Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:35:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình  (Đọc 66155 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #90 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2019, 10:52:14 am »

     

       2.



      Gia đình Phraiberg gồm Kétrin, Misen và hai đứa con trai của họ sống ở tầng áp mái của một ngôi nhà cũ với những lỗ cửa sổ trông như những ống khói thông ra ngoài sân chât chội, bẩn thỉu cách doanh trại hoàng gia mấy khu phố. Xuất thân từ vùng Đăng-sít, họ đã có thời là diễn viên xiếc nhưng đã nhiều năm nay, từ lúc chuyển đến Amstécđam, họ hầu như bỏ nghề và chỉ họa hoằn lắm mới quay lại nghề cũ. Kétrin Iàm thư ký, ghi tốc ký trong một bộ phận của cơ quan Đôken — phòng tuyển mộ lao động ở Đức, còn Misen thì làm phiên dịch trong một tổ chức xây dựng quốc phòng Đức của Totta chuyên xây dựng công sự "thành lũy Đại tây dương” ở miền bắc bờ biển châu Âu trong thời gian gần đây...

      Kétrin chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở thành diễn viên xiếc. Mãi cho đến một ngày hè nọ, khi gánh xiếc rong đến diễn trong lều bạt dựng tạm trên quảng trường Đăng-sít, con gái vị giáo sư thần học đang học ở trong trường kinh tế ngoại thương mới tình cờ quen với Misen...

       Misen hơn Kétrin mấy tuổi. Can đảm, nhanh nhẹn, vóc người cao lớn, bắp thịt nở nang, anh đã chinh phục khán giả bằng những mục nhào lộn phức tạp trên thang dưới vòm nhà bạt. Cô gái Kétrin đem lòng yêu mến anh và đã bồng bột, tự ý bỏ gia đình cùng đi với Misen khi gánh xiếc kết thúc chương trình biểu diễn tại Đăng-sít. Ngay cả Henrich, anh trai cô, là một kỹ sư và luôn luôn có uy tín với cô cũng không thể thuyết phục nổi cô em gái..   

       Cô gái hình như sinh ra để sắm vai nghệ sĩ xiếc : cô có thân hình mảnh dẻ, dẻo dai và nét mặt linh lợi. Kétrin đã nhanh chóng học được những bí quyết của nghệ thuật xiếc. Còn Misen thì cứ như lửa đổ thêm dầu. "Anh sẽ dạy em thành diễn viên đi trên dây cừ khôi, em sẽ giỏi hơn tất cả! “ — anh nói.

      Misen đã nói đúng. Những tấm quảng cáo ghi tên tuổi của họ đập vào mắt mọi ngưừi. Những giấy mời đi biểu diễn cứ tới tấp được đưa đến. Những rạp xiếc lớn hơn tìm cách ký hợp đồng với họ. Vợ chồng Phraibérg đi khắp châu Âu, họ đã từng biểu diễn ở Béclanh, Hămbua, Pari, Luân đôn, Viên... Ở bất cứ đâu, họ cũng thu được kết quả rực rỡ.

       Khi họ sinh con trai thì hoàn cảnh ngày một khó khăn hơn. Bây giờ chỉ còn một mình Misen đi biểu diễn còn Kétrin thì chuyển sang sống định cư. Khí các con đã lớn, chị bắt đầu quay lại sân khấu xiếc.. Bây giờ thì cả gia đình Phraiberg biểu diễn. Cả đứa con trai ba tuổi cũng tham gia vào tiết mục.

      Gánh xiếc gia đình có tên là "Olđaéc” — cái tên vô nghĩa nhưng giật gân. Tiếc mục đặc sắc của họ là kịch câm trong nước, kết hợp với pháo hoa, bọt nước tung tóe, ánh lửa nhiều màu sắc, các chuyến bay của những đứa con trên mặt nước, trên những sợi dây vô hình.      

       Tiếng tăm của họ lại vang xa và họ lại bắt đầu cuộc sống du mục qua khắp các thủ đô châu Âu. Từ Hămbua gia đình Phraiberg đi tàu thủy đến Lêningrát, sau đó đi Mátxcơva. Họ đã từng biểu diễn ở Phần lan, Thụy sĩ  rồi trở lại Amstécđam, đã sống ở Pari, duy chỉ có nước Đức là họ không đặt chân đến được vì bọn quốc xã đã cắt hết đường thông thương với thế giới bên ngoài.

      Chiến tranh nổ ra, người ta thôi đi xem xiếc.

      Kétrin nhớ mãi cuộc gặp gỡ cuối cùng vói người anh trai trước chiến tranh khi cả gia đình họ đến Đăng-sít. Hítle bây giờ đã lên nắm chính quyền. Henrich hoạt động bí mật, làm lái xe trên những tuyến đường xa. Để bí mật gặp gỡ em gái, người anh đã sử dụng tuyến đường qua Đăng-sít. Buổi chiều, người anh cho dừng chiếc xe chở nặng hàng trước cửa khách sạn rồi đích thân quay về nhà bố mẹ đẻ...

      Hai anh em nói chuyện với nhau đến tận sáng. Henrich kể rằng anh là chiến sĩ chống phát xít, căm thù bọn Hítle, còn Kétrin hé lộ cho anh biết cô công tác trong một tổ chức bí mật nhưng lại không nói rõ mình làm gì.

       Sau đó mối liên lạc với những người thân trong gia đình bị gián đoạn, chẳng có thư từ mà cũng không có tin tức. Mặt trận đã chia cắt châu Âu, sau khi Pháp bại trận, Kétrin không muốn đi Đăng-sít nữa.

      Trong gia đình bắt đầu xảy ra xích mích. Lúc đầu thì xích mích nhỏ, nhưng dần dần trở nên căng thẳng... Giữa Kétrin và chồng đã có lúc to tiếng với nhau. Tất nhiên có thể hiểu được tâm trạng của Misen, anh đau khổ dằn vặt muốn biết điều gì đã xảy ra với Kétrin….

       Buổi tối khi các con đã đi ngủ, Misen nói :
       - Kétrin, tôi không thể cứ sống như thế này mãi được nữa... Cô làm sao thế hả? Hay là cô đã có người nào khác rồi?   

      - Không, nhưng cũng có thể có - Kétrin ngắt lời chồng - Em không muốn giấu anh.

      - Nhưng tại sao mới được cơ chứ ? Tại sao ? Thôi thì thế nào cũng được, nhưng cô đừng bỏ tôi !... Tôi không sống nổi được đâu...Anh yêu em ! — Misen nhắc đi nhắc lại.   

      - Thôi được. Rồi anh sẽ rõ thôi mà -  Kétrin trả lời để ngừng cuộc tranh cãi — Em khuyên anh, nên đến bác sĩ khám bệnh. Anh bị bệnh thần kinh rồi đấy... Còn một điều nữa là không được để cho các con biết chuyện xích mích của chúng ta... Anh đừng quên là ngày mai chúng ta sẽ biểu diễn trong buổi dạ hội cùng với các con đấy nhé, đối với chúng ta cái đó quan trọng lắm...   

       - Họ phải trả hậu chứ? — Misen đã hỏi với một thái độ khác.

      - Không, chúng ta sẽ không nhận gì cả... Có thể chúng ta chỉ ăn tối sau buổi dạ hội thôi.

       Kétrin vừa nhận được lời mời của Amxlâyte - một tên thủ lĩnh quốc xã. Hắn có quyền hành như một ông vua, một vị thánh trong con mắt chị.

      Buổi dạ hội được tổ chức cho sĩ quan tham mưu trong doanh trại hoàng gia cũ. Gọi là doanh trại hoàng gia cũ vì sau khi Hà-lan đầu hàng đã có cơ quan tham mưu của một đơn vị Đức nào đó đến đóng tại đây.   

      Kétrin cám ơn vì đã được mời và hứa rằng nếu các con chị không bị ốm thì chị sẽ đến...


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #91 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2019, 01:34:46 pm »

     

      Sau đó chị lại đến báo cho Amxlâyte là chị đồng ý, nhờ trời các con chị đều khỏe mạnh... Chị từ chối không nhận thù lao : "Tôi chỉ muốn đem lại niềm vui cho các sĩ quan tham mưu của chúng ta... Nếu như tôi có thể đáp ứng được… ”   

      Buổi biểu diễn đã thành công. Việc chị từ chối không nhận thù lao đã gây được ấn tượng tốt. Để tỏ lòng cám ơn gia đình Phraiberg người ta đã mời họ đến dùng cơm sau khi biểu diễn.   

      Các tiết mục kết thúc, Kétrin đi thay quần áo. Chiếc áo váy mầu tím đen bó lấy thân hình đẹp đẽ của chị làm cho bọn sĩ quan cứ phải dán mắt vào mà nhìn.      

       Vợ chồng Phraiberg ngồi trong góc nhà, từ đấy có thể nhìn bao quát cả phòng ăn. Đối diện phía bên kia, trong một phòng riêng có cửa kính đẩy ra đẩy vào là các viên tướng đeo huy chương lấp lánh và một số khác ăn mặc dân sự.

       Kétrin không biết các quan chức cao cấp ấy là ai cả. Chỉ có mỗi một người làm chị chú ý —  đó là Víchto theo như người đó tự xưng tên. Người này đi qua phòng mấy lần rồi trở về phòng riêng; lễ độ cúi chào một viên tướng và nói điều gì dó. Sau đó các tướng lĩnh đứng dậy, Víchto đi tiễn rồi quay lại phòng. Lách qua hàng bàn ghế, anh ta ý tứ chào Kétrin và ngồi ghé cạnh bọn sĩ quan. Trong đám đó có một ả không còn trẻ, ăn mặc diêm dúa. Kétrin đã chú ý tới ả ta từ trước vì khi Víchto đi qua phòng để đến chỗ các viên tướng của mình. Ả ta đã nhìn theo  anh với cặp mắt xoi mói. "Không biết đây có phải là nữ thư ký mà Víchto đã nói không....”. Kétrin nghĩ bụng. Và không hiểu sao Kétrin lại cảm thấy mất cả hào hứng.

      Người ta mang kẹo ra mời nhưng Kétrin vội xin phép về, lấy cớ là các con chị đã đến giờ đi ngủ. Đứa con út đã đi ngủ từ lâu, "Ở đây khói thuốc nhiều quá” — chị nói với chồng.

       Kétrin quen với Víchto cách đây mấy tháng qua người chị của anh. Misen bị mất ngủ liên miên, sức khỏe giảm sút vì thế Kétrin quyết định đưa chồng đến một bác sĩ thần kinh để khám bệnh. Ở đó, bác sĩ giới thiệu chị đến bệnh viện tư nhân của bà Valenchina. Và Kétrin đã đến đấy trước để thỏa thuận về thủ tục tiếp nhận.   

       Lúc đó đã gần hết giờ làm việc, Kétrin đến khi bà Valenchina đã mặc áo bành tô chuẩn bị về. Người đàn bà cao lớn, tóc vàng, có đôi mắt xanh biếc xin lỗi chị vì lúc đó bà phải về nhà và đề nghị Kétrin cùng đi với mình đến nhà, ở đó họ sẽ nói chuyện sau. Nhà bà ta cũng gần ngay đấy.

      Bà chủ bệnh viện sống trong một ngôi nhà mái ngói nằm sâu trong công viên, ngay trong khu vực của bệnh viện tâm thần gần bờ sông Điuđécde ở ngoại ô Amstéc-đam. Mùa xuân chưa tới, cây cối còn trần trụi cành lá khẳng khiu để lộ những ngôi nhà bên kia đường phố.

      Em trai của bà Valenchina đang đợi bà ở nhà. Bà giới thiệu anh ta với Kétrin, Víchto thấp hơn chị hẳn một cái đầu và hoàn toàn không giống bà ta một chút nào hết: tóc đen, mắt mầu nâu, râu xén ngắn. Anh ta đã bắt đầu bước sang tuổi bốn mươi, người to ngang. Điểm làm cho hai chị em giống nhau là nụ cười của họ, đôi mắt bé và cách nói chuyện đượm vẻ hài hước giữa họ với nhau.

       Valenchina cởi áo bành tô và chiếc khăn trùm đầu vải hoa ra để ở phòng ngoài rồi sửa lại bím tóc cứng, màu vàng sẫm quấn quanh trên đầu.

       Lúc đầu những người phụ nữ bàn luận về mục đích chính mà Kétrin đến nhờ. Kétrin kể là chị rất lo lắng cho sức khỏe của chồng. Bà Valenchina chăm chú lắng nghe và trả lời các câu hỏi của Kétrin. Bà chấp thuận chữa cho chồng chị và nói là bệnh đó không có gì đáng sợ. Trước tiên bà sẽ chẩn đoán, sau đó sẽ cho anh điều trị khoảng một hai tuần tại bệnh viện. Nếu bệnh tình không thuyên giảm thì bà sẽ tiếp tục tìm cách giải quyết... Giá cả bà sẽ lấy vừa phải nhưng so với thời buổi bây giờ thì cũng không phải là rẻ...   

       Sau đấy, ba người nói chuyện linh tinh. Hai chị em trêu đùa nhau không ngại sự có mặt của Kétrin. Bà Valenchina nháy mắt tinh nghịch nói:
      - Cô có biết không, cậu Víchto nhà tôi — bà gọi tên Víchto bằng tiếng Nga — đang gặp phải một nguy cơ lớn đấy.  Đối với người Đức thì chiếm được Hà lan là vẫn còn chưa đủ đâu nhé. Các bà các cô người Đức còn muốn chiếm được cả các chàng rể Hà lan nữa kia...   

      - Thôi đi chị Valenchina — Víchto bực bội xua tay — em cũng có chuyện tố cáo chị đấy nhé.

      - Cứ việc, cứ việc ! — Bà Valenchina vẫn không chịu buông tha. Một cô nàng thư ký trong Cục quân sự đã cứu cậu ấy ra khỏi trại tập trung và bây giờ xem chàng là của riêng nàng đấy... Thôi, xin thôi, xin thôi — bà Valenchina dàn hoà khi thấy cậu em bực ra mặt — Không nói nữa, không nói nữa !...

      Bà ta nói gì đấy với cậu em trai bằng tiếng Nga. Víchto đứng dậy đi ra ngoài.

     - Bà và em trai bà nói được tiếng Nga à — Kétrin hỏi.

     - Tất nhiên là được chứ, chúng tôi là người Nga mà...

      Trong giọng nói của bà Valenchina đượm vẻ mỉa mai. Tại Amstécđam và các thành phố khác ở Tây Âu có hàng nghìn kiều dân Nga di cư sang sống ở đây đã lâu rồi — từ sau cách mạng Nga.

       Víchto quay lại, thận trọng bê trên tay chiếc ấm Xamôva nóng bỏng. Anh đặt nó lên bàn, bà Valenchina đến tủ chè lấy ấm chén và cái bình đựng đường bằng sứ màu xanh lơ, sứt quai, trên thân vẽ những chiếc chuông màu vàng da cam.

      - Bao giờ cậu ấy đến chúng tôi cũng phải uống chè bằng ấm Xamôva... Bây giờ, tôi xin khao chị loại chè Nga chính cống. Bắc ấm lên lò là việc của Víchto, ngoài ra cậu ấy chẳng làm được việc gì sất. Cái ấm Xamôva và cái bình đựng đường sứt quai này di vật của mẹ chúng tôi để cho chúng tôi đấy. Đó là những vật duy nhất mang từ Nga sang mà chúng tôi vẫn còn giữ lại được.

      - Thế còn bím tóc của chị thì sao ? — Víchto cười giễu cợt.

     - Vâng và cả bím tóc này nữa !... Đây là niềm tự hào về nước Nga của tôi — Valenchina dùng tay tháo cặp tóc, bím tóc dầy buông xuống trước ngực bà, bà lắc đầu hất nó ra phía sau lưng — chẳng lẽ như thế là xấu lắm ư ?...
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #92 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2019, 05:07:49 pm »

     

       Kétrin và Víchto cùng ra khỏi nhà Valenchina một lúc. Víchto đã tiễn Kétrin đến tận ga tàu điện. Kétrin trở về nhà với cảm giác như là đã biết Víchto và Valenchina từ lâu lắm rồi...Chỉ duy nhất có hai lý do mà chị không thể giải thích được đó là: cho dù là đùa đi chăng nữa nhưng khi nói chuyện bà Valenchina cho mình là người theo chủ nghĩa quân chủ của Nga, còn Víchto thì lại ngồi trong trại giam những chiến sĩ tình nguyện sang chiến đấu tại nước Cộng hòa Tây ban nha. Thật là chuyện hết sức khó hiểu!

       Kétrin hay lui tới nhà bà Valenchina hơn. Misen nằm trong bệnh viện nên cứ tới thứ bảy đi thăm chồng là Kétrin lại ghé qua nhà bà. Và vào ngày hôm đó bao giờ cũng có mặt Víchto. Kétrin càng ngày càng biết thêm nhiều chuyện về đời tư của họ…Là con của kiều dân Nga, cái mà họ còn giữ lại đâu chỉ đơn thuần là những di vật. Cha họ, một kỹ sư quân sự, đã là đại diện của Nga hoàng tại châu Âu để mua vũ khí cho quân đội trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông đã ở lại châu Âu luôn sau khi cách mạng Nga nổ ra. Ông mất đã lâu nhưng trước đó còn kịp cho các con ăn học nên người. Valenchina trở thành bác sĩ thần kinh còn Víchto thì nối gót cha — trở thành kỹ sư.

      Tuy chưa hề biết nước Nga và hầu như không mang một kỷ niệm gì về đất nước đó cả nhưng hai chị em vẫn hướng về tổ quốc xa xôi, tự cho mình là những người yêu nước, ngưỡng mộ các chiến sĩ cách mạng tháng Mười hai (*) nhưng không chấp nhận cuộc cách mạng vô sản tháng Mười thắng lợi.

      Bước ngoặt rõ nét nhất trong tư tưởng của hai chị em xảy ra vào đầu cuộc chiến tranh Tây ban Nha. Những tấm gương anh hùng và hy sinh cao cả của Bairơn, Garibanđi vì cuộc chiến đấu chính nghĩa đã tác động đến họ. Víchto đã tình nguyện sang Tây ban nha chiến đấu tại Gvađaram. Anh bị thương phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu, Valenchina phải lo chạy chữa mãi mới khỏi.

       Chiến tranh với Đức vừa xảy ra thì Víchto bị bắt vào trại tập trung. Lúc bấy giờ, tất cả những người ngoại quốc đều bị tống vào trại mà không cần giải thích. Trại này được dựng lên vội vã cách Amstécđam không xa. Sau khi quân Đức tràn vào chiếm đóng Hà lan thì trại được trao cho quân Đức. Nhiều người ở đây bị chuyển đến chỗ bọn Giéttapô, một số khác trong đó có Víchto thì được giữ lại.

      Không một ai biết Víchto đã chiến đấu cho nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Mà chiến tranh thế giới lần thứ hai lại nổ ra sau khi nước cộng hòa bị thất bại chỉ ba tháng. Làm sao mà có thể xác minh được chuyện này trong tình cảnh hỗn độn như vậy. Chỉ có một nguyên tắc — đã là người nước ngoài thì cứ tống giam cái đã…..

      Sau đấy một phái đoàn do một đại tá — kỹ sư German Krants dẫn đầu đã đến thăm trại giam. Quân đội chiếm đóng đang tìm người làm các công việc khác nhau. Víchto biết tiếng Đức. Viên đại tá thích anh và đã lấy anh làm phiên dịch cho hắn tại Amstécđam.   

      Thư ký của phái đoàn đó là một ả tên Minđa Son¬ta. Ả đã luống tuổi nhưng chưa chồng nên vẫn được gọi là "phrailein” (cô). Ả ta cố làm ra vẻ còn trẻ, giấu tuổi của mình và chính ả đã say Víchto như điếu đố. Ả ta làm thư ký trong lãnh sự quán nhưng mới đây đã chuyển sang Bộ tham mưu của lực lượng chiếm đóng vì ả là cháu gái của tướng Stump, tư lệnh khu vực Amstécđam.

       Đấy là tất cả những gì mà "cựu” nữ diễn viên xiếc Kétrin đã được biết về những người quen của mình. Kétrin lúc này đang giữ chân thư ký chuyên viết tốc ký trong cơ quan tuyển mộ lao động của Đức..

      Sau đêm dạ hội trong khu gia binh mà Kétrin đã biểu diễn, chị còn có một cuộc gặp gỡ quan trọng với Víchto. Víchto đã gọi điện cho chị và nói rằng rất cần gặp chị nếu như chị có thời gian rỗi.

      Ngồi trong tiệm cà phê, Víchto hào hứng ca ngợi buổi dạ hội :
     - Tôi không ngờ chị lại tài đến thế đâu chị Kétrin ạ.

     - Anh không đùa đấy chứ ? — chị phản đối — may mà tôi đã hiểu được tính tình của anh nên không giận đâu nhé...

      - Không, không, tôi nói thật tình đấy. Tôi nói nghiêm chỉnh là chị biểu diễn rất tuyệt. Ai cũng thích, nhất là lại vào một ngày như vậy….

     - Cám ơn anh! Nhưng buổi dạ hội tối hôm qua có ý nghĩa gì mới được cơ chứ.

      - Sao lại không, có ý nghĩa lắm chứ. Các sĩ quan họp mặt chia tay nhau trước lúc lên đường mà, chị không biết chuyện đó hay sao ? — Víchto hạ thấp giọng — Họ đi về phía đông, vùng gần biên giới Liên xô. Hình như sắp có chuyện gì đó xảy ra. Bọn Đức chẳng bao giờ lại tung quân ra để mà chơi đâu.

      - Thế thì họ sẽ làm gì nhỉ ?

      - Tôi không biết... Nhưng có thể là chiến tranh Nga... Nếu đúng như thế thì thật là rùng rợn ! Còn tôi là người Nga nhưng lại bất lực !

       Víchto nghiêng người sang phía Kétrin thì thầm, chuyện về sau rời rạc mặc dù Kétrin đã cố nén những lo lắng đang tràn ngập trong lòng, nhưng chị đã không còn tập trung tư tưởng được nữa.

       Cuộc gặp gỡ với Amigô sẽ được tiến hành vào ngày hôm sau. Kétrin nóng lòng mong cho thời gian gặp gỡ chóng đến. Amigô đã đợi cô cạnh nhà trưng bày tranh. Anh quan sát chung quanh. Khi thấy không có cái đuôi nào theo Kétrin đang đi trên đường phố bên những hàng cây, anh liền bám theo sau.

      Anh đuổi kịp và hỏi :
      - Có tin gì không thế ?

       Kétrin vội vàng kể lại câu chuyện giữa chị và Víchto.

      Amigô hỏi :
     - Người Nga đó là ai thế ? Có thể tin anh được không ?

     - Có thể tin được...   

      - Tốt... Tôi sẽ báo cho Maixta. Nếu cần làm gì thì tôi sẽ trao đổi trong cuộc gặp gỡ tới.!. Hãy nhớ nhé, bên cửa ra vào của rạp chiếu bóng, lúc 6 giờ chiều... Cẩn thận nhé.

      Amigô vượt lên trước và hòa vào trong đám người đi đường.

      Trong cuộc gặp gỡ lần sau, Amigô nói với Kétrin
      - Cô hãy tìm hiểu thử "người Tây ban nha” của cô xem anh ta có thể làm việc với chúng ta được không …

      - Tại sao lại của tôi ? — Kétrin đỏ mặt.

      - Xin lỗi, tôi lỡ lời đấy... Nhưng trước hết, chúng ta cần làm sáng tỏ một số vấn đề. Cô hãy hỏi xem khi sang Tây ban nha anh ta đã chiến đấu ở đâu nhé. Có thể lại ở cùng một đơn vị cũng nên... Maixte nói như vậy đấy.

      Mãi khá lâu sau, Amigô mới trả lời dứt khoát: Hãy hành động !.....
      …………………………
      (*). Cách mạng tháng mười hai (1905) của những người toan lật đổ Sa hoàng.

     

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #93 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2019, 08:09:08 pm »

     

       Cũng trong thời gian đó Misen, đi dưỡng bệnh ở nhà an dưỡng. Kétrin tiếp tục gặp gỡ với Víchto nhưng ít lui tới nhà bà Valenchina hơn. Họ thường ngồi với nhau đâu đó trong công viên, trên những chiếc ghế băng vắng vẻ hay dạo chơi trên bờ sông Amstel nơi con sông đổ vào Điuđécde.

      Vào một buổi chiều, tự nhiên Víchto gợi chuyện về một vấn đề mà Kétrin đang cần biết. Víchto kể rằng viên đại tá mà anh quen đã đề nghị anh đi cùng với hắn sang Đức.Ở đó Víchto sẽ làm kỹ sư cho hang Khensél tại Kaxel.

     - Chị nghĩ thế nào hả Kétrin, tôi có nên nhận có nên nhận lời đề nghị đó không hả ?

      - Tôi không biết, anh Víchto ạ…Có lẽ không nên thì hơn. Ở đây anh có thể có ích hơn.

      - Cho ai mới được cơ chứ ?

      - Cho những người đang đấu tranh chống bọn xâm lược Đức.

      - Biết họ ở đâu mà tìm ? Tôi thì tôi sẵn sàng nhưng làm thế nào bây giờ ? Những người đó là ai vậy?

      - Tôi đây chẳng hạn... — Kétrin mỉm cười.

      Víchto tròn mắt ngạc nhiên :
      - Chị ấy à, chị Kétrin ? Một phát hiện mới đấy nhé —Víchto ôm vai Kétrin—chị thật là giỏi quá, giỏi quá, chị Kétrin ạ! Bây giờ thì tôi phải làm gì nào !

      - Trước hết anh hãy buông tôi ra đã... Người ta nhờ tôi nói, tất nhiên nếu như anh đồng ý, anh có thể tham gia đấu tranh chống bọn Đức quốc xã không?

      - Tôi phải làm gì kia chứ ? — Víchto hỏi lại.

      - Chuyện này thì tôi chưa biết — Kétrin thú thật — Tôi sẽ giới thiệu anh với một người cũng từng chiến đấu ở Tây ban nha...

       Sau đó là cuộc gặp gỡ tay ba. Hai người đàn ông thủng thẳng đi dạo trong công viên còn Kétrin thì đi lùi lại phía sau, sẵn sàng báo động nếu có chuyện gì xẩy ra.

      Hai người đứng lại một lát chờ Kétrin rồi lại đi tiếp trong im lặng. Đôi mắt của Víchto sáng lên:
      - Nào, Nopaxaran (*) !   

      - Poxarêmôs! — Amigô đáp lại cũng bằng tiếng Tây ban nha — Chúng ta sẽ chiến thắng...

       Hóa ra hai người đã cùng chiến đấu ở Gvađalakhara, chỉ có điều là ở khác tiểu đoàn... Theo như Víchto đề nghị, thì anh có thể bắt tay ngay vào công việc được rồi. Anh có một kỹ sư quen biết tên là German Krants và có thể gặp gỡ với hắn. Krants từ Ba Lan trở về, hắn có hứa là sẽ kể cho anh nghe nhiều điều lý thú.

        Amigô đồng ý "Hãy truyền đạt nội dung cuộc nói chuyện qua Kétrin” — anh nói thêm.

       Viên kỹ sư Krants trong Cục xây dựng quốc phòng thường đi công tác và sau mỗi chuyến đi về là hắn lại mời các bạn bè đến tiệm ăn. Thành phần tham dự là các sĩ quan Đức trong khu vực Amstécđam. Víchto đã nhiều lần có mặt trong đám này.

      Lần này, thì các hội viên lại tập hợp trong khách sạn "Royal” nằm ở trung tâm thành phố trên đại lộ Đamrắc dài, rộng tựa sân bay. Ông chủ khách sạn cẩn thận đưa mọi người đi qua một phòng lớn rồi vào một phòng riêng có diềm cửa che kín để tiếng ồn bên ngoài không làm phiền đến các vị khách đang nói chuyện bên trong.

       Víchto ngồi cạnh German Krants. Nhũng cây nến được thắp lên. Bữa ăn tối được bày biện theo kiểu Pháp thời trước chiến tranh. Đầu tiên là món sò nhắm rượu "Puii” chua, cay, mát lạnh.

      Víchto kể cho tên đại tá nghe về đặc điểm của các món ăn Pháp, về các loại nước chấm, về các loại rượu vang và "kỹ thuật” chế biến món ăn, German Krants chăm chú lắng nghe mặc dù bản thân hắn chỉ thích những món "chém to kho mặn” của Đức và các thứ rượu mạnh. Sau món cá hồi thịt hồng là món tôm hùm nhồi thịt mang hương vị của biển miền Nam... Tiếp đó là các loại cô-nhắc hảo hạng. Còn gì thú vị hơn là uống chúng trong những chiếc ly hình quả bầu đã được sưởi ấm bằng hơi nóng của bàn tay. Mọi người đều đã ngà ngà say.

      Víchto nghiêng người về phía Krants lúc nầy bắt đầu chuếnh choáng hơi men :
      - Này German, từ lâu mình đã muốn hỏi cậu là cậu đào đâu ra tiền mà khao anh em dữ thế ?

      - Việc đó có liên quan gì đến chúng ta. Bọn thổ dân phải trả chứ ai — viên kỹ sư bĩu môi khinh bỉ — bọn Hà lan ấy... Còn chúng ta là đội quân chiếm đóng, là những ông chủ... cậu đã hiểu chưa nào... Bây giờ ở Đức không phải là thời phải dùng tem phiếu nữa rồi...

       Khi khách khứa đã no say, Krants ngả người về phía Víchto nói :
       - Tớ lại sắp đi Bun... Tớ nói cho cậu biết, ở đó sắp bắt đầu nổ ra những sự kiện nóng bỏng tới mức….

      - Chiến tranh sao ?... Thực đúng là chuyện vớ vẩn ! Chỉ được cái dọa nhau thôi —Víchto xua tay — Cẩn thận không lại làm rơi con tôm kia kìa...

     - Cậu không tin tớ phải không ? — Krants không chịu thua.

      - Toàn chuyện nhảm nhí ! Sẽ chẳng có chuyện gì xẩy ra đâu...

     - Có muốn cuộc không ? Một két sâm-banh nhé… Nếu như từ giờ đến cuối năm không có chuyện ra ở đó tớ sẽ phải khao.?. Đồng ý chứ ?

      - Đồng ý !

     Họ bắt tay nhau, Krant gào lên:
     - Các vị ơi, hãy làm chứng cho chúng tôi nhé! Tôi với Víchto cuộc nhau một két sâm-banh đấy. Tôi bảo rằng...

     - Không nên... — Víchto ngăn hắn lại—những chuyện như thế thì đừng nên đem ra làm ồn ào ở đây.

      - Cừ lắm, Víchto — Krants đã líu cả lưỡi lại — biết giữ bí mật đấy.

       Víchto đã kể câu chuyện giữa mình với tên đại tá kỹ sư Đức cho Kétrin nghe, còn chị thì lại truyền đạt cho Amigô. Nhưng tin tức nầy còn phải được phối kiểm. Những "đồn canh phòng" như thế đã mọc lên xung quanh nước Đức phát xít và đã hoạt động ngay cả trong lòng nước Đức. Các chiến sĩ trên mặt trận vô hình, các nhóm kháng chiến đã thu được những tin tức về sự vận chuyển trên các tuyến đường sắt. Những trạm bí mật bố trí trên các nhà ga chính và ga lẻ không ngừng theo dõi các đoàn tàu của Đức. Qua quan sát đã khẳng định—hàng ngày có những đoàn tàu chở lính và phương tiện kỹ thuật đi về phía Đông. Việc quân Đức đang tập trung lực lượng ở phía Đông đã được kết luận chính xác.

      Vào giữa tháng sáu, Víchto lại gặp Krants. Anh hỏi đùa hắn :
      - Thế nào ? Khi nào thì chúng ta uống sâm banh đây ?

      - Cậu cho là tớ thua cuộc hay sao ?

      - Chứ sao nữa ! Tháng năm qua rồi mà có chiến tranh gì đâu...

      - Đúng đấy. Nhưng chẳng qua là nó bị trì hoãn đấy thôi. Sẽ có chiến tranh. Có muốn cuộc nữa không nào. T& có thể cuộc gấp đôi. Một tháng nữa chúng ta sẽ uống nhé...

      Ngày 21 tháng sáu năm 1941, Amigô rời Amtécsđam đến một thành phố nhỏ ở miền Nam đất nước để gặp gỡ khẩn cấp với một người tin cậy. Nhiệm vụ hết sức cấp bách. Anh không mang trong người một mẩu giấy, một going chữ nào cả. Anh đã ghi nhớ tất cả trong đầu. Anh đóng vai một nông dân buôn rượu trở về nhà với hai vò rượu rỗng không và một cái làn xách tay.

      Bỏ các thứ vào nơi gửi hàng xong, Amigô đến luôn chỗ người mình cần gặp. Không kịp chào hỏi, anh xúc động nói ngay :
      - Xin anh hãy chuyển tin này đi lập tức. Đêm nay vào lúc rạng sáng, Đức sẽ tấn công Liên xô... Hãy cho phép viết báo cáo...

      - Tin này lấy từ đâu ra đấy ?

      - Từ Bộ Tham mưu các lực lượng chiếm đóng….

      Báo cáo thật ngắn gọn "Các lực lượng vũ trang Đức sẽ tấn công nước Nga vào đêm nay”.

       Người nói chuyện với Amigô do dự :   
      - Tôi sẽ chuyển nhưng anh phải là người chịu trách nhiệm đấy nhé... Tôi sẽ nhận là thiếu kiểm tra nhưng anh phải chịu trách nhiệm về độ tin cậy và độ chính xác nhé...

     - Rất tiếc là mọi thứ đều chính xác cả...

      ... Amigô đã kiệt sức vì chặng đường dài và trước sự kiện hệ trọng đang ập đến, cố lắm, anh mới lê được bước đi. Anh đến ngủ ở khách sạn và nhờ người đánh thức dậy sớm để khỏi trễ mất chuyến tàu.

      Sáng ra, giọng ông chủ khách sạn làm anh thức giấc:
      - Ngài ơi, ngài ơi — ông ta hốt hoảng gọi giật giọng — Ngài dậy đi mà nghe đài nói kìa... Bọn chúng nó đã đánh nước Nga rồi!
     - Bọn nào kia ? Amigô bật ra khỏi giường.

     - Bọn Đức... Tôi nói là bọn Đức đã tấn công Nga vào lúc rạng sáng nay...
……………………..
    (*). Hãy chặn tay bọn phát-xít (ND)
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #94 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:02:52 am »

    

      3.



      Tất cả những tháng tiếp sau cuộc tấn công của bọn Đức sang phía Tây hồi tháng năm, Inda làm việc rất căng thẳng, chị không còn thời gian để nghỉ ngơi và nhiều đêm phải mất ngủ. Chị gầy rộc đi, sức khỏe giảm sút rõ rệt. Ngoài ra lại còn có những trận oanh tạc của không quân Anh nữa...Những trận oanh tạc như thế mỗi ngày một nhiều. Đây đó trong thành phố đã xuất hiện những chỗ bị đổ nát vì bom đạn... In¬da phải thường xuyên thức trắng đêm trong hầm trú ẩn và sáng ra lại bắt tay vào công việc trong khi đầu óc còn mệt mỏi. Lại còn bệnh tình hành hạ chị nữa...

       Những cơn đau thường xuyên làm chị quặn người. Nhưng Inda vẫn cố gắng chịu đựng để không một ai xung quanh thấy chị đau yếu, chị vẫn tỏ ra vui vẻ, hòa nhã và niềm nở với mọi người.

      Chị chỉ hé qua về tình trạng sức khỏe của mình trong một bức thư gửi cho Cuốc Vônphgan.
      "….Hồi đầu tháng chạp em bị ốm...—Chị viết—Em đã phải đem hết nghị lực ra để làm việc. Giá như em không phải là phụ nữ thì các anh có thể nhận được ở em nhiều hơn những điều em đã làm...

      Em thường bị những cơn đau thắt. Sau một thời gian thì phát triển thành chứng chảy máu thận. Bác sĩ khám cho em kết luận rằng đó chẳng qua là do hậu quả của sự suy nhược cơ thể và em cần phải nghỉ ngơi cho khỏe.   

       Không có gì làm em kiệt quệ hơn cái bệnh chảy máu thận đáng nguyền rủa này cả. Nhiều lúc em cảm thấy sợ.  Em lo rằng nó có thể gây ra những tác hại không thể lường trước được cho công tác của chúng ta. Có lẽ thần kinh suy nhược đã cản trở em, nhưng em vẫn cố gắng chịu đựng những cơn đau kinh khủng trong những tháng này...”

      Tiếp đó, chị cho biết bắt đầu từ ngày mồng một tháng giêng chị phải nghỉ việc trong Bộ Ngoại giao. Một tên lãnh đạo mới lên làm Trưởng phòng đã kéo theo tay chân của hắn vào, và đã sa thải chị. Chị buộc phải đăng ký vào danh sách những người xin việc. Điều đó có nghĩa là chị có thể bị chúng điều đi bất cứ lúc nào...

       Còn về Arita thì công việc đang chạy, ông ta đã nhận  chức trong phòng tuyên truyền — một trong những phòng cơ mật nhất thuộc Bộ Ngoại giao.

       Cũng như mọi lần, xen vào việc riêng trong thư là việc chung mà Inda đã cống hiến hết sức mình : "X” đã đến Béclanh vào hôm thứ tư, đã gặp Klâyxt, có những tin tức quan trọng. Sẽ báo riêng".

       Klâyxt tức là tên thống chế.

     "Em vẫn chưa thể dừng bút vì còn nhiều điều muốn nói với anh yêu quý của em — chị viết — nếu em gặp anh, em sẽ kể cho anh nghe đến mệt mới thôi... mà cũng có thể là em sẽ không nói gì hết... Em của anh là như thế đấy…

       Em chỉ hơi giận anh một chút vì anh ít viết cho em biết về hiện tình của anh. Em xin chúc anh và tất cả các đồng chí của anh mạnh khỏe. Trái tim em luôn hướng về bên đó. Em của anh...”


       Ở bên đó tức là Liên xô, đất nước mà Inda luôn hướng về.

       Inda không hề phàn nàn điều gì mà chỉ lo là mình có thể không được hoạt động nữa. Trung tâm cũng rất quan tâm về tình trạng sức khỏe của Anta.

      Giờ đây, Grigôri Nhicôlai Bêlikốp đã làm việc tại Mát-xcơva. Anh vẫn phụ trách công tác theo dõi bọn Đức phát xít — kẻ thù tiềm tàng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Khi đi làm việc anh mặc quân phục. Anh hay gặp Cuốc Vônphgan hơn, hoặc trong phòng làm việc hoặc tại nhà riêng của vợ chồng anh gần ga Kiép. Họ đã gọi những cuộc gặp gỡ như vậy là "Pianxerk” (Họp tổ). Grêta sau khi cho con ngủ cũng tham gia công việc. Chị pha cà phê, tắt đèn trần và ba người ngồi bên nhau chuyện trò, lần nào họ cũng nói đến Inda. Nhưng Vônphgan giấu không cho hai người biết về chuyện không vui vừa xảy ra. Tình trạng sức khỏe của Inda, căn bệnh mà chị đã hé cho anh trong thư làm cho Vônphgan thêm bồn chồn.

      - Cuốc ạ, đừng sốt ruột — có lần Grigôri nói— Chúng ta sẽ tìm hiểu để liệu cách giải quyết.

      Và trên đã cử người đi xác định tình hình của nữ tình báo viên.

       Người được phái đi bắt liên lạc với Anta đã báo cáo cho trung tâm : "Anta đang ở trong một tình trạng hết sức khó khăn. Nhà của cô ta đã bị bom, hỏng mất một số chỗ. Không có đủ quần áo rét. Sức khỏe của Anta giảm sút tới mức bác sĩ đã quyết định không được làm việc trong suốt mùa đông. Cô ấy cần phải đi chữa bệnh ở Kácxbat... Chúng tôi đang kiếm việc cho cô ta thông qua người của ta. Về mặt hình thức, cần phải tạo ra những điều kiện vật chất để không ai có thể nghi ngờ về những chi phí của cô ấy. Nếu không, cô ấy sẽ không thể đi chữa bệnh được, cũng như không có quần áo ấm để mặc”.

        Người ta đã đề nghị như ra lệnh là Inda phải đi chữa bệnh... Chị đã đi Kácxbát nhưng ít lâu sau lại quay trở về.  Bệnh tật của chị bị bỏ liều lâu nay đã đến gay cấn. Vì thế các bác sĩ đã không cho chị tiếp tục chữa bệnh nữa.

       Anta đã viết cho Vônphgan về chuyến đi của mình như sau:
       "Anh hỏi em về Praha, thành phố mà anh yêu quý... Praha thật là đen tối đúng theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen của từ đó. Thành phố cứ như một ngôi nhà bị bỏ hoang, chẳng khác gì hậu trường của một sân khấu nơi đang diễn ra một cuộc sống âm thầm. Những tòa nhà, những cổng chào và những cái tháp trong thành phố vẫn đứng sừng sững. Nhiều ngõ hẻm còn chưa bị đặt tên mới bằng tiếng Đức nhưng rồi điều đó cũng sẽ xảy ra thôi... Sông vẫn vỗ ì oạp dưới chân cầu Kaclốp, bắc qua sông Vxtava, còn ngọn tháp Grát của Praha vẫn vươn cao như một chấm than. Trên tháp Grát có treo những lá cờ lạ từ xa không trông thấy rõ và không thể đoán là cờ gì. Nhưng có thể biết được về những lá cờ đó qua nét mặt của những người dân. Gió đưa đi khắp phố những câu nói rời rạc bằng tiếng Đức trên loa phát thanh "Lệnh... Mệnh lệnh...Thông cáo...”. Gió làm chảy nước mắt. Gió hay đấy là sự mất chủ quyền của người Tiệp ? Praha không có ánh sáng. Hôm nay ở đây im lìm. Cần phải im lặng…...”
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #95 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 01:13:00 am »

   

        Inda lại tiếp tục làm việc. Chị đã đem hết nghị lực ra để chiến thắng đau đớn. Chị uống thuốc nhưng bệnh vẫn không đỡ. Có những lúc sau những cơn đau về đêm, khó khăn lắm chị mới ngồi dậy khỏi giường. Công việc nguy hiểm này đòi hỏi chị phải đem hết sức lực ra làm. Mỗi một câu của những người có liên quan đến bí mật quốc gia buộc mồm thốt ra khi nói chuyện với chị đều phải có sự phân tích kiểm tra kỹ lưỡng, phải tích lũy, bổ sung để có thể gửi đi những bản tin có chất lượng và kịp thời.

      Thắng lợi của Hítle ở Pháp đã làm cho hắn thêm điên cuồng. Nước Đức đang ngây ngất vì chiến thắng, "Quốc trưởng có thể làm được tất cả ! Quốc trưởng sẽ đạt được tất cả”. Cơn mê muội này đã đưa người ta đi đến chỗ ba hoa khoác lác.

       Ngay vào những ngày đầu tiên tấn công sang phương Tầy, một nhân viên trong Cục Công binh đã nói về "Briuge” — nơi mà từ đó có thể bắn sang đất Anh. Điều này, chứng tỏ quân Đức có loại vũ khí mới... Anta đã kịp thời báo về tin này. Nhưng chính lời nói thiếu thận trọng của viên kỹ sư quân sự đó đã dẫn đến một phát hiện mới: trên đảo Penemiut có những nhà máy và phòng thí nghiệm dưới lòng đất chuyên chế tạo đạn cho các loại pháo tầm xa. Từ Briuge đến Luân đôn khoảng cách là 240 kilômét - nghĩa là tầm bắn tối thiểu của loại pháo bí mật phải đạt được cự ly như vậy.

       Lúc đó Ariét cũng đã nói :
       - Gã binh nhất của chúng ta thật là bạt mạng... Nếu như cái thằng khùng này gặp phải sự kháng cự thật sự ở Bỉ và Pháp thì có lẽ hắn cũng không từ đến việc dùng cả bom hơi độc.

       - Không thể như thế được ! — Inda kêu lên để khích nhà ngoại giao — Công ước quốc tế đã cấm sử dụng chất độc cơ mà.

      - Inda, cô đừng có nên quá ngây thơ như thế... Vào một ngày đẹp trời nào đó, Gơben sẽ lu loa trên toàn thế giới rằng Anh và Pháp đã ném bom chất độc xuống nước Đức. Và thế là xong! Người ta sẽ yêu cầu Quốc trưởng phải trả đũa lại…Thủ đoạn bịp bợm cũ rích. Lúc đó thử hỏi ai sẽ đi mà kiểm tra chuyện bịa đặt của Gơben nào ? Các kho quân sự của chúng ta chất đầy bom hóa học. Những người thông thạo đã nói cho tôi biết chuyện này đấy...

        Và thế là lại bắt đầu cuộc kiểm tra và tìm kiếm những tin tức để khẳng định tin đó. Cửa hiệu sách cạnh cổng Branđenbuốc dùng làm "hộp thư” hoạt động thông suốt và chắc chắn. Những tin tức do Inda báo về có khi đến tay Mátxcơva chỉ sau hai ba ngày...

       Công tác tình báo của Inda trong thời kỳ đầy rẫy những khó khăn ấy đã phát triển với một quy mô rộng lớn hơn. Nhờ có sự giúp đỡ của các đồng chí mình, chị đã tìm được việc làm mới. Chị đã trở thành người quảng cáo của hãng mỹ phẩm tại Đrexđen. Bây giờ chị đã có nhiều thời gian rỗi rãi hơn... Chị có thể đi đây đi đó và đã mấy lần sang Bỉ, Pháp và Ý... Nhưng Inda vẫn lo lắng vì thấy sức khỏe của mình ngày một giảm sút….

      Anta rất ít khi liên lạc trực tiếp với những người hoạt động bí mật như chị. Chị không gặp họ hàng tuần, hàng tháng, nhưng luôn luôn cảm thấy có sự hỗ trợ và bảo vệ của những người bạn đâu đó gần chị. Điều này đã tiếp thêm nguồn sức mạnh cho chị. Vào dịp sinh nhật của mình, ngày 23 tháng 12, Inda như thường lệ xuống nhà xem thử mình có thư hay không. Chị trầm tư : Trước đây thì không có biết bao nhiêu là thiếp chúc mừng gửi đến, bây giờ liệu có còn ai nhớ đến mình nữa không... Inda mở khóa hòm thư. Lẫn trong mấy tờ báo có một gói nhỏ. Không thấy đề địa chỉ mà cũng không có dấu bưu điện. Chị vội vàng mở ra, nghẹn ngào, má ửng hồng vì sung sướng. Trong gói có ba bông cẩm chướng còn tươi nguyên. Ai đó đã nhớ tới chị. Người đó hẳn phải là Cuốc ! Chỉ có anh mới biết và nhớ tới ngày sinh của chị mà thôi... Bằng cách nào và qua ai mà anh ấy lại có thể gửi cho chị những đóa hoa tình yêu và biểu thị mối quan tâm này được ?  Trong lòng chị có một niềm vui lâng lâng.

       …..Trong khi đó, những sự kiện diễn ra càng ngày càng phức tạp. Đại tá Khôidinge trong Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu đã báo cáo cho Hítle về kế hoạch "Barbarosa”, có thống chế Kâyten tham dự : để đảm bảo giữ bí mật cuộc họp này chỉ có sáu người.

        Trong phòng làm việc của Hítle còn có Tư lệnh lục quân Braukhit, tham mưu trưởng của y là Ganđe và cố vấn quân sự cho quốc trưởng Iôtl. Hítle tán thành kế hoạch này sau khi đã bổ sung thêm một vài điểm. Ngày 18 tháng 12 năm 1940 kế hoạch "Barbarosa” đã được chuẫn y. Dưới tài liệu mật của Nhà nước đế chế là chữ ký của Ađôn Hítle và của thống chế Kâyten. Hítle đích thân viết thêm mệnh lệnh cho kế hoạch này. "Chỉ thị về đánh lạc hướng địch”. Bản chất của bản chỉ thị này nhằm tạo ra ấn tượng là việc chuẩn bị đổ bộ sang Anh vẫn đang được xúc tiến. Màn kịch triển khai các lực lượng chiến lược cho "chiến dịch Barbarosa” chỉ nhằm để thực hiện "một sự nghi binh vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh, làm cho người ta nghĩ rằng Đức sẽ không có ý định tấn công vào Anh nữa”

       Nhưng bọn Hítle đã không thể che giấu được những kế hoạch của chúng. Hiện nay trong hồ sơ lưu trữ còn giữ những thông báo của các chiến sĩ tình báo anh hùng đã có công báo trước cho đất nước về nguy cơ  này. Trong số báo cáo đó, có nhiều tin từ  Béclanh gửi về với chữ ký "Anta”.

       Vào cuối tháng hai năm 1941, Inda đã viết : "Việc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống Liên xô đã được đẩy mạnh. Trong các giới lãnh đạo, người ta vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng chiến tranh với nước Nga sẽ bắt đầu trong năm nay : đã thành lập ba cụm tập đoàn quân đặt dưới sự chỉ huy của thống chế Bốc, Runstet và phôn Lêép. Cụm tập đoàn quân "Kenixberg” sẽ tấn công theo hướng Lêningrat. Cụm tập đoàn quân "Vacsava”—theo hướng Mátxcơva. Cụm tập đoàn quân "Podnan” — theo hướng Kiép. Thời gian tấn công tính từ ngày 20 tháng năm: Có kế hoạch đánh lớn tại khu vực đầm lầy Pinxki với sự tham gia của 120 sư đoàn quân Đức. Đã chế tạo các loại tàu bọc thép theo khổ đường ray Nga.”….

       Vào những ngày đầu tháng ba, Anta đã báo cáo bổ sung về việc chuẩn bị chiến tranh như sau :
       "Có những hiện tượng khác nói lên cuộc tấn công của Đức chống lại Nga sắp sửa xảy ra. Thời hạn từ 15 tháng 5 đến 15 tháng 6. Có tin khẳng định là tại Ba Lan có 120 sư đoàn... Ariet nói rằng những tin tức về cuộc tấn công Liên xô đã do chính những người trước đây, vào năm 1940, đã báo cho biết về cuộc chuẩn bị tấn công Hà Lan và Bỉ”...

       Trong các giới quân sự đang có mối lo — không biết Nga có biết mình đang sắp bị tấn công không, không biết Nga có định đánh phủ đầu trước đòn tấn công của Đức không. Việc tập trung một số đơn vị quân đội tại biên giới làm cho một số giới chức quân sự hài lòng. Họ cho rằng quân Nga không thể nhanh chóng rút lui vào sâu trong lãnh thổ và như thế "Bộ chỉ huy quân đội Đức có thể thực hiện một Kana hiện đại” (Kana là tên một thành phố của Ý).

       Vào tháng tư, Anta lại khẳng định tin tức của mình về những sự kiện quân sự sắp xẩy ra. Chị đã báo cho Mátxcơva rằng thời gian tấn công đã định trước đây chỉ bị đình lại do có hoạt động quân sự ở vùng Bancăng.

       Chị viết thư riêng cho Cuốc Vônphgan :
       "Em rất đau khổ phải chứng kiến tất cả những sự chuẩn bị cho cuộc xung đột sắp bùng nổ. Hãy thật tỉnh táo và đừng để bị mắc lừa...”. Chị đã gạch đít câu cuối cùng để nhấn mạnh thêm.

        Mấy ngày sau Anta lại gửi cho Mátxcơva báo cáo về cuộc gặp gỡ mới với Ruđôn phôn Sêlia. Cũng như trước đây, tin tức của Sêlia rất chính xác. Tất cả những dự đoán của ông đều đúng : ngày 30 tháng 4, tại đại bản doanh bộ chỉ huy tối cao Đức đã định ngày tấn công nước Nga Xô viết — 22 tháng 6 năm 1941.

        Tất nhiên Inda không thế biết đích xác ngày bắt đầu chiến tranh, nhưng tất cả đã nói lên rằng ngày “Đ.” sẽ đến.

        Ngày 7 tháng 6 Inda đã báo từ Béclanh về :
        "Nước Nga hiện nay đang là trung tâm của sự chú ý. Hítle đã đích thân lệnh cho Himle xác định xem ai đã tung tin về chiến tranh với nước Nga. Những tin đồn như thế đang ngày một nhiều và lan ra rất nhanh.... Hàng ngày, cũng như trước đây, có tới 15 toa chở quân và hàng hóa quân sự đi về phía Đông... Các tướng lĩnh sợ có khó khăn trong việc cung cấp nhiên liệu vì chiến tranh với Nga đòi hỏi mỗi ngày phải có 24 đoàn tàu chở nhiên liệu. Trong khi đó quân đội chỉ mới đáp ứng được có 16 đoàn tàu. Có nguy cơ là lực lượng xe tăng không thể đi quá Kiép... Nhưng không một ai nghi ngờ là hoạt động quân sự chống Nga sẽ được thực hiện. Anta”.

        Cuối cùng, ngày 16 tháng 6, sáu ngày trước khi chiến tranh nổ ra, Inda còn báo về một bức điện mật mã nữa : -
“Trong Bộ tham mưu tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Đức đã loan truyền tin về cuộc tấn công Liên xô vào những ngày gần đây nhất — từ 22 đến 25 tháng 6”….
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #96 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 07:42:01 pm »

      

      4.



      Sanđô Rađô vẫn không xuất đầu lộ diện. Chấp hành quy định giữ bí mật, anh chỉ bắt liên lạc với những người trong tổ của mình vào những lúc thật cần thiết. Với những người khác, Sanđô không bao giờ gặp mặt, nhưng anh có thể biết người này người khác có những khả năng gì và có thể nhờ cậy được ở họ điều gì. Mật danh Đôra của anh chỉ để dùng liên lạc với trung tâm còn đối với phần đông anh vẫn là một con người xa lạ có tên là Anbe.

       Thấm thoắt đã gần một năm kể từ ngày Rađô hoạt động độc lập ở Thụy sĩ. Suốt thời gian đó, Sanđô không hề gặp gỡ với hiệu thính viên Đgim. Chỉ sau khi Xônhia rời Thụy sĩ anh mới làm quen với con người này.

      Họ ngồi trong quán cà phê. Xônhia nói tiếng Anh trôi chảy nhưng giọng lơ lớ. Chị đã giao nhiệm vụ cho Đgim — đi Munkhen và lưu lại đó với tư cách là người đi du lịch, học tiếng Đức. Chị giao tiền và quy ước gặp gỡ sau ba tháng nữa tại Lôdan theo tín hiệu gửi qua đường bưu điện.

     Thời gian này cũng là thời gian kiểm tra kỹ thêm Đgim.

      Đgim trở về Thụy sĩ đúng thời hạn đã định và ngụ tại Môntric với một người bạn tên là Bin. Hai người đã từng quen biết nhau trước đây trong đội quân quốc tế cộng sản.

      Ba người — Xônhia cũng sống tại Môntric —kéo nhau vào trong núi, nơi Xônhia dạy họ học điện đài. Tới mùa xuân năm sau, Đgim đã nắm vững được chuyên môn mới và bắt đầu dạy lại vợ chồng Khamen. Đgim sống ở Giơnevơ dưới danh nghĩa một người Anh khá gỉa bị mắc kẹt tại đây vì chiến tranh.

      Xônhia đã giúp đỡ cho việc huấn luyện những  hiệu thính viên tương lai cho đến lúc chị lên đường. Điện đài được đưa đến nhà vợ chồng Khamen, và Xônhia đã duy trì liên lạc với Mátxcơva từ đây.

      Cũng trong thời gian đó, Etmôn Khamen đã lắp xong một máy phát mới mạnh hơn đảm bảo liên lạc liên tục với trung tâm. Vợ chồng Khamen bắt đầu trực tiếp đảm nhiệm công việc, còn Đgim thì chuyển đi Lôdan theo lệnh của Sanđô. Thế là Rađô hiện đã có hai đài phát, hai chìa khóa mã và chương trình liên lạc khác nhau, nghĩa là đầy đủ những gì cần thiết để liên lạc liên tục với Mátxcơva.

       Mùa xuân năm 1941, Sanđô đã đi Lôdan để làm quen với hiệu thính viên Đgim và xem anh ta Iàm ăn ở đó ra sao.

      Đgim sống trong một căn buồng nhỏ ở cuối hành lang trên tầng chót của một tòa nhà cao tầng ở phố Smen Đôlôngie. Sau khi xem xét nơi ở của Đgim, Sanđô rất hài lòng. Mọi thứ ở đây đều đã được cân nhắc kỹ. Hành lang dài có tác dụng của nó : Các vị khách không mời mà đến không thể nào vào nhà mà không bị phát hiện. Ở đây mỗi bước đi trên hành lang đều có tiếng dội lại rất vang. Cánh cửa hai tầng chắc chắn có then cài cẩn thận đề phòng khi có cảnh sát ập đến và nếu như có phá cửa đi chăng nữa thì hiệu thính viên cũng đã có đủ thời gian để đốt, hủy  những tài liệu và những chứng cớ buộc tội.

       Đgim đá được báo trước về cuộc gặp gỡ nhưng anh vẫn không mở cửa khi chưa nghe đúng ám hiệu. Có tiếng thẹn cửa mở lách cách, Đgim mời Sanđô vào nhà rồi đóng cửa cài then lại. Và thế là hai người làm quen với nhau. Họ nói chuyện không lâu và bàn về quy ước gặp gỡ với nhau theo yêu cầu, về việc chuyển điện cho Mátx-cơva. Điện sẽ do vợ Khamen, Ônga, hoặc một nữ cán bộ hoạt động bí mật khác tên là Maria mang tới. Còn Maria là ai, từ đâu tới thì Sanđô không nói. Chính vì thế Đgim không hề biết Maria là Êlêna vợ của Rađô.   

      Sau 5 năm dài làm việc tỉ mỉ, công phu, giờ đây Sanđô đã có thể hài lòng khi thấy nhóm của anh có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ của trung tâm giao cho trong những điều kiện phức Jạp nhất. Trong tay Sanđô đã có hai máy thu phát, ba hiệu thính viên có trình độ và những con người có thể thu thập được những tin tức cần thiết về địch. Bây giờ thì càng ngày người ta càng thấy rõ kẻ thù của nước Nga sẽ là nước Đức phát xít. Điều cần được xác ở đây là Hítle sẽ tấn công nước Nga vào lúc nào….

       Vào tháng tư, Rađô đã nhận được những tin tức mới đáng lo ngại từ Béclanh gửi về. Tin này do viên sĩ quan Bộ Tổng tham mưu người Thụy sĩ có mật danh là "Luida” cung cấp. Ngay đêm đó Sanđô đánh điện cho Mátxcơva :
       "Ngày 6 tháng 4 năm 1941, Gửi Giám đốc, từ Luida. Quân đội Đức trước đây tập trung ở biên giới Thụy sĩ đã được chuyển đến phía đông mạn biên giới Liên xô. Đôra”.

      Trung tâm yêu cầu có thêm nhưng tin tức mới về các kế hoạch của Hítle.

     Vào cuối tháng năm, trong cuộc gặp gỡ thường lệ, Pacbô đã chuyển cho Sanđô bản tin nói rõ ngày tháng Đức sẽ tấn công Liên xô. ”Bọn chúng sẽ tấn công vào rạng sáng ngày 22 tháng sáu...” — Sanđô đọc.

      - Tin này lấy ở đâu ra thế ? — Sanđô lo lắng hỏi…

     - Của một kiều dân Đức tên là Khrixchia Taylo làm phiên dịch trong phòng lao động quốc tế - Pacbô trả lời — người này có trình độ luật sư và là chiến sĩ chống phát xít. Tôi đã biết anh ta từ lâu rồi. Anh ta là một con người chín chắn. Anh ta có liên lạc với Béclanh.

     - Cụ thể là với ai ? — Sanđô gặng hỏi — Anh thử tưởng tượng xem báo cáo này có tầm quan trọng như thế nào. Trung tâm cần biết chính xác tin này bắt nguồn từ đâu.

     Taylo từ chối không nêu nguồn tin…Anh ta khẳng định là anh ta không nghi ngờ một chút nào về tin tức này.
   
     - Thôi được — Rađô tư lự đồng ý — Chúng ta sẽ báo cho trung tâm nhưng sẽ nói rằng không rõ nguồn.

      Tin này được báo đi Mátxcơva. Sanđô thầm mong nó không đúng sự thực.

     …. Nhưng thông báo của Taylo hoàn toàn chính xác…

      Sáng chủ nhật Êlêna lo lắng đánh thức chồng dậy:
      - Này, anh này — giọng chị lạc hẳn đi — chiến tranh rồi đấy!   

      Cửa phòng mở toang để lọt tiếng Hítle đang phát biểu trên đài phát thanh. Đêm hôm đó Sanđô đã thay mặt nhóm điện đi Mátxcơva:
     "Gửi giám đốc, từ Đôra. Trong giờ phút lịch sử này chúng tôi nguyện sẽ hết sức trung thành và sẽ nhân đôi sức mạnh, đứng vững trên vị trí tiền tiêu…”





      5.





      Ngay từ tháng 3 năm 1940, trung tâm đã nhận được của Anta một bức điện mã số ngắn ngủi chỉ có vài dòng: "X đã nhận chức tại Đại sứ quán, lệnh cho X đi Mátxcơva đã ký. X sẽ phải đến đó vào 10 tháng 4, Đã trao mật khẩu và số điện thoại. X sẽ gọi điện vào khoảng 14 và 14.30 chiều. Tự xưng mình là Smít. Khi đi gặp gỡ sẽ mặc áo bành tô đen sẫm, tay cầm một cuốn sách trong có kẹp một tờ báo ra ngày 10 tháng 3. Anta”.

       Và thế là con người xa lạ có tên là X đã làm việc trong Đại sứ quán Đức Mátxcơva trên phố Lêônchép.. Là một đảng viên đảng quốc xã, X đã được công thành danh toại nhờ có Anta giúp đỡ và thông qua Ruđôn phôn Sêlia, đã đến Mátxcơva.

     X giữ một chức vụ tầm thường trong đại sứ quán Đức, nhưng theo tính chất công việc thì có thể tiếp xúc với các tài liệu của đại sứ Đức tại Mátxcơva, bá tước phôn Sulenbuốc. Đến Mátxcơva, X trực thuộc Cuốc Vônphgan, ngưừi duy trì liên lạc thường xuyên với X theo nhiệm vụ của trung tâm. Sau đó mối liên lạc này đưọc chuyển giao cho Grigôri Bêlikốp.

       Vào thời gian đã định, X gọi điện và sau đó ba ngày anh đến ga tầu điện ngầm "Aeroport”. X ra khỏi toa đầu tiên và ngồi xuống một chiếc ghế băng bằng gỗ, để trên đùi cuốn sách kẹp tờ báo... Vài phút trôi qua, X lơ đễnh nhìn những người khách đang nối đuôi nhau đi ra từ những toa tầu màu xanh và những bức tường mầu trắng nhuốm ánh đèn pha. X vẫn chờ...

      Một người đàn ông cao gầy đến ngồi cạnh anh ta và nói mật khẩu. X đáp lại và họ cùng đứng dậy đi lên phía trên. Họ đi ra đại lộ tuyết vừa tan và quay ngược lại phía nhà ga Bêlôruxia... Trời đã tối, những ngọn đèn tù mù bật ánh sáng xuống đường phố. Khuôn mặt hai người đi trên đường nhựa ẩm ướt hiện lên lờ mờ không rõ... Tới bên cầu cạnh nhà hai người chia tay nhau.

      Từ đấy Cuốc Vônphgan thỉnh thoảng lại gặp X. Vài tháng sau cuộc gặp gỡ đầu tiên, X đã chuyển cho anh những bản tin đầu tay. Sau đó tin tức mỗi ngày một nhiều lên... Mùa xuân năm 1941, X đã báo cho anh biết Bá tước Phôn Sulenbuốc đã đi Béclanh để gặp Hítle. Viên đại sứ nói về nguy cơ đối với nước Đức trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Liên-xô nhưng Hítle đã không để cho ông ta nói hết lời, hắn buông xõng một câu: "Tôi không định đánh nhau với bọn Nga...”

       Chiến tranh sẽ nổ ra... Ngay sáng hôm đó, đại sứ Đức tại Mátxcơva, bá tước phôn Sulenbuốc đến Ủy ban nhân dân Bộ Ngoại giao đóng tại phố Kudơnhet. Trước đó, ông ta đã gọi điện báo rằng ông ta cần phải gặp ngay ngài Môlôtốp.   

      Viên đại sứ phôn Sulenbuốc khổ sở vì sứ mệnh được giao, không dám nhìn thẳng vào mặt người tiếp chuyện mình :   

     - Tôi thi hành lệnh của chính phủ tôi... Từ ngày hôm nay, Đức tuyên bố chiến tranh với nước Nga Xô viết...

      Trên biên giới phía Tây, chiến tranh đã diễn mấy tiếng đồng hồ rồi. Không quân Đức đã ném bom xuống các thành phố của Liên xô...   

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #97 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2019, 01:42:30 am »

                                                                                                                         

                                                                                                           CHƯƠNG II - BÉCLANH, 1941...



      Đài thu sóng của Ápve đặt tại Krants, một vùng ngoại ô hẻo lánh gần Hămbua. Những cánh cửa sổ của phòng để máy được mở toang ra, và từ tầng cao nhất của khu nhà này có thế trông thấy khoảng rộng bao la của sông Enbơ. Phía đó là bờ sông thoai thoải với những lùm cây và những túp lều của dân chài dựng sát mặt nước. Trên thượng lưu sông Enbơ, một chiếc xà lan máy đang chạy ngược dòng để lại đằng sau nó những bọt nước trắng xóa... Chiếc xà lan đi dọc theo bệ cửa sổ và khuất sau mé khung cửa bên phải. Mặt trời đã ngả về tây từ lâu, trời sắp hoàng hôn nhưng cái nóng tháng sáu vẫn hầm hập, tên hiệu thính viên trực ca đang lử người đi vì nóng, hắn ngồi tay áo xắn cao, cổ áo phanh ra, uể oải dùng ngón tay cái gẩy gẩy cái núm điều chỉnh, xoay hết bên này lại đến bên kia trên dải tần được giao.   

       Chiếc kim bạc theo cử động của ngón tay di động trên thang vạch của chiếc máy định hướng, chiếc đèn mắt thần lúc to lúc nhỏ lập lòe một màu xanh biếc.

      Tay hiệu thính viên đã nhớ như in trong óc vị trí của các đài phát. Hắn có thể chỉ nhìn qua là biết đài nào lên tiếng mà không cần nhìn bản tính kỹ thuật đặt ở trước mặt. Kia là... Hămbua... Béclanh... Nhưng kìa, quỷ tha ma bắt ! Hắn bỗng nghe thấy trùng với làn sóng của một đài quen thuộc có những tín hiện gọi lạ tai,.. "Pêtêich... Pêtêich... Pê... tê... ich...” (P.T.X.). Sau một lát nghỉ ngắn là tiếng phát số linh hoạt. Tên hiệu thính viên sửa lại tai nghe, vội vã ấn nút ghi âm và bật thiết bị định hướng. Nhưng hắn chỉ kịp ghi lại đoạn cuối của bức điện — cái máy lạ đó đã im bặt và không thấy lên nữa. Hắn cố tìm trên những làn sóng bên cạnh xem có thấy nó không nhưng vô hiệu. Máy định hướng đã chỉ cho thấy bức điện đã được phát đi từ một khu vực nào đó của Béclanh. Tên hiệu thính viên đã báo cáo chuyện này cho tên phụ trách ca trực. Tên này lập tức cười nhạo hắn, làm thế nào mà lại có thể có một đài lạ ở Béclanh được...

      Có lẽ tay hiệu thính viên đã làm rồi chăng.   

       Ngay đêm hôm đó, trong một ca trực khác, bọn chúng lại ghi nhận được có đài sóng ngắn hoạt động. Máy định hướng lại xác định là bức điện được phát đi từ Béclanh. Chúng báo cáo lên Ápve. Nhưng không hiểu sao Ápve lại cho đấy là việc không quan trọng. Ngày hôm sau chúng lại phát hiện thêm một số đài khác. Trên làn sóng điện vang lên những tính hiệu gọi bí hiểm : "Pêtêich... Pêtêich... Pê... tê...ich”. Các bức điện này được chủ yếu phát đi vào lúc đêm khuya.

       Giờ đây những mối lo mới đang ập đến với Cục Thông tin của Ápve mang cái tên là phunk —Ápve. Trên mặt trận phía Đông, hoạt động tấn công đã bước sang ngày thứ tư. Quân đội Đức đã đột nhập vào lãnh thổ nước Nga. Biết đâu hoạt động của các đài sóng ngắn lại liên quan đến việc này thì sao. Giả định này đã được nhanh chóng khẳng định — ngành định hướng vô tuyến đã phát hiện ra địch trên làn sóng. Phòng giải mật mã được lệnh cấp tốc giải khóa mã của các bức điện đã thu được. Nhưng các chuyên gia thông thạo các chìa khóa mã số và các hệ thống truyền tin mật các loại đều bất lực không tài nào giải ra được các cụm số trong các bức điện nói trên.

       Đành phải báo cáo cho trùm Ápve biết chuyện. Nhưng Bộ Tham mưu Ápve của đô đốc Kanarít cũng như Cục an ninh đế chế không xem trọng báo cáo này. Cho dù có đài phát của địch hoạt động đi chăng nữa thì cũng chẳng giúp ích được gì cho bọn Nga — kết cục chiến tranh được quyết định trên chiến trường chứ đâu phải trên làn sóng điện. Sau hai tuần chiến sự, quân Đức đã chiếm được Riga, Pxcốp, Minxcơ, đã băng qua vùng Bêrêdina tới gần Đơnhép. Bọn chúng đã đi được nửa đường tới Mátxcơva, chiến tranh sẽ kết thúc, sau một tháng đúng như khẳng định và dự kiến cua tướng Ganđe khi chuẩn bị kế hoạch "Barbarosa”.   

       Bây giờ thì mấy tên tình báo của địch, mấy "kẻ chơi piano” nhãi nhép — bọn Đức đã gọi các chiến sĩ điện đài như vậy — phỏng làm được cái gì kia chứ. Cũng có thể đấy chưa hẳn đã là bọn Nga mà là các điệp viên của Anh cũng nên. Thôi thì cứ mặc cho chúng tung hoành...

       Ngày 3 tháng 7, Tham mưu trưởng các lực lượng lục quân Ganđe đã ghi trong nhật ký quân sự của hắn: "Sẽ không cường điệu khi nói rằng chiến dịch chống Nga sẽ thắng lợi trong vòng mười bốn ngày...”

       Ngày hôm sau, Gande đã báo cáo cho Hítle về diễn biến tình hình trên mặt trận phía Đông và trình bày quan điểm của mình. Lúc đó tâm trạng của hắn thật là sảng khoái. Đó là một ngày đẹp trời, cây cối bên cạnh khu Chiagacten nhuốm ánh mặt trời như loại cây chuyển mầu trồng bên ngôi đền cũ. Hítle hài lòng với bản báo cáo, hắn kết luận :
      - Còn gì hơn thế nữa, xin chúc mừng ông!  Bọn Nga đã thực sự thua cuộc — Hắn bật dậy và phấn chấn bước đi trong phòng. Bỗng hắn dừng lại ngẩng đầu kiêu kỳ thốt lên : "Tôi đã nói với các ngài về điều này rồi mà! ”

      Bốn hôm sau, tư lệnh lục quân phôn Braukhit đã đến báo cáo với Hítle về tình hình trên mặt trận Nga. Để có thêm những tư liệu chính xác nếu như Quốc trưởng yêu cầu, tên tư lệnh đã mời tham mưu trưởng Gande và phôn Chippenkiếc, trùm tình báo lục quân đi theo. Tất cả đứng xung quanh một cái bàn lớn, trên bàn là tấm bản đồ tình hình chiến sự ở Nga. Khi Braukhit báo cáo xong, Hítle hỏi Chíppenkiếc :
      - Ngài có thể bổ sung thêm gì vào báo cáo của ngài tư lệnh không ?

       Phôn Chippenkiếc cúí gằm nhìn vào bản tin đã chuẩn bị sẵn :
      - “Theo tin tình báo Đức nắm được thì trong số 164 sư đoàn của Liên xô đã có 89 sư đoàn bị tiêu diệt, 18 sư đoàn của địch đóng trên những hướng phụ của mặt trận. Tất cả chỉ có 40 sư đoàn có khả năng chiến đấu chống lại ta. Theo những tin tức hiện có, địch không có lực lượng dự bị”.

     - Còn riêng ngài thì ngài thấy thế nào ?—Hítle hỏi, mặc dù hắn nắm rất rõ số lượng các sư đoàn đang hoạt động ở phía Đông.

      - Thưa Quốc trưởng, kể cả các đơn vị đồng minh chúng ta thấy có hai trăm sư đoàn. Sinh lực của chúng ta gấp bốn lần địch — tham mưu trưởng Gande nói dằn từng tiếng — Tương quan về tăng và pháo cũng vậy...

      Braukhit thêm vào:
      - Thưa Quốc trưởng, cho phép tôi nói rõ thêm một chút, để phát triển kế hoạch chiến lược "Barbarosa” tôi đã ký lệnh cho cụm tập đoàn "Trung tâm” quay sang phía bắc thống nhất với cụm tập đoàn quân của thống chế phôn Lêép sau khi đã tới Xmôlenxkơ để tiêu diệt quân Nga ở vùng gần Ban-tích. Đợt cơ động lực lượng này của thống chế phôn Bốc sẽ có thể được thực hiện vào những ngày tới đây..

     Hítle không hỏi gì về tổn thất của quân đội Đức, còn tư lệnh phôn Braukhit và tham mưu trưởng Ganđe cũng cho rang im lặng là hơn. Quân đội Đức chịu tổn thất rất lớn. Quân Nga tuy rút lui nhưng vẫn chống cự rất kiên quyết.

      Kết luận chung thật thống nhất – sau ba tuần, khoảng gần tháng tám, Liên xô sẽ bị thất bại hoàn toàn….

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #98 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2019, 04:53:53 pm »

     

      Một tuần rưỡi trôi qua, Hítle đã ra một chỉ thị mới cho quân đội trong đó không đả động gì đến việc chuyển quân về phía bắc của cụm quân Trung tâm do phôn Bốc chỉ huy và cũng không nói gì đến việc tiếp tục chiến dịch tấn công vào Mátxcơva. Quân Nga bỗng nhiên kháng cự rất quyết liệt.

      - Chúng lấy đâu ra lực lượng dự bị nhỉ ? — Cục trưởng tình báo Chippenkiếc bóp đầu bóp trán suy nghĩ nhưng không tài nào hiểu nổi. Thống chế Bốc đã điện về với tâm trạng hoang mang và yêu cầu chi viện.

      Khl đó Hítle đã quyết định đi đến đại bản doanh của phôn Bốc ở Bôrixốp để nắm tình hình tại trận. Cùng đi với hắn có tướng Kâyten và cố vấn quân sự Jodl. Bộ Tham mưu chính của các lực lượng lục quân do đại tá Khôidin-ghe, Cục trưởng Cục tác chiến đại diện và cả Braukhit cùng Ganđe đều không thể đến Bôrixốp được. Tình hình trên mặt trận trở nên phức tạp. Không thể để quân đội thiếu sự chỉ đạo được dù là chỉ một ngày.

      Trong cuộc họp tại Bôrixốp, Hítle đã triệu tập tất cả các tư lệnh tập đoàn quân. Nhiều người bày tỏ nguyện vọng tiếp tục tấn công vào Mátxcơva nhưng Hítle lại quyết định khác. Hắn lệnh cho tư lệnh tập đoàn quân phía Nam của Phôn Runstendt chuẩn bị tấn công vào Kiép rồi từ đó phát triển xuống vùng sông Đông và bắc Kápkadơ.

       Hắn giải thích :
      - Quân Nga tập trung những lực lượng cuối cùng của họ ở ngoại ô Mátxcơva nhưng chúng ta lại đánh về phía nam và phía bắc chiếm Pêtécbua. Hítle cố ý không gọi thành phố này theo tên mới là Lêningrát cũng như không gọi thành phố Xtalingrat mà gọi là Tsaritsin như cách gọi trong Bộ Tham mưu Đức…

      Hítle bổ sung : Mátxcơva sẽ không thoát khỏi tay ta, nhưng bây giờ quan trọng nhất là chiếm cho bằng được Ucraina, Kápkadơ và Pêtécbua làm cho địch mất nguồn than, dầu hỏa, sắt thép và công nghiệp quân sự.

      Nhưng sự tình đâu phải chỉ thế. Hítle đã lo ngại trước những tổn thất nặng nề của cụm tập đoàn quân "Trung tâm”. Hắn đã bắt đầu hiểu ra là việc tiêu diệt quân đội Liên xô tại vùng biên giới một cách chớp nhoáng đã không thành công.   

       Thời gian cứ thế trôi đi. Cuộc tấn công vào Nga diễn tiến chậm chạp. Những chiếc đài bí mật làm việc trong lòng Béclanh cứ như chọc tức bọn Đức không khác tiếng vo ve của đàn ong quấy không cho chúng ăn ngon ngủ yên. Biết báo cáo như thế nào cho Hítle được đây. Himle đã mạnh dạn thông báo chuyện này cho Quốc trưởng. Hítle cáu tiết. Hắn gần như ngạt thở vì cơn thịnh nộ, hắn dọa sẽ trừng trị và đuổi cổ hết những thằng ăn hại không tìm ra được kẻ địch ngay trong nhà của mình...

      Khi Hítle đã nguôi đi và chịu nghe người khác nói, Himle mới trình bày về những biện pháp nhằm tiêu diệt các đài vô tuyến. Giéttapô đã thành lập đội đặc biệt gồm những nhà hình pháp học có kinh nghiệm, những kỹ sư thông thạo kỹ thuật định hướng, giải mật mã và các nhân viên khác của Ápve. Hãng nghiên cứu quân sự "Leve Opta Radio A.G” được giao nhiệm vụ chế tạo những hệ thống máy định hướng mới với sai số ít nhất. Chiến dịch truy quét sẽ bắt đầu từ thành phố Béclanh khi những máy này được chế tạo xong. Himle còn báo cáo rằng ngoài ra Ápve sẽ áp dụng những biện pháp mới để triệt mọi nguồn tin tức. Sẽ ra thông cáo cho dân chúng biết, nếu ai bép xép làm lộ bí mật quân sự, bí mật quốc gia sẽ bị nghiêm khắc trừng trị kể cả tới mức tử hình.

      Hítle gật đầu tán thành kế hoạch này. Himle chú ý theo dõi thái độ của Quốc trưởng. Hình như mọi điều đều tốt đẹp. Hítle gõ gõ ngón tay xuống bàn. Đó là dấu hiệu biểu hiện sự thăng bằng của hắn đã được phục hồi.

     Himle phát biểu xong, Hítle hỏi :
     - Ông hãy nói cho tôi biết nội dung các bức điện thu được. Kẻ địch của chúng ta đã có những tin tức gì thế ?

      - Thưa Quốc trưởng— Himle bối rối nói khẽ - rất tiếc là chúng tôi chưa giải được khóa mã... Chúng tôi sẽ tìm biện pháp — Hắn im lặng một lát rồi nói rằng đã thu được hơn một trăm bức điện nhưng mỗi bản hình như lại được viết bằng một loại mã số khác nhau.

      Hítle lại nổi cáu, sau đó hắn lệnh cho thực hiện kế hoạch đã định. Và thế là tất cả bắt đầu nháo nhác đổ xô vào tìm kiếm…..

      Tất nhiên việc dễ nhất vẫn là thực hiện phần cuối cụả kế hoạch — đe dọa những kẻ bép xép, bắt bớ hàng chục hoặc hơn và nếu cần có thể tới hàng trăm người Đức không biết giữ mồm, giữ miệng cho vào trại cải tạo để làm gương cho kẻ khác... Trên các bức tường, bờ rào và ngay cả trên các vỉa hè thành phố đã xuất hiện những hình người được vẽ bằng một thứ mực đen khó xóa đang khom lưng khum lòng bàn tay che tai lắng nghe. Dưới đó là dòng chữ : "Nầy, khẽ thôi ! Gián điệp đang nghe trộm đấy !”

       Nhưng những cái bóng đen đó đã không diệt được kẻ thù tin tức — những bản tin mật của "những kẻ chơi piano” vẫn tiếp tục phát đi. Những chiếc máy định hướng đặt trên xe lùng sục khắp thành phố tìm kiếm những đài sóng ngắn bí mật. Nhưng "những kẻ chơi piano” cứ như chim sơn ca lúc ẩn lúc hiện, nay chỗ này mai chỗ khác. Riêng có một "kẻ chơi piano” đóng đô đâu đó ngay trong khu vực Mátphâykiếckhéplas rất gần cục Ápve. Bọn Đức bắt đầu rình bắt nó trước tiên.   

       Chiến dịch đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Để khỏi đánh động "kẻ chơi piano”, bọn Giéttapô đã ăn mặc giả làm nhân viên bưu điện. Phía trên nắp đường ống dây điện thoại ngầm, chúng cho dựng những chiếc lều bạt mang phù hiệu của ngành bưu điện — hai chiếc loa để chéo nhau và những tia chớp….

      Bọn Giéttapô làm ra vẻ như sửa đường dây điện thoại. Những chiếc xe chở đầy bọn cảnh sát vũ trang đậu sẵn trong các ngõ hẻm. Quảng trường Mátphâykiếc-khéplas đã bị bao vây tứ phía. Bây giờ thì ”kẻ chơi piano” không thể trốn đi đâu được nữa. Hiệu thính viên này tiến hành liên lạc vào những thời điểm khác nhau nhưng vào khoảng giữa trưa, lúc 12 giờ 30 nhất thiết sẽ phát tin. Trong các lều bạt đã bố trí sẵn các máy định hướng với các thiết bị xách tay mới, gọn, nhẹ. Các thiết bị này đã được các chuyên gia đánh giá là thành tựu kỳ diệu của kỹ thuật vô tuyến hiện đại. Mọi việc đã triển khai xong chỉ còn việc chờ đợi nhưng... chính vào ngày hôm đó, tay hiệu thính viên bí ẩn kia lại không xuất hiện trên làn sóng điện...   
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #99 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2019, 09:17:09 am »

    

      Trong Cục Phunk — Ápve mọi người sốt ruột chờ đợi kết quả của chiến dịch. Nếu bắt được “kẻ chơi piano”, chúng có thể phát hiện ra chìa khóa mật mã.

     Thất bại trong việc tìm bắt người hiệu thính viên đã làm cho những tên đầu não Phunk — Ápve đau đầu. Chúng bắt đầu dự đoán cả những điều mà chúng cho là không thể có được : Hay là đã có điệp viên của địch chui vào một khâu nào đó của ngành, đã mật báo cho địch? Nếu không thì làm sao lại có thể như thế được ? Một đợt thẩm tra kỹ lưỡng các nhân viên trong ngành bắt đầu được triển khai. Chúng đã xác định xem trong ngày hôm đó có ai gọi điện thoại từ Phunk — Ápve đi không và nếu có thì gọi cho ai và vào lúc nào. Hầu như không có ai gọi điện thoại cả. Vào giờ đó khi xung quanh quảng trường Mátphâykiếckhéplas đang chuẩn bị chiến dịch chỉ có mỗi trung úy Khailơman gọi điện từ Phunk — Ápve đi. Anh ta gọi hai lần nhưng chỉ để gặp một người. Lần đầu không có ai nghe điện cả. Nhưng mười lăm phút sau, Khailơman lại gọi điện và trao đổi công tác với nhân viên Ápve Bộ Hàng không, Kharô Sunxe Bôiden. Hai người này tất nhiên nằm ngoài vòng nghi vấn...

      …Bôiden sau khi được báo trước về nguy cơ đang đe dọa đã kịp báo lại cho hiệu thính viên Gans Kôppi vào phút chót….

   Không hiểu sao vào ngày hôm đó, chính bản thân người hiệu thính viên cũng cảm thấy có điều gì đó khác thường. Trước buổi phát, anh có chạy ra phố mua thuốc hút. Khi từ quầy bán thuốc đi ra, đang châm thuốc hút thì anh nghe thấy tiếng tút tút của máy móc phát ra từ một lều bạt dựng trên một vỉa hè.

       Sau đó thì có tiếng nói :   
       - Có nghe thấy gì không thế ?   

      - Khoan đã, hãy còn sớm...

      Hiệu thính viên lo lắng quay về phòng. Vừa lúc ấy thì Bôiden gọi điện tới.

     Cũng chiều hôm đó Kharô xách chiếc vali đựng đài phát đi đến nhà Ôđa Sốtmiule, một vũ nữ trẻ vừa mới đi biểu diễn cho các đơn vị chiến đấu vể cách đây mấy hôm. Cô đã biểu diễn phục vụ bọn lính sau giờ chiến đấu. Đây là một người phụ nữ vui nhộn, có đôi lông mày tỉa mảnh, khuôn mặt xương xương và mái tóc hớt ngắn làm cho cô giống như một thiếu niên, Ôđa là thành viên trong tổ chức của Kharô và đã được báo trước rằng, trong trường hợp cần thiết, tổ chức sẽ chuyển đài phát sóng ngắn đến chỗ cô. Ôđa sống một mình nên việc này rất thuận tiện.

      Ôda đang chờ đợi Bôiden, cô thấy anh đến liền ra mở cửa ngay...
      - Anh không làm em mắc tội nếu anh ở lại đây đến khuya chứ Ôđa ? — Kharô hỏi đùa và đặt vali lên bàn — Tay anh mỏi rời rã đây này...

     - Đến thăm tình nhân mà lại chẳng mang hoa và quà tặng — nữ nghệ sĩ cười — anh phải để ý đến chuyện ấy chứ !

     - Nhất định là có rồi !... Nhưng để lần sau vậy nhé... Còn hôm nay anh định tặng cho gã binh nhất một món quà thật tuyệt. Nhưng phải chờ đến đêm mới trao nó được cơ. Máy phát không mạnh lắm hơn nữa anh lại là hiệu thính viên còn non tay lắm.   

      Kharô mắc ăng-ten và Ôđa giúp anh giữ dây khi anh buộc nó dưới trần nhà. Sau đó, Ôđa vừa hút thuốc vừa kể cho Bôiden nghe về chuyến đi mặt trận của cô, về tâm trạng của các sĩ quan. Đến nửa đêm Kharô bật máy phát. Tiếng moóc phát ra đều đều trong phòng. Kharô đã nhanh chóng bắt liên lạc được với Mátxcơva— ở đó người ta đang chờ buổi phát này.

       Đây là một đêm đầu tháng chín. Kharô đã báo cho Trung tâm : "Gửi Giám đốc, từ Koro. Nguồn Arvit. Hítle đã ra lệnh chiếm Ôđécxa trước ngày 15 tháng 9. Việc trì hoãn chiến dịch đường không ở miền Nam là do có thay đổi trong kế hoạch của Bộ chỉ huy Đức. Tại mặt trận phía đông, phần lớn các sư đoàn của Đức đã mất sức chiến đấu vì bị tổn thất nặng nề. Những đơn vị mới thành lập chỉ có quân số tối thiểu…”

     "Nguồn Morits báo: Kế hoạch 2 đã được thực hiện. Mục tiêu tấn công có thể là giành tuyến Áckhanghen Mátxcơva — Axtrakhan vào cuối tháng mười một. Việc di chuyển quân thực hiện theo đúng kế hoạch này...”   

     "Nguồn Xiudan. Tuyến tạm trú qua mùa đông được Bộ tham mưu xác định nằm trên vùng Rôxtốp, Idium, Ôren, Brianxư, Đôrôgôbugiơ, Nôvgôrớt, Lêningrát. Quân đội cần phải đến tuyến này vào đầu tháng mười một…”

      Mục tiêu quan trọng nhất trước khi vào mùa đông là chiếm Mátxcơva, Krưm và khu công nghiệp Đôn-nhét. Kế hoạch ngăn chặn việc cung cấp dầu hỏa từ vùng Kápkadơ đến đã được vạch ra. Nhiệm vụ cho hướng bắc là chiếm Lêningrat và sáp nhập với Phần lan nhưng Hítle đã bác bỏ phương án này và ra lệnh chuẩn bị cho đợt tấn công mới vào Mátxcơva bằng mọi phương tiện kỹ thuật hiện có.
   
     "Nguồn Maria: Các đoàn tàu chở pháo hạng nặng đã đi qua vùng Kênhiếcxbec theo hướng tới Mátxcơva. Tại Pilau đang đưa lên tàu những khẩu đội pháo bờ biển hạng nặng và số vũ khí này cũng sẽ được chuyển tới đó”.

     "Nguồn Giắc : Ưu thế kỹ thuật của xe tăng Liên-xô rõ ràng vượt xa xe tăng Đức. Bộ Tổng tham mưu lo lắng trước việc Hítle liên tục yêu cầu thay đổi kế hoạch tác chiến chiến lược ở phía Đông. Trong Bộ Tổng tham mưu bắt đầu nảy sinh ra những ý kiến bất đồng trước sự phát triển tình hình chiến dịch. Tin tức đã nhận được từ một sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Đức. Đã thông qua quyết định không đánh chiếm Lêningrat mà chỉ bao vây phong tỏa nó….”.

      Kharô nhanh chóng chuyển sang thu và cắm cúi ghi những nhóm số :   ...
    
      "Giám đốc gửi Koro — nguồn Snâyđe tỏ ra là một người hiểu biết, thông thạo tin tức. Hãy giao cho anh ta xác định số lượng chung của quân đội Đức sau khi đã nắm được tiềm lực quân sự của tất cả các nhà máy hóa chất đang chế tạo chất độc hóa học. Cố gắng làm sao lấy được công thức của các loại chất độc mới đó. Rất hài lòng về công việc của các anh. Chúc thành công…”.      

      Thực hiện nhiệm vụ của trung tâm, Kharô đã báo về cho Mátxcơva : “Tổn thất thực tế của quân đội Đức sau ba tuần chiến đấu đầu tiên tại mặt trận phía Đông gần một trăm nghìn tên... Cũng trong thời gian đó, quân đội Đức đã mất một nghìn rưỡi xe tăng - chiếm nửa tổng số xe chiến đấu chúng có vào đầu chiến dịch trên mặt trận phía Đông...”

       Buổi phát kết thúc, Kharô mệt mỏi đứng dậy….

............................
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM