Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:53:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH  (Đọc 27805 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:35:18 am »

           
PHỤ LỤC 1

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC BỘ CHỈ HUY MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

        1. Phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự MAAG

        Ngày 3 tháng 8 năm 1950, MAAG được thành lập (MAAG - Military Advisory and Assitance Group). Ngay sau đó Mỹ triển khai một phái đoàn quân sự gồm 60 người do tướng Brinh (Brink) cầm đầu theo thoả thuận giữa Đin A-chơ-sơn (Dean Ac   heson) với chính phủ Pháp tới Đông Dương nhằm giám sát và đánh giá viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp ở Đông Dương. Sau này, phái đoàn phát triển thành một bộ chỉ huy đội quân viễn chinh khổng lồ với hơn 500.000 người (MACV - 1969) và Quân lực Việt Nam Cộng hoà có trên 1.000.000 quân (1975).

        Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (7-1954), Mỹ chỉ được quyền đưa 342, Pháp đưa 546 cố vấn quân sự (262 lục quân và 284 không quân, hải quân) sang Việt Nam. Tổng cộng có 888 cố vấn quân sự Pháp và cố vấn Mỹ. Tháng 10 năm 1955, MAAG có mặt tại Việt Nam. Đến ngày 18 tháng 11 năm 1955, phía Pháp chỉ còn lại 58 cố vấn.

        Từ tháng 4 năm 1960, MAAG nhận trách nhiệm tổ chức lại quân đội Sài Gòn từ 150.000 lên 170.000 người và kiểm soát tài khoản viện trợ quân sự của Mỹ cho miền Nam Việt Nam là 200 triệu đô la.

        Tháng 6 năm 1961, Mỹ và chính quyền Sài Gòn ký hiệp nghị thân thiện và quan hệ kinh tế. Ngay sau đó, chính quyền Ken-nơ-đi cử tướng Tay-lo sang nghiên cứu tình hình Nam Việt Nam và đề xuất tăng cường yểm trợ không quân tăng cường quân số cho quân đội Sài Gòn và lập hệ thống ấp chiến lược.

        Năm 1962, MAAG đổi thành MACV (Military Assistance and Command in Vietnam - Bộ chỉ huy và viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam) dưới sự chỉ huy của tướng Hác-kin (đầu năm 1962), quân số lên tới 2.394 người.

        2. Các hoạt động của MACV (2-1962 đến 7-1965)

        Cho đến lúc này, MACV là cơ quan tham mưu duy nhất có cả lục quân, không quân, hải quân, hậu cần do Bộ Tư lệnh Mỹ ở Ô-ki-na-oa cung cấp. Tháng 11 năm 1961, một đơn vị hậu cần Mỹ thuộc Bộ Tư lệnh Hậu cần số 9 (9th Logistic Command) đến Ô-ki-na-oa cùng với đơn vị không quân Mỹ, nhưng họ lại dưới quyền của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Vì vậy, tướng Hác-kin tư lệnh MACV) chỉ được hạn chế trong việc làm cho cố vấn cho quân đội Nam Việt Nam về an ninh, tổ chức và sử dụng các phương tiện quân sự.

        Năm 1963, MACV có 17.068 cố vấn Mỹ, trong đó, 10.916 thuộc lục quân. Số còn lại là lực lượng không quân và hậu cần, vì Sư đoàn không quân số 2 của Mỹ vẫn có nhiệm vụ yểm trợ cho các đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng hoà.

        Năm 1964, MACV có 23.000 cố vấn Mỹ (16.000 lục quân và hậu cần). Lục quân phụ thuộc Bộ chỉ huy đóng ở Ô-ki-na-oa và Mỹ. Thuỷ quân lục chiến phụ thuộc Bộ chi huy Thuỷ quân lục chiến Mỹ ở Ô-ki-na-oa và Nhật Bản. Hải quân phụ thuộc Bộ chl huy Hải quân Mỹ ở Phi-lip-pin và Ha-oai. Không quân phụ thuộc Bộ chl huy Không quân Mỹ ở Phi-lip-pin.

        Bên cạnh đó còn có 15 hệ thống hậu cấn riêng để tiếp tế cho 150 khu vực đóng quân Mỹ. Sau khi Sư đoàn thuỷ quân lục chiến số 3 đổ bộ vào Đà Nẵng cùng với 10.000 cố vấn ở khâu Nam Việt Nam, từ tháng 3 năm 1964, MACV thấy cần thiết phải thành lập một hệ thống chỉ huy hậu cần ở Nam Việt Nam.

        Sau ngày 1 tháng 7 năm 1965, lực lượng chiến đấu Mỹ vào miền Nam ngày càng nhiều, Oét-mô-len và Bộ Tư lệnh MACV quyết định thành lập hai bộ chỉ huy cấp quân đoàn gọi là bộ tư lệnh dã chiến (Field Force) chịu trách nhiệm ở từng khu vực chiến trường. Bộ Tư lệnh Dã chiến 1 (I Field Force) ở Quân khu 2 (Nam Việt Nam). Bộ Tư lệnh Dã chiến 2 (II Field Force) ở Quân khu 3 (Nam Việt Nam). Bộ Tư lệnh Lính thuỷ đánh bộ số 3 (III MAF) với cả lực lượng không quân của linh thuỷ đánh bộ triển khai dọc vùng Nam khu phi quân sự và Quân khu 1.

        Như vậy, nhiệm vụ của Bộ chỉ huy MACV lúc này ở Nam Việt Nam là:

        Thứ nhất: Thống nhất các lực lượng của Mỹ, Sài Gòn và Đồng minh tham chiến ở Nam Việt Nam. Đây là cách mà họ đã làm trong Chiến tranh thế giới thứ hai và ở Triều Tiên. Việc làm trên đã gây cho Mỹ không ít khó khăn ở Việt Nam vì cho đến lúc này, quân đội Sài Gòn vẫn muốn giữ quyền chỉ huy lực lượng vũ trang riêng của mình.

        Thứ hai: Nếu chỉ huy các lực lượng Mỹ dưới quyền của JSC (Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ) ở Oa-sinh-tơn, MACV sẽ dỡ được khâu trung gian của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, đơn giản được sự kiểm soát của Oa-sinh-tơn. Nhưng Oét mô-len không muốn, mà chỉ muốn nhận được sự yểm trợ về hậu cần, việc thay thế và bảo quản quân dụng cũng như các đường vận tải từ Ha-oai và Phi-lip-pin đến. Và nếu không may, cuộc chiến mở rộng ra Đông Nam Á bao gồm cả Thái Bình Dương, thì Nam Việt Nam lúc đó sẽ trở nên đơn độc

        Thứ ba: Do tình hình chiến sự ở Nam Việt Nam ngày càng xấu đi và tình thế đó không có lợi cho Mỹ, nên từ năm 1964-1965, MACV buộc phải chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là cố vấn sang trực tiếp chỉ huy các lực lượng tham chiến ở Nam Việt Nam. Vì vậy, trách nhiệm của Oét-mô-len lúc này là vừa phải chỉ huy tác chiến vừa phải lo tổ chức quân đội Sài Gòn. Trách nhiệm của MACV trước JCS trong giai đoạn này chủ yếu là đối với các lực lượng chiến đấu ở trên bộ.

        3. Cuộc leo thang 7-1965 đến 7-1969

        Đến tháng 6 năm 1965, lực lượng quân Mỹ tham chiến ở Nam Việt Nam lên tới 81.000, đến cuối năm tăng lên 184.314 người với hai Bộ Tư lệnh Dã chiến 1 và 2 do trung tướng La-sơn và Si-mân chỉ huy. Sư đoàn không quân số 2 trở thành Bộ Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 (7th US Air Force) và Bộ Tư lệnh Hải quán được tăng viện cho Oét-mô-len. Tổ chức này được duy trì đến khi quân Mỹ rút hết khỏi Nam Việt Nam vào năm 1973. Trước sự uy hiếp của quân đội miền Bắc Việt Nam, Mỹ đã phải tăng cường thêm một sư đoàn Nam Triều Tiên và Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3 ra vùng nam khu phi quân sự. Còn Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 vẫn ở Đà Nẵng.

        Ngày 9 tháng 3 năm 1968, do chiến sự điển ra ngày càng ác liệt ở khu vực phía bắc Huế và cao nguyên, tướng A-bram (Abrams) thay Oét-mô-len và được giao nhiệm vụ chỉ huy hiệp đồng tác chiến cùng lực lượng lục quân, lính thuỷ đánh bộ, hải quân ở phía bắc của Bộ Tư lệnh Dã chiến 1. Việc tăng cường tổng quân số lên đến 543.400 quân Mỹ ở Nam Việt Nam vào tháng 4 năm 1969 đã chia nhỏ khu vực này thành hai: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 ở phía bắc và Bộ Tư lệnh Lính thuỷ đánh bộ số 3 ở phía nam.

        (Trích trong cuốn "Cuộc chiến tranh 35 năm - Đông Dương - Việt Nam 1940-1975", tr. 325-327 (Unguerre de trente - Cùng ans - Indochine - Vietnam) của "Raymond Toinet". Nxb "Lavauzelle", 1998).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:38:13 am »


PHỤ LỤC 2

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ

        I. SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT QUÂN ĐỘI NGƯỜI VIỆT NAM

        1. Quân đội thuộc địa Pháp (1945-1954)


        Sau đảo chính của phát xít Nhật (9-3-1945), bộ máy cai trị của người Pháp ở Đông Dương bị lật đổ và đã biến mất sau cơn bão táp này. Một số phần tử trong quân đội cũ chạy sang Trung Quốc như cánh quân của A-lếch-xan-đri và Sa-ba-chiê (Alessandri và Sabatier); đại bộ phận còn lại bị quân Nhật cầm tù, một số khác bị hành hình (như tướng Le Mounier).

        Những người lính bản xứ trong quân đội Pháp bị quân Nhật giải giáp cho về quê, số khác gia nhập Việt Minh. Cho đến ngày 19 tháng 12 năm 1946, khi cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bùng nổ, quân đội Pháp ở Đông Dương chỉ gồm lính của chính quốc, một số gốc Bắc Phi và châu Phi da đen. Chẳng bao lâu sau, người ta đã nhanh chóng dùng người bản xứ vào nhiều việc khác nhau (như làm phu, vận tải...) và vào một số đơn vị chiến đấu như lính phụ lực (lính bổ sung – supplétif).

        Khi cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng trở nên ác liệt thì số lính phụ lực này cũng ngày một gia tăng vì số quân từ chính quốc đưa sang không đủ để bổ sung. Tướng Lơ Clec (Le Clerc) và đặc biệt là tướng Sa-lăng (Salan) sau này đã dự tính phải sử dụng lính người Việt Nam. Vì họ cho rằng, những người lính bản xứ đó sẽ là những tay do thám cừ khôi vì họ dễ hoà đồng vào trong dân chúng và địa phương.

        Ngày 14 tháng 11 năm 1947, tướng Sa-lăng đã chỉ thị cho tất cả các tiểu đoàn phải sử dụng tối đa nguồn lực của Đông Dương để khắc phục vấn đề thiếu binh sĩ người Pháp chính quốc. Lúc đó, ở Bắc Kỳ người ta có các loại lính phụ lực sau:

        - Lính không chuyên nghiệp.

        - Lính chuyên nghiệp (chủ yếu là những người theo đạo Thiên chúa)

        - Lính thuộc những người dân tộc thiểu số (Thái, Nùng, H'mông, Tày, Mán...) dùng để chống đối người Kinh.

        - Loại lính hồi chánh (như biệt kích - Vandenbergh)

        - Số tù binh và người dân bị bắt (viết tắt là PIM - Prisonnier ét Interné Militarie) thường dùng làm phu khuân vác, tải đạn cho quân Pháp.

        Ở Nam Bộ, loại linh phụ lực thường được tuyển chủ yếu trong các đội quân công giáo và các giáo phái sau khi lực lượng này hàng phục chính phủ thân Pháp. Khi đó, họ được tổ chức thành các đơn vị thân Pháp từ các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, Bình Xuyên.

        Như vậy, người ta đã "vàng hoá" quân đội viễn chinh Pháp và đặc biệt vào thời tướng Đờ Lát Đờ Tat-xi-nhi (De Lattre De Tassigny) đã nhanh chóng thúc đẩy việc thành lập một đội thuộc địa ở Việt Nam nhanh hơn.

        Ngày 15 tháng 7 năm 1951, chính phủ thân Pháp ở Việt Nam đã ra một đạo luật tổng động viên. Tuy nhiên, kết quả chằc chắn không đáp ứng được hy vọng mong muốn. Một số lớn người ra trình diện, tuy không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn phải huy động họ vào cuộc chiến, đặc biệt với số người trẻ. Trong một buổi phát phần thưởng cho học sinh trường trung học Xat-sô-lu Lô-ba (Chasseloup Lauba) ở Sài Gòn, tướng Đờ Lát đã ra lời kêu gọi, nên quân số lính người Việt Nam đã tăng từ 65.000 người (1-1951) lên đến 128.000 người (12-1951). Trong khi đó, quân đội của Vương quốc Cam-pu-chia cũng tăng từ 5.000 lên 10.500 người; Vương quốc Lào từ 4.000 lên 9.500 người.

        Số đơn vị lính người Việt Nam đã lên đến 35 tiểu đoàn bộ binh và 29 tiểu đoàn các binh, quân chủng khác. Một bộ tổng tham mưu quân đội thuộc địa Pháp ở Việt Nam và bốn sư đoàn đã được hình thành. Để có sĩ quan người Việt Nam chỉ huy, Đờ Lát đã cho thành lập một trường sĩ quan ở Đà Lạt và bốn trường ở các địa phương để đào tạo chỉ huy cấp trung đội. Năm 1951 đã có 800 sĩ quan người Việt Nam chỉ huy các đơn vị chính quy.

        Một lực lượng hải quân và không quân cũng được thành lập với phương tiện, vũ khí của quân đội Pháp chuyển sang, cùng một phái đoàn quân sự Pháp bên cạnh họ. Năm 1952, tướng Nguyễn Văn Hinh được giao nhiệm vụ chỉ huy quân đội đó. Nguyên Văn Hinh là một sĩ quan Trường Hàng không Pháp, đã chiến đấu trong lực lượng không quân Pháp tới cấp trung tá, được chuyển giao cho Chính phủ quốc gia Việt Nam. Ông ta thấy tổ chức theo kiểu quân đội viễn chinh Pháp thì "quá nặng" để đánh nhau, nên ông ta tổ chức nhiều tiểu đoàn gọi là “tiểu đoàn khinh quân", là một loại tiểu đoàn nhẹ, biệt kích của Việt Nam. Người ta nghĩ không thể ngày một ngày hai quân đội này có thể đứng vững được, bởi họ vẫn phải phụ thuộc quân đội viễn chinh Pháp về mặt hậu cần. Tuy đã hết sức cố gắng, nhưng quân đội này vẫn phải cần nhiều cố vấn quân sự Pháp, đặc biệt trong các cơ quan Bộ Tổng tham mưu.

        Mặc dù có những lời tuyên bố của các quan chức quân sự và dân sự, nhưng về phía người Pháp, họ thực sự bức bách khi phải có một quân đội của người Việt Nam để họ có thể đạt tới những mục tiêu và tiến hành cuộc chiến tranh không phụ thuộc vào Bộ Tham mưu Pháp.

        Vào mùa Xuân năm 1954, quân đội thuộc địa Pháp ở Việt Nam với cái tên Quân đội quốc gia Việt Nam đã có tới 145 tiểu đoàn (trong đó có 45 tiểu đoàn khinh quân).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:44:41 am »


        Ngay từ khi được thành lập, các đơn vị của quân đội này đã hoạt động có hiệu lực và ngày càng được cơ quan tham mưu Pháp đánh giá cao. Và cuối cùng, người Mỹ đã giúp họ xây dựng để tăng cường sự tự trị. Từ năm 1950-1951, viện trợ Mỹ cho quân đội Pháp ngày càng nhiều hơn. Nước Pháp không thể tự gánh vác được cuộc chiến tranh Đông Dương cả về súng đạn mà họ không sản xuất được. Mặt khác, người Mỹ ngày càng đòi phải được viện trợ trực tiếp cho Quân đội quốc gia Việt Nam và họ thực sự phải được độc lập. Mặc dù có những phản ứng của Sa-lăng và Na-va, nhưng nước Pháp cần đô-la nên phải làm theo yêu cầu của Mỹ.

        Ảnh hưởng của những quân đội khác được gọi là các nước liên kết (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) ngày càng quan trọng trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Quân số của các quân đội trên tại thời điểm này như sau:

       
        Sau đó, người ta đã giao cả một khu vực cho quân đội thuộc địa người Việt Nam đảm nhiệm (vùng Bùi Chu). Việt Minh đã nhìn thấy sự nguy hiểm về sự ra đời của các đơn vị quân thuộc địa Pháp do sĩ quan Việt Nam chỉ huy và gọi những đơn vị đó là quân đội bù nhìn của chính quyền Bảo Đại.

        2. Quân đội thuộc địa Pháp sau khi ngừng bắn (theo Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương)

        Theo quyết định số 3975/EMG ngày 19 tháng 9 năm 1954, Bộ Tư lệnh Viễn chinh Pháp ở Đông Dương thành lập bốn sư đoàn dã chiến (số 1, 2, 3, 4), mỗi sư đoàn có ba trung đoàn bộ binh với pháo binh, công binh, truyền tin, vận tải, đại đội quân y, đại đội trinh sát; sáu sư đoàn bộ binh (từ số 11 đến 16), mỗi sư đoàn có ba trung đoàn bộ binh với một đơn vị trinh sát và truyền tin; cuối cùng là một binh đoàn nhảy dù có bốn tiểu đoàn dù và cơ quan tham mưu đóng ở Sài Gòn.

        Ngoài ra, còn có các trung đoàn quân địa phương ở các quân khu, mỗi trung đoàn có ba tiểu đoàn với quân số 450 người cùng một cơ quan tham mưu và một đại đội vũ khí nặng. Theo nguyên tắc, mỗi tiểu đoàn đóng ở một tỉnh.

        Các đơn vị bộ binh lấy từ các đơn vị của quân viễn chinh Pháp và các binh đoàn cơ động người Việt Nam (GM 11, 21, 31, 32), các đơn vị binh chủng (thiết giáp, pháo binh, vận tải). Quân số và trang bị chỉ có từ một phần ba đến một phần hai theo bảng biểu biên chế quy định.

        Quân viễn chinh Pháp (CEFEO) ở Viễn Đông đã cung cấp cho quân đội Sài Gòn bốn trung đoàn thám thính cơ giới với quân số 2.500 người, trong đó có 122 sĩ quan. Pháo binh cũng chuyển giao các đại đội pháo binh diện địa tĩnh tại, công binh chuyển giao 7.487 người và 385 sĩ quan, truyền tin chuyển giao 5.792 người trong đó có 272 sĩ quan.

        Không quân quân đội Sài Gòn thành lập từ tháng 9 năm 1954 do Pháp chuyển giao hai phi đoàn vận tải C.47 và cuối năm 1954 chuyển giao tiếp hai phi đoàn máy bay khu trục Bearcat F.8. Quân đội Pháp đã phải huấn luyện cả phi công lẫn thợ máy.

        Từ ngày 1 tháng 8 năm 1954, tổng thống Ngô Đình Diệm thành lập một đơn vị Cao Đài có 3.000 người cùng cơ quan tham mưu và một trường đào tạo chỉ huy. Các sĩ quan và hạ sĩ quan Cao Đài sáp nhập vào quân đội Sài Gòn và việc phong quân hàm sẽ thực hiện sau một cuộc sát hạch. Số quân thừa và vũ khí sẽ được giải ngũ và nộp cho quân đội. Tương tự như Cao Đài, tháng 2 năm 1955, giáo phái Hoà Hảo cũng thành lập một trung đoàn bộ binh (số 59) có ba tiểu đoàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:48:27 am »


        II. MỸ GIÚP ĐỠ HUẤN LUYỆN VÀ MỞ RỘNG QUÂN ĐỘI SÀI GÒN

        1. Những thoả thuận giữa Collins và Ely năm 1954


        Tướng Cô-lin (Collins) sinh năm 1917, đã chiến đấu ở Ga-đan Ca-nan (Guadal Canal) năm 1943, Noóc-man-đi và Ác-đen-nét (Ardennes) năm 1944, chỉ huy một tập đoàn quân ở Triều Tiên, tham mưu trưởng lục quân từ 1949-1953, thành viên của JCS (Bộ Tham mưu Liên quân). Cô-lin đã tham gia cơ quan tham mưu Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên có quan hệ với tướng Ê-li (Ely).

        Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao đã cho Cô-lin quyền hạn rộng rãi trong việc điểu hành và sử dụng nguồn tài trợ Mỹ dùng cho Việt Nam để duy trì một chính phủ tự do, không Cộng sản. Phía đối ngoại đã có Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) và quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông dưới quyền tướng Ê-li bảo đảm cho đến khi Việt Nam có tổng tuyển cử và thống nhất hai miền.

        Sau cuộc tiếp xúc đầu tiên ở Đà Lạt giữa đại diện hai bên Pháp - Mỹ diễn ra khá lạnh dùng, ngày 13 tháng 12 năm 1954, Ê-li và Cô-lin đã thoả thuận với nhau về việc Mỹ sẽ giúp Pháp huấn luyện ba sư đoàn bộ binh và ba sư đoàn quân địa phương của quân đội Sài Gòn với chừng 80.000 người và mất khoảng 127,5 triệu đô la một năm. Nếu tính cả lực lượng không quân và hải quân, con số ấy sẽ lên tới 88.000 người và tiêu tốn khoảng 193 triệu đô la. Cô-lin khẳng định, với sự giúp đỡ của Mỹ, đến ngày 1 tháng 7 năm 1955, tất cả lực lượng quán đội Sài Gòn sẽ tự nắm quyền điều hành và chỉ huy quân đội của mình.

        Thực hiện cam kết ngày 1 tháng 1 năm 1955, phái đoàn viện trợ Mỹ (MAAG) do tướng Đa-ni-en (O. Daniel) chỉ huy lãnh trách nhiệm huấn luyện và xây dựng quân đội Sài Gòn. Trong khi đó, Ê-li vẫn phụ trách chỉ đạo chiến lược quân đội viễn chinh Pháp. Ở Viễn Đông (CEFEO) và quân đội Sài Gòn để để phòng sự tiến công và lật đổ của Bắc Việt Nam. Những nhân viên quân sự Pháp trong quân đội Sài Gòn đặt dưới quyền của cơ quan MAAG Mỹ. Theo yêu cầu của Thủ tướng Pháp Măng-đét Phơ-răng-xơ (Mandes France), tướng Cô-lin chấp nhận tăng quán số của quân đội Sài Gòn lên 100.000 người với 215 triệu đô la viện trợ hàng năm.

        Tuy nhiên, Cô-lin tỏ ý hoài nghi ý đồ của Pháp trong viện giúp quân đội Sài Gòn. Phái đoàn thường trực Pháp Xanh-tơ-ni (Sainteny) ở Hà Nội luôn phòng giữ các con chủ bài của mình. Mặt khác, theo báo cáo ngày 24 tháng 1 năm 1955 của Xanh-tơ-ni thì chính quyền Diệm không đủ khả năng để đối phó với sự trở lại của Hà Nội.

        2. Tổ chức quân đội theo kiểu Mỹ

        Tháng 9 năm 1959, quân đội Sài Gòn tổ chức thành bảy sư đoàn (mỗi sư đoàn có quân số 10.500 người) và ba bộ chỉ huy quân đoàn và quân khu. Quân đoàn 1 phụ trách phía Bắc, sở chỉ huy đặt ở Đà Nằng. Quân đoàn 2 phụ trách Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, sở chỉ huy đóng ở Plây Cu. Quân đoàn 3 phụ trách phía Nam, sở chỉ huy ở Sài Gòn - thành phố quan trọng nhất, có chinh phủ, quốc hội và các cơ quan trung ương của chính quyền Sài Gòn.

        Mỗi sư đoàn bộ binh có ba trung đoàn bộ binh, một tiểu đoàn lựu pháo, một tiểu đoàn công binh cơ giới, một đại đội hậu cần... Đến thời điểm này, ngoài các sư đoàn bộ binh, quân đội Sài Gòn còn tổ chức được năm tiểu đoàn dù, năm trung đoàn thiết giáp (loại xe tăng M.24 có pháo 75mm) và trung đoàn pháo dự bị (loại pháo 105 và 155mm).

        Ngoài các đơn vị quân chủ lực, từ tháng 9 năm 1958 còn có một lực lượng bảo an với quân số 46.000 người dưới sự chỉ huy của Bộ Nội vụ. Lực lượng này được tổ chức thành đại đội ở các tỉnh và có tám tiểu đoàn cơ động với quân số mỗi tiểu đoàn 500 người. Lực lượng dân vệ có 40.000 người tổ chức thành từng tiểu đội từ 5 đến 10 người ở các làng có 1.000 dân.

        Theo mô hình tổ chức quân đội Mỹ thì tổng thống Ngô Đình Diệm thường chỉ nắm quyền chỉ huy ở Bộ Tổng tham mưu và tư lệnh các quân khu. Nhưng trên thực tế, ông ta chỉ huy đến cả cấp sư đoàn. Quân đội Sài Gòn thực hiện việc tuyển quân theo chế độ tình nguyện hoặc đăng ký nghĩa vụ đối với đàn ông từ 18 đến 45 tuổi và thời gian phục vụ là 18 tháng. Về vấn đề đào tạo đội ngũ sĩ quan chỉ huy, phần lớn các sĩ quan quân đội Sài Gòn được gửi đi đào tạo và huấn luyện tại Mỹ (năm 1954 có 726 người, năm 1960 có 1.375 người). Họ có những điểm yếu là chỉ huy các cuộc hành quân có sự phối hợp của không quân, pháo binh, trực thăng kém; sợ hành quân đêm và phản ứng chậm chạp khi phải đối phó với các hoạt động của Quân giải phóng.

        Những vấn đề lớn để tổ chức xây dựng quân đội mà phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải đối phó là:

        a) Vấn đề đào ngũ

        Trong năm 1964 có 73.000 lính đào ngũ (vắng từ 6 ngày trở lên), năm 1965 có 113.000 người và năm 1966 tăng hơn số trên. Trong quý I năm 1966, riêng Sư đoàn bộ binh số 5 đã có tới 2.510 người đào ngũ, mặc dù đã giảm mức độ trừng phạt (lao động khổ sai ở mặt trận trong năm năm). Để khắc phục tình trạng trên, người Mỹ đã tăng lương, tăng phép, tăng đề bạt và bảo đảm hậu cần. Người ta bố trí các sư đoàn Mỹ kèm cặp các sư đoàn quân Sài Gòn nên sang năm 1967, quân số đào ngũ đã giảm đi 30 phần trăm nhưng sang năm 1970 lại tăng lên 123.311 đến 126.753 người, nhất là trong các đơn vị chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:49:30 am »

        b) Vấn đề thiếu quân số

        Quân số quân đội Sài Gòn cho đến thời điểm cuối năm 1960 là:

        - Lục quân: 271.363 người.

        - Hải quân: 15.833

        - Lính thuỷ đánh bộ: 7.172

        - Không quân: 15.292

        - Bảo an, dân vệ: 141.731

        - Lực lượng phụ lực khác: 176.254

        Tổng cộng: 633.645 người.

        Với số quân hiện có, vào đầu những năm 60, các sư đoàn bộ binh quân đội Sài Gòn chỉ được đảm bảo biên chế khoảng 90 phần trăm, xuống tới cấp tiểu đoàn chỉ đạt 85 phần trăm. Đến các đơn vị chiến đấu, tỷ lệ đó còn thấp hơn, so với thông thường chỉ đạt 62 phần trăm quân số.

        Đầu năm 1968, sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân của Quân giải phóng, chính phủ Sài Gòn đã ra lệnh tổng động viên, gọi tái đăng ký những người đã từng phục vụ trong quân đội dưới năm năm, bắt thanh niên từ 18 tuổi đi lính, không cho xuất ngũ và động viên những người từ 18 đến 35 tuổi vào các lực lượng địa phương và phòng vệ dân sự.

        Đến cuối năm 1968, chính phủ Sài Gòn kiểm soát theo lý thuyết 76,2 phần trăm đất đai, Quân giải phóng kiểm soát 12 phần trăm và vùng tranh chấp là 11 phần trăm.

        Với cả lực lượng cảnh sát, tổng số lực lượng vũ trang quân đội Sài Gòn lên tới 1.150.000 người.

        c) Đội ngũ sĩ quan chỉ huy

        Mặc dù trong quãng thời gian từ tháng 12 năm 1968 đến tháng 10 năm 1969, số sĩ quan cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng hoà được đề bạt khá nhiêu, lên tới 2.563 người nhưng trên thực tế, con số đó chỉ đạt 62 phần trăm so với lý thuyết. Đội ngũ sĩ quan cao cấp của họ còn thiếu kinh nghiệm chỉ huy và chiến đấu.

        Chính phủ Sài Gòn đã huấn luyện đào tạo khá nhiều sĩ quan sơ cấp và hạ sĩ quan cho lực lượng địa phương và dân vệ. Họ cũng có quá nhiều sĩ quan làm trong các cơ quan mà không bao giờ ra chiến trận nên Bộ Tổng tham mưu đã có lệnh luân chuyển hai năm ra đơn vị chiến đấu và sau đó trở về các cơ quan... nếu họ có nhu cầu.

        d) Trang bị

        Năm 1964, khi Quân giải phóng được trang bị AK.47 và dàn phóng hoả tiễn (RPG) thì quân Mỹ và quân đội Sài Gòn còn sử dụng vú khí của Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đến mùa Xuân năm 1967, súng trường M.16 mới chỉ trang bị được cho các tiểu đoàn dù và lính thuỷ đánh bộ Nam Việt Nam. Năm 1968, toàn bộ quân đội Sài Gòn được trang bị loại súng trường M.16 và phải đến năm 1970-1971, pháo binh mới có loại 175mm và chiến xa (loại M.48 nặng không phù hợp với địa hình).

        Từ năm 1970, khi lực lượng quân Mỹ bắt đầu giảm dần thì người Mỹ mới tăng cường huấn luyện cho quân đội. Theo kế hoạch thì có chương trình sáu tuần cho các giáo viên; bảy tuần tổ chức thực tập về hiệp đồng quân binh chủng (Hè 1971); tăng cường huấn luyện cho các sĩ quan truyền tin, hậu cần và các lớp tiếng Anh, tiếng Việt.

        Không quân quân đội Sài Gòn thiếu nhiều phi công. Năm 1968 họ đã nhận 78 trực thăng, đến năm 1972 nhận trên 500 chiếc nữa. Người ta đã phải đào tạo 1.042 phi công (có 371 tập lái ban đêm). Đến năm 1972, khi Mỹ rút, lực lượng không quân của họ từ 35.000 tăng lên 45.000 người.

        e) Việc huấn luyện và kết quả

        Năm 1956, ở Nam Việt Nam chỉ có một trung tâm huấn luyện quân đội, đến năm 1970 có tới 33 trung tâm. Do huấn luyện không đầy đủ và chỉ huy kém cỏi nên hiệu lực chiến đấu của quân đội Sài Gòn rất thấp. Họ rất thiếu những giáo viên có trình độ nên số giáo viên người Mỹ ở đây thường bị quá tải. Ở các trung tâm huấn luyện, cứ hai sĩ quan Mỹ phải phụ trách 40 giáo trình huấn luyện và chỉnh lại 650 giáo trình do Cục Nhà trường đưa sang. Do đó, kết quả huấn luyện quân đội Sài Gòn là:

        - Chương trình đề ra trong bốn giờ, thực tế chỉ có hai giờ.

        - Chương trình không được tôn trọng đầy đủ

        - Các sĩ quan phải nhẫn nhục với chương trình không đồng bộ

        - Những buổi tập về ban đêm thường bị bãi bỏ

        - Phần lý thuyết và sử dụng các trang bị rất khó tiếp thu đối với những người lính vốn xuất thân từ nông dân.

        Các giáo viên và cố vấn Mỹ không hài lòng khi thấy những người chỉ huy quân đội Sài Gòn để đơn vị nghỉ ngơi giữa các đợt chiến đấu, mà đáng lẽ họ phải tranh thủ tiếp tục chương trình huấn luyện và hoàn thiện quân đội mình.

        3. Đánh giá của phương Tây về quân đội Sài Gòn

        Sau một chuyến thăm Cao nguyên về, tuỳ viên quán sự Đức nhận xét rằng, vũ khí trang bị của quân đội Sài Gòn sản xuất từ những năm 1940-1944, pháo binh thì chia nhỏ ra từng pháo đội, tâm lý của binh sĩ thì cố thủ trong đồn, trong hành quân chiến đấu thì gây nhiều tiếng động... Đại tá Na-pi-ơ (Napier), tuỳ viên quân sự Anh đã trao đối với các sĩ quan Mỹ trong dịp tháng 10 năm 1964 rằng, sự lạc quan của Sài Gòn hoàn toàn chỉ là bề ngoài.

        Trong khi Quân đội Bắc Việt Nam và Quân giải phóng không ngừng được tăng cường cả về lực lượng và vũ khí, liên tiếp gây nhưng tổn thất nặng nề cho các đơn vị quân đội Sài Gòn thì quân đội này trong thời điểm đó vừa không có hệ thống cố vấn Mỹ yểm trợ, vừa thiếu thốn vũ khí trang bị, nhất là đối với lực lượng bộ bính.

        Cuối tháng 12 năm 1964, tướng Râu-len (Robert R. Rowland) thuộc lực lượng Mỹ đã nói rằng: "Bây giờ không thể đi lại bằng ô tô giữa các căn cứ của Hoa Kỳ như hồi tôi mới đến Nam Việt Nam. Quân đội Nam Việt Nam phải chốt chặn các con đường nhưng biện pháp này tỏ ra không có hiệu lực. Không quân quân đội Sài Gòn do người Pháp xây dựng, nên trong thời điểm hiện tại không phải lúc nào cũng tinh thông nhiệm vụ. Những tướng lĩnh Pháp trước đây nghĩ rằng sẽ không có một thảm họa ở Điện Biên Phủ vì họ quá tin vào sức mạnh quân sự của Mỹ, nhưng thực tế đang diễn ra hoàn toàn đi ngược với những gì họ mong đợi"
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:53:50 am »


        III QUÂN ĐỘI SÀI GÒN ĐỘC LẬP TÁC CHIẾN

        1. Quân đội Sài Gòn vào cuộc chiến


        Quân đội Sài Gòn tuy thành lập sớm nhưng quá trình xây dựng lại diễn ra một cách chậm chạp. Cuối cùng thì họ cũng có một quân đội với quân số đông nhất, lên tới gần một triệu quân và được trang bị hiện đại nhất thời bấy giờ. Từ năm 1970, sau khi lục quân Mỹ rút, quân đội Sài Gòn phải tự đảm nhiệm vai trò chỉ huy cuộc chiến đấu của chính mình. Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo cuộc chiến tranh với một bộ tham mưu gồm nhiều sĩ quan không có mấy năng lực, một quân đội được Mỹ huấn luyện, sử dụng hoả lực một cách bừa bãi. Cuối cùng chỉ vài năm, quân đội này đã tan rã.

        Sau khi thay thế quân Mỹ, các đơn vị thiện chiến như linh dù và lính thuỷ đánh bộ đã chiến đấu dũng cảm và được chỉ huy khá. Nhưng sau khi không còn sự yểm trợ hoả lực của Mỹ thì tinh thần quân đội này suy sụp, từ trí thủ sang chạy dài.   

        Có thể lấy dẫn chứng một số trận chiến đấu quan trọng từ năm 1971, khi Mỹ bật đầu rút quân viễn chinh của họ về nước.

        Năm 1971 - Lam Sơn 719

        Tháng 2 năm 1971, được sự yểm trợ mạnh mẽ của hoả lực và lực lượng bộ binh Mỹ, quân đội Sài Gòn đã mở một cuộc tiến công theo hai hướng: trên đường số 9 sang phía Sê-pôn (biên giới Lào) và sang Cam-pu-chia nhằm phá huỷ các căn cứ hậu cần của Quân giải phóng và Bắc Việt Nam. Mỹ đã huy động 9.000 quân của Sư đoàn đổ bộ đường không 101 và Sư đoàn bộ binh số 23 "Americal" quyết tâm tái chiếm Khe Sanh để đối phó với phía bắc, đồng thời một lực lượng của lính thuỷ đánh bộ Mỹ được báo động nghi binh phía bắc vĩ tuyến 17 đề phòng ba sư đoàn Bắc Việt Nam vượt qua vùng phi quân sự. Sau cùng là một lữ đoàn của Sư đoàn cơ giới số 5 bảo vệ sườn biên giới Lao Bảo. Trong hai tháng, quân Mỹ tử vong 268 người.

        Trên đất Lào, dưới sự yểm trợ của hoả lực Mỹ (pháo binh nặng 175mm và 203mm), Sư đoàn bộ binh số 1 quân đội Sài Gòn, các tiểu đoàn biệt động, nhảy dù (khoảng chừng 16.000 người) đã tiến rất chậm chạp và chỉ bị Quân giải phóng quấy rối ban ngày và tiến công ban đêm. Quân đội Sài Gòn đã phá huỷ đường ống dẫn dầu và một số đạn dược của đối phương.

        Trên đất Cam-pu-chia, 24.500 quân Sài Gòn cũng mở cuộc hành quân tương tự như trên do tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy (sau này bị chết vì tai nạn trong quá trình chỉ huy).

        Trong tháng 3, cuộc hành quân tiếp diễn trong vùng rừng núi hiểm trở. Lưới phòng không của pháo 37mm và 57mm có ra đa bắt mục tiêu được ngụy trang chu đáo của Quân đội nhân dân Việt Nam đã cản trở rất nhiều hoạt động yểm trợ của không quân Mỹ (750 trực thăng, 500 khu trục và B.52). Việc thiếu cố vấn Mỹ ở các đơn vị và vấn đề ngôn ngữ bất đồng đã làm cho việc yêu cầu xin yểm trợ của Mỹ gặp khó khăn. Cuối cùng, như thường lệ, lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam đã bám sát quân Sài Gòn để tránh hoả lực của không quân và pháo binh Mỹ.

        Trong 42 ngày, quân Sài Gòn đã chiếm và phong toả đường mòn Hồ Chí Minh, theo ý định sẽ đến tận mùa mưa. Trên thực tế, bốn sư đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục trụ lại phòng thủ tại chỗ cho đến khi quân Sài Gòn rút khỏi Sê-pôn theo kế hoạch của mình. Ngay tức thì, các Sư đoàn 2, 308, 304 và 320 của Quân đội nhân dân Việt Nam đã phản công đánh vào sườn của quân Sài Gòn. Ba tiểu đoàn dù và ba tiểu đoàn thiết giáp chịu trách nhiệm bảo vệ con đường số 9 để rút lui đã không hoàn thành được nhiệm vụ (điều này làm người ta nhớ lại chiến dịch Hoà Bình và sự rút lui trên đường số 6 của quân Pháp tháng 1 năm 1952). Sau đó, chính các trực thăng của Mỹ đã phải bảo đảm cuộc rút lui này. Các báo chí Mỹ đã mô tả sự lộn xộn, mệt mỏi của quân Sài Gòn về đến căn cứ Khe Sanh do quân Mỹ chiếm giữ.

        Ở Cam-pu-chia, 24.000 quân Sài Gòn tiến sang vùng giữa Chlong và Cra-chiê do tướng Nguyễn Văn Minh chỉ huy (chỉ huy trưởng Đặc khu Sài Gòn) cũng đã bị chặn đứng ngày 5 tháng 3 trên đường số 7.

        Nếu không đánh giá quá trình này trong chiến tranh quy ước thì người ta phải công nhận rằng quân Sài Gòn đã bị đánh bại với số thiệt hại nặng nề: 388 chết, 5.200 bị thương và 750 người mất tích, 115 chiếc xe trên tổng số 200 chiếc đã không từ Lào trở về được, pháo binh hầu như bị bỏ lại tại chỗ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:57:25 am »


        Ảnh hưởng về sự thất bại của cuộc hành quân thật nặng nề. Về mặt tâm lý mà nói, các sư đoàn thiện chiến nhất của Sài Gòn đã bị thất bại dù đã nhận được sự yểm trợ khổng lồ của không lực Mỹ. Không có cố vấn Mỹ đi theo trong các trận đánh ở Cam-pu-chia trong hai tháng 4 và 5 năm 1970, các trung đoàn quân đội Sài Gòn đã mất 30 đến 40 phần trăm hiệu lực. Cuối cùng, những mâu thuẫn giữa quân đội Sài Gòn và Mỹ trong việc thiết kế các cuộc hành quân đó đã bị phanh phui.

        Đối với Bộ Tư lệnh Mỹ, "Lam Sơn 719" là một cuộc thử sức giữa quân đội Sài Gòn với quân Bác Việt Nam. Sau cuộc chạm trán này, Mỹ đã đặt ra kế hoạch rút quân: chọn đơn vị rút và định thời gian rút hết quân đội viễn chinh Mỹ. Người ta cho rằng, quân Sài Gòn đã bị đánh bại nhưng vẫn có thể duy trì được cuộc chiến. Tuy nhiên, người ta vẫn nghi ngại về hiệu lực chiến đấu của họ nếu phải một mình đối phó với Quân đội nhân dân Việt Nam, vì trước đây gần như toàn bộ hiệu lực chiến đấu của quân đội Sài Gòn đều phụ thuộc vào sự yểm trợ của không lực Mỹ.

        Sự thất bại "một nửa” trên chứng tỏ quân đội Sài Gòn đã không còn đủ sức chiến đấu trên hai hướng tiến công khi thiếu hụt quân số. Ngoài ra còn có sự chậm trễ trong việc điều hành các chiến dịch, sự thiếu thốn các nguồn tin tức tình báo và cuối cùng là sự không thích nghi được của quân đội Sài Gòn trong các cuộc hành quân ở địa hình rừng núi. Tướng Đỗ Cao Trí là tướng cuối cùng được Pháp đào tạo đã bị tử nạn. Sau cái chết của Đỗ Cao Trì, việc chỉ huy quân sự của Sài Gòn thuộc về các "tướng chính trị". Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, tướng Hoàng Xuân Lãm chỉ huy chiến dịch đã điều hành quân dù, lính thuỷ đánh bộ và Sư đoàn bộ binh số 1 theo sở thích của mình. Quân Sài Gòn quá quen với kiểu "chiến tranh con nhà giàu” và không thích ứng được với cuộc chiến bằng bộ binh nhanh chóng và mãnh liệt của Quân giải phóng và Bắc Việt Nam. Lúc này, quân Sài Gòn phải chịu đựng và đối phó với các chiến dịch có quy mô lớn, và cuộc rút quân của Mỹ là tất yếu.

        Ngày 13 tháng 4 năm 1971, tướng Trần Văn Đôn, cựu sĩ quan của quân đội viễn chinh Pháp đã nghỉ hưu và là thượng nghị sĩ Nam Việt Nam đã nói với Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn rằng: "Tổng thống Thiệu đã quyết định thực hiện cuộc hành quân Lam Sơn 719 đơn giản với sự giúp đỡ chuẩn bị kế hoạch của tướng A-bram. Tướng hoàng Xuân Lãm là một tướng chính trị và các sĩ quan lính thuỷ đánh bộ dưới quyền đã từ chối thực hành mệnh lệnh yểm trợ cuộc rút lui. Chẳng may chiếc trực thăng chở các sĩ quan dự kiến hành quân đã bị bắn rơi ngay từ những ngày đầu của cuộc hành quân. Người ta thấy có rất nhiều sai sót của tin tức tình báo về lưới phòng không, về quân số của quân Bắc Việt Nam và khả năng đánh phản công của họ. Rất nhiều chiến xa đã bị bắn cháy trên đường số 9 đã làm tắc con đường rút. Mặc dù thua kém về trang bị và quân số, các đơn vị quân Sài Gòn đã chịu đựng được, nhưng họ không còn lực lượng trù bị. Người ta cần phải sáu tháng sau mới phục hồi được".

        Tướng Trần Văn Đôn chủ trương tiến hành các cuộc hành quân nhẹ, dùng biệt kích đánh vào các kho tàng của Quân giải phóng và Bắc Việt Nam. Tổng thống Thiệu tỏ ra lo lắng và từ chối việc tổ chức quân đội theo kiểu Mỹ, mà cần tổ chức sao cho dễ sử dụng hơn. Cái chết của tướng Đỗ Cao Trí làm cho ông ta cảm thấy rõ điều đó.

        Tiếp theo là cuộc hành quân "Lam Sơn 720" càn quét lại khu vực A Sầu, từ Khe Sanh vào đèo Hải Vân (150 ki-lô-mét về phía Nam khu phi quân sự) . Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã xảy ra ở khu vực Đắc Tô (nhất là ngày 31 tháng 3 và ngày 1 tháng 4). Tiếp đó, khu vực này lại bị bao vây từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 4. Hơn 4.000 quân Mỹ cùng 10.000 quân đội Sài Gòn đã càn quét vào khu vực có khoảng 7.000 quân Bắc Việt Nam. Mặc dù đây chỉ là một khu vực thung lũng nhưng cuộc hành quân đã phải kéo dài trong nhiều tháng.

        Tháng 5 năm 1971, một binh đoàn cơ động quân đội Sài Gòn ở Cam-pu-chia phải rút lui dưới áp lực của các Sư đoàn 5, 7, 9 Quân giải phóng và Bắc Việt Nam. Một lần nữa, quân đội Sài Gòn lại phải bỏ lại trên chiến trường 50 xe tải, 10 xe tăng, 14 xe cơ giới bọc thép, 14 đại bác, 22 súng cối hạng nặng. Phía Mỹ chết 144 người, Nam Việt Nam chết 1.568 người.

        Sau "Lam Sơn 720", người ta thấy tình hình chiến sự diễn ra ngày càng tệ hại ở phía bắc Vùng 1 chiến thuật và Cao nguyên - An Khê của Vùng 2 chiến thuật. Quân đội nhân dán Việt Nam đã tiến công các căn cứ của quân đội Sài Gòn ở phía Nam vùng phi quân sự (Huế, Quảng Trị). Để bảo vệ các căn cứ tiền tiêu, người Mỹ đã phải bố trí một căn cứ hoả lực khổng lồ, loại 175mm và 203mm ở Mai Lộc để bảo vệ quốc lộ 9. Ngày 28 tháng 8, Quân đội nhân dán Việt Nam tiến công năm căn cứ Mỹ và một đơn vị đặc công đã làm nổ tung một kho đạn ở Cam Ranh, căn cứ hải quân lớn của Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 06:58:43 am »


        Vào tháng 9, quân Sài Gòn lại mở một cuộc tiến công khác gồm 13.000 quân có sự yểm trợ của 2.000 quân Mỹ với pháo hạng nặng 175mm và 203mm. Một lấn nữa, cuộc hành quân này tiếp tục đánh ra phía đường mòn Hồ Chí Minh và phía nam khu phi quân sự, chiếm lại Khe Sanh.

        Ở vùng châu thổ sông Cửu Long, các Sư đoàn bộ binh số 7, 9, 21 của quân đội Sài Gòn là những sư đoàn kém nhất, tình hình cũng yếu dần đi trong các vùng Cần Thơ và Mũi Cà Mau. Gọng kìm của Quân giải phóng siết dần vào một quân đội bị động và ít tinh thần chiến đấu (chỉ quân Sài Gòn). Theo tài liệu của Quân giải phóng, đầu năm 1971, người ta thấy được tình trạng thiếu quân số chủ lực, giảm tinh thần chiến đấu (đào ngũ, chán chường, tự vẫn...) và những thiếu sót của các chỉ huy quân đội Sài Gòn ở chiến trường.

        1972 - Một năm đẫm máu

        Vào tháng 1 năm 1972, người ta lại thấy xuất hiện "Hội chứng Tết" nhưng không có nguồn tin tình báo nào phát hiện thấy có hoạt động của đối phương. Bộ Tư lệnh Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hoà dự đoán:

        - Việt cộng sẽ tiến công vùng Đông Hà do Sư đoàn 3 của Sài Gòn mới thành lập chiếm đóng. Cuộc tiến công ở mặt trận phía Bắc này rất gần với miền Bắc Việt Nam. Vào tháng 3, điều kiện khí hậu khấc nghiệt ở phía bắc (mưa gió…) rất khó cho sự yểm trợ của không quân, điều đó sẽ có một giá trị tượng trưng và tâm lý nếu họ chiếm được Huế và Đà Nẵng.

        - Sư đoàn 320 của Bắc Việt Nam được tăng cường Sư đoàn 324 và 308 sẽ tiến công Plây Cu - Kon Tum. Ở vùng Tây Nguyên, sự thâm nhập của các đơn vị Bắc Việt Nam sẽ dễ dàng hơn, giúp họ cắt đôi Nam Việt Nam theo đường chéo A-tô-pơ (Attopeu) - Tuy Hoà, làm cô lập các sư đoàn của Sài Gòn ở mặt trận phía Bắc. Cuộc tiến công này sẽ phát triển từ đường mòn Hồ Chí Minh và căn cứ Quân giải phóng số 609, 702, 701 về phía Bình Định, Phú Yên nhưng có bất lợi cho họ vì địa hình thuận lợi cho thiết giáp và không lực của Sài Gòn.

        - Tiến công vào Sài Gòn bằng rốc-két vì người ta đã phát hiện nhiều cuộc xâm nhập của quân Bắc Việt Nam vào gần các căn cứ của Mỹ. Cuộc tiến công vào Sài Gòn phối hợp với vùng châu thổ sông Cửu Long sẽ ngắn những ảnh hưởng nhiều đến quân Sài Gòn vì hầu hết những cuộc tiến công đó đều ở gần căn cứ và gia đình họ. Miền Bấc Việt Nam cũng dự tính một cuộc tái ném bom của không lực Mỹ ra Hà Nội để trả đũa.

        Tóm lại, Bộ Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà ưu tiên giả định: Đối phương sẽ nghi binh ở Tây Nguyên và đánh mạnh ở mặt trận phía Bắc. Giả định này có vẻ hợp lý vì đó là vùng bị uy hiếp nhiều nhất, là nơi có sáu sư đoàn Bắc Việt Nam ở mặt trận phía Bắc và bảy sư đoàn Quân giải phóng và Bắc Việt Nam ở mặt trận Cam-pu-chia. Để đề phòng, quân đội Sài Gòn đã tập trung 10.000 lính dù ở quanh Sài Gòn để làm lực lượng trù bị.

        Vào tháng 2, mặc dù tình hình còn khá yên tĩnh nhưng sang tháng 3, quân đội Sài Gòn chỉ có một số cuộc hành quân nhỏ ở vùng A Sầu và Cao nguyên Trung phần. Thời gian này, Mỹ chỉ còn chín tiếu đoàn bộ binh ở Nam Việt Nam; quân Ô-xtrây-lia có 476 chết, 3.000 bị thương; quân Thái Lan đã về nước vào cuối năm 1971; chi còn 36.000 quân Nam Triều Tiên nhưng sau đó, lữ đoàn "Rồng Xanh" cũng đã về nước.

        Như vậy, chỉ còn một mình quân đội Sài Gòn với không lực Mỹ phải đối phó với tình hình trên chiến trường. Trên giấy tờ quân đội Sài Gòn là một quân đội mạnh với quân chính quy có 587.000 người, gồm: 11 sư đoàn bộ binh có 92.000 người; lính thuỷ đánh bộ có 13.000 người; không quân có 42.000 người; hải quân có 40.000 người; quân địa phương có 513.000 người. Tổng quân số là 1.100.000 người. Để thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ đã trang bị cho quân đội Sài Gòn gồm: 640.000 súng trường; 34.000 súng phóng lựu; 40.000 máy vô tuyến điện; 20.000 xe jeep; 56 chiến xa nặng M.48 Patton; 200 máy bay khu trục - ném bom; 30 máy bay vũ trang AC.47; 500 trực thăng; 600 phương tiện vận tải các loại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 07:01:46 am »


        Ngày 30 tháng 3 năm 1972, Bắc Việt Nam mở một cuộc tiến công lớn đúng như ba giả định đã nêu trên: ở phía Bắc và Cao nguyên Trung phần, Bắc Việt Nam đã mở một cuộc tiến công quy ước có pháo binh bắn chế áp và xe tăng cùng với bộ binh. Trong cuộc tiến công này, chỉ còn thiếu không quân Bắc Việt Nam là chưa tham chiến.

        Ở mặt trận phía Bắc, để đối phó với hai Sư đoàn bộ binh 308 và 304, có tăng cường Sư đoàn bộ binh 324B của Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội Sài Gòn điều động thêm Sư đoàn bộ binh số 3 đến tham chiến. Sau bốn ngày chiến đấu, họ hoảng loạn rút chạy về Huế, bỏ lại 15 căn cứ với một khối lượng trang bị khổng lồ, trong đó có cả một pháo đội 175mm. Các sĩ quan chỉ huy cũng rút chạy mang theo cả gia đình về phía Nam. Tướng Vũ Văn Giai và 48 sĩ quan khác bị đưa ra toà vì rút lui không có lệnh của tướng Hoàng Quán Lâm, tư lệnh Vùng 1 chiến thuật. Chỉ có lực lượng lính thuỷ đánh bộ chống cự và rút lui có trật tự vệ Huế. Thiết quân luật được ban hành trong toàn Nam Việt Nam.

        Ở Đông Hà, Trung đoàn 52 thuộc Sư đoàn bộ binh 3 quân đội Sài Gòn đã rút chạy mà không có lệnh của cấp trên. Đêm 27 rạng ngày 28 và ngày 30 tháng 4, thị xã Quảng Trị đã bị đánh chiếm, nhưng sau đó giữ được nhờ có lực lượng lính thuỷ đánh bộ yểm trợ. Hà Nội đã giành được thắng lợi ngoạn mục nhưng không mục tiêu chính nào của Nam Việt Nam bị mất, mặc dù có ba sư đoàn Bắc Việt Nam tiến công. Đến ngày 20 tháng 4, họ lại được tăng cường Sư đoàn 325C nguyên vẹn.

        Trên vùng Cao nguyên, ngày 23 tháng 4, hai sư đoàn Quân giải phóng được các trung đoàn xe tăng và công binh tăng cường đã mở một cuộc tiến công vào Đắc Tô - Tân Cảnh rồi Kon Tum. Rất nhanh, quốc lộ 14 và quốc lộ 9 bị cắt đứt về phía An Khê. Sư đoàn Nam Triều Tiên mở lại đường số 9.

        Trong khu vực Sài Gòn, hai đến ba sư đoàn Quân giải phóng từ hướng Tây Ninh (trong đó có Trung đoàn 7 Quân giải phóng từ đồng bằng sông Cửu Long lên) mở cuộc tiến công vào Lộc Ninh, An Lộc. Tại đây, quân đội Sài Gòn đã chống đỡ được nhờ tăng cường Sư đoàn bộ binh số 21. Những trung đoàn nhảy dù được để lại để bảo vệ dinh tổng thống.

        Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, một sư đoàn Bắc Việt Nam cùng các đơn vị địa phương đã từ rừng U Minh tiến ra gây áp lực đối với quân đội Sài Gòn. Cuối cùng, các cuộc phá hoại và quấy rối của Quân giải phóng cũng diễn ra ở các tỉnh ven biển Quảng Trị và Bình Định.

        Tại Cam-pu-chia, các binh đoàn quân đội Sài Gòn cũng rút về qua biên giới Tây Ninh và bị quân Bấc Việt Nam đuổi theo.

        Tóm lại, đến cuối tháng 4, các lực lượng của Quân giải phóng và Bắc Việt Nam đã giành quân chủ động. Họ đã ở thế tiến công, nhất là ở vùng đồng bằng. Quân đội Sài Gòn phòng ngự ở thế bị động và khá vô tổ chức. Vấn đề tinh thần và tính năng động của quân đội Sài Gòn phục hồi được phần nào nhờ sự khó khăn về hậu cần cửa quân Bắc Việt Nam do máy bay của Hạm đội 7 và các hàng không máu hạm của Mỹ đã mở một cuộc oanh kích bằng không quân ác liệt.

        Về mặt chiến thuật, quân Bắc Việt Nam chỉ dùng những phân đội nhỏ xe tăng trong các cuộc tiến công lớn để làm nhiệm vụ yểm trợ và bảo vệ cho lực lượng bộ binh của họ.

        Vào tháng 5, cuộc tiến công của Quân giải phóng và Bắc Việt Nam phải dừng lại bởi sức ép của không lực Hoa Kỳ. Ở mặt trận phía Bắc, Quảng Trị bị thất thủ ngày 1 tháng 5, nhưng Sư đoàn 308 Bắc Việt Nam đã được thay thế bằng Sư đoàn 325C; Sư đoàn 304 được thay bằng Sư đoàn 320B (thành lập năm 1971 để bảo vệ đường mòn ở khu phi quân sự). Quân đội Sài Gòn giữ được từ sông Mỹ Chánh (bắc thành phố Huế 32 ki-lô-mét). Hai tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ đã phản công bằng cách đổ bộ vào phía sau lưng của Quán giải phóng - khu vực Cửa Việt (cách thị xã Quảng Trị 16 ki-lô-mét về phía Bắc và cách chiến tuyến 34 ki-lô-mét về phía Bắc).

        Trên Tây Nguyên, năm căn cứ của quân đội Sài Gòn bị cô lập là đã buộc phải rút bỏ. Tướng Ngô Quang Trưởng được tổng thống Thiệu giao nhiệm vụ tổ chức lại Quân đoàn 1. Ngày 25 tháng 5, 20.000 quân Bắc Việt Nam (Sư đoàn 320, 312) và Quân giải phóng (Sư đoàn 2, 3) tiến công Kon Tum, nơi có từ 10.000 đến 12.000 quân Sài Gòn. Đường số 14 (khu vực Kon Tum - Plây Cu) tuy bị cắt nhưng An Lộc vẫn đứng vững mặc dù bị Sư đoàn 3 và Sư đoàn 9 Quân giải phóng bao vây.

        Ở phía Nam, một sư đoàn mang mật danh "Nông trường 5" của Quân giải phóng đã xâm nhập vào Sài Gòn qua các đồn điền cao su Dầu Tiếng để nã hoả tiễn vào thành phố. Người ta thấy tình hình đã cân bằng giữa hai bên, quân đội Sài Gòn vẫn chưa bị sụp đổ.

        Đến tháng 5, áp lực của Quán giải phóng lại được đẩy mạnh ở vùng đồng bằng. Quân đội Sài Gòn vẫn giữ vững được các trục đường (số 1 và số 4) mặc dù vẫn bị các sư đoàn Quân giải phóng pháo kích và tiến công. Đường lên Tây Ninh được giải toả. Một trực thăng vận được đổ xuống Kông-pông Rô để quấy rối phía sau lưng của đối phương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2016, 07:04:44 am »


        Ở phía Bắc, vùng An Lộc được giải toả. Đường số 14 được mở lại, giải toả cho Kon Tum. Từ khi đổ bộ ra Mỹ Chánh, lính thuỷ đánh bộ tiến ra phía Quảng Trị và "phố không vui" (Street Without Joy - đường Mỹ Thuỷ dọc bờ biển đi lên), nhưng vì thiếu yểm trợ của Mỹ nên vùng đầu cầu này có vẻ bấp bênh.

        Ngày 28 tháng 6, quân đội Sài Gòn mở chiến dịch "Lam Sơn 720" với sự giúp đỡ của pháo binh Hạm đội 7 tiến công vào một đối phương mệt mỏi, thiếu tiếp tế, luôn bị quấy rối ở phía hậu phương Cam-pu-chia. Các sư đoàn nhảy dù và lính thuỷ đánh bộ, chiến xa và không quân tiến ra Quảng Trị đã chiếm được thị xã trừ Thành cổ. Hai sư đoàn thiện chiến quân đội Sài Gòn hoạt động tốt. Các nơi khác, đường sá được giải toả cho cả xe dân sự đi lại được. Các sư đoàn Quân giải phóng bao vây An Lộc rút về biên giới Cam-pu-chia.

        Quân Nam Triều Tiên và Sư đoàn bộ binh 22 chiếm lại các khu vực bị mất hồi tháng 4. Tuy nhiên, nhiều cuộc chiến đấu tiếp diễn ở xung quanh Huế chống lại Sư đoàn 711 mới được thành lập bằng các trung đoàn địa phương.

        Người ta ước đoán trong bốn tháng, quân đội Sài Gòn có 20.000 người chết, 30.000 người bị thương, mất 155 máy bay và trực thăng. Bốn tháng đối với họ thật khủng khiếp (so sánh cũng như bốn tháng 3, 4, 5, 6 năm 1954 ở Bắc Bộ Việt Nam).

        Tháng 8, Sư đoàn 312 Bắc Việt Nam vượt qua khu phi quân sự vào tham chiến. Các cuộc chiến đấu ác liệt lại tiếp diễn liên tiếp ở Huế, Đà Nằng, Quế Sơn nhưng quân đội Sài Gòn chống cự lại được với các Sư đoàn 304, 308, 320, 324, 325 và 312. Sư đoàn 3 và Sư đoàn 711 rời khu vực Plây Cu - Kon Tum. Trước khi rút, Quân giải phóng đã trừng trị lực lượng bình định nông thôn của Nam Việt Nam. Tuy áp lực có giảm bớt ở Huế nhưng thành công vẫn nằm trong tay Bắc Việt Nam. Sư đoàn 711 có chiến xa và pháo binh hạng nặng cửa Bắc Việt Nam tiến công căn cứ "Ross". Trung đoàn 5 của Sư đoàn 2 Quân giải phóng sau đó đã rút.

        Ngày 25 tháng 8, căn cứ "Ross" được quân đội Sài Gòn chiếm lại mà không phải chiến đấu nhiều. Sư đoàn 320 Bắc Việt Nam sau khi được nghi ngơi và bổ sung quân số ở Cam-pu-chia lại tiến vào Plây Cu đánh thăm dò các tiền đồn biệt động quân ở Tây Nguyên. Tại Cam-pu-chia, quân Bắc Việt Nam chiếm được Xiêm Riệp (Angkor) và Biển Hồ. Có chừng nửa tá sư đoàn bộ binh và một sư đoàn pháo binh Bắc Việt Nam ở đó. Liệu họ có tiến về phía Phnôm-pênh không là câu hỏi đặt ra cho phía đối phương.

        Được pháo binh ở bờ bắc khu phi quân sự yểm trợ, quân Bắc Việt Nam có công sự ẩn nấp đã chiến đấu giữ Thành cổ Quảng Trị một cách quyết liệt, làm cho quân dù và biệt động quân Sài Gòn phải trả giá đắt để lấy lại Thành cổ này. Về mặt quân sự, người Mỹ không ủng hộ kế hoạch này vì họ sợ sứt mẻ các đơn vị tinh nhuệ của Sài Gòn. Hơn thế nữa, người ta lại phát hiện thấy sự xuất hiện bất thình lình của Sư đoàn 316 Bắc Việt nam ở Lào được tăng cường một trung đoàn. Đến lúc đó, đơn vị này vẫn chưa tham gia chiến đấu.

        Để xây dựng lại một lực lượng trù bị cơ động có quân số 15.000 người, người ta tính phải rút bỏ một số cứ điểm giữa Chân Thành và An Lộc, lúc đó đang bị vây hãm. Về phía chính quyền Sài Gòn, tất nhiên người ta chưa có điều kiện để phản công chiếm lại đất đai đã mất. Mặt khác, về phía Mỹ, người ta đã tính đến giá phải chi tiêu trong quý I là 1,7 tỷ đô-la, sang quý II đã phải chi tới 3,2 tỷ đô-la và không lực Mỹ đã mất hàng trăm máy bay ở Bắc Việt Nam từ ngày 30 tháng 3 năm 1972 để đánh lại 56 máy bay MIG. Bộ Tham mưu Mỹ tính số thiệt hại của quân đội Sài Gòn lên tới 36.000 người chết và 90.000 bị thương kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1972.

        Ở miền Bắc, không quân Mỹ ném bom rất khốc liệt. Họ dùng đủ loại bom như bom khoan sâu vào các hầm trú ẩn, bom mẹ M.35 (800 bảng, chứa tới 182 bom con, trong đó có chất phốt-pho)...

        Lục quân Mỹ đã giải thể tiểu đoàn chiến đấu cuối cùng. Họ chỉ còn những cán bộ chuyên gia về truyền tin, hậu cần, canh giữ căn cứ không quân. Còn phía quân đội Sài Gòn, người ta thấy thiếu sĩ quan và hạ sĩ quan có trình độ chỉ huy giỏi... Một loạt các trận đánh thành công và thất bại ở các địa phương đã diễn ra nhưng tình hình vẫn ổn định, không ảnh hưởng tới cục diện lớn của cuộc chiến.

        Trong các điều kiện đó, cuộc đàm phán bí mật ở Pa-ri giữa Bắc Việt Nam và Mỹ vẫn được tiếp tục để tiến tới một cuộc ngừng bắn mà hai bên đều mong muốn, nhất là phía Mỹ. Tin ngừng bắn loan ra ngày 30 tháng 10 đã dẫn đến một sự do dự và thụ động ở Vùng 3 chiến thuật, nhưng sau hoãn lại đã tạo điền kiện cho quân đội Sài Gòn lấy lại được đất đai đã bị mất trong thời kỳ hỗn loạn tinh thần trước đó. Tất cả các đơn vị quân đội Sài Gòn chuyển sang phản công. Nhiều cuộc chiến đấu ác liệt đã xảy ra trên các trục lộ tiến về Sài Gòn. Quân giải phóng hoạt động trở lại ở Tây Nguyên, ngày 13 tháng 12 năm 1972, đã làm nổ tung hàng nghìn tấn đạn pháo ở Thành Tuy Hạ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM