Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:52:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini  (Đọc 14417 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 10:07:47 am »


        Nhưng, đến tuổi tôi, mỗi ngày tôi đều chờ đợi điều không ai cưỡng lại được xảy đến ; do đó khi có một người xin gặp, tôi trả lời là chỉ có thể chấp thuận gặp gỡ trong cùng ngày đó, vì tôi không rõ liệu hôm sau tôi còn ở lại cõi đời này không.

        Tuy nhiên đấy không phải là ý kiến của ông bác sĩ Luca Gentile tốt bụng, ông cho là tôi có sức khỏe dồi dào và tánh tình vẫn vậy. Xin chúa cho tình trạng nầy kéo dài thêm vài năm. Không phải cho tôi, cho những lạc thú mà người ta có thể rút ra từ cuộc sống — ở tuổi tôi, tôi không thấy điều gì có thể chờ đợi trong phạm vì này, — nhưng bởi vì không có một ngày nào mà tôi không thấy có bằng chứng là nhả tôi đã không hoàn toàn lầm lẫn. Sự nghiệp của ông dầu cho ẩn tàng trong những viên đá của các kiến trúc hay trong con tim của người người, vẫn luôn luôn còn đó, và càng ngày càng có nhiều người khám phá ra rằng thật ra Mussolini đã làm điều tốt đẹp cho xứ sở nhiều hơn là những người kế tục ông. Vậy thì đấy chính là một niềm an ủi đã xoa dịu những ngày xưa cũ của tôi.

        Phải chăng là tôi đã nói như một đảng viên phát xít ? Chắc chắn là không phải, bởi vì ngay cả khi Benito ở trên tột đỉnh của vinh quang, tôi cũng vẫn tự coi trước hết là một phụ nữ Ý. Và ngày nay tôi vẫn vậy.   

        Vậy thì một phụ nữ Ý có thể mong ước điều gì ? Được sống càng lâu càng tốt để nhìn thấy tổ quốc hùng mạnh, sung túc và hòa bình.

        Sau Đệ Nhị Thế Chiến, tôi đã thích được nghe người Ý và những người lãnh đạo nói như sau biết bao : « Tốt lắm, tất cả những chuyện đó giờ đây đã chấm dứt, hãy kính trọng những người đã chết, nhưng hãy làm cách nào để cho người sống học hỏi được tất cả những gì tốt đẹp nhất, quảng đại nhất qua gương sáng của những người đã chết ». Thay vì điều đó, các chính đảng lại thích tiếp tục đào sâu hố chia rẽ sẵn có giữa người Ý hơn. Thay vì làm đường sá, xây dựng nhà cửa, phát động lại nền kinh tế của xứ sở, người ta lại để cho tình hình thêm ung thối và để cho trò mị chúng xáo trộn tất cả. Đến mức độ mà năm 1973, tại Ý, đôi khi người ta bắt buộc phải dùng các bưu tín viên tư, như trong thời kỳ trung cổ, để gửi một lá thư hơn là giao cho nhà bưu điện, bởi vì 99% là nó có may mắn đi mau hơn nếu như một cuộc đình công bùng nổ.

        Vậy thì, với tất cả những người đến thăm tôi, viết thư cho tôi, trẻ cũng như già, để xin một lời khuyên của tôi, để than phiền về tình thế hiện tại, để biểu lộ sự luyến nhớ thời gian qua, tôi xin nói : hãy nghĩ đến Tổ quốc trước hết. Hãy yêu nước Ý như mẫu thân mình bởi vì người ta sẵn lòng phỉ báng xứ sở mình, nhưng một khi ở nơi xa, người ta lại hối tiếc và thấy xứ sở mình đẹp hơn bất cứ xứ sở nào khác.

        Với tất cả những người ấy, những thanh niên được kích động bởi những ý tưởng cao cả và mãnh liệt, tôi, vợ của Mussolini, tôi xin nói: đừng quên rằng tất cả những gì quí vị làm, phải làm cho xứ sở quí vì, bởi vì xứ sở chính là gia đình, chính là bạn thân quí vị.

        Với những ai đang lãnh đạo nước Ý, dầu cho mang tên Lone, Andreotti, Fanfani, v.v... mà tôi biết hết trong thời niên thiếu, tôi xin nói: xin hãy quảng đại, hãy biết tha thứ. Hãy đoàn kết nhân dân Ý lại, và đừng để cho nhân dân xâu xé lẫn nhau. Ý quốc là một đứa trẻ lớn xác, thơ dại và tốt bụng, nhưng nó không thích bị giễu cợt.

        Với những người lãnh đạo các chánh đảng, cho dầu là thiên tả, là cực tả, là thiên hữu hay trung dung, tôi xin hãy suy nghĩ nhiều hơn đến nước Ý, Quốc gia đang cần tất cả những sức mạnh sống động này để đương đầu với một thế giới đã mất tất cả đạo đức và sự kính nể con người.

        Riêng phần các bậc làm cha mẹ, tôi khẩn khoản xin đừng thoái thác trách nhiệm của mình. Họ là nền tảng, là sự nâng đỡ những bước đầu tiên của con thơ. Nếu chúng không có sự giám hộ này, chúng sẽ vươn lên hỗn độn như thảo mộc bị bỏ hoang.

        Liệu một ngày nào đó Mussolini sẽ có một bức tượng tại quê hương của mình chăng? Để làm gì? Có một cái gì đó có tính cách an ủi hơn là một bút tượng: đó là kỷ niệm mà người ta để lại trong tim con người.

        Và nếu tôi phải nghĩ rằng tất cả những người ấy, người vô danh hay người có tiếng tăm vang dội, đã đến nghĩa trang nhỏ bé San Cassiano, tại Predappio, vì tò mò, thì biến cố tình cờ mà tôi đã trải qua cách đây vài năm lại chứng tỏ với tôi đếu trải ngược lại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 10:59:26 am »

 
        Đấy là năm 1969, một ngày chúa nhật. Tôi đến ăn trưa với vài người bạn trong một tiệm ăn tại Milano Marittima, một bãi tắm nhỏ trên biển Adriatique. Chung quanh một chiếc bàn kế bàn chúng tôi, chừng mười người đang tiệc tùng ồn ào, thỉnh thoảng lại hát một bài hát không còn làm cho ai nghi ngờ gì về chính kiến của họ: đấy là các đảng viên cộng sản. Biết tánh tôi khả nhạy cảm, những người đi theo tôi đã kiếm một chỗ khác, nhưng tôi trấn an họ: trời đẹp, tôi thoải mái, tôi sẽ không gây việc rắc rối.

        Chúng tôi đang dùng những món ăn chơi, thì một người trong bọn ngòi bàn kế bên lớn giọng:

        «Bất chấp tất cả những tên đã bị giết, bọn phát xít vẫn còn đông quá. Các anh sẽ thấy là người ta sẽ mau lẹ dựng tượng để tôn vinh Mussolini. Tính sổ lại thì chúng ta chỉ là một lũ ngốc».

        Nghe những lời này, cử chỉ tôi khựng lại, y có biết tôi là ai không ? Liệu y muốn kiếm chuyện rắc rối chăng ? Năm 1946, điều này còn quan niệm được : năm 1969, thì đó là một sự khiêu khích ngu xuẩn và vô cớ. Người hầu bàn dọn ăn cho chúng tôi cảm thấy rất phiền, đến kiếm những người láng giềng ồn ào của tôi và với lời lẽ xã giao anh ta giải thích cho họ rõ tôi là ai. Không khí im lặng đột ngột. Và trong lúc mà tất cả mọi cặp mắt đều hướng thẳng về tôi, một người rời khỏi bàn này và tiến về phía chúng tôi.

        «Bà là Bà Mussolini ? anh ta hỏi.

        — Phải, rồi sao ?

        — Vì tôi là một cựu dân quân.

        — Rồi sao ! Ông muốn chuyện ấy làm gì tôi đây ? Bộ ông quên là chiến tranh đã chấm dứt rồi hả ?

        — Tôi biết, nhưng tôi muốn được biết phu nhân của Benito Mussolini.

        — Xong rồi. Bày giờ xin ông vui lòng để cho tôi dùng bữa với các bạn tôi chớ !

        — Tôi không đến đây để mạo phạm, thưa bà. Trái lại, tôi đến để xin lỗi bà. Tôi đã là thành viên của lữ đoàn 52 Garibaldi.

        — A ! Ông là người cùng với những kẻ nấp dưới danh nghĩa thanh lọc đã giết đàn bà và trẻ con. Ông không thấy hổ thẹn về những điều đã làm ! Và dám đến trình diện trước mặt tôi, vợ của Mussolini à ! »

        Tôi gần như thét lên những tiếng sau cùng dẫu muốn dẫu không. Tôi run lên vì cơn giận chất chứa trong lòng. Tôi sống lại những cảnh kinh hoàng mà tôi đã sống năm 1945 sau khi nhà tôi chết. Tôi hình dung lại được người thanh niên bị thương ấy, vừa gào thét vừa chạy trốn khỏi một nhà thương và tôi thấy anh bị hạ như một con vật. Dầu cho được tất cả vàng trên thế giới, tôi cũng không bao giờ muốn nghĩ lại thời kỳ ấy.

        Người đàn ông nghiêng người về phía tôi, cầm lấy tay tôi đưa lên môi và vừa nhìn thẳng vào mắt tôi vừa nói :

        «Signora, trong kháng chiến người ta gọi tôi là Bill. Chính tôi đã nhận ra chồng bà trong chiếc cam nhông Đức tại Dongo. Chính tôi đã bắt ông xuống xe, lục soát ông, bắt giữ ông.»

        Tim tôi muốn ngừng đập. Trước mặt tôi đây và đang cầm tay tôi là người đã bắt nhà tôi đi những bước đầu tiên về phía cái chết rùng rợn của ông. Định mệnh lạ kỳ làm sao ! Thấy lại con người này hai mươi bốn năm sau. Chắc lúc đó anh ta còn trẻ lắm.

        «Tôi đã hỏi Mussolini có tiền không, lúc ấy ông nhìn ngay mặt tôi và trả lời tôi bằng một giọng nói bình tĩnh lạ lùng : « Anh có thể lục soát tôi, tôi chẳng có gì cả. Trong xe, tôi có một chiếc cặp cũng không có chứa đựng tiền bạc đâu, nhưng có những gì có thể cứu vãn được nước Ý : tài liệu». Thưa Bà, tôi đi kiểm chứng lại, quả thật như vậy, chồng bà bị bắt. Từ năm 1945, tôi không thấy tinh thần được yên ổn. Tôi luôn luôn nghe giọng nói của ông, và tôi vẫn còn thấy cái nhìn của ông hiển hiện trước mắt tôi. Thưa bà Mussolini, lúc ấy tôi mới có mười tám tuổi, giờ đây tôi đã trưởng thành, nhưng tôi không thế sống an ổn ngày nào mà bà chưa tha lỗi cho tôi. Sự tình cờ đã muốn chúng ta gặp nhau. Có lẽ đây là một dấu hiệu của định mệnh. Thưa bà, xin bà vui lòng... »

        Bẩy giờ trong bầu không khí yên lặng, nơi căn phòng của nhà hàng Milanơ Marittima nầy, hai mươi bốn năm sau thảm kịch, tôi làm dấu thánh giá trên trán người nghiêng về phía tôi, và tôi tha thứ cho người đã bắt Mussolini hôm trước ngày ông bị hành hình. Sống trong thù hận mà làm gì? Anh ta lúc ấy mời có mười tám tuổi.,.

VILL CARPENA                      
Tháng chín 1972 — Tháng tư 1973        
SAIGON, NOEL 1973.              

HẾT

        

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM