Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:00:48 am



Tiêu đề: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:00:48 am

   - Tên sách: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và Việt Nam Cộng hoà trong chiến tranh Việt Nam

        - Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân

        - Năm xuất bản: 2002

        - Số hoá: ptlinh

MỤC LỤC

        - Phần thứ nhất: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

        - Phần thứ hai: Tổ chức Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam (MACV).

        - Phần thứ ba: Nguyên tắc tổ chức - điều hành một bộ tham mưu quân đội Mỹ.

        - Phần thứ tư. Hệ thống tổ chức quân sự của Việt Nam Cộng hoà.

        - Phụ lục


        CHỈ ĐẠO NỘI DUNG:

        Đại tá PGS, TS TRỊNH VƯƠNG HỒNG
        Đại tá TS LÊ ĐÌNH SỸ

        BIÊN SOẠN:

        Đại tá ĐỖ ĐỨC ANH
        Thượng tá NGUYỄN VIẾT BÌNH
        Đại úy LÊ ĐỨC HẠNH
        Đại úy PHÙNG THỊ HOAN

        Ảnh tư liệu trong cuốn sách này do Trung tâm thông tin khoa học công nghệ và môi trường cung cấp

LỜI NÓI ĐẦU

        Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ bao gồm cả hải, lục, không quân dưới sự điều hành trực tiếp của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Bên cạnh đó, để lừa gạt dư luận và che lấp bản chất của chiến tranh xâm lược, Mỹ còn dựng lên ở miền Nam Việt Nam một chính quyền tay sai, xây dựng và tổ chức đội quân ngụy đông tới hàng chục vạn tên với đầy đủ các quân chủng, binh chủng, đồng thời lôi kéo các nước đồng minh đưa quân đến Việt Nam tham chiến. Có thể nói, để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã xây dựng một bộ máy chiến tranh hoàn chỉnh và tinh vi. Nói cách khác, guồng máy chiến tranh của nước Mỹ đã được thiết lập và vận hành ở mức tối đa nhằm đánh bại cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thực hiện cái gọi là "ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản" ở Đông Nam Á. Thế nhưng, mọi cố gắng và nỗ lực của Mỹ cuối cùng đã bị thất bại trước sức mạnh đoàn kết, trí thông minh, quyết tâm giành độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

        Chiến tranh Việt Nam đã lùi xa gần ba mươi năm, có hàng nghìn cuốn sách ở trong nước và nước ngoài về cuộc chiến tranh này trên nhiều bình diện khác nhau; nhiều cuộc hội thảo được tổ chức với sự tham gia của các chính trị gia, tướng lĩnh và các nhà khoa học nhằm lý giải nguyên nhân dẫn đến thất bại của Mỹ ở Việt Nam và rút ra những bài học từ chiến tranh, v.v... Để góp phần tìm hiểu tổ chức bộ máy chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, cơ chế hoạt động của nó, từ đó giúp cho việc nghiên cứu cuộc chiến tranh một cách toàn diện hơn, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức biên soạn cuốn: "Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và Việt Nam Cộng hoà trong chiến tranh Việt Nam (1965-1975)”. Cuốn sách cung cấp một số tư liệu đã được chọn lọc, trên cơ sở đó hệ thống hoá, khái quát và mô tả cơ cấu tổ chức, quá trình triển khai các hoạt động quân sự có tính chất chiến lược của Mỹ và Việt Nam Cộng hoà từ khi Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam (1965) cho đến khi kết thúc chiến tranh (1975).

        Cuốn sách được biên soạn dựa trên cơ sở một số tài liệu công khai của Mỹ, Việt Nam Cộng hoà cũng như một số ấn phẩm của các học giả phương Tây viết về chiến tranh Việt Nam. Trong các tài liệu và ấn phẩm đó có những ý kiến, số liệu chưa thống nhất, thậm chí trái ngược với những gì diễn ra ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn, các tác giả đã đối chiếu, so sánh và chỉnh lý để có cái nhìn khách quan hơn. Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo không chỉ cần thiết đối với các nhà nghiên cứu lịch sử, lịch sử quân sự mà còn bổ ích đối với những người làm công tác chỉ huy, tham mưu và đông đảo bạn đọc quan tâm.

        Nội dung sách gồm bốn phần:

        Phần thứ nhất: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

        Phần thứ hai: Tổ chức Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam (MACV).

        Phần thứ ba: Nguyên tắc tổ chức - điều hành một bộ tham mưu quân đội Mỹ.

        Phần thứ tư. Hệ thống tổ chức quân sự của Việt Nam Cộng hoà.

        Ngoài ra, cuốn sách còn có phần phụ lục giúp cho việc tham khảo được thuận tiện.

        Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam chân thành cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của đại tá Đỗ Đức Anh, nguyên cán bộ Tổng cục II - Bộ Quốc phòng, cảm ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tạo điều kiện ấn hành.

        Trong quá trình biên soạn, mặc dù các tác giả đã cố gắng sưu tầm, tổng hợp và chỉnh lý tư liệu, song do khả năng còn hạn chế nên cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót.

        Rất mong bạn đọc góp ý kiến phê bình.

VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM       


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:04:13 am
       
Phần thứ nhất

HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUÂN SỰ CỦA MỸ TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

        Theo hiến pháp Mỹ, tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang với nhiệm kỳ 4 năm. Trong thời kỳ chiến tranh xâm lược Việt Nam đã có năm đời tổng thống Mỹ can dự trực tiếp đến cuộn chiến tranh này là Ai-xen-hao (D.D.Eisenhower), Ken-nơ-đi (J.F.Kenedy), Giôn-xơn (L.B.Johnson), Ních-xơn (R.M.Nixon), Pho (G.R.Ford). Giúp việc cho tổng thống về mặt quân sự là Hội đồng An ninh quốc gia và Bộ Quốc phòng.

        I. HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA (NSC - National Security Council)

        Hội đồng An ninh quốc gia được thành lập năm 1947 theo Đạo luật An ninh quốc gia (NSA - National Security Act). Thành viên của NSC gồm tổng thống, phó tổng thống, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bộ trưởng Bộ Ngoại giao, giám đốc Cơ quan kế hoạch và những vấn đề khẩn cấp Mỹ. Ngoài ra còn có các cố vấn, quan sát viên, trợ lý và các quan chức khác được tổng thống mời tới khi bàn đến những vấn đề có liên quan như: bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, đại sứ Mỹ ở Liên hợp quốc, giám đốc Cơ quan thông tin Mỹ USIS.

        Hội đồng An ninh quốc gia có nhiệm vụ cố vấn cho tổng thống về các vấn đề đối nội, đối ngoại liên quan đến an mình quốc gia; giúp tổng thống ra quyết định và thực hiện các quyết sách đã đề ra; đánh giá các mục tiêu cam kết và nguy cơ đối với nước Mỹ trên cơ sở so sánh lực lượng hiện có.

        Dưới thời tổng thống Ken-nơ-đi và Giôn-xơn, NSC có rất ít quyền lực vì trên thực tế cả hai tổng thống đều ít hoặc không mấy tham khảo đến các quyết sách do NSC vạch ra. Từ năm 1969, sau sự kiện Mậu Thân (1968) ở Việt Nam, NSC trở thành cơ quan hoạch định các chính sách đối ngoại chủ yếu ở Mỹ. Năm 1969, tổng thống Nich-xơn đã chính thức bổ nhiệm Kit-xinh-giơ (Kissinger) làm cố vấn an ninh quốc gia. Ngay sau đó, Kit-xinh-giơ đưa thêm giám đốc CIA và tham mưu trưởng liên quân vào NSC. Dưới thời tổng thống Ních-xơn, NSC được toàn quyền thay thế Bộ Ngoại giao trong các quyết sách về chiến tranh Việt Nam. Quyền hạn này được duy trì đến năm 1973 khi Kit-xinh-giơ thay Rô-giơ (william P. Rogers) làm bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

        Trợ lý đặc biệt của tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia là người điều hành trực tiếp Hội đồng An ninh quốc gia và là nhân vật chính có nhiệm vụ báo cáo cho Nhà Tưởng về các vấn đề an ninh quốc gia, chuẩn bị chương trình nghị sự và hội ý với tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia.

        Ngoài ra còn có hai quan chức khác tham gia trong các cuộc họp với tư cách là cố vấn nhiều hơn là với tư cách thành viên. Đó là chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân (JCS) và giám đốc Cục Tình báo trung ương (CIA). Họ trình bày các quan điểm về các vấn đề thuộc phạm vi phụ trách nhưng không tham gia vào các biểu quyết về đường lối quốc gia (đến năm 1969, giám đốc CIA và JSC đã trở thành thành viên chính thức).

        Hội đồng An ninh quốc gia cũng lập ra Uỷ ban tình báo để phối hợp các hoạt động điều tra, cao nhất là Uỷ ban tình báo Mỹ (USIB) do giám đốc CIA phụ trách. Sáu cơ quan tình báo nằm trong uỷ ban đó là: Cục Tình báo trung ương (CIA); Cục An ninh quốc gia (NSA); Tình báo Bộ Quốc phòng (DIA); Tình báo Bộ Ngoại giao; Uỷ ban năng lượng nguyên tử (AEC); Cục Điều tra liên bang (FBI).

        Về phân quyền giữa tổng thống, quốc hội và Hội đồng An ninh quốc gia: Khi xảy ra chiến tranh, quốc hội là nơi có quyền tuyên chiến; tổng thống ban bố tình trạng khẩn cấp. Kể từ sau chiến tranh Triều Tiên, tổng thống có quyền gửi quân ra nước ngoài từ một đến ba tháng nhưng phải báo cáo quốc hội sau 24 giờ. Nếu quốc hội quyết định phải rút quân về là phải về ngay, không nhất thiết trong vòng 30 ngày. Bằng cách này, quốc hội có thể hạn chế được quyền lực của tổng thống. Về phía Hội đồng An ninh quốc gia, có nhiệm vụ chấp hành những vấn đề quốc hội đã thông qua hoặc những vấn đề tổng thống đã quyết định nhưng chưa thông qua quốc hội.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:06:23 am

        II. BỘ QUỐC PHÒNG MỸ (Lầu Năm Góc)

        Bộ Quốc phòng Mỹ thành lập năm 1946 theo Đạo luật An mình quốc gia (NSA) trên cơ sở hợp nhất Bộ Hải quân, Lục quân và Không quân.

        1. Biên chế chỉ huy của Bộ Quốc phòng Mỹ

        Cơ quan chỉ huy của Bộ Quốc phòng Mỹ thời kỳ chiến tranh Việt Nam bao gồm: bộ trưởng, thứ trưởng và các phụ tá bộ trưởng.

        Các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm: Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và Bộ Tham mưu Liên quân; Bộ Lục quân, Không quân và Hải quân.

        Bên cạnh đó là các bộ tư lệnh thống nhất và đặc biệt: Bộ Tư lệnh chiến trường Châu Âu, Bộ Tư lệnh chiến trường Thái Bình Dương, Bộ Tư lệnh chiến trường A-lát-xca (Alaska), Bộ Tư lệnh chiến trường Đại Tây Dương, Bộ Tư lệnh chiến trường phương Nam và Bộ Tư lệnh Sẵn sàng chiến đấu.

        2. Chức năng của các cơ quan Bộ Quốc phòng

        Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng thống trong các vấn đề liên quan đến quốc phòng, được tổng thống bổ nhiệm và Thượng nghị viện thông qua. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành và kiểm soát Bộ Quốc phòng nhằm thực hiện các chủ trương, đường lối và các quyết sách quân sự do tổng thống quyết định. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phải là một nhân vật dân sự hoặc quân nhân đã rời khỏi lực lượng vũ trang.

        Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đồng thời là thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia, Uỷ ban động viên dân sự và quốc phòng (Civil and defence mobilization board), Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) và Hội đồng tham mưu Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.

        Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giám sát và điều hành các hoạt động trong Bộ Quốc phòng, thay thế bộ trưởng khi bộ trưởng vắng mặt. Các thứ trưởng đều do tổng thống lựa chọn, là người ngoài quân đội và được Thương nghị viện chấp nhận.

        Phụ tá bộ trưởng (8 người) giúp bộ trưởng giám sát về mặt chuyên môn được phân công ở các mặt sau:

        Phụ tá về tài chính: có chức năng điều hành, xét duyệt, chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch chi tiêu.

        Phụ tá về nhân lực: là người vạch chính sách và quản lý nhân lực thường trực và dự bị, giáo dục những vấn đề cơ bản cho binh sĩ như tinh thần, tôn giáo, sắc tộc...

        Phụ tá về hậu cần và hậu cứ: có trách nhiệm lập các kế hoạch về vấn đề hậu cần và các căn cứ quần sự.

        Phụ tá vế các vấn đề an ninh quốc tế: giúp cho việc vạch kế hoạch, chủ trương, chính sách đối ngoại, giao dịch quốc tế và bố trí lực lượng quốc tế.

        Phụ tá vế những vấn đề công cộng: có nhiệm vụ quan hệ với dân chúng, kiểm duyệt văn kiện.

        Các phụ tá về luật pháp, năng lượng nguyên tử và những vấn đề đặc biệt khác.

        3. Các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng và các Hội đồng tư vấn

        Các cơ quan trực thuộc và các Hội đồng tư vấn gồm: Cục Nghiên cứu và thiết bị quốc phòng, Cục Cung ứng quốc phòng, Cục Thanh toán hợp đồng quốc phòng, Cục Viện trợ quân sự, Hội đồng Xác định phương châm xây dựng lực lượng vũ trang, Hội đồng tư vấn liên hợp.

        Cục Nghiên cứu và thiết bị quốc phòng: Là cơ quan giúp việc cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, phụ trách các vấn đề về nghiên cứu, phát triển, thí nghiệm và đánh giá các hệ thống vũ khí; làm cố vấn trong các vấn đề về khoa học kỹ thuật, sản xuất, bảo trì các vật liệu quốc phòng.

        Cục Cung ứng quốc phòng: Là nơi chuyên đặt mua và phân phối các loại vật tư thông dụng đối với các quân chủng như lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng, thuốc men, hóa chất, sản phẩm dầu hỏa. Riêng các loại thực phẩm đặc dụng dùng cho một số quân chủng, do quân chủng đó trực tiếp mua.

        Hội đồng Xác định phương châm xây dựng lực lượng vũ trang: Gồm bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các thứ trưởng Bộ Quốc phòng; bộ trưởng các Bộ Lục quân, Không quân, Hải quân; các phụ tá bộ trưởng; Giám đốc Cục Nghiên cứu thống kê; chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân và các quan chức khác thuộc Bộ Quốc phòng và một số bộ khác có liên quan.

        Hội đồng Tư vấn liên hợp: Gồm bộ trưởng và các thứ trưởng Bộ Quốc phòng.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:08:20 am

        III. CÁC TỔ CHỨC LỚN THUỘC Bộ QUỐC PHÒNG

        Dưới Bộ Quốc phòng có các bộ: Lục quân, Hải quân, Không quân và Bộ Tham mưu liên quân (Joint Chiefs of Staff) (Về hình thức, Bộ Lục quân, Hải quân, Không quân và Bộ Tham mưu Liên quân trực thuộc Bộ Quốc phòng nhưng có tính dốc lập tương đối).

        Bộ trưởng các bộ này chịu trách nhiệm trước bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc chỉ đạo, điều hành, kiểm soát quân chủng của mình trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách quốc phòng liên quan đến quân chủng mình. Người đứng đầu của các bộ này đồng thời là những phụ tá của bộ trưởng Bộ Quốc phòng (xếp sau các thứ trưởng Bộ Quốc phòng). Cũng như bộ trưởng Bộ Quốc phòng, họ cũng phải là những người ngoài quân đội, do tổng thống chỉ định và được Thượng nghị viện thông qua. Giúp việc cho các bộ trưởng quân chủng thường có các thứ trưởng, tham mưu trưởng và các phụ tá bộ trưởng.

        1. Bộ Lục quân

        Bộ Lục quân có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị lực lượng trên bộ để tiến hành tác chiến một cách có hiệu quả ngay cả trong thời bình, phù hợp với các kế hoạch động viên đã quy định.

        Nhiệm vụ cụ thể của Bộ Lục quân được quy định như sau: Bộ là nơi có trách nhiệm vạch kế hoạch, điều hành và đánh giá kết quả các hoạt động trên bình diện cả quân sự lẫn dân sự của lực lượng lục quân, kể cả việc tổ chức huấn luyện và trang bị cho các lực lượng mặt đất nhằm tiến hành các hoạt động tác chiến nhanh chóng và hiệu quả, phù hợp với kế hoạch an ninh quốc gia.

        Cơ quan tham mưu của Bộ Lục quân:

        Cơ quan tham mưu của Bộ Lục quân là cơ quan quân sự đầu não của Bộ Lục quân, gồm có tham mưu trưởng, các phụ tá tham mưu trưởng. Nhiệm vụ của tham mưu trưởng và các phụ tá tham mưu là cố vấn cho bộ trưởng, thứ trưởng và phụ tá bộ trưởng Bộ Lục quân.

        Cơ quan tham mưu còn là nơi soạn thảo kế hoạch về sử dụng lục quân cho an ninh quốc gia (đơn phương hoặc phối hợp với các quân chủng khác) và các kế hoạch tuyển mộ, tổ chức, cung cấp trang bị, huấn luyện phục vụ động viên, giải ngũ lục quân Mỹ; điều tra và báo cáo mọi vấn đề liên quan đến hiệu lực của lục quân; soạn thảo và ra các chỉ thị cụ thể để thực hiện các kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng duyệt.

        Tóm lại, cơ quan tham mưu Bộ Lục quân là nơi bảo đảm hiệu lực của lục quân và tình trạng sân sàng chiến đấu của lực lượng lục quân Mỹ.

        Cơ quan tham mưu Bộ Lục quân gồm những sĩ quan tham mưu và các cố vấn giúp việc cho Bộ Lục quân, soạn thảo những kế hoạch và các chính sách cơ bản giúp bộ trưởng Bộ Lục quân thực hiện các chương trình cụ thể nhằm phát triển lực lượng lục quân thành một quân chủng cân đối, có hiệu lực.

        Cơ cấu tổ chức của cơ quan tham mưu Bộ Lục quân gồm có:

        Cơ quan Tổng tham mưu (General Staff Agencies): Gồm các tham mưu phó về quân lực, tác chiến, hậu cần, thanh tra tài chính, cục trưởng Cục Nghiên cứu và phát triển, phụ tá tham mưu trưởng về tình báo, Uỷ ban tham mưu về cảnh vệ quốc gia và lực lượng dự bị của lục quân.

        Tham mưu đặc biệt (Special Staff): Gồm trưởng phòng cảnh vệ quốc gia, trưởng phòng quân sử, tổng thanh tra, trưởng phòng tài vụ, trưởng phòng thông tin, trưởng phòng tổng quản trị, trưởng phòng quân cảnh, trưởng phòng tuyên uý, trưởng phòng dân sự vụ.

        Tham mưu kỹ thuật (Technical Service): Gồm trưởng phòng nha khoa, trưởng phòng quân khí, trưởng phòng công binh, trưởng phòng quân nhu, trưởng phòng vận tải, trưởng phòng truyền tin và trưởng phòng hóa học.

        Tham mưu trưởng Lục quân: Là cố vấn quân sự chủ yếu của bộ trưởng Bộ Lục quân, được bộ trưởng Bộ Lục quân uỷ nhiệm vạch kế hoạch, phát triển, điều hành và đánh giá chương trình của lực lượng lục quân; giám sát tất cả nhân viên và các tổ chức của lục quân; chủ trì cơ quan tham mưu lục quân; báo cáo lên bộ trưởng Bộ Lục quân các kế hoạch và kiến nghị của Bộ Tham mưu Lục quân, cố vấn cho bộ trưởng Bộ Lục quán về các vấn đề trên và được phép thay mặt Bộ trưởng Bộ Lục quân thực thi các kế hoạch và kiến nghị đã được phê duyệt. Ngoài ra, tham mưu trưởng Lục quân còn phải làm nhiệm vụ theo luật định hoặc theo yêu cầu của tổng thống và bộ trưởng Bộ Lục quân.

        Tham mưu phó Lục quân là cố vấn và phụ tá chính của tham mưu trưởng Lục quân.

        Bên cạnh tham mưu trưởng Lục quần là các tham mưu phó phụ trách các hoạt động khác về nghiên cứu và phát triển, quân lực, hậu cần... Ngoài ra còn có các phụ tá tham mưu trưởng Lục quân về tình báo, về lực lượng dự bị...


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:09:37 am

        2. Bộ Hải quân

        Bộ Hải quân có nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện và trang bị cho các lực lượng hoạt động trên biển (Sea Forces) bao gồm cả không quân của hải quân và lính thuỷ đánh bộ, sẵn sàng tiến hành các cuộc hành quân chiến đấu trên biển và trên bộ, trong đó chủ yếu là các cuộc hành quân trên biển nhằm đánh bại lực lượng hải quân đối phương, nhất là với các loại tàu ngầm.

        Bộ Hải quân còn có nhiệm vụ chuyên chở các phương tiện và lực lượng chiến đấu cho các quân chủng khác (lính thuỷ đánh bộ, bộ binh...) bằng đường biển đổ bộ lên đất liền; đồng thời phải chịu trách nhiệm duy trì lực lượng lính thuỷ đánh bộ Mỹ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

        Tổ chức và lực lượng của Bộ Hải quân:

        Bộ Hải quân (Navy Department) là cơ quan điều hành chính, gồm cơ quan của bộ trưởng Bộ Hải quân, cơ quan chỉ huy các lực lượng chiến đấu hải quân, Bộ Tư lệnh Lính thuỷ đánh bộ và Bộ Tư lệnh Duyên phòng.

        Tổ chức chỉ huy của Bộ Hải quân:

        Bộ trưởng Bộ Hải quân có nhiệm vụ tổng giám sát mọi công việc của lực lượng hải quân, trực tiếp kiểm soát các quyết định về đường lối xây dựng lực lượng hải quân và chịu trách nhiệm về mọi mặt đối với tất cả nhân viên, binh sĩ của lực lượng hải quân.

        Giúp việc cho bộ trưởng Bộ Hải quân có các phụ tá: phụ tá điều hành công tác dân sự (Civilian Executive Assistant), phụ tá chuyên nghiệp hải quân (Naval Professional Assistant), phụ tá về kỹ thuật (Naval Technical Assistant). Họ là các thứ trưởng Bộ Hải quân, phụ tá bộ trưởng về nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, còn có các phụ tá về căn cứ hải quân, về tài chính và sáu phòng phụ trách về quân lực, quân y và nha khoa, hạm tàu, vũ khí hải quân cung cấp và thanh toán, bến tàu và xưởng sửa chữa.

        Tư lệnh các lực lượng chiến đấu hải quân có các phụ tá về tác chiến và sần sàng chiến đấu, về quân lực và lực lượng dự bị, về hậu cần, kế hoạch và chính sách, về phát triển.

        Lực lượng chiến đấu hải quân bao gồm: Hạm đội Thái Bình Dương (Hạm đội 1, Hạm đội 7 và Lực lượng duyên hải miền Tây); Hạm đội Đại Tây Dương (Hạm đội 2, Hạm đội 6 và Hạm đội thí nghiệm và đánh giá). Các lực lượng còn đặt dưới sự chỉ huy về hành chính và kiểm soát của một số các lực lượng khác thuộc Bộ Hải quân như: không quân, tuần dương, khu trục, hạm đội, ngư lôi hạm, tàu ngầm và huấn luyện.

        Lực lượng lính thuỷ đánh bộ: Ngoài nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, lực lượng này có nhiệm vụ cùng với lực lượng hải quân bảo vệ và canh giữ căn cứ hải quân của Mỹ ở xa; hoạt động trong các cuộc hành quân đổ bộ; cung cấp lực lượng cho các tàu sân bay, tuần dương, khu trục hạm hoặc các tàu khác; phát triển kỹ thuật, chiến thuật đổ bộ trong các cuộc hành quân thuỷ bộ.

        Lực lượng tác chiến (Operating Forces): Gồm có các hạm đội, lực lượng đi biển, lực lượng hải quân duyên phòng và khu vực, lực lượng hải quân trên hạm đội, sở vận tải đường biển (MSTS) và các lực lượng khác.

        Lực lượng yểm trợ trên bờ (The shore Establishment): Chịu trách nhiệm cung ứng hậu cần cho lực lượng chiến đấu của hải quân về mặt vật liệu, quân lực, yểm trợ hậu cần và sửa chữa...


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:11:26 am

        3. Bộ Không quân

        Bộ Không quân có nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện và trang bị các đơn vị không quân để tiến hành các cuộc chiến đấu trên không. Nhiệm vụ chính của không quân là tiến hành tác chiến bằng không quân chiến lược, phòng không quốc gia và điều khiển các cuộc chiến đấu trên không phối hợp với lực lượng mặt đất. Ngoài ra, không quân còn có nhiệm vụ vận tải quân sự và tiến hành các nhiệm vụ đặc biệt khác như chụp ảnh đường không...

        Biên chế tổ chức của Bộ Không quân:

        Bộ trưởng Bộ Không quân là người ngoài quân đội và do tổng thống chỉ định.

        Tham mưu trưởng Không quân là một sĩ quan chủ chốt của lực lượng không quân, giúp bộ trưởng Bộ Không quân giám sát lực lượng không quân Mỹ. Tham mưu trưởng có năm tham mưu phó về các mặt quán lực, tác chiến, kế hoạch và chính sách, nghiên cứu và kỹ thuật, hậu cần.

        Cơ quan tham mưu Bộ Không quân nằm trong Bộ Quốc phòng tại Oa-sinh-tơn (Washington) có nhiệm vụ giúp bộ trưởng, thứ trưởng, trợ lý bộ trưởng, tham mưu trưởng Không quân về các mặt.

        Giúp việc cho bộ trưởng Bộ Không quân có năm phụ tá bộ trưởng phụ trách các mặt tài vụ, quân cụ, nghiên cứu và phát triển, căn cứ, nhãn lực và lực lượng dự bị.

        Các lực lượng chính của không quân: Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược (SAC - Stategic Air Command); Bộ Tư lệnh Không quân phòng thủ quốc gia (ADC - Air Defence Command) là một bộ phận của không quân quốc gia trong Bộ Tư lệnh Phòng không quốc gia; Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật (TAC - Tactical Air Command) yểm trợ cho lực lượng bộ binh chiến đấu; Sở vận tải hàng không quân sự (MATS - Military Air Transport Service) có nhiệm vụ chở quân và chở hàng khi cần thiết.

        4. Bộ Tham mưu Liên quân (JCS - Joint Chiefs of Staff)

        Bộ Tham mưu Liên quân thành lập năm 1947 theo Đạo luật An ninh quốc gia (NSA) gồm: chủ tịch, tham mưu trưởng các Bộ Lục quân, Không quân, Hải quân và Lực lượng linh thuỷ đánh bộ. Bộ Tham mưu Liên quân hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổng thống và bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ năm 1954 đến 1978, sáu tướng thay nhau giữ chức chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân là:

        - Tướng không quân Tuyn-ninh (Nathan F.Twinning): (1957 đến 1960).

        - Tướng lục quân Lem-nít-giơ (Lynam L. Lemnitzer): (1960 đến 1961).

        - Tướng Tay-lo (Maxwell D.Taylor): (1964 đến 1970).

        - Đô đốc Mo-rơ (Thomas H. Morer): (1970 đến 1974).

        - Tướng Braon (George S.Brown): (1974 đến 1978).

        a) Nhiệm vụ:

        Bộ Tham mưu Liên quân có nhiệm vụ cố vấn cho tổng thống về các vấn đề quân sự, chịu trách nhiệm trong việc hoạch định chiến lược quốc phòng, xem xét những vấn đề có liên quan đến nhân sự, hậu cần trong lực lượng vũ trang. Bộ Tham mưa Liên quân là cơ quan quân sự trực tiếp của Bộ Quốc phòng, nằm trong hệ thống chỉ huy từ tổng thống đến bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thông qua các tham mưu trưởng Liên quân đến các bộ tư lệnh chiến trường và bộ tư lệnh đặc biệt. Bộ Tham mưu Liên quân có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

        - Vạch các phương án chiến lược và xét duyệt các yêu cầu về nhân lực, hậu cấn liên quan đến các phương án đó; tiến hành chỉ đạo chiến lược đối với các lực lượng vũ trang, kể cả đối với các chiến dịch do các bộ tư lệnh chiến trường và bộ tư lệnh đặc biệt vạch kế hoạch động viên.

        - Kiến nghị với bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thành lập các bộ tư lệnh chiến trường và đặc biệt, đồng thời xét duyệt các phương án tác chiến và kế hoạch của các bộ tư lệnh đó.

        - Soạn thảo các học thuyết quân sự phục vụ huấn luyện và tác chiến hiệp đồng binh chủng, quân chủng.

        - Giúp bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong việc tham mưu, chỉ đạo các vấn đề ngân sách quốc phòng, viện trợ, động viên, công nghiệp chiến tranh, nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật quân sự, soạn thảo chức trách chủ yếu của từng bộ phận trong lực lượng vũ trang.

        b) Tổ chức chung của Bộ Tham mưu Liên quân

        Cơ quan Bộ Tham mưu Liên quân có chín cục1 (Viết tắt của các cục là J, xuống cấp quân đoàn là G) gồm:

        - J1 - Cục Quân lực (Personal Directorate).

        - J2 - Cục Quân báo (Intelligence Directorate).

        - J3 - Cục Tác chiến (Operations Directorate).

        - J4 - Cục Hậu cần (Logistic Directorate).

        - J5 - Cục Kế hoạch và chính sách (Plans and Policy Directorate).

        - J6 - Cục Truyền tin - điện tử (Communications - Electronic Directorate).

        - Cục Nghiên cứu viện trợ quân sự (Military Assistance Directorate).

        - Cục Kế hoạch Liên quân (Joint Program Offlee).

        - Bộ phận nghiên cứu các vấn đề phát triển của Liên quân (Joint Advanced Study Group).

        Số lượng sĩ quan trong Bộ Tham mưu Liên quân trước năm 1958 có 210 người, từ sau năm 1958 tăng lên 400 - người, lấy từ ba quân chủng lên với số lượng ngang nhau. Thời gian phục vụ đối với sĩ quan ở Bộ Tham mưu Liên quân không quá ba năm (trừ khi có chiến tranh hoặc vì một lý do đặc biệt có thể phục vụ thêm một nhiệm kỳ nữa nhưng không được quá ba năm và phải được bộ trưởng Bộ Quốc phòng chấp nhận). Số lượng sĩ quan phục vụ nhiệm kỳ thứ hai này không quá 30 người trong tổng số 400 người trên.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:13:27 am

        c) Các cơ quan trực thuộc Bộ Tham mưu Liên quân

        Dưới đây là một số cơ quan trực thuộc trong Bộ Tham mưu Liên quân nhưng chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng:

        Cục Chi viện nguyên tử quốc phòng: Thay mặt Bộ Quốc phòng phối hợp với Uỷ ban nguyên tử quốc gia để sưu tầm, nghiên cứu phát triển sản xuất, bảo quản, thí nghiệm vũ khí hạt nhân, giúp các tham mưu trưởng Liên quân tổ chức, phán bổ hệ thống kho vũ khí hạt nhân.

        Cục Tình báo quốc phòng (DIA - Defence Intelhgence Agency): Thành lập ngày 21 tháng 8 năm 1961 (thay thế Cục Quân báo thuộc Bộ Tham mưu Liên quân trước đây), trực thuộc Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (Từ năm 1976 chuyển trực thuộc Bộ Quốc phòng nhưng vẫn có thể nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân). DIA có nhiệm vụ quản lý mọi chương trình tình báo quân sự cung cấp cho bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân; phối hợp điều hoà và giám sát sự phát triển hoạt động tình báo của các quân chủng: lục quân (G2), hải quân (ONI), không quân (A2).

        Cục Truyền tin quốc phòng: Tổ chức quản lý tất cả các hệ thống thông tin liên lạc quân sự.

        Các Bộ Tư lệnh thống nhất và đặc biệt (The unifled and specified Command): Gồm năm bộ tư lệnh chiến trường (Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Châu Âu, A-lát-xca, Phương Nam); hai bộ tư lệnh trong nội địa nước Mỹ (Bộ Tư lệnh Phòng không lục địa và Bộ Tư lệnh Sẵn sàng chiến đấu); một bộ tư lệnh đặc biệt (Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược - SAC).

        Bộ Tư lệnh Sẵn sàng chiến đấu gồm có Bộ Tư lệnh Công kích (Stricom) và Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật (TAC). Bộ Tư lệnh Sẵn sàng chiến đấu có nhiệm vụ dự trữ một lực lượng sắn sàng chiến đấu gồm lục quân và không quân chiến thuật để chi viện cho các bộ tư lệnh chiến trường; giúp Bộ Tham mưu Liên quân trong các yêu cầu huấn luyện, hoạt động và thử nghiệm các học thuyết quân sự mới; lập kế hoạch và tiến hành tác chiến đối phó với mọi tình huống khẩn cấp ở bất kỳ nơi nào theo chi thị của Bộ Tham mưu Liên quân.

        Khi thực hiện nhiệm vụ, Bộ Tư lệnh Sẵn sàng chiến đấu phải thông qua bộ tư lệnh của lực lượng lục quân và không quân chiến thuật giám sát việc di chuyển lực lượng cho đến khi giao cho Bộ Tư lệnh Chiến trường. Trong quá trình chuyển quân, Bộ Tư lệnh Sẵn sàng chiến đấu phải điều ngay một thành phần chỉ huy đến chiến trường tiếp nhận lực lượng và bắt đầu hoạt động. Trong khi tiếp tục chuyển quân thì thành phần chỉ huy còn lại của đơn vị đặc nhiệm đến chiến trường và sáp nhập vào bộ phận tiền trạm.

        Lực lượng của Bộ Tư lệnh Sẵn sàng chiến đấu gồm có ba Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân số 1, 5, 6; các Bộ Tư lệnh Quân đoàn thiết giáp 3 và 18; mười sư đoàn bộ binh; Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật (ba Bộ Tư lệnh Tập đoàn không quân số 3, 16, 17 và 15 biên đội).

        Trong Bộ Tư lệnh Công kích có các Tập đoàn quân chiến lược (STRAC - Strategic Army Corps), Quân đoàn 18 (hai sư đoàn đổ bộ đường không số 82 và 101, một sư đoàn bộ binh số 4 và một sư đoàn thiết giáp), Bộ Tư lệnh Tên lửa số 3, hai Bộ Tư lệnh Hậu cần số 1 và 2, Trung đoàn ky binh số 3.

        Tám bộ tư lệnh lớn trên được thành lập theo quyết định của tổng thống Hoa Kỳ. Mỗi bộ tư lệnh có một tư lệnh, là người có toàn quyền chỉ huy tác chiến với các lực lượng thuộc quyền của các quân chủng và chịu trách nhiệm với Bộ Quốc phòng thông qua Bộ Tham mưu Liên quân.

        Việc đảm bảo nhân lực, vật lực cho từng bộ tư lệnh do các bộ trưởng các Bộ Lục quân, Không quân và Hải quân chịu trách nhiệm theo quyết định của Bộ Quốc phòng. Việc điều động các lực lượng tăng phái cho từng bộ tư lệnh phải có quyết định của bộ trưởng Bộ Quốc phòng và được tổng thống chấp thuận.

        Nhìn chung, trong hệ thống tổ chức quốc phòng - quân sự Mỹ, tổng thống đồng thời là tổng tư lệnh thực sự nắm quân đội, Hội đồng An ninh quốc gia là cơ quan cố vấn cao nhất cho tổng thống về đường lối chiến lược tổng quát và chỉ đạo chiến tranh. Bộ trướng Bộ Quốc phòng là phụ tá chính của tổng thống về mặt quốc phòng. Chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân là cố vấn quân sự cao nhất. Mọi vấn đề lớn về quốc phòng đều do tổng thống quyết định.

        Trong hệ thống tổ chức quân sự - quốc phòng Mỹ và ở một số nước phương Tây, từ tổng thống, bộ trưởng bộ quốc phòng đến các thứ trưởng bộ quốc phòng, bộ trưởng các bộ lục quân không quân, hải quân đều là các quan chức dân sự (nếu là quân nhân thì phải xuất ngũ). Theo hiến pháp Mỹ, phái dân sự mới có quyền nắm các vị trí chủ chốt trong hệ thống cơ quan hành pháp; phái quân sự đứng đầu là chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân chỉ là cố vấn quân sự và là người chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnh của tổng thống và bộ trưởng Bộ Quốc phòng.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:14:52 am

        Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ là người trực tiếp nắm các chủ trương, đường lối quân sự, chỉ đạo chiến tranh theo các quyết định của tổng thống. Đồng thời, bộ trưởng Bộ Quốc phòng còn là người nắm các vấn đề về nhân lực, hậu cần, ngân sách, đặt hàng quân sự, quan hệ đối ngoại, điều động lực lượng từ chiến trường này sang chiến trường khác. Tuy nhiên, đối với các vấn đề có tính chất quyết định, trên thực tế, quyền hạn nằm trong tay tổng thống.

        Bộ Tham mưu Liên quân có quyền lực hạn chế hơn bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đây thực chất là cơ quan cố vấn về quân sự và chấp hành các quyết định của tổng thống và bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mặt tổ chức, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; đề đạt và chấp hành (khi được tổng thống và bộ trưởng Bộ Quốc phòng chấp thuận) về điều động lực lượng, chỉ đạo chiến lược quân sự; đồng thời là nơi chuyển mệnh lệnh của tổng thống, bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho các bộ tư lệnh chiến trường, bộ tư lệnh đặc biệt và ngược lại đây cũng là nơi tiếp nhận các báo cáo, yêu cầu từ cấp dưới lên.

        Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ, theo quyết định của tổng thống không phải là một bộ tổng tham mưu của toàn bộ lực lượng vũ trang Mỹ và không có quyền hành pháp. Chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân không phải là một tổng tham mưu trưởng. Quy mô biên chế cũng như thời hạn phục vụ của sĩ quan trong Bộ Tham mưu Liên quân cũng bị hạn chế (có thể để tập trung quyền hạn vào tay các tham mưu trưởng quân chủng, hạn chế bớt việc lạm dụng quyền hành và tính quan liêu).

        Ba Bộ Lục quân, Không quân, Hải quân tương đối độc lập trong Bộ Quốc phòng Mỹ. Mỗi bộ đều có bộ trưởng và tham mưu trưởng riêng. Mối quan hệ của họ cũng tương tự như mối quan hệ giữa bộ trưởng Bộ Quốc phòng và chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân. Các bộ trưởng có nhiệm vụ chủ yếu là bảo đảm về nhân lực và hậu cần cho các lực lượng trong quân chủng mình.

        Bộ Quốc phòng Mỹ không có cơ quan lớn chuyên trách về chính trị. Phụ tá bộ trưởng về nhân lực và hậu bị chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề chính trị tinh thần quân sĩ chủ yếu thực hiện bằng các chế độ, chính sách.

        Là một quốc gia có quy mô lớn về lực lượng quân sự và có tinh chất toàn cầu, có các loại vũ khí thông thường cũng như hạt nhân phức tạp nên hệ thống chỉ huy của quân đội Mỹ được tổ chức rất chặt chẽ. Việc duy trì ba Bộ Lục quân, Không quân, Hải quân riêng rẽ và quy định cương vị chủ chốt của bộ trưởng ba bộ phải do các quan chức dân sự nắm, đồng thời duy trì một số lượng sĩ quan tham mưu ngang nhau giữa các quân chủng trong Bộ Tham mưu Liên quán cũng phản ánh việc tranh chấp, giằng co, cố gắng điều hoà quyền lợi giữa các quân chủng, giữa phái dân sự và quân sự. Mối quan hệ giữa Bộ Quốc phòng với ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh, giữa bộ trưởng Bộ Quốc phòng với ba bộ trưởng từng quân chủng cũng thể hiện sự tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn tư bản cầm quyền Mỹ. Việc thành lập Cục Tiếp tế quốc phòng, Cục Tình báo quốc phòng (DIA) phản ánh xu thế tập trung, chống phân tán, trùng lập. Tuy nhiên, có những kiến nghị muốn tập trung quyền hành hơn nữa vào bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng lại bị các giới chức quân sự và các Bộ Lục quân, Không quân, Hải quân phản đối kịch liệt. Do đó, quyền hành có xu hướng tập trung vào bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn còn diễn ra tương đối phổ biến tình trạng phân tán, tranh chấp, chồng chéo chức năng giữa các cơ quan, tổ chức quân đội Mỹ.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:17:45 am
     
Phần thứ hai

TỔ CHỨC BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (MACV)

       I. NHIỆM VỤ CỦA MACV

        MACV (Military Assistance Command, Vietnam) thành lập ngày 8 tháng 2 năm 1962 sau khi tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi ra lệnh tăng thêm quán Mỹ tới miền Nam Việt Nam. MACV có trụ sở đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất sài Gòn). Đây là bộ chỉ huy thống nhất, chịu sự điều hành trực tiếp của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (CINCPAC) ở Ha-oai (Hawai). Dưới danh nghĩa là “Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự”, nhưng MACV chịu trách nhiệm về mọi hoạt động quán sự của Mỹ ở Việt Nam thay cho MAAG (được thành lập từ cuối năm 1950). MACV tiếp tục đảm nhiệm vai trò cố vấn cho quân đội Sài Gòn trên các mặt chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật và trực tiếp chỉ huy các lực lượng yểm trợ Mỹ bao gồm không quân, hải quân, pháo binh, hậu cần... để chi viện cho quân đội Việt Nam Cộng hòa.

        Lực lượng của MACV bao gồm: Tập đoàn không quân số 7, Lực lượng thuỷ bộ 3, Cụm lực lượng đặc biệt 5, Lực lượng dã chiến 1 và 2, Quân đoàn 24 và nhiều lực lượng hỗn hợp điều hành các chương trình "bình định" ở miền Nam Việt Nam. Từ năm 1965 trở đi, MACV trực tiếp chỉ huy lực lượng quân Mỹ, chư hầu, quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và hành quân "bình định" đồng thời với chỉ huy lực lượng Mỹ yểm trợ cho quân đội Sài Gòn.

        Bốn tướng đã từng chỉ huy MACV từ 1962 đến 1975 là:

        - Hác-kin (Paul Harkins): 2-1962 đến 6-1964.

        - Oét-mô-len (William Westmoreland): 6-1964 đến 7-1968.

        - A-bram (Creigh Abrams): 7-1968 đến 6-1972.

        - Cây en (Frederick Weyand): 6-1972 đến 1-1973.

        Trong đó, tướng Oét-mô-len là tư lệnh MACV đồng thời là cố vấn yểm trợ cho quân đội Sài Gòn. Oét-mô-len và Bộ Tư lệnh MACV đã chỉ huy lực lượng không quân, hải quân, lính thuỷ đánh bộ qua các bộ tư lệnh chiến đấu của các quân chủng này. Về lục quân, Oét-mô-len trực tiếp là tư lệnh và thành lập nên Bộ Tư lệnh Lục quân có nhiệm vụ lo về yểm trợ, hậu cần và hành chính. Một tư lệnh phó của MACV được cử chuyên lo về mặt cố vấn và yểm trợ cho quân đội Sài Gòn. Trong thời kỳ đương nhiệm, Oét-mô-len thường xuyên liên hệ, gặp gỡ với tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn và đi thị sát các đơn vị quân đoàn, sư đoàn và các đơn vị địa phương của quân đội Sài Gòn.

        Trong các chiến dịch bắn phá miền Bắc Việt Nam, Bộ Tư lệnh MACV là nơi trực tiếp chỉ huy thông qua tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương và tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương. Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 và Hạm đội 7 phải làm nhiệm vụ đánh phá cả ở miền Bắc lẫn miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, Hạm đội 7 còn yểm trợ pháo binh cho các lực lượng Mỹ và Đồng minh trong các hoạt động tác chiến ở vùng duyên hải miền Nam và đánh phá miền Bắc Việt Nam. Khi có việc khẩn cấp và theo yêu cầu của tư lệnh MACV, tư lệnh Thái Bình Dương sẽ dành ưu tiên về không quân và hải quân cho các mục tiêu mà Oét mô-len cần. Hoặc khi Quân giải phóng mở chiến dịch ở vùng phi quân sự, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương giao cho Oét-mô-len toàn quyền kiểm soát mọi hoạt động của không quân ở vùng “cán xoong" (nam Khu Bốn - bắc khu phi quân sự). Đây là khu vực chiến trường mở rộng nên nhiều khi không quân của Hạm đội 7 đã phải chuyển mục tiêu đánh phá miền Bấc để chi viện cho các lực lượng Mỹ và đồng minh ở miền Nam theo yêu cầu của Oét-mô-len hoặc ngược lại. Cách điều hành này đã giúp cho việc phát huy và tận dụng mọi khả năng của lực lượng hải quân và không quân Mỹ ở khu vực này.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:21:52 am

        II. TỔ CHỨC BIÊN CHẾ

        1. Bộ Tư lệnh MACV

        Bộ Tư lệnh MACV gồm có tư lệnh; tư lệnh phó 1 giúp tư lệnh chung về các mặt; tư lệnh phó 2 đặc trách bình định nông thôn; tư lệnh phó 3 đặc trách hoạt động của không quân và tham mưu trưởng phụ trách cơ quan tham mưu.

        Trong Bộ Tư lệnh còn có Toà án quân sự, Phòng cố vấn khoa học; Cơ quan nghiên cứu phát triển chiến, kỹ thuật (OSA/ARPA) và ba phòng: thông tin, thanh tra, tham mưu.

        Bộ Tư lệnh MACV chỉ huy các khối: Khối tham mưu (Bộ Tham mưu); Khối lực lượng (các bộ tư lệnh); Khối lực lượng Đồng minh tham chiến tại miền Nam Việt Nam; Khối lực lượng yểm trợ (hiệp đồng).

        2. Bộ Tham mưu MACV

        Chỉ huy: Trung tướng

        Biên chế, tổ chức của Bộ Tham mưu MACV gồm các đơn vị:

        J1 - phụ tá tham mưu trưởng về quân lực (chỉ huy - thiếu tướng) phụ trách bốn phòng (J11, J12, J13, J14) về quân lực, dân sự, phúc lợi và cố vấn.

        J2 - phụ tá tham mưu trưởng về tình báo (chỉ huy - thiếu tướng), phụ trách năm phòng (J21, J22, J23, J24, J25) về sưu tầm, nghiên cứu, kế hoạch, xử lý và huấn luyện.

        J3 - phụ tá tham mưu trưởng về tác chiến (chỉ huy - trung tướng); gồm trung tâm hành quân và chín phòng (J31, J32, J33, J34, J35, J36, J37, J38, J39).

        J4 - phụ tá tham mưu trưởng về hậu cần (chỉ huy - trung tướng); phụ trách năm phòng (J42, J43, J44, J45, J46) gồm phòng vật tư, vận tải, kế hoạch, cung ứng, hành chính.

        J5 - phụ tá tham mưu trưởng về kế hoạch (chỉ huy - trung tướng), phụ trách ba phòng (J52, J53, J54) về Mỹ, Việt Nam và kế hoạch đặc biệt.

        J6 - phụ tá về truyền tin điện tử (chỉ huy - thiếu tướng) phụ trách ba phòng (J61, J62, J63) gồm kế hoạch, truyền tin và cố vấn.

        Phụ tá tham mưu trưởng về bình định (chỉ huy là một quan chức dân sự) gồm các phòng: nghiên cứu, yểm trợ, kế hoạch, an ninh lãnh thổ, phát triển nông thôn, phượng hoàng, cựu chiến binh, chiêu hồi và báo chí.

        Phụ tá tham mưu trưởng về viện trợ quân sự (chỉ huy - thiếu tướng) gồm bốn phòng: tổ chức, kế hoạch, thống kê và cố vấn.

        Cục Quân huấn (chỉ huy - thiếu tướng) gồm bốn phòng: kế hoạch, yểm trợ, nhà trường và trung tâm huấn luyện.

        Ngoài ra, Bộ Tham mưu MACV còn có chín phòng trực thuộc khác là tài vụ, tổng quản trị, tuyên uý, nha khoa, hiến binh, thế giới quân viện, quản lý số liệu, nghiên cứu và kiểm tra.

        3. Khối lực lượng (cán bộ tư lệnh) và hệ thống cố vấn

        Bộ Tư lệnh Lục quân và Đoàn cố vấn lục quân, sở chỉ huy đóng tại Long Bình.

        Bộ Tư lệnh Hải quân và Đoàn cố vấn hải quân, sở chỉ huy đóng tại 117 Phan Đình Phùng, Sài Gòn.

        Bộ Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 và Đoàn cố vấn không quân, sở chỉ huy đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.

        Bộ Tư lệnh Lính thuỷ đánh bộ số 3 (III.MAF) và Đoàn cố vấn Vùng 1 chiến thuật, sở chỉ huy đóng tại Đà Nẵng.

        Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 (XXIV Corps), sở chỉ huy đóng tại Phú Bài (Huế).

        Bộ Tư lệnh Dã chiến 1 (I. Field Force) và Đoàn cố vấn Vùng 2 chiến thuật, sở chỉ huy đóng tại Nha Trang.

        Bộ Tư lệnh Dã chiến 2 (II. Field Force) và Đoàn cố vấn Vùng 3 chiến thuật, sở chỉ huy đóng tại Long Bình.

        Bộ Tư lệnh Viện trợ quân sự ở đồng bằng sông Cửu Long (Delta Mac), sở chỉ huy đóng tại Cần Thơ.

        Bộ Tư lệnh Lực lượng đặc biệt số 5, sở chỉ huy đóng ở Nha Trang.

        4. Khối lực lượng yểm trợ

        Khối lực lượng yểm trợ cho Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam bao gồm các đơn vị:

        Hạm đội 7.

        Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược tiền phương (SACAE - Strategic Air Command Advanced Echelon).

        Đại diện thông tin quốc phòng và lực lượng bảo vệ giao thông vận tải ở Đông Nam Á.

        5. Khối lực lượng Đồng minh tham chiến ở miền Nam Việt Nam

        Bộ Tư lệnh Lực lượng Nam Triều Tiên (chỉ huy - thượng tướng), gồm hai sư đoàn bộ binh (Bạch Mã, Mãnh Hổ) và Lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ Rồng Xanh số 2, sở chỉ huy đóng tại 606 Trần Hưng Đạo, Sài Gòn.

        Bộ Tư lệnh Lực lượng Thái Lan (chỉ huy - thượng tướng), Sư đoàn bộ binh Báo Đen và Trung đoàn tình nguyện Mãng Xà Vương, sở chỉ huy đóng tại 12 Trần Quốc Toản, Sài Gòn.

        Bộ Tư lệnh Lực lượng Ô-xtrây-ha (chỉ huy - trung tướng) có một trung đoàn bộ binh, sở chỉ huy đóng tại 12 Trần Quốc Toán, Sài Gòn.

        Bộ Tư lệnh Lực lượng Phi-lip-pin (chỉ huy - đại tá) có hai đại đội pháo và tổ công dân vụ, sở chỉ huy đóng tại 12 Trần Quốc Toàn, Sài Gòn.

        Bộ Tư lệnh Lực lượng Niu Di-lân (chỉ huy - trung tá), có một tiểu đoàn bộ binh, sở chỉ huy đóng tại 12 Trần Quốc Toàn, Sài Gòn.

        Tổ viện trợ quân sự Đài Loan (chỉ huy - thượng tướng), sở chỉ huy đóng tại 175 Công Ly, Sài Gòn.

        Tổng số quân trực tiếp tham chiến của các nước đồng minh ở Nam Việt Nam khoảng 68.800 quân. Ngoài ra còn có 34 nước khác tham gia gián tiếp (tiếp tế hậu cần, vận chuyển, huấn luyện, đóng góp lương thực, thuốc men, trang bị kỹ thuật, chuyên gia...), bao gồm: Nhật Bản, Vương quốc Anh, Ác-hen-ti-na, Bỉ, Vương quốc Lào, Ca-na-đa, Bra-xin, Đan Mạch, Co-sta Ri-ca, Ê-cu-a-đo, I-xra-en, Li-bê-ri-a, Lúc-xem-bua, Ma-rốc, Ma-lai-xia, Hà Lan, Na-uy, Pa-ki-stan, Nam Phi, Tây Ban Nha, Tuy-ni-di, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Vê-nê-du-ê-la, I-ta-lia, U-ru-guay, Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Hy Lạp, I-ran, Hôn-đu-rat, Gua-tê-ma-la (theo Hồi ký của Oét-mô-len - Một quân nhân tường trình. Chương XIV: Lực lượng Nam Việt Nam và Đồng minh. Nxb Garden City, Doublday, New York, 1976. Thư viện Quân đội dịch 1978. Lưu trữ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. VL-3090)...


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:25:49 am

        III. LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI MỸ THAM CHIẾN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM DƯỚI SỰ CHỈ HUY TRỰC TIẾP CỦA MACV

        Lực lượng quân Mỹ ở Nam Việt Nam tại thời điểm cao nhất (4-1969) là 543.400 quân (trong đó lục quân là 363.300, hải quân 36.000, lính thuỷ đánh bộ 81.800, không quân 61.400, lực lượng phòng vệ bờ biển 400), gồm mười sư đoàn và bảy lữ đoàn, trung đoàn độc lập. Mười sư đoàn gồm bộ binh, ky binh không vận, dù, thủy quân lục chiến: Sư đoàn bộ binh số 1 (Anh cả đỏ); Sư đoàn ky binh không vận số 1; Sư đoàn bộ binh số 4; Sư đoàn bộ binh số 25 (Tia chớp nhiệt đới); Sư đoàn bộ binh số 9; Sư đoàn bộ binh số 23 (Americal); Sư đoàn dù 101 (thiên thân mũ đỏ); Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1; Sư đoàn thuỷ quân lục chiến số 3; Sư đoàn bộ binh cơ giới số 5. Bảy lữ đoàn, trung đoàn độc lập gom: Lữ đoàn dù 173; Lữ đoàn bộ binh đặc nhiệm số 3 thuộc Sư đoàn không vận 82; Lữ đoàn bộ binh nhẹ 199; Lữ đoàn không quân số 1; Lữ đoàn công binh 18; Lữ đoàn quân cảnh 18; Trung đoàn thiết giáp 11. Tổng cộng là 103 tiểu đoàn. Lực lượng pháo binh có 84 tiểu đoàn với 1.494 khẩu pháo. Lực lượng thiết giáp có 24 tiểu đoàn với 2.902 xe tăng và xe thiết giáp các loại. Lực lượng không quân có 4.050 chiếc máy bay (trong đó có 768 máy bay chiến đấu và 2.668 máy bay trực thăng...). Hạm tàu có 267 chiếc.

        Mỹ đã huy động 45 phần trăm tổng số sư đoàn pháo binh, 3.525.000 lượt quân sang tham chiến tại Nam Việt Nam. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã động viên tám sư đoàn và hai lữ đoàn hậu bị, đồng thời cũng huy động năm triệu lao động sản xuất cho quốc phòng, phục vụ cuộc chiến tranh này.

        1. Lực lượng không quân

        Sư đoàn không quân số 2

        Sư đoàn không quân số 2 (2d Air Division) thành lập ngày 8 tháng 7 năm 1962, chịu sự điều hành trực tiếp của MACV. Nhiệm vụ của Sư đoàn không quân số 2 là thực hiện và kiểm soát toàn bộ các hoạt động không quân của quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Từ năm 1965, sau khi quân Mỹ vào miền Nam, sư đoàn này còn có nhiệm vụ yểm trợ cho các đơn vị quân đội Sài Gòn thực hiện các cuộc hành quân càn quét.

        Tháng 4 năm 1966, Tập đoàn không quân số 7 của Mỹ được thành lập. Sư đoàn không quân số 2 được sáp nhập vào lực lượng này. Đến cuối năm 1965, tức là trước khi sáp nhập, Sư đoàn không quân số 2 có 1.000 máy bay, 30.000 quân.

        Tư lệnh Sư đoàn không quân số 2 từ năm 1962-1966.

        - Thiếu tướng An-thit (Rollen H. Anthis): 10 đến 12-1962.

        - Thiếu tướng Râu-len (Robert R. Rowland): 12-1962 đến 12-1963.

        - Thiếu tướng A-đam-dơ (Milton B. Adams): 1-1963 đến 3-1964.

        - Trung tướng Mua (Joseph H. Moore): 1-1964 đến 1-1966.

        Tập đoàn không quân số 7

        Tập đoàn không quân số 7 (7th Air Force) là liên binh đoàn không quân chiến dịch, chiến thuật của quân đội Mỹ, thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1966 dưới sự chỉ huy trực tiếp của MACV. Sau khi Sư đoàn không quân số 2 sáp nhập vào đơn vị này (4-1966), Tập đoàn không quân số 7 có nhiệm vụ tiếp tục thực hiện và chịu trách nhiệm trước toàn bộ các hoạt động của không quân Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam.

        Biên chế tổ chức của Tập đoàn không quân số 7 gồm các không đoàn tiêm kích và tiêm kích bom 3 (Biên Hoà), 12 (Cam Ranh), 35 (Phan Rang), 366 (Đà Nẵng), 31 (Tuy Hoà), 37 (Phù Cát); Sư đoàn không quân 834 vận tải chiến thuật, một không đoàn trinh sát, hai không đoàn tác chiến đặc biệt và một số đơn vị yểm trợ. Sở chỉ huy đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn). Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 là một trong số các tư lệnh phó của MACV.

        Ngoài việc thực hiện các hoạt động không quân ở miền Nam Việt Nam, Tập đoàn không quân số 7 còn thực hiện các hoạt động đánh phá các mục tiêu ở Nam Lào và Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi tiến hành các kế hoạch đánh phá, tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 phải có trách nhiệm báo cáo lên tư lệnh MACV và thông qua Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương để cùng với Lực lượng không quân số 13 của Mỹ đóng tại căn cứ Clac - Phi-lip-pin phối hợp hành động.

        Từ 1966-1973, Tập đoàn không quân số 7 đã thực hiện chi viện hỏa lực không quân cho quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân ở Nam Việt Nam và đã chịu nhiều tổn thất, với bảy lần thay đổi tư lệnh:

        - Trung tướng Mua (Joseph H. Moore): 4 đến 6-1966.

        - Tướng Mo-mi-ơ (William W. Momyer): 6-1966 đến 7-1968.

        - Tướng Braon (George S. Brown): 8-1968 đến 8-1970.

        - Tướng Lây (Lueius D. Chay): 9-1970 đến 7-1971.

        - Tướng La-ven John (D. Lavelle): 8-1971 đến 4-1972.

        - Tướng Vốt (John W. Vogt): 4-1972 đến 9-1973.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:27:40 am

        Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược

        Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược (SAC - Strategic Air Command) thành lập vào năm 1965, chịu sự chỉ huy của MACV, có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các hoạt động không quân của lực lượng máy bay ném bom chiến lược B.52 ở khu vực Đông Nam Á.

        Trong chiến tranh Việt Nam, ngày 18 tháng 6 năm 1965, SAC thực hiện đợt không kích đầu tiên bằng B.52 (27 lần chiếc) tại Bến Cát, tỉnh Bình Dương. SAC chấm dứt hoạt động ở Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 1973. Từ năm 1963 năm 1973, SAC đã thực hiện 126.000 phi vụ ở Đông Nam Á (chủ yếu là ở Việt Nam).

        Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật

        Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật (TAC - Tactical Air command), thành lập năm 1962, chịu sự chỉ huy trực tiếp của MACV. TAC có nhiệm vụ cùng với MAC vận chuyển các phương tiện chiến tranh vào Việt Nam, kể cả các đơn vị chiến đấu.

        Từ năm 1962 đến 1973, TAC đã vận chuyển được hơn bảy triệu tấn hàng hóa và hàng vạn lượt binh lính sang chiến trường Nam Việt Nam.

        Cục Vận tải hàng không quân sự

        Cục Vận tải hàng không quân sự (MAC - Military Airlift Command) thành lập năm 1965, khi quân Mỹ bất đầu ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Cũng giống như TAC, MAC chịu trách nhiệm chính trong việc vận tải hàng hoá, binh lính và các trang thiết bị cần thiết phục vụ chiến tranh ở Việt Nam.

        Chỉ tính năm 1967, MAC đã vận chuyển được 340 triệu tấn hàng hoá, 348.000 lượt binh lính sang Nam Việt Nam.

        Sư đoàn không quân vận tải 834

        Sư đoàn không quân vận tải 834 (834th Air Division) thành lập ngày 25 tháng 10 năm 1966, hoạt động dưới sự điều hành của Tập đoàn không quân số 1, có nhiệm vụ cùng với TAC, MAC vận tải hàng hoá, vũ khí và binh lính vào Nam Việt Nam. Ngoài ra, sư đoàn còn tổ chức nhiều cuộc oanh kích đánh phá các mục tiêu quân sự của Bắc Việt Nam.

        Biên chế tổ chức của sư đoàn gồm ba không đoàn: Không đoàn tác chiến đặc biệt 315, Không đoàn vận tải chiến thuật 483 và Trung tâm điều hành cầu không vận (ALCC).

        Sư đoàn không quân 315

        Sư đoàn không quân 315 (315th Air Division) thành lập năm 1951, có căn cứ tại Ta-chi-ka-oa (Nhật Bản). Sư đoàn 315 chịu sự điều hành tác chiến trực tiếp của Lực lượng không quân số 13 (căn cứ tại Clác, Phi-lip-pin). Sư đoàn 315 có nhiệm vụ hỗ trợ và phối hợp tác chiến với lực lượng không quân Mỹ ở Nam Việt Nam khi cần thiết và khi có sự điều động của Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:30:29 am

        2. Lực lương lục quân

        Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Nam Việt Nam (USAV - United States Army Vietnam), thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1965. Lúc đầu USAV được giao nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động tác chiến của các đơn vị quân Mỹ ở Nam Việt Nam. Tuy nhiên, do chồng chéo nhiệm vụ với MACV nên chức năng còn lại của USAV là điều hành về mặt hành chính, hậu cần và xây dựng lực lượng. Trong thời gian từ năm 1965-1972, USAV trực tiếp quản lý và điều hành các đơn vị như: Bộ Tư lệnh Hậu cần số 1, Lữ đoàn không vận số 18, Lữ đoàn quân cảnh số 18, đơn vị tình báo quân sự số 525. Ngày 15 tháng 5 năm 1972, USAV chấm dứt hoạt động tại miền Nam Việt Nam.

        Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam gồm:

        Lực lượng dã chiến 1

        Lực lượng dã chiến 1 (I.FFV - I Field Force Vietnam), sở chỉ huy đóng tại Nha Trang. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của MACV, Bộ Tư lệnh Dã chiến 1 có nhiệm vụ điều hành các hoạt động tác chiến của các đơn vị bộ binh Mỹ và quân Đồng minh ở Vùng 2 chiến thuật từ tháng 11 năm 1965 đến 30 tháng 4 năm 1971.

        Các đơn vị trực thuộc của Lực lượng dã chiến 1 gồm: Sư đoàn ky binh không vận số 1, Sư đoàn bộ binh số 4, Sư đoàn bộ binh số 25, Sư đoàn đù 101 và Lữ đoàn dù 1731 (Một số đơn vị (Sư đoàn dù 101, Lữ đoàn dù 173...) có thể được điều động từ vùng chiến thuật này sang vùng chiến thuật khác theo yêu cầu tác chiến nên có thể thời điểm này đơn vị đó thuộc Lực lượng da chiến 1 nhưng vào thời điểm khác lại ở Lực lượng dã chiến 2 hoặc thuộc Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24).

        Tư lệnh Lực lượng dã chiến 1 từ năm 1965-1971:

        - Trung tướng La-sơn (Stanley R. Larson): 10-1965 đến 3-1968.

        - Trung tướng Pi-ơ (William R. Peers): 3-1968 đến 3-1969.

        - Trung tướng Co-cơ-rơn (Charles A. Corcoran): 3-1969 đến 3-1970.

        - Trung tướng Cô-lin (Arthur S. Collins): 3-1970 đến 1-1971.

        - Thiếu tướng Braon (Charles P. Brown): 1 đến 4-1971.

        Lực lượng dã chiến 2

        Lực lượng dã chiến 2 (II.FFV), thành lập ngày 15 tháng 3 năm 1966. Nhiệm vụ của Lực lượng dã chiến 2 là điều hành toàn bộ các hoạt động tác chiến của các đơn vị bộ binh Mỹ và Đồng minh ở Vùng 3 chiến thuật. Lực lượng dã chiến 2 có tổng hành dinh tại Biên Hòa, sau chuyển về Long Bình.

        Các đơn vị trực thuộc của Lực lượng dã chiến 2 gồm các Sư đoàn bộ binh số 1, 9, 4 và 25; Sư đoàn ky binh không vận số 1, Sư đoàn dù 101, Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn không vận số 82; Lữ đoàn bộ binh số 196, 199 và Lữ đoàn dù 173. Lực lượng dã chiến 2 kết thúc hoạt động ở Nam Việt Nam vào tháng 5 năm 1971.

        Tư lệnh Lực lượng dã chiến 2 từ năm 1966-1971:

        - Trung tướng Si-mân (Jonathan O. Seaman): 3-1966 đến 3-1967.

        - Trung tướng Pan-mơ (Bruce Palmer): 3 đến 7-1967.

        - Thiếu tướng Uây-en (Frederik C. Weyand): 7-1967 đến 8-1968.

        - Thiếu tướng Kê-vin (Waler T. Kerwin): 8-1968 đến 4-1969.

        - Trung tướng Ơ-oen (Julian J. Ewell): 4-1969 đến 4-1970.

        - Thiếu tướng Đa-vi-sơn (Michael S. Davison): 4-1970 đến 5-1971.

        Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24

        Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 (XXIV Corps) thành lập tháng 2 năm 1968. Sở chỉ huy đóng tại Phú Bài, Huế (Vùng 1 chiến thuật). Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 có nhiệm vụ điều hành hoạt động tác chiến của các đơn vị bộ bình Mỹ thuộc phạm vi Vùng 1 chiến thuật. Ngoài ra, đơn vị này còn phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tác chiến của các đơn vị quân đội Mỹ, quân đội Sài Gòn dọc khu phi quân sự (DMZ) và vùng biên giới giáp với Lào.

        Các đơn vị trực thuộc của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 gồm Sư đoàn bộ binh số 23 (Sư đoàn A-mê-ri-cơn), Sư đoàn ky binh không vận số 1, Sư đoàn dù 101 cùng nhiều lữ đoàn độc lập và các đơn vị lính thuỷ đánh bộ khác. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 chấm dứt hoạt động tại Việt Nam vào tháng 6 năm 1972.

        Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 từ năm 1968-1972:

        - Trung tướng Rốt-xơn (Wilham B. Rosson): 2 đến 7-1968.

        - Trung tướng Stin-oen (Richard G. Stilwell): 7-1968 đến 6-1969.

        - Trung tướng Da-ít (Melvin Zais): 6-1969 đến 6-1970.

        - Trung tướng Sa-thơ-rian (James W. Sutheriand): 6-1970 đến 6-1972.

        - Trung tướng Đôn-vin (Wilborrn G. Dolvin): 6-1971 đến 6-1972.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:33:16 am

        Sư đoàn kỵ binh không vận số 1

        Sư đoàn ky binh không vận số 1 (1st Cavalry Division - Airmobile) là sư đoàn không quân cơ động đầu tiên, tinh nhuệ nhất, thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1965 trên cơ sở Sư đoàn ky binh số 11 (Thành lập năm 1921, gồm những trung đoàn chiến mã; đến Chiến tranh thế giới thứ hai tổ chức thành sư đoàn bộ binh, chiến đấu ở khu vực tây và tây nam Thái Binh Dương; tham gia chiến tranh Triều Tiên 1950-1953...). Quân số: 16.000 người, hơn 400 máy bay trực thăng, hơn 1.600 xe các loại.

        Sư đoàn tham gia chiến tranh Việt Nam từ ngày 11 tháng 9 năm 1965 với lực lượng: chín tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn trinh sát đường không, năm tiểu đoàn trực thăng rốc-két, ba tiểu đoàn trực thăng (trong đó có 11 đại 1 đội trực thăng công kích, chi viện công kích). Phạm vi tác chiến chủ yếu của sư đoàn là ở Vùng 2 chiến thuật, có nhiệm vụ ngăn chặn các đơn vị quân Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam, bảo vệ vùng cao nguyên miền Trung. Phương tiện tác chiến chủ yếu của sư đoàn này là dùng máy bay trực thăng (trực thăng vận). Tổng hành dinh của Sư đoàn ky binh không vận số 1 đóng tại An Khê (Gia Lai).

        Ngay sau khi đặt chân đến Nam Việt Nam, sư đoàn đã mở cuộc hành quân “lưỡi lê bạc" ở thung lũng I-a-đrăng, sau đó tham chiến ở nhiều nơi trên cả bốn vùng chiến thuật (1967-1969) và cả ở Cam-pu-chia (1970). Với khả năng cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, Sư đoàn ky binh không vận số 1 là “niềm hy vọng lớn nhất của lục quân Mỹ”.

        Tuy nhiên, sư đoàn đã không thực hiện được điểu đó tại cuộc chiến này. Thương vong của sư đoàn trong chiến tranh Việt Nam khoảng 30.000, gấp 1,5 lần thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ hai (4.055) và chiến tranh Triều Tiên (16.498) cộng lại. Phần lớn lực Lượng của sư đoàn rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 26 tháng 4 năm 1970, riêng Lữ đoàn 3 rời khỏi Nam Việt Nam ngày 26 tháng 6 năm 1972.

        Tư lệnh Sư đoàn ky binh không vận số 1 từ năm 1965-1971:

        - Thiếu tướng Kin-nat (Harry W. B. Kinnard): 7-1965 đến 5-1966.

        - Thiếu tướng Noóc-tơn (John Norton): 5-1966 đến 4-1967.

        - Thiếu tướng Tôn-sơn (John J. Tolson III): 4-1967 đến 7-1968.

        - Thiếu tướng Pho-sít (George I. Forsythe): 7-1968 đến 5-1969.

        - Thiếu tướng Rô-bớt (Elvy B. Roberts): 5-1969 đến 5-1970.

        - Thiếu tướng Ca-sây (George W. Casey): 5 đến 7-1970.

        - Thiếu tướng Pút-nam (George W. Putnam): 7-1970 đến 4-1971.

        Sư đoàn bộ binh số 1

        Sư đoàn bộ binh số 1 (1st Infantry Division) là một trong những sư đoàn thành lập sớm (5-1917) và nổi tiếng nhất của lục quân Mỹ. Đây là đơn vị đầu tiên của lực lượng viễn chinh Mỹ đổ bộ lên đất Pháp (6-1917), tham gia chiến đấu tiến công ở Xan-ti-guy và Ai-xon - Man, Xanh Mi-sen... và được mang biệt hiệu "Sư đoàn Anh cả đỏ". Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đơn vị này tham gia đổ bộ lên vùng Ô-ma-ha trong chiến dịch Noóc-man-đi (6-6 đến 24-7-1944)...

        Sư đoàn Anh cả đỏ có mặt tại Việt Nam tử tháng 7 đến tháng 10 năm 1965, triển khai ở vùng bắc Sài Gòn gồm ba lữ đoàn (1, 2, 3) với bảy tiểu đoàn bộ binh, năm tiểu đoàn pháo binh (ba tiểu đoàn pháo 105mm và hai tiểu đoàn pháo 155mm) và nhiều đơn vị chiến đấu khác. Sở chỉ huy sư đoàn đóng tại Biên Hoà thuộc Vùng 3 chiến thuật, Lữ đoàn 1 đóng tại Phước Vĩnh, Lữ đoàn 2 đóng tại Hớn Quản, Lữ đoàn 3 đóng tại Lai Khê. Sư đoàn bộ binh số 1 chịu sự điều hành tác chiến trực tiếp của Lực lượng dã chiến 2.

        Trong các năm 1966-1968, Sư đoàn bộ binh số 1 đã tham gia nhiều chiến dịch lớn ở Nam Việt Nam như: chiến dịch Át-tơn-bo-rơ (Attleboro), Xê-đa Phôn (Ceda Falls), Gian-xơn Xi-ty (Junction City), Hòn đá vàng 1968 ở khu vực Lộc Ninh - Hớn Quản... Phần lớn thời gian hoạt động trong năm 1969 của sư đoàn là nhằm hỗ trợ cho kế hoạch bình định.

        Sư đoàn bộ binh số 1 rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 15 tháng 4 năm 1970. Thương vong trong chiến tranh Việt Nam là 20.770 (gần bằng thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ nhất: 22.320 và nhiều hơn trong Chiến tranh thế giới thứ hai: 20.659).

        Tư lệnh sư đoàn từ năm 1965-1970:

        - Thiếu tướng Si-mân (Jonathan O. Seaman): 10-1965 đến 3-1966.

        - Thiếu tướng Đơ-pai (William E. Depuy): 3-1966 đến 2-1967.

        - Thiếu tướng Hây (John H. Hay): 2-1967 đến 3-1968.

        - Thiếu tướng Oe (Keith L. Ware): 3 đến 9-1968.

        - Thiếu tướng Tan-bót (Orwin C. Talbott): 3-1968 đến 8-1969.

        - Thiếu tướng Mi-loi (Albert E. Miloy): 8-1969 đến 3-1970.

        - Chuẩn tướng He-ri-ơn (John Q. Herriơn): 3 đến 4-1970.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:36:17 am

        Sư đoàn bộ binh số 4

        Sư đoàn bộ binh số 4 (4th Infantry Division - Sư đoàn Cây trường xuân) thành lập năm 1917; tham gia chiến đấu ở Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1919), chiến dịch Noóc-man-đi (6-6 đến 24-7-1944), tham gia giải phóng Pa-ri (Pháp) và nhiều chiến dịch ở Bỉ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

        Sư đoàn có mặt tại Nam Việt Nam từ ngày 25 tháng 9 năm 1966. Toàn bộ sư đoàn xuất phát từ căn cứ Phớt Lu-ít (Fort Lewis) bang Oa-sinh-tơn, chia làm nhiều đợt lần lượt vào miền Nam Việt Nam. Ngày 6 tháng 8 năm 1996, Lữ đoàn 2 vào Tuy Hoà, sau đó lên đóng tại Plây Cu; Bộ Tư lệnh sư đoàn vào Plây Cu ngày 30 tháng 9 năm 1966. Ngày 3 tháng 10 năm 1966, Lữ đoàn 1 đến Tuy Hòa, sau đó lên Plây Cu và ra lập căn cứ phòng thủ Kon Tum. Riêng Lữ đoàn 3 vào Việt Nam trước đó, chiến đấu ở tây bắc Sài Gòn (Vùng 3 chiến thuật) và được phối thuộc cho Sư đoàn bộ binh 25. Để bù lại thiếu hụt, Sư đoàn 4 được phối thuộc Lữ đoàn 3 của Sư đoàn bộ binh 25 đang chiến đấu ở Tây Nguyên. Đến tháng 8 năm 1967, hai bộ chỉ huy lữ đoàn trên được trả về sư đoàn sở thuộc. Sở chỉ huy Sư đoàn 4 đóng tại căn cứ La Sơn (nam Plây Cu, thuộc Vùng 2 chiến thuật).

        Trong thời gian tham chiến ở Nam Việt Nam, Sư đoàn bộ binh số 4 hoạt động chủ yếu tại vùng biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia ở tây bắc Tây Nguyên, có nhiệm vụ bảo vệ vùng cao nguyên miền Trung. Lực lượng gồm tám tiểu đoàn bộ binh nhẹ, một tiểu đoàn bộ binh cơ giới, hai thiết đoàn ky binh, bốn tiểu đoàn bộ pháo binh (105 và 155mm). Từ năm 1970, sư đoàn này đã tham gia một số cuộc hành quân tiến công sang Cam-pu-chia.

        Ngày 7 tháng 12 năm 1970, Sư đoàn bộ binh số 4 rút quân khỏi Nam Việt Nam.

        Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 4 từ năm 1966-1970.

        - Thiếu tướng Cô-lin (Arthur S. Collins): 9-1966 đến 1-1967.

        - Thiếu tướng Pi-ơ (William R. Peers): 1-1967 đến 1-1968.

        - Thiếu tướng Stâu-nơ (Charles P. Stone): 1 đến 12-1968.

        - Thiếu tướng Pep-cơ (Dong R. Pepke): 12-1968 đến 11-1969.

        - Thiếu tướng Uốc-cơ (Glenn D. W81ker): 11-1969 đến 7-1970.

        - Thiếu tướng Bớc-cơ (William A. Burke): 1 đến 12-1970.

        Sư đoàn bộ binh số 9

        Sư đoàn bộ binh số 9 (9th Infantry Division - Sư đoàn Những người dày dạn đáng tin cậy) thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1940, là một trong những sư đoàn đầu tiên của Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Sư đoàn này đã từng chiến đấu ở Bắc Phi (1942), tham gia đổ bộ lên Noóc-man-đi (1944), đột phá tuyến Si-phrit và hội quân với các đơn vị quân đội Liên Xô ở Re-ma-gen, bên sông Rai-nơ.

        Sư đoàn bộ binh số 9 có mặt tại Việt Nam từ ngày 16 tháng 12 năm 1966 với ba lữ đoàn bộ binh (1, 2, 3) gồm mười tiểu đoàn chiến đấu (trong đó có hai tiểu đoàn cơ giới, bốn tiểu đoàn cơ động đường không bằng máy bay trực thăng) và nhiều đơn vị khác. Hoạt động tác chiến của Sư đoàn bộ binh số 9 chủ yếu diễn ra ở Vùng 3 chiến thuật. Sở chỉ huy đóng tại Bàu Cát. Đến tháng 6 năm 1967, Sư đoàn bộ binh số 9 cắt Lữ đoàn 2 sang Lực lượng cơ động đường sông (MRF) thuộc Vùng 4 chiến thuật. Do đặc điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và để đối phó với tác chiến du kích cỡ phân đội, Sư đoàn bộ binh 9 thường áp dụng chiến thuật phục kích ban đêm bằng các phân đội nhỏ (trung đội) mỗi đêm có từ 30 đến 40 trung đội được phái ra hoạt động hạn chế phần nào hoạt động của du kích.

        Ngày 27 tháng 8 năm 1969, Bộ chỉ huy Sư đoàn bộ binh 9 rút khỏi Nam Việt Nam nhưng vẫn để lại Lữ đoàn 3 tiếp tục hoạt động tác chiến ở Vùng 3 chiến thuật cho đến tháng 10 năm 1970. Thương vong trong chiến tranh ViệtNam khoảng 20.000 người (gần bằng thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ hai).

        Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 9 từ năm 1966-1969.

        - Thiếu tướng Et-hát (George C. Eckhart): 12-1966 đến 6-1967.

        - Thiếu tướng Cơn-nô (George C. O Connor): 6-1967 đến 2-1968.

        - Thiếu tướng Ơ-oen (Juliam J. Ewell): 2-1968 đến 4-1969.

        - Thiếu tướng Hâu-lit (Harris W. Hollis): 4 đến 8-1969.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:38:27 am
     
        Sư đoàn bộ binh số 23

        Sư đoàn bộ binh số 23 (23d Infantry Division - Sư đoàn A-me-ri-cơn) thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến đấu ở Ga-đan Ca-nan (Guadal Canal) (1942).

        Sư đoàn được tồ chức lại và hoạt động tại Nam Việt Nam từ ngày 25 tháng 9 năm 1967 trên cơ sở Lữ đoàn 196 - trước đó thuộc lực lượng xung kích Ô-rơ-gôn (Oregon) là một đơn vị cỡ sư đoàn, thành lập tháng 2 năm 1967 để tăng cường cho các đơn vị lính thuỷ đánh bộ ở Vùng 1 chiến thuật - và hai Lữ đoàn độc lập số 11, 198. Lực lượng gồm 11 tiểu đoàn bộ binh nhẹ, một thiết đoàn ky binh, sáu tiểu đoàn pháo binh (cỡ 105, 155, 175, 203mm), ba tiểu đoàn trực thăng công kích, hai đại đội trực thăng chi viện công kích. Quân số: từ 17.824 đến 19.200. Sở chỉ huy đóng tại Quảng Nam. Các đơn vị này có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.

        Trong một cuộc càn quét kéo dài từ tháng 11 năm 1967 đến tháng 11 năm 1968 với tên gọi Uy-lơ Oa-lô-oa (Wheeler Wallowa), Lữ đoàn 11 do đại tá Hen-đơ-sơn chỉ huy thuộc sư đoàn 23 đã gây tội ác man rợ ở Sơn Mỹ ngày 16 tháng 3 năm 1968.

        Sư đoàn bộ binh 23 rút khỏi Nam Việt Nam vào tháng 11 năm 1971.

        Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 23 từ năm 1967-1971:

        - Thiếu tướng Kốt-tơ (Samuel W. Koster): 9-1967 đến 6-1968.

        - Thiếu tướng Get-ty (Chales M. Gettys): 6-1968 đến 6-1989.

        - Thiếu tướng Ram-sây (Loyd B. Ramsey): 6-1969 đến 3-1970.

        - Thiếu tướng Mi-loi (Albert E. Milloy): 3 đến 11-1970.

        - Thiếu tướng Ban-đuyn (James L. Baldwin): 11-1970 đến 7-1971. Thiếu tương Crâu-sân (Fredrik J. Kroesen): 7 đến 11-1971.

       Sư đoàn bộ binh số 25

        Sư đoàn bộ binh số 25 (25th Infantry Division - Sư đoàn Tia chớp nhiệt đới) thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1941 tại Ha-oai. Sư đoàn đã từng tham gia trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại chiến trường tây nam Thái Bình Dương, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

        Sư đoàn 25 đến Nam Việt Nam theo nhiều giai đoạn. Ngày 29 tháng 12 năm 1965, Lữ đoàn 3 là đơn vị đầu tiên của sư đoàn 25 đến Nam Việt Nam gồm 4.000 quân và 3.000 tấn trang bị, do đại tá Stau-tiu-ơ (Evrete A Stautuer) chỉ huy được cơ động bang đường không từ Ha-oai tới Plây Cu làm nhiệm vụ phối thuộc cho Sư đoàn bộ bính số 4 Mỹ. Ngày 18 tháng 1 năm 1966, Lữ đoàn 2 do đại tá Li-nut (Lynwood Johnson) chỉ huy được chuyên chở bằng tàu thuỷ đổ bộ lên đóng ở Củ Chi... Cũng trong thời gian này, do lực lượng sư đoàn bị thiếu hụt nên ngày 31 tháng 1 năm 1966, MACV buộc phải điều hai tiểu đoàn (4 thuộc Sư đoàn 9 và 4 thuộc Sư đoàn 23) từ A-lát-xca sang Ha-oai để tổ chức lại Lữ đoàn 1. Ngày 29 tháng 4 năm 1966, toàn bộ Lữ đoàn 1 và Bộ Tư lệnh Sư đoàn bộ binh 25 được chuyên chở bằng tàu sang Nam Việt Nam. Lữ đoàn 1 do đại tá To-lây (T.M.Torley) chỉ huy đóng ở Trảng Bàng. Như vậy, phải trong vòng hơn 4 tháng việc triển khai toàn bộ Sư đoàn bộ binh 25 Mỹ từ Ha-oai đến Nam Việt Nam mới hoàn thành.

        Sư đoàn bộ binh số 25 đã tham gia nhiều chiến dịch lớn ở Nam Việt Nam, trong đó có chiến dịch Gian-xơn Xi-ty, Xê-đa Phôn và các chiến dịch tiến công sang Cam-pu-chia. Các đơn vị của Sư đoàn 25 rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 8 tháng 12 năm 1970. Riêng Lữ đoàn 2 còn ở lại Nam Việt Nam cho đến tháng 4 năm 1971.

        Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 25 từ năm 1966-1970:

        - Thiếu tướng Uây-en (Fredrick C. Weyand): 3-1966 đến 3-1967.

        - Thiếu tướng Tin-sơn (John C. F. Tillson III): 3 đến 8-1967.

        - Thiếu tướng Mi-ơn (Fillmore K. Mearns): 8-1967 đến 8-1968.

        - Thiếu tướng Uy-li-am-sơn (Ellis W. Williamson): 8-1968 đến 9-1969.

        - Thiếu tướng Baon (Edword Baultz): 9-1969 đến 12-1970.

        Sư đoàn dù 101

        Sư đoàn dù 101 (101st Airbome Division - Airmobile) là sư đoàn cơ động đường không của quân đội Mỹ, thành lập trong  Chiến tranh thế giới thứ hai (sư đoàn bộ binh sau đó chuyển thành sư đoàn dù), tham gia đổ bộ lên Noóc-man-di (1944) và một số cuộc hành binh khác của quân Đồng minh.

        Lữ đoàn đầu tiên của Sư đoàn dù 101 đến Nam Việt Nam vào ngày 29 tháng 7 năm 1965, tham gia tác chiến tại Vùng 2 chiến thuật. Các đơn vị còn lại của sư đoàn đến Nam Việt Nam vào ngày 19 tháng 11 năm 1967. Lực lượng của sư đoàn bao gồm mười tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn trinh sát đường không, năm tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn trực thăng mang rốc-két, ba tiểu đoàn trực thăng vũ trang. Quân số. 16.000 người. Sở chỉ huy sư đoàn đóng tại Biên Hoà thuộc Vùng 3 chiến thuật.

        Cuối năm 1967, sư đoàn hoàn thành việc chuyển từ chiến thuật nhảy dù sang chiến thuật cơ động đường không, hoạt động chủ yếu ở Vùng 1 chiến thuật, trọng điểm là Thừa Thiên, Quảng Trị. Riêng Lữ đoàn 1 có thời gian hoạt động ở Phú Yên, Kon Tum thuộc Vùng 2 chiến thuật (7-1965 đến 2-1966). Đến năm 1968, toàn bộ sư đoàn được điều về phía bác Huế và ở lại Vùng 1 chiến thuật.

        Trong hai năm 1970-1971, Sư đoàn dù 101 đã tham gia chiến dịch Giê-phơ-xơn Glê-mơn (Jefferson Glemon) - chiến dịch tác chiến bộ binh cuối cùng của quân Mỹ ở Nam Việt Nam.

        Sư đoàn bắt đầu rút quân khỏi Nam Việt Nam vào tháng 12-1971 và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 năm 1972. Thương vong của sư đoàn trong chiến tranh Việt Nam khoảng 20.000 người, gấp hơn hai lần thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ hai (9.328).

        Tư lệnh Sư đoàn dù 101 từ năm 1967-1972:

        - Thiếu tướng Ba-san-ty (Onlinto M. Barsanti): 11-1967 đến 7-1968.

        - Thiếu tướng Da-ít (Melvin Zais): 7-1968 đến 3-1969.

        - Thiếu tướng Rai-tơ (John M. Wright): 3-1969 đến 3-1970.

        - Thiếu tướng Hen-ne-sây (John J. Henessey): 3-1970 đến 1-1971.

        - Thiếu tướng Tap-lây (Thomas M. Tarpley): 1-1971 đến 3-1972.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:44:56 am

        3. Lực lượng hải quân

        Trong lực lượng vũ trang Mỹ, hải quân (bao gồm cả lính thuỷ đánh bộ và lực lượng không quân thuộc lính thuỷ đánh bộ) là một quân chủng mạnh và được coi là lực lượng xung kích trong các cuộc chiến tranh ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Thực tế cho thấy, trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam hải quân Mỹ đã giữ vai trò hết sức quan trọng kể từ khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ngoài nhiệm vụ chuyên chở các lực lượng chiến đấu đến Nam Việt Nam, hải quân Mỹ còn yểm trợ các hoạt động của lục quân bằng hỏa lực các hạm tàu và không quân của hải quân.

        Lực lượng nòng cốt của hải quân Mỹ là Lực lượng hàng không mẫu hạm công kích (CVA - Attack Aircraft Carrier). Lực lượng này được các khu trục hạm, tuần dương hạm bảo vệ, hộ tống nhằm thực hiện các cuộc không kích đánh phá miền Bắc Việt Nam và Lào. Ngoài ra, Mỹ còn huy động các pháo hạm, tuần dương hạm và nhiều loại tàu khác bảo đảm cho các cuộc không kích của không quân và tập kích pháo binh vào các vùng ven biển Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, lực lượng này còn cung ứng các loại tàu đổ bộ đưa quân tiến công các căn cứ của đối phương ở ven biến Nam Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, 19 hàng không mẫu hạm Mỹ đã tham chiến là: A-mê-ri-ca, Cox-ten-lây-sân, Tai-cơn-đơ-rô-ga, Uốc-tao, Phran-cơ-lin D. Ru-dơ-ven, In-tơ-prai-dơ, Bơn Hô-mơ Ri-sat, Co-ran Xi, Pho-re-xtơn, Hen-cúc, O-nit, In-tri-pai, Kit-ti Hốc, Mit-uây, Ơ-ri-scơ-ni, Ran-giơ, Sa-ra-to-ga, Sang-rai Lơ, In-di-pen-đơn (trong đó, thường xuyên sử dụng năm hàng không mẫu hạm).

        Tận dụng các trục đường thuỷ như các sông, rạch, lực lượng hỗn hợp của hải quân Mỹ còn phối hợp với quân chiến đấu trên bộ tiến công vào các căn cứ của Quân giải phóng ở sâu trong nội địa; đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của Quân đội nhân dân Việt Nam vào vùng duyên hải Nam Việt Nam từ Quảng Trị đến Hà Tiên, Kiên Giang. Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bấc, lực lượng hải quân Mỹ còn sử dụng các biệt đội đánh phá các mục tiêu ven biển Bắc Việt Nam, rải mìn phong tỏa cảng Hải Phòng và các cảng, cửa sông khác...

        Toàn bộ lực lượng thường trực chiến đấu thuộc lộ Tư lệnh Hai quân Mỹ được tổ chức thành hai hạm đội lớn là Hạm đội Đại Tây Dương và Hạm đội Thái Bình Dương cùng hai Bộ Tư lệnh Lính thuỷ đánh bộ và Bộ Tư lệnh Vận tải quân sự đường biển.

        Hạm đội 7

        Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, là lực lượng được dùng để tiến hành các chiến dịch tiến công trên biển, chi viện cho lục quân hoạt động tác chiến, bảo vệ tuyến hàng hải viễn dương của Mỹ và Đồng minh, thường xuyên hoạt động ở vùng biển châu Á, đảm nhiệm an ninh vùng Viễn Đông, tây Thái Bình Dương và đông Ấn Độ Dương. Đây là lực lượng hải quân chủ yếu của quân đội Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh Việt Nam. Căn cứ lớn nhất của Hạm đội 7 đóng tại căn cứ liên hợp I-ô-cô-xư-ca (Nhật bản), ngoài ra còn có hai căn cứ lớn ở Su-bic (Phi-lip-pin) và Gu-am...

        Trong những năm 1964-1973, Hạm đội 7 đã sử dụng lực lượng đặc nhiệm 77, có ba đến bốn tàu sân bay; 76 tác chiến thuỷ - bộ; 13 tiếp nhiên liệu, bom, đạn...; lập cụm lực lượng 708 đánh phá ven biển và 117 tiến công đường sông với gần 60 tàu các loại, trực tiếp dùng máy bay đánh phá miền Bắc Việt Nam, Lào, rải mìn phong tỏa các cảng biển ở Bấc Việt Nam; chi viện đường không cho quân đội Mỹ, Sài Gòn ở Nam Việt Nam.

        Trong cuộc chiến tranh này, Hạm đội 7 chịu nhiều tổn thất về người và phương tiện, đã tám lần thay đổi tư lệnh hạm đội.

        Bộ Tư lệnh Lực lượng lính thuý đánh bộ số 3

        Trong quân đội Mỹ, lính thuỷ đánh bộ được coi là lực lượng đổ bộ tiến công chiến lược, không những có trọng trách bảo vệ nước Mỹ mà còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cơ bản của Mỹ trên toàn cầu.

        Trong chiến tranh Việt Nam, lính thuỷ đánh bộ Mỹ đóng vai trò chủ đạo trên chiến trường từ nam vĩ tuyến 17, (Quảng Trị) đến Quảng Ngãi (Vùng 1 chiến thuật). Tháng 3 năm 1965, Lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ số 9 Mỹ (gồm 3.500 quân) đổ bộ đầu tiên lên Đà Nằng. Đến năm 1969, Mỹ đã tập trung 75 phần trăm lực lượng lính thuỷ đánh bộ vào Nam Việt Nam.

        Các đơn vị lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở Nam Việt Nam thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng lính thuỷ đánh bộ số 3 (III.MAF - III Marine Amphibious Force). Bộ Tư lệnh này được thành lập vào ngày 6 tháng 5 năm 1965. Sở chỉ huy đóng tại Đà Nằng. Lực lượng lính thuỷ đánh bộ có nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ các căn cử ở vùng duyên hải như Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai; đồng thời yểm trợ và bảo vệ các cuộc hành quán "tìm diệt" và "bình định" của quân đội Sài Gòn ở Vùng 1 chiến thuật.

        Bộ Tư lệnh Lực lượng lính thuỷ đánh bộ số 3 gồm các sư đoàn lính thuỷ đánh bộ, liên đoàn không quân của lính thuỷ đánh bộ và các đơn vị hỗ trợ chiến đấu thuộc các quán chủng khác nhau. Cho đến năm 1968, thành phần của III. MAF gồm có Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 và 3, hai trung đoàn tàu đố bộ, Không đoàn hải quân 1, Quân đoàn 24 (Sư đoàn A-me-ri-cơn, Sư đoàn dù 101, Sư đoàn ky binh không vận 1 và Lữ đoàn bộ binh cơ giới 1 thuộc Sư đoàn bộ binh 5). Tổng quân số: 85.755 người.

        Việc thành lập III.MAF của Mỹ nhằm thực hiện một cuộc chiến tranh quy ước với các binh đoàn lớn, nhưng do quan điểm sử dụng, tổ chức chỉ huy không hợp lý và luôn thay đổi tư lệnh đã làm tăng thêm mâu thuẫn giữa MACV và CINCPAC (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương) nên trong thực tế, lực lượng này hầu như chỉ làm nhiệm vụ “quét" và "giữ" hơn là "tìm" và "diệt". Do đó, III.MAF không phát huy được hết ưu thế binh lực và hỏa lực. Vai trò của III.MAF ngày càng trở nên mở nhạt.

        Tháng 3 năm 1970, sau sáu năm ở Nam Việt Nam, III.MAF phải chuyển giao toàn bộ trách nhiệm hành binh cho Quân đoàn 24 Mỹ và đến tháng 4 năm 1971, lực lượng còn lại rời Đà nẵng về căn cứ Ô-ki-na-oa (Nhật Bản). Trong thời gian tham chiến tại Việt Nam (1965-1972), lực lượng III.MAF bị tổn thất khá nặng nề: chết 12.938 người, bị thương 88.633, nhiều hơn thương vong của lính thuỷ đánh bộ Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (86.940).


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:48:20 am

        Sư đoàn lính thuý đánh bộ số 1

        Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 (1st Marine Division) là sư đoàn được tổ chức sớm nhất của lực lượng lính thuỷ đánh bộ (Thành lập tháng 2 năm 1941 tại bang Not Ca-rô-li-na) và được đánh giá là đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ. Sư đoàn này đã từng tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ hai với việc đổ bộ đánh chiếm quần đảo Phi-lip-pin, Ô-ki-na-oa (Nhật Bản) và Triều Tiên.

        Ngày 11 tháng 8 năm 1965, Trung đoàn 7 và hai tiểu đoàn thuộc sư đoàn đổ bộ vào Nam Việt Nam. Đến ngày 23 tháng 2 năm 1966, toàn bộ đội hình cơ bản của Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 đã có mặt ở Nam Việt Nam. Thành phần của sư đoàn gồm có bốn trung đoàn (1, 5, 7, 27)2 (Riêng Trung đoàn 27 đến đầu năm 1968 mới sang Nam Việt Nam); một tiểu đoàn tăng M48, một đại đội xe lội nước, một tiểu đoàn pháo chống tăng tự hành; sáu tiểu đoàn pháo (105, 155 và 203mm); một tiểu đoàn trinh sát và nhiều đơn vị khác. Quân số trên 17.000 người, trực thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng lính thuỷ đánh bộ. Sở chỉ huy sư đoàn đóng tại căn cứ Chu Lai, tháng 11 năm 1966 về đóng ở Đà Nẵng. Địa bàn hoạt động chủ yếu của sư đoàn ở ba tỉnh (Quảng Nam, Quảng Tín và tỉnh Quảng Ngãi) phía nam Vùng 1 chiến thuật và bảo vệ đường 1 trong khu vực này. Để đối phó với cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) của Quân giải phóng, sư đoàn này được tăng cường ra Huế. Đến cuối năm 1969, sư đoàn tham gia các cuộc hành quân bình định. Trong thời gian tham chiến ở Nam Việt Nam, Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 Mỹ đã nếm mùi thất bại và chịu nhiều tổn thất ở Chu Lai, Khe Sanh. Ngày 30 tháng 4 năm 1971, Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam.

        Tư lệnh Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 từ năm 1965-1970:

        - Trung tướng Phin (L. Field): 2 đến 10-1966.

        - Trung tướng Nich-cơ-sơn (H.Nickerson): 10-1966 đến 10-1967.

        - Trung tướng Rô-bớt-sơn (D.J.Robertson): 10-1967 đến 6-1968.

        - Trung tướng Sim-sơn (O. R. Simson): 12-1968 đến 12-1969.

        - Trung tướng Uy-lơ (E. B. Wheeler): Từ 12-1969 đến 4-1970.

        - Trung tướng Oai-đích-cơ (C.F. Widdecke): 4-1970 đến 4-1971.

        Sư đoàn lính thuý đánh bộ số 3

        Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3 (3d Marine Division) thành lập năm 1942. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sư đoàn này đã tham gia đổ bộ ở khu vực quan đảo Xa-lô-môn (Phi-lip-pin), Gu-am và I-vôt-di-ma. Từ năm 1953, sư đoàn rút về đóng tại Ô-ki-na-oa (Nhật Ban), làm lực lượng dự bị của chiến trường Viễn Đông.

        Ngày 8 tháng 3 năm 1965, Trung đoàn 9 thuộc sư đoàn đổ bộ lên Đà Nẫng. Đến tháng 5 năm 1965, đội hình cơ bản của sư đoàn được triển khai ở Nam Việt Nam gồm bốn trung đoàn (3, 4, 9, 26); một tiểu đoàn tăng M.48; một tiểu đoàn pháo chống tăng tự hành; một tiểu đoàn xe lội nước; một đại đội trinh sát. Địa bàn hoạt động của Sư đoàn 3 lúc đầu ở Quảng Nam và căn cứ liên hợp Đà Nẵng. Sau khi Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 đến thay thế, Sư đoàn 3 được điều ra các tinh phía bắc của Vùng 1 chiến thuật (Quảng Trị, Thừa Thiên) nhằm thiết lập một tuyến phòng ngự ngăn chặn với nhiều tuyến phân tán và kéo dài trên một vùng trung du và rừng núi. Tại đây, sư đoàn đã tham dự nhiều cuộc hành quân, nhiều trận chiến đấu và bị tổn thất nặng nề.

        Từ tháng 5 năm 1965, Sư đoàn 3 đã phái các đơn vị cấp tiểu đoàn ra hoạt động ở Đông Hà, tổ chức các đơn vị đặc nhiệm gồm bốn tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ, một tiểu đoàn pháo binh và một số đơn vị khác do tướng Inh-lít (Lowell English) chỉ huy để kiểm soát trục đường 1, đường 9, Đông Hà, Cửa Việt. Trung đoàn 4 thuộc Sư đoàn 3 là đơn vị đầu tiên đến lập căn cứ ở khư vực đường 9. Ngay từ khi chuyển ra các tỉnh phía bắc (Vùng 1 chiến thuật), Sư đoàn 3 đã mở cuộc hành quân mang tên "Đồng Cỏ" đánh phá vùng Cồn Tiên, Gio Linh nhưng đã bị thất bại sau 180 ngày chiến đấu với các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau thất bại ở Cồn Tiên, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và biến Khe Sanh thành căn cứ quân sự vững chắc nhất, tướng Oét-mô-len đã cho tập trung tại đây 6.000 sĩ quan và binh sĩ thuộc ba trung đoàn lính thuỷ đánh bộ của sư đoàn. Thất bại ở Khe Sanh trong Tết Mậu Thân (1968) đã đặt dấu chấm hết cho các hoạt động quân sự của sư đoàn này trên chiến trường Nam Việt Nam.

        Ngày 30 tháng 11 năm 1969, Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3 là đơn vị cấp sư đoàn đầu tiên rút khỏi Nam Việt Nam.

        Tư lệnh Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3 từ năm 1965-1969:

        - Trung tướng Cô-lin (W. Collins): 3 đến 6-1965.

        - Trung tướng Uôn (L. Walt): 6-1965 đến 3-1966.

        - Trung tướng Kin (W. Kyle): 3-1966 đến 3-1967.

        - Trung tướng Hot-chmat (B.A. Hochmuth): 3 đến 10-1967.

        - Trung tướng Tôm-kin (R.M. Tompkins) 10-1967 đến 5-1968.

        - Trung tường Đê-vít (R. G. Davis): 3-1968 đến 4-1969.

        - Trung tướng Giôn (W. K. Jones): 4 đến 11-1969.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:49:49 am
           
        4. Các đơn vị độc lập

        Sư đoàn không quân số 83 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 18 tháng 2 năm 1968. Nhiệm vụ của sư đoàn là yểm trợ khẩn cấp cho các đơn vị Mỹ và Việt Nam Cộng hoà trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 của Quân giải phóng. Đơn vị rút quân khỏi Nam Việt Nam vào ngày 11 tháng 12 năm 1969.

        Sư đoàn bộ binh cơ giới số 5 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 25 tháng 7 năm 1968. Nhiệm vụ của sư đoàn là yểm trợ các đơn vị lính thuỷ đánh bộ Mỹ và quân đội Sài Gòn ở Vùng 1 chiến thuật. Năm 1971, Sư đoàn bộ binh cơ giới số 5 tham gia vào cuộc hành quân tiến công sang Lào. Đơn vị này rút quân khỏi Nam Việt Nam vào ngày 27 tháng 8 năm 1971.

        Lữ đoàn không quân số 1 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 25 tháng 5 năm 1966. Nhiệm vụ chủ yếu của Lữ đoàn không quân số 1 là yểm trợ cho các đơn vị bộ binh Mỹ và quân đội Sài Gòn ở cả bốn vùng chiến thuật. Sở chỉ huy lữ đoàn đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất và Long Bình. Trong thời gian tham chiến tại Nam Việt Nam, lữ đoàn đã huy động 24.000 máy bay chiến đấu và 4.000 trực thăng vận tải yểm trợ cho các đơn vị bộ binh. Lữ đoàn không quân số 1 rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 28 tháng 3 năm 1973.

        Lữ đoàn bộ binh số 11 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 19 tháng 12 năm 1967, sau đó sáp nhập vào Sư đoàn A-mê-ri-cơn. Trong chiến tranh Việt Nam, lữ đoàn này đã tham gia vào vụ thảm sát Mỹ Lai, rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 13 tháng 10 năm 1971.

        Lữ đoàn dù 173 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 7 tháng 5 năm 1965. Nhiệm vụ của lữ đoàn là bảo đảm an ninh cho các khu quân sự Mỹ ở Biên Hoà. Lữ đoàn đã tham gia chiến dịch Gian-xơn Xi-ty năm 1967 và rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 25 tháng 8 năm 1971.

        Lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ 196 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 26 tháng 8 năm 1966, hoạt động tác chiến ở Vùng 1 chiến thuật. Tháng 9 năm 1967, lữ đoàn này sáp nhập vào Sư đoàn A-mê-ri-cơn và rút quân khỏi Nam Việt Nam vào tháng 6 năm 1972.

        Lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ 198 có mặt tại Nam Việt Nam ngày 21 tháng 10 năm 1967, hoạt động tác chiến dọc theo tuyến phòng thủ Mác Na-ma-ra (Mc Namara) ở khu phi quân sự nhằm ngăn chặn các tuyến tiếp viện của Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam. Cuối năm 1967, đơn vị này sáp nhập vào Sư đoàn A-mê-n-cơn và rút quân khỏi Nam Việt Nam vào ngày 13 tháng 11 năm 1967.

        Lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ 199 có mặt tại Nam Việt Nam tháng 12 năm 1966. Nhiệm vụ của lư đoàn là yểm trợ và tham gia phối hợp các cuộc hành quân lớn của quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn ở Vùng 3 chiến thuật. Lữ đoàn rút quân khỏi Nam Việt Nam vào ngày 11 tháng 10 năm 1970.

        Bên cạnh các lực lượng chính không quân, lục quân, hải quân, lính thuỷ đánh bộ, MACV còn tổ chức một số đơn vị như Lực lượng đặc biệt, Lực lượng cơ động đường sông hoạt động tác chiến ở chiến trường Nam Việt Nam.

        Lực lượng đặc biệt Mỹ thành lập vào tháng 11 năm 1962 tại Sài Gòn. Nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh đặc biệt Mỹ là trợ giúp và phát triển lực lượng phòng vệ dân sự ở Nam Việt Nam. Chính phủ Sài Gòn và các chuyên gia chống nổi dậy Mỹ hy vọng bằng việc xây dựng một lực lượng phòng vệ dân sự mạnh sẽ giúp họ đảm bảo được an ninh ở các địa phương. Như vậy, các đơn vị lực lượng chính quy của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hoà có thể rảnh tay tập trung vào các chiến dịch quy mô lớn. Lực lượng đặc biệt Mỹ tại Nam Việt Nam còn được gọi là lực lượng chống nổi dậy trong lực lượng "Mũ nồi xanh". Lực lượng đặc biệt Mỹ được đặc biệt chú ý phát triển dưới thời tổng thống Ken-nơ-đi để thực hiện học thuyết chống nổi dậy, do CIA tổ chức, trang bị, huấn luyện; rút khỏi Nam Việt Nam vào tháng 3 năm 1971.

        Lực lượng cơ động đường sông chuyên hoạt động tác chiến trên các sông lớn ở đồng bằng sông Cửu Long trong chiến tranh Việt Nam. Lực lượng cơ động đường sông được thành lập vào cuối năm 1966, nhằm bảo đảm cơ động nhanh và tác chiến với lực lượng lớn ở địa hình bị sông rạch chia cắt nhiều. Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này ỉa bảo đảm an toàn cho các căn cứ Mỹ và các tuyến giao thông đường thuỷ; phối hợp với các cuộc tiến công vào đối phương trên bộ; yểm trợ cho các hoạt động bình định; làm lực lượng dự bị cho MACV ở đồng bằng sông Cửu Long. Đơn vị đầu tiên nằm trong lực lượng cơ động đường sông là Lữ đoàn 2 thuộc Sư đoàn bộ binh 9, được huấn luyện đặc biệt ở vùng sình lầy rừng Sác, được trang bị thuyền vải cao su, phao bơi, giầy ráo nước nhanh... và đóng quân trên một cụm tàu tác chiến đường sông gồm 52 tàu chở quân và xe lội nước, năm tàu chỉ huy - truyền tin, mười tàu giám sát, 32 tàu tuần tra yểm trợ tiến công, hai tàu tiếp dầu, hai tàu vận tải 2.000 tấn, hai tàu kéo, hai tàu đa chức năng và ba đốc nổi 100 tấn. Từ khi ra đời cho đến khi rút quân về My (8-7-1969), Lực lượng cơ động đường sông phải chịu nhiều thất bại và tổn thất nặng nề.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:54:10 am

        IV. TỔ CHỨC CƠ QUAN TUỲ VIÊN QUÂN SỰ MỸ Ở NAM VIỆT NAM (DAO - Defence Attache Office)

        Ngay sau khi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam vừa được ký kết, ngày 28 tháng 1 năm 1973, Mỹ thành lập Cơ quan Tuỳ viên quân sự Mỹ ở Việt Nam - DAO (Defence Attache Office), thay thế cho MACV điểu khiển các hoạt động quân sự của chính quyền và quân đội Sài Gòn dựa vào viện trợ Mỹ trong giai đoạn "Việt Nam hóa chiến tranh”. DAO có nhiệm vụ cung cấp viện trợ, yểm trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn, thu thập tin tức tình báo, tình hình quân sự, chiến sự liên quan đến chương trình viện trợ quân sự. DAO gồm có các phòng: Phòng tác chiến - kế hoạch, Phòng thông tin - điện tử và ba phòng quản lý chương trình viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn (lục quân, hải quân, không quân). Biên chế chính thức của DAO có 50 nhân viên quân sự, 1.200 nhân viên dân sự, năm sĩ quan tuỳ viên chuyên nghiệp làm việc tại đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn; ngoài ra còn có 23.000 người làm hợp đồng. Trụ sở đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất (trước đây của MACV). DAO do thiếu tướng Giôn Mơ-rây (John Murray) điều hành từ tháng 1 năm 1973 đến tháng 6 năm 1974. Sau đó là tướng Mít (H. Smith) chỉ huy từ tháng 6 năm 1974 đến lúc nhân viên cuối cùng của Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam vào thời điểm tháng 4 năm 1975.

        V. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG CHỈ HUY QUÂN ĐỘI MỸ Ở NAM VIỆT NAM

        1. Công tác chỉ huy


        Trên chiến trường miền Nam Việt Nam từ sau năm 1961, MACV đảm nhiệm đồng thời ba nhiệm vụ gồm: nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo chiến tranh trên lĩnh vực quân sự; nhiệm vụ cố vấn cho quân đội Sài Gòn trên các mặt chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật và nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng yểm trợ Mỹ bao gồm không quân, hải quân, pháo binh, hậu cần... để chi viện cho quân đội Sài Gòn.

        Tháng 5 năm 1962, MACV chính thức nới rộng quyền hạn với tính chất một bộ tư lệnh tiền phương của Mỹ ở Đông Nam Á, không chỉ đảm trách về mặt quân sự ở miền Nam Việt Nam mà trên toàn Đông Dương (Lào, Cam-pu-chia) và Thái Lan. Trên thực tế, MACV không những chỉ huy lực lượng yểm trợ Mỹ mà còn toàn quyền chỉ huy quân Mỹ, Đồng mình và quân đội Sài Gòn hành quân càn quét "tìm diệt”, hành quân "bình định" thông qua Bộ Tham mưu chung.

        Năm 1965, khi quán chiến đấu Mỹ mới vào miền Nam, Oét mô-len lập ra một bộ tư lệnh gọi là Lực lượng đặc nhiệm An-pha (Task Force Alfa) để chỉ huy các cuộc hành quân trên bộ, sở chỉ huy đóng tại Nha Trang. Một thời gian ngắn sau, lực lượng quân Mỹ đưa sang ngày càng đông, Oét mô-len đổi thành Bộ Tư lệnh dã chiến 1 (9-1965) và Bộ Tư lệnh dã chiến 2 (3-1966) để kiểm soát các cuộc hành quân ở khu vực Quân đoàn 2 và 3 của quân đội Sài Gòn.

        Việc Oét-mô-len dùng tên gọi "bộ tư lệnh dã chiến" mà không gọi là "quân đoàn" vì hai lý do: Một là, Oét-mô-len muốn tổ chức chỉ huy hành quân phù hợp với các quân đoàn ngụy và như vậy sẽ không bị lẫn lộn khi đưa các quân đoàn khác của quân đội Sài Gòn vào trong vùng. Hai là, bộ chỉ huy quân đoàn là một tổ chức cố định về biên chế mà Oét mô-len cần một tổ chức phù hợp với nhiệm vụ. Bộ tư lệnh dã chiến có thể kiểm soát các đơn vị lục quân mọi cấp khi có nhu cầu. Lúc đầu chỉ có cấp lữ đoàn sau có thể tăng thêm thành nhiều sư đoàn. Oét-mô-len đã dự trù khi quân Mỹ tăng cường nhiều vào một khu vực có thể lập một quân đoàn dưới cấp bộ tư lệnh dã chiến.

        Tháng 2 năm 1968, sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ đã quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 ở Phú Bài, Huế nhằm đáp ứng nhu cầu tăng quân ngày càng cao của chiến trường. Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào đồng bằng sông Cửu Long thuộc Quân đoàn 4 của quân đội Sài Gòn, tháng 1 năm 1967, Mỹ lập ra Lực lượng đặc nhiệm 117 hay còn gọi là Lực lượng cơ động đường sông khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Task Force 117/Mekong delta mobile riverine force) ở Đồng Tâm (Mỹ Tho) với nhiệm vụ phối hợp và kiểm soát cả cố vấn Mỹ và các lực lượng bộ binh. Cố vấn trưởng Mỹ phụ trách Vùng 4 chiến thuật và kiêm phụ trách cả lực lượng yểm trợ của Mỹ ở đó.

        Về việc chỉ huy quân Đồng minh và quân đội Sài Gòn, Mỹ đã thành lập một bộ tham mưu có tính chất quốc tế để chỉ huy lực lượng này cho có vẻ bình đẳng và để tránh bị lên án các đội quân trên là tay sai của Mỹ.

        Ở Bộ Quốc phòng, Oét-mô-len là cố vấn cho lực lượng quân đội Sài Gòn. Dưới các quân đoàn và vùng chiến thuật, các bộ tư lệnh dã chiến Mỹ giữ vị trí cố vấn. Thực chất là chỉ huy núp dưới vai trò cố vấn. Chẳng hạn như cuộc hành quân Lam Sơn 719 phải thông qua tổng thống Mỹ và A-bram (Abram) đôn đốc thực hiện.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 04:57:29 am

        2. Công tác tham mưu

        Tổ chức cơ quan tham mưu của quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam khá thống nhất, đầy đủ, có hệ thống từ trên xuống. Tiểu đoàn là đơn vị có bộ phận tham mưu thấp nhất. ơ cấp đại đội có một số si quan và hạ sĩ quan làm các công việc tham mưu khi cần thiết. Sư đoàn là đơn vị thấp nhất có cơ quan tham mưu chung. Cơ quan tham mưu giúp cho công tác chỉ huy thường có bốn ban: quân lực, quân báo, tác huấn, hậu cần. ở cấp tiểu đoàn thường gọi là S1, S2, S3, S4. Cấp sư đoàn và trên sư đoàn gọi là G1, G2, G8, G4, G5. Bộ Tham mưu MACV thường gọi là J1, J2, J3, J4 và có thêm J5 (chính sách - kế hoạch - Policy Plan) và J6 (truyền tin điện tử - Communication Electronic).

        G5 của các sư đoàn, quân đoàn, bộ tư lệnh dã chiến Mỹ phụ trách các vấn đề về công dán vụ, cung cấp cho G2 (quân báo) các tin tức về kinh tế, chính trị, xã hội và tâm lý chiến tranh trong khu vực hành quân và giúp các lực lượng tình báo có liên quan đến các vấn đề công dân vụ như kiểm duyệt báo chi hoặc phát hiện những cơ sở của cách mạng hoạt động ở địa phương nằm trong lòng dân.

        Về huấn luyện, cát sĩ quan và nhân viên tham mưu Mỹ thường được huấn luyện kỹ càng và có khả năng làm việc thực sự. Các sĩ quan thường được đào tạo và tốt nghiệp Trường võ bị Oe-xtơ Po-in (West Point) hoặc chừng 20 trường cao đẳng và quân sự khác của lục quân.

        Bộ Tham mưu Liên quân trực tiếp điều hành năm trường, trong đó có Trường cao đẳng Quốc phòng và Trường cao đẳng Tham mưu quân đội. Các trường này đào tạo hiệp đồng chiến đấu cho các sĩ quan thuỷ, lục, không quân, mỗi năm mở hai khoá, mỗi khoá học năm tháng cho 190 sĩ quan. Sau khi tốt nghiệp, các sĩ quan thường được bổ nhiệm về Bộ Quốc phòng hoặc điều đến các bộ tư lệnh chiến trường. Trong lục quân, Trường đại học Chỉ huy và tham mưu ở Li-vơn-uốt (Leavenworth) bang Can-dat (Kansas) thường huấn luyện về chiến thuật và tham mưu cấp sư đoàn, quân đoàn cho các sĩ quan cao cấp của lục quân (dưới 41 tuổi và thời hạn là một năm).

        Các sĩ quan tham mưu MACV đều là những người chịu khó nghiên cứu, biên soạn, thiết kế các kế hoạch dài hạn, tiên liệu và chuẩn bị trước các kế hoạch. Ở miền Nam Việt Nam, họ đã giúp quân đội Sài Gòn lập kế hoạch AB hàng năm, kế hoạch bình định trong vòng bốn đến năm năm hoặc các kế hoạch hậu chiến...

        Nhờ có truyền tin nhanh nên cơ quan tham mưu MACV nắm rất chắc tình hình chiến sự để từ đó lập kế hoạch tỷ mỷ trong chiến đấu và phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Các sĩ quan tham mưu do thông thạo nghiệp vụ nên trong quá trình làm việc thường tỏ ra rất bài bản, từ kế hoạch hợp đồng đến các phụ bản, mẫu mã cấn thiết đều rất chu đáo. Thông thường họ làm theo hướng dẫn của cuốn Huấn thị điều hành cơ bản (SOP - Standing Operations Procedure) quy định chức trách, nhiệm vụ đã soạn sẵn cho các cấp từ đại đội trở lên. Mọi việc cứ theo đó mà phân công, phân nhiệm phù hợp theo các mục tiêu đã định.

        Cơ quan tham mưu MACV là nơi có nhiều phương tiện, dụng cụ giúp họ làm việc một cách nhanh chóng, điều hành mau lẹ, nắm chắc tình hình, đi sâu sát cấp dưới. Đồng thời, họ cũng phân biệt rõ giữa công tác tham mưu với công tác thiết kế, chỉ huy và ra các quyết định. Sĩ quan tham mưu của MACV thường thay phiên nhau xuống đơn vị tác chiến rồi lại được điều động về cơ quan tham mưu để có kinh nghiệm và thực tế chiến đấu.

        Tuy nhiên, cơ quan tham mưu MACV cũng thường bộc lộ những điểm yếu trên một số phương diện sau:

        Quân số của cơ quan tham mưu quá đông, bộ tham mưu quá lớn, nhiều thủ tục giấy tờ, đôi khi rườm rà, nặng nề. Bộ tham mưu có vẻ nặng về hậu cần mà nhẹ về chiến thuật. Cơ quan tham mưu MACV đôi khi áp dụng quá cứng nhấc một nguyên tấc nào đó đã ấn định làm cho kế hoạch trở nên không có hiệu quả. Ví dụ như đem nguyên tắc điều hành tham mưu cho một cuộc chiến tranh quy ước vào cuộc chiến tranh du kích mà không thay thế cho phù hợp. Tác phong làm việc của cơ quan tham mưu còn máy móc, gò bó theo nguyên tắc quy định nên gặp việc gì không có trong sánh hoặc trong cuốn Huấn thị điều hành cơ bản (SOP) thì tỏ ra lúng túng, không phát huy được tính sáng tạo Cơ quan tham mưu cũng hay phô diễn, bày biện, tô vẽ hoặc báo cáo quá nặng về con số, che đậy khi tình hình thua, xấu làm cấp trên ước tính sai, làm hỏng kế hoạch... Tham mưu cấp sư đoàn trở lên thì vững vàng hơn nhưng từ cấp trung đoàn trở xuống còn yếu. Tham mưu hầu như không có quyền chỉ huy nên thường hay thụ động, phản ứng chậm, không dám quyết định mà phải đợi cấp chỉ huy có thẩm quyền ra lệnh mới quyết được. Tóm lại, công tác tham mưu của quân đội Mỹ vẫn là nhờ ở tổ chức có hệ thống, được huấn luyện kỹ càng, nhân viên khá thông thạo nghiệp vụ, phương tiện nhiều, hiện đại và nhanh nhưng quá nguyên tắc, sách vở nên không phát huy được tính sáng tạo của bản thân người làm công tác tham mưu.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:00:50 am

Phần thứ ba

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC - ĐIỀU HÀNH TỔNG QUÁT  MỘT BỘ THAM MƯU CỦA QUÂN ĐỘI MỸ

        Nguyên tắc cơ bản về tổ chức các cơ quan tham mưa của quân đội Mỹ được áp dụng phổ biến trong việc tổ chức và điều hành các cơ quan tham mưu từ cấp nhỏ nhất (tiểu đoàn) đến cấp lớn nhất (bộ tham mưu), bao gồm các nguyên tắc sau:

        1. Sự cần thiết có một bộ tham mưu.

        2. Tổ chức cơ quan tham mưu.

        3. Sự tương quan tham mưu.

        4. Quyền hạn cơ quan tham mưu.

        5. Trách vụ chung tham mưu.

        6. Sự kế tiếp công tác chỉ huy và tham mưu.

        7. Các thủ tục tham mưu.

        Tổ chức, nhiệm vụ cụ thể được thể hiện như sau:

        1. Sự cần thiết có một bộ tham mưu

        Chỉ huy trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về tất cả sự thành bại của đơn vị. Chỉ huy trưởng có thể uỷ nhiệm trách nhiệm đó cho bất cứ người nào và nhận được sự trợ giúp của cấp phó, các phụ tá hay của một bộ (hoặc cơ quan) tham mưu để hoàn thành trách nhiệm của một người chỉ huy.

        Bộ tham mưu là cơ quan trợ giúp chỉ huy trưởng trong việc điều hành công tác chỉ huy.

        Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng thường tập trung vào năm lĩnh vực lớn: nhân viên (quân so), tình báo, hành quân, tiếp viện và chiến tranh chính trị. Bộ tham mưu được tổ chức là để trợ giúp chỉ huy trưởng giải quyết mọi công việc thuộc các lĩnh vực trên. Chiến tranh càng hiện đại bao nhiêu thì sự cần thiết có một bộ tham mưu càng trở nên quan trọng bấy nhiêu.

        2. Tổ chức bộ tham mưu

        Mục đích của tổ chức tham mưu nhằm đáp ứng tức thời nhu cầu cần thiết của chiến tranh và các đơn vị trực thuộc; thông báo tình hình; giảm bớt thời gian cần thiết để kiểm soát và phối hợp hành quân; giảm bớt sự nhầm lẫn; tránh cho chỉ huy trưởng khỏi sự giám sát chi tiết trong những công việc thường xuyên.

        a) Nguyên tắc tổ chức tham mưu

        Người chỉ huy trưởng muốn làm việc tốt phải theo những nguyên tấc tổ chức tham mưu như sau: Mô tả rõ ràng trách nhiệm giao phó; uỷ quyền quyết định cho những sĩ quan tương xứng với những trách nhiệm giao phó; bao quát toàn bộ các hoạt động của cấp dưới mang tính rời rạc, phân tán để thiết lập một hệ thống kiểm soát hữu hiệu.

        b) Tổ chức cơ bản của một bộ tham mưu

        Một bộ tham mưu dù nhỏ hay lớn đều được tổ chức theo một khuôn mẫu nhất định gồm ba bộ phận tham mưu sau: Tham mưu chung (General stafl); tham mưu kỹ thuật (Technical service); tham mưu đặc biệt (Special staff) hay là tham mưu riêng của chỉ huy trưởng.

        c) Thành phần và trách nhiệm của các bộ phận tham mưu trên:

        Tham mưu chung (chính)

        Trong tham mưu chung có chức vụ tham mưu trưởng là phụ tá và là cố vấn chủ yếu của chỉ huy trưởng. Tham mưa trưởng có nhiệm vụ phối hợp điều hành và giám sát các hoạt động chuyên môn; huấn luyện và hướng dấn ban tham mưu chính và tham mưu kỹ thuật; thông báo tình hình nội bộ và tình hình đối phương cho các đơn vị (về các mặt: địa điểm, quân số, khả năng tác chiến, huấn luyện, vũ khí, trang bị, quân cụ, tiếp tế, tản thương và hỏa lực...). Tham mưu trưởng có quyền thay mặt chỉ huy trưởng khi có lệnh và được chỉ huy bộ tham mưu nếu được chỉ huy trưởng uỷ quyền; giám sát việc thực thi các mệnh lệnh và huấn thị theo đúng chỉ lệnh của chiến trường; giám sát, điều hành các trung tâm hành quân chiến thuật.

        Bên cạnh tham mưu trưởng còn có tham mưu phó và các trưởng phòng. Tham mưu phó là phụ tá cho tham mưu trưởng, thực thi các công việc do tham mưu trưởng bàn giao và tạm thay quyền tham mưu trưởng khi tham mưu trưởng vắng mặt.

        Các trưởng phòng giúp tham mưu trưởng quản lý điều hành các phòng:

        Phòng 1: Phụ trách các vấn đế thuộc phạm vi quân số, tinh thần, kỷ luật, luật pháp, trật tự.

        Phòng 2: Phụ trách tình báo: địch, địa hình, thời tiết, phản tình báo.

        Phòng 3: Phụ trách tổ chức, hành quân (tác chiến), huấn luyện.

        Phòng 4: Phụ trách tiếp liệu, vận tải, tản thương và điều trị.

        Khối chiến tranh chính trị. Phụ trách tâm lý chiến (binh vận, địch vận, dân vận) gồm chính huấn (binh vụ), xã hội gia đình quân nhân), an ninh, tuyên úy.

        Tham mưu kỹ thuật (chuyên môn)

        Thành phần cơ ban của tham mưu kỹ thuật: Gồm nhưng sĩ quan tham mưu thuộc các ngành chuyên môn, ký thuật như pháo binh, công binh, truyền tin, tiếp vận, quân y; một vài sĩ quan tham mưu chuyên viên là chỉ huy trưởng đơn vị như tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn công binh thuộc sư đoàn; sĩ quan quân pháp, sĩ quan thanh tra có thể với tư cách cá nhân thuộc bộ phận đặc biệt nhưng ban quân pháp, phòng thanh tra vẫn thuộc thành phần tham mưu kỹ thuật.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:02:48 am

        Các sĩ quan tham mưu kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp tình hình, tin tức cho chỉ huy trưởng và bộ tham mưu ước tính và đề nghị trong lĩnh vực chuyên môn; trợ giúp ban tham mưu chính trong việc thiết kế, làm lệnh và báo cáo; giâm sát các hoạt động chỉ huy trong lĩnh vực kỹ thuật chuyên môn; thiết kế, giám sát, huấn luyện chuyên viên kỹ thuật. Ban tham mưu kỹ thuật dưới quyền chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng nhưng được tham mưu trủullg giám sát, điều khiển, phối hợp với sự giúp đỡ của các sĩ quan tham mưu chính khác.

        Các thành phần khác trong tham mưu kỹ thuật:

        Sĩ quan tổng quản trị có nhiệm vụ làm cố vấn cho bộ chỉ huy và bộ tham mưu và có trách nhiệm điều hành, quản trị nhân sự, lưu trữ hồ sơ, quân bưu vụ; ban hành, ký phó bản để phân phát các lệnh và huấn thị nhân danh chỉ huy trưởng (trừ lệnh hành quân); điều khiển các hoạt động quản trị nhân viên quân sự và dân sự (chuyên nghiệp) như cung cấp nhân viên gom việc tuyển dụng, nhập ngũ, trưng dụng, tái ngũ, thăng cấp, giáng cấp, bổ nhiệm, thuyên chuyển, giải ngũ, nghỉ hưu, chuyển sang ngạch dự bị, khen thưởng, hồ sơ lưu trữ, hồ sơ nhân sự; báo cáo về tổn thất quân số, tù binh, quân bựa vụ trong bộ tham mưu.

        Sỹ quan tuyên uý.

        Chỉ huy trưởng tổng hành dinh (an ninh nội bộ trong tổng hành dinh).

        Tham mưu đặc biệt (tham mưu riêng).

        Thành phần của ban tham mưu đặc biệt gồm có: chánh văn phòng bộ tư lệnh (sĩ quan tuỳ viên), sĩ quan quân pháp (từ cấp quân đoàn trở lên) và sĩ quan thanh tra.

        Ban tham mưu đặc biệt có nhiệm vụ trợ giúp tư lệnh và chịu sự chỉ huy trực tiếp của tư lệnh.

        Sĩ quan liên lạc phải từ cấp quân đoàn trở lên mới có, đặt dưới quyền của tư lệnh phó hoặc tham mưu trưởng. Sĩ quan liên lạc là người không thuộc thành phần các ban tham mưu nói trên.

        3. Mối tương quan tham mưu (sự phối hợp trong công tác tham mưu)

        Mặc dù trách nhiệm và phạm vi hoạt động của mỗi sĩ quan tham mưu đều được ấn định rỏ ràng nhưng không thể hoạt động độc lập. Vì vậy, trong mỗi bộ tham mưu đều cần phải có sự tương trợ và quan hệ mật thiết với nhau, nếu không công việc có thể ngừng trệ trong toàn bộ hệ thống dây chuyền làm việc chung.

        Mục đích của sự phối hợp tham mưu là thống nhất mọi nỗ lực hoạt động trong bộ tham mưu nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

        4. Quyền hạn tham mưu

        Thông thường, chỉ huy trưởng uỷ quyền cho bộ tham mưu hoàn tất các công tác chỉ huy để từ đó ban hành các chỉ thị, mệnh lệnh.

        Tuy nhiên, trên thực tế, quyền hạn của sĩ quan tham mưu lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: chủ trương, chính sách của chỉ huy trưởng, khả năng của người sĩ quan tham mưu, điều kiện sinh hoạt của đơn vị. Vì vậy, khó có thể phân biệt một cách rạch ròi giới hạn, mức độ, quyền hạn của từng sĩ quan tham mưu vì các yếu tố trên đây thường thay đổi tuỳ theo cá nhãn của chỉ huy trưởng và mỗi sĩ quan tham mưu.

        Về nguyên tắc, yêu cầu đối với một sĩ quan tham mưu là cần phải cố gắng đến mức cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ trong phạm vi, quyền hạn được giao mà không gây trở ngại đến nhiệm vụ chung. Người sĩ quan tham mưu luôn phải tâm niệm rằng: họ không có quyền quyết định mà chỉ có quyền đề nghị, cố vấn, giám sát và đặc biệt, họ luôn phải lưu ý để tránh mọi hành động có tính lấn lướt của người chỉ huy.

        5. Trách nhiệm chung của công tác tham mưu

        Những người làm công tác tham mưu có trách nhiệm cung cấp tin tức, dữ kiện cần thiết cho chỉ huy trưởng, bộ tham mưu, bộ tham mưu cấp trên, bộ tham mưu cấp dưới và các đơn vị trực thuộc. Ngược lại, các sĩ quan tham mưu cũng được quyền thu thập tin tức từ các cơ quan kể trên.

        Sĩ quan tham mưu phải là nhưng người có khả năng phân tích và dự báo tình hình. Dựa trên các tin tức, dữ kiện có sắn, họ phải phân tích, dự báo tình hình nhằm giúp chỉ huy trưởng đưa ra các quyết định chính xác và đồng thời nhận biết được nhưng khó khăn trở ngại trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ.

        Sĩ quan tham mưu là những người đưa ra các đề xuất, đề nghị cho chỉ huy trưởng, đồng thời có trách nhiệm nghiên cứu những biện pháp để giải quyết các vấn đề khó khăn, lưu ý chỉ huy trưởng những đặc điểm hạn chế trong công việc sẽ tiến hành.

        Sĩ quan tham mưu còn là những người biết soạn thảo kể hoạch và mệnh lệnh. Sau khi chỉ huy trưởng đưa ra quan điểm, ý định hành quân của mình, người sĩ quan tham mưu phải có nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch, chỉ thị thực hiện. Khi kế hoạch đã được chỉ huy trưởng chấp thuận, sĩ quan tham mưu sẽ chuyển thành lệnh và đem phổ biến.

        Sau khi kế hoạch và lệnh đã được phổ biến, trách nhiệm cuối cùng của sĩ quan tham mưu là giám sát việc thực thi các kế hoạch, mệnh lệnh đó.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:05:42 am
     
        6. Trình tự công tác chỉ huy và tham mưu

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/Cong%20tac%20tham%20muu%20My_zpspekgkjcp.jpg)

        Thực hiện công tác tham mưu một cách có trình tự là những công tác bắt buộc đối với mỗi sĩ quan tham mưu để hoàn thành trách nhiệm tham mưu.

        Các thủ tục tham mưu bao gồm các bước sau:

        Bước 1 - Công tác tham mưu đầy đủ.

        Bước 2 - Sự phối hợp tham mưu.

        Bước 3 - Sự giám sát tham mưu.

        Bước 4 - Liên lạc tham mưu.

        Bước 5 - Kiểm tra tham mưu: Các sĩ quan tham mưu cần thường xuyên kiểm tra các đơn vị trực thuộc nhằm thiết lập sự liên lạc thường xuyên, nhận định tại chỗ các điều kiện hoạt động của các đơn vị, trợ giúp thường nhật các đơn vị trực thuộc trong vấn đề thi hành kế hoạch và các chỉ thị của bộ tham mưu đã ban hành như góp ý kiến, để nghị với tư lệnh sửa đổi các chỉ thị hay kế hoạch nếu xét thấy cần thiết

        Bước 6 - Họp báo (Brieffing): Mục đích của họp báo là thông báo tin tức cần thiết cho một số giới chức có liên quan đến các tin tức đó (không thảo luận nhiều).

        Bước 7 - Hội nghị tham mưu (Staff Conference): Mục đích của hội nghị tham mưu nhằm thảo luận sáu rộng một vấn để nào đó cần có sự góp ý, phối hợp công tác của một số đông thành phần có liên quan như các phòng, sở, cơ quan, đơn vị; là dịp trao đổi quan điểm và cũng là để cung cấp tin tức cần thiết. Tham mưu trưởng sẽ triệu tập hội nghị này khi thấy cần thiết.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:19:44 am

Phần thứ tư

HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUÂN SỰ CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ

        Trong hệ thống tổ chức Quân lực việt Nam Cộng hoà1 (Quân đội của chính quyền Sài Gòn: Từ 10-1955 gọi là Quân đội Việt Nam Cộng hoà, từ 5-1964 là Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Khi nói chung gọi là "quân đội Sài Gòn" để tiện theo dõi), tổng thống là người đứng đầu ngành hành pháp, đồng thời là tổng tư lệnh tối cao; là người hoạch định chính sách quốc gia và là chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia. Tổng thống có nhiệm kỳ bốn năm. Giúp việc cho tổng thống về mặt quân sự - quốc phòng là Hội đồng An ninh quốc gia, Hội đồng Quân lực, Bộ Quốc phòng...

        I. HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA

        Hội đồng An ninh quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng và để ra các biện pháp thích ứng để duy trì an ninh quốc gia. Trên cương vị chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia, tổng thống có quyền được tuyên chiến, ban bố lệnh giới nghiêm, tình trạng khẩn cấp hoặc chiến tranh.

        II. HỘI ĐỒNG QUÂN LỰC

        Hội đồng Quân lực là cơ quan cố vấn cho tổng thống về các vấn để liên quan đến nhân sự, đặc biệt là vấn đề đề bạt quân hàm, chức vụ, thuyên chuyển công tác và các biện pháp kỷ luật quân nhân các cấp.

        Thành phấn Hội đồng Quân lực gồm mọi cấp trong quân đội từ binh sĩ đến tướng, tá đều có đại diện, gồm có 53 người (40 chính thức và 13 dự khuyết). Trong đó, cấp tướng có năm chính thức và một dự khuyết; cấp tá có năm chính thức và một dự khuyết; cấp uý có mười chính thức và một dự khuyết; cấp hạ sĩ quan có mười chính thức và năm dự khuyết; binh sĩ có mười chính thức và năm dự khuyết.

        III. BỘ QUỐC PHÒNG

        Về mặt tổ chức (tính theo thời điểm 1-7-1970), tổng trưởng quốc phòng (bộ trưởng Bộ Quốc phòng) chịu trách nhiệm trước tổng thống và thủ tướng về việc thi hành chính sách quốc phòng, quân lực và điều hành chiến tranh.

        Giúp việc cho tổng trưởng quốc phòng Quân lực Việt Nam Cộng hoà có các cơ quan phụ tá đặc biệt: Nha Đổng lý văn phòng; Trường cao đẳng Quốc phòng; các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng.

        1. Nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng

        Bộ Quốc phòng là cơ quan nghiên cứu và thi hành những quyết định của tổng thống, Hội đồng An ninh quốc gia và chính phủ, thi hành những sách lược quốc gia và điếu hành chiến tranh với các nhiệm vụ cụ thể sau:

        Tổ chức và điều hành tình báo chiến lược và thiết lập các kế hoạch bảo mật để bảo vệ an ninh quốc phòng.

        Điều hành hoạt động của các phòng tuỳ viên quân sự tại nước ngoài.

        Nghiên cứu, tổ chức và phát triển quân lực, ban hành những nguyên tắc căn bản về công tác quản trị, sử dụng nhân lực trong phạm vi quân đội.

        Ban hành các chỉ thị về lập kế hoạch ngân sách và thể thức sử dụng ngân sách quốc gia trong phạm vi quốc phòng, thanh tra việc sử dụng quân phí và kiểm soát việc thi hành ngân sách.

        Ban hành đường lối tổng quát về việc huấn luyện cho toàn thể Quân lực Việt Nam Cộng hoà.

        Ấn định kế hoạch động viên nhân lực, vật lực quốc gia để cung cấp cho nhu cầu quốc phòng và quân sự.

        Tổ chức và điều hành các toà án quân sự, cứa xét các vấn đề thuộc pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế liên quan đến Nam Việt Nam.

        Quản trị khối công sản, tư dụng quân sự.

        Thực hiện các công tác trắc địa trên toàn lãnh thổ quốc gia và thiết lập các loại bản đồ địa hình cho nhu cầu quốc phòng và quốc gia.

        Đào tạo các sĩ quan cao cấp quân đội và quan chức dân sự có đủ khả năng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng liên quan đến nền an ninh quốc gia.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:21:02 am

        2. Các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng

        a) Tổng nha Tài chính và Thanh tra quân phí

        Tổng nha Tài chính và Thanh tra quân phí là cơ quan nghiên cứu và quy định những đường lối chung về các vấn đề ngân sách pháp chế và tố tụng; tập trung nghiên cứu các dự án ngân sách; thiết lập, thi hành và theo dõi việc sử dụng ngân sách quốc phòng cho toàn thể Quân lực Việt Nam Cộng hoà; xem xét và đệ trình tổng trưởng quốc phòng các dự thảo văn kiện, lập quy chế về các vấn đề: quy chế lương bổng quân nhân, dân chính, tổ chức quản trị binh đoàn, mãi ước, giải trùng, trưng dụng, thuê mướn các bất động sản cho quân đội, bồi thường dân sự, thay mặt Bộ Quốc phòng trong các vấn đề tranh tụng tại các toà án và cho ý kiến về các vấn đề truy tố cáo vụ biển thủ, tham nhũng, các đề nghị khởi tố cho các nhà thầu; thanh tra tại chỗ việc sử dụng các ngân khoản quân phí và kiểm soát việc thi hành ngân sách, hậu kiểm các sổ sách kế toán binh đoàn.

        b) Tổng nha Động viên (từ 12-1973 là Tổng nha Nhân lực)

        Tổng nha Động viên là cơ quan nghiên cứu, thiết lập kế hoạch các chương trình thực hiện việc động viên tài nguyên quốc gia bao gồm cả nhân lực và vật lực; liên lạc với các bộ trong chính phủ về việc kiểm tra tài nguyên, nhân lực, vật lực, lập thống kê phân loại và quản trị tài nguyên này; ban hành các lệnh trưng tập; nghiên cứu, soạn thảo và tu chỉnh các văn kiện, pháp quy liên quan đến chế độ quân dịch, trù bị tại gia và miễn hoãn gọi nhập ngũ từ 18 đến 38 tuổi và quản trị theo dõi tình trạng quân dịch từ 16 tuổi - 38 tuổi - 43 tuổi; điều hành và xem xét việc hoãn quân dịch, miễn dịch, việt xin hoãn nhập ngu cá nhân; quản trị quán nhân trù bị và lưu trữ hồ sơ tuyển binh và cựu quân nhân.

        c) Nha Quân pháp

        Nha Quân pháp là cơ quan nghiên cứu và thi hành việc tổ chức, điều hành các toà án quân sự quản trị nhân viên quân pháp; tập trung và nghiên cứu án lệ, xem xét mọi sửa đổi cần thiết về quân pháp, quân luật; nghiên cứu các vấn đề thuộc về pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế liên quan đến Quân lực Việt Nam Cộng hoà; điều khiển chuyên môn về tư pháp, điều tra tư pháp quân sự trong quán đội và thiết lập hồ sơ đề nghị truy tố quân nhân phạm pháp; cố vấn pháp luật cho tổng trưởng quốc phòng; bảo trợ pháp luật cho quân nhân và gia đình những quân nhân đã chết khi làm công vụ.

        d) Nha Quân sản

        Nha Quân sản là nơi quản trị khối công sản quân sự để sử dụng cho nhu cầu quân sự và quốc phòng của Quân lực việt Nam Cộng hoà bao gồm các việc: Đăng ký tất cả bất động sản thuộc khối công sản tư dụng quân sự và thống kê trị giá tài sản (động sản) của Quân lực Việt Nam Cộng hoà; là nơi quản trị các động sản (tiền bạc, đồ vật, quần áo...) thuộc di sản của binh sĩ chết không người thừa kế, hoặc người thừa kế không chịu thừa nhận, hiện vật thu nhặt được ở chiến trường; là nơi tổ chức nghiên cứu những biện pháp thích nghi đê bảo vệ khối công sản tư dụng quân sự và phụ trách các vấn đề tố tụng liên quan đến tài sản do Quân lực Việt Nam Cộng hoà sử dụng; đảm nhiệm việc thuê mướn, trưng dụng, tậu bán bất động sản, bồi thường gi ải tỏa đất đai.

        e) Nha Địa dư quân sự

        Nha Địa dư quân sự có nhiệm vụ thực hiện công tác trắc địa trên toàn lãnh thổ quốc gia; được thiết lập bằng phương pháp đo đạc, trắc lượng ảnh và hiệu chỉnh định kỳ các loại bản đồ địa hình từ tỷ lệ 1/5.000 đến 1/250.000; ấn hành, tồn trữ, cung cấp các loại bản đồ theo nhu cầu của quân lực cũng như của các cơ quan, đoàn thể và tư nhân; thực hiện, phân phối các không ảnh có ứng dụng bản đồ theo nhu cầu của các cơ quan đoàn thể được phép sử dụng; huấn luyện và cung ứng chuyên viên các ngành về kỹ thuật địa dư; hướng dẫn các cơ quan, đoàn thể, tư nhân thực hiện các công tác trắc địa từ bậc một đến bậc thấp nhất theo một tiêu chuẩn kỹ thuật chung trên toàn lãnh thổ quốc gia.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:21:48 am
       
        IV. BỘ TỔNG THAM MƯU

        Bộ Tổng tham mưu là cơ quan tham mưu liên quân và tạm thời kiêm nhiệm trách vụ Bộ Tư lệnh Lục quân, đặt dưới quyển của tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hoà.

        Tổng tham mưu trưởng kiêm tư lệnh lục quân chịu trách nhiệm trước tổng trưởng quốc phòng về việc tổ chức, huấn luyện và sử dụng Quân lực việt Nam Cộng hoà theo đúng sách lược quốc phòng và đường lối điều hành chiến tranh do tổng thống và chính phủ đề ra.

        Nhiệm vụ của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà được quy định cụ thể như sau:

        Sử dụng quân lực trong việc thi hành các kế hoạch phòng thủ quốc gia và bình định lãnh thổ;

        Nghiên cứu, tổ chức và phát triển Quân lực Việt Nam Cộng hoà;

        Tổ chức sưu tập, điều khiển và khai thác mọi tin tức tình báo chiến thuật, chiến lược và phản tình báo;

        Tổ chức hoàn bị, sử dụng và quản trị quân lực các lực lượng vũ trang khác đặt trực thuộc Bộ Tổng tham mưu;

        Thiết lập kế hoạch và nhu cầu quân số, nhân viên dân chính của Quân lực Việt Nam Cộng hoà;

        Ban hành các kế hoạch tiếp vận cho quân đội;

        Theo dõi việc thực hiện và phân phối vật liệu và quân dụng;

        Thi hành việc huấn luyện toàn quân;

        Thi hành các kế hoạch nhằm nâng cao tinh thần và đời sống vật chất của toàn thể nhân viên trong quân đội;

        Nghiên cứu và phát triển khả năng tác chiến của quân đội;

        Tham gia việc soạn thảo các kế hoạch liên minh với các lực lượng Đồng minh khi được chỉ định;

        Soạn thảo và ban hành những nguyên tắc căn bản liên quan đến việc quản trị tù hàng binh.

        1. Tổ chức chung

        a) Cơ quan tổng tham mưu trưởng

        Giúp việc cho tổng tham mưu thường thường có một tham mưu trưởng, có trách nhiệm phối hợp và điều hành công tác của Bộ Tổng tham mưu (có lúc là tham mưu trưởng lục quân). Ngoài ra, trong cơ quan Bộ Tổng tham mưu còn có một số phụ tá đặc biệt phụ trách những vấn đề chuyên môn hoặc đặc biệt do tổng thống giao cho. Từ năm 1970, Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã bỏ chức tham mưu phó và cho phép tổng tham mưu trưởng có quyền đặt nhiều chức vụ phụ tá. Các tư lệnh không quân và hải quân đương nhiên trở thành phụ tá tổng tham mưu trưởng về mặt không quân và hải quân.

        b) Tham mưu trưởng

        Tham mưu trưởng thuộc Bộ Tổng tham mưu có nhiều tham mưu phó trợ giúp để chỉ đạo các phòng tham mưu phòng 1, 2, 3, Tổng cục Tiếp vận) và một số cơ quan trực thuộc khác như Phòng 5, 7, Phòng tài ngân, Trung tâm thực nghiệm và phát triển khả năng tấc chiến, Phòng tổng hành dinh, Văn phòng tham mưu trưởng, Sở Kỹ thuật (lực lượng tình báo, gián điệp, biệt kích tung ra miền Bắc, đường mòn Hồ Chí Minh và các chiến khu, mật khu của . Quân giải phóng ở miền Nam để sưu tầm tin tức và làm nhiệm vụ phá hoại).

        c) Các tham mưu phó

        Các tham mưu phó thuộc Bộ Tổng tham mưu kiêm tổng cục trưởng1 (Danh từ tổng cục theo Quân lực Việt Nam Cộng hoà có tính chất dân sự đã nhập vào quân đội để chỉ một tham mưu phó có thêm trách nhiệm điều hành và là chỉ huy trưởng ngành mình đang phục vụ. Tổng cục trưởng xếp ngang vời tổng giám đốc các bộ dân sự, có văn phòng và cơ cấu cục, khối, phòng, ban...) bao gồm: Tham mưu phó nhân viên có nhiệm vụ phối hợp và giám sát tham mưu các Phòng 1 và Phòng tổng quản trị. Tham mưu phó hành quân điều hành hoạt động các Phòng 2, 3 và 6. Tham mưu phó tiếp vận kiêm tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận điều hành nhiệm vụ tiếp vận toàn quân. Tham mưu phó chiến tranh chính trị kiêm tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh chính trị. Tham mưu phó quân huấn điều khiển hoạt động huấn luyện toàn thể Quân lực Việt Nam Cộng hoà và các lực lượng khác trực thuộc Bộ Tổng tham mưu.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:23:24 am

        d) Các cơ quan trực thuộc Bộ Tổng tham mưu

        Gồm các khối và các tổng cục: Khối văn phòng công vụ, khối hành chính, khối tham mưu, Tổng cục Tiếp vận, Tổng cục Quân huấn, Tổng cục Chiến tranh chính trị.

        Khối văn phòng công vụ phụ trách Văn phòng tham mưu trưởng, tham mưu phó và tham mưu phó lục quân; Văn phòng tham mưu phó lực lượng bảo an dân vệ; Trung tâm nghiên cứu khả năng tác chiến; Trung tâm hành quân; Văn phòng phụ tá đặc biệt; Văn phòng nữ quân nhân; Nha Tổng thanh tra quân lực; Nha Kỹ thuật chiến lược; Phòng tổng quản trị; Phòng tài ngân; Phòng quân cảnh; Tổng hành dinh; Đại đội tổng hành dinh; Đại đội quân xa nhẹ; Đại đội công vụ; Đại đội quân cảnh.

        Khối hành chính phụ trách Trung tâm ấn loát; Trung tâm văn khố; Phòng hồ sơ cá nhân; Trắc nghiệm tâm lý; Quân bưu; Trung tâm an bài điện tử; Tuyển mộ nhập ngũ A; Tuyển mộ nhập ngũ Quân khu 4; Tuyển mộ nhập ngũ Sài Gòn; 24 phòng tuyển mộ và nhập ngũ; 20 chi nhánh tuyển mộ và nhập ngũ; Phòng động viên loại A; Phòng động viên loại B; Đơn vị quản trị địa phương (1-2-4).

        Khối tham mưu bao gồm: Phòng 1 (nhân sự), Phòng 2 (quân báo), phòng 3 (tác chiến), Phòng 5 (kế hoạch), Phòng 6 (truyền tin), Phòng 7 (trinh sát và an ninh kỹ thuật).

        Như vậy, có thể nói Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hoà tổ chức khá phức tạp, rườm rà, khi thì tổ chức theo kiểu Pháp, khi theo Mỹ. Dưới thời Ngô Đình Diềm, Mỹ đã nhiều lần khuyến cáo nên tổ chức như Mỹ, Nam Triều Tiên hoặc Đài Loan, nghĩa là Bộ Tổng tham mưu đồng thời là Bộ Tham mưu và Bộ Quốc phòng như - Lầu Năm Góc và JCS. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm không nghe mà chỉ tổ chức thành Bộ Tổng tham mưu và cán Bộ Tư lệnh Không quân, Hải quân.

        Trước năm 1963, Việt Nam Cộng hoà tổ chức Bộ Tư lệnh Hành quân do tướng Dương Văn Minh đảm nhiệm, sau đó là Bộ Tư lệnh Lục quân do tướng Trần Văn Đôn phụ trách. Chức trách của Bộ Quốc phòng nhiều khi chồng chéo với các chức năng của Bộ Tổng tham mưu. Nha Nhân viên của Bộ Quốc phòng nắm hết quyền thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng thưởng, còn Bộ Tổng tham mưu chỉ nắm quyền quản trị quân số, hành quân, huấn luyện, tiếp vận.

        Sau cuộc đảo chính lật đổ Diệm vào tháng 11 năm 1963, Bộ Quốc phòng Quân lực Việt Nam Cộng hoà được tổ chức lại (nhưng vẫn chưa hẳn theo lối Mỹ) đã chuyển phần thuyên chuyển, bổ nhiệm... sang Bộ Tổng tham mưu. Tổng tham mưu trưởng có quyền rộng rãi hơn về thuyên chuyển, bổ nhiệm và phối hợp công tác tham mưu liên quân. Tổng tham mưu trưởng có quân hàm lý thuyết là tướng bốn sao (đại tướng).

        Theo sắc lệnh ký năm 1970, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà bỏ chức tham mưu phó và cho phép tổng tham mưu trưởng có quyền đặt nhiều chức vụ phụ tá tổng tham mưu trưởng (quân hàm lý thuyết: tướng bốn sao - đại tướng). Các tư lệnh không quân và hải quân đương nhiên trở thành phụ tá tổng tham mưu trưởng về không quân và hải quân. Trước đó, Bộ chỉ huy Địa phương quân - nghĩa quân (quân địa phương) đã giải tán và sáp nhập các phần điểu hành vào các phòng, sở của Bộ Tổng tham mưu. Tướng ba sao Nguyễn Văn Là lúc đó là tham mưu phó phụ trách địa phương quân - nghĩa quân (khi đó chức tổng tham mưu phó bị bãi bỏ) trở thành phụ tá tổng tham mưu trưởng điều hành địa phương quân - nghĩa quân.

        Theo nguyên tắc tham mưu thì tham mưu phó phụ trách nhân viên chịu trách nhiệm phối hợp và giám sát tham mưu các Phòng 1, Phòng tổng quản trị và Phòng 4 (sau này là Tổng cục Tiếp vận)... Tham mưu phó hành quân chịu trách nhiệm phối hợp, giám sát tham mưu các Phòng 2, Phòng 3 và Phòng 5. Sau này vì quân đội Việt Nam Cộng hoà phát triển quá nhanh nên Phòng 4, Phòng quân huấn và Phòng 5 lần lượt được tổ chức thành Tổng cục Chiến tranh chính trị (Phòng 5 và Nha Chiến tranh tâm lý thuộc Bộ Quốc phòng); Tổng cục Quân huấn phòng quân huấn); Tổng cục Tiếp vận (Phòng 4 và các Nha Công binh, Nha Quân cụ và Truyền tin).

        Các tổng cục trưởng thường kiêm nhiệm luôn chức vụ tham mưu phó Bộ Tổng tham mưu và làm việc dưới sự phối hợp, điều hành và giám sát tham mưu của tham mưu trưởng thuộc Bộ Tổng tham mưu. Ví dụ khi tướng Nguyễn Bảo Trị làm tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn kiêm tham mưu phó quân huấn thì thâm niên lại nhiều hơn tham mưu trưởng Nguyễn Văn Minh. Vì vậy, tổng thống buộc phải bổ nhiệm thêm cho Trị một chức nữa là phụ tá cho tổng tham mưu trưởng về quân huấn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều hành trong Tổng cục Quân huấn do Trị ký nhưng vẫn phải đệ trình lên tham mưu trưởng thuộc Bộ Tổng tham mưu duyệt. Nguyễn Bảo Trị chỉ thực sự là phụ tá tổng tham mưu trướng về quân huấn khi công việc về quân huấn vượt quá quyền hạn tham mưu trưởng thuộc Bộ Tổng tham mưu. Hoặc khi tướng Đồng Văn Khuyên được điều về làm tổng tham mưu trưởng thay Nguyễn Văn Minh đi làm phụ tá cho tổng tham mưu trưởng phụ trách vấn để bình định phát triển thì Trần Văn Trung (tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh chính trị) lại có thâm niên hơn Đồng Văn Khuyên nên Trần Văn Trung lại được phong thêm chức vụ là phụ tá tổng tham mưu trưởng về chiến tranh chính trị để ngang hàng với Đồng Văn Khuyên.

        Vì vậy đôi khi chức vụ phụ tá tổng tham mưu trưởng đặt ra chỉ để giải quyết các vấn đề cá nhân với nhau, nhưng có khi đặt ra chỉ để "ngồi chơi xơi nước”. Chẳng hạn như trường hợp tướng Lê Nguyên Khang, người có thâm niên nhiều nhất, khi về phụ trách phụ tá tổng tham mưu trưởng hành quân chỉ là trên danh nghĩa bởi mọi việc về hành quân đã có Phòng 3 và Trung tâm hành quân phụ trách.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:24:32 am

        V. TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ MỘT SỐ CƠ QUAN, TỔNG CỤC TRỰC THUỘC BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ

        1. Bộ Tư lệnh Hành quân

        Bộ Tư lệnh Hành quân thành lập ngày 20 tháng 5 năm 1961, là cơ quan chỉ huy chiến lược - chiến dịch cao nhất, trực tiếp dưới quyền của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

        Bộ Tư lệnh Hành quân có trách nhiệm và quyền hạn: chỉ huy các quân đoàn, các lực lượng trực thuộc và phối thuộc cho quân đoàn về mặt tác chiến; soạn thảo kế hoạch tác chiến chiến lược theo lệnh của Bộ Tổng tham mưu và kế hoạch sử dụng lực lượng; điều hành các cuộc hành binh theo kế hoạch và chỉ huy lực lượng tổng dự bị nếu được Bộ Tổng tham mưu giao quyền; nghiên cứu và phát triển khả năng tác chiến của quân đội về mặt chiến thuật và kỹ thuật. Tuy nhiên, do những thay đổi về cơ cấu tổ chức trong quân đội Sài Gòn nên từ năm 1965, Bộ Tư lệnh Hành quân giải thể và thay thế vào đó là Trung tâm hành quân chiến thuật thuộc Phòng 3, Bộ Tổng tham mưu. Trưởng phòng 3 đồng thời là giám đốc trung tâm.

        2. Phòng 1 (nhân sự)

        Phòng 1 có nhiệm vụ duy trì tổng quân số của quân đội và quân số các đơn vị; quản trị nhân viên; phát huy và duy trì tinh thần quân sĩ; giám sát kỹ thuật, pháp luật, trật tự trong quân đội. Phòng 1 nhân sự bao gồm các khối:

        Khối quân số: có các Ban điều xung, kiểm dụng.

        Khối pháp chế: có các Ban tinh thần, pháp chế, huy chương.

        Khối tuyển mộ và nhập ngũ: có Ban kiểm kết và Ban chưởng kế.

        Khối thiết kế: có các Ban chương trình và nghiên kế.

        Khối quy tắc nhân viên: có các Ban quy chế, dân chính, thủ tục quản trị.

        Ngoài ra, Phòng 1 còn có đơn vị trực thuộc là Trung tâm tuyển mộ và nhập ngũ các quân khu.

        3. Phòng tổng quản trị

        a) Nhiệm vụ

        Phòng tổng quản trị là nơi cung ứng quán số đầy đủ và kịp thời, đồng thời phải thi hành các công tác tuyển mộ, quân dịch, động viên; điều hành quản trị nhân viên làm các công việc: tái đăng, cho gia nhập ngạch quân dịch, phân loại nhân viên, thăng thưởng, giáng cấp, quản trị hồ sơ quân bạ, thuyên chuyển, bổ nhiệm, giải ngũ, sa thải, hưu trí, phép, ân thưởng huy chương... Riêng cơ quan hành chính tổng quản trị là nơi phải làm các việc như thống kê quân số, điều hành, kiêm toán văn thư nội bộ, cung cấp các ấn phẩm, mẫu in, bảo vệ tài liệu mật, giám sát việc sử dụng, lưu trữ hồ sơ theo chương trình, đào tạo hệ nhân viên ngành tổng quản trị, phụ trách quân bưu vụ.

        b) Tổ chức

        Lúc đầu khi tổng quân số của quân đội Sài Gòn còn ít nên Phòng tổng quản trị chỉ tổ chức thành ba khối:

        Khối kế toán quân số. có nhiệm vụ báo cáo quân số, tổn thất (chết, bị thương, mất tích), theo dõi nắm quân số sĩ quan, chuyên viên tiếp vận, cung cấp tin tức quân số cho các cơ quan liên hệ.

        Khối điều hành nhân viên: có trách nhiệm điều động, tái đăng, giải ngũ, khen thưởng, hộ tịch (kết hôn, điều chỉnh lý lịch, hộ tịch), quân ký, phép tắc.

        Khối hồ sơ quản trị hồ sơ: làm nhiệm vụ thuyên chuyển, cung cấp tin tức, bản sao liên quan đến hồ sơ quân bạ và căn cước quân nhàn.

        Sau này, khi quân số quán đội Sài Gòn ngày càng gia tăng nên Phòng tổng quản trị được cải tổ lại và biên chế thành tám khối: nghiên huấn, hành chính sự vụ, công chức, bổ nhiệm, thăng thưởng, huy chương, nhân sự vụ (tổn thất, kỷ luật, hộ tịch) và khối quân nhân loại 2 (có ban quản trị, ban huấn nghệ và tìm việc làm).

        c) Các cơ quan trực thuộc Phòng tổng quản tri:

        Gồm có: Trung tâm kỹ thuật an bài điện tử (máy tính điện tử); Trung tâm văn khố; Trung tâm trực nghiệm tâm lý; Trung tâm quân bưu; Trung tâm hồ sơ cá nhân; Trung tâm ấn loát các ấn phẩm; Trung tâm miễn dịch (có Phòng quân dịch và trù bị).


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:35:30 am
       
        d) So sánh nhiệm vụ giữa Phòng 1 và Phòng tổng quản

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/HT1_zpsvqzxxxuw.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/HT2_zpsldc60qgm.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/HT3_zpsc1mvbopm.jpg)
       


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:38:41 am
       
        4. Phòng 2 (tình báo)

        a) Nhiệm vụ

        Phòng 2 có nhiệm vụ theo dói tình hình quân sự của đối phương trong nước và các quốc gia lân cận như Lào và Cam-pu-chia; nhận định và ước tính khả năng quân sự của đối phương; cung cấp và yểm trợ tin tức cho các đơn vị tác chiến; phối hợp với Tổng cục Quân huấn để tổ chức, huấn luyện cán bộ quân báo; phối hợp với Phòng 1 (Bộ Tổng tham mưu) trong kế hoạch bổ sung nhân viên quân báo các cấp

        b) Tổ chức biên chế

        Quân số của Phòng 2 có khoảng 300 người (không kể quân số của hai đơn vị 101 và 306 là những đơn vị sưu tầm, yểm trợ về chuyên môn cho Phòng 2). Phòng 2 được tổ chức thành các khối:

        Khối quốc nội: quân số 100 người; chỉ huy trưởng là trung tá; có nhiệm vụ theo dõi tình hình trong nội địa miền Nam Việt Nam. Khối quốc nội bao gồm các ban: Ban quốc nội Vùng chiến thuật 1, 2, 3, 4; Ban ước tính (báo cáo tháng, năm, thống kê thiệt hại đối phương); Ban nghiên cứu (về tổ chức các binh quán chủng đối phương ở Việt Nam).

        Khối quốc ngoại: quân số 50 người; chỉ huy trưởng là trung tá; có nhiệm vụ theo dõi tình hình miền Bắc Việt Nam và sự viện trợ của các nước phe xã hội chủ nghía cho Bắc Việt Nam; tình hình quân sự, chính trị của Lào, Cam-pu-chia. Khối bao gồm các ban: Đông Nam Á (13 người); Bắc Việt (15 người); Ban nghiên cứu (15 người) chuyên viết các bài diễn văn cao cấp, xã luận báo chí; Ban liên lạc ngoại quốc (5 người) chuyên khai thác báo cáo của các tuỳ viên quân sự miền Nam Việt Nam ở nước ngoài gửi về (trừ Lào và Cam-pu-chia).

        Khối sưu tập: quân số 70 người; chỉ huy trưởng là trung tá; có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát lưu trữ các nguồn tin do mật báo viên cung cấp, các bản cung tù binh, hồi chánh; thiết lập các bản yêu cầu điều tra, hành lang, không ảnh, không thám, hệ thống kho tàng, ra-đa, không quân hệ thống ống dẫn dấu, máy bay của miền Bắc Việt Nam. Khối sưu tập bao gồm các ban: Ban phối hợp sưu tầm (15 người), làm các yêu cầu điều tra miền Bắc, miền Nam và hành lang; Ban không thám ảnh (20 người); Ban liên lạc không thám (18 người), làm yêu cầu và theo dõi không ảnh; Ban kiểm soát nguồn tin (17 người), theo dõi và lưu trữ các nguồn tin khai thác tù hàng binh, hồi chánh, mật báo viên, thống kê các tù binh, hồi chánh.

        Khối kế, huấn, tổ: có nhiệm vụ theo dõi quân số, nhân viên quân báo cáo cấp và nầm bản đồ các loại và huấn luyện nhân viên quân báo các cấp.

       c) Các đơn vị trực thuộc

        Để giúp Phòng 2 về phương diện sưu tầm tin tức và chuyên môn, còn có hai đơn vị trực thuộc: 101 và 306.

        Đơn vị 101 có quân số 700 người với năm biệt đội sưu tập ở bốn quân khu và Biệt khu Thủ đô mang tên Đoàn 65, 66, 67, 68 và 69.

        Đơn vị 306 có quân số là 300 người, được tổ chức sau khi Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam. Lúc đầu, đơn vị này có năm trung tâm hỗn hợp:

        Trung tâm quân báo hỗn hợp: có nhiệm vụ cung cấp cho Phòng 2 (Bộ Tổng tham mưu Quân lực việt Nam Cộng hoà) và Phòng 2 (Bộ Tư lệnh MACV) những tin tức khai thác liên quan đến lực lượng đối phương như không ảnh, thiết lập những bản đồ binh địa, theo dõi tình hình cầu cống, đường sá, địa thế đường mòn Hồ Chí Minh và những đường giao hên nội địa của Quân giải phóng.

        Trung tâm khai thác tài liệu hỗn hợp: có nhiệm vụ tập trung tất cả tài liệu do các quân khu, quân đoàn, sư đoàn, tiểu khu tịch thu được của đối phương trên các chiến trường, địa phương gửi về, kể cả báo chí, sách, phim ảnh của miền Bắc để khai thác rồi báo cáo cho Phòng 2 (Bộ Tổng tham mưu) và Phòng Tình báo (Bộ Tư lệnh MACV) sử dụng phổ biến cho các nơi liên quan.

        Trung tâm khai thác quân dụng hỗn hợp: quân số 30 người, có nhiệm vụ khai thác các loại vũ khí đạn dược, quân dụng tịch thu được của đối phương. Nhân viên của Trung tám khai thác quân dụng hỗn hợp phần lớn là chuyên viên các cục quân nhu, quân y, quán cụ, truyền tin biệt phái sang. Trung tâm này tổ chức thành các toán lưu động ở bốn quân khu. Sau khi khai thác xong sẽ biên soạn thành sách nhan đề "Chiến cụ của Việt cộng" để phổ biến rộng rãi cho các đơn. vị quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hoà. Riêng các loại vũ khí hiện đại như hỏa tiễn, SAM2, AT3 do chuyên viên Mỹ khai thác.

        Trung tâm thẩm vấn hỗn hợp: quân số 70 người, có nhiệm vụ xét hỏi tù binh, hồi chánh quan trọng hoặc có sự hiểu biết nhiều, thông thường tử cấp đại đội trở lên, sau đó lập thành các bản cung. Khi tình hình chiến sự căng thẳng, trung tâm này thường tăng phái các nhân viên cho các quán khu, quân đoàn.

        Trung tâm quản trị quân báo: có nhiệm vụ theo dõi và quản trị số nhân viên quân báo từ cấp hạ sĩ quan trở xuống, quản trị các đội quân báo của quân đoàn, sư đoàn, các đơn vị quân báo biệt phái đi với Mỹ.

        Sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam (30-6-1973), Đơn vị 306 chuyển các trung tâm hỗn hợp trên thành các khối.

        d) Mức độ tin cậy từ các nguồn tin do Phòng 2 (Bộ Tổng tham mưu) sắp xếp.

        Ưu tiên 1: Tin của Phòng 7 (trinh sát kỹ thuật).

        Ưu tiên 2: Ảnh không thám.

        Ưu tiên 3: Tin của Nha Kỹ thuật tung gián điệp, biệt kích ra miền Bắc Việt Nam).

        Ưu tiên 4: Sở liên lạc theo dõi các mật khu ở miền Nam và đường mòn Hồ Chí Minh.

        Ưu tiên 5: Cung tù binh, hồi chánh.

        Ưu tiên 6: Tài liệu thu được.

        Ưu tiên 7: Tin của các quân khu, quân đoàn...

        Ưu tiên 8: Mật báo viên của Đơn vị 101 (tin ít người sử dụng).

       e) Các nguồn tin tình báo

        Các tin tức tình báo thường được lấy từ các nguồn: Uỷ ban phối hợp tình báo quốc gia do tướng Đặng Văn Quang là phụ tá quân sự và an ninh Phủ tổng thống phụ trách; Phủ đặc uỷ tình báo; Phòng 2 (Bộ Tổng tham mưu); Phòng 7, Nha Kỹ thuật; Sở Liên lạc; Bộ Tư lệnh Cảnh sát quốc gia; Bộ Chiêu hồi.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:42:10 am

        5. Phòng 3 (tác chiến)

        a) Nhiệm vụ

        Phòng 3 trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, có nhiệm vụ phụ tá cho tham mưu trưởng về các vấn đề tổ chức, sử dụng lực lượng hành quân và an ninh lãnh thổ, bình định nông thôn; trực tiếp phụ trách Trung tâm hành quân chiến thuật và Trung tâm hành quân đặc biệt (điện tử).

        b) Tổ chức biên chế

        Tổ chức chỉ huy của Phòng 3 gồm có trưởng phòng, phụ tá trưởng phòng vế nghiên - kế (nghiên cứu và kế hoạch) ; phụ tá trưởng phòng về hành quân. Phòng 3 được tổ chức thành bảy khối:

        Khối tổ chức: có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng kế hoạch lúc lượng theo kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của Phòng 5; phối hợp với MACV dự trù các nhu cầu quân lực. Khối này gồm Ban kế hoạch - quân số (có tiểu ban quân chủng, lãnh thổ, binh chủng); Ban tổ chức; Ban nghiên cứu; Ban bảng cấp số (có tiểu ban điều hành xét duyệt, tiểu ban tu chỉnh bảng cấp so).

        Khối kế hoạch: có nhiệm vụ lập kế hoạch hành quân trung hạn, ngắn hạn, đặc biệt và theo dõi cách phục hồi các đơn vị. Khối có Ban kế hoạch; Ban kế hoạch đặc biệt; Ban nghiên cứu; Ban binh, quân chủng.

        Khối bình định phát triển: gồm có Ban nghiên cứu kế hoạch (yểm trợ bình định phát triển và tăng cường địa phương quân - nghĩa quân - phòng vệ dân sự); Ban bình định phát triển theo dõi kết quả bình định, chiêu hồi, phượng hoàng, toán dân sự vụ; Ban lãnh thổ chuyên kiểm tra, theo dõi lực lượng lãnh thổ về tổ chức trang bị, huấn luyện, kế hoạch phòng thủ các thị trấn, thị xã, đô thị, đồn bốt, căn cứ, kiểm tra tại chỗ kế hoạch phòng thủ, an ninh; Ban tư liệu thống kê; Ban kiểm đốc.

        Khối hành quân: có nhiệm vụ theo dõi các cuộc hành quân đang được tiến hành; tổng hợp, làm báo cáo và đề đạt sử dụng lực lượng tổng trù bị, lực lượng đồng minh. Khối bao gồm: Ban hành quân; Ban kinh nghiệm tác chiến; Ban thống kê thuyết trình; Ban an ninh di chuyển; Ban hành quân địa giới. Khối tác huấn, quân lễ: gồm có Ban nghiên huấn, Ban kinh nghiệm chiến trường (phân tích, xác định các điểm mạnh, yếu); Ban quân lễ (kiểm tra, hướng dẫn các cuộc tiếp, đón khách quốc tế, quân đội các nước, duyệt binh...).

        Khối an ninh lãnh thổ: gồm có Ban nghiên cứu - thiết kế; Ban an ninh diện địa có các sĩ quan theo dõi địa giới, sĩ quan đồn bốt cơ sở, đường sá, cầu cống, sông ngòi; Ban hóa quang.

        Khối điều hành không yểm chiến thuật: có nhiệm vụ phối hợp với không quân Mỹ và Việt Nam Cộng hoà để yểm trợ cho các cuộc hành quân. Khối bao gồm Ban điều hành; Ban liên lạc lục quân.

        c) Trung tâm hành quân chiến thuật

        Trung tâm hành quân chiến thuật trực thuộc Phòng 3 (Bộ Tổng tham mưu) là một sở chỉ huy, trong đó tập trung một số sĩ quan và phương tiện liên lạc truyền tin cần thiết để kiểm soát va phối hợp những cuộc hành quân chiến thuật. Trưởng phòng 3 đồng thời là giám đốc Trung tâm hành quân chiến thuật. Đây là đơn vị phải làm việc 24 trên 24 giờ. Thành phản nhân viên của trung tâm bao gom các sĩ quan Phòng 2, Phòng 3, yểm trợ (pháo binh), không quân chiến thuật, kiểm lưu không phận, chiến tranh chính trị, hóa học, truyền tin và các đại diện khác có thể có trong Trung tâm hành quán khi có nhu cầu và cần thiết.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:43:26 am

        6. Phòng 5 (kế hoạch)

        a) Nhiệm vụ

        Phòng 5 (Bộ Tổng tham mưu) có nhiệm vụ soạn thảo các kế hoạch chiến lược, các kế hoạch và chương trình phát triển tổ chức Quân lực việt Nam Cộng hoà theo đường lối của Bộ Quốc phòng hoạch định; tham gia soạn thảo các kế hoạch hên minh với lực lượng đồng minh khi được chỉ thị; nghiên cứu các dự án hoặc kế hoạch đặc biệt theo chỉ thị của thượng cấp; viết lịch sử quân đội và các cuộc chiến tranh hiện tại.

        b) Tổ chức biên chế

        Phòng 5 cũng như một số phòng khác trong Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà được tổ chức theo các khối:

        Khối kế hoạch: có nhiệm vụ soạn thảo các kế hoạch tiến công chiến lược, phòng thủ chiến lược quốc gia (biên giới, duyên phòng, bảo vệ hải đảo); phát triển những đề nghị về chiến lược kinh tế, chính trị, quân sự liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa; phối hợp với các cơ quan chức năng của chính phủ lập các kế hoạch liên quan. Khối kế hoạch bao gồm Ban kế hoạch dài hạn (kế hoạch AB hàng năm...); Ban kế hoạch liên minh; Ban kế hoạch cấp thời đặc biệt; Ban kế hoạch phát triển (ví dụ như kế hoạch hậu chiến...).

        Khối nghiên cứu sách lược: có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển và kiện toàn tổ chức Quân lực Việt Nam Cộng hoà; theo dõi sự phát triển của quân đội nước ngoài để bổ túc sự phát triển cho Quân lực việt Nam Cộng hoà; cung cấp ý kiến cho các cơ quan; quân, binh chủng những ý kiến về dự án phát triển, về .tổ chức, quân trang quân dụng, vũ khí... Khối bao gồm Ban nghiên cứu sách lược của Cộng sản; Ban nghiên cứu sách lược của Đồng minh; Ban nghiên cứu sách lược của Quân lực Việt Nam Cộng hoà.

        Khối sưu tầm: có nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu tài liệu quốc nội, tài liệu quốc tế, dịch các tài liệu nước ngoài; khai thác, thống kê, phân tích và tổng hợp các tin tức và tài liệu; soạn thảo các bản ước tính về tình hình chiến lược quốc tế; soạn thảo các bản ước tinh về mục tiêu chiến lược trong sách lược quốc gia. Khối sưu tầm có Ban ước tính; Ban tài liệu; Ban lượng giá công tác cải tiến Quân lực việt Nam Cộng hoà; Thư viện.

        Khối quân sử: có nhiệm vụ viết lịch sử quân đội Việt Nam từ xưa đến nay (từ thượng cổ đến trung cổ trong chế độ quân chủ, từ năm 1949 đến năm 1953 trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, từ 1964 trong chế độ cộng hoà); tổng hợp các tài liệu về tổ chức và sự trưởng thành của Quân lực Việt Nam Cộng hoà; nghiên cứu soạn thảo và phổ biến quân sử; quản trị các tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của quân đội; lưu trữ tài liệu, thành lập và quản trị bảo tàng viện. Khối quân sử có Ban sử liệu và chiến tích; Ban soạn thảo quân sử; Ban điều hành bảo tàng viện quân đội; Ban nghiên cứu và phân tích.

        c) Sự khác nhau giữa nhiệm vụ của Phòng 3 và Phòng 5 (Bộ Tổng tham mưu) về phương diện kế hoạch và tổ chức.

        Phòng 5 là cơ quan đảm trách những kế hoạch về chiến lược chính sách và tổ chức có tính chất lâu dài. Trong khi đó, Phòng 3 là nơi phụ trách những kế hoạch về chiến thuật và tổ chức có tính chất ngắn hạn. Cụ thể:

        Phòng 3 có nhiệm vụ thiết lập các kế hoạch ngân hạn đặc biệt và kế hoạch trung hạn cho quân lực cùng các kế hoạch hỗn hợp tương tự với lực lượng đồng minh; phát triển, phối hợp và đề nghị những vấn đề về chiến thuật, quan mềm về chính sách để điều khiển các cuộc hành quân của quân lực Việt Nam Cộng hoà; cứu xét, phát triển và đề nghị nhu cầu đơn vị quân lực để yểm trợ các kế hoạch hành quân; nghiên cứu tổng quát việc sử dụng Quân lực Việt Nam Cộng hoà và lực lượng Đồng minh trên phương diện chiến thuật.

        Phòng 5 có nhiệm vụ thiết lập các kế hoạch trung và dài hạn cho Quân lực Việt Nam Cộng hoà cùng kế hoạch phối hợp với Đồng minh; phát triển và chuẩn bị những kế hoạch chiến tranh liên minh, chiến lược và chính sách quân sự thuộc Quân lực việt Nam Cộng hoà; phát triển và đề nghị về chiến lược kinh tế và chính trị, quân sự liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Quân lực việt Nam Cộng hoà; phối hợp với các cơ quan liên quan của chính phủ trong việc thiết lập các kế hoạch liên quân; phát triển tổ chức quân lực dài hạn và quan niệm về yểm trợ những kế hoạch chiến lược của Quân lực Việt Nam Cộng hoà; soạn thảo các kế hoạch hậu chiến; nghiên cứu tổng quát và đề nghị việc sử dụng Quân lực Việt Nam Cộng hoà và Đồng minh đế yểm trợ cho mọi chiến lược quốc gia; nghiên cứu và đề nghị như cầu của từng đơn vị (số lượng và loại đơn vị nghiên cứu tổng quát và đề nghị việc sử dụng Quân lực Việt Nam Cộng hoà và Đồng minh trên phương diện chiến lược; nghiên cứu khả năng các đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng hoà trên phương diện tổ chức và trang bị; nghiên cứu sử dụng các quân binh chủng Quân lực Việt Nam Cộng hoà; nghiên cứu và giải quyết các đề nghị liên quan giữa quân đội với dân sự và giữa Quân lực Việt Nam Cộng hoà với lực lượng Mỹ và Đồng minh; soạn thảo các kế hoạch sử dụng quy chế hay thỏa ước về các lực lượng Đồng minh.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:44:48 am

        7. Phòng 6 (truyền tin - điện tử)

        a) Nhiệm vụ

        Phòng 6 là cơ quan chỉ đạo truyền tin điện tử cho cả ba quân chủng lục quân, không quân và hải quân; là cơ quan đảm tránh và phối hợp mọi vấn đề liên quan đến truyền tin điện tử cùng mật mã liên quân, liên bộ và Đồng minh (trừ phần truyền tin điện tử đặc biệt) ; nghiên cứu và ban hành sách lược, kế hoạch tổng quát về truyền tin điện tử cùng mát mã liên quân; phê duyệt các kế hoạch và dự án truyền tin điện tử hai quân, lục quân, không quân và các bộ, đồng thời giám sát việc thi hành.

        b) Tổ chức biên chế

        Phòng 6 được tổ chức thành các khối:

        Khối kế hoạch: gồm Ban kế hoạch; Ban kiểm kê và giám sát; Ban liên lạc và nghiên cứu; Ban truyền tin địa phương quân, nghĩa quân và xây dựng nông thôn.

        Khối khai thác: có Ban khai thác; Ban tần số; Ban cáp, mạch viễn liên; Ban viễn liên.

        Khối mật mã: có Ban kế hoạch, huấn luyện; Ban nghiên cứu kỹ thuật; Ban điều hành.

        Khối kỹ thuật điện tử: có Ban vô tuyến và trung tâm truyền tin; Ban kỹ thuật vô tuyến và trung tâm truyền tin Ban kỹ thuật hữu tuyến và tổng đài; Ban không kiểm trợ.

        Khối nghiên cứu sưu tầm: có Ban khai thác; Ban tiếp vận.

        c) Đơn vị truyền tin

        Các đơn vị truyền tin của Phòng 6 (Bộ Tổng tham mưu) bao gồm: Cục Truyền tin: là cơ quan chỉ huy binh chủng truyền tin.

        Các đơn vị khai thác truyền tin diện địa: có nhiệm vụ bảo đảm liên lạc về chỉ huy, hành chính, tiếp vận cho tất cả các cơ quan đơn vị toàn miền, kể cả không quân và hải quân. Trên cơ sở đó, các đơn vị này được tổ chức thành các liên đoàn và tiểu đoàn truyền tin diện địa gồm Tiểu đoàn 610 khai thác truyền tin thuộc Vùng 1 chiến thuật; Tiểu đoàn 66 khai thác truyền tin thuộc Vùng 2 chiến thuật; Tiểu đoàn khai thác truyền tin thuộc Vùng 3 chiến thuật; Tiểu đoàn khai thác truyền tin thuộc Vùng 4 chiến thuật.

        Các đơn vị khai thác truyền tin chiến thuật: có nhiệm vụ thiết lập các hệ thống liên lạc chiến thuật và nội bộ của các đơn vị chiến đấu bằng các vật liệu nằm trong bảng cấp số đơn vị. Biên chế ở các đơn vị truyền tin trong toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng hoà gồm Tiểu đoàn truyền tin thuộc Bộ Tổng tham mưu; Tiểu đoàn truyền tin thuộc các vùng chiến thuật, quân đoàn; Tiểu đoàn truyền tin các sư đoàn; Đại đội truyền tin Biệt khu Thủ đô; Đơn vị 123 truyền tin.

        Các đơn vị đặc biệt thuộc Phòng 6: gồm Trung tâm quy chuẩn lục quân có nhiệm vụ quy chuẩn tất cả các loại máy đo truyền tin cho các đơn vị truyền tin lục quân và kiểm soát các toán quy chuẩn lưu động tại các quân khu; Trung tâm điểu hành viễn liên có nhiệm vụ bảo đảm hệ thống viên liên quốc phòng một cách hoàn hảo, kiểm soát, quản đốc và chỉ đạo khai thác hệ thống truyền tin quốc phòng toàn miền Nam Việt Nam; Trung tâm điện ảnh truyền tin (trừ điện ảnh tâm lý chiến và quân báo) chuyên thực hiện phim huấn luyện; Đơn vị 600 tồn trữ, phân phối và bảo quản các quân dụng an ninh truyền tin gồm tài liệu mật mã và máy mã; Trung tâm quản trị vật liệu đặc biệt viễn liên bảo đảm sửa chữa các đài ICS.

        Ngoài ra, hệ thống truyền tin điện tử còn nằm trong thành phần tham mưu của các đơn vị lớn toàn quân như phòng 6 thuộc các quân đoàn, vùng chiến thuật, phòng truyền tin các sư đoàn và Biệt khu Thủ đô.

        Các đơn vị tiếp vận truyền tin của Phòng 6 (Bộ Tổng tham mưu): gồm Căn cứ 60 tiếp vận truyền tin (sau này giải thể và sáp nhập vào lục quân công xưởng); Trung tâm kiểm soát kế toán tất cả các quân dụng truyền tin thung cả ba quân chủng và các đơn vị quốc tế hoạt động ở miền Nam có nhiệm vụ chủ yếu là tân trang lại các quân dụng truyền tin.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:47:03 am

        8. Phòng 7 (trinh sát và an ninh kỹ thuật)

        a) Vài nét về nhiệm vụ và quá trình thành lập của Phòng 7

        Nhiệm vụ trọng tâm cua Phòng 7 là chặn nghe và giải mã các mạng truyền tin về chiến lược và chiến thuật của đối phương ở miền Bắc và cả miền Nam Việt Nam; kiểm soát an ninh truyền tin quân sự, dân sự, an ninh mật mã của Việt Nam Cộng hoà.

        Ngày 14 tháng 2 năm 1963, Phòng 7 thuộc Bộ Tổng tham mưu được thành lập và trực thuộc hoàn toàn tham mưu trưởng liên quân. Đến tháng 11 năm 1964, Oét-mô-len, Tư lệnh Bộ chỉ huy Mỹ ở miền Nam Việt Nam đề nghị tăng cường Phòng 7 để kiểm soát an ninh mật mã toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Một uỷ ban được thành lập bao gồm Phủ đặc Uỷ, Bộ Quốc phòng, Phòng 7 để nghiên cứu và cải biến Phòng 7 thành Tổng nha An ninh kỹ thuật quốc gia (dựa trên tổ chức NSA - National Security Agency của Mỹ) nhưng Nguyễn Khánh (khi đó là tổng thống Việt Nam Cộng hoà) chỉ thị xếp lại.

        Năm 1967, Toà đại sứ Mỹ đã nhiều lần thảo luận với Bộ Tổng tham mưu để nâng Phòng 7 lên bình diện quốc gia không đơn thuần chỉ là cơ quan an ninh của Bộ Tổng tham mưu. Vì vậy, ngày 17 tháng 5 năm 1968, Tham mưu Biệt bộ Phủ tổng thống đồng ý thành lập cơ quan an mnh kỹ thuật quốc gia trên cơ sở Phòng 7.

        Cuối năm 1968, sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân và các đợt tiến công tiếp theo của Quân giải phóng, Mỹ và Việt Nam Cộng hoà phát hiện đối phương hoạt động cả ở bốn quân khu từ vĩ tuyến 17 trở vào và nhận thấy tin trinh sát kỹ thuật rất hữu hiệu nên Toà đại sứ Mỹ và MACV đã thảo luận với Bộ Tổng tham mưu để tìm cách mở rộng Phòng 7.

        Đầu năm 1969, các biệt đội trinh sát kỹ thuật đặc biệt thuộc các sư đoàn bộ binh đã được thành lập và sau đó là các trung tâm kỹ thuật tại các quân khu.

        Ngày 1 tháng 5 năm 1969, ngành an ninh kỹ thuật đặc biệt chính thức ra đời bao gồm Phòng 7 (Bộ Tổng tham mưu); các Đơn vị 15, 16, 17 (phối hợp với Phi đoàn 718/EC47 thuộc Sư đoàn không quân số 5 Quân lực Việt Nam Cộng hoà); các trung tâm kỹ thuật quân khu, các biệt đội kỹ thuật đặc biệt thuộc các sư đoàn bộ binh và lực lượng tổng trù bị.

        Ngày 25 tháng 1 năm 1973, trước khi Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết, Uỷ ban liên lạc đặc biệt tại Đại sứ quán Mỹ và cơ quan đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ đã đến họp với Phòng 7 duyệt lại phương án mở rộng chức năng của ngành an ninh kỹ thuật, đặc biệt để xem xét về mọi nhu cầu cần được Mỹ yểm trợ sau ngừng bắn. Theo nội dung Hiệp định Pa-ri đã được ký kết, Mỹ không thể yểm trợ kỹ thuật cho một đơn vị quân sự mà chỉ có thể yểm trợ cho một cơ quan dân sự cấp quốc gia thuộc Phủ tổng thống. Vì vậy, Phòng 7 (Bộ Tổng tham mưu) đã được cải tổ thành "Tổng nha An ninh kỹ thuật quốc gia" trực thuộc Phủ tổng thống để tiếp tục nhận sự yểm trợ của Mỹ sau khi ngừng bắn.

        b) Tổ chức biên chế

        Phòng 7 có quân số là 3.661 người, bao gồm cơ quan tham mưu và các khối trực thuộc.

        Cơ quan tham mưu: quân số 125 người, trong đó có 51 sĩ quan, 53 hạ sĩ quan, 21 binh sĩ. Biên chế gồm Ban 1 (quân số 32 người), có nhiệm vụ hành chính quản trị nhân viên tiếp liệu của Phòng 7; Ban 2 (quân số 3 người), theo dõi điều tra lý lịch nhân viên toàn ngành.

        Khối 1 (khai thác tin tức), gồm bốn ban:

        Ban 3: quân số gồm có 6 người làm nhiệm vụ theo dõi bố trí binh lực của đối phương (trận liệt) và hành quân; liên lạc với Phòng 2, Phòng 3 (Bộ Tổng tham mưu) và Trung tâm hành quân để theo dõi và khai thác tình hình chiến sự.

        Ban 4: quân số có 13 người, là nơi khai thác tin tức tình báo qua truyền tin chiến thuật, qua tất cả các bản tin do Đơn vị 15, 16, 17 khai thác qua Phái bộ kỹ thuật Đài Loan phổ biến và tin của Ban liên hiệp quân sự thu qua điện đàm (Đơn vị 16).

        Ban 5: quân số 11 người, nơi khai thác tin tức Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Mặt trận dân tộc giải phóng, Đài BBC (do trung tâm Sài Gòn thu gửi tới)

        Ban 11: có nhiệm vụ khai thác tin tức thông tin chiến lược (do Mỹ cung cấp)1 (Vào thời gian này, quân đội Sài Gòn mới chỉ có một toán kiểm dịch khoảng 14 người hoạt động ở căn cứ Na-khon Pha-nom (đông bắc Thái Lan)). Nội dung thu chủ yếu là tin "xâm nhập" của miền Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam qua đường dây 559, tin hải quân miền Bắc, tin thực tập huấn luyện của không quân miền Bậc, tin hoạt động kinh tế của miền Bắc Việt Nam...

        Khối 2 (an ninh truyền tin) có nhiệm vụ thanh tra mật mã bạn, giám sát Ban 5, Ban 6 (Trung tâm truyền tin), gồm:

        Ban 6: quân số 8 người, có nhiệm vụ khai thác an mình truyền tin, thanh tra mật mã bạn (các đơn vị quân đội Sài Gòn thẩm tra cơ sở mật mã của lãnh thổ Nam Việt Nam và khai thác các dữ kiện an ninh truyền tin do Đơn vị 16 cung cấp).

        Ban 7: quân số 6 người, có nhiệm vụ liên lạc với Phòng 6 (Bộ Tổng tham mưu) lập thủ tục tham mưu để nhận tài liệu mật mã, máy rnã để cung cấp cho các đơn vị thuộc ngành.

        Ngoài ra, khối 2 còn có Trung tâm truyền tin dùng hệ thống viễn ẩn mã.

        Khối 3 (nghiên cứu, lập kế hoạch, tổ chức, huấn luyện và tiếp vận) gồm:

        Ban 8: quân số 20 người, có nhiệm vụ quản trị quân số, điều hoà tổ chức, bổ sung quân số toàn ngành, là cơ quan trung gian lập thủ tục tham mưu để nhận vật liệu máy móc, văn phòng phẩm cung cấp cho các đơn vị; liên lạc với Phòng 3 (Bộ Tổng tham mưu) lập bảng cấp số các đơn vị trong ngành; liên lạc với Phòng 6 (Bộ Tổng tham mưu) và Cục Truyền tin để nhờ sửa chữa máy móc; liên lạc với bộ phận tiếp vận lập kế hoạch xin viện trợ tiếp vận.

        Ban 9: quân số 3 người, có nhiệm vụ thanh tra định kỳ các trung tâm, các biệt đội, theo dõi các hoạt động của toán kỹ thuật hoạt động bên cạnh cấp trung đoàn và cấp tiểu khu; tổng kết, khen thưởng, thăng cấp.

        Ban 10 (huấn luyện): Có nhiệm vụ làm tham mưu, thủ tục phương trình huấn luyện toàn ngành; liên lạc vơi Tổng cục Quân huấn thành lập các kế hoạch huấn luyện trong năm, lập thu tụe tham mưu để gọi nhân viên đi thụ huấn các lớp huấn luyện về bộ binh tại các trường, các chuyên ngành chuyên môn khác. Ban 10 có liên hệ với các sĩ quan chuyên viên Đơn vị 15, 16, 17 để nghiên cứu và lập kế hoạch huấn luyện, bổ túc cho các chuyên viên, chương trình huấn luyện eho nhân viên mới tuyên dụng (nội dung huấn luyện về giải tích, mã thám, kiểm thính, sửa chữa, báo cáo do sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên viên hướng dẫn). Đâu cũng là nơi phân phối tài liệu huấn luyện do Tổng cục Quân huấn phổ biến.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:49:22 am

        c) Quan hệ giữa Phòng 7 và các đơn vị khác

        Phòng 7 có trách nhiệm chỉ huy, điểu hành tham mưu các đơn vị trực thuộc; là khâu trung gian yểm trợ vật liệu, máy móc, văn phòng phẩm; nhận xét, đúc kết, phổ biến các tin tức do các đơn vị, trung tâm, biệt đội kỹ thuật gửi về và được Mỹ yểm trợ; đôn đốc các đơn vị hoạt động, kiểm soát kỹ thuật; đề nghị thăng thưởng, ân thưởng cho toàn ngành; bổ sung quân số cho các đơn vị và có trách nhiệm tổ chức huấn luyện.

        Các đơn vị trực thuộc là nơi trực tiếp nhận và thực thi các mệnh lệnh của Phòng 7, gồm:

        Đơn vị 15: là cơ quan điểu hợp và sưu tầm tin tức tình báo truyền tin (giải tích, mế thám), yểm trợ các dữ kiện kỹ thuật cho Đơn vị 17, các trung tâm và biệt đội kỹ thuật, thiết lập các hệ thống điện đài theo dõi các đơn vị Quân giải phóng; mã dịch tất cả các công điện.

        Đơn vị 16: theo dõi mọi hồ sơ về an ninh truyền tin, chặn nghe các cuộc điện đàm của các cơ quan, đơn vị trong Quân lực việt Nam Cộng hoà; chặn nghe các cuộc điện đàm của Ban liên hiệp quân sự bốn bên (sau Hiệp nghị Pa-ri 1973).

        Đơn vị 17: là cơ quan xác định vị trí điện đài đối phương trên toàn lãnh thổ miền Nam bằng không vô tuyến trắc giác (định vị) phối hợp với hoạt động của không quân. kết quả thu nhận được sẽ báo cho Đơn vị 15 để đơn vị này sẽ xác định đúng các dữ kiện tin tức, sau đó báo lại cho Đơn vị 17.

        Trong thực tế, tình báo truyền tin Hoa Kỳ đã chuyển một phần lớn công tác kiểm thoại và định hướng các vị trí điện đài đặt ở mặt đất cho máy bay trên không để định vị vị trí đài đối phương, ghi âm các liên lạc truyền tin cao tần, siêu tần số và vi ba. Phương pháp này tuy tốn kém nhưng độ chính xác cao hơn.

        d) Quan hệ giữa Phòng 7 với Đài Loan và Mỹ

        Từ năm 1965-1968, Tổ viện trợ quân sự Đài Loan đặt một cơ sở kiểm thính Đài Loan tại Phú Bài do một đại tá phụ trách và 25 nhân viên. Sau Tết Mậu Thân (1968), do bị lực lượng Quân giải phóng tiến công dữ dội nên cơ sở này đã phải rút khỏi đây. Hằng ngày, Phòng 7 cho người đến lấy các bản tin về mọi hoạt động của quân đội miền Bắc ở miền Nam và Cam-pu-chia, lực lượng không quân miền Bắc (các phi trình, huấn luyện), tình hình chính trì, kinh tế (tàu biển Liên Xô, Trung Quốc vào cảng Hải Phòng...).

        Trước khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, Mỹ có Cụm kỹ thuật số 509 đặt ở sân bay Tân Sơn Nhất gần trại Đa-vít (509th - RRGP/RADIO Researeh Group)1 (Cụm nghiên cứu tin tức qua hệ thống điện đài 509) trong khu vực Đơn vị 15. Cụm kỹ thuật 509 có bố trí hoạt động ở cà địa bàn Phú Bài và Na-khon Pha-nom (Thái Lan). Trước khi đơn vị 509 tới, Mỹ chỉ có một đơn vị trinh sát kỹ thuật cấp lữ đoàn ở miền Nam Việt Nam, đó là Lữ đoàn 3 trinh sát kỹ thuật (3rd - RRBD/RADIO Research Brigade). Sau Hiệp định Pa-ri, Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam nên chl còn để lại một số bộ phận trinh sát kỹ thuật nhỏ, là đại diện ở trong Cơ quan tuỳ viện quân sự Mỹ ở Nam Việt Nam (DAO) và SLU (Special Liaison Unit). Cán bộ phận này có liên lạc chặt chẽ với Toà đại sứ Mỹ.

        Các cơ quan trên có nhiệm vụ cho Đơn vị 15 biết các dữ kiện kỹ thuật; cung cấp máy móc, thiết bị cho Phòng 7 (Bộ Tổng tham mưu Quân lực việt Nam Cộng hoà) để trang bị cho các đơn vị biệt đội và các trung tâm; sửa chữa các loại máy móc đắt tiền; đặc biệt thu thập những dữ kiện kỹ thuật về giải tích và hệ thống mật mã do Đơn vị 15 đã thu thập được (SLU giúp phương tiện di chuyển, viện trợ tài chính, văn phòng phẩm) nhằm mục đích bổ sung vào công trình nghiên cứu, theo dõi của cơ quan NSA (Mỹ).

        Trong thời gian tồn tại ở Nam Việt Nam, cơ quan tình báo truyền tin của Mỹ đã cung cấp cho Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn các bản tin tuần có nội dung: Lực lượng các đơn vị của quân đội miền Bắc trong khu vực Quân khu 3 và Hữu Ngạn; tin liên quan đến các chiến dịch của Quân đội nhân dân Việt Nam ở Lào và Quân khu 4; tin hoạt động của hàng hải và lực lượng hải quân miền Bác về huấn luyện, các tàu viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cập bến cảng Hải Phòng; tin không quân miền Bắc cất cánh và bay tập; tin dân sự như y tế, mỏ than, ngân sách, xây dựng đường sá và các trở ngại về vận chuyển hàng hoá, mưa bão, phòng chống lụt bão ở miền Bắc Việt Nam; việc vậh chuyển hàng hoá, đưa lực lượng từ Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam; vấn để di chuyển quân cua Quân đội nhân dân Việt Nam... Ngoài ra, Mỹ cũng đã đặt một trạm kiểm thính ở Na-khon Pha-nom (Thái Lan) để thu thập tin tức tình báo cần thiết phục vụ cho cuộc chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:51:35 am

        e) Các trung tâm kỹ thuật của Phòng 7

        Bốn trung tâm kỹ thuật của Phòng 7 bao gồm:

        Trung tâm kỹ thuật 1 - Đà Nẵng: quân số 306 người, phụ trách việt theo dõi các mục tiêu của đối phương ở miền Bắc, Quân khu 4, Quân khu 5, Mặt trận B4; Quân đoàn 1 và 2; Sư đoàn bộ binh 2, 3; các đơn vị liên quan đến Vùng 1 chiến thuật.

        Trung tâm kỹ thuật 2 - Plây Cu: quân số 280 người, theo dõi các mục tiêu ở Quân khu 6, 7; Mặt trận B3; các Sư đoàn bộ binh 10, 320, 698; Trung đoàn phòng không 271; các đơn vị có liên quan đến Vùng 2 chiến thuật.

        Trung tâm kỹ thuật 3 - Sài Gòn: quân số 274 người, theo dõi Bộ Tư lệnh R (Trung ương Cục miền Nam); Quân khu Sài Gòn - Gia Định; Quân đoàn 4...; Bộ chỉ huy Công binh M25, Bộ chỉ huy Đặc công M27; Sư đoàn phòng không 377, sư đoàn pháo binh 75; Sư đoàn bộ binh 5, 6, 7, 9 và các đơn vị có liên quan đến Vùng 3 chiến thuật.

        Trung tâm kỹ thuật 4 - Cần Thơ: quân số 199 người, theo dõi Quân khu 8, 9; Sư đoàn bộ binh 4, 8, 341 và các đơn vị có liên quan đến Vùng 4 chiến thuật, ... Ngoài ra, còn có các trung tám kỹ thuật chi nhánh ở Sông Mao, Vũng Tàu. Trong mỗi trung tâm kỹ thuật được biên chế bảy ban là Ban 1 (kiểm thính), Ban 2 (trắc giác), Ban 3 (giải tích), Ban 4 (mã thám), Ban 5 (tư liệu), Ban 6 (kiểm dịch), Ban 7 (liên lạc).

        Nhiệm vụ của các trung tâm kỹ thuật chủ yếu là đại diện cho Phòng 7 tại các bộ tư lệnh quân đoàn - vùng chiến thuật về các vấn đề kỹ thuật tình báo truyền tin; phối hợp với các phòng của bộ tư lệnh quân đoàn - vùng chiến thuật thực hiện kế hoạch sưu tầm tin tức về chuyên môn như khai thác các đài M theo chỉ thị của Phòng 7 và theo các yếu tố kỹ thuật do Đơn vị 15 cung cấp; phối trí với các toán kiểm thoại lưu động theo yêu cầu mới của quân khu; phối hợp với Đơn vị 17, liên lạc với phi cơ không vô tuyến trắc giác trong việc định vị mục tiêu; khai thác các yếu tố kỹ thuật do các biệt đội kỹ thuật báo cáo để thông báo cho các biệt đội kỹ thuật sử dụng; giám sát hoạt động kỹ thuật của các biệt đội kỹ thuật trong phạm vi vùng chiến thuật.

        g) Các biệt đội kỹ thuật cấp sư đoàn bộ binh

        Quân số mỗi biệt đội cấp sư đoàn tử 50 đến 60 người, có nơi lên tới 80 đến 100 người, trong đó có hai mã thám viên.

        Các biệt đội kỹ thuật cấp sư đoàn có nhiệm vụ kiểm thính các mục tiêu theo chỉ thị của Đơn vị 15, 17; khai thác các điện văn thu được làm bản tin kỹ thuật báo cáo lên sử đoàn; lập hồ sơ yếu tố kỹ thuật cung cấp cho các toán hành quân; tổ chức các toán kiểm thoái hành quân tăng phái cho các chiến đoàn hành quân, tiểu khu hành quân để sưu tầm và cung cấp tin cho chiến đoàn.

        Mỗi biệt đội kỹ thuật cấp sư đoàn có từ 2 đến 4 toán hành quân (mối toán 2 đến 8 người với 2 đến 4 máy); trung đội kiểm thính (quân số 40 người); trung đội trực giác (quân sổ 10 người) và các toán mã thám (4 người), giải tích (7 người), sửa chữa (3 người), liên lạc (11 người).

        Như vậy, có thể nói công tác tình báo truyền tin của Mỹ từ năm 1965 đã hoàn toàn chú trọng vào các hoạt động của các hợp đài vô tuyến điện của các đơn vị Quân giải phóng và Quân đội nhân dán Việt Nam nên kết quả rất khả quan, nhanh chóng và cụ thể. Tuy nhiên, Mỹ đã giấu kín được khả năng giải mã của mình và giải đoán liên lạc truyền tin qua các hợp đài vô tuyến điện của đối phương. Bên cạnh đó, công tác tình báo về không ảnh và hồng ngoại tuyến của Mỹ rất mạnh, có thể chụp cả vào lúc trời sắp tối và sau đó sẽ phát hiện dấu vết để lại của các đơn vị vận tải của đối phương di chuyển trong đêm hôm trước. Phim ảnh do các máy hồng ngoại tuyến, không kể đêm tối và lá ngụy trang, đều ghi nhận được các dấu tích trên mặt đất và địa đạo có người hay quân dụng.

        Từ năm 1967 trở đi, Mỹ mới bắt đầu huấn luyện kiểm dịch, sử dụng nhân viên người Việt để khai thác các băng thu phát ở Phú Bài và được đi cùng với các đơn vị lính thuỷ đánh bộ Mỹ để kiểm thoại. Mỹ thường sử dụng các loại máy thu và máy ghi âm đặc biệt để ghi lại những liên lạc âm thoại của các đơn vị Quân giải phóng và Quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động ở trên đường mòn Hồ Chí Minh, các liên lạc siêu tần số giữa các tỉnh Bắc Việt Nam. Đầu năm 1973, Mỹ yêu cầu Phòng 7 gửi các kiểm dịch viên sang làm việc tại trạm kiểm thính ở Thái Lan để thay kiểm dịch viên của Mỹ đang chuẩn bị rút về nước. Đồng thời, Mỹ cũng tăng cường sử dụng không vô tuyến trắc giác thay cho các đài cố định trên mặt đất và thu băng các đài vô tuyến điện của Quân giải phóng và Quân đội nhân dân Việt Nam bằng máy bay.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:53:00 am

        9. Tổng cục Quân huấn

        Tổng cục Quân huấn là trung tâm điều khiển hoạt động huấn luyện quân sự của Quân lực việt Nam Cộng hoà và các lực lượng khác trực thuộc Bộ Tổng tham mưu.

        a) Tổ chức biên chế

        Biên chế chỉ huy cơ quan Tổng cục Quân huấn gồm có tổng cục trưởng, tổng cục phó, tham mưu trưởng tổng cục và phụ tá phối hợp huấn luyện quốc tế quân viện.

        Trực thuộc tổng cục bao gồm các sở:

        Sở nghiên cứu kế hoạch: có Phòng chương trình huấn luyện thuộc các quân trường; Phòng nghiên cứu học chế; Phòng kế hoạch; Phòng phân tích thống kê; Phòng chương trình huấn luyện thuộc các trung tâm huấn luyện.

        Sở binh thư và sưu tầm binh thư: gồm Phòng sưu tầm binh thuyết; Phòng binh thư; Phòng điều hành; Phòng điều hành sinh hoạt chiến tranh chính trị; Uỷ ban xét duyệt binh thư, quân huấn.

        Sở quân trường: có các phòng, trường hên quân; phòng, trường chuyên môn; Phòng du học; phòng lượng giá huấn luyện.

        Sở trung tâm huấn luyện: có Phòng trung tâm huấn luyện; Phòng huấn luyện đơn vị; Phòng dân huấn; Phòng lượng giá huấn luyện.

        Sở hành chính yểm trợ: gồm Phòng nhân viên; Phòng tiếp liệu; Phòng ngân sách huấn luyện và phát triển căn cứ.

        Uỷ ban ngân sách chiến trường: có Ban điều hành; Ban sưu tầm; Ban nghiên cứu tổng quát.

        Văn phòng sưu tầm phát triển quân huấn: có Ban phát triển kỹ thuật huấn luyện; Ban phát triển tác xạ và huấn luyện thể chất.

        b) Các cơ quan trực thuộc và quân trường - trung tâm huấn luyện

        Toàn bộ Tổng cục Quân huấn có 68 quân trường, trung tâm huấn luyện. Trong đó:

        Cơ quan trực thuộc:

        Hai cơ quan trực thuộc của Tổng cục Quân huấn là Trung tâm trợ huấn luyện cụ và Trung tâm huấn luyện thính thị (nghe nhìn).

        Quân trường - trung tâm huấn luyện:

        Thuộc các quân, binh chủng chiến đấu: gồm bảy trường là chỉ huy tham mưu, võ bị Đà Lạt, bộ binh, hạ sĩ quan, thiếu sinh quân, pháo binh, thiết giáp. Huấn luyện binh chủng chuyên môn: gồm 14 quân trường và trung tâm là công binh, quân cụ, quân nhu, quân y, quân vận, quân cảnh, quân nhạc, quân báo Cây Mai, truyền tin, tổng quản trị, hậu cần - tài chính, sinh ngữ quân đội, binh xưởng quân khí, vận tải và thể dục quân sự.

        Huấn luyện quân chủ lực: gồm bảy trung tâm là Trung tâm huấn luyện Đống Đa (Vùng 1 chiến thuật), Trung tâm huấn luyện Lam Sơn (Vùng 2 chiến thuật), Trung tâm huấn luyện Quang Trung (Vùng 3 chiến thuật), Trung tâm huấn luyện Chi Lăng (Vùng 4 chiến thuật), Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp (vận tải), Trung tâm huấn luyện nữ quân nhân và Trung tâm huấn luyện biệt động quân (Dục Mỹ).

        Huấn luyện địa phương quân - nghĩa quân: gồm 16 trung tâm ở Thừa Thiên, Phù Cát, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Lây Cu, Đắc Lắc, Tuyên Đức, Phước Tuy, Tây Ninh, Cai Lây, Vĩnh Bình, Kiên Giang, Định Tường, Bạc Liêu, Bình Dương.

        c) Hệ thống các trường sĩ quan trực thuộc Tổng cục Quân huấn

        Trường cao đẳng Quốc phòng là nơi chuyên huấn luyện cán bộ cấp đại tá trở lên và công chức cao cấp đã tốt nghiệp khoá tham mưu cao cấp. Nội dung học bao gồm các kiến thức thuộc lĩnh vực quốc phòng và sách lược quốc gia.

        Các trường chỉ huy tham mưu cao cấp của lục quân, không quân, hải quân có nhiệm vụ đào tạo cán bộ cấp tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng và tham mưa trưởng sư đoàn; đào tạo cán bộ cấp tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh. Bên cạnh đó là các trường chỉ huy tham mưu trung cấp của không quân, hải quân, lục quân (Thủ Đức) và các ngành chuyên môn; các khoá bổ túc của lực lượng không quân, hải quân, đại đội trưởng bộ binh và ngành chuyên môn khác.

        Thủ tục đào tạo từ tân binh, sĩ quan đến các chuyên viên được thực hiện như sau:

        Về mặt đào tạo, tất cả các quân nhân mới tuyển (sĩ quan hạ sĩ quan, binh sĩ, nữ quân nhân) đều phải học hết chương trình huấn luyện cơ bản của bộ binh rồi mới học tiếp các chương trình huấn luyện chuyên môn.

        Chương trình huấn luyện bộ binh ấn định cho từng đối tượng như sau: Đối với sĩ quan là tân binh - 33 tuần (trong đó có 9 tuần là chương trình huấn luyện tân binh và 24 tuần chương trình huấn luyện sĩ quan). Sĩ quan hiện dịch được đào tạo ở trường võ bị Đà Lạt các nội dung cơ bản về quân sự, văn hóa (tương đương chương trình đại học). Sau khi tốt nghiệp, những sĩ quan này có đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo, đồng thời trở thành những cán bộ huấn luyện quân sự giỏi.

        Đối với chương trình bổ túc, ngoài các khoa đào tạo trên nhằm mục đích duy trì khả năng chuyên môn và nâng cao kiến thức quân sự còn mở thêm các khoa sau đây: ngành chỉ huy tham mưu (có các lớp đại đội trương, liên đoàn trưởng, bộ binh cao cấp, chi huy và tham mưu cao cấp, cao đang quốc phòng); sĩ quan chuyên viên (gồm có sĩ quan quân báo, tài chính - hành chính, tiếp liệu và lớp căn bản tổng quản trị). Ngoài hệ thống các trường chỉ huy trong nước, quân đội Sài Gòn còn đưa học viên ra nước ngoài để đào tạo ở các trường (chủ yếu là Mỹ): sĩ quan chỉ huy tham mưu Li-vơn-uốt (Fort Leavenworth), bộ binh Ben-ninh (F. Benning), thiết giáp Cơ-nốc (F. Knox), truyền tin Mơn-ma-út (F. Monmouth), pháo binh Sin (F. Sill), công binh Ben-vâu-ơ (F. Belvoir), quân cảnh Go-đơn (F. Gordon), quân nhu Lâu-i (F. Loe), nữ quân nhân Cli-len (F.Mac. Clelan), quân cụ A-bơ-đơn (F. Aberden), quân vận Iu-stit (F. Eustis), quân y Hu-stơn (F. S. Houston), quân nhạc No-phoóc (F. Norfolk), chiến tranh chính trị Brac (F. Bragg), tổng quản trị Ben-gia-min (F. Benjamin), tình báo cao cấp Hô-la-bớt (F. Holabird), sinh ngữ Lác-len (F.Lakland). Ngoài ra, các sĩ quan còn được gửi đi học ở trường tình báo Ô-ki-na-oa (Nhật Bản); học về tác chiến trong rừng ở Ma-lai-xia, Sinh-ga-po; trao đổi Anh ngữ ở Ô-xtrây-lia.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:54:08 am

        10. Tổng cục Chiến tranh chính trị

        a) Nhiệm vụ, đối tượng của Tổng cục Chiến tranh chính trị

        Tổng cục Chiến tranh chính trị là cơ quan có chức năng xây dựng, bồi dưỡng và nâng cao "lòng trung thành" của các quân nhân thuộc Quán lực Việt Nam Cộng hoà đối với dân tộc, với “lý tưởng quốc gia" và đối với lãnh đạo chỉ huy của họ; là nơi tranh thủ và duy trì sự hợp tác của dân chúng; làm mất lòng tin và sự trung thành của sĩ quan, binh lính đối phương bị bắt hoặc chiêu hồi về chủ nghĩa cộng sản.

        Đối tượng chiến tranh chính trị của Quân lực Việt Nam Cộng hoà được chia ra từng loại như sau:

        Đối với quân đội: tất cả quân nhân và gia đình của quân chủ lực, địa phương quân và nghĩa quân.

        Đối với dân: tất cả mọi người dân bên này và bên kia vĩ tuyến 17, kể cả vùng bất an hay quốc gia bạn (Lào, Cam-pu-chia).

        Đối phương: Những người trong các tổ chức cách mạng, hoạt động cho tổ chức ở nội biên và ngoại biên, kể cả các quốc gia có cảm tình với miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

        b) Tổ chức biên chế

        Chỉ huy cấp tổng cục có tổng cục trưởng, tổng cục phó, phụ tá đặc biệt cho tổng cục trướng, phụ tá đặc trách địa phương quân - nghĩa quân, phụ tá đặc trách kế hoạch, phụ tá đặc trách tù binh kiêm chủ tịch Uỷ ban trung ương cứu xét thỉnh nguyện của tù binh.

        Cơ quan văn phòng.

        Cơ quan văn phòng Tổng cục Chiến tranh chính trị được tổ chức thành các khối:

        Khối tổ chức: gồm có Phòng huấn luyện; Phòng nghiên cứu tổ chức; Phòng nhân viên; Uỷ ban phối hợp yểm trợ tiền tuyến và Ban hướng đạo sinh.

        Khối ngân sách: có Phòng mãi ước.

        Khối thể dục thể thao: có các cố vấn Nam Triều Tiên giúp đỡ

        Khối tù binh vụ: có cơ quan phóng thích tù binh.

        Khối thông tin giao tế dân sự: phụ trách một số tờ báo, trong đó có Toà soạn báo Tiền tuyến và Phòng thông tin.

        Khối kế hoạch: gồm có Phòng kế hoạch, Phòng binh - vận, Phòng địch vận, Phòng dân vận xã hội.

        Khối hành chính.

        Cục Chỉnh huấn:

        Cục Chỉnh huấn có nhiệm vụ hướng dẫn thiết kế, yểm trợ, giám sát, theo dõi, đánh giá, báo cáo việc thực hiện công tác giáo dục chính trị, thông tin nội bộ, sinh hoạt văn hóa tinh thần (trong đó có thể dục thể thao), phong trào xây dựng đơn vị, công tác thi đua...

        Cục Chỉnh huấn được tổ chức thành các khối: kế hoạch, sinh hoạt lãnh đạo, giáo dục; Phòng chỉnh huấn địa phương quân - nghĩa quân và Trung tâm huấn luyện cán bộ chiến tranh chính trị. 

        Cục Tâm lý chiến:

        Cục Tâm lý chiến có nhiệm vụ hướng dẫn thiết kế, yểm trợ giám sát, theo dõi, đánh giá, báo cáo thực hiện công tác dân vụ (kể cả thông tin báo chi), địch vận và yểm trợ công tác của cơ quan chỉnh huấn, xã hội, tuyên uý, an ninh.

        Cục Tâm lý chiến được tổ chức thành các khối: kế hoạch, hành chính, kỹ thuật (Đài phát thanh quân đội, Đài phát thanh tuyến Phú Thọ, Phòng vô tuyến truyền hình quân đội Phòng báo chí, Phòng ấn họa và Phòng văn nghệ), khối tình báo tâm lý chiến có phòng sưu tầm, kế hoạch, công tác.

        Cục An ninh:

        Cục An ninh có nhiệm vụ hướng dẫn, thiết kế, yểm trợ, giám sát, theo dõi, báo cáo việc thực hiện công tác điều chỉnh an mình, cơ cấu và tin tức quân sự mật, bảo vệ tinh than quân sĩ, chống phiến động, phá hoại, gián điệp, binh vận.

        Biên chế tổ chức của cục bao gồm các khối:

        Khối yểm trợ: quân số 50 người, có ba phòng (nhân viên, tiếp vận, tài chính) và hai ban (quân y và thông tin);

        Khối giám sát: quân số 60 người, có ba phòng (giám sát quân kỳ, giám sát chiến lực và thị đốc).

        Khối phản tình báo: quân số 200 người, có nhiệm vụ bảo đảm an ninh nhân viên, an ninh cơ sở, an ninh tài liệu, chống công tác binh vận một trong ba mũi giáp công của lực lượng cách mạng), theo dõi nhân viên ngụy có nghi ngờ làm cơ sở cho cách mạng hoặc do đối phương cài vào. Khối phản tình báo được tổ chức thành bốn phòng là Phòng sưu tầm có văn khố riêng giữ "hồ sơ chết" gồm những người khả nghi là có kế hoạch phản tình báo (có Ban sưu tầm chuyên lập lưới mật báo viên tại các đơn vị quân đội để theo dói các hoạt động binh vận của đối phương và ban khai thác hỏi cung những cán bộ cách mạng bị bắt liên quan đến binh vận); Phòng điều hành; Phòng khai thác và Phòng "bốn bên".

        Khối phòng gian bảo mật: quân số 100 người, có bốn phòng là Phòng kế hoạch, Phòng phòng gian, Phòng bảo mật, Phòng văn khố (hồ sơ nổi).

        Khối an ninh quân đội địa phương quân - nghĩa quân.

        Ngoài ra, Tổng cục Chiến tranh chính trị còn có một số cơ quan khách như Cục Xã hội, Nha Tuyên uý (phật giáo, công giáo, tin lành), Trường đại họe Chiến tranh chính trị, Trường Xã hội quân đội, Trung tâm huấn luyện cán bộ chiến tranh chính trì và năm tiểu đoàn chiến tranh chính trị ở bốn vùng chiến thuật và Biệt khu Thủ đô.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 05:55:38 am

        11. Tổng cục Tiếp vận

        a) Nhiệm vụ

        Tổng cục Tiếp vận là nơi nghiên cứu chính sách, đường lối và hoạch định chương trình tiếp vận cho toàn thể Quân lực việt Nam Cộng hòa và các lực lượng khác khi được chỉ định; là nơi xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan đến tiếp vận, bảo toàn, chuyển vận, y tế, địa ốc, kiến tạo, dịch vụ; soạn thảo và phổ biến các kế hoạch tiếp vận liên quan đến cả việc ấn định trách nhiệm tiếp vận cho mỗi quân binh chủng; trù liệu việc phân phối tài nguyên quốc gia (vật lực) khi động viên nhám thỏa mãn nhu cầu quân lực; đôn đốc và điều hành công tác tiếp vận tại đơn vị, phối trí tham mưu để thiết lập các kế hoạch tiếp vận và giám sát các hoạt động tiếp vận cho toàn thể quân lực; tập trung và cứu xét các dự án ngân sách của các cục tiếp vận các quán đoàn, vùng chiến thuật; đồng thời hướng dẫn hoặc cho ý kiến liên quan đến các thủ tục thi hành ngân sách của cục tiếp vận; tập trung và đệ trình dự án quân số của ngành tiếp vận, giám sát và điều hoà nhân viên và quân số các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

        b) Tổ chức biên chế các cơ quan Tổng cục Tiếp vận

        Chỉ huy cao nhất của cơ quan Tổng cục Tiếp vận là tổng cục trưởng kiêm tham mưu phó tiếp vận thuộc Bộ Tổng tham mưu. Bên cạnh đó là các tổng cục phó, tham mưu trưởng tổng cục, phụ tá địa phương quân - nghĩa quân, phụ tá không quân, hải quân.

        Các cơ quan trực thuộc tổng cục bao gồm các sở:

        Sở Nhân huấn: được tổ chức thành ba phòng là Phòng nhân viên (trong đó có Ban bổ nhiệm); Phòng huấn luyện (có Ban phối hợp huấn luyện, Ban kế hoạch nghiên cứu) và Phòng tổng vụ.

        Sở Điều hoà vận chuyển: có Phòng điểu hoà (dưới phòng là Ban di chuyển nhân viên, Ban di chuyển quân dụng, Ban ngân sách, Ban nghiên huấn); Phòng thuỷ bộ (gồm Ban thuỷ vận, Ban bộ vận, Ban biển và phương tiện, Ban điều hành); Phòng không vận.

        Sở Tài chính: có Phòng hành chính binh đoàn, Phòng thực hiện, Phòng ngân sách.

        Sở Kế hoạch chương trình: gồm Phòng chương trình, Phòng kế hoạch, Phòng tổ chức, Phòng tổ chức bảng cấp số.

        Sở Tiếp liệu bảo toàn: gồm Phòng phân phối, Phòng bảo toàn, Phòng nhu cầu. Trong Phòng nhu cầu có Ban vũ khí nặng, Ban công binh, Ban truyền tin, Ban quân y, Ban quân nhu, Ban quân xa, Ban đạn dược hóa chất, Ban chiến lợi phẩm, Ban kiểm soát bảo toàn, Ban thống kê, Ban dự trữ.

        Sở phát triển căn cứ: gồm Phòng tân công tác; Phòng căn cứ, kiều lộ; Phòng tu bổ; Phòng địa ốc.

        Uỷ ban kiến tạo gia cư quân đội: có Phòng địa ốc, tạo tác, Phòng kế toán tài chính và Phòng tiếp liệu.

        Uỷ ban liên bộ địa ốc: có Phòng hành chính pháp quy và Phòng điều hoà công tác.

        Trung tâm quản trị quân dụng: có khối tiếp liệu (trong đó có Phòng điều hoà tiếp liệu và Ban cơ vận thay thế); khối vật liệu thượng đẳng; khối kế hoạch; khối kiểm kê; khối yểm trợ.

        Ngoài ra, Tổng cục Tiếp vận Quân lực việt Nam Cộng hoà còn có một số các uỷ ban trực thuộc như Uỷ ban binh thư tiếp vận, Uỷ ban quản trị kế hoạch ENHANCE (được Mỹ tăng cường vũ khí cho quân đội Sài Gòn khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”), Uỷ ban nghiên cứu cải cách tiếp vận Pát Phin-đơ (Path Finder - người tìm đường), công xưởng lục quân.

        c) Tổ chức bộ chỉ huy tiếp vận các vùng chiến thuật và Biệt khu Thủ đô

        Quân đội Sài Gòn tổ chức hệ thống tiếp vận toàn quân thành năm ban chỉ huy tiếp vận ở bốn vùng chiến thuật và Biệt khu Thủ đô: Ban chỉ huy tiếp vận 1, 2, 3, 4 và Ban tiếp vận Biệt khu Thủ đô.

        Riêng Ban chỉ huy tiếp vận 3 (Long Bình) được tổ chức thành hai khối và một trung tâm: Khối kế hoạch - huấn luyện (dưới khối là năm phòng: tiếp liệu bảo toàn, vận chuyển, phát triển nghiên cứu, hành chính mãi ước và tổng quản trị); khối chiến tranh chính trị và Trung tâm yểm trợ không quân. Bộ chỉ huy căn cứ đồng tại Long Bình.

        d) Tổ chức điều hành tiếp vận ở cấp quân khu, quân đoàn, sư đoàn

        Phụ trách tiếp vận ở các quân khu, quân đoàn, sư đoàn có nhiệm vụ dự trù, thực hiện phân phối, tồn trữ bảo toàn, di tản kiểm soát quân trang, quân dụng, thực phẩm; xây cất trưng dụng, tu bổ và cư trú; chuyển vận; tản thương, điều trị, mai táng.

        Hoạt động tiếp vận trên chiến trường gồm các công việc như sau: tiếp liệu, tản thương và điều trị, chuyển vận, công dịch và bảo toàn do một số ban phụ trách như Ban nhân viên. Ban tiếp vận, Ban chuyển vận và Ban địa ốc.

        Bộ phận tiếp vận ở các cấp quân khu, quân đoàn, sư đoàn là nơi tiếp hếu (đưa công tác quân dụng từ kho đến nơi tiêu thụ hàng) và phân loại các mặt hàng: Loại I chi vật dụng cho người và súc vật tiêu thụ gồm thực phẩm các loại; loại II gồm quân trang, quân dụng trang bị cho binh sĩ và các đơn vị có trong bảng cấp số; loại III cung cấp nhiên liệu và hợp chất tương ứng cho động cơ quân xa, cơ giới (ngoại trừ hóa chất cho súng phun lửa) ; loại IV bao gồm tất cả các quân dụng cấp phát thêm ngoài bảng cấp số cho binh sĩ hoặc đơn vị để thỏa mãn nhu cầu chiến đấu (dây thép gai, máy kéo...); loại V gồm đạn dược (lựu đạn, chất nổ, mìn, hóa chất phun lửa...).

        Trong tiến công, các sư đoàn bộ binh thường tổ chức các tiểu đoàn tiếp vận có khả năng lưu động để yểm trợ cho sư đoàn hoặc các trung đoàn, vì ngoài các thành phần yểm trợ cố định còn có các đơn vị lưu động (trung đội tiếp liệu, toán tiếp liệu loại IV, trung đội bảo toàn, toán thu nhặt thi hài...).

        Trong phòng ngự, quân đội Sài Gòn thường tiếp vận trong thế thủ và đều dựa vào khả năng tiếp vận diện địa.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:06:29 am

        VI. TỔ CHỨC CÁC VÙNG CHIẾN THUẬT, QUÂN ĐOÀN, TIỂU KHU

        1. Quá trình tổ chức

        Theo sắc lệnh ngày 13 tháng 4 năm 1961 (Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược và quy luật hoạt động của Mỹ, ngụy trên chiến trường B2 (Dự thảo). Phòng tổng kết địch thuộc Ban tổng kết chiến tranh B2. 1984. tr. 97), tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định giải tán các tổ chức quân khu, chia lãnh thổ thành các vùng chiến thuật, khu chiến thuật, tiểu khu (tỉnh) và chi khu (quận), đặc biệt chú trọng kiện toàn cấp tiểu khu và chi khu nhằm tạo điều kiện cho việc càn quét và bình định từng địa phương trên toàn miền Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, Diệm còn thành lập các quân đoàn mỗi quân đoàn biên chế từ hai đến bốn sư đoàn. Toàn miền Nam Việt Nam chia thành ba vùng chiến thuật. Mỗi vùng do một quân đoàn phụ trách. Bộ tư lệnh quân đoàn đồng thời là bộ tư lệnh vùng chiến thuật.

        Vùng 1 chiến thuật do Quân đoàn 1 phụ trách gồm các tỉnh từ Quảng Ngãi ra vĩ tuyến 17.

        Vùng 2 chiến thuật do Quân đoàn 2 phụ trách gồm các tỉnh cao nguyên và cực Nam Trung Bộ (từ Bình Định trở vào).

        Vùng 3 chiến thuật do Quân đoàn 3 phụ trách gồm các tỉnh Nam Bộ (kể cả miền Đông, miền Tây và một số tỉnh miền Trung).

        Từ năm 1963 (Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược và quy luật hoạt động của Mỹ, ngụy trên chiến trường B2 (Dự thảo). Phòng tổng kết địch thuộc Ban tổng kết chiến tranh B2. 1984. tr. 112), chính quyền Sài Gòn tách các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khỏi Vùng 3 chiến thuật để tổ chức thêm Vùng 4 chiến thuật và Quân đoàn 4 được thành lập. Như vậy, cho đến trước năm 1969, quân đội Sài Gòn tổ chức lãnh thổ và lực lượng quân đội thành bốn vùng chiến thuật. Mỗi vùng chiến thuật do một quân đoàn được chỉ định kiêm nhiệm. Trực thuộc các vùng chiến thuật có các khu chiến thuật và biệt khu. Mỗi khu chiến thuật do một sư đoàn bộ binh được chỉ định kiêm nhiệm.

        Vùng 1 chiến thuật - Quân đoàn 1:

        Vùng 1 chiến thuật - Quân đoàn 1 thành lập ngày 1 tháng 6 năm 19572 (Encydopedia of the Vietnam war. Nxb Staley I. Kutler, 1996, tr. 379), bao gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Tín và Quảng Ngãi. Sở chỉ huy Vùng 1 chiến thuật đóng tại Đà Nẵng. Các khu chiến thuật trực thuộc Vùng 1 là Khu chiến thuật 11 (sở chỉ huy đóng tại Huế) gồm các tiểu khu Quảng Trị và Thừa Thiên; Khu chiến thuật 12 (Sở chỉ huy đóng tại Tam Kỳ) gồm các tiểu khu Quảng Ngãi, Quảng Tín và Biệt khu Quảng Nam - Đà Nẫng.

        Tư lệnh Vùng 1 chiến thuật - Quân đoàn 1 từ năm 1957-1975:

        - Trung tướng Trần Văn Đôn: 15-10- 1957 đến 7-12-1962.

        - Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm: 7-12-1962 đến 21-8-1963.

        - Thiếu tướng Đỗ Cao Trí: 21-8-1963 đến 11-12-1963.

        - Trung tướng Nguyễn Khánh: 11-12-1963 đến 30-1-1964.

        - Thiếu tướng Tôn Thất Xứng: 30-1-1964 đến 14-11-1964.

        - Trung tướng Nguyễn Chánh Thi: 14-11-1964 đến 14-3-1966.

        - Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuẩn: 14-3-1964 đến 9-4-1966.

        - Trung tướng Tôn Thất Đính: 9-4-1966 đến 15-5-1966.

        - Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao: 15-5-1966 đến 20-5-1966.

        - Tướng Trần Thanh Phong: 20-5-1966 đến 30-5-1966.

        - Trung tướng Hoàng Xuân Lãm: 30-5-1966 đến 3-5-1972.

        - Trung tướng Ngô Quang Trưởng: 3-5-1972 đến 30-4-1975.

        Vùng 2 chiến thuật - Quân đoàn 2

        Vùng 2 chiến thuật - Quân đoàn 2 thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1957 (Encydopedia of the Vietnam war. Nxb Staley I. Kutler, 1996, tr. 379), hoạt động tác chiến ở toàn bộ vùng cao nguyên miền Trung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm các tỉnh Kon Tum, Lây Cu, Phú Bổn, Bình Định, Phú yên, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận. Trong Vùng 2 chiến thuật có vùng chiến thuật đặc biệt bán tự trị, gọi là Biệt khu 24 đóng tại thị xã Kon Tum do Trung đoàn độc lập 24 đảm nhiệm, bao gồm toàn bộ khu biên giới giáp Lào (Thành lập tháng 7 năm 1966 và giải thể vào tháng 4 năm 1970).

        Sở chỉ huy Vùng 2 chiến thuật đóng tại Lây Cu bao gồm Khu chiến thuật 22 (sở chỉ huy ở Quy Nhơn) có các tiểu khu Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn; Khu chiến thuật 23 (sở chỉ huy ở Buôn Ma Thuột) gồm các tiểu khu Đắc Lắc, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Thuận, Nịnh Thuận.

        Tư lệnh Vùng 2 chiến thuật - Quân đoàn 2 từ năm 1957-1975.

        - Thiếu tướng Trần Ngọc Tâm: 1-10-1957 đến 13-8-1958.

        - Thiếu tướng Tôn Thất Đính: 13-8-1958 đến 20-12-1962.

        - Trung tướng Nguyễn Khánh: 20-12-1962 đến 12-12-1963.

        - Trung tướng Đỗ Cao Trí: 12-12-1963 đến 15-9-1964.

        - Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có: 15-9-1964 đến 25-6-1965.

        - Trung tướng Vĩnh Lộc: 25-6-1965 đến 28-1-1968.

        - Trung tướng Lư Lan: 28-1-1968 đến 28-8-1970.

        - Trung tướng Ngô Du: 28-8-1970 đến 30-10-1974.

        - Thiếu tướng Phạm Văn Phú: 30-10-1974 đến 1-4-1975.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:08:17 am

        Vùng 3 chiến thuật - Quân đoàn 3

        Vùng 3 chiến thuật - Quân đoàn 3 thành lập ngày 1 tháng 3 năm 1959 (Encydopedia of the Vi lam war. Sđd. tí. 379), chính thức hoạt động vào ngày 20 tháng 5 năm 1960, bao gồm các tỉnh Phước Long, Bình Dương, Biên Hoà, Bình Long, Long Khánh, Phước Tuy, Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An. Sài Gòn và Gia Định thành lập chi khu quân sự riêng. Vùng 3 chiến thuật có Khu chiến thuật 31 (sở chỉ huy đóng tại Tây Ninh) gồm các tiểu khu Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An; Khu chiến thuật 32 (sở chỉ huy tại Bình Dương) gồm các tiểu khu Bình Long, phước Long, Bình Dương; Khu chiến thuật 33 (sở chỉ huy ở Biên Hoà) gồm các tiểu khu Long Khánh, Bình Tuy, phước Tuy, Biên Hoà; Biệt khụ Thủ đô (Sài Gòn - Gia Định).

        Tư lệnh Vùng 3 chiến thuật - Quân đoàn 3 từ năm 1959-1975.

        - Trung tướng Thái Quang Hoàng: 1-3 đến 11-10-1959.

        - Trung tướng Nguyên Ngọc Lễ: 11-10-1959 đến 5-5-1960.

        - Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm: 5-5-1960 đến 7-12-1962.

        - Thiếu tướng Tôn Thất Đính: 7-12-1962 đến 5-1-1964.

        - Trung tướng Trần Thiện Khiêm: 5-1-1964 đến 4-4-1964.

        - Trưng tướng Trần Ngọc Tâm: 4-4 đến 12-10-1964.

        - Thiếu tướng Cao Văn Viên: 12-10-1964 đến 11-10-1965.

        - Thiếu tướng Nguyên Bảo Trị: 11-10-1965 đến 9-6-1966.

        - Trung tướng Lê Nguyên Khang: 9-6-1966 đến 5-8-1968

        - Trung tướng Đỗ Cao Trí: 5-8-1968 đến 23-2-1971.

        - Trung tướng Nguyễn Văn Minh: 23-2-1971 đến 30-10-197.

        - Trung tướng Dư Quốc Đống: 30-10-1974 đến 2-1975.

        - Trung tướng Nguyễn Văn Toàn: 2-1975 đến 24-4-1975.

        Vùng 4 chiến thuật - Quân đoan 4

        Vùng 4 chiến thuật - Quân đoàn 4 thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1963 (Encydopedia of the Vietnam war. Sđd. tr. 380), hoạt động tác chiến trên toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiếm gần một phần hai dân cư và đất canh tác miền Nam Việt Nam, gồm các tỉnh: Gò Công, Kiến Tường, Định Tường, Kiến Hoà, Kiến Phong, Sa đốc Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Châu Đốc, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, Chương Thiện, Bạc Liêu và An Xuyên. Vùng chiến thuật đặc biệt bán tự trị 44 nằm trong Vùng 4 chiến thuật có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho khu vực phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long, dọc biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, hoạt động đến năm 1973 thì giải thể. Vùnba' 4 chiến thuật có Khu chiến thuật 41 (sở chỉ huy ở Mỹ Tho) gồm các tiểu khu Châu Đốc, An Giang, Sa đốc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình; Khu 42 (sở chỉ huy ở Cần Thơ) gồm các tiểu khu Kiến Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên; Khu chiến thuật Tiền Giang (sở chỉ huy ở Định Tường) gồm các tiểu khu Định Tường, Kiến Tường, Kiến Hoà, Gò Công.

        Tư lệnh Vùng 4 chiến thuật - Quân đoàn 4 từ nấm 1963-1974:

        - Thiếu tướng Nguyễn Văn Cao: 1-1-1963 đến 4-11-1963.

        - Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có: 4-11-1963 đến 4-3-1964.

        - Trung tướng Dương Văn Đức: 4-3-1964 đến 15-9-1964.

        - Thiếu tướng Nguyễn Vătl Thiệu: 15-9-1964 đến 20-1-1965.

        - Trung tướng Đặng Văn Quang: 20-1-1965 đến 23-11-1966

        - Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh: 23-11-1966 đến 29-2-1968.

        - Trung tướng Nguyễn Đức Thắng: 29-2-1968 đến 1-7-1968.

        - Trung tướng Nguyễn Viết Thanh: 1-7-1968 đến 1-5-1970.

        - Thiếu tướng Ngô Du: 1-5-1970 đến 21-8-1970.

        - Trung tướng Ngô Quang Trưởng: 21-8-1970 đến 4-5-1972.

        - Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi: 4-5-1972 đến 30-10-1974.

        - Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: 30-10-1974 đến 30-4-1975.

        Từ sau tháng 3 năm 1969, để thay thế quân Mỹ đang rút dần về nước, thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đặt vấn đề cải tổ lại tổ chức lãnh thổ và phân định quyền hành lãnh đạo hành chính và quyền chỉ huy quân sự. Từ chỗ quyền hành chính và quyền chỉ huy quân sự do hai người đảm trách, lúc này tập trung vào một người để tăng tính thống nhất và sức mạnh, gọi là sự kết hợp chính trị và quân sự. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu sắp xếp, tổ chức lại bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, tăng cường quyền lực cho cấp tỉnh, tiểu khu và quận, chi khu, cấp đại diện trung ương tại các miền. Trước đây, cấp quận có quận trưởng chịu trách nhiệm về hành chính, chi khu trưởng chịu trách nhiệm về quân sự; cấp tỉnh do tỉnh trưởng chịu trách nhiệm về hành chính, tiểu khu trưởng chịu trách nhiệm vế quân sự. Đến lúc này, trách nhiệm hành chính, quân sự do một người đảm nhiệm và có toàn quyền. Quận trưởng kiêm chi khu trưởng; tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng; tư lệnh quân đoàn, quân khu kiêm đại biểu chính phủ có toàn quyền trong phạm vi lãnh thổ mình phụ trách.

        Ưu điểm của việc tổ chức kiểu này là dễ thống nhất chỉ huy; dễ dàng di chuyển phương tiện cơ hữu: nhân viên, doanh trại, quân dụng, trang bị cho hệ thống quân khu hoặc quân đoàn; di chuyển dễ dàng các lực lượng yểm trợ hoặc tăng phái (pháo binh, truyền tin, không quân, hải quân) cho cả hai hệ thống quân đoàn - quân khu; phối hợp chặt chẽ hoạt động của lực lượng lưu động và an ninh lãnh thổ.

        Nhược điểm của việc tổ chức lại các vùng chiến thuật - quân đoàn là sẽ làm cho nhiệm vụ của tư lệnh trở nên nặng nề hơn.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:11:22 am

        2. Tương quan trách nhiệm và tổ chức bộ tư lệnh quân khu quân đoàn

        Nhiệm vụ chung của tổ chức hệ thống quân khu - quân đoàn nhằm phân định rõ rệt nhiệm vụ lãnh thổ và hành quân.

        Đối với hệ thống quân khu (vùng chiến thuật): Đây là một tổ chức quân sự - chính trị, có trách nhiệm bảo đảm an ninh lãnh thổ và bình định xây dựng tại chỗ. Mỗi vùng có địa giới nhất định bao gồm một số tỉnh và đô thị. Mỗi quán khu gồm nhiều tiểu khu trực thuộc. Dưới các tiểu khu là các chi khu.

        Đối với hệ thống quân đoàn: Đây là đơn vị quân sự với đặc tính cơ động, trách nhiệm thuần nhất về phương diện chiến thuật tại một vùng mà phạm vi hoạt động không nhất thiết ràng buộc về diện tích quân khu. Ngoài nhiệm vụ nói trên, quân đoàn còn làm nhiệm vụ yểm trợ chiến thuật cho các quân khu, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ.

        a) Nhiệm vụ cụ thể của quân khu:

        Nhiệm vụ của quân khu được phân thành hai nhiệm vụ chính là: bảo vệ an ninh lãnh thổ và bình định xây dựng.

        Về nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ.

        Bộ tư lệnh quân khu có trách nhiệm phối hợp hoạt động của các lực lượng quân sự và bán quân sự thuộc phạm vi lãnh thổ quân khu; quản trị và điều hành tài nguyên quốc phòng thích nghi với chính sách quốc gia và thực hiện kế hoạch bình định xây dựng. Cụ thể là:

        Đối với việc chỉ huy các lực lượng quân sự trong phạm vi phụ trách: Bộ tư lệnh quân khu có trách nhiệm chỉ huy lực lượng bảo an, dân vệ, các đơn vị cơ hữu, thuộc dụng và tăng phái; tổ chức, chi huy và giám sát các cuộc hành quân an mình lãnh thổ trong quân khu, có quyền kiểm soát hành quân đối với các đơn vị chủ lực quân (sư đoàn, quân đoàn hay tổng trù bị dù, thuỷ quân lục chiến) trong các cuộc hành quân chiến thuật tại lãnh thổ quân khu; duy trì an ninh, kỷ luật đồn trú đối với tất cả các đơn vị đồn trú trong quân khu ngoại trừ khu vực đóng quân của quân đoàn; duy trì và hữu hiệu hóa hệ thống tình báo lãnh thổ hiện tại; thiết kế và điều hành hệ thống truyền tin diện địa; tồ chức và kiểm soát sự tiến triến về mặt huấn luyện kỹ thuật và chuyên môn của lực lượng quân sự cơ hữu; bảo đảm an ninh lãnh thổ trong các tiếu khu, chi khu trực thuộc; quản trị nhân viên các lực lượng cơ hữu; duy trì phòng thủ diện địa trong quân khu; giám sát hoạt động của các bộ chỉ huy tiếp vận trong công tác yểm trợ tiếp vận cho các đơn vị trong lãnh thổ quân khu.

        Đối với việc quản trị và điều hành tài nguyên quốc phòng: Bộ tư lệnh quân khu có trách nhiệm đoàn ngũ hóa và quản trị thành phần quân nhân trù bị tại gia trong quân khu (thời bình); điều hành hệ thống tuyển mộ và nhập ngũ (thời chiến); quản trị phương trình và cung cấp cán bộ huấn luyện võ trang, tổ chức nhân dân tự vệ; thống kê và kiểm soát nguồn nhân lực trong hạn tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự tại ngũ1 (Gồm cả số nhân lực xuất ngũ và nhập ngũ trong quân khu tìm thời gian); đảm trách thi hành sắc lệnh động viên khi có lệnh (thời chiến); kiểm soát mọi vấn đề di chuyển, cấp phát mọi vật dụng có tính chất quân sự tại địa bàn quân khu; bình định và xây dựng nông thôn.

        Về nhiệm vụ bình định và xây dựng:

        Tư lệnh quân khu kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng bình định và xây dựng, có các nhiệm vụ: Soạn thảo các kế hoạch bình định chi tiết để áp dụng tại quân khu; thực thi các kế hoạch bình định và xây dựng nông thôn của chính phủ; hỗ trợ chính quyền địa phương trong công tác vãn hồi an ninh trật tự và thiết lập tổ chức hạ tầng cơ sở tại ấp, xã; sử dụng đơn vị quân sự địa phương thuộc quyền và các đơn vị tăng phái khi cần để hoàn tất kế hoạch bình định.

        b) Nhiệm vụ cụ thể của quân đoàn.

        Nhiệm vụ của quân đoàn thể hiện chủ yếu trên hai mặt: trách nhiệm thuần nhất chiến thuật cơ động và yếm trợ chiến thuật cho quân khu khi được yêu cầu.

        Trách nhiệm chiến thuật cơ động của quân đoàn được quy định như sau: Chỉ huy, kiểm soát, giám sát các đơn vị cơ hữu và tăng phái; hành quân chiến thuật tại từng quân khu, liên khu (khi có lệnh) hoặc tại khu vực trách nhiệm chiến thuật.

        Trong những khu vực trách nhiệm chiến thuật hoặc các cuộc hành quân liên quân khu, tư lệnh quân đoàn có toàn quyền hoạch định kế hoạch hành quân tuỳ từng đối tượng; bảo vệ và duy trì an ninh, kỷ luật tại các hậu cứ hoặc khu vực đóng quân sau khi mở các cuộc hành quân; huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật các đơn vị cơ hữu và trực thuộc (trong trường hợp đóng quân tại quân khu, quân đoàn có thể nhờ quân khu trợ giúp địa điểm và các dụng cụ huấn luyện); hỗ trợ quân khu thực thi các kế hoạch bình định.

        Vì đóng quân trên địa bàn quân khu nên quân đoàn phái có trách nhiệm yểm trợ chiến thuật cho quân khu khi được yêu cầu, bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau: Tuỳ theo từng kế hoạch tiên liệu, quân đoàn và các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ tăng cường lực lượng cơ hữu của mình cho quân khu, tiểu khu mở những cuộc hành quân phản ứng cấp thời để tiếp viện cho quân khu khi cần; trong trường hợp khẩn cấp, quân đoàn có thể sử dụng các lực lượng cơ hữu đế cứu vãn tình thế nguy ngập của quân khu, đồng thời báo cáo Bộ Tổng tham mưu; tăng cường hỏa lực pháo binh, yểm trợ bằng không quân, kể cả trực thăng cho quân khu khi được yêu cầu.

        Nhiệm vụ chung của bộ tư lệnh quân đoàn được quy định ở các mặt sau:

        Hành quân cơ động. bao gồm các nhiệm vụ thiết kế, điều khiển các cuộc hành quân "tìm diệt" các đơn vị chủ lực, địa phương, du kích, và hạ tầng cơ sở của cách mạng; điều khiển các cuộc hành quân phản kích, phản ứng, tiếp ứng giải tỏa áp lực của Quân giải phóng; giám sát và yểm trợ các cuộc hành quân do sư đoàn và tiểu khu tổ chức.

        An ninh lãnh thổ. điều khiển các hoạt động biên phòng để ngăn chặn mọi hoạt động xâm nhập; bảo vệ các trục giao thông, các yếu điểm, các xã, cơ sở hành chính, kinh tế; bảo vệ dân chúng và tài nguyên quốc gia; củng cố hệ thống đồn bốt, căn cứ hành quân, căn cứ huấn luyện.

        Bình định phát triển: điều khiển các nỗ lực quân sự yểm trợ chương trình bình định phát triển; duyệt các kế hoạch bình định phát triển do tiểu khu trưởng (tỉnh) soạn thảo; ấn định, ưu tiên sử dụng và phán phối lực lượng để yểm trợ bình định phát triến; hướng dẫn, theo dõi, kiểm đốc sự thi hành kế hoạch yểm trợ quân sự bình định phát triển.

        Một số nhiệm vụ khác: phòng thủ dân sự có nhiệm vụ cố vấn hỗ trợ chính quyền địa phương trong chương trình đoàn ngũ hóa nhân dân, tổ chức nhàn dân tự vệ yểm trợ cơ quan trong việc chống nhiễu loạn, duy trì thủ tục công cộng; chỉ huy, huấn luyện và quản trị lãnh thổ, chỉ huy các đơn vị cơ hữu thuộc dụng và tăng phái; thiết kế, điều hành hệ thống tình báo lãnh thổ và hệ thống truyền tin diện địa; quản trị nhân lực quốc phòng bao gồm các việc đôn đốc, giám sát, quản trị nhãn lực, vật lực, tổ chức huấn luyện quân nhân trù bị tại gia.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:13:24 am

        3. Trách nhiệm của tiểu khu trưởng

        a) Nhiệm vụ

        Tiểu khu trương có nhiệm vụ bảo vệ dân chúng, tài nguyên, hệ thống giao thông và các cơ sở cố định trong tỉnh, ngoại trừ những hệ thống và cơ sở đặc biệt mà quán khu giao cho các cơ quan đảm trách. Ngoài ra, tiểu khu trưởng còn có trách nhiệm sưu tấm và khai thác thêm các tin tức tình báo giúp cho công tác an ninh lãnh thổ được hoàn bị.

        b) Tổ chức lực lượng trực thuộc tiểu khu trưởng

        Lực lượng địa phương quân: bao gồm các đại đội, tiểu đoàn bảo an, liên đoàn bảo an. Đây là những đơn vị chủ lực của tiểu khu, chi khu.

        Lực lượng nghĩa quân: bao gồm lực lượng nhân dân vũ trang các ấp, xã không tổ chức quá cấp trung đội (có nơi, có lúc phát triển đến cấp đại đội).

        Các đơn vị tiểu đoàn chủ lực quân hoặc các đơn vị khác: được đặt dưới quyền kiểm soát hành quân của tiểu khu trưởng.

        Các đơn vị hải, lục, không quân: có nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp hoặc yểm trợ tổng quát cho tiểu khu.

        Ngoài các đơn vị trên, còn có các đoàn cán bộ xáy dựng nông thôn và các đoàn ngũ hóa nhân dân, tự vệ.

        Về nhiệm vụ sưu tầm và khai thác tin tức tình báo, ngoài tin tức do các lực lượng kểì trên cung cấp, tiểu khu trưởng còn được bổ sung tin từ các nguồn: cán bộ dân y vụ cố định, cán bộ dân y vụ trong đoàn cán bộ xây dựng nông thôn, các đoàn vũ trang tuyên truyền và hồi chánh, các đơn vị thám báo tỉnh (Pru/provincial Reconaissance Unit), cánh sát quốc gia, cảnh sát dã chiến.

        c) Cách sử dụng các lực lượng trên

        Lực lượng bảo an: tiểu khu trương thường sử dụng lực lượng bảo an nhằm tiêu diệt các đơn vị địa phương của các đơn vị Quân giải phóng đến cấp đại đội kể cả đại đội cơ động tỉnh. Do đó các đơn vị bảo an phải hoạt động tuần tiễu, phục kích, nhất là vào ban đêm, trong khu vực giữa các ấp và dọc theo đường giao liên của đối phương. Đồng thời, lực lượng này cũng phải sẵn sàng tiếp ứng cho trung đội dân vệ và đoàn cán bộ xây dựng nông thôn; bảo vệ các trục lộ trọng yếu và các cơ sở then chốt; thay thế dân vệ, trong trường hợp thiếu dân vệ để bảo vệ ấp xã (nhân dân, tài nguyên, hệ thống giao thông, cơ sở cố định).

        Lực lượng dân vệ: có nhiệm vụ chính là bảo vệ ấp, xã (nhân dân, tài nguyên, hệ thống giao thông, cơ sơ cố định). Lực lượng này phải được tổ chức, đoàn ngũ hóa nhân dân, tự vệ tại ấp, xã để dân tại chỗ trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ an ninh và trật tự công cộng. Đây là lực lượng tham gia một cách tích cực vào công tác bình định, xây dựng nông thôn (trước đây, dân vệ chỉ yểm trợ công tác này). Với nhiệm vụ tiêu diệt du kích, cơ sở của cách mạng ở địa phương nên dân vệ phải thường xuyên hoạt động trong khu vực ấp, xã Trong trường hợp ấp, xã thiếu bảo an, lực lượng dân vệ sẽ thay thế bảo an, bảo vệ trục lộ trọng yếu và cơ sở then chốt. Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn: công tác tại các ấp, xã ấp nào chưa có dân vệ thì đoàn phải cố gắng tổ chức các đoàn ngĩl phòng vệ dân sự để dân tại ấp, xã trực tiếp tham gia vào công tác bảo vệ an ninh và trật tự công cộng. Nếu đoàn công tác tại ấp, xã đã có dân vệ thì đoàn sẽ phối hợp với dân vệ để bảo vệ ấp (nhiệm vụ này chủ yếu là của dân vệ).

        d) Chương trình cải tiến bảo an (địa phương quân), dân vệ (nghĩa quân) tại thời điểm năm 1971

        Về mất tổ chức, chương trình cải tiến lực lượng bảo an dân vệ có thể gia tăng hiệu năng lực lượng bảo an, dân vệ đáp ứng kế hoạch cộng đồng tự vệ và cộng đồng phát triển; lập thêm các tiểu đoàn bao an để có thể hành quân lưu động; cắt giảm quân số trung đội dân vệ từ 35 xuống còn 32 người để có thêm quân nhằn lập các cơ cấu chỉ huy hành quân và yểm trợ khác; tăng cường hệ thống tình báo diện địa, đặc biệt huấn luyện tình báo cho bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự. Mỗi đơn vị cần có vài nhân viên tình báo thông suốt nhiệm vụ tình báo để sẵn sàng khai thác tin tức, hướng dẫn việc sưu tầm tin tức của cơ sở cách mạng; hoàn tất các đơn vị pháo binh lãnh thổ, đại đội chiến tranh chính trị, tiểu đoàn bảo an.

        Về mặt sử dụng, chương trình cải tiến bảo an, dân vệ sẽ tái phối trí các lực lượng bảo an, dân vệ phù hợp với nhu cầu địa phương. Trong đó, cảnh sát quốc gia, phòng vệ dân sự sẽ thay thế dân vệ ở các khu vực an ninh có nhiều phức tạp. Các đồn bốt nhó của bảo an sẽ được chuyển giao cho dân vệ để rút bảo an ra thành lập đại đội, liên đội và tiểu đoàn hành quân lưu động. Đồng thời sẽ hoàn tất việc thay thế các tiểu đoàn bộ binh chủ lực, yểm trợ bình định lãnh thổ bằng các đơn vị bảo an, dân vệ tương ứng; gia tăng hiệu năng hoạt động của các đơn vị bảo an, dân vệ nhất là ban đêm. Lực lượng bảo an sẽ mở các cuộc hành quân tác chiến vào các căn cứ địa, cơ sở của cách mạng, mục tiêu làuỷ ban nhân dân cách mạng các xã, quận, tỉnh. Một tiểu đoàn bảo an sề phải đối địch với một tiểu đoàn địa phương Quân giải phóng; liên đoàn bảo an đối địch với một tiểu đoàn địa phương hoặc hai đại đội của Quân giải phóng vá một đại đội bảo an sẽ đối địch với một đại đội địa phương Quân giải phóng.

        Trung đội dân vệ tuần tiễu ngoại vi ấp, xã nào theo kế hoạch phòng thủ của xã, ấp đó. Mỗi trung đội dân vệ phải đối địch với một trung đội du kích hoặc cán bộ địa phương xóm, ấp của lực lượng cách mạng.

        Mỗi tháng, chương trình cải tiến bảo an, dân vệ phải xếp hạng thành quả tác chiến của các đại đội, liên đoàn bảo an, trung đội dân vệ của tiểu khu để đánh giá và huấn luyện tam giác chiến: tình báo chiến, tâm lý chiến và du kích chiến cho các lực lượng bảo an, dân vệ.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:15:52 am

        VII. MỘT SỐ ĐƠN VỊ CHỦ YẾU (SƯ ĐOÀN) QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ

        1. Sư đoàn bộ binh số 1


        Sư đoàn bộ binh số 1 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1955, trên cơ sở Chiến đoàn cơ động 21 do Pháp thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1953, hoạt động và phát triển ở tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị. Ngày 1 tháng 8 năm 1955, Chiến đoàn cơ động 21 đổi tên thành Sư đoàn dã chiến 21. Đến ngày 1 tháng 11 năm 1955, sư đoàn này lại đổi tên thành Sư đoàn dã chiến số 1 và đến tháng 1 năm 1959 được đổi tên thành Sư đoàn bộ binh số 1. Sở chỉ huy sư đoàn đóng ở gần Huế.

        Được coi là một trong những sư đoàn thiện chiến nhất cửa Quân lực Việt Nam Cộng hoà trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, Sư đoàn bộ binh số 1 đã từng tham gia nhiều cuộc hành quân lớn ở tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Ngoài ra, sư đoàn còn tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của Phật tử ở Huế năm 1966, tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719 từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1971.

        Trong chiến dịch tiến công Huế - Đà Nẵng của Quân giải phóng và nhân dân miền Nam (3-1975), Sư đoàn bộ binh 1 đã bị tan rã hoàn toàn. Sau chiến dịch này, tàn quân của sư đoàn chỉ còn lại 2 sĩ quan, 40 binh sĩ. Tất cả đều bỏ chạy về tỉnh Bà Rịa và Phước Tuy, sau đó bị bắt vào ngày 27 tháng 3 năm 1975.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 1 qua các thời kỳ:

        - Trung tá Lê Văn Nghiêm: 1-1-1955 đến 1963.

        - Tướng Đỗ Cao Trí: 1963 đến 1964.

        - Tướng Nguyễn Chánh Thi: 1964 đến 1965.

        - Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuẩn: 1965 đến 1966.

        - Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận: 12-3-1966 đến 21-8-1970.

        - Thiếu tướng Phạm Văn Phú: 21-8-1970 đến 1973.

        - Chuẩn tướng Lê Văn Thân: 1973 đến 1974.

        - Trung tướng Nguyễn Văn Diễm: 31-10-1974 đến 3-1975.

        2. Sư đoàn bộ binh số 2

        Sư đoàn bộ binh số 2 Quân lực việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1955, trên cơ sở của Chiến đoàn cơ động 32 do Pháp thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1953 tại đồng bằng sông Hồng. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Chiến đoàn cơ động 32 chuyển từ Hải Phòng vào Đà Nẵng, tổ chức lại thành Sư đoàn bộ binh 32. Ngày 1 tháng 8 năm 1955, Sư đoàn bộ binh 32 đổi tên thành Sư đoàn dã chiến 32 và ngày 21 tháng 11 năm 1955 là Sư đoàn dã chiến số 2. Tháng 1 năm 1959, Sư đoàn dã chiến số 2 chuyển thành Sư đoàn bộ binh số 2.

        Sở chỉ huy của sư đoàn lúc đầu đóng tại Đà Nẵng, sau đó chuyển về vùng giáp ranh giữa Đà Nàng và Quảng Ngãi. Tháng 5 năm 1965, chuyển về Quãng Ngãi và đầu năm 1972, đóng tại một căn cứ quân sự của Mỹ trước đây tại Chu Lai, tỉnh Quảng Tín.

        Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, Sư đoàn bộ binh số 2 đã tham gia nhiều cuộc hành quân lớn tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi.

        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của Quân giải phóng, sư đoàn này được giao nhiệm vụ cố thủ ở khu vực Tam Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi cho đến 24 tháng 3 năm 1975 và bị đánh thiệt hại nặng vào đầu tháng 4 năm 1975. Số tàn quân của sư đoàn rút về Đà Nẫng và được tổ chức lại tại Hàm Tân. Sau khi được tổ chức lại, sư đoàn được giao nhiệm vụ cố thủ Phan Rang cho đến khi thành phố hoàn toàn thất thủ (16-4-1975).

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 2 qua các thời kỳ:

        - Đại tá Tôn Thất Đính: 1-1-1955 đến 22-11-1956.

        - Trung tá Đặng Văn Sơn: 22-11-1956 đến 14-6-1957.

        - Trung tá Lê Quang Trọng: 14-6-1957 đến 23-8-1958.

        - Đại tá Dương Ngọc Lãm: 23-8-1958 đến 8-6-1961.

        - Đại tà Lâm Văn Phát: 8-6-1961 đến 18-6-1962.

        - Đại tá Trương Văn Chưởng: 18-6 đến 6-12-1963.

        - Chuẩn tướng Tôn Thất Xứng: 6-12-1963 đến 30-1-1964.

        - Chuẩn tướng Ngô Du: 30-1 đến 29-7-1964.

        - Đại tá Nguyễn Thanh Sằng: 29-7 đến 15-10-1964

        - Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm: 15-10-1964 đến 10-1-1967.

        - Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn: 10-1-1967 đến 22-1-1972.

        - Chuẩn tướng Phạm Hào Hiệp: 22-1 đến 22-8-1972.

        - Chuẩn tướng Trần Văn Nhật: 22-8-1972 đến 16-4-1975.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:27:00 am

        3. Sư đoàn bộ binh số 3

        Sư đoàn bộ binh số 3 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập 1 tháng 10 năm 1971, trên cơ sở sáp nhập Trung đoàn 56 mới được thành lập và Trung đoàn 2 của Sư đoàn bộ binh số 1 chuyển sang. Nhiệm vụ của Sư đoàn bộ binh số 3 là thay chân lực lượng quân Mỹ, hoạt động ở khu vực phía bắc Vùng 1 chiến thuật, dọc khu phi quân sự. Sở chỉ hủy sư đoàn lúc đầu đóng tại Ái Tử, Quảng Trị.

        Trong chiến dịch Quảng Trị 1972 của quân giải phóng, sư đoàn này gần như tan rã, sau đó được tổ chức lại ở Đà Nẵng và hoạt động tác chiến chủ yếu ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Sư đoàn 3 chấm dứt tồn tại vào 30 tháng 3 năm 1975.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 3 qua các thời kỳ:

        - Chuẩn tướng Vũ Văn Giai: 1-10-1971 đến 9-6-1972.

        - Thiếu tướng Nguyễn Duy Hình: 9-6-1972 đến 30-4-1975. 

        4. Sư đoàn bộ binh số 5

        Sư đoàn bộ binh số 5 Quân lực việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1955, trên cơ sở tập hợp các nhóm cựu chiến binh người Nùng trong quân đội tay sai Pháp bỏ chạy vào Nam Việt Nam (sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954) và một số người thuộc các dân tộc thiểu số Trung Quốc sang Việt Nam sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

        Khi mới thành lập, sư đoàn có phiên hiệu là Sư đoàn bộ binh số 6. Ngày 1 tháng 8 năm 1955, đổi thành Sư đoàn dã chiến số 6 và đến ngày 1 tháng 9 năm 1955 là Sư đoàn dã chiến 41. Ngày 1 tháng 11 năm 1955, sư đoàn một lần nữa đổi phiên hiệu thành Sư đoàn dã chiến số 3, và đến tháng 1 năm 1959 chính thức mang phiên hiệu Sư đoàn bộ binh số 5.

        Sở chỉ huy sư đoàn lúc đầu đóng tại Sông Mao, tỉnh Bình Thuận, sau được chuyển về Biên Hoà (5-1961). Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy sư đoàn tham gia cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Tháng 7 năm 1964, sư đoàn chuyển về đóng tại tỉnh Bình Dương (sở chỉ huy đóng tại Phú Lợi, sau đó đến tháng 2 năm 1970 chuyển về Lai Khê). Phạm vi hoạt động tác chiến chủ yếu của Sư đoàn bộ binh số 5 là các tỉnh phía Bắc thuộc Vùng 3 chiến thuật.

        Trong hai năm 1970 và 1971, sư đoàn tham gia một số cuộc hành quân lớn trên đất Cam-pu-chia. Trong chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972 của Quân giải phóng, sư đoàn đã cố thủ tại An Lộc, mặc dù khu vực này đã bị Quân giải phóng bao vây trong suốt hai tháng.

        Đầu năm 1975, sư đoàn được điều về phòng thủ Sài Gòn và đóng tại khu vực gần Bến Cát, trên đường 13 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 hoàn toàn tan rã.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 5 qua các thời kỳ.

        - Đại tá Voòng A Sáng: 1-3-1955 đến 25-10-1956.

        - Đại tá Phạm Văn Đông: 25-10-1956 đến 18-3-1958.

        - Trung tá Nguyễn Quang Thông: (quyền tư lệnh) 18-3 đến 16-9-1958.

        - Đại tá Tôn Thất Xứng: 16-9 đến 19-11-1958.

        - Trung tá Đặng Văn Sơn: 19-11-1958 đến 30-8-1959.

        - Đại tá Nguyễn Văn Chuẩn: 30-8-1959 đến 20-5-1961.

        - Chuẩn tướng Trần Ngọc Tám: 20-5 đến 16-10-1961.

        - Đại tá Nguyễn Đức Thang 16-10-1961 đến 20-12-1962.

        - Đại tá Nguyễn Văn Thiệu: 20-12-1962 đến 2-2-1964.

        - Chuẩn tướng Đặng Thanh Liêm: 2-2 đến 5-6-1964.

        - Chuẩn tướng Cao Hào Họa: 5-6 đến 21-10-1964.

        - Chuẩn tướng Trần Thanh Phong: 21-10-1964 đến 19-7-1965.

        - Thiếu tướng Phạm Quốc Thuần: 19-7-1965 đến 15-8-1969.

        - Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu: 15-8-1969 đến 14-6-1971.

        - Chuẩn tướng Lê Văn Hưng: 14-6-1971 đến 4-9-1972.

        - Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch: 4-9-1972 đến 7-11-1973.

        - Đại tá Lê Nguyên Vỹ: 7-11-1973 đến 30-4-1975.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:28:14 am

        5. Sư đoàn bộ binh số 7

        Sư đoàn bộ binh số 7 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1955, trên cơ sở Chiến đoàn cơ động số 7 do Pháp thành lập ở đồng bằng sông Hồng (Bắc Việt Nam). Ngày 1 tháng 9 năm 1953, Chiến đoàn cơ động số 7 đổi tên thành chiến đoàn cơ động 31. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, chiến đoàn này chuyển quân từ Hải Phòng vào Đà Nằng được tổ chức lại và có phiên hiệu là Sư đoàn bộ binh 31. Chỉ huy chiến đoàn trở thành tư lệnh đầu tiên của sư đoàn. Sư đoàn bộ binh 31 lúc đầu đóng quân ở Tam Kỳ. Ngày 1 tháng 8 năm 1955, sư đoàn đổi tên thành Sư đoàn dã chiến 31 và sau đó là Sư đoàn dã chiến 11. Ngày 1 tháng 11 năm 1955, sư đoàn mang phiên hiệu Sư đoàn dã chiến số 4. Sở chỉ huy đóng tại Biên Hoà.

        Năm 1956, dưới sự chỉ huy của Lê Quang Vĩnh, Sư đoàn dã chiến số 4 đã tham gia các cuộc thanh trừng lực lượng quân sự của phái Hoà Hảo tại Châu Đốc. Ngày 1 tháng 1 năm 1959, sư đoàn đổi phiên hiệu thành Sư đoàn bộ binh số 7. Sở chỉ huy từ tiên Hoà chuyển vế đóng tại Mỹ Tho, tỉnh Vĩnh Tường. Từ ngày 1 tháng 9 năm 1969, Sư đoàn bộ binh 7 chuyển về đóng quân tại khu vực thuộc địa bàn tác chiến của Sư đoàn bộ binh số 9 Mỹ trước đây ở Đồng Tâm, Mỹ Tho.

        Trong suốt cuộc chiến tranh, Sư đoàn bộ binh số 7 đã tiến hành hàng loạt các cuộc hành quân ở các tỉnh đông dân cư như Long An, Gò Công, Kiến Tường, Định Tường, Kiến Hòa, Kiến Phong, Sa đéc, v.v.. Ngoài ra, sư đoàn còn tham gia các chiến dịch lớn trên đất Lào và Cam-pu-chia...

        Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (4-1975) của Quân giải phóng miền Nam, Sư đoàn bộ binh số 7 Việt Nam Cộng hoà được tăng cường thêm một trung đoàn, làm nhiệm vụ cố thủ tại Tân An, tỉnh Long An và sau đó tan rã hoàn toàn.

        Chỉ huy sư đoàn bộ binh số 7 qua các thời kỳ:

        - Trung tá rồi chuẩn tướng Nguyễn Hữu Có: 1-1 đến 15-6-1955 và 1-11-1963 đến 2-12-1963.

        - Đại tá Tôn Thất Xứng: 15-6-1955 đến 27-4-1957.

        - Trung tá Ngô Du: 27-4-1957 đến 17-3-1958.

        - Đại tá Trần Thiện Khiêm: 17-3-1958 đến 30-3-1959.

        - Đại tá Huỳnh Văn Cao: 30-3-1959 đến 22-12-1962.

        - Đại tá Bùi Đình Đàm: 22-12-1962 đến 1-11-1963.

        - Chuẩn tướng Lâm Văn Phát: 2-12-1963 đến 2-2-1964.

        - Đại tá Bùi Hữu Nhơn: 2-2 đến 7-3-1964.

        - Đại tá Huỳnh Văn Tôn: 7-3-1964 đến 16-9-1964.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Bảo Trị: 16-9-1964 đến 9-10-1965.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Viết Thanh: 9-10-1965 đến 3-7-1968.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng 3-7-1968 đến 16-1-1970.

        - Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: 16-1-1970 đến 30-10-1974.

        - Chuẩn tướng Trần Văn Hai: 30-10-1974 đến 30-4-1975.

        6. Sư đoàn bộ binh số 9

        Sư đoàn bộ binh số 9 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1962 cùng với Sư đoàn bộ binh số 25. Sở chỉ huy của sư đoàn lúc đầu đóng tại Phú Thanh, tỉnh Bình Định, đến ngày 5 tháng 4 năm 1972 chuyển về đóng tại một căn cứ quân sự của Mỹ trước đây ở thị xã Vĩnh Long.

        Trong suốt cuộc chiến tranh, Sư đoàn bộ binh số 9 hoạt động ở hầu khắp các tỉnh thuộc Vùng 4 chiến thuật. Ngoài ra, trong hai năm 1970 và 1971, sư đoàn tham gia một số cuộc hành quân trên đất Cam-pu-chia. Từ năm 1969, Sư đoàn bộ binh số 9 hoạt động như một lực lượng cơ động. Năm 1972, Trung đoàn 15 của sư đoàn được tách ra để ứng cứu cho Sư đoàn bộ binh số 5 đang bị Quân giải phóng bao vây tại An Lộc.

        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của Quân giải phóng và nhân dân miền Nam Việt Nam mùa Xuân 1975, Sư đoàn bộ binh số 9 cố thủ tại khu vực phía bắc châu thổ sông Mê Công và sau đó hoàn toàn tan rã.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 9 qua các thời kỳ:

        - Đại tá Bùi Dĩnh: 1-1-1962 đến 7-11-1963.

        - Đại tá Đoàn Văn Quảng: 7-11-1963 đến 9-2-1964.

        - Chuẩn tướng Vĩnh Lộc: 9-2-1964 đến 29-3-1965.

        - Chuẩn tướng Lâm Quang Thi: 29-3-1965 đến 30-7-1968.

        - Chuẩn tướng Trần Bá Di: 30-7-1968 đến 26-10-1973.

        - Chuẩn tướng Huỳnh Văn Lạc: 26-10-1973 đến 30-4-1975.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:30:07 am
 
        7. Sư đoàn bộ binh số 18

        Sư đoàn bộ binh 18 (sư đoàn được xem là yếu kém nhất trong lực lượng Quán lực Việt Nam Cộng hoà), thành lập lâm thời vào ngày 16 tháng 5 năm 1965, chính thức là tháng 8 năm 1965. Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 18 đóng tại Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh. Lúc đầu sư đoàn có phiên hiệu là Sư đoàn bộ binh số 10, sau đó vì quan niệm số 10 là con số không may mằn nên đến ngày 1 tháng 1 năm 1967, sư đoàn được đổi phiên hiệu thành Sư đoàn bộ binh số 18.

        Từ khi mới được thành lập cho đến hết cuộc chiến tranh, Sư đoàn bộ binh 18 tác chiến chủ yếu ở khu vực phía đông Vùng 3 chiến thuật. Năm 1972, sư đoàn chuyển về tỉnh Bình Long và tác chiến ở An Lộc. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của Quân giải phóng và nhân dân miền Nam, sư đoàn được giao nhiệm vụ cố thủ ở phòng tuyến Xuân Lộc. Đến ngày 21 tháng 4 năm 1975, sư đoàn bị đánh thiệt hại nặng và rút chạy về cố thủ ở Sài Gòn rồi tan rã.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 18 qua các thời kỳ:

        - Đại tá Nguyễn Văn Mạnh: 5-6 đến 20-8-1965.

        - Chuẩn tướng Lư Lan: 20-8-1965 đến 16-9-1966.

        - Chuẩn tướng Đỗ Kế Giai: 16-9-1966 đến 20-8-1969.

        - Thiếu tướng Lâm Quang Thơ: 20-8-1969 đến 3-1972.

        - Thiếu tướng Lê Minh Đảo: 3-1972 đến 30-4-1975.

       8. Sư đoàn bộ binh số 21

        Sư đoàn bộ binh số 21 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1959, trên cơ sở sáp nhập hai sư đoàn bộ binh hạng nhẹ (1 và 3). Sư đoàn 1 thành lập ở Long Xuyên, sau chuyển về Sa đéc và ngày 1 tháng 11 năm 1955 đổi phiên hiệu thành Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ 11. Sư đoàn 3 thành láp ở Thủ Dầu Một, sau chuyển về Bến Keo, tỉnh Tây Ninh. Cũng trong ngày 1 tháng 11 năm 1955, Sư đoàn 3 đổi phiên hiệu thành Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ 13. Trong hai năm 1955 và 1956, cả hai sư đoàn 11 và 13 đều tham gia chiến đấu chống lại lực lượng quân sự của giáo phái Hoà Hảo ở khu vực châu thổ sông Mê Công.

        Ngày 1 tháng 6 năm 1959, hai sư đoàn chính thức sáp nhập lại với nhau thành Sư đoàn bộ binh số 21. Tư lệnh Sư đoàn 11 trước đây trở thành Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 21. Sở chỉ huy sư đoàn đóng ở Sa đéc. Cho đến cuối năm 1960, các đơn vị của Sư đoàn 21 đóng quân rải rắc ở nhiều tỉnh Nam Bộ, hoạt động tác chiến nhiều nhất là ở các tinh Tây Ninh, Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Cà Mau... Đầu năm 1961, các đơn vị này bắt đầu tập trung lại tại Vùng 4 chiến thuật. Sở chỉ huy cửa sư đoàn chuyển tử Sa đéc về Bạc Liêu.

        Ngày 11 tháng 11 năm 1960, dưới sự chỉ huy của Trần Thiện Khiêm, sư đoàn đã làm thất bại âm mưu đảo chính lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm do Nguyễn Chánh Thi cầm đầu. Trong hai năm 1970 và 1971, địa bàn tác chiến chủ yếu của sư đoàn là khu vực rừng U Minh. Năm 1972, sư đoàn tạm rời về tỉnh Bình Định, cùng với Sư đoàn bộ binh số 25 ứng cứu cho Sư đoàn bộ binh số 5 đang bị bao vây ở An Lộc. Năm 1975, Sư đoàn bộ binh số 21 tác chiến ở khu vực phía Nam đồng bằng sông Mê Công, cho tới khi Quân lực việt Nam Cộng hoà sụp đổ hoàn toàn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 21 qua các thời kỳ:

        - Trung tá Nguyễn Bảo Trị (cựu tư lệnh Sư đoàn II): 1-6 đến 8-9-1959

        - Trung tá Trần Thanh Chiêu: 8-9-1959 đến 2-2-1960.

        - Đại tá Trần Thiện Khiêm: 2-2-1960 đến 12-1962.

        - Đại tá Bùi Hữu Nhơn: 12-1962 đến 11-1963.

        - Đại tá Cao Hảo Hán: 11-1963 đến 1-6-1964.

        - Chuẩn tướng Đặng Văn Quang: 1-6-1964 đến 20-1-1965.

        - Đại tá Nguyễn Văn Phước (quyền tư lệnh): 20-1 đến 21-3-1965

        - Chuẩn tướng Nguyên Văn Minh: 21-3-1965 đến 13-6-1968.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Vĩnh Nghi: 13-6-1968 đến 3-5-1968.

        - Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu: 3-5 đến 21-8-1972.

        - Chuẩn tướng Chương Danh Quảng: 21-8-1972 đến 9-6-1973.

        - Chuẩn tướng Lê Văn Hưng: 9-6-1973 đến 10-1974.

        - Chuẩn tướng Mạch Văn Trường: 10-1974 đến 30-4-1975.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:31:51 am

        9. Sư đoàn bộ binh số 22

        Sư đoàn bộ binh số 22 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1959 trên cơ sở sáp nhập hai sư đoàn bộ binh hạng nhẹ (2 và 4). Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ số 2 thành lập năm 1955 tại Kon Tum, đến ngày 1 tháng 11 năm 1955, đổi tên thành Sư đoàn 12. Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ số 4 thành lập tại Buôn Ma Thuột, sau đó ngày 1 tháng 11 năm 1955 đổi thành Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ số 14. Năm 1956, Sư đoàn 14 chuyển vào Quy Nhơn, tham chiến chống lại lực lượng quân sự của giáo phái Hoà Hảo do Lê Quang Vĩnh cầm đầu, sau đó lại quay về Kon Tum và ngày 1 tháng 4 năm 1959 đổi tên thành Sư đoàn bộ binh 22. Cũng trong ngày 1 tháng 4 năm 1959, toàn bộ lực lượng của Sư đoàn 12 bị giải thể một ngày trước đó được sáp nhập vào và Sư đoàn 22 chính thức được thành lập.

        Trong suốt cuộc chiến tranh, Sư đoàn 22 tham chiến chủ yếu ở các tỉnh phía bắc thuộc Vùng 2 chiến thuật bao gồm: Bình Định, Phú Bổn, Phú Yên, Kon Tum, Lây Cu. Sở chỉ huy Sư đoàn 22 lúc đầu đóng tại Kon Tum, ngày 1 tháng 3 năm 1965 chuyển vế Ba Gia tỉnh Bình Định. Năm 1975, Sư đoàn 22 tác chiến ở Bình Đỉnh và Quy Nhơn. Bị cô lập tại Quy Nhơn, Sư đoàn 22 được giải vây và đưa về Vũng Tàu. Tại đây, sư đoàn được tổ chức lại và được giao nhiệm vụ cố thủ Tân An và Bến Lức tỉnh Long An cho đến khi Quân lực Việt Nam Cộng hoà sụp đổ hoàn toàn.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 22 qua các thời kỳ:

        - Trung tá Trần Thanh Chiêu: 1-4 đến 8-9-1959.

        - Trung tá Nguyễn Bảo Trị: 8-9-1959 đến 5-11-1963.

        - Đại tá rồi chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng: 5-11-1963 đến 5-2-1964 và 1-3-1965 đến 28-6-1966.

        - Chuẩn tướng Linh Quang Viễn: 5-2 đến 7-9-1964.

        - Đại tá rồi chuẩn tướng Nguyễn Văn Hiếu: 7-9 đến 24-10-1964 và 28-6-1966 đến 11-8-1969.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Xuân Thịnh: 24-10-1964 đến 1-3-1965.

        - Chuẩn tướng Lê Ngọc Triển: 11-8-1969 đến 1-3-1972.

        - Đại tá Lê Đắc Đạt: 1-3 đến 28-4-1972.

        - Chuẩn tướng Phan Đình Niệm: 28-4-1972 đến 30-4-1975.

        10. Sư đoàn bộ binh số 23

        Sư đoàn bộ binh số 23 Quân lực việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1959, tiền thân là Sư đoàn bộ binh số 5 được thành lập tại Nha Trang năm 1955. Ngày 1 tháng 11 năm 1955, Sư đoàn 5 đổi phiên hiệu thành Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ 15. Từ tháng 1 đến tháng 5 nam 1956, Sư đoàn 15 tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ do tổng thống Ngô Đình Diệm phát động nhằm đàn áp các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo. Sau chiến dịch Nguyễn Huệ, Sư đoàn 15 trở lại Nha Trang và ngày 14 tháng 8 năm 1956 chuyển về đóng tại Dục Mỹ, tỉnh Khánh Hoà. Ngày 1 tháng 4 năm 1959, Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ số 15 đổi tên thành Sư đoàn bộ binh số 23. Cuối năm 1960, sở chỉ huy sư đoàn chuyển về Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắc Lắc.

        Từ năm 1959 đến 1969, mặc dù địa bàn đảm trách của Sư đoàn 23 chỉ gồm bảy tỉnh phía Nam Vùng 2 chiến thuật là Đắc Lắc, Khánh Hoà, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận, nhưng do yêu cầu tác chiến, đôi khi địa bàn hoạt động của sư đoàn còn bao trùm cả khu vực Nam Trung Bộ, cao nguyên miền Trung và các tỉnh duyên hải từ Quảng Ngãi tới Bình Tuy. Trong hai năm 1970 và 1971, một số đơn vị thuộc sư đoàn còn tham gia các cuộc hành quân trên đất Cam-pu-chia. Đầu năm 1975, sư đoàn tham chiến ở khu vực Buôn Ma Thuột. Cuối tháng 3 năm 1975, toàn bộ Sư đoàn bộ binh số 23 bị Quân giải phóng đánh thiệt hại nặng. Số tàn quân tháo chạy về Cam Ranh (21-3-1975), sau đó chạy về Long Hải, tỉnh Phước Tuy (27-3-1975) và tan rã.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 23 qua các thời kỳ:

        - Trung tá Trần Thanh Phong: 19-5-1959 đến 17-5-1963.

        - Đại tá Lê Quang Trọng: 17-5 đến 14-12-1963.

        - Chuẩn trang Hoàng Xuân Lãm: 14-12-1963 đến 14-10-1964.

        - Chuẩn tướng Lư Lan: 14-10-1964 đến 20-8-1965.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Văn Mạnh: 20-8-1965 đến 24-11-1966.

        - Chuẩn tướng Trương Quảng An: 24-11-1966 đến 9-9-1968.

        - Chuẩn tướng Võ Văn Cảnh: 9-9-1968 đến 25-1-1972.

        - Chuẩn tướng Lý Tòng Bá: 25-1 đến 20-10-1972.

        - Chuẩn tướng Trần Văn Cam: 20-10-1972 đến 24-11-1973.

        - Chuẩn tướng Lê Trung Tường: 24-11-1973 đến 10-3-1975.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:33:40 am

        11. Sư đoàn bộ binh số 25

        Sư đoàn bộ binh số 25 Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1962 tại Quảng Ngãi. Sở chỉ huy sư đoàn lúc đầu đóng tại Thuận Hóa gần thị xã Quảng Ngãi.

        Từ năm 1962 đến 1964, địa bàn tán chiến chủ yếu của sư đoàn là hai tinh Quáng Ngãi và Bình Định. Ngày 23 tháng 12 năm 1964, sư đoàn chuyển về Đức Hoà, tỉnh Hậu Nghĩa và sau đó ngày 13 tháng 12 năm 1970 chuyển vế Củ Chi thuộc địa bàn các tỉnh phía Tây Vùng 3 chiến thuật. Ngoài ra, sư đoàn còn tham gia một số cuộc hành quân trên đất Cam-pu-chia. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân Việt Nam, sư đoàn tham chiến ở Tây Ninh và Gò Dầu cho đến khi Quân lực Việt Nam Cộng hoà hoàn toàn tan rã.

        Chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 25 qua các thời kỳ:

        - Đại tá Nguyễn Văn Chuyên: 7 đến 28-12-1962.

        - Đại tá Lư Lan: 28-12-1962 đến 19-3-1964.

        - Đại tá Nguyễn Viết Đàm: 19-3 đến 12-1964.

        - Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng: 12-1964 đến 16-3-1965.

        - Chuẩn tướng Phan Trọng Chinh: 16-3-1965 đến 10-1-1968.

        - Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thịnh: 10 1-1968 đến 25-1-1972.

        - Chuẩn tướng Lê Văn Tư: 25-1-1972 đến 7-11-1973.

        - Đại tá Nguyễn Hữu Toàn: 7-11-1973.

        - Chuẩn tướng Lý Tòng Bá: đến 30-4-1975.

        12. Sư đoàn dù

        Sư đoàn dù Quân lực Việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1955 trên cơ sở của Tiểu đoàn dù số 1 do Pháp thành lập ở Đông Dương ngày 1 tháng 8 năm 1951. Ngày 1 tháng 5 năm 1954, Tiểu đoàn dù số 1 cùng với một số đơn vị khác sáp nhập với nhau thành Chiến đoàn dù số 3 (tương đương với một trung đoàn) do thiếu tá Đỗ Cao Trí chỉ huy. Ngày 1 tháng 3 năm 1955, Chiến đoàn dù số 3 đổi phiên hiệu thành Chiến đoàn dù số 1. Sở chỉ huy đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ngày 1 tháng 12 năm 1959, Chiến đoàn dù số 1 phát triển thành Lữ đoàn dù số 1 và đến tháng 12 năm 1965 là Sư đoàn dù số 1.

        Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, sư đoàn dù đóng vai trò như lực lượng tăng viện cho các đơn vị quân đội Sài Gòn. Sư đoàn đã tham gia các cuộc hành quân, kể cả trên đất Lào và Cam-pu-chia. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân và dân Việt Nam, sư đoàn rút về hoạt động ở Vùng 1 chiến thuật. Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối cuộc chiến, các lữ đoàn thuộc sư đoàn liên tục bị điều đi tăng viện cho các đơn vị trên khắp chiến trường miền Nam Việt Nam: Lữ đoàn 2 về Phan Rang (4-1975), Lữ đoàn 3 về Nha Trang, Lữ đoàn 1 về Xuân Lộc và đều tan rã.

        Chỉ huy Sư đoàn dù số 1 qua các thời kỳ:

        - Trung tá Đỗ Cao Trí: 1-3-1955 đến 1-9-1956.

        - Đại tá Nguyễn Chánh Thi: 1-9-1956 đến 12-11-1960.

        - Đại tá Cao Văn Viên: 12-11-1960 đến 19-12-1964.

        - Trung tướng Dư Quốc Đống: 19-12-1964 đến 11-11-1972.

        - Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng: 11-11-1972 đến 4-1975.

        13. Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ

        Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Quân lực việt Nam Cộng hoà thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1954, trên cơ sở của hai tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ (1 và 2) do Pháp thành lập. Tiểu đoàn 1 thành lập ở miền Bắc, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 chuyển vào miền Nam. Tiểu đoàn 2 thành lập ở miền Nam Việt Nam. Ngày 1 tháng 1 năm 1954, Pháp chuyển giao cả hai tiểu đoàn này cho Nam Việt Nam.

        Ngày 16 tháng 4 năm 1956, Tiểu đoàn 1 và 2 được bổ sung thêm quân và phát triển thành trung đoàn lính thuỷ đánh bộ, ngày 1 tháng 1 năm 1962 thành lữ đoàn và đến ngày 1 tháng 10 năm 1968 thành Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ.

        Trong suốt cuộc chiến tranh, Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ được coi là sư đoàn thiện chiến nhất trong lực lượng quân đội Sài Gòn. Địa bàn hoạt động tác chiến chủ yếu của sư đoàn ở Vùng 1 chiến thuật, đã tham gia nhiều cuộc hành quân lớn ở Nam Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, trong đó có cuộc hành quân Lam Sơn 719.

        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Việt Nam (1975), tàn quân của Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ là lực lượng cuối cùng hạ vũ khí đầu hàng.

        Chỉ huy Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ qua các thời kỳ:

        - Trung tá Lê Quang Trọng: 1-10-1954 đến 16-1-1956.

        - Thiếu tá Phạm Văn Liêu: 16-1 đến 31-7-1956.

        - Đại uý Bùi Phó Chí (quyền tư lệnh): 31-7 đến 30-9-1956.

        - Thiếu tá Lê Như Hưng: 30-9-1956 đến 7-5-1960.

        - Thiếu tá rồi trung tướng Lê Nguyên Khang: 7-5-1960 đến 16-12-1963 và 16-2-1964 đến 5-5-1972.

        - Trung tá Nguyễn Bá Liên: 16-12-1963 đến 16-2-1964.

        - Chuẩn tướng Bùi Thế Lan: 5-5-1972 đến 30-4-1975.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:35:18 am
           
PHỤ LỤC 1

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC BỘ CHỈ HUY MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

        1. Phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự MAAG

        Ngày 3 tháng 8 năm 1950, MAAG được thành lập (MAAG - Military Advisory and Assitance Group). Ngay sau đó Mỹ triển khai một phái đoàn quân sự gồm 60 người do tướng Brinh (Brink) cầm đầu theo thoả thuận giữa Đin A-chơ-sơn (Dean Ac   heson) với chính phủ Pháp tới Đông Dương nhằm giám sát và đánh giá viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp ở Đông Dương. Sau này, phái đoàn phát triển thành một bộ chỉ huy đội quân viễn chinh khổng lồ với hơn 500.000 người (MACV - 1969) và Quân lực Việt Nam Cộng hoà có trên 1.000.000 quân (1975).

        Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (7-1954), Mỹ chỉ được quyền đưa 342, Pháp đưa 546 cố vấn quân sự (262 lục quân và 284 không quân, hải quân) sang Việt Nam. Tổng cộng có 888 cố vấn quân sự Pháp và cố vấn Mỹ. Tháng 10 năm 1955, MAAG có mặt tại Việt Nam. Đến ngày 18 tháng 11 năm 1955, phía Pháp chỉ còn lại 58 cố vấn.

        Từ tháng 4 năm 1960, MAAG nhận trách nhiệm tổ chức lại quân đội Sài Gòn từ 150.000 lên 170.000 người và kiểm soát tài khoản viện trợ quân sự của Mỹ cho miền Nam Việt Nam là 200 triệu đô la.

        Tháng 6 năm 1961, Mỹ và chính quyền Sài Gòn ký hiệp nghị thân thiện và quan hệ kinh tế. Ngay sau đó, chính quyền Ken-nơ-đi cử tướng Tay-lo sang nghiên cứu tình hình Nam Việt Nam và đề xuất tăng cường yểm trợ không quân tăng cường quân số cho quân đội Sài Gòn và lập hệ thống ấp chiến lược.

        Năm 1962, MAAG đổi thành MACV (Military Assistance and Command in Vietnam - Bộ chỉ huy và viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam) dưới sự chỉ huy của tướng Hác-kin (đầu năm 1962), quân số lên tới 2.394 người.

        2. Các hoạt động của MACV (2-1962 đến 7-1965)

        Cho đến lúc này, MACV là cơ quan tham mưu duy nhất có cả lục quân, không quân, hải quân, hậu cần do Bộ Tư lệnh Mỹ ở Ô-ki-na-oa cung cấp. Tháng 11 năm 1961, một đơn vị hậu cần Mỹ thuộc Bộ Tư lệnh Hậu cần số 9 (9th Logistic Command) đến Ô-ki-na-oa cùng với đơn vị không quân Mỹ, nhưng họ lại dưới quyền của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Vì vậy, tướng Hác-kin tư lệnh MACV) chỉ được hạn chế trong việc làm cho cố vấn cho quân đội Nam Việt Nam về an ninh, tổ chức và sử dụng các phương tiện quân sự.

        Năm 1963, MACV có 17.068 cố vấn Mỹ, trong đó, 10.916 thuộc lục quân. Số còn lại là lực lượng không quân và hậu cần, vì Sư đoàn không quân số 2 của Mỹ vẫn có nhiệm vụ yểm trợ cho các đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng hoà.

        Năm 1964, MACV có 23.000 cố vấn Mỹ (16.000 lục quân và hậu cần). Lục quân phụ thuộc Bộ chỉ huy đóng ở Ô-ki-na-oa và Mỹ. Thuỷ quân lục chiến phụ thuộc Bộ chi huy Thuỷ quân lục chiến Mỹ ở Ô-ki-na-oa và Nhật Bản. Hải quân phụ thuộc Bộ chl huy Hải quân Mỹ ở Phi-lip-pin và Ha-oai. Không quân phụ thuộc Bộ chl huy Không quân Mỹ ở Phi-lip-pin.

        Bên cạnh đó còn có 15 hệ thống hậu cấn riêng để tiếp tế cho 150 khu vực đóng quân Mỹ. Sau khi Sư đoàn thuỷ quân lục chiến số 3 đổ bộ vào Đà Nẵng cùng với 10.000 cố vấn ở khâu Nam Việt Nam, từ tháng 3 năm 1964, MACV thấy cần thiết phải thành lập một hệ thống chỉ huy hậu cần ở Nam Việt Nam.

        Sau ngày 1 tháng 7 năm 1965, lực lượng chiến đấu Mỹ vào miền Nam ngày càng nhiều, Oét-mô-len và Bộ Tư lệnh MACV quyết định thành lập hai bộ chỉ huy cấp quân đoàn gọi là bộ tư lệnh dã chiến (Field Force) chịu trách nhiệm ở từng khu vực chiến trường. Bộ Tư lệnh Dã chiến 1 (I Field Force) ở Quân khu 2 (Nam Việt Nam). Bộ Tư lệnh Dã chiến 2 (II Field Force) ở Quân khu 3 (Nam Việt Nam). Bộ Tư lệnh Lính thuỷ đánh bộ số 3 (III MAF) với cả lực lượng không quân của linh thuỷ đánh bộ triển khai dọc vùng Nam khu phi quân sự và Quân khu 1.

        Như vậy, nhiệm vụ của Bộ chỉ huy MACV lúc này ở Nam Việt Nam là:

        Thứ nhất: Thống nhất các lực lượng của Mỹ, Sài Gòn và Đồng minh tham chiến ở Nam Việt Nam. Đây là cách mà họ đã làm trong Chiến tranh thế giới thứ hai và ở Triều Tiên. Việc làm trên đã gây cho Mỹ không ít khó khăn ở Việt Nam vì cho đến lúc này, quân đội Sài Gòn vẫn muốn giữ quyền chỉ huy lực lượng vũ trang riêng của mình.

        Thứ hai: Nếu chỉ huy các lực lượng Mỹ dưới quyền của JSC (Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ) ở Oa-sinh-tơn, MACV sẽ dỡ được khâu trung gian của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, đơn giản được sự kiểm soát của Oa-sinh-tơn. Nhưng Oét mô-len không muốn, mà chỉ muốn nhận được sự yểm trợ về hậu cần, việc thay thế và bảo quản quân dụng cũng như các đường vận tải từ Ha-oai và Phi-lip-pin đến. Và nếu không may, cuộc chiến mở rộng ra Đông Nam Á bao gồm cả Thái Bình Dương, thì Nam Việt Nam lúc đó sẽ trở nên đơn độc

        Thứ ba: Do tình hình chiến sự ở Nam Việt Nam ngày càng xấu đi và tình thế đó không có lợi cho Mỹ, nên từ năm 1964-1965, MACV buộc phải chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là cố vấn sang trực tiếp chỉ huy các lực lượng tham chiến ở Nam Việt Nam. Vì vậy, trách nhiệm của Oét-mô-len lúc này là vừa phải chỉ huy tác chiến vừa phải lo tổ chức quân đội Sài Gòn. Trách nhiệm của MACV trước JCS trong giai đoạn này chủ yếu là đối với các lực lượng chiến đấu ở trên bộ.

        3. Cuộc leo thang 7-1965 đến 7-1969

        Đến tháng 6 năm 1965, lực lượng quân Mỹ tham chiến ở Nam Việt Nam lên tới 81.000, đến cuối năm tăng lên 184.314 người với hai Bộ Tư lệnh Dã chiến 1 và 2 do trung tướng La-sơn và Si-mân chỉ huy. Sư đoàn không quân số 2 trở thành Bộ Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 (7th US Air Force) và Bộ Tư lệnh Hải quán được tăng viện cho Oét-mô-len. Tổ chức này được duy trì đến khi quân Mỹ rút hết khỏi Nam Việt Nam vào năm 1973. Trước sự uy hiếp của quân đội miền Bắc Việt Nam, Mỹ đã phải tăng cường thêm một sư đoàn Nam Triều Tiên và Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3 ra vùng nam khu phi quân sự. Còn Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 vẫn ở Đà Nẵng.

        Ngày 9 tháng 3 năm 1968, do chiến sự điển ra ngày càng ác liệt ở khu vực phía bắc Huế và cao nguyên, tướng A-bram (Abrams) thay Oét-mô-len và được giao nhiệm vụ chỉ huy hiệp đồng tác chiến cùng lực lượng lục quân, lính thuỷ đánh bộ, hải quân ở phía bắc của Bộ Tư lệnh Dã chiến 1. Việc tăng cường tổng quân số lên đến 543.400 quân Mỹ ở Nam Việt Nam vào tháng 4 năm 1969 đã chia nhỏ khu vực này thành hai: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 ở phía bắc và Bộ Tư lệnh Lính thuỷ đánh bộ số 3 ở phía nam.

        (Trích trong cuốn "Cuộc chiến tranh 35 năm - Đông Dương - Việt Nam 1940-1975", tr. 325-327 (Unguerre de trente - Cùng ans - Indochine - Vietnam) của "Raymond Toinet". Nxb "Lavauzelle", 1998).


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:38:13 am

PHỤ LỤC 2

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ

        I. SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT QUÂN ĐỘI NGƯỜI VIỆT NAM

        1. Quân đội thuộc địa Pháp (1945-1954)


        Sau đảo chính của phát xít Nhật (9-3-1945), bộ máy cai trị của người Pháp ở Đông Dương bị lật đổ và đã biến mất sau cơn bão táp này. Một số phần tử trong quân đội cũ chạy sang Trung Quốc như cánh quân của A-lếch-xan-đri và Sa-ba-chiê (Alessandri và Sabatier); đại bộ phận còn lại bị quân Nhật cầm tù, một số khác bị hành hình (như tướng Le Mounier).

        Những người lính bản xứ trong quân đội Pháp bị quân Nhật giải giáp cho về quê, số khác gia nhập Việt Minh. Cho đến ngày 19 tháng 12 năm 1946, khi cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bùng nổ, quân đội Pháp ở Đông Dương chỉ gồm lính của chính quốc, một số gốc Bắc Phi và châu Phi da đen. Chẳng bao lâu sau, người ta đã nhanh chóng dùng người bản xứ vào nhiều việc khác nhau (như làm phu, vận tải...) và vào một số đơn vị chiến đấu như lính phụ lực (lính bổ sung – supplétif).

        Khi cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng trở nên ác liệt thì số lính phụ lực này cũng ngày một gia tăng vì số quân từ chính quốc đưa sang không đủ để bổ sung. Tướng Lơ Clec (Le Clerc) và đặc biệt là tướng Sa-lăng (Salan) sau này đã dự tính phải sử dụng lính người Việt Nam. Vì họ cho rằng, những người lính bản xứ đó sẽ là những tay do thám cừ khôi vì họ dễ hoà đồng vào trong dân chúng và địa phương.

        Ngày 14 tháng 11 năm 1947, tướng Sa-lăng đã chỉ thị cho tất cả các tiểu đoàn phải sử dụng tối đa nguồn lực của Đông Dương để khắc phục vấn đề thiếu binh sĩ người Pháp chính quốc. Lúc đó, ở Bắc Kỳ người ta có các loại lính phụ lực sau:

        - Lính không chuyên nghiệp.

        - Lính chuyên nghiệp (chủ yếu là những người theo đạo Thiên chúa)

        - Lính thuộc những người dân tộc thiểu số (Thái, Nùng, H'mông, Tày, Mán...) dùng để chống đối người Kinh.

        - Loại lính hồi chánh (như biệt kích - Vandenbergh)

        - Số tù binh và người dân bị bắt (viết tắt là PIM - Prisonnier ét Interné Militarie) thường dùng làm phu khuân vác, tải đạn cho quân Pháp.

        Ở Nam Bộ, loại linh phụ lực thường được tuyển chủ yếu trong các đội quân công giáo và các giáo phái sau khi lực lượng này hàng phục chính phủ thân Pháp. Khi đó, họ được tổ chức thành các đơn vị thân Pháp từ các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, Bình Xuyên.

        Như vậy, người ta đã "vàng hoá" quân đội viễn chinh Pháp và đặc biệt vào thời tướng Đờ Lát Đờ Tat-xi-nhi (De Lattre De Tassigny) đã nhanh chóng thúc đẩy việc thành lập một đội thuộc địa ở Việt Nam nhanh hơn.

        Ngày 15 tháng 7 năm 1951, chính phủ thân Pháp ở Việt Nam đã ra một đạo luật tổng động viên. Tuy nhiên, kết quả chằc chắn không đáp ứng được hy vọng mong muốn. Một số lớn người ra trình diện, tuy không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn phải huy động họ vào cuộc chiến, đặc biệt với số người trẻ. Trong một buổi phát phần thưởng cho học sinh trường trung học Xat-sô-lu Lô-ba (Chasseloup Lauba) ở Sài Gòn, tướng Đờ Lát đã ra lời kêu gọi, nên quân số lính người Việt Nam đã tăng từ 65.000 người (1-1951) lên đến 128.000 người (12-1951). Trong khi đó, quân đội của Vương quốc Cam-pu-chia cũng tăng từ 5.000 lên 10.500 người; Vương quốc Lào từ 4.000 lên 9.500 người.

        Số đơn vị lính người Việt Nam đã lên đến 35 tiểu đoàn bộ binh và 29 tiểu đoàn các binh, quân chủng khác. Một bộ tổng tham mưu quân đội thuộc địa Pháp ở Việt Nam và bốn sư đoàn đã được hình thành. Để có sĩ quan người Việt Nam chỉ huy, Đờ Lát đã cho thành lập một trường sĩ quan ở Đà Lạt và bốn trường ở các địa phương để đào tạo chỉ huy cấp trung đội. Năm 1951 đã có 800 sĩ quan người Việt Nam chỉ huy các đơn vị chính quy.

        Một lực lượng hải quân và không quân cũng được thành lập với phương tiện, vũ khí của quân đội Pháp chuyển sang, cùng một phái đoàn quân sự Pháp bên cạnh họ. Năm 1952, tướng Nguyễn Văn Hinh được giao nhiệm vụ chỉ huy quân đội đó. Nguyên Văn Hinh là một sĩ quan Trường Hàng không Pháp, đã chiến đấu trong lực lượng không quân Pháp tới cấp trung tá, được chuyển giao cho Chính phủ quốc gia Việt Nam. Ông ta thấy tổ chức theo kiểu quân đội viễn chinh Pháp thì "quá nặng" để đánh nhau, nên ông ta tổ chức nhiều tiểu đoàn gọi là “tiểu đoàn khinh quân", là một loại tiểu đoàn nhẹ, biệt kích của Việt Nam. Người ta nghĩ không thể ngày một ngày hai quân đội này có thể đứng vững được, bởi họ vẫn phải phụ thuộc quân đội viễn chinh Pháp về mặt hậu cần. Tuy đã hết sức cố gắng, nhưng quân đội này vẫn phải cần nhiều cố vấn quân sự Pháp, đặc biệt trong các cơ quan Bộ Tổng tham mưu.

        Mặc dù có những lời tuyên bố của các quan chức quân sự và dân sự, nhưng về phía người Pháp, họ thực sự bức bách khi phải có một quân đội của người Việt Nam để họ có thể đạt tới những mục tiêu và tiến hành cuộc chiến tranh không phụ thuộc vào Bộ Tham mưu Pháp.

        Vào mùa Xuân năm 1954, quân đội thuộc địa Pháp ở Việt Nam với cái tên Quân đội quốc gia Việt Nam đã có tới 145 tiểu đoàn (trong đó có 45 tiểu đoàn khinh quân).


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:44:41 am

        Ngay từ khi được thành lập, các đơn vị của quân đội này đã hoạt động có hiệu lực và ngày càng được cơ quan tham mưu Pháp đánh giá cao. Và cuối cùng, người Mỹ đã giúp họ xây dựng để tăng cường sự tự trị. Từ năm 1950-1951, viện trợ Mỹ cho quân đội Pháp ngày càng nhiều hơn. Nước Pháp không thể tự gánh vác được cuộc chiến tranh Đông Dương cả về súng đạn mà họ không sản xuất được. Mặt khác, người Mỹ ngày càng đòi phải được viện trợ trực tiếp cho Quân đội quốc gia Việt Nam và họ thực sự phải được độc lập. Mặc dù có những phản ứng của Sa-lăng và Na-va, nhưng nước Pháp cần đô-la nên phải làm theo yêu cầu của Mỹ.

        Ảnh hưởng của những quân đội khác được gọi là các nước liên kết (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) ngày càng quan trọng trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Quân số của các quân đội trên tại thời điểm này như sau:

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/HT4_zps6vhdacxp.jpg)
       
        Sau đó, người ta đã giao cả một khu vực cho quân đội thuộc địa người Việt Nam đảm nhiệm (vùng Bùi Chu). Việt Minh đã nhìn thấy sự nguy hiểm về sự ra đời của các đơn vị quân thuộc địa Pháp do sĩ quan Việt Nam chỉ huy và gọi những đơn vị đó là quân đội bù nhìn của chính quyền Bảo Đại.

        2. Quân đội thuộc địa Pháp sau khi ngừng bắn (theo Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương)

        Theo quyết định số 3975/EMG ngày 19 tháng 9 năm 1954, Bộ Tư lệnh Viễn chinh Pháp ở Đông Dương thành lập bốn sư đoàn dã chiến (số 1, 2, 3, 4), mỗi sư đoàn có ba trung đoàn bộ binh với pháo binh, công binh, truyền tin, vận tải, đại đội quân y, đại đội trinh sát; sáu sư đoàn bộ binh (từ số 11 đến 16), mỗi sư đoàn có ba trung đoàn bộ binh với một đơn vị trinh sát và truyền tin; cuối cùng là một binh đoàn nhảy dù có bốn tiểu đoàn dù và cơ quan tham mưu đóng ở Sài Gòn.

        Ngoài ra, còn có các trung đoàn quân địa phương ở các quân khu, mỗi trung đoàn có ba tiểu đoàn với quân số 450 người cùng một cơ quan tham mưu và một đại đội vũ khí nặng. Theo nguyên tắc, mỗi tiểu đoàn đóng ở một tỉnh.

        Các đơn vị bộ binh lấy từ các đơn vị của quân viễn chinh Pháp và các binh đoàn cơ động người Việt Nam (GM 11, 21, 31, 32), các đơn vị binh chủng (thiết giáp, pháo binh, vận tải). Quân số và trang bị chỉ có từ một phần ba đến một phần hai theo bảng biểu biên chế quy định.

        Quân viễn chinh Pháp (CEFEO) ở Viễn Đông đã cung cấp cho quân đội Sài Gòn bốn trung đoàn thám thính cơ giới với quân số 2.500 người, trong đó có 122 sĩ quan. Pháo binh cũng chuyển giao các đại đội pháo binh diện địa tĩnh tại, công binh chuyển giao 7.487 người và 385 sĩ quan, truyền tin chuyển giao 5.792 người trong đó có 272 sĩ quan.

        Không quân quân đội Sài Gòn thành lập từ tháng 9 năm 1954 do Pháp chuyển giao hai phi đoàn vận tải C.47 và cuối năm 1954 chuyển giao tiếp hai phi đoàn máy bay khu trục Bearcat F.8. Quân đội Pháp đã phải huấn luyện cả phi công lẫn thợ máy.

        Từ ngày 1 tháng 8 năm 1954, tổng thống Ngô Đình Diệm thành lập một đơn vị Cao Đài có 3.000 người cùng cơ quan tham mưu và một trường đào tạo chỉ huy. Các sĩ quan và hạ sĩ quan Cao Đài sáp nhập vào quân đội Sài Gòn và việc phong quân hàm sẽ thực hiện sau một cuộc sát hạch. Số quân thừa và vũ khí sẽ được giải ngũ và nộp cho quân đội. Tương tự như Cao Đài, tháng 2 năm 1955, giáo phái Hoà Hảo cũng thành lập một trung đoàn bộ binh (số 59) có ba tiểu đoàn.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:48:27 am

        II. MỸ GIÚP ĐỠ HUẤN LUYỆN VÀ MỞ RỘNG QUÂN ĐỘI SÀI GÒN

        1. Những thoả thuận giữa Collins và Ely năm 1954


        Tướng Cô-lin (Collins) sinh năm 1917, đã chiến đấu ở Ga-đan Ca-nan (Guadal Canal) năm 1943, Noóc-man-đi và Ác-đen-nét (Ardennes) năm 1944, chỉ huy một tập đoàn quân ở Triều Tiên, tham mưu trưởng lục quân từ 1949-1953, thành viên của JCS (Bộ Tham mưu Liên quân). Cô-lin đã tham gia cơ quan tham mưu Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên có quan hệ với tướng Ê-li (Ely).

        Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao đã cho Cô-lin quyền hạn rộng rãi trong việc điểu hành và sử dụng nguồn tài trợ Mỹ dùng cho Việt Nam để duy trì một chính phủ tự do, không Cộng sản. Phía đối ngoại đã có Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) và quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông dưới quyền tướng Ê-li bảo đảm cho đến khi Việt Nam có tổng tuyển cử và thống nhất hai miền.

        Sau cuộc tiếp xúc đầu tiên ở Đà Lạt giữa đại diện hai bên Pháp - Mỹ diễn ra khá lạnh dùng, ngày 13 tháng 12 năm 1954, Ê-li và Cô-lin đã thoả thuận với nhau về việc Mỹ sẽ giúp Pháp huấn luyện ba sư đoàn bộ binh và ba sư đoàn quân địa phương của quân đội Sài Gòn với chừng 80.000 người và mất khoảng 127,5 triệu đô la một năm. Nếu tính cả lực lượng không quân và hải quân, con số ấy sẽ lên tới 88.000 người và tiêu tốn khoảng 193 triệu đô la. Cô-lin khẳng định, với sự giúp đỡ của Mỹ, đến ngày 1 tháng 7 năm 1955, tất cả lực lượng quán đội Sài Gòn sẽ tự nắm quyền điều hành và chỉ huy quân đội của mình.

        Thực hiện cam kết ngày 1 tháng 1 năm 1955, phái đoàn viện trợ Mỹ (MAAG) do tướng Đa-ni-en (O. Daniel) chỉ huy lãnh trách nhiệm huấn luyện và xây dựng quân đội Sài Gòn. Trong khi đó, Ê-li vẫn phụ trách chỉ đạo chiến lược quân đội viễn chinh Pháp. Ở Viễn Đông (CEFEO) và quân đội Sài Gòn để để phòng sự tiến công và lật đổ của Bắc Việt Nam. Những nhân viên quân sự Pháp trong quân đội Sài Gòn đặt dưới quyền của cơ quan MAAG Mỹ. Theo yêu cầu của Thủ tướng Pháp Măng-đét Phơ-răng-xơ (Mandes France), tướng Cô-lin chấp nhận tăng quán số của quân đội Sài Gòn lên 100.000 người với 215 triệu đô la viện trợ hàng năm.

        Tuy nhiên, Cô-lin tỏ ý hoài nghi ý đồ của Pháp trong viện giúp quân đội Sài Gòn. Phái đoàn thường trực Pháp Xanh-tơ-ni (Sainteny) ở Hà Nội luôn phòng giữ các con chủ bài của mình. Mặt khác, theo báo cáo ngày 24 tháng 1 năm 1955 của Xanh-tơ-ni thì chính quyền Diệm không đủ khả năng để đối phó với sự trở lại của Hà Nội.

        2. Tổ chức quân đội theo kiểu Mỹ

        Tháng 9 năm 1959, quân đội Sài Gòn tổ chức thành bảy sư đoàn (mỗi sư đoàn có quân số 10.500 người) và ba bộ chỉ huy quân đoàn và quân khu. Quân đoàn 1 phụ trách phía Bắc, sở chỉ huy đặt ở Đà Nằng. Quân đoàn 2 phụ trách Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, sở chỉ huy đóng ở Plây Cu. Quân đoàn 3 phụ trách phía Nam, sở chỉ huy ở Sài Gòn - thành phố quan trọng nhất, có chinh phủ, quốc hội và các cơ quan trung ương của chính quyền Sài Gòn.

        Mỗi sư đoàn bộ binh có ba trung đoàn bộ binh, một tiểu đoàn lựu pháo, một tiểu đoàn công binh cơ giới, một đại đội hậu cần... Đến thời điểm này, ngoài các sư đoàn bộ binh, quân đội Sài Gòn còn tổ chức được năm tiểu đoàn dù, năm trung đoàn thiết giáp (loại xe tăng M.24 có pháo 75mm) và trung đoàn pháo dự bị (loại pháo 105 và 155mm).

        Ngoài các đơn vị quân chủ lực, từ tháng 9 năm 1958 còn có một lực lượng bảo an với quân số 46.000 người dưới sự chỉ huy của Bộ Nội vụ. Lực lượng này được tổ chức thành đại đội ở các tỉnh và có tám tiểu đoàn cơ động với quân số mỗi tiểu đoàn 500 người. Lực lượng dân vệ có 40.000 người tổ chức thành từng tiểu đội từ 5 đến 10 người ở các làng có 1.000 dân.

        Theo mô hình tổ chức quân đội Mỹ thì tổng thống Ngô Đình Diệm thường chỉ nắm quyền chỉ huy ở Bộ Tổng tham mưu và tư lệnh các quân khu. Nhưng trên thực tế, ông ta chỉ huy đến cả cấp sư đoàn. Quân đội Sài Gòn thực hiện việc tuyển quân theo chế độ tình nguyện hoặc đăng ký nghĩa vụ đối với đàn ông từ 18 đến 45 tuổi và thời gian phục vụ là 18 tháng. Về vấn đề đào tạo đội ngũ sĩ quan chỉ huy, phần lớn các sĩ quan quân đội Sài Gòn được gửi đi đào tạo và huấn luyện tại Mỹ (năm 1954 có 726 người, năm 1960 có 1.375 người). Họ có những điểm yếu là chỉ huy các cuộc hành quân có sự phối hợp của không quân, pháo binh, trực thăng kém; sợ hành quân đêm và phản ứng chậm chạp khi phải đối phó với các hoạt động của Quân giải phóng.

        Những vấn đề lớn để tổ chức xây dựng quân đội mà phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải đối phó là:

        a) Vấn đề đào ngũ

        Trong năm 1964 có 73.000 lính đào ngũ (vắng từ 6 ngày trở lên), năm 1965 có 113.000 người và năm 1966 tăng hơn số trên. Trong quý I năm 1966, riêng Sư đoàn bộ binh số 5 đã có tới 2.510 người đào ngũ, mặc dù đã giảm mức độ trừng phạt (lao động khổ sai ở mặt trận trong năm năm). Để khắc phục tình trạng trên, người Mỹ đã tăng lương, tăng phép, tăng đề bạt và bảo đảm hậu cần. Người ta bố trí các sư đoàn Mỹ kèm cặp các sư đoàn quân Sài Gòn nên sang năm 1967, quân số đào ngũ đã giảm đi 30 phần trăm nhưng sang năm 1970 lại tăng lên 123.311 đến 126.753 người, nhất là trong các đơn vị chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:49:30 am
        b) Vấn đề thiếu quân số

        Quân số quân đội Sài Gòn cho đến thời điểm cuối năm 1960 là:

        - Lục quân: 271.363 người.

        - Hải quân: 15.833

        - Lính thuỷ đánh bộ: 7.172

        - Không quân: 15.292

        - Bảo an, dân vệ: 141.731

        - Lực lượng phụ lực khác: 176.254

        Tổng cộng: 633.645 người.

        Với số quân hiện có, vào đầu những năm 60, các sư đoàn bộ binh quân đội Sài Gòn chỉ được đảm bảo biên chế khoảng 90 phần trăm, xuống tới cấp tiểu đoàn chỉ đạt 85 phần trăm. Đến các đơn vị chiến đấu, tỷ lệ đó còn thấp hơn, so với thông thường chỉ đạt 62 phần trăm quân số.

        Đầu năm 1968, sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân của Quân giải phóng, chính phủ Sài Gòn đã ra lệnh tổng động viên, gọi tái đăng ký những người đã từng phục vụ trong quân đội dưới năm năm, bắt thanh niên từ 18 tuổi đi lính, không cho xuất ngũ và động viên những người từ 18 đến 35 tuổi vào các lực lượng địa phương và phòng vệ dân sự.

        Đến cuối năm 1968, chính phủ Sài Gòn kiểm soát theo lý thuyết 76,2 phần trăm đất đai, Quân giải phóng kiểm soát 12 phần trăm và vùng tranh chấp là 11 phần trăm.

        Với cả lực lượng cảnh sát, tổng số lực lượng vũ trang quân đội Sài Gòn lên tới 1.150.000 người.

        c) Đội ngũ sĩ quan chỉ huy

        Mặc dù trong quãng thời gian từ tháng 12 năm 1968 đến tháng 10 năm 1969, số sĩ quan cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng hoà được đề bạt khá nhiêu, lên tới 2.563 người nhưng trên thực tế, con số đó chỉ đạt 62 phần trăm so với lý thuyết. Đội ngũ sĩ quan cao cấp của họ còn thiếu kinh nghiệm chỉ huy và chiến đấu.

        Chính phủ Sài Gòn đã huấn luyện đào tạo khá nhiều sĩ quan sơ cấp và hạ sĩ quan cho lực lượng địa phương và dân vệ. Họ cũng có quá nhiều sĩ quan làm trong các cơ quan mà không bao giờ ra chiến trận nên Bộ Tổng tham mưu đã có lệnh luân chuyển hai năm ra đơn vị chiến đấu và sau đó trở về các cơ quan... nếu họ có nhu cầu.

        d) Trang bị

        Năm 1964, khi Quân giải phóng được trang bị AK.47 và dàn phóng hoả tiễn (RPG) thì quân Mỹ và quân đội Sài Gòn còn sử dụng vú khí của Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đến mùa Xuân năm 1967, súng trường M.16 mới chỉ trang bị được cho các tiểu đoàn dù và lính thuỷ đánh bộ Nam Việt Nam. Năm 1968, toàn bộ quân đội Sài Gòn được trang bị loại súng trường M.16 và phải đến năm 1970-1971, pháo binh mới có loại 175mm và chiến xa (loại M.48 nặng không phù hợp với địa hình).

        Từ năm 1970, khi lực lượng quân Mỹ bắt đầu giảm dần thì người Mỹ mới tăng cường huấn luyện cho quân đội. Theo kế hoạch thì có chương trình sáu tuần cho các giáo viên; bảy tuần tổ chức thực tập về hiệp đồng quân binh chủng (Hè 1971); tăng cường huấn luyện cho các sĩ quan truyền tin, hậu cần và các lớp tiếng Anh, tiếng Việt.

        Không quân quân đội Sài Gòn thiếu nhiều phi công. Năm 1968 họ đã nhận 78 trực thăng, đến năm 1972 nhận trên 500 chiếc nữa. Người ta đã phải đào tạo 1.042 phi công (có 371 tập lái ban đêm). Đến năm 1972, khi Mỹ rút, lực lượng không quân của họ từ 35.000 tăng lên 45.000 người.

        e) Việc huấn luyện và kết quả

        Năm 1956, ở Nam Việt Nam chỉ có một trung tâm huấn luyện quân đội, đến năm 1970 có tới 33 trung tâm. Do huấn luyện không đầy đủ và chỉ huy kém cỏi nên hiệu lực chiến đấu của quân đội Sài Gòn rất thấp. Họ rất thiếu những giáo viên có trình độ nên số giáo viên người Mỹ ở đây thường bị quá tải. Ở các trung tâm huấn luyện, cứ hai sĩ quan Mỹ phải phụ trách 40 giáo trình huấn luyện và chỉnh lại 650 giáo trình do Cục Nhà trường đưa sang. Do đó, kết quả huấn luyện quân đội Sài Gòn là:

        - Chương trình đề ra trong bốn giờ, thực tế chỉ có hai giờ.

        - Chương trình không được tôn trọng đầy đủ

        - Các sĩ quan phải nhẫn nhục với chương trình không đồng bộ

        - Những buổi tập về ban đêm thường bị bãi bỏ

        - Phần lý thuyết và sử dụng các trang bị rất khó tiếp thu đối với những người lính vốn xuất thân từ nông dân.

        Các giáo viên và cố vấn Mỹ không hài lòng khi thấy những người chỉ huy quân đội Sài Gòn để đơn vị nghỉ ngơi giữa các đợt chiến đấu, mà đáng lẽ họ phải tranh thủ tiếp tục chương trình huấn luyện và hoàn thiện quân đội mình.

        3. Đánh giá của phương Tây về quân đội Sài Gòn

        Sau một chuyến thăm Cao nguyên về, tuỳ viên quán sự Đức nhận xét rằng, vũ khí trang bị của quân đội Sài Gòn sản xuất từ những năm 1940-1944, pháo binh thì chia nhỏ ra từng pháo đội, tâm lý của binh sĩ thì cố thủ trong đồn, trong hành quân chiến đấu thì gây nhiều tiếng động... Đại tá Na-pi-ơ (Napier), tuỳ viên quân sự Anh đã trao đối với các sĩ quan Mỹ trong dịp tháng 10 năm 1964 rằng, sự lạc quan của Sài Gòn hoàn toàn chỉ là bề ngoài.

        Trong khi Quân đội Bắc Việt Nam và Quân giải phóng không ngừng được tăng cường cả về lực lượng và vũ khí, liên tiếp gây nhưng tổn thất nặng nề cho các đơn vị quân đội Sài Gòn thì quân đội này trong thời điểm đó vừa không có hệ thống cố vấn Mỹ yểm trợ, vừa thiếu thốn vũ khí trang bị, nhất là đối với lực lượng bộ bính.

        Cuối tháng 12 năm 1964, tướng Râu-len (Robert R. Rowland) thuộc lực lượng Mỹ đã nói rằng: "Bây giờ không thể đi lại bằng ô tô giữa các căn cứ của Hoa Kỳ như hồi tôi mới đến Nam Việt Nam. Quân đội Nam Việt Nam phải chốt chặn các con đường nhưng biện pháp này tỏ ra không có hiệu lực. Không quân quân đội Sài Gòn do người Pháp xây dựng, nên trong thời điểm hiện tại không phải lúc nào cũng tinh thông nhiệm vụ. Những tướng lĩnh Pháp trước đây nghĩ rằng sẽ không có một thảm họa ở Điện Biên Phủ vì họ quá tin vào sức mạnh quân sự của Mỹ, nhưng thực tế đang diễn ra hoàn toàn đi ngược với những gì họ mong đợi"


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:53:50 am

        III QUÂN ĐỘI SÀI GÒN ĐỘC LẬP TÁC CHIẾN

        1. Quân đội Sài Gòn vào cuộc chiến


        Quân đội Sài Gòn tuy thành lập sớm nhưng quá trình xây dựng lại diễn ra một cách chậm chạp. Cuối cùng thì họ cũng có một quân đội với quân số đông nhất, lên tới gần một triệu quân và được trang bị hiện đại nhất thời bấy giờ. Từ năm 1970, sau khi lục quân Mỹ rút, quân đội Sài Gòn phải tự đảm nhiệm vai trò chỉ huy cuộc chiến đấu của chính mình. Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo cuộc chiến tranh với một bộ tham mưu gồm nhiều sĩ quan không có mấy năng lực, một quân đội được Mỹ huấn luyện, sử dụng hoả lực một cách bừa bãi. Cuối cùng chỉ vài năm, quân đội này đã tan rã.

        Sau khi thay thế quân Mỹ, các đơn vị thiện chiến như linh dù và lính thuỷ đánh bộ đã chiến đấu dũng cảm và được chỉ huy khá. Nhưng sau khi không còn sự yểm trợ hoả lực của Mỹ thì tinh thần quân đội này suy sụp, từ trí thủ sang chạy dài.   

        Có thể lấy dẫn chứng một số trận chiến đấu quan trọng từ năm 1971, khi Mỹ bật đầu rút quân viễn chinh của họ về nước.

        Năm 1971 - Lam Sơn 719

        Tháng 2 năm 1971, được sự yểm trợ mạnh mẽ của hoả lực và lực lượng bộ binh Mỹ, quân đội Sài Gòn đã mở một cuộc tiến công theo hai hướng: trên đường số 9 sang phía Sê-pôn (biên giới Lào) và sang Cam-pu-chia nhằm phá huỷ các căn cứ hậu cần của Quân giải phóng và Bắc Việt Nam. Mỹ đã huy động 9.000 quân của Sư đoàn đổ bộ đường không 101 và Sư đoàn bộ binh số 23 "Americal" quyết tâm tái chiếm Khe Sanh để đối phó với phía bắc, đồng thời một lực lượng của lính thuỷ đánh bộ Mỹ được báo động nghi binh phía bắc vĩ tuyến 17 đề phòng ba sư đoàn Bắc Việt Nam vượt qua vùng phi quân sự. Sau cùng là một lữ đoàn của Sư đoàn cơ giới số 5 bảo vệ sườn biên giới Lao Bảo. Trong hai tháng, quân Mỹ tử vong 268 người.

        Trên đất Lào, dưới sự yểm trợ của hoả lực Mỹ (pháo binh nặng 175mm và 203mm), Sư đoàn bộ binh số 1 quân đội Sài Gòn, các tiểu đoàn biệt động, nhảy dù (khoảng chừng 16.000 người) đã tiến rất chậm chạp và chỉ bị Quân giải phóng quấy rối ban ngày và tiến công ban đêm. Quân đội Sài Gòn đã phá huỷ đường ống dẫn dầu và một số đạn dược của đối phương.

        Trên đất Cam-pu-chia, 24.500 quân Sài Gòn cũng mở cuộc hành quân tương tự như trên do tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy (sau này bị chết vì tai nạn trong quá trình chỉ huy).

        Trong tháng 3, cuộc hành quân tiếp diễn trong vùng rừng núi hiểm trở. Lưới phòng không của pháo 37mm và 57mm có ra đa bắt mục tiêu được ngụy trang chu đáo của Quân đội nhân dân Việt Nam đã cản trở rất nhiều hoạt động yểm trợ của không quân Mỹ (750 trực thăng, 500 khu trục và B.52). Việc thiếu cố vấn Mỹ ở các đơn vị và vấn đề ngôn ngữ bất đồng đã làm cho việc yêu cầu xin yểm trợ của Mỹ gặp khó khăn. Cuối cùng, như thường lệ, lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam đã bám sát quân Sài Gòn để tránh hoả lực của không quân và pháo binh Mỹ.

        Trong 42 ngày, quân Sài Gòn đã chiếm và phong toả đường mòn Hồ Chí Minh, theo ý định sẽ đến tận mùa mưa. Trên thực tế, bốn sư đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục trụ lại phòng thủ tại chỗ cho đến khi quân Sài Gòn rút khỏi Sê-pôn theo kế hoạch của mình. Ngay tức thì, các Sư đoàn 2, 308, 304 và 320 của Quân đội nhân dân Việt Nam đã phản công đánh vào sườn của quân Sài Gòn. Ba tiểu đoàn dù và ba tiểu đoàn thiết giáp chịu trách nhiệm bảo vệ con đường số 9 để rút lui đã không hoàn thành được nhiệm vụ (điều này làm người ta nhớ lại chiến dịch Hoà Bình và sự rút lui trên đường số 6 của quân Pháp tháng 1 năm 1952). Sau đó, chính các trực thăng của Mỹ đã phải bảo đảm cuộc rút lui này. Các báo chí Mỹ đã mô tả sự lộn xộn, mệt mỏi của quân Sài Gòn về đến căn cứ Khe Sanh do quân Mỹ chiếm giữ.

        Ở Cam-pu-chia, 24.000 quân Sài Gòn tiến sang vùng giữa Chlong và Cra-chiê do tướng Nguyễn Văn Minh chỉ huy (chỉ huy trưởng Đặc khu Sài Gòn) cũng đã bị chặn đứng ngày 5 tháng 3 trên đường số 7.

        Nếu không đánh giá quá trình này trong chiến tranh quy ước thì người ta phải công nhận rằng quân Sài Gòn đã bị đánh bại với số thiệt hại nặng nề: 388 chết, 5.200 bị thương và 750 người mất tích, 115 chiếc xe trên tổng số 200 chiếc đã không từ Lào trở về được, pháo binh hầu như bị bỏ lại tại chỗ.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:57:25 am

        Ảnh hưởng về sự thất bại của cuộc hành quân thật nặng nề. Về mặt tâm lý mà nói, các sư đoàn thiện chiến nhất của Sài Gòn đã bị thất bại dù đã nhận được sự yểm trợ khổng lồ của không lực Mỹ. Không có cố vấn Mỹ đi theo trong các trận đánh ở Cam-pu-chia trong hai tháng 4 và 5 năm 1970, các trung đoàn quân đội Sài Gòn đã mất 30 đến 40 phần trăm hiệu lực. Cuối cùng, những mâu thuẫn giữa quân đội Sài Gòn và Mỹ trong việc thiết kế các cuộc hành quân đó đã bị phanh phui.

        Đối với Bộ Tư lệnh Mỹ, "Lam Sơn 719" là một cuộc thử sức giữa quân đội Sài Gòn với quân Bác Việt Nam. Sau cuộc chạm trán này, Mỹ đã đặt ra kế hoạch rút quân: chọn đơn vị rút và định thời gian rút hết quân đội viễn chinh Mỹ. Người ta cho rằng, quân Sài Gòn đã bị đánh bại nhưng vẫn có thể duy trì được cuộc chiến. Tuy nhiên, người ta vẫn nghi ngại về hiệu lực chiến đấu của họ nếu phải một mình đối phó với Quân đội nhân dân Việt Nam, vì trước đây gần như toàn bộ hiệu lực chiến đấu của quân đội Sài Gòn đều phụ thuộc vào sự yểm trợ của không lực Mỹ.

        Sự thất bại "một nửa” trên chứng tỏ quân đội Sài Gòn đã không còn đủ sức chiến đấu trên hai hướng tiến công khi thiếu hụt quân số. Ngoài ra còn có sự chậm trễ trong việc điều hành các chiến dịch, sự thiếu thốn các nguồn tin tức tình báo và cuối cùng là sự không thích nghi được của quân đội Sài Gòn trong các cuộc hành quân ở địa hình rừng núi. Tướng Đỗ Cao Trí là tướng cuối cùng được Pháp đào tạo đã bị tử nạn. Sau cái chết của Đỗ Cao Trì, việc chỉ huy quân sự của Sài Gòn thuộc về các "tướng chính trị". Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, tướng Hoàng Xuân Lãm chỉ huy chiến dịch đã điều hành quân dù, lính thuỷ đánh bộ và Sư đoàn bộ binh số 1 theo sở thích của mình. Quân Sài Gòn quá quen với kiểu "chiến tranh con nhà giàu” và không thích ứng được với cuộc chiến bằng bộ binh nhanh chóng và mãnh liệt của Quân giải phóng và Bắc Việt Nam. Lúc này, quân Sài Gòn phải chịu đựng và đối phó với các chiến dịch có quy mô lớn, và cuộc rút quân của Mỹ là tất yếu.

        Ngày 13 tháng 4 năm 1971, tướng Trần Văn Đôn, cựu sĩ quan của quân đội viễn chinh Pháp đã nghỉ hưu và là thượng nghị sĩ Nam Việt Nam đã nói với Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn rằng: "Tổng thống Thiệu đã quyết định thực hiện cuộc hành quân Lam Sơn 719 đơn giản với sự giúp đỡ chuẩn bị kế hoạch của tướng A-bram. Tướng hoàng Xuân Lãm là một tướng chính trị và các sĩ quan lính thuỷ đánh bộ dưới quyền đã từ chối thực hành mệnh lệnh yểm trợ cuộc rút lui. Chẳng may chiếc trực thăng chở các sĩ quan dự kiến hành quân đã bị bắn rơi ngay từ những ngày đầu của cuộc hành quân. Người ta thấy có rất nhiều sai sót của tin tức tình báo về lưới phòng không, về quân số của quân Bắc Việt Nam và khả năng đánh phản công của họ. Rất nhiều chiến xa đã bị bắn cháy trên đường số 9 đã làm tắc con đường rút. Mặc dù thua kém về trang bị và quân số, các đơn vị quân Sài Gòn đã chịu đựng được, nhưng họ không còn lực lượng trù bị. Người ta cần phải sáu tháng sau mới phục hồi được".

        Tướng Trần Văn Đôn chủ trương tiến hành các cuộc hành quân nhẹ, dùng biệt kích đánh vào các kho tàng của Quân giải phóng và Bắc Việt Nam. Tổng thống Thiệu tỏ ra lo lắng và từ chối việc tổ chức quân đội theo kiểu Mỹ, mà cần tổ chức sao cho dễ sử dụng hơn. Cái chết của tướng Đỗ Cao Trí làm cho ông ta cảm thấy rõ điều đó.

        Tiếp theo là cuộc hành quân "Lam Sơn 720" càn quét lại khu vực A Sầu, từ Khe Sanh vào đèo Hải Vân (150 ki-lô-mét về phía Nam khu phi quân sự) . Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã xảy ra ở khu vực Đắc Tô (nhất là ngày 31 tháng 3 và ngày 1 tháng 4). Tiếp đó, khu vực này lại bị bao vây từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 4. Hơn 4.000 quân Mỹ cùng 10.000 quân đội Sài Gòn đã càn quét vào khu vực có khoảng 7.000 quân Bắc Việt Nam. Mặc dù đây chỉ là một khu vực thung lũng nhưng cuộc hành quân đã phải kéo dài trong nhiều tháng.

        Tháng 5 năm 1971, một binh đoàn cơ động quân đội Sài Gòn ở Cam-pu-chia phải rút lui dưới áp lực của các Sư đoàn 5, 7, 9 Quân giải phóng và Bắc Việt Nam. Một lần nữa, quân đội Sài Gòn lại phải bỏ lại trên chiến trường 50 xe tải, 10 xe tăng, 14 xe cơ giới bọc thép, 14 đại bác, 22 súng cối hạng nặng. Phía Mỹ chết 144 người, Nam Việt Nam chết 1.568 người.

        Sau "Lam Sơn 720", người ta thấy tình hình chiến sự diễn ra ngày càng tệ hại ở phía bắc Vùng 1 chiến thuật và Cao nguyên - An Khê của Vùng 2 chiến thuật. Quân đội nhân dán Việt Nam đã tiến công các căn cứ của quân đội Sài Gòn ở phía Nam vùng phi quân sự (Huế, Quảng Trị). Để bảo vệ các căn cứ tiền tiêu, người Mỹ đã phải bố trí một căn cứ hoả lực khổng lồ, loại 175mm và 203mm ở Mai Lộc để bảo vệ quốc lộ 9. Ngày 28 tháng 8, Quân đội nhân dán Việt Nam tiến công năm căn cứ Mỹ và một đơn vị đặc công đã làm nổ tung một kho đạn ở Cam Ranh, căn cứ hải quân lớn của Mỹ.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 06:58:43 am

        Vào tháng 9, quân Sài Gòn lại mở một cuộc tiến công khác gồm 13.000 quân có sự yểm trợ của 2.000 quân Mỹ với pháo hạng nặng 175mm và 203mm. Một lấn nữa, cuộc hành quân này tiếp tục đánh ra phía đường mòn Hồ Chí Minh và phía nam khu phi quân sự, chiếm lại Khe Sanh.

        Ở vùng châu thổ sông Cửu Long, các Sư đoàn bộ binh số 7, 9, 21 của quân đội Sài Gòn là những sư đoàn kém nhất, tình hình cũng yếu dần đi trong các vùng Cần Thơ và Mũi Cà Mau. Gọng kìm của Quân giải phóng siết dần vào một quân đội bị động và ít tinh thần chiến đấu (chỉ quân Sài Gòn). Theo tài liệu của Quân giải phóng, đầu năm 1971, người ta thấy được tình trạng thiếu quân số chủ lực, giảm tinh thần chiến đấu (đào ngũ, chán chường, tự vẫn...) và những thiếu sót của các chỉ huy quân đội Sài Gòn ở chiến trường.

        1972 - Một năm đẫm máu

        Vào tháng 1 năm 1972, người ta lại thấy xuất hiện "Hội chứng Tết" nhưng không có nguồn tin tình báo nào phát hiện thấy có hoạt động của đối phương. Bộ Tư lệnh Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hoà dự đoán:

        - Việt cộng sẽ tiến công vùng Đông Hà do Sư đoàn 3 của Sài Gòn mới thành lập chiếm đóng. Cuộc tiến công ở mặt trận phía Bắc này rất gần với miền Bắc Việt Nam. Vào tháng 3, điều kiện khí hậu khấc nghiệt ở phía bắc (mưa gió…) rất khó cho sự yểm trợ của không quân, điều đó sẽ có một giá trị tượng trưng và tâm lý nếu họ chiếm được Huế và Đà Nẵng.

        - Sư đoàn 320 của Bắc Việt Nam được tăng cường Sư đoàn 324 và 308 sẽ tiến công Plây Cu - Kon Tum. Ở vùng Tây Nguyên, sự thâm nhập của các đơn vị Bắc Việt Nam sẽ dễ dàng hơn, giúp họ cắt đôi Nam Việt Nam theo đường chéo A-tô-pơ (Attopeu) - Tuy Hoà, làm cô lập các sư đoàn của Sài Gòn ở mặt trận phía Bắc. Cuộc tiến công này sẽ phát triển từ đường mòn Hồ Chí Minh và căn cứ Quân giải phóng số 609, 702, 701 về phía Bình Định, Phú Yên nhưng có bất lợi cho họ vì địa hình thuận lợi cho thiết giáp và không lực của Sài Gòn.

        - Tiến công vào Sài Gòn bằng rốc-két vì người ta đã phát hiện nhiều cuộc xâm nhập của quân Bắc Việt Nam vào gần các căn cứ của Mỹ. Cuộc tiến công vào Sài Gòn phối hợp với vùng châu thổ sông Cửu Long sẽ ngắn những ảnh hưởng nhiều đến quân Sài Gòn vì hầu hết những cuộc tiến công đó đều ở gần căn cứ và gia đình họ. Miền Bấc Việt Nam cũng dự tính một cuộc tái ném bom của không lực Mỹ ra Hà Nội để trả đũa.

        Tóm lại, Bộ Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà ưu tiên giả định: Đối phương sẽ nghi binh ở Tây Nguyên và đánh mạnh ở mặt trận phía Bắc. Giả định này có vẻ hợp lý vì đó là vùng bị uy hiếp nhiều nhất, là nơi có sáu sư đoàn Bắc Việt Nam ở mặt trận phía Bắc và bảy sư đoàn Quân giải phóng và Bắc Việt Nam ở mặt trận Cam-pu-chia. Để đề phòng, quân đội Sài Gòn đã tập trung 10.000 lính dù ở quanh Sài Gòn để làm lực lượng trù bị.

        Vào tháng 2, mặc dù tình hình còn khá yên tĩnh nhưng sang tháng 3, quân đội Sài Gòn chỉ có một số cuộc hành quân nhỏ ở vùng A Sầu và Cao nguyên Trung phần. Thời gian này, Mỹ chỉ còn chín tiếu đoàn bộ binh ở Nam Việt Nam; quân Ô-xtrây-lia có 476 chết, 3.000 bị thương; quân Thái Lan đã về nước vào cuối năm 1971; chi còn 36.000 quân Nam Triều Tiên nhưng sau đó, lữ đoàn "Rồng Xanh" cũng đã về nước.

        Như vậy, chỉ còn một mình quân đội Sài Gòn với không lực Mỹ phải đối phó với tình hình trên chiến trường. Trên giấy tờ quân đội Sài Gòn là một quân đội mạnh với quân chính quy có 587.000 người, gồm: 11 sư đoàn bộ binh có 92.000 người; lính thuỷ đánh bộ có 13.000 người; không quân có 42.000 người; hải quân có 40.000 người; quân địa phương có 513.000 người. Tổng quân số là 1.100.000 người. Để thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ đã trang bị cho quân đội Sài Gòn gồm: 640.000 súng trường; 34.000 súng phóng lựu; 40.000 máy vô tuyến điện; 20.000 xe jeep; 56 chiến xa nặng M.48 Patton; 200 máy bay khu trục - ném bom; 30 máy bay vũ trang AC.47; 500 trực thăng; 600 phương tiện vận tải các loại.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 07:01:46 am

        Ngày 30 tháng 3 năm 1972, Bắc Việt Nam mở một cuộc tiến công lớn đúng như ba giả định đã nêu trên: ở phía Bắc và Cao nguyên Trung phần, Bắc Việt Nam đã mở một cuộc tiến công quy ước có pháo binh bắn chế áp và xe tăng cùng với bộ binh. Trong cuộc tiến công này, chỉ còn thiếu không quân Bắc Việt Nam là chưa tham chiến.

        Ở mặt trận phía Bắc, để đối phó với hai Sư đoàn bộ binh 308 và 304, có tăng cường Sư đoàn bộ binh 324B của Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội Sài Gòn điều động thêm Sư đoàn bộ binh số 3 đến tham chiến. Sau bốn ngày chiến đấu, họ hoảng loạn rút chạy về Huế, bỏ lại 15 căn cứ với một khối lượng trang bị khổng lồ, trong đó có cả một pháo đội 175mm. Các sĩ quan chỉ huy cũng rút chạy mang theo cả gia đình về phía Nam. Tướng Vũ Văn Giai và 48 sĩ quan khác bị đưa ra toà vì rút lui không có lệnh của tướng Hoàng Quán Lâm, tư lệnh Vùng 1 chiến thuật. Chỉ có lực lượng lính thuỷ đánh bộ chống cự và rút lui có trật tự vệ Huế. Thiết quân luật được ban hành trong toàn Nam Việt Nam.

        Ở Đông Hà, Trung đoàn 52 thuộc Sư đoàn bộ binh 3 quân đội Sài Gòn đã rút chạy mà không có lệnh của cấp trên. Đêm 27 rạng ngày 28 và ngày 30 tháng 4, thị xã Quảng Trị đã bị đánh chiếm, nhưng sau đó giữ được nhờ có lực lượng lính thuỷ đánh bộ yểm trợ. Hà Nội đã giành được thắng lợi ngoạn mục nhưng không mục tiêu chính nào của Nam Việt Nam bị mất, mặc dù có ba sư đoàn Bắc Việt Nam tiến công. Đến ngày 20 tháng 4, họ lại được tăng cường Sư đoàn 325C nguyên vẹn.

        Trên vùng Cao nguyên, ngày 23 tháng 4, hai sư đoàn Quân giải phóng được các trung đoàn xe tăng và công binh tăng cường đã mở một cuộc tiến công vào Đắc Tô - Tân Cảnh rồi Kon Tum. Rất nhanh, quốc lộ 14 và quốc lộ 9 bị cắt đứt về phía An Khê. Sư đoàn Nam Triều Tiên mở lại đường số 9.

        Trong khu vực Sài Gòn, hai đến ba sư đoàn Quân giải phóng từ hướng Tây Ninh (trong đó có Trung đoàn 7 Quân giải phóng từ đồng bằng sông Cửu Long lên) mở cuộc tiến công vào Lộc Ninh, An Lộc. Tại đây, quân đội Sài Gòn đã chống đỡ được nhờ tăng cường Sư đoàn bộ binh số 21. Những trung đoàn nhảy dù được để lại để bảo vệ dinh tổng thống.

        Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, một sư đoàn Bắc Việt Nam cùng các đơn vị địa phương đã từ rừng U Minh tiến ra gây áp lực đối với quân đội Sài Gòn. Cuối cùng, các cuộc phá hoại và quấy rối của Quân giải phóng cũng diễn ra ở các tỉnh ven biển Quảng Trị và Bình Định.

        Tại Cam-pu-chia, các binh đoàn quân đội Sài Gòn cũng rút về qua biên giới Tây Ninh và bị quân Bấc Việt Nam đuổi theo.

        Tóm lại, đến cuối tháng 4, các lực lượng của Quân giải phóng và Bắc Việt Nam đã giành quân chủ động. Họ đã ở thế tiến công, nhất là ở vùng đồng bằng. Quân đội Sài Gòn phòng ngự ở thế bị động và khá vô tổ chức. Vấn đề tinh thần và tính năng động của quân đội Sài Gòn phục hồi được phần nào nhờ sự khó khăn về hậu cần cửa quân Bắc Việt Nam do máy bay của Hạm đội 7 và các hàng không máu hạm của Mỹ đã mở một cuộc oanh kích bằng không quân ác liệt.

        Về mặt chiến thuật, quân Bắc Việt Nam chỉ dùng những phân đội nhỏ xe tăng trong các cuộc tiến công lớn để làm nhiệm vụ yểm trợ và bảo vệ cho lực lượng bộ binh của họ.

        Vào tháng 5, cuộc tiến công của Quân giải phóng và Bắc Việt Nam phải dừng lại bởi sức ép của không lực Hoa Kỳ. Ở mặt trận phía Bắc, Quảng Trị bị thất thủ ngày 1 tháng 5, nhưng Sư đoàn 308 Bắc Việt Nam đã được thay thế bằng Sư đoàn 325C; Sư đoàn 304 được thay bằng Sư đoàn 320B (thành lập năm 1971 để bảo vệ đường mòn ở khu phi quân sự). Quân đội Sài Gòn giữ được từ sông Mỹ Chánh (bắc thành phố Huế 32 ki-lô-mét). Hai tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ đã phản công bằng cách đổ bộ vào phía sau lưng của Quán giải phóng - khu vực Cửa Việt (cách thị xã Quảng Trị 16 ki-lô-mét về phía Bắc và cách chiến tuyến 34 ki-lô-mét về phía Bắc).

        Trên Tây Nguyên, năm căn cứ của quân đội Sài Gòn bị cô lập là đã buộc phải rút bỏ. Tướng Ngô Quang Trưởng được tổng thống Thiệu giao nhiệm vụ tổ chức lại Quân đoàn 1. Ngày 25 tháng 5, 20.000 quân Bắc Việt Nam (Sư đoàn 320, 312) và Quân giải phóng (Sư đoàn 2, 3) tiến công Kon Tum, nơi có từ 10.000 đến 12.000 quân Sài Gòn. Đường số 14 (khu vực Kon Tum - Plây Cu) tuy bị cắt nhưng An Lộc vẫn đứng vững mặc dù bị Sư đoàn 3 và Sư đoàn 9 Quân giải phóng bao vây.

        Ở phía Nam, một sư đoàn mang mật danh "Nông trường 5" của Quân giải phóng đã xâm nhập vào Sài Gòn qua các đồn điền cao su Dầu Tiếng để nã hoả tiễn vào thành phố. Người ta thấy tình hình đã cân bằng giữa hai bên, quân đội Sài Gòn vẫn chưa bị sụp đổ.

        Đến tháng 5, áp lực của Quán giải phóng lại được đẩy mạnh ở vùng đồng bằng. Quân đội Sài Gòn vẫn giữ vững được các trục đường (số 1 và số 4) mặc dù vẫn bị các sư đoàn Quân giải phóng pháo kích và tiến công. Đường lên Tây Ninh được giải toả. Một trực thăng vận được đổ xuống Kông-pông Rô để quấy rối phía sau lưng của đối phương.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 07:04:44 am

        Ở phía Bắc, vùng An Lộc được giải toả. Đường số 14 được mở lại, giải toả cho Kon Tum. Từ khi đổ bộ ra Mỹ Chánh, lính thuỷ đánh bộ tiến ra phía Quảng Trị và "phố không vui" (Street Without Joy - đường Mỹ Thuỷ dọc bờ biển đi lên), nhưng vì thiếu yểm trợ của Mỹ nên vùng đầu cầu này có vẻ bấp bênh.

        Ngày 28 tháng 6, quân đội Sài Gòn mở chiến dịch "Lam Sơn 720" với sự giúp đỡ của pháo binh Hạm đội 7 tiến công vào một đối phương mệt mỏi, thiếu tiếp tế, luôn bị quấy rối ở phía hậu phương Cam-pu-chia. Các sư đoàn nhảy dù và lính thuỷ đánh bộ, chiến xa và không quân tiến ra Quảng Trị đã chiếm được thị xã trừ Thành cổ. Hai sư đoàn thiện chiến quân đội Sài Gòn hoạt động tốt. Các nơi khác, đường sá được giải toả cho cả xe dân sự đi lại được. Các sư đoàn Quân giải phóng bao vây An Lộc rút về biên giới Cam-pu-chia.

        Quân Nam Triều Tiên và Sư đoàn bộ binh 22 chiếm lại các khu vực bị mất hồi tháng 4. Tuy nhiên, nhiều cuộc chiến đấu tiếp diễn ở xung quanh Huế chống lại Sư đoàn 711 mới được thành lập bằng các trung đoàn địa phương.

        Người ta ước đoán trong bốn tháng, quân đội Sài Gòn có 20.000 người chết, 30.000 người bị thương, mất 155 máy bay và trực thăng. Bốn tháng đối với họ thật khủng khiếp (so sánh cũng như bốn tháng 3, 4, 5, 6 năm 1954 ở Bắc Bộ Việt Nam).

        Tháng 8, Sư đoàn 312 Bắc Việt Nam vượt qua khu phi quân sự vào tham chiến. Các cuộc chiến đấu ác liệt lại tiếp diễn liên tiếp ở Huế, Đà Nằng, Quế Sơn nhưng quân đội Sài Gòn chống cự lại được với các Sư đoàn 304, 308, 320, 324, 325 và 312. Sư đoàn 3 và Sư đoàn 711 rời khu vực Plây Cu - Kon Tum. Trước khi rút, Quân giải phóng đã trừng trị lực lượng bình định nông thôn của Nam Việt Nam. Tuy áp lực có giảm bớt ở Huế nhưng thành công vẫn nằm trong tay Bắc Việt Nam. Sư đoàn 711 có chiến xa và pháo binh hạng nặng cửa Bắc Việt Nam tiến công căn cứ "Ross". Trung đoàn 5 của Sư đoàn 2 Quân giải phóng sau đó đã rút.

        Ngày 25 tháng 8, căn cứ "Ross" được quân đội Sài Gòn chiếm lại mà không phải chiến đấu nhiều. Sư đoàn 320 Bắc Việt Nam sau khi được nghi ngơi và bổ sung quân số ở Cam-pu-chia lại tiến vào Plây Cu đánh thăm dò các tiền đồn biệt động quân ở Tây Nguyên. Tại Cam-pu-chia, quân Bắc Việt Nam chiếm được Xiêm Riệp (Angkor) và Biển Hồ. Có chừng nửa tá sư đoàn bộ binh và một sư đoàn pháo binh Bắc Việt Nam ở đó. Liệu họ có tiến về phía Phnôm-pênh không là câu hỏi đặt ra cho phía đối phương.

        Được pháo binh ở bờ bắc khu phi quân sự yểm trợ, quân Bắc Việt Nam có công sự ẩn nấp đã chiến đấu giữ Thành cổ Quảng Trị một cách quyết liệt, làm cho quân dù và biệt động quân Sài Gòn phải trả giá đắt để lấy lại Thành cổ này. Về mặt quân sự, người Mỹ không ủng hộ kế hoạch này vì họ sợ sứt mẻ các đơn vị tinh nhuệ của Sài Gòn. Hơn thế nữa, người ta lại phát hiện thấy sự xuất hiện bất thình lình của Sư đoàn 316 Bắc Việt nam ở Lào được tăng cường một trung đoàn. Đến lúc đó, đơn vị này vẫn chưa tham gia chiến đấu.

        Để xây dựng lại một lực lượng trù bị cơ động có quân số 15.000 người, người ta tính phải rút bỏ một số cứ điểm giữa Chân Thành và An Lộc, lúc đó đang bị vây hãm. Về phía chính quyền Sài Gòn, tất nhiên người ta chưa có điều kiện để phản công chiếm lại đất đai đã mất. Mặt khác, về phía Mỹ, người ta đã tính đến giá phải chi tiêu trong quý I là 1,7 tỷ đô-la, sang quý II đã phải chi tới 3,2 tỷ đô-la và không lực Mỹ đã mất hàng trăm máy bay ở Bắc Việt Nam từ ngày 30 tháng 3 năm 1972 để đánh lại 56 máy bay MIG. Bộ Tham mưu Mỹ tính số thiệt hại của quân đội Sài Gòn lên tới 36.000 người chết và 90.000 bị thương kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1972.

        Ở miền Bắc, không quân Mỹ ném bom rất khốc liệt. Họ dùng đủ loại bom như bom khoan sâu vào các hầm trú ẩn, bom mẹ M.35 (800 bảng, chứa tới 182 bom con, trong đó có chất phốt-pho)...

        Lục quân Mỹ đã giải thể tiểu đoàn chiến đấu cuối cùng. Họ chỉ còn những cán bộ chuyên gia về truyền tin, hậu cần, canh giữ căn cứ không quân. Còn phía quân đội Sài Gòn, người ta thấy thiếu sĩ quan và hạ sĩ quan có trình độ chỉ huy giỏi... Một loạt các trận đánh thành công và thất bại ở các địa phương đã diễn ra nhưng tình hình vẫn ổn định, không ảnh hưởng tới cục diện lớn của cuộc chiến.

        Trong các điều kiện đó, cuộc đàm phán bí mật ở Pa-ri giữa Bắc Việt Nam và Mỹ vẫn được tiếp tục để tiến tới một cuộc ngừng bắn mà hai bên đều mong muốn, nhất là phía Mỹ. Tin ngừng bắn loan ra ngày 30 tháng 10 đã dẫn đến một sự do dự và thụ động ở Vùng 3 chiến thuật, nhưng sau hoãn lại đã tạo điền kiện cho quân đội Sài Gòn lấy lại được đất đai đã bị mất trong thời kỳ hỗn loạn tinh thần trước đó. Tất cả các đơn vị quân đội Sài Gòn chuyển sang phản công. Nhiều cuộc chiến đấu ác liệt đã xảy ra trên các trục lộ tiến về Sài Gòn. Quân giải phóng hoạt động trở lại ở Tây Nguyên, ngày 13 tháng 12 năm 1972, đã làm nổ tung hàng nghìn tấn đạn pháo ở Thành Tuy Hạ.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 07:06:43 am

        2. Hiệp định Pa-ri - Quân đội Sài Gòn chiến đấu một mình

        Đầu năm 1973, khi có lệnh ngừng bắn ngày 27 tháng 1, chỉ còn 23.700 linh Mỹ ở Nam Việt Nam và phải rút về nước trong vòng hai tháng. Hiệp định Pa-ri có các điều khoản tóm tắt như sau:

        - 145.000 quân Bắc Việt Nam sẽ mặc nhiên ở lại Nam Việt Nam như là một lực lượng của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

        - Phong toả để số lượng vũ khí trang bị có như hiện tại, sẽ có kiểm tra ở các cảng và sân bay. Như vậy chỉ kiểm tra có nguồn tiếp tế của Mỹ tới?

        - Tôn trọng nền trung lập của Lào và Cam-pu-chia. Các nước đã tham chiến phải rút quân và trang bị về nước. Quân Bắc Việt Nam đóng ở dọc đường mòn Hồ Chí Minh.

        - Các phi công Mỹ bị Bắc Việt Nam bắt giữ sẽ được trao trả cho phía Mỹ.

        - Một Uỷ ban quốc tế giám sát được thành lập gồm 1.160 người (Ba Lan, Hung-ga-ry, In-đô-nê-xi-a và Ca-na-đa). Người Ca-na-da tuyên bố, sau 60 ngày, họ duy trì số nhân viên khi có nhà cầm quyền chính trị có trách nhiệm cho phép họ đi lại tự do ở miền Nam Việt Nam và trách nhiệm của họ trong mọi trường hợp cũng chỉ là hai năm. Người ta đặt câu hỏi, liệu có hiệu lực thực tế không nếu ta nhớ lại cuộc tiến công bất ngờ mùa Xuân 1972, lúc đó người Mỹ và Nam Việt Nam có tất cả một hệ thống kiểm soát hữu hiệu.

        - Việc tháo gỡ mìn ở các cảng miền Bắc Việt Nam do người Mỹ đảm nhiệm bằng những phương tiện phù hợp mà chỉ họ mới có.

        - Đối với sài Gòn, vùng phi quân sự phải trở thành một biên giới chính trị, nhưng Hà Nội cho rằng, theo Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, nó chi là một giới tuyến tạm thời.

        Tóm lại, đây là một cuộc đàm phán hoà bình mong manh dựa trên thiện chí của cả hai bên. Ta không quên rằng Lê Đức Thọ, trưởng đoàn của phái đoàn Bắc Việt Nam là một người cộng sản, mà theo Học thuyết Mác - Lê-nin thì "chiến tranh sẽ còn tiếp diễn nếu còn chủ nghĩa tư bản".

        Những thiệt hại từ ngày 1 tháng 1 năm 1960 đến ngày 28 tháng 1 năm 1972 như sau:

        - Mỹ: 45.491 người chết, 300.635 người bị thương - Tổng cộng: 346.126 người.

        - Nam Việt Nam: Quân sự có 184.089 người chết, 499.026 người bị thương, 28.978 bị bạt - Tổng cộng là 711.093 người; Dân sự có 184.093 người chết trong chiến đấu, 935.000 bị thương, 31.000 chết trong các cuộc mưu sát, 49.000 bị thương; Cảnh sát có 20.587 người chết.

        Tình hình quân sự trong thời gian này diễn ra khá lộn xộn và không rõ ràng.

        Trong tháng 1 năm 1973, quân đội Sài Gòn cố lấn ra vung phi quân sự, thung lũng A Sầu, khu vực Bình Dương (tây bắc Sài Gòn), khu đồn điền cao su Mi-xlanh (Miehelin); ở Cam-pu-chia, 4.000 quân Sài Gòn ở trong vùng Biển Hồ nhưng quân Bắc Việt Nam ở phía nam Phnôm Pênh và trên sông Mê Công.

        Vào tháng 2, tướng Uây-en, chỉ huy cuối cùng của quân viễn chinh Mỹ ở Nam Việt Nam rời vị trí đi làm tư lệnh lục quân Mỹ ở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Mỹ chỉ còn lại 10 000 nhân viên dân sự làm hợp đồng (thợ kỹ thuật hàng không). Hạm đội 7 rời khỏi Vịnh Bắc Bộ (10 chiến hạm, trong đó có 2 hàng không mẫu hạm). Để thực hiện việc tháo gỡ mìn ở các cảng miền Bắc Việt Nam, Mỹ đã dùng chừng 20 tàu gỡ mìn, 50 trực thăng và tàu chở trực thăng “New Orleans". Đã có 25 tàu vận tải bị phong toả ở Hải Phòng từ tháng 5 năm 1972.

        Không lực Mỹ còn tiếp tục đánh vào đường mòn Hồ Chí Minh cho đến 22 tháng 2 năm 1973, ngày ngừng bắn ở Lào có hiệu lực (mỗi ngày 400 lần xuất kích, trong đó có 30 đến 50 chiếc B.52).

        Cuộc trao trả tù binh đầu tiên có 10.000 quân Sài Gòn với 7.000 quân Bắc Việt Nam và 143 quân Mỹ.

        Nhiều cuộc vi phạm ngừng bắn đã bị tố cáo, trong đó có phía Quân giải phóng và quân đội Sài Gòn. Ở Lào, lực lượng Pa-thét Lào kiểm soát hai phần ba đất đai và dân số. Ở Cam-pu-ehìa, mặc dù đã có lệnh ngừng bằn vào ngày 28 tháng 1, nhưng quân Bắc Việt Nam và Khơ-me đỏ vẫn tiếp tục hoạt động.

        Trong tháng 3, Bắc Việt Nam tăng cường tiềm lực chiến tranh ở Khe Sanh (ba đại đội tên lửa SAM phòng không và mở lại sân bay Khe Sanh). Nhiều cuộc vi phạm ngừng bắn diễn ra chứng tỏ sự bất lực của Uỷ ban quốc tế giám sát ngừng bằn. Người Ca-na-đa bực bội và tuyên bố chỉ làm đến ngày 30 tháng 6. Uỷ ban quốc tế giám sát gồm bốn nước nay chỉ còn ba. Để bảo vệ Đại sứ quán, Mỹ chỉ còn lại ở Nam Việt Nam 159 lính thuỷ đánh bộ và một phái đoàn Tuỳ viên quân sự gồm 50 người.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 07:10:32 am

        Ở Cam-pu-chia, tình hình tồi tệ hơn do hoạt động của Khơ me đỏ. Sau các cuộc thâm nhập của quân Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam từng toán từ 30 đến 500 người với hàng trăm xe thiết giáp PT.76, T.54, 12 khẩu pháo 130mm, 200 xe vận tải (do chuẩn tướng Lê Văn Tư, tư lệnh Sư đoàn bộ binh 25 của quân đội Sài Gòn phát hiện), ngày 29 tháng 3, tổng thống Ních-xơn đã có lời cảnh báo với chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà rằng "không nên nghi ngờ những hậu quả có thể xảy ra nếu có những việc vi phạm hiệp nghị ngừng bắn...”. Ních-xơn cũng đe dọa sẽ ngưng việc rà phá mìn ở cảng miền Bắc, tiếp tục ném bom trở lại nếu Hiệp nghị Pa-ri bị vi phạm. Bốn hàng không mẫu hạm Mỹ đã quay trở lại vùng biển Đông.

        Trong tháng 4, để hạn chế việc tiến công của quân Bắc Việt Nam và Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia, Mỹ tiếp tục ném bom hàng ngày xuống đường mòn Hồ Chí Minh và cho máy bay trinh sát bầu trời Bắc Việt Nam. Quân đội Sài Gòn càn quét từ Sài Gòn ra biên giới Cam-pu-chia. Cuộc ngừng bắn bị vi phạm liên tục với các cuộc đụng độ liên tiếp và hoả lực pháo binh dội xuống đều đều. Không lực Hoa Kỳ tiếp tục bắn chặn các đơn vị quân Bắc Việt Nam, riêng trong tháng 3 đã có 40.000 tấn bom đã dội xuống Cam-pu-chia. Các thượng nghị sĩ Mỹ Phun-brait (Fullbright) và Man-xphin (Mansfield) đưa ra luật hạn chế quyền của tổng thống cho phép dùng không lực vì không còn cần thiết để bảo vệ tính mạng của những người Mỹ còn lại.

        Theo trinh sát đường không, người Mỹ đánh giá quân số Bắc Việt Nam ở phía Nam thật đáng sợ, có tới 124.000 quân chiến đấu cùng 25.000 quân hỗ trợ 400 chiến xa, 300 khẩu pháo. Sân bay Khe Sanh có năm trung đoàn pháo phòng không và tên lửa SAM.2 và có thể tiếp nhận loại máy bay vận tai hạng nặng. Do vậy, Ních-xơn ra lệnh ngừng việc rà phá mìn ở Hải Phòng và các cuộc đàm phán về kinh tế.

        Tờ báo Tin tức của Mỹ (US News) viết rằng, nếu cộng sản mở một cuộc tiến công lớn sẽ làm cho Ních-xơn có những quyết định khó khăn: có nên ra lệnh cho 400 máy bay ở Thái Lan tiếp tục đánh phá miền Bác và miền Nam Việt Nam? Sẽ có nguy cơ phải không chiến với MIG của Bắc Việt Nam nếu đánh vào Nam Việt Nam, nếu không hoạt động gì trước sự trang bị mới của đối phương, như vậy sẽ chẳng có "hoà bình trong danh dự".

        Vào tháng 5, Ca-na-đa tuyên bố rút khỏi Uỷ ban kiểm soát quốc tế ở Cam-pu-chia tiếp tục có những cuộc giao tranh rải rác; không lực phải xuất kích 200 lần chiếc một ngày. Ở Nam Việt Nam, Quân giải phóng sửa chữa các sân bay trong vùng kiểm soát của mình và kêu gọi dân chúng trở về quê quán.

        Đến tháng 6, uy thế của Ních-xơn đã bị giảm đi sau vụ bê bối Oa-tơ-ghết, đồng thời ông ta lại bị quốc hội bác bỏ khoản ngân sách chi cho các cuộc ném bom ở Đông Dương, chỉ được phép đến ngày 15 tháng 8 (mỗi ngày chi hết một triệu đô-la). Kít-xinh-giơ và Lê Đức Thọ họp lại để làm sáng tỏ một cách mơ hồ các hiệp nghị ngày 13 tháng 1. Để hạn chế các cuộc vi phạm ngừng bắn ở Nam Việt Nam, viện trợ Mỹ đã giảm đi 33 phần trăm về chi phí cho đạn dược và 20 phần trăm chi phí cho xăng dầu. Người Mỹ ngừng các cuộc bay thám thính Bắc Việt Nam và tiếp tục cuộc rà phá mìn ở Hòn Gai và Cẩm Phả.

        Tháng 8, Rô-giơ (Rogers) thay Kít-xinh-giơ làm Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ. Ngày 15 tháng 8, ngừng ném bom Cam-pu-chia. Từ ngày 28 tháng 1 đến 15 tháng 8, Mỹ đã ném 240.000 tấn bom xuống nước này (28.000 lần xuất kích của máy bay khu trục và 7.000 lần xuất kích của B.52).

        Tháng 10, trong chín tháng, quân Bắc Việt Nam đã xâm nhập thêm 70.000 quân, đồng thời đã củng cố lại đường giao thông cho ô tô vận tải nặng có thể đi lại được. Ở Nam Việt Nam, quân số Bắc Việt Nam đã lên tới 270.000 người cùng với khoảng 70.000 đến 80.000 Quân giải phóng. Hình thái bố trí như sau:

        - Lào, Khe Sanh, A Sầu: Sư đoàn 312 và 316.

        - Khu phi quân sự, Quảng Trị: Sư đoàn 304, 305 và 325C.

        - Huế: Sư đoàn 324.

        - Quảng Ngãi: Nông trường 2 và Sư đoàn 711.

        - Cao Nguyên: Sư đoàn 9, 7 và 5.

        - Cánh Đồng Chum: Sư đoàn 6.

        - Đồng bằng sông Cửu Long: Nông trường 1 và 3.

        Theo hình thái bố trí trên, lại được tăng cường chiến xa và pháo binh nặng, cuộc tiến công tới của Quân giải phóng và quân Bắc Việt Nam có thể vào đầu năm 1974 với mục tiêu Plây Cu, Kon Tum, Huế, Nha Trang.

        Về phía Mỹ, những thiết bị tăng cường cho Nam Việt Nam từ khi ngừng bắn thấy rất nghèo nàn: 16 chiến xa hạng nặng M.48, 19 chiến xa hạng trung M.24, 35 thiết vận xa M.113, 1.596 khẩu súng M.16, sáu khẩu pháo 105mm với 180.412 đạn pháo, 86.000 quả bom (loại 45 đến 300ki-lô-gam), 27 triệu viên đạn M.16.

        Tướng W. A-bram, tham mưu trưởng quân đội Mỹ thấy rõ nhu cầu đạn dược trong chiến đấu, nhưng do ràng buộc của Hiệp nghị Pa-ri nên chỉ đổi 1 lấy 1. Để cảnh giác, không lực Mỹ vẫn duy trì 50 máy bay B.52 ở U-ta-pao và chừng 300 khu trục ở sân bay Na-khon Pha-nom (Thái Lan).


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 07:14:15 am

        Chiến thắng cuối cùng của quân và dân Việt Nam

        Sau những trận chiến đẫm máu ở miền Trung Việt Nam, Hà Nội cho rằng, quân đội Sài Gòn đã phải chịu khuất phục, yếu dần đi vì tổn thất và đào ngũ (Hà Nội ước lượng 170.000 người) và vì sự viện trợ của Mỹ về đạn dược và xăng dầu giám đáng kể. Tất nhiên, Bộ Tham mưu Việt Nam Cộng hoà cũng không mở được những cuộc hành quân lớn mà chỉ đóng chốt giữ và càn quét chung quanh. Ở miền Bắc Việt Nam, trong hai năm 1973-1974 đã có hàng trăm nghìn người nhập ngũ.

        Vào tháng 10 năm 1974, miền Bắc tăng cường lực lượng cho Tây Nguyên. Tướng Hoàng Minh Thảo đã nói: “Ở miền Nam Việt Nam, cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác... bởi vì chúng tôi giữ được một phần Tây Nguyên và đồng bào dân tộc ít người này rất kiên cường, không chịu khuất phục. Trong những năm vừa qua, chúng tôi đã làm việc hết sức mình để xứng đáng với công lao đóng góp của đồng bào".

        Ngay từ đầu năm 1975 đã có cuộc phản công đầu tiên vào ngày 6 tháng 1, quân Bắc Việt Nam đã chiếm được tỉnh Phước Long ở cách Sài Gòn 65 ki-lô-mét.

        Sự im lặng hoàn toàn của Mỹ đã củng cố thêm sức mạnh cho Hà Nội. Ba sư đoàn quân đội Sài Gòn bị chôn chân phòng thủ đối phó với sáu sư đoàn Bắc Việt Nam. Họ tập trung vào điểm yếu nhất, với hoả lực mạnh, cơ động nhanh vào thời cơ thích hợp, thuận lợi. Sau khi chiếm được Phước Long, Hà Nội đã ngừng cuộc tiến công để nghe ngóng phản ứng của Mỹ: chỉ đơn giản tăng thêm một chút thiết bị mà không có can thiệp của lực lượng không quân. Quân đội Sài Gòn chi mở được vài cuộc hành quân thận trọng ở tây nam Đà Nẫng, Huế vì họ thất bại ở Tây Ninh.

        Cuộc tổng tiến công của quân và dân Việt Nam (1975)

        Quân giải phóng và quân Bắc Việt Nam bắt đầu tiến công từ 10 tháng 3 và địa điểm đầu tiên là vào Buôn Ma Thuột (bắc Sài Gòn 300 ki-lô-mét). Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân đoàn 2 quân đội Sài Gòn lại chuẩn bị đối phó ở khu vực Plây Cu - Kon Tum nên đã tập trung đại bộ phận lực lượng ở hướng này. Để phản kích lại, Phú đã cho trực thăng chở quân xuống cứu Buôn Ma Thuột khi họ còn giữ được hai sân bay. Nhưng ở Sài Gòn, tổng thống Thiệu lại ra lệnh rút bỏ Plây Cu.

        Ở Sài Gòn, một cuộc hoảng loạn đã xảy ra, giá vé máy bay Plây Cu - Sài Gòn tăng cao như mũi tên chỉ lên. Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 phải chuyển về Nha Trang.

        Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã ra lệnh cô lập thành phố Buôn Ma Thuột từ ngày 5 tháng 2 và mở cuộc tiến công lớn vào ngày 10 tháng 3. Trong trận đánh này, Bắc Việt Nam dùng Sư đoàn 316, 320, 10 và Đơn vị 968 đánh nghi binh ở Bắc Tây Nguyên, sau đó khéo léo điều động Sư đoàn 320 rút khỏi Buôn Ma Thuột khi hai tiêu đoàn quân Sài Gòn đáp trực thăng đổ xuống. Một bất ngờ mới cho Bộ Tham mưu quân Bắc Việt Nam là không thấy phản ứng gì lớn của Mỹ. Điều đó chứng tỏ được lệnh rút lui thật sự của Mỹ và mở cửa cho cuộc tan vỡ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Ngạc nhiên với sự thành công đó, quân đội Bắc Việt Nam được lệnh của Hà Nội, ngày 15 tháng 3 tiếp tục chuyển quân lên phía Plây Cu - Kon Tum. Lại một bất ngờ lớn nữa, ngày 16 tháng 3, quân Sài Gòn được lệnh rút bỏ Plây Cu, sau khi Bộ Tham mưu Việt Nam Cộng hoà đã họp với Thiệu cùng Hội đồng Quốc phòng ở Cam Ranh cho rằng, không thể phòng thủ được Plây Cu. Đồng thời ở phía bắc, sư đoàn nhảy dù của tướng Ngô Quang Trưởng phải bỏ Quảng Trị để về giữ Huế và Đà Nẵng.

        Những cuộc rút lui trên của quân đội Sài Gòn chứng tỏ họ hết tinh thần chiến đấu và hy vọng một chiến thắng về quân sự bị mờ nhạt dần.

        Trong cuộc họp ở Cam Ranh, tướng Phạm Văn phú từ chối việc rút quân khỏi hai thành phố Plây Cu và Kon Tum, vì cho rằng có thể phòng thủ được. Nhưng trước những diễn biến trên, Phú đã trả súng cho Thiệu, lấy cớ phải đi viện vì bệnh phổi. Rút bỏ Plây Cu trong khi ở đó còn tới sáu tháng lương thực, một nửa số lượng pháo binh và 40 máy bay còn tốt lại là một tặng phẩm bất ngờ cho tướng Văn Tiến Dũng.

        Cuộc rút chạy lại theo con đường nhỏ số 7B - bỏ đã lâu không có vận chuyển đi lại, bị cắt ở nhiều đoạn, gồ ghề và bị tắc ở nhiều nơi - đã dẫn đến thảm họa như cuộc rút chạy từ Buôn Ma Thuột về Nha Trang. Cuộc di tản của dân chúng chạy lẫn trong binh sĩ, đều đổ dồn vào con đường này.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 07:15:13 am

        Chỉ trong vài ngày, chẳng có trận chiến đấu thực sự nào cả. Quân đoàn 1 tan rã. Ngày 19 tháng 3, Quảng Trị thất thủ. Quân dù của Ngô Quang Trưởng rút chạy về phía bờ biến cùng với gia đình để kịp xuống tàu. Ở phía Nam, tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi cũng thất thủ như vậy. Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ nổi tiếng và lừng danh cũng bị nhấn chìm trong bản "hoà tấu vĩ đại" của Vùng 1 chiến thuật. Khi các hoả tiễn của quân Bắc Việt Nam bắn vào Đà Nẫng ngày 28 tháng 3, báo hiệu rằng một cuộc chuẩn bị hoả lực bắt đầu. Tướng Ngô Quang Trưởng đã bỏ chạy ra nơi có các tàu biển Mỹ đang “chờ đợi vì những lý do nhân đạo”. Ngày 29 tháng 3, Lãnh sự quán Mỹ đóng cửa. Quân Bắc Việt Nam vào trong thành phố không mấy khó khăn và đã thu được một kho vật dụng rất lớn.

        Tháng 4 - Quân giải phóng tiến chiếm Sài Gòn

        Từ lúc này, miền Trung, Tây Nguyên, phía Bắc của Nam Bộ đã được "giải phóng". Ngay từ đầu tháng 4, theo đề xuất của tướng Uây-en, đặc phái viên của tổng thống Pho, tổng thống Thiệu đã lập một tuyến phòng thủ mới từ Tây Ninh đến phía tây Xuân Lộc ra tận Phan Rang dọc tuyến bờ biển đông - tây để bảo vệ Sài Gòn từ xa vài chục ki-lô-mét.

        Một biển người di tản về Sài Gòn cùng với sự thâm nhập của Quân giải phóng và quân Bắc Việt Nam đã làm cho tình hình thêm nghiêm trọng. Sự ngờ vực giữa Thiệu và chính phủ, rồi việc thành lập một chính phủ dân sự mờ nhạt của thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn cũng không cứu vãn được tình thế.

        Hà Nội thấy mình đã thắng nên điều Quân đoàn 1 từ đồng bằng Bác Bộ hành quân vượt qua 1.700ki-lô-mét trong 15 ngày vào cuộc chiến đấu cuối cùng. Như vậy, cả bốn quân đoàn hùng mạnh có vũ khí hiện đại, chiến xa, pháo binh nặng và bộ binh cơ giới đã được triển khai.

        Quân đoàn 2, thành lập ở Huế, tiến theo dọc bờ biến chọc thủng tuyến phòng thú của tướng Nguyễn Văn Toàn ở Phan Rang rồi Phan Thiết. Ngày 19 tháng 4, Quân đoàn 2 tiến vào Sài Gòn từ phía đông, sau khi đã vượt qua 900 ki-lô-mét trong một tháng.

        Quân đoàn 4 (Sư đoàn 7, 341 và 6) tiến công tuyến phòng thủ của quân đội Sài Gòn ở Xuân Lộc do quân dù - biệt động quân và Sư đoàn bộ binh số 18 của tướng Lê Minh Đảo được tăng cường thiết giáp và một số đơn vị của Sư đoàn bộ binh số 25 đang quyết "tử thử” ở đây. Trong 11 ngày, quân Bắc Việt Nam đã cố gắng chọc thủng được tuyến phòng thủ này và ngày 20 tháng 4, Sư đoàn bộ binh số 18 rút bỏ, tạo nên một lỗ hổng mới.

        Quân đoàn 3 từ Tây Nguyên xuống dọc biên giới Cam-pu-chia rồi chia theo kiểu cánh quạt tiến vào phía bắc và phía tây Sài Gòn. Bộ Tư lệnh chỉ huy đánh chiếm Sài Gòn gồm các tướng: Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đinh Đức Thiện và Bùi Phùng. Đại diện cho lực lượng Quân giải phóng ở phía Nam do ông Phạm Hùng phụ trách chính trị.

        Từ ngày 27 tháng 4, cuộc tiến công chia làm năm mũi do Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 theo các lộ chính ở phía Bắc bắt đầu. Ở phía Tây Nam, áp lực của các đơn vị Quân giải phóng vào Mỹ Tho và Cần Thơ đã siết chặt gọng kìm tiến rào Sài Gòn.

       
        Dẫn chứng những bức điện khẩn của đại sứ Pháp ở Sài Gòn (tóm tắt nhanh và hệ thống lại trận tiến công cuối cùng vào Sài Gòn).

        Telex 107/AFA ngày 11 tháng 4 năm 1975:

        Sau hai ngày chiến đấu, Sư đoàn bộ binh số 18 đã chặn được cuộc tiến công của Bậc Việt Nam và Quân giải phóng. Cuộc chiến đấu ở Xuân Lộc vẫn tiếp diễn... Theo Bộ Tham mưu Sài Gòn, tương quan lực lượng là cân bằng nếu các sư đoàn Bắc Việt Nam không tiến xuống phía Nam. Ở vùng đồng bằng, người ta thấy các hoạt động quân sự được tăng cường. Khắp nơi có súng cối bắn phá. Tình hình nội bộ Nam Việt Nam ngày càng trở nên căng thẳng. Những người cầm đầu phái dân sự và quân sự tỏ ra rất chán chường vì những thảm họa và bi quan về tình hình đang diễn biến ở đây. Thái độ theo đuổi chiến tranh của Thiệu vẫn không thay đổi. Tướng Mỹ Uây-en qua chuyến đi thăm Nam Việt Nam lại tỏ thái độ lạc quan. Điều đó thật lạ lùng trong tình hình thực tế hiện nay. Người ta có thể giải thích được sự lạc quan đó của Uây-en vì chắc sẽ có viện trợ quan trọng của Mỹ. Tướng Trần Văn Đôn ngay lập tức được cử làm bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quân lực Việt Nam Cộng hoà.


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 07:16:25 am
        Telex 120/VNS/AFA ngày 19 tháng 4 năm 1975.

        Phan Thiết đã bị thất thủ hôm qua về tay Quân giải phóng và Bắc Việt Nam. Người ta không biết số phận quân phòng thủ ở đó khi chỉ có một số rút chạy về Phan Rang.

        Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chỉ huy mặt trận Phan Rang đã bị mất tích. Tình hình không thay đổi ở Quân khu 3 và Quân khu 4 của quân đội Sài Gòn. Sự uy hiếp trên đường số 4 đã rõ ràng. Những trận giao chiến đã xảy ra thể hiện sự có mặt của hai sư đoàn Bắc Việt Nam ở khu vực này (Sư đoàn 5 và 3). Đại diện Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trong Uỷ ban quốc tế giám sát ba bên ở Tân Sơn Nhất tuyên bố sáng nay: "Sẵn sàng thương lượng với điều kiện Thiệu và người Mỹ phải ra đi. Nếu không có một giải pháp chính trị được thực hiện, lực lượng cách mạng sẽ tiến công vào Sài Gòn".

        Ở Sài Gòn, những người nước ngoài chuẩn bị đối phó với tình hình chiến sự đang ngày càng xấu đi. Gia đình các sứ quán đã cho vợ con họ rời khỏi Sài Gòn. Sứ quán Mỹ đã từ nhiều ngày nay cho di tản các kiều dân Mỹ (chừng 6.000 đến 7.000 người). Những cuộc ra đi thường diễn ra vào buổi tối bằng máy bay quân sự, họ mang theo cả tài liệu một cách rất bí mật để không làm hoảng loạn tình hình dân chúng Việt Nam.

        Telex 121/VNS ngày 20 tháng 4 năm 1975:

        …Hiện đang diễn ra ở Nam Việt Nam một biến động quân sự và chính trị không thể tưởng tượng được. Giới chóp bu trong chính phủ Việt Nam cộng hoà cảm thấy kinh hoàng, căng thẳng nhưng họ chẳng làm gì cả. Thái độ chờ đợi ngay cả trong Bộ chỉ huy tối cao. Bản thân họ cũng không biết làm gì ngoài cách phòng thủ tại chỗ. Chỉ có một quyết định của chính phủ trong mấy ngày đó là bắt năm tướng: Lâm Quang Thi, Lâm Quang Thơ, Phạm Văn Phú, Nguyễn Đức Thiện và Phạm Quốc Thuần và nhiều đại tá tỉnh trưởng mà Thiệu cho là những người chịu trách nhiệm về thảm họa này.

        Các hàng không mẫu hạm Hen-cúc và Ô-ki-na-oa rời cảng Su-bic (Phi-lip-pin) và tàu Hen-cúc rời Sinh-ga-po để tới cùng hàng không mẫu hạm In-tơ-prai-dơ và Co-ran Xi đã có mặt tại chỗ cùng 40 tàu lội nước tham gia đón những người di tản.

        Telex 140/VNS/AFA ngày 29 tháng 4 năm 1975.

        Từ hôm qua, Sài Gòn là một thành phố bị bao vây. Hoàn cảnh đã thay đổi chỉ sau tiếng pháo nổ trong đêm rồi mất điện, tiếp đến là sự di tản vội vã ngươi Mỹ khỏi Việt Nam. Sáng nay, còn khoảng 940 người Mỹ ở Sài Gòn và nhiều người Việt Nam chạy theo trực thăng. Nó đã gây ra một sự hoảng loạn tinh thần: chạy trốn và làm mau chóng tan rã đất nước này. Bộ Tổng tham mưu, các tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp đã ra đi, đi đâu không rõ và đã biến mất. Người ta không biết ai chỉ huy và mọi người chẳng biết gì cả Người ta không thấy có ai có trách nhiệm ở công sở, điện thoại reo mà không có ai trả lời... Mất điện đã làm tê liệt mọi hoạt động trong thành phố. Người ta không ngăn cấm được việc đi lại và cướp bóc các nhiệm sở Mỹ sau khi họ đã rút đi.

        Tướng Dương Văn Minh và những người cộng sự (người ta không biết có một chính phủ đã được thành lập) không thể tiếp xúc được với đối phương để có một cuộc ngừng bắn. Hình như mọi tình huống nhằm cứu vãn tình thế đã tuột khỏi tầm tay của ông ta.

        Đến hôm nay, ngoài Đại sứ nước Pháp chỉ có Đại sứ các nước Thụy Sỹ, Bỉ và Nhật Bản còn ở lại Sài Gòn.

        Telex số 143/VNS/AFA 30 tháng 4 nấm 1975.

        Trưa ngày 30 tháng 4, quân Bắc Việt Nam đã vào Sài Gòn sau khi tướng Dương Văn Minh xin hạ vũ khí đầu hàng mà không gặp sự chống cự nào. Quân đội Sài Gòn đã biến mất một cách kỳ diệu, bỏ lại xe tăng, xe cộ đầy phố. Một cánh quân Bắc Việt Nam từ phía Biên Hoà tới thuộc đơn vị thiết giáp. Tất cả các xe đều giương cao cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miễn Nam Việt Nam. Họ đã tới dinh Độc Lập giữa sự tò mò của dân chúng hơn là lãnh đạm. Chính tôi đã đứng trong một giờ với Trung đoàn 235. Tất cả binh sĩ đều là người miền Bắc. Rất rõ ràng, họ muốn nói rằng Sài Gòn đã được chiếm qua nhiều trận chiến đấu cùng với sự nổi dậy của quần chúng... Đến 17 giờ yên tĩnh trở lại. Những đoàn chiến xa và bộ binh ngồi trên xe tải đậu dọc phố xá.., Đại sứ quán Pháp đã không bị bao vây. Người ta không thấy có mất mát gì trong đó.

        Telex 262 VNS/AFA 15 tháng 6 năm 1975.

        Trận chiến đấu cuối cùng của quân đội Sài Gòn diễn ra vào sáng ngày 30 tháng 4 ở ngoại ô Sài Gòn, một toán lính dù ở Tân Sơn Nhất đã nổ súng chặn quân Bắc Việt Nam. Tôi khẳng định rằng, ngoài trận này, quân Bắc Việt Nam không phải chiến đấu một trận nào trong thành phố Sài Gòn. Nếu đi lại trong thành phố mà nghe thấy tiếng súng, tiếng tiểu liên, tiếng pháo thì chỉ là đơn phương. Phần lớn các máy bay chiến đấu của quân đội Sài Gòn đã rời các sân bay ở Sài Gòn, Vũng Tàu và Phú Quốc mang theo phần lớn binh sĩ thuộc lực lượng hải quân. (Trích trong cuốn "Cuộc chiến tranh 35 năm - Đông Dương - Việt Nam 1940-1975" (Unguerre de trente - Cùng ans - Indochine - Vietnam) của "Raymond Toinet". Nxb "Lavauzelle", 1998).


Tiêu đề: Re: Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2016, 07:17:31 am
        
TÀI LIỆU THAM KHẢO

        1. Claude de Boisanger, On pouvaít eviter la guerre d' Indochillc (Có thể tránh được cuộc Chiến tranh Đông Dương). Nxb Librairie d' Amerique ét d' Orient, Paris, 1977.

        2. Đặc điểm tác chiến của các sư đoàn Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Tài liệu tổng kết của Bộ Tổng tham mưu. Lưu trữ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số VL-908.

        3. Dictionary of Vietnam war (Từ điển chiến tranh Việt Nam). Pub. Greenwood Press, 1988.

        4. Đỗ Đức Anh, Một số bài giảng “Kiến thức về địch” từ 1962-1970. Phòng huấn luyện 77 thuộc Cục Nghiên cứu - Bộ Tổng tham mưu.

        5. Encyclopedia of the Vietnam war (Bách khoa thư về chiến tranh Việt Nam), Volums 1, 2, 3. Nxb Staley I. Kutler, 1996.

        6. Jacque de Folin, Indochine 1940-1954 la fin d' un rêve (Đông Dương 1940-1954, kết thúc một giấc mơ). Nxb Perrin - Paris.

        7. Lê Toàn: Một số đơn vị quân đội Mỹ tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Tạp chí Lịch sử quân sự số 3 4, 5, 6/1993 và số 2, 4/1994.

        8. Nguyễn Quốc Dũng. Lực lượng đặc nhiệm thuỷ bộ Mỹ (M.R.F) ở chiến trường đông bằng sông Cửu Long, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 7/ 1991.

        9. Nguyễn Đình Tiên, Chân dung tướng nguỵ Sài Gòn Nxb quân đội nhân dân, H. 1994.

        10. Officer guide - Air force guide - Nay guide (Tài liệu huấn luyện dành cho sĩ quan lực lượng lục quân, không quân hải quân Hoa Kỳ), Washington. 1960-1961)

        11. P.A. Pulơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Ru-dơ-ven đến Nich-xơn, Nxb Thông tin lý luận, H. 1985

        12. Pierre La Brousse, La Methode Việt Minh - Indochine 1945-1954 (Phương pháp của Việt Minh - Đông Dương 1945-1954), Nxb Lavauzelle, 1996.

        13. Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ, nguỵ trên chiến trường B2 (Dự thảo), Phòng tổng kết địch thuộc Ban Tổng kết chiến tranh B2, 1984.

        14. Raymond Toinet, Une guerre de trente - cing ans-Indochine - Vietnam (Cuộc chiến tranh 36 năm - Đông Dương - Việt Nam 1940-19 75), Nxb Lavauzelle, 1998.

        15. Robert S. Mc Namara: Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và bài học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995

        16. Tài liệu mật Lầu Năm Góc. Thư viện quân đội dịch. Lưu trữ Viện Lịch sử quân sự, số ký hiệu từ VL-781 đến VL-784.

        17. Trung tâm Từ điển bách khoa Bộ quốc phòng, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb quân đội nhân dân, H. 1996.

        18. Từ Lê Tuấn: Việt Nam cộng hoà và số phận bi thảm của một dân tộc (1954-1975). Bản dịch của Ngô Hoàng Vinh, Tạp chí "Đông Dương - lời báo động cho lịch sử". Lưu trữ Viện Lịch sử quân sự, số ký hiệu VL-2226.

        19. W.C. Westmoreland, Một quân nhân tường trình: Chương XIV. Lực lượng Nam Việt Nam và Đồng minh, Nxb Garden City, Doublday. New York, 1976. Thư viện quân đội dịch, 1978. Lưu trữ Viện Lịch sử quân sự, số VL-3090.

HẾT