Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:48:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341 - Đoàn bb Sông Lam - Trên chiến trường A - Phần 6  (Đọc 36011 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #130 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 03:09:56 pm »


        Những ngày này tình hình Hội đàm tại Pari bế tắc. Mỹ dốc túi vào canh bạc cuối cùng. Chúng dùng máy bay chiến lược B52 liên tục đánh bom vào Hà Nội. Hàng ngày, hàng đêm máy bay B52 và các loại máy bay hộ tống từ đảo Guyam, từ căn cứ quân sự sân bay Cò Rạt, Thái Lan bay qua nơi chúng tôi đóng quân để ra đánh bom Hà Nội cùng các mục tiêu quân sự khác. Các cửa sông cửa biển và cảng Hải Phòng chúng thả rất nhiều ngư lôi. Ngoài khơi thì hạm đội 7, các tầu khu trục quần đảo đe dọa, ngăn cản các tầu của các nước giao thương, tiếp tế cho ta. Chúng không từ thủ đoạn độc ác nào, đánh bom cả vào các bệnh viện, trường học, nhà thờ và các khu dân cư rất dã man. Đã có nhiều người dân, nhiều em nhỏ chết rất thương tâm vì bom đạn của chúng. Song với ý chí sắt đá, với sự chuẩn bị từ trước, quân dân Hà Nội, Hải Phòng cùng cả nước đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng. Rất nhiều máy bay bị bắn rơi tại chỗ, trong đó có cả B52. Rất nhiều giặc lái bị bắt. Chiến dịch dùng máy bay B52 đánh vào Hà Nội của Mỹ bị thất bại thảm hại. Trong 12 ngày đêm, quân và dân Hà Nội cùng cả nước đã bắn rơi rất nhiều máy bay, trong đó có 34 chiếc B52, bắt sống nhiều phi công. Chúng ta đã chiến thắng, lập một Điện Biên Phủ trên không ngay tại bầu trời Hà Nội. Trước thất bại ê chề không thể cứu vãn được, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chúng phải ngừng ném bom và các hoạt động quân sự tại miền Bắc, cam kết rút hết quân đội ra khỏi lãnh thổ miền Nam. Hiệp định được ký tắt ngày 22 tháng 1 năm 1973 và ký chính thức vào ngày 27 tháng 1 năm 1973.


VIII


Như vậy là hòa bình ở miền Bắc đã được thiết lập, nhưng tại miền Nam, trước khi rút quân, đế quốc Mỹ đã dàn dựng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Chúng ồ ạt viện trợ cho chính quyền Sài Gòn và quân lực Việt Nam Cộng hòa các loại vũ khí đủ sức mạnh để chống lại quân Giải phóng. Quân lực Việt Nam Cộng hòa thì vẫn hô hào Bắc tiến. Chúng điên cuồng tiến công lấn chiếm các vùng giải phóng. Đúng ngày 25 tháng 1 năm 1972, chúng tôi được lệnh hành quân. Lần này hành quân trong không khí hòa bình ở miền Bắc, trong sự hân hoan trào dâng của mọi người, niềm vui hòa bình, niềm vui của người chiến thắng trong lòng ai ai cũng náo nức. Nhân dân ùa ra đường tiễn chân chúng tôi cùng lời chúc: “Đánh cho Ngụy nhào”. Cờ bay phấp phơi khắp mọi nơi. Sau bao năm, giờ đây bầu trời miền Bắc đã thật sự thanh bình. Tiếng loa phát thanh vang vang khắp nơi những bài hát “Bài ca hy vọng”, “Bài ca chiến thắng”, nhất là bài hát “Việt Nam trên đường chúng ta đi” là được hát nhiều nhất. Chiếc đài bán dẫn Orioton của chính trị viên Lẫm được mở to hết cỡ động viên và thúc giục chúng tôi lên đường vào Nam chiến đấu thực hiện lời Bác Hồ kính yêu: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Hôm nay chúng tôi không phải hành quân đêm nữa mà được hành quân ban ngày, nhưng vẫn phải đi theo đường ra trận xuyên rừng, xuyên núi. Dốc đèo rất khó đi, mang nặng trên vai, nên việc hành quân rất mệt nhọc nhưng trong lòng mọi người niềm vui vẫn trào dâng.
 Ngày 26 chúng tôi nghỉ lại xã Diễn Thắng, Diễn Châu, Nghệ An. Ngày 27 chúng tôi nghỉ tại xã Nghi Công, Nghi Lộc. Ngày 28 chúng tôi nghỉ tại xã Hưng Đạo, Hưng Nguyên. Ngày 29 tháng 1 chúng tôi nghỉ tại xã Nam Phúc, Nam Đàn, Nghệ An. Ai ai cũng náo nức niềm vui khi biết đây là huyện Nam Đàn nơi sinh ra Bác Hồ kính yêu - vị lãnh tụ thiên tài của Đảng, của cách mạng và dân tộc Việt Nam, xã chúng tôi đang dừng chân cách xã Kim Liên quê Bác không xa. Niềm vui lồng trong niềm vui. Nhân dân đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, nhất là các em nhỏ ùa ra đường chào đón chúng tôi, trong không khí chiến thắng, trong mùa xuân đang về, ngày Tết cổ truyền đang đến! Vì thế, niềm vui của những người lính ra trận hòa cùng niềm vui của nhân dân được sống trong  hòa bình càng được nhân lên gấp bội. Chúng tôi hành quân không biết mệt mỏi, mặc dù quãng đường hành quân của từng chặng dài hơn trước, việc mang vác cũng nhiều và nặng hơn trước. Trời mưa dầm dề, rất nhiều đồng chí chân đau, bàn chân sưng mọng nước nhưng không ai kêu ca, phàn nàn, tụt tạt. Đội hình hành quân của đại đội, của toàn tiểu đoàn, toàn trung đoàn rất gọn. Bộ phận thu dung hành quân rất nhàn, bám ngay sau đội hình chính.
Ngày 30 tháng 1 năm 1973 chúng tôi vượt sông La thật ấn tượng. Bến vượt không lớn, thuyền không to, những người lái thuyền là những cô du kích xinh đẹp, trẻ trung đưa chúng tôi qua sông. Sông La nước rất trong, các em gái nơi đây sao mà đẹp đến thế! Rung động trước cảnh và người trữ tình, chợt có tiếng hát trong đoàn quân vút lên: “À…ơi!... Trời mô xanh bằng trời Cam Lộc, chứ nước mô xanh bằng dòng nước sông La… Ai về Hà Tĩnh mà quê ta. Chứ nhớ chăng…à… đôi mắt người con gái sông La kiên cường…”. Ôi, nghe câu hát trữ tình, hợp cảnh trí, lòng tôi chợt thấy rạo rực, xốn xang khó tả… Lên bờ ai cũng cố tranh thủ bắt tay cô dân quân lái đò bằng được. Đúng là lính trẻ, háo hức tình yêu, háo hức của giới tính, các chàng lính ta ai cũng muốn giữ tay các em lâu hơn một chút, với ánh mắt và câu nói vui chia tay, hẹn ngày về gặp lại. Hơi ấm bàn tay con gái sẽ theo những người lính chúng tôi ra trận cho tới mãi sau này.
Lên bờ, bãi mía bạt ngàn, đất phù sa nơi đây thật mầu mỡ. Chúng tôi nghỉ tại xã Đức Trung, Đức Thọ. Như vậy là đã đến đất Hà Tĩnh. Với Hà Tĩnh, tôi chưa hiểu biết nhiều. Xứ Thanh, xứ Nghệ đã thấy xa lắm rồi. Mà đây là Hà Tĩnh còn xa hơn. Đúng ra, tôi chỉ hiểu Hà Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng Đỏ, quê hương đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng. Hà Tĩnh cũng là quê hương của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, là quê hương của cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng mà chúng tôi đã được học. Hà Tĩnh còn có núi Hồng Lĩnh, ngọn núi đẹp nổi tiếng đã đi vào câu hát như: “Hồng Lĩnh ơi! Đỉnh cao muôn trùng, đã cùng em ngày đêm thức trọn, nối tiếp những con đường quê nhà…”. Nơi có ngã ba Đồng Lộc, nơi mười cô gái thanh niên xung phong đã chiến đấu và hy sinh anh dũng để đảm bảo mạch máu giao thông cho tiền tuyến. Cũng như ở Nghệ An, Hà Tĩnh có phong trào đấu tranh cách mạng rất cao. Những năm 30, ngoài đồng chí Trần Phú còn rất nhiều những nhà hoạt động cách mạng khác như Lê Hồng Phong, Nguyễn thị Minh Khai.
Chúng tôi đừng nghỉ ở xã này, làng xóm trù phú, mặc dù kinh tế còn nghèo, cái nghèo chung của đất nước thời chiến tranh. Tôi ở gia đình có một nhà khoa học mới đi tu nghiệp tại Đức về với học vị Tiến sỹ. Ông nói xã Đức Trung có tất cả 22 kỹ sư, có gần mười người là Phó tiến sỹ và Tiến sỹ. Chúng tôi lè lưỡi thán phục sự hiếu học, trình độ học vấn, tài năng phát tích của dân trong xã. Ông có khẩu súng săn, bắn đạn hơi của Đức. Chúng tôi thì súng AK, súng cối súng B41, nhưng khi được nhìn khẩu súng bắn đạn chì ông đi bắn chim ở các vườn cây mà sao thèm thế. Ông mang về một xâu chim, vặt lông, nướng, rồi băm ra nấu bánh đa mời chúng tôi ăn bữa cơm thật vui, thật nhớ.
Đơn vị được nghỉ lại một ngày, hôm sau tiếp tục lên đường, nghỉ tại xã Xuân Lộc, Can Lộc. Ngày 2 tháng 2 năm 1973 thì tới xã Thạch Hà, huyện Thạch Hà, được nghỉ hai ngày ăn tết. Nhân dân ở đây rất vui khi tết đến, xuân về. Cái tết đầu tiên bình yên trong hòa bình, không phải lo bom đạn, máy bay thù bắn phá. Bộ đội ùa về. Những người lính trẻ gọn gàng, hùng tráng trong quân phục xanh mới tinh. Ai cũng đẹp, cũng khôi ngô, tuấn tú, súng đạn trang thiết bị ra trận đầy mình đến ở nhà dân, nên niềm tin, niềm vui đất nước hòa bình trong mỗi người được tăng lên gấp bội. Những ngày này, cứ tối đến là đạn lửa vạch đường của các loại súng bắn lên trời như pháo hoa, pháo nổ ngày tết. Chúng tôi thì không có đạn mà bắn, mà không được phép bắn. Nhưng ở vùng này có nhiều đơn vị bộ đội, là đơn vị phục vụ kho tàng bến bãi hay thanh niên xung phong, thanh niên hỏa tuyến, nên họ rất nhiều đạn. Cả các đoàn xe đang chạy, anh em lính xế cũng ngẫu hứng dừng lại bắn mấy loạt AK lên trời để lấy khí thế hòa bình và niềm vui xuân về tết đến. Niềm vui tinh thần thì to lớn nhưng về vật chất, nơi đây vẫn còn rất nghèo. Bao năm chiến tranh, bom đạn tàn phá, tất cả chỉ lo cho việc phục vụ chiến đấu và phòng tránh bom đạn máy bay. Nhà nào cũng có một hoặc nhiều người ra trận, vào bộ đội hay phục vụ hỏa tuyến. Thanh niên ở quê làm gì còn mấy người. Những người già thì cấy trồng chẳng được bao nhiêu, con lợn con gà có nuôi phải nộp nghĩa vụ cho nhà nước, nên thiếu đói triền miên.
Theo kế hoạch chúng tôi dừng nghỉ hai ngày. Hậu cần ngoài lương thực, thực phẩm mang theo người trên đường hành quân, mỗi đại đội còn được một con trâu để ăn tết. Trâu ở đây không to nhưng thế cũng đã là quý lắm rồi. Tôi được phân công lên tiểu đoàn nhận trâu về giết. Có đại đội anh em nhận trâu, trâu sợ vùng chay đuổi mãi không bắt được. Tôi cùng quản lý Rĩnh và ba anh em các trung đội dắt trâu về và làm nhiệm vụ đao phủ. Nhưng mấy anh em chúng tôi đã có ai giết trâu bao giờ. Tôi thì chỉ có biết giết con gà, con vịt thôi. Mấy đồng đội kia thì “cao tay” hơn là giết được chó, được lợn chứ cũng đã giết trâu, giết bò bao giờ. Loay hoay mãi không biết làm thế nào. Người thì bàn lấy súng bắn, người thì bàn gọi thêm người rồi xô vào buộc chân đẩy ngã, trói lại rồi chọc tiết. Nhưng bàn đi bàn lại, bắn súng rất nguy hiểm mà mấy khi bắn chết được ngay. Trâu bị thương thì rất hung dữ, nó mà lồng lên lao vào húc thì rất nguy hiểm. Gọi thêm người để trói trâu, vật trâu ra có vẻ cũng không ổn. Tôi có nhớ hồi ở nhà có đi xem người ta giết trâu, giết bò ở lò mổ chuyên nghiệp. Họ chỉ cần một người tay trái cầm dây mũi sát mũi trâu. Tay phải cầm một con dao dài khoảng một gang đầu sắc nhọn rất mỏng, họ dí dao vào đúng khoáy trâu bò trên đỉnh đầu và ấn mạnh tay xuống. Dao đâm vào sâu khoảng năm, mười phân là trâu bò lăn quay ra, giãy chết, không kêu được một tiếng, thế là họ cắt chân, chọc tiết rất đơn giản. Nhưng ở đây làm gì có con dao ấy. Chúng tôi chỉ có dao găm Liên Xô rất sắc nhưng không phù hợp với việc này, mà có con dao kia thì cũng có ai giám làm việc ấy.
 Nghĩ ngợi một chút tôi bèn nói mọi người đi mượn cái búa to. Mượn búa thì không khó, có ngay, vì những dụng cụ ấy phục vụ cho việc mở đường rất nhiều. Anh Rĩnh mang về cho tôi cái búa. Tôi thử búa thấy búa chắc, hợp tay. Tôi nói với mọi người cầm dây mũi để trâu đứng im, tôi sẽ quai búa đúng vào chỗ xoáy trên đỉnh đầu trâu, chắc chắn trâu sẽ chết ngay, vì đây là chỗ huyệt hiểm của trâu. Bàn là vậy nhưng cũng có người còn lo ngại liệu quai một nhát có trúng ngay không, nếu trâu bị thương mà lồng lên thì nguy. Tôi nói mọi người yên tâm về tay nghề quai búa của tôi. Tôi nói thêm, anh em chuẩn bị dao, trâu ngã ra thì cắt bốn chân ngay rồi hãy chọc lấy tiết. Hai đồng đội im lặng cầm dây mũi trâu không để trâu sợ. Ba đồng đội khác tay lăm lăm dao chuẩn bị xông vào cắt chân trâu như đã bàn. Tôi lựa thế đứng và khoảng cách để có thể quai một phát là trúng chỗ hiểm ngay. Tôi hỏi nhỏ mọi người xong chưa, mọi người nói xong rồi, anh quai đi. Tôi vung búa quai mạnh một nhát. Nhát búa của người thợ cơ khí chuyên nghiệp trúng chỗ khoáy trâu. Con trâu không kêu được tiếng nào nằm đổ vật ra, mấy cái chân đạp đạp nhẹ vào không khí, đúng như dự định. Anh em reo lên: Ngã rồi! và lao vào cắt chân trâu, rồi rạch ngực trâu chọc tiết và các công việc tiếp theo. Sau khoảng một tiếng thì các trung đội, tiểu đội đều có thịt trâu chia. Riêng tôi sau khi quai nhát búa xong, thấy trâu đổ kềnh ngay ra, tôi lại bối rối sững sờ như là mình vừa lỡ tay làm cái việc sát sinh có phần “dã man” này. Nhát búa sát sinh đó làm tôi ân hận đến mãi. Tiểu đội tôi ngoài tiêu chuẩn còn được anh Rĩnh chia thêm cho cái lưỡi trâu vì tôi có công đập chết trâu.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #131 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 03:11:23 pm »


         Ngày 4 tháng 2 tức ngày mùng hai tết chúng tôi lại lên đường. Được nghỉ hai ngày vui xuân, vui tết, bộ đội khỏe hẳn lên, ai cũng chuyện trò râm ran. Nhất là các đồng đội được đóng quân ở các gia đình có các cô gái lớn hoặc con em họ đi thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến hay học ở các trường về nghỉ thì chuyện không ai bằng. Họ vui cười kể về những thầm kín giữa họ và những cô gái nhà chủ. Men say của tình cảm khác giới, men say của niềm vui những chuyện “thần tiên”… làm cho mọi người vui và cảm thấy mình thiệt thòi khi không được ở cùng nhà có các cô gái như họ. Niềm vui chuyện trò háo hức làm cho quãng được như ngắn lại, tư trang súng đạn trên lưng như nhẹ đi, không ai thấy mệt mỏi. Vả lại được nghỉ hai ngày thức ăn được thêm phần cải thiện, nên lính trẻ sức trẻ hồi phục rất nhanh. Vui khỏe cao hứng, Đinh Hồng Sắc xạ thủ súng B41 vừa đi vừa đọc mấy câu thơ rất khôi hài:
Quý Sửu năm nay nghĩ đến phờ (Phở)
Thịt Chu tẩm ớt đài nác lạnh
Táo đuổi quân Tào mất Chu toi…
Chẳng là lâu không được ăn chất tươi, nhiều chất đạm, nên một vài anh em trong đó có Sắc bị “Tào Tháo đuổi”, phải uống thuốc và ăn cả nắm búp sim mới cầm được.
Chúng tôi băng qua một sân bay cũ với những cây mua hoa tím buồn mênh mông như thảo nguyên. Những cây sim đang vào mùa nở hoa, hoa trắng, hoa đỏ đẹp như hoa đào, hoa mận của núi. Đơn vị dừng chân nghỉ lại xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên. Ngày mùng 6 tháng 2 đơn vị tới xã Cẩm Lạc. Hôm sau chúng tôi dừng nghỉ tại xã Kỳ Văn, Kỳ Anh. Ngày 8 tháng 2 năm 1973 dừng nghỉ tại xã Kỳ Lạc. Trong mấy ngày này, đường hành quân vẫn đi trong rừng, nhiều đèo, dốc. Chúng tôi đi men theo dãy Trường Sơn và được thông báo ngày mai đường hành quân vượt dốc khu vực gần đèo Ngang dốc rất cao. 7 giờ sáng hôm sau chúng tôi chia tay nhân dân tiếp tục hành quân. Lên đường là leo dốc ngay. Dốc đứng, cây cổ thụ rất nhiều, nhất là những cây móc cổ thụ. Cây móc là cây để lấy sợi tơ ở bẹ khâu nón. Những cây móc thân thẳng đứng như cây cau nhưng to như cột đình. Cây lá nón thì bạt ngàn hoặc làm nón hoặc người dân tết lại thành cái áo khoác để che mưa, cả che nắng, mùa đông thì khoác cho ấm. Sau này có nhạc sỹ đã sáng tác bài hát “Ca dao em và tôi” có câu: “Anh cùng em khoác áo tơi ra đồng, dù trời đổ nắng chang chang vẫn quàng”… 
Đúng là khu rừng nguyên sinh cổ thụ. Đi dưới những bóng cây này thì không có hạt nắng nào xuyên xuống đất, trời lại lất phất mưa nên thấy hơi lạnh, mặc dù đang phải mang vác nặng leo đèo, leo dốc. Khoảng 9 giờ sáng thì đại đội tôi tới đỉnh cao nhất của dãy núi có thể nói là “cổng Trời”. Gió ào ào thổi. Trên đỉnh cao thì cây thưa thớt, phóng tầm mắt ra xa có những dãy đồi cát trắng, và sau những dãy cát trắng ấy có những vệt trắng dài lăn tăn trên bức thảm lớn màu xanh lơ. Trời quang mây trắng. Một vài đồng chí reo lên: Biển, biển đấy! Mọi người dừng lại giải lao nhưng không ai ngồi nghỉ. Hạ ba lô là chạy lăng xăng ngắm trời ngắm đất, ngắm biển rồi ao ước khi nào đó được ra biển, được ngắm, được tắm biển thì thích biết bao.
Tiếp tục hành quân. Bây giờ là xuống dốc. Con dốc thật dài. Đại đội phó sáu đi dọc hàng quân nói: Đây là đất Quảng Bình rồi đấy! Ôi Quảng Bình, mảnh đất đầy nắng gió và xa lạ như trong thần thoại. Báo chí tuyên tuyền về đất Quảng Bình rất nhiều, mọi người đều gọi là “Đất lửa Quảng Bình”. Nơi này giáp ranh hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình. Về địa hình trên bản đồ là nơi hẹp nhất. Từ biển cắt ngang đường chim bay sang đất Lào chưa đầy 50 kilômét, chỉ có dốc đèo của dãy Trường Sơn trùng trùng điệp điệp. Cũng do địa lý nên khí hậu được chia ra hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa nắng. Những bài hát về vùng đất địa linh nhân kiệt này rất nhiều như bài: Ai vô đất lửa Quảng Bình,  Quảng Bình quê ta ơi… . Bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu ca ngợi mẹ Suốt chèo đò trên sông Nhật Lệ tiếp tế cho bộ đội trong lúc bom bạn máy bay Mỹ đánh phá vô cùng ác liệt, ca ngợi em bé Bảo Ninh cũng rất dũng cảm không sợ bom đạn thù. Nơi này là quê hương của vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng thời cũng là quê hương gia đình họ Ngô - Ngô Đình Diệm một thời là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Mọi người hay kể là nhà ông Giáp và nhà ông Diệm, người bên kia sông người bên này sông quay mặt vào nhau như là tạo hóa tự nhiên sắp đặt, nên hai ông ở hai chế độ đối kháng nhau. Chúng tôi vẫn tiếp tục hành quân… Hỏi đại đội phó Sáu, ông nói kỹ hơn đây là xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch. Tối nay ta nghỉ tại xã này nhưng xã rất dài, dài tới 12 kilômét. Ai nấy lè lưỡi sợ cái độ dài của xã ở đây. Ở Thái Bình thì thường chiều dài chiều rộng mỗi xã chỉ khoảng 1 ki-lô-mét, còn ở đây sao dài thế. Được cái đường đi hầu như toàn xuống dốc nên không mệt nhọc lắm. Cái háo hức được thấy biển cùng với câu chuyện đại đội phó nói, mấy hôm nữa sẽ hành quân dọc quốc lộ 1, không phải hành quân đèo dốc, đường rừng nữa nên ai ai cũng vui, cũng phấn khích thăng hoa gấp bội.
Toàn tiểu đoàn dừng chân tại xã Quảng Hợp và được nghỉ ở đây 1 ngày. Như vậy là chúng tôi không phải luồn rừng đèo dốc nữa, mà được hành quân dọc theo quốc lộ 1. Xa xa bên phải là dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, còn bên trái là những đồi cát trắng phau, với biển xanh mênh mông. Được nhìn ngàn vạn con sóng chập trùng tiếp nối… Đúng như trong bài ca có câu: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” Những đồi thấp trồng phi lao, bạch đàn mà ở đây gọi là cây dương. Nhà dân nơi đây rất nhỏ và thấp. Gần như là chỉ có mái nhà tranh, úp lên căn hầm nửa nổi nửa chìm, dưới hầm nối với cửa hầm kèo để tránh bom. Hai bên đường, trên đồi, khắp mọi nơi đều có hố bom to nhỏ chi chít. Đất đồi sỏi gan gà đỏ loét, đúng là vết thương của chiến tranh như vết thương trên da thịt con người lở loét, nham nhở. Không có thống kê nào chuẩn cho lượng bom đạn mà máy bay Mỹ và không lực Việt Nam Cộng hòa đổ xuống nơi đây. Vùng đất hẹp này mà chúng gọi là “cán gáo”. Chúng quyết tâm chặn đường tiếp tế của chúng ta cho tiền tuyến Miền Nam. Dọc đường hành quân, hai bên đường 1, những xác xe tải cháy trơ khung, lỗ chỗ các vết thủng do nhảnh bom, mảnh đạn.
Giờ đây phía Bắc đã hòa bình, quốc lộ nườm nượp ô tô chở hàng hóa vì không còn lo sợ máy bay săn đuổi nữa. Chúng tôi hành quân ra trận trong khí thế hừng hực niềm vui đó. Mọi người vừa đi vừa hát những bài hát với giai điệu hùng hồn mà những người lính nào cũng thuộc. Lúc thì cùng nhau hát, lúc thì vừa hành quân vừa nghe chiếc đài Orionton của chính trị viên Lẫm mở hết cỡ giai điệu bài  hát: “Việt Nam trên đường chúng ta đi” và nhiều bài hát nữa của Đài tiếng nói Việt Nam. Nơi nào cũng rực màu đỏ cờ Tổ quốc, cờ Đảng, cờ giải phóng hai mầu xanh đỏ phần phật bay trong nắng, gió. Các đơn vị, mỗi đại đội cũng có một ngọn cờ đi trước do liên lạc vác dẫn đầu hàng quân, và trên vành mũ mới cứng của mỗi người lính đều có dán một khẩu hiệu: Quyết tâm hành quân, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ! Vui nữa là thỉnh thoảng lại được anh em lái xe vẫy, tung xuống những bao thuốc lá, những phong lương khô. Có khi gặp đồng hương còn cho cả thịt hộp và những thứ đặc sản khác như ruốc bông thịt lợn hay đường sữa v.v…Tôi thầm ghen với họ cũng là lính mà sao lính lái xe giầu, sướng thế. Những chiếc xe ô tô đỏ quạch bụi đường vẫn còn những khung gỗ che ca bin xe để cài cắm ngụy trang, nhưng không còn cành lá ngụy trang nữa. Ngay cả chúng tôi cũng không còn: rung rinh lá ngụy trang trên đường ra trận nữa!
Đường hành quân giờ đây thật đẹp, thật lý tưởng. Nhưng nhìn ngắm, nghe mãi rồi cũng quen mắt, quen tai. Cái nặng trên vai vẫn đè lên thân hình, lên bước chân người lính. Mọi người đã bắt đầu thấy mỏi chân, đau chân, vì đôi chân bao ngày đã quen trèo đèo vượt dốc. Giờ đây hành quân đường bằng bước đi một tư thế thì lại rất đau mới lạ chứ. Nhiều người gan bàn chân đã phồng rộp mọng nước. Tôi cũng bị như vậy nên mỗi bước đi là một cái nghiến răng vì đau.
Hôm sau đơn vị tới sông Gianh đợi phà qua sông. Sông rộng nước trong vắt. Ở đây sông gần ngay cửa biển, cửa sông rộng nên càng thấy mênh mông. Đây là sông Gianh - con sông mà hồi thế kỷ XVII - XVIII là ranh giới phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài. Suốt gần 200 năm cuộc nội chiến gọi là Trịnh - Nguyễn phân tranh (sau này tôi tìm hiểu, từ “gianh” là từ cổ, nghĩa là “tranh giành nhau”, nên con sông này mới được gọi là sông Gianh). Cuộc chiến trong lịch sử Việt Nam có chép lại mà chúng tôi đã được học trong trường phổ thông. Biết bao người lính cả hai bên đã đổ máu nơi đây trong những cuộc chiến “huynh đệ tương tàn”.
Dọc bên bờ sông, hàng đống hàng hóa các loại khí tài quân sự xếp từng dãy, từng dãy tập kết để xuống tàu chuyển “vô trong”. Đạn dược vũ khí rất nhiều, nhất là các loại thuốc nổ. Nhiều anh em đã xin thuốc nổ TNT và kíp nổ cất giấu để sử dụng khi có cơ hội đánh cá. Ngay tại đây, thỉnh thoảng có những tiếng nổ của thuốc nổ cùng những cột nước dựng nên của một số anh em bến bãi đánh cá.
    Phà quân sự đưa chúng tôi vượt sông. Lên bờ qua xã Bắc Trạch, tới xã Trung Trạch thuộc huyện Bố Trạch. Ấn tượng nhất ở đây là hàng khẩu hiệu chữ rất to: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Mỗi chữ được viết trên một vỏ quả bom bi mẹ cắm liền nhau dọc theo đường quốc lộ. Hành quân tiếp, chiều muộn đại đội nghỉ lại cuối xã Trung Trạch. Tiểu đội tôi được phân công ở ngay một nhà dân cạnh đường phía bên biển. Nhà làm cạnh ngay đồi cát có những cây phi lao cằn cối thấp tè tè, nhưng có lẽ cây rất nhiều tuổi. Chỉ có loại cây này mới sống được trên đồi cát nóng vì chúng chịu được nắng nóng, hạn và gió mặn của biển cùng “bão cát”mỗi khi có gió lớn. Gió thổi, cát bay chúng tôi cứ phải nhắm mắt thật nhanh còn da mặt đầu tóc thì rát rạt vì cát.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #132 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 03:12:48 pm »


       Căn nhà chúng tôi ở rất thấp bé lấy làm nhà trung tâm, còn lại mọi người thì mắc võng ngoài sân, đồi, nhưng cũng rất khó vì cây không cao to. Căn nhà đúng ra là căn nhà hầm bán âm bán dương. Nhà chỉ có một mạ (mẹ) và hai o (cô) gái tuổi khoảng mười tám, đôi mươi. Hai chị em cao to lực lưỡng. Cô em cao to hơn. Hai chị em đều tham gia dân quân. Cô chị là xạ thủ súng cối 82 ly, còn cô em là xạ thủ súng phòng không 12 ly7. Mạ và hai o rất vui, rất quý chúng tôi. Tiếng Quảng Bình chưa quen thật khó nghe, họ gọi chúng tôi là các eeng (các anh) có những câu, những từ hỏi đi hỏi lại mấy lần mới hiểu được. Hai o gái và mạ nhanh chóng giúp chúng tôi nấu cơm. Chúng tôi mời mọi người cùng ăn. Mạ và hai o gái cũng rất tự nhiên cùng ngồi ăn cơm với chúng tôi. Cơm nước xong đã tối, mọi người đi tìm chỗ nghỉ của mình cho phù hợp. Chiến sĩ Sắc được phân công nấu nước đóng bi đông cho tiểu đội. Cô em cũng vào đun nước cùng, hai người rì rầm nói chuyện vui cười. Lúc sau không hiểu sao tự nhiên thấy cô gái chạy vụt ra ngoài và nói to: Bất khả xâm phạm, bất khả xâm phạm! Mọi người gần đấy chạy vào bếp xem có việc gì, qua ánh lửa bập bùng thấy Sắc ngồi nghệt ra. Hiểu ý, anh Khoát nói: Thôi đóng nước nhanh nhanh lên rồi đi ngủ. Mọi người lại lên võng của mình.
Sáng hôm sau tiếp tục lên đường. Cả tiểu đội đã tập trung ra đường mà vẫn chưa thấy Sắc ra. Tôi đi về phía sau nhà thì thấy Sắc và cô em gái đang nắm tay nhau chia tay rất bịn rịn. Thấy tôi vào, hai người buông tay nhau ra, cô gái đi nhanh vào nhà, còn Sắc lên ba lô, mặt chưa hết bần thần. Trên đường hành quân, mọi người tò mò hỏi về việc tối qua. Gạ gẫm mãi Sắc mới kể: Khi vào bếp đun nước, hai anh em chuyện trò một lúc thì Sắc lân la khám phá thân hình vùng núi đôi. Cô gải để im cho sắc tìm hiểu. Không dừng lại đó Sắc lấn tới muốn khám phá vùng cấm địa, nhưng vừa tới cửa ngõ thì bất ngờ cô gái đứng vụt lên và chạy ra ngoài vừa chạy vừa hô như thế. Sáng nay cô gái lại chủ động gặp Sắc nói lời chia tay xin lỗi vì việc tối qua và nói thêm là: Khi nào anh chiến thắng trở về thì em sẽ cho anh: “Thoải mái xâm phạm”.
Chúng tôi vừa đi vừa vui vừa mường tượng thèm cái chỗ “bất khả xâm phạm” của Sắc. Chuyện vui râm ran mãi dọc đường hành quân. Tối thì đến xã Đại Trạch, chúng tôi được nghỉ lại đây một ngày.
Trong đơn vị có tin đồn là toàn bộ trung đoàn 36B sẽ tách khỏi đội hình sư đoàn 308B và sáp nhập vào sư đoàn 341 của quân khu 4. Đây là sư đoàn mới được thành lập. Sau này chúng tôi mới hiểu tỷ mỉ hơn là sau khi quân lực Việt Nam Cộng hòa tái chiếm được Thành Cổ Quảng Trị. Chúng hung hăng tuyên bố sẽ đánh chiếm khu giải phóng là thị xã Đông Hà và vượt sông Bến Hải “Bắc tiến”, tức là sẽ đánh chiếm khu vực Vĩnh Linh - Quảng Bình. Sau khi đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari ngừng ném bom tại các tỉnh miền Bắc và rút hết quân đội ra khỏi miền Nam. Nhưng trước đó chúng đã dàn dựng chiến lược: “Việt Nam hóa chiến tranh”. Tức là quân đội Việt Nam Cộng hòa cộng vũ khí, súng đạn của Mỹ. Trước khi ký Hiệp định Pari, Mỹ đã tranh thủ viện trợ cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu rất nhiều vũ khí, khí tài quân sự. Điều này đã làm cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và Quân lực Việt Nam Cộng hòa càng hung hăng hơn. Trước tình hình đó, để đối trọng lực lượng tại khu vực vĩ tuyến 17, đủ sức mạnh răn đe quân sự, Bộ quốc phòng và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Sư đoàn 341. Sư đoàn lấy nòng cốt là hai trung đoàn 270, 266 cùng các tiểu đoàn pháo binh, các tiểu đoàn trợ chiến hiện trên địa bàn Quân khu 4 hội tụ về sư đoàn 341. Lễ thành lập Sư đoàn 341 ngày 23 tháng 11 năm 1972 tại chân núi Đại Huệ gần Bộ tư lệnh Quân khu 4 ở Nghệ An. Hiện tại sư đoàn 341 đang thiếu một trung đoàn bộ binh, nên quân khu đã xin Bộ quốc phòng điều trung đoàn 36B về đội hình sư đoàn 341, Quân khu 4. Đó là việc của tổ chức, còn anh em chúng tôi, những người lính đang miệt mài hành quân ra trận trong khí thế của ngày hòa bình, của người chiến thắng thì việc chuyển sang đơn vị nọ kia, chúng tôi coi đó là việc của cấp trên, anh em không mấy bận tâm.
Ngày 16 tháng 2, toàn tiểu đoàn nghỉ lại xã Lệ Ninh huyện Quảng Ninh.
Ngày 17 tháng 2 nghỉ lại xã Võ Ninh huyện Quảng Ninh đến hết ngày 18.
Ngày 19 tháng 2 nghỉ lại xã Thanh Thủy, Lệ Thủy. Được biết đây là huyện cuối cùng của tỉnh Quảng Bình giáp với khu vực Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ngày 20 tháng 2 toàn đội hình nghỉ lại xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy.
Ngày 21 tháng 2 tiểu đoàn hành quân đến xã Vĩnh Chấp lúc 11 giờ trưa. Đại đội tôi đóng quân tại đội 7, Tân Định xã Vĩnh Chấp khu vực Vĩnh Linh, Quảng Trị.


                                                   IX

Như vậy là sau 28 ngày hành quân, toàn bộ đội hình trung đoàn 36B đã tập kết tại khu vực Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ đã lấy con sông Bến Hải làm giới tuyến tạm thời. Theo tinh thần Hiệp định thì sau 2 năm cả nước sẽ tiến hành tổng tuyển cử, hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước. Thế nhưng đến nay đã gần 20 năm rồi mà cái mục tiêu đó không thực hiện được. Các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam âm mưu thâm độc đã can thiệp, phá hoại, chúng không muốn cho việc này diễn ra. Chúng dựng nên chính quyền Sài Gòn và tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền ấy chống phá việc thực hiện Hiệp định. Trước sự đấu tranh và sức mạnh yêu nước của dân tộc, quân và dân Miền Nam dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, sau là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã từng bước đập tan chế độ bù nhìn tay sai của đế quốc Mỹ. Trước nguy cơ thất bại chiến lược, Mỹ và các nước đồng minh đã can thiệp sâu hơn vào Việt Nam. Chúng đã trực tiếp đưa quân đội và tăng cường các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh, tăng cường viện trợ kinh tế để xây dựng, duy trì chế độ tay sai của chúng. Thời điểm cao nhất, chúng đã đưa tới nửa triệu quân Mỹ và chư hầu vào tham chiến tại chiến trường miền Nam. Chúng còn gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để lấy cớ đánh phá miền Bắc. Khu vực Vĩnh Linh là tuyến đầu miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối đầu với các thế lực quân sự phản động của chính quyền Sài Gòn. Chính vì thế ở khu vực này trong những năm qua đã phải chịu đựng biết bao bom đạn từ các loại máy bay, kể cả máy bay chiến lược B52 thường xuyên đánh phá.
Bên kia sông Bến Hải là khu vực Cồn Tiên - Dốc Miếu, chúng xây dựng các cứ điểm quân sự mạnh với hàng rào điện tử Mác-na-ma-ra để ngăn chặn sự tiếp viện của chúng ta cho Miền Nam. Chúng thường xuyên dùng các cứ điểm này bắn pháo ra miền Bắc. Ngoài khơi, các loại pháo bầy, pháo hạm của Hạm đội 7 hải quân Mỹ cũng suốt ngày bắn phá vào đất liền. Nơi đây khu vực Vĩnh Linh đã chịu đựng hàng vạn tấn bom đạn của địch. Vùng này đất đồi là chính, những hố bom, hố đạn chi chít khắp mọi nơi, hố nọ chồng lên hố kia không phải một lần mà có khi nhiều lần. Vơ trong đất chỗ nào cũng có mảnh bom, mảnh đạn hay bom bi các loại. Chúng tôi đến đây buổi trưa thật ngỡ ngàng vì thấy chỗ nào cũng bị bom đạn cày xới. Những trận địa pháo phòng không và giao thông hào cùng những hầm hố chiến đấu và tránh bom dày đặc. Nhà dân là những túp lều bé lợp lá tranh úp lên hầm nửa nổi nửa chìm. Từ trong nhà thông sang các cửa hầm kèo và thông ra các giao thông hào tỏa đi các khu vực trong xã. Sau chúng tôi còn được biết là khu vực Vĩnh Linh có xã còn đào cả địa đạo nữa. Địa đạo là hầm sâu dưới mặt đất xuyên từ nơi nọ sang nơi kia, có cả trường học, trạm y tế, hầm cứu thương v.v… tất tật ở trong hệ thống địa đạo. Sau này đã có những thống kê về chiều dài trục chính của địa đạo Vĩnh Mốc dài tới mấy ngàn mét.
 Chắc có lẽ chưa ai thống kê được tổng chiều dài của các giao thông hào trong khu vực Vĩnh Linh mà lúc bấy giờ gọi là Đặc khu Vĩnh Linh trực thuộc Trung ương. Huyện Vĩnh Linh là một huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, có dòng sông Bến Hải và cây cầu Hiền Lương giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc. Địa danh này trong những năm qua đã rất nổi tiếng vì sự kiện đó là huyện đối đầu với phía “bên kia” không phải chỉ là vấn đề nội bộ của Việt Nam mà còn là sự đối đầu của hai phe, phe Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Phía bên kia do đế quốc Mỹ đứng đầu, như trong các bài học chính trị mà chúng tôi vẫn thường được nghe giảng là: “Ai thắng ai”. Sau khi dùng đủ mọi thủ đoạn, mọi sức mạnh quân sự với nửa triệu quân Mỹ và chư hầu cùng với hơn triệu quân Việt Nam Cộng hòa tham chiến, kết hợp với cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc bằng không quân kéo dài suốt từ năm 1964, cuối cùng chúng phải thất bại thảm hại. Với chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, chúng ta đã buộc đế quốc Mỹ phải ký kết hiệp định Pari, ngừng ném bom ở miền Bắc, rút hết quân đội ra khỏi miền Nam lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Nói đến Vĩnh Linh người dân Miền Bắc không ai là không biết tới những bài hát “Câu hò bến bờ Hiền Lương” và những bộ phim nói về vùng giới tuyến này như: “Chung một dòng sông”, “Con chim vành khuyên”, “Nổi Gió”, “Vĩ tuyệt 17 ngày và đêm’’. Còn hôm nay chúng tôi đã đến đây, đã được sống, được ở ngay tại nơi đây. Mới đến nên chưa có thời gian thăm thú được nhiều, chưa được ra thăm cầu Hiền Lương hay địa đạo Vĩnh Mốc. Mà chúng tôi mới chỉ thấy những đồi cát trắng phau, bên kia đồi cát điệp trùng đó là biển, xa xa là đảo Cồn Cỏ, hòn đảo tiền tiêu Anh hùng mà ai cũng biết. Quốc lộ 1 trục Bắc - Nam chạy dọc ven biển. Nơi chúng tôi dứng chân là đồi thấp với hoa sim, hoa mua cùng các loại cây thấp bạt ngàn. Có những vạt sắn, vạt khoai xen lẫn. Đường tàu Bắc - Nam chạy song song với trục đường số 1 nhưng quãng này cách nhau khoảng 3 ki-lô-mét. Hiện đường tầu bị hỏng, chưa có tàu chạy, còn đường bộ số 1 thì xe ô tô chở hàng hóa chi viện cho miền Nam rất sôi động. Các xe ô tô chạy đến gần Hồ Xá đầu dốc 6 độ thì rẽ phải vào đường 15 qua Bãi Hà, xuyên lên đường Trường Sơn. Xa xa khoảng 15- 20 ki-lô-mét là dãy Trường Sơn xanh thẫm, bên kia dãy núi thuộc nước Lào anh em. Rất nhiều điều sẽ được chúng tôi khám phá sau này. Xã Vĩnh Chấp, nơi chúng tôi đóng quân và rất nhiều xã khu vực này được phong tặng danh hiệu cao quý là xã: Anh hùng lực lượng vũ trang.

Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #133 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 03:14:22 pm »


         Chúng tôi nhanh chóng được phân chia ở trong các nhà dân. Nhưng dân thưa, bộ đội lại đông, nên thường lấy nhà hầm làm trung tâm, còn mọi người mắc võng xung quanh nhà để ngủ. Nhân dân ở đây rất cách mạng hay gọi là vô cùng Bônsêvích, mỗi người dân là một chiến sỹ không kể trai hay gái. Những người già yếu hoặc các em nhỏ thì đã được đi sơ tán ra các tỉnh Nam Định, Thái Bình gọi là K8 - K10, còn toàn người lớn, thanh niên và trung niên ở lại. Ai cũng có súng, trang bị và biên chế như quân đội. Ngoài nuôi trồng mà chủ yếu là trồng khoai, trồng sắn, ruộng thì rất ít. Những năm chiến tranh, ngoài chiến đấu bắn máy bay đề phòng biệt kích thám báo, giúp đỡ bộ đội và cùng bộ đội chiến đấu bắn máy bay, họ còn thường xuyên cử các trung đội, tiểu đội vượt sông Bến Hải sang bên kia ẩn náu trong rừng, trong đồi, tổ chức bắn tỉa lính Việt Nam Cộng hòa trong các đồn bốt. Họ đặt ra chỉ tiêu cứ mỗi người bắn tỉa tiêu diệt được 2 đến 3 lính Việt Nam Cộng hòa thì cả đội mới lại về bên này, và lại cử tổ khác sang. Chính vì thế nên qua nói chuyện, họ có vẻ kiêu kiêu, cộng với tính cách thật thà, hơi cộc cằn khô cứng của vùng miền và thổ ngữ nên qua giao tiếp, chúng tôi cảm thấy họ khô khan, ít tình cảm, không như dân khu Ba. Nhất là sau khi đóng quân ở đây được một thời gian, một vài bộ đội có những tinh nghịch láu cá, nên những xích mích, những câu chuyện chê bai vùng miền đã trở thành chuyện cười chế nhạo nhau, luôn xảy ra giữa dân với bộ đội. Ví dụ: có gia đình bộ đội ở, anh em ăn một nửa hộp thịt, còn để dành nửa, đến hôm sau không thấy hộp thịt ấy đâu nữa. Mọi người nháo lên hỏi nhau là hộp thịt đâu có ý tìm kiếm. Lúc này ông bọ chủ nhà mới giơ tay nói: Bọ có ý kiến! Bọ thấy các chú nỏ ăn ( nỏ là không ), thì bọ ăn giúp, kẻo kiến nó bu! Mọi người nhìn nhau, cố bấm bụng cười. Lần khác, có bọ chủ nhà, khi anh em chào bọ, chia tay để  lên đường, bỗng bọ giơ tay nói: “Bọ xin có ý kiến: Trong ba chú đi, thế nào cũng có chú “chệt” ( chết ). Các chú để lại cho bọ một cái mão (mũ), không nó phí đi!
Chúng tôi được nghỉ ngơi hai ngày, được lĩnh nhu yếu phẩm mỗi người được thêm 3 điếu thuốc lá và 2 cái kẹo gọi là quà tết và cũng là quà của sư đoàn mới - Sư đoàn 341. Sau khi nghỉ ngơi ăn tết bù chúng tôi được tập hợp học chính trị, trước hết được thông báo là toàn bộ trung đoàn 36B, sư đoàn 308B lực lượng cơ động của Bộ nay được điều chuyển sang Sư đoàn 341. Phiên hiệu các đại đội, tiểu đoàn không thay đổi nhưng phiên hiệu trung đoàn nay đổi là trung đoàn 273. Tên 273 là lấy cái mốc thời gian khi chúng tôi hành quân tới đây là tháng 2 năm 1973. Việc thay đổi phiên hiệu sang đơn vị mới, sư đoàn mới với chúng tôi thì cũng chẳng có gì quan trọng cả, là vì xác định bộ đội thì đi đâu ở đâu làm việc gì học tập huấn luyện hay đi chiến đấu đều là nhiệm vụ của cấp trên giao phó, mà mình chỉ là người lính. Song về nhiệm vụ thì có thay đổi lớn. Qua đó nhiệm vụ của đơn vị có thay đổi là trung đoàn không vào Nam chiến đấu nữa, mà đóng quân tại đây làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực Vĩ tuyết 17, Vĩnh Linh, Quảng Bình. Trước mắt là phải sẵn sàng chiến đấu, một số đồng chí cản bộ được đi học tập, tập huấn chuyên môn kỹ thuật tại các lớp do Sư đoàn và Quân khu tổ chức, số còn lại nhanh chóng tổ chức đi rừng lấy củi cho bếp, lấy gỗ, lấy cây về làm bếp, làm nhà ăn, làm nhà Ban chỉ huy đại đội, hội trường để sinh hoạt. Sau đó tiến tới làm doanh trại của các đơn vị. Mục tiêu phấn đấu là sau 60 ngày, toàn bộ trung đoàn phải có doanh trại cho bộ đội ở để tiện việc huấn luyện và làm nhiệm vụ. Vì nhà dân ở đây không đủ cho bộ đội ở, hơn nữa mục tiêu muốn xây dựng đơn vị chính quy hiện đại thì phải có doanh trại riêng, gần dân nhưng không phụ thuộc vào dân. Thế là chúng tôi lại chuyển sang giai đoạn mới, đó là chiến dịch làm nhà.
Có tin vui là trung đoàn được Bác Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước tặng Lẵng hoa vì trung đoàn có thành tích hành quân đến đích nhanh, đảm bảo quân số và an toàn tuyệt đối. Mỗi đại đội chọn lựa 10 đồng chí tiêu biểu có thành tích trong hành quân để lên trung đoàn đón lẵng hoa của Bác Tôn. Tôi cũng là người được cử đi.
Ngay từ tám giờ sáng, ai nấy quần áo trang phục gọn gàng, trực tiếp cùng đại đội trưởng và chính trị viên trưởng đại đội lên trung đoàn đón hoa. Hồi đó sự kiện đón Lẵng hoa của Chủ tịch nước tặng là vinh dự lắm. Chúng tôi hành quân bộ lên trung đoàn, từ đội 7 Vĩnh Chấp lên trung đoàn bộ tại xã Vĩnh Long, cách đó 6 -7 ki-lô-mét. Đường đến đó toàn đường mòn băng qua các đồi không cao lắm. Đồi đá sỏi gan gà, chỉ toàn cây sim cây mua, cây trạc trừu. Đang mùa hoa sim, hoa sim có hai màu trắng, đỏ rất đẹp xen lẫn với hoa mua tím đậm, hoa trạc trừu nhỏ li ti như hoa ngâu thơm ngát. Cảnh trí đồi núi thật đẹp, ngát mùi hương.
 Vừa tết xong, ngoài Bắc thì trời vẫn còn đang mát, còn ở đây thì như không có mùa đông. Nắng gay gắt, anh em đi được một lúc thì mồ hôi, mồ kê vã hết ra, ướt đầm trong bộ đồ quân phục ga ba đin dài tay nên càng nóng, “nóng chi mà nóng rứa”, cái nóng thật ấn tượng như chưa bao giờ thấy. Ở đây đang là mùa khô nên cái nóng khô như sắp bùng cháy. Chúng tôi lội qua một con suối, không ai bảo ai, mọi người đều đứng lại ngâm chân và vục đầu xuống gội. Nước mát làm cho cơ thể hạ nhiệt. Giải lao một chút rồi lên đường. Đúng 9 giờ 30 thì tới nơi tập trung. Theo hẹn thì khoảng 10 giờ lẵng hoa của Bác Tôn về tới nơi. Toàn trung đoàn, những thành viên ưu tú được cử đón lẵng hoa hàng lối chỉnh tề giữa bãi trống, được chính ủy Nguyễn Trường Long phát biểu căn dặn, tiếp theo, phó chính ủy Lê Nguyễn phát biểu động viên. Đã tới 10 giờ, rồi hơn mười giờ, rồi mười một giờ cũng chưa thấy hoa về. Đoàn quân đón hoa đứng giữa trời nắng gần hai tiếng đồng hồ. Cái nóng, cái đói, cái mỏi vì phải đứng, hết đứng rồi lại ngồi, mọi người đã thực sự uể oải mà vẫn không thấy hoa. Chẳng ai mang nước, cái khát ập đến, anh em xin phép vào nơi trung đoàn xin nước uống. Mới đầu còn ý tứ lẻ tẻ vì đây toàn là ngững người ưu tú được lựa chọn nên ý thức cao. Nhưng cao mấy thì sự sốt ruột, mệt mỏi cũng đã bộc lộ. Cứ thông báo là hoa sắp về nhưng mấy lần cái 15 phút mà cũng chẳng thấy hoa đâu. Cái nắng nóng miền Trung gió Lào, anh em đâu đã quen. Hôm nay vinh dự đón lẵng hoa tưởng là tự hào và đơn giản có ngờ đâu lại cực nhọc thế này.
Đúng lúc uể oải nhất vì đã gần 12 giờ trưa thì hoa đến. Đoàn xe chở hoa gồm 3 chiếc com-măng-ca mui trần cùng một số sỹ quan của quân khu ra Vinh tiếp nhận hoa từ Hà Nội vào. Chắc đoàn xe phải đi từ hôm qua hay từ đêm, nên khi hoa vào tới đây thì đã héo rũ, chỉ có dòng chữ đề tặng nét chữ còn đẹp, còn mới. Nhưng hoa dù héo cũng vẫn là vinh dự lớn. Lễ tổ chức đón nhận lẵng hoa cũng thật chóng vánh. Chính ủy Nguyễn Trường Long phát biểu về vinh dự, tự hào và hứa hẹn trung đoàn hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào khi Đảng và Tổ quốc phân công. Mọi người hô quyết tâm rồi vỗ tay vang cả vùng đồi núi. Các cán bộ trịnh trọng đón lẵng hoa vào trung đoàn bộ, còn anh em các đơn vị được lệnh về đơn vị mình trong cái đói cái mệt. Mọi người lần đầu trong đời được hiểu thế nào là phần thưởng cao quý, được trực tiếp Chủ tịch nước tặng. Gần hai giờ chiều đoàn chúng tôi mới về tới nơi đóng quân. Ôi chao là đói, là mệt, cơm canh nguội ngắt. Một kỷ niệm thật nhớ đời ở nơi đóng quân mới, đơn vị mới tại vùng đất thiêng này.
Sau sự kiện đón lẵng hoa Bác Tôn, toàn trung đoàn bắt đầu chiến dịch làm doanh trại để ra ở độc lập. Thể là từng đại đội tìm vị trí làm doanh trại của đơn vị mình và cử người lên giúp trung đoàn bộ làm nhà, còn lại tất cả tập trung cao nhất cho việc làm lán trại. Nói là lán trại thì đơn giản, nhưng thực tế rất vất vả, phức tạp vì dụng cụ làm nhà không có. Bộ đội thì mỗi người có con dao găm, mỗi tiểu đội có một con dao dựa to. Nhưng những loại dao này thì không thể vào rừng chặt cây, cắt cỏ được, nên phải dựa vào dân mượn dụng cụ như dao quắm, liềm cắt cỏ tranh v.v… Trung đoàn cử người đi mua thêm các dụng cụ như cưa, tràng, đục về phát cho các đơn vị. Vật liệu thì không thiếu. Cỏ tranh lợp nhà thì cắt ở xung quanh. Gỗ các loại thì có rừng Trường Sơn cách đây khoảng 15 - 20 ki-lô-mét. Đại đội chọn cử các đồng chí có khiếu về làm nhà hay ở nhà đã làm thợ mộc để bàn tính dự trù lấy vật liệu. Căn cứ vào dự trù vật liệu đó mà phân công cụ thể cho từng người hàng ngày đi lấy cây, lấy gỗ làm cột, làm kèo, làm dứng vách và những nguyên liệu cần thiết. Từ đây vào đến rừng tìm vật liệu xa, nên sau khi mượn dụng cụ của dân thì từng tiểu đội, trung đội hay từng nhóm xuống quản lý lĩnh gạo và thực phầm để đi rừng tổ chức ăn bữa trưa trong rừng.
 Đi rừng thật là vui vì chúng tôi chủ yếu là dân đồng bằng, rừng núi chưa quen, nên nói đi rừng ai cũng háo hức sẽ có nhiều điều khám phá, mà đúng là thế thật. Có nhiều chuyện buồn cười về sự ngây thơ thiếu hiểu biết về cây, về gỗ và cũng có nhiều đồng chí rất vui khi khám phá ra được điều mới lạ. Như len lỏi trong rừng bắt gặp những cái dù pháo sáng hay bắt gặp những kho hàng quân sự bí mật, thậm chí gặp cả kho muối dự trữ lớn như quả đồi. Những lán trại che nắng mưa đã mục nát hết. Muối phơi mưa nắng hao hụt và lớp bên ngoài cứng lại phải lấy dao chém hay đục phá lớp ngoài như bê tông thì lớp muối ngon bên trong mới lộ ra. Anh em tiểu đoàn 3 chịu lùng sục nhất, họ đã bắt gặp các kho, các hầm chứa thực phẩm và cả súng đạn dự trữ chiến lược, nhưng cây gỗ làm hầm đã mục, lộ ra các hầm trên cũng không có người coi hoặc cả vùng rộng mà chỉ có 1- 2 người coi, nhưng họ cũng không mấy quan tâm. Bộ đội ta lấy về được rất nhiều thứ như thịt hộp, đỗ đen của Trung Quốc được chế biến gọi là tầu xị mà hồi bé tôi vẫn ăn. Có nhiều đồng đội lấy được cả súng ngắn K54- K59 để bắn nghịch chơi. Phía sâu trong Bãi Hà còn có cả một nông trường cao su tên là nông trường Quyết Thắng, họ nuôi bò, trồng hồ tiêu, cao su, cà phê. Nhưng những cây trồng này có vẻ đã bỏ hoang từ lâu mà họ chủ yếu là nuôi bò và phục vụ chiến đấu là chính. Nông trường này thành lập từ những năm 1955 đoàn cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc làm kinh tế vẫn tổ chức như là quân đội. Nhưng rồi chiến tranh ác liệt, nhiệm vụ chính là phát triển kinh tế thành nhiệm vụ thứ yếu, mà chủ yếu phục vụ quốc phòng. Cán bộ và công nhân nông trường sau lần lượt được cử trở về miền Nam tham gia chiến đấu.
Đi rừng thật vui, thật lạ, nhưng ở vùng này bom đạn Mỹ chưa nổ còn rất nhiều, nhất là các loại bom bi quả ổi, quả dứa thì chỗ nào cũng có. Có đồng chí Trường ở đại đội đội 18 thấy quả bom bi quả ổi cầm nghịch ném chơi, bom phát nổ đồng chí bị mấy viên bi cắm vào mặt, bị thương đi viện, may mà không chết người. Trung đoàn phải thông báo khẩn về việc này. Mùa khô, những vạt tranh và cỏ cây trên đồi cứ như là sắp bùng cháy. Nhiều anh em sơ ý đun nấu hay hút thuốc thậm chí là đốt nghịch gây ra những đám cháy lớn không dập được. Trong đám cháy, thỉnh thoảng lại có tiếng nổ ầm, do những loại bom đạn trên bị đốt nóng phát nổ, gây nguy hiếm. Việc này đã làm cho chính quyền và dân địa phương có ý kiến gay gắt.
Việc đi lấy gỗ thật lạ lẫm, có nhiều anh em được phân công lấy cột nhà theo kích thước đã định. Vào rìa rừng thấy rất nhiều cây gỗ thẳng đứng trông rất đẹp đúng kích thước được giao, cây xốp chặt rất dễ phấn khởi vác về, nghĩ là lấy gỗ thật dễ, nhưng khi về đến nhà gặp dân họ mới phì cười và nói đây là gỗ chân chim không thể làm nhà được, vì chỉ mấy ngày là cây bị mọt mục gãy ngay. Thế là mất công toi cả ngày rừng. Có đồng chí không biết còn chặt cả cây sơn mang về, bị sơn ăn mặt sưng vù phồng như cái bánh đa nướng. Tôi thì lại không bị sơn ăn nên có mấy lần cũng chặt phải cây sơn nhưng không việc gì. Đúng như các cụ xưa có câu: “Sơn ăn từng mặt, ma bắt từng người”.
 Đi rừng lấy gỗ công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại vất vả vô cùng. Rừng Trường Sơn phía Tây Quảng Bình là nơi giáp ranh giữa Vĩnh Linh và Quảng Bình đang còn là rừng nguyên sinh. Chỉ có một vài điểm là bị bom phá, nhưng bom nhiều mấy cũng không hề hấn gì so với cái bạt ngàn của rừng. Cây to cây nhỏ và dây leo chằng chịt rất nhiều, chưa có sự tàn phá nhiều. Cùng với bộ đội, dân vùng này cũng lục tục vào rừng lấy gỗ về làm nhà. Nhưng họ chọn các loại cây gỗ gụ, gỗ lim to đốn hạ, đẽo sơ qua rồi tập trung lại, dùng trâu kéo hay xe trâu kéo về nhà. Còn chúng tôi chủ yếu là tìm chặt những cây nhỏ để dựng nhà, dựng lán trại theo kiểu cấp tốc. Cây cột thì đường kính 15 cm là quý rồi, còn kèo, xà thì cứ bé dần đi theo tỷ lệ. Nhỏ nhất phải lấy là những cây làm dứng để buộc vách trát tường, chúng chỉ nhỏ bằng ngón tay nhưng độ dài tới hai, ba mét, ở rừng rất nhiều. Nhưng nhiều chăng nữa thì cũng phải vào rừng, rừng đâu có bằng phẳng mà phải leo trèo lên các ngọn núi hay các khe rãnh mới có nhiều loại vật liệu mình cần tìm. Lấy được cây gỗ hay bó dứng rồi, lúc mang ra khỏi rừng cũng không đơn giản. Có nhiều cây sau khi chặt xong rút mãi không được, vì bị dây leo quấn chặt trên ngọn. Hai ba người tập trung kéo mà cây cứ như lò xo không kéo xuống được đành phải bỏ, mất công tìm cây khác. Đôi lúc, đã mệt thì chớ, lại thấy những chú sóc nhảy nhót thoăn thoắt chuyền cành, thỉnh thoảng lại ngó nghiêng, như giễu cợt chúng tôi. Hoặc lấy được bó dứng, bó đòn tay rồi bó lại nhưng mang ra khỏi rừng rất khó, phải lên dốc xuống dốc, cây vướng vào các loại dây leo hay các cây khác, hì hục, hì hục mệt đứt hơi mới qua được những chỗ vướng víu đó. Thi thoảng có anh em cũng gặp được những cây bứa có trái, họ thường đốn hạ cả cây rồi cứ thế hái ăn hay mang về nấu canh. Có anh em gặp được cây gắm quả sai chíu chít lấy về luộc ăn. Có anh em gặp được tổ ong mật lấy mật húp xì xụp, thậm chí bị ong đốt sưng môi sưng miệng vẫn toe toét cười.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #134 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 03:16:00 pm »


        Vì quãng đường từ nơi ở đến rừng xa, vào rừng tìm chọn gỗ, chọn cây xong  đã 11-12 giờ trưa, mới ra chỗ tập trung ăn cơm, trước khi tản ra vào rừng thì mỗi nhóm đã cử 1 người chọn khe suối ven rừng nấu cơm cho nhóm. Ăn cơm xong đã 1-2 giờ chiều mới lục tục vác gỗ về. Đấy là giai đoạn đầu ồ ạt đi lấy gỗ mới tổ chức được như vậy, còn sau này đôi khi đi lấy lẻ thì phức tạp hơn. Có lần tôi cũng bị như thế sẽ kể với các bạn sau. Quãng đường về bây giờ mới thấy xa vì phải vác gỗ, tuy không nặng lắm nhưng nó lại không êm ái như cái dây ba lô, mà nó là những cây gỗ cứng tì đè vào vai, cái đôi vai gầy giơ xương của tôi đâu đã quen những việc này. Cởi áo ra để lót vào vai mà cũng chỉ đỡ đi một tí. Nghiến răng nghiến lợi mà vác, mà bước leo các quả đồi, lội qua các con suối về nơi ở. Nắng quá trưa càng gay gắt hơn, gió Lào thổi ào ào khô rát càng tăng thêm cái nóng.
Lúc này đang là đầu mùa xuân nên các loại cây đồi như sim, thanh mai đều mới đang ra hoa chưa có quả, nên lính chưa tận hưởng được những hương vị lạ của đồi núi miền Trung này. Lên đến các đỉnh dốc nhìn về phía đơn vị đóng quân trong tầm mắt thấy có vẻ là gần thế mà đi mãi cũng vẫn thấy con xa. Khoảng 4 - 5 giờ chiều cũng về đến đơn vị, ghé cái vai cho cây gỗ rời khỏi vai và thở dốc mới thấy nhẹ người. Cán bộ đại đội xem xét thấy ưng ý, đúng quy cách là xong nhiệm vụ của ngày. Tắm rửa nghỉ một chút, ăn cơm rồi lại họp, lại kiểm điểm mạnh yếu, bình bầu gương tiêu biểu, nghe phân công nhiệm vụ ngày mai. Các đại đội ngoài lán trại, phải làm đủ bếp ăn, nhà ăn và hội trường họp cho đại đội mình. Xong lán trại, sạp ngủ, giường ngủ cho mọi người, phấn đấu sau thời gian ấy không ai phải ngủ võng. Rất nhiều việc phải làm. Mấy ngày đầu thì tập trung đi lấy gỗ, cắt tranh về đánh tranh để lợp mái. Có bộ phận sau khi được đại đội quy hoạch vị trí thì phạt cây san đắp nền nhà. Một việc trước mắt phải làm ngay không thể thiếu là mỗi trung đội, mỗi bộ phận phải chọn vị trí trên đồi, đào và quây làm nhà vệ sinh, đào thêm giếng nước để dùng, tránh phiền hà dân.
Việc đi lấy gỗ và cắt tranh mới đầu còn dễ nhưng chỉ mấy ngày sau những việc trên đã rất khó vì cây gỗ cây cỏ đâu có sinh sản nhanh được. Bao nhiêu đơn vị cùng làm nhà một lúc nên cây tìm kiếm khó dần, phải đi xa hơn, leo cao hơn, tìm kiếm mãi mới thấy được loại cây gỗ vừa ý mình. Cỏ tranh cũng vậy, anh em được phân công đi tìm những vạt cỏ phải đi rất xa cũng cứ đến chiều hoặc tối mịt mới về đến đơn vị. Vì vậy đại đội phát động nếu đi rừng mà ai gặp cây cọ thì có thể chủ động lấy lá cọ về luôn cũng được, vì lúc này cây khó nhưng có vẻ còn dễ kiếm, chứ cỏ tranh về mùa khô lại bị cháy nhiều nên cỏ tranh lợp nhà kiếm rất khó. Chính vì cái chỉ thị đó mà một lần trong rừng tôi có một kỷ niệm nhớ đời. Ấy là sau khi được phân công đi tìm lấy cái quá giang nhà. Quá giang còn gọi là xà ngang, là thứ khó lấy nhất trong xây dựng một căn nhà gỗ kiểu này. Vì cây quá giang phải dài đảm báo từ 4 mét rưỡi thẳng và thuôn đều. Tìm mãi, tìm mãi, leo trèo qua mấy khu rừng mà không thấy cây nào ưng ý. Chợt nhìn thấy dưới khe có hai cây cọ lá xum xuê, tôi bỏ ý định tìm xà ngang mà phấn khích lần xuống khe, trèo lên cây cọ. Cây không cao lắm nên việc trèo lên phạt hết cành lá không có gì là khó. Mặc dù tôi là người không biết trèo cây vì hồi nhỏ bố mẹ tôi cấm tuyệt đối không được trèo cây. Các cụ luôn có câu phương ngôn: “Có phúc đẻ con biệt lội, có tội đẻ con biết trèo”, ý nói hai việc đó rất nguy hiểm hay bị tai nạn chết người. Chặt gần xong còn vài ba tầu cọ nữa thì thấy người ngứa kinh khủng, cảm giác nhôn nhốt buồn ngứa như có gì châm đốt khắp người. Mới đầu tưởng mồ hôi của tôi gây ngứa ngáy, bèn lấy tay vuốt cổ cho đỡ ngứa thì mới biết kiến rất nhiều. Kiến đen bu vào khắp người. Hoảng sợ, nhưng tôi cố phạt nốt mấy cành cọ, rồi tụt nhanh xuống đất, nhìn kỹ mới thấy sợ, có hàng ngàn con kiến đang bu khắp người tôi. May là loại kiến nhỏ, chúng đốt chỉ ngứa một tí chứ không phải loại kiến có nọc độc cao. Không thể đuổi hết được lũ kiến, tôi bèn cởi và tụt hết quần áo trần truồng giữa rừng đập cho hết kiến và lau đuổi kiến bám khắp người, vò cả đầu tóc mãi mới hết được kiến bám. Xong, tôi mặc nhanh quần áo ngồi thở dốc. Lúc này tôi mới thấy sợ vì may mà gặp tổ kiến đen, chứ nếu gặp lũ kiến bống, kiến càng, kiến lửa mà bị chúng đốt thì không biết thế nào. Vì mải tìm gỗ, tôi đã đi quá xa đồng đội, khó ai có thể đến cứu được, thật hú hồn.


 Về tới nơi đóng quân, tôi kể chuyện lấy lá cọ bị kiến bu cho mọi người và bọ chủ nhà nghe. Bọ chủ nhà nói: Các chú bộ đội phải rút kinh nghiệm khi đi rừng. Đi rừng có mấy điều như rứa: Một là không nên vào rừng khi trời mưa to gió lớn thường hay bị sét đánh và cây gãy, đổ. Hai là không nên đi lẻ một người vào rừng. Thứ ba là vào rừng không được đùa nghịch, kêu hét ầm ỹ. Ông giải thích thêm về điều thứ ba là thấy các chú cứ vô rừng là đùa nghịch la hét, có chú vào rừng sảng khoái quá hú hét ầm ĩ, chúng tôi vô rừng chỉ chuyện trò đủ nghe. Khi có vấn đề nguy hiểm cần sự cứu giúp khẩn cấp thì mới hú hét kêu cứu. Nếu mà cứ hú hét gây thói quen, đến khi gặp nạn cần trợ giúp thì những người khác trong rừng không hiểu, cho là chuyện bình thường, nên không ai đến trợ giúp. Tôi cảm ơn bọ chủ nhà vì đã cho chúng tôi biết thêm về kinh nghiệm đi rừng.
Lúc này những người dân đi sơ tán diện K8- K10 từ các tỉnh đã lục tục trở về. Chỗ ở của từng nhà thêm chật chội, việc làm doanh trại càng trở lên gấp rút. Cây gỗ và tranh làm vật liệu thì dễ kiếm nhưng những thứ đơn giản như tre chẻ lạt buộc thì lại rất hiếm, thi thoáng mới có gia đình có khóm tre. Mới đầu một vài đơn vị đi xin tre thì còn được, nhưng nhiều đơn vị đi xin quá nên rất khó. Nhiều người dân không cho bộ đội nữa mà mua họ cũng không bán. Nhiệm vụ được phân công đi xin tre, không xin được là không hoàn thành niệm vụ. Nhiều nhóm bộ đội nghĩ ra trò láu lỉnh để có tre bằng được. Một tốp khoảng mấy người đến nhà nào còn tre, anh em vào nói chuyện, không đả động gì đến việc xin tre mà giả vờ mời thuốc hay vờ mua khoai, mua sắn luộc ăn. Trong lúc chủ nhà đi luộc khoai, luộc sắn thì một đồng đội bí mật ở bên ngoài, dao đã mài thật sắc, không được chặt vì sợ tiếng động, chọn cây ưng ý mọc ở bên ngoài cứa gốc, rồi cứa hết cành tay tre đủ số lượng mang về trước. Khi bữa tiệc khoai sắn đã xong mọi người chào bọ ra về và khen khoai ngon, khen bọ tốt bụng. Tiễn chân bộ đội ra ngoài thì bọ mới biết là mất tre, rất bực mình nhưng không làm sao được vì không biết được ai. Lính ta bấm bụng cười và như thế là đã hoàn thành nhiệm vụ. Một vài lần trót lọt, những tốp khác đến cũng định giở bài cũ ra, nhưng tốp nghi binh vừa vào hỏi chuyện xã giao mấy câu thì bọ đã hỏi luôn: Các chú đi có mấy người ni hay còn ai núp ngoài kia chặt trộm tre của bọ? Rồi sai người hoặc chạy ra ngoài kiểm tra.
Việc dân K8-K10 trở về làm cho nếp sống và nhịp sống tại khu vực Vĩnh Linh nơi mưa bom bão đạn xưa sôi động hẳn lên. Trong số người trở về có nhiều lứa tuổi, người cao tuổi thì không nói vì họ không thay đổi tập tục nhiều, nhưng thanh thiếu niên thì mang phong cách sinh hoạt từ ngoài khu Ba vào. Nhiều sinh hoạt khác với tập tục lâu đời của địa phương, nên từng gia đình có mâu thuẫn. Đầu tiên là tiếng nói, giọng nói, cách xưng hô như ngoài Bắc gọi là bà thì trong này gọi là mụ. Ông chú trong này gọi là dượng, hay ngoài Bắc gọi là bố, mẹ thì trong này gọi là bọ, mạ. Hay luôn phải nói mô, tê, răng, rứa v.v… Tiếp đến là thổ ngữ, ở ngoài Bắc mấy năm có cháu ở từ bé và lớn lên, học văn hóa ngoài đó nên thổ ngữ cũng theo ngoài đó. Dân trong này cấm không được phát âm như vậy và họ nói: Chém cha không bằng pha tiếng. Một việc đơn giản nhất như là đôi dép, các cháu thường đi dép nhựa, dép Tiền phong hay dép gia công. Hồi đó có đôi dép nhựa là quý lắm. Nhưng khi về quê thì bị cấm không cho đi mà chỉ được đi dép lốp cao su. Đoàn thanh niên khu vực cũng có chỉ thị cấm thanh niên đi dép nhựa hẳn hoi. Họ nói chỉ được đi dép Bình-Trị- Thiên (là dép cao su trong những năm chống Pháp mọi người gọi là dép Bình - Trị -Thiên chắc dép lốp ấy xuất xứ từ vùng này?). Họ nói đi dép nhựa là tiểu tư sản. Thanh niên đất lửa không được mang theo tư tưởng tư sản về quê. Điều này đã gây những làn sóng rất bức xúc cho thanh niên K8- K10. Có những mâu thuẫn tranh luận trong từng gia đình, từng cuộc họp xẩy ra về những cấm đoán quái gở ấy. Nhưng phong tục trong này rất nghiêm. Nhiều ông bọ khi có chỉ thị thì thu luôn dép nhựa của con cháu mang chặt làm đôi, làm ba. Các cháu tiếc khóc đòi lại nhưng bọ nói: Mi mà còn nói nữa ta chém đôi cả mi như đôi dép này. Thậm chí có nhiều bọ còn cấm cả con gái không được chơi, không được quan hệ với bộ đội. Trong dân lan truyền câu vè: Mấy chú bộ đội khu Ba, tóc mọc ngang, đầu không rãnh c… to như ống thổi lả, đ… chu, chu chửa nữa là đ… con gái bọ. Vì bộ đội mình thường nói ngọt ngào, anh em thường không để tóc có ngôi, mà thường cứ lấy tay vuốt xoay tròn đi trông cứ như là tóc mọc ngang.
Trái ngược với thái độ của các bọ luôn có ác cảm với bộ đội, thì các con cháu của họ, nhất là con gái vùng ngoài về và phụ nữ thì lại rất thích, rất quý bộ đội. Có những người sơ tán ra Thái Bình cùng quê với bộ đội, họ biết nhau từ quê đã đành, còn cả những phụ nữ, những người tuổi chị cũng rất quý bộ đội, họ hay cho bộ đội các thức ăn như khoai lang, khoai sọ, sắn. Cá biệt còn có người lấy trộm cả thuốc rê của bọ mang ra cho lính, thứ này là lính ta thích nhất mặc dù thuốc lá gọi là thuốc rê ở đây họ để nguyên cả tàu lá quấn vê lại như quấn xì gà, họ gọi là lăn- lê- vê- cuốn. Động tác rất thành thục, điệu nghệ như là các cao bồi Mỹ hút xì gà trong phim, gọi là vũ khúc miệng- môi- răng- lưỡi. Nhưng thuốc ở đây họ trồng nên rất nặng, mùi thuốc rất ghê, khét lẹt, hoặc có mùi khắm. Tôi đã có ý định khi nào về phép mang ít thuốc này về hút trong rạp phim hay chỗ đông người thì chắc mọi người bỏ chạy hết. Các chị lớn tuổi nhiều khi còn trêu chọc cả bộ đội, lợi dụng tiếng địa phương, thấy bộ đội đi ngoài nắng các chị hỏi: Các chú bộ đội đi rừng gặp các chị bức bổi thấy có nắng cực không? Bộ đội ta không biết trả lời luôn: Bộ đội gặp các chị thấy nắng cực lắm. Các o phá lên cười đấm nhau thùm thụp. Quái! Các o này cười cái chi mà cười dữ vậy? Nắng cực thì nói nắng cực có chi mà cười? Sau này mới biết là các o, các chị nói lái trêu bộ đội. Miền Bắc thì gọi là khổ ở đây thì gọi là cực nhưng các chị ghép chữ nắng cực lại, hiểu theo nghĩa ngược lại là: Lứng c… Tức là đi rừng gặp các chị thấy lứng c…. Thật hết chỗ nói!
Thế rồi những ngày vất vả đi rừng, làm nhà, các đơn vị cũng đã có nhà ở cho bộ đội theo đúng kế hoạch. Nhà không to lắm nhưng cũng là nhà. Nội thất cũng đầy đủ, có sạp nằm, không phải giường riêng mà là lấy cây gỗ nhỏ về ken cả dãy. Có cả giá ba lô, giá để giầy dép, rồi giá mũ giá bát v.v… Quân nhu cũng đã ra ngoài Bắc mua chiếu về cấp phát cho bộ đội. Từng đại đội đã có đủ bếp ăn, nhà hội trường để họp và những nhà vệ sinh đào tạm, gác gỗ ngang làm cầu tiêu cũng đã được làm thành nhà vệ sinh có mái đang hoàng. Lúc này các đại đội trong trung đoàn thường xuyên học chính trị, các bài chính trị cơ bản và học nghiên cứu cả học thuyết thâm độc của Nich-xơn là: “Dùng người Việt, đánh người Việt” hay gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ. Ngoài giờ học tập, phát động phong trào tăng gia tự túc. Vì ở đây rất hiếm rau xanh, tiếp phẩm đi rất xa đến mãi chợ Chéo, Lệ Thủy mới mua được chuối xanh, bí đỏ hay rau muống. Còn loại rau nữa thường xuyên có mặt trong bữa cơm là sắn củ được nấu sền sệt gọi là canh sắn, súp sắn, rau tầu bay, rau bầu đất Bộ đội ở vùng này rất đông nên quả thật dân có trồng mấy cũng không đủ cho bộ đội. Dân ở đây lại rất ít ăn rau. Quả mít ở ngoài quê thì để chín ăn, mùa mưa bão rụng, những quả xanh thì thường băm ra vứt vào chuồng lợn. Còn ở đây thì không để mít chín mà ngay lúc còn xanh non họ đã hái xuống, thái luộc ăn như rau hoặc bóp các thứ làm gỏi như món nộm rau ngoài Bắc. Dưa hấu cũng vậy, họ không để già chín đỏ, mà hái lúc còn xanh non làm canh, làm rau hay xào nấu. Như vậy là chúng tôi ở đây học họ hai cái: Một là mít xanh bóp gỏi, hai là dưa hấu xào hoặc nấu canh.
Từ khi sáp nhập với sư đoàn 341 Quân khu 4, một hai tháng đầu sư đoàn 308B thỉnh thoảng cũng gửi tặng cán bộ chiến sỹ trung đoàn nhu yếu phẩm, gạo thì vẫn cấp đầy đủ có phần dồi dào nữa. Nhưng giờ đây tách sư đoàn cũ hai tháng rồi, những ưu đãi không còn, mà ngay cả lương thực bắt đầu cũng đã phải ăn độn. Tiêu chuẩn gạo không đủ 7 lạng mốt như trước nữa. Cái đói, cái khổ, cái thiếu của lính bắt đầu được nếm mùi, nên việc phát động và thực hiện tăng gia tự túc được đưa lên hàng đầu. Đồi đất thì nhiều, các đơn vị thi nhau phát cây để tăng gia trồng rau, trồng khoai sắn. Khí thế tăng gia sản xuất rất cao, nhiều quả đồi được các đơn vị phát cây để tăng gia theo kế hoạch. Anh em đã tỏa đi xin giống khoai, hom sắn. Đơn vị đã cử người đi mua các loại giống rau về gieo trồng. Trời nắng chang chang nhưng bộ đội vẫn cứ đầu đội mũ cối, khăn mặt vắt cổ, phát cây, đốt rẫy, cuốc xới như những người dân thực thụ. Đã hai tháng ở đây được nếm trải cái nắng gió miền Trung khá quen, có vẻ đã hòa nhập được cuộc sống. Những đặc sản vùng đồi như quả chà là, quả sim, quả thanh mai, quả hồng leo là đặc sản của thiên nhiên rừng núi trao tặng bộ đội miễn phí. Còn có những loại quý hiếm nữa như củ hà thủ ô, dây kim ngân, dây bàng bạc, quả lạc tiên, quả hồng leo rất nhiều. Những cây củ đó là những vị thuốc quý, đun lên làm nước uống rất tốt. Cây hà thủ ô ở đây sao nhiều thế. Anh em không cần đào, mà chỉ cần đi vào những hệ thống giao thông hào là đã thấy củ hà thủ ô lòng thòng theo mép đất. Có củ dài cả mét, mang về sao vàng sắc đặc làm nước giải khát rất tốt cho sức khỏe. Anh em hái quả thanh mai cho vào ăng gô, rắc đường vào tạo lên sirô làm nước giải khát rất tuyệt.

Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #135 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 03:17:17 pm »


       

                                                         X


 Khi những vạt rau muống trắng được gieo bằng hạt đã mơn mởn xanh cao 5 -7 cm thì có lệnh toàn trung đoàn cấp tốc đi làm nhiệm vụ mở đường tại phía Tây Quảng Bình. Những cuộc họp liên tiếp phổ biến về nhiệm vụ mới và làm công tác chuẩn bị để hai ngày nữa lên đường. Anh em tôi quyến luyến chia tay địa phương, chia tay những ngôi nhà mới và chia tay vườn rau, vạt sắn mới nhú, lên đường làm nhiệm vụ. Mới đầu anh em kháo nhau là đơn vị sẽ đi làm đường, tôi lại nghĩ làm đường là làm đường mật, đường mía. Tôi nói làm đường thì càng tốt chứ sao, thế nào cũng có đường để ăn. Anh em giải thích là đi mở đường Trường Sơn vất vả lắm. Ấy là mấy ngày trước nghe phong thanh, còn bây giờ sau khi đại đội đã họp phổ biến thì nhiệm vụ đã rõ ràng. Như vậy là mỗi đại đội để lại từ hai đến ba người diện ốm yếu coi cứ và chăm sóc những cây trồng của đơn vị. Đúng sáng ngày 5 tháng 5 chúng tôi hành quân. Được phổ biến là hành quân 1 ngày nhưng quãng đường rất xa khoảng gần 30 ki-lô-mét, nên sau khi ăn cơm lúc 4 giờ sáng, trong hành trang mọi người lại có phần cơm nắm ăn trưa và tối.
Chúng tôi đi băng qua đường tàu, qua Thát Cóc, rồi bắt vào đường 15 đến cầu Long Đại rồi đi dọc tiếp sâu vào đất rừng Tây Quảng Bình. Long Đại có nghĩa là con rồng lớn. Cây cầu Long Đại là lấy tên con sông. Sông rộng, nước trong vắt, uốn lượn luồn lách chảy qua qua các khe núi đá dựng đứng của núi rừng Trường Sơn, khi về đây thì phình rộng ra rồi xuôi xuống biển. Chính vì thế mà cầu Long Đại là cây cầu sắt dài tới gần 200 mét lập nhiều kỳ tích thời bấy giờ. Nơi đây đã ghi nhiều chiến công hiển hách của quân và dân Quảng Bình thời chống Pháp. Thời Mỹ leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc, thì cây cầu là mục tiêu đầu tiên của máy bay Mỹ. Hàng vạn tấn bom đạn các loại đã trút xuống đây, hòng cắt đứt mạch máu giao thông tuyến đường 15 chi viện cho tiền tuyến.
Nếu nói Quảng Bình - Vĩnh Linh là túi bom đạn của không quân Mỹ thì khu vực này là rốn của túi bom ấy. Máy bay đã đánh sập cầu, nhưng những chuyến phà của công binh vượt qua bom đạn vẫn đêm ngày đưa những đoàn xe, những đoàn quân ra trận. Báo chí những năm qua lúc nào cũng ca ngợi tinh thần dũng cảm chiến đấu, không sợ hy sinh của quân và dân nơi đây. Cũng như cầu Hàm Rồng Thanh Hóa, khu vực này là biểu tượng của ý chí dũng cảm kiên cường của dân tộc Việt Nam, quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Hôm nay chúng tôi đến đây, bom đạn Mỹ không còn, dòng sông không phải mùa lũ nên nước chảy hiền hòa trong xanh thanh bình, nhưng xung quanh là những hố bom, hố đạn nham nhở, hố nọ chồng lên hố kia đỏ quạch màu đất đồi. Có những dấu tích của trận địa pháo phòng không, những đoàn xe vận tải quân sự tranh thủ những ngày hòa bình hối hả vận chuyển hàng hóa. Núi rừng Trường Sơn bạt ngàn, phong cảnh thật đẹp, đẹp đến nao lòng. Đứng ở bờ sông, ngẩn ngơ ngắm nhìn, thưởng thức cái đẹp, hơi mát từ dòng nước trong xanh phả lên, lòng thấy thật nhẹ.
Chúng tôi tiếp tục hành quân, qua mấy lần nghỉ thì tới địa điểm dừng chân để làm nhiệm vụ. Được biết nơi đây thuộc xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, là phía Tây Quảng Bình hay phía Đông Trường Sơn. Chúng tôi dừng quân, mắc võng hạ trại ven suối, bên kia suối là vách đá dựng đứng. Đêm đầu tiên ngủ tại Trường Sơn. Suối nước chảy róc rách, muỗi thì nhiều vô kể. Tìm được cây mắc xong võng và thưởng thức cơm nắm, tắm rửa qua rồi lên võng đi ngủ. Hành quân cả ngày mệt nên ai cũng ngủ được ngay, giấc ngủ thật ngon thật sâu. Sáng sớm đã bị khua dậy bởi những tiếng gà rừng gáy, tiếng chim hót và cả tiếng hoẵng toang toác gọi bầy, rồi tiếng khỉ hú lanh lảnh trên vánh đá cao vọng xuống. Anh em lục tục dậy, tiếng cười tiếng nói vang vọng cả rừng. Anh Khoát cũng đã dậy từ sớm phân công thúc giục mọi người nấu ăn sáng. Sau khi ăn sáng, mọi người nghỉ ngơi, anh Khoát lên đại đội hội ý nhận nhiệm vụ. Sau khi về anh phổ biến kế hoạch. Theo kế hoạch, chúng tôi được nghỉ ngơi buổi sáng. Trong lúc mọi người được nghỉ thì cán bộ các trung đội và anh Khoát cùng đại đội đi tìm vị trí để làm lán trại. Mục tiêu là trong 5 ngày các đại đội phải làm xong lán trại cho bộ đội ở. Xác định trung đoàn sẽ làm nhiệm vụ mở đường chiến lược ở đây theo dự kiến là bốn tháng.
Rất nhiều việc phải làm, chúng tôi lại đi tìm cây, đi cắt tranh và chặt những cây đót ken làm vách, làm sạp giường, lán trại tạm thời. Dân cư ở đây thưa thớt, chỉ có một vài hộ dân tộc Vân Kiều sinh sống. Họ không trồng cấy lúa mà chỉ trồng khoai, sắn, sống dựa vào sản vật của rừng núi như săn bắn, hái lượm củ quả. Việc dựa vào dân là không có được như những nơi đơn vị đã ở, đã qua. Trong lúc anh em tôi say sưa làm lán trại thì có những bộ phận đi nhận cuốc, xẻng, búa chim, búa tạ, xà beng, choòng đục đá. Đây là dụng cụ, cũng là những loại trang bị mới mà chúng tôi được trang bị để phục vụ công việc mở đường. Các cán bộ đại đội thì đi nhận bản đồ, bản vẽ mở tuyến. Trong tiểu đoàn đại đội 1, 2 và 4 cùng tiểu đoàn bộ trực tiếp làm đường, nhiệm vụ của đại đội tôi là khai thác đá phục vụ cho việc lát đường. Được phổ biến cả sư đoàn tức là các trung đoàn 270, 266, trung đoàn pháo binh 55 cùng các đơn vị trực thuộc cùng làm nhiệm vụ mở đường. Mỗi đơn vị đơn phân công làm một đoạn, vì vậy sư đoàn đóng quân dọc theo chiều dài con đường.
Mưa, mấy hôm nay mưa nhiều, đây là những trận mưa đầu mùa của mùa mưa. Nước suối đã dâng cao. Hôm mới đến thì suối nước chảy róc rách, anh em mắc võng sát cạnh suối, còn hôm nay, sau mấy ngày mưa, nước đã dềnh lên, cuồn cuộn chảy, mọi người phải mắc võng lên cao, xa suối đề phòng lũ ngập. Việc làm lán trại gấp rút hơn. Mưa như vậy việc tiếp tế vào đây gặp khó khăn. Số gạo mang đi đã hết. Ngày thứ hai bộ đội phải ăn lương khô. Cái đói ập đến mà không thể đi lấy lương thực được. Sang ngày thứ 3, đại đội đi tìm kiếm nhà dân Vân Kiều nhờ giúp đỡ, vay được một số bắp của bà con. Mỗi người được hai bắp ngô luộc. Ngô đỏ già khô ninh mãi mới chín, nhưng như thế cũng đã là may, là quý lắm rồi. Ngồi trên võng gặm ngô luộc ngửa mặt nhìn những bầy khỉ, bầy vượn đùa nghịch. Ngô ngon quá hay do đói quá mà trào nước mắt. Nước dềnh lên rất nhanh mà khi rút cũng rất nhanh. Ngày hôm sau nước đã rút, buổi tối nước còn đầy khe, ngập bờ mà sáng hôm sau như có phép thần, nước đã rút hết trở lại như cũ, suối lại róc rách hiền hòa, rừng Trường Sơn lại đẹp đẽ thơ mộng như ngày mới đến.
Việc làm lán trại bếp núc đã xong. Anh em tôi không còn phải ngủ võng nữa, mà đã được ngủ, nghỉ ở lán trại dã chiến thơm hăng mùi cây rừng. Những cái sạp giường tuy gồ ghề nhưng cũng thấy thật êm ái, mọi sinh hoạt tươm tất hơn. Theo nhiệm vụ, chúng tôi là đơn vị chuyên khai thác đá. Công việc mới mẻ với tất tả mọi người. Đại đội họp giao nhiệm vụ cho từng trung đội. Tiểu đội tôi cũng được phân công như một trung đội. Sau khi được các đồng chí công binh trung đoàn xuống tập huấn sơ sơ cho nghiệp vụ choòng đá và kỹ thuật lắp ghép mìn, kíp mìn vào dây cháy chậm, cách nhồi mìn, đốt mìn sao cho an toàn hiệu quả. Mỗi trung đội chọn lựa một bãi đánh đá riêng. Các trung đội thì các đồng chí trung đội trưởng như anh Cán, anh Đàm, anh Trung nhập ngũ những năm 1967-1968, có đồng chí đã kinh qua chiến đấu, tuổi cao có bản lĩnh già dặn công việc hàng ngày. Trung đội 1 còn có cả trung đội phó Yến nữa. Còn tiểu đội tôi thì anh Khoát tiểu đội trưởng mới là hạ sỹ lớp lính tháng 12 năm 1971 chỉ hơn chúng tôi có mấy tháng tuổi quân nên so với chúng tôi sàn sàn như nhau. Vì vậy ngày đầu tiên đại đội trưởng Nghẹ trực tiếp xuống chỉ đạo chúng tôi. Công việc thật bỡ ngỡ, cụ thể là cứ một nhóm hai người sau khi đã chọn được những tảng đá thuận lợi cho việc đứng choòng. Một người cầm choòng một người quai búa. Với tôi thì việc quai búa đã rất quen thuộc, còn các anh em khác thì rất bỡ ngỡ. Anh em chỉ sợ người quai búa đập búa không trúng choòng mà trượt búa vào tay, mà thực tế cũng đã có mấy trường hợp như vậy. Nhát búa đầu tiên đập xuống choòng vang vọng đánh thức rừng núi. Mới đầu thấy rất ngại không biết đến bao giờ mới choòng được một lỗ sâu vào lòng đá. Vì mỗi nhát búa đập xuống thì mũi choòng chỉ làm vỡ ra được ít đá. Người cầm choòng phải xoay choòng một góc khoảng 30 độ, búa lại đập tiếp và cứ xoay cứ đập như vậy sẽ tạo ra được một lỗ sâu trong lòng đá.
 Mới đầu chưa quen nên búa đập nhát gừng rất chậm, nhưng chỉ sau 1 - 2 giờ thao tác thì tay búa của mọi người đã bạo, đã nhanh, đã mạnh hẳn lên. Thỉnh thoảng tay búa lại nghỉ để rút choòng ra và múc mững mạt đá trong lỗ. Lỗ càng sâu thì việc lấy mạt đá ra càng khó. Nhưng rồi đến 4 giờ chiều thì chúng tôi cũng đã choòng được 6 lỗ, có những lỗ đã sâu tới cả mét. Đến lúc này thì công việc mới quan trọng là dùng thuốc nổ thỏi, loại thuốc nổ thường, bóc vỏ thuốc bóp ra dồi vào các lỗ. Khi thuốc nổ cách mặt đá khoảng 20-30 cm thì dùng 1 cái cây tròn nhỏ bằng ngón tay cắm vào lỗ để tra kíp mìn. Việc tra kíp mìn vào dây cháy chậm cũng là việc nguy hiểm, đây là lần đầu tiên của mọi người nên ai cũng có ý sợ vì nghe phổ biến nếu cắm dây cháy chậm vào kíp mà mạnh quá sẽ làm dây chọc vào “mắt ngỗng” của kíp, gây phát nổ ngay dẫn đến cụt tay, mù mắt hay thậm chí chết người, đã có nhiều trường hợp như thế. Công binh chỉ hướng dẫn qua. Trực tiếp đại đội trưởng Nghẹ ngày đầu làm việc này. Đại đội trưởng vừa làm vừa hướng dẫn tôi và anh Khoát học theo. Sau khi dây cháy chậm được cắt dài, ngắn theo ước tính thời gian, anh nhẹ nhẹ vừa xoay vừa ấn dây vào kíp. Khi đã cảm thấy đầu dây sát nhẹ vào kíp nổ thì lấy kìm bóp xung quanh miệng kíp cố định cho bám chặt vào dây, thế là xong một thao tác ghép dây cháy chậm vào kíp. Tất cả những thao tác phải chính xác nhưng phải thật nhẹ. Cái kíp nổ số 8, số 10 nhỏ như ngón tay út bằng đồng đỏ au rất đẹp nhưng chỉ cần va đập nhẹ hay đánh rơi, hoặc giẵm chân lên là có thể nổ ngay, rất nguy hiểm. Đến công đoạn tra lắp kíp nổ vào lỗ choòng đã dồi thuốc cũng thật hồi hộp vì nếu kíp mìn nổ thì gây tác hại không lớn lắm, nhưng khi nó đã được kích khối thuốc nổ thì sức công phá thật ghê gớm. Khi cắm vào lỗ tròn nhỏ trong đó lại phải lấy tiếp thuốc nổ nhét vào cho chặt nhưng cũng không được làm mạnh. Chỉ dùng tay ấn nhè nhẹ thuốc vào rồi dùng ít đất sét đã chuẩn bị trước đắp lên trên để cố định dây cháy chậm. Đúng là rất nguy hiểm.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #136 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 03:18:40 pm »


         Chỉ ít ngày sau, những công đoạn này do anh em thao tác bất cẩn được thông báo: Đại đội 1 trong khi chôn thuốc nổ, có đồng chí khi lèn đất xung quanh, lèn mạnh quá gây nổ tức thì làm chết và bị thương mấy người. Đại đội 8 tiểu đoàn 2 trực tiếp chính trị viên trưởng Liễu đốt mìn. Trời nắng to không nhìn rõ là dây cháy chậm đã bắt lửa nên cứ châm đi châm lại, không ngờ mìn nổ làm bị thương hỏng hai mắt.
Hôm nay ngày đầu tiên ra quân, tiểu đội tôi dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đại đội trưởng dự kiến sẽ đánh 9 quả mìn. Có 6 quả đánh mìn tại lỗ choòng, còn 3 quả thì ốp mìn vào dưới gầm đá. Khi đánh mìn thì phải hợp đồng giữa các trung đội trong đại đội cùng đánh một lúc. Phải cử người ra ngăn đường không cho ai vào khu vực, anh em phải đi rất xa hoặc trốn núp vào các hốc đá cách mấy chục mét, đề phòng đá tung cao rơi vào người. Tôi được phân công cùng anh Khoát và đại đội trưởng mỗi người đốt dây cháy chậm 3 quả mìn. Trước khi đốt phải tìm nơi chạy, ẩn nấp trước.
 Lần đầu đốt kíp mìn mới hồi hộp làm sao. Mỗi người cầm một thanh củi bằng cổ tay có than đỏ dí vào đầu dây cháy chậm, dây xì xì khói tức là dây đã bắt lửa phải chạy nhanh và đốt tiếp những quả khác theo phân công. Có những quả mìn ngay dưới mặt đất nhưng có những quả mìn phải leo lên cao, nên việc leo xuống phải rất nhanh, rất cẩn thận đề phòng trượt ngã gây thương tích, thương vong khi mìn nổ. Dây giầy, dây dép, quai mũ cối phải buộc thật kỹ. Ống quần cũng phải cài cúc cẩn thận đề phòng vướng víu vấp ngã. Khi đốt mìn, phải đốt những quả trên cao khó đốt trước rồi đốt tiếp những quả dễ đốt bên dưới. Trước khi đốt mìn thì đại đội bắn 3 phát súng làm hiệu lệnh nguy hiểm cho tất cả khu vực. Sau khi đốt xong mỗi người 3 quả mìn, ba anh em tôi chạy nhanh về một hốc đá đã chọn và đợi mìn nổ. Vì độ dài dây cháy chậm không đều nhau mặc dù đã tính toán để sao cho mìn nổ không cách nhau xa quá nhưng việc tính toán cũng chỉ tương đối, nên có quả nổ trước quả nổ sau, phải tập trung lắng nghe và đếm tiếng mìn nổ cho đủ. Đề phòng mìn nổ chưa hết mà đã ra xem kết quả, có quả vì sao đó mà bị nổ chậm, sẽ gây bị thương, do đá rơi xuống người. Trú ở trong hốc đá, tai thì cứ căng ra để đợi tiếng nổ, 3 phút, 5 phút cũng vẫn chưa thấy quả mìn nào nổ. Những phút giây chờ đợi này thấy dài làm sao, chẳng lẽ mìn không nổ. Đến phút thứ 8 thì ầm, ầm liên tục những tảng đá rơi bịch bịch… cá biệt có những hòn đá nhỏ bằng nửa nắm tay văng thật xa rơi xuống gần chỗ chúng tôi. Có tiếng nổ ục khác hẳn. Sau này khi có kinh nghiệm mới biết những quả mìn nghe nổ đanh to thì hiệu quả không cao mà những quả nghe nổ ục thì chất lượng của mìn phá rất tốt. Sau khi mọi người đếm và đều ghi nhận có 9 tiếng nổ, đợi vài phút nữa chúng tôi mới ra ngoài xem mìn nổ thế nào. Thật là kinh khủng bãi đá toang hoang không như lúc sáng nữa. Những tảng đá to, nhỏ bị mìn phá nằm rải rác. Các quả mìn đánh từ lỗ choòng hiệu quả tốt hơn. Ba quả mìn đánh ốp bên dưới chỉ làm tảng đá mồ côi bị rạn nứt. Chúng tôi trở về với tâm trạng vui vui trong tiếng mìn của các trung đội cũng ầm ầm vọng lại.
Sang ngày hôm sau, mọi người lại ra công trường. Hôm nay được phân công tiểu đội chia làm hai bộ phận, một bộ phận tiếp tục chọn vị trí choòng đá, một bộ phận dùng búa đập những tảng đá to và thu gom đá nhỏ xếp vào đống vuông vức để đo khối lượng. Theo định mức trung bình mỗi người phải làm được 0,3 mét khối đá hộc. Đại đội đã cử đồng chí Tú ở trung đội 1 làm thư ký để đo đếm, ghi chép kết quả khối lượng của các bộ phận. (Đồng chí Tú là sinh viên đại học Lâm nghiệp năm thứ 3. Sau này về học tiếp đại học rồi  đi công tác, rồi làm giám đốc một công ty tại ngành lâm nghiệp. Hiện nay đồng chí Tú đang sống tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định).
Qua đo đếm, kết quả ngày hôm qua chúng tôi vượt chỉ tiêu là trung bình 0,35 mét khối một người. Sang hôm nay và những ngày tiếp theo công việc vẫn như vậy. Việc choòng đá bắn mìn, các thao tác khác đã quen. Anh em quai búa đã thuần thục, thậm chí có lúc một người cầm choòng, hai người rồi ba người quai búa. Chúng tôi đã như người thợ quai búa chuyên nghiệp. Ấy là lúc đầu đá còn dễ phá vì rất nhiều đá ở dưới thấp sau này đá khó phá hơn, vì phải choòng ở trên cao, người quai búa phải buộc dây an toàn đề phòng trượt ngã. Thường khi giao ban buổi tối đại đội thông báo khối lượng và thành tích của từng trung đội và tiểu đội 10 trong ngày, số liệu do đồng chí Tú tổng hợp. Tiểu đội tôi thành tích luôn nổi trội hơn các trung đội khác.
Có một việc khó khăn là những xà beng choòng đá sau một, hai ngày làm việc thì mũi xà beng bị mòn, phải mài, nhưng sau mấy lần mài, mũi không còn độ cứng nữa. Chỉ choòng một lúc mũi choòng đã thành hình vòng cung, gây năng xuất rất thấp, không như mấy ngày đầu nữa. Không phải chỉ có tiểu đội tôi bị vậy, mà tất cả các trung đội cũng trong tình trạng ấy. Lúc này tay nghề cơ khí của tôi mới được phát huy. Buổi trưa sau khi ăn cơm tôi nói với anh Khoát cử hai người giúp tôi lấy củi, loại củi khô chắc, đốt bếp rèn lại choòng. Sau khi bếp lửa đã cháy đỏ, tôi cho choòng vào bếp nung đỏ và rèn rồi mang ra mài rất chuẩn đẹp. Búa thì đã có, còn đe thì cũng chỉ là tảng đá cuội lấy ở suối. Rèn, mài được mấy cái choòng thật ưng ý nhưng đến công đoạn tôi cứng thì không thể nào tôi cứng được. Choòng là loại thép CT45 cách tôi, cách ram lấy mầu tôi đã được học ở trường rất kỹ. Tôi cũng áp dụng như vậy, nhưng khi mang ra thử phóng vào đá thì thì mũi choòng chùn quăn, như vậy là bị tôi non.
 Tôi thử đi thử lại tăng nhiệt độ lấy mầu thí nghiệm mấy lần mà vẫn không được, thật bất lực không biết là tại sao. Với độ cứng này, chỉ dùng tạm được chứ mũi choòng không bền. Lúc này mới nghĩ đến giá như có ông thầy dạy cơ khí của mình ở đây thì tốt biết mấy. Nhưng kỳ lạ, tôi là học sinh cơ khí vào loại xuất sắc, các kỹ thuật tôi, ram của tôi rất vững, những mũi đục, mũi chạm bằng thép, nhiều bạn học phải nhờ tôi tôi hộ, các thầy giáo cũng đánh giá cao tay nghề của tôi. Vậy mà sao ở đây mình lại không làm được theo yêu cầu. Thử đi thử lại mấy lần nữa cũng không đạt. Đến giờ đi làm tôi nói anh em cứ lấy đi làm tạm đã rồi tôi cũng theo anh em ra bãi đá làm công việc của mình. Làm, nhưng trong đầu cứ quẩn quanh nghĩ về kỹ thuật tôi choòng, tại sao mình đã học như thế ở trường, ở nhà máy đã làm như vậy mà ở đây thì không sao làm được. Hay tại chất thép của choòng không phải là CT45. Nhưng tôi cũng đã thử mấy lần về tôi chất thép thấp hơn rồi mà sao vẫn không được? Tối về ăn cơm, đi ngủ cũng vẫn nặng nề nghĩ ngợi về kỹ thuật tôi choòng không thành công ấy. Anh em tập trung vào hỏi và bàn cách tôi, nhưng họ đâu có biết nghề cơ khí mà góp ý cho đúng.
Buổi trưa hôm sau tôi lại tiếp tục đốt bếp rồi rèn, mài choòng. Số lượng choòng hỏng nhiều mà chưa khắc phục được. Bất lực, tôi lội xuống suối gội đầu rồi lên kéo điếu thuốc lá mà lúc sáng quản lý mới mua hộ một bao. Tôi chợt nghĩ đến qua học lý thuyết thép, thành phần làm cứng thép là cacbon, chợt nghĩ ngay đến lượng cacbon trong than đá. Tôi lóe lên hy vọng là đã tìm ra thủ phạm gây nên việc tôi ram không được. Rất vui và sôi nổi hẳn lên, tôi nói anh em đốt lại bếp và đi như chạy về nhà quản lý, bốc một nắm muối. Mượn thêm cái xô đựng nước tôi, ra lấy nước suối và cho muối vào ngoáy tan. Hồi hộp đốt cho mũi choòng đỏ theo màu vàng cam, cắm mũi choòng vào xô nước muối, rồi lại rút nhanh lên đợi màu chuyển sang tím thì nhúng nhanh xuống xô nước. Đợi nguội, tôi nói, anh em lấy choòng phóng vào đá thử độ cứng. Mũi choòng va đập vào đá lần này âm thanh khác hẳn, nghe khô đanh chát chúa. Anh em nói, anh Phú ơi tốt lắm rồi anh ạ, nhưng lại bị mẻ một miếng. Như vậy là tôi bị cứng quá. Tôi rất vui vì biết sẽ thành công, mũi choòng đã vượt qua độ cứng yêu cầu, giờ thì chỉ cần làm cho giảm độ cứng, tức là phải ram cho kỹ. Những công việc này thì tôi học rất bài bản. Đến giờ làm việc, tôi cũng đã sửa, làm mới được 6 cái choòng như ý.
 Có bạn sẽ hỏi thế là tại sao ? Xin trả lời là, ở trường, ở nhà mình đốt lò bằng than đá, lượng cacbon trong than đá rất cao, nó bổ sung cho thép khi nung đỏ. Còn ở đây mình đốt lò bằng than củi mà than củi thì lượng cacbon hầu như không có, dẫn tới tôi thông thường như đã học thép bị non. Vì vậy phải bổ sung các thứ thiếu, mà muối là một thứ như vậy, cộng thêm một số kỹ thuật khác nữa.
Việc rèn được choòng sắc cứng làm cho năng suất choòng đục đá cao hẳn lên, năng suất của tiểu đội tôi lúc nào cũng vượt trội các trung đội khác. Các trung đội sang xem tôi làm, có ý học tập cách rèn choòng, nhưng họ không làm được như thế. Trong đại đội có ba trung đội trưởng, anh Trung, anh Đàm, anh Cán. Anh Cán trung đội 3 quê Hải Phòng lúc nào cũng là người hiếu thắng. Anh luôn muốn cái gì trung đội mình cũng phải đạt thành tích cao, phải dẫn đầu đại đội. Nên trong việc này anh rất bức bối khi mà thành tích của tiểu đội tôi trong khai thác đá luôn cao nhất. Lần mò mãi mà vẫn không rèn được choòng như ý, anh có ý muốn tôi chỉ giúp cách làm. Anh em trong tiểu đội biết việc này, nói với tôi là đừng có bảo bí quyết ấy. Mới đầu tôi cũng nghe theo anh em, nhưng sau thấy không nên thế, tôi hướng dẫn cho anh và các trung đội khác sửa choòng. Việc này làm mọi người rất vui và đại đội biểu dương tôi.
 Việc sửa choòng như vậy làm cho tôi vất vả thêm vì phải tranh thủ làm buổi trưa không được nghỉ. Anh em phụ thì có thể thay nhau, còn tôi liên tục ngày nào cũng phải như vậy. Ít bữa sau, ngày chủ nhật, một số anh em quê thị xã trong trung đoàn đến chơi với tôi, biết chuyện, nói tôi dại thế, phải làm giờ hành chính chứ! Minh, đại đội 18 thông tin nói thêm, nếu phải làm ngoài giờ như vậy thì đại đội cứ phải cấp cho em một bao thuốc lá loại đặc biệt thì em mới làm. Minh còn kể chuyện thách đố giữa Minh và chính trị viên đại đội khi gặp một tảng đá mồ côi rất lớn, vị thế rất khó choòng. Minh nói với chính trị viên đại đội là: Tôi và 2 người nữa trong ngày hôm nay sẽ phá tan được tảng đá lớn này, và cược với chính trị viên 5 bao thuốc Đ’rao, loại thuốc lá này lúc ấy là ngon và quý lắm. Sau khi thỏa thuận và sau khi nghiên cứu tảng đá, thấy rằng không thể trèo lên trên tảng đá mà choòng được, vì tảng đá hình chóp không có thế đứng, mà làm giàn giáo thì mất rất nhiều công. Minh bèn nghĩ ra cách choòng ngược xiên từ dưới lên. Nếu choòng được thì khi đánh mìn hiệu suất rất cao. Việc cầm choòng ngược, quai búa ngược là rất khó, nhưng vì động cơ thách đấu, ba người lính thị xã nghịch ngợm có nghề cơ khí đã thành công, chiều hôm ấy với tiếng ổ ục thật lớn, tảng đã đã bị đánh tan.

Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #137 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 03:20:04 pm »


          Về công tác đoàn, sau cuộc họp của ban chấp hành Liên chi, tôi được anh em bầu là phó bí thư Liên chi đoàn đại đội. Anh Nguyễn Văn Từ, thiếu úy chính trị viên phó đại đội là bí thư Liên chi. Tôi còn được bầu thêm chức vụ trưởng ban thông tin tuyên tuyền của đại đội. Nói là trưởng ban cho oai chứ thực sự là trưởng một nhóm 4 người, tôi và mỗi trung đội một người, gồm anh Phức, anh Hưởng, anh Tú. Hàng ngày mỗi buổi chiều phải nắm bắt được các hoạt động của đại đội, trung đội, chủ yếu là năng suất lao động để tổng hợp viết bài. Sau cuộc họp tối khoảng 21giờ 15 thì dùng cái loa Lido của chính trị viên đọc tin tức như điểm các loại báo, đọc bản tổng hợp tin của đại đội cho mọi người nghe. Ngày nào cũng vậy kể cả ngày mưa. Việc này cũng làm cho tôi bận rộn lên nhiều. Nhiều hôm thấy trời mưa, nhóm tôi lười không phát tin, anh em đến giờ không thấy tiếng loa quen thuộc đã réo ầm ỹ cả lên.
Ở vùng này là rừng núi nguyên sinh, những chỗ bằng phẳng rất ít. Chủ yếu là những trái núi đá có vách thẳng đứng, đầy cây nhỏ và dây leo chằng chịt, rất nhiều khỉ, vượn đu qua đu lại đùa giỡn hái trái cây. Nhiều chùm phong lan các loại thêm vẻ đẹp của núi rừng Trường Sơn. Âm thanh núi rừng cũng thật sôi động. Tiếng nước suối chảy róc rách làm nền cho tiếng chim kêu, vượn hú, tiếng gáy của gà rừng, tiếng chim “bắt cô trói cột” lúc nào cũng vang động. Ban đêm, tiếng hoẵng “toát, toát” tìm bạn ầm vang như kêu ngay tại đầu giường mình. Những sản phẩm rừng suối ở đây cũng nhiều thứ quý, như ven suối thì cây sâm đất rất nhiều. Anh em đào về, sao vàng sắc đặc làm nước uống rất thơm, rất bổ, chỉ khổ cái là đi đào cây này thì muỗi rất nhiều. Lội suối lần mò vào khe đá nhỏ, mang thêm cái xà beng để cậy các hốc đá ra là bắt được những chú cua đá rất to về nấu canh với lá lốt, thứ rau tự nhiên này ở đây thì bạt ngàn, nấu canh chán thì làm món cua nướng thơm ngon. Bên các đại đội khác còn có những vũng nước suối lưu cữu có bùn. Anh Phô, bạn tôi bên đại đội 1 sang khoe là cứ dùng cây tiêu súng cối hay các cành cây dàn hàng ngang đi xâm xuống những chỗ suối đó thấy động kịch một tiếng, móc lên được ba ba, có những con rất to, nặng cả chục ki-lô-gam. Có buổi sáng tôi dậy sớm ra suối rửa mặt thì quãng suối  mọi ngày đầy nước không hiểu sao nước suối rút đi đâu hết, trơ ra toàn đá nhìn kỹ có rất nhiều tôm, cá bống và những cá nhỏ đang quẫy nhảy. Tôi chạy về gọi anh em ra lấy xô ra, chỉ việc nhặt một lúc sau được gần đầy xô. Thi thoảng anh em bắt gặp những con trăn đất to dài mấy mét.
Sau khi nổ mìn được mấy ngày, tôi và anh Khoát leo lên bãi đá thì phát hiện trên đó có một cái hang không sâu lắm nhưng có nhiều phân dê còn mới. Đây là nơi trú ngụ của dê rừng. Không biết sau đánh mìn dê còn sống tại đây không. Tối lên ban chỉ huy mượn loa để phát thanh, tôi kể với chính trị viên Lẫm và xin phép tối cho tôi đi săn dê cùng với một người dân tộc Vân Kiều hiện là bí thư chi bộ ở đó. Chẳng là, qua mấy ngày ở đây, tôi lân la vào nhà một người Vân Kiều chơi và biết ông hiện là bí thư chi bộ của thôn Rào Trù này. Điều đặc biệt là ông có ông bố đẻ rất thọ, năm đó theo ông nói, ông cụ đã 126 tuổi, thuộc người có tuổi thọ cao nhất miền Bắc, nhưng cụ vẫn vẫn minh mẫn, trò chuyện bình thường. Ông kể, năm nào cụ cũng được các cấp chính quyền tặng quà, cả quà của Chủ tịch nước nữa. Tôi nói với ông về chuyện hang dê trên chỗ đánh đá. Được chính trị viên đồng ý lại còn cho tôi mượn cái đèn pin Trung Quốc, dặn dò đảm bảo an toàn. Tôi về báo với tiểu đội trưởng Khoát việc đi bắn dê. Tối hôm đó khoảng 20 giờ tôi mượn khẩu AK báng gỗ trong tiểu đội và lắp đầy 30 viên đạn, nai nịt gọn gàng, đi giầy, đeo thắt lưng to bản, mang theo cả con dao găm nữa. Đúng hẹn, tôi ra nhà ông bí thư, ông cũng đã chuẩn bị xong, có cả đèn săn buộc đeo trên trán rất chuyên nghiệp. Ông không có súng AK mà có súng K63. Ông hướng dẫn qua cho tôi về cách thức bắn dê rừng. Ông nói, bắn dê rừng rất nguy hiểm, vì khi bắn mà nó không bị trúng đạn hoặc bị thương là nó lao ngay vào húc mình. Ông kể thêm, con dê rừng có 5 cái mật chứ không như các loại thú chỉ có một túi mật, chỗ buồng gan 1 cái lớn còn dưới 4 chân có 4 túi mật nhỏ vì thế khi dê nhảy từ rất cao xuống đất, mà chân không bị đau. Ông nói thêm thực tế mật dê rừng rất quý, tốt hơn cả mật gấu. Nhưng đi săn gấu thì còn dễ chứ đi săn dê khó hơn nhiều. Ông nói tháng trước ông mới bắn được con gấu ngựa nặng 150 ki-lô-gam hiện cái mật đang còn treo ở bếp. Hai anh em tôi lần mò leo lên núi, tôi cảm thấy hồi hộp, song rất tin tưởng vào tay súng của mình cùng cái háo hức việc đi săn bắn. Tôi cũng tự đặt ra mấy tình huống cần xử lý, nhưng tốt nhất là cứ chắc tay súng mà găm được mấy viên đạn vào nó thì con thú nào cũng phải gục ngay.
Ông lần mò đi trước theo hướng dẫn của tôi. Khoảng 30 phút thì leo lên được chỗ cửa hang mà tôi đã phát hiện, ông ra hiệu cho tôi im lặng và căng tai ra lắng nghe tiếng động, lúc này cũng chưa ai được soi đèn. Nghe ngóng một lúc, ông bật đèn sáng rồi nói: dê nó thấy đánh mìn động nên không ở đây nữa rồi, tiếc quá hang dê lớn thế ngay gần mình mà không biết. Hai anh em lần mò đi về trong sự tiếc nuối. Ông rủ tôi ngày mai chủ nhật đi săn gà rừng, tôi thích quá nhưng nói để em về xin phép đã.
Tôi về trả đèn pin cho chính trị viên Lẫm và kể chuyện đi bắn dê mà không gặp, rồi xin phép ngày mai đi săn gà rừng với ông bí thư. Rất vui là anh Lẫm đồng ý cho tôi đi săn gà. Hôm sau, như hẹn tôi lại theo ông bí thư vào rừng. Ông dẫn tôi đi vào sâu trong rừng khoảng 2 ki-lô-mét. Rừng ở đây hoang dã như chưa có ai đặt chân tới, rất nhiều cây to cùng những dây leo lớn nhưng lại không dốc lắm. Rất nhiều sóc, những con sóc rất to nhảy nhót chuyền cành, cái đuôi của chúng cong ngược lên rất đẹp. Đặc biệt là sóc cứ chạy nhảy trên cành cây hoặc dây leo nhưng chỉ hai ba mét là chúng lại dừng lại nhìn ngó. Tôi thấy tận dụng lúc nó dừng lại có thể bắn được. Tôi nói ông để cho tôi bắn, ông nói khó bắn đấy vì thời gian nó dừng lại rất ngắn. Tôi nói ông yên tâm, tôi đứng bắn nên thao tác rất nhanh. Và rồi cứ tư thế đứng bắn đó, trong buổi sáng tôi bắn được 3 con sóc. Ông khen tôi là bắn tốt. Sau lần bắn con thứ 3 thì sóc sợ chạy đi hết. Ông nói để tôi làm rào bắn gà. Ông nhanh nhẹn bẻ một số cành lá, cắm thành rào có khe cửa hở khoảng một gang tay ở giữa. Sau đó ông ra hiệu  lùi lại khoảng mười mét và bẻ lá cây ngụy trang. Xong việc, ông lấy cái còi nhỏ bằng ống nứa ra thổi, âm thanh phát ra như tiếng gà trống gọi nhau thách đấu. Ông nói, đợi tí nữa gà đến bây giờ, rồi gióng súng vào cái khe trống đó. Mấy phút sau đã thấy tiếng mấy con gà trống quanh đó đáp trả. Một chú gà tiên phong đã hướng về phía chúng tôi. Nó chẳng nghi ngờ gì hết, mà hùng dũng dựng lông cổ đi qua cái khe để sẵn. Đoàng! Chú gà nằm quay lơ, chân đạp đạp không kêu được tiếng nào. Ông bảo tôi đi nhẹ ra thu chiến lợi phẩm và ông lại rúc còi. Cứ như thế, sáng đó ông bắn được 4 chú gà trống. Thu xong “chiến lợi phẩm”, chúng tôi nằm ngửa hút thuốc, nhìn ngắm phong lan, cây rừng một lúc rồi ông bảo: Về thôi! Ông nói thêm: Còn nhiều gà lắm, bắn thế là được rồi, để dành hôm khác, nếu tôi đi một mình thì chỉ bắn hai con thôi, có chú nên tôi bắn bốn con. Tôi cảm thấy vui và khâm phục ông, người dân tộc Vân Kiều mà rất khoa học. Rừng vàng biển bạc nhưng đâu phải là vô tận, ông biết để dành các sản vật của rừng để nó còn phát triển và dự trữ lâu dài.
Cầm sản phẩm về rất vui, tôi được ông chia cho hai con gà, hai con sóc. Tôi biếu đại đội một con gà, một con sóc, còn mang về tiểu đội. Hôm đó được bữa thịt rừng thật vui, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu vì tiểu đội hơn chục người cơ mà.
Việc mở đường vẫn là nhiệm vụ chính, rất vất vả vì đã là đầu mùa mưa. Ngày mưa ngày nắng rất khó chịu cho sức khỏe. Tiểu đội tôi vẫn luôn là tiểu đội dẫn đầu về khối lượng khai thác. Các trung đội cứ ấm ức vì không sao vượt nổi thành tích của chúng tôi. Nhưng cũng có ngày gặp khó về choòng, năng xuất không đảm bảo, nhưng anh em lại láu lỉnh trong việc đo khối lượng. Biết là năng suất hôm đó thấp. Tuấn với Nhiên nói với tiểu đội trưởng là anh cứ để chúng em đo. Hai đồng đội bí mật tìm chỗ dự định đo chiều cao, lấy cái cây nhỏ cắm xuống một lỗ sâu khoảng 10 cm trước và phủ mấy lá cây lên ngụy trang lỗ. Lúc anh Tú mang thước đến đo, Nhiên nhanh nhẹn nói: Anh đưa thước em đo cho! Cắm thước vào cái lỗ làm sẵn rồi chỉ anh Tú chiều cao so với mép đá trên. Anh Tú đọc số mà không biết là anh em đã ăn gian 10 cm chiều cao. Mà ăn gian chiều cao là khối lượng tăng lên nhiều lắm. Chúng tôi buồn cười vì sự ma mãnh của anh em. Đợi anh Tú đi khuất anh Khoát nói: Chỉ được làm lần này thôi nhé, mình không muốn ăn gian thành tích như vậy.
Việc mở đường đã vào guồng, mọi công việc thành thục thì đơn vị bắt đầu bị dịch sốt rét. Không phải chỉ có đại đội tôi, mà toàn tiểu đoàn, toàn trung đoàn đều bị dịch sốt. Ở đây muỗi nhiều vô kể, rừng thì cây lim rất nhiều, nghe nói lá cây lim rất độc, khi lá rụng xuống ngâm trong nước, uống nước suối ấy bị ngã nước. Chúng tôi được phổ biến là muỗi alophen ở vùng này là loại muỗi truyền ký sinh trùng sốt rét cho mọi người, chỉ cần bị muỗi đốt một lần là bị sốt ngay. Qua các đồng chí đi viện về nói, sốt rét thường có hai loại vi rút loại phansivarom và loại vivăt. Ở đây chủ yếu là thể một. Bị sốt rét thể một là gây sốt rất nhanh, sốt rất cao, có khi lên tới 40,5 độ. Nghe nói loại sốt này tuy sốt cao nhưng không hay dẫn đến chết người. Trong đơn vị anh em bị sốt nhiều quá, cứ hết người này khiêng cáng người kia đi viện, thường ở bệnh viện trung đoàn, sư đoàn, điều trị 15-20 ngày mới khỏi. Có đồng đội khiêng cáng anh em đi viện vừa tới nơi thì lên cơn sốt, và trở thành bệnh nhân. Có lần một tốp khiêng cáng anh em đi viện, đêm trên đường về gặp một chú hoẵng đi ngược đường. Hoẵng quáng đèn pin đứng nhìn ngơ ngác. Mọi người bất ngờ. Một đồng đội hô: “Hươu, anh em ơi!”, vì nhầm hoẵng là hươu. Mấy anh em định lao lên bắt, chú hoẵng tội nghiệp thay vì quay lại chạy thì lại chạy về phía đèn và như vậy là lao vào chỗ anh em đang đứng. Đường núi nhỏ, một bên là vách đá dựng, một bên là vực sâu. Trong tốp lính hôm đó của trung đội 1 có anh Tấn, tiểu đội trưởng người dân tộc Sán Rìu lao vào vồ, ôm được chú hoẵng. Hoẵng giãy đạp, định vùng ra thì tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Ngọc là người cao to nhất đại đội đấm mạnh một phát vào sống mũi. Chú hoẵng tội nghiệp trúng đòn, anh em tháo thắt lưng trói khiêng về. Đêm hôm đó toàn đại đội không ngủ để thưởng thức món đặc sản thịt rừng.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #138 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 03:21:24 pm »


         Tôi người gầy bé không tới 50 ki-lô-gam, nhưng không hiểu sao lại không bị sốt do may mắn thế nào đó. Sau nghĩ lại là có lần buổi chiều tôi ra suối tắm, vừa ngồi xuống bờ suối đã thấy một chú alophen sà xuống cánh tay tôi, chổng ngược lên cắm vòi vào đốt. Phát hiện được ngay, tôi lấy tay đập chết con muỗi. Không hiểu có phải là do muỗi đốt, nhưng mới truyền cho tôi một ít vi trùng, nên tôi như người được tiêm phòng, tạo ra kháng thể miễn sốt rét chăng?
Tôi không bị sốt rét, nhưng lại bị một bệnh rất kinh khủng đó là mụn cơm, có nơi gọi là mụn cóc. Không phải bị một, hai ba cái mà có đến cả trăm cái mụn chạy dọc từ hai cổ chân lên, cả hai cánh tay nữa, cứ y như là bị hủi. Anh em bày cho đủ cách: Nào là tìm mụn cơm cái đốt hoặc bôi các thứ linh tinh, kể cả tìm xác rắn lột tán ra bôi nữa mà cũng chẳng khỏi. Tôi rất sợ, nghĩ cứ như thế này thì được về phép cũng không dám về vì trông kinh quá. Điều này làm tôi rất khổ sở, dù nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tôi vẫn đi làm cả ngày, cả trưa, và tối viết bài phát thanh nữa. Như vậy thời gian tôi làm việc rất nhiều, không hiểu sao tôi vẫn khỏe, vẫn trụ được, vẫn luôn được biểu dương khen thưởng và được đưa vào diện “cảm tình Đảng” nữa. Thế mà gần cuối đợt lao động ở đây tôi lại chữa được cái bệnh này mới hay chứ. Ấy là một buổi trưa sau khi rèn choòng xong, ra suối tắm, tôi thấy một búi giẻ lưới xúc cá của người Vân Kiều vứt cạnh bờ. Cái búi lưới mục rách vứt ở đây đã lâu, rất bẩn. Tôi nghe nói là lấy các thứ bẩn bôi vào có khi khỏi. Nghĩ vậy tôi bèn lấy cái búi lưới ấy chà đi xát lại 7 lần (theo dân gian đàn ông 7 vía). Xong việc, tôi ngả lưng xuống bờ suối nghỉ ngơi một lúc, xuống tắm rồi về tiếp tục công việc chiều. Rồi tôi cũng quên hẳn việc chữa mụn cơm đó. Khoảng 4 đến 5 ngày sau, tình cờ nhìn những chỗ mụn cơm, tôi sửng sốt vì không còn cái mụn nào. Chúng đã bay đi hết chỉ để lại nốt sẹo nhỏ trên da thịt. Tôi rất mừng, không ngờ cách mà dân gian gọi là chữa mẹo này lại có tác dụng như vậy. Tôi kể cho một vài anh em, họ làm theo và cũng chữa khỏi.
Như đã nói ở trên, vùng Trường Sơn này, rừng núi rậm rạp chỉ có người dân tộc Vân Kiều sinh sống. Nhưng dân số chẳng đáng bao nhiêu, họ ở thưa thớt. Chủ yếu sống bằng nghề trỉa ngô, trồng sắn và săn bắt sản vật của rừng. Dân trí còn rất lạc hậu. Những năm chiến tranh chống Pháp, vùng này là chiến khu cách mạng của tỉnh Quảng Bình. Đã nhiều lần quân Pháp càn lên để phá chiến khu nhưng không những không phá được mà còn bị thất bại thảm hại. Những năm chống Mỹ họ tiếp lương, tải đạn và mở đường theo yêu cầu của các đơn vị. Một vài người đi bộ đội.  Ốm đau thì họ vẫn cúng ma rừng. Có lần chúng tôi ra suối thấy một đám cúng trừ ma. Một đống lửa ven suối được đốt lên, thầy mo tóc dài đóng khố cùng gia đình dân bản cũng chỉ đóng khố nhảy múa xung quanh đống lửa, thỉnh thoảng hú hét rất rùng rợn để đuổi con ma. Sau đó chúng tôi tìm hiểu thì được biết một gia đình trong bản có người sản phụ sinh nhưng cứ ốm đau, chữa thuốc lá không khỏi, cho là ma hành nên phải cúng đuổi ma. Hôm sau đại đội hỏi địa chỉ, cho y tá đến xem bệnh và thuyết phục mãi họ mới đồng ý cho chữa. Chị phụ nữ bị bệnh hậu sản nên phải tiêm, uống thuốc bổ ít ngày sau thì bình phục. Qua tìm hiểu sâu biết thêm Dân tộc Vân Kiều có tục lệ là nếu trong gia đình có mấy anh em mà không may chồng của người em hoặc người anh chết, thì người anh hay người em phải tiếp nối thay. Có gia đình người anh phải lấy hai, ba vợ của các em. Vì theo phong tục của họ, phụ nữ đi lấy chồng là đã làm con ma của nhà chồng rồi, chỉ ở nhà chồng đó không được đi lấy ai khác.
Ở đây cũng có chuyện vui nữa, ấy là có buổi trưa trời nóng quá, xong việc tôi ra suối tắm. Tới gần vũng nước vẫn tắm, thấy có tiếng con gái chuyện trò đùa nghịch rất lạ. Đi tiếp thì bất ngờ, vũng nước mà chúng tôi thường tắm có gần chục cô gái đang tắm. Họ đùa nghịch, té nước nhau rất sôi động. Họ tắm truồng, sự kỳ thú giữa  vùng sơn cước. Tôi mon men đi lại, ý định nấp vào bụi xem cảnh thần tiên trời cho thì phát hiện hai, ba đồng đội đã đang núp trong đó. Thấy động, họ quay lại ra hiệu cho tôi im lặng. Nhìn người nào mặt cũng nghệt ra vì phấn khích quá độ. Đẹp, đẹp như tiên. Tiên nữ ở đâu mà lại xuống đây như trong phim thần thoại. Những “tòa thiên nhiên” mà tôi và mấy anh em lần đầu được thưởng thức, làm tôi rạo rực đê mê khắp người. Mấy tiên nữ vẫn đùa vui, rồi bất ngờ đứng vụt cả dậy, có người nói to: Các em không phải núp nữa, cứ tự nhiên ra đây các chị cho xem! Hóa ra họ đã biết chúng tôi núp xem họ tắm, nhưng giá họ đừng nói, đừng làm vậy thì lại hay hơn, chứ đã bị lộ thế này thì mình lại ngượng. Anh em lục tục đứng dậy ra về. Câu chuyện được xem con gái tắm truồng cứ sôi động cả đơn vị. Qua tìm hiểu mới biết họ là đơn vị Dân công hỏa tuyến quê Hà Nam mới được điều về gần đây để bốc vác trang bị công binh. Họ vào tuyến lửa đã được mấy năm, đều đã cứng tuổi, sống ở rừng, ở tuyến lửa lâu rồi nên rất bạo. Hôm nay con suối nơi họ ở bị cạn nước nên đến tìm đến đây tắm. Vì vậy mà mấy anh em tôi mới được thưởng thức bữa tiệc mắt đó.
Việc mở đường ngày càng cấp bách, khối lượng toàn thể theo kế hoạch còn rất nhiều, tiến độ thi công chậm vì lý do anh em bị ốm bị đi viện nhiều. Dụng cụ mở đường cũng hạn chế, nhất là thuốc nổ. Muốn mở đường nhanh thì phải có nhiều thuốc nổ để phá núi, mà lượng thuốc nổ được cấp thì rất ít. Một buổi sáng đang làm việc, thấy một người đã trung tuổi, bước đi không bình thường cùng hai chiến sĩ trẻ đi dọc con đường mà trung đoàn đang mở. Ông dừng lại chỗ chúng tôi hỏi thăm công việc, chúng tôi không biết ông là ai nhưng đoán là cán bộ gì đó. Anh em kể lể về cái khổ, cái khó, sự cố gắng trong công việc. Ông hỏi chúng tôi: Thế bây giờ muốn nhanh hơn thì các cậu cần cái gì? Anh em tôi nói đủ các thứ cần và cuối cùng là muốn có nhiều thuốc nổ để đánh mìn và dụng cụ phải đủ. Ông nói, tưởng gì chứ những thứ ấy thì thiếu gì! Anh em tôi nói, thiếu nhiều lắm thủ trưởng ạ! Ông bỏ đi và cười nói thêm: Tất cả ngay tầm tay mà các cậu không biết. Thế mà nói lính khu Ba tinh khôn lắm! Ông cùng hai chiến sỹ trẻ đi tiếp. Chuyện chỉ có vậy, hôm sau anh em tôi kể chuyện này với đại đội trưởng Nghẹ. Đại đội trưởng ngạc nhiên nói: Sao các cậu không báo ngay cho đại đội. Tôi ngạc nhiên nói, thì chúng em thấy ông ấy tưởng là cán bộ địa phương đi ngang qua. Đại đội trưởng nói: Chết cha rồi, đấy là trung tá, trung đoàn trưởng Mạch Quang Kiếm, trung đoàn trưởng trung đoàn 273 của mình đấy. Ông đi kiểm tra mà không nói với ai, không vào ban chỉ huy đại đội. Đúng là ông đi tập tễnh vì ông bị thương. Hồi ở bên Lào bọn địch gọi ông là “hổ thọt” vùng Trung Lào và đã trao giải thưởng rất cao để bắt sống hoặc tiêu diệt ông đấy.
Do gợi ý của trung đoàn trưởng, hay là do anh em ngày nghỉ đi giao lưu với chị em dân công hỏa tuyến, mà phát hiện ra khu hang động chứa rất nhiều dụng cụ công binh. Đơn vị nữ dân công đang bốc xếp các loại hàng hóa đó. Thuốc nổ rất nhiều, cứ xếp hàng dãy dài đủ các loại. Toàn những thứ quý hiếm mà đơn vị tôi đang cần, trong khi người coi kho thì ít, họ ở đây lâu lắm rồi. Hình như công cụ, mìn đều xuất nhập theo tinh thần tự giác. Người nọ truyền người kia, đơn vị nọ truyền đơn vị kia, chúng tôi rủ nhau vào khu vực hang động khám phá các kho hàng. Mới đầu là xin dụng cụ như cuốc, xẻng, xà beng, cưa, đục, khoan, toàn hàng mới tinh của Trung Quốc, rồi xin cả thuốc nổ nữa. Nhưng vì xin nhiều quá, anh em coi kho và đơn vị dân công nữ rất thiện cảm với bộ đội cũng không dám cho nữa. Nhu cầu cần các thứ vẫn nhiều, không cho thì anh em đột nhập “đặc công” vậy. Kho ngay trong các hang động lớn. Có những hang ô tô chạy và quay đầu trong đó được, mà chỉ có một hai người coi kho thì coi làm sao xuể. Anh em các đại đội còn nghĩ ra mẹo, cứ hai người khiêng một người trên võng đi qua khu vực kho, nói là anh em bị ốm khiêng đi viện. Khi đến giữa kho thì người bệnh trên võng tụt xuống, thay vào đó là các loại dụng cụ hoặc thuốc nổ. Thế là, với nhưng công cụ và thuốc nổ được dùng mỹ mãn, năng suất phá đá mở đường tăng lên đáng kể. Khu vực kho công binh này sau khi chúng tôi đã hoàn thành con đường trở về Vĩnh Linh, các loại dụng cụ đó đã góp phần giúp chúng tôi rất nhiều trong việc xây dựng mới lại doanh trại.



                                                      XI

Sau gần 4 tháng lao động, con đường mới đã được hoàn thành theo đúng kế hoạch. Đại đội tôi và toàn sư đoàn lên đường trở về nơi đóng quân của mình. Đại đội tôi về lại khu vực doanh trại đội 7, thôn Tân Định, Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh.
Lúc này khoảng cuối tháng 8 năm 1973. Sau hai ngày được nghỉ ngơi, đại đội tiếp tục tập trung vào học chính trị, quán triệt tình hình mới của cách mạng và nhiệm vụ cụ thể của đơn vị. Qua đó nhiệm vụ của chúng tôi vẫn là sẵn sàng chiến đấu, học tập huấn luyện nâng cao trình độ kỹ chiến thuật, làm quen tất cả mọi địa hình trong khu vực, nâng cao ý thức chính trị xây dựng đơn vị ngày càng chính quy hiện đại. Tăng gia tự túc một phần lương thực, rau xanh và các loại gia cầm, gia súc. Chúng tôi lại lao vào học tập quân sự từ điều lệnh đội ngũ, đến các loại ¬¬¬¬kỹ thuật xạ kích, những bài bắn ngày, bắn đêm và các chiến thuật từ tổ ba người đến cấp tiểu đoàn. Mùa thu nhưng ở vùng này vẫn nóng như đổ lửa. Mồ hôi của các chiến sĩ ngày nào cũng tuôn trào. Thao trường là nơi rèn luyện của người lính, người lính ở thao trường không thể thiếu được mũ cứng đội đầu, bi đông nước đeo hông và khăn mặt quàng cổ để tránh nóng, lau mồ hôi. Tiêu chuẩn lương thực không còn được như trước, nhu yếu phẩm lính quân khu cũng rất nghèo nàn. Cái đói đến với bộ đội thường xuyên. Bữa cơm nào cũng độn ngô độn sắn, mà cũng đâu có được ăn no. Vì thế việc tăng gia tự túc theo tiêu chuẩn để cải thiện cuộc sống luôn được đưa lên hàng đầu, luôn là câu chuyện trong các cuộc họp, là tiêu chí quan trọng trong bình bầu thi đua.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #139 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 03:23:07 pm »


        Cũng chính vì đói mà trong bữa ăn có đồng đội sử dụng mẹo vặt để ăn được nhiều hơn: Ví dụ: thường là bát ăn cơm của mọi người là bát sắt tráng men của Trung Quốc cũng đã là to, gọi là bát B52, có đồng đội lại thay bát bát đó bằng cái ca bình tông hai quai của Trung Quốc, loại này đựng được nhiều cơm hơn bát B52. Việc này sớm được phát hiện. Cứ khi xếp hàng vào hội trường ăn cơm thường là xếp hàng 6 cho vừa một mâm. Hễ thấy ai cầm cái ca bi đông ấy là mọi người lảng tránh không đứng cùng hàng nữa, đó là hình thức tẩy chay cho việc ăn không đẹp, gây xấu hổ cho người sử dụng loại “vũ khí” khủng đó. Có đồng đội trong lúc ăn cơm lại dùng chiến thuật “đầy, vơi đầy”. Tức là bát thứ nhất xới cơm đầy, bát thứ hai xới vơi, ăn hết nhanh để được xới bát thứ ba đầy. Chiến thuật này cũng chỉ được áp dụng một, hai lần rồi cũng bị mọi người tẩy chay ngay và còn bị đưa ra cuộc họp để mổ xẻ nữa.
  Trong những lần đi lấy gạo cũng có đồng đội láu lỉnh mang thêm cái bít tất cho gạo vào. Khi về gần đại đội thì vứt vào bụi cây tối ra lấy. Quản lý cân nhận gạo rất khắt khe nhưng cái láu lỉnh của lính vẫn qua được quản lý. Hoặc có đồng đội còn ma giáo, khi cân lại gạo thì cân cả ba lô, nhưng đến lúc đổ gạo vào bồ, hai tay nắm đít ba lô dốc ngược lên, nhưng trong hai nắm tay cầm ba lô đó là hai túm gạo, cũng được khoảng nửa ký. Tiểu đội tôi đã có lần mấy đồng đội làm như vậy. Tối hôm đi lấy gạo về, tôi thấy anh em nói là anh Phú đi ăn cơm không? Tôi hỏi cơm ở đâu, thì mọi người dẫn ra đồi, đã có nồi cơm thơm phức, là “chiến lợi phẩm” của buổi đi lấy gạo. Tôi cùng ăn nhưng trong lòng thấy áy náy vô cùng. Rồi tôi và anh Khoát dứt khoát không cho anh em làm việc này nữa.
Cũng vì đói mà thường lúc nghỉ ngơi ai cũng hay bàn về việc ăn, rủ nhau vào dân mua khoai, sắn về cải thiện. Anh Đằng ở trung đội 1 sau khi ăn cơm xong nói, bây giờ tao vẫn có thể ăn được hai phong lương khô. Hôm đó anh em mới được cấp hai người một phong lương khô, liền thách đố nhau. Mấy anh em góp lại cho Đằng. Đằng ăn ngon lành, nhưng được hơn 1 phong thì bắt đầu ngắc ngứ khó nuốt, cố mãi mới đầu thì đứng ăn sau ngồi ăn, rồi ngồi duỗi chân ăn mà mãi vẫn không hết, răng Đằng lại bị rụng một chiếc nên thở phì phì phun cả lương khô ra. Lúc còn độ 2 thanh nữa thì Đằng nằm thẳng cẳng mắt trợn trừng vì bị bội thực, y tá phải xuống cấp cứu mãi. Thật nguy hiểm, đúng là tí nữa thì chết vì ăn. Đó là bài học nhớ đời cho Đằng và cho mọi người.
Việc tăng gia sản xuất như đã nói, luôn là tiêu chí thi đua thành tích và mọi bình bầu khen thưởng, còn là tiêu chí cho việc phấn đấu trở thành đoàn viên ưu tú, phấn đấu vào Đảng của mọi người. Nhưng muốn tăng gia đạt chỉ tiêu rau xanh thì  phải có nhiều phân cây mới nhanh tốt. Thế là việc lấy phân, ủ phân cũng là chuyện hài của lính. Các trung đội tranh nhau lấy phân, mà phân “ bắc” (tức phân người) là loại tốt nhất. Trung đội nọ sang lấy trộm phân tại nhà xí của trung đội kia. Thậm chí có người đang ngồi đại tiện, phía sau bên dưới đã có đồng đội đứng chờ sẵn lấy phân. Dân ở đây họ bắt đầu phát triển nuôi bò lấy phân và lấy thực phẩm. Hàng ngày họ đi ra đồi bứt lá cây, tiếng địa phương gọi là “bứt bổi”. Thường cả buổi mới lấy được một gánh, mang về vứt vào chuồng lợn hoặc chuồng bò cho bò, lợn giẫm, nát lá cây quyện với nước đái và phân, thành loại phân rất tốt cho việc trồng trọt.
 Có một chuyện vừa buồn cười vừa phiền lòng, ấy là nhiều anh em tối ra chuồng bò lấy trộm phân về bón rau. Nhưng sau vài lần thì dân cũng biết và họ rình. Rồi có hôm họ bắt được lính của tiểu đoàn 2 làm cái việc đó. Hai chiến sĩ vừa xúc được hai bao phân thì bị dân quân ập tới súng ống chỉnh tề, họ hò hét ầm ĩ như là việc gì quan trọng lắm. Vì họ đã quá bức xúc về việc mất phân, họ lấy tờ bìa ghi: Tôi Nguyễn Văn … người ăn cắp phân” đeo ở ngực và dẫn giải giao cho tiểu đoàn.
Bên đại đội 8 tiểu đoàn 2 còn có chuyện đại đội trưởng Hào đêm đi bắn hoẵng. Chả là theo dõi ở khu đồi cạnh đại đội đêm nào cũng có tiếng hoẵng kêu. Là người đã sống nhiều ở rừng nên anh biết nơi hoẵng thường tới và tiếng kêu đêm của hoẵng là tìm bầy tìm bạn. Đêm anh bí mật ra đồi phục bắn hoẵng. Đeo đèn trước trán, một con thú lông vàng đi theo đường mòn thấy ánh đèn bị bắt sáng thì ngơ ngác cứ đứng “ăn đèn” chứ không chạy. Đúng là chú hoẵng mà anh tìm kiếm rồi. Giương khẩu K63 ngắm và bóp cò. Đoàng... con thú tội nghiệp gục ngay xuống không kêu được một tiếng, bốn cái chân đạp đạp vào không khí. Tiến lại xem thì… thôi chết rồi không phải là con hoẵng anh theo đuổi mà là một con bê của dân. Sợ quá anh bèn kéo con bê giấu vào bụi cây, về đơn vị không giám kể với ai. Liên lạc hỏi anh có bắn được gì không mà em thấy tiếng súng. Đại đội trưởng nói có bắn nhưng không trúng, rồi sáng dậy sớm tháo súng lau, thông nòng rất kỹ. Khoảng 8 giờ sáng có ba bọ trong thôn đi ngang qua, vào đại đội xin nước uống và hút thuốc rê. Rồi họ chuyện trò với nhau rất vô tư. Một bọ nói: Đêm qua có ai đi săn, bắn được con hoẵng rất to, nó bị thương chạy chết trong bụi. Mấy người đang hò nhau đi khiêng hoẵng về. Liên lạc đại đội mang nước ra cho mọi người, nghe thấy vậy vui quá liền nói: Ô! đại đội trưởng của cháu đêm qua đi bắn hoẵng đấy, lúc khuya về nói bắn mà không trúng, rồi rối rít chạy vào hớn hở báo với đại đội trưởng mà không biết là đã mắc mưu mấy bọ. Bê của mấy bọ đi lạc, sáng đi tìm thấy bị bắn chết, mấy bọ đã mở cuộc điều tra. Biết được người bắn, mấy bọ liền vào nhà đại đội làm việc, rồi lên tiểu đoàn báo cáo và bắt đền con bê.
Giai đoạn này trong đơn vị nhiều đồng chí được cử đi học các lớp tiểu đội trưởng, trung đội trưởng hay các lớp tập huấn khác. Anh Yến, trung đội phó trung đội 1 thì được ra quân khu học lớp cán bộ chính trị đại đội, hàng chục anh em đi học lớp tiểu đội trưởng cũng ở Quân khu. Một số đồng chí được điều động lên làm chuyên môn ở trung đoàn như anh Ước lên tài vụ. Riêng tôi thì không được trong diện đó mặc dù có nhiều cơ hội, nhưng đại đội vẫn cứ giữ lại. Một lần lên trung đoàn tập huấn súng cối, vào chơi với anh em đại đội thông tin 18. Rất ngạc nhiên vì thấy anh em đang tập báo vụ tức là tập gõ ma-líp tạch tè, tạch tè. Anh em mới học nên thu phát rất chậm. Tôi liền nói với anh Mùi chính trị viên phó đại đội 18 là tôi có khả năng thu phát rất tốt đạt hàng trăm chữ trên phút. Anh Mùi và mọi người tròn mắt ngạc nhiên vẻ không tin. Tôi nói cứ cho tôi thử, mọi người cho tôi thử và quả đúng như vậy, tôi đã thu phát, đạt hơn 90 chữ trên một phút. Anh Mùi và mọi người hỏi tôi học ở đâu? Tôi nói tôi được học môn này từ hồi lớp 5, học mấy năm hồi đó gọi là học vô tuyến điện hay lớp nghiệp dư vô tuyến điện.
Năm 1964 khi đang học lớp 5 thì Ty thể dục thể thao mở một số lớp năng khiếu như cầu lông, bóng bàn, bóng đá, cờ tướng, cờ vua v.v… Khi nghe có lớp vô tuyến điện tôi thích quá, xin đăng ký học. Sau hai năm học, khi thì học tối hoặc ngày chủ nhật. Tôi yêu thích môn này nên rất say sưa, luôn dẫn đầu lớp. Khi kiểm tra trình độ chuyên môn, tôi được phát bằng công nhận là vận động viên cấp ba môn Vô tuyến điện. Sau khi kiểm tra thử, biết đúng như vậy, anh Mùi nói, để tôi báo cáo cấp trên rồi sẽ điều động tôi về đại đội 18. Nhưng mãi chẳng thấy gì. Mãi sau tôi mới biết là anh Mùi đã xin quân lực, quân lực đã đồng ý nhưng dưới đại đội và tiểu đoàn cương quyết không cho tôi đi vì nói để tôi ở dưới cơ sở còn phấn đấu phát triển.
 Lại một lần nữa cũng giống như vậy, khi mà anh Nguyễn Chính Hương, bạn tôi bên đại đội 4, nguyên là công nhân cơ khí xí nghiệp của tỉnh được điều lên ban quân khí của sư đoàn sửa chữa súng đạn. Trên đó đang cần thêm người biết nghề cơ khí. Anh nói với ban là có Phú ở đại đội 3, tiểu đoàn 1 giỏi nghề thợ. Ban quân khí xin tôi lên đó nhưng tiểu đoàn và đại đội cũng dứt khoát không cho đi, cũng vì lý do tôi là nòng cốt, giữ lại để xây dựng đơn vị và tạo điều kiện để tôi phấn đấu. Quân lực cương quyết điều đi vì thiếu người. Tiểu đoàn liền điều động anh Hà Cao Phan ở đại đội 1 đi thay tôi. Thế là tôi có hai cơ hội được điều động đến nơi nhàn nhã đỡ vất vả hơn ở đơn vị cơ sở mà đều không được. Đúng là tốt quá thường hay thiệt thòi.
Sau khi toàn đơn vị đã cơ bản hoàn thành khóa huấn luyện, mọi vấn đề về kỹ chiến thuật, xạ kích và chuyên môn theo yêu cầu của từng đơn vị đã tinh thông. Khoảng giữa tháng 11 năm 1973 thì Bộ tư lệnh sư đoàn có thay đổi về chỉ huy. Khi mới thành lập thì chỉ huy trưởng là đại tá Bảo Cường. Đại tá Trần Văn Trân được điều động về thay làm sư đoàn trưởng. Đại tá Trần Nguyên Độ về làm Chính ủy Sư đoàn. Hai vị chỉ huy mới là những người có nhiều kinh ngiệm trong chiến đấu, là những người tài giỏi nổi tiếng. Có những giai thoại không chỉ trong sư đoàn biết mà toàn quân và cả nước biết hai ông, kể nhiều chuyện về hai ông. Đại tá Trần Nguyên Độ vừa tham gia phó trưởng phái đoàn quân sự bốn bên của Hiệp định Pari. Sau khi hết thời hạn của phái đoàn quân sự, ông được điều về đây. Tôi chưa gặp ông lần nào thấy mọi người nói, ông rất giỏi nhưng lại rất bình dân. Đi đâu ông cũng cầm cái điếu cầy theo để hút thuốc lào. Chính vì nghiện thuốc lào mà răng ông đen xỉn.
 Còn Tư lệnh sư đoàn thì có nhiều chuyện đặc biệt ly kì hơn. Ông mới được phía bên kia trao trả theo tinh thần của Hiệp định Pari về trao trả tù binh. Mọi người kể, khi ông là sư đoàn trưởng sư đoàn 1, một hôm ông cùng đoàn tùy tùng của sư đoàn đang đi xuồng tại kênh Vĩnh Tế, tỉnh An Giang thì bị lính Việt Nam Cộng hòa phục kích. Một số sỹ quan tùy tùng hy sinh. Trong số hy sinh có cả một y sỹ. Ông bèn lấy luôn cái túi cứu thương của người y sỹ đeo vào người. Khi bị bắt, qua rất nhiều trại giam với sự thẩm vấn của các cơ quan phản gián, sỹ quan nghiệp vụ của quân lực Việt Nam Cộng hòa ông vẫn chỉ nhận là thượng sỹ y tá. Chúng thử thách nhiều lần nhưng ông vẫn thành công trong cái vỏ bọc đó. Năm 1973, ông được trao trả. Song nghe kể lại là phía ta có sơ xuất, khi ông vừa được trao trả thì có xe ô tô con đón đi ngay, nên Quân lực Việt Nam Cộng hòa biết là đã để sổng một nhân vật quan trọng. Sau khi được đi an dưỡng và làm những thủ tục của tổ chức, tháng 11 năm 1973 ông được điều động về làm sư đoàn trưởng sư đoàn 341.
Sau khi về thay sư đoàn trưởng Bảo Cường, sư đoàn trưởng Trần Văn Trân đi thăm hết lượt các trung đoàn, thấy nơi ăn chốn ở của bộ đội chưa đạt yêu cầu. Có nhiều đơn vị vẫn còn ở trong nhà dân. Những điều này không thể là tiêu chí để xây dựng đơn vị chính quy hiện đại được. Sau khi bàn với chính ủy và Bộ tư lệnh sư đoàn, ông quyết định: Toàn bộ sư đoàn tập trung làm nhà mới to cao khang trang sạch đẹp. Mỗi đại đội ngoài bếp ăn còn phải có hội trường để hội họp và bộ đội phải được nằm giường riêng chứ không ăn nghỉ như hiện tại. Mỗi đại đội còn phải có sân tập, sân bóng đá bóng chuyền v.v…Nghị quyết của sư đoàn đề ra trong vòng 60 ngày toàn sư đoàn phải làm xong doanh trại theo tiêu chí quy định. Ngoài ra vẫn phải đảm bảo các tiêu chí sẵn sàng chiến đấu, cơ động chiến đấu và tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực, thực phẩm. Thực tế là những lán trại mà các đơn vị đang ở do lúc đầu chưa có kinh nghiệm về làm nhà cửa, nên các loại vật liệu làm nhà là những cây gỗ non, nhỏ, sau mấy tháng đã bị mọt hết. Trưa, tối nằm nghỉ cứ phải dùng những tấm tăng ni-lon căng để bụi mọt không rơi xuống người. Âm thanh của mọt gặm gỗ cứ kẹt kẹt, kẹt kẹt như bản hợp tấu cùng giai điệu suốt đêm gây cảm giác khó chịu, nhiều đồng đội đã không thể ngủ được vì cái bản đồng ca đó.
Thế là một chiến dịch làm nhà, xây dựng doanh trại theo hướng chính quy hiện đại bắt đầu. Lần này làm nhà không như lần trước mà xác định làm nhà to cao đẹp theo tiêu chí chung, nên từng đại đội phải chọn cử các đồng chí có kinh nghiệm về nghề mộc phác thảo nhà, kích thước từng loại cây, loại gỗ, kèo cột quá giang đẽo gọt đục mộng đàng hoàng. Nguồn vật liệu nói chung tất cả là trong rừng Tây Trường Sơn. Ngoài lấy gỗ làm nhà, các đại đội còn cử những đội cưa xẻ vào rừng đốn gỗ để xẻ làm ván đóng giường cá nhân cho từng người. Gỗ rừng thì rất nhiều, chỉ mất nhiều công đi rừng chặt gỗ mang về. Cây gỗ to, nên từ cái cột, cái xà phải hai người khiêng. Được cái các loại dụng cụ như cưa cắt, cưa xẻ, khoan đục, kể cả đinh, dao chặt rất nhiều trong kho công binh ở khu vực Rào Trù mà mấy tháng trước đi mở đường các đơn vị đã phát hiện, lấy dùng. Dịp này cũng vậy, đơn vị cử hẳn một bộ phận vào trong đó lấy các dụng cụ theo yêu cầu về phục vụ cho việc làm danh trại.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM