Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 02:23:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự thật về X.30 (Tập 1+2)  (Đọc 56327 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 19 Tháng Mười, 2017, 03:52:49 am »

      
        - Tên sách: Sự thật về X.30
                         TIỂU THUYẾT TƯ LIỆU TÌNH BÁO trọn bộ 2 tập
                         Do chính tác giả viết lại cuốn "X.30 phá lưới".
                         X.30 phá lưới có thể xem tại : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=20907.0

        - Tác giả : Đặng Thanh

        - Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam và nhà xuất bản Văn hóa

        - Năm xuất bản : 1991

        - Số hóa : Giangtvx


« Sửa lần cuối: 22 Tháng Năm, 2018, 07:57:42 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2017, 07:41:36 am »

       
        Tưỏng nhớ Đồng chí T. D. T. (X. 30) và các Dồng chí trong Ban Quản ngoại Công an Trung bộ và Ban II Công an Thừa Thiên đã chiến đẩu, hy sinh thầm lặng.
Đ. T.         

GIỚI THIỆU

        Từ những năm đầu của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà văn Đặng Thanh đã phụ trách công tác tình báo phản gián ở Trung Trung bộ.

        Trong kháng chiến chống Pháp, anh là một trong số người lập ra Ban Phản gián. Từ sau ngày toàn quốc kháng chiến cho đến những năm đầu của thập kỷ 50 ở miền Trung Trung bộ, anh cũng là người duy nhất còn sống được Hồ Chủ tịch xét thành tích và tặng huân chương Kháng chiến hạng nhì đầu tiên trong toàn quốc, vì đã có công lớn trong việc xây dựng cơ sở ở vùng địch hậu và lập được nhiều chiến công. Thu được nhiều tài liệu quan trọng, đoạt được nhiều vũ khí và thu được nhiều kết quả trong công tác địch vận". (1949)

        Trong sự nghiệp chống Mỹ, anh đảm nhiệm Phòng Phản gián trong Cục Phản gián X. của Bộ Công an. Sau đó anh được chuyển sang ngành Tòa án Nhân dân được ủy ban Thường vụ Quốc hộị bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.

        Do những thành tích trên, nhà văn Đặng Thanh được tặng thương huân chương Chiến thắng hạng nhì, huân chương Kháng chiến hạng ba, huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, huân chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc và bằng khen của Chính phù về thành tích Công an.

        Người chiến sĩ phản gián tài ba Đặng Thanh, đồng thời lại là một nhà văn được đông đảo bạn dọc ái mộ.

        Cương vị công tác và sự lịch lãm trong cuộc đời đã giúp nhà văn sáng tác một loạt truyện tình báo phin gián như:CẨT VÓ (1967), X.30 LƯỚI (1976),TẤM BẢN ĐỒ (1983), ĐỌ sức (1986), LẦN THEO CHUỖI HẠT (1987), NỮ DIỆP VIÊN SAO CHĂMPA (1988), ĐI TÌM THẦN CHẾT (1989), LÁ THƯ VĨNH BIỆT CỦA JACQUELINE (1990)...

        Đọc truyện tình báo của nhà văn Đặng Thanh ta không thấy nhiều pha đánh đấm, bắn giểt như trong phần lớn các truyện tình báo Âu- Mỹ. Dưới cây bút của nhà văn hiện lên người tình báo Việt Nam hào hoa, phong nhã, vì thương dân đến dám coi thường tính mạng; đầy trí tuệ để dối phó với những tình huống tường như không sao thoát được; bên cạnh những éo le đau thắt của con người trước một bên là nhiệm vụ đối với Tổ quốc và bên kia là những tình cảm tan nát của con tim; những mất mát cá nhân không gì bù đắp nổi để hoàn thành nhiệm vụ Cách mạng. Đó là những trang hồi hộp qua những cuộc đấu trí, đấu lực có thật giữa chiến sĩ tình báo của ta chống màng lưới dày dặc của mật vụ, điệp báo dịch, CIA Mỹ, ngay tại sào huyệt của kẻ thù trên cuộc chiến đấu thầm lặng. Đó là những trang rung động se thắt trước bao nhiêu bi kịch nội tâm, vô vàn thảm cảnh xã hội trong vùng địch tạm chiếm mà nay, nếu không ai nhắc lại, thì thời gian sẽ sớm phủ lên lớp bụi lãng quên.

        Trái tim nào không ngậm ngùi khi đọc bức thư tuyệt mệnh của Vân Anh trong 'X.30 PHÁ LƯỚT' Ai gấp cuốn truyện lại mà nén được tiếng thở dài trước số phận của Jacqueline. Bao nhiêu bóng ma đằng sau các báo cáo thắng lợi. Năm 1976, quyển truyện X.30 PHÁ LƯỚI của Đặng Thanh xuất bản lần đầu với số bản in 200.000 cuỗn được đông đảo bạn dọc hoan nghênh nhiệt liệt; sau đó đã được tái bản. Đó là tiền thân của quyển tiểu thuyết tư liệu tình báo 'Sự THẬT VỀ X.30' mà các bạn có trong tay hiện nay, dày gấp đôi, chứa đựng nhiều tư liệu thật và mới mẻ mà tác giả đã tái hiện.

 
        Với tỉnh chân thật cao, cộng với bút pháp linh hoạt, 'SỰ THẬT VỀ X.30" đã đem lại cho bạn đọc sức cuốn hút ngay từ những trang đầu với những tư liệu trước nay chưa hề ai biết, ly kỳ và bất ngờ trong thực tế đấu tranh giữa ta và địch trên chiến trường thầm lặng.

        Với phương pháp làm việc khoa học, chuẩn mực, tác giả Đặng Thanh đã có những nhận định mới mẻ, có khác với những suy nghĩ của nhiều nhà văn, nhà báo về tính cách và đời tư của các nhân vật phản diện như Ngô Đình Diệm, Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Nhu, ...

        Cuốn truyện có trên một trăm nhân vật thật, trong số này có nhiều cán bộ và chiến sĩ công tác trong ngành Công an nhân dân đương thời và hiện nay một số vẫn còn sống. Kèm với câu chuyện, tác giả đã sưu tầm giới thiệu hình ảnh nhiều nhân vật chủ yếu như X.30, Vũ Long, vị hôn thê của Phan Thúc Định, Vân Anh, Tố Loan, Hồng Nhật, Trần Mai, ... và hình ảnh về gia đình Ngô Đình Diệm, Ba Cụt, Trịnh Minh Thế, vũ nữ Cẩm Nhung, người yêu của Hai Paul con trai Bảy Viễn, v.v...

        Trước những nhân chứng của lịch sử đã được tác giả trình bày, mô tả một cách sinh động, tiểu thuyết 'Sự THẬT VÊ X.30' làm cho người đọc thích thú, làm sống lại một giai đoạn đấu tranh quyết liệt giữa ta và địch qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến, đánh dấu sự trưởng thành của ngành Công an nhân dân phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng vô cùng hào hùng của dân tộc ta.

        Xin trân trọng giới thiệu với độc giả thân mến tác phẩm của nhà văn Đặng Thanh.


Giáo sư LÊ ANH TRÀ                     
Viện Trưởng VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT       
VIỆT NAM                             
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2017, 05:45:07 am »

         
PHẦN MỘT

BIẾN ĐỔI


1. PHAN THÚC ĐỊNH

        - Anh từ Nghệ An ra ? - Ngô Đình Nhu hỏi người.thanh niên có nước da trắng, dong dỏng cao ngồi trước mặt - Bác nhà có được khỏe không ?

        Gã buồn rầu trả lời :

        - Thưa ông, thầy tôi đã bị bọn Việt Minh sát hại. Chúng tịch thu hết tài sản, ruộng đất qui là của bóc lột. Mẹ tôi phải về nương nhờ bà con bên ngoại. Còn tôi, ở Huế ra.

        Ngô Đình Nhu giận dữ và tỏ vẻ bùi ngùi :

        - Bọn Việt Minh là thế. Từ nay anh là khách của tôi, anh Phan Thúc Định ạ ! Cụ Thượng1 nhà tôi với Cụ nhà anh vốn là bạn đồng liêu, anh cứ coi như đây là gia đình mình, công việc sau ta sẽ liệu.

        Thế là từ hôm ấy, ngày 4 tháng 3 năm 1946, Phan Thúc Định ở tại nhà Ngô Đình Nhu trong khuôn viên Thư viện Quốc gia Hà Nội.

        Tuy được giữ làm Giám đốc Thư viện Quốc gia nhưng Nhu vẫn ngấm ngầm mang một mối hận thù sâu sắc với Cách mạng và luyến tiếc không nguôi cái thời vàng son trước đây. Đồng lương giám thủ trước kia do Pháp trả rất hậu, vợ chồng Nhu ăn tiêu sung sướng thừa thãi. Trong nhà có người hầu kẻ hạ, ra khỏi nhà là có ô-tô. Cách mạng lên, những thứ đó không còn nữa. Chị vú, con sen cái hạng người quen nô lệ để sai khiến vậy mà đều trở thành những nữ cứu thương, y tá cho Việt Minh. Xe hơi thì chỉ dùng để đi công tác... Nhưng thực ra, đó chưa phải là nguyên nhân chính gây cho Nhu căm thù Cách mạng. Tin Ngô Đình Khôi - anh cả trong gia dinh họ Ngô - bị Việt Minh xử bắn ở huyện Phong Điền, làm cho Nhu bàng hoàng mấy ngày đêm. Sau đó không lâu, Nhu lại được tin Ngô Đình Diệm - người anh thứ ba của Nhu, bị bắt tại Đức Phổ (Quảng Ngãi). Nhu lo lắng Diệm cũng sẽ cùng chung số phận với Khôi và cái gia đình họ Ngô sẻ tiêu tan hết. Nào ngờ lại được cụ Hồ đánh điện bảo đưa ra Thủ đô cho Cụ gặp. Thế là Diệm thoát chết.

        Sáng hôm ấy, sau khi dặn người nhà bố trí cho Phan Thúc Định một cản phòng, Nhu đi lễ Nhà thờ Hàng Bột, gặp Diệm. Nhu kể chuyện Phan Thúc Định đến nhà cho biết tin bố anh ta là Cụ Tuần Ngân không còn nửa. Diệm sửng sốt :

        - Lạy Chúa ! thật à !

        - Vâng, đúng rứa đó anh.

        Diệm trầm ngâm một lúc rồi ngước lên nhìn Nhu :

        - Chú đã thấy đó, anh Khôi chỉ vì trước đây đàn áp bọn phiến loạn Cộng sản nên bị Việt Minh trả thù. Còn Cụ Ngân trong thời kỳ làm Tuân vũ Hà Tĩnh giết quá nhiều người và làm lắm chuyện thất đức nên không tránh khỏi bàn tay của Việt Minh Cộng sản. Còn tui vì "liêm khiết", "treo án từ quan" nên được Cụ Hồ Chí Minh lượng thứ, nhờ đó mới thoát. Tuy vậy, mỗi ngày còn ở đây là một ngày như "cá nằm trên thớt". Chú xem cách nào liên lạc với người Pháp nhờ họ giải cứu cho tui được không?

        Ngô Đình Nhu cắn môi suy nghĩ. Điều Diệm vừa nói ra, không phải là Nhu chưa tính tới. Ngay từ khi đại quân Pháp của tướng Lơ-cờ-lác (Leclerc) đến Hà Nội, Nhu đã bí mật bắt liên lạc với Phòng Nhì và có lần đề nghị với viên chỉ huy Pháp tìm cách cứu Ngô Đình Diệm. Thời kỳ đó, Diệm còn ở Bắc Bộ phủ, khó bề thực hiện, nên viên chỉ huy Phòng Nhì Pháp hẹn khi nào có cơ hội thuận tiện sẽ ra tay giúp đỡ. Bây giờ, phải chăng là cơ hội đã đến. Nhu bèn thú nhận :

        - Thưa anh, em đã bắt liên lạc với Phòng Nhì Pháp và củng đã tính đến chuyện nhờ họ bố trí đưa anh ra nước ngoài, nhưng chưa gặp thời cơ. Nay nhân dịp anh đã được về ở đây2, lại có thêm thằng Phan Thúc Định, để em bàn việc này với họ xem sao.

        Diệm có vẻ hớn hở, gật gù :

        - Rứa mà bây giờ chú mới cho tui biết. Việc ni quan trọng lắm. Chú phải bàn thật kỹ với họ. Và nói với Định đến gặp tui mau lên hí. Phải giữ kín đừng cho thêm ai biết, chú nhớ hí !

        Thư viện Quốc gia ở phố Tràng Thi khách đến đọc rất đông. Lợi dụng kẻ vào người ra, Ngô Đình Nhu hẹn gặp bọn gián điệp nước ngoài. Hôm ấy, qua một phụ nữ lai Pháp, Nhu gửi Phòng Nhì một bức thư yêu cầu bố trí cho Phan Thúc Định vào thành gặp tướng Moóc-li-e (Morlière) đề nghị giúp Diệm trốn ra nước ngoài.

        Được gặp tên tướng khét tiếng của Pháp, Định đưa thư của Diệm gửi với những lời thống thiết cầu xin cứu mạng. Đọc xong thư Moóc-li-e gọi viên sĩ quan chỉ huy Phòng Nhì đến bàn kế hoạch cứu Diệm và giao Định cho hắn để thực hiện kế hoạch quan trọng này.

        Ba hôm sau, đêm 4 tháng 2 âm lịch - trời tối như mực vẫn còn rét ngọt, Phan Thúc Định ngồi trên một chiếc xe hơi nhà binh Pháp, đi đến chỗ quy định đón Ngô Đình Diệm, đưa thẳng vào doanh trại quân đội Pháp trong thành. Việc giải thoát cho Diệm trót lọt. Và cũng bắt đầu từ đêm hôm ấy, Định trở thành nhân viên của Phòng Nhì Pháp.

----------------
        1. Ngô Đình Diệm có thời kỳ làm Thượng thư Bộ lại của Nam triều. Trong gia đình thường gọi Diệm là "Cụ Thượng". (T. G)

        2. Theo lời thỉnh càu của Ngô Đình Diệm, Hồ Chủ tịch chấp nhận cho Diệm được vào ờ hẳn trong nhà thờ Thiên chúa giáo ở phố Hàng Bột, hồi ấy do một cố đạo người Pháp tên là Denis PAQUETTE QUÝ cai quản. (Tác giả).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2017, 10:53:58 pm »


        Từ đó, với danh nghĩa là một công chức của Thư viện Quốc gia, được Ngô Đình Nhu cấp giấy chứng nhận, Phan Thúc Định ngang nhiên sống ở Thủ đô, thu thập tin cho bọn tình báo quân đội Pháp.

        Một hôm, Ngô Đình Nhu ngỏ ý nhờ Định mang một bức thư về Huế gửi cho Khâm mạng Drapier, Nhu nói :

        - Vừa rồi tôi nhận được của Đức Khâm mạng Tòa Thánh một bức thư cho biết sắp tới Ngài sẽ tổ chức một Hội nghị bàn công việc Giáo hội liên quan đến ba xứ Trung - Nam - Bắc. Ngài mời tôi về dự. Nếu tôi không đi được, thì cử người mang thư về cho Ngài. Anh xem, tôi lấy lý do gì để đi và vị tất công an Việt Minh đã cho đi. Bởi vậy, tôi nhờ anh giúp việc này nhé!

        Phan Thúc Định, suy nghĩ rồi trả lời từ tốn :

        - Thưa ông, được ạ !

        Ngô Đình Nhu xoa tay, mỉm cười :

        - Tôi biết, chỉ có anh mới giúp tôi được việc này. Công việc này không kém phần quan trọng như lần anh đưa Cụ Thượng vào thành đâu.

        - Thưa ông, - Phan Thúc Định hỏi - Cụ lớn nhà ta hiện nay ở đâu, sức khỏe Cụ có được an khang không ?

        - Sau khi được người Pháp đưa sang Hồng Kông, Cụ Thượng sang Nhật Bản thăm Ngài Kỳ Ngoại Hầu1. Rồi đi đâu tôi chưa rõ.

        - Cầu Chúa ban phúc lành cho Cụ lớn - Phan Thúc Định nói với vẻ tôn kính - Mong sao Cụ lớn chóng trở về !

        - Tôi cũng mong thế, sao cho đất nước sớm được thoát nguy - Nét mặt Ngô Đình Nhu đanh lại, hắn rít qua kẽ răng -  mà có nhất thiết phải đợi cho đến ngày Cụ Thượng về không ? Không, không nên như thế ! Ngay từ bây giờ nếu làm được bất cứ việc gì xét thấy có hại dù lớn, dù nhỏ cho Việt Minh, thì ta phải làm không ngần ngại. Như công việc anh đang làm cho Phòng Nhì Pháp là rất tốt.

        - Dạ, tôi củng xác định như thế và nguyện làm hết sức mình để sớm trả mối thù nhà, cho hương hồn ông cụ tỏi được ngậm cười nơi chín suối !
       
        Ngô Đình Nhu lấy một bức thư dán kín, đưa cho Phan Thúc Định :

        - Theo lời Đức Khâm mạng viết trong thư, thì Ngài sẽ chủ tọa cuộc Hội nghị quan trọng này... Có đại biểu các Địa phận, các Xứ về dự. Tại cuộc họp, Ngài truyền đạt Thông điệp luân lưu của Tòa Thánh và sau đó sẽ bàn kế hoạch chống phá lâu dài bằng cách nào cho hữu hiệu nhất. Tôi không đi được là một điều đáng tiếc. Nhờ anh trình lên Đức Cha lá thư này. Trong thư tôi có góp một số ý kiến và giới thiệu anh với Ngài.

        Phan Thúc Định đón bức thư và cẩn thận cho vào túi áo, cúi đầu chào Ngô Đình Nhu.

        Ngô Đình Nhu nắm tay Định nhìn thẳng vào mắt người thanh niên như muốn dò xét điều gì - Rồi hỏi với giọng thân mật :

        - Ở Huế, anh còn ai thân tình như bà con cô bác không?

        Phan Thúc Định trả lời :

        - Thưa ông, người thân trong họ hàng thì không còn ai. Nhưng... - Định đỏ mặt áp úng, trước mắt thoáng hiện người thiếu nữ gương mặt trái xoan, dáng người thon thả, tính tình thùy mị - ... Có một người không rõ còn ở Huế không ?

        - Anh có thể cho tôi biết người đó là ai được không ?

        - Thưa, đó là vị hôn thê của tôi.

        Ngô Đình Nhu cười khẽ :

        - Cô ấy con ai, có trong dòng dõi hoàng tộc không ?

        - Dạ, cô ta con gái út của Cụ Án Sát2 Trần, người huyện Hải Lăng ạ.

        - Cụ Án Sát Trần - Nhu gần như reo lên - Con gái nhà ấy được lắm. Cụ Án Sát Trần được đào tạo ở trường Hậu Bổ3 sau "Cụ Thượng" một khóa.

        Rồi Nhu hỏi tiếp :

        - Mới yêu hay là đi hỏi rồi ?

        - Dạ, hai gia đình đã đi lại hơn một năm rồi - Định thở dài - Thời thế đã đổi thay, không rõ lòng dạ người ấy như thể nào !

        - Đó là anh suy nghĩ về cô ta. Còn riêng mình anh thì sao? - Ngô Đinh Nhu hỏi ?

        - Thù nhà nợ nước canh cánh bên lòng. Ông bảo tôi còn lòng dạ nào mà nghĩ đến chuyện vợ con nữa.

        - Phải, anh nghĩ vậy là tốt. Cứ để chuyện riêng tư đó đã, sau này ta sẽ tính... - Ngô Đình Nhu hạ giọng tiếp - Tôi khuyên anh đi chuyến này cần hết sức giữ bí mật, không để ai được biết việc anh cầm bức thư của tôi vào cho Đức Khâm mạng ở Phú Cam. Do đó, tôi đề nghị anh tuyệt đối không đến nhà thăm cô áy...

        - Thưa ông, tôi hứa làm đúng theo lời ông dặn.

        Ra khỏi nhà, Phan Thúc Định thong thả theo đường bờ hồ Hoàn Kiếm về nhà. Cản phòng thuê ở gác hai phó Hàng Gai của một bà cụ già trên sáu mươi tuổi. Bà cụ góa chồng ở với một đứa cháu bé gái ở tầng dưới.

        Trông thấy Định, bà cụ chủ nhà niềm nở :

        - Hôm nay cậu đi làm vè sớm thế ?

        - Thưa cụ, hôm nay cháu mệt xin phép ông giám đốc về sớm một chút.

-----------------
        1. Chỉ Cường Để - Một ông Hoàng nhà Nguyễn lưu vong.

        2. Chức quan trông coi việc hình trong một tính, dưới thời nhà Nguyên.

        3. Trường đào tạo các chức quan Nam triều thời Pháp thuộc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2017, 11:37:03 pm »


        Định trả lời qua loa rồi bước lên cầu thang vào phòng. Căn phòng rộng mỗi chiều chưa đến năm mét, chỉ kê một cái giường gỗ, một cái bàn làm việc cạnh cửa sổ và một chiếc ghế tựa. Định đến ở đây thấm thoát đã được ba tuần lễ mà tuyệt nhiên không một bạn bè lui tới. Hàng ngày hai buổi, Định đi về đúng vào giờ giấc của những viên chức làm việc ở cơ quan Nhà nước, để che mắt những người xung quanh. Tuy nhiên, nếu có cặp mắt bí mật nào theo dõi thì dễ nhận ra Định không đến một cơ quan nào cả, mà bắt gặp anh thường hay lảng vảng những nơi có doanh trại Vệ Quốc quân, các trụ sở Tự vệ cứu quốc và các nhà máy trong và ngoại ô thành phố. Đến tối, Định làm báo cáo và vẽ sơ đồ các địa hình, địa vật những nơi đó, để sáng hôm sau đi đến một địa điểm được quy định trước, trao lại các tài liệu đã điều tra cho một nhân viên Phòng Nhì Pháp.

        Lúc này cửa sổ đóng kín và Định cũng chẳng bật đèn, trong phòng tối lờ mờ. Anh ta cởi áo, kéo ngăn bàn ra lấy hai viên thuốc an thần rồi rót nước uống. Xong, Định nặng nề buông người xuống chiếc giường.

        Hai viên thuốc an thần làm dịu bớt thần kinh, lúc đầu Định nghĩ đến cảnh thơ ấu của mình sống trên chăn, dưới đệm, có kẻ hầu người hạ, được bố mẹ quý như ngọc như vàng. Lớn lên được cho ra Hà Nội ăn học, thi đậu vào trường Luật, tưởng rồi đây tốt nghiệp sẽ theo con đường hoạn lộ của bố, tha hồ làm giàu, mà lại có thêm quyền uy. Nào ngờ, Cách mạng Tháng Tám nổ ra làm tan biến giấc mộng làm quan của Định. Cả nước đổi đời, cả dân tộc đổi đời. Mọi việc đều hoàn toàn khác trước. Định hằn học nhìn những cuộc biểu tình của dân lao động khắp thành thị thôn quê. Đùng một cái, người ta lôi bố Định ra trước một phiên tòa được thành lập ngay trong địa phương, chủ tọa phiên tòa là một anh nông dân trước Cách mạng làm thuê cho gia đình Định, sau ngày khởi nghĩa thành một cán bộ chính quyền Cách mạng. Những người nông dân đã đứng ra vạch tội của bố Định. Tội của bố Định gây ra suốt mười lăm nảm là rất lớn, dân quanh vùng ai cũng biết. Phiên tòa được tiến hành đàng hoàng và kết thúc bằng một bản án tử hình. Dân chúng hò reo ủng hộ người xử án. Định rụng rời, tường chết theo bố. Nhưng tỉnh lại Định rít qua kẽ răng : "Sẽ có ngày xích cổ hết chúng mày". - Sau đó, Định rời bỏ quê nhà vào Huế tìm đến nhà một số quan lại cũ vốn là bạn bè của bố, để nghe ngóng tình hình. Một số trong bọn này khuyên Định nên đi gặp "Cụ Ngô" đang ở Hà Nội may ra có ngày vinh hiển. Thế là Định ra di...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2017, 08:37:12 pm »


2. BÍ MẬT TRONG TÒA KHÂM MẠNG PHÚ CAM

        Theo tài liệu lịch sử giáo đường Phú Cam được dựng trên một cánh đồi, nằm về phía tả ngạn con sông Hương, từ thời Chúa Ninh Vương Nguyễn Phước Trú (1725 - 1738). Đến năm 1750, Phú Cam bị Chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát đập phá. Đến đầu thế kỷ thứ 19, sau khi Gia Long làm vua, nhà thờ lại được dựng trên nền của giáo đường đổ nát. Nhà thờ Phú Cam tồn tại cho đến nay, do các giáo sĩ của Hội ngoại quốc truyền giáo cai quản1.

        Khâm mạng Đờ-ra-pi-ê có quốc tịch Bỉ, là một giáo sĩ của Hội ngoại quốc truyền bá đạo Thiên chúa, được Tòa Thánh Va-ti-căng cử sang truyền đạo chăn dắt con chiên ở Đông Dương từ những năm đầu của thập kỷ 20 đã trên sáu mươi tuổi. Ông ta không cao lớn như những người phương Tây khác, nhưng nước da hồng hào, râu tóc bạc trắng trông rất đẹp lão. Hàng ngày Đờ-ra-pi-ê mặc một chiếc áo chùng màu tím, cùng màu áo của nữ học sinh trường Trung học Đồng Khánh.

        Đờ-ra-pi-ê có một đàn con nuôi người bản xứ, đủ lứa tuổi, thường đến gặp ông ta tại ngôi nhà riêng đồ sộ nằm vè phía bên trái nhà thờ. Theo dư luận vào thời kỳ ấy, Đờ-ra-pi-ê là một người đàn ông mắc chứng bệnh mà chỉ có một số người phương Tây chấp nhận2 và vì vậy ông ta thích nhận làm cha nuôi một số nam thanh niên.

        Sáng hôm ấy, sau khi điểm tâm xong, một người nữ tu già vào báo với ông có một thanh niên xin yết kiến. Đờ-ra-pi-ê hỏi: "Lạ hay quen ?" Người nữ tu già trả lời : "Bẩm Đức Cha, họ ở Hà Nội mới vô có thư giới thiệu". Ông ta suy nghĩ một lúc rồi nói : "Con đưa nó vô đây".

        Ba phút sau có tiếng gõ cửa. Đờ-ra-pi-ê đáp :

        - Cho vào !
 
        Người nữ tu già mở rộng cánh cửa. Một thanh nién dong dỏng cao từ tốn trong bộ âu phục màu tráng, bước vào.

        Người thanh niên cúi đầu lễ phép chào Đờ-ra-pi-ê :

        - Thưa Đức Cha, con xin kính chào Đức Cha.

        Người nữ tu già im lặng bước ra, sau khi khép cánh cửa phòng lại.

        Đờ-ra-pi-ê chỉ khẽ gật đầu mà không trả lời. Ông ta nheo mắt nhìn người lạ như có ý hỏi anh ta muốn gì. Hiểu ý, người thanh niên lấy trong túi áo ra chiếc phong bì dán kín trong đó có bức thư của Ngô Đình Nhu kính cẩn đật lên bàn.

        Đờ-ra-pi-ê cầm tấm danh thiếp, lật phía sau đọc mấy dòng chữ của Ngô Văn Hân viết bằng tiếng Pháp :

        "Thưa Đức Cha tôn kính,

        Con xin giới thiệu người bạn thân của con là Phan Thúc Định vừa ở Hà Nội vô, đến yết kiến Đức Cha.


Con cùa Đức Cha.           
Kỷ tên : Ngô Văn Hân3       

        Đọc xong, Đờ-ra-pi-ê ngước lên nhìn Định với đôi mắt dò xét nghiêm ngặt, Định đứng vòng tay nhìn ông, tỏ vẻ cung kính của một kẻ bè dưới. Ông đưa tay chỉ chiếc ghế trước bàn :

        - Cho phép con ngồi.

        Phan Thúc Định khẽ nâng lùi chiếc ghế dịch sang một bên, và ngòi xuống.

        Đờ-ra-pi-é xé chiếc phong bì lấy ra lá thư của Ngô Đình Nhu. Thư viết bằng tiếng Pháp như sau :

        "Kính lạy Đức Cha,

        Con có nhận được thư của Đức Cha gọi con về Huế để nghe Đức Cha truyền thụ Thông điệp cứa Tòa Thánh. Con rất tiếc không thể về được để cùng với các đạo hữu con trên tinh thần "Phụng sự Chúa" cùng nhau bàn bạc tìm phương cách đối phó với Cộng sản vô thần.

        Được Đức Thánh Cha4 quan tâm lo nghĩ và có Đức Cha hằng giúp đỡ, là nguồn động viên cổ vũ lớn lao khiến cho chúng con rất đỗi cảm kích. Đây là một sứ mệnh cao cả thiêng liêng mà Chúa đã trao cho mỗi tín đồ Công giáo Việt Nam chúng con có trách nhiệm phải làm tròn. Ngày nay ở trên thế gian này, Cộng sản là kẻ thù của những người theo đạo Thiên Chúa cũng như ngày xưa người Do Thái đối xử với Chúa Ki-tô. Bởi vậy; trong trận chiến đấu này, chúng con nguyện hết lòng "Tử vì Đạo" để làm sáng danh Chúa.

        Con xin cầu Chúa ban phép lành cho Đức Cha, để Dức Cha lèo lái con thuyền Giáo hội qua khỏi cơn bão táp vô thần dang tràn qua bán đảo Đông Dương khốn khổ này, để sớm trở về nước Chúa.

        Nhân tiện dây, con xin giới thiệu với Đức Cha người cầm bức thư đến gặp Đức Cha là : PHAN THÚC ĐỊNH. Định là người tin cẩn của con. Bố anh ta là Cụ Tuần Ngân, trước kia là bạn làm quan với anh Diệm con, mới bị Việt Minh sát hại. Gia đình không còn ai nên anh ta đã tìm đến nhờ con giúp dỡ.

        Thưa Dức Cha, một lần nửa con cầu Chúa ban phép lành cho Đức Cha dược an khang trường thọ.


Con của Đức Cha,           
Ký tên : Ngô Đình Nhu."       

-------------------
        1. Pierre Pigneau de Béhaine, tức Évêque d’ Adran (Bá Đa Lộc) là giáo sĩ của Hội này.

        2. Bệnh đồng tính luyến ái.

        3. Ngô Văn Hân : giáo sư dạy trường Khải Định. Bí thư Việt Nam Quổc dân Đảng tính Thừa Thiên vào những năm 1945-1946.

        4. Chỉ Giáo hoàng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2017, 08:21:19 pm »


        Đờ-ra-pi-ê đọc xong nhưng vẫn cầm lá thư trong tay, nhìn Phan Thúc Định rồi hỏi :

        - Con vô bằng chi ?

        - Thưa Đức Cha, con đi chuyến xe lửa đêm.

        - Lấy vé có khó không ?

        - Thưa Đức Cha, cũng dễ thôi ạ.

        - Có bị ai hỏi han chi không ?

        - Thưa Đức Cha, lúc ra cửa ga có người hỏi giấy. Ai có đủ giấy tờ thì được đi.

        - Cơ quan nào cấp giấy cho con ?

        - Thưa Đức Cha, ông Nhu lo cho con tất cả.

        Vừa nói, Định lấy trong chiếc ví ra tờ giấy chứng nhận là nhân viên Thư viện Quốc gia và cái thẻ thông hành của Công an cấp đưa cho Đờ-ra-pi-ê xem.

        Ống ta nhìn chiếc ảnh trong chứng minh thư, rồi liếc nhìn Phan Thúc Định, mỉm cười :

        - Trông con khôi ngô lắm ! Con đã có gia đình chưa ?

        Phan Thúc Định đỏ mặt :

        - Thưa Đức Cha, con chưa nghĩ đến.

        Đờ-ra-pi-ê ra vẻ tò mò :

        - Vì sao ? Con hãy nói cho Đức Cha nghe.

        - Thưa Đức Cha, thời kỳ còn đi học con chỉ biết học sao cho thi đỗ sau này ra làm quan, lúc đó sẽ có vợ đẹp, tiền nhiều. Vì thế, con chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình. Còn bây giờ lại khác, thù nhà chưa trả, con không thấy thích thú gì nghĩ đến chuyện yêu đương.

        Đờ-ra-pi-ê hỏi sang chuyện khác :

        - Thời kỳ thầy con làm quan đã trị nhậm ở những nơi nào?

        - Thưa Đức Cha, thày con xuất thân ở trường Hậu Bổ ra làm tri huyện Phú Lộc, rồi tri phủ Triệu Phong, nhờ có công đốc thuế, bắt phu đưa sang Tân Thố Giới1 cho các quan Tây nên bốn năm sau được thăng chức Tuần vũ Hà Tĩnh.

        - Năm thầy con về trị nhậm ở Hà tĩnh con mấy tuổi ?

        - Thưa Đức Cha, thời kỳ này con lên sáu.

        - Như vậy năm nay con hai mươi tuổi ?

        - Thưa Đức Cha, vâng ạ.

        - Mẹ con giờ ở đâu ?

        Phan Thúc Định chớp mau mắt, giọng nói xót xa :

        - Thưa Đức Cha, sau ngày thầy con bị Viột Minh sát hại thì nhà cửa, ruộng đất cũng bị tịch   thu sạch. Mẹ con phải chạy về Anh Sơn2, nương nhờ nhà cậu ruột con. Đã mấy   tháng nay biệt vô âm tín.

        - Vô đây con ở nhà ai ?

        - Thưa Đức Cha, ở Huế còn có một số bạn bè quen biết cũ của thầy con, nên con tìm đến.

        - Người ta có hỏi con vô đây làm chi không ?

        - Thưa Đức Cha, có. Con nói con vô chơi và giấu chuyện thầy con đã mất.

        Đờ-ra-pi-ê thong thả đút lá thư vào ngản bàn, lấy thuốc lá ra hút. Ỏng ta trầm ngâm suy nghĩ một lúc, rồi chậm rãi nói :

        - Ta thấy hoàn cảnh của con thật đáng thương. Nhưng ngặt một điều là con không theo đạo, nên có khó cho ta. Vậy, con hãy chờ đến ngày kia, khi đoàn đại biểu của địa phận Hà Nội vô, ta hỏi xem nếu họ chịu thì ta xin cho con là đại biểu không chính thức của Hội nghị sắp tới. Giờ đây, con trở về nhà quen, nhớ tuyệt đối không được nói cho ai biết là con đã đến gặp ta. Nếu có người quen hỏi, thì con cứ trả lời với họ như con vừa trả lời cho ta.

        Phan Thúc Định "dạ”, rồi với giọng cung kính, anh hỏi :

        - Thưa Đức Cha, con còn có dịp nào được phép trở lại đây hầu Đức Cha không ạ ?

        Đờ-ra-pi-ê vui vẻ :

        - Ba ngày nữa con hãy đến cũng vào giờ này, để ta cho con biết điều mà ta sẽ quyết định.

        Nói xong, Đờ-ra-pi-ê đứng lên. Phan Thúc Định cũng đứng dậy cúi đầu chào, rồi lặng lẽ bước ra.

        Đúng ba ngày sau, Phan Thúc Định trở lại gặp Đờ-ra-pi-ê.

        Cũng như hai lần trước, khi đưa Phan Thúc Định vào, người nữ tu già khép cánh cửa phòng, rồi im lặng bước ra.

        Phan Thúc Định cúi đầu lễ phép :

        - Thưa Đức Cha, con có việc xin được trình bày lên Đức Cha.

        - Việc chi con cứ nói.

        - Con vừa đến thảm anh Hân3, được anh ấy cho biết ở Hà Nội ông Nhu bị công an Việt Minh gọi đến chất ván và đã bị cách chức Giám đốc Thư viện Quốc gia.

-------------------
        1. Tân Thế Giới : Nouvelle Calédonie, một hòn đảo thuộc Pháp ở miền Nam Thái Binh Dương.

        2. Một huyện miền núi trung du của tỉnh Nghệ An.

        3.  Ngô Văn Hân, tốt nghiệp đại học dạy môn Văn ờ trường Khải Định (nay là trường Quốc Học) ở Huế Hân là người sáng lập ra Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Thừa Thiên trong những năm đầu của thập kỷ 40.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2017, 11:04:30 pm »


        - Chuyện Nhu thôi làm Giám đốc Thư viện Quốc gia thì ta chưa rõ. Nhưng hôm trước, phái đoàn Hà Nội cho ta biết Ngô Đình Diệm đã trốn thoát ra nước ngoài. Nay Nhu bị Việt Minh gọi ra chất vấn chắc cũng vì việc đó.

        - Thưa Đức Cha, nếu thế thì bất lợi cho ông Nhu và ... cả cho con nữa.

        - Sao lại bất lợi cả cho con ?

        - Thưa Đức Cha, việc ông Diệm trốn ra nước ngoài là nhờ có người Pháp, nhưng trong đó có một phần con giúp sức. Rồi đây, con e rằng công an Việt Minh sẽ khám phá ra nội vụ, ắt hẳn thế nào con cũng bị Việt Minh bắt. Lại thêm, cũng theo anh Hân, thì vừa qua, sau khi họp xong các đại biểu ra về có nhiều vị bị bắt ở dọc đường, và anh sợ cho con nay mai trở về Hà Nội không khéo cũng sẽ bị bắt; bởi lẽ con được Đức Cha cho phép dự Hội nghị với tư cách là đại biểu không chính thức của đoàn Hà Nội.

        Đờ-ra-pi-ê ra chiều suy nghĩ, một lúc sau ông nói :

        - Ta có nghe những chuyện bắt bớ tra khảo và đã gửi "Thư Luân Lưu" nhắc Cha xứ các địa phận bằng mọi cách phải cứu những tín đồ. Riêng đối với con, ta nghĩ rồi đây cũng có thế bị công an Việt Minh bắt, nếu chúng biết con có mặt trong cuộc họp. Vậy con có ý kiến chi cho ta biết.

        - Thưa Đức Cha, bị bắt thì con không sợ. Chỉ tiếc rằng thù nhà chưa trả nên con chưa yên, Việt Minh cộng sản là kẻ thù không riêng gì đối với Chúa, mà hết thảy những ai bị ruồng bỏ, bị   mất người ruột thịt như con, nên không thể chung sống với chúng được. Con cúi xin Đức Cha cứu vớt con.

        - Bằng cách nào con thử nói xem ?

        - Hiện nay, quân đội Pháp đã có mặt ở trong thành phố. Nhờ Đức Cha nói với họ giúp con lánh khỏi nơi đây bằng phương tiện riêng của họ. Chỉ có họ mới làm được việc này. Con xin đội ơn Đức Cha.

        Đờ-ra-pi-ê lại nhìn Định với cặp mát dò xét. Trông anh ta còn trẻ tuổi, nhanh nhẹn và đặc biệt là có mối thâm thù đối với Cách mạng nên tỏ vẻ hài lòng.

        - Nếu con đã có quyết tâm như thế thì để đến chúa nhật này gặp tướng Lơ-bờ-rít1 ta sẽ nói cho. Đúng trưa ngày chúa nhật con hãy đến đây, ta sẽ cho biết kết quả.

---------------
        1. Lebris, thiếu tướng chỉ huy lực lượng quân Pháp kiêm chức Ủy viên Cộng hòa, đại diện cho nước Pháp ở Trung phần Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2017, 06:22:02 pm »


3. NĂM NĂM SAU

        Ngô Đình Diệm xem rát kỹ chiếc ví mà Lên-sđên1và Phi-sin2 trao cho. Lên-sđên nói :

        - Tất nhiên chúng tôi đã xem kỹ. Bây giờ xin mời ông, sau đó xin ông hoàn lại cho chúng tôi. Vài ngày nữa Sở Cảnh sát Nữu Ước sẽ điện báo tin đã tìm được và sẽ trả lại cho chủ nhân của nó.

        Chiếc ví bằng loại da cừu mềm đắt tiền, sản xuất ở Pháp. Trong ví có một số đô-la, một số phơ-răng Pháp, mấy cái danh thiếp in kiểu chữ nhã rất đẹp.

PHAN THÚC ĐỊNH
Tiến sĩ Luật

        Diệm lẩm bẩm :

        - À, ra anh chàng đã đỗ tiến sĩ luật, khá đó.

        Một cái hộ chiếu của Định được cấp từ Pháp cho phép nhập cảnh nước Mỹ. Một cái ảnh Định đứng cạnh chân tháp Ép-phen. Tất cả những thứ ấy, Diệm không chú ý tới. Nhưng có hai vật, Diệm cứ mải miết ngắm nghía, cầm mãi trên tay. Một là bức bưu ảnh màu in hình Đức Bà Ma-ri-a, đề in rõ tại nhà in riêng của Va-ti-căng. Đức Bà bồng Đức Chúa Hài Đồng trên tay, mặt phúc hậu đẹp dịu dàng, cặp mắt đượm buồn đầy thương yêu, chung quanh người tỏa hào quang. Nét vẽ trau chuốt, sinh động khiến người ta nhớ những bức họa của Lê-ô-na đơ Vanh-xi3. Đây không phải là bức bưu ảnh thường. Vừa nhìn thấy, Diệm biết ngay đây là của Đức Cha anh, Ngô Đình Thục. Người cầm bức ảnh ấy - chỉ anh em Diệm mới hiểu riêng với nhau thôi - là người đã được Ngô Đình Thục thẩm tra rồi và tin cẩn được. Ngô Đình Diệm là người rất tin ờ C.I.A, nhưng lại tin anh em ruột mình hơn cả C.I.A. Diệm biết anh mình là Ngô Đình Thục, có cả một màng lưới tai mắt tay chân riêng rộng lớn mà nhiều lần Phòng Nhì Pháp ở Việt Nam đã phải nhờ vả. Đức Chúa Giê-su dạy các tông đồ rằng : "Được cả và thiên hạ làm gì nếu mà mất nước thiên đàng ?". Giám mục Ngô Đình Thục thì "nước thiên đàng" không trọng bằng "nước hạ giới" nên Người "tinh” việc đời lắm. Người đã giao cho Định bức bưu ảnh Đức Bà Ma-ri-a này.

        Vật thứ hai là một cái thẻ ngà. Khi đưa ví cho Diệm, cả Lên-sđên và Phi-sin cũng không hiểu vật đó là gì ? Diệm phải giải thích cho hai tên Mỹ hiểu : Đây là cái thẻ của Nam triều ban cho các quan lại, trên ghi chức tước, phẩm ngạch đế treo ở ngực bên trái chiếc áo dài.

        Chiếc thẻ ngà có khắc dòng chữ nhỏ bằng chữ Hán sơn đỏ. Vốn của người đồng liêu Phan Thúc Ngân đã quá cố. Phan Thúc Định vẫn giữ những di vật một thời làm quan của cha. Anh ta thật là một người con chí hiếu. Những người như thế này làm sao quên được mối thù của Cộng sản đối với gia đình mình? Những người như thế này sẽ là cộng sự rất đắc lực cho ta đây. Bức bưu ảnh của Đức Cha anh Ngô Đình Thục và cái thẻ ngà của cha mà anh ta còn trân trọng như một báu vật này đủ cho ta hiểu con người ấy như thế nào rồi. Các ông C.I.A nhiều khi cũng quá cẩn thận. Người Mỹ làm thế nào lại có thể hiểu được người Việt Nam bằng người Việt Nam, bằng ta.

        Cái thẻ ngà vẫn đặt trên bàn tay béo múp và ngắn ngủn của Diệm. Ở giữa cái nước Mỹ xa xôi, cái vật lạc loài này tự dưng làm cho Diệm xót xa nhớ tới dĩ vãng bạc vàng. Nhìn cái thẻ ngà, Diệm như nhìn thấy quá khứ sống lại. Chỉ riêng việc Phan Thúc Định trân trọng giữ gìn cái thẻ ngà này đủ làm cho Diệm ưu ái Định hơn lên.

        Có tiếng chuông reo khẽ ở đầu buồng, báo hiệu có người đến gặp Diệm. Diệm xếp tất cả các vật vào chiếc ví như cũ, mở khóa tủ áo của mình cất chiếc ví vào. Trường Đại học Mi-si-gân dành riêng cho Diệm hai buồng rộng : buồng ngủ có kê giường, tủ gương đựng quần áo. Buồng làm việc và tiếp khách có tủ sách, bàn giấy, bộ ghế bành và bàn uống nước.

        Diệm ngồi ở sau bàn giấy chờ đợi. Trên bàn giấy là quyển "Mein Kamft"4 của Hít-le mở rộng. Thường thường Diệm có hai cách tiếp khách, một là đối với khách người Mỹ thì Diệm thường ngồi ở ghế bành nói chuyện tự nhiên. Hai là đối với khách người Việt Nam - dù Diệm hầu như không có khách người Việt, ngoài mấy gã mà C.I.A đưa sang học như Trần Kim Tuyến, Phạm Xuân Phòng... - Diệm bao giờ cũng bố trí cách ngồi của mình sao cho có uy thế của bề trên, nói năng đường bệ, khẩu khí, hách dịch.

-----------------
         1. Edvvard Lansdale, đại tá chỉ huy tình báo Mỹ CIA ở Việt Nam.

         2. VVesley Rshiel, tiến sĩ giáo sư khoa Chính trị trường Đại học Michigan. Nhân viên cơ quan tình báo Mỹ CIA.

         3. Leonard de Vinci : Họa sĩ kiêm nhà văn, nhà điêu khắc đã vẽ nhiều bức tranh đẹp nổi tiếng.

         4. Mon Combat : trận chiến đấu của tôi.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2017, 05:12:46 am »

     
        Năm phút sau có tiếng gõ cửa. Diệm ra lệnh :

        - Cứ vào.

        Một nhân viên nhà trường mở cửa, cúi chào và đưa tay mời một thanh niên người Việt dong dỏng cao, nhanh nhẹn trong bộ quần áo xám nhạt sang trọng, bước vào.

        Anh ta cúi đầu lễ phép :

        - Bẩm Cụ lớn, con kính chào Cụ lớn.

        Diệm giữ thái độ im lặng, vờ nheo mắt nhìn anh ta chăm chú. Người thanh niên vẫn lịch sự, lễ độ :

        - Kính thưa Cụ lớn, con là Phan Thúc Định. Thầy con là Phan Thúc Ngân năm 1945 đã cùng cụ lớn đi Tân-Gia-Ba1Năm 1946, con đã có dịp gặp Cụ lớn...

        Diệm làm như mới chợt nhớ ra.

        - A ! Anh là Định, con cụ tuần Ngân. Năm sáu năm qua rồi, anh có hơi khác đôi chút và "diện” quá làm tui không nhận ra được ngay.

        Diệm đưa tay chỉ chiếc ghế trước bàn giấy :

        - Mời anh ngòi.

        Người thanh niên cảm ơn và ngồi xuống ghế.

        - Tui vẫn nhớ cụ Tuần Ngân - Diệm nói - Tội nghiệp cụ, chẳng may...

        Câu nói của Diệm như khơi dậy nỗi đau thương sâu kín trong tim Phan Thúc Định. Anh ta cúi xuống, buồn bã, bậm môi lại. Diệm dằn giọng vào mặt anh soi mói :

        - Bọn Cộng sản đã giết thầy anh, đã làm cho gia đình anh tan nát. Mối thù này tui không quên.

        Mắt Định chớp chớp. Anh rút vội khăn tay chấm mắt.

        Im lặng nặng nề. Diệm vẫn chăm chú quan sát từng thay đổi trên mặt anh.

        Mấy giây sau, Định ngửng lên, mắt đỏ hoe và nói qua hàm răng nghiến chật :

        - Con không bao giờ quên mối thù đó. Con ghi vào xương tủy.

        Nét mặt Diệm vui hẳn lên ;

        - Cháu nghĩ thế là phải. Cháu thật là người con có hiếu. Thày cháu cũng là người tử vì đạo. Bổn phận của những người sống là phải trả thù cho thầy cháu. Không phải chỉ mình cháu, còn nhiều người nữa cũng muốn trả thù. Bác cũng sẽ làm tất cả mọi việc để trả thù cho thầy cháu. Chắc cháu biết lúc sinh thời thầy cháu và bác đã kết giao thân thiết, thày cháu đã gởi gắm cháu cho bác.

        Giọng nói của Định vẫn chưa hết xúc động :

        - Vâng, thầy con có kể cho con nghe những ngày theo hầu Cụ lớn bôn ba nơi hải ngoại. Thấy Cụ lớn, con lại nhớ đến thầy con. Con chi mong nối được chí thày con, được đi theo Cụ lớn, nghe lời Cụ lớn chỉ bảo.

        Diệm gật đầu :

        - Bác cũng thấy có trách nhiệm với cháu. Nhưng bác muốn hỏi cháu : sao cháu biết bác ở đây mà tìm ?

        - Con vẫn nhớ lời thày con dặn phải nương tựa Cụ lớn. Con vẫn cố tìm Cụ lớn. Đầu năm nay, sau khi tốt nghiệp ở Pháp, con về Huế, gặp được Cha Co-rát-xơ2. Nhắc đến Cụ lớn Cha Cơ-rát-xơ giới thiệu con vào thăm Đức cha Thục ở Vĩnh Long. Đức cha cho con biết Cụ lớn đang ở Mỹ. Lúc ấy, Người nói Người đang bận, hẹn con nửa tháng sau đến Người mới có thời gian nói chuyện được nhiều (Diệm hơi mỉm cười). Y hẹn, con đến, Người chỉ cho con sang bên này gặp Đức Giáo chủ Spen-man3 ở tu viện Ma-ry Nôn4. Người có viết cho con hai bức thư, một bức trình Đức Giáo chủ, một bức chuyến đến tận tay Cụ lớn.

        Định móc túi lấy ra một phong bì, lễ phép đưa cho Diệm. Diệm cầm chiếc phong bì, không mở ra xem ngay. Định ngập ngừng :

        - ... Còn điều này con không dám giấu Cụ lớn...

        Diệm vẫn chăm chú nghe Định :

        - Sao ? Cháu cứ nói, đừng e ngại gì cả...

        - Con thật có lỗi với Cụ lớn. Ngoài bức thư, Đức Cha Thục có gởi cho con chuyển đến Cụ lớn một bức ảnh Đức Bà Ma-ri-a để lấy phước lành. Bức ảnh ấy con đế trong ví chẳng may cách đây vài hôm đi dạo phố bị kẻ cắp móc mất. Con không ngờ Hoa Kỳ này cũng nhiều kẻ cắp thế... May mà lá thư này con để trong cặp, không mang theo người hôm đó.

        - Cháu bị mắt cắp ư ? Có mát nhiều thứ không ?

        Định xót xa :

        - Trong ví con có hộ chiếu, tiền. Hộ chiếu con xin lại được, tiền con không tiếc. Con chỉ ân hận để mất chiếc ảnh Đức Bà của Đức Cha Thục ban phước lành cho Cụ lớn và một kỷ vật của thầy con, con vẫn mang theo mình hàng chục năm nay.

------------------
       1. Singapor

        2. Père Cras, một linh mục Pháp thuộc dòng Rédemptoriste, hoạt động tình báo cho SEDCE (Sở nghiên cứu về tư liệu phản gián), ở Huế, trong những năm trước và sau Thế giới đại chiến thứ hai.

        3. Spelman, Hồng y Giáo chủ Mỹ.

        4. Chủng viện Mary Knoll, Lakevvood ở bang New Jersey.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2017, 11:34:56 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM