Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:20:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37255 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #370 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:04:30 am »


        ĐIỆN VĂN GỬI Ô. HENRI QUEUILLE VÀ RENÊ MASSIGLL, NHÂN VIÊN C.F.L.N. ALGER

        Luân Đôn, mùng chín tháng sáu 1944

        Tối hôm qua, tại nhà tôi, tôi đã hội đàm rất lâu với Ô. Anthony Eden, có mặt các ông Duff Copper và Viẻnot. Ô. Eden mới dự một phiên họp Nội Các Anh để quyết định với chúng ta một cuộc điều đình về công việc hành chánh của nước Pháp. Ô. Eden tuyên bố rằng ông sẽ gửi công văn cho chúng ta về vấn đề này.

        Ý kiến của ông như sau : nếu Anh và Pháp thành đạt được một dự án thỏa hiệp thì tôi sẽ sang Hoa Thịnh Đốn lấy sự phê chuẩn của tổng thống Roosevelt. Chính ông Eden có thể cũng có mặt ở đấy để đưa ý kiến của nước Anh trong cuộc Hội đàm Hoa Thịnh Đốn.

        Trong cuộc hội đàm với Ô. Eden, tôi nhấn mạnh đến lời tuyên bố của Eisenhower với dân tộc Pháp trên nguyên tắc ông muốn đưa A.M.G.O.T vào Pháp, tôi cũng nhẩn mạnh đến sự phát hành loại giấy bạc hiện thời đang dùng ở nước Pháp, những việc ấy tạo ra một tình trạng khỏ khăn, có thể cản trở mọi phương thế thỏa hiệp để nền hành chánh Pháp cộng tác với quân đội đồng minh. Tôi còn nói thêm rằng Luân Đôn và Hoa Thạnh Đốn vẫn cố chấp không để nước Pháp tham dự những hiệp ước quốc tế có tầm quan trọng sinh tử với nước Pháp như hiệp ước đinh chiến Ý, sau này có thể là hiệp ước đình chiến Đức; hành động ấy sẽ tiến đến lúc làm cho không thể thành tựu được một hệ thống quốc tế đặt nền tảng trên nền tảng trên sự hợp tảc Pháp-Anh-Mỹ.

        Ông Eden cãi lại rằng chính phủ ông có ý muốn thành đạt một sự thỏa hiệp với nước Pháp và nước Mỹ. Về vấn đề hành chánh của các lãnh thổ được giải phóng và vấn đề hợp tác Pháp - Anh chặt chẽ hơn trong tương lai, ông giấu giếm những khó khăn về phía người Mỹ, không những đổi với việc của nước Pháp, mà còn đối với nhiều việc khác, nhất là vấn đề Viễn Đông. Tôi cần phải nói rằng một chính trị gia có cái nhìn tinh tường như ông không thể có một lập trường không thuận lợi cho chúng ta vì tình trạng dư luận ở Anh Quốc. Chỉ có ông Churchill tạm thời có sức mạnh để không cần để ý đến dư luận.

        Thư của Eden gửi Viẻnot đã trao cho ông này vào buổi sáng hôm nay. Bản văn sẽ gửi đến ông bẵng một điện văn riêng. Hẳn là chính phủ Pháp đã định trước rằng nếu ngày mùng 3 tháng sáu không có đại diện toàn quyền Mỹ ở Luân Đôn thì cuộc công du của tôi chỉ có tính cách quân sự và tượng trưng, không có chuyện chính phủ đến đây để điều đình một dự án không có người Mỹ tham dự, Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta từ chối việc bàn định với người Anh vì lần này chính họ chính thức đề nghị với chúng ta.

        Như vậy thì, cho đến khi có quyết định mới của chính phủ, đại sứ của chúng ta ở Luân Đôn sẽ tiếp xúc với bộ Ngoại Giao Anh trên căn bản giác thư tháng chín của chúng ta để nếu có thể được thì lập một dự án chung với người Anh.

        Chính phủ chúng ta sẽ nghiên cứu dự án ấy . sau. Nếu nhận thấy thỏa đáng thì chúng ta sẽ xem xét những vấn đề cần điều đình với Hoa Thịnh Đốn. Dĩ nhiên, nếu Hoa Kỳ quyết định gửi sang Luân Đôn một nhân viên chính phủ để dự các phiên thảo luận như Ô. Eden làm ra vẻ mong đợi, thì chúng ta sẽ báo cáo ngay cho Alger biết. Nhưng dẫu sao, cho đến ngày chính phủ mà cuộc thảo luận mới có tôi tham dự, tôi cho rằng cuộc công du của tôi cần phải giữ đúng tinh chất đã xác định và không có một nhân viên chính phủ nào đến đây điều đình. Viénot sẽ trả lời chính phủ Anh theo chiều hướng này.

        Tinh hình chiến trường tiến triển chậm chạp nhưng theo chiều hướng tốt. Tôi tính đi Normandie trong một tương lai rất gần và sẽ trở lại Alger vào tuần lễ sau. Đô Đốc Fenard mới đến đây, mang theo một thông điệp mới của chính phủ Roosevelt cũng có ý nghĩa như thông điệp trước, nhưng xác định qua loa ngày khởi hành có thể có... Tóm lại tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn hiện tại một cách thuận lợi cho chúng ta, miễn là chúng ta đoàn kết và cứng rắn. Xin ông Queuille thông báo bức điện văn này cho chính phủ biết.


        THƯ GỬI Ô. CHURCHILL, LUÂN ĐÔN

        Luân Bôn, 16 tháng sáu 1944

        Kính thưa Thủ Tướng,

        Khi rời khỏi lãnh thổ Anh Quốc và được Thủ Tướng tiếp đón giữa lúc có những diễn biến quyết định giai đoạn chiến thắng trong cuộc chiến tranh này, tôi trân trọng bày tỏ sự cảm ơn chân thành của tôi về sự tiếp đón mà chính phủ Hoàng Gia Anh đã dành cho tôi.

        Sau một năm qua, kể từ lần cư ngụ cuối cùng cùa tôi trên nước Anh cao thượng và anh dũng, tôi đã có dịp nhận thấy và cảm thấy lòng can đảm và sự hùng mạnh của quý quốc đã đạt tới mức cao tuyệt, tình thân hữu của quý quốc đối với nước Pháp lại thêm vững mạnh hơn bao giờ. Để đáp lại, tôi có thế đoán chắc với ông lòng tin cần sâu xa và sự thân mến không phai mờ của nước Pháp đối với Anh Quốc.

        Trong cuộc viếng thăm của tôi tôi cũng có dịp uớc lượng sự cố gắng tốt đẹp của Hải Lục Không quân Anh quốc trên chiến trường Pháp mà đồng minh và nước Pháp chắc chắn sẽ thực hiện được thắng lợi chung. Trong cuộc chiến tranh có một không hai này, nước ông đã là chiến lũy cuối cùng và bất khả xâm phạm của Âu Châu và ngày nay trở thành một trong những nước chính giải phóng Âu Châu, chính ông là người chưa ngừng và không bao giờ ngừng chỉ đạo và khích lệ sự nỗ lực vĩ đại ấy, tôi xin phép ông cho tôi khen tặng ông đây là một danh dự bất diệt.

        Trân trọng kính gửi Thủ Tướng sự trọng vọng cao cả và sự tận tâm chân thành của tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #371 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:06:01 am »


        ĐIỆN VĂN GỬI HENRI HOPPENOT, ĐẠI LÝ Ở HOA THINH ĐÔN

        Alger, mùng 4 tháng sáu 1944

        Sau khi suy nghĩ chu đáo và trước khi lời dứt khoát tổng thống Roosevelt về cuộc thăm viếng Hoa thịnh Đốn và ngày khởi hành, tôi trình bày dưởi đây ý kiến của tôi về cuộc hành trình ấy để ông có tài liệu sử dụng và để ông cho biết ý kiến của ông. Mặt khác tôi thiết nghĩ ông cần dùng một hình thức thích hợp để ủy viên Chính Phủ rộng đường suy diễn cách nào cho sự việc được quyết định đủng ngày ; tôi nghĩ rằng sự thân trọng ấy sẽ có ích lợi cho chúng ta.

        1) Tỏi đã được hân hạnh để ông Fenard, người mang thư trả lời trên nguyên tắc của tôi, trình bày với tổng thống Mỹ rằng tôi rất vui mừng đến Hoa Thịnh Đốn để thảo luận các vấn đề liên hệ đến nước Pháp và Hiệp Chúng Quốc. Dẫu sao thì tôi cũng coi cuộc công du này là để tỏ lòng kính trọng của nước Pháp thời chiến đối với Tổng Thống, dân tộc Mỹ và quân đội Mỹ, vì nỗ lực và hy sinh lớn lao đã góp phần hùng hậu vào công cuộc giải phóng Âu Châu và Á Châu.

        2) Kể đến tình hình liên lạc chính thức hiện thời giữa nước Pháp và nước Mỹ, kể đến bầu không khí khá âm u và nặng nề lúc này còn bao trùm hai nước Pháp, Mỹ, tôi cho rằng điểm chính yếu là phải sửa soạn chu đáo cuộc hành trình này, tất cả mọi việc chính yếu sẽ thực hiện trong thời gian lưu trú của tôi cần phải ấn định trước với sự thỏa thuận của đôi bên. Tôi yêu cầu ông hỏi han và thông báo cho tôi biết gấp một cách đích xác toàn thể những gì đã được người Mỹ dự định, nhất là cuộc tiếp xúc hay những cuộc tiếp xúc của tôi đối với Tổng Thống Mỹ.

        3) Dĩ nhiên, tôi biết Tồng Thống Mỹ muốn thảo luận với tôi về những vấn đề gì. Còn như tôi, tôi không tiên tương bác bỏ những cuộc đàm phán và tôi không coi thường giá trị công lao hiện thời và sau cùng của Hiệp Chúng Quốc trong công cuộc giải phóng và tái thiết nước Pháp, trong việc tổ chức thế giới ngày mai, nhưng tôi không yêu cầu hay đòi hỏi cái gì đặc thù. Nhất là việc thừa nhận chính thức chính phủ lâm thời, đây là một vấn đề tôi ít quan tâm và tôi cũng không đem ra thảo luận. Phương diện thực dụng của sự liên lạc Pháp - Mỹ đối với tôi quan trọng và khẩn thiết hơn.

        4) Thời gian từ mùng 6 đến 14 tháng bảy đối với tôi không phải là thời gian tốt đẹp ; một đằng vì những lý do cấp bách về phương diện chánh quyền và chỉ huy quân sự ; đằng khác vì lý do tôi phải có mặt ở Alger đúng ngày khánh tiết. Để tỏ lòng kính nể Tổng Thổng Mỹ đã đề nghị những ngày viếng thăm ấy, tôi cũng có thể sang Hoa Thịnh Đốn, đến nơi ngày mùng 6 và ở lại bến ngày mùng 9, ba ngày trọn. Nhưng trước khi trả lời dứt khoát tôi cần biết đích xác chương trình những ngày lưu trú.


        ĐIỆN VĂN GỬI RENÉ MASSIGLI, ALGER

        Rome, 30 tháng sáu 1944

        1) Ý kiến của tôi hẳn là đến Hoa Thịnh Đốn với ý nghĩa một cuộc tiếp xúc riêng với tổng thống Roosevelt, một chuyến đi để bày tỏ lòng tôn kính của nước Pháp đối với dân tộc Mỹ và quân đội Mỹ, sau hết là để biết tình hình tổng quát.

        Tôi đã hoàn toàn quyết định không đề nghị và chấp nhận một cuộc điều đình nào về bất cứ vấn đề gì.

        Tháp tùng tôi có các ông: tướng Béthouart, Ô. Palewski, một nhà ngoại giao như Ô. Paris, đại tá de Rancourt, các ông Teyssot và Baubé.

        2) Tôi muốn tới Hoa Thịnh Đốn ngày mùng 6 tháng bảy vào buổi tối, tôi chấp nhận chương trình ngày 6, 7 và 8 ở Hoa Thịnh Đốn do Hoppenot và bộ Liên Bang Mỹ thảo ra, ngày mùng 9 sẽ đến Nữu Ước.

        Tuy nhiên, ở Nữu Ước, tôi sẽ tiếp đón rất nhiều Pháp Kiều, ngoại trừ một số người chống đối thực sự và công khai. Hoppenot phải tổ chức việc này một cách rất rộng rãi, tôi nhấn mạnh chữ rộng rãi, nhưng tôi vẫn đặc biệt đến «France for ever».

        3) Tôi muốn đến Canada, sau khi đến Nữu Ước. Nhờ ông điều đình ngay với tướng Vanier và báo cho Bonneau biết.

        4) Tòi cần trở về Alger chậm nhất là sáng ngày 11 tháng bảy.


        ĐIỆN VĂN GỬI HENRI QUEUILLE VÀ RẺNÉ MASSIGLI, ALGER

        Hoa Thịnh Đốn, mồng 9 tháng bảy 1944

        Cuộc hội đàm giữa Tôi với tổng thống Roosevelt đã chấm dứt hôm qua, hội đàm lâu, rất bổ ích, và rất thân hữu. Tôi nghĩ rằng các việc : hợp tác ở Pháp, Lend-Lease và tiền tệ bây giờ có thể giải quyết mau chóng bằng đường lối ngoại giao sau khi tôi trở về Alger. Còn như những vấn đề tương lai then chốt, tôi cho rằng người ta không tìm các giải quyết mà không có nước Pháp tham dự. Tuy nhiên, theo những quan điểm nêu ra thì chúng ta phải nghĩ đến những cuộc tranh luận gay go sau này về một điểm, nhất là các căn cứ. Ngày mai tôi sẽ đi Nữu Ước, ngày kia đi Gia Nã Đại.

         Thân ái.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #372 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:06:37 am »


        TUYÊN NGÔN TẠI CUỘC HỌP BÁO NGÀY MỒNG 10 THÁNG BẢY 1944 TẠI HOA THỊNH ĐỐN

        Trưởc khi rời khỏi Hoa Thịnh Đốn, tôi xin tóm tắt cảm tưởng của tôi về cuộc viếng thăm kinh đô liên bang Hiệp Chủng Quốc, tôi sẽ mang theo cảm tưởng tốt đẹp nhất có thể có được. Tôi có những cuộc hội đàm đáng tin cậy nhất và rộng rãi nhất với tổng thống Roosevelt. Mặt khác, tôi đã có dịp tiếp xúc với nhiều bộ trưởng và phụ tá bộ trưởng, nhất là õng Cordell Hull, các thứ trưởng và phụ tá bộ trướng, nhiều nhân vật quan trọng Thượng Viện, nhất là nghị sĩ Connally và đại diện Sol Blom, tướng Marshall, đô đốc King, tướng Arnold, một số lớn công chức, nhiều nhân vật quan trọng Bộ Tổng Tham Mưu và nhiều yếu nhân khác. Như vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta đã đạt được mục đích chính mà tổng thống Roosevelt và tôi đã ấn định cho cuộc hành trình này, nghĩa là những cuộc trao đồi ý kiến thẳng thắn và khách quan về những vấn đề nghiêm trọng liên hệ chung đến Hiệp Chủng Quốc và Pháp Quốc trong thời kỳ chiến tranh và sau thời kỳ chiến tranh. Từ đây, tôi chắc chắn rằng việc giải quyết tất cả các vấn đề chung đặt ra và sẽ đặt ra cho chính phủ Mỹ và chính phủ Pháp khi quân đồng minh thắng lợi, và sau này, khi tổ chức lại thế giới, sẽ dễ dàng hơn, vì bây giờ chúng tôi đã hiểu nhau hơn.

        Chúng ta phải bắt buộc Đức và Nhật đầu hàng hoàn toàn, rồi sẽ xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, trong đó sự đoàn két quốc tế không còn là một danh từ trống rỗng mà là một sự tổ chức cụ thể có lợi cho tất cả mọi dân tộc và tôn trọng chủ quyền của mọi dân tộc. Vai trò của Hiệp Chủng Quốc trong nỗ lực chiến tranh và trong sự nghiệp hòa bình quả là rộng lớn và đòi hỏi dân tộc Mỹ những trách nhiệm trọng đại. Tổng Thống Roosevelt đã nói với tôi tất cả những điều ấy với tầm nhận định sâu rộng của ông, với sự hiểu biết các vấn đề và một quan niệm lý tưởng khiến cho tôi phải quan tâm đặc biệt, về phần tôi, tôi trình bày với ông tình hình nước Pháp, nước Pháp dần dần qua được tai nạn nhất thời, nước Pháp quyết tâm giữ vững địa vị của mình, cộng tác với đồng minh đế tham dự trước hết vào cuộc chiến, sau cùng vào đời sống hoàn vũ trong thời bình.

        Cỏ một yếu tố truyền thống lâu đời ích lợi lớn lao cho những việc còn phải chung sức thực hiện sau này. Yếu tố đó là tinh thân hữu Pháp - Mỹ. Ở đây tôi nhận thấy tình thân hữu ấy vẫn còn sống động và được biêu lộ qua cả ngàn bằng chứng cảm động. Về phần người Pháp, xin quý vị tin rằng không còn gì quý giá hơn tình thân hữu ấy. Tôi tin rằng khi cùng tôi nói đến hiện tại và tương lai, tổng thống Roosevelt và tôi, chúng tôi cùng một tâm trạng với người thanh niên Mỹ hiên ngang với người lính Pháp kiêu hùng, họ cùng sát cánh với nhau trong cuộc chiến tranh ác liệt để bênh vực chính nghĩa cao đẹp.


        TUYÊN NGÔN KHI ĐẾN CHERBOURY NGÀY 20 TIIÁNG TÁM 1944

        Nỗi thống khổ của chúng ta là cuộc thử thách lớn lao nhất lịch sử của chúng ta. Nhưng chúng ta biết chúng ta dang thoát khỏi vực thẳm nào và chúng ta đang vươn lên đỉnh cao nào.

        Kỉnh thưa Đại Tướng,

        Tin tức nhận được từ Ba Lê ngày hôm nay làm cho tôi nghĩ rằng, lực lượng cảnh sát và lực lượng quân sự Đức gần như không còn ở Ba Lê, tình trạng thiểu thực phẩm nghiêm trọng ở đây khiến cho chúng ta phải đề phòng những đảo lộn tệ hại tất nhiên phải xảy ra trong một ngày gần đây.

        Tôi thiết nghĩ cần phải đưa lực lượng Pháp và đồng minh vào chiếm đóng ngay Ba Lê, mặc dầu có thể xảy ra một vài cuộc đụng độ và ít nhiều tồn hại trong thành phố.

        Nếu bây giờ Ba Lê lâm vào tinh trạng vô trật tự thì sau này sẽ khó mà làm chủ được tinh hình mà không xảy ra những tai biến nghiêm trọng, tỉnh trạng ấy cũng có thể gây ra khó khăn cho những cuộc hành quân sau này.

        Tôi phải tướng Koenig, người được bổ nhiệm tổng trấn Ba Lê và chỉ huy quân sự vùng Ba Lê, đến nghiên cứu với ông vấn đề chiếm đóng thành phố này trong trường hợp ông quyết định thực hiện ngay theo lời yêu cầu của tôi.

        Thân ái kính chào ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #373 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:08:37 am »


        ĐIỆN VĂN GỬI CIIÍNH PHỦ Ở ALGER

        Rennes, 22 tháng tám 1944, 22 giờ

        Sau khi thanh sát Cherbourg, Coutances và Ayranches ngày hôm qua, hôm nay tôi đến Rennes.

        Nền hành chánh tỉnh thị đã được tái lập khắp các lãnh thổ được giải phóng ấy và hoạt động bình thường, mặc dầu các nơi ấy đều bị tàn phá và sự giao thông rất khó khăn.

        Tinh thần của dân chúng rất cao.
        Vấn đề trọng đại tức thời là vấn đề Ba Lê.
        Quân Đức chỉ để lại một vài yếu tố quân sự.
        Cảnh Sát Pháp đã biến mất.
        Vichy bất lực.
        Một vài yếu tố dân chúng đã bắt đầu ăn cướp kho tiếp tế và cửa tiệm.
        Hôm qua tôi trình bày tình trạng ấy với tướng Eisenhower.
        Hôm nay tôi lại viết thư cho ông, bách thúc ông phải có một quyết định.

        Để biết rõ ngay điều kiện thiết lập công quyền ở Ba Lê ngay khi đồng minh tiến vào đây và để cùng giới quân sự đồng minh tổ chức việc tiếp tế thủ đô càng sớm càng hay, tôi đã chỉ định tướng Koenig làm tổng trấn Ba Lê, đúng như tôi đã hỏi ý trước chính phủ.

        Tôi yêu cầu ông Diethelm thiết lập và công bố ngay sắc lệnh cần thiết...

        Mặt khác, nhân viên tiếp tế của ta, thuộc thành phần Phái Đoàn hành chánh hiện có mặt tại Pháp cần phải đặt dưới quyền tướng Koenig trong phạm vi chuẩn bị cuộc tiếp tế Ba Lê. Bởi vậy cho nên tôi đã đặt họ dưới quyền ấy rồi.

        Điều ấy rất cần vì tình trạng không rõ rệt ở đây không cho phép họ điều đình có hiệu quả với các cơ quan quân sự đồng minh có thẩm quyền.

        Khi trở về Ba Lê, xin chính phủ đến gặp tôi ngay.

        Thân hữu.


        ĐIỆP VĂN GỬI TƯỚNG LECLERC

        Layal, 22 tháng tám 1944. 22 giờ

        Kinh gửi tướng Leclerc :

        Tôi đã gặp Trévoux và đọc thư của ông.
        Tôi tán thành ý kiến của ông. Cần phải có ít nhất một yếu tố tiếp với Ba Lê gấp rút,
        Tòi đã gặp Eisenhower hôm 20.
        Ông ta hứa rằng sẽ để ông tiến về hướng Ba Lê.
        Tướng Koeig lúc này ở bên tướng Eisenhower cũng như tướng Juin. Hai người đều hay tin này.
        Tối hôm nay tôi ngủ ở Mans và cố gắng gặp ông ngày mai.


        ĐIỆN VĂN GỬI CHÍNH PHỦ, ALGER

        Chartres, 23 tháng tám 1944, 13 giờ

        Điện văn này gửi đi từ Chartres, nơi tôi vừa mới đến.

        Sau đấy là tình hình mọi nơi và những biện pháp cần phải thi hành ngay tức thời.

        1) Về phương diện chiến lược, các cuộc hành quân không có mạch lạc. Trong khi các sư đoàn thiết giáp Mỹ vượt qua sông Seine ở Bắc và Nam Ba Lê thì phần lớn lực lượng đồng minh đã phí nhiều thời giờ ờ vùng Falaise - Argentan, tàn quân Đức ở Normandie đã tan rã mà đồng minh không đánh trận quyết định để thanh toán một lần chót.

        Bởi vậy cho nên có tình trạng bất đồng ý kiến giữa các quân đội đồng minh. Sự bất đồng ý kiến ấy không thuận lợi cho việc chỉ huy và việc giải quyết vấn đề Ba Lê.

        Tại Paris, tình trạng căng thẳng lắm. Người Đức vẫn chiếm những địa điểm lợi thế cho họ. Các lực lượng Pháp quốc nội dần dần chiếm những địa điểm khác trong thủ đô. Việc tiếp tẽ dân chúng bị tê tiệt. Các công sở đều đình công.

        3) Trong khi chờ đợi toàn thể cơ quan chính phủ chuyển về Ba Lê, cần phải thành lập ngay một phái đoàn ở gần tôi để giải quyết những vấn đề gấp rút.

        Phái đoàn ấy gồm có : ủy viên Nội Vụ, ủy viên Tiếp Tế và Sản Xuất, ủy viên Xã Hội. Yêu cầu các ông d‘Astier, Giacobbi và Tixier đến gặp tôi ngay tức khắc và đem theo một số công chức để làm những công việc gấp.

        4) Sự khỏ khăn ác độc ngày nay và ngày mai nữa là không có than đốt làm các trung tâm phải ngừng trệ. Điều này sẽ tạo ra một tình trạng thể thảm ở Ba Lê. Cần phải báo tin ngay cho các chính phủ Hoa Thịnh Đốn và Luân Dôn.

        5) Bản thỏa ước với đồng minh vẫn chưa ký kết. Tôi không hiểu rõ lý do của sự chậm trễ ấy

        6) Sự vui mừng của dân chúng khắp nơi thật là khác thường. Nhưng mọi vấn đề vẫn còn đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #374 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 11:02:22 am »


        ĐIỆP VĂN GỬI TƯỚNG LECLERC, RAMBOUILLET

        Chartres, 23 tháng tám 1945, 14 giờ 55

        Gửi tướng Leclerc :
        Tôi tiểp kiến đại úy Janney và đã xem phúc trình của ông.
        Tôi muốn gặp ông ngày hôm nay.
        Tôi tính đến Rambouillet chiều nay và sẽ gặp ông.

        Thân ái.


        THƯ GỬI CHARLES LUIZET CẢNH SÁT TRƯỞNG BA LÊ

        Rambouillet, 23 tháng tám 1944, 20 giờ

        Kính gửi ông cảnh sát trướng thân hữu,
        Tôi tiếp kiến nhân viên của ông và nhận thư của ông ngày hôm nay.
        Ngày mai sẽ là ngày quyết định, theo chiều hướng chúng ta đã định trước.
        Khi đến nơi, tôi sẽ vào ngay «trung tâm». Chúng ta sẽ tổ chức ngay mọi việc sau đó với Quartus (Parodi) và ông. Tôi nghĩ rằng tướng Koenig sẽ gặp tôi, cả Ô. Le Troquer nữa.

        Việc tổ chức tiép tế đã khả quan, trừ than đốt, còn khan hiếm trong vài ngày nữa.

        Thân ái chào ông. Xin gửi lời chào Quartus và những người khác.


        ĐIỆN VĂN GỬI CHÍNH PHỦ, ALGER

        Rambouillet, 24 tháng tám 1944, 8 giờ

        Sư đoàn Leclerc tiến vào Ba Lê ngày hôm nay.
        Tôi dự tính sẽ có mặt ở đấy ngày hôm nay.
        Parodi đã nắm chắc quyền hành trong tay.
        Trái với tin đồn đại, thủ đô không bị tàn phả gì cả.
        Quân Đức còn chiếm một vài điếm, nhưng đã lâm vào tình trạng tuyệt vọng.
        Yêu cầu tất cá các nhân viên trong chính phủ đến gặp tôi tại Ba Lê ngay.
        Trường bay Mans vẫn còn tốt.

        Thân hữu.
       

        ĐIỆN VĂN GỦI ĐẠI TÁ DE CHEVIGNE

        Rambouillet, 25 tháng tám 13 giờ 45

        Kính gửi Đại tá de Chivigné.

        Tôi sẽ đi khỏi Rambouillet hồi 15 giờ.
        Nơi đến thử nhất: Ga Montparnasse, tôi định gặp ông ở đấy.
        Các nơi đi qua : Porte d‘Orlẻans,
        Đại lộ d ‘ Orléans,
        Đại lộ Maine,
        Đường Depart,
        Chợ ga Montparnasse.

        Xin ông báo cho tướng Leclerc biết.


        DIỄNVĂN ĐỌC TẠI TÒA ĐÔ SẢNH BA LÊ  NGÀY 25 THÁNG TÁM 1944

        Tại sao đồng bào lại muốn chúng ta che dấu mối xúc động làm anh chị em nghẹn ngào trong khi chúng ta đứng ở đây, trong thành phố Ba Lê vẫn đứng vững này để tự giải phỏngvà tự tay mình thực hiện cuộc giải phóng. Không ! Chúng ta không giấu giếm sự xúc động sâu xa và thiêng liêng. Đây là những giây phút vượt lêên trên cuộc sống tầm thường của chúng ta.

        Ba Lê ! Ba Lê đã bị người ta xúc phạm ! Ba Lê tan nát! Ba Lê bị ngược đãi! Nhưng Ba Lê được giải phóng ! Chính bàn tay mình đã giải phỏng Ba Lê. Chính dân chúng Ba Lê đã giải phóng Ba Lê với sự tiếp sức của quân đội Pháp, với sự trợ giúp và tham gia của toàn thể nước Pháp, nước Pháp chiến đấu, nước Pháp duy nhất, nước Pháp thực sự, nước Pháp vĩnh cửu.

        Các bạn! Kẻ thù chiếm giữ Ba Lê đã bị bàn tay chúng ta quét sạch, nước Pháp trở lại Ba Lê, trở lại nhà mình. Nước Pháp trở về, vết thương còn chảy máu, nhưng quyết tâm trở về. Bài học vĩ đại đã làm cho chúng ta sáng mắt, nhưng nước Pháp thấy rõ hơn bao giờ bổn phận và quyền của mình.

        Trước hết tôi xin nói đến bổn phận, trong lúc này mọi bổn phận rút lại là bổn phận thời chiến. Địch đã lảo đảo nhưng chưa ngã quỵ. Địch còn có mặt trên đất nước chúng ta. Nhờ sự gíup sức của các đồng minh thân mến và đáng khen phục chúng ta sẽ đánh đuổi địch ra khỏi đất nước, nhưng chúng ta không thể lấy làm thỏa mãn sau khi địch đã gây ra biết bao đổ vỡ. Chúng ta muốn tiến vào lãnh thổ của họ, đó là quyền của người chiến thắng. Chính vì thế mà tiền quân Pháp tiến vào Ba Lê với súng thần công. Chính vì thế mà đại quân của ta ở Ý đã đồ bộ lên miền Nam và tiến mau theo lưu vực sông Rhône. Chính vì thế mà các lực lượng quốc nội anh dũng và thân yêu của chúng ta sẽ được võ trang bằng khí giới tối tân. Chính vì ý chí phục thù đó, chính vì ý muốn đem lại công bình đó và chúng ta tiếp tục chiến đấu cho đến cùng, đến ngày thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn. Bồn phận thời chiến đó, tất cả mọi người có mặt ở đây, tất cả mọi người trên đất Pháp nghe tiếng nói của chúng ta đều biết, bổn phận đó đòi hỏi sự thống nhất quốc gia.

        Trong tình trạng hiện thời, quốc gia không chấp nhận sự tan rã nền thống nhất ấy. Quốc gia biết rõ rằng muốn chiến thắng, muốn tái thiết, muốn hùng mạnh, quốc gia cần tập hợp tất cả mọi đứa con của tổ quốc. Quốc gia biết rõ rằng trai gái, tất cả trai gái — ngoại trừ một vài kẻ phản bội đáng thương tự nạp mình cho địch và đã biết hay rồi sẽ biết sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật — phải ! tất cả trai gái của nước Pháp, phải hướng về mục tiêu của nước Pháp, tay dắt tay trong tình huynh đệ.

        Nước Pháp muôn năm!

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM