Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:57:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53192 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #590 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:56:17 am »


        Ngày nay những vấn đề nay được xem như cũ rích. Cuộc đấu tranh kéo dài và nhìn chung không thắng lợi nhằm ngăn chặn trào lưu xâm nhập phá hoại của Nga và do Nga xúi giục đã trở thành một bộ phận của cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Đúng thế, như thường lệ, với một sự nghiệp chính đáng, đôi lúc cần phải tôi luyện lòng hăng hái và coi thường chủ nghĩa cơ hội. Nhưng hồi ấy thật không dễ dàng trong việc chuyển từ một chiến thắng vĩ đại đã làm kiệt sức con người trước một chính thể bạo chúa này, sang viễn cảnh một cuộc vận động chán ngắt và tốn kém chống lại một chính thể bạo ngược khác.

        Tổ chức Liên Hiệp Quốc vẫn còn non trẻ, nhưng đã tò rõ là những khuyết điểm của nó sẽ đủ nghiêm trọng để làm hỏng mục đích mà từ đó nó được sáng lập. Trong bất cứ trường hợp nào, nó cũng không thể lo liệu nhanh chóng và có hiệu quả sự hòa hợp và có được lực lượng vũ trang mà châu Âu tự do và nước Mỹ cần thiết để tự bảo tồn. Ở Fulton tôi đã đua ra ý kiến rằng Liên Hiệp Quốc lẽ ra phải được trang bị ngay bằng một lực lượng vũ trang quốc tế. Nhưng cho cả trong tương lai trước mắt và trong thời hạn lâu dài, tôi đã nhấn mạnh việc kéo dài mối quan hệ đặc biệt Anh - Mỹ vốn là một trong những chủ đề quan trọng nhất của cuộc đời chính trị của tôi.

        Sẽ không có việc ngăn ngừa chiến tranh chắc chắn, cũng sẽ không có sự tiến lên liên tục của tổ chức thế giới mà lại không có điều tôi gọi là sự liên kết anh em của các dân tộc nói tiếng Anh - Điều này có nghĩa là một sự liên kết đặc biệt giữa Khối Thịnh vượng chung của Anh và Đế quốc Anh và Hoa Kỳ...

        Nó phải đem theo mình các tiện nghi hiện thời cho an ninh lẫn nhau, bằng việc dùng chung tất cả các căn cứ hải, không quân thuộc sở hữu của mỗi nước trên toàn thế giới... Mỹ đã có hiệp định phòng thủ vĩnh viễn với Canada... nguyên tắc này nên được mở rộng cho toàn thể Khối Thịnh vượng của Anh với sự hỗ tương đầy đủ.

        Ba năm tiếp theo sẽ chứng kiến sự bộc lộ của một phác thảo đến gần nhưng chưa lý tưởng này.

        Được ông Emest Bevin, một người dũng cảm cương quyết và uyên thâm thôi thúc, chính phủ Anh đã giành lấy vị trí đứng đầu trong việc xây dựng lại cái gì đó của sự hòa hợp châu Âu, ít nhất là bằng cái gì còn lại của châu Âu. Những suy nghĩ ban đầu chủ yếu là về những hiểm họa của một nước Đức được phục hồi. Năm 1947 Anh và Pháp ký Hiệp định Tương trợ lẫn nhau nếu xảy ra một cuộc tấn công nữa của nước Đức. Nhưng những thực tế tàn nhẫn của hiện tại đã làm lu mờ những nỗi sợ hãi của quá khứ. Sau nhiều tháng hoạt động ngoại giao, hiệp định Brussels đã được ký kết vào năm 1948. Pháp, Anh và Hà Lan, Bỉ, Luxembourg đã cam kết tương trợ chống lại sự xâm lấn có thể xảy đến từ bất cứ nơi nào. Nước Đức không được nói đến. Ngoài ra dưới sự chủ tọa của Thống chế Montgomery, những phấn đấu của một tổ chức quân sự được dựng lên nhằm đánh giá những tiềm lực kinh tế và quân sự có thể có được cho việc phòng thủ và nhằm thảo ra một kế hoạch với những gì mà trong một thời gian ngắn có thể có được. Sự kiện này có thể được coi như là liên minh phương Tây. Tôi tán đồng các biện pháp này và hết sức hy vọng rằng nước Mỹ sẽ sớm tham gia liên minh, không có họ, những biện pháp này sẽ không đầy đủ. Hồi ấy chúng tôi may mắn có được tướng Marshall, một người nhìn xa trông rộng và tận tụy làm Bộ trưởng ngoại giao, chúng tôi đã làm việc với ông trong tình bạn mật thiết và tin cậy nhất trong những năm chiến tranh - Trong giới hạn quan điểm của quốc hội và công luận, Tổng thống Truman và ông đã cố gắng tăng cường công việc đang được thực hiện ở châu Âu. Nhờ nỗ lực từ hai phía của Đại Tây Dương, tháng 4/1949 hiệp định Bắc Đại Tây Dương được ký kết trong đó lần đầu tiên trong lịch sử, Hoa Kỳ, luôn luôn tùy thuộc vào đặc quyền theo hiến pháp của Quốc hội, có nghĩa vụ giúp đỡ các nước đồng minh, nếu họ bị tấn công. Các nước ký kết châu Âu, ngoài các cường quốc đã tham gia ký kết hiệp định Brussels còn có cả Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Ý và Bồ Đao Nha. Canada cũng tham gia vào hiệp ước này do đó thêm bằng chứng cho sự tin cậy mà chúng tôi ở Anh luôn luôn ấp ủ đối với tình hữu nghị và lòng trung nghĩa của họ. Công việc tiếp theo rất phức tạp. Nó dẫn đến việc thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đứng đầu là một ban tham mưu kế hoạch quân sự dưới quyền tướng Eisenhower ở Versailles. Do những cố gắng của Tổng hành dinh tối cao các cường quốc đồng minh châu Âu hay là SHAPE như nó được gọi, dần dần phát triển ở đây một lòng tin rằng việc xâm lược từ phía Đông có thể vấp phải một sự đề kháng có hiệu quả. Chắc chắn là trong những giai đoạn đầu, Hiệp ước Đại Tây Dương thành đạt được do sự tồn tại hơn là do việc làm của nó - Nó hồi phục lòng tin đối với châu Âu, đặc biệt đối với các vùng lãnh thổ láng giềng của nước Nga Xô Viết và chư hầu. Điều này được đánh dấu bằng sự suy thoái trong các đảng Cộng sản ở các nước bị đẹ dọa, và bằng sức sống dân tộc mạnh mẽ được hồi sinh ở Tây Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #591 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:56:38 am »


        Sự liên kết của Đức với hiệp ước Đại Tây Dương vẫn ở tuyến đầu những kế hoạch của phương Tây. Nhưng thật khó khăn để khắc phục những nỗi lo sợ của nước Pháp về sự phục hồi của quân đội Đức, và vấn đề này la một vấn đề có lợi cho kẻ lầm lạc cũng như cho kẻ có ác ý. Trong vòng 70 năm nước Pháp đã ba lần bị xâm lược từ bên kia sông Rhine. Và thật khó mà quên Sedan - một trận chiến đẫm máu ở Verdun. Ở Anh tôi biết có sự phản đối gay gắt việc cung cấp vũ khí, ngay cả dưới các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nhất, cho nước cộng hòa

        Đức mới. Nhưng thật không chắc là một cuộc xâm lược Tây Âu của người Xô Viết bao giờ cũng có thể bị đẩy lùi nếu không có sự giúp đỡ của người Đức. Nhiều mưu đồ đã được thử nghiệm và đều thất bại. Người Pháp đã dẫn đầu trong việc hợp nhất gần gũi hơn của Tây Âu trong những vấn đề dân sự và họ đã bảo trợ một kế hoạch về một đội quân châu Âu mặc đồng phục chung, trong đội quân này, các đơn vị Đức sẽ được sát nhập vào mà không gây nguy hiểm cho người láng giềng của họ. Tôi không thích ý kiến đó. Một hỗn hợp tạp nham của nửa tá quốc tịch thì sẽ khó mà chia sẻ những cam kết về lòng trung thành và sự tín nhiệm là điều cốt yếu giữa các đồng đội trong chiến đấu. Không phải trong một vài năm mà sự đơn giản cuối cùng của việc đóng góp trực tiếp của Đức bằng một đạo quân quốc gia vào số quân hiện có của phương Tây, đã hoàn thành. Thậm chí hôm nay đã thu xếp một thời gian ngắn để thực hiện điều đó. Chính tôi chưa bao giơ gặp phải sự bất lợi trong việc kết bạn với kẻ thù của các bạn, khi chiến tranh kết thúc, với tất cả những gì mà điều đó bao hàm trong sự hợp tác chống lại mối đe dọa từ bên ngoài. So sánh với những diễn biến này mà nhiều việc trong số đó chỉ nằm trong giấy tờ, nước Mỹ tiếp tục tỏ ra cương quyết giúp đỡ châu Âu và như vậy là giúp mình. Từ lâu Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết, máy bay Mỹ đã đóng quân ở miền Đông nước Anh với số lượng đáng kể -  Đây là một sự răn đe thiết thực - Than ôi! Cơ cấu huy hoàng của các Tham mưu trưởng Hỗn hợp Anh Mỹ, từng là những kiến trúc sư của nhiều kế hoạch chiến tranh thắng lợi đến thế, đã bị hủy bỏ theo sự xúi bẩy của Mỹ - Không có gì sau đó sánh được với việc này, và cố gắng lớn nhất của các kế hoạch của NATO chỉ là cái bóng khiêm tốn của một tổ chức anh em được gắn bó chặt chẽ còn tồn tại.

        Sự thử thách quyết định xảy ra hồi tháng 6-1948 khi Nga cô lập Berlin với thế giới bên ngoài. Mục tiêu của họ là sát nhập toàn bộ Berlin vào nhà nước Cộng sản mà họ đã xúc tiến ở Đông Đức - Dường như Anh, Pháp và Mỹ phải, hoặc là bỏ rơi thành phố, hoặc cố gắng dùng sức mạnh cho các đoàn tàu tiếp tế từ Tây Đức đi vào, khi họ còn quyền hợp pháp. May thay Tây phương tìm ra một giải pháp tránh được nhiều hiểm nguy. Cầu hàng không bắt đầu được thành lập và vào tháng 2-1949, hơn một triệu tấn hàng cung cấp do máy bay Mỹ và Anh chở đến trong 8 tháng trước cuộc phong tỏa - kế hoạch độc đáo này rất có kết quả. Sau này Nga phải chịu thua, thế là họ buộc phải hủy bỏ hoàn toàn cuộc phong tỏa.

        Viện trợ kinh tế cho các nước Đồng minh cũng tối cần thiết. Ở Anh, trong chiến tranh, chúng tôi đã tốn nhiều tiền bạc đến nỗi ngay cả nếu sử dụng kỹ năng thành thạo nhất và tiết kiệm, chúng tôi cũng có thể đã lâm vào cảnh rất khó khăn. Mặc dù có một khoản cho vay khổng lồ của Mỹ, tình hình vẫn trở nên ngày càng nghiêm trọng. Phần còn lại của châu Âu cũng đang đau khổ với mức độ khác nhau. Tướng Marshall đặt tên ông ta cho một kế hoạch xuất sắc về viện trợ kinh tế và hợp tác lẫn nhau trong số 16 nước tự do châu Âu. số viện trợ đó cũng dành cho khối Xô Viết nhưng bị khước từ. Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu đã giúp đỡ rất nhiều cho tất cả chúng tôi. Nhưng nếu không có sự giúp đỡ đồ sộ bằng đồng đô la do chính quyền Mỹ cung cấp, mặc dù có sự phản đối của một bộ phận trong Quốc hội, châu Âu có thể đã bị chìm đắm trong sự đổ nát và cảnh khốn cùng. Trong tình hình này, hạt giống của chủ nghĩa Cộng sản có thể đã phát triển với tốc độ chết người. Tính quyết đoán của tướng Marshall là ở cấp cao nhất về tài năng của một nhà chính trị, nó là nguồn gốc của một niềm vui thích, nhưng không phải là điều bất ngờ đối với tôi là ông bạn cũ của tôi lẽ ra đã là người chịu trách nhiệm về hai sự nghiệp vĩ đại là kế hoạch Marshall và Hiệp ước Đại Tây Dương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #592 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:57:01 am »


       
*

        Có một khía cạnh khác đối với quan niệm và hy vọng của chúng tôi về sự thống nhất và tăng cường châu Âu chống lại sự xâm lược từ bên ngoài và lật đố từ bên trong. Những ý kiến tôi đã thổ lộ ở Fulton đã được biến thành thật sự trong một phạm vi to lớn qua hoạt động của chính phủ và một hoạt hiệp ước và tổ chức chính phủ mà tôi đã mô tả ngắn gọn. Cũng thật quan trọng đối với những quan niệm có ảnh hưởng sâu rộng hơn của một lý tưởng cuối cùng về một châu Âu thống nhất, là tìm ra một diễn đàn cho việc có thể thảo luận và nghiên cứu chúng. Nhiều chính khách và nhà lãnh đạo tư tưởng lỗi lạc châu Âu cũng có những quan điểm này, và năm 1947 phong trào châu Âu được phát động nhằm tự mình cống hiến cho việc truyền bá chủ trương thống nhất châu Âu và cho sự nghiên cứu những phương pháp theo đó nó có thể dần dần được thực hiện - Tôi nói là dần dần - Có nhiều ý kiến khác nhau giữa những người có liên quan này, và một số muốn bắt đầu nhanh hơn những người khác. Trong những sự nghiệp lớn, sẽ là sai lầm nếu cố giải quyết mọi việc ngay lập tức. về những vấn đề thuộc loại này, không thể dự kiến những hoạt động như trong một chiến dịch quân sự. Chúng tôi không phải đang hoạt động trong lĩnh vực quân đội mà là trong lĩnh vực quan điểm. Nhiều lúc tôi nhấn mạnh các quan điểm của tôi đối với mục đích này. Điều quan trọng là khi có những cơn lắng tạm thời không tránh khỏi, những thời gian chậm trễ và những trở ngại xảy ra, chúng tôi không được xem như đã bỏ rơi mục tiêu cuối cùng của mình. Vả chăng tôi không mong đua tranh với các chính phủ trong lĩnh vực quản lý. Nhiệm vụ là phải xây dựng sự thống nhất, tạo ra những mối quan hệ về mặt tinh thần, văn hóa, tình cảm, va xã hội khắp châu Âu.

        Phong trào châu Âu có được sức sống và sức mạnh đóng một vai trò đáng kể trong ý kiến của các chính quyền. Tướng Marshall nhắc đến khái niệm này như là một trong những lý do đã đưa ông đến kế hoạch viện trợ kinh tế cho châu Âu. Sự kết thúc của nhiều cuộc bàn cãi diễn ra, thì bắt đầu việc thành lập Hội đồng châu Âu năm 1949 với trụ sở ở Strasbourg. Với nhiều tài sản khác nhau và với tính cách công khai, nhiều công việc có ích được thực hiện ở Strasbourg. Có những người lấy làm thất vọng là sự thành lập nhanh chóng một liên bang các nước châu Âu không xảy ra sau đó, nhưng có nhiều lý lẽ để bào chữa cho sự chậm chạp vì cần có kinh nghiệm - Những vấn đề quan trọng như vậy không thể áp đặt lên nhân dân từ bên trên, dù việc lập kế hoạch có tài giỏi đến đâu. Chúng phải phát triển dần dần từ những lòng tin vững chắc đích thực và được duy trì khắp nơi. Như vậy Hội đồng châu Âu đang phục vụ mục đích của nó và đang đóng một vai trò vinh dự trong một sự nghiệp vĩ đại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #593 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:57:15 am »


       
*

        Bỏi vì bối cảnh khắc nghiệt rõ ràng đối với tất cả những suy nghĩ của chúng tôi về vấn đề phòng thủ đã đưa con người đến mục đích cuối cùng là tạo ra những phương tiện hoàn thiện cho việc tiêu diệt con người: vũ khí nguyên tử và đứa con quái dị của nó, bom khinh khí. Trong những ngày đầu chiến tranh Anh và Mỹ đã thỏa thuận góp chung kiến thức và kinh nghiệm của họ vào việc nghiên cứu hạt nhân, và những thành quả của những năm phát hiện của những nhà vật lý mở đường của Anh, được đưa ra như là một đóng góp vô giá cho xí nghiệp liên hợp rất lớn và bí mật nhất được bố trí trong căn cứ ở Hoa Kỳ và Canada. Những người đã chế tạo ra vũ khí này độc chiếm trong vài năm, một khả năng có thể đã được sử dụng bằng một sự kiểm soát ít thận trọng hơn để thống trị và nô dịch hóa toàn thế giới. Họ tỏ ra xứng đáng với trách nhiệm của mình, nhưng chẳng mấy chốc những điều bí mật đã được tiết lộ cho Liên Xô, đã giúp nhiều các nhà khoa học Nga trong việc nghiên cứu của họ. Từ nay trở đi hầu hết các học thuyết chiến lược đã được chấp nhận đều xem như đã lỗi thời và một chính sách cân bằng lực lượng không ngờ giữa các nước được hình thành, một sự cân bằng dựa vào quyền sở hữu những phương tiện hủy diệt lẫn nhau.

        Vào lúc kết thúc chiến tranh, tôi cảm thấy hài lòng một cách vừa phải là thỏa thuận có thể thực hiện được một cách tốt đẹp nhất đã được ghi trong hiệp định mà tôi ký kết với Tổng thống Roosevelt năm 1943 ở Quebec. Trong đó Anh và Mỹ khẳng định rằng họ sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí này chống lại nhau, rằng họ sẽ không sử dụng vũ khí này chống lại các bên thứ ba nếu không có sự tán thành của nhau, rằng họ sẽ không thông tin về vấn đề này cho các bên thứ ba trừ khi có sự tán thành chung và rằng họ sẽ trao đổi thông tin về những phát triển kỹ thuật. Tôi không nghĩ rằng người ta lại có thể được đòi hỏi nhiều hơn.

        Tuy nhiên, vào năm 1946 Quốc hội Mỹ đã thông qua một biện pháp nhằm cắt giảm một cách vô cùng nghiêm khắc bất kỳ khả năng cung cấp thông tin nào của Mỹ cho chúng tôi. Thượng nghị sĩ Me Mahon, người bảo trợ dự luật này, hồi ấy không biết có hiệp định Quebec. Và năm 1952, ông cho tôi biết là nếu ông hiểu rõ hiệp định đó thì sẽ không có đạo luật Mc Mahon. Chính phủ Xã hội Anh chắc có một cách phản kháng nào đó, nhưng họ thấy không thể dồn đến cùng việc này, ít nhất là với Ủy ban Me Mahon là cơ quan có thể chứng minh quan điểm của chúng tôi là đúng và có thể tiết kiệm cho chúng tôi được nhiều năm nghiên cứu và phát triển mệt nhọc và tốn kém. Như vậy, bị tước đi phần kiến thức của chúng tôi mà đối với nó chúng tôi có quyền hoàn toàn chắc chắn, nước Anh phải dùng đến tài nguyên riêng của mình. Ngay sau đó Chính phủ Xã hội Anh dành những số tiền rất lớn cho công cuộc nghiên cứu, nhưng không phải cho đến năm 1952 chúng tôi mới có thể cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên. Những giai đoạn nghiên cứu và phát triển có liên quan vẫn còn chưa biết, nhưng những vụ nổ thực nghiệm chưa phải là tiêu chuẩn duy nhất, và chúng tôi có thể tới một mức độ nào đó khẳng định là đã vượt xa cả Mỹ. Nhưng nghiên cứu là một việc mà sản xuất và sở hữu lại là một việc khác.

        Vậy thì, Mỹ có vũ khí hạt nhân hoặc có ưu thế về vũ khí hạt nhân, và dựa vào điều này mà chúng tôi có thể chắc chắn và hy vọng vào một nền hòa bình. Quân đội của các cường quốc phương Tây là tương đối không đáng kể khi phải đương đầu với vô số sư đoàn Nga có thể triển khai từ vùng biển Baltic đến biên giới Nam Tư. Nhưng có ý kiến nào đó cho rằng việc tiến quân trên bộ thì sẽ tốt hơn và tránh việc ném bom hủy diệt hàng loạt của không quân chiến lược, những ý kiến đó đã và đang là một số ý kiến gây trở ngại nhất.

        Trong một thời gian ngắn khi Hoa Kỳ là nước thực tế duy nhất có vũ khí hạt nhân, thì đã có cơ hội cho một thỏa thuận toàn bộ và lâu bền với Liên Xô - Nhưng sử dụng những lợi thế của mình trong những biện pháp hống hách hay đe dọa không phải là bản chất của các nước dân chủ. Chắc chắn tình trạng dư luận thịnh hành trong những năm đó sẽ không tha thứ điều gì trong cách dùng những lời lẽ thô bạo đối với ông bạn đồng minh hôm qua của chính mình, mặc dù điều này rất có thể đã chặn trước được nhiều diễn biến đáng tiếc - Với sự ủng hộ của chúng tôi, đáng lẽ Hoa Kỳ chọn một quan điểm hợp lý hơn, thoáng hơn đối với sự kiểm soát việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Sự chống đối của Liên Xô đối với những phương pháp giám sát có hiệu quả chẳng đưa điều này đi đến đâu. Trong thời buổi trước, không nước nào có thể hy vọng bí mật xây dựng lực lượng quân sự đông đảo đủ áp đảo một nước láng giềng - Ngày nay những phương tiện hủy diệt hàng triệu con người có thể được che giấu trong một khoảng không chưa đầy vài mét khối.

        Mọi khía cạnh trong việc đặt kế hoạch quân sự chính trị đều bị thay đổi do những sự kiện mới này. Những căn cứ rộng lớn cần thiết để bảo vệ quân đội trong hai cuộc chiến tranh thế giới đều đã trở thành những mục tiêu dễ bị nguy hiểm nhất. Tất cả những xưởng và kho hàng trên kênh Suez đã từng cung cấp cho quân đoàn thứ 8 ở sa mạc có thể tan thành mây khói trong một ánh chớp của một đòn đánh của chỉ một chiếc máy bay. Những cảng, cả khi được súng phòng không và phi cơ chiến đấu bảo vệ, cũng có thể trở thành bãi tha ma của những hạm đội đã được bảo vệ một thời. Việc tản cư những người không trực tiếp chiến đấu ra khỏi các đô thị là một việc làm thiết thực ngay cả trong những ngày có phương pháp ném bom phát triển ở mức độ cao trong cuộc chiến tranh vừa qua. Giơ đây, mặc dù là có thể đáng được mong ước, những biện pháp như vậy chỉ là một biện pháp giảm nhẹ đối với cảnh đổ nát khủng khiếp của cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Toàn bộ cấu trúc phòng thủ phải được thay đổi để đáp úng tình hình mới. Lực lượng thông thường vẫn còn cần thiết để giữ trật tự trong các thuộc địa của chúng tôi và để tham gia vào cái người ta gọi là những cuộc chiến tranh nhỏ nhặt, nhưng chúng tôi không đủ khả năng cung cấp vũ khí hạt nhân bởi vì vũ khí hạt nhân và những phương tiện để phóng chúng đều rất đắt tiền.

        Thoi đại hạt nhân đã biến đổi các mối quan hệ giữa các đại cường quốc. Trong một thời gian ngắn, tôi nghi ngờ là liệu điện Kremlin có hiểu chính xác điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp có chiến tranh - Dường như có thể họ không biết hiệu quả đầy đủ của tên lửa nguyên tử, cũng không biết những phương tiện để phóng chúng có năng suất cao như thế nào. Thậm chí tôi nảy ra ý nghĩ rằng một cuộc biểu tình tuần hành hòa bình, được thông báo trước, bằng máy bay trên những thành phố chủ yếu của Liên Xô, gắn liền với việc phác thảo cho các lãnh tụ Xô Viết một vài những phát minh mới nhất của chúng tôi, thì sẽ tạo ra cho họ một thái độ nghiêm túc và thân thiện hơn. Dĩ nhiên một cử chỉ như vậy không có thể kèm theo bất kỳ những đòi hỏi trang trọng nào hay nó có thể đảm nhiệm việc thế hiện một sự đe dọa hay một tối hậu thư. Nhưng sự sản xuất thứ vũ khí này của Nga và những sự tiến bộ phi thường về lực lượng không quân của họ đã xóa bỏ từ lâu ý định cảnh cáo này. Ngày nay, các lãnh tụ chính trị và quân sự của họ phải nhận thức rõ điều gì mà mỗi chúng ta có thể làm cho người khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #594 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:58:11 am »


       
*

        Những hy vọng tiếp xúc thân thiện hơn với Nga còn lại nhiều trong tâm trí tôi, và cái chết của Staline tháng 3 năm 1953 dường như đưa lại một cơ may. Tôi lại trở lại làm Thủ tướng. Tôi đánh giá cái chết của Staline như một cột mốc trong lịch sử nước Nga. Sự chuyên chế của ông ta đã đưa đến cho chính nước ông và cho nhiều nước nữa trên thế giới nỗi đau khổ kinh khủng. Trong cuộc chiến đấu chống Hitler, nhân dân Nga đạt được thiện chí cực kỳ rộng lớn của phương Tây, đặc biệt của những người ở Mỹ. Tất cả điều này đã bị suy yếu. Trong đời sống chính trị của Kremlin, không một ai có thể nói ai sẽ nắm giữ vị trí của Staline. Mười bốn người và một trăm lẻ tám triệu người dân mất chủ. Các lãnh tụ Xô Viết không thể bị đánh giá quá khắc nghiệt - Ba lần trong khoảng chỉ hơn một thế kỷ, nước Nga đã bị châu Âu xâm chiếm - Borodino, Tannenberg và Stalingrad không dễ dàng bị lãng quên. Người ta vẫn còn nhớ cuộc tấn công dữ dội của Napoléon - Người ta cũng không thể tha thứ cho Đế quốc và bọn Quốc Xã Đức - Nhưng an ninh không bao giờ có thể đạt được trong sự cô lập. Staline cố gắng không chỉ bảo vệ các cộng hòa Xô Viết sau tấm màn sắt, về quân sự, chính trị và văn hóa, mà cố gắng xây dựng một tuyến tiền đồn gồm các nước chư hầu, ở sâu trong trung tâm châu Âu, do Matxcova kiểm soát một cách nghiêm khắc, phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế của Liên Xô và bị cấm đoán mọi tiếp xúc hoặc sự đồng cảm với thế giới tự do, thậm chí giữa họ với nhau. Không ai có thể tin rằng điều này sẽ kéo dài mãi mãi - Hungary đã phải chịu một sự trừng phạt khủng khiếp. Nhưng đối với mọi người biết suy nghĩ thì một số đặc trung đầy hứa hẹn của hiện tại chắc chắn phải được sáng tỏ - Học thuyết của chủ nghĩa Cộng sản đang dần dần bị ngăn cách với bộ máy quân sự. Các quốc gia sẽ tiếp tục chống lại Đế quốc Thực dân Xô Viết không phải vì nó là Cộng sản mà là vì nó xa lạ và áp bức. Một cuộc chạy đua vũ trang ngay cả được tiến hành bằng vũ khí hạt nhân và tên lửa điều khiển sẽ không đem lại an ninh hoặc thậm chí là sự thanh thản cho các đại cường quốc đang chi phối những vùng đất rộng lớn ở châu Á và Bắc Mỹ hoặc cho các nước nằm giữa họ. Tôi không cầu xin giải trừ quân bị. Việc giải trừ quân bị là kết quả và là biểu thị sự giao luu tự do giữa các dân tộc tự do. Nó là trí tuệ kiểm soát vũ khí, và chính là các quốc gia tự do nên chú tâm vào trí tuệ của các dân tộc Nga và đồng minh của họ.

        Nhưng sau cái chết của Staline, dường như một không khí hòa dịu hơn có thể xuất hiện. Những sự kiện này đáng được nghiên cứu và ngày 11 tháng 5 năm 1953, tôi đã phát biểu ở Hạ viện. Một cuộc hội nghị hoàn toàn thoải mái giữa những người đứng đầu các thế lực lãnh đạo có thể thành công ở nơi mà những cuộc trao đổi gay gắt ở các cấp thấp hơn đã thất bại - Tôi đã làm cho nó rõ ràng rằng việc này không thể được kèm theo bất kỳ sự ngừng nghỉ nào của tình bạn và những sự chuẩn bị của các quốc gia tự do, và bất kỳ sự giảm bớt các cô gắng phòng thủ của chúng tôi sẽ làm tê liệt mọi xu hướng có lợi đối với hòa bình. Điều này hôm nay là đúng - Những gì tôi đã đeo đuổi không bao giờ được hoàn thành đầy đủ - Ấy thế mà trong một thời gian ngắn một chuyện tranh cãi dường như đã làm suy giảm nỗ lực của chúng tôi - Những cơ hội khác nữa hầu như chắc chắn sẽ xuất hiện và chúng tôi không được bỏ qua những cơ hội đó.

        Tôi không nhằm mục đích quy lỗi cho bất cứ giới nào, nhiều điều không hay đã xảy ra từ năm 1945. Chắc chắn là ở Đại Anh quốc, những người có trách nhiệm lãnh đạo công việc trong những năm sau chiến tranh bị đứng trước những vấn đề hiểm hóc nhất ở trong nước cũng như ở nước ngoài: Các phương pháp mà họ chọn để giải quyết thường bị áp đặt bởi tình hình và các chính sách giáo điều được định trước, và kết quả đạt được không phải lúc nào cũng là thích đáng cho Anh quốc và thế giới tự do.

        Đã từ lâu, việc trao quyền độc lập cho tiểu lực địa Ấn là sự quan tâm hàng đầu trong tư duy chính trị Anh quốc. Tôi đã góp nhiều vào vấn đề này trong những năm giữa hai cuộc chiến. Được sự ủng hộ của 70 nghị sĩ Bảo thủ, tôi đã cật lực vật lộn với vấn đề này trong những giai đoạn đầu của nó - Khi còn đứng đầu Chính phủ Liên hiệp, tôi bị thuyết phục điều chỉnh lại các quan điểm trước đây của mình. Rõ ràng là chúng tôi để cho Ấn Độ thoát ra khỏi cuộc đấu tranh tuyệt vọng trên thế giới và hưởng quyền tự trị bao gồm cả quyền tách ra khỏi khối Thịnh vượng chung. Tuy vậy, tôi nghĩ rằng phương pháp thành lập chính phủ mới phải để cho đại đa số người dân Ấn Độ có quyền tự do lựa chọn cho mình. Tôi tin rằng một hội nghị lập hiến mà tất cả các nhân tố có sức mạnh ở Ấn Độ có thể tham gia, có thể cho chúng ta thấy cách tạo ra cho Ấn Độ một chính phủ tự trị thực sự đại diện có thể tham gia Đế quốc Anh -  Những "người cùng khổ", những Rajah (Tiểu vương), những người trung thành với số đông với hàng trăm triệu dân, và nhiều các nhóm quyền lợi sinh tử khác nhau đang tồn tại, tất cả đều có phần của mình trong phương án mới. Phải nhớ lại là trong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh, chúng tôi đã thấy một cuộc nổi loạn của những người cực đoan trong đảng Quốc Đại Ấn Độ và được dập tắt không mấy khó khăn với sự tổn thất rất nhỏ về sinh mạng. Đảng Xã hội Anh đã có một cách nhìn bè phái mạnh mẽ. Họ tin rằng cái lợi nằm ở việc trao quyền tự trị cho Ấn Độ  trong thời gian ngắn nhất - và họ sẵn sàng trao ngay không ngập ngùng - hầu như tán thành - cho các lực lượng mà chúng tôi đã đánh bại quá dễ dàng. Trong vòng 2 năm cuối cuộc chiến, họ đã đạt được mục đích của họ. Ngày 18/8/1947, nền Độc lập của Ấn Độ được tuyên bố. Mọi cố gắng nhằm bảo tồn sự thống nhất của Ấn Độ đã bị đập tan và Pakistan trở thành một quốc gia riêng biệt. Bốn trăm triệu dân của Tiểu lực địa bị chia rẽ giữa những người theo Ấn Độ giáo và những người theo đạo Hồi lao vào chống đối nhau. Hai thế kỷ cai trị của Anh trên đất Ấn Độ đã được nối tiếp bằng sự đổ máu và tổn thất nhân mạng lớn hơn so với thời kỳ quản chiếm có cải thiện của chúng tôi. Cho dù có sự cố gắng của Ủy ban Biên giới, đường ranh giới được vạch ra giữa Ấn Độ và Pakistan đương nhiên là tàn bạo vô kể đối với khu vực có đường biên giới chạy qua. Kết quả là một loạt các sự thảm sát nảy sinh từ sự hoán đổi chỗ ở giữa người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo lên tới con số hàng trăm ngàn người đàn ông, đàn bà và trẻ em. Đại bộ phận những người nay là dân vô hại chỉ có tội là vì họ theo Ấn Độ giáo hay Hồi giáo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #595 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:58:41 am »


        May thay, người đúng đầu nước rộng lớn hơn trong 2 nước mới này ra đời trên sự đổ máu là một người có đức tính khác thường. Nehru đã héo mồn nhiều năm trong ngục tù hoặc các hình thức giam cầm khác. Giờ đây ông nổi lên như là người lãnh đạo một thiểu số nhỏ nhoi những kẻ thù của sự cầm quyền của Anh, đều giống nhau ở điểm thoát khỏi 2 cái ách tồi tệ nhất của bản chất con người, sự hận thù và sợ hãi. Gandhi, người từ lâu lãnh đạo việc giành độc lập cho Ấn Độ, đã bị một kẻ cục đoan ám sát chẳng mấy lâu sau khi Nehru được đưa lên lãnh đạo chính phủ - Jinnah đứng đầu nhà nước Hồi giáo Pakistan. Chúng tôi có quan hệ dễ dàng với hai nước theo chế độ Cộng hòa đã được hình thành. Các nhà lãnh đạo 2 quốc gia này đều tham dự các cuộc hợp của Khối Thịnh vượng chung, và sức mạnh của họ, tốt hay xấu, ở châu Á và trên thế giới, là không thể phủ nhận được. Tôi không tìm cách đoán trước tương lai.

        Trong năm Ấn Độ có độc lập, thì Myanma bị loại ra khỏi Khối Thịnh vượng chung. Nước này là chiến trường chính của các cuộc hành quân trên bộ trong cuộc chiến Viễn đông, và chúng tôi đã có cố gắng lớn để lấy lại từ tay người Nhật, kẻ đã đẩy chúng tôi khỏi đất nước này từ 1942. Các phần tử dân tộc chủ nghĩa, mà đại bộ phận đã cộng tác với quân xâm lược Nhật, trong một giai đoạn lúc đó của cuộc chiến để đạt mục đích của mình, được đưa vào chính phủ của nước họ. Họ nắm được rất ít quyền kiểm soát, và cho đến ngày hôm nay, mệnh lệnh của chính phủ Myanma không với được tới toàn bộ đất nước. Tuy vậy, họ là một thực thể vững chắc mà chúng tôi có quan hệ tốt và là nơi mà tập quán về quyền lực cũng như những di sản về pháp luật và trật tự của Anh để lại đã mang lại kết quả.

        Ở cả Ấn Độ và Myanma, sự xung đột giữa chủ nghĩa Cộng sản và thế giới tự do tương đối không quan trọng trong những năm sau chiến tranh. Chắc hẳn là Nga thích thú trước mọi biểu hiện của sự suy giảm ảnh hưởng của chúng tôi trên thế giới và tìm đủ mọi cách trong phạm vi sức mạnh của mình đẩy nhanh hoặc cổ vũ cho sự ra đòi của các tân quốc gia. Họ đã gây rắc rối lớn ở Đông dương và Malaysia. Tuy nhiên, trên tổng thể mà nói, họ quan tâm nhiều hơn đến Trung Quốc, nơi mà mô hình mới đang nổi lên giữa sự rối loạn và giết chóc. Chế độ của Tưởng Giói Thạch, người bạn và đồng minh của chúng tôi trong chiến tranh đang dần dần mất chỗ đứng. Bằng mọi cách hầu như là can thiệp vũ trang, nước Mỹ tìm cách chặn bước tiến của chủ nghĩa Cộng sản. Nhưng chính phủ Trung Quốc mang trong mình nó những mầm mống của sự tự hủy diệt. Tuy có nhiều năm kháng chiến chống Nhật, sự tham những và tính vô hiệu quả của chế độ lộn xộn của họ đã khuyến khích và ủng hộ bước tiến của quân đội Cộng sản - Quá trình diễn ra chậm chạp, nhưng đến cuối năm 1949 thì mọi việc coi như đã xong. Chính phủ của nhân dân, như được gọi như vậy, từ đó trở đi làm luật tại Bắc Kinh và kiểm soát toàn bộ Hoa lực. Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan, sự độc lập của ông ta được hạm đội và không quân Mỹ đảm bảo. Như vậy, quốc gia đông dân nhất thế giới đã chuyển sang tay những người Cộng sản và chắc chắn là sẽ nắm một sức mạnh thực sự trong các công việc của thế giới. Trong thời kỳ này, Trung Quốc phát huy ảnh hưởng chủ yếu ở Triều Tiên và Đông dương. Những cuộc tranh luận ầm ĩ về chiếc ghế của Trung Hoa tại Liên Hiệp Quốc đã cho thấy một trong nhiều điểm yếu của tổ chức này, và tình hữu nghị lâu đời giữa Trung Hoa và Mỹ đã bị gác lại.

        Trong năm sau, Cộng sản tìm cách quấy phá phương Tây, khai thác tình cảm dân tộc ở châu Á và chộp lấy những điểm chồi ra, trơ trọi, đầy dẫy ở bán đảo Triều Tiên. Trước đây, những cố gắng của họ ít có tính chất trực tiếp. Ở Đông Dương, đối thủ chính của Pháp là Hồ Chí Minh, người được Mạc Tư Khoa đào tạo nhưng viện trợ vật chất cho chiến tranh du kích thì ở qui mô nhỏ. Ở Malaysia, số kẻ khủng bố tương đối nhỏ bằng cách ám sát những điền chủ, và những người Tầu và Mã Lai trung thành đã ghìm chặt các lực lượng không cân sức để khôi phục lại trật tự. Nhưng những kẻ khủng bố nay nói chung cũng được các quốc gia Cộng sản huấn luyện, đào tạo về lý tưởng và ủng hộ về tinh thần.

        Năm 1943 tại Cairo, Tổng thống Roosevelt, Tưởng Giói Thạch và tôi đã ghi lại quyết tâm của mình là Triều Tiên phải được tự do và độc lập. Đến khi chiến tranh chấm dứt, nước này đã được giải phóng khỏi tay người Nhật và Mỹ chiếm đóng phía nam còn Nga thì phía bắc. Hai nước Triều Tiên được thành lập và mối quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng và cay đắng mỗi lúc một tăng thêm. Vĩ tuyến thứ 38 lập thành một biên giới xáo động và 2 quốc gia rất giống như Đông và Tây Đức. Các cố gắng của Liên Hiệp Quôc nhằm thống nhất đất nước bị sự phản đối của phía Xô Viết cản trở. Tình hình căng thẳng và những sự đụng độ ở biên giới tăng lên. Ngày 25-6-1950, các lực lượng  Bắc Triều Tiên tiến vào Nam Triều Tiên với tốc độ rất nhanh. Liên Hiệp Quốc kêu gọi bên xâm lược rút quân và yêu cầu các nước hội viên giúp vào việc này. Việc Liên Xô bỏ phiếu chống trong trường hợp này không phá được các ý đồ của Liên Hiệp Quốc, chỉ là sự may mắn. Những bất cập của hệ thống này vẫn bị khai thác đi, khai thác lại, trong các năm sau này. 

        Trong trường hợp này, Liên Hiệp Quốc chỉ đơn thuần cung cấp một hành lang để tạo nên các hành động hữu hiệu của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #596 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:58:58 am »


        Những sự kiện trần trụi này hàm chứa một quyết định lịch sử và quan trọng của Tổng thống Truman. Trong thời gian ngắn nhất sau khi xảy ra vụ xâm lăng, ông đã đi đến kết luận là duy nhất chỉ có sự can thiệp vũ trang túc thời của Mỹ là có thể đối phó với tình hình được. Mỹ có lực lượng ở gần nhất nơi xảy ra sự việc và đông nhất, nhưng đó không phải là vấn đề. Như ông đã nói trong hồi ký của mình, "Tôi cảm thấy chắc chắn là nếu để Nam Triều Tiên sụp đổ thì việc này sẽ khuyến khích các nhà lãnh đạo Cộng sản đà bẹp các quốc gia khác ở gần hơn bờ biển của chính chúng ta. Nếu cứ để mặc sự việc tiến diễn mà không bị cản trở thì điều đó có nghĩa là một thế chiến thứ ba". Sự mau lẹ, khôn ngoan và can đảm làm cho ông, theo ý tôi, xứng đáng đứng trong danh sách những Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ. Ở Anh, chính phủ tán thành và ủng hộ người Mỹ và đề xuất đóng góp các đơn vị hải quân. Vào tháng 12, các lực lượng lực quân đã có mặt ở Triều Tiên. Tại Hạ viện, ngày 5/7 phe đối lập ủng hộ ông Attlee, khi đó là Thủ tướng, và tôi nhân danh lãnh tụ phe đối lập, nói là "tôi hoàn toan có khả năng tán đồng với... kết luận khoáng đạt của ông là trên tổng thể, hành động của Mỹ tạo cơ hội tốt nhất để duy trì hòa bình thế giới". Cánh trái của Đảng Xã hội, trung thành với tập tục của mình, đã tách ra khỏi sự can đảm và khôn ngoan của cái đang được làm.

        Con đường đi của chiến tranh là khó khăn, đẫm máu và làm nản lòng. Quân đội Mỹ và Đồng minh đã chặn bước tiến của kẻ xâm lược và sự can thiệp của không lực đã tỏ ra có hiệu quả. Tướng Mac Arthur hành động xung mãnh và mau lẹ và ngày 14/3/51 đã chiếm lại được Seoul thủ đô của Nam Triều Tiên - Hai tháng sau đó, đã vượt qua vĩ tuyến thứ 38. Trong thời gian này, "chí nguyện quân" Trung Quốc bắt đầu ồ ạt kéo đến. Quân tiếp viện được đổ vào từ phía bên kia sông Áp Lục, nơi mà nhân lực khổng lồ của Trung Quốc được tổ chúc thành các đạo quân trang bị như nhau nhưng số lượng thì kinh khủng. Các tướng lĩnh Mỹ thấy là khó có thể tha thứ cho sự tồn tại của một nơi "ẩn náu được ưu đãi" ở ngoài biên giới Mãn Châu. Nơi đây, có các căn cứ không quân của các phi cơ do Xô Viết chế tạo thường xuyên tham gia tác chiến. Sức ép tăng lên đòi hỏi được phép tấn công lãnh thổ Trung Quôdc bằng không quân. Tuy nhiên, Tổng thống Truman kiên quyết không tán thành và trong hàng loạt các sự bất đồng với Mac Arthur được công bố, đã chống lại bước đi đặc biệt nguy hiểm đó. Ông nói "Hồng quân" đang thăm dò chỗ yếu của thiết giáp chúng ta; chúng ta phải chống lại xung lực của họ mà không để bị kéo vào một cuộc chiến tranh toàn cầu." Bản thân tôi cũng theo dõi luồng tư duy đó với một sự lo ngại nào đó. Ngày 30/11 tôi chỉ ra cho Hạ Nghị viện thấy là "chính nghĩa của thế giới sẽ được quyết định ở châu Âu - Nguy hiểm chết người là ở đó". Tôi tự kiềm chế không nhấn quá mạnh quan điểm của mình e rằng cái đó được hiểu là sự phê bình các người chỉ huy Mỹ và làm cản trở những cố gắng của họ hoặc làm suy yếu các mối quan hệ đã buộc chặt số phận chúng tôi với nhau. Các lực lượng Anh quốc và khối Thịnh vượng chung đã có một đóng góp nhỏ nhưng chắc nịch, nhưng nước Mỹ đã chịu hầu hết gánh nặng và phải trả với cái giá gần 100.000 thương vong.

        Tôi không bàn về cán cân của sự thành công về quân sự, và thất bại ở Triều Tiên khó có thể nghĩ rằng kết quả là mỹ mãn. Tuy nhiên, Nam Triều Tiên vẫn duy trì được nền độc lập và tự do, kẻ xâm lược đã bị đẩy lùi với một giá đắt, và quan trọng hơn hết, nước Mỹ đã chứng tỏ mình không ngại sử dụng vũ lực để bảo vệ tự do thậm chí ở một tiền đồn xa đến như vậy.

        Ở một nơi khác nào đó trên lực địa châu Á, các đế quốc phương Tây bị tan vỡ. Người Hà Lan, đồng minh của chúng tôi bị hất ra khỏi Đông Ấn, nơi mà họ đã thiết lập một kiểu cai trị có hiệu quả: Người Pháp đã chịu đựng một cuộc chiến tranh vô vọng và suy kiệt, quân số mỗi năm thu hút nhiều sĩ quan hơn là số được đào tạo ỏ trường quân sự Saint-Cyr. Quân đội Cộng sản được Trung Quốc tăng viện mạnh mẽ dần dần nắm được quyền kiểm soát phía bắc. Tuy có những giai đoạn chống cự oanh liệt, người Pháp buộc phải ròi bỏ khu vực rộng lớn và đông dân này. Sau việc đàm phán kéo dài và đau đớn, họ còn vớt vát được cái gì đó từ sự tan võ trong hy vọng của mình. Ba quốc gia Nam Việt nam, Lào và Campuchia ra đời, độc lập được đảm bảo, nhưng tương lai không chắc chắn. Cũng giống như Bắc Triều Tiên, Bắc Việt Nam duy trì một chính phủ Cộng sản riêng biệt. Chia cắt, một lần nữa, là câu trả lời cho sự xung đột quyền lợi giữa Cộng sản và phương Tây. Cả 3 nước này có bè phái trong nội bộ và bị lu mờ bên cạnh người láng giềng khổng lồ phương bắc.

        Những sự biến đổi ở châu Á là vô cùng. Có thể đó là điều không thể tránh được. Nếu trong bản tường thuật này có cái gì đáng tiếc thì đừng giả thiết đó là sự thù địch đối với quyền tự quyết của những người châu Á, hoặc là sự phản ảnh về địa vị và sự toàn vẹn của họ. Nhưng các phương tiện dẫn đến tình hình hiện tại làm cho chúng ta phải do dự. Việc đổ máu nhiều như vậy có cần thiết không? Không có sự căm ghét do áp lực từ bên ngoài gây ra cũng như không có sự mất ảnh hưởng do chúng tôi thất bại sớm trong cuộc chiến ở Đông Nam Á, thì liệu việc tiến tới cùng một kết cục có vui vẻ hơn không và liệu bản thân sự kết cục có ổn định hơn không?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #597 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:59:51 am »


       
*

        Một phần lớn của Thế Chiến thứ 2 đã diễn ra để bảo vệ chiếc cầu nối liền châu Phi với châu Á, duy trì nguồn cung cấp nhiên liệu và bảo vệ kênh Suez. Trong quá trình này, các nước Trung đông và nhất là Ai Cập đã có sự thuận lợi là được bảo vệ chống lại sự xâm lăng của Đức và Ý mà không bị tổn thất gì. Tiếp theo là sự tăng thêm nữa số các quốc gia độc lập nằm trong lĩnh vực của Đế quốc Ottoman trước đây. Việc Pháp rút khỏi Sirya và Liban là điều cay đắng nhưng không tránh được. Không ai có thể cho là bản thân chúng tôi đã kiếm chác được từ việc này. Trên toàn bộ khu vực nay, thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy của tinh thần dân tộc mà hệ quả của nó vẫn còn tiếp tục. Từ Indonesia đến Ma-rốc, người Hồi giáo đang nung nấu lòng quyết tâm của họ đối địch với các cường quốc phương Tây, nhất là những người có trách nhiệm ở hải ngoại về các vấn đề khá kỳ quặc. Giữa những tiếng gào thét về tự trị và độc lập thì rất dễ quên những lợi ích đáng kể mà sự cai trị của phưung Tây đã đem lại. Cũng rất khó mà thay thế cái trật tự mà các cường quốc có thuộc địa vận dụng trên các khu vực rộng lớn bằng một hệ thống ổn định với các quốc gia có chủ quyền. Đối với Anh, vấn đề nan giải nhất là Palestine trong các khu vực này. Kể từ khi có bản tuyên bố Balfour năm 1917, tôi vẫn là người ủng hộ chính nghĩa của người Do Thái một cách trung thành. Tôi không bao giơ cảm thấy là các nước A Rập đã nhận được từ chúng tôi bất cứ cái gì không phải là "chơi đẹp". Bản thân sự tồn tại của họ như là những quốc gia là do Anh, và chỉ do Anh mà có. Chúng tôi đã tạo dựng ra họ; tiền bạc của Anh, cố vấn của Anh đã đặt bước tiến cho sự tiến bộ của họ. Vũ khí Anh bảo vệ họ. Chúng tôi đã và đang có nhiều người bạn trung thành và dũng cảm trong khu vực này. Vua Abdullah đã quá cố là người cai trị khôn ngoan nhất. Việc ông bị ám sát đã mất đi một cơ hội giải quyết hòa bình và vấn đề rối loạn ở Pakistan - Vua Ibn Saud là người đồng minh kiên quyết và trung thành nhất - Ở Irag, tôi theo dõi với lòng ngưỡng mộ sự thông minh khôn khéo và tư cách dũng cảm của Nuri-es-Said, người đã trung thành phục vụ quốc vương của mình và dẫn dắt đất nước trên con đường của sự khôn ngoan, không ngại sự đe dọa từ bên ngoài cũng như lời la hò trong nước nhập từ nước ngoài. Bất hạnh thay, những người này là ngoại lệ.

        Trên cương vị một nước được giao quyền ủy trị, Đại Anh quốc phải đối mặt với một vấn đề gai góc là đưa người Do Thái di cư về quê hương xứ sở của họ và bảo vệ các quyền của người dân A Rập. ít người trong chúng ta có thể phê phán người Do Thái về những quan điểm gay gắt của họ về vấn đề này. Không thể trông đọi một thái độ hoàn toàn biết điều ở một dân tộc chịu đựng đau khổ vì sự tồn tại quốc gia thực sự đã bị tiêu diệt. Nhưng những hoạt động của các kẻ khủng bố nhằm đạt được mục đích của mình bằng cách tàn sát các quan chức và binh lính Anh là một hành động vô ơn bĩ ổi nhằm tạo một ấn tượng sâu sắc. Trên thế giới không có nước nào ít thích hợp hơn nước Anh cho sự xung đột với chủ nghĩa khủng bố: Đây không phải là sự yếu hèn hoặc phản bội. Nó là sự kiềm chế và tinh thần đạo đức, và lối sống của chúng tôi trên hòn đảo được bảo vệ thành công. Bị đau nhức vì những vụ ám sát ở Palestine, bị các nước Trung đông, thậm chí cả các đồng minh của mình lăng nhục, thì không phải là điều bất thường mà chính phủ Anh khi đó cuối cùng đã bỏ mặc vấn đề, và năm 1948 để mặc người Do Thái tự tìm cách cứu mình. Cuộc chiến tranh ngắn ngủi tiếp theo đó đã làm tan đi lòng tin của các nước A Rập, bao vây tứ phía để giết chóc bừa bãi.

        Kể từ đó, sự ra đời bằng bạo lực lây lan của nhà nước Do Thái làm sâu sắc thêm các khó khăn ở Trung đông. Tôi cảm phục trước công việc tiến hành xây dựng một quốc gia ở đó, cải tạo sa mạc và tiếp nhận không biết bao người bất hạnh trong các cộng đồng Do Thái trên khắp thế giới. Nhưng triển vọng thì tối tăm. Tình thế hàng trăm ngàn người A Rập bị đẩy ra khỏi nhà của mình và cuộc sống không an toàn trong khu đệm được lập ra xung quanh biên giới Israel của họ là tàn bạo và nguy hiểm. Biên giới Israel lóe lên những vụ giết người đột kích, và các nướC A Rập bày tỏ sự thù địch bất khả dung hòa với quốc gia mới. Các nhà lãnh đạo A Rập có tầm nhìn xa không thể khuyến cáo sự ôn hòa mà không bị la ó đả đảo và đe dọa ám sát. Đó là một cảnh đầy đe dọa và đen tối về bạo lực, va điên cuồng không có giới hạn. Có một điều rõ ràng - cả danh dự và sự khôn ngoan đều yêu cầu là quốc gia Israel phải được bảo tồn và dân tộc dũng cảm, năng động và phức tạp này phải được sống trong hòa bình với các láng giềng của mình. Họ có thể đem lại một số lượng vô giá về tri thức khoa học, sự cần cù và năng suất - Họ phải có cơ hội để làm như vậy vì lợi ích của toàn thể Trung đông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #598 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:01:22 am »

        
*

        Trước khi tôi hoàn tất việc đánh giá tổng quát các việc đã đụng chạm đến tôi từ khi chiến tranh xảy ra, chúng ta hãy nhìn vào Liên Hiệp Quốc. Bộ máy của chính phủ quốc tế có thể không thực hiện được mục đích của mình. Khi chiến tranh đến gần, ý tưởng của tôi là những bộ óc vĩ đại nhất, những tư tưởng vĩ đại nhất mà con người có phải điều khiển thế giới. Điều này buộc phải dẫn đến việc xếp loại các nước thành viên lớn hay nhỏ. Hình ảnh mà Liên Hiệp Quốc đại diện chỉ là sự xác định một cách vô bổ sự bình đẳng về ảnh hưởng và sức mạnh không có liên quan gì đến sự kiện trong thực tiễn. Kết quả là một quá trình vận động khôn khéo trong hành lang tìm cách điều khiển chính phủ của thế giới, tôi nói tìm cách bởi vì lá phiếu của một nước có 1 hoặc 2 triệu dân không thể quyết định hoặc thậm chí thay đổi hành động của các nước hùng mạnh. Liên Hiệp Quốc, ở hình thức hiện tại, phải khúm núm trước sự độc tài của kẻ mạnh và sự đe dọa nơi kẻ yếu. Các nước nhược tiểu không có quyền phát ngôn cho toàn thể nhân loại. Họ phải và có lẽ sẽ chấp nhận một ngôi thứ thấp hơn. Thế giới phải được điều khiển bởi những người lãnh đạo các nhóm nước gắn với nhau về mặt địa lý. Quá trình đơn thuần để các nhóm tự định hình chứ không phải đánh giá họ qua sức mạnh hoặc số lượng.

        Tôi không có ý định gợi ý là mọi cố gắng và hy sinh của Anh quốc và đồng minh của mình ghi lại trong những tập của cuốn Hồi ký về Chiến tranh là không mang lại cái gì mà chỉ dẫn đến một tình trạng nguy hiểm hơn, ảm đạm hơn so với lúc ban đầu. Trái lại, tôi giữ vững lòng tin là chúng tôi đã không cố gắng một cách vô ích. Nga đang trở thành một nước buôn bán lớn. Nhân dân họ ngày càng nếm trải sâu sắc hơn những phức tạp và những liều thuốc giảm nhẹ nhất thời đau khổ trong cuộc nhân sinh - những cái mà trong tương quan với các vấn đề của thế giới đã lam cho các kế hoạch của Karl Marx trỏ nên bất hợp thời. Các sức mạnh tự nhiên đang hoạt động tự do hơn và có cơ hội lớn hơn làm phát triển và thay đổi tư duy và khả năng của con người nam cũng như nữ. Những sức mạnh ấy lớn hơn nhiều, linh hoạt hơn nhiều trong cơ chế rộng lớn của một đế chế hùng mạnh mà Karl Marx trong căn nhà tiều tụy của ông không bao giơ quan niệm nổi. Và khi chiến tranh tự khoanh lại bằng những sự tiêu diệt lẫn nhau, thì có vẻ chắc chắn là việc hoãn nó lại mỗi lúc một tăng lên. Những sự tranh chấp giữa các quốc gia, hoặc các lục địa, hoặc các hỗn hợp các quốc gia chắc chắn sẽ liên tục xảy ra. Nhưng về đại thể, xã hội loài người sẽ phát triển dưới nhiều hình thức mà một bộ máy của một đảng không ôm nổi. Bởi vậy, chừng nào mà thế giới tự do còn gắn kết với nhau - đặc biệt là Anh và Mỹ, - và duy trì được sức mạnh của mình, thì Nga sẽ nhận ra là hòa bình và sung túc có nhiều cái để cho hơn là chiến tranh hủy diệt. Việc mở rộng tư duy là một quá trình đạt được động lực thông qua việc tìm kiếm cơ hội cho tất cả ai có yêu cầu. Và rất có thể, nếu sự tùng trải, hiểu biết và lòng kiên nhẫn được dùi mài, thì "Cơ Hội Cho Mọi Người" sẽ chinh phục được các khối óc và kiềm chế các tham vọng của loài người.

Chartwell, Westerham,          
Kent                        
Ngày 10 tháng 2 năm 1957        
WINSTON, s. CHURCHILL        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #599 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 11:05:20 am »

     
MỤC LỤC

PHẦN 3: ĐẠI ĐỔNG MINH   

1.   ĐỒNG MINH XÔ VIET CỦA CHÚNG TÔI   
2.   CUỘC GẶP CỦA TÔI VỚI ROOSEVELT   
3.   BA TƯ VÀ SA MẠC   
4.   TRÂN CHÂU CẢNG!   
5.   MỘT CHUYẾN ĐI GIỮA LÒNG CUỘC CHIẾN THẾ GIỚI   
6.   NHỮNG THỎA THUẬN CHUNG ANH - MỸ   
7.   SINGAPORE SỤP ĐỔ   
8.   THIÊN ĐƯỜNG CỦA CÁC TÀU NGẦM   
9.   NHỮNG CHIẾN THẮNG CỦA HẢI QUÂN MỸ   
10.   "THÀNH LẬP NGAY MẶT TRẬN THỨ HAI"   
11.   CHUYẾN THĂM WASHINGTON THỨ HAI CỦA TÔI. TOBRUK
12.   SỰ CHỈ TRÍCH TẠI QUỐC HỘI   
13.   QUÂN ĐOÀN THỨ 8 CÙNG ĐƯỜNG   
14.   CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA TÔI TỚI CAIRO. NHỮNG THAY ĐỔI Ở BỘ CHỈ HUY   
15.   MATXCOVA: CUỘC GẶP GỠ ĐẦU TIÊN   
16.   MATXCOVA: THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ   
17.   CĂNG THẲNG VÀ HỒI HỘP   
18.   TRẬN ALAMEIN   
19.   ĐUỐC ĐÃ THẮP SÁNG   
20.   HỘI NGHỊ CASABLANCA   
21.   THỔ NHĨ KỲ, STALINGRAD VÀ TUNIS   
22.   MỤC TIÊU: Ý   

PHẦN 4: TOÀN THẮNG VÀ THẢM KỊCH 1943 - 1945   

1.   CHIẾM SICILY VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MUSSOLINI   
2.   CẢNG NHÂN TẠO
3.   CUỘC XÂM CHIẾM NƯỚC Ý
4.   BẾ TẮC Ở ĐỊA TRUNG HẢI
5.   NHỮNG CHUYẾN ĐI TIẾP TẾ QUA BẮC CỰC
6.   TEHERAN: SỰKHỞI ĐẦU
7.   TEHERAN: KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
8.   CARTHAGE VÀ MARRAKESH
9.   NGUYÊN SOÁI TITO: NỖI ĐAU HY LẠP
10.   CÚ ĐẤM ANZIO
11.   CHIẾN DỊCH "OVERLORD"
12.   ROME VÀ NGÀY D.
13.   TÙ NORMANDY ĐẾN PARIS
14.   Ý VÀ CUỘC ĐỔ BỘ VÀO RIVIERA
15.   NHŨNG THẮNG LỢI CỦA NGA
16.   MIẾN ĐIỆN
17.   CUỘC CHIẾN Ở VỊNH LEYTE
18.   GIẢI PHÓNG TÂY ÂU
19.   THÁNG MƯỜI Ở MATXCƠVA
20.   PARIS VÀ ARDENNES
21.   GIÁNG SINH Ở ATHENS
22.   MALTA VÀ YALTA - NHỮNG KẾ HOẠCH CHO HÒA BÌNH THẾ GIỚI
23.   NGA VÀ BA LAN: LỜI HỨA HẸN CỦA XÔ VIẾT
24.   VƯỢT SÔNG RHINE
25.   BỨC RÈM SẮT
26.   SỰ ĐẦU HÀNG CỦA NGƯỜI ĐỨC
27.   KHOẢNG CÁCH NỚI RỘNG
28.   BOM NGUYÊN TỦ LỜI BẠT

HẾT

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM