Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:06:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử quân sự Việt Nam - Tập 13  (Đọc 46445 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #150 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:18:56 am »

Để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định phải:

“- Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế.

- Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, hai mặt có quan hệ khăng khí với nhau của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa; phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại.

- Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn quân, toàn dân. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng lực lượng quân đội và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân; quán triệt tư tưởng tiến công, tích cực, chủ động, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá ta.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Tăng cường quản lý nhà nước về quốc phòng an ninh.

- Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an, đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh”(1).

Những nội dung trên đây thể hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, kết hợp chặt chẽ quốc phòng với an ninh để đưa đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tóm lại, trong 25 năm (1975-2000), trước yêu cầu mới cửa nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thống nhất, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và các nước trong khu vực, khi chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiến hành chiến lược quân sự mới áp dụng nhiều thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam (từ tiến hành chiến tranh biên giới ở hai đầu đất nước, chiến tranh phá hoại nhiều mặt đến thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân, toàn quân đã nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, phát huy mọi tiềm năng của dân tộc đi đôi với tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, ra sức củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, đập tan các âm mưu phá hoại nhiều mặt, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Những thành công đó thể hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng trong chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ bảo vệ Tổ quốc với xây dựng đất nước, xây dựng, nâng cao sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang nhân dân, giữa quốc phòng với an ninh. Tuy nhiên, trong thực tế, ở giai đoạn này cũng bộc lộ một số hạn chế như đánh giá chưa sát thực về đối tượng tác chiến, về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nên trong những năm đầu đất nước vừa được thống nhất, chúng ta chưa chú trọng đúng mức đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng, nâng cao khả năng phòng thủ của đất nước, đến xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, bảo đảm hợp lý giữa lực lượng thường trực, sẵn sàng chiến đấu với lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế. Tư tưởng chủ quan cho rằng, sau khi ta đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ thì không thế lực nào dám xâm phạm đến ta, hoặc nếu có xảy ra chiến tranh thì cũng phải hàng chục năm sau. Nhận thức đó có tác động không nhỏ đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc phòng thủ đất nước. Việc cho ra quân ồ ạt, chuyển nhiều đơn vị sang làm nhiệm vụ sản xuất trong hai năm 1975-1976 và những tháng đầu năm 1977, ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang thời kỳ đầu cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam.

Khắc phục những hạn chế đó, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quán triệt sâu sắc hơn quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, tích cực lãnh đạo, chỉ đạo củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, kết hợp chặt chẽ quốc phòng với an ninh, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhằm đẩy lùi nguy cơ xung đột chiến tranh. Những quan điểm chỉ đạo tích cực đó đã góp phần tạo ra thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, môi trường chính trị ổn định đưa đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt kết quả to lớn hơn.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Sđd, tr. 119-120.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #151 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:20:11 am »

- Tăng cường tình đoàn kết chiến đấu với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia, tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Sau 30 năm liên tục kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã giành được độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Từ đây, nhân dân Việt Nam được sống trong thời bình, có quan hệ hữu nghị với các quốc gia, dân tộc trong khu vực và trên thế giới; có điều kiện tập trung sức lực và trí tuệ để hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục và phát triển đất nước. Thế nhưng, ngay sau khi nhân dân Việt Nam kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một tình huống vô cùng phức tạp đã xảy ra trên bán đảo Đông Dương. Đó là cuộc chạy đua của các nước lớn lấp “khoảng trống quyền lực” do Mỹ để lại khi buộc phải rút quân khỉ Việt Nam, Campuchia và Lào. Trong cuộc chạy đó đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế đã triển khai chiến lược mới, bằng những thủ đoạn mới, tiếp tục chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân ba nước Đông Dương.

Thủ đoạn thâm hiểm nhất là tuyên truyền tư tưởng thù hằn, gây chia rẽ các dân tộc, nuôi dưỡng kích động và sử dụng tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari làm “tên tay sai xung kích” để tiến hành chiến tranh chống phá Việt Nam. Tập đoàn này đã theo đuổi đường lối đối nội, đối ngoại hết sức phản động, trong nước thì tuyên bố xây dựng chủ nghĩa cộng sản độc đáo của Campuchia, song thực chất đã biến đất nước thành địa ngục, đẩy nhân dân Campuchia đứng trước thảm họa diệt chủng. Bên ngoài, chúng vu khống Việt Nam âm mưu lập liên bang Đông Dương để thôn tính Campuchia, v.v…

Trong khi đó đối với cách mạng Lào, Mỹ triển khai mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ ở Lào. Ngoài ra, chúng sử dụng Thái Lan làm bàn đạp tập hợp các lực lượng phản động lưu vong Lào, nhằm nhanh chóng đảo ngược tình thế ở Lào; tìm mọi cách lôi kéo, mua chuộc cán bộ, đảng viên, gây chia rẽ hàng ngũ Đảng Nhân dân cách mạng Lào, chia rẽ Lào với Việt Nam để tách Lào khỏi mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam.

Trước những âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù, phát huy truyền thống điều kiện được hun đúc qua dăm dài lịch sử, đặc biệt là quan điểm đoàn kết quốc tế của Đảng, phương châm chiến lược “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nà nước Việt Nam luôn xác định đoàn kết với cách mạng Lào và Campuchia là một trong những vấn đề cốt lõi của chiến lược cách mạng Việt Nam nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân vững mạnh để chống lại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng sau nhiều năm đấu tranh gian khổ mới giành được.

Từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đảng Lao động Việt Nam diễn ra tại Hà Nội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội nêu rõ: “Ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, lòng tin cậy, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt giữa nước ta với hai nước anh em, trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, làm cho ba nước vốn đã gắn bó với nhau trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sẽ mãi mãi gắn bó với nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vì độc lập và phồn vinh của mỗi nước”(1).

Để phù hợp với tình hình mới, ngày 11-4-1983, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 10-NQ/TW “về tăng cường đoàn kết, hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia trong giai đoạn mới”. Nghị quyết xác định đoàn kết với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia là đường lối đối ngoại nhất quán, là nghĩa vụ quốc tế hàng đầu của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Đối với nhiệm vụ đoàn kết, hợp tác với cách mạng Lào và Campuchia, tư tưởng chủ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, coi sự nghiệp cách mạng của Lào và Campuchia như của chính mình, tự nguyện hết lòng gánh vác trách nhiệm của mình trong mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia.

Năm 1986, Nghị quyết Bộ Chính trị về nhiệm vụ quốc phòng 5 năm 1986-1990 tiếp tục xác định: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của quân và dân cả nước, phối hợp với cách mạng Campuchia, cách mạng Lào, giành thắng lợi to lớn trên các hướng chiến lược, tạo nên thế và lực vững chắc hơn cho cách mạng ba nước”(2). Ngày 29-3-1989, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI), chỉ rõ: “Cuộc đấu tranh giai cấp trên thế giới tuy đã có một số thay đổi về hình thức, nhưng bản chất không hề thay đổi, kẻ thù tuy có thay đổi một số sách lược, nhưng chưa từ bỏ âm mưu phá hoại cách mạng nước ta. Cuộc đấu tranh cùng tồn tại hòa bình và hợp tác kinh tế quốc tế có nhiều phức tạp mới. Vì vậy phải đề cao cảnh giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh mà Đại hội VI và các nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra, làm thất bại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thù, bảo đảm, chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đồng thời làm tốt nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia”(3), v.v.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr.618.
(2) Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996, t.III (1975-1995), tr.269.
(3) Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Sđd, t.III, tr.301-302.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #152 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:22:03 am »

Những nội dung trên đây thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc tăng cường tình đoàn kết với cách mạng Lào và Campuchia ở giai đoạn cách mạng mới, là cơ sở để quân và dân ta tiếp tục đoàn kết chiến đấu với quân dân Lào và quân dân Campuchia, giành những thắng lợi quyết định, qua đó làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động quốc tế chống phá cách mạng ba nước.

Thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước đề ra, trên tinh thần đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt, từ giữa năm 1976, Việt Nam đã cử hàng trăm chuyên gia sang làm việc tại Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và các tỉnh trọng điểm của Lào; đồng thời, đưa một số sư đoàn quân tình nguyện đến các địa bàn sung yếu cùng với các đơn vị Quân đội giải phóng nhân dân Lào đập tan các âm mưu, ý đồ chống phá, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, thu hồi lại nhiều địa bàn quan trọng ở vùng rừng núi của Lào, nhất là ở các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôli Khămxay, Luông Pha Băng, Viêng Chăn, khu vực biên giới giáp một số tỉnh miền Trung Việt Nam (Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh); bảo đảm an ninh trên các trục đường giao thông chiến lược như đường 7, 9, 13; hạn chế được các hoạt động thâm nhập từ bên ngoài, ngăn chặn kịp thời một số vụ âm mưu kích động bạo loạn ở vùng dân tộc, nhất là vùng đông người Mông, góp phần tích ực bảo đảm củng cố an ninh quốc phòng, ổn định cuộc sống của nhân dân Lào(1).

Sau những thắng lợi quan trọng trên, bước vào thời kỳ đổi mới, theo yêu cầu của bạn, các đơn vị quân tình nguyên và chuyên gia quân sự Việt Nam tập trung giúp bạn truy quét địch, giải phóng dân, thu phục phỉ, làm cho địch suy yếu, thất bại. Cùng với đó, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam còn giúp bạn kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng cùng các tỉnh bạn xây dựng tuyến biên giới hữu nghị; tăng cường xây dựng hậu phương chiến lược, căn cứ địa cách mạng của hai nước thành bàn đạp tiến công trên hai hướng chiến lược Đông và Tây. Cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam sang giúp cách mạng Lào đã thể hiện được ý chí chiến đấu và trách nhiệm chính trị cao, vượt mọi khó khăn gian khổ vì nghĩa vụ quốc tế cao cả, kiên quyết, mưu trí hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, vận động quần chúng xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng và kinh tế đời sống giúp bạn, chấp hành tốt kỷ luật chiến đấu, chính sách quốc tế của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần thắt chặt tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa nhân dân hai nước trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với đoàn kết chặt chẽ với cách mạng Lào, để đập tan kẻ thù xâm lược tận sào huyệt của chúng và đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, cuối năm 1978 và đầu tháng 1-1979, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã mở cuộc phản công, tiến công chiến lược đánh đổ chế độ Pôn Pốt, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, giành chính quyền về tay nhân dân (1-1979). Việc đưa một bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam sang làm nhiệm vụ quốc tế trong bối cảnh như vậy là một quyết định đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước Việt Nam, phù hợp với truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân Campuchia.

Tiếp đó, theo đề nghị của Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định để một bộ phận quân tình nguyện ở lại Campuchia, đồng thời cử chuyên gia quân sự sang giúp lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân Campuchia bảo vệ và xây dựng lại đất nước. Từ 1979-1989, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam luôn kề vai sát cánh cùng các lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia chiến đấu bảo vệ chính quyền cách mạng, giúp đỡ nhân dân phục hồi sản xuất và ổn định đời sống. Ở mọi công việc và trên bất kỳ lĩnh vực nào, cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đều nêu cao tinh thần đoàn kết, tôn trọng bạn, hết lòng giúp đỡ để bạn nhanh chóng trưởng thành. Đến tháng 9-1989, toàn bộ lực lượng quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ quốc tế vẻ vang rút về nước, để nhân dân và lực lượng vũ trang Campuchia tự bảo vệ thành quả cách mạng và quyết định tương lai của đất nước mình. Qua 10 năm thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam được nhân dân Campuchia gọi là “Bộ đội nhà Phật”. Những thành tựu to lớn mà quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đạt được trong nhiệm vụ giúp lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, xây dựng thực lực cách mạng, bảo vệ và xây dựng đất nước hồi sinh đã ghi thêm dấu ấn sâu sắc về bản chất cách mạng và truyền thống quốc tế vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần tô thắm tình đoàn kết chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đánh giá sự giúp đỡ và tình đoàn kết đặc biệt giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Lào và Campuchia thời kỳ mới, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), khẳng định: Chúng ta “đã thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia”(2).

Có thể nói, tăng cường đoàn kết quốc tế, đặc biệt là đoàn kết với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Bởi, do đoàn kết chặt chẽ với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia, cách mạng Việt Nam đã kết hợp hài hòa được nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế, qua đó tạo ra được sức mạnh tổng hợp để xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh đất nước, tiếp tục nâng cao được sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc sau 25 năm đất nước hoàn toàn giải phóng.


(1) Dẫn theo Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007), Sđd, tr.561.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Sđd, tr.36.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #153 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:27:34 am »

2. Xây dựng và phát triển khoa học quân sự

Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, một trong những nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quân sự của cách mạng Việt Nam là phải xây dựng và phát triển khoa học quân sự lên một bước mới đạt trình độ cao hơn trước. Đây là một nhiệm vụ có nhiều vấn đề mới đòi hỏi phải nỗ lực nghiên cứu, phấn đấu xây dựng mới đáp ứng yêu cầu phát triển của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Khoa học quân sự nghiên cứu về tính chất, quy luật của chủ trương, quá trình xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quốc phòng, chuẩn bị cho chiến tranh và các hoạt động quân sự khác của lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng như chiến tranh giải phóng. Nội dung xây dựng, phát triển của khoa học quân sự phụ thuộc vào đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng, đồng thời, những thành quả nghiên cứu của khoa học quân sự lại được sử dụng xây dựng đường lối cách mạng, đường lối quân sự trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, quân và dân ta đã xây dựng được một nền khoa học quân sự Việt Nam hiện đại, ưu việt. Đó là nền khoa học quân sự được xây dựng trên cơ sở tận dụng sáng tạo khoa học cách mạng, khoa học quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam, đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống quân sự dân tộc lên tầm cao mới, nhằm giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc và thống nhất Tổ quốc, mở đường đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhất là trong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, nhất là quân đội nhân dân đã có bước phát triển vượt bậc về tổ chức biên chế và vũ khí, trang bị, kỹ thuật đòi hỏi phải ra sức nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội và các lực lượng vũ trang quần chúng. Công cuộc hiện đại hóa quân đội làm nòng cốt cho toàn dân bảo vệ đất nước trong những năm đầu Tổ quốc thống nhất đặt ra cho khoa học quân sự nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết. Trong khi đó, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới tiếp tục phát triển đi vào chiều sâu và tác động mạnh đến lĩnh vực quân sự. Đặc điểm tình hình của đất nước trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và những biến đổi sâu sắc trên lĩnh vực quân sự thế giới đặt ra yêu cầu mới; đồng thời cũng tạo khả năng hết sức thuận lợi để xây dựng vá phát triển nền khoa học quân sự Việt Nam.

Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cho thấy, khoa học quân sự là một nhân tố quan trọng tạo thành sức mạnh quân sự của đất nước, bởi nó là cơ sở để chỉ đạo tổ chức và hành động quân sự, đào tạo cán bộ và huấn luyện bộ đội, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang và toàn dân, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân. Tiến hành xây dựng lý luận quân sự, khoa học quân sự ngày càng hoàn chỉnh để hướng dẫn hành động của các cơ quan chỉ huy, của cán bộ và chiến sĩ, rộng hơn nữa là nâng cao trình độ và khả năng chiến đấu của toàn quân, toàn dân mang tính tự giác ngày càng cao, sẽ giảm bớt được công sức và của cải, xương máu khi chiến đấu. Chính vì thế, xây dựng và phát triển khoa học quân sự là một yêu cầu bức thiết của tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việc xây dựng và phát triển khoa học quân sự Việt Nam trong kỷ nguyên mới có những điều kiện hết sức thuận lợi. Đó là Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm chỉ ra những vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được xác định từ Đại hội Đảng lần thứ IV (12-1976), tiếp đó là các đại hội Đảng lần thứ V (3-1962), lần thứ VI (12-1986), lần thứ VII (6-1991) và lần thứ VIII (6-1996); đường lối quân sự được cụ thể hóa qua văn kiện các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương (từ năm 1985 là Đảng ủy Quân sự Trung ương). Đây là cơ sở quan trọng đối với việc xây dựng, phát triển khoa học quân sự Việt Nam.

Thực tiễn vô cùng phong phú của 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) cho phép chúng ta xem xét đầy đủ những bài học kinh nghiệm của chiến tranh, khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của những luận điểm mới trong đường lối quân sự, lý luận quân sự của Đảng. Đồng thời, chúng ta có điều kiện học tập, nghiên cứu những kinh nghiệm khoa học quân sự tiên tiến trên thế giới, nhất là của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi tạo cơ sở để Đảng, Nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân ta tiếp tục xây dựng và phát triển khoa học quân sự Việt Nam lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #154 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:28:30 am »

Đất nước vừa thống nhất, Đảng ta đã đề ra đường lối chính trị, đường lối quân sự, trong đó xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ của khoa học quân sự Việt Nam. Từ khoa học quân sự của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục xây dựng, phát triển thành khoa học quân sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trở thành khoa học quân sự của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm đầu của thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta phải xem xét và giải quyết nhiều vấn đề mới về quân sự như: nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đối tượng tác chiến mới, sức mạnh tổng hợp của quốc phòng, mục tiêu chiến đấu, nhiệm vụ chính trị, phương hướng xây dựng, cơ cấu tổ chức của các lực lượng vũ trang; tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; phương châm chiến lược của chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam… Những vấn đề quân sự đó gắn bó chặt chẽ với những vấn đề cơ bản trong đường lối cách mạng của Đảng như: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm vững chuyên chính vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng (cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng tư tưởng và văn hóa), trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa và con người mới; xây dựng cơ cấu kinh tế công nông nghiệp, xây dựng kinh tế trung ương và kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương, kinh tế với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, quốc phòng với các mặt văn hóa, xã hội; tăng cường đoàn kết và liên minh chiến đấu với nhân dân hai nước Lào và Campuchia; đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Đường lối quân sự của Đảng, đường lối quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân là một bộ phận trong đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng, gắn bó mật thiết với đường lối chính trị, đường lối kinh tế, đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng. Xuất phát từ đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng, khoa học quân sự sẽ phát triển theo phương hướng đúng đắn, sáng tạo. Đây chính là nguyên tắc bảo đảm mối quan hệ đúng đắn giữa chính trị và quân sự, chính trị và khoa học theo nguyên lý quân sự phục tùng chính trị, khoa học chịu sự chỉ đạo của chính trị. Có thể nói, khao học quân sự phải luôn quán triệt và phục vụ việc thực hiện đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng. Trên cơ sở những luận điểm cơ bản trong đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng, khoa học quân sự đi sâu nghiên cứu, chứng minh lý luận và thực tiễn của đường lối quân sự cụ thể hóa đường lối quân sự, góp phần phát triển đường lối quân sự và giải quyết các vấn đề quan trọng về quân sự trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Để đẩy mạnh công tác khoa học quân sự, sau khi đã xác định rõ phương hướng phát triển trước mắt và lâu dài, nhiệm vụ là phải giải quyết vấn đề xây dựng hệ thống tổ chức biên chế, định rõ phương pháp nghiên cứu, biện pháp và mục tiêu phát triển của khoa học quân sự. Khoa học quân sự cách mạng nước ta hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động thực tiễn quân sự phong phú, sáng tạo của toàn quân, toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đã kiện toàn, củng cố hệ thống tổ chức nghiên cứu khoa học quân sự trong quân đội và các cơ quan của Nhà nước từ trên xuống dưới, bao gồm các ngành, các lĩnh vực cần thiết. Các học viện, nhà trường, các cơ quan nghiên cứu khoa học được xây dựng thích hợp, trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học quân sự trong thời kỳ mới.

Nhằm tăng cường công tác nghiên cứu, cụ thể hóa đường lối quân sự của Đảng trong giai đoạn mới, ngày 7-3-1978, Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 19-QUTW thành lập “Tổ nghiên cứu đường lối, nhiệm vụ quân sự của Đảng”. tiếp đó, ngày 11-9-1978, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 646/QĐ-QP hợp nhất Học viện Quân sự cấp cao và Viện Khoa học quân sự thành Học viện Quân sự cao cấp, trong đó xác định một số nhiệm vụ cơ bản là: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, xây dựng nền khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong giai đoạn mới; biên soạn các tài liệu lý luận quân sự, lịch sử quân sự, điều lệnh, điều lệ chung của quân đội, giúp Quân ủy Trung ương tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, quản lý công tác khoa học quân sự trong toàn quân. Cục Quản lý khoa học thuộc Học viện Quân sự cao cấp được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý những vấn đề về nghiên cứu của khoa học quân sự.

Trước tình hình mới, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng đòi hỏi phải có cơ quan chuyên trách về khoa học quân sự mới đáp ứng kịp thời yêu cầu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Theo chủ trương đó, ngày 15-12-1980, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 77/QĐ-QP đưa Cục Quản lý khoa học quân sự thuộc Học viện Quân sự cao cấp về trực thuộc Bộ Tổng tham mưu và đổi tên là Cục Khoa học quân sự, do Thiếu tướng Đoàn Khuê làm Cục trưởng. Nhiệm vụ của Cục là nghiên cứu đề đạt với Bộ Quốc phòng về phương hướng, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch công tác khoa học quân sự ngắn hạn và dài hạn, chỉ đạo việc thực hiện và quản lý công tác khoa học quân sự toàn quân; trực tiếp nghiên cứu các chuyên đề mang tính tổng hợp và một số chuyên đề có tính độ mật cao mà các cơ quan khác không có điều kiện nghiên cứu. Đến đây, hệ thống tổ chức nghiên cứu khoa học quân sự với chức năng chuyên trách hình thành, từng bước được kiện toàn ổn định và triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học quân sự được giao.

Trong hai năm 1979-1080, nhiệm vụ của khoa học quân sự được Quân ủy Trung ương giao chủ yếu là: chỉ đạo chặt chẽ, tăng cường tổ chức, bổ sung cán bộ, hoàn thành tổng kết đấu tranh vũ trang và chiến tranh cách mạng của quân và dân ta trong 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975), nghiên cứu những vấn đề mới của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các tài liệu, lý luận cơ bản, các điều lệnh, điều lệ của quân đội, góp phần giải quyết tốt việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân(1).


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Sđd, tr. 396.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #155 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:28:52 am »

Thực hiện Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 335-NQ/TW ngày 31-12-1980 của Quân ủy Trung ương về phương hướng nhiệm vụ công tác khoa học quân sự trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, trước mắt là 5 năm (1981-1985), trong những năm đầu của thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khoa học quân sự đã tập trung nghiên cứu, xây dựng và phát triển thêm một số mặt chủ yếu sau đây:

- Nghiên cứu kế thừa, nâng cao di sản quân sự và kinh nghiệm chiến đấu của dân tộc, tiếp thu tinh hoa quân sự của các nước

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã để lại một di sản quân sự phong phú, một kho tàng kinh nghiệm quý báu được hình thành và phát triển qua hàng trăm cuộc khởi nghĩa vũ trang và cách mạng yêu nước kiên cường, sáng tạo, lập nhiều chiến công oanh liệt. Nổi bật là chiến thắng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, Lê Hoàn đánh bại quân Tổng (thế kỷ X), Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tổng (thế kỷ XI), Trần Hưng Đạo đánh bại quân Mông - Nguyên (thế kỷ XIII), Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh bại quân Minh (thế kỷ XV) và Quang Trung đánh bại quân Thanh (thế kỷ XVIII). Có thể nói, dân tộc ta đã dám đánh, biết đánh và đánh thắng kẻ thù xâm lược. Nhiều tư tưởng lớn và cách giải quyết hay trong đánh giặc, cứu nước và giữ nước của dân tộc ta đã được nghiên cứu, lý giải, nêu thành luận điểm đến ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Đó là tư tưởng cả nước đánh giặc, lấy dân làm gốc, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, tổ chức quân sự “tận dân vi binh”, “ngụ binh ư nông”, có quân ở trung ương, đồng thời có quân ở địa phương. Xây dựng thế trận làng - nước, vận dụng nhiều cách đánh thiên biến vạn hóa rất thông minh, sáng tạo, dựa vào dân, dựa vào thế thiên hiểm của núi rừng sông nước, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch, từng bước đánh tiêu hao, tiêu diệt sinh lực và cuối cùng đánh thắng kẻ địch mạnh hơn.

Đến thế kỷ XX, dân tộc ta thực hiện thành công cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, tiếp đó tiến hành thắng lợi oanh liệt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về chỉ đạo đấu tranh cách mạng và chiến tranh cách mạng; về khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự trong chiến tranh giải phóng; xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng; kinh nghiệm đánh thắng những đội quân xâm lược lớn của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Quán triệt đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng, khoa học quân sự tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện truyền thống quân sự của dân tộc và tổng kết 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975). Trong kế hoạch công tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một trong những nhiệm vụ được Quân ủy Trung ương xác định là: Tổng kết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, nhằm đánh giá thắng lợi oanh liệt, mở ra bước ngoặt vĩ đại kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để tiếp tục vận dụng, phát triển sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khoa học quân sự đã nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ những luận điểm đặc sắc về quân sự trong 30 năm chiến tranh cách mạng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Tiếp đó, nghiên cứu, tổng kết về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Những thành tựu bước đầu đạt được trong nghiên cứu đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về truyền thống quân sự của dân tộc, nhất là trong 30 năm chiến tranh giải phóng, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Đó là di sản quân sự vô cùng quý báu của dân tộc để các thế hệ kế tiếp vận dụng, phát huy trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trong khi nghiên cứu, kế thừa, nâng cao di sản quân sự, kinh nghiệm chiến đấu của dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định, khoa học quân sự Việt Nam cần đồng thời nghiên cứu, học tập những kinh nghiệm phong phú của khoa học quân sự các nước trên thế giới, trước hết là khoa học quân sự Xôviết và các nước xã hội chủ nghĩa. Mặc dù khoa học quân sự Việt Nam và khoa học quân sự Xôviết được xây dựng và phát triển trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều là khoa học quân sự của giai cấp vô sản, khoa học quân sự Mác - Lênin. Khoa học quân sự Xôviết là nền khoa học quân sự vô sản đầu tiên trên thế giới đã trải qua quá trình xây dựng, phát triển lâu dài để lại nhiều kinh nghiệm rất phong phú.

Những chiến công vĩ đại, nhưng kinh nghiệm quý báu của nhân dân Liên Xô, quân đội Xôviết, cũng như những thành tựu rực rỡ của nền khoa học quân sự Xôviết đạt được có giá trị to lớn đối với việc nghiên cứu, vận dụng phù hợp với điều kiện xây dựng và phát triển của khoa học quân sự Việt Nam. Với ý nghĩa đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác trong quá trình xây dựng, phát triển nền khoa học quân sự Việt Nam với khoa học quân sự các nước. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khoa học quân sự chúng ta đã tích cực nghiên cứu, học tập những khởi nghĩa quý báu của khoa học quân sự Xôviết và các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thực hiện chính quy hóa và hiện đại hóa quân đội phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, nhằm nâng cao sức mạnh quân sự, quốc phòng của đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh việc nghiên cứu học tập, tiếp thu có chọn lọc khoa học quân sự của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, khao học quân sự của ta còn chú trọng nghiên cứu khoa học quân sự của một số nước tư sản và một số nước trong khu vực Đông Nam Á; đồng thời, đấu tranh chống những quan điểm sai trái, đối phó kịp thời, hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn phá hoại của đế quốc Mỹ và các thế lực thì địch, góp phần bảo vệ sự trong sáng của khoa học quân sự Mác - Lênin, khoa học quân sự Việt Nam.

Như vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển, khoa học quân sự Việt Nam đã từng bước nghiên cứu kế thừa, nâng cao trí thức quân sự, kinh nghiệm chiến đấu của dân tộc; đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của khoa học quân sự các nước, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong từng giai đoạn lịch sử.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #156 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:29:36 am »

- Nghiên cứu về đối tượng chiến lược của cách mạng và đối tượng tác chiến của quân và dân ta

Nghiên cứu về địch nhằm hiểu rõ địch, trên cơ sở đó đánh giá đúng kẻ địch để đánh thắng chúng là một vấn đề rất quan trọng trong lĩnh vực quân sự. Kinh nghiệm lịch sử dân tộc đã chỉ rõ: “biết địch, biết ta, trăm trận, trăm thắng”. Trước đây, khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa 50 vạn quân vào miền Nam để tiến hành “chiến tranh cục bộ”, Đảng ta khẳng định: “đế quốc Mỹ giàu mà không mạnh”. Thực tế diễn biến và kết cục của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã chứng minh kết luận của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn.

Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới: Tổ quốc hoàn toàn độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng xác định: “Xây dựng đất nước phải đi đôi và bảo vệ đất nước”. Về đối tượng chiến lược lâu dài của cách mạng nước ta, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng nêu rõ: “Bản chất xâm lược của chủ nghĩa đế quốc không thay đổi. Đế quốc Mỹ không từ bỏ chính sách vũ lực, không giảm bớt mà đang đẩy mạnh chạy đua vũ trang. Tình hình đó đòi hỏi các lực lượng vũ trang cách mạng phải luôn luôn cảnh giác, kiên trì cuộc đấu tranh vì hòa bình, nhằm làm thất bại mọi âm mưu đen tối của bọn hiếu chiến”(1).

Thế nhưng, ngay sau khi ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari được sự giúp đỡ của các thế lực phản động quốc tế đã âm mưu dùng nhiều thủ đoạn phá hoại đi đến dùng sức mạnh quân sự gây chiến tranh xâm lược vùng biên giới Tây Nam nước ta. Trước tình hình đó, Đảng ta xác định quân đội của tập đoàn Pôn Pốt xâm lược biên giới Tây Nam là đối tượng tác chiến của quân và dân ta. Theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, cơ quan khoa học quân sự các cấp đã tập trung nghiên cứu về âm mưu, thủ đoạn gây chiến tranh xâm lược, tổ chức, trang bị, vũ khí, kỹ thuật… của quân Pôn Pốt, giúp quân và dân ta có những biện pháp đối phó kịp thời, hiệu quả, làm thất bại từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn âm mưu, hành động xâm lược của quân Pôn Pốt, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc.

Vừa mới giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại phải đối phó với đối tượng tổ chức mới trên biên giới phía Bắc.

Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Cục Khoa học quân sự và cơ quan khoa học quân sự các cấp trong toàn quân đã tập trung đi sâu nghiên cứu về đối tượng chiến lược của cách mạng và đối tượng tác chiến của quân và dân ta trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, đặc biệt là nghiên cứu cụ thể về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, tìm ra bản chất, âm mưu, thủ đoạn, các loại hình gây chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch. Qua đó rút ra những kết luận chính xác về đối tượng chiến lược của cách mạng nước ta; đồng thời cũng là đối tượng tác chiến mới của quân và dân ta, góp phần đưa đến thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên biên giới phía Bắc (1979), bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ quốc tế đối với nhân dân Campuchia.

Trong những năm thập kỷ 80 của thế kỷ XX, đất nước ta luôn ở trong tình thế vừa có hòa bình, vừa phải đương đầu với kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch; đồng thời sẵn sàng đối phó với tình huống có thể xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của khoa học quân sự là đi sâu nghiên cứu đối tượng chiến lược lâu dài là chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và đối tượng chiến lược trực tiếp của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa bành trướng, bá quyền; cũng như đối tượng tác chiến lâu dài và đối tượng tác chiến trực tiếp trước mắt của quân và dân ta, trên cơ sở đó kiến nghị chủ trương, đường lối, biện pháp đối phó hiệu quả, làm thất bại chiến tranh phá hoại nhiều mặt của đế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế, góp phần làm dịu tình hình căng thẳng trong khu vực và các nước láng giềng, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh không xảy ra.

Đến khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở đông Âu tan rã, quan hệ Việt - Trung trở lại bình thường, tình hình Campuchia dần ổn định, Đảng ta nhận định, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ vẫn là đối tượng chiến lược cơ bản lâu dài của cách mạng, đồng thời cũng là đối tượng tác chiến chủ yếu của quân và dân ta. Căn cứ vào đường lối cách mạng, đường lối quân sự theo đường lối đổi mới của Đảng, những năm cuối thế kỷ XX, nhiệm vụ của khoa học quân sự là tiếp tục nghiên cứu đối tượng chiến lược cũng như đối tượng tác chiến của quân và dân ta. Những thành tựu trong nghiên cứu khoa học quân sự đã giúp Đảng ta hoạch định những vấn đề cơ bản trong đường lối, chủ trương, biện pháp đúng đắn để quân và dân ta kịp thời đấu tranh phòng chống, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ cửa các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước vá chế độ xã hội chủ nghĩa.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 37, tr.613.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #157 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:30:32 am »

- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nghệ thuật quân sự và tổ chức quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Nghệ thuật quân sự là một bộ phận rất quan trọng của khoa học quân sự, bao gồm chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, nghiên cứu các vấn đề về phương pháp cụ thể để tiến hành các hoạt động quân sự trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quy luật chung của chiến tranh nhân dân, chiến tranh cách mạng ở nước ta thời kỳ bảo vệ Tổ quốc có những điểm chung; đồng thời có những đặc điểm riêng so với chiến tranh giải phóng dân tộc trước dây. Theo chức năng, nhiệm vụ, khoa học quân sự đã tập trung nghiên cứu những kinh nghiệm đánh giặc quý báu của dân tộc, đặc biệt là trong 30 năm chiến tranh giải phóng, trên cơ sở đó đề xuất, kế thừa và phát huy sáng tạo những vấn đề cơ bản về nghệ thuật quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.

Nhiều kinh nghiệm lớn trong 30 năm chiến tranh giải phóng vẫn rất ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn như: Tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch, kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực, kết hợp làm chủ với tiến công tiêu diệt địch, tiến công diệt địch để giữ vững quyền làm chủ và vận dụng cách đánh quy mô khác nhau. Trên cơ sở những vấn đề cơ bản đó, khoa học quân sự đã tập trung nghiên cứu xác định mục tiêu của chiến lược quân sự, các phương thức tiến hành chiến tranh, các loại hình chiến dịch, các hình thức chiến thắng, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, nhằm đánh bại các biện pháp tác chiến, các thủ đoạn chiến dịch và hành động chiến thuật của địch trong bất kỳ tình huống nào.

Đồng thời với việc nghiên cứu về nghệ thuật quân sự, khoa học quân sự tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tổ chức quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức là một vấn đề quan trọng trong cách mạng cũng như trong lĩnh vực quân sự. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ rằng, sau khi có đường lối đúng đắn rồi thì thắng lợi của cách mạng tùy thuộc trước hết vào tổ chức. Bởi vậy, tổ chức, trong đó có tổ chức quân sự là một khoa học đòi hỏi phải được nghiên cứu, giải quyết phù hợp với điều kiện của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về nhiệm vụ xây dựng tổ chức quân sự nói chung, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân nói riêng trong những năm đầu đất nước thống nhất, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng xác định; “Phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, có lực lượng thường trực mạnh, lực lượng hậu bị rộng rãi và được huấn luyện tốt, có quân đội nhân dân chính quy, hiện đại gồm các quân chủng, binh chủng cần thiết, có bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, có lực lượng dân quân tự vệ hùng hậu”(1).

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khoa học quân sự đã nghiên cứu cụ thể hóa việc xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội nhân dân như tổ chức biên chế, vũ khí, trang bị, kỹ thuật, chế độ một người chỉ huy, điều lệnh, điều lệ; đồng thời nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tổ chức quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô (trước năm 1991) trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Những kết quả bước đầu trong công tác nghiên cứu khoa học quân sự Việt Nam, có cơ cấu tương đố cân đối, đồng bộ, có tổ chức hoạt động hợp lý, gắn bó chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, từng tổ chức mạnh, từng người mạnh, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống tổ chức quân sự, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Nghiên cứu về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, kết hợp quốc phòng với kinh tế, quốc phòng với an ninh và xây dựng khu vực phòng thủ

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là một nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, lâu dài của quân và dân ta trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng được nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là cơ sở để quân và dân ta bảo vệ lâu dài công cuộc xây dựng hòa bình, đập tan các âm mưu và thủ đoạn phá hoại, kể cả xâm lược của các thế lực thù địch và khi phải tiến hành chiến tranh xâm lược, nhanh chóng chuyển sức mạnh của quốc phòng toàn dân thành sức mạnh tổng hợp lớn nhất của chiến tranh nhân dân, đủ sức đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Theo chức năng và nhiệm vụ được giao, các cơ quan khoa học quân sự đã nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cụ thể về lý luận và tính chất, đặc điểm của nền quốc phòng, về vai trò và nhiệm vụ củng cố quốc phòng, quan hệ giữa củng cố quốc phòng với xây dựng kinh tế, giữa củng cố quốc phòng với tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hiện đại. Đặc biệt là nghiên cứu cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, mà đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn thường nhắc nhở. Làm chủ tập thể là sức mạnh lớn nhất của nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của quốc phòng toàn dân, trên cơ sở đẩy mạnh ba cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mặt khác, cần gắn sức mạnh của quốc phòng nước ta trong khối đoàn kết, liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương và sức mạnh của tình đoàn kết, hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Trong những năm đất nước ở tình trạng vừa có hòa bình, vừa phải đối phó với kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch; đồng thời phải đương đầu với nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, kết hợp quốc phòng với kinh tế, quốc phòng với an ninh được đẩy mạnh ở từng địa phương và trên phạm vi cả nước. Các cơ quan khoa học quân sự trong quân đội trở thành trung tâm phối hợp nghiên cứu với các ngành, bộ môn khoa học khác ở trung ương và địa phương, tạo nên sức mạnh mới cả về kinh tế và quốc phòng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo đảm an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc kết hợp với nhiệm vụ xây dựng đất nước, việc xây dựng các tỉnh, thành phố thành những khu vực phòng thủ vững chắc là chủ trương chiến lược rất quan trọng xuất phát từ quan điểm quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân của Đảng. Theo đường lối đổi mới của Đảng, khoa học quân sự tập trung nghiên cứu, đưa ra những luận điểm mang tính lý luận và thực tiễn, góp phần giúp Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các địa phương xây dựng tiềm lực từng tỉnh, thành phố một cách toàn diện cả về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa, xã hội. Hầu hết các tỉnh, thành phố đã quy hoạch dài hạn, hình thành các kế hoạch 5 năm, hằng năm theo kế hoạch chung của Nhà nước, theo đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, đường lối xây dựng nền kinh tế nước ta trong chặng đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đường lối quân sự, đường lối quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân của Đảng. Kết quả quá trình xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố chính là biến tiềm năng to lớn của các tỉnh, thành phố ngày càng phát triển trở thành sức mạnh hiện thực của quốc phòng và sẵn sàng biến thành sức mạnh của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr. 587.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #158 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:31:23 am »

- Nghiên cứu về khoa học kỹ thuật - công nghệ quân sự và một số lĩnh vực quân sự khác

Khoa học kỹ thuật – công nghệ quân sự là lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, vận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật, của nền kinh tế quốc dân vào lĩnh vực quân sự, cải tiến sáng chế, vận dụng các loại vũ khí và phương tiện kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa hình, khí hận và đặc điểm con người Việt Nam; đồng thời nghiên cứu phương hướng hiện đại hóa trang bị của lực lượng vũ trang (gồm phương tiện chiến đấu, phương tiện chỉ huy và phương tiện bảo đảm), nghiên cứu âm mưu và thủ đoạn sử dụng phương tiện kỹ thuật phá hoại của các thế lực thù địch để tìm biện pháp đối phó hiệu quả.

Trong điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo, công nghiệp và các ngành khoa học của đất nước chưa phát triển mạnh vá sự viện trợ, giúp đỡ của các nước không còn, việc xây dựng và phát triển khoa học kỹ thuật - công nghệ quân sự đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn về đầu tư nghiên cứu, đầu tư công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách và hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật. Trong khi đó, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ quân sự các nước đang phát triển, hiệu quả sử dụng các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại. Tình hình đó đòi hỏi ta phải có sự đổi mới không ngừng về vũ khí và trang bị kỹ thuật theo phương hướng ngày càng chính quy, hiện đại, phù hợp với đặc điểm con người và điều kiện chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Trong bối cảnh như vậy, các cơ quan khoa học - kỹ thuật công nghệ quân sự được Nhà nước, Bộ Quốc phòng đầu tư giao nhiệm vụ đã tập trung nghiên cứu những biến đổi sâu sắc về số lượng và chất lượng vũ khí, trang bị hiện có, trên cở đó đề ra các biện pháp cần thiết, làm cho các lực lượng vũ trang ta nắm vững và làm chủ được những trang bị, vũ khí, kỹ thuật hiện đại đang sử dụng và sẽ có, phát huy hiệu quả trong chiến đấu.

Ngày 25-2-1982, Bộ Quốc phòng mở Hội nghị tổng kết phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đánh dấu phong trào sáng kiến, sáng chế đang có bước phát triển mới, tạo tiền đề cho các lực lượng vũ trang đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khoa học kỹ thuật(1). Tiếp đó, ngay 7-9-1982, Bộ Quốc phòng quyết định ban hành “Điều lệ quản lý công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự” trong quân đội, nhằm thực hiện Nghị quyết 37 của Ban Chấp hành Trung ương về chính sách khoa học kỹ thuật và Nghị quyết 262 của Quân ủy Trung ương về phương hướng nhiệm vụ khoa học kỹ thuật quân sự 5 năm 1981-1985. Đưa công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào nền nếp chính quy, hiệu quả. Những kết quả nghiên cứu công phu, sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ quân sự đã góp phần nâng cao sức mạnh và khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân, lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ quân sự trong tình hình mới, ngày 10-9-1999, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 184/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự thuộc Bộ Quốc phòng trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại Viện Kỹ thuật quân sự và các viện kỹ thuật khác của Bộ Quốc phòng. Nhiệm vụ của Trung tâm là tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến phục vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với việc tập trung nghiên cứu, phát triển các mặt chủ yếu được giao trên dây, các cơ quan khoa học quân sự trong toàn quân còn tham gia nghiên cứu, phát triển một số lĩnh vực quân sự khác như: công tác hậu cần (gồm cả y học quân sự), địa lý quân sự, sư phạm quân sự, tâm lý quân sự, một số chuyên ngành lịch sử quân sự… Những lĩnh vực quân sự này có mối quan hệ mật thiết nhất định, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển các lĩnh vực chủ yếu của khoa học quân sự Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng vá bảo vệ Tổ quốc.

Trải qua 25 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-2000), đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học quân sự đã khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn, nỗ lực phấn đấu với tinh thần tự lực tự cường, đồng thời tranh thủ tinh hoa khoa học quân sự các nước và kế thừa di sản quân sự quý báu của dân tộc đẩy mạnh quá trình xây dựng, mở rộng hoạt động với các cơ quan khoa học trong và ngoài quân đội, kể cả với một số nước liên quan, đã đạt được thành tựu rất đáng kể.

Trong những năm đầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thống nhất (1975-1979), nhiệm vụ của khoa học quân sự là tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản, cụ thể hóa đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng, xây dựng tiềm lực quân sự - quốc phòng, tạo thế và lực mới, giành thắng lợi trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.


(1) Trong 5 năm 1981-1985, toàn quân triển khai 26 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ trì thực hiện 35 đề tài cấp Nhà nước, trong đó có 12 đề tài sản xuất thử và 23 đề tài nghiên cứu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #159 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:32:51 am »

Tháng 1-1980, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị khoa học quân sự toàn quân, quyết định tiếp tục tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, biên soạn lịch sử quân sự, hệ thống điều lệnh, tài liệu giáo dục phục vụ yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới. Tiếp đó, ngày 29-12-1980, Bộ Quốc phòng tổng kết công tác khoa học quân sự 10 năm 1970-1980, đánh giá: Công tác khoa học quân sự đã phát huy tác dụng to lớn, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, tiếp đó giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hội nghị đề ra phương hướng nhiệm vụ cụ thể là: “Tiếp tục xây dựng, phát triển nền khoa học quân sự Việt Nam cách mạng, khoa học, hiện đại, có bản sắc dân tộc độc đáo, quán triệt sâu sắc đường lối và tư tưởng quân sự của Đảng, không ngừng hoàn chỉnh lý luận về chiến tranh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân, nhằm bảo vệ vững chắc và xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng và nâng cao chất lượng đối ngũ cán bộ làm công tác khoa học quân sự, củng cố hệ thống cơ quan chỉ đạo, quản lý chặt chẽ các hoạt động khoa học quân sự”. Trong 5 năm 1981-1985 phải hoàn thành tổng kết kinh nghiệm đấu tranh vũ trang và chiến tranh cách mạng của quân và dân ta trong 35 năm qua (1945-1980), biên soạn lịch sử quân đội và lịch sử chiến tranh, kiện toàn và ổn định hệ thống tổ chức cơ quan khoa học quân sự chuyên ngành trong quân đội, làm nòng cốt hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, phát triển khoa học quân sự Việt Nam, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Sau Hội nghị, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 335l/NQ-TW ngày 31-12-1980 về phương hướng nhiệm vụ công tác khoa học quân sự trong giai đoạn mới và trong 5 năm 1981-1985.

Tháng 2-1981, Hội nghị khoa học quân sự lần thứ hai do Bộ Quốc phòng tổ chức diễn ra ở Hà Nội. Hội nghị đánh giá công tác khoa học quân sự đạt được trong năm 1980 đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về đường lối quân sự của Đảng, củng cố sức mạnh quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc. Hội nghị đề ra một số biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về công tác khoa học quân sự trong giai đoạn 5 năm 1981-1985.

Để xây dựng và phát triển khoa học quân sự, một trong những nhiệm vụ quan trọng là cần có chính sách tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách có số lượng và chất lượng tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tháng 11-1983, Cục Khoa học quân sự (Bộ Tổng tham mưu) mở lớp tập huấn cán bộ khoa học quân sự toàn quân. Nội dung gồm một số vấn đề về lý luận khoa học quân sự Việt Nam, phương pháp tổ chức nghiên cứu chiến thuật qua diễn tập thực nghiêm, tổ chức và nghiên cứu khoa học quân sự địa phương. Qua đợt tập huấn này và một số đợt tập huấn khác trong những năm sau này, trình độ quản lý, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ trong xây dựng, phát triển khoa học quân sự được nâng lên, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong hai ngày 27 và 28-12-1985, Hội nghị tổng kết công tác khoa học quân sự năm 1985, do Bộ Tổng tham mưu tổ chức diễn ra tại Hà Nội. Hội nghị đánh giá những mặt thành công của khoa học quân sự đã đạt được, đồng thời chỉ ra một số hạn chế về trình độ quản lý, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật quân sự chưa tương xứng với yêu cầu phát triển trên một số lĩnh vực khoa học quân sự bảo vệ Tổ quốc.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quết Đảng ủy Quân sự Trung ương và đẩy mạnh công tác khoa học quân sự trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 23-6-1986, Hội nghị tổng kết công tác khoa học quân sự 5 năm 1981-1985 do Bộ Quốc phòng tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị đánh giá khoa học quân sự đã có nhiều tiến bộ trong công tác nghiên cứu, góp phần vào việc tăng cường sức mạnh quốc phòng, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các loại vũ khí, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự do các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô viện trợ phù hợp với điều kiện bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Từ cuối năm 1986, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng, khoa học quân sự tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu cụ thể hóa những vấn đề đường lối quân sự của Đảng, tăng cường thế trận chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân. Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, với tinh thần tự lực tự cường, đội ngũ cán bộ khoa học quân sự đẩy mạnh nghiên cứu, tăng cường việc bảo quản, giữ gìn tốt vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự, từng bước mở rộng quan hệ với các nước, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 4-1991, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nêu rõ: Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh. Phấn đấu vươn lên góp phần giải quyết những vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật của quốc phòng và an ninh theo yêu cầu của giai đoạn mới. Tiếp tục xây dựng nền khoa học và nghệ thuật quân sự của dân tộc”(1).


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Sđd, tr.477.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM