Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:37:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53146 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:32:16 am »


        Thủ tướng phải đương đầu với nhiều khó khăn, trừ phi Hindenburg chấp nhận một giải pháp về nền quân chủ, dẫu không chính thống, nếu không, thì là chế độ độc tài của Quốc Xã. Không thỏa thuận nào đạt được. Nhung dù Bruening có thể thuyết phục Hindenburg thay đổi quan điểm hay không, thì cũng buộc phải làm cho ông ấy được bầu lại làm Tổng thống, ít nhất cũng nhằm ngăn chặn sự sụp đổ chính trị ngay lập tức của Nhà nước Đức. Kế hoạch của Bruening thành công ở giai đoạn sau cuộc bỏ phiếu kín lần thứ hai, Hindenburg được bầu với đa số phiếu vượt các đối thủ của ông ta là Hitler và Thaelmann, đảng viên cộng sản. Cả vị trí kinh tế Đức và các mối quan hệ của nó với châu Âu bây giờ đều phải chịu sự thách thúc. Hội nghị tài giảm binh bị họp ở Genève, và Hitler tung ra một chiến dịch om sòm chống lại việc làm nhục nước Đức theo hòa ước Versailles. Với sự suy nghĩ thận trọng, Bruening dự thảo một kế hoạch có thể áp dụng rộng rãi về việc xét lại hòa ước. Tháng tư ông đi Genève và được đón tiếp thuận lợi không ngờ. Trong các cuộc đàm thoại giữa ông với MacDonald, Stimson và Norman Davis của Mỹ, dường như có thể đạt được thỏa thuận đó. Cơ sở đặc biệt của thỏa thuận này là nguyên tắc về sự "bình đẳng lực lượng vũ trang" giữa Đức và Pháp, nguyên tắc này lệ thuộc vào nhiều giải thích khác nhau. Như những chương sau sẽ giải thích, thực kinh ngạc là bất kỳ ai có đầu óc minh mẫn đáng lẽ phải hình dung rằng nền hòa bình kia sao lại có thể được xây dựng trên những cơ sở như vậy. Nếu điểm quan trọng này được các nước thắng trận thừa nhận thì đúng là nó có thể đưa ông Bruening ra khỏi cảnh ngộ của ông ta hiện nay, và lúc đó bước tiếp theo, và là bước khôn ngoan, phải là sự xóa bỏ việc bồi thường cho sự phục hồi châu Âu. Một sự dàn xếp như vậy dĩ nhiên nhất định làm tăng thêm địa vị cá nhân của Bruening giúp cho cuộc dàn xếp thắng lợi.

        Norman Davis, đại sứ Mỹ lưu động, gọi điện thoại cho Thủ tướng Pháp Tardieu từ Paris đến ngay Genève. Nhưng không may cho Bruening, Tardieu nhận được những tin tức khác. Schleicher bận việc ở Berlin và vừa mói cảnh cáo đại sứ Pháp không nên đàm phán với Bruening vì ông ta sắp sụp đổ đến nơi. Cũng rất có thể Tardieu đang quan tâm tới vị trí quân sự của Pháp theo công thức "Sự    ngang bằng lực lượng vũ trang”.

        Dù   sao đi nữa Tardieu không    đến Genève, và ngày 1 tháng 5    Bruening quay   về Berlin. Lúc ấy, trở về tay không là tai hại cho ông ta. Những biện pháp   quyết liệt, thậm chí liều mạng, đều cần đến để đương đầu với sự sụp đổ của nền kinh tế bị đe dọa bên trong nước Đức. Chính phủ ít được lòng dân của Bruening không có sức mạnh cần thiết cho những biện pháp này. Ông ta tiếp tục vùng vẫy suốt tháng năm, trong lúc đó, trong cảnh biến ảo nhiều màu sắc của các quan điểm chính trị trong quốc hội Pháp, Tardieu bị ông Herriot thay thế.

        Thủ tướng mới của Pháp bày tỏ ý định của mình sẵn sàng thảo luận công thức đạt được ở các cuộc hội đàm Genève. Đại sứ Mỹ ở Berlin được chỉ thị cố gắng thuyết phục thủ tướng Đức đến Genève không chậm trễ. Bruening nhận được thông báo này trước ngày 30 tháng 5. Nhung cùng lúc đó thế lực của Schleicher chiếm ưu thế. Hindenburg cũng đã được thuyết phục phải gạt bỏ thủ tướng. Ngay buổi sáng ấy, sau lời mời của Mỹ, với tất cả hy vọng và khinh suất của nó, đến tay Bruening thì ông biết rằng số phận của ông đã được giải quyết, và vào buổi trưa, ông từ chúc để tránh sự sa thải thật sự. Chính phủ cuối cùng ở nước Đức sau chiến tranh đã kết thúc như vậy, chính phủ này có thể dẫn dắt nhân dân Đức được hưởng một hiến pháp văn minh, ổn định và mở ra những kênh giao lưu hòa bình với các nước láng giềng. Nếu không có sự vận động ngầm của Schleicher và sự chậm trễ của Tardieu thì những lời đề nghị của các nước đồng minh với Bruening nhất định chắc chắn cứu được ông ta. Nhũng đề nghị này sau đó được thảo luận với một phương pháp khác và với một con người khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:14:39 am »

        
4

NHỮNG NĂM THÁNG BUỒN THẢM 1931 - 1933

        Chính phủ Anh, kết quả của cuộc Tổng tuyển cử năm 1931, bề ngoài có vẻ là một chính phủ mạnh nhất, nhưng thực tế là một chính phủ yếu nhất trong lịch sử nước Anh. Ông Ramsay MacDonald, Thủ tướng, dựa cả vào hai đảng một cách hết sức cay đắng, tự tách khỏi Đảng Xã hội mà ông đã dành cả cuộc đời để sáng lập để đúng đầu một chính quyền trên danh nghĩa là liên hiệp, nhung thực tế là do Đảng Bảo thủ chi phối. Ông thường suy nghĩ một cách uể oải. Ông Baldwin thích thực chất hơn là hình thúc của chính quyền, hoạt động trầm lặng ở hậu trường. Ngoài John Simon, một trong số lãnh tụ của nhóm tự do được bổ nhiệm vào Bộ Ngoại giao, công việc chủ yếu về nội vụ thì ông Neville Chamberlain đảm nhiệm và chẳng bao lâu thì trở thành Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công đảng bị đổ lỗi vì thất bại trong vụ khủng hoảng tài chính, bị gạch xóa ở các nơi bầu cử do ông George Lansbury, một người theo chủ nghĩa hòa bình cực đoan lãnh đạo. Trong thời gian 4 năm ba tháng của chính quyền này, từ tháng 8 năm 1931 đến tháng 11 năm 1935, tình hình toàn bộ châu Âu lục địa bị đảo lộn.

*

        Toàn nước Đức xôn xao, nhiều sự kiện lớn diễn tiến, Papen kế tục Bruening làm Thủ tướng, còn Schleicher, tướng chính trị, cho đến nay toan cai trị nước Đức bằng trí thông minh và mưu đồ, nhưng cơ hội không còn. Papen hy vọng cai trị với sự ủng hộ của đám tùy tùng của Tổng thống Hindenburg và của nhóm quốc gia cực đoan trong quốc hội. Ngày 20 tháng 7, một biện pháp quyết định được thực hiện. Chính quyền của Đảng Xã hội ở Prussia bị hất cẳng bằng vũ lục. Nhung đối thủ của Papen ham quyền lực. Theo sự trù tính của Schleicher, công cụ nằm trong những lực lượng bí mật được ẩn giấu, đang lao vào các hoạt động chính trị của nước Đức đằng sau thế lực và tên tuổi đang lên của Hitler, ông hy vọng biến phong trào Hitler thành một tên đầy tớ ngoan ngoãn của Reichswehr (Cục Phòng vệ của Đế chế) và như vậy thì bản thân ông nắm được quyền chỉ huy cả hai. Nhũng cuộc tiếp xúc giữa Schleicher và Roehm, người lãnh đạo quân xung kích của Quốc Xã, bắt đầu từ năm 1931 và kéo dài trong năm tiếp theo, đưa đến những quan hệ rõ ràng hơn giữa Schleicher và bản thân Hitler. Con đường dẫn tới quyền lục cho cả hai người dường như chỉ bị cản trở bởi Papen và do Hindenburg để lộ sự tin cậy vào ông này.

        Tháng tám năm 1932, Hitler đến Berlin theo lời mời riêng của Tổng thống. Cơ hội cho một bước tiến về phía trước dường như trong tầm tay. Mười ba triệu cử tri Đức đứng sau Furhrer "Lãnh tụ"1. Chỉ cần một câu hỏi là liệu y có được giao chức vụ quan trọng? Bây giờ y gần như ở vào địa vị của Mussolini vào ngày hôm trước cuộc hành quân vào Rome. Nhưng Papen không quan tâm đến lịch sử gần đây của Ý. Ông được Hindenburg ủng hộ và không có ý định từ chức. Vị Thống chế già nhận ra Hitler. Ông thản nhiên nói: "Con người này mà làm Thủ tướng à? Ta sẽ bổ nhiệm hắn làm giám đốc bưu điện, dường như hắn biết liếm cái tem có hình cái đầu ta?". Trong các giới cung đình, Hitler không có được cái thế lực giống như các đối thủ của mình.

        Trong nước toàn bộ cử tri rộng lớn bồn chồn áy náy, không mục đích, tháng mười một năm 1932, lần thứ năm trong một năm, các cuộc tuyển cử được tiến hành khắp nước Đức. Đảng Quốc xã suy sụp, số 230 ghế của họ giảm xuống con 196. Những người Cộng sản giành được cán cân lực lượng. Khả năng mặc cả của The Fuehrer vì vậy bị yếu đi. Xét cho cùng, không có y, có lẽ tướng Schleicher đã có thể hành động, ông ta giành được sự ủng hộ trong giới cố vấn của Hindenburg.

----------------
       1. Furhrer "lãnh tụ": tước vị khoác cho Hitler với tư cách là người dứng đầu nước Đức Quốc xã.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:15:01 am »


        Ngày 17 tháng 11 Papen từ chức và Schleicher trở thành Thủ tướng. Thủ tướng mới có nhiều khả năng bị giật dây ở hậu trường hơn là ở hội nghị công khai cấp cao nhất của chính quyền. Ông cãi nhau với quá nhiều người. Hitler cùng Papen và những người theo dân tộc chủ nghĩa, bấy giờ đứng về phía chống lại ông; còn những người Cộng sản chiến đấu chống bọn Quốc xã ngoài đường phố và chống chính phủ bằng những cuộc bãi công, khiến ông không thể thực thi quyền lực. Papen đem ảnh hưởng riêng của mình quy vào Tổng thống Hindenburg. Xét cho cùng, phải chăng giải pháp hay nhất không phải là xoa dịu Hitler bằng cách buộc y nhận lãnh những trách nhiệm và gánh nặng của chức vụ. Nhưng cuối cùng Hindenburg miễn cưỡng đồng ý. Ngày 30 tháng giêng năm 1933, Adolf Hitler nhận chúc Thủ tướng nước Đức.

        Ngày 2 tháng Hai, mọi cuộc mít tinh biểu tình của đảng Cộng sản Đức đều bị cấm. Trên toàn nước Đức, bắt đầu một cuộc lùng ráp tịch thu vũ khí bí mật của những người Cộng sản. Điểm cao nhất là vào đêm 27 tháng Hai năm 1933, tòa nhà Quốc hội bùng cháy. Đảng viên Quốc xã, đảng viên đảng Áo đen và các tổ chức bổ trợ của họ được động viên. Trong đêm xảy ra bốn nghìn cuộc bắt bớ kể cả việc bắt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản. Những biện pháp này đều giao cho Goering bấy giờ là Bộ trưởng Nội vụ Phổ thực hiện. Họ tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ phục vụ cho các cuộc bầu cử sắp tới và đánh bại những người Cộng sản, kẻ thù kinh khủng nhất của chế độ. Tổ chức chiến dịch bầu cử là nhiệm vụ của Goebbels, ông này không khéo léo và cũng không nhiệt tâm.

        Nhưng vẫn còn nhiều lực lượng ở Đức chống đối chủ nghĩa Hitler. Những người Cộng sản thu được 81 ghế, những người Xã hội 118 ghế, đảng Trung tâm 73 ghế và những đồng minh dân tộc chủ nghĩa của Hitler dưới sự lãnh đạo của Papen và Hugenberg 52 ghế. Ba mươi ba ghế được phân phối cho nhóm Trung tâm hữu khuynh không quan trọng. Đảng viên Quốc xã thu được 17.300.000 phiếu với 288 ghế. Kết quả này khiến Hitler và các đồng minh dân tộc chủ nghĩa của y kiểm soát quốc hội. Vì vậy và chỉ vì vậy mà Hitler bằng đủ mọi cách đạt đa số phiếu của nhân dân Đức. Trong những cách thông thường của chính quyền đại nghị văn minh, một thiểu số cũng có ảnh hưởng và được tôn kính xứng đáng trong nước. Nhưng trong nước Đức Quốc xã mới này, những nhóm thiểu số bấy giơ chẳng có quyền gì hết.

        Ngày 21 tháng 3 năm 1933, tại nhà thờ ở Potsdam sát cạnh mộ Frederick đại đế, Hitler khai mạc Quốc hội thứ nhất của đế chế thứ ba. Các đại diện của Reichswehr, biểu tượng sức mạnh liên tục của nước Đức và những sĩ quan cao cấp của S.A và s.s, những nhân vật mới của nước Đức hồi sinh ngồi ở gian chính của nhà thờ. Ngày 24 tháng 3, đa số Quốc hội, áp đảo hoặc làm cho tất cả địch thủ kinh sợ, đã phê chuẩn, bằng 441 phiếu thuận và 94 phiếu chổng, quyền hạn hoàn toàn ban bố tình trạng khẩn cấp cho Thủ tướng Hitler trong bốn năm. Khi kết quả được công bố, Hitler quay sang hàng ghế những đảng viên Xã hội và nói lớn: "Bây giờ, tôi không cần các ông nữa".

        Được cuộc bầu cử kích động, những đội hình hàng dọc đắc chí của Đảng Quốc xã diễu qua lãnh tụ của họ bằng cuộc rước đuốc cuồng nhiệt qua các đường phố Berlin. Đó là một cuộc đấu tranh lâu dài khó hiểu đối với người ngoại quốc đặc biệt là những ai chưa biết đến nỗi dằn vặt của sự bại trận. Cuối cùng Adolf Hitler đến, nhưng y không đơn độc. Y được gọi từ vực thẳm của chiến bại, từ những day dứt kín đáo, man rợ tiềm ẩn trong chủng tộc đông đảo nhất, tốt bụng nhất, tàn nhẫn nhất, hay lý sự nhất và xấu số nhất ở Châu Âu. Y là thần tượng, thần tượng đáng sợ, một thần Moloch ăn ngấu nghiến tất cả mọi thứ mà y là thầy tế và là hiện thân. Tôi không có thẩm quyền diễn tả hành động hung ác côn đồ không thể tưởng tượng mà nhờ đó bộ máy căm thù và bạo ngược này cấu thành và được rèn luyện thành thạo. Qua sự miêu tả nay, tôi muốn trình bày cho độc giả sự thật kinh khủng, mới lạ và vô ý thúc đã diễn ra trên thế giới: NƯỚC ĐỨC DƯỚI THỜI HITLER và NƯỚC ĐỨC ĐANG CHUẨN BỊ CHIẾN ĐẤU.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:16:25 am »


*

        Trong lúc những thay đổi chết người này đang diễn ra ở Đức, thì chính phủ của ông MacDonald - Baldwin ở Anh nhất định đòi cho được những cắt giảm và hạn chế do khủng hoảng tài chính, và cứ một mực nhắm mắt bịt tai trước những triệu chúng đáng lo ngại ở châu Âu. Bằng những cố gắng sôi nổi nhằm đạt được một việc giải trừ quân bị của các nước thắng trận ngang bằng với điều đã buộc nước bại trận phải tôn trọng theo hòa ước Versailles, ông MacDonald và các bạn đồng sự Bảo thủ và Tự do của ông thúc ép một loạt đề nghị hướng về tương lai tại Hội Quốc Liên và thông qua các con đường công khai khác. Mặc dù những sự kiện chính trị của họ vẫn liên miên không ổn định và những biến chuyển chẳng có tầm quan trọng gì đặc biệt, người Pháp vẫn ngoan cố coi quân đội Pháp như là trung tâm, là cột trụ của đời sống nước Pháp và của tất cả các đồng minh của họ. Thái độ này làm cho họ bị chê trách cả ở Anh và ở Mỹ. Dư luận báo chí và công chúng không còn biết đâu là sự thật, nhưng chiều hướng chống đối thì rất rõ rệt.

        Đức thì lên án tính nhu nhược cơ bản và sự sa sút cố hữu mà hình thức xã hội dân chủ đại nghị bắt các chủng tộc Bắc Âu phải chịu. Vói tất cả nghị lực dân tộc của Hitler đằng sau họ, họ nhiễm thói ngạo mạn. Tháng 7 năm 1932, phái đoàn đại biểu của họ đã thu thập giấy tờ và rồi khỏi hội nghị giải trừ quân bị. Việc thuyết phục họ quay trở lại, trở thành mục tiêu chính trị hàng đầu của các nước đồng minh thắng trận. Tháng 11, dưới sức ép dữ dội, liên tục, của Anh, Pháp đề nghị một giải pháp, được gọi một cách không đúng đắn là "Kế hoạch Herriot". Thực chất của kế hoạch này là sự lập lại mọi lực lượng vũ trang phong vệ của châu Âu thành những lực lượng quân đội ngắn hạn với số lượng hạn chế, thừa nhận địa vị bình đẳng nhung không cần thiết phải thừa nhận sự bình đẳng về số quân hiện có. Về thực tế và về nguyên tắc, việc thừa nhận địa vị bình đẳng cuối cùng làm cho việc không thừa nhận sự ngang bằng về quân số là không thể được. Điều này cho phép các chính phủ đồng minh trao cho nước Đức "Quyền bình đẳng trong một hệ thống nhất định đem lại an ninh cho mọi quốc gia". Dưới một số biện pháp bảo vệ nào đó, người Pháp buộc phải công nhận công thức vô nghĩa này. Dựa vào điều này, người Đức đồng ý trở lại hội nghị giải trừ quân bị. Điều này được hoan nghênh như là một thắng lợi đáng kể cho hòa bình. Được quần chúng yêu mến khích lệ, ngày 16 tháng 3 năm 1933. Chính phủ Hoàng Gia đưa ra - theo tác giả và là người cổ động cho nó - cái gọi là "Kế hoạch MacDonald" - Kế hoạch này công nhận, coi như điểm khỏi đầu của nó, việc thực hiện quan niệm của Pháp về lục lượng vũ trang ngắn hạn - trường hợp này xảy ra vào tháng Tám - và tiếp đến quy định con số quân đội chính xác cho mỗi nước. Quân đội Pháp phải được cắt giảm từ lục lượng thời bình là 500.000 người xuống con 200.000, còn người Đức được tăng lên tương đương số này. Lúc này quân đội Đức, dù chưa lấy ở đám quân dự bị đã qua huấn luyện - số này chỉ cần một loạt động viên nghĩa vụ quân sự theo chỉ tiêu hàng năm là có đủ - đã có thể lên tới đúng con số tương đương trên một triệu quân tình nguyện hăng hái, được trang bị một phần và với nhiều mẫu vũ khí mới nhất từ những nhà máy có thể cải tạo và đã được cải tạo một phần để trang bị cho họ. Kết quả thật không ngờ. Lúc này, Hitler là Thủ tướng, là Chúa tể toàn nước Đức, đã ban bố lệnh chiếm chính quyền nhằm dũng cảm lao tới trước, trên quy mô toàn quốc, cả ở những doanh trại luyện tập và ở các nhà máy, y cảm thấy sảng khoái trong một tư thế vững chắc. Thậm chí y không bận tâm tiếp nhận những đề nghị hào hiệp viển vông nài ép y. Với một thái độ khinh thường, y ra lệnh cho chính phủ Đức rút khỏi cả Hội nghị và cả Hội Quốc Liên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:16:46 am »


        Thật khó tìm ra một sự việc tương đương với sự thiếu khôn ngoan của chính phủ Anh và tính nhu nhược của chính phủ Pháp; tuy thế, họ cũng phản ảnh ý kiến của Nghị viện mình trong thời kỳ tai hại này. Mà Mỹ cũng không thoát khỏi sự khiển trách của lịch sử. Bị thu hút vào những công việc riêng của mình, vào những quyền lợi, những hoạt động, và những rủi ro rất nhiều của một cộng đồng tự do, họ thường há mồm nhìn những thay đổi rộng lớn đang diễn ra ở Châu Âu, và cho rằng những việc đó không phải là của họ. Lực lượng sĩ quan quan trọng mang tính nhà nghề của Mỹ rất giỏi, được đào tạo nhiều, đã nghĩ ra ý kiến riêng của họ, nhưng những ý kiến này không tác động đáng kể đến thái độ xa lánh không biết lo liệu trước, trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Nếu ảnh hưởng của Mỹ được sử dụng thì có thể kích động các nhà chính trị Anh, Pháp hành động ngay. Hội Quốc Liên vẫn là một tổ chúc có uy tín lớn có nhiệm vụ phải ngăn chặn sự đe dọa chiến tranh mới của Hitler bằng những hình phạt của luật pháp quốc tế. Trong trạng thái căng thẳng này, người Mỹ chỉ nhún vai để rồi trong một vài năm, họ phải đổ máu và tiêu hao tài sản để tự cứu lấy mình khỏi mối hiểm nguy ghê gớm.

        Bảy năm sau, khi ở Tours, tôi chúng kiến nỗi đau khổ cực độ của người Pháp, tất cả sự kiện này còn in trong trí óc, vì thế cho nên thậm chí khi đề cập đến những đề nghị cho một nền hòa bình riêng rẽ, tôi chỉ phát biểu những lời an ủi để làm yên lòng, và tôi vui mừng thấy mình đã nói được những lời như thế.

        Đầu năm 1931, tôi chuẩn bị một cuộc nói chuyện đáng kể ở Hoa Kỳ và tôi đến New-York. Ở đây, tôi bị một tai nạn nghiêm trọng suýt nữa thì mất mạng. Ngày 13 tháng chạp tôi đến thăm ông Bernard Baruch. Khi xuống xe trái đường và đi bộ ngang qua đại lộ thứ 5, tôi không nhớ tới luật đi đường ngược chiều đang lưu hành ở Mỹ, hoặc ánh đèn đỏ, lúc đó không còn sử dụng ở Anh. Thế là xảy ra một sự va chạm choáng người. Trong hai tháng tôi là một người tàn phế. Từng bước một, tôi trở lại Nassau ở Bahamas, bằng đôi chân tê liệt. Trong tình trạng đó, tôi định làm một vòng bốn chục cuộc diễn thuyết khắp nước Mỹ, cả ngày nằm ngửa trong toa xe lửa, tối đến thì nói chuyện với thính giả rộng rãi. Tóm lại tôi cho đây là thời kỳ khó khăn nhất trong đời. Tôi gần như im lặng hoàn toàn cả năm nay, nhung cuối cùng sức khỏe của tôi cũng hồi phục.

        Nhũng năm từ 1931 đến 1935, ngoài sự lo lắng của tôi về công việc chung, là những năm riêng tư hết sức dễ chịu đối với tôi. Tôi kiếm ăn bằng cách đọc cho viết các bài báo được lưu hành rộng rãi không những ở Anh, Mỹ mà còn trong phần nhiều báo chí nổi tiếng ở mười sáu nước châu Âu, trước khi những tờ báo này bị Hitler bố trí người theo dõi và tấn công dữ dội. Thực tế là tôi sống lần hồi. Tôi viết liên tiếp nhiều tập "Cuộc đời của Marlborough". Tôi luôn luôn ngẫm nghĩ về tình hình châu Âu và việc tái vũ trang nước Đức. Chủ yếu tôi sống ở Chartwell, tôi phải giải trí nhiều ở đây. Tôi tự tay xây dụng một phần lớn hai túp nhà tranh và mấy bức tường cho một vườn rau rộng rãi, làm núi non bộ, vòi phun nước, một bể bơi lớn được lọc trong suốt và có thể được đun nóng để bổ sung cho ánh nắng hay thay đổi. Như vậy, từ sáng đến nửa đêm, không có lúc nào tôi buồn nản hay ăn không ngồi rồi, và với gia đình hạnh phúc chung quanh, tôi sống yên ổn trong nơi ở.

        Trong những năm này, nhiều lần tôi gặp Frederic Lindemann, giáo sư thực nghiệm trường Đại học Oxford. Lindermann là một người bạn cũ của tôi. Lần đầu tôi gặp ông vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh trước, trong cuộc chiến tranh này, ông làm cho người ta chú ý bằng việc thao tác trên không một số thí nghiệm cho đến nay thường dành cho những phi công táo bạo, nhằm khắc phục những nguy hiểm, lúc bấy giờ gần như có thể làm chết người, khi làm động tác bổ nhào quay. Chúng tôi càng thân nhau hơn từ năm 1932 trở đi, và ông ta thường đi ô tô khắp noi từ Oxford đến Chartwell và ở lại với tôi. Ở nhà tôi trong thời giờ ít ỏi buổi sáng, chúng tôi nói chuyện nhiều về những nguy cơ hình như đang ập lên đầu chúng tôi. Lindermann, vị "giáo sư", như bề bạn thường gọi, trở thành cố vấn trọng yếu của tôi về các mặt khoa học chiến tranh hiện đại, đặc biệt về công cuộc phòng thủ trên không và cả về những vấn đề bao hàm mọi thứ khoa học thống kê. Sự kết giao thú vị và phong phú này tiếp tục suốt cuộc chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:17:04 am »


        Một bạn thân khác của tôi là Desmond Morton. Năm 1917, khi thống chế Haig bổ nhiệm toàn thể cán bộ giúp việc cho riêng ông, gồm những sĩ quan trẻ vừa mới ở hỏa tuyến, thì Desmond được giới thiệu với ông như là một tinh hoa của khoa nghiên cứu sử dụng pháo. Ngoài bội tinh chiến công, Desmond còn nổi tiếng là người bị bắn xuyên qua tim mà không chết và mãi mãi từ đó, ông sống hạnh phúc với viên đạn trong người. Tôi rất lánh mến và kết bạn với viên sĩ quan lỗi lạc và dũng cảm này. Năm 1919, khi trở thành Bộ trưởng Chiến tranh và Không quân, tôi bổ nhiệm ông ta vào chức vụ then chốt trong ngành tình báo mà ông ta nắm giữ trong nhiều năm. Ông là láng giềng của tôi, ở cách Chartwell chỉ một dặm đường. Ông được thủ tướng MacDonald cho phép nói chuyện thoải mái với tôi và cứ để cho tôi được thông tin đầy đủ. Ông trở thành cố vấn và tiếp tục chức vụ này trong thời gian chiến tranh, cho đến ngày đi tới thắng lợi cuối cùng.

        Tôi cũng làm bạn với Ralph Wigram, lúc bấy giờ là ngôi sao đang lên ở Bộ Ngoại giao và tại trung tâm của tất cả các sự kiện ngoại giao. Ông đã đạt tới một vị trí cao trong bộ này, họ cho ông được quyền phát biểu ý kiến về chính sách, được tự do quyết định một cách rộng rãi trong những cuộc tiếp xúc chính thức và không chính thúc. Ông là người có sức thuyết phục và dũng cảm. Súc thuyết phục của ông dựa trên kiến thúc và suy nghĩ sâu sắc chi phối con người ông. Cũng như tôi, nhưng với tin tức chắc chắn hơn, ông thấy rõ hiểm họa khủng khiếp đang đến gần. Điều này kéo chúng tôi lại với nhau. Chúng tôi thường xuyên gặp nhau tại ngôi nhà nhỏ của ông ở North Street, còn ông và bà Wigram đến lưu lại với chúng tôi ở Chartwell. Như các quan chúc cao cấp khác, ông nói chuyện với tôi một cách hoàn toàn tự tin. Tất cả điều này giúp tôi hình thành ý tưởng và làm cho vững chắc thêm quan điểm của tôi khi nhận định về hành động của Hitler.

        Rất quý cho tôi và có thể cho cả đất nước rằng tôi phải có những biện pháp tìm tòi dẫn đường và những cuộc bàn cãi tỉ mỉ nhiều năm như vậy trong phạm vi rất nhỏ hẹp này. Tuy nhiên về phần tôi, tôi cũng đã thu thập và đóng góp một số lượng thông tin lớn từ các người nước ngoài. Tôi có những cuộc tiếp xúc bí mật với nhiều bộ trưởng Pháp, với những người kế tiếp đứng dầu chính phủ Pháp - Ông Ian Colvin là phóng viên báo The News Chronicle (Tin tức thòi sự) ở Berlin. Ông lao rất sâu vào các hoạt động chính trị của nước Đức, kiến lập những tiếp xúc có tính chất cực kỳ bí mật với một vài tướng lĩnh quan trọng của Đức và cả với những nhân vật riêng rẽ có chí khí, thuộc tầng lớp trên ở Đức. Những người này đã thấy được trong hành động của Hitler, sự đổ nát đang đến gần của Tổ quốc họ. Nhiều người có địa vị cao từ Đức đến gặp tôi, đã thổ lộ tâm tình trong nỗi buồn cay đắng. Phần lớn họ bị Hitler giết trong thời kỳ chiến tranh. Từ những hướng khác, tôi có thể kiểm tra và cung cấp tin tức về toàn bộ trận địa phòng không của chúng tôi. Bằng cách này, tôi được cung cấp tin túc tốt như nhiều bộ trưởng của nhà vua. Tất cả những sự thật tôi thu thập từ các người kể cả những sự giao thiệp với nước ngoài, thỉnh thoảng tôi đều có báo cáo với chính phủ. Quan hệ riêng của tôi với các Bộ trưởng, cũng như với nhiều quan chức cao cấp là thoải mái và bí mật, và mặc dù tôi thường chỉ trích họ, chúng tôi vẫn giữ được một tinh thần bè bạn. về sau tôi được chính thúc bổ nhiệm tham gia vào nhiều kiến thức kỹ thuật bí mật nhất của họ. Do kinh nghiệm lâu ngày của bản thân tôi trong cơ quan tối cao, tôi có được những bí mật quốc gia quý giá nhất. Tất cả điều đó cho phép tôi hình thành và giữ vững những quan điểm, không phụ thuộc vào những gì đăng trên báo, dù các tờ báo này đem lại nhiều tin tức cho một cách nhìn sáng suốt.

        Độc giả thứ lỗi cho tôi với một đoạn văn đi ra ngoài để dành cho cá nhân trong một tâm trạng thư thái.

        Mùa hè năm 1932, nhằm mục đích có thêm tư liệu cho cuốn Life of Marlborough (Cuộc đời của Marlborough) của tôi, tôi đến thăm các chiến trường xưa ở Hà Lan và Đức. Đoàn gia đình chúng tôi kể cả "vị giáo sư" làm một cuộc hành trình thú vị dọc theo đường hành quân nổi tiếng của Marlborough từ Hà Lan đến sông Danube, qua sông Rhine ở Coblenz. Khi đi qua những vùng đẹp đẽ này từ thành phố cổ nổi tiếng này đến thành phố cổ nổi tiêng khác, dĩ nhiên tôi có hỏi về hoạt động của Hitler, tôi nhận thấy đây là vấn đề quan trọng nhất trong tâm trí mọi người Đức. Tôi cảm thấy một bầu không khí tràn đầy ảnh hưởng của Hitler. Sau một ngày đi qua bãi chiến trường của Blenheim, tôi lái xe vào Munkh và sống ở đây ngót một tuần lễ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:17:22 am »


        Tại khách sạn Regina, một người đàn ông tự giới thiệu với vài người trong bọn tôi. Gã là ông Hanfstaengl, nói rất nhiều về "The Fuehrer" mà gã tỏ ra rất quen thuộc. Coi bộ gã là tay ba hoa sôi nổi, nói tiếng Anh thông thạo, tôi bèn mời gã đi ăn. Gã thuật lại một cách lý thú nhất những hoạt động và quan điểm của Hitler. Gã nói say sưa. Chắc hẳn gã được lệnh tiếp xúc với tôi. Rõ ràng gã rất khao khát làm vui lòng. Ăn xong, gã đến đàn piano, chơi và hát nhiều bài một cách xuất sắc đến nỗi tất cả chúng tôi đều hết sức thích thú. Hình như gã biết tất cả các giai điệu của Anh mà tôi ưa thích. Gã là người làm trò mua vui thành thạo, vào thời gian đó, như được biết thì gã là người rất được "The Fuehrer" ưa thích. Gã nói rằng tôi nên gặp ông ấy và không có gì dễ thu xếp hơn. Ông Hitler ngày nào cũng đến khách sạn vào khoảng 5 giờ và chắc nhất định rất lấy làm sung sướng được gặp tôi.

        Lúc này, tôi không có thành kiến dân tộc chống Hitler. Tôi ít biết học thuyết của y, hoặc lý lịch y, cũng không hiểu gì tính cách y. Tôi khâm phục những người ủng hộ Tổ quốc họ trong cảnh bại trận, thậm chí dù tôi ở phía bên kia. Y hoàn toàn có quyền trở thành một người Đức yêu nước nếu y thích. Tôi luôn luôn muốn Anh, Đức, Pháp trở thành bầu bạn. Tuy nhiên trong quá trình trò chuyện với Hanfstaengl, tình cờ tôi hỏi: "Vì sao lãnh tụ của ông hung bạo như vậy đối với người Do Thái? Tôi hoàn toàn hiểu sự tóc giận đối với những người Do Thái đã làm tổn hại hoặc chống lại đất nước, và tôi hiểu việc chống lại nếu họ cố giữ độc quyền quyền lực trong bất cứ lĩnh vục hoạt động nào, nhưng chống lại một người giản đơn là do dòng dõi của họ thì nghĩa là thế nào? Làm thế nào mà biết họ ra đời như thế nào?"

        Chắc gã đã phải nói lại điều này với Hitler, bởi vì vào khoảng trưa ngày hôm sau, gã trở lại có phần nghiêm nghị, cho biết rằng sẽ không có cuộc gặp gỡ giữa tôi và Hitler do gã bố trí, bởi vì Hitler chiều hôm đó không đến khách sạn. Đó là lần cuối cùng tôi hiểu rõ về "Putzi" - biệt danh của gã - mặc dù chúng tôi đã ở nhiều ngày hơn nữa ở khách sạn. Vì thế Hitler mất cơ hội duy nhất của y để gặp tôi. Về sau, khi y có mọi quyền lực, y nhiều lần mời tôi. Nhưng lúc bấy giờ, bận nhiều việc, nên tôi xin lỗi. Suốt thời gian này, nước Mỹ vẫn còn rất bận rộn với những sự việc dữ dội trong nước và các vấn đề kinh tế. Châu Âu và nước Nhật xa xôi bình tĩnh chăm chú theo dõi cường quốc Đức hiếu chiến đang thăng tiến. Sự lo lắng ngày càng tăng tại các nước Bắc Âu, tại các nước Liên minh nhỏ gồm ba nước Tiệp Khắc, Nam Tư, Rumani và tại một vài nước vùng Balkan. Nỗi lo âu sâu sắc thể hiện ở Pháp, tại đây dư luận rộng rãi đã nhận ra các hoạt động của Hitler và những sự chuẩn bị của Đức. Tôi được biết một bản liệt kê những vi phạm nghiêm trọng các hiệp ước ở múc độ rộng, nhung khi tôi hỏi các bạn Pháp vì sao không nêu vấn đề này trước Hội Quốc Liên, nước Đức phải được mời đến, thậm chí cuối cùng phải bị gọi đến để giải thích hành động của họ và tuyên bố họ đang làm gì. Thì tôi được trả lời rằng chính phủ Anh thường không tán thành một biện pháp gây hốt hoảng như vậy. Vì thế trong lúc ông MacDonald, cùng toàn bộ quyền lực của ông Baldwin, khuyên người Pháp tái cắt giảm binh bị, thì người Đức có thể trưởng thành nhảy vọt, và thời điểm cho họ hành động công khai đã tới gần.

        Để có thái độ công bằng với Đảng Bảo thủ, phải kể ra rằng ở mỗi cuộc họp của cộng đồng quốc gia, các đoàn thể bảo thủ, từ năm 1932 về sau, những nghị quyết ủng hộ một sự củng cố lập tức lực lượng vũ trang, nhằm đương đầu với mối hiểm nguy đang tăng lên từ bên ngoài, đều được thông qua hầu như nhất trí. Nhưng quyền năng của nghị viện do nhóm nghị sĩ phụ trách tổ chức của chính phủ tại hạ viện lúc ấy có hiệu lực như thế, vậy mà ba đảng trong chính phủ cũng như phe đối lập công đảng đã chìm đắm, hôn mê, đui mù đến nỗi những lời cảnh báo của các thuộc cấp của họ trong nước cũng như những dấu hiệu qua các thời kỳ và chứng cứ của cơ quan mật vụ thảy đều vô ích. Đây là một trong những thời kỳ đáng kinh sợ lại tái diễn trong lịch sử, khi quốc gia Anh huy hoàng dường như sụp đổ do tình trạng kiêu căng, mất đi mọi thể hiện khôn ngoan hoặc tính quả quyết, và có vẻ co rúm lại trước hiểm họa từ nước ngoài và hăng say với những lời lẽ vô vị rỗng tuếch hiền lành trong khi kẻ thù đang rền đúc vũ khí.

        Trong thời kỳ đen tối đó, những lãnh tụ có trách nhiệm của các đảng phái chính trị, hoan nghênh hoặc thông qua, không bác bỏ những tình cảm hèn hạ nhất. Năm 1933, theo cảm hứng của ông Joad, sinh viên Câu lạc bộ và Hội tranh luận thông qua nghị quyết một cách đáng hổ thẹn "Rằng Nghị viện này sẽ không bao giơ chiến đấu cho nhà vua và Tổ quốc họ". Thật dễ dàng cười xòa trước một tình tiết như vậy ở Anh, nhưng ở Đức, Nga, Ý, Nhật, ý nghĩa về một nước Anh suy đồi, thoái hóa bén rễ sâu và tác động đến nhiều tính toán cân nhắc. Những sinh viên ngu xuẩn này hành động không nhiều, đã thông qua nghị quyết đó, tưởng rằng số mệnh đã định là chẳng bao lâu nữa họ chiến thắng hoặc ngã xuống trong cuộc chiến tranh xảy ra sau đó và chứng tỏ mình là thế hệ giỏi nhất từ trước đến giờ được nuôi dưỡng ở Anh. Có thể ít tìm thấy được lý do để bào chữa cho các bậc huynh trưởng của họ là những người không có cơ hội tự cứu vãn bằng hành động.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:17:45 am »

   
*

        Trong lúc sự biến đổi đáng sợ này về khả năng chiến tranh tương đối của các nước thắng trận và bại trận đang diễn ra ở Châu Âu, thì sự thiếu phối họp giữa những nước không xâm lược và yêu chuộng hòa bình cũng đã biểu lộ ở Viễn Đông. Chuyện này tạo thành một bên đối tác với các sự kiện diễn biến tai hại ở châu Âu, và phát sinh từ cùng một tình trạng tê liệt trong suy nghĩ và hành động giữa các nhà lãnh đạo với nhau của các nước Đồng minh trước kia và sau này.

        Trận bão tuyết kinh tế từ năm 1929 đến 1931 đã ảnh hưởng đến Nhật và không kém trong phần còn lại của thế giới. Từ năm 1914 dân số Nhật tăng từ 50 đến 70 triệu. Các xưởng luyện kim tăng từ 50 đến 140. Giá sinh hoạt tăng đều. Sản xuất gạo không thay đổi, gạo nhập khẩu đắt. Nhu cầu nguyên liệu và thị trường ngoài nước rất cấp bách. Trong tình trạng trì trệ dữ dội ở Anh và 40 nước khác, như những năm qua, ngày càng nhận thấy phải áp dụng những hạn chế hoặc biểu thuế quan chống lại hàng Nhật được sản xuất trong điều kiện lao động không liên quan đến những tiêu chuẩn của châu Âu hoặc Mỹ. Trung Quốc hơn bao giờ hết là thị trường xuất khẩu bông sợi và hàng công nghiệp khác, và hầu như là nơi cung cấp duy nhất than và sắt cho Nhật. Do đó việc đòi quyền hành trên khắp Trung Quốc trở thành đề tài chủ yếu trong chính sách của Nhật.

        Tháng chín năm 1931, viện cớ mất trật tự cục bộ, người Nhật chiếm Mukden và khu vục đường sắt Mãn Châu. Tháng giêng năm 1932, họ đòi giải tán tất cả các hiệp hội Trung Quốc có tính chất chống Nhật. Chính phủ Trung Quốc từ chối, và ngày 28, Nhật đổ bộ lên phía bắc Tô giới quốc tế ở Thượng Hải. Nhân dân Trung Quốc kháng chiến anh dũng, và mặc dù không có máy bay hay súng chống tăng hoặc vũ khí hiện đại nào, họ đã giữ vững cuộc kháng chiến được hơn một tháng. Cuối tháng hai, sau những tổn thất rất nặng nề, họ buộc phải rút khỏi vị trí phòng thủ trong vịnh Wu-Sung, lui về đóng quân tại các vị trí khoảng 12 dặm sâu trong nội địa. Đầu năm 1932 Nhật thành lập chính quyền bù nhìn Mãn Châu, một năm sau thì sáp nhập tỉnh Jehol của Trung Quốc vào xứ này. Và quân Nhật đã đi sâu vào những vùng không được phòng thủ và tới Vạn Lý Trường Thành. Hành dộng xâm lược này phù họp với sự phát triển sức mạnh của Nhật ở Viễn Đông và vị trí hải quân mới của họ trên biển.

        Từ phát đạn đầu tiên, hành động tàn bạo chống Trung Quốc khuấy động sự chống đối mạnh mẽ nhất ở Mỹ. Nhưng chính sách biệt lập là đòn xóc hai đầu. Phải chăng là thành viên của Hội Quốc Liên, lẽ ra Mỹ đã từng là nước ủy trị chủ yếu của Nhật, có thể chắc chắn khiến cho Hội đồng này cùng hành động chống Nhật, Về phần mình, chính phủ Anh tỏ ra không muốn một mình hành động với Mỹ, cũng không muốn bị lôi kéo vào cuộc đối đầu với Nhật xa hơn nữa những nhiệm vụ của họ theo hiến chương của Hội Quốc Liên. Trong một số giới ở Anh, có cảm giác phiền muộn về việc mất liên minh với Nhật làm suy yếu vị trí của Anh đối với mọi quyền lợi đã được xác lập từ lâu của mình ở Viễn Đông. Nếu trong tình trạng lúng túng tài chính nghiêm trọng đang phát triển ở châu Âu của mình, chính phủ Hoàng gia không tìm kiếm một vai trò nổi bật bên cạnh Mỹ ở Viễn Đông mà không có chút hy vọng nào về sự ủng hộ tương ứng của Mỹ ở châu Âu, thì chính phủ Hoàng gia có thể bị khiển trách nghiêm khắc.

        Tuy không đóng niên phí cho Hội Quốc Liên, Trung Quốc vẫn là thanh viên của Hội, họ chỉ khẩn khoản yêu cầu Hội sự công bằng mà thôi. Ngày 30 tháng 9 năm 1931, Hội Quốc Liên kêu gọi Nhật Bản rút ra khỏi Mãn Châu. Tháng chạp, một ủy ban được thành lập để lãnh đạo cuộc điều tra tại chỗ. Hội Quốc Liên giao cho bá tước Lytton, con cháu đáng kính của một dòng dõi tài năng, làm chủ tịch ủy ban. Với tư cách là thủ hiến bang Bengal và là phó vương của Ấn Độ, ông có kinh nghiệm nhiều năm ở phương Đông. Bản báo cáo được nhất trí là một tài liệu đáng lưu ý, làm cơ sở cho việc nghiên cứu nghiêm túc cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Toàn bộ bối cảnh sự việc Mãn Châu được trình bày kỹ lưỡng. Nhũng kết luận rút ra là rõ ràng. Mãn Châu quốc là một tác phẩm giả tạo của Bộ tổng tham mưu Nhật, nguyện vọng của dân chúng không đóng vai trò gì trong việc hình thành chính quyền bù nhìn này. Trong báo cáo, ngài Lytton và các đồng sự không chỉ phân tích tình hình mà còn nêu ra những đề nghị cụ thể cho một giải pháp quốc tế. Nhũng đề nghị này là tuyên bố ủng hộ một xứ Mãn Châu tự trị. Nó vẫn là một bộ phận của Trung Quốc dưới sự bảo trợ của Hội Quốc Liên, và tất nhiên phải có một hiệp ước toàn diện điều hòa quyền lợi của Trung Quốc và Nhật ở Mãn Châu. Việc Hội Quốc Liên không thể khai thác những đề nghị này tuyệt nhiên không làm giảm giá trị báo cáo của ông Lytton. Tháng hai năm 1939 Hội Quốc Liên tuyên bố không thể thừa nhận nước Mãn Châu. Mặc dù không có sự trừng phạt bắt Nhật phải chịu, cũng không có hành động nào khác được thực hiện, ngay sau đó. Nhật rút ra khỏi Hội Quốc Liên. Đức và Nhật vốn là hai bên đối nghịch trong chiến tranh, nay thì họ nâng cốc chức sức khỏe cho nhau trong một tâm trạng khác. Quyền lực tinh thần của Hội Quốc Liên tỏ ra không có một sự ủng hộ vật chất nào, vào lúc mà hoạt động và sức mạnh của họ cần thiết nhất.

*

        Chúng ta phải coi sự chỉ đạo không chỉ của chính phủ liên hiệp Anh, và chủ yếu là của chính đảng Bảo Thủ, và của các Đảng Công đảng - Xã hội và Tự do trong thời kỳ này là đáng khiển trách sâu sắc trước lịch sử. Vui thích với những lời nói vô vị ngọt xót trống rỗng, khước từ đương đầu với những sự việc đáng ghét them muốn tiếng tăm và thắng lợi bầu cử, bất chấp quyền lợi sống còn của quốc gia, thành thật yêu hòa bình và tin tưởng một cách tệ hại rằng lòng yêu này có thể là căn cứ duy nhất của hòa bình, sự thiếu năng lực trí tuệ rõ ràng của cả hai vị lãnh tụ của chính phủ liên hiệp Anh, sự ngu dốt rõ rệt về châu Âu, và có ác cảm với những bài toán của nó ở ông Baldwin, chủ nghĩa hòa bình nặng nề và quá đáng lúc bây giơ chi phối Công đảng-Xã hội, sự sùng bái hoàn toàn của những đảng viên tự do đối với tình cảm, không đếm xỉa đến thực tế, sự thất bại và nguy hiểm hơn là sự thất bại của ông Lloy George, vị lãnh tụ vĩ đại thời chiến tranh xa xưa nhằm toàn tâm toàn ý cho công việc được liên tục, tất cả được đa số áp đảo ở cả hai viện ủng hộ: tất cả những điều này là hiện thân của sự ngu ngốc vô trách nhiệm của Anh, dù không có thủ đoạn xảo trá, cũng không phải là không có tội, và dù không độc ác hay mưu đồ xấu xa, sự ngu ngốc vô trách nhiệm này cũng đóng một vai trò rõ ràng là buông lòng cuộc đấu tranh chống lại muôn ngàn cảnh khủng khiếp và bất hạnh mà loài người từng trải đã không so sánh nổi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:21:12 am »


5
       
CẢNH TỐI TĂM, NĂM 1934

        Việc Adolf Hitler nhận chức Thủ tướng năm 1933 không được La Mã nhiệt tình đón nhận. Chủ nghĩa Quốc xã xem như bản phóng tác thô thiển và trở thành hung ác của chủ đề Phát xít. Tham vọng về một Đại Đức hướng vào Áo và vào Đông Nam châu Âu đã rõ. Mussolini thấy trước rằng trong cả hai vùng này, quyền lợi của Ý đều không trùng khớp với quyền lợi của nước Đức mới. Mà phải chăng ông ta cũng không nóng lòng chờ xác nhận.

        Chiếm lấy Áo cho Đức là một trong những tham vọng được ấp ủ nhất của Hitler. Trang đầu cuốn Mein Kampf1 có câu: "Nước Áo nói tiếng Đức phải trở về với Tổ Quốc Đại Đức”. Cho nên từ lúc lên cầm quyền tháng giêng năm 1933, chính phủ Đức Quốc xã đã dòm ngó Vienna, cho đến bây giờ, Hitler không thể đụng chạm đến Mussolini mà quyền lợi ở Áo đã được công bố ầm ĩ. Thậm chí lúc bấy giờ, do còn yếu về mặt quân sự, Đức phải thận trọng bí mật xâm nhập từng tổ. Tuy nhiên sức ép đối với Áo bắt đầu trong mấy tháng đầu. Những đòi hỏi liên tục đối với chính phủ Áo nhằm thúc ép đưa đảng viên Đảng Quốc Xã tay sai Áo vào nội các và các chức vụ then chốt của chính quyền. Đảng viên Quốc xã Áo được huấn luyện trong quân đoàn Áo tổ chức ở Bavaria. Nhũng cuộc đánh bom tàn bạo trên các đường sắt và ở các trung tâm du lịch, việc máy bay Đức rải truyền đơn trên vùng Salzburg và Innsbruck làm náo động cuộc sống hàng ngày của nước Cộng hòa. Thủ tướng Áo Dollfuss, bị sức ép của Đảng Xã hội bên trong và mưu đồ bên ngoài của Đức chống lại nền độc lập của Áo. Mà cũng không chỉ có mối đe dọa này với Áo. Theo gương xấu của những người láng giềng Đức, các đảng viên Xã hội Áo cũng xây dụng một quân đội riêng, không chịu nghe theo quyết định của cuộc bỏ phiếu, cả hai hiểm họa hiện ra lờ mờ đối với Dollfuss trong năm 1933. Hướng duy nhất ông ta có thể tìm đến để nhờ ủng hộ và từ đó ông được bảo đảm viện trợ là nước Ý phát xít.

        Tháng tám, ông gặp Mussolini ở Riccione. Họ đạt được một thỏa thuận chính trị bí mật riêng với nhau. Dollfuss tin rằng nhất định Ý giữ thái độ trung lập, cảm thấy đủ chắc chắn để hành động chống lại một đám đối thủ của mình là những người Xã hội Áo.

        Tháng giêng năm 1934. cố vấn chính phủ của Mussolini về công tác đối ngoại, đi thăm Vienna như là một cử chỉ cảnh cáo Đức, tuyên bố rằng Ý công khai ủng hộ nền độc lập của Áo. Ba tuần sau, chính phủ Dollfuss hành động chống các tổ chức của Đảng Xã hội ở Vienna. The Heimwehr2 dưới quyền thiếu tá Fey, thuộc đảng của chính ông Dollfuss, được lệnh tước vũ khí của tổ chức tương đương và cũng là bất hợp pháp của những người Xã hội Áo. Bọn này chống lại quyết liệt, ngày 12 tháng 2 đánh nhau trên đường phố thủ đô, chỉ trong mấy giờ, lực lượng quân sự của những người Xã hội bị bẻ gãy. Sự kiện này không những làm cho Dollfuss càng thân Ý hơn, mà con làm cho ông ta vững thêm trong giai đoạn mới của nhiệm vụ chống lại sự thâm nhập và âm mưu của Đảng Quốc xã. Mặt khác, nhiều người trong số đảng viên Xã hội và Cộng sản bị đánh bại lại quay sang phe Quốc xã trong nỗi niềm cay đắng. Ở Áo cũng như ở Đức, mối hận thù của những người Xã hội - Thiên chúa giáo đã giúp cho các đảng viên Quốc xã có nhiều thuận lợi.

*

        Cho đến giũa năm 1934, chính phủ Hoàng gia vẫn còn chủ yếu kiểm soát các sự kiện mà không có nguy cơ chiến tranh. Bất cứ lúc nào, phối hợp với Pháp và qua trung gian Hội Quốc Liên, chính phủ cũng có thể dùng quyền lực áp đảo gây sức ép đối với hành động của Hitler. Nước Đức bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề này. Việc đó đã dẫn đến không đổ máu. Nhung rồi giai đoạn này đã trôi qua. Một nước Đức được vũ trang dưới quyền chỉ huy của Đảng Quốc xã đang tới gần. Vậy mà, dù điều này dường như không thể tin được, mãi tới năm rất quan trọng này, ông MacDonald, được vũ trang bằng thế lực chính trị của ông Baldwin, còn tiếp tục hoạt động cho việc cắt giảm quân bị của nước Pháp. Quả thực có một cảm giác thoáng qua về sự đoàn kết của châu Âu chống lại mối đe dọa của nước Đức. Ngày 17 tháng 2 năm 1934, các chính phủ Anh, Pháp, Ý ra tuyên bố chung về việc duy trì nền độc lập của Áo, và một tháng sau, Ý, Hungari và Áo ký cái gọi là Nghị định thư Rome, chuẩn bị đầy đủ cho việc tham khảo lẫn nhau trong trường họp có sự đe dọa với bất cứ bên nào trong ba bên. Nhưng Hitler đang ngày dần trở thành mạnh hơn một cách vững chắc và vào tháng 5 và tháng 6, các hoạt động lật đổ tăng lên khắp nước Áo. Dollfuss lập tức gửi báo cáo về những hành động khủng bố này đến Suvich bằng một công hàm, lấy làm tiếc về tác động của những hành động này nhằm làm yếu nền thương mại và du lịch của Áo.

        Với hồ sơ này trong tay, ngày 14 tháng 6 Mussolini đến Venice để gặp Hitler lần đầu tiên. Thủ tướng bước ra máy bay trong chiếc áo mua màu nâu, đội mũ Homburg trong bộ đồng phục của phát xít lấp lánh huy hiệu lãnh tụ chói lợi bệ vệ phía trước. Khi Mussolini nhìn thấy ông khách, Mussolini nói thầm với viên sĩ quan hầu cận: "Mình không thích bộ mặt hắn". Tại cuộc gặp mặt kỳ lạ này, chỉ có một sự trao đổi chung chung về kế hoạch hành động, với những bài nói chuyện qua lại về hiệu lực của chế độ độc tài dựa trên mô hình Đức và Ý. Mussolini rõ ràng lúng túng với cách ăn nói của ông khách, ông ta tóm tắt cảm tưởng cuối cùng của mình bằng những từ này: "Một lão thầy tu ba hoa". Tuy vậy ông ta cũng phải giành được một vài đảm bảo giảm nhẹ sức ép của Đức chống Dollfuss. Ciano, con rể của Mussolini, sau cuộc gặp đó, đã nói với các nhà báo: "Các ông rồi sẽ thấy. Sẽ không có gì xảy ra".

        Nhưng sự tạm ngừng hoạt động của Đức sau đó, không phải do lời kêu gọi của Mussolini mà vì Hitler bận tâm với những công việc riêng trong nước của mình.

---------------
        1. Mein Kampf: Cuộc chiến đấu của tôi.

        2. The Heimwehr: lục lượng phòng vệ của Áo.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:21:58 am »


*

        Việc giành được quyền lực đã mở ra sự bất đồng sâu sắc giũa The Fuehrer (lãnh tụ) và nhiều người đã ủng hộ y tiến lên. Dưới sự lãnh đạo của Roehm, lực lượng xung kích ngày càng tiêu biểu cho yếu tố cách mạng hơn trong đảng. Họ là những đảng viên cao cấp, như Gregor Strasser hăng hái với cách mạng xã hội, lo ngại rằng khi ở cương vị hàng đầu, Hitler tất bị hệ thống cấp bực hiện có, The Reichswehr, các ông chủ ngân hàng, các nha tư bản công nghiệp, dễ dàng thao túng. Y hẳn không phải là lãnh tụ đầu tiên từ bỏ những người bạn đã giúp mình bước lên địa vị cao quý tột đỉnh. Còn đối với đám binh nhì của lực lượng xung kích (đảng viên Quốc xã) thì thắng lợi tháng giêng năm 1933 còn có nghĩa là sự tự do cướp bóc không những người Do Thái và bọn đầu cơ trục lợi mà cả những tầng lớp khá giả đã ổn định trong xã hội. Tiếng đồn về một vụ phản bội lớn do người lành đạo của họ chẳng mấy chốc bắt đầu lan truyền trong một số giới nào đó trong đảng. Tham muu trưởng

        Roelm tích cục hành dộng theo sự thôi thúc này. Tháng giêng năm 1933, lục lượng xung kích đã là 400.000 người. Mùa xuân năm 1934, ông tuyển mộ được và tổ chức gần ba triệu người. Trong hoàn cảnh mới của mình, Hitler lấy làm lo lắng về sự phát triển của bộ máy khổng lồ này. Trong lúc tuyên bố trung thành nồng nhiệt với y, hầu hết gắn bó sâu sắc với y, bộ máy này đang bắt đầu vuột khỏi sự chỉ huy riêng của chính y. Cho đến lúc này, y đã sở hữu một đội quân riêng. Gib đây y lại được một đội quân quốc gia. Y không có ý đổi cái này lấy cái kia, mà y muốn cả hai, sử dụng cái này kiềm chế cái kia khi tình thế đòi hỏi. Vì vậy, y phải đối phó với Roehm. "Tôi kiên quyết đàn áp nghiêm khắc bất cứ mưu toan nào nhằm lật đổ trật tự hiện hữu". Trong lúc này, y tuyên bố với các viên chỉ huy lực lượng xung kích "Tôi sẽ tích cực cứng rắn chống lại một làn sóng cách mạng thứ hai, bởi vì nó tất yếu kéo theo sự hỗn loạn không tránh khỏi. Kẻ nào ngóc đầu dậy chông lại chính quyền quốc gia đã thiết lập, sẽ bị đối xử nghiêm khắc, dù ở chức vụ nào".

        Mặc dù nghi ngơ, Hitler không dễ dàng tin chắc vào sự phản bội của người đồng chí của y trong cuộc nổi dậy ở Munich, trong bảy năm gần đây dã từng là tham mưu trưởng đạo quân áo nâu của y. Tháng chạp năm 1933, khi sự thống nhất đảng với nhà nước được công bố thì Roehm trở thành thành viên nội các Đức. Một trong những kết quả của sự liên hiệp đó là sự sáp nhập đội quân áo nâu vào The Reichswehr. Việc tái vũ trang quốic gia tiến bộ nhanh chóng buộc phải đặt vấn đề địa vị và quyền chỉ huy tất cả các lục lượng vũ trang Đức vào hàng đầu các hoạt động chính trị. Tháng 2 năm 1934, ông Eden đến Berlin, trong quá trình đàm luận, Hitler tạm thời đổng ý một số bảo đảm về tính chất phi quân sự của lục lượng xung kích. Roehm vẫn xích mích với tướng Von Blomberg, tổng tham mưu trưởng, ông ta sợ hy sinh quân đội của đảng mà ông đã bỏ nhiều năm xây dựng, và mặc dù những lời cảnh cáo dối với cách cư xử nghiêm trọng của ông, ngày 18 tháng 4 ông cũng công bố một lời thách thức rõ ràng:

        "Cuộc cách mạng chúng ta tiến hành không phải là cuộc cách mạng quốc gia, mà là cuộc cách mạng xã hội. Chúng ta thậm chí phải nhấn manh hai chữ "xã hội" sau cùng. Thành lũy duy nhất hiện hữu chống phản động là các đội xung kích của chúng ta, bởi vì họ là hiện thân hoàn toàn lý tưởng cách mạng. Từ ngày đầu, người chiến sĩ áo nâu đã cam kết đi theo con đường cách mạng và anh ta sẽ không sai huống chút nào cho đến khi mục tiêu cuối cùng của chúng ta được hoàn thành".

        Dịp này ông bỏ đi khẩu hiệu: "Hitler muôn năm" đã từng là kết luận không thay đổi trong các bài diễn thuyết của đội quân Áo nâu.

        Trong suốt cả tháng 4 và tháng 5, Blomberg liên tiếp phàn nàn với Hitler về hoạt động và thái độ láo xược của lực lượng xung kích. Nếu Hitler phải lựa chọn giữa các tướng ghét y và những tên ác ôn áo nâu mà y đã chịu ơn rất nhiều, thì y lựa chọn các tướng. Đầu tháng sáu, trong một cuộc nói chuyện 5 giờ, Hitler cố gắng lần cuối cùng để hòa giải và đi đến giao hảo với Roehm. Nhưng với con người cuồng tín khác thường này bị tham vọng giày vò, không thể có thỏa hiệp. Giữa nước Đại Đức thần bí có tôn ti trật tự mà Hitler mơ tưởng và quân đội nhân dân của nước cộng hòa vô sản mà Roehm mong ước là một hố ngăn cách không thể vượt qua.

        Trong cơ cấu tổ chức của lực lượng Áo nâu, hình thành một lực lượng nhỏ tinh nhuệ được huấn luyện tốt, mặc đồng phục đen và được gọi là đội s.s, hoặc về sau được gọi là đội quân áo đen. Những đơn vị này dùng để bảo vệ cá nhân The Fuehrer và đảm nhiệm những nhiệm vụ bí mật đặc biệt do Heinrich Himmler nguyên là một chủ trại gà vịt thất bại, chỉ huy. Thấy trước sự bất đồng nghiêm trọng sắp xảy ra giữa Hitler và quân đội một bên và giữa Roehm và đội quân áo nâu một bên, Himmler thận trọng đưa lực lượng s.s vào phe Hitler. Mặt khác, Roehm có những người ủng hộ có ảnh hưởng lớn trong đảng như Gregor Strasser, những người này hiểu rõ những kế hoạch tàn bạo của họ đối với cách mạng xã hội đang bị loại ra một bên. The Reichswehr cũng có những kẻ chống đối. Cựu Thủ tướng Von Schleicher không bao giơ quên chuyện bị mất chức tháng giêng năm 1933 và thất bại của các viên chỉ huy quân đội trong việc chọn ông làm người kế tục Hindenburg. Trong cuộc va chạm giữa Hitler và Roehm, Schleicher gặp một thời cơ. ông ta khá khinh suất khi nói bóng gió với Đại sứ Pháp ở Berlin rằng Hitler sắp sụp đổ. Việc này lặp lại hành động của ông ta về trường hợp của Bruening. Nhưng thời kỳ nay đã trở nên nguy hiểm hơn trong một thời gian dài sẽ còn tranh cãi ở Đức, hoặc Hitler buộc phải đầu hàng do âm mưu của Roehm sắp xảy ra, hoặc y và các tướng lo sợ điều gì có thể sắp xảy ra, quyết định một cuộc thanh trừng gọn, trong lúc họ còn nắm quyền lực. Sự quan tâm của Hitler và của bè cánh thắng cuộc rõ ràng nhằm kiến lập tình thế cho một âm mưu. Không chắc Roehm và lực lượng Áo nâu đã thực sự nắm được đến nơi đến chốn việc này. Họ đe dọa hơn là âm mưu, nhưng bất kỳ lúc nào, ranh giới này cũng có thể bị vượt qua. Chắc họ đang dàn lục lượng. Cũng chắc là họ bị chặn trước.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM