Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2018, 08:54:35 pm



Tiêu đề: Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2018, 08:54:35 pm
            
        - Tên sách : Bộ mặt thật Nhà độc tài phát xít Mussolini (Mussolini Sans Masque)
                         Người dịch : Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên

        - Tác giả : Rachele Mussolini

        - Nhà xuất bản Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên

        - Năm xuất bản : 1974

        - Số hóa : Giangtvx


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2018, 08:04:17 am

1

MUSSOLINI, ROOSEVELT VÀ TIA SÁNG TỬ THẦN

        «Benito, ông nhớ Nã Phá Luân chớ, ông là người ngưỡng mộ ông ta lắm mà. Ông ta có thế lực mạnh, ngự trị như chủ nhân ông trên toàn cõi Âu châu, có lẽ vượt khỏi cả Âu châu nữa. Nhưng ông ta đã làm gì ? Sau chiến thắng này, ông ta lại tìm kiếm chiến thắng khác. Sau các cuộc chinh phục thành công, ông ta lại muốn nới rộng thêm đế quốc của mình. Và chuyện gì đã xảy ra cho ông ấy, hở Beinto ? Ông ta mất tất cả ! Tất cả đều bị sụp đổ dưới chân ông ! Ông đừng làm như ông ấy ! Ông còn nhớ bài hát mà hồi còn trẻ chúng mình vẫn hát chứ «Nã Phá Luân, với tất cả vẻ oai nghi đường bệ... đã bỏ thây trên đảo Elbe».

        — Nhưng bà muốn tôi làm gì ? Muốn tôi từ chức chăng ? Muốn tôi về Romague nuôi gà chăng? Bộ bà giỡn sao, Rachele !

        — Không, tôi không muốn ông về Romagne nuôi gà ; tôi muốn rằng ông dừng lại kịp thời ; rằng ông vẫn còn sống mà đi vào lịch sử ! Tôi cũng muốn rằng ông hy sinh cho vợ, cho con ông mười hay mười lăm năm sau khi đã cung hiến cho chính trị suốt ba mươi năm trời. Chính trị quá xấu xa tồi tệ, chẳng có khía cạnh nào hay. Ông là người có may mắn được biết những sự xấu xa đó cho đến ngày nay, nhưng hãy coi chừng nhưng gì sắp xảy đến.»

        Đây là những lời mà tôi đã nói với Benito Mussolini, chồng tôi, vào tháng 5 năm 1936 tại Rocca delle Caminate, nhà riêng của chúng tôi ở Romagne. Mấy hôm trước đó, từ trên bao lơn của Điện Palazzo Venezia trước đảm đông quần chúng cuồng nhiệt ông đã tuyên cáo sự hình thành của Đế Quốc Ý sau khi chinh phục được Abyssinie 1. Lúc ấy chỉ có một mình chúng tôi, không có một nhân chứng nào đã tham dự vào cuộc trò chuyện, trong đó tôi cố yêu cầu chồng tôi từ bỏ chính quyền.

        Trong thực tế, không có gì có thể biện minh được cho một cuộc vận động như thế. Vào thời, kỳ ấy, Benito vì chưa quá 53 tuổi — Ông ấy sinh ngày 29 tháng 7 năm 1883 — cho nên sức khỏe còn dồi dào. Về phương diện chính trị, chưa bao giờ ông có một thế đứng vững chắc như vậy, kể cả tại Ý lần thế giới bên ngoài. Chiến cuộc tại Abyssinie sẽ chấm dứt và quân đội chúng tôi đã toàn thắng. Đồng lire hết sức dồi dào, là một trong các đồng bạc vững chắc nhất Âu châu, và các biện pháp trừng phạt do Hội Quốc Liên quyết định tiếp theo sau cuộc chinh phục Abyssinie của Ý đã hoàn toàn thất bại. Người dân Ý đã góp sức làm cho các biện pháp trừng trị ấy phải thất bại bằng cách mang cho vàng của họ để giúp chính phủ trong khí thế một trào lưu yêu nước vĩ đại. Chẳng hạn tại La mã, Nữ Hoàng và cả chính tôi là hai trong số 250 ngàn dân chúng đã ném nhẫn cưới của mình vào trong một chiếc lò than đỏ rực đặt trên tiền đình bằng cẩm thạch của đài kỷ niệm người Chiến sĩ vô danh. Hàng triệu người Ý tại Hoa kỳ bằng một mánh lới khôn khéo đã gởi về hàng tấn đồng mà nước Ý rất cần : họ đã sáng chế một kiểu các-pốt- tan độc đáo, làm bằng một lá đồng trên đó có khắc câu chúc giáng sinh năm 1935. Hàng triệu tấm thiệp như thế đã được gởi về Ý. Ngay cả những nhân vật đối lập nổi danh như triết gia Benedetto Croce hay cựu thủ tướng Vittorio Emmanuele Orlando, cũng đứng về phía hàng ngũ của chồng tôi. Chính ông Duce2 cũng được các quốc gia bên ngoài coi như là một nhà lãnh đạo chính phủ « có óc thực tế», «lỗi lạc» hay «có tài lôi cuốn đặc biệt.»

        Vậy thì không có đám mây đen tối nào xuất hiện ở chân trời cả, thế nhưng hơn bao giờ hết, tôi cảm thấy cần thuyết phục chồng tôi rút lui khỏi đời sống chính trị, nhờ không khí của những ngày nghỉ hè khoan khoái mà chúng tôi cùng nhau trải qua với cả gia đình tại Rocca delle Caminate. Chúng tôi lại càng sung sướng biết chừng nào khi hai trong số các con của chúng tôi, Vittorio và Bruno, vốn là phi công, đã trở về bình an sau những ngày chiến trận tại Ethiopie,

        Cơ hội đã đến với tôi vào một buổi chiều sau một cuộc du ngoạn xa bằng xe hơi trong vùng thôn dã Romagne. Ngay sau khi cơm trưa xong, một mình chúng tôi ra đi trên chiếc Alfa-Roméo. Không có một «vú em» nào đi theo cả, không có thư ký, lẫn tỉnh trưởng, lẫn cảnh sát lo về an ninh. Nhà tôi, một chiếc nón bê-rê sụp xuống tận mang tai, còn tôi, một chiếc khăn quàng quấn quanh đầu, chúng tôi đã vui đùa như những thanh thiếu niên hai mươi tuổi.

        Dọc đường chúng tôi nhiều lần dừng lại trước nhà các nông dân như Benito vẫn thích làm mỗi khi ông trở về Romagne. Và cũng như mọi lần, sau giây phút ngạc nhiên và đầy cảm động đầu tiên, Benito cùng với những nông dân vô danh ấy nói đủ thứ chuyện : chuyện mùa màng, trâu bò nhà cửa và con cái. Đối với những người dân ở Romagne, nhà tôi lúc ấy chỉ còn là ông «Musièn» — Mussolini đọc theo thổ âm — con của Alessandro, một «Fabbro — Ferraio, nghĩa là một thợ rèn. Tôi đã phải kẻo tay ảo ông ta để nhắc chừng giờ giấc.

----------------------
        1. Abyssinie tên cũ của xứ Eihiopie, một xứ ở Đông Phi Châu.

        2. Duce : biệt danh của Mussolini cũng như Fuhrer được dùng để gọi HITLER,


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Hai, 2018, 08:13:32 am

        Lúc này, nhà tôi cùng với tôi ở trong vườn, tay áo xắn cao, đang bửa củi. Tôi thì chăm sóc một khóm hoa hồng. Thỉnh thoảng tôi quan sát ông và trông thấy hình ảnh một người sạm nắng, với một vẻ dịu dàng khó tả do tuổi tác đem lại như thế , gần như tôi thông cảm với những người đàn bà đã nhảy choàng vào ông quỳ dưới chân ông hay nhảy xuống biển khi ông đang tắm biển.

        Khi bửa xong hết củi, Benito gọi tôi :

        «Này, Rachele, bà có biết cách đây hai ngày Đức vua đề nghị cho tôi cái gì không ? Ông ấy muốn phong tôi làm Hoàng thân.

        — Tôi hy vọng rằng ông không nhận !

        — Bà nói giỡn sao ? Bà sẽ thấy khi tôi đến một nơi nào đó với một tên môn lại hô lớn : «Hoàng thân Mussolini, đến ! »

        — Còn tôi thì công chúa Rachele Mussolini ! lạy đức mẹ ! kỳ cục quá...

        — Bà đừng lo. Lúc đó tôi ráng giữ nghiêm chỉnh khi trong bụng muốn cười phá lên vì chỉ cần tưởng tượng đến chiếc đầu của tôi được hóa trang thành đầu ông hoàng, và tôi trả lời ông ấy rằng : «Tâu bệ hạ, tôi rất cảm động vì lòng tốt của bệ hạ, nhưng tôi không thể chấp nhận đuợc. Tôi được sinh ra là Mussolini, khi chết đi, tôi cũng vẫn là Mussolini, không có gì thay đổi. »

        — Và Đức vua không nói gì ông sao ?

         — Có chớ ! Ông ấy nói với tôi rằng : «Thì ít ra Ông cung nhậu tước hiệu Quận công chớ ? Tôi cũng đã từ chối».

        Lúc đó, với vẻ hối tiếc Benito nói thêm :

        « Như vậy bà sẽ không phải là công chúa Mussolini lẫn nữ công tước Rocca belle Caminate. Bà vẫn là Rachele Mussolini...»

        Và chúng tôi cười phá lên. Tôi có vẻ không tin câu chuyện tước hiệu mà nhà tôi vừa kể đến nỗi ông phải thề đó là chuyện thật. Nhưng ông nói thêm :

        «Có một người rất muốn được phong làm Quận công đấy là người «anh em họ» của bà, Hầu tước de Sahotino.

        — Bađoglio à? Bộ chiếc huy chưongAnnon- ciade1 và tước hiệu hầu tước chưa đủ cho hắn hay sao ?

        — Không, chưa đủ. Đối với chúng ta chiếc huy chương ấy là quả đủ, nhưng nhiều người khác vẫn muốn được nhiều hơn».

        Tôi cần giải thích rõ rằng chiếc huy chương đeo cổ Annoncia de là loại huy chương hoàng gia cao quí nhất. Nhà tôi đã nhận được huy chương ấy cách đây vài năm và nó ban cấp cho chúng tôi tước hiệu «anh em họ» của Đức vua. Cũng như vậy, chúng tôi cũng là «anh em họ» với Thống chế Bađoglio, người cũng được trao tặng huy chương ấy.

        Cuộc trò chuyện hết sức cởi mở này với Benito là một cây sào tình cờ được đưa ra, lập tức tôi nắm lấy :

        « Này Benito. Tại sao ông không làm hơn thế một chút. Sao ông không nói với Đức vua : « Tâu Bệ Hạ, Ngài đã cho vời đến tôi khi Ý quốc đang ở trong tình trạng hỗn loạn sắp sụp đỗ, đối nội tôi đã tái lập hòa bình và « thịnh vượng, đối ngoại, tôi đã làm cho Ý quốc trở nên vĩ đại và cường mãnh. Giờ đây, người Ý không còn là bọn «Macaroni» nữa ; dân tộc Ý đang hãnh diện vì xứ sở của họ. Trước khi tôi cầm quyền, Ngài là vua Ý, ngày nay Ngài là Hoàng Đế. Tất cả mọi chuyện ấy đều tốt đẹp, tôi xin dâng lại nước Ý trong tay Ngài, và tôi xin ra đi...»

        — Tóm tắt, bà muốn tôi về hưu trí chứ gì ?

        — Không phải, Benito. Ông sẽ viết báo, viết hồi kú. Ông có tờ báo riêng tại Milan, nó được điều hành rất khá ; nó có thể nuôi sống chúng ta nữa là đằng khác. Tôi không đòi hỏi ông phải hưu trí. Nhưng ông hãy nghĩ lại những gì ông đã làm cho nước Ý. Ông còn muốn làm gì hơn ? Chưa bao giờ xứ sở của chúng ta được vĩ đại, được kỉnh nể như thế. Hãy nhìn lại mười lăm năm trước. Đấy là một tình trạng nội chiến. Và bây giờ?»   

        Nhà tôi không nói gì. ông nhíu mày nghe tôi, vẻ ngạc nhiên hơn là tức tối trước những Lời lẽ được tuông ra một mạch của tôi. Tôi phải nói rằng lúc đó tôi đã toan dừng lại, bị kềm hãm bởi sự sợ hãi là đã đi quá xa. Nhưng, những lời tiên đoán của một bà thầy bói người Gitane, lúc tôi mới 16 tuổi, lại hiện ra trong trí tôi : «Cô sẽ được những vinh hạnh lớn lao nhất, bà ta nói với tôi. Cô sẽ được như hoàng hậu. Thế rồi mọi sự sẽ sụp đổ dưới chân cô và tang tóc sẽ giáng lên đời cô...»

        Đột nhiên, tôi chợt thấy rằng phần đầu của lời tiên đoán ấy đã được thể hiện. Tôi đã được tràn đầy vinh dự và tôi đã là «chị em họ» với hoàng hậu... còn phần thứ hai sẽ ra sao?

        «Ông hãy nghĩ lại, Benito. Chúng ta đã có con cái trưởng thành cả rồi. Chúng ta có hạnh phúc; nhưng chúng ta có thể có hơn thế nữa. Tôi biết ! Tôi quá ích kỷ ! Nhưng tôi cũng nghĩ đến ông. Khi ông ra đi để gặp Đức vua tại Hoàng cung năm 1922 và khi ông điện thoại để kể cho tôi chuyện gì đã xảy ra, tôi đã nói với ông những gì ? Tôi đã nói rằng từ nay ông là công bộc của dân tộc Ý và như thế ông tự làm chủ lấy mình. Hôm nay tôi nói: Benito, ông có thể trở lại con người trước đây của ông cộng thêm với sức nặng của sự thành công. Ông sẽ có thể làm trọng tài, là người sẽ được vấn kế, tham khảo mỗi khi có vấn đề đặt ra cho xứ sở. Ông sẽ còn sống mà đi vào lịch sử.

--------------------
        1. Huy chương cao quý nhất của Ý-đại-Lợi được Qnận công Amédéc VI thiết lập năm 1363.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2018, 10:52:11 am

        «Hãy chấm dứt các quyết định cần phải mang đến cho nhà vua phó thự, các cạm bẫy phải tránh, cuộc sống căng thẳng, lo âu đối với ông và với con cái. Hay dứt khoát với những kẻ chỉ chờ chực bước lầm lạc đầu tiên của ông để vừa cười nhạo báng vừa nói : Mussolini đã lầm lẫn...»

        Tôi dừng lại, thở hào hển, Tôi đã đặt tất cả vào lời cầu khẩn này, gánh nặng của hai mươi sáu năm đầy âu lo, nước mắt, hạnh phúc cũng như tình yêu. Đây là lần đầu tiên, tôi để cho con tim lên tiếng.

        — Benito choàng tay ôm lấy tôi, trìu mến như muốn che chở tôi. Tia nhìn của ông có vẻ xa xôi, có lẽ muốn đo lường con đường phải trải qua. Tôi có cảm nghĩ rằng mình có thể thắng, rằng mơ ước của tôi còn có một chút ít hy vọng cụ thể hóa được. Lúc đó, tôi đặt tay tôi vào tay ông và thì thầm ; «Cố thử đi Benito, tôi van ông !»

        — Đề tôi xem , ông trả lời tôi, với cùng một giọng nói mà tôi lại được nghe chín năm sau, vào giờ khắc của tấn thảm kịch cuối cùng lúc ông nói qua điện thoại yêu cầu tôi chăm sóc con cái : một giọng nói dịu lại vì cảm động. «Tôi sẽ nghĩ đến việc đó, đừng lo. Rachele»

        Thế rồi, chúng tôi trở vào nhà. Từ trên các bậc thềm, tôi quay nhìn trở lại. Mùi gỗ bị đốt cháy trộn lẫn với hương thơm của thông rừng và của hoa cỏ trong vườn ; đồng quê chuẩn bị đi vào giấc ngủ yên lành. Chưa bao giờ cảnh mặt trời lặn đằng sau những đỉnh đồi bao phủ sương chiều thuộc vùng Romagne, nơi chôn nhau cắt rốn của chúng tôi, lại đẹp đến thế...

        Vài ngày sau, nhà tôi trở lại La Mã. Chúng tôi không đề cập lại vấn đề từ chức nữa, vì tôi tính đợi đến những ngày nghỉ hè ở Ríccione sắp đến mới nhắc lại. Ngoài ra tôi biết rằng nhà tôi đã bị những lời lẽ của tôi làm cho bận tâm rất nhiên, như vậy nếu cứ thôi thúc ông ấy mãi, thì đó là một chiến thuật kém hữu hiệu.

        Thế nhưng, lần này thời gian đã phản lại tôi và tôi đã trở thành nạn nhân của cuộc vận động thành công ấy. Ngay khi vừa trở lại La ma, Benito đã đề cập đến vấn đề từ bỏ chính quyền với Achille starace, Tổng thư ký đảng Quốc gia Phát xít, và còn yêu cầu ông nầy ngay cả việc nghiên cứu các phương thức thực tiễn của sự ra đi của ông.

        Hốt hoảng với ý tưởng là sẽ thấy Mussolini rời khỏi chính quyền, starace báo động cho vài chức sắc của chế độ biết. Chính Starace cũng như nhiều người khác đều là các viên chức trung kiên, liêm chính. Đối với họ, ông Duce chưa hoàn tất sứ mạng , ông còn phải tiếp tục lãnh đạo xử sở. Thế nhưng cũng có những kẻ cơ hội chủ nghĩa, những kẻ đã được Mussolini Jôi ra từ bỏng tối, những kẻ chuyên lẫn lộn quyền lợi Quốc gia với túi tham của mình, và là những kẻ đầu tiên phản bội mỗi khi thời cơ biến đổi. Tóm tắt, tất cả đều đồng ý : cần phải ngăn cản Mussolini ra đi bằng mọi giá. Tôi biết rằng họ sẽ không thiếu các luận cứ thuyết phục trong đó chẳng hạn có tình trạng cộng sản thâm nhập vào Tây ban Nha khiến cho ông Duce đã phải gởi quân viện cho Tướng Franco.

        Rót cuộc nhà tôi đành để cho bị thuyết phục và từ bỏ ý định rời khỏi chính quyền. Ngoài các lý do chính trị, nhiều yếu tố khác cũng xoay ra chống lại tôi. Thoạt tiêu là sự kiện Benito tiết lộ dự tính quá sớm: tôi không có mặt ở đó và vì thế không thể đặt sức nặng của sự can thiệp lên đĩa cân bên kia. Thứ đến là tôi đã quên mất rằng một bậc nam tử khó mà từ bỏ những gì thủ đắc được sau công trình tranh đấu gian khổ. Sau bao năm hoạn nạn, giờ đây Benito Mussolini đang thưởng thức mùi vị êm dịu của sự thành công và để cho hào quang chiến thắng làm cho say sưa mê mệt. Mấy ngay trước đây trên bao lơn của Điện Palazzo Venezia, ông đã nhìn ngắm cả một biển người xao động tận lực reo hò theo nhịp : «Duce ! Duce » để chứng tỏ sự hậu thuẫn toàn diện của dân tộc Ý dành cho ông. Làm sao tôi có thể quên được giờ khắc trong đó chính tôi, tay dắt hai con nhỏ Romano và Anna Maria, chìm ngập trong biển người như một kẻ vô danh, đang lắng nghe bài diễn văn ông đọc qua máy phóng thanh, cổ họng như thắt lại vì cảm động, tôi tự để cho mình bị lôi cuốn say sưa, bằng cách tự nhủ : «Nếu những người này biết rằng mình là vợ của người đang nói và đang được hoan nghênh... Rằng đêm nay khi về nhà, ông ấy hỏi mình : « Sao? bà thấy sao về bài diễn văn của tôi...»

        Vào cuối tháng sáu năm ấy, Benito Mussolini lại có cơ hội thay đổi chiều hướng tiến triển của thời cuộc : khoa học gia vật lý trứ danh của Ý, Guglielmo Marconi đã hoàn tất một phát minh thật cách mạng. Nhờ một tia sáng, ông có thể làm ngưng mạch điện của tất thảy mọi loại động cơ chạy bằng máy từ điện. Nói vắn tắt, từ xa ông có thể làm cho xe hơi, xe gắn máy ngưng chạy và còn có thể hạ cả máy bay nữa. Một cuộc thí nghiệm được thực hiện, vài tuần lễ sau một biến cố mà tôi đã sống qua, đã có thể đốt cháy hai máy bay trên cao độ hai ngàn thước.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2018, 09:48:14 am

        Tôi chủ ý viết « biến cố mà tôi đã sống qua »; bởi vì, tôi đã tham dự ngoài ý muốn vào một cuộc thí nghiệm tia sáng ấy trong lúc tôi đang di chuyển trên xe riêng.

        Hôm đó, trong bữa ăn trưa, tôi nói với Benito rằng chiều nay tôi sẽ đi Ostie, bãi biển danh tiếng gần La mã, để kiểm soát công việc mà chúng tôi đang cho thực hiện trên một thửa đất canh tác của gia đình. Nhà tôi cười và trả lời tôi:

        «Từ 15 giờ đến 15 giờ 30 bà hãy có mặt trên xa lộ La mã — Ostie. Bà sẽ thấy có chuyện lạ sẽ làm bà ngạc nhiên...»

        Vào lúc 1 giờ tôi rời Biệt thự Torlonia nơi cư trú của chúng tôi tại thủ đô, và dùng xe hơi để đi Ostie như đã dự tính. Trên xe chỉ có một mình tôi và người tài xế, một cảnh sát viên mặc thường phục của cơ quan an ninh. Trong phần đầu của lộ trình, mọi chuyện đều êm thấm. Trên xa lộ; mặc dầu đã được mở cho công chúng xử dụng nhiều năm trời rồi — từ 1929 hay 1930 gì đó — lưu thông cũng không có gì đông đúc, bởi vì phương tiện xe hơi lúc ấy chưa được coi là vừa tầm mua sắm của tất cả mọi người.

        Vào khoảng chừng nửa đường giữa La-mã và Ostie, động cơ xe ngừng lại. Vừa lầm bầm trong miệng, người tài xế xuống xe và chúi đầu vào dưới nắp đậy máy xe. Anh ta xáo lực lung tung, vặn vít, mở vít, rồi vặn vào lại; anh ta thổi vào ông dẫn xăng, chẳng ăn thua gì. Động cơ không muốn chạy trở lại. Thình lình một chiếc xe hơi chạy cùng chiều cũng đứng dừng lại cách xe tôi một khoảng ngắn. Người lái xe cũng chúi mũi vào đầu máy. Rồi, như vẫn thường xảy ra trong các trường hợp tương tự, ông ta xoay qua nói chuyện tầm phào với người đồng hành bất hạnh của ông ta, nghĩa là viên tài xế xe tôi.

        Phía trước, cách vài trăm thước, nhưng theo chiều ngược lại, tôi trông thấy nhiều xe hơi và gắn máy khác dừng lại. Càng lúc tôi càng ngờ vực và nghĩ lại những lời nhà tôi nói lúc ăn trưa. Tôi nhìn đồng hồ : 15 giờ 10. Bẹnito đã nói với tôi: «Bà hãy có mặt trên xa lộ trong khoảng 15 giờ đến 15 giờ 30, bà sẽ thấy chuyện lạ...»

        Nói thật ra, tôi chẳng hiểu gì cả, nhưng có một điều chắc chắn : chung quanh chúng tôi, dọc theo hai chiều của xa lộ La-mã — Ostie, trong một chu vi vài trăm thước, tất cả những gì chạy bằng động cơ đều bị «ăn banh». Có chừng ba mươi chiếc xe đủ loại. Tôi gọi viên tài xế và nói với anh ta :

        « Hãy đợi cho đến 15 giờ 30, nếu xe không chạy lại, lúc đó rồi hãy tìm cách sữa chữa».

        — Nhưng thưa Bà, mới có 15 giờ 15, tại sao phải chờ đến 15 giờ 30 nếu tôi có thể tìm ra nguyên nhân xe bị hỏng trước đó ?

        — Đúng vậy... Đúng vậy.

        Đến 15 giờ 35 tôi bảo anh ta thử mở máy lại. Tất nhiên là động cơ chạy ngay trong lần mớ máy đầu tiên. Những người lái xe khác gần đó cũng mở máy xe khi nghe tiếng động cơ xe tôi chạy. Tất cả đều nổ máy như chẳng có gì xảy ra cả.

        « Tại sao Bà bảo tôi chờ cho đến 15 giờ 30 ?» viên tài xế hỏi tôi vẻ ngờ vực.

        — Chẳng là một ý nghĩ thoáng qua vậy thôi..»

        Anh ta không ráng hỏi thêm, nhưng tôi cảm thấy rằng nhiều câu hỏi đã đượ’c đặt ra trong đầu anh ta. Suy cho cùng, một cảnh sát viên được đào tạo để đặt câu hỏi với người khác, theo thói quen. Lần này sự việc xảy ra đã làm thay đổi anh ta. Tuy nhiên anh ta không phải là người độc nhất, bởi vì ngay chính cả tôi cũng vậy, tôi rất muốn biết nguyên do. Tôi quyết định sẽ bắt Benito trả lời một cuộc thẩm vấn đúng qui tắc mới được.

        Lúc trở về, người tài xế nói với tôi khi anh ta mở cửa xe :

        « Tôi sẽ làm một báo cảo, vì câu chuyện chiếc xe tụ nhiên dừng lại đột ngột rồi chạy lại cũng đột ngột, như thế là một chuyện kỳ lạ. Bà sẽ nói chuyện ấy lại cho ông Duce chứ, thưa bà ?

        — Tắt nhiên là tôi sẽ hỏi !»

        Buối tối khi dùng bữa, sự việc không kéo dằng dai. Vừa ngay khi ngồi xuống ghế, tôi chú ý rằng nhà tôi đang quan sát tôi với nụ cười nơi khóe miệng.

        « Này Benito, tôi tấn công ngay, ông có biết chuyện gì xảy ra hồi chiều không ? Xe chúng tôi đã bị hỏng máy trong suốt nửa giờ trên xa lộ, từ 15 đến 15 giờ 30. Và không phải chỉ một mình chúng tôi đâu. Cỏ cả 30 chiếc xe, đang lưu thông trên hai chiều của xa lộ mới lạ chứ !»

        Lập tức các câu hỏi được tuôn ra từ khắp các cửa miệng đang ngồi xung quanh bàn ãn.

        Vittorio và Bruno vốn là các phi công nên đã suy nghĩ như là các kỹ thuật gia, nhất là Vittorio vẫn biết rất rành về động cơ máy nổ. Nhưng đối với Romano và Anna Maria thì như là tôi đã nằm mơ hay là kể chuyện cổ tích.

        Không ai tìm được cách giải thích điều bí ẩn này. Sau cùng chỉ một mình ông Duce nói.

        «Đúng, Má có lý. Hồi chiều nay đã có một cuộc thí nghiệm được thực hiện trên quãng xa lộ La mã — Ostie. Má các con đã có thể theo dõi kết quả cuộc thí nghiệm. Ba tin rằng các kết quả ấy rất thú vị.»

        Về cuộc thí nghiệm này, ông giữ im lặng và không muốn trả lời bất kỳ một câu hỏi nào.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2018, 10:32:59 am

        Sau bữa ăn tối, chúng tôi tham dự một cuộc chiếu phim thời sự và một phim tuồng như mọi đêm khác hay gần như thế trong phòng khách chính ở tầng trệt của Biệt thự Torlonia. Như thường lệ, sau khi xem đoạn đầu của cuốn phim tuồng, nhà tôi kín dáo rời phòng khách và ra dấu cho tôi đi theo. Chúng tôi cùng lên lầu vào phòng làm việc của ông.

        Khi nào nhà tôi không có việc gì làm, chúng tôi có thói quen ngồi chuyện vãn chừng nửa giờ trước khi đi ngủ. Benito kể cho tôi nghe các chuyện xảy ra trong ngày, những nhân vật mà ông tiếp kiến, những vấn đề làm ông điên đầu. Phần tôi thì thuật lại những chuyện đại dột của con cái mà ông vội vàng đứng ra xin lỗi tôi ngay, và đôi khi tôi báo cáo cho ông tin đồn ngoài phố liên quan đến tình hình, đến các ông Tổng Bộ Trưởng và liên quan ngay đến cả ông nữa.

        Đêm ấy, nhà tôi không đề cập đến vấn đề nào thuộc loại ấy, Vừa được cùng nhau ở riêng biệt, ông vội nói với tôi ngay :

        «Bà biết không, Rachele, những điều mà bà chứng kiến hồi chiều là một cuộc thí nghiệm tối mật. Đây là một phát minh của Marconi có thể giúp cho nước Ý có được một sức mạnh quân sự vượt lên trên tất cả mọi Quốc gia trên thế giới.» Và ông kể lại đại khái thế nào là tia sáng, mà có người, Benito nói thêm, mệnh danh là «tia sảng tử thần». «Dầu sao, nhà tôi minh xác, tia sáng ấy vẫn còn trong vòng thí nghiệm. Marconi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm và ông ta đang tự hỏi không biết liệu nó có tác dụng gì đối vời con người không. Chẳng hạn, - liệu có thể làm tê liệt tạm thời các sinh vật nhờ phát minh này không. Nhà tôi nói thêm rằng trong thời chiến, phát minh ấy làm cho Ý quốc có được một vũ khí bí mật có thể vây hãm địch quân và tiết kiệm được hàng ngàn sinh mạng con người. Bà có thể hình dung phần nào sức mạnh mà chúng ta có thể có được hay không ?»

        Tôi như bị ngộp thở vì tưởng tượng những gì mà Guglielmo Marconi có thể làm được. Edda, con gái đầu của tôi cũng đã dự kiến và ngay cả tham dự vào hai trong số các cuộc thi nghiệm của ông la. Cô bé đã kể lại với tôi những gì nó thấy : lần đầu, từ trên chiếc tàu dùng làm phòng nghiên cứu chiếc Electro, Marconi đã thắp sáng cả các đèn điện của thành phố Sydney nhờ một chiếc máy truyền điện. Một lần khác lúc ở Thượng Hải, nó có thể nói chuyện với ba nó lúc đó đang ở trên chiếc Electrn, và như vậy, lần đầu tiên, liên lạc vô tuyến tầm xa được thiết lập.

        «Marconi sẽ cho chế tạo nhanh chóng nhiều máy móc phóng ra tia sáng nầy, nhà tôi nói tiếp, lúc đó nước Ý sẽ trở thành hầu như vô địch, ít ra là cho đến khi nào có một phát minh mới chống lại sáng chế của ta...»

        Bốn năm sau, nước Ý lâm chiến. «Tia sáng tử thần», theo như lời nhà tôi, có thể thay đổi cuộc diện tình hình... nếu xứ sở chứng tôi có sẵn trong tay vũ khi ấy.

        Thế nhưng, Giáo Hoàng Pie XI, hoảng sợ vì khám phá mới ấy và vì tầm mức tàn hại mà nó có thể gây ra, đã yêu cầu Marconi đừng phổ cập phát minh ấy, ngưng tất cả mọi cuộc nghiên cứu và phá hủy những kết quả đã thực hiện được. Nhà Bác học vốn rất thân thiết với Benito đã đến thông báo một cách trung thực cuộc hội kiến vừa qua với Đửc Giáo Hoàng và hỏi nhà tôi cần phải làm gì trước tinh trạng lương tâm khó xử được đặt ra như vậy, Benito không muốn đặt một người vừa đến tâm sự với mình vào tinh cảnh quẫn bách, và những sự cẩn thận của nhà tôi rốt cuộc đã thắng các lý lẽ Quốc gia : ông cho phép Marconi bỏ rơi công cuộc nghiên cứu về tia sáng tử thần. » Năm sau, nhà bác học qua đời và các công sự viên nối tiếp sự nghiệp cửa ông đã không còn chủ tâm đến phát minh ấy nữa.

        Ngay cả người Đức sau đó cũng thử tìm hiểu «tia sáng tử thần» là gì: họ đã không bao giờ đạt được kết quá bởi vì tất cả dấu tích của công trình phát minh ấy đêu đã biến mất.

        Một hôm tôi hỏi ông Duce tại sao Guglieliuo Marconi lại đi kể chuyện phát minh ấy cho Giáo Hoàng Pie XI nghe làm gì. Nhà tôi trả lời rằng nhà vật lý học có những tương quan rất chặt chẽ với Tòa thánh Vatican. Không những ông chỉ đã thiết trí đài phát thanh cho Tòa Thánh, nhưng năm 1929 ông còn được Tòa Thánh chấp thuận cho hủy bỏ cuộc hôn nhân của ông. Quyết định ấy đã một thời gây nhiều xúc động vì Marconi đã có con. Từ đó ông rất thụ cảm đối với những gì do Đức Giáo Hoàng đề nghị. Tôi tin rằng nếu ông Duce yên cầu ông ta chọn lựa giữa quyền lợi của Ý và tương quan với Tòa Thánh, ông ta sẽ không ngần ngại gì. Nhưng Benito Mussolini muốn chứng tỏ tâm hồn quảng đại của ông...

        Khoảng một năm sau hai câu chuyện từ chức và tia sáng tử thần ấy, nhà tôi lại có cơ hội, thay đổi vận mạng của ông và của nước Ý một lần thứ ba. Đấy là vào tháng 10 năm 1937.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười Hai, 2018, 10:24:45 pm

         Vào thời ấy Vittorio, con tôi, là nhà sản xuất phim ảnh, và nó nghĩ rằng thị trường Mỹ quốc, một thị trường quan trọng nhất thế giới theo những gì nó trình bày với ba nó, có thể là một ngõ thoát rất tốt cho kỹ nghệ điện ảnh của Ý. Mặt khác, một số tư bản phát sinh từ công cuộc khai thác phim Mỹ tại Ý đang bị phong lỏa trong các ngân hàng của Ý. Vì thế dự định của Vittorio là thực hiện phim ảnh tại Ý, nhằm khai thác các đề tài trữ tình chẳng hạn, với số tư bản ấy, rồi tung chúng vào thị trường Hoa kỳ. Làm như vậy là giúp các công ty Mỹ thâu hồi lại vốn đồng thời lại xuất cảng được nền văn hóa Ý và thúc đẩy kỹ nghệ điện ảnh trong xứ hoạt động. Tiếp theo sau nhiều cuộc tiếp xúc sơ hộ với người Mỹ, một cuộc du hành sang Hoa kỳ đã được dự liệu.

         Vittorio sợ rằng thân phụ sẽ chống lại dự tính đó vì lẽ không khí chính trị giữa hai quốc gia không được thuận lợi lắm. Nước Ý đã giúp Tướng Franco để đánh cộng sản tại Tây ban Nha, và người Hoa kỳ, ít ra cũng là chính phủ của họ, đã không nể nang gì cả trong các sự chỉ trích của họ về vấn đề ấy.

         Song le, Benito lại tỏ ra thích thú trước dự định ấy và chấp thuận đề nghị của con trai, để cho Vittorio lên đường sang Mỹ. Tại Hoa kỳ, Vittorio đã qua nhiều cuộc tiếp xúc, thăm viếng phim trường, tóm tắt, nó lo công việc của nó. Ít lúc trước khi lên đường nước, nó được báo cho biết rằng Tổng Thống Hoa kỳ và bà Roosevelt muốn được tiếp Vittorio tại tòa Bạch ốc. Thật ra, lời mời ấy không có gì gây ngạc nhiên, bởi vì trước đó mấy tháng, nhà tôi đã tiếp con trai của Tổng Thống  Mỹ John Roosevelt tại Điện Palazzo Venezia, nhân dịp ông này ghé ngang qua La mã. Vittorio nghĩ rằng, Tổng Thống Roosevelt cũng làm như thế vì phép xã giao.

         Cuộc tiếp xúc diễn ra ngày 13 tháng 10 năm 1937. Cùng hiện diện trong buổi tiếp kiến ấy còn có Fulvio Suyich, Đại Sứ Ý tại Hoa thạnh đốn và Đại Sứ Philips của Hoa kỳ tại La mã. Vittorio được tiếp tại phòng khách «Lò sưởi», đấy là một căn phòng nổi tiếng vì chính là nơi mà Roosevelt ngỏ lời với dân chúng Mỹ qua đài phát thanh về tình hình đất nước. Bà Roosevelt đãi trà và câu chuyện tầm thường nhưng rất là tao nhã diễn ra quanh cuộc du hành của Vittorio tại Mỹ và của con trai Tổng thống tại Ý. Đoạn, theo lời Vittorio kể lại, Roosevelt bước vào tham dự cuộc nói chuyện với thái độ hết sức nồng hậu. Ông ta đề nghị Vittorio kéo dài thêm cuộc du hành tại Mỹ và phát biểu rất nhiều điều tốt đẹp về nước Ý.

         Đến một lúc, với tất cả sự từ tốn hòa nhã, ông ta nói với Vittorio :

         Ông làm ơn chuyển đến Thủ tướng Ý những kỷ niệm tốt đẹp nhất của tôi và nói rằng tôi hết sức mong ước được gặp ông. Tôi muốn có một cuộc tiếp xúc riêng với ông để hiểu biết nhiều hơn các vấn đề liên quan đến hai Quốc gia chúng ta. Ý quốc là xứ duy nhất mà Hoa kỳ có thể duy trì các bang giao tốt đẹp nhất, mà không làm sụp đổ các truyền thống dân chủ. Sở dĩ có như vậy là nhờ lịch sử, vị trí địa dư của nước Ý và trụ sở của giáo hội công giáo được đặt trên đất Ý. Mister Mussolini, Roosevelt nói tiếp, là người duy nhất có thể giữ cho Âu châu được thăng bằng. Đức quốc và Nga sô là hai cực đoan đối với Hoa kỳ và không có gì có thể làm được với hai xứ ấy cả.»

         Đề chấm dứt, Tống thống Hoa kỳ nói thêm với Vittorio :

         «Tôi biết rằng Mister Mussplini không thể rời khỏi xứ lâu ngày được. Tôi cũng thế. Vậy anh vui lòng nói lại với ông rằng tôi đề nghị một cuộc gặp gỡ tay đôi tại một vùng trung lập, trên một tàu thủy đậu ngay giữa biển khơi, chẳng hạn. Và tôi sẽ rất sung sướng nếu cuộc gặp gỡ ấy được tổ chức chậm lắm là vào mùa xuân năm tới».

         Khi về nước, ngay khi vừa đến nhà, Biệt thự Torlonia, tối đó Vittorio đã kể lại cuộc gặp gỡ kỳ dị tại Hoa Thịnh Đốn. Nó còn nhấn mạnh điểm chính Roosevelt đã nói rằng, ông ta thích dùng các phương cách bất thường để đưa ra để nghi vì theo ông ta như thế tốt hơn, nhưng sau đó, các nhà ngoại giao đôi bên có thể đảm trách phần chi tiết.

         Nhà tôi đã có vẻ muốn chấp thuận một diễn tiến thuận lợi cho dự định gặp gỡ này mặc dầu đối với ông việc ấy nhuốm màu sắc phiêu lưu « rất có vẻ Mỹ». Tuy nhiên, ông nói rằng ông chưa hoàn toàn tin ở lòng thành thật của Roosesvelt và ông thích tiếp xúc với một Tổng thống khác của Mỹ hơn. Dưới mắt ông, bên trong vẻ dân chủ biển kiến, thật ra Rooseselt đã áp dụng một chế độ độc tài thật sự. Mặt khác, vẫn theo Benito, ông ta cũng đã phạm cùng những sai lầm về Âu châu như các người tiền nhiệm của ông ta. Tôi còn nhớ rằng năm 1919. khi trở về nhà sau một buổi tiếp tân khoản đãi Wilson tại Milan, trong đó nhà tôi được mời với tư cách chủ nhiệm tờ báo Benito đã nói với tôi rằng ông rất thất vọng về Tổng thống Mỹ và chinh sách vị kỷ của ông ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Mười Hai, 2018, 08:57:04 am
     
         Mặt khác, lời mời này đã đến chậm mất một tháng, bởi vì vào cuối tháng chín, Benito đã thực hiện một cuộc du hành đầy thắng lợi trong năm ngày tại Đức và giờ đây, mối tương quan với ông Fuhrer quả chặt chẽ đến nỗi không còn có thể trở mặt được nữa.

         Dầu sao, nếu như Roosevelt đừng có tấn công nước Ý quá dữ dội như thế vì chuyện giúp đỡ Franco, nếu như ông ta đừng có đặt trên cùng một bình diện ngang nhau ba thứ « tai họa » là chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa Phát xít, và như thế là gạt bỏ hoàn toàn vai trò điều hợp của Mussolini, rất có thể là có một cái gì đó đã xảy ra. Nhất là khi mà Benito có những tương quan tuyệt hảo với báo giới Hoa kỳ, và tại đó, ông rất được quý trọng.

         Có một hôm, tất nhiên là trước đó rất lâu mãi từ năm 1910, một tuần san xã hội đã yêu cầu nhà tôi qua Mỹ ở để điều khiển ấn bản hàng ngày của tờ báo ấy. Chúng tôi đã toan tính đi rồi, nhưng Benito đã từ chối cuộc hành trình chỉ bởi vì lúc ấy tôi đang thai nghén Edđa. Nhà tôi đã sợ rằng tôi có thể lâm bệnh dọc đường.

         Khi ở trong một trại tập trung vào lúc chiến tranh kết liễu, tôi có kể cho một sĩ quan Mỹ nghe rằng nhà tôi đã từng có thể qua sống tại Hoa kỳ, thì ông sĩ quan này trả lời tôi :

         «Thưa bà, bà nên rõ rằng chúng tôi sẽ đã có thể bầu Benito Mussolini làm Tổng Thống Hiệp chủng quốc»

         Trong thực tế, Benito Mussolini đã có nhiều cơ hội thay đổi diễn tiến thời cuộc, có thể làm biến đổi Lịch sử. Nhưng rất thường, như là đã xảy ra sau này, định mệnh của ông đã dính liền với số phận binh khoa, với vận may.

         Ngược lại, trong ba trường hợp mà tôi vừa kể, nhà tôi nắm tất cả mọi lá bài trong tay : ông có thể quyết định một mình không cần lệ thuộc vào bất cứ ai cả.

         Và tại đó, vai trò lãnh đạo chính phủ bị lu mờ trước bản chất con người. Chính phẩm cách cao quý hay những khiếm khuyết của con người đã lấn bước trước các nhận định chính trị.

         Khi hành động như thế, Mussolini đã có lý hay không, tôi không muốn phê phán gì, nhưng tôi nghĩ rằng điều đó xứng đáng được mọi người biết đến.

         Và nếu phải kể thêm một biến cố khác, trong đó con người, trong một giờ khắc quyết định nào đó của cuộc đời, đã hành động nhịp nhàng với chính cá nhân mình, nghĩa là nghĩ đến kẻ khác trước tiên, thì tôi có thể nói rằng ngày 25 tháng 4 năm 1945, ba ngày trước khi chết, nhà tôi có thể trốn thoát được, có thể qua Tây ban nha tỵ nạn, và có lẽ sẽ có một số phận khác hơn !à số phận mà ông đã phải nhận chịu.

         Chính Vittorio đã kể lại sự việc cho tôi nhiều năm sau khi chiến tranh chấm dứt và chính con tôi là kẻ đã nghĩ ra dự tính mà trong đó, duy chỉ có thiếu một chi tiết : sự đồng ý của thân phụ nó. Ngày 25 tháng 4, Vittorio đã có tiếp xúc rất lâu với Tướng Không quân Bonomi. Nó trình bày ý định đem thân phụ qua Tây ban Nha tỵ nạn. Tướng Bonomi liền dò hỏi tình hình và đảm bảo rằng tại phi trường Ghedi gần Brescia, có nhiều phi cơ ba máy sẵn sàng cất cánh, ông ta đảm bảo có thể đưa Benito lên một trong các phi cơ ấy và đưa ông đến tận Tây ban nha, nhưng phải hành động gấp.

         Hôm ấy, ngày 25 tháng 4, Benito đang ở tại Milan. Ông có mặt trong tòa thị chinh, và các cuộc hội họp được tổ chức liên tiếp để định đường lõi hoạt động. Sau nầy tôi sẽ trở lại những ngày cuối cùng ấy, hiện tại, tôi chỉ nhấn mạnh theo như lời xác nhận của con tôi rằng, nhà tôi đã tỏ ra hoàn toàn dửng dưng về số phận của chính ông. Thật thế, Vittorio đến gặp thân phụ từ buổi sáng. Ông đang ở một mình trong văn phòng. Bên ngoài, trong sân, trong các hành lang cả một không khí xao động chưa từng có, mỗi người ai cũng có một ý kiến, mọi người đều tìm kiếm một giải pháp vô vọng. Con tôi bèn cấp tốc trình bày dự định sợ rằng sẽ bị ngắt quãng. Nó quả quyết rằng một khi được an toàn rồi. ông có thể thương thuyết ký kết hiệp ước với Đồng Minh, bởi vì ông có thể được xem như là một người đối thoại có giá trị và như thế, ông có thể giúp nước Ý vượt qua cơn khó khăn. Tóm tắt, con tôi cố thuyết minh bằng lý lẽ hùng hồn tối đa cũng như tôi khi khấn cầu ông từ bỏ quyền hành ngay trong thời kỳ vinh quang tột đỉnh,

         Benito nghe con nói mà không hề có một phản ứng cỏn con nào từ đầu đến cuối, và khi Vittorio dứt lời, ông cười và chỉ tay về phía cửa, nơi để lọt vào những tiếng thì thầm bên ngoài, ông hỏi con :

         «Con tưởng đó là giải pháp tốt đấy ư? Được rồi! Thế nhưng mà con sẽ dùng chiếc máy bay nào để chở cho hết những đoàn viên phát xít ngoái kia và những người đang còn ở khắp miều Bắc nước Ý nữa ?...»

         Và cũng giống như trường hợp ông đã hứa ở lại chính quyền chín năm về trước bởi vì nghĩ rằng mình còn có ích cho nước Ý, sau cùng, trung thành với chính mình, vào giờ khắc mà định mệnh đã điểm, ông đã ước tính rằng không nên rời bỏ những người mà ông đã kéo theo mình. Tôi không tin rằng ông đã nghĩ đến chủ trương anh hùng cả nhân, nhưng — chúng tôi đã nói đến điều đó mấy ngày trước đó — ông thấy rằng thải độ ấy của ông là thật tình hoàn toàn đúng lý.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Mười Hai, 2018, 11:51:28 am
       
2

SÚNG LỤC CẦM TAY MUSSOLINI CƯỚI ĐƯỢC TÔI

         Khi biết tồi sẽ viết cuốn bộ mặt thật nhà độc tài phát xít Mussolini, tại Ý cũng như tại ngoại quốc phản ứng thật là nhiều. Vài người đã nói và viết rằng tôi sẽ không quên trình bày Mussolini dưới một ánh sáng thuận lợi, tìm cách xin lỗi về những lầm lẫn của ông. làm cho mọi người tha thứ ông.

         Những người ấy tỏ ra khôn g biết gì về tôi cả. Tôi hẳn đã phải được coi như là một người đặc biệt  khách quan và không bị nhuốm màu sắc chính trị nào để vào năm 1945, lúc nhà tôi đã mất và tôi thì đang bị cầm tù, một dân quân du kích mới đến tìm tôi và nói một cách bí mật :

         « Donna Rachele, xin bà đừng lo ngại gì cả. Chúng tôi đã nhận được lệnh rõ ràng của Mạc tư khoa là không đụng đến một sợi tóc của bà... »

         Khi Benito còn ở chính quyền, tôi đã không ngần ngại đe dọa rằng tôi sẽ đi một mình đến công trường trước Điện Venezia và la lớn qua cửa sổ của ông : « Đả đảo Mussolini ! » bởi vì tôi không chấp nhận tình trạng ông lại có thể đặt lòng tin nơi những cộng sư viên mà tôi có bằng chứng về những hành động phản bội của họ.

         Không, không bao giờ tôi tìm cách van xin ai tha thứ cho Mussolini, bởi vì tôi thấy Mussolini không có gì cần phải xin được tha thứ. Ông đã gây ra chiến tranh ! Nhưng đâu có phải ông là vị lãnh đạo chính phủ độc nhất đã làm việc đó ?

         Điểm duy nhất mà người ta có thể trách cứ ông là ông đã thua trận. Nhưng ngay cả về phương diện này, các lãnh tụ quân sự thời đó hoặc các Tổng trưởng mà nay hãy còn sống cũng nên tự vấn lương tâm của mình. Họ sẽ thấy liệu trong một lúc nào đó, họ có «phạm tội» hay không. Vì ông liên minh với Hitler ư ? Thi hãy cứ mở những hồ sơ văn khố mật ra mà xem, và ta sẽ thấy đâu có phải Mussolini không tận lực làm mọi chuyện để cứu vãn hòa bình "! !:

         Do đó tôi không muốn có vụ tha thứ hay lòng thương hại gì cả đối với ông cũng như đối với tôi. Người ta xì xầm với nhau rằng tôi là một người vợ khốn khổ, bị bỏ rơi, bị lừa dối, khuất phục và nhẫn nhục. Ở vào tuổi 83 hiện tại, tôi có thể khẳng định rằng tôi chẳng hề bị lâm vào bất cứ một trong các tình trạng trên. Tôi đã sống cuộc đời tôi mong ước, tôi chẳng bao giờ bị khuất phục hay bị nhục nhã. Trái lại tôi là người đàn bà được biết nhiều tin tức nhất nước Ý là đàng khác. Còn biết nhiều tin tức hơn cả một vài giới chức cảnh sát chính thức nữa, nhờ hệ thống tổ chức tình bảo riêng của tôi. Riêng đối với các vụ chinh phục phụ nữ của nhà tôi thì đó là vấn đề của tôi. Tôi xác nhận rằng có ba người trong số các phụ nữ ấy đã làm tôi đau khổ : Ida Dalser, Margherita Sarfatli và Clara Petucci. Nhưng đâu là người đàn ông không lừa dối vợ một lúc nào đó trong cuộc đời ? Mussolini là ông Duce. Người ta chú ý đến ông nhiều là chuyện thường tình...

         Nhưng nếu kiêu hãnh một chút, tôi có thể nói rằng trong tất cả những phụ nữ đã từng ở trong vòng tay của Benito, tôi là người duy nhất biết rõ về ông. Nghĩa là người duy nhất có thể nói về «bộ mặt thật của Mussolini » bởi vì tôi đã khám phá ra bộ mặt thật của ông từ khi mới lên bảy tuổi.

         Đấy là năm 1900, Hồi đó tôi 10 tuổi và Benito 17, Ông là đứa lớn nhứt của ba người con thuộc gia đình Mussolini. Thân mẫu ông, Rosa Maltoni, cô giáo của tôi, dịu dàng và có vẻ ẫn dật chừng , nào, thì thân phụ ông, Alessandro Mussolini lại là một nhân vật danh tiếng chừng đó tại Roniagne và ngay cả tại ngoại quốc nữa.

         Gia đình Mussolini sống tại Dovia, một ấp thuộc xã Predappio, ngay giữa xứ Romagne, nơi đó Alessandro có một xưởng rèn. Nhưng Alessandro được biết đến chính là do tư cách một nhân vật có khuynh hướng xã hội rất cách mạng, và câu chuyện về những hành động vĩ đại của ông là đầu đề phong phú cho buổi chuyện vãn đầu hôm của mọi gia đình thuộc vùng thôn đủ Romagne. Chẳng hạn người ta kể lại rằng không có ai dám phá phách các phòng đầu phiếu trong những kỳ tuyền cử như ông, rằng ông là hung thần của Cảnh vệ hoàng gia, và những nhân viên công lực này không bao giờ bỏ qua cơ hội bắt trói ông, lập hàng rào cảnh vệ cưỡi ngựa vây ông vào giữa và tống ông vào tù. Ngay từ hồi còn nhỏ tuổi. Benito đã bắt đầu làm cho mẫu thân lo âu : ông nói rất nhiều. Một hôm bà mẹ đưa ông đến nhờ bác sĩ khám bệnh, và được trấn an :

         « Bà đừng lo. Cậu ấy sẽ còn nói, duy chỉ nói nhiều một tí thôi ».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Hai, 2018, 08:05:40 am

         Về sau, Alesasnđro giáo dục con trai mình một cách cứng rắn, không ngần ngại phối hợp cử chỉ kèm theo lời nói khi muốn thuyết phục con, và Benito khám phá ra các thực tại của cuộc sống vừa qua ống bễ lò rèn vừa qua các câu chuyện của thân phụ mà ông chẳng hiểu gì được bao nhiêu.

         Bằng cách dạy cho con ngay từ thời ấu thơ, những khải niệm vỡ lòng của cuộc cách mạng xã hội — lại còn đặt cho con những tên Benito, Amilcare, Andrea để ghi nhớ những vì anh hùng cách mạng Benito Juarez của Mễ tây cơ, Amilcare Cipriano và Andrea Costa của Ý — Alessandro không muốn con mình là một kẻ dốt nát. Do đó Benito được gởi đến trường sơ cấp Predappio, nơi mà ông đã để lại nhiền kỷ niệm khó phai mờ trên mặt của những bạn học nào không chịu chấp nhận ông.

         Đến năm lên chín, cha mẹ ông gởi ông vào ở nội trú với các cha dòng Saint Francois-de-Salestại Faenza. Tại đó, theo như lời kể lại của nhà tôi sau này, thì kết quả rất đáng buồn bởi vì ông không chấp nhận bị xếp vào dãy bàn hạ đẳng, loại chỉ phải trả 30 lires, tại phòng ăn của ký túc xá, trong khi còn có dãy khác dành cho hạng trung lưu, 45 lires, và hạng nhất dành cho con nhà quyền quý, 60 lires.

         Tánh ưa đánh nhau của ông lại được dịp chứng tỏ. Ngay quả đấm đầu tiên, ông đã hạ hai đối thủ và cha hiệu trưởng buộc lòng phải trả ông về với gia đình.

         Đến tháng 10 năm 1895, lại một thí nghiệm mới, lần này tại trường sư phạm hoàng gia ở Forlimpơpoli. Tại đây, mọi chuyện êm xuôi, mặc dầu cũng có vài điều nông nổi bốc đồng. Trong những năm cuối cùng tại Trường Sư phạm Hoàng gia, ông bắt đầu tổ chức các cuộc hội họp chính trị với đôi chút thành công. Từ lúc mười bảy tuổi ông còn viết cho các tờ báo tại Forli và tại Rayenne; Vì lẽ ông có giọng nói tốt cho nên một hôm viên giám đốc nhờ ông diễn thuyết tại rạp hát địa phương nhân dịp lễ kỷ niệm công nghiệp của Verdi. Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, ông đã ứng khẩu một bài diễn văn về tình hình xã hội đường thời và được tờ nhật báo xã hội Avanti, nhật báo mà ông sẽ điều khiển mười hai hay mười ba năm sau đó, dành cho mấy dòng.

         Phần tôi, thời ấy tôi đang học năm thứ hai của trường sơ cấp tại Dovia. Mặc dầu đất đai phi nhiêu và luôn luôn được mặt trời chiếu sáng, nông dân vùng Romagne nổi loạn luôn luôn để chống lại trật tự đã được thiết lập, nghĩa là ngoài những đối tượng khác, chống lại Vương quyền và Giáo Hội : và cảnh một tài công hỏa xa cho xe lửa dừng ngay lại khi thấy một linh mục bước lên xe xảy ra không phải là hiếm. Tổng quát, ngoại trừ những đại địa chủ, nông dân không được giàu có gì. Cha mẹ tôi canh tác trên một trong những lãnh địa của các đại địa chủ ấy mà đất đai nằm men theo sườn đồi trải dài từ Salto là nơi chúng tôi sinh sống, cho đến những mái nhà đầu tiên của Predappio — Le Haut. Chúng tôi có năm chị em trong gia đình, ai nấy đều có vẻ sống động, Tôi nghĩ rằng tôi là kẽ lanh lợi nhất trong số chị em với thân hình nhỏ thó, mái tóc vàng rất nhạt, và cặp mắt nhỏ, sắc sảo, tinh quái. Người ta gọi tôi là «con bé chẳng biết sợ gì». Không có ai giống tôi dám trèo cây và bẫy chim.

         Nhưng đến mùa khai trường, tôi là kẻ duy nhất trong số các chị em, quyết định đi học. Tôi muốn học hỏi, được giáo dục, muốn biết tất cả. Cha mẹ tôi rất muốn giữ tôi lại bên cạnh nhưng rồi phải nhượng bộ trước gan lì, và nhất là nước mắt của tôi. Ngay cả khoảng đường xa tám cây số từ nhà đến trường mà tôi phải đi qua mỗi ngày cũng không làm cho tôi ngán.

         Vì lẽ Rosa Maltoni, mẹ ông và là cô giáo của tôi bị bệnh, Benito đến dạy thay bà. Ngay từ hôm đầu tiên, ông đã lưu ý đến tôi rồi. Không phải vì cùng các lý do thúc đẩy ông mười năm sau, khi dọa tôi là sẽ đâm đầu vào xe lửa điện để tự tử, nhưng tại vì trong lớp tôi là đứa không ngồi yên một chỗ được, mà cứ cục cựa luôn luôn : quả như là một con sâu bị cắt làm hai thật sự. Vậy thì trong khi không biết đang làm trò gì, tôi trông thấy cây thước kẻ của thầy giáo giáng lên đầu mấy ngón tay. Bảy mươi lăm năm sau, nếu tôi không còn cảm thấy đau đớn nữa thì tôi cũng vẫn còn nhớ đòn thước kẻ ấy đã làm tôi đau lắm. Và giữa những dòng nước mắt và sự hờn giận, tôi đưa tay lên che miệng, nhưng khi sự chú ý của tôi chạm phải cặp mắt đen láy, mênh mông, sâu thẳm, từ đó phát ra một thứ ý lực mà không hiểu thầy giáo nói những gì, tôi nín khóc tức khắc. Sau đó tôi tìm được một tính từ để diễn tả cặp mắt của ông : chúng « phát ra lân quang ».

         Sau cuộc biểu dương sức mạnh ấy, tôi không còn gặp lại được Benito trong chín năm trời. Tuy nhiên tôi vẫn luôn luôn nghe nói đến Mussolini. Đấy là các tin tức liên quan đến thân phụ ông và về lâu dài, tên Mussolini ăn sâu vào tâm trí tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:29:34 am

         Năm 1903, thân phụ tôi qua đời đột ngột, từ đó chúng tôi sống trong cảnh đói khổ và chúng tôi, mẹ tôi và hai trong số các chị tôi và tôi, phải dọn đến Forli. Chúng tôi không còn một xu dính túi. Gia đình tan tác : mẹ tôi phải xin đi ở đợ và chúng tôi cũng vậy.

         Lúc lên tám tuổi. Tôi đã kiếm được đồng tiền đầu tiên : 3 lires mỗi tháng, Nhưng đó là cả một nỗi đau đớn ê chề bởi vì các chủ nhân của tôi, những người bán hoa quả đầu mùa, là những người khả ố. Thay vì một chiếc giường họ cho tôi một đệm rơm rách bươm vứt trong một phỏng nhỏ, nơi lạnh lẽo dành để xếp những chai rượu. Trên chiếc bao rơm này trước tôi đã có một cô tớ gái trẻ tuổi bị bệnh lao nằm. Nhưng điều làm cho tôi khổ sở nhất, là thấy những đứa trẻ khác trong gia đình ngồi quanh bàn, ăn uống trong tiếng cười rộn rã, trong khi đó tôi bị gạt ra hè nhà với một chiếc đĩa sứt mẻ và một chiếc thìa bang sắt để dùng bữa : tôi chỉ là kẻ tôi đòi. Thường thường với nước mắt tuông tràn, tôi khám phá ra ngay từ hồi còn bé, thế nào là bất công xã hội.

         Sau những người bán hoa quả mà tôi rất sung sướng được rời khỏi họ, chủ nhân của tôi là một giáo sư kiếm thuật. Con gái ông ta và tôi thường theo dõi các buổi tập dượt một cảnh rất thích thú và nhiều lần dùng cành cây, chúng tôi chơi trò « ba chàng ngự lâm pháo thủ » với nhau. Song le chẳng bao lâu sau tôi đã phải rời chỗ làm, bởi vì bà vợ ông ta tính tình lẵng lơ, cũng đã mở các buổi dạy tư.

         Những chủ nhân mới của tôi, gia đình Chiedini là những người tốt nhất. Dầu cho là những người «bảo thủ» như chúng tôi vẫn gọi người giàu có tại Romagne, họ tỏ ra rất tử tế và thương yêu tôi.

         Từ đó tương lai đối với tôi không quả đen tối. Mẹ tôi rốt cuộc rồi cũng kiếm được việc làm ổn định tại lữ quán của Alessandro Mussolini. Sau khi bà vợ qua đời, năm 1905 ông ta bỏ nghề thợ rèn cũ chuyển qua nghề mới. Mặt khác lúc đó tôi được 16 tuổi, và ở tuổi này thường người ta nhìn đời với màu hồng, nhất là tôi xinh xắn và không thiếu lời khen ngợi. Tôi cũng đủ thông minh để không làm trò điên khùng, nhưng điều đó cũng làm cho tối rất hài lòng.

         Tôi còn được cả một chàng thanh niên trai trẻ xin cưới, con trai một người láng giềng với gia đình Chiedini. Khi đi ngang qua lãnh địa của chủ tôi, anh ta thề rằng sẽ làm cho tôi được hạnh phúc nếu tôi chịu lấy anh ta, và để thuyết phục, anh ta nói rằng tôi đẹp quả không xứng làm tôi tớ; tôi phải là công chúa mới đúng. Vì anh ta cưỡi ngựa và tôi thì đứng trong vườn nho, tôi chờ đợi anh ta nhấc bổng tôi lên, bắt cóc đem đi, nhưng anh ta không làm thế. Do đó tôi từ chối lời cầu hôn của anh ta.

         Vài ngày sau, một người đàn bà Gitane đã nói với tôi các lời tiên đoản số phận — mà tôi đã có nhắc lại trước đây — những lời nói khắc sâu vào tâm tri tôi, đến nỗi tôi có thể nhắc cho Benilo mãi thật lâu về sau khi yêu cầu ông từ chức. Thấy vẻ xúc động của tôi, bà ta lấy một viên đá nhỏ đặt vào lòng bàn tay tôi và nói thêm : «Giữ lấy nó, nhưng em hãy cho ta một bao bột.» Tôi không thể nào làm khác hơn. Tôi cho bà ta và bị chủ nhàn xát xà phòng một mách điếc tai... Nhưng tôi bất cần : tôi đã suýt là công chúa, và sẽ được ngang hàng với hoàng hậu lo gì.

         Lúc ấy là năm 1908. Một hôm chúa nhật, khi từ nhà thờ Eorli buớc ra cùng với con gái của chủ nhân, tôi nghe có ai gọi tên. Chính là Benito Mussolini, để râu mép và râu cằm, mặc bộ y phục đen sậm sờn rách, một chiếc cà vạt lớn và một chiếc nón cũng màu đen sậm trên đầu. Túi áo nhét đầy báo.

         Nhưng tôi nhìn nhiều nhất vào cặp mắt ông. Còn lớn hơn trước, và đối với tôi, dường như vẫn có thứ ảnh sáng lân tinh ấy phát ra. Mặc dầu sau này sẽ trở thành nhà hùng biện, nhưng câu giáo đầu của ông không lấy gì làm đặc sắc : « Chào Chiletta — tiếng gọi tắt tên Rachele — cô lớn quá. Bây giờ cô là một thiếu nữ rồi. » Tòi cũng phải trả lời bằng một thái độ lạt lẽo tương tự. Nhưng, để bù lại, tôi đã bị bối rối vì cái nhìn của ông.

         Trời rất đẹp, quảng trường Dôme tràn ngập ánh nắng, chúng tôi đi bên nhau. Tôi rất hãnh diện khi thấy người đi đường chào Benito với vẻ nể trọng. Tôi có cảm tưởng là sự nể trọng này cũng một phần nào tỏa hướng vào tôi. Benito đưa tôi về đến tận nhà Chiedini. Tôi giữ kín không nói với họ về cuộc gặp gỡ này vì tôi nhớ lại vẻ hài lòng mà cách đây mấy hôm ông bà Chieđini đã bộc lộ khi mô tả vụ bắt giữ — một trong vô số các cuộc bắt giữ khác — Mussolini, tay bị trói, bị lính canh cỡi ngựa vây quanh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:29:34 am

         «Tại sao cô chẳng bao giờ đến lữ quán của ba tôi để thăm mẹ cô ? Benito nói trước khi từ giã tôi.

         — Bởi vì ông bà Chiedini cấm tôi lui tới nhà một nhân vật cách mạng. Nhưng tôi sẽ xin phép bà Chiedini», tôi trả lời.

         Chúng tôi lại gặp nhau các chúa nhật kế tiếp : giao tình giữa chúng tôi ngày càng thắm thiết, không phải vì Benito chửng tỏ có tâm hồn rất lãng mạn, nhưng sự có mặt của ông lúc đó cũng quả đủ đối với tôi. Chúng tôi cùng đi dạo trong đồng quê, im lặng đi bên nhau thật lâu. Thỉnh thoảng Benito đá mạnh vào một hòn đá, làm như để xua đuổi một ý tưởng hay một đối thủ. Rồi cầm lấy tay tôi, Benito nhìn thẳng vào mắt tôi và nói :

         «Rachele, rồi ra chúng ta sẽ tống được bọn trưởng giả, bọn giàu có ra ngoài, những kê sống phè phỡn và lười biếng nhờ đất đai mà chúng không tốn một chút hơi sức nào để canh tác...»

         Tôi lắng nghe, như là đã trở thành đệ tử của cách mạng rồi, nhưng vẫn lo âu trước vẻ hăng hái bồng bột đến thế :

         «Họ sẽ bỏ tù anh, Benito ạ, họ đã làm rồi. »

         — Rồi sao ? Tôi không có xấu hồ vì bị tù do các nguyên nhân như thế. Tôi hãnh diện vì điều đó. Tôi không giết người, không ăn cắp.»

         Một bữa chúa nhật, Bà Chiedini cho phép tôi đến quán ăn của Mussolini. Tôi ở đây suốt buổi sáng, giúp dọn bàn, và sau khi ăn trưa, Benito đưa tôi đi khiêu vũ trước khi về nhà chủ. Anh ấy nhảy giỏi làm sao !

         « Tại sao cô vẫn ở lại nhà Chiedini ? — Trước khi chia tay Benito hỏi tôi — Chỗ của cô không phải ở đấy mà là ở gần mẹ có và ba tôi. Này, Radicle, tám ngày nữa, tôi sẽ đi Trente. Tôi sắp làm cho tờ nhật báo của Cesare Battisti. Tôi muốn cô về ở tại lữ quán trước khi tôi đi.

         — « Để xem », tôi trả lời.

         Nhưng rồi chuyện đã được sẳp đặt rồi. Ba ngày sau tôi gõ cửa lữ quán. Alessandro Mussolini có một cô giúp việc mới. Ông ta không có gì để hối tiếc, bởi vì chẳng bao lâu sau khách hàng chỉ muốn được «cô bé tóc vàng» phục dịch.

         Một ngày trước khi Benito đi Trente, thân phụ ông mở mấy chai rượu đế uống mừng. Benito chơi vĩ cầm và chúng tôi khiêu vũ. Nhân dịp này tôi khám phá ra ông còn là một nhạc sĩ tuyệt vời. Khi bạn bè ra về hết ông cầm tay tôi và nói với tôi:

         « Khi trở về, chúng ta sẽ làm lễ cưới, Rachele nhé. »

         Đó không phải là một lời cầu hôn, một đề nghị, một ý định, mà ông nói ra để mong có sự chấp thuận của tôi, mà đó là một quyết định nói ra cho cả hai. Không cần có câu trả lời : trong tâm trí ông, sự việc đã được giải quyết. Nhưng đòi hỏi một thiếu nữ mười sáu tuổi chờ đợi! « Anh cứ nói, tôi tự nghĩ. Bây giờ anh cứ đi, sau này rồi hẵng hay...» Và ngay khi đặt mình xuống giường, tôi không còn nghĩ gì đến đề nghị hôn nhân ấy nữa.

Những thanh niên tiếp tục bao quanh tôi tán tỉnh , trong khi đó, được vững tâm hơn bao giờ hết, tôi dành tất cả thì giờ làm việc cho lữ quán của Alessandro Mussolini. Người ta nói rằng tôi rất tuyệt diệu khi vô cùng khéo léo dọn các đĩa to lớn món cá biển Adriatique. Một lần nữa, tôi lại được cầu hôn: một nhà trắc địa trẻ tại Rayenne, một người tên là Olivieri thì phải. Đấy là đề nghị thứ ba thuộc loại này trong vòng mấy tháng, sau đề nghị  của con trai nhà đại điền chủ và của Mussolini. Tôi đã từ chối trước nỗi thất vọng lớn lao của me tôi và nhất là của Alessandro Mussolini khi ông biết rằng tôi có cảm tình với con trai ông. Càng tiếc cho quyết định tình cảm của tôi hơn khi má ông biết rõ Benito, vốn được đào tạo trong chính trị và biết là tôi sẽ khổ.

        Hai tháng sau, một tấm hình gởi qua bưu điện từ Trente được đưa đến. Dưới chữ ký, Benito lưu ý thân phụ: «Chuyển cho Rachele những kỷ niệm đẹp nhất của con và nhắc cô ấy đừng quên những gì con nói». Quả Benito có ý tưởng rất liên tục! Chính Alessandro cũng khuyên tôi đừng chờ đợi nữa.

        «Vợ tôi đã là nạn nhân của chính trị, ông ta tâm sự với tôi, Benito sẽ không làm cho cháu sung sướng đâu, Rachele ạ, đừng chờ nó nữa. Khi nào gặp được người vừa ý, chớ nên ngần ngại tiến tới hôn nhân đi».

        Tôi nhớ lại Rosa Maltoni, bà đã phải khóc rất nhiều khi chồng bà bị lôi vào tù. Tôi thật không ham đời sống ấy nhưng tôi không làm sao quyết định được.

        Tám tháng sau khi ra đi, Mussolini trở lại Forli, bị trục xuất khỏi Trente, ông nói, bởi các nhà chức trách Áo vì tôi đánh thức chủ nghĩa Quốc gia Ý và viết trong một bài báo dữ dội đăng trong tờ Popolo, tờ báo của Cesare Battisti, rằng biên thùy của Ý không dừng lại tại Ala, một thành phố nằm giữa Áo và Ý. Với thải độ rất kiêu hãnh, ông kể lại với chúng tôi rằng những đảng viên xã hội tại Trente đã đình công toàn diện để phản đối vụ trục xuất ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:22:16 am

        Ông vẫn để râu mép, nhưng đã cạo mất râu cằm. vẫn các túi áo căng phồng những báo chí và chiếc vĩ cầm bất diệt kẹp dưới tay. Tiếng tăm từ Trente, theo ông về tận Forli. Lập tức ông được phong làm tổng thư ký liên đoàn địa phương của 4 đảng xã hội.

        Song song với các hoạt động chính trị, Benito bắt đầu giải quyết sắp xếp đời sống gia đình. Trước hết, ông xác định vị trí rõ rệt ; khi biết rằng tôi có một anh bạn trai, ông buộc tội đốt mấy lá thư của anh ấy gởi cho tôi. Hơn thế nữa, trong một lời vắn tắt, ông báo cho anh bạn tôi là từ nay hãy để cho tôi yên vì chính ông, Benito, là người ở vị trí của anh ta. Thật rõ rệt, không cần nhắc lại. Tiếng tăm của Mussolini đã gây kết quả cuối cùng: anh bạn trê ấy đã biến khỏi cuộc đời tôi.

        Tất cả những việc ấy không làm tôi ưa. Chắc chăn la tôi thiên về Benito rồi, nhưng còn trong vòng bí mật.. Tôi phản ứng, bắt đầu bằng từ chối lấy Mussolini. Luận cứ duy nhất của tôi là chính trị. Tôi luôn luôn lập đi lập lại với Benito rằng tôi không thế lấy làm chồng một người chia xẻ thời gian đời mình cho các cuộc biểu tình và cho các lao xá.

        «Chiletta có lý, Alessandro, thân phụ ông nói thêm, để cho cô ta yên. Không thiếu gì con gái."

        Tạm thời tôi bị nhốt trong lữ quán. Không có vấn đề đi khiêu vũ — điều này làm tôi rất bực —  cũng như không có vấn đề dọn ăn cho khách —  điều làm cho tôi ít thích hơn nữa — vì tôi bị bắt buộc ở trong phòng riêng. Riêng phần Benito, ông không ngầu ngại thay tôi làm bồi bàn, ban đêm thì về ngủ tại một gian phòng thuê tại Fork vì ông không ở chung với cha mẹ.

        Ông rửa chén và dọn ăn cho khách. Họ không có vẻ ưa thích lắm : một cô gái tóc vàng dầu sao cũng ưa nhìn hơn là một anh bồi có râu mép, nhưng nếu họ mất vẻ yêu kiều của tôi thì lại được nghe âm nhạc do Benito chơi trong phòng ăn. Trong bếp, thân phụ ông phàn nàn :

        «Thế có khổ không chứ ! một «giáo sư» lại đi làm bồi trong quán ăn ! »

        Nhưng Benito chẳng lo gì cả :

        «Không có nghề nào là hèn hạ», ông trả lời thân phụ. Lòng ghen tưông đã khiến cho ông làm bất cứ những gì để cô lập tôi với các người đàn ông con trai khác.

        Biến cố đã dồn dập xảy đến vì một cuộc khiêu vũ. Đấy là vào mùa thu năm 1909. Một tối, Alessandro nói với tôi :

        «Benito tổ chức một cuộc hội nghị của đảng xã hội. Cháu có đi dự với tôi không ? Chúng ta đến nghe. Sao đó tôi đưa cháu đi khiêu vũ».

        Tôi rất thích mà cũng rất lo, vì cùng lúc tôi đã vượt khỏi hai điều cấm của Benito : đi khiêu vũ và tham dự một cuộc họp chính trị. Ông cho rằng sự hiện diện của tôi làm cho ông như bị tê liệt.

        «Tôi không nói gì được khí biết có cô ở đó», một hôm, ông đã giải thích như thế.

        Tuy nhiên tôi nhận lời mời và thành công trong việc đến nghe mà không để cho Benito trông thấy. Tỏi rất hãnh diện khi nghe các đảng viên xã hội hoan hô ông và la lớn « Benito ! » « Viva Muslèn !»

        Chúng tôi đến cuộc khiêu vũ lúc ban nhạc chơi bản Bandiera Rossa (Cờ đó), «đảng ca» của đảng xã hội, mở đàu cho cuộc vui buổi tối. Bản đầu tiên là một điệu luân vũ. Một thanh niên đến mời, tôi nhảy ngay. Và đấy, nguyên do của tai họa. Vừa mới đi được vài bước là tôi chạm trán với Benito. Ông ném cho tôi một cái nhìn khủng khiếp. Với một cử chỉ giận dữ, ông gỡ tôi ra khỏi tay người kỵ sĩ và đưa tôi cho hết bản nhạc một cách quay cuồng, nóng nảy, trong khi mắt vẫn nhìn tôi trừng trừng, Rồi tôi bị kéo ra ngoài, ông kêu một chiếc xe ngựa, và chúng tôi cùng đi về quán ăn của thân phụ ông. Phần Alessandro thì không hay biết gì cả và không có thì giờ để can thiệp nữa. Trên đường về, không ai nói một lời. Tôi thì muốn thu người thật nhỏ vào trong góc xe, phần Benito thì không ngừng giữ chặt lấy tay tôi. Một trong những người bạn, luật sư Gino Giommi, cũng có mặt trong xe, cố trấn tĩnh Benito, nhưng bị quở trách thậm tệ. Vừa về đến quán ăn, màn chính bắt đầu : Benito trách móc mẹ tôi và thân phụ ông là đã để cho tôi đi dự khiêu vũ và không muốn nghe bất cứ lời giải thích nào. Đã từ vài tuần lễ nay Benito thay đổi phương pháp và từ những cuộc thuyết phục do vẻ thanh lịch và dịu dàng qua các lời đe dọa với những tràng như «nếu cô không ưng tôi, tôi sẽ đâm đầu vô đường ray xe lửa». Hoặc «nếu cô cự tuyệt tôi, tôi sẽ kéo cô cùng nhảy xuông dưới xe lửa.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:48:43 am

        Mặc dầu đầy kiên nhẫn và dịu dàng, lần này mẹ tôi quyết định can thiệp.

        Lúc đó chúng tôi đang ở trong bếp và tôi còn nhớ tôi ngồi gần mẹ tôi ở một đầu bàn. Benito ngồi phía kia đối điện chúng tôi.

        — Tôi báo cho anh rõ, Rachele đang còn vị thành niên. Nếu anh không để cho nó yên tôi sẽ đi thưa và người ta sẽ bỏ tù anh, — mẹ tôi nói.

        — Được rồi — Benito trả tời rồi bỏ đi ra.  Lát sau ông trở lại, để khẩu súng lục của thân phụ vào ngay mặt mẹ tôi và lãnh đạm buông lời :

        — Vậy thì, phần tôi cũng báo để bà rõ. Bà đẫ thấy khẩu súng này chứ, Bà Guiđr. Nó chứa sáu viên đạn. Nếu Rachele còn cự tuyệt xua đuổi tôi, sẽ có một viên dành cho cô ấy và năm viên dành cho tôi. Bà cứ lựa chọn!»

        Trong vòng hai phút, tất cả đều được quyết định : tôi nhận đính hôn với Benito. Và tôi phải nói rằng tôi sung sướng vì, từ lúc mười tuổi, tôi đã yêu ông ấy rồi. Chỉ cần một sự thúc đẩy là tôi hết ngần ngại.

        Sau đó Benito từ giã chúng tôi và trở về căn phòng của ông tại Forli. Nhưng ngay sáng hôm sau, ông trở lại và công bố quyết định : tôi bị đày đến ở với chị Pina của tôi, tại Villa Carpena, cách Forli 8 cây số và phải tuân hành mệnh lệnh ở yên đó.

        Mỗi tối ông đến thăm tôi. Mười sáu cây số đi về hảng ngày khi thì đi bộ khi thì; bằng xe đạp giúp cho ông suy nghĩ, Benito đoan xác với tôi như vậy.

        Khi đến, ông lôi trong túi ra một gói báo vá nhiều tờ giấy đặc kịt nét chữ mềm mại của ông. Sau khi đọc các bài báo sẽ đăng vào ngày mai cho ông nhạc của chị tôi «Chinchin», một nông dân tốt tại Romagne, chúng tôi đi dạo trong vùng thôn dã...

        Tất nhiên là chúng tôi nắm tay nhau, hôn nhau, chúng tôi không hề là những kẻ yêu nhau nhút nhãi đến nỗi nhìn nhau mắt trong mắt hàng giờ, nhưng cũng không phải là những kẻ lăn tròn trong cỏ như tôi đã từng thấy họ làm, kế nhà tôi. Và dầu có muốn chúng tôi cũng không làm thế được vì đang ở vào mùa đông. Trời rất lạnh và mưa lớn.

        Được phú cho một tâm trí hết sức thực tiễn, Benito mau lẹ ý thức rằng tình trạng này không thể kéo dài được mãi. Do đó một buổi chiều tháng giêng năm 1910, ông đến sớm hơn thường lệ. Khi chị tôi ra tiếp, ông nói một cách bình thản với Pina:

        — Tôi đã tìm ra chỗ ở cho Rachele. Tôi muốn nàng đến sống với tôi và là mẹ các con tôi... Nhờ chị bảo nàng sửa soạn gấp vì tôi còn nhiều việc phải làm...

        Và trong khi Pina, nước mắt đầm đìa. chạy lên lầu báo cho tôi biết thảm họa, Benito kiên nhẫn chờ đợi, tin chắc nơi mình, đọc cho ông nhạc của Pina nghe bài báo sẽ đăng vào ngày mai. Trong vòng năm phút tôi đã có ngay quyết định. «Thế thì đi», tôi nói.

        Hành lý của cô dâu gồm có một thùng đựng áo quần giặt, đựng một đôi giày cũ từ ba năm, hai chiếc khăn tay, một chiếc áo, một áo choàng làm bếp và... bảy xu. Dưới bầu trời mưa tầm tả, chúng tôi đi qua tám cây số, tất nhiên là đi bộ, và nhiều chó chạy theo chúng tôi sủa vang như là trách móc việc chúng tôi làm.

        Tại Forli, Benito đã chuẩn bị cho tôi một ngạc nhiên êm dịu : ông đã giữ hai phòng thông nhau trong một khách sạn sang nhất, và khi vào đến cửa ông ra lệnh như một chúa tể :

        — Cho nước chảy để bà đây tắm nhé !

        — Tôi nghĩ rằng đã có rồi — người bồi phòng vừa trả lời vừa chùi vũng nước đọng dưới chân tôi.

        Sáng hôm sau, Benito đưa tôi đến một tòa nhà cũ kỹ đường Merenda, tại Forli, mà ngày xưa chắc phải đẹp lắm.

        «Đây rồi», ông nói với tôi.

        Chỗ ở của tôi nằm trên tầng chót, trong cùng một hành lang tối tăm. Để lên đến đó, phải leo lên một cầu thang hẹp đến nỗi tôi phải đi qua một cách khó khăn khi mang thai Edda, con đầu lòng của chúng tôi vài tháng sau.

        Benito đã sắp đặt một vài vật dụng ở đấy rồi: một chiếc giường, một cái bàn, hai chiếc ghế và một chiếc lò nấu than. Tôi sẽ kiếm những gì còn lại cần thiết tại nhà mẹ tôi và chúng tôi bắt đầu ba mươi sáu năm chung sống.

        Tôi phải minh xác ngay rằng đối với luật pháp, chúng tôi chưa được coi là ông bà Mussolini ngay. Về phương diện chính thức chúng tôi không được kết nối bằng các dây liên hệ hôn nhơn vì chủ thuyết xã hội cấm đoán, vào thời đó, không được làm đủng với các qui tắc do giới «trưởng giả» thiết lập. Tất cả các đảng viên xã hội lập gia đình theo nghi lễ dân sự hay tôn giáo đều bị xem rất xấu. Do đó Benito và tôi đều không ra trước ông thị trưởng lẫn ông linh mục. Chúng tôi chỉ làm phép cưới mãi rất lâu về sau, vì các biến cố. Lễ lập giá thú được tổ chức sau năm năm sống chung, năm 1915, bởi vì một tình nhân đầy thù hận của Benito, Ida Dalser, muốn qua mặt tôi, tạo cho tôi nhiều khó chiu. Chúng tôi đợi mười lăm năm sau mới tổ chức lễ cưới theo lễ nghi tôn giáo ngày 29 tháng 12 năm 1925 tại Milan, lần này là để làm vui lòng Đức Giáo Hoàng Pie XI. Và chúng tôi chỉ đi hưởng tuần trăng mật hai mươi năm sau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:31:43 pm
       
(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/49639342_354170708646149_7018248334309588992_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=4f36c5ffcf31989881b5b96a9205c38e&oe=5CD8E0C1)
Mussolini


3

ÔNG CẤM TÔI SANH TRONG KHI ÔNG VẮNG MẶT

        Trong suốt thời gian cầm quyền, Benito chỉ nếm sơ qua các ly rượu đặt trước mặt. Có lúc ông để môi vào một tí, vì không thể nào quan niệm được vì lãnh đạo chính phủ của một nước sản xuất rượu lại không thích sản phẩm quốc gia. Do đó nảy sinh ra huyền thoại và sự tiết độ của ông Duce. Ông tiết độ, đúng vậy, nhưng điều mà người ta ít được biết là phẩm tính trứ danh ấy bắt nguồn từ một câu chuyện mà tất cả mọi gia đình ít ra cũng có ngày được biết đến : một cơn say nhớ đời. Đấy là vào năm 1911 chúng tôi đã chung sống từ một năm qua, và chúng tôi không giàu có gì, Chúng tôi có một trăm hai mươi lires do Benito kiếm được trong tư cách là tổng thư ký liên đoàn xã hội địa phương, rồi trong tư cách người phụ trách tờ tuần báo của đảng, tờ Lotia di Classe, do chính ông sáng lập tháng giêng năm ấy. Trong sổ lương bổng, ông tặng cho đảng hai mươi lire, và giao cho tôi hết phần còn lại. Sau khi trả tiền nhà mười lăm lire, chúng tôi không có gì nhiều để sống,

        Tài sản của chúng tôi giới hạn trong số bàn ghế mà ông mua sắm và trong tủ áo, Benito chỉ có một bộ màu đen mà tôi đã thấy cách đấy hai năm, một chiếc nón rộng vành mà người dân ở Romagne thích đội, một chiếc cà vạt lớn màu đen đã sờn rách, hai chiếc áo sơ-mi đã mất màu trắng qua thời gian và một đôi giày. Riêng phần tôi, tôi vẫn có những gì chứa trong chiếc thùng cũ.

        Ngay trong những ngày đầu tiên, Benito đã có những thói quen bất di dịch. Buổi sáng dậy sớm, rửa mặt, cạo râu, ăn sáng — cà phê sữa bánh mì — và đi làm. Tất cả mọi chuyện mất từ 15 đến 20 phút; Ra ngoài đường ông dừng lại trước tiên tại một sạp báo ở piazza Saffi. Với một tốc độ chóng mặt, ông đọc lướt qua tất cả các bài đăng trên tất cả các báo. Ông chủ sạp bảo không bắt ông trả tiền không những chỉ vì quen mà còn vì mỗi buổi sáng ông ta thích ngắm cuộc chạy marathon ấy. Sau đó Benito đến tòa báo hay dự các cuộc họp bí mật, với cử chỉ hùng hồn, cũng tại đó.

        Giữa trưa, ông trở về nhà để ăn trưa, bữa ăn được thanh toán trong vài phút. Một tờ báo để dựa vào chai rượu, ông vừa ăn vừa đọc; nhưng thói quen ấy biến mất mau lẹ. Benito không hề chú ý có thức ăn gì trong đĩa: món tagliatelles — loại bánh lớn làm tại Romagne — rau tươi mà ông rất thích và trái cây. Khi tôi thức giục ông ăn nhiều hơn, ông trả lời rằng hồi còn bé, người ta không có thói quen cho ông ăn nhiều.

        «Ở nhà, buổi trưa chúng tôi ăn súp, buổi tối ăn rau diếp, hàng ngày trong tuần. Chúa nhật mẹ tôi nấu một nồi súp, với một cân thịt cừu cho năm người: ba, má, anh Arnaldo, chị Eđuige và tôi».

        Đôi khi ông viết báo vào buổi chiều tại nhà. Với nét chữ mềm mại và viết nhanh, ông viết kín hết trang này đến trang kia. Khi có đoạn nào bất như ý, ông nóng nảy vò tờ giấy vứt xuống đất, hoặc đứng dậy đi tới đi lui cho đến khi nào có hứng viết trở lại.

        Buối tối, bộ tham mưu của ông chuyển đến Macaron, quán cà phê chính tại Forli, chiếm một góc tòa nhà Serrughi, trên đường Aurelio Saffi. Tại đấy các đảng viên xã hội gặp nhau, bạn nhà tôi, và đôi khi cả cảnh binh đen lục soát và bắt bớ. Nhiều thiếu niên đến đó nhờ ông giúp làm bài tập ở trường, vì đối với tất cả mọi người, ông vẫn là « ông giáo sư » với cấp bằng sư phạm và một bằng cấp khác về Pháp văn. Lúc ấy Benito ngồi trước một bàn viết, lấy cây viết chì, và ngay trên đá cẩm thạch, ông viết các lời giải thích. Rồi khi mặt bàn đã bị ông viết đầy, ông tiến qua bàn khác để tiếp tục.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:53:33 pm

        Các cuộc hội họp ấy chăm dứt rất khuya nhất là vào thứ hai và thứ sáu. Trong hai ngày họp chợ ấy, tinh trạng căng thẳng lên cao độ và không phải là hiếm có các toán lính phòng vệ cưỡi ngựa, dùi cui cầm tay sẵn sàng, vì Benito có một cử tọa rất đông và ứng khẩu các bài diễn văn làm cho nông dân các xã lân cận đến dự họp bốc lửa. Tôi thấy ông về nhà, áo quần rách bươm, lấm lem bùn đất, vết bầm khắp chỗ. Ông rất vui sướng.

        «Mặc đồ gì đây-! Rachele», ông vui thích.

        Khi không có chuyện gì với công lực, các cuộc đụng độ xảy ra với đảng viên Cộng Hòa hoặc ngay giữa những đảng viên xã hội với nhau vì những liên đoàn xã hội các thành phố khác, ôn hòa hơn, không chấp nhận lập trường cực đoan của Benito muốn triệt hạ tất cả : nền Quân chủ, Giáo hội và nền trật tự đã được thiết lập.

        Hai năm chúng tôi sống ở Forli thật nhiều biển cố và tôi không thấy thời gian trôi qua. Tôi chỉ đếm giờ khắc trôi qua vào ban đêm, khi, tai lắng nghe động tĩnh, tôi cố nghe bước chân của ông hay tiếng nói của ông. Tôi đã tin rằng người ta mang ông về máu me đầy mình hoặc không bao giờ còn thấy ông nữa.

        Đấy là điều mà một đêm tôi tưởng xảy ra thật. Tôi đã thức chờ ông cho đến rạng đông, hai tay ôm đầu, tôi khóc nức nở tin chắc là ông bị bắt bỏ tù hay được đưa đến nhà xác rồi, khi tôi nghe tiếng ồn ào chát tai tử phía cầu thang. Vừa run tôi vừa mở cửa và trông thấy quang cảnh ; hai người lạ mặt đỡ nhà tôi mặt tái nhợt, mắt thất thần

        « Bà đừng sợ, không có gì đâu. Ông ấy đã nói nhiều quá đêm qua và không biết rằng đã uống quá nhiều cà phê và có nhắc.»

        Leo lên đến phòng, họ để ông lại cho tôi và bỏ đi. Tạm thời tôi cố cởi áo quân của Benito, vẻ nhìn của ông trống vắng hướng chăm bẳm vào tôi tnà không nhận ra tôi. Và thình lình ông bùng nổ. Ông đập phá lung tung, la hét như một người bị quỹ ám. Không thứ gì thoát khỏi tay ông: bàn ghế, một chút ít chén bát... cho đến tấm kiến soi mặt. Kinh hoàng, tôi đánh thức một bà láng giềng và chúng tôi gọi một y sĩ, bác sĩ Bofondi, thân phụ của viên thị trưởng Forli năm 1940 (và vẫn còn là thị trưởng cho đến 1945 lúc nhà tôi bị bắt). Ông bác sĩ giúp chúng tôi cột chặt ông vào giường và dần dần ông dịu trở lại.

        Đến chiều, khi thức giấc, ông tỏ vẻ hoảng kinh. Benito không muốn tin những chuyện đã xảy ra.

        «Nhìn coi! Tôi hét vào mặt ông, trong khi đẩy về phía ông một đống mảnh vỡ. Ông đập phá hết cả rồi. Phải có cả một gia tài tôi mới mua sắm lại được.»

        Ông không nói gì cả, nhìn chăm chủ vào đống gỗ. mảnh vỡ thủy tinh và mảnh sành.

        «Ông hãy nhớ kỹ lấy một điều, tôi kết luận. Tôi không bao giờ chấp nhận một tên bợm rượu làm chồng. Tôi đã có một bà cô ghiền rượu, khi tôi còn bé, và tôi đã quá khổ sở về chuyện đó. Tôi biết ông có những đức tính cao quí và tôi có thể bỏ qua cả chuyện lăng nhăng với đàn bà, nhưng nếu ông còn trở về nhà trong tỉnh trạng như vậy một lần nữa, tôi sẽ giết ông.»

        Benito nghe tôi từ đầu đến cuối, răng nghiến chặt, Khi tôi dứt lời ông nắm lấy tay tôi và kéo tôi đến tận bên giường trong đó Edda vừa mới một tuổi đang nằm ngủ.

        «Tôi thề trước mặt con là tôi sẽ không tái phạm nữa».

        Tôi biết là ông tôn trọng lời thề vì Eđda là tất cả đối với ông. Ông ru nó, nhìn nó ngủ hàng giờ và đôi khi để đánh thức con, ông kéo đàn vĩ cầm trên đầu giường.

        Và trong thực tế, ngoại trừ vài cơ hội ông phải nhúng môi vào một ly rượu vì không thể làm khác, Benilo không bao giờ uống rượu nữa Cái đêm nhớ đời ấy là nguồn gốc của câu chuyện truyền kỳ về đức tính tiết độ của ông Duce.

        Tình thương mà chồng tôi luôn luôn chứng tỏ với con cái đã làm cho cả thân phụ ông ngạc nhiên, không bao giờ lại ngờ con mình một ngày nào đó lại bị lay động bởi tình cảm ấy.

        Với Edda, con gái đầu lòng, thật kinh ngạc. Khi nó ra đời, ông muốn đích thân đi mua chiếc nôi, trong khi mà thường lệ không bao giờ ông chú tâm đến các công việc nội trợ như thế. Và sau khi trả tiền, ông nhất định vác chiếc nôi về nhà. Ban đêm, cũng như các trẻ con khác, Edda hay thức dậy và khóc. Lập tức, bất kể giờ giấc, ông mang cây đàn ra và kéo. Ông chỉ ngưng chơi đàn khi nào con đã ngủ say lại. Về sau, ngay từ khi vừa được ba tuổi, ông đưa nó đi theo khắp nơi, ngay cả đến tòa báo. Nhờ đó, mới bốn tuổi, nó đã biết đánh vần, tập viết, một cách rất kiêu hãnh bằng một mẫu phấn trên nền nhà bếp. Và Benito hãnh diện không kém, không cho tôi xóa đi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:36:15 am

        Cũng trong thời kỳ nay Benito hớt tóc rất ngắn để về sau mọc đẹp hơn. Ông cũng cắt ngắn tóc của Edda. Nhưng ngay đêm đầu tiên, tai họa đã đến vì con nhỏ quen dùng đầu ngón tay xoe xoe một lọn tóc lúc sắp ngủ. Không còn lọn tóc dài, không ngủ, và khóc. Ngay cả chiếc đàn vĩ cầm cũng không làm gì được. Lúc đó, vẫn với tinh thần thực tiễn luôn luôn, hôm sau Benito đi mua một cuộn chỉ gai. Ông tước ra từng sợi chỉ nhỏ một và mắc vào thanh giường sau đầu con. Như thế khi buồn ngủ, Edda chỉ việc với lấy chùm chỉ gai.

        Tiếp sau đó khi Vittorio ra đời, cũng vẫn đời sống ấy tại Milan. Những người láng giềng có quyền nghe trình tấu âm nhạc khi nó giật mình thức giấc giữa đêm.

        Nhân nói về vụ sinh con, các con tôi lúc trưởng thành vẫn thích thú so sánh ngày sanh của chúng: ngoại trừ Bruno, sanh ngày 22 tháng 4, tất cả đều được sanh trong tháng 9, Edda, Vittorio, Romano, và Anna Maria. Và mỗi lần chúng nói lại chuyện ấy tôi lại nghe một câu hỏi có hậu ý luôn luôn làm tôi nổi giận :

        «Má à, có thật tụi con đều là con cái mùa Noel không ?...»

        Đối với Eđđa và Vittorio là cả một cuộc lễ, nhưng đổi với Bruno thì thật tệ hại, chúng tôi ở tại Milan và Benito điều khiển tờ báo d’Italia, một nhật báo do ông sáng lập về có số bán rất khá, ngày 22 tháng 4 năm 1918, Benito có chuyện phải đi Gènes. Trước khi đáp xe lửa ông vừa «trợn mắt» vừa nói với tôi :

        — Hy vọng rằng bà không lợi dụng lúc tôi vắng mặt để sanh thằng nhỏ (vì trong tâm trí ông, đã là một đứa con trai rồi). Tôi đã quá chán vì đã là người cuối cùng được biết vê sự ra đời của con cái, như đối với Vittorio.

        — Ông đừng lo, cứ yên chí ra đi, tôi trả lời trong khi lau nhà. Ông sẽ có mặt ở nhà khi nó ra đời».

        Ngay đêm đó, khi ra đón ông ở ga xe lửa, Morgagni, quản lý tờ Popolo vừa cười vừa nói với ông :

        — Con trai ! Rachele khóe lắm.

        Benito nhảy vào một chiếc taxi, trèo lên cầu thang như gió và ngay cả trước khi nhìn đứa bé, đã nghiêm khắc nói với tôi :

        «Tôi đã bảo bà đợi tôi, sao bà không chịu đợi ? »

        Đàn ông thế đấy, họ muốn làm chủ nhân hai mươi bốn giờ trên hai mươi bốn.

        Để tham dự vào vụ sinh nở này, bằng mọi giá, ông muốn thay mẹ tôi trong những ngày kế tiếp và để làm thức ăn cho tôi ăn. Từ phòng ngủ ăn thông qua nhà bếp tôi cố vẫn cho ông, nhưng tôi thấy ngay là vô ích : Benito đốt cháy tất cả các dụng cụ và tôi không còn có thể dùng để chiên cả một quả trứng nữa. Mặt khác, chỉ trong hai ngày, ông đã tiêu hết tất cả chỗ tiền tôi để dành cho cả tháng. Do đó mới sau 48 giờ tôi đã phải đứng dậy để tránh những tổn hại nặng nề.

        Hơn chín năm sau đó — trong vụ sinh Romano ngày 26 tháng 9 năm 1927 — chúng tôi suýt gặp phải tai họa. Tôi vượt qua những sụ thận trọng bao quanh vụ sinh nở đó vì lần này tôi là vợ của nhà lãnh đạo chính phủ. Người ta áp đặt cho tôi một người nữ hộ sinh và một bác sĩ sản khoa nồi tiếng, ông này đã làm cho tôi phát cáu vì những phương pháp mới lạ và những lời nhắc nhở không ngừng rằng tôi là vợ ông Duce của ông ta, đến mức một hôm tôi chịu không nổi phải nói toạc ra :

        «Ông nên biết rằng khi một người đàn bà sanh con, những cơn đau không có phân biệt giai cấp. Một phụ nữ bình dân, cũng giống như bà hoàng hậu, cũng cảm thấy đau như nhau.»

        Do đó, một hôm lúc đang ở La Mã. chồng tôi được báo tin là tôi sắp sanh. Vì lẽ tin chắc lại là một đứa con trai, ông để cho hãng thông tấn Stefani loan đi báo tin tôi sanh một bé trai, đặt tên là Romano, để tôn vinh thành phố Rome (La mã). Nhưng khi trở về Villa Carpena, nơi tôi ở hiện giờ, vào lúc 17 giờ, sau một chuyến đi nhanh như chớp bằng xe hơi, Benito kinh hãi khám phá ra rằng tôi chưa sanh.

        «Làm sao bây giờ đây ? ông nói với tôi. Hãng thông tấn đã loan tin đi với tất cả các chi tiết.

        — Tôi đâu thể biết được ? Ông đi ngủ đi. Người ta sẽ báo tin cho ông khi tôi sanh.»

        Ông không có vẻ hãnh diện cho lắm !

        Vào nửa đêm, Cina, người nữ hộ sinh của tôi gõ cửa phòng ông :

        «Thưa Dưce, xong rồi, một cậu trai !»

        Nhà tôi khoát vội chiếc áo sơ mi, áo trái, và nhào vào phòng, ông bồng thằng nhỏ hôn hít và la lớn, bình thường ông lúc nào cũng ăn nói dịu dáng :

        « Tốt lắm Rachele ! Tốt lắm ! Bà làm tôi thú quá ! »

        Tôi chẳng hề biết được ông bằng lòng nhiều hơn vì có con trai hay là có được sự xác nhận bản tin đã được loan đi quá sớm cho tất cả thế giới biết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2019, 11:27:50 pm

        Đến vụ sanh đứa con út, Anna Maria, ngày 3 tháng 9 năm 1929 — lại một đứa con của mùa Noel nữa — cả hai chúng tôi đêu ngạc nhiên như nhau, Benito và tôi cần thận nhờ kinh nghiệm Romano, tôi nói với ông là ngày sanh sẽ chậm hơn hạn kỳ thật sự. Và tôi sanh bất ngờ, không có ông bác sĩ sản khoa luôn luôn năn nỉ xin được nêu tên trong thông cáo phổ biến cho báo chí, không có cả cô đỡ cũng muốn y nhu vậy, tôi làm một mình hết công việc, rồi tôi điện thoại cho Benito tại La mã.

        «Con bé ra đời rồi», tôi bình thản nói với ông.

        — Ai ?

        — Con bé chứ ai.

        — Con bé nào ?

        —  Con chúng ta. Bây giờ ông kiếm tên đặt cho nó đi.

        Và tôi gác máy, rất bằng lòng vì đã có cơ hội giỡn lại ông. Tôi có ý chờ ông gọi lại để hỏi đặt tên đầu như thế nào cho con. Sáng hôm sau, lật tờ báo và tôi được biết là mình vừa sanh một bé gái tên Anna Maria. Đến phiên Benito giỡn lại tôi, nhưng tôi rất bằng lòng : Anna Maria là tên đầu của mẹ tôi...

        Khi đã trở thành ông và bà, Benito cũng giống như những người khác, rất sưng sướng khi chơi đùa với cháu. Điều duy nhất mà ông yêu cầu các cháu là đừng làm ồn vì tiếng động làm ông đau đầu. Nhưng lúc đó với lũ con cháu, thật lắm trò. Duce hay không, bất biết, nhà tôi bò xuông thảm làm ngựa hoặc hò hét om sòm. Tóm tắt, ông có tác phong giống như bất cứ bậc cha mẹ, hoặc ông bà nào khác. Một hôm chúng tôi được mời đến ăn tại nhà Edda và Galeazzo Ciano, Benito biến mất với lũ trẻ trước khi ngồi vào bàn ăn. Thình lình một cô bồi phòng nghe tiếng la sau cửa phòng khách. Cô ta mở cửa và hoảng kinh thấy ông Duce nằm lăn dưới đất, cô ta tưởng ông đau bụng hay bị thương. Thật ra đó chỉ là một trò chơi với Dindina và Cicino, hai đứa con của Edda mả tên thật là Fabrizio và Raimonda.

        Một trong những mối bận tâm của Benito cho con cái là lựa chọn giày cho chúng. Ông bắt buộc chúng mang giày hơi rộng hơn cỡ bình thường.

        «Bà biết không, ông nói với tôi, hồi còn nhỏ tôi đã đau khổ biết bao. Tôi phải mang giày ngay cả khi không còn vừa chân nữa,vì cha mẹ tôi không có tiền để mua đôi khác. Và về sau tôi cũng không đủ sức mua. Vậy thì giờ đây, tôi không muốn các con tôi chịu đựng những nối thống khổ như thế. Chúng phải được thoải mái trong khi mang giày dép » :

        Vẫn nhân chuyện con cái, tôi nhớ một câu chuyện : Trên đầu Benito, phía sau gáy có một mục ruồi lớn. Một người bạn bác sĩ của chúng tôi, Bá tước Pullé, một hôm muốn thuyết phục ông cắt bỏ đi.

        «Duce, không can gì đâu, chỉ vài phút là xong. Cắt bỏ nó đi, trông chẳng thẫm mỹ tí nào.

        — Thẩm mỹ hay không, tôi cóc cần. Bởi vì nốt ruồi này làm cho con cháu tôi vui thích. Chắc chiu của tôi cũng sẽ rất thích vì nó ở đâu vẫn còn ở đấy !»

        Quả thật, trò chơi thích nhất của lũ trẻ con, nhất là Guido, con đầu của Vittorio, gồm có việc trèo lèn vai chồng tôi và chí ngón tay trỏ vào nốt ruồi. Lúc đó, với một giọng the thé, ông Duce làm «dring, dring...» và cười phá lèn như một đứa trẻ con.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 11:01:37 pm

4

MUSSOLINI TRỞ THÀNH PHÁT XÍT NHƯ THẾ NÀO

        Chúng tôi đã sống ở Milan từ hai năm qua, nghĩa là từ tháng 12 năm 1912, khi nhà tôi được cử làm Giám đốc tờ Avanti, tờ nhật báo chinh thức của đảng xã hội Ý. Một đêm tháng 10 năm 1914 — tôi nhớ là ngày 19 — Benito từ Boiogne về, tỏ vẻ cay đắng và thất vọng.

        « Racbele chúng ta phải làm lại từ đầu. Họ tống tôi ra khỏi tờ bảo rồi.

        — Chuyện gì đã xảy ra ?

        — À, đảng xã hội không đồng ý với chiến dịch báo chí của tôi nhầm cỗ vỏ cho sự can thiệp của Ý bên cạnh Đồng minh trong chiến tranh hiện tại, và trong hội đồng chấp hành người ta xác định rằng lập trường của tờ báo trải với lập trường của đảng. Vì thế, họ loại trừ tôi.

        — Bây giờ ta sẽ làm gì ?

        — Trước hết phải kiếm tiền để sống, rồi để sáng lập một tờ báo khác, vì tôi sẽ hoàn toàn bị mất hướng nếu tôi không thể diễn tả tư tưởng của mình. Tôi phải có tờ báo riêng của mình mới được.

        — Nhưng họ phải trả bồi thường cho ông, họ mắc nợ ông mà ?

        — Tôi biết, nhưng tôi từ chối hết. Tôi không còn muốn thứ gì nơi họ nữa. Tôi nói với họ là nếu cần tôi đi làm thợ nề, nhưng lấy tiền của họ thì không.»

        Tôi như bị sụp xuống hố. Trước hết vì Benito đã bỏ tất cả công của vào tờ báo trong hai năm ấy. Khi ông kế nhiệm Claudio Treves trong chức vụ giám đốc tờ Auanti, tờ báo chỉ bán được 20.000 số mỗi ngày. Trong không đầy hai năm, ông đã nâng con số bản lên đến 100.000. Tôi đã thấy ông viết bài, viết bình luận cho đến một giờ khuya. Đôi khi, trong khi chờ đợi máy in chạy để có thể kiếm soát các ấn bản, chúng tôi đi xem hát và lúc trở về, Benito trải qua nhiều giờ tại tòa báo.

        Tôi lại còn khổ sở hơn vì tính vô vụ lợi thường lệ của ông, ông từ chối lãnh nguyên lương bổng khi ông điều khiển tờ báo. Một vài người lãnh lương cả ngàn lires nhưng phần ông, đế giảm bớt phí tốn cho tờ báo, ông chỉ nhận có 500. Việc này đã làm tôi nổi giận khi ông về Forli bảo cho tôi biết, tôi đã bùng nổ :

        «Tại sao ông để cho người khác hưởng những gì ông xứng đáng hưởng ? Làm sao ông có thể phán đoán liệu số tiền ấy có đủ cho ông hay không? Ai phải đi mua sắm và ai là kẻ biết giá cả?»

        Benito khó mà làm cho tôi nguôi giận và chúng tôi cùng đi Milan sau khi bán tất cả vật dụng để trả tiền xe và tiền ở trọ trong những ngày đầu.

        Nhưng cùng với ngày tháng, tình thế dường như cũng được sắp xếp êm. Chúng tôi đã sắp xếp chỗ ở số 19 đường Castel Morrone, trong một khu vực bình dân tại Milan, và tôi tin là những ngày đen tối đã hoàn toàn biến mất.

        Tôi không thể làm cho mối ưu tư của nhà tôi tăng thêm, nhưng tôi cũng tự hỏi làm sao có 80 lires để trả tiền nhà tháng này và lấy gì để ăn vì trong túi không còn một xu. Vốn thường nghĩ đến vợ con trước hết, với một phản xạ tuyệt diệu, ngay cả vào những giây phứt cuối của cuộc đời, Benito ý thức ngay hiện trạng. Ông đi mượn tiền để ít ra chúng tôi cũng sống cái đã.

        Còn lại là vấn đề tìm vốn để sáng lập tờ báo. Benito tổ chức tại nhà một phiên họp hội đồng chiến tranh, tập hợp vài bạn bè chiến tranh chính trị, và những người thích sáng lập một tờ báo, với Mussolini làm giám đốc. Trong số đó có Filippo Naldi giám đốc tờ Resto del Carlino tại Bologne, Manlio Morgagni sau đó trở thành quản lý tờ Popolo d’ Italia, Nicolas Bonservizi, Sandro Giuliani,

        Lido Caiani, Gino Rocca, Giacomo Di Belsiio. Filippo Naldi có trong túi 200 lires, và đó là số tư bản đầu tiên của tờ báo.

        Morgagni thành công trong việc kiếm được một hợp dòng quảng cáo đầu tiên, trả tiền trước, mang lại 1000 lires tiền mặt mới toanh. Một chiến dịch ghi tên mua báo dài hạn được tung ra và tôi đóng vai trò thủ quỹ vì tôi chịu trách nhiệm giữ tiền được gởi đến và phát biên lai. Ngoài ra Benito và vài người bạn chạy đôn chạy đáo khắp xứ để tìm ngân khoản và nhờ Naldi, một toán gồm một chuyên viên kỹ thuật xuất bản và hai biên tập viên được thành lập. Nhiều tiền ứng trước đã được gởi đến với những hối phiếu đối chiếu. Hãng Messagerie italiane đảm bảo sự giới thiệu tờ báo và phát hành Rồi một công ty mới lại đảm trách tất cả phần quảng cáo cho tờ báo.

        Sau cùng nhà tôi cũng cho ra mắt được số Popolo d'llalia đầu tiên. Đối với ông, tôi tin rằng đó là một chiến thắng vĩ đại trước những đảng viên xã hội cái lương chiếm đa số, trước những kẻ muốn hạ ông, và trước cả chính ông nữa, vì ông không tin mình thành công được. Ngày 15 tháng 11 năm 1914 là một ngày trọng đại, đêm hôm trước đó tôi không thấy Benito đâu. Ông ở lại nhà in, kiểm soát từng dòng từng chữ, toàn diện tờ báo. Dưới tên báo, để chứng tỏ ông vẫn luôn luôn giữ chủ trương xã hội, ông ghi « Nhật báo xã hội ».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:42:28 pm

        Xanh xao, râu ria không cạo, mệt mỏi, nhưng ông vẫn cứ vui sướng. Nhưng ông biết rằng việc khó khăn nhất có lẽ vẫn còn phải làm, vì các đảng viên xã hội sẽ làm mọi chuyện để tiêu diệt tờ Popolo d’ltalia. Do vậy, chúng tôi bị động viên tất cả : mẹ tôi, tôi, bạn bè để thay phiên đến các sạp báo xem coi tờ Popolo có được trưng bày đàng hoàng không, có bán được khá không.

        Ở nhà, cả một quang cảnh lộn xộn thường trực. Ông tiếp và tiễn đưa liên miên nhiều người mà tôi không hề quen biết. Từ khắp nơi trên nước Ý, những món tiền đóng góp nhỏ được gởi về đôi khi chỉ bốn hay năm lires. Người Ý ghi tên mua báo theo khả năng, nhưng chúng tôi cũng nhận được những món tiền 500 hay 1000 lires. Chẳng bao lâu sau Morgagni điều khiển phần quảng cáo của tờ báo và càng ngày số hợp đồng được ký kết càng nhiều.

        Một hôm chúa nhật, Benito và tôi dắt Edda đi dạo. Chúng tôi dừng lại trước một quán bán báo và nhà tôi, vẻ lạ mặt, hỏi :

        «Tờ này bán chạy không ?

        — Không tệ, người bán báo trả lời, nhưng nếu tờ Popolod' Italia mỗi ngày có một bài của cái ông Mussolini «đầu bự», thì số báo sẽ gấp trăm lần hơn.»

        Nhà tôi vẫn tỉnh bơ như không.

        Người ta kể lại rất nhiều chuyện về Benito và sự khai sinh tờ báo Popolo d’Italia. Người ta nói rằng ông nhận tiền của ngoại bang trả cho để thúc đẩy chính quyền và nhân dân Ý tham chiến bên cạnh phe Đồng minh chống lại Đức và Áo. Tôi có thể đoán quyết rằng Mussolini luôn luôn xác định với tôi ngay từ đầu Đệ I Thế Chiến rằng nước Ý phải đứng trung lập. Nhưng sau trận đánh sông Marne, ông suy đoán rằng đứng ngoài vụ tranh chấp sẽ không mang gì lại cho nước Ý và đến lúc giải quyết chấm dứt chiến tranh, Ý sẽ không rút ra được lợi ích nào cả.

        Nhà tôi giải thích cho tôi biết rằng không bao giờ ông quên được vụ ông bị trục xuất khỏi Trente năm 1908. Và rằng ông sẽ không bỏ qua cơ hội sửa lại biên giới chung giữa Ý và Áo quốc thuộc dòng họ Habsbourg. Ngoài ra, Benito tin tưởng rằng cần phải có chiến tranh thì dân tộc Ý mới ý thức được sự cần thiết của một công cuộc cái cách xã hội rộng lớn. Đối với ông, chiến tranh là một cánh cửa mở hé cho công cuộc cách mạng xã hội. Vả chăng điều này đà xảy ra rồi.

        Ít lâu sau trong một cuộc hội họp sôi động tại Milan, nhà tôi trình bày cho các đảng viên xã hội của thành phố và trong vùng những động cơ làm ông thay đổi thái độ đối với chiến tranh. Ông nói với họ rằng không phải ông quyết định một cách bốc đồng, nhưng quyết định sau khi suy nghĩ lâu dài và thấy rằng không có sự chọn lựa nào khác. Tôi còn nhờ hai câu mà ông đã viện dẫn với tôi khi ông trở về nhà :

        «Họ ghét tôi vì họ còn yêu tôi. Không phải vì xé thẻ đảng viên của tôi mà họ triệt tiêu niềm tin tưởng xã hội của tôi và ngăn cản tôi tranh đấu cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng».

        Riêng về các ngân khoản của người ngoại quốc, tôi có thể chứng nhận rằng tôi chưa bao giờ thấy, nhất là chính tôi là người tập trung tiền bạc trong nhà trong một thời gian. Tôi cũng nói thêm rằng nếu tôi có các số tiền ấy thì các công sự viên, các thợ nhà in đã được trả lương đều đặn, những người khốn khổ... Về sau, năm 1915, Marcel Cachin, vốn là một đảng viên Cộng sản Pháp, quả có đến nhà chúng tôi tại Milan. Tôi nhớ rất rõ ông ta vì ông ta không hiểu cũng như không nói được tiếng Ý, và để hiểu ông ta là, cả một vấn đề đối với chúng tôi một khi Benito không có mặt tại đó.

        Cachin tiếp xúc với chồng tôi nhiều lần, nhưng tôi biết rằng ông ta đã không mang tiền lại như người ta nói. Vả chăng Cachin không phải là đảng viên xã hội hay cộng sản ngoại quốc duy nhất đến tiếp xúc với Mussolini. Chính ông quen biết nhiều người mà ông đã gặp, và đích thân cả Lénine cũng có đến thăm ông tại Milan.

        Vụ đó xảy ra ít lâu sau khi sáng lập tờ Popoỉo d'Tlỉalia.

        Lénine từ Thụy Sĩ đến, muốn thuyết phục ông trở lại tái hội nhập với đảng xã hội. Nhưng Benito khống muốn biết gì khác. Dầu vậy ông vẫn rất thích Lénine mà ông đã quen tại Thụy Sĩ khi làm việc và học tập ở đó. Ông ta ở lại Milan vài giờ rồi quay trở lại Thụy sĩ. Sau đó nhà tôi nói :

        « Lénine gặp may lớn trong đời : ông ta đã chết trước khi Staline ám sát ông ».

        Sau kinh nghiệm hào hứng của việc sáng lập một tờ báo, mà tôi đã sống trong đó, còn có các kinh nghiệm mãnh liệt về các vụ đấu gươm, vì tôi chưa đi đến tận cùng của các sự ngạc nhiên khi sống với Benito Mussolini.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:38:40 pm
         
        Khi ông chuẩn bị cho trận đấu đầu tiên, suốt cả một đêm, tôi tưởng có thể chết được vì kinh hãi, và khi tôi thấy ông ra đi từ sáng sớm, có hai nhân chứng tháp tùng, tôi tin chắc rằng sẽ không còn thấy ông sống mà trở về nữa, nhất là đối thủ của ông lại là một sĩ quan, đại tá Cristoforo Baseggio, một người bỏ đảng nhưng lại là người biết xử dụng kiếm. Phần Benito thì rất bình tĩnh và tự tin :

        «Đừng có lo, Bachele, tôi đã học được mấy đường kiếm lợi hại với Camillo Ridolfi», ông nói để trấn an tôi. Nhưng tôi chắc rằng chúng không đủ để tránh sự tệ hại, ngay cả trường hợp Ridolfi là một kiếm sư rất giỏi.

        Đêm hôm trước, ông ra lệnh cho tôi mua một áo sơ mi mới, và trong vòng mấy giờ liền tôi đã nghe họ, ông, vị kiếm sư,và các nhân chứng, thấp giọng bàn luận trong phòng kế bên. Tiếng kiếm chạm nhau long cong có vẻ thê thảm đến nối tôi phải bịt hai tai, tin chắc rằng Benito đang sống những giờ khắc cuối cùng. Mới sáng tinh mơ, tôi thấy họ biến mất như những kẻ trộm đào mỏ, tất cả đều mặc đồ đen, với chiếc nón cao nghêu cầm tay.

        Khi ông trở về, tôi nghĩ là sẽ đối diện với một người đẫm máu, ông không làm sao cả. Benito trở về toàn vẹn với một con mèo nhỏ ôm trong tay.

        « Lúc ra đi tôi gặp nó trên đường, ông nói với tôi. Nó đem may mắn lại cho tôi. Ta giữ nó để nuôi».

        Tôi nghĩ rằng con mèo nhỏ này sau đó sẽ có chuyện làm vì các cuộc đấu gươm ngày càng gia tăng : mỗi lần Benito bất đồng quan điểm với ai, đối thủ chính trị hoặc ngay cả bạn bè, cuộc cái vã được giải quyết trên đồng cỏ, theo các qui luật nghiêm nhặt nhất,

        Nhà tôi bị đánh bại cả chục lần, trong số đó có vụ chống lại một đảng viên xã hội, một kẻ chủ trương vô chính phủ và ngay cả Claudio Treves, người tiền nhiệm của ông trong chức vụ giám đốc tờ Avanti. Cuộc đấu này lại là một trong các cuộc đấu gay go nhất vì Benito trở về nhà với một mẫu tai bị sứt và áo đẫm máu. Treves còn bị nặng hơn ông với một vết thương sâu hoắm bên sườn.

        Chính cuộc đấu gươm này đã tạo nơi tôi một phản ứng. Vì tôi bắt đầu quen với cảnh thấy ông trở về bình an vô sự, những điều âu lo cho mạng sống của ông đã nhường chỗ cho một sự chế riễu ngày càng gia tăng trước những tốn kém của các cuộc đấu. Benito phải trả tiền cho kiếm sư, cho ông bác sĩ tháp tùng và trả phụ cấp cho các nhân chứng dầu cho là một món quà nhưng cũng là một chi tiêu. Tôi còn quên những người canh gác mà nhiệm vụ là coi chừng khu vực lân cận để báo động khi cảnh sát đến vì các sắc lệnh của Hoàng triều qui định trừng phạt nặng các vụ đấu gươm. Vả lại nhà tôi đã bị xử nhiều lẫn vì lý do này.

        Cho nên khi thấy ông trở về và với chiếc áo sơ mi mới, ướt đẫm máu, tôi nổi giận với ý tưởng là phải hy sinh chiếc áo này sau một lần mặc. Tôi cố giặt , tẩy những vết máu, nhưng vô ích. Và tôi nói với Benito :

        «Lần này là đủ rồi. Chiếc áo này sẽ được giữ nguyên cho các lần đấu kiếm khác. Ông không hề nghĩ rằng chắc đâu tôi sẽ vui sường lắm vì được vứt tiền qua cửa sỗ mỗi khi ông Mussolini bất đồng ý kiến với ai. Hoặc là ông chấm dứt trò đấu kiếm, hoặc giả ông cứ đi với chiếc áo này...»

        Nhà tôi chấp nhận giải pháp thứ hai và ông giữ lại chiếc áo. Về lâu dài, các cuộc đấu kiếm xảy ra thường đến nỗi chúng tôi phải thỏa thuận một thứ mạt mã để cho mẹ tôi vốn không quen, đừng sợ quá. Buổi sáng khi thức dậy Benito nói với tôi :

        «Hôm nay chúng ta nấu spaghetti.»

        Và lập tức tôi sửa soạn mọi thứ xếp vào một chiếc vali nhỏ. Sau cuộc đấu ông điện thoại cho tôi và để bảo rằng mọi chuyện đều êm xuôi, ông nói như reo :

        «Bà có thế đổ spaghetti được rồi».

        Một tôi để ăn mừng biến cố, chúng tôi đi xem trò múa rối, một trò mà ông thích đặc biệt.

        Nhà tôi thường kể cho tôi nghe các vụ đấu kiếm của ông và tôi phải nói rằng tôi rất thích thú, nhất là khi ông không thiếu khôi hài và có một lối kể lại các tiết tấu khiến cho câu chuyện được thêm mắm dặm muối.

        Chẳng hạn một hôm Benito và đối thủ đang so kiếm trong một cánh đồng, đến lúc gay go nhứt thì họ nghe tiếng la hét. Đấy là các phụ nữ ra sông giặt áo quần đột nhiên rơi vào chỗ đấu kiếm, hoảng kinh họ chạy vắt giò lên cổ và la bài hãi:

        «Bớ người ta, họ đang giết nhau ».

        Họ phải ngưng lại và đổi địa điểm. Tôi nghĩ rằng họ xuống dưới mang cá một cây cầu. Một lần khác họ thuê một căn phòng Và khóa cửa ở trong đó để được yên. Họ đẩy giường tủ vào một góc và đã bắt đầu. Đến lúc cuộc đấu gay cấn nhất, những người canh gác báo động cảnh sát đến, Chiếc nón cao cầm một tay, và chiếc gươm tay bên kia họ nhào ra ngoài tìm địa điểm khác. Nhưng cảnh sát đuổi theo họ. Lúc đó như trong một cuốn phim găng tơ, họ nhào vào một chiếc xe hơi chạy ra nhà ga, nhảy lên một chiếc xe lửa chở hàng để đến một làng nhỏ, kết thúc cuộc đấu bắt đầu từ trong một phòng khách sạn.
 


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:50:12 pm

        Mãi rất lâu về sau, tôi nhở lại rằng chúng tôi đã dùng một thứ ngôn ngữ ám ước để nói về các cuộc đấu kiếm và tôi cũng muốn nói y như thế khi Benito bi bắt ngày 25 tháng 7 năm 1943.

        Tôi có thể viết thư cho ông nhưng không biết ông ở đâu, tôi phải nhờ quân phòng vệ chuyển thư. Tôi biết rằng thư từ sẽ bị kiểm soát và một hôm muốn cho ông hiểu rằng mọi người đang chở ông trở lại Romagne tôi viết : « Ở đày mọi người chờ đợi nước chảy về sông ». ông trả lời tôi : « Tôi rất tiếc, Rachele, rằng Romagne bị đau khỗ vì hạn hán ». Sau đó tôi không dùng mật mã nữa.

        Trong thời kỳ ở Milan, tôi cũng còn giữ những kỹ niệm vui, tỷ như các đêm đi xem hát.

        Một buổi tối, Benito về nhà với hai tấm vẻ hát do tòa bảo tặng.

        « Tối nay, ông nói với tôi, chúng minh đi xem hát, vì tôi có nhiều bài vở phải sửa chữa trước khi cho in tờ báo. Tôi sẽ đưa bà về sau khi vãn hát và tôi sẽ trở lại nhà in ».

        Sau mẩy phút đầu tiên, tôi bắt đầu hối tiếc là đã để cho ông đưa đi xem hát. Cứ mỗi đoạn không làm ông thích, Benito phá ra cười ầm ĩ, phê bình lớn tiếng cả bản văn lẫn diễn viên vở kịch. Tất cả các cặp mắt đều đố dồn về phía chúng tôi. Tôi ngượng chín người và thu người thật nhỏ vào chiếc ghế. Phần ông thì bất cần, nhất là khi ông biết rất rõ vở kịch vì năm 1911 ông đã từng viết một cuốn tiểu thuyết nhan đề : Claudia Particella, người tình của Đức Hồng Y. Vào thời đó, tờ Popoỉo, tờ báo của Trente mà ông cộng tác từ năm 1908 bán chạy hơn trước đôi chút nhở chuyện đăng từng kỳ này.

        Tôi cố sức làm cho ông chú ý đến thải độ của mình, nhưng Benito cho rằng người ta không có quyền làm buồn khán giả với những vở kịch quá tẻ như thế.

        « Nhưng, ông viết trong tờ báo, đừng làm cho người ta chủ ý như thế.

        — Và bà không muốn sự thể này khiến cho tôi làm cho người ta chú ý, thì bà muốn gì chớ ? Tôi đi xem hát là để giải trí, để khuây khoả. Nếu tôi không đặng khuây khoả thì tôi nói lẻn điều đó. Thế thôi...»

        Vở hết kế tiếp lả một vở nhạc kịch, Parsifal, tôi nhớ thế. Tôi hy vọng được yên hơn và quả thật thế, vì Benito ngủ từ đầu đến cuổi.

        Sau đó, nhiều lần ông ngủ như vậy khi xem diễn kích vì ông mệt mỏi quá. Khi trở thành Thủ tướng Chính phủ và thoát khỏi một nhiệm vụ, hoặc đơn giản hơn, khi chương trình làm ông thích, ông cũng đi xem nhưng một khi ngồi vào ghế là ông thấy buồn ngủ. Lúc đó Benitọ thu người vào trong ghế của mình và ngủ ngon lành cho đến hết.

        Tôi không nghĩ rằng ông là người duy nhất trong trường hợp này. Biết bao nhiêu là nhân vật cũng làm y như thế: họ ngủ một cách kín đáo. Và lúc vãn hát ít ra họ cũng thích thú cho người khác thấy như vậy. Song le, tôi có thể xác nhận rằng kịch và nhạc là nguồn giải trí của nhà tôi,

        Trong thời kỳ đầu mới lên cầm quyền ông thường đi xem hát. Nhưng vì các cuộc biểu dương cuồng loạn của đám đông ông phải sớm giảm bớt các cuộc giải trí. Lúc đó ông cho tổ chức các buổi hòa nhạc tại Villa Torlonia. Các con tôi còn nhớ vì chúng phải tham dự các buổi đó và đấy là một khổ hình thật sự mà cha chúng bắt chịu đựng.

        Nhưng trở lại với các cuộc «đi giải trí» tại Milan. Nếu ông tỏ ta khó chịu đựng mỗi trong các buổi diễn kịch, thì Benito trở nên một khán giả lý tưởng ngay khi có chương trình tạp diễn, các màn ảo thuật hoặc ngay cả các vở hài kịch. Lúc ấy ông như một đứa trẻ : say mê, chú tâm đến nỗi người ta có thể nói hay làm gì ông mà không hề gây được một phản ứng nhỏ nào nơi ông.

        Ông vẫn như vậy cho đến lúc cuối cuộc đời. Khi chúng tôi dự một buổi chiếu phim ban tối tại Villa Torlonia hay tại Gargano, tôi biết ngay là sau tên phim. Benito có ở lại cho đến khi chấm dứt hay không. Nếu đó là một cuốn phim buồn, trữ tình hay lăng mạn thì tôi chắc chắn là ông không ngồi lại cho đến hết.

        Nếu đó là một cuốn phim lịch sử hay một tuồng «Laurel và Harđv» (hài hước), Benito ngồi im trong ghế, bày tỏ sự vui vẻ đối với mỗi cảnh buồn cười và nhấn mạnh «Hay ! rất hay !» mỗi khi chiếc bảnh kem bay trúng đích.

        Vi biết ông luôn luôn như thế, sau khi biết các vở kích nguy hiểm, tôi lựa chọn và quyết định không đi theo ông đối với vài vở tuồng. Lúc đó chính mẹ tôi bị ông chọn làm vật hy sinh. Bà nhận lời, tội nghiệp, nhưng sau tối đầu hẹn, bà thề là sẽ không bao giờ đi thêm một lần thứ hai. Tôi phải, thừa nhận là bà đã được nể nang và ưu đãi tối hôm đó ; để bày tỏ sự bất bình, Benito chỉ có cởi giày và ném lên sân khẩu. Mẹ tôi hoảng kinh và khi về nhà bà vẫn còn lắp bắp vì xúc động trong khi Benito ôm bụng cười bà.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:38:24 pm

        Vì tin chắc là các sự việc như vậy sẽ lại tái diễn, từ đó bà nại đủ lý do có thể tưởng tượng ra được để khỏi đi xem hát với con rể. Và vì không bao giờ ông muốn đi đến rạp hát một mình, cho nên tôi phải tìm ra giải pháp khác.

        Lúc đó tôi phải thuê một cô gái trẻ tuổi để giao phó cho sứ mạng tế nhị là đóng vai trò bạn đồng hành» để đi xem hát với ông.

        Giải pháp này kẻo dài không lâu vì do cẩn thận tôi đã chọn lựa các cô xấu xí. Benito không muốn có cô nào đi theo nữa và thích đi một mình. Như thế là chúng tôi được yên thân.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/49527133_360534628009757_4463099369964437504_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=dbb140e24eabc0a4187b341726bed1ba&oe=5CCFF31E)



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:26:26 pm
               
5

MUSSOLINI LÊN CẦM QUYỀN NHƯ THẾ NÀO

        Một hôm, trong khi đang lật một cuốn sách Sử ký của Edda, con gái tôi, tôi đọc được một câu tuyên bố rất hay của nhà tôi lúc ông được vua Victor-Emmanuel III tiếp kiến ngày 30 tháng 10 năm 1922, tại Hoàng cung Quirinah. Benito tuyên bố với nhà vua :

        « Tâu bệ hạ, tôi mang lại cho Ngài một nước Ý của Vittorio Veneto ».

        Tôi nghĩ rằng các tác giả của cuốn sách ấy muốn giải thích rằng Mussolini mang lại một nước Ý chiến thắng như Vittorio Veneto đã làm, sau cuộc thất trận tại Gaporetto, trong Đệ I Thế Chiến. Tình trạng cũng như thế vào năm 1922 ; không khi vô trật tự và hỗn loạn vốn có trước đó và gây ra cuộc Tiến về La mã, nay đã bị khuất phục và nước Ý trở lại thống nhất trong chiến thắng.

        Tôi đã nói với nhà tôi là những lời nấy có một âm vang, như tiếng kèn đồng và rất xứng hợp với thời cơ lúc ấy, nhưng tôi kinh ngạc xiết bao khi nghe ông xác định là mình đã không hề tuyên bố những lời ấy, như vậy để đừng làm phiền Lịch sử, tôi phải đoan xác rằng Mussolini đã không hề nói: «Tâu bệ hạ, tôi mang lại cho cho Ngài một nước Ý của Vittorio Veneto».

        Điều này cũng không làm giảm thiểu được tầm quan trọng của biến cố, bởi vì nếu không có cuộc Tiến về La mã thì số phận của chúng tôi chắc có lẽ đã khác đi.

        Dầu sao chăng nữa, năm 1919, còn lâu nhà tôi mới nghĩ là ba năm sau, ông sẽ là Thủ tướng Chính phủ.

        Năm 1919 đối với chúng tôi là một năm gặp vận đen dồn dập, và nếu tôi có một lời cầu xin vào đầu năm 1920 — có lẽ tôi đã cầu xin rồi — thì tôi sẽ mong ước được sống một năm khác hẳn với năm trước.

        Chúng tôi gặp đủ thứ chuyện buồn năm 1919 : chính trị và gia đình. Về phương diện gia đình, phần tôi thì bị làm bệnh cúm Tây ban Nha, trong khi tôi vẫn còn cho Bruno bú. Vào thời đó, bệnh này đã làm cho 500.000 người chết ở Ý, con số cao hơn số nạn nhân trong Đệ nhất Thế chiến.

        Rồi vẫn trong năm 1919, Bruno lại bị bệnh vết hầu, và đối với Benito, bệnh này còn quan trọng hơn bất cứ thành công nào hay bất cứ thất bại chính trị nào. Tôi nói là bại trận đúng hơn vì ông vừa trải qua những thời khắc khó khăn về phương diện này. Nhà tôi và tôi ngồi trên đầu giường con suốt ngày, nghe ngóng từng hơi thở, từng cử động, từng dấu hiệu nhỏ chứng tỏ bệnh khá hơn hay trầm trọng hơn. Vào bàn ăn, Benito chỉ đụng đến đồ ăn một tí và ông chỉ rời khỏi nhà trong những trường hợp thật cần thiết trong việc in một tờ báo. Và trong trường hợp đó, ông cũng còn điện thoại về hỏi tình trạng của con ra sao. Chủng tôi không tin rằng con tôi sẽ qua khỏi và hàng giờ liên tiếp tôi bồng con, khóc lặng lẽ.

        Sau cùng, các bác sĩ tuyên bố nó thoát nguy và khi tôi báo cho nhà tôi hay, mắt ông ngập tràn nước mắt sung sướng.

        Nhưng vừa mới khỏi, Bruno lại bị ngay các biến chứng trầm trọng của bệnh sưng phổi và khi nó mạnh trở lại nó chỉ còn cân nặng có bảy kí lô. Cả nhà tôi lẫn tôi đều rã rời vì tai họa này ; nhà tôi còn hơn tôi nữa bởi vì không những ông không chịu nổi bệnh tật, của ông cũng như của người khác, nhưng nhìn con cái đau ốm còn làm cho ông hoàn toàn hoảng kinh. Ông cảm thấy bất lực đến nỗi có thể mời tất cả các bác sĩ trên thế giới nếu như ông biết việc đó có thể làm gia tăng hy vọng chữa lành bệnh.

        Về phương diện chính trị, công chuyện cũng không khả hơn bao nhiêu. Ngày 23 tháng 3 năm 1919, ông sáng lập tổ chức những người Fasci di combatimento nghĩa là phong trào phát xít. Và khi trở về nhà tối hôm đó, ông không hoàn toàn hài lòng. Mặc dầu đã được loan báo trong tờ Popolo d' Citalia cho những cảm tình viên biết rằng một phong trào mới đã được khai sinh và họ có thể gia nhập bằng cách ghi tên thâm dự buổi đại hội sẽ được tổ chức tại Dal Verme, một rạp hát tại Milan, thế mà chỉ có một trăm bốn mươi bảy người ghi tên. Nhà tôi phải đổi cả địa điểm để cho đại hội khỏi có vẻ lố bịch quá với một số người tham dự nhỏ bẻ, và sau cùng đại hội được tổ chức tại môt căn phòng ở đường San Sepolcro, nhỏ hơn căn phòng được dự liệu trước.

        Đến lúc bầu ủy ban chấp hành, Benito nói với tôi rằng ông được chọn lựa một cách tình cờ do những người nhiệt liệt hăng say ngồi ở hàng đầu.

        Vài tháng sau, tháng 11 năm 1919, các cuộc bầu cử dân biểu được tổ chức. Nhà tôi ra ứng cử với các nhân vật có uy tín khác lấy danh nghĩa đảng của ông, trong số đó có hai nhân vật nổi tiếng: Filippo Tomaso Marinetti, người sáng lập phong trào theo chủ nghĩa vị lai, và Arturo Toscanini, người nhạc trưởng trứ danh.

        Buổi tối khi công bố kết quả — đâu khoảng 11 giờ đêm —, Benito điện thoại cho tôi:

        « Thật là một sự thất bại hoàn toàn, ông nói. Mình không được một ghế nào cả. Trong khu Gale- rie (khu vực trung tâm của Milan) mọi người lồng lộn làm dữ với chúng tôi, nhất là những đảng viên xa hội. Tôi sợ là một số sẽ kéo đến tận nhà mình. Bà đừng lo gì cả, nhưng để đề phòng, bà nên đem các con lánh mặt đâu đó. »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 10:14:24 pm

        Hoảng kinh, mẹ tôi và tôi đi lòng vòng. Sau cùng tôi chỉ tìm được một chỗ chắc ăn, trên tầng gác thượng, chỉ có thể lên đó bằng một chiếc thang bên trong. Tôi lấy mền quấn Edda, Vittcrio và Bruno lại và ẵm chúng đặt bừa lên trên ấy. Vittorio đã lên ba tuổi hỏi tôi :

        « Chuyện gì vậy má? Cháy nhà hả ! »

        Và Edda mới vừa lên chín trả lời em:

        « Câm miệng lại ! Nếu họ nghe mầy nói, họ sẽ cắt cổ mầy... »

        Rồi tôi trở xuống phòng của chúng tôi và đứng canh đàng sau cửa sổ. Từ mùa hè, chúng tôi dọn về chỗ ở mới, số 38 đựờng Bonaparte, tầng chót một tòa nhà coi được, không xa một công viên là bao, nhưng cũng không xa trụ sở đảng xã hội là bao, chính từ nơi đó tôi e ngại có sự đe dọa xảy đến. Càng e ngại hơn khi tôi nghe văng vẳng những tiếng la hét ồn ào từ dưới đường và từ các căn nhà do đối phương của chúng tôi chiếm giữ.

        Sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ phập phồng chờ đợi, tôi thấy một đoàn người kéo đi, chính giữa đường như tôi thấy họ có khiêng nhiều có quan tài. Trong đêm tối, ánh sáng của những chiếc đèn lồng hai bên đường chiếu lờ mờ qua màn sương và những cây đèn sáp do đoàn người đi theo quan tài cầm tay tạo cho quang cảnh ấy thêm vẻ ảm đạm thê lương. Khi đám đồng đến ngay dưới cửa sổ nhà tôi, lần nay tôi phân biệt được nhiều cỗ quan tài và vẻ mặt của những người đang đưa cao nắm đấm về phía nhà tôi và hò hét:

        « Mussolini chết rồi ! Mussolini chết rồi ! Đây là thây ma của hắn và đồng bọn ! ».

        Tôi lâm vào tình trạng hỗn loạn tinh thần và tưởng phát điên lên được. Bởi vì một mặt tôi tin chắc rằng nhà tôi quả thật đã chết và mặt khác tôi muốn chạy về phía những người ấy để giành lại thây chồng. Nhưng tôi không thể bỏ mặc mẹ tôi vả các con tôi trên kia.

        Rất lâu về sau, năm 1945, tôi cũng lại căm thấy cùng một nỗi kinh hoàng như thế khi nghe nhiều súng nổ và khi thấy nhiều thanh niên ngã gục, phát xít hay không phát xít dưới làn đạn của bọn du kích quân đang săn đuổi họ.

        Nỗi lo âu điên cuồng ấy kẻo dài cho đến sáng. Suốt đêm nhà tôi không hề gọi điện thoại một lần nào, trái với thói quen của ông và dường như xác nhận cuộc diễn hành giả trang mà tôi đã thấy là chuyện thật. Tệ hơn nữa, sáng hôm sau, người gác cổng bị xúc động, bảo cho tôi biết rằng tờ Avanti, tờ nhật báo xã hội mà nhà tôi từng điều khiển, loan tin có một xác người được nhận, diện là xác Benito, mới được vớt từ dưới sông lên.

        Sau cùng, một cảnh sát viên thúc đẩy bởi lòng thương hại, đến chám dứt những cực hình của tôi bằng cách yêu cầu người gác cổng báo cho tôi rõ là nhà tôi bình an vô sự, rằng ông đã bị bắt trong các cuộc biểu tình đêm hôm trước và hiện đang bị giữ tại nhà lao San Vittore. Theo người cảnh sát viên này, nhà tôi sẽ được phóng thích mau lẹ. Và điều đó đã xảy ra trong ngày hôm ấy.

        Khi gặp lại Benito, ông kể hết mọi chi tiết, và nói với tôi rằng chính Toscanini và Luigi Albertini, giám đốc tờ Corriere della Sera, tờ báo quan trọng nhất nước Ý, đối lập với nhà tôi một cách hung dữ, lại can thiệp để Benito được thả ra. Cử chỉ nay của viên giám đốc tờ Corriere theo tôi, sẽ cứu vãn tờ báo của ông ta ba năm sau.

        Benito rút ra được bài học cho gia đình khi tôi kể lại quang cảnh đêm hôm trước dưới cửa sổ. Ông nhắc cho tôi nhở là trong nhà có sẵn loại bom ném tay mà ông đã mang từ mặt trận về nhân một cuộc đi phép thời Đệ I Thế Chiến. Ông giải thích cho tôi cách vận hành của chúng, và tôi, đã bình tĩnh lại, cẩn thận xếp chúng lên đầu tủ.

        «Như thế này tôi nói, chúng phải đốp vài quả trước khi làm hại được chúng ta».

        Tôi bổ túc kho vũ khí của mình bằng một khẩu súng lục do nhà tôi mang về cho tôi. Ban ngày tôi để nó trong xắc tay, ban đêm tôi nhét dưới giường Vittorio trong cùng phòng với chúng tôi. Chẳng bao giờ Benito ưa thích vũ khí, nhưng tôi thì quyết tâm trả giá đắt mạng sống của các con tôi, nhất là tôi lại rất thích bắn súng và săn bắn. Tôi tin rằng, trong hai đứa chúng tôi, tôi là người ít ngần ngại nhất khi phải nổ súng nếu cần.

        May mắn thay cho tất cả mọi người, tôi không phải sử dụng đến vũ khí và năm 1919 chấm dứt với vài biến cố không quan trọng, nhưng một trong các biến cố ấy cũng đã có thể trả giá cả mạng sống của nhà tôi:

        Đấy là lúc ông trở về nhà sau một đại hội đảng phát xít, Benito đi xe hơi với một trong các cộng sự viên, Leandro Arpinati, ông này lái xe. Lúc vượt qua một cổng xe lửa, thình lình cây cản hạ xuông chắn ngang. Chiếc xe húc vào nó và nhà tôi đã trình diễn một màn bay ngang tuyệt diệu cả chục thước. Ông lồm cồm đứng dậy với vài vết trầy sơ sài và một mẻ sợ điếng hồn. Phần Arpinati thì bị thương trầm trọng hơn...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:43:03 pm

        Viết rằng năm 1919 chấm dứt mà không có biến cố nào khác đáng ghi là một điều sai lầm nặng, vì vào tháng 9 năm ấy, lại còn có cuộc phiêu lưu của Gabriele D’ Annunzio tại Fiume.

        Flume là một thành phố nhỏ trên bờ biển Ađriatique, nơi mà sau các hiệp ước được ký kết cuối Đệ Nhứt Thế Chiến, không thuộc về khu vực do Ý chiếm đóng.

        Người Ý không chấp nhận sự việc ấy và từ nhiều tháng qua, nhiêu vụ rắc rối đã xảy ra ngày càng gia tăng giữa người Ý và người Pháp, làm cho công luận Ý bị xúc động và kích thích tinh thần quốc gia Ý.

        Trong khi một ủy ban quốc tế có trách nhiệm nghiên cứu tình hình, thì D’ Annunzio quyết định hành động theo ý riêng : Với những bộ hạ thân tín, ông ta chiếm luôn Flume,

        Một buổi tối, tôi nhớ là ngày 11 tháng 9, nhà tôi và tôi đi xem hát về, vừa ra khỏi rạp, thì một người xáp lại gần và đưa cho ông một tờ giấy. Đó là một điệp văn của D’ Annunzio; « Chiếc lao đã phóng đi rồi, ông ta viết. Bây giờ tôi đi. Sáng mài, tôi sẽ võ trang chiếm Fiume. Xin Chúa của nước Ý phò hộ tôi».

        Một hành động như thế, một hành động đúng kiều của nhà thi sĩ trứ danh, rõ rệt là đã mạ lỵ uy quyền của nhà chức trách Ý và ngoại quốc. Đấy là điều làm cho nhà tôi rất phiền, mặc dầu nhà tôi cũng có ý tưởng là Fiume phải là một thành phố của nước Ý.

        Do đó, ông giúp đỡ D’ Annunzio, nhưng tuyệt nhiên không tin rằng sự giúp đỡ có thể mang lại kết quả thành công.

        Đó chính là điều đã xảy ra : quá bị mệt nhọc bởi các cuộc phô trương và các cuộc trình diễn lố bịch mà D’Annunzio bắt dân cư tại Fiume tham dự liên miên, bạn bè của ông ngày càng ít ủng hộ ông và trước ngày Noel 1920, một đơn vị hải quân Ý oanh tạc Fiume. Bốn ngày sau, D’Annunzio rời khỏi thành phố.

        Nhà tôi không vì vậy mà bỏ rơi ông ta. Ông được biết rằng qua việc chiếm Fiume, D’Annunzio đã đánh mạnh vào ý thức quốc gia của dân tộc Ý. Một tình cảm như thế luôn luôn hiện hữu và có thể khích động được. D’Annunzio đã chứng tỏ điều đó.

        Mặt khác, gần như tất cả mọi người được nhà thi sĩ tập trung xung quanh ông ta, những Artidi, nghĩa là những người lê dương mà D’Annunzio đã võ trang cho, họ đều quay về phía nhà tôi và mang cho đảng phát xít một dòng máu mới.

        Những nghi thức mà D’Annunzio ưa chuộng — ít ra những điều không quá đáng — đã gợi ý rất nhiều cho những người có trách nhiệm tổ chức các cuộc biểu tình phát xít.

        Tất cả những điều đó Benito đều mang ơn D’Annunzio và ngay cả khi ông lãnh đạo chính phủ, ông cũng không bao giờ quên. Nhất là, ngoài khả năng lãnh đạo nhân sự — một vài người còn nghĩ cả đến việc đặt ông ta thế vào chỗ nhà tôi — Benito còn ngưỡng mộ D’Annunzio trong tư cách là một nhà thơ. Do đó họ rất thản thiết với nhau.

        Về phần tôi thì không phải luôn luôn đồng ý. Nhất là sau năm 1922, khi tôi thấy tác phong của D’Annunzio trong việc xử dụng và lạm dụng lòng ngưỡng mộ và tình bạn của Benito Mussolini.

        Điều làm tôi tức giận hơn cả là lối sống của ông ta, chẳng hạn ông ta không gởi một bức thư nào qua nhà bưu điện cả. Nếu ông viết thư cho ai ở lại một thành phố khác, ông gởi thư bằng cách giao cho một người cầm tay đem đi. Nếu người nhận thư ở ngoại quốc, ông đánh điện tín. Và vì điện tín cũng dài như một bức thư, điều này tạo ra những phí tốn điên khùng mà dĩ nhiên là không phải do ông ta trả. Đến mức độ khiến nhà tôi một hỏm phải chỉ thị cho ông Tổng trưởng Bưu điện đó đừng bắt D’Annunzio trả tiền khi ông đánh điện tín nữa, Benito thấy làm như thế sẽ ít tốn kém cho Quốc gia hơn là gia tăng phụ cấp cho ông ta để ông ta trả tiền.

        « Làm sao mà ông lại có thể đi ngưỡng mộ một người như thế được ? nhiều lần tôi hỏi nhà tôi, ông, người luôn luôn cố trả nợ của mình cho đến đồng xu cuối cùng, bộ ông không thay khó chịu vì cái sự bê bối của ông ta sao ?»

        Với thái độ hòa giải, Benito tìm cách làm cho tôi dịu đi.

        «Bà im đi, ông vừa cười vừa nói với tôi, tài năng không thể đo lường bằng những món nợ tứ giăng được...»

        Tôi còn nhớ nhân dịp đám cưới con gái tôi, Edda, D’Annunzio đã làm chúng tôi cười lăn chiên. Ông phải một « thông tín viên có cánh bay » đến với nhiệm vụ trao quà tặng của ông Thiếu tá cho ái nữ ông Duce. Edda và tôi tin chắc một cách long trọng rằng gói quà do người « thông tín viên có cánh bay » từ hồ Garde mang đến chắc phải chứa cả mọt kho tàng. Nhưng chúng tôi quá đỗi ngạc nhiên khi khám phá ra một bộ áo ngủ màu đó chói với hình rồng lộn và hoa sen, giống như thứ của những người bán dạo mời các dư khách với nhãn hiệu « sản phẩm của Trung hoa ». Tôi đã biến bộ áo quần ấy thành một bộ dùng để mặc khi đi xe đạp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2019, 11:04:53 pm

        Tôi phải nói rằng Benito bắt đầu bớt ưa thích những trò ỉập dị của ông bạn trứ danh khi ông đến nghỉ hè mấy ngày tại nhà ông ta bên bờ hồ Garde, ông hy vọng được đi nghỉ ngơi lại trở về với vẻ mệt mỏi hơn trước khi đi và càng tỏ ra kinh hoảng hơn vì những điều đã trông thấy.

        Chẳng hạn ông kể lại với tôi rằng gia nhân của ông ta đều mang những tên phức tạp của các nhân vật thần thoại trong tiếu thuyết và thi văn của D’Annunzio. Ngoài ra, mỗi lẫn họ gặp « chủ nhân », họ phải cúi gập mình xuống trong khi hai tay lại khoanh tròn trên ngực. Lẽ tất nhiên để làm như thế họ phải buông bỏ tất cả, điều đã gây ra thiệt hại không ít.

        Ngoài ra, Benito không bao giờ có thể quen được với các phát súng thần công mà cứ mỗi buổi sáng lúc 5 giờ, do chiếc Redipnglia, chiếc tàu chiến nhỏ mà D’Annunzia đã đem để; trong hoa viên bắn đi.

        «Bà biết không, Benito nói thêm, mỗi sáng tôi gần như thoát nợ khi bước ra khỏi chiếc giường, mà ngay dưới chân giường có hai bức tượng thần bằng đá lớn đến nỗi người ta có thể tưởng đó là người thật. »

        Riêng chính D'Annunzio thì nhà tôi điếng hồn khi khám phá ra rằng vào thời đó, ông ta ngủ trong một cỗ áo quan, ông ta nói với nhà tôi là để tập quen với cái chết sắp đến. Ít lâu sau, quả thật D’Annunzio chết, nhưng tôi phải minh xác, trước khi đóng lại dấu ngoặc, rằng ông ta đã làm cho chúng tôi ngẩn ngơ ngay cả sau khi chết rồi.

        Thật vậy, ông ta chết ngày 1 tháng 3 năm 1938. Nhà tôi đến tận tư gia của ông ta để giã biệt lần cuối và khi trở về, nhà tôi kể lại cuộc phiêu lưu lạ lùng mà ông vừa trải qua.

        Sau khi mặc niệm rất lâu trước thi hài của D'Annunzio, ông sắp cáo lui thì được trình cho biết là trong chúc thư của người quá cố trứ danh, có một khoản liên quan đến đích thân ông Duce và điều khoản ấy phải được chấp hành ngay.

        Lập tức với vẻ trọng đại, một bác sĩ dâng lên nhà tôi một lưỡi dao cạo sắc lém đặt trên một chiếc gối nhung. Dao ấy dùng để cắt một lỗ tai của nhà thi sĩ vì ông ta đã di tặng cho ông Duce, để bày tỏ tình bạn, «phần đẹp nhất và tinh khiết nhất của cơ thể ông ta». Và Benito phải mang về di sản ấy. Ông thú nhận với tôi là chưa bao giờ bị đặt vào một hoàn cảnh bối rối như vậy.

        Chúng tôi đang ngồi ăn trong khi nhà tôi kể chuyện, vớỉ Romano và Anna Maria. Bruno, sĩ quan không quân, thì đang ở phi trường Guidonia và Vittorio, lúc ấy đã lập gia đình, không còn ở chung tại Villa Torlonia nữa.

        Tôi thấy Romaiio và Anna Maria bỏ nĩa xuống, ngừng ăn vơi vẻ ghê tởm, và lúc đó, Ramano lên mười một tuổi hỏi cha:

        « Và ba đã cắt lỗ tai ấy, hả ba?»

        Nét mặt nó đầy vẽ hãi sợ đến nỗi tôi cũng đâm ra ngại câu trả lời cửa nhà tôi. Không có câu trả lời. Benito chỉ cho tay vào tủi áo và lôi từ từ ra chiếc khăn tay to lớn của ông mà thôi.

        Romano thét lên một tiếng như người bị cắt cổ và Anna Maria thì lấy tay bụm mặt khi nhà tôi mở chiếc khăn ra. Phần tôi thì ngạt thở. Chúng tôi chỉ trở lại thoải mái khi ông hỉ mủi ầm ĩ như ông vẫn làm khi bị cảm cúm...

        « Bộ các người cho tôi là mọi ăn thịt người sao chớ? Lúc đó ông mới can nhằn. Tôi rất bối rối nhưng tôi cũng đã thành công trong việc làm cho họ chấp nhận rằng tôi không thể nào nhận món di sản ấy được. Nhưng, ông cười nói tiếp, như là để xin lỗi cái vu kéo khăn tay ra dọa cả nhà, (tôi chắc chắn rằng ông đã muốn làm cho chúng tôi sợ chơi), tôi đã ngã bệnh tại Gardone...

        Ngoại các vụ cảm cúm lắc nhắc năm ấy, 1920 trôi qua trong hỉnh lặng so với năm 1919 và các năm 1921-1922. Chủng tôi sống đã sống trưỏng giả và về phương diện chính trị may mắn lại bắt đầu đến với nhà tôi.

        Trong gia đình cũng còn một biến cố quan trọng nữa. Benito mua chiếc xe hơi đầu tiên, một chiếc Bianchi, kiễu torpedo bốn chỗ với những ghế xếp phụ. Chiếc xe màu trắng hay xám tôi cũng không còn nhớ rõ nữa, nhưng có điều chắc chắn là chúng tôi rất sung sướng. Chúa nhật cả nhà đi chơi xa, trẻ con ngồi đàng sau, Benito và tôi ngồi trước. Vào thời đó chúng tôi trở thành một cặp vợ chồng sung sướng, Benito rất phong nhã — ông trở thành như thế từ sau khi ở mặt trận trở về năm 1917 — trong một bộ áo quần đen hoặc xám, vì ông luôn luôn mặc màu sậm với một chiếc sơ mi cổ cứng và một chiếc cà vạt đẹp. Phần tôi thì mặc theo thời trang và tôi có nhiều áo đẹp lòa xòa phía dưới và bò thắt phía trên. Tôi rất thích những đôi giày cao cổ gài nút khiến cho tôi càng thêm thanh lịch như là những phụ nữ phong lưu của thời 1800.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:49:09 pm

        Sau đó chúng tôi có một tài xế và không còn gì có thể phân biệt chúng tôi với giới trưởng giả ở Milan nữa.

        Buổi tối chúng tôi thường đi xem trình diễn nhạc kịch tại rạp Fossati, gần bên nhà chúng tôi, và tôi còn đạt được cả một thỏa hiệp với Benito : ông sẽ phản ứng ít đi khi có màn kịch không làm ông ưa thích. Tôi nghĩ rằng chính trong thời kỳ nầy tôi cảm thấy thật sự rằng buộc với Milan.

        Chúng tôi sung sướng, các con tôi lớn dần và có bạn bè của chúng. Edda đi học và cũng như tất cả những người làm cha không có khiếu, nhà tôi nhất định thuê thày dạy cho con gai các bài học vĩ cầm đặc biệt — mà trẻ con rất lấy làm đau khổ để học! — nhưng chúng tôi có hai mạng chống lại một mình ông, Edda là kẻ không thích chút nào và tôi, vì mỗi bài học làm hao tốn của tôi 10 lires.

        Tôi ít được gặp nhà tôi hơn trước, hiểu theo nghĩa gần như ông sống một cuộc sống rất bình thường... của một người rất hoạt động,một giám đốc nhật báo và một chính trị gia. Ông đi đây đó luôn, nhưng mỗi khi trở về Milan, tổng hành dinh của ông được đặt tại «hang thú», một văn phòng được thiết trí trong tòa soạn tờ Popolo d’Italia, dường Paoỉo de Cannobio. Trong hai năm tiếp theo đó, nhiều vụ liên lạc bằng điện thoại gọi đến và gọi đi tại nhà xảy ra rất thường, như vụ nhà vua trao quyền cho năm 1922, nhưng tôi tin rằng trung tâm đầu não thật sự của cuộc Tiến về La mã chính là «hang thú» ở đường Paolo de Cannobio.

        Nhưng vì tại Ý bao giờ cũng vậy «khu Galerie», nghĩa là khu vực trung tâm Milan, không xa khu Scala là bao, với những cơ sở nổi tiếng vẫn còn tồn tại như Biffi và nhà hàng Sayini, cũng vẫn là một trung tâm của sinh hoạt chính trị. Nhà tôi đến uống cà phê ở đó, bàn luận rất mau với bạn bè ở đó. Tóm tắt, ông sống cùng một cuộc sống tại Forli, nhưng với một tầm mức khác, khi ông điều khiển tờ Lotta di classe và khi còn quán cà phê Macaron. Vào thời đó, ông là chủ nhiệm một nhật báo lớn và là lãnh tụ một chính đảng do chính ông sáng lập và đang trong thời kỳ thăng tiến.

        Cũng trong năm 1920, phong trào phát xít như gặp hồi thuận cảnh. Trong cuộc bầu cử địa phương được tổ chức vào tháng chín, đảng viên phát xít chiếm được bốn ghế ngay trong thành trì của đảng xã hội tại Bologne và chính những người xã hội cũng chỉ chiếm được một đa số rất yến tại Milan.

        Có lẽ kề từ thời kỳ này mà tiến trình nắm chính quyền được quyết định và khởi phát, với một biến cố trầm trọng đánh dấu phiên họp khai mạc của Hội đồng Thị xã Bologne, ngày 21 tháng 11 năm 1920 : đã có một vụ bạo động và một trong các nghị viên phát xít, Giulio Giordani, bị giết bởi một phát súng lục.

        Tôi thấy Benito trở về nhà với vẻ “mặt của những ngày khó khăn, đang tỏ vẻ giận dữ kịch liệt. Ông kể cho tôi nghe các chuyện đã xảy ra và ngay sau khi ăn tối ông lại ra đi. Tôi bối rối cảm thấy rằng chúng tôi lại sắp sống trong những giờ phút sôi bỏng.

        Kề từ lúc đó, cuộc chiến đấu đã trở thành khốc liệt giữa đảng viên phát xít và « bọn đỏ » đông hơn vì không còn đảng viên xã hội, cộng hòa, hay bình dân v.v... nữa, chỉ có « bọn đỏ » mà thôi. Nhà tôi chấp thuận cho phép các cuộc trả đũa có tổ chức, nhưng trước đó, tôi còn nhớ ông đã viết một bài báo cực kỳ cứng rắn đăng trong tờ Popolo d’ltalia, công khai báo cho các đối thủ biết rằng ông có ý định trả lời bằng sức mạnh trước những hành động bạo lực của những kẻ cực đoan, mặc dầu ông vẫn không bao giờ chấp nhận mọi hình thức chiến tranh và càng không chấp nhận nội chiến.

        Cũng từ thời kỳ này, những tiểu điền chủ và các kỹ nghệ gia nhỏ, vốn tỏ ra lo ngại về cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917 tại Nga và và tình trạng gây hỗn loạn đây đó trên khắp nước Ý đoàn kết với các cựu chiến binh và với tất cả những người đã hâu thuẫn cho Mussolini. Từ đó phát sinh ra một sự thay đổi nơi ông và trong chánh sách của ông.

        Con người, vào các năm 1908-1912 và ngay cả vào năm 1920, muốn thay đổi bằng bạo lực cơ cấu kiến trúc xã hội, đã trở thành người bảo vệ cho trật tự. Điều này có nghĩa là «bạn đỏ» và bọn cộng sản mà Mussolini càng ngày càng e ngại trước sự xâm nhập của họ vào toàn cõi Âu châu, đã trở thành bọn người chuyên gây xáo trộn và ông, con người trước đó luôn luôn kích động quần chúng nổi loạn, nay nếu vẫn tiếp tục muốn có cuộc cách mạng xã hội này, thì lại mong ước cuộc cách mạng ấy xảy ra trong vòng hợp pháp. Cuộc chiến đấu bùng nỗ trên hai mặt trận : chống lại «bọn đỏ» và chống lại sự yếu kém, nhu nhược của chính quyền.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:28:05 pm

        Mặt khác, ông đã ý thức được rằng về phương diện thực hành, sẽ không làm gì được nếu không được sự hậu thuẫn tối thiểu của quân đội. Và chính từ đó tôi thấy cái đức tính của một nhà lãnh đạo được xây dựng, nghĩa là của một người vừa phải tiết chế bạn bè vừa phải duy trì hào khí của quân sĩ. Về sau có người trách nhà tôi là đã chơi trò bắt cá hai tay. Tôi đã trả lời rằng đối với Mussolini, kềm hãm bớt con người là công việc khó khăn hơn là để cho họ tự do nhiều. Vi nếu ông để cho họ hoàn toàn tự do, có lẽ là ông đã hủy bỏ được các nguyên nhân của một nửa chuyện phiền lòng mà ông sẽ đương đầu sau đó, với nhà vua và cận thần của ông ta : từ tháng 10 năm 1922, đã sẽ không còn nhà vua nữa.

        Ở nhà, tôi đã quyết định dẹp những trái bom ném tay, vì tôi tiên liệu các cuộc lục soát sắp đến của cảnh sát. Do đó một hôm tôi giao chúng cho chị Pina của tôi, lúc đó đang đau yếu gầy mòn vừa mới đến nhà tôi ở lại, khi chị đi ngang qua Milan.Vả lại tiếp theo sau đó, tôi biết rằng Benito đã gởi giúp chị tôi tiền bạc mà không cho tôi biết. Người đàn bà khốn khổ tin rằng giờ phút cuối cùng của cuộc đời đã đến khi mang những quả bom trong áo nịt ngực để mang đi ném xuống một chiếc hố trong khuôn viên lâu đài Sforzesco gần nhà. Cứ mỗi lần như thế là chị ngờ trước cảnh sát sẽ đến bẳt vì chị có vẻ là một kẻ trộm cắp, đi tới từng bước một sợ làm cho bom nổ.

        Năm 1921 là năm rất sôi động như tôi tiên liệu về cả phương diện gia đình lẫn chính trị. Tháng 3 năm 1921, tôi đã có một giấc mơ báo trước: từ ít lâu nay, nhà tôi học lái máy bay với một huấn luyện viên cực giỏi, Cesare Redaelli. Một đêm, tôi nằm mơ thấy nhà tôi bị lửa bao bọc khi ông đang còn ở trong phòng lái. Lúc thức dậy, tôi kế lại ác mộng cho ông nghe và van xin ông đừng bay nữa.

        « Bà đừng lo, tôi hứa sẽ không bay nữa », ông nói.

        Và để chứng tỏ là ông đã nghe tôi, ông để lại nhà chiếc áo choàng da mà ông vẫn mặc khi lái máy bay. Vài giờ sau chuông điện thoại reo và ngay cả trước khi nhắc máy tôi nói với mẹ tôi :

        « Con chắc rằng đó là Benito, ông gặp tai nạn rồi. ông đâu có thèm nghe lời khuyên của con».

        Tôi đã đoán không sai. Lủc cất cánh tại phi trường Bresso, phi CO’ hỏng máy và rơi xuống đất. Đầu gối nhà tôi bị bể và người ta mang ông về nhà. Khi nhìn qua cửa sổ, thấy xe dừng lại trước nhà, tội vội chạy xuống cầu thang. Benito bước lên một cách khó khăn, được một bác sĩ quen nâng đỡ, bác sĩ Binda. Tôi không thèm hỏi ông có đau không mà giận dữ nói lớn :

        «Hay quá, tôi bằng lòng quá !»

        Và tôi nức nở khóc trong lúc ông thi thầm một cách dịu dàng;

        «Hãy bình tĩnh đi Rachele, có gì đâu. Tôi còn phải nằm yên ở nhà nữa kìa...»

        Thay vì yên tĩnh, nhiệt độ lên đển 41o, nhưng tôi được ở bên ông liền 20 ngày.

        Ngày 15 tháng 5 năm 1921, lần đầu tiên Benito Mussolini trở thành «onoreuole» nghĩa là dân biểu quốc hội. Ông đắc cử trong đơn vị Bologne — Ferrare — Rayellne — Forli cũng như tại Milan — Payie. Chính kết quả bầu cử tại Milan làm ông thích nhất vì ông đã được 124.918 phiếu so với 4084 phiếu năm 1919. Chính trong thời kỳ này những dây liên lạc ngày càng thắt chặt giữa ông với những người sau đó sẽ trở thành «Từ đầu chế» của cuộc «Tiến về La mã» và với một số cộng sự viên như Italo Balbo, Michele Bianehi, De Vecchi; De Bono.

        Trong suốt thời kỳ này tôi chưa bao giờ thấy Benito biểu dương nhiều nỗ lực như thế đế tránh bạo hành. Tháng 7 năm 1921, ông đã tranh đấu ngay nội bộ đảng nhân một hội nghị của Hội đồng phát xít toàn quốc để đại hội chấp thuận một dự án của chủ tịch Hội đồng Bonomi, nhằm ký một thỏa ước ngưng chiến giữa đảng viên xã hội và phát xít. Không đếm xỉa gì đến các đảng viên riêng của mình, ông đã ký thỏa ước này tại La mã ngày 2 tháng 8 năm 1921 ; hành động này đưa ông đến vị thế thiểu số trong nội bộ phong trào, ngày 10 tháng 8 năm 1921, trong một đại hội phát xít thuộc khu vực Emile, Romagne, Mantoue, Crémone và Venise. Những người về sau giúp đỡ ông, lúc ấy bỏ phiếu chống lại ông ; trong số đó có Italo Balbo và Farinacci.

        Lần đó, con người cũng đã vượt thắng chính khách. Cũng y như ông đã làm năm 1914 và cũng như ông đã làm năm 1943 khi chấp nhận một quyết định cấp cao, Benito chiu rút lui. Ông từ chức trong Ủy ban Chấp hành phát xít. Hôm ấy, ông tuyên bố, và tôi còn nhớ lời ông, bởi vì tôi đã tự hỏi không biết liệu rồi chúng tôi có sắp phải bắt đầu lại từ số không hay không :

        «Vấn đề đã được giải quyết. Người chiến bại phải ra đi. Tôi từ bỏ hàng ngũ lãnh đạo. Tôi vẫn còn, và tôi hy vọng được phép còn là một chiến sĩ trong phong trào phát xít tại Milan»,


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:38:46 pm

        May thay, công chuyện được dàn xếp ngày 7 tháng 11 năm 1921 nhân một hội nghị qui tụ 4000 đại biểu phát xít từ khắp nơi trên nước Ý về dự. Cũng cần phải nói rằng tình thế lúc này của Benito tỏ ra khác với tình thế của ông đối với đảng xã hội khi ông bị loại trừ. Lần này, ông có tờ báo riêng và do đó không lệ thuộc vào một ai. Mặt khác, nếu hai lần ông đã là ủy viên hội đồng chấp hành năm 1921, ông không từ bỏ đảng và nhiều người thuộc giới lãnh đạo, trong số đó có Casare Rossi, phó tổng thư ký, vẫn trung thành với ông. Điều này giải thtch rằng những chiếc cầu không bao giờ bị cắt đứt — càng không bị cắt đứt, Benito nói với tôi, vì phong trào phát xít là «con đẻ» của ông.

        Làm như mọi chuyện lựa cùng một lúc để xảy đến, ngoài những âu lo chính trị, tôi lại còn bị thêm một nỗi âu lo khác mà từ vài tháng nay tôi đã mất thói quen chịu đựng : một cuộc đấu gươm mới. Đối thủ của ông là một người bạn cũ thuộc đảng xã hội, Francesco Ciccotti, chủ nhiệm một nhật báo, tờ Paese. Ông ta thách thửc nhà tôi nhân một bài báo công kích ông ta xuất hiện trong tờ Popolo d' Italia. Lẽ tất nhiên vì cảnh sát canh chừng ông liên tục, Benito phải dùng mưu mẹo của người da đỏ để chiến đấu. Sau cùng cuộc đấu được tồ chức trong một biệt thự tại Livourne, và chỉ chấm dứt sau hiệp thứ 14, khi các bác sĩ lo ngại cho quả tim của Ciccotti, đã ra linh cho ông ta ngưng trận đấu.

        Chính ngày 22 tháng 11 năm 1921, trong một bài báo đăng trên tờ Popolo d' Italìa, lần đầu tiên nhà tôi để cho mọi người biết là sẽ có thể có một sự thay đôi chính phủ. Nhưng theo ông thì sự việc ấy sẽ xảy ra rất chậm, không trước hơn trong vòng mười năm đổ lại.

        Tôi không trở lại cách tổ chức và khía cạnh chính trị của cuộc «Tiến về La mã».Tôi để công việc này cho các sử gia và tôi tin là các sử gia cho đến nay đã giải tỏa rất nhiều về chuyện đó vì đã có hàng ngàn tác phẩm viết về Mussolini. Tôi tự hỏi rằng liệu ngày nay vấn đề có được giải tỏa nhiều hơn là lúc nhà tôi đang cầm quyền không. Đây là vấn đề mà người ta gọi là, theo tôi nghĩ, sự cấm chỉ tản dương chủ nghĩa phát xít, vốn vẫn bị trừng trị bởi một đạo luật vẫn còn hiệu lực tại Ý.

        Điều tôi biết và thấy giúp tôi mô tả rằng chúng tôi không có tổ chức nhiều canh bài tại nhà. Trước hết Benito xuất hiện cùng lúc khắp nơi, trên toàn nước Ý, vì ông muốn tránh những sự đụng chạm quá... trầm trọng và tổng quát. Để đến tại chỗ thật nhanh, ông dùng một chiếc phi cơ săn giặc cũ thời chiến tranh 1914 — 1918, điều làm gia tăng thêm mối âu lo của tôi. Nhân vấn đề này, tôi tin rằng ông là chính khách đầu tiên, năm 1922, sử dựng một phi cơ riêng để di chuyền.

        Tôi nhớ lại rằng chính Italo Balbo là người đã tung ra những chiến dịch đầu tiên đe dọa quyền uy của Quốc gia.

        Vào tháng 4 năm 1922 ông ta đặt chương trình đơn giản nhằm bắt cóc một Tổng trưởng, đó là Tổng trưởng Canh nông, hiện đang viếng thăm vùng Ferrare cùng với viên Thị trưởng Bologne. Balbo được ông Tổng truởng tiếp kiến đế ông ta trình bày một tài liệu về tình hình nông nghiệp địa phương. Trong khi cuộc tiếp xúc đang diễn tiến, ông mời viên Thị trưởng Ferrare đến riêng một chỗ và lạnh lùng tuyên bố với ông này rằng, ông ta đã quyết định bắt cóc ông Tổng trưởng nếu nhiều đảng viên phát xít hiện bị bắt giữ tại Bologne không được thả ra ngay lập tức. Viên Thị trưởng đảm bảo với ông ta rằng những người ấy chỉ bị tạm giữ vì các biện pháp phòng ngừa và họ sẽ được thả ra trong vòng hai ngày sắp đến. Ông ta can thiệp với đồng nghiệp tại Bologne và ông ta đã giữ lời hửa.

        Vàa tháng 8, lần đầu tiên, đảng phát xít bắt buộc được quân đội chính phủ thi hành mệnh lệnh riêng của đảng.

        Câu chuyện theo tôi xảy ra tại Parme, vẫn với Italo Balbo, người được các đảng viên địa phương yêu cầu đến chiếm thành phố vì tình hình ở đấy không được tốt đẹp, và vì «bọn đỏ» được tổ chức chặt chẽ ở đó. Khi vừa đến nơi, Italo Balbo ra lệnh đưa những Squadre đến, nghĩa là các đội phát xít của nhiều thành phố và hôm sau, ông ta đến gặp viên thị trưởng, ông này tiếp khách với sự hiện diện của Tướng Lodomez, chỉ huy trưởng quân đồn trú tại đấy. Italo Balbo trách cứ dữ dội viên thị trưởng đã dung thông với « bọn đỏ » và tuyên bố rằng trong vòng mười hai tiếng đồng hồ nếu quân chính phủ không dẹp các rào cản trên đường và giải giới các đảng viên xã hội, thì ông ta, Balbo sẽ cùng với lực lượng riêng của mình, đảm trách quyền uy của Quốc gia. Tóm tắt, đấy là lần đầu tiên một lãnh tụ phát xít đe dọa thế chỗ nhà cầm quyền bất lực trong việc duy trì trật tự công cộng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:52:23 pm

        Viên thị trưởng xin một kỳ hạn hai giờ và khi hết hạn, quân đội phả hủy tất cả chướng ngại vật nhưng không giải giới đảng viên xã hội.

        Raibo liền trở lại gặp viên thị trưởng và bảo báo cho ông này biết rằng, trong trường hợp này, ông ta bắt buộc phải dùng võ lực. Michele Bianchi lúc đó là thư ký của đảng đến can thiệp để yêu cầu Balbo tránh đụng chạm đổ máu. Balbo liền bó buộc viên thị trưởng trao quyền cho quân đội. Đức Giám Mục tại Parme đề nghị đứng ra làm trung gian giữa đảng viên xã hội và phát xít, nhưng đề nghị của ông bị bác mặc dầu vẫn được đối xử với sự kính trọng và một đội phòng vệ được biệt phái đặt dưới quyền xử dụng của ông.

        Nửa đêm mồng 5 tháng 8, đích thân tướng Lodomez đến khách sạn nơi Balbo lập bản doanh, để loan báo tình trạng thiết quân luật vừa được ban hành và quyền lực trong tay viên thị trưởng từ lúc ấy do quân đội hành xử.

        Vào tháng 9 gần hai tháng trước cuộc « Tiến về La mã», một hành động tương tự cũng đã xảy ra, lần này tại Bolzano, trong vùng Haut — Adige. Dưới mắt người Phát xít tình thế ở đấy đã trở nên vô lý đến nỗi nó đã làm cho thành phổ ấy trở thành một quốc gia trong Quốc gia. Những dấu hiệu của chính quyền Ý lu mờ đến nỗi người ta có thể tự hỏi liệu chủ quyền Quốc gia có phải chỉ là tạm bợ không. Các kiểu đồng phục của dân quân trông giống như thời Đế quốc Áo, vùng Haut —  Adige có luật lệ riêng v.v... Một trong các chủ tịch Hội đồng tiền nhiệm, Bonomi, còn dung túng cho viên thị trưởng Bolzano tên Perathoner, đọc một bài diễn văn bằng tiếng Đức để chào mừng nhà vua khi y ghé ngang qua viếng thăm thành phổ.

        De Stefani. staraca và Giunta đồng ý với các chức sắc cao cấp của đảng phát xít là phải giải quyết mau lẹ vấn đề.

        Với những Squadre của vùng Trentin, vùng Venẻtie và vùng Lombardi, họ chiếm đóng tòa thị chính và các trường học Đức vốn đẹp hơn và tiệu nghi hơn các trường học dành cho người Ý nhiều, rồi áp đặt các điều kiện của họ : viên thị trưởng từ chức lập tức, giải tán quân phòng vệ dân sự được trang bị đồng phục của nước Áo, và di chuyên các trường học Ý vào các khu vực người Đức. Chính quyền La mã, sau một thời gian ngần ngại khá lâu, rốt cuộc cũng chấp nhân các điều kiện đó, xác nhận cho đến việc từ chức của viên thị trưởng, do đảng viên Phát xít bỏ buộc.

        Sau Bolzano, đến lượt Trente là nơi đảng viên Phát xít can thiệp. Một người tên Credaro gì đó, vốn là ủy viên của Vénétie và‘Trentin, bị thôi thúc từ chức vì đã không chu toàn tốt đẹp nhiệm vụ theo nhãn quan của người phát xít. Chính quyền khất lần nhưng một lần nữa phải nhượng bộ cái yêu sách của nhóm phát xít và đơn từ chức của Credaro được chấp nhận.

        Tất cả các hành động đó được tổ chức một cách thành công bởi những người bạn của nhà tôi, ngày càng kích thích người Ý tin rằng lần này có một lực lượng được tổ chức chặt chẽ trong xứ để chống lại với tình trạng hỗn loạn và đảm bảo cho guồng máy nhà nước chạy đều. Và cùng với thời gian, người ta thấy tại Ý có hai hệ thống chính quyền được thành lập : một có tính cách chính thức do chính phủ ở La mã hành xử, và hệ thống kia, có tính cách thực tế đo những người phát xít hành xử tại các tỉnh.

        Tình trạng này không thể kéo dài mãi vì, ngay khi hệ thống chính thức yếu đi, hệ thống thứ hai được tăng thêm sức mạnh.

        Tôi còn có thể nói ngay rằng Mussolini có thể chiếm quyền ngay từ tháng 8 năm 1922. Quân trú phòng ngã theo ông, tướng lãnh ngày càng công khai ủng hộ ông, ông không thiếu phương tiện. Chỉ cần một vụ đảo chánh.

        Nhưng đấy ! Mussolini muốn chiếm chính quyền, nhưng như tôi đã viết trên đây, ông quyết tâm làm cho việc ấy xảy ra trong vòng hợp pháp với hậu thuẫn của quân đội và sự thỏa thuận của công luận vì ông cho rằng cuộc cách mạng tại Ý vào thời đó, chỉ có thể được thực hiện với quân đội chứ không phải chống lại quân đội.

        Tôi không có theo dõi tại thủ đô kết quả của «cuộc Tiến về La mã». Tôi đã muốn có mặt ở đấy để nhìn nhà tôi đến lúc 17 giờ 30 ngày 29 tại nhà ga xe lửa. Qua điện thoại, ông nói với tôi rằng thật là kỳ diệu, khi ông ở bên cạnh nhà vua trên bao lơn hoàng cung Quirinal, để dự kiến cuộc diễn hành của đoàn thanh niên áo đen, ông đã nhắm mắt lại ít lâu. Chỉ đến lúc mở mắt ra lại ông mới ý thức rằng đây không phải là mộng: ông, Benito Mussolini, quả thật là người lãnh đạo chánh phủ Ý.

        Phần tôi thì vẫn âm thầm hoạt động bên trong hậu trường cho đến khi Benito lên đường đi La mã trong đêm 29 tháng 10 năm 1922. Tôi có nhiệm vụ nhận và chuyển lại cho nhà tôi những cuộc liên lạc điện thoại từ khắp nơi trên nước Ý.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:15:12 pm

        Ngay từ 16 tháng 10, tiến trình đã bắt đầu tiến hành. Các cấp lãnh đao đảng phát xít hội họp tại Milan, đường San Marco; để nghiên cứu tình hình dưới quyền chủ tọa của nhà tôi. Chính tại đó một «tứ đầu chế» được thành lập gồm có De Bono, De Vecchi, Balbo và Michele Bianchi. Tôi còn nhớ rằng chúng tôi mệnh danh De Vecchí là «tay đánh trống», và tôi cũng nhớ rằng lúc đó râu của De Bono đã bạc phơ. Sau đó tôi cũng có thể xét đoán được tính ngay thẳng của Bianchi.

        Tôi thấy nhiều người liên tục đến nhà chúng tôi. Có đủ hạng tuổi tác, một vài người ăn mặc như đồng phục, những người khác chỉ mặc thường phục đơn giản. Họ mang mỗi người một chiếc giỏ trên lưng đựng bánh mì, thịt, muối, phó mát, khoai tây cũng như củi, dầu để đốt lửa cắm trại. Bởi vì, để tránh không bị cảnh sát bắt giữ, họ phải ngủ ngoài đồng.

        Một vài người ngủ trên mái nhà chúng tôi để canh chừng vấn đề an ninh cho nhà tôi khi ông trở về nghỉ ngơi vài giờ. Chúng tôi chờ đợi biến cố xảy ra từng giờ từng phút vừa từ phía chính quyền vừa từ phía «bọn đỏ». Những người phát xít còn thuê cả một tòa nhà đối diện nhà chứng tôi để tránh không cho các phần tử nguy hiểm chiếm ngụ và để có thể canh chừng con đường, sau các cửa sổ, một cách kỹ hơn.

        Mỗi lần xuất hiện một dấu hiệu nguy hiểm, họ báo động chúng tôi bằng cách hát một bài hát mà tôi vẫn lẩm nhẩm luôn ;

        « L' Ardito è bello, Vardito è forte, piace alle donne, paura nonha...» (Ardito rất đẹp, ardito rất mạnh, phụ nữ rất thích, không biết sợ là gì...)

        Từ trong chỗ ở, chúng tôi luôn luôn canh chừng bên ngoài, kể cả một cây kè dưới sân. Chúng tôi sợ có kẻ trèo lên cây ném một vật gì vào nhà.,

        Ngày 22 tháng 10, Benito đi La mã. Sợ rằng một vài lãnh tụ của đảng bị lôi kéo bởi ý muốn đạp đổ tất cả và cướp chính quyền, ông muốn đích thân có mặt tại chỗ, và coi chừng từng lì từng ti. Hiếm khi tôi thấy ông căng thẳng như thế vì một lần nữa ông kềm hãm phong trào để giữ tính cách hợp pháp càng nhiều càng hay.

        Ở lại La mã vài giờ, Benito lên đường đi Naples, nơi đại hội đảng đang được tổ chức. Cuộc « Tiến về La mã » lẽ ra đã có thể khởi đi từ Naples và nhà tôi có đầy đủ thầm quyền, đưa tay ra hiệu bật đèn xanh cho 40.000 đảng viên phát xít hoan hỉ cuồng nhiệt chỉ chờ đợi có thế. Nhưng ông cẩn thận xem xét lại các chi tiết cuối cùng của cuộc « Tiến về La mã » : Cuộc động viên bí mật ngày 27 tháng 10, cuộc chiếm đóng các tòa hành chánh v.v... ngày 28 và buổi sáng cùng ngày ấy, ba đạo quân phải được kéo về thủ đô.,. Các cuộc đụng chạm với quân đội phải được tránh và các thành phố phải rợp bóng Quốc kỳ.

        Trở về Milan, Benito tiếp tục theo dõi bằng điện thoại các cuộc thương thuyết mà các đại diện của ông đang thực hiện tại La mã với các giới lãnh đạo chính phủ lâm thời. Cho đến phút chót, chỉ có vấn đề đảng phát xít tham dự vào một chính phủ chứ không có vấn đề một chính phủ do Benito Mussolini lãnh đạo.

        Trong đêm 27 tháng 10, Benito đề nghị với tôi nên đi xem hát tại rạp Manzoni, vở tuồng «quả phụ vui vẻ ». Tôi cảm thấy hơi bực dọc.

        «Làm sao ông có thể đi xem «quả phụ vui vẻ» với tất cả những chuyện trong đầu như thế ?» tôi nói với ông.

        Lúc đó ông không trả lời. Nhưng lúc đang cài nút cổ áo, ông bắt đầu huýt sáo khe khẽ. Tôi còn kinh hoàng hơn khi nghe ông huýt sáo bởi vì ông rất ghê tởm việc đó và khốn nạn cho con cái hay chị ở nếu bị ông bắt gặp thình lình đang huýt sáo miệng. Chỉ đến lúc trên đường từ nhà đến rạp hát ông mới giải thích cho tôi rõ.

        «Tất cả đều sẵn sàng cho «cuộc Tiến về La mã», ông nói với tôi. Nhưng sự hiện diện của tôi ở rạp hát chỉ để đánh lừa cảnh sát, họ sẽ nghĩ rằng chắc chưa có gì xảy ra đâu nếu tôi đi coi hát. »

        Và, thực sự, sau khi làm cho mọi người trông thấy rõ, ông, Edda và tôi, như một gia đình nhỏ ấm cúng, chúng tôi bí mật rời khỏi rạp « Manzoni » sau khi vở hát bắt đầu khoảng 20 phút.

        Sáng hôm sau, Benito giải thích với tôi rằng ông sợ vị chủ tịch Hội đồng nội các lúc đó là Luigi Facta, người sẵn sàng từ nhiệm, nhưng nhất quyểt xin ban bố tình trạng thiết quân luật, sẽ dùng võ lực nếu ông nghĩ rằng Mussolini sắp chuyển qua hành động.

        Trong trường hợp này những cuộc đụng độ sẽ khó tránh giữa đảng viên phát xít và các phần tử quân đội còn trung thành với chính phủ.

        Đấy là lý do khiến nhà tôi cố ý xuất hiện rất thoải mái đêm hôm trước trong rạp hát để đánh lừa cảnh sát.

        Ngày 28 tháng 10, màn đầu thắng lợi : nhà vua, một chiến thuật gia khôn khéo đã từ chối không ký sắc lệnh ban bố tình trạng thiết quân luật.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Giêng, 2019, 11:31:43 pm

        Trong suốt ngày 28 tháng 10 ấy, nhà tôi có cái vẻ bình tĩnh của lực sĩ thế vận hội, như ông vẫn tỏ ra như thế mỗi khi lấy một quyết định quan trọng. Trong «hang thủ», cũng như khi ở nhà, các cuộc điện đàm không ngớt do các cộng sự viên từ La mã gọi về. Salandra, một cựu thủ tướng đề nghị với ông nắm ghế tổng trưởng trong chính phủ mà ông ta đang ra sức thành lập. Ông khô khan từ chối ông biết rằng chánh quyền đang nằm trong tầm tay của mình, rằng chỉ còn là vấn đề vài giờ nữa. Lẽ tự nhiên, ở nhà, vẻ náo nhiệt ngày càng gia tăng, nhưng nhà tôi về ăn trưa và ăn tối làm như chẳng có gì xảy ra, lại còn để thì giờ liếc qua bài vở của Edda nữa. Rồi sau bữa ăn tối, ông trở lại tòa báo để chuẩn bị cho số ra ngày hôm sau, trong đó có bài bảo cuối cùng của ông viết với tư cách ký giả.

        Tôi còn nhớ vài câu mà mới đây tôi đã mang ra đọc lại :

        «Một chiến thẳng vĩ đại đang xuất hiện trước mắt, với sự tán đồng gần như là nhất trí của toàn thể dân tộc. Chính phủ rõ rằng phải là phát xít. Phong trào sẽ không lạm dụng chiến thắng của mình, nhưng nhất quyết là không để cho uy quyền giam thiểu. Phong trào phát xít muốn nắm giữ quyền binh và sẽ có quyền bính».

        Nếu đọc tờ bảo vào ngày 29 thì là cả một một sư say mê cuồng nhiệt. Tại nhà, lúc Benito đang còn ngủ, Cirillo, tài xế của ông đang chờ ông, đánh đàn dương cầm và hát «chúng ta đã nắm chính quyền...» làm như một mình anh ta đã làm tất cả vậy. Bọn trẻ con, Edda và Vittorio lợi dụng cơ hội để không đi học.

        Ngay khi ngủ dậy, Benito gọi tôi vào phòng riêng và hạ lệnh cho tôi bảo các đảng viên phát xít tại Milan bằng mọi giá không được đốt tòa báo Corriere delleJera. Trả lời cho viên giám đốc tờ báo nầy khi ông ta điện thoại đến ít lâu sau đó, tôi hết sức trấn an ông. Đoạn nhà tôi đến tòa soạn nhật báo Popolo d’Italia.

        Vào khoảng 10 giở, tôi nhận được điện thoại từ La mã gọi đến. Một giọng đàn ông nói với tôi :

        — Chúng tôi muốn tiếp chuyện với chính ông Mussolini.

        — Ông không có ở đây. Xin ông gọi đến tòa soạn báo Popolo d’ltalia.

        —  Không có ông ở đó, chúng tôi đã gọi ở đó rồi.

        Nữa giờ sau, chuông điện thoại lại reo vang, vẫn từ La mã, và, lần này, tôi biết được từ đâu gọi đến :

        «Chuyện gấp lắm, chúng tôi muốn biết phải tìm ông ở đâu. Đày là Hoàng cung gọi».

        Quả vậy, người ở đầu giây bèn kia chinh là tùy viên của nhà vua, ông ta giải thích cho tôi biết rằng nhà vua đã quyết định mời Mussolini lập chính phủ mới.

        «Miễn là họ tìm được ông ấy» lúc đó tôi nghĩ. Vài phút sau nhà tôi gọi tôi.

        «Benito, Hoàng cung tìm ông khắp nơi, tôi nói vời ông. Ông ở đâu vậy ?

        « Tỏi biết, tôi biết, tôi đã tiếp xúc với Điện Qairinal. Tôi phải đi La mã ngay. Sửa soạn cho tôi một va li với một bộ áo quần và vài đồ lặt vặt. Nhưng đừng nói gì cả».

        Trước khi rời Milan, Benito chờ một công điện xác nhận rằng nhà vua giao cho ông thành lập chính phủ mới. Trước 12 giờ trưa, một điện văn đầu tiên đến, do Tướng Cittadini ký, yêu cầu nhà tôi đến La mã để bàn thảo với nhà vua về vấn đề thành lập tân chính phủ, Benito từ chối làm theo, công điện này. Ông đòi hỏi một điện văn thật rõ rệt thông báo là ông được trao quyền thành lập tân chính phủ. Công điện này được đưa đến giữa trưa vẫn do Tướng Cittadini ký và chứa đựng bản văn mà nhà tôi muốn.

        Chính lúc đó ông mới tuyên bố một câu, có lẽ là có tính cách lịch sử, nhưng chắc chắn là phát xuất tận đáy lòng ông : « Phải ba mình còn sống nhỉ», ông nói với anh Arnaldo của ông trong khi đưa cho anh xem bức điện văn phong Benito Mussolini làm Thủ tướng.

        Vì lẽ không có xe lửa đi La mã, Benito trải qua buổi chiều tại tòa soạn. Ông sắp đặt công chuyện, chuẩn bị một số đặc biệt của tờ Popolo d’Italia, tổ chức sự kế nhiệm trong việc điều khiển tờ báo mà ông giao cho anh Arnaldo của ông, rồi tổ chức một phiên họp với Ce sare Rossi và cho loan tin cho tất cả các đơn vị phát xít cũng như cho Tổng hành dinh tại Perouse biết, và yêu cầu là sự phấn khởi không được làm quên mất kỷ luật.

        Tối đến, ông trở về nhà, nơi đang bao trùm một không khí cuồng nhiệt, ông lấy chiếc va li nói vắn tắt vài lời từ biệt tôi — chúng tôi vẫn ít hay thổ lộ tình cảm trong gia đình — hôn các con và lên đường đi đến ga xe lửa, mà vẫn không quên nhắc tôi coi chừng đừng để cho tòa báo Corriere della Sera bị đốt phá.

        Tất nhiên có vô số dân chúng chờ ở sân ga, và tôi được biết do Cirillo, người tài xế xách va ly cho ông, rằng ông đã nói với viên trưởng ga : « Tôi muốn khởi hành đúng giờ. Tất cả mọi chuyện phải được tiến hành hoàn hảo... »

        Ở nhà không khí bình tĩnh trở lại dần, để nghỉ ngơi sau biết bao nhiều là xúc động ấy, tôi bước ra khỏi nhà một lúc và ngạc nhiên thấy mình đi vào một nhà thờ. Quỳ xuống tôi đọc một lời cau nguyện mà từ lâu tôi giữ riêng cho mình :

        «Lạy chúa, tôi cầu khẩn, xin cho chúng con đừng có thay đổi. Xin cho nhà con vẫn như vậy, vẫn như bấy lâu nay và xin giúp đỡ để con đừng nhường bước trước sự kiêu hãnh cũng như lòng hư vinh. »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Giêng, 2019, 12:10:49 am
     
(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/50681639_365648904164996_9203466688798916608_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_oc=AQn02vn3vfZ5xeppeYXG-M9JgHnLiXWbxLVaac0OY7L0kcMlJQlRxF8VsnZRFvqH_dw&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=963b30398bd0b0bcafa3ae476237f824&oe=5CB92B4B)
Mussolini trong trang phục nhà Ngoại giao

6

NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA NHÀ ĐỘC TÀI MUSSOLINI

        Những gì chủng tổi khảm phá được như tình bạn thật rất kỳ quái, tỷ như những người cố giúp đỡ chúng tôi đều đã, một cách ít hay nhiều kín đáo, nhắc lại cho chúng tôi nhở khi nhà tôi trở thành Thủ tưởng chính phủ.

        Một hôm, tôi thấy có một người đến Milan bảo cho tôi biết rằng ông ta đã cố cho cha chồng tôi là Alessandro mượn một chiếc bánh xe bò ệt và ông đã chưa trả lại cho ông ta. Alessandro đã chết cách đây 12 năm, và khi tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, thì người này nói rằng vụ cho mượn ấy đã xảy ra cách 27 năm rồi. Do vậy tôi phải bồi hoàn trị giá chiếc bánh xe.

        Một người khác cho đưa đến biếu tôi một bó hoa lớn kèm theo một tấm thiệp trong đó ông ta xin được gặp tôi. Tôi tiếp ông ta. Mục đích là để xác nhận với tôi ông ta là một chiến sĩ phát xít hăng say, và từ nay Mussolini có thể tin cậy vào ông ta. Tỏi còn nhớ rõ ông khách này : tôi đã gặp ông ta trên chuyến xe lửa giữa Forli và Milan cách hai năm về trước. Trong một cuộc đàm thoại mà đề tài là chính trị, ông ta đã để rất nhiều thì giờ để giải thích cho nhiều hành khách trong toa rằng Mussolini là một kẻ không đáng gì. Hồi đó tôi đã đương đầu với ông ta, bác bỏ tất thảy mọi luận điệu của ông ta, điều đó đã đưa đến kết quả là ông ta giận điên cuồng.

        — Ông có biết Mussolini không mà nói như vậy? không ngồi im được nữa, tôi hỏi ông ta.

        — Sao lại không, không những tôi biết ông ta rất rõ, mà tôi còn biết cả vợ ông ta nữa.

        — Thật hân hạnh cho tôi, — lúc đó tôi đã buông lời với vẻ chế giễu, — bởi vì tôi là bà Mussolini, vợ ông ta đó.

        Người thanh niên cứng họng, hai năm sau ông ta mới tìm thấy lại ngôn ngữ dễ dàng để nói về Mussolini, khi nhà tôi đã lên cầm quyền.

        Tại La mã, Benito cũng làm quen được vô số người, những kẻ mà chúng tôi từng hàm ân một việc gì đó.

        Như đã thỏa thuận lúc ông lên đường về kinh đô, là mỗi tối sẽ gọi điện thoại cho nhau, chúng tôi thường kể những chuyện xảy ra trong ngày và trao đổi những cảm nghĩ của mình.

        «Bà biết không, một buổi tối ông nói với tôi, những gì mà tôi tìm thấy lại được như là bạn chiến đấu cũ trong Đẹ Nhất Thế Chiến, thật là điên rồ, Chẳng hạn hôm nay tôi tiếp một người đã giúp mang tôi về bệnh xá khi tôi bị thương năm 1917.

        — Hy vọng là ông đã tiếp ông ta tử tế chứ ? tôi hỏi.

        — Tất nhiên ! nhưng có một vấn đề; đó là người thứ bổn trăm đến với cùng lý do ấy. Khi tôi bị thương, chắc chỉ có sáu hay tám người khiêng tôi là cùng.

        Một hôm khác ông kể lại rằng trong cùng một buổi chiều ông đã nhận cho hai cuộc tiếp kiến. Người khách đầu tiên, người đã khẩn khoản xin cho bằng được cuộc tiếp kiến, khi vào văn phòng của ông, đã chỉ có thế thì thầm :

        «Tôi muốn gặp ông ! tôi muốn gặp ông!» rồi ngã lăn ra ngất xỉu.

        Người khách thứ hai, một trung sĩ quân phòng vệ, đã mang đến một cây dùi cui. Ông ta muốn xin Benito tha lỗi vì một hôm ông ta đã bắt nhà tôi tại Forli nhân một cuộc biểu tình và ông nhất quyết biếu nhà tôi chiếc dùi cui mà ông ta đã dùng để «dàn chào» nhà tôi.

        «Tôi đã tha thứ và đã nhận chiếc dùi cui» nhà tôi kết luận với vẻ rất triết lý.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:48:57 pm

        Chúng tôi lại gặp nhau sau chừng 40 ngày. Nhà tôi trở vê Milan không báo trước, nhưng tin ông đến lập tức được loan truyền. Tuy nhiên chúng tôi đã ở yên tại nhà được cả tuần lễ, từ 16 đến 22 hay 23 tháng mười hai.

        Vì có thể nói chuyện tự do và nói dài hơn ở điện thoại, tôi không quên hỏi ông về đời sõng mới, về các hoạt động của một người lãnh đạo chính phủ, về cảm nghĩ của ông. Ông cũng kể lại cho tôi nghe cuộc tiếp xúc đầu tiên với vua Victor-Emmanuel III.

        Ông nói với tôi rằng ông có đôi phần « thất vọng» vì phong cách và vì đức thiếu bình tĩnh của nhà vua, và nói thêm :

        «Tôi có cảm tưởng là ở Hoàng cung, vali đã được sắp sẵn trong trường hợp vụ nổi dậy bùng nổ. Nhưng tôi tin rằng Victor-Emmanuel đã yên tâm mau lẹ vì các mục tiêu của tôi, và vì những gì tôi nói với ông ta. Tôi nghĩ rằng giờ đây ông ta tin nơi tôi và từ rày về sau tôi sẽ có thể có sự hậu thuẫn của ông ta».

        Tôi mở một dấu ngoặc để nhấn mạnh rằng các phản ứng của nhà vua, được kể lại cho tôi ít lâu sau cuộc tiếp xúc với nhà tôi, đã cắt ngang những cảm nghĩ của Benito.

        «Đấy là một thanh niên còn vững bền lâu dài, nhà vua đã tuyên bố lúc đó. Tôi đã có một ý tưởng khác về ông ta trước khi tiếp ông ta.»

        Về vài đảng viên phát xít, nhiều tham vọng hơn các người khác, nhà tôi kể lại ông phải đương đầu với các yêu sách của họ ngay hôm sau ngày chiến thắng : họ đã đến để đòi phần tưởng thưởng và vinh hoa.

        Chẳng hạn một trong những người có trách nhiệm chính yếu trong việc tổ chức cuộc Tiến về La mã đã muốn được phong làm thống chế ngay tức khắc. Benito còn phải cho bắt giữ cả một vài đảng viên của ông, vì họ đã không chịu trả tiền sau khi ăn uống no say trong các tửu quán.

        «Chiến thắng đã dâng tràn đầu óc họ, và họ say sưa, ông nói với tôi. Họ trở nên ngạo mạn, tự phụ, kiêu căng và, trước một sự trái ý nhỏ nhặt nào họ cũng muốn chứng tỏ thái độ bất tuân ngay. Họ còn đánh lộn cả với nhau nữa, và không thể nào nghĩ được rằng, sau khi chinh phục được quyền chính, họ lại phải khép mình vào khuôn khổ luật pháp và còn trở thành cả người bảo vệ cho những kẻ bại trận. Điều đó, họ không hiểu được và thay vì để giúp tôi chuyên chú vào các vấn đề quốc tế và quốc nội quan trọng, nhiều người thuộc hạng này, đáng lý phải giúp tôi, thì lại bắt tôi phải bỏ ra một phần lớn thì giờ điên rồ để giải quyết các vụ tranh chấp nhỏ nhặt của họ. »

        Đáy là lý do khiến ông phải vội vàng đưa những người có tham dự vào cuộc tiến về La mã trở về nguyên quán của họ để tránh tình trạng xáo trộn. Tiếp sau đó, ông sáng lập thật lẹ lực lượng dân quân chí nguyện đặc trách an ninh quốc gia để hội nhập tất cả các cựu chiến binh và những người phát xít này vào lực lượng cảnh sát biên phòng, kiểm lâm, vào lực lượng quan thuế v. v...

        May thay các vấn đề ấy đã được giải thích mau lẹ và những ông « Duee » con được an vị đúng chỗ.

        Phần quan trọng nhất còn lại phải làm là : làm cho guồng máy nhà nước đang bị tê liệt hoạt động trở lại. Thoạt đầu, nhà tôi đặt văn phòng thủ tướng tại trụ sở Bộ Nội vụ : lâu đài Viminale, rồi ông chuyện sang lâu đài Chigi. Nhưng nếu các bức tường còn đứng vững thì bên trong đó không có cái gì chạy đều được cả.

        «Tôi thừa hưởng một chiếc ghe bị vô nước khắp nơi, tôi thấy nơi các người công chức một thái độ tắc trách và phó mặc không tưởng tượng được, nhất là trong giới công chức cao cấp. Đặc biệt chính họ là những người buổi sáng đến hơn mười giờ mới đến sở.»

        « Một hôm, ông kế lại với tôi, tôi trèo lên cầu thang của trụ sở Bộ và tôi gặp một người đi xuống. Lúc đó đã hơn tám giờ.

        — Không có ai trên đó à ? tôi hỏi ông ta.

        — Chắc là phải có cái ông khùng Mussolini ấy. Ông ta thì bao giờ cũng có mặt từ lúc 8 giờ», anh ta trả lời tôi. Đoạn nhận ra tôi, đột ngột, anh ta muốn độn thồ.»

        «Phải gia nhập vào ngoại giao đoàn mới biết nước Ý được đối xử ra làm sao», một hôm một nhà ngoại giao Ý nói như thế và thêm rằng nước Ý thống nhất còn ít được kính trọng hơn là khi còn bị chia vụn ra. Cho nên, ngay từ những tuần lễ cầm quyền đầu tiên, nhà tôi lo lắng làm sao tái lập lại vị trí mà xứ sở phải chiếm giữ trên bình diện bang giao quốc tế.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 11:09:46 pm

        Tôi không có tư cách gì để phân tách, phê phán các hội nghị Lausanne (Thụy sĩ) và Luân đôn. Nhưng nếu ông tỏ ra hài lòng với cuộc du hành tại Lausanne bao nhiêu thì ông lại tỏ ra thất vọng về những ngày ở Luân đôn bấy nhiêu :

        «Đó là một thành phố dễ sợ, bị bao phủ bởi một thứ bụi xám xịt xuyên qua tất cả, vào trong phòng, trong áo quần, trong va li. Còn tệ hơn cả cát trong sa mạc nữa. Tôi không muốn đến đó nữa. Riêng phần người Anh, họ không hiểu các vấn đề của chúng ta, hoặc không muốn hiểu. Đối vói họ, nước Ý là một vấn đề không đáng kể... Nhưng rồi bà sẽ thấy, người ta sẽ thay đổi tất cả những điều đó. »

        Vài người tự hỏi là tại sao Mussolini trong suốt hai mươi năm trời ít đi công du ngoại quốc đến như vậy, ngoại trừ sang Đức. Tòi nghĩ rằng trong ‘thực tế, ông cảm thấy không được thoải mái khi ra nước ngoài, và các cảm tưởng từ Luân đôn mang về đối với nhiều người, vốn do sự it ham thích mà ông vẫn bày tỏ trước các cuộc xê dịch ra khỏi biên giới.

        Trên bình diện thuần túy cả nhân, nói rằng sự hành sử quyền chính đã không có tác dụng nào đối với nhà tôi là không đúng sự thật. Ông đã rời Milan với một chiếc quần đen và một chiếc áo vet xanh, ông trở lại với tôi với những bộ y phục cắt khéo mà một vài bộ lại được may bằng hàng Anh quốc, nhiều áo sơ mi cổ cứng, và nhiều cà vạt mềm mại và rất xinh, ông cũng đội những chiếc nón làm trẻ con rất thích thú, nhất là một chiếc nón hẹp vành và một chiếc nón mơ lông1 mà ông đã đội một đôi lần. Ông không muốn bỏ nó, dầu cho nó không còn hợp thời trang nữa, bởi vì nó gợi cho ông những kỷ niệm đẹp, ông nói : « Dầu cho trên thế giới chỉ còn có ba người chúng tôi là đội chiếc nón ấy : Stan Laurel, Oliver Hardv2và tôi, thì hơn một lần chiếc nón ấy cũng đã bảo vệ chiếc sọ của tôi dưới các đòn dùi cui dàn chào của cảnh sát».

        Vẫn nhân câu chuyện nón, tôi nhớ một câu chuyện từng làm chúng tôi cười hả hê, nhưng lại ít làm cho viên tài xế trung thành Cirillo, «ông bạn» của các con tôi, thích thú. Ông ta đã ở lại Milan và hãy còn chưa quen với những vật mới lạ này.

        Một hôm vừa từ La mã trở về, Benilo sai ông ta xuống lấy chiếc gibus3 mà ông đã bỏ quên trong xe : «Xuống tìm cái gibus cho tôi, nhà tôi bảo, ở dưới xe ấy».

        Cirillo đi xuống. Vài phủt sau không thấy trở lên. Sau 15 phút cũng không. Benito sốt ruột. Sau cùng ông bảo tôi xuống xem coi chuyện gì đã xảy ra. Tôi thấy Cirillo đứng dưới dường, lưng tựa vào xe.

        — Cirillo, anh làm gì đó ?

        — Tôi đợi, Donna Rachele.

        — Nhưng ông đợi gì đó ?

        — Đợi ông Gibus. Thủ tướng bảo tôi xuổng tìm ông ấy dưới này, có lẽ ông ta đến trễ. »

        Một lần khác, Benito vừa cười vừa kể lại với tôi qua điện thoại rằng một người bạn già xưa cũ, ký giả của tờ Popolo d’ltalia, đã gọi điện thoại hỏi nhà tôi từ nay phải xưng hô ra làm sao với ông, ông ta có phải gọi ông là Thủ tướng không, ông ta có còn anh anh em em thân mật với ông không.

        «Bà có tưởng tượng được không ? Hẳn coi tôi là hạng người gì chứ ? Tôi vẫn luôn luôn là Benito Mussolini và theo chỗ tôi biết thì đầu óc tôi không bị thay đổi. Tôi có thay đổi không, Raehele ?

        — Tôi không tin như vậy, theo như những gì tôi thấy tuần trước, nhưng ông có vẻ thanh lịch hơn. Ông làm ra vẻ « trưởng giả » hơn.

        — Nhưng tôi bị bắt buộc phải như thế tại La mã. Dầu sao tôi cũng là người lãnh đạo chính phủ mà. Tôi phải làm gương và phải tỏ ra đàng hoàng khi tiếp khách ngoại quốc. Và nếu tôi nói với bà rằng trong triều đình, họ học thói giữ gìn vẻ bề ngoài thì phải biết !

        — Thế thì tôi sẽ phải học để có thể đến La mã.

        — Chỉ còn thiếu có bao nhiêu đó.

        — Và phần tôi, Benito, tôi phải xưng hô với Ông ra sao đây ?

        — Đừng có khùng, bà không tính làm lại cho tôi một vổ như ở Forli đó chở !»

        Và chúng tôi phá lên cười...

        Câu chuyện tai Forli rất trứ danh trong gia đình, vì Benito rất thích kể lại để trêu tôi. Chuyện xây ra từ hồi năm 1910 khi chúng tôi quyết định sống chung với nhau. Như mọi người tại Forli, tôi gọi ông là «ông giáo» vì ông có bằng cấp và ông đã đi dạy học. Vả chăng, tại Ý, luôn luôn là như thế. Khi đã ổn định chỗ ở, tôi vẫn tiếp tục kêu ông là «ông giáo». Hơn thế nữa tôi cam thấy gọi anh em là một chuyện rất khó khăn, Đến mức độ một hôm, ông hỏi tôi là có phải tôi chờ đến, lúc có bốn đứa con rồi mới chịu quyết định gọi ông là Benito, và xưng hô anh, em với ông không.

----------------
        1. Chapeau melon : nón nỉ cứng, cao, giống qua dưa gang có sọc, người Anh ưa đội.

        2. Hai anh hề nổi danh ở Việt Nam với biệt danh : Thắng mập, Thắng ốm.

        3. Gibus : chiếc nón cao có lò xo có thể bóp bẹp lại được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 10:45:08 am

        Tôi chỉ đổi được cách xưng hô trong đêm mà ông say một cơn say nhớ đời. Con giận dữ đã giúp tôi vượt được bức tường e lệ. Nhưng vấn đề chức tước nếu không đặt ra cho tôi thì ít nhất cũng cho người khác, chẳng hạn Cirillo, Năm 1912, Benito trở thành giám đốc nhật báo ; do đó ông có quyên được gọi là «uiiretloro». Năm 1921 đắc cử dân biểu, ông trở thành «onorevole» và một năm sau, ông là thủ tưởng, nghĩa là «Presidentey».

        «Tôi, thì tội gọi ông ấy là ông Duce»,Cirillo nói với tôi, vì ông là «người lãnh tụ», đấy là chức tước không thay đối đối với chúng ta».

        Trong thực tế, ông ta có lý vì tước vị « Du- ce » đà được ban cấp cho ông từ năm 1912. Và xin thưa đó là do những đảng viên xã hội phong cho! Quả thật vào thời đó, nhà tôi là một nhân vật trứ danh nhất của đảng. Hồi đó nhân một dạ tiệc được tổ chức sau khi ông được phóng thích, một trong những cựu chiến binh, Olindo Vernocchi nói với ông :

        «Kể từ hôm nay, Benito, anh không chỉ là đại biểu của những đảng viên xã hội tại Romagne nữa mà anh còn là ông Duce của tất cả những đảng viên xã hội cách mạng của nước Ý».

        Chính như thế, Benito Mussolini đi vào lịch sử trong tư cách lãnh tụ phảt xít, với một danh hiệu do đảng viên xã hội ban cấp cho. Quả thật trong thẳm sâu con người ông không bao giờ hết còn là đảng viên xã hội. Nhưng điều đó sau này chúng la sẽ có dịp đề cập đến.

        Trong số những người có lẽ lấy làm tiếc vì thấy Mussolini lên cầm quyền, chắc chắn là có một linh mục : Don Ciro Damiani. Vị linh mực này vốn là bạn lâu đời của gia đình Mussolini, lại là một người sáng tạo, ngoài các tài ba khác. Ông ta đã hoàn tất một hệ thống rất tân kỳ để thông ống khỏi lò sưởi trong nhà, rồi một kiểu đại bác có nhiều nòng, mà sau đó người Nga cũng sáng chế và gọi là (theo chỗ tôi được thấy) Katioushka1.

        Cho nên Don Ciro có liên lạc thư từ với nhà tôi năm 1922 nhân vụ sáng chế một cản chắn bùn có lân quang dành cho xe hơi. Benito đã viết thư trả lời ngày 26 tháng ! năm 1922 rằng ông sẽ đích thân chăm lo công trình sáng chể này vào tháng 3 năm mới, bởl vì, ông đã minh xác :«Tất cả những gì mới mẻ đều lôi cuốn tôi, càng lôi cuốn hơn nữa khi tôi vừa mới dự lễ khởi công thiết lập một nhà máy chế tạo những kiều chắn bùn mới. Tôi cũng đã giúp một thanh niên hoàn tất một kiều bu-gi mới cho xe hơi và dự án của ông làm cho tôi rất thích thú. »

        Khốn thay, vụ nhà tôi lên đường đi La mã đã làm cho dự án của ông Don Ciro bị chôn vùi. Sau đó biết bao nhiêu lần chúng tôi có dịp nói lại dự án này !

        Hoàn toàn mới mẻ, hoàn toàn đẹp đẽ, ngay khi nhà tôi mới ngồi vào ghế chính quyền tại La mã, tôi thấy những lời mời mọc được gởi đến như mưa. Người ta yêu cầu tôi làm mẹ đỡ đầu cho con cái, và cho một số lớn hiệp hội. Lịch sự nhưng cương quyết, tôi lánh xa các cuộc mời đón ấy, tuy nhiên tôi không thể từ chối tháp tùng nhà tôi trong một vài cuộc biểu tình, nhất là khi chúng được tổ chức tại quê hương Romagne của chúng tôi.

        Kể lại tất cả những cuộc nhóm họp mà tôi đã tham dự hay đã chủ tọa sẽ dài quá bởi vì đã có không ít các vụ như thế. Nhưng tôi còn nhớ đặc biệt là cuộc xuất hiện chính thức lần đầu tiên của tôi, trong mùa hè năm 1923.

        Lần đầu tiên tôi đứng trên khán đài danh dự tại ngay nơi mà tôi đã từng sống đói khổ, nghĩa là tại Forli và Predappio, hai thành phố của tuổi ấu thơ và tuổi trưởng thành của tôi.

        Phủ nhận niềm kiêu hãnh và sự xúc động là nói láo, và Benito cũng cảm thấy cùng những tình cảm như tôi.

        Trong toa xe lửa đặc biệt dành riêng của chuyến tàu đi Milan, cả hai chúng tôi chờ đợi lúc đến Forli.

        «Bà biết không, Rachele, Benito vừa cười vừa nói với tôi, trong số những cảnh sát viên đứng chào mình hôm nay, có một vài người đã từng còng tay tôi, kéo tôi đến nhà giam, đánh, đập và chửi bới tôi ! Tôi làm gì họ bây giờ đây ?

        — Đá cho họ một phát, tôi trả lời, vì trong đầu tôi nổi lên ý tinh nghich.

        — Làm thế đâu có ổn ? Họ làm bổn phận mà. Giờ đây họ làm bổn phận còn đầy đủ hơn nữa vì họ sợ tôi nhớ lại. Vả chăng, trả thù mà làm gì ? Tôi còn cấm cả việc dùng dầu đu đủ (Tiuile de ri- cin) kia mà.

        — Ông lầm. Ông sẽ thấy là ông lầm ! »

-----------------
        1. Về loại đại pháo nhiều nòng này xin đọc «Những trận đánh lịch sử của Hitler» — Sông Kiên in lần thứ tư.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:38:20 pm

        Tôi mở một dấu ngoặc để giải thích ý nghĩa của việc dùng dầu xổ đối với người phát xít. Đó là một cách trừng phạt do các đoàn viên các phân đội võ trang phát xít xử dụng trong các hành động trả đũa, nhưng chỉ dành cho các nhân vật, cho những người có một địa vị xã hội nào đó. Đảng viên phát xít ập vào nhà một luật sư hay một công chức cao cấp chẳng hạn, những người đã bày tỏ những tư tưởng chống phát xít hoặc đã giúp đỡ đối phương. Họ tóm lấy những người này và đồ vào miệng họ một số dầu đu đủ, không quá mạnh khiển cho tính mạng có thể bị nguy, nhưng đủ để cằm giữ họ ở lại nhà. Bởi vì dầu đu đủ có tác dụng trong vài ngày, và nạn nhân không thế nào rời xa một chỗ nào đó trong nhà...

        Sau đó, có tin loan truyền rằng các người phát xít đã dùng những biện pháp dã man. Tôi không mấy tán đồng các biện pháp ấy, nhưng tôi tự nghĩ thà rằng bị kẹt trong nhà cầu còn hơn là nằm trong bệnh viện với một cái chân gãy hay tệ hại hơn nữa, như vẫn xảy ra ngày nay với các phương tiện tân kỳ như dây xích, đá, cốc tai Molotov v,v...

        Dù thế nào, biện pháp đầu tiên được ban hành khi Mussolini lên cầm quyền là cấm dùng dầu đu đủ và những người không thi hành mệnh lệnh đa bị trừng phạt rất nghiêm khắc.

        Vậy thì không có vấn đề áp dụng cách đối xử này cho các cảnh binh tại Forli.

        Khi con tàu đi vào ga, tôi sửng sốt vì quang cảnh bên ngoài. Cả một biển người dưới mắt chúng tôi. Vì là lần đầu tiên trong đời, thấy cảnh đó, tôi rất xúc động.

        Lực lượng an ninh không còn nữa. Chúng tôi bị bế ra đến tận xe và ở đó tôi muốn đội chiếc non kết hoa đẹp đẽ mà tôi mang theo. Trong tay tôi chỉ còn lại một mảnh giẻ rách dơ bằn. Tôi vừa khám phá ra một điều bất tiện khác của sự thành công - Benito thì nhờ đã quen nên dùng thổ ngữ vùng Romagne đàm luận với những người chung quanh trong khi xe nhích lên từng bước một.

        Trong một buổi lễ tại tòa thị chính, tôi rơi đúng vào Bà Bá tước Merenđa. Chính bà này là chủ nhà của chúng tôi khi chúng tôi đóng đô ở Forli năm 1910, trong căn nhà tận cùng của một hành lang tối om. Đây là lúc thanh toán nợ nần với bà ta bởi vì tôi không bao giờ quên được những điều bà ta nói về chúng tôi, 13 năm trước, khi nhà tôi còn giữ những chức vụ khiêm tốn. Khi đi viếng qua tòa nhà, bà ta trèo lên cho đến tầng chúng tôi ở và tôi nghe bà ta buông ra câu nói sau với người quản lý: «Có thể nào nhà tôi lại chứa bọn bần cùng bần thỉu ấy được chứ ! »

        Sáng hôm sau, trong khi Benito đang cạo râu, tôi đã lặp lại mấy câu nói của bà Bà Tước Merenda. Nhà tôi không để cho tôi nói dứt câu, với bộ mặt còn đầy xà bỏng, vội nhào tới lấy một tờ giấy và viết:

        «Bà Bá Tước, bà nêu nhớ rằng, nhà tôi còn cao quí hơn bà nhiêu...»

        Chúng tôi đã dừng lại đó. Nhưng tôi không bao giờ quên câu nói ấy, và trước đông đủ mọi người, những kẻ bần cùng bẩn thỉu sẽ trả lời bà ta. Khi, tôi không hiểu tại sao, có người muốn tôi nói đôi lời, tôi chấp nhận ngay và tấn công tức thời:

        «Khi trở nên quan trọng, mọi người đều muốn kết thân với quí vị, mọi người đều ca ngợi, tiệc tùng thết dãi quí vị. Nhưng khi ta nghèo khổ, lúc đó... Tôi không bao giờ quên được cái bà Bá tước nào đó, vả lại hiện cũng đang có mặt ở đây...»

        Tôi không thể nói hết lời. Cảm thấy cơn giận của tôi sắp ào đến, Benito vừa cáo lỗi vừa gọi tôi đến gần ông và yêu cầu tiếp tục buổi lễ. Từ đó, tôi phải nhận rằng bà Bá Tước Merenda đối với tôi rất tử tể. Sự lịch thiệp của bà ta đã làm cho tôi quên năm 1910.

        Khốn thay không phải mọi năm hay ngay cả mọi tháng đều sung sướng như vậy. Không phải lúc nào nhà tôi cũng có thể tham dự các cuộc lễ xa hoa rực rỡ.

        Sau khi lấy hơi, phe đối lập lại tấn công ông còn dữ dội hơn trước khi ông lên cầm quyền. Những cuộc xung đột trở thành đẫm máu và vụ ám sát dân biểu xã hội Giacomo Matteotti làm cho phong trào phát xít rung chuyển tận nền mỏng. Ngay cả nhà tôi cũng không được trừ ra, nhất là khi ông đã chứng tỏ rằng người phát xít có nhúng tay vào. Tôi tin rằng đó là một trong những lần hiếm hoi mà tôi thấy ông vừa chán ghét, tức giận và nản lòng như vậy. Ông làm tất cả để tìm cho được các kẻ sát nhân. Khi những người này, bị bắt, họ đã bị trừng trị nặng nề, không một ai được che chở, kể cả những đảng viên phát xít.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Giêng, 2019, 11:49:29 pm

        Nhưng Benito không dừng lại tại đó : ông đích thân xem chừng để cho gia đình Matteotti không bị bỏ rơi, và còn lo chăm sóc cả việc học hành cho con cái vị dân biểu xấu số này.

        Sau cùng, lần đầu tiên ông ý thức được rằng những người bạn eủa ông có thể biểu tượng cho một cơ nguy. Đã hơn một lần ông lặp lại với tôi rằng từ nay ông không còn tin vào bất cứ ai nữa : «Nếu mẹ tôi mà sống lại, tôi tin rằng, tôi cũng không còn tin cậy ở bà được nữa ».

        Phần tôi thì biết Benito quá rõ, tôi biết rằng rồi đâu cũng vào đấy, bởi vì với ông, lòng tin dính liền với bản tánh đôn hậu. Tương lai sẽ chứng tỏ với tôi điều đó...

        Trong mười năm trời tôi tưởng là đã có thể học hỏi hết được cuộc đời : nỗi sợ hãi vì các cuộc đấu gươm, các cuộc bắt giữ, chiến tranh; tương lai bấp bênh ; nỗi say sưa của sự thành đạt. Tôi được biết tất cả những điều đó và tôi cũng đã khám phả ra một Mussolini khác.

        Tôi không lập một bảng liệt kê các cuộc mưu sát được tổ chức nhằm vào nhà tôi, những vụ ấy không nhiều. Điều duy nhất mà tôi có thể nói là cùng với cuộc ám sát Matteotti, bảy mươi phần trăm các hành động ấy là nguyên nhân của việc tái lập chế độ độc tài tại Ý. Phe đối lập ở Quốc hội tạo ra phần còn lại bằng cách rút vào tháp ngà của họ. Đã nhiều lần nhà tôi giải thích với tôi là khi nắm hết mọi quyền hành trong tay, ông đã trở thành chủ nhân ông duy nhất, cốt chỉ không còn để cho mọi người, bạn cũng như thù, tự do muốn làm gì thì làm nữa.

        Cỏ hai vụ khủng bố đã làm tôi bị tốn thương đặc biệt. Tôi không nói rằng những vụ khác không làm cho tôi bị gì cả. Không một người vợ nào lại dửng dưng trước nguy cơ thấy chồng mình lúc về nhà với hình hài tả tơi hay bị thương trầm trọng, nhưng hai câu chuyện này vẫn còn ghi sâu trong ký ức tôi :

        Vụ đầu tiên — thật ra đây là vụ mưu sát thứ hai nhắm vào Mussolini — xảy ra vào tháng 4 năm 1926. Nhà tôi vừa chủ tọa một đại hội y khoa tại biện Qapitole ở La mã. Lúc ông đi ra, một phụ nữ người Anh, Violet Gibson, bắn vào ông năm phát súng lục. Chỉ có một viên trúng, nhưng nhờ phép lạ, đúng vào lúc Benito quay đầu ngước nhìn lên một bao lơn. ông chỉ bị thương nơi mũi. Người ta đã kể lại với tôi câu bình phẩm mà ngay lức đó ông đã phát biểu : chính một phụ nữ làm chuyện đó chứ !»

        Khi ông kể lại biến cố với tôi, tôi thấy ông có vẻ gần như vui thích :

        «Bà biết không, Kachele, không phải người phụ nữ Anh ấy suýt giết chết tôi đâu, mà chính là mấy ông bác sĩ. Bởi vì tôi thiếu may mắn. Đấy là một đại hội y khoa và có cả hai chục ông bác sĩ nhảy vào tôi, ai cũng muốn được cái vinh dự là đã cứu Mussolini. Tôi đã gặp một mẻ sợ điếng hồn là không thoát ra khỏi đám bác sĩ chen chúc ấy được kia chứ, và tôi chỉ thoát khỏi tay họ bằng cách vẫy vùng với quả đấm ».

        Ngày 31 tháng mười cùng năm ấy, tại Bologne, chinh mắt tôi thấy một cuộc mưn hại xảy ra như thế nào và hậu quả ra sao. Tôi có chứng cớ cho thấy là nhà tôi đã không nói quả đáng trong Vụ Violet Gibson.

        Chúng tôi có mặt trong thành phố này nhân dịp khánh thành một loạt các cơ sở thể thao. Lúc ăn cơm, vì chúng tôi, phía phụ nữ, có tất cả là 13 người, nên Benito kêu lên : «Đó là một điềm xấu !»

        Buổi chiều, chúng tôi chờ nhà tôi tại nhà ga lúc buổi lễ kết thúc. Khi tôi thấy Hầu Tước Paolucci chạy đến, vẻ mặt thảm hại chỉ còn sức nói với tội : «Can đảm, bà ạ ! Hãy can đảm lên !»

        Làn này tôi không có đủ thì giờ để thất kinh vì Benito đã đi theo ông ta trong sự rộn rịp của đám đông, ông kể lại rằng lúc còn cách chúng tôi không bao xa, khi đang ở trong xe hơi, thì một người trẻ tuổi, mà ông đã kịp phân biệt bộ mặt nhợt nhạt, khổ sở, đã bắn vào ông, nhưng hụt. Nhưng, trước khi cảnh sát có thể can thiệp, đám đông dân chúng đã đập chết hắn ta tại chỗ.

        «Quả là điên rồ khi biến một thanh niên còn trẻ tuổi như thế thành công cụ sát nhân», ông nói với tôi, khi vẫn còn xúc động trước số phận dành cho kẻ sát nhân hơn là số phận của chính mình nữa.

        Mãi đến lúc đã lên đường, ông mới chú ý thấy chiếc áo vét bị cháy và khi về đến Villa Carpena, tôi mới thấy chiếc áo sơ mi và áo len mặc trong có vết máu. Viên đạn đã bay phớt qua làm trầy da ngay quả tim. Một cuốn sổ bỏ tủi đã làm đổi hướng viên đạn.

        Vài phút sau, khi chúng tôi về đến nhà, trong khi những người khác tự trấn tĩnh lại thì ông vào phòng kéo đàn vĩ cầm, ông chỉ ngừng lại để nói với tôi :

        «Hành động như thế thật gớm ghiếc. Đưa một vũ khí cho một đứa bé con. Có thể là nó có một bà mẹ tối nay đang chờ nó ở nhà».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Giêng, 2019, 11:27:05 pm

7

MUSSOLINI VÀ ĐÀN BÀ

        Ông thích họ ở nhục thể, tóc vàng, tóc nâu hay tóc hung, không quan trọng. Duy có điều là họ đừng có tẩm đầy nước hoa. Ông đây chính là Benito Mussolini ; họ đây là đàn bà.

        Đàn bà và liên minh giữa ông với Hitler, theo tôi, là hai trong số các đề tài ưa thích của báo chí từ một thời kỳ nào đó.

        Ngày nay tôi có thể viết rằng về phương diện số lượng, thành tích săn đuổi phụ nữ của Mussolini cũng chỉ ngang với thành tích của một người Ý bình thường, được phụ nữ ưa thích. Tôi không tìm cách giảm thiểu mức độ quan trọng của con số vì hờn giận, nhưng không cần phải suy nghĩ lâu dài, tôi muốn xác định sự thật : nhà tôi luôn luôn ngủ ở nhà, ngoại trừ khi ông đi xa có công chuyện. Ông rời nhà lúc 8 giờ sáng, trở về lúc 13 giờ, lại ra đi lúc 16 giờ và trở về nhà lúc 20 giờ. Mỗi khi ông rời điện Palazzo Venezia, thì điện thoại tại Villa Tprlonia, nơi chúng tôi ở, lại reo vang, Người ta báo cho tôi : Ông Dnce vừa đi ra ngoài, ông trở về Villa Torlonia. Khi ông đi chỗ khác, người ta nói : ông đến chỗ nào đó.

        Vậy thì đến lượt tôi, tôi tự đặt một câu hỏi : ông đã làm việc ấy ở đâu và khi nào ?

        Ở đầu ? Tỏi tưởng có thể trả lời được : tại văn phòng làm việc, nơi ông đã sắp đặt một phòng khách nhỏ, không có giường ngủ, nhưng có một chiếc ghế đệm dài để nghỉ ngơi. Và khi nào ? Giữa khoảng thời gian đi làm và về nhà.

        Đấy, cuộc đời tình ái vĩ đại của Mussolini là thế đấy. Ai lại không làm như ông ? Ai là kẻ không có nhiều phương tiện hơn mà làm được nhiều hơn ông ? Để đi đến khách sạn, để nói với vợ là đi nhậu một ly vời bạn bè hay có một buổi họp Hội đồng quản trị ?

        Chuyện ấy cho qua, có một điều chắc chắn : Mussolini không bao giờ ve vãn một người đàn bà nào cả. Chính những người đàn bà đã thót lên cổ ông, bởi vì họ ưa thích ông, bởi vì họ hy vọng kiếm được nhiều mối lợi, hay đơn giản hơn, vì họ tin là có thể làm bạn bè phục lăn khi nói : « Tôi là bồ của ông Duce ».

        Tôi có thể kể hai câu chuyện : Một hôm, ông Duce tiếp tại văn phòng, điện Palazzo Venezia, một thiếu phụ trẻ mà chồng là một phi công đã chết một cách anh dũng khi chiến đấu. Ông đang ban phát cho bà ta những lời khuyên hãy can đảm, nói với bà những lời cao quí và vĩ đại về sự hy sinh của chồng bà, đột nhiên, ông ý thức rằng ngay cả khi tên ông chồng bà ta được nhắc nhở đến, bà vợ người quả cố — bà quả phụ viên phi công — nhìn ông trân trối, với cặp mắt thèm khát không có vẻ gì là đang sầu khổ cả. Tức thời, ông tìm cách khéo léo chấm dứt ngay cuộc tiếp xúc.

        Buổi tối khi ông mô tả lại cảnh tượng ấy với tôi, ông tỏ vẻ chán ngán đến nỗi không một lúc nào tôi có thể nghi ngờ những điều ông nói với tôi.

        Một lần khác, ông đưa cho tôi một lá thư của một bà công chúa, nay vẫn còn sống. Bà ta viết cho ông toàn những điều khó chịu vì ông đã không chú ý đến bà ta. Lần này tôi nghi ngờ. Lúc ấy Benito vừa xắn một cánh tay ảo vừa nói vói tôi :

        «Bà nhìn coi Rachele, chỉ nghĩ đến bà ta thỏi, tôi cũng đủ nổi da gà, nếu như phải ở trong rừng với người đàn bà ấy và một con khỉ, tôi chắc chắn sẽ thích con khỉ hơn, không phải vì tôi không thích đàn bà, nhưng vì bà ta không làm cho tôi thích được. Do đó, như bà thấy, bà ta trả thù trong phạm vi có thể.»

        Sau khi Benito chết rồi, tôi có gặp chồng bà công chúa này, tôi có nói với ông ta những điều tôi nghĩ về vợ ông ta và tại sao. Tỏi đã kể lại nhữn gì mà tôi cho là đáng phàn nàn nơi thái độ của bà ta. Tôi vẫn chờ đợi một lời đính chính.

        Tuy nhiên nhà tôi không phải là một ông thánh. Gần như không việc gì mà tôi không biết. Tôi đã không phản ứng khi người ta báo cho tôi biết rằng Magda Fontanges đi rêu rao khắp nơi mình là nhân tình của Mussolini, đến mức độ nhà tôi phải cấm cửa không cho bà ta vào đất Ý, qua trung gian của Đại sứ Pháp tại La mã, DeCham brun, và ông nầy đã bị bà ta bắn một viên để trả thù. Tôi vẫn giữ bình tĩnh khi được biết Cécile Sorel bước ra khỏi văn phòng nhà tôi mặt mày đỏ rần, bối rối, long lanh v. v... Tôi biết nhà tôi rõ hơn bất cứ ai. Tôi biết rằng khi ông còn trẻ, ông đã lẻn lấy trong bóp của chị Edvige ông một ít tiền để bao đào ăn kem và đưa họ đi nhảy. Sau bà chị phải an ủi các cô khi họ đến nhào vào lòng bà khóe ngất vì ông đã bỏ rơi họ. Trước khi tôi gặp ông, ông đã làm tan nát tim của nhiều thiếu nữ khắp đây đó, tại Predappih, tại Forli, rồi tại Tolmezzo, Oneglia, Gualtieri, tại Thụy Sĩ, tóm tắt, tại bất cứ nơi nào ông đi qua. vả chăng ông không phủ nhận ông yêu đàn bà, với một biệt lệ độc nhất, một hôm ông nói với tôi : «Bà sẽ là người đàn bà xinh đẹp độc nhất mà tôi có trong đời, bởi vì phải đề phòng sắc đẹp : nó làm ta điên đầu».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Giêng, 2019, 10:35:49 pm

        Trong thực tế tôi tin là chẳng hao giờ ông điên đầu. Khi ông thích một người trong bọn họ hay ngược lại, mối liên lạc thật dữ dội, mãnh liệt, nhưng ngắn ngủi. Thế rồi Mussolini không còn bận tâm đến người đàn bà mà ông đã ôm ấp trong tay ấy nữa.

        Tôi nghĩ rằng cái gì nơi ông ta quyến rũ nhất đối với đàn bà, trước hết là tia nhìn của ông —  cùng cái nhìn mà tôi là nạn nhân từ hồi còn bé tí. Tiếp đó là vẻ uy nghi của ông và giọng nói trầm, êm ái, «như có bùa mê» theo như ý kiến của một vài bà. Nhưng một khi chinh phục được, cái gì tiếp diễn sau đó chính là sự thô bạo của ông. Cũng như mọi người đàn ông Ý khác, ông cho rằng phái nữ không thể vượt qua được một trình độ xã hội nào đó và vai trò của người phụ nữ phải ngừng lai tại ngưỡng cửa gia đình. Trung thành với các nguyên tắc này, ông không bao giờ kết nối chặt chẽ với ai và không bao giờ quên đối xử với những phụ nữ đáng thương kia như các đồ vật.

        Song le, đã có ba người đàn bà làm cho tôi bị tổn thương. Để chống lại mỗi một trong ba người, tôi phải dùng toàn lực chiến đấu. Đó là Ida Dalser, Margherita Sarfatti, và Clara Petacci.

        Lần đầu tiên tôi lo âu thật sự là lần sau khi nhận được một bức thư nặc danh báo cho tôi biết rằng nhà tôi đang chạy đuổi theo một cuộc phiêu lưu có thể làm tiêu tan sự nghiệp chính trị của ông. Lúc đó tôi đã quyết định nhúng tay vào nội vụ, nhưng tôi không có thì giờ nữa vì biến cố đã dồn dập xảy đến.

        Một hôm lúc nhà tôi đi Gênes để mượn tiền nơi một người bạn đại diện các nghiệp đoàn hàng hải, thuyền trưởng Giuletti, thì một người đàn bà đến kiếm tôi ở nhà. Bà ta thật xấu, già hơn tôi và trang điểm một cách lố lăng. Bà ta từ chối không cho tôi biết tên, ngược lại ép buộc tôi cho biết chúng tôi sống như thế nào, nhà tôi làm gì v.v... Bà ta còn cả gan hỏi Edda rằng, ba nó có thương má nó không, rằng ba má nó có hòa thuận với nhau không ?

        Tôi rất bực bội về cuộc viếng thăm này và khi Benito về nhà, tôi kể lại tự sự.

        «Đấy là một phụ nữ Áo. Đấy là Ida Dalser», ông nói với tôi, với vẽ cũng rất bực bội.

        Lúc ấy ông mới kể lại với tôi dây liên lạc với bà ta mà cho đến lúc đó tôi chưa hề biết, ông nói rằng ông quen bà ta tại Trente, rồi sau đó gặp lại bà ta tại Milan và rằng từ đó bà ta theo đuổi cho đến cả tòa báo nơi mà mọi người đã biết phải trả lời rằng Mussolini không có ở đó mỗi khi bà ta vác mặt đến.

        « Bà ta rất nguy hiểm, đó là một phụ nữ bồng bột quá độ », ông kết luận :

        Vì vậy khi bà ta tuyên bố với ông là đã có với ông một đứa con, ông không ngần ngại thừa nhận đứa con trai này mà bà ta đặt tên là Benỉto Albino. Chủng tôi nghĩ rằng sự việc dừng lại tại đó. Nhưng một ngày tháng 12 năm 1915, trong lúc tôi đang di mua sắm, cảnh sát đến tìm mẹ tôi ở nhà và nói rằng họ được lệnh tịch biên tất cả các đồ đạc của chúng tôi. Hoảng kinh và không hiểu chuyện gì xảy ra, bà mẹ đáng thương của tôi để cho họ làm. Khi tôi trở về, bà kể lại câu chuyện, và đến lượt tôi cũng chẳng hiểu gì cả, vì mới mấy ngày trước tôi nhận được thư của Benito từ tiền tuyến gởi về nói rằng ông được bình yên.

        Tôi được xác định ngay lập tức, vì trong ngày, cảnh sát lại đến nhà bắt tôi và giải tôi về ty.

        « Có phải bà là bà Mussolini không ? »

        — Phải, tôi trả lời.

        — Thế thì không còn nghi ngờ gì nữa, chính là bà thủ phạm ! »

        Tôi ngẩn ngơ. Tôi hỏi họ là tôi đã làm gì, tôi có tội về vụ gì. Với giọng mỉa mai, người công chức « nhắc nhở » lại rằng tôi đã đốt cháy một phòng trong khách sạn Milano ở Milan.

        « Nhưng mà có bao giờ tôi đến khách sạn ấy đâu. Tôi không rời khỏi nhà nếu không phải là để lên phố mua sắm ! Thế thì làm thế nào ông muốn tôi đốt cháy một khách sạn cho được chứ? Và tại sao tôi lại làm điều đó ? »

        Bị nao núng vì nỗi phẫn uất của tôi, ông cò lúc nào đó mới hỏi kỹ hơn về lý lịch của tôi : tên, họ, ngày và nơi sanh, tên cha mẹ v.v... Bấy giờ ông ta mới khám phả ra đấy là một «bà Mussolini» khác. Ông ta cho kiểm chửng lại lời khai của tôi và các tin tức liên quan đến người đàn bà bí mật, và chúng tôi cùng khám phá ra đó không ai khác hơn là Ida Dalser.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Giêng, 2019, 10:45:59 pm
     
        Lúc ấy tôi được tin là nhà tôi bị bịnh phó thương hàn và đang nằm bệnh viện tại Civỉdaíe. Tôi bèn đáp xe lửa đi thăm — trong một toa xe chở súc vật — và kể cho ông nghe tai họa vừa qua của tôi.

        « Chỉ còn có một giải pháp để ngăn không cho Ida Dalser đi rêu rao khắp nơi bà ta là Bà Mussolini: chúng ta làm lẽ cưới.

        — Để tôi suy nghĩ lại đã, tôi nói, lòng quyết trừng phạt ông để trả thù các vụ rắc rổi ấy do ông gây ra. Nhưng tôi bảo trước để ông biết là tôi có thể nói không vào phút chót.

        — Điều kinh khủng nhất là bà sẽ làm việc ấy,» ông thở dài và cầm lấy tay tôi.

        Lẽ tất nhiên là chúng tôi làm hôn thú với nhau và nghi lễ hôn phối đã được tổ chức ít lâu sau trong một phòng của bệnh viện Treviglio. Benito nằm dán trên giường bịnh, ông bị bệnh hoàng đản, trên đầu trùm một chiếc nón len phủ xuống tận tai và có vẻ rất bị khích động. Đến lúc phải nói tiếng «có» theo nghi thức, ông tuyên bố rõ rằng dứt khoát, có thể nói là bằng một giọng vui vẻ. Phần tôi, tôi không trả lời, làm ra vẻ lơ đãng, nhưng tôi vẫn quan sát ông qua khóe mắt. Đến khi viên chức bộ tịch hỏi lại lần thử hai, tôi vẫn lặng câm. Nằm trên giường, Benito nhìn tôi, kinh hoảng, hai bàn tay vặn tréo vào nhau, vẻ lo âu. Sau cùng đến lần thứ ha, đến phiên tôi mới nói «có».Tôi thấy ông thở hắt rạ một hơi dài và để đầu rơi xuống gối, như là kiệt sức vì cuộc thử thách.

        «Ông sợ hả ? » tôi hỏi ông với vẻ mỉa mai.

        Ông chỉ lườm tôi bằng cái nhìn.

        Tôì đã tưởng là câu chuyện Ida Dalser đến đấy là bị chôn vùi vĩnh viễn. Tôi lầm.

        Năm 1917, Benito bị thương trầm trọng. Ông lãnh đủ bốn mươi ba mảnh đạn của một trái phá nổ tung ngay giữa một toán quân đang diễn tập. Ông vừa vặn tránh khỏi bị cưa chân và sau mấy tuần lễ lo âu, ông được di chuyển về quân y viện tại Milan.

        Một buổi sáng khi đến đấy, tôi thấy một phụ nữ tóc hung và vẻ mặt ương ngạnh. «Bà nào mà trông khó ưa quá». Trong thâm tâm tôi nghĩ như thế, mà vẫn không nhận ra đó là Ida Dalser, người đàn bà Áo đã phóng hỏa khách sạn. Nhưng bà ta thì nhớ tôi. Trong phòng bệnh, bà ta nhảy xổ vào tôi, mạ lỵ tôi và thét vào mặt tôi :

        — Chính tôi mới là vợ của Mussolini ! chỉ một mình tôi mới có quyền được ở gần bên ông ấy...»

        Các binh sĩ ở gần đó thích thú như điên. Lúc ấy, nổi khùng, tôi nhảy vào bà ta, đấm đá túi bụi. Tỏi còn choàng được tay qua cổ bà ta và bắt đầu siết. Từ trên giường, trông giống như một xác ướp dưới lớp băng bông cản trở mọi cử động, Benito ráng can thiệp. Ông còn lăn ra khỏi giường để ngăn cản chúng tôi. May thay, các bác sĩ, y tá can thiệp kịp trước khi tôi siết cỗ bà ta đến chết, Ida Dalser thoát ra chạy trốn, phần tôi thì ngã quỵ khóc nức nở.

        Sau đó Ida Dalser khởi tố nhà tôi trước tòa án, để đời ông phải trả trợ cấp 200 lires mỗi tháng cho đứa con bắt đầu từ năm 1918.Và đến năm 1926 ông cấp cho nó 100.000 lires, số tiền này. đã được trao cho nó lúc nó đứng tuổi trưởng thành.

        Cuộc đời Ida Dalser chấm dứt thê thảm. Bà chết trong dưỡng trí viện San Clemente tại Yenise tháng 12 năm 1937. Con bà theo học ngành vô tuyến điện tại La Spezia, nhưng nó cũng vậy, cũng qua đời ngày 25 tháng 7 năm 1942 tại Mombello.

        Với Magherita Sarfatti, tôi đã quyết định là không để cho sự tình kéo dài lôi thôi. Tuy nhiên cuộc chiến đấu gay gắt hơn, hiểm nghèo hơn vì bà này tỏ ra nguy hiểm hơn, và thông minh hơn.

        Đó là một nữ ký giả giữ mục phê bình văn học và nghệ thuật của tờ Avanti, rồi sau đó tờ Popolo d’Italia.Tôi biết có vụ lẹo tẹo này từ lầu, nhưng mỗi lần đề cập đến vấn đề này là Benito nói rằng người đàn bà ấy quá tri thức, ăn học quá cao để ông có thể kết thân được, Song le, sau kinh nghiệm Ida Dalser, tôi hết sức đề phòng vì tôi biết rằng với Benito, mối hiểm nguy không phải xuất phát từ ông trong những mối tương quan như thế, nhưng chính đàn bà bám riết vào ông và không muốn rời ông ra nữa.

        Tôi tin rằng cho đến năm 1918, giữa họ chưa có gì, nhưng sau đó, sự việc khác hẳn. Tôi có nhiều tin tức, ngày càng chính xác làm cho tôi nghĩ tai họa ngày càng lớn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Hai, 2019, 11:08:05 pm

        Một hôm, vào năm 1921, Margherita Sarfatti đến gặp ông tại nhà nhân các vấn đề nghề nghiệp, khi đó ông vừa bình phục sau tai nạn máy bay cùng bị với Redaelli. Tôi làm như không hay biết chuyện gì cả. Phần bà ta thì cũng hành động không có gì có thể trách cứ được. Nhưng tôi nổi xung thiên vì bà ta cả gan dám đến nhà tôi. Vì thế, sau khi bà ta ra về, vừa đỡ cho Benito nằm lại trên giường, tôi vừa làm như sơ suất nói :

        « Có nhiêu kẻ bạo gan đến quái quỷ. Điều nhẹ nhàng nhất mà ta có thể làm cho họ là ném hộ qua cửa sổ... »

        Vốn đã có tịch, Benito lướt phớt qua câu chuyện và với giọng nói hơi gượng gạo ông cho là tôi khéo tưởng tượng.

        Trong thực tế, từ năm 1922 đến 1926, nhà tôi vẫn tiếp tục lẹo tẹo với Margherita Sarfatti tại La mã.

        Khi lời đồn đại trở nên cường thúc quá, tôi muốn phản ứng. Vì thế năm 1925, được tin ông bị chứng loét bao tử, tôi muốn đến La mã. Tôi bị ngăn cản tại nhà ga Milan bởi chính viên cảnh sát trưởng, ông này thuyết phục tôi bằng một bài diễn văn dài, giải thích với tôi rằng sự hiện điện của tôi tại giường bệnh của ông Duce có thể được giải thích là bệnh của ông nguy kịch và tạo ra các phản ứng chính trị bất lợi vì quyền lợi của xứ sở, tôi phải ở lại Milan. Tôi nhận, nhưng không hoàn toàn bị thuyết phực. Đấy chỉ là ván bài tạm hoãn với Margherita Sarfatti :

        Năm 1926 chúng tôi, các con và, tôi cùng đến La mã nhân lễ Noel. Benito tỏ ra rất nồng nàn và là người cha, người chồng ân cần với vợ con nhất. Phần tôi thì càng vui sướng hơn vì nhà tôi thề rằng vụ bà ký giả đã dừng lại ở đấy. Và quả thật những chiếc cầu đã đứt đoạn. Bà ta còn bị tòa báo cho thôi việc, với tiền bồi thường.

        Một lần nữa, tôi nghĩ là đã được yên thân, nhất là nhà tôi đã đốt trước mặt tôi tất cả thư từ của bà này. Nhưng một hôm vào năm 1931 thì phải, tôi mở tờ Popolo d’Italia và tôi sững sờ biết bao khi thấy chữ ký của Margherita Jarfatti dưới một bài báo lẫn trong một trang trong. Máu dâng trong đầu làm tôi choáng váng. «Mụ ấy lại xuất hiện! » tôi tự nhủ. Được rồi ta sẽ thấy chuyện gì sẽ xảy ra !

        Vì lẽ tôi đang ở Merano để điều trị một chứng chốc lở và cũng để điều tra mật về vai trò của nhà cầm quyền Ý tại Haui-Adige, tôi không thể can thiệp thẳng với nhà tôi để yêu cầu ông giải thích. Nhưng tôi còn có cách đánh điện. Carolina Ciano, mẹ chồng của con gái tôi tháp tùng tôi trong thời gian ấy. Thấy tôi lấy áo choàng, xắc tay và xẹt ra đi như một mũi tên, bà hiểu là tôi sắp làm chuyện ồn ào. Bà đi theo tôi, sợ chuyện tệ hại nhất sẽ xảy ra vì bà biết những cơn giận dữ của tôi.

        Tại nhà bưu điện, tôi lấy một mẫu ấn chỉ điện tín và viết đầy chữ không cần biết đến số tiền phải trả. Người nữ nhân viên giật minh hoảng kinh khi đọc, không những là bản văn, mà nhất là tên và địa chỉ của người nhận. Carolina Ciano, đọc được bức điện tín khi nhìn qua vai tôi, mặt tái mét.

        «Rachele, chị sẽ không gửi điện tín này đi chứ ? Bà ta kêu lên.

        — Hử, tại sao không ! »

        Cô nữ nhân viên- bưu điện kinh hoàng.

        «Tôi không thể chuyển một điện văn như thế này được. Tôi từ chối không nhận điện tín này». Cô ta nói lớn với sự kinh hãi tột cùng.

        Sau bao nhiêu năm tôi quên mất bản văn, nhưng tất cả những người đàn bà đã từng đau khổ trong loại tình thế như vậy ắt đã biết mình nói gì vời chồng mình khi minh không còn chịu đựng nổi nữa ?

        — «Xin cô làm ơn nhận và gởi điện tín này đi lập tức, tôi trả lời khô khan với người nữ nhân viên. Nếu cô muốn biết vài chi tiết thì chỉ cần biết tôi lên là Rachele Mussolini và cái ông mà bức điện tín này được gởi tới là chồng tôi.»

        Thế rồi, vẫn còn chưa thỏa mãn, tôi lấy mẫu giấy thứ hai, tôi cũng viết đầy như cái trước và gởi cho Arnaldo, giám đốc tờ Popolo d’ Italia..

        Ngay đêm đó, Benito gọi điện thoại cho tôi :

        «Chuyện gì vậy? Ông vừa giận vừa lo khi hỏi tôi. Tôi chẳng thấy có bài báo nào của Margherita Sarfatti mà bà muốn nói. Tôi chỉ biết một điều là đã dứt khoát với bà ta rồi và không còn muốn nghe nói đến bà ta nữa !»

        Căn cứ vào giọng nói của ông, tôi cảm thấy nhà tôi nói thật. Nhưng không vì thế mà tôi nguôi giận và tôi cố đập cục sắt khi nó còn nóng đỏ.

        «Được rồi, - tôi nói, - nhưng ông hãy ghi nhớ cho kỹ lần chót, và nói lại với Arnaldo rằng nếu tôi con thấy tên Sarfarili trên tờ báo một lần nữa thôi, tôi sẽ đi Milan mang theo một quả bom và cho nổ tung tòa soạn Popolo d'Italia ! Và ông biết đấy, Benito, tôi có khả năng đem các lời dọa ra thực hiện ! Tôi lại càng làm cho mọi người thích thú hơn, tôi nói thêm, vì tờ Popolo không còn làm cho độc giả ưa thích nữa. Nó sẽ trở thành món ít được ai ưa...»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Hai, 2019, 10:43:32 am

        Câu đe dọa hiệu nghiệm : tên Margherita Sarfatti vĩnh viễn biến mất trên tờ Popolo d'llalia. Dầu vậy, bà ta không bị mất tất cả, bởi vì tôi được biết là bà ta đã bán những bức thư của nhà tôi gởi cho bà ta. Nếu tôi cũng làm y như vậy với những bức thư, do các phụ nữ từng yêu cầu ông những điều khó tưởng tượng được, đã viết cho ông, giờ đây tôi đã sống trên đống vàng. Nhất là vài bức thư đó đã do các phụ nữ danh tiếng ký tên, những người đàn bà thời danh, như người ta vẫn nói.

        Cuộc phiêu lưu thứ ba và sau cùng với đàn bà — cuộc phiêu lưu có lẽ đã làm tôi đau khổ nhất — là vụ ông Duce dan díu với Clara Petacci. Tôi cũng phải nói rằng, từ ngày nhà tôi chết đi, khi tôi cầu nguyện cho linh hồn ông được an nghỉ, tôi cũng nghĩ đến Clara Petacci, vì tôi nghĩ rằng phải biết tha thứ, nhất là khi thần chết đã hoàn tất sứ mạng. Trong số phụ nữ, nhảy choàng vào cổ chồng tôi, chỉ có một người đã phải trả giá cho sự dan díu này bằng cái chết trong khi bà vẫn còn có thể bỏ trốn ra nước ngoài và hưởng lợi những gì bà rút được của Mussolini như Margheríta Sarfatti chẳng hạn. Vì ]ý do này, trong thâm tâm tôi không còn cừu hận khi viết những dòng nầy. Chỉ còn nỗi sầu khổ và một niềm thương cảm bao la.

        Từ rất lâu, tôi hoàn toàn không biết về sự liên lạc giữa nhà tôi và Clara Petacci. Mọi người đều biết, các con tôi, gia nhân... cả một bức tường im lặng được xây dựng chung quanh cuộc phiêu lưu này, để tránh cho tôi nỗi ưu phiền hơn là vì đồng lõa, và trong nhiều lần hiếm hoi chỉ chút nữa là tôi khám phá ra một điều gì đó, nhờ một tổ chức cảnh sát tí hon tư, tôi đều vấp phải bức tường ngăn cản này. Đến nỗi tôi chỉ được biết tin vào ngày 26 tháng 7 năm 1943, khi mở tờ báo sau khi nhà tôi bị bắt. Cũng như thường lệ mỗi khi một Thần tượng bị đánh đổ, mọi chuyện đều được tung ra làm mồi câu độc giả, kể cả những mọi liên lạc giữa ông và Clara Petacci.

        Irma, người bồi phòng của chúng tôi, còn nhớ cơn giận xâm chiếm tôi khi đọc những « điều khám phá » này đến nỗi sự âu lo cho mạng sống của Benito lúc ấy cũng không dàn xếp được gì cả.

        Để trở lại Clara Petacci, tôi nghĩ rằng nhà tôi quen bà ta từ năm 1936. Bà thuộc một gia đình rất đàng hoàng : thân phụ là một trong các bác sĩ của Đức giáo hoàng Pie XI.

        Người ta đã kể vô số câu chuyện quanh cuộc dan díu này, nhưng tôi tin chắc là vụ ấy đã xảy đến đúng lúc, vào thời kỳ mà sự tuyên truyền của địch đang tìm đề tài cho các chiến dịch chống Mussolini. Vả chăng những gì tôi được biết về bà ta sau đó, nghĩa là từ năm 1942, đã chứng minh rằng Benito cũng chỉ đặt bà ta ngang hàng với những phụ nữ khác mà ông từng biết qua;

        Tuy nhiên, những lầm lẫn mà ông đã cùng với bà ta phạm phải đã bắt ông trả giá đắt vì đối phương đã chộp ngay vụ Mussolini - Petacci và khai thác vụ này để chống lại ông. Chính vì thế mà tôi khám phá được và đã được Irma xác nhận, trong những ngày gần đầy, nhà tôi đã cho thiết trí một đường giây điện thoại trực tiếp giữa Villa Torlonia và ngồi nhà mà Petacci đang sống với gia đình. Ông đâu có biết rằng tất cả cuộc điện đàm đều bị ghi âm bởi vì đường đày mà ông tin chắc là rất an toàn trong thực tế lại được nối vào bộ phận nghe lén.

        Nhưng như tôi đã viết, trong suối thời gian mà cuộc dan díu này kéo dài, không một đêm nào là Benito không ngủ ở nhà cả, ông không bao giờ giới thiệu Clara Petacci với bất cứ ai và không bao giờ xuất hiện công khai với bà ta. Trong những cuộc hẹn hò ngắn ngủi, hai người tự hãm minh vào trong một căn phòng nhỏ mà ông cho thiết trí tại điện Palazzo Venezia — mà mãi về sau tôi mới biết được.

        Mãi đến năm 1944 tôi mới quyết định can thiệp vào và, trong số tất cả những vấn đề tôi phải thanh toán, đó là một trong hai hay ba vấn đề đã làm tôi nhọc nhằn nhứt.

        Vào thời đó, từ vài tháng trước, chúng tôi về sống tại Gargnano, bên bờ hồ Garde — Clara Petacci cũng đã đến ở đó, trong một biệt thự cách Villa Feltrinelli của chúng tôi vài cây số.

        Tôi được biết rằng một vài người muốn lợi dựng sự có mặt của bà ta tại Gargnano để làm cho nhà tôi mất uy tín thêm, nhưng tôi cung biết rằng có nhiều người phát xít tức giận vì tình trạng ấy và vì sự bối rổi trong tâm trí mà tình trạng ấy gây ra, muốn dành cho ông «một số phận».

        Do đó tôi quyết định đích thân nói chuyện với bà ta, đến gặp bà ta và cho bà ta biết để đề phòng những chuyện không hay có thể xảy ra cho bà ta. Trước khi đến ngôi biệt thự mà Petacci đang ở, tôi điện thoại cho Benito để báo cho ông biết là tôi đi gặp Clara Petacci. «Bà cứ làm như ý muốn» ông trả lời tôi. Tôi lấy xe và ngoài viên tài xế, tôi yêu cầu hai người bạn đồng hương Romagne của tôi đi theo trong một chiếc xe khác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 11:26:40 pm

        Tôi dừng xe lúc chạy ngang qua Bộ Nội vụ của Cộng Hòa xã hội Salô, vì tôi muốn viên bộ trưởng Guido Buffarini đi theo tôi. Tôi biết rằng ông ta la chủ chốt của mọi mưu đồ và có tiếp xúc với Clara Petacci. Vì tất cả các lý do ấy nên tôi không ưa ông ta lắm và cương quyết bắt ông ta dự kiến cuộc gặp gỡ sắp đến của tôi với Petacci.

        Tôi nhớ viên thư ký của Buffarini gọi ông. Ông ta đến tức khắc, rất lo âu vì sự hiện diện của tôi. Ông ta không kịp khoác cả áo vét để ra gặp tôi.

        «Hãy mặc quần áo xong xuôi và đi theo tôi, tôi nói.

—   Chúng ta đi đâu ?

—   Tôi sẽ nói khi nào tôi thấy cần thiết. Đi đi ! và nhớ trở lại cho mau ! »

        Ông ta theo lời tôi mà không gắt gỏng cau có gì và chúng tôi lại lên đường. Khi đến trước cổng nhà Clara Petacci, chúng tôi dừng xe và tôi bước xuống nhận chuông. Buffarini muốn lẫn xa các bạn tôi nhưng họ cũng như tôi đều không chịu. Trời mưa tầm tã và toán người lay động trước cổng trông khả thê lương.

        Sau nhiều tiếng chuông, một sĩ quan Đức tiến về phía chúng tôi và vẫn không mở cửa, y cho biết là tôi không thể vào được và đừng nài nỉ vô ích. Tôi bám vào chấn song sắt và cố nói qua cổng. Việc này kéo dài chừng một tiếng đồng hồ mà không kết quả. Sau cùng các bạn tôi bao vây Buffarini và đe dọa ông ta. Thật là một phương pháp tốt vì ông toát mồ hỏi dầm dề vì sợ. Người ông ta ướt đẫm như một nồi súp và hoảng kinh, nên phải ra những dấu hiệu về phía cửa sổ để một người nào đó ra mở cổng. Và cổng được mở ngay.

        «Bà có võ trang không ? Viên sĩ quan Đức hỏi tôi khi trông thấy vẻ giận dữ của tôi.

        « Không bao giờ tôi mang vũ khí khi đi thăm người ta », tôi bẻ lại y.

        Người ta đưa chúng tôi vào một gian phòng nhỏ. Buffarini, viên sĩ quan Đức và một binh sĩ khác thì đứng, nhưng phần tôi, tôi ngồi xuống một ghế bành và cố giữ bình tĩnh nhưng không được.

        Vài phút sau tôi thấy một thứ như bóng ma xuất hiện ở đầu cầu thang mà từ chỗ tôi ngồi trông thấy được : Đấy chính là Clara Petacci, mãnh dẻ, ngập ngừng, tay nắm chặt một chiếc khăn bằng vải mỏng. Tôi không hiểu tại sao, dáng điệu e thẹn, có đôi chút vụng và vò chiếc khăn tay này đã tước đoạt mất vũ khí của tôi. Mặc dầu cảm thấy giận tràn hông, tôi vẫn nói được một cách từ tốn, tránh không nhìn bà ta để khỏi để lộ những cảm nghĩ mà bà ta có thể đoán ra được.

        « Bà hay cô đày ? Tôi hỏi.

        — Bà, bà ta trả lời tôi với một giọng trầm và có phần khàn đục trái với vẻ bề ngoài mảnh khảnh của cơ thể.

        — Thưa bà, lúc ấy tôi nói, cố giữ bình tĩnh. Tôi không đến đây gặp bà, do lòng ghen tuông thúc đẩy , để mạt sát bà và càng không phải để đe dọa bà. Xử sở chúng ta giờ đây đang trải qua những giờ phút bi thảm và những tình cảm cá nhân của chúng ta chỉ có thể liên lụy đến tình hình đất nước mà thôi. Vậy thì tôi đến xin bà một sự hy sinh. Nhà tôi cần có tâm trí bình thản để làm việc, nhưng điều quan trọng nhất là tôi muốn chấm dứt vụ tai tiếng gây ra bởi sự hiện diện của bà nơi đây, trên bờ hồ này, chỉ cách nhà tôi có vài cây số ! Khi yêu một người ta, phải chấp nhận hy sinh cho người ấy, Tôi là vợ của Benito, tôi sẵn sàng ra đi, sống cô độc xa ông, trong một lâu đài hay trên một đỉnh núi cao nào đó, nếu như sự ra đi của tôi có thể giúp cứu vãn ông. Bà cho là đã yêu ông ấy, bà hãy từ chối đừng gặp ông ấy nữa. Hãy để nhà tôi yên. Tôi van xin bà không phải là để ông ấy thuộc về chỉ một mình tôi, nhưng chính là vì ông ấy.

        Clara Petacci ngồi co quắp trong chiếc ghế bành lặng yên nghe tôi nói. Vì thế tôi tiếp lời :

        «Bà biết rằng nhà tôi có nhiều con cái mà ông yêu thương. Bà biết rằng ông có 5 con và chỉ còn lại 4 từ khi Bruno chết đi. Thế thì cũng vì các con ông, tôi xin nói với bà : hãy đi đi, đừng làm xáo trộn sự yên vui của một gia đình. Hãy rời khỏi hồ Garde».

        Tôi muốn trông thấy bà ta phản ứng, từ chối tự bào chữa. Bà ta không làm gì cả. Chỉ ngồi co quắp và vừa khóc sụt sùi vừa lắc đầu làm như để nói với tôi rằng bà ta không muốn nghe tôi nữa. Điên tiết vì quang cảnh này, tôi nổ bùng. Tôi nói với bà ta tất cả những gì ấm ức trong tôi: rằng tôi không chịu đựng nổi những người đàn bà tin là có thể giải quyết vấn đề bằng nước mắt, rằng tôi thấy việc bà ta chụp hình các bức thư rất đáng phiền của nhà tôi đã gởi cho bà ta, và đưa qua Thụy sĩ và Đức giữ kỹ là hành động không thể chấp nhận được, rằng đáng lẽ bà ta không bao giờ nên nhận để cho bắt một đường dây điện thoại nối trực tiếp biệt thự của bà ta với nhà chúng tôi vì lẽ các cuộc điện đàm đều bị người Đức ghi âm và gởi về Bá linh ; sau cùng, rằng bà ta chẳng hề giữ gìn cẩn thận một chút nào đến mức còn liên lạc với cả những kẻ đáng nghi ngờ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2019, 11:37:03 pm

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/51599050_374453433284543_1053027694947598336_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_oc=AQmxEnXobBEo8PwaGvDoJWCSb9hAs79hbzH4ZxqAiLQmv-KCa_NeAWIc6tu_OFBYB1w&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=2f8699534acfc42983c586fb7e67a145&oe=5CB8C5F9)
ông Duce,Gano và Chamberlain

        Clara Petacci vẫn không nói gì cả. Tôi chụp lấy tay bà ta và lay mạnh cho đến khi bà ta nói «ông Duce yêu bà, thưa bà. Tôi không bao giờ nói một câu nghịch lại bà. Ông không bao giờ chấp nhận việc đó, vì ông yêu bà và kính trọng bà».

        Tôi đâm ra thương hại bà ta, một người đàn bà bị lạc lối giữa tất cả những biến cố như vậy và chỉ được lay động bằng tình yêu một người đàn ông không được đáp ứng, vì bà ta vẫn thừa nhận người mà Benito yêu chính là tôi. Cơn giận của tôi chìm xuống ngay và tôi còn nhớ rằng bà ta đã có một thái độ can đảm sau vụ Benito bị bắt giữ ngày 25 tháng 7. Bodoglio, lúc đó trở thành kẻ thù chung của chúng tôi, còn bắt nhốt cả bà ta vào lao xá ở Novare. Bấy giờ tôi cầu khẩn bà:

        «Nếu sự tình như thế thì, thưa bà, tại sao chúng ta không cùng nhau làm một cái gì để giúp chồng tôi trong một lúc cực kỳ khó khăn như vậy?»

        Bà ta đứng lên khỏi ghế và bước lên lầu một. Một lúc sau, bà ta trở xuống vời một xấp thư dầy và đưa cho tôi :

        «Đây là ba mươi hai lá thư mà ông nhà đã gởi cho tôi».

        Chỉ cần liếc sơ qua tôi cũng đã thấy đây chỉ là các bản đánh máy sao lại các bức thư ấy.

        Lúc đó tôi không còn dằn được nữa. Tôi nói tạt vào mặt bà ta những gì tôi biết về bà ta, tôi nói rằng bà ta đã làm hại Mussolini đến mức nào vì các cuộc điện đàm mà người Đức đã nghe lén tất cả, rằng bọn đảng viên cộng sản cũng như các gián điệp Đồng minh đã điều động bà ta như thế nào.

        Clara Petacci vẫn luôn luồn câm nín, chỉ đành để cho ngất đi hết đợt này đến đợt khác, với
Buffarinj lăng xăng bên cạnh tay cầm chai cô nhắc. Bà ta chỉ còn sức nói thì thầm rằng nhà tôi sẽ không sống được nếu không có bà ta.

        «Không đúng! tôi thét lên, nhà tôi biết tôi có mặt ở đây. Gọi ông ấy và hỏi ông ấy đi!»

        Bà ta gọi ông và nghe trả lòi :

        «Phải, tôi biết là nhà tôi ở đó, nhưng bà ta có lý, phải chấm dứt Clara ạ!»

        Tôi đứng dậy, đầu óc bừng bừng và lúc sắp rời khỏi nhà, tôi nói thẳng vào mặt bà ta :

        «Đời bà sẽ chấm dứt tàn tệ, bà ạ, chúng sẽ lôi bà đến piazzale Loreto».

        Tôi nhắc cho bà ta một câu mà một đảng viên cộng sản đã viết cho tôi, trong một bức thư dọa nạt, nói rằng tất cả chúng tôi đều sẽ bị đưa đến công trường ấy tại Milan, nơi mà người Đức đã tàn sát các con tin người Ý để trả đũa các vụ khủng bố.

        Bên ngoài trời tối và mưa to. Những người bạn đồng hương ở Romagne của tôi đang chờ tôi. Tôi trở về Villa Feltrinelli. Nhà tôi vẫn còn ở văn phòng của ông tại Villa Orsolina. Tôi báo cho ông biết là tôi đã trở về và không có làm gì tổn thương đến Clara Petacci: Rồi tôi tự hãm mình trong phòng và lần đầu tiên tôi muốn tự chấm dứt cuộc đời.

        Sau đó tôi được biết Benito điện thoại nhiều lần. Sau cùng ông viết mấy chữ cho đưa đến tôi trong đó ông hỏi tôi có chấp thuận cho ông gặp mặt không.

        Trong nhiều tiếng đồng hồ, ông ra sức an ủi, làm cho tôi khuây khỏa, cầm lấy tay tôi, hôn tôi dịu dàng, khấn nài xin tôi tha lỗi. Một lần nữa tôi lại chinh phục lại được nhà tôi, và tôi chắc chắn rằng ông đã cảm thấy chúng tôi đã lướt qua khỏi được tai họa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 12:30:39 am

8

MUSSOLINI VÀ TIỀN BẠC

        Cách đây rất lâu tôi có đọc trong báo một bài nói rằng bà vợ của Mussolini sưu tập nữ trang và áo choàng lông chồn. Điều này làm tôi rất thích thú bởi vì, trong suốt đời tôi, tôi chỉ có một chiếc vòng đeo tay làm nữ trang và hơn nữa, năm 1931 chúng tôi đã phải bán đi để có thể trả một món nợ ngân hàng. Hon thế nữa, tôi nhận món qua nầy một cách bất ngờ vì trong gia đình chúng tôi không có thói quen tặng quà cho nhau. Chỉ một vài cà vạt cho nhà tôi do con cái biếu ; phần tôi, trong những dịp trọng đại, Benito tặng tôi một tấm ảnh của ông có lời đề tặng. Lần ấy em chồng tôi Arnaldo đã mua một chiếc vòng cho vợ và nhà tỏi cảm thấy cũng phải biếu tôi một cái gì : ông đã chọn lựa cùng một chiếc vòng như em.

        Riêng về áo choàng lông chồn, không bao giờ tôi có, khi tôi phải ra « ngoài xã hội tôi mượn áo của con gái tôi, Edda. Chỉ có vấn đề là áo của con tôi hơi dài, nhưng tôi sắp xếp được.

        Người ta há đã chẳng kể lại, sau khi chiến tranh chấm dứt, về kho tàng của Mussolini đó sao ! Tôi chỉ có thể trả lời một điều : nếu có tiền riêng, chúng tôi sẽ không bao giờ biết đến những vấn đề như chúng tôi đã gặp phải sau khi nhà tôi mất. Và khi tôi nhìn lại các bức tường bị đập bể, nền nha bị đào lên, ván lát tường bị cạy tung ra của ngôi nhà Rocca đelle Caminate, tôi mới ý thức được câu chuyện thần thoại ấy đã được xây dựng đến mức độ nào.

        Vậy thì với những người đã tin hay còn tin rằng Mussolini có giấu một kho tàng đâu đó, tôi xin trả lời : «Đừng tìm kiếm nữa. Chẳng có kho tàng của Mussolini gì cả, chẳng có chôn dấu hay thả chìm xuống hồ Garde gì cả.»

        Ngay cả nền Cộng Hòa xã hội Salô, mà ông Duce điều khiền gần 2 năm, cũng có những cơ cấu ngân hàng, những định chế và điều hành một cách bình thường. Các tổng, bộ trưởng không có đi dạo với hàng xấp bạc trong túi và nhà tôi không có mang theo nữ trang của hoàng gia.

        Hơn nữa, để thanh toán dứt khoát vấn đề này, tôi có thể xác định rằng Mussolini không hề nhận một xu nào trong số tiền lương Thủ Tướng của ông trong suốt hai mươi năm sáu tháng và không biết bao nhiêu ngày, ông cũng từ bỏ cả phụ cấp dân biểu của mình và tặng lai cho quỹ của Quốc hội.

        Không phải ông làm tất cả các chuyện đó vì mị dân, ngay cả khi chúng tôi không sống theo kịp mức sống của thời đại. Nhà tôi có một tờ báo, tờ Popolo d'Italia, có sổ bán rất cao, ông viết bài cho báo chí ngoại quốc nhất là cho báo chí Mỹ và được họ trả thù lao rất hậu. Ngoài ra ông còn được hưởng những số tiền bản quyền tác giả rất quan trọng về những quyển sách ông viết, trong số đó có quyền còn được dịch ra cả tiếng Tàu.

        Điều này có nghĩa là chúng tôi cũng có phương tiện để sống tiện nghi, hơn nữa chúng tôi không phải trả tiền thuê nhà tại La mã vì ông hoàng Torlonia, chủ nhân ngôi biệt thự Torlonia nơi chúng tôi ở, đã ấn định có một lire tượng trưng cho mỗi năm, mặc dầu Benito khẩn khoản xin ông tính tiền nhà. Sau cùng xe cộ thì do chính phủ cung cấp. Ngoài các chiếc xe mà con chúng tôi và cả chính chúng tôi có để dùng vào việc riêng.

        Chúng tôi còn có cả tiền tiết kiệm để mua vài mảnh đất tại Romague và tại Ostie, cũng như một biệt thự tại Riccione. Để nói ra tất cả, tôi có thể khẳng định rằng, nhiều biệt thự đã được dâng cho nhà tôi,trong số đỏ có một ở Naples,Villa Rosebery, nay là tư dinh nghỉ hè của Tổng thống Ý, do một gia đình người Anh biếu, một biệt thự khác ở La mã, Villa Chiara, nay trở thành công viên công cộng và Rocca delle Caminale. Đấy là món quà quan trọng duy nhất mà Benito giữ lại, vì mỗi người dân tại Rayenne và tại Forli đã đóng góp một lire trong một cuộc lạc quyên do họ tổ chức, để mua biệt thự tặng ông. Ông đã tặng lại tất cả những biệt thự khác cho Quốc gia.

        Riêng về các tặng dữ và di sản mà ông được thừa hưởng, ông tự động đóng vào các quỹ từ thiện hay quỹ của các Hiệp hội tôn giáo. Ngay từ năm 1942, ông còn quyết định cả việc cho những cơ quan từ thiện tôn giáo này, tất cả những số tiền quan trọng mà nhiều nhân vật đã trả để mua một tước vị hàm, mà cho đến lúc đó chỉ có một vài cá nhân «được coi là chuyên nghiệp» trong việc «đút lót» đã lạm dụng được, Từ lúc ấy chính nhà tôi trình các hồ sơ phong tước cho nhà vua vì chỉ có nhà vua mới có quyền ban phát này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:47:47 pm

        Tất cả những điều đó đều có vẻ khó tin cho nên khi Đệ nhi Thế chiến chấm dứt, nhiều ủy ban đã được chỉ định để điều tra việc quản trị công ủy của Benito Mussotini. Chỉnh vị cựu Thủ Tưởng Ý, Giulio Andreolti, là người công bố kết quả của các việc điều nghiên ấy. Trong một cuộc phỏng vấn do một tờ tuần bảo của phe tả phổ biến, tờ L’Espresso, ông ta tuyên bố là không có gì để trách cứ Mussolini, về phương diện này, trong suốt thời kỳ ông cầm quyền.

        Tại sao nhà tôi lại hành động như thế ? Ông có phải là một ông thánh không ? Chắc chắn là không ! Nhưng ông chỉ cho rằng tiền bạc chỉ phục vụ cho ông có được những gì mà ông cần. Khi mục tiêu đã đạt được, ông thấy rằng vưởng bận với số dư thừa là vô ích...

        Tôi phải nói rằng trạng thải tinh thần ấy không phải là không gây ra xung đột giữa chúng tôi, vì tôi luôn luôn cho rằng tất cả mọi công nhân đều xứng đáng được lãnh lương và tôi không thể chấp nhận Benito từ chối lãnh lương của mình. Nhưng ông là như vậy và không bao giờ làm cho ông thay đổi được. Ngay cả trong thời kỳ niên thiếu, ông luôn luôn bày tỏ tinh thần bất vụ lợi đến mức đó nhiều khi lầm lộn giấy bạc tờ nay với tờ kia.

        Một ví dụ : «Trong khi tìm việc làm tại Thụy sĩ vào năm 1901, nếu những kỷ niệm của tôi đúng, thì ông chẳng có một xu trong túi. Ông nhớ rằng mình còn giữ một đồng bạc cuối cùng để tích cốc phòng cơ. Ông đi vào một tiệm bảnh mì, lấy một ổ bảnh và chìa đồng bạc ra trả. Bà chủ tiệm Cam lấy tiền nhưng lập tức đẩy trả lại vừa gầm gừ rằng ông chẳng nên đùa như vậy. Đồng bạc mà Mussolini đặt biết bao hy vọng vào vốn chỉ là một huy chương bằng kền của Karl Marx.

        «Mãi hai ngày sau tôi mới có ăn, nhà tôi vừa cười vừa kết luận, khi ông kể lại với tôi cuộc phiêu lưu này. Sau khi tôi xin được một chân chở đá bằng xe bò ệch tại một công trường».

        Về sau, năm 1909, khi ông được Cesare Battisti mời điều khiến tờ báo tại Trente, một số lương bảy mươi lăm lires được đề nghị cho ông. Ông tìm được cách nói rằng năm mươi đồng là đủ cho ông sống rồi và để lại cho tòa báo hai mươi lăm lires.

        Khi chúng tôi lập gia đình, ông đã bầy trò gìỡn chơi tôi hai lần cũng với lối như vậy- Lần đầu tiên khi ông điều khiển tờ Lotta di Classe tại Forli ; phụ cấp của ông là một trăm hai mươi lires mỗi tháng, nhưng ông để cho đảng hai mươi lires. Lần thứ nhì — tôi đã viết rồi — khi điều khiền tờ Aoanti, ông từ chối lãnh một ngàn lires mỗi tháng mà người tiền nhiệm, Claudio Treves, Ông chỉ nhận có năm trăm.

        Khi được phong làm Thủ Tướng, ông đến kể với tôi cả một câu chuyện, theo đó thì các chức vụ của một thủ tướng toàn là có tính cách danh dự. Vì lẽ tôi không dễ bị lừa phỉnh cho nên lập tức tôi đoán rằng ông đã từ chối phụ cấp theo luật lệ. Vì thế, tỏ ra thận trọng, tôi hỏi ông :

        «Tất cả những điều đó rất tốt đẹp. Ở đây ông có thể làm bất cử những gì ông muốn, nhưng phần tôi thì có môt ngôi nhà phải chăm sóc, một bầy con phải nuôi nấng và tôi biết rằng một vài người, trong tòa soạn tờ bảo của ông, tự săn sóc kỹ, trong khi đó tôi phải cực khổ tự lo liệu lấy. Ngày nào mà ông còn ở Milan, tôi không có chút âu lo nào, vì đã có ông, nhưng bây giờ chúng ta sắp xa cách, tôi muốn ông sắp xếp với tờ báo để tôi có một ngân khoản nhất định đều đặn cho việc chi tiêu trong nhà. »

        Điều này được thực hiện ngay. Một số tiền 6.000 lires mỗi tháng được cấp cho tôi và tờ báo chịu trả tiền thuê nhà, xe cộ và lương tài xế. Như thế, tôi đã được cuộc...

        Vì lẽ chuyến hành trình đầu tiên mà tôi thực hiện đi La mã, năm 1926, đã khá làm tôi ngại hơn. Vào thời đó như tôi đã viết, nhà tôi sống một mình tại thủ đô từ bốn năm qua và tôi thì ở Milan với các con. Khi ông trở về nhà thì đó là một ông lớn nghiêm chỉnh, một người cha gia đình hòa dịu... Nhưng tại La mã tôi khám phá ra ông là một « playboy » thật sự : ăn diện thanh lịch, xe du lịch, dắt cọp bằng xích để lòe phụ nữ... Và khi, kéo hộc bàn đêm của ông ra, tôi thấy chừng 11 hay 12000 lires vứt lung tung trong đó, tôi không thể kềm giữ được nữa và cho nổ bùng. Trong thực tế, đấy chỉ là tiền bạc mà do thói quen ông vẫn để đấy sau khi lãnh được vì không biết để đâu và vì không thể đưa cho tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:23:08 pm

        Nhưng vụ làm tình làm tội này cũng rất có ích. Và tôi nghĩ rằng nó là nguyên ủy của việc Aranlđo can thiệp với anh mình để thuyết phục ông từ đó sống một cuộc đời trật tự hơn.

        Để chấm dứt đề tài này, tôi đoan quyết rằng khi chúng tôi dọn về La mã ở, mỗi tháng, nhà tôi đưa cho tôi một phong bì đựng tiền để chi tiêu trong gia đình. Tôi nghĩ đấy là số tiền xê xích 10 000 lires mỗi tháng, nhưng khi cần thêm, tôi chỉ việc bảo ông là có ngay. Một điều duy nhất không bao giờ tôi hiểu được đó là số tiền đúng mà ông lãnh được. Là một người Ý thuần túy, ông chẳng bao giờ nói với tôi điều gì liên quan đến việc đó.

        Nhân nói về đời sống của chúng tôi tại La Mã, tôi còn nhớ là hôm sau ngày nhà tôi bị bắt, nghĩa là ngày 26 tháng 7 năm 1943, tôi thấy có một sĩ quan đến villa Torlonia, nơi mà tôi vẫn còn ở. Tôi từ ngoài vườn bước vô với trứng và rau xà lách bọc trong, áo choàng ngoài và ông ta tưởng tôi là người giúp việc.

        «Tôi muốn đi thăm ngôi nhà của Mussolini, ông ta yêu câu, tôi có thể chứ?

        — Tất nhiên là được, tôi trả lời. Tôi sẽ đưa ông đi.»

        Tôi cất trứng và rau và đóng vai trò hướng dẫn viên vừa chỉ chỏ vừa hỏi thăm ông ta về tình hình bên ngoài. Nhờ vậy mà tôi được biết bà vợ của Mussolini đã bị bắt tại Milan, tại công trường Dôme, với cả một va li đầy giấy bạc và nữ trang. Tôi không có một phản ứng nào và chúng tôi tiếp tục cuộc thăm viếng. Trong một phòng, có bức di ảnh của Bruno con tôi. Tôi thấy ông ta nở một nụ cười đầy cảm tình khi thấy tấm hình.

        «Đây là một chàng trai tuyệt vời, ông ta thì thầm. Anh ta giản dị và đáng yêu biết bao ! chúng tôi cùng học một trường với nhau.

        — Phải, tôi thở dài, đó là một cậu trai tuyệt vời.

        Tôi không biết giọng nói có phản lại tôi không, nhưng viên sĩ quan đứng khựng lại lập tức. ông ta nhìn tôi rất lâu, rồi nói :

        «Nhưng mà bà là ai ? bà là người trong gia đình à ?

         
— Phải, tôi là mẹ của Bruno. Tôi là bà Mussolini. »

        Ông ta cầm lấy tay tôi, hôn lên đấy và xin lỗi tôi vì những lời nói cách mấy phút trước về vụ bắt giữ tôi tại Milan.

        «Không bao giờ tôi lại có thể tưởng tượng rằng tôi gặp vợ của ông Duce với một chiếc áo choàng ngoài quấn trước người... Nếu người ta kể với tôi như vậy, tôi không tin», ông ta lặp đi lặp lại không ngừng.

        Thế rồi ông ta nói thêm ;

        «Cũng tương tự như vậy, tôi tin chắc rằng ngôi nhà của Mussolini là một tòa làu đài, được trang bị xa hoa lộng lẫy. Nhưng trong tất cả những vật tôi vừa trông thấy, chẳng có gì là xa hoa cả. Đấy cũng chỉ là một ngôi nhà như bao nhiêu nhà khác. »

        Chắc chắn là người ta đã kể cả lô chuyện loại này cho viên sĩ quan, ông ta gần như thất vọng vì cuộc thăm viếng. Nhưng cũng có thể là ông ta rất bằng lòng vì khám phá ra sự thật, có lẽ vậy nên khi từ giã, ông ta xin phép hôn từ biệt tôi và tôi thấy ông ta rưng rưng nước mắt.

        Trường hợp này chỉ là một ví dụ trong hàng trăm vụ. Chúng tôi không thể nào tổ chức các cuộc thăm viếng có dẫn giải ngôi nhà của chúng tôi, mở các hộc tủ, hộc bàn và nói với những người Ý, những người, ngoại quốc ;

        « Quí vị hãy lại đây xem chúng tôi sống giản dị ra sao. Chúng tôi không phải là kẻ trọc phú, quí vị nên biết cho ! »

        Bởi vì đối với chúng tôi, đối với gia đình Mussolini, đối với nhà tôi cũng như đối với chính tôi, cuộc sống này không có gì đặc biệt cả. Đây là cuộc sống của chúng tôi. Cuộc sống từ hồi chúng tôi còn niên thiếu.

        Tôi nói rằng điều thống khoái nhất của Mussolini khi trở thành người lãnh đạo chính phủ là có thể cho thay tấm vải trải giường sau hai hay ba ngày, ít ai có thể tin tôi, nhưng đó là sự thật.

        « Và còn nữa, một buổi sáng, ông xác nhận với Irma, người hầu phòng của chúng tôi, thật là tuyệt vời nếu ta có thể mỗi ngày thay một tấm trải giường ! »

        Bên ngoài, Villa Torlonia trông rất đồ sộ, dẫu cho nó có vẻ nặng nề một chút. Nó nằm trong khu vực gia cư trên đường Nomentana. Vườn cây mênh mông, với đủ loại cây cối và tươi tốt đến nỗi la có cảm tưởng đang ở trong rừng. Ngoài ra, lại còn có cả nhà kiếng để ương cây và một rạp hát kiểu cổ, nhỏ, nhưng không thiếu phần duyên dáng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:23:31 pm

        Trải lại, bên trong làm tôi thất vọng. Ngôi nhà rộng lớn, đồng ý, nhưng mà nhiều chỗ chìm khuất quả ! Hết góc này đến góc kia với những phòng khách nhỏ và phòng của đàn bà rải rác khắp nơi không thể dùng làm gì cả. Mỗi khi đi vào một gian phòng là tôi đụng đầu với cột nhà. Riêng bàn ghế thì đen tối và nặng nề ; đồ gỗ trong phòng Benito thật đen và xấu xí. Nhưng đấy : nhà tôi tuyệt đối không muốn đụng chạm vào vì không phải là nhà của chúng tôi, và không nên làm cho ông hoàng Torlonia buồn lòng" Mỗi khi một chút, tôi đã thay đổi được nhiều thứ. Tôi bắt đầu bằng các chiếc ghế vì tôi chán cảnh thấy một trong các cháu tôi, Germano — có sức khỏe rất tốt — mỗi lần đến thăm là mỗi lần làm gãy những chiếc ghế mà chúng tôi tìm thấy được.

        Rồi trong vòng từ 1 đến 2 tháng, với bạn bè và bà con ở Romagne, chúng tôi đã biến đổi, bằng thợ nề, thợ hàn, thợ sơn và sắp đặt lại tất cả : phòng tắm, nhà bếp nằm ngầm dưới đất và chẳng có gì dùng được, các phòng của con cái và người làm. Sau cùng Villa Torlonia trở thành dễ chịu và tiện nghi.

        Tầng dưới có một phòng khách lớn, nơi buổi tối chúng tôi coi chiếu phim, một phòng thật đẹp với trần nhà thật cao: Hai cầu thang lớn đưa lên tăng lầu một. Hai chiếc cầu thang này đặc biệt rất hữu dụng đối với bọn trẻ con khi tôi đuổi theo chúng để thanh toán mấy roi vì tội làm trò bậy bạ, vì chúng có hai ngả rút lui.

        Cũng dưới tầng trệt, còn có các phòng khách nhỏ với các chân đèn rải rác khắp nơi và các phòng mà lũ con tôi dùng làm phòng làm việc. Chính tại đó mà Vittorio chế tạo ra tờ báo đầu tiên của nó. Tất cả các phòng này đều rất dễ chịu vì nhìn ra khu vườn qua các cửa kiếng và cửa sổ thật lớn.

        Trên tầng thứ nhất, chúng tôi có một phòng ăn hình bầu dục và phòng của chúng tôi. Phòng nhà tôi ở cánh mặt tiếp giáp với một phòng tắm và một phòng làm việc ; phòng của tôi bên cánh trải nhưng thông với phòng nhà tôi bởi một hành lang.

        Ở tầng trên là phòng ngủ các con tôi bên cánh trái và đầu kia nhà giặt ủi và phòng gia nhân.

        Kiểu sống của chúng tôi đã thay đổi so với lúc còn ở Milan. Trước hết, Vittorio và Bruno đã lớn, giờ đây là các chàng thanh niên. Edda là một thiếu nữ đã bắt đầu làm chúng tôi lo âu với các mối tình con của nó. Sau mối tình thơ đại với một thanh niên Do Thái mà Edda đã cứu sống và sau đó cứu sống luôn cha của thanh niên này, suýt chút nữa nó đã đính hôn với một bá tước trẻ rất giàu có tại Forli, Orsi Mangelli. Nhưng dự tính đã chuyển hướng tiếp theo sau một cuộc tiếp xúc trực tiếp với nhà tôi.

        «Thưa ông Duce, anh ta yêu cầu, tôi muốn đề cập  đến vụ hồi môn.

        — Hồi môn nào ?

        — Hồi môn của con gái ông, thưa ông Duce.

        — Nhưng nó có gì đâu, cũng như mẹ nó chẳng có gì cả.

        Cậu bé liền biến mất khỏi cuộc đời Edda, và ngày 24 tháng 4 năm 1930, nó lấy Galeazzo Ciano mà người cha, Costanzo Ciano, đô đốc trong thời kỳ quá khứ oanh liệt, lại là một trong những người bạn thân nhất và là kẻ kế nhiệm duy nhất của nhà tôi nữa.

        Tôi có một ngôi nhà lớn đế chăm sóc và, trong khi tại Milan tôi có thể sống cách biệt với công chúng, tại La mã, tôi phải ý thức rằng minh là vợ của người lãnh đạo chính phủ. Tình trạng khác hẳn và tôi ít được hành động tự do hơn. Điều này cũng không cản tôi đem vào khu vườn cả một vùng quê hương Romagne thu hẹp của tôi với những chuồng gà, chuồng thỏ và cả mấy con heo con nữa.

        Nhà tôi cung đã thay đổi nhịp sống. Từ năm 1929, ông sống cuộc đời của một người cha trong gia đình, và tất cả những trò quái gở của bảy năm đầu tiên sống tại Thủ đô đã biến mất. Ngày chúa nhật là ngày cả gia đình đi chơi bằng xe hơi cho mãi tận Ostie, trên vùng núi ; trong tuần đôi khi chúng tôi đi xem hát, xem nhạc kịch. Nhưng trái với các con tôi vốn được tự do hơn, chúng tôi không thể đi xem chớp bóng như ý thích. Bởi vì, trước hết là có các cảnh sát viên phụ trách an ninh luôn luôn đi theo chúng tôi khắp nơi rồi tiếp đến là mỗi khi nhà tôi xuất hiện trước công chúng thì cuồng loạn xảy ra ngay. Lúc đầu tất nhiên là tình trạng ấy làm nhà tôi khoải chí nhưng về lâu về dài ông đâm chán.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Hai, 2019, 11:11:43 pm
       
        Tôi còn nhớ nhiều giai thoai về đề tài này. Một lần, trong khi đi đến Điện Palazzo Venezia làm việc, ông bảo xe dừng lại trên đường Nazionale. Trước khi các cảnh sát viên hộ tống — theo nguyên tắc có ba người đi trên một xe hơi thứ nhì — kịp phản ứng, thì ông đã mở cửa xe bước xuống lề đường bình thản đi dọc theo con đường, sung sướng vì cảm thấy được tự do. Đằng sau những thiên thần hộ mệnh không biết làm sao : họ không thể yêu cầu ông bước lại lên xe cũng như không dám bao quanh ông gần quá. Phần ông thì tiếp tục đi như chẳng có gì xảy ra cả.

        Tình trạng kéo dài như thế trên một quãng đường chừng mười thước. Thế rồi dân chúng có người bắt đầu tự hỏi có phải mình bị hoa mắt chăng, có người bạo dạn hơn gọi ông và đến bắt tay óng. Benito không thể nào tính chuyện thoát thân được. Ông phải dừng lại. Thế là hỗn độn xảy ra. Đảm đông nhào vào ông để sờ ông, để hoan hô, để hôn ông. Khi ông kể lại với tôi chuyện này, tôi thấy ông sợ thật tình. Đây không phải là một vụ khủng bố nhưng đám đông quần chúng cuồng nhiệt này không còn có gì có thể ngăn chận lại được.

        Nếu cảnh sát không đến can thiệp, tôi không biết ông sẽ thoát ra khỏi chỗ đó bằng cách nào. Ông không bao giờ tái diễn thí nghiệm này nữa.

        Trong những ngày nghĩ hè, đã hai lần chung tôi tìm ách thoát khỏi các cảnh sát viên. Một hôm vào năm 1933, chỉ có hai chúng tôi lên đường đi La Fratta, một xã nhỏ nằm giữa Forlimpopoli và Bertinoro. Ở đấy có suối nước nóng và nhà tôi muốn xem công tác tu sửa đã đến đâu. Khi chúng tôi dừng xe để tiếp tục đi bộ, đồng hồ chỉ 13 giờ 30. Không có một cảnh sát viên nào đi theo chúng tôi cả. Tai khách sạn Thermes, chúng tôi bình thản nói chuyện với viên quản lý nhà hàng và quán rượu, Godoli, trong khi chờ đợi viên giám đốc nhà mảy, Collitti, đến. Nhà tôi có vẻ sốn mắt vì mặt tiền của rạp hát mà ông cho là đã được thực hiện quá xấu. Đột nhiên, trong một không khí xôn xao cảnh sát ào đến và bắt đầu gieo rắc một quang cảnh lộn xộn mà khi chúng tôi ở một mình không hề có.

        «Đấy, họ lại tìm ra chúng ta rồi, nhà tôi thở dài. Đi thôi Rachele, cuộc đi dạo kể như chấm dứt».

        Vài ngày sau, tại Riccione, tôi đề nghị với ông thực hiện một cuộc «đi dạo yêu đương» trên bờ đê. Mới đi được vài thước là chúng tôi nghe những tiếng «clap, c!ap» của bước chân các cảnh sát viên đi theo.

        «Bà thấy không, nhà tôi nói, thử thoát khỏi họ là chuyện vô ích. Chúng ta luôn luôn bị họ theo bén gót. Tôi không thể nào thoải mái được khi biết rằng đang có một người nhìn mình không rời. Tôi tự hỏi, không biết họ đi theo để bảo vệ hay để do thám tôi đây.

        — Để do thám, ông có thể tin chắc như vậy — Tôi đã xác định như thế với ông.

        Như thế dần dần, để sống những phút vui thú thường nhật của đời sổng, chúng tôi đã phải tự khép mình lại. Nhà tôi chỉ được thoải mái thật sự, chỉ trở lại với con người thật của ông khi về nhà. Và ông đã dựng lên một bức tường không thể vượt qua được giữa đời tư và đời công của ông.

        Chính vì vậy mà trong mười bốn năm ở tại Villa Torlonia, không một lần nào là tôi thấy có một người lạ ngoài gia đình được mời dùng bữa với chúng tôi. Nghĩa là chẳng có Tổng, Bộ trưởng, chẳng có bạn bè của chồng tôi lẫn nhân vật ngoại quốc nào cả. Những người duy nhứt được chấp nhận là bạn của các con tôi. Ngay cả các ký giả và nhiếp ảnh viên cũng đều bị mời ra khỏi nhà. Những lần hiếm hoi mà tôi thấy các chuyên viên điện ảnh quay phim trong nhà — Benito chấp nhận vì họ là người Mỹ — thì nhà tôi cũng đặc biệt tỏ vẻ không vui thích gì vì sự hiện diện của họ.

        « Khi tôi trở về nhà và treo chiếc nón lên móc, tôi trở thành « ông Mussolini » và không là gì khác. Ông Duce, ông Thủ tướng đã ở lại với điện Palazzo Venezia ».

        Tôi còn nhớ một hôm, có ai đó, Galeazzo Ciano thì phải, hỏi ông rằng tại sao ông không tiếp khách tại Villa Torlonia, thì nhà tôi trả lời :

        « Ai cũng nghĩ rằng tôi là ông Duce 24 trên 24 giờ. Nếu tôi cũng nghĩ như vậy thì tôi điên mất. Tôi phải được đôi chút thoải mái tối thiểu, đôi chút yên tĩnh để lấy lại sức, để duy trì nhân cách của mình. Tôi không phải là một người máy. tôi không có kết hôn với nước Ý như Hitler đã nói với tôi là ông ta kết hôn với nước Đức, khi tôi hỏi tại sao ông ta không cưới một trong những phu nữ tuyệt vời đang ở quanh ông ta. Phần tôi, tôi là một người bình thường nhưng tôi muốn mọi người tôn trọng sự riêng tư của tôi. Trong thâm tâm, ông nói thêm, tôi thấy người Anh có lý khi họ không muốn một người lạ nào chõ mũi vào nhà họ, vì đấy là tượng trưng cho đời sống riêng tư của họ . Họ có lý và tôi cũng như họ



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2019, 12:21:43 am

9

NHỮNG BÍ MẬT NHO NHỎ CỦA MỘT NHÀ ĐỘC TÀI

        Một ngày của nhà tôi bẳt đầu lúc 6 giờ 30 khi Irma đánh thức ông bằng cách kẻo màn cửa. Ông không nằm ráng trên giường và trong khi người hầu phòng sửa soạn áo quần, ông đi cạo râu rồi uống một ly nước cam hay nước nho. Tất cả từng ấy việc kéo dài chừng 10 phút. Sau đó ông xuống một trong các phòng khách và sau một màn tập thế dục ngắn, ông ra vườn gặp Camillo Ridolfi, cũng đồng thời là kiếm sư, từ thời kỳ của các cuộc đấu kiếm, là thầy dạy cưỡi ngựa, và cũng là cộng sự viên riêng : một thử người thân tín. Mỗi buổi sáng Ridolfi đến Villa Torlonja với ba hay bốn con ngựa và, tùy theo tánh khí, Benito sẽ cưỡi ngựa chạy qua chưởng ngại vật hoặc đi dạo trong vườn. Việc này không kẻo dài quá nữa giờ.

        Chừng 7 giờ 30 ông trở lên phòng tắm, tắm bông sen và chà xát mình bằng nước hoa Cologne, mặc áo quần do Irma chuẩn bị trước và bước qua phòng ăn ngốn thật nhanh bữa ăn sáng gồm có một ổ bánh cắt lát, sữa với một ít cà phê và trái cây. Thường thường ông bảo Irma hỏi liệu xem tôi có thể ăn sáng với ông không, nhưng tôi phải công nhận rằng ít khi tôi làm cho ông hài lòng vì, vốn đã bận bịu với việc nhà rồi, tôi trả lời ông là không có thì giờ.

        Tôi còn nhớ một hôm, sau một câu trả lời như thế tôi thấy Irma trở lui vẻ rất xúc cảm. Benito đã nói với bà ta với giọng tâm sự :

        «Bà biết không, Irma, vợ tôi như vậy đó. Nhưng dưới vẻ bề ngoài khó khăn như vậy, bà ấy thật tuyệt vời. Đấy là một cuốn sách chứa đựng một câu chuyên tuyệt diệu, vấn đề là cuốn sách không chịu mở ra để cho người ta không thể đọc những gì được viết trong đó».

        Tôi đành chỉ biết càu nhàu khi bà ta kể lại điều lưu ý nay, nhưng trong thâm tâm tôi rất cảm động vì ông có lý. Và để hoàn toàn thẳng thắn tôi nhận rằng, nếu ông có gây ra cho tôi những phiền não thật, thì tôi cũng không phải là kẻ dễ dàng gì để mà sống chung.

        Nhân nói về áo quần và các sự chăm sóc thân thể của nhà tôi, tôi phải kể lại vài giai thoại về vài chi tiết thầm kín để có một Mussolini với bộ mặt thật thật sự.

        Trước hết là áo quần : nhà tôi không bao giờ chú ý đến thứ gì ông mặc trên người. Chính Irma là người quyết định cả trong lãnh vực này. Phòng bí thư đặc biệt của Benito, mỗi tối, thông báo cho Irnia danh sách các cuộc tiếp xúc vào ngày hôm sau của ông, và các cuộc biểu tình mà ông phải dự, cũng như là đồng phục, các huy chương và thường phục mà ông phải mặc cho mỗi cơ hội. Nếu một hôm nào đó Irma lầm lẫn, rất có thể ông sẽ đi dự một buổi lễ quân sự trong bộ thường phục màu sậm, hoặc là tiếp một khách ngoại quốc trong bộ quân phục, điều này đã gây kích động không phải là ít. Nhưng Benito cũng như tôi đều hoàn toàn tin tưởng vào Irtna, và không bao giờ chúng tôi phải hối tiếc cả. Mãi đến nay, chúng tôi còn nhắc lại biết bao nhiêu lần về những trường hợp bà ta toát mồ hôi lạnh khi phải chọn lựa giữa năm mươi bộ đồng phục và thường phục dự lễ của nhà tôi,

        Những chi tiết duy nhất thuộc về y phục mà ông đặc biệt lưu tâm là giày và găng tay. Trong thời gian đầu, cũng có vấn đề nón nữa ; Benito trở thành nổi danh vì những chiếc nón đặc thù mà ông chưng diện và thường chẳng ăn nhập gì với y phục trên người. Đây là nét đặc biệt của riêng ông, một lối phản ứng cá nhân trước những qui tắc đã được thiết lập. Như thế ông có thể đi ra ngoài với một chiếc nón hình quả dưa với bộ y phục cưỡi ngựa hoặc một chiếc nón bê-rê với một bộ thường phục sậm, cổ cứng. Nhưng cùng với năm tháng ông trở nên tôn trọng các ước lệ hơn và các chiếc nón từng làm bọn con cái thích thú vô cùng, thường chỉ được dành cho những lúc ông về nghỉ hè tại Rocca delle Caminate.

        Đôi ghết trắng mà ông từng yêu thích biết bao và vốn có một lịch sử riêng, cũng đã biến mất. Năm 1922, nhà tôi đi Cannes để dự một hội nghị quốc tế trong tư cách là giám đốc tờ Popolo d’Itaỉia. Nhân dịp này ông được Aristide Briand tiếp, người mà ông rất ngưỡng mộ. Tuy nhiên gặp vị chính khách Pháp, ông nhận thấy đôi giày không được bóng, và vì thấy nhiều người mang ghết, lúc đó, là thời trang, ông liền mua một đôi để che bớt một phần đôi giày. Thấy chúng rất thực dụng, sau đó ông thích nghi ngay và thật khó nhọc khi phải thuyết phục ông đừng có mang chúng trong một vài cơ hội.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:39:37 pm

        Vẫn liên quan đến chuyện giày dép, Benito mang giày không dây « để khỏi mất thì giờ cột dây », ông biện bạch và thường rộng hơn kích tấc thường lệ một số để được thoải mái hơn. Về sau ông chọn loại giày cao cổ có khóa kéo hiệu Eclair vì lý do là bị một vết thương bên chân mặt từ Đệ I Thế Chiến làm ông rất đau đớn. Một trong những đôi giày ông mà ông mang nay còn được đặt trên mộ ông. Bọn dân quân du kích đã cạy giày để xem ông có giấu gì trong đó không.

        Luôn luôn có óc thực tiễn khi một đôi giày làm ông thích là ông không muốn rời nó nữa. Năm 1930 thì phải, tôi phải cho đóng đế lại cùng một đôi giày bốn lần liền chỉ vì ông thấy chân mình thoải mái khi mang đôi giày ấy.

        Găng tay cũng luôn luôn là điếm yếu của ông. Ông có cả một bộ sưu tập do các nhà chế tạo Ý gởi tặng, nhất là từ Milan, La mã, nhưng những đôi găng mà ông thích nhất là loại làm bằng da hoẵng thuộc và loại da mềm. Những đôi khác bằng da heo rừng, bằng len v.v... nằm im trong tủ năm này qua năm khác.

        Trong số những chuyện bịa đặt, người ta có kể rằng Mussolini cho đổ hàng lít nước hoa vào bồn tắm của ông. Trước hết ông ít khi tắm trong bồn mà gần như bao giờ cũng tắm bằng bông sen. Sau đó ông không bao giờ tự mình làm trò quái gở như vậy bời vì ông đâu có điên như đã có lúc người ta muốn làm cho mọi người tin như thế.

        Ngược lại, quả đúng ; ông đặc biệt chăm sóc thân thể, vừa vì vệ sinh, vừa vì ưa làm đỏm, mặc dầu tôi thấy danh từ này có vẻ hơi quá đáng. Ông khám răng thường xuyên và mỗi tuần ông cho làm móng tay móng chân một lần. Ông luôn luôn nói rằng không chịu đựng nổi một người mà đôi bàn tay không được chăm sóc sạch sẽ và loại móng chân đâm vào thịt cần cắt luôn, ông chà xát thân mình mỗi buổi sáng bằng nước hoa Cologne. Khi bị tôi chế giễu nhẹ nhàng, ông trả lời là nếu không gìn giữ một thân thể hoàn toàn cường tráng thì đàn bà không thích ông nữa, và một người đàn ông không còn làm cho đàn bà thích nữa thì chẳng còn có giá trị gì nữa. Câu trả lời này hẳn là đã không đóng góp gì cho việc tạo không khí vui vẻ trong ngày.

        Vẫn câu chuyện về hình dáng của ông Duce, tôi phải nói lên sự thật về hai điểm đã trở thành lịch sử : người ta đã bàn tán nhiều về chiếc Sọ dân La mã của nhà tôi, và về thú vui tinh quái của ông trong việc bước lên thang lầu từng bổn bậc một, kéo theo đàng sau cả một đoàn tùy tùng, gồm tướng lãnh và các chức sắc khác thở hổn hển.

        Trong thực tế, chiếc đầu trọc phát nguyên từ vụ tóc rụng mà theo nhà tôi là do việc đội nón sắt trong thời Đệ I Thế Chiến. Đã có một thời kỳ ông tin rằng sử dụng một vài thứ nước hoa là có thể ngăn không cho tóc rụng và còn làm chúng mọc thêm là đàng khác. Mỗi buổi sáng, ông quan sát hiệu quả của những loại nước hoa này bằng cặp mắt tin tưởng, nhưng sau vài tuẫn lễ, thấy chẳng có kết quả nào, ông bèn chấp nhận giải pháp căn bản : cạo trọc luôn. Chính như thế nảy sinh hình ảnh ông Ducé với chiếc sọ của Hoàng đế La mã. Tôi nhìn nhận là điều đó làm ông thoải mái hơn, nhưng thích thú nhất là con cái, rồi cháu chúng tôi, vì chúng tìm được trò giải trí được yêu chuộng nhất : đùa với nối ruồi sau ót nhà tôi, như tôi đã từng kể.

        Riêng về phần các cuộc chạy ma-ra-tông trên cầu thang thì chúng phát sinh do sự kiện một hôm Benito bị mắc kẹt trong thang máy. Kế từ vụ rủi ro này, ông chỉ xử dụng loại máy móc này một cách bất đắc dĩ, ông thích leo bộ lên cầu thang hơn. Và vì những người tháp tùng không dám làm khác hơn nên họ đành theo ông. Tôi phải nói rằng ông cảm thấy thích thú khi thấy họ thở hổn hển, vì ông là người muốn làm cho cả nước tập thể thao.

        Để trở lại với chương trình hàng ngày của ông, vào khoảng tám giờ, Benito rời khỏi Villa Torlonia, chỉ một chiếc xe hộ tống chạy theo xe ông với hai hoặc ba nhân viên an ninh. Tài xế của ông từ lâu là Ercole Boratto, tôi sẽ trở lại với ông này sau, chỉ mất vài phút là đưa ông đến Điện Palazzo Venezia, vì các cảnh sát viên điều khiển lưu thông lập tức bật đèn xanh khi thấy bóng xe ông.

        Khi đến bàn giấy tại Điện Palazzo Venezia, nhà tôi đã thấy có phúc trình của quân đội, cảnh sát của các tỉnh trưởng và các đảng, ông đọc rất nhanh và với một cây viết chì xanh đỏ lớn mà ông dùng cho đến cùng, phê vào bên lề các phúc trình. Nếu có vấn đề gì để viết, ông dùng các phong bì đựng thư gởi cho ông, bóc keo và lật ngược để viết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:40:10 pm

        Sau đó là cuộc họp hàng ngày với viên Tổng Trưởng Nội vụ, Tổng Trưởng Ngoại giao, Tổng Giám đốc cảnh sát, và Tham mưu trưởng Quân đội trong thời chiến. Theo nguyên tắc, buổi sáng được dành cho các cuộc tiếp xúc quan trọng, như tiếp các nhân vật chính phủ ngoại quốc, Đại sứ. v.v... Buổi chiều dành cho khách ít quan trọng hơn : các đoàn thể, sinh viên, du khách quan trọng hoặc thân hào nhân sĩ ở các tỉnh.

        Thứ năm và thứ hai là hai ngày duy nhất nhà tôi không đến bàn giấy trước : ông đến Hoàng cung Quirinal lúc 10 giờ.

        Vào khoãng 14 giờ ông trở về Villa Torlonia. Ngay khi ông rời khỏi Điện Palazzo Venezia người ta đã điện thoại báo cho người gác cổng của chúng tôi biết. Khi xe về đến trước hàng rào, người gác cổng bảo cho trong nhà bằng cách nhấn vào nút chuông điện phát động cả một chuỗi hoạt động: chị bếp cho bột vào nước sôi, một cảnh sát viên đứng trong phòng đợi ngay lối vào, liền đi xuống mở cửa và đỡ lấy chiếc cập hồ sơ mà nhà tôi không bao giờ rời. Chiếc cập ấy cũng đã ở trong tay ông khi ông bị ám sát ngày 28 tháng 4 năm 1945.

        Ngoại trừ thứ năm và thứ bảy chúng tôi ăn trưa với nhau, những ngày khác trong tuần, các con và tôi đều đã ăn xong khi nhà tôi về đến. Nhưng không vì thế mà chúng tôi để ông một mình, chúng tôi vẫn ngồi vào bàn lúc ông ăn.

        Trước khi ngồi vào bàn ăn, Benito đọc lướt qua báo chí trong phòng làm việc, trong vài phút. Ông đọc rành tiếng Pháp, Đức, và Tây ban Nha mà ông đã thử dạy tôi học. Vụ đọc báo này cũng được thực hiện với cùng một tốc độ như lức ở tại Forli. Trong tay thủ sẵn các cây viết chì xanh, đỏ mà ở nhà không ai có quyền đụng đến, «vì nó thuộc về tài sản Quốc gia», ông đóng khung hay gạch dưới các đoạn ông thích. Ông giữ lại các tờ bảo có ghi chú và liệng các tờ khác luôn luôn về bên phải ghế ngồi, điều đó có nghĩa là ông không còn cần đến chúng nữa.

        Nhà tôi nhịn đói mỗi tuần một lần. Ông cho rằng để cho cơ thể được nghỉ ngơi là điều rất tốt. Ông đã tập chế độ nầy từ nhiều năm qua, và khi ăn, bữa cơm không kéo dài quả vài phút.

        Vì lý do bệnh loét bao tử thỉnh thoảng làm cho ông đau đớn và vì công cuộc điều trị do bác sĩ bắt buộc, Benito chỉ uống nước suối và sữa. Ông không ăn các món có nhiều sốt cũng như không ăn quá nhiều thịt. Thực đơn gồm có bột, đôi khi trứng, thịt gà, nhiều rau và trái cây. Rau thì ông thích để sống, và ăn một cách khá đặc biệt : ăn rất nhiều, đủ mọi thứ, trộn trong một thố đựng rau lớn. Bên cạnh để một thố muối thật đồ sộ trong đó ông chấm đậu và hành trước khi ăn.

        Tôi nhớ rằng trước khi Benito phải đi ăn tiệc chính thức, ông đến «chọc» vào dĩa của chúng tôi trước khi đi để bớt bi đói khi dự tiệc.

        «Tôi không thể ăn với một người đứng đàng sau rình rập từng cử chỉ của tôi, bưng mất dĩa trước khi tôi ăn xong, ông nói. Điều đó làm mất ngon».

        Một hôm ông kề lại với chúng tôi là ông đã làm cả bàn tiệc của nhà vua lạnh mình vì vô ý móc khăn ăn vào cô.

        « Khi ăn, tôi thích được thoải mái, ông giải thích với tôi. Với trò kiểu cách của họ, họ biến những giây phút ấy thành khổ hình. Và rồi có ích lợi gì chứ ! »   7

        Tôi còn thấy ông nổi sùng như thế nào khi lần đầu tiên trông thấy ở nhà Franco, người hầu bàn, mà chúng tôi vừa mướn, đứng chờ, rất đúng kiểu, trong áo vét trắng để dọn ăn.

        « Tôi đến phải ăn một miếng săng uých trong phòng mất», ông vừa lầm bầm vừa ném cho anh chàng một cái nhìn hắc ám.

        May thay, anh này làm quen mau lẹ và trong mười năm trời chúng tôi có người hầu bàn.

        Cho đến 16 giờ, đó là thời gian thoải mái của gia đình. Khi trời xấu, các con rủ ông đánh mấy ván bi da, hoặc giả chúng tôi kéo vào phòng làm việc của ông nói chuyện khào. Đấy là lúc lý tưởng để xin chấp thuận một điểm xấu, để biện hộ một vụ gì hay để xin được phép làm một cái gì. Đứa con trái nhỏ nhất Romano, lợi dụng rất kỹ thời khắc này vì kết quả học hành ở trường không lấy gì làm tốt đẹp cho lắm. Các anh nó cũng có vấn đề nhất là khi chúng trở về nhà với một điểm số quá xấu về môn toán vì đó là môn mà Benito rất coi trọng. Nhưng rồi mọi chuyện cũng được dàn xếp êm xuôi, ngay cả hôm mà Romano, để khỏi trình sổ học bạ, đã có ý tưởng sáng chói là giả chữ ký của cha. Vì nó không viết nổi chữ «M» của tên Mussolini, nó liền gạch bỏ để ký lại kế bên.

        «Liệu anh có nghĩ rằng ông Duce viết lộn khi ký tên không ?», ông giáo vốn không dễ bị lừa đã hỏi nó với giọng mai mỉa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:40:39 pm

        Nếu trời tốt nhà tôi thích đi dạo trong vườn hơn. Lúc ấy ông cài một lá khuynh diệp sau tai và đi trên các lối đi nhỏ. Đến khu vườn rau, ông hái những trái đậu, củ cải và cử thế ăn ngay sau khi lau sạch. Hay là ông đến thăm vườn thú của chúng tôi vì chúng tôi thường có dã thú do người ta cho. May thay chúng tôi không tiếp nhận cùng lúc tất cả. Chúng chỉ ở lại nhà trong vài tuần, tối đa là hai hay ba tháng, trước khi được mang cho thảo cam viên La mẵ hay Milan. Những con thú duy nhất mà chúng tôi giữ lại là chó với mèo.

        Chính vì thế mà ngoài con Pitini, một con chó do Vittorio mang từ Abyssinie về. Trong mười bảy năm trời có lẽ, chúng tôi còn có Chariot, một con chó lai khôn đến nổi không sủa sợ làm rộn nhà tôi. Chariot trở thành trứ danh trong nhà kế từ hôm, hồi còn ở Milan, Vittorio và Bruno đã gán cho nó một giống do chúng tưởng tượng ra khi một người hàng xóm hỏi giống của con chó.

        « Đó là một giống có vãy, Bruno trả lời.

        — A! Tôi biết rồi! Người kia kêu lên. Quả là một giống tuyệt vời, giống chó vãy.»

        Thật không bao giờ chúng tôi có thể biết được ai điên hơn ai.

        Còn có con Brock nữa, con này thuộc loại cho Đan mạch, và vài con mèo trong đó có một con do một bà ngưỡng mộ nhà tôi tặng, đó là vợ của một nhà quí phái đáng kính trọng, và lớn tuổi.

        Về phía dã thú, lần lượt chúng tôi có một cặp sư tử, Ras và Italia, đặc biệt rất dễ thương đối với ông Duce và đã làm chúng tôi vui sướng bằng cách để ba chú sư tử con rất dễ yêu ; rồi đến một con báo, một con phượng hoàng, con khỉ Coco ở lại với chúng tôi ít lâu, một con hưu, một con linh dương, một con diêu hâu, nhiều chim két, vài con tước và hai con ngựa con rất dễ yêu từ Anh quốc gởi đến,

        Ngược lại, đôi khi những giờ phút xã hơi này không làm tôi thích. Đặc biệt trong «mùa bóng tròn», thời kỳ mà Vittorio, Bruno và cha chúng đá banh với nhau sau bữa ăn. Ngay khi thấy nhà tôi cởi áo vét, tôi đã phập phòng lo cho các cửa kiếng vì thường thường Benito ngượng ngập đến kiếm tôi sau khi bảo hiệu trước bằng một tiếng kiếng bể loảng xoảng.

        «Bà biết không, Rachele, rõ rằng tôi đâu có cố ý làm thế, tôi nhắm vào Bruno và banh đi bổng. Nhưng bà đừng lo, người thợ cắt kiếng đến ngay. Chúng tôi đã gọi ông ấy rồi».

        Rồi để làm cho tôi cười, ông nói thêm :

        «Anh thợ kiếng rất thương chúng ta. Anh ta làm việc với chúng ta. Vả chăng cần khích thích nền kinh tế của xứ sở. Thợ kiếng cũng phải có việc để làm như các người khác...

        — Một ngày nào đó tôi sẽ đến đập bể lại kiếng của Điện Palazzo Venezta của ông cho ông biết.

        — Đồng ý ! Nhưng coi chừng các cánh cửa số bên mặt, của tôi đấy ! »

        Sau đó, tôi được yên tâm khi trò đánh quần vợt thay cho đá banh, nhưng dầu sao quả bóng tròn cũng vẫn còn là một trong các môn thể thao được yêu thích nhất trong gia đình. Bằng cớ là Vittorio đã to chức các giải bóng tròn giữa các lớp trong một đấu trường với các bạn học. Một lần nữa các cơ quan an ninh lại bị một cơn thử thách ghê gớm nhưng nhà tôi vẫn không thôi. Các bạn con tôi có thể đến nhà, ngay cả đó là tư dinh của ông Duce.

        Không nên tin rằng giờ phút thoải mái của gia đình Mussolini đều chỉ dành cho thể thao. Chúng tôi cũng có những giờ phút thân một trong ngày, nhà tôi và tôi. Và thường đúng sau bữa ăn trưa; như hai cô cậu học sinh, chúng tôi ưa ẩn mình trên những bậc tam cấp ở thềm nhà, dưới ánh nắng mặt trời vì Benito nhát lạnh, gần bên một cây sung già, và chúng tôi tâm sự. Nếu cày sung này biết nói, tôi tin là nó sẽ tiết lộ rất nhiều điều. Tại đây, chúng tôi thanh toán với nhau các vấn đề giữa vợ chồng, Benito báo cho tôi tin vui cũng như tin buồn, phần tôi thì báo cảo các tin đồn nguy hiểm về những hành động không tốt của một vài đảng viên phát xít, Tổng Bộ trưởng hay không. Bởi vì, trong gia đình, ai cũng biết : điệp viên, siêu công an, chính là tôi.

        Chẳng hạn, một hôm, các con nghe chúng tôi cười. Chúng hỏi tại sao nhưng chúng tôi không muốn trả lời. Chúng tôi không thể nói với các con, sợ rằng chúng lại phổ biến ra chung quanh rằng Benito Mussolini vừa nhái lại điệu bộ của một vị Tổng trưởng Nhựt Bổn mới ghé qua La mã, cầm đầu một phái đoàn. Nhà tôi vừa tiếp ông ta ngay sáng hôm ấy và ông kể lại với tôi cuộc tiếp kiến ;

        «Bà có thể tưởng tượng là trong gần nửa giờ tôi phải cố nén để đừng cười. Nhiều lần trong bài diễn văn ngắn của ông ta, tôi giật nảy mình. Ông bộ trưởng cứ lập lại bằng một giọng chát chúa «Kokodé ! Kokodé ! » hay một tiếng gì nghe tương tự. Và không biết tại sao tôi cứ định ninh trong đầu khi nghe tiếng kêu ấy là ông ta sắp đẻ ra một cái trứng. Thiệt bậy, nhưng càng lý luận, tôi càng cảm thấy sắp điên lên vì tức cười...»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:41:31 pm

        Một hôm khác, ông mô tả cảnh hỗn loạn do «đứa con dị thường của Mỹ quốc». Jacky Coogan, vai Kid trứ danh trong các cuốn phim của Charlie Chaplin, gieo rắc tại Điện Palazo Venezia : «Vào cuối cuộc thăm viếng, anh ta xin tôi một tấm ảnh có để tặng, tôi bèn lấy một tấm ảnh và viết trên ẩv «Benilo Mussolini tặng người nhỏ con vĩ đại nhất.» Anh ta hứa sẽ gởi ảnh của mình cho tụi nhỏ.»

        Chỉnh dưới cây sung nầy mà nhà tôi báo cho tôi biết rằng tôi phải chấp nhận chúng tôi sống xa các con trong trận chiến tranh Abyssinie, rồi đến xa Bruno trong trận chiến tại Tây ban Nha. Đấy cũng chính là nơi mà chúng tôi phỏng ước tỷ lệ may mắn thấy con gái chúng tới, Anna Maria thoát khỏi thần chết khi nó làm trọng bệnh năm 1935, nơi mà ông chia xẻ với tôi những nỗi lo sợ trước ngày Đệ II Thế Chiến bùng nổ...

        Vao khoảng 18 giờ, Benito lại đi đến Điện Palazzo Venezia. Một lát sau, Irma mang cho ông sữa mà ông rất thích uổng vào buổi chiều.Như tôi đã nói, chương trình ít nặng nề hơn, và đôi khi ông thích đứng khuất sau các cửa sổ phòng làm việc vừa ăn trái cây vừa nhìn xe cộ chạy qua lại dưới đường. Quang cảnh người cảnh sát viên mang găng trắng bằng cử chỉ, đã chế ngự hàng trăm chiếc xe, khiến ông rất say mê.

        «Bà biết không Rachele, thật là tuyệt. Đôi khi ông ta làm những cử động trang trọng trên đầu như một người máy, và một đôi khi ông ta tạo ra một thứ cảm thông giữa ông và người lái xe. Bằng một cử chỉ bí mật đàng sau lưng, ông ra hiệu cho xe chạy tới, chạy ngang hay chờ đợi. Đến mức này công việc trở thành cả một nghệ thuật. »

        Mấy ông lớn cảnh sát được biết đôi khi ông Duce quan tâm đến sự di chuyền của xe cộ tại cổng trường trước Điện Palazzo Venezia liền vội vàng, phải đến nơi ấy các nhân viên đặc biệt thuần thục và có dáng điệu uy nghi. Mọi người đều được lợi : lưu thông, người lái xe, du khách đứng nhìn quang cảnh và... nhà tôi.

        Đến 21 giờ, ông lại trở về Villa Torlonia. Bữa ăn tối cũng được thanh toán nhanh như bữa ăn trưa. Benito ăn một đĩa xúp rau; đôi khi một chút thịt, gà hoặc trứng, rau và trái cây. Buổi tối chúng tôi ngồi nán lại bàn ăn lâu hơn và chúng tôi còn vài phút để chuyện vãn trong khi chờ đợi đặt máy móc chiếu phim tại phòng khách chính.

        Trong suốt 14 năm sống tại Villa Torlonia, tôi chỉ thấy thời khóa biểu này thay đổi độ mươi lần. Lại phải là với lý do quan trọng lắm, chẳng hạn như đám cưới của Edda — mà khi nghi lễ chấm dứt tôi quyết định rằng lần khác sẽ được tổ chức một nơi khác chứ không tại nhà tôi nữa, trước hết là vì sự xáo trộn và sau đó là vì sự trống rỗng cùng thấm thía hơn sau bao nhiêu là náo nhiệt và sau sự ra đi của một đứa con — hoặc là một cuộc viếng thăm quan trọng như các cuộc viểng thăm của Gandhi, Chamberlain, Hitler, Layal, hoặc sau cùng, chiến tranh.

        Thật là bất di dịch : sau bữa ăn tối, chúng tôi xem chiếu phim. Cuộc chiếu bóng được tổ chức trong phòng khách lớn, mọi người trong nhà đều có mặt kể cả giai nhân. Không có một nghi lễ nào được áp dụng cho các buổi tối này cả, và nhà tôi ngồi trong một chiếc ghế bành kê ở cuối phòng, nói chuyện với người này người nọ một cách bình dị nhất thế giới. Tôi nhớ rằng chúng tôi có hai người bà con không ưa nhau lắm và một hôm Benito muốn giỡn chơi, cho mời cả hai và xếp họ ngồi gần nhau. Nhiều lần trong khi đang chiếu phim, ông lấy cùi chỏ thúc tôi để chỉ cho thấy hai bà xoi bói nhau đương đầu nhau như thế nào. Thế mà sau cùng cả hai bà cũng đã thông cảm với nhau được.

        Trong một phần đầu nhà tôi xem tài liệu thời sự. Những tin tức ngoại quốc làm ông lưu tâm nhiều nhất và chính vì thế mà ông đã cho chiếu các phim tài liệu mà Vittorio hay những người khác cung cấp, liên quan đến quân đội Sô viết và cuộc chiếm đóng Ba lan. Tôi nghĩ rằng chính qua các buổi xem phim này mà sự tham chiến của Ý bên cạnh nước Đức, tháng 6 năm 1940, đã được quyết định phần nào.

        Ông cũng đặc biệt chủ ý đến các phim tài liệu thực hiện tại Ý để đưa ra ngoại quốc, để đích thân kiểm soát hình ảnh của xử sở sắp được trình bày tại xứ ngoài và hơn một, lần ông đã chống, không cho xuất cảng vài cuốn phim.

        San đó nếu có một phim tuồng mà ông không có tham dự vào việc chọn lựa. Nếu đó là một cuốn phim lịch sử hay hài hước, tôi chắc chắn là ông sẽ ngồi lại cho đến phút chót. Cũng như vậy nếu phim có Greta Garbo đóng vai chính. Lúc ấy ông trở thành một khán giả chăm chú không ngần ngại phát biểu sự hài lòng của mình. Nhưng khi chuyện phim không làm cho ông thích, ông không ném giày lên màn ảnh. Ông đứng dậy và nhón gót rút lui.

        Trong khi Irma sắp lại quần áo, ông uống một ly sửa hay nước trà cúc, leo lên giường và trong vòng hai phút, ngủ ngay. Không còn có gì có thể đánh thức ông dậy cho đến sáng hôm sau, ngay cả bom nổ cũng không, như tôi có dip kiếm chứng lại khi ở Gargnano. Để nói rõ tất cả, tôi còn có thể nói ngay cả rằng Mussolini không ngáy khi ngủ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:43:53 pm
   
(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/52486558_379127599483793_4053343134690574336_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_oc=AQkhl_cd04ZwJ5QVusZzezoIpzsbQEhvEn43Q7XN0tnIOLwpcjyTM1glqUInLc5M90A&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=adf95bed015c669be866a0a72dc2e706&oe=5CEF7FBA)
Bá tước Galeazzo Ciano

10

KHÔNG BAO GIỜ NÊN NGỒI ĂN 13 NGƯỜI TRONG MỘT BÀN

        Cũng như mọi người, Benito có những cái kỳ cục nho nhỏ. Chẳng hạn ông không thể chiu đựng nổi người đau ốm. Kể cả ông lẫn người khác.

        Một bà hầu phòng, một hôm, bị cảm ho. Tôi thấy ông cau mày và bảo tôi liền tức thì :

        «Bà ta đi nghỉ đi, tôi không muốn nghe tiếng ho trong nhà.»

        Tôi rất khó nhọc để thuyết phục ông rằng bệnh đâu có trầm trọng gì, nhưng trong nhiều ngày liền bà người lảm phải tránh mặt trên đường ông đi qua, mỗi lần trông thấy, ông đều ném cho bà ta một cái nhìn khủng khiếp.

        Đối với các con cũng vậy, hay khi chính ông bị cảm cúm. Lúc đó ông ở biệt trong phòng và căm mọi người ra vảo.

        «Ba không muốn thấy các con ! ông la hét. Nếu có muốn nói gì thì cứ đứng ngoài phòng mà nói lớn lên.»

        Trái lại nếu bệnh không có truyền nhiễm, các con được lệnh ở bên cạnh để đọc báo cho ông, và khốn khổ cho đứa nào đọc vấp một danh từ...

        Người duy nhất không bị ràng buộc bởi các điều cấm ấy chính là tôi. Khi tôi đau, ông cho đặt trong phòng tôi một chiếc bàn và dùng bữa cùng với tôi, để khỏi bỏ tôi một minh dầu cho tôi có bệnh truyền nhiễm hay không.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:45:51 pm

        Là một nhà độc tài chính cống, nhà tôi lại tỏ ra là người vâng lời nhất trong tay các bác sĩ. Ông nguyền rủa họ và thuốc men của họ, nhưng ngay khi có mặt họ, ông chấp nhận tất cả mà không hề gắt gỏng và còn thay cả chiếc ảo ngủ thưởng mặc bằng một bộ Pyjama thật đẹp.

        Ngoài các bác sĩ còn có một uy lực khác mà ông kinh trọng : uy lực của những Jettaiore nghĩa là những người xấu vía chuyên đem chuyện rủi cho người khác. Bởi vì cũng như mọi người dân vùng Địa Trung Hải, Benito Mussolini rất tin dị đoan.

        Không bao giờ ông ngồi vào bàn ăn nếu số thực khách kể cả ông là mười ba người. Ngày chúa nhật ở nhà, đích thân ông đến xem chúng tôi có bao nhiêu. Và rất thông thường một trong các con, phần nhiều là Romano hay Anna Maria bị đẩy xuống ăn dưới nhà bếp khi đã có mười hai người khách.

        Tương tự như vậy không bao giờ ông bắt đầu làm việc gì trong ngày thứ sáu và không phải là chuyện hiếm khi thấy ông đặt bàn tay mặt lên một chỗ nào đó trên cơ thể, để khu trừ sự xúi quẫy.

        Như tôi đã có viết trên đày, ông đặc biệt rất sợ những người xấu vía. Một trong những cộng sự viên tại tòa báo Polopo d’ltalia có tiếng về vụ này. Benito rất thương ông ta. Tuy nhiên rốt cuộc ông cũng khéo léo làm cho người này hiếu rằng ông thích ít gặp ông ta hơn.

        Tôi thường chế giễu ông nhưng tôi phải xác nhận là đã có những sự trùng hợp khá bối rối; nhiều lần, hễ khi có người này đến nhà là các chuyện không hay lại xảy ra: đèn bị bể, một bình pha cà phê nổ tung, nhiều dĩa bàn bị bễ tan dù không ai dụng đến.

        «Đó, bà thấy không, tôi đã nói rồi mà. Hắn xấu vía lắm ! »

        Rất nhiều nhân vật chỉ được ông chấp nhận gặp gỡ một cách miễn cưỡng vì ông không thể nào làm khác hơn.

        Chẳng hạn một hôm, ông phải đến thăm xã giao Quốc Vương Tây ban nha, Alphonse X11I lúc nhà vua này ghé ngang qua La Mã. Nhà vua này lại là người nồi tiếng về Jetiatore. Người ta kể lại rằng nơi nào ông ta đi qua tai họa cũng xảy ra; câu sập, đèn bách đăng rơi đổ...

        Sau khi rời ông ta, Benito, bảo người tài xể phải hết sức thận trọng và ông chỉ trở lại thoải mái vào sáng hôm sau khi ông nghĩ rằng tác dụng của sự xấu vía của vua Alphonse XIII không còn nữa.

        Các con trai chúng tôi hay cười các chuyện ấy cho đến một hôm Romano, đứa mê tín nhất, tìm thấy, tôi không biết ở đâu, một mảnh sành màu hồng có hình dáng lưỡi liềm. Nó định ninh rằng, đó là một vật mang lại sự may mắn và mỗi lần chơi bài với Vittorio và Bruno, nó đều cầm vật ấy trong tay. Và nó thua đều đều. Lúc đó, nó mới đem cho một trong những người bạn, cậu này sau khi thử nhiều lần với kết quả thua thiệt, đem đi cho một người bạn khác; Sau khi đi một vòng trong lớp, vật mang lại sự may mắn lại trả về tay Romano. Một hôm, Romano liền đề nghị với các anh em làm một cuộc thí nghiệm. Trong một ván bài, chúng lần lượt chuyền cho nhau cầm mảnh sành ấy. Và trước sự sững sờ của chúng, mỗi lần đứa nào cầm mảnh sành trong tay là bị thua. Chúng đành kết luận là có một cái gì kỳ dị trong đó...

        Ngoài óc dị đoan, nhà tôi còn tin có vong linh, ma quỷ, và tôi cũng vậy. Vả chăng tôi còn tin, cũng như tôi chắc chắn là đôi khi ta có những điểm báo trước về những việc gì sắp xảy ra cho mình. Riêng đối với tôi, các điểm ấy đã xảy ra và luôn luôn tỏ ra ứng nghiệm.

        Các con tôi đã chế giễu tôi khi tôi kề lại rằng hồi còn nhỏ, một đêm tôi đã thấy ma tại Salto. Chúng tôi đã nghe hát, chị tôi và tôi, và chúng tôi thức dậy. Dán sát mặt vào cửa kính, chúng tôi thấy xuất hiện trong đêm, những người đàn ông râu dài, mặc sơ mi trắng nhìn chúng tôi trân trối. Hồi ấy chúng tôi không sợ lắm vì họ không có vẻ gì hung dữ, và trong một thoáng chúng tôi nghe một thứ âm nhạc kỳ là từ ngoài sân vọng vào. Tôi vẫn còn tin đấy là vong linh các người khuất mặt.

        Bằng một cái gật đầu, Benito đồng ý khi tôi nói có ma và đôi khi, tại Romagne hay tại La mã, chúng tôi đã dự những buổi cầu cơ chiêu hồn. Một đèm, một chiếc bàn tự nhiên di chuyển trong phòng, dồn đẩy tất cả mọi thứ trên đường đi và một lần khác, tại Villa Torlonia chúng tôi chứng kiến một điều hết sức kinh lạ : ông Hoàng Torlonia cầu cơ gọi hồn bà mẹ và bà này cho biết:

        «Ngay khi ta biến đi, Giovanni, hoa đổng thảo sẽ nở rộ trên bàn».

        Và ngày sau đó, một mùi hương hoa đổng thảo tỏa ra ngào ngạt khắp mặt chiếc bàn trướe mặt chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:47:59 pm
         
(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/52420912_379159429480610_2390664923932786688_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_oc=AQmyyRsAE-XOtJDdQFM3Q_auMguLGAZhEr1e55nm8Kr5vw-0V9GLWsirqnHp1zzOe_0&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=7244e791a39229588bcc59dcc31fb8d9&oe=5CE64377)
Đức Hồng y Schuster


        Tại Romagne, có rất nhiều ngôi nhà mà người ta bảo là có ma. Một trong các ngôi nhà ấy nằm trên đường giữa Forli và Predappio, đã bị bỏ trống từ lâu. Các người thuê nhà đã lần lượt bỏ đi sau khi nghe một nhạc sĩ bí mật kẻo đàn vĩ cầm trong đêm tối.

        Rocca dellé Caminate cũng có tiếng là có ma và Benito rất phục tôi vì tôi dám ngủ ở đó một mình,

        «Bà làm thế nào ? ông hỏi tôi. Bộ bà không sợ sao ? Tôi thì chẳng bao giờ dám làm như vậy !

        — Nhưng ma rất tử tế, người giữ nhà bảo . Tôi cũng vậy, tôi có nghe âm nhạc ban đêm, lúc ấy tôi ngồi ở bậc thềm và lắng nghe... Họ không bao giờ phá phách tôi... »

        Chỉnh vì vậy mà một hôm tại Rocca delle Caminate xảy ra chuyện xáo trộn. Chuyện ấy xảy ra đầu năm 1927 trong khi sắp xếp ngôi nhà của chúng tôi. Bộ Hải quân cho đặt ở đấy một ngọn đèn pha ngay trên đỉnh tháp mà mỗi đêm đều chảy sáng. Nhiều quân nhân do một sĩ quan điều khiển đến đấy làm việc.

        Tuy nhiên chính họ cũng nghe nói có ma, và người ta còn nói với họ là một ngôi nhà cách đó vài trăm thước có ma ở. Thế rồi họ mời một người nhà quê đến, người nầy bảo rằng để làm cho ma bỏ đi, phải nấu một thùng nước nóng, nhúng vào đẩy một con mèo đen rồi đem rảy nước này chung quanh ngôi nhà.

        Do đó họ lấy một chiếc thùng đổ đầy nước và nấu sôi. Khi sẵn sàng tất cả, họ quăng vào đó một con mèo đen mà họ vừa bắt được. Như ai cũng rõ, con mèo không thể thưởng thức trò đùa này. Nó vùng hết sức nhảy xẹt ra ngoài và biến mất vừa kêu inh ỏi, như một con mèo bị lột da.

        Đám binh sĩ cũng biến đi luôn, tin rằng ma sẽ trả thù. Mãi vài ngày sau chúng tôi mới thấy có toán quân nhân khác đến rõ rằng là ít mê tín hơn, bởi vì họ ở lại cho đến khi công tác hoàn tất.

        Còn một khía cạnh khác liên quan đến cá tính của Mussolini có thể làm ta ngạc nhiên. Ông tin tưởng rằng một công việc đã bắt đầu tệ hại thì không thể nào kiểu chính lại được. Chính vì vậy mà, chẳng hạn, ông rất bị rúng động khi ngày 30 tháng 6 năm 1940, chiếc phi cơ, trong đó có Italo Balbo. bị hạ do lầm lẫn, bởi một tràng đạn phòng không của chiếc chiến hạm Ý Sangiorgio. Ông coi đó là điều xấu và sau đó cứ thường hay nghĩ đến chuyện ấy mãi.

        Mãi về sau, hôm trước ngày 25 tháng 7 năm 1943 và ngày 28 tháng 4 năm 1945, khi Vittorio, Romano hoặc tôi khuyến dụ ông phản ứng chống lại kẻ thù, và sau cùng, đi trốn ở một nơi nào đó ông khăng khăng trả lời chúng tôi với một nụ cười chán ngán ;

        «Không còn gì để mà làm nữa, tôi phải theo số mạng cho đến cùng.»



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:48:59 pm

11

MUSSOLINI VÀ GANDHI

        Nhà tôi có một quan niệm ít thích đảng, có lẽ, nhưng chắc chắn rất là hiệu nghiệm, về chính phủ của một xứ. Dưới mắt ông chỉ có hành động và kết quả mới đáng kể. Các phương pháp có thể khác thường, đối với ông không quan trọng. Vũ khí của ông là điện thoại, máy bay, sự xúc tiếp thẳng với dân chúng và sự có mặt tại chỗ, ngay cả nếu phải trải qua cả buổi trong một cánh đồng đang gặt, đầu để trần, giữa đám nông dân. Chủ trương thực tiễn của ông đôi khi vấp phải các nhà khảo có thế lực lớn tại La mã, nhưng ông bất cần.

        Ông làm cho họ thất vọng, chẳng hạn nhân công tác kiến tạo đường xe điện hầm đầu tiên tại La mã. Nhà tôi đã ra lệnh làm thật mau, vì ông muốn sáng tạo một thành phố mới ở vùng phụ cận của kinh đô, thành phố Eur, ông tính đến năm 1942 sẽ tổ chức một cuộc triển lãm vĩ đại để kỷ niệm 20 năm ngày thành lập đảng Phát xít Ý, Tuy nhiên, các công nhân phải dừng lại vì khám phá ra vài di tích cổ La Mã và từ đó, tất cả đều dừng lại. Chỉ là hội nghị tiếp theo hội nghị giữa kỹ thuật gia và các nhà khảo cổ để quyết định các điều phải làm.

        Sau cùng nhà tôi phải nhúng tay vô nội vụ, ra lệnh đừng chú ý đến các di tích ấy và tiếp lục công trường. Với các nhà khảo cỗ hoảng hốt, ông giải thích rằng sự tôn kính quá khứ là một tình cảm cao quí, nhưng sự tiến bộ của một quốc gia phải đòi hỏi vài hy sinh.

        «Người ta trách tôi không yêu thích các bảo tàng viện, một hôm ông nói với tôi. Điều đó không đúng, nhưng tôi sẽ vui sướng hơn khi thấy ở đấy cờ chiếm được của địch nhiều hơn là tượng cỗ một chút. Chúng ta luôn luôn muốn sống trên quá khứ của chúng ta ! Tại sao ta lại không xây dựng một quá khứ của chúng ta cho các thế hệ tương lai. Hoặc chúng ta có khả năng hoặc không có khả năng làm chuyện ấy. Chúng ta chỉ sẽ biết được điều ấy khi thử làm.

        Ngay cả trên bình diện nhân sự, cũng chính chủ trương thực tiễn đã điều hướng ông. Tôi nhớ một lần, lúc đó ông đã là Thủ Tướng chính phủ và tôi hãy còn ở tại Milan, ông đã muốn thuyết phục tôi rằng «mốt» của phụ nữ tại La Mã bấy giờ là để tóc theo kiêu «d la garconnee» nghĩa là cắt rất ngắn.

        Tôi không bị ý tưởng ấy quyến rũ và tôi bướng bỉnh quấn chúng thành lọn hay thắt bính hai bên. Một hôm, tôi đi ngang qua tiệm hớt tóc mà ông thường đến để cạo mặt thì tôi nghe tiếng ông gọi tôi Benito đang ngồi trong ghế với xà bông đầy mặt. Tôi đi vào và ông bảo tôi đến gần hơn vì ông muốn nói nhỏ với tôi điều gì đó. Tôi nghiêng người mà không để phòng tí nào. Đột nhiên trong khi ông đang thì thầm chuyện tào lao nào đó không biết, ông cắt mất của tôi một chiếc đuôi sam bằng một lát kẻo. Tôi không còn làm gì được với cái đuôi sam bên kia. Tôi giận sôi gan nhưng ông thì đạt được điều ông muốn.

        Khi cầm quyền, một hôm có một phúc trình được gởi lên ông theo đó thì sữa, mà một công ty giao cho các trường học, bệnh viện, và nhà dục anh, bị pha chế. Ông lập tức ra lệnh điều tra để khám phá ra thủ phạm. Vì việc điều tra kẻo dài và ông vẫn chưa thấy kết quả, ông lấy một quyết định làm mọi người kinh hoảng trừ tôi, vì biết rõ ông quá ! vì lẽ không ai muốn tự giác nhận tội, ông cho sa thải tất cả nhân viên của công ty này từ người gác cổng cho đến viên giám đốc...

        Tôi đã có kể lại là, ở nhà, ông bắt tôi thay đế cùng một đôi giày nhiều lần vì ông thấy mang nó thì chân thoải mái. Đối với áo quần, cũng tương tự như vậy : lúc mà vài áo quần không vừa với ông nữa mặc dầu còn tốt, ông không hiểu tại sao người ta lại không dùng chúng may áo quần cho trẻ con. Irma vốn cũng là một tay may vá khéo léo có hạng đã may sửa như thế, trong hàng nhiều năm trời, những y phục của các con trai tôi, từ áo quần của cha chúng.

        Đối với người thợ may riêng cho nhà tôi cũng thế : Galeazzo Ciano có lần đề nghị với ông chọn một người thợ may khác bởi vì vị Lãnh đạo Chính phủ phải có một thợ may danh tiếng mới được. Benito la con rể và trả lời rằng người thợ may của ông rất tốt và ông không thấy tại sao lại phải thay thế ông ta.

        «Khi tôi đi ra ngoài, không phải là tôi đi dạo với một tấm bảng trên lưng cho biết tôi may mặc ở hiệu nào», ông trả lời con rể.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:49:34 pm

        Cái gì mà có vẽ thực dụng là chinh phục được ông ngay. Vì thế ông nhận thấy rằng sự hiện diện của ông có hiệu quả kích thích sự tiến hành công việc. Do đó ông đích thân đi đây đó khắp nơi nào mà ông nghĩ rằng nhân cách của ông sẽ có tác dụng kích thích.

        Năm 1933 chẳng hạn, đã chấm dứt «Trận chiến lúa mì» trứ danh. Mọi năm, Ý phải nhập cảng quả nhiều lúa mì và lại có gạo thặng dư mà một số dân Ý, đặc biệt ở vùng Basse - Italie, không tiêu thụ. Vì thế ông quyết định làm gia tăng sản xuất lúa mì và làm cho dân chúng ăn gạo,

        Trong năm cuối, ông đã thi hành tất cả. Trong các cánh đồng được phục hồi trên những đầm lầy tại Pontins, đôi khi ông đã trải qua từ bốn đến năm giờ mỗi ngày, mình để trần, để làm việc với nông dân. Buổi tối ông lãnh tiền công như những thợ khác, ba líres thì phải. Điều đáng ngạc nhiên nhất là ông sung sướng thật tình khi về nhà với mấy lires đó. Ông sáng chế ra nhiều huy chương đặc biệt, nhiều cuộc thi đua. Ông khiêu vũ với các thôn nữ làm việc giỏi.

        Ngày nay tất cả các phương thức ấy dường như có vẻ ấu trĩ; nhưng thời đó rất hữu hiệu. Và cuối năm 1933, «trận chiến lúa mì» đã hoàn toàn thắng lợi : năm ấy chỉ có 179.805 tạ ngũ cốc được nhập cảng so với 1.091.866 tạ trong năm trước. Tôi tìm thấy các con số này trên báo.

        Sau đó lại còn phải làm cho dân chúng tiêu thụ số gạo đã được sản xuất quá nhiều và làm cho dàn Ý chịu chấp nhận ăn gạo. Ông bắt đầu bằng phần vụ chính yếu : một chiến dịch trên báo chí và với các bác sĩ, bởi vì ông biết rằng lời nói của các bác sĩ sẽ được dân chúng nghe theo. Trong một đại hội y sĩ phát xít tổ chức tại La mã năm 1932, ông giải thích bằng cách lấy sự thành công của chiến dịch nho tươi làm ví du rằng gạo không phải là một sản phẩm chỉ dành cho người nghèo như người ta tưởng nhưng là một thực phẩm hoàn toàn và cung cấp nhiều năng lực đã từng giúp cho binh sĩ Ý đứng vững trong trận Đệ I Thế chiến. Ông yêu cầu các bác sĩ mang đến cho các gia đình một lời tốt đẹp và nếu được, nên lợi dụng để giải thích cho các phụ nữ Ý rõ rằng sự thai nghén không làm cho người đàn bà xấu đi như họ tưởng, mà trái lại.

        Song song với việc ấy, Benito cho tổ chức cả một chiến dịch biểu diễn trên khắp nước Ý để giải thích các cách tiêu thụ gạo khác nhau. Ông cho thực hiện 30 chiếc xe biến chế thành nhà bếp với những phụ nữ trẻ tuổi trên xe, trong các thành phố, họ nấu cơm trước mặt công chúng và mời ăn thử miễn phí. Chính ông cũng tuyên bố rằng mỗi gia định chỉ ăn một số lượng gạo nhỏ, số thặng dư sẽ được tiêu thụ mau lẹ. Đó là điều đã xảy ra : trong vài tuần lễ; tất cả đều được thanh toán. Chính tại các vùng mà lúc ấy chê không ăn gạo, lại tiêu thụ mạnh nhất, mãi đến năm nay vẫn còn.

        Trái lại, có đôi khi vẫn do những ý tưởng thực tiễn thúc đẩy, các sáng kiến của ông không mang lại kết quả tốt đẹp. Đó là trường hợp ông muốn thiết lập đường một chiều dành cho khách bộ hành trên vỉa hè. Từ cửa số trong Điện Palazzo Venezia, ông đã thấy cảnh chen chúc xô lấn ngoài đường trong những giờ tan sở. Ông cho rằng các sự chen lấn ây làm mất nhiều thì giờ vô ích và quyết lập đường một chiều trên các vỉa hè, thế nào để cho đảm đông người lưu chuyển mau lẹ hơn. Đó là một sự thất bại, và một hôm tôi đã báo cáo với ông vài phản ứng do biện pháp này gây ra.

        «Đấy, nhiều người bảo, bây giờ ông ta muốn hắt chúng ta đi hàng một nối đuôi nhau như đàn ngỗng... »

        Ông cũng không vui sướng hơn khi bị khích động bởi mỗi ưu tư phát triển gia đình và tạo một không khí riêng cho sự bành trướng gia đình, ông đặt ra các biện pháp chính thức nhằm chế tài về mặt pháp luật những người đàn ông nào đánh vợ. Với các sứ mạng «điệp báo», tôi cũng đã có thể thu thập những cảm nghĩ phủ định tại Predappio.

        «Cái thẳng cha khật khùng ở trong chính quyền ấy, tôi đã nghe nói, lại muốn tước đoạt của chúng ta tất cả : nếu giờ đây ta không thể đánh vợ nữa, thì ta còn lại những gì ? »

        Benito cười sặc sụa khi tôi báo cáo lại lời dị nghị này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:50:00 pm

        Ngược lại, chính ông gần như là người đã sáng chế trò đua xe hơi vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay tại Ý, Ông không ngần ngại đích thân ngồi sau tay lái một chiếc xe đua dự một vòng đua. Chuyện này làm ông say mê đến mức nối kết sự hữu ích với sự thoải mái. Cũng như ngày mà ông khánh thành chiếc xe Ô-tô-rây đầu tiên chạy đường La Mã Riccione để kích thích ngành hỏa xa. Đấy là vào năm 1930 : trước đó một hôm ông báo cho tôi biết :

        «Tôi không quên là đã lâu lắm rồi tôi có hứa với bà là mình sẽ đi hưởng tuần trăng mật. Xong rồi, ngày mai ta sẽ đi»

        Và trước vẻ ngạc nhiên của tôi ông nói thêm : «Bà sẽ đi với tôi trên chiếc ô-tô-ray dầu tiên trên thế giới và chúng ta sẽ đi Riccione. Không những sẽ khỏi phải trả tiền, mà bà còn có một viên tài công đặc biệt : chồng bà».

        Đúng như vậy ngày hôm sau. Ông bảo mọi người xuống hết, ra lệnh cho viên tài công chính thức ngồi vào một chiếc ghế khác, chụp lên đầu một chiếc nón kết và cầm tay lái cho đến Riccione.

        Tôi không nghĩ rằng có nhiều Thủ Tướng chính phủ có thể hãnh diện vì đã lái một chiếc ô- tô-rây. Nhà tôi đã làm thế, và kết quả rất là thực tiễn.

        Tôi có thể viết cả một cuốn sách về loại giai thoại ấy. Nhưng tôi cho rằng kể nhiều quá cũng đâm ra lạc lẽo vô vị. Tuy nhiên tôi muốn nói rằng các khu vực thể thao mùa đông của Ý, bãi biển Ostie, các bãi biển trên bờ biển Ađriatique và đặc biệt hơn cả là Riccione, cũng như các khu vực suối nước nóng của Ý đều đã được khởi phát và phát triền bởi nhà tôi.

        Tại Terminillo, địa điểm trượt tuyết mà chúng tôi đã khám phá theo nghĩa đen của danh từ, nhà tôi và tôi, biết bao nhiêu là màn không thể kể lại được đã xảy ra giữa chúng tôi ! Mặc kệ, Mussolini đã định trong đầu là phải khởi phát phong trào trượt tuyết, và ông đã khỏi phát.

        Tại Ostie, ông cũng làm y như vậy, lần này hơn bao giờ hết, mang cả con người của ông ra trả giá và công chúng đổ xô đến xem ông Duce tắm. Tại Riccione chẳng hạn, nơi mà chúng tôi đi nghỉ mát cả gia đình, các con tôi và tôi chỉ cần lắng nghe tiếng reo hò là đủ biết Benito có xu6ng nước hay không, chứng cớ là nhà tôi phải cho giới hạn một bãi tằm riêng để, trên nguyên tắc, được yên thân. Và mỗi lần ông bước xuống nước, ông ráng sức bơi càng xa bờ càng tốt để ít ra cũng loại bớt được những người không biết lội. Điều này cũng không cản được ông khi trở lại với những vệt son đỏ trên cánh tay, trên cổ. Tồi còn thấy cả những phụ nữ để nguyên y phục và cứ thế nhảy ào xuống nước. Điều đó có vẻ khó tin, nhưng những người đã chứng kiến được cảnh cuồng nhiệt này mới có thể hiểu được, bằng sự hiện diện của mình, Mussolini đã kích thích một hoạt động như thế nào.

        Một lần khác, ông lấy một quyết định vẫn luôn luôn vượt khuôn khổ ước lệ, nhưng rất có lý và nhất là thực tiễn. Đó là nhân một vụ chấp tranh xưa cũ giữa hai xã đối đầu nhau tại Romagne : Castrocaro và Terra del Sole. Castrocaro có các suối nước nóng nhưng ít được du khách lai vãng, càng ít hơn vì trung tâm kinh tế và hành chảnh lại nằm trong xã Terra del SoJe. Cuộc tranh biện đã kéo dài trên ba thế kỷ. Một hôm nhà tôi đến tận nơi. Ông cho gọi các trắc địa sư đến và ra lệnh cho họ định một điểm chính xác giữa hai xã, cách đều hai xã. Khi xong, ông chỉ vào điểm này và cho biết quyết định của ông : ở đấy ông sẽ cho xây dựng một thị trấn mới chung cho cả hai xã. Nghĩa trang và nhà thờ nằm trên lãnh thổ xã Terra del Sole, tiếp giáp với tòa thị chính nằm đối xứng với phòng làm hôn lễ nằm trên đất của xã Castrocaro.

        «Như thế đó, ông nói, người ta sẽ cưới nhau ở bên đây và chấm dứt cuộc đời ở bên đó». Từ đó mọi việc đều đã luôn luôn như vậy. Và mỗi khi nhà tôi chia xể với tôi sự thành công trong việc tung ra một chiến dịch, hay xây dựng một thành phố, ông vẫn nói cùng một điểm giống nhau : «Và bây giờ, cần phải tìm một cái gì khác.»

        Tôi muốn kể lại hai giai thoại nữa để kết thúc chương này. Một chuyện có tính cách riêng tư cho thấy Benito không mấy tha thiết với kỷ vật và quà biếu, chuyện kia cho thấy cách ông giúp đỡ người khác. Trong trường hợp sau, óc thiết thực của ông đã bị hạ bởi một nữ tu sĩ, mẹ bề trên một nữ tu viện. Chuyện thứ nhất xảy ra từ năm 1931. Ít lúc trước đó nhà tôi và tôi đã đến thăm nhà các nông dân đang canh tác trên đất đai mà chúng tôi đã mua, sau khi dọn về ở tại Rocca delle Caminate.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 10:50:42 pm

        Ông rất xủc động vì điều kiện sống quá thấp kém của những nông dân này và nói với tôi rằng ông phải làm một cái gì để cái thiện đời sống của họ. Do đó ông giao cho Camillo Ridolfi tìm cách vay một số tiền của ngân hàng có thể giúp xây cất những mái nhà mới. Ngân hàng chấp nhận cho vay ngay không có vấn đề gì khó khăn. Tổng số lên đến 300.000 lires một số tiền rất quan trọng vào thời đó.

        Xong rồi, ông hoàn toàn quên mất kỳ hạn phải trả nọ và khi đáo hạn, ông chẳng có đồng nào đế trả. Lẽ ra ông đã có thể kiểm ra số tiền ấy bằng cách chỉ cần viết mỗi tuần một bài cho báo chi ngoại quốc nhất là báo Mỹ vốn trả nhuận bút rất hậu, nhưng ông không hề nghĩ đến hoặc không có thì giờ. Trong tư cách Thủ Tưởng chính phủ và là giảm dốc một nhật báo quan trọng đang in 6 hay 7 tuần báo khác, ông cũng có thể cố được sổ tiền này bất cứ ở đâu. Nhưng đấy! Nhà tôi cho rằng đấy là một vấn đề riêng tư, vậy phải giải quyết theo lối riêng tư.

        Một hôm sau khi suy nghĩ lâu hàng giờ, chúng tôi đi đến quyết định là bán một số trong rất nhiều quà tặng mà chúng tôi nhận được từ khắp nơi và được chất đầy trong một căn phòng lớn tại Rocca delle Caminate, được Benito mệnh danh cho là «bảo tàng viện ghê rợn».

        Có đủ mọi thứ : độc bình, thảm, đồ trang trí vặt, đồ gốm, tranh v.v... Chúng lôi đã tin chắc rằng tất cả các món ấy sẽ đem lại cho chúng tôi 300.000 lires dễ như chơi.

        Ngay tối hôm đó một nhà kim hoàn đến nhà, và chúng tôi hãm mình vào «bảo tàng viện ghê rợn». Quang cảnh cũng không kém phần thú vị : Như là những nhà buôn thảm, ông Duce, vợ ông, và một nhà buôn kim hoàn điều đình giá cả, cân nhắc, ước lượng giá trị cho đến cả một chiếc muỗng cà phê bé nhỏ hoặc một thứ đò sành tý hơn sản xuất tại Saxe. Không làm gì hơn được : chúng tôi không kiếm đủ 300.000 lires. Ngay cả một chiếc khay thật đẹp do thành phố Gênes tặng mà chúng tôi cứ ngỡ là bằng vàng, thật ra chỉ bằng kim loại mạ vàng.

        «Lại còn đồ giả nữa ! Benito vừa cười vừa nói. Bà thấy không, Rachele, trong tất cả những thứ này, cũng chẳng có lấy được 300.000 lires ! Khi nghĩ đến thời gian bị mất đi vì đọc diễn văn để được tặng những thứ này. Và ta khám phả ra được gì ? Toàn là sắt! »

        Ông đã vui thú thật tình trước mỗi một khám phả. Trong lúc về phần tôi, tôi thấy vấn đề dưới khía cạnh bi đát. Dầu sao cũng phải tìm ra một giải pháp !

        «Này Benito, hay là đem bán các huy chương của ông ?

        — Điều đó không được, không ! Không bao giờ! Thử tưởng tượng quốc vương Ba Tư sẽ như thế nào, nếu một ngày nào đó ông ta biết rằng Mussolini đã đem bán lại chiếc huy chương mà ông ta đã gởi tặng !

        — Rồi, tôi nghĩ ra rồi ! Còn chiếc vòng mà ông tặng tôi lúc trước ! »

        Benito nhìn tôi, khổ tâm :

        «Đấy là mòn tặng phẩm duy nhất của tôi cho bà !

        — Nhưng, ông sẽ lại tặng tôi nhiều thứ khác. Dầu sao chiếc vòng này không làm tôi thích và Augusta cũng có một chiếc giống y.

        — Vậy thì bán ! »

        Như thế là chúng tôi có thể bổ túc cho số tiền bán những quà tặng trong «bảo tàng viện ghê rợn» và trả được nợ.

        Chuyện thứ hai xảy ra vào năm 1935. Lần này khung cảnh là một tu viện dòng Sainte Claire.

        Trước khi đi xa hơn, tôi cần nói rõ rằng khi nhà tôi đi thăm các khu bình dân hay vùng Romagne, ông có thói quen bảo tôi, khi tôi đi theo ông, kín đáo nhét vài tờ giấy bạc cho những người đang hết sức cần đến.

        Vẫn rất thực tế, ông cho rằng một cử chỉ như thế có ích hơn là những lời nói hoa mỹ, và khi không có tôi ở đấy thì chính ông bí thư của ông, hay là vị chỉ huy cảnh sát đoàn hộ tống ông, phải làm sứ mạng ấy.

        Vậy thì lần này, chuyện xảy ra tại một làng nhỏ gần Rimini, nơi Benito và tôi đến thăm, có viên thị trưởng tháp tùng, để thanh tra công tác dẫn thủy.

        Trong khi Benito thảo luận với các kỹ, sư tôi đến một nữ tu viện đang nuôi trẻ em mồ côi. Tôi không bao giờ quên buổi thiếu thời khốn khó của mình, và đến lượt tôi phải cố gắng thoa dịu những người khác. Tôi tin rằng nếu tất cả những người đã trở nên giàu có chỉ cần thỉnh thoảng nhớ lại những lúc khổ đau trong cuộc đời — mọi người đều ít nhiều phải trải qua những lúc đó — thì trên quả đất sẽ không còn điều bất hạnh nữa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 11:06:08 pm

        Lúc rời khỏi tu viện, Mẹ bề trên níu tay tội và nói:

        « Thưa bà, liệu bà có thể thỉnh ông Duce đến với chúng tôi một lát trước khi rời khỏi thị trấn này không ?

        — Nhưng thưa mẹ, ông đâu có thế đến được. Luật của giáo hội cấm mẹ tiếp đàn ông trong tư viện mà !

        — Đâu nào, đâu... những gì cấm người khác đều không có giá trị với ông Duce. Hãy yêu cầu ông đến đây, chúng tôi sẽ rất sung sướng tiếp ông ».

        Tôi tuân lệnh một cách tuyệt đối đến nỗi khi gặp lại ông, tôi chuyển lời mời.

        « Bà giỡn sao Rachele, ông nói. Bà biết rõ là một người đàn ông không thể bước vào một nữ tu viện Sainte Claire chớ. Tôi không muốn có rắc rối với Vatican trong lúc mọi chuyện đang êm xuôi. Tôi rất muốn đến để làm vui lòng họ vì họ đã rất khổ công với đám trẻ mồ côí, nhưng tôi sẽ không bước vào khỏi cửa tu viện đâu.»

        Và chúng tôi đến trước tu viện, công tu viện mở lớn và Mẹ bề trên đang chờ chúng tôi. Benito và viên thị trưởng không đến đấy. Mặc dầu trong sân đồ giải khát đã được dọn sẵn.

        Sau cuộc viểng thăm, ông Duce hỏi Mẹ bề trên xem cò cần giúp đỡ gì không. Trước câu trả lời có, ông quay lại bảo viên thị trưởng thực hiện một tặng dữ cho tu viện. Lúc ấy, một ngạc nhiên mới: Mẹ bề trên thì thầm với ông Duce rằng nếu như có được tặng dữ ngay lập tức thì quí hóa lắm.

        «Nhưng, thưa mẹ, chúng tôi đâu có sẵn một số tiền như thế tại đày.

        — Thưa Duce, ngài không có thể ký cho chúng tôi một chi phiếu sao ?

        — Tôi cũng không có cả chi phiếu nữa.

        — Thế còn ông thị trưởng ?»

        Choáng váng, nhà tôi quay lại viên thị trưởng. Ông này cho tay vào túi và rút ra một cuốn chi phiếu, ông Duce nói số tiền, viên thị trưởng ghi và ký vào chi phiếu và giao cho mẹ bề trên.

        « Bây giờ xin mẹ cho tôi biết tại sao lại có sự nài nỉ để có ngay tấm chi phiếu trong lúc vẫn chưa lãnh được tiền, nhà tôi hỏi bằng giọng hơi chua nhát..

        — Thưa Duce, trưởc hết xin Ngài đừng lo vụ lãnh tiền. Chúng tôi vẫn sẽ xoay sở được. Riêng về lý do khẩn nài thì rất đơn giản. Với Ngài, chúng tôi chắc chắn là sẽ có số tiền này, nhưng với cơ quan hành chảnh, thì không biết bao giờ...

        — Đấy cứ tin là những bà thánh này lại không có tiếp xúc gì với cuộc đời hàng ngày và không biết cơ quan hành chánh là cái gì mà lầm», nhà tôi vừa vui thích bình luận vừa nhìn xéo viên thị trường  đang còn cầm cuốn chi phiếu trong tay.

        Để được người ta nói đến và cũng nhờ những sáng kiến của ông, dầu có làm thích thú hay không, nhưng rất xứng đáng để có, nhà tôi đã đạt kết quả mà ông kiếm cách đạt đến từ năm 1923, khi từ cuộc du hành đầu tiên và cuối cùng tại Luân đôn, ông nói với tôi :

        «Giờ đây, nếu muốn gặp tôi, mọi người chỉ việc đến La mã. »

        Tôi phải nhận rằng ông đã thành công bởi vì hôm nọ, tôi đã làm một bài tính nhỏ. Trong hai mươi năm cầm quyền, ông đã tiếp 229.000 người, bắt tay họ, tiếp xúc với từng cá nhân hay từng nhóm. Như vậy là trung bình khoảng bốn mươi người mỗi ngày. Người ta uổng cộng rêu rao Mussolini là một kẻ điên, một nhà độc tài, một kẻ không ra gì. Tôi cũng muốn nói thế. Nhưng trong trường hợp này, không phải ông là người duy nhất : có từ bốn mươi đến năm mươi phần trăm tống số 229.000 người này cũng giống như ông, bởi vì họ không phải là người Ý và không có quyền lợi gì để tán dương ông sau khi gặp ông.

        Tôi không nhớ tên tất cả những người này, nhưng trong số đó có những du khách ngoại quốc đến thăm Mussolini cũng như đi thăm diện Colisée hay Thánh đưởng Saint Pierre, những nhân vật bán chính khách như con trai Tổng Thổng Roosevelt hay Bá tước de Paris, mà nhà tôi nói với tôi sau đó.

        «Ông ta trông không cố vẻ thông minh lắm, nhưng ông ta có đôi mắt thật tuyệt...»

        Nhiều nghệ sĩ các bộ môn khác nhau, những họa sĩ cũng như tiểu thuyết gia, các nhà điện ảnh —Walt Disnev chẳng hạn đã mang đến một con chuột Mickey biết đi, to lớn, cho Anna Maria —  đối với các chính khách chỉ cần lấy căn bản các Quổc trưởng hay Thủ tưởng chính phủ đương thời, không nói đến Tổng Bộ trưởng, đều đã đến gặp ông: trong số đó có Hailé Sélassiẻ, Hoàng đế xứ Ẹthiopie. Ông Duce đã tặng ông ta một chiếc máy bay và còn tính cả việc — ngày nay tôi có thể tiết lộ — giữ ông lại trên ngai vàng sau chiến thắng của Ý tại Ethionie :

        «Tôi sẽ đặt bên cạnh ông ta một viên toàn quyền, như người Anh vẫn làm», lúc ấy ông nói với tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2019, 09:26:42 pm

        Thế rồi khi quốc vương rời khỏi xứ ông ta, nhà tôi còn nói thêm :

        «Chính người Anh đã xúi giục ông chạy trốn. Họ muốn dùng ông làm phương tiện tuyên truyền trên thế giới bởi vì họ sợ rằng chúng ta đụng chạm vào đế quốc của họ tại Phi châu. Không phải Ethiopie là xứ mà họ quan tâm đến, nhưng chính là các xứ chung quanh.

        Ông Mahatma Gandhi cũng có đến La mã vào năm 1931 để dự một buổi hòa nhạc. Nhà tôi —  biến cố thật hiếm hoi — đã tổ chức một cuộc tiếp tân chào mừng ông ta, ngay tại phòng khách lớn nơi chúng tôi vẫn tổ chức chiếu phim buổi tối. Tôi còn ghi trong trí nhớ cuộc viếng thăm này, không những chỉ vì Gandhi là một nhân vật khó quên, mà còn vì ông ta là một trong những người gây cho Mussolini nhiều xúc động nhất.

        Tôi còn thấy lại được những bộ mặt của các nhân vật quốc tế cũng được mời hôm đó. Khi Gandhi bước vào phòng khách dắt theo con dê con, một sự im lặng hoàn toàn tiếp đón ông. Tất cả mọi nhân vật đều kinh ngạc, sững sờ. Trước bết vì y phục quá ít của ông Mahatma1. Sau đó là vì con dê cái.
         
       Trong vài ngày ghé qua thăm nước Ý, Gandhi và con dê của ông đã trở thành đề tài thời sự số một. Cũng như tại nhà tôi. họ là trung tâm điểm của mọi câu chuyện, nhất là của đám trẻ con : cuộc phiêu lưu của Gandhi khi đến thăm điện Colisẻe với con dê, con dê đã suýt kéo ông té từ trên cao xuông tại đó, những vấn đề đặt ra cho các người có trách nhiệm về nghi lễ với con dê mà họ phải canh chừng để bảo vệ các tấm thảm — con vật được huấn luyện rất kỹ — sự ngạc nhiên của những người tiếp Gandhi lần đầu tiên, khi thấy trước mặt mình một con người nhỏ thó, để nửa mình trần có con dê cái đi theo ; tất cả những chuyện ấy làm họ vui thú rất nhiều và châm biếm cũng không ít. Đến mức độ một hôm ba chúng phải mắng dữ dội :

        «Ba muốn các con ngưng ngay các lời đùa cợt, ông ra lệnh. Các con có biết rằng con người nhỏ thó ấy với con dê mà các con chế giễu, lại đơn thương độc mã, làm cho Đế quốc Anh rung chuyền không? Gandhi là một ông Thánh, một bậc kỳ tài đã xử dụng trong chính trị một vũ khí cho đến nay chưa từng được biết đến : lòng nhân ái...»

        Về phía ông ta, Gandhi không ngớt lời khen ngợi nhà tôi. Về lâu dài, cứ nghe mãi lời tán dương Mussolini tôi tự hỏi ông làm thế nào để lôi cuốn được tất cả mọi người ấy, ngoại quốc cũng như đồng bào, vào trong màn lưới của ông. Đã có lúc tôi còn nấp cả sau cánh cửa mở hé tại Rocca delle Caminatẹ và theo dõi cuộc tiếp xúc giữa ông với một người khách để khám phá ra «tài khéo léo » của ông. Đây là những gì đã xảy ra, tác động tâm lý của nhà tôi thể hiện như thế nào.

        Người khách mà ông sẽ tiếp được mời ngồi đợi trong một phòng khách. Khi người khách được đưa vào và giới thiệu, Benito đứng dậy và vẫn đứng sau bàn làm việc hoặc tiến tới trước để tiếp đón tùy theo trường hợp. Trong vài giày, tia nhìn của ông dán chặt vào mặt người khách. Đấy là cả một công cuộc khai phá thật sự mà ông đã tung ra và ngay lập tức người đối diện bị bối rối, mất đi năng lực của mình. Lúc nay Benito bắt đầu nói. Thông thường ông nói mấy câu chào đón, nhưng rất mau lẹ, ông đề cập thẳng đến mục tiêu của cuộc viếng thăm và để cho khách trình bày, giải thích.

        Trong khi khách nói, ông không hề bộc lộ vẻ nóng nảy nào. Ông không mân mê cây viết chì, chiếc dao rọc giấy hay vò chiếc cổ áo. Rất thoải mái, hai cảnh tay đặt trên bàn,ông lẳng nghe, đầu hơi nghiêng về bên trái, mày cau lại, mắt nhìn khách đăm đăm.

        Khi đến lượt ông nói, nhà tôi tỏ ra rất tự tin, bình tâm, nghiêm khắc, tùy theo trường hợp, nhưng giọng nói của ông thì vẫn không đổi, nồng nàn, khá trầm và có đôi chút rụt rè.

        Và cuối cuộc tiếp xúc, là cả một phát súng ân huệ, với một cái bắt tay nồng nhiệt, một nu cười và một cái nhìn «mê hoặc» cuối cùng.

        Tất cả những bài bình luận mà tôi có thể đọc tiếp theo sau các cuộc gặp gỡ, đều ghi lại cùng những cảm nghĩ : những người đối thoại đều bị chinh phục bởi cung cách khả ái của ông. Ngay cả Churchill cũng đã thừa nhận rằng Mussolini đã gợi cho ông ta cảm tình và sự nể trọng.

        Trong một quyển sách của ông thuộc bộ : «Đệ nhị Thế Chiến», ông đã viết:«Hai lần tôi gặp Mussolini năm 1927, các mối giao thiệp giữa chứng tôi rất thân hữu và dễ dàng...»

--------------
        1. Mahatma biệt danh dùng để gọi Thánh Gandhi của Ẩn độ, cùng như Duce dùng để gọi Mussolini, gọi Hitler, Rạis gọi Tổng thống Nasser của Ai cập, Shad gọi Quốc vương Ba tư...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2019, 10:34:48 pm

        Hitler thì không đồng ý, ông ta thích sự biểu hiện sức mạnh thay cho sự duyên dáng. Một hôm ông ta nói :

        «Thật đáng tiếc cho ông Duce đã để mất tất cả sức mạnh phát sinh từ con người ông trong các bài diễn văn đọc trước công chúng, ngay khi ông mở cuộc tiếp xúc diện đối diện. Lúc đó ông trở thành một người khả ái...»

        Bởi vì, trước công chúng, nhà tôi khác hẳn. Giọng trầm ấm, rất êm tai của ông trở nên vang động, tuôn ra hàng tràng không dứt. Tôi phải thừa nhận rằng đối với một người biết rõ ông, nghe ông nói chuyện riêng êm dịu hơn là nghe ông nói trước đám đông.

        Người ta kể lại rằng Mussolini thường hay tập nói trước một tấm kiếng như Hitler vẫn làm trước khi đọc một bài diễn văn. Điều này hoàn toàn sai. Ông đã bắt dẫu nói trước công chúng rất sớm —  lúc mới được 16 tuổi — đến nỗi ông biết tất cả các kỹ thuật hùng biện. Khi trở thành người lãnh đạo chính phủ hơn ai hết ông thấy khỏe hơn trước đám đông quần chúng và có thể khởi đầu, khi nào ông muốn, những lời hoan hô, tiếng hò hét, sự cuồng nhiệt của ông.

        Ông biết đúng lúc phải ngừng lại, ngửa đầu ra sau, hướng cằm về phía trước, chống nạnh hai tay, hay là khoanh tay trước ngực. Tôi nghĩ rằng đó là một điều thiên phủ và ông tạo được một dây cảm thông vô hình giữa đám đông và ông. Tôi còn được biết nhiều hơn khi, ngày 18 tháng 9 năm 1943 ông ngỏ lời với dân tộc Ý trên đài phát thanh Munich, từ trong một phòng vi âm được sắp xếp tại tầng trệt của khách sạn Karls Palast.

        Tôi còn nhớ đã được đặt ngồi cạnh ông và tôi thử bắt gặp tia nhìn của ông trong khi ông nói trước máy vi âm. Bởi vì tôi biết rằng diễn tả trước khoảng không nghĩa là không có sự xúc tiếp với quần chúng, sẽ như tước mất thiên tài của ông. Chỉ có cách nhìn ông chăm chú để cho ông coi tôi như là đám đông quân chúng thì ông mới tìm thấy lại được sự thoải mái, tự tin.

        Tôi biết rằng người ta đã chỉ trích nhiều về các phương thức hùng biện của Mussolini, những nghi thức trong các vụ biểu tình, kiểu cách mà ông tạo ra cho chế độ của ông. Đồng ý, nhưng chỉ cần nhìn qua vô tuyến truyền hình và các cuộc biểu tình chính thức trong tất cả các quốc gia dân chủ, tại Mỹ, tại Pháp, tại Anh và ngay cả tại Liên Sô với tất cả những sự xuất hiện đường bệ trước công chúng của các nhà lãnh đạo, thì ai cũng có thể khám phá ra rằng tất cả những gì gọi là nghi thức kiểu Mussolini đều chẳng có gì là quá đáng.

        Trong thâm sâu có lẽ Mussolini là một trong những người đầu tiên sáng tạo ra các hoạt động giao tế công cộng...

        Với một câu chuyện nhỏ sau đây, tôi có thể tiết lộ rằng sự thành công của Mussolini đã có những kết quả bất ngờ : sách của ông được dịch ra Hoa ngữ do lệnh của Tưởng Giới Thạch, và ông được phong làm chủ tịch liên đoàn chống đối sự báng bổ thần thánh, cũng như chủ tịch danh dự của Mark Twain Society tại Kirkwood y như Andrè Maurois, Masaryk, Kennedy v. v...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Hai, 2019, 11:22:54 pm
     
12

NHỮNG BÍ ẲN CỦA THỎA ƯỚC LATRAN

        Nói đến chế độ tại Ý, một hôm Benito đã phảt biểu : « Đó là một chiếc giường vợ chồng có hai chỗ. »

        Lẽ ra ông phải nói là có «ba chỗ» bởi vì còn có Vatican từ ngày 11 tháng 2 năm 1929, ngày ký các thỏa ước Latran giữa Tòa Thánh và Quốc gia Ý.

        Đối vói tôi, nghĩa là về phương diện cá nhân và gia đình, giai đoạn quan trọng này của lịch sử xứ tôi đã bắt đầu từ ngày 29 tháng 12 năm 1925, khi chúng tôi làm hôn lễ theo tôn giáo. Ngay từ năm 1924, ba đứa con chúng tôi, Edda, Vittorio và Bruno đã nhận phép thánh từ tay đức Hồng y Vannutelli, trong một tu viện dòng franciscain1 cổ xưa tại Camaldoli, một địa phương nhỏ trong vùng núi Apennins nơi chúng tôi đến nghĩ hè thời đó.

        Thế rồi một hôm tại Milan, trong khi tôi đang ở trong bếp đang nấu món tagliatelle thì cina người hầu phòng của chúng tôi bước vào :

        «Thủ tướng đã trở về, bà ta nói, với ông Giám Đốc (Arnaldo), một linh mục và công tước Paoluci. Ông muốn bà lên phòng khách ngay».

        Tôi trả lời là đang bận và sẽ lên sau. Vài phút sau đến lượt Benito đi vào.

        « Lên đi Rachele, đủ rồi, đừng để người ta cầu khẩn ».

        Và vì tôi làm ra vẻ không nghe, chính ông đến tháo chiếc áo choàng ngoài của tôi và đẩy tôi đến bồn nước để rửa tay. Rồi ông kéo tôi lên phòng khách. Và ở đó, trong căn phòng được cải biến thành nhà thờ ấy lễ cưới theo tôn giáo của chúng tôi được cử hành dưới sự chủ lễ của Đức Tổng giám mục Magnaghi, giám tòa thánh đường Saint PieFre de Sales, với các nhân chứng là Arnaldo, em chồng tôi và công tước Paoluci đi Calboli.

        Khi nghi lễ chấm dứt, và khi Benito hôn tay tôi, tôi còn nhớ là đã nói vời ông với giọng chế biếm :

        « Và bây giờ, tôi hy vọng là ta chấm dứt, không còn cưới nhau nữa... »

        Lý do : chúng tôi đang trải qua giai đoạn thứ ba của cuộc sống vợ chồng.

        Về phần tôi, ý tưởng làm hôn lễ theo nghi thức tôn giáo không làm tôi hào hứng gì lắm, và tôi đã tránh né mỗi lần Benito đặt vấn đề với tôi. Nhưng đối với ông; cuộc lễ này rất quan trọng trong khung cảnh các dự tính thỏa hiệp với Tòa Thánh và bình thường hóa tình thế. Ngoài ra lại còn có Arnaldo thúc đẩy để cho gia đình của Thủ tướng có bộ mặt phải có đối với giáo hội.

        Trong thực tế từ 1921, khi chỉ hãy còn là Dân biểu, nhà tôi đã để cho công cuộc dàn xếp của ông xâm nhập về phía Vatican và trong một bài diễn văn đọc tại Quốc Hội, ông đã lôi cuốn sự chú ý bởi các lời lẽ thân hữu khi đề cập đến Tòa Thánh và sự cần thiết phải đạt đến một thỏa hiệp.

        Ngày 5 tháng 2 năm 1922, trước ngày bầu cử Pie XI một hôm, ông đến công trường Saint Pierre cùng với Coslanzo Ciano và Acerbo trong niềm hy vọng trông thấy làn khói trắng báo hiệu hội nghị bầu Giáo hoàng chấm dứt. Hôm ấy, nghĩa là 8 tháng trước khi trở thành Thủ tưởng chính phủ, ông đã nói;

        «Thật khó tin! Các chính phủ tự do không hiểu rằng tính cách phổ quát của Giáo hoàng là di sản của tính cách phổ quát của Đế quốc La mã, và biểu tượng cho mối quang vinh to lớn nhất của lịch sử và truyền thống của Ý quốc.»

        Cũng vì vậy mà ngay từ khi lên cầm quyền ông liền chăm chú vào kế hoạch qui mô nhằm hòa giải giữa Giáo hội và Quốc gia.

        Tôi không tin rằng ông đã hành động như vậy vì chủ nghĩa đạo hóa2. Cho đến phút chót của cuộc đời, nhà tôi vẫn duy tri tinh thần vô tôn giáo. Nhưng một hoạt động như thế đã đi vào đường 1ối hành động của một người muốn đặt tất cả trong vòng trật tự và của một người được ban cấp cho một cảm quan thực tiến. Tôi xin giải thích : trong nhiều năm trời Mussolini là một con người cách mạng. Thế rồi trước sự đột khởi của «bọn đỏ», cảnh hỗn loạn tại Ý và sự yếu kém của chính phủ, ông trở thành người bảo vệ trật tự mà ông thấy là cần thiết cho sự thành công của một cuộc cách mạng xã hội. Theo ông, cuộc cách mạng ấy chỉ có thể xảy ra trong vòng hợp pháp.

        Một khi trở thành thủ tướng, ông bắt đầu phục sinh nước Ý. Các cuộc cải cách xã hội được ban hành, quyền chính được củng cố, chính ông cũng ổn định cuộc sống gia đình của mình. Chỉ còn lại Giáo hội mà ông phải giải quyết tình thế bằng cách lấp đầy chiếc hố phân cách từ năm 1870 với Quốc Gia. Thêm vào đó là các nhận định thực tiễn: Tòa thánh Vatican là cực điểm lôi cuốn tin đồ công giáo trên khắp thế giới. Thế thì tại sao lại không sở cậy vảo mối lợi này, tại sao không chính thức hoá tình thế này và làm cách nào đó để La mã lợi dụng được tính cách phổ quát ấy ? Nhất là đây chẳng phải là một sáng kiến mà chỉ là một sự quay trở lại với La mã cổ xưa vốn , là nguồn cảm hứng của ông Duce trong việc kiến lập chế độ phát xít.

------------------
        1. Do Thánh Saint Frangois d’Assise thành lập.

        2. Cléricalisme : Chủ nghĩa đạo hóa (muốn cho mọi tổ chức xã hội đầu có màu sắc đạo )


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:54:51 pm

        Đấy là khung cảnh tâm lý. Chỉ còn vấn đề tiến qua lãnh vực hành động, vấn đề bắt chiếc cầu qua hai bên bờ của một nữa thế kỷ đoạn tuyệt. Tại đấy sự can thiệp của các thừa số nhân bản; nhân sự, có tính cách quyết định.

        Trước hết, về tánh tình : Giáo hoàng Pie XI cũng như Mussolini đều xuất thân từ giới nông dân, khiêm nhường. Họ có thể thông cảm nhau hơn là với các người khác. Tôi còn nhớ một hôm nhân đề cập đến Đức Giáo hoàng, Benito nói:

        « Trong thâm sâu, chính nhờ hai chúng tôi có cùng tánh khí của người nông dân mà mọi việc được dàn xếp dễ dàng».

        Sau đó là có các trung gian : Arnaldo đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, luật sư Francesco Pacelli, em của người sẽ trở thành Giáo hoàng Pie XII năm 1939, và Hồng y Pietro Gasparri, ngoại trưởng của Pie XI, người sẽ kỷ thỏa ước Latran với nhà tôi. Tôi quên giáo sư Barone, cố vấn của Tòa thánh, người đã khởi đầu các cuộc thương thuyết,.

        Căn cứ theo những gì mà Benito kể lại, các cuộc thương thuyết không phải dễ dàng luôn luôn, bởi vì bên này hay bèn kia đều có nhiều người không ủng hộ một dự tính như vậy. Nhà tôi phải sở cậy vào truyền thống cộng hòa cũ xưa mà chính ông là biểu tượng. Lại còn có nhà vua vốn chẳng tha thiết gì lắm, nhiều đảng viên phát xít không tha thiết gì hơn, và các tôn giáo khác, không nói đến những hội viên Tam Điểm1 và đảng viên đảng Bình dân thời đó, nay là Dân chủ Thiên Chúa giáo do nhân vật trứ danh, don Sturzo lãnh đạo ; năm 1919 nhà tôi đã định nghĩa ông ta là «một giáo sĩ người Sicile với chiếc mũi dài nhằn, có thế nói rất rành về Thiên đường nhưng lại chẳng làm gì được trên trái đất» Ngay trong lòng Tòa Thánh Vatican, cũng có những người không ủng hộ lắm. Ở ngoại quốc cũng vậy, vài chính phủ mong muốn rằng những thỏa hiệp như thế không thể được ký kết.

        Nhưng kể từ năm 1922, người ta đã đủng đỉnh tiến về một sự bình thường hóa các mối tương quan. Nhà tôi thực hiện những bước đầu tiên bằng cách ra lệnh treo lại hình Chúa Gia tô trên Thập tự giá trong các trường học và tòa án, và tăng cường các biện pháp trừng phạt tội báng bổ Chúa Trời. Tiếp theo đó, công cuộc giáo dục tôn giáo được thực hiện trong các trường sơ cấp và một sự bình đẳng được thiết lập giữa trường Nhà nước và trường tư của giáo hội. Chẳng hạn trong năm 1924 và 1925, một ngân sách 65.00.00 Glires được thiết lập để trợ cấp cho Giáo hội Công giáo tại các tỉnh mới như trong vùng Trentin, và các tỉnh tại Phi Châu. Rồi Viện Đại học Công giáo Milan được thừa nhận cho tính cách chính thức, và các quan chức đã đến dự lễ tôn giáo tại nhà thờ. Hơn thế nữa : các tuyên úy được bổ nhiệm vào các đơn vị quân đội và tu sĩ được quyền miễn dịch. Năm 1925 một đạo luật được biểu quyết nhằm trả cho các linh mục một phụ cấp. Rất mau lẹ, 30.000 giáo sĩ được hưởng khoản phụ cấp này.

        Vẫn trong năm 1925 một biến cố đã xảy ra : một đạo luật, tuyên bố hội Tam Điểm là bất hợp pháp, được biểu quyết. Mussolini phải gánh chịu lấy hậu quả về sau, vì như thế là ông đã tách khỏi hậu thuẫn của hội bí mật này vốn đã mọc gốc mọc rễ khắp nơi, trong ngay cả đích thân nhà Vua lẫn Thống chế Badoglio.

        Rồi chúng tôi làm phép cưới theo nghi thức Công giáo, rồi đến cuộc đại xá. Đấy tất cả mọi người đều ăn nên làm ra, hằng triệu du khách từ khắp nơi trên trái đất đố đến, mang theo ngoại tệ và có thể khám phá thấy tân chế độ tại Ý vì chính quyền hoàn toàn hậu thuẫn họ.

        Như vậy Giáo hội có thể thụ hưởng được nhiều điều nhờ sự lưu tâm của Nhà nước, vì điều đó đã kích thích tín đồ Công giáo đến nhiều hơn và Pie XI đã không quên tỏ vẻ hài lòng trong một bài diễn văn đọc trước Hội nghị Chủ giáo.

        Giờ đây âm điện đã phát động. Chỉ còn cần vượt qua giai đoạn chót. Tất cả những điều đó nay thuộc về Lịch sử, nhưng tôi muốn thêm vào một chi tiết khi nói rằng, phần lớn các cuộc thương nghị đã không diễn ra trong các phòng khách trang trọng dưới các bức tường vàng ông, và các ngọn đèn bách đăng diễm lệ, như người ta có thể tưởng, mà chỉ diễn ra một cách đơn giản trong phòng làm việc của nhà tôi, nghĩa là trên đường Via Rasella tại La mã. Để được kín đáo hơn, luật sư Pacelli đã đến lúc 21 giờ và ra đi vào khoảng 1 giờ sáng. Vài giờ sau, Đức Giáo hoàng được thông bảo diễn tiến của phiên họp, và cứ như thế kéo dài hàng tháng. Riêng phần Đức Hồng Y Gasparri thì Benito đến gặp ông ta tại một tu viện gần La mã. Thường thường, tờ Popolo d'Italia của Mussolini và tờ Osservatore romano của Pie XI duy trì bầu không khí thuận lợi đối với công chúng và hàm nóng không khí khi cần.

----------------
        1. Franc - maconnerie, một hội bí mật ở Âu Châu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Hai, 2019, 08:36:46 pm

        Sau cùng ngày 11 tháng 2 năm 1929 đến. Nhà tôi đại diện cho nước Ý, và Đức Hồng Y Gasparri cho Tòa Thánh, ký vào hai thỏa ước tại lâu đài Latran. ông Duce đọc một bài diễn văn lâu 45 phút trong đó, sau đó ông kể lại với tôi, Đức Hồng Y Gasparri đã ngẩng đầu lên nhiều lần tỏ dấu tán đồng.

        Tối hôm đó, trong khi đang bận săn sóc con cái ở nhà, tôi thấy cha Facchinetti đến, một giáo sĩ dòng franciscain từ lâu là một người bạn của gia đình. Nhà tôi đã mang lại cho ông ta niềm vui đầu tiên vào năm 1925, khi ông chọn Thánh Francois d’Assise làm bổn mạng cho nước Ý.

        Nhưng, trong ngày 11 tháng hai ấy, vẻ mặt của cha Facchinetti rạng rỡ hạnh phúc.

        « Cha có chuyện gì mà vui vậy, tôi nói, cha mới kiếm được vài triệu dành cho kẻ nghèo của cha ư ?

        — Còn đẹp hơn thế nữa, donna Rachele ạ ! »

        Vừa nói ông ta vừa lôi trong áo dòng ra một chìa khóa và hai chai sâm banh và đặt — một cách trịnh trọng — lên bàn.

        «Cha kiếm đâu ra vậy ?» tôi hỏi.

        Ông ta không trả lời tôi ngay và tôi vẫn tiếp tục cho Romano ăn xúp, nó mới được mười lăm tháng và la hét chói tai mỗi khi tôi ngưng lại.

        Ngước mắt nhìn lên, tôi thầy cha Facchinetti ôm hôn tất cả mọi người, các con tôi, Cina và Pia» hai người tớ gái.

        «Nhưng chuyện gì xảy ra cho cha vậy ?

        — Xong rồi ! ông kêu lên, giọng rung động. Thỏa ước đã được ký kết giữa chính phủ và Vatican. Ông Duce đã thành công trong một việc mà những người như Cayour! hay các bậc thánh như Jean Bosco đã thất bại. ông nhà có thể hãnh diện, donna Rachele ạ ! Liệu thể nào điện thoại được cho ông ấy không, tôi muốn khen tặng ông ta biết bao.»

        Đúng lúc đó chuông điện thoại reo vang. Chính Benito báo tin cho tôi.

        «Rachele, thời kỳ vàng son của chủ nghĩa phát xít bắt đầu từ hôm nay !» ông nói như reo mừng.

        Rồi ông kể lại, diễn tiến buổi lễ ký kết và không ngớt lời tán dương Đức Giáo hoàng Pie XI, «cung cách giản dị và thân ái, và thông minh biết bao !»

        Chính khi nghĩ lại tất cả những điều đó, tôi có thể nói rằng những kẻ đã sáng chế ra tin đồn đê tiện về việc Mussolini ám sát Đức Giáo hoàng Pie XI tỏ ra hoàn toàn không biết gì về nhà tôi. Tốt hơn là họ nên tìm kiếm các chuyện khác bởi vì không bao giờ nhà tôi lại nghĩ đến sự xâm hại vào đời sống của một ai vốn đã cung cấp cho ông một niềm vui sướng lớn lao như vậy.

        Một cách vắn tắt, tôi khen ngợi ông và thấy cha Facchinetti dậm chân trước mặt ra dấu cho tôi là muốn nói chuyện với nhà tôi, tôi đưa máy cho ông ta.

        Tôi không thấy phản ứng của Benito ra sao vì ông rất ghét nói chuyên cà kê trong điện thoại, nhưng tôi hiểu nỗi vui sướng của vị tu sĩ này và không dám bảo ông ngừng lại. Tội nghiệp cha Facchinetti ! đấy chính là hình ảnh của một linh mục mà người ta yêu mến: cao quí, có giáo dục, tốt bụng có khả năng cho ta thấy viễn ảnh của thiên đàng bên kia thế giới.

        Tôi thích đừng để bị lôi kéo biết bao vì nghĩ lại mười hai năm không được mai táng theo nghi lễ công giáo ấy mà nhà tôi phải chịu, ông, con người đã làm cho Giáo hội biết bao nhiêu, và tôi chắc phải làm cho niềm hạnh phúc của cha Facchinetti hư hỏng đi.

        Tiếp theo sau đó, người ta vạch lá tìm sâu không biết là bao nhiêu chuyện về thỏa ước Latran, nhất là nói rằng chỉ mình nhà tôi là trục lợi được nhờ thỏa ước ấy. Sai lầm. Có nhiều người được hưởng lợi : nhà tôi, chắc chắn rồi, mặc dầu ông phải vượt qua không biết bao nhiêu là vấn đề đặt ra ngay trong số các đồng chí của ông, đến mức một hôm ông phải dằn từng tiếng khi tuyên bố với họ.

        « Tôi chỉ vui sướng khi tôi làm một công việc hữu ích cho nước Ý.»

        Lại còn có nhà Vua, người rốt cuộc được Giáo hoàng thừa nhận tước vị Quân Vương, và nhất là còn có Tòa thánh Vatican nữa.

        Nếu muốn tỏ ra có ác tâm, tôi sẽ nói rằng Đức Giáo hoàng sẽ không ký vào một thỏa ước như vậy nếu Ngài không thấy có lợi trong đó. Chắc chắn là, Ngài đã chính thức từ bỏ La mã, mà dưới mắt Giáo hội, đã trở thành thủ đô của nước Ý, một điều mà từ năm 1870, Vatican luôn luôn không chấp nhận. Tuy nhiên khi trao đổi, Ngài đâu có thua thiệt.

        Tôi không phải là một chuyên viên, nhưng tôi cũng không phải là một phụ nữ chỉ biết ru rú trong nhà như người ta đã rêu rao, vì lý do đơn giản là tôi có cặp mắt để nhìn, đôi tai để nghe và bộ óc để suy nghĩ.

-------------------
        1. Cayour (CamilloBenso, comle De) Chánh khách Ý, sanh ở Turin ( 18Ỉ0-186Í). Sáng lập viên tờ nhật báo II Risorgimento (18i7),người bênh vực cho các tư tưởng tự do, dân biểu Quốc Hội từ năm 1848, Thủ tướng Chánh phủ (1852-1861) và là một trong những người chủ xướng sự Thống nhứt nước Ý.

        Tôi muốn làm cho ông giáo sĩ hài lòng, nhưng tôi sợ làm rộn nhà tôi vì tôi chỉ đích thân gọi ông mỗi khi có chuyện trầm trọng, vì thường thì chính ông gọi cho tôi. Luôn luôn như thế ngay cả trong các cuộc đi thăm viếng chính thức. Đối với mọi người, tôi hay các Tổng bộ trưởng, đều y như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:27:04 am

        Tôi chỉ lấy một ví dụ : theo nguyên tắc, một trong những sứ mạng chính yếu của giáo hội là truyền giảng Phúc âm. Nhưng, chỉ cần nghĩ đến tất cả các ngôi nhà thờ mở cửa khắp nơi nào mà nước Ý xâm nhập được. Khi người binh sĩ Ý đặt chân đến một nơi nào, các giáo sĩ đều đi theo. Tại Phi châu, trong vùng Dodécanèse, cho đến tận Nga khi quân đội Ý chiến đấu trong vùng Ukraine bên cạnh quân Đức vốn chẳng ưa các giáo sĩ là bao.

        Thêm vào đó còn có những hậu thuẫn tài chánh mà Vatican nhận được sau đó, bởi vì không phải tất cả chỉ được trao đổi bằng nụ cười. Và sau cùng Tòa thánh đã làm gì sau năm 1929 ? Càng ngày càng tham dự vào chính quyền tại Ý. Tôi không nói rằng mỗi khi một thỏa hiệp được ký kết, thì một Hồng y hay một Giám mục được ngồi vào bàn. Nhưng nhờ thỏa ước Latran, Vatican có phương tiện thâm nhập chính thức cho đến các ngõ ngách tận cùng của nước Ý. Giáo hội không những chỉ trờ thành một sức mạnh tinh thần mà còn là một sức mạnh thế tục có khả năng áp đặt chiều hướng này, chiều hướng kia trêu chính sách của nước Ý và tác động lên các biến cố. Chính vì vậy mà tôi nói rằng chính quyền của Ý từ năm 1929 trở thành không phải là một chiếc giường vợ chồng có hai chỗ mà nhà Vua và Mussolini chia xẻ, nhưng là một chiếc giường ba chỗ nằm. Tôi tự giới hạn bằng cách chỉ đưa ra một ví dụ thứ hai về uy lực mà Vatican biểu hiện lúc bấy giờ.

        Kể từ năm 1937-1938, ngay khi Mussolini bắt đầu xích lại gần Hitler, Vatican giữ cách biệt với phong trào phát xít, không ngần ngại đồng hóa phát xít với chủ nghĩa quốc xã của Đức mà tòa thánh lên án.

        Được đi, suy cho cùng Giáo hội đóng vai trò bảo vệ lý tưởng công giáo và sự tôn trọng các tự do của dân tộc thì cũng phải. Thế nhưng trái ngược lại, tại sao tại Vatican, người ta lại cho phép người Mỹ, vốn đang chính thức là kẻ đối đầu trong chiến tranh với Ý, có quyền có các tin tức về chúng tôi, nghĩa là về kẻ thù của Mỹ ? Nói rằng Tòa Thánh đóng vai trò nhân đạo, tôi chấp nhận. Nhưng sự can thiệp của Tòa thánh để làm lợi cho một xứ —  mà dưới mắt Tòa thảnh có lẽ đóng một vai trò tuyệt đẹp — và để chống lại một người từng giương cao lá cờ của ngai vàng Thánh Pierre, thì rõ rệt là đã đi quá xa.

        Tất nhiên là người ta có thể luôn luôn vặn lại rằng tôi đã lên án mà không có bằng chứng : rằng đó chỉ là lời vu khống, hay nhẹ hơn hết, là một vụ án có chủ tâm. Tôi đã trả lời rằng đó là những suy luận hợp lý và tôi sẽ rất sung sướng nếu được biết rằng đặc sứ của Tổng thống Roosevelt, Myron Taylor đến làm gì tại Vatican, ông này đã đến La mã ngày 20 tháng 9 năm 1942 nếu tôi không lầm, và ra đi ngày 28 tháng 9 sau một tuần lễ lưu lại Vatican.

        Bởi vì có một điểm mà ít người được biết: trong cuộc Đệ II Thế Chiến, nước Ý chính thức lâm chiến chống lại các nước khác, những quốc gia này vẫn có đại sứ cạnh Vatican. Nhưng vì Tòa Thánh không có phi trường, thì những nhân vật đó đến đâu mà từ đâu họ ra đi ? Thật đơn giản, từ La mã nghĩa là họ có thể đi xuyên qua thủ đô của một nước đang có chiến tranh với nước của họ mà không bị khó dễ gì.

        Mặt khác, Vatican nằm ở đâu ? Vẫn luôn luôn tại đấy, trong một diện tích 480.000 thước vuông thì phải, ngay giữa lòng La mã. Ai là người được thông báo tin tức nhiều nhất nước Ý ? Giáo Hoàng, với khoảng 80.000 tu sĩ của ông rãi rác trên khắp lãnh thổ.

        Đấy tôi lại phải cân nhắc từng cữ : tôi không nói rằng các tu sĩ này làm gián điệp ăn lương của địch. Tuyệt đối không ! Nhưng tôi viết rằng trong lòng Tòa Thánh thật khó mà không để cho một vài tin tức lọt ra ngoài. Những tin tức này vốn là vô hại, nhưng đã được các tay chuyên nghiệp khai thác và biết rút ra từ đó những kết luận không phải luôn luôn tốt lành.

        Đấy chính là điều mà ông bạn Myron Taylor ấy đã làm. Trở về Mỹ, ông ta bảo cho Roosevelt rằng dân Ý bắt đầu thấm mệt và chán ngán chiến tranh và nếu gia tăng thêm cường độ thì sẽ có thể bắt họ khuất phục được. Đó là điều đã xảy ra và nếu còn ai nghi ngờ thì chỉ cần nhớ lại kể từ lúc nào các cuộc oanh tạc của Đồng minh đã gia tăng dữ dội : sau tháng 9 năm 1942.

        Vì lẽ chúng tôi cũng có cơ sở tình báo cho nên nhà tôi đã được thông báo mau lẹ vai trò mà Myron Taylor đã đóng tại Ý. Ông phản ứng rất dữ dội và ra các chỉ thị rất rõ rệt cho Galeazzo Ciano, thời đó là Tổng trưởng Ngoại giao trong một thời gian không bao lâu nữa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Hai, 2019, 10:19:29 pm

        «Cái ông Taylor buồn cười ấy đã về kể lại cho Roosevelt biết là dân Ý đã chán ngán chiến tranh và chỉ cần gia tăng thêm cường độ oanh tạc là đủ bẻ gảy cuộc đề kháng của họ. Thế thì, anh nói cho những kẻ ở Vatican biết rõ rằng, cứ thỏa ước hay không thỏa ước, nếu tên Myron Taylor còn đặt lại chân lên đất Ý, tôi bắt nhốt y ngay lập tức. »

        Không cần phải nói thêm là Taylor không bao giờ trở lại Ý ; ít ra là khi nhà tôi còn cầm quyền...

        Tôi thường hay tự hỏi tại sao ông Duce lại cho phép Đại sứ các nước đang có chiến tranh với Ý, đi dạo thong thả tại La mã. Trước hết, họ không đi khắp thủ đô mà chỉ trong vòng Tòa Thảnh Vatican. Hơn nữa nếu họ không thể rời khỏi Tòa Thảnh thì nhiều người có thể xâm nhập vào đó. Nhà tôi biết nhưng để vậy vì ông không thể làm gì khác : điều đó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng. Ngoài ra ông cũng không phải không biết là Vatican đang chứa chấp nhiều người Do Thái và nhiều nhân vật quan trọng muốn thoát khỏi tay người Đức. ông thích họ cứ ở đấy hơn là trên đất Ý vì điều này chỉ làm căng thẳng thêm những tương quan với người Đức vốn đã rất căng thẳng vì lẽ nhà tôi không tỏ vẽ sốt sắng lắm trong chính sách ngược đãi chủng tộc.

        Và lý do thứ ba, là trong thực tế không thể nào ngăn chặn được đại sứ các nước thù nghịch đi qua lãnh thổ La mã : kể từ ngày 11 tháng 2 năm 1929 thỏa ước Latran đảm bảo cho Vatican qui chế một Quốc gia độc lập đối với Ý. Ngay cả trường hợp lãnh thổ Vatican nằm ngay trong lãnh thổ Ý về mặt địa dư, Vatican được hoàn toàn tự do thiết lập liên lạc ngoại giao với bất cứ nước nào. Ngay cả chính phủ Ý cũng có đại sứ của mình cạnh Tòa Thánh, vả lại vị đại sứ đầu tiên là một người trong « tứ đầu chế », Cesare De Vecchi. Ông Duce đã bổ nhiệm ông này vào chức vụ ấy để cho thấy rằng đối với ông sự liên lạc giữa hai Quốc gia có một tầm quan trọng đặc biệt. Vậy thì không thể có vấn đề cấm các đại sứ đến nơi đặt nhiệm sở của họ.

        Tỏi biết rằng các điều giải thích trên đây có vẻ ấu trĩ, vô ích đối với các chuyên gia, nhưng có biết bao nhiêu người không hay biết gì về tình thế đặc biệt giữa chính phủ Ý và Tòa Thánh Vatican. Một đàng thì không thể đi xa quá vì không thể xen vào vai trò tinh thần của Giáo hội, đàng khác, lại phải có — và đã có — các chi nhánh tại tất cả mọi xứ cũng vì chính lý do tinh thần này, lý do mà chính phủ của ông Duce không chống đối được vì ông đã đích thân đảm bảo rằng Công giáo là tôn giáo của nước Ý.

        Vả chăng tôi cần minh xác rằng chẳng bao giờ Mussolini tìm cách tiếp xúc với các Quốc gia thù nghịch qua trung gian các đại sứ tại Tòa Thánh, bởi vì ông quan niệm Tòa Thánh không thể đóng vai trò gì khác hơn là vai trò nhân đạo.

        Chính vì theo đường lối này mà ông chấp nhận nói chuyện với Ủy ban Giải phóng Quốc gia, vào tháng 4 năm 1945, qua trung gian của Đức Hồng Ý Schuster, Tổng giám mục Milan, để nhường cho đảng xã hội Ý quyền hành do Nền Cộng hòa xã hội nắm giữ. Một kế hoạch đầu tiêu theo chiều hướng ấy đã bị Sandro Pertini, hiện nay là chủ tịch Hạ nghị viện, và vào thời đó là thành viên của ủy ban Giải phỏng Quốc gia gạt bỏ.

        Trong trí nhà tôi, vấn đề là cần cứu hàng ngàn sinh mạng vì mọi chuyện đã hết, và là tìm cho nền Cộng hòa xã hội một lối thoát hợp pháp. Ông không làm thế cho mạng sống của ông, bởi vì ông không bao giờ chấp nhận để bị Đồng minh bắt sống.

        «Không bao giờ tôi chịu đi đến Tour de Londres hoặc đến Madison Square Garden, nơi mà người Anh và người Mỹ sẽ trưng bày tôi như một con quái vật sau khi bắt được tôi, ông đã từng nói với tôi. Điều đó ư, không bao giờ ! »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Hai, 2019, 07:47:21 am

        Nhưng hãy trở lai với cuộc tiếp xúc với Hồng y Schuster.

        Câu chuyện gặp gỡ này ai cũng rõ cả : Trong một phòng khách của Tòa Tổng Giám mục Milan, đức Hồng y và nhà tôi ngồi trên một chiếc ghế bành dài, trước mặt, một bên là đại diện của ủy ban Giải phóng Quốc gia, trong số đó có Cadorna, con trai một tướng lãnh thời Đệ I Thế Chiến, người từng ủng hộ hết mình Mussolini khi ông lập chính phủ đầu tiên, và Marazza. Bên kia là các đại biểu phát xít đi theo ông Duce trong số đó có Thống chế Graziani, Tổng Trưởng Quốc phòng của chính phủ Cộng hòa xã hội. Các thương thuyết gia đã bắt đầu và thống chế Graziani đang giải thích là không thể nào ký hiệp ưởc đầu hàng vô điều kiện về quân sự mà ủy ban Giải phóng Quốc gia đòi hỏi, thì viên thị trưởng Milan, Ugo Bassi, vừa bước vào, thì thầm với ông rằng ông ta nghe chính miệng cha Bicchierai, bí thư của Đức Hồng Ý, nói rằng người Đức đã thương lượng cuộc đầu hàng từ hai tháng nay và rằng Tướng Wolff đã chờ sẵn tại một phòng khác để ký kết.

        Lập tức nhà tôi ngưng phiên họp và nói rằng ông đã bị phản bội bởi cả người Đức lẫn Đức Hồng y Schuster :

        «Đày là một vu 25 tháng 7 mới; và còn trầm trọng hơn ! ông hét lớn. Người Đức đã trả miếng ngày 8 tháng 9 năm 1943, lại chúng ta.»

        Một cách dại dột, ông đứng ra nhận việc ký kết đình chiến của Badoglio với Đồng minh là của mình. Trong đầu óc ông, ngay cả nếu ông đã cho bắt ông ta, Badoglio vẫn là người lãnh đạo chính phủ hợp pháp của Ý.

        Cũng chính Hồng y Schuster hai mươi ngày trước đó đã nói với Vittorio :

        «Ông thân anh gần như luôn luôn được phò tá rất dở, nhưng tên ông sẽ khắc sâu vào lịch sử của Ý. Với sự hòa giải, ông không những chỉ lấp đầy được chiếc hố phân cách giữa nước Ý và Tòa thánh, mà còn giải quyết dứt khoát vấn đề quyền hành thế tục của Giáo hội La mã đã kéo dài từ năm 754 cho đến ngày nay. Chức quyền Giáo hoàng, Schuster nói thèm, đã chinh phục trở lại, với thỏa ước Latran, quyền tự do vươn mãi lên cao trong tâm trí. Không một ai có thể tước đoạt của Benito sự xứng đáng phi thường ấy.»

        Thế thì tại sao ông ta lại không cho nhà tôi biết người Đức đầu hàng trong khi không còn hy vọng gì nữa cả ? Ông ta có thể làm như thế bằng cách chỉ cần nhớ lại những gì mà ông Duce đã làm cho Giáo hội, và điều này cũng không làm thay đổi tình thế chút nào.

        Tôi tin rằng ngoài vai trò nhân đạo phải là của ông ta, Hồng y Schuster đã chọn lựa phe của ông : phe Đồng minh. Các dân quân kháng chiến là những kẻ thắng trận, phải đứng về phía họ và giao Mussolini cho họ. Đấy là điếu ông Duce không chấp nhận, ông Duce lại càng khó chịu hơn khi, Hồng y Schuster nghe mà không có phản ứng gì về các lời nói của Graziani, về việc không thể ký kết đầu hàng quân sự mà không tham khảo với người Đức. Ông nghĩ rằng trong thực tế điều này không thể nào được biết.

        Cách đây vài năm tôi còn nhớ đã nói với một luật sư người Pháp, ông Jacques Isorni, người mà tôi rất quí trọng, rằng chắc quỷ phải ăn thịt Hồng y Schuster khi ông ta chết và rằng nếu một ngày nào đó tôi được biết ông ta được phong Thánh, chính đích thân tôi sẽ đến đặt một trái bom tại Vatican. Giờ đây tôi không còn ở lứa tuổi để làm chuyện ấy nữa và rốt cuộc tôi cũng đã tìm được sự bình tâm. Nhưng tôi không thể tự ngăn mình cảm thấy một đôi niềm cay đắng mỗi khi nghĩ rằng nhà tôi đã phục vụ Giáo hội biết bao nhiêu — tôi không ngần ngại lập lại điều đó —  thế mà đã bị nằm trong một chiếc thùng trong mười hai năm trời — tôi nói rõ là một chiếc thùng — không một nghi thức Công giáo và rằng, kể từ ngày ông được chôn cất cạnh những người trong gia đình tại nghĩa trang San Cassiano ở Predappio tôi được biết có nhiều Linh mục không bao giờ muốn dâng thánh lễ để cầu cho linh hồn ông được an nghỉ. Quả thật họ đã từng là tuyến úy của bọn dân quân du kích Cộng sản.

        Tòi cũng không thể tự ngăn mình cảm thấy một nỗi buồn phiền sâu xa khi nghĩ lại hai câu chuyện trong đời tôi, hai câu chuyện cách nhau đến cả ba mươi năm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Ba, 2019, 10:31:58 pm
           
(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/52592652_381803859216167_1005008891131461632_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_oc=AQk0NAV9Ti-c0Z25tGtnon79XEtcNUEzE1QVb301udtJ1GKFp-ahX1bPGw-iEOPqkBs&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=fc54b5ebbb687b3a04fd654f22461dd4&oe=5CE69513)
Mussolini trong những ngày cuối cùng (1945)

        Câu chuyện đầu tiên xảy ra tại một tu viện ở Predappio vào thời kỳ ông Du-ce ở trên tột đỉnh vinh quang. Một hôm ngồi đàng sau một chiếc xe gắn máy do một nhân viên an ninh của tôi lái, tôi chạy vào trong tu viện này để xin tu sĩ bề trên tiếp đón các nông dân dưới thung lũng Rabbi, vì nhà cửa của họ bị nước sông dâng cao tàn phá. Chính đích thân tôi đã tạo dựng lại và nới rộng tu viện này, nhưng tu sĩ bề trên không biết mặt tôi.

        Ông ta hấp tấp chạy ra trước đầu xe và la lớn:

        «Đi ra ! đi ra lập tức ! Đàn bà không có quyền vô đây ! »

        Chúng tôi đã cố hết sức giải thích với ông ta tôi là ai, tại sao tôi đến đây, ông ta chẳng muốn nghe gì cả.

        Sau cùng để tống khử tôi, ông ta nói :

        «Vậy thì bà cử viết thư cho Đức Giáo Hoàng, Ngài sẽ chấp thuận cho bà sử dụng tu viện này...» 

        Cơn «rabbia» (cơn giận) tràn đầy, tôi đứng sững ở đây và nói tạt vào mặt ông ta :

        «Hay, hay lắm ! Tôi sẽ làm chuyện đó, để rồi sẽ thấy ! »

        Vẫn trên chiếc xe gắn máy tôi chạy đến nhà bưu điện trung ương tại Forli và từ đó tôi gọi điện thoại cho ông Duce ở La mã. Tôi giải thích tình hình với ông và ông trả lời là sẽ lập tức làm những gì tôi cần.

        Hai giờ sau, tu sĩ bề trên, vẻ kinh hoàng, vội đặt tu viện thuộc quyền sử dụng của các nông dân lâm nạn...

        Chinh trong năm 1959 hay 1960 gì đó, tôi trải qua câu chuyện thứ hai. Tôi muốn đến Vatican để gặp Giáo hoàng Jean XXIII. Tôi biết các anh em của ông và họ nói ông tối đến mức nào. Họ kể lại với tôi ngoài các chuyện khác, rằng Jean XXI11 rất đau khổ vì trở thành Giáo hoàng, vì không còn có thể uống thứ rượu ngon mà ông thích nữa, vì không còn có thể đi ra ngoài tự do nữa, tóm tắt, vì cảm thấy như là tù nhàn. Lúc đó trong trí tôi xuất hiện hình ảnh một tu sĩ hoàn toàn khác biệt với các tu sĩ khác, và là người mà tôi có thể giải bày tấm lòng và cũng có thể xưng tội được nữa. Tôi muốn đến trong tư cách là quả phụ của Mussolini, như một phụ nữ có nhiều bí mật cần phơi bày và chỉ có thể làm như vậy với một Giáo hoàng vì, ngoài tư cách là người lãnh đạo Giáo hội, ông cũng là một Quốc trưởng nữa, do đó có thể hiểu tầm mức quan trọng của một vài lời nói vào và điều bí mật

        Tôi lại càng tin tưởng là sẽ được tiếp vì sau cái chết của nhà tôi, tôi có trao đối điện tín đều đặn với Tòa Thánh nhàn dịp kỷ niệm ngày ký kết thỏa ước La tran.

        Tôi đã sửa soạn cho cuộc viếng thăm này một chiếc áo đen đẹp và một chiếc khăn trùm đầu cũng, mau đen mà tôi được tặng nhân một chuyển thăm viếng Tây ban Nha lúc trước, và là chiếc khăn tôi sẽ mang sau này khi được chôn cất. Tuy nhiên một hôm có một Giám mục đến gặp tôi, với vẻ rất ngượng ngùng, ông ta giải thích với tôi rằng, Đức Thánh cha không thể tiếp đón tôi bởi vì «về phương, diện chính trị đó là việc không thể làm được»,

        Tôi ngẩn ngơ. Là người không bao giờ sử dụng tên nhà tôi lẫn quyền lực của ông để trục lợi cho tôi hay trong quyền lợi của người khác nếu không phải là để làm điều phải, thế thì làm sao mà Đức Giáo Hoàng lại có thể tưởng tượng được rằng mười lăm năm sau cái chết của nhà tôi, vợ ông lại có thể tìm kiếm hư vinh từ một cuộc tiếp xúc tại Vatican vì lý do chính trị hay các lý do khác. Người ta vẫn luôn luôn xác nhận với tôi rằng Tòa Thánh không làm chính trị, giờ đây tôi mời chịu tin điều đó là đúng ! Trước kia, chỉ cần một cú điện thoại, các cửa mở toang ; sau này, cũng các cảnh cửa ấy lại đóng kín mít...




Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Ba, 2019, 11:49:07 am
   
13
     
MUSSOLINI VÀ HITLER

        Khi chiều hướng của các biến cố đã thay đổi trong Đệ II Thế Chiến, người ta vội vàng, tại Ý cũng như tại ngoại quốc, trách cứ Mussolini vì đã liên minh với Hitler. Thật là tiện lợi, nhưng, với những kẻ ái quốc giả tạo này, những kẻ chuyên ca bài ca chiến thắng sau khi nguy hiểm đã đi qua, cũng như với các lãnh tụ chính trị, quân sự ngoại quốc, tôi chỉ đặt một câu hỏi: tại sao người ta đã không xét xử Mussolini nơi công cộng như người ta đã muốn làm thế đối với Hitler ? Đồng minh đã có Mussolini trong tay vì các dân quân kháng chiến Ý đã bắt được ông. Hồi kết cuộc của chiến tranh không còn nghi ngờ gì nữa. Lẽ ra đó phải là một hồi chung cuộc cực kỳ ngoạn mục của đảng phát xít trong phạm vi mà nhà tôi để cho những kẻ chiến thắng xét xử.

        Thay vì như thế người ta đã làm gì ? Người ta đã muốn thanh toán Mussolini hơn. Tại sao có cuộc ám sát lẻn lút và bí mật này ? Bởi vì người ta không muốn cho ông cơ hội để giải thích, để tiết lộ các tài liệu mà ông có, và có dính líu đến vô số đối thủ của ông tại Ý và những kẻ thù của ông ở ngoại quốc.

        Nếu biết rằng ngày nào mà tình bạn giữa Mussolini và Hitler còn có ích thì người ta đã sử dụng  nhà tôi gần như khắp nơi trên thế giới, tại Pháp tại Anh, tại Mỹ v.v... thì điều đó làm phiền những kẻ chiến thắng không ít.

        Ông Churchill, cũng giống như bao nhiêu người khác, chắc sẽ rất buồn nếu thấy người lãnh tụ phát xít phơi bày các bức thư mà ông ta đã trao đổi với nhà tôi, ngay cả sau khi chiến tranh đã bắt đầu, nghĩa là khi họ được coi là kẻ thù của nhau.

        Thực tế hơn cả là ngăn không cho ông nói và rồi trách ông đã liên minh với Hitler, là cấm không cho ông tiết lộ tại sao ông phải nhận sự liên minh này. Để cho nhà tôi làm như thế là làm rối loạn mối tình ngây thơ mà Roosevelt và Churchill đã kết nối với Staline tại Yalta khi họ phân chia thế giới giống như những kẻ đồng mưu lừa bịp phân chia chiến lợi phẩm.

        Trong thực tế, Mussolini không nhảy choàng vào cổ Hitler như tuyên truyền của Đồng minh cố làm cho mọi người tin như thế. Lúc khởi đầu, về phía nhà tôi, quả có một sự ngưỡng mộ sâu xa đối "với nườc Đức. Không phải nước Đức của Đệ III Quốc Xã, mà là một xứ đã sản xuất ra những Beethoven và Wagner, Kant và Nietzsche, Frederic II và Bismarck, Goethe và Schiller Luther và còn nữa. Chính họ là những người đào tạo nhà tôi về mặt tinh thần là những người đã đóng góp để làm cho cách suy tư của ông được uyển chuyển.

        Vậy thì trong tâm trí nhà tôi, Đức quốc là cả một «dân tộc» tuyệt vời, một xứ mà sự liên minh chỉ có thể làm giàu có và đắc lợi cho cả Âu châu, trên bình diện tư tưởng, để xây dựng một chiếc đập tây phương hầu chống lại chủ nghĩa Bônsêvít.

        Nhưng dưới mắt Mussolini, Đức quốc đã cùng với Ảo là xứ đã thúc đẩy nước Ý phải chiến đấu và là quốc gia đối nghịch mà chính ông đã bị hạ trong Đệ I Thế Chiến.

        Tình trạng được quan niệm như thế khi, lần đầu tiên, ông gặp Adolf Hitler ngày 14 tháng 6 năm 1934 tại Venise. Giữa hai người, có nhiều điểm thật khác nhau : Hitler mới tập tễnh những bước đầu làm quốc trưởng, còn Mussolini đã cầm quyền từ gần mười hai năm qua.

        Còn lâu đó mới là «tiếng sét» đối với nhà tôi. Tôi còn nhớ khi trở về La mã. Benito đã chia xẻ với tôi các cảm nghĩ của ông về ông Fuhrer,

        «Đấy là một con người hung bạo, ông nói, không có khả năng tự kiểm soát lấy mình, ông ta bướng bỉnh hơn là thông minh và cuộc tiếp xúc của chúng tôi chỉ đạt được một kết quả thực tiễn duy nhất : ông ta từ bỏ ý định thôn tinh nước Áo.» Mười lăm ngày sau, buổi tối khi trở về nhà ông kẹp theo một xấp báo. ông ném chúng lên bàn giấy và với sự hiện diện của tôi ông gạch dưới các hàng«tít» bằng những nét bút chì đỏ thật mạnh và kêu lên.

        «Bà coi nè, con người này đã làm tôi nghĩ đến Attila1 ! Những người bị ông ta giết ở đây đều là các cộng sự viên thân tín của ông ta ! Đấy lại cũng là những người đã đẩy ông lên cầm quyền nữa. Cũng giống như chính tay tôi ám sát Federzoni, Grandi, Bottai và những người khác nữa vậy».

        Cầm một tờ báo, tôi thấy rằng Roehm và nhiều chính khách đã bị Hitler tàn sát, Chính vì nghĩ đến các cuộc thanh toán này mà trên đây tôi có viết rằng điều mà Mussolini còn thiếu để trở thành một nhà độc tài thật sự chính là máu đẫm nơi bàn tay.

        Nếu như người Anh và Pháp tỏ ra minh mẫn hơn trong hai tháng tiếp theo sau cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Hitler và Mussolini, rất có thể đã không có Đệ II Thế Chiến. Bởi vì, tiếp theo những cảm nghĩ đầu tiên về ông Fuhrer, nhà tôi không thiếu cơ hội để tung ra một chiến tranh chống lại Đức quốc. Nhất là sau vụ ám sát vị Tể Tướng Áo Dollfuss.

----------------
        1. Attila : Vua Hung nô tàn phá Âu, Á thế kỷ thứ V.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Ba, 2019, 01:23:44 am

        Đối với ông Duce, đấy là giọt nước làm tràn chiếc bình đã đầy, vì ông coi tội ác này như là một sự đối đầu cá nhân sau cuộc hội kiến tại Venise, trong đó ông được Hitler hứa là sẽ từ bỏ việc sáp nhập nước Áo vá nước Đức. Ngoài ra Dollfuss còn là một người bạn chi thiết của nhà tôi.

        Tôi còn nhớ ngày mà chúng tôi được biết cái chết của ông ta, đó là ngày 26 tháng 7 năm 1934. Đã từ nhiều ngày qua, Bà Dollfuss, vợ Tể Tướng Áo, đã cùng với hai con nhỏ đến Riccione. Chúng tôi đã dành cho bà một biệt thự và chồng bà định đến gặp bà đúng vào ngày ông ta bị ám sát, nghĩa là ngày 25, trong khi ông đang sửa soạn lên đường đi Ý.

        Tin dữ đến với nhà tôi chiều hôm sau trong khi ông đang đi thăm một công trường xây cất gần Forli. Tôi thấy ông hấp tấp trở lại Riccione. ông tái mặt và có vẻ bị bấn loạn.

        «Chúng đã ám sát Dollfuss, từ ngoài cửa ông đã nói trỏ vào với tôi. Bà đi với tôi, phải báo tin cho vợ ông ta và tìm cách giúp đỡ bà ta ».

        Chúng tôi lập tức đi đến biệt thự. Bà ta đang nghỉ ngơi trong lúc các con đang chơi trên bãi biên. Benito không nói với bà ngay rằng ông Tề tướng đã chết, nhưng người thiếu phụ khốn khổ đã khiếp đảm. Nghiêng người về phía bà, ông nói bằng tiếng Đức nho nhỏ, giải thích rằng chồng bà bị thương nặng và đang cần bà. Tôi thì cầm lấy tay bà cố gắng hết sức để nâng đỡ tinh thần bà. Nhưng luôn luôn trong những lúc như vậy ta trở nên hết sức vụng về. Nhất là vì tôi biết sự thật.

        Ngay đêm đó, ông Duce phái một chiếc phi cơ đặc biệt cho bà Dollfuss sử dụng để trở về Vienne. Khi lên phi cơ, bà mới biết chồng bà đã chết một cách đáng ghê tởm : người đàn bà giữ con họ trong thực tế lại là một giản điệp quốc xã đã nói tạt sự thật vào mặt các đứa bé, và chính chúng đã báo tin dữ ấy cho mẹ chúng.

        Khi về nhà, Benito tiết lộ với tôi thêm nhiều chi tiết, chẳng hạn, sự kiện Dollfuss lẽ ra có thể được cứu thoát, nhung bọn sát nhân đã để ông bị mất hết máu trong phòng làm việc của ông ta. Tối hôm đó, tại Riccione, bằng điện thoại, ông ra lệnh một chiến dịch báo chí dữ dội phải được tung ra để chống bọn quốc xã và ra lệnh cho Lục quân và Không quân tập trung thật đông tại biên giới nước Áo.

        Biện pháp đơn giản này đủ để chặn đứng Hitler, nhưng nhà tôi đồng thời cũng khám phá ra rằng ông thật không thể sở cậy gì vào các đại cường như Pháp, Anh. Tôi còn nhớ lúc ấy ông nói với tôi và sau đó luôn luôn lặp lại, nhất là sau khi xảy ra vụ sáp nhập nước Áo vào nước Đức, rằng :

        «Tôi thất vọng vì các quốc gia thân hữu Tây phương; tôi đã chờ đợi nơi họ một thái độ quyết liệt hơn. Bà biết rằng chúng ta có thể tránh được bao nhiêu điều nếu như họ đừng tỏ ra vô tình quá đáng như thế. Tôi chỉ cần nhe nanh ra là Hitler phải kết tội ngay bọn sát nhân đã ám sát Doilfuss, nhưng tôi không phải là kẻ bộp chộp. Hắn muốn nước Ảo và hắn sẽ có, nhất là khi chỉ có tôi là người duy nhất đi trên đèo Brenner. Những người khác cung phải chứng tỏ mối quan tâm đến Áo quốc và lưu vực sông Danube một chút chớ...»

        Ít lâu sau. Bà Dollfuss trở lại La mã, bà mang theo chiếc chìa khóa của thành phố Venise mà quân đội Ảo đã mang về Vienne sau cuộc chinh phục Vẻnétie, nhiều đồ chơi mà chồng bà dự trù mang cho đám trẻ con và một bức thư trong đó ông ta yêu cầu Benito chăm sóc giùm gia đình nếu có chuyện gì xảy ra cho ông. Ông Duce giữ lòng trung thành với tình bạn ấy cho đến cùng và vội vàng đưa bà Dollfuss cùng các con bà qua Mỹ khi quân Đức tiến vào nước Áo.

        Đến lúc này, Đồng minh vừa mất cơ hội đập tan chế độ Quốc xã từ trong trứng nước. Sau đó, tình thế khác hẳn. Nhưng, ngay cả khi các cơ hội khác xuất hiện, Pháp và Anh cũng không biết nắm lấy, bị mù quáng vì vô ý thức hay vì thành kiến của các chính phủ hai xứ đó. Cũng có thể là người Anh, cũng như người Pháp, nghĩ rằng nước Ý của Mussolini chắc sẽ đơn thương độc mã tuyên chiến đánh Đức quốc. Như vậy cả hai nước ấy sẽ cùng làm cho nhau yếu đi...

        Trong hơn ba năm sau các biến cố này, nhà tôi và Hitler không găp nhau lại. Lần này, cuộc gặp gỡ lần thứ nhì được tổ chức tại Đức. Điều này ai cũng rõ. Nhưng điều ít ai biết là Hitler đã ý thức được Mussolini và chế độ phát xít biễu tượng cho cái gì. Khi Hội Quốc Liên biểu quyết các biện pháp trừng phạt Ý sau trận chiến tranh tại Abyssinie. Ông ta là người duy nhất viện trợ kinh tế và giúp đỡ về mặt chính trị cho xứ sở chúng tôi. Ông ta cũng còn là người đầu tiên thừa nhận Đế quốc Ý. Khi làm như thế, ông Fuhrer đã thực hiện một cuộc đầu tư đè nặng lên cán cân, một khi Ý quốc phải quyết định liên minh với nước Đức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:30:55 am

        Bởi vì ông Duce nhớ lại sự hậu thuẫn này trong khi phải trả lời đề nghị liên minh do Hitler đưa ra. Tôi có thể nói rằng yếu tố này là yếu tố quyết định, cùng với yếu tố khác là liên minh giữa hai quốc gia để chống lại chủ nghĩa Bôn-sê-vít, một yếu tố được cụ thể hóa qua các sự kiện Ý và Đức đều can thiệp trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha ở bên phía Franco.

        Vậy thì không khí có vẻ thuận lợi khi ngày 23 tháng năm 1937, nhà tôi rời La mã lên đường sang Đức. Ông tin tưởng là ông sẽ được tiếp đón rất long trọng, nhưng ông không bao giờ ngờ đến những điều mà ông sẽ thấy tận mắt trong chuyến viếng thăm đó. ông đã trở về với một sự bàng hoàng cảm phục.

        Trong thời gian 5 ngày của cuộc thăm viếng, Hitler không rời ông nửa bước, Ông ta săn sóc nhà tôi từng li từng tí.

        Chẳng hạn biết rằng ông Duce thích có những chiếc gối cứng mới ngủ được, đích thân ông ta xem chừng chúng mỗi buổi tối.

        Cũng như vậy, ông đã lo liệu cẩn thận để cho nhà tôi khỏi bị lạnh bởi vì người ta đã nói với ông ta là nhà tôi nhát lạnh. Viên giám đốc nghi lễ luôn luôn bị quấy rầy vì các câu hỏi của chính Fuhrer : liệu màn cửa có sậm quá quá hay không, liệu một bức tranh có thể không làm cho khách ưa đã được cất đi chưa, liệu có phải đặt hoa hay không trong phòng ông Duce, liệu xe lửa có dừng lại đủ lâu để có thể nghỉ ngơi thật thoải mái không; tôi không làm sao biết hết được...

        Ngay từ đêm đầu tiên, khi ông điện thoại cho tôi như thường lệ, Benito chia xẻ với tôi nỗi ngạc nhiên của ông trước cuộc đón tiếp cuồng nhiệt dành cho ông. Tại Munich, cuộc diễn hành trên đại lộ Konigsplatz cũng làm cho ông ngạc nhiên không ít.

        Cái định của cuộc thăm viếng này là Bá linh. Các cuộc biểu tình tiếp nối nhau, lần nào cũng vô cùng vĩ đại. Nhà tôi đọc một diễn văn bằng tiếng Đức và ngay sau đó ông điện thoại cho tôi hỏi tôi có nghe không và tôi nghĩ gì. Trước khi gác máy ông nói thêm :

        «Những gì tôi thấy ở đây thuật là phi thường. Công cuộc tổ chức không thể tưởng tượng được và dân chúng có một khí phách kỳ lạ. Với tất cả những lá bài ăn nay, Hitler có thể dám làm bất cứ chuyện gì.»

        Biết đập sắt khi còn cháy đỏ, Hitler thấy rằng ông Duce không phải đã lãnh đạm với các cuộc biểu diễn uy lực và đám đông, nên đã đưa ra các căn bản cho những thỏa hiệp mà về sau trở thành Thỏa hiệp Thép. Nhưng tất cả những điều đó đã thuộc về Lịch sử.

        Khi trở về La mã nhà tôi đã kể lại cho tôi từng chi tiết nhỏ của cuộc viếng thăm. Tôi ngạc nhiên nhất là cảm nghĩ mà ông còn giữ về guồng máy chiến tranh của Đức.

        «Phải bà biết được, Rachele. Thật không tưởng tượng được. Tôi chưa bao giờ trông thấy một bộ máy mà các bộ phận chạy một cách hoàn hảo như vậy».

        Rõ ràng rằng con người vừa tiếp đón ông Duce năm 1937 không còn là con người nhút nhát, co ro trong một chiếc áo mưa nhựa quá rộng và không biết làm gì với chiếc nón màu xám khi bước xuống phi cơ tại Venise — mà một ký giả Pháp đã mô tả như là một anh thợ hàn nhỏ bé có vẻ như đang ôm cái bò (chiếc nón của ông ta) trước bụng. Thời đó nhà tôi đã cười nghiêng ngửa. Nhưng lần này ông trở về với vẻ bị chấn động. Nhà tôi đã gặp một lãnh tụ với cả một dân tộc sau lưng và nắm trong tay một guồng máy chiến tranh toàn hảo.

        Cảm nghĩ này thêm vào với cảm nghĩ trước đã kích thích ông suy nghĩ, rằng nếu có điều gì phải toan tính chống lại Hitler, nước Ý càng không bao giờ hành động một mình. Đấy là một giai đoạn mới trong chuyển biến tâm lý của ông Duce. Không bao giờ ông trù tính một cuộc «hôn nhân vì tình», nhưng ông đã nghĩ đến một cuộc «hôn nhân vì lợi». Nhất là trong khung cành một thỏa ước «chống — Komintern.»

        «Chủng tôi cố gắng lập, Benito nói, một mặt trận chống Bôn-sê-vít bắt đầu từ Bắc Hải cho đến Địa trung Hải đối với Âu châu. Ông Fuhrer và tôi cố cùng chung quan điểm về sự đột khởi của Cộng Sản tại Tây ban Nha. Có thể nói đây là lần đầu tiên chúng tôi thỏa hiệp được với nhau về công cuộc phòng thủ chống chủ nghĩa Bôn-sê-vít, chúng tôi sẽ bành trướng và cũng cố hệ thống phòng thủ này».

        Tuy nhiên nhà tôi có đề cập thêm một quan điểm mà mãi đến năm 1940 ông vẫn chưa từ bỏ, nghĩa là năm nước Ý bắt đầu tham chiến.

        «Về phần tôi, tôi nhìn kế hoạch này dưới khía cạnh thuần túy phòng thủ, không nhằm một mục tiêu quân sự cấp thời nào, không có ý tưởng xâm lược nào. Nếu thành công trong việc kết hợp một khối các dân tộc thật mạnh mẽ, lúc đó, chúng tôi dễ thuyết phục Mạc tư Khoa là chỉ nên giới hạn hành động trong phạm vi lãnh thổ Nga mà thôi. Ý quốc và Đức quốc là tượng trưng cho thế giới la tinh và thế giới thuộc chủng tộc Đức. Sứ mạng của cả hai là bảo vệ nền văn minh Âu Châu và là nền văn minh thiên chúa giáo chống lại mọi sự xâm nhập của chủ nghĩa Bôn-sê-vít và vô thần».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Ba, 2019, 12:39:37 am

        Đấy chỉ là lời nói đầu môi, nhưng tôi lặp lại một lần nữa : ngay từ 1937, Mussolini cho rằng Đức quốc là một cường quốc nên được coi là bạn hơn là thù. Từ đó đối với ông chỉ còn có việc là cố tránh điều tệ hại nhất, nghĩa là chiến tranh. Nhưng khi ông thấy rằng điều này không thể được vì lý do thái độ quá mờ ám vô lý của Pháp và của Anh, đến phiên Benito Mussolini nhảy ùm xuống nước, Quả thật, ông cũng còn bị thúc đẩy bởi nhiều tình cảm khác ; chúng ta sẽ trở lại.

        Ngoài ra một chi tiết nữa cũng đập mạnh vào nhà tôi nhân chuyến công du này : óc khôi hài của Hitler.

        Trong cuộc diễn hành tại Bá lính, chiếc gậy của nhạc trưởng điều khiến dàn quân nhạc đã vượt khỏi tay ông ta và rơi vào đầu một đồng hạn. Người này có hành động đột ngột khiến một con ngựa giật này mình lồng lên cho đến tận khán đài nơi nhà tôi và ông Fuhrer đang đứng, Trong giây lảt, Hitler rất bực bội vì việc rủi ro ấy, vẻ mặt thộn ra trông rất tức cười. Nhưng thấy nhà tôi vui vẻ ông ta cũng yên lòng.

        « Tôi nói với ông ta rằng những chuyện rủi ro như vậy cũng đã từng xảy ra tại Ý. »

        Lúc ấy ông ta nghiêng người nói nhỏ vào tai tôi :

        « Ông có đoán ra cầu chuyện này sẽ kết thúc ra sao với người binh sĩ khốn khổ ấy không. Chính ngay giờ đây guồng máy tổ chức hoàn hảo của Đức đã bị rung chuyển rồi. Ông Tướng sẽ phạt ông Đại tá, ông này cũng làm như vây đối vời ông Thiếu tá, ông Thiếu tá sẽ phản xạ cùng một hình phạt kỷ luật lên ông Đại úy. Đến lượt ông Đại úy sẽ phạt ông Trung úy, ông này sẽ phạt lại ông Thượng sĩ. Ông Thượng sĩ sẽ không chậm trễ phạt ông Trung sĩ, ông Trung sĩ sẽ lại đổ trút lên viên Hạ sĩ, ông Hạ sĩ này cũng lại... khốn khổ cho chú lính ! »

        Tôi nhớ rằng tám năm sau, trong một tình thế nguy hiềm hơn, Hitler chắc cũng đã chứng tỏ óc hài hước này vào tháng 7 năm 19441 khi ông chỉ cho nhà tôi và con tôi Vittorio đi theo bố, những thiệt hại gây ra bởi trái bom mà ông suýt nữa là nạn nhân.

        « Quí vị biết không, ông ta nói, cái quần của tôi rách bươm. May thay, chẳng có phụ nữ nào trong khu vực gần đó. Nếu không, các bà các cô sẽ được chứng kiến một quang cảnh khá hi hữu... »

        Lần đầu tiên tôi thấy Hitler là vào tháng 5 năm 1938. Quả thật là từ xa vì tôi ở mãi trên lầu một của Điện Palazzo Venezia, nhưng thế cũng đủ. Vì, một mặt tôi không thích chường mặt ra chỗ công cộng, mặt khác tôi không bao giờ có cảm tình nhiều với ông Fuhrer mặc dầu ông ta chẳng làm gì phiền tôi cả, trái lại. Mỗi khi có cơ hội, ông gởi cho tôi đầy quà biếu, và tôi đã từng là đối tượng của các sự quan tâm đặc biệt của ông ta.

        Chẳng hạn vào cuối cuộc du hành tháng 5 năm 1938 ấy, ông ta đã gởi tặng tôi một giỏ họa lớn đến nỗi người ta không thể nào đưa nó qua cổng Villa Torlonia được. Phải tháo rời nó ra mới đưa vào được. Tôi liền so sánh một cách máy móc với giỏ hoa mà nhà Vua gởi tặng tôi nhân dịp tuyên cáo sự thành hỉnh của Đế quốc Ý một năm trước đó, và với tâm địa xấu thường lệ, tôi tự bảo là trả giá cho một đế quốc không bao nhiêu.

        Cũng tiếp theo sau đó, khi đến gặp nhà tôi tại Đức năm 1943, sau khi ông được giải thoát khỏi lâu dài Gran Sasso, không ngày nào mà ông Fuhrer không tặng hoa và quà đủ mọi loại cho tôi.

        Để đưa tôi từ Đức trở về Rocca đelle Caminate khi nhà tôi trở lại Ý, trước khi sáng lập nền Cộng hòa xã hội Salô, Hitler một lần nữa chứng tỏ lòng ưu ái của ông bằng cách để cho tôi sử dụng chiếc xe riêng của ông ta. Đến mức làm cho phân đội s.s. đang canh gác tại Rocca delle Caminate phải một phen sợ hãi hết hồn, vì tưởng rằng chính đích thân Hitler bước xuống xe.

        Đề trở lại với hậu trường của sự xích lại gần nhau giữa Ý và Đức, tôi nhớ lại ông Duce đã nói tại Villa Torlnia rằng mọi người phải đi đến Điện Palazzo Venezia kể cả người giúp việc trong nhà. «Đấy sẽ là một quang cảnh không thể bỏ qua», ông nói thêm.

        Tôi không kể lại cuộc viếng thăm này thêm vì nó đã được kể lại không biết bao nhiêu lần rồi. Nhưng tôi có thể nói rằng sự kiên nhẫn và tài ngoại giao của nhà tôi bị đặt trước một cuộc thử thách gay go trong 6 ngày viếng thăm La mã đó của Fuhrer.

        Thủ phạm của tình trạng tinh thần căng thẳng này là nghi lễ, bởi vì theo nghi lễ, chủ nhân để tiếp Fuhrer là Vua Ý. Thế mà, vì Hitler không ưa Victor Emmanuel. Vả chăng ông này cũng chẳng ưa gì ông khách, do đó giữa hai vị quốc trưởng đã có những sự chỉ trích lẫn nhau qua ông Duce.

----------------------
        1. Đọc : « Những trận đánh lịch sử của Hiller » —  Sông Kiên in lần thứ tư.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:30:35 pm

        Chuyện bắt đầu xảy ra ngay khi ông Fuhrer đến, ngày 3 tháng 5 năm 1938, tại nhà ga Saint- Paul ở La mã. Lúc xuống xe, ông ta được tiếp đón bởi một vị quốc vương nhỏ thó bao quanh bởi các Tướng lãnh ăn mặc lòe loẹt. Vì tôn trọng nghi lễ, nhà tôi đứng lùi ra sau một tí. Đột nhiên Hitler bỡ ngỡ, không hiểu gì cả. Trong trí ông, người lãnh đạo nước Ý, mà ông ta đã tiếp đón long trọng và hết sức nồng hậu tại Đức, là Mussolini. Vậy thì tại sao ông ta lại được tiếp đón bởi một ông vua nhỏ bé bao quanh bởi các tướng lãnh lòe loẹt trong khi đó ông Duce, bạn ông ta lại đứng chờ một bên ? Chi tiết ấy làm ông ta tỏ vẻ không vui với nhà vua.

        Khi vừa ra khỏi nhà ga, ông ta liền hỏi Mussolini ở đâu. Người ta trả lời rằng vì lý do nghi lễ, ông Duce đã đi về, vì ông ta, Fuhrer, phải đến Hoàng cung Quirinal là nơi ông ta sẽ trú ngụ.

        Đột nhiên vẻ bất bình của Hitler tại tăng thêm, ông ta càu nhàu với tất cả mọi thứ; nhưng chỉ một cách kín đáo, vì ông ta cũng lịch sự, nhưng ông vẫn cứ càu nhàu như thường. Càu nhàu về chiếc xe song mã đưa ông đi bằng cách tự hỏi không biết dòng họ Sayoie có nghe nói đến xe hơi bao giờ chưa, càu nhàu về Điện Quirinal mà ông cho là một bảo tàng viện thượng cổ ; về triều đình mà ông cho là phản động và chống quốc xã. Ông ta còn đưa ra cả một lời phán đoán nghiêm khắc về bữa tiệc do nhà vua đãi mà ông thấy là cách dọn ăn «có vẻ tùy hứng» và các món ăn «quá nghèo nàn».

        Khi Benito kể lại cho tôi những lời phê bình ấy, tôi phải thú nhận là đã có vẻ có ít nhiều sự tán đồng, nhưng nhà tôi không để cho tôi có thì giờ phát biểu ý kiến.

        «Ấy, bà chớ có xen vào nữa chứ, ông kêu lên. Tôi đã mang nặng trên lưng cả ông Hitler lẫn nhà vua rồi...»

        Bởi vì về phía ông ta, Victor Emmaunel cũng đã phát biểu những nhận xét chua cay về ông khách trứ danh của mình.

        Ông ta đã lặp lại với các người thân tín rằng Hitler là một kẻ «bị lệch lạc về mặt tâm sinh lý» và kể lại rằng một đêm ông Fuhrer đòi cho được một người hầu phòng đàn bà để làm lại giường dưới sự chứng kiến của ông ta. Tóm tắt, nhà tôi phải canh chừng thường trực sao cho những tác động tỏ thái độ này không trở thành các chuyện đáng tiếc về ngoại giao.

        Mãi đến ngày 9 tháng 5 Hitler mới tìm thấy lại được nụ cười : hôm ấy ông rời La mã đi Florence và từ đó được ở một mình với ông Duce. Phần còn lại của chuyến du hành xảy ra trong sự thoải mái hoàn toàn. Tại Florence chẳng hạn, ông Fuhrer đã tỏ ra hoan hỉ trước nghệ thuật phong phú của thành phố, đến nỗi ông tuyên bổ rằng nếu một ngày nào đó phải nghỉ ngơi, ông sẽ đến Florence.

        Khi nhà tôi kể lại với tôi rằng Hitler đã sững sờ thán phục những gì mà ông ta trông thấy, tôi lại nghĩ đến một rủi ro suýt xảy đến cho ông ta ngay một trong các đêm đầu tiên ông đến La mã, trong lúc ông đi viếng thành phố có nhà tôi tháp tùng. Trước đấu trường Colisée, ông ta bị quang cảnh một di tích cổ được ánh đèn chiếu sáng tuyệt vời quyến rũ đến nỗi phải nhô người ra khỏi xe để nhìn ngắm, đến mức mất thăng bằng. Lúc trở về Benito kể lại rằng nếu ông không nắm quần ông ta kéo lại thì ông Fuhrer chắc chắn là đã bị té xuống đường.

        Tôi chưa bao giờ đọc thấy rằng trong vô số dây liên kết cột chặt Hitler với Mussolini, có một chiếc thắt lưng quần. Xin bố cáo cho những ai ưa khám phá mặt trái của lịch sử !

        Để trở lại với những điều nghiêm chỉnh hơn, nhà tôi có cho tôi biết rằng, khi cuộc du hành này chấm dứt, ông Fuhrer trở về, lòng cương quyết hơn bao giờ hết là phải có nước Ý và ông Duce về phe mình, nhất là sau khi ngắm nhìn cuộc thao diễn hải quân vĩ đại ngày 5 tháng 5 tại Naples. Hôm ấy, khi thấy tất cả tàu ngầm, tuần dương và thiết gỉảp hạm ấy, Hitler đã nói với ông Duce rằng vai trò của Ý phải là vai trò ưu thế trên các đại dương nhất là tại Địa Trung Hải. Quang cảnh mà ông ta trông thấy ngày 5 tháng 5 có lẽ là một trong những lý do khiến ông ngưỡng mộ Mussolini. Chắc đó là sự thật bởi vì người Anh phải vội vàng đánh chìm ba trong các chiến hạm đẹp nhất của Ý, ngay từ những tháng đầu tiên Ý tham chiến, tại chính trong hải cảng Tarente.

        Điều đáng ngạc nhiên nhất trong các mối tương quan giữa Hitler và Mussolini là các cảm tình đã thúc đẩy người này cũng như người kia.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Ba, 2019, 12:23:17 am

        Đối với Hitler, ông Duce là bậc thầy. Trong văn phòng của ông tại ngôi « Nhà Nâu » ở Munich chỉ có chưng một bức chân dung của Frẻdẻric II và một bức tượng tạc Mussolini. Ông Fuhrer đã nể trọng nhà tôi thật sự. Mỗi lần nói đến ông Duce, với các cộng sự viên riêng của ông cũng như với các cộng sự viên của nhà tôi, ông để lộ ra niềm cảm động sâu xa. Đó là trường hợp đã xảy ra một hôm, nhân một cuộc tiếp kiến Ciano. Nhà tôi cũng có nói rằng Hitler gần như muốn khóc khi rời nước Ý sau khi cuộc du hành tháng "5 năm 1938 chấm dứt. Năm 1943. khi Edda, con gái tôi đến Đức sau khi cha nó bị bắt, nó được Fuhrer tiếp kiến, trong dịp này ông ta run rẩy vì cảm động khi nó kể lại các biến cố :

        « Nhưng tại sao ông ấy không chịu bảo trước cho tôi biết ? Ông ta lặp đi lặp lại luôn miệng. Sao ông ấy lại có thể làm một chuyện như thế ? Tại sao ông ấy lại mang thân đi nạp vào miệng cọp bằng cách đến dinh ông Vua đó? Tỏi đã nhiêu lần nói rằng ông ấy phải coi chừng cái ông Vua giả nhân giả nghĩa đó ! »

        Vài tuần sau, con trai tôi, Vittorio cũng đến Đức và cùng mục kích cảnh tương tự, ứa nước mắt, giọng rung động vì sung sướng, Hitler báo cho Vittorio biết rằng ông Duce đã được Skorzeny1 giải thoát và sắp đến nơi. Và khi ông đến, Fuhrer không làm bất cứ cố gắng nào để che giấu sự cảm động của mình. Trong lúc tất cả nhân vật cao cấp Quốc xã đang chào kính, đứng ngay đơ như cán chổi, thì ông ta nồng nhiệt bắt tay ông Duce, ôm lấy tay ông rồi lùi lại ngay để ra hiệu cho Vittorio đến hôn cha.

        Tỏi vẫn thường hỏi Benito lý do của thái độ ấy. Mỗi lần nhà tôi trả lời rằng đấy là vì khi lên cầm quyền, Hitler đã khám phá ra tại Ý, một chế độ giống như ông đã tưởng tượng. Vậy thì Mussolini là bậc thầy của ông ta, người mà tiếp theo đó, ông ta phải vay mượn nhiều ý tưởng, và bắt chước hầu hết các điều đã được nhà tôi, thực hiện. Lý thuyết « vùng đất sinh sống » là lý thuyết của Mussolini là người muốn cấp cho dân Ý đất đai để sinh sống và làm việc. Đối với nhà tôi đó là một sự tiếp diễn hữu lý của các kinh nghiệm mà ông đã sống lúc còn niên thiếu và của những gì ông khám phá được một khi lên cầm quyền : hàng triệu người Ý đã phải ly hương để tìm đất sống. Đối với Hitler, lý thuyết ấy trở thành lý thuyết bành trướng bằng cách xâm hại, bằng cách đè bẹp nhân cách các dân tộc bị chiếm đóng, trong khi người Ý thì chủ trương thích nghi hóa.

        Phong trào «Balilla» phát xít đã gợi ý cho tổ chức thanh thiếu niên Hitler Quốc xã; kiểu chào phát xít mà nhà tôi sáng chế ra, chính yếu là vì lý do vệ sinh, để khỏi phải siết hàng trăm bàn tay, là nguồn gốc của kiểu chào Hitler ; đoàn thanh niên «Áo nâu quốc xã» là sự chuyển dịch tại Đức, các thanh niên «Áo đen phát xít». Đấy mới chỉ là vài ví dụ,

        Nói tóm lại, về phần Hitler thì đó là « tiếng sét ái tình». Ngược lại, về phần nhà tôi thì lại khác: quả thật là ông đã cảm động vì các sự chú tâm của ông Fuhrer ; ông ngưỡng mộ sức mạnh quân sự của Đức và sự thuần nhất của một dân tộc đã đưa Hitler lên cầm quyền, nhưng ông không thể tự ngăn mình cảm thấy một niềm sợ hãi nào đó trước sự biến đổi này của Đức quốc.

        Cỏ thể nói rằng khi liên minh với Hitler, thì trong tâm trí của Benito Mussolini, đấy là một cuộc «hôn nhân vì lợi».

        Điều bi thảm là, kể từ năm 1940, ông Duce đã dần dần mất đi khả năng kiếm soát liên minh này và chẳng bao lâu sau, không phải ông là người chủ động nữa, mà là Hitler.

        Tại sao có sự thay đổi ấy ? Bởi vì một người là nhà độc tài, còn người kia không phải thế ; bởi vì một người có đằng sau lưng mình cả một dân tộc thiện chiến, trong khi người kia đã quên rằng tháng 9 năm 1938, ông ta đã được tiếp đón như một vị anh hùng khi từ hội nghị Munich trở về, vì lẽ ông ta đã cứu vãn được hòa bình , bởi vì các tướng lãnh của Hitler chỉ có mình ông ta là Tư lệnh tối cao, trong khi Tướng lãnh của quân đội Ý còn có nhà vua bên trên ông Duce, tạo thành một thứ bào chữa khi họ đứng ở ngả ba đường. Nếu tôi muốn tỏ ra nghiêm khắc hơn, tôi cũng có thể nói rằng các lãnh tụ quân sự Đức đều là những nhà quân sự chính cống cho đến tận cội rễ, trong khi vài Tướng lãnh Ý chỉ là nhà binh qua bộ quân phục.

-----------------
        1. Đọc « Hitler và những sứ    mạng bi mật Skorzeny » — Sông Kiên xuất bản.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Ba, 2019, 04:29:36 pm
         
(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/52898523_385530878843465_1207929379854745600_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_oc=AQlLb3X3tBO51xpafAkaHtjZm7asuT3ou7yM7NyXEAzgPiboQkOfVSWuTLS2tAGDd5Q&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=eae363d491f1b85b71ddc2f97ec1c014&oe=5D16007D)
Một khuôn mặt lớn của đảng phát xít Dino Grandi đối thủ chính của Mussolini

        Hơn thế nữa : theo nhà tôi, quân đội Ý sẽ bị gạt ra khỏi chiến trường, nhà Vua sẽ bị lưu đày không biết tận đàu, và nước Ý sẽ bị đặt dưới quyền của một viên Gauleiter, như trường hợp của Ba lan, Tiệp khắc, và biết bao nhiêu xứ khác, nếu bộ tham mưu Đức là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định.

        Chỉ có tình bạn và sự nể trọng mà Hitler dành cho ông Duce mới giúp cho xứ tôi tránh khỏi số phận ấy.

        Chính tôi cũng có bằng chứng về tình trạng tinh thần ấy của người Đức khi về đến Rocca délle Caminate ngày 3 tháng 11 năm 1943. Tôi từ Đức trở về và nhà tôi đã về trước tôi để bắt đầu thành lập Chính phủ của nền Cộng hòa xã hội Ý.

        Khi về đến nhà, tôi khám phá ra một việc làm tôi giận điên lên : Benito rút lui vào một phòng để làm việc không ngừng nghỉ — lúc ông đang ở tại nhà ông — trong khi đó quí ông sĩ quan người Đức, những người dưới quyền sai bảo của ông, và là những người có nhiệm vụ canh giữ an ninh cho ông thì lại ăn ở một cách có tiện nghi làm như là nhà của họ. Những đôi giày ống bóng loáng của họ sắp dài trước cửa các phòng đã được cấp cho họ. Tất cả thực phẩm đều bị ngốn hết và người hầu phòng đáng thương của chúug tôi bối rối không biết chừng nào.

        Sự thể không còn được kéo dài hôm ấy. Tôi giải thích cho viên Đại tá của họ rằng nhà tôi không phải là một khách sạn và càng không phải là một trại lính. Vậy họ phải dời đi ở chỗ khác. Lời yêu cầu được thực hiện ngay lập tức.

        Tối đi đến chỗ kết luận rằng người Đức, một dân tộc rất kỷ luật, biết tôn trọng những kẻ đối đầu với họ... hoặc là nghiền nát những kẻ ấy. Trong trường hợp của tôi, họ tuân lời. Tôi tin là sự thể cũng sẽ y như vậy giữa Mussolini và Hitler, nếu như ông Duce là chủ nhân ông độc nhất của nước Ý và nếu ông không phải chia xẻ với hai chủ thể khác chiếc giường hôn phối của quyền lực.

        Với sự hậu thuẫn của quan điểm này, tôi có thể tiết lộ rằng nhiều lần nhà tôi đã trách Hitler là không thông báo cho ông biết trước các quyết định quân sự và chính trị mà ông ta cho áp dụng. Mỗi lần như vậy Hitler giải thích rằng nếu Mussolini là người duy nhất lãnh đạo nước Ý, ông ta sẽ cho ông biết. Nhưng vì Hitler không tin vào Bộ Tham mưu Ý mà lãnh tụ tối cao lại là Victor Emmanuel, ông thích không tiết lộ các kế hoạch của ông hơn .

        Tuy nhiên không một ai trong bộ tham mưu Đức lại còn nghi ngờ một tí gì về lòng chung thủy của Mussolini. Chính từ chỗ đó mà tình thế trở nên mâu thuẫn : nhà tôi lãnh đạo một xứ và trong tước vị này phải đối xử với một đồng minh ngưỡng mộ ông sâu xa. Tất cả mọi chuyện lẽ ra phải diễn tiến tốt đẹp nhất trong một thế giới tốt đẹp nhất; nhưng vì Mussolini biết tôn trọng các định chế, chính ông bị bắt buộc không làm gì cả để chống lại bộ tham mưu Ý vốn trực thuộc nhà Vua và tạo thành chưởng ngại vật chính cho một sự hợp tác tốt đẹp nhất với nước Đức.

        Tôi phải thừa nhận rằng các biến cố rủi thay đã khiến cho Hitler có lý, nhất là về sự chung thủy của nhà Vua đối với nhà tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Ba, 2019, 09:22:05 pm

14

MUSSOLINI VÀ QUỐC VƯƠNG Ý

        Victor - Emmanuel Iii và Mussolini gần như là những người đã biết nhau từ lâu khi họ gặp nhau ngày 30 tháng 10 năm 1922 tại Hoàng cung Quirinal.

        Họ đã gặp nhau hai lần trước cuộc gặp gỡ lịch sử ấy. Lần đầu, tại bệnh viện Cividale, trong thời kỳ Đệ I Thế Chiến. Lúc ấy nhà tôi ở trong quân đội và đang nằm nhà thương để điều trị bệnh phó thương hàn khi nhà vua đến đấy mở cuộc viếng thăm thanh sát.

        Họ không nói gì với nhau lần đó, nhưng trái lại khi họ gặp nhau lại sáu tháng sau — vẫn trong một bệnh viện, bệnh viện Ronchi — họ nói chuyện với nhau một lát.

        Nhà tôi nằm dán xuống giương, trong tình trạng thập tử nhất sanh, bị cơn sốt hành hạ. Các bác sĩ vừa lấy ra khỏi người ông 43 mãnh đạn trái phá nổ tung trong một cuộc thực tập mà tôi đã nói trước đây.

        Victor-Emmanuel yêu cầu được gặp Trung sĩ Mussolini. Tại sao ? Bởi vì chắc chắn là ông ta không quên rằng, trong đời sống dân sự, Mussolini là giám đốc một nhật báo có rất đông độc giả và rằng cho đến lúc đó ông vẫn luôn luôn truyền bá một chủ nghĩa chống hoàng gia dữ dội. Tuy nhiên Mussolini chỉ có một mình, ông không còn ở trong chính đảng nữa. Ông theo đường lối nào ? Có lẽ nhà vua bị lay chuyển bởi những ý tưởng đó trong đầu, khi đi về phía chiếc giường mà người ta vừa chỉ cho ông ta. Mặt xanh xao, mắt lòi ra, Benito đang nằm nghĩ trên đó.

        «Chắc ông đau lắm, Mussolini, nhà vua nói :

        — Cả một khổ hình, thưa Bệ Hạ, nhưng phải chịu đựng.

        —  Ông có nhớ không ? Tôi đã gặp ông sáu tháng trước tại bệnh viện Cividale. Tướng M... đã nói với tôi nhiều điều tốt đẹp về ông.

        —  Tôi xin cảm ơn Bệ Hạ. Tôi bao giờ cũng chỉ làm tròn bổn phận như tất cả các binh sĩ khác.

        —  Tôi biết, tôi biết. Tốt lắm Mussolini...»

        Và cuộc đàm thoại sau này trở thành có tính cách lịch sử, dừng lại tại đó.

        Ngày 30 tháng 10 năm 1922 — năm năm sau nhà vua và nhà tôi lần này phải gặp nhau tại Hoàng cung Quirinal. Một người là kẻ chiến thắng người kia vừa chịu một cuộc «bán thất bại» và chỉ gọi đến Mussolini dưới áp lực của các biến cố do mối lo sợ rằng sẽ bị mất ngôi. Victor-Emmanueì cần phải đưa ra chứng cớ về tình bạn và phải chấp nhận đánh ván bài. Mussolini thì muốn lãnh đạo xử sở, làm cho Ý trở thành một đại cường và làm cho bộ máy hoạt động trở lại. có hay không có nhà vua, không quan trọng đối với ông lắm. Nhưng vì quốc vương còn đó, lại muốn hợp tác với sự thành tín, thì tại sao không ? Ông ta không chừng lại có thể là một cái nhân chung quanh đó dân tộc Ý sẽ đoàn kết nhau lại với người lãnh đạo chính phủ, chứ không phải là lãnh tụ chánh đảng, là ông, Mussolini.

        Nhà Vua không thực hiện một công việc xấu xa, bởi vì Mussolini đã tạo thành một đập ngăn chận hữu hiệu chống lại sự phát triển của chủ nghĩa Bôn-sê-víl — chủ nghĩa Cộng sản thời đó — vốn chắc chắn không quên bắt dòng họ Sayoie chịu đựng, nếu nó thắng, cùng chung số phận đã được dành cho Nga Hoàng Nicolas II. Ngoài ra, muốn bắn một mũi tên trúng hai con chim, Victor-Emmanuel III rứt khỏi được cùng một lúc, cả một đám chính khách mà ông bó buộc phải để ý đến trong tư cách là Quốc vương theo hiến pháp, mà bây giờ không còn giúp ích gì cho ông ta nữa.

        Nhà tôi cũng làm được một việc tốt. Ông đã tránh được một cuộc cách mạng đổ máu, nắm chính quyền mà vẫn tôn trọng được các nguyên tắc dân chủ, nhưng vẫn luôn luôn là kẻ thắng trận, Bình luận về biến cố này, về sau ông có nói :

        « Dòng họ Sayoie lần thứ nhì đi vào La mã bằng xe « rờ-mọt ». Trước đó, được Garibaldi kéo, và sau đó là do đảng phát xít ».

        Ngay từ những phút đầu tiên của cuộc gặp gỡ ngày 30 tháng 10 năm 1922, thái độ đã dứt khoát : nhà Vua mặc quân phục và do đó muốn còn là người lãnh đạo quân đội, nhà tôi đã cởi bỏ chiếc áo đen của phát xít, để mặc một chiếc ảo khác, trắng, cổ cồn và một chiếc áo khoát đuôi tôm (redingote), một bộ y phục thích nghi với tước hiệu, nghi thức. Nỏ cũng có nghĩa là ông muốn tôn trọng uy quyền đương nhiệm.

        Chính vì vậy mà quyền chính được chia xẻ cho hai người : nhà vua trị vì và giữ quyền lãnh đạo quân đội, Thủ Tướng chính phủ cai trị.

        Mussolini được đặt trụ sở chính phủ tại Palazzo Chigi, rồi đến năm 1929, tại Palazzo Venezia. Cứ mỗi thứ năm và thứ hai, cho đến khi chiến tranh bùng nổ, nhà tôi lại khoát chiếc áo choàng có đuôi, đội chiếc nón cao nghệu đi đến Hoàng cung Quiniral để xin vua phó thự các đạo luật, sắc lệnh, các văn kiện bổ nhiệm Tổng Trưởng, và các nhân viên quân sự cao cấp. Nhà vua nghiên cứu rất kỹ và đôi khi lẩm bẩm mấy câu trước khi áp chữ ký của mình. Nhưng ông luôn luôn ký.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Ba, 2019, 08:40:05 pm

        Tổng quát, một sự hợp tác khả ngay thẳng đã được thiết lập giữa nhà vua và nhà tôi, về phần nhà vua vẫn giữ một căn bản để phòng khi cao khi thấp, nhưng về phần ông Thủ Tướng thì không có một hậu ý nào khác, thành thật mà nói, tôi tin rằng ông Duce luôn luôn tiếc là đã không có được một nhà vua có vóc dáng cao lớn, vạm vỡ, như hình ảnh các quốc vương của những quốc gia miền Bắc Âu. Khi giận nhà vua, ông có thể buột miệng nói:

        «Đấy là một con người nhỏ thó so với một nước Ý đang trên đường tiến tới vĩ đại, vinh quang».

        Vá chính vì vấn đề vinh quang vĩ đại này mà các vụ đụng chạm đã xảy ra. Nhà tôi muốn làm cho Ý quốc trở thành một đại cường, có uy lực và được kính nể. Trên bình diện chính trị, xã hội và ngoại giao đó là đường lối đang tiến hành. Nhà vua để tự nhiên, vậy thì về mặt này không có vấn đề.

        Những lưu ý duy nhất của nhà vua bắt đầu từ một ý tốt khi ông ta trách cứ ông Duce đã dùng phi cơ nhiều quá :

        «Nếu ông ta cứ ngăn không cho tôi làm điều tôi muốn, tôi sẽ lại trở thành có khuynh hướng cộng hòa», nhà tôi càu nhàu.

        Nhưng ở đấy cũng vậy, chỉ là sự cau có gắt gỏng chớ không là gì khác hơn. Đến khi xảy ra vụ Matteotti, Victor Emmanuel liền đánh ván bài, từ chối không nghe theo vài lời khuyên của các chính khách nhằm thanh toán Mussolini. Ít lâu sau, ngày 11 tháng 2 năm 1929, để làm quà, Mussolini đã dâng tho ông ta sự hòa giải giữa dòng họ Sayoie với Tòa Thánh. Tôi xin đoan xác về vấn đề này rằng nhà tôi đã được miễn hôn, một cách ý nhị, chiếc nhẫn của Đức Giáo Hoàng nhân cuộc yết kiến mà Pie XI đã chấp nhận cho ông.

        Như thế, ông muốn công khai chứng tỏ sự độc lập của ông trong tư cách là Thủ tướng chính phủ đối với Giáo hoàng.

        Các sự chấp tranh nghiêm trọng xuất hiện khi ông Duce muốn đụng đến một trong những thừa số cuối cùng của sự vinh quang vĩ đại của Ý : quân đội.

        Chỉ với ý thức cái tiến quân đội mà nhà tôi muốn nhúng tay vào, nhưng lập tức Victor Emmanuel phản kháng : tất cả những gì dính dáng đến quân đội đều thuộc ưu quyền của Hoàng gia, do đó thuộc lãnh vực cấm chỉ.

        Chẳng hạn một hôm Bento muốn áp dụng một kiểu đồng phục khác. Cho đến lúc ấy, binh sĩ Ý mặc một chiếc va-rơ với chiếc cổ áo có gài nút rất chật chội và ngay khi có thể, họ mở nút lập tức, điều này tạo ra cảnh luộm thuộm. Với óc thực tế, nhà tôi tự nhủ rằng, nếu có một kiều cổ áo khác, binh sĩ sẽ không cởi nút nữa.

        Đấy là cả một thảm kịch và phải mất hàng tháng giải thích, nghiên cứu, hội họp các ủy ban, nhà Vua mới chịu ký các điều khoản mới.

        Một lần khác, nhà tôi quyết định hủy bỏ chiếc xà cạp mà binh sĩ mang từ hồi Đệ I Thế Chiến. Chính ông cũng đã mang nó và thấy nó làm hại binh sĩ trên hai bình diện : thời gian và sức khỏe. Thời gian, vì để quấn xà cạp, phải mất mấy phút, và còn nữa, đôi khi nó dãn ra, trông chẳng đẹp tí nào. Sức khỏe là vấn đề làm Benito quan tâm nhất, vì nó làm cản trở máu lưu thông và còn tạo thành một chỗ dễ làm độc nữa. Lại không khí căng thẳng mới, lại hội nghị mới, giải thích mới. Một lần nữa nhà Vua đã ký và binh sĩ Ý được mang giày cao cổ.

        Cuộc khủng hoảng to lớn thật sự đầu tiên giữa Victor-Emmanuel và Mussolini năm 1928 bùng nổ tiếp theo sau vụ biểu quyết đạo luật tuyển cử biến Đại Hội đồng phát xít, do nhà tôi chủ tọa, thành một cơ chế hiến định.

        Do những điều khoản mới ấy, Đại Hội đồng trở thành bộ phận chính của guồng máy Nhà nước, bởi vì Đại Hội đồng phải được hỏi ý kiến về tất cả các vấn đề liên quan đến hiến pháp. Trong số đó có vấn đề kế vị ngai vàng, vấn đề đặc quyền của Triều đình v.v... Để đơn cử một ví dụ, nhà vua không còn có thể lật đổ Thủ tướng nữa nếu không hỏi ý kiến Đại Hội đồng trước. Mười lăm năm sau, Victor-Emmanuel đã dùng đạo luật ấy, mà lúc ấy ông đã không mấy thích, để loại trừ nhà tôi.

        Giận dữ, ông xác nhận với ông Duce rằng, đảng phát xít không việc gì mà chen vào nội bộ của triều đình. Sự kế vị, theo ông ta đã do Hiến pháp qui định và nếu một chính đảng xen lấn vào vấn đề kế vị trong lòng một nền quân chủ, thì nền quân chủ kể như cáo chung rồi...

        Sự việc không đi quá xa. Trong thực tế, theo các nhận định của nhà tôi, \ictor-Emmanuel đã sợ rằng đảng phát xít sẽ mang giao ngai vàng, sau khi ông ta chết, cho Quận Công Aoste, cháu ông ta, người mà ai cũng biết là có rất nhiều cảm tình với chủ nghĩa phát xít. Vả chăng, ông Quận công này đã tham dự vào cuộc diễn hành của lực lượng Áo đen trước Hoàng cung Quirinal ngày 31 tháng 10 năm 1922, và vì phải đứng chứng kiến từ trên bao lơn, đàng sau ông chú, ông Quận Công phải leo lên bằng một cầu thang riêng và phải lấy tay giữ kín cổ áo vét để nhà vua không trông thấy chiếc áo đen bên trong.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:31:18 am

        Rồi, từ 1928 đến 1938, gần như không có vấn đề gì. Mỗi thứ hai và thứ năm, «Ông Thủ tướng», như nhà vua vẫn gọi theo nghi lễ, đến gặp «Đức Vua» tại Điện Quirinal. Những tương quan thuần túy cá nhân dường như cũng đã nảy sinh và nối kết giữa hai người. Một hôm Benito đến bên giường của Victor-Emmanuel III đang bị bệnh và nhà vua thình lình hỏi ông :

        «Này ông Mussolini thân mến. Làm sao mà ông lại có được những trái táo lớn để dùng vậy ? Tôi chỉ được dọn những quả táo nhỏ thôi làm như không thể có táo lớn vậy. Tôi chẳng hiểu gì cả.»

        Ông Duce cho mở một cuộc điều tra kín đáo và khám phá ra rằng nhà vua sợ các chi tiêu của hoàng cung lên cao quá, đã ấn định một số tiền khoán cho mỗi sự chi tiêu. Song le ông đã quên không chú ý đến các trào lượng giá cả, số lượng và phẩm chất của sản phầm. Người làm đôi khi bị bắt buộc phải chọn lựa các món rẻ tiền để có thể mua sắm những thứ còn lại.

        Khi Benito nói với tôi chuyện này, tôi tin ngay chẳng khó nhọc gì bởi vì tôi đã nghe đồn về một vài khía cạnh «tằn tiện» của nhà vua. Ngoài ra tôi không cảm thấy có cảm tình nhiều với ông ta và nhiều lần, nhà tôi phải ngắt lời tôi khi tôi bắt đầu kể là nhà vua của nước Ý phải dùng một chiếc ghế đẩu để leo lèn mình ngựa.

        Ngược lại, tôi rất trọng nể Hoàng hậu và rất có cảm tình với Hoàng Thái hậu Margherita de Sayoie. Tôi gặp bà năm 1926 tại Milan, thời đó tôi còn ở đấy nhân một cuộc trình diễn lại của đoàn « Passion du Christ», tại Thao trường mà Margherita cũng có đến tham dự.

        Tôi còn nhớ khi đang thấp giọng chỉ cho các con tôi Edda, Vittorio và Bruno, Hoàng Thái hậu ngồi ở đâu, thì một tùy viên tiến gần đến tôi.

        « Hoàng Thái hậu xin bà vui lòng đến gặp Ngài trong « lô » dành riêng, ông ta nói. Ngài muốn biết bà cũng như các cô cậu ».

        Ban đầu tôi từ chối :

        « Tỏi không có thói quen tháp tùng các bà Hoàng, tôi trả lời ông ta. Xin ông vui lòng chuyển đạt lời cáo lỗi của tôi lên Hoàng Thái hậu, nhưng tôi không thể cũng như không muốn làm rộn Ngài». Người tùy viên khẩn nài quá đến nỗi rốt cuộc tôi phải chấp nhận lời mời và đẩy các con đi trước, tôi tìm đến « lô » của Hoàng Thái hậu. Bà này rất dễ thương và cho đến ngày nay tôi vẫn không quên những lời nói khi bà tiếp đón tôi :

        « Tôi cố tâm làm quen với hiền nội ông Duce để nói với bà rằng dòng họ Sayoie phải luôn luôn biết ơn phu quân của bà về tất cả những gì ông đã làm và còn tiếp tục làm cho xứ sở chúng ta... »

        Khi bà qua đời vài tháng sau, tôi được biết bà đã chỉ định nhà tôi làm kẻ thi hành chúc thư. Bà cũng còn di tặng ông một chiếc mề đay nhỏ của Thánh Antoine mà Benito sau đó đeo mãi, cho đến lúc ông mất. Chiếc mề đay này đã bi cướp mất cùng với tất cả những gì trên mình ông.

        Vào mùa xuân 1930, trong thời kỳ êm ấm giữa ông Duce và nhà Vua, tôi được làm quen vói Victor-Emmanuel III và Hoàng hậu Hélène. Lần đầu tiên nhân một cuộc tiếp tân tại Hoàng cung Quirinal, tôi đang bực bội giữa đám mệnh phụ chung quanh đang điệu hạnh kiểu cách thì nhà vua tiến về phía tôi. Chỉ một nhóm các bà có tuổi đang nói chuyện tầm phào, ông ta bảo tôi, giọng chế biếm :

        « Người ta có cảm tưởng đang ở trong một trại gà ! »

        Đấy là những lời lịch sử duy nhất mà tôi được nghe và tôi thấy chúng có vẻ rất thực tế.

        Vài tuần sau, Hoàng hậu Hẻlène mời tôi dự một buổi diễn kịch để mừng cho con gái bà, Công chúa Marie de Sayoie. Hoàng hậu đã khẩn khoản rất nhiều với Benito để ông bắt tôi nhận lời mời. Do đó tôi đến, nhưng tôi rất bồn chồn vì tôi phải cho đưa con gái út, Anna Maria, bú, nó mới được vài tháng và tôi sợ quên giờ.

        Biết việc đó, Hoàng hậu trấn an tôi. Thỉnh thoảng bà nhìn đồng hồ và khi đến giờ, bà mời tôi về, vừa tặng tôi một đóa hoa hồng rất đẹp. Tôi rất cảm động vì cử chỉ đó, tử tế biết bao, giản dị biết bao !

        Sau đó, Hoàng hậu đặt thuộc quyền sử dụng của ông Duce một khu trong tòa nhà thuộc vùng săn bắn Castelporziano, gần La mã, để ông có thể đến đấy nghỉ ngơi khi nào ông muốn.

        Vậy thì mọi chuyện đều tốt đẹp trong thế giới tốt đẹp nhất.

        Giữa năm 1937 và 1938, có hai biến cố xảy ra, trong đó có một, biến cố thứ hai, đã gây ra một cuộc khủng hoảng giữa nhà vua và Mussolini, Victor. Emmanuel không bao giờ quên biến cố này.

        Cuộc đụng chạm thứ nhất cùng loại với vụ xà cạp và áo đồng phục của binh sĩ. Lần này nhân vấn đề bước đi của binh sĩ khi diễn binh. Nhà tôi vẫn luôn luôn khó chịu khi thấy binh sĩ Ý đi đều bước như thế nào.

        «Với khẩu súng ở đầu cánh tay, tôi có cảm tưởng là họ vác va-li, và sắp bước lên xe lửa», ông lầm bầm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Ba, 2019, 11:03:24 pm

        Ông nói thêm rằng quân đội Ý là quân đội duy nhất không có «bước diễn hành» riêng, và khi qua Đức năm 1937, ông trở về với vẻ hào hửng vì dáng điệu uy nghi của binh lính Đức. Cách diễn hành của họ cũng đập mạnh vào trí não ông, và quyết định bắt binh sĩ Ý áp dụng «bước đi của người La- mã» vốn giống như một loại «bước chân ngỗng» cứng nhắt. Trong trí ông biện pháp này sẽ tạo cho người binh sĩ vẻ oai vệ, nhưng trong trí của nhà vua thì đây lại là một xâm phạm mới vào đặc quyền của triều đình, trong đó có quyền lãnh đạo tối cao quân đội và vì vậy có quyền quyết định quân nhân Ý phải đi diễn hành bằng cách nào.

        Nhà tôi giải thích rằng quân đội nào cũng phải có một kiểu bước diễn hành, nhưng vô ích, Victor Emmanuel III và bộ tham mưu của ông chẳng muốn nghe gì cả. Bước đi ấy quả có đẹp thật, nhưng nó vẫn là «bước đi của người Đức».

        Đấy là một trong những lần hiếm hoi mà Benito không dè dặt trước mặt tôi và nói những câu phê bình chua chát về nhà Vua :

        « Nếu như nhà Vua là một kẻ đèo đẹt thì đó không phải là do lỗi tại tôi, một hôm ông kêu lên. Lẽ tự nhiên là ông ta không thể nào bước kiểu bước diễn hành mà không trở nên lố bịch... Nhưng vóc dáng của một ông Vua không phải là lý do để làm cho quân đội một cường quốc bị cằn cỗi đi ».

        Sau cùng sự việc lại một lần nữa được đặt nặng và nhà Vua lại chấp nhận ký quyết định mới. Nhưng biết bao nhiêu là vấn đề đặt ra về phương diện chi tiết.

        Tình trạng lại càng khó khăn hơn nữa khi ông Duce không những chỉ lo âu đến xà cạp hay áo va-rơ của binh sĩ mà còn muốn cái tổ toàn diện cơ cấu quân đội Ý và thay đồi cách trang bị cũng như tinh thần binh sĩ...

        Tháng 3 năm 1938, cơn khủng hoảng thật sự đã bùng nổ, nhưng trong thực tế mãi đến tháng 7 năm 1943 mới chấm dứt.

        Hôm đó tại Hạ nghị viện, Benito ca ngợi quân dội. Đến khi bài diễn văn chấm dứt. Costanzo Ciano, Chủ tịch Hạ nghị viện, đề nghị thiết lập tước vị « Thống chế của Đế quốc » và ban cấp cùng lúc cho nhà vua và ông Duce. Đạo luật được chấp thuận bằng cách vỗ tay và Thượng viện cũng thông qua trong ngày hôm đó.

        Cả một thảm kịch xảy ra khi nhà tôi đến Điện Quirinal để xin nhà Vua phê chuẩn các đạo luật mới. Ông đã gặp một người cực kỳ giận dữ:

        « Đạo luật này là một đòn chết người mới đối với các vương quyền đặc biệt của tôi. Tôi có thế ban cấp cho ông bất cứ cấp bậc nào đề bày tỏ sự ngưỡng mộ của tôi, nhưng đặt tôi ngang hàng với ông là đặt tôi trong một vị thế không thể chấp nhận được. Nếu một cuộc khủng hoảng quốc tế không có kề cận thì tôi thà thoái vị còn hơn là chịu đựng sự bỉ mặt này... »

        Nhà tôi không muốn làm cho sự việc trầm trọng thèm. Nhưng ông đã tuyên bố với Ciano :

        «Tôi đã làm mọi. Tôi làm công chuyện và chính ông ta là người ký tên ».

        Tước vị này không quan trọng gì đối vói Benito, nhưng chắc là làm ông hài lòng bởi vì ít ra ông cũng được đặt ngang hàng với nhà vua, tuy nhiên nó đặc biệt gây khó chịu cho nhà vua vì ông ta sợ rằng nương theo đạo luật này, ông Duce sẽ đặt sự kiểm soát của phát xít nhắm vào quân đội, điều mà những người phát xít kỳ cựu mong muốn từ lâu.

        Dầu sao để khỏi đụng chạm vào tánh nhạy cảm của Victor Emmanuel III, ông Duce tránh không mặc bộ trang phục Thống chế trước mặt nhà vua.

        Ít lâu sau, sau chuyến viếng thăm Ý của Hitler năm 1938, Victor Emmanuel III nói với nhà tôi là ông rất sung sướng được viếng thăm Rocca delle Caminate, nơi mà Đông cung Thái tử Umberto đã đến thăm viếng năm 1936, cuộc thăm viếng này vả chăng đã rất là nồng hậu và Umberto đã đến viếng cha mẹ ông Duce sau khi thăm ngôi nhà, nơi chôn nhau cắt rốn của ông.

        Mặc dầu có những ý tưởng cách mạng xưa cũ, Benito rất lấy làm vui thích với cuộc viếng thăm này của nhà vua, nhất là khi ông ta đến tận nhà chúng tôi, tại tỉnh nhà chúng tôi. Dưới mắt nhà tôi, đây là điểm khác biệt với một cuộc viếng thăm chính thức tại các địa điểm chính thức.

        Chính tôi là người đã gây cho ông sự xúc động đầu tiên. Vài ngày trước, ông nói với tôi:

        «Phải chuẩn bị vài món thật ngon, bà đừng quên là chính nhà vua đến nhà đấy nhé.»

        Ngày 8 tháng 6, ông hỏi tôi :

        «Thế nào, Rachele, bà sẵn sàng rồi chứ ? Bà đã sắp xếp mọi thứ rồi chứ ? Bà có chuẩn bị thức uống không?»

        Và vì tôi bực mình thấy ông cử lăng xăng như vậy chung quanh tôi, đến lượt tôi cũng đâm ra cau có :

        «Xong rồi! Tôi đã chuẩn bị thức uống ! Tôi nghĩ đến tất cả mọi chuyện ! Tôi đã đặt tại nhà hàng ngoài ga xe lửa Forli nước cam và bánh Sandwiches. Ông bang lòng chưa ?»

        Ông sợ hãi kinh hồn, thật tội nghiệp :

        «Nhưng mà chỉ vậy thôi sao? Chỉ có vậy sao? Rachele, dầu sao thì cũng là nhà vua mà !

        — Vua hay không vua, chẳng ăn thua gì đến tôi! Đối với tôi nhà vua hay Minghinin (một nông dân quen biết với gia đình) đến nhà, thì cũng y như vậy thôi.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Ba, 2019, 12:18:45 am

        Trong khi xảy ra cuộc đối thoại này thì nhà vua đang mở cuộc thăm viếng theo truyền thống tại Predappio, với bài diễn văn của ông «pođestà» Baccanelli, với đường phố treo đầy cờ, dân chúng hoan hô. Tôi phải nói rằng, từ Rocca delle Caminate, dưới ánh mặt trời tháng sáu tươi đẹp, quang cảnh người ta thấy không thiếu vẻ đẹp đẽ, với cảnh đồng quê xanh ngắt, cờ xí dọc theo hai bên đường quanh co và các thôn nữ vùng Romagne minh mặc quần áo mới.

        Sau cùng nhà vua chấm dứt sự lo sợ hãi hùng của nhà tôi khi cùng với đoàn tùy tùng tiến qua cổng chính của Rooca delle Caininate. Ông ta cầm một bó hoa hồng, đưa cho tôi và nói :

        «Tôi xin nhân danh hoàng hậu tặng bà, nhưng tôi rất tiếc là chúng có phần kém tươi dưới ánh mặt trời lại Romagne. »

        Tôi cầm lấy bó hoa với lời cảm tạ ngắn gọn thông thường và đấy, đã có một chuyện thích thú xảy ra khiến cho nhà tôi cuống thêm nếu như ông biết được : tôi đưa bó hoa mà nhà vua mới tặng cho cháu tôi là Germano giữ. Phần nó thì không muốn để mất một giây phút nào về cuộc viếng thăm này, cho nên đã giao bó hoa cho Ạrmando, người gác cổng. Nhưng Armando cũng muốn xem tất cả nên ông ta đã hấp tấp bỏ bỏ hoa vào một bề nước dùng để giặt áo quần và không thèm ngó ngàng gì đến nữa.

        Nhà vua đi thăm ngôi nhà, khen tôi về cách bày biện, trang trí trong ngôi nhà Rocca delle Caminate, trong gian phòng Đại hội đồng vốn quả thật rất có nét, và nhất là trước một bức họa của chính tôi được về lúc tôi 30 tuổi. Rất là lịch sự, Victor- Emmanuel lưu ý rằng tôi tuyệt nhiên không thay đổi gì và những lời nói thanh nhã khéo léo ấy đã chạy thẳng vào tim tôi, như tất cả các phụ nữ đã 45 tuổi và được người ta nói là có vẻ mới chỉ mới ba mươi.

        Sau khi ngồi nghỉ ngơi và uống một ly nước cam tuyệt diệu của hàng Nhà ga xe lửa, nhà vua cáo từ không quèn bày tỏ với nhà tôi sự hài lòng trước cuộc tiếp đón nồng nhiệt mà dân chúng ở Romagne dành cho ông ta. Ông ta kề với chúng tôi là chưa có vị quốc vương nào được đón tiếp long trọng như vậy tại Romagne và ông càng cảm động hơn khi có lần đi ngang qua vùng của chúng tôi, ông được chào đón bằng những tiếng huýt sáo của đám đông. Điều đó làm ông ta cẩn thận hơn sau đó đến mức trong các cuộc du hành ông ta thích đi vòng để tránh vùng Romagne hơn.

        Khi nhà vua đã đi rồi, Benito muốn lấy bó hoa do ông ta tặng để ra đặt trên phần cha mẹ. Armando chạy đi lấy và Júc đó chúng tôi nghe nhiều tiếng la:

        «Khổ quá ! Trời ơi, khổ quá

        Tôi nghĩ là đã xảy ra tai nạn hay chuyện gì trầm trọng. Chúng tôi chạy vội đến. Chính là Amando đang than van trước bể nước. Trong nước có xà bông và khi ông ta bỏ bó hoa vào màu xanh của chiếc giải buộc bị bay mất. Ngoài ra xà bông còn làm phai màu vàng của cánh hoa và làm rụng lá. Thật nhìn chẳng đẹp tí nào và nhà tôi đã tỏ vẻ buồn tiếc.

        «Ít ra, ông nói với tôi, bà cũng nên cho làm một tấm bảng gắn trước mặt nhà ghi ngày giờ chính xác của cuộc viếng thăm.

        — Ông cứ tin ở tôi, tôi trả lời. Nhưng tôi chẳng làm gì cả...»

        Câu chuyện này có thể chỉ mang giá trị của một giai thoại, và có thể chứng tỏ vài khía cạnh chưa được ai biết của lịch sử mà dân chúng chỉ biết các khía cạnh chính thức và đã được sắp xếp, sửa chữa rồi. Nhưng dưới mắt nhà tôi, cuộc thắm viếng của nhà vua có tính cách rất quan trọng. Đối với ông, đó là một cuộc trắc nghiệm.

        Chính Victor-Emmanuel đề nghị với Benito đến thăm Roeca delle Caminate chứ không phải nhà tôi đệ lời mời. Ngoài ra, vì là hoàng gia, cuộc viếng thăm cũng không có tính cách riêng tư lắm vì Rocca delle Caminate là nhà ở của chúng tôi. Điều nầy có nghĩa là, đối với Benito, những tương quan giữa ông và nhà vua rất tốt đẹp, và nhà vua đã quên hai sự kiện quan trọng gây ra bởi quyền hiến định được ban cấp cho Đại Hội đồng phát xít và nhất là vụ sáng lập ra tước vị Thống chế của Đế quốc.

        Trong thực tế, không phải như vậy. Nhưng mãi năm năm sau chúng tôi mới khám phả ra rằng vua nước Ý đã rất thù dai. Và ngay cả khi có đủ bằng chứng trong tay, Benito Mussolini cũng không dám tin rằng Victor - Emmanuel III lại có thể cho phép tổ chức một cuộc âm mưu chống lại vị Thủ Tướng của mình hay lại tham dự vào sự thi hành các âm mưu ấy. Phải đợi đến lúc ông bị bắt trong sự khinh thường mọi nguyên tắc hiếu khách và bị bắt đi bởi những người nhận tiền của nhà vua, ông muốn tin rằng tất cả những sự đề phòng đều không phải là kết quả của một sự tưởng tượng, được thả lỏng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:18:37 pm
     
15

ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN LẼ RA ĐÃ CÓ THỂ TRÁNH ĐƯỢC

        Nhiều lần tôi được hỏi : «tại sao Mussolini lại muốn có chiến tranh năm 1940?» Tôi luôn luôn trả lời, và cả ngày hôm nay nữa, tôi xác định rằng ông ấy đã không muốn có chiến tranh. Trái hẳn lại, ông còn làm tất cả để tránh chiến tranh.

        Tôi là người chia xẻ với ông từng giày phút của đời ông trong thời kỳ này, tôi có thể nói rằng tôi đã thấy ông nhiều lần thất vọng vì ý tưởng là sẽ trông thấy một cuộc xung đột giữa các quốc gia Âu châu bùng nổ, và vì khám phá ra liên minh Ý- Đức, mà ông đã chờ đợi biết bao nhiêu và đã chỉ chắp nhận ký kết trong khung cảnh một liên minh chống Bôn sè vit, lại sắp làm cho nước Ý thành kẻ thù của các quốc gia đồng minh cũ của Ý.

        Ngoài ra, vụ ám sát Dollfuss, vụ Anschluss (xáp nhập nước Áo vào nước Đức) đã chứng minh cho ông thấy rằng các nhân vật có trách nhiệm của Đức quốc xã không bao giờ lùi bước trước bất cứ điều gì để đạt cho được cứu cảnh của họ. Sự yếu đuối hay sự vô ý thức của các cường quốc tây phương, mà thời đó ông có chứng cở, đã làm cho ông sợ rằng nước Ý sẽ bị xâm lăng, bị quấy phá nếu ông đứng về phe những người không hiểu biết lẫn không hành động đúng lúc, nghĩa là về phe nước Pháp và nước Anh.

        Chính ông đã lại thấy sức mạnh quân sự của Đức. Hitler trình bày trước mắt ông điều mà các chính khách Pháp, Anh không hề tưởng tượng đến : những cơ xưởng Krupp hoạt động ngày đêm, tài nguyên của cơ sở khổng lồ này hoàn toàn được dành cho việc sản xuất đại bác, chiến xa, tất cả các vật liệu chiến tranh có thể tưởng tượng được. Ông có bằng cớ cu thể rằng nếu một cuộc xung đột bùng nổ, các biên giới sẽ bị bay đi như những cọng rơm, rằng toàn cõi Âu châu sẽ chỉ còn là một lò than đỏ rực vĩ đại.

        Đấy là lý do khiến ông phải vận động để cho cuộc khủng hoảng tại vùng Sudètes không làm khởi động một cuộc xung đột thế giới năm 1938, vì ông chắc chắn rằng Hitler không lùi bước trước bất cứ điều gì.

        Tất cả mọi chuyện đã xảy ra trong ngày 28 tháng 9 năm ấy. Ngày hôm đó chính là ngày nhà tôi cứu vãn hòa bình bằng điện thoại, ông đã ở suốt ngày tại Điện Palazzo Venezia và không về nhà ngay cả để ăn trưa. Buổi tối tôi chờ ông và, khi ông trở về, trời đã khuya, vẻ mặt ông sa sầm. Lo âu, tôi hỏi ông các biến cố diễn tiến đến đâu.

        « Còn có một hy vọng, ông nói với tôi, nhưng mỏng manh như một sợi tơ. Tôi đã cố thử suốt ngày nhưng không biết liệu tôi có thể được các cường quốc khác chấp thuận một cuộc thảo luận hòa bình không. Tôi tự hỏi ngay cả việc liệu còn có thì giờ để tổ chức một cuộc hội nghị không. Rachele ! Các nhà lãnh đạo Pháp và Anh là những người vô ý thức ! Họ còn chưa hiểu rằng Hitler muốn các xứ vùng Sudètes và ông ta sẵn sàng phát động chiến tranh để chiếm được chúng. Ông ta chắc sẽ mở màn sự xung đột vào ngày mai. Tôi chỉ thành công nhờ phép lạ trong việc thuyết phục ông ta hãy chờ đợi và chấp thuận một Hội nghị. Đấy là hy vọng cuối cùng».

        Lúc đó nhà tôi kể lại với tôi cuộc chạy đua của ông với cây kim đồng hồ.

        «Khoảng mười giờ sáng nay, Ciano chạy ào đến Điện Palazzo Venezia. Nó vừa gặp đại sứ Anh, ông này đến yêu cầu, nhân danh Chamberlain, Thủ tướng Anh, tôi can thiệp với Hitler. Đến 11 giờ tôi gọi Attolico — Đại sứ Ý tại Bá linh — bảo tìm cách gặp Hitler bằng mọi giá và chuyển lời rằng tôi mong ước ông ta hoãn việc khởi động hành vì thù nghịch tại Tiệp khắc lại hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Attolico chạy bổ đến dinh Tể Tướng, nơi đây, sau đó ông Đại sứ báo cáo lại với tôi, một bầu không khí cực kỳ khích động đang bao trùm. Người ta trả lời rằng Fuhrer đang ở trong văn phòng với Đại sứ Pháp, Ạttolico phải vất vả lắm mới có thể nhờ một sĩ quan vào trình với Hitler rằng ông ta đang có một thông điệp hỏa tốc của tôi. Ông Fuhrer bước ra ngoài ngay lập tức và Attolico giải thích rằng tôi vừa nhận được lời yêu cầu của Anh đứng ra hòa giải. Ông ta suy nghĩ một lát rồi trả lời :

        « Xin ông Đại sứ trình lại với ông Duce rằng tôi chấp thuận đề nghị của ông ấy.»

        «Attolico chuyển lại cho tôi ngay lập tức câu trả lời, nhưng vài phút sau cuộc điện đàm, tôi nhận được một điệp văn của Chamberlain báo cho tôi biết rằng ông ta sẵn sàng đến Bá Linh ngay lập tức để thảo luận vấn đề Sudètes với chúng tôi, người Pháp, người Đức và người Tiệp khắc. Tôi lại gọi Atlolico yêu cầu trở lại gặp Hitler để nói với ông ta rằng tôi mong ước ông ta dành cho đề nghị của Chamberlain mà tôi hậu thuẫn một diễn tiến thuận lợi tiếp, theo. Nhưng tôi không nói đến người Tiệp khắc vì Hitler sẽ không bao giờ ưng thuận »



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Ba, 2019, 04:54:54 pm

        Trong khi nhà tôi nói chuyện với tôi, tôi tự nhủ rằng trong hàng chục triệu gia đình tại Âu châu cũng như tại nhà tôi, một sự im lặng hòa bình đang ngự trị. Nhưng trong một thời gian bao lâu nữa?

        «Attolico đến dinh Tể Tướng đúng ngay lúc Hitler đang tiếp Neville Henderson. Đại sứ Anh tại Bá Linh. Lại một lần nữa, ông ta bước ra khỏi phòng và ngay cả trước khi biết thòng điệp chính thức mà Henderson phải chuyển trình, ông ta, chấp thuận với Attolico và nói rằng ông ta rất mong muốn tôi đến Tham dự Hội nghị ấy. Ông ta còn chấp thuận cả việc để cho chính tôi chọn lựa địa điểm hoặc Francfort hoặc Munich. Attolico điện thoại lại cho tôi. Tôi trả lời là chọn Munich và yêu cầu đến gặp Hitler để thông báo lại. Lời mời chính thức được gởi đi ngay buổi chiều đến cả Luân đôn, Ba lê và La mã. Tất cả mọi chuyện đều sẽ diễn ra trong ba ngày tiếp theo đó. Nhưng hòa bình chỉ được treo bằng một sợi chỉ! Một sợi chỉ, Rachele ạ! Một biến cố nhỏ cũng đủ làm cho tan vỡ hết vì quân đội Đức đã sẵn sàng để đâm bổ tới».

        Suốt đêm tôi không chợp được mắt. Tôi lo sợ nghe tiếng điện thoại của Galeazzo Ciano, thời đó là Tống trưởng ngoại giao, báo tin cho nhà tôi một biến cố trầm trọng nào đó, một sự thay đổi ý kiến của Hitler, hay của một trong hai cường quốc kia. May thay không có gì xảy ra.

        Benito thì ngủ được. Khi thức dậy, ông có vẻ thoải mái hơn và hình dung diễn biến tiếp theo của tình thế với thái độ ít bi quan hơn. Ông đến Điện Palazzo Venezia rất sớm, bỏ cả buổi cưỡi ngựa thường nhật. Trong buổi sáng ông gọi tôi.

        «Xong rồi, Rachele, rốt cuộc tôi đã thành công trong việc tổ chức cuộc gặp gỡ giữa Hiller, Chamberlain, Daladier, ông nói với tôi bằng một giọng run run vì cảm động. Lát nữa tôi sẽ đi Munich. Hãy sửa soạn vali cho tôi, tôi trở về nhà trong vài phút nữa».

        Chưa bao giờ tôi sửa soạn một chiếc vali với niềm vui như thế. Tôi còn vui sướng gấp trăm lần hơn khi ông lên đường đi La mã năm 1922.

        Khi Benito trở về Villa Torlonia, mặt ông rạng rỡ, Tất cả mọi người đều muốn chào tạm biệt ông. Chỉ một mình Romano, vừa lên 11 tuổi ngày 26 tháng 9, là trách cha khi hôn ông vì ông đã quên ngày sinh nhật của nó.

        « Nếu mọi chuyện êm xuôi, Benito hứa với con khi bồng nó trong tay, ba sẽ mang về cho con một món quà tuyệt vời khi trở về. Con biết không ? Hòa bình giúp cho trẻ con lớn lên trong hạnh phủc !

        — Ô hay ! Io preferisco un treno elettrico tedesco (con thích một chiếc xe lửa chạy bằng điện của Đức) ; Romano trả lời, mặt buồn so. Nó chưa biết mùi vị cay đắng của chiến tranh.

        Từ Munich, nhà tôi điện thoại cho tôi rất ngắn để bảo tin :

        « Nguy hiểm đã đi qua. Sẽ không có chiến tranh ».

        Tôi sẽ không trở lại các quang cảnh cuồng nhiệt xảy ra sau khí nhà tôi trở về. Điều tôi có thể nói chính là Bènito đã thấy những cảnh ấy chuyển dịch bởi vì, biết rõ Hitler và biết rằng ông ta chỉ có nể vì sức mạnh, nhà tôi sợ rằng sự kính trọng của ông Fuhrer đối với nước Ý sẽ mang lại nhiều hậu quả.

        Về đến nhà, lẽ tự nhiên ông bị tràn ngập bởi các câu hỏi của tôi. Ông chỉ tóm tắt không khí của các buổi hội họp :

        « Kết quả đã vượt quá những điều tôi dự tính. Tuy nhiên, Chamberlain đã đến với thái độ nghi ngờ về kết quả của cuộc gặp gỡ. Ông ta nghi ngờ nhất là thiện chí của chúng ta và tôi phải nói thật lâu mới thuyết phục cho ông ta tin được. Ngay khi ông ta tin tưởng, thái độ của ông ta hoàn toàn thay đổi : ông ta hợp tác cho đến cùng. Riêng phần Hitler, ông ta đặc biệt hãnh diện thấy Anh và Pháp chờ đợi quyết định của ông ta, nhưng ông ta không lấy gì làm bình tĩnh và thông cảm lắm.

        «Phần Daladier thì sẵn có thái độ muốn dàn xếp. Rõ rằng là nước Pháp tuyệt đối không được chuẩn bị cho một cuộc xung đột về phương diện tâm lý cũng như về phương diện quân sự, khi thấy một giải pháp hòa bình được vạch ra, ông ta biến thái. Ông ta không thể tự ngăn mình tỏ thái độ vui sướng công khai. Tôi tin rằng chỉ một mình ông ta làm như thế.

        «Tỏi thì làm luôn cả thông ngôn và đồng thời, cố gắng trau chuốt các ý tưởng của đôi bên cho được tròn trịa trong khi dịch, vì Hitler chỉ biết tiếng Đức, Chamberlain biết tiếng Pháp và Daladier hiểu được một ít tiếng Ý.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:24:24 pm

        Đấy, giữa bốn người, hòa bình đã được cứu vãn như thế nào vào năm 1938. Nhà tôi đã hứa mang hòa bỉnh về làm quà sinh nhật cho Romano con chúng tôi, nhưng ông không nói cho con biết rằng món đồ chơi ấy rất là mong manh. Trong thực tế, hòa bình không kéo dài được bao lâu. Mới được một năm, trong thời gian đó chúng tôi sống những ngày thật sung sướng mà đối với Benito lại còn đẹp hơn bao giờ hết khi, vào tháng giêng 1939, Thủ tướng Anh Chamberlain và ngoại trưởng của ông ta Halifax mở cuộc viếng thăm chính thức La mã, Như thế là họ đã mang lại sự thừa nhận chính thức Đế quốc Ý bởi chính phủ Anh, mà vị đại diện trên đất Ý đã trình ủy nhiệm thư mới lên «Hoàng đế» chứ không phải chỉ quốc vương Ý mà thôi.

        Cũng trong thời kỳ này, Halifax đã còn làm hơn nữa để chứng tỏ với ông Duce rằng Anh quốc quyết tâm giữ tình hữu nghị với Ý : ông ta đã cho chuyền đến nhà tôi, qua trung gian của Lord Perth, Đại Sứ Anh tại La mã, nguyên văn bài diễn văn mà ông ta sẽ đọc trước Quốc hội về sự bang giao Anh - Ý.

        Cứ theo như lời giải thích của Benito với tôi lúc ấy, cử chỉ này có tính cách đặc biệt quan trọng, vì nó đã bước ra khỏi cả tập tục ngoại giao. Tôi không nghĩ rằng có ngày một chinh phủ lại đi thông báo cho một chính phủ khác bài diễn văn mà một trong các Tổng trưởng của mình sắp đọc tại một diễn đàn. Đó là điều chưa hề thấy, nhưng Halifax đã làm một cách chính thức nhất. Tôi nghĩ rằng chắc phải còn dấu vết của sự việc này ở trong các văn khố.

        Tòi nhấn mạnh đến điểm này để cho mọi người hiểu sự hài lòng của ông Duce khi tiếp hai nhân vật ấy tại La mã. Tòi thấy đó là cực điểm của cuộc đời chính trị của ông về mặt quốc tế và là sự biểu hiện hòa bình vĩ đại cuối cùng trước Đệ II Thế chiến. Kết thúc huy hoàng nhất của cuộc du hành này là một buổi tối tại Đại hí viện Opéra mà nhà tôi diện lễ phục — ông đã không mặc từ ít lâu nay — tham dự cuộc trình diễn với Chamberlain và Halifax bên cạnh.

        Khi cuộc viếng thăm kết thúc, nhà tôi nói rằng ông rất bằng lòng về kết quả vì ông muốn duy trì bang giao thân hữu với Anh quốc, ngay cả về một vài điểm nào đó, hai quốc gia đã có những cạnh tranh về quyền lọi.

        «Điều duy nhất mà tôi hơi hối tiếc là người Ý không lấy gì làm nồng nhiệt cho lắm. Họ có trí nhớ dai và không bao giờ quên các sự trừng phạt nhân cuộc chiến tranh tại Abyssinie. Ngay cả Chamberlain cũng nhận thấy như thế, nhưng điều này đã không làm cho không khí bị căng thẳng».

        Như vẫn thường hay xảy ra mỗi khi có biến cố quan trọng, hay các cuộc trình diễn có tổ chức, cuộc viếng thăm của Chambertain tất nhiên là cũng có «biến cố», không có gì trầm trọng, nhưng đã làm cho lực lượng cảnh sát náo động: chiếc dù của Thủ tưởng của Anh Hoàng Georges VI biến mất.

        Tôi đã được biết là Chamberlain có một cây dù, cũng như tôi biết rằng chiếc nón quả đưa và cây dù là những dấu hiệu phân biệt của tất cả những người Anh vốn rất được kính trọng, vả lại, khi nhà tôi báo tin cho tối biết về cuộc thăm viếng của các chính khách Anh, ông vừa đùa vừa nói với tôi :

        «ChamberIain và cây dù của ông ta sẽ đến La mã ngày 11 tháng giêng».

        Khi ông nói với tôi về ông Thủ Tướng trong những ngày thăm viếng ở đây, ông luôn luôn sắp xếp để đưa từ ngữ «Chamberlain và cây dù» vào trong câu chuyện. Tại điện Capitole, hôm có cuộc tiếp tân, Benito điện thoại cho tôi:

        «Rachele, ông nói với vẻ rất nghiêm trọng, rốt cuộc chuyên đó xảy ra rồi.

        — Chuyện gì ? Trầm trọng không ?

        — Có chớ ! Chamberlain bị mất cây dù ! Có kẻ nào lấv cắp mất và cảnh sát đang mệt nhừ tử.»

        Rồi ông gác máy. Vài giờ sau ông gọi lại tôi. Lần này ông cười :

        « Tôi biết là bà lo cho cây dù của Chamberelain. Đừng lo nữa ; tìm được nó lại rồi. Không ai ăn cắp cả, nhưng nó bị bỏ lộn vào số dù của những người tiên liệu thời tiết xấu ».

        Để trở lại vấn đề nghiêm chỉnh hơn, tôi còn nhớ nhà tôi luôn luôn cảm thấy kính nể và có cảm tình rất nhiều với Chamberlain cũng như tất cả các nhà lãnh đạo Quốc gia đương thời. Người duy nhất mà ông không bao giờ ưa là Roosevelt mà nhà tôi gọi là một kẻ đạo đức giả chuyên thổi vào lửa để làm cho chiến tranh bùng nổ và là kẻ, cũng như phần đông người Mỹ khác, chẳng hề có một chút ý tưởng nào về các vấn đề của Âu châu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Ba, 2019, 09:15:00 pm

        « Nhưng ông sẽ thấy, một hôm nhà tôi nói với một ký giả, khi người Mỹ đặt chân lên Âu châu, thì không dễ gì mà tống họ ra ».

        Ông kính nể Churchill mà ông coi là một đối thủ có giá trị. « Đấy là một John Bull thật sự... bền chặt trong tình bạn cũng như khó lay chuyển với kẻ thù nghịch. Một trong các đại chính khách của thời đại, người biết nhu cầu mai hậu của Âu châu, ngay cả nếu ông không thể đóng góp gì đế đối phó được với nhu cầu ấy trong tư cách là người Anh ».

        Năm 1945 Benito đã viết thư cho chị là Edwige rằng nếu bà phải tìm kiếm một nơi nương tựa hoặc một nơi di trú, bà ta chỉ việc xin tiếp xúc với Churchill vì ông ta đã được báo trước.

        Tôi biết bởi vì người ta đã nói với tôi nhiều lần rằng vì ông Duce có duy trì một sự trao đổi thư từ bí mật với Churchill trong thời kỳ chiến tranh. Tôi còn nhớ cả một hôm, vào năm 1943, nhà tôi bảo đảm với tôi rằng ông chờ đợi Đồng minh một cách vững tâm nếu như họ là những người chiến thắng.

        «Tôi có khá đủ tài liệu để chứng minh rằng họ đẩy tôi đến chiến tranh và rằng ngay cả sau khi chiến tranh bắt đầu, tôi vẫn cố gắng cứu vãn hòa bình. Tôi có chứng cớ rành rành».

        Tắt cả những tài liệu ấy nằm trong một chiếc cặp được nhà tôi mang theo bên mình khi ông bị bắt tại Bongo. Chúng đã biến mất, lẽ tất nhiên, khi ông bị sát hại. Năm mươi giả thuyết đã được đưa ra về vụ hành quyết nhà tôi, «một cách vội vàng lén lút!» như tôi đã từng nói. Về phần tôi, tôi vẫn luôn luôn tự hỏi, liệu những người đã triệt hạ Mussolini có nhận được mệnh lệnh chính xác từ Mạc tư Khoa hay từ Luân đôn để ngăn không cho ông bị rơi vào tay người Mỹ, và cũng để thanh toán luôn kẻ thù số một của chủ nghĩa Cộng sản hay không.

        Tương tự như vậy, tôi luôn luôn thấy kỳ lạ khi sau cái chết của nhà tôi, Churchill lại đến «nghỉ hè» mười lăm ngày tại miền Bắc nước Ý. Về phương diện chính thức thì ông ta đến đấy để vẽ. Tôi biết rằng Churchill có óc tưởng tượng khá phong phú để tiếp các cộng sự viên lúc ngồi trong bồn tắm, một tay cầm điếu xì gà, tay kia cầm ly Whisky, hoặc để vẽ vời ngay khi chiến tranh đang tiếp diễn. Nhưng tại sao lúc ấy ông ta chỉ chọn có bờ hồ Côme? Tại sao lại trong thời kỳ ấy? và sau cùng, tại sao lại có vài nhân viên của Intelligence Service đi theo. Không có lẽ để cầm cọ vẽ cho ông ta !

        Tòi tin là ông ta muốn thu hồi tài liệu hơn, những tài liệu liên quan đến ông ta và là những tài liệu mà như tôi đã nói trên đây, có thể làm cho ông bị phiền hà đáng kể nếu như các đồng minh của ông ta biết được.

        Các tài liệu này đã biến mất một cách chính thức. Nếu chúng không bị tiêu hủy, hẳn chúng phải còn nằm đâu đó. Vậy thì, tôi yêu cầu những kẻ thắng trận đối với Mussolini :«Ông Duce đã chết từ 28 năm qua rồi. Ông không còn có thể trở lại để cắn được nữa. Tại sao các người không đám đưa ra ánh sáng các tài liệu liên quan đến ông ta? Nếu ông ta là người khả ố, là kẻ phản phúc đối với bạn bè như người ta đã gán cho cho ông, thì các tài liệu này chỉ có thể hậu thuẫn cho những gì đã được nói về ông ta».

        Nhà tôi đã tin tưởng một cách dại dột rằng một quốc gia đã dự chiến, đã không làm gì phạm đến danh dự của mình, mà các nhà lãnh đạo đã tôn trọng luật lệ quốc tế, và các nguyên tắc nhân đạo thì không thể nào bị nghiền nát một khi bị đánh bại. Những cựu thù địch trong Đệ I Thế Chiến hay Đệ II Thế Chiến giờ đày còn hôn môi cả lẫn nhau. Mussolini nghĩ rằng, Âu châu sẽ đoàn kết sau cuộc thử thách để tránh khỏi những biến động của ngày hôm nay. Tôi phải nói rằng ông đã lầm.

        Một hôm Vittorio đã hỏi ông sau khi hòa bình được cứu vãn tại Munich một lần đầu tiên bằng cuộc thảo luận giữa con người xung quanh một chiếc bàn, tại sao ông lại không toan tính một cuộc gặp gỡ thượng đỉnh khác, Benito trả iờỉ :

        « Rồi sao ? Nó sẽ đem lại những gì ? Hitler sẽ đọc một bài diễn văn 2 giờ với tất cả những ý tưởng bốc khói của cuốn Mein Kampf ; Roosevelt sẽ cố làm như mình là một ông thánh muốn bảo vệ hòa bình trong khi sự thực vẫn ngầm thúc đẩy chiến tranh để thủ lợi ; Staline thì sẽ giải thích là chỉ có ý chí dân tộc là sẽ chiến thẳng làm như ông ta chẳng hề chà đạp dân Nga dưới gót giày ông của ông ta, và Churchill ngồi nghe mà chẳng làm gì cả vì ông ta chẳng có thể làm gì được cả. Không, Vittorio ! Cơ may thành công của một cuộc hội họp như thế lần này là số không ! Mỹ châu chẳng hiểu gì về Âu châu và chẳng muốn hiểu gì cả. Nga sô thì chỉ mong ước bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Riêng phần chúng ta, người Âu châu, khả năng duy nhất của chúng ta để ngăn chặn cùng một lúc cả Mỹ lẫn Cộng sản là xây dựng một hiệp chung quốc Âu châu. Chúng ta đã không làm như thế sau Stresai và chúng ta sẽ trả giá đắt cho lầm lỗi ấy».

----------------
        1. Slresa, một thị trấn nhỏ trên hồ Majeur. Trung tàm du lịch. Nơi Hội nghị giữa nước Pháp, nước Anh và nước Ý sau   khi chế độ quân dịch bắt buộc được tái lập ở Đức (từ 11 đến 14 tháng tư 1935).


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:31:05 am
     
(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/54393271_391149221614964_6280259849188016128_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_oc=AQlaR8xrgJtENxdrMdxf7WP0l41dWgAj5hxZR3SWty7crTOZ2xfOqaVFSbRy1d48OHI&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=941618d43a9f27cf788cf43e4f2e473e&oe=5D1DA138)
Clara Petacci, người tình thủy chung của Mussolini


        Benito im lặng một lát rồi vừa nheo mắt cười vừa nói thêm :

        «Và nếu con muốn ba tiếu làm một chút thì ba sẽ nói rằng Staline, Churchill, Roosevelt, Hitler và Mussolini ít có may mắn thỏa hiệp được với nhau bởi vì Hitler không hút thuốc và không uống rượu ; ba cũng không ; Staline và Churchill hút thuốc như ông khói tàu và uống rượu như hũ chìm, Roosevelt hút thuốc nhưng chỉ uống trà hoặc cà phê...»

        Và vì chúng ta đang nói về các sự phẩm bình của ông Duce đối với các vai chủ động của Đệ II Thế Chiến, tôi có thể nói rằng trong số tất cả những nhà lãnh đạo quân sự, những người được nhà tôi ngưỡng mộ nhất là Eisenhouwer về phía người Mỹ, von Rundstedt về phía người Đức, Montgomery phía người Anh, và vào cuối cuộc chiến, Kesselring1, vì ông nầy đã thành công trong việc cầm chân quân Đồng minh trong 600 ngày sau cùng, Mannerheim, vị thống chế trứ danh của Phần lan, nhất là đối với cuộc chiến đấu anh dũng của ông chống lại quân Nga trong các năm 1939- 1940.

---------------------
        1. Đọc «Những trận đảnh lịch sử của Hitler» — Sông Kiên in lần thứ tư.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 05:00:41 am

16

TẠI SAO MUSSOLINI LẠI LIÊN MINH VỚI HITLER

        Khi biết rằng không còn có thể làm gì được nữa để tránh cuộc thế chiến, Benito cố gắng giữ cho nước Ý đứng ngoài càng lâu càng hay. Tuy nhiên mặt khác, ông lại cảm thấy bị ràng buộc bởi các hiệp ước đã ký kết, luôn luôn theo cùng một đường lối bán quà tặng để lo trả nợ, và như vậy tôn trọng được điều mà ông đã cam kết.

        Tôi đã ý thức được rằng có một cái gì đó đang được chuẩn bị khi thoáng nghe một câu tuyên bố của ông tại Villa Torlonia vào tháng 6 năm 1939. Hôm ấy Benito đứng trước một bức tranh do một họa sĩ Hung gia lợi tặng và được treo trong phỏng đợi. Bên dưới bức tranh này có câu : «Các hiệp ước không có giá trị vĩnh cửu». Tôi nhớ là Benito đã lẩm nhẩm đọc câu này nhiều lần, rồi thì thầm :

        «Thời kỳ của những bước quay theo điệu luân vũ từ nay đã chấm dứt. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước Ý sẽ phải tôn trọng những điều cam kết của mình».

        Ông không nói gì thêm, nhưng tôi hiểu mau lẹ. Cùng với thời gian, tin tức ngày càng có vẻ nguy ngập. Từ Attolico, đại sứ của Ý tại Bá linh, cũng như từ Ciano, Tổng trưởng Ngoại giao Ý, các phúc trình cho thấy rõ rệt rằng đảng Quốc xã muốn chiến tranh, với lý do là người Ba Lan đã từ chối không nhường Dantzig cho Đức. Ông Duce biết rằng xứ này, nghĩa là Ba Lan, lần này vốn chỉ là một bước đầu tiên.

        Trước hết, nhờ Minh ước Thép (Pacte d’Acier) nhà tôi cố tìm cách đưa ông Fuhrer đến những quyết tâm ít có tính cách hiếu chiến hơn, nhưng ông ý thức mau lẹ rằng cố gắng của ông hoàn toàn vô ích.

        Lúc đó, ông tìm cách không để cho Ý dính dáng đến cuộc chiến tranh sắp bùng nổ này. Qua trung gian Attolico, ông cho ông Fuhrer biết rằng tình hình quân sự và tình trạng thiếu nguyên liệu của xứ chúng tôi, vốn bị kiệt quệ vì các cuộc chiến tranh tại Abyssinie và Tây ban Nha, không thể nào cho phép giúp đỡ hữu hiệu cho quân đội Đức.

        «Tôi hy vọng có thể thắng lại bớt tinh thần hăng say của ông Fuhrer nhờ sự chân thật của tôi, ông nói. Nước Ý không hoàn toàn sẵn sàng cho một cuộc xung đột, kẻo dài, lại không được vị trí hóa nhất định tại một khu vực, theo ý tôi. Chiến tranh cũng giống như tuyết băng : người ta không thể tiên liệu cả thời gian kẻo dài bao lâu lẫn phương hướng của mối tai họa. Đã từng có cả các cuộc chiến tranh 100 năm, Rachele. nhưng tôi sẽ làm tất cả để ngăn chận cuộc chiến tranh này.»

        Theo nhà tôi, đòn tối hậu của hòa bình là Hiệp ước bất tương xâm mà Đức quốc vừa ký với Nga sô. Chính ông cũng rất ngạc nhiên không phải vì hiệp ước được ký kết — nhà tôi vẫn chủ trương, đối với Fuhrer, ý tưởng về một vivendi giữa Tây Âu và Nga sô — nhưng vì Hiller lại ký đúng vào lúc ấy mà không báo trước cho Ý.

        « Tôi chắc rằng, ông đã nói với Ciano, hiệp ước này chỉ là một biện pháp phòng ngừa mà Hitler thi hành để tránh phản ứng về phía người Nga. Điều này có nghĩa là ông ta quyết tâm hành động tại Ba lan. »

        Chính kể từ ngày hôm đó, hoạt động ngoại giao giữa các thủ đô Âu châu cũng như tại La mã và Bá linh, trở nên rộn rịp chưa từng có. Một lần nữa, các cường quốc khác quay về phía nhà tôi để yêu cầu ông khởi xướng một hội nghị Munich mới, và tôi có thể đoan quyết rằng Mussolini rất sẵn lòng mặc dầu ông không tin tưởng mấy nữa. Chính người Pháp và người Anh đã tỏ ra vô ý thức một lần nữa, bỏ lở dịp may, vô tình bật đèn xanh cho Hitler và đẩy nước Ý vào tay Đức quốc.

        Sổ phận của hòa bình được quyết định trong thời gian từ 25 tháng 8 đến đêm 31 tháng 8. Ngày 25 tháng 8, không còn nghi ngờ gì nữa : Đức quốc muốn chiến tranh. Ribbentrop đã nói điều đó một cách rõ ràng với Ciano trong một cuộc du hành tại Salzbourg mấy ngày trước đó.

        Trong khi đi đến bàn ăn, Ciano hỏi Ribbentrop :

        « Sao, Ribbentrop, ông muốn gì ? Hành lang Dantzig à ?

        — Không, hơn thế nữa, chúng tôi muốn chiến tranh.»

        Trong ngày 25, Hitler bắt đầu bằng cách gởi cho nhà tôi một điệp văn dài, do Von Mackensen, đại sứ Đức tại La mã, trao lại. Trong đó ông ta giải thích cho ông Duce tình hình thể hiện làm sao sau các hiệp ước được ký kết với Nga sô. Ông ta kết thúc bức thư — nhà tôi mang nó về nhà để đích thân giữ lấy — bằng cách kêu gọi sự giúp đỡ của Ý bằng vào Minh ước Thép, và niềm thông cảm của ông.

        Thông cảm : đấy là từ ngữ duy nhất mà ông Duce bám vào để thử trì hoãn cơ hội và để dặt nước Ý đứng ngoài cuộc xung đột nếu như không còn một giải pháp hòa bình nào khác.

        Lập tức ông trả lời Fuhrer bằng một điệp văn «trì hoãn», báo cho ông ta biết rằng nếu muốn Ý đứng bên cạnh Đức, cần phải có nguyên liệu và vật liệu chiến tranh. Điệp văn được chuyển vào buổi chiều. Đến 18 giờ Attolico mang đến cho Hitler lúc đó đang nóng nảy, bối rối chờ đợi để biết lập trường của Ý.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:26:25 am

        Cũng giổng như tại Munich, ông Fuhrer quyết định ngay lập tức sau khi đọc bản văn. Attolico báo cáo lại với nhà tôi rằng; ngay lúc ông ta rời khỏi văn phòng của Hitler, Tướng Keitel đi vào và trở ra ngay để thét lớn cho người tùy viên.

        «Lệnh động binh phải được hoãn lại!» Khi nhà tôi nhận được điệp văn cuối cùng của Attolico tại Villa Torlonia thì đã 10 giờ đêm. Một lần nữa, chiến tranh lại được trì hoãn. Nhưng được bao nhiêu lâu nữa ?

        Thường thường, trong chiến tranh, Benito nói lại với tôi cơ may đã đưa đến cho Đồng minh : cho đến phút chót, Hitler sợ mất nước Ý. Nếu không có bộ tham mưu Đức, có lẽ ông Duce sẽ nhận được nhiều hơn bằng cách đánh mạnh vào tình bạn mà Fuhrer dành cho ông.

        Chứng cớ đến với ông sáng hôm sau khi một điệp văn khác của Hitler được gởi đến điện Palazzio Venezia cho ông. Ông ta hỏi Mussolini cần số lượng vũ khí và nguyên liệu bao nhiêu để có thể chuẩn bị cho chiến tranh.

        «Điều đó sẽ kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần hay nhiều tháng, nhà tôi nói với tôi, để coi».

        Mục tiêu của ông là giữ trung lập cho đến năm 1942, ngày mà ông nghĩ rằng đến phiên nước Ý sẵn sàng dự chiến. Bằng cứ là ông đã cho tiếp tục công cuộc xảy dựng thành phố mới ngay tại ngưỡng cửa kinh đô La mã, thành phổ EUR, nơi mà ông dự định tổ chức những cuộc biểu tình vĩ đại kỷ niệm hai mươi năm ngày thành lập phong trào phát xít.

        Điệp văn mới cho Hitler với các số lượng được cố ý phóng đại để ngăn trở không cho ông Fuhrer cung cấp được tất cả. Trong ngày 28 tháng 8, Hitler trả lời theo chiều hướng ông Duce muốn : ông ta không thể gởi đến Ý ngay lập tức những gì nước Ý đòi hỏi, nhưng chấp nhận cho Ý đứng trung lập với ba điều kiện phải được giữ bí mật. Tôi cố ý nhấn mạnh chữ «bí mật» bởi vì nó sẽ có hậu quả nặng nề tiếp theo đó. Các điều kiện này là : nước Ý không được tiết lộ sự trung lập của mình trước khi các hành động thù nghịch của Đức bắt đầu để cầm chân về phía Ý các lực lượng Pháp và Anh ; nước Ý phải tiếp tục một cách công khai công cuộc chuẩn bị quân sự, vẫn để nhằm mục tiêu trên ; chính phủ Ý phải gởi nhân công khác qua Đức để thế chỗ cho người Đức sẽ ra mặt trận chiến đấu.

        Vẫn trong ngày 28 tháng 8, nhà tôi báo cho Hitler rằng ông chấp thuận các điều kiện này và buổi tối, số phận của Ý hầu như được cũng cố : Ý giữ trung lập trong cuộc xung đột sắp bùng nổ này. Cũng như mỗi khi lấy một quyểt định nào đó, ông Duce đặc biệt bình tĩnh khi trở về Villa Torlonia.

        Trong khi ông đọc một tờ báo, tội nhìn ông và ý thức rằng tôi lấy làm hối tiếc cho các cuộc biểu tình xưa cũ tại Forli. Lần này hòa bình của thế giới đang bị thử thách và tôi cảm thấy một mối âu lo không thể tả khi nghĩ rằng từ nơi ông chính một mình ông, mạng sống của hàng triệu người Ý lệ thuộc vào. Phải là người vợ và phải ở trong hoàn cảnh tương tự mới hiếu được lúc đó tôi cảm thấy những gì.

        Ngày 29 tháng 8 nhà tôi được biết, do chính miệng Ciano nói, rằng Hitler đã tiếp xúc với chính quyền Luân đôn đề nghị đảm bảo cho đế quốc Anh đánh đổi sự trung lập của Anh. Khi được tin về đề nghị này, Ciano có điện đàm với Halifax và được xác nhận tin đó là đứng. Nó lập tức báo cho ông Duce lúc ấy đang tự ái vì không được thông báo. Nhưng để khỏi làm hỏng một cơ may nếu có, ông không tỏ ra khó chịu, ông vẫn nghi ngờ về thiện chí hòa bình của Hitler. Theo ông, Fuhrer chỉ nhạy cảm đối với cả một khối cường quốc, nghĩa là gồm Pháp, Anh và Ý. Ông cũng ý thức được rằng ông đang hỏng chân đối với Anh và Pháp vì tiếp tục công cuộc chuẩn bị chiến tranh. Cảm nghĩ sau cùng này được xác nhận bởi các biến cố dồn dập xảy đến từ ngày 30 tháng 8.

        Ngày hôm đó Hitler nhận được câu trả lời cho đề nghị của ông ta. Câu trả lời không làm cho ông ta hài lòng. Mặt khác, lệnh tổng động viên đã ban hành tại Varsovie1. Ngòi cháy chậm đã được châm lửa, đầu kia là thùng thuốc súng.

--------------------
        1. Varsovie :thủ đô Ba lan — Đọc «Hitler, người phát động Thế chiến Thứ II» — SỒNG KIÊN xuất bản


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:15:39 am

        Ngày 31 tháng 8, lúc 9 giờ sáng, Attolico báo về cho biết là tình thế đã tuyệt vọng. Nhà tôi mưu tính một nỗ lực cuối cùng : ông đề nghị với Halifax can thiệp với Hitler trong trường hợp Ba lan chịu nhượng Dantzig cho Đức. Halifax trả lời rằng đề nghị nhượng Dantzig không chấp nhận được. Nhà tôi thử chuyện khác : buổi chiều, ông đề nghị với Anh và Pháp một cuộc hội nghị ngày 5 tháng 9 để cứu xét lại hiệp ước Versailles. Nếu một thỏa hiệp được các Quốc gia này đồng ý, ông Duce có thể thắng ông Fuhrer lại một lần nữa.

        Nhưng ngay tối hôm đó, lúc 20 giờ 30, trong lúc chính phủ Ý luôn luôn chờ đợi Luân đôn và Ba lê trả lời, Ciano được biết rằng liên lạc bằng điện thoại giữa Ý và Anh đã bị cắt đứt. Chiến lược được qui định bởi nhà tôi và Hitler để tạo ra cảm tưởng là nước Ý sẽ tham chiến đã thành công ngoài y muốn của ông Fuhrer : người Anh không còn tin nơi nhà tôi nữa và tin rằng nhà tôi đã đánh lừa họ. Lúc đó để chứng minh thiện chí của Ý, Ciano tiết lộ với Percy Loraine, đại sứ Anh tại La mã, rằng Ý vẫn giữ trung lập trong cuộc xung đột. Nhà tôi còn làm hơn : ông ra lệnh cho tất cả đèn của La mã đều phải được thắp sáng.

        Kết quả : ngày 31 tháng 8 năm 1939, để tỏ lòng mong muốn giúp Pháp và Anh là những nước không hiểu gì hết, nước Ý tiến đến chỗ không tôn trọng một mật ước đã giao kết với Đức.

        Sau khi hỏng chân đối với phe Đồng minh, để làm hài lòng Hitler, nhà tôi lại cảm thấy bị ở trong một tình trạng tương lự đối với Đức quốc xã. Và sau khi mạo hiểm có thể bị Pháp, Anh tấn công, giờ đây xứ chúng tôi đứng trước nguy cơ có thể bị Đức làm như thế.

        Vả chăng đó là điều mà Hitler không quên làm cho ông Duce biết, một cách không thể rõ ràng hơn nữa vài tháng sau.

        Tôi phải nói thêm rằng hành động tiết lộ sự trung lập của Ý của Ciano ngày 31 tháng 8, đã là một trong các nguyên nhàn của sự trừng phạt mà Ribbentrop nhắm vào nó. Năm 1943, ông ta chỉ cho phép Ciano rời khỏi Đức, nơi mà do một sự tính toán sai lầm, con rễ tôi đã chạy đến tỵ nạn, để đáp máy bay về Ý và để bị bắt ngay khi vừa đặt chân xuống đất. Con gái tôi Edda đã biện hộ cho chồng trước đích thân Hitler, nhưng vô ích. Ông Duce tha thứ, ông Fuhrer thì không.

        Trước cục diện mới này của tình hình, nhà tôi vẫn cử khăng khăng để cứu vãn hòa bình. Song le, trước khi đưa ra một đề nghị mới, ông muốn bảo đảm mặt sau : Sáng sớm ngày 1 tháng 9, ông yêu cầu Attolico thuyết phục cho Hitler chịu gởi một điện tín tạm thời giải phóng ông khỏi những rằng buộc của Liên minh. Đức điện tín đến ngay. Nhưng lại có một điện tín khác tiếp theo liền vẫn do Fuhrer đánh đi, cho nhà tôi biết là ông ta không còn muốn điều đình nữa, và ông ta quyết định tiến về phía trước, nghĩa là chiến tranh.

        Bất chấp điện văn này, nhà tôi gây ra một sự giật mình đầy hy vọng sau cùng, ngày 2 tháng chín, khi ông đề nghị các cuộc thương thuyết mới. Trái với mọi sự chờ đợi, Hitler lại tỏ ra hòa hoãn. Buổi chiều, Ciano điện thoại cho Halifax và Bonnet, ngoại trưởng Anh và Pháp trước sự hiện diện của các đại sứ liên hệ tại La mã, Percy Loraine và André Francois-Poncet. Nó chuyển lại đề nghị của ông Duce.

        Đến 19 giờ, Halifax gọi lại để nói rằng cuộc hội nghị chỉ được chấp nhận trong trường hợp quân đội Đức rút khỏi lãnh thổ Ba lan mà họ đã bắt đầu chiếm đóng ngày hôm trước.

        Ribbentrop không thèm cả trả lời điện văn do Ciano gởi để thông báo điều kiện của Luân đôn. Làm như luôn luôn phải có một chi tiết khôi hài trong một tình thế trầm trọng như vậy, chính Georges Bonnet tạo ra chi tiết đó : trong đêm 2 rạng ngày 3 tháng 9, ông ta yêu cầu Đại sứ Ý tại Ba lê rằng «quân đội Đức thực hiện một cuộc rút lui tượng trưng» khỏi Ba lan cũng được.

        Sáng ngày 3 tháng 91 Pháp và Anh tuyên chiến với Đức. Ngay tối hôm đó, Benito nói với tôi:

«Từ nay không thể nào không dự chiến và còn không thể, và nguy hiểm hơn nữa, là không dự chiến bên cạnh Đức quốc...»
       
        Sau hành động thù nghịch chống lại Hitler, nhà tôi đâm ra thận trọng. Giai đoạn cuối cùng của diễn tiến này là «cuộc hôn nhàn vì lý trí» đối với điều tốt đẹp nhất cũng như đối với điều tệ hại nhất ông Duce đã để ra 9 tháng để quyết định, nhưng nếu một ngày nào đó người ta tiết lộ các tài liệu vốn trở thành bí mật, vì có thể gây phiền nhiễu, người ta sẽ thấy — và lịch sử có thể phán đoán — ai là kẻ thổi vào lửa và ai là kẻ cố gắng dập tắt ngọn lửa.

        Và nhân vấn đề tôn trọng các hiệp ước liên kết Ý và Đức — điểm mà người ta trách cứ Mussolini nhiều lần — tôi không thấy tại sao Pháp và Anh đã mạo hiểm tuyên chiến với Đức để phù hợp với các hiệp ước liên kết họ với Ba lan, trong khi đó Mussolini lại không có quyền tôn trọng những hiệp ước mà ông ta đã ký với nước Đức.

-----------------
        1. Đọc :«3 tháng chín 1939 — Ngày tàn của Thế giới củ». Bản dịch Người Sông Kiên và Lé thị Duyên — Sông Kiên sắp xuất bản.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2019, 01:58:59 am
     
(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/54255624_393301961399690_1036675418716897280_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_oc=AQnbE7jOmtC7HJphP4Xv_hLkG_H0gIsvc895XsXbIDGepcj0f3guUxEK4XAOYdocpVs&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=058c5d261eab0c54129fa73ad2be03d0&oe=5D06872B)
Rcichele Mussolini


17

TẠI  SAO  MUSSOLINI TẤN CÔNG  PHÁP QUỐC

        Nói rằng Benito Mussolini không bao giờ nghĩ đến viễn ảnh sắp xảy ra của một cuộc chiến tranh là nói láo. Từ năm 1940, ông đã ước tính rằng Ý quốc có thể tham chiến trong một cuộc xung đột vì nhiều lý do : trước hết vì tôn trọng các hiệp ước đã ký kết với Đức, sau đó vì điều này thuộc về chính sách làm vĩ đại và chính sách chinh phục lãnh thổ cho Ý vốn là chính sách căn bản của ông Duce. Không nên quên rằng Đức và Ý tự cho là các quốc gia nghèo so với các cường quốc tây phương được lãnh đạo bởi các chế độ mệnh danh là «chế độ phú hào». Vậy thì nhà tôi đã quan niệm rằng chiến tranh là một giai đoạn cần thiết có thể giúp ông hoàn thành công cuộc xây dựng. Đế quốc Ý, vốn đã được bắt đầu bằng cuộc chiến tại Abvssinie, dưới các lảnh thố nằm dưới quyền giám hộ hay là thuộc địa của Pháp.

        Vả chăng từ năm 1939, trong một phiên họp của Đại hội đồng phát xỉt, ông Duce đã trình bày các yêu sách của Ý : tất cả những gì bên này dãy núi Alpes phải thuộc về Ý và những gì bên kia; thuộc Pháp. Trong thực tế, điểm này cũng chẳng mang lại gì to lớn cho nước Ý. Tôi tin rằng trong trường hợp nầy, biên giới sẽ nằm về phía Menton Nice, và vùng Sayoie sẽ không nằm trong khu vực yêu sách bởi chính phủ Ý, điều làm cho Victor - Emmanuel III tức giận không ít. Nhà vua, trong tư cách đứng đầu dòng họ Sayoie, mong ước rằng ít ra vùng Sayoie cũng phải được sáp nhập vào Ý.

        Ngược lại, vẫn luôn luôn trong hội nghị của Đại hội đồng phát xít này, ông Duce đã đòi hỏi Tunisie phải được đặt dưới quyền bảo hộ của Ý Djibouti và đảo Corse. Về đảo Corse, ông quan niệm rằng trong thực tế đảo này chỉ được sáp nhập vào Pháp, về phương diện lịch sử kể từ Nã phả luân. Nhưng ông không thể nào để cho một lãnh thổ Pháp quả gần bờ biển Ý, tạo thành một mối nguy cơ chiến cuộc lớn lao.

        Các yêu sách này không bao giờ được tiết lộ và các vấn đề được ông Duce nêu ta vẫn được giữ mật. Vì thế ông tỏ ra không thích các sự biểu hiện xảy ra tại Hạ nghi viện khi, tiếp theo sau một bài diễn văn do Ciano đọc, nhiều tiếng la hét nổi lên, đòi hỏi.«Tunis’, đảo Corse, Nice, Sayoie!»

        «Đấy là một phương cách kém thông minh để đưa vấn đề lên tấm thảm xanh và để khích động quần chúng», ông đã bình phẩm như thế, vẻ tức giận khi rời khỏi Hạ nghị viện.

        Vẫn trong năm 1940, ông Duce còn ước tính rằng thời cơ đã đến để thủ đắc các lãnh thố ấy để đảm bảo cho người Ý một lãnh vực hoạt động và một khoảng không gian sinh tồn.

        Bên cạnh các ý đồ về lãnh thổ ấy, còn có các nguồn bất hòa khác với người Pháp nói chung, với các chính đảng tả khuynh và với các chính phủ Pháp kế tiếp trước khi có hành động tuyên chiến. Chỉ có ba người là được ông ưa vào thời đó ; Thống chế Pẻtain mà ông rất kính trọng, Tướng Weygand mà ông cho là người có khả năng thay đổi tình hình quân sự năm 1940, và Pierre Layal mà ông rất nể và ông gặp nhiều lần. Chính tôi cũng đã tiếp ông ta tại Villa Torlonìa và rất ngạc nhiên vì tánh tình dễ thương, vì lòng ham thích làm cho nước Pháp được hạnh phúc phù hợp với tình hình lúc đó. Tuy nhiên tôi còn nhớ trong chuyến gặp nhau lần đầu tiên, nhà tôi đã hết sức bực mình bởi cung cách đặc biệt của Pierre Layal là lấy đầu gậy của ông gõ nhẹ vào các bức tượng. Nhưng lẽ tất nhiên, hành động này không ảnh hưởng gì đến sự tương quan giữa họ.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 05:52:22 am

        Đối với các chính phủ kế tiếp nhau tại Pháp cho đến lúc ấy, điểm trách cứ nặng nhất của nhà tôi là các chính phủ ấy đều khuynh tả và chẳng bao giờ ý thức được chủ nghĩa Quốc xã từ căn nguyên của nó. Ông Duce không bao giờ tha thứ cho các chính phủ ấy vì họ đã bỏ rơi ông trong vụ ám sát Dollfuss và vụ sáp nhập Áo vào nước Đức (Anschluss), cũng như ông không quên các giai đoạn hệ trọng mới đây, trước khi Thế chiến Thứ hai được phát động nhân vụ Ba lan.

        Sau cùng, thái độ của báo chí Pháp, thường cố ý làm rầm rộ mỗi khi chỉ trích, ngay cả chỉ trích sai đoàn quân viễn chinh của Ý tại Tây ban Nha, đã làm cho ông rất khó chịu. Ông chắc rằng những chỉ trích như vậy rõ rệt là được gợi ý bởi chính quyền của mặt trận bình dân đang lãnh đạo Pháp.

        Tuy nhiên, sự cần thiết phải quay lại chống Pháp làm ông buồn phiền, ngay cả khi ông tin rằng thế nào rồi cũng phải làm như vậy, vì ông luôn luôn cảm thấy cảm tình đối với xứ nay. Tôi nhớ là ông còn đem tên Vittorio đặt cho con trai thứ của tôi để kỷ niệm một chiến công của Pháp trong Đệ I Thế chiến.

        Mối bất bình khác : thái độ khinh thường mà người Pháp chứng tỏ đối với người Ý.  Điều này bắt nguồn từ rất lâu, ngay từ thời chính nhà tôi cố tìm việc làm tại ngoại quốc. Năm 1923 ông đã nói với Bossi, thư ký đảng phát xít lúc đó :

        «Chúng ta không có bạn tại Pháp. Tất cả đều chống lại ta. Dưới mắt người Pháp, chúng ta chỉ là những tên «Macaroni bẩn thỉu».

        Tôi nhớ lại vẻ hài lòng của ông khi ông được biết vào tháng 6 năm 1938 rằng khi gặp đôi bóng Iron Hung gia Lợi trong trận chung kết giải vô địch thế giới tổ chức tại Marseille, đội bóng tròn của Ý đã chào khản giả theo kiểu phát xít lúc tiến vào sân, tạo ra cả một xì-căng-đan rất đẹp mắt.

        Ít, ra ông kêu lên rằng, chúng ta cũng chứng tỏ cho họ thấy rằng giờ đây người Ý không còn sợ nữa. «Bọn Macaroni» sẽ chứng tỏ cho họ thấy khả năng của mình như thế nào.»

        Bên cạnh tất cả các điều đó, còn có thêm những trách cứ mà nhà tôi không ngừng nêu ra để chống lại các chính đảng tả khuynh của Pháp, vì các đảng này không những chỉ đón tiếp các người Ý tỵ nạn chính trị mà còn tích cực tham dự vào các chiến dịch chống phát xít. Những người như Pietro Nenni bạn tù cũ của Benito khi cả hai đều ở trong đảng xã hội, đã lánh nạn qua Pháp và hoạt động dữ dội chống lại nhà tôi. Vì lý do ấy cho nên ít có đảng viên xã hội nào của Pháp được nhà tôi nể trọng. Chẳng hạn về Léon Blum, nhà tôi đã nói: «Tên đó là một người Do Thái vĩ đại hơn là một đảng viên xã hội. »

         Vào đầu năm 1940 ấy, các bản tin chiến thắng mà Hitler gởi đều đều cho ông, làm ông ý thức được rằng ông phải hành động gấp nếu muốn ngồi vào bàn hội nghị như kẻ chiến thắng.

        «Chúng ta vẫn chỉ đứng ở vòng ngoài chẳng làm gì cả trong khi đồng minh chinh yếu của chúng ta đã mang lại chiến thắng. Làm thế nào tôi có thể đòi hỏi một phần lãnh thổ chinh phục được nếu như nước Ý vẫn chỉ đứng ngoài cửa sổ ? Đấy là một sự xa hoa mà nước Ý không thể tự cho phép vì uy tín và vì vị thế của Ý trên thế giới. Và nhất là tôi không muốn rằng Hitler sẽ là người đối thoại duy nhất với Anh và Pháp, trong phạm vì quyền lợi riêng của họ. »

        Vì tất cả các lý do trên nhà tôi rất nóng nảy. Ông không ngừng hối thúc bộ tham mưu để gia tăng mau hơn nữa các công cuộc chuẩn bị. Nhưng cũng như tất cả các bộ tham mưu khác, bộ tham mưu của chúng tôi rõ ràng là không sẵn sàng gì cả. Phải cần đến các biến cố để thúc đẩy công việc: người Đức bắt đầu bay từ chiến thắng này đến chiến thắng khác; những sự can thiệp với ông Duce ngày càng gia tăng cả về phía Đồng Minh lẫn về phía Đức. Người thì yêu cầu ông đứng ngoài cuộc xung đột, kẻ khác thì hối thúc ông dự phần tham chiến. Sau khi giải thoát ông Duce khỏi các cam kết năm 1939, lúc chiến tranh còn giới hạn tại Ba Lan, giờ đây Hitler cho ông hiểu rõ rằng biên giới Ý sẽ không còn ngăn bước ông ta được nữa nếu như xứ chúng tôi vẫn luôn luôn giữ trung lập. Tóm tắt, ông ta dọa chiếm đóng luôn Ý quốc. Đấy là điều mà ông Duce đã sợ từ ngày đầu tiên.

        Nỗi lo âu mới này chỉ phát sinh sau cuộc viếng thăm của SumnerWelles đặc sứ của Roosevelt, tại Diện Palazzo Venezia. Ngay từ khi đặt chân lên đẩt Ý, ông ta liền ở riết trong văn phòng nhà tôi và thảo luận với ông rất lâu, nhưng nhất là «rất thẳng thắn», theo ý ông Duce.

        «Đấy là một ông Đại tá House tân thời, nhà tôi bình phẩm, cũng như ông này và cùng các lý do tương tự, sử mạng của ông ta đã thất bại».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 05:53:51 am

        Đòn đáp ứng cuộc viếng thăm này của Mỹ đến ngay. Ngay khi được thông báo, đến lượt Hitler gởi đến một sứ giả hạng nặng : Von Ribbentrop, Tổng trưởng Ngoại giao của ông ta, người mà Ciano đã có dịp thưởng thức nghệ thuật đề cập  đến sự việc mà không cần bận tâm gì đến các công thức ngoại giao. Lần này nữa, ông ta nói toạc cho Ciano biểt rằng quân đội Đức không ngần ngại chiếm đóng nước Ý trong trường hợp Ý không tôn trọng các điều khoản của Minh ước Thép nối kết Ý vào với Đức.

        Kể từ ngày hôm đó, ông Duce tin rằng vị thế không tham chiến của Ý không còn có thể kéo dài lâu hơn nữa. Theo một chiều hướng, thì nếu như có phương tiện quân sự trong tay, ông đã sung sướng từ bỏ vị trí mà có lần ông đã mệnh danh là :« thế quân bình bất ổn bèn bờ đám cháy ». Tuy nhiên ông cố duy trì tình trạng nầy càng lâu càng tốt.

        Trong tháng ba và tháng tư. Hitler tăng cường áp lực tâm lý : trước hết tại đèo Brenner! nơi ông ta đến gặp nhà tôi và trình bày các kế hoạch. Sau đó, ngày 9 tháng 4 công bố tấn công Na uy và Đan mạch. Ngày 11 tháng 4 với một điện văn thân hữu nối tiếp bởi một điện văn ngày 20 và các bức thư loan báo các chiến thắng ngày 28 tháng 4 và 4 tháng 5.
       
        Ngày 10 tháng 5, thì là cả một vụ lớn. Sau khi dự buổi ăn tối tại Tòa Đại sứ Đức, Ciano báo cho ông Duce biết rằng Von Mackensen, viên Đại sứ, đã nói rằng có thể ông ta sẽ quấy rầy ông Duce trong đêm nay để thông báo một điện văn khẩn mà ông ta đang chờ từ Bá linh. Đến 4 giờ sáng cả hai đến Villa Torlonia. Chính Irma đưa họ vào một phòng khách và ông Duce xuống gặp họ một lát sau. Von Mackensen đưa cho ông một bức thư có đóng khẳng và con dấu của Fuhrer, trong đó ông ta cho biết quyết định tấn công Hòa lan và Bỉ. Ông ta cũng yêu cầu nhà tôi lấy những quyết định mà ông ta cho là cần thiết cho tương lai nước Ý. Rõ rằng điều này muốn nói: «Tôi đang chờ xem ông sẽ làm cái gì. Đến phiên ông hành động đấy...»

        «Bà biết không, Rachele, chẳng bao lâu, họ sẽ có mặt ở ngay ngưỡng cửa chúng ta.»

        Những điện văn ấm áp hơn không ngừng đổ dồn đến từ Mỹ, Pháp, Anh, còn có thể làm gì được ? Ngày 24 tháng 4, Paul Reynauđ đã viết thư cho nhà tôi để xác định với ông rằng Pháp và Ý sẽ không có đánh nhau trước khi các nhà lãnh đạo nói chuyện với nhau.

        «Trước kia mới chính là lúc phải thảo luận chớ không phải bây giờ, Benito đã bình phẩm một cách cay đắng. Điều cần phải có hôm nay không phải là những lời lẽ hoa mỹ nữa mà là súng cối! »

        Đến lượt nhà tôi gởi cho ông ta một điện văn xác định quyết tâm liên kết về mặt chính trị và quân sự với Đức. Cần nên nói rằng vào tháng tư người Pháp biết chờ đợi cái gì với người Ý.

        Mới vài ngày sau vụ hối thúc của Hitler, chính Churchill lại viết thư cho ông Duce. Tôi còn nhớ lại một câu: «Tôi tuyên bố rằng chẳng bao giờ tôi là kẻ thù của sự hùng tráng của Ý quốc, cũng như trong thâm tâm, chẳng bao giờ tôi là đối thủ của người lãnh đạo Ý quốc...»

        «Thật đúng lúc để viết cho tôi như thế, Benito nói. Nếu năm 1935, người Anh không làm cho Hội quốc Liên bỏ phiếu trừng phạt, chúng ta đã có thể kết tạo được một Âu châu toàn khối.»

        Và nhân một câu khác của Churchill có vẻ dọa ông Duce về số viện trợ mà Anh quốc sẽ nhận được vô số của Mỹ nếu nhảy vào vòng chiến, nhà tôi cho rằng viện trợ ấy cũng không giúp ích gì được.

        «Ngày nay Anh quốc không thể chống lại guồng máy chiến tranh của Đức. Người Mỹ ở quá xa và ngay cả nếu họ quyết định can thiệp, thì Đức cũng đã chiến thắng trước khi Mỹ kịp làm một việc gì.»

        Mỗi ngày tin tức về cuộc tiến quân sấm sét của quân Đức được đưa đến La mã càng nhiều. Đấy quả thật là cả một cuộc diễn hành vinh quang mà giờ đây không những chí gây tiếng vang trong đảng phát xít mà eòn cả trong lòng quân đội Ý và dân chúng Ý nữa. Hàng chục ngàn bức thư được gởi đến điện Palazzo Venezia mỗi buổi sáng, với cùng một lời lẽ được lặp đi lặp lại: «Như thường lệ, người Ý đến sau chót: người Đửc sẽ lấy hết cả».

        Một tối, Benito nói với chúng tôi:

        «Lần này, người Ý không còn chịu giật vali như bọn Scugnizzi (bọn tiểu yêu) ở Naples nữa. Người Ý muốn chiếm thuộc địa như người Anh...»

------------------
        1. Brenner :tên 1 ngọn đèo dãy núi Alpes ở phía Đông, ngay biên giới Áo — giữa Bolzano và Innsbruck (1370m),


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 05:54:12 am

        Ngày 26 tháng 5, Bỉ đầu hàng và cuộc di tản khỏi Dunkerque đang tới hồi cực độ. Một lần nữa, Hitler lại thông báo cho nhà tôi bản tin chiến thắng.

        Ngày 30 tháng 5 năm 1940, tình trạng tinh thần căng thẳng đã đến cực điểm. Hôm ấy Tổng thống Roosevelt cho gởi đến ông Duce một bức thư riêng, cổ vũ ông đứng ngoài vòng tranh chấp. Nhà tôi khá bị lay chuyển và buổi tối, ông trở về Villa Torlonia với một gói hình và phim, trong đó có một số do Vittorio cung cấp nhờ các sự giao thiệp của nó trong giới điện ảnh.

        Đây là tài liệu về các cuộc hành quân ở Ba Lan và sau bữa ăn tối, chúng tôi cho chiếu trong phòng khách, nơi chúng tôi đã trải qua biết bao nhiêu là buổi tối êm đềm. Tối hôm đó là cả địa ngục. Chúng tôi kinh hoàng trước một cơn băng lở toàn lửa và thép, trước những con quỷ bằng thép chồm tói, nghiền nát tất cả những gì trên đường chúng đi qua, trong khi đó trên trời những phi cơ Stukas nhào lộn mà tiếng hú chói tai của các còi báo động làm cho tai mọi người rung chuyển.

        Để tỏ ra ngay thẳng, tôi phải nhận rằng tôi đã không thể tham dự cho đến hết cảnh bi hùng này, tôi bị chia xẻ giữa sự ngưởng mộ lòng can đảm của các chiến sĩ Ba Lan và sự kinh hãi chiến tranh với tất cả những gì mà nó gây ra như điêu tàn, chết chóc và nước mắt. Tôi tránh vào phòng riêng và từ sau cánh cửa sổ, tôi ngắm nhìn khối công viên đen sẫm, với lòng gần như ngờ vực là nó sẽ cháy bùng lên.

        Cửa phòng chợt mở, tôi giật mình, chính Benito lên tìm tôi. Mặt ông tái mét và một niềm xúc động mạnh mẽ đã làm ông lạc giọng :

        «Bà thấy không? Tất cả quân đội ấy, tất cả chiến cụ ghê rợn ấy, giờ đây không còn xa chúng ta nữa. Chẳng bao lâu nữa, chúng sẽ đến tận biên giới chúng ta và nếu chúng muốn, quân Đức không cần phải vượt biên giới Pháp bởi vì chúng ta có những biên giới chung. Chỉ trong vòng vài giờ là chúng tràn ngập nước Ý. Nhưng còn một điều khác không còn nghi ngờ gì được nữa, Rachele ạ : là dầu cho chúng ta có tham chiến hay không, người Đức cũng sẽ chiếm lãnh Âu Châu. Nếu chúng ta không ở bên cạnh họ, họ sẽ một mình cưỡng bách «Âu Châu ngày mai» phải theo các điều kiện của họ, và các đièu kiện ấy có nghĩa là chấm dứt nền văn minh La tinh».

        Ông đặt tay lên vai tôi, nhìn vào mắt tôi và nói : «Rachele, chúng ta cũng vậy, chúng ta có con cái. Chúng ta cũng run sợ cho số phận của chúng như hàng triệu kẻ làm cha mẹ ở Ý. Nhưng tôi không lùi lại được nữa. Không những chỉ vì quyền lợi của Ý mà còn để tránh cho Ý khỏi bị số phận của Ba Lan, của Hòa Lan và của biết bao quốc gia khác. Thượng đế chứng giám cho tôi rằng tôi đã làm hết mọi sự để cứu vẫn hòa bình, nhưng tôi sẽ không thể nào mất công bỏ vào lửa các hạt dẻ để cho kẻ khác lấy ra ăn».

        Tôi không nói gì cả. Thấy mắt tôi chảy nước mắt, Benito cầm lấy tay tôi và nói thêm, bằng một giọng mà ông cố làm cho vui vẻ :

        «Đừng lo,ta sẽ cố làm nhanh như vụ Abyssinie»

        Chúng tôi đang ở vào ngày 30 tháng 5 năm 1940. Ngày 10 tháng 6 từ trên bao lơn Điện Palazzo Venezia, Mussolini tuyên cáo với nhân dân Ý và cho thế giới rõ rằng nước Ý tham chiến bên cạnh Đức quốc. Nhà tôi lập lức yêu cầu Thống chế Badoglio. Tổng Tham mưu trưởng, bắt đầu các cuộc hành quân, nhưng ông này đã biện bác vì ông phải cần nhiều ngày để tập trung các sư đoàn của ông. Phần còn lại thì ai cũng rõ cả: trong vòng có bốn ngày, người Pháp xin ngưng chiến. Điều mà nhà tôi e ngại đã xảy ra : các đoàn quân Ý phải ngừng lại.

        «Thật là láu cá ! họ chẳng thể chiến đấu lâu hơn cho chút nữa chứ, nhà tôi lẩm bẩm nguyền rủa khi nói đến binh sĩ Pháp. Quân đội Ý vừa mới có được chủt thời gian chứng tỏ sức mạnh của mình ! »

        Một điểm khác cũng làm ông Duce ngạc nhiên : thời gian sụp đổ của phòng tuyến Pháp mau lẹ quá.

        «Làm sao mà một quân đội đã từng chiến thắng tại Verdun lại có the bị đánh bại mau lẹ như vậy ! Ông đã kêu lên khi biết Pháp xin đình chiến. Và phòng tuyến Maginot danh tiếng nữa ! Nỏ dùng để làm gì ? »

        Trong thực tế, ông mong cho Đức, đồng minh của Ý, chiến thắng, ông Duce nghĩ rằng quân đội của Hitler sẽ bị hụt hơi trong cuộc chinh phục lãnh thổ của Pháp, cho lợi ích của Âu châu. Nhưng nó chẳng mệt mỏi gì cả...

        Ông cũng chưa phải là hết ngạc nhiên : Hitler thấy không cần phải chiếm đóng về mặt quân sự toàn thể nước Pháp và các thuộc địa của Pháp.

        «Người Đửc chỉ cần tiến vào Ba lê và chỉ cần ngắm tháp Eiffel là cũng đủ để tự coi là thắng trận rồi, nhà tôi đã nói với tôi khi dự các cuộc thương nghị ở Munich trở về, với một khu vực tự do mà người Đức muốn duy trì, họ sẽ có nhiều sự ngạc nhiên kỳ thú.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 05:54:32 am

        Đoạn, bình luận về sự từ chối của ông Fuhrer không chịu chiếm đỏng các thuộc địa của Pháp tại Phi châu, Benito nói thêm :

        «Các thuộc địa ấy biểu tượng cho một cơ nguy khi nào mà cuộc chình phục chưa được toàn vẹn. Hitler đã phạm một lỗi lầm chiến lược trầm trọng vì các thuộc địa ở Phi châu ấy có thể tạo thành một kho dự trữ nhân lực và khí cụ cho người Pháp vốn vẫn muốn tiếp tục chiến đấu. Sau cùng, chúng ta chỉ hy vọng rằng những điều e ngại của tôi sẽ không được cụ thể hóa.»

        Nhân nói đến những sự lầm lẫn, có một lầm lẫn mà theo nhà tôi, là một phần của nguyên nhân khiến cho phe Trục bại trận: đó là cuộc xung đột Nga — Phần lan.

        Không đi sâu vào chi tiết, vì tôi không có ý viết một cuốn sách về chiến lược quân sự, nhưng chúng ta phải ngược dòng thời gian đến cuối năm 1939. Vào thời đó, quân đội Phần lan đã kháng chiến anh dũng chống quân đội Nga Sô, khiến cho toàn thể thế giới phải ngưỡng mộ. Điều này ai cũng biết, nhưng điều ít ai được biết là vẻ ngoại diện bất lực của quân đội Nga Sô trong việc lãnh đạo một cuộc chiến tranh tối tân đã cho Hitler ý tưởng tung ra một cuộc chinh phục Nga Sô thật mau lẹ. Phần nhà tôi, ông có quan điểm khác hẳn. Ông tin rằng «các cuộc hành quân của Nga chống lại Phần lan chỉ là một cái bẫy giương ra cho những kẻ ngu xuẩn». «Theo ông Duce Nga sô có thể nuốt sống Phần lan trong vài ngày nếu Staline thật sự muốn điều đó.» Do đó ông gởi cho Hitler một bức thư qua trung gian của đại sứ Ý tại Bá linh, bởi vì ông đã ngờ rằng ông Fuhrer, vì ngạc nhiên dễ chịu trước vẻ yếu ớt của Hòng quân đã bắt đầu nhắm kết thúc số phận của thỏa ước bất tương xâm Nga - Đức. Trong thư nhà tôi giải thích là phải coi chừng người Nga và họ mạnh hơn là vẻ bề ngoài đã chứng tỏ. Thành thử nhà tôi chỉ ngạc nhiên có một nửa khi Hitler thông bảo cho ông biết về cuộc xâm lăng Nga sô ngày 22 tháng 6 năm 1941. Nhưng lúc này chúng tôi mới đang ở vào năm 1940.

        Cũng như tất cả các bà mẹ, tôi run sợ cho mạng sống của ba đứa trong số các con tôi, khi chúng lên đường ra chiến địa : Vittorio và Bruno, sĩ quan không quân, là phi công, và Edda là y tá trong hội Hồng Thập tự. Chính với Edda mà tôi bị cơn sợ hãi ghê gớm đầu tiên từ ngày bắt đầu có chiến tranh.

        Lúc đó là tháng 3 năm 1941, trong chiến trận tại Hy lạp mà nhà tôi cho là đã thất bại và là nguyên nhân làm cho Thống chế Badoglio mất chức Tổng tham mưu trưởng.

        Sáng hôm ấy, tôi thức dậy sau khi trải qua một cơn mơ kỳ di làm tôi vô cùng bối rối vì tôi thấy bằng một thứ giác quan báo trước, một tai họa sắp sửa xảy ra. Tôi đang kề lại giấc mơ cho Ernestina, người hầu phòng của chúng tôi, nghe thì chuông điện thoai reo vang. Nhà tôi gọi với vẻ tỉnh bơ đặc biệt của ông khi loan báo tin dữ, ông nói ngay với tôi, không kiều cách gì cả :

        « Bà biết không, Edda đã bị rớt xuống biển, nó phải lênh đênh trên mặt biến trong năm tiếng đồng hồ, nhưng nó đã được cứu thoát. Tôi lấy phi cơ đi thăm nó đây.

        — Chuyện xảy ra làm sao ?
       
        — Lúc về tôi sẽ kể lại bà hay ».

        Rồi liên lạc điện thoại bị gián đoạn. Sau đó ông gọi lại cho tôi để kể lại chuyện gì đã xảy ra. Chiếc tàu bệnh viện trên đó có Edda, ở ngoài khơi bờ biển Hy lạp, đã bị trúng bảy quả bom của Anh và chìm ngay lập tức. Nêu gương bình tĩnh chưa từng có, Edda chạy đến được một xuồng cấp cứu mà không quên lấy một cây đèn rọi bỏ túi, chiếc áo tơi choàng có nón, và chiếc nón y tá, trong khi người bạn cùng phòng của nó tìm thấy cái chết khủng khiếp dưới nước. Con gái tôi được vớt lên năm giờ sau.

        Ngày 7 tháng 8 năm 1941, lần đầu tiên tôi mới cảm thấy nỗi đau đớn mà biết bao nhiêu bà mẹ đã từng cảm thấy khi được tin về cái chết của một trong những đứa con của mình. Lần cuối cùng tôi thấy Brumo tại Villa Torlonia là ngày 30 tháng 7. Nó đến hôn tôi trước khi trở lại căn cứ. Nó có vẻ ưa bộc bạch tàm sự hơn thường lệ, đến nỗi còn gởi gấm lại cho tôi chăm lo giúp vợ và Marina, con gái nhỏ của nó. Sáng hôm sau, nó lại ghé qua nhà lúc khởi hành và tôi lại trông thấy nó trên ngưỡng cửa phòng tôi, to lớn, mạnh khỏe, với cái nhìn còn đượm thuần vẻ trẻ con lớn mau quá. Tỏi đã bị mất nhiều người thân khác trong gia đình, một đứa con gái mà tôi rất cưng, nhưng tôi có thể đích thân đo lường nỗi tuyệt vọng của bậc làm cha mẹ vừa bị cướp mất đi một đứa con mà lại không được phản đối vì sự hy sinh này là tặng phẩm đắt giá nhất mà một bà mẹ có thể dùng hiến cho tổ quốc của mình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 05:54:53 am

        Ngay cả trường hợp cuốn sách này không được viết để nói lên điều đó, tôi cũng muốn rằng tất cả các bà mẹ đang đọc những dòng này, cho dầu thuộc quốc tịch nào chăng nữa, cũng nên tin rằng vợ ông Mussolini và chính ngay cả ông Mussolini nữa, luôn luôn cảm thấy tận sâu thẳm của tâm hồn họ nỗi đau đớn, giống như nỗi đau đớn của bất cứ ai khác, trước cái chết của một đứa con trai trong chiến tranh.

        Ngoài các con tôi, phần đông các Tổng trưởng, các công chức cao cấp và những người khác chỉ mặc bộ quân phục xám xanh, thông thường là chỉ trong vài tháng, như là một cái dấu ngoặc trong đời họ. Ít ra là trong thời gian đầu tiên Bởi vì sau đó, tình trạng khác hẳn và rất gay go, trong các trận chiến tại Bắc Phi, tại Ethiopie, tại Nga và sau cùng ngay trên đất Ý.

        Như trong tất cả các quốc gia lâm chiến, cuộc sống thường nhật tại Ý không dễ dàng gì. Nhưng so với điều chính mắt tôi thấy tại Đức, thì người Ý chúng tôi ít khổ sở hơn. Chẳng hạn các giải bóng tròn vẫn được tổ chức mỗi chúa nhật cho đến năm 1943 ; rạp chiếu bóng và rạp hát vẫn mở cửa, các buổi hòa nhạc vẫn được tiếp tục và đâu đâu cũng có đông người đến dự cả. Tất nhiên là chúng tôi bị những hạn chế, được biết thế nào là thẻ tiếp tế, và sự thiếu thốn nhiên liệu, xăng.

        Chỉnh chúng tôi, gia đình Mussolini cũng bị đặt dưới cùng một chế độ và tôi có thể chứng nhận với quí vị rằng cả chồng tôi lẫn tôi, chúng tôi đều không cố tình vi phạm hay nhắm mắt để vi phạm các quyết định lúc đó đang có hiệu lực. Tôi còn nhớ một hôm tại Villa Torlonia chúng tôi nhận được không biết bao nhiêu tạ cà phê do những người Ý sống tại Ba tây gởi tặng. Ông Duce quyết định phân phối cho các bệnh viện, và mỗi khi đi ngang qua căn phòng chứa cà phê, mùi thơm từ đó bốc ra làm cho chúng tôi yếu lòng vì thèm. Có cà phê ở trong tầm tay của những người coi thức uống như có tính cách quốc hồn quốc túy, mà lại không được đụng đến : quả là một khổ hình !

        Thật khó tưởng tượng nổi những hạn chế mà nhà tôi bắt gia đình chịu đựng ngay từ những ngày đầu tiên của chiến tranh, nghiêm ngặt đến mức nào : chúng tôi phải bỏ các cuộc đi dạo bằng xe hơi, chính Benito cũng chỉ dùng xe để đi từ Villa Torlonia đến Điện Palazzo Venezia hay cho các sự di chuyển có tính cách chính thức khác mà thôi. Phần tôi, tôi đã từ bỏ chiếc xe dành riêng và các con tôi thì đi học bằng xe buýt. Ngay cả Anna Maria, mặc dầu bị tật vì bị bệnh tê bại từ nhỏ và phải mang một chiếc yếm rất nặng, cũng phải làm như tất cả mọi người.

         Tôi nhớ lại rằng tôi thường có thói quen đến thăm các trẻ con mò cỏi trong một học viện tại Monte-Mario và mang áo quần và lương thực đến cho chúng. Mặc dầu gặp khó khăn về vấn đề di chuyển, tôi vẫn không bỏ các cuộc viếng thăm này. Tôi đi xe buýt. Cứ thế cho đến một hôm một dì phước mới kể lại câu chuyện cho Đức Hồng y Pizzardo biết. Lập tức vị chủ giáo đặt thuộc quyền sử dụng của tôi chiếc xe riêng của ông vốn được hưởng ưu quyền dành cho Vatican.

        Ngày 11 tháng 3 năm 1942, tại La mã có tổ chức một lễ cầu hồn cho Quận công d’Aoste, Phó-vương Ethiopie, mới chết trong một bịnh viện tại Nairobi lúc đang bị người Anh cầm tù. Trong buổi lễ có sự tham dự của Quốc Vương và Hoàng hậu Ý, các nhân vật Quốc gia cao cấp nhất trong số đó có cả những người được ban cấp huy chương Annon ciade. Tôi đến dự lễ với Giữa, con dâu tôi bằng xe buýt. Khi cuộc lễ chấm dứt, mọi người đều ra ngoài để đưa Quốc vương và Hoàng Hậu lên xe. Khi cặp vợ chồng Vương giả đã đi khuất rồi, tôi thấy rằng không một ai động đậy trong khi đó người gác cổng tìm xe tôi, khắp nơi. Phải làm một cái gì gấp, vì do các chức vụ của nhà tôi, mà hôm ấy vắng mặt, người thử hai phải rời nhà thờ sau vợ chồng nhà vua là tôi và người ta đang chờ tôi Galeazzo Ciano có ở đấy. Nó vội vàng chạy đến đề nghị đưa tôi về, vẫn không hiểu vì sao tôi không đến dự lễ bằng xe hơi. Tôi đưa cho nó xem tấm vé xe buýt và lặng lẽ tôi lên xe buýt về nhà cũng như khi đến.

        Đấy là một trong các ví dụ của cuộc sống của chúng tôi trong thời kỷ Đệ II Thế chiến. Tôi sẽ không tôn trọng sự thật nếu tôi không nói rằng, rất may cho chúng tôi, tại Villa Torlonia, tôi có nuôi gà, thỏ và heo con đã được đưa từ Romagne đến, chúng giúp tôi thay đổi thực đơn và thêm được vài thứ phụ vào những gì chúng tôi có được với thẻ tiếp tế. Để ghi lại một chi tiết nhỏ, tôi nhớ là thẻ tiếp tế của nhà tôi mang số 1.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 05:57:26 am

        Để trở lại với các cuộc hành quân, tôi chỉ cần nói rằng lầm lẫn lớn nhất của Ý — tôi không rõ đó là lầm lẫn của nhà tôi, của bộ Tổng tham mưu hay của cả hai — là đã lãnh đạo một cuộc chiến tranh song song với cuộc chiến tranh của người Đức. Trong số các trường hợp khác, tại Phi châu, bộ tham mưu của chúng tôi đã tổ chức các cuộc hành quân mà phần nhiều không tìm cách thông báo cho người Đức biết. Hậu quả là cả một loạt vấn đề tự ái giữa hai đạo quân. Chính vì thế mà chẳng hạn, tại mặt trận Phi châu cấp bậc Thống chế đã được trao cho các Tướng Cayallero và Batisco Tổng tham mưu trưởng và Tổng tư lệnh lực lượng Ý, khi Rommel được Hitler vinh thăng lên hàng Thống chế1. Làm như vậy để tránh không cho Rommel lấn quyền các tướng lãnh Ý. Cũng cần phải nói rằng các Tướng lãnh Đức cũng chẳng có dàn xếp sự việc làm gì nữa, vì không bao giờ họ bỏ quên cơ hội phô bày ưu thế trước mặt các đồng sự Ý của họ. Khi các lực lượng Ý - Đửc chiếm được Tobrouk và tiến đến ngưỡng cửa của Alexandrie, ở Ai cập, ông Duce đã đến và ở lại mặt trận Phi châu một tháng, từ 20 tháng 6 đến 21 tháng 7 năm 1942. Ông đã lợi dụng thời gian này để «cho dầu vào toàn bộ bánh xe trong bộ máy » và kích thích lòng hăng say của quân sĩ qua sự hiện diện của ông. Ông trở về La mã, bao tử bị đau dữ dội vì lẽ tinh thần quá bị khích động trong suốt cuộc du hành này. Năm 1942, ấy là một khúc quanh, bởi vì sau chiến thắng tại Phi châu, cuộc di tản chiến thuật lại bắt đầu. Tại Nga, Hồng quân nắm thế chủ động.

        Nhân nói về chiến tranh tại Nga sô tôi phải minh xác rằng những gì xảy ra trong năm 1942 và 1943 đều đã được nhà tôi tiên liệu trước, ngay từ lúc ông được thông báo, lại một lần nữa khi chuyện đã rồi, về cuộc tấn công của Đức nhằm vào Nga sô viết.

        Đấy là ngày 22 tháng 6 năm 19412. Chúng tôi đang ở Riccione, khi chuông điện thoại reo vang vào khoảng 3 giờ sáng. Vì máy đặt gần giường tôi cho nên tôi nhấc lên nghe. Đằng kia đầu dây là Tùy viên quân sự của Sứ quán Đức tại La mã, ông ta muốn nói chuyện ngay lập tức với ông Duce. Tôi hỏi liệu ông ta có thể gọi lại sau để khỏi đánh thức Benito chăng. Ông ta từ chối và để thuyết phục tôi về tính cách tối khẩn của sự việc, ông ta phải nói với tôi :

        « Tòi phải thông báo cho ông Duce biết rằng Đức quốc vừa tuyên chiến với Nga ».

        Tôi chạy đến phòng của Benito và đánh thức ông. Ông đến nhấc điện thoại và tỏ ra không bằng lòng nghe những gì mà kẻ đối thoại đang nói với ông. Bằng một giọng bị khích động ông nói rất lâu bằng tiếng Đức và khi cúp máy, ông nói với tôi, giận dữ :

        «Thật là diên ! Tuyệt nhiên không bao giờ nên tấn công Nga sô. Đức quốc biết đánh nhau chứ không biết làm chính trị».

        Lập tức ông tổ chức ngay một đoàn quân viễn chinh Ý và giao quyền tư lệnh cho Tướng Messe và nói rõ với ông này :

        «Phải chiến thắng chớp nhoáng. Khối Trục phải hạ Nga sô trong vài tháng».

        Sự hân hoan phấn khởi thật là vô biên trong đảng phát xít. Nó còn lớn hơn trong bất cứ cuộc chiến tranh nào khác vì cuộc chiến này có ý nghĩa như là trận đánh thật sự vào chính chủ nghĩa mác xít. Đấy là một trong các lý do khiến cho binh sĩ của đoàn quân GSIR, nghĩa là Đoàn quân viễn chinh Ý tại Nga sô đã chiến đấu hay hơn tại các mặt trận khác.

        «Bà thấy không, một đôi khi, nhà tôi bảo, cả tại đấy người ta cũng cần chúng ta ! Vậy chúng ta có thể chửng minh cho thế giới thấy rằng không phải chỉ có người Đức là biết chiến đấu và chiến thắng».

        Ít lâu sau, tháng 10 năm 1941, ông Duce báo cho tôi biết rằng ông Fuhrer vừa gọi điện thoại thông báo cho đích thân ông rõ về cuộc chinh phục thành phố Orel.

        «Vậy thì hay quá! Ông la lên. Orel nằm tại ngưỡng cửa Mạc tư khoa rồi.»

        Nhưng ông nói thêm :

        «Tuy nhiên phải coi chừng và phải siết chặt, màn lưới mau lên, vì mùa đông sắp đến nơi rồi».

        Và trong thực tế, năm ấy mùa đông lạnh kinh hồn. Tại Nga, người ta chưa bao giờ cảm thấy lạnh như thế từ gần ba mươi năm qua.

        Ông Duce được biết các nét đặc biệt của mặt trận Nga sô khi ông đến đấy viếng thăm các sư đoàn của Đoàn quân Viễn chinh Ý tại Ukraine. Vittorio đã đi theo ông và họ cùng đáp máy bay với Hitler. Lúc trở về, nhà tôi kể lại rằng ông Fuhrer rất sợ hãi khi thấy ông cầm lái chiếc phi cơ, nhưng ông ta đã không dám nói gì cả.

        «Bà biết không, nhà tôi nói thêm, chiến công vĩ đại nhất mà bọn Nga có thể thực hiện là bắn hạ chiếc phi cơ của chúng tôi. Chỉ cần một đòn là họ thanh toán được cả Hitler lẫn Mussolini ! »

----------------------
        1. Đọc :«Rommel, Con Cáo của Sa mạc» —  Sông Kiên xuất bản.

        2. Về việc tấn công Nga, về ý định chinh phục chia cắt,chiếm động Nga sô và cuối cùng tiêu diệt dân tộc Nga để mang người Đức với dòng máu Arỵen đến ở đất Nga, xin đọc « Hitler và các danh tướng Đức Quốc Xã » Bản dịch Người Sông Kiên và Lê thị Duyên — Sông Kiên xuất bản.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 05:58:44 am
     
(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/55614030_394274821302404_1808790644525629440_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_oc=AQmHDsId0aYwNVcrij7-jkGtoK5-x4uvUrNF_P3Z1HuSPHrg6mq6lew5zmoThJjwd3s&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=53f82cba17c81ba0013598bf55cc32db&oe=5D0A264D)
Otto Skorzeny, người đã chỉ huy toán hiệt kích cảm tử Đức cứu thoát ông Duce khỏi lâu đài Gran Sasso
Đọc: «Hitler và những sứ mạng bí mật của Skorzeny » Sông Kiên Bản

        Vì chuyến bay trên lãnh thổ Nga sô bị Đức chiếm đóng được diễn ra ngay giữa mùa hè, ông Duce đã có thể trông thấy các cánh đồng ngũ cốc mênh mỏng, ông rất khoái chí nhưng đồng thời cũng bực minh vì thái độ của một vài đơn vị quân đội quốc xã.

        «Họ quá cứng rắn đối với dân chúng địa phương, ông kể lại với tôi. Họ chỉ tìm cách tiếp tế tại chỗ bằng lối bố ráp cướp bóc. Đó là một điều sai lầm vì kẻ chiến thắng bao giờ cũng phải đối xử nhân đạo đối với dân chúng các quốc gia chiến bại».

        Thời gian vài tháng mà ông Duce ấn định để tiêu diệt Nga sô đã trôi qua mà mực tiêu vẫn chưa đạt được. Từ đó, hơn bao giờ hết, ông đã tin chắc rằng tấn thảm kịch của phe Trục sẽ được gây ra bởi một thảm họa tại Nga.

        Và ngày nay tôi có thể tiết lộ rằng nhà tôi đã cố gắng trong nhiều tháng để thuyết phục Hitler thương thuyết với Nga sô, nhất là sau khi Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến. Ông đã làm thế kể cả bằng thư từ công văn lẫn bằng lời nói sống động. Tôi cũng còn có thể nói ngay rằng cả nhà tôi đã có tiếp xúc với người Nga qua trung gian của Nhựt bản, nhưng ông không mang lại được kết quả cụ thể nào. Không bao giờ Hitler chịu nói chuyện hòa bình với Nga sô.

        Trước khi chấm dứt chương này, còn có một điều mà tôi cần minh xảc : nhà tôi không bao giờ nghi ngờ gì về lòng can đảm của người Ý, nỗi bất bình duy nhất mà ông nói ra miệng, chỉ liên quan đến vài cấp lãnh đạo trong quân đội, những kẻ này đã quên rằng chiến tranh không phải diễn ra trong khung cảnh có tiện nghi và với các hàng rào cản không thể vượt qua được do các hệ cấp vạch ra. Nhà tôi đã quan sái sự thể nầy nhất là tại mặt trận Phi châu và ông không quên nói công khai điều đó với các người có trách nhiệm. Khi đến mặt trận Nga sô ông rất xúc động ngạc nhiên vì mối tương quan giữa sĩ quan và binh sĩ. Hitler và chính ông đã ăn trưa trong một phòng ăn cùng với các anh lính trơn và họ cũng có cùng thực đơn như các anh lính ấy...

        Trên báo chí quốc tế người ta đã nói nhiều người binh sĩ Ý, những binh sĩ chỉ biết đầu hàng không chiến đấu hoặc chỉ biết chạy trốn trong Đệ nhị Thế chiến. Hoàn toàn sai lầm. Một mặt số binh sĩ đào ngũ rất ít trong suốt cuộc chiến tranh này. Mặt khác các binh sĩ buông vũ khí là do lệnh của cấp chỉ huy của họ như là trường hợp tại Ambu Alagi ở Tunisie, tại Pantelleria hay tại Augusta, hai căn cử hải quân quan trọng vào bậc nhứt của Ý. Nếu làm khác đi quả thật việc đó cũng không làm thay đổi được gì nhiều vì các lực lượng Anh - Mỹ mạnh hơn họ gấp bội, nhưng quân đội Ý sẽ kết thúc các trận đánh với nhiều danh dự hơn. Cũng giống như các người Ý còn ở trong hàng ngũ quân đội Đức sau ngày 8 tháng 9 năm 1943, những người ở trong hàng ngũ dân quân kháng chiến, như một vài đơn vị của quân đội của Ý, đã chiến đấu rất anh dũng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 06:00:59 am

18

TÔI LÀ CHUYÊN VIÊN TÌNH BÁO CỦA ÔNG DUCE

        Bà có thể giải thích cho tôi làm cách nào bà biết được vài việc trước cả tôi, ít ra là vài tuần không ?»

        Ngày mà nhà tôi đật câu hỏi này, tôi cảm thấy hãnh diện không ít bởi vì đây là lần đầu tiên ông công khai công nhận rằng các tin tức do tôi mang lại đã có đôi chút giả trị. Có thể nói rằng tôi vừa được sắc phong làm siêu chuyên viên tình báo của Mussolini, một trong nhiều hoạt động mà ít người được biết cho đến ngày hôm nay.

        Trong thực tế tôi chẳng bao giờ cầm đầu một tổ chức cảnh sát nào cả. Chỉ giản dị có việc, với bản năng đàn bà và trí thông minh của một nông dân, khi đến La mã lần đầu tiên, tôi thấy ngay từ 1926 rằng chung quanh ông Duce có một vài người đã không tạo cho tôi lòng tin cậy. Và từ đó tôi quyết định mở mắt để quan sát.

        Về sau, nghĩa là vào năm 1929, khi có gia đình đoàn tụ tại Villa Torlonia, tôi đụng đầu phải một vấn đề nghi lễ : tôi là vợ của người lãnh đạo chính phủ và như vậy tôi không thể sổng theo kiểu riêng của tôi từ trước đến lúc đó, ngay tại cả Milan, sau khi nhà tôi lên cầm quyền. Chẳng hạn tôi không thể đưa con đi học, đến các tiệm giày để mua giày cho con hoặc, một cách đơn giản hơn, không thể ngồi trước lò bếp làm công cuộc nội trợ trong nhà hay xách giỏ đi chợ. Những cấm đoán này không làm tôi hài lòng tí nào bởi vì tôi không quen thói nhàn hạ và chiu đựng rất dở các sự bó buộc.

        Ngược lại tôi phải khám phá ra rằng tôi được rất ít người biết đến : hình tôi có xuất hiện một hay hai lần trên bảo chí và hiếm có người nào có thể tả nét mặt của Rachele Mussolini như thế nào. Càng không thể khi mà gần như không bao giờ người ta trông thấy tôi trong các buổi lễ chính thức.

        Tôi nhớ nhân hôn lễ của Edda, con gái tôi, các phóng viên đã rất ngạc nhiên khi khám phá ra con người đích thực của tôi, và vài ngày sau Benito mang về cho tôi nhiều báo chí ngoại quốc? nhất là báo Anh và Mỹ và nói với tôi:

        «Bà đã dập vào mắt các phóng viên rồi Rathele. Họ thấy bà là người tuyệt vời. Họ càng ngạc nhiên hơn vì đã tưởng bà là một người già và xấu xí. »

        Ngay lúc đó, tôi rất hài lòng vì được lời khen tặng vuốt ve, nhưng việc này cũng đã không thúc đẩy tôi nhiều để bước ra khỏi bóng tối mà tôi đã quyết định sống trong đó.

        Tại Villa Torlonia, nhân một vài cuộc lễ mà tôi không tránh được, lúc ấy tôi trở thành Ngài Rachele Mussolini, phu nhân Thủ Tướng ; thời gian còn lại tôi tên là Rachele Guidi, tên con gái của tôi và tôi có hoàn toàn tự do bành động.

        Tuy vậy cũng có một trở ngại nhỏ : Rachele Guiđi hay Rachcle Mussolini tôi cũng không phải trở nên ít là vợ của ông Duce hơn và các vấn đề an ninh vẫn được đặt ra. Do đó tôi có 3 hay 4 cảnh sát viên biệt phái riêng cho tôi để làm hộ vệ viên. Vì tôi không thể nào rứt khỏi họ cho nèn tôi biến họ làm tình báo viên. Như thế tôi làm cho họ có việc làm và họ không còn làm phiền tôi nữa.

        Ngoài ra nhờ các sự giúp đỡ nhỏ nhặt mà tôi đã làm cho người này hay người kia, như tất cả các bà vợ của những nhân vật, muốn trở thành hữu ích và chứng tỏ không những chỉ muốn tìm kiếm danh dự, tôi đã mau lẹ tạo dựng cả một hệ thống tình báo viên, mà chi nhánh có ở khắp nơi trong toàn nước Ý. Thêm vào đó là hàng ngàn bức thư mà tôi nhận được hàng tuần, quí vị biết một cách dễ dàng là tôi trở thành một cách mau lẹ người có lẽ biết nhiều nhất về tất cả những gì xảy ra trong xứ sở.

        Đến lượt nhà tôi thấy có thể hưởng lợi nhờ tình trạng này và thỉnh thoảng ông phái tôi đi «đo nhiệt độ» ngoài đường phố hay giao cho tôi một sứ mạng đặc biệt, như là trường hợp tại Haut-Adige năm 1931.

        Vào thời kỳ này, viên Tông thư ký đảng phát xít đã báo cáo rằng các nhà chức trách chính thức nghĩa là các đại diện của chính phủ tại tỉnh này đã không chu toàn được trách vụ của họ. Riêng về phần ông tỉnh trưởng thì lại bác bỏ các lời buộc tội và trách lại viên tổng thư ký xen lấn vào những việc không dính líu gì đến ông ta. Tóm tắt, theo viên tỉnh trưởng, ông ta làm quá.

        Trường hợp càng đặt thành vấn đề giải quyết rất tế nhị, khi mà từ lúc lên cầm quyền, nhà tôi cố gắng tách rời đảng và Nhà Nước để cho đảng phát xít không được tự đồng hóa với Quốc Gia. Ông cũng muốn tránh các sự lạm dụng và cứu vãn sự tôn trọng các định chế đã được thiết lập. Bằng chứng là mỗi lần xung đột bùng nổ giữa một đại đại điện đảng và đại diện chính quyền gần như luôn luôn ông bênh vực quan điểm của viên tỉnh trưởng. Điều này cũng đã gây ra không ít các sự oán hận trong đảng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 06:02:15 am

        Tuy nhiên tại Haut-Adige, lỗi lầm dường như đã được chia xẻ cho cả hai bên và ông Duce bị lay chuyển bởi các luận cứ của viên Tổng thư ký của chi bộ đảng tại địa phương. Lúc đó vì tôi phải đi Merano để điều trị một căn bệnh, nhà tôi đã yêu cầu tôi «dòm ngó» trên đó coi sự tình ra lảm sao. Tôi ở lại đấy một tháng và khi trở lại La mã, nhà tôi đã có trong tay các tin tức rất khách quan cả ông tỉnh trưởng lẫn viên thư ký đảng đều không chu toàn được nhiệm vụ của mình.

        Vả cả hai đều bị thuyên chuyền.

        Đấy là một trong các công tác xa extra muros hiếm hoi mà tôi phải chu toàn theo lệnh của ông Duce. Trong trí ông và theo vai trò mà ông quan niệm cho một phụ nữ thì tôi chỉ phải giới hạn hoạt động trong việc lượm lặt các tin đồn và chuyền lại cho ông. Lại còn cần phải có một điều kiện nữa là các tin đồn đại ấy không phải là « chuyện đầu môi chót lưỡi của các bà », trong trường hợp như vậy điều tôi kể lại với ông sẽ làm ông tức bực thêm thay vì làm cho ông chú ý.

        Về phần tôi, trái lại tôi không muốn dừng lại tại đó bằng bất cứ giá nào. Căn cứ vào những gì mà Benito đã kể lại cho tôi và căn cứ vào các tin tức riêng của tôi, thì càng ngày tôi càng tin tưởng rằng không phải luôn luôn người ta nói tất cả với ông. Vài nhân vật mà nhà tôi đặt lòng tin cậy đã làm ông tin rằng mọi chuyện đều êm xuôi tốt đẹp cả, trong lúc mà không thể nào lại không có vấn đề gì khó khăn đặt ra. Khi mà sự việc tốt đẹp thật, một thái độ như thế không đưa đến hậu quả gì nhiều lắm, nhưng tôi tự hỏi những kẻ ấy sẽ làm gì đúng vào hôm xứ sở trải qua một cơn khủng hoảng hay lâm vào tình trạng chiến tranh.

        Mối lo âu nầy lại càng lớn khi tôi lại biết tất cả những khía cạnh bí mật nhất của tính tình nhà tôi. Chẳng hạn tôi biết rằng ông dễ bị ảnh hưởng nghĩa là thông thường đối với ông kẻ nào nói lời sau cùng là có lỷ ; rằng ông đã tin người đến mức thật thà vì ông nghĩ rằng những người chấp nhận làm cộng sự viên của ông thì sẽ không thể nào phản bội ông ; rằng ông chính thật là một con người rất tốt và không ưa làm hại ai. Ông luôn luôn tìm ra lý do để tha thứ cho bạn bè cũng như cho các Tổng, Bộ Trưởng của ông. Triết lý của ông về con người là thứ triết lý khiến ông cảm thấy gần một Gandhi hay một thánh Pranẹois d’Assise mà ông tôn thờ và tôn làm thần hộ mạng của nước Ý, hơn là gần một Staline hoặc một Hitler, mà ông có ngưỡng mộ ở một vài điểm, nhưng ông vẫn luôn luôn bài xích các phương pháp tàn bạo, sắt máu của họ.

        Không nói trước những gì tôi sẽ kể lại sau, nhưng tôi có thể nói rằng con người Mussolini này gần như là không được ai biết đến. cả thế giới đều chỉ biết có hình ảnh — sai lầm — của một nhà độc tài, của một bạo chúa. Chắc có nhiều người, thành thật hay không, sẽ la lên là nói láo, khi đọc mấy dòng này, nhưng tôi có thể đưa ra hai bằng chứng liên quan đến hai biến cố lịch sử chính thức mà tôi chỉ nói trước vài điểm.

        Bằng chứng thứ nhất liên hệ đến danh sách tội nhân chiến tranh mà Đồng minh đã thiết lập vào cuối Đệ II Thế Chiến : tên Mussolini không có ghi trong ấy. Cũng như không có tên của bất cứ người Ý nào dầu quân sự hay chính trị. Đối với người Đồng minh chính của Adolf Hitler, đạt đến chỗ không bị kết án về bất kỳ tội ác nào đối với nền luân lý quốc tế, thì đâu có phải là dở !

        Bằng chứng thứ hai là một lời bình phẩm của chính Hitler vào tháng 9 năm 1943. Khi nhà tôi được Otto Skorzeny1 giải phóng khỏi lâu đài Gran Sas so, nơi mà kẻ kế vị ông, Thống chế Badoglio cho lưu đày ông, Fuhrer đã tiếp ông tại Tổng hành dinh ở Hastenburg. Chính nhân một trong các cuộc tiếp xúc này mà ông ta đã nói với ông tóm tắt cả một thảm kịch thật sự của Benito Mussolini trong một câu thôi:

        «Duce, ông tốt quá! Ông không bao giờ có thể là một nhà độc tài được.»

        Ngày nay những lời như thế đối với tôi là cả một niềm an ủi sâu xa, càng an ủi hơn nữa khi mà gần như không có ngày nào lại không có người nói với tôi:

        «Bà có nhớ không, donna Rachele, ông Duce tốt làm sao ! Ông đã làm điều này, ông đã làm điều kia...»

        Nhưng vào thời đó, tất cả những đức tính tốt này, dưới mắt tôi đều là các sai lầm tệ hại mà một nhà độc tài có thể có vì lý lẽ không có gì hợp lý hơn nữa: lấy một người có thế lực, sức mạnh, nằm quyền vững chắc; đặt trong tay người đó tất cả mọi quyền lãnh đạo : tức là tạo thành một nhà độc tài rồi còn gì nữa. Liệu con người này có thể tự mình điều khiển tất thảy mọi việc không? Về phương diện vật thể, đó là điều không thể làm được.

-----------------
        1. Đọc :«Những trận đánh của Hitler — Sông Kiên in lần thứ tư và «Hitler và những sứ mạng bí mật của Skokeuy» — SÔNG KIÊN xuất bản.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 06:02:48 am

        Vậy thì ông ta làm gì bây giờ? Ông chọn vài cộng sự viên thân tín đã thề là sẽ trung thành với ông cho đến chết và đã chứng minh sự thiết tha của họ đối với chính nghĩa đã nối kết họ với nhau ngay cả trước khi đạt đến tột đỉnh của vinh quang.

        Hãy chấp nhận rằng nhà độc tài đã lầm lẫn hoặc rằng các cộng sự viên của ông ta, bị thúc đẩy  bởi tham vọng, bị thối nát bởi sự quyến rũ của tư lợi, của sự vinh hoa phú quí, đã quyết định bội phản lại người đã đặt lòng tin nơi họ. Nhưng vì thận trọng hay đúng hơn vì xảo quyệt, họ không muốn nói với nhà độc tài rằng họ không còn là họ nữa như ông ta vẫn luôn luôn tin họ vẫn là họ. Họ có thể làm gì được? Thêu dệt chung quanh ông cả một bức màn dối trá và càng ngày càng cố gắng nhốt ông ta vào trong đó. Như vậy là họ đã giấu sự thật đối với ông : sự thật liên quan đến họ vì nó không lấy gì làm đẹp đẽ, và sự thật liên quan đến thế giới bên ngoài vì nó có thế làm xảo trộn sự an nhàn của họ.

        Rồi theo dòng diễn biến của các biến cố họ chẳng ngần ngại gì chuyển từ các sự «sơ xuất» qua sự lỗi thệ, sự bất trung bất nghĩa và từ sự bất trung bất nghĩa qua sự phản bội. Tất cả những điều đó đều có thể được tha thứ khi nào mà các sự việc diễn tiến tốt đẹp, nhưng tôi nghĩ là chúng phải bị trừng phạt khi giờ của sự thật đã đến.

        Sau cùng hãy tưởng tượng rằng nhà độc tài mà lại đi giống với «một ông cha với chiếc bánh ngọt» hơn là giống «một ông cha với chiếc roi» ! Chuyện gì sẽ xảy ra ? Ngày một ngày hai ông ta sẽ mất sự kiểm soát tình hình và khi nhận ra rằng mình bị lừa gạt thì đã quá trễ !

        Đấy là điều khiến tôi luôn luôn e ngại và khiến tôi muốn tránh bằng cách mở mắt nhìn các hoạt động của một vài phần tử «trung kiên», vốn chỉ trung kiên ngoài mặt. Trước khi nói ngay rằng những điều tôi khám phá được ngày càng trầm trọng, nhưng kết quả thì bao giờ cũng thế: nhà tôi cho thay thế kẻ vừa phạm lỗi bằng cách giản dị là phong cho y một chức vụ khác hoặc đưa y cách biệt khỏi ông. Nhưng người ta ở xa, ngay cả rất xa các cuộc thanh toán hay thanh trừng đẫm máu như của Staline vậy.

        Theo chiều hướng này, các hoạt động «tình báo» của tôi thường thường rất hữu ích và không kém phần thú vị.

        Một hôm được biết nhà tôi dùng xe đi thật sớm mỗi tuần một lẫn đến một nông trại ven thủ đô La mã. Ngay lúc đó, tôi tỏ ra rất nghi ngờ, nhưng các bạn đang nói chuyện đã mô tả cho tôi chiếc xe, viên tài xế và người ngồi trên xe, tôi phải công nhận : quả đó là ông Duce.

        Do đó tôi quyết định bắt ông giải thích. Một buổi trưa, lúc chúng tôi đi dạo trong vườn Villa Torlonia như chúng tôi vẫn thường làm sau bữa ăn trưa, tôi đột ngột hỏi ông đến nông trại đó làm gì. ông đang nhấm nháp mấy hạt đậu vừa hái xong. Nhà tôi há hốc mồm sửng sốt, tay cầm chiếc vỏ đậu và nhìn tôi với cặp mắt hoảng hốt làm như đột nhiên tôi bị hóa điên. Tôi không nài ép. Phải tìm chìa khóa của sự bí ẩn ở nơi khác.

        Lúc đó tôi liền lay chuyển guồng máy «cảnh sát tư» của tôi và khám phá ra điều bí mật một cách mau lẹ : chiếc xe quả đúng là xe nhà tôi; viên tài xế quả thật là Ercole, nghĩa là tài xế của chúng tôi, nhưng ông Duce không phải là ông Duce. Tôi xin giải thích : vì xứ sở đang lâm chiến và vì nước Ý áp dụng các biện pháp khắc khổ, hạn chế, viên tài xế của chúng tôi đã hoàn thành một mưu kế xảo quyệt để buôn lậu mà khỏi bị bắt.

        Anh ta tìm được một đồng lõa, cùng vóc dáng với nhà tôi, và cũng hỏi đầu như ông. Người này giả hình giống như tạc và ngồi đàng sau xe. Trong cốp xe chất đầy hàng hóa mà Ercole tiêu thụ một cách dễ dàng, bình tĩnh nhờ tấm bình phong che mắt cảnh sát.

        Tôi thấy sự việc khả quan trọng nên bảo cho Benito. Ông làm gì? ông la rày, xát xá bông người tài xế của mình, nhưng thế thôi ; ông không đi xa hơn. Ông có rất nhiều cảm tình với Ercole Boratto vì anh ta đã ở bên cạnh ông trong những lúc khó khăn nhất. Vì lý do này nên ông đã tha thứ và khi tôi nói với ông rằng anh ta có thể làm điều tệ hại hơn, ông chỉ cười. Ông đã lâm lỗi, nhưng mãi đến khi nhà tôi mất đi, tôi mới có bằng cớ cho thấy Ercole Boratto có thể làm những gì.

        Rất thường, vào thời kỳ mà Benito còn cầm đầu chính phủ, tôi đã chú ý thấy là Boratto ghi chú vài chuyện gì đó trong một cuốn sổ tay, khi chúng tôi ngồi trên xe. Tôi kể lại chi tiết này cho Benito và cho ông biết nỗi lo sợ của tôi về việc các câu chuyện đàm thoại giữa ông và các người tháp tùng có thể bị tiết lộ.

        «Khi nào mà chỉ có hai chúng ta, tôi bảo ông, điều đó không đưa lại hậu quả gì lắm, nhưng một sự tọc mạch liên quan đến một cuộc nói chuyện chính trị có thể sẽ gây nhiều phiền phức hơn.

        — Bà nghĩ vậy sao ! lúc đó ông kêu lên. Bà thấy chuyện xấu khắp nơi, Rachele. Chàng thanh niên trung hậu ấy chỉ ghi lại số lượng cây số mà chiếc xe đã chạy qua. Thế thôi !


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 06:05:49 am

        Vài năm sau, lúc chiến tranh kết liễu, một cuốn sách xuất hiện. Tác giả là Ercole Boratto. Người tài xế «trung hậu» đã kể lại trong sách các vấn đề mà anh ta đoán chắc là đã nghe được và do nhà tôi trao đổi với các nhân vật cao cấp. Đấy chinh là điều má tôi đã từng lo sợ.

        Nhưng tôi tin chắc rằng anh chàng Boratto này không hành động một mình, bởi vì không phải chỉ có các «phát giác» về những vụ tiếp xúc trên xe của ông Duce mà thôi. Được điều khiền từ xa bởi một vài nhân vật, anh ta bán mình cho các hành động xàm báng Mussolini, bởi vì vào thời kỳ này, đối với hạng người ấy, kéo nhà tôi xuổng bùn là chuyện thường.

        Hành động ấy thuộc về một người nàc khác thì tôi không ngạc nhiên, nhưng nó lại là của Boratto, một người được nhà tôi tin cẩn trong suốt hai mươi năm trời, thì điều nầy làm cho tôi buồn vô cùng bởi vì một lần nữa, tôi khám phá ra rằng lòng biết ơn là một thứ tình cảm ít người có và phải cực kỳ liêm chính sâu xa mới cảm thấy được nó. Tôi biết rằng Boratto không phải là không thể trách được về phương diện này, nhưng anh ta đã đi quá xa trong sự dối trá. Vi anh ta lại làm điều đó một lần nữa cách đây hai hoặc ba năm, khi viết một cuốn sách khác chứa đựng cả một loạt chuyện dối trá cũng đê tiện như các câu chuyện trước đó.

        Nếu những kẻ bất trung chỉ giới hạn trong số tài xế thôi thì, câu chuyện về các « khám phá » của tôi không thể hiện một lợi ích nào cả. Còn có những trường hợp trầm trọng hơn điều mà Boratto phạm phải rất nhiều.

        Năm 1935 trong cuộc chiến tại Ethiopie, Villa Torlonia thường trực được nối kết với Tổng hành dinh các lực lượng Ý bằng điện thoại. Như thế nhà tôi có thể theo dõi các cuộc hành quân bất cứ giờ nào, nhận các báo cáo và ban hành các mệnh lệnh.

        Một buổi tối, trong lúc ông đang nói, ông cảm thấy rõ rệt là có kẻ nào đang chen vào đường dây một cách lén lúỊ. Không nên quên rằng vào thời kỳ nầy những vụ nghe lén điện thoại chưa được hoàn thiện như bây giờ đâu. Vậy thì sự nghe lén vẫn tiếp tục khi nào cuộc đám thoại được tiếp tục. Tình trạng này xảy ra đều đặn đến nỗi một lần ông Duce phải giựt đứt dây điện thoại trong một cử chỉ giận dữ.

        «Thiệt hết nước nói rồi ! Tôi tự hỏi ai là kẻ cả gan đi nghe lén tôi như vậy chớ !» ông hét ầm lên giận dữ.

        Ông ra lệnh mở một cuộc điều tra, nhưng bí mật vẫn hoàn toàn bí mật.

        Lúc đó tôi quyết định can thiệp. Không nói gì với nhà tôi cả, tôi giao cho một hoặc hai nhân viên của tôi biết về điện, thoại mở các cuộc tìm kiếm. Không lâu : đường đây điện thoại của chúng tôi bị nghe lén do lệnh của Thống chế Badoglio, Tổng tư lệnh các lực lượng Ý tại Ethiopie. Nghĩa là do nơi một người mà về phương diện quân sự, nhà tôi đặt trọn niềm tin.

        Và điều quái gở nhất chính là ông Thống chế này còn nghe lén được các cuộc điện đàm của ông Duce ngay cả khi ông ta không còn làm tham mưu trưởng nữa. Phải nhờ đến tay Stroveglia, một trong các thám tử tư của tôi, can thiệp một lần nữa, trò chơi này mới chấm dứt.

        Vụ này làm tôi phải mất 5000 lires — một số tiền lớn vào thời đó — nhưng đường dây của Bađơglio giúp cho y nghe lén được đường dây của chúng tôi đã bị cắt bởi người của chúng tôi, vốn phải mua chuộc vài nhân viên của y. Bởi vì đang nói đến Bađoglio, tôi phải nói rằng tôi có thể nói đến ông ta hàng giờ: Tóm tắt, tôi nghĩ rằng ông ta là loại người điển hình không lùi bước trước bất cứ điều gì để thỏa mãn lòng khao khát danh vọng chức tước. Năm 1925, khi nhà tôi phong ông ta làm Tham mưu trưởng, rất nhiều người đã khuyên nhà tôi không nên thực hiện cuộc lựa chọn như thế. Theo họ, Badoglio là kẻ ít tin được. Trong Đệ I Thế chiến ông không làm cho ai chú ý đến vì các hành động ồn ào nhầt là tại Coporetto; ngoài ra ông ta còn là hội viên hội Tam Điểm và nổi danh là kẻ cho đến nay chỉ biết chăm lo lợi ích riêng của mình.

        Tuy nhiên ông Duce đã cho rằng một người nào đã đưa danh dự của mình ra để chấp nhận gánh vác trách nhiệm quan trọng thì không thể nào phản bội được. Vững tin ở nguyên tắc này, ông đã bỏ qua tất thảy mọi ý kiến liên quan đến Badoglio.

        Lẽ ra, tốt hơn nên theo các lời khuyên ấy, vì Badoglio đã có thì giờ phạm quá nhiều lầm lỗi trước khi ông Duce nhận thấy sự sai lầm của minh vào năm 1940. Trong số các «lầm lỗi» này, tôi chỉ kể lại, đã ghi nhớ, vụ luôn luôn trì hoãn không chịu tung ra các cuộc hành quân chống Pháp năm 1940 viện cớ là quân đội chưa sẵn sàng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:02:50 pm

        Nhưng có hai trường hợp trầm trọng hơn và nếu là ở các xứ khác sẽ đưa tác giả ít ra là ra trước tòa án quân sự : trước hết, Badoglio chẳng bao giờ cho ông Duce biết rõ tình trạng chính xác của quân đội Ý trước khi xứ sở chúng tôi tham chiến. Ông ta cũng không làm như thế nhân cuộc chiến tại Pháp lẫn trong cuộc chiến tại Hy lạp.

        Tôi biết rằng khó mà nêu lên các lời kết án trên ba mươi ba năm sau, lúc mà văn khố đã biến mất, ít ra cũng là một vài thứ tài liệu, và rằng cả hai nhân vật chính, nghĩa là Mussolini và Badoglio, đều không còn sống nữa. Nhưng bẵng cách cố lý luận sao cho hợp lẽ, tôi tự hỏi là nếu như Badoglio quả thật có cảnh giác ông Duce về sự thiếu chuẩn bị của quân đội và ông Duce chẳng đếm xỉa gì đến quan điểm của ông la, thì tại sao ông ta lại chấp nhận bảo chứng cho một quyết định có hậu quả nặng nề đến thế ?

        Badoglio, trong tư cách là Tổng tham mưu trưởng, lúc đó có thể từ chức hay yêu cầu sự trọng tài của nhà Vua, Tổng Tư lệnh tối cao quân lực. Tại sao ông ta đã không làm gì cả về việc đó ?

        Hơn thể nữa vả đây là trường hợp thứ hai : còn cách ngày nước Ý tham chiến ba tháng nữa, các cơ xưởng Fiat đã hoàn thiện một kiểu chiến xa trung bình 30 tấn. Trong lúc mà từ nhiều tuần qua cả thế giới đều đã khám phá ra rằng sức mạnh của quân lực Đức chính yếu là nằm trong loại binh chúng thiết giáp này, thì Badoglio đã ra lệnh giảm trọng tấn của chiến xa xuông còn 27 tấn. Các kỹ sư của Fiat phải một phen lao đao vất vả đến nỗi chẳng bao lâu sau kiều chiến xa 27 tấn cũng đã được sẵn sàng. Lúc, ấy vị Tham mưu trưởng làm gì ? Ông ta bắt buộc một sự biến cái mới: phải giảm thèm một lần nữa trọng tải từ 27 tấn xuông còn 24 tấn.

        Một sự xuẩn động như thế, cứ chấp nhận rằng chỉ có một mà thôi, cũng đủ làm cho tác giả của nó, tại một xứ khác, xứng đáng với ít ra cũng là hội đồng chiến tranh.

        Không những ông Badoglio không bị trừng phạt, nhưng ông ta còn tiếp tục đòi hỏi công danh và tài lộc. Cho đến một ngày, được sáng mắt ra, ông Duce cất chức ông ta trong trận chiến tại Hy Lạp.

        Để mở một dấu ngoặc, tôi chỉ xin kể lại rằng có một hôm, một điện tín viên bí mật trình nhà tôi bản sao một công điện của Tướng Ubaldo Soddu, Tổng Tư lệnh tại Albanie, báo động cho bộ Tổng tham mưu rằng tình hình ở đấy rất nguy ngập. Nhưng ông ta lại ghi rõ rằng trên công điện là chớ có báo cho ông Duce biết. Lập tức Ubaldo cũng bị cách chức ngay.

        Vì chúng ta đang nói đến sự phản bội, tôi có thể nói rằng nó được bắt đầu ngay từ khi nước Ý nhảy vào vòng chiến. Tôi mình xác điểm này vì ai cũng có thể tưởng tượng rằng trước các thất bại và viễn ảnh tai họa, các cấp lãnh đạo đều quay lưng đổi lòng. Điều đó không lấy gì làm đẹp lắm, nhưng rốt cuộc... Trong thực tế, các sự phản bội đã bắt đầu ngay từ đầu, ngay cả từ lúc nước Ý đang còn mạnh và Đồng minh của Ý là Đức đang chiến thắng hết trận này đến trận khác.

        Thế thì, phần tôi, tôi xin đặt một câu hỏi: Tại sao người ta không thử rứt khỏi Mussolini từ lúc ấy, nghĩa là từ năm 1940? Tại sao vua Victor Emmanuel III lại chấp thuận ký bản văn tuyên chiến với Anh và Pháp nếu như ông ta chống chiến tranh? Ông ta sợ gì? Bị lưu đày? Bị bắt giam? Bộ điều đó không thuộc về trách nhiệm của ông ta sao ?

        Sự thật còn đáng buồn hơn, đáng tởm hơn nhiều. Nhà vua, vài nhà lãnh đạo quân sự, vài lãnh tụ phát xít đã cùng một lúc đi hai ba hàng, lợi dụng Mussolini ngày nào ông còn hữu ích, nhưng vẫn đảm bảo mặt hậu để dự phòng cho tương lai, bằng cả cách phản bội nếu cần.

        Họ quên mất rằng trước khi tiêu diệt Mussolini, họ đã tiêu diệt chính binh sĩ Ý. Những thanh niên yêu đời, đặt niềm tin nơi họ và nghĩ rằng họ đã gục ngã, nạn nhân của địch, trong khi thực ra chính các người đồng bào của họ đã gây ra cái chết oan uổng của họ. Và có ai dám đến nói với tôi rằng các cá nhân ấy đã hành động vì lý tưởng đâu !

        Nếu có một kẻ ra lệnh cho họ chống lại phong trào phát xít, vậy tại sao họ không ám sát Mussolini. Điều này hữu hiệu hơn nhưng nguy hiểm hơn.

        Mưu toan độc nhất — có phải là một mà thôi không ? — đã được thực hiện nhằm chống lại nhà tôi. đã xảy ra tại Albanie năm 1941. Một hôm nhà tôi ra tiền tuyến để chứng kiến mọt cuộc tấn công của quân đội Ý vốn chưa bao giờ mở đầu cuộc tấn công cả. Trong khi xe ông chạy chầm chậm lên đĩnh một ngọn đồi nơi có đặt một vọng quan sát giúp ông theo dõi được diễn tiến của các cuộc hành quản, ông nghe một giọng nói của một người vùng Romagne nói với mình :

        «Đừng lên trên ấy, ông Duce ! Đừng đi ! Họ muốn ám sát ông ! Tôi nói bằng thổ ngữ để đừng ai nghe được ! »

        Benito kể lại với tôi rằng ông không chú ý đến lời cảnh giác, càng không chú ý vì không thể hủy bỏ cuộc tấn công. Do đó ông chỉ đành đưa mắt tìm kiếm nơi phát ra tiếng nói để bày tỏ sự hài lòng vì được nghe thổ ngữ ở Romagne, nhưng không một ai xuất đầu lộ diện hết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:03:15 pm

        Và nhà tôi vẫn đi đến vọng quan sát, dừng lại đó một lát, nhưng rời chỗ đó sớm hơn thời gian đã dự liệu vài phút. Vừa mới rời xa được một chút, một quả lựu đạn bay đến và nổ tung đúng ngay chỗ ông vừa đứng. Một mảnh đạn còn bay đúng cả vào chiếc ông dòm mà ông vừa để mắt vào lúc nãy. Ông đã mang nó về làm kỷ niệm.

        Liệu đã có phải là một sự tình cờ chăng ? Người lính đã đưa ra lời cảnh giác có lý chăng? Không bao giờ chúng tôi có thể biết được.

        Điều kinh khủng hơn cả, chính là kể từ một giai đoạn nào đó, Benito hoàn toàn ý thức rằng đã có các sự phản bội. Nhưng cho điều tra là việc vô ích, ông chẳng nhận được một kết quả nào. Chính bằng cách đó mà nhà tôi bị loại ra khỏi cuộc đua một cách không cưỡng lại được, bởi một sức mạnh vô hình. Trong thực tế, một vài lãnh tụ có ảnh hưởng của quân đội đã hành động hoặc bằng cách chống lại cái họ gọi là «cuộc chiến tranh của Mussolini», hoặc do lòng cuồng tín mù quáng, hoặc, đơn giản hơn, vì ông Duce đã muốn đụng chạm đến vài tập quán thiêng liêng có sức mạnh như luật lệ trong quân đội.

        Tôi còn nhớ một hôm, vào năm 1933, Benito và tôi đi một vòng trong khu gia cư của các sĩ quan cao cấp và nhà tôi ngẩn ngơ khám phá ra cách sử dụng các lính hầu của họ. Trong khi, thông thường, các lính hầu được dự liệu để phụ giúp họ trong khi thi hành nhiệm vụ, nhà tôi lại thay đám lính hầu được sử dụng bởi một vài sĩ quan cao cấp như là gia nhân : các binh sĩ khốn khổ « bị chọn lựa » để làm lính hầu này phải giúp bà chủ đi chợ, lau dọn sắp xếp nhà cửa, tắm rửa cho cô chiêu cậu ấm v.v...

        ông Duce đã làm ầm một trận ngoạn mục, duy chỉ có điều là kết quả tuyệt đối là con số không.

        Đôi khi, ông có giọng mỉa mai châm biếm khi nói đến các sự cố ý phá hoại ấy. Một hôm ông nói với tôi khi đề cập đến cuộc chiến tranh tại Abyssinie :

        « Chúng ta làm nhanh đến nỗi những tên phản bội không có cả thì giờ để bội phản... »

        Nhưng, phần nhiều, ông cảm thấy bị đụng chạm đau đớn bởi những gì ông khám phá ra.

        « Bây giờ, tôi có thể tin cậy vào ai đây ? » Ông than thở.

        Đến mức độ, khi mà các phúc trình đầu tiên của các cơ quan tình báo Ý báo động vào tháng 5 năm 1943 rằng một cuộc đổ bộ của Anh - Mỹ lên đảo Sicile có thể xảy ra trong mấy tháng sắp đến, thì ông Duce đã nói với tôi :

        « Tôi chắc chắn là họ sẽ không có thể đổ bộ được, trừ phi, ông nói thêm, tôi bị tất cả mọi người phản lại. Tôi vững tin nơi các binh sĩ, nhưng riêng phần một vài kẻ !...»

        Khốn thay đó chính là điều mà tôi lo sợ, vì tôi cũng vậy, tôi có những người đưa tin riêng, cảnh sát tư của tôi chỉ cung cấp các tin tức ngày càng, nguy hại.

        Chẳng hạn trong mùa đông 1942, một phòng vệ quân mang đến cho tôi một hỏa tiễn do một trong các cơ xưởng sản xuất vũ khí của Ý tại Terni chế tạo : bên trong hỏa tiễn không có thuốc súng, mà là mạt cưa.

        Một lần nữa nhà tôi lại ra lệnh mở cuộc điều tra. Những kểt quả hiển nhiên đã được ghi trên giấy trắng mực đen và các phúc trình đã được đệ lên bàn giấy của ông. Nhưng không ai còn có thể kiếm ra chúng nữa : chúng đã tan biến mất.

        Cũng như vậy tại Phi châu, không ai có thể giải thích tại sao các tàu chở dầu của Ý lại phát nổ ngay khi chúng vừa rời khỏi hải cảng. Riêng đối với dầu xăng mà rốt cuộc các đơn vị quân đội nhận được thì Thống chế Rommel than phiền không ngớt là đôi khi nó được pha với nước.

        Còn hơn thế nữa ; một hôm khi đến trung tâm thể thao mùa đông Terminillo, nơi mà đôi khi chúng tôi đến nghĩ ngơi, ông Duce đột ngột đến thăm viếng một căn cứ không quân nơi mà đáng lý ra phải có các phi đoàn chiến đấu được ghi trong các báo cáo của Bộ Tổng tham mưu. Ông ngơ ngẩn khám phá ra rằng thực tại hoàn toàn khác hẳn ; chẳng có chiếc máy bay nào.

        Người ta đã báo cáo cho ông những con số và để cầm giữ ông trong vòng sai lạc, một Tướng lãnh còn có cả ý tưởng di chuyển các phi đoàn chiến đấu từ căn cứ này đến căn cứ khác phù hợp với các cuộc thanh tra của ông. May thay ông đã thấy kịp thời. Tôi còn nhớ cơn giận của tôi đã đến mức khiến cho tôi phát bịnh trong mấy ngày liền.

        Tương tự như vậy một lần khác, ông Thứ trưởng Bộ Không quân được triệu dụng đến Rocea delle Carainate. Ông ta nhận được chỉ thị đến viếng thăm nhà máy Caproni là nơi đang sản xuất phi cơ. Nhà máy này nằm gần Predappio, để phát triển kinh tế trongvùng, điều nầy giúp, chúng tôi khám phá ra sự gian trá.

        Viên Thứ trưởng đi thanh tra, ghi nhận nhu cầu nguyên liệu, và hứa cung cấp đủ để sản xuất hàng trăm phi cơ. Ít lâu sau, nhà tôi qua thật được báo cáo là hàng trăm phi cơ kiểu mới nằv đã được trang bị.

        Tỏi khám phá mau lẹ ra rằng trong thực tế sổ nguyên liệu nhận được chỉ tương ứng với công cuộc trang bị hai chiếc phi cơ thôi. Tôi nói rõ là hai chiếc thôi, không hơn không kém.

        Tôi «thông báo» cho Benito cuộc khám phá «kỳ thú» này và tội phải thừa nhận rằng ít khi tôi thầy nhà tôi trong một tình trạng như vậy. Các sự trừng phạt nặng nề nhất đã được áp dụng, nhưng như tôi đã viết, phải thành lọc không biết bao nhiêu là cơ quan mới có thể tái tạo lại tình thế. Một lần nữa tôi lại có quyền nhận được một câu bình phẩm mà trước đây đã làm tôi rất hài lòng :

        « Chín mươi phần trăm, ông đã phải thừa nhận, là Mamma có lý».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:03:34 pm

        Điều càng khổ nhọc hơn nữa là bên cạnh các sự phản bội có chủ ý ấy lại còn có thêm sự thụ động của một số người, và ngay từ các cuộc bại trận đầu tiên, thói quen tội lỗi là không dám nói sự thật cho ông Duce, đến mức độ những kẻ nào có can đảm làm như thế lập tức đều bị nhận diện, bị gạt bỏ để ngăn không cho tái phạm. Một hôm, Vittorio, con trai tôi, sĩ quan không quân, đã về tìm gặp phụ thân. Trong nhiều chuyện khác, nó báo động là các máy nhận tín hiệu trên phi cơ đều không chạy.

        Cảc phi công phải ra hiệu cho nhau bằng tay, điều này không phải là việc dễ dàng lúc đang chiến đấu.

        Benito triệu dụng viên Thứ Trưởng Bộ Không quân và không biết bao nhiêu là Tướng lãnh, đến yêu cầu giải thích. Họ có câu giải thích: các máy vô tuyến chạy rất tốt... Rõ là đưa đầu húc vào tường.

        Tôi còn đặt cả các câu hỏi về cái chết của Bruno, con chúng tôi. Ngày 7 tháng 8 năm 1941, chiếc phi cơ của nó (một chiếc 4 động cơ) đà rơi tan nát xuống đất ngay ven lề phi đạo thuộc phi trường Pise vì một lý do vẫn chưa hề được giải thích. Bruno là một phi công lão luyện, đã có một tổng số giờ bay rất lớn. Ngay trong phút chót, nó còn cố tránh được các khu vực đông dân cư với một chiếc phi cư lúc ấy đã mất điều khiến.

        Người ta không thể bắt tôi từ bỏ ý tưởng, theo đó Bruno vốn cũng đã có khả năng khám phá không ít sự việc và đã nói với thân phụ, nên đã phải trả giá cho sự sáng suốt của mình. Người ta có xác định ngược lại cũng vô ích, tôi đã từng là nhân chứng của quá nhiều điều xấu xa ô nhục nên không thể nào tin rằng đó là một tai nạn cả ! Cũng hoàn toàn giống như không phải vì tình cờ mà ba trong số các thiết giáp hạm đẹp nhất của Hải quân Ý, chiếc Duilo, Cavour và Littorio đã bị bom Anh đánh chìm ngay tại hải cảng Tarente vào tháng 11 năm 1940. Bốn tháng sau khi Ý nhảy vào vòng chiến.

        Và còn nữa, các tiềm thủy đỉnh bị đánh chìm ngay khi vừa rời căn cứ là có ý nghĩa gì ?

        « Nếu không có bội phản, không thể nào đạt được các kết quả như vậy», ôngDuce đã phai thừa nhận như thế. Ngay cả trong thời kỳ ấy nghĩa là năm 1940, bọn âm mưu đã bắt đầu hành động rồi ! Vì vậy, trái với điều nhà tôi hy vọng, tôi có những âu lo về cơ may đẩy lùi được cuộc đổ bộ tại Sicile. Nhưng chính cá nhân tôi, dầu nổi tiếng bi quan, tôi không bao giờ nghĩ rằng cuộc chống cự của Ý trong vùng này sẽ yếu kém đến thế.

        Khi Đô đốc Pavesi, tư lệnh pháo đài Panlelleria đã ầm ĩ xin với Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân lực Ý, nghĩa là với ông Duce, cho đầu hàng bởi vì — ông ta xác nhận — trên đảo không còn một giọt nước và ông đang ở trong một tình trạng không thể làm gì khác hơn được, thì nhà tôi tỏ ra hết sức nghi ngờ. Tuy nhiên ông cũng cho phép Pavesi đầu hàng vì mối lo cứu vớt mạng sống binh sĩ.

        Chì vài ngày sau, một hôm tôi thấy ông trở về nhà, với vẻ phẫn nộ hết sức. Ông cầm một xấp giấy trong tay mà ông vất lên bàn làm việc và nói với tôi :

        « Bà đọc đi, Rachele ! Đây là các điện văn của người Anh mà các cơ quan tình báo của chúng ta đã nghe được. Cái lão Đô đốc Pasevi này có thể bảo rằng y đã xoay trở rất tuyệt diệu ! Y không hề mất một người. Y chỉ có tuột quần ra đầu hàng thôi ! Chính người Anh đã nói điều đó.»

        Khốn nạn thay đó chính là sự thật ! Trong các điện văn này, người Anh báo cáo cho Bộ tham mưu của họ rằng căn cứ Pantèlỉeria đã đầu hàng mà không bị tồn thất một binh sĩ nào. Cũng giống như Augusta, căn cứ hải quân siêu pháo đài mà viên sĩ quan chỉ huy không hề cho bắn được lấy một phát súng. Ngay từ khi trông thấy địch quân, y đã cho phá nổ các vũ khí của mình và mở cửa để đón họ vào.

        Vì vậy, liệu tôi có thể trả lời cái gì cho người sĩ quan Mỹ đã hỏi tôi vào tháng 4 năm 1945, khi mà mọi sự đã hết rồi và khi tôi đang ở trong một trại tập trung :

        « Thưa bà, làm sao bà có thể giải thích được là hàng triệu người Ý đã tôn thờ Mussolini trong hai muơi năm lại có thể trở mặt đến như vậy ?»,

        Liệu tôi có thể trả lời rằng dân tộc Ý không cố trở mặt và không có bội phản không. Lúc nước tôi nhảy vào vòng chiến, các quân nhân đã làm bổn phận của họ với sự say mê nồng nhiệt. Trong những giờ phút thất bại và hy sinh, dân chúng Ý đã chứng tỏ biết quên mình và lòng can đảm vô biên. Thái độ của dân chúng cũng không có gì đáng trách ngay cả khi đòi hỏi hòa bình năm 1943.

        Vậy thì dân tộc Ý đã không dính líu gì đến sự sụp đổ của Mussolini. Cũng chẳng phải là do các người chống phát xít như họ vẫn lạm xưng ồn ào sau khi sự việc xảy ra.

        Nhưng tôi vẫn không thể nào xác nhận với người sĩ quan này vốn là kẻ thù của chúng tôi rằng chế độ phát xít tự hủy diệt lấy nó; rằng vài lãnh tu cao cấp đã yếu đi vì sợ cho tương lai hay vì quá tham vọng. Kể từ 1943 trong khung cảnh một chiến dịch tuyên truyền được kết hợp chặt chẽ, người ta đã làm ra vẻ rằng sự trở mặt của vài lãnh tụ cao cấp ấy là nhắm vào Mussolini!

        Sai, bởi vì ngay cả trong số những người đã bỏ phiếu chống lại nhà tôi trong Đại hội Đồng phát xít nhóm họp trước khi ông bị loại ra khỏi chính quyền, có rất nhiều lãnh tụ phát xít mặc dầu vẫn muốn hòa bình, đã tỏ ra không mong muốn thấy ông Duce ra đi.

        Nhưng tôi chưa có thể nói được tất cả những điều đó. Vì thế tôi chỉ trả lời câu hỏi của ông ta bằng một sự im lặng và bằng cách nhún vai.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:05:32 pm

19

NHÀ ĐỘC TÀI KHÔNG MẶT NẠ

        Một hôm trong thời kỳ đệ ii thể chiến, tại Roccadelle Caminate — tôi cảm thấy bị bắt buộc phải nói rõ thời kỳ này bởi vì tôi biết rõ nó quá — tôi đã từng là nguồn gốc của một vụ tai tiếng xấu hổ.

        Tôi đã len lỏi vào đảng sau vài chức sắc phát xít mà nhà tôi tiếp trong văn phòng của ông. Đến lượt ông Duce bước vào phòng, như thường lệ, họ chào ông, tay dang thẳng, miệng la :

        «Xin nghe lệnh, Duce !»

        Lúc ấy, từ trong góc, lập tực tôi làm nên tiếng vang bằng cách để buột miệng:

        «Phải ! để phản lại ông !»

        Sau đó tôi đã làm gì! Nhưng Benito cũng cứ vẫn tiếp tục yêu cầu tôi đừng bỏ đi khi ông phải thảo luận với một trong các nhân vật sáng chói ấy.

        Và tôi ngồi xuống một chiếc ghế dài bọc đệm đặt dưới mỗi cửa sổ trong phòng khách và im lặng lắng nghe cuộc nói chuyện.

        Đấy cũng là trường hợp vẫn tại Rocca delle Caminate, trong một cuộc tiếp xúc giữa ông Duce và viên Tổng trưởng Canh nông thời đó.

        Ông này đến nhà với những tờ giấy đầy những con số và các đồ biểu để chứng minh với nhà tôi cấp khoản lúa mì mà ông ta muốn ấn định cho mỗi một nông dàn được hưởng.

        Chúng tôi đang ở trong thời kỳ chiến tranh, đừng quên điều đó, và các hạn chế phải được đặt ra cho thị dân cũng như cho dân chúng tại nông thôn.

        Ống ta nói rất lâu và giải thích rằng ông ước tính là cấp khoản này phải được giới hạn ở số 100 kí lô lúa mì cho mỗi đầu người lớn và 50 cho mỗi trẻ con.

        «Bà là người biết rõ vấn đề này, Benito lúc ấy hỏi tôi, bà nghĩ sao?».

        Mấy phút trước đó. một trong số các tình báo viên của tôi đến kiếm tôi để thông báo rằng ông Tổng trưởng này đã đến Forli bằng một toa xe đặc biệt với một đầu bếp riêng và một số lượng bánh bích qui khá lớn dành riêng. Trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng, cảnh tượng ấy thật không kém phần gai mắt !

        Vì thế, ngay cả các lời nói đầu tiên, tôi nhìn thẳng vào mắt víên Tổng trưởng và nói với ông ta :

        «Đối với ông, 100 kí lô lúa mì còn nhiều quá là đằng khác, bởi vì ông đâu có cần bánh mì. ông đã có bánh bích qui ! Nhưng ông có biết rằng đối với nông dân bánh mi là tất cả không ? Dân tại Romagne hôn bánh mì trước khi dọn chúng lên bàn. Tại thôn quê, trẻ con ăn bánh mì gấp đôi người lớn bởi vì chúng luôn luôn đói.»

        Va quay sang nói với ông Duce, tôi kết luận bằng cách đòi hỏi 150 kí lô lúa mì cho người lớn và 200 kỉ cho trẻ con.

        Ngồi đàng sau bàn giấy, ông chấp thuận bằng cách gật đầu trong khi đó viên Tổng Trưởng, đột ngột như bị ngồi trên bàn chông, cũng chấp thuận bật cứ cái gì. Ông ta chỉ có một điều vội vã : ra đi. Chính vì nhờ bánh bích qui của ông ta và các tình bảo viên của tôi như thế, mà nông dân Ý có thêm được một chút lúa mì trong thời kỳ chiến tranh.

        Tuy nhiên, tôi chỉ có thể hoàn tất được các thành quả như thế tại Rỏcca delle Caminate mà thôi, vì, tại La mã, tôi không có thói quen đến Điện Palazzo Venezia. Không khí hoàn toàn khác biệt tại thủ đô, trong khi mà tại Romagne ngay cả các công việc Quốc gia cũng đã được giải quyết một cách ít có vẻ nghi lễ.

        Dầu vậy, không phải vì thế mà tôi từ bỏ sứ mạng đã được giao phó, nghĩa là canh chừng các động tác của vài chức sắc và công chức cao cap nhằm ru ngủ ông Duce.

        Mặt khác, các cuộc phiêu lưu như vụ ông Tổng trưởng Canh nông rồi ra cũng được mọi người biết cả, và càng ngày càng có nhiều người hơn đến nói với tôi để xin giải quyết một vài việc bất công...

        Điều này đôi khi tượng trưng cho một mối nguy hiểm vì không có gì lừa gạt ta nhiều cho bằng cái «người ta nói rằng)). Trong mười tin tức được đưa đến cho tôi, một hay hai là có căn cứ vững chắc, đôi khi không có tin nào như thế cả. Tòi phải hết sức cẩn thận, nhất là sau khi một lời lên án đến tai ông Duce mà sau đó lại không chứng minh được thì sẽ bị quật lại cấp kỳ.

        Tôi bắt buộc phải kiểm soát lại tỉ mỉ, nhất là trong thời kỳ này, và khi thấy sự việc đã có tính cách nghiêm chỉnh, tôi không ngần ngại đích thân, đi đến tại chỗ.

        Đấy là điều tôi đã làm khi người ta bảo với tôi rằng có một nhân vật đã cho xây mặt tiền của cái chuồng bò nhà ông giống với cái biệt thự của ông Duce tại Riccione. Thật khó mà tin một chuyện chướng đời ngu ngốc như vậv có thể là sự thật. Tuy nhiên tôi vẫn kiểm chứng : quả đúng như vậy thật.

        Một hôm người ta bảo cho tôi biết một ông Tổng trưởng đã cho lót đá con đường đưa đến nhà ông và còn cho dựng cả tượng mình tại công viên của làng ông ta. Lúc ấy tôi thấy giận quá. Tôi không thể chấp nhận rằng các nhân vật giữ trọng trách đối với nhân dân lại có thể có tác phong như thế. Một sự khoe khoang như vậy làm tôi giận điên lên, nhất là khi mà nhà tôi từ chối ngay cả việc cho tráng nhựa phần con đường đưa đến Villa Garpena. Và đoạn đường ấy chỉ có một cây số.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:05:59 pm

        Vậy thì tôi đến xem xét tại chỗ, và khám phả ra rằng tẩt cả những gì người ta báo cáo cho tôi đều rất đúng với sự thật. Sự việc không được kéo dài thêm, tôi đoán chắc với quí vì như thế.

        Sự việc cũng không kéo dài hơn khi tôi được biết rằng một bí thư của nhà tôi đã xây cất một biệt thự tráng lệ tại Rocca di Papa, vùng phụ cận La mã. Thời đó người ta đã đồn rằng chính Mussolini đã tặng cho Clara Petacci biệt thự ấy, nhưng may thay cái tin đồn — vã lại sai lầm — ấy đã không đến tai tôi. Do đó chủ nhân ông của ngôi nhà xa hoa này theo tôi vẫn là viên bí thư. Nhưng phải có bằng chứng rằng ngồi nhà thuộc về y.

        Tôi mang theo bà hầu phòng, Irma và một trong các cảnh sát viên tư của tôi đến tại chỗ để kiềm soát tin đồn đại. Công trường xây cất quả có thật, tôi liền nói với ông Duce và lập tức ông bắt người bí thư giải thích. Người này đưa tay thể thốt rằng tin đồn ấy sai và để chứng minh cho thiện chỉ, anh ta đưa ra một tấm ảnh một ngôi nhà khiêm nhường ở thôn quê, nhà anh ta. Quyết tâm tìm hiểu thêm, tôi liền cãi trang thành nông dân và trở lại ngôi biệt thự đang được xây cất.

        Giả vờ là một góa phụ gánh nặng sáu con nhỏ phải nuôi, tôi kể lại cho người gác cổng là tôi đang đi kiếm việc. Trong khi chuyện trò, tôi sưu tầm tin tức về chủ nhân của kiến trúc, biểu lộ lòng ngưỡng mộ cũng nhiều như sự phẫn nộ trước các vật dụng đắt tiền đến thế, Romano đi theo tôi quay phim cảnh này. Vả chăng tôi còn giữ mọi tài liệu.

        Và một tuần lễ sau, tôi đề nghị Benito xem một cuốn phim ngắn do các con ông thực hiện. Mánh lới chúng tôi tảc động rất hay, và nhà tôi theo tôi vào phòng khách, sẵn sàng chiêm ngưỡng tác phẩm của các con. Để mở một dấu ngoặc, chúng tôi tôn trọng sư thật đến mức tôi xuất hiện trong phim với y phục nông dân và đang nói chuyện với người gác công.

        Benito không hết ngạc nhiên. Thật ra tôi không rõ là ông kinh ngạc vì khám phá ra sự dối trá của viên bí thư của mình hay là vì các kỹ thuật điều tra của tôi.

        Trước các chứng cớ như vậy, ông lại yêu cầu viên bí thư giãi minh bạch vấn đề, lần này ông ta nói đại với nhà tôi rằng vợ ông ta vừa thừa hưởng một gia tài... Nhà tôi lập tức xa lánh người này.

        Chính sau các cuộc điều tra như vậy mà Bocchini, Tổng Giám đốc cảnh sát, một hôm đã nói với tôi :

        «Nếu Bà không phải là vợ ông Duce, tôi sẽ tuyển dụng Bà, bởi vì những thám tử tài ba như bà thật hiếm có.»

        Riêng về phần Romano thì có quan điểm khác hẳn ; khi thấy thân phụ thường tha thứ hơn là trừng phạt, nó tuyên bố với sự tự nhiên của trẻ con ;

        «Ta làm một cuộc đảo chánh đi má ! Và má lên làm nhà độc tài ! »

        Trước khi tiếp tục, tôi cần hiệu chính một điểm : Có người sẽ la lên rằng tôi thật bất nhã và đáng trách khi trình bày những câu chuyện như thế ; những người khác thì lại cho rằng tôi đã nói quá và cố tâm làm cho Benito Mussolini thành một con người thật tốt, bị mọi người lừa dối, thỉnh thoảng bị vợ giật dây dụi và bị Hitler xỏ mũi.

        Chấp nhận mối nguy có thể bị coi là nói lảm nhảm hoài, tôi lặp lại một lần nữa rằng, tôi không có ý định làm như thế. Cho đến nay các sách vở viết về ông Duce đều chống đối hoặc ủng hộ. Không bao giờ chúng có tính cách khách quan cả.

        Thế mà từ ngày tôi biết ông cho đến khi ông nói lời vĩnh biệt tôi qua điện thoại, nghĩa 45 năm sau, Mussolini không bao giờ lại không phải là một con người theo nghĩa đen của danh từ: một người với những sai lầm và những đức tốt của mình.

        Nói rằng Mussolini đã bị giết bởi vì ông ta là đồng minh của Hitler, hay xác nhận rằng ông đã chịu một số phận xứng đáng với những bạo chúa, hay kết án ông đủ thứ tội lỗi trên trải đất nay thì quá dễ.

        Tỏi không muốn ông trở nên vĩ đại nhờ cuốn sách này. Tôi chỉ mong ước rằng ông tìm lại được kích thước thật sự của ông, khuôn mặt thật sự của ông. Và bởi vì chúng ta đang làm như thế, cho nên trách nhà tôi là đã tha thứ cho những «kẻ trung thành)) với ông là điều rất đúng. Tôi cũng đã từng bất bình với ông về các chuvện đó.

        Nhưng người, ta có biết rằng người đã ám sát ông ngày 28 tháng tư năm 1945 lại là kẻ đã được nhà tôi, Mussolini, cứu sống hay ít ra cũng đưọc nhà tôi trả tự do?

        Walter Audisio rêu rao khắp nơi rằng y đã thi hành công lý, khi nấp dưới bi danh là Đại Tá Valerio, y đã sát hại Benito Mussolini, như người ta hạ một con vật, dọc theo một bức tường.

        Tại sao y không kể lại bằng cách nào, y đã tìm thấy lại được tự do khi bị bắt và bị giam giữ vì lý do là đảng viên Cộng sản năm 1934?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:06:22 pm

        Y chỉ có viết cho ông Duce một bức thư trong đó y yêu cầu ông hoãn lại biện pháp giam cầm vì gia đình y đang ở trong tình trạng cần y

        Và Mussolini đã quyết định ra sao? Ông đã phóng thích Walter Audisio và còn cho phép y làm việc trong một hợp tác xã nông nghiệp phát xít. Thời đó tiền bạc của phát xít thật không có mùi!

        Người ta đồn là người Do Thái bị ngược đãi vì chủng tộc tại Ý. Nhưng trước khi nói đến điều đó, tôi muốn mọi người hãy nghĩ đến sổ phận những người da đen và da đỏ tại Hoa Kỳ và hãy chú tâm đến đời sống của người Do Thái tại Nga sô đã ! sau đó hãy chỉ trích thái độ của Mussolini.

        Tôi không muốn nói rằng không có điều gì được qui định trên các văn kiện nhằm chống Do Thái trong thời kỳ chể độ phát xít. Nhưng đã có một khoảng cách thật lớn giữa những lời đồn đại và những gì đã thật sự xảy ra.

        Cỏ một điều chắc chắn : không bao giờ Benito Mussolini hiềm thù người Do Thái cả. ông đã chống lại chủ nghĩa Do Thái tự trị quốc tế cũng như tại Ý bởi vì ông cho rằng nó có thể tạo ra các vấn đề về sự thành tín bên trong một Quốc gia. Tôi xin giải thích : một người Ý Do thái không thể nào thuần túy là một người Ý, về phương diện nhân danh một cán bộ đời cho Do thái tự trị, người ấy có thể toan tính đem tiền bạc cho phong trào Do thái tự trị, những số tiền rút ra từ nền kinh tế Ý. Mặt khác, nếu một ngày nào đó người này phải xác định thái độ, nghĩa là phải chọn lựa, không chắc người ấy sẽ không chọn lựa tổ chức đời Tự trị cho Do thái. Nắm giữ các chức vụ quan trọng trong lòng xứ sở chánh gốc của mình, không có gì cho phép xác định rằng người ấy không làm thiệt hại cho nước Ý.

        Chính trong ý nghĩa này mà thái độ của ông Duce đối với phong trào Do thái Tự trị có tính cách phòng vệ hơn là có tính cách gây hấn thật sự.

        Nhưng riêng đối với người Do thái, gốc Ý cũng như là ngoại quốc, tôi có thế cung cấp thêm vài ví dụ về trạng thái tinh thần của nhà tôi.

        Trước hết, tôi phải nói là năm 1940, những người Do thái gốc Ý không đặt thành vấn đề nào theo nghĩa đen của danh từ, vì họ chỉ có chừng 50 ngàn, nếu tôi nhớ đúng.

        Xong rồi, bây giờ trở lại với các ví dụ : ví dụ đầu tiên đến trong trí tôi liên quan đến ông nha sĩ của nhà tôi. Ông ta tên Piperno và theo Do thái giáo. Ông Duce lại có thể giao cho một người khác đạo chăm sóc hàm răng của mình, ông không hề để ý đến điều ấy. Mặt khác các con tôi đã có nhiều bạn bè người Do thái, cửa nhà chúng tôi không bao giờ đóng lại với bạn các con tôi và theo chỗ tôi biết thì chúng chẳng bao giờ nghĩ mình là Do thái một khi đến nhà tôi chơi.

        Một ví dụ khác có tính cách riêng tư hơn, vì hai trong số những phụ nữ bị nhà tôi chinh phục là Do thái : Angelica Balabanoff mà một vài người đã nói là mẹ thật của Edda, con gái tôi, đây là điều vẫn làm chúng tôi thích thú bởi vì hơn ai hết, tôi biết nó có phải là con tôi hay không, Margheritta Sarfatti cũng là Do thái...

        Trong số những người sáng lập phong trào phát xít có những người Do thái, trong Quốc hội dưới thời đại Mussolini cũng vậy. Aldo Finzi, một trong các thành phần của nội các đầu tiên của ông, là Do thái cũng như Guido Jung là Tổng trưởng Tài chánh của nhà tôi trong một thời gian rất lâu.

        Trái lại, sau 1938, trong lúc ông Duce chẳng làm gì để chống Do thái thì có nhiều người chống phát xít, chính yếu lại là Do thải. Chắc họ không nói rằng họ chỉ phản ứng lại thôi chứ ? Ai là kẻ bắt đầu các hành động thù nghịch ? Trong lúc mà Mussolini là một trong những người đầu tiên, và có lẽ là người duy nhất trong một vài cơ hội nào đó, đã trách cứ chính sách kỳ thị chúng tộc của Hitler. Chức quyền tôn giáo và chính trị nào đã làm như thế vào năm 1933, ngay khi Hitler mới lên cầm quyền ? Chính đích thân Mussolini : ông đã giao cho Đại sứ Ý tại Bá linh trình bày cho vị Tân Tể Tướng rõ thái độ của ông đối với những người Đức Do thái. Và điều nầy đã xảy ra không đầy hai tháng sau khi Hitler lên cầm quyền ! Nhiều văn kiện liên quan đến vấn đề này chắc phải còn vì hành động đó đã được thực hiện một cách hết sức chính thức. Vậy thì, chỉ cần người ta lục ra xem !

        Vào tháng 6 năm 1934, khi nhà tôi gặp Hitler tại Venise, ông khăng khăng nói rõ rằng với Hitler rằng ông chống lại mọi hình thức ngược đãi chúng tộc. Và ngay cả nếu không bao giờ ông Fuhrer ý thức được, phần ông thì luôn luôn cố gắng cái thiện tình thế của những người Đức Do thái. Đôi khi nhà tôi không ngần ngại hậu thuẫn cho nhiều số lượng quan trọng người Đức Do thải rời khỏi Đứe quốc xã, với nước Ý là giai đoạn đầu tiên của con đường đi tìm tự do.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:06:45 pm

        Tôi thừa nhận điều này : nhiều biện pháp chống Do thải đã được chính quyền phát xít tại La mã ban hành trong năm 1938. Chẳng hạn cấm trẻ con ngoại quốc gốc Do thái đi học tại các trường Ý; tôi nói rõ là người Do thái ngoại quốc chớ không phải là người Ý Do thái !

        Vào tháng 9 năm ấy, một sắc lệnh được ban hành cấm người ngoại quốc Do thái cư trú trên đất Ý, tại Lybie hay trong xứ Dodecanese.

        Tại sao lại có hai biện pháp này ? Tại vì Hitler muốn trả thù những người Do thái đã trốn thoát chế độ Quốc Xã. Nhưng người Ý có gởi trả những người Do thái nầy trở về Đức, nghĩa là về chỗ chết chắc chắn không ? Không bao giờ. Tôi có thể nói hơn là nhà tôi đã thông báo cho các con ở nhà biết sự sắp xảy ra các quyết định ấy để chúng báo động cho bạn bè gốc Do thái của chúng.

        Chính như thế mà số đông người Do thái đã rời khỏi Ý. Một trong những người bạn của Vittorio ngày nay sống ở Úc. Việc rời bỏ xứ sở để di cư đi nơi khác bao giờ cũng khó nhọc, tôi thừa nhận điều đó. Nhưng thế chẳng hơn là trại tập trung, là cái chết hay sao ? Tỷ như trường hợp tại Đức, Ba lan, tại Pháp, tại Hòa lan, khắp nơi.

        Nhân kể đến nước Pháp, có một điểm lịch sử mà ít người biết : bằng mệnh lệnh viết, ông Duce đã chỉ thị cho các chức quyền chiếm đóng Ý tại Pháp đừng thông báo cho người Đức các tin tức về người Do thái cư trú trong khu vực do Ý kiểm soát mặc dầu người Đức yêu cầu.

        Đi xa hơn nữa, ông đã ra lệnh cho các nhà chức trách này để cho không những người Ý Do thái  muốn trốn khỏi nước Pháp đang bị Đức xâm chiếm, mà còn cả người Do thái Pháp và Do thái ngoại quốc được tự do đi vào và di chuyển trong khu vực mà họ kiểm soát. Nếu hiểt rằng những người Do thái Pháp và ngoại quốc ấy không hề lệ thuộc vào guồng máy hành chánh của Ý tại đó.

        Chính tôi đã thấy trong thời kỳ đó một bức thư của tòa Thị trường Nice, do một ông tên M. Goirand hay Goiran gì đó — tôi không còn nhớ cách viết ra sao — báo cáo nhận được các chỉ thị và nói rằng những hành động cần thiết đã được thực hiện.

        Tôi có thể nói thêm rằng các biện pháp như vậy không làm cho chính quyền Vichy thích, và ngay chính Layal đã phản đối, cho rằng nhà chức trách Ý có quyền chăm sóc đến những người Ý Do Thái, nhưng không có quyền gì đối với những người Do Thái khác.

        Cũng về vấn đề này, chắc các tài liệu văn khố hãy còn. Tại sao không đưa chúng ra ánh sáng ? Tôi biết rằng điều đó không bạch hóa cho Mussolini được nhưng ít ra sự thật cũng được tôn trọng!

        Và nếu tôi muốn ba hoa như một bà già, tôi sẽ đưa ra một giả thuyết : chúng ta hãy chấp nhận rằng một ngày nào đó lịch sử sẽ phán xét rằng chủ nghĩa phát xít không có gì là giống chủ nghĩa Quốc xã và tỉnh cảnh cực đoan của chủ nghĩa này, rằng đấy cũng chỉ là một chủ nghĩa chính trị và xã hội như các chủ nghĩa khác và nó đã gột sạch các tội ác mà người ta gán cho nó. Thì những kẻ thường là lên «chủ nghĩa phát xít sẽ không bao giờ trở lại», những kẻ ấy sẽ làm gì ? Lúc ấy họ sẽ dùng loại ngôn ngữ nào?

        Nhưng hãy trở lại với vấn đề của chúng ta. Mussolini đã làm gì đối với những người Ý Do Thái ?

        Qnả thật ông đã có ban hành các biện pháp chống lại họ thật, kể từ ngày ký kết « Minh Ước Thép » Tuy nhiên, cũng như trong trường hợp người Do Thái ngoại quốc, các biện pháp này không hề có tầm vóc rộng lớn và trầm trọng như các biện pháp do các chế độ khác áp dụng.

        Gần như chúng vẫn luôn luôn còn giữ tính cách là các quyết định « kiều Ý » hiểu theo nghĩa có những đạo luật, những nhật báo như tờ Teverc hay tờ Difesa dellaRazza đã được viết với giọng điệu hết sức dữ dội, nhưng sự áp dụng cự thể thì lại rất hiếm hoi.

        Về phương diện chính thức, người Ý Do Thái bị cấm không được kết hôn với người Ý có đức tin khác, không được thủ đắc hay điều khiển các doanh nghiệp dùng hơn 100 công nhân, không được làm chủ hơn 50 mẫu tây đất và không được phục vụ trong quân đội. Tất cả chỉ có thế. Các biện pháp này chỉ bắt đầu có hiệu lực — và còn vấn đề làm thế nào để áp dụng chúng — từ năm 1938 như tôi đã nói. Để cho quí vị một ví dụ có tính cách gia đình về mức độ cứng rắn của sự tôn trọng các biện pháp trên, tôi chi cần nói rằng vào tháng 4 năm 1938 Vittorio đã tham dự một cuộc đua xe hơi Mille Miglia với, một tay đua phụ, là người Ý Do Thái vốn không hề giấu giếm nguồn gốc của mình. Nếu như anh ta muốn dấu cũng không được vì cái tên của anh ta đã nói nhiều.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:07:35 pm

        Hơn thế nữa : chính bản thân tôi, vợ ông Duce là nguyên nhân của một biến cố có thể cho một ý niệm về quan điểm của Mussolini về chủ trương tôn chủng.

        Đấy là vào tháng 7 năm 1942. Dấu hiệu bại trận còn chưa ló dạng ở chân trời, điều này có nghĩa là tôi không hành động trong mục đích mị chúng bởi vì phong trào phát xít còn rất mạnh. Lúc ấy ông Duce đang ở Bắc Phi và tôi thì cùng với gia đình đến Riccione nghĩ hè.

        Hôm trước ngày xảy ra biến cố này, một trong những thư ký đầu tiên của đảng phát xít nhưng không còn giữ chức vụ chính thức nữa, là ông Farinacci, đã tổ chức một buổi hội thảo tại Milan. Trong buổi hội thảo, ông ta đã tỏ ra hung dữ hơn, cực đoan hơn thường lệ, điều này nói lên rất nhiều.

        Lật tờ Popolo d’Italia xem, tôi tức giận khám phá ra rằng tờ báo đã dành một chỗ quan trọng cho buổi hội thảo này. Thật điên rồ vì ai cũng biết rằng tờ báo này là của nhà tôi và một chỗ quan trọng như vậy dành cho các lời tuyên bố của Farinacci có nghĩa là Mussolini đã tán thành các lời lẽ ấy. Thật ra, đâu có phải như vậy.

        Tôi nhắc điện thoại, đích thân gọi viên chủ bút hay một người khác có trách nhiệm của tờ Popolo d’Italia, và tôi có thể xác nhận với quí vị là họ đã nghe lời tôi. Người mà tôi nói chuyện đã ghi nhận thay cho thượng cấp của mình.

        Tại sao tôi lại hành động như thế ? Bởi vì tôi cho rằng tờ báo của ông Duce không thể hoan hô cho các lời kêu gọi bạo động lẫn hậu thuẫn cho bất cứ một chủ trương cực đoan nào trên các cột báo.

        Tôi không nghĩ rằng có thể tìm được nhiều ví dụ về các sự can thiệp của vợ nhà lãnh đạo chính phủ như thế và nếu là vợ của nhà độc tài thì lại càng ít hơn. Tôi đã không ngăn ngại phản ứng dữ dội bởi vì tôi biết rằng nhà tôi cũng sẽ làm tương tự như thế.

        Những kẻ thầy đời — những kẻ chỉ xuất hiện sau khi sự thể đã xảy ra — nói rằng một ít biện pháp chống Do thái tại Ý, cũng khá đủ để lôi cuốn các quốc gia gọi là dân chủ sỉ nhục Mussolini rồi. Dầu cho tôi có đồng ý hay không điều này cũng chẳng làm thay đổi được gì và, tôi nhắc lại, điều tôi viết ở đây không phải là những lời biện hộ. Tôi cố gắng đem lại giá trị đúng đắn cho các sự việc và giải thích lý do tại sao và cách thể hiện như thế nào của các biến cố. Thế thôi.

        Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ đến tất cả những sự ngược đãi chúng tộc đã được các đảng viên quốc xã thực hiện ở tại Đức cũng như ở tại các nước bị chiếm đóng, là đủ hiểu rằng, việc Mussolini, đồng minh chính yếu của Hitler, không chịu liên đới với ông ta trên bình diện nầy, không phải là chuyện tầm thường.

        Và nếu những người Do Thái đọc ngững dòng này, họ sẽ hiểu ông Duce là một sự che chở hữu hiệu cho họ đến mức nào, chừng nào ông còn ở lại cầm quyền. Từ năm 1943, sau khi ông bị nhà vua và bè lũ Badoglio loại trừ, và cbo đến năm 1945, nghĩa là cho đến khi chiến tranh chấm dứt, người Đức đã cho mang ra áp dụng tại Ý các kế hoạch chống Do Thái mà họ đã cho áp dụng tại các nơi khác : Ngay cả lúc ấy, dầu không còn đủ thế lực để chống lại tất cả các hành động này, nhà tôi cũng thành công trong việc cứu được nhiều người Do Thái.

        Để chấm dứt chương nói về chính sách tôn chủng của Mussolini này, tôi muốn minh xác hai điểm trong đó có một điểm ít được toàn thế giới biết đến.

        Cho đến nay chưa ai tiết lộ rằng suýt nữa Mussolini đã sáng lập ra được Quốc Gia Do Thái sau khi chinh phục được Ethiopie. Nhiều lần ông đã bí mật gặp gỡ Chaim Weizmann1, người sau đó trở thành Tổng Thống đầu tiên của Quốc Gia Do Thái. Các cuộc thảo luận đã đạt tới kết quả và đã chuyển qua giai đoạn thực hiện các điểm cụ thể —  Weizmann và nhà tôi đều đồng ý — thì đụng phải một vấn đề tài chánh. Người. Do Thái Mỹ từ chối không chịu tài trợ cho một công cuộc như vậy. Tại sao? Chắc chỉ có trời và những nhà tư bản Mỹ mới biết được !

       Ngoài ra, chắc cũng không có ai biết được rằng một trung tâm huấn luyện cho người Do Thái đã được tổ chức gần La mã theo lệnh của nhà tôi. Đấy là nơi đảo tạo trong số những người sau này sẽ trở thành cán bộ của các tổ chức khủng bố Do thái chống lại cuộc chiếm đóng của người Anh tại Palestine. Các lãnh tụ của lực lượng Irgoun được huấn luyện bởi các huấn luyện viên của Mussolini. Bộ điều đó không giúp đỡ họ về sau hay sao ?

-----------------
        1. Đọc « Bức Tường Thành Do Thái » và Tủ sách Trung Đông của nhà xuất bản Sông Kiên.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:08:42 pm

        Mặt khác tại Do thái há chẳng phải đã có một Đô đốc hải quân từng là sĩ quan cao cấp dưới chế độ Mussolini đó sao ? ông ta có bị hành hạ là vì Do thái không ?

        Tất nhiên người ta có thể nói rằng Mussolini làm tất cả những việc ấy là để chống lại người Anh! Đồng ý, nhưng ông ta cũng có thể hoàn toàn quay sang phía người Ả Rập lắm chứ !

        Tôi tin rằng ông hành động như thế không những chỉ bởi vì chiến thuật, mà còn bởi vì sự tôn trọng các dân tộc, cũng như ông đã ra lệnh hành động cho quân lực Ý tại Ukraine, tại Hy lạp và khắp nơi trên các mặt trận chiến tranh của Ý.

        Điểm thứ hai mà tôi muốn làm nổi bật là thái độ của vua Victor-Emmanuel III và các giới chức có trách nhiệm chính của Ý trong suốt thời gian này.

        Bởi vì họ cho rằng không đồng ý với Mussolini về chính sách tôn chủng, thế thi tại sao nhà vua lại không từ chối phó thự các biện pháp pháp lý được ban hành để chống lại người Ý Do thái ? Tất cả các sắc luật và đạo luật đều phải được nhà vua phó thự mới có thể có hiệu lực được ! Nếu ông ta cho rằng các văn kiện này trái lương tâm hay ít ra là trái với lương lâm của ông ta, thì tại sao ông ta lại chấp thuận, ký tên mình. Ông rất có thể nói với nhà tôi : «Ông Duce thân mến ạ, tôi không đồng ý với những điều này, tôi không ký !»

        Theo chỗ tôi biết thì mỗi tuần hai lần Mussolini đâu có đến trình diện tại Điện Quirinal bằng cách súng lục cầm tay bắt nhà vùa ký tên ! Vậy thì nhà vua sợ gì ? Sợ bị truất phế ư ? Có lẽ ! Nhưng như thế liệu nhà tôi không bị trách nhiệm hay sao?

        Và ngay cả sau khi có chữ ký của nhà vua, các Tổng Bộ trưởng là những người có trách nhiệm thi hành các quyết định này. Tại sao không có một ai trong số bọn họ từ chức vì bất đồng quan điểm với Mussolini ? Tại sao Hạ viện lại chấp thuận tất cả các bản văn ấy ?

        Tôi rất muốn tin rằng Mussolini có những tay chân riêng của ông, nhưng chính những kẻ nay lại là những kẻ phản đổi ông kịch liệt nhất! Những kẻ luôn luôn nói Amen với Mussolini, kể cả nhà vua nữa, chừng nào mà điều đó có thể dàn xếp họ.

        Tôi còn quên một điều khác mà theo đó, tôi cho là chẳng có gì là bất minh : các trại tận diệt của Đức quốc xã1.

        Với tất cả tâm hồn và lương tri, tôi có thể xác định rằng nhà tôi vẫn luôn luôn không rõ là đã có các trại như thế. Ông chỉ biết là tại Đức có các trại tập trung, nơi mà kể từ tháng 9 năm 1943 nghĩa là sau cuộc đình chiến do chính quyền Badoglio ký kết với Đồng minh, nhiều người Ý cũng đã bị giam giữ, họ là những người qua Đức làm việc và trở thành tù nhân vì lý do là chính quyền của họ lúc đó đã trở thành kẻ thù của Đức quốc xã. Tôi phải mở một dấu ngoặc để nói rằng Badoglio đã bỏ rơi sáu trăm ngàn người Ý đang ở rải rác trên các lãnh thổ do Đức kiểm soát. Chính nhà tôi đã nỗ lực đưa những người Ý này về trong thời kỳ Chính phủ cộng hoà xã hội Ý.

        Chỉ mãi đến sau khi một vài tù nhân này trở về Ý năm 1944, các tin đồn về sự hiện hữu của một vài trại tập trung loại có vẻ đạc biệt ấy, mới đến tai nhà tôi. Nhưng nhà tôi không bao giờ có được lấy một tí bằng chứng hay một chút chỉ dẫn chính xác nào.

        Trên đây tôi có nói rằng nhà tôi kính trọng các dân tộc. Tôi cũng có thể nói rằng ông cũng kính trọng các con người. Ngay cả những kẻ thù hay những người có quan điểm trái ngược với ông. Nitti, Pietro Nennỉ, Bruno Buozzi (lãnh tụ nghiệp đoàn cộng sản Ý), gia đình Matteolti v. v... Tất cả những người ấy đều biết rõ, những người đã ra đi tỵ nạn tại nước ngoài hay những người có thể chịu đựng được cuộc sống nhờ sự giúp đỡ kín đáo của Mussolini, như trường hợp con cái của Matteotti.

        Bắt giữ các đối thủ, ngay cả những người đã chạy qua Pháp là một việc dễ dàng đối với Mussolini, bởi vì chủ nhân nước Pháíp năm 1940 là Đức, đồng minh của Ý. Trái lại, khi người Đức bắt Pietro Nenni và giải giao cho nhà cầm quyền Ý, nhà tôi hẳn là có thể dành cho y một số phận khổ nhọc hơn là chế độ quản thúc tại gia tại Ponza. Tất nhiên đó không phải là tự do, nhưng đó cũng không phải là trại tập trung lại cũng không phải là cái chết hãi hùng như số phận của nhà tôi.

        Chính vì thấy sau cùng nhà tôi bị ám sát như thế nào mà tôi tự nhủ rằng tất cả những đức tánh nhân bản cao đẹp ấy thật ra đều sai lầm cả : một nhà độc tài thật sự, như Staline, giết hết tất cả những kẻ thù của ông ta.

        Những kẻ đã giết Mussólini tháng 4 năm 1945 biết rõ điều họ làm lắm chứ !

------------------
        1. Đọc: «Các tên ác quỷ của y khoa dưới thời Đệ nhị Thế chiến» và Bộ sách Hitler của nhà xuất bản SÔNG KIÊN.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:10:09 pm
         
20

KỶ NGUYÊN CỦA CÁC ÂM MƯU

        Trước khi đi vào chi tiết, tôi nghĩ rằng nên biết âm mưu chống lại Mussolini đã được chuẩn bị và diễn tiến trong một không khí như thế nào.

        Trước hết, về chính ông Duce. Tình trạng tâm lý và sức khỏe của ông năm 1943 ra sao?

        Về phương diện tâm lý, ông rất sáng suốt, thực tế, ý thức rõ rằng được trách nhiệm của mình, ông làm chủ lấy cá nhân mình.

        Về phương diện sức khỏe, tình trạng không được sáng sủa lắm. Bệnh loét bao tử bắt nguồn từ thần kinh đã từng làm ông đau khổ, nhất là vào năm 1925 khi tôi còn ở Milan và ông thì ở La mã, nay lại là nguồn gốc của những cơn đau đớn dữ dội.

        Đôi khi cơn bệnh gia tăng đến mức không chịu đựng nổi, khi ở nhà, khiến ông phải nằm lăn dưới đất để cố làm dịu các cơn đau.

        Phần nhiều ông ngồi bên mé ghế bành, ngửa người ra sau, co đầu gối lên tận cằm, tay bỏ chặt lấy. Ông đoan xác với tôi rằng kiểu ngồi lạ lùng ấy làm ông dễ chịu.

        Khi từ mặt trận miền Bắc Phi châu trở về, ngay từ 22 tháng 7 năm 1942, các cơn đau trở nên dữ dội hơn thường lệ và đối với một người chỉ bị ho hai lần trong một năm, một giữa mùa đông và mùa xuân và một giữa mùa hè và mùa thu, thì sự thử thách này quả thật là rất khổ nhọc.

        Trước hết tôi thử chăm sóc ông bằng cách loại bỏ tất cả chất béo trong các bữa ăn, theo đúng các lời chỉ dẫn của giáo sư Bastianelli, y sĩ điều trị của ông. Nhưng tôi phải mau lẹ mời thêm nhiều bác sĩ khác trong đó có giáo sư Castellani, Frugoni, Cesabianchi.

        Lập tức có cả một đoàn ghê gớm toàn bác sĩ cự phách và tất cả mọi cách định bệnh có thể tưởng tượng được đều được thực hiện : lở loét, ung thư, a-míp, chứng viêm gốc thần kinh, và còn biết bao nhiêu nữa !

        Vẫn về phương diện thể chất trong năm 1943, nhà tôi phải chịu đựng rất khổ nhọc cái tin tức bi thảm từ khắp các mặt trận báo cảo về cho ông.

        Về mặt trận quân sự, chưa hẳn là sự tan rã hoàn toàn, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy tình trạng ấy sắp xảy ra. Tại Phi châu mọi hy vọng tái lập tình trạng cũ mà nhà tôi từng ôm ấp đã tan theo khói lửa của các chiến thuyền bị phá hoại, của các cuộc tấn công Anh - Mỹ và trong sự mù tịt của các bộ Tham mưu Ý cũng như Đức vốn cũng ngoan cố trong việc tham chiếm theo ý mình.

        Bắc Phi thất thủ tháng 5 năm 1943, và phòng tuyến của khối Trục co lại như một miếng da lừa. Kể từ tháng 4, báo cáo của các cơ quan tinh báo Ý đã cho biết về một cuộc đổ bộ cấp bách của Đồng minh tại Sicile, và nhà tôi chỉ có thể chinh đốn lại tình hình quân sự với hậu thuẫn của người Đức là thế lực duy nhất có thể cung cấp cho ông vật liệu chiến tranh hầu đối địch lại quân Anh - Mỹ  khi họ đặt chân lên đất Ý.

        Nhưng một mặt, chính Hitler cũng phải đương đầu với những vấn đề trầm trọng tại Nga sô, mặt khác Bộ Tham Mưu Đức lại nghi ngờ Bộ Tống Tư lệnh tối cao Ý và guồng máy hành chánh của chúng tôi cho nên đã không muốn mạo hiềm chôn chặt các đơn vị của họ tại Ý, mà không hoàn toàn mất hẳn quyền kiềm soát xứ này. Điều mà ông Fuhrer không thể làm vì lòng tin nơi Mussolini và sự kính trọng của ông ta đối với nhà tôi. Về phần nhà tôi thì không bao giờ ông chấp nhận một chuyện như thế.

        Vậy cho nên đó là một hiện trạng đã giúp ích rất nhiều cho quân Anh - Mỹ cũng như những kẻ phản bội. Ngoài ra, phần đông các lãnh tụ phát xít cũng muốn chiến đấu hoặc chấm dứt cuộc chiến này, nhưng đã không dừng lại tại đó.

        Chiến đấu ư: tốt lắm! Nhưng tinh thần chiến đấu đâu ? Tách khỏi Đức, và chấm dứt chiến tranh ư: đẩy là một giải pháp mà ông Duce đã nghĩ đến trong những tháng vừa qua nhưng, cũng như vào năm 1940, bóng ma của cuộc chiếm đóng giản dị nước Ý, bởi đoàn quân của Thống chế Kesselring vẫn còn đó.

        Chính nỗi sợ hãi bắt dân tộc Ý phải chịu đau khổ hơn nói ở đây của con người nơi Mussolini đã khiến cho một số người cho rằng Mussolini, Ông Duce, là một kẻ hèn yếu và kém quả quyết.

        Và trước thảm họa đến gần, thì bao giờ ý chí cũng yếu đi, những đam mê nổi dậy và những người có trách nhiệm ngày càng mất đi ý thức trách nhiệm của họ.

        Ngày 25 tháng 2 năm 1943, chúng tôi trở về La mã. Trước các tin tức ngày càng nguy cấp, ông Duce không muốn ở lại Romagne lâu hơn nữa vì tình trạng sức khỏe bó buộc ông.

        Tôi thấy ông kể từ ngày ấy ngồi nói điện thoại hàng giờ, ngày cũng như đêm, chỉ huy công cuộc cứu cấp dân chúng tại Milan, Turin hay Naples, nạn nhân của các cuộc dội bom, Các việc ấy cộng thêm với các trách nhiệm về mặt quân sự của ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:12:36 pm

        Ông chỉ ngừng lại khi biết chắc rằng tất cả các sự sắp xếp đã được tổ chức để cho những kẻ không nhà có chỗ ẩn trú.

        Về phần tôi, thì lo gói ghém áo quần và thực phẩm mà tôi có thể vận động được để gởi đến các tỉnh trưởng. Riêng nhà tôi thì ngây thơ tin tưởng rằng tất cả những ai có một vai trò phải chu toàn trong công cuộc bảo vệ xứ sở, đều luôn luôn phấn đấu, ông nói với tôi :

        «Tôi phải đòi hỏi tối đa tin tức về những thành phố mà tinh thần còn vững để khen thưởng những người hữu trách. Thấy dân chúng ở Naples chịu đựng và kiên nhẫn, tôi rất khích lệ. Chính trong những lúc này tôi mới thấy rằng mình không cô đơn...»

        Nhưng tôi còn nhớ cơn giận dữ và niềm cay đắng của ông trong một đêm, tiếp theo sau vụ nổ của một chiếc tàu chở đạn dược trong một hải cảng, khi mà ông phải một mình chỉ huy, tôi nói một mình ông, ông Duce, công cuộc cứu cấp vì lẽ đơn giản là viên tỉnh trưởng vắng mặt.

        Một đêm nọ, tôi thấy nhà tôi gọi điện thoại cho hai viên Tổng trưởng tại nhà họ cả hai chục lần để giải quyết các trường hợp khẩn cấp, mà không gặp được họ. Họ còn cả gan đến mức độ dám cho người trả lời rằng họ không có ở nhà.

        Nhà tôi đã chiến đấu chính trong không khí bỏ mặc ấy. Lẽ ra ông có thể lo lắng một chút cho tương lai chính trị của ông theo đuổi các trò phù thủy, lưu ý các tin tức mà tôi mang lại cho ông, bảo trước người ta đang âm mưu tại La mã.

        «Tôi không lo âu vì các mưu đồ, Rachele, chính những chiến xa Mỹ mới làm cho tôi lo âu», ông trả lời tôi.

        Tuy nhiên, các âm mưu vẫn diễn tiến suông sẽ. Từ tháng giêng 1943, nghĩa là từ khi mà các thất bại thật sự đầu tiên đã xảy ra, nhiều tồ chức âm mưu đã được thành lập. Nhưng có ba nhóm người mưu đồ có tính cách quan trọng hơn cả : nhóm của Bộ Tham mưu với Cayallero, Arabrosio, Roatta, Vercellino ; một nhóm khác với Badoglio, Acqùarone, được triều đình hoàng gia ủng hộ, và sau cùng là nhóm của vài. lãnh tụ cao cấp phát xít. Chính nhỏm sau cùng này đã lật được ông Duce nhờ đáp ứng được các tiêu chuẩn hiến định vì vai trò mà họ đóng trong Đại Hội đồng.

        Tôi xin giải thích : ta còn nhớ rằng một trong những chuyện rắc rối đã xảy ra giữa vua Victor Emmanuel III và nhà tôi đã bắt nguồn từ sự ban cấp các đặc quyền hiến định cho Đại Hội đồng phát xít. Vua Ý đã nhớ một cách đúng lúc các đặc quyền này và lập tức nắm lấy cơ hội khi ông Duce bị lâm vào tình trạng thiểu số trong Đại hội Đồng ngày 24 tháng 7 năm 1943.

        Người ta đã tìm được lý do để bật đèn xanh cho kế hoạch đã mưu đồ gồm có việc bắt giữ Mussolini.

        Tổng quát, cũng như lúc ông lên cầm quyền bằng cách hợp pháp nhất thế giới, ông Duce đã bị mất quyền một phần nào cũng bằng cách như thế.

        Nhưng chúng ta chưa đến lúc ấy. Tôi được tin về âm mưu của Acquarone nhờ một mệnh phụ tại triều đình hoàng gia, đặc biệt có địa vị quan trọng, trong trường họp này, bởi vì tôi đã mau lẹ biết được rằng Victor-Emmanuel III đã thuận đỡ đầu cho những kẻ âm mưu.

        Trong số những kẻ mưu phản thuộc nhóm chức sắc phát xít cao cấp, người hăng hái nhất là Dino Grandi, chủ tịch Hạ nghị viện, và cựu Tổng Trưởng Tư pháp, sau khi là Đại sứ tại Luân đôn và Ngoại trưởng. Để có một ý tưởng về ngón gian xảo của loại nhân vật nầy, tôi có thể nói, chẳng hạng ông Grandi trong khi đang âm mưu chống ông Duce mà vẫn không một chút ngại ngùng xin nhà tôi hậu thuẫn để được nhà vua cấp cho chiếc huy chương Annonciade.

        Cũng phải kể thêm Giuseppe Bottai, phát xít từ nhữug ngày đầu tiên, Tổng Trưởng Giáo dục, con người đã được nhà tôi kể tên khi ông tức tối vì cuộc thảm sát Rochm trong «đêm dao dài»1.

        «Đó cũng như là chính tay tôi đã giết Bottai, Federzoni v.v...»

        Luigi Federzoni, chủ tịch Hàn lâm viện Ý cũng tham dự vào nhóm âm mưu cũng như Bastianini, Thử trưởng Ngoại giao. Tôi biết rằng các nhân vật không lấy gì làm sáng chói này không phải là những kẻ duy nhất., nhưng thật không bao giờ tôi có thể ngờ rằng Galeazzo Ciano, rể của tôi lại có tên trong nhóm mưu phản,

        Vì vậy, khi được thông báo, tôi chỉ có thể tin điều đó, sau khi được nhiều nguồn tin khác nhau cùng xác nhận.

        Một hôm, choáng người vì biết vô số chuyện xảy ra nhưng thấy cảnh sát không động đậy gì cả, tôi quyết định gặp Carmine Senise cảnh sát trưởng. Cuộc tiếp xúc xảy ra tại Villa Torlonia vì tôi muốn giữ kín và trở nên rất sôi động.

---------------
        1. Đọc  «Đẻm dao dài» hay «Cuộc thanh trừng dữ dội nhứt lịch sử của Hitler » Sông Kiên xuất bản.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2019, 09:28:24 pm

        «Làm sao mà cảnh sát lại có thể mù tịt về tất cả những diều mà tôi không phải khó khăn gì cũng biết ?» Tòi hỏi ông ta.

        Ông ta vẫn giữ thái độ hoài nghi cho đến lúc tôi di vào mũi ông ta một số tài liệu và hình ảnh đáng kể. Lúc đó ông ta dường như mới tỏ ra bị lay chuyển nhưng tôi không rõ ông ta thành thực hay đóng kịch.

        « Ông là một người bạn hay là một kẻ thù ? » Tôi đã gằn giọng hỏi để dồn ông ta vào các vị trí phòng thủ cuối cùng của ông ta.

        Lẽ tất nhiên ông ta thề là rất trung thành với ông Duce và đảng phát xít, nhưng gần như ông ta chẳng biết gì ráo về các sự việc tôi vừa nêu ra. Điều này gọi cho tôi một loạt chỉ trích chua cay về sự hữu hiệu của các cơ sở thuộc ông ta : « Một sự không biết như thế thật không làm cho cơ quan của ông cũng như giá trị cá nhân của ông được vinh dự chút nào » tôi kết luận.

        Và toan tính đưa ra một nỗ lực cuối cùng để thuyết phục ông ta rằng chính số phận của xứ sở đang bị thử thách, tôi nói thêm :

        «Tôi nói với ông như một người mẹ, một phụ nữ Ý đã dâng cho Tô quốc một đứa con chứ không phải như là một đảng viên phát xít hay vợ của Mussolini. Ông chỉ cần suy nghĩ rằng ông Duce mà đổ trong tình thế hiện tại, thì điều này chỉ có thể đưa đến sự sụp đổ của toàn diện nước Ý... »

        Nói thêm nữa cũng vô ích. Ngay trong những lời đầu tiên, Senise đã tránh cái nhìn của tôi và chỉ tìm cách thoái thoát.

        Ông ta biết tất cả, và còn hơn thế nữa, ông ta tham dự vào nhóm mưu phản.

        Về phần dân chúng, nhân dân Ý đã chứng tỏ không những là lòng can đảm và sự nhẫn nại, mà còn cả sự hy sinh quên mình, chấp nhận các thử thách và khổ đau mà không phản kháng. Tôi có thể đoan xác rằng trước ngày 25 tháng 7 năm 1943 không bao giờ có các cuộc biểu tình của đại chúng để chống chế độ. Và ngay cả sau đó, không phải đã có các phong trào quần chúng mà đúng hơn chỉ có những vụ bùng nổ tại địa phương được tổ chức một cách thông thạo.

        Nói tổng quát, hạ tầng vững chắc hơn cấp lãnh đạo, cũng như trong quân đội. Nhưng hạ tầng đã không thế chấp nhận những sự trù trừ mà chính nó đã phải chịu phí tổn, trong lúc mà những kẻ có trách nhiệm thì lại nhét cho đầy túi. Giữa hòa bình và chiến tranh, năm 1943 quần chúng ý chọn lựa hòa bình, nhưng nếu phải chịu đựng chiến tranh, quần chúng muốn rằng tất cả mọi người phải chăng chung nhau một lập trường, chịu chung nhau một hoàn cảnh, đồng hội đồng thuyền. Ông Duce biết được tất cả các chuyện đó. Mỗí buổi sáng nhiều báo cáo đã được gởi đến Điện

        Palazzo Venezia cho ông. Chúng không nói lên tất cả nhưng tôi đã lấp đầy các chỗ thiếu sót nhờ những điều tôi biết. Sự kiện này đã vẽ nên một bức tranh không mấy vui vẻ gì.

        Sau cùng, ngày 5 tháng 2 năm 1943, nhà tối quyết định làm một vố lớn : ông cải tố toàn diện cơ cấu chính phủ, đích thân nắm giữ vài bộ quan trọng then chốt, cũng như ông đã từng làm trong những giai đoạn khó khăn. Ông gọi vụ xáo trộn lớn lao nầy là một vụ «đổi gác».

        Ông Duce đã tạo nên một nội các chiến tranh. Nhiều người trẻ hơn, hăng say hơn lên nắm quyền tượng trưng cho quyết tâm không bỏ cuộc của ông, trước mắt công luận.

        Cùng lúc đó, không nghi ngờ gì cả, ông đã triệt hạ một trong các nhóm mưu phản tí hơn đang được thành lập, nhóm của thống chế Cayaliero, bằng cách cho những người khác, như Arnbrosio, tân Tổng Tham Mưu trưởng, và Castellano, cũng như các tướng lãnh khác, nhiều phương tiện và khả năng hơn để thực hiện một cuộc mưu phản khác. Lần này thì có tính cách quyết định.

        Nhiều Tổng Bộ trưởng đã biết mình bị mất ghế bằng cách nghe đài phát thanh hay đọc báo,.

        Lập tức tình trạng hỗn loạn xảy ra. Trong số những kẻ mưu phản, trước hết là những người tưởng là mình đã bị lộ, chờ đợi các phản ứng của Mussolini đổ ập xuống đầu mình nên đã gọi điện thoại ào ạt đến cho tôi để xác nhận lòng trung thành của họ.

        Những người không dự vào cuộc âm mưu cũng "kinh hãi không ít bởi vì không hay ho gì mà bị lôi cuốn vào trong cơn lốc chính trị vào thời kỳ ấy. Họ cũng thế, đeo vào điện thoại để được biết chắc là không bị đòn quật ngược sắp đến.

        Phải biết La mã năm 1943 mới hiểu mọi chuyện đều có thê xảy ra đến mức nào. Thủ đô là cả một phòng thí nghiệm khổng lồ trong đó các mưu chước lạ lùng nhất được sắp xếp, trong đó mọi người đều âm mưu chống lẫn nhau. Ngoài ra, thời tiết, khung cảnh thiên nhiên của thành phố, sắc thái chung đã có hậu quả làm yếu mềm tất cả những con người khí phách nhất. Tình thế trở thành mờ mịt đến nổi những tay thám tử ưu tú nhất của Gestapo cũng không trông rõ được điều gì nữa. Họ đành chỉ cho rằng tất cả đều có thể thu xếp theo «kiểu Ý» khi chính họ cũng đang ít nhiều trù định điều này điều nọ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2019, 11:54:38 am

        Tóm tắt, dầu vẫn rình rập từng dấu hiệu nhỏ của sự sa sút của chế độ chính trị tại Ý, người Đức vẫn không bao giờ ý thức được rằng phong trào phát xít đang trải qua cơn nguy biến và đang đến hồi cáo chung,

        Ngày 16 tháng 7, tôi còn nhớ rằng đã tiếp xúc với cả viên Đại Tá S.S. Dolmann, người thân tín của Himmler tại Ý, và nói chuyện rất cởi mở với ông ta về tình hình. Dầu được ông ta chia xẻ quan điểm, tôi có cảm tưởng rằng ông ta chẳng trung nghĩa gì như ông ta nói và cũng chẳng màng gì đến số phận của ông Duce lẫn số phận của ông Fuhrer.

        Vả chăng không phải vì cuộc cải tổ chính phủ đã có thể giúp thay đổi được chiều hướng của tình thế, bởi vì, vào tháng 4 năm 1943, và trong các tháng sau đó, nghĩa là sau khi Tunisie thất thủ, các âm mưu còn gia tăng gấp bội hơn nữa.

        Mỗi người đều có giải pháp riêng. Điểm duy nhất mà tất cả các combin azione, các kẻ đồng mưu cùng nhau đồng ý là phải gạt bỏ Mussolini. Một điều còn trầm trọng hơn nữa: càng ngày, các chức sắc cao cấp phát xít, do ngay tình, càng có ý tưởng yêu cầu ông Duce tự mình rút lại và giao quyền lại cho nhà vua để cho ông này tìm cách đưa nước Ý ra khỏi ngỏ cụt mà ông Mussolini, không bị đau khổ vì sự kết thúc trong vinh dự này. Thật khốn khổ, họ là nạn nhân của hệ thống tuyên truyền của «đài phát thanh Luân đôn» và của «Tiếng nói Hoa kỳ» vốn không ngừng lặp đi lặp lại qua các chương trình phát thanh rằng Đồng Minh không chống Ý mà chỉ chống Mussolini cũng như đảng phát xít mà thôi.

        Trong trí các nhân vật cao cấp này, hòa bình đang ở trong tầm tay với, nếu Mussolini muốn ra đi.

        Tôi cho rằng cần nhấn mạnh điểm quan trọng nay vì, tiếp sau đó, người ta đã toan tính làm cho mọi người tin rằng thái độ của tất cả lãnh tụ phát xít, vốn dĩ đã góp phần làm cho Mussolini rơi đầu quả thật đã đồng loạt hướng về sự chống đối ông Duce. Điều này có phần sai lạc. Và Acquarone, Grandi và Badoglio, linh hồn của cuộc mưu phản vốn cương quyết muốn loại Mussolini vì tham vọng cá nhân, đã biết lợi dụng tình trạng thiếu phân minh nầy và đã xúi giục một cách sai lầm phần lớn các lãnh tụ phát xít.

        Một tình trạng bất minh càng có tính cách tội lỗi khi mà không ai đếm xỉa gì đến tình thế thật sự của Ý ở buổi đương thời.

        Nhà tôi, rất có thế là có nhiều lầm lẫn, nhưng chắc chắn khổng phải là một kẻ ngu dốt, đã hoàn toàn biết rõ tất cả đều quay cuồng chung quanh cá nhân ông. Nếu việc ấy thật quả chỉ dính líu đến ông và nếu ông chắc chắn rằng sự ra đi của mình có thể giúp cho nước Ý thoát khỏi tình trạng hỗn loạn sụp đổ, thì chính ông đã từ chức. Một hôm ông đã tuyên bố trong vòng thân mật rằng khi vũ khí không còn quyết định được cho số phận của một cuộc xung đột nữa thì phải quay sang chính đường lối ngoại giao. Nhưng ông Duce cũng biết rằng không có một ai ngoài ông ra lại có thể nói chuyện với Đồng minh.

        « Quí ông ấy mau lẹ nói đến hòa bình, nhà tôi nói khi nghĩ đến những kẻ mưu phản, nhưng họ không biết rằng chính sự đầu hàng vô điều kiện là điều người Anh và Mỹ muốn. Điều cần cho nước Ý, ngay cả giờ đây, chính là chặn đứng bước tiến quân của Đồng minh, đạt một chiến thắng, và lúc ấy tôi biết ai là người duy nhất có khả năng thương thuyết với họ và với người Đức. Mussolini ra đi, đó sẽ là tình trạng hỗn loạn ; bằng cách này hay cách khác, dầu cho chiến tranh tiếp diễn hay đình chỉ thì đó cũng sẽ là tấm thảm kịch. Nến chiến tranh tiếp diễn những kẻ mơ tưởng hòa bình sẽ không hiểu rằng việc Mussolini ra đi đã làm thay đổi được cái gì ; nếu chiến tranh ngưng lại, người Đức sẽ làm gì ? Họ đạp nước Ý trên gót giày xâm lăng. Tất cả những gì tôi đã làm cho đến nay là để tránh tình thế đó ».

        Ông Duce cũng không quên rằng Kesselring vẫn còn mạnh với đạo quân Đức quốc xã của ông ta Ngoài ra còn có 600.000 người Ý rải rác khắp nơi trên các lãnh thổ bị nhà cầm quyền Đức kiểm soát. Những người Ý này đã ra đi vì tin ở lời nói của Mussolini, khi ông gọi họ qua một quốc gia đồng minh. Như thế là họ trở thành nạn nhân, là tù nhân tiếp theo sau sự bỏ rơi của chính phủ họ. Khốn thay đó lại là điều đã xảy ra sau ngày 8 tháng 9 năm 1943 mà tôi đã có nói đến.

        Nói rằng «phải làm điều này hoặc điều khác» thì rất dễ. Đấy là chiến lược cà phê, của những kẻ chơi «Scopa», chứ không phải của những người nghiêm chính ý thức được rằng hàng trăm ngàn mạng sống đang lệ thuộc vào hành động của họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2019, 11:41:10 pm

        Vậy thì vào thời kỳ đó, moi ưu tư chính yếu của ông Duce là gì? Đẩy lui cuộc tiến quân của Đồng minh càng nhiều càng hay, và để làm như thế, cần được ông Fuhrer gia tăng lực lượng càng nhiều càng tốt, bằng cách rút quân từ mặt trận Nga sô sau khi ký hiệp ước với Nga. Về phía đối nghịch, các người mưu phản tính làm gì, những kẻ tự cho là cứu tinh của xử sở mà trong thực tế lại là góp phần chuẩn bị cho thảm kịch cuối cùng của xử sở? Nhóm Badoglio — Acquaarone — Grandi chờ cơ hội thuận tiện để hành động. Cùng với họ lại có thêm sự gia nhập, như tôi đã nói, của Bottai, Federzoni, Ciano, De Bono, Ambrosio là những kẻ đã nghiên cứu một kế hoạch, với sự kết nối của hoàng gia, nhâm một «giải pháp quân sự».

        Về phần nhà vua, co rúm trong hoàng cung như một con mèo rình mồi, ông ta cũng chờ đợi, cơ hội thuận tiện và chắc ăn. Ông ta ngần ngại cho đến ngày 15 tháng 7, nhưng đến ngày 16 ông ta bật đèn xanh cho nhóm mưu phản một khi ông được đảm bảo là Đại Hội đồng đang nhóm họp. Hoàn toàn giống như Ponce Pilate, ông ta có thể sau đó rửa tay và nói rằng mình chỉ theo ý chí của Đại Hội đồng phát xít, do chính đích thân Mussolini tạo nên.

        Các cuộc hội họp thưởng được tổ chức tại Castelporziano, ngay trong phạm vi hoàng cung, ngày càng gia tăng. Tôi được thông báo đều đều và mỗi một chỉ dẫn được đưa đến cho tôi chỉ làm cho điều e ngại của tôi tăng thêm. Nhất là khi tôi biết đang có chuyện với ai.

        Victor-Emmanuel III, lần đầu tiên, đã bỏ rơi các chính khách mà ông ta điều động, năm 1922, khi ông ta thấy ngai vàng bị lung lay nếu như ông không liên minh với Mussolini. Vì vậy lần ấy ông ta vội vã móc nền dân chủ vào làm cái rờ-moọc của Mussolini. Giờ đây ông ta thấy chiếc đầu máycó vài hư hỏng, ông vội vàng tìm một máy kéo khác để cứu dòng họ Sayoie. Vậy thì về mặt này những âu lo mạnh mẽ nhất của tôi đền rất có lý.

        Quận công Pietro D’Acquarone, trưởng tộc của hoàng gia, kẻ hy sinh mù quáng cho nhà vua trong công việc thảm hại này — không phải đối với việc gạt bỏ Mussolini mà đối với cung cách sắp đặt nội vụ —, mơ tưởng đạt được tột đỉnh của vinh quang. Tội nghiệp ! Lại một kẻ đầy ảo vọng !

        Badoglio, kẻ sưu tập tượng điêu khắc, đặc biệt hơn cả là tượng của chính mình, là kẻ luôn luôn biết cách đoạt tư lợi, kể cả năm 1935, bằng cách vơ vét hết danh vọng do chiến thắng tại Abyssinie của Thống chế Graziani và theo lời đồn đãi của cái của Hoàng Đế Hailé Sẻlassié. Badoglio chỉ có thể tìm được chỗ đứng trong một nhóm như thế. Ông ta cũng thấy sắp đạt đến mức vinh hoa tột đỉnh và đã đặt những tránh nhiệm lớn lao đối với tài sản lớn lao của mình. Trách nhiệm đối với nước Ý sẽ đến sau.

        Grandi, một viên luật sư được nhà tôi đưa ra khỏi bóng tối bằng cách phong cho làm Đại sứ sau khi dạy dỗ cho biết cách giữ tư cách của mình trong cộng đồng quốc tế, kẻ săn đuổi danh vọng không biết mỏi mệt, sẽ như mắc phải bệnh hoàng đản nếu không tham dự vào một âm mưu như vậy với hy vọng được là kẻ kế vị Mussolini.

        Tôi nói thế và tôi xin lặp lại: nhờ một sự trùng hợp của các cơ hội, nhờ một sự hội tụ của các quyền lợi khác biệt và nhờ thiện chỉ bị lừa dối bới một vài ké, ông Duce lâm vào thế cực kỳ cô tập trong tháng 7 năm 1943 này.

        Ông biết rằng những kẻ đó mưu phản, nhưng nếu có một người mà ông tin chắc, người mà ông đát những hy vọng cu6i cùng, thi đó chính là nhà vua.

        Tỏi tin rằng nếu Benito Mussolini chắc chắn là không thể tin được nơi Victor-Emmanuel III, thì sự việc đã xảy ra khác đi trong ngày 25 tháng 7, theo chiều hướng là đã không có ngày 25 tháng 7 nám 1943.

        Tôi đã viết ngay từ đầu chương này rằng chính nhà tôi đã dồn đẩy kế hoạch của những kẻ mưu phản. Trong thực tế, ông chỉ đi trước ý muốn của họ, bởi vì khi được vài lãnh tụ cao cấp yêu cầu triệu tập Đại Hội đồng, ông chấp nhận ngay lập tức và còn ấn định cả ngày họp là ngày 24 tháng 7.

        Đối với những người mưu phản ngày ấy quá sớm. Họ chưa sẵn sàng, Vì thế Grandi đã can thiệp với ông Duce để dời ngày họp nhưng ông Duce đã không chấp nhận.

        Tôi còn nhớ ngày 22 tháng 7,ông có vẻ âu lo hơn thường lệ. Không phải là thiếu đề tài gì, vì thế tôi tôn trọng sự im lặng của ông. Nhưng chỉ vài phút sau ông đã nói với tôi và dường như ông đã đạt đến một kết luận sau một cuộc tranh đấu nội tâm dài dằng đặc, ông nói với tôi, khi bình phẩm về sự can thiệp của Grandi để dời ngày họp Đại Hội đồng;

        «Họ đã muốn có phiên họp của Đại Hội đồng, thế thì, họ sẽ có. Giờ đây mỗi người phải chịu lấy trách nhiệm của mình. Chuyện Đại Hội đồng này là một khám phá của Grandi và Federzoni : khi nào có trò công kích chửi bới thì bao giờ hai kẻ ấy cũng đi đầu».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2019, 06:46:21 am

        Ngày 18 tháng 7, sự tình cờ muốn cho các kẻ mưu phản có một xúc động cuối cùng; Hitler báo cho ông Duce biết ông ta mong được gặp ông. Lập tức cuộc hẹn gặp được ấn định tại Feltre, gần Venise.

        Cuộc gặp gỡ này tượng trưng cho một mối hiểm nguy bởi vì nếu nhà tôi để cho Hitler thấy một vài điểm nghi ngờ về lòng trung thành của vài kẻ thì ông này sẽ có thể cho áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh cho bạn mình và cản trở sự thực hiện âm mưu phản bội. Mặt khác, nếu ông thuyết phực được Hitler cung cấp cho ông những phương tiện quân sự mạnh mẽ hơn, ông Duce sẽ ít để sai khiến hơn trong phiên họp của Đại Hội đồng.

        Lúc ấy một ý tưởng duy nhất đã ép buộc các kẻ mưu phản : bằng mọi giả phải ngăn Mussolini và Hitler gặp gỡ nhau trong một thời gian quả lâu.

        Và chính như thế mà cuộc gặp gỡ sau cùng giữa ông Fuhrer và ông Duce đã bị phá hoại.

        Bằng cách nào ? Ồ, thật đơn giản và có thể ít bị chỉ trích nhất : vấn đề an ninh của hai nhân vật đòi hỏi các bố trí đặc biệt. Các cuộc di chuyển được thực hiện bằng xe lửa rồi bằng xe hơi đến biệt thự địa điểm hẹn gặp.

        Với những sự chậm trễ ứng biến, một phần quan trọng của thời khắc gặp gỡ đã bị làm hao mòn trước khi cuộc họp được bắt đầu.

        Không ai đã tự hỏi rằng tại sao trong một thời kỳ nghiêm trọng như thế mà Mussolini và Hitler lại bày trò đáp máy bay, rồi xe lửa và sau cùng là xe hơi để đến Feltre, trong khi để chia tay nhau, họ chỉ có việc đến phi trường Trévise. Lẽ ra, một cách giản dị, họ đã có thế gặp nhau tại Trévise.

        Tất cả các sự rắc rối này đều do các kẻ mưu phản cố tình gây ra. Có lẽ cả cuộc oanh tạc La mã, được trình báo cho ông Duce biết vào giữa trưa, nghĩa là khi cuộc hội họp mới bắt đầu được chừng một tiếng đồng hồ cũng đã được Đồng minh, mà họ đã bắt liên lạc, thực hiện để giúp họ.

        Tống cộng, hai người chỉ có tối đa chừng bổn giờ đồng hồ để bàn thảo, trong lúc mà Hitler sẵn sàng ở lại thêm bao lâu cũng được nếu cần, để giải quyết vấn đề phòng vệ nước Ý.

        Ngày hôm đó, những kẻ mưu phản không những chỉ đảm bảo cho sự thành công của họ mà còn chuẩn bị thêm vài giờ bi thảm mà dân Ý phải trải qua.

        Để kể lại một chuyện bên lề, tôi có thể nói thêm rằng, từ Feltre, nhà tôi đã gọi điện thoại về La mã để soát xét xem công cuộc cứu trợ có được tổ chức chu đáo không.

        Mọi sự đảm bảo về vấn đề này đã được trình lên, nhưng khi trở lại thủ đô, nhà tôi đứng trước một sự thật hiến nhiên : không có gì hay là gần như khủng có một dièu gì đã được hứa với ông, được mang ra thực hiện.

        Từ đó, kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1943, con dường loại trừ Mussolini đã mở rộng.

        Tối hôm ấy tại Villa Torlonia xảy ra một vụ rắc rối giữa ông Duce và tôi. Ông đang mặc áo và Irma đang gài nút cổ áo cho ông thì tôi muốn báo cáo các tin tức nhận được trong ngày về dự tính của Badoglio, Grandi và đồng bọn.

        Thật rõ ràng và minh bạch : họ không lùi bước trước bất cứ điều gì, ngay cả trước một vụ giết người. Chẳng hạn tôi biết rằng tôi phải bị trừ khử trước nhà tôi vì đã gây phiền cho họ quá ; rằng ông sẽ bị giao cho Đồng minh hay bị hạ nếu ông cố tìm cách trốn thoát hay chống lại : rằng phiên họp của Đại hội đồng sẽ là cái cớ hợp hiến mà nhà vua chờ đợi.

        Tôi cũng vừa biết rằng đường dây điện thoại của chúng tôi từ nay đã bị đặt dưới sự kiềm soát thường trực của Bộ Tham Mưu, với sự tham dự của đích thân Ambrosio, người kế vị Cayallero. Sau cùng tôi có những chứng cớ cụ thể cho thấy Giuseppe Bastianini đã cấp 11 giấy thông hành cho những người có dính líu trong cuộc mưu phản của Cayallero.

        Đây là điều trầm trọng vì Bastianini là Thứ trưởng của Bộ Ngoại giao mà từ tháng 2 năm 1943 nhà tôi kiêm nhiệm luôn. Điều nay chứng tỏ rằng Bastianini cũng không phải là kẻ trung thành. Thời đó tôi đã thông bảo cho Benito câu chuyện thông hành này. Ông đã bắt Bastianini giải thích nhưng y phủ nhận.

        Đêm ấy tôi lại đặt lại vấn đề với ông, một lần nữa, ông Duce lại quở trách tôi cùng một câu cố hữu.

        «Rachele, tôi nhắc lại với bà rằng chính các chiến xa của Mỹ mới làm tôi lo sợ chứ không phải là các sự kiểm soát của Badoglio hay là âm mưu của các kẻ khác.»

        Thế rồi khi tôi nhắc lại vụ Bastianini, ông khô khan cắt lời tôi và nói rằng đúng hơn chính tôi mới là kẻ đang làm cho ông bị bối rối.

        Lúc ấy, bị chạm tự ái tôi lấy điện thoại và không do dự gọi ngay Bastianini. Tôi nói với ông ta tất cả những gì mà tôi ấm ức trong lòng, tôi cho ông ta tên những kẻ thụ hưởng các thông hành mà ông ta đã cấp và nói thêm rằng chính tôi là người đã thông báo cho Mussolini việc đó.

        Nhà tôi giận tràn hông trước cảnh này. Ông cắt dứt điện đàm bởi vì ông đã chán nghe tôi tuông ra từng tràng sự thật về Bastianini.

        Chúng tôi chỉ còn cách phiên họp của Đại Hội đồng có bốn ngày. Tôi biết rằng đó sẽ là ngày J, nhưng tôi không thể nào thuyết phục được ông Duce hành động mau lẹ nhân vì ông vừa dựa ra một thời hạn cuối cùng vừa làm đảo lộn kế hoạch của những kẻ mưu phản, khi ông ấn định ngày nhóm họp của Đại Hội đồng là ngày 24 tháng 7. Thoạt tiên, các lãnh tụ đảng và các tướng lãnh đã thỏa thuận sắp xếp ngày 7 tháng 8,vì tin rằng Đại Hội đồng sẽ nhóm họp vào ngày ấy. Nếu ông Duce không ngần ngại nghiền nát họ bằng cách lợi dụng sự bất trắc này khiến cho những kẽ mưu phản phải thay đổi tất cả thì những biến cố sau đó có thể xảy ra cách khác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Tư, 2019, 06:45:52 am

        Nhưng ông chẳng còn muốn nghe gì nữa. Ông đã quyết định và không chịu bỏ dự tính nữa. Trong trí ông phiên họp này của Đại Hội đồng trái lại sẽ chỉ có thể soi sáng thêm cho tình hình : như thế mỗi người sẽ tự đặt mình trước trách nhiệm. Ngoài ra dưới mắt nhà tôi, nếu phải cần một sự can thiệp của nhà vua, ông không hề nghi ngờ gì về việc nhà vua sẽ dành cho ông lợi thế. Tôi thì quả quyết chuyện ngược lại, nhưng ông không muốn biết gì cả. Ông đã đặt niềm tin nơi chính nhà vua vì không có gì chứng tỏ về phần Mussolini đã phản bội nhà vua; và ông vẫn tin điều này.

        Kể cả Edda cũng bất lực, khi khuyên cha nên coi chừng về Grandi lẫn Carlo Scorza, tân Tổng thư ký đảng phát xít, bằng lời lẽ bỏng gió đã nói với ông về « những ngạc nhiên có thể xảy ra », cũng như tôi đều không thể nào làm cho ông đổi ý kiến. Tôi trở nên gần như điên.

        Giờ đây tôi không còn đếm từng ngày nữa, tôi đếm từng giờ. Sáng ngày 24, tôi nhớ lại rằng mình đã dậy sớm hơn thường lệ. Suốt đêm tôi không chợp mắt được. Tôi còn không thể chuyện trò với cả một trong các con tôi và bày tỏ niềm lo âu của tôi, vì Vỉltorio thì có sứ mạng đã ra đi và Romano cũng như Anna Maria thi đang cùng các cháu tôi ở tại Riccione.

        Bên ngoài, mặt trời đã lên chói lọi báo hiệu những tia nắng chói không chịu nổi trong vài giờ nữa.

        Tôi đẩy cánh cửa phòng Benito. Ông cũng đã thức dậy rồi.

        « Cuộc triệu tập tối hôm nay liệu có còn thật cần thiết không?», tôi hỏi ông một cách đường đột.

        Òng nhìn tôi ngạc nhiên :

        « Tại sao không ? Đấy chỉ là một cuộc giải thích giữa bạn bè, ít ra tôi cũng tin tưởng như thế. Tòi không thấy tại sao lại không có cuộc họp ».

        Nghe tiếng bạn bè, tôi giận tràn hông :

        « Bạn bè ! ông gọi nhóm người phản bội lừa dối ông, bắt đằu bằng Grandi, là bạn bè sao ? ông có biết Grandi biến mất từ mấy ngày hôm nay không ? »

        Khi nghe lên Grandi, ông cho thấy có chút ngập ngừng làm như đột nhiên ông nhớ lại một điều gì, rồi, trầm tĩnh, ông cố gắng giải thích với tôi rằng chẳng có gì trầm trọng cả.

        Chúng tôi chia tay nhau sáng hôm ấy, mỗi người một lập trường, nhưng về phần tôi, tôi cảm thấy rã rời chân tay : tôi biết rằng, trong vài giờ nữa mọi chuyên sẽ được quyết định và nhà tôi đã nói với tôi mấy lời trấn an ấy chỉ là để giảm bớt nổi âu lo của tôi mà thôi.

        Tôi cũng chắc chắn rằng những kẻ đã quyết loại trừ ông sẽ không còn biếu quà cho ông vì họ không thể làm như thế. Sở dĩ tôi biết được như vậy vì mấy ngày trước cuộc tiếp xúc tại Feltrc, một báo cáo chi tiết của quân phòng vệ được trình lên cho biết về một cuộc hội họp giữa Ciano và các thành phần khác của Đại Hội đồng phát xít.

        Benito đã gọi điện thoại cho Ciano hỏi con rể có thật đã gặp những kẻ ấy không. Nó thừa nhận sự kiện và minh xác rằng cuộc họp đó nhằm giải quyết các vấn đề riêng tư.

        Lúc đó mặc dù các lời khuyên ngăn của tôi, ông cho gọi Scorza đến Villa Torlonia, giao tài liệu cho ông này và yêu cầu bắt Ciano giải thích. Rể tôi đến tìm gặp ông Duce và tái xác nhận lòng trung thành của nó.

        Nhưng sự dại dột vụng về đã được thực hiện và ngay cả chiếc mặt nạ cũng không còn cần thiết nữa: những kẻ bội phản biết rằng Mussolini đã biết.

        Nhiều lần trong suốt buổi sáng hôm ấy tôi giật mình nghĩ đến nhà tôi đang làm gì lúc ấy: «giờ này ông đang chủ tọa phiên họp ấy», tôi nghĩ thầm. Tôi có cảm tưởng đang sống trong một cơn ác mộng và sáng hôm sau, cũng như nhiều lần khác, Benito nói với tôi: «Bà thấy không ! Bà đã lầm !»

        Tôi tha thiết mong ước như thế, nhưng trong thâm tâm tội, tin chắc điều trái ngược lại.

        Lúc ăn trưa, ông không bày tỏ một sự nôn nóng đặc biệt nào ; tuy nhiên căn cứ vào vẻ mặt tái mét của ông và cách ông thỉnh thoảng đưa tay ra sau ôm lấy lưng, tôi cảm thấy rằng cơn bệnh đang làm ông đau đớn. Làm sao có thể khác hơn được với kiểu sống mà ông trải qua từ một năm nay ?

        Trong khi theo thường lệ, Đại Hội đồng nhóm họp vào 22 giờ, cuộc họp ngày 24 tháng 7 được ấn định lúc 17 giờ, vì có sự tiên liệu các cuộc thảo luận sẽ kéo dài.

        Hai mưoi phút trước, Benito từ Villa Torlonia ra đi, trong tay có chiếc cặp đựng tài liệu mà ông đã gom góp từ trong bàn làm việc.

        Tòi đưa ông ra đến ngưỡng cửa và khi ông bước lên xe tôi không thể tự ngăn mình nói vời ông :

        «Benito, cho bắt giam chúng hết đi ! Hãy làm di trước khi Đại hội bắt đầu ! »

        Ông lấy tay ra dấu hiệu cho tôi không biết để nói rằng ông sẽ làm... hay là đã quá trễ rồi.

        Khi Irma hỏi rằng có phải mang cho ông một bình thủy đựng sữa như mỗi buổi chiều không, ông trả lời rằng không được động dung gì cả nếu ông không đích thân gọi về nhà.

        Vẫn là câu chuyên bên lề, tôi có thể nêu lên rằng ngày hôm ấy ông Duce đã tự ý cho đoàn cận vệ tự do và từ chối tăng cường thêm lính gác tại Điện Palazzo Venezia.

        Một lần nữa, con người đã thắng nhà độc tài Mussolini không muốn bắt ép một ai cả.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 08:54:45 pm

21

MUSOLINI BỊ LOẠI KHỎI CHÍNH QUYỀN NHƯ THẾ NÀO

        Kể lại thêm một lần nữa phiên họp của Đại Hội đồng mà làm gì ? Trước hết, nó đã thuộc, về Lịch sử. Sau đó tất cả những người đã tham dự hay là hầu hết những người ấy đều đã diễn tả nó với nhiều sắc thái tùy theo trường hợp và tùy theo thời kỳ khác nhau. Sau cùng, chính bản thản tôi không có dự phiên họp ấy và tôi sẽ không làm một việc hữu ích bằng cách chịu kể lại những gì tôi nghe hay đọc được về vấn đề nầy. Điều tôi có thể nói chính là không bao giờ cá nhân hay quyền uy của Mussolini bị đả động đến. Hệ thống chính trị, sự liên minh với Đức; các biến cố mới nhất đều có thể là đối tượng của các sự chỉ trích, nhưng trong tâm trí của phần đông trong số 19 thành viên đã bỏ phiếu ủng hộ bản kiến nghị của Grandi (mà 14 người là hội viên Tam Điểm), thì vấn đề chỉ là cất bớt nơi ông Duce vài chức chưởng để giúp ông chăm sóc nhiều hơn vấn đề chính trị tổng quát.

        Riêng đối với những kẻ chủ tâm đốn ngã Mussolini, những ông Grandi, Albini, Bastianini, Bottai. Ciano, Federzoni, thì không có một lần nào họ đã tỏ ra thiếu đứng đắn lễ độ đối với nhà tôi trong suốt tám giờ hội họp.

        Ngay cả khi lâm vào tình trạng thiểu số, Mussolini vẫn tiếp tục gây ra niềm kính trọng.

        Hơn thế nữa, thái độ dân chủ của ông Duce đã làm lầm lẫn ngay cả một trong các cố vấn và đã thúc đẩy ông ta bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết Grandi ? đó là Gottardi, người lần đầu tiên tham dự Đại Hội đồng, ông ta đã tưởng rằng Mussolini đã đồng ý với Grandi lúc ông cho phép đem nghị quyết này ra biểu quyết.

        Một yếu tố khác cũng đáng lưu ý : hai giờ trước khi phiên họp bắt đầu, nhà tôi đã cảm thấy đau dữ dội ở bao tử lúc ông ngồi làm việc tại Villa Torlonia. Ông đã không nói gì với tôi để khỏi làm cho tôi âu lo thêm. Nhưng suốt cuộc tranh luận — sau đó ông thú nhận với tôi — ông đã như bị trôi giạt trong một vùng mù sương.

        Ông đã làm gì nếu hoàn toàn khôe mạnh ? Thật ra cũng không có gì hơn. Bởi vì Benito muốn mổ xẻ cái nhọt ung mủ một lần dứt khoát và ông tin chắc rằng trong cuộc thử thách này, ông có nhà vua hậu thuẫn như một đồng minh.

        Và nếu lùi lại 30 kể từ nay, tôi vẫn tin rằng ngay cả nếu ông biết Victor — Emmanuel III bỏ rơi ông, thì không cũng không làm gì chống lại ý của Đại Hội đồng cơ cấu này quả thật chỉ có một vai trò tư vấn, nhưng không vì thế mà ông Duce cố tâm coi thường những quyết định của nó.

        Sau cùng, mãi đến khi viết những dòng nầy tôi mới nghĩ đến, rất có thể là Mussolini tin rằng chẳng còn có thể làm được gì nữa. Đấy không phải là sự tuyệt vọng, mà là sự tin tường chắc chắn, mà nhiều lần nhà tôi đã bày tỏ, tin tưởng rằng cái gì khởi đầu không tốt đẹp thì không thể nào cứu chữa lại được.

        Đến nửa đêm hôm đó, tôi bắt đầu lo âu. Tôi điện thoại cho De Cesare, bí thư của ôngDuce. Ông ta trả lời là phiên họp vẫn còn tiếp tục.

        Tôi gọi lại Điện Palazzo Venezia lúc 1 giờ sáng, lúc 1 giờ 30 và lúc 2 giờ; vẫn chưa chấm dứt. Tôi biết rằng có vô số vấn đề bị mang ra thử thách và tôi không hy vọng thấy ông trở về sau một hay hai giờ nữa, nhưng tôi không thể nào chế ngự nổi lo ngại.

        Những ý tưởng kỳ lạ nhất tràn ngập tri óc tôi —  như vẫn luôn luôn xảy ra trong những trường hợp trầm trọng và tôi đi đến chỗ tiếc nuối những năm khó khăn đầu tiên của cuộc sống vợ chồng của chúng tôi. Nếu như cân nhắc đầy đủ thì những năm ấy chẳng phải là những năm sung sướng nhất hay sao ?

        Trong vẻ tịch mịch của ngôi nhà, như để thông đồng với định mệnh, tôi tự bảo rằng khi cơn ác mộng này chấm dứt, nếu cần phải lôi kéo Benito bằng sức mạnh cũng đành, nhưng nhất định là tôi bắt ông phải từ bỏ chính quyền.

        Tôi cũng còn khám phả ra rằng kẻ khốn cùng, những người bé nhỏ đôi khi còn vui sướng hơn. Có thể là họ không leo cao đến thế, nhưng đồng thời họ cũng không có rơi xuống quá thấp như vầy!


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 08:55:20 pm

        Người ta đã được sanh ra như vậy. Người ta luôn luôn muốn nhiều hơn và rồi người ta sẵn sàng từ bỏ tất cả khi không có điều gì được êm xuôi. Tuy nhiên tôi không thể không cảm thấy cay đắng, vì trong suốt hai mươi năm cầm quyền, những cố gắng, những hy sinh to lớn hơn là những giây phút quang vinh. Và Mussolini đã làm tất cả điều đó cho ai ? Cho một mình ông chăng ? Thật là một chuyện khôi hài đáng buồn ! Ông đã muốn làm cho nước Ý trở thành một đại cường quốc, có sức mạnh, và được kính nể. Và tất cả những điều đó có lẽ sắp bị quét sạch, bằng một cái búng tay bởi một vài kẻ nghĩ đến họ nhiều hơn là nghĩ đến nước Ý. Bởi vì đúng vào lúc ấy, tất nhiên là tôi nghĩ đến định mệnh của nhà tôi, của tất cả chúng tôi, nhưng tôi nghĩ nhiều nhất đến số phận của xử sở vốn sắp lâm vào thế lung lay vì những tham vọng và những cuộc điều đình đổi chác đê tiện. Nhiều người sẽ chểt, nạn nhân của lòng vị kỷ nơi một số người, họ sẽ hy sinh cho điều vô nghĩa. Cũng như những chiếc thập tự giá vô danh hay không rải rác khắp nơi trên thế giới và tại Ý, đánh dấu sự hy sinh của con cái chúng ta, chúng sẽ phục vụ cho cái gì. Tôi sợ rằng cha mẹ họ cũng không còn được cả niềm an ủi là đã mất con cái cho vinh quang của Tồ quốc nữa.

        Vào lúc ba giờ rưỡi sáng, Điện Palazzo Venezia báo cho tôi là ông Duce vừa lên đường trở về Villa Torlonia. Rốt cuộc tôi sắp được biết.

        Chừng bốn giờ sáng thì tôi nghe tiếng động cơ của xe ông. Tôi chạy ra gặp Benito nơi thang lầu.

        Ông đi với Scorza. Trên nét mặt được đánh dấu bằng sự mỏi mệt và sự căng thẳng của những giờ phút vừa qua tôi có thể đọc thấy sự việc đã xảy ra như thế nào, và ngay cả trước khi ông mở miệng, tôi đã la lên :

        «Tôi hy vọng là ông đã cho bắt hết cả bọn chúng rồi chứ ?»

        Scorza nhìn tôi vẻ ngạc nhiên. Nhà tôi hạ thấp giọng trả lời tôi:

        «Chưa. tôi chưa làm, nhưng tôi sẽ làm vào sáng mai.

        — Sáng mai thì đã quá trễ, tôi nói thêm với vẻ tuyệt vọng, Grandi chắc đã đi xa rồi !»

        Ông làm một cử chỉ chán nản, cho Scorza lui và đưa chiếc cặp hồ sơ cầm nơi tay cho tôi.

        Chúng tôi lên lầu vào phòng làm việc của ông và tại đó, ông để rơi mình xuống một chiếc ghế bành.

        Hai tay ôm đầu, ông nhìn tôi thật lâu, lặng lẽ, như muốn lấy tôi làm nhân chửng rằng ông không có mơ ngủ. Thế rồi ông nhắc điện thoại đưa cho tôi và bảo : «Bà vui lòng gọi Bộ tống tham mưu cho tôi. Tôi muốn biết có báo động hay oanh tạc gì không.»

        Phần tôi thì đã biết các biến cổ xảy ra trong đêm, bởi vì trong khi chờ đợi ông, tôi đã gọi điện thoại cho nhiều người tại các thành phố khác nhau và tôi được biết rằng Bologne, Milan và nhiều thành phố khác có bị oanh tạc hoặc báo động.

        Song le tôi cứ điện thoại cho Bộ tổng tham mưu -chờ đợi cùng các tin tức ấy,và tôi đưa máy cho nhà tôi.

        «Tất cả đều yên tĩnh, thưa ông Duce, lúc ấy tôi nghe câu trả lời. Không có gì đáng lưu ý trên toàn diện lãnh thố Quổc Gia».

        Nghe những chữ này, tôi giật ông liên hợp từ trong tay của Benito và thét lớn ;

        «Đồ nói láo ! Toàn diện nước Ý hay gần như thế đều bị báo động ! Bologne đã bị oanh tạc. Tại sao các anh muốn phản ông Duce ngay cả vấn đề này nữa ? và cho đến cùng vậy ? »

        Chinh Benito gác máy.

        «Bà bình tĩnh đi Racheỉe, tất cả những chuyên đó từ nay đều vô ích, ông thì thầm. Không còn gì để làm nữa. Họ muốn thảm họa bằng mọi giả. Tỏi sợ rằng ý chí riêng của tôi cũng không còn giúp ích gì được nữa».

        Lúc đó ông bắt đầu kể cho tôi nghe phiên họp của Đại Hội đồng diễn tiến như thế nào. Tôi cảm thấy ông cần được giải phóng, vì vậy tôi để yên cho ông nói trong hai mươi phút liền mà không ngắt lời, nếu không phải chỉ là có một lần, khi ông nói với tôi rằng Gakeazzo Ciano đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Grandi.

        «Cả nó nữa !» tôi kêu lêu, đau đớn.

        Người ta luôn luôn có cảm giác đã chịu đựng tất cả trong cuộc đời, nhưng dường như là do bởi một khoái cảm tinh quái, định mệnh vẫn luôn luôn giữ lại làm trừ bị một thử thách mới chỉ được tung ra khỏi chiếc hộp ảo thuật đúng vào lúc ta ít chuẩn bị nhất để chịu đựng sự kích xúc. Phiếu bầu của Ciano là một trong các thử thách này.

        Gần 5 giờ sáng, Benito và tôi rời nhau. Câu chúc «ngủ ngon» mà chúng tôi trao đổi với nhau chỉ là một công thức vô nghĩa vì chúng tôi biết rằng không ai có thể tìm được giác ngủ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 08:55:47 pm

        Trước khi đi nằm, tôi nhìn bình minh ló dạng trên khu vườn của Villa Torlonia. Một bình minh có lẽ cũng giống như mọi bình minh khác. Và một khi lên giường nằm, tôi ngạc nhiên, trong sự khám phá, gian phòng của minh làm như tôi mới được nhìn thấy nó lần đầu.

        «Chúng tôi còn ở lại đây bao nhiêu bữa nữa v» tôi tự hỏi trước khi rơi vào một giấc ngủ nặng nề nhưng đầy xao động.

        Khi tôi thức dậy, nhà tôi đã thức trước rồi và đã ăn mặc chỉnh tề. Bác sĩ Pozzi phụ tá của giáo sư Frugoni, đã đến để chích ông thuốc hàng ngày nhưng lần nay Benito không muốn.

        «Hôm nay máu tôi chạy mạnh quá», ông giải thích việc từ chối chích thuốc.

        Thật ra, ông phải gấp ra đi và đến chín giờ ông đã đến văn phòng.

        Lập tức Carlo Scorza gọi điện thoại để trình rằng Cianetti, người đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết Grandi nay xin rút lại quyết định của mình, ông ta còn viết cả một bức thư cho ông Duce để xin tha lỗi và đưa bức thư ấy cho Scorza. ông này đã cho đem đến trình nhà tôi ngay.

        Rồi Benito cho tìm Grandi. Nhưng y trốn biệt. Lúc ấy nhà tôi nghĩ rằng y vì hổ thẹn với thái độ đầu hôm nên không dám đối diện với ông.

        Nhà tôi bèn gọi viên bí thư, De Cesare, và bảo xin một cuộc yết kiến đặc biệt với nhà vua. Điều hết sức ngạc nhiên là câu trả lời đến rất trễ. Mãi về sau tôi mới biết là vụ xin yết kiến này lại một lần nữa làm đảo lộn kế hoạch của bọn mưu phản, vì lẽ, bình thường, ông Duce vẫn được tiếp tại hoàng cung trong ngày thứ hai và thứ năm. Hỏm ấy là chúa nhật và Victor-Emmanuel III lại dang ở tại nhà riêng, Villa Sayoia.

        Trước khi chấp nhận cuộc hẹn gặp, nhà vua phải trao đổi ý kiến với Ambrosio và Acquarone về tất cả công cuộc bố trí bắt và đưa Mussolini đi. Ngoài ra việc này đặt cho hoàng hậu một vấn đề lương tâm nho nhỏ : ông Duce sẽ bị bắt tại nhà riêng của họ : đấy là một khiếm khuyết đối với các quy tắc danh dự. Rõ rệt là nhà tôi đã không biết gì hết về các việc đó.

        Sau cùng câu trả lời của hoàng gia cũng đến : cuộc tiếp kiến với nhà vua được ấn định vào lúc 17 giờ và viên giám đốc nghi lễ xin ông Duce mặc thường phục. Chi tiết sau cùng này làm Benito ngạc nhiên, nhưng các mối ưu tư khác đã làm cho ông quên đi.

        Đến 11 giờ, Albini, Thứ trưởng Nội vụ, bước vào văn phòng của nhà tôi để phúc trình như thường nhật. Nhân tiện cũng cần biết rằng đêm hôm trước Albini đã bỏ phiếu chống lại ông Duce tại Đại Hội đồng. Lẽ ra ông ta có thể đệ đơn từ chức vì không còn đồng ý với chánh sách của Thủ tướng kiêm Tổng Trưởng Nội vụ của mình, vì nhà tôi kiêm nhiệm ghế này và ghế Ngoại giao. Thế mà không một chút ngại ngùng nào, làm như là chẳng có chuyện gì xảy ra, ông ta tiếp tục trình diện với ông Duce.

        Bằng một giọng châm biếm, Benito hỏi liệu ông ta có tin là lá phiếu của mình được sử dụng tốt khi bỏ phiếu lần đầu tiên ở Đại Hội đồng không ? và ông nói thêm :

        «Nhất là khi ông được tham dự vào phiên họp của Đại Hội đồng nhờ các chức vụ mà tôi ban phát cho ông. ông đâu phải là thành viên chính thức của Đại Hội đồng».

        Mặt đó rần vì thẹn, lúc ấy Albini trả lời rằng nếu ông ta có phạm phải lỗi lầm trong sự phán đoán khi bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết Grandi, thi không một ai có thể nghi ngờ lòng trung tín của ông ta đối với ông Duce được.

        Khi kể lại cảnh nầy lức ăn trưa, nhả tôi nói hé ra :

        « Khi y đi ra, mặt y phát lộ rõ rệt là một kẻ phản bội tự tố cáo lấy chính mình».

        Phần tôi thì biết rất rõ Albini là ai. Ngay từ những ngày đầu tiên sau khi được phong làm Thứ trưởng Nội vụ, những lời đồn đãi về các biện pháp bất chính mà y phạm phải lúc còn làm thị trưởng tại Naples đã đến tai tôi. Và Albini biết chắc là tôi có tin tức đầy đủ. Vì thế y xin gặp tôi.

        Ngón tay nhỏ tí mán mê cạp quần, y đã trải qua hàng giờ để lải nhải với tôi các công thức mẫu của hạng công chức cao cấp tốt nghiệp nghề dán gáy sách :

        «Nhưng thưa Ngài, đối với chúng tôi ông Duce là tất cả ! Thưa Ngài ! Tôi sẵn sàng hy sinh tính mạng cho ông !»

        Ý sẵn sàng làm tất cả, y nói với tôi như vậy. Tốt hơn là y nên nói thêm «kể cả việc phản bội Mussolini».

        Như đã đoán trước, cuộc tiếp xúc này đã cho tôi biết rõ và tiếp theo đó tôi đã diễn tả nỗi nghi ngờ của tôi cho Benito về lòng trung thành của Albini. Nhưng một lần nữa, tôi chạm phải một nguyên tắc của ông và chạm phải triết lý mà ông đã quan niệm về bản thể con người:

        «Tôi biết, Rachele. Con người cũng giống như trái táo. Đã có nhiều trải táo ngon thì thế nào cũng có một hay hai quả thúi. Nếu đó là trường hợp của chú nhỏ này, chúng ta hãy hy vọng rằng, các chức vụ mới sẽ làm cho y trở thành một viên bộ trưởng lỗi lạc».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 08:56:18 pm

        Từ ngày 24 tháng 7, ông Duce dứt khoải biết rõ về y. Liệu ông có phản ứng cách chức, bắt giữ cũng như bao nhiêu kẻ khác không ? Không, ông còn không nghĩ đến cả việc ấy nữa...

        Chừng 11 giờ, tôi nghe điện thoại gọi. Đấy là Guido Buffarini-Guidi, cựu Thứ trưởng Nội vu, người tiền nhiệm của Albini, bằng giọng bí mật, ông ta xin tôi cho tiếp xúc.Tôi hẹn 17 giờ.

        Đến trưa làm như đêm trước không có gì xảy ra, ông Duce tiếp tại Điện Palazzo Venezia viên Đại sứ Nhật tại La mã, Shinrokuro ldaka, với sự hiện diện của Bastianini,Thứ trưởng Ngoại giao —  một trong những kẻ bỏ phiếu chống nhà tôi — vốn dĩ vẫn đến làm việc như thường lệ, không sợ bị bắt bớ gì cả.

        Nhân danh Thủ tướng Nhật, viên Đại sứ hỏi các tin tức về tình hình quân sự tại Âu châu và ông Duce đã vạch ra một cảnh tượng rõ rệt và chính xác của các biến cố. Đặc biệt nhà tôi nhấn mạnh cần chính phủ Nhật can thiệp với Hitler để thuyết phục ông ta thương thuyết với Nga sô.

        « Khi vũ khí không tạo thành một phương tiện đầy đủ nữa để đương đầu với tình hình, cần phải nhờ cậy đến một giải pháp chính trị ».

        Câu nói này, mà sau đó tôi tìm thấy được, có thể nói là câu tuyên bố cuối cùng của Mussolin về chiến tranh trong tư cách là Thủ tưởng chính phủ. Điều này có nghĩa là ông hoàn toàn sáng suốt và ý thức rõ về tình hình.

        Tôi không biết nhà ngoại giao này còn sống hay không. Nếu còn, và vì những kỷ niệm này chắc sẽ được xuất hiện tại Nhật, có thể là ông ta sẽ đọc những dòng này. Lúc đó ông ta sẽ nhớ lại rằng Mussolini không có vẻ gì là một người đang bị tróc nã, đang sống những giờ phút tự do cuối cùng, nhưng ít hơn bao giờ hết ông không hề mất ý thức về thực tại.

        Như thường lệ đến 14 giờ tôi được báo là ông Duce vừa rời Điện Palazzo Venezia. Nửa giờ sau ông vẫn chưa về đến Villa Torlonia. Tôi bắt đầu to lắng.

        Ông trở về nhà lúc 15 giờ, ông đã đến thăm nhiều khu vưc bị oanh tạc tại La mã, cùng với Tướng Galbiati, ông nói với tôi, để thấy tận mắt tầm thiệt hại rộng lớn ! Đối với những người nghèo khổ bị màn trời chiếu đất, ông cho phát tiền cứu trợ. Tất cả những gì mà Galbiati và các cảnh sát viên có trong túi đều được đưa ra hết.

        Như vậy, trong lúc mà ông có thể lo lắng cho vấn đề an ninh của chính mình, ông Duce thích nghiêng mình trước số phận của những người Ý, nạn nhân của kẻ thù,

        Trong thời gian đó, Badoglio cho ngâm lạnh chai sâm banh vì, từ giữa trưa, ông ta đã biết mình sẽ là Thủ Tướng chính phủ và đám đông quần chúng đang nồng nhiệt tiếp đón nhà tôi tại San

        Lorenzo trong cuộc thăm viếng của ông, đâu có ngờ rằng ông chẳng còn là gì nữa cả.

        Benito cũng không ngờ gì hơn. Và như thế trong vài tiếng đồng hồ, nước Ý có đến hai Thủ Tưởng.

        Như tôi đã từng viết; chỉ có tại La mã những chuyện như thế mới xảy ra.

        Liệu tôi có nên nói thêm một câu chuyện bên lề nữa không, số là Victor-Emmanuel III cũng đã đến các khu vực ấy tại San Lorenzo mấy hôm trước và đã nhận được một sự tiếp đón khác hẳn. Và khi tôi nói «khác hẳn», thì lý do độc nhất chính là vì tôi muốn giữ lịch sự.

        Tỏi vẫn không nhớ lại được gì về chương trình buổi sáng hôm ấy. Chỉ một câu nói đã làm tôi bàng hoàng «tôi sẽ đến gặp nhà vua lúc 5 giờ chiều nay», ông nói với tôi. Như bị ong đốt, tôi nhảy nhổm;

        «Đừng đi đến đó, tôi nói với ông. Tôi van ông, đừng đi đến đó ! »

        Khi nói những lời này, chúng tôi đang ngồi vào bàn ăn. Thật ra chúng tôi ngồi vào bàn một cách máy móc. Benito không muốn ăn gì. Ông chỉ nếm một chút cháo.

        «Tôi phải đi đến gặp nhà vua, ông trả lời tôi. Bởi vì chúng ta có một hiệp ước liên kết với nước Đức, và chúng ta phải tôn trọng hiệp ước ấy. Nhà vua cũng đã ký như tôi và chúng tôi phải cùng nhau thảo luận về sự việc nầy. Nếu cần, tôi ở lại cương vị chỉ huy để khỏi làm hư hỏng lời cam kết của chúng ta. Hoặc là tôi sẽ giao lại quyền hành cho ông ấy. Bà biết không, Rachele, ông kết luận, chúng ta đang trải qua những giờ phút khổ nhọc, cũng giống như tại Caporetto, nhưng một lần nữa chúng ta sẽ ra thoát. »

        Ông không nghĩ đến bản thân mình, không nói đến trường hợp cá nhân mình, mà là vấn đề nước Ý. Chính nước Ý là điều mà ông nghĩ đến.

        Trong lúc chúng tôi đang trò chuyện, chuông điện thoại reo vang ba lần : triều đình gọi để xác nhận rằng nhà vua mong ông Duce đến Villa Sa-voia, tư thất của vua, với thường phục chứ không phải quân phục.

        Sự nhấn mạnh này làm cho nỗi lo âu của tôi tăng thêm dữ dội. Càng lúc tôi càng chắc chắn rằng Victor-Emmanuel không muốn đặt vấn đề lương tâm khi bắt giữ vị Tổng tư lệnh Quân lực Ý, người mà nhà vua đã ủy cho tất cả quyền hành vì lý do chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 08:56:57 pm

        Trong khi Benito ở trong phòng và đang mặc áo quần, tôi đi vào.

        «Tôi phải mặc bộ nào đây ? » Ông hỏi khi thấy tôi đi vào.

        Tôi không buồn trả lời ông. Vặn tréo hai tay, cổ họng như thắt lại vì lo lắng, tôi lại cố gắng, qua những giây phút dài dằng đặc, khuyên ông đừng đi đến chỗ hẹn.

        Tôi bắt đầu nhắc lại với ông điều mà chính ông một hôm đã vừa cười vừa kể cho tôi nghe: Ông vừa nhận được bức thư của một trong các lính canh tòa nhà của hoàng gia khi đi săn bắn tại Castelporziano, đó là nơi hội họp của các kẻ mưu phản, trong bức thơ này, người lính canh khuyên ông đề phòng nhà vua; «ông ta đa nghi và đầy ác ý», anh ta viết. Và sau vài phát biểu thật là rực rỡ về nhà vua. người lính canh này kết luận : «Bệ Hạ sợ rằng ông trở nên quá mạnh vì dân chúng yêu mến ông...»

        Benito đã quên đề phòng. Nhưng tôi thì không, bởi vì tôi còn nhớ một báo cáo mật do một mệnh phụ trong hoàng gia gởi cho tôi ngày 8 tháng 5, nghĩa là hơn 2 tháng trước. Đặc biệt bà chỉ định cho tôi rõ cuộc âm mưu xảy ra ở đâu và vai trò của mỗi người : vai trò của Acquarone, linh hồn của cuộc tạo phản, của Ambrosio, kẻ sẽ phải bắt giữ nhà tôi, của Badoglio v.v...

        Tòi lặp lại một lần nữa, những điều đó với nhà tôi, trong khi ông đang mặc áo quần. Ông im lặng nghe tôi.

        Tôi nói thêm rằng tôi có đủ lý do để tin rằng cả hoàng gia, ngoại trừ hoàng hậu, đều thù nghịch với ông ; đặc biệt là công chúa Marie-Jose, từ khi bà ta gởi cho ông hai lá thư nòng nàn sau khi gặp ông tại Castelporziano, nhân dịp khai sáng Đế quốc Ý. Riêng phần Đông cung Thái tử Umberto, không phải vì ông Duce đã dìm giúp một vụ tai tiếng xấu xa vào năm 1930 mà ông ông ta tử tế hơn đối với ông, trái lại là đằng khác.

        Sau cùng chính nhà vua thì không bao giờ quên được các «xâm phạm» khác nhau vào ưu quyền của ông ta qua những biện pháp mà ông Duce đã làm, mối hiềm thù ấy lại còn được đốt cháy thêm bởi sự kiện là ông ta biết rằng nhà tôi đã ra lệnh nhắm mắt làm ngơ trước những vụ chuyển ngân của ông ta ra ngoại quốc, đúng ngay vào lúc mà nước Ý đang phải chiến đấu tại Ethiopie và tại Genève chống lại Hội Quốc liên.

        Nhưng đối với Benito, các yếu tố này không thể tiêu hủy 20 năm hợp tác chân thành với nhà vua.

        Ông kết luận :

        «Nhà vua càng không thể đứng vào vị trí đối nghịch với tôi được vì hành động như vậy, thì không những ông ta tiêu diệt chính mình mà cả nền quân chủ ở Ý nữa».

        Một khi đã sẵn sàng, ông lấy gói tài liệu trên bàn trong đó có bản văn hiến pháp qui định đặc quyền của Đại Hội đồng và lấy ra bức thư mà Scorza đã trình lên ông hồi sáng, thư của Cianetti. ông giao bức thư đó cho tôi và chính nhờ vậy mà Cianetli đã thoát khỏi tội tử hình trang phiên tòa Verone.

        Hơn 16 giờ 30 thì đến lượt De Cesare đến. Trong tư cách là thư ký đặc biệt của ông Duce, ông ta phải đi theo ông đến Villa Sayoia.

        «Tôi rất sợ rằng tối nay ông không thể trở về nhà được» tôi nói như thế khi chào đón ông ta.

        Nhưng chính ông ta, cũng như nhà tôi, đã cho nỗi lo âu của tôi là quá đáng. Đúng lúc Benito sắp đi, Scorra gọi điện thoại cho ông để nói rằng Thống chế Grazlani sẵn sàng đặt dưới quyền sai khiến của ông trong trường hợp ông cần. Benito trả lời rằng ông sẽ tiếp Graziani sau cuộc tiếp xúc với nhà vua.

        Tôi đưa ra chi tiết này để chứng minh rõ rằng, khi đi đến Villa Sayoia, không bao giờ trong trí nhà tôi lại có ý tưởng là ông nhảy vào miệng sói. Đối với ông, cuộc gặp gỡ này, vì tầm quan trọng của nó sẽ không kết thúc bằng tai họa nào cả.

        Benito trong bộ thường phục xanh bước lên xe trước 17 giờ một chút. Ereole Boratto cầm tay lái. Và mãi khi ông đã đi rồi tôi mới chợt thấy là chúng tôi không nói được với nhau cả một lời tạm biệt...

        Đến 17 giờ, như đã định. Buffarini đến, ông ta vẫn còn choáng váng vì cuộc họp của Đại Hội đồng. Trong khi cho tôi biết quan điểm của ông về những gì xảy ra đêm trước, ông ta đưa cho tôi một tờ giấy đánh máy trên đó, trong khi cuộc tranh luận diễn tiến, nhà tôi vẻ nguệch ngoạc như người ta vẫn làm khi buồn chán.

        Chúng tôi đang nói về Scorza thì chuông điện thoại reo vang.

        Gần như tôi nhảy chồm lên nghe. Đằng kia đầu dây, một giọng nói hổn hển mà tôi chỉ nghe loảng thoáng thì thầm với tôi :

        «Ngay lúc này, chúng vừa bắt ông Duce...» Tôi đứng sửng tại chỗ, như hóa đá, máy điện thoại cầm tay, không nghe cả tiếng người đối thoại đang lặp lại liên hồi : « Pronto ! Pronto ! » (allô ! allô ! )
   
        Buffarini đến gần tôi cầm lấy ống liên hợp và hỏi

        «Ông là ai ? Xin cho tôi rõ ông là ai ?»

        Và giọng người đối thoại, lạc đi vì xúc động, chỉ nói được :

        «Tôi không thể nói thêm gì được. Tôi chỉ biết có thế. Làm nhanh lên ! Báo động cho đám trẻ con ở Riccione biết».

        Rồi cuộc điện đàm bị cắt đứt.

        Không đầy nửa giờ sau khi van nài nhà tôi đừng đi gặp nhà vua vì ông ta sẽ cho bắt ông, tôi vừa được chứng cớ là tôi không nhầm : Mussolini đã là tù nhân.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 08:58:07 pm

22

MƯỜI PHÚT ĐỂ XÓA BỎ HAI MƯƠI NĂM CẦM QUYỀN

        Hôm đó là ngày 25 tháng 7 năm 1943. Tôi phải chờ đợi cho đến ngày 13 tháng 9 mới được biết những chi tiết chính xác do chính nhà tôi kể lại.

        Nhưng hôm ấy, còn lâu tôi mới nghĩ rằng một ngày nào đó tôi lại sẽ được gặp lại ông.

        Liền sau khi nghe điện thoại tôi phải mất mấy phút mới ý thức được chuyện gì xảy ra.

        Vì lẽ tôi đã thường nói trước với Benito về vụ bắt giữ ông nên lẽ ra, hợp lý mà nói, thì chắc tôi không bị sửng sốt khi được biết rằng rốt cuộc rồi chuyện đó cũng đã xảy ra.

        Nhưng không ! Tôi đứng đấy, sững sờ giữa phòng khách nhìn Buffarini, Irma, người gác cổng, mà không trông thấy họ. Một ý tưởng duy nhất trấn áp từng hồi trong tôi : Benito không còn với tôi nữa. Tôi cũng không biết cả chuyện họ đưa ông đi đâu.

        Tại Forli, tại Milan, tôi đã từng biết ông bị bắt giam. Luôn luôn có một người nào đó đến nhà thông báo cho tôi, mang cho tôi một mẩu giấy viết vội vàng. Lần này thì không cùng một qui tắc của trò chơi nữa. Vố nặng giáng từ trên chóp đỉnh xuống, tôi không còn có thể kêu cứu với ai nữa

        Và như một kẻ ngu xuẩn nhất trần đời, vào lúc đó mà tôi chỉ nghĩ đến có một điều : nếu còn sống, ông lấy thuốc đâu mà uống? Người ta có nghĩ đến việc dọn cho ông các thức ăn không có chất béo không ?

        Những giây phút bấn loạn đầu tiên đã được vượt qua, tôi cứ bắt đầu phản ứng. Tôi gọi tổng hành dinh của Dân quân, tòa Đại sứ Đức, Diện Palazzo Venezia và gọi về nhà riêng cho Tướng Galbiati, người vừa rời nhà tôi lúc 15 giờ.

        Nhưng đâu đâu tôi cũng nhận được cùng câu trả lời giống nhau : «Người ta nói dối bà đó, don na Rachele, chẳng có gì xảy ra cả. »

        Gần như tôi cũng tự hỏi liệu đây có phải là một trò đùa tai hại không, khi tôi nghe tiếng động cơ xe.

        Chạy đến cửa sổ, tôi thay nhiều xe cam nhông dừng lại trước cổng và quân phòng vệ nhảy xuống. Lập tức tôi chụp lấy điện thoại, nhưng đàng kia đầu dây, hoàn toàn im lặng, ngay cả người canh cổng cũng không trả lời tôi nữa.

        Nếu tôi còn một chút nghi ngờ nào, thì giờ đây tôi được hiểu rõ hoàn toàn bởi quang cảnh trỏng thấy trước mắt : quân phòng vệ bắt các nhân viên phụ trách an ninh của chúng tôi ra đi. Một vài người trong số đó dường như muốn đi vào nhà, quả thật là họ muốn chào từ biệt tôi, nhưng tôi thấy viên sĩ quan chận đường họ.

        Sau cùng, tất cả mọi người đều ra đi, bỏ lại Villa Torlonia cho hai nhân viên canh gác và một điện thoại viên bị tước hết khí giới. Tôi phó mặc cho một kẻ bị khích động đầu tiên muốn đến xâm hại mạng sống của tôi.

        Đuối sức, tôi bước lê ra vườn và để rơi mình xuống một chiếc ghế dài. Bên cạnh tôi, Ruffarini vốn không rời tôi nửa bước bởi vì tôi là hy vọng duy nhất cuối cùng của ông ta, đang uống hết ly có nhắc này đến ly khác để giữ vững tinh thăn.

        Lúc ấy tôi khám phá ra rằng Lịch sử thưởng chứa dựng các giai đoạn lạ lùng : không đầy một giờ sau khi nhà tôi bị bắt, tôi đã báo động tất cả mọi cơ quan có thể giải phóng Benito bằng cách phản ứng ngay lập tức, Tòa Đại sứ Đức chẳng hạn. Và đâu đâu tin ấy cũng có vẻ kỳ cục lố lăng đến mức chẳng một ai thèm đụng đậy.

         Đột nhiên tôi nhớ lại Vittorio. Nó đã đi bay đêm trước và đang bình thản ngủ trong một ngôi nhà ở cuổi khu vườn của Villa Torlonia. Tôi cho gọi nó đến.

        Nó chạy đến, cặp niắt còn ngái ngủ, huýt sáo một hơi thoải mái :

        «Chuyện gì vậy. Mamma ? Bộ cháy nhà hả ?

        — Chúng đã bắt ba con rồi ! Đi trốn lẹ lên!»

        Vittorio không dám trì hoãn. Nó nhảy vào xe hơi và rời khỏi Villa Torlonia mà không gặp khó khăn nào bằng cách mượn một cánh cổng trổ ra đường Spallanzani mà nó vẫn thường hay đi.

        Một lát sau khi nó ra đi, chuông điện thoại reo chính Romano từ Rìccione gọi về để xin phép tôi cho đi xem chớp bóng. Con dâu tôi Gina — quả phu của Bruno —  đang ở cùng với nó và Anna Maria, đã cấm nó đi vì sợ bị oanh tạc.

        Tôi biết rằng điện thoại của chúng tôi bị kiểm soát vì vậy tôi không thể báo tin cho nó hay được. Mặt khác tôi không muốn làm các con phải thất kinh. Trước các câu trả lời thoái thác của lôi, Romano tin rằng tôi đã không cho phép. Vì thế, cũng như mọi khi, lúc nào tôi từ chối điều gì, nó xin nói chuyện với bố mà theo nó có thể kiếm được tiếng «ừ» cho phép.

        Liệu tôi có thể gào lên rằng ba nó đã bị bắt cầm tù rồi không ? rằng ông đã bị đưa đi rồi không? Tôi không được ở gần con tôi để vỗ về nó. Tâm hồn đau khổ, tôi chọn lựa giải pháp không nói gì cả.

        Sau Romano, đến phiên Vittorio gọi tôi. Nỏ đã gọi nhiều lần để biết tin tức của tôi. Các cuộc điện đám với nó là dây liên lạc duy nhất mà tôi còn lại với bên ngoài. Và về sau, Vittorio thú nhận rằng nó đã tin là cha nó đã bị hành quyết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 08:59:11 pm
     
        Mãi đến 22 giờ tôi mới có thể tiếp xúc được với Agnesina, người phụ trách an ninh của ông Duce cho đến hôm đó, và với viên Tỉnh trưởng Stracca, người giữ cùng các chức vụ này.

        Tôi không được biết thêm gì nhiều ngoài việc theo lời Agnesina, ông Duce đến Villa Sayoia lúc 17 giờ và bị đặt trong tình trạng bị bắt ngay sau đó ít lâu.

        Xe hơi của ông còn đậu trong sân của tư dinh nhà vua cho đến tối, điều này có nghĩa là Benito vẫn luôn luôn ở trong Villa Sayoia.

        Ít lúc sau khi hai người công chức cao cấp ra đi, tôi nghe bản tin đài phát thanh và lần đầu tiên tôi nghe tuyên cáo Badoglio thay thế Mussolini.

        Đêm ấy, tôi có một người khách : khủng khiếp với ý nghĩ về những gì có thể xảy ra cho mình nếu bị rơi vào tay một kẻ cuồng nhiệt nào đó, Buffarini xin tôi cho đến ở trọ. Chắc chắn là tôi không có kính nể ông này bao nhiêu và sau đó chắc, phải tỏ cho ông ta hay, nhưng vào lúc này, tất cả chúng tôi đều bước lên cùng một con tàu và tôi sẽ quá độc ác nếu đuổi y ra khỏi cửa trong lúc mà y có thể đem lại cho tôi vài an ủi.

        Làm như một cuộc thử thách vào ban ngày chưa đủ, định mệnh lại giáng lên đầu tôi thêm một thử thách khác cũng trong ngày 25 tháng 7 ấy. Vi thần kinh quá bị giao động, Irma phát giác với tôi cuộc dan díu kéo dài từ nhiều năm qua giữa Benito vời Clara Petacci. Ấn bản đặc biệt của các nhật báo khi loan tin ông Duce mất chức, cũng đã bắt đần nói đến vụ này.

        Bà Irma khốn khổ này vốn đã chăm sóc chúng tôi với biết bao nhiêu tình thương mến, lập tức nhận được hậu quả của sự thú nhận : chồng bà ta đã bạt tai bà trước mặt tôi.

        Ngoài đường nhiều nhóm người tập trung trước cổng vườn la lớn «chiến tranh đã chấm dứt» —  họ sẽ bị cụt hứng mau lẹ, những người đáng thương — và căng các biểu ngữ chống Mussolini.

        Một người chống phát xít — ai mà lại không phải là người chống phát xít buổi tối hôm ấy? —  người có lần đã từng bị nhân viên canh cổng cấm không cho thổi kèn cạnh Villa Torlonia, liền trả thù theo kiểu của mình : ông ta ngồi ngay giữa lối ra vào và ráp kèn vào để thổi.

        Mẫi đến hai ngày sau, trong buổi sáng ngày 27 tháng 7, người canh cổng mới báo cho tôi là có người muốn nói chuyện với tôi.

        Đấy là người hầu gải của công chúa Mafalda de Sayoie. Cô ta mang cho tôi một lả thư của chủ nhân cô trong đó, công chúa đảm bảo với tôi rằng ông Duce vẫn còn sống và không bị nguy hiểm gì cả.

        «Xin tạ ơn Trời !» tôi thì thầm trong khi nhắm mắt lại mấy giây đồng hồ để đặt tất cả tim tôi, tất cả linh hồn tôi vào lời tạ ơn ấy.

        Người hàu gái này kề lại với tôi rằng, theo công chúa Mafalda thì một bầu không khí căng thẳng dữ dội đã bao trùm giữa nhà vua và hoàng hậu. Bà này không chấp nhận việc cho bắt ông Duce dưới mái nhà riêng của bà, một cử chỉ mà bà coi như không những chỉ là một sự phản trắc mà còn như là một khiếm khuyết các qui tắc SO' đẳng nhất của lòng hiếu khách.

        Như vào lúc khác thì tôi đã dữ dội đương đầu với cuộc bắt cóc thật sự này, nhưng hôm ấy, dầu cho người ta có kể cho tôi những gì về nhà vua. hoàng hậu hay bất cứ nhân vật nào khác, đối với tôi cũng không quan trọng gì ; quả đất có thể ngừng quay, tôi cũng cóc cần : tôi đã biết rằng Benito vẫn còn sống.

        Trong số những biến cố mà tôi đã sống trong giai đoạn sôi động này, chỉ có vài biến cố là còn sống động trong trí nhớ của tôi, như là chúng vừa mới xây ra hôm qua.

        Chẳng hạn bức thư đầu tiên của nhà tôi, mà một ông Tướng tên Polito nào đó đã mang đến Villa Torlonia cho tôi, với sự hộ tống oai vệ của hai viên sĩ quan cao cấp.

        Khi ông ta đưa bức thư cho tôi, trước hết tôi đọc theo đường chéo nhảy từ hàng thứ nhất xuông hàng thứ nhì, cố « ngốn » nội dung bức thư một mạch.

        « Rachele thân mến, ông viết. Người mang thư sẽ nói với bà chuyện gì đã xảy ra cho tôi. Bà biết tinh trạng sức khỏe của tôi chỉ cho phép ăn được những gì, nhưng đừng gởi cho tôi nhiều thứ quá : chỉ cần vài cái áo quần vì tôi chẳng có cái nào và vài cuốn sách. Tôi không thể nói với bà hiện tôi ở đâu, nhưng tôi có thể bảo đảm với bà rằng tôi được bình an. Hãy giữ bình tĩnh và hôn các con. Benito ».   

        Tướng Polito cung cho tôi đọc một bức thư khác do Thống chế Badogỉio ký tên. Nhưng y lấy lại ngay khi tôi đọc xong.

        Đại cương Badoglio yêu cầu tôi gởi cho nhà tôi áo quần và tiền bạc. Nếu không, y đã cả gan nói rõ, y không thể cho nhà tôi ăn.

        Tỏi phẫn uất :

        « Trong suốt hai mươi năm trời, tôi nói thẳng vào mặt Polito, Mussolini đã từ chối tất cả các tước vị và kể cả lương bổng của ông nữa. Ông đã tặng lại cho Quốc gia tất cả những tặng phẩm mà người Ý cũng như người ngoại quốc biếu ông. Và giờ đây Badoglio, túi đầy bạc triệu kiếm được với chế độ của chồng tôi, lại dám từ chối một mẩu bánh mì cho một tù nhân như Mussolini, việc này làm tôi công phẫn ! »

        Cứ nghe tôi nói thì không ai có thể tưởng tượng được rằng tôi là vợ của một người đang ở trong tay kẻ thù. Nhưng niềm đau đớn và cơn giận dữ đã làm cho hàng rào thận trọng bị đẩy lui. Tôi thấy đã đến lúc đuổi Polilo ra khỏi cửa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 08:59:45 pm

        Các sĩ quan đi theo y đã biết tánh tôi và một trong hai người, một viên Đại tá kéo tôi ra một khoảng xa để nói với tôi.

        «Thưa bà, bà hoàn toàn có lý. Khốn thay tôi không thể làm được gì nhiều để giúp bà, nhưng bà có thể tin nơi lòng trung thành của tói, Tuy

        nhiên, xin bà hãy giữ bình tĩnh bởi vì những kẻ kia sẵn sàng làm mọi chuyện. »

        Và khi nói mấy chữ sau cùng này, ông ta cho tôi thấy huy hiệu phát xít ghim vào trong ve áo.

        Do đó tôi bình tĩnh trở lại và chuẩn bị một gói vật dụng với vài món quà tặng sinh nhật của ông — hôm đó là ngày 29 tháng 7 — nghĩa là vài chiếc khăn tay, một đôi vớ và một cà vạt.

        Rồi tôi thêm vào đó những gì tôi vẫn quen gởi vào tù cho ông lúc chúng tôi còn ở Forli : một con gà, những trái cà chua thật tươi, trái cây và tagliatell. Tôi cũng nhét một chai dầu ăn bởi vì các bác sĩ cấm ngặt các món nấu bằng bơ, (sau đó tôi được biết rằng chai dầu ăn này chẳng bao giờ đến được với ông) và một cuốn sách của tôi thấy trên bàn đêm với các lời ghi chú bên lề, nhan đề cuốn sách là «cuộc đời của Jésus» tác giả là Ricciotti.

        Đúng lúc Polito cáo lui, tôi không thể kềm giữ không phóng cho y một mũi tên cuối cùng, khi thấy trên chiếc nón những ngôi sao tướng lãnh mới tinh :

        «Tôi xin gởi đến ông lời chúc mừng của tôi, tôi nói với y. Tôi thấy rằng ngày 25 tháng 7 cũng đã phục vụ cho hơn một người đấy chứ».

        Trước cái nhìn thù ghét của y, tôi hiểu rằng không phải mình vừa có một người bạn.

        Tôi bất chấp vì vừa nhớ sực lại cái ông «tướng» sáng chói Polito này là ai. Tôi đã biết y ở Bologne trong thời kỳ nhà tôi còn mạnh thế. Chính y cũng là nhân viên an ninh và là kẻ không bỏ sót cơ hội nào mà không la lối về lòng ngưỡng mộ đối với Mussolini và niềm tin phát xít nóng bỏng khiến y sẵn sàng nhảy vào lửa vì ông Duce.

        Trong khi chờ đợi đến hành động đó, vào thời kỳ này, y cam phận mang dấu hiệu danh dự của kẻ xách va-li của «donna Rachele». Công việc này ít nguy hiểm hơn là chết trong lửa.

        Ngày 2 tháng 8 tôi vĩnh viễn rời khỏi Villa Torlonia. Polito, lại vẫn là y, đến kiếm tôi và đưa tôi về Rocca Delle Caminate, nơi đây theo sự hứa hẹn của y thì tôi sẽ được gặp các con tôi.

        Tôi cố ý soạn vali trước mặt y để chứng tỏ cho y thấy rằng tôi chẳng có mang theo thứ gì quan trọng. Tôi bỏ lại tất cả và chỉ lấy có chiếc hộp đựng huy chương của Benito. Tỏi nghiến chặt răng để khỏi lộ vê xao xuyến nhưng lúc tôi đi nhanh một vòng qua các gian, tôi không thể cầm được mấy giọt nước mắt mà không một ai thấy được.

        Tôi có cảm tưởng là bàn ghế tủ giường đều mang hình dáng của con người và tất cả các đồ vật đang nhìn tôi với vẽ trìu mến như để nói với tôi : «Hãy bình tâm ra đi, chúng tôi sẽ bảo vệ những gì bà giao cho chúng tôi».

        Khi đi qua, tôi vuốt về một chiếc lưng ghế, một chiếc bàn đây đó, và tôi cảm thấy như có hơi ấm dưới tay tôi.

        Trong vài phút tới đây tôi sẽ rời khỏi những gì tôi xây dựng trong 14 năm trời. Ngay cả gia súc đột nhiên cũng im lặng dường như chúng thì thầm với tôi : «Và phần chúng tôi thì rồi sẽ ra sao ?»

        Tôi tự quở trách : «Đừng có buông trôi, ngươi đang còn tự do, nhưng Benito thì đang bị cầm tù».

        Vào khoảng 23 giờ, tôi bước lên xe. Qua cửa kiếng xe mở rộng, tôi siết tay vài người vốn đã giúp việc chúng tôi trong nhiều năm trời. Chúng tôi không nói với nhau một lời nào, nhưng tôi cảm thấy tim chúng tôi đã làm việc ấy.

        Nếu tôi đã nghi ngờ lòng thù hận của Polito, thì chuyến hành trình của tôi có y tháp tùng cho đến Rocca delle Caminate đã gột bỏ nơi tôi tất cả ảo tưởng.

        Đấy là cả một nỗi thống khổ về thể xác cũng như về tinh thần.

        Về phương diện thể xác vì cuộc hành trình mà chúng tôi có thể dễ dàng thực hiện trong vòng 6 hay 7 giờ, nay đã mất đến 12 giờ. Bên cạnh tài xế là một viên Đại Tá, đàng sau, Polito xô dồn vào cạnh tôi. Y đóng cửa xe quây kiếng kín như bưng, làm cho không khí lại ít có thể chịu đựng nổi hơn nữa, vì bị đầu dộc bởi khỏi thuốc lá mà y đốt hết điếu này đến điếu khác.

        Ngay cả khi chúng tôi dừng lại, y cũng nhốt chặt tôi trong xe làm như tôi là kẻ mắc bệnh dịch hạch.

        Khi tôi lưu ý y rằng những đoạn đường mà y bắt tài xế chạy vòng chỉ độc làm cho hao xăng thêm, y phá ra cười thô lỗ và hỗn háo :

        «Bà đừng lo chuyện đó, chúng tôi có khả đủ xăng. Chúng tôi luôn luôn có xăng... cho chúng ta».

        Khả ố cho đến cùng, thêm vào sự ghê tởm về thể xác, sự hiện diện của y gây cho tôi một thứ hành hạ tinh thần qua hình thức nhục mạ.

        Đã hết rồi những tiếng «donna Rachele» thì thầm qua giọng rung rung vì kính nể. Nay y trở giọng thân mật sỗ sàng với tôi, tên tướng lãnh phường tuồng ấy. Lợi dụng hoàn cảnh, y còn không ngần ngại làm cho tôi hiểu rằng số phận của nhà tôi chỉ lệ thuộc vào y và thái độ của tôi sẽ quyết định thái độ của y đối với nhà tôi :

        Y còn dám làm cả việc đặt tay lên đầu gối tôi và muốn đi xa hơn nữa, nhưng trước phản ứng tàn nhẫn của tôi, cử chỉ của y phải dừng nhắc lại. Tôi tin rằng nếu y vượt qua giới hạn đó, tôi sẽ giết y. Tỏi không biết bằng cách nào, nhưng chắc tôi sẽ làm.

        Sau cùng, cho là cẩn thận hơn, y đưa cho tôi một danh thiếp để tôi biết phải kiếm y ở đâu, tin chắc rằng chẳng chóng thì chầy tôi sẽ tìm đến qui dưới chân y.

        Đến 11 giờ sáng thì tôi thấy nóc tháp của Rocca delle Caminate nổi bật lên từ đàng xa. Tôi thở ra một hơi dài khoan khoái ; rốt cuộc tôi sắp được giải phỏng khỏi con người đáng ghê tởm này. Mặc cho tất cả những gì mà tôi phải khổ nhọc chịu đựng, cuộc hành trình này đã đem lại cho tôi một sự hài lòng : tỏ ra kiêu căng tột đỉnh, Polito đã kể lại cho tôi một cách tỉ mỉ các âm mưu của cảnh sát, mà một vài cuộc lẽ ra vẫn còn nằm trong bóng tối nếu như y không tỏ ra quả lắm lời.

        Xe dừng lại, tôi nghe tiếng các con tôi. Đấy là những âm thanh dịu dàng nhất mà tôi được nghe từ chín ngày nay.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 09:02:27 pm

23

CUỘC GIẢl PHÓNG KỲ DIỆU MUSSOLINI DO CHÍNH ÔNG KỂ LẠI

        «Khi xe đưa tôi đến bãi đậu của Villa Sayoia, tôi thấy một chiếc xe hồng thập tự đậu gần công, và một cách ngây thơ, tôi nghĩ rằng trong hoàng gia chắc cố ai đau ốm. «Miễn là không có gì trầm trọng quá», tôi tự nhủ».

        Chỉ có nhà tôi là nghĩ đến một điều như thế trong lúc nhà vua, đứng đợi ông ở ngưỡng cửa, nai nịt trong một bộ quân phục thẳng băng, chuẩn bị diễn cảnh cuối cùng của tấn tuồng âm mưu.

        Hôm ấy là ngày 13 tháng 9 năm 1943, Vào khoảng 14 giờ, lần đầu tiên tôi thấy lại Benito kể từ ngày 25 tháng 7. Ông đến Munich trên một chiếc phi cơ do Hitler đặt dưới quyền xử dựng của ông và khi tôi thấy ông bước xuống phi cơ, vẻ mặt xanh xao và hốc hác tiều tụy, đầu đội chiếc nón vùng Romagne rộng vành và dường như bơi trong chiếc áo choàng đen rộng quá khổ vì ông ốm quá, tôi thấy đau nhói nơi tim.

        «Tôi tưởng không còn gặp bà lại được nữa», ông chỉ nói có thế khi hôn tôi, nhưng những giây phút chúng tôi im lặng nhìn nhau đã nói lên quá nhiều hơn tất thảy những lời bộc lộ.

        Giờ đây, chúng tôi đang ở trong phòng khách sạn Karls Palast, một trong những khách sạn đẹp nhất Munich. Lẽ ra nhà tôi phải tiếp tục đường bay cho đến Rastenburg để gặp Hitler, nhưng thời tiết xấu đến bất ngờ đã bắt ông phải ở lại đêm tại Munich.

        Do đó, tôi lợi dụng thì giờ chuẩn bị cho ông tắm rửa. Vớ của ông thủng nhiều chỗ dính chặt vào chân, áo sơ mi dơ bẩn và sờn rách, chiếc quần đùi thì quá dài và quá rộng, cài bằng một hạt nút đen to tướng đã làm tôi phải thốt ra một tiếng kêu sững sờ.

        « Ai cho ông chiếc quần đó vậy? Tôi hỏi ông.

        — Một thủy thủ trên chiếc Persefone, một chiếc tuần dương hạm mà người ta sử dụng để đưa tôi hết hải cảng này đến hải cảng kia để đảnh lạc hướng truy tầm của người Đức, ông nói. Trong lúc chúng tôi lênh đênh trên biển hướng về đảo Ponza, vài thủy thủ đã đến gần tôi và hỏi tôi cần gì không. Một người cho tôi 400 lires và một người khác cho chiếc quần đùi. Tôi nhận hết vì trong người chẳng có gì. »

        Lúc sắp đi ngủ, Beniio vào phòng tôi.

        « Tôi ngủ với bà, ông nói. Phòng của tôi rộng quá và tôi ngán cô đơn một mình rồi ».

        Tôi không biết trong hai chúng tôi ai là người sung sướng nhất. Nhà tôi lợi dụng thời gian để kể cho tôi nghe tai nạn của ông :

        « Nhà Vua rất hoảng hốt khi tiếp tôi, ông ta nói một cách trúc trắc và không ngừng tỏ vẻ bồn chồn. Ngay khi ông và tôi bước vào văn phòng, ông ta kêu lên :

        «Ông Duce thản mến, không xong rồi. Nước Ý sắp quỵ gối, quân đội hoàn toàn mòn hơi, và binh sĩ không còn muốn chiến đẩu cho ông nữa. Các đơn vị miền núi còn hát cả một bài hát nói lên tình trạng ấy.»

        Và tỏ vẻ khinh thường tính cách trầm trọng của tình hình, Benito kể tiếp, nhà vua bắt đầu hát khe khẽ vài câu của bài hát ăy theo thổ âm vùng Piẻmont. Thế rồi ông ta cắn mỏng tay một cách bổi rối, và nhắc lại phiên họp của Đại Hội đồng;

        «Lúc nay ông là người bị thù ghét nhất nước Ý. Ông chỉ còn có một bằng hữu duy nhất, ông Duce ạ ! Chỉ có một người vẫn còn là bạn của ông : tôi. Vậy thì ông đừng có lo « ngại gì về vấn đề an ninh của ông.Tôi đã quyết «định giao cho Thống chế Badoglio lãnh đạo chính phủ ông ta sẽ thành lập một nhóm « công chức và cai trị đất nước vừa vẫn tiếp «tục chiến tranh.»

        — Và ông đã nói gì với ông ta?

        — Rất ít. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh và tỏ ra xứng đáng nhưng vố này thật quá nặng. Tôi chấp nhận rằng người ta không thể cai trị hai mươi năm và tham dự chiến tranh mà lại không chịu đựng đòn phản hồi. Tôi chúc người kế vị tôi được may mắn, nhưng tôi cũng nói thêm :

        «Thưa Bệ hạ, Ngài đang lấy một quyết định rất trầm trọng và có hậu quả nặng nề. Cuộc khủng hoảng mà Ngài sắp gây ra sẽ dẫn dụ dân tộc Ý vào con đường lầm lạc và có thể gây ra thảm họa. Bởi vì, trong tâm trí của dân chúng, nếu Ngài loại bỏ người đã khởi phát chiến tranh, thì điều mong đợi phải là hòa bình. Nếu Ngài lừa dối dân tộc, phản ứng sẽ rất ghê rợn. Tinh thần của quân đội cho thấy điều đó. Ngài nói rằng binh sĩ không muốn chiến dấu cho Mussolini nữa, cũng được đi! Nhưng liệu họ có chấp nhận chiến đấu cho Ngài không ? Thưa Bệ hạ, tôi kết luận, cuộc khủng hoảng mà Ngài mở màn thật ra, sẽ chỉ là một chiến thắng của Churchill và Staline mà thôi.»

        Nhà tôi nói thêm :

        «Tất cả chỉ kéo dài không đầy 20 phút và rồi chúng tôi đi ra cửa, và khi đi qua phòng đợi nhà vua nói với tôi bằng giọng xã giao : «Hôm nay trời nóng. — Vâng, không khí nặng nề hơn thường lệ», tôi trả lời. Tại ngưỡng cửa ông ta bắt giới thiệu De Cesare mà ông ta mới thấy lần đầu — và cũng là lần cuối — rồi lúc siết tay tôi, Victor Emmanuel III hỏi tôi: «Bây giờ ông muốn đến đâu, ông Duce ?— Tôi chỉ có một ngôi nhà, thưa Bệ hạ, đó là Bocca delle Camiuate và chính là nơi mà tôi muốn lui về.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 09:03:13 pm

        Chuyện sau đó diễn tiến rất nhanh. Khi nhà tôi muốn đi đến xe của ông, sau khi nhà vua đã đi vào nhà, một đại úy hiến binh, đại úy Vigneri tiến đến gần ông và bảo :

        «Đức vua giao cho tôi lo bảo vệ an ninh cho ông vì chúng tôi được biết rằng ông đang bị đe dọa. Tôi được lệnh hộ tống ông.

        —   Tôi không cần hộ tống, tôi có người hộ tống riêng rồi, nhà tôi đáp.

        — Không, chính đích thân tôi cần hộ tống ông.

        — Trong trường hợp này thì anh hãy lên xe tôi đi.

        — Không thể được. Để được an ninh hơn chúng tôi có chuẩn bị một xe cứu thương.

        — Bộ anh giỡn sao ! Chuyện này là nghĩa lý gì đây ? Anh làm quá đấy nhé !

         Tôi rất tiếc, thưa Duce, nhưng đó là lệnh của Đức Vua ! »

        Lúc ấy để chấm dứt cuộc đàm thoại phi lý này và do lòng kính trọng hoàng gia, ông Duce tiến về phía chiếc xe cửu thương.

        «Tôi bị những người có võ trang bao quanh, ông kể lại. De Cesare ngồi trước, cạnh tài xế. Lúc đó tôi nghĩ rằng biện pháp này đã được áp dụng quả thật vì vấn đề an ninh của tôi, và tôi không lo lắng gì. Ngoài đường vẫn quang cảnh rộn rịp, của ngày chúa nhật. Nhiều ban nhạc đang hòa tấu, người người đi dạo, ra vào các rạp chiếu bóng. Xe cứu thương chạy rất mau và chòng chành đến nỗi tôi không thể không nói với viên sĩ quan : «Nếu các anh luôn luôn chăm sóc bệnh nhân theo kiểu này thì chắc các anh làm giản dị bớt nhiệm vụ của các bác sĩ». Nghe những lời này, tài xế chạy chậm lại.»

        Đối với Benito ngay cả đoạn đường này và một đêm trải qua tại trường huấn luyện phòng vệ binh cũng chưa tạo cho ông cảm tưởng mình là tù nhân. Mãi đến sáng hôm sau, khi thấy các lính gác ngoài hành lang trước phòng, ông mới bắt đầu ngờ rằng mình bị mưu hại.

        Riêng phần tôi, giờ đây khi có ông bên cạnh, điều làm cho tôi quan tâm nhiều nhất là sức khỏe của ông.

        «Còn bao tử của ông thì sao? Ai săn sóc ông?

        — Khi đến trường huấn luyện ngay đêm ấy, tôi được y sĩ Thiếu tá Santillo đến thăm bệnh. Tôi từ chối không cho khám và không muốn ăn uổng gì. »

        Nhớ lại một chi tiết, Benito ngưng kể chuyện và kêu lên:

        «Ồ ! tôi nghĩ ra rồi, Rachele, tôi còn thiếu tiền, cạo râu của một thợ hớt tóc đã đến cạo râu cho tôi. Tôi không thể đưa cho ông ta cái gì cả vì trong mình có gì đâu, nhưng tôi cần biết tên ông ta để cảm ơn mới được ?

        Rồi trở lại câu chuyện đang được kể lại, ông nói đến những gì xảy ra trong đêm đầu tiên bị cầm tù này :

        «Vào một giờ sáng, tôi thấy Tướng Ferone đến, mang theo một lá thư của Thống chế Badoglio. Trong khi tôi mở chiếc phong bì xanh có tiêu đề của Bộ Chiến tranh, ông Tướng Férone mà tôi đã có gặp tại Albanie này có một nụ cười hài lòng trên môi làm như y khoái chí vì quang cảnh mà y trông thấy. Bức thư do chính tay Badoglio viết. Đai cương y nói với tôi: «Thủ tướng chính phủ ký tên dưới đây xin báo để Ngài biết rằng tất cả những biện pháp liên quan đến Ngài đều phải sinh từ lợi ích của bản thân Ngài. Chúng tôi tập trung được nhiều nguồn tin chính xác cho có thấy một âm mưu ác hại nhằm chống lại Ngài. Tôi rất tiếc về tất cả những sự việc ấy, nhưng tôi quyết tâm thông báo để Ngài rõ là tôi sẵn sàng giúp Ngài để ban hành những mệnh lệnh ngõ hầu Ngài được đưa đi một cách bình an, và với những sự đối đãi xứng hợp cho đến nơi cư trú nào mà Ngài chọn lựa.» Và Benito kết thúc, bức thư được ký tên : Thủ tướng chính phủ, Thống chế Sadoglio.

        — Và ông đã tin vào những gì mà lên phản trắc ấy viết sao ? Tôi không thể giữ không nói được.

        — Tại sao tôi lại không tin ? Một mặt, tôi được biết sau tuyên cáo của nhà Vua, Badoglio cũng ra mặt tuyên cáo khác, xác nhận cuộc chiến đấu tiếp tục. Mặt khác dưới mắt toàn thể thế giới, nghĩa là đối với người phát xít cũng như với kẻ thù, Badoglio là một đảng viên phát xít công khai nhất, đã ghi tên cung như cả gia đình xin gia nhập đảng.

        — Nhưng y cũng ghi tên gia nhập hội Tam Điểm, tôi nói thêm, và lại chính là một chức sắc quan trọng trong hội ấy !

        — Bà biết đấy, y đâu phải là người duy nhất. Nhưng tôi không thể nào nghĩ rằng một người đã bòn rút được biết bao là vinh quang, tước vị và tài sản của chế độ phát xít lại có thể phản lại tôi chóng vánh đến thế. Y còn nhận cả chức Chủ Tịch Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia. Bà còn nhớ không, Rachele ? Quả thật là thỉnh thoảng y mới đặt chân đến đấy để đọc tờ bảo. Nhưng tôi lặp lại điều này với bà, là lúc ấy, tôi thật tin rằng khi thay đổi chính phủ, Badoglio đã quyết định không thay đối đường lối chính trị chung của Ý nữa. Và, nhất là, tôi tin rằng y áp dụng các chỉ thị của nhà vua liên quan đến vấn đề an ninh của tôi. Nếu tôi tin rằng tình trạng thật ra khác hẳn, thì không bao giờ tôi lại đọc cho Tướng Ferone chép một bức thư gởi cho Badoglio trong đó tôi cho y biết rằng tôi sẵn sàng trở về Rocca delle Caminatc ngay lập tức. Và nhất là tôi, Mussolini, chắc tôi không bao giờ viết cho Badoglio rằng tôi đảm bảo với y sự hậu thuẫn của tôi và chúc y may mắn, nếu như chỉ cần có một lúc nào đó tôi tưởng tượng rằng y đã không quyết định tiếp lực chiến đấu bên cạnh đồng minh của chúng ta, tức là người Đức. Trong trí tôi, y đã hành động theo chiều hướng tôn trọng các cam kết đã được đưa ra, điều làm vinh dự cho nước Ý.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 10:10:42 pm

        Ngày hôm sau, bất chấp các lời khẩn cầu của Thiếu Tá Santillo, nhà tôi không muốn ăn gì cả. Sau cùng ông chấp thuận ăn một cái trứng luộc chín, một mẩu bánh mì và một trái cây.

        Tối ngày 27 tháng 7, nếu còn nghi ngờ về số phận của ông, Bcnito sẽ hoàn toàn hiểu rõ hết khi thấy xuất hiện Tướng Polito — quả nhiên tên này có mặt khắp nơi —, y xác nhận đến kiếm ông, để đưa ông về Rocca delle Caminate.

        «Vén bức riềm xe, tôi thấy chúng tôi chẳng, phải đi lên phía bắc gì cả mà đúng hơn là ngược xuống phía nam. «Cbúng ta không đi về Rocca delle Geminate sao ? lúc đó tôi hỏi Polito. — Không, có một sự thay đổi», y đành phải trả lời».

        Đoạn dầu tiên của cuộc hành trinh : Gaète.

        «Các anh dành cho lôi vinh dự lớn quá, Benito lưu ý. Đấy là nơi nhà Đại ái quốc Giuseppe-Mazzini bị lưu đày. Quả thật các anh chu đáo với tôi quá!»

        Nhưng đấy chỉ là nơi dừng chân.

        « Khi ấy tôi bước lên một chiếc tuần dương hạm, chiếc Persefone, đưa tôi đến đảo Ponza, nơi tôi sống qua mười ngày trong sự cô lập hoàn toàn. Tôi lợi dụng thì giờ để dịch sang tiếng Đức cuốn «Odes barbarés» của Carducci và đọc hết cuổn «Cuộc đời của Jesus» mà bà gởi cho tôi ».

        Điều làm cho Benito xúc động trong thời kỳ này và làm cho ông được an ủi rất nhiều là những biểu lộ cảm tình và sự kính trọng của mọi người, ở khắp nơi. Trên chiếc Persefone, nhiều thủy thủ đã hỏi ông cần giúp đỡ gì. Điều đó khiến cho ông nhận được lệnh phải trở vào ca-bin ! Tại Ponza, cũng tình trạng như thế khi ông bước lên bờ cũng như tại Madđalena, nơi ông ở lại trong hai mươi ngày.

        « Khi tôi đến đấy, nhà tôi kể, hai binh sĩ chạy đến trình diện tôi. Họ cho tôi biết tên Avallone và Marini. Mắt họ đầm đla nước mắt và Marini chịu nguy hiểm chào tôi theo kiểu phát xít và nói rằng anh ta mong gặp tôi sớm để kể lại tất cả những gì anh ta nghe thấy. « Dự định của anh nay đã được thực hiện rồi, tôi trả lời, nhưng trong hoàn cảnh kỳ cục phải không... »

        Nhà tôi đột nhiên im lặng một lát, nhìn chăm chú vào một điểm trên tường, rồi làm như nói với chính mình, ông kể tiếp :

        « Điều đáng ngạc nhiên hơn cả, chính là dân chúng, mà theo như bọn Badoglio, Polito và các tên mưu phản khác, thì tôi cầm bằng phải sợ các phản ứng, lại đã tỏ ra tử tế với tôi vô cùng. Chẳng hạn khi chúng tôi đặt chân lên bờ, tại Mađdalena, quí ông Đô đốc và tướng lãnh bình thản kéo nhau đi ăn tối, không đếm xỉa gì đến tôi nữa. Chúng bỏ mặt tôi trong một gian phòng chỉ có một chiếc bàn dơ bẩn và lung lay, một chiếc ghế và một chiếc giường sắt có lò xo, không đệm không chăn chiếu, Tôi cuốn chiếc áo vét kê dưới đầu, như tôi vẫn làm mỗi khi mệt nhọc trở về sau các phiên họp tại Romagne năm 1909 để nằm nghĩ ngơi trong một chiếc hố bên dường, và tôi ngủ thiếp đi. Chính dân chúng trên đảo và binh sĩ đến đánh thức tôi. Người thì mang cho tôi cá, kẻ mang cho trái cây, và binh sĩ thì nhờ vợ con nấu cho tôi chén xúp và cho trứng. Đấy, những người muốn trả thù tôi đã hành động như thế đấy. Ngày 1 tháng 8, sau cùng tôi nhận được tin tức của bà. Tôi tìm thấy mười ngàn lires mà bà gởi cho tôi, gói áo quần cùng như tấm ảnh của Bruno, bức thư của Edda và thư của bà. Lủc đó tôi mới bắt đầu nghĩ rằng mình không còn cô đơn nữa.»

        Ngày 28 tháng 8 nhà tôi rời Maddalena trên một chiếc thủy phi cơ để bay đến hồ Brecciano, cách La mã chừng 60 cây số ! Vẫn bằng xe cứu thương — nhà tôi không bước lên loại xe này kể từ Đệ I Thế chiến nhưng nay phải bước lên lại bất chấp ý muốn của ông — Benito đến một ngôi làng nhỏ, làng Assergi, gần Aquila. Ở đó ông sống qua ba ngày trong một biệt thự đã được trưng dựng cho mục đích này.

        Những tên cai ngục không còn biết làm gì để tránh không cho người Đức tìm ra dấu vết của Mussolini. Ngay từ 26 tháng 7 họ đã nhận được lệnh của chính Hitler phải giải phóng ông Duce.

        Sau cùng, ngày 31 tháng 8, đến Gran Sasso, đoạn cuối cùng của cuộc hành trình.

        «Bà hãy tưởng tượng, nhà tôi nói với giọng mỉa mai, Badoglio đã hành động chu đáo đến mức nào. Y không thể nhốt tôi đâu khác hơn là trong một nhà tù cao nhất thế giới : cao 3000 thước».

        Tôi phải nói thêm rằng nếu «người anh em họ Badoglio của chúng tôi đã làm mọi việc chu đáo» thì y cũng chu đáo không kém đối với các biện pháp an ninh ; những người canh giữ nhà tôi cũng như những kẻ canh chừng chúng tôi tại Rocca delle Camihate đã nhận được lệnh bắn bỏ nếu một người trong chúng tôi bỏ trốn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:22:20 pm

        «Chỉ có một lần, Benito nói, tôi được bước ra khỏi khách sạn Gran Sasso. Một lính gác theo tôi, nhưng anh ta gặp khó khăn trong việc giữ bốn con chó săn to lớn níu kéo dây buộc cổ như những tên tù khỗ sai. Chúng cũng vậy, được giao cho nhiệm vụ canh giữ «tù nhân». Có một lúc, người lính gác bị chó kéo đi, rời xa tôi mấy bước. Lúc ấy tôi thấy một người chăn cừu lớn tuổi, có dáng diệu rất kiêu hùng trong phong cảnh vĩ đại này, với một chiếc áo choàng bằng lông, một chiếc quần nhung và hàm râu dài,

        «— Thật ông ở đây sao, ông Duce, ông ta thì thầm với tôi. «Người Đức tìm ông khắp nơi để giải thoát ông. Tôi sẽ đi báo tin cho họ, ông đừng có lo sợ gì cả ! Khi nói với vợ tôi rằng tôi đã gặp ông, chắc nó sẽ không tin tôi quá !»

        «Và, nhà tôi kết thúc, trước khi biến đi, ông ta đã cầm tay tôi và hôn lên đấy.»

        Ngày nay tôi có thể minh xác một điểm : không bao giờ Benito Mussolini cho phép Bađoglio giao ông cho phe Đồng minh.

        Cũng vì vậy mà vào ngày 10 tháng 9 thì phải, khi được biết qua đài phát thanh rằng một trong các điều khoản ngưng bắn do Ý ký kết có tiên liệu việc giải giao ông cho người Anh - Mỹ, ông liền có quyết định tự hủy mình.

        «Mặc dù các lời thề thốt của Trung úy Faiola, người chỉ huy bính sĩ canh giữ ông, theo đó thì anh ta sẽ không bao giờ giao ông cho quân Anh, Benito nói thêm. Faiola đã vừa khỏe vừa nói với tôi rằng chính anh ta đã từng là tù nhân của người Anh ; rằng anh ta biết bị quân Anh cầm tù là như thế  nào, rằng trong tư cách là một người Ý, anh ta sẽ không giao cho họ một đồng bào của mình. Nếu Skorzeny không đến ngày 12 tháng 9, tôi sẽ tự tìm lấy cái chết. »

        Tôi thấy không ích lợi gì mà kể lại thêm một lần nữa cuộc giải thoát Mussolini. Đấy là một trong những sự kiện vang dội trong những năm cuối cùng của Đệ nhị Thế Chiến,

        Có lẽ việc thích thú hơn là nói rằng, đứng trên cửa sổ phòng mình tham dự cuộc giải phóng chính mình, nhà tôi lo cho những binh sĩ Ý nhiều hơn ; nhà tôi không muốn thấy họ bị ngả gục dưới hỏa lực của đoàn cảm tử quân của Skorzeny.

        Từ trên cửa sổ, ông la lớn về phía quân Ý khi họ sửa soạn nổ súng :

        «Đừng bẳn. Có một tướng lãnh Ý ở đấy ! Mọi chuyện đều bình thường ! »

        Đấy không phải là một mưu kế : người Đức đã bắt Tướng Soleti như là con tin, nhưng tôi tin rằng chính ông ta muốn đi đến đấy.

        « Trong số các cuộc mạo hiểm mà tôi đã trải qua cho đến bây giờ, Benito kết thúc, chính cuộc cất cánh từ Gran Sasso trên một chiếc «Con Cò», nghĩa là một chiếc phi cơ Fieseler Storch, là sự kiện làm tôi xúc động nhiều nhất. Hãy tưởng tượng một chiếc phi cơ chở quá nặng lăn bánh, xóc lên xóc xuống, tiến đến mép núi. Bên dưới là vực thẳm. Chiếc phi cỡ như bị hút xuống. Chúng tôi chúi mũi xuống vực, nhưng viên phi công — một tay cừ khôi, phi công Gherlac ấy — đã thành công trong việc điều khiển chiếc máy bay của minh, riêng phần Skorzeny thì thích bám sát tôi không rời dầu cho với nguy cơ cũng bị gãy cổ, còn hơn là về trình diện Fuhrer mà không có tôi.

        — Và giờ đây ông tính làm gì ? tôi hỏi ông mà không giấu được mối âu lo.

        — Bắt đầu lại từ con số không, ông trả lời tôi với ít nhiều cay đắng trong giọng nói, sau khi giữ im lặng một lúc.

        — Không còn gì nữa đâu, Benito ! Tất cả đã mất hết rồi. Tất cả những gì ông gây dựng đều đã bị hủy diệt trong một tháng rưỡi qua».

        Liệu đến lượt tôi sắp phải giấu ông sự thật chăng ? Không nói cho ông rõ rằng tất cả những kẻ đã từng thề nguyền trung thành với ông, đều đã mau mau quên ông, đều đã giày xéo lên ông sau khi đã bợ đỡ ông rồi chăng ? Liệu tôi có quyền nhất loạt khui tất cả ra một lần chăng? Lần đầu tiên, tôi đã dối trá bằng cách giữ im lặng. Tôi chỉ để cho ông hiểu một cách đơn giản rằng ông sẽ tìm thấy lại một nước Ý đã : «thay đối rất nhiều».

        Làm như đoán được tư tưởng của tôi, lúc đó Benito nói với tôi :

        «Tôi biết rằng chuyện đó có thể bắt trả giá bằng mạng sống của tôi, nhưng tôi phải tôn trọng bằng bất cứ giá nào các hiệp ước nối kết chúng ta với Đức. Đây là cách duy nhất đế tránh cho dân Ý khỏi bị trả món nợ do việc ký kết đình chiến ngày 8 tháng 9. Nếu tôi không ở về phía họ đế làm dịu bớt sự kích xúc, cuộc trả thù của người Đức sẽ rất kinh khủng. Dầu sao chăng nữa, tôi phải thảo luận với Hitler và chúng ta sẽ thấy».

        Một lần nữa, ngày 13 tháng 9 năm 1943, Benito vừa khóa chặt định mệnh của mình.

        Ông rút ra được lợi ích nào với một thái độ như thế ? Trước sau gì Đồng minh cũng sẽ là kẻ thắng trận ; không ai còn nghi ngờ gì nữa.

        Mussolini có gia đình ở chung quanh, trong tình trạng an toàn. Ông có thể qua sống tại một xứ trung lập và chính Đồng minh chắc cũng hoan nghênh một quyết định như vậy.

        Nhưng còn có nhân dân Ý, tại Đức cũng như tại Ý, bị kẹp giữa Đồng minh và người Đức.

        Tất cả cũng giống như năm 1936, 1937, trong khi nhiều con đường mở ra trước mắt ông, nhà tôi đã chọn lựa con đường khó khăn nhất... Ai có thể khẳng định rằng ông làm như vậy vì một mực tiêu khác hơn là để cứu vãn vài trăm ngàn mạng sống? Các thành viên của ủy Ban Giải phóng ư? Thật là chuyện khôi hài.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:47:22 am
     
24

ĐIỀU MƠ ƯỚC BÍ MẬT CỦA NHÀ TÔI

        «Bà có lý, Rachele. Không còn lại gì cho tôi cả. Giống như một trận cuồng phong quét sạch tất cả, trên đường nó thổi qua »

        Đấy là nhận định đầu tiên mà Benito đã nói với tôi khi tôi trở lại Ý, vào cuối tháng 11. Nhà tôi đã quyết định trở về sớm hơn, trong tháng 9, ngay khi ông biết bản văn tuyên chiến chống Đức do chính quyền Badoglio quyết định.

        «Điều mà Badoglio vừa làm thật là ngu dại, ông nói với tôi, nó sẽ là nguyên nhân của sự đối chọi giữa người Ý và người Đức.»

        Lẽ ra nhà tôi muốn trở lại đóng đô tại La mã, nhưng về phía người Đức thì họ không lấy làm hoan hỷ mấy, nhất là vì sự kiện thành phố La mã đã bị tuyên bố là một thành phố bỏ ngỏ và như vậy khó có thể bảo vệ. Ngoài ra, do vị trí địa dư, La mã từ đây ở cách quá xa phần của nước Ý được đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ Cộng hòa Xã hội.

        Milan cũng không được đồng ý hơn La mã vì để tránh cho nó khỏi bị các cuộc oanh tạc phụ, làm gia tăng thêm những khó khăn cho dân chúng, vốn chưa bao giờ dữ dội đến thế trong tháng 8, nghĩa là trong thời gian Badoglio cầm quyền.

        Sau cùng ông quyết định đặt trụ sở các Bộ trong những thành phố nhỏ có sẵn nhà cửa, nằm chung quanh hồ Garde.

        Chính vì vậy mà nền Cộng hòa Xã hội Ý về sau được biết đến nhiều hơn dưới tên nền Cộng hòa Xã hội Salô : thật vậy trụ sở Bộ Ngoại giao được đặt tại công xã Salô.

        Thành lập một chính quyền mới không phải là chuyện dễ dàng vì nhà tôi muốn có đồng thời những người mới, xứng đáng được tin cậy — ít ra chúng tôi cũng hy vọng như vậy — và có kinh nghiệm công việc Quốc gia. Rốt cuộc ông đạt được và rất bằng lòng có Thống chế Graziani ở chức vụ Tổng trưởng Chiến tranh, Chính vì Thống chế này ít lúc trước khi ông Duce đi đến Villa Sayoia ngày 25 tháng 7 năm 1943, đã cho biết là sẵn sàng phục vụ ông Duce. Cũng chính ông là người chiến thắng thật sự, như tôi đã nói, trong cuộc chiến tranh tại Ethiopie. Sự hiện diện của ông trong chính phủ Cộng hòa Xã hội Ý có một tầm quan trọng vô cùng rộng lớn.

        Ông Duce sắp xếp Đại sứ Đức Hahn đặc trách các vấn đề chính trị. Tướng Wolff, người chỉ huy quân s.s. trong khu vực miền Bắc nước Ý, đặc trách các vấn đề an ninh và Kesselring, người vừa được xác nhận là một thống chế dũng cảm, đặc trách các cuộc hành quân, cả ba nhân vật đều được coi như là thành phần liên lạc giữa nhà tôi và Hitler.

        Vào một buổi chiều nắng ráo của tháng 11 năm 1943, tôi về đến Gargnano, bên bờ hồ Garde; nơi nhà tôi đã đến trước. Phong cảnh ở đây quả không kém phần cao nhã, với chiếc hồ mà mặt nước chói sáng xuất hiện trước mắt tôi khi đi qua một con đường vòng, với ngọn núi Baldo phủ đầy tuyết chế ngự cả hồ nước.   

        Ngôi nhà được chọn lựa cho chúng tôi là Villa Fellrinelli vốn thuộc về gia đình của nhà xuất bản có khuynh hướng cực tả, Giacomo Feltrinelli. Giá mướn được thỏa thuận là 8000 lires mỗi tháng điều này có nghĩa là ông Duce đã không đến ở đấy như là ở trên đất chinh phục được, mà không tôn trọng tài sản kẻ khác.

        Tóm lại, đó là một chỗ ở rất đẹp, với cây ô liu đầy vườn, và bên trong, nhiều hàng cột và nền nhà bằng cẩm thạch hồng. Dẫu sao, ngôi nhà cũng có vẻ lạnh lẽo và buồn, và cũng như đối với Villa Torlonia, tôi vội vàng làm cho nó có một vẻ vui tươi hơn, nồng nàn hơn. Với sự giúp đỡ của Pierina, đã đi theo chúng tôi, và vài người giúp việc trung thành tại Romagne, những người đã không bỏ tôi dầu lúc ở bên bờ địa ngục, ngôi biệt thự Villa Feltrinelli mau lẹ trở thành một ngôi nhà, đúng là điều mà Benito đang cần cho sự quân bình của ông.

        Nếu vấn đề trang hoàng và sắp xếp bên trong không đặt ra vấn đề khó khăn nào thì việc thuyết phục cho các công chức và các quân nhân di tản ra khỏi nhà không phải là dễ dàng.

        Để bào chữa cho hộ, tôi phải nói rằng thoạt tiên Villa Feltrinelli được dự liệu không những để làm chỗ ở cho ông Duce mà còn làm văn phòng cho Thủ Tướng chính phủ và cho Quốc trưởng, bởi vì Mussolini đồng thời là Quốc trưởng và là Thủ tưởng của nền Cộng hòa Xã hội Ý. Ngoài ra, sau kinh nghiệm ngày 25 tháng 7 năm 1943, mệnh lệnh của Hitler rất hà khắc : ông Duce không thể nào bị đe dọa bị bắt hay là nạn nhân của một vụ khủng bổ nữa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:36:05 pm

        Điều này đã làm cho Villa Feltrinelli trông giống như một trại binh và trụ sở một bộ trong chính phủ với sự đi về của quân nhân và công chức, hơn là một ngôi nhà.

        Ở đấy cũng vậy, sự việc không được kéo dài thêm. Trong nhiệm vụ này tôi được sự giúp đỡ lớn lao của nhà tôi vì ông đặc biệt không ưa tất cả các biện pháp liên quan đến vấn đề an ninh của ông.

        Trong không đầy một tháng các văn phòng được chuyển sang một chỗ ở khác. Villa delle Orsoline, rồi đến lượt các sĩ quan s. s. và binh lính của họ đến ở chỗ khác. Chỉ còn lại hơn 30 người thuộc đội «hộ vệ của ông Duee», được thành lập bằng những thành phần ưu tú nhất của vùng Romagne cũng như một đơn vị s. s. nhỏ. Đơn vị này rồi cũng được tách rời vì Benito đặt vấn đề danh dự chỉ được bảo vệ bởi những người Ý.

        Những người duy nhất mà tôi không rứt ra được ngay là vài sĩ quan s. s., những người có sứ mạng bảo vệ chính tính mạng ông Duce. Tất nhiên là họ tỏ ra rất lịch sự, nghiêm chỉnh không có gì đáng trách, đối với gia đình tôi, nhưng lòng nghi kỵ của họ thì vô bờ bến. Hơn một lần người hầu phòng của chúng tôi, Maria, phải một mẻ sợ điếng người khi cảm thấy có ai đi theo mình : đấy là một trong các sĩ quan s.s. đi theo bà ta như chiếc bóng, và chỉ rời bỏ khi bà ta đi vào phòng riêng của chúng hay tôi đi vào bếp. Do sự khẩn cầu của tôi, ông Duce phải xin Tướng Wolff để cho người làm của chúng tôi yên, những người mà ông hoàn toàn tin cậy, thì sự canh chừng ấy mới chấm dứt.

        Cứ như thế, từng chủt một, đời sống hằng ngày tại Gargnano được tổ chức xong. Phần nhà tôi thì ông lấy lại được nhịp độ làm việc như ở La mã, cũng chính xác và có tổ chức như thế. Thời khóa biểu của ông cũng luôn luôn bận rộn như vậy.

        Thì giờ một ngày của ông được phân chia giữa Villa Feltrinelli nơi chúng tôi ở — cũng như Villa Torlonia tại La mã — và Viila delle Orsoline —  Điện Palazzo Venezia tại thủ đô — nơi đặt vĩnh viễn văn phòng phủ Quốc trưởng Cộng hòa Xã hội Ý, một Quốc gia mà tất cả đều mới được sáng lập và phải bắt đầu từ số không.

        Không đi sâu vào chi tiết, tôi chỉ nói rằng, trước hết nhà tôi phải thiết lập mọi bánh xe của guồng máy Quốc gia, tất nhiên là trong kích thước thu hẹp hơn là lúc chính ông lãnh đạo toàn diện nước Ý từ La mã, nhưng lại giữ tầm quan trọng có lẽ còn lớn hơn, vì trên lãnh thổ mà nền Cộng hòa xã hội kiểm soát — cho đến 8 tháng 9 năm 1943, La mã cũng thuộc dưới sự quản trị của Cộng hòa xã hội Ý — có những cơ sở kỹ nghệ lớn nhất và các hoạt động kinh tể sống còn đối với toàn diện nước Ý.

        Nhưng nền Cộng hòa Xã hội Ý không có Quốc kỳ lẫn đồng phục lẫn hạ tầng cơ sở hiến định. Phải sáng tạo tất cả.

        Lá cờ mới thì do Vittorio, các anh em họ Vito và Vanni cũng như vài người bạn khác sáng chế : màu sắc thì vẫn là lục, trắng và đỏ, nhưng thay vì là huy hiệu của dòng họ Sayoie mà cho đến lúc đó vẫn được kẻ lên khoảng trắng, nay người ta thấy một con đại bàng chân cắp phủ việt. Trong những tháng đầu tiên, các quân nhân tự chọn đồng phục, và như thế tạo cho quân đội của nền Cộng hòa Xã hội Ý một màu sắc riêng cùng lúc với rất nhiều kiểu biến đổi vì những gợi và cảm quan nghệ sĩ được phát triển hoàn toàn tự do. Nhưng tất cả điều đó cũng được sắp đặt xong và quân đội sớm được cấp cho một đồng phục chung, tùy theo ngành chuyên môn của đơn vị.

        Cũng còn có phần chính trị cần sắp xếp lại nữa. Ngay từ lúc khởi đầu, sự cần thiết của một Quốc hội lập hiến được chấp nhận, nhưng nhà tôi đã dời phiên họp của Quốc hội này cho đến một ngày định sau, vì ông ước tính rằng nền Cộng hòa Xã hội Ý trước hết phải tái chiếm một cách thật sự và hữu hiệu, vị trí của nó trên các chiến trường.

        « Chúng ta ít cần lời nói hơn là cần hành động và chúng ta phải chiến đấu hơn là nói dài dòng vô vị», một hôm ông đã tuyên bố như vậy với một người đối thoại.

        Do đó, một quân đội gồm 500.000 người được thành lập và đến tháng 9 năm 1944, nỗ lực chiến tranh của Ý bên cạnh Đức có thể điếm được 780.000 người, gồm có binh sĩ có võ trang và các công nhân bán quân sự đặt dưới quyền sử dụng của tổ chức Todt. Thêm vào đó là nhiều phi đoàn săn giặc và phi cơ phóng thủy lôi cũng như căn cứ Hải quân Bordeaux mà Hải quân Ý còn nắm giữ. Nhiều khinh tốc đỉnh khác mà người ta nói với tôi là rất hữu hiệu trong các cuộc hành quân săn đuổi và tấn công bất ngờ cũng đã bồ túc cho sức mạnh võ trang của chúng tôi. Sau cùng là đơn vị «decima MA.S» vổn nổi tiếng về các hoạt động phá hoại do Valerio Borghese chỉ huy thường nhắm vào các bộ tham mưu Đồng Minh. Tôi quên một yếu tố cực quan trọng nếu không nói rằng các xưởng chế tạo xe cam-nhông, như Fiat vẫn tiếp tục chạy đều và cung ứng xe cộ mà người Đức đã thụ hưởng phần lớn nhất.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2019, 03:42:13 am

        Tất cả những điều đó chứng minh rằng nền Cộng Hòa Xã hội Ý không phải là một thứ chính quyền bù nhìn như tuyên truyền của địch chỉ trích một cách thích thú. Nếu là một chính quyền như thế thì mặt trận Ý đã không đứng vững được sáu trăm ngày.

        Nhà tôi càng tha thiết với sự tái lập đạo quân này khi ông vẫn giữ trong trí một câu nói đầy thương tổn của Thống Chế Keitel; thật vậy, một hôm ông này đã nói :

        «Đạo quân duy nhất của Ý không thể phản lại Đức quốc xã là một đạo quân không hiện hữu trong thực tế».

        Nhưng ông Duce bị lâm vào một tình thế nghịch thường: trong khi mà cho đến năm 1943, ông đã phải đấu tranh chống bộ Tổng tham mưu hoàng gia Ý để áp đặt ý tưởng tái lập và canh tân quân đội, thì giờ đây ông lại không bị Bộ Tham mưu này cản đường, nhưng lại phải đấu tranh chống lại Bộ tham mưu Đức vì người Đức được học hỏi kinh nghiệm phản bội tháng 7 năm 1943, đã tỏ ra tối kỵ làm việc với một đạo quân Ý quan trọng...

        Bộ Tham mưu này không hề giấu giếm sự ngờ vực và ý chí hành động một mình mà không cần đếm xỉa gì đến chủ quyền quốc gia của Ý và đã hơn một lần ông Duce bắt buộc phải đích thân can thiệp để cho nhân dân Ý khỏi bị chịu đựng gánh nặng gây ra bởi sự hiện diện của quân đội Đức.

        Tôi có thể nói rằng kể từ tháng 9 năm 1943 cho đến năm 1945, Benito đã đơn thương độc mã đương đầu với các tướng lãnh, các nhà ngoại giao và những người thân cận với Hitler để áp đặt quan điểm của ông và để tránh sự đoạn tuyệt cứ chực bùng nổ giữa quân lực của Cộng Hòa Xã hội Ý với quân Đức. May thay, tình bạn và lòng kinh nể của Hitler cũng như sự kính trọng và lòng tin cậy mà cá nhân, ông Duce được thọ hưởng trước các tướng lãnh Đức đã nhiều lần giúp ông tránh được chuyện thảm hại.

        Tóm tắt, Mussolini bị bắt buộc gắn lại chiếc bình đã vỡ, sau cuộc ngưng bắn không có ý nghĩa gì cả này và sau hành động trốn tránh trách nhiệm mà vua Ý và Badoglio đã dâng hiến cho người Anh -  Mỹ mà không một lúc nào đếm xỉa đến những người không theo phe họ để trốn núp dưới các họng súng của Eisenhower.

        Nhà tôi — tôi rất hãnh diện để nói lên điều này — đã có thể dàn xếp tốt đẹp vô số sự việc để cho đến phút chót, tránh được đồng mark của quân chiếm đóng, trên phần lãnh thồ do nền Cộng Hòa Xã hội Ý kiếm soát, trong khi đó đồng «Am-lires» nghĩa là đồng lire của Mỹ được phân phối ào ạt bởi người Mỹ trong các khu vực bị họ chiếm đóng. Hơn thế nữa không hề có một tình trạng lạm phát nào, sản phẩm trong khu vực miền Bắc rẻ hơn bên phía đã «được giải phóng», và chính quyền Cộng Hòa Xã hội Ý đã có thể trả được một món nợ quan trọng do chính phủ Ý vay trước tháng 7 năm 1943. Trung thành với các nguyên tắc của mình, nhà tôi luôn luôn lo thanh toán nợ nần, ngay cả khi món nợ không còn liên quan gì đến ông nữa.

        Đổi với tất cả những ai còn nghi ngờ những điều tôi nói, tôi xin trả lời là chỉ việc lục văn khố ra xem. Ít nhất là nếu các tài liệu văn khố không bị «che giấu» bởi những người không được quyền lợi gì để minh chứng một Mussolini hữu ích cho đến phút chót.

        Riêng phần đời sống gia đình thường nhật của chúng tôi, thì nó đã diễn tiến ra sao? Câu trả lời là nó cũng trở lại nhịp độ bình thường, ít cuồng nhiệt hơn và thân mật hơn tại La mã, phải chăng là vì về mặt địa lý cũng như về mặt tinh thần, chúng tôi ở gần nhau hơn.

        Về phần tôi, tôi đã lập xong sân nuôi gia súc và chuồng thỏ, cũng như tại Villa Torlonia. Tôi còn có cả một con bò cái có thể giúp tôi cung cấp sữa cho những ai muốn và không những chỉ trong gia đình mà thôi. Các con rồi các cháu đều lục tục kéo đến ở với chúng tôi trong sự vui vẻ cực độ của Benito, vì hơn bao giờ hết, ông cần có một trung tâm gia đình.

        Nhà tôi đã thay đổi về mặt tâm lý: ông đã rất khó nhọc trong việc ồn định tinh thần trước sự va chạm dữ dội gây ra bởi vụ bắt giữ ông. Không phải tất cả là do việc ông bị gạt bỏ ra khỏi chính quyền, mà chính là do thứ thù hận mà những tướng lãnh, và vài chức sắc trong đảng, những người ông đã tạo cho cả sự nghiệp, đã vận dụng để đối xử với ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Sáu, 2019, 12:16:33 pm

        Tôi còn nhớ rằng ông đã nói với một người trong bọn họ lúc ông bị lôi kéo đi khắp nơi giữa tháng 7 và tháng 9 năm 1943:

        «Tại sao anh lại làm như vậy? Cá nhân tôi, bao giờ tôi cũng tôn trọng ngay cả đối thủ của mình, tôi đã làm như thế đối với các nghị sĩ hoặc là tôi đã tiếp tục chứng tỏ với họ niềm kính trọng của tôi. Không bao giờ tôi khinh thường họ hay làm giảm giả trị của họ...»

        Ngoài các kỷ niệm nhọc nhằn ấy lại còn có thêm mối e sợ cho số phận mà người Đức dành cho nước Ý.

        Ngoài ra và nhất là kể từ tháng 7 năm 1943, Benito Mussolini tự coi là một người hết thời từ đó, ông chỉ nói đến mình như là một « defunlo» nghĩa là một « mồ ma Mussolini ». Ông đã biết rằng những gì ông đang làm trong hiện tại, trong cương vị lãnh đạo nền Cộng Hòa Xã hội Ý, chỉ có một mục tiêu duy nhất là cứu vãn nhân dân Ý thoát khỏi sự trả thù của người Đức. Ông đã quyết định sống trong sự thống khố của mình cho đến cùng và ít ra, sau khi ông biến mất đi, cũng để lại được một cái gì tích cực cho những người kế tục. Tóm lại, chẳng phải ông là người bắt đầu soạn thảo văn kiện khai sinh ra chính thể Cộng Hòa của Ý hiện nay là gì ? Khi mà, vào ngày 15 tháng 11 năm 1943, cả một loạt biện pháp xã hội thâu tóm trong 18 điểm (Bản Tuyên Ngôn Vẻrone) đã được ban hành trong đó nhà tôi đặt tất cả sự chú ý của mình và là các biện pháp mà sau đó người ta gọi là «những quả mìn xã hội» liệu tất cả những điều đó đều được thực hiện cho chính ông hay sao ?

        Cũng như trong những ngày đầu khi ông xác tín niềm tin xã hội, nhà tôi ước mơ sáng lập một Nhà nước nhân dân và xã hội, nhưng là một chủ nghĩa xã hội khác với thứ hoạt đầu mà ta thấy ngày nay.

        Nghề viết báo ư? Nhà tôi đã bán tờ báo của ông, công trình do chính bàn tay ông tạo dựng nên và giúp ông bước vào chính quyền. Ông đã bán vì ông không bao giờ chịu đựng nổi những gì thuộc về lá cờ của Mussolini lại bị đặt dưới sự kiểm soát của người Đức. Cũng như khi chính Mussolini tự cho rằng mình đã đi đến tận cùng của cuộc hành trình diệu vợi, thì tờ Popolo d'Italia của ông phải nên đóng cửa.

        Tôi chỉ được biết vụ bán tờ báo khi công việc đã xong xuôi. Benito biết rằng nỗi nhọc nhằn của tôi cũng sẽ ngang bằng với nỗi nhọc nhằn của ông và ông không muốn nói trước với tôi chuyện ấy là vì thế. Số tiền thu được, ông mang ra chia cho các con trong gia định và nhất là dùng để trả đến từng cắt bạc cho tất cả những người đã cộng tác với tờ Popolo d'ltalia.

        Làm xong việc ấy, Benito bắt đầu viết cuốn «storia di un anno», cuốn sách kể lại một năm lịch sử từ tháng 11 năm 1942 đến tháng 11 năm 1943. Ông cũng cộng tác với các tờ báo khác. Vào buổi xế bóng của cuộc đời, nhà tôi đã trở lại với những tình yêu ban đầu.

        Ở nhà, sự thoải mái lớn lao nhất gồm có việc đi dạo bằng xe đạp, đọc sách, chơi quần vợt với các con. Ngay cả tiếng động ồn ào mà chúng gây ra trước đây rất làm phiền ông, thì ngày nay đối với ông là một nguồn vui thú. Tóm lại, bằng cách xa lánh dần dần tất cả những sự ngẫu nhiên vật chất của cõi đời, ông trở nên hòa hợp với xã hội hơn, nhân bản hơn trước, biểu hiện lòng tốt nhiều hơn trong các cuộc xúc tiếp với những người ông tiếp đón.

        Song song với nhu cầu hơi ấm của tình người này, một xu hướng tự nhiên mà ông đã có sẵn, xu hưởng tha thứ, cũng phát triển mạnh. Tỏi còn nhớ một hôm ông trở về nhà với một hồ sơ trong tay.

        « Bà nhìn đây, ông vừa lật các tờ giấy vừa nói với tôi. Trong đó có mạng sống của một người chỉ cần tôi ký hay không ký, thanh niên đào ngũ này sẽ bị hành quyết hay không».

        Tôi phải thú nhận rằng tôi đã không xúi ông khoan hồng. Chúng tôi đang lâm chiến và không một sự yếu lòng nào có thể tha thứ được.

        Ông suy tư suốt đêm, nhưng đến sáng hôm, sau khi ông bước vào để ăn sáng, tôi biết rằng ông đã ân xá thanh niên đào ngủ ấy: ông tỏ ra hoàn toàn tươi tỉnh và thoải mái.

        Tôi chỉ còn giữ lại trong trí nhớ vài biến cố quan trọng của thời kỳ đầy xao xuyến này: vụ án Vẻrone, những biến cố bi thảm của năm 1944, cuộc xuất hiện cuối cùng trước công chúng của nhà tôi tại Milan và hồi chung cuộc.

        Không nên chờ đợi nơi tôi bất cứ một nhận định nào về vụ án Vẻrone, trong đó, các chức sắc cao cấp của đảng phát xít đã bỏ phiếu chống lại ông Duce đêm 24 rạng ngày 25 tháng 7 năm 1943, bị mang ra xét xử.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:18:34 pm

        Đối với nước Ý cũng như đối với cả thế giới trung tâm điểm chú ý là sự hiện diện của Galeazzo Ciano trong số các bị cáo.

        Cả 19 người mưu phản đều bị lên án tử hình nhưng chỉ có 5 người hiện diện trên hàng ghế bị cáo. Trong số năm người này, Ciano là bị cáo duy nhất mà số phận đã bị toàn thể các thầm phán nhứt trí ghi trong phán quyết: tử hình.

        Đối với người phát xít cũng như đối với người Đức, đây là một cuộc trắc nghiệm: Liệu Mussolini sẽ để cho Ciano bị hành quyết chăng? Tôi có thể đoán xác rằng các nhân vật hữu trách của đảng cũng như của chính phủ đã không trình cho Benito một hồ sơ xin ân xá để khỏi đặt cho ông thêm một thử thách phụ nữa. Điều này là nguyên nhân của vô số các lời bình phẩm sau đó.

        Tôi cũng có thể xác nhận rằng, ít lâu sau ngày 4 tháng giêng, nghĩa là sau cuộc hành quyết các tử tội tại Vérone, nhà tôi tâm sự với tôi : «Piachele, từ sáng hôm ấy, tôi đã bắt đầu chết rồi».

        Đêm hôm trước ngày hành quyết, cả ông lẫn tôi đã không tài nào ngủ được. Nhiều lần, tôi đứng dậy và đến tận cửa phòng ông. Dưới cánh cửa, ánh sáng trong phòng lọt ra và tôi nghe bước chân ông đi trong phòng. Nhưng tôi không dám bước vào.

        Vào 9 giờ sáng, hai sĩ quan — một Ý, một Đức — đến xin được tiếp ngay : họ mang lại tin tức kinh hoàng về vụ hành quyết Ciano và các tử tội khác.

        Suốt buổi sáng, nhà tôi không rời bàn giấy. Ông không ăn, không uống, và khi tôi thuyết phục được ông ngôi vào bàn, tôi thấy ông đứng dậy ngay, không nói một lời nào cả.

        Sau đó tôi được biết rằng người Đửc đã thiết lập một hệ thống canh chừng đặc biệt các tử tội cho đến lúc họ bị hành quyết. Người Đức sợ rằng một người nào khác sẽ bị bắn thay cho Galeazzo Ciano.

        Có thể nào nhà tôi tránh cho Ciano khỏi bị xét xử và bị hành quyết không ? Rất thẳng thắn, tôi không tin như vậy, càng không tin khi mà chính Galeazzo mang thân nhảy vào miệng sói.

        Tôi nghĩ rằng chắc Benito đã cho phiên tòa ấy vô ích hiểu theo nghĩa những tội phạm quan trọng nhất lại không hiện diện, nhưng bất chấp ý muốn của ông, lòng nhân ái của ông không thể nào đi quá xa đến mức có thể hủy bỏ vụ xử án được.

        Biến cố đáng chú ý thứ nhì mà tôi còn nhở là tấm thảm kịch tại Milan tháng 8 năm 1944.

        Tiếp theo sau các vụ khủng bố do các dân quân kháng chiến gây ra và làm nhiều binh sĩ Đức mất mạng, nhà cầm quyền Đức đã đem 15 con tin Ý ra hành quyết rồi cho trưng bày tại công trường Loreto, ở Milan, tất nhiên là không tham khảo gì với ông Duce.

        Khi biết được cuộc tàn sát, nhà tôi tỏ lòng phẫn nộ cực điểm đối với người Đức;

        «Nếu họ muốn làm với người Ý những gì họ đã làm với người Ba Lan, thì họ đã lầm, ông nói với tôi. Không thể nào giáng cho một thành phố như Milan quang cảnh một thứ công lý hời hợt như vậy được !

        Lần ấy ông nói chuyện thẳng với Hitler và với thái độ rất cương quyết ông nói với Hitler rằng từ nay ông cấm người Đức làm một hành động trả đũa cỏn con nào chống lại người Ý mà không có sự đồng ý của chính ông... Musslolini. Chi tiết đẫm máu này đã đè nặng trên cán cân vào cuối cuộc chiến trong nỗ lực đấu tranh của phát xít và các dân quân kháng chiến.

        Ngày 20 tháng 7 năm 1944, tự nó là một ngày đáng nhớ vì vụ mưu sát Hitler, nhưng đối với nhà tôi hôm ấy là một ngày hết sức quan trọng vì ba lý do : trước hết nếu ông đến cuộc hẹn gặp với Hitler tại Tổng hành dinh sớm hơn nửa giờ, có lẽ chính ông cũng là nạn nhân của vụ nổ bom; sau đó vì lợi dụng quang cảnh hỗn loạn đang bao trùm tại đó mà ông đã rút được từ nơi Hitỉer và bộ tham mưu của ông ta nhiều sự nhượng bộ hơn cả một năm trời cố gắng, chẳng hạn việc gởi trả lại một số đông người Ý đang sống ở Đức trong tình trạng bán giam cầm; sau cùng, như ông đã nói với Vittorio vốn có tháp tùng theo ông, bởi vì không những chỉ có sĩ quan Ý để bội phản : «Người Đức cũng có những kẻ phản bội riêng của họ».

        Nếu, ngày 16 tháng 12 năm 1944, có kẻ nào đoán quyết với tôi rằng vài tháng sau nhà tôi sẽ bị ám hại, tôi tin lúc ấy tôi sẽ trả lời rằng đấy là một trò đùa đen tối. Bởi vì cuộc tiếp đón mà người dân ở Milan dành cho Benito hôm ấy đã thật sự cuồng nhiệt.

        Cũng như vậy khi nghe các cựu đảng viên cộng sản huênh hoang về các hành động rực rỡ của họ tôi không thể không hỏi lại :

        «Thế tại sao quí ông chẳng làm gì cả ở Milan ngày 16 tháng 12, đế chống lại Mussolini ?»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 10:06:13 am
       
25

GIỜ HY SINH

        Đấy là lễ giáng sinh cuối cùng của chúng tôi, nhưng cả ông lẫn tôi đều không ngờ gì. Phải chăng là do hiệu quả của cuộc hội họp công cộng tại Milan mà Benito tỏ ra đặc biệt thoải mái.

        Bốn tháng sau, chuyện không thể tránh được đã xảy ra. Tôi không biết tại sao, nhưng khi tôi thấy nhà tôi khởi hành đi Milan ngày 17 tháng 4, tôi cảm thấy cuộc chia tay này không giống như các lần khác. Tôi đã khẩn nài ông để ông ở lại Gargnano, và được một sĩ quan s. s. hậu thuẫn, nhưng ông không muốn thay đổi quyết định. «Tôi sẽ trở về trong hai hoặc ba ngày», ông đã nói thế để trấn an tôi. Ông cũng nói thêm là phải đi Milan để lấy các quyết định quan trọng tại đó và ông cũng có nói với tôi về Hồng y Schuster.

        Tôi còn nhớ cuộc khởi hành : đấy là ngày 17 tháng 4, lúc chập tối. Chúng tôi đứng gần chiếc xe sơn vẽ sặc sỡ « để nguy trang » của ông, và ông sắp bước lên xe. Đột nhiên, ông quay trở lại, nhìn tôi chăm chú thật lâu, rồi trở vào nhà. Trên bậc thềm cao, ông trìu mến nhìn khu vườn, nhìn mặt nước xanh phẳng lặng của hồ Garde, ngước đầu nhìn về phía cửa sổ phòng ông, lắng nghe một lúc tiếng Romano đàn dương cầm trong một phòng khách.

        Và như hối tiếc rằng đã để cho bị lôi cuốn theo một phút yếu lòng, ông rảo bước đi về phía chiếc xe, đóng sập cửa và bảo với người tài xế : « Đi thôi, trễ rồi ». Đàng sau xe ông hai xe hộ tống cũng chuyến bánh.

        Đấy là lần cuối cùng tôi thấy nhà tôi khi còn sống.

        Đối với tôi, cái chết của Benito Mussolini, chính là một bức thư nguệch ngoạc vài dòng, một cơn lốc biến cố kéo dài trong bốn ngày và một ngày trước khi chết, một giọng nói cảm động —  giọng nói của chính ông  — đã nói với tôi : « Tôi phải tuân theo định mệnh, Rachele, phần bà, xin hãy làm lại cuộc đời... »

        Sau khi ông ra đi, ngày 17 tháng 4, tôi không được tin tức gì cho đến ngày 23. Hôm đó, ông gọi điện thoại cho tôi báo tín sẽ về đến nhà vào khoảng 19 giờ. Vài giờ sau ông lại điện thoại báo tin không thể trở về được vì con đường từ Milan về Gargnano đã bị cắt đứt, quân Đồng minh đã chiếm Mantoue.

        « Không đúng sự thật, tôi thét vào máy, người ta lừa ông một lần nữa, Benito ! Một quân xa vừa từ Milan trở về. Chính tôi đã chuyện trò với các binh sĩ : họ không hề gặp chướng ngại nào trên đường cả. »

        Lập tức ông ngắt lời để ra lệnh cho tôi đi ngay đến Monza, nơi các sự sắp xếp đã được thực hiện cho chúng tôi.

        Tại Monza tôi gặp lại Gatti, thư ký của ông, ông ta chẳng được ăn uổng gì trong hai ngày liền, và tôi đã dọn một chén xúp và một ít thịt gà cho ông ta.

        Benito điện thoại cho tôi hai lần. Trước hết để hỏi chúng tôi ra sao, rồi để thông báo ông không về gặp chúng tôi được, và chúng tôi phải đi đến Côme. Hôm ấy là ngày 24 tháng 4.

        Tôi trải qua hai ngày 25 và 26 tháng 4 trong nỗ lực liên lạc với ông mà không được. Tôi bị cô lập với Romano và Anna Maria, rình rập từng tiếng động nhỏ đằng sau cảnh cửa, hay nhảy qua cửa sổ ngay khi tiếng còi bắt đầu hú lên.

        Trong đêm 26 rạng 27 tháng 4, tôi nghe có tiếng đập cửa ngôi biệt thự mà chúng tôi đang ẩn náu. Đó là một binh sĩ.

        «Tôi có một phong thư của ông Duce gởi cho Bà». ông ta nói.

        Tôì vội vàng mở cửa và cầm lấy phong thư. Tôi nhận ra nét chữ của nhà tôi.

        «Ai đưa thư này cho ông?»

        — Ngài Buffarini.

        Buffarini? ông này lại vừa làm gì nữa đày? Từ cuộc viếng thăm Clara Petacci cho đến nay, tôi nhất định khăng khăng không tiếp ông ta và ông ta cũng không còn là Tổng Trưởng nữa. Tôi tự hỏi làm sao mà ông ta có thể nắm lá thư này trong tay.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 10:07:28 am

        Tôi đánh thức các con và chúng tôi cùng đọc mấy hàng chữ ông viết cho tôi. Nhưng ngay những chữ đầu tiên, tôi cảm thấy ớn lạnh cả người:

        «Rachele thân mến, đây là lúc tôi bước vào giai đoạn tối hậu của cuộc sống, vào trang cuối của cuốn sách đời tôi. Có lẽ không bao giờ chứng ta còn gặp lại nhau nữa. Chính vì vậy mà tôi gởi cho bà lá thư này. Tôi xin bà tha thứ cho tôi những lỗi lầm mà tôi đã không cố ý gây ra cho bà. Nhưng bà biết rằng bà luôn luôn là người phụ nữ mà tôi yêu thương thật sự. Tôi thề điều đó với bà trước Đức chúa Trời và trước linh hồn Bruno của chúng ta trong giờ phút cuối cùng này. Bà biết rằng tôi phải trở về Valtellina. Phần bà, hãy cố chạy đến biên giới Thụy sĩ với các con. Bà và các con sẽ làm lại cuộc đời ở đấy. Tôi tin rằng họ sẽ không từ chối để bà đi qua bởi vì tôi đã luôn luôn giúp họ trong mọi trường hợp và bởi vì bà không bao giờ làm chính trị. Nếu không thể được, mẹ con hãy trình diện với Đồng minh. Có lẽ họ sẽ quảng đại hơn người Ý. Tôi xin phó thác lại cho bà Romano và Anna Maria, nhất là Anna, vốn cần biết bao nhiêu là tình thương. Bà biết rằng tôi yêu nó biết dường nào. Bruno, từ trên cao xanh kia sẽ phò hộ bà. Tôi hôn bà và các con, Benito của Bà».

        Tôi đã không thể giữ lại bức thư này, nhưng tôi còn nhớ từng chữ, từng dấu phẩy. Thư được viết bằng viết chì xanh và chữ ký vạch bằng viết chì đỏ.

        Thế là hết. Trong không đầy hai phút, ba mươi lăm năm của cuộc đời đã đến hồi cáo chung. Điều mà tôi cảm thức lúc ấy, thật không ai có thể hiểu được. Và phần tôi thì cũng không thể nào giải thích nổi.

        Tôi muốn được nghe giọng nói của ông một lần chót! Để chia ly nhau vĩnh viễn như thế này, vừa rất gần gũi lại vừa xa cách muôn trùng như thế nầy, thì thật ngốc quá !

        Hy vọng vào phép lạ, tôi nhấc điện thoại vốn đã bị cắt đứt hai ngày qua. Đường dây đã được tái lặp! Trong vòng nửa giờ, tôi miệt mài tìm cách tiếp xúc với ông và sau cùng tôi nghe giọng nói của ông.

        «Hãy làm những gì tôi viết trong thư đi,Rachele ! Tốt hơn hết là bà đừng có theo tôi vào Valtellina. Hãy thoát thân và cứu thoát các con !»

        Nước mắt mà tôi thấy sắp trào ra đã ngăn không cho tôi nói. Tôi chuyển mảy cho Romano.

        «Ít ra ba cũng cho tổ chức để tự vệ chứ? nó hỏi. Có ai ở gần ba không?

        — Không có ai cả, Romano. Ba chỉ có một mình. Hết rồi con ạ !

        — Nhưng bỉnh sĩ đâu ? Cận vệ của ba đâu?

        — Ba không rõ. Ba chẳng thấy ai cả. Ngay cả Cesarotti, viên tài xế, cũng bỏ rơi ba. Con nói với Mamma rằng mẹ có lý khi bảo phải đề phòng y».

        Romano khóc nức nở, đột nhiên ý thức rằng sẽ không bao giờ còn gặp lại cha nó nữa. Tôi lấy điện thoại từ trong tay con. Tôi muốn tiếp tục nói hàng giờ nữa nghĩ rằng kéo dài thì giờ như thế họa may thắng được định mệnh tàn khốc.

        « Mẹ con bà hãy làm lại cuộc đời đi, Rachele. Phần tôi, phải tuân theo định mệnh, ông thỉ thầm với giọng khàn đục. Đi đi, đi gấp đi ! »

        Rồi ông cắt điện đàm.

        Kể lại trường hợp nhà tôi chết để làm gì. Cả thế giới đều biết và từ hai mươi tám năm qua, không có tháng nào mà lại không có những khám phá mới để giết ông một lần nữa.

        Còn lại những gì của Mussolini ? một bộ xương cuốn trong một tấm trải bàn, nhét trong một hộp gỗ trắng và để canh giữ cho giấc ngủ ngàn thu của ông, có lòng thương mến của hàng trăm hàng ngàn người trên khắp thế giới không quên ông.

        Vì phải nói hết nên tôi cũng mặc khải thêm rằng, trong nhiều năm trời, không những tôi không được đến cầu nguyện tại mồ chôn Benito vì lẽ xác ông đã biến mất, mà ngay khi di hài được trả lại cho tôi, tôi còn khám phá ra một điều kinh khủng; một nửa xương sọ của nhà tôi đã bị người Mỹ lấy mang đi. Chắc chắn là họ muốn biết chiếc sọ cua một nhà độc tài được cấu tạo như thế nào !

        Tôi đã phải viết thư cho Đại sứ Hoa kỳ tại La mã mới thâu hồi lại được phần hài cốt của nhà tôi, một người mà sau khi chết cũng không được để yên.

        Ngày nay, với 83 tuổi trời, hòa bình ngự tri trong tim tôi và trong tâm hồn tôi. Tôi đã tập hợp được cả gia đình chung quanh tôi, và những phần tử vì bận bịu, không thể sống dưới cùng một mái nhà với tôi, vẫn thường về thăm tôi. Vậy thì tôi là một người mẹ, một tổ mẫu, một tằng tổ mẫu vẹn toàn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 10:07:47 am

        Nhưng, đến tuổi tôi, mỗi ngày tôi đều chờ đợi điều không ai cưỡng lại được xảy đến ; do đó khi có một người xin gặp, tôi trả lời là chỉ có thể chấp thuận gặp gỡ trong cùng ngày đó, vì tôi không rõ liệu hôm sau tôi còn ở lại cõi đời này không.

        Tuy nhiên đấy không phải là ý kiến của ông bác sĩ Luca Gentile tốt bụng, ông cho là tôi có sức khỏe dồi dào và tánh tình vẫn vậy. Xin chúa cho tình trạng nầy kéo dài thêm vài năm. Không phải cho tôi, cho những lạc thú mà người ta có thể rút ra từ cuộc sống — ở tuổi tôi, tôi không thấy điều gì có thể chờ đợi trong phạm vì này, — nhưng bởi vì không có một ngày nào mà tôi không thấy có bằng chứng là nhả tôi đã không hoàn toàn lầm lẫn. Sự nghiệp của ông dầu cho ẩn tàng trong những viên đá của các kiến trúc hay trong con tim của người người, vẫn luôn luôn còn đó, và càng ngày càng có nhiều người khám phá ra rằng thật ra Mussolini đã làm điều tốt đẹp cho xứ sở nhiều hơn là những người kế tục ông. Vậy thì đấy chính là một niềm an ủi đã xoa dịu những ngày xưa cũ của tôi.

        Phải chăng là tôi đã nói như một đảng viên phát xít ? Chắc chắn là không phải, bởi vì ngay cả khi Benito ở trên tột đỉnh của vinh quang, tôi cũng vẫn tự coi trước hết là một phụ nữ Ý. Và ngày nay tôi vẫn vậy.   

        Vậy thì một phụ nữ Ý có thể mong ước điều gì ? Được sống càng lâu càng tốt để nhìn thấy tổ quốc hùng mạnh, sung túc và hòa bình.

        Sau Đệ Nhị Thế Chiến, tôi đã thích được nghe người Ý và những người lãnh đạo nói như sau biết bao : « Tốt lắm, tất cả những chuyện đó giờ đây đã chấm dứt, hãy kính trọng những người đã chết, nhưng hãy làm cách nào để cho người sống học hỏi được tất cả những gì tốt đẹp nhất, quảng đại nhất qua gương sáng của những người đã chết ». Thay vì điều đó, các chính đảng lại thích tiếp tục đào sâu hố chia rẽ sẵn có giữa người Ý hơn. Thay vì làm đường sá, xây dựng nhà cửa, phát động lại nền kinh tế của xứ sở, người ta lại để cho tình hình thêm ung thối và để cho trò mị chúng xáo trộn tất cả. Đến mức độ mà năm 1973, tại Ý, đôi khi người ta bắt buộc phải dùng các bưu tín viên tư, như trong thời kỳ trung cổ, để gửi một lá thư hơn là giao cho nhà bưu điện, bởi vì 99% là nó có may mắn đi mau hơn nếu như một cuộc đình công bùng nổ.

        Vậy thì, với tất cả những người đến thăm tôi, viết thư cho tôi, trẻ cũng như già, để xin một lời khuyên của tôi, để than phiền về tình thế hiện tại, để biểu lộ sự luyến nhớ thời gian qua, tôi xin nói : hãy nghĩ đến Tổ quốc trước hết. Hãy yêu nước Ý như mẫu thân mình bởi vì người ta sẵn lòng phỉ báng xứ sở mình, nhưng một khi ở nơi xa, người ta lại hối tiếc và thấy xứ sở mình đẹp hơn bất cứ xứ sở nào khác.

        Với tất cả những người ấy, những thanh niên được kích động bởi những ý tưởng cao cả và mãnh liệt, tôi, vợ của Mussolini, tôi xin nói: đừng quên rằng tất cả những gì quí vị làm, phải làm cho xứ sở quí vì, bởi vì xứ sở chính là gia đình, chính là bạn thân quí vị.

        Với những ai đang lãnh đạo nước Ý, dầu cho mang tên Lone, Andreotti, Fanfani, v.v... mà tôi biết hết trong thời niên thiếu, tôi xin nói: xin hãy quảng đại, hãy biết tha thứ. Hãy đoàn kết nhân dân Ý lại, và đừng để cho nhân dân xâu xé lẫn nhau. Ý quốc là một đứa trẻ lớn xác, thơ dại và tốt bụng, nhưng nó không thích bị giễu cợt.

        Với những người lãnh đạo các chánh đảng, cho dầu là thiên tả, là cực tả, là thiên hữu hay trung dung, tôi xin hãy suy nghĩ nhiều hơn đến nước Ý, Quốc gia đang cần tất cả những sức mạnh sống động này để đương đầu với một thế giới đã mất tất cả đạo đức và sự kính nể con người.

        Riêng phần các bậc làm cha mẹ, tôi khẩn khoản xin đừng thoái thác trách nhiệm của mình. Họ là nền tảng, là sự nâng đỡ những bước đầu tiên của con thơ. Nếu chúng không có sự giám hộ này, chúng sẽ vươn lên hỗn độn như thảo mộc bị bỏ hoang.

        Liệu một ngày nào đó Mussolini sẽ có một bức tượng tại quê hương của mình chăng? Để làm gì? Có một cái gì đó có tính cách an ủi hơn là một bút tượng: đó là kỷ niệm mà người ta để lại trong tim con người.

        Và nếu tôi phải nghĩ rằng tất cả những người ấy, người vô danh hay người có tiếng tăm vang dội, đã đến nghĩa trang nhỏ bé San Cassiano, tại Predappio, vì tò mò, thì biến cố tình cờ mà tôi đã trải qua cách đây vài năm lại chứng tỏ với tôi đếu trải ngược lại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Mussolini
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 10:59:26 am
 
        Đấy là năm 1969, một ngày chúa nhật. Tôi đến ăn trưa với vài người bạn trong một tiệm ăn tại Milano Marittima, một bãi tắm nhỏ trên biển Adriatique. Chung quanh một chiếc bàn kế bàn chúng tôi, chừng mười người đang tiệc tùng ồn ào, thỉnh thoảng lại hát một bài hát không còn làm cho ai nghi ngờ gì về chính kiến của họ: đấy là các đảng viên cộng sản. Biết tánh tôi khả nhạy cảm, những người đi theo tôi đã kiếm một chỗ khác, nhưng tôi trấn an họ: trời đẹp, tôi thoải mái, tôi sẽ không gây việc rắc rối.

        Chúng tôi đang dùng những món ăn chơi, thì một người trong bọn ngòi bàn kế bên lớn giọng:

        «Bất chấp tất cả những tên đã bị giết, bọn phát xít vẫn còn đông quá. Các anh sẽ thấy là người ta sẽ mau lẹ dựng tượng để tôn vinh Mussolini. Tính sổ lại thì chúng ta chỉ là một lũ ngốc».

        Nghe những lời này, cử chỉ tôi khựng lại, y có biết tôi là ai không ? Liệu y muốn kiếm chuyện rắc rối chăng ? Năm 1946, điều này còn quan niệm được : năm 1969, thì đó là một sự khiêu khích ngu xuẩn và vô cớ. Người hầu bàn dọn ăn cho chúng tôi cảm thấy rất phiền, đến kiếm những người láng giềng ồn ào của tôi và với lời lẽ xã giao anh ta giải thích cho họ rõ tôi là ai. Không khí im lặng đột ngột. Và trong lúc mà tất cả mọi cặp mắt đều hướng thẳng về tôi, một người rời khỏi bàn này và tiến về phía chúng tôi.

        «Bà là Bà Mussolini ? anh ta hỏi.

        — Phải, rồi sao ?

        — Vì tôi là một cựu dân quân.

        — Rồi sao ! Ông muốn chuyện ấy làm gì tôi đây ? Bộ ông quên là chiến tranh đã chấm dứt rồi hả ?

        — Tôi biết, nhưng tôi muốn được biết phu nhân của Benito Mussolini.

        — Xong rồi. Bày giờ xin ông vui lòng để cho tôi dùng bữa với các bạn tôi chớ !

        — Tôi không đến đây để mạo phạm, thưa bà. Trái lại, tôi đến để xin lỗi bà. Tôi đã là thành viên của lữ đoàn 52 Garibaldi.

        — A ! Ông là người cùng với những kẻ nấp dưới danh nghĩa thanh lọc đã giết đàn bà và trẻ con. Ông không thấy hổ thẹn về những điều đã làm ! Và dám đến trình diện trước mặt tôi, vợ của Mussolini à ! »

        Tôi gần như thét lên những tiếng sau cùng dẫu muốn dẫu không. Tôi run lên vì cơn giận chất chứa trong lòng. Tôi sống lại những cảnh kinh hoàng mà tôi đã sống năm 1945 sau khi nhà tôi chết. Tôi hình dung lại được người thanh niên bị thương ấy, vừa gào thét vừa chạy trốn khỏi một nhà thương và tôi thấy anh bị hạ như một con vật. Dầu cho được tất cả vàng trên thế giới, tôi cũng không bao giờ muốn nghĩ lại thời kỳ ấy.

        Người đàn ông nghiêng người về phía tôi, cầm lấy tay tôi đưa lên môi và vừa nhìn thẳng vào mắt tôi vừa nói :

        «Signora, trong kháng chiến người ta gọi tôi là Bill. Chính tôi đã nhận ra chồng bà trong chiếc cam nhông Đức tại Dongo. Chính tôi đã bắt ông xuống xe, lục soát ông, bắt giữ ông.»

        Tim tôi muốn ngừng đập. Trước mặt tôi đây và đang cầm tay tôi là người đã bắt nhà tôi đi những bước đầu tiên về phía cái chết rùng rợn của ông. Định mệnh lạ kỳ làm sao ! Thấy lại con người này hai mươi bốn năm sau. Chắc lúc đó anh ta còn trẻ lắm.

        «Tôi đã hỏi Mussolini có tiền không, lúc ấy ông nhìn ngay mặt tôi và trả lời tôi bằng một giọng nói bình tĩnh lạ lùng : « Anh có thể lục soát tôi, tôi chẳng có gì cả. Trong xe, tôi có một chiếc cặp cũng không có chứa đựng tiền bạc đâu, nhưng có những gì có thể cứu vãn được nước Ý : tài liệu». Thưa Bà, tôi đi kiểm chứng lại, quả thật như vậy, chồng bà bị bắt. Từ năm 1945, tôi không thấy tinh thần được yên ổn. Tôi luôn luôn nghe giọng nói của ông, và tôi vẫn còn thấy cái nhìn của ông hiển hiện trước mắt tôi. Thưa bà Mussolini, lúc ấy tôi mới có mười tám tuổi, giờ đây tôi đã trưởng thành, nhưng tôi không thế sống an ổn ngày nào mà bà chưa tha lỗi cho tôi. Sự tình cờ đã muốn chúng ta gặp nhau. Có lẽ đây là một dấu hiệu của định mệnh. Thưa bà, xin bà vui lòng... »

        Bẩy giờ trong bầu không khí yên lặng, nơi căn phòng của nhà hàng Milanơ Marittima nầy, hai mươi bốn năm sau thảm kịch, tôi làm dấu thánh giá trên trán người nghiêng về phía tôi, và tôi tha thứ cho người đã bắt Mussolini hôm trước ngày ông bị hành hình. Sống trong thù hận mà làm gì? Anh ta lúc ấy mời có mười tám tuổi.,.

VILL CARPENA                      
Tháng chín 1972 — Tháng tư 1973        
SAIGON, NOEL 1973.              

HẾT