Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:02:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37439 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:31:20 am »


        Trong cơn nguy biến sự chỉ huy không còn, nhưng Sư Boàn 4 thiết giáp vẫn tiếp về phía Tây. Trước tiên vấn đề là đưa sư đoàn này vượt qua sông Somme để dẫn đầu cuộc tấn công dự định ở phía Bắc. Nhưng sau ý kiến ấy bị loại bỏ. Sau đấy người ta định dùng để hợp với những lực lượng khác, dồn quân Đức đã vượt qua sông Somme về Amiens. Nhưng rồi người ta bỏ ý định và chỉ lấy của Sư Đoàn 4 một đại đội chiến xa. Sau chót, đêm 26 rạng ngày 27 tháng năm, vị chỉ huy sư đoàn — được thăng tướng từ hôm trước — nhận được lệnh của tướng Robert Altmayer, tư lệnh Quân Đoàn X gồm các lực lượng đưa vội vã đến phía Nam Som- me ; sư đoàn được lệnh tiến ngay vào Abbeville công kích địch, vì địch đã lập một đầu cầu chắc ở phía nam tỉnh này.

        Lúc ấy sư đoàn đóng ở xung quanh Grand - Villiers. Lên đường ngày 22 tháng năm, qua các nơi Fismes, Soissons, Villers - Coíterets, Compiè- gne, Montdiđưer, Beauyais, họ tiến được 180 cây số trong 5 ngày. Người ta có thể nói rằng từ ngày thành lập ở Montcornet sư đoàn này không ngừng đánh và đi. Chiến xa mệt mỏi, phải đế lại đến 30 chiếc ở dọc đường. May mà nhiều lực lượng bổ túc quý giá đã theo kịp chúng tôi ở giữa đường ; một đại đội chiến xa B (Đại Đội 47), một đại đội loại D2 (Đại Đội 19) có chiến xa 20 tấn mà trước đấy ở Amiens tôi đã phải đưa đi nơi khác, Đại Bội 7 ; một đội trọng pháo 105 ; một đội phòng không, năm đội súng 47 chống chiến xa. Ngoại trừ Đại Đội D2, còn thì các đơn vị ấy đều được thành lập tùy ngẫu hứng. Nhưng ngay từ khi đến nơi họ cũng lây cái không khí hăng hái bao trùm sư đoàn. Sau hết, tôi được sử dụng Chi Đoàn 22 bộ binh thuộc địa và pháo binh của Sư Đoàn 2 kỵ binh, để thực hiện cuộc hành quân. Tất cả có 140 chiến xa trong tình trạng tốt và 6 đại đội bộ binh, có 6 đội trọng pháo yểm trợ, sẽ tấn công phía Nam của đầu cầu Đức.

        Tôi quyết định tấn công ngay tối hôm ấy. Vì phi cơ địch không ngừng đó xét chúng ta và chúng ta chỉ có cơ may đánh úp nếu đánh ngay lập tức, Thực ra quân Đức chờ đợi ta, họ chắc như bàn thạch. Từ một tuần lễ nay, họ đóng ở Huppy về phía Tây, Bray-les-Mareuil trên bờ sông Somme về phía Đông, các khu rừng Limeux và Bailleul ở giữa hai làng ấy. Ở phía sau họ đã tổ chức công sự chiến đấu ở các làng Bienfay, Villers, Huchennevil- lẹ, Mareuil. Sau hết, núi Cauhert cũng ở bờ sông Somme, bên ấy là địa điểm trấn giữ Abbeville và các cầu vào tỉnh, họ dùng làm căn cứ phòng thủ. Ba phòng tuyến liên tiếp ấy là ba mục tiêu mà tôi đã ấn định cho sư đoàn phải đoạt được.

        Cuộc tấn công bắt đầu hồi 18 giờ ; Bán Lữ Đoàn 6, chiến xa nặng với Đại Đọi 4 khinh binh, tiến vào Huppy, Bán Lữ Đoàn 8, chiến xa nhẹ với Đại Đội 22 thuộc địa tiến vào rừng Limeux vả Bailleul, Thiết Đoàn 3, chiến xa cỡ trung với Đại Đội 7 Rồng tiến vào Bray. Đại pháo yểm trợ lực lượng chính giữa. Đến đêm thì lấy được mục tiêu thứ nhất. Tàn quân Đức trong làngHuppy đầu hàng. Gần Limeux chúng tôi bắt được nhiều giàn súng chống chiến xa và tìm được nhiều xác xe tăng của lữ đoàn cơ giới Anh bị phá hủy mấy ngày trước đây.

        Trước khi bình minh ló dạng chúng tôi đã ra đi rồi. Cánh tả phải lấy được Moyenneville và Bienfay, cánh giữa lấy Huchenneville và Villers, cánh hữu lấy Mareuil. Mục tiêu chính là cắt hậu quân địch bằng hoạt động của chiến xa B đi xéo từ Tây sang Đông. Mục tiêu cuối cùng cho tất cả mọi người là chiếm núi Gaubert. Một ngày chiến đấu thật gian lao. Địch có thêm quân cố thủ giữ vững. Đại pháo của họ dàn ra trên bờ sông Somme bắn rát quá. Dàn pháo khác trên núi Caubert bắn xuống cũng làm chúng tôi tổn thất. Đến tối thì tiến chiếm được mục tiên. Chỉ có Caubert vẫn trong tay địch. Trên chiến địa xác chết cả hai bên nằm ngổn ngang. Chiến xa của ta tổn thất nặng. Chỉ còn độ 100 chiếc hoạt động được. Nhưng bầu không khí chiến thắng đã nổi lên trong hàng ngũ ba quân. Ai nấy đầu ngẩng cao. Người bị thương cũng mĩm cười. Đại pháo nồ rền. Trước mặt, chúng ta đã dàn thành mặt trận quy mô, quân Đúc phải lùi.

        Trong cuốn sách Abbeville kể lại chiến sự của sư đoàn Đlumm Đức giữ đầu cầu, thiếu tá Gehring đã viết mấy tuần lễ sau :

        « Ngày 28 tháng năm đã xảy ra chuyện gì cho toàn thể khu vực này ?

         Địch đã đánh ta bằng những lực lượng thiết giáp mạnh mẽ. Các đơn vị chống chiến xa của ta đã chiến đấu anh dũng. Nhưng hỏa lực kém hiệu năng nhiều vì thiết giáp của địch phẩm chất tốt lắm. Địch đã dùng chiến xa chọc thủng phòng tuyến từ Huppy đến Caumont lực lượng chống chiến xa của chúng ta bị tiêu hủy, bộ binh phải rút lui khỏi chiến địa...

         Trong khi tin túc dáng ngại đổ đến bộ tham mưu sư đoàn và pháo binh Pháp tấn công liên hồi. không có cách gì liên lạc với một bộ đội nào ngoài mặt trận, tướng chỉ huy sư đoàn phải thân hành tiến ra... Ông gặp đội quân bại trận, bèn tập hợp lại, xếp đặt có thứ tự và đưa về căn cứ phòng thủ cách phòng tuyến thứ nhất vài cây số...

        « Nhưng binh sĩ của chúng ta đã hoảng SỌ’ bóng vía chiếu xa địch... Tổn thất nặng nề... có thể nói rằng không có người nào không mất một người bạn thân... »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:31:43 am »


        Nhưng quân Đức đã nhận được viện binh. Trong đêm 27 rạng 28 họ thay thế được hết các đơn vị tại mặt trận. Số xác chết và tù binh chứng minh điều ấy. Trong đêm 28 rạng ngày 29 lại thay thế chuyến nữa. Như vậy chúng tôi vẫn đương đầu với những toán quân còn nguyên vẹn vào ngày thứ ba cũng như ngày thứ hai, Bên chúng tôi thì không có gì thay đổi. Tuy nhiên, chỉ cần chẳng bao nhiêu viện binh cũng có thể đem lại toàn thắng. Mặc kệ ! Ngày 29 tháng năm, chúng ta sẽ chiến đấu một chuyến nữa trong tình trạng thiếu thốn hiện thời.

        Ngày hôm ấy chúng tôi tấn công Caubert. Lực lượng chính dồn vào sườn núi tuyết phía Tây. Các chiến xa cuối cùng loại B sẽ khởi hành từ Moyenneville và Bienfay, cả những chiến xa Sơmuas đưa từ phải sang trái cũng vậy. Theo sau là đại đội khinh binh chỉ còn một nửa, chi đoàn trinh sát hụt mất hai phần ba và một đại đội Rồng. Số chiến xa Renault và Chi Đoàn 22 thuộc địa sẽ khởi hành từ Yillers. Để giúp đỡ tôi, tướng Altmayer đã chỉ thị cho Sư đoàn 5 Khinh kỵ binh đóng theo dọc sông Somme ở hạ lưu đầu cầu, đưa cánh hữu đến tận Cambron. Nhưng sư đoàn này không thể tiến lên được. Ông đã xin không quân oanh kích các ngõ ra của tỉnh Abbeville, nhưng phi cơ đã đem đi nơi khác rồi.

        17 giờ, khai hỏa. Triền núi bị ta chiếm nhưng địch vẫn giữ được ngọn núi. Đến đêm, quân Đức có pháo binh hùng hậu trở lại đánh các làng Moyenneville và Bienfay nhưng không lấy được.

        Ngày 30 tháng năm Sư Đoàn 51 Tô Cách Lan đến thay thế Sư Đoàn 4 thiết giáp ; sư đoàn này mới sang Pháp đầy nhuệ khí. Sư Đoàn 4 tập hợp lại gần Beauyais. Cùng dự chiến với tôi có các đại tá : Suđre, Simon, Franẹois, chỉ huy chiến xa ; de Ham, chỉ huy chi đoàn trinh sát ; Bertrand, khinh binh ; Le Tacon, Thuộc địa, de Longuemare, Rồng; Chaudesolle và Anselme, pháo binh ; Chomel, bộ tham mưu. Chúng tôi không thể thanh toán được đầu cầu Abbeville, tuy địch đã tồn thất đến ba phần tư. Cứ như bây giờ thì địch không thể làm gì được, trừ khi chiếm lại đầu cầu. Ta tồn thất nặng nề nhưng không bằng dịch. Chủng ta bắt được 500 tù binh, thêm vào số bắt được ở Montcornet, và thu được một số lớn vũ khí và vật liệu.

        Than ôi ! Trên chiến trường Pháp, ta lấy được chỗ nào khác dải đất sâu 14 cây số này không ? Ta còn nhùng thắng lợi nào ngoài số phi cơ bắn rơi trên phòng tuyến của ta và số quân Đức bắt làm tù binh ? Chúng tôi chỉ có một sư đoàn quèn, yếu ớt và thiếu quân, ngẫu nhiên thành lập và chỉ hoạt động lẻ loi, mà đã làm nên công trạng như vậy, kết quả sẽ rực rỡ biết bao nếu có một đạo quân thiết giáp ưu tú? Vả chăng những yếu tố một đạo quân như vậy đã có hẳn hoi nhưng đã bị tản mác khắp nơi và trở thành vô dụng. Nếu chính phủ giữ được vai trò của mình, nếu chính phủ kịp thời hướng hệ thống quân đội về hoạt động tấn công chứ không ngưng đọng trong thế phòng thủ ; nếu cấp chỉ huy biết tạo lấy công cụ xung kích và tấn

        công đã bao lần đề nghị với chính phủ và bộ chỉ huy ; thì quân đội của chúng ta còn có cơ may cứu vãn tình thế và nước Pháp lấy lại được linh hồn của nước Pháp.

        Nhưng đến ngày 30 tháng năm thì chúng ta đã làm vào thế bại trận rồi. Cách đấy một hôm quốc vương Bỉ và quân đội Bỉ đã đầu hàng. Tại Dunkerque, quân đội Anh bắt đầu rút về. Tàn quân Pháp ở phía Bắc cùng tính chuyện rút lui, cuộc lui binh thật là tệ hại. Trước đấy ít lâu địch đưa xuống phía Nam đợt tấn công thứ hai, họ chỉ phải đối phó với một lực lượng đã tổn thất một phần ba và hơn bao giờ hết không có phương tiện chống lại lực lượng cơ giới của họ.

        Bấy giờ tôi đóng doanh trại ở Picardie, ngồi trong doanh trại tôi biết rằng không còn ảo tưởng gì nữa. Nhưng tôi vẫn giữ niềm hy vọng. Nếu rốt cuộc không thể cải thiện tình hình ở chánh quốc thì phải tạo lấy một vị thế ở ngoài. Ta còn có Đế Quốc, ta còn có thể trông mong Đế Quốc. Ta còn hạm đội, hạm đội có thể phòng vệ được Đế Quốc. Dân tộc ta còn đó, tuy chịu nạn xâm lăng nhưng chúng ta có thể khởi động cuộc kháng chiến, và đây sẽ là cơ hội ghê gớm để thực hiện sự thống nhất. Thế giới còn đó, người ta có thể cung cấp khí giới cho chúng ta và sau này có thể giúp chúng ta những lực lượng hùng hậu. Một câu hỏi nổi bật lên trên hết : Mai sau dù có thể nào, các cơ quan công quyền có giữ được cho chính phủ vẹn toàn không bị xúc phạm chăng ? có giữ được độc lập và cứu vãn được tương lai chàng ? Hay là họ sẽ đưa tất cả vào tình trạng kinh hoảng và sụp đổ ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:32:02 am »

     
        Về phương diện ấy, tôi đã thấy trước rằng nhiều điều sẽ tùy thuộc thải độ chỉ huy. Nếu người chỉ huy không chịu hạ cờ khi nào «Chưa dùng hết phương tiện mà bổn phận và danh dự bắt buộc người ta phải áp dụng» theo cách nói của quân kỷ, nói tóm lại, chung cục nếu người ta chấp nhận giải pháp Phi Châu, thì trong cơn nguy biến chính phủ vẫn có phù tiêu để bám víu. Trái lại, nếu cấp chỉ huy đưa chính quyền bấp bênh đến chỗ đầu hàng thì họ sẽ tạo ra lý do đế hạ nhục nước Pháp !

        Những ý nghĩ ấy làm tôi điên đầu khi tôi đến gặp tướng Weygand ngày mùng 1 tháng sáu, theo giấy triệu tập của ông. Vị tổng tư lệnh tiếp tôi tại dinh Montry, Như thường lệ, ông để lộ tài diễn ý sáng sủa và giọng nói giản dị, riêng của ông. Trước tiên, ông khen ngợi tôi về cuộc hành quân Abbeville mà ông đã gửi cho một biểu chương tán dương nhiệt liệt. Sau ông hỏi ý kiến tôi về việc sử dụng lối 1.200 chiến xa tân kỳ hiện có.

        Tôi cho vị nguyên soái biết rằng theo tôi thì những chiến xa ấy nên phân ra ngay làm hai đoàn : đoàn chính để ở Bắc Ba Lê, đoàn kia ở phía Nam Reims, phần còn lại của những sư đoàn CO' giới sẽ dùng làm nòng cốt. Để chỉ huy đoàn thú nhất, tôi đề nghị tướng Delestraint, thanh tra chiến xa. Phụ thuộc vào các đoàn chiến xa này sẽ có hai hay ba sư đoàn bộ binh có đủ phương tiện chuyên chở và đại pháo kép. Như vậy, sẽ có một phương tiện bất đắc dĩ để đánh vào sườn một đạo quân cơ giới Đức khi họ bẻ gãy phòng tuyến của ta mà tiến, dù sao thì chiều ngang cũng bị rời rạc và đạo quân bị kéo dài ra theo chiều sâu. Tướng Weygand ghi nhận đề nghị của tôi. Sau đấy ông nói đến chiến trường.

        Ông nói: «Đến mùng 6 tháng sáu tôi sẽ bị công kích ở Somme và Aisne. Tôi sẽ phải cầm cự với một số sư đoàn Đức hơn hai lần số của ta. Nghĩa là chúng ta không có triển vọng. Nếu tình hình không biến chuyển mau chóng quá, nếu tôi kịp thời tập hợp lại được các bộ đội Pháp thoát khỏi Dunkerque, nếu tôi có binh khí võ trang cho họ, nếu quân Anh trở lại chiến trường sau khi tái võ trang, nêu Không Lực Hoàng Gia nhận bay sâu vào lục địa dự chiến, thì như vậy chúng ta còn có CO' may». Ông lắc đầu và nói thêm : «Nếu không !...»

        Thế là tôi biết ý nghĩ của ông. Tôi từ giã tướng Weygand, tâm hồn nặng trĩu.

        Bất thần, một trách nhiệm tầy trời đè nặng xuống hai vai ông tuy ông không phải là người gánh vác được giang san. Ngày 20 tháng năm, khi ông lên nắm quyền chỉ huy tối cao thì bấy giờ đã quá trễ không thể thắng được trên chiến trường Pháp nữa rồi. Có thể nghĩ rằng tướng Weygand kinh ngạc mà nhận thấy như vậy. Vì chưa bao giờ ông nghĩ đến khả năng thật sự của lực lượng CO' giới ; hậu quả lớn lao và bất thần gây ra vì những trận đánh của địch làm cho ông kinh hoảng. Muốn đương đầu với thảm họa này, ông cần phải đổi mới cả con người ông ; ông cần phải một sớm một chiều dứt đoạn với những quan niệm và nhịp độ những phương pháp không phù hợp với sự việc ngày nay; ông cần phải bỏ ý niệm chiến thuật trong phạm vi chật hẹp chánh quốc; ông cần phải ném trả lại họ món khí giới giết người họ tung ra để giết mình ; ông phải dùng đến những ưu thế của ta như địa thế mông mênh, tài nguyên hùng hậu, tốc lực nhanh chóng, và phải cố gắng tìm đồng minh, sử dụng đất đai ở xa, sử dụng đường biển, ông không phải là người cáng đáng được rhững công việc ấy, vì tuổi tác, vì phong thái suy tư của ông, nhất là vì tính tình của ông.

        Quả vậy, theo bản chất ông, ông là một người phụ tá đắc lực. Với tư cách ấy ông đã giúp Thống Chế Foch một cách đắc lực. Năm 1920 ông đã gọi y cho Pilsưđski chấp nhận một kế hoạch cứu vãn được nước Ba Lan. Với tư cách Tổng Tham Mưu Trưởng ông đã dùng thông minh và can đảm để bênh vực quyền lợi sinh tử của quân đội trước mặt các bộ trưởng. Nhưng, nếu khả năng cần cho công việc tham mưu không hề mâu thuẫn với khả năng cần cho việc chỉ huy, thì hai loại khả năng ấy cũng không thể lẫn lộn với nhau được. Weygand không có thiên tư và cũng không được sửa soạn để tự mình đảm nhận lấy công việc, muốn cho sự nghiệp chỉ ghi có vết tích của mình, muốn một mình đối phó với vận mệnh ; đó là chí nhiệt tình khắc khổ và riêng biệt của người chỉ huy. Người ta có tâm trạng như vậy vì có khuynh hướng riêng hay vì điều kiện hoàn cảnh sống ; đối với Weygand thì suốt đời binh nghiệp của ông, ông chưa hề giữ một nhiệm vụ chỉ huy bao giờ. Ông chưa từng đứng đầu một chi đoàn, một lữ đoàn, một sư đoàn hay một quân đoàn nào. Lịch sử quân đội của chúng ta cho biết rằng người ta chọn lấy sự nguy hiểm nhất không phải vì người ta biết mình có khả năng mà vì người ta lấy cớ rằng « nó là một lá cờ »; đây là một lỗi lầm — thường xảy ra trên chính trường của chúng ta — mà người ta gọi là sự dễ dãi.

        Ít ra, khi thấy tướng Weygand không phải là người ngồi vào địa vị ấy thì người ta phải mời ông xuống, hoặc chính ông xin từ chúc, hoặc chính phủ tự ý quyết định thay thế ông. Nhưng người ta chẳng làm gì cả. Từ đấy vị đại nguyên soái của ta bị thời cuộc lôi cuốn đi và ông cũng không muốn làm chủ tình thế nữa, ông tìm lối thoát ở ngay trong tầm tay ông, đó là sự đầu hàng. Nhưng vì ông không muốn nhận lấy trách nhiệm, hoạt động của ông nhắm vào mục đích lôi cuốn chính phủ theo ông. Ông được Thống Chế Pétain trợ giúp, thống chế đòi hỏi giải pháp đầu hàng Vì những lý do khác. Chế độ không tin tưởng và không sức lực đã lựa chọn con đường thoái bộ. Như vậy nước Pháp không những phải trả nợ một cuộc đình chiến quân sự tai hại, mà còn phải trả nợ cuộc nô lệ hóa chánh phủ. Đứng trước những tai biến lớn, chỉ có sự hùng mạnh mới cứu vãn được tình thế, điều này rất đúng.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:49:38 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:55:06 am »

     
SUY VONG

        Trong đêm mùng 5 rạng ngày mùng 6 tháng sáu, ông Paul Reynaud cải tổ chính phủ, đưa tôi vào làm thứ trưởng bộ Quốc Phòng. Tin này được Tướng Delestraint báo cho tôi biết vào buổi sáng, ông đã nghe được trên đài phát thanh. Một lát sau có công điện đưa đến xác nhận tin trên. Tôi từ giã sư đoàn, vội vàng trở về Ba Lê.

        Đến đường Saint - Dominique, tôi gặp Thủ Tướng. Cũng như thường lệ, ông là người tự chủ, nhanh nhẹn, sắc bén, sẵn sàng nghe và cũng quyết đoán mau mắn. Ông giải thích cho tôi nghe tại sao mấy ngày trước đây ông tưởng như phải đưa thống chế Pétain về nội các của ông, vì cả ông lẫn tôi đều không lạ gì Thống chế làm tấm bình phong để cho những người muốn đình chiến nấp đằng sau. Paul Reynaud nói : « Chẳng thà giữ được ông ở trong còn hơn ở ngoài ».

        Tôi trả lời : « Tôi vẫn lo ông đã đổi ý. Nhất là bây giờ tình hình biến chuyền rất nhanh mà tinh thần chủ bại có thể trùm lên trên hết. Giữa lực lượng của ta và của địch sự chênh lệch quả phũ phàng thậm chí, nếu không có phép lạ thì chúng ta không còn chút hy vọng nào thắng địch tại chánh quốc, mà cũng không thể phục hồi ở đây được nữa. Vả chăng bộ chỉ huy mất tinh thần vì kinh ngạc không thế hồi tĩnh được. Sau hết, ông biết rõ hơn ai hết rằng bầu không khí thoái bộ đã hao trùm chính phủ. Thống chế và những người thúc đẩy ông từ đây sẽ gặp vận may. Nhưng nếu chúng ta thua trận 1940, chúng ta vẫn có thể thắng trận khác. Tuy không khước từ ý định chiến đấu trên lãnh thổ Âu Châu trong bao lâu nếu còn cần thiết, nhưng chúng ta phải quyết định và sửa soạn tiếp tục cuộc chiến ở lãnh thổ Đế Quốc. Như vậy, cần phải có một chính sách thích hợp : chuyên chở phương tiện đến Bắc Phi, lựa chọn người có tài để chỉ huy các cuộc hành quân, giữ liên lạc mật thiết với người Anh, mặc dầu chúng ta có lý do để bất bình họ đến mức nào. Tôi đề nghị ông chỉ cho biện pháp để thực hiện».

        Ông Paul Reynauđ đồng ý và nói thêm : «Tôi yêu cầu ông sang Luân Đôn ngay. Trong những cuộc tiếp xúc với chính phủ Anh ngày 20 và 31 tháng năm, tôi đã để cho họ có cảm tưởng rằng chúng ta không loại bỏ một viễn tượng đình chiến. Nhưng bây giờ thì trái lại, ta phải thuyết phục người Anh để họ tin rằng chúng ta sẽ cầm cự, mặc dầu phải sang hải ngoại, mặc dầu chiến tranh xoay ra thế nào. Ông sẽ gặp ông Churchill và cho ông ta biết rằng, việc cái tổ nội các của tôi và sự hiện diện của ông bên cạnh tôi, là dấu hiệu chúng ta đã cả quyết».

        Ngoài cuộc vận động tổng quát ấy ra, tôi còn vận động ở Luân Đôn để Không lực Hoàng Gia — nhất là phi cơ khu trục — tiếp tục tham dự những cuộc hành quân ở Pháp. Sau hết, tôi còn phải yêu cầu người Anh xác định — như Thủ Tướng Pháp đã yêu cầu trước đây — thời hạn tái võ trang các đơn vị Anh thoát khỏi trận Dunkerque để đưa trở lại lục địa. Cần trả lời hai cầu hỏi trên đây gồm những yếu tố kỹ thuật do bộ tham mưu cung cấp, nhưng cũng tùy thuộc những quyết định của ông Winston Churchill với tư cách bộ trưởng Quốc Phòng.

        Trong khi các cơ quan liên lạc xếp đặt những cuộc tiếp xúc của tôi tại thủ đô Anh Quốc, thì ngày mùng 8 tháng sáu, tôi hội kiến với tướng Weygand tại dinh Montry. Tôi thấy ông bình tĩnh và tự chủ. Nhưng ngồi tiếp chuyện trong chốc lát tôi cũng đa hiền rằng ông đành chấp nhận bại trận và quyết định đình chiến. Sau đây, tôi ghi lại gần đúng từng chữ cuộc đối thoại đã in sâu vào tâm trí tôi.

        Ông nói :

        — Hẳn ông nhận thấy, tôi đã không lầm khi tôi nói với ông vài ngày trước đây rằng quân Đức sẽ tấn công vùng Somme ngày mùng 6 tháng sáu. Họ đánh thật. Lúc này họ đang vượt qua sông, tôi không thể ngăn cản được họ.

        — Vâng, thì họ vượt qua sông Somme, nhưng rồi sao nữa ?

        — Sao nữa à ? Họ sẽ chiếm Seine và Marne.

        — Dạ, Rồi sao nữa ? Thế là hết rồi còn gì mà sau với trước ? !

        — Sao ? Hết sao ? Thế còn hoàn vũ ? Thế còn Đế Quốc ?

        Tướng Weygand bật cười thất vọng.

        — Đế Quốc à ? Chuyện trẻ con ! Thế giới à ? Khi chúng ta bị đánh bại đây thì người Anh không đợi quá tám ngày đã điều đình với Đức quốc.

        Ông ta nhìn tận mắt tôi mà nói thêm : «À ! Nếu tôi biết chắc rằng quân Đức để cho tôi những lực lượng cần thiết để giữ trật tự...! »

        Cuộc tranh luận quả là vô bổ. Tôi ra về sau khi nói cho tướng Weygand biết rằng cách nhìn của ông trải ngược với ý muốn của chính phủ. Chính phủ không muốn bỏ cuộc chiến đấu mặc dầu chiến trường sẽ bất lợi. Ông không có ý kiến chống đối nào khác và tỏ ra rất nhã nhặn khi tôi từ biệt ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:07:49 pm »


        Trước khi trở về Ba Lê, tôi ngồi nói chuyện với các sĩ quan thuộc các bộ tham mưu, sáng nay họ đến để nhận huấn thị về bản phúc trình của tướng Weygand mà tôi đã biết rồi. Họ xác nhận là có cảm tưởng rằng trên cấp chỉ huy tối cao người ta đã biết thua rồi, ai nấy làm nhiệm vụ của mình một cách mảy móc nhưng mong mỏi trước còn âm thầm, sau lớn tiếng, chấm dứt cuộc chiến tranh trên đất Pháp với bất cứ giá nào. Muốn hướng tâm trí và can đảm mọi người về việc tiếp tục chiến đấu tại lãnh thổ Đế-Ouốc, chính phủ cần phải can thiệp một cách quyết liệt.

        Khi trở về, tôi tuyên bố với Reynaud và khẩn khoản yêu cầu ông thu hồi quyền tổng tư lệnh của tướng Weygand vì Weygand từ bỏ cuộc chiến. Thủ tướng trả lời tôi :

        — Lúc này không thể được. Nhưng sau này chúng ta phải nghĩ đến. Ỏng nghĩ sao ?

        — Về việc phải làm ngay thì lúc này tôi chỉ thấy có việc bổ nhiệm Huntziger. Tuy ông ta không có đủ hết mọi điều kiện, nhưng ông ta có khả năng để lập một kế hoạch chiến lược toàn cầu. »

        Ông Panl Reynauđ chấp nhận ý kiến của tôi trên nguyên tắc nhưng không muốn đem thi hành ngay.

        Tuy nhiên, tôi đã quyết định đặt lại vấn đề trong một thời hạn ngắn, tôi để thời giờ khởi thảo kế hoạch chuyên chở sang Bắc Phi tất cả cái gì có thể chở đi được. Bộ chỉ huy Quân Đội, liên lạc với Hải quân và Không quân, đã sửa soạn đưa ra Địa Trung Hải tất cả cái gì không cần thiết cho cuộc chiến. Đặc biệt là hai lớp tân binh đang được huấn luyện trong các trại miền Tây và miền Nam, những người thuộc đơn vị thiết giáp vừa thoát khỏi cuộc chiến bại ở phía Bắc ; tất cả 500.000 người, đều là những người ưu tú. Sau đấy, đám tàn quân của ta chạy đến bờ biển hẳn là có thể chở đi được nhiều người. Dầu sao thì cũng cần phải đưa sang Phi châu phần còn lại của đoàn phi cơ oanh tạc có tầm hoạt động xa, có thể bay qua biển, những phi cơ khu trục còn lại, nhân viên căn cứ hàng không, các thủy thủ, nhất là toàn thể hạm đội của ta. Hải quân có nhiệm vụ chuyên chở ước lượng tới 500.000 tấn số tầu phụ thêm vào tầu bè Pháp đã có sẵn đế thực hiện cuộc chuyên chở sang Phi châu. Chúng ta phải nhờ nước Anh giúp đỡ.

        Ngày mùng 9 tháng sáu, một chiếc phi cơ đưa tôi sang Luân Đôn từ sáng sớm. Đi theo tôi có người quan hầu của tôi, Geoffray de Courcel, và ông Rolam de Margerie, trưởng phòng ngoại giao của Thủ Tướng. Hôm ấy là chủ nhật. Kinh đô nước Anh có vẻ yên tĩnh gần như lạnh lùng. Phố xá và công viên đông đảo người dạo chơi bình thản, các rạp chiếu bóng người nối đuôi nhau đợi lấy vé, xe hơi đầy đường, trước thềm câu lạc bộ và khách sạn người canh cửa kính cẩn và chu đáo, ở đây người ta sống trong một thế giới khác cảnh thời chiến. Hẳn là báo chí cũng để lộ tình hình chân thực, mặc dầu tin tức đã lọc kỹ và luồng dư luận lạc quan bán chánh thức đưa ra những chuyện vớ vẫn cũng như ở Ba Lê. Đành rằng bích chương, hầm núp phòng không, mặt nạ chống chơi độc, những thứ ấy nhắc nhở người ta nghĩ tới thảm họa lớn. Nhưng đã rõ là đám quần chúng đông đảo không đo lường được tầm quan trọng của những biến cổ ở nước Pháp vì mọi việc diễn biến quá nhanh. Dầu sao thì đối với người Anh, họ cho là biển Manche còn rộng chán, chưa đến nỗi phải lo.

        Ông Churchill tiếp tôi tại Downing Street. Đây là lần thứ nhất tôi tiếp xúc với ông. Cảm tưởng của tôi nhân cuộc tiếp xúc này càng làm cho tôi tin rằng nước Anh có một tay đô vật như ông thì chắc chắn không bao giờ nao núng được. Ông Churchill có vẻ người coi gánh giang san nhẹ như lông hồng, sự nghiệp của ông quả là cực kỳ khó khăn nếu cũng có tính cách cao đại. Ông là người quyết đoán vững vàng, văn hóa cao, biết rõ phần lớn nhân vật, địa lý và nhu cầu liên hệ đến những vấn đề phải giải quyết, sau hết ông say mê những vấn đề riêng của chiến tranh. Bên trên hết, với bản chất của ông như vậy, ông là người sinh ra để hành động, để mạo hiểm, để đóng vai trò của ông một cách quả quyết không cần gượng nhẹ nể nang gì cả. Tóm lại tôi thấy ông ngồi rất đúng chỗ của một người lãnh đạo. Đó là những cảm tưởng đầu tiên của tôi.

        Những cuộc tiếp xúc về sau cho tôi biết rằng tôi nhận định rất đúng, ngoài ra tôi còn biết thêm ông Churchill có tài hùng hiện riêng của ông và ông biết cách đem ra sử dụng. Đứng trước một cử tọa nào : đám đỏng, hội nghị, hội họp hay đối thoại duy nhất, có mặt trước diễn đàn, trong bàn tiệc hay ngồi sau bàn giấy của ông, ông cũng có thể nói thao thao bất tuyệt những câu độc đáo, văn vẻ, gợi cảm để diễn tả ý kiến, lý lẽ và tâm tình, ông tạo ra một bầu không khí hấp dẫn, mọi người nín hơi thở mà nghe ông và không thể tránh được ảnh hưởng thu hút của ông. Ông là chính khách lọc lõi, ông dùng thiên tư xuất quỷ nhập thần của ông để nhào nặn quần chúng Anh và cũng để cho người ngoại quốc phải giật mình. Ông có thể dùng hài hước để tô điểm ngôn ngữ và cử chỉ, ông có thể tươi cười hay giận dữ tùy từng lúc, nhưng người ta cảm thấy ông vẫn sáng suốt để làm chủ được mình trong bất cứ trò chơi nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:08:10 pm »


        Giữa hai nước Anh Pháp đã xảy ra nhiều rắc rối vì sự và chạm của hai khối dân tộc tính tình khác nhau, vì mâu thuẫn quyền lợi của hai nước, vì nước Anh đã lạm dụng tình thế làm thiệt hại lớn cho nước Pháp trong lúc thương đau, những sự kiện ấy đã ảnh hưởng đến thái độ của tôi đối với Thủ tướng Churchill, nhưng không ảnh hưởng gì đến sự phán đoán của tôi. Từ màn đầu đến màn chót tấn thảm kịch này ông Winston Churchill xuất hiện trước mắt tôi như một nhà kinh doanh cự phách và như một nghệ sĩ tài ba xây dựng một trang lịch sử vĩ đại.

        Ngày hôm ấy, tôi trình bày với Thủ tướng Anh sứ mạng của Thủ tướng Pháp trao cho tôi, chính phủ của chúng tôi quyết chí theo đuổi cuộc chiến mặc dầu phải thiên đó sang Đế Quốc, ông Churchill tỏ vẻ thỏa mãn hết sức khi biết ý chí của chúng ta. Nhưng liệu có mang lại kết quả gì không? Ông cho tôi hiểu rằng ông không tin tưởng. Dầu sao thì ông cũng không tin rằng có thể tái lập quân đội Pháp ở chánh quốc ; ông cho tôi thấy bằng cách từ chối dứt khoát không để cho phần lớn không quân của ông tham dự cuộc chiến.

        Từ khi quân đội Anh ở Dunkerque rút về, không lực Hoàng Gia chỉ tham dự chiến cuộc một cách bẩt thường, vả chăng, ngoài trừ phi đoàn khu trục còn đi theo chúng ta, các phi đoàn khác có căn cứ ở Anh quốc đều ở xa quá không thể hoạt động ở một mặt trận mỗi ngày một lùi xa về phía Nam. Tôi khẩn khoản yêu cầu ông di chuyến ít nhất một phần không quân Anh hợp tác với chúng ta đến các căn cứ phía Nam sông Loưe, nhưng ông Churchill chính thức trả lời không chấp thuận. Còn như lực lượng bộ binh thì ông hứa gửi sang Normandie một sư đoàn Gia Nã Đại mới sang và để lại Pháp sư đoàn 51 Tô Cách Lan và tàn quân của chi đoàn cơ giới còn chiến đấu với chúng ta. Nhưng ông tuyên bố rằng không thể cho biết đến bao giờ đoàn quân viễn chinh có thể trở lại chiến trường, đạo quân này vừa bị tồn thất nặng ở Bỉ cho nên phải đưa về.

        Như vậy, sự liên minh chiến cuộc giữa Luân Bòn và Ba Lê ngoài thực tế đã bị gián đoạn. Mới có một trận thua ở lục địa mà Anh Quốc đã tính chuyện quay về giữ nhà. Đây là sự thành công của một kế hoạch mà người đề xướng là Schlieffen ; sau cuộc đại chiến 1914 - 1918, Đức chiến bại đã ly gián được lực lượng Anh và lực lượng Pháp, đồng thời chia rẽ nước Anh và nước Pháp. Rất dễ mà tưởng tượng ra phe chủ bại của ta có thể rút ra những kết luận nào để khai thác.

        Ngoài cuộc hội kiến với ông Churchill, ngày hôm ấy tôi còn tiếp xúc với ông Eden, bộ trưởng Chiến Tranh, ông Alexander, tư lệnh Hải Quân, Sir Archibald Sinclau, bộ trưởng Không Quân, tướng Sir John Bill tham mưu trưởng hoàng quân. Ngoài ra tôi còn thảo luận với ông Corbin, đại sứ Pháp, ông Monnet, chủ tịch ủy Ban Pháp Anh phối hợp hoạt động mua bán quân nhu, các trưởng phái đoàn quân sự, hải quân và không quân của chúng ta. Đã rõ là ở Luân Đôn quần chúng vẫn giữ vẻ bình tĩnh nhưng những người am hiểu tình hình đã lo ngại thất trận và ngờ vực thái độ cương quyết của các CO' quan công quyền Pháp. Tối hôm ấy phi cơ đưa tôi về đáp xuống phi trường Bourget một cách khó khăn vì mới bị oanh tạc.

        Đêm mùng 9 rạng ngày mùng 10, ông Paul Reynaud gọi tôi đến tư thất của ông. Ông vừa nhận được những tin tức nghiêm trọng. Địch đã đến sông Seine ở hạ lưu Ba Lê. Mặt khác tất cả đều cho thấy rằng bất cứ giờ nào, lực lượng thiết giáp Đức cũng có thể tấn công lớn vùng Champagne. Như vậy thủ đô sẽ bị đe dọa trực tiếp các phía Tây, Đông và Bắc. Sau hết, ông Francois - Poncet ở Rome báo tin rằng bất cứ lúc nào ông cũng chờ đợi chính phủ Ý trao chiến thư cho ông. Đứng trước những tin tức nghiêm trọng ấy tôi chỉ biết đưa ra một ý kiến : chọn lựa sự cố gắng lớn nhất, di chuyển sang ngay Phi Châu, chấp nhận một cuộc chiến tranh liên minh và hậu quả của một sự liên minh như vậy.

        Qua những lúc tôi ngồi trong phòng Paul Reynaud đường Saint-Dominique, tôi chứng kiến nhiều sự việc để tin chắc rằng không còn cách nào hơn. Tình hình biến chuyển mau lẹ quá không thể ở đây mà giải quyết được. Cái gì dự tính cũng trở thành không thực. Người ta căn cứ vào tiền lệ trận chiến 14-18 bây giờ không thể áp dụng được nữa. Người ta làm như còn có một phòng tuyến, một bộ chỉ huy hoạt động, một dân tộc sẵn sàng hy sinh ; nhưng đó chỉ là mơ mộng và ký ức. Ngoài thực tế quốc gia liệt nhược và kinh hoảng, quân đội không tin tưởng và không hy vọng, guồng máy chánh quyền chạy hỗn loạn không thể nào sửa chữa được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:08:42 pm »


        Không có cái gì làm cho tôi nhận thấy rõ ràng điều ấy hơn những cuộc viếng viếng thăm nghi thức của các nhận vật chính trong nền cộng hòa : trước hết là Tổng Thống Lebrun, tôi được giới thiệu đồng thời với các bộ trưởng mới ; sau đến các chủ tịch Thượng Hạ Viện, sau hết là nhân viên trong chính phủ. Người nào cũng tỏ vẻ bình tĩnh và nghiêm chỉnh. Nhưng đã rõ là họ chỉ ngồi đó cho có mặt giữa một khung cảnh dựng lên vì thói quen. Giữa cơn bão tố, các hội đồng nội các, các chỉ thị cho cấp dưới, các phúc trình cho cấp trên, các tuyên cáo, các hoạt động của quân nhân, công chức nhân viên ngoại giao, nghị sĩ, ký giả, đều cho cảm tưởng một chuỗi hình đèn kéo quân, hành động chẳng ăn nhằm vào đâu và chẳng đưa đến đâu. Đã đi theo con đường này và lâm vào tình trạng này thì không có lối thoát nào khác ngoài việc đầu hàng Cần phải thay đổi ngay nền tảng và khung cảnh hoạt động trừ khi chịu thúc thủ — đã có một số người chịu như vậy mà họ không phải là những người thường. Có thể thực hiện được sự cải thiện kiểu «trận Marne » trước đây, nhưng phải đưa quân về Địa Trung Hải.

        Ngày mùng 10 tháng sáu là ngày hấp hối. Chính phủ phải rời khỏi Ba Lê chiều hôm ấy. Cuộc lui binh mỗi ngày mỗi thêm mau hơn trước. Nước ý tuyên chiến. Trước mắt mọi người, sự sụp đổ đã hiển nhiêu rồi, nhưng trên cấp thượng đỉnh của chính phủ, tấn kịch bi thảm diễn ra như trong một giấc mơ. Có lúc người ta có cảm tưởng như còn thêm một trò hài hước mỉa mai tô điểm cho sự sụp đổ của nước Pháp lăn tuột từ trên đỉnh cao Lịch Sử xuống đáy sâu vực thẳm.

        Thí dụ sáng hôm ấy, đại sứ Ý, ông Guariglia, đến đường Saint-Dominique viếng thăm một cách kỳ dị. Ông ta được ông Baudouin kể lại lời nhà ngoại giao Ý sang đây : « Các ông sẽ thấy sự tuyên chiến này sau cùng sẽ làm sáng tỏ mối liên lạc giữa hai nước chúng ta! Nó tạo ra một tình thế mà chung cục sẽ có ảnh hưởng tốt lành...»

        Sau đó ít làu, tôi đến phòng Paul Reynaud thì thấy ông w. Bullitt cũng có mặt ở đây. Tôi tướng rằng đại sứ Hiệp Chúng Quốc đem lại cho Thủ tướng Pháp một sự khuyến khích của Hoa Thịnh Đốn. Nhưng không ! ông ta đến đây để từ biệt. Đại sứ ở lại Ba Lệ để, nếu có dịp, thì can thiệp giúp thủ đô nước Pháp. Nhưng mặc dầu ông Bullitt có mỹ ý đáng khen, trong những ngày cuối cùng ấy không làm gì còn đại sứ Mỹ bên cạnh chính phủ Pháp. Sự có mặt của ông D. Biddle đặc nhiệm liên lạc với các chính phủ lưu vong, mặc dầu ông là người nhã nhặn và có tài ngoại giao đến đâu, cũng không khỏi làm các nhân vật chính thức của ta có cảm tưởng rằng Hoa kỳ coi nước Pháp không còn đáng bao nhiêu.

        Trong khi ông Paul Reynaud sửa soạn gấp một bản tuyên ngôn trên đài phát thanh và ông đang hỏi ý kiến tôi thì Tướng Weygand đến thăm Thủ tướng. Người ta vừa báo tin xong, ông tiến thẳng vào văn phong Paul Reynaud. Ông này để lộ sự ngạc nhiên, vị tổng tư lệnh trả lời rằng ông được mời đến. Paul Reynaud nói : « Không phải tôi mời rồi! » Tôi cũng nói thêm : « Cũng không phải tôi nữa!» Tướng Weygand bèn nói tiếp : «Nếu thế thì có sự hiểu lầm. Nhưng sự hiếu lầm lại có ích lợi lắm vì tôi có tin quan trọng thông báo với các ông ». Ổng ngồi xuống trình bày tình hình theo cách nhìn của ông. Qua sự trình bày ấy người ta cũng thấy rõ kết luận của ông. Chúng ta phải xin đình chiến ngay tức khắc, ông đặt một tờ giấy lên bàn và tuyên bố : « Mọi việc đã đâu vào đấy, trách nhiệm của mỗi người phải được xác định rõ ràng. Bởi thế cho nên tôi thảo ra ý kiến của tôi và trao bức điện văn này cho ông».

        Thủ tướng Reynauđ tuy đang bận tâm về bài diễn văn sắp phải đọc trong một thời gian gấp nhưng cũng bàn luận với vị nguyên soái, ông này không chịu đổi ý. Cuộc chiến ở chánh quốc như vậy là thua rồi. Phải đầu hàng. Tôi đưa ý kiến : «Nhưng chúng ta cũng còn những triển vọng khác». Tướng Weygand ra vẻ chế nhạo :

        — Ông có gì để đề nghị không ?

        Tôi trả lời:

        — Chính phủ không đề nghị mà chỉ ra lệnh để thi hành thôi. Tôi hy vọng rằng chính phủ sẽ ra lệnh.

        Sau cùng ông Paul Reynaud tìm được cách mời nguyên soái ra, mọi người chia tay trong bầu không khí nặng nề.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:09:14 pm »


        Những giờ cuối cùng chính phủ có mặt tại thủ đô, mọi người nhộn nhịp thi hành biện pháp để thực hiện cuộc thiên di quan trọng như vậy. Thực ra người ta đã chuẩn bị nhiều theo một kế hoạch lui binh của nha Tổng thư ký bộ Quốc Phòng. Nhưng cũng còn nhiều sự bất ngờ. Mặt khác, sự có mặt nay mai của quân Đức ở Ba Lê này sẽ đặt ra những vấn đề ác hại. Từ ngày tôi nhiệm chức, tôi đã chủ trương phải phòng vệ thủ đô và yêu cầu Thủ Tướng, tổng trưởng Quốc Phòng và Chiến Tranh, bổ nhiệm một vị tổng trấn cương quyết. Tôi đề nghị tướng de Lattre, người vừa nổi bật khi cầm đầu một sư đoàn dự chiến xung quanh vùng Rethel. Nhưng chẳng bao lâu vị Tổng Tư Lệnh tuyên bố Ba Lê là thành phố bỏ ngỏ, hội đồng bộ trưởng tán thành ý kiến ấy. Nhưng bất thần phải tổ chức cuộc di cư lớn nhân sự và tài nguyên. Tôi làm công việc này từ sáng tới tối, trong khi chỗ nào cùng vang tiếng búa đinh đóng hòm xiểng, khắp nơi khách khứa đến thăm vào giờ chót, chuông điện thoại thất vọng réo lên từng hơi.

        Đến nửa đêm, ông Paul Reynaud và tôi cùng leo lên một chiếc xe. Cuộc hành trình chậm chạp trên con đường đông nghẹt người chạy giặc. Đến bình minh chúng tôi đến Orleans và bước vào Tòa Thị Chính gọi dây điện thoại liên lạc ngay với Đại Bản Doanh đóng ở Briare. Sau đó ít lâu tướng Weygand gọi điện thoại về xin nói chuyện với Thủ Tướng. Ông này cầm lấy máy và hết sức ngạc nhiên rằng người ta cho biết tin ông w. Churchill sẽ đến thăm vào buổi quá trưa. Tổng Tư Lệnh Quân Đội đã dùng liên lạc nhà binh yêu cầu Churchill đến ngay Briare. Tướng Weygand còn nói thêm :

        «Cần phải cho ông Churchill biết trực tiếp tình hình mặt trận một cách đích xác».

        Tôi hỏi Thủ Tướng:

        — Sao ? Ông có chấp nhận được rằng ông Tổng Tư Lệnh tự ý mời Thủ Tướng Anh sang đây không ?

        ông không nhận thấy tướng Weygand không còn hành động trong phạm vi một kế hoạch hành quân nữa mà ông theo đuổi một chỉnh sách chính trị chính sách này lại không phải chính sách của ông? Chính phủ còn có thể để ông ở chức vụ ấy lâu hơn được nữa chăng ?

        — Ông nói có lý ! Phải chấm dứt tình trạng này. Chúng ta đã nói đến tướng Huntziger là người có thể thay thế được Weygand. Chúng ta phải đến thăm ngay Huntziger mới được ! »

        Nhưng khi đã đem xe ra, Thủ Tướng Reynaud lại nói: « Suy đi nghĩ lại thì tốt hơn hết là để một mình ông đến nhà tướng Huntziger. Còn tôi, tôi sửa soạn cuộc hội đàm với Churchill và người Anh lát nữa đây. Ông sẽ trở lại kiếm tôi ở Briare. »

        Tôi đến Arcis-sur-Aube gặp tướng Huntziger tại bản doanh của ông, ông chỉ huy các quân đoàn trung ương. Giữa lúc ấy, trung ương bị chọc thủng ở mặt trận Champagne bởi đạo quân thiết giáp của Guđerian. Nhưng tôi phải ngạc nhiên rằng tướng Huntzigervan giữ thái độ can đảm. Ông cho tôi biết tình hình đen tối. Tôi cho ông biết việc nước một cách tổng quát. Để kết luận, tôi nói:

        — Chính phủ biết rằng cuộc chiến trên đất Pháp đã lâm vào thế thất trận rồi, nhưng chính phủ muốn tiếp tục chiến tranh và thiên đô sang Phi Châu, mang theo các phương tiện có thể mang theo được. Như vậy, cần phải thay đổi hoàn toàn chiến thuật và tổ chức. Vị tổng tư lệnh hiện thời không thể làm gì được. Ông có thể đảm nhận được công việc ấy chăng ?»

        — Được ! Huntziger chỉ trả lời gọn gàng có thế  thôi.

        — Nến vậy, ông sẽ nhận được chỉ thị của chính phủ.

        Khi trở về Briare, tôi ghé qna Romillv và Sens để tiếp xúc với các bộ chỉ huy của các đơn vị lớn. Khắp hơi đều có dấu hiệu mất trật tự và kinh hoảng. Khắp nơi đều có những toán quân chạy về phía Nam lẫn lộn với dân di cư. Đoàn xe nhỏ của tôi phải dừng lại gần Méry một giờ vì đường mắc nghẽn. Một đám sương mù kỳ lạ — nhiều người lầm lộn với một lớp hơi — làm cho đám quân lính thêm lo lắng, không khác nào một đàn cừu không có người chăn dắt.

        Đến Tổng Hành Dinh Briare, tôi tìm ngay ông Paul Reynauđ và cho ông biết Huntziger đã nhận lời. Nhưng tôi nhận thấy ngay rằng đối với Thủ Tướng Reynauđ, việc thay thế ngay tướng Weyganđ không còn đặt ra trong viễn tượng của ông nữa, ông trở lại y kiến theo đuổi cuộc chiến tranh với một vị nguyên soái muốn theo con đường hòa bình. Khi đi qua hành lang tôi đến chào thống chế Pétain mà tôi không gặp mặt từ năm 1938 đến nay. Ông bảo tôi : «ông được thăng tướng rồi ! Tôi không chúc mừng ông. Ngạch trật thì làm gì trong lúc bại trận ? » Tôi trả lời : «Thưa Thống Chế, chính thống chế cũng được lon sao trong thời kỳ lui binh năm 1914. Một vài ngày sau là trận Marne ». Pétain càu nhàu :

        «Không có liên lạc gì với tình hình ngày nay !» Về điểm này thì ông có lý. Thủ Tướng Anh đến. Mọi người vào phòng hội nghị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:09:50 pm »


        Trong phiên họp này người ta công nhiên đem ra đối chiếu những quan niệm vả ý chí nổi bật trong giai đoạn mới của cuộc chiến. Tất cả cái gì đã dùng làm nền tảng để xử sự và hành động cho đến ngày nay đều thuộc về quá khứ. Sự liên hiệp Anh Pháp, sức mạnh của quân đội Pháp, uy quyền của chính phủ, sự trung tín trong việc chỉ huy, tất cả đều tan rã. Mỗi người đã xử sự không như một người tham dự một công cuộc làm ăn chung, nhưng xử sự như một người chỉ biết có mình và quyền lợi của riêng mình.

        Tưởng Weygandcho biết rằng mối bận tâm của ông là thanh toán chiến trường và cuộc chiến tranh này càng sớm càng hay. Ông dựa vào những chứng từ của các tướng Georges và Besson, ông đưa ra trước hội nghị một tình hình quân sự tuyệt vọng, Vị tổng tư lệnh trước đây đã làm tổng tham mưu trưởng từ 1930 đến 1935, ông trình bày những lý do thất bại của các quân đoàn dưới quyền ông, ông dùng lời lễ ôn tồn tuy gay gắt của một người than phiền nhưng không cho là mình chịu trách nhiệm. Sự kết luận của ông phải chấm dứt cuộc thử thách vì cả một hệ thống phòng vệ quân sự có thể sụp đổ bất thần, gây ra hỗn loạn và nội loạn.

        Đến lượt Thống Chế đưa ra thêm lý do để bi quan. Ông Churchill muốn giảm bớt không khí căng thẳng bèn nói giọng vui vẻ :

        — Thưa Thống Chế, ông có nhớ trận Amiens vào tháng ba năm 1918 không ?Mọi việc đều tồi tệ. Bấy giờ tôi đến thăm ông tại tổng hành dinh của ông. Ông chỉ cho tôi biết kế hoạch của ông. Vài ngày sau ông lập lại được phòng tuyến ».

        Thống chế trả lời gay gắt :

         — Phải, phòng tuyến được tái lập. Bấy giờ người Anh các ông bị uy hiếp. Tôi gởi 40 sư đoàn đến cứu ông. Ngày chúng tôi bị đánh tả tơi. 40 sư đoàn của các ông đâu ?

        Thủ Tướng Pháp nhắc lại rằng nước Pháp sẽ không rút lui khỏi cuộc chiến, ông thúc giục người Anh gửi sang giúp phần lớn số phi cơ của họ, ông cho biết rằng dẫu sao thì ông cũng vẫn cộng tác với Pétain và Weygand, ông hy vọng hai người này sẽ có ngày chấp nhận chính sách của ông. Ông Churchill ra vẻ cả quyết không để ai lay chuyển được ông, ông còn tỏ ra người linh lợi, nhưng đối với người Pháp ông vẫn giữ miếng, ông có thái độ dè dặt thân hữu ; có lẽ ông đã có viễn tượng ghê gớm và chói lợi — và có lẽ ông cỏn khoan khoái nữa —về cảnh tượng một nước Anh trở lại trơ trọi một mình trên hải đảo, chính ông sẽ hướng dẫn nước ông tôi con đường cứu quốc. Đối với tôi, tôi nghĩ đến mai sau, tôi cho rằng những chuyện dông dài ấy chỉ có tính cách vô bổ và ước lệ vì không nhắm vào đối tượng duy nhất có giá trị: tập hợp nước Pháp lại tại hải ngoại.

        Sau ba giờ tranh luận không đem lại kết quả gì người ta dùng cơm ngay tại bàn làm việc. Tôi ngồi bên cạnh Churchill. Ngồi nói chuyện với ông tôi càng thêm tin tưởng chí cương quyết của ông. Có lẽ chính ông cũng nghĩ rằng de Gaulle tuy trơ trụi không có gì nhưng cũng không kém cả quyết.

        Đô đốc Darlan không có mặt trong cuộc hội nghị bây giờ mới xuất hiện, ông đẩy tướng Vuil- lemin, tổng tham mưu trưởng Không Quân ra một bên để đến gần ông Paul Reynaud. Cử chỉ của ông làm cho người ta phải suy nghĩ lung lắm. Một cuộc hành quân hỗn hợp hạm đội và phi cơ oanh tạc đã được sửa soạn để tấn công Gênes. Theo kế hoạch thì sẽ thực hiện đêm nay. Nhưng Darlan đổi ý, ông muốn ra phản lệnh, nại cớ tướng Vuillemin sợ người Ý trả đũa đốt kho xăng ở Berre. Tuy nhiên, đó đốc đến xin sự chấp thuận của chính phủ. Paul Reynaud hỏi tôi : «Ông nghĩ sao ?» Tôi trả lời : « Trong tình trạng này, trái lại, tốt hơn hết là không nên nể nang gì hết. Phải thi hành cuộc hành quân đã dự định».

        Nhưng Darlan được chính phủ chấp thuận, phản lệnh được ban bố. Sau đó, Gênes cũng bị oanh tạc nhưng chỉ có một số nhỏ thủy quân tham dự và chậm trễ mất ba ngày. Việc này cho tôi hiểu rằng Darlan bây giờ cũng chỉ đánh ván bài riêng của mình

        Suốt ngày 12, tôi ở lâu đài Beauyais, nhà ông Le Prevost de Launay, tôi làm việc với tướng Colson thảo kế hoạch chuyên chở đến Bắc Phi. Thực ra, tôi đã chứng kiến những diễn biến ngày hôm qua, bây giờ tôi lại bị cô lập ở đây, tôi lo ngại rằng tinh thần thoái bộ lan rộng, kế hoạch này sẽ không bao giờ áp dụng. Tuy nhiên tôi quyết tâm đem hết tài trí mình ra thuyết phục chính phủ chấp nhận kế hoạch và bắt buộc bộ chỉ huy phải áp dụng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:10:17 pm »


        Sau khi thảo xong phần chính, tôi đến Chissay gặp Paul Reynaud. Chậm quá rồi. Hội đồng nội các vừa họp ở Cangey, không có tôi tham dự ; Thủ Tướng ở phiên họp ra về hơi 11 giờ đêm, đi theo ông có ông Baudouin. Trong khi họ ngồi dùng bữa với những người trong nhóm của họ, tôi ngồi gần bàn và đặt vấn đề Bắc Phi. Nhưng mọi người chỉ muốn nói đến một vấn đề cũng liên lạc đến vấn đề ấy nhưng cấp hách hơn, Hội đồng tổng trưởng vừa gợi ra. Lần này chính phủ sẽ thiên di đi dâu ? Quân Đức đã vượt qua sông Seine, sắp tiến tới sông Loire. Hai giải pháp được đề nghị : Bordeaux hay Quimper ? Xung quanh đĩa ăn người ta thảo luận, nhưng vì mỏi mệt và bối rối cuộc bàn cãi gay gắt và hỗn loạn. Không đi đến một quyết định nào, Paul Reynauđ về nghỉ và hẹn gặp tôi sáng hôm sau.

        Dĩ nhiên, tôi lựa Quimper. Không phải là tôi có ảo tưởng sẽ cầm cự được Bretagne, nhưng tôi nghĩ rằng nếu chính phủ dời về đấy thì sớm muộn gì cũng chỉ có lối thoát ra đường biển. Quân Đức cần phải chiếm lẩy bán đảo này để đánh sang Anh, như vậy sẽ không làm gì có « khu vực » tự do tại Bretagne. Sau khi đã lên tầu rồi các bộ trưởng hẳn là sẽ sang Phi Châu, hoặc đi trực tiếp, hoặc dừng lại ở Anh quốc ít lâu. Dầu sao thì Quimper cũng là trạm dừng chân để tiến tới những quyết định mạnh mẽ. Bởi thế cho nên ngày tôi bước vào chính phủ, khi Reynaud nói đến kế hoạch « chỗ trú miền Bretayne » tôi tán thánh ngay. Trái lại, những người muốn đầu hàng như Pétain, Weygand, Baudouin phản đối vì mục tiêu chánh trị của họ chứ không phải về nghệ thuật dụng binh, mặc dầu họ tưởng mình biết nghệ thuật ấy.

        Sảng sớm ngày 13 tôi trở về Chissay. Sau một cuộc tranh luân rất lâu và tuy tôi đưa ra lý lẽ phản đối, Thủ Tướng Reynaud cũng quyết định di tản các cơ quan công quyền về Bordeaux, viện lý do ý kiến của các bộ trưởng từ ngày hôm trước. Tôi lại quyết tâm đòi hỏi một lệnh của Tổng Tư Lệnh ít ra để đề phòng và sửa soạn việc chuyên chở sang Phi Châu. Tôi biết rằng đó là ý muốn tối hậu của Paul Reynaud. Nhưng nhiều âm mưu và ảnh hưởng chống đối lại kế hoạch của chúng tôi, mỗi giờ trôi qua là tôi thấy tiêu tan hy vọng tối hậu ấy.

        Tuy nhiên, trưa hôm ấy Thủ Tướng gửi cho tướng Weygand một bức thư xác định những mục tiêu chính phủ chờ đợi ông thực hiện cho kỳ được «Giữ vững Massif Central và Bretagne càng lâu càng hay ». Sau đó, «Nếu chúng ta thất bại..., chúng ta sẽ thiên đô và tổ chức tại Đế Quốc, sử dụng sự tự do trên đường biển». Hẳn là, bức thư này bày tỏ một ý muốn có ảnh hưởng tốt lành. Nhưng tôi thì không phải một mệnh lệnh quyết liệt thích hợp với hoàn cảnh. Vả chăng, khi ký rồi, bức thư lại bị đem ra bàn cãi nơi hậu trường, đến hôm sau mới gửi đi.

        Cũng sáng ngày 13 ấy, ông Jeannèney, Chủ Tịch Thượng Viện và ông Herriot, Chủ Tịch Hạ Viện, đều đến Chissav. Người thứ nhất giữ thái độ cương quyết giữa lúc rối loạn, nhắc đến gương sáng của Clémenceau, ông đã là người cộng tác mật thiết và trực tiếp với chính phủ trong những giờ phút nghiêm trọng năm 1917 — 1918. Người thứ hai, hòa nhã và hoạt bát, diễn tả những xúc động của mình một cách rất hùng hồn. Cả hai người đều chấp thuận ý kiến của Thủ Tướng. Không đầu hàng, sẵn sàng sang Algérie với các cơ quan công quyền. Một lần nữa, tôi nhận thấy ông Paul Reynaud mặc dầu bị bao vây bởi âm mưu thoái bộ nhưng ông vẫn có thể làm chủ tình thế nếu ông không chịu nhượng bộ điều gì.

        Quá trưa hôm ấy tôi ở Beauyais, ông để Margerie Trưởng phòng ngoại giao của Thủ Tướng Reynaud, gọi điện thoại cho tôi :   « Một hội nghị sẽ nhóm họp trong chốc lát nữa tại Tòa Thị Chính Tours, giữa Thủ Tướng và ông w. Churchill mới sang đây cùng một số bộ trưởng. Tôi xin thông báo cho ông biết cũng như tôi vừa được báo cáo tức thời. Tuy rằng người ta không triệu tập ông nhưng tôi thiết nghĩ ông nên có mặt ở đấy. Ông Baudouin đang ra công vận động, tôi không có cảm tưởng tốt chút nào.» Ông để Margerie cho tôi biết như vậy.

        Tôi đánh xe đến Tours, cảm thấy rõ điều lo ngại trong cuộc hội họp bất thần này ; mấy giờ trước đây tôi ngồi mấy giờ với Thủ Tướng Reynaud, nhưng ông không cho tôi biết. Ngoài sân và trong các hành lang tòa thị chính đều đông nghẹt dân biểu, nghị sĩ, công chức, ký giả, họ nghe tin thì đổ nhào đến để cùng ca bản hợp xướng ồn ào của một màn bi kịch gần chấm dứt. Tôi bước vào phòng thấy ông Paul Reynaud ngồi với Baudouin và Margerie. Phiên họp tạm hoãn. Nhưng ông Churchill và các bộ trưởng của ông trở lại vừa đúng lúc. Margerie cho tôi biết rằng các bộ trưởng Anh bàn định với nhau trước, sẽ trả lời câu hỏi của người Pháp : « Mặc dầu có thỏa ước ngày 28 tháng ba 1940 không cho phép buông súng một mình, nước Anh có chấp nhận để nước Pháp hỏi địch cho biết điều kiện đình chiến với nước Pháp thế nào không ? »
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM