Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:28:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hỏa Lò đến phủ Khâm Sai Bắc Bộ  (Đọc 16468 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:26:56 am »


         Với ý thức là một cán bộ Việt Minh, tôi tranh thủ trình bày trước để giới thiệu chương trình Việt Minh, nêu lên ưu thế của Việt Minh là đã cùng đứng về phía Đồng minh chống lại phát xít Nhật từ nhiều năm và đã lập được Khu Giải phóng... Thế mạnh của Việt Minh hiện nay và sau này là ở đây. Hơn nữa, Mặt trận Việt Minh có đông đảo dân chúng theo mình, đấu tranh triệt để, nên chỉ có Mặt trận Việt Minh mới “duy nhất” đủ điều kiện đảm bảo chắc chắn giành được “độc lập hoàn toàn và thực sự” cho đất nước. Tôi tránh không đả động đến nền độc lập Chính phủ đang nêu ra mà báo chí của mặt trận đã vạch ra cho là có dính líu nhiều và thực tế phụ thuộc vào phát xít quân phiệt Nhật đang thua trận; sau này nhân dân và Đồng minh đều chắc chắn không thể chấp nhận.

        Ông Trần Trọng Kim nghe và chú ý, nhưng không thấy có gì phản ứng rõ ra mặt. Rồi ông tiếp lời, phác ra chủ trương của Chính phủ, đại ý nói nội các của ông tiếp tục con đường đã và đang đi cũng chỉ hướng vào mục đích xây dựng một nước Việt Nam độc lập chống thực dân đang đe dọa. Đường đi đó tuy có quanh co nhưng ông cho là cần thiết, đúng đắn, trong đó không có mưu cầu danh lợi của cá nhân... Ông không nhận xét đường lối của mặt trận Việt Minh, tránh không đề cập đến vấn đề “độc lập hoàn toàn và thực sự”, không nhắc đến thế chính trị lợi hại của Mặt trận Việt Minh và của Chính phủ ông trước Đồng minh và Nhật đang thua trận.

        Ông đề cập sơ qua vấn đề Việt Minh có thể cùng Chính phủ làm việc. Nhưng hình như thấy tôi có thể phán ứng, ông đã không đi xa thêm như lúc đầu tôi tưởng và lạnh lùng nói một cách trống không, ý như thể là để kết luận: “Lịch sử sẽ phán xét công việc của chúng tôi!”.

        Tôi cảm thấy như có một sự thách thức. Lại chợt nhớ đến quyển Việt Nam sử lược của ông. Tôi hơi nóng mặt. Ông Phan Kế Toại đã tiếp lời ngay, công khai bày tỏ tin tưởng rằng Chính phủ sẽ xem xét đến các vấn đề mới được đề cập, và theo ông: “Những người Việt Minh ở ngoài Bắc này khá mạnh... và dân chúng theo họ”.

        Nghe được như vậy, tôi bình tĩnh lại. Cuộc gặp gỡ kết thúc thẳng thắn, đàng hoàng. Tôi ghi nhận thêm được một điều: đã có những điểm khác nhau trong nhận thức, quan điểm và thái độ giữa những người lãnh đạo cao cấp của Chính phủ Huế.

        Nhưng quan trọng đối với tỏi lúc ấy là:

        - Khẳng định được Chính phủ vẫn giữ đường hướng quyết tâm dựa vào Nhật, không có gì tỏ ra họ có ý muốn bứt khỏi người Nhật trong lúc này.

        - Chính phủ đâu có đặt ra vấn đề thực sự muốn bắt tay, hợp tác hay nghiêng về phía Việt Minh như nhiều tin đồn đại. Chính phủ Bảo Đại, Trần Trọng Kim, qua cuộc gặp gỡ chỉ tỏ ra cố gắng củng cố vị trí và vai trò lãnh đạo không chính đáng và không thực tế của mình đối với đất nước đang trong lúc hiểm nghèo. Nếu có nói đến “cộng tác” hay “bắt tay” với Việt Minh chẳng qua cũng chỉ là mong muốn lôi kéo và đặt được Việt Minh và phong trào quần chúng vào một thế phụ thuộc của Chính phủ nhằm phục vụ cho mục đích củng cố, tăng cường vị trí của Chính phủ trước người Nhật và có thể cả với Đồng minh.

        Và cũng từ đấy, tôi cảm thấy không chút hào hứng và quan tâm đến mối liên lạc và hy vọng lôi kéo đối với các lãnh đạo cao cấp chóp bu Chính phủ Huế theo Việt Minh. Không chống Việt Minh ra mặt, nhưng họ rắp tâm củng cố vị trí và thế lực của họ, và tất nhiên phải tìm cách ngăn cản phong trào.

        Vậy là chỉ còn việc dồn tâm sức đẩy nhanh việc xây dựng lực lượng mà lúc đó tôi biết rõ còn đuối so với yêu cầu...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:34:42 am »


        II. KHÂM SAI PHAN KẾ TOẠI MỜI MẶT TRẬN VIỆT MINH THAM CHÍNH VÀ CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN HÀ NỘI NGÀY VÀ ĐÊM 17/8

        1. Khi có tin Liên Xô khai chiến, tấn công ào ạt, rồi bom nguyên tử nổ ở nước Nhật, ông Phan Kế Toại đã cấp bách nhiều lần, qua nhiều đường cho tìm tôi, (với bí danh là giáo sư Lê Ngọc). Và cũng phải đến ngày 13, một cơ sở tin cậy mới chuyển đến cho tôi ở nhà 101 một lời mời miệng, gần như công khai: ông Khâm sai Bắc bộ yêu cầu Mặt trận Việt Minh cử ngay đại diện đến gặp gấp để bàn việc tham chính.

        Lúc này, nhiều công chức, sinh viên cũng tìm tới hỏi tình hình. Nhà 101 hầu như trở thành trụ sờ bán công khai của Việt Minh.

        Một lời mời miệng, không trực tiếp. Chi có thế, nhưng có tin thêm: Khâm sai mới được Chính phủ trao toàn quyền hành động...

        Giữa lúc đang hết sức rối bận, tôi đã đạp xe ngay lập tức vào thẳng A.T.K trực tiếp trình bày với Xứ úy. Bụng thấp thỏm vừa mừng vừa lo. Gặp Thường vụ, có mặt cả đồng chí Trần Tử Bình1 một đồng chí quen thuộc từ trước và rất thông cám, nên tôi mạnh bạo báo cáo một cách tỉ mỉ, không quên kể lại các cuộc gặp gỡ trước với ông Phan Kế Toại, ông Trần Trọng Kim. Các anh Nguyễn Khang, Trần Tử Bình chăm chú nghe, vẻ bổn chồn nhưng không quyết định ngay, bảo tôi hãy về Hà Nội và chờ...

        Quả thật tôi cũng có lo. Việc tiếp xúc, quan hệ vói những nhân vật chóp bu “Chính phủ bù nhìn” đã được xác định là thù địch là một chuyện hệ trọng, đâu có đơn giản, trong tình hình nóng bỏng, gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền lúc này.

        Khẩu hiệu đấu tranh, trước đây là “Đánh Pháp đuổi Nhật”, từ sau sự kiện 9/3/1945 đã chuyển thành “Đả đảo phát xít Nhật và bọn tay sai”. Chúng tôi đã từng được nhắc nhở: Việc phong trào thanh niên ở Nam Bộ lúc đó dựa vào Nhật là sai lầm và chủ trương của một số các đồng chí ở Trung Bộ định lợi dụng tổ chức thanh niên của Chính phủ Trần Trọng Kim cũng là một ảo tưởng nguy hiểm.
 
        Báo chí bí mật đang không ngớt nhấn mạnh đến tinh thần triệt để cách mạng và thẳng tay trừng trị một cách có phân biệt, chọn lọc "bọn bù nhìn tay sai bán nước". Công tác trừ gian được các đội Danh dự tiến hành một cách đích đáng, đã thành phong trào của quần chúng được mọi người ca tụng đang góp phẩn làm rung động không ít bộmáy chính quyền đã xộc xệch.

        Hon nữa, theo tôi nghĩ, làm sao lại không có bàn tay thâm độc và giảo quyệt của phát xít, bọn Hắc Long, Hiến binh thọc vào các câu chuyện tương tự. Trong giới sinh viên, người ta còn bàn tán về tin cách mạng vừa diệt được một số Việt gian đã cả gan đưa đường cho quân Nhật vào tận cửa ngõ chiến khu để tìm Việt Minh2.

         Trong khi chờ đợi, tôi đã phải cân nhắc nhiều lần về lời mời tham chính. Đây có phải là một bước chuyển mới của Chính phủ Trần Trọng Kim hay một rạn nứt sâu thêm giữa ông Phan Kế Toại và chính phủ Huế? Biết đâu chẳng phải là một cái bẫy lớn chỉ cốt tóm gọn "bọn cầm đầu Việt Minh" đúng vào thời điểm quyết định này? Tình huống không rõ ràng mà lãnh đạo thì ở xa, tôi tự nhủ là chỉ có cách phải hết sức cảnh giác đồng yjowif nhanh chóng đưa ra quyết định cụ thể.

        Sáng ngày 15, Hà Nội được một phen náo động, sôi sục hẳn lên. Đài Tokyo trịnh trọng phát đi lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện cuae Nhật Bản. Nhật Hoàng ra lệnh cho quân đội ở  mọi nơi hạ vũ khí, ngừng chiến và chờ quân Đồng minh... Tôi náo nức mừng, tuy đã phán đoán trước nhưng cũng không khỏi bàng hoàng vì quá bất ngờ và lúng túng không biết làm gi ngay

        Giữa lúc đó thi anh Nguyễn Khang từ A.T.K Hà Đông đạp xe ra và lao vào nhà 101, bỏ qua cả nguyên tắc an toàn. Khác với mọi ngày, xúc động và lập cập, anh nói ngay như phân bua: Đến lúc này mà Xứ ủy vẫn chưa liên lạc được với Trung ương! Rồi anh báo cho biết: hôm qua (ngày 14) Thường vụ Xứ úy đã quyết định lập ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội có đồng chí Lê Trọng Nghĩa và các đồng chí Nguyễn Huy Khôi, Nguyễn Quyết, Thân (Mỡ), nhưng sẽ gặp nhau và họp sau... Anh tiếp: còn bây giờ anh (Nghĩa) phải thu xếp để gặp ông Phan Kế Toại ngay. Thường vụ đã đồng ý cử anh Nghĩa và tôi làm đại biểu đến gặp theo lời mời của ông. - À có thế chứ! Tôi khẽ reo thầm phấn khởi không kìm được xúc động. Một mặt tôi cảm thấy được Đảng tin cậy, giao cho một nhiệm vụ quan trọng, mặt khác tôi thực sự hứng thú với quyết định mạnh bạo, kịp thời của lãnh đạo!

-------------
1. Đổng chí Trần Từ Bình (tức Phú), Thường vụ Xứ ùy, là một dồng chí cộng sản sắc sảo, cứng rắn, linh hoạt dã giúp đỡ, chi đạo tôi làm công tác đối với sếp ngục trong tù và cùng vượt Hỏa Lò ra hoạt dộng đầu năm 1945.

2. Vụ Giám, sinh viên Đại Việt, xảy ra ờ Ký Phú, Đại Từ, Thái Nguyên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 06:00:06 pm »


        Thế là đã có được Ủy ban Quân sự Cách mạng, một cơ quan lãnh đạo, chỉ huy thống nhất cho công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa, Ủy ban Quân sự Cách mạng đã được lập ra với đầy đủ đại diện: Đảng Cộng sản (các đồng chí Nguyễn Khang, Nguyễn Quyết của Xứ ủy, Thành ủy), có đại diện Đảng Dân chủ (Nghĩa) đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản trí thức, có anh Nguyễn Huy Khôi, Ban Công vận Xứ ủy người đại diện cho anh em lao động, công nhân, thợ thuyền, và anh Nguyễn Duy Thán (Mỡ) phụ trách Việt Nam cứu quốc hội trong Mặt trận Việt Minh...

        Chỉ một số ít người lúc đó mới biết là cả năm thành viên của ủy ban đều là đảng viên cộng sản cốt cán, đã qua thử thách 4 người mới từ nhà tù thoát ra. Nhưng chính do ủy ban đã mang được tính chất đại diện “rất Việt Minh” nói trên, đặc trưng của chính sách “đại đoàn kết” toàn dân, thực sự đề cao và thực hiện được vai trò lãnh đạo thần kỳ của Mặt trận Việt Minh khi dân chúng Hà thành đang ngóng trông, chờ đợi. Thực tiễn diễn biến cuộc khởi nghĩa đã chứng minh sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh là một nhân tố quyết định việc động viên, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân Hà Nội anh dũng, quên mình xông lên, lao vào cuộc vận lộn giành chính quyền, biết bảo vệ và xây dựng chính quyền mới của mình. Tôi cảm thấy giữa biển người sôi động cuồn cuộn lúc đó, chúng tôi sẽ chẳng là gì cả nếu như không có ngôi sao Việt Minh sáng chói và thiêng liêng gắn trên đầu. Không những thế, Xứ ủy cũng tỏ ra rất nhạy bén không bỏ qua những cơ hội tốt để tranh thủ tác động mạnh đến cá nhân ông Phan Kế Toại nhằm để ông trong tình huống cấp bách nào đó buộc phải tìm chỗ dựa vào Việt Minh thì cũng có khả năng trao chính quyền cho Việt Minh một cách êm thấm.

        Cuộc gặp gỡ chính thức giữa đại diện Mặt trận Việt Minh với ông Phan Kế Toại ngày 16 đã không mang lại kết quả hai bên mong muốn. 10 giờ sáng hôm đó, anh Nguyễn Khang (lúc này đã là Chủ tịch ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội) với tôi, có thêm “cố vấn” Trần Đình Long mới được Xứ ủy cử đến1, gặp nhau ở nhà 101, qua trạm giao thông 75 Hàng Bông Thợ Nhuộm, rồi từ đó kéo bộ lên Bờ Hồ, đến thẳng dinh Khâm sai.

        Ông Phan Kế Toại và Chánh Văn phòng, cùng với hai hay ba cộng sự đón mời vào tiền sảnh, thái độ vồn vã, trịnh trọng. Tôi yên tâm khi ông mở đầu bằng câu nói cho biết vừa phải từ chối tiếp ông Cương(Đảng Dân chủ Nam Kỳ - không phải là Đảng Dân chủ trong Việt Minh - đang có mặt tại Hà Nội) để đón các "vị Việt Minh". Vào chuyện, cả hai bên đều nhấn mạnh đến tình hình khẩn cấp, đến lợi ích cao cả của đất nước, vận mệnh dân tộc. Ông Khâm sai chính thức mời Việt Minh “cộng tác” với Chính phủ cụ Trần và sẵn sàng chờ Mặt trận cử người tham gia Chính phủ...   ;

        Theo chủ trương của Xứ ủy, anh Khang đã bác bỏ bằng cách không nói gì đến vấn đề “hợp tác hay cộng tác". Từ tốn và thẳng thắn, anh đáp lại rằng phương án cấp bách tốt nhất trong lúc này để cứu vãn tình hình đất nước và cho cả cá nhân ông là ông nên rút lui và trao chính quyền lại cho Việt Minh. Chung tôi có đủ sức, đủ danh nghĩa và sẵn sàng đảm nhiệm việc đối phó với tình hình... Anh tiến thêm: tốt hơn nữa là phủ Khâm sai nên chuyển cho Việt Minh số vũ khí mà chúng tôi nghe nói người Nhật đang định giao lại và ông Khâm sai có thể nói rõ với người Nhật là để Việt Minh chuẩn bị chống lại thực dân Pháp đang lăm le đe dọa.

        Lập trường, chủ trương hai bên đã được trình bày môt cách rõ ràng, có phần chân tình, không gay gắt. Không khí trầm xuống. Nhưng rồi phòng họp trở lại khoáng đạt khi chúng tôi sắp ra về, ông Toại với một vẻ chân thành, khẩn khoan tỏ mong muốn “hai bên chúng ta cần sớm gặp lại nhau ngay".

        Chúng tôi đã vui vẻ nhận lời.

        Trong cuộc họp của Ủy ban Quân sự Cách mạng tại nhà 101, đã khẳng định không có vấn đề “Việt Minh tham gia chính quyền” hay “lôi kéo ông Phan Kế Toại” nữa. Trong khi đó tin đồn “Chính phủ và Việt Minh đã gặp gỡ nhau lại được lan truyền nhanh chóng, nhất là trong giới công chức. Dư luận có ít nhiều xôn xao và dường như người ta nghe ngóng mong đợi. Tôi nghĩ đến người Nhật. Chắc chắn cuộc gặp vừa qua không qua được mặt họ. Nhưng tôi không biết tin tức gì hơn nên càng phải cấp bách nhanh chóng thúc đẩy việc xây dựng lực lượng...

        Cũng trong những ngày này, Chính phủ Huế cho công bố rộng rãi trên báo chí lập ủy ban chính trị Bắc Kỳ để giúp Khâm sai trong việc lãnh đạo. Ngoài Ủy ban Tư vấn đã có, Uy ban chính trị Bắc Kỳ mới do bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, một lãnh tụ đảng Đại Việt, vừa được người Nhật đưa từ Singapore về làm Chủ tịch. Tin đồn thêm trong danh sách ủy ban chính tri Bắc Kỳ có kê cả tên giáo sư Đặng Thai Mai mà dư luận vẫn cho là một Việt Minh cao cấp. Tinh hình thực rối rắm.

--------------
1. Đồng chí Trần Đình Long là một đảng viên kỳ cựu đã qua Pháp, học ở Nga
m bị đế quốc bắt tù ở Sơn La, sau hoạt động và sống công khai ở Hà Nội, cùng với các đồng chí Vũ Đình Huỳnh, Phan Tử Nghĩa (Đàng Xa hội) đã giúp nhiều cho phong trào ở Hà Nội. Đồng chí Long được Xứ ủy "cố vấn" làm cho Ủy ban Quân sự Cách mạng. Sau khởi nghĩa đồng chí đã bị phản động sát hại trong khi đang làm công tác ngoại giao của Chính phủ lâm thời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 06:11:45 pm »


        Phải chăng đang có một sự chuyển dịch chính quyền Khâm sai từ ông Phan Kế Toại có tiếng là ôn hòa, chập chờn, dao động không được Nhật và Chính phủ tin cậy, sang tay những người Đại Việt tích cực thân Nhật? Tại sao lại có tên giáo sư Đặng Thai Mai gắn vào đây? Trong sự việc mù mờ này, có hay không một sự đồng tình giữa Việt Minh và Chính phủ Bảo Đại Trần Trọng Kim? Thường vụ Xứ ủy cũng không có tin tức Anh Dụ (tức Minh Việt), sinh viên trong Thành ủy Đảng Dân chủ Hà Nội, phải kiếm xe dông thẳng vào Thanh Hóa, nơi thầy Mai sơ tán, để tìm hiểu rõ thực hư ngay lập tức . Nhưng điều đáng lo nhiều đối với tôi lúc ấy là chính quyển Khâm sai Bắc Kỳ đang chuyển nhanh vào tay ông Nguyễn Xuân Chữ cũng như Thị chính Hà Nội được giao cho ông Trần Văn Lai, cả hai đều là những người đã được Nhật và ông Kim tin cậy...

        Ngày 16, Tổng hội Công chức khẩn cấp thông báo cho chuyển cuộc “mít tinh vĩ đại và diễu hành trong vòng trật tự” trước định tiến hành vào thứ bảy ngày 18/8. phải chuyển gấp sang thứ sáu ngày 17/8/1945.

        Nói là để đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Đức vua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu công chức, thanh niên, đổng bào... biểu thị mạnh mẽ thái độ ủng hộ Chính phú. Ngày 16, Bắc Bộ Khâm sai đại thần, cũng ra hiệu triệu công chức và đồng bào. Trên báo Đông Pháp ngày 16/8, cũng như trên tờ bố cáo được đem tới nhà 101, tôi thấy in đậm nét: “Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh Chính phú, đừng hành động vô ý thức để tránh mọi sự đáng tiếc!”.

        Như thế là rõ: Chính phủ tranh thủ lôi kéo công chức và đồng bào và ngăn không cho đi theo phong trào khởi nghĩa của Việt Minh! Giọng răn đe! Cả Hà Nội bị khuấy động, không ít người nhất là các công chức trung, cao cấp và trong Ban Thư ký Tổng hội cũng sốt sắng ủng hộ tham gia, ồn ào cổ vũ cho cuộc biểu tình. Người ta cho rằng: chắc là có sự cộng tác hay ít nhất là đồng tình giữa Việt Minh với Chính phủ. Vả chăng, Chính phủ tuy có bê bối nhưng cũng chống thực dân như Việt Minh. Người ta chỉ nghe được nhiều thông tin từ bộ máy tuyên truyền của Nhật và Chính phủ, ít người đã biết được rằng Việt Minh đã vừa bác bỏ “việc bắt tay với phủ Khâm sai!”.

        Một vài cốt cán của Việt Minh1 có ý định giải thích ngàn cản việc cổ động cho cuộc mít tinh, nhưng không làm được vì tâm lý nhiều người chỉ mong có dịp làm được cái gì đó cho đất nước. Có người tự động tìm đến nhà 101 hỏi tin tức và bàn tán.

        Ngay chiều đó, Ủy ban Quân sự Cách mạng được tin đã dứt khoát chủ trương và quyết định ra lệnh phá cuộc “mít tinh vĩ đại” của Tổng hội Công chức tổ chức. Tinh thần của lãnh đạo lúc ấy là quyết phải phá cho kỳ được, ít ra cũng đạt mức như Việt Minh đã từng phá cuộc mít tinh ở Bách Thảo của Đại Việt, Quốc dân Đảng tháng trước. Nhưng sẽ khó khăn và nguy hiểm vì cuộc đấu tranh diễn ra ngay ở trung tâm thành phố, giữa vòng vây quân đội Nhật, với một lượng quần chúng đông đảo nhưng chưa ai dám chắc là họ đã đủ quyết tâm theo Việt Minh. Mà cuộc mít tinh rõ ràng là đã được Hiến binh Nhật cho phép2. Do đó, lãnh đạo nhắc nhở các tổ chức cơ sở phải đảm bảo “phá” rồi “rút lui” an toàn...

        Tôi chỉ kịp nêu một cách đơn giản nhiệm vụ cho anh em tuyên truyền xung phong Đảng Dân chủ lúc ấy có mặt ở nhà 101. Các anh chị “bốc” lên quyết làm một cú ra trò. Anh Dụ vắng mặt (đi Thanh Hóa), các anh chị em tập hợp rù thêm các đồng chí, bạn bè có mặt3 thành những tốp, toán nhỏ đi tìm cờ, trao đổi với nhau và tự động thảo ra lời hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh4 và bố trí chị Diệu Hồng, một thiếu nữ đặc Huế để đưa lên diễn đàn một cách nổi bật, đầy bất ngờ trong khi toán anh Vận (tức Trần Lâm) được giao việc tung ra một lá cờ Việt Minh cỡ đại từ bao lơn mặt tiền Nhà hát lớn.

        Tôi không liên lạc được với anh Nguyễn Quyết bên Thành ủy nhưng trong những ngày cao trào này, khi nghe tin có đấu tranh là tự các hội viên các đoàn thể cứu quốc, quân chúng cảm tình và cả những người hiếu kỳ họ báo cho nhau và rủ thêm những người thân thuộc thành tốp năm tốp ba đi xem, tham gia, hăng hái ủng hộ hoặc dễ dàng nhập cuộc. Khi ấy cũng có những cuộc đấu tranh không có hoặc không kịp tổ chức chỉ huy thống nhất chặt chẽ hoặc do quần chúng tự động và chỗ này chỗ kia cũng không tránh được những việc quá trớn hoặc ngộ nhận hiểu lầm, hoài nghi thật giả...

---------------
1. Các anh Nguyền Văn Tâm (tức Tâm rỗ, Thành ủy Đảng Dân chù) ờ Bắc Bộ phù, anh Quản Xuân Nam ở Thị chính.

2. Hiến binh Nhật ra bố cáo đe dọa trừng trị các cuộc làm rối trật tự, mang vũ khí, tụ tập nếu không được Nhật cho phép...

3. Có các anh Chu Văn Tích, Vân (Trần Lâm), Nguyễn Dục, Ngô Quang Châu, Luân (Cả Sơn), đồng chí Lưu Quyên, chị Diệu Hồng và nhiều anh chị khác

4. Đã đăng trên báo Tin Mới ngày 18/8/1945. Lời hiệu triệu của Việt Minh do cán bộ Ban Xung phong Việt Nam Dân chủ Đảng (trong Việt Minh) đọc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:04:28 pm »


        Sáng ngày 17, anh Khang từ Hà Đông ra gặp tôi ở nhà 101. Chúng tôi đã khẳng định: “phá rồi rút”; khi một chiến sĩ tuyên truyền xung phong, hăng máu đã điện thoại đến hỏi thẳng: “Tuyệt rồi! Xin cho làm một “coup de grâce”! (một đòn chết hẳn!). Khi chuẩn bị xong, anh chàng đã thấy quá thuận lợi để có thể giáng một đòn quyết định sống chết với chính quyền bù nhìn. Trước sự thôi thúc của quần chúng, chúng tôi linh cảm thấy tình huống có thể trờ thành cực kỳ nghiêm trọng. Đã gần giữa trưa rồi, chẳng kịp ăn uống, anh Nguyễn Khang vội đi tìm anh Nguyễn Quyết và xuống phố để trực tiếp theo dõi cuộc đấu tranh. Tôi lại được phân công phải vào Hà Đông khẩn cấp báo cáo trực tiếp với anh Trần Tử Bình, để xin chỉ thị Thường vụ và chuẩn bị.

        Giữa trưa nắng, tôi gò lưng đạp xe dọc Hàng Bột dài dằng dặc nhìn thấy những người anh em, hớn hở đi ngược vào trung tâm mà bồn chồn, nuối tiếc.

        Và cũng bắt đầu từ buổi trưa và chiều đáng ghi nhớ ấy, ở trung tâm thành phố, trên quảng trường nhà hát lớn, bên Hồ Gươm lịch sử, ngay từ lúc khởi đầu phá cuộc mít tinh của Tổng hội Công chức, các chiến sĩ Việt Minh, cá nhân hoặc thành từng nhóm, từng tổ, lẫn lộn quần chúng cảm tình, đội viên Thanh niên xung phong, đội Danh dự, Tự vệ... tứ phía đua nhau bất chợt xuất hiện xông lên phất cao cờ đỏ sao vàng, chiếm diễn đàn, tung ra lời hiệu triệu của Việt Minh kêu gọi dân chúng “làm cách mạng” và mặc nhiên xóa bỏ khẩu hiệu “ủng hộ Chính phủ” để lên tiếng kêu gọi.

        - Việt Minh chờ các bạn!

        - Tổng bộ Việt Minh kêu gọi Tổng khởi nghĩa!1

        Cho đến nay, nghe kể lại, tôi vẫn mường tượng thấy như những khẩu hiệu cháy bỏng “làm cách mạng”, “tổng khởi nghĩa” được tung ra với những hình thức kích động trong thời điểm ấy, đã như luồng điện châm vào đám đông nam nữ thanh niên, sinh viên, công chức có mặt đang sôi sục làm họ ào lên nhiệt liệt hoan hô, ủng hộ Việt Minh...

        Phấn khởi cách mạng của người người bốc cao với những khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh vang dậy, cờ đỏ sao vàng tự do tung bay. Rồi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, các chiến sĩ Việt Minh đã phất cờ kêu gọi đồng chí, đồng bào tràn ra đường phố dưới những giọt mưa lay phay đầu thu, biến cuộc mít tinh thoạt đầu nhằm ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim thành một cuộc biểu dương lực lượng hùng mạnh của đông đáo quần chúng Thủ đô theo Việt Minh công khai giương cờ chống Chính phú.

        Khi cuộc diễu hành biểu dương lực lượng động trời của quần chúng cách mạng bung ra và cuốn đi trên đường phố nội thành, đồng chí Nguyễn Khang, vị Chủ tịch trẻ tuổi của Ủy ban Quân sự Cách mạng có mặt tại trận, đã phải vội bứt khỏi cơn lốc, lao về An toàn khu báo cáo Thường vụ.

        Như trên đã nói, trưa đó, tại A.T.K của Xứ ủy ở Hà Đông, tôi tranh thủ báo cáo với đồng chí Trần Tử Bình. Chúng tôi đều sốt ruột nhưng quyết định dứt khoát phải chờ kết quả và tác động của cuộc đấu tranh phá mít tinh của Tổng hội Công chức ở trung tâm Hà Nội. Chẳng ai đã nghĩ được rằng trong giờ phút ấy vấn đề khởi nghĩa đã được người dân Hà Nội đặt ra giữa thanh thiên bạch nhật trên bờ Hồ Gươm đã nổi sóng.

-----------
1. Bảo Tin Mới ngày 18/8/1945 đã đăng "Lời hiệu triệu cùa Việt Minh đọc trước đồng bào ngày 17 tại quảng trường Nhàhát lớn. Lời hiệu triệu kết thúc bằng lời kêu gọi: “Việt Minh chờ các bạn! Tổng bộ Việt Minh kêu gọi Tổng khởi nghĩa!” dưới ký: "Ban xung phong của Dân chù Đảng trong Viêt Minh”... Báo cũng dăng các bài tường thuật nảy lửa về cuộc biểu tình ngày 17.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:09:49 pm »

        Qua việc so sánh lực lượng mọi mặt, ta đã có ưu thế, tuy chưa hơn hẳn đối với chính quyền Khâm sai1. Nhưng rõ ràng, nhân tố quyết định chưa lường trước là thái độ đối với Việt Minh và dân chúng trong lúc này của hơn vạn quân đội Nhật với vũ khí còn đầy đủ. Can thiệp, đàn áp hay không can thiệp? Chúng tôi rất lo và thấy phải cho hoãn khởi nghĩa chiếm Đại lý Hoàn Long để chờ Hà Nội, mặc dù điều kiện đã chín muồi, các làng quê ven đô (Phương Liệt) Việt Minh đã làm chủ2. Anh Trần Tử Bình thúc tôi phái quay ngay về Hà Nội, thì cũng vừa lúc anh Nguyễn Khang đạp xe về đến nơi và lao vào.

        Sau khi nghe đồng chí Chủ tịch ủy ban Quân sự Cách mạng báo cáo như phả hơi nóng cuộc đấu tranh, ngay lập tức, Thường vụ Xứ đã hạ quyết tâm cho Hà Nội phát động khởi nghĩa và khẳng định: đông đảo quần chúng nhân dân Hà Nội đã nổi dậy và đi theo Việt Minh. Quân đội Nhật án binh bất động không can thiệp. Lúc này là vào chập tối ngày 17 và tại làng Vạn Phúc gần thị xã Hà Đông.

        Tiếp sau đó, ủy ban Quân sự Cách mạng cho triệu tập hội nghị cán bộ mở rộng họp cấp tốc vào 20 giờ ở Dịch Vọng tiền để bàn kế hoạch thực hiện. Cuộc họp náo nhiệt, dân chú và rất sát thực tế do các anh Nguyễn Huy Khôi, Nguyễn Quyết chủ trì, đã đề xuất ra một cách chính xác kế hoạch phát động khởi nghĩa ở Hà Nội vào sáng chủ nhật 19/8... Hội nghị cũng nêu ra được những biện pháp độc dáo, tài tình trong việc sử dụng bạo lực của đông đảo quần chúng để chiếm lấy phủ Khâm sai.

        Xin nói thêm về cuộc hội nghị không thể nào quên được này. Tôi đến chậm nhưng giữa những tiếng ổn ào sôi nổi, tôi đặc biệt chú ý và ghi nhớ mãi hình ảnh một cán bộ nữ, trẻ, dáng tỉnh lẻ. Đó là chị Vũ Thị Khôi tên thật là Phan Thị Sang sau kết hôn với đồng chí Nguyễn Duy Thân và năm 1946 là đại biểu Quốc hội khóa I... chị đã cố át mọi ngưôi để cất giọng lanh lảnh nhắc nhở:

        - Này, khi nào vào chiếm công đường, bắt bọn cầm đầu thì phải chú ý đồng thời triệt ngay trại bọn lính dõng, bao an ở bên cạnh. Nếu không chỉ vài phát súng chúng nổ vào sau lưng quần chúng là tan hết đấy...

        Một kinh nghiệm xương máu của một huyện ở Bắc Ninh (?). Nhưng đối với tôi cũng như đối với cả Ủy ban, lời cảnh báo quan trọng, quý báu đó chính là cẩm nang thực tế đã giúp cho công tác lãnh đạo Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, cũng như hiểu được và biết cách giải quyết sự cố ở Hà Đông3. Phải chăng đó cũng là một trong những điều đặc sắc của cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam, không thấy có trong các bài học về khởi nghĩa ở Nga, Trung Quốc... mà tôi đã được nghe giới thiệu trong nhà tù...

        Như vậy là trong cái đêm 17 đó, cuộc khởi nghĩa Hà Nội đã được quyết định phát động vào sáng ngày 19 tháng 8

        Nhưng cũng trong đêm đó, khi các cán bộ lãnh đạo chủ chốt chúng tôi còn đương hối hả họp ở ngoại thành (Dịch Vọng) thì ở trung tâm thành phố, các chiến sĩ Việt Minh cùng với đông đảo quần chúng cứ tự động tiếp tục trào lên và phong trào nổi dậy lan rộng. Những chiến sĩ Việt Minh đã xông vào làm chủ tòa báo Tin Mới để đưa lên báo lời Hiệu triệu cùa Mặt trận Việt Minh đọc ở quảng trường Nhà hát lớn cùng với những bài tường thuật sôi động về cuộc mít tính và cuộc diễu hành biểu dương lực lượng lịch sử của Việt Minh. Sớm ngày 18 báo Tin Mới đã khẳng định và tung ra nội, ngoại thành khắp nơi, tin chấn dộng vẻ Việt Minh với lá cờ đỏ sao vàng chói lọi đã giành được thượng thế tuyệy đối trong quản chúng nhân dân và trên chính trường Hà Nội, ngay giữa vòng vây của hàng vạn quân Nhật trang bị vũ khí đầy đủ...

        Hơn thế nữa, nhiều người, từng cá nhân, hoặc thành tốp phân chấn trước tình hình ngay sáng 18 đã tự động rủ nhau tản nhanh về các địa phương quen thuộc như Gia Lâm, Nam Định để tìm kiếm sự ủng hộ, hỗ trợ thêm cho thủ đô hoặc kích thích đẩy nhanh khởi nghĩa ở quê nhà theo cung cách và không khí Hà Nội. Trong khi đó, Thường vụ Xứ ủy từ đêm 17/8, cũng đã kịp thời ra lệnh cho các tỉnh đồng bằng khởi nghĩa phối hợp với Hà Nội...

        Chỉ trong một ngày và đêm 17 mà tại đất Hà Nội ngàn năm văn vật đã xuất hiện và diễn ra bao điểu kỳ diệu, thật bất ngờ và nhanh chóng đến nỗi có thể làm rối mọi đầu óc. Cũng thực trớ trêu, Chính phủ Trần Trọng Kim đương lung lay dao động, đã định tập hợp đồng bào Hà Nội lại để mong họ giúp gượng dậy nhằm đi trước Việt Minh một bước lại bị Viêt Minh lúc đó đã nắm cơ hội hiếm có, kịp thời cùng quần chúng chuyển mình vùng lên tạo thành một lực lượng to lớn chống lại chính phủ. Lực lượng cách mạng đã giáng ngay một đòn phủ đầu quan trọng qua phương tiện thông tin báo chí, thực sự phát động khởi nghĩa, mở đường và dẫn đến việc sụp đổ hoàn toàn của phủ Khâm sai Bắc Bộ và Chính phủ họ Trần...

--------------
1. Trong hai công cụ dàn áp cùa chính quyền (Bảo an và Cảnh sát), Việt Minh dã khống chế dược 1 (lực lượng cảnh sát), chi còn phải đối phó với 2.000 Bảo an có vũ khí. Còn Sờ mật thám. Hởi thanh niên Ái quốc (Đại Việt) thì coi như đã tê liệt, tan rã vì các lên đầu sỏ đã bị các đội Danh dự trừng trị. Quần chúng nhân dân đương ngả theo Việt Minh lực lượng chiến đấu ở mức đội tự vệ đang phát triển, vũ khí ít (khoảng 50 súng các loại) lại phân tán (vào các đội hành động hãy còn ờ Gia Lâm, Thuận Thành...).

2. Ở Đại lý Hoàn Long ta dã có nội tuyến tốt và có thể cho khởi nghĩa theo kiểu tuần tự từ làng, xã, đến huyện rồi mới vào đô thị thành phố lớn.

3. Vụ Quản Dưỡng bắn và giải tán quần chúng biểu tình định chiếm trại bảo an sau khi ta làm chủ được dinh Tỉnh trưởng Hà Đông
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:17:24 pm »


        III. BỘ TRƯỚNG HOÀNG XUÂN HÃN TÌM GẶP NHỮNG NGƯỜI KHỞI NGHĨA, DÂN CHÚNG QUYẾT CHIẾM CHÍNH QUYỂN, GẠT BỎ KHÂM SAI BẮC BỘ

        1. Sớm ngày 18, chúng tôi tập trung về nhà 101 Gambetta lúc này đã trở thành bản doanh của những người khởi nghĩa. Sau một đêm gần như thức trắng ở Dịch Vọng, chúng tôi vẫn say sưa, tổ chức và phân công lãnh đạo việc chiếm chính quyền.
   
   Anh Nguyễn Huy Khôi được giao thảo lời kêu gọi cùa đại diện Mặt trận Việt Minh và sẽ đọc trong cuộc mít tinh trọng thể. Anh Nguyễn Quyết sắp xếp bố trí lực lượng và sẽ đi với cánh chiếm trại Bảo an binh Hàng Bài. Tôi chuẩn bị đi với cánh chiếm phủ Khâm sai Bắc Bộ, có các đổng chí Trần Tử Binh, Nguyễn Khang bí mật theo sát cách chục mét.

        Giữa lúc mọi người đang tíu tít, rối mù thì được tin anh Thủy (tức anh Nguyễn Thành Lê) báo có Bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn mà anh vẫn có quan hệ - xin đến gặp trực tiếp ngay “các ông Việt Minh” có việc khẩn cấp...

        Bất chợt lại xảy ra một chuyện rắc rối, có thể nguy hiểm. Cho đến lúc ấy, nhiều người chưa được phổ biến cụ thể kế hoạch hành động sáng ngày 19. Anh Khang giao cho tôi, tạm dứt việc, tiếp vị khách không mời mà đến để nhanh chóng xem có vấn đề gì.

        Đúng 8 giờ, ông Hoàng Xuân Hãn một mình đến nhà 101. Anh tự vệ, sinh viên1 nhận ra ông, lễ phép “chào thầy” và mời vào phòng giữa, phòng khách có bộ sa lông gụ đen của gia đình để lại. Ông Bộ trưởng ăn mặc chính tề, tôi quần dài sơ mi ngắn tay. Coi ông có vẻ hiền lành nhưng không giấu được cử chỉ của người đang bị xúc dộng mạnh. Tôi trân trọng mời. Ông cũng không chờ thêm, tự giới thiệu là người đại diện cao cấp của Thú tướng Chính phú lúc đó ở Hà Nội, đến để báo những tin quan trọng, khẩn cấp.

        Thực hết sức bất ngờ, ông cho biết ông Khâm sai Phan Kế Toại ngay từ đêm 17/8, đã từ bỏ nhiệm vụ và rời nhiệm sở (phủ Khâm sai) ngày 18/8, Chính phủ, Nhà vua đã cử bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, Chủ tịch ủy ban Chính trị Bắc bộ kiêm nhiệm thay.

        Tôi hơi choáng người. Ông chầm chậm tiếp thêm: Việt Minh các ông chắc chắn sẽ kiểm soát được tất cả thôi. Nhưng theo tin mới nhất, ông khẳng định quân đội Đồng minh đã bắt đầu lên đường chia nhau vào chiếm miền Nam và miền Bắc vĩ tuyến 16 nước ta rồi. Ngừng một chút như nén xúc động, ông tiếp:

        - Đất nước đang có nguy cơ đe dọa lại bị xâm chiếm và chia cắt một lần nữa thôi.

        Và ông gợi ý luôn: chúng ta hãy tiếp tục thương thảo, nói chuyện với nhau. Việt Minh các ông cứ nắm tất cả các vùng nông thôn, nhưng nên để Chính phủ tiếp tục quản lý các thành phố lớn, cốt để có danh nghĩa mà nói chuyện với Đồng minh trong lúc này...

        Những tin lức của ông thật hệ trọng và gây bất ngờ, ý kiến đề xuất cũng có vẻ mới mẻ. Nhưng tôi đã phải nhanh chóng và cố ôn tồn từ chối khéo với lý do giản đơn chỉ có Việt Minh mới duy nhất có đủ tư cách, danh nghĩa và khả năng để đối phó với tình hình và Việt Minh chúng tôi đã sẵn sàng...

         Rồi tôi trân trọng tiễn vị Bộ trưởng ra về với một bộ dạng coi thực thiểu não, buồn lo hiện ra trên nét mặt.

        Tôi cũng xốn xang nhưng cũng phải cố kiềm chế vì không muốn và không được hé lộ bí mật về cuộc khới nghĩa và tránh việc buộc phía Chính phủ phải đi đến chỗ công khai chống lại. Cũng chẳng kịp suy nghĩ gì sâu thêm về những ý kiến mới của phía Chính phủ. Lại thoáng có ấn tượng về vị Bộ trưởng học giả được kính nể này, có phần nào ngây thơ và đơn giản về chính trị.

        Vội vào phòng bên, tôi kể tóm tắt: Ông Khâm sai đã bỏ chạy, ông Chữ thay và quân đội Đồng minh đang kéo vào. Các anh Trần Tử Bình, Nguyễn Khang nghe mà như liên tiếp bị “sốc”. Chúng tôi không bàn đến ý kiến ông Hoàng Xuân Hãn đã nêu ra nữa, mà phải quan tâm nhiều đến việc ông Phan Kế Toại có thể trong tình thế bức bách đã rút lui thực sự và để chính quyền rơi vào tay Đại Việt đang được người Nhật hỗ trợ mạnh mẽ. Tinh thế đột nhiên có thể trở thành khó khăn thêm.

------------
1. Anh Mẫn, sinh viên luật, Đảng Dân chù, hiện nay là cán bộ công an: đã nghi hưu ở Hà Nội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:23:07 pm »


        Tiếng một đồng chí hướng vào tôi:

        - Thôi, cậu phải nhanh chân lên, tranh thủ vào thẳng phủ Khâm sai xem sự tình ra sao đi. Khéo kẻo mà “họ nẫng tay trên” mất thì toi cả sự nghiệp đấy.

        Tôi hiểu ngay ý nói đến Đại Việt. Và chỉ còn vội vã giao việc và căn dặn anh em chung quanh đang tìm cách co kéo để đến 14 giờ làm nhiệm vụ xông thẳng vào phù tìm gặp trực tiếp với ông Nguyễn Xuân Chữ, Khâm sai mới, được cử thay ông Phan Kế Toại vào ngày 18/8.

        Ở đây phải chăng đã lại thêm một chuyện oái oăm. Trong khi những người lãnh đạo khởi nghĩa còn đang bù đầu bàn và
tổ chức cách “cướp lấy chính quyền về tay mình”, có nghĩa là: xông lên chiếm cơ quan công đường và bắt giữ những người cầm đầu chống lại, thì đúng vào lúc ấy, một đai diện cao cấp của chính quyền lại dấn thân đến bản doanh những người khởi nghĩa - khác gì vào hang cọp - và để báo cho biết chính quyền của họ đã và đang bị đánh vỡ từ trên nóc ngay trong trận bão của nhân dân nối dậy đêm trước rồi. Mà chúng tôi lúc đó không biết và không ngờ tới.

        Đại diện Chính phủ đã bình an ra về. Qua những lời nói và thái độ chân thành của ông, tôi cho rằng không có gì thể hiện một mưu đồ đen tối, thâm độc bất cứ từ đâu. Nhưng dù sao, hành động của vị Bộ trưởng lúc đó với ý đồ hiển nhiên là muốn Việt Minh hòa hoãn, nhân nhượng để Chính phủ trụ lại được một cách ổn định, không có chống đối. Do đó, muốn hay không thì cũng có thể hạn chế, ngăn trở cuộc phát động khởi nghĩa nhưng thực tế hành động đó đã khích lệ, thôi thúc mạnh mẽ những người khởi nghĩa Việt Minh chúng tôi càng phải nhanh, mạnh lên nữa với niềm tin khá vững chắc rằng thắng lợi như đã cầm trong tay. Nhưng nếu không nhanh, tình thế có thể trở nên nguy hiểm.

        ... 14 giờ ngày 18, tôi một mình đạp xe đến phủ Khâm sai. Các ông Nguyễn Xuân Chữ, Phạm Hữu Chương1 và môt số người nữa đã thấy đang tề tựu có vẻ nôn nóng chờ. Tôi được ông Chánh Văn phòng trịnh trọng giới thiệu vì trước đó có gặp cùng với ông Phan Kế Toại.   
 
        Lần đầu tiên tiếp xúc với ông Nguyễn Xuân Chữ - lúc đó có tiếng là người tin cẩn của Hoàng thân Cường Để, lãnh tụ Đảng Việt Nam Phục quốc sống tại Nhật, tôi nảy ra so sánh ngay: “Thua xa ông Phan Kế Toại rồi, nhưng vẫn phải coi chừng một khi chính quyền vào tay họ!”.

        Tôi không có nhiệm vụ và cũng không muốn nói về vấn đề “hợp tác”. Ông Chương, Phó Khâm sai mới đã nhanh nhảu, lập cập nêu ra một vấn đề khẩn cấp: Đê sông Hồng phía bắc Hà Nội có thể vỡ đến nơi, mong Việt Minh quyết định ngay cho việc cộng tác với Chính phủ để giữ cho dân tình được ổn định và tập trung sức lực cùng cơ quan chính quyền đối phó với thiên tai.

        Hai bên trao đổi mà không tiến thêm được chút nào. Tôi khẳng định được việc ông Phan Kế Toại đã được thay thế và chủ trương của các vị “tân quan” Đại Việt không có gì khác và càng cố bám giữ lấy chính quyền, chỉ muốn Việt Minh hợp tác có nghĩa là phụ thuộc vào một Chính phủ Đại Việt và để họ được tạm yên... Tôi tìm cách nhanh chóng ra về. Đến lúc này cả hai ông Chữ và Chương mới cùng lên tiếng cố nài tôi xin gặp nhau lại vào sớm ngày mai. Ngày mai! Có nghĩa là ngày 19. Tôi giật mình nhưng yên tâm ngay vì như thế tức là chưa có gì bị lộ với đối phương.

        2. Vừa ra cửa, tôi gặp anh Lưu cũng vội vã tới phòng khách lớn. Anh níu lại, hỏi gấp: làm gì bây giờ hở anh? Trước đó anh được Phủ Khâm sai giao làm Chánh án Tòa Thượng thẩm, anh đã bắt liên lạc và được sự đồng ý của Việt Minh. Như các công chức đầu sở khác, anh đến gặp Khâm sai mới để hỏi tình hình.

        Tôi chưa kịp đáp lại anh thì những tiếng ồn ào đã nổi lên ngoài trạm gác. Một số công nhân xưởng Aviat, Stai lấy xe sang Gia Lâm kiếm vũ khí, lựu đạn về đến đầu cầu Hà Nội thì bị Hiến binh chặn bắt giữ. Anh em kéo lên phủ Khâm sai định yêu cầu can thiệp với Nhật.

        Tôi đang đứng trên thềm cao thấy thế, vội lên tiếng:

        - Tan hết cả rồi còn đâu! Anh em la hãy đến thẳng chỗ người Nhật mà đòi. Và nhớ chờ Việt Minh. Sẽ có lệnh!

        Cũng nói đại thế nhưng cả đám đông nhốn nháo ấy vừa hô vừa đẩy nhau, chuyển hướng sang Bộ Tư lệnh quân Nhật.

--------------
1. Bác sĩ Phan Hữu Chương lúc đó còn được gọi là "Chương vịt"
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:25:05 pm »


        Tôi đạp nhanh về nhà 101; gặp và bàn với anh Nguyễn Quyết đang có mặt có đấy. Với kinh nghiệm từ các cuộc đấu tranh làm “reo”, đưa yêu sách trong nhà tù, thấy khí thế quần chúng như thế, chúng tôi ngại có thể xảy ra manh động. Anh Nguyễn Quyết liền xuống thẳng khư vực các xưởng Aviat, Stai, Simca tìm nắm các cơ sở tổ chức ở đó. Tôi quay trở lại phố, nhập vào đám quần chúng còn đang tập hợp trước trạm gác Bộ Tư lệnh Nhật, ở phố Phạm Ngũ Lão rồi sau đó, đã tối, kéo nhau ra phố Tràng Tiền, trước rạp chiếu bóng EDEN (sau này là rạp Công nhân). Dân đi dạo chiều thứ bảy hoan hô cổ vũ, đi theo xem và hăng hái vào cuộc. Truyền đơn Việt Minh kêu gọi binh lính Nhật được đưa tới, cuộc đôi co với Hiến binh kéo dài cho đến gần nửa đêm mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Ngay trước mắt tôi, hai sĩ quan hiến binh vẻ phờ phạc đã phải chấp nhận thả người, trả lại xe và cả cờ, vũ khí giữa tiếng hoan hô có lẫn những giọng bắt đẩu gay gắt của quần chúng hăng say, đang còn vây quanh.

        Nếu ngày 17 được coi như ngày của thanh niên nam nữ, sinh viên, công chức cùng đông đảo đồng bào thành phô đấu tranh thắng lợi rực rỡ, đã giáng một đòn phủ đầu bất ngờ, choáng váng vào đầu não chính quyền Khâm sai Bắc Kỳ, thì ngày 18 được ghi nhận là ngày mà anh em công nhân; thợ thuyền được dân đô thị hiệp lực, đã kiên cường xông lên, lân đầu tiên công khai đối mặt với quân đội hiến binh Nhật, ngăn chặn được hành động can thiệp của họ chống quần chúng cách mạng gấp rút vùng lên chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa gianh chính quyền.

        Ý nghĩa và tác động của các sự kiện những ngày này, 17 và 18, chính là những tiền đề vô cùng quan trọng cho ngày 19 thắng lợi rực rỡ...

        3. Từ sớm ngày 19, cả Hà Nội tưng bừng, sôi sục, hàng ngàn, hàng vạn nhân dân Hà Nội ăn vận bình thường và cả bảnh bao náo nhiệt từ các phố, ngõ đổ ra, qua bốn cửa ô nườm nượp kéo vào trung tâm. Sát cánh bên họ, ở mạn Nam cũng như mạn bắc là những toán anh chị em nông dân ngoại thành và các vùng quê các tỉnh giáp ranh với Hà Nội. Không ít áo nâu, nón lá, nhưng tư thế nghiêm trang, họ tiến vào cùng với dân phố bao quanh Quảng trường Nhà hát lớn. Giáo mác, gậy gộc phô ra không nhiều, súng ống thì càng hiếm mà còn phải che giấu Chỉ có cờ đỏ sao vàng đủ cỡ, biểu ngữ lớn bé, hòa với tiếng hát tiếng hô khẩu hiệu vang lừng, chói lọi.

        Bước một, tập hợp đông đảo quần chúng biểu tình trong vòng trật tự đã mang một cảnh tượng khác thường, tưng bừng sôi nổi, càng làm cho khí thế của đám đông bung ra mạnh mẽ gây một không khí “đáng sợ” như một nhân sĩ hiền lành có mặt lúc đó đã phải thốt ra...

        Tôi chờ tiếng còi 10 giờ của thành phố quen thuộc, cố kìm xúc động, chăm chăm chuẩn bị lên micrô phát tín hiệu khai mạc cuộc mít tinh. Bóng anh Trần Tứ Bình anh Nguyễn Khang vẫn trong tầm mất. Bất chợt chú Hoàng giao thông liên lạc đi cùng với tôi trong thời kỳ này (đã hy sinh ở Vãn Lãng, Thái Nguyên sau môt cơn sốt ác tính vào năm 1947), len lỏi qua đám đông, lách vào tới chỗ tôi. Chú vội giúi một mảnh thư tay. Ông Phạm Hữu Chương đã ở trong Phủ từ sáng sớm, trước cảnh quần chúng rùng rùng tập trung tứ bề quanh đó, đã viết nhanh gửi vội: ‘ Đê Hữu BỊ ờ Nam Định bị vỡ ông phải tức tốc đi ngay Nam Định, nên cáo lỗi không thể dự gặp mặt như đã hẹn trước được!”

        Vào giờ phút ấy, tôi đã nhận được một tín hiệu đáng giá. Một trong hai nhà chức trách đứng đầu chính quyền Khâm sai, đối tượng chủ yếu của những người khởi nghĩa đã dao động rồi tháo lui với một lời cáo lỗi... với Việt Minh.

        Chỉ mới trước khí thế bừng bừng dâng lên của quần chúng Hà Nội, phó của ông Khâm sai đã ra đi là như vậy. Đang lúc đầu óc căng thẳng, tôi phấn chấn và tỉnh táo hẳn lên...

        Cuộc mít tinh lịch sử bắt đầu. Sau khi đồng chí Nguyễn Huy Khôi đại diện Mặt trận Việt Minh đọc lời hiệu triệu, quần chúng sôi động, tiếng hoan hô ủng hộ vang trời. Tôi ngó nhìn tìm anh trinh sát và được khẳng định: quân đội Nhật đã kéo ra dọc bờ sông (sau Nhà hát lớn) nhưng đến lúc ấy vẫn thấy ắng lặng; tại vườn hoa Hàng Đậu, một số ít Đại Việt Quốc dân Đảng tụ tập nhưng họ còn chờ xem Việt Minh làm gì.

        Từ diễn đàn, tiếng micro dõng dạc vang lên tiếp:

        “Đến giờ phút này, yêu cầu đồng bào hãy cùng Mặt trận Việt Minh tiến lên nắm lấy và tự giải quyết vận mệnh của mình”

        Hiệu lệnh chuyển cuộc mít tinh hòa bình sang cướp chính quyền chưa dứt thì quần chúng đang sôi sục ầm ĩ, dường như đã lặng đi một thoáng rồi ào ào tản ra cứ như ong vỡ tố, từ đường Tràng Thi tràn ra hai hướng Bấc, Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:30:04 pm »


        Tôi chạy theo sau cánh đến phủ Khâm sai. Các đổng chí lãnh đạo cũng vội bám sát cách không xa. Anh trinh sát đã bị cuốn đi đằng nào mất...

        Quần chúng cách mạng đã và tiếp tục kéo đến vây quanh phủ Khâm sai, ầm ĩ hò la, kêu gọi yêu cầu nhà chức trách ra gặp. Các cổng sắt khóa chặt lấp ló có lính Bảo an cầm súng gác bên trong. Tôi tới, đứng lẫn với anh em trên hàng đầu1 thấy ông Nguyễn Xuân Chữ và một số người nữa từ trong dinh lập tức kéo ra sân. Thì cũng là lúc ở cổng bên, tiếng reo hò ầm ĩ nổi dậy. Một số chiến sĩ Việt Minh, Đội viên Danh dự, đội viên Đoàn tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu, tự vệ lố nhố cùng với đồng bào hăng hái đã leo ào lên rào sát qua mặt đám lính gác còn ngơ ngác, sợ sệt và nhảy vào sân phủ Khâm sai.

        Ông Nguyễn Xuân Chữ ra lệnh cho Bảo an mở cổng chính trước phủ Khâm sai. Cửa mở, mọi người xô nhau ùa vào. Tôi và ông Nguyễn Xuân Chữ lại gặp nhau ngay trong sân. Ông lúng túng, nhưng không tỏ thái độ chống đối. Giữa những tiếng ồn ào xô đẩy nhau, tôi thoáng nghe, dáng như ông muốn nói to là ông cũng đã có ý định gặp lại tôi từ bữa trước.

        Trong lúc vội vàng, tôi nhớ cũng kịp bật ra câu trả lời: dân chúng người ta không thể chờ đợi mãi được nữa rồi!

        Vừa lúc ấy, đồng chí Trần Tử Bình, từ phía sau đã vọt lên, lớn tiếng nói: mời các ông hãy quay ngay vào bên trong phủ Khâm sai.

        Anh Trần Tử Bình có tự vệ đi cùng và toán ông Nguyễn Xuân Chữ trở vào phòng khách lớn.

        Tôi theo các anh chỉ đường, phóng vội lên chiếm các phòng trên lầu, không có gì khó khăn vì gần như không có người.

        Tổ anh Tâm vốn là thư ký trong phủ Khâm sai, đã không quên chạy đến khống chế tổng đài điện thoại, kịp thời hướng dẫn giúp chúng tôi, lúc đó còn lớ ngớ, nắm lại được đường liên lạc và chỉ huy, chặn được thông tin giữa chỉ huy trại Bảo an binh và phủ Khâm sai, kêu gọi và được Giám đốc Bưu điện hường ứng, tích cực duy trì và sử dụng ngay được mạng lưới điện thoại2.

        Đội Bảo an gác phủ Khâm sai xin theo Việt Minh, tản ra, bò và giao nộp vũ khí, kho súng.

        Sau đó anh Nguyễn Huy Khôi dẫn đầu một số quần chúng tiến sang chiếm Tòa Thị chính, như kế hoạch đã định trước. Anh Thân (Mỡ) được giao đi theo hướng vào các cơ quan hành chính bên phủ Khâm sai.

        Sau này, tôi được nghe các đồng chí có trách nhiệm nói lại bữa đó đồng chí Trần Tử Bình đã ra lệnh cho tự vệ, công tác đội (chiến sĩ hoạt động ờ căn cứ, an toàn khu) lấy xe cẩn thận đưa ngay ông Nguyễn Xuân Chữ vào khu an toàn. Những người đi với ông bữa đó, tất cả đều được tự do ra về.

        Đến khi Bác về Hà Nội, anh Khang và tôi chuyển sang công tác Mặt trận, được biết Bác đã nghe báo cáo và ra lệnh trả lại tự do cho ông Nguyễn Xuân Chữ - lúc đó đã được chuyển về Hỏa Lò - viên Khâm sai đại thần Bắc Kỳ cuối cùng, mới nhận chức trên dưới 24 già của Chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim ở Hà Nội.

        Đã có một số ý kiến vào lúc nào đó, đại thể cho rằng cuộc khởi nghĩa tháng Tám ở Hà Nội thành công là nhờ người Nhật trao cho hoặc chính quyền Bảo Đại - Trần Trọng Kim dường như sụp đổ một cách quá dễ dàng như một quả chín rụng hoặc là do dân chúng đã tự phát nổi lên và may mắn thành công...

        Đã lâu rơi và trải qua bao sóng gió cuộc đời và chiên tranh, khi có dịp nhớ lại những sự kiện trong cuộc khởi nghĩa của Hà Nội lúc ấy, tới nay đã được xếp vào loại “xưa nay hiếm”, nhưng trong con tim tôi bao giờ cũng tái hiện y nguyên những hình ảnh sáng láng không thể nào phai mờ.
   
        Đó là bức ảnh của “đám đông dân chúng xô nhau leo qua bức rào sắt”, đã có in trên báo hoặc treo trong bảo tàng, một hình ảnh thực mà trước đây một người chụp ảnh tài tử đã có duyên mà ghi lại được cái thời khắc lịch sử của ngày 19/8 ấy.

        Với tôi nó là tất cả: Hà Nội khởi nghĩa đấy! Một cuộc nổi dậy của những người dân lành Thủ đô!

        Mắt tôi mờ đi, nhớ lại những người đồng chí, đổng bào đã hăng hái “vượt rào” mà cũng không ngờ rằng cái bước thấp bước cao của mình trong làn sóng ban đầu ấy, đã làm tan vỡ cả một chính quyền, đạp đổ cả một chế độ, và giành được “quyển làm chủ thiêng liêng của chính minh”...

        Đó là hình anh lá cờ đỏ sao vàng - sự lãnh đạo tuyệt vời của Mặl trận Việt Minh đuợc tin yêu, tôn vinh - lá cờ đa phất phới lung bay trên đinh tòa nhà Bắc Bộ phủ, nơi ra mắt của Ủy ban Nhân dân Cách mạng, chính là phủ Thống sứ Pháp cũ, phủ Khâm sai thời Nhật.

        Lá cờ kỳ diệu mà khi toán sĩ quan Đông minh đâu tiên bay đến Hà Nội, ngày 22/8 thiếu tá Patti quân đội Mỹ, người chỉ huy đã được tận mắt ngắm nhìn và vô cùng ngạc nhiên, thán phục... nhưng lại gây nỗi kinh hoàng cho đại úy Sainteny, người của Chính phủ tướng De Gaulle (Pháp) đi cùng.

        Nhưng sâu thẳm trong tôi, trước sau như một, bao giờ cũng bùng lên niềm tự hào của một người cộng sản, hướng về Đảng và Bác Hồ với một lòng cảm phục và biết ơn vô hạn. Ngay từ 1941, Đảng Cộng sản và Bác đã sáng suốt và kịp thời, đổi mới đường lối chỉ đạo chiến lược, giương cao ngọn cờ Dân tộc Dân chủ, với đường lối Đại Đoàn kết toàn dân giành tự do độc lập thông qua sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và Chương trình Việt Minh nổi tiếng, đã thức tỉnh và làm xúc động con tim khối óc mọi người Việt.

        Đó là cội nguồn đã đem lại thành công cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, cho thắng lợi sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa, cho tới ngày nay.   

Hà Nội, tháng 3/1995         

------------
1. Trong cuộc mít tinh ngày 19, hội viên Việt Minh và cán bộ lãnh dạo không mang dấu hiệu gì đặc biệt khác với quần chúng bình thường.

2. Ông Thường, Giám đốc Bưu diện lúc dó đã hưởng ứng tức thì va đưa ngay một số con em vào làm têlêphônít trong phủ Khâm sai.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM