Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:04:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường cổng trời  (Đọc 15707 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 08:14:26 am »

       
        Như chợt nhớ ra, ông vội nắm lấy tay Cầu, nét mặt trang nghiêm ông hạ thấp giọng:
       
        -  Vùng này chỉ có Hang Ma còn nước. Nhưng không biết nó ở chỗ nào.
       
        -  Smơi biết đấy!- Sây nói chen vào.
       
        Cầu ngoảnh nhìn Sây:
       
        -  Thế hả?- Nét mặt Cầu tươi hẳn lên, anh đứng bật dậy, đi đi lại lại, rồi bước tới chỗ đồng khí trợ lý:- Cậu dùng xe con phóng xuống tiểu đội ngụy trang của cô Thái, đón cô Smơi về đây ngay.
       
        Bóng cây Long Lội (Loại cây có gai cứng và to mọc quanh thân) đã tròn lại dưới gốc. Thái rủ Smơi vào chiếc lán tạm trú. Hai cô ngồi xuống chiếc sạp ken bằng sống lá cọ. Thái đưa cho Smơi chiếc bi đông nhựa:
       
        - Uống đi em.
       
        Smơi đỡ lấy, mắt vẫn không rời cái nơ đỏ như con bướm trên đầu Thái. Cái nhẫn bằng đuy ra trắng bóng đeo ở ngồn tay giữa của Thái cũng làm Smơi ngắm hoài không chán. Biết ý cô gái Thượng, Thái gỡ chiếc nơ kẹp lên mái tóc đen bóng của Smơi, rồi Thái đưa tay ấp đôi má bầu bĩnh của Smơi:
       
        - Đẹp thế này thì trai bản dắt mười trâu đến đó.
       
        Cô gái Thượng sung sướng, cặp mật đen ánh lên, nhợt lại tối sầm, giọng cô buồn buồn:
       
        - Sây không ưng tôi nữa đâu. Sây làm cán bộ du kích mà tôi vẫn ở nhà Heng Srỉ.
       
        Thằng Srỉ làm sai thì nó chịu. Smơi đã đi làm đường với bộ đội rồi mà.
       
        Không được đâu- Cặp má bầu của Smơi lụng bụng- Dân bản vẫn bảo tôi là tay sai của Heng Srỉ đấy.
       
        Thái nghe ông già Khươn nói về Heng Srỉ. Bố Srỉ xưa kia là một tên tù trưởng to lớn dữ tợn lạ thường. Nó được quan Tây tin dùng cái tài kiếm gạc nai, da thú, mật gấu, xương hổ. Bố Srỉ có đến tám vợ.
       
        Khi bố Srỉ chết đi để lại người vợ mới lấy được nửa mùa rẫy. Người đàn bà đó ở với Heng Srỉ qua một mùa rẫy cũng chết. Hắn nghĩ cái ma bố bật đi.
       
        Heng -  Srỉ cũng học cách đổi chác gạc nai, xương hổ như bố. Hấn cũng lấy hai vợ nữa mà không mất con heo con bò nào. Người vợ thứ tư của Srỉ vốn là vợ tên Lock ở bản Na phải gán cho hắn vì mượn cái chóe và một con bò cúng ma. Srỉ dám bỏ ra ngần ấy thứ vì hắn được cả đứa con gái còn đang bú của vợ Lock đem về. Không biết vì sao người vợ thứ tư này cũng chết sau khi thằng Pờ Lăng Xa thua bộ đội Việt Minh, chạy ra biển xa lắm, Srỉ không thương thằng Pờ Lăng Xa, nhưng không thích cán bộ. Vì từ bấy đến nay hắn không còn được như bố xưa kia nữa.
       
        Hắn không lấy được vợ nữa, vì chẳng ai chịu lấy hắn khi mà hắn không muốn mất con trâu nào. Heng Srỉ thù cán bộ chính phủ ở bản đã không bắt con Smơi phải thay mẹ nó, lại còn cấm hắn lấy Smơi làm vợ.
       
        Heng Srỉ cáu lắm, hắn định đốt nhà rồi bắt Smơi đi sâu vào núi để cưỡng bức làm vợ. Smơi biết được, một đêm nhân lúc Heng Srỉ say rượu cô băng rừng hớt hải chạy đến chỗ của anh em công binh, Thái nhớ lại khuôn mặt dớn dác, tái mét của Smơi hôm đó. Cả người Smơi lạnh toát, hai hàm răng lập cập xin bộ đội cho ở.
       
        Thái nhìn vào tận đáy đôi mắt hạt nhãn thoáng vui thoáng buồn của bạn. Cô nhẹ nhàng an ủi:
       
        - Smơi đã là chị em với bộ đội rồi. Không ai bảo là tay sai của Srỉ đâu.
       
        Smơi ôm lấy bàn tay Thái:
       
        - Thật chớ ?
       
        - Đúng đấy. Smơi đá nhận chị em với Thái rồi mà.
       
        Smơi cảm động chớp chớp cắt mật nhìn Thái, đôi môi mấp máy như muốn nói, lại thôi.
       
        Thái ghé sát vào tai Smơi, thủ thỉ:
       
        - Có nói thật cái bụng mới thương nhau chớ.
       
        Smơi khẽ gật, ngập ngừng:
       
        - Thằng Heng Srỉ... nó- Smơi chớp chớp đôi mắt lo lắng nhìn quanh.
       
        Thái lay lay bàn tay Smơi:
       
        - Nói đi em. Thằng Srỉ nó hung ác lâm. Nó không cho Smơi lấy Sây, làm cho Sây thương nhớ chết già đấy.

        Cô bé người bản Kao xúc động quá, cất giọng tức tưởi… mẹ Smơi chết vì Heng Srỉ, nó có cái ma ác như cọp. Ông già bảo bao nhiêu con gái lấy nó cũng phải chết. Nhưng Heng Srỉ cứ bắt Smơi phải lấy nó...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 08:15:38 am »

       
        ... Anh Sây yêu Smơi lắm. Smơi cũng thương anh Sây nhiều. Đã hai mùa rẫy, tiếng khèn trầm bổng của Sây bay trong mùi hăng hắc của hoa tàn nở rộ khắp rừng, đẩy cái chân Smơi vạch cỏ lội mấy con suối tìm đến. Anh Sây đã dầt trâu đến mà Heng Srỉ không chịu nhận. Hắn không cho Smơi đi rừng đi rẫy nữa. Đã ba lần ông trăng về đầu suối Lê, cái bụng Smơi muốn đi, cái chân Smơi muốn bước, những cặp mắt trâu lồng của Heng Srỉ cứ giữ lấy đầu Smơi quay lại. Nó muốn Smơi cũng chết héo như mẹ xưa kia thôi...
       
        Cô gái bản Kao gục mặt vào hai bàn tay thổn thức. Thái âu yếm vuốt mớ tóc mai ướt đẫm nước mắt của Smơi:
       
        - Nín đi em. Heng Srỉ ác thế thì nó làm gì cũng sai. Smơi báo cho cán bộ biết. Cán bộ thương con gái Thượng như con gái Kinh đấy.
       
        - Chị nói thật chớ?
       
        Thái gật mạnh:
       
        - Thật. Chị thề này!
       
        Smơi nhoẻn cười, hai mắt sáng lên trong ngấn nước, vội giơ tay bưng miệng Thái:
       
        - Đừng thề con ma nó biết đấy.
       
        - Chị nói thật con ma nó thương đó.
       
        Smơi gật:
       
        - Em nói thật hết với cán bộ. Chị thương không?
       
        - Thái nắm chặt tay Smơi, rung mạnh:
       
        - Thương nhiều lầm.
       
        Tiếng rít ken két của phanh ô tô trước cửa lán.
       
        - Cô Smơi có trong ấy không?- Giọng nói như quát cắt ngang câu chuyện của hai người.
       
        Thái ngẩng đầu nhìn ra:
       
        - A? Anh Tảo. Có chuyện gì thế?
       
        - Thủ trưởng Cầu cho đón cô Smơi lên "E" bộ.
       
        - Cô ấy đây Thái vỗ vỗ cánh tay Smơi.
       
        - Thái bảo Smơi đi với tôi về gặp thủ trưởng.
       
        Thái quay sang Smơi:
       
        - Thôi để mai nói chuyện nhé! Bây giờ em lên gặp thủ trưởng đi.
       
        -  Sợ lắm. Không đi đâu.
       
        -  Smơi bảo sẽ nói hết với cán bộ cơ mà?- Thái giả làm mặt giận- Chị em mà không thật bụng.
       
        -  Em nói mà -  Smơi bối rối nhìn Thái- Đi lên gặp cán bộ... Em sợ đấy.
       
        Tảo và Thái trao đổi với nhau một chút, rồi Thái dẽ dàng nói:
       
        -  Cả hai chị em cùng đi. Ưng không?
       
        Smơi đưa mắt nhìn khu rừng rậm, mặt bần thần lo lắng.
       
        -  Sây cũng đến gặp cán bộ đấy- giọng Thái thủ thỉ- Thế em không lên ư?
       
        Nghe nói Sây cũng tới, hai mắt Smơi tươi rói: "A! Anh Sây đến được, chắc không phải chuyện dữ đâu...".

        Thái mỉm cười:
       
        - Đi chứ em? Không đi chị giận và Sây cũng buồn đấy.
       
        - Em đi... chị đừng giận mà?
       
        Thái kéo tay Smơi đứng dậy.
       
        Bánh xe bon bon trên mặt đường, Smơi ngây người ngắm đôi tay của anh bộ đội nắm lấy cái vòng bằng sắt đen kịt, cứ chiếng đi chiếng lại mãi. Cây hai bên đường sao nó chạy lùi về phía sau khiếp thế! Những tảng đá bên đường, mọi bận Smơi vẫn ngồi lên, bây giờ chúng cũng rủ nhau đi vùn vụt? Thi thoảng như có bàn tay ai giúi vào lưng, rồi lại đẩy lên ngực, khiến cho Smơi lúc nhao về trước, lúe ngả về sau (!?).
       
        Chạy độ mười lăm phút đã lên đường vào công trường bộ, chiếc xe lượn theo rặng cây, dừng lại sát ngay bậc lên xuống trước nhà ban chỉ huy.
       
        Thái dắt tay Smơi bước lên nhà, Smơi lí nhí chào mọi người. Cô liếc nhìn cán bộ..., thấy Sây cũng ngồi ở đó (!) cô rón rén ngồi xuống bên già Khươn. Lòng Smơi thoáng vẻ lo ngại xen lẫn cái vui rộn ràng.
       
        - Cô đi làm với bộ đội có vui không- Cầu hỏi Smơi bằng tiếng dân tộc.
       
        - Vui lắm mà- Smơi rụt rè trả lời.
       
        - Có khỏe không?
       
        Smơi vẫn khỏe nhưng bụng thì chẳng yên tí nào Smơi mấy lần định gặp cán bộ mà không dám. Chị Thái nói “Cán bộ Bok Hồ thương con gái Thượng lắm". Bất giác Smơi ngước mắt lên bức ảnh treo trên vách giữa nhà. Ông cụ tóc bạc, râu cũng bạc, mắt ông cụ sáng quá đang chăm chú nhìn mình thân thương quá. Mình không nói hết chắc ông cụ giận lầm đây.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 08:16:19 am »

       
        Cầu đọc thấy những ý nghĩ của Smơi trong ánh mắt ấy:
       
        - Cô có thương Bok Hồ và bộ đội Bok Hồ không?
       
        Giọng cán bộ ấm ấm dễ làm mình yên dạ quá. Smơi gật liền mấy cái, mạnh dạn nói:
       
        - Thương? Thương nhiều lắm mà.
       
        Thái kể nhanh những điểu Smơi tâm sự với cô cho Cầu nghe. Anh khẽ gật đầu "thế thì không phải động viên thêm nữa”. Anh dịu dàng nói:
       
        - Bộ đội hết nước uống thì không làm đường đánh Mỹ được. Cô chỉ cho bộ đội Hang Ma để lấy nước uống nhé!
       
        Smơi nghe tiếng "Hang Ma" như có người giật mạnh mớ tóc thái dương mình. Cô vội vã lắc đầu như người lên đồng.
       
        Già Khươn đập nhẹ vào tay Smơi.
       
        - Bộ đội đánh Mỹ, người Thượng cũng đánh Mỹ. Mày không giúp bộ đội là không tốt cái bụng.
       
        Hai mắt Smơi lạc hẳn đi. Đầu vẫn lắc lia lịa. Già Khươn nắm lấy tay cô:
       
        - Bộ đội khát nước chết mất thì cái ma trời nó bắt người Thượng đó!
       
        Smơi ngồi yên, mở to đội mật nhìn già Khươn, cô thở gấp như vừa leo dốc.
       
        - Hang Ma là của trời đấy, có phải của Heng Srỉ đâu?- Già Khươn hạ giọng- mày biết thương bộ đội Bok Hồ sao cái bụng mày không ưng chỉ Hang Ma cho bộ đội- ông bất thần hỏi to- Mày ưng mang tội à?
       
        Smơi nhớn nhác nhìn xung quanh lẩm bẩm:
       
        … Heng Srỉ nói ở đây không có nước, bộ đội phải chết khát. Chỉ có Hang Ma nhiều nước thôi- cô bỗng lạc hằn giọng:- Ai động đến Hang Ma thì chết ngay. Ai mách Hang Ma thì chết đứng. Ai trỏ Hang Ma cho bộ đội thì chết khô, con gái thì chết già... 
       
        Smơi rùng mình, nhắm mắt rồi mở bừng ra nhìn mọi người, se sẽ lắc đầu, mấp máy đôi môi nhợt nhạt:
       
        - Tôi không dám bảo đâu. Không dám đâu...
       
        Cầu nhớ tới đêm Smơi hốt hoảng chạy lên đây, toàn thân run lập cập, đồng tử lạc đi, hỏi thế nào cô cũng không nói... Mấy hôm liền, thoáng tiếng động sau lưng Smơi lại giật mình lấm lét nhìn quanh. Nghe ai nói đến Heng Srỉ, cô vùng đứng dậy dớn dác như muốn chạy trốn. Song hễ ai gợi đến câu chuyện của Smơi với Sây thì hai mắt cô lại rực lên, nghe ai nói Sây sắp tới đây thì những nét hãi hùng biến đâu hết. Cầu đăm đăm nhìn vào đôi mắt của cô gái miền núi giờ đây cũng trắng đờ đẫn. Anh cất giọng ấm áp:
       
        - Cô Smơi ạ. Heng Srỉ xấu bụng lắm, nó không cho lấy người cô ưng là nó ác lắm! Nó làm cô thương người yêu mà chết già, làm cho Sây không lấy được cô cũng chết già đi- Cầu quay sang bên hỏi to- có phải không anh Sây?
       
        - Phải đó Smơi à!- Sây gật đầu động viên cô- Không sợ đâu, Heng Srỉ không làm gì được đâu.
       
        Smơi nhìn Sây, nước mắt tràn ra hai gò má.
       
        - Heng Srỉ xấu bụng nên nó dọa cô không được chỉ Hang Ma cho bộ đội, như vậy là nó giúp thằng Mỹ đó- Cầu ôn tồn giải thích, giọng anh nhẹ nhàng tha thiết- Không giết được giặt Mỹ thì Heng Srỉ nó vẫn không cho cô lấy Sây đâu. Chinh nó làm cho cô và Sây phải chết già... Cô biết thương bộ đội Bok Hồ, thương Sây thì phải giúp bộ đội lấy được nước ở Hang Ma để làm đường, giết sạch Mỹ đi chứ!
       
        Smơi nhìn chòng chọc lên khuôn mặt của người cán bộ rồi lại ngước lên bức ảnh treo giữa nhà. Chòm râu bạc, đôi mát hiền hậu của Bok Hồ nhìn cô đăm đâm như thúc giục…
       
        - Mình sẽ dẫn bộ đội đi lấy nước!- Sây âu yếm nhìn người yêu:- Smơi bảo đường nhé! Smơi có thương tui không?
       
        Đôi mắt đen của Smơi bỗng rực lên sóng sánh nhìn Sây không chớp.
       
        Đoàn quân mang trên lưng những dụng cụ chứa nước, men theo chân núi ông Già chừng năm trăm mét, ngược lên phía tây bắc hang Eo Gió thì đến con đường hẻm do vách đá nứt ra. Smơi và Sây dẫn mọi người đi sâu vào kẽ đá độ hơn trăm thước lại leo những tảng đá chồng đi ngược lên ba bốn chục thước, rồi lách theo khe cạn dưới hờm đá trơn nhẫy. Đi một đoạn, bỗng hiện ra trước mặt một khu rừng già lọt giữa vùng đá vôi, cây cỏ cằn cỗi. Đi sâu vào khu rừng, những cây to cao hàng chục thước mọc ngay trên những tảng đá, đám rễ của chúng choàng lên từng mỏm đá, ghì lấy, lách vào những khe nứt, tách núi ra, chui sâu xuống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 10:01:11 pm »


        Sây dẫn bộ đội đi nhanh vào cánh rừng, đến khu vực eo tán cây che hết cả ánh nắng. Đoàn quân dừng lại trước phiến đá to bằng bốn năm chiếc chiếu đôi nằm chênh vênh dưới hờm núi. Kề đấy những tán cây cổ thụ rậm rạp bỗng thụt xuống thấp hơn cả hợm núi. Sương giá cồn lên từng đụn chồng chất lên nhau trắng đục. Tiếng ve bặt hẳn, da mọi người nổi gai. Smơi chỉ tay, thì thào bên tai Thái:
       
        - Hang Ma đấy!
       
        Thái mừng rỡ, cầm tay Smơi:
       
        - Em ngồi đây. Chị xuống xem nước nhé!
       
        Smơi mở to mật nhìn Thái, đôi môi mấp máy định nói gì lại thôi, chỉ khe khẽ gật.
       
        Thái cười, đưa tay vuốt má Smơi:
       
        - Em ngồi một mình được không?... Hay để Sây lại nhé!
       
        Smơi lắc đầu, nhìn Sây:
       
        - Anh cũng xuống đi!
       
        Trong khoảng rừng cây cổ thụ trên eo núi, bỗng thụt xuống cái hang tròn như chiếc nong khổng lồ, sâu tun hút dễ đến tận chân núi? Ngọn cây xòe tán rườm rà, phủ lấy miệng hang như cái vung bằng lá ken đầy. Mặt trời đứng ngay trên đỉnh đầu cũng không thể nào lánh được tia nắng xuống đáy hang. Thành hang là những tảng đá chồng khít lên nhau, đứng thẳng. Lớp rêu không biết đã sống bao nhiêu năm, bám đầy trên đá, trơn nhẫy.
       
        Đáy hang có một phiến đá bằng năm, sáu tấm phản nhẵn thín mát lạnh. Dưới gầm phiến đá có mạch nước ngầm, chảy thành vòi to như miệng thùng phuy. Dòng nước đổ mãi vào hố sâu to cũng bằng ba bốn chiếc nia ghép lại. Nước cứ xanh ngăn ngắt, những con cá đầu to gần bằng chiếc giỏ cua, mắt lồi hẳn ra ngoài đỏ đòng đọc, chốc chốc lại nhô lên thao láo nhìn đoàn người lố nhố bên miệng hố.
       
        Cái hố ấy suốt ngày đêm nuốt chửng cả vòi nước mà không biết nó dồn đi đâu và cung không bao giờ nước tràn qua miệng hố! Đó là hồ nước Ma. Smơi đứng trên nóc Hang Ma, cúi nhìn bộ đội đang tụt xuống đáy báng những chiếc thang dây chuẩn bị sẵn, và lần theo những chiếc rê cây như bàn tay chằng chịt, buông thõng. Những người đứng dưới đáy hang chỉ bằng đứa trẻ đang tập chững, Smơi cảm thấy rờn rợn, cô nhắm mắt lại, hai tai bỗng văng vẳng giọng è è của Hang Srỉ: "Từ ngày nào xa lắm, lúc mà ông mặt trời còn ở tận đâu đâu, có con ma rất hung dữ làm chúa cả vùng này. Nó giữ hết cả nước, giữ hết cả lửa. Ai cũng phải cúng nó, cái ma mới cho lửa nấu cơm, mới cho cái nương mọc ra lúa, bắp. Ai nghĩ xấu về cái ma sẽ bị nó thù, không cho nước uống, không cho lúa mọc lên, chỉ cho rắn huýt sáo và chó hai đầu được sống. Rừng lúc đó xanh tươi lâm. Núi nào cũng có cây. Cây nào cũng lắm quả thơm ngon. Rừng nào cũng nhiều chim. Suối nào cũng nhiều cá. Khi ông mặt trời đến, cái ma giận bỏ đi và đem theo hết cả nước. Miệng cái ma hóa thành hang sâu lâm, hút cạn nước ở mọi chân núi. Núi hết nước khô trắng ra. Cậy hết nước cong queo rụng lá. Người hết nước đen nhẻm như cháy vậy. Khi gió lành lạnh thổi về, miệng cái ma khạc nước tung tóe ngợp núi, lút rừng, nhai đá ầm ầm dưới lòng suối, lôi tuột tất cả mọi cái của thần núi, của người xuống âm ti...".
       
        Smơi rùng mình. Cái giọng è è thoát từ cục bướu ở cổ Srỉ lại vẳng lên: "Ai lấy nước Hang Ma thì chết đứng. Ai nói Hang Ma ở đâu thì...". Những ngón tay Smơi bỗng run quá chừng. Ngực như tiếng chày giã thình thịch liên hồi. Cô mở bừng mắt nhớn nhác nhìn quanh. Đoàn quân đi lấy nước đã làm xong hai chiếc thang mây vững chắc, bám vòng quanh thành hang xuống tận đáy. Tiếng cười nói rầm rì dưới đáy hang hòa với tiếng búa, tiếng rìu chặt cây chan chát. Tiếng bước chân của đoàn người gùi trên lưng những ống bương to dài đầy nước, leo lên. Nhịp sống rộn ràng ngay bên cạnh làm cho Smơi yên lòng: "... Bộ đội lấy nước đấy. Có ai chết đứng đâu. Thằng Srỉ nói xấu rồi... Đừng tin nó". Mắt Smơi vụt sáng lên, reo to:
       
        - Chị Thái lên kìa?
       
        Thái gùi thùng nước đầy vừa nhô lên khỏi miệng hang đã gọi to:
       
        - Smơi à! Nước ngọt lắm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 10:02:47 pm »

       
        Thái đi đến bên bờ hờm đá, xoay mình đặt gùi nước xuống:
       
        -  Uống đi em!
       
        Thái nghiêng nghiêng thùng nước, Smơi cười sung sướng, bụm hai bàn tay hứng dòng nước trong suốt.
       
        Đoàn quân gùi nước rầm rập bước, ai cũng nghiêng đầu về phía Smơi cười loa lóa, vui quá chừng.
       
        Thái ghé tai Smơi:
       
        - Em chờ đi với Sây nhé?
       
        Smơi đỏ bừng má, lúng búng:
       
        - Em về với chị...
       
        Thái cười, dí ngón tay vào trán Smơi:
       
        - Em lại khó bảo rồi- Thái khoác gùi nước lên lưng, nhìn Smơi âu yếm- Chị chờ cơm đấy.
       
        Hình như đã kiệt sức vì phun hơi nóng, mặt trời đỏ gấc hầm hè lắc lư cái đầu khổng lồ, vùi đầu vào tấm mây mỏng.
       
        Sây và Smơi đi chầm chậm tụt lại sau. Sây khen con bướm đỏ bàng lụa kẹp trên mớ tóc đen óng của Smơi, rồi chạy đi hái một bông hoa tím cài lên đầu người yêu. Sây âu yếm nhìn khuôn mặt rạng rỡ của Smơi.
       
        Smơi nắm lấy tay Sây, nhìn đắm đuối, thầm thì như hơi thoảng:
       
        - Đừng bỏ em, anh Sây à!
       
        Sây nhè nhẹ nâng cằm Smơi, nhìn vào đôi mắt tươi sáng có bóng mình trong đó.
       
        - Không lấy Smơi, anh chết già mất.
       
        Smơi chớp nhanh, đôi mật đã nhoáng nước:
       
        - Sây hái cho em cái hoa trâng kia...
       
        Sây ngoảnh nhìn lên vách núi. Bông hoa như ông trăng tròn nằm giữa tùm lá. Sây hăm hở lách đá chạy đi.
       
        Smơi cảm thấy đời mình lúc này sung sướng nhất. Cô nghĩ đến bộ đội đã nhận cho cô làm đường như dân làng cùng anh em đánh Mỹ. Cô lại nhớ đến người cán bộ già nhân hậu đã vạch đường cho cô gần Sây, như tiếng tác gọi nai con lạc mẹ. Sây sẽ ngày ngày đi làm rẫy với cô. Rồi đi lên rừng hái bông hoa đẹp cho cô cài lên mái tóc, tìm quả "Lăng Cai” ngọt như mật con ong vàng cho cô ăn, xuống suối bắt con cá "xia" trắng như đọt cây bống báng. Rồi cô đi lấy gùi măng rừng với quả Nang hồng như ông mặt trời buổi sớm về nấu cho Sây ăn hết mệt.
       
        Smơi tung tăng đi dưới rặng cây bứa dại. Tiếng con chim sâu như mách cô hạnh phúc đang tràn ngập trên mi mắt. Smơi cất cao giọng:
       
        “Tình yêu ta ơi! Mái mãi như hòn Pu Hổ, đời đời như nước khe Lê...
       
        Tá cùng nhau lên rừng đốt cái rẫy, lên núi bắt con nai.
       
        Con nai mẹ khóc bảo còn nuôi con nhỏ. Em bảo anh thả con nai ra...–Anh bắt con chim con. Chim mẹ đau buồn không ca hát. Em bảo anh thôi đừng bắt nữa.
       
        Anh hãy đi hái quả trám rừng về ăn với nồi cơm trắng do tay em giã, do lửa em đun cho hai ta. Rồi anh ngủ đi trong tiếng ca của núi rừng và tiếng dao em chặt cây làm rẫy mới...".
       
        Đột nhiên dậy lên tiếng hét the thé như giọng tru của chó sói. Smơi hốt hoảng kêu:
       
        - Anh Sây ơi? Nó đấy.
       
        Sây nghe tiếng Smơi gọi vội nhạy đến. Một bóng đen sau gốc cây vọt ra vồ lấy anh quật mạnh xuống.

        Tuy bị đánh bất ngờ nhưng Sây kịp chống hai tay, nảy người lên, vật kẻ đánh trộm ngã ngửa. Hai tay Sây bóp chặt lấy cổ nó, anh nhận rõ cái sẹo to như trôn chén bên thái dương của tên lính ngụy ác ôn. Anh xiết mạnh vòng tay như chiếc kìm sây. Nó thè lè lưỡi sùi bọt, mắt trợn ngược.
       
        Một chiếc gậy vụt mạnh như cây rừng đổ sập xuống đầu Sây. Những đốm xanh ngất, đỏ tía, tím lịm, vàng ửng ập vào mật anh không thấy gì nữa. Sây gục xuống, hàm răng nghiến chặt, mười đầu ngón tay cố lần níu lấy nhau. Anh đè xấp lên kẻ đã bị anh vật ngã. Tai anh nghe tiếng ai quát to lắm, rồi nhỏ dần đi, bỗng lại dội lên... mơ hồ quá.
       
        Heng Srỉ- Smơi thét lên- B... bộ đội ơ... ơi! Tay cô vơ vội lấy cục đá to giơ lên định ném vào đầu tên vừa đánh Sây.
       
        Heng- srỉ quay ngoắt lại. Hai mất nó gườm gườm đỏ kè. Cái mũi khoằm như mỏ chìm ác khịt khịt giống con thú đánh hơi người. Nó nhe những chiếc răng dài to đầy mồm, vung tay chồm tới. Smơi lùi lại, nó sấn đến, cổ nó bạnh to phát ra những tiếng gầm ghè. Smơi không lùi nữa, mắm môi, hai mắt quắc lên nhìn thẳng vào mặt Heng Srỉ... "Mày giết anh Sây của tao, mày định giết cả tao nữa...". Cái sợ ban đầu biến mất. Smơi nghiến răng: "Anh Sây chết rồi, tao sống làm gì. Mày cứ giết tao đi. Mày không bắt được tao đâu…" Smơi nín hơi lấy hết sức: “Mày lại đây!”. Heng Srỉ xô vào. Smơi vung mạnh tay, hòn đá đập trúng mặt nó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 10:04:25 pm »

       
        Ối! Heng Srỉ kêu thất thanh, một tay bưng vội lấy bên mặt túa máu, một tay quờ quạng chụp được đầu Smơi. Bông hoa tím do Sây cài lên mái tóc Smơi bị nát vụn. Nó ghìm Smơi xuống. Cô vùng vẫy chống trả kịch liệt. Nó gầm lên giật tay mạnh, Smơi ngã dúi vào người nó, hai chân khuỵu xuống. Heng Si giẫm một chân vào gần khoeo của Smơi, đầu cô ngửa ra, ngực ưỡn cong, Smơi hét rầm rĩ.
       
        Bộ... bộ đội... nó gi... giết...
       
        Heng- srỉ bỏ tay bưng mặt nhoe nhoét máu, túm áo Smơi xé toạc, vo tròn nhét vào miệng cô. Smơi giẫy giụa, cắn chặt lấy ngón tay Srỉ. Nó đè hẳn lên Smơi, bàn tay còn lại bóp cổ Smơi ấn mạnh xuống. Smơi thở ằng ặc, nhưng hai chân vẫn đạp thốc lên.
       
        Sức phản kháng cửa Smơi làm cho Heng Srỉ từ ngạc nhiên đến hoảng hốt, lúng túng. Nó không ngờ mới hôm nào đó chỉ lừ mất, đứa con gái này cũng run sợ đến đờ đẫn cả chân tay. Sao hôm nay dám chống lại nó dữ thế! Heng Srỉ nghiến hàm răng ken két. Không bắt được con Smơi thì mất hẳn con bò và cái chóe trước kia đã bỏ ra đổi lấy mẹ con nó? Không được. Mày không trả trâu cho tao thì cái ma bắt chết chúng mày đi. Cả hai đứa phải chết. Cả những đứa cho mày ở cũng phải chết. Heng Srỉ nghiến răng, hai quai hàm bạnh ra, ấn mạnh bàn tay chẹn cổ Smơl xuống đất.
       
        Thái thoáng nghe tiếng la thất thanh. Linh tính bảo cho cô nghĩ ngay đến sự chẳng lành xảy ra. Thái gọi to, anh em vội đặt gùi nước xuống chạy như xé rừng đến chỗ có tiếng kêu cứu.
       
        - Bắt lấy tên giết người?- Tiếng Thái lanh lảnh dậy núi.
       
        Heng Srỉ đang khóa chặt chân tay Smơi. Nó định trói cô lại. Tiếng thét làm nó giật bắn người, đứng bật dậy. Nó không kịp chạy đã bị những đầu súng chĩa thẳng vào ngực. Heng Srỉ run rẩy, khoanh hai tay, lật bật quỳ sụp xuống.
       
        Tổ cấp cứu chạy đến vực Sây, ngực còn nóng, vẫn thở thoi thóp. Tên bị Sây đè đã chết cứng trong mười đầu ngón tay của anh thít chặt lấy họng nó.
       
        Thái đỡ Smơi dậy, ghé sát mặt:
       
        - Em có sao không?
       
        Smơi lắc đầu, nước mắt chảy ròng:
       
        - Anh Sây... nó đánh...- Smơi nghẹn lại, khóe òa lên.
       
        - Nín đi em...- Thái chỉ tay về phía Sây được đồng chí y tá vực dậy khiêng đi- Anh Sây chỉ đau thôi mà.
       
        Smơi nhìn theo thiếc cáng, lại quay nhìn tên Srỉ lúc này mặt nó méo xệch, hai vai nó rũ xuống.
       
        Smơi ngửa mặt nhìn Thái. Cô chắp hai tay đưa lên ngực, quỳ xuống:
       
        - Bộ đội cho em sống lại rồi?
       
        Thái nhìn theo đôi vai tròn trên thân hình thon thả của cô gái bản Kao mấy hôm nay như trĩu xuống, miệt mài với công việc nặng nhọc. Nụ cười hồn nhiên như bông mai rừng vắng hẳn trên môi cô. Khuôn mặt đôn hậu của Smơi như dáng chiều đổ xuống rừng lá úa, đọng lại trong đôi mắt to đen u buồn mênh mang không dứt.

        - Smơi, đến đây em!- Thái âu yếm vẫy gọi.
       
        Smơi ngoan ngoãn đi lại. Đôi mắt vẫn thăm thẳm tận nơi đâu. Thái dìu Smơi lại gốc cây me rừng, đưa cho cô vắt xôi:
       
        - Ăn đi em !
       
        Như cái máy, Smơi chụm hai gối, từ từ quỳ xuống nhẹ nhàng ngồi lên hai gót chân quặt về sau, hơi cúi đầu giơ tay đỡ vắt xôi. Đôi môi cô chúm chím- nhấm từng hạt. Lúc sau cô uể oải nhấm người đứng dậy. Thái nắm tay Smơi kéo sát vào mình, se sẽ gọi:
       
        - Smơi à!
       
        - Dạ!
       
        - Em thương anh Sây thì phải ăn cho khỏe chứ!
       
        Hai mắt Smơi mọng nước, nhìn Thái. Nỗi đau thương lại dâng lên nghẹn thở, tiếng Smơi như hơi thoảng:
       
        - Đi làm... Chị à!
       
        Thái nhìn sâu vào tận đáy mắt Smơi với nỗi thương cảm sâu đậm, cô định khuyên Smơi đừng buồn sẽ ốm. Nhưng Thái cảm thấy lời khuyên đó thật vô nghĩa đối với tâm hồn người con gái đế yêu tha thiết và biết sống. Thái cũng đã từng có nỗi đau buồn như Smơi hôm nay. Lúc đó Thái buồn da diết, cũng lấy việc làm để quên. Nhưng hễ cứ dừng tay thì nỗi lo lại ập tới chồng chất như bù lại những phút cô tìm cách xua đuổi nó. Cái buồn trong sự ắng lặng bao trùm của màn đen đám sương đêm còn cô quạnh day dứt đáng sợ hơn. Sây bị thương nặng quá, ít hy vọng qua khỏi. Nếu Sây chết thì nỗi đau đớn hối hận, dằn vặt trong lòng sẽ làm Smơi không sao chịu nổi. Thái khẽ thở ra: "Mới ba ngày mà con bé đã sụp xuống". Thái dắt tay Smơi đứng dậy:
       
        - Tối nay chị em ta ngủ chung nhé!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 10:05:15 pm »

       
        Smơi gật đầu nhè nhẹ, rồi lại bắt tay vào những công việc nặng nhọc. Búi tóc bím gọn trên đầu cô lúc nào cũng cúi cúi miệt mài thầm lặng với hình dáng Sây vung con dao lên phạt cây mở đường. Sây đỡ hộ khúc gỗ trên vai Smơi, rồi Sây múc nước cho Smơi đến với đôi vai to rộng, cánh tay như cây cột đỡ sàn. Smơi mím môi lúi húi đi theo cái bóng trong mật, như sợ hễ dừng lại thì cái bóng gắn chặt lấy đời mình sẽ biến vào cảnh rừng rậm chằng chịt gai góc kia mất. Smơi lầm lý, quên nghĩ còn để giảm bớt nỗi quán quại trông chờ cái ngày lại được nhìn thấy Sây.
       
        Con gà rừng mới gáy lần thứ nhất, Smơi đã vội ngồi dậy, cô đợi mãi mà không sáng. Hôm nay Smơi được bác sĩ cho đến thăm Sây. Cô chỉ lo tới chậm. Cô cũng không biết là tới chậm thì sẽ làm sao? Nhưng cô vẫn lo đến nỗi không sao ngủ được nữa. Cô nhẹ nhàng lách tấm phên cửa bước ra.
       
        Từ lưng đồi, Smơi đã nhìn thấy sương mờ như dòng suối cuốn bọt trâng xóa theo dãy núi dài, bồng bềnh trôi mãi, không biết về đâu! Smơi đi nhanh theo lối mòn xuống đến con đường mới mở rộng thênh thang. Sương mỏng như mây vướng lấy hai bập chân tròn và nếp sấn phần phật theo bước đi của cô.
       
        Những anh bộ đội vung cuốc lên, Smơi thấy mây cứ quấn quít lấy như những sợi bông trắng cô vẫn se sau mùa rẫy. Các anh ấy cười nói, ca hát như những con chim vậy thôi. Đi đến đâu Smơi cũng được các anh bộ đội vẫy vẫy, nói cười gì đó. Smơi cảm thấy trong tiếng bộ đội, dân bản cô thường gọi thế, có vị ngọt như trái mơ nai (Trái mít) như trái Sali (Bắp ngô) mới đông sữa. Nhưng Smơi chẳng nghĩ được gì mà nói cả, chỉ lặng nhìn thôi. Cô cúi đầu nhớ đến Sây. “… Không biết bây giờ Sây ra sao? Có chết mất không? Máu trên đầu anh chảy nhiều quá, nằm im mãi nhưng hai mắt trong như nước suối của anh vẫn nhìn mình không chớp". Smơi nấc lên, bưng mặt chạy tới phía trước. Cô mệt rũ, tựa người vào thân cây xăng lẻ thở dốc. Smơi bỗng giật thót, ngơ ngác lắng nghe "Tiếng con bắt cô trói cột gióng giả sao hôm nay nghe rờn rợn thế? Nó có bảo điều gì xấu không?". Smơi lại chui chúi, hai tay thõng thượt, đi mải miết về phía quả đồi khu bệnh xá.
       
        Smơi rụt rè đẩy cửa nhè nhẹ lách vào. Đầu Sây quấn băng trắng. Anh sáng ngọn đèn dầu rạng trên khuôn mặt Sây hóp lại, im ả và trắng bệch màu hoa ban. Bác sĩ bảo thằng Sri đánh chạm tận óc. Smơi không biết chạm đến óc là thế nào, nhưng chắc đau lắm, đau không gì bằng, co thể anh Sây mới nằm ngủ say. Smơi ứa nước mắt, vò mãi gấu áo, môi run run, thở hấc hấc không ra tiếng “Tại mình ưng cái hoa trắng, cứ hát mãi...". Smơi ngồi dựa thành ghế hai tay bám chặt lấy mặt ghế, mười đầu ngón tay bấm đến tím ngắt mà vẫn cứ run run, mồ hôi vã đầm đìa trên trán.
       
        Sây nằm nghiêng, những miếng bông băng trên đầu đượm gỡ ra. Xương sọ bị giập vỡ một miếng lớn phía trên gáy, may chưa lòi óc nhưng bị ứ máu. Hơn một tuần cấp cứu, Sây đã giảm hôn mê, song chưa tỉnh hẳn và chưa hết nguy hiểm.
       
        Smơi nhìn chiếc khay trắng tinh đựng đầy dao kéo. Mùi thuốc xông lên hăng hắc, tê tê đến lạnh gáy. Mỗi lần ông bác sĩ đưa kẹp lên gắp mảnh xương vụn, Smơi lại rủn hết chân tay mồm há ra muốn kêu lên. Cô cảm thấy đầu mình nhức nhối buốt thon thót. Cô nghiến hàm răng như cố chịu đau đớn một phần cho Sây. “Không hiểu anh có chịu nổi không mà nằm yên như vậy? Không hiểu ảnh còn sống không mà chẳng thấy kêu la gì cả. Giá anh rên một lần. Anh rên khe khẽ thôi để cho em nghe được tiếng anh...".
       
        Smơi mím chặt môi, nén thở níu lấy thành ghế. Hai đầu gối Smơi cứ rung bần bật, mười đầu ngón tay tím bầm lại, nước mắt trào xuống ướt đẫm vạt áo ngực... "Máu anh ra nhiều quá kìa? Cán bộ nói anh đánh Mỹ bị thương, không đi làm được. Em vẫn đi làm thay cái phần của anh đấy. Rồi em đi làm rẫy thay anh, mặc ông già bảo không nên. Em nhịn đói thay anh, không sợ con ma dọa bắt. Lấy áo em trùm lên anh chẳng sợ bọn con trai nó chê đâu. Mẹ đã dạy cho em biết làm cả rồi. Nhưng chẳng có ai bày cho em cách chịu đau bớt cho anh được...".
       
        Băng bó xong, Sây cũng vừa tỉnh lại, đôi hàng mi động đậy, rồi từ từ hấp háy mở ra. Đến phút này không sao ghìm được, Smơi đứng bật dậy, chạy đến ngồi thụp dưới chân giường.
       
        - Anh Sây à?- Smơi mếu máo gọi. Cô nắm lấy bàn chân nong nóng của người yêu. Rờ rờ lên bàn tay duỗi thẳng của anh.
       
        Sây nheo nheo mắt một chút rồi mở bừng, đăm đăm nhìn khuôn mặt người con gái đẫm nước mất.

        - Anh có... nhìn rõ được... em khô... ông?
       
        - Smơi à!- Mắt Sây ánh lên tia sáng sinh động.
       
        Bác sĩ và anh chị em hộ lý bắt gặp ánh mắt ấy- Điều mong đợi heo hắt với vết thương sọ não quá nặng. Những thầy thuốc hồi hộp sung sướng thở phào một cách nhẹ nhõm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 10:15:40 pm »


Chàng trai Việt- Lào
       
        Vào tháng cuối đông nhưng rừng Lào không lạnh. Mấy bản Na Thoong Nhầy, Na Thoong Noi nằm dọc con suối kề sông Tà Móc đã nhộn nhịp từ lúc tiếng gà đầu eo éo gọi sáng để gói bánh hông xôi. Lễ tục truyền thống Rước Nước của bà con Lào mãi trung tuần tháng ba cơ, nhưng từ khi có bộ đội tình nguyện, bà con lại quen thêm "tục" lễ đón xuân.
       
        Đội chuyên gia giúp bạn vừa tới đầu bản, bầy trẻ nhỏ từ xa đã nhận ra Huỳnh Đảnh. Chúng chạy ùa vẫy gọi tíu tít. Các bà mẹ mừng rỡ nói to "Ôi! Mấy thằng con Việt- Lào về đây rồi...".
       
        Tối đó cả bản họp ở nhà Rông. Phò bản ngồi trên chiếc đệm vỏ gió gần bếp lửa giữa sàn. Ông già quắc thước nắm tay Huỳnh Đảnh kéo ngồi một bên, hướng về mọi người.
       
        - Bớ lũ làng? Bộ đội Việt nó sang đây đánh A- mê- ri ca giúp dân Lào giữ cái độc lập, giúp bản làng làm nương rẫy, giúp ta học cái chữ, dựng lại chùa... Hôm nay có bộ đội Đảnh, dân làng làm cái Tết Việt cũng như nó ăn tết Rước Nước Lào. Có vui không?
       
        Tiếng hô rộn ràng.
       
        - Vui.
       
        - Vậy là đoàn kết như cụ Chủ tịch Xu- pha Nu- vông nói "Xủng quà chòm phu, nhao quà lăm mè nặm” (Cao hơn đỉnh núi, dài hơn dòng sông) Đúng vậy không?
       
        - Đúng... đúng.
       
        - Buộc chỉ, sa- ma- khi (Đoàn kết)…
       
        - Kín lau (uống rượu).
       
        Sau một hồi ồn ã chúc tụng, buộc chỉ cổ tay, chuốc nhau rượu cần. Phò bản giơ tay cất cao giọng:
       
        -  Ớ lũ làng! Mạy buồm co, mu buồm xược (tre chung bụi, tay chung dây) là tình anh em Việt- Lào có từ lâu lam rồi. Từ thuở nước Lào mới có kinh thành Ma Quán, do nữ vương Chăm Pa cai quản. Nữ vương đẹp lâm, đẹp hơn các thứ ngọc quý, sáng hơn cả trăng rằm, cười tươi không có bông hoa nào sánh nổi, mùi thơm của da đến mức góp hết thảy hương thơm thế gian này vẫn kém thua...
       
        Đả có bao nhiêu hoàng tử của các kinh thành lân cận dâng lễ cầu hôn, nhưng nữ vương vẫn chưa ưng ai. Con Thạo Xun là thủy quái sống mấy ngàn năm tận đầu sông Mè Khoỏng (Cửu Long), nó biết rất nhiều phép liền hóa ra một trăm mâm bạc, một trăm mâm vàng, một trăm mâm ngọc ngà, quân hầu cưỡi ngựa mang đến hỏi nữ vương làm vợ. Nữ vương không nhận, nói:
       
        - Nó nhiều vàng bạc châu báu làm chói mất ta, nó dùng pháp thuật để lung lạc ta. Song nó không cùng giống với ta làm sao có thể cùng ăn cùng ở với nó.
       
        Con thủy quái giận lắm. Nó làm mưa trắng rừng, dâng nước sông tràn núi, ngập cả kinh thành. Bao nhiêu tướng quỷ quân ma rùng rùng kéo đến tàn phá sát hại dân làng nhiều vô kể.
       
        Đang lúc nguy khốn, bỗng nhiên có một chàng trai rất đẹp, cao lớn dũng mãnh, mình mặc chiếc áo choàng xanh, tay cầm cây tre, lưng đeo dao quắm bước đến trước nữ vương, chắp tay vái chào và nói:
       
        - Vì tinh thần tự trọng của nữ vương dũng cảm khước từ lễ cưới của kẻ tàn bạo khác giống, vì tình thương yêu nhân dân của nữ vương, vì sắc đẹp rực rỡ nhất trần gian của nữ vương Chăm Pa kính mến, tôi nguyện giúp nàng diệt trừ quỷ dữ sông Mè Khoỏng.
       
        Nữ vương cảm động hỏi:
       
        - Xin cho biết chàng là ai? Từ đâu đến giúp ta giải phóng kinh thành?
       
        - Thưa nữ vương? Tôi là trai đất Việt, từ phía ông trời dậy lên đây.
       
        Suốt ba ngày ba đêm chiến trận, sấm sét rầm trời.
       
        Chiếc áo choàng của chung trai Việt rách bươm, nhưng bọn ác quỷ đã tan tác, kinh thành Ma Huân trở lại thanh bình. Nữ vương chờ đón mãi. Chàng trai Việt đã lặng lẽ đi mất.
       
        Nữ vương Chăm Pa cảm phục, nhớ thương quá mà sinh bệnh. Trước khi chết nàng truyền cho thần dân tạc lên mỏm đá núi Ca Phúc hình tượng người trai đất Việt mặc áo choàng rách để ghi nhớ ơn chàng. Nước mắt nhớ thương của nữ vương chảy thành suối cuốn quanh "mỏm đá áo rách" tụ thành vực Anh Phúc (văng Ca Phúc) (Hiện nay du khách mường Xê Pôn đểu tìm thăm cảnh đẹp vực Anh Phúc (Văng Ca Phúc) và "mỏm đá áo rách"). Dân tộc Lào Ngàm ta mãi không quên lời lăm "... Nhao quà lăm mè năm, ngăm quà đơn phong, hòm quà phăn được may thì hòm quà phởn..." (tình dài hơn dòng sông, đẹp hơn trăng rằm, thơm hơn ngàn đóa hoa thơm nhất...”.
       
        Phò bản chợt lặng đi một chút, hai mắt đăm đăm nhìn ngọn lửa, ông cầm tay Huỳnh Đảnh đưa cao, lấy ra một sợi chỉ đỏ to nữa buộc vào cổ tay anh rồi nói:
       
        - Thằng bộ đội Đảnh là trai đất Việt cũng là con trai nước Lào. Lũ làng phải biết nghe nó, làm theo nó để chống A- mê- ri- ca, phỉ Mẹo cũng là những Thạo Xun đó…
       
        Cả nhà Rông ồ lên lời hứa đồng tâm. Tiếng khèn Ta- ri- man chợt òa lên. Giọng khắp Xả- lạ- văn của trai gái thoắt rộn ràng.
       
        “Ô noọng ơi? (ơi nàng ơi!)
        Hoa nào đẹp bằng hoa Chăm Pa...
        Ơ nọ sai ơi! (ơ chàng trai ơi!)
        Ca nào đẹp hơn tình Văng Ca Phúc...".

       
        Ở Lào củng như các vùng núi nước ta, tiếng nói của già làng được coi như lời thiêng. Nhờ thế mà đội công tác làm được nhiều việc thậm chí khác lạ với tập quán ngàn đời vẫn được dân bản hưởng ứng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 10:16:33 pm »

       
        Đảnh lại rất năng nổ, miệng nói tay làm không biết mỏi. Nhờ giỏi tiếng Lào, thông thạo phong tục, nên anh tới đâu cũng được bà con quý mến. Đảnh có giọng hát hay, tài lăm vông rất đẹp, nên tổ công tác đến đâu cũng thu hút hầu hết thanh niên tham gia. Trai bản mê những câu giao duyên Đảnh đặt.
       
        "Con gái thời nay như hoa thơm không ngớt tỏa hương thơm ngào ngạt đấy
        Đi rẫy đã được, trỉa bắp cũng hay, đánh giặc A- mê- ri- ca càng giỏi.
        Gái như em, dù phải đợi mười năm anh cũng chịu
        Anh đi đánh giặc em ơi hấy chờ mong
        Có xa nhau lâu em ơi đừng thay lòng...”.
        Gái bản càng say những câu lăm
        “Em nhớ anh lấy gương ra soi
        Chẳng thấy hình người thương, chỉ thấy mình em đơn chiếc
        Em thường mơ thấy anh mạnh bước, mau chóng giặc giữ trọn tình đôi ta...”.


        Chẳng bao lâu khu căn cứ này đã có khi bộ Đảng, tổ chức dân quân và các đoàn thể quần chúng. Đội công tác lại được giao nhiệm vụ đi sâu vào vùng địch tạm chiếm để mở rộng địa bàn. Bỗng một bà mẹ có con làm dân quân nhạy đến báo tin.
       
        - Đảnh ơi! Bọn xấu vẫn lẻn về bản. Chúng nó đang tìm cánh giết con đấy.
       
        Chúng nó định giết đội công tác thì không lạ, chúng đã treo giá chiếc đầu Đảnh tới mười vạn kíp. Nhưng điều không ngờ là lâu nay bọn phỉ vẫn lẻn về mà đội công tác không biết. Thế có nghĩa là chúng vẫn khống chế được tinh thần dân bản. Cũng có nghĩa ta mới được dân yêu mà chưa được dân tin hết nhẽ. Đội công tác phải nán lại đây để tìm cách gỡ, nếu không đội đi rồi phong trào lại xẹp xuống.
       
        Buổi sáng Trường Sơn, cả bản còn chìm trong mầu trắng đục. Đảnh khoác súng đi đến tổ dân quân tập quân sự ở ven rừng. Tới gần cuối bản, trời vẫn chưa tan sương, anh ghé thăm bà mẹ nuôi Lào. Đứng dưới chân cầu thang, như mọi khi anh gọi to: “Má ơi” rồi thoăn thoắt bước lên sàn. Bất chợt Đảnh thấy ba người lạ mặt trong nhà. Chỉ một thoáng Đảnh hiểu ngay là những tên phỉ thường lẻn về bản, nhưng "sao má không báo cho mình?”.
       
        Bọn phỉ thấy động, chộp vội súng. Đảnh trấn tĩnh nhanh trong óc, đĩnh đạc đi thẳng vào, giọng nhỏ nhẹ:

        - Mẹ cho các anh cứ ăn đi.
       
        Tên ngồi giữa sàn ngẩng lên, nước da sạm vì đói rét bệnh hoạn. Đảnh nhận ra đó là tên lính của Vàng Pao đã có lần bị bộ đội Pa Thét Lào bắt, nhưng nó xổng được.
       
        Tên phỉ lên đạn cái rạch. Bà mẹ trong vách ngăn lao vụt ra hét to.
       
        - Thao Tum! Không được bắn.
       
        - A! Thao Tum ư? Đứa con duy nhất của mẹ! Đôi mát hắn vẫn gườm gườm ánh tia sáng hằn học, hoảng sợ Đảnh nghĩ nhanh lúc này phải xử trí sao cho đúng. Anh khẽ kháng ngồi xuống, không có một động tác nào tỏ vẻ sẵn sàng bật khẩu AK khỏi vai để lia vào chúng.
       
        - Nào bỏ súng xuống. Thao Tum!- Giọng Đảnh thật ấm áp- Cho con ăn với mẹ ơi!
       
        Cả ba tên phỉ như bị hẫng trước phong thái ung dung của Đảnh. Chúng quýnh quýnh, ngơ ngác nhìn nhau. Đảnh vỗ vỗ lưng hai tên ngồi ngoài, giọng thân mật:
       
        - Ăn đi. Đã về với mẹ thì ăn đi người con trai Lào Ngam.
       
        Cơ bắp Thao Tum nhão ra, để tuột khẩu M79 xuống sàn, ngồi xẹp xuống hai tay thõng thượt.
       
        Cả buổi sáng, Đảnh thủ thỉ nói rõ chính sách của mặt trận Neo Lào Hắc Sạt, nói rõ tình thương của bà con dân bản với những người đi lầm đường. Bà mẹ tha thiết nói như róc vào tai Thao Tum:
       
        - Về với mẹ con ơi! Mẹ già yếu lâm rồi, không thể cõng cái gạo, cái bắp ra rừng nữa đâu... (Thao Tum cứ gục đầu xuống thổn thức). Con Xảo Mai chờ lâu quá rồi, mẹ mong mãi có cháu bế mà không được... Bố bị ma trời bắt chết sớm, mẹ chỉ có mình con...- Bà mẹ nức nở. Thao Tum đưa hai tay quẹt ngang mắt, thổ lộ lòng nhớ mẹ, thương vợ nhưng vẫn ngại cách mạng bất tội. Trong khi nói Thao Tum lấm lét đưa nhanh mắt về phía tên râu xồm mặt sần đỏ, đôi lông mày rậm cụp xuống cặp mật gian giảo chốc chốc ánh lên.
       
        Những nét phản ánh trạng thái tâm lý của chúng không lọt qua mất Đảnh. Ngay hôm ấy anh báo cáo với đội và cán bộ Đảng địa phương kế hoạch theo dõi, vận động một số tên bỏ hàng ngũ về với bản, đồng thời bố trí lực lượng chặn bất những tên nào ngoan cố. Không ngờ tối hôm sau tên "Râu xồm" đã bức được Thao Tum lừa Xảo Mai ra cuối bản nói chuyện, chúng bất ngờ ập vào xốc cô lên vai định vác vào núi để không còn cớ níu chân Thao Tum về bản. Xảo Mai giãy giụa kêu cứu. Đảnh đang họp dân quân, thoáng nghe tiếng la hét, liền chia thành hai mũi lao nhanh về hướng đó.
       
        Tên “Râu xồm" sợ động liền vật Xảo Mai xuống, chẹt cổ, xé toạc áo nhét vào miệng cô. Đội công tác và nhân dân vừa sáp tới, không dám bắn sợ đạn lạc, Đảnh liền nhảy sát tên phỉ, quật mạnh báng súng ngang lưng nó. Tên “Râu xồm" ngã dụi, Đảnh sấn tới quật tiếp. Nhanh như cắt, nó tung chân đá trúng tay Đảnh văng súng. Quang và hai dân quân xông vào quật tới tấp, nó vùng chạy. Đảnh vọt lên chặn đầu. Tên "Râu xồm” rút dao găm phóng mạnh. Đảnh tránh không kịp đổ gục xuống. Quang nghiến răng quạt hết băng AK cắt ngang lưng tên phỉ. Đội công tác xô lại vực Đảnh, nhưng anh đã tật thở. Đình Công Chất nấc lên “... Đảnh vừa nhận thư vợ mới sinh con ba tháng, nhưng... nhưng mẹ Đảnh đã trúng bom Mỹ chết rồi..." .
       
        Tất cả lặng đi, ớn lạnh kháp mình trước nỗi đau mất mát quá lớn dồn dập đến với số phận gia đình người chiến sĩ tình nguyện.
       
        Quang ngước nhìn những khuôn mặt hốc hác vàng sạm của đồng đội. Ai cũng bặm miệng lo an táng cho Đảnh, lo bàn giao cho địa phương để kịp lên đường đến địa bàn mới. Không biết ở đâu trên thế giới có chế độ "chuyên gia" khiêm tốn đến thế mà vẫn an tâm huy động hết trí lực cho sự nghiệp. Ở trên đời có bao nhiêu công tác chiến đấu gian nguy hơn, nhưng đều được cổ vũ đến độ bừng lên sự hăng say. Còn ở đây tất cả đều lắng xuống, tan loãng đi dưới cánh rừng xăng lẻ...".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 10:34:41 pm »

       
Trường Sơn 12 đêm hướng về Hà Nội
       
        Buổi giao ban chiến đấu của sư đoàn hôm nay khá đông đủ. Đồng chí tham mưu trưởng sau khi đã báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động trên tuyến rồi đọc thông báo khẩn cấp của Bộ tư lệnh.
       
        "Trường Sơn 16 tháng 12...
       
        Gởi các sư đoàn, các đơn vị trực thuộc
       
        … Các chiến trường miền Nam và hai nước bạn Cam Pu Chia- Lào vẫn liền tiếp tấn công đích giành thắng lợi to lớn, đẩy chúng vào thế bị động lúng túng đối phó...
       
        Cuộc đấu tranh ngoại giao đang lâm vào tình trạng bế tấc do đế quốc Mỹ phản bội lời hứa...
       
        Ngày 13 tháng 12 cuộc hội đàm bị gián đoạn...
       
        Ngày 14 tháng 12, Ních- xơn gởi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam, đòi ta phải nhượng bộ theo yêu sách của Mỹ và hăm dọa: Nếu trong ba ngày không phúc đáp sẽ phải đương đầu với chiến dịch oanh kích chưa từng có...
       
        Ních- xơn là tên "diều hâu” khét tiếng. Chắc lần này y sẽ dốc sức mạnh không quân và hải quán Mỹ đánh miền Bắc... Các hàng chi viện sẽ bị gián đoạn một thời gian... Các sư đoàn phải hết sức cảnh giác thủ đoạn tập kích hủy diệt tiềm lực của ta...”.
       
        Trong những ngày này tuyến Trường Sơn hồi hộp theo dõi tình hình. Sau thời gian hoạt động chiến đấu, các đơn vị vận tải, công binh, liên quân Lào- Việt đểu xúm quanh chiếc đài bán dẫn đón tin.
       
        Ngày 17 tháng 12. Đúng thời điểm hăm đe của Ních- xơn, cả vùng trời Trường Sơn bỗng ắng hẳn tiếng phản lực gầm gừ. Ai cũng dự cảm một sự kiện bất thường quyết liệt đang xảy ra ở đâu đó chứ không phải biểu hiện của sự hòa bình sắp đến... Đúng giao điểm ngày đêm 17- 18 tháng 12, chúng tôi bấm nút chiếc thu thanh bán dẫn. Không bắt được làn sóng đài Thủ đô (!). Tôi vội kéo cần ăng ten, đổi băng vẫn không sao tìm thấy tiếng nói thiết tha thân thuộc của cô phát thanh viên. Chợt điện thoại réo đổ hồi. Trịnh Đức Tính chuyên gia tỉnh đội gọi sang, giọng thảng thốt:
       
        - Có phải mất tiếng nói của ta... Đài phát thanh Hà Nội làm... làm sao rồi anh...
       
        Tôi không biết trả lời thế nào cho hợp, vì chính tôi cũng đang lo lâng một nỗi đau đứt ruột "... Có lẽ nó thực hiện được ý đồ hủy diệt tiếng nói của ta rồi sao?...". Chằng nhẽ không lên tiếng, nói gì? Đành hỏi:

        - Ở bên ấy..., lúc này khuya quá rồi... mình anh còn thức ư?
       
        - Tổ chuyên gia chúng tôi... có cả đồng chí Phò Công Si bí thư tỉnh và Phò Xía chủ tịch huyện Pha Lan cũng đang ở đấy theo dõi... Muốn hỏi sư đoàn..., Bộ tư lệnh 559 có thông báo vì sao...
       
        Bất giác mũi tôi hăng xộc lên. Giữa Trường Sơn các bạn Lào cũng bồn chồn lo sợ cho Hà Nội đến thế (!). Những anh em ngồi quanh chiếc đài bán dẫn lúc này đều mang tâm trạng lo lắng đau xót... Nếu nó hủy diệt được đài phát thanh, cũng có nghĩa là đổ ập bom xuống giữa các phố phường Hà Nội... Sức mạnh của thủ đoạn oanh tạc này, chúng tôi đã biết quá rõ. Chỉ ba trận bom B52, cả đỉnh đèo Tha Mé dài năm kilômét trốc lốc không còn ngọn cỏ. Sáu trận rải trúng thung lũng Sông Phan, rẻo đất dài tám cây số nằm giữa hai dãy lèn núi thoát lỗ chỗ như mặt sàng... Tôi rùng mình. Nếu những đợt B52 giội trúng khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân, Hàng Thiết... Tất thảy sẻ biến mất... Chẳng rõ bà con Thủ đô kịp sơ tán không? Tôi hình dung những bồn xăng Đức Giang bốc lửa ngùn ngụt... Cái xóm nhỏ bên sông đồng quê tôi tránh sao thoát cháy rụi... Lòng tôi cũng như bốc lửa, suốt đêm nôn nao, trong tai lùng bùng tiếng bom rền, mặc dù lúc này Trường Sơn không một tiếng gầm phản lực...
       
        Gần sáng. Theo thói quen, tôi với tay lên đầu giường bật công tắc. Những tiếng nhạc dồn dập vang lên "Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về…”. Tôi mừng quá, ngồi bật dậy gọi to:
       
        - Phú ơi? Dậy mà nghe đài của ta...
       
        Đồng chí công vụ nằm giường bên vội tung chăn, vén màn ngồi nhỏm. Những anh em ở mấy nhà xung quanh cũng rầm rập ào sang. Đỗ Hào y sĩ quê Gia Quất xóm gần cầu Long Biên nhích miệng cười mà cặp môi run run, hai mắt nhoáng nước:
       
        - Đài của ta vẫn còn... Thu đô ta vẫn còn...
       
        Buổi phát thanh đầu tiên của đài tiếng nói Việt Nam hôm nay thông báo chiến sự nóng hổi: ... Ngày 18 tháng 12, hơn ngàn máy bay gồm B52 và đủ các loại Thần Sấm, Con Ma, cánh cụp cành xòe sầm sập lao đến ném bom Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng... Tin đầu tiên bộ đội ta diệt tám máy bay kẻ cướp, có ba siêu pháo đài bay B52. Bẩy giặc lái bị bắt...
       
        Tiếng vỗ tay của anh em bật lên át cả tiếng phát thanh viên. Nguyễn Chấn vốn là trung đoàn trưởng cao xạ tỏ ý kinh ngạc.
       
        - Ôi! Chưa bao giờ phải đối đầu với hàng trăm, hàng trăm máy bay giặc ào ạt lao tới oanh tạc như vậy… Đánh tiêu diệt thế thật quá giỏi...
       
        Minh Tâm tiểu đoàn trưởng nhiều phen thử lửa với kiểu đánh hủy diệt của Mỹ, ngúc đầu lia lịa:
       
        - Trên ba trăm máy bay. Cứ hình dung xem. Chúng cứ như bầy đỉa trâu ngoi trên bầu trời lúc này. Thần kinh phải vững lắm, nếu không chỉ tiếng gầm rú của chúng cũng đủ khiếp đảm, nhất là trận đầu...
       
        Cả thời gian Mỹ giở trò “Lai- nơ Bêch- cơ 2” tập kích chiến lược vào Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng, cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 472, cả Đoàn 565 và các bạn Lào đều nén thở lắng nghe từng buổi phát thanh. Không phải chỉ vì muốn biết tin, mà vì muốn nghe được tiếng nói từ trái tim Tổ quốc Việt Nam trong lúc này.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM