẩu từ phía Đông. Do đó vẫn còn tồn tại những nước Đồng minh ở phía Tây. Liệu có thể, họ lý luận, mặc cả với Anh và Hoa Kỳ? Nếu một cuộc ngùng bắn có thể đạt được ở phía Tây, họ có thể tập trung quân đội chống lại bước tiến của người Xô Viết. Riêng Hitler vẫn ngoan cố. Đế chế III của Đức đã chấm dứt và y sẽ chết cùng với nó. Nhưng rất nhiều kẻ theo y đang cố gắng bí mật tiếp cận các nước Đồng minh nói tiếng Anh. Tất cả những đề nghị này dĩ nhiên đã bị bác bỏ. Điều kiện của chúng tôi là việc đầu hàng không điều kiện trên tất cả các mặt trận. Cùng lúc đó, các tư lệnh chiến trường của chúng tôi luôn được toàn quyền chấp nhận sự đầu hàng quân sự thuần túy của lực lượng địch đang đổi đầu với họ, và một nỗ lực nhằm giải quyết việc này, trong khi chúng tôi đang chiến đấu trên sông Rhine, đã dẫn đến một cuộc lời qua tiếng lại rất khó chịu giữa người Nga và Tổng thống được tôi ủng hộ.

        Trong tháng Hai, tướng Karl Wolff, tư lệnh SS ở Ý, đã bắt được liên lạc với Cơ quan Tình báo Mỹ ở Thụy Sĩ qua những người trung gian Y. Chúng tôi quyết định phải xem xét những ủy nhiệm thư của những người tham gia, và mối liên hệ được mang mật danh "ô chữ". Vào ngày 8 tháng Ba, đích thân Tướng Wolff đã có mặt ở Zurich, để gặp ông Allen Dulles, trưởng phái đoàn Mỹ. Người ta đã thẳng thừng bảo với Wolff rằng không có vấn đề thương lượng ở đây, rằng nếu vấn đề này được theo đuổi, nó chỉ có thể dựa trên cơ sở của việc đầu hàng vô điều kiện. Thông tin này nhanh chóng được chuyển đến Tổng hành dinh của Đồng minh ở Ý và các Chính phủ Mỹ, Anh và Xô Viết. Vào ngày 15 tháng Ba, các Tham mưu trưởng Anh và Mỹ ở Caserta đã cải trang đến Thụy Sĩ và bốn ngày sau đó, vào ngày 19 tháng Ba, một cuộc gặp mang tính thăm dò với Tướng Wolff đã được tổ chúc.

        Tôi nhận ra ngay rằng Chính phủ Xô Viết có thể nghi ngờ về sự đầu hàng về quân sự riêng rẽ ở phía Nam, điều này có thể cho phép những đạo quân của chúng tôi tiến lên chống lại sự kháng cự đang bị thu nhỏ dần ở Vienna và xa hơn nữa, hay thực ra là đến tận Elbe hay Berlin. Hơn nữa, vì tất cả các mặt trận của chúng tôi quanh nước Đức là một phần của toàn bộ cuộc chiến tranh Đồng minh, người Nga sẽ mặc nhiên bị ảnh hưởng bởi bất cứ kết quả nào trên một trong số những mặt trận này. Nếu có bất cứ mối hên lạc nào với kẻ thù, chính thúc hay không chính thúc, họ phải được thông báo ngay. Quy định này được tuân thủ rất vững. Vào ngày 12 tháng Ba, Đại sứ Anh ở Matxcova đã thông báo với Chính phủ Xô Viết về mối liên hệ này với những phái viên Đức, và nói rằng chúng tôi sẽ không liên lạc với họ cho đến khi chúng tôi nhận được câu trả lời của người Nga. Ở bất cứ giai đoạn nào người Nga đã không hề bị giấu giếm về bất cứ chuyện gì. Các đại diện của Đồng minh ở Thụy Sĩ thậm chí còn tìm những cách bất hợp pháp để đưa một sĩ quan Nga vào tham gia cùng với họ nếu như Chính phủ Xô

        Viết muốn. Tuy nhiên điều nay được thông báo rằng nếu "ô chữ" được chứng minh là có ý nghĩa quan trọng, chứng tôi sẽ đón chào những đại diện của họ ở tổng hành dinh của Alexander. Ba ngày sau đó Molotov thông báo với Đại sứ Anh tại Matxcova rằng Chính phủ Xô Viết thấy thái độ của Chính phủ Anh là "hoàn toàn không thể giải thích được và không thể hiểu được khi họ từ chối tạo điều kiện cho người Nga cử đại diện đến Beme". Một bức thông điệp tương tự đã được gửi cho Đại sứ Mỹ.

        Tuy nhiên, vào ngày 21, Đại sứ của chúng tôi ở Matxcova được chỉ thị thông báo với Chính phủ Xô Viết một lần nữa rằng chủ đề duy nhất của những cuộc gặp là để tin chắc rằng những người Đức này có thẩm quyền thương lượng việc đầu hàng quân sự và mồi những đại biểu người Nga đến tổng hành dinh của Đồng minh ở Caserta. Ông ta đã làm như vậy. Ngày hôm sau, Molotov đã chuyển cho ông ta văn bản trả lời với những lời lẽ như sau:

        "Trong hai tuần ở Berne, những cuộc thương lượng, giữa một bên là những đại diện của bộ chỉ huy quân sự Đức và một bên là những đại diện của các bộ chỉ huy quân sự của Anh và Mỹ, đã diễn ra sau lưng Liên Bang Xô Viết, đất nước đang phải chịu đựng gánh nặng chủ yếu của cuộc chiến tranh chống lại nước Đức".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:41:50 pm

        Ngài Archibald Clark Kerr đương nhiên giải thích rằng người Xô Viết đã hiểu nhầm về những gì đã nảy sinh và rằng "những cuộc thương lượng" này chỉ là một nỗ lực để kiểm tra lại những bức thư ủy nhiệm và quyền hạn của Tướng Wolff, không hơn không kém. Nhận xét của Molotov rất thiếu tế nhị và đầy xúc phạm. "Trong trường hợp này", ông ta viết, "Chính phủ Xô Viết không thấy có sự hiểu lầm, mà là một cái gì đó còn tệ hại hơn". Ông ta đã chỉ trích người Mỹ một cách gay gắt như vậy.

        Trước lời buộc tội kinh khủng như vậy, đối với tôi dường như im lặng thì tốt hơn là tranh luận với sự lạm dụng về lời lẽ, nhưng lúc đó thật sự cần thiết là phải cảnh báo cho các Tư lệnh quân sự của chúng tôi ở phía Tây. Vì vậy tôi đã đem bức thư lăng mạ của Molotov cho cả Montgomery và Eisenhower, những người đang cùng tôi quan sát cuộc vượt sông Rhine vào lúc này, xem.

        Tướng Eisenhower đã rất thất vọng, và dường như sự giận dữ đang bị khuấy động đến tột độ vì những gì ông xem là những lời buộc tội bất công và không có cơ sở về sự trung thành hết mực của chúng tôi. Ông nói rằng, là một chỉ huy quân sự, ông ta có thể chấp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của bất kỳ đơn vị nào trong đoàn quân của kẻ thù trên mặt trận của mình, từ một đại đội cho đến toàn bộ binh đoàn, rằng ông ta coi chuyện này đơn thuần chỉ là vấn đề quân sự, và rằng ông có đầy đủ quyền hạn để chấp nhận một sự đầu hàng như thế mà không cần hỏi ý kiến của bất kỳ ai. Tuy nhiêu nếu như có những vấn đề chính trị nẩy sinh, ông sẽ lập tức xin ý kiến các Chính phủ. Ông e rằng, nếu như người Nga rơi vào cuộc đầu hàng của lực lượng Kesselring, mà rất có khả năng xảy ra, thì điều gì ông có thể giải quyết được trong vòng một tiếng đồng hồ có lẽ sẽ bị kéo dài tới ba hay bốn tuần lễ, với những tổn thất nặng nề đối với binh lính của chúng tôi. Ông giải thích rõ ràng rằng ông sẽ thuyết phục binh lính dưới quyền viên sĩ quan tuyên bố đầu hàng hạ vũ khí và bất động cho đến khi họ nhận thêm mệnh lệnh nữa để họ không thể có cơ may chuyển sang bên kia nước Đức để chống lại người Nga. Cùng lúc đó, ông sẽ vượt qua các đội quân đầu hàng này một cách hết sức nhanh chóng về phía Đông.

        Bản thân tôi nghĩ rằng vấn đề này nên được để mặc cho ông ta quyết định và rằng các Chính phủ chỉ nên can thiệp nếu như có bất cứ vấn đề chính trị nào nẩy sinh. Tôi không hiểu tại sao chúng ta phải tự buồn phiền nếu, do sự đầu hàng hàng loạt ở phía Tây, chúng ta đã đến được Elbe, hay thậm chí xa hơn nữa, trước Staline. Jock Colville nhắc tôi rằng tôi đã nói với ông ta tối hôm đó, "tôi hầu như không thích xem xét việc chia cắt nước Đức cho đến khi những nghi ngờ của tôi về những ý đồ của người Nga được xua tan".

        Vào ngày 15 tháng Tư, Tổng thống đã gửi cho tôi nguyên văn rất đáng ngạc nhiên về những cuộc trao đổi của ông với Staline:

        "Ông hoàn toàn đúng (Staline viết) rằng, liên quan tới việc thương lượng giữa Bộ Chỉ huy Anh - Mỹ với Bộ Chỉ huy Đức, đâu đó ở Berne, hay một nơi nào khác, "đã làm dấy lên một bầu không khí lo ngại và thiếu tin tưởng dáng tiếc".

        Ông cứ khăng khăng rằng chưa hề có một cuộc thông báo đầy đủ. Điều này có thể giả định rằng ông chưa được thông báo đầy đủ... Những đồng nghiệp quân sự của tôi không hề nghi ngờ rằng đã có những cuộc thương lượng, mà dựa trên cơ sở đó tư lệnh quân Đức ở Mặt trận Miền tây, Thống chế Kesselring, đã đồng ý mở toang mặt trận và cho phép quân đội Anh Mỹ tiến về phía dông, và dổi lại, Anh và Mỹ hứa sẽ nhẹ tay với người Đức trong những điều khoản hòa bình.

        Vì vậy, lúc này người Đức trên Mặt trận phía Tây thực tế đã ngừng cuộc chiến tranh chống lại Anh và Hoa Kỳ. Cùng lúc dó, người Đức vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh với nước Nga, Đồng minh của Anh và Hoa Kỳ..."


        Lời buộc tội này đã làm Tổng thống rất tức giận. Sức khỏe không cho phép ông tự thảo một bức thư trả lời. Tướng Marshall đã soạn câu trả lời với sự thông qua của Roosevelt. Chắc chắn bức thư đó cũng không kém phần mạnh mẽ.

        "... Vói sự tin tưởng rằng ông đã đặt niềm tin vào trách nhiệm của cá nhân tôi, (ông trả dũa), và vào quyết tâm của tôi muốn cùng ông mang lại sự đầu hàng vô điều kiện của bọn Đức Quốc Xã, quả thật là tôi hết sức sửng sốt khi dường như Chính phủ Xô Viết đã tin rằng tôi đã đi đến một thỏa thuận với kẻ thù mà không được ông hoàn toàn nhất trí trước. Cuối cùng tôi muốn nói như sau: Sẽ là một trong những bi kịch của lịch sử nếu, vào đúng thời điểm chiến thắng hiện ta đang cầm chắc trong tay, sự thiếu tin tưởng và thiếu trung thành như vậy đối với nhau lại có thể làm tổn hại đến toàn bộ sự nghiệp chúng ta đang tiến hành sau những mất mát vô cùng lớn về con người và vật chất, kể cả tiền bạc nữa.

        Thành thực mà nói, tôi không thể tránh được cảm giác oán giận đối với những người thông tin cho ông, cho dù họ là ai đi nữa, vì sự xuyên tạc hèn hạ như thế về những hành động của tôi và những người dưới quyền đáng tin cậy của tôi."


        Tôi đã thật sự kinh ngạc vì câu cuối này. Tôi có cảm giác cho dù ngài Roosevelt không thảo ra toàn bộ bức thư, đúng là ông đã thêm vào đó cú đòn quyết định này. Nó giống như là một sự bổ sung hay đoạn kết luận, và có vẻ như Roosevelt đang trong cơn tức giận.

        Ngay lập tức tôi viết thư cho ông và Staline, và một vài ngày sau đó tôi nhận được một cái gì đó đại loại như là một lời xin lỗi của nhà độc tài Nga. "Tôi thường đánh giá thấp càng nhiều càng tốt vấn đề chung của Xô Viết", Tổng thống gửi điện cho tôi ngày 12 tháng Tư, "bởi vì những vấn đề này, ở dạng này hay dạng khác, dường như phát sinh ra hàng ngày, và hầu hết các vấn đề đó xảy ra liên tiếp, như trong trường hợp của hội nghị Berne. Tuy nhiên, chúng ta phải vững vàng, và vì vậy tiến trình của chúng ta cho đến lúc này là đúng đắn".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:42:54 pm

*

        Tổng thống Roosevelt mất đột ngột vào chiều hôm đó, thứ Năm ngày 12 tháng Tư, ở Warm Springs, Georgia. Ông hưởng thọ 63 tuổi. Trong khi đang ngồi để được họa chân dung, đột nhiên ông quy xuống, và mất sau đó vài tiếng đồng hồ mà không hề tỉnh lại. Khi tôi nhận được tin này vào sáng sớm ngày thứ Sáu, ngày 13, tôi có cảm giác như thật sự vừa bị một cú đấm.

        Mối quan hệ của tôi với con người nhân cách tỏa sáng này đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt nhiều năm dài và khủng khiếp mà chúng tôi đã làm việc cùng nhau. Mối quan hệ này giờ đây đã chấm dứt, và tôi như bị gục ngã bởi một ý nghĩ về sự mất mát sâu sắc, không gì bù đắp nổi. Tôi đến Hạ Nghị Viện, nơi cuộc hợp sẽ bắt đầu vào lúc 11 giơ, và có vài lời đề nghị rằng chúng ta phải tỏ lòng kính trọng đối với hương hồn người bạn vĩ đại của mình bằng cách hoãn ngay cuộc hợp. Hành động chưa có tiền lệ này nhân việc một nguyên thủ quốc gia nước ngoài từ trần cũng phù hợp với mong muốn chung của tất cả các Nghị sĩ, những người đã ra khỏi phòng hợp một cách có trật tự sau một cuộc hợp kéo dài chỉ có tám phút.

        Việc đầu tiên thôi thúc tôi là phải bay đến đám lễ tang, và tôi đã đặt một chuyến chuyên cơ. Lord Halifax điện cho tôi rằng cả Hopkins và lẫn Stettinius đều đã rất xúc động vì ý định đến đó của tôi, và cả hai đều nồng nhiệt đồng ý với nhận định của tôi về tác động to lớn theo chiều hướng tốt lành của sự việc này. Ngài Truman đã nhờ ông ta nói rằng cá nhân ông đánh giá rất cao cơ hội được gặp tôi một cách sớm nhất có thế được. Ông ta nghĩ rằng, sau tang lễ, tôi sẽ có hai hay ba ngày đàm đạo với ông ta.

        Tuy nhiên tôi bị áp lực lớn là không nên rời khỏi đất nước trong thời điểm cực kỳ nóng bỏng và gay go này, và tôi đã chiều theo ý nguyện các bạn tôi. Sau nay nghĩ lại, tôi tiếc rằng tôi đã không tán thành gợi ý của vị tân Tổng thống. Tôi chưa hề gặp ông ta trước đó, và tôi cảm thấy rằng có rất nhiều điểm mà những cuộc trao đổi riêng sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết chúng, đặc biệt nếu như những cuộc trao đổi này có thể kéo dài trong nhiều ngày, không vội vàng hay nghi lễ quá. Đối với tôi dường như là chuyện bất thường, đặc biệt trong mấy tháng cuối, rằng Roosevelt đã không làm cho người phó của ông hay người có khả năng sẽ kế nhiệm ông làm quen kỹ càng với toàn bộ chuyện này và cho ông ta tham gia vào việc đưa ra những quyết định. Điều này đã được chứng thực là gây bất lợi lớn cho công việc của chúng tôi. Việc đọc lại những sự kiện sau khi chúng đã xảy ra làm sao có thể so được với việc đã sống qua chúng từng giờ. Với ông Eden, tôi có một người đồng nghiệp am tường mọi chuyện và có thể bất cứ lúc nào lên nắm toàn quyền chỉ đạo, mặc dù bản thân tôi đang có sức khỏe tốt và sự điều hành toàn diện. Nhưng Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã nhảy một bước từ một vị trí mà ở đó ông rất ít thông tin và ít quyền lực lên quyền lực tối cao. Làm sao ông Truman có thể biết và cân nhắc được những vấn đề nóng bỏng vào lúc cao trao này của cuộc chiến tranh? Những điều chúng tôi đã được biết về ông ta từ đó chứng tỏ ông ta là một người cương quyết và không biết sợ là gì, là người có thể quyết định những điều trọng đại nhất. Trong những tháng đầu tiên này, ông đang đúng ở một vị trí đặc biệt khó khăn, không cho phép ông thể hiện toàn bộ những phẩm chất nổi bật của mình trong hành động.

        Hành động chính trị đầu tiên của ông Truman liên quan đến chúng tôi là thúc đẩy vấn đề Ba Lan từ cái điểm dừng của nó khi ông Roosevelt qua đời, chỉ trước đó có 48 tiếng đồng hồ. Ông ta đề nghị rằng hai chúng tôi nên có một bản tuyên bố chung gửi cho Staline. Văn bản của tuyên bố này dĩ nhiên phải được hoàn thiện từ trước với sự chuẩn bị của Bộ Ngoại giao vào thời điểm khi Tổng thống mới kế vị. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ông ta cảm thấy có thể nhanh chóng gắn mình vào trách nhiệm đó giữa sự bề bộn của thủ tục nhậm chức và trong lễ tang người tiền nhiệm của ông.

        Ông công nhận rằng thái độ của Staline là không mấy triển vọng, nhưng cảm thấy chúng tôi nên "có một bước đi nữa", và vì vậy ông ta đề nghị nói với Staline rằng các Đại sứ của chúng tôi ở Matxcova đã đồng ý không thắc mắc gì về ba vị lãnh đạo của Chính phủ Varsovie được mời đến Matxcova tham gia hiệp thương, và đảm bảo với ông ta rằng chúng tôi chưa bao giờ phủ nhận việc họ sẽ giữ một vai trò nổi bật trong việc thành lập

        Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Lâm thời. Các Đại sứ của chúng tôi không đòi hỏi quyền được mời một số lượng không hạn chế những người Ba Lan từ nước ngoài và từ bên trong Ba Lan. Vấn đề ở đây thực chất là liệu Chính phủ Varsovie có thể phủ quyết những đại biểu đơn lẻ tham gia hiệp thương hay không, và theo ý kiến của chúng tôi, thỏa thuận Yalta không cho phép họ làm như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:43:39 pm

        Bức thư chung của chúng tôi được gửi vào ngày 15. Trong lúc đó ông Mikolajczyk khẳng định rằng ông ta chấp nhận quyết định Crimea về Ba Lan, kể cả việc thiết lập đường biên giới phía đông của Ba Lan theo đường Curzon, và vì vậy tôi đã thông báo cho Staline biết. Vì tôi không nhận được câu trả lời, nên có thể giả định rằng Nhà Độc tài hiện đã đồng ý. Những điểm khác nhau đã rõ ràng. Ngài Eden đã gửi điện từ Washington rằng ông ta và Stettinius đồng ý rằng chúng tôi sẽ nêu lại những đòi hỏi của mình về sự tham gia của các quan sát viên ở Ba Lan, và rằng chúng tôi phải một lần nữa thúc ép Chính phủ Xô Viết cho trì hoãn những cuộc thương lượng của họ về hiệp định với những người Ba Lan thuộc phái Lublin. Nhưng chẳng bao lâu sau khi quyết định điều nay, chúng tôi có nguồn tin rằng hiệp định đã được ký kết.

        Vào ngay 29 tháng Tư, trong khi dường như rõ ràng rằng chúng tôi chẳng đi được đến đâu, tôi nêu toàn bộ vụ việc của mình trong một bức điện tín dài gửi cho Staline, trong đó có những đoạn có thể coi như có trọng lượng như sau:

        Thật sự, về vấn đề Ba Lan, chúng tôi đã đạt đến một đường lối hành động dứt khoát với người Mỹ. Bởi vì hiển nhiên chúng tôi nhất trí về vấn đề, và cũng bởi vì thật ra chúng tôi cám thấy mình đã bị dối xử khá bất công... Kể từ hội nghị Crimea. Không còn nghi ngờ gì nữa những điều này dường như sẽ khác đi khi chúng tôi nhìn nhận chúng theo quan điểm hoàn toàn ngược lại. Nhưng chúng tôi hoàn toàn nhất trí rằng lời chúng tôi đã cam kết đối với một nước Ba Lan có chủ quyền, tự do và độc lập với một Chính phủ đại diện đầy đủ và thỏa đáng cho tất cả các phần tử dân chủ trong số những người Ba Lan, đối với chúng tôi là vấn đề danh dự và trách nhiệm. Tôi không nghĩ rằng có bất cứ một cơ hội mong manh nào cho bất cứ thay đổi gì trong thái độ của hai Cường quốc chúng tôi, và khi đã nhất trí chúng tôi nhất định sẽ nói như vậy. Sau cùng, chúng tôi đã đồng tình với ngài, chủ yếu là do sáng kiến của tôi, vào đầu năm 1944, khi tuyên bố đường biên giới Ba Lan - Nga do các ngài vạch ra, cụ thể là đường Curzon, bao gồm cả Lvov thuộc về nước Nga. Chúng tôi cho rằng ngài nên gặp chúng tôi để nói về nửa còn lại của chính sách mà ngài đã cùng chúng tôi tuyên bố một cách bình đẳng, mà cụ thể là chủ quyền, dộc lập, và tự do của Ba Lan, với điều kiện đó là một nước Ba Lan thân thiện với Nga...

        Ngoài ra vào lúc này, những khó khăn xuất hiện bởi vì đủ các loại chuyện được dem ra ngoài đất nước Ba Lan, những câu chuyện mà rất được các Nghị sĩ lắng nghe, và là những câu chuyện mà ở bất cứ thời điểm nào cũng có thể được nêu ra một cách dữ dội trong Nghị Viện hay trong báo giới bất chấp có sự phản kháng của tôi, và dựa vào chúng ông Molotov sẽ không chiếu cố mà cho chúng tôi bất kỳ một thông tin nào, mặc dù chúng tôi đã yêu cầu nhiều lần. Chẳng hạn như, có một câu chuyên về 15 người Ba Lan, những người nghe nói đã đi gặp những nhà chức trách Nga để thảo luận cách đây hơn bốn tuần... và có rất nhiều những tuyên bố trục xuất, v.v... Làm sao tôi có thể bác bỏ được những lời phàn nàn như thế khi ngài không cho tôi bất cứ một thông tin nào về bất cứ điều gì, và khi cả tôi lẫn người Mỹ đều không được phép cử bất cứ một ai vào Ba Lan để tìm ra cho chính họ thực trạng của các sự kiện? Không có miền nào trong những phần lãnh thổ do chúng tôi nắm giữ hay giải phóng mà ngài không được tự do cử phái đoàn đến đó, và người ta không hiểu tại sao ngài lại có những lý do để ngăn cản những chuyến đi tương tự của các phái đoàn Anh đến những đất nước do các ngài giải phóng.

        Không được thoải mái lắm khi nhìn vào một tương lai mà ở đó các ngài và những đất nước do các ngài thống trị, cả các Đảng Cộng sản của nhiều quốc gia khác, đều đứng về mốt phía, còn những người tập hợp lại vì các nước nói tiếng Anh và Đồng minh của họ, hay còn gọi là những Quốc gia Tự trị trong Khối Thịnh vượng Anh, lại đứng về phía khác. Hiển nhiên rằng mối bất hòa giữa họ sẽ xé cái thế giới này ra làm nhiều mảnh và tất cả những người dẫn dắt như chúng ta ở cả hai phía đều sẽ hổ thẹn trước lịch sử. Thậm chí việc bắt đầu một khoảng thời gian dài của sự nghi ngờ, lăng mạ hay sỉ nhục lẫn nhau, và của những chính sách đối nghịch sẽ là một thảm họa gây trở ngại cho những bước tiến vĩ đại của sự phồn vinh trên thế giới dành cho đông đảo quần chúng, những bước tiến chỉ có thể đạt được khi cả ba chúng ta liên kết lại. Tôi hy vọng rằng không có từ hay câu nào khi tôi cởi lòng mình với ngài ở đây có ý xúc phạm. Nếu có, hãy cho tôi biết. Nhưng hãy đừng, tôi xin ngài, ông bạn Staline của tôi, coi nhẹ những bất đồng đang mở ra đối với những vấn đề mà ngài có thể cho là nhỏ đối với chúng tôi, nhưng chúng lại tượng trưng cho cung cách riêng mà các nền dân chủ thuộc khối Anh ngữ hướng vào trong cuộc sống.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:44:00 pm

       
*

        Sự cố người Ba Lan mất tích nói ở đoạn thứ hai giơ đây cần được tường trình lại, mặc dù nó có vẻ hơi đi trước câu chuyện chung. Vào đầu tháng Ba năm 1945, phong trào bí mật của Ba Lan đã được cảnh sát Chính trị Nga mời cử một đoan đại biểu đến Matxcơva để thảo luận việc thành lập một Chính phủ Ba Lan thống nhất theo tinh thần Thỏa thuận Yalta. Tiếp theo đó là một bảo đảm đối với sự an toàn cá nhân và nó được hiểu rằng sau này, nếu những cuộc thương lượng thành công, nhóm này sẽ được phép đến Luân Đôn để có những trao đổi với Chính phủ Ba Lan lưu vong. Vào ngày 27 tháng Ba, Tướng Leopold Okulicki, người kế vị Tướng Bor-Komorowski với tư cách chỉ huy Quân đội Bí mật, hai nhà lãnh đạo khác, và một người phiên dịch đã có một cuộc họp ở ngoại ô Varsovie với đại diện Xô Viết. Ngày hôm sau có thêm 11 vị lãnh đạo khác của Ba Lan đang nằm sẵn trong tay người Nga. Không một ai đã trở về từ hội nghị này. Vào ngày 6 tháng Tư, Chính phủ Ba Lan Lưu vong ra một tuyên bố ở Luân Đôn phác họa tình tiết nham hiểm này. Những vị đại biểu sáng giá nhất của Phong trào Bí mật Ba Lan biến mất mà không để lại dấu vết gì mặc dù có sự bảo đảm an toàn chính thức từ phía Nga. Những câu chất vấn được nêu ra ở Quốc hội và những câu chuyện về việc thủ tiêu các nhà lãnh đạo Ba Lan tại những vùng lúc đó đang bị quân Xô Viết chiếm đóng, và đặc biệt về một tình tiết ở Siedlce ở miền đông Ba Lan, vì thế đã lan rộng. Mãi cho đến ngày 4 tháng Năm, Molotov đã công nhận ở San Francisco rằng những người này đang bị giữ ở Nga, và một hãng tin chính thúc của Nga ngày hôm sau đưa tin rằng họ đang chờ bị xét xử vì "những chiến thuật nghi binh ở hậu phương Hồng quân".

        Vào ngày 18 tháng Năm, Staline công khai phủ nhận rằng những nhà lãnh đạo Ba Lan bị bắt giữ đã từng được mời đến Matxcova và khẳng định rằng họ chỉ là "những người hoạt động nghi binh", những người phải được xử lý theo một bộ luật tương tự như "luật quốc phòng của Anh". Chính phủ Xô Viết từ chối thay đổi lập trường. Người ta không nghe thêm được điều gì về những nạn nhân của cái bẫy này cho đến một phiên tòa chống lại họ được mở vào ngày 18 tháng Sáu. Nó được tiến hành theo cách bình thường của Cộng sản. Các tù binh bị buộc tội là mưu toan lật đổ, khủng bố, và hoạt động gián điệp, và tất cả số đó, trừ có một người, đã công nhận toàn bộ hay một phần những lời buộc tội chống lại họ. Mười ba người bị kết tội và kết án theo những điều khoản phải ngồi tù từ bốn tháng đến mười năm, và ba người được tuyên bố là trắng án. Đây thật sự là việc thanh trừng của tòa án đối với những người lãnh đạo Phong trào Bí mật của Ba Lan, những người đã chiến đấu rất anh dũng chống lại Hitler. Những chiến sĩ này đã chết ở trong sự đổ nát của Varsovie.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:45:18 pm

       
*

        Trong lúc đó tôi nhận được một bức thư cực kỳ đáng thất vọng của Staline đáp lại lời kêu gọi tôi gửi ông ta vào ngày 29 tháng Tư. Nó được ghi ngày 5 tháng Năm và được viết như sau:

        "Tôi buộc phải nói rằng tôi không thể đồng ý với những luận cứ mà ngài đã đưa ra nhằm khẳng định lập trường của mình... Tôi không thể chia sẻ quan điểm của ngài... ở đoạn ngài gọi ý rằng ba Cường quốc phải giám sát cuộc bầu cử. Việc giám sát như vậy đối với nhân dân của một nước Đồng minh không thể được coi là một cái gì khác ngoài một sự sỉ nhục đối với người dân ở đó và một sự can thiệp trắng trợn vào cuộc sống nội bộ của họ. Việc giám sát như vậy là không cần thiết trong quan hệ với những quốc gia vệ tinh trước đây, những nước sau đó tuyên chiến với Đức và gia nhập Đồng minh, việc này đã được chứng thực qua kinh nghiệm của những cuộc bầu cử đã tiến hành, chẳng hạn như ở Phần Lan; ở dây, những cuộc bầu cử đã được tổ chức không có sự can thiệp của bên ngoài và đã đem lại những kết quả tích cực... Vị trí dặc biệt của Ba Lan như một quốc gia láng giềng của Liên bang Xô Viết... đòi hỏi rằng Chính phú Ba Lan trong tương lai phải tích cực phấn đấu cho mối quan hệ thân thiện giữa Ba Lan và Liên bang Xô Viết, điều này cũng là vì lợi ích của tất cá các quốc gia yêu hòa bình khác... Sự quan tâm của Liên Hiệp Quốc là mối quan hệ thân thiết vững chắc và lâu bền phải có giữa Liên bang Xô Viết và Ba Lan phải được thiết lập. Vì vậy chúng ta không thể bằng lòng với việc những người đó phải được tham gia vào cơ cấu

        Chính phủ Ba Lan trong tương lai, những người, theo như ngài đã nói, "về cơ bản là không chống Xô Viết", hay chỉ có những người này cần phải loại ra khỏi việc tham gia vào công việc này, những người theo như ý kiến của ngài là "cực kỳ không thân thiện với Nga". Cả hai tiêu chí này đều không làm chúng tôi hài lòng. Chúng tôi kiên quyết, và sẽ kiên quyết yêu cầu rằng chỉ có những ai đã tích cực thể hiện một thái độ thân thiện với Liên Xô và những người sẵn sàng hợp tác với Liên Xô một cách trung thực và chân thành mới được phép tham gia hiệp thương về việc thành lập một chính phủ Ba Lan trong tương lai.

        Đặc biệt tôi phải có ý kiến về một điểm (khác) trong bức thông điệp của ngài, trong đó ngài nhắc đến những khó khăn nổi lên như là hậu quả của những lời đồn đại về sự bắt bớ 15 người Ba Lan, về sự trục xuất, v.v...

        Về vấn đề này, tôi có thể thông báo với ngài rằng nhóm người Ba Lan mà ngài nói đến không phải chỉ có 15 mà là 16 người, và do một người Ba Lan nổi tiếng là Tướng Okulicki cầm đầu. Xét tính cách đặc biệt ghê tởm của ông ta, Cơ quan Tình báo Anh đã thận trọng im lặng về vấn đề viên tướng Ba Lan này, người đã "mất tích" cùng với 15 người Ba Lan khác, những người cũng nói là mất tích. Nhưng chúng tôi không yêu cầu phải im lặng trong vấn đề này. Nhóm 16 người này do tướng Okulicki cầm dầu đã bị các nhà chức trách quân sự trên mặt trận Xô Viết bắt giam và việc này đang được điều tra ở Matxcova. Nhóm của tướng Okulicki, và đặc biệt là chính viên tướng này, đã bị buộc tội là vạch kế hoạch và thực hiện những hành động nghi binh ở hậu phương của Hồng quân, dẫn đến cái chết của hơn 100 chiến sĩ và sĩ quan của Binh đoàn đó, và cũng bị kết tội là đã duy trì những trạm truyền tin vô tuyến bất hợp pháp. Theo như kết quả điều tra, tất cả, hay một vài người trong số họ, sẽ bị đưa ra xét xử. Đây là cách cần thiết để Hồng quân có thể bảo vệ binh lính và hậu phương của mình chống lại những kẻ hoạt động nghi binh và những kẻ phá rối trật tự.

        Cơ quan Tình báo Anh đang gieo rắc những lời dồn dại về việc ám sát hay thủ tiêu những người Ba Lan ở Siedlce. Những lời tuyên bố này của Cơ quan Tình báo Anh là hoàn toàn bịa đặt, và hiển nhiên đã được những gián điệp (chống Xô Viết) gợi ý...

        Cũng trong bức thư của mình ngài đã hé ra rằng ngài không sẵn sàng xem Chính phủ Lâm thời Ba Lan là nền tảng của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc tương lai, và rằng không sẵn sàng chấp nhận vị trí hợp pháp của nó trong Chính phủ đó. Tòi phải nói thẳng rằng một thái độ như vậy sẽ loại trừ đi khả năng có một giải pháp nhất trí về vấn đề Ba Lan".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:46:29 pm

        Tôi kể lại bức thư ghê gớm nay cho Tổng thống Truman nghe, với lời bình luận sau: "Đối với tôi, dường như những vấn đề đó khó có thể tiếp tục được giải quyết bằng những trao đổi thư từ như thế này, và rằng trong thời gian sớm nhất có thể được, nên có một cuộc gặp của ba người đứng đầu của các Chính phủ. Trong lúc đó chúng ta nên giữ thật chặt các vị trí hiện tại đang được các đạo quân của ta nắm giữ hay sẽ nắm giữ: "ở Nam Tư, ở Áo và Tiệp Khắc, trên mặt trận trung tâm chủ yếu của Hoa Kỳ, và trên mặt trận của Anh, đến tận Lubeck, bao gồm cả Đan Mạch..." Vào ngày 4 tháng Năm, tôi phác thảo ra toàn cảnh của châu Âu theo nhìn nhận của tôi cho ngài Eden, người đang dự hội nghị ở San Francisco và được tiếp xúc hàng ngày với Stettinius và Molotov, và sắp tới sẽ đến thăm lại Tổng thống tại Washington.

        1. Tôi coi tình trạng ngấm ngầm đối đầu bây giờ chắc chắn chỉ có thể được giải quyết trong một hội nghị giữa ba vị đứng đầu của Chính phủ ở một thị trấn nào đó chưa bị phá hoại ở Đức, nếu còn có một thị trấn như vậy. Hội nghị này phải được tiến hành muộn nhất là vào đầu tháng Bảy. Tôi đề nghị gửi một bức điện gợi ý Tổng thống Truman về chuyến thăm của ông ta đến đây và về những cuộc họp không thể thiếu được tiếp theo của ba Cường quốc chính.

        2. Vấn đề Ba Lan có thể được giải quyết dễ dàng hơn khi đặt trong quan hệ với hàng loạt vấn đề tồn tại có tầm quan trọng sống còn lúc này, những vấn đề đang đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách với người Nga. Tôi sợ những điều khủng khiếp sẽ xảy ra trong thời gian người Nga tiến qua Đức đến Elbe. Việc đề nghị rút quân đội của Hoa Kỳ khỏi những tuyến chiếm đóng đã được thu xếp với người Nga và người Mỹ ở Quebec, và những nơi được đánh dấu vàng trên bản đồ mà chúng tôi đã xem ở đó có nghĩa rằng cơn thủy triều thống trị của người Nga đã quét xa đến 120 dặm về phía trước trên một mặt trận dai đến 300 hay 400 dặm. Điều này có thể là một sự kiện, mà nếu xảy ra, sẽ là một trong những điều đáng buồn nhất trong lịch sử. Sau khi việc này kết thúc và miền lãnh thổ này đã bị người Nga chiếm giữ, Ba Lan sẽ hoàn toàn bị nhấn chìm và chôn vùi trên miền đất do Nga chiếm đóng. Biên giới thật sự của Nga sẽ chạy từ Mũi Bắc ở Na Uy, dọc theo biên giới Phần Lan - Thụy Điển, dọc theo Baltic đến một điểm ngay ở phía Đông của Lubeck, dọc theo ranh giới chiếm đóng đã được thỏa thuận và dọc theo biên giới giữa Bavaria và Tiệp Khắc đến các biên giới nước Áo, mà giờ đây trên danh nghĩa rộng gấp bốn, và một nửa đường xuyên qua đất nước này đến tận sông Isonzo, mà ở phía sau đó Tito và Nga sẽ lấy tất cả cho đến tận phía đông. Vì vậy, lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của Nga sẽ tiến tới bao gồm những tỉnh vùng Baltic, toàn bộ nước Đức đến ranh giới chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc, một phần lớn của nước Áo, toàn bộ Nam Tư, Hungary, Rumani, Bulgary, cho đến khi Hy Lạp trong điều kiện lung lay như hiện nay bị chiếm nốt. Nó sẽ bao gồm tất cả những thủ đô lớn của Trung Âu, gồm Berlin, Vienne, Budapest, Belgrade, Bucharest va Sofia. Vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ và Constantinople sẽ chắc chắn được thảo luận ngay lập tức.

        3. Điều này tạo nên một sự kiện có một không hai trong lịch sử của châu Âu, mà các Đồng minh chưa gặp phải trong cuộc đấu tranh kéo dài và nguy hiểm. Người Nga yêu cầu những sửa đổi với riêng nước Đức chẳng hạn như cho phép họ được kéo dài việc chiếm đóng gần như không hạn định, và ở bất cứ mức độ nào trong nhiều năm, trong suốt thời giam đó Ba Lan sẽ bị nhận chìm cùng với rất nhiều quốc gia khác vào một vùng rộng lớn châu Âu do Nga kiểm soát, không nhất thiết phải bị Xô Viết hóa về kinh tế, nhưng được cai trị bằng lực lượng cảnh sát.

        4. Sắp đến lúc những vấn đề gay go này cần được các Cường quốc chủ chốt xem xét một cách tổng thể. về phía mình, chúng tôi cũng có đòn phản công đủ mạnh để mặc cả, mà nhờ đó có thể đạt được một hiệp định hòa bình. Trước hết, các Đồng minh không được rút quân khỏi vị trí hiện tại đến ranh giới chiếm đóng cho đến khi chứng tôi cảm thấy thỏa mãn về vấn đề Ba Lan, cũng như về tính chất tạm thời của việc Nga chiếm đóng nước Đức, và những điều kiện sẽ được đặt ra trên những đất nước bị Nga hóa, hay bị Nga kiểm soát tại thung lũng Danube, đặc biệt là Áo, Tiệp Khắc và các nước vùng Balkan. Thứ hai, chúng tôi có thể làm cho họ hài lòng bằng việc rút khỏi Biển Đen và Baltic như một phần của một tuyên bố chung. Tất cả những vấn đề này chỉ có thể được giải quyết trước khi các đạo quân của Hoa Kỳ ở châu Âu bị suy yếu đi. Nếu chúng không được giải quyết khi những đạo quân của Hoa Kỳ rút khỏi châu Âu và thế giới phương Tây cất đi những cỗ máy chiến tranh của họ, sẽ không có triển vọng gì cho một giải pháp thỏa đáng và có ít khả năng ngăn chặn một cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ ba. Cũng chính vì cuộc tranh luận để giải quyết sớm sủa và nhanh chóng với Nga mà chúng tôi giờ đây phải tiếp tục những niềm hy vọng. Trong lúc đó, tôi không tán thành việc chúng tôi giảm bớt những yêu sách nay đối với Nga khi thay mặt cho Ba Lan trong mức độ nào. Tôi nghĩ rằng việc này nên đặt ở mức độ như những bức điện của Tổng thống và tôi.

        Ngày hôm sau tôi nói thêm, "Không có gì có thể cứu chúng ta khỏi một thảm họa ngoại trừ một cuộc họp và một cuộc tranh luận sớm nhất có thể được tại một điểm nào đó ở nước Đức đang nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ và Anh, nơi có thể bảo đảm chỗ ăn nghỉ hợp lý".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:56:58 pm
        
26

SỰ ĐẦU HÀNG CỦA NGƯỜI ĐỨC

        Những thành công rực rỡ đã đánh dấu kết thúc các chiến dịch của chúng tôi ở Địa Trung Hải. Vào tháng 12, Alexander đã thay Wilson làm Tổng tư lệnh, trong khi Mark Clark nhận chức chỉ huy Tập đoàn quân thứ 15. Sau những nỗ lực tích cực trong mùa thu, những đạo quân của chúng tôi ở Ý cần tạm nghỉ để tổ chúc lại và phục hồi sức tấn công.

        Cuộc kháng cự lâu dai dẳng, bướng bỉnh và ngoài mức dự kiến của người Đức trên tất cả các mặt trận đã làm cho chúng tôi và người Mỹ thiếu đạn pháo, và sự gay go chúng tôi đã trải qua trong chiến dịch mùa đông ở Ý, đã buộc chúng tôi phải hoãn lại cuộc tổng tiến công cho đến mùa xuân. Nhưng lực lượng không quân Đồng minh, dưới sự chỉ huy của Tướng Eaker, và sau nay là Tướng Cannon, đã sử dụng ưu thế ba mươi chọi một trong những cuộc oanh kích không thương tiếc vào các tuyến đường tiếp quân lương của Đức. Hầu như suốt tháng Ba, nhiều đoạn trên tuyến quan trọng nhất, từ Verona đến đèo Brenner, nơi mà Hitler và Mussolini thường gặp nhau vào những ngay sáng sủa hơn đối với chúng, đã bị phong tỏa. Những đường đèo khác thường bị đóng lại trong nhiều tuần, và việc di chuyển hai sư đoàn đến mặt trận của Nga đã bị chậm lại gần một tháng.

        Quân địch có đầy đủ đạn được và đồ tiếp tế, nhưng thiếu nhiên liệu. Các đơn vị nói chung vẫn còn dồi dào sức lực, và tinh thần chiến đấu vẫn cao bất chấp những thất bại của Hitler trên sông Rhine và Oder. Bộ chỉ huy Đức có thể sẽ chẳng mấy lo sợ nếu lực lượng không quân của chúng tôi không chiếm lĩnh bầu trời, một thực tế là chúng tôi đang nắm thế chủ động và có thế đánh nơi nào chúng tôi muốn, và cả vị trí phòng thủ của địch cũng bị chọn sai, với con sông Po rộng lớn nằm ngay sau lưng chúng. Nhẽ ra chúng nên bỏ miền Bắc Y và rút lui về cố thủ chắc ở Adige, nơi chúng có thể cầm chân được chúng tôi với một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, và điều quân đến tiếp sức những đạo quân đang yếu thế ở bất cứ nơi nào khác, hay tạo ra một mặt trước phía nam vững chắc cho hệ thống các Đồn lũy ở miền núi Tyrol, mà Hitler có thể nghĩ trong đầu như là "cuộc chiến đấu cuối cùng của y".

        Nhưng thất bại ở miền nam sông Po đã báo trước một thảm họa. Điều này là hiển nhiên đối với Kesselring, và không nghi ngơ gì nữa một trong những lý do dẫn đến cuộc thương lượng đã được đề cập ở chương trước. Dĩ nhiên, Hitler là một trở ngại và vì vậy khi Vietinghoff, người kế nhiệm Kesselring, đề nghị một cuộc rút lui chiến thuật thì y vì thế mà cự tuyệt: "Quốc trưởng bây giờ cũng như trước đây mong đọi sự kiên định tột bậc trong việc hoàn thành sứ mệnh hiện nay của ông để bảo vệ từng tấc đất ở miền Bắc Ý, nơi đã được giao phó cho ông chỉ huy".

        Tối ngày 9 tháng Tư, sau một ngày tấn công toàn lực bằng không quân và pháo binh, Binh đoàn 8 đã tấn công. Vào ngày 14, tin vui lan đi khắp mặt trận. Sau một tuần chiến đấu ác liệt, Binh đoàn 5, với sự yểm trợ của Lực lượng Không quân Đồng minh, đã tỏa xuống từ miền núi, di chuyển dọc theo con đường chính ở phía Tây Bologna, và đánh lên hướng bắc. Ngày 20, Vietinghoff, bất chấp mệnh lệnh của Hitler, đã ra lệnh rút quân. Đã quá muộn. Binh đoàn 5 ép về phía sông Po, trong khi lực lượng không quân chiến thuật đã bắn phá dọc theo các con đường tiến về phía trước. Bị kẹp đằng sau những con đường này là hàng ngàn lính Đức, bị cắt đường nít lui, và bị tống ồ ạt vào những trại giam hay bị giải về hậu phương. Chúng tôi vượt qua sông Po trên một mặt trận rộng lớn để bám sát kẻ thù.

        Lực lượng Không quân của chúng tôi đã tàn phá tất cả những cây cầu cố định, và những bến phà, những con đường vượt sông tạm thời đã bị tấn công với một nỗ lực đủ đẩy quân địch vào thế hỗn loạn. Số tàn quân vừa đánh vừa chạy sang sông đã bỏ lại đằng sau tất cả vũ khí hạng nặng của mình, nên không thể tổ chức lại được khi sang bờ bên kia. Những đạo quân Đồng minh đã truy đuổi chúng đến Adige. Từ lâu du kích Ý đã quấy rối quân địch ở miền núi và vùng hậu phương của chúng. Vào ngày 25 tháng Tư, tín hiệu cho một cuộc tổng nổi dậy được phát ra và họ đã mở nhiều cuộc tấn công trên một diện rộng. Ở nhiều thành phố và thị trấn, đặc biệt là Milan và Venice, họ đã giành được quyền kiểm soát. Quân đầu hàng miền tây bắc Ý nhiều vô kể. Đơn vị đồn trú ở Genoa, gồm bốn ngàn lính, đã nộp mình cho một viên sĩ quan liên lạc Anh và quân Du kích.

        Có một khoảng dừng trước sức mạnh của những sự việc thực tế đã khuất phục được sự lưỡng lự của người Đức, nhưng vào ngày 24 tháng Tư, Wolff đã lại xuất hiện ở Thụy Sĩ với Toàn quyền đại diện cho Vietinghoff. Hai viên Đại diện Toàn quyền đã được đưa đến tổng hành định của Alexander, và vào ngày 29 tháng Tư, họ đã ký một văn kiện đầu hàng vô điều kiện với sự chứng kiến của những sĩ quan cao cấp Anh, Mỹ và Nga. Vào ngày 2 tháng Năm, gần một triệu quân Đức đầu hàng, và cuộc chiến tranh ở Ý đã chấm dứt.

        Chiến dịch hai mươi tháng của chúng tôi đã kết thúc như vậy. Những mất mát của chúng tôi là vô cùng đau thương, nhưng những mất mát của kẻ thù, thậm chí ngay cả trước khi đầu hàng, còn nặng nề hơn. Nhiệm vụ chủ yếu của các đạo quân của chúng tôi là lôi kéo và cầm chân được số lượng lớn nhất có thể của quân Đức. Việc này đã được hoàn thành một cách đáng khâm phục. Ngoại trừ một quãng thời gian ngắn vào mùa hè năm 1944, quân địch luôn đông hơn quân chúng tôi. Trong thời gian gay go nhất đối với chúng vào tháng tám năm đó, không ít hơn năm mươi sư đoàn quân Đức đã triển khai dọc theo những mặt trận ở vùng Địa Trung Hải. Không chỉ có thế. Các lực lượng của chúng tôi làm tròn nhiệm vụ của mình, đánh tan được đạo quân đông hơn này, đạo quân mà họ được lệnh phải kìm chân lại. Chỉ rất ít chiến dịch có được kết cục tốt đẹp hơn thế.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:58:28 pm

       
*

        Đổi với Mussolini cũng là một dấu chấm hết. Cũng như Hitler, y dường như đã giữ lấy những ảo tưởng của mình cho đến hầu như khoảnh khắc cuối cùng. Cuối tháng Ba, y đã đến thăm vị đối tác người Đức của mình lần cuối cùng, và trở lại Tổng hành định của y ở hồ Garda, tự trấn an với ý nghĩ rằng vũ khí bí mật có thể dẫn đến chiến thắng. Nhưng cuộc tiến quân thần tốc của Đồng minh từ Apenines đã làm cho những hy vọng này trở nên hão huyền. Có một cuộc tranh luận sôi nổi về một cuộc kháng cự cuối cùng trên vùng núi gần biên giới Ý - Thụy Sĩ. Nhưng nước Cộng Hoa Xã Hội Chủ Nghĩa Ý chẳng con ý chí chiến đấu nữa.

        Vào ngày 25 tháng Tư, Mussolini quyết định giải tán lực lượng vũ trang còn sót lại của mình và yêu cầu Đức Hồng y Tổng giám mục của Milan thu xếp một cuộc gặp với Ủy ban Quân sự bí mật của Phong trào Giải phóng Dân tộc Ý. Những cuộc thảo luận chiều hôm đó đã được tiến hành tại lâu đài của Tổng giám mục, tuy nhiên, với một biểu hiện giận dữ cuối cùng của cảm giác không muốn lệ thuộc, Mussolini đã bỏ ra ngoài. Đến tối, được hộ tống bởi một đoàn xe ba mươi chiếc chở hầu hết các lãnh tụ con sót lại của Chế độ Phát xít Ý, y đã đi đến quận Como. Y không có dự định rõ ràng, và khi chuyện bàn cãi là vô ích thì mạnh ai đường nấy đi. Cùng với một nhúm người ủng hộ, y đã đi theo một đội hộ tống nhỏ của Đức tiến về phía biên giới Thụy Sĩ. Viên chỉ huy của đội quân này chẳng lo lắng về những rắc rối với quân du kích Ý. Người ta đã thuyết phục được Mussolini mặc vào người chiếc áo bành tô Đức và đội lên đầu chiếc mũ sắt. Nhưng cái nhóm nhỏ này đã bị những đội tuần tra quân du kích giữ lại, Mussolini đã bị nhận diện và bị bắt. Những thành viên khác, kể cả tình nhân của y, Signorina Petacci, cũng bị bắt. Theo chỉ thị của Cộng sản, Mussolini và cô tình nhân của y đã bị đưa lên ô tô đem đi bắn. Thân thể của họ, cùng với của những người khác, được đem về Milan để treo ngược lên, đầu dốc xuống đất trên những chiếc móc treo thịt trong một trạm xăng ở Piazzale Loreto, nơi một nhóm quân du kích Ý gần đây đã bị bắn giữa công chúng.

        Đó là số phận của tên độc tài Ý. Một bức ảnh chụp cảnh cuối cùng đã được gửi cho tôi, và tôi đã bị sốc mạnh. Nhưng ít nhất thì thế giới cũng tiết kiệm được một tòa án Nuremberg ở Ý.

       
*

        Ở Đức, những đạo quân chinh phạt đã tiếp tục tiến lên với sức mạnh của mình, và cự ly giữa những đạo quân này càng ngày càng hẹp lại. Đầu tháng tư, Eisenhower đã vượt sông Rhine, thọc sâu vào nước Đức và Trung Âu chống lại kẻ thù đang quyết liệt kháng cự ở đây đó nhưng không thể ngăn chặn được bước tiến như chẻ tre của chúng tôi. Nhiều phần thưởng về chính trị và quân sự vẫn còn trong tình trạng bấp bênh. Ba Lan đang ở ngoài tầm cứu giúp của chúng tôi. Tình thế cũng như vậy đối với Vienna, nơi có cơ hội đón đầu quân Nga bằng một cuộc tiến quân từ Ý đã bị khước từ cách đó tám tháng khi lực lượng của Alexander bị nẫng đi cho một cuộc đổ bộ xuống phía nam nước Pháp. Người Nga tiến vào thành phố từ phía đông và phía nam, và đến ngày 13 tháng Tư, họ đã nắm được toàn bộ thành phố. Nhưng tình hình có gì ngăn cản được các nước Đồng minh phương Tây nắm lấy Berlin. Người Nga chỉ ở cách đó ba mươi lăm dặm, nhưng quân Đức đã cố thủ trên bờ sông Oder và những cuộc chiến đấu gay go đã xảy ra trước khi họ có thế đẩy được quân sang sông và tiếp tục cuộc tiến quân của mình. Mặt khác, Binh đoàn 9 của Mỹ đã di chuyển rất nhanh nên đến ngày 12 tháng Tư, họ đã vượt qua sông Elbe, đoạn gần Magdeburg và chỉ cách thủ đô khoảng sáu mươi dặm. Tuy nhiên họ tạm dừng lại ở đây. Bốn ngày sau, người Nga bắt đầu cuộc tấn công của họ và bao vây Berlin vào ngày 25. Staline đã bảo trước với Eisenhower rằng đòn chủ yếu của ông ta đối với quân Đức sẽ giáng xuống "vào khoảng nửa cuối tháng Năm", nhưng ông ta đã có thể tiến quân trước đó cả tháng. Có lẽ, cuộc tiến công thần tốc của chúng tôi đến Elbe đã có chút ảnh hưởng nào đó đến việc này.

        Cũng trong ngày 25 tháng Tư đó, năm 1945 các mũi nhọn tấn công của Binh đoàn I của Mỹ từ Leipzig đã gặp người Nga ở gần Torgau, trên sông Elbe. Nước Đức bị chia làm đôi. Quân đội Đức đã tan rã trước mắt chúng tôi. Hơn một triệu tù binh bị bắt trong ba tuần đầu tháng Tư, nhưng Eisenhower tin rằng bọn Quốc Xã điên cuồng sẽ cố gắng tổ chức lại lực lượng tại miền núi Bavaria và miền Tây nước Áo, và ông đổi hướng Binh đoàn 3 về phía nam. Cánh trái của binh đoan này đã thâm nhập sâu vào tận Budejovice, Pilsen và Karlsbad của Tiệp Khắc. Prague cũng ở trong tầm tay của chúng tôi, và không có thỏa thuận nào ngăn cấm ông ta chiếm nó, nếu điều đó khả thi về mặt quân sự. Vào ngày 30 tháng Tư, tôi đề nghị với Tổng thống rằng ông ta nên làm điều đó, nhưng Ngài Truman dường như nghĩ ngược lại. Một tuần sau đó, tôi cũng gửi một bức điện riêng cho Eisenhower, nhưng ông ta có kế hoạch tạm dừng cuộc tiến công đại để trên bờ tây sông Elbe và dọc theo đường biên giới năm 1937 của Tiệp Khắc. Nếu tình hình cho phép, ông ta sẽ vượt sông đến tuyến chung Karlsbad-Pilsen-Budejovice. Người Nga nhất trí với việc nay và việc di chuyển quân được tiến hành. Nhưng vào ngày 4 tháng Năm, họ đã kịch liệt phản đối một đề nghị mới cho Binh đoàn 3 của Mỹ tiếp tục tiến đến sông Vltava, chảy qua Prague. Điều này khiến họ không bằng lòng chút nào.

        Cho nên người Mỹ "tạm dừng lại trong khi Hồng quân đã quét sạch bờ đông và bờ tây sông Moldau và chiếm Prague". Thành phố đã thất thủ ngày 9 tháng Năm, hai ngày sau đó một văn kiện đầu hàng chung đã được ký kết tại Reims.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 08:59:22 pm

       
*

        Vào thời điểm này, sự hồi tưởng lại là cần thiết. Việc chiếm đóng nước Đức của các nước Đồng minh chủ chốt đã được nghiên cứu từ lâu. Mùa hè năm 1943, một Ủy ban của Chính phủ mà tôi đã cho thành lập dưới quyền ông Attlee, với sự nhất trí của các Tham mưu trưởng, đã gợi ý rằng toàn bộ nước Đức phải bị chiếm đóng nếu việc giải trừ quân bị đối với nước này được tiến hành một cách hữu hiệu, và rằng lực lượng của chúng tôi nên được bố trí trong ba vùng chủ yếu với quy mô gần như ngang bằng nhau, quân Anh ở tây bắc, quân Mỹ ở phía nam và tây nam, và quân Nga ở phía đông. Berlin sẽ phải là một vùng riêng với sự phối hợp chiếm đóng của cả ba nước Đồng minh chính. Những vấn đề này đã được duyệt và trình lên Hội đồng Tư vấn châu Âu, lúc đó có ông Gousev - Đại sứ Nga, ngài Winant - Đại sứ Mỹ, và ngài William Strang của Bộ Ngoại giao Anh.

        Vào thời điểm này, chủ đề đó dường như chỉ đơn thuần mang tính lý thuyết. Không ai có thể đoán trước được rằng khi nào chiến tranh sẽ kết thúc như thế nào. Những đạo quân của Đức đã nắm giữ những vùng rộng lớn của phần châu Âu của nước Nga. Phải một năm sau các đạo quân của Anh hay Mỹ mới đặt chân lên Tây Âu, và gần hai năm sau, họ mới vào được nước Đức. Những kiến nghị của Hội đồng Tư vấn châu Âu đã không được cân nhắc một cách thấu đáo hoặc thực tế để được đua ra thảo luận ở Nội các Chiến tranh. Cũng như tất cả những nỗ lực đáng ca ngợi để dự định cho tương lai, chúng vẫn nằm trên giá trong khi chiến tranh đang tiếp tục tàn phá. Trong những ngày nay, dư luận chung về Nga cho rằng nước này sẽ không tiếp tục chiến tranh một khi nó đã chiếm lại được phần lãnh thổ của mình, và khi thời cơ đến các nước Đồng minh phương Tây cũng phải cố gắng thuyết phục họ không nên giảm nhẹ những nỗ lực của mình, vấn đề vùng chiếm đóng của Nga ở Đức vì vậy không chiếm một phần quá lớn trong suy nghĩ của chúng tôi hay trong những cuộc thảo luận giữa Anh và Mỹ, cũng như không được bất cứ vị lãnh đạo nào đưa ra ở Teheran.

        Khi chúng tôi gặp nhau ở Cairo trên đường về nước vào tháng Mười Một năm 1943, Các Tham mưu trưởng Hoa Kỳ đã đưa vấn đề này ra, nhưng không hề dựa trên bất cứ đề xuất nào của Nga. Vùng đất Nga của Đức vẫn còn là một kế hoạch chỉ có giá trị lý thuyết, giá như ta có thể coi nó như vậy. Tuy nhiên tôi nghe nói rằng Tổng thống Roosevelt muốn những vùng đất của Anh và Mỹ phải được thu hồi lại. Ông ta muốn rằng những tuyến đường giao thông của bất kỳ lực lượng quân Mỹ nào ở Đức cũng phải trực tiếp thông ra biển mà không phải chạy qua nước Pháp, vấn đề này bao gồm nhiều luận chứng kỹ thuật chi tiết và ở nhiều điểm liên quan đến kế hoạch "Overlord" Không đạt được quyết định nào ở Cairo, nhưng sau đó việc trao đổi thư từ một cách đáng kể đã bắt đầu giữa tôi và Tổng thống. Bộ Tham mưu Anh cho rằng kế hoạch lúc đầu tốt hơn và cũng nhận thấy sự bất tiện và phức tạp khi thay đổi kế hoạch này. Tôi có cảm giác rằng tốt hơn hết những đồng nghiệp người Mỹ nên chia sẻ quan điểm này. Tại hội nghị Quebec vào tháng Chín năm 1944, chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận chắc chắn.

        Tổng thống, hiển nhiên đã bị thuyết phục bởi quan điểm của giới quân sự, luôn có một tấm bản đồ lớn mở ra trên đầu giường. Một buổi chiều, khi hầu hết các Tham mưu trưởng Liên quân đã có mặt, ông đồng ý miệng với tôi rằng kế hoạch hiện tại sẽ tùy thuộc vào việc những đạo quân Mỹ có đường tắt ra thẳng biển đi qua vùng đất của Anh hay không. Bremen và trực thuộc của nó là Bremerhaven dường như thỏa mãn yêu cầu của

        Mỹ, và sự kiểm soát của họ ở vùng này đã được chấp nhận. Quyết định này được minh họa trên một bản đồ kèm theo. Tuy nhiên, tất cả chúng tôi đều cảm thấy rằng lúc này là quá sớm để cắt ra một vùng đất cho Pháp ở Đức, và không ai đề cập đến nước Nga.

        Tại Yalta vào tháng Hai năm 1945, kế hoạch Quebec đã được chấp nhận mà không có một sự xem xét nào thêm nữa như là cơ sở tạm thời cho những cuộc thảo luận không đi đến kết luận về biên giới phía đông trong tương lai của nước Đức. Điều này được bỏ lại cho một Hiệp ước Hòa bình. Các đạo quân Xô Viết ở chính thời điểm này đã ồ ạt vượt qua các đường biên giới trước chiến tranh, và chúng tôi mong họ được mọi thắng lọi. Chúng tôi đưa ra một thỏa thuận về những vùng chiếm đóng ở nước Áo. Staline, sau khi được thuyết phục, đã đồng ý với lời kêu gọi mạnh mẽ của tôi rằng nước Pháp phải có phần trong những vùng đất do Mỹ và Anh chiếm đóng và phải có ghế trong Úy ban Kiểm soát của Đồng minh. Tất cả đều thấu hiểu triệt để rằng những vùng chiếm đóng được thỏa thuận sẽ không được làm cản bước tiến các đạo quân. Bất cứ ai đến trước đều có thể nắm giữ Berlin, Prague, và Vienna. Chúng tôi đã chia tay ở Crimea không những chỉ như những Đồng minh mà còn như những chiến hữu đang phải đối đầu với một kẻ thù hùng mạnh mà tất cả những đạo quân của chúng tôi đang chiến đấu với chúng trong một trận chiến gay go và liên tục. Hai tháng trôi qua kể từ đó đã chứng kiến bao nhiêu sự đổi thay vĩ đại đụng chạm đến mọi cội rễ của tư duy. Nước Đức của Hitler đang bị hủy diệt, còn chính bản thân y thì sắp chết. Những người Nga đang chiến đấu ở Berlin. Vienna và gần như toàn bộ nước Áo đang nằm trong tay họ. Toàn bộ mối quan hệ của Nga với các Đồng minh phương Tây biến động liên tục. Tất cả các vấn đề trong tương lai giữa chúng tôi đều không được giải quyết ổn thỏa. Dường như những thỏa thuận và những biên bản ghi nhớ ở Yalta đều đã bị vi phạm hay phớt lơ bởi Kremlin đại thắng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:00:04 pm

        Những hiểm họa mới, có lẽ cũng khủng khiếp như những gì chúng tôi đã trải qua, đang lơ mơ hiện ra trong thế giới đổ nát và rối ren.

        Sự lo ngại của tôi về những tiến triển xấu này là rõ ràng, ngay cả trước khi Tổng thống qua đời. Chính bản thân ông ta, như chúng ta đã thấy, cũng rất lo lắng và bực bội. Sự tức giận của ông về lời buộc tội của Molotov về vụ Berne đã được kể ở trên. Bất chấp cuộc hành binh thắng lợi của những đạo quân của Eisenhower, Tổng thống Truman cảm thấy chính ông ta đang đối mặt với một thời điểm khủng hoảng ghê gớm vào nửa cuối tháng Tư. Trong quá khứ đôi khi tôi đã cố gắng hết sức để gây ấn tượng với Chính phủ Hoa Kỳ với những thay đổi to lớn đang diễn ra trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Những đạo quân phương Tây của chúng tôi sẽ nhanh chóng được di chuyển một cách tốt đẹp sang bên kia ranh giới của những vùng chiếm đóng, và cả mặt trận phía tây và phía đông của các Đồng minh sẽ xích lại gần nhau, ép nước Đức vào giữa.

        Những bức điện mà tôi đã cho công bố ở bất cứ nơi nào khác chứng minh rằng tôi chưa bao giờ đề nghị trở lại với những lời cam kết cũ của chúng tôi về những vùng đã được ấn định, miễn là những thỏa thuận khác sẽ được tôn trọng. Tuy nhiên, tôi trở nên tin rằng trước khi chúng tôi dừng lại, hay thậm chí rút những đạo quân của mình, chúng tôi phải tìm cách gặp trực tiếp Staline để bảo đảm dạt được một thỏa thuận về toàn bộ mặt trận. Thật sự là một thảm họa nếu chúng tôi trung thành tuyệt đối với toàn bộ những thỏa thuận của mình, trong khi người Xô Viết đụng tay vào tất cả những gì họ có thể lấy được mà không hề mảy may quan tâm đến những nghĩa vụ mà họ đã tham gia vào.

        Tướng Eisenhower đã đề nghị rằng trong khi các đạo quân ở phía đông và phía tây nên tiến lên bất chấp các đường phân định ranh giới, trong bất kỳ khu vực nào nơi các đạo quân đã tiếp xúc được với nhau, bất kỳ bên nào cũng được tự do đề nghị phía bên kia phải rút quân về phía sau ranh giới của vùng họ chiếm đóng. Quyền tự do đề nghị và ra lệnh những cuộc rút quân như vậy sẽ tùy thuộc vào các Tư lệnh Tập đoàn quân. Tùy thuộc vào những mệnh lệnh tác chiến cần thiết mà việc rút lui trong trường hợp ấy phải được tiến hành. Tôi coi đề nghị này là hấp tấp, và nó vượt qua những nhu cầu quân sự cấp bách. Vì vậy chúng tôi đã hành động, và vào ngày 18 tháng Tư, tôi đã viết thư cho vị Tân Tổng thống. Ngài Truman dĩ nhiên chỉ mới biết đến mọi sự rắc rối mà chúng tôi gặp phải thông qua những người khác, và ông phải dựa nhiều vào các cố vấn của mình. Vì thế, cách nhìn võ biền thuần thúy đã được nhấn mạnh một cách quá mức. Tôi đã gửi cho ông ta một bức điện như sau:

        "... Tòi hoàn toàn sẵn sàng tôn trọng triệt để những vùng chiếm đóng, nhưng, ở bất kỳ mức độ nào, tôi không muốn rằng những dội quân của chúng tôi, hay những đội quân Mỹ của ông, sẽ buộc phải quay về vì một đòi hỏi thô bạo nào đó của một viên tướng Nga ở đó. Điều này phải được chuẩn bị đầy đủ bằng một thỏa thuận giữa các Chính phủ đến mức tạo cho Eisenhower một cơ hội hợp lý để giải quyết tại chỗ theo cách riêng tối ưu của mình.

        ... Những vùng chiếm đóng đã được quyết định khá vội vàng tại Quebec vào tháng Chín năm 1944, khi người ta không thấy trước được rằng những đạo quân của Tướng Eisenhower có thể tiến hành những cuộc xâm nhập như vũ bão vào nước Đức. Những vùng này sẽ không thay đổi được trừ phi nước Nga đồng ý. Nhưng vào thời điểm khi Ngày chiến thắng ở châu Âu đã đến, chúng ta nên cố gắng thành lập ủy ban Kiểm soát của Đồng minh ở Berlin và phải kiên quyết đòi phải chia đều lương thực sản xuất ở Đức cho tất cả các miền khác nhau trong nước này. Theo tình hình lúc đó, vùng đất Nga chiếm đóng có tỷ lệ người ít nhất nhưng lại trồng được một khối lượng lương thực cực kỳ lớn, còn người Mỹ thì không có được phần lương thực

        thỏa đáng cho số dân cư vùng họ chinh phục, và những người Anh nghèo khổ chúng tôi thì phải tiếp quản toàn bộ số vùng Rhur đổ nát và những khu công nghiệp lớn, những nơi mà, cũng giống như chúng tôi, vào lúc bình thường vẫn phải nhập một khối lượng lớn lương thực..."


        Ngài Eden đang ở Washington, và hoàn toàn đồng ý với những quan điểm trong bức thư điện tôi gửi cho Tổng thống, nhưng thư trả lời của ông Truman đã đưa chúng tôi đi xa thêm chút nữa. Ông đề nghị rằng những đội quân Đồng minh nên trở về những vùng đã thỏa thuận của họ ở Đức và Áo ngay khi tình hình quân sự cho phép.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:00:54 pm

       
*

        Trong lúc đó Hitler đang cân nhắc xem đâu là điểm kháng cự cuối cùng của y. Cho đến tận 20 tháng Tư, y vẫn còn có ý nghĩ sẽ rời khỏi Berlin đến "Hệ thống đồn bốt miền Nam" ở dãy núi Alps vùng Bavaria. Ngày hôm đó, y đã tổ chức một cuộc hợp các thủ lĩnh Quốc Xã. Do hai mặt trận đông và tây của Đức đang có nguy cơ lớn bị chia cắt làm đôi bởi những mũi đột phá của quân Đồng minh, y đề nghị thành lập hai bộ chỉ huy riêng biệt. Đô đốc Doenitz đảm nhận phía bắc về cả quân sự lẫn dân sự, với nhiệm vụ cụ thể là đua trở lại đất Đức gần hai triệu người tị nạn từ phía đông. Ở phía nam, Tướng Kesselring chỉ huy những đạo quân còn lại của Đức. Kế hoạch này sẽ được thực hiện nếu Berlin thất thủ.

        Hai ngày sau đó, vào ngày 22 tháng Tư, Hitler có quyết định cuối cùng và tối quan trọng là sẽ ở lại Berlin đến phút chót. Thành phố thủ đô đó chẳng bao lâu sau đã bị quân Nga bao vây hoan toàn và Lãnh tụ Đức đã mất hết quyền kiểm soát tình hình. Việc còn lại của y là sắp đặt cho cái chết của chính mình giữa đống đổ nát của thành phố. Y tuyên bố với những thủ lĩnh Quốc Xã còn ở lại với mình rằng y sẽ chết ở Berlin. Cả Goering và Himmler đều đã rời khỏi đây sau cuộc họp ngay 20, với những ý tưởng về thương lượng hòa bình trong đầu. Goering, kẻ đã đi xuống phía nam, cho rằng Hitler thật sự đã thoái vị bằng quyết định ở lại Berlin của mình, và yêu cầu xác nhận rằng y sẽ chính thức kế nhiệm Hitler. Câu trả lời là y bị cách chức ngay lập tức khỏi tất cả những cương vị mà y nắm giữ. Tại một làng miền núi xa xôi ở vùng Tyrol, y và gần một trăm sĩ quan cao cấp của không quân Đức Quốc Xã bị những người Mỹ bắt làm tù binh. Cuối cùng thì sự quả báo cũng đã đến.

        Những cảnh cuối cùng ở tổng hành định của Hitler đã được mô tả rất chi tiết ở đâu đó. Trong số những nhân vật trong chính thể của y, chỉ có Goebbels và Bormann còn ở lại với y cho đến phút chót. Lúc nay quân Nga đang chiến đấu trên những đường phố của Berlin. Vào khoảng một hai giơ sáng ngay 29 tháng Tư, Hitler đã viết chúc thư. Ngày mới bắt đầu theo lịch trình làm việc thường lệ trong hầm trú ẩn ngầm dưới Phủ Thủ tướng. Có tin tức báo về ngày tàn của Mussolini. Thời gian đã được xác định cực kỳ thích hợp. Ngày 30, Hitler đã lặng lẽ ăn trưa với nhóm tùy tùng của mình, đến cuối bữa ăn, y bắt tay những người có mặt và lui về phòng riêng. Lúc ba giơ rưỡi, người ta nghe thấy một tiếng súng và tất cả thành viên trong nhóm tùy tùng đã vào phòng để nhìn thấy y đang nằm vật trên đi văng với khẩu rulô bên cạnh. Y đã tự bắn qua mồm mình. Eva Braun, người mà y bí mật cưới trong những ngày cuối cùng này, nằm chết bên cạnh. Bà ta đã uống thuốc độc. Xác họ được thiêu ở ngoài sân, và giàn thiêu Hitler, cùng với những tiếng súng chưa từng đinh tai nhức óc như thế bao giờ của quân Nga, đã làm nên cái kết cục khủng khiếp của Đế chế Thứ Ba ở Đức.

        Những thủ lãnh còn lại đã tổ chúc một cuộc hợp cuối cùng. Họ đã cố gắng đến phút chót để thương lượng với người Nga, nhưng Zhukov đã yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Bormann đã cố gắng vượt qua những chiến tuyến của Nga, và đã biến mất không để lại một dấu vết gì. Goebbels đã đầu độc sáu đứa con của mình và ra lệnh cho một tay lính gác SS bắn chết y và vợ. Những nhân viên còn lại của tổng hành định Hitler rơi vào tay người Nga.

        Tối hôm đó một bức điện đã đến tay Đô đốc Doenitz ở Tổng hành định của ông ta ở Holstein.

        Lãnh tụ Quốc Xã phong ông Đại đô đốc, làm người kế nhiệm cho cựu Thống chế Goering. sắc phong chính thức đang trên đường gửi tới. Ngay lập tức ông phải tiến hành các biện pháp phù hợp với sự đòi hỏi của tình hình.

BORMANN.       

        Sự hỗn loạn đã lắng dịu. Doenitz đã liên lạc với Himmler. Người mà theo y sẽ đề cử kế vị Hitler nếu Berlin thất thủ, và giờ đây, quyền lực tối cao bất ngờ rơi vào tay y và y phải đối mặt với việc tổ chức đầu hàng.

        Một kết cục ít ngoạn mục hơn đã dành cho Himmler. Y đã đến Mặt trận phía Đông và trong vài tháng đã phải tiến hành tiếp xúc cá nhân với các Đồng minh phương Tây theo sáng kiến của cá nhân y với hy vọng sẽ thương lượng được một cuộc đầu hàng riêng rẽ. Giờ đây y đang cố gắng làm việc đó thông qua Bá tước Bemadotte, người đứng đầu của Hội Chữ Thập Đỏ Thụy Điển, nhưng chúng tôi đã cự tuyệt đề nghị này của y. Chúng tôi không nghe được gì thêm về y cho đến ngay 21 tháng Năm, khi y bị một trạm kiểm soát của Anh bắt giữ tại Bremervorde. Y đã cải trang và khó mà nhận ra, những giấy tờ tùy thân của y đã khiến những người lính gác nghi ngờ và y bị đưa đến một trại ở gần Tổng Hành định Binh đoàn 2. Lúc đó y đã bảo với viên sĩ quan chỉ huy ở đó y là ai. Y đã bị canh giữ, bị lột quần áo ra cho một bác sĩ khám tìm thuốc độc giắt trong người. Khi cuộc khám xét gần xong, y đã cắn viên thuốc Xyanua, mà chắc chắn y đã giấu trong mồm vài giờ trước rồi. Y đã chết gần như ngay lập tức, ngay sau 11 giơ đêm ngày thứ Tư, 23 tháng Năm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:01:21 pm

       
*

        Ở phía tây bắc, tấn thảm kịch kết thúc ít xôn xao dư luận hơn. Vào ngày 2 tháng Năm, những tin tức về việc đầu hàng báo về ở Ý. Cũng vào ngày đó, những đạo quân của chúng tôi đã đến Lubeck, trên biển Baltic, liên lạc được với người Nga và đánh tan toàn bộ quân Đức ở Đan Mạch và Na Uy. Vào ngày 3, chúng tôi đã vào Hamburg mà không gặp một sự chống cự nào và các đơn vị đồn trú đã đầu hàng vô điều kiện. Một phái đoàn Đức đã đến Tổng hành định của Montgomery ở Luneberg Heath. Dẫn đầu phái đoàn là Đô đốc Friedeburg, đặc phái viên của Doenitz, người cố đạt tới một thỏa thuận đầu hàng tiếp nhận cả binh lính Đức đang đối đầu với người Nga ở miền bắc. Việc này bị bác bỏ vì nó nằm ngoài quyền lực của một Tư lệnh Tập đoàn quân, người chỉ có thể xử lý mọi chuyện trên mặt trận riêng của mình. Ngay hôm sau, khi nhận được chỉ thị của thượng cấp, Friedeburg đã ký văn kiện đầu hàng cho tất cả các lực lượng Đức ở miền tây bắc nước Đức, Hà Lan, vùng Quần đảo, Schleswing-Holstein, và Đan Mạch.

        Friedeburg đã đi tiếp tới tổng hành định của Eisenhower ở Reims, nơi tướng Jodi đã nhập hội với y vào ngay 6 tháng Năm. Họ đã cùng dành thời gian đó giải phóng ở mức có thể nhiều binh lính và dân tị nạn khỏi người Nga và đến với những Đồng minh phương tây và họ đã cố gắng đầu hàng riêng rẽ đối mặt với Mặt trận phía Tây. Eisenhower đã áp đặt một thời hạn và kiên quyết yêu cầu việc đầu hàng toàn bộ. Jodi báo cáo với Doenitz: "tướng Ẹisenhower khăng khăng buộc chúng ta phải ký ngày hôm sau. Nếu không, các mặt trận Đồng minh sẽ đóng lại với những người muốn đầu hàng riêng lẻ. Tôi thấy chẳng có gì để lựa chọn - hỗn loạn hay là ký kết. Tôi đề nghị ngài hãy điện bằng vô tuyến cho tôi để xác nhận rằng tôi có đầy đủ thẩm quyền để ký văn kiện đầu hàng".

        Văn kiện của việc đầu hàng toàn diện và vô điều kiện đã được Trung tướng Bedell Smith và Tướng Jodi ký, với sự chứng kiến của những sĩ quan Pháp và Nga, vào lúc 2 giờ 41 phút sáng ngày 7 tháng Năm. Sau đó tất cả chiến sự đã chấm dứt vào lúc nửa đêm ngày 8 tháng Năm. Sự phê chuẩn chính thức của bộ chỉ huy tối cao Đức đã diễn ra ở Berlin, với sự thu xếp của Nga, vào sáng sớm ngày 9 tháng Năm. Thống chế Không quân Tedder đã thay mặt Eisenhower ký, Nguyên soái Zhukov thay mặt cho người Nga, và Thống chế Keitel cho Đức.

       
*

        Qui mô rộng lớn của các sự kiện trên mặt đất và trên không có xu hướng che khuất chiến thắng không kém ấn tượng trên biển. Toàn bộ chiến dịch Anh - Mỹ ở châu Âu phụ thuộc vào sự di chuyển của những đoàn tàu vượt qua Đại Tây Dương, và chúng tôi có thể kết thúc câu chuyện về những chiếc tàu ngầm Đức ở đây. Bất chấp những mất mát gây chấn động với chính mình, chúng vẫn tiếp tục tấn công, nhưng với ít hiệu quả hơn, và đồng tàu bè đi lại đã không kiểm soát được. Thậm chí sau mùa xuân năm 1944, khi buộc phải dời bỏ những căn cứ của mình trong Vịnh Biscay, chúng đã không mất hy vọng. Những chiếc tàu gắn ống thông hơi giờ đây đang được sử dụng, thở qua một cái ống trong khi có thể nạp ắc qui dưới nước, trước khi đưa vào cuộc chiến tàu ngẩm một mẫu mới do Doenitz thiết kế. Y đang trông đợi vào sự ra đời của một loại tàu mới, mà giờ đây đang được đóng rất nhiều, và chiếc đầu tiên đã chạy thử. Tàu ngầm cao tốc có nhiều vấn đề mới đe dọa chúng tôi, và theo như dự đoán của Doenitz thật sự sẽ làm một cuộc cách mạng đối với chiến tranh tàu ngầm. Những kế hoạch của y thất bại chủ yếu là vì những nguyên liệu đặc biệt cần đến để đóng những con tàu này trở nên khan hiếm và thiết kế của chúng luôn bị thay đổi. Nhưng những chiếc tàu ngầm bình thường vẫn được chế tạo từng phần trên khắp nước Đức và được lắp ráp trong những khu hầm ngầm ở những cảng biển, và bất chấp những nỗ lực mạnh mẽ và liên tục của oanh tạc cơ Đồng minh, người Đức đã đóng được trong tháng Mười Một năm 1941 một số lượng tàu ngầm hơn bất cứ tháng nào trong suốt thời gian chiến tranh. Với những nỗ lực kỳ diệu và bất chấp tất cả những mất mát, vào khoảng sáu mươi hay bảy mươi chiếc tàu ngầm vẫn hoạt động hầu như đến phút chót. Kết quả đạt được không lớn, nhưng chúng vẫn mang hy vọng bất tử về một sự bế tắc trên biển. Những chiếc tàu ngầm mới mang tính chất cách mạng nay chưa bao giờ được đóng vai trò của chúng trong Thế chiến Thứ hai. Người ta có kế hoạch toàn thành khoảng 350 chiếc trong năm 1945, nhưng chỉ có vài chiếc được sử dụng trước khi Đức đầu hàng. Loại vũ khí này nằm trong tay người Xô Viết và sẽ là mối nguy hiểm của tương lai.

        Những cuộc không kích của Đồng minh đã phá hủy nhiều tàu ngầm ngay tại bến. Tuy nhiên, khi Doenitz ra lệnh cho chúng đầu hàng, không ít hơn 49 chiếc vẫn còn ở ngoài biển. Hon một trăm chiếc khác đã đầu hàng tại cảng, và khoảng 220 chiếc bị thủy thủ đoàn làm đắm hay phá hủy. Những nỗ lực của quân Đức và sự ngoan cường của lực lượng tàu ngầm vẫn còn dai dẳng như vậy đấy.

        Trong 68 tháng giao tranh, 781 chiếc tàu ngầm Đức bị đánh chìm. Trong hơn một nửa thời gian kẻ thù đã nắm thế chủ động. Sau năm 1942, tình thế đã thay đổi, số tàu ngầm bị phá hủy đã tăng lên và những thiệt hại của chúng tôi giảm xuống. Theo tính toán cuối cùng, lực lượng do Anh và của Anh chỉ huy đã tiêu diệt 500 trong số 632 chiếc tàu ngầm được biết là đã chìm ngoài biển do quân Đồng minh.

        Trong Thế chiến Thứ nhất mười một triệu tấn hàng hóa đã chìm, và trong Thế chiến Thứ hai mười bốn triệu rưỡi tấn đã bị đánh chìm bởi riêng tàu ngầm. Nếu chúng ta cộng thêm cả những thiệt hại vì những lý do khác, tổng số sẽ là mười hai triệu bảy trăm năm mươi ngàn trong Thế chiến Thứ nhất và hai mươi mốt triệu rưỡi trong Thế chiến Thứ hai. Trong số này,

        Anh chịu sáu mười phần trăm trong cuộc chiến tranh thứ nhất và hơn một nửa trong cuộc chiến tranh thứ hai.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:01:58 pm

       
*

        Việc đầu hàng vô điều kiện của Đức Quốc Xã là tín hiệu cho niềm hân hoan vô cùng trong lịch sử của nhân loại. Thế chiến Thứ hai đã thật sự đem lại một kết cục cay đắng ở châu Âu, mà khi chấm dứt, kẻ thất bại cũng như người chiến thắng cảm thấy một sự khuây khỏa không thể diễn tả được. Nhưng đối với chúng tôi ở nước Anh và Đế Quốc Anh, những người đã đứng một mình trong cuộc chiến từ ngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng để quyết định sự tồn tại của mình, còn có một ý nghĩa nào đó mà thậm chí những Đồng minh mạnh nhất và can đảm nhất cũng không thể cảm thấy được. Mệt mỏi và tả tơi, bần cùng nhưng vẫn ngoan cường và giờ đây đã chiến thắng, chúng tôi đã có những giây phút thật là hãnh diện. Chúng tôi cảm ơn Chúa về tất cả những ân huệ và sự che chở quý giá của Người, với ý nghĩa chúng tôi đã làm tròn bổn phận của mình có thành quả.

        Trong những ngày náo nhiệt ồn ào với niềm vui sướng, tôi được yêu cầu nói chuyện với dân tộc mà tôi đã lãnh trách nhiệm chính trên hòn đảo của mình trong gần đúng như năm năm. Tuy nhiên hẳn là có một số ít người có trái tim bị đè nặng bởi những nỗi lo hơn tôi. Sau khi ôn lại những câu chuyện khác nhau về số phận của chúng tôi, tôi đã nảy ra chút tâm sự buồn bã mà tôi có thể viết lại cho các bạn xem dưới đây:

        "Tôi mong có thể nói với các bạn tối nay rằng tất cả những vất vả và phiền toái của chúng ta đã qua di. Sau đó tôi thật sự có thể kết thúc năm năm phụng sự của mình một cách vui vẻ, và nếu như các bạn nghĩ rằng các bạn đã thấy chán tôi và rằng tôi nên về vườn, tôi sẽ tiếp nhận điều đó với lòng biết on sâu sắc nhất. Nhưng ngược lại, tôi phải báo trước với các bạn, như tới đã làm khi bắt dầu năm năm phục vụ của mình - khi đó không ai ngờ rằng nó lại kéo dài đến như vậy - rằng vẫn còn có nhiều việc để làm, rằng các bạn phải chuẩn bị nhiều nỗ lực hơn nữa về trí lực cũng như thể lực và những hy sinh lớn lao hơn cho những sự nghiệp vĩ đại nếu không muốn lại bị rơi vào vết xe đổ của sự trì trệ, lầm lẫn về mục đích, và sự sợ hãi một cách hèn nhát khi được coi là vĩ đại. Dù sao di nữa, các bạn cũng không được để cho sự tỉnh táo và cảnh giác trong đầu óc mình suy giảm. Mặc dù những ngày hội hè là cần thiết cho tinh thần con người, tuy nhiên những ngày này phải bổ sung cho sức mạnh và sự dẻo dai mà cùng với mọi người sẽ trở lại với công việc mà họ cần phải làm, và cả cho cách nhìn và sự quán xuyến mà họ phải có khi dối mặt với các công tác xã hội.

        "Tuy nhiên, trên lục địa châu Âu, chúng ta vẫn chưa chắc chắn rằng những mục đích don giản và vinh dự mà vì chúng, chúng ta đã tham gia chiến tranh sẽ không bị phớt lờ hay xem nhẹ trong những tháng tiếp theo sau sự thành công, và những từ như "tự do", "dân chủ", và "giải phóng", không bị bóp méo di ý nghĩa sự thật của chúng mà chúng ta vẫn hiểu. Sẽ chẳng có mấy tác dụng khi trừng phạt những người theo Hitler vì những tội lỗi của họ nếu như pháp luật và công lý không được tôn trọng, và nếu như những Chính quyền độc tài hay cảnh sát sẽ thay chân bọn xâm lược Đức. Chúng ta không mưu cầu điều gì riêng cho mình nhưng chúng ta phải biết rõ rằng mục đích mà vì nó chúng ta đã chiến đấu sẽ tìm được sự công nhận trên bàn đàm phán hòa bình bằng cả việc làm cũng như lời nói, và trên hết chúng ta phải bỏ công sức để bảo đảm rằng Tổ chức Toàn cầu do Liên Hiệp Quốc đang lập nên ở San Francisco sẽ không trở thành một tổ chức hữu danh vô thực, một cái lá chắn cho kẻ mạnh và một sự chế nhạo đối với kẻ yếu. Chính những người chiến thắng phải đo lại lòng mình trong những giờ phút đầy mãn nguyện này, và hãy tỏ rõ giá trị bằng sự cao thượng của lực lượng khổng lồ mà họ nắm trong tay.

        "Chúng ta không bao giò quên được rằng ngoài tất cả những gì còn tiềm ẩn, nước Nhật, tuy bị đảo lộn và thất bại, vẫn là một quốc gia của một trăm triệu người, mà đối với những kể tử vì dạo này cái chết chẳng đáng sợ mấy. Tối nay tôi không thể nói với các bạn rằng cần bao nhiêu thời gian hay những nỗ lực gì để buộc người Nhật phải chuộc lại sự phản bội ghê tởm và bạo tàn của họ. Chúng ta, cũng giống như Trung Hoa, suốt một thời gian dài không bị khuất phục, đã lĩnh đủ những vết thương khủng khiếp, và chúng ta bị giới hạn bởi những ràng buộc về danh dự và tình huynh đệ trung thành đối với Hoa Kỳ để chiến đấu trong cuộc chiến tranh vĩ đại này ở đầu bên kia của thế giới bên cạnh họ mà không hề hụt chí hay không hoàn thành nhiệm vụ. Chúng ta phải nhớ rằng Úc, New Zealand và Canada đã và đang trực tiếp bị đe dọa bởi thế lực hung dữ này. Những vùng tự trị của Khối Thịnh vượng Anh này đã giúp đỡ chúng ta suốt trong những thời kỳ đen tối nhất của chúng ta, và chúng ta không nên bỏ dở bất cứ nhiệm vụ nào liên quan đến sự an toàn và tương lai của họ. Tôi đã báo với các bạn về những công việc khó khăn ngay từ khi năm năm cuối cùng này bắt dầu; các bạn đã không chùn bước, và tôi sẽ không xứng đáng với lòng tin và sự rộng lượng của các bạn nếu tôi không còn tiếp tục gào lên: hãy tiến lên, kiên định, không nao núng, không khuất phục, cho đến khi toàn bộ nhiệm vụ được hoàn thành và toàn thế giới được an toàn và trong sạch".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:23:57 pm
         
27

KHOẢNG CÁCH NỚI RỘNG

        Đầu óc tôi chứa đựng đầy những lo lắng về tương lai và những ý nghĩ lộn xộn khi tôi đi giữa tiếng reo hò của những đám đông người Luân Đôn trong giơ phút hân hoan đại thắng sau tất cả những gì họ đã trải qua. Đối với đa số họ, hiểm họa Hitler, với những thử thách đau đớn và sự thiếu thốn, đã bị thiêu cháy trong ngọn lửa vinh quang. Kẻ thù to lớn mà họ đã chiến đấu chống lại hơn năm năm ròng rã đã đầu hàng vô điều kiện. Tất cả việc còn lại của ba Cường quốc giành chiến thắng là tiến tới một nền hòa bình bền vững, được bảo vệ bằng một văn kiện Quốc tế nhằm đưa những người lính trở về lại gia đình nơi những người thân đang ngóng chờ họ, và bước tới một Kỷ nguyên Vàng của phồn vinh và tiến bộ. Chắc chắn rằng dân tộc của họ cũng mong muốn đúng như vậy.

        Tuy nhiên, vẫn có mặt trái của bức tranh. Nước Nhật vẫn chưa bị khuất phục. Bom nguyên tử vẫn chưa ra đời. Thế giới đang ở trong tình trạng rối loạn. Mối ràng buộc chính về một nguy cơ chung, điều đã đoàn kết các Đồng minh Vĩ đại lại, đã mau chóng bị cởi bỏ. Mối hiểm họa Xô Viết, dưới con mắt tôi, đã thay chân kẻ thù Quốc Xã. Nhưng lại không còn tồn tại tình chiến hữu nào để chống lại nó. Ở trong nước, những nền tảng của sự đoàn kết dân tộc, mà dựa vào nó Chính phủ thời chiến đã đứng vững như vậy, cũng mất đi. Sức mạnh của chúng tôi, cái sức mạnh đã chế ngự được biết bao nhiêu cơn sóng gió, sẽ không thể tiếp tục tồn tại. Khi đó làm sao chúng tôi có thể đạt được một thỏa thuận cuối cùng mà chỉ riêng nó thôi cũng đủ bù đắp được cho những lao khổ chịu đựng của cuộc chiến? Tôi không thể xua đi khỏi đầu nỗi sợ hãi rằng những đạo quân chiến thắng của nền dân chủ chẳng bao lâu nữa sẽ bị phân tán, và rằng một cuộc thử thách thật sự và cực kỳ khó khăn đang ở trước mặt chúng tôi. Tôi đã thấy toàn bộ điều này từ trước. Tôi còn nhớ cái ngày vui vẻ gần ba mươi năm trước đây, khi tôi cùng vợ tôi ngồi trên ô tô đi từ Bộ Quân giới qua những đám đông như thế này đang náo động với đầy lòng nhiệt tình trên phố Downing để chúc mừng Thủ tướng. Rồi thì, cũng như vào lúc này, tôi nhận thức về tình hình thế giới như một tổng thể. Nhưng ít ra lúc đó không thể có một quân đội hùng mạnh nào mà chúng tôi cần phải sợ.

       
*

        Ý nghĩ đầu tiên của tôi là cuộc gặp giữa ba Cường quốc và tôi đã hy vọng rằng Tổng thống Truman sẽ ghé qua Luân Đôn trên đường đi. Như ta sẽ thấy về sau những ý tưởng rất khác nhau từ những khu vực có ảnh hưởng lớn ở Washington đang gây áp lực với vị Tân Tổng thống. Thái độ, quan điểm được ghi nhận ở Yalta đã được củng cố. Người ta lý luận rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ phải cẩn thận không để bị lôi kéo vào bất cứ sự đối lập nào với nước Nga Xô Viết. Người ta cho rằng điều này sẽ kích thích tham vọng của Anh và sẽ tạo nên một hố sâu ngăn cách ở châu Âu. Mặt khác, một chính sách đúng đắn là nên để cho Hoa Kỳ đứng giữa Anh và Nga như một người trung gian thân thiện, hay thậm chí như một vị quan tòa, cố gắng giảm bớt những bất đồng giữa họ về Ba Lan hay Áo và làm cho những chuyện này lắng dịu đi trong một nền hòa bình vui vẻ và yên ả, tạo điều kiện cho lực lượng của Hoa Kỳ có thể tập trung sức chống lại Nhật Bản những áp lực này hắn là rất lớn đối với ngài Truman. Bản năng tự nhiên của ông, như các hành động lịch sử của ông ta đã chứng tỏ, có thể khác lắm chứ. Dĩ nhiên là tôi không thể đánh giá được các lực lượng đang làm việc tại trung tâm đầu não của nước Đồng minh gần gũi nhất của chúng tôi, mặc dầu tôi đã mau chóng hiểu rõ được họ. Tôi chỉ có thể cảm thấy sự biểu dương lực lượng to lớn của Đế quốc Nga Xô Viết đang lăn tới phía trước qua những vùng đất không có ai hỗ trợ.

        Mục đích đầu tiên hiển nhiên phải là một cuộc gặp với Staline. Trong vòng ba ngày sau khi quân Đức đầu hàng tôi đã gửi bức điện cho Tổng thống rằng chúng tôi nên mời ông ta tới dự một cuộc hợp. "Trong lúc này tôi khẩn thiết hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ không rút lui khỏi các tuyến chiến thuật thỏa thuận hiện thời". Ông ta đã trả lời ngay lập túc rằng ông ta thích việc Staline đề nghị hơn, và ông hy vọng rằng những vị đại sứ của chúng tôi sẽ gợi ý cho Staline về điều đó. Rồi ông Truman tuyên bố rằng ông ta và tôi không nên cùng đi, để tránh bất cứ sự nghi ngờ dù nhỏ nhất nào rằng chúng tôi đã "kéo bề kéo cánh". Khi hội nghị kết thúc, ông hy vọng sẽ thăm nước Anh nếu công việc của ông ở Mỹ cho phép. Tôi đã nhận biết ngay được sự bất đồng quan điểm được chuyển tải trong bức điện này, nhưng tôi chấp nhận quy trình mà ông đã đề nghị ra.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:25:29 pm

        Cũng trong những ngày này, tôi đã gửi cái có thể gọi là bức điện "Bức Màn sắt" cho Tổng thống Truman. Với tất cả những tài liệu công khai mà tôi đã viết về vấn đề này, tôi thích được phán xét về vấn đề này hơn.

         1. Tôi hết sức lo lắng về tình hình châu Âu. Tôi biết rằng một nửa không lực Hoa Kỳ ở châu Âu đã bắt đầu chuyển đến chiến trường Thái Bình Dương. Báo chí viết đầy rẫy về những cuộc di chuyển quân rầm rộ của những đạo quân Mỹ ra khỏi châu Âu. Các đạo quân của chúng tôi, theo như kế hoạch trước dãy, chắc chắn cũng bị giảm đi đáng kể. Chắc chắn Binh đoàn Canada sẽ rời khỏi dây. Người Pháp đang rất yếu ớt và khó có thể đối phó được. Bất cứ ai cũng có thể nhận thấy được rằng chẳng mấy chốc sức mạnh vũ trang của chúng ta trên Lục địa sẽ tiêu tan, ngoại trừ một lực lượng vừa phải để khuất phục nước Đức.

         2. Trong lúc này, điều gì xảy ra với nước Nga? Tôi đã luôn bỏ công sức cho tình hữu nghị với nước Nga, nhưng, cũng giống như ngài, tôi cảm thấy lo ngại sâu sắc bởi việc họ bóp méo những quyết định ở Yalta, thái độ của họ đối với Ba Lan, ảnh hưởng áp đảo của họ với các nước Balkan, trừ Hy Lạp, những khó khăn họ gây ra về Vienna, sự phối hợp giữa sức mạnh của Nga và những lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của họ hay bị họ chiếm đóng, cộng với những thủ thuật Cộng Sản tại rất nhiều các nước khác, và trên hết là sức mạnh của họ để duy trì những đạo quân cực kỳ lớn trên chiến trường trong một khoảng thời gian dài. Vị thế này sẽ là gì trong một hay hai năm tới. Khi các Binh đoàn quân Anh và Hoa Kỳ không còn nữa, và quân dội Pháp thì chưa được thành lập trên bất kỳ quy mô nào chủ yếu, khi chúng ta một nhúm sư đoàn, chủ yếu là quân Pháp, và khi Nga có thể lựa chọn để giữ lại hai hay ba trăm sư đoàn trực chiến?

         3. Một "bức màn sắt" được hạ xuống trên mặt trận của họ. Chúng ta không biết được điều gì xảy ra đàng sau bức màn đó. Dường như chẳng còn mấy nghi ngờ rằng không bao lâu nữa, toàn khu vực ở phía đông tuyến Lubeck-Trieste-Corfu sẽ hoàn toàn nằm trong tay họ. Cộng thêm vào đó là cả một vùng còn rộng lớn hơn nữa do những đạo quân Mỹ chinh phục nằm giữa Eisenach và Elbe, mà theo tôi sẽ bị lực lượng của Nga chiếm đóng trong một vài tuần tới, khi Mỹ rút quân. Tất cả những kế hoạch này sẽ do Tướng Eisenhower đưa ra nhằm ngăn chặn một cuộc di cư lớn khác của dân Đức về phía tây khi cuộc tiến quàn ồ ạt của Matxcova vào vùng Trung Âu diễn ra. Và rồi, bức màn này sẽ lại hạ xuống ở mức độ rất lớn, nếu không phải là hoàn toàn. Như vậy, một dải rộng hàng trăm dặm của miền lãnh thổ do Nga chiếm đóng sẽ tách chúng ta khỏi Ba Lan.

         4. Trong lúc đó, sự chú ý của các dân tộc chúng ta đang tập trung vào sự khốc liệt mà nước Đức, đất nước đang bị tàn phá và lật nhào, phải gánh chịu, và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn người Nga sẽ được tự do lấn tới, nếu họ để mắt tới Biển Bắc và Đại Tây Dương.

         5. Chắc chắn giờ đây điều có ý nghĩa sống còn là phải đi đến một thỏa thuận với Nga, hay nhận thức được đâu là vị trí của chúng ta đâu là vị trí của họ, trước khi chúng ta làm suy yếu phần lớn các đạo quân của mình hay rút lui khỏi các vùng chiếm đóng. Điều này chỉ có thể được thực hiện bằng một cuộc gặp cá nhân. Tôi sẽ rất biết on vì sự góp ý và lời khuyên của ngài. Dĩ nhiên, chúng ta có thể nhìn nhận rằng Nga sẽ xử sự một cách hữu hảo, và họ nhất định sẽ đưa ra một giải pháp thích hợp nhất. Tóm lại, dường như đối với tôi vấn đề giải quyết ổn thỏa với Nga, trước khi sức mạnh của chúng ta mất đi, đã làm cho tất cả các vấn đề khác trở thành những chuyện vặt vãnh".


        Một tuần đã trôi qua trước khi tôi lại nhận được tin từ ông Truman về những vấn đề chủ yếu. Rồi vào ngày 22 tháng Năm, ông đánh điện cho biết ông đã đề nghị Joseph E. Davies đến gặp tôi, trước khi Hội nghị Ba bên diễn ra, về một loạt các vấn đề mà ông không muốn xử lý qua những bức điện.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:47:45 am

        Ông Davies trước chiến tranh đã từng là Đại sứ Hoa Kỳ ở Nga, và có tiếng là người cực kỳ có thiện cảm với chế độ này. Thực ra, ông ta đã viết một quyển sách về sứ mệnh của mình ở Matxcova, và sau đó có được dựng thành một bộ phim mà dường như đã bào chữa cho hệ thống Xô Viết bằng nhiều cách. Tất nhiên là tôi lập tức cho chuẩn bị để tiếp đón ông ta, và ông ta đã nghỉ đêm hôm 26 tại Chequers. Tôi đã có một cuộc nói chuyện dài với ông ta. Vấn đề khó nói mà ông phải đề xuất là đầu tiên Tổng thống phải gặp Staline tại đâu đó ở châu Âu trước khi gặp tôi. Tôi thật sự kinh ngạc vì lời đề xuất này. Tôi đã không thích cách dùng từ "kéo bè kéo cánh" mà Tổng thống đã dùng trong bức điện trước đó về bất kỳ cuộc gặp gỡ nào giữa ông ta và tôi. Anh và Hoa Kỳ đã đoàn kết lại bởi những mối ràng buộc mang tính nguyên tắc và bởi sự nhất trí về chính sách ở rất nhiều phương diện, và cả hai chúng tôi đều bất đồng sâu sắc với người Xô Viết về những vấn đề lớn nhất. Đối với Tổng thống và Thủ tướng Anh việc thảo luận cùng với nhau trên cơ sở chung này, như chúng tôi vẫn thường làm như vậy dưới thời Roosevelt, lức này không đáng bị diễn đạt một cách tai tiếng như cụm từ "kéo bề kéo cánh", - bởi vì điều này là không thể có được - mà chỉ là một nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận riêng với Nga về những vấn đề chính mà nhờ chúng, chúng tôi và người Mỹ đã liên kết lại. Tôi sẽ không đồng ý trong bất cứ hoàn cảnh nào đối với những gì dường như là một sự lăng mạ, dẫu rằng không cố ý, đối với đất nước của chúng tôi sau việc phụng sự một cách trung thành đối với sự nghiệp tự do ngay từ ngày đầu cuộc chiến. Tôi phản đối lại sự ngầm hiểu rằng những xung đột giờ đây đang mở ra với người Xô Viết là chuyện riêng giữa Anh và Nga. Hoa Kỳ cũng tham gia và cam kết đầy đủ như chúng tôi. Tôi đã làm sáng tỏ điều này với ông Davies trong cuộc nói chuyện của chúng tôi, bao gồm toàn bộ các vấn đề Đông Âu và Nam Âu, và để không có sự hiểu lầm nào, tôi đã thảo ra và đưa cho ông ta biên bản chính thức. Tổng thống nhận nó với thái độ tử tế và tinh thần hiểu biết, và tôi rất vui mừng khi biết rằng tất cả đều tốt và rằng công lý trong quan điểm của chúng tôi đã không phải là không được những người bạn quý công nhận.

        Vào khoảng cùng thời gian khi Tổng thống Truman cử Davies đến gặp tôi, ông ta đã yêu cầu Harry Hopkins, với tư cách là đặc phái viên của ông, đến Matxcova để cố gắng thêm một lần nữa đạt đến một thỏa thuận thực tế về vấn đề Ba Lan. Cho dù còn rất yếu, Hopkins vẫn dũng cảm lên đường đi Matxcova. Tình bạn của ông ta với nước Nga được nhiều người biết đến, và ông ta đã nhận được sự tiếp đón thân thiện nhất. Chắc chắn đây là lần đầu tiên có chút ít tiến triển. Staline đồng ý mời Mikolajczyk và hai đồng nghiệp của ông ta từ Luân Đôn đến Matxcova để tham khảo ý kiến theo đúng cách hiểu của chúng tôi về thỏa thuận Yalta. Ông ta cũng đồng ý mời một số người Ba Lan không theo phe Lublin từ bên trong nước Ba Lan.

        Trong một bức điện gửi cho tôi, Tổng thống nói rằng ông ta cảm thấy đây là giai đoạn rất hứa hẹn và tích cực trong cuộc thương lượng. Hầu hết những nhà lãnh đạo Ba Lan bị bắt giữ rõ ràng chỉ bị kết tội là đã sử dụng trái phép máy vô tuyến điện, và Hopkins đang ép Staline phải ân xá cho họ để việc quá trình hiệp thương được tiến hành trong bầu không khí thuận lợi nhất có thể được. Ông ta đề nghị tôi thúc giục Mikolajczyk chấp nhận lời mời của Staline. Tôi đã thuyết phục Mikolajczyk đi Matxcova, và kết quả là một Chính phủ Lâm thời Ba Lan đã được thành lập. Theo đề nghị của ông Truman, nó được cả Anh và Hoa Kỳ công nhận vào ngay 5 tháng Bảy.

        Thật khó lòng để xét xem liệu chúng tôi đã có thể làm được gì hơn thế. Trong năm tháng, Xô Viết đã cố giành lấy từng tấc đường. Họ đã đạt được mục đích của họ bằng sự trì hoãn. Trong suốt thời gian này Chính quyền Lublin, mà dưới thời Bierut giữ vững được bằng sức mạnh của những đạo quân Nga, đã trao cho họ sự kiểm soát hoàn toàn đối với Ba Lan, va sự kiểm soát này được củng cố bằng sự trục xuất và thanh trừng thường xuyên. Họ đã từ chối mọi đường vào mà họ đã hứa đối với các quan sát viên của chúng tôi. Tất cả các đảng phái ở Ba Lan, ngoại trừ những người Cộng sản do họ giật dây, chỉ giữ một phần thiểu số bất lực trong Chính phủ Lâm thời mới được công nhận của Ba Lan. Một cố gắng nhằm đạt được ý nguyện của người Ba Lan bằng những cuộc bầu cử tự do giờ đây đối với chúng tôi xa vời hơn bao giờ hết. Vẫn còn có một hy vọng - và đó là hy vọng duy nhất - rằng cuộc họp của "Tam hùng" giờ đây đang sắp diễn ra, sẽ cho phép đạt tới một giải pháp chân thực và danh dự. Cho đến nay, mới chỉ thu thập được cát bụi và tro tàn, và đó là tất cả những gì còn sót lại với chúng tôi ngày hôm nay của nền tự do dân tộc Ba Lan.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:48:13 am

       
*

        Vào ngày 1 tháng 6, Tổng thống Truman cho biết Nguyên soái Staline đã đồng ý đến dự một cuộc gặp mà ông ta gọi là "Tam hùng" ở Berlin vào khoảng 15 tháng Bảy. Tôi trả lời ngay rằng tôi sẽ rất vui sướng đi Berlin cùng một đoàn đại biểu của Anh, nhưng tôi nghĩ rằng ngày 15 tháng Bảy, theo như ông Truman đề nghị, là quá muộn vì những vấn đề cấp bách đòi hỏi sự lưu tâm của chúng tôi, và rằng có lẽ chúng tôi sẽ làm tổn thương đến những hy vọng và sự đoàn kết của thế giới nếu chúng tôi cho phép những đòi hỏi của cá nhân hay của dân tộc cản đường một cuộc gặp sớm hơn. Tôi đã điện như sau, "Mặc dù tôi đang đứng giữa một cuộc bầu cử đang được tranh cãi sôi nổi, tôi cũng không coi nhiệm vụ của tôi ở đây có thể so sánh được với một cuộc hợp giữa ba chúng ta. Nếu ngày 15 tháng Bảy là không thể họp được tại sao chúng ta không hợp vào ngày mồng 1, mồng 2 hay mồng 3 tháng Bảy?" Ông Truman đã trả lời rằng sau khi đã xem xét tất cả, 15 tháng Bảy là ngày sớm nhất đối với ông ta, và rằng mọi sự sắp đặt đang được tiến hành theo lịch trình này. Staline đã không muốn đẩy ngày hợp sớm lên. về vấn đề này tôi không thể thúc ép thêm gì được nữa.

        Lý do chính tại sao tôi đã lo lắng đẩy ngày họp lên dĩ nhiên là vì cuộc rút quân sắp tới của quân đội Hoa Kỳ khỏi những tuyến mà họ đã chiếm được khi tiến đánh đến cái vùng đã được định ra trong thỏa thuận chiếm đóng. Câu chuyện về bản thỏa thuận về những vùng này và những lý lẽ tán thành và phản đối việc thay đổi những vùng đó được nêu ở chương trước. Tôi sợ rằng trong một ngày nào đó một quyết định sẽ được đưa ra ở Washington về việc nhượng lại vùng đất rộng lớn này - dài 400 dặm và chỗ rộng nhất tới 120 dặm. Nơi đó có

        hàng triệu người Đức và Tiệp. Việc từ bỏ nơi đó sẽ tạo ra một hố ngăn cách rộng hơn về mặt lãnh thổ giữa chúng tôi và Ba Lan, và    thật sự chấm dứt sức mạnh của chúng tôi trong việc tác động đến số phận của nước này. Thái độ đổi thay của người Nga đối với chúng tôi, những vi phạm thường xuyên đối với thỏa thuận đạt được ở Yalta, việc Nga lao tới Đan Mạch đã may mắn bị hành động đúng lúc của Montgomery làm cho thất bại, những cuộc xâm nhập vào Áo, áp lực nguy hiểm mà Nguyên soái Tito đè nặng xuống Trieste, đối với tôi và các cố vấn của tôi, tất cả những thứ này dường như để tạo nên một hoàn cảnh hoàn toàn khác với   những hoàn cảnh mà trong đó các vùng chiếm đóng đã được định ra hai năm trước đây. Chắc chắn rằng tất cả những vấn đề đó sẽ phải được xem xét một cách tổng thể, và giờ đây là vấn đề thời gian. Bây giờ, trong khi những đạo quân và lực lượng không quân của Anh và Mỹ vẫn con là một thế lực vũ trang hùng mạnh, và trước khi chúng tan rã thông qua giải ngũ và theo những đòi hỏi nặng nề của cuộc chiến tranh Nhật Bản bây giờ, là thời gian muộn nhất cho một sự dàn xếp toàn bộ.

        Sớm hơn một tháng hẳn sẽ tốt hơn. Nhưng vẫn chưa là quá muộn. Mặt khác, từ bỏ đi toàn bộ vùng trung tâm và trái tim nước Đức - nói cho đúng hơn, miền trung tâm và khối đá đỉnh vòm của châu Âu, - như một hành động biệt lập, đối với tôi dường như là một quyết định nghiêm trọng và thiếu tầm nhìn xa. Nếu điều này rút cuộc được thực hiện, nó chỉ có thể là một phần của sự dàn xếp toàn bộ và bền lâu. Chúng tôi sẽ đến Potsdam mà chẳng có gì để mặc cả, và tất cả những triển vọng của một nền hòa bình trong tương lai ở châu Âu có thể phải bỏ cuộc. Tuy nhiên với tôi vấn đề không dừng lại ở đó. Sự rút quân của chính chúng tôi về ranh giới chiếm đóng là không đáng kể. Quân đội Mỹ là ba triệu so với một triệu của chúng tôi. Tất cả những gì tôi có thể làm là nài nỉ, trước hết là ngày gặp của "Tam hùng" được ấn định sớm hơn, và thứ hai, khi

        điều này không thực hiện được, hoãn lại việc rút quân cho đến khi chúng tôi có thể đối chọi với tất cả những vấn đề của mình như một tổng thể, cùng với nhau, mặt đối mặt, theo những điều khoản công bằng.

        Quang cảnh sẽ ra sao sau khi tám năm đã trôi qua? Tuyến chiếm đóng của Nga ở châu Âu chạy từ Lubeck đến Linz. Tiệp Khắc đã bị nhận chìm xuống vực thẳm. Các quốc gia Baltic, Ba Lan, Rumani và Bulgary đã được thu nhỏ thành những quốc gia vệ tinh dưới sự thông trị chuyên chế của Cộng sản. Nam Tư đã bị lung lay. Chỉ có Hy Lạp được cứu thoát. Các đạo quân của chúng tôi đã mất đi, và sẽ là một khoảng thời gian khá lâu trước lúc thậm chí 60 sư đoàn có thể một lần nữa được tập hợp chống lại lực lượng đối địch Nga, với số lượng thiết giáp cũng như quân số có sức mạnh áp đảo. Điều này không đáng kể so với tất cả những gì đã xảy ra ở vùng Viễn Đông. Nguy cơ của một cuộc Thế chiến Thứ ba, với những điều kiện ban đầu bất lợi nghiêm trọng, tỏa cái bóng khủng khiếp của nó lên các quốc gia tự do trên thế giới. Vì vậy trong khoảnh khắc chiến thắng có cơ hội tốt nhất, và có thể được chứng thực là có cơ hội cuối cùng của chúng tôi về một nền hòa bình lâu bền của thế giới đã thản nhiên bị lu mờ đi. Vào ngày 4 tháng Sáu, tôi gửi một bức điện cho Tổng thống với những lời lẽ sau đây, mà có thể khiến một số ít người bàn cãi:

        "Tôi tin chắc rằng ngài hiểu lý do tại sao tôi lo lắng về một cuộc gặp sớm hơn, chẳng hạn như ngày mồng 3 hay mồng 4 tháng Bảy. Với nỗi lo âu sâu sắc, tôi quan sát việc rút quân đội Mỹ về tuyến chiếm đóng của chúng ta ở vùng trung tâm, và vì vậy đưa lực lượng Xô Viết vào trái tim của Tây Âu, và việc hạ bức màn ngăn cách giữa chúng ta và mọi thứ ở phía Đông. Tôi hy vọng ràng việc rút quân này, nếu như nó phải được thực hiện, phải được di kem với việc dàn xếp nhiều vấn đề lớn mà sẽ là cơ sở đích thực cho hòa bình thế giới. Chưa có vấn đề nào thực sự quan trọng đã được giải quyết ổn thỏa, và  tôi với ngài sẽ phải chịu trách nhiệm lớn đối với tương lai. Vì vậy tôi vẫn hy vọng rằng ngày họp này có thế được đẩy lên sớm hơn."

        Ông Truman trả lời vào ngày 12 tháng Sáu. Ông nói rằng thỏa thuận tay ba về việc chiếm đóng nước Đức, được Tổng thống Roosevelt tán thành sau khi "đã xem rất lâu và thảo luận chi tiết" với tôi, khiến việc trì hoãn rút binh lính Mỹ khỏi vùng đất Xô Viết nhằm thúc ép sự dàn xếp những vấn đề khác là không thể được. Hội đồng Kiểm soát của Đồng minh không thể bắt đầu hoạt động được cho đến khi họ rời khỏi nơi đó, và chính quyền quân sự do Tư lệnh Tối cao Đồng minh đảm nhiệm phải được kết thúc không chậm trễ, được phân công giữa Eisenhower và Montgomery. Ông nói ông ta đã được cố vấn rằng việc hoãn hành động cho đến tháng Bảy sẽ làm tổn hại quan hệ của chúng tôi với những người Xô Viết, và vì vậy đề nghị gửi một bức thông điệp cho Staline.

        Bức thông điệp này đã gợi ý rằng chúng tôi phải ngay lập túc chỉ thị cho các đạo quân của mình chiếm giữ những vùng tương úng của họ. Ông ta sẵn sàng ra lệnh cho tất cả binh lính Mỹ bắt đầu rút khỏi Đức vào ngày 21 tháng Sáu. Các viên tư lệnh nên thu xếp để cùng một lúc chiếm Berlin và khai thông đường bộ, đường sắt, và đường hàng không từ Frankfurt và Bremen cho lực lượng của Mỹ. Ở Áo những sắp đặt này có thế' được hoàn thành một cách nhanh chóng và mãn nguyện hơn bằng việc giao cho các viên chỉ huy địa phương chịu trách nhiệm phân vùng cả ở đó lẫn ở Vienna, chỉ tham khảo Chính phủ của họ những vấn đề mà họ không thể tự giải quyết được.

        Điều này đã giáng vào ngực tôi một đòn quyết định. Tuy nhiên, tôi không có sự lựa chọn nào hơn là phải phục tùng. Tôi chẳng làm thêm được việc gì nữa. Không thể xem nhẹ việc ông Truman đã không tham gia hay được hỏi ý kiến về việc phân vùng lúc đầu. Vụ việc mà đã được trình lên ông ta quá sớm ngay sau khi ông lên nắm quyền là liệu có nên hay không nên bắt đầu, hoặc theo một cách nào đó, thoái thác chính sách mà Chính phủ Mỹ và Anh đã thỏa thuận dưới thời của người tiền nhiệm lẫy lùng của ông. Tôi không nghi ngờ rằng ông ta đã được những cố vấn quân sự và dân sự của mình ủng hộ trong hành động. Trách nhiệm của ông ta ở điểm này đã bị giới hạn để quyết định liệu những tình huống đã thay đổi căn bản đến nỗi một thủ tục hoàn toàn khác phải được thông qua không, cùng với khả năng đối mặt với lời buộc tội là không giữ lời hứa. Những người chỉ nói sau phải giữ mồm giữ miệng.

        Vào ngày 1 tháng Bảy, các đạo quân Mỹ và Anh bắt đầu rút quân về những vùng được phân, với những đám dân tị nạn lũ lượt kéo theo sau họ. Nước Nga Xô Viết đã được thành lập ngay tại trái tim của châu Âu. Điều này là một mốc lịch sử quan trọng dành cho nhân loại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:48:58 am

       
*

        Trong khi tất cả những điều này đi qua, tôi đã bị ngập vào sự hỗn loạn của cuộc tổng tuyển cử, bắt đầu chính xác vào tuần đầu tiên của tháng Sáu. Vì vậy, tháng này đã qua đi thật chật vật. Những chuyến đi quá sức bằng mô tô đến những thành phố lớn nhất của Anh và Scotland, với mỗi ngày ba bốn bài nói chuyện trước những đám đông khổng lồ và dường như rất nhiệt tình, và trên hết là bốn lần vất vả chuẩn bị lên đài phát thanh, tất cả đã tiêu tốn hết thời gian và sức lực của tôi. Trong suốt thời gian đó tôi cảm thấy rằng số đông mà vì họ chúng tôi đã chiến đấu trong cuộc đấu tranh lâu dài ở châu Âu, đang lẩn trốn, và rằng những niềm hy vọng của nền hòa bình sớm và lâu dài đang lùi xa. Nhiều ngày đã trôi qua trong tiếng la hét của quần chúng, và khi đêm xuống, mệt mỏi đến kiệt sức, tôi quay lại đoàn tùy tùng ở Tổng hành định của mình, nơi một nhóm nhân viên quan trọng và những bức điện gửi đến đang chờ đợi tôi, tôi đã làm việc căng thẳng qua nhiều giờ. Thật sự tôi rất vui mùng khi cuối cùng ngày bầu cử đã đến và những lá phiếu đã được niêm phong an toàn trong hom phiếu suốt ba tuần lễ.

        Tôi đã quyết tâm dành một tuần lễ nghỉ ngơi với một khung cảnh chan hòa ánh nắng cho riêng mình trước cuộc hợp. Vào ngày 7 tháng Bảy, hai ngày sau bầu cử, tôi bay đi Bordeaux với vợ tôi và con tôi, tôi cảm thấy dễ chịu khi được ở trong biệt thự của Tướng Brutinel gần biên giới Tây Ban Nha ở Hendaye, được tắm nắng và ngắm phong cảnh đẹp xung quanh một cách thỏa thích. Các buổi sáng tôi đều nằm trên giường đọc một đoạn tường thuật rất hay của một nhà văn Pháp nói về cuộc đình chiến ngắn ngủi ở Bordeaux và những ảnh hưởng bi thương của nó ở Oran. Thật lạ lùng khi hồi tưởng lại những kỷ niệm của riêng tôi năm năm trước đây và nhận thức được rất nhiều điều mà lúc đó tôi chưa nhận thức được. Thậm chí vào những buổi chiều, tôi còn đi dạo với bộ đồ vẽ lỉnh kỉnh của mình và còn tìm thấy những chủ đề hấp dẫn trên sông Nive và Vịnh Saint Jean de Luz. Tôi đã tìm thấy người bạn vẽ tài năng - Bà Nairn, vợ của viên lãnh sự Anh ở Bordeaux, người mà tôi đã kết bạn ở Marrakesh một năm trước đó. Tôi chỉ xử lý một số bức điện liên quan đến cuộc gặp sắp tới, và cố gắng gạt những chuyện chính trị ra khỏi đầu óc mình. Tuy nhiên, tôi phải thú nhận rằng điều bí ẩn của những thùng phiếu và nội dung bên trong của chúng dường như có một sự lường gạt ghê gớm như kiểu một người gõ vào cửa chính nhưng lại nhảy vào bằng cửa sổ. Khi hộp màu đã mở ra và tôi đã có bút vẽ trong tay, thật là dễ dàng để tống khứ đi những suy nghĩ này.

        Người Basque ở khắp mọi nơi đã nồng nhiệt đón chào. Họ đã chịu đựng một đợt chiếm đóng kéo dài của quân Đức và rất vui sướng khi lại được tự do hít thở. Tôi không cần phải chuẩn bị cho mình để đến dự Hội nghị, vì tôi đã có sẵn quá nhiều thứ về nó trong đầu, và rất sung sướng được vứt bỏ nó đi, dù chỉ trong ít ngày ngắn ngủi này. Tổng thống đang ở ngoài biển trên chiếc tuần dương hạm Mỹ Augusta, chiếc tàu đã đưa Roosevelt đến cuộc gặp của chúng tôi ở Đại Tây Dương vào năm 1941. Vào ngày 15, tôi đã đi xe hơi qua những khu rừng đến phi trường Bordeaux, và chiếc Skymaster của tôi đã đưa tôi đến Berlin.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:49:55 am
   
28

BOM NGUYÊN TỬ

        Tổng thống Truman đến Berlin đúng vào ngày tôi đến đó. Tôi rất háo bức được gặp vị Tổng thống có mối quan hệ thân mật với tôi, được xây dựng trên nền tảng của những trao đổi qua thư từ, bất chấp việc chúng tôi có những khác biệt. Tôi đã tạt đến thăm ông ta vào buổi sáng sau khi chúng tôi đến đó và rất có ấn tượng bởi phong thái vui tươi, chính xác, hoạt bát và khả năng quyết đoán rõ ràng của ông ta.

        Ngày 16 tháng Bảy cả Tổng thống và tôi đã có những chuyến thăm riêng quanh Berlin. Chẳng có gì trong thành phố ngoài sự đổ nát tan tành. Dĩ nhiên, chẳng ai để ý đến chuyến thăm của chúng tôi và trên đường phố chỉ có khách qua đường bình thường. Tuy nhiên, trên một quảng trường ở trước Dinh Quốc trưởng có một đám đông lớn. Khi tôi ra khỏi xe và đi bộ cùng với họ, chỉ có mỗi một ông già lắc đầu vẻ bất bình, tất cả đều bắt đầu reo hò. Sự căm ghét của tôi đã mất cùng với sự đầu hàng của họ, tôi đã rất xúc động trước những biểu hiện của họ và cũng bởi vì những ánh mắt bờ phơ và áo quần xác xơ của họ. Rồi chúng tôi vào Dinh Quốc trưởng, đi bộ khá lâu qua những nhà trung bày và đại sảnh đổ nát. Các hướng dẫn viên người Nga đưa chúng tôi đến hầm tránh bom của Hitler. Tôi đi xuống tận đáy hầm và thấy được căn phòng nơi y cùng vợ tự sát, và khi chúng tôi đi trở lại, họ đã chỉ cho chúng tôi chỗ thiêu xác y. Chúng tôi đã được cung cấp những thông tin trực tiếp đầy đủ nhất đến thời điểm đó về những gì đã xảy ra ở cái màn cuối cùng này. 

        Cách giải quyết mà Hitler đã chọn này thuận lợi hơn nhiều cho chúng tôi hơn cái mà tôi đã lo sợ sẽ xảy ra. Bất cứ lúc nào trong vòng vài tháng cuối của cuộc chiến tranh, y cũng có thể bay đến Anh tự nộp mình, và nói rằng "các ông làm gì tôi cũng được, nhưng tha cho những người lầm lạc của tôi". Tôi không hề nghi ngờ rằng y sẽ phải chịu chung số phận với những tên tội phạm bị xử ở Nuremberg. Nguyên tắc đạo đức của nền văn minh hiện đại dường như qui định rằng những lãnh tụ của các Quốc gia thất trận trong chiến tranh sẽ bị người chiến thắng xử tử hình. Điều này chắc chắn sẽ kích động họ chiến đấu đến một kết cục cay đắng trong bất kỳ một cuộc chiến tranh nào trong tương lai, và bất kể bao nhiêu sinh mạng phải hy sinh một cách không cần thiết, họ cũng không có gì để mất thêm. Đó là số đông dân chúng, những người có rất ít những gì để nói về việc bắt đầu hay kết thúc chiến tranh, những người có thể còn phải trả giá thêm nữa. Những người La Mã đi theo một nguyên tắc ngược lại, và vì vậy những cuộc chinh phục của họ đã thành công nhờ vào lòng khoan dung cũng nhiều gần như lòng dũng cảm của họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:50:07 am


       
*

        Ngày 17 tháng Bảy, có một tin chấn động thế giới. Vào buổi chiều Stimson đến chỗ tôi và đặt trước mặt tôi một tơ giấy trên đó viết rằng "Những đứa trẻ đã được sinh ra một cách mỹ mãn". Cung cách của ông ta khiến tôi cảm thấy một cái gì đó bất thường đã xảy ra. "Điều này có nghĩa", ông ta nói "rằng thử nghiệm ở sa mạc Mexico đã thành công. Bom nguyên tử đã thành sự thật". Mặc dù chúng tôi đã săn lùng quyết liệt về vấn đề này với tất cả những mẩu tin rồi rạc được chuyển đến chỗ tôi, chúng tôi đã không được thông báo trước, hay ở một chùng mực nào đó tôi không biết, về ngày tháng của vụ thử quyết định nay. Không có một nhà khoa học nào có trách nhiệm nào sẽ đoán trước được cái gì sẽ xảy ra khi một vụ nổ với qui mô đầy đủ được cho thử nghiệm. Những quả bom này sẽ vô dụng hay nó sẽ hủy diệt? Chúng tôi cũng không thể biết. "Những đứa trẻ", đã được "sinh ra một cách mỹ mãn". Tuy nhiên không ai có thể lường được những hậu quả quân sự trực tiếp của phát minh này, và cũng chưa ai lường được bất cứ điều gì khác về loại bom đó.

        Sáng hôm sau, một chiếc máy bay đã đến với đầy đủ sự mô tả về sự kiện khủng khiếp này trong lịch sử loài người. Stimson đã đem đến cho tôi bản báo cáo. Tôi kể lại câu chuyện này vì tôi chọt nhớ lại nó. Quả bom, hay cái gì đại loại như thế, đã được cho nổ ở trên đỉnh của một chiếc tháp cao một trăm feet. Mọi người trong vòng mười dặm xung quanh đó đã được chuyển đi nơi khác, các nhà khoa học và phụ tá của họ đã núp sau một tấm lá chắn bê tông to lớn và chắc chắn, và trong những hầm trú ẩn cách đó một khoảng cách như vậy. Việc nổ quả bom đó thật là khủng khiếp. Một cột lửa và khói khổng lồ đã bắn lên tận rìa của bầu khí quyển bao quanh trái đất đáng thương của chúng ta. Sự tàn phá trong vòng một dặm là tuyệt đối. Rồi từ đây là một kết cục nhanh chóng cho Thế chiến Thứ hai, và có lẽ còn cho nhiều điều khác nữa.

        Tổng thống đã mời tôi hội ý với ông ta ngay sau đó. Cùng với ông ta là Tướng Marshall và Đô đốc Leahy. Cho đến giây phút này chúng tôi đã định hình được ý tưởng của mình về một đợt tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản bằng một trận ném bom kinh hoàng và bằng cuộc xâm nhập của những đạo quân rất lớn. Chúng tôi đã dự tính đến sự chống cự liều lĩnh của người Nhật, chiến đấu đến chết với tinh thần võ sĩ đạo, không chỉ trong những trận chiến trực diện, mà còn trong tất cả các hang hốc và hầm trú ẩn. Tôi vẫn giữ trong tâm trí mình cái thảm kịch ở hòn đảo Okinawa, nơi hàng ngàn người Nhật, thay vì đầu hàng, đã tập hợp lại thành hàng và tự hủy hoại bản thân bằng lựu đạn sau khi những viên chỉ huy của họ đã trang trọng tiến hành nghi thúc rạch bụng tự sát. Để khuất phục sự chống cự của từng người Nhật và xâm chiếm được từng mét đất trên đất nước này, đòi hỏi phải có sự mất mát của cả triệu sinh mạng người Mỹ và nửa con số đó người Anh - hoặc thậm chí nhiều hơn nếu chúng tôi có thể đưa họ đến đó: vì chúng tôi đã quyết định chia sẻ nỗi thống khổ này. Giờ đây, toàn bộ bức tranh mang tính ác mộng đã tan biến. Thay cho nó là một viễn cảnh - dường như thật sự công - bằng và sáng sủa - của cái kết cục cho toàn bộ chiến tranh này trong một hay hai cú sốc mạnh. Ngay lập tức tôi tự hỏi làm sao người Nhật, những người có lòng can đảm làm tôi luôn ngưỡng mộ, lại có thể tìm thấy trong sự xuất hiện của thứ vũ khí gần như là siêu nhiên này một cái cớ có thể cứu vãn được danh dự và giải thoát họ khỏi cái bổn phận phải bị giết đến người kháng cự cuối cùng.

        Hon nữa chúng tôi không cần đến người Nga. Kết cục cuộc chiến tranh Nhật Bản không còn phụ thuộc nữa vào việc đổ những đạo quân của họ vào cuộc tàn sát cuối cùng và có lẽ sẽ kéo dài. Chúng tôi không cần thiết phải xin họ ban đặc ân. Việc giải quyết các vấn đề châu Âu vì vậy sẽ phải được xem xét theo những công trạng xứng đáng của họ và theo nguyên tắc chung của Liên Hiệp Quốc. Đối với chúng tôi dường như cuộc tàn sát ở phía Đông và một tương lai hạnh phúc hơn nhiều ở châu Âu đã bất chợt được rút lại. Tôi không nghi ngờ rằng những ý nghĩa này cũng xuất hiện trong tâm trí của những người bạn Mỹ của tôi. Ở bất cứ mức độ nào, chưa hề có một thảo luận ngắn ngủi về việc ném bom nguyên tử nên được sử dụng hay không. Việc ngăn cuộc tàn sát hàng loạt và không giới hạn, kết thúc chiến tranh, đem lại hòa bình cho thế giới, đặt những bàn tay hàn gắn lên những dân tộc đang bị đe dọa bởi sự hoành hành của một sức mạnh áp đảo, bằng một vài vụ nổ, dường như, sau tất cả những nhọc nhằn và hiểm nguy, là một phép màu của sự giải thoát.

        Việc tán thành trên nguyên tắc của Anh về việc sử dụng loại vũ khí này đã được đưa ra vào ngày 4 tháng Bảy, trước khi cuộc thử nghiệm được tiến hành. Quyết định cuối cùng bây giờ  chủ yếu là do Tổng thống Truman, người có vũ khí trong tay, nhưng tôi không hề nghi ngờ rằng ông ta sẽ quyết định, cũng như từ đó chưa bao giờ nghi ngờ rằng ông ta đã đúng. Sự kiện lịch sử này vẫn được, và phải được phán xét sau này rằng quyết định có nên sử dụng bom nguyên tử hay không, để ép Nhật đầu hàng, chưa bao giờ là một vấn đề cả. Có một thỏa thuận một cách nhất trí, tự động, và không bàn cãi quanh bàn họp của chúng tôi, tôi cũng không nghe thấy một lời gợi ý dù nhỏ nhất rằng chúng tôi phải làm điều ngược lại.

        Một vấn đề rắc rối hơn là phải nói với Staline những gì. Tổng thống và tôi không còn cảm thấy rằng chúng tôi cần sự giúp đỡ của ông ta để chinh phục Nhật Bản. Lời hứa của ông được đưa ra ở Teheran và Yalta rằng nước Nga Xô Viết sẽ tấn công Nhật Bản ngay sau khi quân đội Đức bị đánh bại, và để hoàn thành việc này, việc di chuyển liên tục của những đạo quân Nga đến vùng Viễn Đông đã được tiến hành qua đường sắt Syberia từ đầu tháng Năm. Theo ý kiến của tôi, những việc đó dường không chắc là cần thiết lắm, và thế mạnh để mặc cả của Staline, mà ông ta đã dùng để gây ảnh hưởng đến người Mỹ ở Yalta, vì vậy đã không còn nữa. Tuy nhiên, ông ta đã là một Đồng minh kỳ diệu trong chiến tranh chống lại Hitler, và cả hai chúng tôi đều cảm thấy rằng ông ta phải được thông báo về một sự kiện mới, vĩ đại, mà bây giờ đây đang làm chủ tình hình, nhưng không phải về chi tiết. Tin này nên được nói với ông ta như thế nào? Nên thông báo bằng giấy tờ hay nói miệng? Nên thông báo tại một cuộc họp chính thức đặc biệt, hay là trong quá trình diễn ra tại cuộc họp hàng ngày hoặc là sau một phiên hợp nào đó. Tổng thống kết luận là nên chọn giải pháp cuối cùng. "Tôi nghĩ", ông nói, "tốt hơn hết là tôi sẽ nói với ông ta sau một trong những cuộc hợp rằng chúng ta có một loại bom hoàn toàn mới, một cái gì đó hoàn toàn phi thường, thứ mà chúng tôi nghĩ sẽ có ảnh hưởng quyết định đối với ý chí của Nhật Bản trong việc tiếp tục cuộc chiến tranh ". Tôi đồng ý với cách này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:50:26 am

       
*

        Trong lúc cuộc công phá Nhật Bản đang tiếp diễn trên không và trên biển. Vào cuối tháng Bảy, hải quân Nhật Bản thực tế đã không còn nữa. Đất nước này giờ đây đang rối loạn và bên bờ sụp đổ. Những nhà ngoại giao chuyên nghiệp tin chắc rằng chỉ có sự đầu hàng ngay lập tức theo lệnh của Nhật Hoàng mới có thể cứu nước Nhật khỏi sự tan rã hoàn toàn, nhưng quyền lực vẫn gần như nằm hoàn toan trong tay giới quân sự vẫn quyết tâm đẩy dân tộc đến chỗ    tự sát hàng loạt hơn là chấp nhận thất bại. Sự tàn phá kinh khủng mà họ gặp phải đã không có ấn tượng gì đối với chế độ tôn ty cuồng tín này, những kẻ vẫn cứ tin vào một phép màu nào đó có thể xoay chuyển cán cân tình thế có lợi cho họ.

        Trong rất nhiều cuộc nói chuyện kéo dài với riêng Tổng thống, hay với sự có mặt của các cố vấn của ông ta, tôi đã thảo luận việc cần phải làm. Tôi đã xoáy vào cái giá khổng lồ mà Mỹ, và ở một chừng mực nhỏ hơn là Anh, phải trả nếu chúng ta ép Nhật Bản phải "đầu hàng vô điều kiện". Chính ông ta phải xem xét điều nay có thể được thể hiện bằng cách nào khác hay không, để chúng tôi có thể có được tất cả những điều cốt yếu cho hòa bình và an ninh trong tương lai và dẫu sao vẫn để lại cho họ một cơ hội vớt vát danh dự quân sự nào đó và một sự bảo đảm nào đó cho sự tồn tại của dân tộc của mình, sau khi họ đã đáp ứng tất cả những điều kiện bảo đảm an toàn cần thiết cho người chiến thắng. Tổng thống đã trả lời thắng thừng rằng ông không nghĩ rằng Nhật Bản có chút danh dự quân sự nào sau sự kiện Trân Châu cảng. Tôi bằng lòng với việc nói rằng ở mức độ nào đi nữa họ có cái gì đó mà vì nó họ sẵn sàng đối mặt với cái chết chắc chắn một cách hàng loạt, và điều này có thể không quan trọng đối với chúng tôi như đối với họ. Rồi ông ta trở nên khá thông cảm, và nói, như ông Stimson đã từng kể lại, về những trách nhiệm kinh khủng đặt lên vai ông ta đối với nguồn máu vô hạn của người Mỹ đang tuôn chảy.

        Cuối cùng người ta đã quyết định gửi một tối hậu thư kêu gọi sự đầu hàng lập tức và vô điều kiện cho lực lượng vũ trang Nhật Bản. Văn kiện này được công bố ngày 26 tháng Bảy. Những điều khoản của nó đã bị những kẻ cầm đầu giới quân sự Nhật cự tuyệt, và vì vậy Không lực Hoa Kỳ đã có kế hoạch thả một quả bom nguyên tử ở Hiroshima và một quả nữa ở Nagasaki. Chúng tôi đồng ý cho cư dân ở đây mọi sự may rủi. Qui trình đã được vạch ra chi tiết. Để giảm mất mát về sinh mạng tới mức tối thiểu, mười một thành phố của Nhật Bản đã được rải truyền đơn báo trước vào ngày 27 tháng Bảy rằng họ là đối tượng của một cuộc ném bom cường độ lớn. Ngày hôm sau, sáu thành phố đã bị tấn công. Mười hai thành phô khác đã được báo trước vào ngày 31 tháng Bảy và bốn thành phố đã bị ném bom ngày 1 tháng Tám. Sự cảnh báo cuối cùng là vào ngày 5 tháng Tám. Lúc đó bộ phận những Pháo đài bay tuyên bố đã rải được một triệu rưỡi truyền đơn hàng ngày và ba triệu bản tối hậu thư. Cho đến ngày 6 tháng Tám quả bom nguyên tử đầu tiên vẫn chưa được ném.

        Vào ngày 9 tháng Tám, quả bom Hirosima đã được nối tiếp theo sau đó một giây bằng quả thả xuống thành phố Nagasaki. Ngày hôm sau, mặc dù có sự nổi dậy của một số quân nhân quá khích, chính phủ Nhật Bản đã đồng ý chấp nhận tối hậu thư, miễn là điều này không làm tổn hại đến đặc quyền của Nhật Hoàng, người thống trị tối cao. Những hạm đội của Đồng minh đã vào cảng Tokyo, và vào sáng ngày 2 tháng Chín. Nga đã tuyên chiến vào ngày 8 tháng Tám, chỉ một tuần trước sự sụp đổ của kẻ thù. Tuy thế Nga đã đòi hỏi đầy đủ quyền lợi như một người tham chiến.

        Sẽ là một sai lầm khi giả định rằng số phận của Nhật Bản đã được an bài bằng một quả bom nguyên tử. Thất bại của nó đã rõ ràng trước khi quả bom đầu tiên được ném xuống, và được gây ra bởi sức mạnh áp đảo của ngành hàng hải. Chỉ riêng điều này đã cho phép chiếm được các căn cứ trên đại dương để từ đó tiến hành cuộc tấn công cuối cùng và buộc đạo quân thủ đô Nhật Bản phải đầu hàng mà không cần đánh một đòn nào. Tàu be Nhật đã bị phá hủy. Nước Nhật đã bước vào cuộc chiến với hơn năm triệu rưỡi tấn, sau này tăng thêm bằng số tàu bè cướp được và đóng mới nhưng những đội tàu bè tiếp tế và hộ tống của nó không đủ va tổ chức kém. Hon tám triệu rưỡi tấn tàu của Nhật bị chìm, trong số năm triệu tấn là tàu ngầm. Chúng tôi, một cường quốc trên đảo, cũng phụ thuộc ở một mức độ tương đương vào biển cả, có thể sẽ được một bài học và ý thức được thân phận của mình nếu chúng tôi không chế ngự được tàu ngầm Đức.

       
*

        Số phận của Hội nghị cuối cùng này của "Tam Hùng" là sự vỡ mộng. Tôi không định trình bày tất cả những vấn đề đã được nêu ra mặc dù chưa được giải quyết ổn thỏa trong nhiều cuộc gặp khác nhau của chúng tôi. Tôi bằng lòng với việc kể câu chuyện, theo những gì lúc đó tôi biết được, về quả bom nguyên tử và việc vạch kế hoạch cho một vấn đề khủng khiếp ở vùng biên giới Ba Lan - Đức. Những sự kiện này đến hôm nay vẫn sống mãi với chúng tôi.

        Chúng tôi đã đồng ý ở Yalta rằng Nga sẽ tiến về biên giới phía tây của họ và Ba Lan cho đến đường Curzon. Chúng tôi đã luôn luôn công nhận rằng để đổi lại Ba Lan sẽ nhận được những phần thêm có giá trị trên lãnh thổ Đức. Vấn đề là bao nhiêu? Nước này sẽ tiến thêm bao xa vào trong nước Đức? Đã có nhiều bất đồng, Staline đã muốn mở rộng biên giới phía Tây của Ba Lan dọc theo sông Oder đến chỗ nó đổ vào sông Neisse Tây; Roosevelt, Eden và tôi đã thuyết phục rằng nước này nên dừng lại ở sông Neissa Đông. Tại Yalta tất cả ba vị đúng đầu của chính phủ, đã công khai tự giới hạn mình trong việc tư vấn cho chính phủ Ba Lan, và để vấn đề đó lại cho Hội nghị Hòa bình dàn xếp lần cuối. Đó là những gì tốt nhất đã có thể làm được. Nhưng vào tháng Bảy 1945, chúng tôi lại đối mặt với tình hình mới. Nga đã tiến biên giới của họ đến đường Curzon. Điều này có nghĩa, như Roosevelt và tôi đã kết luận, là ba hay bốn triệu người Ba Lan sống bên kia tuyến này sẽ phải di chuyển về phía Tây. Giờ đây, chúng tôi đang phải đối đầu với một cái gì đó tệ hại hơn nhiều. Chính phủ Ba Lan do Xô Viết thống trị cũng đã ép về phía trước, không phải đến sông Neisse Đông, mà là sông Neisse Tây. Phần lớn cư dân của vùng lãnh thổ này là người Đức, và mặc dù hàng triệu người đã bỏ chạy, vẫn còn rất nhiều rớt lại phía sau. Chúng tôi phải làm gì với họ? Di chuyển đi ba hay bốn triệu người Ba Lan cũng đã đủ tồi tệ rồi. Hay chúng tôi còn phải di chuyển hơn tám triệu người Đức? Thậm chí khi những cuộc di dân như vậy được dự định trước, cũng chẳng có đủ lương thực cho họ tại những vùng còn lại của nước Đức. Phần lớn lương thực của Đức đến từ miền đất mà người Ba Lan đã chiếm được, và nếu chúng tôi bị từ chối điều này, các Đồng minh phương Tây sẽ được giữ lại những khu công nghiệp đã bị tàn phá và những người dân đói rách. Vi một nền hòa bình trong tương lai của châu Âu, đây là một sai lầm mà bên cạnh nó vấn đề Alsace-Lorraine và Hành lang Danzig là những chuyện vặt. Một ngày nào đó người Đức sẽ đòi những miền lãnh thổ của họ trước đây và những người Ba Lan sẽ không thể ngăn cản được họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:50:53 am

       
*

        Tôi chỉ còn mỗi một việc là đề cập tới một số cuộc tiếp xúc mang tính cá nhân hoặc tập thể để làm dịu bớt đi những cuộc

        tranh cãi kém hiệu quả. Mỗi đoàn trong số ba đoàn đại biểu đều đã thết tiệc hai đoàn kia. Đầu tiên là Mỹ. Khi đến lượt tôi, tôi đã nâng cốc chúc mừng "Lãnh tụ của phe đối lập", và nói thêm, "cho dù ông ta là ai đi chăng nữa". Ông Attlee, người tôi đã mời đi dự hội nghị, theo sự khẳng định của tôi thì tất cả những người đúng đầu chính phủ trong những giai đoạn khó khăn nên có một người phó biết tất cả mọi chuyện và như vậy có thể duy trì được tính liên tục nếu như tai nạn xảy ra, và tôi rất tâm đắc với điều này. Những người dự tiệc cũng vậy. Bữa ăn tối của những người Xô Viết cũng dễ chịu không kém, và buổi hòa nhạc tuyệt vời với sự tham gia của những nghệ sĩ hàng đầu của Nga đã kéo dài quá muộn nên tôi đã đi khỏi trước khi nó kết thúc.

        Đến lượt tôi phải tổ chức một bữa tiệc cuối cùng vào đêm hôm 23. Tôi có ý định tổ chức một bữa tiệc lớn, mời cả các Tổng tư lệnh cũng như các đại biểu. Tôi xếp Tổng thống ngồi bên phải tôi va Staline ngồi bên trái tôi. Nhiều diễn văn đã được đọc, và Staline, không cần biết xem là tất cả hầu bàn và những người phục vụ đã rời khỏi căn phòng hay chưa, đã đề nghị rằng cuộc hợp tiếp theo của chúng tôi sẽ được tổ chức ở Tokyo. Không nghi ngờ gì nữa rằng việc Nga tuyên chiến với Nhật có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, và những đạo quân lớn của họ đã tập trung ở vùng biên giới sẵn sàng tràn qua chiến tuyến Nhật ở Mãn Châu đã yếu đi rất nhiều. Để giảm bót nghi thúc, chúng tôi thường xuyên đổi chỗ, và Tổng thống đã ngồi đối diện với tôi. Tôi có một cuộc trò chuyện rất thân mật khác với Staline, người đang ở trong tâm trạng vui sướng và dường như không có ý niệm gì dù mơ hồ nhất về cái thông tin quan trọng về quả bom mới mà Tổng thống đã cho tôi biết. Ông ta nói, với đầy vẻ nhiệt tình, về những sự can thiệp của Nga chống lại Nhật Bản, và dường như ông ta mong đợi một cuộc chiến tranh kéo dài nhiều tháng, mà Nga sẽ bắt đầu một qui mô ngày càng tăng, chỉ do đường sắt xuyên Siberi quyết định.

        Rồi một chuyện rất vớ vẩn xảy ra. Vị khách "quí" của tôi đứng lên khỏi chỗ với một tấm thực đơn trong tay và đi quanh bàn xin chữ ký của rất nhiều người có mặt ở đó. Tôi chưa bao giơ nghĩ sẽ thấy ông ta là một người săn chữ ký. Khi ông ta quay trở lại chỗ tôi, tôi viết tên tôi như ông ta mong muốn, cả hai chúng tôi nhìn nhau và cười. Đôi mắt Staline nheo lại một cách vui vẻ và khôi hài. Trước đây tôi đã đề cập đến việc những người được uống chúc mừng tại các buổi tiệc như thế này luôn bị những đại biểu Nga chuốc say như thế nào chỉ bằng những ly rượu bé tí, và Staline chưa bao giờ làm khác đi thông lệ này. Nhưng giờ đây, tôi nghĩ rằng tôi sẽ đưa ông ta xa thêm một bước. Nên tôi đã rót Brandy vào đầy một ly dùng để uống rượu vang cho ông ta và một ly khác cho tôi. Tôi nhìn ông ta đầy ý nghĩa. Cả hai chúng tôi đều cạn ly và nhìn nhau, vẻ hài lòng. Ngưng một lát, Staline nói, "Nếu ông cảm thấy không thể cho tôi một vị trí vững chắc hơn ở Marmora, tại sao chúng tôi lại không thể có một căn cứ ở Dedeagatch?" Tôi hài lòng với câu nói rằng "Tôi sẽ luôn luôn ủng hộ yêu cầu của Nga về quyền tự do trên mọi vùng biển".

        Ngày hôm sau, 24 tháng Bảy, sau khi cuộc họp toàn thể của chúng tôi kết thúc và tất cả chúng tôi đều đứng dậy khỏi bàn tròn, tụm hai tụm ba trước khi giải tán, tôi thấy Tổng thống tiến đến gần Staline, và hai người chuyện trò riêng với nhau và chỉ có thêm phiên dịch của họ. Có lẽ tôi ở cách họ chừng 5 thước, và tôi đã cố gắng chăm chú theo dõi cuộc chuyện trò quan trọng này. Tôi biết Tổng thống sắp làm gì. Điều quan trọng là phải đánh giá tác động của nó đối với Staline. Tôi có thế nhìn tất cả điều đó như nó mới xảy ra ngày hôm qua. Ông ta dường như rất vui sướng. Một quả bom mới! Một sức mạnh phi thường! Có lẽ có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ cuộc chiến tranh Nhật Bản! Thật là một cơ may! Đó là cảm tưởng của tôi lúc đó, và tôi đã chắc chắn rằng ông ta không biết tí gì về ý nghĩa của những gì ông ta vừa được nghe nói đến. Hiển nhiên quả bom nguyên tử chẳng dự một phần nào trong những gian nan và căng thẳng của ông ta. Giá ông ta có một ý tưởng lơ mơ nhất về cuộc cách mạng, về những vấn đề thế giới mà hiện đang tiến triển, những phản ứng của ông ta hắn phải lộ rõ. Chẳng có gì dễ dàng hơn với ông ta khi nói rằng, "Cảm ơn ông rất nhiều vì đã nói cho chúng tôi biết về loại bom này. Dĩ nhiên tôi không có kiến thúc kỹ thuật. Liệu tôi có thể cử chuyên gia của tôi về những lĩnh vực hạt nhân đến gặp chuyên gia của ông vào sáng ngày mai hay không?" Nhưng nét mặt ông ta vẫn vui vẻ và thân mật và cuộc nói chuyện giữa hai nhà lãnh đạo này kết thúc nhanh chóng. Khi chúng tôi đang đứng chờ ô tô, tôi nhận ra là đang đúng gần Truman. "Chuyện thế nào?" tôi hỏi "Ông ta chẳng hỏi gì cả", ông đáp lại.

        Vào sáng ngày 25, hội nghị lại họp. Đây là cuộc họp cuối cùng tôi tham dự. Một lần nữa tôi lại thúc ép rằng đường biên giới phía tây của Ba Lan không thể giải quyết ổn thỏa được nếu không tính đến một triệu năm mươi ngàn người Đức đang sinh sống ở vùng đó, và Tổng thống nhấn mạnh rằng bất cứ hiệp ước hòa bình nào cũng chỉ có thể được phê chuẩn với sự góp ý tán thành của Thượng Nghị viện. Ông ta nói là cần phải tìm kiếm một giải pháp mà ông ta có thể giới thiệu một cách chân thành được với người Mỹ. Tôi nói rằng nếu người Ba Lan được phép có được vị thế của một Thế lực chiếm đóng thứ năm mà chưa được một sự dàn xếp nào đối với việc phân chia thực phẩm sản xuất ở Đức một cách công bằng cho tất cả dân cư Đức, và không có sự nhất trí của chúng tôi về vấn đề bồi thường hay chiến lợi phẩm, hội nghị sẽ thất bại. Hệ thống những vấn đề này là trọng tâm những công việc của chúng tôi, và cho đến nay, chứng tôi chưa đi đến thỏa thuận nào. Những cuộc bàn cãi vẫn tiếp tục. Staline nói rằng lấy được than và kim loại từ vùng Ruhr là quan trọng hơn lấy thực phẩm. Tôi nói rằng chúng sẽ phải được đem đổi lấy những đồ tiếp tế từ miền Đông. Liệu người thợ mỏ có cách nào khác đào than không? Câu trả lời "Trước đây họ đã nhập khẩu lương thực từ nước ngoài, và giơ đây lại có thể làm được việc đó". Và làm sao họ có thể trả tiền bồi thường? Câu trả lời nhẫn tâm là "Đức vẫn còn béo lắm". Tôi đã khước từ việc chấp nhận bỏ đói vùng Ruhr bởi vì người Ba Lan nắm toàn bộ miền đất trồng lúa gạo ở miền Đông. Anh là nước thiếu than. 'Vậy thì hãy sử dụng các tù binh Đức trong các hầm lò, như là tôi đang làm ấy" Staline nói, "Có bốn mươi ngàn binh lính Đức đang ở Na Uy, và ông có thể lấy nhân công từ đó". Tôi nói: "Chúng tôi đang xuất khẩu than của mình đi Pháp, Hà Lan, và Bỉ, vậy tại sao những người Ba Lan lại bán than cho Thụy Điển, trong khi Anh đang phải nhịn ăn nhịn mặc cho những nước vừa được giải phóng?" "Nhưng đó là than của Nga", Staline trả lời. "Vị trí của chúng tôi còn khó khăn hơn vị trí của ngài. Chúng tôi mất hơn năm triệu người trong chiến tranh và chúng tôi thiếu lao động một cách nghiêm trọng". Tôi nêu quan điểm của mình một lần nữa. "Chúng tôi sẽ chở than từ Ruhr đi Ba Lan hay bất cứ chỗ nào khác miễn là chúng tôi có thể đổi được thức ăn cho những thợ mỏ, những người đã sản xuất nó".

        Điều này dường như khiến cho Staline ngập ngừng. Ông ta nói rằng toàn bộ vấn đề cần được xem xét. Tôi đồng ý, và nói rằng tôi chỉ muốn chỉ ra những khó khăn trước mắt của chúng tôi. Đến đây, theo như tôi được biết, là kết thúc của vấn đề.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:51:31 am

       
*

        Tôi không có trách nhiệm gì ngoài vấn đề đưa ra ở đây bất cứ một kết luận nào đạt được ở Potsdam. Trong suôt quá trình Hội nghị, tôi đồng ý để lại những khác biệt không thể điều chỉnh được hoặc tại bàn hội nghị hoặc tại các cuộc hợp hàng ngày của các Ngoại trưởng. Một khối lượng kinh khủng những vấn đề chưa nhất trí và chưa giải quyết. Tôi định, nếu tôi được cử tri bầu lại, như mong đợi chung, sẽ đấu tranh trực diện với chính phủ Xô Viết về hàng loạt những quyết định. Chẳng hạn, cả tôi lẫn ông Eden đều không thể đồng ý rằng đường biên giới sẽ kéo dài đến tận sông Neisse Tây. Đường biên giới Oder và sông Neisse Đông đã được công nhận như là phần đền bù cho Ba Lan đổi lại việc họ lui về đường Curzon, nhưng việc các đạo quân Nga tràn qua vùng lãnh thổ đến tận hay thậm chí vượt qua bên kia sông Neisse Tây chưa bao giờ và sẽ không bao giờ được bất cứ chính phủ nào do tôi đứng đầu, đồng ý. Ở đây không có vấn đề nguyên tắc, mà đúng hơn, là vấn đề thực tiễn to lớn tác động đến khoảng thêm ba triệu người tha hương.

        Có nhiều vấn đề khác cần được đấu tranh với chính phủ Xô Viết và cả người Ba Lan nữa, những người đang cố nuốt những khoanh lớn lãnh thổ Đức, và hiển nhiên trở thành những con rối hăng hái của họ. Toàn bộ quá trình thương lượng này được cắt làm hai phần và có một kết thúc không đúng lúc do kết quả của cuộc tổng tuyển cử. Nói điều này không phải để trách các Bộ trưởng của chính phủ Xã hội Chủ nghĩa, những người bị buộc phải đi mà không có sự chuẩn bị nghiêm túc, và là những người rõ ràng là không quen biết với những ý tưởng và kế hoạch mà tôi dự kiến, cụ thể là, có một giải pháp vào cuối Hội nghị và nếu cần thiết, có một sự gián đoạn công khai còn hơn là để cho bất cứ những gì bên kia Oder và sông Neisse Đông bị nhượng lại cho Ba Lan.

        Tuy nhiên, thời gian thật sự để xem xét những vấn đề này là, như đã được giải thích ở những chương trước, khi mặt trận của các Đồng minh hùng mạnh đối mặt với nhau trên chiến trường, và trước khi người Mỹ, hay qui mô hẹp hơn, là người Anh, rút quân ồ ạt trên một dải mặt trận dài 400 dặm và ở một số chỗ rộng đến 120 dặm, như thế một vùng bao trùm trung tâm và một diện tích rộng lớn nước Đức sẽ thuộc về người Nga. Tôi mong muốn vấn đề được giải quyết ổn thỏa trước khi chúng tôi có cuộc rút quân khổng lồ này, ngay khi các đạo quân

        Đồng minh vẫn còn tồn tại. Quan điểm của Hoa Kỳ là chúng tôi đã cam kết đối với một ranh giới chiếm đóng nhất định, và tôi đã giữ vững quan điểm rằng ranh giới chiếm đóng này chỉ có thể có hiệu lực khi chúng tôi hài lòng rằng toàn bộ mặt trận, từ bắc đến nam, được giải quyết ổn thỏa theo như những mong ước và tinh thần của các cam kết giữa chúng tôi. Tuy nhiên đã không thể thu được sự ủng hộ của Mỹ đối với vấn đề này và, người Nga, bằng việc đẩy người Ba Lan trước mắt họ và thực dân hóa dần những vùng rộng lớn của nước Đức, chiếm lấy nguồn cung cấp lương thực của nó, trong khi xua đuổi một số lượng lớn những miệng ăn vào những vùng đã quá đông dân cư của Anh và Mỹ. Thậm chí tại Potsdam, vấn đề này có lẽ sẽ được nêu lại, nhưng sự sụp đổ của chính phủ Dân tộc Anh và sự loại bỏ tôi khỏi chính trường vào cái lúc tôi vẫn con nhiều ảnh hưởng và quyền lực, đã dẫn đến việc không thể đạt được những giải pháp thỏa đáng. Tôi đã bay về nhà cùng con gái Mary vào ngày 25 tháng Bảy. Vợ tôi gặp tôi ở Northolt, và chúng tôi ăn tối cùng nhau trong im lặng.

        Đại úy Pim và nhân viên của ông ta đã chuẩn bị rất tuyệt vời trong Phòng Bản đồ giới thiệu liên tục về kết quả bầu cử nhận được vào ngày hôm sau. Quan điểm mới nhất của Trung ương Đảng Bảo thủ là chúng tôi phải giữ lại hầu hết phần quan trọng. Tôi đã không tự mình chuốc lấy gánh nặng một cách quá mức về vấn đề này trong khi đang phải mất nhiều thời gian với những công việc quan trọng của Hội nghị, về tổng thể, tôi chấp nhận quan điểm của các lãnh đạo Đảng và đã đi ngủ với niềm tin rằng người Anh muốn tôi tiếp tục công việc. Tôi có hy vọng rằng có thể lập lại chính phủ Liên minh Dân tộc tỷ lệ với số ghế trong Hạ nghị viện mới. Tôi đã thiu thiu như vậy. Tuy nhiên, ngay trước bình minh tôi chợt thúc dậy với một cảm giác đau nhói, gần như là một nỗi đau về thể xác. Cho đến bây giờ niềm tin chắc chắn trong tiềm thức của tôi rằng chúng tôi đã bị đánh lại xuất hiện và chế ngự tâm trí tôi. Toàn bộ áp lực của sự kiện lớn mà tôi đã duy trì quá lâu trong đầu với "tốc độ bay" sẽ phải kết thúc và tôi sẽ đổ. Tôi sẽ bị khước từ cái quyền định hình cho tương lai. Kiến thúc và kinh nghiệm tôi tích lũy được, quyền lực và thiện cảm tôi đã giành được tại rất nhiều nước, sẽ mất đi. Tôi không tin vào viễn cảnh, và trở lại ngay với giấc ngủ. Tôi đã không thức dậy trước chín giờ, và khi tôi đến Phòng Bản đồ, đã bắt đầu có những kết quả đầu tiên. Đúng như tôi chờ đợi, những kết quả này đều bất lợi. Đến trưa, rõ ràng rằng những người Xã hội đã chiếm đa số. Trong bữa ăn trưa, vợ tôi bảo tôi :"Trong cái rủi cũng có thể có cái may lắm chứ". Tôi trả lời :"Lúc này, nó dường như thực sự chỉ là cái rủi".   

        Trong hoàn cảnh bình thường, tôi có lẽ sẽ cảm thấy thoải mái vì có vài ngày để giải quyết các công việc của chính phủ một cách bình thường. Theo đúng hiến pháp, tôi có thể chờ đợi đến phiên họp của Quốc hội trong thời gian vài ngày, và bị gạt ra khỏi Hạ nghị viện. Điều này có thể cho phép tôi, trước khi bị miễn nhiệm, công bố sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản trước toàn dân tộc. Sự cần thiết đối với nước Anh phải có ngay đại diện với quyền lực thích hợp tại Hội nghị, nơi tất cả những vấn đề trọng đại chúng tôi đã thảo luận giơ đây sắp đến hồi gay go nhất, đã khiến cho toàn bộ sự trì hoãn đi ngược lại với lợi ích chung. Hon nữa, lời phán quyết của những người bầu cử đã được diễn tả một cách áp đặt đến mức tôi không muốn sẽ ở lại thậm chí chỉ trong một giờ đồng hồ, để chịu trách nhiệm về những công việc của họ. Vì vậy, vào lúc bảy giơ, sau khi đã yêu cầu được tiếp kiến, tôi lái xe đến Hoàng cung, dâng đơn xin từ chức của mình lên Nhà vua, va đề nghị Đức Vua chuyển nó cho ông Attlee.

        Tôi đã đưa ra với dân tộc bản thông điệp dưới đây, mà cùng với nó câu chuyện này cũng kết thúc luôn:

        Ngày 26 tháng Bảy 1945, 

        Quyết định của nhân dân Anh đã được ghi nhận trong những lá phiếu được kiểm ngày hôm nay. Vì vậy, tôi đã rời bỏ cái trách nhiệm đã được đặt vào tay tôi trong những thời kỳ đen tối hơn. Tôi tiếc rằng tôi đã không được phép hoàn thành nốt việc chống lại Nhật Bản. Tuy nhiên về điều này tất cả những kế hoạch và sự chuẩn bị đã được thực hiện, và kết quả sẽ đến nhanh hơn nhiều so với chúng ta được phép mong đợi cho đến nay. Những trách nhiệm lớn lao ở trong và ngoài nước được đặt lên chính phủ mới, và cả chúng ta phải hy vọng rằng họ sẽ thành còng khi gánh vác chúng.

        Tôi chỉ còn mỗi một việc là bày tỏ với nhân dân Anh, những người mà vì họ tôi đã hành động trong những năm gian nguy này, lòng biết ơn sâu sắc của tôi đối với sự ủng hộ không do dự và kiên định của họ đối với tối trong nhiệm vụ của mình, vì những biểu hiện của lòng nhân ái đối với người nô bộc trung thành của ho.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:53:16 am

LỜI BẠT

        Tháng Bảy 1945 - Tháng Hai 1957

        Trong những cuốn về Chiến tranh Thế giới lần Thứ hai tôi đã trình bày ngắn gọn nhiệm vụ của tôi nhằm cung cấp cho những ai muốn biết những gì đã xảy ra mà không cần quá nhiều chi tiết, nhất là về quân sự.

        Điều này đã giúp cho tôi có cơ hội nhìn lại và bày tỏ quan điểm đối với một số vấn đề quan trọng xảy ra trong 12 năm qua.

        Ngày 25/7/1945 tôi rời khỏi Postdam, dĩ nhiên tôi hy vọng những người bầu cử sẽ dành cho tôi một đa số phải chăng và tôi đã giật mình trước sự thật.

        Hoàn toàn mải mê theo đuổi chiến tranh và kết cục chiến thắng đang đến gần, tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra ở Anh. Mặt khác, tôi vẫn cứ nghĩ, tôi có thể sắp xếp mọi điều theo những cách khác nhau. Trước hết, ý kiến trong quân đội sau nhiều dấu hiệu thiện chí làm tôi rất ngạc nhiên. Kết quả cuộc bầu cử và các nhân vật trúng cử thậm chí còn làm cho châu Âu và Mỹ và cả Liên Xô ngạc nhiên hơn. Dĩ nhiên họ nghĩ rằng tính kiên định của người Anh đã giúp họ vượt qua cuộc thử thách 1940 và thu được thắng lợi sau 5 năm chiến đấu vẫn sẽ vững chắc và vì thế không có gì thay đổi được trong nội các chính phủ.

        Trong hội nghị Postdam tôi không còn tìm cách bắt tay với Nga nữa. Kể từ sau hội nghị Yalta, Nga có những hành động rất khó hiểu. Tôi chỉ hy vọng Mỹ sẽ không rút khỏi những vùng rộng lớn ở Trung Âu nơi họ đã chiếm được trước khi chúng tôi đến. Đây là một quân bài mà các nước Đồng minh nắm giữ khi cuộc chiến dừng lại, nhờ đó mà chuẩn bị cho một thỏa thuận ngang bằng. Anh không có mục đích riêng gì, nhưng tôi biết họ xem sự tiến công vĩ đại của Nga vào tất cả các hướng là xứng đáng. Người Mỹ dường như hoàn toàn không biết tình hình, thế là các nước chư hầu, như họ đã được gọi, đều bị quân Nga chiếm đóng. Berlin cũng đã ở trong tay họ, mặc dù Montgomery có thể chiếm lại, nếu ông được phép. Thành phố Vienna cũng bị Nga chiếm giữ, thế là những đại diện của các nước Đồng minh, dù là với tư cách cá nhân cũng không được phép vào thành phố then chốt này. Còn như các nước vùng Balkan, Bulgaria và Rumania đều đã bị chinh phục. Nam Tư run lên dưới thời Tito, lãnh tụ yêu nước tuyệt vời của họ. Quân Nga chiếm giữ Prague, dường như Mỹ tán thành. Họ chiếm giữ Ba Lan mà biên giới phía Tây - điều này đã được thỏa thuận - phải được di chuyển vào trung tâm châu Âu, điều này sẽ không có lợi cho Đức. Thực ra những bước đi này đều do Nga thực hiện khi quân họ đang tiến công. Tuy nhiên quan điểm của người Mỹ dường như là: tất cả những điều này chỉ là một phần quan trọng trong kế hoạch hạ bệ Đức, và mục tiêu quốc gia to lớn của Mỹ là không đi vào con đường thân cận với Anh chống lại Nga.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:53:42 am
        
*

        Khi mùa đông đến, tôi đến Mỹ và ở lại đây nhiều tháng, tôi đến thăm Nhà trắng và Bộ Ngoại giao. Tôi được mời đến nói chuyện tại trường Đại học Westminster ở Fulton, Missouri vào tháng 3/1946. Ông Truman nói ông sẽ chủ trì buổi hợp tại đó. Chuyện này đã được bàn từ nhiều tháng trước, và tôi có được những thông tin hết sức đầy đủ. Tôi đặt ra nhiều câu hỏi cho cả Nhà trắng và Bộ Ngoại giao để biết liệu có một vài chủ đề nào gây rắc rối hay không và để đảm bảo rằng tôi có thể nói những gì tôi thích, những gì tôi muốn. Tôi dành thời gian sức lực chuẩn bị kỹ lưỡng bài diễn văn.

        Trong khi đó, tình hình khủng khiếp mà lòng tham không đáy của Nga Xô Viết đang bắt chúng tôi phải đương đầu, cuối cùng thì nó cũng tạo nên một cảm giác nặng nề trong các giới ở Mỹ. Tôi đưa bản ghi chép đã được chuẩn bị của tôi cho ông Bymes, khi đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem, ông đã rất đồng ý với tôi. Tổng thống mời tôi cùng đi với ông trên chuyến tàu đêm làm một cuộc hành trình dài đến Fulton. Chúng tôi đã chơi một ván bài "poker" thú vị. Đó là điều duy nhất mà tôi nhớ lại, tôi biết chắc rằng, Bộ trưởng Ngoại giao đã chuyển cho ông bản đường lối chung của chúng tôi và dường như ông rất hài lòng, vì thế tôi quyết định cứ trình bày thẳng. Người ta phải luôn hết sức cẩn thận trong khi phát biểu với nhân dân các nước khác. Đây là những gì tôi nói:

        Bóng tối đã đổ xuống trên những khung cảnh mà gần đây đã được chiếu sáng nhờ chiến thắng của quân Đồng minh. Không ai biết Nga và tổ chức Cộng sản quốc tế sẽ làm gì trong tương lai trước mắt, hoặc đâu là giới hạn của chiều hướng bành trướng và thu phục tín đồ của họ. Tôi nồng nhiệt khâm phục dân tộc Nga dũng cảm và người bạn thời chiến của tôi ngài Nguyên soái Staline. Nước Anh bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc và thiện chí của mình đối với toàn bộ dân tộc trên đất Nga, thiết lập một tình bằng hữu lâu dài, và tôi cũng không nghi ngờ gì hết. Chúng tôi hiểu nước Nga phải được an toàn đường biên giới phía tây bằng việc loại bỏ mọi khả năng xâm lược của Đức. Chúng tôi vui mừng về vị trí chính dáng của Nga trong những nước dẫn đầu thế giới. Chúng tòi cũng rất vui mừng chào đón lá cờ Liên Xô trên biển cả. Đặc biệt chúng tôi chào đón những cuộc gặp gờ liên tục thường xuyên ngày càng tăng giữa dân tộc Nga và dân tộc chúng tôi, trên hai bờ Đại Tây Dương. Tuy nhiên vì tôi chắc rằng các bạn sẽ muốn tôi nói lên sự thật như tôi đã trông thấy, do vậy nhiệm vụ của tôi là nêu ra trước các bạn một vài sự thật về tình thế hiện nay ở châu Âu.

        Từ Stettin trong vùng biển Baltic đến Trieste trong vùng biển Adriatic, là một bức màn sắt chạy xuyên qua lục địa châu Âu. Đằng sau vành đai đó là tất cả các thủ dô các quốc gia cổ xưa Trung Đông Âu: Warsaw, Berlin, Praha, Vienne, Budapest, Belgrade, Bucharest, Sofia, tất cả những thành phố nổi tiếng đó cùng với số dân quanh vùng đều nằm trong cái mà tôi gọi là khu Xô Viết. Và tất cả đều lệ thuộc dưới hình thức này hay hình thức khác, không chỉ vào ảnh hưởng của Xô Viết mà trong nhiều trường hop còn lệ thuộc vào một biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt của Matxcova. Chỉ riêng có Athens, Hy Lạp, với những vinh quang vĩnh hằng đã được tự do quyết định tương lai của mình bằng một cuộc bầu cử dưới sự giám sát của Anh, Mỹ và Pháp là không lệ thuộc vào đó. Chính phủ Ba Lan bị Nga thống trị đã được khuyến khích tiến hành những cuộc đột kích rộng lớn và bất công vào Đức, và những cuộc trục xuất hàng loạt nhiều triệu người Đức trên một quy mô trắng trợn, không ngờ, giờ đây đang diễn ra. Các đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu này vốn rất nhỏ bé, đã được đưa lên vị trí ưu việt và cầm quyền vượt quá xa quân số của họ và đang bành trướng khắp nơi, nhằm giành quyền kiểm soát. Các chính phủ cảnh sát đang thịnh hành trong gần như mọi tình huống và cho đến nay ngoại trừ Tiệp Khắc, các nước đều không có nền dân chủ thực sự.

        Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư cả hai đều lo lắng và bối rối một cách sâu sắc đối với những yêu sách đang áp đặt lên họ và đối với sức ép đang được sử dụng của chính quyền Matxcova.

        Người Nga ở Berlin đang cố gắng xây dựng một Đảng gần như Đảng Cộng sản trong vùng Đức bị chiếm đóng, bằng cách tỏ ra chiếu cố đặc biệt đến những nhóm lãnh tụ cánh tả của Đức. Vào lúc kết thúc trận chiến tháng 6 vừa qua, quân Anh và Mỹ rút về hướng tây, theo một hiệp định sớm hơn dự định. Họ lùi sâu có nơi đến 150 dặm trên một mặt trận gần 400 dặm để quân Đồng minh Nga vào chiếm đóng phần lãnh thổ rộng bao la mà các nước dân chủ phương tây đã chinh phục.

        Nếu bây giờ, bằng hành động riêng lẻ, chính phủ Xô Viết cố gắng xây dựng một nước Đức thân Cộng sản trong các vùng của họ, thì điều này sẽ gây ra những khó khăn nghiêm trọng tại các khu vực của Anh và Mỹ, và sẽ đem lại cho những người chiến bại Đức khả năng đưa mình ra bán đấu giá giữa Liên Xô và các nước dân    chủ   phương Tây. Dù những kết luận có thể được rút ra như    thế nào từ những sự việc này - và đó là những sự thật - thì điều này chắc chắn không phải là chúng ta đã chiến dấu để xây dựng một châu Âu đã được giải phóng. Cũng không phải là    một châu Âu đang chứa dựng những yếu tố cần thiết của một    nền hòa bình vĩnh cửu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:55:26 am

        Cử tọa hết sức chăm chú lắng nghe, cả Tổng thống và ông Bymes đều tỏ ý tán thành. Tuy nhiên, báo chí cũng đã bình luận nhiều ý kiến khác nhau. Khi những tin này đến Nga, cả Staline và từ Sự Thật đã phản ứng lại như đã đoán trước. Tờ Sự Thật tố cáo tôi như là một người hiếu chiến chống Xô Viết và cho rằng tôi đang cố phá hoại Liên Hiệp Quốc. Trong một bài phỏng vấn báo chí, Staline đã buộc tôi về tội kêu gọi chiến tranh chống Liên bang Xô Viết và so sánh tôi với Hitler. Ở Hạ viện nhiều câu hỏi được đặt ra và ngài Attlee bấy giờ là Thủ tướng đã trả lời rằng chính phủ không được yêu cầu phải trình bày bất cứ ý kiến nào đối với lời nói được phát ra tại nước khác, do một cá nhân - Sau đó tôi có thêm một bài phát biểu nữa ở New York, ở đó tôi là khách của Thị trưởng và các nhà chức trách thành phố. Tôi phát biểu tại một bữa ăn ở khách sạn Waldorf Astoria, bên ngoài là các đoàn biểu tình của Cộng sản, tôi hoi ngạc nhiên khi được biết Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ông Dean Acheson không đến. Chiều hôm đó, khi ông John Winant biết được có sự thay đổi kế hoạch này ở Washington ông ta đi tàu đến New York, ngay giữa bữa ăn để ủng hộ tôi, và đã phát biểu rất nhiệt tình. Tôi có thể trình bày như sau:

        "Mười ngày trước dây, khi tôi phát biểu ở Fulton, tôi thấy rằng một người nào đó ở một vị trí không chính thức cần phái nói bằng những lời lẽ nổi bật về tình hình nghiêm trọng hiện nay của thế giới. Tôi không muốn rút lại hoặc sửa đổi một từ nào cả. Tôi được mời đến để tự do đưa ra lời khuyên ỏ đất nước tự do này. Và tôi tin chắc rằng niềm hy vọng mà tôi bày tỏ dành cho sự liên kết ngày càng tăng của hai quốc gia chúng ta, rồi sẽ trôi qua, nhưng không phải vì do một lời nói nào đã được miêu tả, mà là do những trào lưu cuốn hút trong công việc của loài người và trong tiến trình vận mệnh của thế giới đang tiếp diễn.

        Vấn đề đáng xem xét nhất trong quan điểm của tôi, một cách công khai, là liệu sự hài hòa cần thiết của tư tưởng và hành động giữa nhân dân Mỹ và Anh có sẽ đạt được không theo một cách đủ để dễ hiểu và rõ ràng, và sớm ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới mới, hoặc liệu nó có sẽ đổi chiều không, như đã xảy ra trước đây, chỉ trong quá trình của cuộc chiến dấu này...

        Tuy nhiên, tôi xin được phép tuyên bố rằng tiến bộ và tự do của mọi dân tộc trên thế giới cần phải đặt dưới uy quyền của luật pháp do một tổ chức thế giới đề ra, thời đại sung túc sẽ chỉ bắt đầu nếu có những nỗ lực lớn kiên trì và trung thực, và quan trọng hơn hết là sự can đảm của những hệ thống xã hội Anh - Mỹ"


        Những tranh luận công khai trên báo chí, những vấn đề quan tâm của đa số quần chúng, và cả sự khích động đã ngày càng gia tăng.

        Đầu mùa thu năm 1946 tôi về nghỉ ở một biệt thự xinh xắn, gần hồ Geneva với cái bóng của ngọn Mont Blanc in trên mặt nước. Khi có cơ hội lên đường, tôi đến thăm trường đại học Zurich, một công việc rất thích thú để nói chuyện về bi kịch châu Âu, và tình cảnh khốn khổ mà châu Âu bị đẩy vào. Tôi nêu lên việc thành lập một kiểu giống như nước Mỹ ở châu Âu hoặc là có mô hình càng giống kiểu Mỹ nhiều càng tốt.

        Qua báo chí hai ngày trước, tôi thật vui mừng khi biết rằng ông bạn Tổng thống Truman của tôi biểu lộ sự quan tâm và tán thành đối với ý định to lớn này. Không có lý do gì một tổ chức khu vực lại đối kháng với tổ chức thế giới của Liên Hiệp Quốc. Trái lại, tôi tin rằng sự tổng hợp lớn hơn sẽ tồn tại nếu nó được hình thành từ những nhóm có liên kết tự nhiên. Ở Tây bán cầu đã có một nhóm tự nhiên. Nước Anh chúng tôi đã có riêng một Khối Thịnh vượng chung các nước. Nhóm này không làm yếu đi mà trái lại ngày càng làm tổ chức quốc tế mạnh lên. Trên thực tế, nhóm này là trụ cột chính của nó. Và tại sao lại không có một nhóm châu Âu có khả năng đem lại ý thức về chủ nghĩa yêu nước rộng lớn hơn và về tư cách công dân chung cho các dân tộc của lực địa mênh mông và hỗn loạn này. Và tại sao nó lại không nhận vị trí chính đáng của nó cùng với nhiều nhóm lớn khác định hướng cho vận mệnh của nhân loại. Để mục tiêu này hoàn thành thì phải có sự tham gia có ý thúc vào một hành động tin cậy của hàng triệu gia đình có ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:56:00 am

        Tất cả chúng tôi đều biết rằng hai cuộc chiến tranh thế giới mà chứng tôi đã trải qua, đều phát sinh từ cơn thịnh nộ kiêu ngạo của một nước Đức mới thống nhất nhằm nắm lấy vai trò thống trị trên thế giới... Nước Đức giờ đây bị tước đoạt khả năng vũ trang lại và khả năng gây cuộc chiến tranh xâm lược khác. Nhưng khi tất cả điều này đã được thực hiện như sẽ được thực hiện và hiện đang được thực hiện thì phải có lúc kết thúc. Như ông Gladstone đã nói nhiều năm trước đây: "Một hành động lãng quên thiêng liêng". Chúng ta phải quay lưng lại với những nỗi kinh hoàng của quá khứ. Chúng ta cần hướng tới tương lai. Chúng ta không thể để kéo lê về phía trước trong những năm tháng sắp đến lòng căm hận và chí báo thù bùng dậy từ những tổn thương của quá khứ. Nếu châu Âu phải được cứu vớt khỏi sự khốn khổ vô hạn, và, đúng thế, khỏi sự diệt vong cuối cùng, thì phải có một hành động tin cậy trong gia đình châu Âu và một hành động lãng quên, chống lại mọi tội ác và sự ngu xuẩn của quá khứ.

        Bây giờ, tôi sẽ nói thêm một vài điều có thể làm các bạn ngạc nhiên. Bước đầu tiên để tái tạo gia đình châu Âu đó là phải có sự cộng tác giữa Pháp và Đức. Chỉ bằng cách này Pháp mới có thể khôi phục vai trò lãnh đạo tinh thần của châu Âu. Không thể có một châu Âu hồi sinh mà không có một nước Pháp vĩ đại về mặt tinh thần và một nước Đức vĩ đại về mặt tinh thần.

        Cơ cấu Hợp Chủng Quốc châu Âu, nếu dứt khoát được xây dựng, sẽ khiến cho sức mạnh vật chất của một quốc gia đơn độc không quan trọng nữa. Các nước nhỏ sẽ có giá trị chẳng khác gì các nước lớn và giành được thanh danh của mình do sự đóng góp của mình vào sự nghiệp chung. Những quốc gia cổ xưa và các công quốc của Đức, cùng nhau hợp nhất vì lợi ích chung trong một hệ thống liên bang, có thể mỗi nước nắm giữ vị trí riêng của mình trong Họp Chủng Quốc châu Âu. Tôi sẽ không cố gắng nêu ra một chương trình chi tiết cho hàng trăm triệu người muốn được hạnh phúc và tự do, thịnh vượng và an toàn, ước mong được hưởng các quyền tự do mà Tổng thống Roosevelt đã nói đến, và sống phù hợp với những nguyên tắc đã được thể hiện trong Hiến chương Đại Tây Dương. Nếu đây là ước mong của họ, họ chỉ cần nói như vậy, và chắc chắn biện pháp có thể tìm ra, và bộ máy chắc chắn có thể được thiết lập, nhằm làm cho ước mong đó đi đến chỗ khai hoa kết quả hoàn toàn.

        Nhưng tôi phải đưa cho các bạn một lời cảnh báo: Thời gian có thể rất ngắn, lúc này là lúc nghỉ xả hơi, đại bác đã ngừng bắn, trận chiến đã kết thúc nhưng hiểm họa không dừng. Nếu chúng ta định thành lập một Hợp Chủng Quốc châu Âu, hay nó có thể lấy bất cứ tên gì hoặc bất cứ hình thức gì, thì chúng ta phải bắt đầu ngay từ bây giờ.

        Nội dung ý kiến của tôi trong năm 1946 là như vậy - Đối với nước Pháp mới đây bị chiếm đóng và làm nhục, thì hình ảnh một sự liên kết với tên đao phủ cuối cùng đã bị đánh bại của họ dường như không thể tưởng tượng được lúc ban đầu. Tuy nhiên, dần dần, trào lưu tình nghĩa anh em châu Âu đã hồi phục trong tĩnh mạch người Pháp, và lương tri mềm dẻo bẩm sinh của người Gô-loa đã khắc phục những đắng cay của quá khứ.

        Tôi luôn luôn đã và đang rất kính trọng nhân dân Nga dũng cảm. Nhưng bóng đen của một hình thức đế quốc mới đang hiện ra lờ mờ một cách tai hại trên quang cảnh sau chiến tranh. Thiệt hại họ có thể gây ra là không có giới hạn rõ rệt. Kiên quyết chiến thắng các cường quốc phe Trục của Anh và Mỹ đã không đặt đủ những kế hoạch cho số phận và tương lai của châu Âu bị chiếm đóng. Chúng tôi đã tiến hành chiến tranh không chỉ để bảo vệ nền độc lập của các nước nhỏ hơn mà con để công bố và tán đồng những quyền tự do cá nhân mà đạo lý vĩ đại hơn này đã dựa vào. Nước Nga Xô Viết có những mục đích khác nhau và không vô tư. Họ giữ chặt những lãnh thổ mà quân họ đã tràn vào. Ở tất cả những nước chư hầu sau tấm màn sắt, các chính phủ liên hiệp đã được thành lập trong đó có cả những người Cộng sản. Người ta hy vọng rằng nền dân chủ dưới một hình thức nào đó sẽ được gìn giữ.

        Nhưng lần lượt trong nước này sau nước kia những người Cộng sản thường nắm vị trí then chốt, họ lấn át các đảng chính trị khác và đua đi đày các lãnh tụ đối lập. Ở Hội nghị Yalta và Postdam tôi đã hết sức cố gắng đấu tranh cho Ba Lan nhưng cuối cùng vô ích. Ở Tiệp Khắc, quyền tự do bị bóp nghẹt trong nước, còn việc giao tiếp tự do với phương Tây bị cấm. Phần lớn nhờ vào nước Anh mà Hy Lạp giữ được nền độc lập vẫn chưa ổn định, và với sự giúp đỡ của Anh, về sau này thêm Mỹ, Hy Lạp đã tiến hành một cuộc nội chiến lâu dài chống lại những người Cộng sản. Khi mọi việc đã được nói lên và đã được thực hiện, và sau những đau đớn đến cục độ và cố gắng lâu dài trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, thì dường như một nửa châu Âu chỉ thay đổi từ một kẻ độc tài nay sang một kẻ độc tài khác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:56:17 am

        Ngày nay những vấn đề nay được xem như cũ rích. Cuộc đấu tranh kéo dài và nhìn chung không thắng lợi nhằm ngăn chặn trào lưu xâm nhập phá hoại của Nga và do Nga xúi giục đã trở thành một bộ phận của cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Đúng thế, như thường lệ, với một sự nghiệp chính đáng, đôi lúc cần phải tôi luyện lòng hăng hái và coi thường chủ nghĩa cơ hội. Nhưng hồi ấy thật không dễ dàng trong việc chuyển từ một chiến thắng vĩ đại đã làm kiệt sức con người trước một chính thể bạo chúa này, sang viễn cảnh một cuộc vận động chán ngắt và tốn kém chống lại một chính thể bạo ngược khác.

        Tổ chức Liên Hiệp Quốc vẫn còn non trẻ, nhưng đã tò rõ là những khuyết điểm của nó sẽ đủ nghiêm trọng để làm hỏng mục đích mà từ đó nó được sáng lập. Trong bất cứ trường hợp nào, nó cũng không thể lo liệu nhanh chóng và có hiệu quả sự hòa hợp và có được lực lượng vũ trang mà châu Âu tự do và nước Mỹ cần thiết để tự bảo tồn. Ở Fulton tôi đã đua ra ý kiến rằng Liên Hiệp Quốc lẽ ra phải được trang bị ngay bằng một lực lượng vũ trang quốc tế. Nhưng cho cả trong tương lai trước mắt và trong thời hạn lâu dài, tôi đã nhấn mạnh việc kéo dài mối quan hệ đặc biệt Anh - Mỹ vốn là một trong những chủ đề quan trọng nhất của cuộc đời chính trị của tôi.

        Sẽ không có việc ngăn ngừa chiến tranh chắc chắn, cũng sẽ không có sự tiến lên liên tục của tổ chức thế giới mà lại không có điều tôi gọi là sự liên kết anh em của các dân tộc nói tiếng Anh - Điều này có nghĩa là một sự liên kết đặc biệt giữa Khối Thịnh vượng chung của Anh và Đế quốc Anh và Hoa Kỳ...

        Nó phải đem theo mình các tiện nghi hiện thời cho an ninh lẫn nhau, bằng việc dùng chung tất cả các căn cứ hải, không quân thuộc sở hữu của mỗi nước trên toàn thế giới... Mỹ đã có hiệp định phòng thủ vĩnh viễn với Canada... nguyên tắc này nên được mở rộng cho toàn thể Khối Thịnh vượng của Anh với sự hỗ tương đầy đủ.

        Ba năm tiếp theo sẽ chứng kiến sự bộc lộ của một phác thảo đến gần nhưng chưa lý tưởng này.

        Được ông Emest Bevin, một người dũng cảm cương quyết và uyên thâm thôi thúc, chính phủ Anh đã giành lấy vị trí đứng đầu trong việc xây dựng lại cái gì đó của sự hòa hợp châu Âu, ít nhất là bằng cái gì còn lại của châu Âu. Những suy nghĩ ban đầu chủ yếu là về những hiểm họa của một nước Đức được phục hồi. Năm 1947 Anh và Pháp ký Hiệp định Tương trợ lẫn nhau nếu xảy ra một cuộc tấn công nữa của nước Đức. Nhưng những thực tế tàn nhẫn của hiện tại đã làm lu mờ những nỗi sợ hãi của quá khứ. Sau nhiều tháng hoạt động ngoại giao, hiệp định Brussels đã được ký kết vào năm 1948. Pháp, Anh và Hà Lan, Bỉ, Luxembourg đã cam kết tương trợ chống lại sự xâm lấn có thể xảy đến từ bất cứ nơi nào. Nước Đức không được nói đến. Ngoài ra dưới sự chủ tọa của Thống chế Montgomery, những phấn đấu của một tổ chức quân sự được dựng lên nhằm đánh giá những tiềm lực kinh tế và quân sự có thể có được cho việc phòng thủ và nhằm thảo ra một kế hoạch với những gì mà trong một thời gian ngắn có thể có được. Sự kiện này có thể được coi như là liên minh phương Tây. Tôi tán đồng các biện pháp này và hết sức hy vọng rằng nước Mỹ sẽ sớm tham gia liên minh, không có họ, những biện pháp này sẽ không đầy đủ. Hồi ấy chúng tôi may mắn có được tướng Marshall, một người nhìn xa trông rộng và tận tụy làm Bộ trưởng ngoại giao, chúng tôi đã làm việc với ông trong tình bạn mật thiết và tin cậy nhất trong những năm chiến tranh - Trong giới hạn quan điểm của quốc hội và công luận, Tổng thống Truman và ông đã cố gắng tăng cường công việc đang được thực hiện ở châu Âu. Nhờ nỗ lực từ hai phía của Đại Tây Dương, tháng 4/1949 hiệp định Bắc Đại Tây Dương được ký kết trong đó lần đầu tiên trong lịch sử, Hoa Kỳ, luôn luôn tùy thuộc vào đặc quyền theo hiến pháp của Quốc hội, có nghĩa vụ giúp đỡ các nước đồng minh, nếu họ bị tấn công. Các nước ký kết châu Âu, ngoài các cường quốc đã tham gia ký kết hiệp định Brussels còn có cả Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Ý và Bồ Đao Nha. Canada cũng tham gia vào hiệp ước này do đó thêm bằng chứng cho sự tin cậy mà chúng tôi ở Anh luôn luôn ấp ủ đối với tình hữu nghị và lòng trung nghĩa của họ. Công việc tiếp theo rất phức tạp. Nó dẫn đến việc thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đứng đầu là một ban tham mưu kế hoạch quân sự dưới quyền tướng Eisenhower ở Versailles. Do những cố gắng của Tổng hành dinh tối cao các cường quốc đồng minh châu Âu hay là SHAPE như nó được gọi, dần dần phát triển ở đây một lòng tin rằng việc xâm lược từ phía Đông có thể vấp phải một sự đề kháng có hiệu quả. Chắc chắn là trong những giai đoạn đầu, Hiệp ước Đại Tây Dương thành đạt được do sự tồn tại hơn là do việc làm của nó - Nó hồi phục lòng tin đối với châu Âu, đặc biệt đối với các vùng lãnh thổ láng giềng của nước Nga Xô Viết và chư hầu. Điều này được đánh dấu bằng sự suy thoái trong các đảng Cộng sản ở các nước bị đẹ dọa, và bằng sức sống dân tộc mạnh mẽ được hồi sinh ở Tây Đức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:56:38 am

        Sự liên kết của Đức với hiệp ước Đại Tây Dương vẫn ở tuyến đầu những kế hoạch của phương Tây. Nhưng thật khó khăn để khắc phục những nỗi lo sợ của nước Pháp về sự phục hồi của quân đội Đức, và vấn đề này la một vấn đề có lợi cho kẻ lầm lạc cũng như cho kẻ có ác ý. Trong vòng 70 năm nước Pháp đã ba lần bị xâm lược từ bên kia sông Rhine. Và thật khó mà quên Sedan - một trận chiến đẫm máu ở Verdun. Ở Anh tôi biết có sự phản đối gay gắt việc cung cấp vũ khí, ngay cả dưới các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nhất, cho nước cộng hòa

        Đức mới. Nhưng thật không chắc là một cuộc xâm lược Tây Âu của người Xô Viết bao giờ cũng có thể bị đẩy lùi nếu không có sự giúp đỡ của người Đức. Nhiều mưu đồ đã được thử nghiệm và đều thất bại. Người Pháp đã dẫn đầu trong việc hợp nhất gần gũi hơn của Tây Âu trong những vấn đề dân sự và họ đã bảo trợ một kế hoạch về một đội quân châu Âu mặc đồng phục chung, trong đội quân này, các đơn vị Đức sẽ được sát nhập vào mà không gây nguy hiểm cho người láng giềng của họ. Tôi không thích ý kiến đó. Một hỗn hợp tạp nham của nửa tá quốc tịch thì sẽ khó mà chia sẻ những cam kết về lòng trung thành và sự tín nhiệm là điều cốt yếu giữa các đồng đội trong chiến đấu. Không phải trong một vài năm mà sự đơn giản cuối cùng của việc đóng góp trực tiếp của Đức bằng một đạo quân quốc gia vào số quân hiện có của phương Tây, đã hoàn thành. Thậm chí hôm nay đã thu xếp một thời gian ngắn để thực hiện điều đó. Chính tôi chưa bao giơ gặp phải sự bất lợi trong việc kết bạn với kẻ thù của các bạn, khi chiến tranh kết thúc, với tất cả những gì mà điều đó bao hàm trong sự hợp tác chống lại mối đe dọa từ bên ngoài. So sánh với những diễn biến này mà nhiều việc trong số đó chỉ nằm trong giấy tờ, nước Mỹ tiếp tục tỏ ra cương quyết giúp đỡ châu Âu và như vậy là giúp mình. Từ lâu Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết, máy bay Mỹ đã đóng quân ở miền Đông nước Anh với số lượng đáng kể -  Đây là một sự răn đe thiết thực - Than ôi! Cơ cấu huy hoàng của các Tham mưu trưởng Hỗn hợp Anh Mỹ, từng là những kiến trúc sư của nhiều kế hoạch chiến tranh thắng lợi đến thế, đã bị hủy bỏ theo sự xúi bẩy của Mỹ - Không có gì sau đó sánh được với việc này, và cố gắng lớn nhất của các kế hoạch của NATO chỉ là cái bóng khiêm tốn của một tổ chức anh em được gắn bó chặt chẽ còn tồn tại.

        Sự thử thách quyết định xảy ra hồi tháng 6-1948 khi Nga cô lập Berlin với thế giới bên ngoài. Mục tiêu của họ là sát nhập toàn bộ Berlin vào nhà nước Cộng sản mà họ đã xúc tiến ở Đông Đức - Dường như Anh, Pháp và Mỹ phải, hoặc là bỏ rơi thành phố, hoặc cố gắng dùng sức mạnh cho các đoàn tàu tiếp tế từ Tây Đức đi vào, khi họ còn quyền hợp pháp. May thay Tây phương tìm ra một giải pháp tránh được nhiều hiểm nguy. Cầu hàng không bắt đầu được thành lập và vào tháng 2-1949, hơn một triệu tấn hàng cung cấp do máy bay Mỹ và Anh chở đến trong 8 tháng trước cuộc phong tỏa - kế hoạch độc đáo này rất có kết quả. Sau này Nga phải chịu thua, thế là họ buộc phải hủy bỏ hoàn toàn cuộc phong tỏa.

        Viện trợ kinh tế cho các nước Đồng minh cũng tối cần thiết. Ở Anh, trong chiến tranh, chúng tôi đã tốn nhiều tiền bạc đến nỗi ngay cả nếu sử dụng kỹ năng thành thạo nhất và tiết kiệm, chúng tôi cũng có thể đã lâm vào cảnh rất khó khăn. Mặc dù có một khoản cho vay khổng lồ của Mỹ, tình hình vẫn trở nên ngày càng nghiêm trọng. Phần còn lại của châu Âu cũng đang đau khổ với mức độ khác nhau. Tướng Marshall đặt tên ông ta cho một kế hoạch xuất sắc về viện trợ kinh tế và hợp tác lẫn nhau trong số 16 nước tự do châu Âu. số viện trợ đó cũng dành cho khối Xô Viết nhưng bị khước từ. Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu đã giúp đỡ rất nhiều cho tất cả chúng tôi. Nhưng nếu không có sự giúp đỡ đồ sộ bằng đồng đô la do chính quyền Mỹ cung cấp, mặc dù có sự phản đối của một bộ phận trong Quốc hội, châu Âu có thể đã bị chìm đắm trong sự đổ nát và cảnh khốn cùng. Trong tình hình này, hạt giống của chủ nghĩa Cộng sản có thể đã phát triển với tốc độ chết người. Tính quyết đoán của tướng Marshall là ở cấp cao nhất về tài năng của một nhà chính trị, nó là nguồn gốc của một niềm vui thích, nhưng không phải là điều bất ngờ đối với tôi là ông bạn cũ của tôi lẽ ra đã là người chịu trách nhiệm về hai sự nghiệp vĩ đại là kế hoạch Marshall và Hiệp ước Đại Tây Dương.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:57:01 am

       
*

        Có một khía cạnh khác đối với quan niệm và hy vọng của chúng tôi về sự thống nhất và tăng cường châu Âu chống lại sự xâm lược từ bên ngoài và lật đố từ bên trong. Những ý kiến tôi đã thổ lộ ở Fulton đã được biến thành thật sự trong một phạm vi to lớn qua hoạt động của chính phủ và một hoạt hiệp ước và tổ chức chính phủ mà tôi đã mô tả ngắn gọn. Cũng thật quan trọng đối với những quan niệm có ảnh hưởng sâu rộng hơn của một lý tưởng cuối cùng về một châu Âu thống nhất, là tìm ra một diễn đàn cho việc có thể thảo luận và nghiên cứu chúng. Nhiều chính khách và nhà lãnh đạo tư tưởng lỗi lạc châu Âu cũng có những quan điểm này, và năm 1947 phong trào châu Âu được phát động nhằm tự mình cống hiến cho việc truyền bá chủ trương thống nhất châu Âu và cho sự nghiên cứu những phương pháp theo đó nó có thể dần dần được thực hiện - Tôi nói là dần dần - Có nhiều ý kiến khác nhau giữa những người có liên quan này, và một số muốn bắt đầu nhanh hơn những người khác. Trong những sự nghiệp lớn, sẽ là sai lầm nếu cố giải quyết mọi việc ngay lập tức. về những vấn đề thuộc loại này, không thể dự kiến những hoạt động như trong một chiến dịch quân sự. Chúng tôi không phải đang hoạt động trong lĩnh vực quân đội mà là trong lĩnh vực quan điểm. Nhiều lúc tôi nhấn mạnh các quan điểm của tôi đối với mục đích này. Điều quan trọng là khi có những cơn lắng tạm thời không tránh khỏi, những thời gian chậm trễ và những trở ngại xảy ra, chúng tôi không được xem như đã bỏ rơi mục tiêu cuối cùng của mình. Vả chăng tôi không mong đua tranh với các chính phủ trong lĩnh vực quản lý. Nhiệm vụ là phải xây dựng sự thống nhất, tạo ra những mối quan hệ về mặt tinh thần, văn hóa, tình cảm, va xã hội khắp châu Âu.

        Phong trào châu Âu có được sức sống và sức mạnh đóng một vai trò đáng kể trong ý kiến của các chính quyền. Tướng Marshall nhắc đến khái niệm này như là một trong những lý do đã đưa ông đến kế hoạch viện trợ kinh tế cho châu Âu. Sự kết thúc của nhiều cuộc bàn cãi diễn ra, thì bắt đầu việc thành lập Hội đồng châu Âu năm 1949 với trụ sở ở Strasbourg. Với nhiều tài sản khác nhau và với tính cách công khai, nhiều công việc có ích được thực hiện ở Strasbourg. Có những người lấy làm thất vọng là sự thành lập nhanh chóng một liên bang các nước châu Âu không xảy ra sau đó, nhưng có nhiều lý lẽ để bào chữa cho sự chậm chạp vì cần có kinh nghiệm - Những vấn đề quan trọng như vậy không thể áp đặt lên nhân dân từ bên trên, dù việc lập kế hoạch có tài giỏi đến đâu. Chúng phải phát triển dần dần từ những lòng tin vững chắc đích thực và được duy trì khắp nơi. Như vậy Hội đồng châu Âu đang phục vụ mục đích của nó và đang đóng một vai trò vinh dự trong một sự nghiệp vĩ đại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:57:15 am

       
*

        Bỏi vì bối cảnh khắc nghiệt rõ ràng đối với tất cả những suy nghĩ của chúng tôi về vấn đề phòng thủ đã đưa con người đến mục đích cuối cùng là tạo ra những phương tiện hoàn thiện cho việc tiêu diệt con người: vũ khí nguyên tử và đứa con quái dị của nó, bom khinh khí. Trong những ngày đầu chiến tranh Anh và Mỹ đã thỏa thuận góp chung kiến thức và kinh nghiệm của họ vào việc nghiên cứu hạt nhân, và những thành quả của những năm phát hiện của những nhà vật lý mở đường của Anh, được đưa ra như là một đóng góp vô giá cho xí nghiệp liên hợp rất lớn và bí mật nhất được bố trí trong căn cứ ở Hoa Kỳ và Canada. Những người đã chế tạo ra vũ khí này độc chiếm trong vài năm, một khả năng có thể đã được sử dụng bằng một sự kiểm soát ít thận trọng hơn để thống trị và nô dịch hóa toàn thế giới. Họ tỏ ra xứng đáng với trách nhiệm của mình, nhưng chẳng mấy chốc những điều bí mật đã được tiết lộ cho Liên Xô, đã giúp nhiều các nhà khoa học Nga trong việc nghiên cứu của họ. Từ nay trở đi hầu hết các học thuyết chiến lược đã được chấp nhận đều xem như đã lỗi thời và một chính sách cân bằng lực lượng không ngờ giữa các nước được hình thành, một sự cân bằng dựa vào quyền sở hữu những phương tiện hủy diệt lẫn nhau.

        Vào lúc kết thúc chiến tranh, tôi cảm thấy hài lòng một cách vừa phải là thỏa thuận có thể thực hiện được một cách tốt đẹp nhất đã được ghi trong hiệp định mà tôi ký kết với Tổng thống Roosevelt năm 1943 ở Quebec. Trong đó Anh và Mỹ khẳng định rằng họ sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí này chống lại nhau, rằng họ sẽ không sử dụng vũ khí này chống lại các bên thứ ba nếu không có sự tán thành của nhau, rằng họ sẽ không thông tin về vấn đề này cho các bên thứ ba trừ khi có sự tán thành chung và rằng họ sẽ trao đổi thông tin về những phát triển kỹ thuật. Tôi không nghĩ rằng người ta lại có thể được đòi hỏi nhiều hơn.

        Tuy nhiên, vào năm 1946 Quốc hội Mỹ đã thông qua một biện pháp nhằm cắt giảm một cách vô cùng nghiêm khắc bất kỳ khả năng cung cấp thông tin nào của Mỹ cho chúng tôi. Thượng nghị sĩ Me Mahon, người bảo trợ dự luật này, hồi ấy không biết có hiệp định Quebec. Và năm 1952, ông cho tôi biết là nếu ông hiểu rõ hiệp định đó thì sẽ không có đạo luật Mc Mahon. Chính phủ Xã hội Anh chắc có một cách phản kháng nào đó, nhưng họ thấy không thể dồn đến cùng việc này, ít nhất là với Ủy ban Me Mahon là cơ quan có thể chứng minh quan điểm của chúng tôi là đúng và có thể tiết kiệm cho chúng tôi được nhiều năm nghiên cứu và phát triển mệt nhọc và tốn kém. Như vậy, bị tước đi phần kiến thức của chúng tôi mà đối với nó chúng tôi có quyền hoàn toàn chắc chắn, nước Anh phải dùng đến tài nguyên riêng của mình. Ngay sau đó Chính phủ Xã hội Anh dành những số tiền rất lớn cho công cuộc nghiên cứu, nhưng không phải cho đến năm 1952 chúng tôi mới có thể cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên. Những giai đoạn nghiên cứu và phát triển có liên quan vẫn còn chưa biết, nhưng những vụ nổ thực nghiệm chưa phải là tiêu chuẩn duy nhất, và chúng tôi có thể tới một mức độ nào đó khẳng định là đã vượt xa cả Mỹ. Nhưng nghiên cứu là một việc mà sản xuất và sở hữu lại là một việc khác.

        Vậy thì, Mỹ có vũ khí hạt nhân hoặc có ưu thế về vũ khí hạt nhân, và dựa vào điều này mà chúng tôi có thể chắc chắn và hy vọng vào một nền hòa bình. Quân đội của các cường quốc phương Tây là tương đối không đáng kể khi phải đương đầu với vô số sư đoàn Nga có thể triển khai từ vùng biển Baltic đến biên giới Nam Tư. Nhưng có ý kiến nào đó cho rằng việc tiến quân trên bộ thì sẽ tốt hơn và tránh việc ném bom hủy diệt hàng loạt của không quân chiến lược, những ý kiến đó đã và đang là một số ý kiến gây trở ngại nhất.

        Trong một thời gian ngắn khi Hoa Kỳ là nước thực tế duy nhất có vũ khí hạt nhân, thì đã có cơ hội cho một thỏa thuận toàn bộ và lâu bền với Liên Xô - Nhưng sử dụng những lợi thế của mình trong những biện pháp hống hách hay đe dọa không phải là bản chất của các nước dân chủ. Chắc chắn tình trạng dư luận thịnh hành trong những năm đó sẽ không tha thứ điều gì trong cách dùng những lời lẽ thô bạo đối với ông bạn đồng minh hôm qua của chính mình, mặc dù điều này rất có thể đã chặn trước được nhiều diễn biến đáng tiếc - Với sự ủng hộ của chúng tôi, đáng lẽ Hoa Kỳ chọn một quan điểm hợp lý hơn, thoáng hơn đối với sự kiểm soát việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Sự chống đối của Liên Xô đối với những phương pháp giám sát có hiệu quả chẳng đưa điều này đi đến đâu. Trong thời buổi trước, không nước nào có thể hy vọng bí mật xây dựng lực lượng quân sự đông đảo đủ áp đảo một nước láng giềng - Ngày nay những phương tiện hủy diệt hàng triệu con người có thể được che giấu trong một khoảng không chưa đầy vài mét khối.

        Mọi khía cạnh trong việc đặt kế hoạch quân sự chính trị đều bị thay đổi do những sự kiện mới này. Những căn cứ rộng lớn cần thiết để bảo vệ quân đội trong hai cuộc chiến tranh thế giới đều đã trở thành những mục tiêu dễ bị nguy hiểm nhất. Tất cả những xưởng và kho hàng trên kênh Suez đã từng cung cấp cho quân đoàn thứ 8 ở sa mạc có thể tan thành mây khói trong một ánh chớp của một đòn đánh của chỉ một chiếc máy bay. Những cảng, cả khi được súng phòng không và phi cơ chiến đấu bảo vệ, cũng có thể trở thành bãi tha ma của những hạm đội đã được bảo vệ một thời. Việc tản cư những người không trực tiếp chiến đấu ra khỏi các đô thị là một việc làm thiết thực ngay cả trong những ngày có phương pháp ném bom phát triển ở mức độ cao trong cuộc chiến tranh vừa qua. Giơ đây, mặc dù là có thể đáng được mong ước, những biện pháp như vậy chỉ là một biện pháp giảm nhẹ đối với cảnh đổ nát khủng khiếp của cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Toàn bộ cấu trúc phòng thủ phải được thay đổi để đáp úng tình hình mới. Lực lượng thông thường vẫn còn cần thiết để giữ trật tự trong các thuộc địa của chúng tôi và để tham gia vào cái người ta gọi là những cuộc chiến tranh nhỏ nhặt, nhưng chúng tôi không đủ khả năng cung cấp vũ khí hạt nhân bởi vì vũ khí hạt nhân và những phương tiện để phóng chúng đều rất đắt tiền.

        Thoi đại hạt nhân đã biến đổi các mối quan hệ giữa các đại cường quốc. Trong một thời gian ngắn, tôi nghi ngờ là liệu điện Kremlin có hiểu chính xác điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp có chiến tranh - Dường như có thể họ không biết hiệu quả đầy đủ của tên lửa nguyên tử, cũng không biết những phương tiện để phóng chúng có năng suất cao như thế nào. Thậm chí tôi nảy ra ý nghĩ rằng một cuộc biểu tình tuần hành hòa bình, được thông báo trước, bằng máy bay trên những thành phố chủ yếu của Liên Xô, gắn liền với việc phác thảo cho các lãnh tụ Xô Viết một vài những phát minh mới nhất của chúng tôi, thì sẽ tạo ra cho họ một thái độ nghiêm túc và thân thiện hơn. Dĩ nhiên một cử chỉ như vậy không có thể kèm theo bất kỳ những đòi hỏi trang trọng nào hay nó có thể đảm nhiệm việc thế hiện một sự đe dọa hay một tối hậu thư. Nhưng sự sản xuất thứ vũ khí này của Nga và những sự tiến bộ phi thường về lực lượng không quân của họ đã xóa bỏ từ lâu ý định cảnh cáo này. Ngày nay, các lãnh tụ chính trị và quân sự của họ phải nhận thức rõ điều gì mà mỗi chúng ta có thể làm cho người khác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:58:11 am

       
*

        Những hy vọng tiếp xúc thân thiện hơn với Nga còn lại nhiều trong tâm trí tôi, và cái chết của Staline tháng 3 năm 1953 dường như đưa lại một cơ may. Tôi lại trở lại làm Thủ tướng. Tôi đánh giá cái chết của Staline như một cột mốc trong lịch sử nước Nga. Sự chuyên chế của ông ta đã đưa đến cho chính nước ông và cho nhiều nước nữa trên thế giới nỗi đau khổ kinh khủng. Trong cuộc chiến đấu chống Hitler, nhân dân Nga đạt được thiện chí cực kỳ rộng lớn của phương Tây, đặc biệt của những người ở Mỹ. Tất cả điều này đã bị suy yếu. Trong đời sống chính trị của Kremlin, không một ai có thể nói ai sẽ nắm giữ vị trí của Staline. Mười bốn người và một trăm lẻ tám triệu người dân mất chủ. Các lãnh tụ Xô Viết không thể bị đánh giá quá khắc nghiệt - Ba lần trong khoảng chỉ hơn một thế kỷ, nước Nga đã bị châu Âu xâm chiếm - Borodino, Tannenberg và Stalingrad không dễ dàng bị lãng quên. Người ta vẫn còn nhớ cuộc tấn công dữ dội của Napoléon - Người ta cũng không thể tha thứ cho Đế quốc và bọn Quốc Xã Đức - Nhưng an ninh không bao giờ có thể đạt được trong sự cô lập. Staline cố gắng không chỉ bảo vệ các cộng hòa Xô Viết sau tấm màn sắt, về quân sự, chính trị và văn hóa, mà cố gắng xây dựng một tuyến tiền đồn gồm các nước chư hầu, ở sâu trong trung tâm châu Âu, do Matxcova kiểm soát một cách nghiêm khắc, phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế của Liên Xô và bị cấm đoán mọi tiếp xúc hoặc sự đồng cảm với thế giới tự do, thậm chí giữa họ với nhau. Không ai có thể tin rằng điều này sẽ kéo dài mãi mãi - Hungary đã phải chịu một sự trừng phạt khủng khiếp. Nhưng đối với mọi người biết suy nghĩ thì một số đặc trung đầy hứa hẹn của hiện tại chắc chắn phải được sáng tỏ - Học thuyết của chủ nghĩa Cộng sản đang dần dần bị ngăn cách với bộ máy quân sự. Các quốc gia sẽ tiếp tục chống lại Đế quốc Thực dân Xô Viết không phải vì nó là Cộng sản mà là vì nó xa lạ và áp bức. Một cuộc chạy đua vũ trang ngay cả được tiến hành bằng vũ khí hạt nhân và tên lửa điều khiển sẽ không đem lại an ninh hoặc thậm chí là sự thanh thản cho các đại cường quốc đang chi phối những vùng đất rộng lớn ở châu Á và Bắc Mỹ hoặc cho các nước nằm giữa họ. Tôi không cầu xin giải trừ quân bị. Việc giải trừ quân bị là kết quả và là biểu thị sự giao luu tự do giữa các dân tộc tự do. Nó là trí tuệ kiểm soát vũ khí, và chính là các quốc gia tự do nên chú tâm vào trí tuệ của các dân tộc Nga và đồng minh của họ.

        Nhưng sau cái chết của Staline, dường như một không khí hòa dịu hơn có thể xuất hiện. Những sự kiện này đáng được nghiên cứu và ngày 11 tháng 5 năm 1953, tôi đã phát biểu ở Hạ viện. Một cuộc hội nghị hoàn toàn thoải mái giữa những người đứng đầu các thế lực lãnh đạo có thể thành công ở nơi mà những cuộc trao đổi gay gắt ở các cấp thấp hơn đã thất bại - Tôi đã làm cho nó rõ ràng rằng việc này không thể được kèm theo bất kỳ sự ngừng nghỉ nào của tình bạn và những sự chuẩn bị của các quốc gia tự do, và bất kỳ sự giảm bớt các cô gắng phòng thủ của chúng tôi sẽ làm tê liệt mọi xu hướng có lợi đối với hòa bình. Điều này hôm nay là đúng - Những gì tôi đã đeo đuổi không bao giờ được hoàn thành đầy đủ - Ấy thế mà trong một thời gian ngắn một chuyện tranh cãi dường như đã làm suy giảm nỗ lực của chúng tôi - Những cơ hội khác nữa hầu như chắc chắn sẽ xuất hiện và chúng tôi không được bỏ qua những cơ hội đó.

        Tôi không nhằm mục đích quy lỗi cho bất cứ giới nào, nhiều điều không hay đã xảy ra từ năm 1945. Chắc chắn là ở Đại Anh quốc, những người có trách nhiệm lãnh đạo công việc trong những năm sau chiến tranh bị đứng trước những vấn đề hiểm hóc nhất ở trong nước cũng như ở nước ngoài: Các phương pháp mà họ chọn để giải quyết thường bị áp đặt bởi tình hình và các chính sách giáo điều được định trước, và kết quả đạt được không phải lúc nào cũng là thích đáng cho Anh quốc và thế giới tự do.

        Đã từ lâu, việc trao quyền độc lập cho tiểu lực địa Ấn là sự quan tâm hàng đầu trong tư duy chính trị Anh quốc. Tôi đã góp nhiều vào vấn đề này trong những năm giữa hai cuộc chiến. Được sự ủng hộ của 70 nghị sĩ Bảo thủ, tôi đã cật lực vật lộn với vấn đề này trong những giai đoạn đầu của nó - Khi còn đứng đầu Chính phủ Liên hiệp, tôi bị thuyết phục điều chỉnh lại các quan điểm trước đây của mình. Rõ ràng là chúng tôi để cho Ấn Độ thoát ra khỏi cuộc đấu tranh tuyệt vọng trên thế giới và hưởng quyền tự trị bao gồm cả quyền tách ra khỏi khối Thịnh vượng chung. Tuy vậy, tôi nghĩ rằng phương pháp thành lập chính phủ mới phải để cho đại đa số người dân Ấn Độ có quyền tự do lựa chọn cho mình. Tôi tin rằng một hội nghị lập hiến mà tất cả các nhân tố có sức mạnh ở Ấn Độ có thể tham gia, có thể cho chúng ta thấy cách tạo ra cho Ấn Độ một chính phủ tự trị thực sự đại diện có thể tham gia Đế quốc Anh -  Những "người cùng khổ", những Rajah (Tiểu vương), những người trung thành với số đông với hàng trăm triệu dân, và nhiều các nhóm quyền lợi sinh tử khác nhau đang tồn tại, tất cả đều có phần của mình trong phương án mới. Phải nhớ lại là trong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh, chúng tôi đã thấy một cuộc nổi loạn của những người cực đoan trong đảng Quốc Đại Ấn Độ và được dập tắt không mấy khó khăn với sự tổn thất rất nhỏ về sinh mạng. Đảng Xã hội Anh đã có một cách nhìn bè phái mạnh mẽ. Họ tin rằng cái lợi nằm ở việc trao quyền tự trị cho Ấn Độ  trong thời gian ngắn nhất - và họ sẵn sàng trao ngay không ngập ngùng - hầu như tán thành - cho các lực lượng mà chúng tôi đã đánh bại quá dễ dàng. Trong vòng 2 năm cuối cuộc chiến, họ đã đạt được mục đích của họ. Ngày 18/8/1947, nền Độc lập của Ấn Độ được tuyên bố. Mọi cố gắng nhằm bảo tồn sự thống nhất của Ấn Độ đã bị đập tan và Pakistan trở thành một quốc gia riêng biệt. Bốn trăm triệu dân của Tiểu lực địa bị chia rẽ giữa những người theo Ấn Độ giáo và những người theo đạo Hồi lao vào chống đối nhau. Hai thế kỷ cai trị của Anh trên đất Ấn Độ đã được nối tiếp bằng sự đổ máu và tổn thất nhân mạng lớn hơn so với thời kỳ quản chiếm có cải thiện của chúng tôi. Cho dù có sự cố gắng của Ủy ban Biên giới, đường ranh giới được vạch ra giữa Ấn Độ và Pakistan đương nhiên là tàn bạo vô kể đối với khu vực có đường biên giới chạy qua. Kết quả là một loạt các sự thảm sát nảy sinh từ sự hoán đổi chỗ ở giữa người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo lên tới con số hàng trăm ngàn người đàn ông, đàn bà và trẻ em. Đại bộ phận những người nay là dân vô hại chỉ có tội là vì họ theo Ấn Độ giáo hay Hồi giáo.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:58:41 am

        May thay, người đúng đầu nước rộng lớn hơn trong 2 nước mới này ra đời trên sự đổ máu là một người có đức tính khác thường. Nehru đã héo mồn nhiều năm trong ngục tù hoặc các hình thức giam cầm khác. Giờ đây ông nổi lên như là người lãnh đạo một thiểu số nhỏ nhoi những kẻ thù của sự cầm quyền của Anh, đều giống nhau ở điểm thoát khỏi 2 cái ách tồi tệ nhất của bản chất con người, sự hận thù và sợ hãi. Gandhi, người từ lâu lãnh đạo việc giành độc lập cho Ấn Độ, đã bị một kẻ cục đoan ám sát chẳng mấy lâu sau khi Nehru được đưa lên lãnh đạo chính phủ - Jinnah đứng đầu nhà nước Hồi giáo Pakistan. Chúng tôi có quan hệ dễ dàng với hai nước theo chế độ Cộng hòa đã được hình thành. Các nhà lãnh đạo 2 quốc gia này đều tham dự các cuộc hợp của Khối Thịnh vượng chung, và sức mạnh của họ, tốt hay xấu, ở châu Á và trên thế giới, là không thể phủ nhận được. Tôi không tìm cách đoán trước tương lai.

        Trong năm Ấn Độ có độc lập, thì Myanma bị loại ra khỏi Khối Thịnh vượng chung. Nước này là chiến trường chính của các cuộc hành quân trên bộ trong cuộc chiến Viễn đông, và chúng tôi đã có cố gắng lớn để lấy lại từ tay người Nhật, kẻ đã đẩy chúng tôi khỏi đất nước này từ 1942. Các phần tử dân tộc chủ nghĩa, mà đại bộ phận đã cộng tác với quân xâm lược Nhật, trong một giai đoạn lúc đó của cuộc chiến để đạt mục đích của mình, được đưa vào chính phủ của nước họ. Họ nắm được rất ít quyền kiểm soát, và cho đến ngày hôm nay, mệnh lệnh của chính phủ Myanma không với được tới toàn bộ đất nước. Tuy vậy, họ là một thực thể vững chắc mà chúng tôi có quan hệ tốt và là nơi mà tập quán về quyền lực cũng như những di sản về pháp luật và trật tự của Anh để lại đã mang lại kết quả.

        Ở cả Ấn Độ và Myanma, sự xung đột giữa chủ nghĩa Cộng sản và thế giới tự do tương đối không quan trọng trong những năm sau chiến tranh. Chắc hẳn là Nga thích thú trước mọi biểu hiện của sự suy giảm ảnh hưởng của chúng tôi trên thế giới và tìm đủ mọi cách trong phạm vi sức mạnh của mình đẩy nhanh hoặc cổ vũ cho sự ra đòi của các tân quốc gia. Họ đã gây rắc rối lớn ở Đông dương và Malaysia. Tuy nhiên, trên tổng thể mà nói, họ quan tâm nhiều hơn đến Trung Quốc, nơi mà mô hình mới đang nổi lên giữa sự rối loạn và giết chóc. Chế độ của Tưởng Giói Thạch, người bạn và đồng minh của chúng tôi trong chiến tranh đang dần dần mất chỗ đứng. Bằng mọi cách hầu như là can thiệp vũ trang, nước Mỹ tìm cách chặn bước tiến của chủ nghĩa Cộng sản. Nhưng chính phủ Trung Quốc mang trong mình nó những mầm mống của sự tự hủy diệt. Tuy có nhiều năm kháng chiến chống Nhật, sự tham những và tính vô hiệu quả của chế độ lộn xộn của họ đã khuyến khích và ủng hộ bước tiến của quân đội Cộng sản - Quá trình diễn ra chậm chạp, nhưng đến cuối năm 1949 thì mọi việc coi như đã xong. Chính phủ của nhân dân, như được gọi như vậy, từ đó trở đi làm luật tại Bắc Kinh và kiểm soát toàn bộ Hoa lực. Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan, sự độc lập của ông ta được hạm đội và không quân Mỹ đảm bảo. Như vậy, quốc gia đông dân nhất thế giới đã chuyển sang tay những người Cộng sản và chắc chắn là sẽ nắm một sức mạnh thực sự trong các công việc của thế giới. Trong thời kỳ này, Trung Quốc phát huy ảnh hưởng chủ yếu ở Triều Tiên và Đông dương. Những cuộc tranh luận ầm ĩ về chiếc ghế của Trung Hoa tại Liên Hiệp Quốc đã cho thấy một trong nhiều điểm yếu của tổ chức này, và tình hữu nghị lâu đời giữa Trung Hoa và Mỹ đã bị gác lại.

        Trong năm sau, Cộng sản tìm cách quấy phá phương Tây, khai thác tình cảm dân tộc ở châu Á và chộp lấy những điểm chồi ra, trơ trọi, đầy dẫy ở bán đảo Triều Tiên. Trước đây, những cố gắng của họ ít có tính chất trực tiếp. Ở Đông Dương, đối thủ chính của Pháp là Hồ Chí Minh, người được Mạc Tư Khoa đào tạo nhưng viện trợ vật chất cho chiến tranh du kích thì ở qui mô nhỏ. Ở Malaysia, số kẻ khủng bố tương đối nhỏ bằng cách ám sát những điền chủ, và những người Tầu và Mã Lai trung thành đã ghìm chặt các lực lượng không cân sức để khôi phục lại trật tự. Nhưng những kẻ khủng bố nay nói chung cũng được các quốc gia Cộng sản huấn luyện, đào tạo về lý tưởng và ủng hộ về tinh thần.

        Năm 1943 tại Cairo, Tổng thống Roosevelt, Tưởng Giói Thạch và tôi đã ghi lại quyết tâm của mình là Triều Tiên phải được tự do và độc lập. Đến khi chiến tranh chấm dứt, nước này đã được giải phóng khỏi tay người Nhật và Mỹ chiếm đóng phía nam còn Nga thì phía bắc. Hai nước Triều Tiên được thành lập và mối quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng và cay đắng mỗi lúc một tăng thêm. Vĩ tuyến thứ 38 lập thành một biên giới xáo động và 2 quốc gia rất giống như Đông và Tây Đức. Các cố gắng của Liên Hiệp Quôc nhằm thống nhất đất nước bị sự phản đối của phía Xô Viết cản trở. Tình hình căng thẳng và những sự đụng độ ở biên giới tăng lên. Ngày 25-6-1950, các lực lượng  Bắc Triều Tiên tiến vào Nam Triều Tiên với tốc độ rất nhanh. Liên Hiệp Quốc kêu gọi bên xâm lược rút quân và yêu cầu các nước hội viên giúp vào việc này. Việc Liên Xô bỏ phiếu chống trong trường hợp này không phá được các ý đồ của Liên Hiệp Quốc, chỉ là sự may mắn. Những bất cập của hệ thống này vẫn bị khai thác đi, khai thác lại, trong các năm sau này. 

        Trong trường hợp này, Liên Hiệp Quốc chỉ đơn thuần cung cấp một hành lang để tạo nên các hành động hữu hiệu của mình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:58:58 am

        Những sự kiện trần trụi này hàm chứa một quyết định lịch sử và quan trọng của Tổng thống Truman. Trong thời gian ngắn nhất sau khi xảy ra vụ xâm lăng, ông đã đi đến kết luận là duy nhất chỉ có sự can thiệp vũ trang túc thời của Mỹ là có thể đối phó với tình hình được. Mỹ có lực lượng ở gần nhất nơi xảy ra sự việc và đông nhất, nhưng đó không phải là vấn đề. Như ông đã nói trong hồi ký của mình, "Tôi cảm thấy chắc chắn là nếu để Nam Triều Tiên sụp đổ thì việc này sẽ khuyến khích các nhà lãnh đạo Cộng sản đà bẹp các quốc gia khác ở gần hơn bờ biển của chính chúng ta. Nếu cứ để mặc sự việc tiến diễn mà không bị cản trở thì điều đó có nghĩa là một thế chiến thứ ba". Sự mau lẹ, khôn ngoan và can đảm làm cho ông, theo ý tôi, xứng đáng đứng trong danh sách những Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ. Ở Anh, chính phủ tán thành và ủng hộ người Mỹ và đề xuất đóng góp các đơn vị hải quân. Vào tháng 12, các lực lượng lực quân đã có mặt ở Triều Tiên. Tại Hạ viện, ngày 5/7 phe đối lập ủng hộ ông Attlee, khi đó là Thủ tướng, và tôi nhân danh lãnh tụ phe đối lập, nói là "tôi hoàn toan có khả năng tán đồng với... kết luận khoáng đạt của ông là trên tổng thể, hành động của Mỹ tạo cơ hội tốt nhất để duy trì hòa bình thế giới". Cánh trái của Đảng Xã hội, trung thành với tập tục của mình, đã tách ra khỏi sự can đảm và khôn ngoan của cái đang được làm.

        Con đường đi của chiến tranh là khó khăn, đẫm máu và làm nản lòng. Quân đội Mỹ và Đồng minh đã chặn bước tiến của kẻ xâm lược và sự can thiệp của không lực đã tỏ ra có hiệu quả. Tướng Mac Arthur hành động xung mãnh và mau lẹ và ngày 14/3/51 đã chiếm lại được Seoul thủ đô của Nam Triều Tiên - Hai tháng sau đó, đã vượt qua vĩ tuyến thứ 38. Trong thời gian này, "chí nguyện quân" Trung Quốc bắt đầu ồ ạt kéo đến. Quân tiếp viện được đổ vào từ phía bên kia sông Áp Lục, nơi mà nhân lực khổng lồ của Trung Quốc được tổ chúc thành các đạo quân trang bị như nhau nhưng số lượng thì kinh khủng. Các tướng lĩnh Mỹ thấy là khó có thể tha thứ cho sự tồn tại của một nơi "ẩn náu được ưu đãi" ở ngoài biên giới Mãn Châu. Nơi đây, có các căn cứ không quân của các phi cơ do Xô Viết chế tạo thường xuyên tham gia tác chiến. Sức ép tăng lên đòi hỏi được phép tấn công lãnh thổ Trung Quôdc bằng không quân. Tuy nhiên, Tổng thống Truman kiên quyết không tán thành và trong hàng loạt các sự bất đồng với Mac Arthur được công bố, đã chống lại bước đi đặc biệt nguy hiểm đó. Ông nói "Hồng quân" đang thăm dò chỗ yếu của thiết giáp chúng ta; chúng ta phải chống lại xung lực của họ mà không để bị kéo vào một cuộc chiến tranh toàn cầu." Bản thân tôi cũng theo dõi luồng tư duy đó với một sự lo ngại nào đó. Ngày 30/11 tôi chỉ ra cho Hạ Nghị viện thấy là "chính nghĩa của thế giới sẽ được quyết định ở châu Âu - Nguy hiểm chết người là ở đó". Tôi tự kiềm chế không nhấn quá mạnh quan điểm của mình e rằng cái đó được hiểu là sự phê bình các người chỉ huy Mỹ và làm cản trở những cố gắng của họ hoặc làm suy yếu các mối quan hệ đã buộc chặt số phận chúng tôi với nhau. Các lực lượng Anh quốc và khối Thịnh vượng chung đã có một đóng góp nhỏ nhưng chắc nịch, nhưng nước Mỹ đã chịu hầu hết gánh nặng và phải trả với cái giá gần 100.000 thương vong.

        Tôi không bàn về cán cân của sự thành công về quân sự, và thất bại ở Triều Tiên khó có thể nghĩ rằng kết quả là mỹ mãn. Tuy nhiên, Nam Triều Tiên vẫn duy trì được nền độc lập và tự do, kẻ xâm lược đã bị đẩy lùi với một giá đắt, và quan trọng hơn hết, nước Mỹ đã chứng tỏ mình không ngại sử dụng vũ lực để bảo vệ tự do thậm chí ở một tiền đồn xa đến như vậy.

        Ở một nơi khác nào đó trên lực địa châu Á, các đế quốc phương Tây bị tan vỡ. Người Hà Lan, đồng minh của chúng tôi bị hất ra khỏi Đông Ấn, nơi mà họ đã thiết lập một kiểu cai trị có hiệu quả: Người Pháp đã chịu đựng một cuộc chiến tranh vô vọng và suy kiệt, quân số mỗi năm thu hút nhiều sĩ quan hơn là số được đào tạo ỏ trường quân sự Saint-Cyr. Quân đội Cộng sản được Trung Quốc tăng viện mạnh mẽ dần dần nắm được quyền kiểm soát phía bắc. Tuy có những giai đoạn chống cự oanh liệt, người Pháp buộc phải ròi bỏ khu vực rộng lớn và đông dân này. Sau việc đàm phán kéo dài và đau đớn, họ còn vớt vát được cái gì đó từ sự tan võ trong hy vọng của mình. Ba quốc gia Nam Việt nam, Lào và Campuchia ra đời, độc lập được đảm bảo, nhưng tương lai không chắc chắn. Cũng giống như Bắc Triều Tiên, Bắc Việt Nam duy trì một chính phủ Cộng sản riêng biệt. Chia cắt, một lần nữa, là câu trả lời cho sự xung đột quyền lợi giữa Cộng sản và phương Tây. Cả 3 nước này có bè phái trong nội bộ và bị lu mờ bên cạnh người láng giềng khổng lồ phương bắc.

        Những sự biến đổi ở châu Á là vô cùng. Có thể đó là điều không thể tránh được. Nếu trong bản tường thuật này có cái gì đáng tiếc thì đừng giả thiết đó là sự thù địch đối với quyền tự quyết của những người châu Á, hoặc là sự phản ảnh về địa vị và sự toàn vẹn của họ. Nhưng các phương tiện dẫn đến tình hình hiện tại làm cho chúng ta phải do dự. Việc đổ máu nhiều như vậy có cần thiết không? Không có sự căm ghét do áp lực từ bên ngoài gây ra cũng như không có sự mất ảnh hưởng do chúng tôi thất bại sớm trong cuộc chiến ở Đông Nam Á, thì liệu việc tiến tới cùng một kết cục có vui vẻ hơn không và liệu bản thân sự kết cục có ổn định hơn không?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 08:59:51 am

       
*

        Một phần lớn của Thế Chiến thứ 2 đã diễn ra để bảo vệ chiếc cầu nối liền châu Phi với châu Á, duy trì nguồn cung cấp nhiên liệu và bảo vệ kênh Suez. Trong quá trình này, các nước Trung đông và nhất là Ai Cập đã có sự thuận lợi là được bảo vệ chống lại sự xâm lăng của Đức và Ý mà không bị tổn thất gì. Tiếp theo là sự tăng thêm nữa số các quốc gia độc lập nằm trong lĩnh vực của Đế quốc Ottoman trước đây. Việc Pháp rút khỏi Sirya và Liban là điều cay đắng nhưng không tránh được. Không ai có thể cho là bản thân chúng tôi đã kiếm chác được từ việc này. Trên toàn bộ khu vực nay, thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy của tinh thần dân tộc mà hệ quả của nó vẫn còn tiếp tục. Từ Indonesia đến Ma-rốc, người Hồi giáo đang nung nấu lòng quyết tâm của họ đối địch với các cường quốc phương Tây, nhất là những người có trách nhiệm ở hải ngoại về các vấn đề khá kỳ quặc. Giữa những tiếng gào thét về tự trị và độc lập thì rất dễ quên những lợi ích đáng kể mà sự cai trị của phưung Tây đã đem lại. Cũng rất khó mà thay thế cái trật tự mà các cường quốc có thuộc địa vận dụng trên các khu vực rộng lớn bằng một hệ thống ổn định với các quốc gia có chủ quyền. Đối với Anh, vấn đề nan giải nhất là Palestine trong các khu vực này. Kể từ khi có bản tuyên bố Balfour năm 1917, tôi vẫn là người ủng hộ chính nghĩa của người Do Thái một cách trung thành. Tôi không bao giơ cảm thấy là các nước A Rập đã nhận được từ chúng tôi bất cứ cái gì không phải là "chơi đẹp". Bản thân sự tồn tại của họ như là những quốc gia là do Anh, và chỉ do Anh mà có. Chúng tôi đã tạo dựng ra họ; tiền bạc của Anh, cố vấn của Anh đã đặt bước tiến cho sự tiến bộ của họ. Vũ khí Anh bảo vệ họ. Chúng tôi đã và đang có nhiều người bạn trung thành và dũng cảm trong khu vực này. Vua Abdullah đã quá cố là người cai trị khôn ngoan nhất. Việc ông bị ám sát đã mất đi một cơ hội giải quyết hòa bình và vấn đề rối loạn ở Pakistan - Vua Ibn Saud là người đồng minh kiên quyết và trung thành nhất - Ở Irag, tôi theo dõi với lòng ngưỡng mộ sự thông minh khôn khéo và tư cách dũng cảm của Nuri-es-Said, người đã trung thành phục vụ quốc vương của mình và dẫn dắt đất nước trên con đường của sự khôn ngoan, không ngại sự đe dọa từ bên ngoài cũng như lời la hò trong nước nhập từ nước ngoài. Bất hạnh thay, những người này là ngoại lệ.

        Trên cương vị một nước được giao quyền ủy trị, Đại Anh quốc phải đối mặt với một vấn đề gai góc là đưa người Do Thái di cư về quê hương xứ sở của họ và bảo vệ các quyền của người dân A Rập. ít người trong chúng ta có thể phê phán người Do Thái về những quan điểm gay gắt của họ về vấn đề này. Không thể trông đọi một thái độ hoàn toàn biết điều ở một dân tộc chịu đựng đau khổ vì sự tồn tại quốc gia thực sự đã bị tiêu diệt. Nhưng những hoạt động của các kẻ khủng bố nhằm đạt được mục đích của mình bằng cách tàn sát các quan chức và binh lính Anh là một hành động vô ơn bĩ ổi nhằm tạo một ấn tượng sâu sắc. Trên thế giới không có nước nào ít thích hợp hơn nước Anh cho sự xung đột với chủ nghĩa khủng bố: Đây không phải là sự yếu hèn hoặc phản bội. Nó là sự kiềm chế và tinh thần đạo đức, và lối sống của chúng tôi trên hòn đảo được bảo vệ thành công. Bị đau nhức vì những vụ ám sát ở Palestine, bị các nước Trung đông, thậm chí cả các đồng minh của mình lăng nhục, thì không phải là điều bất thường mà chính phủ Anh khi đó cuối cùng đã bỏ mặc vấn đề, và năm 1948 để mặc người Do Thái tự tìm cách cứu mình. Cuộc chiến tranh ngắn ngủi tiếp theo đó đã làm tan đi lòng tin của các nước A Rập, bao vây tứ phía để giết chóc bừa bãi.

        Kể từ đó, sự ra đời bằng bạo lực lây lan của nhà nước Do Thái làm sâu sắc thêm các khó khăn ở Trung đông. Tôi cảm phục trước công việc tiến hành xây dựng một quốc gia ở đó, cải tạo sa mạc và tiếp nhận không biết bao người bất hạnh trong các cộng đồng Do Thái trên khắp thế giới. Nhưng triển vọng thì tối tăm. Tình thế hàng trăm ngàn người A Rập bị đẩy ra khỏi nhà của mình và cuộc sống không an toàn trong khu đệm được lập ra xung quanh biên giới Israel của họ là tàn bạo và nguy hiểm. Biên giới Israel lóe lên những vụ giết người đột kích, và các nướC A Rập bày tỏ sự thù địch bất khả dung hòa với quốc gia mới. Các nhà lãnh đạo A Rập có tầm nhìn xa không thể khuyến cáo sự ôn hòa mà không bị la ó đả đảo và đe dọa ám sát. Đó là một cảnh đầy đe dọa và đen tối về bạo lực, va điên cuồng không có giới hạn. Có một điều rõ ràng - cả danh dự và sự khôn ngoan đều yêu cầu là quốc gia Israel phải được bảo tồn và dân tộc dũng cảm, năng động và phức tạp này phải được sống trong hòa bình với các láng giềng của mình. Họ có thể đem lại một số lượng vô giá về tri thức khoa học, sự cần cù và năng suất - Họ phải có cơ hội để làm như vậy vì lợi ích của toàn thể Trung đông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:01:22 am
        
*

        Trước khi tôi hoàn tất việc đánh giá tổng quát các việc đã đụng chạm đến tôi từ khi chiến tranh xảy ra, chúng ta hãy nhìn vào Liên Hiệp Quốc. Bộ máy của chính phủ quốc tế có thể không thực hiện được mục đích của mình. Khi chiến tranh đến gần, ý tưởng của tôi là những bộ óc vĩ đại nhất, những tư tưởng vĩ đại nhất mà con người có phải điều khiển thế giới. Điều này buộc phải dẫn đến việc xếp loại các nước thành viên lớn hay nhỏ. Hình ảnh mà Liên Hiệp Quốc đại diện chỉ là sự xác định một cách vô bổ sự bình đẳng về ảnh hưởng và sức mạnh không có liên quan gì đến sự kiện trong thực tiễn. Kết quả là một quá trình vận động khôn khéo trong hành lang tìm cách điều khiển chính phủ của thế giới, tôi nói tìm cách bởi vì lá phiếu của một nước có 1 hoặc 2 triệu dân không thể quyết định hoặc thậm chí thay đổi hành động của các nước hùng mạnh. Liên Hiệp Quốc, ở hình thức hiện tại, phải khúm núm trước sự độc tài của kẻ mạnh và sự đe dọa nơi kẻ yếu. Các nước nhược tiểu không có quyền phát ngôn cho toàn thể nhân loại. Họ phải và có lẽ sẽ chấp nhận một ngôi thứ thấp hơn. Thế giới phải được điều khiển bởi những người lãnh đạo các nhóm nước gắn với nhau về mặt địa lý. Quá trình đơn thuần để các nhóm tự định hình chứ không phải đánh giá họ qua sức mạnh hoặc số lượng.

        Tôi không có ý định gợi ý là mọi cố gắng và hy sinh của Anh quốc và đồng minh của mình ghi lại trong những tập của cuốn Hồi ký về Chiến tranh là không mang lại cái gì mà chỉ dẫn đến một tình trạng nguy hiểm hơn, ảm đạm hơn so với lúc ban đầu. Trái lại, tôi giữ vững lòng tin là chúng tôi đã không cố gắng một cách vô ích. Nga đang trở thành một nước buôn bán lớn. Nhân dân họ ngày càng nếm trải sâu sắc hơn những phức tạp và những liều thuốc giảm nhẹ nhất thời đau khổ trong cuộc nhân sinh - những cái mà trong tương quan với các vấn đề của thế giới đã lam cho các kế hoạch của Karl Marx trỏ nên bất hợp thời. Các sức mạnh tự nhiên đang hoạt động tự do hơn và có cơ hội lớn hơn làm phát triển và thay đổi tư duy và khả năng của con người nam cũng như nữ. Những sức mạnh ấy lớn hơn nhiều, linh hoạt hơn nhiều trong cơ chế rộng lớn của một đế chế hùng mạnh mà Karl Marx trong căn nhà tiều tụy của ông không bao giơ quan niệm nổi. Và khi chiến tranh tự khoanh lại bằng những sự tiêu diệt lẫn nhau, thì có vẻ chắc chắn là việc hoãn nó lại mỗi lúc một tăng lên. Những sự tranh chấp giữa các quốc gia, hoặc các lục địa, hoặc các hỗn hợp các quốc gia chắc chắn sẽ liên tục xảy ra. Nhưng về đại thể, xã hội loài người sẽ phát triển dưới nhiều hình thức mà một bộ máy của một đảng không ôm nổi. Bởi vậy, chừng nào mà thế giới tự do còn gắn kết với nhau - đặc biệt là Anh và Mỹ, - và duy trì được sức mạnh của mình, thì Nga sẽ nhận ra là hòa bình và sung túc có nhiều cái để cho hơn là chiến tranh hủy diệt. Việc mở rộng tư duy là một quá trình đạt được động lực thông qua việc tìm kiếm cơ hội cho tất cả ai có yêu cầu. Và rất có thể, nếu sự tùng trải, hiểu biết và lòng kiên nhẫn được dùi mài, thì "Cơ Hội Cho Mọi Người" sẽ chinh phục được các khối óc và kiềm chế các tham vọng của loài người.

Chartwell, Westerham,          
Kent                        
Ngày 10 tháng 2 năm 1957        
WINSTON, s. CHURCHILL        


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Churchill
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 11:05:20 am
     
MỤC LỤC

PHẦN 3: ĐẠI ĐỔNG MINH   

1.   ĐỒNG MINH XÔ VIET CỦA CHÚNG TÔI   
2.   CUỘC GẶP CỦA TÔI VỚI ROOSEVELT   
3.   BA TƯ VÀ SA MẠC   
4.   TRÂN CHÂU CẢNG!   
5.   MỘT CHUYẾN ĐI GIỮA LÒNG CUỘC CHIẾN THẾ GIỚI   
6.   NHỮNG THỎA THUẬN CHUNG ANH - MỸ   
7.   SINGAPORE SỤP ĐỔ   
8.   THIÊN ĐƯỜNG CỦA CÁC TÀU NGẦM   
9.   NHỮNG CHIẾN THẮNG CỦA HẢI QUÂN MỸ   
10.   "THÀNH LẬP NGAY MẶT TRẬN THỨ HAI"   
11.   CHUYẾN THĂM WASHINGTON THỨ HAI CỦA TÔI. TOBRUK
12.   SỰ CHỈ TRÍCH TẠI QUỐC HỘI   
13.   QUÂN ĐOÀN THỨ 8 CÙNG ĐƯỜNG   
14.   CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA TÔI TỚI CAIRO. NHỮNG THAY ĐỔI Ở BỘ CHỈ HUY   
15.   MATXCOVA: CUỘC GẶP GỠ ĐẦU TIÊN   
16.   MATXCOVA: THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ   
17.   CĂNG THẲNG VÀ HỒI HỘP   
18.   TRẬN ALAMEIN   
19.   ĐUỐC ĐÃ THẮP SÁNG   
20.   HỘI NGHỊ CASABLANCA   
21.   THỔ NHĨ KỲ, STALINGRAD VÀ TUNIS   
22.   MỤC TIÊU: Ý   

PHẦN 4: TOÀN THẮNG VÀ THẢM KỊCH 1943 - 1945   

1.   CHIẾM SICILY VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MUSSOLINI   
2.   CẢNG NHÂN TẠO
3.   CUỘC XÂM CHIẾM NƯỚC Ý
4.   BẾ TẮC Ở ĐỊA TRUNG HẢI
5.   NHỮNG CHUYẾN ĐI TIẾP TẾ QUA BẮC CỰC
6.   TEHERAN: SỰKHỞI ĐẦU
7.   TEHERAN: KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
8.   CARTHAGE VÀ MARRAKESH
9.   NGUYÊN SOÁI TITO: NỖI ĐAU HY LẠP
10.   CÚ ĐẤM ANZIO
11.   CHIẾN DỊCH "OVERLORD"
12.   ROME VÀ NGÀY D.
13.   TÙ NORMANDY ĐẾN PARIS
14.   Ý VÀ CUỘC ĐỔ BỘ VÀO RIVIERA
15.   NHŨNG THẮNG LỢI CỦA NGA
16.   MIẾN ĐIỆN
17.   CUỘC CHIẾN Ở VỊNH LEYTE
18.   GIẢI PHÓNG TÂY ÂU
19.   THÁNG MƯỜI Ở MATXCƠVA
20.   PARIS VÀ ARDENNES
21.   GIÁNG SINH Ở ATHENS
22.   MALTA VÀ YALTA - NHỮNG KẾ HOẠCH CHO HÒA BÌNH THẾ GIỚI
23.   NGA VÀ BA LAN: LỜI HỨA HẸN CỦA XÔ VIẾT
24.   VƯỢT SÔNG RHINE
25.   BỨC RÈM SẮT
26.   SỰ ĐẦU HÀNG CỦA NGƯỜI ĐỨC
27.   KHOẢNG CÁCH NỚI RỘNG
28.   BOM NGUYÊN TỦ LỜI BẠT

HẾT