Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:12:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53142 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #170 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:11:42 pm »


       
*

        Theo ý muốn của Nội các, tôi đã cho phát trên đài bản tuyên bố sau đây vào chiều tối ngày 17/6:

        "Tin tức từ Pháp là rất xấu và tôi lấy làm đau buồn cho nhân dân anh dũng Pháp đã rơi vào nỗi bất hạnh kinh khủng này. Không có gì làm thay đổi được tình cảm của chúng ta đối với họ hoặc lòng tin của chúng ta là thiên tài của nước Pháp sẽ lại trỗi dậy. Điều gì đã xảy ra trên đất Pháp không ảnh hưởng gì tới các hành dộng và mục đích của chúng ta. Chúng ta đã trở thành những chiến sĩ đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của thế giới. Chúng ta phải làm hết sức mình để xứng đáng với danh dự cao cả này. Chúng ta phải bảo vệ đảo quốc của chúng ta và với Đế quốc Anh chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu bất khả bại cho tới khi tai họa Hitler được gạt bỏ khỏi sự lo âu của nhân loại. Chúng tôi khẳng định là nhiên hậu mọi mong muốn sẽ được như ý".

        Sáng hôm đó, tôi nói với các đồng nghiệp của mình trong Nội các về một cuộc đàm thoại bằng điện thoại trong đêm trước với Tướng Spears trong đó ông này nói ông không nghĩ là có thể làm được bất cứ việc gì có ích trong cơ chế mới tại Bordeaux. Ông tỏ ra phần nào lo ngại cho sự an toàn của tướng De Gaulle. Rõ ràng Spears được cảnh báo là với tình thế đang hình thành, có thể việc De Gaulle rời Pháp là điều tốt. Tôi sẵn sàng tán thành một kế hoạch tốt được lập ra cho việc này. Bởi vậy, ngay buổi sáng ngày 17, De Gaulle đến nhiệm sở tại Bordeaux, bố trí một số cuộc gặp gỡ của buổi chiều để đánh lừa, rồi đi xe ra phi trường với ông bạn Spears đi theo tiễn chân ông. Họ bắt tay nhau và chào tạm biệt, và khi máy bay bắt đầu chuyển động, De Gaulle bước vào đóng sầm cửa lại. Máy bay rú và vọt lên không trung khi cảnh sát và các quan chức đúng nhìn há hốc mồm. Trong chiếc máy bay nhỏ này, De Gaulle mang theo mình danh dự của nước Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #171 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:14:16 pm »


9

ĐÔ ĐỐC DARLAN VÀ HẠM ĐỘI ORAN PHÁP

        Sau sự sụp đổ của nước Pháp, câu hỏi nảy sinh trong đầu tất cả bạn bè và kẻ thù của chúng tôi là: "Liệu nước Anh cũng sẽ đầu hàng chăng?". Trong chừng mực mà những lời công bố có giá trị bất chấp mọi tình huống, tôi đã nhân danh chính phủ Hoang gia liên tiếp công bố quyết tâm của chúng tôi tiếp tục chiến đấu dù chỉ một mình. Sau sự kiện Dunkirk, ngày 4/6 tôi đã dùng thành ngữ: "Cần thì bao nhiêu năm cũng được, cần thì một mình cũng làm". Việc dùng ngôn từ nay không phải là không có ý đồ, và Đại sứ Pháp tại Luân Đôn, ngay hôm sau được chỉ thị tìm hiểu xem thực ra tôi định nói gì. Ổng ta được trả lời "nguyên văn những gì đã được nói ra". Tôi đã nhắc lại nhận xét của mình khi tôi phát biểu trước Hạ viện ngày 18/6, sau ngày sụp đổ của Bordeaux. Khi đó tôi đưa ra "một vài chỉ dẫn về những cơ sở vững chãi và thực tiễn, trên nền tảng này chúng tôi xây dựng quyết tâm tiếp tục làm chiến tranh". Tôi có khả năng đảm bảo với Hội đồng lập pháp là các cố vấn chuyên nghiệp về hải, lục, không quân của tôi tin là có những hi vọng tốt và có lý về thắng lợi cuối cùng. Tôi nói với họ là đã nhận được thông điệp của tất cả Thủ tướng các nước tự trị ủng hộ quyết định tiếp tục chiến đấu của chúng tôi và tuyên bố sẵn sàng chia sẻ vận mệnh với chúng tôi. "Khi lập bảng kết toán kinh khủng này và xem xét kỹ lưỡng các mối hiểm nguy của chúng tôi bằng một con mắt phi ảo tưởng, tôi thấy có những lý do quan trọng để phải cảnh giác và có những nỗ lực lớn, nhưng không có bất cứ một lý do nào để phải hoảng sợ hoặc lo ngại". Tôi nói thêm: "Trong 4 năm đầu của Thế chiến I, phe Đồng minh đã nếm trải toàn là thảm họa và thất vọng... Chúng tôi luôn luôn tự đặt câu hỏi: chúng ta sẽ chiến thắng như thế nào? Và không người nào có thể có câu trả lời với độ chính xác cao, cho tới gian đoạn kết thúc, kẻ thù kinh khủng của chúng tôi, hoàn toàn bất ngờ, đột nhiên sụp đổ trước mặt chúng tôi, và chúng tôi tràn ngập niềm vui chiến thắng". Cuối cùng tôi nói: "Điều mà tướng Weygand gọi là trận tiến đánh nước Pháp đã qua. Tôi chờ trận tiến đánh nước Anh sắp sửa bắt đầu. Cuộc chiến này quyết định sự sống còn của nền văn minh Thiên chúa giáo. Cuộc chiến này quyết định cuộc sống của nước Anh và tính nhất quán dài lâu của các thể chế của chúng tôi, của Đế quốc chúng tôi. Toàn bộ sự cuồng giận và sức mạnh của kẻ địch sẽ sớm chĩa vào chúng tôi. Hitler biết y sẽ phải đánh gục chúng tôi trên đảo quốc này hoặc thua trận. Nếu chúng tôi có thể đương đầu với y được, toàn bộ Châu Âu sẽ được tự do và cuộc sống  của thế giới có thể tiến lên vùng cao nguyên rộng lớn và đầy ánh sáng mặt trời. Nhưng nếu chúng tôi thua thì toàn thể thế giới kể cả Hoa Kỳ, kể cả những gì chúng tôi biết và chăm sóc, sẽ chìm đắm trong vực thẳm như đầu thời kỳ trung cổ mà ánh sáng của khoa học méo mó biến dạng làm cho nó khủng khiếp hơn và có lẽ kéo dài hơn. Tuy vậy, chúng tôi hãy tự chuẩn bị để nhận nhiệm vụ của mình và ứng xử theo cách mà, nếu Đế quốc Anh và khối Liên hiệp Anh tồn tại 1.000 năm, người đời vẫn còn nói: "Đó là giờ phút đẹp nhất của họ".

        Tất cả những từ ngữ luôn luôn được nói đến này trở thanh tốt đẹp trong giờ phút chiến thắng. Nhưng hiện giờ chúng chỉ là những từ ngữ mà thôi. Người nước ngoài mà không hiểu được tính tình chủng tộc Anh ở khắp nơi trên thế giới khi họ sôi máu thì có thể cho là những bộ mặt cố tỏ ra dũng cảm hân hoan được dựng lên làm khúc dạo đầu cho các cuộc đàm phán hòa bình. Rõ ràng Hitler cần phải kết thúc chiến tranh ở phía Tây. Y ở trong cái thế đưa ra các điều kiện có tính chất hết sức cám dỗ. Đối với những người như tôi đã nghiên cứu những động thái của Hitler, thì có vẻ như y sẽ đồng ý không đụng đến nước Anh, đến đế quốc Anh và Hạm đội Anh và ký một hiệp ước hòa bình để có thể rảnh tay hành động ở phía Đông, như Ribbentrop đã nói với tôi năm 1937 và cũng là ý muốn chủ yếu trong thâm tâm y. Cho tới nay, chúng tôi chưa làm cho y thiệt hại nhiều. Thực ra chúng tôi coi như sự thất bại của chính mình khi y đánh thắng nước Pháp. Không phải mọi chính phủ, do nền Dân chủ hay Độc tài dựng lên, lại đi chuốc lấy những nỗi kinh hoàng của sự xâm lược và khinh thường một cơ may hòa bình tốt mà nhiều lý do đáng tin cậy có thể được đưa ra. Hoa Kỳ đứng biệt lập. Không ai có bất cứ trách nhiệm gì đối với Nga Xô. Tại sao nước Anh lại không cùng với những khán giả ở Nhật và Mỹ, Thụy Điển và Tây Ban Nha xem cuộc chiến đấu hủy diệt lẫn nhau giữa Quốc xã và Cộng sản với một sự quan tâm đặc biệt, thậm chí với cả hứng thú nữa? Các thế hệ sau này thấy khó mà tin được là những vấn đề tôi tóm tắt ở đây lại không bao giờ được coi là có một vị trí trong chương trình  nghị sự của Nội các hoặc thậm chí được nói tới trong các cuộc họp đặc biệt riêng của chúng tôi. Chỉ có việc làm mới gạt bỏ được hết hoài nghi. Và việc làm phải tới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #172 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:16:33 pm »


       
*

        Trong những ngay cuối tại Bordeaux, Đô đốc Darlan trở thanh rất quan trọng. Tôi có những cuộc tiếp xúc ít ỏi và theo nghi lễ với ông ta. Tôi tôn trọng ông vì công việc ông đã lam để tái thiết Hải quân Pháp và sau 10 năm dưới sự kiểm soát về nghiệp vụ của ông, quân chủng này có hiệu quả hơn bất cứ thời kỳ nào kể từ khi có cách mạng Pháp. Tháng 12/1939 khi ông viếng thăm nước Anh, tôi mời ông dự một bữa dạ tiệc tại Bộ Hải quân. Đáp lại việc tôi nâng cốc chúc ông, ông bắt đầu bằng việc nhắc lại với chúng tôi việc ông Cụ cố của ông ta đã bị chết tại trận đánh Trafalgar. Vì vậy tôi coi ông là một trong những người Pháp lương thiện căm ghét nước Anh. Các cuộc thảo luận về hải quân giữa Anh và Pháp hồi tháng giêng đã cho thấy ông Đô đốc lo lắng như thế nào về tư thế nghiệp vụ của mình so với bất cứ ai là Bộ trưởng Hải quân xét về mặt chính trị. Điều này đã trở thành một ám ảnh mạnh mẽ và tôi tin là nó sẽ đóng một vai trò dứt khoát trong hành động của ông ta.

        Ngoài cái đó ra, Darlan có mặt tại hầu hết các cuộc hội nghị mà tôi mô tả và khi cuộc kháng chiến của Pháp tiến gần đến giai đoạn kết thúc ông ta liên tục bảo đảm với tôi là cho dù điều gì xảy ra, Hạm đội Pháp không bao giờ được rơi vào tay nước Đức. Giờ đây, tại Bordeaux, là giờ phút quyết định trong sự nghiệp của viên đô đốc đầy tham vọng, tự tư tự lợi và có khả năng này. Quyền lực của ông ta đối với mọi mục đích thực tiễn là tuyệt đối. Ông ta chỉ cần ra lệnh cho các tàu đi tới các cảng Anh, Mỹ hoặc ở các thuộc địa Pháp - một số đã bắt đầu khởi hành - là đâu vào đấy. Sáng ngay 17/6, sau khi Nội các Reynaud đổ, ông ta tuyên bố với tướng Georges là ông đã quyết định ra lệnh. Ngày hôm sau, Tướng Georges gặp ông ta vào buổi trưa và hỏi ông việc gì đã xảy ra. Darlan trả lời là ông ta đã thay đổi ý kiến. Khi được hỏi vì sao, ông ta trả lời đơn giản: "Bây giờ tôi là Bộ trưởng Hải quân rồi". Điều này không có nghĩa là ông ta đã thay đổi ý kiến để trở thành Bộ trưởng Hải quân, nhưng đã là Bộ trường Hải quân thì ông đã có một cách nhìn khác. Các tính toán về lợi ích cá nhân của con người thật là ngu ngốc biết chùng nào. Hiếm có một ví dụ nào thuyết phục hơn. Darlan chỉ cần dùng bất cứ chiếc tàu nào của mình đi đến một cảng bên ngoài nước Pháp để trở thành ông chủ toàn bộ quyền lợi của Pháp, vượt khỏi sự kiểm soát của Đức. Giống như tướng De Gaulle, đáng lẽ ông ta không đến chỉ vẻn vẹn với một trái tim bất khuất và một ít người tâm đầu ý họp. Đáng lẽ ông ta đã vượt khỏi tầm với của Đức, mang theo với mình lực lượng hải quân thứ tư trên thế giới mà cá nhân các sĩ quan và binh lính đều trung thành với ông. Hành động như vậy, Darlan đáng lẽ đã trở thành người thủ lĩnh cuộc kháng chiến của Pháp với một vũ khí hùng mạnh trong tay. Các xưởng sửa chữa và đóng tàu, các công binh xưởng của Anh và Mỹ có thể đã để ông sử dụng vào việc duy tu bảo dưỡng hạm đội của mình. Dự trữ vàng của Pháp tại Mỹ có thể đã đảm bảo cho ông ta nhiều nguồn tài nguyên lớn, một khi ông ta được công nhận. Toàn thể Đế quốc Pháp có thể đã đi với ông ta. Không gì có thể ngăn cản ông trở thành Người giải phóng nước Pháp. Danh vọng và quyền lực mà ông khao khát nằm trong tay ông. Thay vì tất cả những cái này, ông đã trải qua 2 năm ròng của một nhiệm vụ đầy lo âu và nhục nhã đề đi tới một cái chết gây ấn tượng mạnh, một phần mộ chẳng có chút vinh dự gì, và một cái tên bị ghét cay ghét đắng bởi Hải quân và nhân dân Pháp, những đối tượng mà cho đến nay ông đã phục vụ tốt đến như vậy.

        Có một nốt nhạc nhiên hậu phải dóng lên vào thời điểm này. Trong một bức thư viết cho tôi ngày 4/12/1942, đúng 3 tuần trước khi ông Darlan bị ám sát, ông lớn tiếng nói là ông đã giữ lời hứa. Điều không thể tranh cãi là không có tàu Pháp nào do người Đức điều khiển hoặc được người Đức sử dụng để chống lại  chúng tôi trong chiến tranh. Việc này không phải hoàn toàn là do các biện pháp của Đô đốc Darlan; nhưng chắc chắn ông ta đã tạo lập trong đầu óc sĩ quan và binh lính quân chủng Hải quân ý thực là bằng mọi giá các tàu khác của mình phải bị phá hủy trước khi bị người Đức chiếm, những người mà ông ta ghét không kém gì người Anh.

        Nhưng đến tháng 6/1940, việc cộng thêm Hạm đội Pháp vào các Hạm đội Đức và Ý cùng với sự đe dọa không tính trước được của Nhật Bản ở chân trời, đặt Anh trước những hiểm nguy chết người và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của Họa Kỳ. Điều 8 của Hiệp định đình chiến qui định là Hạm đội Pháp, trừ một bộ phận được tự do để bảo vệ quyền lợi Pháp ỏ các thuộc địa, sẽ được thu gom về các cảng được qui định và ở đây sẽ được giải ngũ và giải giáp dưới sự kiểm soát của Đức và Ý. Bởi vậy, rõ ràng các tàu chiến Pháp sẽ chịu sự kiểm soát này trong khi còn giữ hoàn toàn vũ khí của mình. Sự thực là cùng trong điều khoản này, chính phủ Đức trịnh trọng tuyên bố họ không có ý định sử dụng các tàu chiến Pháp vào mục đích riêng của mình trong chiến tranh. Nhưng theo giác quan của mình, ai là người sẽ tin vào lời nói của Hitler dựa vào thành tích đáng hổ thẹn của y và các sự kiện lúc bây giờ? Hơn nữa, điều khoản này loại khỏi sự đảm bảo "các đơn vị đó cần cho việc tuần tra bờ biển và quét mìn". Việc giải thích điều này thuộc về người Đức. Sau cùng, hiệp định đình chiến có thể bị làm mất hiệu lực bất cứ lúc nào với bất cứ cớ nào về việc không tuân thủ. Trên thực tế, chúng tôi không có an toàn gì hết. Bằng mọi giá, với mọi rủi ro, cách này hay cách khác, chúng tôi phải nắm chắc rằng Hải quân Pháp không rơi vào những bàn tay sai trái và như vậy có lẽ không đưa chúng tôi và những người khác đến chỗ bị hủy diệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #173 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:20:50 pm »


       
*

        Nội các Chiến tranh không bao giờ do dự. Các Bộ trưởng tuần trước đã toàn tâm toàn ý ủng hộ Pháp và cũng chung tình cảm dân tộc đã quyết định là phải có những biện pháp cần thiết. Đây là một quyết định rất khó chịu, một quyết định phi tự nhiên và đau đớn nhất mà chưa bao giờ tôi phải quan tâm. Nó nhắc lại giai đoạn Hải quân Hoàng gia bắt giữ Hạm đội Đan Mạch tại Copenhagen năm 1807; nhưng bây giờ, đến ngày hôm qua, duy nhất người Pháp là đồng minh thân hữu của chúng tôi và sự thông cảm của chúng tôi với sự đau khổ của Pháp là chân thực. Mặt khác, vận mệnh của đất nước và việc cứu vãn sự nghiệp của chúng tôi đang lâm nguy. Đó là một tấn bi kịch Hy Lạp. Nhưng không có hành động nào ngày càng cẩn thiết hơn cho sinh mệnh nước Anh và cho tất cả những gì phụ thuộc vào sinh mệnh này.

        Hải quân Pháp được sắp xếp theo cách sau đây. Hai thiết giáp hạm, 4 tuần dương hạm loại nhẹ (hay la tàu chống phóng ngư lôi), một số tàu ngầm bao gồm chiếc Surcouf rất lớn, 8 khu trục hạm và khoảng 200 tàu quét mìn và chống tàu ngầm nhỏ hơn nhưng có giá trị, phần lớn đậu tại Portsmouth và Plymouth. Tất cả những tàu này thuộc quyền của chúng tôi. Tại Alexandria có một thiết giáp hạm Pháp, 4 tuần dương hạm Pháp trong đó ba chiếc thuộc loại hiện đại có pháo 8 inches và một số tàu nhỏ hơn. Những chiến hạm này được sự bảo vệ của một hải đoàn chiến đấu mạnh của Anh. Tại Oran, ở đầu kia của Đại Tây Dương và Mers-el-kebir một quân cảng kế cận của tỉnh này có hai tàu trong số tàu tốt nhất của Hạm đội Pháp, đó là chiếc Dunkerque và chiếc Strasbourg, những tuần dương hạm bọc thép hiện đại, hơn xa chiếc Schamhorst và chiếc Gneisenau và được chế tạo với mục đích rõ ràng là phải hơn hai chiếc này. Những tàu này trong tay người Đức và sẽ gây trở ngại trên tuyến đường thông thương của chúng tôi. Cùng với 2 tàu này là hai thiết giáp hạm Pháp, nhiều khinh hạm tuần dương và một số khu trục hạm, tàu ngầm và các tàu khác. Tại Algier có 7 tuần dương hạm trong đó 4 chiếc có pháo 8 inches, và tại Martinique có 1 tàu sân bay và hai khu trục hạm loại nhẹ. Tại Casablanca có tàu Jean Bart vùa từ Saint Nazaire tới nhưng không có pháo. Đây là một trong những tàu chủ yếu trong sự ước tính lực lượng hải quân của thế giới. Tàu Jean Bart không hoàn chỉnh tại Casablanca, nó phải đi đến một nơi nào đó. Tàu Richelieu mà mức hoàn chỉnh có khá hơn đã tới Dakar. Nó có thể chạy được và pháo 15 inches của nó bắn được. Có nhiều các tàu khác ít quan trọng của Pháp tại nhiều cảng. Sau cùng tại Toulon có một số tàu chiến Pháp ngoài tầm với của chúng tôi. "Chiến dịch Bệ Phóng" bao gồm việc đồng thời bắt giữ, chế ngự, hoặc vô hiệu hóa, phá hủy thực sự tất cả hạm đội Pháp, có thể đụng tới được.

        Sáng sớm ngày 3/7 tất cả các tàu Pháp ở cảng Portsmouth và Plymouth đều được đặt dưới sự kiểm soát của Anh. Hành động này là đột ngột và nhất thiết là một sự bất ngờ. Lực lượng áp đảo được sử dụng và toàn bộ cuộc giao dịch này cho thấy người Đức có thể chiếm được bất cứ chiến hạm nào của Pháp nằm ở các cảng do họ kiểm soát dễ như thế nào. Ở Anh, trừ trường hợp tàu Surcouf, việc chuyển giao là hữu nghị và thủy thủ đoàn tự nguyện lên bờ. Ở tàu Surcouf, hai sĩ quan Anh anh dũng và một thượng sĩ chết1 và một thượng sĩ khác bị thương. Một thủy thủ Pháp cũng bị chết, nhưng hàng trăm người tự nguyện đi với chúng tôi. Tàu Surcouf sau khi phục vụ với thành tích cao đã bị tiêu diệt ngày 19/12/1942 cùng với thủy thủ đoàn anh dũng người Pháp.

        Đòn ác liệt diễn ra ở Tây Địa Trung Hải. Tại Gibraltar, Phó Đô đốc Somerville với "Lục lượng H" gồm Tuần dương hạm Hood, các thiết giáp hạm Valiant và Resolution, tàu sân bay Ark Royal, hai tuần dương hạm, 11 khu trục hạm nhận được điện từ Bộ Hải quân phát đi hồi 2h 25’ sáng ngày 1/7:

        "Phái chuẩn bị cho "Bệ phóng" 3/7".

        Trong các sĩ quan của Somerville, Đại tá hải quân Holland, một sĩ quan can đảm và nổi trội, sau này làm Tùy viên Hải quân tại Paris, có tình cảm sâu sắc với Pháp, là một người có nhiều ảnh hưởng. Đầu giờ chiều ngày 1/7, Phó Đô đốc điện đi như sau:

        "Sau khi nói chuyện với Đại tá hải quân Holland và các Phó Đô dốc khác. "Lục lượng H" đồng quan điểm với những người này là phải tránh sử dụng võ lực bằng mọi giá. Holland cho là hành động tấn công của chúng tôi sẽ làm cho mọi người Pháp bất kế là họ ở chỗ nào xa lánh chúng tôi".

        Về ý này, hồi 6h 20 chiều, Bộ Hải quân trả lời:

        "Ý định kiên quyết của chính phủ Hoàng gia là nếu người Pháp không chấp nhận lựa chọn bất cứ khả năng nào chúng tôi đưa ra, họ sẽ phải bị tiêu diệt".

-------------------
        1. Trung tá Spragne - Hải quân Hoàng gia - Trung úy PMK Griffiths, Hải quân Hoàng gia và thượng sĩ A.Webb, Hải quân Hoàng gia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #174 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:23:24 pm »


        Ngay sau nửa đêm (lh 08’ ngày 2/7) Đô đốc Somerville nhận được một thông tin được soạn thảo một cách cẩn thận để chuyển cho Đô đốc Pháp. Phần quan trọng nhất của nội dung là như sau:

        (a) Đi với chúng tôi và tiếp tục chiến dấu chống người Đức và Ý để giành thắng lợi.

        (b) Giảm bớt thủy thủ đoàn và đi đến một cảng Anh dưới sự kiểm soát của chúng tối. Số giảm thiểu sẽ được hồi hương vào thời điểm sớm nhất.

        Nếu ông chấp nhận một trong hai tiến trình trên, chúng tôi sẽ hoàn trả các tàu của ông cho nước Pháp khi kết thúc chiến tranh, hoặc bồi thương đầy đủ nếu bị tổn thất trong khi chờ đợi.

        (c) Hoặc là, nếu ông thấy buộc phải qui định không được sử dụng tàu của các ông để chống lại người Đức hoặc người Ý trừ trường hợp họ phá vỡ Hiệp định đình chiến, thì đưa tàu đến cùng chúng tôi với thủy thủ đoàn giảm thiểu tới một cảng nào đó của Pháp tại West Indies - ví dụ như Martinique mà ở đó tàu có thể được giải giáp một cách an toàn cho tới khi chấm dứt chiến tranh - thủy thủ đoàn được hồi hương.

        Nếu ông từ chối những đề xuất đúng đắn này, tôi rất tiếc buộc phải yêu cầu ông đánh chìm các tàu của ông trong phạm vi 6 giờ".


        Cuối cùng, nếu điều nói trên không được đáp ứng, tôi được lệnh của chính phủ Hoàng gia sử dụng bất kể sức mạnh nao thấy là cần thiết để ngăn chặn tàu của ông ta rơi vào tay bọn

        Đức hay Ý. Đô đốc Somerville ra đi bằng tàu giữa ban ngày và ở ngoài khơi Oran vào khoảng 9 giờ rưỡi. Ông ta đích thân phái Đại tá Holland lên một khu trục hạm đi đón đô đốc Gensoul. Sau khi bị từ chối một cuộc phỏng vấn, Holland nhờ một người mang thông điệp chuyến bức văn thư đã được dẫn chiếu. Đô đốc Gensoul trả lời bằng văn bản là không khi nào để các chiến hạm Pháp rơi vào tay người Đức và Ý và võ lực được sử dụng để chống lại vũ lực.

        Các cuộc thương lượng diễn ra cả ngày. Đến 4h 14’ chiều thì cuối cùng đại tá Holland được phép lên tàu Dunkerque nhưng cuộc gặp gỡ sau đó với Đô đốc Pháp là lạnh nhạt. Trong thời gian này, Đô đốc Gensoul gửi 2 bức thông điệp cho Bộ Hải quân Pháp và vào lúc 3 giờ chiều Hội đồng Bộ trưởng Pháp họp để xem xét các điều kiện của Anh. Tướng Weygand có mặt trong cuộc họp này và điều gì xảy ra đã được người viết tiểu sử của viên tướng này ghi lại. Qua điều được ghi này, có vẻ như là sự lựa chọn thứ ba, tức là chuyển hạm đội Pháp sang West Indies không bao giờ được nói tới. Người viết tiểu sử ghi: "Xem ra Đô đốc Darlan, dù có ý đồ hay không, hoặc dù ông ta có biết hay không biết - điều này tôi không rõ - đã không báo chúng tôi biết toàn bộ các chi tiết của vấn đề lúc bấy giờ. Bây giờ thì thấy các điều trong tối hậu thư của Anh không đến nỗi sống sượng như đã làm cho chúng tôi tin như vậy, và đã đưa ra một sự lựa chọn thứ ba dễ chấp nhận hơn nhiều, túc là đưa Hạm đội sang vùng biển Tây Ấn độ"1. Cho tới nay không có lời giải thích nào về sự bỏ sót này, nếu nó là một sự bỏ sót2.

        Sự phiền não lo lắng của Đô đốc Anh và những sĩ quan chính của ông ta, chúng tôi thấy rõ ràng qua các tín hiệu được chuyển. Chỉ có những mệnh lệnh trực tiếp mới buộc họ phải bắn vào những người vừa mới rồi còn là bạn của họ. Ở Bộ Hải quân có sự xúc động rõ ràng. Nhưng quyết tâm của Nội các Chiến tranh không suy giảm. Suốt cả buổi chiều, tôi ngồi trong phòng của Nội các liên lạc luôn luôn với các đồng sự chính của mình và Bộ trưởng Hải quân và Huân tước lãnh đạo nghiệp vụ trong Bộ Hải quân. Một hiệu lệnh cuối cùng được phát đi lúc 6h 26’:

        - Các tàu Pháp phải tuân thủ các điều kiện của chúng tôi hoặc tự đánh chìm hay bị ông đánh chìm trước khi trời tối.

        Nhưng cuộc giao chiến đã bắt đầu rồi. Vào lúc 17h 45’ Đô đốc Somerville đã khai hỏa vào Hạm đội Pháp hùng mạnh này và hạm đội có sự bảo vệ của pháo trên bờ biển của nó. Đến 18 giờ ông ta báo cáo là có sự chống cự mạnh. Cuộc oanh tạc kéo dài chừng 10 phút. Thiết giáp hạm Bretagne bị phá tung. Chiếc Dunkerque mắc cạn, chiếc thiết giáp hạm Provence được đưa vào bờ. Chiếc Strasbourg chạy thoát và mặc dầu bị máy bay phóng thủy lôi từ tàu sân bay Ark Royal tấn công, chạy thoát về Toulon giống như trường hợp các tuần dương hạm chạy từ Algiers về.

        Tại Alexandria, sau những cuộc thương lượng kéo dài với Đô đốc Cunningham, Godefroy Đô đốc Pháp đồng ý rút nhiên liệu ra, bỏ đi các bộ phận quan trọng của hệ thống đại bác và cho hồi hương một số thủy thủ đoàn. Ngày 8/7 tại Dakar chiếc thiết giáp hạm Richelieu bị tàu sân bay Hermes tấn công, và một xuồng máy đã anh dũng tiến đánh nó. Một quả ngư lôi từ trên máy bay phóng xuống đã trúng tàu Richelieu làm cho nó bị tổn thất nặng. Một chiếc tàu sân bay Pháp và 2 tuần dương hạm loại nhẹ ở Quần đảo Tây Ân thuộc Pháp không được phép di chuyển sau những cuộc ban cãi kéo dài lê thê theo một thỏa ước với Hoa Kỳ.

-----------------
        1. Vai trò của tướng Weygand, do Jacques Weygand viết.

        2. Viết năm 1950.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #175 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:44:24 pm »


        Ngày 4/7 tôi báo cáo chi tiết với Hạ viện những gì chúng tôi đã làm. Tuy nhiên thiết giáp hạm tuần dương Strasbourg đã trốn thoát Oran và việc vô hiệu hóa tàu Richelieu lúc bấy giờ không được báo cáo, nhưng các biện pháp chúng tôi áp dụng đã loại Hải quân Pháp khỏi những tính toán chủ yếu của Đức. Chiều hôm đó tôi phát biểu một giờ hoặc hơn và báo cáo chi tiết về toàn bộ các sự kiện buồn thảm mà tôi biết. Tôi không có gì để thêm vào bản tường trình mà khi đó tôi đưa ra trước Quốc hội Anh và thế giới. Vì thích sự cân đối, tôi nghĩ nên chấm dứt bằng một nét điểm xuyết đặt đúng thời đoạn đau buồn này trong mối quan hệ của nó với cảnh ngộ mà chúng tôi trải qua. Vì vậy, với sự đồng ý của Nội các, tôi đã đọc trước Hạ viện lời cảnh báo được luân chuyển trong nội bộ bộ máy chính quyền này hôm trước.

        Về những gì có thể xảy ra, hoặc một trận đánh vào đất nước chúng tôi được toan tính, Thủ tướng muốn tất cả mọi người giữ những cương vị quan trọng trong chính phủ, trong các bộ phận quân, dân chính thấy rõ nghĩa vụ mình phải duy trì tinh thần cảnh giác và sức mạnh của 1òng tự tin. Trong khi phải có mọi sự đề phòng khác mà thời gian và các phương tiện cho phép, không có cơ sở cho việc giả thiết là Đức có thể đổ bộ vào đất nước này hoặc từ trên không hoặc bằng đường bể một số quân nhiều hơn số mà lực lượng hùng mạnh hiện hữu tại ngũ của chúng tôi có thể tiêu diệt hoặc bắt được. Không quân Hoàng gia ở trong tình trạng ưu việt và đạt số lượng đầy đủ nhất lúc này, chưa bao giờ Hải quân Đức yếu như vậy và quân đội Anh ở trong nước mạnh như vậy. Thủ tướng trông mong tất cả các viên chức của Nhà vua ở các cương vị cao nêu gương quyết tâm và trung kiên. Họ phải kiểm soát và phản đối những biểu hiện lỏng lẻo và những dư luận khó chấp nhận trong giới của mình, hoặc trong các thuộc cáp. Họ không được do dự trong việc báo cáo hoặc, nếu cần thiết, gạt bỏ bất cứ những người nào, những sĩ quan nào có ý thúc gây ảnh hưởng làm rối loạn hoặc làm nản lòng, và có những lời nói được tính toán để gây hoảng loạn hoặc thất vọng. Như vậy, họ sẽ xứng đáng với những người chiến đấu trên không, trên biển, trên đất liền đã đọ sức với địch mà không thấy có cảm giác gì là mình bị thua kém về mặt phẩm chất.

        Hạ viện rất yên lặng trong khi nghe bản báo cáo, nhưng tới khi kết thúc, một cảnh tượng độc đáo đã diễn ra trong sự hoạt động của chính tôi. Hình như mọi người xung quanh đứng dậy cổ vũ hoan hô có vẻ như trong một thời gian dài. Cho tới lúc này, trong đối xử với tôi, Đảng Bảo thủ có phần nào dè dặt và tôi nhận được sự hoan hô nồng nhiệt nhất từ phía các ghế của Đảng Lao động khi tôi bước vào Hạ viện, hoặc đứng dậy trong nhiều trường hợp quan trọng. Nhưng bây giờ thì tất cả mọi người đều long trọng hô vang trong tinh thần thống nhất.

        Việc loại bỏ Hải quân Pháp như là một yếu tố quan trọng bằng hành động bạo lực và hầu như nhất loạt đã gây ra một cảm giác sâu sắc ở mọi nước. Đây là nước Anh mà nhiều người đã tính sự sụp đổ trên từng giây và giống như một võ sĩ quyền Anh bị đo ván, bị trọng tài đếm từ 1 đến 10, nước Anh mà những người nước ngoài cho là đang run rẩy trên miệng hố để đầu hàng trước sự bày binh bố trận của một quốc gia hùng mạnh, đã giáng đòn không thương sót vào những người bạn thân thiết nhất ngay hôm qua của mình và trong một thời gian ngắn, bảo đảm cho mình sự kiểm soát mặt biển không ai tranh chấp được. Nội các Chiến tranh Anh đã tỏ rõ là mình không sợ gì hết và sẽ không từ một phương thức nào. Đây là sự thực.

        Thiên tài của nước Pháp đã giúp nhân dân Pháp hiểu thấu ý nghĩa của sự kiện Oran, và trong cơn hấp hối của đất nước, rút ra được niềm hi vọng mới, sức mạnh mới từ cái đau thương đắng cay cộng hưởng này. Tướng De Gaulle mà tôi không tham khảo trước ý kiến, tỏ ra phi thường trong cách ứng xử, và nước Pháp được giải phóng và khôi phục lại, đã tán thành tư cách đạo đức của ông ta. Tôi mắc nợ ông Teitgen, một thành viên quan trọng của phong trào kháng chiến Pháp, sau này là Bộ trưởng Quốc phong, về một câu chuyện phải được kể lại. Ở một làng gần Toulon có hai gia đình nông dân, mỗi gia đình có một con trai là lính thủy bị hỏa lục Anh sát hại tại Oran. Một lễ tang được bố trí và tất cả mọi người làng xóm đều tìm cách đi tới nơi tham dự. Hai gia đình đều yêu cầu phủ quốc kỳ Anh song song với lá cơ tam tài trên linh cửu và việc này được thực hiện một cách kính cẩn. Trong việc này, chúng tôi thấy được tinh thần hiểu biết sâu sắc của người dân bình thường đạt tới cái cao cả như thế nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2019, 11:07:11 pm »


10.

CÙNG ĐƯỜNG

        Trong những ngày mùa hè năm 1940 này, sau khi nước Pháp  sụp đổ, chúng tôi trơ trọi một mình. Không một xứ tự trị nào thuộc Anh, hoặc Ấn Độ, hoặc các thuộc địa có thể gửi viện trợ quan trọng, hoặc gửi kịp thời những gì họ có. Quân đội chiến thắng và hùng mạnh của Đức có đầy đủ trang thiết bị và phía sau là những dự trữ lớn về vũ khí, công binh xuống thu được, đang tập hợp cho trận đánh cuối cùng. Vói các lực lượng đông đảo và quan trọng, nước Ý đã tuyên chiến với chúng tôi và hăm hở tìm cách tiêu diệt chúng tôi tại Địa Trung Hải và Ai Cập. Ở Viễn đông, Nhật Bản lộ rõ vẻ giận dữ và khó hiểu, yêu cầu rõ ràng là phải đóng của Con đường Miến Điện thông qua đó để tiếp tế được đưa vào Trung Quốc. Nước Nga Xô Viết bị ràng buộc vào Hiệp ước ký với nước Đức Quốc Xã và cung cấp cho Hitler viện trợ quan trọng về nguyên liệu. Tây Ban Nha, nước đã chiếm đóng vùng quốc tế Tangier có thể quay lại chống chúng tôi bất cứ lúc nào và đòi Gibraltar, hoặc mời người Đức đến giúp đánh chiếm, hoặc bố trí pháo để ngăn cản việc đi qua eo biển này. Nước Pháp của Pétain và Bordeaux sớm rời về Vichy có thể bị buộc phải tuyên chiến với Anh vào bất cứ lúc nào. Những gì còn lại của Hạm đội Pháp tại Toulon có vẻ như nằm trong sức mạnh của Đức. Rõ ràng là chúng tôi không thiếu kẻ thù.

        Sau sự kiện Oran, tất cả các nước trên thế giới đều thấy rõ chính phủ Anh và dân tộc Anh đã quyết tâm chiến đấu đến cùng. Tuy vậy, cho dù nếu ở Anh tinh thần không suy nhược, vấn đề vẫn là làm thế nào để khắc phục được những khó khăn vật chất rất quan trọng? Quân đội ở trong nước được biết là không có trang bị gì ngoài súng trường. Phải mất nhiều tháng trước khi các nhà máy của chúng tôi có thể sản xuất, thậm chí bù cho vũ khí đạn dược đã mất ở Dunkirk. Người ta có thể tự hỏi là liệu thế giới nói chung có tin rằng giờ phán quyết đã điểm đối với chúng tôi không?

        Tình trạng lo lắng sợ hãi sâu sắc diễn ra trên khắp nước Mỹ và thực ra trên tất cả các nước tự do còn sống sót. Người Mỹ nghiêm túc tự hỏi liệu có nên quẳng đi bất kỳ tài nguyên rất hạn hẹp nào của mình để thỏa mãn một thứ tình cảm khảng khái nhưng tuyệt vọng? Họ có phải căng mọi dây thần kinh ra, gìn giữ mọi thứ vũ khí để sủa sai sự không chuẩn bị của họ không? Cần phải có một sự phán xét rất vững chãi để vượt lên trên những cách lập luận rất thực tế và có súc thuyết phục này. Dàn tộc Anh tỏ 1ờng biết ơn vị Tổng thống cao cả cũng như các giới chức xuất sắc, các cố vấn cấp cao của ông, vì họ không bao giờ  mất lòng tin đối với vận hội và ý chí của chúng tôi ngay cả trong trường hợp bầu Tổng thống nhiệm kỳ ba.

        Tính khí sôi nổi và bình tĩnh của người Anh mà tôi có vinh dự biểu đạt rất có thể làm lệch cán cân. Người dân này trong những năm trước chiến tranh đã đi tới biên giới cuối cùng của chủ nghĩa hòa bình và không chuẩn bị cho tương lai, đã say sưa mài miệt trong trò chơi về chính trị đảng phái, và tuy được trang bị rất yếu kém, đã hăng hái tiến vào trung tâm các công việc của Châu Âu, giờ đây phải đối đầu với việc thanh toán sự bốc đồng cũng như những sự bố trí sắp xếp cẩu thả của mình. Họ thậm chí cũng không bị choáng váng. Họ thách thức những người chinh phục Châu Âu. Họ có vẻ như muốn đảo quốc của họ cho dù bị hỗn loạn rối ren còn hơn là phải đầu hàng. Điều này sẽ là một trang đẹp trong lịch sử nhưng còn có những chuyện khác về loại này. Athens bị Sparta chinh phục. Người Carthage chống cự Rome một cách đơn độc. Không hiếm trong biên niên sử của quá khứ đã có biết bao nhiêu thảm kịch không bao giờ được ghi chép hoặc bị lãng quên từ xa xưa - các quốc gia kiên cường, kiêu hãnh, rất ung dung và khoan nhượng vậy mà toàn bộ dân tộc ấy đã bị xóa sổ để rồi chỉ còn lại cái tên hoặc thậm chí chẳng còn gì hết.

        Ít người Anh, và rất ít cả người ngoại quốc, hiểu được những lợi thế lạ kỳ về mặt kỹ thuật của vị thế hơn đảo của chúng tôi, và cũng không mấy hiểu rằng ngay cả trong những năm do dự trước chiến tranh, các điều cơ bản về phòng thủ trên biển và sau này trên không đã được duy trì như thế nào. Đã gần 1.000 năm kể từ khi nước Anh thấy có hỏa lực nước ngoài trên đất đai của mình. Trên thượng đỉnh của cuộc kháng chiến của Anh, mọi người đều bình tĩnh, bằng lòng xả thân cứu nước. Mong rằng tâm trạng này của chúng tôi dần dần sẽ được bạn bè  và thậm chí kẻ thù trên toàn thế giới thừa nhận. Cái gì ở đằng sau tâm trạng đó? Cái đó chỉ có thể giải quyết được bằng sức mạnh.

        Cũng còn có một mặt khác nữa. Một trong những môi nguy lớn nhất của chúng tôi trong tháng 6 là các dự trữ cuối cùng của chúng tôi bị rút ra và ném vào cuộc kháng chiến lãng phí, vô bổ ở Pháp, và lực lượng không quân bị hao mòn dần bởi các chuyên bay chuyển giao sang lục địa châu Âu. Nếu Hitler có được cái khôn ngoan phi thường thì lẽ ra y đã làm chậm tốc độ tấn công trên mặt trận Pháp, có thể ngừng 3 hoặc 4 tuần sau sự kiện Dunkirk trên chiến tuyến sông Seine và trong thời gian nay, triển khai việc chuẩn bị kéo quân vào nước Anh. Như vậy y đã có thể có một sự lựa chọn rất độc và tấn công buộc chúng tôi phải hoặc là lìa bỏ nước Pháp trong con đau khổ cực độ của họ, hoặc là phung phí những nguồn lực cuối cùng dành cho cuộc sống sau này của chúng tôi "Càng yêu cầu người Pháp tiếp tục chiến đấu, chúng tôi càng phải có nghĩa vụ giúp họ" và lại càng thấy khó hơn trong việc chuẩn bị bất cứ những gì cho việc phòng thủ ở Anh quốc, và trên hết là việc dự trữ được 25 phi đoàn chiến đấu cơ, một yếu tố có tính quyết định hơn hết. Về điểm này chúng tôi không bao giờ chịu thua, nhưng việc bị chối từ khiến cho người đồng minh đang chiến đấu của chúng tôi ngậm đắng nuốt cay, có thể đầu độc toàn bộ các mối quan hệ của chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #177 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:36:35 pm »


       
*

        Ngay ở thời điểm này, Bộ Tổng tư lệnh Đức cũng không đánh giá thấp sức mạnh của vị trí chúng tôi. Ngày 7/7/1940, khi đến thăm Berlin, Ciano cho biết ông ta có một cuộc đàm thoại dài với tướng Von Keitel. Giống như Hitler, Keitel nói với ông ta về việc tấn công nước Anh, và nhắc lại là cho tới thời điểm hiện nay, chưa quyết định cái gì dứt khoát cả. Keitel coi việc đô bộ là có thể xảy ra, nhưng lại cho đó là một cuộc hành quân "cực kỳ khó khăn, phải tiếp cận một cách hết sức thận trọng vì tin túc tình báo cho biết có sự chuẩn bị đối phó về mặt quân sự của đảo quốc Anh", và việc bố trí phòng ngự bờ biển của phía Đức là "ít ỏi và không có độ tin cậy cao". Cái có vẻ dễ và cũng là cốt tử là một cuộc không kích lớn vào các sân bay, xí nghiệp và các đầu mối giao thông lớn trên đất Anh. Tuy nhiên cần phải nhớ là không quân Anh cực kỳ hữu hiệu. Keitel tính toán là người Anh có sẵn sàng khoảng 1.500 phi cơ để phòng thủ và phản công. Ông ta công nhận gần đây hoạt động phản công của không quân Anh đã được tăng cường nhiều. Các phi vụ oanh tạc được thực hiện với một sự chính xác đáng chú ý, và các nhóm phi cơ xuất hiện cùng một lúc đếm được 80 chiếc. Nhưng nước Anh thiếu nhiều phi công, và phi công mới không thể thay thế các phi công hiện đang đánh phá các đô thị Đức, vì hoàn toàn không được huấn luyện. Keitel cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh phá Gibraltar để phá vỡ hệ thống Đế quốc Anh. cả Keitel và Hitler đều không nói gì tới thời gian chiến tranh là bao lâu. Duy chỉ có Himler nói là chiến tranh phải chấm dứt vào đầu tháng 10.

Đó là báo cáo của Ciano. Ông ta cũng đề xuất theo "nguyện vọng chân thành của Mussolini đóng góp với Hitler một đạo quân gồm 10 sư đoàn và 1 bộ phận không quân gồm 30 phi đội để tham gia vào việc xâm lược. Lục quân thì bị từ chối khéo. Một vài phi đội được phái đến, nhưng chiến đấu không hữu hiệu, sẽ được trình bày sau đầy.

       
*

        Ngày 19/7 Hitler đọc một bài diễn văn chiến thắng trước, trong đó, ông ta làm cái được gọi là "Đề xuất hòa bình", cử chỉ này trong những ngày tiếp theo được đẩy mạnh bởi các đoàn đại diện ngoại giao thông qua Thụy Điển, Hoa Kỳ và tại Vatican. Đương nhiên Hitler sau khi đã chinh phục được Âu châu theo ý muốn của mình, có thể sẽ rất sung sướng kết thúc được chiến tranh bằng cách giành được sự chấp nhận của Anh đối với những gì y đã làm. Thực ra nó không phải là một Đề xuất Hòa bình mà là đề nghị phía Anh sẵn sàng giao nộp tất cả những gì mà nước này đã tham chiến để duy trì.

        Ý nghĩ ban đầu của tôi là một phiên họp long trọng, chính thức của cả 2 viện, nhưng các đồng sự của tôi nghĩ làm như vậy là quan trọng hóa quá mức vấn đề dù tất cả chúng tôi đều thống nhất như vậy. Thay vào đó là Bộ trưởng Ngoại giao qua đài phát thanh bác bỏ ý kiến trên của Hitler. Đêm 22 ông "gạt ra một bên" "lệnh của Hitler là phải đầu hàng theo ý muốn của y". Ông so sánh hình ảnh Âu châu của Hitler với Âu châu của chúng tôi đang chiến đấu để bảo vệ, và tuyên bố "chúng ta sẽ không ngừng chiến đấu cho tới khi Tự do được đảm bảo". Tuy nhiên, thực ra việc bác bỏ bất cứ ý kiến nào về đàm phán đã được báo chí và đài BBC nêu ra ngay sau khi bài diễn văn của Hitler được nghe qua radio mà không có sự nhắc nhở nào hết của Chính phủ Hoàng gia.

        Trong nhật ký của mình, Ciano ghi là "vào lúc đêm khuya ngày 19, khi nghe được phản ứng lạnh nhạt ban đầu của Anh đối với bài diễn văn, một cảm giác không giấu được hết nỗi thất vọng đã lan tràn trong những người Đức. Hitler "muốn có một sự hiểu biết thông cảm đối với Anh. Ý biết rằng đánh nhau với người Anh sẽ gay go và phải để máu, và cũng biết là khắp nơi, người dân ghét sự đổ máu". Mặt khác, Mussolini "sợ rằng người Anh có thể thấy trong bài diễn văn quá xảo trá của Hitler một cái cớ để bắt đầu đàm phán". Ciano nhận xét "điều đó sẽ đáng buồn cho Mussolini, vì lúc này hơn bao giờ hết, ông ta muốn chiến tranh"1. Ông không cần phải tự phô trương mình. Ông phải có mọi cuộc chiến tranh mà ông cần.

------------------
        1. Nhật ký của Ciano trang 277-78
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #178 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:36:57 pm »


       
*

        Cuối tháng 6, qua Tướng Ismay, các Tham mưu trưởng gọi ý với tôi tại nội các là tôi phải đến thị sát các khu bị đe dọa của bờ biển phía đông và phía nam. Vì vậy, mỗi tuần tôi dành một hoặc hai ngay cho công việc dễ chịu này, khi cần thì ngủ trong xe hỏa của tôi, ở đây tôi có mọi phương tiện để thực hiện công việc thường xuyên của mình và giữ liên hệ đều đặn với chính phủ Anh. Tôi thị sát các cửa sông Tyne và Humber và nhiều điểm khác có khả năng địch đổ bộ. Sư đoàn Canada làm một cuộc diễn tập tại Kent cho tôi xem. Tôi kiểm tra các hàng rào bố phong hướng vào đất liền tại Harwich và Dover. Một trong những đối tượng được tôi thị sát sớm nhất là sư đoàn số 3 mà người chỉ huy là tướng Montgomery, một sĩ quan mà xua nay tôi chưa tùng gặp, nhà tôi cùng đi với tôi. Sư đoàn 3 đóng quân gần Brighton - nó được hưởng ưu tiên cao nhất về trang bị lại và chuẩn bị lên đường sang Pháp thì cuộc kháng chiến của Pháp chấm dứt. Tướng Montgomery đặt bản doanh gần Steyning và ông ta giới thiệu với tôi một cuộc diễn tập nhỏ với nét chính là một cuộc vận động bọc sườn của các xe gắn súng liên thanh Bren mà khi đó ông chỉ tập trung được 7 hoặc 8 chiếc. Sau đó chúng tôi cùng đi xe dọc bờ biển qua Shoreham và Hove cho tới khi chúng tôi tới vùng dạo chơi Brighton quen thuộc mà tôi có rất nhiều kỷ niệm thời học trò. Chúng tôi dùng bữa cơm chính tại khách sạn Royal Albion Hotel đối diện với chân cầu cảng. Khách sạn hoàn toàn không có khách, một số lớn người đã tản cư, nhưng vẫn còn một số người hóng gió ở bãi biển hoặc chỗ dạo chơi công cộng. Tôi thích thú xem một trung đội vệ binh Grenadier làm ụ sáng máy bằng bao cát ở các ki-ốt của cầu cảng giống như trò múa rối của những con bọ chét mà tôi luôn luôn khâm phục khi còn ở tuổi trẻ thơ. Thời tiết dễ chịu. Tôi có những cuộc nói chuyện rất bổ ích với Tướng Montgomery và tôi tận hưởng chuyến đã ngoại này. Đến giữa tháng 7. Bộ trưởng Bộ Chiến tranh khuyên nghị nên để Tướng Brooke thay tướng Ironside chỉ huy các lực lượng trong nước. Ngày 19/7 trong công cuộc liên tục kiểm tra các khu vực xâm nhập, tôi tới thăm Bộ Tư lệnh miền Nam. Một kiểu thao diễn chiến thuật được tổ chức cho tôi xem, trong đó không ít hơn 12 xe tăng có khả năng tham gia. Suốt cả buổi trưa, tôi đi cùng xe với Tướng Brooke là người chỉ huy mặt trận này. Ồng ta có thành tích cao. Không những ông đã tham gia trận bọc sườn quyết định gần Ypres trong việc rút lui về Dunkirk, mà con làm tròn trách nhiệm của mình với một sự kiên quyết và khéo léo khác thường, trong những hoàn cảnh khó khăn và rối loạn không thể tượng tượng được, khi chỉ huy các lực lượng mới mà chúng tôi phái sang Pháp trong ba tuần đầu tháng 6. Tôi cũng có mối quan hệ cá nhân với Alan Brooke thông qua 2 người anh trai của ông ta, những người dũng cảm và là bạn trong giai đoạn đầu đời quân ngũ của tôi.

        Những mối quan hệ và ký ức này không quyết định được ý kiến của tôi về các vấn đề lựa chọn hệ trọng, nhưng chúng tạo thành nền tảng cá nhân trên đó sự liên kết không suy suyển gì của tôi với Alan Brooke trong thời gian chiến tranh được duy trì và đạt cao độ. Chúng tôi cùng ngồi trong xe hơi với nhau trong nhiều giờ vào buổi trưa tháng 7/1940 này và có vẻ như chúng tôi thống nhất với nhau về phương pháp phong thủ nội địa. Sau khi có những sự tham khảo cần thiết với các người khác, tôi thông qua đề nghị của Bộ trưởng Bộ Chiến tranh đưa Brooke lên chỉ huy các lực lượng trong nước thế cho tướng Tướng Ironside, chấp nhận về hưu với phẩm chất của một quân nhân mà ông đã chứng tỏ trong mọi trường hợp.

        Trong một năm rưỡi có sự đe dọa xâm lăng, Brooke tổ chức và chỉ huy lực lượng trong nước và từ đó trở đi khi ông ta trở thành Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hoàng gia, chúng tôi tiếp tục đi với nhau trong ba năm rưỡi cho tới khi đạt được chiến thắng. Bây giờ tôi phải kể lại những lợi ích tôi rút ra được từ ý kiến của ông đối với những thay đổi dứt khoát trong sự chỉ huy ở Ai Cập và Trung Đông tháng 8/1942, cũng như sự thất vọng nặng nề mà tôi phải giáng xuống ông về việc chỉ huy cuộc "Hành quân Overlord" năm 1944 của cuộc xâm lăng vượt qua biển Manche. Qua thời gian dài làm Chủ tịch Ủy ban Tham mưu trưởng trong phần lớn cuộc chiến tranh và công việc của Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hoàng gia, ông đã có thể phục vụ đắc lực nhất không những Đế quốc Anh mà con cả sự nghiệp của phe Đồng minh nữa. Câu chuyện này sẽ ghi những bất đồng thỉnh thoảng xảy ra giữa chúng tôi nhưng cũng có những biện pháp rất lớn để thống nhất với nhau, và sẽ là bằng chứng của một tình bè bạn mà tôi yêu quí.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #179 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:37:31 pm »


       
*

        Trong cùng tháng 7 này, vũ khí Mỹ với số lượng đáng kể được chuyển ngay qua Đại Tây Dương một cách an toàn. Khi các tàu đến gần bờ biển chúng tôi với các vũ khí vô giá, các đoàn tầu hỏa đặc biệt đã đợi ở tất cả các bến để nhận hàng. Quân đội tình nguyện ở mọi xứ, mọi thị trấn, mọi làng, thức suốt đêm để nhận vũ khí. Đàn ông và đàn bà làm việc ngày đêm để vũ khí đem ra sử dụng được. Đến cuối tháng 7, đối với việc đổ bộ bằng dù hoặc đường hàng không thì chúng tôi là một quốc gia có trang bị vũ khí. Chúng tôi đã trở thành một "tổ ong bầu". Dù sao, nếu chúng tôi phải đi xuống phía nam đế chiến đấu (một việc mà tôi không dự tính trước) thì rất nhiều nam giới và một số nữ giới đã có vũ khí trong tay. Đợt đầu của số 500.000 súng trường cỡ 300 cho quân tình nguyện đã tới (tuy mỗi súng chỉ có khoảng 50 viên đạn mà chúng tôi chỉ dám phát 10 viên và chưa có nhà máy nào cho máy chạy) và cho phép chúng tôi chuyển 300.000 súng trường kiểu 303 Anh cho các đơn vị quân chính qui đang phát triển nhanh.

        Vói pháo 75 mỗi khẩu 1.000 viên đạn, thì một số chuyên viên khó tính cho là không đáng kể. Không có các bộ phận phía trước của xe chở pháo và không có ngay các phương tiện trực tiếp để tiếp tế nhiều đạn dược. Các cỡ nòng pháo hỗn hợp làm cho việc vận hành phức tạp. Tuy chẳng đáng gì, nhưng trong suốt các năm 1940 và 1941, 900 khẩu pháo 75 này là một sụ gia tăng lớn vào lực lượng phòng thủ nội địa. Những sự sắp xếp bố trí được đề ra và con người được đào tạo để chuyển pháo bằng các thanh gỗ lên xe tải quân sự cho dễ cơ động. Khi người ta chiến đấu cho sự sống thì có bất cứ khẩu pháo nào có được còn hơn là không có gì cả, và pháo 75 của Pháp, tuy lạc hậu so với pháo Anh bắn đạn 12 cân Anh và bích kích pháo đã chiến của Đức, vẫn là một vũ khí rất tốt.

        Khi các tháng 7 và 8 trôi qua mà không xảy ra một tai họa nào, chúng tôi ổn định trở lại với một sự đảm bảo mỗi lúc một tăng là mình có thể chiến đấu lâu dài và gian khổ ngày này qua ngay khác được, chúng tôi nhận thức được mình tăng thêm về sức mạnh. Toàn thể dân chúng làm việc cật lực và khi họ buồn ngủ sau lúc làm việc vất vả hoặc thức đêm, họ cảm thấy được đền đáp, bằng việc ý thức được mỗi lúc một tăng là chúng tôi phải có thời gian và chúng tôi phải thắng. Tất cả các bãi biển lúc này tua tủa những công sự phòng ngự đủ các loại. Toàn quốc được tổ chức thành những khu vực phòng thủ, các nhà máy tuôn ra các vũ khí của mình. Đến cuối tháng 8 chúng tôi có trên 250 xe tăng. Toàn bộ quân đội nhà nghề và các Địa phương quân của Anh luyện tập bài bản từ sáng đến tối và mong được gặp kẻ thù. Quân tình nguyện có trên một triệu người và khi thiếu súng trường thì túm chặt lấy súng săn, súng trường thể thao, súng ngắn cá nhân, hoặc khi thiếu hỏa khí thì dùng giáo, gậy tầy. Ở Anh không có Đạo quân thứ 5, tuy có một số ít điệp viên bị bao vây chặt và bị kiểm soát, một số ít người Cộng sản chỉ biết nằm dài. Mọi người còn lại cống hiến tất cả những gì họ phải cống hiến.

        Khi Ribbentrop đến Rome trong tháng 9, ông ta nói với Ciano: "Nước Anh không có phòng vệ lãnh thổ. Một sư đoàn đơn độc Đức đủ để đưa lại một sự sụp đổ hoàn toàn". Điều này đơn giản chỉ là sự thiếu hiểu biết. Tuy vậy, tôi luôn luôn tự hỏi điều gì sẻ xảy ra nếu 200.000 quân đột kích Đức thực sự đã có mặt và thiết lập vị trí ở bờ biển. Thảm sát ở cả hai phía sẽ là rất lớn và kinh khủng. Sẽ không có chuyện tha giết mà cũng không có chuyện may mắn. Kẻ thù sẽ dùng khủng bố và chúng tôi sẵn sàng đi đến cùng. Tôi có ý định dùng khẩu hiệu "Lúc nào anh cũng có thể bắt đi một". Tôi thậm chí tính đến các sự khủng khiếp của một cảnh như vậy, cuối cùng có thể làm lệch cán cân tại nước Mỹ. Nhưng không một cảm xúc nào nói trên được thử thách cả. Xa xa trên làn nước xám của Bắc Hải và biển Manche, các biên đội tuần dương hạm mẫn cán di chuyển, tuần tra, nhòm ngó suốt đêm. Các phi công lái chiến đấu cơ bay vút lên cao hoặc bình thản sẵn sàng xung quanh các cỗ máy ưu việt của mình, có lệnh gấp là cất cánh ngay: Lúc này là thời điểm tốt như nhau cho cả cái sống và cái chết.

        Súc mạnh hải quân, khi được hiểu đúng, là một điều kỳ lạ. Chuyên đi của một đạo quân xuyên qua mặt biển đối diện với những hạm đội lớn, hạm đội nhỏ, là một kỳ tích hầu như không thể có được. Hơi nước đã đóng góp rất lớn vào sức mạnh hải quân để phòng thủ Đại Anh quốc. Thời kỳ Napoleon, sức gió đẩy các chiến thuyền đáy bằng của ông ta từ Boulogne sang bên kia biển Manche cũng đánh dạt các hải đội phong tỏa của chúng tôi. Nhưng mọi việc xảy ra từ đó đến nay đã làm tăng gấp bội sức mạnh của một lực lượng hải quân mạnh hơn để tiêu diệt những kẻ xâm lược đi ghé ngang qua. Mọi phức tạp mà máy móc hiện đại gây cho quân đội, làm cho các cuộc hành quân cồng kềnh và nguy hiểm thêm, các khó khăn trong việc bảo dưỡng khi đổ bộ chắc chắn là không vượt qua được. Ở lần khủng hoảng trước, trong tài sản của đảo quốc chúng tôi, chúng tôi có sức mạnh hải quân trội hơn và qui mô hơn như nó đã chứng tỏ. Kẻ thù không có khả năng thắng chúng tôi bằng một trận hải chiến lớn. Họ cũng không thể đương đầu nổi với các lực lượng tuần   dương hạm của chúng tôi. Về mặt hải đội và khinh hạm, chúng tôi nhiều hơn họ 10 lần. Ngược lại, tiếp theo tình hình này, phải cân nhắc đến thời tiết thất thường, đặc biệt là sương mù. Nhưng dù cho gặp bất lợi về thời tiết và tình hình xấu diễn ra ở một hoặc nhiều điểm, vấn đề duy trì một tuyến giao thông thù địch và giữ vững bất cứ điểm nào chiếm được vẫn là nan giải. Đó là tình thế trong Đại chiến I.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM