Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:05:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53139 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:15:14 pm »

           
5

LAO VÀO KIẾM CHIẾN LỢI PHẨM

        Tình hữu nghị giữa nhân dân Anh và nhân dân Ý xuất phát từ thời các ông Garibaldi và Cavour. Mọi giai đoạn trong việc giải phóng miền bắc nước Ý khỏi sự cai trị của nước Áo và mọi giai đoạn tiến tới sự thống nhất và độc lập đều giành được tình cảm của chủ nghĩa tự do của Nữ hoàng Victoria. Ảnh hưởng của Anh đã đóng góp mạnh mẽ vào việc Ý gia nhập phe Đồng minh trong thế Chiến Thứ I. Việc Mussolini lên nắm quyền và thành lập chủ nghĩa Phát xít để làm đối trọng với chủ nghĩa Bôn-sê-vích, trong các giai đoạn đầu đã chia rẽ dư luận Anh theo đường lối của các đảng phái, nhưng không ảnh hưởng đến các cơ sở rộng rãi của thiện chí giữa hai dân tộc. Chúng tôi thấy những ý đồ của Mussolini đối với Abyssinia đã mang lại cho chúng tôi điều tồi tệ nhất của cả Tân và Cựu thế giới ra sao, chúng tôi đã xa lánh nhà độc tài Ý như thế nào mà không phá vỡ quyền lực của ông ta, và Hội Quốc Liên đã bị tổn thương ra sao, mà không cứu vãn được nước Abyssinia. Chúng tôi cũng đã thấy những cố gắng nghiêm túc nhưng vô bổ của ông Chamberlain, ngài Samuel Hoare và Huân tước Halifax để giành lại thiện ý đã mất của Mussolini trong thời gian lắng dịu. Và cuối cùng, trong đầu Mussolini đã phát triển lòng tin vững chãi là mặt trời nước Anh đã lặn và với sự giúp đỡ của Đức, tương lai của nước Ý có thể được dựng trên đống tro tàn của Đế quốc Anh - Tiếp theo đó là việc lập ra trục Berlin-Roma mà với sự kiện này, nước Ý có thể được trông đợi để tham chiến chống Anh và Pháp ngay từ ngày đầu tiên.

        Chắc hẳn Mussolini có sự khôn ngoan, thận trọng thông thường để xem xét chiến tranh sẽ diễn tiến ra sao trước khi bản thân mình xác định đưa nước Ý vào vòng chiến. Quá trình chờ  đợi không có gì bất lợi cả. Ý được cả hai phía ve vãn, và nước này đã làm cho những quyền lợi của nước mình được quan tâm, đạt được nhiều hợp đồng có lợi, và có thời gian để cải tiến trang bị vũ khí cho mình. Như vậy các tháng tranh tối tranh sáng đã qua: Vận hội may rủi của Ý sẽ như thế nào nếu chính sách này được duy trì là một sự suy đoán lý thú. Với lá phiếu có tầm cỡ của mình về vấn đề Ý, nước Mỹ rất có thể nói rõ cho Hitler biết việc y tìm cách kéo Ý về phía mình bằng vũ lực sẽ làm nẩy sinh các vấn đề nghiêm trọng nhất. Hòa bình, thịnh vượng và sức mạnh ngày một tăng là phần thưởng cho một nền trung lập bền vững. Một khi Hitler đã giao thiệp với Nga thì tình trạng tốt lành này sẽ kéo dài vô thời hạn với các lợi ích luôn luôn tăng trưởng, và Mussolini có thể đứng ở phía trước, trong hòa bình và trong năm kết thúc chiến tranh, như một nhà chính trị khôn ngoan nhất mà nước Ý với dân tộc cần cù và lắm con nhiều cái có được. Đây là một tình thế dễ chịu hơn so với điều gì thực tế đã chờ đợi nơi ông ta.

        Trong 2 trường hợp vào năm 1927, khi tôi gặp Mussolini, mối quan hệ cá nhân của chúng tôi là thân mật và dễ chịu. Tôi sẽ không bao giờ khuyến khích nước Anh phá vỡ quan hệ thân hữu với ông ta về vấn đề Abyssinia hoặc kích động Hội Quốc Liên chống lại ông ta, trừ phi chúng ta chuẩn bị để lam chiến tranh ở mức độ cao nhất. Giống như Hitler, ông ta hiểu và trong một chừng mục nào đó đã tôn trọng chiến dịch của tôi phục vụ việc tái võ trang nước Anh, mặc dầu ông ta rất vui vì dư luận công chúng Anh không ủng hộ quan điểm của tôi.

        Trong cuộc khủng hoảng đến với chúng tôi về trận đánh gây tai họa cho nước Pháp, với cương vị Thủ tướng tôi có nghĩa vụ rõ ràng là phải làm hết sức mình để giữ nước Ý ngoài vòng xung đột, và tuy không tự cho phép mình có những hi vọng hão huyền, tôi lập tức sử dụng những nguồn lực và ảnh hưởng nào mà tôi có thể có. Sáu ngày sau khi trở thành người đứng đầu chính phủ, theo mong muốn của Nội các, tôi viết lời kêu gọi Mussolini, được công bố hai năm sau đó cùng với phúc thư của ông ta trong những trường hợp rất khác nhau: Lời kêu gọi này đề ngày 16/5/1940.

       "Giờ đây tôi đã nhận chức Thủ Tướng và Bộ trưởng Quốc phòng, tôi nhìn lại các cuộc gặp nhau giữa chúng ta ở Rome, tôi muốn nói với ngài là nguyên thủ quốc gia, những lời lẽ thiện chí. Có phải là đã quá muốn để chặn lại dòng máu chảy như sông giữa nhân dân Anh và Ý không ? Chắc chắn chúng ta có thể gây cho nhau những thương tổn nặng nề. Đối xử với nhau một cách tàn bạo và làm u ám Địa Trung Hải bằng cuộc xung đột giữa chúng ta. Nếu ngài ra lệnh như vậy thì nó phải như vậy nhưng tôi tuyên bố tôi chưa khi nào là kẻ thù đối với sự vĩ đại của nước Ý, cũng như không bao giữ là kẻ thù về thực chất của nhà làm luật Ý. Dự báo diễn biến của các trận chiến lớn hiện dang xảy ra dữ dội ở Âu châu là một việc làm vu vơ, vô bổ, nhưng tôi chắc bất kể điều gì có thể xảy ra với Tây Ầu, nước Anh sẽ đi đến cùng, dù chỉ là một mình, như chúng tôi đã làm trước đây, nhưng tôi tin với một sự chắc chắn là chúng tôi phải được sự chi viện ngày một tăng của Hoa Kỳ và thực tế là tất cả các nước Châu Mỹ.

        Xin ngài tin là không phải tôi nhu nhược và sợ hãi mà tòi đưa ra lời kêu gọi long trọng này, bởi vì nó sẽ tồn tại trong bộ phận lưu trữ. Qua các thời đại, trên tất cả các lời kêu gọi khác, là tiếng gọi của các người kế thừa nền văn minh la-tinh và công giáo không được chống lại nhau trong một cuộc xung đột chết người. Trong danh dự và với lòng kính trọng, tôi khẩn thiết yêu cầu ngài hãy lắng nghe điều đó trước khi tín hiệu khủng khiếp được phát ra. Chúng tôi sẽ không bao giờ phát ra tín hiệu này."


        Câu trả lời là cứng rắn. Nó ít nhất cũng có được sự ngay thẳng.

       "Trả lời bức thông diệp ông gửi cho tôi, tôi nói để ông rõ là chắc chắn ông biết những lý do quan trọng có tính chất lịch sử và ngẫu nhiên đã đặt hai nước ta vào thế đối lập nhau: Không đi lùi quá sâu vào thời gian, tôi nhắc lại với ông là năm 1935 chính phú ông có sáng kiến tổ chức tại Genève những sự trừng phạt đối với Ý, một nước phải lo đảm bảo cho mình một không gian nhỏ bé dưới mặt trời châu Phi mà không hề gây chút thiệt hại nào đến các quyền lợi và các lãnh thổ của ông cũng như của những người khác. Tôi cũng nhắc lại với ông tình trạng có thực và hiện tại về việc Ý thấy mình bị 0 ép ngay trong biển của mình. Nếu vì để tôn trọng chữ ký của ông mà chính phủ ông tuyên chiến với Đức, ông sẽ hiểu là cũng chính tinh thần danh dự và tôn trọng này đối với các cam kết trong hiệp ước Ý-Đức sẽ hướng dẫn dường lối chính sách của Ý cho ngày hôm nay củng như ngày mai đối với bất cứ sự kiện nào xảy ra."

        Từ lúc này, chúng tôi không còn nghi ngờ gì về việc Mussolini có ý đồ nhảy vào vòng chiến với cơ hội thuận tiện nhất của ông ta: Trên thực tế, ông ta đã hạ quyết tâm ngay khi những thất bại của các đạo quân Pháp đã rõ ràng: Ngày 13/5 ông ta nói với Ciano là ông sẽ tuyên chiến với Pháp và Anh trong vòng một tháng. Quyết định chính thức của ông ta về việc tuyên chiến vào bất cứ thời điểm nào thích hợp sau 5/6 được báo cho các Tham mưu trưởng Ý ngày 29/5. Theo yêu cầu của Hitler, hạn này được lùi lạị tới ngay 10/6.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:15:41 pm »


       
*

        Ngày 26 tháng 5, trong khi số phận các quân đoàn phía Bắc là bấp bênh và không ai tin chắc có đơn vị nào thoát được, Reynaud bay sang Anh để trao đổi với chúng tôi vấn đề này, một vấn đề luôn luôn ở trong đầu chúng tôi. Việc Ý tuyên chiến có thể đến bất cứ lúc nào. Như vậy nước Pháp lại bốc cháy trên một mặt trận khác và một kẻ thù hau háu sẽ tiến vào Pháp ở phía nam. Có thể làm được gì để lôi kéo Mussolini? Đó là vấn đề được đặt ra. Tôi không nghĩ là có một cơ may nhỏ nhoi nào và mọi sự việc mà Thủ tướng Pháp dùng làm lý lẽ chỉ để thử thôi, làm cho tôi tin chắc thêm là mọi hi vọng đều hết. Tuy nhiên, ở trong nước, Reynaud chịu một sức ép mạnh, còn về phía mình, chúng tôi muốn coi trọng Đồng minh của chúng tôi mà quân đội là thứ vũ khí quan trọng nhất thì đang tan vỡ ngay trong tầm kiểm soát. Tuy không cần phải sắp đặt các sự việc nghiêm trọng, ông Reynaud không úp mở gì về việc nước Pháp có thế rút khỏi cuộc chiến. Bản thân ông ta sẽ tiếp tục chiến đấu, nhưng luôn luôn có khả năng là ông có thể sớm bị thay thế bằng những người khác có tâm trạng khác.

        Ngày 25 tháng 5 theo lời yêu cầu của chính phủ Pháp, chúng tôi đã cùng đứng ra yêu cầu Tổng thống Roosevelt can thiệp. Trong bức thông điệp này, Anh và Pháp đồng ý để Tổng thống  tuyên bố là chúng tôi hiểu rằng nước Ý bất bình chúng tôi về mặt lãnh thổ ở Địa Trung Hải, Ta chúng tôi sẵn sàng xem xét ngay bất cứ các yêu sách hợp lý nào, là các nước đồng minh sẽ chấp nhận Ý tham gia Hội nghị Hòa bình với quy chế tương đương với bất cứ bên tham chiến nào, và chúng tôi sẽ mời Tổng thống đảm bảo việc thực hiện bất cứ một hiệp nghị nào được ký kết lúc này. Tổng thống đã làm như vậy, nhưng các bài diễn văn của ông ta bị nhà độc tài Ý bác bỏ một cách hết sức đột ngột. Tại cuộc gặp gỡ với Reynaud, chúng tôi đã có câu trả lời này trước mặt chúng tôi rồi. Giờ đây, Thủ tướng Pháp đưa ra nhiều đề nghị cụ thể. Rõ ràng là nếu các đề nghị này phải cứu vãn Ý khỏi "tình trạng bị 0 ép ngay chính trong biển của mình" thì chúng phải ảnh hưởng tới quy chế của cả Gibraltar và Suez. Nước Pháp chuẩn bị để có những nhượng bộ tương tự về Tunis.

        Chúng tôi không có khả năng bày tỏ cảm tình với các ý kiến này. Không phải vì xem xét chúng là việc sai trái, hoặc vì lúc này có vẻ như là trả giá đắt cho việc giữ Ý ở ngoài vòng chiến là một việc làm không bõ. cảm tưởng của riêng tôi là ở tầm vóc công việc của chúng tôi, chúng tôi không có gì để đề xuất, mà Mussolini không thể chấp nhận cho mình được, hoặc được Hitler ban cho, nếu chúng tôi bị đánh bại. Một khi chúng tôi bắt đầu thương lượng để đạt được sự dàn xếp hữu nghị của Mussolini, thì chúng tôi phải triệt tiêu khả năng tiếp tục chiến đấu của mình. Tôi thấy các bạn đồng nghiệp của mình rất cứng rắn và bền bỉ. Đầu óc chúng tôi lại xoay quanh nhiều hơn vào việc ném bom Turin và Milan khi Mussolini tuyên chiến, và xem ông ta phản ứng ra sao. Trong thâm tâm, ông Reynaud không phản đối và có vẻ vững tin hoặc ít nhất cũng bằng lòng. Điều này không ngăn cản, vài ngày sau đó, việc chính phủ Pháp trực tiếp đưa ra với Ý một sự nhượng bộ về lãnh thổ mà Mussolini coi thường. Ngày 3 tháng 6, Ciano nói với Đại sứ Pháp: "Ông ta không quan tâm lấy lại các lãnh thổ của Pháp bằng thương lượng hòa bình. Ông ta đã quyết định làm chiến tranh với Pháp." Đó duy nhất là điều mà chúng tôi đã dự kiến.

        Tuy Hoa Kỳ đã có những cố gắng hết mức, nhưng không gì có thể làm Mussolini chuyển hướng được. Hồi 4 giờ 45 phút chiều ngày 10 tháng 6. Bộ trưởng Ngoại giao Ý báo Đại sứ Anh biết Ý tự coi mình ở trong tình trạng chiến tranh với Liên hiệp Anh từ nửa đêm ngày hôm đó. Một thông báo tương tự được chuyển cho chính phủ Pháp: Khi Ciano trao bức thông điệp của mình cho Đại sứ Pháp, ông Francois Poncet có nhận xét: "Cả ông nữa ông sẽ thấy người Đức là những ông chủ nghiệt ngã". Ở Rome, từ ban công Mussolini tuyên bố trước các đám đông là Ý ở tình trạng có chiến tranh với Anh và Pháp. Người ta nói Ciano sau này đã nhận xét một cách như xin lỗi: "Đây là một cơ hội ngàn năm có một". Những cơ hội này tuy hiếm, nhưng không nhất thiết là tốt.

        Ngay lập tức, người Ý tấn công quân đội Pháp tại mặt trận núi Alpes và nước Anh tuyên chiến lại với Ý. Năm tàu Ý giữ lại ở Gibraltar bị tịch thu và Hải quân được lệnh chặn giữ và đưa về các cảng được kiểm soát tất cả các tàu Ý ngoài biển. Đêm ngày thứ 12, sau một chuyến bay dài từ đất Anh, tức là không xếp được nhiều bom, các tốp oanh tạc cơ ném những quả bom đầu tiên xuống Turin và Milan. Tuy vậy chúng tôi trông đợi một cuộc oanh tạc nặng nề hơn ngay sau khi chúng tôi có thể sử dụng được các sân bay của Pháp tại Marseilles.

        Người Pháp chỉ có thể gom được 3 sư đoàn cùng với số binh lính phòng thủ tương đương với 3 sư đoàn nữa để đối phó với sự xâm nhập qua các khe của dãy núi Alpes và dọc theo bờ biển Riviera của cụm quân đoàn phía Tây của Ý, gồm 32 sư đoàn, dưới quyền chỉ huy của Thái tử Umberto. Hơn nữa, quân thiết giáp hùng mạnh của Đức nhanh chóng xuống thung lũng sông Rhine, đã sớm bắt đầu kéo qua hậu phương quân đội Pháp. Tuy vậy, tại mỗi điểm trên chiến tuyến mới, các đơn vị của Pháp vẫn nghênh chiến, thậm chí kìm chân tại chỗ quân Ý kể cả ngay sau khi Paris đã thất thủ và Lion rơi vào tay quân Đức. Ngày 18/6 khi Mussolini và Hitler gặp nhau ở Munich, thủ lĩnh Ý không có mấy lý do để khoe khoang. Ngày 21/6 Ý mở một cuộc tấn công khác. Tuy vậy các vị trí Pháp ở chiến tuyến Alpes đã tỏ ra bất khả thất thủ và cố gắng chính của Ý về phía Nice đã bị chặn lại ở ngoại ô Mentone. Nhưng mặc dầu quân đội Pháp ở biên giới phía nam đã cứu vãn được danh dự của mình, việc quân Đức tiến về phía nam sau lưng họ làm cho việc tiếp tục chiến đấu không thể thực hiện được, và việc ký đình chiến với Đức gắn với việc Pháp yêu cầu Ý ngừng gây hấn.

        Việc Tổng thống Roosevelt đọc một bài diễn văn được thông báo là vào đêm ngày thứ 10. Vào khoảng nửa đêm, tôi và một nhóm sĩ quan cùng nghe qua đài tại phòng tác chiến Bộ Hải quân, nơi mà tôi vẫn còn làm việc. Khi ông nói ra những lời gay gắt về Ý "ngày 10 tháng 6 nay, bàn tay cầm dao găm đã đâm vào lưng người láng giềng của nó" thì có tiếng rì rầm tỏ ra hài lòng. Tôi nghĩ về lá phiếu của người gốc ở Ý trong cuộc bầu Tổng thống sắp đến nơi, nhưng tôi biết ông Roosevelt là một chính trị gia Mỹ có kinh nghiệm nhất về mặt đảng, tuy không bao giờ ngại những rủi ro vì những quyết định của mình. Đó là một bài diễn văn gây xúc động, trong đó bản năng kết hợp  với sự say sưa, mang đến cho chúng tôi một thông điệp của sự hi vọng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:17:19 pm »


       
*

        Cuộc lao đi tìm chiến lợi phẩm, đã bắt đầu. Nhưng Mussolini không phải là con vật đói đi tìm kiếm mồi duy nhất. Con gấu đến nhập bọn với con chó rừng.

        Tôi đã ghi lại diễn biến của mối quan hệ Anh - Xô Viết cho tới khi chiến tranh nổ ra và sự thù địch đã nảy sinh trong cuộc Nga xâm lăng Phần Lan đang tiến gần đến sự tan vỡ thực sự trong quan hệ với Anh và Pháp. Giờ đây Đức và Nga sát cánh với nhau tới mức mà sự cách biệt sâu sắc về quyền lợi giữa họ cho phép. Hitler và Staline có nhiều cái tương đồng về mặt độc tài, và hệ thống chính phủ của họ cũng giống nhau. Trong mọi trường hợp quan trọng, Molotov tươi cười với Đại sứ Đức, Công tước Schulenburg, và sẵn sàng trong việc tán thành chính sách của Đức cũng như các biện pháp quân sự của Hitler khi Đức tiến vào Na Uy, ông ta nói chính phủ Xô Viết thông cảm những biện pháp mà Đức buộc phải làm. Chắc chắn người Anh đã đi quá xa. Họ hoàn toàn bất chấp quyền của các nước trung lập "Chúng tôi chúc nước Đức hoàn toàn thắng lợi trên các biện pháp phòng ngự của mình".

        Sáng 10 tháng 5 Hitler đã chú ý báo cho Staline biết ông ta bắt đầu cuộc tấn công dữ dội vào Pháp và các nước trung lập. Schulenburg viết: "Tôi gặp Molotov, ông ta thông cảm tin này và nói thêm là ông thông cảm việc Đức phải tự bảo vệ chống lại sự tấn công của Anh - Pháp. Ông ta không hoài nghi gì sự thành công của chúng tôi". ,

        Tuy sự biểu đạt những ý kiến này không được ai biết đến mãi tới sau chiến tranh, nhưng chúng tôi không hề có ảo tưởng về thái độ của Nga. Dẫu sao chúng tôi kiên trì theo đuổi chính sách tìm cách lập lại một cách bí mật quan hệ với Nga, tin vào sự tiếp diễn của các sự kiện và vào sự đối lập về cơ bản của họ đối với Đức. Sử dụng khả năng của ngài Stafford Cripps để ông ta làm Đại sứ tại Matxcova được coi là một việc làm khôn ngoan. Ông ta sẵn sàng chấp nhận nhiệm vụ khó khăn và không có triển vọng này ở thời điểm đó, chúng tôi không nhận thức được đầy đủ là những người Cộng sản Xô Viết ghét các chính khách cực tả, thậm chí còn ghét hơn cả các người Bảo thủ hoặc Tự do. Một người càng gần chủ nghĩa Cộng sản bao nhiêu thì lại càng đáng ghét bây nhiêu trừ phi người đó vào Đảng. Chính phủ Xô Viết đồng ý chấp nhận Cripps làm Đại sứ và giải thích bước đi này cho những người Phát-xít cùng ký hiệp ước với mình: Ngày 29 tháng 5, Schulenburg viết cho Berlin: "Liên Xô quan tâm đến việc đổi gỗ lây thiếc và cao su của Anh, không có lý gì để lo sợ về nhiệm vụ của Cripps, vì không có lý do để hoài nghi thái độ trung thực của Liên Xô đổi với chúng ta, và vì đường hướng không thay đổi của chính sách Xô Viết đối với Anh ngăn chặn được những tổn thất cho Đức hoặc các quyền lời sống còn của Đức. Ở đây không có những dấu hiệu thuộc bất kể loại nào để tin rằng những thắng lợi gần đây nhất đã gây ra sự báo động hoặc lo ngại về nước Đức trong chính phủ Xô Viết".

        Việc nước Pháp sụp đổ, và sự phá hoại quân đội Pháp và tất cả thế cân bằng ở phương Tây phải gây ra một phản ứng nào đó trong đầu óc Staline, nhưng hình như không có gì báo động cho các nhà lãnh đạo Xô Viết về nguy cơ nghiêm trọng đối với chính họ. Ngày 18 tháng 6, khi nước Pháp đã thất bại hoàn toàn, Schulenburg báo cáo: "Molotov mời tôi đến cơ quan ông chiều nay và phát biểu những lời ca ngợi nồng nhiệt nhất của chính phủ Xô Viết đối với thắng lợi huy hoàng của các lực lượng vũ trang Đức". Điều này xảy ra hầu như đúng một năm kể từ ngày, cũng các lực lượng vũ trang này, trước sự bất ngờ hoàn toàn của chính phủ Xô Viết, nhảy vào nước Nga như những dòng thác lửa và sắt thép. Bây giờ chúng tôi biết rằng chỉ trong 4 tháng về sau của năm 1940, Hitler mới dứt khoát quyết định làm một cuộc chiến tranh hủy diệt chống lại người Xô Viết và bắt đầu các cuộc hành quân dài, rộng, không rùm beng, về hướng đông của các đạo quân Đức được ca tụng hết lời này. Việc không nhớ lại những tính toán sai lầm và thái độ ngày trước của họ luôn luôn ngăn cản việc chính phủ Xô Viết và các tay sai, các người liên kết với Cộng sản trên khắp thế giới kêu gào mở một mặt trận thứ 2 trong đó Anh quốc, một nước bị phó thác cho sự tàn phá và nô lệ, lại phải giữ vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu thấu tương lai một cách đích thực hơn các nhà tính toán tàn nhẫn, và hiểu những nguy cơ và lợi ích của họ hơn cả chính họ.

        Ngày 14/6, ngày Paris thất thủ, Matxcơva gửi tối hậu thư cho Lithuania cáo buộc nước này và các nước khác vùng Baltic âm mưu chống lại Liên Xô bằng quân sự và yêu cầu phải có những sự thay đổi triệt để về chính phủ và các nhượng bộ về quân sự. Ngày 15/6, Hồng quân kéo vào Lithuania. Latvia và Estonia cũng bị đối xử tương tự như vậy. Các chính phủ thân Xô Viết phải được thành lập ngay lập tức, và quân đội Xô Viết phải được đóng ở các nước nhỏ bé này. Không thể có chuyện đề kháng được. Tổng thống Latvia bị lưu đày sang Nga và ông Vyshinsky tới nước này để chỉ định một chính phủ lâm thời và chuẩn bị các cuộc bầu cử mới. Mô hình ở Estonia cũng tương tự. Ngày 19/6 Zhdanov tới và thành lập một chế độ tương tự. Từ ngày 3 đến 6/8 sự giả vờ của các chính phủ thân Xô Viết hữu hảo và dân chủ bị quét sạch và điện Kremli sát nhập ba quốc gia vùng Baltic vào Liên Xô. Hồi 10 giờ đêm ngày 26/6 Nga gửi một tối hậu thư cho Tham tán Công sứ Rumani tại Matxcơva yêu cầu nước này phải trao Bessarbia và phần phía bắc tỉnh Bukovina cho Nga và ngày hôm sau phải trả 1ời ngay. Nước Đức tuy có lo lắng về hành động vội vã này của Nga vì nó đe dọa lợi ích kinh tế của Đức ở Rumani, nhưng bị ràng buộc bởi hiệp ước Ribbentrop - Molotov ký năm 1939 công nhận đặc lợi chính trị của Nga ở các vùng Đông nam Âu Châu. Vì vậy Chính phủ Đức khuyên Rumani nên nhượng bộ. Ngày 27/6 Rumani rút quân đội ra khỏi 2 tỉnh này và vùng lãnh thổ tương úng được chuyển sang tay Nga. Giờ đây lực lượng võ trang Liên Xô được cắm chặt trên bờ biển Baltic và ở các của sông Danube.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:28:12 pm »


6

QUAY TRỞ LẠI PHÁP

        Khi biết có bao nhiêu người được cứu thoát từ Dunkirk, một cảm nhận về giải thoát lan rộng trong đảo và trải khắp Đế quốc Anh. Có một cảm giác nhẹ nhõm dễ chịu rất sâu đậm hầu như biến thanh niềm vui thắng lợi. Việc một phần tư của 1 triệu người, tinh hoa của quân đội, trở về nước an toan là một cột mốc trong cuộc hành hương của chúng tôi qua nhiều năm thất bại. Quân đội trở về không có cái gì ngoài súng trường, lưỡi lê và một vài trăm súng máy và ngay lập tức được hưởng 7 ngày phép về với gia đình. Niềm vui của họ lại được gặp gia đình không lấn át được ý muốn nghiêm túc được chiến đấu với quân thù vào thời điểm sớm nhất. Những người đã thực tế chiến đấu trên chiến trường với Đức thì tin là với một cơ may phải chăng họ có thể đánh gục được người Đức. Họ có tinh thần cao, và họ nhanh nhẹn vui vẻ trở lại với trung đoàn và các cỗ pháo của mình.

        Dĩ nhiên ở Dunkirk có mặt đen tối hơn. Chúng tôi mất hết trang thiết bị mà toàn bộ các thành quả của các nhà máy chúng tôi đã đóng góp cho đến nay. Phải mất nhiều tháng, cho dù các chương trình hiện hữu được thực hiện mà không bị kẻ địch làm gián đoạn, trước khi có thể bù đắp được tổn thất nay.

        Tuy nhiên, bên kia bờ Đại Tây Dương, tại nước Mỹ, những tình cảm mạnh mẽ đang lay động trong lòng những người lãnh đạo Hoa Kỳ, người ta thấy ngay là đại bộ phận quân Anh chỉ có thể rút được với việc mất toàn bộ trang thiết bị. Ngay từ 1/6 Tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho các Bộ Chiến tranh và Hải quân báo cáo họ có thể dành ra những loại vũ khí nào cho Anh và Pháp. Tuông Marshall, Tổng Tham mưu trưởng và đứng đầu Lục quân Mỹ không chỉ là một chiến binh có phẩm chất đã được thử thách mà còn là người có tầm nhìn chỉ huy. Ông ta lập tức chỉ thị cho người đúng đầu hậu cần và trợ lý Tham mưu trưởng của mình rà soát lại toàn bộ danh mục các dự trữ hậu cần và các kho vũ khí đạn dược. Đã có các câu trả lời trong vòng 48 giờ, và ngày 3/6 Marshall thông qua các danh mục. Danh mục đầu tiên gồm nửa triệu súng trường cỡ 30 trong tổng số 2 triệu khẩu sản xuất năm 1917 và 1918 và bảo quản bằng mỡ trong hơn 20 năm. Đối với loại này thì mỗi khẩu có khoảng 250 viên đạn. Có 900 khẩu pháo "75" với 1 triệu viên đạn, 80.000 súng máy và nhiều mặt hàng khác. Thủ trưởng Hậu cần, Trung tướng Wesson được giao việc xử lý vấn đề, và lập tức các kho và công binh xuống của Lục quân Mỹ bắt đầu đóng gói hàng hóa để giao xuống tàu. Đến cuối tuần, hơn 600 xe tải chất đầy hàng lăn bánh về các kho của lục quân tại Raritan New Jersey, ngược dòng sông từ vịnh Gravesend. Vào ngày 11/6 một tá tàu buồm Anh đi vào vịnh rồi thả neo, và hàng được xếp lên tàu.

        Với những biện pháp bất thường này, nước Mỹ để lại cho mình số trang thiết bị chỉ đủ cho 1.800.000 người, tức là con số tối thiểu qui định trong kế hoạch động viên của lục quân Mỹ. Bây giờ tất cả sự việc này dễ gây ấn tượng, nhưng ở thời điểm đó thì vì nước Anh, một nước được nhiều người coi là đã bị đánh gục, mà Mỹ tự bớt ra một khối lượng vũ khí rất đáng kế là một cử chỉ tối cao về lòng tin và về sự lãnh đạo. Nước Mỹ không bao giờ phải hối hận về việc làm đó. Như sẽ được kể lại, chúng tôi đã chuyên chở an toàn các vũ khí quí giá này qua Đại Tây Dương trong tháng 6, và không những đó là lợi lộc vật chất mà còn là một nhân tố quan trọng trong mọi tính toán của bạn hoặc thù về vấn đề xâm lược.

        Tháng 6 là tháng đặc biệt căng thẳng đối với tất cả chúng tôi vì trong điều kiện trần trụi của mình, chúng tôi phải chịu 2 sức ép từ các phía đối lập nhau, một mặt chúng tôi phải có nghĩa vụ với nước Pháp, mặt khác cần phải tạo ra một quân đội hữu hiệu ở trong nước và củng cố đảo quốc của mình. Sự căng thẳng trên cả 2 vế của các nhu cầu đối lập nhau, nhưng tối quan trọng, thực là khắc nghiệt. Tuy vậy, chúng tôi theo đuổi một chính sách kiên quyết và vững chắc, không có trạng thái bị kích động quá mức, ưu tiên số một tiếp tục được dành cho việc gửi bất cứ binh lính nào được huấn luyện và trang bị mà chúng tôi có thể thành lập lại Đạo quân viễn chinh Anh tại Pháp. Sau đó thì các cố gắng của chúng tôi được dành cho việc phòng thủ đảo - trước hết bằng cách tổ chức lại và trang bị lại quân chính qui, sau đó củng cố các địa điểm khả dĩ đổ quân được, thứ ba là tổ chức và trang bị cho dân chúng tới mức có thể được, và dĩ nhiên là đưa về nước bất cứ các lực lượng nào có thể tập hợp được từ Đế quốc Anh. Người thì không thiếu chỉ thiếu vũ khí. Trên 80.000 súng trường được lấy lại từ các đường giao thông và các căn cứ phía nam sông Seine, và đến nửa tháng 6 mỗi người chiến đấu trong quân chính qui đều có ít nhất trong tay một vũ khí cá nhân. Chúng tôi có rất ít pháo chiến trường ngay cả đối với quân chính qui cũng vậy. Hầu như tất cả 25 cỡ pháo mới bắn đạn cỡ 25 cân Anh đều bị mất tại Pháp. Còn lại khoảng 500 khẩu pháo và chỉ có 103 xe tăng tuần tiễu, 114 tăng bộ binh và 252 tăng loại nhẹ. Chua bao giờ một nước vĩ đại lại trần trụi như vậy trước kẻ thù của mình.

        Ngoài 25 phi đội chiến đấu cơ chót mà chúng tôi kiên quyết giữ, chúng tôi coi vấn đề chi viện cho quân đội Pháp là tối quan trọng. Việc sư đoàn 52 tác chiến ở vùng đất trũng hành quân sang Pháp theo các mệnh lệnh trước đây phải được bắt đầu từ 7/6. Các mệnh lệnh này đã được xác nhận. Sư đoàn anh cả Canada sớm tập trung ở Anh đầu năm, có trang bị tốt và với sự đồng ý của chính phủ tự trị Canada được hướng về phía Brest để bắt đầu tới đó vào ngày 11/6 cho công việc mà lúc bấy giờ đã được coi như là một kế hoạch không thành công rồi. Việc chúng tôi phải gửi 2 sư đoàn được thành lập, sư đoàn 52 tác chiến ở vùng đất tháp và sư đoàn Canada số 1 cho người Đồng minh Pháp của mình đang thất bại trong cuộc khủng hoảng thảm họa này, trong lúc mà toàn bộ sức mạnh của Đức chắc sẽ sớm dội xuống chúng tôi, phải được khen ngợi trong bối cảnh mà chúng tôi chỉ có khả năng đưa được các lực lượng rất hạn chế sang Pháp trong 8 tháng đầu của cuộc chiến tranh. Nhìn lại việc này, tôi tự hỏi khi chúng tôi quyết tâm đánh đến cùng, dưới sức ép của sự xâm lăng rõ ràng và nước Pháp đang thất bại, thì làm thế nào mà chúng tôi lại có gan tước bỏ các đội hình hữu hiệu còn lại của chính mình. Điều đó có thể thực hiện vì chúng tôi hiểu những khó khăn của việc vượt biển Manche mà không làm chủ được mặt biển hoặc trên không, hoặc không có các tàu đổ bộ cần thiết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:46:43 pm »


       
*

        Ở Pháp, phía sau sông La Somme, chúng tôi có Sư đoàn Sơn cước 51 được rút từ tuyến Maginot về và còn trong tình trạng tốt. Cũng còn có duy nhất Sư đoàn Thiết giáp 1, trong đó tiểu đoàn xe tăng và cụm trợ chiến được điều đến Calais. Tuy vậy, tổn thất nặng nề đã xảy ra trong các cố gắng vượt sông La Somme, một phần của kế hoạch Weygand. Vào ngày 1/6, lực lượng của đơn vị chỉ còn một phần ba và được điều về phía bên kia sông Seine để chấn chỉnh lại. Đồng thời 9 tiểu đoàn bộ binh với vũ khí chủ yếu là súng trường bị quét sạch khỏi các căn cứ và đường giao thông trên đất Pháp. Các đơn vị này có rất ít vũ khí chống tăng cũng như không có phương tiện vận chuyển và thông tin tín hiệu.

        Ngày 5/6 là giai đoạn cuối cùng của Trận đánh nước Pháp. Chúng tôi đã thấy thiết giáp Đức tiến một cách chậm chạp và do dự như thế nào trong trận Dunkirk vì muốn để dành nó cho giai đoạn chót ở Pháp. Toàn bộ quân thiết giáp này lăn bánh tiến đến mặt trận Pháp lỏng lẻo và có tính chất ứng biến hoặc không ổn định giữa Paris và biển. Ở đây chỉ có thể ghi lại trận đánh ở sườn phía bờ biển, nơi chúng tôi có tham chiến. Quân đoàn 10 của Pháp tìm cách giữ phòng tuyến sông La Somme. Ngày 7/6, hai sư đoàn thiết giáp Đức tiến về Rouen. Cánh quân phía trái của Pháp, gồm cả Sư đoàn son cước 51, bị cắt rời khỏi phần còn lại của mặt trận và bị mất liên lạc trong cái ngõ cụt Rouen-Dieppe cùng với tàn quân của Quân đoàn 9.

        Chúng tôi rất lo ngại sợ sư đoàn này bị đẩy lùi về mỏm Le Havre và như vậy bị tách khỏi các đạo quân chủ lực, và Trung tướng Fortune, người chỉ huy đơn vị, được cho biết để rút về phía Rouen nếu cần thiết. Việc di chuyển này bị quyền chỉ huy đang tan rã của Pháp cản trở. Chúng tôi liên tục phản đôi nhưng vô hiệu. Đó là một trường hợp điều hành sai rành rành, vì mối nguy hiểm thực sự này đã nhìn thấy rõ trước ba ngày.

        Ngày 10/6, sau khi chiến đấu ác liệt, sư đoàn rút lui cùng với quân đoàn 9 Pháp về vành đai xung quanh Saint-Valéry với hi vọng được di tản bằng đường biển. Trong đêm 11 rạng ngày 12, sương mù đã ngăn cản việc tàu chuyển quân đội đi. Sáng ngày 12, quân Đức đã tới vách đá sát biển về phía nam và bãi biển nằm dưới hỏa lực trục tiếp. Các lá cơ trắng đã xuất hiện trong thị trấn. Quân đoàn Pháp đầu hàng lúc 8h và số quân còn lại của Sư đoàn Sơn cước cũng buộc phải làm như vậy lúc 10h30 sáng. Tám ngàn người Anh và bốn ngàn người Pháp rơi vào tay sư đoàn xe tăng Con Báo dưới sự chỉ huy của tướng Rommel. Tôi rất bực mình vì việc người Pháp không cho phép sư đoàn của chúng tôi kịp thời rút về Rouen mà bắt phải chờ đợi cho tới khi nó không thể tới được Le Havre cũng như không rút được về phía nam, do đó mà buộc nó phải cùng đầu hàng với quân Pháp. Số phận của sư đoàn Sơn Cước là vất vả và khó khăn, nhưng trong các năm sau được những người Tô Cách Lan kế thừa rửa hận và lập lại sư đoàn bằng cách sát nhập nó với sư đoàn 9 Tô Cách Lan, và nó đã xông pha khắp các chiến trường từ Alamein cho tới thắng lợi cuối cùng vượt qua phía bên kia sông Rhine.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:47:23 pm »


       
*

        Vào khoảng llh sáng 11/6, có một thông điệp của Reynaud, ông này cũng đồng điện cho Tổng thống. Bi kịch nước Pháp đã chuyển động và trượt theo chiền dốc. Trong nhiều ngay qua, tôi buộc phải triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Tối cao. Chúng tôi không thể họp ở Paris được nữa, chúng tôi không được thông báo tình hình ở đó ra sao. Chắc chắn các mũi nhọn của Đức đã tiến rất gần rồi. Tôi gặp một vài khó khăn trong việc hẹn gặp, nhưng bây giờ không phải là lúc giữ lễ tiết nữa. Chúng tôi phải biết người Pháp sắp làm gì đây. Bây giờ Reynaud cho biết ông ta có thể tiếp chúng tôi tại Briare gần Orleans. Chính phủ rời trụ sở từ Paris đến Tours. Đại bản doanh ở gần Briare. Không nề hà gì hết tôi ra lệnh chiếc phi cơ Flamingo phải sẵn sàng tại Hendon sau bữa ăn trưa, và sau khi được sự đồng ý của các đồng nghiệp tại phiên họp buổi sáng của Nội các, chúng tôi khỏi hành vào khoảng 2 giờ chiều.

        Đây là chuyến đi Pháp lần thứ 4 của tôi, và do các điều kiện quân sự rõ ràng là vấn đề bao trùm, nên tôi yêu cầu ông Eden giờ đây là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh và tướng Dill Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia và cả Ismay nữa cùng đi với tôi. Giờ đây, máy bay Đức bay xa tới tận biển Manche và chúng tôi phải mở rộng thêm vòng bay để quan sát. Như trước đây, chiếc Flamingo có 12 phi cơ Spitfire hộ tống. Sau 2 giữ chúng tôi đáp xuống bãi đáp nhỏ. Có một số ít người Pháp và sau đó một đại tá đi xe hơi tới. Tôi tỏ thái độ bình thản vui vẻ và tự tin mà tôi cho là thích hợp, khi có tình hình xấu, nhưng các người Pháp thì buồn bã và không hưởng ứng. Tôi hiểu ngay lập tức là tình hình đã suy sụp tới mức nào kể từ khi chúng tôi ở Paris một tuần lễ trước đây. Sau một lúc, chúng tôi được đưa tới lâu đài và thấy ở đó có Reynaud, Thống chế Pétain, tướng Weygand, tướng không quân Vuillemin và một vai người khác trong đó có tướng De Gaulle ở cấp tướng tương đối thấp, người vừa mới được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Sát cạnh đường sắt là đoàn tàu của Tổng hành dinh, một số người trong đoàn chúng tôi ở tại đó. Lâu đài chỉ có một điện thoại trong buồng vệ sinh. Máy rất bận, với những chậm trễ kéo dài và những lời lặp lại vô tận được gào to trong máy.

        Chúng tôi vào hội nghị lúc 7 giờ. Không có chuyện than phiền hoặc oán trách lẫn nhau. Tất cả chúng tôi đều chống lại những sự việc thô bạo. Quả vậy, cuộc thảo luận diễn ra trên các điểm sau đây: Tôi yêu cầu chính phủ Pháp bảo vệ Paris. Tôi nhấn mạnh việc bảo vệ một thành phố lớn bằng cách giữ từng căn nhà một gây cho đội quân xâm lược một sự hao tổn rất lớn về Sức mạnh. Tôi nhắc lại với Thống chê Pétain những đêm cùng sống với nhau trong đoàn tàu hỏa của ông ta ở Beauvais sau thảm họa năm 1918 của Quân đoàn Anh số 5 và cách ông ta đã lập lại tình thế như thế nào, nhưng tôi không nêu tên Thống chế Foch. Tôi cũng nhắc lại với ông cách ông Clémenceau đã nói: "Tôi sẽ chiến đấu ở trước mặt Paris, trong Paris và phía sau Paris". Thống chế trả lời rất bình tĩnh và đàng hoàng là ngày trước ông ta có lực lượng dự bị trên 60 sư đoàn, bây giờ chả có sư đoàn nào hết. Ông ta nói rõ lúc bấy giờ có 60 sư đoàn Anh ở chiến tuyến. Biến Paris thành một đống đổ nát sẽ không ảnh hưởng tới sự kiện cuối cùng.

        Rồi tướng Weygand trình bày tình hình quân sự, trong chừng mực ông biết, trong trận đánh đang diễn biến mau lẹ cách xa đây 50 hoặc 60 dặm và rất ca ngợi tài năng của quân đội Pháp. Ông ta yêu cầu phải gửi mọi thứ chi viện và trên hết là phải tung ngay lập tức mọi phi đội chiến đấu cơ của Anh vào mặt trận. Ông ta nói: "Điểm quyết định là ở đây. Lúc này là thời điểm quyết định. Vì vậy, giữ lại bên Anh bất cứ các phi đội chiến đấu cơ nào là một sai lầm. Nhưng theo đúng quyết định của Nội các được đề ra trước sự có mặt của Trung tướng không quân Dowding, người mà tôi đặc biệt đưa đến một phiên họp của Nội các, tôi trả lời: "Đây không phải là điểm quyết định và đây không phải là thời điểm quyết định. Thời điểm đó sẽ đến khi Hitler lao không lực của ông ta vào Anh quốc. Nếu chúng tôi làm chủ được bầu trời, và nếu chúng tôi giữ được biển thông thoáng, và nhất định chúng tôi phải làm vậy, chúng tôi sẽ giành lại tất cả cho các ông", 25 phi đội chiến đấu cơ phải được duy trì bằng mọi giá cho việc bảo vệ nước Anh và biển Manche, và không có gì làm cho chúng tôi từ bỏ chúng. Chúng tôi có ý định tiếp tục Cuộc chiến tranh bất chấp điều gì xảy ra và chúng tôi tin là chúng tôi sẽ làm như vậy trong một thời gian vô hạn định, nhưng từ bỏ các phi đội này sẽ tiêu diệt cơ may sống còn của chúng tôi.

        Hiện thời, tướng Georges, tư lệnh mặt trận tây bắc đã đến. Sau khi được báo cho biết về điều gì đã xảy ra, ông ta xác nhận bản báo cáo về tình hình mặt trận Pháp của tướng Weygand. Quân đội Đức không phải là quá mạnh như nó có vẻ như vậy ở các điểm có đụng độ. Nếu tất cả quân đội Pháp, mọi sư đoàn, mọi lữ đoàn tác chiến ngoài mặt trận một cách mãnh liệt nhất thì có thể đạt được một sự chững lại trên toàn cuộc. Tôi được trả lời bằng những thông báo về tình hình khủng khiếp trên mặt đường xá đầy dẫy những người chạy loạn bị các phi cơ Đức tự do xả súng máy bắn giết, về việc dân chúng chạy trốn hàng loạt và sự sụp đổ ngày một tăng của bộ máy chính quyền cũng như của sự làm chủ tình hình về quân sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:48:16 pm »


        Có lúc tướng Weygand nói đến việc nước Pháp có thể yêu cầu một cuộc đình chiến. Lập tức Reynaud nói lại một cách gắt gỏng: "Đó là một vấn đề chính trị". Theo Ismay, tôi đã nói: "Nếu nước Pháp trong con hấp hối nghĩ rằng quân đội của họ phải đầu hàng là cách tốt nhất, thì xin đừng vì chúng tôi mà ngập ngừng, bởi vì cho dù các ông có làm gì đi chăng nữa, chúng tôi sẽ phải tiếp tục chiến đấu liên tục và mãi mãi, mãi mãi". Khi tôi nói quân đội Pháp tiếp tục chiến đấu bất kể ở nơi nào thì có thể kìm chân hoặc tiêu hao 100 sư đoàn Đức, tướng Weygand trả lời: "Dù cho có như thế đi nữa, họ vẫn con 100 sư đoàn nữa để kéo vào xâm chiếm đất nước các ông. Khi đó các ông sẽ làm gì?" Về việc này tôi nói tôi không phải là một chuyên gia về quân sự, nhưng theo các cố vấn kỹ thuật của tôi, thì cách tốt nhất để đối phó với việc Đức xâm lăng đảo Anh quốc là dìm chết càng nhiều càng tốt bọn vượt biển và đập đầu những kẻ bơi trườn vào bờ. Weygand trả lời với một cái nhếch miệng cười buồn bã: "Với bất cứ giá nào tôi phải công nhận là ông có một vật cản chống tăng rất tốt". Tôi nhớ đây là những từ ngữ nổi bật cuối cùng mà tôi nghe được từ ông ta. Trong suốt cả cuộc thảo luận thảm hại này, cần phải nhớ là một nỗi đau buồn sâu sắc đã ám ảnh và làm suy yếu tôi khi tôi cảm thấy nước Anh với 48 triệu dân đã không có khả năng để đóng góp lớn hơn vào cuộc chiến trên lục địa chống lại Đức, và cho tới nay, chín phần mười sự tàn sát và 99% sự đau khổ đã diễn ra ở nước Pháp và chỉ nước Pháp thôi.

        Sau khoảng một giờ gì đó, chúng tôi đứng dậy và rửa tay trong khi một bữa ăn đã được đưa tới bàn hội nghị. Trong thời gian này, tôi nói chuyện riêng với tướng Georges và gợi ý trước hết là tiếp tục chiến đấu ở khắp nơi trên mặt trận trong nước và kéo dài lối đánh du kích ở vùng rừng núi, hai là chuyển sang châu Phi, một việc mà tuần lễ trước tôi cho là "theo chủ nghĩa thất bại" Ông bạn kính mến của tôi được giao nhiều trách nhiệm trực tiếp, nhưng chưa bao giờ được tự do lãnh đạo các quân binh chủng Pháp, và có vẻ ông không nghĩ là có nhiều hy vọng ở cả hai chủ trương này.

        Tôi đã viết sơ sơ về các việc đã xảy ra trong những ngày này, nhưng đối với tất cả chúng tôi, thực sự đây là nỗi đau cực độ trong tâm hồn.

        Vào khoảng 10 giờ sáng, mọi người đã ngồi vào ghế của mình tại bữa ăn chính. Tôi ngồi bên phải Reynaud và Tướng De Gaulle ở phía bên phải tôi. Có súp, một ốp lết hoặc đại loại như vậy, cà phê và rượu vang nhẹ. Ngay cả ở điểm này, trong sự đau khổ cùng cực do tai họa Đức gây ra, chúng tôi rất thân thiện với nhau. Nhưng hiện giờ thì giữa chừng xảy ra một sự kiện gây choáng. Bạn đọc sẽ nhớ lại tầm quan trọng mà tôi dành cho việc giáng mạnh vào Ý khi nước này nhảy vào vòng chiến, và với sự hợp tác đầy đủ của Pháp, công việc chuẩn bị đã và đang được tiến hành để không kích Turin và Millan. Giờ đây , tất cả đều đã sẵn sàng để oanh tạc. Chúng tôi vừa ngồi xuống thì Thống chế không quân Barratt chỉ huy không lực Anh trên đất Pháp gọi điện thoại cho Ismay để báo rằng các quan chức địa phương phản đối việc máy bay cất cánh với lý do là việc đánh phá nước Ý chỉ đem lại sự trả đũa vào miền Nam nước Pháp mà người Anh không ở vị thế chống lại hoặc ngăn ngừa được. Reynaud, Weygand, Eden, Dill và tôi rời khỏi bàn và sau một lúc đàm phán thì Reynaud đồng ý phải ra lệnh cho các quan chức địa phương hữu quan không được ngăn cản máy bay cất cánh. Nhưng đến khuya đêm đó, Trung tướng Barratt báo cáo là dân Pháp gần các phi trường đã kéo tất cả các loại xe bồ và xe tải vào sân bay làm cho máy bay không thể cất cánh được.

        Hiện giờ, khi chúng tôi rồi bàn ăn để đến chỗ uống cà phê và rượu Brandy, ông Reynaud nói với tôi là Thống chế Pétain báo ông ta hay nước Pháp cần tìm kiếm đình chiến và Pétain đã thảo một văn bản về vấn đề này và muốn ông ta đọc. Reynaud nói: "Ông ấy vẫn chưa trao cho tôi. Ông ấy thấy còn hổ thẹn về việc làm này". Ông ấy cũng phải hổ thẹn vì đã ngầm ủng hộ việc Weygand yêu cầu chúng tôi gửi 25 phi đội chiến đấu cơ cuối cùng sang Pháp, khi ông ấy xác định là tất cả đã mất và Pháp phải thua cuộc. Như vậy, chúng tôi buồn bã vào giường ngủ trong lâu đài rối loạn này hoặc trong tàu hỏa quân sự cách đây vài dặm. Người Đức tiến vào Paris ngày thứ 14. Buổi sáng, chúng tôi tái họp sớm. Thống chê không quân Barratt có mặt. Reynaud tái lập lời kêu gọi thêm 5 phi đội chiến đấu cơ đặt căn cứ trên đất Pháp và tướng Weygand nói ông rất cần oanh tạc cơ ban ngày để bù đắp cho việc thiếu quân số. Tôi đảm bảo với họ là toàn bộ vấn đề tăng cường việc yểm hộ bằng không quân cho Pháp sẽ được xem xét một cách kỹ lưỡng và với thiện cảm tại Nội các Chiến tranh ngay sau khi tôi về tới Luân Đôn, nhưng tôi nhấn mạnh lại việc bóc đi những phương tiện phòng thủ  chủ yếu mà Vương quốc Anh dùng để bảo vệ xứ sở của mình là một sai lầm nghiêm trọng.

        Sau khi thảo luận trên một chừng mục nào đó không có kết quả về một cuộc phản công ở hạ lưu sông Seine, tôi bày tỏ một cách hết súc chính thức hy vọng của mình là nếu tình hình có bất cứ sự thay đổi nào thì chính phủ Pháp sẽ báo cho chính phủ Anh biết ngay lập tức để chúng tôi có thể sang Pháp và gặp họ ở bất cứ địa điểm thuận tiện nào, trước khi họ có những quyết định cuối cùng về đường lối hành động của họ trong giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh.

        Tiếp đó, chúng tôi cáo từ Pétain, Weygand và nhân viên của họ. Đây là lần cuối cùng tôi gặp họ. Sau chót, tôi kéo Đô đốc Darlan ra một chỗ và nói riêng với ông ta như sau: "Ông Darlan, ông không hao giờ được để họ lấy hạm đội Pháp". Ông ta long trọng hứa sẽ không khi nào làm như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:49:34 pm »


       
*

        Việc thiếu nhiên liệu thích hợp làm cho 12 chiếc phi cơ Spitfire không thực hiện được việc hộ tống chúng tôi. Chúng tôi phải lựa chọn giữa việc chờ đến khi có đúng nhiên liệu hoặc mạo hiểm đi trên chiếc Flamingo vậy. Chúng tôi được trấn an là thời tiết sẽ có mây trong suốt chuyến bay. Chúng tôi cần phải khẩn cấp về nước. Do vậy chúng tôi khỏi hành đơn độc và yêu cầu có đội hộ tống đón chúng tôi, nếu có thể được, trên bầu trời biển Manche. Trong khi chúng tôi đến gần bờ biển, trời sáng ra và hiện nay thì không có mây. Dưới chúng tôi 8000 thước Anh và ở phía tay phải là Le Havre đang bốc cháy. Khói tản về phía đông.

        Không thấy có đội hộ tống mới nào cả. Lúc ấy tôi để ý thấy đang có sự trao đổi trong phi hành đoàn và lập tức sau đó, máy bay chúng tôi chúi thấp xuống khoảng 100 mét Anh gì đó phía trên mặt biển yên lặng, nơi máy bay thường không thể bị phát hiện. Cái gì xảy ra thế? Sau này tôi biết là tổ lái đã nhìn thấy 2 phi cơ Đức ở phía dưới chúng tôi đang bắn phá các tàu đánh cá. Chúng tôi có cái may là phi công Đức đã không nhìn lên. Đội hộ tống mới gặp chúng tôi khi chúng tôi tiến gần bờ biển Anh và chiếc Flamingo trung thành hạ cánh an toàn xuống Hendon.

        Hồi 5 giờ chiều hôm đó, tôi báo cáo với Nội các Chiến tranh kết quả của chuyến đi của tôi. Tôi mô tả tình hình các quân binh chủng Pháp như tướng Weygand đã báo cáo trước hội nghị. Trong 6 ngày ròng rã họ đã chiến đấu ngày đêm và giờ đây họ hầu như bị kiệt sức hoàn toàn. Cuộc tấn công của địch bằng 120 sư đoàn có xe thiết giáp yểm trợ đã nhằm vào 40 sư đoàn Pháp. Lúc này, quân đội Pháp đang ở tuyến cuối cùng mà dựa vào đây họ có thể kháng cự một cách có tổ chức. Tuyến này đã bị chọc thủng tại 2 hoặc 3 chỗ. Rõ ràng là tướng Weygand không thấy có triển vọng tiếp tục chiến đấu và Thống chế Pétain đã hoàn toàn xác định là phải thiết lập hòa bình. Ông ta tin rằng Pháp đang bị quân Đức tàn phá một cách có hệ thống và nhiệm vụ của mình là phải cứu vãn phần còn lại của đất nước khỏi số phận này. Trên tinh thần này, tôi nói đến bản ghi nhớ ông ấy đưa cho Reynaud xem nhưng không giao hẳn. Tôi nói: "Không nghi ngờ gì Pétain là một người nguy hiểm, ở giai đoạn nay, ông ta lúc nào cũng theo chủ nghĩa thất bại, ngay cả ở thế chiến lần trước". Mặt khác ông Reynaud có vẻ như hoàn toàn
xác định phải tiếp tục chiến đấu và Tướng De Gaulle, người cùng dự hội nghị với ông ta tán thành làm chiến tranh du kích. De Gaull e còn trẻ, năng nổ và tạo được ấn tượng tốt đối với tôi. Tôi nghĩ nếu tuyến hiện tại này bị vỡ, chắc hẳn Reynauđ sẽ nghĩ đến ông ta để trao quyền chỉ huy. Đô đốc Darlan cũng tuyên bố ông sẽ không bao giờ trao Hạm đội Pháp cho kẻ thù; trường hợp cuối cùng, như ông nói, ông sẽ đưa hạm đội sang Canada, nhưng trong vấn đề này ông ta có thể bị các chính trị gia Pháp chống lại.

        Rõ ràng nước Pháp đã ở kề bên sự chấm dứt kháng chiến có tổ chức và một chương của chiến tranh đang khép lại. Bằng các phương tiện nào đó, người Pháp có thể tiếp tục chiến đấu. Thậm chí cũng có thể có hai chính phủ Pháp, một thiết lập hòa bình, một tổ chức kháng chiến từ các thuộc địa, thực hiện chiến tranh trên biển bằng Hạm đội Pháp và tại đất Pháp bằng chiến tranh du kích. Còn quá sớm để nói trước. Tuy trong một thời kỳ nhất định còn phải chi viện phần nào cho Pháp, giờ đây chúng tôi phải tập trung những cố gắng chủ yếu vào việc phòng thủ đất nước mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:50:36 pm »

     
7
        
PHÒNG THỦ NỘI ĐỊA VÀ BỘ MÁY PHẢN CÔNG

        Trong tương lai, khi đọc các trang này hẳn độc giả sẽ thấy tấm màn của ẩn số dày và rối rắm như thế nào. Bây giờ, dưới ánh sáng đầy đủ của thời gian sau khi sự việc đã qua, dễ thấy chỗ nào chúng tôi không hay biết hoặc quá lo lắng sợ hãi, chỗ nào chúng tôi thiếu cảnh giác hoặc vụng về. Hai lần trong 2 tháng, chúng tôi hoàn toàn bị bất ngờ. Việc đè bẹp Na Uy và chọc thủng Sedan với tất cả hậu quả của nó, nói lên sức mạnh kinh khủng của thế chủ động của Đức. Còn có gì nữa ngoài việc họ sẵn sàng, chuẩn bị và tổ chức tỉ mỉ đến từng chi tiết? Liệu họ có bất thình lình tấn công từ trên không trung với các vũ khí mới, với kế hoạch hoàn hảo, với lực lượng mạnh gấp bội vào đảo quốc hầu như hoàn toàn không được trang bị đầy đủ, tại bất cứ điểm nào trong 12 hoặc 20 điểm khả dĩ đổ quân được không? Hoặc liệu họ có thể đi tới Ái Nhĩ Lan không? Sẽ là rất điên rồ khi người nao đó có thể lập luận dứt khoát và tỏ ra chắc chắn về những khả năng có thể dự phòng trước được. Tiến sĩ Johnson nói: "Hãy tin điều đó", khi một người biết mình bị treo cổ trong vòng nửa tháng, điều đó tập trung tâm trí anh ta một cách đáng ngạc nhiên. Tôi lúc nào cũng chắc là chúng tôi phải thắng, tuy nhiên tôi rất sẵn sàng trước tình thế và rất vui mùng là đã làm cho các quan điểm của mình hữu hiệu.

        Các đồng sự của tôi đã cảm thấy là nên xin Quốc hội các quyền đặc biệt mà bản dự thảo đã được chuẩn bị trong mấy ngày qua. Trên thực tế, với biện pháp nay, chính phủ có quyền hạn không bị hạn chế đối với cuộc sống, tự do và tài sản của tất cả mọi thần dân của nhà Vua trong Đại Anh quốc. Theo thuật ngữ chung về luật pháp, các quyền hạn Quốc hội trao cho là tuyệt đối. Đạo luật phải "bao gồm những quyền hạn do Hội đồng ban bố để đề ra các qui định về quốc phòng dự liệu việc yêu cầu người dân tự đặt mình, và tài sản của mình sẵn sàng cho Nhà vua điều động khi vua thấy việc đó là cần thiết hoặc có lợi cho việc đảm bảo an ninh công cộng, cho việc phòng thủ vương quốc, việc duy trì trật tự công cộng, hoặc việc tiến hành có hiệu quả bất cứ cuộc chiến tranh nào mà Nhà vua có thể phải tham gia, hoặc việc duy trì các sự tiếp tế và dịch vụ thiết yếu đối với cuộc sống của cộng đồng".

        Đối với con người, Bộ trưởng Lao động được quyền điều khiển bất cứ người nào để thực hiện một dịch vụ có yêu cầu. Qui định về quyền này bao gồm một điều khoản về lương hợp lý  và được ghi trong đạo luật để định ra các điều kiện về lương bổng. Các ủy ban cung ứng lao động được thành lập tại các trung tâm quan trọng. Việc kiểm soát tài sản, trên ý nghĩa rộng nhất, được áp đặt theo cách bình đẳng. Việc kiểm soát các tổ chức kinh doanh hoặc cơ quan bao gồm cả ngân hàng được áp đặt theo mệnh lệnh của chính phủ. Các người thuê mướn nhân công có thể được yêu cầu phải xuất trình sổ sách và siêu lợi nhuận bị mức thuê là 100%. Một Hội đồng sản xuất được thành lập và do ông Greenwood chủ trì và một Giám đốc cung ứng lao động được chỉ định.

        Bản dự luật này được trình Quốc hội buổi chiều ngày 22/5 thông qua ông Chamberlain và ông Attlee, chính ông này đưa ra việc thảo luận giai đoạn 2. Cả Hạ và Thượng viện với đa số thuộc Đảng Bảo thủ nhất trí thông qua bản dự luật trong toàn bộ các giai đoạn của nó trong buổi chiều và đêm đó Nhà Vua phê chuẩn.

        "Vì người La Mã trong cuộc tranh chấp của thành La Mã
        Đã không tiếc đất dai, không tiếc vàng
        Không tiếc vợ, không tiếc con, không tham sinh úy tử
        Trong những ngày anh dũng thủa xưa.
        Tâm trạng lúc bấy giờ là như vậy"

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:52:44 pm »


        Đây là thời điểm mà toàn thể Anh quốc làm việc và cố gắng đến mức tối đa và đoàn kết hơn bao giờ hết. Đàn ông và đàn bà cặm cụi bên máy tiện và các máy trong công xưởng cho đến khi kiệt sức trên mặt sàn phải kéo ra và đưa về nhà, và những người mới đến thay thế họ thì đã có mặt trước giờ. Mong muốn duy nhất của mọi người trong nam giới và nhiều người trong nữ giới là có một vũ khí. Nội các và chính phủ gắn bó với nhau bằng những mối dây liên kết, mà mọi người đều quan tâm săn sóc. Hình như trong dân chúng hoàn toàn không có cảm giác sợ hãi và đại diện của họ tại Quốc hội không phải là không xứng đáng với tâm tư và tinh thần của họ. Chúng tôi không bị đau khổ như Pháp dưới sự đánh phá của Đức. Không có gì làm cho người Anh xúc động như sự đe dọa xâm lược, một thực tế chưa từng được biết đến trong hàng ngàn năm. Số lớn dân chúng mang quyết tâm đánh bại kẻ thù hoặc là chết. Họ vui sướng nghe tôi diễn đạt tình cảm của họ và nêu ra những lẽ phải của việc gì họ định làm hoặc tìm cách làm. Sự khác biệt duy nhất khả dĩ có là xuất phát từ những người muốn làm, thậm chí nhiều hơn khả năng cho phép, và họ cho rằng sự hăng say cực độ này có thể làm cho hành động thêm tích cực bội phần. Quyết định của chúng tôi gửi hai sư đoàn trang bị tốt duy nhất quay lại Pháp càng cho thấy cần thiết phải có mọi biện pháp khả dĩ để chống lại sự tấn công trực tiếp vào đảo quốc này. Sự thất trận nhanh chóng của Hà Lan vẫn ở trong tâm trí chúng tôi. Ông Eden đã đề nghị với Nội các Chiến tranh thành lập tổ chức dân phòng tình nguyện ở các địa phương hay là "Dân vệ địa phương", và kế hoạch này được thúc ép mạnh mẽ. Trên khắp đất nước, tại mỗi thị trấn và làng mạc, các đoàn người có quyết tâm kéo đến tập trung với súng thể thao, súng bắn đạn ghém, gậy tầy và giáo mác và từ đây một tổ chức rộng lớn sẽ sớm xuất hiện. Lúc này đã có gần 1 triệu rưỡi người đã dần dần có được vũ khí tốt.

        Nỗi lo sợ chính của tôi là xe tăng Đức đến đất liền. Vì đầu óc tôi mãi nghĩ đến việc đổ bộ xe tăng vào bờ biển của đôi phương, cho nên đường nhiên tôi nghĩ là họ cũng có ý kiến tương tự. Chúng tôi hầu như không có súng chống tăng hoặc đạn dược , thậm chí cả pháo đã chiến thông thường. cảnh ngộ mà chúng tôi bị dồn vào trong việc xử lý nguy cơ này có thể được đánh giá thông qua sự kiện sau đây. Tôi đến thăm các bãi biển của chúng tôi tại vịnh st Margaret, gần Dover. Viên Lữ đoàn trưởng cho biết đơn vị ông ta chỉ có 3 súng chống tăng để bảo vệ bốn, năm dặm bờ biển bị uy hiếp dữ dội này. Ông ta nói chỉ có sáu viên đạn cho mỗi khẩu súng và ông ta hỏi tôi với vẻ thách đố một chút là ông ta có được để cho binh sĩ của mình bắn tập một viên thôi, để ít nhất biết được vũ khí của mình hoạt động ra sao. Tôi trả lời là chúng ta không thể cho phép bắn tập và hỏa lực phải được sử dụng vào giờ chót ở tầm bắn gần nhất.

        Vì vậy không con thì giờ để thiết kế các phương tiện bằng các kênh thông thường. Để đảm bảo hành động nhanh chóng dựa trên một ý kiến hay hoặc trên một thiết bị, không bị vướng vào các thủ tục, thuộc cấp bộ, tôi quyết định, trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, giữ trong tay mình cơ sở thực nghiệm do Thiếu tá Jefferis lập ra tại Whitchurch. Kể từ 1939, tôi có những tiếp xúc hữu ích với vi sĩ quan rất tài giỏi này mà đầu óc sáng tạo, thông minh đã tỏ ra, như ta sẽ thấy, có kết quả trong toàn bộ cuộc chiến tranh. Ông Lindeman có sự tiếp súc gần gũi với ông ta và tôi. Tôi sử dụng chất sám của họ và quyền lục của tôi. Jefferis và các người khác có quan hệ với ông ta cùng làm công việc chế tạo một trái bom có thể được ném vào xe tăng, có lẽ là qua một cửa sổ và dính chặt vào xe. Tác động của một chất nổ rất mạnh tiếp xúc trục tiếp với một tấm thép có công hiệu đặc biệt. Chúng tôi còn nhớ như in trong đầu hình ảnh quân đội hoặc dân thường tận tụy bám sát phía sau xe tăng, thậm chí còn ném cả bom vào xe dù có bị hi sinh. Chắc chắn có nhiều người đã làm như vậy. Tôi nghĩ một quả bom gắn vào một cái cán có thể được phóng đi bằng hỏa lục của một viên đạn súng trường đã giảm bớt chất nổ. Sau cùng thì bom "dính" được chấp nhận là một trong những vũ khí khẩn cấp, tốt nhất của chúng tôi. Chúng tôi chưa bao giờ dùng nó ở trong nước, nhưng ở Syria, nơi mà những điều kiện sơ khai nguyên thủy tương tự là phổ biến, thì nó đã tỏ ra có giá trị.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM