Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:54:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37385 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2019, 11:25:58 pm »


        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng Catroux, Le Caire

        Luân Đôn, 21 tháng giêng 1941

        Đồng ý với chỉnh phủ và bộ chỉ huy chiến tranh Anh Quốc, tôi đã ký một dự án hợp tác của lực lượng quân sự Pháp trong những cuộc hành quân ở Abyssinie.

        Kế hoạch này khỏi sự bằng việc chiếm lẩy thuộc địa Djibouti bằng lực lượng Pháp Tự Do vào cuối tháng ba, nếu tin tức trên lấy được trong những tuần lễ tới về tình hình Djibouti cho biết rằng việc tiến chiếm không đến nỗi khó khăn lắm.

        Tướng Legentilhomme có nhiệm vụ thực hiện cuộc hành quân, ông sẽ rời khỏi nước Anh ngày 27 tháng giêng bằng phi cơ, đi qua Brazzayille rồi đến ngay Le Caire để đến thăm ông và tường trình mọi việc. Tôi dự định ông có thể đến nơi vào ngày 12 tháng hai.

        Vì sự hợp tác quân sự của chúng ta là một phần của toàn bộ kế hoạch hành quân do tướng Wayell chỉ đạo, cho nên tướng Legentilhomme sẽ đươc đặt dưới quyền tư lệnh của tướng Wayell.

        Dĩ nhiên, tướng Legentilhomme và các bộ đội của ông ta sẽ thống thuộc ông về các phương diện khác, nhất là các phương diện kỷ luật, thăng thưởng v.v... Tướng Legentilhomme sẽ phải phúc trình lên ông tất cả mọi việc.

        Mặt khác, ông cũng có nhiệm vụ cất đặt công việc hành chánh xứ Somalie thuộc Pháp nếu chúng ta thực hiện được việc tập kết xứ ấy. Mọi vấn đề chánh trị khác có thể đặt ra, nhất là các vấn đề của Abyssinie, cũng sẽ thuộc thầm quyền của ông.

        Vả chăng, tôi cũng mong rằng sẽ được hội kiến với ông ở Le Caire trước khi mở cuộc hành quân. Từ đây cho đến ngày ấy tôi yêu cầu ông chơ biết tất cả tin tức và ý kiến cần thiết, tất nhiên phải kể đến những điểm cần phải giữ bí mật, tùy ông ước lượng tầm quan trọng của sự bí mật ấy.

        Điện tín của Garreau - Dombasle đại úy Pháp Tự Do tại Hoa Kỳ, gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn,

        Nữu Ước, 21 tháng giêng 1941

        Giáo sư May đã tiếp xúc với các giới trong chính phủ để mở cuộc điều tra. Kết quả cho biết rằng chính phủ Hoa kỳ rất bối rối vì những biến cố mới xảy ra ở Đông Dương, nhưng lúc này Hoa Kỳ muốn tránh mọi cuộc đụng độ với Nhật bất với cứ giờ nào. Hoa Kỳ cho rằng Đông Dương ngoài thực tế là một quốc gia tự trị, họ giữ liên lạc chặt chẽ và trực tiếp với đại sứ Haye và đô đốc Decoux, như vậy là chúng ta đã hoàn toàn ở ngoài vòng rồi. Trong một cuộc tiếp xúc với phái viên của Thái Lan, Bộ Trưởng Hull hình như đã có áp lực nào đó để ngăn chặn cuộc xung đột hiện thời. Ý kiến riêng của tôi là lúc này không có chút hy vọng nào để áp lực có thể đem lại kết quả. Uy tín cả nhân của nhà độc tài Luang - Pibul sẽ bị xúc phạm. Một sự nhượng bộ hay thất bại quân sự nào cũng nguy hại cho phe đảng của ông và có lợi cho phe đối lập. Ngoài ra, người Nhật là những người giật dây cuộc tranh chấp Đông Dương, họ không chịu chấm dứt chỉ vì có lời yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ. Hầu như Hoa Kỳ cho rằng cuộc xâm lăng Đỏng Dương không thể tránh được, mà cũng chẳng cần phải phản đối làm gì cho mệt ; họ chỉ ra tay khi nào các giới thông thạo việc Nhật Bản cho rằng người Nhật quyết định bành trướng xuống phương Nam.

        Điện tín của tướng Catroux, tổng đại lý ở Le Caire, gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn.

        Le Caire, 24 tháng giêng 1941

        Trong cuộc tấn công Tobrouck, một phân đội Pháp Tự Do đã tham dự cuộc hành quân, phân đội này gồm hai chi đội cơ giới, chỉ huy trưởng thiếu tá Folliot. Sau khi chiếm được một công sự chiến đấu, ngay từ tối hôm đầu tiên, họ đã tiến sâu vào phòng tuyến địch đến 6 cây số. Chính đài V.T.Đ Ý đã loan báo tin ấy. Cuộc tiến binh rất ngoạn mục của kỵ binh Phi Châu này vẫn tiếp tục.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi Thống đốc Nouvelle Calédonie Noumea

        Luân Đôn, 28 tháng giêng 1941

        I.— Vì tình hình tổng quát, nhất là về phía người Nhật, ông cần phải đảm lãnh trách nhiệm phòng thủ Nouyelle Calẻdonie và Tahiti và hoàn bị sự phòng thủ ấy.

        II.— Như vậy, tất cả các bộ đội hiện có ở Nouyelle Calẻdonie và Tahiti và các bộ đội ông tuyển mộ được đều dùng để phòng vệ Nouyelle -  Calédonie và Tahiti cho đến khi có lệnh mới của tôi, ngoại trừ 300 người của Nouyelle-Calẻdonie và 300 người của Tahiti gửi sang Trung Đông khi nào có đủ điều kiện để ra trận nghĩa là được xung vào quân ngũ võ trang, trang bị và huấn luyện.

        III.— Việc chuẩn bị và chuyên chở lính tình nguyện từ Nouyelle-Calédonie sang Trung Đông sẽ thực hiện với sự giúp sức của chính phủ Úc, việc phòng thủ Nouyelle-Calẻdonie cũng có thể nhờ sự yểm trợ của chính phủ Úc, bởi thể cho nên tôi đã yêu cầu chính phủ Úc gởi sĩ quan liên lạc sang tiếp xúc với ông để xếp đặt mọi vấn đề thực tiễn liên hệ đến việc yểm trợ quân sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2019, 11:29:17 pm »


        Sắc lệnh quy định việc tổ chức Huy Chương Giải Phóng.

        Tướng de Gaulle,

        Lãnh tụ người Pháp Tự Do, quyết định ;

        Điều thứ 1.— Thi hành dụ số 7 ngày 16 tháng 1 năm 1940 thiết lập Huy Chương Giải Phóng.

        Hội đồng này đặt dưới quyền chủ tọa của lãnh tụ người Pháp Tự Do, sẽ gồm có 5 hội viên, trong số đó một người sẽ giữ nhiệm vụ Chưởng Quản.

        Quý vị có tên sau đây được chỉ định làm Bạn Giải Phóng và Hội Viên.

        Đại tá hải quân Thierry d‘ Argenlieu ;
        Toàn Quyền Ebouẻ ;
        Trung Úy đ‘ Ollonde ;
        Sĩ quan vô Tuyến Điện Viên Hải Thương Popieul;
        Thượng sĩ Không Quân Bouquillard ;
        Đại tá hải quân Thierry d‘ Argenlieu được chỉ định làm Chưởng Quản.

        Điều thứ 2.— Hội Đồng Huy Chương Giải Phóng sẽ nhóm hợp ba tháng một lần nếu có thì giờ nhóm họp ngoài các cuộc hành quân, và nhóm phiên bất thường khi nào có giấy triệu tập của Lãnh Tụ người Pháp Tự Do,

        Sổ sách sẽ giao cho một viên thư ký, kiêm việc chưởng ấn.

        Hội Đồng thảo luận và cho ý kiến về tất cả mọi đề nghị chuyển lên lãnh tụ người Pháp Tự Do ; vị này có thể hỏi ý kiến riêng một hay nhiều hội viên, hội viên trả lời bằng thư.

        Điều thứ 3.— Phù hiệu của Huy Chương Giải Phóng có hình đồng tiền khắc mũi kiếm và thập tự Lo Ren.

        Mặt trái thích chữ :

        Patriam Servando Victoriam Tulit.
        Dải băng có vân đen và xanh tượng trưng cho tang tóc và hy vọng của Tổ Quốc.

        Điều thứ 4.— Huy chương Giải Phóng sẽ được Lãnh Tụ người Pháp Tự Do ban cấp sau khi lấy ý kiến của Hội Đồng. Lãnh Tụ người Pháp Tự Do đưa đề nghị hay chiếu đề nghị của các Cao Ủy, Thống Đốc và toàn quyền thuộc địa, của các đại diện Pháp Tự Do ở Ngoại Quốc, của các nhân viên Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc hay các nhân vật khác được hỏi ý kiến về việc đề nghị này.

        Điều thứ 5.— Huy chương Giải Phóng sẽ do Lãnh Tụ người Pháp Tự Do long trọng trao tặng người được ân thưởng hay do người nào được ông ủy nhiệm trao tặng.

        Người ngoại quốc có công với Pháp Tự Do có thể được trao tặng Huy Chương Giải Phóng và được coi là nhân viên của tổ chức này.

        Điều thứ 6.— Kỷ luật sẽ được Hội Đồng bảo vệ ; Hội Đồng "Có thể đưa ra lời khiển trách và đề nghị  khai trừ ; sự khai trừ sẽ do Lãnh Tụ người Pháp Tự Do quyết định.

        Sự khai trừ sẽ được quyết định khi nào có những hành vi trái với danh dự của những người được ân thưởng huy chương, không liên hệ gì đến hình phạt kỷ luật hay pháp định. Hành vi xúc phạm danh dự có thể xảy ra sau khi ân thưởng Huy Chương hay trước khi ân thưởng nhưng sau khi ân thưởng mới được phát giác.

        Điều thứ 7.— Nghị định quy định thể thức áp dụng sắc lệnh này sẽ được ban hành sau ; sắc lệnh này sẽ được đăng vào Báo Pháp Tự Do.

        Làm tại Luân Đôn ngày 29 tháng giêng 1941
C. de Gaulle       

        Công hàm của tướng de Gaulle gửi tướng Wavell Tư Lệnh quân đội Anh tại Trung Đông

        Luân Đôn, 30 tháng giêng 1941

        Kinh thưa Đại Tướng,

        Lại một lần nữa, tướng Legentilhomme sẽ đến trình diện ông nay mai. Như tôi đã nói rõ trong sự vụ lệnh của ông ta, tôi đặt ông ta dưới quyền sử dụng của ông, vì tôi hiểu rõ rằng việc chỉ huy quân sự trong những cuộc hành quân cần được thống nhất. Xin nói thêm rằng tướng Legentilhomme rất vui sướng và tự hào vì được làm dưới quyền ông. Tôi đã thông báo cho tướng Catroux biết việc này.

        Như tôi đã trình bày, ý muốn của tôi là các bộ đội đưa từ Trung Phi sang và do tướng Legentilhomme chỉ huy sẽ được dùng ở cùng một chiến địa. Tất cả gồm có 6 đại đội, một chi đội chiến xa, một giàn đại pháo và một toán pháo binh.

        Nếu cuộc hành quân « Marie » có thể thực hiện được và nếu thành công thì con số ấy sẽ tăng thêm để các bộ đội có thể cùng nhau tham dự cuộc chiến sau trận đánh này. Trái lại, nếu không thì xin ông cho tôi tập hợp tất cả các bộ đội từ Trung Phi sang để cùng dự chiến ở một nơi. Ông hiểu hơn ai hết rằng, không kể những lợi ích khác, việc tập trung các lực lượng Pháp vào một nơi như vậy sẽ có ảnh hưởng chính trị và tinh thần to rộng hơn.

        Trân trọng kính chào Đại Tướng và khen ngợi những chiến công oanh liệt của Đại Tướng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2019, 11:34:49 pm »

         
       Bảng ghi những câu trả của hội viên Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc về thái độ đối phó với Vichy. Người ghi chú :René Cassin.

        Luân Đôn, tháng hai 1941

        I.— Tóm tắt những câu trả lời vấn đề thứ nhất : thái độ

        1)Tướng Catroux :

        Theo sự hiểu biết nội bộ Vichy của chúng ta, bổn phận của chúng ta là không nên đã kích Thống Chế Pétain mà chỉ nên gây ảnh hưởng đến ông qua một vài nhận vật, thí dụ : tướng Leclerc).

        2) Đô đốc Muselier ;

        Pháp Tự Do phải cố gắng lập liên lạc với một vài nhân vật trong chính phủ Vichy. Phải liên lạc với thống đốc thuộc địa, nhất là Bắc Phi. Nên    bắt liên lạc riêng từng người một, trực tiếp hay trung gian    thuộc viên của họ, để có những người trung gian sẵn sàng giúp tay cho mình. Hành động như vậy không có nghĩa là thừa nhận Vichy.

        3) Tướng de Larminat :

        Chỉ nên có những liên lạc tùy cơ hội và giới hạn trong một   phạm vi nào đó. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta cũng không thừa nhận tính cách hợp pháp của một chỉnh quyền Pháp không tiếp tục cuộc chiến.

        4) Toàn quyền Eboué :

        Chúng ta phải tiếp tục bác bỏ mọi sự liên lạc với Vichy và tỏ cho người Pháp biết rằng quyền hành của Vichy không được thừa nhận là hợp pháp.

        5) Giáo sư Cassin:

        Trên nguyên tắc, khước từ mọi sự liên lạc với Vichy đế tránh việc hạ thấp giá trị tinh thần của chúng ta đối với dân tộc Pháp, và tránh âm mưu phá hoại nội bộ của chúng ta. Tiếp xúc kín dáo và gián tiếp. Lúc này, phải nhấn mạnh sự thiếu tự do, quyền hành và tính cách bất hợp pháp của Vichy. Lúc này không nên công kích Pétain. Công kích mạnh thêm, nếu Vichy ngồi lâu ở địa vị ấy đe dọa khả năng phòng thủ Đế Quốc.

        6) Đại tá hải quân d’Argenlieu :

        Phải tiếp tục khước từ mọi liên lạc chính thức với Vichy ; nhấn mạnh đến sự kiện chính phủ ấy chấp nhận đình chiến nên mất hết uy quyền và phái chịu trách nhiệm về hậu quả của cuộc đình chiến ấy ; không nến công khai nói đến cá nhân Thống Chế.

        7) Đại tá Leclerc :

        Đồng ý kiến với toàn quyền Eboué.

        Kết quả toàn bộ :

        Nhiều hội viên trong Hội Đồng tản thành việc lập liên lạc không chính thức với một vài nhân vật trong chính phủ Vichy, với một vài đại lãnh tụ hay thống đốc và những thuộc viên của các vị ấy. Nhưng điều nổi bật là sự thận trọng : tiếp xúc, liên lạc không chính thức. Mọi người đều đỏng thanh không thừa nhận chính quyền Vichy, nhưng không đả kích cả nhân Pétain.

        II. — Tóm lược những câu trả lời vấn đề hai :giả thuyết di chuyển chinh phủ Vichy sang Phi Cháu nhưng vẫn giữ thái độ lập.

        1) Tướng Cairoux :

        Cần phải tăng thêm những cuộc tiếp xúc, nhưng không thừa nhận chính phủ ấy là hợp pháp chừng nào chưa trở lại cầm súng ra trận. Pháp Tự Do không thể ngưng cuộc chiến. Chúng ta trung thành với ý chí chiến đấu bên cạnh người Anh là để đổi lấy những cam kết của ông Churchill.

        2) Đô đốc Muselier :

        Cố gắng tiếp xúc với chính phủ ấy nhưng không thừa nhận quyền hành của chinh phủ ấy vì sự trung lập lại còn hèn nhát hơn và không thể đứng ngoài vòng ảnh hưởng của địch để có thể tha thứ được.

        3) Tướng de Larminat :

        Nếu có thể được thì nói rộng thêm liên lạc nhưng không thay đổi thái độ đối với một chính quyền bất hợp pháp không chịu tiếp tục chiến tranh.

        4) Toàn quyền Ẻbouẻ :

        Cũng trả lời như trên.

        5) Tướng quân y Sicé :

        Không thừa nhận một chính phủ cố thủ giữ thải độ trung lập mặc dầu ở ngoài vòng kiểm soát của địch. Duy trì một vài liên lạc hạn hẹp có ích dụng đại quát trong tương lai.

        6) Giáo sư Cassin :

        Nối lại liên lạc không chính thức, không ngưng hoạt động quân sự Pháp Tự Do, không thừa nhận quyền hành trên pháp lý hay trên thực tại của chính phủ Vichy, không tỏ thái độ yếu kém của Pháp Tự Do. Không chịu làm công cụ cho một cuộc mà cả vô đạo khi Vichy ra điều kiện rằng muốn cho họ trở lại chống Đức thì phải thừa nhận quyền hành hợp pháp của họ, hành vi quá khứ của họ và độc quyền chi đạo của họ.

        7) Đại tả hải quân d‘Argenlieu :

        Thái độ không thay đổi. Tiếp tục hay nới rộng những liên lạc chánh thức.

        8 ) Đại tá Leclerc :

        Cũng trả lời như toàn quyền Eboué.

        Kết quả tổng quát:

        Toàn thể mọi người đồng ý lập liên lạc không chính thức hay nới rộng những liên lạc ấy, nhưng không chấp nhận quyền hành của một chính phủ đứng trung lập.

        III — Tóm lược những câu trả lời vấn đề ba : Giả thuyết chính phủ Vichy di chuyển Phi Cháu để trở lại cuộc chiến.

        1) Tướng Catroux :

        Cần phải tuyên bố sẵn sàng thừa nhận, trả lại lãnh thổ, nhận chiến đấu trong hàng ngũ quân đội của chính phủ ấy, với điều kiện duy nhất là phục hồi quyền lợi và chức vị của chúng ta ; nhưng chúng ta không cam kết tán thành những hành động chính trị đối nội và đối ngoại của họ khi chấm dứt chiến tranh. Trong trường hợp họ không chấp nhận những điều kiện ấy, chúng ta sẽ liên minh và hợp tác với chính phủ ấy nhưng vẫn giữ các thuộc địa của chúng ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2019, 11:44:36 pm »


        2) Đô đốc Muselier :

        Phải đoàn kết với nhau, không kể đến điều kiện quốc ngoại nào khác tình trạng chiến tranh hiện thời. Trên bình diện quốc nội, sự sáp nhập các lãnh thổ Pháp làm một sẽ không thực hiện ngay. Về phương diện chính sách đối nội, vấn đề chính thể không thể đặt ra ngay cho chính phủ đang theo đuổi cuộc chiến, trừ khi trả lại quyền công dân cho người Pháp Tự Do. Lãnh tụ người Pháp Tự Do phải chiếm một địa vị quan trọng trong chánh phủ. Ngay từ bây giờ phải sửa soạn việc giúp đỡ của người Anh cho những người trở lại cuộc chiến.

        3) Tướng de Larminat:

        Chúng ta phải đoàn kết với một chính phủ xác định ý muốn theo đuổi cuộc chiến trong sự liên minh với người Anh và bảo đảm được những biện pháp đã do Pháp Tự Do quyết định. Nền tảng cho sự thống nhất ấy là việc thừa nhận quyền tự trị phần nào cho Pháp Tự Do hiện thời. Lãnh tụ người Pháp Tự Do phải tham gia chính phủ với tư cách cá nhân và chiếm địa vị hàng đầu.

        4) Toàn quyền Ebouẻ :

        Theo chính phủ ấy với điều kiện : về đối ngoại, liên minh với nước Anh và tiếp tục cuộc chiến tranh toàn diện : về đối nội, tướng de Gaulle sẽ làm quốc trưởng. Xóa hỏ những biện pháp trừng trị Pháp Tự Do. Trừ bỏ những người đã tự ý hành động chống lại quyền lợi của nước Pháp. Trừng phạt những người đã cấu kết với địch. Xét lại những quyền lợi mà Vichy đã ban cho một số công chức và quân nhân.

        5) Tướng quân y Sicẻ :

        Đối ngoại: chiến tranh toàn diện bên cạnh đồng minh, không có hòa bình riêng rẽ ; tái lập trật tự Đông Duong ; hợp tác bình đẳng với đồng minh. Đối nội : tống giam kẻ phản quốc và hợp tác với địch. Tướng de Gaulle phải đứng đầu chính phủ.

        6) Giáo sư Cassin :

        Cần phải có sự chỉ đạo duy nhất cho cuộc chiến. Trước hết, sự hợp nhất phải bảo đảm được điều kiện tiên quyết : Tướng de Gaulle giữ một chức vụ tối yếu và sử dụng ê kíp của ông. Về phương diện đối ngoại : trở lại toàn thể cuộc chiến bèn cạnh đồng minh ; phê chuẩn tất cả các thỏa ước của Pháp Tự Do đã ký kết với đồng minh, về phương diện đối nội : giữ nguyên những biện pháp của Pháp Tự Do ban hành và thủ tiêu những biện pháp chống lại Pháp Tự Do.

        Chính phủ phải đại diện cho toàn thể các lực lượng quốc gia chiến đấu cho cuộc giải phỏng. Cũng như tướng de Gaulle đã làm, chính phủ phải trả lời trước quốc dân về những việc đã làm và để cho quốc gia tự định đoạt số mệnh của mình. Chính phủ phải khai trừ những người đã thân hữu với địch và thâu hồi những biện pháp bất công và độc tài chống lại những người gốc quốc gia.

        Nếu không thể thống nhất được thì phải trở lại công thức « đồng minh » với phần nào tính cách tự trị.

        7) Đại tá hải quân đ‘Argenlieu :

        Phải có bảo đảm thành thực trở lại cuộc chiến bên cạnh đồng minh, khước từ mọi thoái bộ (đình chiến hay hòa bình riêng rẽ). Sự hợp tác lúc ban đầu phải thận trọng. Hình thức liên minh sẽ cứu vãn được sự hiện hữu của Pháp Tự Do với tư cách tự trị và phong trào kháng chiến của một sổ người ưu tú đề xướng.

        8 ) Đại tá Leclerc :

        Điều kiện nội bộ : Tướng de Gaulle phải có địa vị then chốt trong chính phủ ấy. Loại trừ những người trách nhiệm cuộc bại trận vì chính sách của họ hồi tiền chiến hay vì họ đã theo chính sách hợp tác với địch sau ngày đình chiến. Giải tán hết các đảng phái chính trị. Hứa giữ lại một vài biện pháp ích lợi của thống chế Pétain, đặc biệt là những biện pháp tăng sức mạnh cho quyền trung ương và bênh vực gia đình

        Điều kiện đối ngoại : trở lại đồng minh với người Anh ; xác nhận mục tiêu của cuộc chiến đối với nước Đức, phải giữ nước Đức trong tỉnh trạng không thể trở thành một đại cường bằng cách thay đổi tình trạng lãnh thổ của họ và thi hành những hiện pháp kiểm soát cần thiết.

        Kết quả tổng quát :

        Mọi người đồng ý phong trào « Pháp Tự Dơ» hợp lực với một chính phủ chiến tranh ; nếu chính phủ này trở lại với các nước đồng minh, phê chuẩn những thỏa ước do Pháp Tự Do ký kết, v.v. ; Lãnh tụ Pháp Tự Do phải giữ một vai trò quan trọng trong chính phủ này.

        Cũng có sự đồng ý rằng không để phong trào « Pháp Tự Do» bị nhận chìm và mất sức linh hoạt trong tương lai.

        Ý kiến dị biệt về phương pháp hay nhất để đạt mục tiêu ấy. Một số người chủ trương giải pháp đồng minh cho Pháp Tự Do hưởng phần nào tự trị. Một số người khác nghĩ rằng phải đặt ngay nguyên tắc hợp nhất theo đó Pháp Tự Do đem cả tính và tinh thần quật cường của mình để thống nhất quốc gia trong ý chí chiến thắng địch. Sự đồng minh ấy xuất hiện như một giải pháp thứ yếu, chỉ dùng đến khi nào nỗ lực hợp nhất thất bại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2019, 11:52:05 pm »


        Điện tín của Lãnh sự Anh ở Damas gửi Bộ Ngoại Giao và thông báo cho tướng de Gaulle

       
(Bản dịch của phái đoàn liên lạc Anh)

        Damas, mùng 1 tháng hai 1941

        I.— Von Hintig và Roser đều đến Damas, ngày 28 tháng giêng, sau đó hai người đều đi Alep, ghé Homs, có lẽ Palmyre và Deir-Ez-Zor, ngày 30 tháng giêng.

        II.— Lý do bề ngoài của cuộc viếng thăm là điều đình thương mại, nhưng có phần chắc là họ còn có mục đích :

        — Cho Bá Linh biết tình hình tổng quát tại chỗ và tinh trạng liên lạc Anh - Pháp ;

        — Tiếp xúc với những người bản xử ;

        — Khởi sự cuộc tuyên truyền chống người Anh.

        II. — Họ đã tiếp xúc với Choukri Kouatli, Nakil) Azmeh Ađib và những người Trung Đông khác. Những người này nhiệt thành theo loạn quân Palestine. Họ cũng viếng thăm những người Syrie khác có vợ người Đức, và một số người thân Đức ai cũng biết, đặc biệt là Sadi Ivailani. Họ đã ngủ đêm trong biệt thự thôn quê và tiếp kiến nhiều người lạ mặt. Họ đã đi lại nhiều lần gặp nhân viên ủy ban giải giới Ý, trong số đó cựu lãnh sự Ý.

        IV. — Nhà cầm quyền Pháp đã theo sát họ.

        Cuộc viếng thăm này đã làm cho người Syrie xúc động. Uy tín cúa người Đức đang lên.

        Trích phúc trình mật của Nha Giám Đốc đình chiến sự vụ của Vichy, được lộ với tướng De Gaulle

        Phúc trình ngày 15 tháng giêng 1941

        « Ủy ban Đức — Ý đình chiến cho phép tăng cường nhân số và vật liệu, sự tăng cường đã được thực hiện hay đang thực hiện, nhất là nhân số và vật liệu đưa sang Tây Phi thuộc Pháp.

        Trái lại ủy ban Đức vẫn từ chối không chịu gia tăng nhân số và vật liệu để phòng thủ Đông Dương. Đang có sự can thiệp để người Đức bớt quyết liệt như vậy. »

        Phúc trình ngày 15 tháng hai 1941

        « Ủy ban đình chiến Đức đã cho biết quyết định dứt khoát ngăn cấm tăng cường nhân số và vật liệu ở Đông Dương lấy từ Chánh quốc hay từ Madagascar.

        Ủy ban đình chiến Đức từ chối mọi phương tiện phòng thủ tại Đông Dương. Sự từ chối ấy được áp dụng đặc biệt cho kế hoạch di chuyển sang Đông Dương những phi cơ đóng bên Mỹ và chở trên Tầu Béarn bị giữ lại ở Martinique ».

        Điệp văn của tướng de Gaulle gửi các Tham Mưu trưởng Anh

        Luân Đôn ngày mùng 5 tháng hai 1941

        Tướng de Gaulle gán một tầm quan trọng lớn nhất cho cuộc hành quân « Marie ». Vì muốn thực hiện cuộc hành quân ấy, và sau nữa, để khai thác. Ông  đã để cho tướng Wayell sử dụng các bộ đội dưới quyền tướng Legentilhomme.

        Còn như việc muốn biết rằng theo tin tức cuối cùng có nên thực hiện hay không nên thực hiện cuộc hành quân « Marie », thì phải để cho tướng Legentlhomme quyết định, vì ông là người chịu trách nhiệm về việc thi hành. Tướng Legentilhomme sẽ đến Le Caire trong tám ngày nữa.

        Căn cứ vào sự xét định của tướng Legentilhomme tướng de Gaulle và tướng Wayell sẽ tự dành lấy quyền quyết định, vì tướng de Gaulle chịu trách nhiệm về hậu quả của cuộc hành quân Marie đến nước Pháp, còn tướng Wayell thì chịu trách nhiệm chiến lược toàn thể các cuộc hành quân ở Trung Đông. Tướng de Gaulle sẽ đến Le Caire vào đầu tháng ba.

        Nếu cuộc hành quân Marie không thể thực hiện được hay không nên thực hiện theo sự nhận xét của tướng Wayell và tướng de Gaulle, thì tướng de Gaulle thuận ý để cho các bộ đội Pháp ở Trung Phi được tướng Wayell dùng vào một khu khác khu hành quân Marie ở Trung Đông. Trong trường hợp ấy, các bộ đội Pháp phải được tập trung lại và đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Legentilhomme.

        Điện tín của Garrea — Dombasle đại lý Pháp Tự Do ở Hoa Kỳ gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        Nữu Ước, mùng 6 tháng hai 1941

        Toàn thể Đông Dương đầu hàng, việc ấy làm cho Hoa Thịnh Đốn hiểu hẳn rằng quân Đức sẽ nhờ người Nhật mà có những căn cứ ở eo biển Malacca để xâm lăng Tân Gia Ba, cũng như họ có căn cứ Pháp ở biển Manche để uy hiếp nước Anh. Các giới chánh quyền Mỹ đều rất lo ngại tình hình Đông Dương. Hầu như họ chưa có thái độ nhất định nào. Hoa Kỳ sẽ hành động hợp lý nếu họ dùng áp lực ngoại giao mạnh đến Nhật Bản và Thái Lan, nhấn mạnh ý cương quyết không muốn để cho phi cơ và chiến hạm Nhật sử dụng căn cứ Thái Lan hay Đông Dương... Điều này hình như là biện pháp cuối cùng để ngăn cản hay trì hoãn lực lượng Nhật chiếm toàn thể Đông Dương.

        Công hàm của Sir Alexander Cadogon Thứ trưởng Ngoại Giao, gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

       
(Bản dịch)

   Luân Đôn, ngày mùng 7 tháng hai 1941

        Kính thưa Đại Tướng,

        Nhiệt liệt cảm ơn ông gởi cho tôi bức thư ngày 20 tháng giêng, ông đã có nhã ý đính kèm một bản giác thư về lập trường của Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp đối với tình hình Đông Dương.

        Tôi rất cám ơn ông đã gửi cho tôi những tài liệu quý giá về quan điểm của ông. Từ ngày thảo ra bản giác thư đến nay, tình hình đã thay đổi nhiều và chúng ta phải theo sát kết quả sự trọng tài của nước Nhật. Tuy nhiên, chúng tôi không bình luận bản thông cáo về tình hình Đông Dương mà Hội Đồng Phòng Vệ muốn công bố và đã gửi cho tôi một bản sao.

        Trần trọng kính chào Đại Tướng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2019, 11:56:48 pm »


        Điệp văn của tướng de Gaulle gửi ông Winston Churchill

        Luân Đôn, mùng 8 tháng hai 1941

        Lực lượng Pháp cần để thực hiện cuộc hành quân « Marie » như sau :

        1 đại đội Lê Dương,
        1 đội Thủy quân lục chiến,
        1 đại đội lính Sénégal,
        1 chi đội chiến xa,
        1 toán pháo binh,

        Các bộ đội da đen phải đi bằng đường biển từ Douala và Pointe - Noire đến Port - Soudan.

        Những điểm trên dây đã được tướng de Gaulle đồng ý với các tham mưu trưởng Anh trong phiên họp cuối tháng một 1940.

        Vào giờ này chỉ có đại đội Lê Dương đã lên đường trên tầu Neurala.

        Phần còn lại sẽ xuống tầu Empưe Trooper hiện đậu ở bến Gibraltar, tất nhiên chậm trễ nhiều, vì tầu Empưe Trooper không được sẵn sàng để làm việc chuyên chở ấy. Bức điện tín kèm theo đây của Đô đốc Bắc Đại Tây Dương gửi Đô đốc Nam Đại Tây Dương, cho biết rằng tầu Empưe Trooper sẽ đến Lagos sớm nhất là ngày mùng 3 tháng ba.

        Vì sự chậm trễ chuyên chở đó mà cuộc hành quân «Marie» với 3 đại đội, dự định vào tháng một, không thể thực hiện được trước cuối tháng tư.

        Vì sự chậm trễ ấy, cuộc quân không có ích lợi thực tế như đã dự tính nếu thực hiện vào tháng hai.

        Điện tín của tướng de Larminal Cao ủy Brazzayille gửi tướng de Gaulle, Luân Bôn

        Brazzayille, 12 tháng hai 1941

        Tôi mới ở Ounianga về, không được gặp Leclerc, nhưng cũng để lại chỉ thị cho ông ta. Cuộc hành quân ở Coujra như sau : kế hoạch tấn công công mãnh liệt đầu tiên đã phải bỏ vì các đội quân tuần tiễu tiền phong đã bị đánh bại hai ngày trước, phi cơ và chiến xa địch đã phản ứng mạnh, phá hủy 4 xe của quân tuần tiễu Clayton ngày 31 tháng giêng, Clayton bị bắt làm tù binh. Leclerc ra lệnh oanh tạc ngày mùng 2 và mùng 3 tháng hai, kết quả đã được thông báo bằng điện tín ngày mùng 10 tháng này. Leclerc đánh Ivoufra đêm mùng 7 với một chi đội nhẹ cơ giới, đánh phá sân bay, đồn canh và bắt nhiều tù binh, tài liệu, tin tức. Ông lui về Sarra.. . Tôi để lại chỉ thị cho ông canh chừng Koufra và sẵn sàng đợi cơ hội tiến chiếm vị trí này. Phi cơ Blenheim có lẽ đã oanh tạc đồn binh Koufra ngày mùng 10 tháng hai. Tất nhiên, chúng ta đã cam kết với bộ chỉ Anh sẽ để cho họ kiểm soát Koufra vì vị trí này ở khu vực ảnh hưởng của vùng Soudan Anh-Ai.

        Công hàm của de Gaulle gửi ông Winston

        Luân Đôn, 13 tháng hai 1941

        Kỉnh thưa Thủ Tướng,

        Theo lời yêu cầu của ông, tôi gửi kèm theo đây bản sao của một vài bức thư và điện tín về đặc vụ của tướng Legentilhomme.

        Mong rằng ông cũng kết luận như tôi : tướng Catroux được báo cáo đầy đủ tin tức. Còn như mọi việc liên hệ đến tướng Wayell và Sir Miles Lampson thì tất nhiên đây không phải việc của tôi. Nhưng tôi đã thông báo tin ấy cho bộ tư lệnh hoàng gia biết.

        Đây chỉ là một trận bão nhỏ trong một ly nước. Rồi sẽ yên ngay. Dĩ nhiên, tôi gửi tướng Legentilhomme lại ở Trung Đông để chỉ huy các bộ đội Pháp ở Soudan và Abvssinie. Tôi mong rằng ông ta sẽ chơi cho người Ý một vài miếng đau và đem lại chút ít vinh dự cho nước Pháp.

        Thân trọng kính chào Thủ Tướng.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng Calronx, tổng đại lý ở Le Caire

        Luân Đôn, 13 tháng hai 1941

        Đã đến lúc minh định ý kiến của tôi về cuộc hành quân ở Abyssinie trong giai đoạn thứ hai, liên lạc với đồng minh Anh của chúng ta.

        Nhưng ông đã biết, tôi đã đồng ý với chính phủ và bộ tổng tham mưu Anh rằng cuộc hành quân này nên khởi sự từ lãnh thổ Pháp ở Somalie. Theo kế hoạch này thì tất nhiên chúng ta phải chiếm lấy Djibouti trước tiên, đây là cuộc hành quân «Marie», nếu có thể thực hiện được không cần đánh đồn binh thuộc địa của chúng ta.

        Cuộc hành quân Marie chỉ nên thực hiện sau khi đã chuẩn bị đầy đủ : đội quân Lê Dương gần tới Port-Soudan — đội thủy quân lục chiến, đại đội linh Senegal, chi đội chiến xa và pháo binh, những đội quân này vì chậm trễ chuyên chở, chỉ có thể đến Port-Soudan vào giữa tháng tư.

        Như vậy, trong tháng tư, nếu tin tức nhận được từ Djibouti và tình hình quân sự tổng quát cho phép thực hiện cuộc hành quân «Marie» không chạm súng giữa người Pháp với nhau, thì cuộc hành quân ấy phải thực hiện cho kỳ được, sau đấy các bộ đội Pháp sẽ khởi hành từ lãnh thổ Pháp dễ tham dự các cuộc tấn công của đồng minh.

        Tướng Legentilhomme có đủ tư cách để tiếp xúc buổi đầu với thuộc cấp cũ của ông ở Djibouti và lấy tin tức. Ỏng cũng có đủ điền kiện đế chỉ huy cho cuộc hành quân sang Abyssinie. Bỏi thế cho nên tôi giao phó cho ông chỉ huy tất cả các bộ đội từ Trung Phi gửi sang cũng như những bộ đội thâu hồi được ở Djibouti. Tôi xin nói thêm rằng tướng Legentilhomme không muốn dừng lại ở tình trạng Djibouti lúc ông khởi hành. Tôi tán thành quyết định của ông và chúc cho ông gặp nhiều may mắn.

        Nhưng, mặc dầu cuộc hành quân «Marie» có thực hiện được hay không, chúng ta cũng phải trù liệu ngay phương tiện để tham dự trận đánh Ery- thrée của đồng minh, kỵ binh Phi Châu của chúng ta đã tham dự những trận ấy rồi.

        Các bộ đội của chúng ta dự trận ấy sẽ được đặt dưới quyền chí huy của tướng Legentilhonnne. Tôi đã đề nghị với tướng Wayell để cho họ cũng chiến đấu trên một địa điểm và tôi nghĩ rằng tướng Wayell cũng đồng ý.

        Như tôi đã báo tin trước, tướng Legentilhomme và bộ đội của ông ta chỉ thuộc quyền tựớng Wayell về phương diện quân sự. Về các phương diện khác tướng Legentilhomme sẽ thuộc quyền ông. Tôi tin chắc rằng với uy tín cao của riêng cá nhân ông, với tư cách Cao ủy của Pháp Tự Do và tổng đại lý của tôi, ông sẽ sử dụng được đến mức tối đa nỗ lực của quân đội để phục vụ Tổ quốc.

        Tôi dự định có thể đến thăm Trung Đông vào giữa tháng ba. Xin ông thông báo cho tướng Legentilhomme biết bản văn bức điện tín này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2019, 10:48:13 am »


        Điện tín của tướng de Gaulle gửi ông Garreau - Dombasle, đại lý Pháp Tự Do tại Hoa Kỳ

        Luân Đôn, 13 tháng hai 1941

        Như đã nói trong điện văn trước, chính sách Mỹ ở Viễn Đông trọng mấy năm gần đầy, luôn luôn thúc đẩy Anh và Pháp cứng rắn với Nhật Bản, nhưng Mỹ không muốn cùng Anh, Pháp gánh chịu hậu quả của một chính sách cứng rắn như vậy.

        Việc gì xảy ra ở Đông Dương lúc này chỉ là một trong những hậu quả của chính sách ấy.

        Còn như Pháp Tự Do chúng ta, tất nhiên không bao giờ chúng ta chấp nhận một sự thay đổi nào ở Đông Dương dưới sự đe dọa của người Nhật. Nhưng lúc này chính sách của chúng ta phải phản ảnh ý muốn không để cho Nouyelle- Calédonie và Tahiti lâm nguy hơn.

        Chúng ta cộng tác chặt chẽ với người Anh, chúng ta cố gắng giới hạn sự xuất cảng quặng sắt sang Nhật và đình chỉ việc bản kền, vì kền đã được bán trở lại cho Nhật sau ngày đình chiến.

        Sự cố gắng ấy đã làm cho Nhật phản đối và còn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho việc phòng thủ Nouyelle-Calẻdonie và Tahiti.

        Tôi cho rằng lúc này ở Luân Đôn chúng ta phải tiếp xúc chính phủ Anh, các đại diện Úc và Hòa Lan nếu cần, để hoạch định chính sách của chúng ta ở Thái Bình Dương một cách thích hợp hơn cả.

        Điện tín của tưởng de Gaulle gửi tướng de Larminat, Cao ủy Brazzayille

        Luân Đôn, 17 tháng hai 1941

        Người Anh đã tiến quân vào Tripoli, chúng ta phải đề phòng trường hợp sức kháng cự của người Ý sụp đổ ở Libve. Như vậy chúng ta sẽ có cơ hội chiếm lấy Fezzan và từ đấy tới Ghàt và có thể là Ghadamès.

        Như vậy tôi yêu cầu ông sửa soạn ngay phương tiện cần thiết cho cuộc hành quân ấy. Việc tiến chiếm Fezzan và các ốc đảo Libye của quân Pháp có một tầm quan trọng mà ông không thể nào không nhận thấy được.

        Mặt khác, tôi yêu cầu ông cho tôi biết đến ngày nào đại đội Archambault và đại đội Cameroun có thể khởi hành sang Trung Đổng.

        Tôi xác nhận sẽ gửi sang Trung Phi 80 hạ sĩ trẻ tuổi mới huấn luyện ở đây từ bảy tháng nay, sau này sẽ gửi sang 80 chuẩn úy trẻ tuổi. Tất cả đều là người ưu tú. Tại Guyane có 180 người da trắng tình nguyện, trong số có ít nhiều hạ sĩ lành nghề, đã lên đường để gặp ông ở Freetown.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng de Lanninat, Cao úy Brazzayille

        Luân Đôn, 19 tháng hai 1941.

        Tôi rất thắc mắc về câu chót trong bức điện văn ngày 12 tháng hai của ông. Theo tài liệu của chúng tôi ở đây thì nước Anh, nhân danh xứ Soudan Anh- Ai, đã hoàn toàn từ bỏ mọi quyền lợi trên lãnh thổ Tây và Bắc một đường ranh giới xác định như sau, vào lúc trao đổi thư từ với nước ý năm 1984...

        Nếu quả thực trước 1934 Koufra nằm trong khu vực ảnh hưởng Anh, thì bây giờ vùng ấy chỉ còn là một mảnh đất của nước Ý ; trong trường hợp  chúng ta đưa quân vào chiếm Koufra thì chúng ta phải quyết tâm đòi hỏi cho được quyền lợi của nước Pháp ngày nào đặt lại vấn đề chia cắt lãnh thổ Ý ở Libye. Xin ông cho biết ông căn cứ vào bản văn nào để đưa ra quan điểm của ông về Koufra nằm trong khu vực ảnh hưởng Anh.

        Thông cáo của Pháp Tự Do

        Luân Đôn, 22 tháng hai 1941

        Nhân danh người Pháp Tự Do,

        Tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế

        Quốc Pháp có lời thông cáo sau đây :

        1) Sự thất bại nhất thời của nước Pháp không phải là lý do để các cường quốc xúc phạm bất cứ bằng cách nào đến sự toàn vẹn của lãnh thổ Đế Quốc hay quyền lợi của nước Pháp ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

        2) Mọi sự nhượng bộ của Vichy hay đại diện của Vichy đều bị Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp coi là vô giá trị.

        3) Lời tuyên bố quyết định trên đây được áp dụng cho trường hợp đặc biệt ở Đông Dương.

        Hội Đồng Phóng Vệ Đế Quốc Pháp không phải là không biết đến sự lợi ích của những thỏa hiệp dung hòa quyền lợi của Đông Pháp với quyền lợi của các cường quốc khác, nhưng Pháp Tự Do không chấp nhận việc dùng võ lực hay đe dọa để chia cắt hay xâm phạm quy chế lãnh thổ và chính trị của Đông Dương có trước ngày 23 tháng sáu, tức là ngày hiệp ước « đình chiến » có hiệu lực ; sự vi phạm nào cũng không được coi là có lý do và có tính cách chung quyết.

        Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp tuyên bố tán thành ngay từ trước thái độ của Đông Dương nếu Đông Dương chống đối những vụ xen lấn như thế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:04:45 pm »


        Điện tín của đại tá Monclar, chỉ huy lữ đoàn Erythrẻe, gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        Mùng 1 tháng ba 1941

        Đại đội 3 lính Senegal (Tchad) đã tấn công những vị trí tiền đồn ngày 20 và Kub - Kub ngày 23 tháng hai trong khi một bộ đội cơ giới Anh hành quân bao vây. Cuộc hành quân thành công lắm, tuy rằng vị trí này rất dễ phòng thủ. Chúng ta đã bắt được 430 tù binh và tịch thu 4 đại bác. Đại đội 3 lính Lê Dương bây giờ đang tập trung vào vùng Port - Soudan.

        Điện tín — thông gửi các ủy ban Pháp Tự Do ở ngoại quốc

        Luân Đôn, mùng 2 tháng ba 1941

        Càng ngày càng thêm nhiều dấu hiệu cho thấy tinh thần hợp nhất và đoàn kết mãnh liệt thúc đẩy những người Pháp sống ở ngoại quốc và còn được tự do kết hợp với nhau và gia nhập lực lượng Pháp Tự Do. Trong tháng hai, số quyên tặng bằng hiện vật của các ủy ban ngoại quốc gửi về cho tướng de Gaulle  lên tới hơn 2 triệu quan. Tất cả có 42 ủy ban Pháp Tự Do ở ngoại quốc, một trong nhũng ủy ban quan trọng nhất là ủy ban Buenos - Aires, 110.000 phiếu. Sự tham gia vào phong trào thuộc địa Pháp ở ngoại quốc kéo theo một số tư nhân càng ngày càng nhiều tham gia ủy ban Pháp Tự Do, trong số ấy có các đại diện Pháp ở ngoại quốc và sĩ quan Pháp của các phái đoàn quân sự. Trong số những người mới nhập ủy ban, xin kể : ông Ledoux, xử lý thường vụ Pháp ở Montevideo, sau trở thành đại diện Pháp Tự Do Nam Mỹ ; ông Lepissié, cựu bộ trưởng ở Vọng Các ; ông Bonneau cựu xử lý thường vụ ở Aiganistan ; tướng Petit, trưởng phái đoàn quân sự Pháp ở Paraguay, vừa được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng của tướng de Gaulle, trung tá Brosset, trong phái đoàn quân sự ở Colombie, trung tá Dassonville, phái đoàn quân sự ở Pẻron ; đại tá Angenot, phái đoàn quân sự Pháp ở Paraguay. Ngày hôm nay, 3000 người Pháp hội hợp tại Hội người Pháp ở Anh Quốc, đã hoan hô một bài diễn văn của tướng de Gaulle và lập bản kiến nghị sau đây :« Người Pháp ở Anh Quốc, với 3.000 người hiện diện ngày mùng 1 tháng ba 1941, sau khi nghe bài diễn văn của tưởng de Gaulle, đồng thanh bày tỏ lời khen ngợi và lòng biết ơn, và tin tưởng ông, trong cuộc chiến tranh giải phóng Tổ Quốc, trong sự cố gắng thúc đẩy người Pháp theo đuổi cuộc chiên bên cạnh nước Anh và các đồng minh. Hội người Pháp yêu cầu gởi đến các lực lượng Pháp Tự Do, các bộ đội chiến đấu trên bốn mặt trận Phi Châu, các lực lượng đang chuẩn bị chiến đấu, các thủy thủ chiến hạm và thương thuyền Hải quân Pháp, các phi công không quân Pháp, lời chào huynh đệ và sự khen ngợi nồng nhiệt.

        Điện tín của tướng de Larmỉnat Cao Ủy Brazzayille gởi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        Brazzayille mồng 2 tháng ba 1941

        Xin báo tin ông biết Koufa đã đầu hàng ngày mồng 1 tháng ba, hồi 9 giờ sáng. Đây là đồn thứ
nhất chiếm được của quân đội Pháp bước đầu để đến chiến thắng. Nước Pháp muôn năm.

        Điện tín Gửi từ Brazzayille, mồng 5 tháng ba 1941

        Hôm nay tướng de Larminat đã công bố bản thông cáo chính thức sau đây:

        «Các bộ đội của chúng ta đã tiến chiếm Koufra. Chúng ta đã bắt 350 tù binh, trong số đó có 11 sĩ quan, 4 đại bác và 40 súng tự động. Các bộ đội của chúng ta đã chiếm toàn thể ốc đảo và thiết lập nền cai trị.

        Điện tín của tướng de Gaulle, gửi Henri Sautot, Thống đốc Novell — Caledonia, ở Noumea

        Luân Đôn, mồng 7 tháng ba 1941

        Hôm nay tôi đã hội đàm với Thủ tướng Úc và đã thảo luận với Thủ tưởng các điểm sau đây :

        Thứ nhất : Chuyên chở những người tình nguyện. Thủ tướng cố gắng đảm nhận việc chuyên chở đến Port-Soudan, đến đấy họ sẽ lãnh vũ khí để nhập ngũ.

        Thứ hai :Thủ tướng đồng ý mở những cuộc mật nghị quân sự về việc phòng thủ thuộc địa. Thủ tướng đồng ý rằng, với nhiệm vụ bênh vực quyền lợi của chúng ta ở Thái Bình Dương, ông có thể thảo luận với chính phủ Úc để giải quyết những vấn đề liên quan đến Tân Tây Lan, như vậy ông chỉ cần dùng một ngả thông vận để tiếp xúc với bên ngoài.

        Tân Tây Lan cũng quan tâm đến vấn đề phòng thủ Tahiti và họ ở vào một vị trí địa lý thuận tiện hơn để hợp lực phòng thủ, tôi yêu cầu ông chính thức đề nghị với chính phủ Úc, qua đại diện của họ ở Noumea, đế mở những cuộc hội đàm tam phương nhằm mục đích đưa những đề nghị với chính phủ Úc và với tôi.

        Thứ ba :Thủ Tướng hiếu rõ tầm quan trọng chính trị sau đây : tránh tất cả những điều có thể gây cảm tướng rằng Anh và Úc có thể kiểm soát các thuộc địa Pháp ở Thái Bình Dương.

        Tôi đã cảm động sâu xa khi được ông Menjies bày tỏ cảm tình với Pháp Tự Do và quyền lợi của nước Pháp, ông cho tôi biết rằng Nouyelle Cálédonie và Hebrides có thể tin tưởng ở sự nâng đỡ kinh tế rộng rãi nhất của Úc Châu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:11:19 pm »


        Điện tín của tướng de Gaulle Gửi tướng de Larminat,Cao ủy Brazzaville

        Mồng 10 tháng ba 1941

        Tôi không bàn đến tương lai Koufra sẽ về ai nên tôi vẫn tin rằng không nên hứa hẹn gì về Koufra ngay từ bây giờ trong khi chúng ta chưa biết thái độ của người Anh nếu một ngày kia chúng ta đặt vấn đề Fezzan. Những thỏa ước thuộc loại này thuộc phạm vi những vấn đề tổng quát cần phải hỏi ý kiến của tôi.

        Điện tín của Sir Pobert Craigie đại sứ Anh ở Tokyo, gửi bộ Ngoại Giao Anh và thông báo cho tướng de Gauỉle,

       
(Bản dịch)

        Tokyo, 19 tháng ba 1941

        Sau đây là những điểm chính trong bản thông cáo Pháp - Thái - Nhật tối hôm 11 tháng ba.

        ... Kế hoạch hòa giải của người Nhật đưa ra ngày 24 tháng hai đã được các chính phủ Pháp và Thái chấp thuận...

        1) Nước Pháp nhượng lại cho Thái Lan quận Pak Lay nói ở điều thứ 2 Hiệp Ước 13 tháng 1940 ký kết giữa Pháp và Thái Lan, miền Bắc biên giới giữa tỉnh Battambang và tỉnh Pursat, hữu ngạn sông Cửu Long giới hạn bởi một đường kẻ kể từ biên giới Cực Nam giữa hai tỉnh Siemréap và Battambang đụng Biến Hồ, cho đến vĩ tuyến 13,5 độ, rồi về phía đông, chạy dọc theo vĩ tuyến ấy đến sông Cửu Long.

        2) Những vùng nhượng lại trên đây đều trở nên những khu vực phi quân sự. Người Pháp và dân Đông Pháp sẽ được đối xử bình đẳng tuyệt đối trong các vùng ấy về các phương diện nhập cảnh, cư trú và sinh hoạt.

        3) Chỉnh phủ Thái Lan tôn trọng lăng tẩm của hoàng gia Luang Prabang, trong khu vục tam giác trước mặt Luang Prabang, và cung cấp mọi dễ dãi cần thiết để tu bổ và thờ cúng.

        4) Biên giới sông Cửu Long sẽ ấn định theo nguyên tắc con đường trung tuyến lạch sông tính theo chiều sâu của lòng sông, nhưng các cù lao Không và Khone sẽ thuộc chủ quyền của Thái lan và cả hai nước Pháp - Thái sẽ tham dự nền cai trị, những cơ sở của - Pháp đã có trên đảo vẫn thuộc quyền sở hữu của người Pháp.

        Khi ký kết những điều kiện này, thư từ đã được trao đổi giữa Nhật và Pháp, giữa Nhật và Thái, minh xác rằng Nhật sẽ bảo đảm tính cách chung quyết của việc giải quyết cuộc tranh chấp.

        Thư của đại tá Leclerc gửi tướng de Gaulle

        Fort Lamy, 13 tháng ba 1941

        Kính thưa Đại Tướng,

        Ở Koufra trở về, tôi vội vàng viết thư này cảm ơn ông đã gửi điện tín cho biết tôi được ân thưởng Huy chương Giải Phóng. Phần thưởng nhiều quá đối với tôi không cần thiết lắm vì tôi xin khẳng định với ông tôi đã được ân thưởng công lao khó nhọc khi trông cờ tam sắc phất phới trên cột cờ lớn đồn Tadj, trước mặt đội quân viễn chinh bé nhỏ vô cùng cảm động. Sau đây là biên bản cuộc hành quân và phúc trình về kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc hành quân đó.

        ... Trong cuộc viễn chinh này mọi việc đều làm cho người ta phải say mê ; trước hết là cuộc bơi lội qua sa mạc Sahara, xe chạy theo kim địa bàn như tầu thủy. Sau là đường sả xa xôi làm cho mất liên lạc với hậu cần, như vậy là chúng tôi không được phép thua trận. Chúng tôi đụng độ với một chi đội địch hơn trội về vũ khí nhưng không biết cách vận chuyển cho nên thảm bại. Sau hết là việc dùng 6 toán binh bao vây một nơi có tổ chức phòng thủ vững chắc, điều này đặt ra nhiều vấn đề chiến thuật... và tinh thần.

        ... Bây giờ xin nói đến tương lai. Nếu người Anh tiếp tục tấn công Tripolitaine, thì tôi sẽ hành động ở Fezzan mặc dầu phương tiện mệt mỏi và thiếu thốn. Vì họ ngưng lại cho nên tôi không thể can thiệp một mình với những phương tiện hiện thời ; người Ý rất mạnh và vũ khí hùng hậu ở Fezzan có thể mang lực lượng trừ bị đến nơi trong một thời gian ngắn.

        Trái lại, tôi đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tiến quân ngày mai, tất nhiên phải giữ bí mật tối đa. Mong rằng tôi sẽ được cấp thêm hạ sĩ quan người Âu ; tôi đã gửi đơn xin tướng de Larminat. Nếu không thể thoả mãn được thì cũng đành chịu. Trái lại, việc chu cấp xe hơi là điều kiện không có không được ; tướng de Larminat đã nhận đơn xin của tôi rồi. Chúng tôi sẽ bắt tay vào việc để thành lập một chi đội cơ giới thiện chiến.

        Hẳn ông cũng đoán ra rằng những điều đó không làm suy sụp tinh thần của Tchad. Kinh nghiệm lại một lần nữa chứng minh rằng chiến thắng sẽ về tay những người biết cầm cự... Vichy không biết làm như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:14:17 pm »


        Điện tín của tướng Henri Sautot, thống đốc Nouyelle Calédonie, gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        Noumea, 23 tháng ba 1941

        Những cuộc hội đàm với phái đoàn Úc đã hắt đầu và tiếp tục trong bầu không khí thân thiện và tin tướng lẫn nhau. Sau khi nhóm họp thành ủy ban, phái đoàn đã đề cập đến các cơ quan quân sự của thuộc địa và việc cái tiến những cơ quan ấy. Phái đoàn đề nghị với chính phủ Úc :

        1) Thiết lập tại Noumea một căn cứ thủy phi thuyền quân sự. Thủy phi thuyền và nhân viên phi hành sẽ do Không Lực Hoàng Gia Úc cung cấp. Người Pháp sẽ có trách nhiệm các căn cứ trên mặt đất.

        2) Thiết lập trên đồi Oupleđge Toro một giàn hai cỗ đại bác 6 tấc. Hai thiết trí quan trọng này có thể khởi công ngay.

        Phái đoàn cũng xét đến việc cung cấp súng lúc này chúng ta thiếu thốn rất nhiều, có thêm súng thì có thể mộ thêm quân ; phái đoàn cũng xét đến việc cung cấp xe cam nhông quân sự, đèn rọi, vật liệu, V.T.Đ., trang bị quân trang, vật liệu để xây cất những công sự chiến đấu.

        Trưởng phái đoàn và ông Ballard cam đoan với chúng tôi rằng chính phủ Úc sẽ cung cấp những vũ khí ấy mà lúc này không phải bận tâm đến việc trả bằng ngoại tệ.

        Phúc trình gửi sau bằng bưu chính.

        Điện tín của Henri Sautot Thống Đốc Nouyelle-Calédonie gửi tướng de Gaulle

        Noumea, 16 tháng năm 1941

        Phòng Chiến Tranh Úc đã nghiên cứu đề nghị của hội nghị quân sự Pháp Úc họp ở Noumea với sự hiện diện của ông Ballard, đại diện Chính phủ Úc ở Noumea và đại úy Dubois, mà tôi đã gửi sang Canberra để thay mặt tôi.

        ... Phòng Chiến Tranh đã quyết định :

        1) Thành lập tại Nouyelle-Calédonie một căn cứ  không quân gồm một căn cứ thủy phi thuyền ở cây số 55 dường thuộc địa ; một số nhân viên phi hành của Không Lực Hoàng Gia Úc 40 người cần thiết để thiết lập và duy trì căn cứ ấy ; sổ nhân viên và trang bị được đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ Úc và chỉ có chính phủ này chịu trách nhiệm về những hoạt động của căn cứ.

        2) Úc gửi sang một số huấn luyện viên đế dạy cho nhân viên địa phương sử dựng khí giới và trang bị kỹ thuật của chính phủ Úc. Những huấn luyện viên ấy sẽ rút về khi nào huấn luyện xong.

        3) Gửi người Úc sang để thiết trí một giàn súng phòng thủ bờ biển và huấn luyện nhân viên địa phương. Khi huấn luyện xong, chi đội này sẽ trở về Úc.

        4) Chính phủ Úc viện trợ tài chính cho Lực Lượng Pháp Tư Do Thái Bình Dương gồm có : Vật liệu chiến tranh nói sau đây và vật liệu dùng để xây dựng căn cứ không quân và giàn súng phòng ven bờ biển Nouyelle-Calédonie, chi viện lương bổng nhân công và mua vật liệu tại chỗ.

        Xin ông chấp thuận ngay khoản viện trợ quan trọng này của chính phủ Úc.

        Xin nói rõ rằng công việc tiên khởi để thiết trí căn cứ thủy phi thuyền Noumea và phi trường ở cây số 55 đã khởi sự rồi.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi Henri Sautot, thống đốc Nouyelle-Calédonie

        Le Caire, mùng 2 tháng sáu 1941

        Đồng ý về dự án thỏa ước quân sự giữa chính phủ  Úc với Nouyelle-Calédonie, nhưng phải có những điều kiện sau đây : Việc sử dụng phi cơ và thủy phi thuyền Úc trên căn cứ Nouyelle- Calédonie phải là quyền của bộ tổng chỉ huy quân sự Pháp, vì đây là việc phòng thủ đảo này. Chúng ta phải giới hạn sổ sĩ quan và nhân viên Úc khác dùng để liên lạc. Những nhân viên này không được can thiệp vào việc tổ chức các lực lượng chúng ta vào việc sử dụng các lực lượng ẩy, vào việc phân phối vũ khí trao cho chúng ta. Những nhân viên ấy phải sáp nhập trực tiếp vào bộ chỉ huy Pháp, không kể những người thuộc quyền họ. Ngược lại, chúng ta cũng phải có một sĩ quan liên lạc ở bên Úc.

        Thống đốc Sautot trước hết phải ký kết nhân danh tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp chứ không phải nhân danh Nouvelle-Calédonie.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM