Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:02:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53199 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:35:19 pm »


       
*

        Trong đêm 9 rạng sáng 10/5, mở đầu bằng các trận không kích khắp nơi vào các sân bay, đường giao thông, tổng hành dinh, kho vũ khí, toàn bộ các lực lượng Đức ào ào kéo vào đất Pháp qua các đường biên giới với Bỉ, Hà Lan, Lục xâm bảo. Hầu như yếu tố bất ngơ về chiến thuật được thể hiện trong mọi trường hợp. Đột nhiên từ trong bóng tôi xuất hiện các đội quân xung kích hăng hái, vũ trang đầy đủ luôn luôn có pháo binh nhẹ đi theo, và khi còn lâu trời mới sáng thì chiến tuyến đã bốc cháy trên 150 dặm. Bị tấn công hoàn toàn vô cớ và không được cảnh báo, Hà Lan và Bỉ lên tiếng kêu cứu. Người Hà Lan quá tin vào hệ thống phòng thủ bằng đê của mình. Toàn bộ các cống không bị đánh chiếm đều được mở, và người Hà Lan đã xả súng vào kẻ xâm lược.

        Ông Coliin khi còn là Thủ tướng Hà Lan có thăm tôi năm 1937 và giải thích cho tôi tác dụng lạ kỳ của việc nước ngập ở Hà Lan. ông nói là bằng một cú điện thoại từ bàn ăn ở Chartwell, ông có thể ra lệnh bấm nút là có thể dùng nước làm chướng ngại vật không thể vượt qua được đối với kẻ xâm nhập. Nhưng điều này trở thành vô nghĩa. Sức mạnh của một nước lớn tấn công một nước nhỏ trong những điều kiện hiện đại là bất khả địch. Quân Đức chọc thủng tại mọi điểm, bắc cầu qua kênh hoặc chiếm giữ các khóa cống và các bộ phận kiểm soát mực nước. Riêng trong 1 ngày, toàn bộ phòng tuyến phía ngoài của Hà Lan đã bị địch kiểm soát. Cùng trong thời gian nay, không quân Đức bắt đầu sử dụng sức mạnh của mình đối với 1 nước không có phòng thủ. Rotterdam chỉ còn là một đám cháy. Số phận của The Hague, Utrecht và Amsterdam cũng bị đe dọa như vậy. Người Ha Lan hi vọng là như trong chiến tranh trước, cánh quân bên phải của Đức sẽ đi đường vòng không qua Ha Lan, nhưng điều này không xẩy ra.

        Trong ngày thứ 14, tin xấu bắt đầu đến. Ban đầu tất cả đều không rõ ràng, đến 7 giờ tối, tôi đọc cho Nội các nghe một bức điện của ông Reynaud cho biết quân Đức đã chọc tới Sedan, người Pháp không thể chống lại việc kết hợp xe tăng với oanh tạc cơ và yêu cầu gửi thêm mười phi đoàn chiến đấu nữa để lập lại chiến tuyến. Các thông điệp khác mà các Tham mưu trưởng nhận được cũng phát những tin tương tự và cho biết thêm các tướng Gamelin và Georges lo lắng trước tình hình, và tướng Gamelin bị bất ngơ trước tốc độ tiến quân của địch. Tại hầu hết các điểm mà hai bên chạm trán với nhau, sức mạnh và tính chất dữ dội trong tấn công của Đức là vượt trội. Tất cả các phi đội của Anh chiến đấu liên tục và tập trung vào đánh phá các cầu phao trong khu vực Sedan. Nhiều cầu phao bị phá hủy, các chiếc khác bị hư hại trong các cuộc không kích tối đa nhưng tuyệt vọng. Những tổn thất do pháo phòng không Đức gây ra cho phi cơ oanh tạc các cầu ở tầm thấp là nặng nề, đau đớn. Có trường hợp 6 chiếc xuất kích, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chỉ còn 1 chiếc quay về. Riêng trong một ngày này, chúng tôi mất cả 67 chiếc và do phải đương đầu chủ yếu với pháo mặt đất nên chỉ hạ được 53 phi cơ địch. Đêm đó, trong 474 phi cơ của không quân hoàng gia đưa sang Pháp, chỉ còn lại 206 chiếc còn chiến đấu được.

        Thông tin chi tiết này chỉ dần dần mới đến tay được. Nhưng hiện đã thấy rõ là tiếp tục qui mô tác chiến này sẽ tiêu hao hoàn toàn không lực hoàng gia mặc dù uy lực cá nhân của nó. Từ nay trở đi, chúng tôi chịu sức ép của vấn đề nan giải là có thể gởi sang Pháp được bao nhiêu mà không ảnh hưởng đến việc phòng thủ của mình cũng như khả năng tiếp tục chiến tranh. Những sự nhanh nhậy tự nhiên của chúng tôi và nhiều lý lẽ quân sự có trọng lượng đã tăng sức mạnh cho các lời kêu gọi quyết liệt và liên tục của Pháp. Mặt khác, có một giới hạn, vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho chúng tôi mất mạng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:51:50 pm »


        Vao thời điểm nay, Nội các họp toàn thể và nhiều lần trong ngày đê thảo luận các vấn đề này. Nguyên soái không quân Dowding chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh chiến đấu của bản thân nước Anh tuyên bố với tôi là với 25 phi đoàn chiến đấu cơ ông ta có thể bảo vệ hòn đảo Anh quốc nhưng nếu ít hơn thì ông ta sẽ bị đè bẹp. Sự thất bại sẽ kéo theo không những việc toàn bộ các sân bay và không lực của chúng tôi bị phá hủy mà còn cả các nhà máy sản xuất máy bay có ảnh hưởng đến toàn bộ tương lai chúng tôi. Các bạn đồng sự và bản thân tôi quyết tâm chấp nhận, trong phạm vi trận chiến và vì trận chiến, mọi rủi ro - và các rủi ro này rất lớn - nhưng không đi quá phạm vi này, bất kể hậu quả ra sao.

        Vào khoảng 7 giờ 30 sáng ngày thứ 15, tôi thức giấc vì có chướng điện thoại reo ở cạnh giường, ông Reynaud muốn nói chuyện với tôi. Ông ta nói bằng tiếng Anh và rõ ràng là ông ta ở trong trạng thái căng thẳng: "Chúng tôi đã bị đánh bại" Khi tôi chưa trả lời ngay thì ông ta nói tiếp "Chúng tôi đã bị đánh túi bụi, chúng tôi đã thất trận". Tôi nói: "Việc đó chắc không thể xẩy ra sớm như vậy được". Nhưng ông ta trả lời "Mặt trận đã bị vỡ gần Sedan: chúng kéo vào đông lắm bằng xe tăng và cơ giới bọc thép" - hoặc những từ ngữ có nghĩa tương tự như vậy. Tôi nói tiếp: "Mọi kinh nghiệm đều cho thấy cuộc tấn công sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn". Tôi nhớ lại ngày 21/3/1918, sau 5 hoặc 6 ngày tấn công, người ta phải ngừng lại để chờ tiếp tế và lại xuất hiện cơ hội để phản công. Tôi biết được tất cả điều này vào thời gian đó từ chính miệng Thống chế Foch nói ra. Thực vậy, đó là điều mà chúng tôi đã thấy trong quá khứ và cũng là điều mà chúng tôi phải thấy hiện nay. Tuy nhiên, vị Thủ tướng Pháp trở lại câu nói ban đầu, một thực tế quá đúng: "Chúng tôi bị đánh bại, chúng tôi đã thất trận". Tôi nói tôi muốn sang bên đó để nói chuyện.

        Chiến tuyến của Pháp bị chọc thủng trên một chiều dài 50 dặm qua đó đại quân thiết giáp của địch tràn vào. Quân đoàn 9 ở trong tình trạng hoàn toàn tan rã. Vào đêm ngày thứ 5, theo tin báo cáo, thì xe thiết giáp Đức ở sâu trong nội địa Pháp, cách phòng tuyến ban đầu là 60 dặm. Cũng ngày này, cuộc chiến đấu  trên đất Hà Lan đã chấm dứt. Do Bộ Tư lệnh tối cao Hà Lan đầu hàng hồi 11 giờ sáng, chỉ có một số ít quân Ha Lan được di tản. Dĩ nhiên tình thế tạo nên một cảm giác chung về thất bại. Tôi đã nhìn thấy nhiều cảnh này trong cuộc chiến tranh trước, và ý nghĩ về chiến tuyến bị chọc thủng ngay cả trên một diện rộng, cũng không làm cho tôi liên tưởng tới các hậu quả khủng khiếp hiện nay toát ra từ cảnh này. Sau nhiều năm dài tôi không có được những thông tin chính thức nên tôi không hiểu thấu nổi cường độ của một cuộc tấn công được thực hiện khác với cuộc chiến tranh trước, bởi sự đột nhập ào ạt của xe thiết giáp hạng nặng. Tôi có biết điều này, nhưng nó đã không làm thay đổi lòng tin trong đáy lòng của tôi mà đáng ra nó đã phải làm như vậy. Không có gì tôi có thể làm được, nếu nó đã làm thay đổi lòng tin của tôi. Tôi gọi điện thoại cho tướng Georges, ông này có vẻ rất bình thản và cho biết là chỗ bị chọc thủng tại Sedan đang được bịt lại. Một bức điện từ Tướng Gamelin phát đi cũng nói tuy tình hình ở cung Namur và Sedan là nghiêm trọng, nhưng ông ta nhìn tình hình với thái độ điềm tĩnh. Đến 11 giờ sáng, tôi báo cáo với Nội các nội dung bức điện của ông Reynaud và các tin tức khác.

        Nhưng vào ngày thứ 16 thì tin quân xâm lăng vượt qua biên giới gần Sedan tiến sâu vào nội địa trên 60 dặm đã được xác nhận. Tuy Bộ chiến tranh có biết được 1 số chi tiết cũng như không thể đưa ra được một nhận định rõ ràng về những gì đã xẩy ra, nhưng tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là rõ ràng. Tôi cảm thấy nhất thiết phải đi Paris trưa hôm đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:17:28 pm »


       
*

        Vào khoảng 3 giờ chiều, chiếc Flamingo, một phi cơ chở khách của chính phủ gồm 3 người là Tướng Dill, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia, tướng Ismay và tôi. Chiếc phi cơ này tốt, có nhiều tiện nghi và có tốc độ khoảng 160 dặm/giờ. Do nó không được vũ trang, nên được hộ tống, nhưng chúng tôi bay vút lên tầng mây lúc đang mưa và tới sân bay Bourget sau hơn một giờ bay. Từ lúc chúng tôi bước ra khỏi máy bay, rõ ràng tình hình đã tồi tệ đi rất nhiều hơn là chúng tôi tưởng tượng trước đó. Các sĩ quan ra đón chúng tôi cho Tướng Ismay biết là người ta tin rằng quân Đức sẽ đến Paris tối đa trong vòng vài ngày nữa thôi. Sau khi được đại sứ quán cho biết tình hình, tôi lên xe đi đến Bộ Ngoại giao Pháp và tới đó hồi 5h30 chiều. Người ta đưa tôi vào một trong các phòng xinh đẹp. Reynaut đã có mặt ở đó, cùng với Daladier, Bộ trưởng Quốc phòng và Chiến tranh và tướng Gamelin. Mọi người đều ở tư thế đứng. Không lúc nào chúng tôi ngồi xung quanh chiếc bàn cả. Nét mặt của mọi người đậm vẻ buồn nản cực độ. Trước mặt Gamelin là một bản đồ đặt trên giá vẽ của học sinh, rộng khoảng hai thước vuông; có một đường mực đen để giới thiệu chiến tuyến Đồng minh. Trên đường đen, chỗ vị trí của Sedan có một đường vòng nhỏ nhưng ảm đạm.

        Viên Tổng tư lệnh giải thích ngắn gọn sự việc đã xẩy ra. Tại phía bắc và phía nam Sedan, quân Đức đã chọc thủng một chiến tuyến dài 50 hoặc 60 dặm. Quân Pháp đối diện bị tiêu diệt hoặc bị tan rã hoàn toàn. Xe thiết giáp ào ạt lao với một tốc độ chưa từng nghe thấy về phía Amiens và Arras và có ý định rõ ràng là đi tới bờ biển Abbeville hoặc nơi nào gần đó, hoặc có thể kéo về Paris. Ông ta nói phía sau xe thiết giáp, 8 đến 10 sư đoàn cơ giới Đức đang tiếp tục tiến, và tự bảo vệ hai sườn khi chúng tiến đánh hai đạo quân Pháp bị cắt đứt dạt ra hai bên. Tướng Pháp này nói có lẽ đến 5 phút mà không ai nói một câu nào cả. Khi ông ta ngừng thì có một sự im lặng đáng kể. Tôi liền bật ra câu hỏi bằng tiếng Pháp "Thế dự trữ chiến lược ở đâu?" mà tôi sử dụng một cách bâng quơ (theo mọi nghĩa): "Oil est la masse de manoeuvre?". Tướng Gamelin quay lại phía tôi và nói với một cái lắc đầu và nhún vai: "chẳng có gì hết".

        Lại có một sự tạm ngừng lâu nữa. Bên ngoài, trong vườn của Bộ ngoại giao, các đám khói phát ra từ những đống lớn giấy đốt, và qua của sổ tôi thấy các quan chức đáng kính trọng đẩy hồ sơ, giấy tờ vào đổng lửa. Như vậy thì việc di tản khỏi Paris đang được chuẩn bị.

        Kinh nghiệm đã qua có những cái được, nhưng cũng có cái bất lợi là sự việc không bao giờ xẩy ra hệt như lần trước cả. Không như vậy thì tôi nghĩ rằng cuộc sống có thể dễ dàng. Xét cho cùng, trước khi luôn luôn các mặt trận của ta bị phá vỡ trước, nhưng chúng ta luôn luôn có khả năng tiến hành mọi việc có tổ chức và làm suy giảm cường lực của trận đột kích. Nhưng ở đây có hai yếu tố mới tôi không bao giờ ngờ tới. Một là toàn bộ các tuyến giao thông và nông thôn bị xe thiết giáp xâm nhập tràn vào không gì cản nổi, thứ đến là "không có dự trữ chiến lược", không có gì hết. Tôi ngạc nhiên hết sức, chúng tôi phải nghĩ gì về quân đội vĩ đại của Pháp và các tướng lĩnh cao cấp nhất của họ? Tôi chưa bao giờ thấy có những người chỉ huy nào phải bảo vệ mặt trận đang giao chiến dài 500 dặm mà lại tự để mình không có dự trữ chiến lược. Không người nào có thể bảo vệ chắc chắn được mặt trận rộng lớn đến như vậy; nhưng khi kẻ thù đã quyết tâm làm một cuộc tấn công thọc sâu lớn và chọc thủng tuyến, thì người ta lúc nào cũng phải có một lực lượng hàng loạt sư đoàn để phản công mãnh liệt vào thời điểm mà con lốc đầu tiên của cuộc tấn công đã dốc hết lực lượng  của nó rồi.

        Mục đích của phong tuyến Maginot là gì? Nó phải tiết kiệm được lực lượng quân đội trên một khu vực rộng lớn của biên giới, không chỉ cung cấp nhiều điểm ra vào nhỏ cho các trận phản công cục bộ, mà con cho phép duy trì được các lực lượng dự trữ lớn. Và đó là cách duy nhất mà các việc này có thể thực hiện được. Nhưng lúc này thì chẳng có dự trữ gì hết. Tôi công nhận đây là một trong các bất ngờ lớn nhất trong đời tôi. Tại sao tôi lại không biết nhiều hơn về việc này, ngay cho dù tôi quá bận việc tại Bộ Hải quân? Tại sao, trên hết, chính phủ Anh và Bộ chiến tranh lại không biết gì hơn để cho chúng tôi hoặc huân tước Gort biết những sự sắp xếp, bố trí của họ trừ những nét khái quát không rõ ràng. Chúng tôi có quyền được biết. Chúng tôi phải đòi hỏi điều đó. cả 2 quân đội đều cùng chiến đấu trên một tuyến. Tôi trở lại cửa sổ và các cuộn khói bốc lửa lên từ chất đốt các tài liệu quốc gia của nước Cộng Hoa Pháp. Các vị già khả kính vẫn tiếp tục đẩy xe tài liệu tới và cần cù quẳng vào đám lửa.

        Lúc này Tướng Gamelin lại nói. Ông ta đang bàn luận liệu lúc này có phải tập trung lực lượng để đánh vào hai bên sườn cánh quân địch đã thâm nhập, nơi mà sau này chúng tôi thường gọi là "chỗ phình ra" trên phòng tuyến. Tám hoặc chín sư đoàn đang được rút khỏi các nơi yên tĩnh của mặt trận (chiến lũy Maginot); cũng có hai hoặc ba sư đoàn thiết giáp chưa tham chiến; thêm tám hoặc chín sư đoàn đang được điều từ Châu Phi về sẽ tới vùng có chiến sự trong khoảng 2 hoặc 3 tuần tới. Từ nay trở đi, quân Đức sẽ tiến theo một hành lang giữa 2 mặt trận trong đó có thể tiến hành chiến tranh như kiểu năm 1917, 1918. Có lẽ quân Đức không duy trì được hành lang do việc bảo vệ hai bên sườn ngày càng phải được tăng cường thêm, đồng thời lại phải tiếp tế, nuôi dưỡng đạo quân thiết giáp xâm nhập. Gamelin hình như muốn nói cái gì đó theo hướng này, và tất cả điều ông nói hoàn toàn có cơ sở. Tuy vậy, tôi biết rõ là nó không chuyển tải được lòng tin trong đám người làm việc cùng nhau này tuy nhỏ bé nhưng cho đến nay vẫn có thế lực và có trách nhiệm. Lúc này tôi yêu cầu tướng Gamelin cho biết thời gian và địa điểm ông ta định tấn công các sườn của "chỗ phình ra". Câu trả lời của ông ta là: Kém về số lượng, kém về trang thiết bị, kém về phương pháp - và tiếp theo đó là một cái nhún vai. Không có tranh luận; không cần thiết phải tranh luận, và người Anh chúng tôi, với sự đóng góp nhỏ bé - 10 sư đoàn sau 8 tháng chiến tranh, và thậm chí không có lấy 1 sư đoàn tăng hiện đại tham chiến, chúng tôi ở vị trí nào?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:17:48 pm »


       
*

        Nhận xét của tướng Gamelin và chắc chắn là của toàn bộ Bộ Tư lệnh Tối cao Pháp sau đó, nhấn mạnh vào sự yếu kém của Pháp về mặt không quân, và yêu cầu khẩn thiết Không lục Hoang gia phái thêm nhiều phi đoàn phóng pháo và khu trục, và chủ yếu là khu trục. Lời thỉnh nguyện xin thêm khu trục cơ này như một lời định mệnh, được lặp lại tại các cuộc hội nghị tiếp theo đó, cho tới khi nước Pháp sụp đổ. Trong quá trình đưa ra lời kêu gọi của mình, Tướng Gamalin nói cần phải có khu trục cơ không những để bảo vệ quân Pháp mà còn để chặn xe tăng Đức. về điều này, tôi nói: "Không, đó là công việc của pháo binh phải chặn xe tăng. Công việc của khu trục cơ là làm sạch bầu trời trên chiến địa". Bất kể vì lý do nào, lực lượng chiến đấu cơ bảo vệ chính quốc không được điều ra khỏi nước Anh, đây là vấn đề sống còn. Sự tồn tại của chúng tôi tùy thuộc vào điều này. Tuy vậy, cần phải giảm đi rất nhiều. Vào buổi sáng trước khi tôi khỏi hành, Nội các cho tôi quyền điều thêm 4 phi đoàn khu trục cơ sang Pháp. Khi quay về Đại sứ quán, và sau khi trao đổi kỹ tình hình với Dill, tôi quyết định yêu cầu trên cho phép được điều thêm 6 phi đoàn nữa. Như vậy chúng tôi chỉ còn có 25 phi đoàn khu trục cơ ở trong nước, và đó là giới hạn cuối cùng. Đây là một quyết định giật gấu vá vai.

        Tôi bảo tướng Ismay gọi điện thoại về Luân Đôn yêu cầu Nội các họp ngay lập tức để xem xét một bức điện khẩn sẽ được phát đi sau đó độ khoảng một giờ gì đó.

        Vào khoảng llh30’ thì điện tới. Nội các trả lời "đồng ý". Tôi lập tức kéo Isma cùng lên xe đến nhà ông Raynaud. Tôi thấy ngôi nhà ít nhiều nằm trong bóng tối. Sau một chập, ông Reynaud từ giường bước ra trong áo choàng ngủ và tôi thông báo tin mừng cho ông ta. Mười phi đoàn khu trục cơ! Rồi tôi thuyết phục ông cho đi tìm ông Daladier, ông nay được mời và đưa ngay đến để nghe quyết định của Nội các Anh. Theo cách này tôi hi vọng vục lại tinh thần của những người bạn Pháp của chúng tôi lên tới mức mà các phương tiện hạm chế của chúng tôi cho phép. Daladier không bao giờ nói một câu. Ông ta từ từ đứng lên và siết chặt tay tôi. Vào khoảng hai giờ sáng, tôi quay về sứ quán, và đánh một giấc ngủ ngon tuy tiếng pháo trong các cuộc không tập nhỏ làm cho người ta thỉnh thoảng phải trở mình. Buổi sáng tôi bay về nước và bất kể công việc quan trọng khác, lao vào việc xây dựng nấc thứ hai của tân chính phủ.

        Nội các Chiến tranh họp vào 10 giờ sáng ngày thứ 17, tôi báo cáo lại kết quả chuyến đi Paris và tình hình theo nhận định của mình. Tôi nói tôi đã cho người Pháp hay là trừ phi họ có một cố gắng phi thường, chúng tôi không có lý do để chấp nhận một hiểm họa lớn đối với đất nước của mình khi gửi thêm các phi đoàn khu trục cơ sang Pháp. Tôi cảm thấy việc tăng cường không quân là một vấn đề nghiêm trọng nhất mà chính phủ Anh đang phải đối phó. Người ta cho là tổn thất về không quân Đức nhiều hơn chúng tôi từ 4 đến 5 lần, nhưng tôi cũng được biết là Pháp chỉ còn lại một phần năm số lượng khu trục cơ mà thôi. Vào ngày này, Gamelin cho tình thế là "không cứu vãn được" và ông ta, theo lời kể lại, đã nói: "Tôi sẽ đảm bảo sự an toàn của Paris chỉ cho ngày hôm nay, ngày mai (ngày thứ mười tám) và đêm tiếp theo mà thôi". Tính chất khủng hoảng của cuộc chiến gia tăng cường độ từng giờ. Trưa hôm đó, quân Đức kéo vào nước Bỉ, ngày hôm sau chúng tới Cambrai, vượt qua núi St. Quentin, và chạm súng sơ sơ với các toán nhỏ của chúng tôi bên ngoài Perone. Quân Bỉ, Anh và Pháp có liên quan tiếp tục cuộc rút lui về Scheldt.

        Nửa đêm ngày 18 rạng 19/5 Tướng Billotte đến chỉ huy sở của Huân tước Gort. Nhân cách của vị tướng Pháp này cũng như những đề nghị của ông ta không hề gây được lòng tin trong các bạn đồng minh. Từ giờ phút này, khả năng của một cuộc rút lui ra bờ biển bắt đầu đến với Tổng tư lệnh quân đội Anh. Trong bản thông báo tháng 3/1941, ông viết: "Giờ đây (đêm ngày thứ 19) tình thế không còn là hình ảnh một tuyến bị bẻ cong hoặc tạm thời bị gẫy, mà là một pháo đài bị vây hãm".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:18:21 pm »


       
*

        Bây giờ ông Reynaud đã có những thay đổi sâu rộng trong Nội các và Bộ Tổng chỉ huy. Ngày 18, Thống chế Pétain được chỉ định làm phó chủ tịch Hội đồng. Ông Daladier chuyển sang Bộ Ngoại giao và bản thân ông Reynaud giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Chiến tranh. Đến 7 giờ tối ngày 19 ông ta chỉ định Weygand khi ông là cánh tay phải của thông chế Foch và thán phục sự can thiệp bậc thầy của ông ta vào trận đánh Vácsava chống lại sự xâm nhập Ba Lan tháng 8 năm 1920 của người Bôn-Sê-Vích - một sự kiện có tính chất quyết định đối với châu Âu vào thời gian đó - Bây giờ ông ta 73 tuổi và người ta cho biết là ông vẫn sung sức và có hiệu quả ở mức độ rất cao. Lệnh cuối cùng (số 120) hồi 9h45 của Tướng Gamelin là các quân đoàn phía bắc, thay vì để bị bao vây, phải bằng mọi cách chọc xuống hướng nam về phía sông Lasomme để tấn công các sư đoàn thiết giáp "Con báo" đã cắt đứt đường giao thông liên lạc của mình. Đồng thời quân đoàn 2 và quân đoàn 6 mới thành lập phải chuyển sang tấn công vào Mezières. Những quyết định này là hợp lý. Thực vậy, một mệnh lệnh cho các quân đoàn phía bắc rút lui toàn bộ về phía nam đã là chậm mất 4 ngày rồi. Một khi tính chất trầm trọng của việc phong tuyến trung tâm của Pháp ở Sedan bị chọc thủng đã rõ ràng, thì hi vọng duy nhất của các quân đoàn phía bắc là tiến về phía sông Lasomme, nhưng dưới sự chỉ huy của tướng Billotte, họ mới chỉ rút lui dần dần từng phần về Scheldt và lập tuyến phòng thủ sườn về phía phải. Thậm chí ngay lúc này cũng có thể còn thời gian cho việc tiến về phía nam.

        Sự lúng túng của Bộ chỉ huy miền bắc, sự tê liệt rõ ràng của quần đoàn 1 Pháp và sự không chắc chắn của điều gì đang diễn biến làm cho Nội các Chiến tranh cực kỳ lo ngại. Mọi sự tiến hành của chúng tôi đều không ồn ào, nhưng chúng tôi có ý kiến thống nhất và quyết tâm, đằng sau đó là sự xúc động thầm lặng. Ngày thứ 19 vào 4h30 sáng, chúng tôi được tin Huân tước Gort "đang xem xét khả năng một sự rút lui về Dunkirk nếu ông ta buộc phải làm như vậy" Tướng Ironside (Tổng Tham mưu trưởng Hoàng gia) không thể chấp thuận đề nghị này, vì giống như đa số chúng tôi, ông ta nghiêng về việc điều quân về phía nam. Do đó chúng tôi phái ông ta đến gặp Huân tước Gort kềm theo chỉ thị là điều quân đội Anh sang hướng tây nam và vượt mọi trở ngại để kết hợp với quân Pháp ở phía nam, có thể chúng tôi sẽ sơ tán càng nhiều càng tốt bộ đội của họ khỏi các cảng thuộc biển Manche. Phải nói cho ông ta biết là đích thân chúng tôi sẽ báo chính phủ Pháp biết những điều đã được quyết định. Cũng tại Nội các Chiến tranh, chúng tôi phái Dill đến sở chỉ huy của tướng Georges, nơi có đường giây điện thoại trực tiếp với chúng tôi. Dill phải ở lại đó 4 ngày và báo chúng tôi biết kết quả công việc. Các sự    tiếp sức ngay cả với Huân tước Gort là thất thường và khó khăn,   nhưng có tin báo cáo là chỉ có dự trữ đạn dược và tiếp tế đủ cho một trận   đánh.

        Tại phiên họp buổi sáng ngày 20/5 của nội các chiến tranh, chúng tôi thảo luận về tình hình của quân đội chúng tôi. Thậm chí cứ cho là có một cuộc chiến để rút lui chót lọt về Lasomme, tôi nghĩ rằng chắc chắn sẽ có một số đáng kể quân bị cô lập hoặc bị đẩy ra ngoài biển. Trong biên bản cuộc họp có ghi: "Thủ tướng nghĩ rằng, như là một biện pháp đề phòng, Bộ Hải quân phải tập trung một số lượng lớn các tầu nhỏ sẵn sàng để đi tới các cảng và các vịnh nhỏ trên bờ biển Pháp". Bộ Hải quân hành động ngay lập tức và với một tinh thần khẩn trương mỗi lúc một tăng, vì thời gian ngày một trôi qua và tình hình trở nên đen tối. Ngày thứ 19, Đô Đốc Ramsay chỉ huy tại Dover được ủy quyền kiểm soát việc điều hành tác chiến và chiều ngày thứ 20 do có các mệnh lệnh của Luân Đôn, cuộc hội nghị thứ nhất gồm đủ mọi thành phần, hữu quan kể cả Bộ Hàng hải được triệu tập tại Dover để xem xét "Việc khẩn cấp rút lui các lực lượng rất lớn qua biển Manche". Kế hoạch đề ra là, nếu cần thiết, thì mỗi ngày đêm rút 10 ngàn người qua từng cảng Calais, Boulogne và Dunkirk. Từ Haewich vong đến Weymouth, các sĩ quan vận tải đường bể được giao nhiệm vụ lên danh sách toàn bộ các tầu thích hợp có trọng tải tới 1000t, và điều tra đầy đủ tất cả tàu thuyền tại các cảng Anh. Các kế hoạch này phục vụ cái được gọi là "Cuộc hành quân Dynamo" đã chứng minh sự cứu vãn được quân đội 10 ngày sau đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:18:42 pm »


        Hướng tiến của người Đức giờ đây đã trở nên rõ ràng hơn. Các sư đoàn thiết giáp và cơ giới tiếp tục ào ạt kéo qua chỗ bị chọc thủng giữa Amiens và Arras và lượn vòng về phía tây dọc theo sông Lasomme về phía biển. Vào đêm ngày thứ 20 chúng tiến vào Albertville sau khi đã đi qua và cắt đút toàn bộ hệ thống  giao thông của các quân đoàn phía bắc. Những lưỡi hái kinh khủng chết người này hầu như không vấp phải sự đối kháng nào một khi mặt trận đã bị vỡ. Nhũng "xe tăng kinh hoàng của Đức" tự do di chuyển khắp vùng nông thôn không có sự bảo vệ, và với sự trợ giúp và tiếp tế bằng phương tiện cơ giới, chúng tiến được 30 hoặc 40 dặm một ngày. Chúng đã đi qua hàng chục thị trấn và hàng trăm làng mạc mà không gặp sự kháng cự nào, các sĩ quan nhìn qua vòm nóc xe và vui vẻ vẫy tay trước dân chúng. Những người đã chứng kiến bằng mắt thì đó là các đám đông tù binh Pháp cùng đi theo xe tăng, có nhiều người vẫn còn mang súng trường, chốc chốc họ bị thu gom lại và chết gục dưới xích xe. Tôi bị sốc trước sự thất bại hoàn toàn của việc chống lại thiết giáp Đức mà một vài ngàn chiếc đang tiêu diệt hoàn toàn các đội quân hùng mạnh, tôi cũng thất vọng trước sự sụp đổ nhanh chóng của toàn bộ sự kháng cự của Pháp một khi mặt trận tác chiến đã bị chọc thủng. Toàn bộ sự di chuyển của Đức đang diễn ra trên các trục đường chính, và hầu như họ không bị chặn ở nơi nào cả.

        Việc đầu tiên của Weygand là bàn với các sĩ quan cao cấp của mình, ông ta muốn đích thân xem tình hình ở miền bắc và tiếp sức cho các người chỉ huy ở đó. Phải châm chước cho một ông tướng tiếp nhận nhiệm vụ chỉ huy trong thời điểm khủng hoảng nhất của một cuộc chiến mà sự thất bại đang diễn ra. Nhưng lúc này không còn thời gian nữa. Ông ta không được rơi bỏ đỉnh cao của những quyền điều khiển còn lại và bị lôi cuốn vào những sự chậm trễ và căng thẳng trong hoạt động cá nhân. Sáng ngày thứ 20, được đặt vào ghế của Gamelin, Weygand thu xếp đi thăm các quân đoàn phía bắc vào ngày thứ 21.

        Sau khi được tin các đường đến phía bắc đã bị quân Đức cắt, ông ta quyết đinh đi bằng phi cơ. Phi cơ của ông ta bị tấn công và buộc phải hạ cánh xuống Calais. Ở đây ông ta gặp vua Leopold của Bỉ và tướng Billotte. Huân tước Gort không được thông báo về thời gian và địa điểm nên không có mặt, cũng không có sĩ quan Anh nào cả. Vua Leopold mô tả cuộc họp như là "4 giờ hội thoại rối rắm". Hội nghị bàn việc phối hợp giữa ba quân đội, việc thực hiện kế hoạch của Weygand và nếu thất bại thì việc rút lui của quân Anh và Pháp về sông Lys và quân Bỉ về sông Ypres. Vào 7 giờ tối thì tướng Weygand phải về. Huân tước Gort mãi đến 8 giờ mới đến khi ông ta được tướng Billotte thông báo biên bản của cuộc họp. Tướng Weygand đi xe về Calais, đáp tầu ngầm đi Dieppe rồi quay về Paris, Billotte ra đi bằng ô tô để đối phó tình hình nguy cấp và trong vòng một giờ thì bị chết trong một vụ xe đâm phải nhau. Như vậy, tất cả mọi việc lại rơi vào tình trạng bất an.

        Vào ngày thứ 21, Ironside trở về và báo cáo là khi nhận chỉ thị của Nội các, Huân tước Gort có vẻ không đồng tình với việc điều quân về phía nam. Việc này bao hàm một hành động hậu vệ từ phía Scheldt, đồng thời là tiến đánh một khu vực được địch phòng thủ bằng các đơn vị thiết giáp cơ động. Trong một cuộc hành quân như vậy thì phải bảo vệ hai bên sươn, và nếu có thử làm thì cả quân đoàn 1 của Pháp và người Bỉ chắc chắn không có khả năng thích ứng với kiểu hành quân này. Ironside nói thêm là tình hình rối rắm bao trùm trong nội bộ chỉ huy miền bắc, tướng Billotte không thực hiện được nhiệm vụ điều phối trong tám ngày qua và có vẻ như không có kế hoạch gì hết, và đạo quân viễn chinh Anh còn mạnh và cho tới nay mới chỉ có 500 trường hợp thương vong. Ông ta mô tả một cách sinh động tình hình đường xá, đầy người tị nạn, bị phi cơ Đức bắn phá. Bản thân ông ta cũng gặp đầy khó khăn. Bởi vậy, Nội các đứng trước hai sự lựa chọn đáng sợ. Một là bằng mọi giá có hoặc không có sự hợp tác của Pháp và Bỉ, quân đội Anh phải mở đường về phía nam và sông Somme, một nhiệm vụ mà Huân tước Gort hoài nghi khả năng thực hiện. Hai là rút lui về Dunkirk và di tản bằng đường bộ dưới sự tấn công của không quân địch chắc chắn là sẽ mất tất cả pháo binh và trang thiết bị, lúc đó rất khan hiếm và quí giá.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:19:24 pm »


        Rõ ràng là phải chấp nhận những rủi ro lớn để thực hiện chọn một, nhưng không lý giải được vì sao mọi sự đề phòng và chuẩn bị khả dĩ thực hiện lại không được đề ra để di tản bằng đương bể nếu kế hoạch tiến sang phía nam bị thất bại. Tôi đề nghị với các bạn đồng sự là tôi phải đi Pháp để gặp Reynaud và Weygand và đi tới một quyết định. Dill từ chỉ huy sở của tướng Georges sẽ gặp tôi ở đó.

        Ngày 22 tháng 5 khi tôi tới Paris thì có một sự sắp đặt mới. Tướng Gamelin ra đi, Daladier từ giã sân khấu chiến tranh. Reynaul là Thủ tướng kiêm Bộ trường chiến tranh... Vì cuộc tấn công ồ ạt của Đức chuyển ra hướng biển, Paris không còn bị đe dọa nữa!

        Tổng hành dinh vẫn còn ở Vincennes. Reynaud đưa tôi xuống đó vào buổi trưa bằng xe hơi. Ở trong vườn, một số những gương mặt mà tôi đã thấy xung quanh Gamelin - một sĩ quan ky binh rất cao đi đi, lại lại một cách rầu rĩ. Một sĩ quan tùy tùng đưa ra một nhận xét: "Đó là chế độ cũ". Reynaud và tôi được đưa vào phòng của Weygand và sau đó sang phòng đồ bản có những bản đồ lớn của Bộ Tư lệnh. Weygand tiếp chúng tôi. Tuy phải vận động nhiều và qua một đêm lữ hành, ông vẫn nhanh nhẹn, sôi nổi và sắc sảo. Ông gây ấn tượng rất tốt cho tất cả mọi người. Ông trình bày kế hoạch chiến tranh của mình. Ông không bằng lòng với việc hành quân sang phía nam hoặc việc rút lui của các quân đoàn phía bắc. Các quân đoàn này phải từ vùng Cambrai và Arras đánh sang phía đông nam theo hướng chung nhằm về Saint Quetin, và như vậy là chọc sườn các sư đoàn thiết giáp Đức giờ đây đang sa vào cái mà ông gọi là túi Quentin - Amiens. Ông ta nghĩ rằng phía sau sẽ có quân đội Bỉ bảo vệ này có thể hướng đến phía đông và phía bắc, nếu cần thiết. Trong khi đó, dưới sự chỉ huy của tướng Frere là một quân đoàn mới gồm từ 18 đến 20 sư đoàn được rút về từ Alsace, chiến tuyến Maginot. Từ Phi Châu và từ mọi nơi khác, bắt đầu lập thành một mặt trận mới dọc sông Lasomme.

        Cánh trái của đạo quân này thọc xuống Arras qua Amiens, và như vậy, bằng sự cố gắng hết sức của mình tiếp cận với các quân đoàn phía bắc. Phải gây sức ép thường trực với quân thiết giáp địch. Weygand nói: "Không được cho phép các sư đoàn xe tăng Con Báo giành thế chủ động." Mọi chỉ thị cần thiết đã được ban hành rộng rãi tới mức có thể được, để ra lệnh bằng bất cứ giá nào: "Giờ đây, chúng tôi được biết là tướng Billote, người được ông phổ biến toàn bộ kế hoạch của mình, đã bị chết trong một tai nạn xe cơ giới. Dill và tôi đều thống nhất là chúng tôi không có sự lựa chọn nào hết, và thực sự không có ý định nào hết, ngoài việc hoan nghênh kế hoạch. Tôi nhấn mạnh là "cần thiết phải mở lại sự liên lạc giữa các quân đoàn phía bắc và quân đoàn phía nam bằng con đường qua Arras. Tôi giải thích là huân tước Gort khi tấn công về hướng nam cũng phải bảo vệ con đương ra bờ biển của mình. Để đảm bảo không có sự nhầm lẫn về điều gì đã được giải quết, bản thân tôi đọc để viết lại một bản tóm tắt các quyết định và đưa cho Weygand xem, ông ta đồng ý. Tôi báo cáo lại kết quả với Nội các và chuyển tin cho Huân tước Gort.

        Chúng ta sẽ thấy là trừ việc nhấn mạnh kế hoạch mới của Weygand, không có sự khác biệt nào đối với chỉ thị số 12 đã được hủy bỏ của tướng Gamelin mà nó cũng không phải là không nhất quán với ý kiến mạnh mẽ của Nội các Chiến tranh phát biểu ngày thứ 19. Các quân đoàn phía bắc phải lách đường về phía nam bằng hành động tấn công, và nếu có thể được, thì tiêu diệt quân thiết giáp xâm nhập.

        Quân đoàn mới thành lập dưới sự chỉ huy của tướng Frère phải mở một cuộc tấn công mạnh mẽ có hiệu quả chọc qua Amiens để bắt liên lạc với quân phía bắc. Việc này sẽ là tối quan trọng nếu nó trở thành sự thực. Lúc vắng người, tôi phàn nàn với ông Reynaud là trong 4 ngày liền, Gort bị bỏ rơi hoàn toàn mà không có lệnh gì hết. Thậm chí từ khi nhận nhiệm vụ chỉ huy, Weygand cũng phải mất ba ngày để ra được các quyết định.

        Việc thay đổi trong Bộ Tư lệnh tối cao là đúng. Nhưng sự chậm trễ kế đó là có hại.

        Trong khi không có bất cứ sự chỉ huy tối cao nào về chiến tranh, thì địch nắm quyền kiểm soát. Người Anh đơn độc đánh một trận nhỏ xung quanh Arras giữa ngày thứ 21 và ngày thứ 23, nhưng quân thiết giáp địch quá mạnh và trong đó có một số ít do một viên tướng chỉ huy tên là Rommel. Cho tới thời điểm này, tướng Weygand trông cậy vào quân đoàn của tướng Frere bắc tiến về Amiens, Albert và Peronne. Trên thực tế, lực lượng này chưa đạt được tiến bộ rõ ràng và vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng và tập hợp.

       
*

        Trong Nội các và trong các giới quân sự cao cấp, người ta có cảm giác mạnh mẽ là khả năng và kiến thức chiến lược của ngài John Dill, người nhận chức Phó Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia, từ ngày 23 tháng 4 sẽ phải phát huy được hết tác dụng mà ông được chỉ định làm cố vấn quân sự chính của chúng tôi. Không ai có thể nghi ngờ trình độ nghề nghiệp của ông ta về nhiều mặt hơn ông Ironside.

        Vì cuộc chiến đấu bất lợi đi tới điểm đỉnh, tôi và các bạn đồng sự rất muốn ngài John Dill trở thành Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia. Chúng tôi cũng phải chọn một Tổng tư lệnh cho quốc đảo Anh, nếu chúng tôi là người bị xâm lược. Về khuya đêm 25/5, Ironside, Dill, Ismay và tôi cùng với một hoặc hai người khác trong phòng của tôi tại Bộ Hải quân tìm cách đánh giá tình hình. Tướng Ironside tự nguyện chấp nhận thôi không giữ chức Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia, nhưng tuyên bố là bản thân ông ta muốn chỉ huy các lực lượng Anh ở trong nước, xét rằng việc chỉ huy vào thời điểm này được coi là bao hàm một nhiệm vụ không có hứa hẹn, đề nghị của Ironside là vô tư, không vụ lợi và có khí thế, do đó tôi đã chấp nhận đề nghị này; sau nay cấp bậc và danh hiệu cao danh cho ông được xuất phát từ sự đánh giá của tôi đối với thái độ của ông trong công việc lúc bấy giờ của chúng tôi. Nói chung, trong thời điểm đang diễn ra, những sự thay đổi được đánh giá là thích hợp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:20:38 pm »


3

CUỘC RÚT QUÂN RA BIỂN

        Giờ đây, chúng ta có thể điểm lại sự diễn biến của trận chiến đấu đáng ghi nhớ này.

        Chỉ có Hitler là đã chuẩn bị để xâm phạm sự trung lập của Bỉ và Hà Lan. Bỉ sẽ không mời Đồng minh vào cho tới khi nước này bị tấn công. Vì vậy, thế chủ động về mặt quân sự thuộc về Hitler. Ngày 10/5 y ra lệnh tấn công. Tập Đoàn quân số 1 có quân Anh ở giữa, thay vì đứng sau các chiến lũy của mình, đã nhảy lên phía trước tiến vào Bỉ trong một sứ mệnh cứu hộ vô hiệu và muộn mằn theo kế hoạch D của tướng Gamelin. Người Pháp đã không củng cố công sự phòng ngự và tăng cường bảo vệ khu trống đối diện dãy núi Ardennes nên một cuộc tấn công bất ngờ bằng thiết giáp chưa từng thấy trong chiến tranh đã chọc thủng tâm điểm tuyến bố trí các quân đoàn Pháp, và tương tự như vậy trong vòng 48 giờ, đã uy hiếp toàn bộ các đường giao thông phía nam và đường ra biển của toàn bộ các quân đoàn phía bắc. Vào ngày thứ 14 là chậm nhất. Bộ chỉ huy tối cao Pháp ra lệnh bắt buộc các quân đoàn này phải cấp tốc rút lui toàn bộ và chấp nhận không chỉ rủi ro mà còn cả các tổn thất nặng nề về trang thiết bị. Vấn đề này không được Gamelin xử lý trong thực tế phũ phàng của nó. Billotte chỉ huy tập đoàn quân phía bắc không tự mình có những quyết định cần thiết. Tình hình rối loạn ngự trị trong các quân đoàn thuộc cánh phía trái đang bị uy hiếp.

        Khi thấy địch mạnh hơn, họ rút lui. Khi bị đột ngột đánh bọc sườn bên phải họ lập tuyến phong thủ sườn. Nếu họ rút lui vào ngày thứ 14 thì họ đã có thể tới tuyến cũ của mình ngày thứ 17 và có thể có cơ may mở được lối thoát. Ít nhất đã để mất 3 ngày hiểm nguy. Từ ngày thứ 17 trở đi Nội các Chiến tranh Anh đã thấy rõ chỉ có một cuộc hành quân cấp tốc mở đường về phía nam thì mới cứu được quân đội Anh. Và đã quyết định thúc ép Chính phủ và tướng Gamelin chấp nhận quan điểm của mình, nhưng chính người chỉ huy quân Anh, Huân tước Gort, thì không tin là có thể rút ra khỏi mặt trận được và còn khó hơn nữa là cùng một lúc chọc thủng chiến tuyến để kéo quân qua. Vào ngày thứ 19 Tướng Gamelin bị cách chức và thay vào đó là tướng Weygand. Bản chỉ thị số 12, bản cuối cùng của Gamelin tuy chậm mất 5 ngày nhưng là hợp lý trên nguyên tắc và cũng phù hợp với các kết luận chính của Nội các Chiến tranh và các Tham mưu trưởng Anh. Sự thay đổi trong Bộ chỉ huy tối cao, hoặc không có sự chỉ huy, dẫn đến việc làm chậm thêm 3 ngày nữa. Kế hoạch mạnh mẽ mà tướng Weygand đề xuất sau khi đi thăm các quân đoàn miền bắc chỉ là một kế hoạch trên giấy tờ. Về cơ bản, kế hoạch Gamelin càng trở thành tuyệt vọng thêm do có sự chậm trễ kéo dài.

        Trong sự tiến thoái lưỡng nan khủng khiếp xuất hiện giờ đây, chúng tôi chấp nhận kế hoạch Weygand và cố gắng thực hiện một cách trung thực và bền bỉ, tuy vô hiệu cho đến tận ngày thứ 25, khi mọi hy vọng thoát về phía nam đều tan biến, vì mọi đường giao thông đều bị cắt, cuộc phản công yếu của chúng tôi bị đẩy, lùi, tiếp theo là việc mất Arras, mặt trận Bỉ bị vỡ và vua Bỉ Leopold sắp sửa đầu hàng, mọi hy vọng thoát ra phía nam đều tiêu tan, chỉ con đi ra biển mà thôi. Liệu chúng tôi có thể ra tới biển được không hay là bị bao vây và đánh gục ở giữa đồng không mông quạnh? Trong bất luận trường hợp  nào, chúng tôi phải mất toàn bộ pháo binh và trang thiết bị không thể thay thế được trong nhiều tháng. Nhưng cái đó đáng gì so với việc cứu vãn quân đội, cái cốt lõi và cũng là cấu trúc mà nước Anh chỉ cần dựa vào đó để xây dựng lực lượng vũ trang tương lai. Từ ngày thứ 25 trở đi, Huân tước Gort đã cảm thấy rút lui bằng đường bể là cơ may duy nhất và giờ đây ông khởi công thành lập một cầu xung quanh Dunkirk và đánh để mở đường vào đó với lực lượng còn lại. Tất cả tinh thần kỷ luật của người Anh, các phẩm chất của những người chỉ huy Anh bao gồm Brooke, Alexander và Montgomery là cần phải có không thể thiếu được. Còn cần thiết nhiều hơn nữa. Tất cả cái gì con người có thể làm đều đã được làm. Như vậy liệu sẽ đủ không?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:21:03 pm »


       
*

        Giờ đây cần phải xem xét một giai đoạn được tranh cãi rất nhiều. Tướng Halder, Tổng Tham mưu trưởng Đức tuyên bố là vào thời điểm đó đích thân Hitler đã có một sự can thiệp có hiệu quả vào trận chiến. Theo lời quan chức này, thì "ông ta hoảng sợ về các đội hình thiết giáp, vì chúng có những nguy cơ đáng kể trong một nước có địa hình khó khăn, sông ngòi ngang dọc, và không có khả năng đạt được những kết quả quyết định. Ông ta cảm thấy không thể hy sinh một cách vô ích các đơn vị thiết giáp vì binh chủng này rất quan trọng trong giai đoạn 2 của chiến dịch. Chắc chắn ông ta tin là ưu thế về không quân của mình có thể đủ để ngăn chặn một sự rút lui qui mô lớn ra bể. Bởi vậy, theo Halder, ông ta gửi một thông điệp qua Thống chế Brauchitsch ra lệnh ngừng tất cả các đội hình thiết giáp, thậm chí rút lại cả các đội tiền trạm". Halder nói "như vậy là dọn đường ra Dunkirk cho quân Anh". Bằng mọi cách, chúng tôi đã bắt được 1 thông điệp của Đức phát rõ vào lúc 11 giờ 42 sáng ngày 24/5 báo trước mắt phải đình lại việc tấn công con đường ra Dunkirk. Haider nói, thay mặt Bộ Tư lệnh tối cao, là ông ta từ chối can thiệp vào sự di chuyển của Tập đoàn quân Rundstedt đã được lệnh rõ ràng là chặn không cho địch tới bờ biển. Ông ta lập luận rằng thành công càng nhanh và hoàn toàn ở đây thì sau này sẽ dễ dàng đền bù lại sự tổn thất một số xe tăng.

        Cuộc tranh luận chấm dứt băng một lệnh dứt khoát của Hitler mà Halder bổ sung việc thực hiện bằng cách phái các sĩ quan liên lạc của mình ra mặt trận. Halder nói: "Tôi chưa bao giờ  có thể hình dung được Hitler quan niệm như thế nào về việc gây nguy hiểm một cách vô ích cho các đội hình thiết giáp. Có rất nhiều khả năng là Keitel đã ở vùng Flandre một thời gian đáng kể trong thế chiến 1 và là người đã khởi xướng ra những ý kiến nay bằng các câu truyện đồn đại của mình".

        Các tướng lĩnh Đức khác cũng nói nhiều về câu truyện này, họ thậm chí đã có ý cho là lệnh của Hitler được cảm hứng từ một ý đồ chính trị nhằm cải thiện các khả năng có hòa bình với Anh sau khi Pháp bị đánh gục. Chứng cứ từ các tài liệu đích thực giờ đây đã ra trước ánh sáng dưới dạng nhật ký thực của chỉ huy sở của Rundstedt viết vào thời gian đó. Tài liệu này nói lên một truyện khác. Vào nửa đêm ngày thứ 23 lệnh phát ra từ Tổng hành dinh Thống chế Brauchitsch xác nhận là đệ tứ quân đoàn, phải để lại dưới quyền của Rundstedt và dành cho "hành động cuối cùng" của "trận bao vây". Sáng hôm sau Hitler gặp Rundstedt, Rundstedt trình bày là quân thiết giáp của ông ta đến từ quá xa và quá nhanh đã bị giảm nhiều về mặt lực lượng và cần phải nghỉ để tổ chức lại và lấy lại thăng bằng, chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng chống một kẻ địch mà theo nhật ký tham mưu "đang chiến đấu với một sự bền bỉ phi thường". Hơn nữa Rundstedt đã nhìn thấy trước khả năng các cuộc tấn công từ phía bắc và phía nam vào các lực lượng của mình phân tán trên một diện rộng. Trên thực tế, kế hoạch Weygand nếu là khả thi, thì đó là một cuộc phản công rõ ràng của Đồng minh. Hitler "thống nhất hoàn toàn". Ý nhắc đi nhắc lại sự tối cần thiết phải bảo tồn lực lượng thiết giáp cho các cuộc hành quân tiếp. Tuy nhiên, ngày thứ 25 khi còn rất sớm, Brauchitsch với danh nghĩa Tổng tư lệnh phát ra 1 lệnh mới cho quân thiết giáp tiếp tục tiến lên. Được hỗ trợ bởi sự đồng ý bằng miệng của Hitler, Rumdstedt không ra lệnh gì hết. ông ta không chuyển lệnh cho Kluge. Tư lệnh đệ tứ quân đoàn, người được bảo là phải tiếp tục tiết kiệm các sư đoàn xe tăng Con Báo. Kluge phản đối sự chậm trễ nhưng chưa tới ngày hôm sau tức là 26, Rundstedt đã giải tỏa các sư đoàn xe tăng Con Báo, tuy rằng thậm chí lúc đó ông ta ra lệnh chính Dunkirk chưa phải là mục tiêu tấn công trực tiếp. Nhật ký ghi là đệ tứ quân đoàn phản đối sự hạn chế này, và viên Tham mưu trưởng của đơn vị này đã nói qua điện thoại ngày thứ 27 như sau: "Hình ảnh của các cảng biển Manche như sau: Các tầu lớn đến tận cầu cảng, các tấm ván đã được hạ xuống, đầy binh lính trên tàu. Mọi máy móc vật liệu đều bị bỏ lại phía sau. Nhưng chúng tôi không nhiệt tình trong việc tìm kiếm họ, những người có trang bị mới, chống lại chúng tôi sau này".

        Do vậy, chắc chắn là quân thiết giáp đã dừng lại, việc này thuộc sáng kiến không phải của Hitler mà của Rundstedt. Chắc chắn Rundstedt có lý lẽ cho quan điểm của mình về cả hai mặt: điều kiện của quân thiết giáp và trận đánh chung, nhưng ông ta nhất thiết phải tuân lệnh chính thức của Bộ tư lệnh quân đội, hay ít nhất nói cho họ biết cái điều Hitler đã nói trong cuộc nói chuyện. Trong các tướng lĩnh Đức có sự nhìn nhận thống nhất chung là một cơ hội lớn đã mất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:21:49 pm »


       
*

        Tuy nhiên có một nguyên nhân riêng rẽ ảnh hưởng đến các sự di chuyển của quân thiết giáp Đức vào điểm quyết định.

        Sau khi vượt quá Abbeville ra biển vào đêm ngày thứ 20, các binh đoàn thiết giáp quan trọng nhất và cơ giới Đức di chuyển theo hướng bắc dọc bờ biển về phía Boulongne, Calais và Dunkird với ý đồ rõ ràng là cắt đứt mọi lối thoát bằng đường bể. Hình ảnh vùng này trong Thế chiến Thứ nhất vẫn sáng rực trong đầu tôi, khi đó tôi duy trì lữ đoàn lính thủy đánh bộ cơ động hoạt động từ Dunkirk đánh vào hậu quân của các đạo quân Đức tiến đánh Paris. Do đó, tôi không phải tìm hiểu về hệ thống làm ngập lụt giữa Calais và Dunkirk hoặc ý nghĩa của thủy đạo ở Gravelines. Các cổng đã được mở và lụt lan rộng hàng ngày, và như vậy, tạo sự bảo vệ về phía nam cho đường rút lui của chúng tôi. Việc phòng thủ Boulogne và quan trọng hơn nữa là Calais, đến giờ chót đã thoát ra khỏi cảnh rối loạn và binh lính đồn trú được gửi từ Anh ngay lập tức sang các vị trí này.

        Bỉ bị cố lập và tấn công ngày 22/5, Boulogne được phòng thủ  bằng hai tiểu đoàn cận vệ và một trong số ít ỏi cỗ pháo của Anh cùng với một số binh lính Pháp. Sau 36 giờ cầm cự có tin báo về là không giữ nổi hai vị trí này, và tôi đồng ý để số quân đồn trú có cả quân Pháp được rút lui bằng đường bể. Trong đêm 23 rạng 24 quân cận vệ được đưa lên 8 khu trục hạm với mức tổn thất chỉ là 200 người. Người Pháp tiếp tục chiến đấu trong thành cho tới sáng ngày thứ 25. Tôi lấy làm tiếc phải rút quân.

        Trước đây một vài ngày, tôi đặt việc bảo vệ các cảng biển Manche dưới sự chỉ huy trục tiếp của Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia; người mà tôi thường xuyên tiếp cận, giờ đây, tôi quyết định là phải tử thủ Calais, quân đồn trú không được phép rút lui bằng đường bể, đạo quần này gồm 1 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn khinh binh, một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn khinh binh thứ 60, Trung đoàn khinh binh Queen Victoria, đơn vị pháo phòng không thứ 229 thuộc pháo binh Hoàng gia. Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn xe tăng Hoàng gia với 21 tăng loại nhẹ và 27 tăng tiễu, và một số quân Pháp tương đương. Như vậy thật là đau long phải hy sinh những đơn vị được huấn luyện tuyệt vời này mà chúng ta chỉ tính được trên đầu ngón tay, để tranh thủ được 2 hoặc có thể 3 ngày mà mục đích sử dụng không được rõ ràng cũng như lợi ích của việc sử dụng không chắc chắn. Bộ trưởng Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia đã đồng ý biện pháp cứng rắn này.

        Chiều 26/5 thì có quyết định cuối cùng là không chi viện cho quân đồn trú. Cho tới lúc đó, các khu trục hạm đều ở tư thế sẵn sàng. Eden và Ironside có mặt cùng với tôi tại Bộ Hải quân, ăn xong bữa cơm tối, chúng tôi xuất hiện và đưa ra quyết định này. Nó có liên quan đến Trung đoàn của chính Eden mà ông đã chiến đấu và phục vụ trong một thời gian lâu trong cuộc chiến tranh lần trước. Trong chiến tranh, con người phải ăn và uống, nhưng tôi không tránh được cảm giác là mình đang bị ốm yếu về thể xác khi chúng tôi vào bàn sau đó.

        Calais là vấn đề then chốt. Nhiều nguyên nhân khác đã có thể cản trở việc giải tỏa Dunkirk, nhưng có điều chắc là việc bảo vệ Calais đã dành ra được 3 ngày để giữ được tuyến nước Gravelines, nếu không thì mặc dù có sự do dự của Hitler và mệnh lệnh của Rundstedt, tất cả đã có thể bị cắt đứt và mất hết.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM