Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:01:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53154 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #410 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:21:15 am »


*

        Cuộc chiến đấu đơn thương độc mã của nước Anh chống lại tàu ngầm, thủy lôi, và oanh tạc cơ Đức trong khoảng hai năm rưỡi đầu tiên của cuộc chiến tranh đã được miêu tả ở phần trên. Sự kiện tối quan trọng được mong đợi từ lâu - việc Mỹ gia nhập Đồng minh do vụ tấn công của Nhật vào Trân Châu cảng -  dường như thoạt đầu khiến cho chúng tôi gặp nhiều nguy hiểm hơn trên biển. Trong giai đoạn 1940 - 1941 hàng năm chúng tôi bị mất bốn triệu tấn hàng hóa. Năm 1942, khi Mỹ trở thành đồng minh của chúng tôi, con số này tăng lên gần gấp đôi, và tàu bè của Đồng minh bị đánh đắm với tốc độ nhanh hơn tốc độ họ chế tạo được những cái mới. Năm 1943, nhờ có chương trình  chế tạo tàu trên qui mô lớn của Mỹ, số lượng hàng hóa được vận chuyển cuối cùng cũng vượt qua số lượng bị mất mát bởi nhiều nguyên nhân, và trong quý II, lần đầu tiên ngươi ta được chứng kiến số lượng tàu ngầm Đức bị đánh chìm lớn hơn so với tàu chở hàng của Đồng minh. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, là cả một cuộc xung đột kéo dài và đầy cay đắng.

        Trận Đại Tây Dương chính là nhân tố chi phối toàn bộ cuộc chiến tranh. Chúng tôi không thể nào được phép quên, dù chỉ trong giây lát, rằng mọi sự kiện ở bất kỳ nơi nào khác, trên bộ, trên biển, hay trên không, rút cuộc đều phụ thuộc vào kết quả của trận đánh này. Va đằng sau tất cả mối quan tâm chúng tôi theo dõi sự thay đổi hàng ngày của nó với niềm hy vọng và cả sự thấp thỏm. Câu chuyện về công sức vất vả và liên tục. thường là trong điều kiện cực kỳ khó chịu và đáng thất vọng, luôn bị những nguy hiểm vô hình rình rập, đã được thắp sáng lên bởi những sự cố và bi kịch. Nhưng đối với từng người lính hải quân hay không quân thật chẳng có bao nhiêu khoảnh khắc hành động để phá vỡ tính chất đơn điệu của những ngày chờ đợi lo âu, kéo dài dường như bất tận. Không được phép lơ là cảnh giác. Bước ngoặt khốc liệt có thể vào bất cứ lúc nào lóe sáng lên trên chiến trường với một vận may rực rỡ, hoặc thiêu cháy tất cả với một bi kịch thảm khốc.

        Nhiều hành động anh dũng và sự nhẫn nại đến không tin nổi đã được ghi nhận, thế nhưng chiến công của những người đã hy sinh thì sẽ chẳng bao giờ được biết đến. Các thủy thủ tàu hàng của chúng tôi đã bộc lộ những phẩm chất tuyệt vời, và tình huynh đệ trên biển cả sẽ chẳng bao giờ thể hiện một cách ấn tượng như đã thể hiện trong quyết tâm của họ đánh bại tàu ngầm Đức. Vào tháng Tư năm 1943 chúng tôi có thể chứng kiến tình thế trở lại mức cân bằng. Các đội tàu ngầm của Đức không dám trồi lên mặt nước, và luôn bị quấy phá. Trong khi trên mặt biển và trên bầu trời các đoàn hộ tống đã đủ sức đương đầu với những cuộc tấn công của kẻ thù. Chúng tôi đã đủ mạnh để thành lập những hải đội khinh ky bao gồm những tàu chiến nhỏ, cơ động. Đây là điều tôi đã chờ mong từ lâu. Hai trăm ba mươi lăm tàu ngầm, số lượng lớn nhất mà lần đầu tiên quân Đức có được trong tay, đã vào cuộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #411 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:24:01 am »


        Thế nhưng các hải đội bắt đầu nao núng. Chúng không hề còn có cảm giác an toàn nữa. Những cuộc tấn công của chúng, ngay cả trong những điều kiện thuận lợi, cũng không còn dồn dập như trước nữa, và thiệt hại của chúng tôi ở Đại Tây Dương giảm đi chừng ba trăm ngàn tấn. Chỉ riêng trong tháng Năm 40 tàu ngầm Đức bị đánh chìm ngoài đại dương. Bộ Hải Quân Đức theo dõi hải đồ với sự tập trung cao độ, và đến cuối tháng Đô đốc Doenitz đã ra lệnh cho các con tàu còn lại trong hạm đội của mình án binh bất động, hoặc chỉ chiến đấu ở những vùng ít gặp rủi ro hơn. Đến tháng Sáu số lượng tàu của chúng tôi bị đánh chìm giảm xuống con số nhỏ nhất tính từ khi Hoa Kỳ tham chiến. Những đoàn tàu hàng cập bến nguyên vẹn, đường tiếp tế trở nên an toàn, và chúng tôi đã chiến đấu và chiến thắng trong trận quyết định.

        Các đạo quân của chúng tôi hiện giờ đã có thế triển khai vượt biển đến những nơi hiểm yếu đối với quân Hitler. Sự bật rễ của phe Trục ở Bắc Phi đã mở cho các đoàn tàu hộ tống của chúng tôi tuyến đường thẳng tới Ai Cập, Ấn Độ và Úc, dưới sự bảo vệ của hải quân và không quân đóng ở các căn cứ mới chiếm được nằm theo dọc tuyến đường này từ eo Gibraltar đến kênh đào Suez. Chẳng bao lâu sau chúng tôi đã không con phải đi con đương vòng qua mũi Cape, con đường đã khiến chúng tôi tốn rất nhiều thời gian, công sức và hàng hóa. Sự tiết kiệm trung bình 45 ngày cho mỗi chuyến tàu tới Địa Trung Hải đã khiến lượng hàng hóa được chuyên chở đột nhiên tăng vọt lên.

        Sự thất bại của tàu ngầm Đức đã tác động tới tất cả các sự kiện tiếp theo, đến đây chúng tôi đành phải đẩy câu chuyện đi tiếp. Trong suốt một thời gian những tàu ngầm này đã phải lẩn lút ở những vùng biển xa xôi, ít tàu bè qua lại, thuộc Nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, nơi mà lực lượng phòng thủ của chúng tôi tương đối yếu, nhưng chúng tôi không đặt nhiều mục đích ở đó. Sự tấn công bằng đường hàng không của chúng tôi ở Vịnh Biscay ngày càng dữ dội. Trong tháng bảy, ba mươi bảy tàu ngầm Đức đã bị đánh chìm, chủ yếu là bởi các cuộc oanh kích, và gần một nửa trong số đó bị đắm ở Vịnh Biscay. Trong ba tháng cuối năm, 53 chiếc đã bị phá hủy, trong khi chúng tôi chỉ mất 47 tàu hàng.

        Trong suốt mùa thu bão táp, tàu ngầm Đức đã chiến đấu một cách vô ích, chẳng thu được bao nhiêu kết quả, trong một nỗ lục nhằm khôi phục lại uy thế trên Bắc Đại Tây Dương. Mặc dù trước thực tế nghiệt ngã Đô đốc Doenitz buộc phải chùn bước, y vẫn cho duy trì một lượng tàu ngầm lớn hơn bao giờ hết. Nhưng cuộc tấn công của chúng không còn nguy hiểm như trước nữa, và đôi khi chúng thử tìm cách xuyên thủng tuyến phòng ngự của chúng tôi. Mặc dù vậy y không hề tuyệt vọng. "Kẻ thù", y tuyên bố vào tháng Giêng năm 1944, "đã thành công với việc giành được lợi thế trong phòng thủ. Sẽ có ngay ta sẽ mời Chirchill thưởng thúc một cuộc chiến tranh tàu ngầm ra trò. Vũ khí tàu ngầm không hề bị tiêu diệt bởi những thất bại trong năm 1943. Ngược lại, vũ khí này trở nên mạnh hơn. Sang năm 1944, một năm thành công nhưng cũng rất cực nhọc, chúng ta sẽ nghiền nát đường tiếp tế của nước Anh bằng một loại vũ khí tàu ngầm mới".

        Sự tin tưởng này không phải là không hoàn toàn có cơ sở. Nước Đức đang nỗ lực chế tạo một loại tàu ngầm mới có thế chạy nhanh hơn và xa hơn nhiều. Cùng lúc đó nhiều tàu ngầm kiểu cũ được rút về và gắn ống thông hơi, và có thể hoạt động ở vùng duyên hải nước Anh. Thiết bị mới này cho phép những tàu ngầm này có thể nạp lại ắc quy trong khi vẫn lặn dưới nước, với chiếc ống thông hơi nhỏ trồi lên trên mặt nước. Cũng do vậy khả năng tránh sự phát hiện của máy bay đã được cải thiện, và chẳng bao lâu sau người ta biết rằng những chiếc tàu ngầm đã được gắn ống thông hơi nhằm mục đích quấy phá con đường kênh từ Anh qua Pháp bất cứ lúc nào Đồng minh mở cuộc xâm nhập vào lục địa. Những gì xảy ra sẽ được thuật lại theo đúng tiến trình phát triển của các sự kiện. Lúc này chính là thời điểm cần phải quay lại với chiến trường Địa Trung Hải và tháng Bảy năm 1943.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #412 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:24:33 am »


*

        Tướng Eisenhower cho rằng chỉ nên tấn công Sicily khi mục đích của chúng tôi là giải phóng tuyến đường qua Địa Trung Hải. Nếu mục đích thực sự của chúng tôi là tấn công và đánh bại nước Ý, theo ông, chúng tôi nên nhằm vào hai mục tiêu trước mắt là Sardinia và Corsica, "do hai hơn đảo này nằm bên sườn nước chiếc giày ống Ý và sẽ buộc quân địch phải phân tán lực lượng nhiều hơn so với việc chiếm đảo Sicily nằm cách xa cái mũi đầy núi non của bán đảo này". Đây, không còn nghi ngờ  gì nữa, chính là quan điểm quân sự có súc thuyết phục cao, mặc dù đó là quan điểm mà tôi không thể chia xẻ được. Thế nhưng các thế lực chính trị đã vào cuộc, và cuộc xâm chiếm trực tiếp Sicily sẽ mang lại những kết quả tức thời và có ảnh hưởng sâu rộng.

        Cuộc đánh chiếm Sicily với mật danh "Husky" là một nhiệm vụ có tầm quan trọng bậc nhất. Mặc dù nó có thể bị che khuất bởi những sự kiện ở Normandy, hoan toàn không được phép đánh giá thấp tầm quan trọng và mức độ gay go của nó. Cuộc đổ bộ được chuẩn bị trên cơ sở kinh nghiệm ở Bắc Phi, và những người vạch ra kế hoạch cho chiến dịch "Overlord" đã rút ra nhiều kinh nghiệm từ "Husky". Trong cuộc tập kích mở đầu có gần ba ngàn tàu chiến và xuồng đổ bộ tham gia, chở được 160.000 binh sĩ, 14.000 xe cơ giới, 600 xe tăng và 1.800 khẩu đại bác. Những lực lượng này phải được tập trung, huấn luyện, trang bị tại những căn cứ nằm rải rác ở Địa Trung Hải, Anh và tận bên Mỹ, và cuối cùng được đưa lên tàu với toàn bộ số quân trang quân dụng cồng kềnh dùng cho cuộc đổ bộ. Bất chấp những lo lắng, mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ, và là một ví dụ điển hình của việc phối hợp tác chiến. Bởi những lý do về sách lược, cho tới thời điểm này chúng tôi trao quyền chỉ huy và điều hành chiến dịch Bắc phi cho phía Mỹ. Nhưng giờ đây chúng tôi đã bước vào một giai đoạn mới - cuộc đánh chiếm Sicily, và những gì ắt phải xảy ra kế tiếp nó. Mọi người nhất trí rằng cuộc chiến với nước Ý phụ thuộc vào kết quả trận đánh ở Sicily. Do người Mỹ ngày càng quan tâm đến chiến dịch mạo hiểm có quy mô lớn hơn này, thay vì tạm bằng lòng với kế hoạch tấn công Sardinia trong suốt phần thời gian còn lại của năm đó, và trong khi triển vọng của một chiến dịch chung khác đang mở ra, tôi cảm thấy nước Anh cần phải đóng một vai trò chí ít là bình đắng với người Đồng minh của mình. Tỷ lệ của các quân đoàn hiện có trong tháng Bảy như sau: nước Anh 8 sư đoàn, nước Mỹ 6. Không quân Mỹ chiếm 55%, không quân Anh 45%. Hải quân Anh 80%. Ngoài ra còn có một số lượng đáng kể các quân đoàn của Anh đóng ở Trung Đông và miền Đông Địa Trung Hải, bao gồm cả Lybia, nằm dưới sự chỉ huy độc lập của Tướng Maitland Wilson từ Tổng hành dinh quân Anh ở Cairo. Trong bối cảnh như vậy việc chúng tôi chí ít phải có vị trí bình đẳng ở Bộ Tư lệnh Tối cao dường như không phải là quá nhiều. Và điều này đã được các chiến hữu trung thành của chúng tôi vui vẻ chấp nhận. Hơn nữa, chúng tôi còn được trao quyền trực tiếp chỉ huy trận đánh. Alexander sẽ chỉ huy Tập đoàn quân 15, gồm Quân đoàn 7 của Mỹ dưới quyền Tướng Patton và Quân đoàn 8 của Anh dưới quyền Montgomery. Nguyên soái không quân Tedder chỉ huy không quân Đồng minh, và Đô đốc Cunningham chỉ huy hải quân Đồng minh. Toàn bộ các quân chủng nằm dưới sự chỉ huy chung của Tướng Eisenhower.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #413 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:24:59 am »


        Cuộc oanh kích dồn dập vào hòn đảo bắt đầu từ ngày 3 tháng Bảy với việc ném bom xuống các sân bay ở cả Sicily lẫn Sardinia, làm cho nhiều sân bay bị tê liệt. Các máy bay tiêm kích của địch được ném vào cuộc phòng ngự, và các máy bay ném bom tầm xa của chúng buộc phải rút vào lục địa Ý. Bốn trong số năm chiếc phà hoạt động trên eo biển Messina đã bị đánh chìm. Cho đến thời điểm các đoàn tàu tiếp tế của chúng tôi có thể tiếp cận hòn đảo, sự vượt trội về không quân của chúng tôi đã được xác lập, và tàu chiến cùng máy bay của phe Trục không hề có một nỗ lực đáng kể nào để có thể can thiệp vào cuộc tập kích đường biển của quân Đồng minh. Các kế hoạch nghi binh của chúng tôi đã buộc địch cho đến phút chót vẫn nghi nghi hoặc hoặc không biết chúng tôi sẽ đánh vào đâu. Sự di chuyển của hải quân và các cuộc tập trận ở Ai Cập làm cho địch nghĩ rằng chúng tôi sẽ đánh Hy Lạp. Từ khi mất Tunis, địch đã cử nhiều máy bay tới Địa Trung Hải, thế nhưng những phi đội chi viện lại không tới Sicily, mà tới miền Đông Địa Trung Hải, vùng Tây Bắc nước Ý và đảo Sardinia. Ngày 10 tháng 7 là ngay được xác định cho cuộc tấn công. Vào sáng ngày 9 tháng 7, các hạm đội tiến về bờ biển Sicily. Trên đường tới Chequers, nơi tôi sẽ chờ kết quả trận đánh, tôi đã ngồi một giờ liền trong Phòng Tác chiến của Bộ Hải quân. Chiếc bản đồ chiếm hết một bức tường chỉ ra đường tiến đến các bãi tập kích trên bờ biển Sicily của các đội tàu tiếp tế, tàu hộ tống và các chi đội hỗ trợ. Cho tới nay đây là cuộc đổ bộ vĩ đại nhất trong lịch sử. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào thời tiết.

        Buổi sáng trơi đẹp, nhưng đến trưa trời nổi gió, một cơn gió mát trái mùa thổi theo hướng tây bắc. Trong buổi chiều gió càng mạnh lên, và đến tối biển động mạnh, làm cho việc đổ bộ, đặc biệt là vào các bãi phía tây do quân Mỹ đảm nhiệm, trở nên mạo hiểm. Các liên đội xuồng đổ bộ từ Malta và nhiều cảng ở châu Phi giữa hai vùng Bizerta và Benghazi lao về phía bắc đang phải trải qua một cuộc hành trình đầy vất vả.

        Việc đổ bộ được chuẩn bị có thể hoãn lại trong trường hợp cần thiết, nhưng quyết định này bắt buộc phải được đưa ra chậm nhất là vào giữa trưa. Lo lắng theo dõi tình hình từ Tổng hanh dinh của mình, Bộ trưởng Hải quân dùng tín hiệu để tìm hiểu về điều kiện thời tiết. Đô đốc Cunningham trả lời vào lúc 8 giờ tối: "Thời tiết không thuận lợi, nhưng chiến dịch đang triển khai". "Rõ ràng là", ông ta nói, "đã quá muộn để trì hoãn", nhưng tình hình cũng đáng lo lắng, đặc biệt là đối với những tàu này đã bị chậm lại dọc đường và phân tán mỗi chiếc một nơi. Nhiều tàu chiến đến nơi chậm, nhưng rất may mắn là không có thiệt hại lớn. "Con gió", Cunningham nói, "đã nhân từ dịu đi trong đêm, và đến sáng ngày mùng 10 thì dùng hẳn, chỉ để lại những con sóng lờ vờ đập vào bãi biển phía tây..." Thời tiết xấu đã vô tình tạo cho chúng tôi sự bất ngờ. Đô đốc Cunningham tiếp tục: "Kế hoạch nghi binh hữu hiệu và cách di chuyển lạc hướng địch của những đội tàu đã hoàn thành vai trò của mình". Thêm vào đó sự cảnh giác của kẻ thù có phần lơi lỏng do vào tuần trăng đó trời không sáng lắm. Cuối cùng là gió nổi lên, oái oăm lại vào sát giờ đã định khiến cho hầu như khó có thể thực hiện việc đổ bộ. Tất cả những nhân tô bất lợi như vậy đã thực sự có tác dụng làm cho quân lính Ý, đã mệt lử ra sau bao đêm canh gác, lăn ra ngủ với câu nói đầy yên tâm: "Nhờ Trời đêm nay dù thế nào chăng nửa thì chúng cũng chẳng thể nào mò tới đây được". Thế mà chúng tôi đã đến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #414 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:25:29 am »


        Lực lượng không quân đã gặp phải số phận không may mắn. Hơn một phần ba số tàu lượn chở Lữ đoàn Đổ bộ số 1 được thả xuống từ máy bay quá sớm và nhiều binh sĩ trên đó đã bị chết đuối. Số còn lại rơi rải rác xuống phía đông nam Sicily, và chỉ có 12 tàu lượn đến được đích là một chiếc cầu quan trọng. Ngoài ra con số tám sĩ quan và sáu mươi lăm binh sĩ đã đánh chiếm cầu cho tới khi viện binh tới sau 12 tiếng chỉ có mười chín người còn sống sót. Đây là một chiến công đã bị bỏ quên. Trên mặt trận của người Mỹ các cuộc đổ bộ bằng đường không cũng bị phân tán trên một diện rộng, thế nhưng chính nhiều phân đội nhỏ đã khiến cho các sư đoàn bảo vệ bờ biển của Ý phải lo lắng vì họ đã gây cho địch những rối loạn và tổn thất bên trong đất liền. Những cuộc đổ bộ bằng đường biển, dưới sự bảo vệ liên tục của máy bay tiềm kích, đã thành công mỹ mãn ở khắp mọi nơi. Mười hai sân bay chẳng mấy chốc đã nằm trong tay chúng tôi, và cho đến ngày 8 tháng bảy chỉ còn 25 máy bay Đức trên đảo còn có thể hoạt động được. Một ngàn một trăm máy bay, trong đó hơn một nửa là của quân Đức, bị phá hủy hoặc hư hỏng nặng. Quân địch, một khi đã định thần lại sau cú choáng váng đầu tiên, đã ngoan cố chống trả. Cuộc chiến đấu trên đất liền cực kỳ khó khăn. Đường xá rất nhỏ, và việc tiến quân xuyên đảo thường xuyên không thể thực hiện được, trừ trương hợp đối với bộ binh. Trên mặt trận của Quân đoàn 8, hàng loạt ngọn núi cao chót vót của dãy Etna đã ngăn đường tiến quân, và tạo điều kiện cho kẻ thù có thể theo dõi sự di chuyển của chúng tôi. Do địch đóng ở vùng đồng bằng Catania, chỉ có binh sĩ của chúng tôi bị náo loạn bởi bệnh sốt rét. Dù sao đi nữa, một khi chúng tôi đã lên bờ an toàn và không quân của chúng tôi cất cánh từ những sân bay mới chiếm được, thì chiến thắng là tất nhiên, không còn nghi ngờ gì nữa. Ngược lại với những hy vọng ban đầu của chúng tôi, phần lớn quân Đức đã kịp rút lui qua eo biển Messina, nhưng sau ba mươi tám ngày chiến đấu Tương Alexander đã điện về: "Đến 10 giờ sáng ngày nay, 17 tháng Tám năm 1943, tên lính Đức cuối cùng đã bị đánh bật ra khỏi Sicily và toàn bộ hòn đảo bây giờ đây đã nằm trong tay ta."

        Bước tiến chiến lược tiếp theo của chúng tôi vẫn còn chưa được quyết định. Chúng tôi phải vượt eo biển Messina và chiếm lấy cái đầu mũi của bán đảo Ý, chúng tôi phải chiếm lấy gót chân Taranto, hay chúng tôi phải đổ bộ ngược lên bờ biển phía tây, chỗ vịnh Salerno, và chiếm lấy Naples? Hay là, một lần nữa chúng tôi phải tự giới hạn mình trong việc chiếm Sardinia? Thắng lợi vừa rồi đã làm sáng tỏ vấn đề. Vào ngày 19 tháng Bảy các máy bay ném bom của Mỹ đã tấn công các sân ga xe lửa và sân bay ở Rome. Cuộc tàn phá được thực hiện, và cơn sốc thật nghiêm trọng. Sự tan vỡ nhanh chóng của nước Ý đã có khả năng trở thành hiện thực. Mặc dù vậy, người Mỹ vẫn cho rằng không một chiến dịch ở bất kỳ nơi nào khác, đặc biệt là "Overlord", tạo nên thế mạnh ở Địa Trung Hải.

        Sự bảo lưu này sẽ gây ra một mối lo lắng dữ dội trong suốt cuộc đổ bộ ở Salemo. Trong khi những cuộc tranh luận có phần gay gắt vẫn tiếp tục, thì tình hình đã biến đổi hoàn toàn với sự sụp đổ của Mussolini.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #415 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:25:48 am »


        Mussolini giờ đây phải chịu đựng toàn bộ gánh nặng của những tai họa quân sự mà y, sau nhiều năm cầm quyền, đã đưa đất nước vào đó. Ý đã nắm toàn bộ sự kiểm soát gần như tuyệt đối và không thể chuyển gánh nặng này sang vai Nhà nước quân chủ, Quốc   hội, đảng Phát xít, hay    Bộ Tổng Tham mưu. Mọi thứ    đều đổ    lên vai y. Giờ đây khi cái cảm giác là cuộc chiến đã thất bại được lan truyền trong khắp giới thạo tin ở Ý, búa rìa dư luận liền đổ xuống đầu kẻ đã hết sức độc đoán trong việc đẩy cả một dân tộc theo hướng sai lầm và thất bại. Những lời kết   tội này đã hình thành và lan truyền rộng rãi trong suốt những tháng đầu năm 1943. Tên độc tài cố độc này đã lên tới đỉnh của quyền lực, trong khi thất bại quân sự và sự đại bại của Ý ở Nga, Tunis, và Sicily đã báo trước cho một cuộc xâm lược trực tiếp vào nước này.

        Ý đã thực hiện những thay đổi trong số các chính khách và Tướng lĩnh một cách vô ích. Trong tháng Hai, tướng Ambrosio đã thay thế Cavallero với tư cách Tổng Tham mưu trưởng quân đội Ý. Ambrosio cùng với Công tước xứ Acquarone, Bộ trưởng tư pháp, là cố vấn riêng của Nhà Vua, đều tin tưởng vào giới Quý tộc. Trong suốt nhiều tháng họ hy vọng sẽ lật đổ được viên Bá tước và đặt dấu chấm hết cho chế độ Phát xít. Thế nhưng Mussolini vẫn còn dẫm chân trên chiến trường châu Âu cứ như thể y là nhân tố chủ đạo vậy. Ý cảm thấy bị sỉ nhục khi viên Tổng Tham mưu trưởng mới của y đề nghị ngay lập tức vai trò rút các sư đoàn Ý khỏi vùng Balkan. Ý cho rằng lực lượng đó đóng vai trò đối trọng với ưu thế của quân Đức ở châu  Âu. Ý không nhận thức được rằng những thất bại ở nước ngoài và sự mất tinh thần trong nước đã tước mất của y cái địa vị là đồng minh của Hitler. Ý vẫn ấp ủ cái ảo tưởng về quyền lực và địa vị khi mà điều này đã lùi vào quá khứ. Vì vậy y đã phản ứng quyết liệt trước yêu cầu dữ dội của Ambrosio. Dù sao đi nữa ấn tượng về quyền lực của y và nỗi lo sợ y sẽ manh động trong cơn cực đoan còn dai dẳng tới mức trong một thời gian khá lâu các thế lực trong xã hội Ý vẫn ngần ngại trong việc tìm cách loại bỏ y. Ai sẽ đúng mũi chịu sao đây? Vì vậy mùa xuân đã trôi qua với cuộc xâm chiếm của một kẻ thù hùng mạnh, hơn hẳn về lực lượng hải, lục, và không quân, đang tiến lại ngay một gần hơn.

        Bây giờ sự kiện đã đạt tới cao trào. Kể từ tháng Hai, Nhà vua hợp hiến, một con người ít nói, thận trọng, đã có liên lạc với Thống chê Badoglio, người đã bị cách chúc sau các thảm họa ở Hy Lạp năm 1940. Nhà vua đã tìm thấy ở ông ta một nhân vật mà Nhà vua có thể trao việc lãnh đạo nhà nước. Một kế hoạch cụ thể đã được vạch ra. Việc bắt Mussolini được quyết định vào ngày 26 tháng bảy, và tướng Ambrosio đồng ý tìm người thực hiện và dàn cảnh cho đòn này. Viên tướng này được sự ủng hộ ngầm của các phần tử trong đội Cựu Cận vệ phát xít, những kẻ muốn tìm một sự phục hưng mới cho đảng, mà nhờ đó, trong nhiều trường hợp, họ sẽ không bị trắng tay. Họ cho rằng phương sách tốt nhất là triệu tập Hội đồng Phát xít Tối cao, chưa hề họp kể từ năm 1939, và chuyển tối hậu thư cho y. Ngày 13 tháng Bảy, họ đến thăm Mussolini và xui y tổ chức  một cuộc họp chính thức của Hội đồng vào ngày 24 tháng Bảy. Hai phong trào này hóa ra lại riêng biệt và độc lập với nhau, nhưng sự trùng hợp về thời gian hành động lại là quan trọng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #416 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:26:05 am »


        Cũng vào ngày 19 tháng Bảy, với sự tháp tùng của Ambrosio, Mussolini bay đi gặp Hitler tại một ngôi biệt thự ở Feltre, gần Rimini, "ở đó có một khu vườn cực đẹp, mát mẻ và nhiều cây", Mussolini viết trong hồi ký của mình, "và một khu mê cung mà một số người cho là hết sức huyền bí. Cả tòa nhà trông cứ như bảng đố ô chữ". Mọi thứ đã được chuẩn bị để có thế thương thức cuộc gặp với Quốc trưởng ít nhất là trong hai ngày, nhưng ngay chiều hôm đó y đã trở về nước. "Cuộc gặp", Mussolini nói, "đã diễn ra thân mật như mọi khi, nhưng đoàn tùy tùng và thái độ của các sĩ quan không quân cao cấp và quân đội tỏ ra lạnh nhạt".

        Quốc trưởng đã khoa trương hồi lâu về sự cần thiết có một nỗ lực tối cao. Y nói rằng đến mùa đông vũ khí bí mật mới sẽ được sử dụng để chống lại nước Anh. Nước Ý cần phải được bảo vệ, "để cho đối với kẻ thù, Sicily sẽ trở thành một pháo đài, như Stalingrad đối với chúng ta". Nước Ý phải thể hiện được cả sức mạnh nhân lực lẫn khả năng tổ chúc. Nước Đức không thể cung cấp viện binh và trang bị mà nước Ý yêu cầu do sức ép trên mặt trận Nga.

        Ambrosio khẩn cầu sếp của mình nói toạc ra với Hitler rằng nước Ý không thể tiếp tục cuộc chiến được nữa. Cũng chẳng biết điều này liệu có cải thiện được gì không, nhưng việc Mussolini dường như bối rối rút cục đã khiến Ambrosio hiểu rằng không còn có thể chờ đợi thêm gì nữa ở Mussolini với tư cách người lãnh đạo. Khi Hitler đọc được nửa bài thuyết trình của mình về tình hình chiến sự thì một viên chức Ý trong trạng thái kích động bước vào phòng hợp với một tin dữ: "Vào thời điểm này Rome đang phải gánh chịu một cuộc ném bom tàn khốc của kẻ thù". Ngoài một lời hứa là Đức sẽ tăng viện cho Sicily, Mussolini trở về Rome với hai bàn tay trắng. Y đã bay vào một đám khói đen khổng lồ, theo như cách y diễn đạt, bốc lên từ hàng trăm toa tàu đang cháy ở ga Littorio. Y đã có cuộc hội kiến với Nhà vua, người mà y thấy "rất cau có và mất bình tĩnh", "Tình hình căng thẳng rồi", Nhà vua nói. "Chúng ta không thể tiếp tục được lâu đâu. Giờ đây Sicily đã rơi vào tay phương tây. Nước Đức sẽ phản bội lời hứa với chúng ta. Kỷ luật của binh lính đã rệu rã rồi..."

        Mussolini đã trả lời, theo như biên bản ghi lại, rằng y hy vọng sẽ rút nước Ý ra khỏi phe trục vào khoảng 15 tháng Chín. Cái ngày y định cho thấy y đã xa rời thực tế biết chừng nào.

        Diễn viên chính của vở kịch giờ đây đã xuất hiện trên sân khấu. Dino Grandi, đảng viên Phát xít lão thanh, cựu Bộ trưởng Ngoại giao và cựu Đại sứ Ý tại Anh, một con người hết sức cương quyết, đã từng tỏ ra rất khó chịu trước việc Ý tuyên chiến với Anh, nhưng cho tới thời điểm đó vẫn phục tùng thời thế, đã đến Rome để nắm quyền lãnh đạo trong cuộc họp của Hội đồng Tối cao. Ỏng ta đến thăm thủ lĩnh cũ của mình vào ngày 22 tháng Bảy, và nhẫn tâm tuyên bố rằng ông ta định đề nghị thành lập một Chính phủ Quốc gia và phục hồi cho Nhà vua quyền tổng chỉ huy tối cao đối với lực lượng vũ trang.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #417 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:26:35 am »


*

        Hội đồng Tối cao hợp lúc 5 giờ chiều ngày 24 tháng Bảy. Công việc bảo vệ hóa ra do Giám đốc cảnh sát đảm nhiệm, vì vậy họ không bị quấy rầy bởi sự bạo động. Đội ngự lâm quân của Mussolini, vệ sĩ riêng của y, bị đổi sang gác lâu đài Venezia, nơi cũng đã có đầy cảnh sát vũ trang rồi. Bá tước nêu vấn đề, và các thành viên Hội đồng trong bộ đồng phục Phát xít màu đen, chuẩn bị tranh luận. Mussolini kết thúc: "Chiến tranh luôn luôn là một cuộc chiến tranh của Đảng - một cuộc chiến tranh của cái đảng - đã lập ra kế hoạch cho nó; nó luôn là cuộc chiến tranh của một người - cuộc chiến tranh của người đã tuyên bố nó. Nếu như hôm nay đây là cuộc chiến tranh của Mussolini, thì đáng ra cuộc chiến tranh năm 1859 phải được gọi là cuộc chiến tranh của Cavour. Đây là thời điểm phải siết lại thắt lưng và nắm lấy trách nhiệm cần thiết. Tôi sẽ không gặp khó khăn gì trong việc thay đổi nhân sự, tăng cường thêm sức ép, đưa lực lượng đến nắm lấy những nơi chưa có giao tranh, nhân danh đất nước của chúng ta, mà sự toàn vẹn lãnh thổ của nó ngày nay đang bị xâm phạm".

        Grandi sau đó đưa ra một nghị quyết kêu gọi Nhà vua hãy đảm nhận thêm quyền hành, và vượt ra khỏi sự vô danh để gánh vác những trách nhiệm của mình. Bài diễn văn của ông ta được Mussolini miêu tả như "một bài đả kích kịch liệt, bài phát biểu của một ngươi cuối cùng cũng nói cho hả con oán giận đã ấp ủ từ lâu". Những mối liên hệ giữa các thành viên của Hội đồng Tối cao và Toa án trở nên rõ ràng. Ciano, con rể của Mussolini, đã ủng hộ Grandi. Mọi người có mặt ở đó ý thức được rằng sự chấn động về chính trị sắp xảy ra. Khi cuộc tranh luận kéo dài tới tận nửa đêm, Scorza, bí thư của đảng Phát xít, đã đề nghị dời cuộc họp sang ngày hôm sau. Nhưng Grandi đã nhảy dựng lên và thét lớn: "Không, tôi phản đối đề nghị này. Chúng ta đã bắt đầu công việc này và chúng ta phải kết thúc nó ngay trong đêm nay!" Khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu thì đã hơn hai giờ sáng. "Vị trí của từng thành viên trong Hội đồng Tối cao", Mussolini viết, "đã được phân định ngay cả trước cuộc bỏ phiếu. Có một nhóm của những kẻ phản bội đã đàm phán trước với Nhà vua, một nhóm của những kẻ đồng mưu, và một nhóm của những kẻ gà mờ có lẽ chẳng ý thức được tầm quan trọng của cuộc bỏ phiếu, nhưng họ vẫn bỏ phiếu". Mười chín người đồng ý với bản kiến nghị của Grandi và bảy người phản đối. Có hai phiếu trắng. Mussolini đứng dậy: "Các ông đã gây ra cuộc khủng hoảng của chính thể. Điều này thật tồi tệ. Phiên họp đến đây là kết thúc". Viên bí thư của đảng định chào Mussolini nhưng Mussolini ra hiệu ngăn ông ta lại và nói: "Không, anh không có lỗi!" Mọi người ra về trong im lặng, về đến nhà không ai ngủ được.

        Trong khi đó việc bắt giam Mussolini đang được âm thầm chuẩn bị. Công tước xứ Acquarone, Bộ trưởng Tư pháp, đã chỉ thị cho Ambrosio, người có những phụ tá và thủ hạ tin cẩn trong ngành cảnh sát và trong lực lượng Carabinieri hành động cực kỳ nhanh. Những tổng đài điện thoại quan trọng, các trụ sở cảnh sát và văn phòng Bộ Nội vụ đã bị chiếm một cách lặng lẽ. Một lực lượng nhỏ quân cảnh được bí mật bố trí gần biệt thự Hoàng Gia.

        Buổi sáng Chủ Nhật, ngay 25 tháng Bảy, Mussolini đến văn phòng và đi thăm một vài khu phố bị đánh bom ở Rome. Y yêu cầu được gặp Nhà vua, và cuộc tiếp kiến diễn ra lúc 5 giờ chiều. "Tôi nghĩ Nhà vua sẽ rút lại sự ủy nhiệm ngày 1 tháng Sáu năm 1940 về quyền chỉ huy lực lượng vũ trang, cái quyền mà có một lúc nào đó trong quá khứ tôi đã nghĩ đến việc từ bỏ. Vì vậy tôi bước vào toa biệt thự hết sức thanh thản, chẳng phải đoán già đoán non gì cả, trong một trạng thái, mà mỗi lần nhớ lại, thực sự có thể gọi là hoàn toàn không ngờ vực gì cả". Trong khi tiến đến dinh thự Hoàng gia, y nhận thấy đâu đâu cũng có người của Carabinieri. Nhà vua, trong bộ trang phục Thống chế, đứng chờ ở lối ra vào. Hai người bước vào phòng khách. Nhà vua nói: "Tình hình chẳng còn gì tốt đẹp. Nước Ý đã bị tan tác. Tinh thần quân đội đã rệu rã. Quân lính không muốn chiến đấu tiếp nữa... Cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Tối cao thật kinh khủng - mười chín người đồng ý với kiến nghị của Grandi, và trong số họ có bốn người đeo Huân chương Đức Mẹ!... Vào thời điểm này ông là người bị người ta căm ghét nhất nước Ý. Ông không bao giờ còn có thể dựa vào ngươi khác trừ một người bạn. Ông chỉ còn lại một người bạn duy nhất, đó là ta. Đó chính là lý do ta nói với ông rằng ông không cần phải lo sợ cho sự an toàn của bản thân, mà chính ta sẽ bảo đảm việc bảo vệ ông. Ta nghĩ kỹ rồi, người có thể làm được điều này là Thống chế Badoglio".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #418 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:26:50 am »


        Mussolini đáp lại: "Ngài đang đưa ra một quyết định cực kỳ quan trọng. Một cuộc khủng hoảng vào thời điểm này có nghĩa là mọi người nghĩ rằng hòa bình đang ở trước mặt, một khi kẻ tuyên bố chiến tranh bị cách chức. Cú đòn giáng vào tinh thần quân đội ắt dữ dội. Cuộc khủng hoảng này sẽ được coi như khúc khải hoàn đối với liên minh Chirchill-Stalin, đặc biệt là đối với Staline. Tôi nhận thức được sự căm ghét của mọi người. Đối với tôi thật chẳng khó khăn gì đế thừa nhận điều đó vào đêm hôm qua giữa Hội đồng Tối cao. Người ta không thể cầm quyền một thời gian dài như thế và gây ra biết bao sự hy sinh mà không bị oán hận. Trong bất cứ trường hợp nào, tôi cầu chúc may mắn cho người nắm lấy trách nhiệm này". Nhà vua tiễn Mussolini ra cửa. "Bộ mặt của ông ta", Mussolini nói, "tím ngắt lại, trông ông ta bé nhỏ hơn bất kỳ bao giờ, hầu như rất cồm cõi. ông ta bắt tay tôi và quay trở lại. Tôi bước xuống vai bậc và đi về phía chiếc xe của mình. Bỗng nhiên một đại úy thuộc lực luạng Carabinieri ngăn tôi lại và nói: "Đức Vua giao cho tôi nhiệm vụ bảo vệ ông". Tôi tiếp tục đi về phía xe của mình thì viên đại úy chỉ vào chiếc xe cứu thương đỗ bên cạnh và nói: "Không. Chúng ta phải lên xe kia cơ". Tôi bước lên xe cứu thương cùng với thư ký của mình. Một viên trung úy, ba nhân viên Carabinieri, hai nhân viên cảnh sát quần áo phẳng phiu, cũng như viên đại úy, bước theo lên xe, và ngồi bên của có gắn súng máy. Khi cửa đóng lại chiếc xe phóng đi với tốc độ tối đa. Tôi vẫn nghĩ rằng tất cả những việc đang làm này, như lời Nhà vua đã nói, là để bảo vệ tôi".

        Muộn hơn vào buổi chiều hôm đó Thống chế Badoglio được Nhà vua giao nhiệm vụ thành lập một Nội các mới bao gồm các tướng lĩnh và viên chức, và vào buổi tối Thống chế đã thông báo tin này đi khắp thế giới. Hai ngày sau Mussolini bị bắt theo lệnh của Thống chế để đưa đi giam giữ trên đảo Ponza.

        Như vậy là đã chấm dứt 21 năm độc tài của Mussolini, trong thời gian đó dân tộc Ý đã được y kéo lên khỏi chủ nghĩa Bôn-sê-vich, mà năm 1919 nước Ý đã suýt bị rơi vào, và đưa lên một địa vị ở châu Âu mà nước Ý trước đây chưa có bao giờ. Một xung lực mới đã được truyền vào cuộc sống dân tộc. Đế chế Ý ở Bắc Phi đã được dựng lên. Nhiều công trình công cộng ở Ý đã được hoàn thành. Năm 1935 y đã chế ngự được, theo ý nguyện của mình, Hội Quốc Liên - "Năm mươi dân tộc do một người lãnh đạo" - và đã thành công trong việc xâm chiếm Abyssinia. Cái chính thể của y là một cái giá quá đắt mà người Ý phải chịu, thế nhưng, không còn nghi ngờ gì nữa, trong giai đoạn đang lên của mình nó đã lôi cuốn được một số lượng rất lớn người Ý. Ông ta là "người Ý đặt ra luật pháp", như cách tôi gọi ông ta vào thời diểm nước Pháp sụp đổ. Cái thay thế cho chế độ của ông ta chắc hẳn phải là một nước Ý cộng sản, một nước có thể mang tai họa và bất hạnh theo một kiểu khác cho cả dân tộc Ý và châu Âu. Sai lầm chết người của ông ta là tuyên chiến với Pháp và Anh sau những chiến thắng của Hitler vào năm 1940. Nếu như ông ta không làm điều này, hẳn là ông ta đã giữ được nước Ý ở một vị trí quân bình, cái vị trí mà cả hai phía đều tranh thủ và trả ơn, và cứ thế mà đạt được sự giàu sang và thịnh vượng đặc biệt có được từ cuộc chiến đấu của các nước khác. Thậm chí đến khi kết quả của cuộc chiến tranh đã trở nên rõ ràng, Mussolini vẫn có thế được đồng minh đón chào. Ông ta có thể đóng góp rất nhiều để làm cho cuộc chiến tranh kết thúc sớm hơn. Ông ta đã có thể dừng lại đúng lúc để tuyên chiến với Hitler một cách khôn khéo và thận trọng. Thay vì làm như vậy ông ta rẽ sai đường. Ông ta không bao giờ  hiểu nổi sức mạnh của nước Anh, cũng như những phẩm chất kiên trì nhẫn nại trong sự kháng cự và sức mạnh hải quân của hòn đảo này. Vì vậy ông ta thất bại. Những con đường quan trọng của ông ta vẫn sẽ là chứng tích về quyền lực cá nhân và thời gian trị vì khá lâu của ông ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #419 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:27:11 am »


*

        Vao thời gian đó Hitler đã mắc một sai lầm hoàn toàn về chiến lược và định hướng chiến tranh. Việc Ý sắp rời bỏ phe trục, cuộc tiến công thắng lợi của Nga, và sự chuẩn bị công khai cho cuộc tấn công vượt biển của Anh và Mỹ đáng ra phải khiến cho Hitler tập trung lực lượng lại, củng cố đội quân hùng mạnh nhất này thành một lực lượng dự phòng chủ lực. Theo cách này y chỉ cần sử dụng tài thao lược của các tướng lĩnh và sự thiện chiến của binh lính, và đồng thời nắm lấy ưu thế về địa lợi ở vùng trung tâm châu Âu mà y đã chiếm được, cùng với những phòng tuyến vòng trong và hệ thống giao thông khá tốt. Như Tướng Von Thoma đã nói khi bị bắt làm tù binh rằng "Cơ hội duy nhất của chúng tôi là tạo ra được một tình thế mà chúng tôi có thể sử dụng toàn bộ quân đội". Hitler, như tôi đã nhận xét trước đây khi đề cập đến vấn đề này, trên thực tế đã giăng ra một cái mạng nhện ma lại quên mất con nhện. Ý cố gắng giữ tất cả những gì y chiếm được. Một lực lượng khổng lồ đã sử dụng phí phạm ở vùng Balkan và nước Ý, những nơi chẳng đóng vai trò gì đối với đại cục. Một lực lượng dự phòng chủ lực gồm ba mươi hay bốn mươi sư đoàn thiện chiến và cơ động nhất lẽ ra có thể giúp nhiều triển vọng chiến thắng. Ý có thể chạm trán quân Anh và quân Mỹ chẳng hạn, trong bốn hay năm mươi ngày sau cuộc đổ bộ vào vùng Normandy vào năm 1944, với một lực lượng khỏe khoắn và hùng mạnh hơn nhiều. Việc sử dụng sức mạnh ở Ý và Balkan là không hề cần thiết, và việc bị xúi giục hành động như vậy hẳn phải được coi là sự tiêu phí cơ hội cuối cùng.

        Biết được rằng những sự lựa chọn đó mở ra cho y, tôi mong cũng có khả năng tăng cường sức ép về phía phải vào nước Ý, hay về phía trái, vượt qua eo biển, hoặc cả hai. Việc y bố trí sai lực lượng đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiến hành cuộc đột kích trực diện trong bối cảnh thuận lợi và nhiều khả năng thắng lợi. Hitler trở về từ cuộc gặp tại Feltre với sự tin tưởng rằng chỉ bằng việc thanh trừng trong nội bộ Đảng Phát xít và nước Đức tăng cường sức ép đối với các lãnh tụ Phát xít mới có thể buộc nước Ý phải tiếp tục cuộc chiến tranh. Sinh nhật lần thứ 60 của Mussolini rơi vào ngày 29 tháng Bảy, và Goering được chọn giao nhiệm vụ đi thăm chính thức Mussolini nhân dịp này. Thế nhưng trong ngày 25 tháng Bảy các tin tức cảnh báo từ Rome đã bắt đầu được chuyển tới Tổng hành dinh của Hitler. Cho đến tối thì mọi sự đã rõ ràng: Mussolini từ chức hoặc bị cách chức, và Badoglio là người được Nhà vua đề cử thay thế. Quyết định cuối cùng là để mở bất kỳ một chiến dịch lớn nào chống lại tân chính phủ ở Ý đều đòi hỏi việc rút một số lượng sư đoàn nhiều hơn mức có thể từ mặt trận phía đông, trong bối cảnh quân Nga sắp tấn công. Các kế hoạch được vạch ra nhằm cứu Mussolini, chiếm Rome và hỗ trợ cho Chủ nghĩa Phát xít Ý ở bất cứ nơi nào có thể được. Nếu Badoglio ký hiệp định đình chiến với Đồng minh, thì sẽ định ra các kế hoạch tiếp theo nhằm chiếm hạm đội Ý và các vị trí then chốt trên khắp nước Ý, cũng như uy hiếp lực lượng đồn trú của y ở vùng Balkan và Aegean.

        "Chúng ta phải hanh động", ngày 26 tháng Bảy Hitler nói với các cố vấn của mình. "Nếu không bọn Anglo-Saxon sẽ nẫng tay trên chúng ta bằng việc chiếm các sân bay. Vào thời điểm này Đảng Phát xít mới chỉ bị choáng váng, và sẽ phục hồi lại được khi ở đằng sau phòng tuyến của chúng ta. Đảng Phát xít là lực lượng duy nhất còn mong muốn chiến đấu bên cạnh chúng ta. Vì vậy chúng ta phải vực nó dậy. Mọi lý do bào chữa cho sự trì hoãn đều sai lầm; do đó chúng ta phải khắc phục nguy cơ mất nước Ý vào tay bọn Anglo-Saxon. Đây là những vấn đề mà người lính bình thương không thể hiểu được. Chỉ có người nào thấu hiểu về chính trị mới có thể nhìn nhận một cách rõ ràng".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM