Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:05:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37390 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #350 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 04:49:16 pm »


        THÔNG ĐIỆP GỬI ỦY HỘI QUỐC GIA KHÁNG CHIẾN NHÂN NGÀY THÀNH LẬP ỦY HỘI

        Luân Đôn, mùng 10 tháng năm 1943

        Trong cuộc chiến tranh này, giữa lúc tổ quốc chơi ván bài quyết định số mệnh mình, sự thành lập Hội Đồng Kháng Chiến là một sự kiện then chốt, đây là cơ quan chính yếu của nước Pháp trên đường chiến đấu.

        Đã từ lâu, khối người tranh đấu trên lãnh thổ quốc gia và những đứa con tổ quốc chiến đấu ở ngoài đều thống nhất mục tiêu và ý chí, kể từ đây sự thống nhất ấy được thể hiện trong việc thống nhất hành động.

        Đó là điều phải nói đến trước tiên. Muốn cho giải phóng và chiến thắng là sự nghiệp của người Pháp, điều cần thiết tuyệt đối là quốc gia phải tập hợp lại trong một nỗ lực của riêng người Pháp. Quyền lợi tức thời của chúng ta, sự cường thịnh ngày mai, và có lẽ nền độc lập của chúng ta, đều tùy thuộc điều kiện ấy. Mọi hình thức ly tán, mỗi hành động đơn độc, mọi bè đảng riêng tư trong bất cứ lãnh vực nào của cuộc chiến tranh toàn diện, đều phương hại cho sức mạnh kháng địch của nước Pháp và gây khó khăn cho sự đoàn kết quốc gia.

        Bởi vậy cho nên điểm chính yếu là công cuộc kháng chiến trên lãnh thổ quốc gia phải là một toàn bộ nhất trí, có tổ chức và có tập trung. Việc ấy đã được thực hiện nhờ sự thành lập Hội Đồng Kháng Chiến, Hội Đồng này là một thành phần của Pháp Chiến Đấu, thống họp tổng sổ các lực lượng đủ loại chiến đấu ở trong nước để chống địch và những kẻ hợp tác với địch.

        Nhưng nước nhà lâm vào tình trạng đảo lộn chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức, gây nên nhiều bại trận, phản bội, và tiếm quyền; tình trạng đảo lộn tệ hại đó không thể chấm dứt nếu chỉ có lực lượng đồng minh đè bẹp quân Đức — Ý. Sự đảo lộn ấy có những nguyên do sâu xa, và sẽ có hậu quả to tốt. Cuộc chiến tranh ngày nay là một cuộc cách mạng vĩ đại đối với mọi quốc gia, nhưng trước hết là đối với nước Pháp.

        Như vậy, điều cần hơn hết và ngay tức khắc là quốc gia phải làm cách nào dễ thực hiện sự giải phóng trong trật tự và độc lập ; chúng ta phải tổ chức quốc gia từ trước để quốc gia được lãnh đạo và cai trị ngay theo ý muốn của toàn dân trong khi chờ đợi toàn dản có thể biểu quyết bằng cách bầu cử bình thường.

        Về phương diện ấy Hội Đồng Kháng Chiến phải đem lại ngay từ bây giờ cho Ủy Hội Quốc Gia những yếu tố để quyết định biện pháp cần dùng tùy từng giai đoạn giải phóng. Mặt khác, vào lúc giải phỏng, Hội Đồng phải xuất hiện như một nhóm đại diện đầu tiên cho ý chí và ngưỡng vọng của những người trong nước đã tham gia vào cuộc chiến. Như vậy, Hội Đồng có thể cung cấp cho Ủy Hội Quốc Gia sự nâng đỡ, sự trợ giúp và phần lớn công cụ cần thiết để thi hành nhiệm vụ ở trong nước và đòi hỏi các cường quốc phải biết đến quyền hành và quyền lợi của nước Pháp.

        Sau hết, chúng ta cần biết rằng chúng ta có thể  thoát ra khỏi cảnh hỗn loạn bằng một cuộc cái cảch có khả năng trả lại cho tổ quốc sự cường thịnh và phương tiện đóng vai trò đàn anh thích hợp với thiên tài của dân tộc ; đồng thời, bảo đảm cho những đứa con của tổ quốc an ninh, tự do, danh dự trong việc làm và trong đời sống. Hội Đồng Kháng Chiến lặn sâu xuống lò lửa nung đúc nước Pháp mới trong đau khổ và chiến đấu. Hội đồng phải thâu thập mọi dữ kiện và khuyến khích mọi hành động dìu dắt quốc dân và hưởng dẫn giới chỉ huy lựa chọn con đường tương lai.

        Đỏ là nhiệm vụ to rộng và rất nguy hiểm của Hội Đồng Kháng Chiến. Tầm quan trọng thật lớn lao. Mặc dù khó khăn, Hội Đồng sẽ hoàn thành nhiệm vụ nếu chỉ nhắm vào mục đích phục vụ nước Pháp và luôn luôn nghĩ đến tình huynh đệ quốc gia, vì chỉ có tình huynh đệ ẩy giúp cho dân tộc cầm cự được với cơn quốc nạn này và có khả năng tái thiết và đổi mới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #351 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 04:51:05 pm »


        HUẤN THỊ GỬI TƯỚNG DELESTRAINT CIIỈ HUY ĐẠO QUÂN QUỐC NỘI

        Luân Đôn, 21 tháng năm 1943

        Huấn thị này có mục đích quy định quyền hạn của tướng chỉ huy trưởng quân đội quốc nội.

        I — Thời kỳ hiện tại trước ngày đồng minh đổ bộ.

        II— Trong lúc hành quân giải phóng.

              Thời kỳ hiện tại

        Trong thời kỳ hiện tại tướng chỉ huy trưởng quân đội quốc nội chuẩn bị cho quân đội đóng vai trò của mình trong cuộc hành quân giải phóng lãnh thổ.

        1) Hành động tức thời :

        Nguyên tắc hành động tức thời được chấp nhận.

        Những hành động ấy gần như bao giờ cũng khởi đầu những tổ chức địa phương của các phong trào ; người thực hiện những hành động ấy là một số ít chiến hữu quy tụ chung quanh những những toán biệt động quán và những tổ nghề nghiệp.

        Tướng chỉ huy quân đội quốc nội chỉ can thiệp vào lãnh vực này bằng những chỉ thị lập ra với sự thỏa thuận của ủy ban phối hợp các phong trào ; trong khuôn khổ huấn lệnh của tướng de Gaulle , chỉ thị sẽ xác định :

        - Những loại lớn của các mục tiêu muốn công kích.

        - Những khu vực hoạt động tức thời ; nỗ lực chính sẽ hướng vào các khu vực đó.

        - Những điều kiện kỹ thuật phải thực hiện trong lúc sửa soạn.

        2) Chuẩn bị quân đội quốc để thực hiện những cuộc hành quân giải phóng.

        Trong giai đoạn hiện thời, quân đội quốc nội chưa đạt được cơ cấu toàn thiện, tướng chỉ huy quân đội quốc nội có quyền hạn của một tướng Thanh Tra được chỉ định để chỉ huy quân đội ấy khi đồng minh đổ bộ ; mọi đơn vị trong quân đội quốc nội đều thuộc phạm vi quyền hạn ấy.

        Với chức vụ .ẩy và chiếu theo huấn lệnh quân sự của tướng de Gaulle :

        - Tướng chỉ huy trưởng quân đội quốc nội sẽ chuẩn bị kế hoạch sử dụng quân đội quốc nội tùy theo khả năng tuyển mộ tại chỗ và khả năng hoạt động;

        - Ông thảo kế hoạch võ trang và động viên cách nào cho phù hợp với kế hoạch sử dụng ;

        - Ông phối kiểm sự xếp đặt hệ thống tổ chức sự chỉ huy, hệ thống này do Ủy Ban phối hơp xếp đặt ; ông chỉ định các chỉ huy trưởng vùng và các chỉ huy trưởng tiểu khu...;

        - Ông thực hiện những cuộc thanh sát để kiêm soát sự chuẩn bị ấy ;

        - Ông báo cáo cho Ủy Ban phối hợp biết những nhận xét của ông, Ủy Ban sẽ giúp đỡ ông phương tiện cần thiết để liên lạc với các tổ chức ;

        - Ông trù liệu những biện pháp cần thiết để động binh đúng ngày dự định trong khu vực nào quân Đức chênh mảng để chúng ta có thể động binh.

          Trong thời gian đổ bộ của đồng minh và sau cùng

        Vào lúc thực hiện cuộc đổ bộ, tướng chỉ huy trưởng quân đội quốc nội sẽ nhận đủ đặc quyền và quyền hạn của tướng chỉ huy quân đoàn.

        Ông có thực quyền chỉ huy tất cả các nhóm hợp thành quân đội quốc nội về tất cả các toán biệt động quân.

        Ông có trách nhiệm phối hợp hành động dấy loạn của các tồ nghề nghiệp với hoạt động quân sự.

        Ủy Ban phối hợp gửi một nhân viên trong ủy ban đến phụ tá ông ; viên phụ tá sẽ nhận lệnh của ông và ông cũng cho viên phụ tá biết những huấn lệnh ông nhận được của cấp trên.

Ký tên de Gaulle.       


        TIIƯ GỬI TƯỚNG GIRAUND Ở ANGER

        Luân Đôn. 25 tháng tám 1943

        Thưa Đại tướng thân hữu,

        Tôi rất vui mừng tiếp nhận thư ngày 17 tháng năm của ông vả rất cảm ơn ông.

        Ủy Hội Quốc Gia cũng như ông, nhận thấy cần phải chấm dứt những cuộc tranh luận tiên khởi và thành lập ngay tại Alger một cơ quan nhiệm quyền trung ương chung cho cả hai khối, ông và tôi sẽ kế tiếp nhau giữ ghế chủ tịch.

        Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ông về trách nhiệm các cơ quan ẩy sẽ là trách nhiệm tập thể ; thời gian hoạt động sẽ chấm dứt ngày nào có thể thực hiện sự đại diện tạm thời của quốc gia và thành lập một chính phủ, theo tinh thần đạo luật ngày 15 tháng hai 1872.

        Còn như thành phần của cơ quan nhiệm quyền trung ương chung ở Alger và những vấn đề khác cần phải hoàn tất, thì sẽ thảo luận ở Alger giữa ông và tôi, cùng với hai nhân vật do ông đề nghị và hai nhân vật khác do Ủy Hội Quốc Gia đề nghị.

        Tôi dự định đến Alger vào cuối tuần này và tổi rất vui mừng sắp được cộng tác trực tiếp với ông để phục vụ nước Pháp.

        Xin Đại tướng tin rằng tôi thành thực mến trọng và tận tâm với Đại tướng.


        ĐIỆN VĂN GỬI CÁC NHÂN VIÊN ỦY HỘI QUỐC GIA, LUÂN ĐÔN

        Alger, 31 tháng năm 1913

        Sảng nay khởi sự cuộc tranh luận thứ nhất. Một bên là tướng Giraud với Monnet và tướng Georges. Bên kia là tôi, Catroux, Massigli, Philip.

        Lập trường của tôi như sau : Chúng tôi muốn thực hiện nền thống nhất và thành lập ngay một Ủy Hội Quốc Gia chung với điều kiện là Noguès, Roisson, Peyrouton, Bergeret... phải từ chức ngay.

        Giraud và Georges cương quyết bác bỏ. Monnet tìm cách nói quanh co.

        Cảm tướng : dư luận tốt, nhưng Gỉraud và phái đoàn của ông ta xấu. Giraud báo tin cho tôi biết tướng Eisenhower mời ông sang Hoa Kỳ. Eisenhower hạ lệnh cho các bộ đội Pháp tự do phải rời khỏi Tunisie.

        Thân hữu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #352 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 04:52:32 pm »


        ĐIỆN VĂN GỬI NHÂN VIÊN ỦY HỘI QUỐC GIA, LUÂN ĐÔN ALGER,

        Ngày mùng 1 tháng sáu Ì943

        Sau đây là một vài điều chỉ dẫn về việc điều đình cuộc thống nhất.

        ... Ở đây, cảm tưởng chung là nhà cầm quyền bóp nghẹt dư luận công chúng một cách có tổ chức. Báo chí và đài phát thanh đều bị bịt miệng. Cấm hội họp. Không được phép đi lại trong nước. Chỗ nào cũng có những cuộc âm mưu. Đại lý chấp chính, tướng lãnh, đô đốc, người nào cũng có khách hàng của người nấy hội họp kín mít với nhau không có liên lạc với người ngoài. Không thấy nhóm nào có thực quyền. Đây chỉ là những cái mặt tiền dựng lên, không ai tin cả...

        Sáng hôm qua họp sơ bộ. Có mặt tại hội nghị các ông : de Gaulle, Giraud, Catroux, Georges, Massigli, Philip, Monnet. Tôi đặt vấn đề mời về hưu. Tướng Giraud phản đối quyết liệt. Hậu quả :

        Không thành lập được ủy hội. Chiều hôm ấy tôi lại gặp riêng tướng Giraud. Không được việc gì. Thái độ thù nghịch từ căn bản của ông đã rõ rệt không còn nghi ngờ gì nữa.

        Dao động nghiêm trọng trong quân đội. Có hàng ngàn người trở về hồi chánh. Nhiều binh sĩ chạy qua đồng ruộng để theo Larminat. Nhiều đơn vị được thành lập và đánh điện tín về xin đặt dưới quyền chỉ đặc của tôi.

        Tin tức cung cấp cho báo chí và chỉ thị hướng dẫn dài phát thanh phải tập trung một vài nhân vật tượng trưng đã làm cản trở việc thống nhất.
       

        TUYÊN NGÔN NGÀY MÙNG 3 THÁNG SÁU 1943

        Các tướng de Gaulle và Giraud đồng chủ tịch, tướng Catroux, tướng Georges, các ông Massigli, Monnet và Philip hội viên, đã thành lập Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp ; sau này Ủy Hội sẽ mời thêm các hội viên khác.

        Ủy Hội Quốc Gia này đại diện cho quyền trung ương của nước Pháp.

        Với tư cách ấy, Ủy Hội chỉ đạo nỗ lực Pháp trong cuộc chiến tranh dưới đủ mọi hình thức và ở khắp mọi nơi.

        Ủy Hội thi hành chủ quyền Pháp trên khắp các lãnh thổ không thuộc quyền cai trị của địch. Ủy Hội  quản trị và bảo vệ tất cả các quyền lợi của nước Pháp trên thế giới, Ủy Hội nhiệm quyền chỉ đạo các đất dai và lực lượng quân sự hải lục không quân trước đây thuộc quyền Ủy Hội Quốc Gia Pháp hay vị Tổng Chỉ Huy dân sự và quân sự. Các biện pháp cần thiết để thực hiện sự xáp nhập hay nền hành chánh tùy thuộc hay cơ quan ấy sẽ do Ủy Hội  ban bố ngay không để chậm trễ.

        Chiếu theo các văn thư trao đổi giữa các tưởng de Gaulle và Giraud, Ủy Hội sẽ trao lại quyền hành cho một chính phủ lâm thời thành lập sau ngày giải phóng toàn thể lãnh thổ, theo luật pháp Cộng Hòa.

        Ủy Hội giải phóng quốc gia hợp tác chặt chẽ với toàn thể các nước đồng minh để theo đuổi cuộc chiến tranh chung nhằm mục đích giải phóng toàn thể lãnh thổ Pháp và lãnh thổ đồng minh cho đến thắng lợi hoàn toàn, đánh bại các cường quốc thù địch.

        Ủy Hội long trọng cam kết tái lập các định chế tự do của nước Pháp, các luật pháp Cộng Hòa và chế độ Cộng Hòa ; tiêu hủy hoàn toàn chế độ độc tài và quyền cả nhân ngày nay. Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia phục vụ dân tộc Pháp ; dân tộc Pháp đòi hỏi thống nhất các lực lượng quốc gia để ngày nay thực hiện nỗ lực chiến tranh Kháng Chiến và chịu đựng mọi thử thách, để ngày mai thực hiện cuộc cái cách cần thiết.

        Ủy Hội kêu gọi người Pháp theo về với Ủy Hội  để nước Pháp có thể chiến đấu và chiến thắng, hầu phục hồi tự do, cường thịnh và địa vị cồ truyền bên các đại cường đồng minh.


        ĐIỆN VĂN GỞI NHÂN VIÊN ỦY HỘI QUỐC GIA, LUÂN ĐÔN ALGER,

        Mùng 4 tháng sáu 1943

        Ủy Hội chính phủ vừa thành lập tất nhiên chỉ làm thỏa mãn chúng ta trong phạm vi nhỏ. Nhưng tôi thành tâm tin rằng chúng ta không có quyền từ chối cuộc phối hợp sơ sài ấy. Mọi người đều cho rằng đây chỉ là một giai đoạn.

        Ủy Hội sẽ mở rộng trong những điều kiện khả dĩ đem lại một bộ mặt mới. Công việc của chúng ta là thay đổi những người cầm quyền và tạo ra một tinh thần mới. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #353 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 04:53:33 pm »


        ĐIỆN VĂN GỬI RENÉ CASSIN VÀ JACQUES, SOUSTELLE, LUÂN ĐÔN.

        Eisenhower mời tôi lại thăm ông sáng nay cùng với Giraud. Ông tuyên bố đại khái rằng với tư cách tổng chỉ huy và vì lý do đang có cuộc hành quân, ông khẩn khoản yêu cầu đừng thay đổi gì trong hệ thống quân sự hiện tại ở Bắc Phi.

        Ông xác định rằng tướng Giraud phải giữ nguyên chức tổng chỉ huy có đủ quyền hành cá nhân và tuyệt đối như trước để thực hiện các cuộc hành quân cũng như để tổ chức và quản trị các lực lượng.

        Ngoài ra, ông còn bắt bí chúng ta về việc võ trang quân đội.

        Tôi buộc lòng phải dưa vấn đề đến lãnh vực quyền độc lập của nước Pháp.
Tôi tuyên bố với Eisenhower rằng sẽ đưa vấn đề  ra trước Ủy Hội, nhưng về phần tôi, tôi không chấp nhận tham dự một chính phủ bị ngoại bang can thiệp một cách trắng trợn như vậy, trái ngược với nguyên tắc thống nhất lực lượng quốc nội và quốc ngoại của nước Pháp và tai hại cho quyền lực của quân đội.

        Yêu cầu các ông nhân danh tôi thông báo tin này cho các thống dốc, các chỉ huy trưởng bộ đội bên Anh quốc và ở nơi khác, các đại diện của chúng ta ở nước ngoài, để họ biết rõ lý do xảy ra sự khủng hoảng.


        TRÍCH BÀI DIÊN VĂN ĐỌC TẠI ALGER NGÀY 14 THÁNG BẢY 1943

        Như vậy. là, sau ba năm trải qua bao thử thách không bút nào tả xiết, dân tộc Pháp lại xuất hiện trên thế giới. Dân tộc Pháp xuất hiện đồng loạt, tập hợp lại, và đồng hân hoan dưới bóng cờ tổ quốc. Nhưng lần này xuất biện trong sự đoàn kết. Sự đoàn kết ấy ngày nay được biểu lộ một cách hùng hồn tại thủ đô Đế Quốc, ngày mai sẽ được biểu lộ như vậy tại các thành phố, các làng xóm của chúng ta khi nào những vùng ấy thoát ách thống trị của kẻ thù và tôi tớ của họ.

        Phải, dân tộc chúng ta đoàn kết với nhau. Trước hết, đoàn kết để theo đuổi chiến tranh. Hẳn là chúng ta đã quỵ ngã vì chúng ta bị áp đảo bởi cơ khí của địch, vì chúng ta không kịp chuẩn bị để đối phó với trận xung kích mạnh bạo trong khi chúng ta gần như bị có lập trên một lãnh thổ không có biên giới thiên nhiên : vì những kẻ muốn lợi dụng sự bại trận để phản bội chúng ta, họ nuôi dưỡng sự thất vọng của chúng ta để bóp nghẹt danh dự và tự do của chúng ta.

        Nhưng đã đến nỗi nào ! Chúng la vẫn có thể góp mặt với đời và đối phó với tất cả, chúng ta vẫn có một chủ quyền Pháp trong lúc chiến tranh, chúng ta vẫn có những người Pháp trên khắp các chiến trường, những lãnh thổ tham gia chiến cuộc, những tiếng nói của người Pháp để tự do diễn đạt ý chí của dân tộc. Để góp mặt với đời và đối phó với tất cả, chúng ta vẫn có một tổ chức Pháp Chiến Đấu. Và, khi nào thời cơ đem ngọn lửa chiến trường đến lãnh thổ Bắc Phi của chúng ta, chúng ta vẫn có một quân đội Pháp để tung tiền phong cho đồng minh tiễn vào Tunisie, chúng ta vẫn có lực lượng Pháp để theo đuổi cuộc chiến từ Syrie đến ven hồ Tchad, hạm đội Pháp để dự cuộc chiến tranh giao thông trên khắp các đại dương, phi đội Pháp để oanh kích địch trên khắp các nền trời. Đế góp mặt với tất cả và đối phó với tất cả, ngày nay chúng ta vẫn có một Đế Quốc tái thống nhất, tài nguyên vả năng lượng của Đế Quốc sẽ dùng để phục vụ tổ quốc. Đồng minh chỉ cần cung cấp vũ khí cho chúng ta, cũng như từ 1914 đển 1918, chúng ta chỉ cung cấp lực lượng của chúng ta trong tình huynh đệ và vô điều kiện cho các đạo quân anh dũng Mỹ, Nga, Bỉ, Nam Tư, Hy Lạp, Lỗ, Ba Lan, Tiệp Khắc, chúng ta cam đoan rằng phần đóng góp của chúng ta trong cuộc thử thách chung cho các dân tộc sẽ gia tăng không ngừng. Thực ra, khi người ta tổng kê nỗ lực và thiệt hại của chúng ta từ mùng 3 tháng chín 1939 đến ngày kết liễu cuộc chiến tranh này và người ta đem đối chiểu với tình trạng thê thảm mà chúng ta vừa trải qua, người ta sẽ ước lượng tầm rộng lớn của sự phản bội làm tiêu tan biết bao trớn mạnh và hy sinh ; nhưng đồng thời người ta cũng nhận thấy nước Pháp đã nổi bật trong nỗ lực đáng khen để cung cấp những lực lượng ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #354 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 04:53:51 pm »


        Phải, dân tộc chúng ta đã đoàn kết để chiến đấu. Nhưng chúng ta cũng đoàn kết để chuẩn bị trước cuộc cái cách quốc gia sau này. Những người nông nổi lầm tưởng rằng sau bao nhiêu máu đồ, lệ rơi, sỉ nhục, chúng ta cứ thể trở về chế độ ươn hèn đã thoái bộ và đầu hàng, chấp nhận hệ thống đàn áp và tố giác đồng bào, những người ấy, tôi xin nói cho họ biết, họ nên gạt bỏ những ảo tưởng của họ đi cho tôi nhờ. Nước Pháp không phải nàng công chúa ngủ thiếp đi đợi thần giải phóng đến đánh thức dậy một cách êm đềm. Nước Pháp là một cô gái bị bắt và bị tra tấn, dưới ngọn roi kẻ thù và trong ngục thất, cô gái đã ước lượng nguyên do thảm họa và tội ác của kẻ bạo ngược. Nước Pháp được giải phóng sẽ không chịu trở lại con đường vực thẳm và không chịu ở lại con đường nô lệ. Nước Pháp đã chọn lựa từ trước một con đường mới.

        Nước Pháp quyết chí sống tự do, không chấp nhận chủ quyền nào khác chủ quyền tự mình trao cho nhà cầm quyến, một chủ quyền trực tiếp không có gì làm trở ngại ; tóm lại, nước Pháp quyết chí sống trong ánh sáng huy hoàng của nền dân chủ thuần túy, nước Pháp cũng muốn rằng ý kiến của mình đưa ra sẽ được những người hữu trách thi hành triệt để nghiêm chỉnh. Nước Pháp muốn rằng những nhà cầm quyền phải thực sự cầm quyền, công chức không tìm cách trốn tránh nhiệm vụ, quân nhân chỉ biết có việc quốc phòng, thầm phán thực hiện đứng đắn nền công lý, nên ngoại giao, không lo ngại điều gì hơn là không bệnh vực nổi quyền lợi quốc gia. Nền Đệ Tứ Cộng Hòa Pháp mong muốn người ta phục vụ mình chứ không lợi dụng mình. Nhưng nền Cộng Hòa ấy cũng thủ tiêu tất cả các phe đảng chỉ biết có quyền lợi riêng tư và giành lấy ưu đãi ; chúng ta đã thấy quá rõ rằng nạn bè phái đã làm cho quốc gia lâm nguy, đã để cho ngoại bang lũng đoạn quốc gia, đã chống lại sự phát triển xã hội, đã làm cho đạo đức suy đổi.

        Phải, sau khi hệ thống cũ đã sụp đổ, kẻ bất xứng đã rút lui, sau khi biết bao người đã đau khổ giận dữ và ghê tởm, quốc gia muốn cho những đứa con của mình từ đây sẽ được sống trong danh dự và làm việc trong một xã hội an ninh. Quốc gia không muốn tiêu hủy sáng kiến và lợi tức chính đáng, những yếu tố then chốt nâng đỡ sinh hoạt xã hội, nhưng quốc gia muốn rằng ba yếu tố chính của nên thịnh vượng chung là tài nguyên thiên nhiên, cần lao và kỹ thuật, không lọt vào tay một thiểu số chỉ biết thủ lợi. Quốc gia biết làm cách nào để mọi nguồn lợi kinh tể trong nước và tại Đế Quốc được khai thác để phục vụ nền thịnh vượng chung chứ không phải tùy sở thích của tư nhân. Nếu còn những ngục Bastille thì tôi yêu cầu hãy tự mình mở cửa cho sớm ! Bởi vì, khi dân chúng đã nổi lên phá ngục Bastille thì bao giờ Bastille cũng có lỗi. Nhưng người Pháp muốn giải quyết trong vòng trật tự và không muốn chấm dứt chiến tranh để lâm vào vấn đề nội chiến.

        Đoàn kết trong cuộc chiến, đoàn kết trong việc đổi mới quốc gia, dân tộc Pháp sẽ còn đoàn kết trong ý chí phục hồi địa vị và sự hùng mạnh của mình trên thế giới. Phải ! Chúng ta hiểu quá rằng, trước mắt kẻ thù, và có lẽ quan niệm của đồng minh, dân tộc ta sẽ phải trả giá đắt lỗi lẫm ngày trước, liệt nhược hôm qua và phản bội ngày nay. Ủy Hội Quốc Gia Giải Phỏng là người cuối cùng không cầu biết đến điều ấy, vì Ủy Hội lãnh lấy trách nhiệm về danh dự và quyền lợi của nước Pháp, Ủy Hội phải gánh chịu lỗi lầm của người khác. Nhưng chúng ta biết Lịch sử của chúng ta, chúng ta ước lượng thực tại ngày nay và chúng ta tin chắc ở tương lai.

        Chúng ta không có nguỡng vọng làm tiên tri, chúng ta chỉ cần trông vào địa đồ, chỉ cần nghĩ đến các thành phố và các làng mạc của chúng ta, chúng ta chỉ cần nhớ đến kho tàng thông minh và nghị lực của giống nòi, chúng ta chỉ cần nghe tiếng dập của mọi trái tim ngày nay, chúng ta cũng có thể lớn tiếng khẳng định rằng : người ta không thế lầm lẫn dù trong một thời gian ngắn, khi người ta muốn tin tưởng ở nước Pháp, chung cục, người ta không bao giờ phải hối tiếc vì đã giúp đỡ và yêu mến nước Pháp.

        Hỡi người Pháp ! Đã một ngàn năm trăm năm nay chúng ta là nước Pháp, đã một ngàn trăm năm nay, tổ quốc vẫn sống mãnh liệt trong đau khổ cũng như trong vinh quang. Cuộc thử thách chưa chấm dứt, nhưng ngoài xa đã có hình bóng màn cuối cùng của tấm thảm kịch Lịch sử này. Chủng ta hãy ngửng đầu lên, chúng ta hãy siết cánh với nhau trong tình huynh đệ, cùng nhau tiến bước trong tranh đấu và chiến thắng về vận hội mới !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #355 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:00:00 pm »


        THƠ GỬI TƯỚNG GIRAUD

        Alger, ngày 23 tháng tám 1943

        Thân gửi Đại Tướng,

        Những đơn vị lớn mà tôi đến thanh sát hôm kia và hỏm qua là một lực lượng binh bị hùng mạnh, việc tổ chức những đơn vị ấy làm vẻ vang cho ông và những người chỉ huy đã thực hiện việc tổ chức ấy.

        Chẳng bao lâu địch sẽ hiểu rõ giá trị của những đơn vị ấy ; thành quả đạt được nhờ lòng hăng say của quân đội và sĩ quan, nhờ sự huấn luyện và cũng nhờ dụng cụ tốt đẹp của đồng minh Mỹ cung cấp cho chúng ta.

        Ông sắp đưa những bộ đội ấy ra chiến trường, quân đội Pháp sẽ thấy lại người bạn cố cựu : sự vinh quang.

        Xin Đại tướng tin tưởng lòng tận tâm của tôi đổi với đại tướng.


        TUYÊN NGÔN TẠI ALGER NGÀY 9 THÁNG 1943

        Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp đã ghi nhận lời tuyên bố ngày mùng 8 tháng chín của tướng Eisenhower báo tin đã ký kết đình chiến quân sự với chính phủ của thống chế Badoglio. Ủy Hội cũng ghi nhận rằng theo bản tuyên bố ấy, điều kiện đình chiến đã được sự chấp thuận của các chính phủ Anh, Hoa Kỳ và Liên Sô.

        Ủy Hội rất vui lòng mà thấy chính phủ Ý hiện thời đầu hàng ; quân đội và Kháng Chiến Pháp đã góp phần vinh dự vào cuộc đầu hàng Ý nhờ cố gắng và hy sinh không ngừng từ mừng 10 tháng sáu 1940 bên cạnh các bộ đội anh dũng của đồng minh. Nước Pháp sẽ theo đuổi và tăng gia những cố gắng và hy sinh ấy cho đến ngày chiến thắng hoàn toàn các cường quốc phe Trục.

        Ủy Hội đã có cơ hội bày tỏ lập trường của mình về các điều khoản đình chiến với ba chính phủ  Luân Đôn, Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa. Ủy Hội đã quyết định nhắc lại và xác định với các chính phủ ấy và các chính phủ khác dự chiến ở nước Ý, những điều kiện thiết yếu để cứu vãn quyền lợi sinh tử của Chánh Quốc và Đế Quốc ; vì những quyền lợi ấy mà nước Pháp đòi hỏi việc tham dự vào các hiệp ước ký kết với nước Ý.


        ĐIỆN VĂN GỬI RENÉ MASSIGLI ĐẶC ỦY TẠI TUNIS

        Alger, 14 tháng chín 1943.

        Sáng nay tôi đã bảo cho Ủy Hội-biết bức thông điệp của Thủ Tướng Anh gửi cho tôi qua tay Ô. Makins, bức thông điệp nói đến trường hợp chấp nhận chúng ta tham dự Ủy Ban Địa Trung Hải. Ủy Hội  cũng được thông báo cho biết bức điện tín của ông gửi cho tôi sau khi hội đàm với Ô. MacMillan cũng về vấn đề ấy. Tôi tưởng cần phải nói để ông biết rằng tuy Ủy Hội nhận thấy có lẽ Ủy Ban Địa Trung Hải sẽ mở ra những viễn tượng nào đó cho chúng ta, nhưng Ủy Hội vẫn cương quyết bày tỏ cho đồng minh biết sự bất bình của chúng ta đối với các điều kiện đình chiến ở Ý và đối với hình thức bản tuyên ngôn của Eisenhower.

        Như vậy cần phải tức tốc gửi bản thông điệp Pháp về cuộc đình chiến ý cho các chính phủ Luân Đôn, Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa .,


        ĐẠO DỤ NGÀY 17 THÁNG chín 1943

        Danh sách các nhân viên Hội Đồng Tư vấn (Từ tháng một 1943 đến tháng tám 1944)

        1) Đại diện kháng chiến chánh quốc :

        Panl Anxionnaz   René Perrière
        Marcel Astier   Max Francke
        Raymond Aubrac   Henri Frenay
        Hyacinthe Azais   (sau Emile Vallierthay thế)
Jean Bordier   Edoiiart Froment
        Albert Bosnian   Noel Gandelin
        Albert Bouzanquet   Albert Gazier
        Georges Buisson   Arthur Giovoni
        Pierre Claudius   Fernand Grenier
        Ambroise Croizat   (sau   có Joanny Berlioz thay thế)
        Michel Dumesnil de
        Grammont   . André Hauriou
        Pierre Fayet   Jean   Jacques
        Just Evrard   Charles Lauhrent
        André Le Troquer   Marcel Poimboeuf
        (sau Georges Mistral thay   the) Robert Pfigent
        Henri Maillot   Henri   Pourlalet
        Jacques Mathieu-Freville Pierre Ribière Pierre Maurrier   Marc   Rucart
        Jean-Jacques Mailloux   Louis Vallon
        Jacques Mẻdéric   Paul Viard.
        André Merrier

        2) Đại diên kháng c ngoài chánh quốc :

        Henrid‘Astier dela Vigerie Jean Debiesse Paul Aubrange   Roger   Gervoliuo
        Ernest Bissagnet   Joseph Girot
        Felix Boillot   Albert   Guérin
        Guyde Boissoudy   Pierre Guillery,
        Jean Bourgoin   Renẻ Malbrant
        René Capitant   Pierre Parent
        (sau có Paul Tubert thay thế) Francis Perril
        Cha Anselrae Carrière   Henri Seignon
René Cassin   Bà Marthe Simard
        Joseph Costa

        3) Nhân viên Thượng Viện và Hạ

        Paul Antier
        Vincent Auriol   Louis Jacquinot
        Francois Bilỉoux   Pierre - Olivier Lapie
        (sau có Etienne Fajon thay thế) André Marty Florimond Bonte   Jules Moch
        Pierre Cot   Jean Pierre - Bloch
        Paul Giacobbi   Henri Queuille
        Félix Gouin   Joseph Serda

        4) Đại diên các Tổng Hội Đông :

        Moharaed Bendjelloul   Ély Manel Fall

        Pascal Muselli Anguste Rencurel Paul Valentino Michael để Villèle Deiva Zivarattinam Đại lý bề túc   :

Alyérie   Tunisic   Maroc

Lakhdarí   Casablanca   Brun
Lombardi   Tahar Ben   Ammar Debi
Raoux      de Paretti
Tamzali      
Veger      
Tổng thư ký : Ô Katz - Blamont
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #356 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:01:17 pm »

 
        THƯ GỬI CÁC NHÂN VIÊN ỦY HỘI GIẢI PHÓNG QUỐC GIA

        Ngày 25 tháng chín 1913

        Điều kiện chuẩn bị và thi hành những cuộc hành quân đủ loại để giải phỏng đảo Corse đều được quyết định không có sự tham dự của Ủy Hội  Giải Phỏng Quốc Gia ; sự kiện ấy lại một lần nữa chứng tỏ rằng Ủy Hội theo cách tạo lập và điều hành ngày nay không thể thật sự đóng vai trò một cơ quan của chính phủ.

        Theo tôi thì sự bất lực ấy có hai nguyên do kết hợp với nhau. Nguyên do thứ nhất là không có một sự chỉ đạo có tổ chức và được mọi người thừa nhận, do đó mà Ủy Hội không thể xác định được chính sách đối với các vấn đề then chốt; nếu có thể xác định được đổi với một vấn đề nào đó thì cũng không thể kiểm soát thực sự sự thi hành. Về phương diện này thì vụ Corse là một vụ điển hình.

        Lý do thử hai là sự chỉ huy quân sự đứng độc lập đối với cơ quan của chính phủ. Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với định chế ngàn xưa và luật lệ hiện hành của chúng ta, hậu quả là có hai chính sách chống đối nhau đồng hiện hữu. Nhiều hậu quả tai hại xảy ra đã chứng thực điều đó, Ủy Hội đều biết rõ cả.

        Tôi đã nhiều lần lưu ý Ủy Hội đến những khuyết điểm căn bản ấy. Nhưng chúng ta không có can đảm đi tới nguồn gốc sự vật trong các quyết định của chúng ta, chúng ta không giải quyết được gì cả, chúng ta chỉ bằng lòng với những công thức và những biện pháp tạm bợ thay thế cho sự cái tổ cần thiết.

        Hẳn là điều kiện thành lập Ủy Hội Giải Phỏng Quốc Gia về áp lực ngoại bang đã đè nặng xuống Ủy Hội khiển cho tổ chức tồi tệ, sự bàn cãi quẫn quanh không lối thoát. Nhưng thời kỳ dò dẫm đã qua lâu rồi. Vận mệnh tổ chức lâm nguy, chúng ta không thể kéo dài thời kỳ dò dẫm ấy trong khi tổ quốc đặt hết tin tưởng vào Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia để chỉ đạo nỗ lực chiến tranh và chuẩn bị công việc phải làm dần sau ngày giải phóng. Chúng ta phải nhận lấy trách nhiệm và chúng ta phải biết rõ trách nhiệm. Còn như tôi, tôi không thể cáng đáng trách nhiệm của tôi trong diễu kiện như vậy.

        Giải pháp cần có hầu như là giải pháp sau đây :

        1) Ủy Hội bầu ra một chủ tịch nhiệm chức trong một thời gian nhất định, có quyền hạn thực sự và rõ ràng để chỉ đạo công việc của Ủy Hội và kiểm soát mọi ngành hoạt động, tất nhiên gồm cả hoạt động quân sự. Trong chế độ đồng chủ tịch việc chỉ đạo có thể chấp nhận được như một giải pháp tạm thời, nhưng làm cản trở việc hành xử công quyền, duy trì sự chia rễ, tạo ra, cho Ủy Hội một bộ mặt kỳ dị ; tất nhiên, trên thế giới không có chính phủ nào áp dựng một chế độ đồng chủ tịch như vậy.

        2) Về phương diện quân sự phải có sự phân quyền : chính quyền của chính phủ (tức các ủy viên) và quyền hạn chỉ huy.

        Trên dây là lý do để soạn thảo dự án đạo dụ và dự án sắc lệnh đính kèm, các dự án ấy đều đưa ra chương trình nghị sự của Ủy Hội Giải Phỏng Quốc Gia.


        QUYẾT ĐỊNH NGÀY MÙNG 6 THÁNG MỘT 1943 ALGER

        Trong phiên họp ngày mùng 6 tháng một 1943, Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia, với sự đồng thanh quyết nghị của hội viên, đã yêu cầu Chủ Tịch Ủy Hội , tướng de Gaulle, thực hiện những sự cái tổ thành phần Ủy Hội, mà chủ tịch cho rằng là cần thiết để :

        1) Hội Đồng Tư Vấn cử đại diện của các tổ chức kháng chiến ở Pháp vào hợp tác với chính phủ ;

        2) Bảo đảm sự thống nhất và sự nhất trí của Ủy Hội trong điều kiện tốt đẹp tối đa ;

        3) Phân quyền triệt để giữa quyền hạn của chính phủ và hoạt động của bộ chỉ huy quân sự ; sự chỉ huy quân sự phải thuộc quyền hạn của chính phủ.

        Ký tên : de Gaulle H. Giraud, Tixier, Massigỉi, Momet, Plcven, Abadie, Diethelm, Bonnet, Couye để Murville, để Menthon, Mayer,
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #357 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:03:21 pm »

   
        SẮC LỆNH NGÀY MÙNG 9 THÁNG MỘT ẤN ĐỊNH THÀNH PHẦN CỦA ỦY HỘI GIẢI PHÓNG QUỐC GIA PHÁP

        Điều thứ nhất.— Thành phần của Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp được ấn định như sau :

        Chủ tịch
        Tướng de Gaulle

        Hội Viên

        Các ông :

        Emmanuel d‘Astier la Vigerie, ủy viên Nội Vụ ;
        Henri Bonnet, ủy viên Thông Tin ;
        Renẻ Capitant, ủy viên Giáo Dục ;
        Tướng Cotroux, ủy viên Chính Phủ phụ trách Hồi giáo sự vụ ;
        André Diethelm, ủy viên Tiếp Tế và Sản Xuất;
        Henri Frẻnay, ủy viên Tù Binh, Lưu đầy và Lảnh Nạn ;
        Louis Tacquinot, ủy viên Hải Quân ;
        André Le Troquer, ủy viên Chiến Tranh và Không Quân ;
        René Massigli, ủy viên Ngoại Giao ;
        René Mayer, ủy viên Giao Thông Vận tải ;
        Pierre Mendès-Eranee, ủy viên Tài Chánh ;
        Francois de Menthon, ủy viên Tư Pháp ;
        Jean Monnet, ủy viên Đặc Vu ;
        André Philip, ủy viên phụ trách liên lạc với

        Hội Đồng Tư Vấn ;

        René Pleven, ủy viên Thuộc Địa ;
        Henri Queuille, ủy viên Chỉnh Phủ phụ trách liên bộ sự vụ ;
        Adrien Tixier, ủy viên Lao Động và Dự Phòng xã hội.

        Điều thứ 2, 3...

ký tên : de Gaulle       


        THƯ GỬI TƯỚNG CATROUX

        Alger, ngày 13 tháng một 1943

        Thưa Đại Tướng,

        Vào lúc ông sửa soạn đi Beyrouth, tôi xin thông báo để ông biết bản phúc trinh tôi vừa nhận được của Ô. Helleu.

        Tôi cũng gửi cho ông một bức thư của Baelen báo cáo cho ông biết tình trạng tinh thần của người Pháp ở Trung Đông trước ngày xảy ra việc này.

        Tôi thiết tưởng khi đi qua Le Caire ông không nên tin những luận điệu báo động mà Casey và nhiều người khác không khỏi tung ra. Tôi cũng nghĩ rằng khi ông đến Beyrouth cũng không nên công khai nói ra những điều có ý nghĩ chê trách Belleu. Bởi vì, xét cho cùng thì nước Pháp phải liên đới trách nhiệm về hành động của ông ta, mặc dầu ông ta đã hành động một cách quá hấp tấp. Sau hết, tôi nghĩ rằng ông cần phải tuyệt đối từ chối mọi đề nghị điều tra của một Ủy ban hỗn hợp Anh Pháp vì như vậy là chấp nhân sự cộng đồng chủ quyền.

        Mục đích là tái áp dụng hiến pháp và thành lập một chính phủ mà chúng ta có thể chấp nhận được. Nếu người Anh cố tình làm cho chúng ta không thể thực hiện được việc ấy — tôi không tin như vậy khi chúng ta tỏ thái độ cương quyết — thì chúng ta cần phải ra đi.

        Xin Đại Tướng tin tưởng nơi lòng tận tâm của tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #358 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:04:44 pm »


        HỘI ĐÀM VỚI Ô. VICHYNSKY TẠI ALGER

        Ngày 23 tháng một

        I. — Ô. Vichynsky cho tôi biết rằng ông sẽ đại diện chính phủ ông dự Hội Nghị Địa Trung Hải. Hội nghị này lấy tên là «Hội Đồng Tư Vấn về các vấn đề nước Ý».

        Ô. Vichynsky nói: «Điều quan trọng là Hội Đồng này phải sang nước Ý ngay, càng sớm càng hay. Hội Đồng phải đạt được hai mục đích. Mục tiêu tức thời là áp dụng các điều khoản đình chiến. Nhưng xét một cách tổng quát thì Hội Đồng phải chuẩn bị sự thành lập tại nước Ý một chế độ dân chủ có thể đưa nước Ý vào cuộc chiến tranh chống lại nước Đức và dẫn dắt dân tộc ấy vào con đường hiếu hòa. Như vậy, cần phải nghiên cứu những tư trào chánh trị chia rẽ dân tộc Ý và từ đó cấu tạo một chính phủ Ý đáng danh là chính phủ.

        Tướng de Gaulle trả lời bằng cách xác định của chúng ta đối với nước Ý.

        Mặc dầu nước Pháp đang gặp khó khăn và tai họa nhưng theo ông thì không có sự căm thù nền tảng nào giữa hai dân tộc. Tuy nhiên tại nước Ý từ lâu nay vẫn có một khuynh hướng chống Pháp, nguyên nhân của nhiều sự bất đồng ý kiến nghiêm trọng. Khuynh hướng ấy ngày xưa đã lấn át mọi khuynh hưởng khác dưới thời Crispi, sau này giảm bớt vì có sự đe dọa của người Đức. Nhưng sau lại tăng gia từ sau cuộc Thế Chiến Thứ Nhất và trước khi có phong trào phát xít. Đến thời Mussolini khuynh hướng ấy nổi bật, Mussolini coi sự thù hằn nước Pháp là cây cầu nhún để đưa dân tộc vào một chính sách hiếu chiến và xâm lược. Sau hết, chiến tranh đã bùng nổ giữa hai nước Pháp, Ý trong hoàn cảnh mà mọi người đều biết. Nhưng dẫu sao, sự đối nghịch ấy cũng ít có nguyên nhân căm thù sâu xa mà chỉ tại chính sách tồi tệ của nước Ý đã đưa họ đến đại họa.

        Nhìn về tương lai, tướng de Gaulle cho rằng không cần phải làm tan nát nước Ý. Trái lại, cần phải trừng phạt và tái thiết, như vậy là chuẩn bị cho nền móng cho một cuộc giao hảo sau này. Bởi thế cho nên chúng ta cần phải thấy một chính phủ dân chủ thành lập tại nước Ý. Nhưng chính phủ của thống chế Badoglio không phải là chính phủ của nước Ý. Chúng ta có thể tạm chấp nhận trong phạm vi nhu cầu nhất thời, nhưng theo ý tôi thì chính phủ ấy không thể tồn tại được.

        Ô. Vichynsky cho biết sự đồng ý của ông.

        II. — Tướng de Gaulle giải thích lập trường hiện thời của Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia. Lập trường ấy vẫn gặp khó khăn. Đối với người Pháp thì họ không khước từ địa vị của Ủy Hội. Sự khó khăn chỉ xuất hiện vì có sự can thiệp của một vài cường quốc ngoại bang. Tại đâu mà có sự bất đồng ý kiến ? Ủy Hội quan niệm rằng muốn thiết lập chánh quyền quốc gia thì quyền ấy phải được độc lập. Nhưng một vài cường quốc. không chấp nhận điều ấy. Tại Bắc Phi chúng tôi sống chung đụng với các lực lượng ngoại quốc, tình trạng ấy hẳn là gây ra thêm nhiều khó khăn cho nền độc lập quốc gia. Nhưng Ủy Hội vẫn cho rằng cần phải độc lập mới hành xử được chánh quyền quốc gia. Do đó mà xuất hiện những lời chỉ trích Ủy Hội. Những lời chỉ trích ấy nhằm mục đích biện hộ cho sự can thiệp của ngoại bang mà chúng tôi không thể chấp nhận được.

        Ô. Vichynsky bày tỏ hy vọng nước Nga sẽ không thuộc về số những cường quốc mà tướng de Gaulle  muốn ám chỉ. Quả vậy, nước Nga đã thừa nhận Ủy Hội, phải chăng điều đó đã minh thị nước Nga muốn tòn trọng sự độc lập của Ủy Hội ?

        Tướng de Gaulle tán thành và nói thêm : «Hẳn là chúng tôi không sống chung đụng với nước Nga làm cho xảy ra những sự và chạm và những , vụ can thiệp.»

        III. - Tướng de Gaulle đề cập đến vấn đề giao thiệp của Hoa Kỳ với Liên Bang Nga Sô. Vào dịp ông Cordell Hull ghé thăm Alger, de Gaulle đã cho ông này biết rằng không có cường quốc nào mong mỏi hơn chúng tôi Liên Sô thiết lập những liên lạc thân hữu với Hiệp Chúng Quốc. Quả vậy, nước Pháp vừa là một cường quốc Âu Châu, vừa là một cường quốc trên thế giới. Với tư cách cường quốc Âu Châu, nước Pháp cần phải giao hiếu với nước Nga. Trong phạm vi nước Pháp là một cường quốc trên thế giới, nước Pháp cần phải có những liên lạc thân hữu với Hiệp Chủng Quốc. Như vậy chúng tôi không thể chịu đựng được tình trạng căm thù của hai nước ấy.

        Ô. Vichynsky tuyên bố rằng lập trường của nước Pháp như vậy làm thỏa mãn Liên Sô rất nhiều. Mối liên lạc giữa Hiệp Chủng Quốc và Liên Sô phải được cải thiện và người ta còn phải làm nhiều trong chiều hướng ấy. Ông nói thêm rằng không thể giải quyết một vấn đề nào của Âu Châu nếu không có nước Pháp. Chính thống chế Staline cũng đã tuyên bố như vậy. Ô. Bogomolov lên tiếng và nhấn mạnh tầm quan trọng của lời tuyên bố riêng do thống chế Staline phát biểu.

        Ô. Vichynsky nói thêm rằng chỉnh nước Nga đã đưa ra ý kiến mời nước Pháp tham dự Hội Nghị Địa Trung Hải.

        III. — Đối với nước Đức, Ô. Vichynsky tuyên bố rằng phải giảm bớt sức mạnh của nước Đức để nước này không thể chuẩn bị một cuộc xâm lăng khác. Ông nói; « Đó là chính sách của chúng tôi. »

        Tướng de Gaulle trả lời rằng mối bận tâm ở trên hết của nước Pháp là làm cách nào để nước Đức không thể xâm lăng mình một lần nữa. Ông mong rằng người Mỹ sẽ "không làm khó khăn khi nước Pháp dùng những biện pháp hướng về mục tiêu ấy.

        Ô. Vichynsky cho biết rằng ông cũng ước mong như vậy.

        IV. — Tướng de Gaulle yêu cầu Ô. Vichynsky cho biết ý kiến của ông về vấn đề Liban. Ô. Vichynsky trả lời rằng ông rất để tâm đến vấn đề ấy.

        Tướng de Gaulle giải thích rằng vấn đề Liban tự nó không có gì là quan trọng lắm. Nỏ chỉ trở nên quan trọng vì có sự cạnh tranh Anh và Pháp tại Trung Đông làm cho mọi việc đều xáo trộn hết.

        Liban và Syrie đều phải độc lập cũng như các nước Ả Rập khác. Nhưng nước Anh vì lập trường của họ đối với Trung Đông đã trút lên đầu chúng tôi sự thù ghét của người Ả Rập đối với họ. Ô. Helleu không xung đột với xứ Liban mà thực ra ông xung đột với nước Anh.

        Ô. Vichynsky trả lời: « Nhiều người nghĩ như vậy và tôi không lấy làm ngạc nhiên. Nhưng tại sạo lại đến nỗi Ô. Helleu không hỏi ý kiến chính phủ ông trước khi hành động ? »

        Tướng de Gaulle giải thích rằng âm mưu của người Anh đã xô đầy vị dại diện của nước Pháp và cái thế phải hành động tức thời, ông lưu ý Vichynsky đến những nguồn tin thất thiệt mà người Anh loan truyền một cách có hệ thống về vấn đề Liban.

        VI. — Ô. Vichynsky cho biết rằng ông mới hội đàm với Ô. Massigli về vấn đề chỉ định một đại diện Pháp dự Hội Nghị Tư Vấn bàn việc nước Ý. Ông bày tỏ ý muốn Liên Sô và nước Pháp đi với nhau trong Hội Nghị này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #359 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:05:21 pm »


        TRÍCH BÀI DIỄN VẪN CỦA GAULLE ĐỌC TẠI CONSTANTINE, CÔNG TRƯỜNG BRECHE NGÀY

        ...Cuộc chiến tranh này định đoạt vận mệnh của nhân loại, mỗi quốc gia có bổn phận tạo cho nước mình một nếp sống quân bình hơn, những quốc gia như nước chúng ta còn có những bổn phận to rộng hơn vì từ thời kỳ có những cuộc phát minh lớn chúng ta đã hợp tác với những dân tộc khác và những chúng tộc khác. Nước Pháp phải tôn trọng những sự cam kết ấy. Trong bốn năm gần đây nước Pháp sống trong những điều kiện thể thảm nhưng nước Pháp đã biểu lộ sự đoàn kết sâu xa, bởi vậy các lãnh địa trong cộng đồng đế quốc Pháp đều tin tưởng ở nước Pháp. Tin tưởng ở nước Pháp nghĩa là tin tưởng thánh kinh của tình huynh đệ, của may mắn đồng đều, của trật tự nghiêm minh để bảo đảm tự do cho mọi người.

        Ý muốn đổi mới khích lệ dân tộc khi thấy thảm kịch chấm dứt và tương lai mở rộng, Bắc Phi là cơ hội để nước Pháp làm tròn nhiệm vụ giúp nước này phát triển toàn diện khả năng của mình. Thời cơ đã làm cho Bắc phi trở thành nơi bắt đầu nảy nở lực lượng phục hồi và hy vọng vĩnh tồn của nước Pháp. Nơi đây đã tái xuất hiện nền tự do của nước Pháp. Nơi đây đã dùng làm trụ sở của chánh phủ chiến tranh. Nơi đây đã thành lập Hội Đồng Tư Vấn đem lại cho chính phủ những ý kiến giá trị. Nơi đây đã thành lập những đơn vị đầu tiên của quân đội ngày mai. Nơi đây đã hiện diện đại diện của nhiều cường quốc, điều ấy chứng tỏ rằng nước Pháp biết cách tìm người xứng đáng để hòa hợp nhịp đập trái tim, ngoài một vài công thức tạm thời. Nơi đây, toàn thể các sắc tộc đã bày tỏ lòng trung thành với nước Pháp, giữa lúc nước Pháp qua cơn quốc nạn, lòng trung thành có tâm quan trọng quyết định, không những nước Pháp cảm động sâu xa mà nước Pháp còn biết mình phải hàm ơn các sắc tộc ấy.

        Phải! nước Pháp hàm ơn dân tộc Hồi Bắc Phi. Chiểu theo các hiệp ước ký với các quốc vương Hồi, nước Pháp đã làm nhiều để phát triển Maroc và Tunisie, nước Pháp sẽ tiếp tục công cuộc phát triển ấy và đưa thêm nhiêu người trong giai cấp thượng lưu của hai nước ấy vào hợp tác với nước Pháp. Trong ba quận của Algérie thuộc Pháp, công việc phát triển đòi hỏi những thể thức khác nhau.

        Không còn dịp nào tốt đẹp hơn để tôi loan báo rằng chính phủ, sau khi xem xét kỹ lưỡng những gì nên thực hiện và những gì có thể thực hiện ngay lúc này, đã có những quyết định quan trọng đối với Algẻrie Trước hết, Ủy Hội Giải Phóng đã quyết định cho hàng chục ngàn người Pháp gốc Hồi hưởng toàn quyền công dân, việc hành xử quyền ấy không bị cản trở hay giới hạn vì những quan niệm về chúng tộc hay lý do nào khác. Đồng thời, tỷ lệ người Pháp gốc Hồi trong các bội đồng giải quyết các vấn đề địa phương sẽ được gia tăng. Do đó, một số lớn những chức vụ hành chánh sẽ được trao cho những người có khả năng. Nhưng chính phủ cũng còn quyết định ban hành một số biện pháp nhằm tăng tiến tuyệt đối hay tương dối điều kiện sống của quần chúng Algérie, chính phủ sẽ công bố những biện pháp trong một ngày gần đây. Không ai có thể chối cãi được rằng đây là một cuộc đòi hỏi nhiều thời giờ ; tình trạng chiến tranh và tình hình chánh quốc hiện nay không cho phép làm cho dân thêm phức tạp đến cùng cực. Mặt khác, không ai có thể chổi cãi chính phủ đã thi hành nhiêu biện pháp hướng về mục tiêu ấy. Sau hết, không ai có thể chối cãi rằng nếu không có thực dân làm việc tận lực để khai thác những nguồn lợi thiên nhiên thì nước này không có gì là khả quan. Những kế hoạch toàn bộ mở mang Algérie sẽ thực thi nay mai với những phương tiện có sẵn, sự nghiệp ấy chứng tỏ cho mọi người biết rằng nước Pháp mới đã hiểu rõ bổn phận của mình đối với xứ này.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM