Tiêu đề: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 25 Tháng Bảy, 2015, 08:35:03 am - Những vọng gác vô hình
- Nguyên bản: Trong những tháng năm của cuộc Đại chiến - Tác giả: Iuri Mikhailôvích Kôrôlkốp - Người dịch:Phạm Hùng Sơn & Văn Thanh Hải Hoa - NXB Nhà văn Xô viết 1981 - NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh 1984 - Số hóa: HUYTOP LỜI GIỚI THIỆU " Những vọng gác vô hình” (Tên bản tiếng Nga là "Trong những tháng năm của cuộc Đại chiến”) là tác phẩm của nhà văn nổi tiếng của Liên Xô, Iuri Mikhailôvích Kôrôlkốp. Đây là một câu chuyện có thật, đúng hơn là “nhưng chuyện có thật”. Cuốn sách đã kể cho ta biết những sự kiện trong cuộc chiến tranh thể giới lần thứ hai, về những con người đã anh dũng chiến đấu chống bọn phát xít. Nhiều người trong số họ đã ngã xuổng cho đến nay tên tuổi và chiến công của họ vẫn chưa được biết đầy đủ. Số ít những người còn sống sót thì thích kể lại chiến công của những người đã khuất. Kẻ địch, chả nghĩa quổc xã Đức, thì lại muốn che dấu tội ác, còn bọn phục thù thì lại mưu toan đổi trắng thay đen. Vượt qua tất cả những khó khăn chồng chất thường gặp khi tìm hiểu về công tác bí mật và về bản thân những người đã tham gia vào công tác đó,tác giả đã cho chúng ta một bức tranh rộng lớn, sinh động của cuộc đấu tranh trên trận tuyến thầm lặng. Những con ngươi và những chiến công, những hy sinh, mất mát, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các chiến sĩ tình báo Xô viết và những người theo chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả đối lập với sự dã man, tàn bạo, những thủ đoạn quỷ quyệt của chủ nghĩa Quốc xã. Trong những tháng năm khốc liệt của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai khi vận mệnh của nhà nước Xô viết đang bị đe dọa nghiêm trọng, các chiến sĩ Hồng quân đã chiến đấu giành giật từng tấc đất với quân thù ở ngoại ô Mátxcơva, nhưng đâu chỉ có họ mới là nhũng người đã làm nên chiến thắng, đâu phải chỉ có họ mới giữ được ngôi sao điện tháp Kremlin tiếp tục thắp sáng niềm tin trong trái tim của muôn ngàn người yêu chuộng tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Đấy còn là chiẽn công bất diệt của các chiến sĩ trên trận tuyến thầm lặng, của các chiến sĩ tình báo Liên Xô dũng cảm, ngoan cường, tiến hành Cuộc đấu tranh sinh tử trong lòng địch, phát hiện những mưu ma chước quỷ của quân thù để bộ chỉ huy kịp thời đối phó và giành thắng lợi trong chiến tranh. Chiến công của các chiến sĩ tình báo Liên Xô đã buộc quân thù phải cay đắng thừa nhận: "... Mạng lưới tình báo Liên Xó có đến 35.000 người. Họ được tuyển dụng trong giới thượng lưu châu Âu, nhũng người trí thức, các nhà công nghiệp, các viên chức cao cấp vì căm thù chủ nghĩa phát xít mà đã trở thành những người có thiện cảm với chủ nghĩa cộng sản (W.Flike — "Rate Kapelle” — tác giả vốn là nhân viên Cục tình báo quân sự Đức tham gia chống lại mạng lưới tình báo Liên Xô)”. "Chỉ riêng trong mạng lưới của Rađô ở Thụy sĩ đã có mười một sĩ quan Đức mà tên tuổi đến nay vẫn chưa được biết, thường xuyên thông báo các tin tức quan trọng và bí mật của bộ tham mưu quốc xã cho tình báo Liên Xô, tổng số báo cáo của mười một quân nhân này dài tái 12.000 trang đánh máy” (Domingo Pastor Petit — “Công tác gián điệp"—Nhà xuất bản René Julliard, Paris, 1973). Những người am hiển công tác tình báo đều thừa nhận: "De Rotekapell, Kapelle đã gửi cho Mátxcơva những tin tức về số lượng chất lượng, chưa từng có trong toàn bộ lịch sự công tác tình báo”. Tác phẩm "Những Vọng gác vô hình" không phải là một tác phẩm văn học thuần túy. Càng đọc chúng ta càng thấy như mình đang được cùng với các chiến sĩ trên mặt trận đặc biệt lọt sâu vào sào huyệt địch, dũng cảm, mưu trí đối phó với chúng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mà ở đây tất cả đều là những người thực việc thực (trừ một số nhân vật mà tác giả đã thay đổi họ tên). Tác giả đã để cho Sự thật nói lên sự sinh động của cuộc sống, của cuộc đấu tranh trên trận tuyến vô hình và một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy sự thật vẫn sinh động hơn bất cứ một sự hư cấu nào. Trước mắt chúng ta là Sanđô Rađô, là Schiobe, là Volphgan, là Doiden, Bêlikốp... Đấy là những con người vĩ dại nhưng cũng lại rất bình dị như tất cả chúng ta, như tôi và bạn, như mọi con người biết yêu, biết ghét, dám chiến đấu về dám hy sinh. Những người dịch Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 26 Tháng Bảy, 2015, 08:14:02 am PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày mồng một tháng giêng năm 1918 tại thành phố Pêtécbua đã xảy ra vụ mưu sát Vlađimi Ilích Lênin. Sự việc xảy ra vào một đêm sương mù, trên cầu qua con sông nhỏ cách trường đua ngựa Mikhailốp không xa lắm. Bọn ám hại đã bắn vào chiếc xe chở Lênin đi dự mít tinh về. Rất may Ịà không hề hấn gì. Một ngày sau trên tờ báo Pravđa - Sự thật - có đăng một thông báo ngắn : "Ngày mồng một tháng giêng, khi đồng chí Lênin, vừa mới rời trường đua ngựa Mikhailốp nơi Người phát biểu trong cuộc mít tinh trước đội quân xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên đường ra mặt trận thì xe của đồng chí đã bị một kẻ đê tiện bắn vào. Thùng xe bị bắn thủng một số chỗ”…. Trước đó, chính phủ đã ban hành sắc luật đặc biệt, cho phép Ủy ban đặc biệt toàn Nga trấn áp bọn phản cách mạng và bọn phá hoại ngầm. Cuộc điều tra vụ mưu sát này là một trông những công việc đầu tiên của Ủy ban Đjiécginxki đóng tại căn nhà cũ của tên Tỉnh trưởng trong phố Gôrôkhôvaia. Trong số các nhân viên Ủy ban có hai người trẻ tuổi nhất là cô Pranhia Puchilốpva mười tám tuổi, nhân viên xưởng thủ công Obukhốpxkaia và một thanh niên cùng tuổi tên là Grigôri Bêlikốp vừa mới cùng gia đình mãi đâu từ miền Nam nước Nga chuyển đến Pêtécbua. Bố của Grigôri đã làm thợ rèn trong làng cua những người Đức di cư. Grigôri được lấy vào Ủy ban đặc biệt làm lái xe, nhưng vì trong Ủy ban không đủ người nên anh được giao làm đủ thứ việc: đi khám xét, chuyển thư từ, trực đêm trong Ủy ban và đôi lúc giúp Pranhia dọn dẹp các phòng làm việc. Anh được gọi là ủy viên công nhân. Pranhia Puchilốpva đã hy sình vào những tháng đầu của cách mạng ttong khi tham gia trấn áp một cuộc bạo loạn phản cách mạng. Số phận của Grigôri Bêlicốp thì lại khác. Phelích Étmunđôvích Đgiécginxki đi cùng với ba ủy viên tới ngay nơi xảy ra vụ mưu hại. Xe chật nên không thể đi hết một chuyến. Những người còn lại đi bằng mô tô: hai người ngồi vào thùng xe, người thứ ba ngồi sau yên - chiếc xe do Bêlicốp lái. Grigôri trông vẻ bề ngoài như một cậu bé mới lớn, người hơi cao, gầy, trán cao... "Tạng người như vậy ra đánh khăng với bọn trẻ con có lẽ hợp hơn nhiều”. Bêlicốp mặc chiếc áo cánh có dây lụa buộc thay khuy, bên ngoài khoác áo bludông da ngang lưng lủng lẳng thanh kiếm bao gỗ kêu lạch cạch. Trên cầu không phát hiện thấy gì. Có lẽ bọn khủng bố đã bắn bằng súng lục vì có một chiếc vỏ đạn còn vương lại trên mặt cầu. Điều này đã được khẳng định lại sau khi người ta xem xét kỹ chiếc xe bị bắn: đuôi chiếc xe “Cốt khô” mà Lênin đi có vết đạn súng lục. Từ lưng ghế xe đã moi ra được một cái đầu đạn méo mó.. Như thế có nghĩa là bọn khủng bố đã bắn bằng súng lục. Những tất cả chỉ có vậy, ngoài ra không phát hiện được thêm dấu vết gì đáng kể hơn. Người lái lúc đó đang ngồi sau tay lái kể lại rằng trước khi nghe tiếng súng nổ anh ta thoáng thấy bóng người cạnh xe. Anh ta còn quẹo xe để không quẹt vào người hắn. Nhưng bộ dạng hắn ta ra sao thì anh ta chịu không thể nhớ rõ được. Lúc ấy sương mù dày đặc và những ngọn đèn đường chỉ leo lét qua màn sương. Những thứ duy nhất mà người lái xe trông thấy là chiếc áo bông cộc và chiếc mũ lông Papakha (1) của người đó. Có lẽ hắn ta là một sĩ quan. Nhưng người như thế thì ở Pêtécbua có tới hàng nghìn, họ từ mặt trận kéo về. Có trời mà tìm ra thủ phạm trong số những người này. Trong điện Xmônưi còn có một ủy ban đặc biệt nữa — Ủy ban bảo vệ thành phố Pêtécbua. Đứng đầu ủy ban này là Bôn Bruêvich —-người phụ trách công việc của Ủy ban Xô Viết. Ủy ban được bố trí trong phòng số 75. Hàng ngày có các nhân viên của Ủy ban đặc biệt túc trực. Sáng sớm hôm sau ngày xảy ra vụ ám sát . Bôn Bruêvich bước vào buồng của Lênin. Ông lo lắng báo cáo rằng việc điều tra đã bắt đầu được tiến hành nhưng hiện chưa thu được kết quả gì. Ông bắt đầu kể về những chuyện xảy ra trên cầu. Lênin chau mày: -Chẳng lẽ các đồng chí không còn việc gì khác nữa để làm ư, đồng chí Vlađimir Đmitơriêyích? Chuyện này thì có gì là lạ đâu nhỉ. Cách mạng! Lẽ dĩ nhiên là những kẻ thù hằn với chính quyền sẽ bắn... Đó là chuyện thường tình mà... Chớ có vội vã, các đồng chí ạ, mọi việc rồi sẽ sáng tỏ thôi — Lênin lái câu chuyện sang đề tài khác. ………………………………… (1)-Papakha: Mũ dùng cho sĩ quan thời bấy giờ - ND Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 27 Tháng Bảy, 2015, 08:47:15 am Thế nhưng cuộc điều tra vẫn không mảy may làm sáng tỏ thêm điều gì. Những ngày tìm kiếm cứ thế trôi đi trong băn khoăn, vô vị. Nhưng ba tuần sau lại có những sự việc mới xảy ra làm hé mở bức màn bí mật bao quanh vụ ám sát hụt này.
Bôn Bruêvích sống trong phố Kherxonxkaia và Lênin thường ngủ ở nhà ông vào những hôm làm việc khuya trong điện Xmônưi. Chẳng mấy ai để ý tới một người lính bộ binh mặc chiếc áo capốt đã bạc mầu đôi lúc thường xuất hiện cạnh nhà Bôn Bruêvích. Duy chỉ có điều trái với những người lính khác là trên ve áo ca-pốt của anh ta có những viền vải đỏ tự làm. Có một lần anh lính đó rẽ hẳn vào nhà Bôn Bruêvích và hỏi xem trong nhà có cần người quét sân không, nhưng người ta không cần đến người quét sân ở đây... Mấy ngày sau cũng vẫn chính anh lính với những viền vải đỏ trên ve áo ấy lại xông vào nhà Bôn Bruêvích. Anh ta hỏi đúng họ tên Vlađimir Đmitơriêvích Bôn Bruevich. Nghĩa là anh ta đã biết ông. Người nhà nói rằng, Bôn Bruêvích không có nhà, chỉ tiếp khách trong điện Xmônưi thôi và khuyên anh ta tới đó. Anh lính đứng dậm chân trên hành lang. Tuyết trên đôi ủng của anh ta tan ra hằn rõ vệt ướt trên nền nhà. -Các người không nói dối đấy chứ ? - Anh ta bỗng hỏi — Có thể các người giấu tôi... Nhưng thôi chuyện đó không có gì, xin lỗi... Tôi đã làm bẩn... Người nhà kể lại cho Bôn Bruêvích nghe về người khách kỳ quặc đó và ít lâu sau chính ông đã gặp anh ta. Lần đó trên đường đến điện Xmônưi ông dừng lại bên cổng nhà nói chuyện với mấy bác thợ nhà máy bên cạnh ở cùng phố. Hôm đó là chủ nhật, mấy bác thợ nhàn rỗi tụ tập quanh chiếc xe đến đón Bôn Bruêvích. Bôn Bruêvích quen nhiều người trong số họ, một số thì biết ông phụ trách công việc của Ủy ban nhân dân Xô viết qua nhiều lần ông đến phát biểu trong nhà máy. Vlađimir Đmitơriêvích Bôn Bruêvích để râu, đội mũ rộng vành đeo kính không gọng, hai tay cho vào túi chiếc áo bành tô rộng, lưng hơi gù. Ông dùng khuỷu tay giữ chiếc cặp và đứng nói chuyện với những người hàng xóm. Sau đó ông liếc nhìn đồng hồ và vội vã đi ra xe. Tại đây anh lính — chính anh lính có viền vải đỏ trên ve áo tiến đến gặp ông. Lông mày anh ta nhíu lại, đôi mắt đen sáng lên. Anh ta khẽ hỏi: -Khi nào thì tôỉ có thể nói chuyện với ông được? -Về cái gì cơ chứ ? — Bôn Bruêvich vừa mở cửa ô tô vừa hỏi. -Tôi định giết ông như người ta đã ra lệnh cho tôi — anh lính nói khẽ —Trông ông cứ như một nhà quý tộc nhưng ông nói chuyện với mọi người sao mà chất phác cứ như là với bạn bè vậy. Lương tâm tôi không cho phép... -Anh bạn thân mến ơi, cớ sao anh lại muốn kết thúc cuộc đời tôi — Bôn Bruêvích bình tĩnh hỏi — Anh có muốn kể cho tôi nghe không, nếu anh muốn thì lên xe đi đến Xmônưi ta sẽ nói chuyện với nhau... -Không, tốt hơn hết là tôi tự đi bộ đến đó. -Chà, anh không đi tới được đâu —Bôn Brue¬vich cười mỉa — Không đủ can đảm đâu! -Tôi sẽ đến! — Người lính trả lời dứt khoát bằng một giọng buồn rầu. Quả đúng như vậy, gần hết ngày thì người lính đến điện Xmônưi. Trực ban gọi điện đến một nơi nào đó rồi viết giấy ra vào cho anh ta và bảo anh ta hãy đến phòng số 75, nơi làm việc của phòng điều tra thuộc Ủy ban bảo vệ thành phố cách mạng Pêtécbua. Người linh mở hé cửa, trông thấy Bôn Bruêvích trong phòng liền bước vào: -Thế là tôi đã đến đây rồi đấy… Vậy mà ông lại không tin tôi – Người lính trong chiếc áo Capốt dễ nhận, rút từ trong túi ra một khẩu súng lục, cầm nòng súng đưa cho Bôn Bruêvích — Đáng ra tôi đã phải dùng khẩu súng này để bắn ông... Còn họ tên tôi là Xpriđônốp Iakốp Mikhailôvích... Tên quê mùa là Treburnhicốp—-anh ta thêm vào— tôi là người vùng Varônhegiơ. Xpriđônốp ngồi xuống ghế đưa mắt nhìn những người trong phòng và thốt lên : -Trời đất ơi, Vlađimir Đmitơriêvích ạ, tôi muốnnói chuyện riêng với ông, thế nhưng ở đây thì chẳng còn gì mà phải giấu nữa... Người lính bắt đầu kể đầu đuôi câu chuyện. Trước đây anh ta sống ở làng Nôvôkhơperxki. Có một việc đã xẩy ra: những người đàn ông trong làng nổi loạn vì không cam chịu sống dưới ách bọn địa chủ. Bọn hiến binh kéo đến đàn áp. Xpriđônốp nổi nóng, đã giết chết một tên hiến binh rồi anh bị đem ra xét xử và bị đi đày. Sau cuộc Cách mạng tháng ba, anh được giải phóng khỏi nhà tù và phải ra mặt trận vùng Bexarabia. Ảnh trở thành chủ tịch hội đồng quân nhân, và đã từng phục vụ trong đội trinh sát. Đội trưởng đội trinh sát là một viên thượng úy kỵ binh dũng cảm, táo bạo tên là Kusakốp. Đội trinh sát rất đoàn kết trên tinh thâdn : "Một người vì mọi người, tất cả vì một người”. Xpriđônốp hiểu biết rất ít về những người bôn-sê-vích. Những viên sĩ quan chỉ huy thì nói với anh rằng tất cả bôn-sê-vích đều là mật vụ của bọn Đức, thế là anh ta tin ngay. Khi quân đội thất bại, họ đổ lỗi cho bôn-sê-vích. Rồi quân đội tan rã và mỗi người đi về một ngả. Xpriđônốp chẳng còn gì ở làng và lúc Kusakốp đề nghị anh cùng đi với hắn đến Mátxcơva hoặc Pêtécbua. Xpriđônốp đồng ý nhưng quyết định tạt về làng xem sự thể ở đây ra sao đã. Trong làng mọi việc diễn ra khác hẳn, những người bôn-sê-vích lại là người nghèo khổ, họ đòi lấy ruộng đất của địa chủ đem chia cho dân nghèo. Làm gì có mật vụ nào đâu. Anh phân vân. Thế nhưng còn lời hẹn ước, không thể phản bội tình đồng đội. Anh đến Pêtéchua và tìm được Kusakốp. Và mọi việc bắt đầu từ đó. Việc mưu sát Lênin đã được quyết đinh trước lúc rời mặt trận. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 29 Tháng Bảy, 2015, 06:38:02 am Hôm đó trong số các ủy viên công nhân có mặt tại phòng có cả Grigôri Bêlikốp, ủy viên trẻ của Ủy ban đặc biệt (Trê-ca) được biệt phái sang công tác tại điện Xmônưi. Trong lúc cuộc nói chuyện kéo dài đang sôi nổi, Bôn Bruêvich đi ra ngoài gọi theo ba ủy viên khác trong đó có Grigôri, ông nghiêm khắc ra lệnh không được lơ là đối với Xpiriđônốp — biết đâu hắn chẳng nghĩ lại và báo cho đồng bọn của mình biết thì sao.
— Hãy dẫn anh ta đi ăn trưa và cấp cho anh ta một cái giường trong ký túc xá, hỏi chuyện anh ta thật chân tình nhưng không được để anh ta ra khỏi Xmônưi, — Bôn Bruêvích nói dứt khoát. Đồng thời Xpiriđônốp cũng kết thúc những lời cung khai của mình. Anh ta không biết ai đã bắn Lê- nin, thế nhưng anh ta biết những tên khác, trước hết là Ôxminin chủ tịch Liên đoàn kỵ binh Gêorghiép — tên này cùng với viên thượng úy Kusakốp muốn bắt Lênin làm con tin. Chính vì thế mà Xpiriđônốp được giao nhiệm vụ theo dõi căn nhà của Bôn Bruêvích. Bọn lập mưu đã biết Vlađimir Ilích Lênin thường ngủ đêm tại đó. Xpiriđônốp khai địa chỉ và cuộc gặp gỡ bí mật trong cửa hàng thực phẩm cách phố Kherxônxkaia không xa. Nơi đây cũng chính là nơi đặt trạm theo dõi căn nhà của Bôn Bruêvích. — Họ hứa sẽ trả cho tôi hai mươi nghìn rúp nếu tôi hoàn thành nhiệm vụ — Xpiriđônốp kết thúc câu chuyện của mình— Đấy là đồng tiền giết người. Còn ông Vlađimir Đmitriêvích thì tôi phải giết ông ta chẳng qua là vì nhân tiện thôi. Cái chính là bắt cóc Lênin. Các ủy viên công nhân cởi bỏ áo khoác và áo bờ- lu-dông trong góc phòng số 75 và đi ăn trưa. Họ mời cả Iakốp Xpiriđônốp cùng đi. Ăn xong họ chỉ cho Xpiriđônốp giường nằm trong ký túc xá và báo trước cho anh ta hay rằng tốt nhất là anh ta không nên đi ra phố. Nhỡ ra bọn sĩ quan có âm mưu biết là anh ta đã vào điện Xmônưi thì anh ta khó mà thoát khỏi tai họa. Xpiriđônốp đồng ý và cho biết rằng bản thân anh ta thường đến đây, đã biết được những xe nào từ Xmônưi ra và ai đi xe nào. Có lẽ giờ đây vẫn có kẻ nào đó dạo quanh khu vực này. Trong những ngày tiếp theo, Grigôri không có dịp gặp lại Iakốp Xpiriđônốp nữa. Ngay đêm đó, tất cả những lực lượng hiện có của Ủy ban đặc biệt đều được tung ra cho chiến dịch bất thường này. Trên các hẻm Pêrêkupxki và Dabankanxki, trên các phố Ốckhơta và Dakhariépskaia — theo tất cả các địa chỉ mà Xpiriđônốp đã cho, các hoạt động lùng bắt, khám xét được đồng thời tiến hành. Đã tóm cổ và tước vũ khí của một số sĩ quan, bắt bà chủ cửa hàng thực phẩm và một tay sinh viên nào đó. Tất cả đều được đưa về phòng số 75 trong điện Xmônưi. Đã tìm thấy nhiều vũ khí trong Liên đoàn kỵ binh Gêorgiép trong đó có cả bom tự chế. Thượng úy Valenchin Kusakốp là một người vai rộng mặt to, hai mươi hai tuổi, đầu đội mũ Papakha lông cáo. Những tên còn lại cũng trạc cữ tuổi như vậy? Grigôri chú ý thấy Kusakốp hình như có vẻ xa lánh các sĩ quan khác. Khi hắn ta cởi chiếc áo bông cộc lấy khăn quàng cho vào túi thì hắn vô tình để lộ chiếc huân chương chữ thập Gêorgiép đeo trên áo va-rơi. "Phải chăng đây chính là cái tên mà người lái xe của Lênin đã nhìn thấy trên cầu?” Grigôri thầm nghĩ. Cuộc hỏi cung hoãn đến sáng hôm sau nhưng trước khi đưa những kẻ bị bắt về phòng giam người ta bắt chúng cởi bỏ áo khoác ngoài để lại trên nền nhà. Khi Kusakốp bỏ mũ lại, hắn liếc mắt nhìn chiếc áo ca-pốt viền đỏ để trên ghế băng. Ánh mắt hắn thoáng lộ vẻ sửng sốt nhưng rồi y trấn tĩnh lại ngay và bước tiếp theo những tên khác. Chính ngay đêm đó Grigôri được giao trực tại Ủy ban an ninh. Khi tất cả đã đi khỏi và các ủy viên cận vệ đỏ được phân công trực chiến lấy súng gối đầu nằm nghỉ ít phút trên nền nhà thì Bêlikốp đi kiểm tra các phòng giam rồi quay lại phòng số 75. Đã mấy đêm mất ngủ vì công việc khẩn cấp, dồn dập nên anh nhân viên trẻ tuổi của Ủy ban đặc biệt bỗng cảm thấy buồn ngủ ghê gớm trong đêm khuya tĩnh mịch. Anh cố gắng cưỡng lại cơn buồn ngủ nhưng mí mắt cứ ríp lại và anh chỉ toàn thấy những vòng tròn chập chờn. Để đẩy lui cơn buồn ngủ, anh quyết định nghiên cứu các giấy tờ thu được khi khám xét bọn mưu sát. Những giấy tờ này nằm trên góc bàn và được buộc thành từng tập. Trên bàn còn có cả chiếc cặp lấy được của tên Kusakốp. Kusakốp đã vứt qua lỗ cửa thông hơi nhưng bị phát hiện và chiếc cặp lại được đem từ ngoài phố vào. Trong cặp có một khẩu súng lục và một số giấy tờ. Lúc đầu Grigôri chỉ lật qua các trang giấy mà không để ý đến nội dung của chúng. Tuy thế cơn buồn ngủ vẫn cứ bám riết lấy anh. Thế rồi anh lấy ra một quyển sổ bìa ni-lông trong đó ghi chi chít những hàng chữ viết tháu rất khó đọc. Quyển vở này cũng của Kusakốp. Nó được mở đầu bằng những dòng ghi chép ngoài mặt trận mùa thu năm ngoái! Bêlikốp uể oải giở cuốn sổ ra khó nhọc dò nghĩa từng dòng. Và bỗng nhiên cơn buồn ngủ của anh tan biến ngay... Trong tay anh là cuốn nhật ký của tên tòng phạm vụ ám hại Lênin! Bây giờ thì mọi việc đã rõ, chính tên Kusakốp là kẻ thực hiện vụ mưu sát không thành. Hắn bị bắt nhưng không ai phát hiện ra. Grigôri quyết định báo ngay cho Đgiécginxki hoặc Bôn Bruêvích nhưng rồi lại thôi — Việc gì mà lại phải đang đêm dựng họ dậy nhỉ ? Đằng nào thì rồi sáng ra họ cũng sẽ biết thôi... "Nhưng nếu ta ghi chép lại những điều quan trọng nhất trong cuốn nhật ký này thì sao nhỉ ? — Grigôri suy nghĩ – Ai hơi đâu mà đọc hết được những của nợ này. Chỉ có mình lúc này chẳng có việc gì làm mới…. Grigôri tìm thấy trong một tập tài liệu khác, quyển sổ còn khá mới, anh xé bỏ những trang đã viết rồi và ngồi bắt tay vào ghi chép. Anh cặm cụi mãi cho tới khi những tia nắng đầu tiên buổi ban mai bắt đầu rọi chiếu qua cửa sổ. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 30 Tháng Bảy, 2015, 06:40:43 am Sau đó mấy hôm, cuốn nhật ký của Kusakốp không rõ tại sao đã không cánh mà bay khỏi tập hồ sơ điều tra. Bản ghi chép của ủy viên Ủy ban đặc biệt Grigôri Bêlikốp trong một thời gian dài đã là bằng chứng duy nhất về ý đồ của tên khủng bố bạch vệ.
Đây là tất cả những gì mà Grigôri Bêlikốp chép lại từ cuốn nhật ký: "Ngày 23 tháng 11 năm 1917 theo lịch cũ”. Sáng sớm giá lạnh. Ta đang ngồi trong toa hàng trước cánh cửa mở rộng. Con đường từ Matxcơva về an toàn. Sắp về tới đội trinh sát của ta rồi. Ta sẽ gặp lại trung đoàn của ta. Chẳng mấy chốc nữa ta sẽ ở nhà, trung đoàn đối với ta là nhà, không kém phần thân thương như quê mẹ phủ đầy tuyết trắng. Hôm nay là ngày hội của lính kỵ binh Gêorgiép, thật là may mắn — ta đến trung đoàn đúng vào ngày huynh đệ tương phùng của chúng ta... Ngoài làng — nơi các trinh sát viên của ta đóng — những người thân quen của ta đang đứng bên cạnh cọc buộc ngựa. Erokhin đang trực gác là người trông thấy ta đầu tiên và chạy đến đón. Các trinh sát viên khác từ trong nhà ùa ra. Ta cảm thấy được sống giữa những con người trung thành thân thiết. Sao ta lại không yêu mến trung đoàn của ta được. Lễ tạ ơn và duyệt đội ngũ nhân ngày kỵ binh Gêorgiép được tổ chức vào ban ngày. Tối đến trong cuộc họp đã diễn ra một cuộc tranh cãi gay gắt về bọn bôn-sê-vích. Một tay lính đại đội ba tên là Mêđenxép phát biểu. Hắn ta là đồng hương của Trusin, người cần vụ của ta. Trusin đột nhiên hỏi ta: "Thưa ngài, bôn-sê-vích thật sự là những người như thế nào?” Ta đã hiểu Trusin qua tâm trạng lo lắng của hắn khi hỏi về bôn-sê-vích. "Khi về ta sẽ cùng phân tích thì cậu sẽ hiểu”. Ta trả lời như vậy. Quân đội đang có nguy cơ bị tan rã. Con sóng cả đang dâng tràn lên khắp đất nước này. Chẳng bao lâu nữa, nó sẽ lan tràn tới đây. Trung đoàn ta hiện thời chưa có điều gì khác thường cả nhưng như thế là đã rõ rồi — Liệu để khi nước đến chân rồi mới nhảy thì có kịp không? Buổi chiều ta đến chỗ thượng sĩ Orlốp. Trong lều có bốn người. Ba người kia là người phụ trách hậu cần, một tay thơ ký và chủ tịch hội đồng quân nhân Xpiriđônốp. Xpiriđônốp qủa là một con người kỳ lạ: Cậu ta vào đội trinh sát với tiếng là nạn nhân của chế độ cũ. Đã bị tù khổ sai vì tội giết chết một hiến binh. Điều đó tạo cho cậu ta một vị trí đặc biệt trong đội. Bề ngoài cậu ta là một con người mộc mạc quê mùa có khuôn mặt lưỡi cày xương xương. Đôi mắt sâu thẳm ẩn dưới đôi lông mày bàng bạc, ánh lên một niềm khát khao kỳ iạ. Ta có cảm giác cậu ta đang nung nấu một ý chí vĩ đại. Chủ tịch hội đồng quân nhân là một người có uy tín. Ta không thể gần cậu ta được có lẽ cũng chính vì ánh mắt đăm đăm và hừng hực đó của cậu ta. Cậu ta cũng ngồi trong căn phồng kiểu Mônđavi ấm cúng nhưng không tham dự vào câu chuyện mà lúi húi ngồi khâu những diềm vải đỏ vào ve áo. Làm như thế không điều lệnh nhưng biết nói thế nào bây giờ. "Ngày 24 tháng 11 năm 1917” Trong đội chỉ còn một nửa số lính kỵ binh. Xêma đã đưa lực lượng vào huyện lẻ giữ dinh cơ điền chủ. Ở đấy đang bị phá phách. Hôm nay chúng tôi sẽ đến để lập lại trật tự. Băng qua chiếc cầu gỗ rền vang tiếng vó ngựa, chúng tôi vượt qua con sông nhỏ rồi phi lên núi và dừng lại bên cổng tòa lâu đài của viên điền chủ, kiến trúc theo kiểu Gôtích. Xêma ra đón và kể rằng dinh cơ này là nơi độc nhất không bị tàn phá từ trước đến nay ở quân khu này. Ngày nào cũng có những toán đàn ông ở những vùng xung quanh kéo đến lâu đài nhưng binh lính được lệnh không được bắn vào họ. Chúng tôi theo những bậc thềm rộng đi vào phòng ngoài và bước trên những bậc cầu thang bằng đá trải thảm mềm, hai bên có những chậu cây cảnh để lên lầu. Trên tường có treo những bức tranh nổi tiếng của các họa sĩ danh tiếng. Xung quanh là những pho tượng và những khối tượng đài bằng đồng, những chậu cây cảnh quý và những bức bích họa. Một căn lớn được dành làm thư viện. Xêma nói: ”Bọn đàn ông quanh vùng rắp tâm đến đây chẳng phải là không có lý do — Có khối cái để kiếm chác mà”. Chúng tôi nghỉ trong các căn buồng của trang chủ trước những tấm thảm treo tường quý giá có một không hai. Chẳng hiểu tại sao trong đầu ta lại nẩy ra ý nghĩ : người nông dân phải bao năm vất vả một nắng hai sương, còng lưng gặt hái trên cánh đồng của bọn địa chủ để rồi bán số lúa mì thu hoạch được mà mua những tấm thảm như thế này... Chúng tôi lên sân thượng, từ đây có thể nhìn thấy rất rõ những túp lều xiêu vẹo trong làng, một mầu xám xịt gợi nhớ những túp lều quê ta. Hình như đã có ai đó từng nguyền rủa làng quê và lâu đài rồi thì phải. Kia là đoànngười rìu búa gậy gộc trong tay đang từ trong làng kéo đến lâu dài. Chính ta, lẽ ra cũng có thể cùng đi với họ và ta phải đi đầu, tay cầm chắc chiếc xiên hai chạc... Ây thế mà ta lại leo lên bao lơn để xác định xem nên giáng trả bọn người kia như thế nào và bảo vệ pháo đài ra sao với chiến thuật và kỹ thuật hiện đại. Trong nhà của người chủ đất đã biến thành trại lính, chúng tôi uống rượu cồn pha loãng. Đối với chúng tôi, đây là ngày hội thống nhất, ngày huynh đệ chiến binh. Mọi người đều hết sức hào hứng . Chúng tôi thề nguyện trung thành với nhau. Épchêép nói: “Thưa ngài thượng úy, chúng ta sẽ sống đời đời bên nhau, chứng ta sẽ không xa nhau.,.. Hãy chỉ huy chủng tôi. Chúng tôi sẽ tống cổ hết cả bọn chúng đi. Hãy chỉ huy chúng tôi”. Còn Xêma thi đứng lên làm một tràng diễn văn kích động lòng người. Cậu ta thì cứ rượu vào lời ra ngay. Diễn đàn là một cái bàn, còn chủ đề là đánh bọn bôn-sê-vích, bảo vệ cách mạng. Những người lính,cùng ta, ta cùng họ. Sự nghiệp của chúng ta là chiến đấu mà không hề do dự... Nhưng không hiểu tại sao chúng ta lại lo lắng và trong lòng thấy bứt rứt không yên. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 31 Tháng Bảy, 2015, 06:38:19 am "Ngày 25 tháng 11 năm 1917”
Sáng nay cậu cần vụ đến đánh thức ta dậy và báo: "Bọn bôn-sê-vích lại đến phá phách”. Ta mặc áo đi ra. Trời chưa sáng, đoàn người đã đứng bên cửa. Xêma nói chúng định phá cối xay chạy bằng hơi nước — nhiệm vụ củacậu ta là đuổi bọn đàn ông đi. Đoàn người làm ầm ĩ suốt ngày bên tường lâu đài. Lính tráng phải canh chừng suốt ngày. Ban đêm không có phá phách vì thế ta cho tất cả các trạm gác nghỉ, chỉ để lại một đội kỵ binh cảnh giới mà thôi. Tất cả lại lặng yên. Ta không ngủ. Xpiri-đônốp cũng không ngủ. Cả hai thức thâu đêm suốt sáng. Đầu tiên cậu ta làm công việc của hội đồng quân nhân, sau đấy chúng tôi uống trà hâm nóng bên đống lửa cạnh lối vào lâu đài. Chúng tôi nói về cuộc sống trước đây, về cách mạng. Xpiriđônốp ghé lại sát gần tôi, và hỏi: "Thưa ngài thượng úy tôi muốn nghe ý kiến của ngài, theo ngài, Lênin là người như thế nào ạ? ”. Cậu ta nhìn thẳng vào ta. Trong đôl mắt cậu ta chất chứa tất cả nỗi u uất và ý nguyện muốn biết rõ sự thật. "Cậu ta cũng như Trusin và bao kẻ khác” ta thầm nghĩ và trả lời: "Lênin là ai hả? Lênnin là một tên mật vụ của bọn Đức. Bọn Đức đã chở Lênin đến đây trong một toa tàu có niêm phong dấu chì”. Các vấn đề làm Xpiriđônốp lẫn lộn. Ta biết đầu óc cậu ta đang quay cuồng như một chiếc cối xay vì chính nỗi lòng ta cũng đang quay cuồng như vậy. Sau đấy, tôi và cậu ta lên ngựa đi dạo quanh. Chúng tôi đi qua công viên và trở lại phía cối xay. Chúng tôi đi khá lâu trong im lặng. Bỗng Xpiriđônốp nói trong màn đêm: "Thế mà tôi chỉ toàn nghĩ về mình”. Đi được một đoạn nữa cậu ta nói thêm: "Ngài nghĩ thế nào, ngài có cho tôi cùng đi với ngài không? Tôi sẽ phục vụ hết sức trung thành…Chỉ có điều tôi phải về thăm quê cái đã, - sau đó tôi sẽ quay lại ngài”. "Ngày 29 tháng 11 năm 1917” Ban đêm, cần vụ trung đoàn trở về. Cậu ta mang lệnh của chỉ huy tới — việc canh giữ dinh cơ sẽ bàn giao lại cho tiểu đoàn bạn, đội chúng tôi được lệnh quay lại trung đoàn. Ta cho Xpiriđônốp xem thư, sau đó đánh thức Xêma và Ôrơlốp dậy. Chúng tôi nhận lệnh mà như trút được gánh nặng. Chính nó đã giải thoát cho chúng tôi khỏi phải canh giữ cái lâu đài chết tiệt này. Chúng tôi quyết định lên đường từ sáng sớm "Ngày 3 tháng 12 năm 1917” Chúng tôi nhận được lệnh chính thức có chữ ký và dấu của Tổng tư lệnh thông báo tới các cấp trung đội và đại đội về nguyên tắc bầu cử trong quân đội, về việc bỏ cầu vai và về vấn đề hoà bình. Không ai ngờ rằng lệnh này tác động đến tổ chức quân dội nhanh đến thế. Hai ngày sau, trung đoàn ngừng tồn tại. Lính tráng lũ lượt từng đoàn kéo nhau ln các toa tàu trống rỗng. Người ta vẫn thường nói biểu quyết bằng chân mà. Đội trinh sát của chúng tôi còn được giữ lại. Tôi bị ốm nên nằm đắp chiếc áo lông cừu. Bên ngoài có tiếng hỏi: "Ngài thượng úy đâu rồi ?” Một người nào đó đi vào lều cỏ. Một cậu lính lạ mặt: "Tôi từ chỗ bác sĩ tới đây. Trạm quân y ở đây bị tàn phá nên họ phái tôi đến gặp ngài”. Tôi bật dậy, người vẫn còn run lẩy bẩy vì lên cơn sốt. Tôi ra lệnh: "Khẩn trương thắng ngựa”. Xênia là người nhanh nhất, Một phút sau, cậu ta đã ở trên lưng ngựa cưỡi đi quanh quẩn trong sân. Tám kỵ sĩ đã tập hợp. Tôi sợ rằng sẽ phải đi xa. Đã thấy, dấu hiệu của sự phá phách ngay trong làng đầu tiên. Kẻ thì lấy đồng hồ, người thì lấy gối, lấy bàn ghế. Những cỗ xe bốn bánh chất đầy các thứ đồ đạc gia đình thi nhau chạy đi, còn những chiếc xe không thì chạy tới. Xêma phi ngựa bên cạnh tôi, Xpiri-đônốp mặc chiếc áo capốt có diềm vải đỏ phóng đại trên con ngựa hung. Trên cánh đồng, có hai người lính đang khiêng một chiếc tủ gương khung mạ vàng Con ngựa Kốptríc của tôi né sang một hên. khi thấy bóng mình trong gương... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 03 Tháng Tám, 2015, 06:44:08 am Bên cầu chật ních xe tải. Chúng tôi khó khăn lắm mới lách mình được qua cầu. Cuộc cướp bóc đang lên cao độ. Căn phòng của trạm quân y đã bị phá tan hoang, các phòng khác cũng vậy. Các kho chứa đồ bị vét sạch nhẵn. Chúng tôi phóng đến chỗ cối xay. Lúa mì đã bị xúc đi. Mấy gã đàn ông đang tháo gỡ lấy những bộ phận bằng đồng. Khi trời nhá nhem tối chúng tôi tới dinh cơ của viên điền chủ. Chúng tôi bắn chỉ thiên để đe dọa.Chỉ một lát sau là ở đây không còn một bóng người.
Chúng tôi ngồi sưởi bên đống lửa, sau đó quay trở về và dừng lại dưới chân núi bên kia sông. Tôi lệnh cho tất cả trở về trung đoàn và nói rằng chúng tôi sẽ đuổi theo sau. Tôi cùng với Xêma ở lại. Chúng tôi quay ngựa trở lại phía lâu đài. Băng qua cánh đồng đã cày và theo lối sân sau chúng tôi tới nhà máy rượu, đốt kho lúa mì và quay về — giờ thì tòa đài không có cách gì mà thoát khỏi tai họa. Từ xa tôi đã thấy toàn bộ dinh cơ bốc cháy như thế nào. Những túp lều lặng thinh nhìn đám cháy. Làng quê sẽ tồn tại. Nhưng tại sao chúng tôi lại làm như vậy? Ai mà có thể giải thích được tại sao! "Ngày 5 tháng 12 năm 1917” Tôi nói với Xêma:"Chẳng còn hy vọng gì nữa đâu. Không thể chờ đợi hơn được nữa. Hãy viết lệnh giải tán đi”. Trung đội trinh sát của chúng tôi có 30. Chẳng lẽ chúng tôi không phải là những cựu chiến binh hay sao. Chẳng lẽ chúng tôi đã không làm tròn nghĩa vụ của người lính hay sao? Xpiriđônốp đóng dấu vào lệnh còn trung sĩ Ôrơlốp nhận lệnh thi hành. “Tập trung đội ngũ lần cuối cùng”. Tôi ra lệnh. "Tập trung thế nào ạ?” - "Sẵn sàng chiến đấu”. Lễ chia tay diễn ra có phần hơi long trọng. Có lẽ nó sẽ còn long trọng hơn nếu như Xêma không làm hỏng cuộc. Cậu ta không biết phát biểu những bài diễn văn trang trọng. Cậu ta đi ra, vừa đi vừa khóc. Những người khác cũng khóc theo. Tôi cũng quay mặt đi và vẫy tay. Khi đó cậu trung sĩ ra lệnh giải tán và chúng tôi mội người đi một ngả. Đêm hôm đó tôi tiễn Xpiriđônốp và chúng tôi hứa sẽ gặp nhau tại Pêtécbua. Cậu ta về quê thăm người thân. Chúng tôi quyết định sẽ đi vào ngày mai. Tôi ra lệnh chuẩn bị thắng yên con ngựa Kôptríc của tôi. Đây là lần cuối cùng. Tôi muốn đi qua bên kia dãy núi, nơi có những trận địa dọc chân núi mà chúng tôi đã bỏ từ lâu. Tôi đi vòng vèo theo những hào giao thông sâu chạy dọc khắp cánh đồng. Đằng kia là những công sự và nhà hầm... Những nhà hầm hhư vậy có ở Ba Lan, ở Galisi và ở Vixle. Những căn hầm ấy dùng cho mùa đông và mùa hè. Trong mỗi chiếc hầm, cổ một phần cuộc sống của mi, những suy nghĩ và ghi chép của mi. Đã đến nơi. Các công sư bị phá hủy. Những khúc gỗ tròn toang hoác ra như những thanh củi bị chẻ. Tôi đi qua và dừng lại cạnh bãi chướng ngại bằng dây thép gai. Mọi cái có vẻ như rất đơn giản: những chiếc gai nhọn lởm chởm cuốn quanh mấy sợi dây. Nhưng đây là tất cả những gì của ba năm chiến tranh, là gợi nhớ của những cơn thử thách đã qua. Chẳng lẽ ta lại phải hiến dâng ba năm chiến tranh, những thương tích, những người đồng đội đã khuất, những đau thương buồn tủi, mồ hôi nước mắt và mất mát, hiến dâng tất cả cho cái gọi là “vì hòa bình trong tất các trung đội và đại đội ư ?.. ” Ở đâu đó xa kia, sau dãy đồi là "Nó” — kẻ địch. Nó biết tất cả, nó vây hậu phương của ta bằng những bầy mật thám. Nổ chờ đến khi những trận địa này hoang tàn để lao vào xâu xé mảnh đất không được bảo vệ này. Bọn phản bội đang tung hoành; kẻ thù ăn mừng thắng lợi, con người đã mất trí, đất nước đang lâm nguy. Thế còn chúng ta, những người yêu nước và thề thốt trước Người thì sao? Phải cứu lấy bằng được, bằng mọi giá ! Cứu lấy và hy sinh... Chúng ta đi đâu? Về Mátxcơva. Nhưng làm gì ở đấy? Cứu Cách mạng, cứu thế nào? Tuyệt mật. Chúng tôi đi thành đoàn — tôi. Ôrơlốp, Epchêép, Nhicôlaiép, Xêma và một số khác nữa. Có thể nói chúng tôi phân thành từng nhóm. Chúng tôi đi thành từng tốp, với vũ khí cầm chắc trong tay. Chúng tôi là sức mạnh. Chúng phải sợ chúng tôi. Con tầu đi chậm chạp. Ngày lại ngày, cứ thế nặng nề trôi qua. Thờ ơ với tất cả, ta ngồi trên chiếc va-li hành lý trong góc toa ấm áp và suy ngẫm. Ta nhớ lại tất cả, ta hồi tưởng lại tất cả. Ta suy nghĩ rất lung, không bỏ qua một điều gì hết. Và ta quyết định... Đêm đông lạnh lẽo giữa rừng. Màn đêm kể về những cuộc thử thách đáng sợ đối mặt đất, về chiến tranh giữa các phe phái, về cách mạng đã chết trong sự phản hội. Màn đêm nói lên tất cả. Tất cả đã được tìm ra. Tất cả đều sáng tỏ. Ta không cần nghĩ gì thêm nữa. Trong lòng ta là tình cảm thiêng liêng của chiến công? Ta là một người lính nhận lệnh đến với cái chết. Ta nhận cho mình cái gì lớn lao nhất mà con người có thể nhận được. Ta quyết định: Ta sẽ giết nó ! Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 04 Tháng Tám, 2015, 04:59:02 am "Ngày 1 tháng giêng năm 1918”
Buổi sớm đầu năm. Ngày đầu năm đến trong sương mù giá lạnh. Tỉnh dậy,ta trông thấy những cuốn sách của ta trên nền nhà và ngọn nến đã cháy hết. Chẳng muốn dậy, ta chuyển tư thế cuộn mình thoải mái trong chăn, ngắm nhìn những bức tường thân quen trong nhà và nhớ lại cuộc gặp gỡ chiều qua và những bài thơ viết cho Irina. Ta nghe thấy Kxenhia Alếchxanđrốpna lạch cạch dọn bát đĩa ở nhà ăn. Ngoài hành lang có tiếng chân bước nhẹ, vững chãi của đại úy — tiếng chân của một con dã thú dũng mãnh. “Nửa giờ sau tôi sẽ quay lại” đại úy nói trong nhà ăn. Cả tiếng sập cửa ra vào. Vẫn nghe Kxenhia đụng bát đụng đũa như cũ. Tiếng chân và giọng nói của đại úy phá tan giấc mơ đầu năm. Phía trước kia chẳng có gì là sung sướng cả. Phía trước chỉ có vực thẳm đen ngòm. Trước bàn làm việc, cạnh cuốn sách ta yêu thích là khẩu súng và quả bom chuẩn bị cho hành động. Sau góc phố trong hẻm là buồng thay quần áo (chúng tôi gọi nhà mật như vậy) . Ở đó có cậu Mács vô tư, cậu Cuchilô Kapitônứt, Môriắc, Iunker Xêma và những người khác nữa. Có lẽ đại úy đi tới đó. Ở đó những người thợ săn thú. Họ là những người can đảm và kiên nhẫn. Thế nhưng họ chưa săn được mồi. Họ đi lần mò theo dấu vết nhưng bị mất. Họ đã tổ chức đón lõng nhưng không nó xuất hiện. Có lẽ khi nào tìm ra nó, họ sẽ đến báo cho ta. Ta sẽ giết nó. Tại sao ta lại đến đây mà chờ đợi nhỉ? Đỉnh cao hạnh phúc của chiến công sắp tới ở đâu mới được chứ? Trí óc của ta đã bị tiêm nhiễm bởi nọc độc của những mối hoài nghi mất rồi. Những ngày ta ở Pêtécbua, tai quái thay, lại là nguyên nhân căn bệnh của ta . Ai đã giằng xé con tim ta thành hai mảnh? Làm sao để lấy lại được sự kiên đã mất đi của ta đây? Trên bàn, dưới những tập thư, là bức thư gửi cho Xpiriđônốp. Trong thư cũng vẫn chứa đựng nọc độc ấy, chỉ khác hơn là nó được nấp sau những câu chữ cứng rắn được lựa chọn khéo léo. Bản tính "quân tử nhất ngôn” của cậu ấy sẽ giữ chân cậu ấy lại với ta. Chính cậu ta đã giết chết một tên hiến binh. Cậu ta sẽ có thể giúp ta thanh toán việc này... Có phải thế chăng ? Đại úy quay về và kể lại họ đã qua một đêm rất sôi động trong căn nhà mật. Thời tiết rất thuận lợi cho nhiệm vụ nhưng không có gì mới cả. Đại úy không tin là có thể trông cậy ở Chekhơnôlốc bất cứ điều gì: cậu ta chỉ có hứa hươu hứa vượn mà thôi. Đại úy quyết định chờ hết chiều tối hôm nay và sau đó sẽ quay sang phương pháp bám đuôi như cũ. Nhưng hoạt động trong điện Xmônưi là một việc hết sức khó khăn. Ở đó, khả năng rất hạn chế. Căn nhà của Bôn Bruêvích tiện hơn trong lĩnh vực này. Nhưng Chekhơnôlốc thì hoàn toàn không được đại úy tin tưởng. Để có việc làm, ta ngồi viết tiếp bức thư bỏ dở, nhưng rồi lại thôi. Lấy sách ra đọc nhưng chẳng có quyển nào hấp dẫn cả. Ta đã mấy lần ghi nhật ký. Chẳng hiểu tại sao ta lại cảm thấy trong lòng không yên một cáchvô cớ và kỳ lạ như vậy? Ta choàng chiếc áo bông cộc lên người và đi đến ngôi nhà mật. Căn nhà chẳng khác gì bãi chiến trường sau một trận đánh lớn. Bàn ghế đổ ngổn ngang, đồ ăn thừa của bữa tiệc đầu năm vẫn còn vương vãi trên bàn. Cậu Mács ngồi yên vị trên chiếc ghế có tay dựa được uốn rất công phu, vẻ mặt trang trọng, đăm chiêu Cậu ta ngồi thẳng đuỗn, ngực ưỡn ra như đang đứng trong hàng quân, tay cậu ta cầm chắc chiếc đàn ghi-ta ở trong tư thế dựng đứng như bồng súng chào. Cậu ta hát và đệm đàn một bản tình ca. Mács là một con người tươi tắn vui vẻ. Tóc cậu ta chải lật ngược ra sau một cách công phu, trên ngực đeo huân chương chữ thập Gêrơgiép, trên cánh tay áo có hai chiếc phù hiệu chứng tỏ cậu ta đã hai lần bị thương. Iunker nói phải đi Phần Lan. Người ta nói Lênin đôi khi đến Muxtamiắcki và ở lại trong nhà nghỉ của Bôn Bruêvích. Xêma đưa cho ta xem khẩu súng lục mới của cậu ta mà cậu ấy đổi bằng khẩu súng dài cũ cộng thêm chiếc áo capổt. Khẩu súng thật tốt không thể chê vào đâu được. Chúng tôi nói những chuyện vặt vãnh và rất ít khi đả động đến vấn đề chính. Thế nhưng trong thâm tâm vẫn có một cái gì đó thôi thúc phải hành động. Quay về nhà với tâm trạng u sầu, ta lấy nhật ký ra ghi. Ta dừng bút, nhìn ra cửa sổ. Đâu đó ngoài kia, ở trong những dãy phố mờ sương đó, trong một ngôi nhà lớn cạnh sông Neva có một con người mà cuộc sống của người đó sẽ chạm trán với cuộc sống của ta vào một trong những ngày bất hạnh sắp tới. Nổ là người như thế nào? Đã nhiều ngày chúng tôi theo vết nó, đọc báo chí để theo dõi nó. Nó là ai mà lại lôi cuốn được những con người bình dị chất phác? Tại sao uy lực tai hại của kẻ đó lại cứ ám ảnh tâm can ta ? Ai đã tước bỏ trong ta lẽ phải về sự nghiệp mà ta đang theo đuổi? Mối nghi hoặc đã chiếm lòng ta như thế nào? Khẩu súng và trái bom ta đã chuẩn bị là để cho nó nhưng đôi khi ta có cảm giác là nó đang ngự trị trong lồng ngực của ta, rằng ta không thể giết nó cho dù nó đã chết. Nó là ai — người nói lên sự thật hay là kẻ gieo rắc lừa dối, giả tạo ? Kẻ thù khổng lồ hay nhà tiên tri, người chiến sĩ của một chân lý mới vì hạnh phúc của nhân loại chăng ? Nó là ai, là ai nhỉ ? Hôm nay đã là ngày thứ ba ta dạo quanh điện Xmônưi. Ý muốn gặp nó cứ dâng lên như sóng trào. Thế nào cũng xong — khi ta gặp ta sẽ hiểu tất cả. Hay ta cần thổ lộ điều này cho đại úy biiết ? Có thể đấy là tính nhu nhược mà ta không có quyền giấu giếm chăng ? Đại úy hy vọng ở ta nhiều lắm cơ mà. Chẳng lẽ ta lại không cương quyết được đến cùng hay sao? Chẳng lẽ ta lại không thể thực hiện nổi điều ta đứng ra đảm nhận hay sao? Lẽ nào ta lại không cảm thấy nhục nhã khi bị tên gián điệp niêm phong dấu chì cám dỗ hay sao ? Chẳng phải là chính nó đã đem chết chóc đến cho tổ quốc ta hay sao? Chẳng lẽ ta lại không thấy nhục nhã vì những suy tư mà ta đang nghiền ngẫm hay sao? Quân đội bị tan rã không phải vì bị phản hội thì là vì gì? Lẽ nào nó lại không chịu trách nhiệm về chuyện đó được sao? Không, đại úy ạ, ngài có thể yên tâm — tay tôi không run đâu! Có tiếng chuông ngoài hành lang hai tiếng chói tai. Tiếng chuông báo hiệu Chekhơnôlốc đã về. Đấy là cậu sinh viên, nhân viên thu thập tin tức của chúng ta. Cậu ta người bé nhỏ, da đen đội mũ lưỡi trai đính những chiếc búa con lóng lánh, mặc áo bành tô bông. Cậu ta đem một tin tức gì đó về. Tất cả đang túm tụm ngoài hành lang. Ta phải ra xem có gì mới không…. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 05 Tháng Tám, 2015, 06:38:35 am "Ngày 2 tháng giêng năm 1918”
Ta kể về những gì đã xảy ra ngày hôm qua. Khi Chekhơnôlốc bấm chuông, đại úy liền đưa cậu ta vào buồng mình. Sau đó họ đi ra còn Chekhơnôlốc thì bẻ cổ áo lên và đi ra khỏi nhà. Đại úy nói với chúng tôi: “Thưa các ngài, chúng ta đã có những tin tức nghiêm chỉnh và thuận lợi. Rất có thể hôm nay chúng ta sẽ thực hiện thành công chiến dịch. Chekhơnôlốc cho biết hôm nay người ta đang chờ Lenin đến dự cuộc tiễn đưa bọn cận vệ đỏ. Xin các ngài hãy chuẩn bị cho”. Không khí bỗng trở nên sôi động. Mọi người mặc áo, chen nhau lấy áo khoác ngoài. Đại úy nói với ta: “Tôi hy vọng ở ngài” – “Vâng! Xin ngài cứ yên tâm” – “Thế thì nửa tiếng nữa chúng ta sẽ xuất phát. Đầu tiên chúng ta đến "nhà thay quần áo tắm ” và từ đó sẽ triển khai hành động”. Căn phòng cùa ta, nào sách, nào vở, một ngọn đèn thắp sáng. Bỗng nhiên ta cảm thấy vững tâm. Nghĩa là cần phải gấp sách lại, có thể là gấp vĩnh viễn. Ta dọn sạch phần giữa bàn và để khẩu súng cùng trái bom lên đó. Quả bom có thể bỏ gọn vào trong túi. Ta đã sẵn sàng! Thế là xong, từ nay ta không còn phải tự dày vò mình trong những đêm mất ngủ. Ta không còn đủ sức để cưỡng lại nữa – không rõ sức mạnh nào đã lôi cuốn ta. Ta – một thứ đồ chơi trong tay một gã khổng lồ hùng mạnh nào đó. Ngọn đèn cháy leo lét bên những quyển sách. Giữa đống sách vở là quả bom và một khuôn mặt mãi mãi thân quen trong khung đồi mồi. Giờ cuối cùng đã điểm. Mặc cho số mệnh quyết đoán! Đại úy bước vào: "Ta đi thôi". Chúng tôi mặc quần áo. Đại úy khoác chiếc áo ca-pốt còn ta mặc chiếc áo bông cộc. Ta quàng khăn và đội chiếc mũ lông cáo lên đầu. Đại úy vắt chiếc mũ trùm đầu lên vai. Ta quay vào phòng nhìn lên tường, lên giá sách và chiếc khung ảnh đồi mồi. Ta có cảm giác như trước khi ra trận, khi đang truyền lệnh cho nhau trong hàng quân — bây giờ chúng ta xung phong. Mọi người trong "phòng thay quần áo tắm” khoác ca-pốt màu xám. Người thì đang mặc, còn những người khác đã mặc xong rồi ngồi yên hoặc đi lại chuẩn bị vũ khí hoặc làm một vài tợp cô-nhắc. Trong phòng không có điện mà chỉ có một mẩu nến cắm vào chai soi rõ những bóng người trong phòng. Xêma khoác capot, đầu đội mũ kéo lệch về phía sau ngồi vắt vẻo trên thành ghế. "Này đây có phải là lúc đi úp đồn của bọn Đức đâu cơ chứ”, ta nói với cậu ta như vậy. Cậu ta kéo dài giọng ra "Vâ..â..âng” và cười vẻ hối lỗi. "Trước đây ta chưa từng bao giờ thấy cậu ta cười buồn bã như vậy... Có lẽ ta đã bị một ma lực làm cho mê muội đi rồi chăng”. Ta thầm nghĩ. Chekhơnôlốc đến khẳng định lại — mọi tin tức đều chính xác. Người ta sẽ tổ chức tiễn đưa bọn cận vệ đỏ ra mặt trận. Lêhin hứa sẽ tới đó lúc tám giờ. Đại úy hỏi: "Hôm nay Lênin đi bằng xe nào?” - "Có lẽ vẫn chiếc xe mang biển số 4647. Đại úy ra lệnh: "Xuất phát ngay. Đi từng người người. Tập trung tại vườn hoa sau rạp xiếc”. Mács hô: “Đi đều bước. Ta đi làm một tốp cuối cùng”. Tôi chờ Mács ở cửa ra vào: "Này Mács, chúng mình sẽ bên nhau” — "Bên nhau, mãi mãi bên nhau và bây giờ cũng bên nhau. Mọi việc thế nào đã có Đức chúa trời...” Đêm tối om, sương mù dầy đặc tới mức chỉ cách nhau vài bước cũng không trông thấy nhau nữa. “Chà đêm ra đêm. Khó có một đêm nào tốt hơn đêm nay nữa". Mács nói. Chúng tôi tập trung sau rạp xiếc. Đầu óc mọi người đều căng thẳng, thỉnh thoảng lắm mới có người qua lại. Chúng tôi đứng tản ra và làm ra vẻ không quen biết nhau. Sau đó, chúng tôi đứng vây quang đại úy. Đại úy giảng giả cần phải hành động như thế nào. Chúng tôi sẽ giết Leenin khi ông ta từ cuộc họp trở về. Cố gắng bắn bằng súng lục để không hại đến dân. Nếu không được thì dùng bom. Bên cạnh rạp xiếc tụ tập thôi thì đủ hanhgj người. Bọn cận vệ đỏ đứng bên cửa ra vào ngăn không cho ai qua. Mọi người im lặng chờ đợi. Chúng tôi cũng chờ đợi... Thời gian đi chậm chạp như rùa. Kia có một chiếc xe nào đó. “Đến rồi”. Đám đông dạt qua một đêm rồi lại tụ lại. Ba người bước qua cổng, tôi cũng xông vào, định vượt qua hàng rào bảo vệ nhưng một tay lính cận vệ đỏ người nhỏ nhắn, chắc nịch mặc áo vét-tông, thắt bao đạn, tay bồng một khẩu súng trường to khác thường túm lấy vạt chiếc áo bông cộc của tôi: “Này! Đồng chí, không được đâu!”. Tôi vùng và thoát khỏi tay anh ta và kêu lên: “Chính ủy” rồi chạy dấn lên. Rạp xiếc to lớn,xa lạ được chiếu sáng lờ mờ. Vòm rạp trong nhờ nhờ như một cái chảo lớn vì trên trần chỉ có dăm ba ngọn đèn tù mù. Ở giữa rạp là khán đài màu đỏ. Trước khán đài có một hàng cận vệ đỏ. Dân chúng lũ lượt kéo vào, tất cả hò hét chúc mừng người đang đi đến. Tôi chạy lên trước. Người ta ra lệnh cho cận vệ đỏ "Nghiêm” và họ đồng loạt hô lên «Ura». Người chỉ huy đứng ở giữa, tay cầm gương tuốt trần. Trên khán đài, trong số những người không quen biết có một con người. Nó đây rồi. Chẳng lẽ ta lại không nhận ra được ngay nó hay sao. Một người vạm vỡ, mặc áo bành tô kiểu thị dân hai tay cho vào túi, đầu đội mũ. Nó đứng như người đang được hoan hô và không thể tham gia vào cái kiểu nghênhđón này. Nó đứng oai nghiêm và bình dị. Nó tươi cười và khoan thai chờ đợi, còn những người đứng trong hàng thì hoan nghênh, hô vang không ngớt. Không khí phấn chấn tràn ngập đám đông, tràn ngập trong lòng con người đó. Và cả ta cũng hô lên. Nhưng ta không hô bằng miệng như cần phải hô để người khác trông thấy mà hô trong lòng bởi vì tự nó hô lên, bởi vì không thể không hô chúng với mọi người, bởi vì ta đã quên tất cả rằng ta ở đây, bởi vì có cái gì đó tự nhiên đến không sao kìm hãm được, làm mờ nhạt lý trí và hủy hoại tinh thần ta, đã bùng nổ ngay trong con người ta. Và rồi một sức mạnh huyền bí nào đó ngự trị trong ta. Ta không còn cảm thấy gì nữa ngoài cảm giác của sự bình dị đang hao trùm, cảm giác khoáng đạt, cảm giác của niềm vui sướng vô tận. Lát sau trên diễn đàn, người ta vẫy tay ra hiệu yên lặng. Người chỉ huy đội cận vệ thoắt cái đã tra gươm vào bao. Khi đó người mặc chiếc áo bành tô bắt đầu nói. Ta không nhớ lấy một lời của người đó, nhưng ta biết rằng ta sẽ khắc ghi trong lòng từng từ mà ta nghe được. Ta không tài nào diễn tả nổi tâm trạng của mình lúc bấy giờ. Khira đến ngoài phố, ta nhìn thấy chiếc xe và đoàn người đang bị hàng rào cận vệ đỏ ngăn Jại. Ta thấy trong đoàn người những khuôn mặt buồn thiu của những người cùng đến với ta, bỗng dưng tất cả đều trở nên xa lạ. Ta đi sang một bên và tất cả đi sau ta. Ta phải giết nó... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 06 Tháng Tám, 2015, 11:54:33 pm Sau đó là một cái cầu cong nhỏ. Hai bên cầu là mầu đen xẫm của dòng nước chưa kịp đóng băng. Ta để Mács đứng ở đầu cầu còn tự ta đi đến giữa cầu. Tất cả đều đã được dự tính trước. Chúng tôi hành động như một cái máy. Ta đi dọc theo lan can cầu. Những giây phút kéo dài như vô tận. Hay là thời gian đã ngừng trôi. Mács đi tới thông báo: xe bị tắc lại ở dọc đường. Sau đó cậu ta lại mất hút trong màn sương. Và kia là những tia sáng loang loáng xuyên qua quảng trường. Chiếc xe ngoặt sang phía cầu. Có ai đó chạy theo sau xe. Đấy là Mács trong ánh đèn pha mờ ảo. Cậu ta vẫy tay. Xe tiến lại gần. Chỉ có thể bằng bom, bằng bom mà thôi! Ta lao về phía trước suýt chạm phải cửa xe. Nó đang ở trong xe. Nó nhìn, ta thấy rõ đôi mắt của nó sáng lên bóng tối. Có thể đấy chỉ là cảm giác. Bom! Ta biết quả bom đang nằm trong tay ta, ta cảm thấy nó, ta biết rằng cần phải ném nó đi ngay nếu không chiếc xe sẽ chạy qua mất. Ta cảm thấy tất cả sự hãi hùng của điều mà ta không thể thực hiện được. Hình như bỗng dưng tất cả đất trời, nhà cửa, con người đều đổ xô đến và đè lên ta bằng một sức mạnh kinh khủng. Cổ họng ta bị bóp nghẹt. Chiếc xe đã chạy qua...
Bỗng có tiếng súng nổ, rồi lại một phát nữa. Ta nghe tiếng viên đạn đập vào thùng xe. Đại úy đã bắn. Sao ta lại rồ dại như vậy — không ném bom vào chiếc xe. Chiếc xe đi chậm lại. Ta lấy khẩu súng ra chạy theo xe và bắn nhưng xe không dừng ỉại. Chẳng qua là người lái đã cho xe chạy chậm lại để quặt vào hẻm. Ta đã không giết nó, không biết! Ta không thể làm được điều này.. ...................... Cuộc điều tra vụ mưu sát Lênin diễn ra với một nhịp độ khẩn trương. Mấy ngày sau người ta lại bắt thêm được một tên tội phạm nữa — viên sĩ quan Ốxminin - chủ tịch liên đoàn kỵ binh Gêorgiép. Ngay trong cuộc hỏi cung đầu tiên hỏi cung đầu tiên, cả bọn đã cúi đầu nhận tội. Bọn chúng không chỉ âm mưu bắt cóc Lênin mà còn mưu giết Người ngay trên cầu vào một ngày đầu năm. Bây giờ thì mọi chuyện đã rõ ràng: bọn S.R. — đảng viên đảng xã hội cách mạng cánh hữu và tổ chức sĩ quan "Quân giải phóng nước Nga và cách mạng” đã nhúng tay vào vụ mưu sát, mặc dù bản thân những tên thực hiện tự nhận rằng chúng hoạt động độc lập vì chúng cho rằng bôn-sê-vích phải chịu trách nhiệm trước việc quân đội bị tan rã. Bọn mưu phản bị giam trong điện Xmônưi chờ đưa ra xét xử. Quyết án chỉ có một mức án cao nhất. Bản thân những kẻ bị giam giữ cũng biết như vậy. Thế nhưng sau đấy có một sự kiện đã xảy ra làm tri hoãn các công việc đang dở dang. Ngoài mặt trận, quân Đức lại chuyển sang tấn công. Lúc bấy giờ là vào khoảng nửa đêm, người ta đem từ trung tâm liên lạc đến một bức điện: bọn Đức đã chiếm Pơxcốp và đang tiếp tục tấn công mà không gặp phải sự kháng cự nào. Sau hai, ba ngày nữa là quân Đức có thể tới Pêtécbua, Vlađimir Ilích còn đang làm việc trong phòng của mình thì Bôn Bruêvích đến báo cáo cho Người về nội dung bức điện. Tình hình hết sức nguy ngập. Phải nhanh chóng ban hành lệnh giới nghiêm ở thủ đô. Sau mười lăm phút, những chiếc xe thuộc quyền sử dụng của chính phủ (số lượng cũng không nhiều lắm, khoảng 10 chiếc) từ điện Xmônưi chạy tỏa đến các khu vực ở trong thành phố. Trong khoảnh khắc tiếng còi báo động của các nhà máy rú lên làm xôn xao náo động thành Pêtécbua còn đang mơ màng trong giấc ngủ. Sau đó trên các khung áp phích, trong tường nhà, các cổng ra vào trong toàn thành phố đâu đâu cũng có dán những lời kêu gọi nhân dân lao động nước Nga : "TỔ QUỐC LÂM NGUY” Grigôri BêLikốp bụng đói, người run lên vì lạnh. Anh quay về điện Xmônưi khi những ngọn đèn đường còn chưa tắt, nhưng ánh sáng của chúng đã mờ nhạt trong buổi ban mai. Suốt mấy giờ gần sáng của một đêm tháng hai giá lạnh, anh phải đi dán truyền đơn - và bây giờ anh đang quay về phòng điều tra, người dính đầy hồ, tay mang theo chiếc thùng con đựng hồ và chiếc chổi quét dính bết hồ trông như một cây chùy. Sau khi ăn một mẩu bánh mì và uống mấy hớp chè hôm qua đem hâm lại, anh xuống cạnh mấy phòng giam nhận ca trực. Kiểm tra lại số những tên bị giam giữ trong phòng giam chung xong, anh ném xuống giường một tờ truyền đơn nhầu nát còn sót lại trong túi. Tờ giấy rơi xuống sàn nhưng Grigôri không buồn nhặt lên. -Này các vị cứu tinh của nước Nga, đọc đi! — Anh nói, đoạn ra khỏi phòng. Thượng úy Kusakốp nhặt tờ giấy lên. Những tên khác đứng xúm quanh hắn: "Để cứu Tổ quốc kiệt quệ và đói rách khỏi cảnh chiến tranh – hắn ghé sát tờ giấy ra phía cửa sổ và đọc – chúng ta đã chịu hy sinh rất nhiều và tuyên bố với bọn Đức đồng ý ký kết hiệp định theo điều kiện của chúng..." "Nước Cộng hòa Xô Viết xã hội chủ nghĩa đang lâm nguy….” "Nghĩa vụ thiêng liêng của công nhân và nông dân nước Nga là hết lòng bảo vệ nước Cộng hòa Xô viết chống lại bọn tư sản, đế quốc Đức...” "Hội đồng Ủy viên nhân dân hứa sẽ đem hết sức mình để tổ chức và thành lập quân đội”. Kusakốp buông tờ truyền đơn xuống. Trong phòng giam yên lặng. -Ta phải làm gì đây, các chiến hữu? Kusakốp thốt lên, xiết tay vào cằm — Ai là người bảo vệ quân đội. Chúng ta hay là người mà ta định giết? Chúng ta sẽ làm gì? Nước Nga đang lâm nguy!... Grigôri lệnh cho mở cửa buồng giam vì những kẻ bị giam đập cửa đòi gặp người phụ trách. - Các người cần gì? - Grigôri hỏi. -Hãy chuyển cho chúng tôi bức thư này tới tay Lênin... Có đièu là xin chuyển thật gấp cho. Phong bì thứ dán kín. Grigôri mang thư tới phòng điều tra cho Bôn Bruêvích và ông trao nó ngay cho Lênin. -Đây là thư của những tên sĩ quan bị bắt: ông nói, - chúng yêu cầu chuyển tới tận tay đồng chí. Vlađimir Ilích bóc phong bì và lướt nhìn những dòng chữ viết vào mặt sau của tờ truyền đơn kêu gọi mọi người hết lòng bảo vệ nước cộng hòa. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 07 Tháng Tám, 2015, 07:50:39 pm -Lạ thật, lạ thật — Người nói— đồng chí hãy đọc nó cho tôi nghe xem nào!
Bôn Bruêvích đọc: "Kính gửi vị chủ tịch hội đồng Ủy viên nhân dân V.I.Lênin. Sau khi đọc lời hiệu triệu của Ngài, chúng tôi, những kẻ mưu sát Ngài đã quyết định xin Ngài đưa ngay chúng tôi ra mặt trận. Chúng tôi thề sẽ rửa sạch sự ô nhục và tội lỗi mà chúng tôi đã nhận thấy trong hành vi của mình trong cuộc đấu tranh kiên quyết trên các tuyến đầu của mặt trận mới”. Chữ viết trong thư có vẻ quen quen. Cuối thư là chữ ký của các viên sĩ quan bị bắt. Chữ ký đầu tiên là của thượng úy Kusakốp. -Đây chính là tên Kusakốp, người chủ cuốn nhật ký mà tôi đã đưa cho đồng chí xem — Bôn Bruêvích nói và trao lại bức thư cho Lênin. -Đồng chí có biết cái gì đáng lưu ý nhất ở đây không? — Lênin, thốt lên — Ngay cả những người trước đây là kẻ thù của ta cũng muốn đứng lên bảo vệ nước Cộng hòa Xô Viết... Chúng ta sẽ không ngăn cản họ... Vladimir lấy bút và viết : -“Ngừng điều tra. Thả và phái họ ra mặt trận”. Những tên bị bắt được gọi tới phòng 75. Chúng đứng xúm quanh chiếc bàn lớn nghe Bôn Bruêvích đọc nghị quyết của Lênin. . -Các anh muốn phục vụ trong những đơn vị nào? — Bôn Bruêvích hỏi. -Trong các đơn vị tiên phong — Kusakốp trả lời thay cho tất cả. Những kẻ hôm trước mưu toan khủng bố nay được ủy viên công nhân Ủy ban đặc biệt toàn Nga dẫn ra ga Vácsava. Tại đây có một chiếc tàu bọc thép đầu tiên chuẩn bị lên đường ra mặt trận. Đoàn tàu mới được ghép toa cách đây vài tiếng đồng hồ. Grigôri Bêlikốp — ủy yiên công nhân hai mươi hai tuổi, người dẫn các viên sĩ quan được tha, cũng ra mặt trận ngay ngày hôm đó. Anh ngồi cùng toa với anh lính lakốp Xpiriđônốp, người đã giúp phát hiện ra vụ mưu sát. Tiếp đó là những trận đánh chớp nhoáng. Chiếc tàu bọc thép chiến đấu trong lực lượng Hồng quân mới được thành lập. Đánh đuổi bọn can thiệp xong chiếc tàu tiến đến Pơxcốp. Cuộc tấn công của quân đội Đức đe dọa sự tồn tại của nước Cộng hòa Xô viết đã bị đập tan. Suốt trong nhưng năm tháng của các sự kiện cách mạng và chiến tranh vệ quốc không ai hay biết gì về số phận của những tên khủng bố mưu toan sát hại Lênin và của nhân viên ủy ban đặc biệt Grigôri Bêlikốp ra sao cả. ........................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 28 Tháng Chín, 2015, 12:52:53 am PHẦN THỨ NHẤT ĐÊM TRƯỚC …………………………………… CHƯƠNG I Cuộc tìm kiếm của Luật sư Krum I. Vợ chồng Stainơbécgơ ngỡ ngàng dừng lại ở góc phố Xvengeđinstrass cạnh "công viên bị ném bom” - một vườn hoa nhỏ nằm lọt thỏm giữa mấy ngôi nhà. Vườn hoa này nguyên là toàn bộ nền đất một tòa nhà có từ trước chiến tranh. Chiến tranh đã lui về dĩ vãng và những cây thuốc cao xanh rờn của "công viên bị ném bom”, loại cây mọc trên khắp các thành phố của nước Đức sau chiến tranh đã tạo nên vẻ bình yên, che đi vết tích của những trận oanh tạc trước kia. Riêng những bức tường bao quanh vườn hoa từ ba phía vẫn phơi bày ra những cảnh tượng không lấy gì làm đẹp mắt. Vữa trát tường bị lở lói, gạch xám đen, những ô cửa sổ che kính mờ nom như những cái đít chai rượu. Tuy nhiên, các bức tường của tòa nhà năm tầng từ thấp lên cao nay đã được khoác lên mình những tấm biển quảng cáo sặc sỡ đủ màu của các hãng buôn. Bên kia phố, một ngôi nhà mới đang vươn cao thay vào chỗ mấy ngôi nhà đổ nát trước đây. Đó là một tòa nhà bê-tông lắp kính còn đang được che bạt. Vợ chồng Stainơbécgơ lưỡng lự giây lát bên bức tường một ngối nhà trong góc phố có treo những tấm sắt tráng men trắng ghi họ tên và địa chỉ của các luật sư dưới một tấm biển quảng cáo. - Hay là ta tới Patênaupláps. Êlidabét rụt rè đề nghị. Bà ta lấy khăn tay lau chiếc kính không gọng rồi cẩn thận cất nó vào chiếc túi con trước ngực. - Ở đấy còn đắt hơn — Éc-nơ trả lời — Không biết rồi sẽ ra thế nào... Có thể sẽ chẳng được tích sự gì đâu. Chả tội gì mà phải phung phí tiền quá sớm. Càng ở trung tâm càng đắt đỏ. - Thế thì ta vào một nhà nào đó ở đấy vậy. Éc-nơ bỗng phát cáu. Êlidabét lúc nào cũng làm lão bực mình vì những ý kiến nửa vời của bà ta. - Hừ ! Vào nhà nào đấy ! - Lão nóng gáy — thì bà cứ nói luôn là vào nhà ai đi ! Ở đây cả phố làm luật sư tất đấy. - Thôi thôi, thế thì ông chọn đi, tôi cũng chẳng muốn tranh cãi với ông làm gì — Êlidabét dàn hòa. Éc-nơ sợ tìm nhầm phải nơi không ra gì. Trong cuộc đời mình, lão đã bao lần tính toán sai lầm rồi mà. Hơn nữa khó mà yên thân được với cái con mụ Êlidabét này. Phải công nhận là bà ta rất biết cách chì chiết chồng. Bây giờ thì làm ra bộ nhu mì như một con cừu non nhưng lát sau lại bắt đầu bằng cái điệu “Tôi đã bảo mà...” Chao ơi ! - Lão bật thành tiếng: - Nói như, bà thì ai mà chả nói được, thế rồi lại... Bà thì chỉ được cái thế mà thôi... Lão lấy xì-gà ra châm hút Hãn hữu lắm lão mới cho phép mình hưởng cái thú như vậy. Điếu thuốc Ịàm cho lão trấn tĩnh lại đôi chút. Hai vợ chồng lại tiếp tục đọc. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 02 Tháng Mười, 2015, 12:53:53 pm Họ đã chung sống với nhau hơn một phần tư thế kỷ. Họ đã chứng kiến biết bao nhiêu sự kiện trong suốt thời gian đó : nước cộng hòa Vâyma ra đời, lạm phát sau chiến tranh, đồng tiền mất giá, rồi vụ cháy nhà quốc hội và sau đó Hít-le lên nắm chính quyền; Lúc đầu mọi chuyện đều tốt đẹp, các đảng viên quốc xã hứa hẹn đủ mọi điều, họ hò hét về "lebensraum” — không gian sinh tồn cho người Đức, nói về thế giới cuộc sống thiên đường, làm rùm beng về tính ưu đẳng của dân tộc Đức. Đức chiếm châu Âu rồi tiến về phía Đông — nhiều người muốn được hưởng miếng bánh Hítle hứa hẹn cho họ. Và Écnơ gia nhập đảng, có thời lão đã làm tới chức plốcklâycher (1) trong khu vực lão ở. Thực ra thì lão cũng chẳng giữ nó được lâu la gì.
Rốt cuộc, quốc trưởng đã làm mọi người thất vọng. Bây giờ thì Stainơbécgơ nguyền rủa quốc trưởng, còn tội lỗi của lão thì lão lại cho qua. Bản thân lão, lão không trực tiếp tham gia gây tội ác và cũng như nhiều người khác, lão cố gắng không quan tâm đến những gì xảy ra. Một người như lão – chủ một quầy bán rau thì có gì là đáng kể trong thời Hít-le cơ chứ - lão chẳng qua chỉ là một hạt cát trong sa mạc mà thôi. Écnơ tính toán từng xu ngay cả với vợ «Eđem das dâynhe !» — «Của ai thì thuộc về người ấy», như câu châm ngôn trong kinh thánh đã răn dạy mà. Écnơ treo câu châm ngôn lồng trong khung kính viết bằng kiểu chữ Gô-tích đậm nét, có các chữ cái được tô mầu vào một nơi dễ thấy ở phòng khách ngay bên bên cạnh ảnh cha mẹ lão. Tổ tiên lão dường như vẫn từ trên cao nghiêm khắc theo dõi nhưng người trong nhà và nhắc nhở họ về cái đạo lý truyền kiếp này. Nhất nhất mọi thứ trong nhà Stainơbécgơ đều tuân theo lời răn dạy ấy. Ai cũng có sổ tiết kiệm riêng, mỗi người đều độc lập trong việc chi tiêu, độc lập tính toán tài chính. Ngay cả khẩu phần lương khô phân theo sổ, bà Êlidabét và ông chồng Écnơ khôn ngoan cũng của ai nấy giữ. Sau khi Đức đầu hàng, chính quyền của lực lượng chiếm đóng thực hiện bán lương thực theo sổ và đường ăn trở nên đắt đỏ thì vợ chồng Stainơbécgơ đã tự đi mua lấy phần mình. Bà vợ đếm từng miếng và xếp vào chiếc bình bằng gốm còn ông chồng thì cứ để nguyên trong hộp giấy và đút sâu vào trong ngăn kéo của bàn ăn Có lẽ vợ chồng nhà này sẽ sống tiếp những năm tháng còn lại của cuộc đời mà số phận đã giành cho họ như vậy nếu không có một việc buộc họ phải cùng đi tìm luật sư nhờ giúp đỡ. Écnơ lẩm nhẩm đọc đi đọc lại tất cả các tấm biển, sau đó lại đọc kỹ một tấm biển treo ở cuối hàng. - Tôi cho rằng — lão nói — cái này hợp với ta lắm, một hãng tương đối đường hoàng đấy chứ. — Lão gõ gõ ngón tay vào tấm biển "Văn phòng luật sư Krum và con trai”. - Không biết họ có lấy đắt quá không nhỉ ! - Thế bà muốn người ta làm không công cho bà đấy chắc. - Nhưng ông chả vừa bảo... Écnơ xua tay rảo bước : - Bà nhớ lấy địa chỉ nhé - Lão buông một câu. Chủ văn phòng luật sư Lêônađơ Krum sống trên tầng sáu trong một khu nhà cũ bỏ hoang xây dựng từ trước chiến tranh, vì thế vợ chồông Stainơbécgơ leo lên được cái cầu thang cũng khá vất vả. Lên được nửa chiếc cầu thang dựng đứng thì Écnơ mới hối hận là đã không chọn đúng luật sư — Biết thế này thì ta chẳng đến đây làm gì. - Những người làm ăn đường hoàng thì không đời nào lại đặt văn phòng tít trên cao như thế này mà lại chẳng có thang máy. Họ chỉ cốt làm sao có thật nhiều thân chủ thôi mà — Lão vừa nghỉ lấy hơi vừa nói— Lão Krum đáng lẽ phải yết rõ ở tầng nào mới phải. Để cho người ta đi lạc làm gì cơ chứ... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 03 Tháng Mười, 2015, 05:07:51 pm - Thì ở dưới kia chả có viết là gì - Êlidabét dè dặt phản đối.
Écnơ không trả lời. Cũng chẳng nên quay xuống làm gì bây giờ — và thế là cả hai lại leo tiếp — phía trước là Écnơ béo tốt, sau lão là bà vợ Êlidabét cao gầy. Một phụ nữ trẻ khoác tạp dề trắng và đội mũ làm bếp ra mở cửa. - Quý khách cần gặp ngài Krum ạ ? Xin mời vào đây, ngài Krum sẽ ra ngay bây giờ đấy ! —Chị ta gọi và biến vào sau cánh cửa. Trên các bức tường của căn phòng chỉ toàn là giá giá sách và giá sách. Sách bày cả trên bệ cửa sổ . Trên bàn thì la liệt giấy má và cặp sách. Bên cạnh chiếc đèn để bàn là một bộ luật dày cộp viết về luật pháp đế quốc. Quyển sách có bìa da đóng chắc chắn và những hàng chữ vàng in nổi đã bạc màu lập tức làm cho Écnơ tin ngay vào vị luật sư. Lão đang định nói với Êlidabét về chuyện cuốn sácgh thì luật sư đã bước vào phòng — một người cỡ tuổi trung niên có khuôn mặt trí thức dễ gây thiện cảm, mặc âu phục len mầu ghi kẻ sọc . - Thưa ngài tôi có thể giúp được ngài việc gì đây ạ? Xin ngài hãy cho biết, tôi xin sẵn sàng được hầu tiếp. Écnơ xưng tên và giới thiệu Êlidabét. - Chúng tôi quan tâm đến di sản của họ hàng đã mất trong chiến tranh — Écnơ nói — Chúng tôi muốn được ngài khuyên bảo. Không biết ngài có sẵn lòng không ạ ? - Ngài gặp may rồi đó ! - Vị luật sư thốt lên — Văn phòng của tôi chủ yếu giải quyết các vấn đề di sản. Tôi chưa từng nếm mùi thất bại trong việc này bao giờ đâu... Xin các ngài cho biết liệu có còn ai khác cũng quan tâm đến di sản đó không ạ ? - Cái chính là ở đấy... Nhưng sơ bộ chúng tôi muốn được sáng tỏ đôi điều... - Xin ngài cho biết cụ thể hơn. - Ư hừm... Dạ… Gia tài mà chúng tôi muốn nhận là của gia đình vợ chồng Ghécxen. Ingơrít Ghécxen là cháu gái nhà tôi. Chúng tôi muốn.... - Thế cô cháu gái của ngài còn có ai là họ hàng nữa không ạ ? Luật sư Krum hỏi. - Thưa không ạ, chỉ có tôi thôi ! Êlidabét thốt lên – Chúng tôi rất quý mến nhau. Con bé coi tôi như mẹ đẻ của nó – Bà Êlidabét lấy chiếc khăn tay trong túi ra thấm vào mắt. - Thế thì còn có ai ở đây để nhận cái gia tài ấy nữa? - Bên họ hàng đằng chồng cháu tôi. Họ cũng muốn được nhận cái di sản đó. - Thế người chồng của cháu ngài có còn sống không ạ ? - Không, anh ta cũng chết rồi. - Khi nào ? - Trong thời gian chiến tranh, vào năm 1943. Hầu như chết cùng lúc … - Thế có nghĩa là thế nào? Sao lại hầu như ?... Vậy là họ chết bệnh hay sao ? - Không hoàn toàn như vậy... Luật sư Krum thấy khách có vẻ không tự nhiên và lúng túng nên tìm cách gợi chuyện : -Ý ngài định nói họ là nạn nhân chiến tranh chăng? - Cũng không phải là thế... Écnơ Stainơbécgơ có vẻ khó chịu ra mặt. Sự căng thẳng trong đầu óc lão lộ ra ngoài mặt. Mặt lão đỏ lên và trên trán xuất hiện một nếp nhăn bên trên đôi đôi lông mày sâu róm. "Nếu ta kể ra tất cả thì sẽ thế nào đây” - Écnơ bất lực nhìn sang cầu cứu vợ nhưng bà ta lại đang ngắm nhìn tấm rèm cửa, hai bàn tay khô khốc nhăn nheo để trên đùi. Không, chẳng thể trông mong gì vào bà ta được đâu. - Thưa ngài luật sư — lão buộc phải lên tiếng - ngài thấy thế nào, ta sẽ bắt đầu từ dưới lên vậy nhé. Nếu ngài nhận làm cho chúng tôi thì ngài sẽ lấy bao nhiêu ạ ? - Bây giờ thì tôi chưa thể nói được. Di sản mà ngài muốn hưởng đáng giá thế nào ạ ? Écnơ quay sang nhìn Êlidabét : - Bà thấy thế nào, cái nhà Ingơrít ở đáng giá là bao nhiêu ? - Tôi cũng chẳng biết nữa. Trong nhà có năm phòng, có hầm chứa, có lò sưởi hơi…Ở đấy còn có một khu vườn rộng. Nhà nằm trên bờ hồ… Tất cả đều đáng tiền… Écnơ không để vợ nói hết câu – bà ta vẫn còn lảm nhảm thêm gì đấy nữa – Lão sơ bộ tính giá cái biệt thự của vợ chồng người cháu đã chết. - Tất nhiên đây chỉ là tương đối thôi…Lão xoay xoay cổ tay với những ngón tay khum khum như đang ôm một quá bóng trong tay — cũng có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút gì đó. - Tốt thôi... Chúng ta sẽ xác định lại giá trong đơn kiện sau — Krum nói — hiện thời ta hãy lấy cái giá ngài cho làm cơ sở. Tôi sẽ nhận số tiền thù lao phải chăng, nghĩa là theo tye lệ thông thường với đơn kiện của khách. Ngài sẽ trả một nửa khi làm giao kèo, số còn lại sẽ trả nốt khi xong việc. Và tất nhiên là ngài phải chịu án phí. - Thế chẳng may chúng ta thua cuộc thì sao ? — Écnơ hỏi và đã thầm tính tất cả những gì có thể xảy ra. - Với tôi cái đó không bao giờ xảy ra đâu ! — Krum thốt lên với vẻ hơi quá tự tin — Nếu như tôi biết công việc không có triển vọng tôi sẽ không tốn công làm mà chỉ có thể cho ngài những lời khuyên về mặt pháp lý mà thôi... Mà tất cả những cái đó thì có đáng là bao đâu. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 04 Tháng Mười, 2015, 06:30:34 pm - Nếu vậy ta hãy bắt đầu từ lời khuyên của ông ! — Écnơ rụt rè đề nghị .
- Tốt thôi ! Ngài thấy đấy, chúng ta đã tìm thấy tiếng nói chung rồi đó ngài Stainơbécgơ ạ.. A, còn một điều kiện nhỏ nữa: Nếu như ngài muốn tôi bắt tay ngay vào công việc của ngài thì ngài hãy tin tôi như tin cha cố khi xưng tội. Ngày hãy nói thật lòng với tôi và coi tôi như là một người mà ngài có thể dốc hết bầu tâm sự. Nói chuyện với khách – đấy là bí mật nhà nghề của chúng tôi... —Ngài có muốn dùng cà phê không ạ ? — Rồi không đợi trả lời, Krum cất tiếng gọi và ngay lập tức một phụ nữ trẻ mở cửa đi vào phòng. Chị ta mang vào một cái khay đựng ba tách cà phê và một cái lọ đựng đường. - «Có lẽ không nên nói dối ông ta» - Stainơbécgơ nhẩm tính trong đầu. - Thưa ngài, như tôi đã nói với ngài, căn nhà chúng tôi vừa đề cập đến là của vợ chồng Ghéc-xen, cháu gái của chúng tôi và chồng nó. - Écnơ bắt đầu nói với vẻ tin cậy — Hai vợ chồng cháu trong một thời gian dài không sống ở Béc-lanh, chúng nó sống ở đâu chúng tôi cũng chẳng biết. Sau đó, có lẽ Ingơrít đã sống ở Viên... - Thế rồi một hôm chúng tôi bỗng nhận được thư của cháu gửi từ nhà tù Plétxende ra. Cháu cho biết nó và chồng nó bị Giéttapô bắt. Cả hai đã bị xử án và bị kết án tử. Bức thư chỉ vẻn vẹn có nửa trang giấy. Cháu nhờ chúng tôi chăm sóc đứa con gái của cháu. Té ra Ingơrít đã có con gái. Nếu không có thư của cháu thì chúng tôi không tài nào biết được. Ingơrít còn viết rằng ngoài cô Êlidabét ra, cháu không có ai là họ hàng thân thuộc còn sống cả. Dẫu sao khi cần cháu cũng đã nhớ đến chúng tôi. — Chuyện đó xảy ra từ bao giờ thế ạ ?— Luật sư vừa ghi chép vào cuốn sổ tay vừa hỏi : - Trước lễ Tam vị, sau đó ít lâu thì các cháu bị hành quyết — Bà Êlidabét tham dự vào câu chuyện. - Để yên cho tôi nói xem nào – Écnơ ngắt lời vợ. - Không, không, tôi biết chuyện đó rõ hơn ông mà — Êlidabét phản đối — Lúc đó ông không có nhà, còn tôi phải một thân một mình chịu đựng tất cả... Chả là lúc đó chồng tôi bị bắt vào lính — bà ta giải thích — quả thật ông nhà tôi cố phục vụ trong quân đội ít năm. - Đúng vậy đấy — Écnơ tán đồng — Nhờ trời tôi không phải đi đánh nhau vì họ đã phát hiện là tôi bị bệnh thoát vị... Nào bà kể tiếp đi….. - Thì tôi đang nói đây... Hai tuần sau tôi nhận được giấy báo cùa tòa án. Trong giấy viết Ingơrít và chồng là Klaút Ghéc-xen bị tuyên án tử hình và đã bị xử tử trong nhà tù Plétxende. Thế là tôi, người họ hàng thân thuộc duy nhất của cháu, buộc phải trả tiền án phí cho hai cháu. Kèm theo giấy báo là biên lai tiền mua quan tài, vải liệm và tiền chi cho những người hành quyết. Tôi đành phải thanh toán chứ làm sao được. Quả thực tôi đã có phân bua rằng chồng cháu là Klaút cũng còn họ hàng và chỉ xin thanh toán phần tiền của cháu gái tôi thôi…. - Xin bà hãy thư thả cho một lát — Krum ngắt lời. - Ta hãy tuần tự: bà nhận được thư của Ingơrít Ghéc-xen nhờ bà chăm sóc con hộ có phải không ạ ? - Đúng thế đấy ạ ? Êlidabét khẳng định. - Còn sau đó thì sao ? Bà đã tìm thấy cháu bé chứ ? Bây giờ nó ở đâu rồi ? - Mấu chốt là biết con bé hiện nay ở đâu — Écnơ lại tiếp tục. Sau chiến tranh, chúng tôi đã cố tìm kiếm nhưng chúng tôi được báo là không có ai biết được số phận của cháu ra sao cả. Chắc ngài cũng được biết là người ta đã đưa con cái của những kẻ phạm trọng tội vào các trại mồ côi và thay đổi tên họ chúng nó đi. Có thể cháu còn sống những không thể tìm thấy được. Chúng tôi đã nhận được giấy báo chính thức về vấn đề này. Như thế có nghĩa là con bé không có liên quan gì đến tài sản của Ingơrít nữa. Hiện giờ, người hợp pháp duy nhất nhận gia tài của cháu gái chúng tôi là bà Êlidabét. Có phải thế không ạ ? -Nhưng tại sao ngài lại không đến đón cháu bé ngay khi nhận được thư ? Lúc đó chẳng dễ tìm hơn sao? Tòa án nhất định sẽ nêu vấn đề đó. Écnơ đã chờ đợi câu hỏi đó. Lão nín lặng giây lát rồi trả lời: —Thưa ngài luật sư, chắc ngài cũng biết thời thế lúc đó như thế nào rồi : khẳng định mình là có họ với nhưng người có tộì chống lại quốc gia thì có khác nào là tự tròng dây thòng lọng vào cổ đâu ạ. - Có phải vì thế mà bấy lâu nay các ngài không đả động gì đến chuyện di sản chăng ? - Chính thế đấy, thưa ông. Lúc đầu thì chúng tôi sợ Giéttapô, còn sau khi chiến tranh kết thúc thì người ta bài quốc xã và bắt đầu lùng kiếm bọn tội phạm chiến tranh, những kẻ đã gây tội ác. Tôi thì phạm tội gì cơ chứ ? Tôi đã chứng minh được là tôi không có dính líu gì đến chiến tranh cả, tôi chỉ ở trong quân đội vẻn vẹn có một tháng rưỡi thôi, hơn nữa lại ở trong một đơn vị hậu cần. Lẽ dĩ nhiên là tôi đã chứng minh được là tôi không có dính líu gì vào những chuyện đã xảy ra : thật buồn cười — tôi chỉ là một con người bé nhỏ... Nhưng chuyện ấy thì lại đòi hỏi phải có thời gian. - Thôi được rồi, thế ngài định phát đơn kiện ai bây giờ? Thực ra thì ai đang định chiếm cái di sản còn đang tranh chấp đó ? - Đấy, chúng ta đã đi đến mấu chốt của vấn đề đã đưa chúng tôi đến gặp ngài đấy, thưa ngài luật sư, chị gái của Klaút Ghécxen hiện đang sống bất hợp pháp trong nhà của cháu chúng tôi. Tại sao chúng tôi lại phải chịu mất quyền sở hữu mà luật pháp cho phép nhỉ ?... Tất nhiên bây giờ chị của Ghécxen chưa nên biết những gì mà chúng tôi định làm. Chúng tôi sẽ báo cho cô ấy biết khi đã có đủ hết giấy tờ trong tay. - Nhưng chị của người đã chết, tức là của Ghécxen theo luật pháp cũng có quyền thừa kế tài sản ấy cơ mà. - Thì cứ cho là có đi, nhưng chỉ được một phần thôi chứ đâu phải tất cả. Thế mà hiện tại thì cô ta chiếm cả nhà, cả vườn ! — Êlidabét kêu lên. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 08 Tháng Mười, 2015, 12:59:41 am - Bà lại ăn nói hồ đồ rồi... Chỉ có chúng tôi mới có quyền thừa kế thôi chứ làm sao mà bên kia lại dây phần vào đây được kia chứ ? Chúng tôi khẳng định là chúng tôi có quyền thừa kế toàn bộ di sản đó còn cô ta sẽ không xơ múi gì ở đây cả. Cái chính là làm sao chứng minh được điều đó kia. Vì thế nên chúng tôi mới phải trông cậy vào ngài đấy, thưa ngài luật sư !
- Tôi vẫn chưa rõ là mình phải làm gì cả — Luật sư Krum lên tiếng - Tôi vẫn chưa thấy có cơ sở để tòa có thể đáp ứng hoàn toàn yêu cầu mà ngài đặt ra. Đơn kiện cũng chỉ có thể đáp ứng được một phần nào mà thôi. - Thưa ngài luật sư, xin ngài hãy nghe kỹ điều tôi nói đây—Éc-nơ cười khẩy ranh mãnh : lão còn nắm trong tay con chủ bài mà — Thưa ngài, giả sử như chỉ có mỗi mình Klaút Ghécxen chết thôi còn cháu gái chúng tôi vẫn còn sống thì ai là người thừa kế di sản đó ạ, ắt hẳn phải là cháu chúng tôi, có phải không nào ? - Vâng, pháp luật công nhận quyền thừa kế di sản thuộc về một trong hai người vợ hoặc chồng nếu như người ấy còn sống. - Đúng thế đấy — Éc-nơ khẳng định — còn bây giờ thì ngài hãy nghĩ xem, nếu cháu gái tôi sau khi đã được hưởng gia sản rồi mới chết thì sao nhỉ. Trong trường hợp đó Êlidabét Stainơbécgơ là người thân duy nhất của người đã khuất được luật pháp cho phép thừa hưởng tài sản có phải không ạ ? - Vâng, đúng vậy. Vậy thì trước khi đưa ra tòa - chúng tôi cần xác định xem ai là người chết trước. Ingơrít Ghécxen và chồng cùng bị xử tử trong cùng một ngày. Nhưng ai bị xử trước ? Nếu Klaút chết trước thì cháu gái của chúng tôi phải là người thừa kế và sau khi cháu chúng tôi chết thì tất cả di sản đó phải thuộc về vợ tôi. Không biết như thế có đúng pháp lý không ạ ? «Chà cái lão già Stainơbécgơ này đâu có ngây ngô như mình tưởng lúc đầu!». Krum thầm nghĩ — Theo cách nói của chúng tôi - ông nói — cái đó gọi là «tình huống pháp lý khó phân giải». Về mặt lô-gích thì ngài đúng. Luật thừa kế di sản không tính đến thời hạn thừa kế lâu mau. - Tôi cũng nghĩ như vậy – Éc-nơ đắc chí nói – Bây giờ thì hẳn ngài đã hiểu chúng tôi cần gì rồi chứ, thưa ngài luật sư ? Cần phải biết chính xác vợ chồng Ghécxen ai là người chết trước. Từ đó ta mới xác định được ai là người được thừa hưởng gia tài – Bà Êlidabét hay là chị của Klaút Ghécxen. Chúng tôi không muốn chia xẻ với bất cứ ai trong chuyện này và vì thế chúng tôi phải cố gắng. Có phải thế không ạ ? Bởi vậy nên chúng tôi mới đến xin gặp ngài. Tôi nghe nói ở nhà tù Plétxenđe còn có phòng hồ sơ lưu trữ của nhà tù. Chúng tôi thì không được phép đặt chân đến đấy rồi. Còn ngài... ngài luật sư Krum, không biết ngài có thể làm việc đó hay không, tức là ngài đi sưu tầm những tài liệu cần thiết trong phòng lưu trữ ấy mà ? Và tất nhiên cần phải có bản sao biên lai thanh toán của trưởng trại giam mà bà Êlidabét đã trả tiền chi phí thi hành bản án của đứa cháu. Bức thư sẽ xác nhận vợ tôi là người thân duy nhất của cháu. Ngài thấy thế nào ạ ? - Những điều mà ngài vừa nói với tôi thật là một tình huống pháp luật rắc rối và thú vị làm sao cơ chứ.. Tôi còn cần phải suy nghĩ đã… - Có gì mà phải suy với nghĩ kia chứ ! Ngài sẽ nhận tiền thù lao còn chúng tôi được phép kế thừa cái gia tài ấy… Tất cả đều đúng pháp luật. - Ngoài chuyện pháp luật ra còn có chuyện khác… Ngài đừng lo về khoản tiền nong, chúng tôi sẽ không để ngài chịu thiệt thòi đâu. — Écnơ hiểu được sự phân vân của luật sư theo cách nghĩ của lão. Thời gian gần đây công việc của văn phòng luật sư «Krum và con trai» không chạy lắm. Hầu như không mấy khi có khách. Họa hoằn lắm mới có việc làm. Còn bây giờ nếu giải quyết được vụ của Stainơbécgơ thì cũng có cơ kiếm chác được đôi chút. Nhưng tình huống ở đây thật hiếm thấy, nó vừa phức tạp lại vừa đượm vẻ ly kỳ. Chuyện này có thể là một đề tài giật gân cho giới báo chí, mộ bài quảng cáo câu khách tuyệt vời cho các hãng. Thế nhưng mặt khác trong lời đề nghị của khách lại có một cái gì đó có vẻ đê tiện. Bản thân Krum cũng chưa hiểu hết đó là cái gì. Có thể cái đó là thái độ vô liêm sỉ của Stainơbécgơ khi lão kể lề vể cái chết bi thảm của những người thân và mưu đồ trục lợi của lão. Nhưng những cái đó thì có liên quan gì đến ông đâu kia chứ ? Hơn nữa, ông đâu có dẫm đạp lên pháp luật. - Thôi được…tôi xin đồng ý — Krum bỗng quyết định, ông lật lật những tờ lịch để bàn — Hôm nay là thứ ba... Xin ngài quay lại đây vào thứ sáu, chúng ta sẽ thỏa thuận và ký kết. - Thưa ngài luật sư, ngài có thể làm vào ngày thứ năm được không ạ ? Stainơbécgơ hỏi — Tôi không muốn bắt đầu công việc vào ngày thứ sáu… - Vậy xin mời ngài đến vào chiều thứ năm : Écnơ cảm thấy hài lòng về cuộc mặc cả với luật sư. Lão nói với bà vợ khi cả hai đã ra đến cầu thang : - Bà thấy chưa, ta phải xoay xở như thế chứ. Cái chính bây giờ là có được giấy tờ còn sau đó thì luật sư giời đất nào cũng đồng ý làm cho ta với giá rẻ. Écnơ xoa xoa hai tay ra vẻ hài lòng lắm, hệt như khi lão ký được một bản giao kèo có lợi. Đôi vợ chồng đi thong thả dọc phố Kaidéctrác đến nhà ga và dừng lại trước cửa bán vé. Êlidabét lục lọi mãi trong ví nhưng không tìm thấy tiền lẻ. - Thôi được, để đấy tôi trả cho — Écnơ cao thượng nói với một sự hào phóng bất ngờ - chỉ có điều bà đừng quên là bà còn nợ tôi 25 xu đấy nhé. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 11 Tháng Mười, 2015, 06:18:18 pm II.
Phải hơn một tháng sau Lêônađơ Krum mới được phép tiếp xúc vói phòng lưu trữ của nhà tù Pléxende. Trong suốt thời gian đó ngày nào Écnơ cũng gọi điện đến chỗ ông và lão đã hai lần đến tận văn phòng của ông vì lão nóng lòng muốn biết khi nào thì lão ta có thể nhận được những giấy tờ cần thiết. Công việc chậm trễ vì phòng lưu trữ những năm sau chiến tranh vẫn thuộc quyền quản lý của người Anh. Một người Anh lịch sự, kiểu cách với vẻ ái ngại đã vặn vẹo luật sư đủ điều xem tại sao ông bỗng dưng Iại quan tâm đến cái chết của Ingơrít Ghécxen đến như vậy. Krum không muốn để lộ ý của mình, ông lấy cớ là theo yêu cầu của thân chủ, ông cần phải xác định rõ chuyện đó vì đó là một người bà con của thân chủ đã bị bọn quốc xã xử. - Chuyện này có liên quan đến vấn đề di sản — gỉải thích cho viên thiếu tá Đenbéctơ ngồi đối diện - Chiến tranh đã để lại cho chứng ta nhiều điều rắc rối. Người Anh kia nghiên cứu kỹ giấy ủy nhiệm của Stainơbécgơ rồi yêu cầu luật sư viết đơn đề nghị và hứa sẽ xem xét chuyện này trong thời gian gần nhất. Một tuần sau luật sư nhận được thư trả lời : viên thiếu tá người Anh báo cho ông biết, theo những tin tức mà cơ quan hành chính quân sự có được thì không một ai tên là Ingơrít Ghécxen nằm trong danh sách tù nhân tại nhà tù Plétxende cả. Krum tiếp tục thỉnh cầu để mong đạt được ý nguyện. Lại những cuộc thương lượng lễ độ kéo dài và rồi cuối cùng ông cũng được phép tự mình tra cứu sổ sách đăng ký tu nhân ở đây để xem liệu trong đó có họ tên người phụ nữ mà ông cần tìm hay không. Nhân viên phòng lưu trữ đưa ra trước mặt ông gần một chục tập hồ sơ dày cộp như kinh thánh với cơ man họ tên những người dù chỉ lưu lạị một đêm trong khám. Krum nhẫn nại dò từng dòng chữ lờ mờ trông nhức cả mắt. Ông giở tới danh sách của năm 1942 rồi đến danh sách của năm 1943 và lại quay về thời kỳ đầu chiến ưanh —tuyệt nhiên vẫn không có tên họ Ingơrít Ghécxen. - Ngài hãy thử đến các nhà tù khác xem — nhân viên lưu trữ ngồi lì trong phòng chờ Krum xem danh sách nói — tù nhân thường được chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác. Tại các nhà tù Môabíc và Spandau cũng không tìm thấy gì. Vòng tìm kiếm đã khép lại. Tưởng chừng như luật sư đã đến lục phải bó tay cam chịu thất bại. Thế nhưng điều thôi thúc Krum tiếp tục công việc không phải chỉ vì nỗi lo phải hoàn lại tiền cho Stainơbécgơ mà ông đã nhận khi làm giao kéo. Chủ văn phòng luật sư không muốn nhận mình là kẻ bại trận. Việc không tìm được dấu vết của Ingơrít Ghécxen là điều không thể chấp nhận được với ông. Và rồi bỗng nhiên…Ngay khi đang ráo riết tìm kiếm, Krum đã viết thư sang Viên cho một người bạn học cũ cũng làm nghề luật sư di cư sang Áo sau chiến tranh. Krum nhờ ông ta tìm hộ trong các phòng lưu trữ của nhà tù trung tâm xem có tài liệu nào nói về Ingơrít Ghécxen bị Giestapô bắt không. Theo dự toán của ông thì cô ta đã bị giam giữ trong nhà tù Viên. Thư trả lời của Phriđơrít đến tay ông tương đối nhanh. «Lêônađơ, bạn đồng nghiệp thân mến của tôi. Tôi sợ rằng kết quả những chuyến đi của tôi tới phòng lưu trữ chưa đáp ứng được điều anh mong đợi. Ở đấy tôi không tìm được tên Ingơrít Ghécxen trong sách tù bị giam giữ tại nhà lao trung tâm. Nhưng ở đây có một tên họ khác làm tôi chú ý ; Vaixbơlium, Ingơrít Vaixbơlium, tiếp đó có tên Ghécxen trong ngoặc đơn. Rất có thể đấy là cái tên mà anh đang tìm. Nhân đây, tôi gửi kèm cho anh bản sao bức thư gửi chi trưởng ngục ở Viên gửi đi Béc-lanh. Chúc anh thành công và nhận được món tiền thù lao đích đáng Ôm hôn anh – Bạn của anh - Phriđơrít » «Thôi phải rồi, đấy là họ của Ingơrít khi chưa lấy chồng mà». Krum mừng rỡ thốt lên. - Này Mari - Ông gọi vợ — đã tìm ra rồi em ạ... Trong bản sao bức thư của trưởng trại giam có đoạn : «Béc-lanh, Prints — Blibrekhơstrasse, Cục an ninh đế chế — Gửi ngài trung tướng SS Kantenbơ- runnhe. Theo yêu cầu của ngài tôi gửi tới ngài hồ sơ điều tra số 1736/42 của can phạm Ingơrít Vaixbơlium (Ghécxen) vì tội phản bội quốc gia. Phụ lục : Can phạm Ingơrít Vaixbơlium (Ghécxen) sinh ngày 14 tháng 4 năm 1915 tại thành phố Vupéctan, có người áp giải, hồ sơ kèm theo gồm 27 trang». Bức thư do trưởng ngục nhà tù Viên là Víttenbéc- gơ ký….. Cuộc tìm kiếm trong các phòng lưu trữ ở nhà tù Béc-lanh lại bắt đầu. Công việc đối với Krum bây giờ có phần nào dễ dàng hơn trước. Ông đã có họ tên thật của cô gái, số hồ sơ điều tra và ngày tháng Ihgơrít bị chuyển từ một nhà tù nào đó trong số những nhà tù ở Béc-lanh. Tại nhà tù Plétxende, Krum đã xác định được rằng Ingơrít Vaixbơlium bị đưa từ nhà tù Môabít đến đây vào cuối năm 1942. Ông cũng tìm ra được cả hồ sơ điều tra — một chiếc cặp màu xám với dòng chữ : Ingơrít Vaixbơlium — mưu phản tổ quốc. Nhưng cặp giấy này gần như trống rỗng. Trong cặp chỉ có một tờ giấy viết tay : «Đã lấy cho vào hồ sơ Liên minh Đỏ”. Ngoài ra còn một bản cặp in Rô-nê-ô — đấy là những bản kẽm mỏng ghi lại nội dung bản án. Có thể những bản kẽm này đã được dùng để sao tài liệu thành nhiều bản và do tình cờ mà còn sót lại trong cặp. Luật sư thầm cám ơn số mệnh và tính đãng trí của người quên hủy những bản in mà ông tìm thấy này. Krum giơ một bản lên soi ra ngoài ánh sáng và cố gắng dò theo những dòng chữ lờ mờ xuyên qua bản kẽm. Sau đó ông lần lượt xem đến tờ thứ hai, tờ thứ ba….cho đến tờ cuối cùng. Số phận bi thảm của người phụ nữ xa lạ đã dần được sáng tỏ. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 15 Tháng Mười, 2015, 06:39:53 am III.
Chuyện đó xảy ra khi nào nhỉ ? Ingơrít căng óc không tài nào nhớ lại nổi. Thế là chị lại phải nhớ lại từ đầu. Hình như là vào ngày chủ nhật. Thôi, đúng rồi ! Hôm ấy chị không đi làm mà dẫn Lenca đi chơi từ sáng. Từ lâu Ingơrít đã hứa đưa con gái đi dạo chơi ở Lêôpônđơbécgơ ngắm cảnh thủ đô Viên. Cô con gái mừng quýnh lên bỏ cả ăn sáng vội vàng đòi mẹ cài cho chiếc nơ màu xanh da trời và sửa sang đầu tóc để đi ngay. Chiếc nơ đã bị nhàu nát nhưng ngại không muốn là nên chị mở tủ lấy ra một chiếc nơ màu trắng, nhưng Lenca khóc không chịu và thế là chị buộc phải chiều con. Vì chuyện đó mà hai mẹ con đến Lêôpônđơbécgơ muộn hơn đã định. Nhưng chuyện ấy đã xẩy ra lúc nào nhỉ? Một tuần, một tháng rồi hay mới chỉ là hôm qua đây thôi ?... Trong cái xà-lim bê-tông với một lỗ cửa sổ tù mù và cánh cửa sắt đóng kín, con người ta đã mất hết khái niệm về thời gian. Tốt hơn hết là tính bằng các cuộc hỏi cung vậy... Đấu tiên chị bị đưa đến Giéstapô. Vào buổi chiều... Chiều hôm đó hay sáng hôm sau nhỉ? Còn sau đó thì sao…? Một tên dự thẩm trẻ, và lịch thiệp trong bộ quân phục SS hỏi cung chị... Không, không phải hỏi cung là chuyện mãi sau này kia — còn lúc đầu chúng chỉ hỏi họ tên, địa chỉ rồi tống chị vào xà-lim. Cái thằng có vẻ lịch thiệp đó hôm sau mới hỏi cung chị. Trong buồng của hắn. đèn bật sáng. Cái chao đèn màu xanh lá mạ đã bị vỡ…Hình như chúng cố ý tạo ra như vậy. Ánh sáng làm chị chói mắt còn tên dự thẩm thì ngồi khuất trong bóng tối nên chị không trông thấy được mắt hắn. Hắn nói với chị : «Cô yên lặng chỉ vô ích mà thôi, chúng tôi đã biết tất cả rồi.Hãy nghe lời khuyên của tôi và khai đi». Nhưng chị vẫn im lặng. Khi tên dự thẩm tiến lại gần chị, người hắn che khuất lỗ vỡ trên chiếc chao đèn. Ingơrít ngồi trên ghế vầ nhìn hắn tự dưới lên. Hắn còn trẻ hơn chị — mặt còn non choẹt. Ánh sáng đèn màu xanh lá mạ hắt lên khuôn mặt làm cho nước da của hắn trở nên lờn lợt. Bộ ria mép của hắn cũng nhuốm mầu xanh. Hắn nhìn chị và hỏi giọng ngọt xớt : - Thế nào cô nói đi chứ ? Chị không trả lời. Và thế là hắn tát chị. Hắn tát như tát một người con gái hư hỏng. Ingơrít lấy tay che mặt…Hắn đi về phíá bàn và lại ngồi xuống ghế : - Bây giờ thì thế nào ? Chị vẫn im lặng. Chị cố ngăn không cho nước mắt trào ra. Thằng dự thẩm nhãi ranh đấm tay xuống bàn. Ingơrít rùng mình…Chị không còn nghe thấy hắn nói gì, hỏi gì nữa. Chị ngồi yên, má nóng bừng. Sau đó chúng đánh chị, đánh cho đến khi ngất xỉu. Tên dự thẩm đã mất tự chủ trước sự im lặng của chị. Hắn ra lệnh tống chị vào ngực tối. Ingơrít trải qua một đêm khủng khiếp. Toàn thân chị co rúm né tránh sang một bên khi chị chạm phải bức tường lặng lẽ nhớp nháp trong màn đêm. Chị không dám động đậy gì để khỏi phải chịu lại cái cảm giác ghê tởm ám ảnh. Chị ngồi trên nền xà lim, các khớp xương tê dại vì cứ phải chúi người về phía trước, mặc dù chị rất muốn dựa lưng vào đâu đó để cho thân hình đang cứng đờ dỡ mỏi. Chị cứ ngồi như thế cho đến tận sáng đổ chúng lại đưa chị về xà lim. Có tiếng xích sắt loảng xoảng và tiếng khóa tách mở rồi mụ coi ngục bước vào : - Cấm không được nằm trên giường ban ngày. Đi lên chỗ hỏi cung — mụ nói giọng lầu bầu, chán chường không tỏ vẻ gì là bực dọc. Ingorít đứng lên. Trời đất ơi, đầu óc chị mới nặng làm sao ! Chị sửa lại mái tóc. Chị vẫn mặc chiếc áo vét như khi bị bắt rất hợp . Nó rất hợp với chị khi mặc với chiếc áo sơ-mi mầu xanh lơ. Hôm chủ nhật, chị rất buồn khi phát hiện ra một vết bẩn nhỏ trên váy. Vậy mà trời đất ơi, bây giờ nó trông giống cái gì thế này ! Một tên SS lực lưỡng đi sau chị. Hắn im lặng bước trên những phiến đá của hành lang, tiếng giầy đinh lộp cộp, thỉnh thoảng hắn miễn cirỡng hô nhát gừng: - Bên phải !... Xuống !.... Thẳng !... Dừng lại !... Một tấm biển tráng men treo trên khung cửa ra vào phòng số 34. Ingơrít đã ở đây khi bị hỏi cung. Tên lính gõ cửa và để chị vào trước... Một tên mặc sắc phục SS ngồi sau bàn. Khi Ingơ- rít vào hắn lật mặt có chữ của tờ giấy để ở trước mặt xuống. - Ingơrít Vaixbơlium, mời chị ngồi xuống..Tôi được lệnh báo cho chị biết chúng tôi đã hoàn thành việc điều tra công việc của chị rồi. Nó bị trì hoãn là lỗi tại chị. Tôi sẽ cho chị biết bản luận tội. Viên sĩ quan mở cái cặp màu hồng có ghi hàng chữ gô-tích «Phôlkx—-gêriktkhốp» Tòa án nhân dân ra. Hắn lật lật mấy trang đầu và bắt đầu đọc. Hắn đọc chậm, rõ ràng, rành rọt từng câu có lên giọng xuống giọng hẳn hoi. Ingơrít ngồi nghe một kẻ xa lạ — hắn đã đột nhập vào số phận cua chị, đã quấy lên các sự kiện của đời chị…. Thông qua tiểu sử của chị, hắn cố gắng xoi mói để biết cách suy nghĩ, quan điểm, tâm trạng của chị. Nhưng hắn làm tất cả những cái đó để làm gì kia chứ. Chúng định xử chị về tội gì đây ? Chúng có quyền gì mà lại đi đảo lộn cuộc sổng của chị, động chạm tới những tâm tư thầm kín sâu lắng nhất của chị. Làm sao mà chúng lại có thể biết được tất cả những chuyện ấy nhỉ...Tại sao nhỉ ? Ingơrít thờ ơ ngồi nghe. Nội dung bản kết tội không gây trở ngại cho ký ức của chị. Nó chỉ là cái nền cho chị hồi tưởng lại dĩ vãng xa xăm. Đúng, chị sinh ra tại Vupéctan và sống ở Viên. Năm nay chị hai mươi sáu tuổi... Đúng là cha chị đã từng là nhạc công trong dàn nhạc opêra ở Viên. Ingơrít nhớ rất rõ cha chị — ông mặc áo ngoài mầu nâu đen có yếm sơ-mi và để ria mép «để cù» như chị thường nói. Trong trí nhớ tuổi thơ, Ingơrít giữu mãi hình ảnh người cha : ăn diện, người thơm nức nước hoa đắt tiền, chiều chiều mang cây vĩ cầm độc nhất để trong cái hộp đen bóng đi biểu diễn cho nhạc kịch. Bộ ria của ông cứ bạc dần theo tháng năm - những đốm bạc ngày một nhiều. Hộp đựng đàn cũng sờn cũ đi, trên áo ngoài của ông xuất hiện nhiều vết mạng. Cuộc sống ngày một khó khăn hơn. Ông bị thải ra khỏi dàn nhạc khi ria mép của ông toàn bộ bạc trắng. Ingorít còn nhớ câu chuyện về những tờ truyền đơn nào đó. Ban đêm bọn hiến binh ập đến lùng sục khắp nhà. Chúng không tìm thấy gì nhưng từ đấy cuộc sống thay đổi. Hình như sau vụ lùng ráo đó, nền nếp trong nhà không còn nữa. Trên bàn chẳng còn khăn phủ, chiếc yếm sơ-mi mầu trắng nhầu nát vạ vật trong tủ, người cha chẳng mặc nổ để đi trình diễn nữa... Người mặc chiếc áo cổ đứng màu đen ngồi sau bàn trước mặt Ingơrít đọc cả điều đó : cha chị bị thải hồi khỏi nhà hát vì có quan hệ với những phần tử cực tả. Từ đấy ông chỉ ra khỏi nhà ban ngày. Gần tối ông trở về nặng nề với vẻ lo âu buồn bã. Ông không thể kiếm được việc làm. Người ta giúp ông vào làm nhân viên trong hãng "Anh em Sunxơ...” Hãng này chuyên buôn bán than quả và than đá. Người đọc bản luận tội biết tất cả những điều này... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 18 Tháng Mười, 2015, 03:14:33 pm Khi ở Viên xảy ra những trận xung đột trên đường phố thì Ingơrít đã là một cô gái. Ba người trong gia đình Ingơrít vẫn như xưa, vẫn sống trong căn nhà có cửa sổ hướng ra phía bờ sông Đunai lúc nào cũng ồn ào sôi động, cô Urơdula, một bà già có họ với cha cô, mặc tạp-dề trắng và đội chiếc mũ làm bếp bận bịu suốt ngày với công việc nội trợ. Cha cô không bao giờ nói tới mẹ cô. Hễ nói đụng tới bà là ông trở nên xa lạ một cách khó hiểu. Đôi mắt hiền từ của ông trở nên lạnh lùng và Ingơrít cảm thấy có một sự đau đớn, âm thầm toát ra từ đôi mắt đó. Chỉ mãi về sau này Ingơrít mới hiểu rằng ông không bao giờ có thể quên và tha thứ cho mẹ cô được.
Về chuyện này viên pháp quan không hề thấy đả động đến và trong cái cặp xám cũng không có gì hết... Trong thời gian xảy ra những vụ xô xát ngoài phố, cha Ingơrít suốt cả tuần không ngủ ở nhà. Ông trở về nhà mệt mỏi bơ phờ khi ngoài phố đã ngưng bắn. Lực lượng Siunbunđốp đã bị thất bại (lực lượng khởi nghĩa tiến bộ). Sau đó ít lâu Ingơrít cùng cha sang sống lưu vong ở Liên Xô. Chị sống ở đó lâu hơn cha chị mội chút. Ông đi Thụy Sĩ và sau đó tới Béc-lanh — ông được người ta giao cho một nhiệm vụ gì đó. Ông đã qua đời tại đấy còn Ingơrít trở về Áo. Ingơrít biết rằng ở đâu đó tại Béc-lanh, cha mẹ chị có một ngôi nhà riêng nhưng sau khi hai người cắt đứt quan hệ — cha chị nói —ông sẽ không bao giờ bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà đó nữa. Và ông đã làm đúng như thể, riêng cô Urơdula thì có mấy lần gợi chuyện —ước gì tất cả lại được đoàn tụ dưới mái nhà cua mình. Nhưng đó là chuyện đã lâu lắm rồi trước khi sang sống lưu vong ở Liên Xô. Tất cả những chuyện ấy đã xảy ra khi cha chị sống ở Thụy Sĩ... Hình như chúng không biết chuyện đó, thật may mắn làm sao. Nghĩa là chúng không đủ sức để biết tất cả. Viên pháp quan ngồi sau bàn chỉ đọc: «Đã có chồng, sinh con tại Viên». Ingơrít để ý câu này được viết ở cuối trang. Hắn thấm nước bọt vào đầu ngón tay, lật sang trang khác và tiếp tục đọc. Ingơrít ngồi đối diện với hắn, mắt chị lim dim, tay để trên đùi. Ôi, ký ức đã đưa chị quay về thời dĩ vãng xa xưa. Theo không gian và thời gian. Chúng không biết, không biết...Không ai biết cả. Đấy là điều thầm kín của chị. Ngay cả Klaút cũng không biết, chị không nói gì cho chồng biết khi anh đi Tây-ban-nha. Klaút ra đi và không trở về với chị. Nhưng biết làm thế nào được. Giữa hai người đã có sự thỏa thuận - luôn luôn làm theo tiếng gọi của tình cảm... Tất nhiên chị vẫn tiếp tục yêu Klaút mặc dù suốt những năm tháng đó chị vẫn tự khẳng định, rằng tất cả đã qua, đã bị xóa nhòa... Nhưng không có gì có thể qua đi được cả. Tất cả vẫn còn trong ký ức chỉ như mới đây thôi… Chị sống ở Krưm trên bờ biển, tại vùng an dưỡng giành cho những người Siunbunđốp và những người sống lưu vong ở Liên xô. Cha chị đã đi Thụy Sĩ. Ông thường viết thư cho chị và tỏ ra buồn nhớ, chị cũng buồn. Và chính lúc đó thì Klaút, một kiều dân Đức, mắt mầu tro, người cao lớn và không điển trai lắm đã đến với chị. Cái gì đã cuốn hút chị đến với anh ta nhỉ ? Ingơrít rất ngưỡng mộ đất nước đã giành chỗ nương thân cho bao kẻ bị xua đuổi, chị tôn kính những con người bình dị, vị tha của đất nước này. Họ không giống những người mà chị đã từng gặp ở phương Tây. Đối với chị, họ là những người thuộc một thế giới khác. Klaút cũng cảm thấy như thế. Nhưng anh còn khâm phục lòng dũng cảm vô song, tính kiên trì trong cuộc đấu tranh và trong xây dựng của họ. Lúc đó chị đã có cảm giác rằng tất cả đã bắt đầu từ đấy, họ có cùng chung một ý nghĩ…Sự thực là Ingơrít đã yêu Klaút….. Họ đã cùng nhau trở về Mátxcơva và ngay hôm sau đưa nhau đến phòng đăng ký kết hôn. Sau đấy một tháng Klaút đã đi Tây-Ban-Nha, tới tiểu đoàn của Tenlơman (lãnh tụ đảng cộng sản Đức) nhưng tại sao người ngồi sau bàn lại ngưng đọc ? Tại sao hắn lại nhìn chị như thế kia nhỉ ? Viên pháp quan nhìn chị một cách kinh ngạc. Một người đàn bà kỳ quặc ! Chị ngồi mắt nhắm nghiền vẻ sung sướng lộ trên nét mặt. Nhưng đây là bản án kết tội chị ta cơ mà ! - Chị đang nghe đấy chứ ? - Vâng… Chị hé mắt ra nhìn. Không, không ! Chúng không biết gì hết ! Ingơrít vui mừng, nhưng sự cuốn hút của hồi tưởng đã bị phân tán. Chị lại bắt đầu chú ý nghe. Hắn đọc cái gì thế nhỉ ?.. Thật là lạ lùng. Ngay cả bản thân chị cũng không thể biết rõ ngọn ngành như thế đưowjc. Viên quan chuyển sang đọc những sự việc gần đây. «Vào cuối tháng bẩy năm 1941 – hắn đọc – bị can Ingơrít Vaixbơlium đã biết được tin về ngành sản xuất bí mật của một nhà máy quân sự và đã tìm cách chuyển những tin tức đó cho kẻ địch..». …Chiều hôm đó Ingơrít và con gái đi dạo chơi khá lâu. Chị thích ngắm nhìn Viên từ vùng cao. Phong cảnh mới tuyệt làm sao ! Từ trên cao có thể thấy rất rõ những nóc thanh tú của nhà thờ cổ kính, những vòng xanh công viên và những chiếc cầu chạm chổ lộng lẫy bắc qua sông Đu-nai. Bên trái kia là thảm cỏ mầu xanh, tiếp đó là con sông Đunai cổ kính với những bãi cát màu vàng như màu của giòng nước uốn cong theo bờ đê. Xa chút nữa là rừng Viên trông giống như những đợt sóng xanh xô tràn vào thành phố. Tất cả hiện lên trên màn sương mờ còn chưa kịp tan của buổi ban mai. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 08 Tháng Mười Một, 2015, 11:52:06 pm Ingơrít ngồi trên chiếc ghế dài dưới bóng hàng cây im ả và ngắm nhìn Viên. Chị có mang theo sách nhưng không muốn đọc, chị mải ngắm nhìn đứa con gái đang chơi đùa bên cạnh mình. Sao mà nó giống Klaút đến thế! Ngay cả cái lúm đồng tiền nhỏ dưới cằm và một nét gì đấy khó nhận thấy trong khóe mắt, nhất là khi con bé xếch lông mày lên. Người ta nói con gái giống cha giàu ba họ mà.
Trong vườn hoa nhỏ có rất ít người. Chỉ có bên cạnh giếng phun nước là có các em nhỏ đang đuổi nhau và mấy người đàn bà đang ngồi. Ngoài ra còn có một ông già đầu để trần ngồi sưởi nắng, đùi kẹp chiếc gậy treo lủng lẳng chiếc mũ nồi. Ingơrít nhớ rất rõ khi đó chị đang nghĩ gì. Người ta đang thông báo trên đài về những thắng lợi mới ở ngoài mặt trận. Những trận chiến đẩu giành giật Xmôlenxcơ đang diễn ra. Hình như vùng này cách Mátxcơva không xa lắm thì phải. Thật đáng sợ ! Chẳng lẽ ở nước Nga rồi cũng như ở Pháp hay sao... Ingơrít sửng sốt trước tin Hítle tấn công Liên xô — chị nghĩ — bây giờ hắn sẽ nuốt chửng nước này mất. Rồi ngày tháng trôi đi, những tin tức đó cứ dội đến...Trên đài liên tục phát đi những hành khúc chiến thắng. Chị có cảm giác như cả đất nước này chỉ hành quân trong tiếng trống và điệu kèn thôi thúc mà thôi. Ingơrít ngừng nghe đài. Có những giọng nói thì thào đâu đó làm chị chú ý. Phía sau chị có hai người đàn ông ngồi khuất sau bờ dậu xanh đang nói chuyện. Họ ngồi gần chị tới mức có thể ngửi thấy mùi khói thuốc lá của họ. Hai người hút thuốc và làn khói thuốc lá màu xanh lơ xuyên qua lùm cây. Họ điềm tĩnh trao đổi tin tức với nhau : - Anh có biết không ? Chiến sự đang diễn ra gần Xmôlenxcơ rồi đấy — người có giọng khàn khàn nói. - Ừ, bây giờ thì mọi việc sẽ nhanh hơn. Quốc trưởng hứa rằng quân ta sẽ trở về trước lễ Giáng sinh. - Đừng vội mừng. Nghe đâu quân Nga chống cự cũng khiếp lắm. - Nhưng thế thì đã sao ? — Qua giọng nói có thể thấy người thứ hai có vẻ trẻ hơn - Cuối cùng thì rồi đâu cũng vào đấy cả thôi — hắn nói — Bọn Nga chống chọi hỏa lực của ta thì liệu phỏng có ăn thua gì. Chúng nó đâu có được mấy. Tôi mà là quân Nga thì tôi sẽ làm khác kia. Bọn Pháp đã xử sự khôn hơn chúng nó nhiều. - Nhưng dù sao thì chiến tranh cũng chưa kết thúc nhanh chóng được đâu….Thằng Edép viết thư cho tôi có nói là chẳng có nơi nào chiếm được mà không đổ máu đâu. - Cứ chờ đấy, chờ đấy mà xem. Chỉ hai tuần nữa thôi, chúng ta sẽ cho bọn nó nếm mùi, chúng nó sẽ được biết là thế nào – người đang nói hạ thấp giọng nhưng Ingơrít vẫn nghe rõ lời hắn nói - Trong nhà máy chúng tôi «German Gering Verk» vừa tiến hành thí nghiệm xong. Tôi xin nói với anh đó là loại xe không chê vào đâu được. Nó có thể vừa đi trên cạn lại vừa lội nước được nhé. Đối với chúng thì khỏi phải lo cầu phà gì hết. Xe này được chế tạo để phục vụ cho mặt trận phía Đông vì ở đó có rất nhiều sông ngòi.. Ingơrít nín thở chú ý lắng nghe không bỏ sót một lời nào - «Trời đất ơi, không lẽ lại có chuyện như thế thật sao ?». Chị hiểu biết rất ít về quân sự nhưng vẫn hình dung ra vô số những con quái vật bằng sắt ướt đẫm từ dưới nước chui lên và ập tới những trận địa của người Nga…. Hai người đàn ông vẫn tiếp tục câu chuyện, Ingơrít hiểu rằng họ đang nói về một nhà máy chế tạo các thiết bị nặng tên là « Gering Verk». Chị có biết nhà máy này, nó nằm trên bờ sông Đunai, từ thành phố đi ngược lên một chút. Tất cả những chuyện này sao mà ghê sợ đến thế! Ingơrít cảm thấy mình cô đơn và bất lực. Sự tình cờ đã giúp cho chị biết được một điều bí mật cực kỳ quan trọng. Nhưng chị thì có thể làm được gì kia chứ ? Chị đang ở đất nước của mình, trong thành phố của mình vậy mà chị cứ như là đang đứng giữa sa mạc. Biết tâm sự với ai, biết kể cho ai nghe bây giờ, cái chính là làm thế nào mà báo trước được cho người Nga bây giờ ? Họ đang phải đổ máu và họ hoàn toàn không hề hay biết gì về một mối hiểm họa mới đang đến với họ. Tình yêu của chị đối với nước Nga Xô viết, đất nước đã cưu mang chị và cha chị trong thời kỳ khó khăn sẽ chẳng là gì nếu ngay lúc này chị không làm gì được để giúp đỡ những người đang chiến đấu chống bọn phát xít... Làm gì đây ? Làm gì ? Cần phải quyết định ngay không được chậm trễ. Sau hai tuần nữa thì đã muộn mất rồi. Ingơrít biết rằng ở Đức cũng như ở Áo có nhiều người bất bình với Hítle. Số đó nhiều hơn so với cảm giác ban đầu. Kìa, ông già đang ngồi phơi trần cái đầu hói kia biết đâu cũng chẳng ưa gì Hítle. Ông ta cũng nghĩ như chị…Đúng như chị ! Ingơrít bĩu môi : những cũng chỉ được cái ngồi trong xó nhà mà lên án Hítle thôi. Thế thì còn có nghĩa gì đâu kia chứ ? Chẳng hóa ra chị lại cứ để cho người Nga tự lo liệu lấy hay sao ? Còn chúng ta chỉ cảm phục trước chủ nghĩa anh hùng của họ, thông cảm và chia buồn suông với họ thôi sao. Chỉ ru rú ai biết phận người đó hay sao ? Sao mà lại hèn yếu và nhơ nhuốc đến thế ! Ingơrít nhớ lại cái ý nghĩ đã làm chị hổ thẹn mãi đến tận sau này. Khi chị nghe tin chiến tranh chị bỗng nghĩ : bây giờ thì người Nga sẽ giúp người Đức thoát khỏi ách Hítle. Chính thế, người Nga mạnh hơn, chúng ta yếu hơn. Người Nga đã từng làm gì ? Họ đã sang giúp những người theo đảng Cộng hòa ở Tây Ban Nha, ủng hộ Tiệp Khắc. Người Nga không xử sự như chúng ta — chết đuối mà lại còn kéo theo người khác nữa... Thế nhưng Klaút cũng đi Tây Ban Nha kia mà ! Còn chị thì lại chịu bó tay. Làm gì đây ? Làm gì ?... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 14 Tháng Mười Một, 2015, 08:58:36 am Ingơrít nghĩ hay là ta đến sứ quán Mỹ kể tất cả ra, như vậy liệu có sao không ? Sao mà chị lại không nghĩ ngay ra nhỉ ? Ở đấy họ sẽ hiểu. Người Mỹ ủng hộ Anh, đang liên minh vói Nga. Như thế nghĩa là thắng lợi của người Nga không phải là không có ý nghĩa đối vói họ. Họ sẽ giúp đỡ. Cần phải làm như thế. Hai người đàn ông đã gây nên tâm trạng hoảng hốt cho chị bỏ đi từ lâu rồi, còn chị vẫn ngồi lại trong vườn hoa mà tự dằn vặt.
Cần phải hành động nhanh chóng ! Ingơrít bật đứng dậy khỏi ghế và gọi con gái. Trong lúc hoảng hốt chị không hề nghĩ gì đến nỗi nguy hiểm đang đón chờ chị, Chị đi bằng tàu điện, trong lòng nôn nóng vì chặng đường dài. Sau đó chị xuống tàu vội vã rảo bước trên đường phố ngập tràn ánh nắng. Gần cuối đoạn đường, những mối nghi hoặc lại chợt nẩy ra trong lòng chị và làm chị phải bận tâm. Không biết ở đại sứ quán Mỹ người ta sẽ đối xử với chị như thế nào, họ sẽ nghĩ về chị như thế nào ? Ingơrít có cảm giác là họ sẽ nhìn chị một cách ngờ vực và cố xem chị có nói đúng sự thật không. Chỉ được cái nghĩ vớ vẩn ! Cần phải tin tưởng. Rất may là chị dẫn cả con bé Lêna đi theo. Phụ nữ dắt con ít bị chú ý hơn. Ingơrít đã trông thấy tòa nhà đại sứ quán ở đầu góc phố với những hàng cột cao bên lối vào có những gờ thành đắp nổi mạng nhện chăng đầy. Khi còn bé Ingơrít đã cùng cha dạo chơi ở đây và nhìn ngắm những tượng đầu hài đồng trên đỉnh trụ ụ. Đáng lẽ phải sang đường nhưng Ingơrít quyết định là trước hết phải đi quẹo theo dọc hành lang để kiểm tra xem chị có bị the dõi không đã. Quả đúng như chị đã ngờ : đối diện với tòa nhà có những hàng cột có một người đàn ông dáng cao cao, ăn mặc lịch sự thủng thẳng bước đi nhưng mắt vẫn đảo nhìn chung quanh. Người này thấy Ingơrít và nhìn chị một lượt từ đầu đến chân. Sau đó hắn ta có vẻ thờ ơ đến đứng trước một bảng quảng cáo. Tới ngã tư Ingơrít quay ngược trở lại. Gã đàn ông tiến lại phía chị. Người chị ớ lạnh. Tất nhiên là chị đã làm cho tên mật vụ này nghi ngờ rồi. Nhưng gã đàn ông bỗng dừng lại chào hỏi một người phụ nữ đang đi trước chị rồi hắn khoác tay cô ta mỉm cười, sóng bước đi qua trước mặt chị. Rõ thật ngốc nghếch : tại sao lại tự kỷ ám thị thế nhỉ. Cần phải mạnh dạn đi vào đại sứ quán, nếu cần thì nói là mình muốn hỏi thăm tin tưc về một người họ hàng xa đang sống ở bên Mỹ. Ai còn kiểm tra nữa mà sợ cơ chứ ? Ingơrít không do dự bước sang đường. Đến bên hai cánh cửa đồ sộ bằng đồng bóng loáng, chị gọi : - Tôi có thể thưa chuyện với ai trong sứ quán được không ạ ? Chị hỏi một người Thụy sĩ. -Xin lỗi, thưa bà, hình như quên hôm nay là ngày chủ nhật, đại sứ quán không làm việc — Người Thụy sĩ lễ phép trả lời. - Nhưng tôi cần phải nói ngay một chuyện quan trọng. Xin ông báo giùm cho ! — Ingơrít khẩn khoản. Người Thụy sĩ nhìn chị, phân vân : - Thưa, xin bà cho biết quý danh ạ . - Dạ, tên tôi là Alixa Ipphơlan – Chị nói ngay cái tên chợt nảy ra trong óc. Chị đứng chờ trong phòng ngoài, cạnh cửa sổ được che rèm màu vàng. Xung quanh yên tĩnh và rợp mát như đang ở trong nhà thờ vậy. Con bé Lêna chán cảnh đứng chờ cứ nằng nặc đòi mẹ đưa về nhà. Ít phút sau, một người có thân hình vạm vỡ, sung sức mặc bộ quần áo thể thao màu sáng bước xuống cầu thang. Người Thụy sĩ kính cẩn đi đằng sau. - Tôi có thể giúp được gì cho bà đây ạ? Xin mời bà - Ông ta ra hiệu, mời chị vào phòng tiếp khách — Người Mỹ này nói giọng hơi lơ lớ. -Tôi muốn báo cho các ngài... — Ingơrít ấp úng, chị lấy hơi rồi nói một mạch như thể sợ không đủ can đảm để nói ra hết tất cả : Tại nhà máy "Gering Verk” đã thí nghiệm xong loại xe tăng lội nước…dùng cho mặt trận phía Bông. Điều này rất nguy hiểm cho người Nga. Xin... Xin các ngài hãy báo cho họ biết…Chỉ có các ngài mới có thể làm được điều đó… Nhân viên đại sứ nhìn Ingơrít xét nét – Đây là sự ấu trĩ hay là một vụ khiêu khích ? Không giấu nổi nụ cười mỉa mai ông ta nói : - Vậy là bà đã đến không đúng chỗ rồi... Chúng tôi không làm gián điệp. - Vâng, nhưng các ngài... - Tôi xin nhắc lại, thưa bà, chúng tôi là nước trung lập và không làm gián điệp... Tôi cũng khuyên bà không nên làm… Ra đến đường phố rồi mà má chị vẫn đỏ bừng. Sao mà lại kỳ quặc và ngốc nghếch đến thế cơ chứ ! Tất nhiên ông ta đã cho rằng mình được phái đến... Không thể làm như thế được... Ông ta nghĩ mình là mật vụ…Mải suy nghĩ, mất một lúc sau chị mới nhận ra đứa con gái đang giật giật cái túi xách tay của chị. - Được rồi con, Êlenca... Để mẹ mua cho. Nhưng lúc khác — chị cũng chẳng biết con đang vòi gì nữa —Mẹ mua gì cho con bây giờ nào ?... À ta ra sông Đunai đi. Rồi lúc khác mẹ sẽ mua cho con nhé. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 26 Tháng Mười Một, 2015, 07:35:01 am IV
Về tới nhà Ingơrít mới hoàn hồn. Chị thấy yên tâm hơn và bắt đầu suy nghĩ. Trước hết phải làm thế nào để cho họ tin mình cái đã. Cần phải có sự giới thiệu nào đó. Giá như tìm được ai quen trong sứ quán thì tốt biết bao. Nhưng tìm đâu ra họ mới được chứ ? Hay là qua ông Griun ? Đúng, đúng, có lẽ thế mới là hay nhất. Trước đây ông Griun đã từng là luật sư và là bạn cũ của cha chị. Cả hai người đã sống ở Béc-lanh và chuyển đến Viên hầu như cùng một lúc. Có lẽ hiện nay ông ta vẫn đang làm luật sư. Ông ta là người có quan hệ rộng, ông ta sẽ khuyên bảo chị. Gia đình ông Griun sống ở bên kia sông. Đã lâu lắm rồi Ingơrít không gặp họ, còn địa chỉ thì chị cũng chỉ nhớ mang máng mà thôi. Kế hoạch của chị là: đến và hỏi ý kiến xem cần phải qua ai để liên hệ với đại sứ quán Mỹ. Tất nhiên ông ấy sẽ hỏi - để làm gì ? Muốn tìm người chú của cha mình. Chỉ có điều là phải tỏ vẻ kinh ngạc cho thật tự nhiên khi Griun nói là không biết gì về người bà con này cả. Ingơrít tin rằng lời yêu cầu của chị sẽ không gây nghi ngờ vì hiện tại chuyện tìm kiếm họ hàng đang sống ở Mỹ là chuyện thường tình. Nếu cần thì nói cho ông ấy nghe là chị quan tâm đến chuyện thừa kế di sản vậy. Mọi việc đều sát đúng với dự kiến của Ingơrít. Chị gặp bạn của cha trong vườn nhà ông, ông đang hí húi vun xới mấy cây ăn quả. Lúc đầu ông không nhận ra chị nhưng sau đó thì ông rất mừng rỡ. Ông thết chị những thứ quả vừa hái xuống. Griun bao giờ cũng rất lấy làm tự hào về khu vườn của mình. Ingơrít thận trọng chuyển sang vấn đề chị quan tâm. Griun tán thành ý kiến của chị — cần tìm cho ra người chú và nếu tìm ra thì sang Mỹ với ông chú ấy. Tất nhiên - trước tiên là phải liên lạc với đại sứ quán đã. Có thể phải biếu xén ai đó để họ giúp cho. Đầu tiên ông giới thiệu chị tới nhà người quen của ông là bà Senbờrun. Vợ chồng bà ta có một hiệu ảnh và họ có những người bạn làm trong Tòa đại sứ quán Mỹ. Vị luật sư già nặng nhọc đứng đậy, rời khỏi chiếc ghế bành gỗ uốn và vào nhà đem ra một cuốn sổ có ghi địa chỉ của hiệu ảnh Senbờrun. Chuyện trò thêm một lát nữa, Ingơrít cáo từ. Hôm thứ hai, chị không đi làm. Chị gọi điện thoại đến nơi làm việc báo là trong người không được khỏe. Hiệu ảnh Senbờrun nằm ở trung tâm thành phố. Ingơrít tới đó vào buổi sáng vì chị hy vọng là lúc đó sẽ có ít người. Đến nơi thì té ra đó lại là hiệu ảnh mà chị đã cùng con gái đến chụp hồi mùa đông. Như vậy là có lý do chính đáng để tới hiệu ảnh này. Để mở đầu chị sẽ nhờ chủ tiệm phóng thêm sáu tấm ảnh nữa. Ingơrít không có cảm tình với bà chủ hiệu vì bà ta có cặp mắt nhìn soi mói và giọng nói ngọt xớt. Bà ta mặc chiếc váy in hoa to màu tím, vai độn cao lên tới mang tai. Trên cái cổ tròn nung núc, lủng lẳng một sợi dây chuyền điểm một viên bội ngọc màu xanh lá mạ. Bờm tóc trước trán bà ta chải vượt sang một bên, đôi lông mày kẻ nom chẳng khác gì một con búp bê rẻ tiền. Một lát sau cảm giác khó chịu ban đầu của chị cũng giảm đi. Chủ hiệu tỏ ra là một người biết chiều lòng khách. Đúng như chị dự tính, trong hiệu hầu như chưa có khách. Bà Senbờrun nhìn Ingơrít và hỏi : - Thưa bà, bà cần gì ạ ? Ingơrít trả lời : - Tôi cần tìm lại tấm ảnh đã cùng con gái đến chụp hồi mùa đông. Sau đó tôi nhờ bà phóng to cho tôi mấy tấm ảnh.. - Rất tiếc là bà không nhớ số hóa đơn nhưng tìm cũng không khó khăn lắm đâu. Xin bà chờ cho một lát. Tôi sẽ xem lại trong sổ…. Ngón tay múp míp của bà ta lướt nhanh trên các trang giấy : Hoàn toàn đúng, bà Vaixbơlium đã chụp trước lễ giáng sinh. Phim chúng tôi thường lưu lại trong ba năm. Xin bà đợi cho một lát nữa. Tôi sẽ tìm... Bà ta quay vào trong nhà và lát sau trở ra mang theo phim lưu. - Tấm ảnh chụp rất đạt - bà ta thao thao —Vâng, ảnh màu nâu trông lại càng tuyệt. Bà là người có con mắt thẩm mỹ. Chính tôi cũng muốn đề nghị bà làm màu nâu đấy... Bà chưa cần phải trả tiền ngay bây giờ đâu. Cửa hiệu chúng tôi rất tin khách. Cần phải tin người phải không, thưa bà... Hai ngày nữa sẽ có ảnh. Xin bà quay lại đây vào ngày thứ năm. Mọi việc đã xong xuôi nhưng Ingơrít vẫn ngồi yên. Chị còn đang lưỡng lự chưa quyết. Nhưng cần phải nói thôi, không thể chờ lâu hơn được nữa, nhỡ có ai đến cửa hiệu bây giờ thì... - Thưa bà Senbờrun, tôi có một đề nghị, chỉ có điều... - Bà định nói là điều này chỉ có chúng ta biết riêng với nhau thôi phải không ạ ?— Bà chủ hiểu ý ngay — Vâng, tất nhiên là thế rồi. Vậy xin mời bà, ta vào trong này. Như bà thấy đấy, trong này không có khách hàng và không ai làm phiền chúng ta đâu. Bà Senbờrun kéo rèm che cửa…. Ingơrít ngồi xuống chiếc ghế bành có tựa hình tròn chạm trổ công phu đặt cạnh bức trướng phong cảnh và một cây đèn chiếu. - Tôi được nghe nói là bà có người quen trong đại sứ quán Mỹ - Ingơrít mào đầu. - Thưa vâng…..Ngài đại sứ đã mấy lần đến đây chụp ảnh. Ngài rất hài lòng. Thật là một con người dễ chịu. Các nhân viên của ngài thỉnh thoảng cũng đến đây để chụp ảnh. - Bà hãy giúp tôi gặp họ. Tôi có chuyện rất cần... - Thưa bà, bà muốn nói là gặp để làm quen vì công việc đấy chứ ạ ? Hay là bà muốn... - Không... Quả thực mà nói thì, vâng...Tôi muốn — Ingơrít ấp úng — tôi cần biết tin về một người họ hàng của tôi. Bà Senbờrun thận trọng…. - Xin bà tha lỗi — bà ta lắng nghe và nói — Hình như ngoài kia có ai gọi cửa thì phải. Chủ hiệu biến mất. Bà ta đi quá lâu một chút nhưng Ingorít không hề để ý đến chuyện ấy. Bà Senbờrun quay vào và họ lại tiếp tục câu chuyện. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 30 Tháng Mười Hai, 2015, 06:18:30 am Những gì xảy ra sau đó mãi đến giờ qua bản kết tội Ingơrít mới được biết. Viên quan đọc: ''Nhân chứng Mácta Senbờrun, chủ hiệu ảnh đã đưa ra tội chứng : hôm thứ hai, ngày 28 tháng 7 năm 1941 khoảng gần 12 giờ trưa, bị cáo Ingơrít Vaixbơlium đã đến hiệu ảnh gặp nhân chứng. Cách xử sự của bị cáo rất khả nghi. Bị cáo có điều gì đó lo lắng trong lòng và đã nán lại khá lâu trong hiệu ảnh. Sau khi đã đặt làm ảnh, can phạm ngập ngừng nhờ nhân chứng giới thiệu mình (tức Ingơrít) với một ai đó trong số các nhân viên đại sứ quán Mỹ. Lúc đầu bị cáo nói là muốn tìm một người họ hàng đã sang Mỹ lập nghiệp, Cách đặt vấn đề của bị cáo có điều khả nghi nên nhân chứng lấy cớ là có khách hàng tới để sang phòng bên trao đổi ý kiến với người cháu trai của chồng là Gécman Stube.
Bị cung Stube, sinh viên khoa thần học trường đại học tổng hợp Viên khẳng định lời khai của nhân chứng Mácta Senbờrun là đúng và nói rằng anh ta đã khuyên nhân chứng tiếp tục câu chuyện dở dang. Bản thân anh ta thì đi vòng lối khác vào hiệu và núp sau rèm cửa để có thể nghe được toàn bộ câu chuyện tiếp sau đó. Người phụ nữ lạ mặt mà mãi sau này anh ta mới được thấy ảnh đã báo cho bà Senbờrun rằng chị ta cần báo cho đại sứ quán những tin tức quan trọng liên quan đến sản phẩm của một nhà máy quân sự. Bà Senbờrun làm ra vẻ tán thành hành động của can phạm và yêu cầu chị đến vào chiều hôm sau. Bà hứa là sẽ tìm cách giúp đỡ. Sau khi Ingơrít đi khỏi, Gécman lập tức tới đồn cảnh sát và thuật lại toàn bộ câu chuyện. Chiều hôm sau, bị cáo Ingơrít Vaixbơlium đã bị các nhân viên Giéttapô bắt cạnh hiệu ảnh của nhân chứng Mácta Sénbờrun ! Mặc dù trong lúc thẩm vấn bị cáo Ingơrít không chịu khai gì nhưng qua các bằng chứng và những tài liệu lưu trữ, vẫn có thể xác định chính xác là bị cáo Ingơrít Vaixbơlium đã biết (qua ai đó chưa xác định được) nhà máy "Gering Verk” sản xuất các loại sản phẩm bí mật và với mục đích tội lỗi đã tìm cách chuyển những tin tức này cho nhân viên đại sứ quán Mỹ. Dù rằng những tin tức mà bị cáo Ingơrít Vaixbơlium biết được là tin tức giả vì nhà máy "Gering Verk” không hề chế tạo xe tăng lội nước nhưng bị cáo Ingơrít phải chịu trách nhiệm về việc mưu toan phản bội quốc gia chống lại đế chế Đức”. Ingơrít vừa cố chịu đựng cơn đau nhức toàn thân vừa lắng nghe bản tuyên án. À, thế có nghĩa là...con mụ Senbờrun đã phản chị ! Trước mắt chị lại hiện lên bộ mặt nung núc những thịt và đôi mắt vừa gian xảo vừa xu nịnh của mụ. Nhưng tại sao lại như vậy nhỉ ? Nghĩa là tất cả đều vô ích hay sao, tất cả đều công cốc… Nghĩa là chị đã bị chúng đánh lừa ngay tại công viên Leôpônbécgơ. Đã không và không có xe tăng lội nước nào cả ! Trong bản án có viết như vậy. Những tin tức đó hóa ra lại là tin tức giả...Trời đất ơi là trời đất ơi… Ingơrít gục đầu xuống hai cánh tay rã rời, chị nhắm mắt lại. Trong tiềm thức mệt mỏi của chị vẫn văng vẳng câu hỏi : tại sao chúng nó lại biết câu chuyện về nhà máy "Gering Verk” ? Chị không hề nói đến chuyện này ở hiệu ảnh cơ mà. Chị không để lộ một chút nào hết. Có điều gì đấy đã nhắc nhở chị: không được nói lộ ra tất cả. Mà lại còn chuyện xe tăng lội nước nữa ! Chị đâu có nói gì về xe tăng xe tiếc gì đâu nhỉ. Có thể người Thụy sĩ trong sứ quán đã đi báo chăng. Không phải, chị nói điều này trong phòng tiếp khách và người đó không thể nghe thấy được. Thế có nghĩa là nhân viên đại sứ đã... Lẽ nào mà lại là ông ta được ? Trời đất ơi, chẳng còn biết ra thế nào nữa...Sao chị lại cô đơn và mệt mỏi biết dường này ! Bây giờ thì sẽ ra sao đây ?... - Hãy ký nhận là chị đã nghe bản luận tội rồi đi — giọng nói của viên pháp quan từ xa vọng lại. Chị uể oải cầm bút... Thế nào cũng được miễn là bây giờ chúng nó để cho chị được yên. - Viên pháp quan lại nói : Đề rõ ngày tháng vào. - Hôm nay là ngày mấy ạ? - Ngày 16 tháng 11. Ingơrít không thể giấu được nỗi kinh ngạc. Chao ơi, chẳng lẽ chị đã ở đây gần bốn tháng rồi ư !!! Viên pháp quan nhìn người phụ nữ ngồi trước mặt hắn một lần nữa. Một khuôn mặt hoàn toàn khác hẳn, nó đã biến sắc trong vòng mấy phút —khuôn mặt trông như già đi và nhợt nhạt. Một con người kỳ lạ! Hắn gọi người áp giải và ra lệnh đưa phạm nhân nhà giam…. Cứ theo như trang cuối của bản in trong tay Krum thì một tuần sau khi đọc bản luậntội Ingơrít Vaixbơ- lium, toà án nhân dân tại Viên đã họp. Phiên họp này là một phiên họp kín và chỉ diễn ra trong vòng hai mươi phút. Những người có mặt khi xét xử vụ án là thẩm phán ủy viên công tố và bị cáo, Tòa án nhân dân tuyên bố tội trạng: Bản án được mở đầu như sau : ‘’Sau khi đã xem xét tội trạng của can phạm In- gơrít Vaixbơlium phạm tội mưu phần tổ quốc, Tòa án quyết định : Qua điều tra và nghiên cứu hồ sơ, thực tế đã xác định rằng bị cáo Ingơrít Vaixbơlium với mục đích tội lỗi đã mưu toan chuyển cho kẻ địch những tin có tính chất bí mật quốc gia của Đế chế. Tòa án đã xác định rẳng nhà máy mà bị can đã nói đến không chế tạo xe tăng lội nước và sản phẩm của nó không phải là bí mật quốc gia. Điều này lẽ ra có thể làm cơ sở để làm giảm nhẹ tội trạng cho bị cáo nhưng tòa không thấy có căn cứ nào trong việc sử dụng khả năng đó. Can phạm không chịu trả lời trước tòa và khi điều tra đã tỏ ra là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội dân tộc. Xuất phát từ đó tòa án coi hành động của can phạm là mưu toan phản lại tổ quốc và tuyên án 15 năm tù giam" Lêônađơ Krum trầm ngâm buông bản kẽm mờ đục cuối cùng của bản đúc chữ xuống. "Một vụ pháp lý rắc rối !... Không, không phải thế — Một sự độc đoán của luật pháp thì đúng hơn”. Là một luật sư nên ông có thể dễ dàng bác bỏ. Nhưng tại sao Ingơrít đã bị tòa án nhân dân kết án 15 năm tù rồi sau đó lại bị kết án tử hình ? Chị ta còn có hành động gì nữa không nhỉ ? Tại sao người ta lại đem xử chị một lần nữa cùng với một nhóm chống phát xít nào đấy ? Lêônađơ Krum vẫn chưa thể lý giải được một câu nào trong số những câu hỏi đó. ................................. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 03 Tháng Giêng, 2016, 05:55:55 am CHƯƠNG II
Sự kiện giật gân của những năm tháng xa xưa «Die Rote Kapelle» — «Dàn nhạc đỏ» đấy là cái bọn Giéttapô đã dùng để gọi nhóm người hoạt động thầm kín chống phát xít — một tổ chức bí mật đã tồn tại ngay trong lòng nước Đức quốc xã. Nhiều năm sau kể từ khi nhà nước phát xít bị đập tan, người ta mới nói đến tổ chức này. Trên radio cũng đưa ra những tin tức trái ngược và lộn xộn về những con người này và coi đó, như là những sự kiện giật gân, mặc dù, chuyện đó xảy ra cách đây đã hàng chục năm rồi. Ảnh của những người từ lâu không còn nữa được in trên bìa họa báo. Tác giả của các bài báo đó tự cho những phỏng đoán của mình là đúng nhất và cố tìm ra lời lý giải cho những câu hỏi nêu ra về cuộc sống riêng tư của những người đã khuất. Những tin đưa ra về tổ chức chống phát xít này càng ngày càng đượm màu trinh thám ly kỳ và có lúc đã làm lu mờ tất cả các sự kiện giật gân khác, chẳng hạn Hítle hình như đã xuất hiện ở Nam Phi. Máctin Boócman, cánh tay phải của Hítle hình như đã làm phẫu thuật tạo hình tới mức không thể nhận ra được và hiện đang ngang nhiên đi lại dọc ngang khắp các thành phố ở Tây Đức. Tất nhiên luật sư Krum ít nhiều cũng có nghe nói về những người hoạt động bí mật nhưng vì công việc hàng ngày cuốn hút nên ông không chú ý đến những tin tức tình cờ đọc được trên tàu điện khi tới dự các phiên tòa thường ngày. Nhưng lúc này đây, Krum lại tìm đọc tất cả những gì viết về những người chống phát xít ở Béc-lanh. Trong thẻ đọc tại thư viện của ông có đăng ký tên hàng chục các loại tạp chí, những tập báo với các tiêu đề lòe loẹt, chi chít những dấu chấm lửng, chấm than và chấm hỏi. Sáng nào cũng vậy, luật sư đi đến phòng đọc, chọn một bàn đọc biệt lập và vùi đầu vào công việc, ông mải miết đọc hết trang này đến trang khác, nghiên cứu các tài liệu với mục đích duy nhất là tìm kiếm những điều nói về Ingơrít hoặc về người chồng của cô đã bị đem ra xét xử trong một phiên tòa nào đó. Nhưng những vụ án như vậy có rất nhiều. Như các tờ báo đã khẳng định thì vào cao điểm của cuộc chiến tranh, Giéttapô đã bắt mấy trăm người dính líu đến tổ chức này. Những phiên tòa xử kín đã diễn ra ở tại Béc-lanh từ tháng 12 năm bốn mươi hai đến hết cả năm 1943. Những gì đã xảy ra tại các phiên tòa này vẫn còn hoàn toàn nằm trong vòng bí ẩn. Cho đến khi bọn Đức quốc xã đầu hàng, nói cho đúng hơn là sau đó một vài năm, báo chí vẫn không hề nhắc tới một cái tên của can phạm nào, không có một dòng nào viết về các vụ xử án, về những người chống phát-xít. Vào thời Hítle, bí mật của các vụ xử này được giữ nghiêm ngặt tới mức ngay cả khi đầu hàng, bọn Đức quốc xã cũng không quên tiêu hủy tất cả những tài liệu điều tra về tổ chức này và xem chúng ngang hàng với những tài liệu thuộc loại bí mật quốc gia của «Đế chế thứ ba». Tất nhiên, Krum hiểu rằng trong báo có những điều không đúng với sự thật. Nhóm chống phát xít khi thì được gọi là tổ chức cộng sản có quan hệ với tình báo Liên xô, lúc thì lại được gọi là hội những phần tử phiêu lưu — lãng mạn của giới thượng lưu Đức. Những ấn phẩm tầm thường thì thiên về việc cho rằng nhóm này bao gồm những người xa rời chính trị, những tên phản bội Tổ quốc, những kẻ hành nghề mê tín và bói toán tử vi. Tóm lại những kiểu khẳng định như vậy đầy rẫy trong những tờ báo lá cải và thậm chí các tác giả của những cuốn sách không tiếng tăm cũng viết với một giọng điệu như vậy. Cứ thử đi tìm trong mớ bòng bong hỗn độn đó mà xem! Tổ chức cộng sản chăng ? Không, Krum không tin vào giả thiết này. Ông ngắm nghía những bức ảnh để trước mặt, đọc những lời chú dẫn và trong lòng lại càng thêm phân vân. Đây là nhà lãnh đạo của những người hoạt động bí mật — Kharô Sunxe Bôiden, thượng úy không quân, một người được Gécman Grink, nhân vật có trọng trách trong bộ hàng không che chở.. Liệu một người như anh ta, xuất thân từ dòng dõi quý tộc nổi tiếng trung thành với chế độ quân chủ ở Đức lại có thể là cộng sản hay không nhỉ ? Ông nội của Kharô— đô đốc Phôn Chíp-pít đã từng lừng đanh trong hạm đội Kaidenốp (Vua Đức). Vào đầu thế kỷ này, ông ta đã nhiều năm giữ chức bộ trưởng hàng hải cho hoàng đế Vinhem đệ nhị. Để ghi nhớ công lao của ông ta, người đã lấy tên «Đô đốc Chíp-pít» đặt cho chiếc tàu chỉ huy bọc thép lớn nhất của hạm đội được chế tạo trong thời Hítle... Còn bố của Kharô — Eriks phon Sunxe Bôiden đã từng phục vụ trong bộ tham mưu quân chiếm đóng tại Hà Lan và được Hítle tin cậy, Gơrinh đã che chở cho thượng ứy Sunxe Bôiden... Gơrinh biết Kharô từ bé, đã đến nhà chơi và dự đám cưới của Kharô.. Vậy thì làm sao lại có thể nêu ra giả thuyết Kharô là cộng sản được nhỉ ? Điều này thật hoàn toàn vô lý! Viên sĩ quan không quân trẻ tuổi, trông vẻ quý phái trong tờ tạp chí như đang nhìn Krum. Anh ta có vẻ yêu đời và hài lòng với số phận. Anh ta đang đứng trong khung cửa rộng mở, hai tay ôm hai đứa con, một trai, một gái. Đứa con gái mặc váy mỏng màu trắng đang bám lấy vai bố. Những lùm nho dại phủ kín cửa hiên, những bông hoa trong bồn đang đua nở… Còn đây là ảnh vợ Sunxe Bôiden. Tên cô ta là Libéctac — một phụ nữ trẻ, duyên dáng, tóc dài với một món tóc để xõa trước trán. Nét mặt cô ta lộ rõ vẻ kiêu kỳ đỏng đảnh của một người được chiều chuộng, thích chạy theo thời trang. Libéctac cũng xuất thân từ một gia đình quyền quý — là cháu ruột của Phlip, người cai quản vùng Ôilenburg và Kher- chephelđi vốn có họ hàng xa với Vinhem đệ nhị. Chả nhẽ cả cô ta nữa cũng là cộng sản chăng ? Vô lý! Nhưng chính cô ta cũng bị tuyên án tử hình rồi cơ mà. Tử hình cùng với Sunxe Bôiden…. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 08 Tháng Giêng, 2016, 06:42:32 am Cũng trong trang này còn có ảnh của Ruđônphơ phôn Sêlia một nhà ngoại giao Đức, một con người oai vệ, tóc hoa râm với khuôn mặt đẹp của dòng dõi quý tộc Đức. Ông của ông ta đã làm Bộ trưởng Bộ Tài chính nước Phổ trong thời kỳ Bixmac.
Tiếp theo là ảnh của Acvit Khanac — một trong số những nhân viên có danh tiếng của Bộ Kinh tế, người có cái trán rộng và mái tóc cắt ngắn, đôi mắt cận thị lờ đờ, đang tư lự nhìn qua cặp kính lớn. Bên cạnh là vợ ông ta, Minđrit Khanac với khuôn mặt trang nghiêm như tượng thánh và mái tóc chải chuốt rất cẩn thận. Tiểu sử Minđrit chỉ vẻn vẹn có mấy chữ : nhà nghiên cứu văn học và phiên dịch, người Mỹ gốc Đức. Ảnh tiếp theo là của Eríc phôn Brotđôph - một thiếu phụ có cái miệng đa tình, đôi mắt mở to và gò má hơi cao. Dưới tấm ảnh có ghi: «Chồng của bà Eric phôn Brotđôph là sĩ quan chiến đấu ở mặt trận phía Đông — đã tự sát sau khi nghe tin vợ bị tử hình». Krum bỗng chợt nghĩ : mình đi tìm Ingơrít vậy mà sao lại phải tốn công nghiên cứu những người bị xử án khác nhỉ - ta quan tâm đến số phận của họ để làm gì nhỉ ?... Nhưng ông không thể dừng được nữa. Cuộc đời của những con người này càng ngày làm ông bận tâm. Cuối hàng là ảnh của một người phụ nữ nữa bị kết án tử hình. Người này tên là Inda Schiôbe. Cái tên chẳng có gì hấp dẫn đối với Krum cả nhưng ông đã ngắm nhìn nó rất lâu. Có lẽ tờ họa báo đã đăng lại tấm ảnh chụp lấy của Schiôbe. Một phụ nữ trạc 25 tuổi được chụp nghiêng trên nền những dãy núi âm u kéo dài tít tắp tận chân trời. Chị ta có lẽ ngồi trên cao bên bờ dốc mặc dù không thấy rõ vực thẳm trước mặt. Chị ta để bàn tay cam quả táo đang ăn dở lên đùi, tư lự nhìn xuống thung lũng chan hòa ánh nắng. Chiếc áo choàng hở cổ màu trắng bó sát lấy thân hình thon lẳn như vận động viên. Làn tóc màu đen bay về một hướng có lẽ do gió thổi hoặc do chị ta hất đầu mạnh. Những sợi tóc vương trên khuôn mặt mang màu da bánh mật. Hình ảnh của chị sinh động làm sao ! Nét mặt phấn khích gần như cuồng tín, đoan trang thùy mị và nhất là cái nhìn đăm chiêu, sâu thẳm của Inda làm cho Krum phải kinh ngạc... Phía dưới các tấm ảnh trong trang họa báo còn liệt kê một lần nữa họ tên của những người bị xử tử hình. Tất cả là 11 người. Họ bị kết án tử hình trong phiên xử đầu tiên và bị hành quyết ngày 22 tháng 12 năm 1943, ba ngày sau khi tuyên án, trước Nôen... Bọn Hítle đã làm một cách vội vàng... Vội vàng vì ở nước Đức thời Hítle, không hành quyết vào những ngày hội lớn. Theo những tin tức trong báo mà Krum có trong tay thì những người hoạt động bí mật đã thành lập tổ chức và hoạt động trước chiến tranh khá lâu. Ngay vào đầu cuộc chiến tranh với Liên Xô, trong cơ quan mật vụ của Hítle người ta đã xôn xao. Đã xác định được có những đài vô tuyến sóng ngắn được bí mật đặt đâu đó trong nước Đức và truyền đi những bản tin, mật mã. Tại các trạm định hướng vô tuyến, ban ngày cũng như ban đêm, vào những thời điểm khác nhau đã thu được tiếng moóc-xơ, những tín hiệu gọi phát ra tin trên các làn sóng từ Béclanh, Bruýtxen, từ nước Pháp đang bị chiếm đóng, từ Thụy sĩ trung lập, từ thành phố Giơnevơ... Ngoài ra còn có những đài vô tuyến khác nhưng không định hướng được vì chúng luôn luôn thay đổi vị trí... Himle phụ trách toàn cục An ninh của đế chế đã nhiều lần triệu Muyle, trùm Giéttapô lên hỏi, nhưng kẻ đứng đầu lực lượng cảnh sát quốc gia bí mật cũng đành chịu bó tay. Tình hình cứ kéo dài như vậy trong vòng gần một năm. Trong hồ sơ mật của Giéttapô mang dấu «Bí mật khoá kín» (thành ngữ chỉ độ bí mật cao nhất của Đức quốc xã) đã lưu trữ nhiều kết quả định hướng trong thời gian đó: bản sao những bức điện mật mà chúng đã thu lại được toàn bộ. Đấy là chưa kể đến hàng trăm những mẫu điện bằng mật mã mà các máy định hướng thu được dở dang. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 13 Tháng Giêng, 2016, 06:31:34 am 2 Krum đã đọc một bài báo kể về phụ phát hiện ra nhóm «Die rote Kappelle – Dàn nhạc Đỏ» như thế nào đăng trên một tờ họa báo của Miunkhen. Sau những thất bại mà quân đội Hítle đã vấp phải tại ngoại ô Mátxcơva, bọn tướng tá phát xít lúc này có cảm tưởng là lúc này chúng đã thành công. Tại mặt trận phía Đông, quân đội Hítle liên tiếp chiến thắng và đang tiến về Xtalingrát trên sông Vônga và tiến theo vùng triền núi Kápkadơ để chiếm lấy khu vực có dầu của Nga và sau đó tiếp tục tiến sang Ấn Độ liên kết với quân đội Nhật. Thắng lợi của Hítle đã lên tới tột đỉnh. Tháng 3 năm 1942, Hítie hứa (không biết bao nhiêu lần) sẽ tiêu diệt quân Nga hoàn toàn vào đầu mùa hạ tới…. Những chuyến tàu hỏa chở binh lính từ mặt trận phía Đông về nghỉ phép. Binh sĩ được đón tiếp rất long trọng bằng hoa, bằng nhạc. Trên sân ga Béc- lanh, cạnh phố Phrinrikhtrac, từng đoàn thiếu nữ trong tổ chức «Hítlerlugend – Một tổ chức thanh thiếu niên của Hítler» mặc đồ bệnh viện, tay mang phích đựng cà phê nóng và khay đựng bánh cùng những xếp cốc giấy chạy tới gặp các đoàn tàu đang tiến lại gần. Những tên cảnh sát quân sự phải phát ghen lên khi nhìn thấy những dấu thập kim loại đính trên áo cổ đứng của bọn lính trận. Tháng 5 năm 1942, vào một ngày oi bức có một chuyến tàu chở binh lính về phép tiến vào sân ga Phrinrikhtrac như thường lệ. Những toa tàu còn đang từ từ chạy dọc sân ga thì hành khách đã vui vẻ nhảy xuống, bông đùa và chen nhau xô ra cửa ga. Trong bọn chúng, có tên được thưởng phép vì thành tích phục vụ, có tên bị thương ra viện, có tên về nghỉ phép ngắn hạn vì lý do nhà bị không quân Anh ném bom. Sân ga lúc này hết sức ồn ào và huyên náo. Những tên lính mặt đen sạm, ba lô căng phồng, lủng củng chăn gối, vai đeo súng đi qua trước những cô gái tươi cười chìa cốc mời họ dùng cà phê nóng. Nhưng những tên lính này đều đã bận tay : ngoài đồ tư trang ra mỗi tên còn tha một ôm đồ ăn — những thứ sơn hào hải vị và rượu — quà tặng của Hítle cho bọn chúng trên tàu. — Chờ nhé, chờ nhé, những con chuột nhắt ạ ! — Bọn lính nửa đùa nửa thật — Hãy để đến chiều tối nhé...Các anh thích cái gì đó mạnh hơn thế kia, các cô em ạ — cô-nhắc và những cái hôn kia ! Một số khác đùa có vẻ nhã nhặn hơn. Đoàn người về phép thưa dần, sân ga hầu như vắng vẻ trở lại. Một người lính cao lớn, đen sạm tay áo xắn lên như tất cả những người khác đi qua trước mặt một tay hạ sĩ quan cảnh sát và suýt chút nữa thì chạm ba-lô vào người hắn ta, Người lính uể oải giơ tay lên chào làm tên này phật ý. - Này, này ông anh kia ơi — tên cảnh sát mai mỉa — có lẽ ông anh quá mệt vì phải chào cấp trên hả...Ông anh có hiểu tôi nói gì không thế ? Người lính chẳng buồn để ý đến lời hắn và cứ thế cắm đầu đi thẳng. Điều đó làm tên cảnh sát phát bực, hắn ngăn người lính lại. - Anh chào cấp trên thế đấy hả ? Quên rồi phải không ? Người lính lầm bầm trả lời một cách khó hiểu : - «Thật ngấy lên tận cổ, có giỏi thì ra ngoài mặt trận mà đánh nhau !» - Đứng thẳng người lên khi người ta nói chuyện với anh ! Muốn vào phòng kiểm soát quân sự hả ? — Tên canh sát rống lên. Người lính vẫn giữ nguyên tư thế đứng không lấy gì làm nghiêm chỉnh và thờ ơ nhìn vào chiếc mũ viền nỉ của tên hiến binh. Gần đấy có một căn phòng nhỏ treo tấm biển «Sĩ quan trực nhà ga». - Đi theo ta ! — Tên cảnh sát bực tức ra lệnh và kéo người lính tới chỗ viên sĩ quan trực. Gần đến cửa hắn ta đi chậm lại với hy vọng là nếu tay lính bướng bỉnh này chịu nghĩ lại và chào hắn đúng quy định, thì hắn sẽ để mặc cho anh ta đi. Nhưng nét mặt của anh lính vẫn lộ vẻ ngang bướng, bực bội. Lúc đó tên hiến binh đành nhún vai, đẩy cửa. Viên thượng úy trực ban ngồi đằng sau bàn im lặng ngắm nhìn người lính dài ngoẳng trước mặt hắn. Tên hiến binh báo cáo lại những chuyện đã xảy ra trên sân ga. - Lính tráng đơn vị nào mà lại giáo dục tồi như vậy hả? — Viên sĩ quan hỏi, coi đó là chuyện thường tình. - Tôi, xạ thủ trưởng Khenbrekh, đại đội 3, trung đoàn 211. - Sao cơ, tên anh là gì hả ? — Viên sĩ quan trực, thận trọng hỏi lại. - Hanxơ Khenbrekh. Tên hiến binh đưa người lính đến chột dạ: «Chà ra là thế, hắn có cùng tên họ với thượng úy nhà mình... ». - Ngày tháng năm sinh ? — Viên sĩ quan hỏi. - Ngày 12 tháng 11 năm 1912. Viên sĩ quan trực ban đứng dậy rời khỏi bàn tiến sát lại chỗ người lính bị giữ. - Anh nói rằng anh đang phục vụ tại trung đoàn 211 hả ? Hắn hỏi lại. - Đúng vậy đấy ạ. Tôi ở đại đội 3. Mặt tên sĩ quan chuyển từ vẻ ngạc nhiên sang lo lắng sợ hãi. Hanxơ Khenbrekh... Em trai hắn cũng có tên như vậy…, cũng sinh ngày hệt như thế, cũng ở trung đoàn đó. Mẹ hắn viết thư cho hắn nói rằng đã hai tháng nay không có thư của Hanxơ từ mặt trận gửi về. Nó đã biệt tăm tích…. Người lính này đã lấy giấy tờ của em hắn. Nhưng để làm gì thế nhỉ ? - Có thể là mày còn nói mày sinh ở tại Mécde- buốcgơ nữa hả ? — Khenbrekh nói dằn từng chữ một và lần cởi nắp bao súng lục. Nhưng người lính đã kịp giành thế chủ động. Bằng một cú đấm bất ngờ mạnh như trời giáng, anh đánh ngã tên sĩ quan và quăng ba-lô, phóng người ra khỏi cửa. Tên sĩ quan ngã lăn quay ra nền nhà, không còn đủ sức kêu lên nữa. Tên hiến binh chạy đến đỡ hắn lên và sau đó chạy đuổi theo người lính nhưng anh ta đã chạy xa dọc theo sân ga. Hắn rút súng bắn chỉ thiên. Người lính vẫn chạy. Trên loa phóng thanh phát đi lệnh: «Tất cả ở nguyên tại chỗ— tất cả hãy giữ nguyên vị trí của mình». Có tiếng súng nổ. Người thì nằm úp mặt xuống sân ga, người chạy vào trong các toa, một số khác đứng nguyên tại chỗ theo lệnh đã truyền đi. Những cô gái bàng hoàng buông rơi cả cốc tách, phích cà phê, mặt mũi tái xanh tái nhợt đứng túm tụm lại một chỗ. Đến cuối sân ga người lính nhảy xuống đường ray và băng theo những thanh tà vẹt chẳng khác gì một vận động viên chạy đua vượt rào. Bây giờ thì không còn gì trở ngại cho việc nhằm bắn anh ta nữa, đạn nổ chiu chiu bắn vào 1 những thanh tà vẹt, vào cát, xẹt qua người đang chạy. Người lính chạy ngoằn ngoèo để tránh đạn vừa chạy vừa tìm lối ra hoặc có chỗ nào để có thể vượt được trên những quãng hàng rào dọc đường sắt. Nhưng rồi anh bỗng bước hẫng một chân, cố chạy thêm mấy bước nữa và quẹo ra chỗ hàng rào toan leo qua nhưng bị rơi bịch cả người xuống đất ….. Khi bọn hiến binh kéo đến người lính vẫn còn sống, khuôn mặt anh ta tái nhợt gần như sắp ngất, hai bàn tay run rẩy quờ quạng, bấu trên cát và đá dăm. Bác sĩ quân y bắt tay ngay vào việc cấp cứu, cùng Iúc đó một chiếc xe bịt kín không rõ từ đâu tới chuyển ngay anh lính lên xe rồi rú còi chạy biến đi ngay. Tất cả diễn ra chỉ trong giây lát. Sân ga trên trên phố Phrinrikhtrac lại đông nghẹt những hành khách mới đến...Mọi thứ trở lại bình thường như không có gì xảy ra. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 21 Tháng Hai, 2016, 11:26:24 am Người lính tự xưng là Hanxơ Khenbrekh được đưa tới cơ quan phản gián. Tất nhiên Giéttapô biết ngay chuyện này và báo cáo về chỗ Himle. Himle cáu kỉnh hỏi tại sao Ápve (*) lại chơi trội với cảnh sát bí mật trong chuyện này. Giữa Ápve và Giéttapô từ lâu đã có chuyện ngấm ngầm ganh đua hằn học với nhau. «Tất nhiên là — Himle nghĩ — Canarít sẽ báo cáo ngay cho quốc trưởng biết... »
Ngày hôm đó Himle được Hítle tiếp. Làm như tiện thể, Himle hỏi luôn xem kẻ bị giam giữ ngoài ra có chịu khai báo gì không nhưng Hítle hầu như không hay biết tí gì về chuyện đó cả. Thế là Hítle nổi giận lôi đình cho gọi ngay đô đốc Canarít tới. Thủ lĩnh Ápve nói là kẻ bị bắt đang ở chỗ hắn nhưng vẫn còn bất tỉnh và chưa có thể tiến hành hỏi cung được. Hítle nói: «Chúng ta cần con người đó sống chứ không phải chết...Hãy chuyển hắn tới Giéttapô.... ». Giờ đây, vấn đề đối với Himle là uy tín : phải làm sáng tỏ tất cả về «vụ Khenbrekh». Khi được xe cứu thương chở đến phố Prints Anbrecstrass, trụ sở của Cục an ninh đế chế, người bị bắt bỗng hồi tỉnh lại. Nhân viên Giéttapô hỏi : «Anh là ai ? Đến Béclanh để làm gì ? ». Nhưng người bị thương không nói lời và lại ngất đi. Các bác sĩ giỏi nhất của Đức tìm mọi phương kế để cứu sống con người này. Họ cũng như những nhân viên Giéttapô được giao nhiệm vụ điều tra thẩm vấn không mấy khi rời bệnh nhân. Trong cơn mê sảng, người bị thương lẩm bẩm nói những câu rời rạc khó hiểu. Tất cả những lời anh ta thốt ra đó đều được ghi âm lại. Duy nhất có một câu nghe được rõ là câu mà anh ta nhắc đi nhắc lại : «Tôi chuyển sang thu đây...Tôi chuyển sang thu, nghe rõ không ?... ». Rõ ràng người này là một hiệu thính viên. Người ta không hề biết thêm điều gì về anh ta nữa. Sáng ngày thứ tư thì anh ta chết vẫn trong trạng thái hôn mê. Cố vấn hình sự Panxingơ đã xác định được tuyến đường có khả năng là Hanxơ Khenbrekh đã đi từ rnặt trận phía Đông về. Anh ta đi phép từ Ba Lan và lên tàu tại vùng Lốtđi. Một ngày trước đó, trong khu vực Lốtđi, có máy bay của đối phương xuất hiện và thả dù vào lúc ban đêm nhưng không phát hiện được kẻ nhảy dù là ai. Rất có thể đấy là «Hanxơ Khenbrekh». Trong số những tài liệu tìm thẩy trong áo bờ-lu- dông của hiệu thính viên có cả bức thư của mẹ Hanxơ từ Mécdebuốcgơ gửi cho con ngoài mặt trận. Đây là bức thư thật. Nói chung câu chuyện ngụy trang cho người điệp viên bí mật cũng khá chu đáo. Nhưng ai mà lường trước được rằng ngay tại nhà ga Phrinrikhtrac tại Béclanh, người nhân viên tình báo này lại chạm trán ngay với con người đáng sợ duy nhất đối với anh ta ở Đức là thượng úy Khenbrekh, anh ruột của tay lính bộ binh Đức mà anh đã lấy giấy tờ và mạo danh hắn. Trên chiếc phong bì của bức thư gửi đi từ Mécdebuốcgơ, cố vấn hình sự Panxingơ đã phát hiện được một chữ viết lờ mờ bằng bút chì cứng. Tất cả chỉ có mấy chữ cái : Xcheve... Stove... Scheve hoặc là Schiôbe...không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là tên họ của người nào đó, mà hiệu thính viên cần phải gặp. Việc tìm kiếm kéo dài nhiều tuần và cuối cùng đã đi đến kết luận chữ đó là Schiôbe, Inda Schiôbe. Họ của chị đã được ghi trong danh sách các nhà báo Đức làm việc tại Ba Lan trước chiến tranh. Nữ phóng viên Schiôbe đã kết bạn với nhà ngoại giao Đức tên Ruđônphơ Sêlia và vẫn tiếp tục duy trì liên hệ với ông ta. Thế là một màng lưới bí mật , được dựng lên để theo dõi Inda Schiôbe, người phụ trách quảng cáo của một hãng buôn ở Đresđen và nhà ngoại giao Sêlia. Tất cả những điều này đều được viết trong tờ họa báo của Miunkhen và Krum đọc chúng một cách say mê. Thế nhưng trong những tờ báo khác thì lại nói là người hiệu thính viên bí mật đã xuất hiện ở Đức sau khi lnda Schiôbe bị bắt. Nhà ở của Schiôbe đã bị phục kích và hình như người hiệu thính viên đó đã bị bắt ở đây. Ngoài ra còn có một giả thuyết khác. Đâu đó tại Bruytxen ngay từ hồi đầu năm 1941, Giéttapô đã lần theo dấu vết của một tổ chức bí mật nào đó. Lúc bấy giờ Giéttapô đã bắt được một nữ hiệu thính viên và thu được một bản mật mã lớn nhưng không thể giải mã ra được. Người nữ hiệu thính viên đã không chịu tiết lộ, bí mật cúa bản tin. Ngay cả khi bị tra tấn dã man, chị cũng không hề hé răng khai nửa lời. Chị đã bị tử hình, còn nội dung bản mật mã chưa giải được thì lưu lại trong Giéttapô chờ ngày giải. Người ta chỉ sờ đến nó sau một năm rưỡi khi đã tìm được chìa khóa giải mã. Trong báo cáo đã tìm thấy địa chỉ và tên họ của thượng úy Sunxơ Bôiden. Các bản tin trong báo có nhiều điều mâu thuẫn nhưng tuyệt nhiên không có bài nào viết về Ingơrít, người phụ nữ mà số phận đang được luật sư Krum quan tâm. Thất vọng vì không tìm được gì trên báo chí, luật sư quyết định xoay sang cách khác: những người làm chứng về những sự kiện bi thảm hẳn là phải còn sống. Đó là các vị quan tòa, luật sư bào chữa, ủy viên công tố, cai ngục - những người đã tiếp xúc với người bị kết án. Ngoài ra còn có cả những người đao phủ lĩnh trách nhiệm hành quyết, cũng có thể có ai trong số bị cáo còn sống cũng nên. Đối với Krum thì điều quan trọng là xác định được sự kiện trình tự diễn ra và quan hệ của Ingơrít với chúng, còn việc nói chuyện với ai - chánh án hay bị cáo, luật sư bào chữa hay ủy viên công tố thì không có gì là quan trọng cả. Thế là luật sư bắt tay vào việc tìm kiếm những người liên quan đến vụ án của cái tổ chức mà bọn Giéttapô gọi là «Die rote Kapelle». ............................... (*) Abwehr : Cơ quan tình báo và phản gián quân sự Đức Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 23 Tháng Hai, 2016, 07:25:47 am 3 Trước hết là phải tìm cho bằng được quan tòa hay ủy viên công tố. Nghe nói Ređơ, viện trưởng viện công tố lực lượng không qnân đã đóng vai người buộc tội chính trong các vụ xử. Bây giờ ông ta đang nằm trong nhà tù của Mỹ chứ không phải ở Stracbuốcgơ. Như vậy là không thể nào gặp ông ta được. Nhưng Krum còn nhớ có lần ông thoáng thấy một bản tin nói là cô con gái sống độc thân của Rêđơ đã thu thập "nhiều tài liệu” để chứng minh rằng bố cô ta không có liên quan gì đến những tội lỗi của bọn quốc xã. Con gái của viên công tố còn có ý định chuyển tất cả những tài liệu đó cho nhà cầm quyền Mỹ để họ thả bố mình ra. Chẳng bao lâu thì địa chỉ của con gái viên công tố đã nằm trong cặp của Krum. Ông quyết định không viết thư mà sẽ đến gặp trực tiếp cô ta. Ai mà có thể biết trước được cô ta sẽ tỏ thái độ như thế nào khi nhận được bức thư của người xa lạ. Gặp trực tiếp mặt đối mặt bao giờ cũng làm cho người ta khó mà khước từ đề nghị do mình đưa ra hơn. Krum đáp chuyến tàu sớm đến một ga xép vắng vẻ tận thung lũng Râyna và tìm ngay được căn nhà nhỏ nằm trong hàng rào xây bằng gạch không cao lắm. ông nhấn chuông. Một giọng nữ vang lên từ chiếc loa con, lắp trong tường cạnh nút chuông : - Ai đấy ? - Luật sơ Krum. - Ngài cần gì ạ ? - Tôi cần gặp ngài Ređơ. Chiếc khóa tự động kêu ro ro rồi cánh cửa mở ra. Luật sư đi theo con đường nhỏ lát đá và bước lên bậc thềm. Tại đây ông gặp một cô gái tóc vàng trông bình thường, khoác chiếc tạp dề nấu bếp màu xanh đầu tóc chải chuốt cẩn thận, đôi môi tô son mím chặt và đôi mắt sâu với vẻ nhìn thận trọng. Cô ta đưa luật sư vào phòng khách, mời ông ta ngồi vào chiếc ghế bành còn mình thì ngồi đối diện vẻ chờ đợi đợi. - Tôi quan tâm đến công việc của bố cô, ngài Manphơrét, ủy viên công tố — Krum nói — Rất có thể là qua bố cô tôi có thể giải quyết được công việc với thân chủ của tôi cũng nên — Krum quyết định không để lộ hết ý định cuộc viếng thăm của mình. - Nhưng bố tôi đã thôi không làm ủy viên công tố nữa rồi cơ mà... Nhờ trời, cách đây không lâu ông ấy đã được thả... Còn bây giờ thì tất cả những chuyện đó đã lùi vào dĩ vãng.. - Vậy là tôi có thể gặp bố cô được chứ ? - Ở đây thì không, bố tôi đi nghỉ mát ở Bat Danxu- phen rồi. Ông ấy đã chịu đày đọa ngần ấy năm trời rồi còn gì... - Có lẽ nhờ cô nên ông cụ mới được ra tù có phải không ạ.. Tôi nghe nói cô đã không tiếc công sức vì ông cụ. Bây giờ thì xin cô làm ơn giúp tôi. Người con gái lần đầu tiên mỉm cười. Lời nói của ông luật sư đã làm cô ta xiêu lòng. - Chuyện đó có thấm tháp gì đâu thưa ông — Cô ta thốt lên — Sau chiến tranh còn có vô vàn dân tị nạn phải chịu cảnh chia ly tan nát đau lòng. Người ta gọi sự bất hạnh của một dân tộc là sự trừng phạt. "Phergeltung !” Sao mà tôi lại căm ghét từ ấy đến thế. Chẳng lẽ tôi có tội vì bố tôi là ủy viên công tố trong các vụ xử án hay sao ? Cả bố tôi nữa, ông ấy đâu có tội lỗi gì ? Nếu bố tôi không làm ủy viên công tố thì hẳn phải có người khác làm việc đó thôi. - Cô đã nói đến một vấn đề phức tạp về mức độ trách nhiệm của những người có liên quan đến những sự việc bi thảm rồi đấy - Krum thận trọng phản đối – Người ta cũng gọi các vụ xử án là sự trừng phạt, ở đấy những người bị bố cô buộc tội đã phải chết... Cô gái cảnh giác. Cô ta tin vào lẽ phải của mình. Cô thầm nghĩ hay là con người xa lạ này lại định buộc tội cho cha cô một lần nữa đây ? - Thế thì sao cơ ạ ? — Cô ta nói — theo tôi nên để một chuyện bất công này dây mơ rễ má đến một chuyện bất công khác... Đối với tôi người bố trước nhất phải là người mà tôi yêu qui. Tôi có nghĩa vụ phải bằng mọi cách để bố tôi không phải chịu bất công. Chả phải là như vậy đó sao ? Sau chiến tranh tôi đã đi tìm bố tôi ở khắp nơi mãĩ cho tới khi thấy- ông ấy sau hàng rào giây thép gai của một trại tù binh. Ai đã từng bị giam giữ ở đó thì có nghĩa lý gì đâu : những người chống phát xít có, tù binh Nga có, cũng thế thôi. Còn bây giờ thì lại đến lượt những người ta gọi là đảng viên đảng quốc xã. Tàn bạo vẫn là tàn bạo. Không khí thù ghét xa lạ, khó hiểu bao trùm lên những ngưừi tù. Bốn góc trại là những chòi canh có bắc súng đại liên, giữa là những hàng rào giây thép gai có lính Mỹ đứng gác ! Mà cũng rất có thể đấy là lính Anh hay lính Nga, lính nào thì cũng vậy thôi ! Họ theo dõi để cho những người phụ nữ Đức không được cho tay qua hàng rào giây thép gai mà nắm lấy tay chồng, cho những đứa con không được chìa tay ra với bố. Trong số những đứa con đó có tôi – lúc đó tôi mới mười bảy tuổi. Người ta không cho tôi gặp bố tôi. Sao mà họ lại tàn nhẫn đến thế cơ chứ ! Chẳng nhẽ tôi có tội tình gì chăng ? Bao năm nay tôi chỉ thấy bố tôi trong mơ và ở đây thôi — Cô ta nói và chỉ tay lên những tấm ảnh treo tường trong phòng khách. Trong các bức ảnh, Ređơ lúc thì khoác chiếc áo quan tòa, lúc thì lại mặc quần phục đính dấu chữ thập sắt và lủng lẳng đủ loại mề đay. Ông ta ngồi sau bàn quan tòa trên chiếc ghế bành cao chạm trổ trông bệ vệ như ngồi trên ngai vàng. Bên cạnh tấm ảnh này là tấm ảnh chụp ngoài phố, cạnh một khán đài bằng đá hoa cương: Ređơ đang đứng, tay giơ lên phía trước giữa đám người kêu gào điên loạn, tay giơ lên chào theo kiểu Đức quốc xã giống hệt như ông ta - Còn kia là ảnh Ređơ đang phát biểu trong một phiên tòa. Có thể trông thấy cả vành móng ngựa cùng bị cáo, hiến binh, quan tòa... khuôn mặt của vị công tố trong ảnh này trông cũng oai nghiêm hệt như trong tấm ảnh chụp cạnh khán đài bằng đá hoa cương. Luật sư Krum không tìm được từ để phản đối lại con gái vị công tố đang xúc động. Phản đối để làm gì kia chứ? Bây giờ thì còn cần đến cô ta nhiều — cô ta có thế từ chối hoặc giúp đỡ. Krum ngồi yên lặng nghe cô ta tràng giang đại hải: - Sau đó tôi lại mất bố — cô ta tiếp — Mãi một năm sau tôi mới biết người ta đã chuyển bố tôi tới Niuranbe. Ngày nào chúng tôi cũng nghe, cũng đọc những bài viết về tội lỗi đâu đâu của đảng viên quốc xã. Tôi đã chạy vạy xin xỏ mọi nơi, chẳng còn thiếu đâu nữa. Tôi đã tới chỗ giáo sư Kempnhe. Người ta nói với tôi giáo sư Kempnhe là người Đức làm ủy viên công tố trong toà án quốc tế, ông ta sẽ giúp cho. Thời Hítle, Kempnhe bỏ sang Mỹ, nhập quốc tịch Mỹ. Sau chiến tranh ông ta quay về. Dù sao thì ông ta vẫn là người Đức nên tôi đã đặt rất nhiều hy vọng vào ông ta... Ngài có biết ông ta đã trả lời tôi như thế nào khi tôi hỏi xin phép gặp bố tôi không ? Đầu tiên ông ta gạn hỏi xem tôi có phải là đảng viên quốc xã hay không và trách tôi tại sao lại không gây tác động đến cha tôi vào lúc bấy giờ. Tôi nói: "Thưa ngài giáo sư, khi tôi 14 tuổi, tôi đã ở trong tổ chức thiếu nữ Đức quốc xã nhưng cũng chưa biết ’'Die rote Kapelle” là gì”. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 21 Tháng Bảy, 2016, 10:08:55 pm Giáo sư Kempnhe nói chuyện với tôi trong phòng tiếp của nhà tù thẩm vấn số 12 tại Lecterustrac. Nếu ông biết Niurembe thì nó nằm gần Phiuốc. Tôi mang hoa tới nhà tù với hy vọng người ta sẽ cho tôi gặp bố tôi. Nhưng bó hoa đã rơi khỏi tay tôi khi Kempnhe từ chối không cho tôi gặp... Tôi bước ra, nước mắt ràn rụa, lòng đầy thất vọng, đứng ở bậc thềm không biết đi đâu. Tôi vẫn chưa hiểu nổi "Die rote Kapelle” là gì mà vì nó, bố tôi lại phải khổ sở đến như vậy. Từ đấy, tôi bắt đầu sưu tập các mẩu tin, bài báo, tranh ảnh trong các báo và tạp chí. Cuối cùng rồi tôi cũng gặp được bố tôi. Tôi nói chuyện với ông được nửa giờ đồng hồ dưới sự giám sát của một viên quân cảnh người Mỹ nhưng người ấy không gây phiền hà gì cho chúng tôi cả. Và tôi đã được biết chỗ bố tôi để những giấy tờ ghi chép và nhật ký quân sự trước khi bị bắt. Bố tôi tán thành ý định của tôi. Tôi đã sưu tập tất cả những gì có thể sưu tập được. Và thật may mắn làm sao, khi hình phạt đẫ hểt, bố tôi chuẩn bị viết một quyển hồi ký. Người Nga yêu cầu tuyên án bố tôi là tội phạm chiến tranh nhưng người Mỹ đã không cho phép làm điều đó. Chắc là ông cũng biết người Mỹ đối xử với chúng ta không như người Nga. - Thế cô nghĩ thế nào về lời đề nghị của tôi nhỉ ? Cô sẽ giúp tôi tìm những người mà tôi quan tâm chứ ? Krum hỏi sau khi đã phải nhẫn nại ngồi nghe câu chuyện dây cà dây dây muống của con gái viên công tố. — Tôi không phản đối — cô ta trả lời sau giây phút im lặng - ông hãy viết cho tôi họ tên của họ, nhưng tôi còn chưa rõ bố tôi sẽ nghĩ gì về chuyện này. Khoảng mười hôm nữa bố tôi sẽ về. Hay là thế này, ông trao đổi trực tiếp với bố tôi có lẽ lại tiện hơn đấy... Krum quay về lòng nặng trĩu những điều ông biết qua câu chuyện với cô con gái viên công tố. Ông ngồi một mình, trong toa tàu, chẳng có ai cản trở, ông suy nghĩ. Tất nhiên trong đầu cô gái còn nhiều điều mơ hồ, lẫn lộn nhưng khi nghe cô ta nói, đôi lúc ông cũng lâm vào thế bí. Giờ đây trong đầu óc ông đang diễn ra một cuộc tranh luận với cô ta. Ông cố tìm những luận cứ mang tính thuyết phục để bác bỏ những quan điểm của cô ta. Cô ta nói về Phergeltung ! (trừng phạt). Chính Hítle đã lấy chữ cái đầu tiên của từ này, đặt tên cho loại bom bay bí mật "Phau 1” và "Phau 2” mà chúng đã phóng tới Luân đôn. Cả đạn "Phaphergeltung” dùng để bắn xe tăng Nga cũng là Phergeltung. Trừng phạt vì cái gì nhỉ ? Cô ta thì thế nào cũng xong ! Thế còn ta thì sao ? Krum bỗng chợt nghĩ — chẳng lẽ ta lại cũng thờ ơ không cần biết xử ai và xử vì lý do gì hay sao ?. Không lẽ bất cứ khách hàng nào đến chỗ ta với bất cứ lý do gì là ta cũng chấp nhận được hay sao ? Chỉ cần được trả tiền là xong thôi ư ? Mối thiện cảm của ta hiện giờ giành cho Ingơrít nhưng ta lại chuẩn bị để chống cô ta. Ta sẽ ủng hộ tham vọng của con người núp dưới danh nghĩa pháp luật để lý sự theo Iối quan tòa ư ? Một tình huống pháp lý khó giải thay ! Nhưng ngoài những tình huống đó ra còn có số phận của những con người đứng đằng sau nó…. Con gái Ređơ đã nói : Nếu như không phải là bố tôi thì cũng có người khác đứng ra buộc tội trong các vụ xử và cũng đi đến kết luận như vậy. Tất cả đã được quyết định từ trước rồi mà ! Krum tư lự — Liệu ông có thể làm như thế được không nhỉ ? Không ! Ý nghĩ đó đã đụng chạm đến lòng tự trọng của ông, đến lương tâm nghề nghiệp trong sạch của ông... Nếu nói bằng ngôn ngữ của pháp luật thì khác nào cũng nhúng tay vào tội ác ! Krum trở về nhà với một tâm trạng chán nản. - Anh không được khỏe phải không anh Krum ? Anh làm sao thế ? — Vợ ông lo lắng hỏi. - Không, Mari ạ, không sao cả…Chẳng qua là anh suy nghĩ quá nhiều một chút đấy thôi. Này em, theo em thì liệu có bao giờ hoàn cảnh bên ngoài buộc con người ta làm trái với lương tâm của mình không nhỉ ?.... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 23 Tháng Bảy, 2016, 05:50:33 pm 4. Mười ngày sau Krum lại ra ga. Những suy nghĩ dằn vặt ông sau cuộc nói chuyện với con gái viên công tố đã qua đi. Lúc này ông yên tâm rảo bước qua những thửa ruộng, mảnh vườn, tới ngôi biệt thự đơn độc bên đường. Sau khi nhấn chuông Ông nghe thấy một giọng đàn ông gay gắt trả lời qua chiếc loa che lưới đồng. Krum xưng tên, tức thì cánh cửa ro ro mở ra. Manphơrét Ređơ bắt tay ngay vào công việc,: - Con gái tôi có nói lại là ngài quan tâm đến những người trong vụ án "Liên minh đỏ”. Tôi sẵn sàng kể cho ngài nghe tất cả những gì tôi nhớ, nhưng với điều kiện là không được dùng một từ nào mà tôi kể để viết lên báo. - Vâng tất nhiên là thế rồi ạ, thưa ngài— Krum tán thành. Ređơ đưa khách vào một căn phòng nhỏ và ngồi vào bàn sau khi đã lấy từ giá sách ra một chiếc cặp lớn để ngay trước mặt. Ngay từ phút đầu gặp gỡ, Krum đã nhận thấy giọng nói cùa Ređơ - vẫn có vẻ gay gắt, hách dịch của một ông cựu ủy viên công tố. Trước mặt ông là một người luống tuổi, cao, lưng gù vói khuôn mặt bệnh hoạn và cái mũi to tướng. Hai con mắt sâu hoắm, thâm quầng có nhiều nếp nhăn bên khóe mắt trong thật dễ sợ. "Trời ơi ! — Krum bỗng dưng nghĩ — nếu là ta thì ta cũng không bao giờ muốn bị một con người như thế này xử...”. Luật sư bất giác tránh nhìn thẳng vào mắt ông cựu ủy viên công tố Manphơret Ređơ. Krum lấy trong cặp của mình ra một cuốn sổ tay và sẵn sàng để nghe. - Ngài sẽ đọc lại cho tôi nghe hết tất cả những điều ngài ghi sau buổi nói chuyện này của chúng ta — Ređơ nói - Luật sư gật đầu đồng ý. - Đây là tẩt cả tài sản của tôi — Ređơ nói tiếp và úp bàn tay đang xòe ra lên chiếc cặp — Tôi chẳng còn phương kế sinh nhai nào khác nữa đâu, thưa ngài. Có lẽ tôi là người duy nhất còn có được tài liệu về "Liên minh đỏ !” đấy. Tôi đang viết sách nên không muốn bị hớt tay trên. Xin ngài hiểu cho…. - Vâng thưa ngài công tố, nếu như người ta biết được điều gì đó thì tất nhiên họ phải được lợi... - Đấy, đấy, chính thế đấy... Ngài Krum ạ, không biết ngài có hiểu cho tôi không ? — Luật sư lại gật đầu tán thành — Có lẽ không cần phải dài dòng nữa, ngài sẽ trả cho tôi một món tiền tùy ý ngài, ít ra thì cũng là tiền công mà tôi đã giành thời gian hầu chuyện ngài…Vậy thì đại khái là thế này, cứ mỗi tư liệu về một người, xin lấy hầu ngài 25 mác. Như thế liệu có đắt lắm không ạ ? Krum lại gật đầu. Ông cho rằng tốt hơn hết là im lặng vì sợ rằng nói ra biết đâu lại làm con người này phật ý. Ông chỉ nghĩ bụng "Làm sao mà lão ta lại nỡ nói như thế nhỉ — Lấy giá hai mươi lăm mác về mỗi một con người mà lão ta đã tuyên án tử hình ư ? ”. - Thân chủ của tôi chỉ quan tâm đến hai người — Ingơrít Vaixbơlium và Klaút Ghécxen... Chắc cô con gái của ngài đã nói với ngài về chuyện này rồi chứ ạ ? - Được rồi, được rồi... Xin ngài chớ sốt ruột, có thể là tôi còn nhớ về họ... Tôi không thể nói được tất cả, họ nhiều quá mà. Nếu như ngài cần tư liệu về tất cả những người ấy thì không khéo tôi lại trở thành giàu có mất — Ređơ đùa nghe rợn cả người — Ngài hãy hình dung mà xem, hai mươi lăm mác mỗi một người... Thế nhưng tôi sẽ không lấy của ngài một xu nhỏ vì những chuyện chung chung... Tôi sẽ không kể về những vụ điều tra mà tôi không trực tiếp làm. Tôi đã nhận được những tài liệu có sẵn — ba mươi tập kèm theo bản kết án. Bây giờ thì những cái đó không còn nữa, tất cả đã bị đem hủy đi rồi nhưng tôi vẫn giữ những bản chép tay mà tôi đã làm khi chuẩn bị xử. Nào, bây giờ thì ta hãy đi lần lượt về những can phạm chính để ngài có thể biết họ là những người như thế nào... Họ gồm ba người — Khamắc, Kúckhốp và Sunxe Bôiden. Có lẽ tôi xin bắt đầu từ người cuối lên, thượng úy Sunxe Bôiden, người đóng vai trò quan trọng – đúng, đúng, vai trò quan trọng trong tổ chức bí mật. Trước tiên tôi cần phải lưu ý ngài một số điểm : chúng tôi gọi tổ chức bí mật này là một tổ chức cộng sản, nhưng đối với tôi thì ngay từ đầu đã rõ tất cả không hoàn toàn như vậy. Tất nhiên các can phạm đã chịu ảnh hưởng của những phần tử đỏ nhưng họ là những người có quan điểm rất khác nhau. Nòng cốt là những người trí thức và một nhóm quân nhân không có liên quan gì với cộng sản. Tôi xin nêu những con số : trong số bảy lăm bị cáo chính ,(tôi chỉ xin nêu những người đã bị tuyên án tử hình thôi) gần một nửa có trình độ đại học. Đấy là những nhà họa sĩ, nhà văn, nhà ngoại giao, phóng viên, nhà điều khắc và những nhà bác học, kỹ sư, nhà kinh tế học. Nhiều người trong số họ thuộc giới thượng lưu, theo tôi đúng hơn phải nói là giới quý tộc. Họ đã giữ những địa vị quan trọng trong các cơ quan nhà nước của đế chế. Những con người này đã trở thành kẻ thù của chế độ hiện hành và đấu tranh chống lại quốc trưởng mới lạ chứ. Trong bản kết tội đã nói như thế này — Ređơ lục lọi trong cặp và đọc : Tại Béclanh, bác sĩ Khamắc và thượng úy Sunxe Bôiden đã có thể tập hợp xung quanh mình những đại diện của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, đã bộc lộ các quan điểm thù địch với quốc gia và có thái độ tiêu cực với đảng dân tộc xã hội (tức Đảng Quốc xã). Họ đã ra sức tuyên truyền để tìm cách tuyển mộ những người thuộc tầng lớp trí thức làm công tác khoa học, những người trong hàng ngũ cảnh sát, quân đội, những văn nghệ sĩ...”. Đấy, cái tổ chức này nó là như thế đó. Cầm đầu tổ chức này là những kẻ còn non nớt về phương diện hoạt động bí mật. Họ đã phạm nhiều sai lầm. Tuy nhiên những kẻ có âm mưu cũng đã duy trì được liên lạc trực tiếp với Mátxcơva trong suốt một năm rưỡi trời—từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh với nước Nga. Ngài hãy thử nghĩ mà xem ! Họ đã chuyển tới đó những bí mật quốc gia, bí mật quân sự và kinh tế của chúng ta... Chiến tranh vừa mới bắt đầu ở mặt trận phía Đông thì những đài sóng bí mật trên khắp nước Đức và ở các nước bị Đức chiếm đóng khác cũng bắt đầu hoạt động. Không biết chúng ở đâu ra mới lạ chứ ! Cho mãi đến năm 1942 người ta vẫn không thể làm gì được chúng. Chẳng hạn chỉ riêng Inda Schiôbe, người đã móc nối quan hệ với nhà ngoại giao Ruđônphơ cũng đã gây cho chúng ta biết bao nhiêu là thiệt hại... Trong phiên xử đầu tiên tôi đã bắt đầu bản kết tội như sau — Ređơ lại lục lọi đống giấy tờ và trịnh trọng nâng tờ giấy lên đọc : "Ai cũng phải rùng mình khi nghe tin kẻ thù đã biết được bí mật của Đức...” Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 27 Tháng Bảy, 2016, 08:04:54 am - Đấy là một bài phát biểu thành công, nó đã gây được ấn tượng — Ređơ mơ màng nói — Tôi đã phát biểu trong phòng xử của tòa án quân sự đế chế. Bài phát biểu của tôi đã được báo cáo lên tận quốc trưởng. Vâng đúng thế đấy ạ, kẻ thù đã thâm nhập vào bí mật của đế chế. Ređơ quên bẵng rằng mình không còn là ủy viên công tố chính nữa mà chỉ là một kẻ vừa mới thoát khỏi nhà tù Niuremberg, ông ta cao giọng lặp lại đúng cái ngữ điệu đã từng vang lên trong tòa án quân sự đế chế, những động tác giống hệt như trong bức ảnh chụp ông ta bên lễ đài đá hoa cương tại cuộc mít tinh. Bộ mặt của ông ta cũng mang vẻ cuồng nhiệt như khi đó. Rồi khi cơn hứng khởi lắng xuống đột ngột, ông ta lại bắt đầu nói nhỏ đi, giọng the thé : — Riêng đối với thượng úy Sunxe Bôiden thì tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên vì tại sao một con người như thế lại có thể cầm đầu một tổ chức chống lại đế chế, chống lại quốc trưởng. Ai cũng biết mối quan hệ của gia đình anh ta với nguyên soái Gơrinh. Ngài Gơrinh đã đích thân ra lệnh lấy Sunxe Bôiden vào công tác trong Bộ hàng không... Ređơ rầu rĩ lắc đầu, ông ta đã chìm đắm trong quá khứ và đã xem luật sư Krum như là người mà ông ta có thể bày tỏ những ký ức sâu lắng của mình. - Nhưng như tôi được biết thì — Krum ngắt lời ông ta — ngài không những đã buộc tội họ phản bội quốc gia mà còn buộc tội họ là sa ngã, sinh hoạt đồi bại, bất lương và các tội vô đạo đức khác nữa kia mà ! - Ồ, đúng thế đấy — Ređơ công nhận ngay— Đúng là đã có chỉ thị như vậy, ngài quốc trưởng ra lệnh mà. Cần phải lên án những kẻ mưu phản và vô đạo đức, vi phạm luật pháp của thượng đế và của con người. Tôi cũng không biết có thật thế không nhưng cái đó thì có nghĩa lý gì kia chứ ! Phần lớn họ là những người có gia đình. Sunxe Bôiden cũng như Arvít Khamắc. Người ta bắt cả họ lẫn vợ con họ phải trả giá về tội của mình... — Thưa ngài Ređơ, xin ngài cho biết.— Krum hỏi — trong số các can phạm còn có đôi vợ chồng nào khác nữa không ạ ? - Tất nhiên là còn chứ. Ngoài Khamắc và Sunxe Bôiden ra còn có nhà thơ Kúckhốp và vợ ông ta là bà Margarét, nhà điêu khắc Kurt Sumakhơ, vợ chồng Kốppi, gia đình Emilia Khiubnera một con người già nua 80 tuổi. Mà đấy là... - Thế còn vợ chồng Ghecxen — Ingơrít và Klaút thì sao ? —Krum cố tìm cách lái câu chuyện đi đúng trọng tâm mình cần. ông rất bực bội vì thói ba hoa, kiêu ngạo của ông cựu ủy viên công tố. - Không... Tôi đã nghĩ rằng có thể tôi còn nhớ... Ngài biết không, khi nói chuyện thì bao giờ chuyện này cũng có liên quan ít nhiều đến chuyện khác. Tôi chỉ nhớ rõ những ai trong các phiên xử đầu tiên thôi vì có nhiều vụ xử vắng mặt tôi. Tôi chỉ theo dõi công việc tiến hành ra sao thôi. Trong các phiên xử chính, tòa đã xử khoảng sáu, bảy mươi người gì đó, cũng có thể là nhiều hơn tôi không nhớ rõ... - Và tất cả những ai trước vành móng ngựa đều bị kết tội là có quan hệ với tình báo Liên xô sao ? Có bằng chứng pháp luật nào về việc này không ? Ngài đã chẳng nói rằng có nhiều người trong số họ không hề biết rằng mình có quan hệ với người Nga cơ mà... - Đã ra đấy thì cần bằng chứng gì nữa kia chứ ! — Ređơ có vẻ ngạc nhiên trước sự ấu trĩ của luật sư, và ông ta nhìn luật sư với thái độ kẻ cả - Trước phiên xử, quốc trưởng đã cho mời tôi lên, ngài nói : “Ngài Ređơ ạ, đối với ngài thì sự nghi ngờ chính là tang chứng ... Đã cùng làm thì phải cùng chịu...”. Đối với tôi, lệnh của quốc trưởng là bằng chứng chủ yếu. - Ngài đã xử khoảng bao nhiêu người tại các phiên tòa như thế ? — Krum hỏi — ngài chỉ cần nói ở những phiên chính thôi cũng được. - Tôi đã nói là xử tất cả những ai đứng trước vành móng ngựa mà. Trong số đó có khoảng sáu, bảy mươi người bị tuyên án tử hình. - Thế ngài, ngài Rêđơ, chính ngài đã yêu cầu tử hình tất cả sao ? Kể cả phụ nữ... Giờ đây ngài không thấy lương tâm cắn rứt sao, thưa ngài Ređơ? Krum không thể kìm chế sự công phẫn của ông lâu hơn nữa được, Ređơ kinh ngạc trố cặp mắt nâu, thao láo nhìn người đang nói chuyện với mình. - Người ta cũng đã hỏi tôi như vậy khi tôi đang còn ở trong tù... Lương tâm cắn rứt là thế nào kia chứ ? Tôi chỉ thừa hành nhiệm vụ mà thôi. Ngoài ra thì lời yêu cầu của tôi chưa hẳn là lời tuyên án tử hình. Cái đó là do các quan tòa quyết định cơ mà... Họ chịu trách nhiệm trước pháp luật và Nhà nước về lẽ phải trong lời tuyên án của mình... Tôi biết chánh án Reide, người đã từng tuyên án tử hình hơn hai trăm người, ông ta đã xử theo pháp luật hiện hành trong nước Đức dưới thời Hítle và chính quyền Mỹ đã công nhận ngài Rede vô tội... Ngài còn muốn gì hơn nữa ? ... - Nhưng nếu chính Nhà nước đó và những luật pháp của nó được xây dựng trên cơ sở bất hợp pháp thì sao ? Những người đã chết không thể bảo vệ được mình... Là luật sư tôi phải làm điều đó theo nghĩa vụ nghề nghiệp và nghĩa vụ của một con người có lương tâm... Dù chỉ là để trừng trị những kẻ đã gây ra cái chết của họ. Tôi xin hứa với ngài đấy, ngài ủy viên công tố ạ !— Krum đột ngột bật dậy khỏi ghế, tay run run cho cuốn sổ vào cặp và rút ví ra, lấy tiền quẳng lên bàn — Tôi không còn nợ nần gì ngài nữa chứ, ngài ủy viên công tố ? Luật sư không thèm bắt tay, Manphơrét Ređơ mà đi luôn ra cửa. —Ngài... ngài là luật sư đỏ ! — Ređơ gào với theo. - Thế ngài lại định yêu cầu tử hình tôi đấy chắc ? — Krum sẵng giọng và đóng sập cửa lại. ....................................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 30 Tháng Bảy, 2016, 06:34:50 pm CHƯƠNG III ĐẦU MỐI VÁCSAVA 1. Tại Vácsava người ta đang đón chờ vị đại sứ mới của Đức. Mặc dù chính phủ Ba Lan đã vui vẻ chấp thuận cho Helmút phôn Môltke làm đại sứ nhưng không rõ vì lý do gì mà viên đại sứ vẫn còn “lưu luyến” mãi với Béc-lanh không dứt áo ra đi được. Chuyện này đã gây nên những tin đồn đại thất thiệt. Chế độ chính trị "Xanatsii” (cải thiện do ludép Pilxutxki dựng nên sau cuộc đảo chính quân sự được các phần tử phát xít ủng hộ) đã bước vào giai đoạn cuối của năm thứ 5. Bọn " Xanatô ” — người ta gọi nhạo báng bọn Pilxutxki như vậy — đặt nhiều hy vọng vào chuyến công cán của nhà ngoại giao Đức nổi tiếng này. Việc bổ nhiệm phôn Môltke có liên quan nhiều đến những thay đổi tới đây trong quan hệ Ba Lan - Đức. Mà người ta thì lại đang hy vọng là những thay đổi đó sẽ có nhiều ý nghĩa. "Cầu trời cho được như vậy” - bọn chủ các cung điện ngoại thành tại Vilnup, Ladenka... thốt lên.Còn bọn chủ các phòng công vụ tại Marsalkốpxkaia nơi có các cơ quan Chính phủ cũng lên tiếng phụ họa theo. Bọn Xanatô có cảm giác là chúng đã ký kết được một bản giao kèo chính trị có lợi. Cần phải phục hồi đất nước Ba Lan, trả lại cho nó cái hùng khí thuộc về dĩ vãng của Retri Pôxpôlita (Tên cũ của nước Ba lan) cũng như thời xa xưa. Mấu chốt của tất cả những vấn đề này, là ở đằng kia, tại phương Đông. Chẳng phải ngẫu nhiên mà bức tượng đồng của cựu hoàng đế Ba Lan dựng tại quảng trường Vácsava lại vung thanh gươm tuốt trần trỏ về hướng Đông, về phía nước Nga... Các chuyên viên Bộ ngoại giao Ba Lan đã đọc đi đọc lại và nghiên cứu không biết bao nhiên lần tiểu sử của Helmút phôn Môltke. Họ đã lập tư liệu về ngài đại sứ Đức giống như lập biểu tử vi vậy. Đúng, hiện tại bá tước phôn Môltke chính là nhân vật chính trị rất quan trọng đối với Vácsava. Bá tước Helmut phôn Môltke xuất thân từ một gia đình quân sự có truyền thống tại Phổ, một gia đình đã từng cung cấp cho quân đội Đức những thống lĩnh quân sự hết thế hệ này đến thế hệ khác. Suốt thế kỷ qua tại châu Âu không có một liên minh quân sự nào, không có một cuộc chiến tranh lớn nhỏ nào mà lại không có đại diện gia đình Môltke với cương vị lãnh đạo trong quân đội Đức. Ngoài ra vị tổng thống Đức già nua — "nguyên soái Hinđenbơ” cũng luôn luôn duy trì mối quan hệ thân thiện với gia đình Môltke. Tổng thống đã quen biết Môltke anh, vị giáo trưởng cầm đầu Bộ tổng tham mưu Phổ và là bạn của ngài Bítxmác "thủ tướng thép”. Vị nguyên soái già cũng kết bạn và che chở cho Môltke em tức là nhà ngoại giao Helmut phôn Môltke. Ông ta đồng thời cũng là thầy giáo tinh thần của Môltke em mặc dù tuổi tác giữa hai người chênh lệch nhau gần nửa thế kỷ. Vácsava hiểu rất rõ quan điểm của nguyên soái Hinđenbơ : một người thuộc phe chống đối nước Nga Xô viết kịch liệt, một người theo chủ nghĩa quân phiệt tuyệt đối. Chính ngài nguyên soái đã buộc chính quyền Xô-viết phải ký kết hòa ước Bretxnitốp (hòa ước giữa Đức và nhà nước Xô viết năm 1918 theo điều kiện có lợi cho Đức), chính ngài là người cổ vũ việc Đức can thiệp vào Ưcơraina. Bộ ngoại giao Ba Lan không còn nghi ngờ gì nữa về việc viên đại sứ mới sẽ là nguồn đại diện trực tiếp của tổng thống Đức và sẽ là người thể hiện những quan điểm và niềm tin của ông ta. Thế nhưng bá tước phôn Môltke mãi đến giữa tháng Mười hai năm 1930 mới đến nhậm chức. Bấy giờ đã gần tới lễ Giáng sinh. Việc đến nhậm chức của ngài đại sứ là một sự kiện quan trọng tại thủ đô Ba Lan. ……………………….. Kurt Vôlphgan, phóng viên và là nhà bình luận kinh tế cho tờ báo tự do Đức "Béclanh Tageblat” làm việc ở Vácsava từ hai năm nay. Trong số nhiều nhà báo đồng nghiệp đại diện cho trên 15 tòa soạn và hãng thông tấn của các nước khác nhau, cũng như trong số các cán bộ đại sứ quán Đức, Kurt là người nổi tiếng thông thạo về các vấn đề kinh tế châu Âu sau chiến tranh. Anh hay được người ta nhờ đóng góp ý kiến hay cho những lời khuyên bảo. Ngoài công tác phóng viên ra, Kurt Vôlphgan còn phụ trách phòng quảng cáo nữa. Hoạt động thương mại không làm cho anh tốn nhiều thời gian, phần lớn thời giờ anh vẫn dành cho công tác báo chí. Tuy thế ban giám đốc tổ hợp vẫn rất hài lòng về việc làm của nhà kinh tế có năng lực này. Việc hợp tác làm ăn với tổ hợp hóa chất đã đem lại cho anh thêm một nguồn thu nhập, và do đó, khác với phần lớn các phóng viên khác, anh tiêu xài rất phóng tay... Việc viên đại sứ mới sắp đến đã làm cho giới báo chí, ngoại giao bàn tán nhiều. Kurt cho rằng anh cần phải có mặt trong buổi đón tiếp ông ta. Nhưng mãi cho tới lúc tàu sắp vào ga anh mới có mặt, mặc dù anh đã phải ba chân bốn cẳng để làm sao có mặt ở ga sớm hơn. Trước đó vào buổi tối, khi Vôlphgan chuẩn bị đi ngủ thì có điện thoại gọi. Anh cầm ống nghe lên. - Tôi có thể gặp ngài Pônhikốpxki không ạ ? — có tiếng ai đó hỏi. - Pônhikốpxki không sống ở đây — Kurt trả lời – Có lẽ ngài lầm số điện thoại rồi. - Xin lỗi... Kurt Vôlphgan đặt ống nghe xuống nhưng vẫn tiếp tục đứng chờ bên bàn điện thoại. Sau vài giây, chuông điện thoại lại vang lên. - A lô ! - Kurt hỏi. Không có tiếng trả lời ở đầu dây bên kia, ống nghe đã bị đặt xuống. Chỉ có tiếng tút tút đều đều. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 03 Tháng Tám, 2016, 05:35:48 pm Thế là rõ rồi! Từ lâu Vôlphgan đã chờ đợi giao thông viên của Trung tâm và nay người đó đã đến. Theo thời gian quy định anh phải có mặt tại tiệm ăn "Cây đèn méo”. Nhưng còn việc đi đón phôn Môltke thì làm thế nào bây giờ ? Chuyến tàu từ Béc-lanh tới Vácsava cũng gần với thời gian ấy... Song Kurt đã quyết định là phải đi gặp giao thông viên trước. Tiệm ăn "Cây đèn méo” là của Pan Rôđôvích. Cả gia đình của ông ta — vợ và các con trực tiếp phục vụ khách hàng. Tiệm ăn này vốn không phải tên như vậy nhưng dân trong các khu vực gần đó đã gọi nó là tiệm "Cây đèn méo”, ở trên cổng vào quả thực, có treo một cây đèn lồng bằng sắt bị méo mó nhưng ông chủ tiệm cố ý không chữa cứ để nguyên như vậy đã nhiều năm nay. Ngài Rôđôvích hay chuyện thích kể về lịch sử cây đèn cho khách của mình nghe và các vị khách lại thêm bớt vào câu chuyện những tình tiết mới. Một hôm có một vị khách đã ngấm hơi men nảy ra ý nghĩ tặng một người bạn cũng đã say mèm cây đèn của tiệm ăn. Vị khách hào phóng cao lêu nghêu đó đứng lên một chiếc thùng gỗ toan với lấy cây đèn, nhưng chẳng may bị trượt chân ngã và trẹo một bên chân. Ông ta đã yêu cầu chủ tiệm trả tiền bồi thường. Pan Rôđôvích không chịu trả nhưng có hứa với nạn nhân, là sẽ thết ông ta bia không mất tiền trong ba tuần liền...Pan Rôđôvích đã không bị thiệt thòi — tai nạn ban đêm hôm đó đã là một câu chuyện hấp dẫn làm cho tiệm của ông ta ngày một thêm đông khách... Treo xong áo bành tô và mũ, Kurt Vôlphgan đi vào căn phòng có các ô cửa sổ bé hình vòm và thấy Paul đã ở trong đó. Paul có mái tóc vàng, vầng trán rộng. Anh luôn luôn ngồi ở vị trí, mà người ngoài rất khó nhận thấy nhưng bản thân lại rất dễ quan sát những gì xảy ra ở xung quanh. Lúc này anh đang ngồi bên cửa sổ tán chuyện với Pan Rôđôvích, người đã kể cho anh nghe về lịch sử cây đèn của mình. Paul nhận ra Kurt ngay lập tức. Kurt ngồi vào bàn bên cạnh, gọi cà phê trộn váng sữa và bánh bích quy là những món nổi tiếng của tiệm "Cây đèn méo”. Anh lấy bao thuốc, ngậm một điếu rồi châm lửa hút...Paul lại chỗ anh xin lửa. Kurt nói khẽ : - Tôi có ít thời gian lắm vì Môltke đã đến. Chúng ta cần phải trao đổi cụ thể với nhau. - Được, sau đúng hai tuần nữa nhé. Chúng ta sẽ gặp nhau ở đâu ? - Trong phòng của tôi... vào tám giờ tối thứ tư. - Đồng ý. Tôi sẽ gọi điện trước 15 phút, mật khẩu như cũ... có tài liệu gì không ? - Có, cũng như mọi khi, ở chỗ gửi áo…. - Thôi nhé, tạm biệt! Paul châm thuốc xong cám ơn và trở về bàn của mình. Đấy là toàn bộ câu chuyện mà vì nó mà Kurt đã phải trễ buổi đón tại nhà ga. Mấy phút sau Paul trả tiền và đi ra khỏi phòng. Anh chần chừ một chút rồi lấy mũ đi ra ngoài. Một lát sau Kurt Vôlphgan cũng rời tiệm ăn. Anh hài lòng ngắm chiếc mũ của mình và đưa tay phủi những hạt bụi vô hình bám trên chiếc mũ. Đây là mũ của Paul. Nó giống hệt chiếc mũ của anh : cùng màu và cùng loại. Còn Paul thì đã đội mũ của anh đi rồi. Dưới lần vải lót chiếc mũ đó có để những tài liệu cần thiết cho giao thông viên của trung tâm. Kurt cho xe vào bãi để xe cạnh ga và vội vàng đi vào sân ga. Thoáng một cái, thân hình cao, hơi gù của anh hòa vào đoàn ngoại giao và phóng viên tới đón vị đại sứ Đức. Gió lạnh lùa vào sân ga không mái che làm tung bụi tuyết dưới chân, lúc quẩn quanh, lúc bốc lên dữ dội theo từng cơn gió. Những người đi đón co ro vì cái lạnh thấu xương; các bà khép chặt vạt áo lông dậm dậm chân trong những chiếc ủng kiểu Xlavơ là mốt lúc bấy giờ-, còn các ông thì cố đút đôi tay lạnh cóng thật sâu vào trong túi áo bành tô cho bớt giá buốt. - A, Kurt, anh bao giờ cũng biết phải đến vào lúc nào nhỉ — Một người phóng viên nào đó kêu lên khi thấy Vôlphgan — Còn tôi thì cứ bị chôn chân ở đây cứ như ông gác ga ấy. Lạnh buốt đến tận xương chứ chả chơi, nhất định hôm nay đưa tin xong tôi phải đi làm một chầu cho đã mới được. - Cần gì mà phải chờ đến lúc ấy —Vôlphgan cười khẩy — nếu muốn thì ngay bây giờ, xin mời anh cứ việc, anh thẩy thế nào ? Kurt lấy trong túi ra một cái bi đông con bọc da, mở nắp ra và chìa cho anh bạn —Xin mời, đây là "Kamin” chính cống đấy nhé. Chỉ một loáng sau chiếc bi đông đã cạn đáy vì có không ít các vị muốn được "sưởi ấm”. - Các vị ơi, chúng ta đã quên không để lại chút gì cho ngài Santa Klaus cao thượng đã đem cho chúng ta món "mật ong” tuyệt diệu này mất rồi ! — người uống ly cô-nhắc cuối cùng thốt lên. - Thế các ngài cho rằng chừng ấy đã đủ cho các ngài rồi chắc ? — Vôlphgan đùa — Xin đừng ngại, tôi đã tự lo trước cho tôi rồi. - Ngài Kurt ạ, ngài nghĩ thế nào về bá tước phôn Môltke ? Theo ngài thì ông ta sẽ xử sự như thế nào ? — một phóng viên Anh, người uống ly "Kamin” cuối cùng hỏi — Người ta vẫn thường nói ngài là người thông thạo tin tức nhất ở Vácsava này đấy. - Còn tôi thì lại nêu vấn đề theo cách khác kia — Kurt phản đối — ngài nguyên soái Paul phôn Benkenđorphơphôn Hinđeburg định xử sự như thế nào kia — anh gọi đầy đủ tên họ của vị Tổng thống Đức — tất cả mọi việc đều phụ thuộc vào ông ta. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 06 Tháng Tám, 2016, 01:05:56 pm Tàu Béclanh từ từ vào ga cắt ngang câu chuyện. Đám đông ùn ùn tiến lại phía đoàn tàu. Gã Iudép Béc nhân viên trong Bộ ngoại giao hớt hơ hớt hải chạy dọc sân ga. Nhìn Béc chạy lăng xăng, Vôlphgan thầm nghĩ : "Sao mà dáng điệu hắn lại thể hiện đúng tính cách con người hắn một cách lạ lùng làm sao kia chứ ! Khúm núm, xu nịnh...” Iudép Béc mới đây còn là nhân viên tình báo "Đvuiki”. Hắn ta đã chui được sang lĩnh vực ngoại giao. Giờ đây sau khi đã vội vã ra lệnh cho bọn nhân viên dưới quyền, hắn ưỡn thẳng người lên hãnh diện đi tới toa dành cho khách quốc tế. Qua cửa kính nhiều người đã trông thấy vị đại sứ mới của Đức. Helmút phôn Môltke nở một nụ cười ý tứ, trịnh trọng bước xuống sân ga. Ông ta chào tham tán thứ nhất, người đã thay mặt đại sứ suốt thời gian qua tại Vácsava rồi bắt tay và trao đổi dăm ba câu với Iudép Béc nhưng Kurt không nghe được. Phôn Môltke trịnh trọng chào hỏi đại diện của giới ngoại giao, còn tham tán thứ nhất thì theo nghi thức giới thiệu ông ta với họ. Mặc dù trời rét nhưng viên đại sứ vẫn để đầu trần, ông ta giơ mũ vẫy chào tất cả những người còn lại và đi xuyên qua đoàn người tiếp đón đang giãn ra để tới bên chiếc xe đang chờ sẵn. Các phóng viên tất tả chạy lên phía trước bấm máy lia lịa, đèn chớp nhoáng nhoáng. Phóng viên hãng Reicher chớp được một cơ hội thuận lợi hỏi một câu : — Thưa ngài đại sứ, ngài có cảm tưởng gì khi đặt chân lên đất Ba Lan ạ ? Phôn Môltke trả lời bằng một câu đã chuẩn bị từ trước chẳng mang ý nghĩa gì, thế nhưng câu nói ngoại giao của ông ta đã xuất hiện trên tất cả các báo. Trước lễ Giáng sinh một tuần, sau khi đã trình quốc thư, Helmút phôn Môltke tổ chức một buổi tiếp khách ngoại giao ngay trong tòa đại sứ. Kurt cũng được mời đến dự. Vị đại sứ đứng cạnh vợ đón chào khách ngay từ phòng ngoài. Kurt không quen biết với viên đại sứ nên anh chỉ chào và xưng họ tên…. — Ôi, Kurt Vôlphgan ! — Phôn Môltke thốt lên — Tôi đã biết tiếng ngài ở Béclanh. Rất hân hạnh được chuyển lời thăm hỏi của ngài Teođô Vôlphơ tới ngài. Tôi hy vong là tới đây chúng ta sẽ cùng cộng tác với nhau.... Teođô được công chúng công nhận là một cây bút chính luận số một ở Đức. Ông là tổng biên tập của tờ báo có thế lực "Béclanh Tageblat”. Những bài xã luận trong số báo chủ nhật của ông bao giờ cũng được độc giả khắp nơi, không riêng gì ở Đức, chú ý tới. Thường thì tờ báo này ra với số lượng là một trăm năm mươi nghìn bản, nhưng số chủ nhật có bài xã luận của Teođô Vôlphơ ra gấp đôi. Nửa số báo in ngày chủ nhật bán ngoài lãnh thổ Đức. Cả châu Âu dọc "Béclanh Tageblat” số chủ nhật. Đấy là các nhà công nghiệp, ngoại giao, các nhà hoạt động chính trị, quân sự. Các phóng viên báo chí và các nhà bình luận quốc tế cũng lắng nghe tiếng nói của Teođô Vôlphơ. Vì vậy việc vị đại sứ mới quan tâm giữ quan hệ tốt với tờ báo mà trước hết là với phóng viên của họ tại Vácsava là điều tất nhiên. Nhưng ở đây còn có mặt khác của vấn đề. Thư ký của tổng biên tập Teođô Vôlphơ thuộc nhà xuất bản "Béclanh Tageblat” là một nữ phóng viên trẻ, Inda Schiôbe, người có liên quan đến một tổ chức mà chính Krut Vôlphgan cũng ở trong đó... Vì thể việc Teođô Vôlphơ chuyển lời thăm hỏi tới Krut qua Bá tước phôn Môltke không thể thiếu bàn tay của Inda Schiôbe. Không nghi ngờ gì nữa, chính Inda Schiôbe đã gợi ý cho tổng biên tập giới thiệu phóng viên ở Vácsava với ngài đại sứ mới... Ôi – Inda - em thật là cừ khôi. 2. Grigôri Bêlikốp tại Vácsava với cái tên là Paul. Anh đã có không ít biệt hiệu, người ta gọi anh bằng nhiều tên khác nhau. Trong cuộc đời mình Bêlikốp đã bao lần thay đổi câu chuyện để ngụy trang. Chúng được dựng lên rất kỹ lưỡng và ăn sâu vào tâm trí anh. Anh mang bao nhiêu tên thì cũng có ngần ấy câu chuyện ngụy trang. Chỉ có ở trung tâm, trong các hồ sơ mật, bên cạnh những biệt hiệu mới thấy tên thật của anh — Grigôri-Nhicôlaêvich Bêlikốp. Đôi khi anh phải thực hiện nhiệm vụ bí mật trong một thời gian dài. Ai mà biết được con người mang hộ chiếu với họ tên như vậy lại đã từng làm những việc hoàn khác khác trong thời gian chiến tranh bảo vệ tổ quốc tại Nga. Chỉ có khi ở nhà, xung quanh những người bạn "đồng hành” như anh thường gọi, Grigôri Bêlikốp mới thỉnh thoảng đem đàn ra chơi và hát khe khẽ đủ cho mỗi mình nghe những bài hát cũ chẳng rõ của tác giả nào. Cùng vói bài ca, những ký ức về thành phố Pêtécbua ngập trong tuyết trắng, sương mù, những cuộc truy tìm các viên sĩ quan thuộc nhóm khủng bố; cuộc gặp gỡ với người lính trận Spiriđônốp và thượng úy Kusakốp, kẻ không dám ném bom vào Lênin... lại hiện lên. Anh nhớ lại cả cuốn nhật ký, bản thú tội của tên khủng bố mà anh đã chép lại trong đêm trực tại điện Xmônưi. Tất cả, tất cả những chuyện ấy cứ lần lượt hiện lên trong tâm trí anh... Đấy đâu phải là chuyện ngụy trang nữa. Đấy là cuộc sống mà anh đã trải qua. Sau đó, tại miền nam nước Nga, anh đã đóng vai "Đức” đầu tiên — vai đại diện quân đội Đức trong vùng chiếm đóng của bọn Bạch vệ mà thực chất là công tác trong bộ tham mưu của Antônốp (trùm phản cách mạng) theo lệnh của Đgiecginxki. Grigori chưa kịp nhận những phần thưởng và huy chương đầu tiên thì đợt công tác mới kéo dài nhiều tháng lại đến với anh... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 08 Tháng Tám, 2016, 10:30:57 pm Trước chuyến đi, "ông già” — các đồng chí của anh gọi lan Berdin như vậy — nói với anh khi chia tay ; - Đấy, nghề chúng ta như thế đấy, người anh em ạ…Con người chúng ta không phải là của mình, của gia đình hay của riên ai ngoài sự nghiệp mà chúng ta phục vụ…Công tác của chúng ta sẽ cực kỳ khó khăn : Đứng vững trên tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc, nắm mọi ý đồ của kẻ địch trong tương lai. Hơn thế nữa, chúng ta phải biết trước được những gì mà kẻ thù có thể mưu tính – Berdin nhấn mạnh từ “có thể” – Tôi đang nói về Hítle và vây cánh của chúng. Hiện nay đó là một công việc chính của chúng ta. Đồng chí hãy tự coi mình là người chỉ huy của trạm tiền tiêu bí mật….. lan Berdin ôm hai vai Grigôri, nhìn thẳng vào mắt anh rồi buông anh ra : - Chúc đồng chí thành công, Grigôri ạ - còn về chuyện gia đình thì đừng lo, tất cả sẽ đâu vào đấy…Chuyển lời chào của chúng tôi tới Kurt nhé và nói rằng chúng tôi đang hy vọng vào anh ấy đấy. Grigôri ra khỏi cổng, rảo bước trên đường phố lớn phủ đầy tuyết tới Hồng trường. Lần nào cũng vậy, trước khi đi công tác anh đều qua đây. Giờ thì anh đã có tên mới…. Vôlphgan thuê một căn phòng nhỏ hai buồng tại trung tâm Vácsava cách Miaxt cũ không xa. Căn nhà cũ kỹ có cửa sổ hướng ra sông Vixla. Paul tới đúng giờ đã định. Kurt ra mở cửa dẫn khách vào phòng ăn dùng làm phòng làm việc của mình. — Cậu muốn uống trà hay dùng bữa tối ?— Kurt hỏi và mời Paul ngồi vào chiếc ghế bành lọt thỏm người. — Hiện giờ thì chẳng muốn gì hết - Giá mà được sưởi ấm một chút thì hay quá... Gớm rét cứ như cắt da cắt thịt... — Thế thì lại kia sưởi đi ! Họ chuyển ngay chiếc ghế bành nặng nề tới cạnh cái lò sưởi cổ lỗ choán hết nửa bức tường, Paul xoa xoa hai bàn tay lạnh cóng và hơ lên trên những hòn than đang hừng hực. Kurt Vôlphgan biết Paul từ lâu lắm rồi, ngay từ hồi còn ở Mátxcơva, sau đó họ lại gặp nhau ở Béc-lanh trước khi Kurt, chuyển tới Vácsava. Họ kết bạn với nhau mặc dù Paul trong một thời gian dài không biết tên thật của Kurt. Bí mật nghề nghiệp của Kurt, Paul chỉ mới biết cách đây không lâu trong những tính huống bất thường. Liên lạc giữa Trung tâm với Vôlphgan đột nhiên bị gián đoạn. Kurt im hơi lặng tiếng một thời gian dài. Thế là Grigôri nhận nhiệm vụ chắp nối liên lạc lại với Vôlphgan, con người anh tưởng là hoàn toàn xa lạ hóa ra đã biết nhau từ lâu lắm rồi... Lúc đó Kurt Vôlphgan đang ở trong một hoàn cảnh phức tạp và khó khăn. Một ngươi cộng tác với anh đã bị bắt. Điều này có nguy cơ dẫn đến những việc chẳng lành. Cần phải cứu anh ta ra khỏi nhà tù bằng bất cứ giá nào. Cuộc vượt ngục thành công, người đó được đưa sang nước khác, thoát vòng nguy hiểm nhưng một nữ chiến sĩ hoạt động bí mật — người chuẩn bị cho vụ vượt ngục lại bị mật thám chú ý. Cô ta hoạt động trong tổ của Inda, bạn gái của Vôlphgan. Một nguy cơ đổ vỡ mới lại đe doạ. Bây giờ cần phải bảo vệ Greta — tên cô gái đó — khỏi bị bắt. Kurt Vôlphgan tỏ ra rất lo lắng khi kể cho Grigôri nghe chuyện đó. Mọi việc được báo cáo về Trung tâm và ngay sau đó họ nhận được lệnh của Trung tâm làm tất cả những gì có thể làm được để đưa Greta ra khỏi nước Đức. Nhiệm vụ này được trao cho Grigôri. Và thế là cấp trên quyết định : để tạo thuận lợi, sẽ tổ chức một đám cưới giả giữa Grigôri – Paul với Greta và đưa cô ta ra khỏi nước Đức với họ mới của chồng. Đám cưới được tiến hành theo đúng nghi lễ tại ngôi nhà thờ nhỏ ở vùng thôn quê, nơi cô gái đang sống và hoạt động bí mật. Tất cả diễn ra cứ y như thật: hộ chiếu đặt trong chăn màu trắng để cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ, nhạc cưới nhà thờ, trao nhẫn cưới.... Cô dâu đội vòng hoa cưới, mặc áo dài có hai em nhỏ đi sau nâng vạt... Còn chú rể Paul, người vừa mới quen Greta hôm trước cũng đóng vai rất đạt. Bây giờ thì việc lấy hộ chiếu và giấy thông hành cho Greta đã dễ dàng hơn vì cô đã đổi theo họ của chồng. Ít lâu sau, đôi vợ chồng trẻ lên đường sang Tiệp và từ đấy đi tiếp sang Liên Xô. Đầu tiên là Greta đến thăm mẹ Grigôri và thế là từ đám cưới giả chuyển thành đám cưới thật. Hai người nên vợ nên chồng và thương yêu nhau hết mực... Từ đó đến nay, Grigôri chưa có dịp nào gặp lại Vôlphgan. Còn Vôlphgan thì tất nhiên không thể biết được chuyện gì đã xảy ra sau cuộc chia tay đó. Vôlphgan tròn mắt lắng nghe chuyện và mỉm cười mừng rỡ : —Bây giờ chúng mình đã có con, năm nay cháu ấy được hai tuổi — Grigori kết thúc câu chuyện — Anh có biết Inda ngạc nhiên như thế nào khi tôi kể cho cô ấy chuyện tôi lấy vợ không...? . — Chúc mừng các bạn ! Tớ rất mừng cho cậu đấy — Kurt thốt lên — một dịp như thế này thì không thể không nâng cốc được. Nào bọn mình làm một chút chứ — Kurt lấy trong tủ ra một chai rượu vang và rót vào ly. - Thôi bây giờ ta bàn công việc đã nhé — Grigôri nói đoạn đặt ly rượu sang một bên — Tình hình ở đây dạo này thế nào ? — Thứ nhất là phôn Môltke đã tới và chuyển cho tôi lời chào của Vôlphơ, trong chuyện này không thể thiếu bàn tay của Alta. Alta là bí danh của Inda Schiôbe. Ngay cả khi nói chuyện thân mật nhất các tình báo viên vẫn cố không để lộ họ tên thật của nhau. - Anh nói đúng đấy Kurt ạ. Chúng tôi đã làm cho Môltke quan tâm đến anh... Alta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này. À này, cô ấy gửi lời chào tới anh đấy. — Chắc là nhờ có cậu gợi ý— Kurt xếch lông mày giễu cợt. Cả hai đều cười…. - Anh có thể tin là hoàn toàn không. Chẳng phải gợi ý gì đâu, tự cô ấy đấy thôi. Thế còn sau đó thì sao, anh có gặp Môltke không ? Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 13 Tháng Tám, 2016, 08:26:29 pm - Chưa, tôi chưa gặp, nhưng cô thư ký của hắn đã gọi điện cho tôi và nói hắn mời tôi khi nào tiện thì lại đằng đại sứ quán. Tôi đã cố ý chưa tới vội mà còn để gặp anh trước đã. Tôi có thể hình dung và đón biết trước nội dung cuộc gặp gỡ tới đây giữa tôi với hắn. Vôlphgan kể cho Paul nghe rằng tên đại sứ mới đã mời một nhà báo Đức tới chỗ mình và yêu cầu anh ta thường xuyên cung cấp tin tức cho hắn với số tiền thù lao là 400 mác một tháng. Cuộc gặp gỡ đó đã diễn ra trong phong làm việc của tên đại sứ. - Anh sẽ trả lời như thế nào nếu cũng được lời đề nghị như vậy? - Tất nhiên là tôi sẽ đồng ý với điều kiện không trao đổi tin tức tại nơi làm việc và không nhận tiền công. - Được đấy — Paul đồng ý — cần phải giữ thái độ độc lập và làm sao để cho lão đại sứ thấy anh là một nguồn tin đáng tin cậy, khách quan và đáng để cho hắn quan tâm. Hai người bàn bạc cách đưa tin cho tên đại sứ như thế nào đó để cho hắn không thể có chút mảy may nghi ngờ hoặc thành kiến gì. Khi Kurt hỏi thăm về tình hình Mátxcơva, Paul nói : - Trên nhờ tôi chuyển lời tới anh rằng ở đấy rất cần những tin tức cụ thể nhất về chính sách của các nước phương Tây có liên quan đến thái độ của họ đối với Liên xô. Hiện nay chính Vácsava là đầu mối tập trung những âm mưu và thủ đoạn chống Liên xô. Nói tóm lại là chúng ta cần có một trạm theo dõi mà từ đó có thể nắm được các kế hoạch chuẩn bị chiến tranh của đối phương giống như thời nước Nga còn bị bọn Tácta và Pôlốp Petrenhéc tấn công...Đấy là tất cả những điều mà các đồng chí ấy nhờ chuyển tới anh. Còn "Ông già” thì gửi lời chào và cám ơn anh. "Ông già” rất hài lòng về công việc của anh và hy vọng ở anh đấy. - "Ông già” nói vậy thật đấy chứ ? — Kurt hỏi. - Đúng thế đấy. Cậu cũng biết đấy. "Ông già” vốn không ưa những lời khen xã giao suông đâu. Vôlphgan ngồi trong ghế bành trước lò sưởi, ánh lửa bập bùng chiếu sáng phần khuôn mặt của anh hướng sang Paul. Anh lấy ngón tay gõ gõ vào cùi tay kia theo nhịp của một khúc nhạc nào đó. - Paul, anh nghe tôi nói đây và xin anh chuyển hộ lời của tôi tới Trung tâm nhé — anh nói với vẻ trầm ngâm — tôi hoàn toàn đồng ý với những điều anh vừa nói. Nhưng cần phải thêm vào một điểm rất quan trọng nữa... Anh nói về bọn Polóv, bọn Tácta, về những trạm quan sát... Đối với người Nga, cái đó mang tính thuyết phục lớn lắm. Nhưng tại sao tôi, một công dân Đức lại cũng đồng ý với cái đó ? Tại sao tôi lại nghĩ mình phải có trách nhiệm leo lên trạm quan sát và báo cho Trung tâm, cho Mátxcơva về nguy cơ quân sự đang đe dọa ? Vì đấy là Nhà nước Xô viết. Nghĩa là đấy cũng là nhà nước của tôi, vì tôi mơ ước có một Nhà nước như vậy trên nước Đức. Inda, không, xin lỗi, Alta cũng nghĩ như vậy. Hãy tin ở tôi, đấy không phải ià những lời nói sáo rỗng đâu. Tôi đã tự nguyện lựa chọn con đường làm chiến sĩ tình báo và tôi cũng tự nguyện đứng lên bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa của tôi... Anh hãy báo cho Trung tâm biết là tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để hoàn thành nhiệm vụ... Anh có hiểu tôi không Paul ? - Vâng, tôi hiểu — Paul khẽ đáp, xúc động trước lời nói của Vôlphgan —Tôi sẽ chuyển tất cả những điều anh nói tới "Ông già”. - À, còn riêng đầu mối Vácsava thì... Hiện giờ người ta gọi Vácsava là Vaticăng chính trị, nơi cầm đầu cuộc thập tự chinh chống Liên xô đấy. Tên ludép Béc đã nói như vậy. Thật hết sức nguy hiểm khi có một tên phiêu lưu đốn mạt mới đây còn là nhân viên tình báo nay lại là một nhà ngoại giao quan trọng trong một đất nước như Ba lan hiện nay... Anh hãy chuyển cả điều này cho Trung tâm biết nhé. Chiều hôm đó họ ngồi lâu bên lò sưởi trong căn nhà cũ ở Vácsava, căn nhà có cửa sổ trông ra phía sông Vixla phủ đầy tuyết trắng. Cuộc nói chuyện có ý nghĩa rất quan trọng. Đại diện của Trung tâm đã thông báo và giao cho Kurt những nhiệm vụ mới có liên quan đến tình hình chính trị đang ngày càng trở nên phức tạp trên thế giới. "Ông già” lan Berdin đã giao cho anh như vậy. Khi cuộc nói chuyện đã xong xuôi, Paul đứng lên chìa tay ra : - Đã mười hai giờ rồi, tôi phải về thôi... Anh biết không, hôm nay tôi hầu như không chợp mắt lấy được một phút. Cả hôm qua cũng thế... tôi đã nói chuyện với Alta rất lâu... Khi tôi lên tàu, tôi có cảm giác là có ai đó đang theo dõi tôi. Có lẽ chỉ là cảm giác mà thôi nhưng tôi vẫn buộc phải chuyển sang tàu khác. - Tôi sẽ dẫn anh đi — Kurt nói — hãy đi sau tôi khoảng năm phút. Vôlphgan mặc áo và đi ra. Anh vào ga-ra lái xe dừng bên cổng. Xung quanh vắng vẻ và yên tĩnh. Paul chui ra khỏi cổng và lên xe ngồi cạnh Vôlphgan. - Anh định đi đâu bây giờ ? — Kurt hỏi. - Anh cho tôi tới đâu đó gần trung tâm thành phố, chỗ nào có đông người ấy. Tôi sẽ chuyển sang đi tắc-xi công cộng. Kurt lái xe chạy qua tượng đài Kôpécních ra tới phố “Thế giới mới” và dừng lại trước một tiệm ăn lớn rực rỡ ánh đèn. Paul tạm biệt đặt tay lên vai Vôlphgan và nói : - Chúc cậu khỏe nhé Kurt. Một tháng nữa chúng ta sẽ lại gặp nhau. Chúc cậu hạnh phúc !... Nói xong anh bước ra khỏi xe và đi tới bến xe bên kia đường. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 29 Tháng Tám, 2016, 07:50:08 pm Paul bảo người lái xe dừng xe ở phố Marsalkốpxkaia và xuống xe chờ một lát rồi đi ngược về phía đại lộ Iaruxalim. Anh bước thong thả trên đường phố Vácsava và kín đáo đưa mắt quan sát những người khách đi đường thưa thớt. Trong túi anh là tấm hộ chiếu tin cậy nhưng cảm giác nguy hiểm vẫn ám ảnh anh. Trong người anh có mang bản báo cáo cho Trung tâm. Cần phải chuyển nó đi ngay đúng quy định. Hiện giờ nó như một liều thuốc nổ và sẽ nổ tung ra khi có bàn tay kẻ khác mó vào hoặc khi bị phát hiện. Paul đang mang trong túi anh bản tuyên án của chính mình – tất nhiên nếu như anh bị bắt giữ, nếu như chúng phát hiện ra cuộn phim cực nhỏ và những tờ giấy cuốn thuốc lá mỏng tanh chứa đựng những bí mật nguy hiểm...
Bước vào khách sạn, theo thói quen đã hình thành qua nhiều năm hoạt động, anh đưa mắt nhìn lướt qua phòng ngoài của khách sạn và người gác cửa khách sạn đang lim dim ngủ trên giường. Hình như tất cả đều yên tĩnh, chỉ có điều tại sao lại có hai người đang ngồi trong ghế bành sau bàn... Họ ngồi lại làm gì muộn thế ở đây nhỉ ? Anh làm ra vẻ thờ ơ mệt mỏi lại lấy chìa khóa nơi người gác, nhờ ông ta thuê hộ xe rồi bước lên phòng mình. Chuyến tàu tốc hành sẽ đi qua Vácsava vào lúc sáng sớm — thế là đêm nay lại mất ngủ nữa rồi. Vừa buông người xuống ghế, anh có cảm giác là trong khoảnh khắc mắt anh đã ríp lại. Tiếng chuông gọi của người gác khách sạn đã làm anh chợt tỉnh. Xe đang chờ ngoài cổng. Nhưng nếu như người gác lại gọi không phải lái xe không thôi thì... Grigôri thấm ướt khăn mặt, vắt khô đi rồi lau mặt và sửa lại cà-vạt... Anh đã thấy tỉnh táo hơn, dù sao thì anh cũng đã chợp mắt được hơn một tiếng... Chỉ cần mọi việc đâu vào đó là sẽ ổn cả thôi. Anh bước xuống nhà, người gác đón lấy valy và xách ra ngoài. Grigôri đưa cho ông ta một ít tiền lẻ. Bây giờ thì ra ga... . Được ít lâu, Môltke lại gọi điện cho phóng viên "Béclanh Tageblat”. Lần này thì đích thân ông ta gọi điện hỏi thăm sức khỏe và tin tức, tỏ ý ngạc nhiên là tại sao ngài Vôlphgan lại không tới sứ quán... Theo thỏa thuận thì Kurt sẽ đến chỗ ông ta vào ngày hôm sau. Và rồi Kurt tới phòng làm việc của viên đại sứ. - Ta bắt tay ngay vào công việc nhé — viên đại sứ nói sau khi họ đã chào hỏi xong — Tôi muốn được sử dụng kinh nghiệm và sự hiểu biết của ngài về đất nước này. Chẳng là tôi cần đến nó mà. Ngài nghĩ thế nào về sự hợp tác ngày càng bền chặt giữa chúng ta ạ ? - Sự hợp tác đó phải thể hiện ra như thế nào, thưa ngài ? - Trước hết là trong quan hệ giao thiệp của chúng ta; Nếu như chúng ta có thể gặp gỡ, chẳng hạn mỗi tuần một lần — Môltke lật lật những tờ lịch trên bàn — giả dụ vào thứ tư hàng tuần đi — ngay từ lúc sáng sớm để không ai có thể gây phiền pnức cho chúng ta thì ngài thấy thế nào. Ngài có thể tới đây và chúng ta sẽ trao đổi với nhau khoảng một hai tiếng gì đó về các đề tài chính trị này khác. Tất nhiên thời gian đối với ngài rất quý. Nhưng ngài sẽ được đền bù lại bằng tiền mặt vì thời gian đã dành cho tôi, chẳng hạn là... Kurt Vôlphgan chau mày giơ một tay lên ngăn lại: - Xin lỗi ngài đại sứ — anh nói lạnh nhạt — ta hãy thỏa thuận cho dứt khoát với nhau đi để ngài đừng bao giờ đặt vấn đề tiền nong ra với tôi nữa nhé... Đây là điều kiện dứt khoát trước nhất để chúng ta cộng tác với nhau. Về mặt nguyên tắc thì tôi đồng ý với đề nghị của ngài nhưng rất tiếc là các giờ buổi sáng tôi đều bận. Tôi có thể đến vào bất cứ buổi chiều nào trong tuần trừ thứ tư..Còn điều cuối cùnglà... Tôi không muốn gặp ngài trong giờ làm việc. Chúng ta phải nói chuyện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và không gượng ép, gò bó. Tốt hơn hết là chúng ta nói chuyện bên chai "Modelvâyna”. Ngài thấy thế có được không ạ? Helmút phôn Môltke cố giấu vẻ bối rối. - Tôi rất có thiện cảm với ngài, ngài Vôlphgan ạ. Xin ngài hãy bỏ qua cho tôi nếu có điều gì không phải... Tội sẵn sàng chấp nhận tất cả những điều kiện của ngài. Chúng ta sẽ gặp nhau bên cốc rượu vang, ngon. Sở thích của chúng ta thật là trùng hợp. Chúng ta hãy bắt đầu ngay từ hôm nay nhé. Ông ta quay lại gọi người nữ thư ký khó đoán được tuổi tác : - Chị Angêlina, bảo mang cho chúng tôi một chai "Modelvâyna” loại cũ nhé Rõ ràng là Helmut phôn Môltke rất hài lòng về cuộc gặp gỡ với phóng viên "Béclanh Tageblat”, một tờ báo có thế lực. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 20 Tháng Giêng, 2017, 04:48:05 pm Cơ sở ban đầu đã đừợc thiết lập. Từ đó trở đi, suốt nhiều năm liền, viên đại sứ và phóng viên báo "Béclanh Tageblat”, một ngưòi nắm được "nhiều tin tức nhất ở Ba lan” theo như lời các nhà báo khác, tuần nào cũng gặp nhau một lần (trừ những trường hợp đặc biệt lắm mới thôi) ở nhà riêng của phôn Môltke. Cả hai đều lấy làm vui mừng vì có những câu chuyện tâm tình lý thú. Có lần Môltke đưa cho Vôlphgan xem những bản tổng kết chính trị của mình gửi về Béclanh cho Bộ Ngoại giao. - Này Kurt, anh có biết tôi lấy những thứ này ở đâu ra không ? — Môltke hỏi. Họ đã chuyển sang "anh, anh, tôi, tôi” thay cho "ngài” — tôi đã viết dựa trên cơ sở các cuộc nói chuyện của chúng ta đấy. Phần lớn những dự đoán của anh đưa ra đều đúng cả... Tôi rất biết ơn anh đã giúp tôi... Về phần mình, Kurt cũng viết báo cáo về các cuộc gặp gỡ giữa anh vói tên đại sứ Đức và chuyển về Trung tâm qua Paul. Khi Paul có mặt tại Vácsava, Kurt đã cùng với anh bàn bạc kỹ nội dung cho cuộc nói chuyện sắp tới và vạch ra những vấn đề để hỏi Môltke và dự đoán những câu trả lời của hắn. Grigôri là một nhân vật không thể thiếu được trong các buổi góp ý. Cũng thời gian đó, trong đời sống chính trị châu Âu đã xảy ra những sự kiện ngày càng mang tính chất phức tạp. Vào một đêm tháng hai năm 1933, tòa nhà Quốc hội Đức tại Béclanh bị cháy. Bọn phát xít nắm quyền bắt đầu tiến hành khủng bố trước hết là nhằm vào những người cộng sản. Sự thay đổi chế độ Nhà nước tại Đức được thể hiện ngay trong phòng làm việc của Môltke. Bên cạnh bức chân dung Phôn Hinđenbơ là bức ảnh không lấy gì làm lớn lắm của Ađôlph Hítle, nhưng sau đó thì ảnh của Hítle hoàn toàn chiếm chỗ của vị nguyên soái và nghiễm nhiên ngự trị trên bàn làm việc của Môltke. Trong nhà ở của Môltke vẫn treo ảnh Hinđenbơ. Viên đại sứ không muốn để chân dung của vị thủ tướng mới trong phồng ở… Có lần Helmút Môltke đã giải thích tại sao hắn lại làm như vậy : - Này anh có cảm thấy rằng không treo ảnh người đứng đầu Nhà nước trong phòng của tôi là để tỏ ý phản đối không thế ? - Hắn tiếp lời — Tất nhiên ngài Hítle tốt hơn bất kỳ tên đỏ nào, nhưng đối với tôi thì ông ta vẫn là một tên binh nhất. Gia đình tôi toàn những nguyên soái, tham mưu trưởng, tư lệnh, cố vấn quân sự trong triều đình Vinheim đệ nhất, đệ nhị cả. Vì niềm tự hào về hai người ông mà tôi được mang tên Helmút. Chẳng lẽ tôi lại có thể đem treo ảnh một thằng binh nhất bên cạnh chân dung tổ tiên giòng dõi quyền quý của tôi được sao ?... Nhưng có lẽ rồi cũng phải làm như vậy thôi. Cuộc sống vẫn là cuộc sống kia mà…. Giọng nói của Môhke đượm vẻ u sầu. Kurt đã hiểu được tâm trạng của hắn coi Hítle là kẻ hãnh tiến, song vẫn thích hắn hơn là "tình trạng vô chính phủ của bọn đỏ”. Hítle làm công việc của mình nhưng vẫn cần giữ Môltke ở cự ly xa như giữ một tên quân hầu hoặc một tên cấm vệ có nhiệm vụ giữ dinh thự, khi chủ nhà đi vắng. Và trong một lần đến thăm khác, Vôlphgan đã thấy chân dung Hítle trong phòng của Môltke. Tổ tiên của Helmút phôn Môltke đã bắt buộc phải nhường chỗ… ....................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 25 Tháng Giêng, 2017, 02:40:12 pm 3. Tín hiệu quy ước được báo không đúng thời gian quy định. Rõ ràng là có gì đó khác thường. Sớm hôm đó liên lạc viên, chủ hiệu thuốc lá nơi Kurt thường ghé lại mua thuốc nói với anh : - Có thuốc lá mới đây, thưa ngài... Loại "Liuc- xúc”! Ngài có muốn dùng thử không ạ ? - Không, tôi chỉ hút một loại thôi... Cho tôi xin hộp diêm. Thế có nghĩa là Paul cho gọi anh tới cuộc gặp gỡ ngay. Địa điểm và thời gian gặp gỡ đã được thỏa thuận với nhau từ trước. Việc nói tới hộp diêm nghĩa là đồng ý và khẳng định là tín hiệu đã nhận,được. Kurt cho tiền thừa vào túi và đi ra. Anh vừa đi vừa suy nghĩ xem việc gì có thể xảy ra, tại sao lại có sự khẩn cấp như vậy. Năm 1930, Vácsava trải qua một mùa hè oi bức, khó chịu. Vào những giờ trước bữa ăn trưa, trong công viên, ít người dạo chơi, nên ngay từ xa Vôlphgan đã nhận ra Paul đứng ngắm tượng đài Sôpanh. Paul cũng đã nhận ra anh và làm ra vẻ đang dạo chơi thong thả trên con đường rợp bóng cây chạy sâu trong công viên. Kurt lững thững đi sau anh. - Có nhiệm vụ khẩn cấp đây - Paul nói - Anh có thể đi Mátxcơva được không ? - Đi ngay bây giờ sao ? Phải có thời gian suy nghĩ đã chứ. Nhưng đi có lâu không thế ? - Lâu đấy, làm phóng viên mà, với điều kiện là nếu cần thì sẽ trở lại đây. Đại sứ phôn Đirkxen được chuyển từ Mátxcơva sang Tôkiô. Sắp có sự thay đổi trong thành phần nhân viên đại sứ quán Đức. Trung tâm quyết định lợi dụng cơ hội này cài người của chúng ta vào. "Ông già” lệnh phải gặp anh ngay. Trên yêu cầu chúng ta làm tất cả những gì có thể làm được. - Tôi hiểu..Vôlphgan kéo dài giọng mặc dù chính bản thân anh vẫn còn chưa thật hiểu phải làm như thế nào — Bộ ngoại giao — Anh nói — Hiện giờ tuyển lựa người đi nước ngoài rất chặt. Không có Giéttapô đồng ý và không được Gơben phê chuẩn thì sẽ không duyệt cho bất cứ ai, Môltke đã nói với tôi như vậy…. - Đúng vậy, nhưng trong trường hợp này ta đang nói về công tác phóng viên của anh kia mà - Paul phản đối. - Có thể là trong tòa soạn chúng cũng đã cài những tên mật vụ và bọn cố vấn như ở Bộ Ngọại giao thì sao. Cho nên theo tôi, tốt hơn hết là ta sử dụng Teođô Vôlphơ. Dưới thời Hítle, địa vị của hắn ta có thể bị lung lay nhưng uy tín của hắn thì vẫn còn khá cao. Ta có thể nhận thư giới thiệu tại đây, tại Vácsava này. Phôn Môltke sẽ ủng hộ tôi và cả phôn Sêlia cũng có thể giúp đỡ cho tôi ít nhiều - Kurt phác ra các phương án như đang tính nước đi trên bàn cờ vậy… Những sự kiện diễn ra tại Đức : vụ đốt nhà quốc hội, phá hoại các tổ chức dân chủ càng làm cho tình hình quốc tế thêm căng thẳng và gây ra nguy cơ chiến tranh tại châu Âu, trước hết là chiến tranh chống lại nước Nga Xô Viết. Nhưng hiện vẫn còn nhiều điều chưa hoàn toàn rõ ràng. Trung tâm tại Mátxcơva như một máy ra-đa định hướng cố nắm cho được từng sắc thái, khía cạnh tinh vi nhất trong chính sách của ban lãnh đạo mới thuộc nước Đức. Nhiệm vụ đặt ra là phải thấy, dự kiến và đề phòng không để các sự kiện đe dọa xảy ra bất ngờ. Mục tiêu theo dõi vẫn như trước — đó là nước Đức, nơi chính sách xâm lược, phiêu lưu đang ngự trị… Grigôri Bêlikốp đã ở Béc-lanh trong những ngày căng thẳng đó. Anh đã tận mắt chứng kiến đám cháy, nhà quốc hội đỏ rực cả vùng Chirgarche, những cuộc vây lùng bắt bớ của một lũ đầu trâu mặt ngựa chà đạp lên pháp luật, và anh đã thấy nỗi lo âu hiện trên nét mặt nhiều người. Nhưng không phải ai ai cũng vậy. Còn có những hạng người sung sướng thực sự, hể hả một cách cuồng nhiệt, điên loạn trước những sự kiện đang xảy ra. Những ả đàn bà giọng the thé, những tên đàn ông đội mũ nồi bề ngoài trông đạo mạo như những nhà tư sản, cuồng nhiệt chào đón Hítle. Chúng vẫy mũ, vung ô, mồm gào thét "Hai-lơ Hítle” chẳng khác những kẻ bị mắc bệnh tâm thần. Lại còn những ả khác mà tiết hạnh là điều nghi vấn với bộ ngực nở, cái mông to thì ra sức hò hét trong các buổi mít tinh ”Tôi muốn có con với Hítle...”. Chính trị và tình dục lẫn lộn. Thật là hỗn loạn đến cực độ. - Những tên quá khích to lớn có vũ trang xắn tay áo xông bừa vào các nhà có người bị tình nghi, lôi họ ra ngoài và tống lên xe đưa đi. Những người bị tình nghi đó có thể là những người cộng sản, những người theo đảng xã hội dân chủ và các nhân vật chủ chốt trong công đoàn. - À này thế còn Ariet thì thế nào ? – Paul hỏi – Có thể gọi anh ta tâm sự cởi mở được không ? Ariet tức là Rudôlph phôn Sêlia, tham tán thứ nhất của đại sứ quán Đức tại Vácsava đến sau Vôlphgan hai năm. Phôn Sêlia, con người ưa chạy theo thời trang, là một nhà quý tộc, cháu của bộ trưởng Bộ tài chính Phổ nổi tiếng là người có quan hệ rộng trong giới ngoại giao cao cấp. Vôlphgan từ lâu đã để ý đến con người này và có ý định làm thân… - Ông tham tán thích tỏ ra là người am hiểu – Kurt nói - quan điểm của ông ta hơi giống quan điểm của Môltke : không ưa '‘cộng sản” và khinh thường bọn quốc xã. Phôn Sêlia tỏ ra rất tôn trọng tôi sau khi được nghe kể về cuộc gặp gỡ giữa tôi và Môltke. Ông ta hơi có vẻ ganh tị vì cũng muốn sử dụng tôi làm nhân viên đưa tin cho mình. Đôi khi chiều đến tôi lại ngồi giải buồn với vợ chồng ông ta, tôi có cảm giác là ông ta không giấu tôi chuyện gì cả, ngay cả đối với Hítle ông ta cũng nhạo báng mà chẳng ngại ngùng gì cả… - Tôi đã báo cáo về ông ta cho "Ông già”. "Ông già” đã nhất trí rằng đây là một nhân vật có triển vọng - Paul nói ! ............................ Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 04 Tháng Năm, 2017, 08:49:55 am Phía trước, trong khoảng trống giữa các hàng cây xanh, thấp thoáng một đôi vợ chồng đang dắt con đi dạo chơi và ngay tức thì hai người quẹo qua khỏi con đường rợp bóng cây.
Tất cả hầu như đã được trao đổi xong. - Tôi sẽ bắt tay vào việc ngay - Vôlphgan nói — có thể phải tới Béclanh. - Tốt lắm, chúng ta sẽ gặp nhau tại đó. Tôi sẽ tìm anh... Chính do cuộc gặp gỡ tại công viên gần tượng đài Sôpanh đó mà một tháng sau Vôlphgan đã có mặt ở Mátxcơva để giới thiệu một số tờ báo của Đức, nhưng anh cũng không ở lại đây được lâu. Vào cuối tháng chín năm 1933 tại Lépdích đã diễn ra phiên tòa xử Gêorgi Đmitơrốp cùng người cộng sản Bungari khác là Pôpốp và Tanhíp bị bọn Hítler vu cáo là đã đốt nhà Quốc hội Đức. Chính quyền phát xít không cho các phóng viên Liên xô tham dự phiên tòa này. Để tỏ thái độ, Liên xô, quyết định trục xuất các phóng viêh Đức ra khỏi nước mình. Vào một buổi sáng, vụ trưởng Vụ xuất bản Kônxtantin Umanxki cho gọi bốn phóng viên Đức tới phố "Cầu thợ rèn”. Trong số bốn người này có Kurt Vôlphgan, phóng viên của tờ "Béclanh Tageblatt“. Umanxki tiếp các phóng viên trong phòng của mình. Ông lãnh đạm mời họ ngồi, và nóí rõ lý do tại sao cho mời họ tới. Sau đó ông báo cho họ biết là họ phải rời Mát- xcơva ngay : — Chúng tôi đã đặt vé cho các vị rồi — Umanxki nói và đứng dậy rời khỏi bàn. Một phóng viên toan hỏi điều gì đó nhưng Uman- xki, đã khoát tay ngăn anh ta lại. - Rất tiếc là tôi không thể nói thêm, được điều gì nữa. Quan hệ Nhà nước phải dựa trên cơ sở có đi có lại. Các vị hãy nhờ chính phủ bên đó giải đáp cho. Cám ơn các vị. Chúc tất cả lên đường may mắn !... Các nhà báo hoang mang đưa mắt , nhìn nhau và tần ngần mãi bên cổng ra vào. Chuyện xảy ra thật bất ngờ. Đại sứ quán Đức vẫn còn chưa hay biết tí gì về việc này cả. Họ lo lắng, rầu rĩ lên xe đi một mạch từ chỗ Umanxki tới góc phố Lêônchépxki. Viên đại sứ sửng sốt trước tin này và gọi điện cho chủ tịch ủy ban nhân dân Lítvinốp. Cô thư ký ở đó trả lời rằng Lítvinốp đi họp mãi khuya mới về. Cô ta nói có gì cần thì cứ hỏi phó chủ tịch. Câu trả lời của phó chủ tịch cũng không hơn gì. Ông ta cũng chỉ nhắc lại câu nói của Umanxki về quan hệ giữa các Nhà nước phải dựa trên cơ sơ có đi có lại. Viên đại sứ đặt ống nghe xuống : - Các ngài ạ, tôi chỉ có thể nói với các ngài là tốt hơn hết chúng ta sẽ cùng nhau ăn trưa trước khi các ngài lên đường… Thời gian nặng nề trôi qua. Kurt ngồi ăn mà lòng như lửa đốt. Cùng ngày hôm đó,"ông già” Ian Karlôvich Berdin hẹn gặp anh vào lúc bốn giờ. Bữa ăn trưa kéo dài làm cho Vôlphgan không biết xoay sở thế nào. Cuối cùng rồi nó cũng kết thúc. Tất cả đều vội vàng vì còn phải thu dọn hành lý. Đã sắp đến lúc phải lên tàu rồi. Kurt đến gặp Berdin rất sát giờ hẹn. Từ phố Lêônchépxki đến đó không xa lắm nhưng Vôlphgan đầu tiên phải đi tàu điện ngược chiều để rồi sau đó lại chuyển sang tàu khác...Do phải đi như vậy nên anh mất khá nhiều thời gian. Vừa mới đây khi còn ở ngoài phố thì anh đi rất ung dung thong thả nhưng khi đã vào khu nhà nơi hẹn gặp Berdin thì anh đi như chạy. - Này Valia, trước hết cho tôi xin một cốc nước chè thật đặc cho vị khách đang xúc động của chúng ta nhé. Berdin vừa nói vừa chìa bàn tay rắn chắc như tay thợ rèn cho Kurt. - Không, xin cám ơn, không cần đâu ! — Kurt thốt lên khi Valia đi ra và nói tiếp — Tôi chỉ còn một tiếng rưỡi nữa là đã phải lên tàu trở về Đức rồi….Chúng tôi bị trục xuất... Kurt kể về những việc đã xảy ra. Berdin tươi cười và lại gọi Valia : - Mời hộ Grigôri ra đây cho tôi với! Paul bước ra và Berdin bảo Kurt kể lại câu chuyện của mình : - Thế thì tuyệt quá rồi còn gì nữa ! - Grigôgi mừng rỡ nói - Đang mong chỉ có thế thôi mà ! Câu chuyện diễn ra trong vòng vài phút. Khi chìa tay, Berdin nói : - Tôi tin rằng về đến Béclanh, bốn người các anh sẽ được nói đến như những đứa con hy sinh vì Tổ quốc. Nạn nhân của chế độ độc đoán Xô-Viết mà ! Thanh danh của các anh cũng vì thế mà tăng lên. Kurt ạ, chúc anh lập công nhé. Thế là anh sẽ lại trở về Vácsava. Đầu mối Vácsava vẫn là mối quan tâm của chúng ta như trước đây nhưng cái chính bây giờ là nước Đức. Ngày hôm sau các phóng viên bị trục xuất đã về tới Berlanh. Họ được đón tiếp tại thủ đô nước Đức như những người anh hùng từ tuyến đầu của cuộc đấu tranh khốc liệt trở về. Ít lâu sau, Kurt lại được cử đến Vácsava để "đại diện cho quyền lợi” của tổ hợp hóa chất và làm phóng viên báo chí như trước. Vụ xử tại Lépdích mà vì nó các phóng viên Đức đã bị trục xuất khỏi Liên-xô, đã kéo dài sang tháng thứ hai. Người cộng sản Gêorgi Đmitơrốp đã đấu lý với bọn phát xít, vạch trần bộ mặt của bọn khiêu khích và xuyên tạc ; vạch trần mưu đồ của chúng trong việc đốt trụ sở quốc hội Đức trước tòa án. Đồng chí đã đưa ra những lời lẽ đanh thép trước mặt bọn quan tòa và ủy viên công tố phát xít, đã bác bỏ những bằng chứng giả tạo và đã chứng minh cũng như khẳng định rằng, vụ đốt nhà quốc hội mang những mục đích chính trị sâu xa khác. Đảng Cộng sản không hề tham gia đốt nhà quốc hội và thật mù quáng khi khẳng định rằng vụ cháy trong nhà quốc hội hình như là tín hiệu cho một cuộc khởi nghĩa cộng sản trên toàn nước Đức. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 23 Tháng Năm, 2017, 10:17:50 am Những đòn mà Đmitơrốp giáng vào kẻ thù đã đập tan lời buộc tội vô căn cứ của bọn vu khống và khiêu khích. Ý đồ của chúng là sẽ công bố bản cáo trạng chuẩn bị sẵn để chống lại người cộng sản Bungari này trước hàng nghìn tù nhân đang bi giam giữ trong các nhà tù của bọn Đức quốc xã. Ý đồ đó nay đã bị sụp đổ hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, chúng đã kéo vào phiên tòa loại "pháo hạng nặng”—mời Gơrinh, Gơben, những nhân vật số một của quốc gia sau Ađôlph Hítle tới dự. Nhưng tất cả đều uổng công vô ích. Gơrinh tới phiên xử cùng với đoàn tùy tùng của hắn, và người tù cộng sản đã đấu lý với hắn trong một hoàn cảnh không cân sức. Khi Gơrinh nói về mối nguy cơ của chủ nghĩa cộng sản, Đmitơrốp đã làm cho hắn choáng váng bằng câu hỏi đầu tiên của mình : ''Không biết ngài Thủ tướng có biết rằng— Đmitơrốp hỏi thẳng hắn bằng một thái độ rất bình tĩnh – cái Đảng “cần phải tiêu diệt” đó lại là Đảng cầm quyền trên một phần sáu quả địa cầu, trên đất nước Liên xô, đất nước có quan hệ với Đức trên các lĩnh vực ngoại giao, chính trị, kinh tế...Thế giới quan công sản đó đang ngự trị trên đất nước Liên xô, một đất nước vĩ đại và tốt đẹp nhất trên trải đất này. Và chính tại đây, tại nước Đức này cũng có hàng triệu người con ưu tú của nhân dân Đức trung thành với lý tưởng ấy. Ngài có biết điều đó không ?” Quan tòa ngắt lời bị cáo : - Không được tuyên truyền cộng sản ở đây! - Hắn bật dậy khỏi ghế và kêu lên. Gơrinh vung nắm đấm, rít lên với người cộng sản Bungari. Bộ mặt húp híp của hắn đỏ bừng như quả cà chua chín. - "Này tên kia — Gơrinh lồng lộn — nhân dân Đức đã biết rằng ngươi là một tên vô liêm sỉ đến đây để đốt nhà Quốc hội. Còn ta đến đây không phải để cho nhà ngươi tra hỏi như quan tòa, để cho ngươi nhiếc móc nghe chưa. Trước mặt ta, ngươi chỉ là một tên bợm cần phải treo cổ không hơn không kém !” - Tôi rất hài lòng với câu trả lời của ngài thủ tướng - Đmitơrốp vẫn điềm tĩnh trả lời. Quan tòa ra lệnh đưa bị cáo ra khỏi phòng. Gơrinh còn hét với theo : "Cút đi, đồ xỏ lá ! Hãy liệu hồn ! Ra khỏi tòa ta sẽ cho người biết tay !” Thủ tướng Gơrinh, kẻ chủ mưu đốt nhà Quốc hội cố tìm cách đe dọa nhưng ngay cả tòa án quốc xã cũng không thể nào buộc tội Đmitơrốp, Tanhép và Pôpốp được. Họ đã được trắng án nhưng vẫn còn bị giam giữ. Một ngày mùa đông năm 1934, tại Bộ Nội vụ của Đế chế ở Béclanh, một hội nghị bí mật bao gồm các đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và Giéttapô, được tổ chức nhằm giải quyết xem nên làm gì đối với những người cộng sản Bungari. Nhiều người có khuynh hướng muốn trục xuất họ ra khỏi nước Đức. Chính phủ Liên Xô đã thông báo rằng Liên Xô nhận bảo lãnh cho Gêorgi Đmitơrốp và các đồng chí khác làm công dân Xô viết. Nhưng Dils, chính tên Ruđôlphơ Dils ba mươi tuổi, cầm đầu lực lượng cảnh sát mật vừa mới được thành lập, đã phát biểu ý kiến. Hắn đứng lên, mắt long sòng sọc nhìn khắp lượt những người tham dự hội nghị. Mặt hắn đầy những vết sẹo sâu hoắm— vết tích của những trận ẩu đả và đấu kiếm trong hội sinh viên — trở nên tàn nhẫn lạnh lùng. - Chúng ta tin rằng — hắn nói — tên người Bungari Đmitơrốp này rất nguy hiểm nếu nó được tha bổng. Cần phải đưa nó vào trại cải tạo... Dils nguyên là cán sự và là mật thám chuyên theo dõi những hoạt động của Đảng cộng sản cách đây không lâu. Hắn cũng có họ hàng xa với Gơrinh. Ai dám làm trái ý hắn kia chứ ? Tất cả đều nhất trí đưa vấn đề này lên cho chính phủ xem xét. Dils vội vã thông báo tất cả mọi chuyện cho Himle biết và hắn đã nhận được câu trả lời của Himle thu gọn trong mấy dòng đầy ngụ ý như sau :”Ngài Dils thân mến ! Về vấn đề Đmitơrốp lẽ dĩ nhiên tôi hoàn toàn có quan điểm như ngài và như thủ tướng Gơrinh. Hailơ Hítler !” Nhưng rồi Hội đồng bộ trưởng vẫn quyết định trục xuất những người Bungari ra khỏi nước Đức. Thế là lập tức Gơrinh đang ôm hận, cho gọi tên cầm đầu Giéttapô đến và ra lệnh cho hắn tiến hành chiến dịch đã dự định từ trước — kế hoạch thủ tiêu những người cộng sản Bungari bằng cách gây ra tai nạn máy bay… "Ba người Bungari sẽ rời khỏi Đức bằng máy bay Đeluliuphta vào ngày 27 tháng Hai. Máy bay sẽ cất cánh từ sân bay Tempelgoph vào lúc bảy giờ sáng— điều này đã được ghi trong kế hoạch của Dils - trên đường tới Kenigxberg sẽ không đỗ lại Đantsít như các chuyến bay bình thường khác. Cần phải tuyệt đối giữ bí mật...chỉ cần báo tin cho giám đốc " Đeluliuphta” ngài Phete mà do ngẫu nhiên lúc đó có mặt tại Kenigxberg cũng như trưởng đồn cảnh sát Kenigxberg, Sturmbanphiurera Sen... Báo cho giám đốc Phete để ông ta có mặt tại sân bay Kenigxberg vào lúc 10 giờ 30 phút. Một chiếc máy bay khác sẽ cất cánh ngay từ đó theo sự chỉ huy của phi công Hốpman để bay tới Mátxcơva. Giám đốc Phete sẽ ra lệnh cho Hốpman không được hạ cánh trên lãnh thổ của nước khác. -Như thế phi công sẽ cho máy bay bay qua Lítva và báo qua vô tuyến rằng máy bay của anh ta bị hỏng càng nên không thể hạ cánh trên đường đi. Những người Bungari sau khi đã tới Kenigxberg phải ở lại trên máy bay cho tới khi chiếc máy bay thứ hai — chiếc máy bay theo chuyến thường lệ sẵn sàng cất cánh.. Cái chính trong kế hoạch là làm sao để chiếc máy bay theo chuyến thường lệ Kenigxberg — Mátxcơva chỉ bay trên lãnh thổ của Liên xô mà thôi." Trong dự thảo của Dils, tên trùm Giéttapô còn có một câu dường như không có gì hệ trọng cả : "Còn về vé máy bay sẽ thỏa thuận cụ thể với ngài Đomper của "Đeruliuphta”. Ngài Đomper ở đây là nhân viên mật của Giéttapô làm việc tại hãng hàng không "Đeruliuphta”, người cần phải thủ vai chính trong kế hoạch này. Ruđôlph Dils cho gọi hắn tới Prints — Albrephtstrass và nói như ra lệnh : "Trước lúc cất cánh tại Kenigxberg - tôi nhắc lại - trước lúc cất cánh, ngài phải đích thân xem lại máy bay và để cái gói này vào trong khoang chở hàng — Dils chỉ vào cái gói để trên bàn — vào thời điểm cuối cùng hãy xoay cái chốt này”. Quả mìn định giờ này phải nổ đúng vào lúc chiếc máy bay theo chuyến thường ỉệ đang bay trên lãnh thổ Liên Xô. Tất cả đã diễn ra đúng như kế hoạch. Người ta đánh thức những người cộng sản Bungari vào lúc rạng sáng và đưa họ ra sân bay Tempelgophxki. Máy bay cất cánh bay theo tuyến đường đi Kenigxberg. Thế nhưng tại sân bay Kenigxberg đã có một chiếc máy bay của Liên Xô chờ Đmitơrốp và các đồng chí của anh... Bọn Giéttapô bóp đầu bóp trán : Làm sao lại có thể như thế được ? Làm sao mà máy bay hành khách của Liên xô sớm hôm đó lại có mặt ở sân bay Kenigxberg nhỉ ? Ai mà có thể biết được rằng chính Kurt Vôlphgan đã chuyển qua Paul về Mátxcơva tin tức về vụ mưu sát sắp tới… Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 26 Tháng Năm, 2017, 01:55:11 pm 4.
Đại sứ phôn Môltke giới thiệu tham tán mới của mình với Kurt Vôlphgan trong một buổi tiếp khách ngoại giao ngay sau khi Rudôlph phôn Sêlia đặt chân tới Vácsava.. - Ngài Vôlphgan, xin ngài chờ cho một lát — Môltke kêu lên khi thấy Kurt đi cùng với các vị khách khác tới bàn tiệc — Xin cho phép giới thiệu ngài với người bạn cũ của tôi, ngài phôn Sêlia. Trước mắt Kurt là một người có thân hình cao lớn với khuôn mặt rạng rỡ, béo tốt và mái tóc bạc trắng mặc dù ông ta trông chưa đến ngoài bốn mươi. - Ngài có biết không, người ta nói quả đất tròn thực cũng không sai. Mới ngày nào chúng tôi còn trong cùng hội sinh viên với nhau mà nay số phận đã đưa chúng tôi cùng vào lĩnh vực ngoại giao. Phôn Sêlia cúi đầu đáp lễ và Vôlphgan để ý thấy đường ngôi thẳng tắp của ông ta. - Còn đây là tham tán tự nguyện của tôi — Môltke quàng tay lên vai Kurt — một người thông thạo tin tức nhất ở đây đấy. Tôi hy vọng rồi đây các ngài sẽ là bạn với nhau. Tiếp đó phôn Môltke nêu tên tổ hợp hóa chất và những tờ báo mà Kurt đại diện tại Vácsava. Sự lịch thiệp và cách xử sự kín đáo của Sêlia đã nói lên nề nếp giáo dục của những người thuộc dòng dõi quý tộc cũ. - Thưa ngài, ngài là bá tước Sêlia có họ hàng gần với ngài thủ tướng Bixmark phải không ạ?— Vôlphgan hỏi. - Vâng, ông ngoại của tôi, phôn Mickel, là Bộ trưởng Tài chính trong nội các của Bixmark — Sêlia vui vẻ trả lời, lộ rõ sự tán thưởng hiểu biết của người mình mới quen. Từ đấy, Kurt duy trì mối quan hệ thân thiện rất chuẩn mực với phôn Sêlia. Không có tuần nào họ không gặp nhau một hai lần : lúc thì trong căn buồng bày biện hào nhoáng theo sở thích của vợ chồng Seelia, lúc thì trong căn phòng giản dị của Vôlphgan. Họ thường ngồi trong chiếc ghế bành trước lò sưởi ấm cúng, chuyện trò đủ mọi thứ trên trời dưới bể để tiêu khiển. Vôlphgan cảm thấy trong con người Rudôlph phôn Sêlia có nhiều điểm giống với Môltke mặc dù bề ngoài thì họ hoàn toàn khác nhau. Phôn Sêlia dễ bộc lộ tình cảm hơn so với bá tước Môltke và không điềm đạm như ông ta. Có lẽ điểm giống nhau giữa hai nhà ngoại giao Đức này là ở quan điểm và thái độ của họ đối với các sự kiện xung quanh và ngoài ra còn do tính cách quý phái trong hành vi và khả năng tự kiềm chế mình trong xã hội. Cũng giống như Môltke, Sêlia có quan hệ rộng trong giới ngoại giao Đức và cũng có thái độ coi thường, mỉa mai đối với Hítle, gọi Hítle là "tên binh nhất” của chúng ta. Tuy thế, ông ta lại là một trong số những người đầu tiên trong sứ quán gia nhập đảng quốc xã nhưng lại cố che giấu chuyện này trước mặt mọi người. Viên tham tán đã làm đơn gia nhập đảng tại Béclanh; nhưng chẳng mấy ai biết được chuyện này ngoài Môltke và Kurt. Khi Kurt bị trục xuất khỏi Mátxcơva trở về Vácsava, phôn Sêlia đã tiếp đón anh rất niềm nở : - Tôi rất sung sướng khi anh đã trở về, Kurt ạ — ông ta thốt lên - Ở đây có biết bao là tin tức... Phôn Sêlia bắt đầu kể cho Kurt nghe về chuyện rắc rối xảy ra trong các giới ở Béclanh do thất bại của vụ xử án ở Lepdích. -Tất nhiên — ông ta nói. — Gơrinh đã phát biểu không đạt. Có lẽ tòa án phải tuyên bố trắng án cho bọn Bungari nhưng Gơrinh không phải là hạng người chịu lép vế đâu Kurt ạ. Tôi tin là vị "nhân chứng” thua cuộc này sẽ còn tung ra những ngón đòn gì nữa kia. Ông ta không ngần ngại trước bất kỳ một vụ bê bối nào đâu. Ông ta sẽ làm tất cả. Bộ Ngoại giao chưa lường trước được rằng tất cả những cái đó sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đức như thế nào. Một thời gian sau, Kurt lại thận trọng bắt chuyện theo đề tài đang làm anh lo lắng. — Những chuyện ấy đã làm tôi ngấy lến tận cổ rồi — phôn Sêlia bưc bội xua tay — Lúc đầu thì có quyết định trục xuất bọn Bungari, nhưng sau đó Dils lại đề nghị đưa chúng nó vào trại cải tạo, bây giờ thì lại cho chúng nó về Nga vói bọn Bônsêvích... Nhưng anh cứ tin tôi đi, anh Kurt ạ, Gơrinh đang có âm mưu gì đấy. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu như bọn Bungari sẽ không đến được Mátxcơva. Ruđôlph phôn Sêlia vừa từ Béclanh trở về sau chuyến đi vài ngày để báo cáo tình hình cho Bộ Ngoại giao. Không loại trừ khả năng ông ta biết rõ vấn đề hơn ai hết. Tin tức quan trọng đến mức chính Kurt đã báo tín hiệu yêu cầu gặp Paul. Điều này anh rất ít khi làm. Một ngày sau Paul đã có mặt ở Vácsava. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 19 Tháng Sáu, 2017, 05:17:20 pm Paul gõ gõ ngón tay lên mép bàn khi Vôlphgan kết thúc câu chuyện ngắn gọn của mình :
- Về chuyện này thì tôi cũng có biết đôi chút. Anh tư lự nói : - Tin tức của anh đã củng cố thêm giả thuyết của chúng tôi. Điều này rất, quan trọng... Cần phải xác định chính xác xem bọn Đức định trục xuất Đmitơrốp đi đâu và bằng cách nào..... Chính nhờ thế mà chiếc máy bay Liên Xô đã xuất hiện đúng lúc tại Kenixberg để đón Đmitơrốp và các đồng chí của ông, những người đã trở thành công dân Liên Xô. Cũng ngày hôm đó, Paul còn chuyền cho Kurt một lệnh nữa của trung tâm. Những tiếng kèn hiếu chiến đang vang lên tại Béclanh đã làm cho Mátxcơva thêm thận trọng, mặc dù Hítle lên nắm quyền ở nước Đức quốc xã mới được có một năm. Trước đó, đối với những tuyên bố huênh hoang của hắn về "Đrangnakh Oxchen“’ (Tiến về phía Đông) đã có những cách hiểu khác nhau. Trong cuốn "Main Kamphơ – Đời chiến đấu” mà Hítle đã viết cách đấy mười năm có đoạn : “Chúng ta chỉ thẳng về phía Đông. Chúng ta chuyển sang chính sách xâm chiếm những vùng đất mới ở châu Âu. Nhưng nếu như muốn có những vùng đất đó trong tay ta, thì nói chung chỉ có thể thực hiện được sau khi thanh toán xong nước Nga. Nhà nước phương Đông khổng lồ này phải bị tiêu diệt. Tất cả những điều kiện cho sự diệt vong đó đã chín muồi. Ngày tận số của bọn bônsêvích ở Nga cũng chính là ngày tận số của Nhà nước Nga”. Những lời lẽ ba hoa đó trước đây chỉ là những lời nói vô trách nhiệm trong các buổi hội họp nhưng giờ đây thì lời nói của Hítle đã trở thành chính của Nhà nước quốc xã. Cuốn sách "Main Kamphơ” đã trở thành cuốn sách gối đầu gường của những kẻ tiểu thị dân Đức. Trong các đám cưới, chúng đem nó tặng cho các cặp vợ chồng trẻ, coi như đó là quà tặng của đảng quốc xã… Paul nói với Vôlphgan : - "Ông già” yêu cầu anh hết sức tập trung chú ý để phát hiện ra ý đồ của bọn quốc xã. Chúng tôi cần biết Hítle dựa trên cơ sở nào để phun ra những lời lẽ sặc mùi hiếu chiến như vậy. Cũng có thể hắn tính chơi bài xì tẩy và dọa tung ra những con bài mà trong tay hắn không có. Các nhà ngoại giao Đức ở Vácsava đang cố gắng tìm mọi cách để thân thiện với chính phủ Pilxutxki. Đằng sau việc này có ẩn ý gì không ? Chúng đơn thuần muốn thiết lập quan hệ thân thiện hay là đang muốn tìm bàn đạp cho các hoạt động quân sự ? Để thực hiện nhiệm vụ, Vôlphgan quyết định tìm hiểu thông qua tùy viên quân sự Đức là Đại tá Đarmstat. Vôlphgan có quan hệ khá thân mật với người này. Có một lần khi gặp anh, Đarmstat đã nói : - Này anh Kurf, thời gian gần đây anh làm cho tôi không hài lòng đấy, tại sao anh lại có vẻ ủ rũ thế ? Câu hỏi đó thật có lợi cho người chiến sĩ tình báo. — Thực tình mà nói — anh trả lời — có những chuyện làm tôi mất ăn mất ngủ. Trong bài phát biểu gần đây, Gơrinh lại nói về chiến tranh, còn ngài Gơben cũng… Cũng vào khoảng thời gian đó, tại Vilgelmstrasse ở Béclanh trong Bộ Ngoại giao Đức đã có những thay đổi mới. Ioakhin phôn Ribentrốp vốn là một nhà kinh doanh rượu đã lên nắm chức Vụ trưởng Vụ đối ngoại của đảng Quốc xã. Vụ này phụ trách công tác gián điệp ngoại giao và các hoạt động gián điệp khác. Nó còn có tên là “Biurô Ribentrốp”. Trong các tòa đại sứ Đức ở nước ngoài, trước đây không có nó thì vẫn nhan nhản những mật vụ là mật vụ, nay lại có thêm cả một mạng lưới chỉ điểm nữa. Đúng thật lạ, một bộ máy cồng kềnh chuyên phụ trách việc thâu tóm những bản tin trao đổi ngoại giao của nước ngoài dưới dạng mật mã. Giữa Béclanh và các thủ đô châu Âu luôn luôn có các giao thông viên đi lại, chúng đem tới cho “Biurô Ribentrốp” những tài liệu mật thu thập được. Bản thân Ribentrốp cũng rất hăng hái trong lĩnh vực mới này, hắn miệt mài chuẩn bị cho những phương kế xảo quyệt nhất chủ yểu là nhằm chổng lạì nước Nga Xô-viết. Tất cả những cái đó tất nhiên làm cho Mátxcơva phải lo ngại. Mùa xuân năm 1935 tại Luân Đôn, người ta đã long trọng kỷ niệm 25 năm ngày vua Anh, Georg V lên ngôi. Các vị khách có tên tuổi trên thế giới đã đến dự buổi lễ này. Ribentrốp dẫn đầu đoàn đại biểu của Đức gồm trên một trăm người. Nhưng có điều kỳ lạ là đoàn tùy tùng lớn như vậy của nhân viên ngoại giao quốc xã lại hầu như chỉ toàn là những cố vấn về các vấn đề quốc tế, kinh tế và chính trị. Người ta có cảm giác là tại Luân đôn, dưới danh nghĩa tổ chức lễ kỷ niệm, đã diễn ra các cuộc đàm phán bí mật nào đó giữa Anh và Đức. Quả đúng là như vậy. Ribentrốp lúc thì mất hút suốt ngày trong Đauning strít — Bộ ngoại giao Anh, lúc thì lại lảng vảng đâu đó trong các biệt thự vắng vẻ của Luân đôn. Hắn chỉ xuất hiện một lúc trong các buổi lễ long trọng tại cung điện Bớckinhham. Tại Vácsava chỉ có hai người là có thể biết về các cuộc đàm phán ở Luân đôn, đó là Môltke và Sêlia, tham tán thứ nhất của đại sứ quán. Những lời bàn tán vu vơ về cuộc gặp gỡ tại Luân đôn đã có từ lâu trong giới báo chí và ngoại giao. Nhưng tin đồn vẫn hoàn toàn là tin đồn. Vôlphgan kiên nhẫn chờ đợi. Hai nhà ngọai giao Sêlia và Môltke đã giữ im lặng tuyệt đối. Chỉ duy nhất có một lần viên tham tán buông ra một câu : “Helmut phôn Môltke đã nhận được thư thông báo từ Béclanh tới nói về các cuộc đàm phán của Ribentrốp tại Luân Hôn. Thông báo nói về sự thay đổi trong chính sách của Đức ở châu Âu”. Vôlphgan không hỏi thêm gì về bức thư còn Sêlia thì cũng không hề thấy đả động đến nó nữa. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 21 Tháng Sáu, 2017, 03:23:51 pm Trung tâm đã đánh giá cao vai trò của nhóm Vôlphgana tại Vácsava. Để tăng cường cho Vôlphgan, trung tâm còn phái đến Ba lan một nhân viên nữa, nhà bình luận thể thao cho các báo của Đức tên là Phrants. Hai người anh của Phrants đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng tại Béclanh nhờ đó mà anh ta đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của các nhân viên Đại sứ quán.
Sau vụ cháy nhà Quốc hội, trong thời gian cảnh sát tiến hành truy lùng bắt bớ ồ ạt. Phrants đã chạy thoát sang Praha và từ đấy sang Vácsava; Phrants là một người chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng chính sự thiếu kinh nghiệm đó lại bất ngờ giúp anh ta kiếm được cho Vôlphgan tài liệu mà anh đang cần. Một buổi sáng, Phrants chạy bổ vào phòng của Vôlphgan và trịnh trọng đặt lên bàn anh một tập giấy đã đánh máy : - Này, anh xem đi, xem tôi mang đến cho anh cái gì đây ! Bản sao thư của Ribentrổp viết cho Hítler về cuộc đàm phán ở Luân-đôn đấy…Thế mà anh lại cứ cho là tôi không biết làm việc. Quả thực vừa mới cách đây ít lâu, Kurt đã nhắc nhở là anh ta phải tránh những hành động thiếu suy nghĩ và có nói với anh ta rằng trong hoạt động thì sự dũng cảm là điều cần thiết nhưng cần phải thận trọng. Thế mà nay Kurt lại có trong tay cả một bức thư mà bấy lâu nay anh không tài nào vớ được. Bức thư đóng dấu "Bí mật quốc gia”, "Dành riêng cho đại sứ”, "Do giao thông viên đặc biệt chuyển…” vân vân và vân vân. Trang thứ mười bốn trong thư có nói cụ thể về kết quả cuộc đàm phán tại Luân đôn.Vôlphgan lướt nhanh từng trang. Qua báo cáo của Ribentrốp thì vấn đề đã được sáng tỏ : Vụ trưởng Vụ đối ngoại Đức đến Luân đôn để thương thuyết với chính phủ Anh và xác định chính sách chung giữa Anh và Đức nhằm chống lại Liên xô ."Những giới có thế lực tại Luân đôn”, Ribentrốp viết "đã có thái độ tán thành đối với sáng kiến của chúng ta và sẵn sàng tiếp tục đàm phán..” - Chà... — Vôlphgan kéo dài giọng — Cái này rất quan trọng đấy. Thế làm cách nào mà anh lại lấy được bản sao bức thư này thế hả ? - Rất đơn giản ! — Phrants kể rằng sáng nay khi anh ta tới đại sứ quán, anh ta rẽ luôn vào văn phòng. Lúc ấy, tình cờ ở đấy chẳng có ai cả. Anh ta thấy trên bàn có một cái cặp thì liền mở ra và thấy bản sao của bức thư. Thế là anh ta bỏ nó vào túi và đi thẳng… - Thế còn bây giờ thì ta biết làm gì nữa đây ? — Vôlphgan nghiêm giọng hỏi. — Anh lại hành động thiếu thận trọng rồi Phrants ạ….Anh có hiểu nếu tài liệu này mất thì sẽ như thế nào không ? Tôi không tin, hoàn toàn không tin là điều tra sẽ chẳng đem lại kết quả gì...Vô luận, trường hợp nào Giéttapô cũng sẽ cảnh giác.. - Nhưng có ai trông thấy tôi đâu — Phrants phản đối — Tôi ra khỏi đại sứ quán là tôi đến đây ngay ! - Nếu như thế thì lại càng nguy đấy — Kurt buông tay bất lực — Nếu như có cái "đuôi” nào bám theo anh thì sao ? - Vậy thì phải làm thế nào bây giờ ?— Phrants lo lắng hỏi. - Trước hết là phải thật bình tĩnh... Chúng ta sẽ sao chụp lại và sau đó sẽ nghĩ cách giải quyết. Cần phải nhanh chóng xóa sạch mọi dấu vết… Vôlphgan đi vào buồng tắm nơi dùng làm phòng ảnh và chụp lại tất cả bản báo cáo của Ribentrốp. Sau đó anh tráng phim, xác định chất lượng phim rồi đem hong cho khô. Phrants chờ đợi, còn Kurt đi tới bên bếp lò đốt những tờ tài liệu. Anh lấy chúng châm thuốc hút và yên lặng nhìn những tờ giấy bắt lửa cháy cho tới khi chúng biến thành tro. Khi không còn gì nữa anh đảo chỗ tro và đứng dậy. - Thế là xong — anh nói — Bây giờ thì chúng ta sẽ chờ. ....Một tuần sau , Sêlia bí mật nói với Kurt : - Ở chỗ chúng tôi có chuyện rầy rà. Một bức thư mật đã biến mất. Phôn Môltke rất lo lắng, ông ta ra lệnh phải im lặng nếu không Giéttapô sẽ can thiệp vào. Tốt hơn hết là đừng nên dính líu đến bọn đó. - Nhưng thế thì sớm hay muộn rồi người ta cũng biết cơ mà ! Có lẽ tốt nhất là nên báo ngay đi — Kurt bày tỏ sự thông cảm. - Không, không được đâu ! Chúng tôi đã nghĩ đến chuyện này rồi. Cứ để mặc cho người ta tin là nó đã nằm trong hồ sơ lưu trữ… Và thế là cả Giéttapô lẫn Bộ ngoại giao đều không hay biết tí gì về việc bản sao báo cáo mật của Ribentrốp đã không cánh mà bay. Chúng vẫn đinh ninh là nó đã nằm trong phòng lưu trữ của Đại sứ quán…. ........................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 23 Tháng Sáu, 2017, 06:07:10 pm 5. Sau thời gian đó đã có những chuyện ảnh hưởng tới đời sống riêng tư của Vôlphgan. Những cuộc gặp gỡ giữa anh và Inda Schiôbe dù không nhiều và thường là ngắn ngủi, song vẫn đủ để cho quan hệ của họ thêm phần phức tạp. Trong một chuyến đi Béclanh, Kurt đã tranh thủ một tuần cùng đi với Inda tới Garts để nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc căng thẳng. Từ lâu lắm rồi họ đã ước mơ có một chuyến đi như thế. Đây là một tuần lễ tuyệt diệu mà hai người lần đầu tiên ở bên nhau. Và chỉ có hai người mà thôi… Họ đáp chuyến tàu chiều tới Vernigerôt, một thành phố cổ kính nên thơ của Đức xây từ thời Trung cổ và vẫn giữ nguyên được bản sắc cho đến ngày nay. Ở đây mọi cái đều mang dáng dấp của một thời xa xưa — những đường phố hẹp với những ngôi nhà mái ngói đen xạm vì thời gian, quảng trường thành phố Marktplats y nguyên bên cạnh tòa thị chính vươn cao xây theo kiểu gôtích, những bức tường rêu phong của các lâu đài nằm trên những bờ đá cheo ieo... Họ đến ở trong một khách sạn có cái tên kỳ lạ «Nhà của Đức chúa Giêsu». Trên tường khách sạn dưới cây đèn đốt bằng ga có treo một cái bảng tưởng niệm bằng gang ghi lại rằng vào thế kỷ trước, ngay chính trước mặt tòa nhà này đã xảy ra một đám cháy lớn suýt nữa thì thiêu hủy toàn bộ thành phố Vernigerôt. Có lẽ vì thế mà khách sạn mới mang tên «Nhà của Đức chúa Giêsu» để tỏ lòng biết ơn sự màu nhiệm của Đấng cứu thế... Sự bày biện trong phòng cũng mang vẻ cổ xưa như ngoài đường phố. Bên cạnh cửa ra vào là một chậu rửa mặt bằng đá trông diêm dúa như ngai vàng của một ông vua. Dọc theo các bức tường là những chiếc giường gỗ cứng, rộng được trải đệm lông. Giữa phòng là một cái bàn lớn không phủ khăn, còn trong góc nhà là những cái tủ dường như để dung hết đời này qua đời khác. Tất cả đều bền vững và chắc chắn chẳng khác gì những hiện vật trưng bày trong một viện bảo tàng. - Để cho đầy đủ ấn tượng có lẽ chỉ còn thiếu cái xe kiệu chở chúng ta đến đây nữa mà thôi. — Inda vừa mở cửa sổ vừa nói. Cảm giác về quá khứ thanh bình bỗng nhiên bị những tiếng kèn đồng, tiếng trống, tiếng còi phá tan. Cửa sổ của khách sạn hướng ra quảng trường thành phố và ở đầu kia gần ngôi nhà thấp lè tè nằm dài bên quảng trường là các cô, các cậu choai choai trong tổ chức Hitleriugend đang đứng tụm năm tụm ba. Bọn trẻ đi du lịch, lưng đeo ba lô và các dụng cụ leo núi, ăn mặc thì theo kiểu nữa quân phục, đi giầy buộc dây của lính. Chúng đang xếp thành đội ngũ và hành quân về phía núi, vừa đi vừa hát. Tiếng trống xa dần và vừa ngắt hẳn thì theo hiệu còi từ ngôi nhà thấp lè tè lại ló ra một toán Hitleriugend khác. Kurt trầm tư nhìn ra quảng trường và chỗ bọn trẻ đang í ới xếp hàng theo tiếng còi hiệu: — Inda này, điệu bộ của tụi trẻ này bao giờ cũng làm cho tôi thấy khó chịu. Chỉ vài năm nữa thôi là chúng nó sẽ trở thành những tên lính. Liệu chúng ta có thể ngăn không cho chúng lăn vào các cuộc hành quân khác được không nhỉ ? - Hay là ta đóng cửa lại ? Inda hỏi… - Không cần đâu, thế thì chết ngột mất. Tâm trạng của Inda và Kurt không đưọc vui vẻ vì trại du lịch của Hitleriugend ở ngay sát bên cạnh đây và suốt từ sáng đến chiều lúc nào cũng nghe thấy tiếng trống đinh tai nhức óc. Sáng nào cũng vậy, cứ trời vừa sáng sau khi uống cà phê xong là hai người lại đi ra ga lên chiếc tàu du lịch với cái đầu tàu chết cười trông như một chiếc nấm sắt kéo các toa tàu nhỏ bé lên đỉnh Brôken. Họ cười đùa, mơ mộng và chuyện trò về những cuộc dạ hội của các mụ phù thủy và các pháp sư, về những đêm ma quái họ đã đến tiêu khiển ở đây cứ ý như trong thơ của Hainơ vậy. Sau đó họ xuống bên đỉnh Brôken và đi bộ suốt một ngày trời vào trong núi. Quyển sách dẫn đường duy nhất của hai người là tập thơ «Du ngoạn tới Garts» của Hainơ bọc bằng bìa đã ngả màu vàng. Cuốn sách được bỏ sâu vào trong ba lô. Giờ đây, khi chỉ còn có hai người với nhau, họ lấy sách ra đọc to cho nhau nghe trước khi lựa chọn đường đi cho cuộc du ngoạn của những ngày sắp tới. Sau vụ cháy nhà quốc hội, sách của Hainơ đã bị cấm đọc ở Đức. Sách của ông viết bị đem đốt công khai trong các đống lửa ngoài phố cùng với những sách cấm khác. Họ cuốc bộ trở về, mệt mỏi những lòng tràn đầy hạnh phúc. Có một lần họ đã leo lên đỉnh Brôken trước khi trời sáng để xem «Những bóng ma Brôken» — những cái bóng kỳ lạ in trên mây và đỉnh núi sương mù được tạo ra khi những tia nắng mặt trời đầu tiên - chiếu vào giống như những bóng ma ẩn hiện vào lúc bình minh và tái hiện khi trời hoàng hôn. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 29 Tháng Sáu, 2017, 02:01:50 pm Đôi khi họ trở về thành phố từ sớm, đi dạo trên những đường phố hẹp thời Trung cổ, đọc các tấm bia nói về thiên tài và các địa chủ từng chiếm cứ đất đai của Đức từ những thời xa xưa lắm và những vật phẩm kỷ niệm của thành phố Vernigerôt: những con búp bê, các mụ phù thủy cưỡi chổi, cưỡi đinh ba hoặc ngồi trên những cái máng bằng gỗ. Tất cả mặc quần áo khác nhau và màu tóc cũng không giống nhau con thì tóc trắng, con thì tóc đen. Họ còn mua những con búp bê ngộ nghĩnh khác, những cái chuông đồng tô màu sặc sỡ cũng kêu leng keng hệt như những cái chuông đeo trên cổ lũ dê, bò đang thủng thẳng gặm cỏ trên triền núi xa xa. Trong những ngày này, Inda hết sức vui vẻ và thanh thản. Về đến nhà, trong "nhà đức chúa của mình” chị ngắm nghía những vật kỷ niệm vừa mua và đeo cái chuông nhỏ lên cổ rồi lúc lắc đầu. Tiếng chuông vang lên leng keng rộn rã : - Anh có nghe thấy không hở anh Kurt —Inda cười —Em sẽ đeo cái chuông này để lúc nào anh cũng nghe và biết được em đang ở đâu... Kurt ôm cô vào lòng : - Anh nghe em bằng nhịp đập trái tim, Inda ạ. Và bây giờ ở xa, anh sẽ nghe cả tiếng chuông của em nữa…. - Không, em hoàn toàn không thích cái cảnh "ở xa” nữa đâu — Inda bỗng nhiên chau mày ủ rũ. Càng gần đến ngày chia tay bao nhiêu, Inda càng thêm buồn rầu, tư lự thêm bấy nhiêu. Trước ngày về, họ thay đổi chương trình thường lệ của mình : buổi sáng họ đi xem các tòa lâu đài của bọn địa chủ vùng Vernigerôt. Họ chỉ xem qua loa để còn thì giờ xuống động Riubelandxki xem tượng con gấu khổng lồ được tạc trong hang sâu để kỷ niệm một trong những loài gấu khổng lồ săn được cách đây nhiều năm về trước...Cuối ngày họ quyết định lại đến Brôken. Sau khi ngắm toàn cảnh từ trên xuống họ đi xem khẩu thần công thời xưa, bộ sưu tập các loại thảm treo tường và khi sắp rời lâu đài họ quyết định chui xuống hầm ngầm ẩm thấp và tối tăm của lâu đài mà khi xuống phải đốt đuốc như các địa chủ thời xưa đã từng làm. Khi mắt đã nhìn quen với bóng tối, Inda và Kurt cảm thấy như đang đứng trong một phòng tra tấn. Giữa phòng, cạnh một cái khung để một người bị tra là một hoả lò với những cục than đã tàn và những thanh roi sắt, còn trên nền nhà vứt lỏng chỏng những gông kìm và cả những cái cùm có móc xích han rỉ một đầu gắn sâu vào trong tường... thật đúng là sự dã man, tàn bạo của thời trung cổ. Inda co rúm người lại và Kurt phảì vội vã đưa chị ra khỏi hầm. Anh nhớ lại những điều ghi trong cuốn sách dẫn đường : tại Vernigerốt trong thời trung cổ đã trừng trị ba mươi mụ phù thủy và hai pháp sư (trong hầm ngầm này bọn phù thủy đã phải khai là chúng có quan hệ với lực lượng tà yêu. Kurt quyết định không kể cho Inda nghe chuyện này nhưng chính cô lại tự nói ra : - Sao mà ghê sợ đến thế — cô nói - cái còn đáng sợ hơn là nước Đức bây giờ càng chìm đắm trong màn đêm của thời trung cổ... - Hôm nay chúng ta sẽ không bàn đến cái đó...không nên... — Vôlphgan cố làm cho Inda quên đi những ý nghĩ ảm đạm. Và hình như anh đã thành công vì Inda lại vui vẻ khi ra đến bên ngoài. Mặt trời đã ngả về tây. Ánh sáng chan hòa dìu dịu làm sáng lên những rặng núi xa tít chân trời, thung lũng Ildenkaia mở ra phía trước mặt, tòa lâu đài Genríc nên thơ... một làn sương mỏng trôi bồng bềnh làm cho ánh sáng dịu dàng lạ kỳ. Hai người cứ leo lên cao mãi theo lối đá mòn dọc triền núì. Những cây linh sam cứng cáp mọc sát bên lối mòn, rễ của chúng uốn khúc một cách kỳ lạ và bám vào các phiến đá ngoằn ngoèo trông tựa như những con rắn từ khe đá bò ra. Inda và Kurt bị thu hut bởi màu xanh đặc biệt của vùng rừng phía chân trời, bởi màu xanh lục của những cây linh sam sáng lên dưới ánh mặt trời, bởi những khúc rễ kỳ quặc như đã chai sạn trong cuộc đấu tranh hàng thế kỷ với sỏi đá. - Em vẫn muốn trở thành cái rễ kia – Inda bỗng nói hình như để trả lời cho những suy tư nào đó của mình — Thà như thế còn hơn...Đá tuy sống lâu nhưng chỉ nằm yên thờ ơ hàng thế kỷ, còn rễ cây tuy chết sớm nhưng dám đấu tranh và có ích cho đời…. -Thật tuyệt diệu — Kurt thốt lên — Anh cũng nghĩ như vậy đấy. Hai người vượt qua một dòng suối nhỏ, nước chảy ào ào trên đá và đi tới một bãi cỏ. Tiếp đó là một vách núi dựng đứng, lối mòn quay ngoặt sang bên. - Inda, anh chụp ảnh cho em nhé. Em ngồi lên hòn đá kia đi — Kurt lấy máy ảnh từ trong ba lô ra — Em có muốn ăn táo không ? Trong khi Kurt chuẩn bị máy, cô ngồi trên phiến đá chờ đợi đầu cúi nhìn xuống phía dưới. Mắt cô nhìn nhưng lòng lại suy nghĩ miên man. Khuôn mặt cônghiêm nghị một cách lạnh lùng. Kurt không báo trước, anh lên phim và chụp luôn... Nghe tiếng bấm máy, Inda mới ngẩng đầu lên. - Em làm sao thế ? — Kurt dịu dàng hỏi, tay đặt lên vai cô. - Anh biết không, anh Kurt, có lẽ em đã quá mệt mỏi vì bao lần chờ đợi gặp anh. Lần này là lần đầu tiên em thấy vui vì chúng ta được ở bên nhau. Rồi đây em sẽ rất buồn... Đáng lẽ chúng ta có thể mãi mãi bên nhau. Anh hiểu cho em, anh Kurt ạ, nhiều lúc em cảm thấy mình quá ư đơn độc... - Nhưng em biết đấy . Inda, hiện giờ thì chưa thể được đâu. - Tại sao thế anh ? — Họ lại bước đi trên lối đá mòn. Vôlphgan nhẹ nhàng khoác tay lên vai cô. Inda chợt quay ngoắt lại nhìn anh — Tại sao ? Tại sao chúng ta lại không thể được ở bên nhau, làm việc bên nhau, sống bên nhau kia chứ ? Anh nói đi, em không muốn là cái chuông con để anh chỉ nghe từ xa. Như thế thì hay đấy nhưng em lúc nào cũng lo cho anh ! Hàng tuần, hàng tháng liền em không hề được biết tin anh, anh sống ra sao, anh đang nghĩ gì...Chúng ta có thể sống bên nhau chứ, anh quyết định đi ? Họ đứng đối mặt nhau cùng chung một tình cảm đang dâng lên. Tòa lâu đài phía bên kia hiện lên rõ nét trên nền trời trong vắt. Họ đến đây để ngắm cảnh lâu đài nhưng giờ đây họ đã hoàn toàn lãng quên nó rồi… Inda thân yêu, anh cũng vậy, anh rất khổ tâm khi nghĩ về chuyện của chúng mình. Nhưng em hãy tin anh, anh không muốn em phải chịu đựng nguy hiểm. Inda nhìn Kurt mỉa mai : - Hóa ra anh sợ nguy hiểm ? - Anh thì không nhưng chuyện này còn liên quan đến em. - Thế thì có sao đâu anh : em làm việc một mình hay là sẽ ở bên anh cùng chung một sự nghiệp nào ? Nguy hiểm sẽ tăng lên nhưng em sẽ không còn buồn nữa. Anh hãy nghĩ đi anh, làm sao cho, chúng ta được bên nhau…..Anh cũng thấy đấy, em là người biết thận trọng. Anh thấy không, ngay cả ở đây em cũng đâu có gọi tên thật của anh. Giọng nói của Inda thật tha thiết, khẩn khoản : - Nhưng anh đâu có thể tự mình quyết định được — Anh buồn rầu nói — Để anh thử nói với các đồng chí xem sao... —Anh hứa đi anh ! Đúng là anh hứa đấy nhé. Cô đứng áp sát vào người anh và nhìn thẳng vào mắt anh. Trong ánh mắt của Inda vẫn đượm vẻ lạnh lùng như khi ngồi trên phiến đá trên vách núi… ............................ Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 10 Tháng Bảy, 2017, 07:38:04 am 6. Tại phố Kurphiurxtenđam của BécIanh gần Gedext-nixkiếc cho đến nay vẫn còn một tiệm ăn mang cái tên hoa mỹ ”Am Tsoo” với những căn phòng rộng, mờ ảo và mái hiên lớn choán cả ra vỉa hè, ngăn đường phố bằng những chậu hoa đủ màu sắc, đủ loại theo mùa. Vào những ngày hè, bên mái hiên rộng mở, sau những chiếc bàn đá bao giờ cũng đông khách. Họ ngồi thưởng thức những ly cà phê nhỏ xíu, nhấm nháp những ly rượu pha đá, đọc báo hoặc ngắm khách qua lại trên đường phố. Chính tại nơi đây, một nơi đông đúc như vậy Kurt, và Paul đã hẹn gặp gỡ thường lệ vào lúc gần tối. Hai người "bất ngờ” gặp nhau bên lối vào và cùng nhau đi ra hiên chọn cho mình một cái bàn trống trong góc cạnh hàng rào hoa….Họ nói đủ thứ chuyện và xen vào đó là những câu cần thiết cho mục đích cuộc gặp gỡ tại tiệm ăn ”Am Tsoo”… Kurt vẫn còn chưa quên nhũng ấn tượng của cuộc đi Verhigerôt và cuộc nói chuyện với Inda. Thực ra thì tại sao lại không cố gắng chuyển cô ấy tới Vácsava nhỉ ? Anh nói ý nghĩ này cho Paul nghe. Paul bật cười : - Chà, đúng là anh đang đi guốc trong bụng tôi đấy nhé — Paul thốt lên — Tôi đang định thuyết phục anh đấy. Cô ấy bây giờ đang làm gì thế hả ? Lâu lắm rồi tôi chưa gặp cô ấy. - Hầu như chẳng làm việc gì cả... Anh cũng biết đấy "Béclanh Tageblát” đã bị đóng cửa. Têôdor Vôlph đã bỏ đi Giơnevơ và mời tôi hợp tác với các báo của Thụy sĩ nhưng tôi xin kiếu. Tôi còn "mắc nợ" với cái phòng quảng cáo của hãng chúng tôi. Inda đã đến chỗ Vôlph một thời gian ngắn và đã viết cho báo "Tsiurikhen Tsaitung” nhưng cái chính vẫn là làm công việc của chúng ta. Cô ấy làm việc tốt lắm, chín chắn và rất bình tĩnh… - Còn anh thì — Paul nói — dù sao bây giờ cũng chưa thể rời Vácsava được. Vấn đề không phải là phòng quảng cáo. - Đúng, vấn đề đâu phải là chỗ đó. Tôi đã đồng ý ở lại đây làm phóng viên cho tờ "Praha Press” . Thường thì tôi hay đến Praha, nói chung đang "làm ăn” được. Trong chuyến đi đầu, tôi đã phỏng vấn tổng thống Bênét và lúc chia tay, chúng tôi đã trở thành thành bạn với nhau. Ngoài việc phỏng vấn ra, chúng tôi còn trao đổi nhiều về chính sách của Đức, tất nhiên gọi là trao đổi để cho biết chứ không phải để đăng lên báo đâu. Hắn ta có mời tôi đến chơi nếu có dịp ghé qua Praha. Tôi có cảm giác là hắn không đánh giá đúng mối đe dọa đến từ phía Genlâyn (Tên cầm đầu lực lượng phát-xít tại vùng Xu-dét ở Tiệp khắc, nơi có nhiều kiều dân Đức). - Này thế còn Rita thì sống ra sao ? Đã lâu tôi không gặp cô ta — Paul bỗng hỏi Kurt. Anh cố ý hỏi thật to về một cô Rita tưởng tượng nào đó. Với khả năng quan sát tất cả nhưng gì xẩy ra ở xung quanh, Paul đã để ý thấy một người phụ nữ ngồi gần đó đang chăm chú đọc đi đọc lại mỗi một tờ báo quảng cáo. Trên bàn là mội ly cà phê uống dở. Tất nhiên người khách đáng ngờ đó không thể nghe được câu chuyện của họ vì ả ngồi khá xa, còn họ thì lại nói thầm thì như hai người bạn cũ đang tâm sự, bàn bạc, về công chuyện của mình. Nhưng rõ ràng là ả đang theo dõi họ. Họ trả tiền xong liền đứng dậy thong thả đi ra khỏi quán. Bên kia hè đường có một loạt xe tắc-xi đậu, Kurt đưa mắt nhìn. Người phụ nữ ngồi cắm cúi đọc báo lúc nãy đang đứng ngơ ngác bên lối ra vào của tiệm "Am Tsoo” như thể vừa để xổng mất hai người đàn ông làm ả quan tâm... Trong cuộc sống họ thường gặp những cảnh như vậy. Lúc nào họ cũng như đang đi bên bờ vực thẳm đầy rẫy nguy hiểm. Ngồi trong xe Paul nói : — Chúng ta hãy tạm chia tay...Tốt nhất là không nên mạo hiểm — Anh liếc nhìn đồng hồ—Chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện ở nhà ga Pôtxđam. Sau một giờ nữa ta lại gặp nhau, giờ thì mỗi người một ngả, ta đi dạo chơi vậy... Hai người đi đi lại lại trên sân ga Pôtxdam, vừa đi vừa tiếp tục câu chuyện về Inda Schiôbe. — Tôi có cảm giác là — Paul nói — Alta cần phải làm việc trong phòng phóng viên của tên Phrants phụ trách về tin tức thể tháo hoặc cũng có thể làm trong phòng quảng cáo của anh. Nhưng phương án lý tưởng nhất theo tôi là bố trí cho cô ấy làm trong sứ quán để có thể gần Ariets. Về chuyện này trung tâm đang cân nhắc. - Cần phải loại bỏ khả năng làm việc ở phòng quảng cáo — Vôlphgan phản đối. — Tôi chủ trương hoạt động phân tán. Alta càng ở xa anh và tôi càng tốt…. - Có lý đấy, nhưng cậu không thể cách ly cô ta được đâu. — Paul nhếch mép cười. Anh đã biết về quan hệ giữa Inda và Kurt. - Alta là vợ tôi - Vôlphgan thản nhiên nói— Nhưng trước mặt người khác thì cô ấy chỉ là một người quen mà thôi. Chúng tôi sẽ ở khác chỗ nhau. Tôi xin nói với anh thế này. Tôi không muốn gây thêm nguy hiểm cho cô ấy. - Được, tôi sẽ báo cáo về trung tâm... Thế còn đối với Ariets thì ta sẽ làm gì đây ? Đã đến lúc lôi cuốn ông ta tích cực tham gia vào công việc chưa ? Anh đã biết ông ta lâu chưa ? - Khoảng bốn năm... ông ta là một người can đảm những rất tiếc là không phải bao giờ cũng thận trọng trong cách cư xử , nói năng. Ông ta rất ghét gã "binh nhất xứ Bôhem (Quê của Hítle)” và không thể nào giữ được bình tĩnh khi nói về Hítle. Trên cơ sở đó tôi nghĩ rằng nên lôi cuốn ông ta vào công tác. - Nhưng dù sao là híện nay chúng ta cũng chưa nên nói cho ông ta...đừng nên nói một lời nào về Liên xô... Anh sẽ nhận được hướng dẫn cuối cùng qua đường dây liên lạc thông thường. Họ theo đoàn hành khách từ trên tàu xuống, ra khỏi nhà ga Pôtxđam và sau đó mỗi người đi về một ngả. Việc lôi cuốn nhà ngoại giao Rudolph phôn Sêlia vào công tác đã được dự kiến. Chính vì thế mà Inda Schiôbe, nữ phóng viên trẻ cần phải tới Vácsava. Vôlphgan đã thu hút cô vào công tác tình báo khi Inda còn làm thư ký cho biên tập viên Vôlph—chủ báo "Béclanh Tageblat”. Cô hai mươi ba tuổi, kết bạn với Kurt từ lâu và chấp thuặn đề nghị của anh không chút do dự. Inđa yêu nước Nga Xô-viết, yêu một cách say đắm, và lãng mạn...Thế nhưng cho đến mãi nhiều năm sau cô mới được giao những nhiệm vụ độc lập. Paul, người được Kurt giới thiệu với Alta đã ghi nhận xét về cô gửi về cho trung tâm như sau: "Dựa vào những tin tức thu nhập được, ta có thể thấy rằng nếu được đào tạo thích đáng, cô ta sẽ trở thành một nhân viên tốt, căn cứ vào sự kiên định trong tính cách và tình cảm của cô ta... Có triển vọng làm phóng viên báo chí và là người có nhiều khả năng và thành tích trong lĩnh vực này”…. ...................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 24 Tháng Bảy, 2017, 08:03:49 pm Alta đã hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc. Giờ đây cô sẽ phải công tác tại Vácsava. Cô đã thanh thản giã từ căn nhà của mẹ cô tại một đường phố rợp bóng cây ở Phranphuốc, nơi cô đã sinh ra và lớn lên. Cô đã xông pha vào nơi nguy hiểm và vững bước đi theo con đường chông gai mà mình đã tự chọn. Và như thế cô sẽ luôn luôn được ở bên Kurt, người cô yêu thương, người mà cô chỉ có thể gọi tên thật trong ý nghĩ mà thôi.
Ít lâu sau, Vôlphgan bắt tay vào công việc. Trước khi tiến hành nói chuyện với tham tán thứ nhất của đại sứ quán Đức tại Vácsava, họ đã lựa chọn vô vàn phương án để rồi đi đến phương án cuối cùng : phương án này đòi hỏi phải thận trọng, phải có thời gian, phải thật tỉ mỉ nhưng nhất định sẽ đem lại thắng lợi… Khi Kurt tới chỗ Sêlia, nhân tiện, anh nói : - Tôi có một tin vui lắm, anh Ruđôlphơ ạ. Có lẽ tôi sắp đi Anh để giải quyết công việc của hãng. - Anh đi có lâu không thế ? - Chưa biết chừng... có thể khoảng hai tuần gì đó. Tôi có rất nhiều bạn bè di cư từ Đức sang ở bên đó. Tôi hy vọng là họ sẽ cho tôi biết nhiều tin lý thú. - Tôi ghen với anh đấy... Anh hãy hỏi kỹ xem họ, nghĩ thế nào về tên binh nhất nhé. Thật là đáng sợ khi những thằng bán thuốc lá lại lên lãnh đạo đất nước ! Toàn một bọn mạt hạng, vô tích sự … Giá như anh hiểu được tôi nhỉ, tôi đã ngấy lắm rồi. - Xin anh đừng thốt ra những chuyện như thế - Kurt ngăn Sêlia lại. - Nhưng chúng ta đang nói chuyện chân tình với nhau kia mà...Tôi biết nên nói với những ai. Câu chuyện đó xảy ra vào giữa mùa hè và ít lâu sau Kurt quả thực có đi Luân đôn. Thời gian anh lưu lại đấy thật là có ích đối với anh. Anh đã gặp gỡ với những người am hiểu tình hình chính trị. Hai lần Kurt ăn cơm cùng với Phraiđơ, phóng viên của Đức tại Luân đôn, người đã xin cư trú tại Luân-đôn và gia nhập quốc tịch Anh khi nghe tin Hitsle lên cầm quyền. Anh cũng đã trò chuyện tùy viên báo chí của Áo, với tham tán phái đoàn đại diện của Rumani, với Phôigt, nhà bình luận ngoại giao của tờ "Manchester Guardian”... Kurt trở về Vácsava mang theo nhiều ấn tượng và tin tức mới. Lẽ dĩ nhiên, một trong những người anh gặp đầu tiên là viên tham tán Ruđôlph phôn Sêlia… - Tôi đã về rồi đấy nhé ! Lúc nào thì chúng ta có thể gặp nhau được nhỉ ? - Ngay hôm nay cũng được. Anh đến ăn cơm với chúng tôi nhé… Họ ăn uống rất lâu, vừa ăn vừa trò chuyện tới tận tối. Kurt mang tặng Sêlia một hộp xì gà Habana chính hiệu và không quên tặng vợ ông ta những con búp bê quý giá. Trong lần gặp lại đầu tiên này, câu chuyện chỉ xoay quanh những ấn tượng của Kurt trong chuyến đi Luân đôn vừa qua. Kurt hào hứng kể lại những câu chuyện vui, lạ tai của giới thượng lưu và ca ngợi cuộc sống ở Luân đôn. Anh nói rằng Rikhard Phraiđơ chuẩn bị đi Ấn độ theo lời mời của một Maharatja (lãnh chúa) giàu sụ để viết bài nhân ngày lễ kỷ niệm cua ông ta. Maharatja đã hứa trả cho một món tiền nhuận bút chưa từng thấy... Kurt còn kể chuyện anh đã ăn cơm tại nhà Nam tước phu nhân Butberg, vợ của Hơbơr Ôoen (Nhà văn người Anh đã được Lênin tiếp-ND). Bà vợ viên tham tán thì hỏi anh về các mốt đang thịnh hành ở Anh. .. Khi chia tay với những người chủ mến khách, Vôlphgan nói với Ruđôlph phôn Sêlia: - Anh Ruđôlph ạ, tôi còn có điều muốn nói riêng với anh. Chúng ta sẽ lại gặp nhau nhé. Ngày hôm sau Sêlia lại gọi Kurt : - Này anh đã làm cho tôi bị nổi máu tò mò rồi đấy nhé... Hôm nay đến chỗ tôi đi, vợ tôi đi xem hát và chúng ta có thể trò chuyện với nhau được đấy. Trên đời này có lẽ chẳng có gì có thể làm cho Ruđôlph bớt sốt ruột — ông ta nóng lòng chờ đợi Kurt. Thế nhưng Vôlphgan lại để dành chủ đề chính của câu chuyện đến cuối cùng : - Nào bắt đầu đi thôi, anh định kể cho tôi nghe chuyện gì đó lý thú lắm thì phải — Sêlia gặng hỏi. - Vội gì đâu, ta ăn cơm xong đã... trước hết tôi sẽ kể cho anh nghe tin chính trị. Và anh ta lại kể ấn tượng mà nước Anh giàu có đã gây ra cho anh, về tính phớt Ăng-lê của người Luân đôn, về mối quân tâm của người Anh tới chính sách của Đức, Kurt kể về cuộc gặp gỡ của mình với viên cố vấn người Áo, bá tước Gôin, người đang đau khổ về việc Đức định xâm chiếm Áo. Bá tước nói : “Tại châu Âu lúc này không còn lực lượng nào có thể ngăn cản được Hítle xâm lược Áo !”. Mútxôlini tán thành cuộc xâm lăng này, vì như thế y sẽ được lợi trong khu vực Địa trung hải. Kurt cũng biết được một tin tức lý thú về Rumani. Rumani đã đặt mua tàu ngầm tại các xưởng đóng tàu quân sự Đức. Chẳng bao lâu nữa đơn đặt hàng sẽ thực hiện, Rumani sẽ có những tàu ngầm hiện đại trong vùng Địa Trung Hải.. Nhà ngoại giao Đức Ruđôlph phôn Sêlia đã trở thành một nguồn tin mật quan trọng. Kurt báo cho trung tâm : "Ariets đã thông báo cho tôi tất cả những gì mà ông ta cho là quan trọng. Những tài liệu mà tôi quan tâm đến thì ông ta đều đọc cho tôi nghe hoặc cho phép tôi tự đọc lấy, ông ta chỉ dặn rằng "Anh hãy cầm sẵn một tờ báo để đề phòng nếu như chợt có ai vào thì che bức điện mật đi…” Trong số những tài liệu mà Sêlia trao cho anh, có cả thông tri về việc khắc phục tình trạng khan hiếm nhiên liệu công nghiệp trầm trọng ở Đức. Béclanh yêu cầu tất cả các đại sứ ở nước ngoài tìm mọi khả năng để mua các nguyên liệu chiến lược của các nước khác. Trong đó có cả nội dung của cuộc nói chuyện của Bộ trưởng Bộ ngoại giao phôn Mayrát với tên lãnh đạo của Đảng quốc xã tại Đanxit là Phorxte về việc chuẩn bị cuộc bạo động nhằm ghép thành phố Đanxit độc lập vào nước Đức. Phorxte là cháu của Hitler… Bây giờ Vôlphgan được biết tất cả những gì mà Sêlia biết. Mà phôn Sêlia thì lại biết rất nhiều. Vị tham tán này nắm được những bí mật của ngành ngoại giao Đức, biết được một số kế hoạch của nó từ đầu não của nước Đức quốc xã. ........................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 31 Tháng Bảy, 2017, 06:25:43 pm Rudôlph phôn Sêlia vẫn như xưa, vẫn mang tính cách của một con người chuộng thời trang,quá tự tin và không thận trọng. Hình như ông ta đã mất hết cả cảm giác sợ hãi. Có lúc Ariets đã có những hành động hết sức xốc nổ làm cho Kurt phải tốn rất nhiều công sức mới ngăn chặn được đổ vỡ và cứu ông ta ra khỏi nguy hiểm.
Sự việc đã xảy ra vào một năm trước chiến tranh. Hôm đó họ quy ước gặp nhau tại buồng của Kurt. Sêlia hứa sẽ mang đến những tài liệu gì đó rất quan trọng mới nhận được trong sứ quán. Phôn Sêlia đến sóm hơn một chút so với qui ước. Khi đó Kurt còn chưa có nhà. Khi đi qua phố, anh đã trông thấy chiếc "Mécxêđét” của nhà ngoại giao đậu bên cổng. Kurt bắt đầu chụp tài liệu. Kể từ khi lôi cuốn nhà ngoại giao Đức vào công tác, Vôlphgan đôi khi phải chụp ngay một lúc hai, ba trăm micro-copy (vi ảnh). Sau đó anh lại phải tráng phim, rửa phim và sấy khô... Tất cả mọi việc phải làm xong trước khi người quét dọn đến lau dọn nhà vào lúc sáng sớm. Hơn nữa anh cũng không thể quá lạm dụng thời gian buổi tối. Như thế rất nguy hiểm vì tiếng động nước ban đêm có thể làm cho hàng xóm nghi ngờ — tại sao người sống trên tầng hai lại hay sử dụng phòng tắm vào giữa đêm khuya khoắt như vậy ? Lần này công việc cũng nhiều. Viên tham tán ngồi trên chiếc ghế đẩu xem Vôlphgan làm. Đèn đỏ bật lên, khuôn mặt của Sêlia hiện lên từ trong bóng tối. -Tôi có tin mới đây - Sêlia nói - Tôi được đề nghị về Béclanh công tác. Điều kiện thật tuyệt diệu và tôi gần như là đã thuận rồi. Anh nghĩ thế nào về việc này ? — Công tác gì thế ? — Kurt hỏi — Anh đã chụp xong và đeo găng nhựa vào tay tiếp tục tráng phim. - Làm trong phòng của Ribentrốp. Tôi sẽ nắm được tình hình công việc của toàn ngành ngoại giao Đức. Anh có thích thếkhông ? - Được thôi, có thể như thế mà lại hay đấy — Vôlphgan trả lời — Thế bao giờ thì bắt đầu đấy ? — Nhanh thôi, chỉ một hai tháng nữa là cùng.. Nhưng phải mãi gần nửa năm sau phôn Sêlia mới đi Béclanh, vì còn phải chờ giải quyết chuyện cất nhắc ông ta lên một chức vụ cao hơn trong Bộ Ngoại giao. Đây là một thời cơ rất tốt. Lúc này tình hình chính trị trên thế giới đang ngày càng phức tạp. Mútxôlini đã chiếm Êtiôpia, Hít-le đánh chiếm Áo và sát nhập luôn vào lãnh thổ Đức, công khai ủng hộ tên tướng Phrancô ở Tây ban nha và lần lượt chiếm Tiệp, Ba lan. Tại Nhật, chính quyền đã chuyển vào tay tên tướng hiếu chiến Araki. Các chính phủ Anh và Pháp nhìn nhận khát vọng xâm lược của Hít-le một cách khoan dung, Mỹ thì duy trì chính sách không can thiệp. Nguy cơ chiến tranh đang đe dọa Liên xô. Trong hoàn cảnh như vậy, tin tức từ Bộ Ngoại giao Đứccó ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trước khi chia tay, phôn Selia tổ chức một bữa tiệc linh đình trong khách sạn "Pôlônia”. Tất nhiên Vôlphgan có mặt trong số các khách mời. Mọi người thi nhau chúc tụng Sêlia lên đường bình an và chóng thăng quan tiến chức trong lĩnh vực ngoại giao mới. Tiếng chạm cốc lách cách và những ngọn nến chập chờn trên bàn trong những chiếc chân đèn nặng chịch. Những chai rượu vang lóng lánh, những chiếc áo đuôi tôm màu đen cua các ông nổi bật trên nền áo sơ mi trắng muốt, những đồ trang sức lấp lánh trên cổ, trên những chiếc áo váy hở ngực của các bà, các cô.. Inda Schiôbe ngồi gần mép bàn trong đám những nhân viên đại sứ quán và nhà báo Đức được mời đến dự buổi chiêu đãi. Sau bữa ăn, khách chuyển sang phòng bên hút thuốc, tán chuyện. Những người hầu bàn ăn mặc sang trọng như những nhà ngoại giao mang đến cho khách những cốc rượu vang lớn và những ly cà phê. Kurt tìm thầy Inda trong đám đông. Anh nắm tay cô thì thầm thán phục : - Hôm nay trông em đẹp quá Inda ạ !... Nào lại đây đi em, anh sẽ giới thiệu em với Ariets. - Em muốn chiều nay lại được ngồi bên lò sưởi của anh — Inda khẽ đáp - Chúng ta lại sắp sửa phải chia tay nhau rồi... - Ngài Oberregirungxrat - Kurt bằng một thái độ thân mật, trang trọng ngăn vị tham tán hình như đang vội đi tìm ai — Xin cho phép tôi được giới thiệu cô Inda Schiôbe với ngài. Tôi đã kể cho ngài nghe về cô ấy nhiều lần rồi và hơn nữa cô ấy cũng sắp đi Béclanh. … Phôn Sêlia trịnh trọng cúi đầu đáp lễ. Inda chìa tay ra. - Hình như chúng ta đã biết nhau rồi thì phải — Vị tham tán thốt lên — Có phải đúng thế không ạ ? — Dạ, vâng ạ, có thể là chúng ta đã gặp nhau trong một cuộc tiếp khách nào đó ở Đại sứ quán. Em thường tới đó mà. Kurt đã kể về Inda Schiôbe cho Sêlia nghe từ lâu, trước lúc vị tham tán đi Béclanh. Trung tâm đã quyết định : Alta sẽ chuyển sang Béclanh để duy trì liên lạc với Ariets. Người phụ nữ hai mươi bẩy tuổi đó đã trở thành người đứng đầu của một trong số những nhóm bí mật tại Béclanh. Khi đó Kurt đã nói với Sêlia : — Rất tiếc là chúng ta lại phải chia tay nhau anh Ruđôlph ạ, nhưng bên cạnh anh sẽ có Inda Schiôbe. Anh có thể tin vào cô ấy như tin tôi. Chúc anh thành công. Kurt đã giới thiệu cho họ quen nhau trong buổi tiệc chiêu đãi đúng như kế hoạch. Vị tham tán đi được ít lâu thì Alta cũng tới Béclanh. Ngay cả khi Alta ra đi, Vôlphgan cũng không kịp đưa tiễn… Sau đó mấy tháng hai người lại gặp nhau tại Vácsava. Alta tới Vácsava do công việc của mình. Thời gian đó trước lúc rời Vácsava, Inda làm chuyên viên cho một tên lãnh đạo quốc xã tại một khu người Đức ở Vácsava, chị đảm nhiệm công tác giáo dục tinh thần chủ nghĩa xã hội dân tộc cho các phụ nữ Đức. Trong khu người Đức ở có nhiều vợ con của các nhà ngoại giao và các quan chức Đức... Mùa thu sắp tới, trong công viên hoàn toàn vắng vẻ. Alta kể cho Kurt nghe về công việc của mình rằng cô cần phải có liên lạc trực tiếp với Mátxcơva trong những tình huống khó lường trước được. Krut hứa là sẽ làm tất cả. Sau đấy họ nói về chuyện riêng tư. Inda buồn nhưng cố giấu không cho Kurt biết. Cây cối trong công viên đã bắt đầu ngả sang màu vàng. — Rừng cây đã chuyển màu rồi anh nhỉ - Inaa nói và Vôlphgan hiểu rằng cô đã cố làm ra vẻ mình buồn vì cảnh sắc thiên nhiên. — Chúng ta sắp ở bên nhau rồi Inda ạ — Kurt vừa nói vừa cúi xuống nhặt hạt dẻ. — Tất nhiên rồi, em tin thế đấy — Inda nói — Chúng ta sẽ tới Mátxcơva. Anh sẽ học xã hội học, còn em sẽ giúp anh, sẽ làm trong thư viện, sẽ sưu tầm tài liệu. Anh còn nhớ, anh đã nói với em thế nao rồi chứ... Anh còn chưa biết em là một người coi thư viện chăm chỉ như thế nào đâu. Nào anh đưa cái hạt dẻ ấy đây cho em — Inda bỗng ngừng lời. Kurt bóc lớp vỏ xanh đã khô nhựa để lộ một hạt dẻ màu nâu bóng và đưa cho Inda. — Đây là kỷ niệm về cuộc dạo chơi của chúng ta — Cô nói như có cảm giác đấy là cuộc gặp gỡ cuối cùng của họ. Inda ra đi. Chẳng bao lâu chiến tranh bùng nổ. Đức tấn công Ba lan. Kurt nhận được chỉ thị rời Vácsava. Anh phải là người ra đi cuối cùng. Tùy theo tình hình cụ thể, anh có thể xuống phía nam tới Bucarét hoặc lên phía bắc qua biển Bantích tới Lêningrat. Chỉ thị này do một giao thông viên đặc biệt đem tới cho anh. Kurt đã gặp người này ở vùng Môkôtốpxki tại Vácsava, nơi tập trung hàng nghìn người, chủ yếu là những người thất nghiệp. Đấy là một địa điểm thuận lợi cho những cuộc gặp gỡ bí mật…. Các nhân viên trong nhóm bí mật của Vôlphgan đã nhận được quy ước liên lạc tại Béclanh. Địa chỉ liên lạc là phố xanh tại Prankphuốc, nhà số 202, nơi mẹ của Inda đã sống trước đây. Để liên lạc, trước tiên phải gửi một bưu ảnh có chữ ký là "Paul” nếu là đàn ông, còn nếu là đàn bà thì sẽ ký là "Paula”. Sau đó, theo đúng thời hạn, quy định cụ thể cuộc gặp gỡ sẽ tiến hành trong tiệm ăn, tiệm cà phê, trong tàu điện ngầm hay trong nhà ga xe lửa... Kurt Vôlphgan đã hoạt động bí mật mười năm ròng tại Vácsava. Giờ đây anh lại phải thực hiện một nhiệm vụ mới mang một cái tên mới và nhân dạng mới. Cái tên Kurt Vôlphgan từ nay sẽ không còn nữa……. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 11 Tháng Tám, 2017, 02:56:47 am CHƯƠNG IV NGƯỜI VẼ BẢN ĐỒ TỪ BUĐAPET Ta chỉ có thể so sánh công việc của những người đứng trên vọng gác vô hình, tỉnh táo theo dõi gã hàng xóm phản phúc như những chiếc máy bay định hướng, giá như những phương tiện kỹ thuật này đã có và được đem sử dụng trước chiến tranh đề phòng trước cho đất nước thanh bình khỏi họa xâm lăng của kẻ thù thì hay biết mấy...Suốt bao năm trời, nước Đức Hítle đã là gã hàng xóm như vậy và một "vọng gác” đã mọc lên tại Thụy Sĩ. Người "chỉ huy” vọng gác này là một nhà khoa học bản đồ trẻ người Hunggari tên là Sanđô hay còn gọi là Alecxanđr Rađô. Rađô chưa từng làm tình báo viên chuyên nghiệp nhưng tên tuổi của anh đã đi vào lịch sử quân sự như một người tình báo có hiệu suất công tác cao nhất, và "may mắn” nhất. Chiến tranh thế giới kết thúc, nhà khoa học trở về với cái nghề thanh bình xưa kia trong cuộc sống của một người dân thường. Hiện nay, ông là một trong những người vẽ bản đồ trứ danh nhất, là một nhà bác học nổi tiếng trên thế giới, một ủy viên danh dự của rất nhiều hội địa lý. Tuy vậy những tháng năm lâu dài gian khổ của cuộc đấu tranh chống phát xít vẫn sống mãi trong tâm trí ông…. Mỗi người chiến sĩ trên trận tuyến thầm lặng đều có con đường của mình để đi tới cái nghề không dễ dàng gì mà họ đã tự lựa chọn. Sanđô Rađô cũng đã đến với nghề này bằng con đường của mình. Trước chiến tranh hai nước Áo —Hung được gọi là đế chế chắp vá. Phrants Iôxip —tên trùm phát xít già nua đã chiếm Trung Âu. Trong phạm vi biên giới quốc gia của lão có người Hung, người Áo, người Slôvaki, người Tiệp, người Khorvat, người Ukraina, người Ba lan sinh sống... Đế chế chắp vá đầy đau khổ do những mâu thuẫn dân tộc và xã hội gây ra, được duy trì dưới họng súng, lưỡi lê và chế độ độc tài đã là vũ đài của cuộc đấu tranh liên tục không ngừng. Năm mười ba tuổi, Rađô lần đầu tiên chứng kiến cuộc biểu tình của công nhân từ ngoại ô Buđapét tới trung tâm thành phố. Cậu bé sống trong một khu của thành phố, khu Uipest gồm toàn những gia đình công nhân nghèo khổ, sống chui rúc trong những túp lều thảm hại và những gia đình Xưgan không nhà không cửa. Cạnh đó là những tòa biệt thự của bọn nhà giàu. Ruộng đất dọc hai bên bờ sông Đunai nằm trong tay những tên dòng dõi nhà bá tước Karôli. Thực đúng là nghèo nàn sát cánh với giàu sang. Sanđô Rađô, con một nhà buôn nhỏ phải chạy vạy vất vả lắm mới đủ ăn. Anh có một người bạn chí thân tên là Phêđô Laxlô. Cậu bé Gavơrốp (tên một thiếu niên anh hùng Pháp trong tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo) người Hunggari, Laxlô sống và làm thuê tại nhà một bà bán hàng ngoài chợ cạnh bờ sông. Từ sáng đến tối, cậu bé khuân những chiếc giỏ và những gói hàng nặng trĩu chuyển cho khách hàng, vậy mà nhiều khi vẫn phải nhịn đói đi ngủ. Mẹ của Sanđô mời Phêđô ngồi vào bàn ăn cùng với các con của mình, mặc dù bản thân những người trong gia đình ít khi được ăn no. Cậu bé Laxlô không nơi nương tựa rất quyến luyến gia đình Sanđô. Laxlô nhiều tuổi hơn Sanđô và đã tích lũy được một số kinh nghiệm sống. Đối với Sanđô, Laxlô là người có uy tín tuyệt đối. Sanđô bắt chước bạn từ việc làm đến lời ăn tiếng nói. Chúng cùng nhau tìm hiểu thế giới bao la đầy bí hiểm, dạo chơi trên sông Đunai, lang thang khắp hàng cùng ngõ hẻm của thành phố. Đối với Sanđô, thì không có gì thích thú hơn là đi theo Laxlô để mang những sọt hàng tới nhà người mua. Cuộc biểu tình của những người bãi công tràn ngập những đường phố hẹp của khu công nhân Uipest đã tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của các cậu bé. Chúng kiêu hãnh bước theo đoàn biểu tình, chúng chạy lên phía trước đoàn người nhưng sau đó bị tụt lại và vô cùng buồn bã khi nghe thấy tiếng súng của bọn hiến binh cản đường đoàn người biểu tình tại khu phố trung tâm. Sao mà chúng lại thèm được tham gia vào cuộc xung đột với bọn "gà lôi đỏ” này đến thế. Ngày hôm sau, Laxlô xuất hiện với chiếc khăn quàng đỏ quấn quanh cổ — dấu hiệu đoàn kết với công nhân đấu tranh chống bọn nhà giàu. Sanđô cũng bắt chước bạn đi tìm bằng được chiếc khăn quàng đỏ quấn lên cổ và cứ như vậy đi đến trường...Thầy giáo đến gặp bố mẹ Sanđô nói rằng cậu có những chiều hướng không lành mạnh và điều đó có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Cũng thời gian đó, bố Sanđô đang làm ăn khấm khá. Trong nhà, thay cho chiếc đèn dầu hỏa lúc đầu là chiếc đèn ga, sau đó đến đèn điện — dấu hiệu đầu tiên của cuộc sống sung túc, phát đạt…Hai bố con nói chuyện rất lâu về chiếc khăn quàng đỏ. Người bố ngồi trong chiếc ghế bành, còn Sanđô ngồi đối điện với ông và yên lặng lắng nghe. Ông bố ôn lại cho con những việc xảy ra đã lâu trong cuộc đời mình, về chuyến đi sang Mỹ không thành. Đây không phải là lần đầu tiên ông nói về chuyện này. Ngay từ khi còn trẻ, bố Sanđô đã quyết định đi tới những đất nước xa xăm. Cảnh đói nghèo đã thôi thúc ông ra đi. Nhưng ông chỉ tới được Hămbua vì không đủ tiền để vượt đại dương, ông lại phải tiếp tục cuộc sống lang thang nghèo đói thất nghiệp tại Viên. Nay thì nhờ trời, chẳng cần phải đi đâu xa - sang tận Mỹ mà ngay tại đây thôi, ngay tại Uipest này ông đã có thể thoát cảnh đói nghèo. Cái đó chẳng phải là do ân huệ của ai mà chính là do mồ hôi, công sức của chính bản thân mình đem lại. Ông ta còn nhắc cho con về chuyện người anh trai Mícse của ông. Ông ta cũng phải chìm đắm trong đau khổ và cũng nhờ vào sức mình mà thành đạt. Như thế thì mỗi một con người phải tự tay gây dựng hạnh phúc của bản thân mình. Không việc gì phải làm ngứa mắt mọi người bằng những chiếc khăn quàng đỏ. Họ sẽ tống cổ ra khỏi trường, chẳng ai người ta giúp đỡ đâu. Những lời nói của ông bố không thuyết phục nổi Sanđô. Cậu bé cảm thấy Phêđô Laxlô có phần đúng hơn — Laxlô không đơn độc mà cùng mọi người đi đến cùng. Từ hồi còn bé, Sandô đã tỏ ra có năng khiếu về địa lý. Quyển sách đầu tiên mà cậu đọc là cuốn sách kể về cuộc hành trình của Benđéc Bartôsi — Balốc một con người hoàn toàn xa lạ với cậu, người đã đi qua nước Nga tới Nhật bản bằng tuyến đường sắt mới xây dựng xuyên Xibiri. Đây là lần đầu tiên Sanđô biết đến nước Nga khi xem bản đồ phụ lục kèm theo quyển sách. — một tuyến đường màu đỏ nối Budapest với Tôkyô qua những vùng đất mênh mông của nước Nga. Sau đó, mấy năm chính Sanđô lại tới nước Nga... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 15 Tháng Tám, 2017, 12:51:43 am Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gần kết thúc, nhưng trước đó nó đã kịp bắt đi người học trò vừa mới ra trường. Sanđô bị gọi vào quân đội. Học xong trường trung học, Sanđô trở thành học viên của trường pháo binh. Đế chế Lôxkút của Phrants Iôxip sụp đổ, đất nước sôi động. Khắp nơi đâu đâu cũng diễn ra những cuộc tranh luận về chính trị - trong tàu điện, trong những tiệm cà phê của thành phố, giữa những người khách mang tên "những nhà chiến lược quán cà phê”. Những người lính bị bắt làm tù binh được thả từ Nga về đã có tác động rất lớn tới tâm trí mọi người. Họ là những người được tận mắt chứng kiến nước Nga mới, những người đích thân tham gia cách mạng và tuyên truyền tư tưởng của nó. Những người lính "mang bệnh truyền nhiễm của bônsêvích ” đã bị cách ly, bị giữ lại trong quân đội, không cho về nhà. Thế nhưng rồi đâu vẫn hoàn đó— những lời lẽ của họ đã làm sôi động trái tim, khối óc nhiều người. Vào những năm đó, trong cuộc sống của Sanđô đã xảy ra những sự kiện có ảnh hưởng tới quan điểm sau này của anh. Tháng 12 năm 1918, anh pháo binh Sanđô gia nhập đảng cộng sản Hunggari. Sau đó mấy tháng, nước Hunggari tuyên bố là nước Cộng hòa Xô viết Hunggari nhưng tồn tại không được lâu. Những người bảo vệ nước cộng hòa buộc phải chống trả không chỉ những thế lực phản động trong nước. Ở biên giới, bọn can thiệp đã rình rập —quân Pháp, quân Rumani và quân Tiệp... Để chống lại các lực lượng phản động, nước cộng hòa Hunggari đã thành lập các đơn vị Hồng quân. Những trung đoàn quốc tế cộng sản xuất hiện bao gồm những người Xlôvaki, Tiệp, Rumani, Bungari và Ukraina ,.. những người có ý chí cách mạng và những người lính tù binh Nga... Tất cả cùng có chung một lý tưởng cách mạng. Anh lính pháo binh mười chín tuổi Sanđô đến nhận nhiệm vụ tại một sư đoàn mới thành lập. Sư đoàn đã chiến đấu phòng ngự cùng với những người thợ mỏ của thành phố bên cạnh. Vợ con những ngươi thợ mỏ đã mang cơm nước đến tận chiến hào cho họ. Tiếp sau đó là những trận đánh khốc liệt, đẫm máu không phân thắng bại. Nhưng chẳng bao lâu, cuộc chiến đấu chấm dứt—lực lượng quân xâm lược Rumani kéo vào Buđapest. Nước Cộng hòa Xô viết Hunggari không còn tồn tại nữa. Những cuộc khủng bố tàn khốc của bọn Khôchice bắt đầu. Trong những ngày cuối cùng của nước Cộng hòa, Sanđô đã sống và chiến đấu tại Buđapest. Buđa là khu vực duy nhất của thủ đô vẫn chưa bị bọn can thiệp Rumani chiếm đóng. Khi được biết sẽ có một chuyến tàu xuất phát từ đó, các chiến sĩ bảo vệ cuối cùng đã quyết định vượt tới nhà ga phía nam. Tàu này sẽ đi đâu thì chẳng một ai biết, nhưng cái đó không quan trọng, miễn sao rời khỏi thủ đô đang bị bọn khủng bố bao vây là được. Trước lúc rời thành phố, Sanđô còn kịp rẽ qua nhà ở Uipest. Anh tạm biệt bố mẹ rồi đi vòng ra sau nhà, bí mật giấu tấm thẻ đảng viên trong vườn. Sanđô tin rằng chẳng bao lâu nữa anh sẽ trở lại quê hương, nhưng chuyện đó mãi ba mươi sáu năm sau anh mới làm được…. Tại nhà ga, những người bảo vệ thành phố phải chật vật lắm mới len vào được các toa tàu đã chật cứng. Tới ga ngoại thành, đoàn tàu bị bắn nhưng người lái tàu vẫn mở hết tốc lực khi qua Kerenpherđ. Đến đêm thì đoàn tàu tới được Balatôn. Sanđô đã xuống tàu và ẩn náu ở chỗ những người bạn của anh tại vùng đó. Sự khủng bố nhanh chóng lan ra khắp đất nước – những chiến sĩ bảo vệ bị đêm ra bắn và treo cổ. Những cuộc vây ráp diễn ra suốt ngày đêm. Sau khi kiếm được một số giấy tờ, Sanđô quyết định sang nước Áo láng giềng. Tới ga biên giới anh bị bắt do có sự nhầm lẫn của bọn săn lùng : chúng tưởng anh là một người nào đó chúng định bắt. Chúng bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh của anh. Sanđô bị chúng lôi ra khỏi toa tàu và giễu cợt xem anh thích được treo cổ trên cây nào. Rồi chúng ra lệnh đem anh ra bắn, nhưng rất may là Sanđô bỗng trông thấy trong đám đông có một người quen ở Uipest và người này khẳng định rằng có biết anh là Sanđô Rađô. Thế là anh được tha ra. Ngay lúc đó người phụ trách đoàn tàu kêu. lên : — Muộn giờ mất rồi, ai là người chịu trách nhiệm về việc này chứ ? Phải chấp hành đúng giờ giấc nội qui... Sanđô vội lao lên bậc lên xuống của toa tàu chẳng kịp lấy lại chứng minh thư nữa. Sang đến đất Áo mọi chuyện đã dễ dàng hơn, mặc dù trong túi Sanđô chỉ có một thứ giấy tờ duy nhất là một chiếc vé tàu điện tháng Budapest đã quá hạn, nhưng được cái là có ảnh kèm theo. Rất may cho anh là bọn lính biên phòng lại không biết tiếng Hung-gari. Chúng soi đèn xem trong lúc nhá nhem tối và tưởng nhầm đó là chứng minh thư thật... Sanđô ra quảng trường gần ga. Bây giờ anh hoàn toàn không có bạn bè mà cũng chẳng có người thân thích. Nửa giờ sau, con tàu chuyển bánh đi Viên. Và thế là Sanđô bắt đầu cuộc sống của một người tị nạn chính trị trong nhiều năm dài đằng đẵng…… ....................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 20 Tháng Tám, 2017, 06:39:59 pm 2. Quán cà phê "Khêrenkhốp” nằm trong một biệt thự cũ tại Viên với những căn nhà mát mẻ, trần cuốn vòm, tường ốp gỗ sồi ngâm đen nhánh và những bức khắc gỗ cổ. Cái tên "Thái ấp điền chủ” của quán cà phê, nơi những kiều dân Hung thường tụ tập, trở thành chuyện khôi hài cho khách vãng lai và là cái cớ làm nảy sinh thường xuyên những câu chuyện cười thâm thúy. Cái tên đó thích hợp làm sao với tình cảnh của những người dân tỵ nạn luôn sống bấp bênh và tự hạn chế mình về nhiều mặt. Ở đây lúc nào cũng rất đông khách. Một số người ngồi hàng giờ với mỗi một ly cà phê, đọc báo hoặc viết bài để tiêu khiển và có khi lại nhận cả bưu phẩm tại đây vì không phải tất cả kiều dân đều có địa chỉ cố định. Sanđô cũng là một trong những khách hàng quen thuộc của quán cà phê này. Anh đã trốn chạy từ Buđapét tới Viên, sống vất vưởng ở đây mấy tháng nay rồi vì không kiếm được công ăn việc làm ổn định. Anh đã dự giảng ở trường đại học, tập viết báo và cứ chiều chiều lại đến quán "Khêrenkhốp”. Một hôm vào cuối năm hai mươi, Sanđô đã gặp Kxavơ Saphgốt — "Bá tước đỏ” một người mà anh đã bắt quen sau khi đặt chân tới Viên không lâu. Quả thực vì bá tước này xuất thân từ một gia đình dòng dõi quý tộc Đức. Trong thời gian chiến tranh, Saphgốt đã bị Nga bắt làm tù binh, sau đó đi theo bônsêvích và trở về phương Tây với tư cách là người của nước Nga mới. Từ xa, Sanđô đã nhận ra thân hình cao lồng ngồng của Saphgốt tóc vàng cùng đi với một người còn trẻ mà Sanđô không quen biết. Saphgốt đưa mắt tìm chỗ trống và trông thấy Sanđô liền tươi cười vẫy chào. Họ ngồi vào bàn và Saphgốt giới thiệu : - Các anh hãy làm quen với nhau đi, đây là Kônxtantin Umanxki đại diện toàn quyền ngành nghệ thuật Xô viết... Anh ấy từ Mátxcơva tới đấy. Trước mặt Sanđô là một người còn rất trẻ nhưng có vẻ chín chắn. Anh ta nói tiếng Đức rất trơn tru và kể rằng anh đến Áo là để tuyên truyền nghệ thuật Xô viết theo sự ủy nhiệm cua trưởng ban văn hóa Lunatsácxki. Hiện nay, anh đang làm phiên dịch trong Bộ Ngoại-giao Áo. - Tôi được bố trí công tác cũng là nhờ vào sự giúp đỡ của ngài bá tước đấy — Umanxki gật đầu chỉ vào Saphgốt— Ngài Kxavơ có quan hệ rất rộng trong bộ. Cuối buổi nói chuyện bá tước đỏ nói với Umanxki : - Anh Kồnxtantin này, tôi nghĩ rằng Sanđô có thể giúp anh về công việc của hãng thông tấn đấy….. Anh hãy nói cho anh ấy biết ý định của mình đi. Ý định đó như sau : Bộ ngoại giao Áo hàng ngày nhận tin tức từ Mátxcơva gửi về. Trong Bộ Ngoại giao có cả đài vô tuyến đặc biệt nữa. Nhưng những bức điện báo thu được không làm sao có thể đem ra sử dụng được. Umanxki đã cố công miệt mài dịch chúng ra nhưng rồi cũng đành xếp xó. Giá như có người đem in những bức điện đó và đóng thành tập san gửi cho các ban biên tập... — Nhưng ta lấy đâu ra tiền để làm việc đó bây giờ ? — Sanđô hỏi. - Vấn đề là ở chỗ đó, chúng tôi chưa có quan hệ ngoại giao với các nước khác, còn bản thân chúng tôi ở đây chỉ là những cá nhân. Hiện thời chúng tôi chỉ có Đgiôn Rít là tham tán độc nhất của nhà nước Xô-viết, ủy ban nhân dân Xô-Viết giao cho anh ta làm lãnh sự tại Nữu ước. Ngoài ra còn có Lítvinốp làm đại diện cho Liên đoàn Trung ương ở Thụy điển... Trong những lần gặp gỡ khác, ý định đó lại được đề cập tới. Dần dần một kế hoạch được hình thành : cần phải viết thư sang Stốckhôm nhờ Litvinốp giúp đỡ. Họ viết thơ gởi đi và bắt đầu chờ đợi. Đã mấy tháng trôi qua nhưng vẫn chưa thấy tăm hơi như trả lời. Kế hoạch đề ra đang dần dần bị lãng quên thì chợt một hôm Sanđô nhận được lời mời "Viner Bank Pherây” tới có chuyện. Ngày hôm sau Sanđô đã ngồi trong chiếc ghế bành sang trọng bên ly cà phê, còn chủ nhà băng đĩnh đạc ngậm điếu xì gà trên môi nói với anh : - Ngài Rađô ạ, tôi hy vọng rằng rồi đây ngân hàng chúng tôi sẽ đáp ứng được sự quan tâm của ngài…..Ngân hàng chúng tôi rất có kinh nghiệm, nhất là trong hoạt động thương mại.... Ngài có thể tin như vậy... Chúng tôi xin bảo đảm hoàn toàn... So với viên giám đốc nhà băng, Sanđô chỉ là một đứa trẻ, thế nhưng ông ta lại hơi có vẻ xun xoe trước mặt anh. Sau đó, ông ta đưa cho Sanđô một tờ séc chuyển khoản với số tiền là mười nghìn cuaron Thụy điển từ Liên đoàn trung tâm chuyển đến. Số tiền này đã đặt nền móng cho việc thành lập Thông tấn xã mang tên "Rosta Vin”. Chủ biên tập là Saphgốt, thư ký biên tập là Umanxki còn Sanđô là người sáng lập. Ít lâu sau, họ bắt đầu thuê một căn phòng thuận tiện cho công việc tại trung tâm Viên và bắt tay vào việc tuyển chọn nhân viên, chủ yếu là lực lượng phiên dịch. Hãng thông tấn bắt đầu cho in những tập san của mình. Nhưng để những tập san này có thể ra mắt bạn đọc còn cần phải giải quyết một số vấn đề cấp bách. Trước hết là phải thỏa thuận với người phụ trách đài vô tuyến tại Balgandplats để nhận những bản điện báo của Mátxcơva. Ông ta đòi trả năm mươi đô la một tháng cho mình và cho các nhân viên điện đài. Số tiền này chẳng đáng là bao nhưng đối với một nước như Áo sau những năm chiến tranh tàn phá và lạm phát thì có giá trị rất lớn. Và lần này cũng nhờ bá tước Sarphgốt giúp đỡ mà Sanđô đã nhận được giấy phép vào nơi đặt đài vô tuyến ở Bộ Ngoại giao. Mỗi buổi sáng, Sanđô lại qua đấy với danh nghĩa là đại diện ngoại giao của Đại sứ quán “Êtiôpi” không hề có tại Viên lúc bấy giờ…. Tập san tin tức với những tư liệu nói về sự thật ở nước Nga Xô-viết chẳng mấy chốc đã nổi tiếng khắp nơi. Nó được gửi tới các tờ báo của nhiều nước trên thế giới. Cuộc phong tỏa tư tưởng đối với Mátxcơva đã bị phá vỡ. Tiếp đó, Sanđô được mời tới Mátxcơva dự Hội nghị Quốc tế Cộng sản với tư cách là đại diện của hãng Thông tấn. Anh đi cùng với Umanxki và tất nhiên là phải đi bí mật sau khi đã xoay được giấy tờ mạo danh những chủ trại nuôi ngựa Áo đang quan tâm đến giống ngựa thuần chủng của Nga. Lúc đầu mọi chuyện đều ổn thỏa nhưng khi tới ga biên giới Litva thì suýt nữa bị tai vạ. Đoàn tàu chở "những chủ trại nuôi ngựa” tới Mátxcơva đã đến ga và chỉ còn qua kiểm tra thuế quan nữa là xong. Viên sĩ quan kiểm tra đứng ra gọi tên hành khách theo danh sách. Umanxki bỗng nhiên lo lắng hỏi thầm Sanđô : - Này, họ của tôi là gì nhỉ ?...Tôi quên khuấy mất rồi… Sanđô Rađô cũng lại không nhớ nốt. - Anh cứ làm ra vẻ điếc đi — anh khuyên bạn. Rất may là lúc gọi đến họ tên mình Umanxki nhớ lại được ngay. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 26 Tháng Tám, 2017, 03:07:54 pm Sanđô lần đầu tiên đặt chân lên nước Nga Xô-viết lòng tràn đầy lạc quan. Cái gì đối với anh cũng mới lạ. Anh ngắm nhìn tất cả với con mắt ngạc nhiên sung sướng mặc dù đất nước mà anh khao khát được tới thăm vẫn còn hết sức khó khăn trong cảnh tàn phá, đói nghèo. Khi tàu chạy đến đâu đó gần vùng Xebegiơ thì dừng lại giữa đường và đội phục vụ tàu, những người lái tàu và các hành khách tự nguyện đã bắt tay vào việc cưa gỗ, chặt cành và chuyên chở những cây củi nặng vào toa than. Sanđô Rađô và những người đi dự Hội nghị Quốc tế Cộng sản đã hết sức nhiệt tình tham gia vào việc này. Sanđô cho rằng như thế là anh cũng như tất cả nước Nga đã góp sức mình tham gia khôi phục lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá. Ở Mátxcơva cũng còn nhiều khó khăn. Các đại biểu dự hội nghị được cấp phát phần lưong khô it ỏi : mỗi ngày một con cá trích, mười điếu thuốc lá và một miếng bánh mì đen. Trong thành phố lại đang có dịch thương hàn, thời tiết mùa hè oi bức và thêm vào đó, nạn đói đang lan nhanh từ phía Đông, từ vùng Pôtvôgiơ tới. Sanđô không thể tưởng tượng được rằng Mátxcơva lại gặp khó khăn, rằng cuộc đấu tranh đòi hỏi phải có sự nỗ lực hết mức như vậy. Nhưng những con người ở đây mới diệu kỳ làm sao ! Quan hệ giữa người với người trong đất nước kỳ Iạ này mới tuyệt vời làm sao ! Đất nước này được động viên, cổ vũ bằng một tương lai tươi sáng, rộng mở, vượt qua tất cả những khó khăn vất vả của cuộc sống hôm nay. Sanđô rất thích câu nói của người Nga "Vưđiugim !” (Chúng ta sẽ đứng vững được!). Những người mà anh gặp ở nước Nga đã trả lời tất cả những gian khổ trong cuộc sống bằng "Vưđiugim”. Họ tin tưởng vào tương lai của mình và điều đó đã ban cho họ sức mạnh. Cũng tại Mátxcơva anh đã được vinh dự nghe Lê-nin nói chuyện và được chuyện trò với Người. Người Cộng sản Hunggari đã tự chọn cho mình nghề đồ bản, trong chuyến đi này vẫn không quên chuyện cũ. Trong cuộc hội nghị, anh gặp một người bạn cùng ngành người Liên xô và tìm cách gặp để nói chuyện về chuyên môn nhưng họ không làm thế nào để hiểu nhau được. Người đối thoại của anh không biết tiếng Hung còn anh, lạí mới bắt đầu học tiếng Nga. Sanđô rất cần một tấm bản đồ Liên xô nhưng chịu không sao diễn đạt được ý mình. Họ làm điệu bộ, mỉm cười với nhau và nhún vai. Đúng lúc đó, Lênin đang đi qua hành lang. Thấy hai người đang nói chuyện bằng điệu bộ, Người liền dừng lại và hỏi : - Liệu tôi có thể giúp được gì cho các đồng chí không nhỉ ?—Người nói — Đồng chí nói tiếng Đức hay tiếng Pháp ? Đồng chí định nói gì thế ? Sanđô liền dùng tiếng Đức để giải thích rằng anh là nhà đồ bản người Hung, rằng anh muốn vẽ bản đồ nước Nga để đem in ở Hung hoặc Áo nhưng không thể tìm đâu ra những tài liệu cần thiết... Rađô từ Mátxcơva về mang theo hàng tập bản đồ. Anh cùng với Umanxki qua Lêningrát trên đường về nước. Dọc đại lộ Nêva cỏ mọc um tùm, thành phố trông còn hoang tàn hơn cả Mátxcơva. Nhưng con người ở đây cùng làm việc hăng say và quên mình không kém. Trên đường tới Talin, hai người "chủ trại nuôi ngựa” đã lâm vào một tình thế khó xử. Sau khi đã làm quen với những người cùng đi trong toa, họ bèn nói chuyện về nghề nghiệp của mình đúng như trong giấy tờ. Và thật không may cho họ, những người này lại chính là những nhà buôn chuyên mua ngựa cho trường đua. Thế là các ông lái ngựa sôi nổi hẳn lên khi biết hai chàng trai trẻ cũng là đồng nghiệp của họ. Họ bắt đầu hỏi chuyện về tình hình làm ăn nhưng cả Sanđô lẫn Umanxki đều tịt mít không biết tí gì về giống ngựa thuần chủng, về môn thể thao đua ngựa, và tên gọi của các loại ngựa đua nổi tiếng... Cả hai đều ấp úng trả lời chẳng ra đâu vào đâu cả. Vì sợ bị phát hiện nên hai người phải kiếm cớ để xuống tàu và thế là suốt cả ngày hôm đó, hai người ngồi tán gẫu cho qua ngày để chờ chuyến tàu sau. Ngày hôm sau họ mới lên tàu qua biên giới. Mãi nhiều tháng sau, Rađô mới có thể bắt tay vào làm cái nghề đồ bản mà anh ưa thích. Việc bao vây phong tỏa nước Nga dần dần giảm đi và tại Viên đã có mặt Đại sứ quán Liên xô. Một tùy viên báo chí từ Mátxcơva tới đã đảm nhiệm việc phụ trách hãng thông tấn "Roxta Vin”. Giờ đây người kiều dân Hunggari mới có thời gian rảnh rỗi để học xong chuyên môn của mình. Sau đó anh lên đường đi Béclanh, nhưng trước chuyến đi này anh đã làm quen với một cô gái tuyệt vời người Bức tên là Êlêna Laden, người sau này trở thành vợ anh. Êlêna Laden là một cô gái tóc vàng, vóc người mảnh dẻ với những đường nét tuyệt mỹ. Cô gái sôi nổi không hề biết sợ là gì của vùng ngoại ô Béclanh này dường như sinh ra để làm công tác cách mạng. Cùng với chị gái của mình là Guxta, cô rất thán phục Các Lépnếch. Êlêna là người giúp việc cho Lépnếch, một cô nhân viên bán hàng nhỏ nhắn trong cửa hàng bách hoá tổng hợp Béclanh. Năm mười bảy tuổi, Êlêna đã làm việc trong Đại sứ quán đầu tiên của Liên Xô vừa mới đặt ở đây. Nhưng sau khi cuộc đàm phán ở Brexki bị gián đoạn, chính quyền Đức cắt quan hệ ngoại giao với nước Nga Xô-viết và trục xuất các nhân viên của Đại sứ quán. Để tỏ ý phản đối, Êlêna đã bỏ đi cùng với những nhân viên này, và cô bắt đầu lấy họ Nga Trixchiacôva. Êlêna sống ở Mátxcơva không lậu. Cô đã bí mật trở lại Béclanh để mang thư của Lênin gửi cho những người cộng sản Đức đang chuẩn bị đại hội thành lập Đảng của mình. Êlêna đã mạnh dạn đứng lên diễn đàn, tháo lần lót trong của áo bành tô lấy ra một miếng lụa có ghi nội dung bức thư của Lênin và chuyển nó cho chủ tọa giữa những tràng vỗ tay như sấm dậy…. Cuộc khởi nghĩa của những người Spartác bùng nổ, những trận chiến đấu đã diễn ra trên đường phố Béclanh và sau đó là nỗi cay đắng của thất bại và trận đánh cuối cùng trong trụ sở tờ báo cộng sản "Roté phane”. Trong số những người khởi nghĩa có mặt Êlêna với khẩu súng trường trong tay. Những người khởi nghĩa vừa chiến đấu vừa lui dần lên tầng trên của tòa nhà và mái nhà tòa soạn là nơi cố thủ cuối cùng của họ. Cán cân lực lượng quá chênh lệch, vì thế quân khởi nghĩa quyết định rút lui. Trong số những người ở lại cuối cùng có cô gái ngoại ô Béclanh và anh Mêxianô người Ý. Hai người đã ở lại chiến đấu yểm hộ cho cuộc rút lui và di tản những người bị thương. Khi đã bắn hết những viên đạn cuối cùng, hai người chạy theo các mái nhà sang phố bên cạnh và thoát khỏi tay của những kẻ đi lùng bắt họ... Sau đó là công tác bí mật của Đảng và chuyến đi mới sang nước Nga Xô-viết. Đúng lúc đó có cuộc bạo loạn phản cách mạng ở Krônstátxki. Êlêna liền gia nhập hàng ngũ Hồng quân khi chuyến tầu chở những người di tản vừa cặp bến Pêtécbua. Cô gái nhận súng và theo đoàn quân tiến trên băng giá tấn công tới tận dinh lũy của bọn bạo loạn ngoài vịnh. Êlêna Laden, cô gái của khu công nhân ngoại ô Béclanh là con người như thế đấy. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 22 Tháng Mười, 2017, 12:25:46 pm Ở Viên, Êlêna làm việc trong phòng "Bancăng”, phòng này được thành lập để liên lạc với các đảng cộng sản trên bán đảo Bancăng. Trưởng phòng là cựu Ủy viên nhân dân của nước Cộng hòa xô viết Hunggari, Bêla Xantô, bạn cũ của Rađô. Ông đã giới thiệu Sanđô với Êlêna để hai người quen nhau cũng tại quán cà phê “Khêrenkhốp” trong một câu lạc bộ bí mật của những người tị nạn chính trị. Trước đây Sanđô và Êlêna chưa hề biết nhau, nhưng tiểu sử của họ lại giống nhau đến mức không ngờ được và cùng phản ánh cụ thể những nắm tháng sôi động của các sự kiện cách mạng ở châu Âu vào những năm hai mươi. Số phận riêng của họ và những thử thách đối với mỗi người gắn chặt với những sự kiện lịch sử phong phú. Giờ đây Sanđô và Êlêna đã ở bên nhau... Từ Béclanh, Radô muốn vào trường đại học nhưng họ không nhận những người có nghi vấn chính trị. Tại Gall vậy. Mãi sau này anh mới được nhận vào trường đại học Ienxki. Sanđô bắt đầu đi nghe giảng còn Êlêna thì làm việc trong một nhà máy thủy tinh ở Tsâysa, nhưng ít lâu sau chị phải đi Lépdích theo nhiệm vụ của Đảng phân công, đến công tác tại Ủy ban cách mạng nước Đức trung lập. Sanđô cũng chuyển tới đó theo Êlêna. Rất may cho anh là lúc này anh đã được chuyển sang trường đại học Lépdích.. Bước vào năm 1923, nước Đức chuẩn bị cho cuộc cách mạng vô sản. Anh sinh viên Rađô đã dành thời gian cho khoa học và công tác cách mạng. Nhưng lúc đó anh vẫn chưa thể trả lời cho mình câu hỏi : cái chính đối với anh là gì, anh quan tâm đến cái gì hơn. Dĩ nhiên là năm sau thì những vấn đề đó đã rõ ràng.... Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang, anh sinh viên đồ bản được cử làm tham mưu trưởng của ủy ban Cách mạng, người chỉ huy của đội quân vô sản tại Xắcxôni. Những đội quân như thế được thành lập trong khắp nước Đức. Dưới sự lãnh đạo của Sanđô, lúc này đã có hàng nghìn chiến sĩ vô sản. Mọi người đều hy vọng là đội quân vũ trang này sẽ trở thành hạt nhân của quân đội cách mạng tương lai. Trong trường đại học, anh vẫn mang tên là Rađô, nhưng tên trong tổ chức bí mật của anh lại là Vêder. Thời gian này, anh phải bù đầu với công việc tìm kiếm vũ khí, huấn luyện vào theo dõ việc học tập quân sự của đội quân do anh phụ trách. Cuộc khởi nghĩa sẽ phải nổ ra đồng loạt tại Hămbua, Lépdích, Call và tại các thành phố lớn khác của Đức. Sau đó quân đội cách mạng sẽ chuyển sang tấn công vào Béclanh. Tất cả đều chờ đợi tín hiệu hành động. Trong túi của người chỉ huy Vêder đã có chiếc phong bì niêm phong với kế hoạch chiến đấu cụ thể. Sanđô sẽ bóc nó khi có lệnh đồng khởi từ từ Khemnhít đưa tới. Tại Khemnhít đang có cuộc hội nghị của các Ủy ban các nhà máy toàn nước Đức để thông qua quyết định cuối cùng. Cái đêm lo âu trước cuộc khởi nghĩa đã đến – ngày 23 tháng 10 năm 1923. Đội quân vũ trang đã có mặt tại các nơi tập kết. Vêder sốt ruột nhìn đồng hồ. Anh chờ mãi mà không thấy giao thông viên đâu cả. Mãi 1 giờ đêm anh ta mới tới mang theo một cái lệnh sửng sốt – hoãn cuộc khởi nghĩa. Đại hội các ủy ban nhà máy đã không đi đến quyết định khởi nghĩa vũ trang. Trong số các đại biểu tham dự tại đại hội có nhiều người do dự. Nhưng giờ đây, rất có thể do tự phát mà xảy ra đụng độ. Và thế là Vêder phải lặn lội suốt đêm khắp các phố ở Lépdích để thuyết phục mọi người quay về nhà và cất giấu vũ khí... Chưa bao giờ trong đời mình Sanđô lại cảm thấy cực nhọc và cay đắng như trong cái đêm tháng mười lạnh lẽo của cuộc khởi nghĩa không thành ấy… Lệnh hoãn khởi nghĩa đã được chuyển tới tất cả các bộ tổng tham mưu cách mạng của các thành phố khác trừ Hămbua. Giao thông viên đã không kịp chuyển lệnh tới đây đúng lúc. Dưới sữ lãnh đạo của Ennơst Têlơman, cuộc khởi nghĩa đã nổ ra và bị thất bại… Anh sinh viên khoa địa lý đã trở lại trường mà không bị nghi vấn chút nào. Chính quyền và cảnh sát lúc đó cố tìm cho ra cái tên Vêder nhưng rồi cũng đành chịu. Chỉ có một lần thì suýt nữa thì bọn cảnh sát nắm được tung tích của anh. Tổ chức quân sự của các đội quân cách mạng vẫn còn tồn tại. Vào một ngày thu ảm đạm, bọn cảnh sát đã đột nhập vào đại bản doanh và bắt đi tất cả những ai có mặt ở đó. Chúng bắt mọi người mặc áo và đi ra. Nhận lúc nhốn nháo, Sanđô đã nhanh chân lấn sang phòng bên và nhẩy từ cửa sổ tầng hai xuống. Anh tưởng là không cao lắm vì dưới cửa sổ là mái nhà của xưởng thợ nguội... thế nhưng mái nhà đã cũ nát không chịu đựng được sức nặng của anh và thế là Sanđô rơi tọt từ trên mái nhà xuống đất suýt nữa thì đè lên cả các bác thợ đang làm việc ở đấy… - Anh ở đâu ra đấy? — một bác thợ già hỏi. - Cảnh sát ! - Sanđô hất hàm ra phía cửa sổ bám đầy bụi bặm, bồ hóng của xưởng nguội. Ngoài đường có một chiếc xe cảnh sát nhốt những người bị bắt, trong số này có cả Êlêna... Những người công nhân trong xưởng liền dẫn Rađô qua cửa sau ra phía một đường phố khác. Anh nhảy lên một chiếc tàu điện đang chạy ra ngoại thành… Vụ đột nhập cùa bọn cảnh sát không đem lại cho chúng kết quả gì. Chúng không phát hiện thấy gì trong đại bản doanh. Những người bị bắt đã được thả ra sau khi kiểm tra giấy tờ. Trong số họ không có ai là Vêder cả. Vêder thì biệt tăm nhưng anh sinh viên Rađô vẫn tiếp tục đến trường. Một thời gian sau anh tốt nghiệp và nhận bằng tiến sĩ, trong khi đó bọn phản động vẫn tiếp tục tìm kiếm Vêder, một người ngoại quốc không rõ từ đâu đến và là người chỉ huy của quân đội cách mạng. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đức đã khuyên Rađô nên rời nước Đức và anh đã chuyển sang cư trú tại Liên Xô… Năm tháng trôi qua, Sanđô miệt mài trong công tác khoa học. Anh đi khắp đất nước Liên Xô để chuẩn bị xuất bản tấm bản đồ Liên Xô đầu tiên và viết cuốn sách dẫn đường cho các tuyến đường hàng không trong tương lai. Lúc đó, anh công tác tại trường Đại học Kinh tế thế giới. Cả một nước Nga mới rộng bao la đã mở ra trước mắt nhà khoa học trẻ tuổi. Anh đã chứng kiến sự ra đời của thành phố Magnitagor, đã từng tới vùng Kudơnhét, đã đặt chân tới vùng rừng Taiga Xibiri chưa được khảo sát, và lòng anh rạo rực tự hào về đất nước mà anh yêu mến, nơi anh đang nương tựa và cống hiến sức lao động của mình…. ............................ Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 03 Tháng Mười Hai, 2017, 10:36:41 am Khi Sanđô trở về Đức thì hình như ở đó người ta đã quên đi Vêder, người chỉ huy những đội quân vũ trang vô sản ở Xắcxôni. Tại Đức, Sanđô tiếp tục theo đuổi ngành khoa học địa lý của mình : anh viết về nước Nga Xô-viết cho nhiều tập Bách khoa toàn thư của Đức, lên bản đồ các vùng của nước cộng hòa Xô-viết mà trước đây phương Tây chưa biết đến, với sự tham gia của nhà đồ bản Sanđô Rađô, nhiều tập bản đồ đã được lưu hành ở các nước khác nhau như ở Anh, ở Pháp…Do có những cống hiến đóng góp đáng kể cho khoa học, Rađô đã được bầu làm hội viên của Hội Địa lý Hoàng gia Anh.
Vụ cháy nhà Quốc hội và việc bọn Quốc xã lên nắm chính quyền ở Đức xảy ra khi Sanđô đang ở Béclanh. Chiều hôm đó anh đi đón Êlêna tại nhà ga Angaltxki. Chị từ Buđapest trở về sau khi gửi lại hai đứa con nhỏ là Impe và Sanđô cho mẹ mình trong nom hộ. Do tình hình ở Béclanh càng ngày càng phức tạp, nên hai vợ chồng Sanđô đã quyết định đưa con đi gửi càng xa thành phố càng tốt và họ đã làm điều đó kịp thời ... Trên đường ra ga, Sanđô đã trông thấy tòa nhà Quốc hội bốc cháy và những nhóm người điên loạn có vũ trang. Chúng đang điên cuồng hò hét kêu gọi trừng trị những ngườicộng sản, Sanđô phải vất vả lắm mới ra được tới ga. Anh gặp Êlêna và báo cáo cho chị biết : - Chúng ta không thể về nhà được nữa rồi – Họ đứng lặng yên trên sân ga và suy nghĩ. – Đi đâu bây giờ ? - Hay là ta qua đằng chỗ chị Gusta— Êlêna đề nghị. – Ta sẽ ngủ lại đó rồi sau hãy hay. Gusta, chị gái của Êlêna gặp họ với vẻ lo lắng. Chị đã biết chuyện gì xảy ra trong thành phố rồi. Sanđô và Êlêna quyết định đáp chuyến tàu sớm đi Lépdích. Ở đó đang có Hội chợ thương mại quốc tế nên họ có hy vọng có thể chạy sang Bỉ với danh nghĩa là khách du lịch đến thăm hội chợ rồi từ đó đi Pari. Trong tay Sanđô có giấy thông hành đi Pháp vì anh sắp tới đó để tham dự hội nghị quốc tế về đồ bản. Tại vùng biên giới Akhena, bọn quốc xã ập vào các toa tàu kiểm tra giấy tờ và bắt đi những người bị chúng tình nghi. Sanđô đưa trình giấy tờ : nhà bác học đồ bản cùng vợ đi dự hội nghị quốc tế tại Pari. Cao hứng với quyền hành trong tay, tên quốc xã đóng dấu vào hộ chiếu và vung tay trao lại giấy tờ cho Rađô. Thật là hết sức may mắn… Con tàu đã qua biên giới mà hai người vẫn tần ngần bên cửa sổ. Những căn nhà nhỏ xinh xắn, những bãi cỏ bằng phẳng, những ga xép phủ một lớp tuyết mỏng thấp thoáng qua cửa sổ. Tất cả những cảnh thanh bình của nước Bỉ láng giềng này thật trái ngược với cảnh tượng hỗn loạn ở Đức. Hay là cứ tạm nán lại nơi đây bình tâm làm công tác khoa học ? - Bây giờ chúng ta sẽ làm gì ở đây ? Sanđô tư lự hỏi.. - Phải tiếp tục đấu tranh – Êlêna trả lời… Họ thuê một căn nhà nhỏ tại Pari gần Vécxây. Cạnh nhà của họ là nhà của nữ văn sĩ Anna Đê gớc cũng chạy từ nước Đức phát-xít sang. Họ đã cùng với những người tị nạn chính trị khác trốn khỏi nước Đức thành lập một hang thông tấn lấy tên là “Hãng thông tấn độc lập Inpress”. Ngay trong tập san đầu tiên, họ đã thể hiện rõ quan điểm chống phát xít của mình — họ viết về sự khủng bố điên cuồng trong nước Đức Hítle, về nguy cơ của nền văn minh thế giới trước chủ nghĩa phát-xít hiếu chiến. Theo luật pháp của Pháp thì chỉ có công dân Pháp mới có quyền đứng đầu các nhà xuất bản, các cơ quan ấn loát và thế là nhà văn Rơnô đơ Juvơnen đã đồng ý phụ trách "Inpress”. ông là người theo quan điểm tả khuynh, chống chủ nghĩa phát xít và hiểu được nguy cơ của chủ nghĩa phát xít đối với các nước châu Âu. Chẳng bao lâu các tập san của "Inpress” đã nổi tiếng trong số các báo chí tiến bộ ở châu Âu. Tập san được xuất bản bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Không riêng gì các ban biên tập sách báo mà ngay cả các giới rộng rãi khác ở Pari, Mácxây, Liông—địch thủ cuả bọn Đức lộng hành, như "Inpress” đã viết— cũng đọc các tập san này. Hoạt động của hãng thông tấn độc lập này ngày càng thu hút sự chú ý của các tầng lớp tiến bộ châu Âu. Tại Béclanh người ta cũng biết về nó. Bọn cầm đầu Đức quốc xã trắng trợn đe dọa nhà xuất bản, còn Hítle thì gọi "Inpress" là kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Đức quốc-xã. Êgông Écyin Kis lên đường đi Úc. Bạn bè của anh tại Pari tập trung tại nhà ga Liông để tiễn đưa. Bây giờ ở đây đang là mùa thu, mưa rơi lâm thâm, những cơn gió lạnh cuốn đi những chiếc lá cuối cùng trên các thân cành trơ trụi. Chiều dần buông, khách đi đường khép nép dưới những chiếc ô màu đen, ẩm ướt để tránh mưa. Sanđô đi cùng một người bạn ra ga. Họ rất vội vì còn lát nữa là tàu chạy rồi. Họ đi qua Quảng Trường Hữu Nghị với những đài kỷ niệm kiểu Ai cập và những vòi phun, tất cả giờ đây trông hết sức lạc lõng và vô vị dưới làn mưa. Họ đi qua khách sạn "Krilion”. Những lá cờ Nam tư phần phật trong mưa trên cổng ra vào. Pari đang chờ đón hoàng đế Nam Tư Alếchxăng sang thăm. Một chú bé đầu trần, mặc áo bờludong cộc, quấn khăn quàng từ trong góc phố ló ra. Một tay chú giữ đầu khăn che mái tóc ướt, còn tay kia cầm tập báo, rao vang khắp phố : - Tin mới nhất đây ! Vụ giết hoàng đế Nam tư tại Mácxây và cái chết của bộ trưởng Bart đây... Chú bé bán báo dúi báo vào tay những người đi đường rồi cho vội nhưng đồng xu vào túi tiếp tục đi… ........................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 07 Tháng Mười Hai, 2017, 04:43:48 pm Tin giật gân này lan nhanh khắp Pari. Những tiếng rao bán báo cứ lanh lảnh không ngớt cho tới khi Sanđô và người bạn ra tới ga. Họ gặp Kis trên sân ga và trao đổi với nhau trước tiên về cái tin khó mà tưởng tượng hồi ấy : - Tôi sẽ không ngạc nhiên — Kis nói — nếu như việc này có bàn tay của bọn khủng bố Béclanh. Chuyện gì chúng nó cũng thọc vào được. - Nhưng bọn quân chủ Khorvat cũng có thể giết ông ta được lắm chứ — Sanđô phản đối. - Không, không đâu—Êgông Kis cao giọng tư tin —cũng có thể là do bàn tay của bọn Khorvat, nhưng lần theo đầu mối thì vẫn là trò của Hítle mà thôi.... Cần phải nhớ rằng ai là kẻ có lợi trong vụ mưu sát này, Hoàng đế chống lại áp lực của Béclanh. Còn hiệp ước Pháp — Liên xô cũng sẽ chấm dứt sau vụ giết Bart... ai mà lại không hiểu được điều đó cơ chứ.. Câu chuyện bị cắt ngang vì nhân viên nhà ga đã phát tín hiệu và tàu bắt đầu chuyển bánh. Những sự kiện tại Mác-xây lập tức ảnh hưởng ngay đến công việc của "Inpress”. Ý chí chống phát xít trong các giới tư sản bắt đầu giảm sút và phe cánh có quan hệ với phát xít Đức thắng thế. Sự xuất hiện của Lavan trong chính phủ Pháp đã làm cho chiều hướng này ngày một tăng lên. Càng ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng "Inpress” sẽ gây ra bất hòa giữa Pháp và Hítle.. Tuy làm công tác báo chí nhưng Sanđô vẫn không bỏ nghề đồ bản của mình. Anh hợp tác với nhà xuất bản "Bản đồ lớn Xô-viết” và duy trì mọi liên lạc với hội đồ bản Anh, tham gia các phiên họp trong các hội nghị lớn về địa lý. Sanđô đã tỏ ra rất vui mừng khi được mời tới thăm tòa soạn bản đồ Mátxcơva. Sanđô đi bằng tàu thủy tới Lêningrat mà không qua Đức. Tòa soạn nằm ở vùng Dariatte cạnh Hồng trường, trong ngôi nhà của một viên quan cũ, giữa những tòa nhà lợp ngói cũng cổ xưa như thế với những cửa sổ hình tròn có vòm và những lối vào kiến trúc nặng nề. Đây thật là một góc phố tuyệt diệu của Mátxcơva cũ. San đô cảm thấy khoan khoái thả mình trong bầu không khí yên tĩnh của tòa soạn qui mô như một học viện sau những ngày nóng bỏng tại "Inpress” ở Pari.. Những sơ đồ, biểu đồ treo trên bức tường hành lang dài, hẹp, những chồng bản đồ vừa mới in xong, còn thơm mùi mực, tất cả tạo cho anh một cảm giác dễ chịu. Tiếp đó là cuộc gặp gỡ với người bạn cùng nghề Nhicôlai Nhicôlaêvích Baranxki, người có quan hệ công tác với anh trong nhiều năm… Trước kia, Baranxki là một nhà cách mạng. Hoạt động khoa học của ông ta bị gián đoạn bởi những lần bị bắt, tù đày và hoạt động bí mật. Chính Baranxki, nhà địa lý cởi mở và dũng cảm hết lòng vì khoa học và cách mạng đã là tấm gương sáng cho nhà khoa học trẻ Hunggari. Đã lâu không gặp nhau, hai người bạn sung sướng ôm chầm lấy nhau và ngồi ngay xuống những tập bản đồ địa lý, kể cho nhau những chuyện họ quan tâm. Hình như chẳng còn có dịp nào tốt hơn để cho hai nhà đồ bản nói chuyện bằng lúc họ ngồi bên những tập bản đồ dầy cộp còn thơm mùi mực in.. Sau đó là những cuộc gặp gỡ khác, những buổi trao đổi về công tác, những câu chuyện qua điện thoại và tâm sự bạn bè, kiều dân sống ở Liên xô. Sanđô trở về khách sạn cũng muộn. Cũng vừa lúc đó có một đồng chí cũ của anh đến chơi. Người này đã cùng công tác với Sanđô tại Buđapest trước khi nước cộng hòa Xô viết Hunggari bị lật đổ. Khi đề cập "Inpress” Rađô đã kể cho bạn nghe những khó khăn mà hãng đang gặp phải. Người đồng chí của anh nói : - Này anh Sanđô, thế anh không cho rằng anh cần phải chuyển sang cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít tích cực hơn ư ? Sanđô không hiểu ý bạn. - Tôi đã sẵn sàng nhưng bây giờ mà nói về đấu tranh vũ trang thì hãy còn quá sớm. - Biết nói làm sao cho anh hiểu bây giờ nhỉ - người bạn nói lảng đi — Các đồng chí rất quan tâm đến anh đấy, cụ thể là đồng chí Xêmen Uritxki. - Quan tâm đến tôi à ? — Sanđô ngạc nhiên hỏi — Tôi chỉ là một thường dân thôi thì biết giúp gì cho các đồng chí ấy được nhỉ ? - Thú thật là chuyện này thì tôi cũng không rành lắm... nhưng nếu như anh không phản đối thì tôi sẽ giới thiệu anh với các đồng chí ấy. Họ muốn gặp anh. Câu chuyện đừng lại ở đó. Người bạn ra về và hứa sẽ gọi điện thoại cho anh. Sanđô phân vân không rõ là có chuyện gì và cuối cùng đi đến kết luận : có thể là chuyện về công tác tình báo chăng. Quyết định về việc này đâu phải bỗng chốc mà xong dễ dàng ngay được. Đêm hôm đó anh thao thức mãi. "Tất nhiên nếu đúng như mình dự đoán thì đó là dấu hiệu của sự tin tưởng”, anh thầm nghĩ. Nhưng anh hoàn toàn không hiểu biết gì về việc này cơ mà. Sau này nhỡ ra… Bên ngoài cửa sổ trời tối om om, chỉ có những vệt sáng trên cửa kính mờ do ngọn đèn đường lắc lư trong gió hắt vào. Trời đang mưa. Sanđô càng nghĩ về lời đề nghị bất ngờ đó bao nhiêu thì lại càng thêm tin tưởng vào dự đoán của mình bấy nhiêu. Anh sẽ trả lời như thế nào đây ? Lẽ tất nhiên là cần phải đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít một cách tích cực hơn chứ không chỉ hạn chế vào việc vạch mặt bọn chúng…Chủ nghĩa phát xít nhất định sẽ dẫn đến chiến tranh. Đó là một điều tất yếu. Lôgích của sự việc là như vậy. Nhưng liệu anh, một nhà khoa học đồ bản thì có thể làm gì để ngăn chặn chiến tranh được cơ chứ ? Cho dù là chỉ để làm cho chứng bớt hăng máu xâm lược đi. Nhưng cần phải đồng ý. Chẳng phải chính bọn phản cách mạng Hung do Khorchi cầm đầu, cũng ăn cánh với bọn phát xít đó sao. Thôi thôi, hãy mặc cho ai khác chuyên đi sâu vào "khoa học thuần túý “, còn ta trong lúc chủ nghĩa phát-xít đe dọa sự tồn tại của loài người, của văn hóa, văn minh và khoa học thế giới, không thể…. Đêm đó Rađô đã đi đến một quyết định duy nhất mà anh có thể chấp nhận…. ....................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 10 Tháng Mười Hai, 2017, 08:58:46 pm Ngày hôm sau tiếng chuông gọi cửa vang lên. Người bạn tới chỗ anh vào giờ đã định và hai người cùng nhau lên xe đi vào trung tâm thành phố. Họ xuống một phố đông đúc sau đó đi bộ tới góc phố yên tĩnh và leo lên tầng hai của một tòa nhà gạch lớn. Một người tầm thước có bộ râu ngắn màu vàng xẫm ra mở cửa và tự giới thiệu là Áctua Kharixtôphôrôvích Actudốp. Bạn của Sanđô cáo từ, không vào nhà. Actudốp nói rằng chỉ một lát nữa Urítxki sẽ tới và mời khách vào nhà. Hai người ngồi vào chiếc bàn tiếp khách đặt cạnh cửa sổ. Actudốp nói : - Tôi xin phép đi ngay vào công việc để đồng chí khỏi mất thời gian. Chắc là đồng chí cũng đoán biết được rằng chúng tôi muốn đồng chí tham gia vào cộng tác tình báo. Đồng chí nghĩ thế nào về vấn đề này ? - Tôi cũng đoán thế. Suốt đêm qna tôi đã suy nghĩ rồi. Chỉ duy có một điều vẫn còn làm cho tôi lo ngại là liệu tôi có thể giúp ích được gì trong công tác này không ? - Thì nào có ai sinh ra là làm được việc ngay đâu - Actudốp cười khẽ - Đồng chí có thể làm được đấy. Có tiếng chuông vang lên ở phòng ngoài và Actudốp ra mở cửa. Một người đàn ông cao lớn, tuổi trạc bốn mươi, mặc quân phục thắt dây lưng da to bản, cổ áo có gắn quân hàm, ngực đeo hai huân chương Cờ đỏ xoa tay bước vào phòng… - Nào chúng ta làm quen với nhau đi, tôi là Urítxki, tư lệnh quân đoàn – ông nói đoạn chìa tay ra – Tôi rất vui mừng thấy đồng chí chấp thuận lời đề nghị của chúng tôi – Có lẽ Actudốp đã báo trước cho ông khi ông đang cởi áo ở phòng ngoài… Xêmen Pêtrôvích Urítxki vừa được chỉ định làm Cục trưởng trong Bộ tổng tham mưu là một người luôn luôn làm việc hết sức mình vì nhiệm vụ. Ông hỏi ý kiến Rađô xem anh thích nói bằng tiếng nước nào. Bản thân ông thành thạo tiếng Balan, tiếng Đức, tiếng Pháp… - Chúng ta hãy bắt đầu bằng tiếng Nga. Tôi đã ở Nga một thời gian – Rađô trả lời. Nhưng Rađô vẫn còn gặp khó khăn khi nói tiếng Nga nên họ chuyển sang lúc thì nói tiếng Pháp, lúc thì nói tiếng Đức. - Trước hết tôi muốn đồng chí thôi không phải hoài nghi khả năng của mình đối với công tác mà chúng tôi đề nghị. Đồng chí đâu có phải là người mới chân ướt chân ráo trong một cuộc đấu tranh chống bọn phát-xít này. Đồng chí có đủ kinh nghiệm hoạt động bí mật…Tôi đã có nghe nói về tình hình phức tạp trong “Inpress”. Ngay từ những câu nói đầu tiên, Sanđô đã hiểu rằng Urítxki và Actudốp biết rất rõ những hoạt động trước đây của anh. Urítxki hút thuốc nhiều, chốc chốc ông lại đứng lên đi đi lại lại trong phòng rồi lại ngồi vào bàn. Rađô nói lên ý nghĩ của anh, rằng nếu ở châu Âu có chiến tranh thì hãng “Inpress” sẽ có thể bị đóng cửa hoàn toàn. Theo ý anh để đề phòng mọi khả năng thì tốt hơn hết là chuyển hãng sang một nước trung lập nào đó. Urítxki tư lự rít thuốc : - Trước hết, ta phải xác định cho được kẻ thù tương lai trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Đối với chúng ta thì điều này đã rõ rồi : Kẻ thù của chúng ta có thể là nước Đức phát-xít mà cũng có thể là Ý. Đương nhiên tốt nhất vẫn là để đồng chí hoạt động tại nước Đức, nhưng ở đó có nhiều người biết đồng chí. Vì thế, có thể đồng chí sẽ ở Thụy sĩ. Nước này là một nước trung lập nhưng cũng có thể bị chủ nghĩa phát xít đe dọa. Nếu đồng chí tiếp tục hoạt động khoa học công khai ở đó thì cũng là một việc nên làm. - Trong trường hợp này – Rađô đề nghị - cần phải nghĩ tới hội đồ bản vì nó có thể cung cấp cho tòa soạn các loại bản đồ minh họa các sự kiện quốc tế. - Đấy ! Đồng chí thấy chưa? – Urítxki mỉm cười tán thành – thế mà đồng chí cứ vội cho mình là người không có kinh nghiệm hoạt động bí mật… Cuối buổi nói chuyện, Urítxki nói : - Sanđô này, đồng chí cần lưu ý là nguy cơ lớn nhất đối với chúng ta vẫn là bọn Quốc xã – ông gọi Sanđô bằng tên theo cách gọi thân mật – Tôi xin nhắc đi nhắc lại điều này. Ta cần phải tập trung chú ý đến nó. Cần phải sớm phát hiện được các kế hoạch của Hítle. Không được để chúng làm cho ta bị bất ngờ. Đấy là nhiệm vụ chung và chủ yếu của chúng ta… Ít lâu sau, Sanđô Rađô quay về Pari và ra thông báo về việc giải tán hãng “Inpress”. Việc cư trú tại Thụy sĩ té ra không lấy gì làm phức tạp lắm nhưng ở đây có luật lệ là người nước ngoài chỉ có thể làm ăn kinh doanh khi hợp tác với người có cổ phần mang quốc tịch Thụy sĩ mà thôi. Người ta giới thiệu cho Sanđô hai nhà khoa học chính gốc Thụy sĩ. Một người là giáo sư trường đại học Giơnevơ không có gì dính dáng đến khoa học đồ bản nhưng có quan hệ rộng rãi ở đây. Giáo sư sống ở một biệt thự hai tầng cạnh vườn bách thảo. Sau khi thỏa thuận qua điện thoại, Sanđô tới chỗ người hội viên tương lai của mình. Đó là một tín đồ bé nhỏ khô khan lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm về ý trời. Lúc đầu, vị giáo sư nghe Sanđô nói với vẻ thờ ơ và chỉ sau khi được hứa trả số lợi tức cổ phần lớn, ông ta mới trở lên sốt sắng. Mắt ông ta sáng lên ngọn lửa tham lam và lập tức đòi giá cao về vai trò thành viên của ông ta trong hội đồ bản. - Thượng đế sẽ gia ơn cho chúng ta – ông ta nói – Tôi đồng ý với các ngài là công việc của chúng ta cũng sẽ chạy. Nhưng tôi cũng muốn có cổ phần của mình – Vị giáo sư xin bảy mươi lăm phần trăm cổ phần của hãng trong tương lai cộng thêm số tiền thưởng khá cao hàng tháng. - Như vậy thì cao quá thưa ngài – Rađô thốt lên – Chúng tôi sẽ không để ngài phải lo lắng hoặc chịu trách nhiệm gì hết. Ngài chỉ có một việc là đứng ra thành lập phòng đồ bản một cách hình thức thôi mà. ...................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 10 Tháng Hai, 2018, 09:24:23 am Cuộc nói chuyện kéo dài và không lấy gì làm dễ chịu, Rađô đã mấy lần bỏ ra cửa song vị giáo sư lại níu anh lại. Con người tham lam ấy nêu những điều kiện mới, đồng ý 50 phần trăm cổ phần rồi 25 phần trăm…Rốt cuộc, ông ta đồng ý với một phần trăm cổ phần và số tiền thưởng hàng tháng là 100 phrăng…. Hội viên người Thụy sĩ thứ hai là ngài Paret đáng mến, khiêm tốn, nhà nghiên cứu Bắc cự không mệt mỏi, nhưng ít lâu sau một người thuộc hãng đồ bản “Kiumerli und Phray” đã thay ông… Việc thành lập hãng đồ bản ''Geopress” như thế là đã xong. Mùa hè năm I936,nhà đồ bản Hunggari trở thành chủ hãng. Anh chuyển gia đình từ Pari tới và bắt tay vào công việc. Căn phòng mà gia đình anh chọn, nằm trong một khu ngoại ô tĩnh mịch của Giơ-ne-vơ, trong một ngôi nhà lớn trên phố Lôdan số 113. Cửa sổ của căn phòng hướng về công viên cũ Mon-pê-nô rợp mát. Từ đây có thể nhìn rõ cảnh đẹp của dãy Anpơ xa tít với những đỉnh núi đầy tuyết phủ, cạnh đó là mặt hồ Giơ-ne-vơ trong xanh... Khi chọn nhà ở, điều mà Sanđô quan tâm không phải là ở chỗ có thể đứng ở cửa sổ tầng sáu ngắm nhìn cảnh đẹp. Cái chính là trước nhà này không còn một ngôi nhà cao tầng nào khác nữa để có thể từ đó nhìn sang nhà. Sanđô và Êlêna ở một buồng, buồng thứ hai dành cho các con, còn buồng thứ ba dùng làm phòng đồ bản. Biên chế của "Geopress’’ không nhiều : một người vẽ sơ đồ và bản đồ địa lý, Êlêna đánh máy các bản chú thích còn Rađô thì lo tổ chức công việc. Việc thành lập phòng đồ bản lại trùng vào thời kỳ đầu của cuộc nội chiến ở Tây ban nha. Khắp nơi người ta đặt bản đồ các khu vực đang có chiến sự. Các nhân viên bản đã làm việc tới tận khuya để sáng sớm gửi bản đồ tới xưởng làm bản kẽm. Những chuyến máy bay đầu tiên chuyển những bản kẽm đã được hoàn tất tới các ban biên tập báo chí của các nước trên thế giới, tới các thư viện công cộng, tới các tổ bộ môn của các khoa địa lý, tới các sứ quán trên đất Thụy sĩ. Tất cả những việc đó chiếm mất rất nhiều thời gian, thế nhưng trong phòng đồ bản "Geopress” lại tồn tại một cụộc sống khác trong đó không có Sanđô mà cũng chẳng có Êlêna. Họ gọi mình khi hoạt động bí mật là Albert và Maria. Paul Schilman, một kiều dân Đức từ Chiuringi tới đã cùng gia đình sống ở Tây Âu hai năm nay tại một vùng ngoại ô thành phố cảng cách xưởng đóng tàu không xa lắm. Người kiều dân Đức này sống bằng nghề trồng hoa tuy-líp nhưng chủ yếu vẫn là nghề trồng hành xuất khẩu. Những ngôi nhà kính trồng cây của anh cách thành phố khoảng nửa giờ đi xe. Gia đình Schilman sống khá tách biệt, người chủ trại trồng hoa này ít khi đi khỏi nhà để giải quyết những chuyện có liên quan tới việc bán những sản phẩm lao động của mình. Những điều kiện sống như vậy hoàn toàn thích hợp với Grigôri Nhicôlaêvích Bêlikốp. Chỗ đứng của anh khá chắc chắn và không gây nghi ngờ cho ai hết. Grêta, vợ anh, luôn ở bên cạnh anh. Không phải tất cả những ai làm công tác như anh đều có diễm phúc như vậy. Đứa con út của anh đã bắt đầu bập bẹ tiếng Đức và điều đó càng củng cố thêm câu chuyện ngụy trang đã được suy tính kỹ lưỡng trước lúc ra đi. Họ gửi lại đứa con lớn cho mẹ của Grigôri và bắt đầu cuộc sống của một gia đình kiều dân giống như tất cả những gia đình kiều dân khác chạy khỏi nước Đức phát xít. Tại các nước Tây Âu vào những năm trước chiến tranh, những gia đình như vậy có rất nhiều... còn những lần gặp gỡ, những lần thực hiện nhiệm vụ của trung tâm đã được thực hiện dưới danh nghĩa những chuyến đi kinh doanh thường lệ của một người giao hàng. Vừa nhận được lệnh gặp gỡ Albert của trung tâm, ngay hôm đó Grigôri gửi một tấm bưu ảnh tới Giơnevơ cho Albert. Grigôri không biết Albert là ai nên anh hết sức thận trọng khi đi bắt liên lạc : mật khẩu, dấu hiệu nhận biết, địa điểm gặp gỡ chính xác. Tất cả đều đã được quy ước từ trước và tiến hành theo một thời gian biểu đặc biệt — gặp gỡ theo yêu cầu lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba... Theo quy ước thì địa điểm của cuộc gặp gỡ sẽ là một nơi nào đó của thành phố in trong bưu ảnh, còn thời gian gặp gỡ sẽ tính theo ngày ghi trong con dấu bưu điện cộng thêm năm ngày nữa. Trong trường hợp bất trắc, cuộc gặp gỡ sẽ chuyển sang ngày hôm sau nhưng thời gian sẽ lui lại hai tiếng. Thế nhưng lần này mọi chuyện đều tốt đẹp. Còn ít phút nữa mới tới giờ hẹn gặp. Grigôri đi trên đại lộ qua bể bơi thiếu nhi, nơi các "thủy sư đô đốc tương lai” đang thả thuyền. Mùa thu sắp tới nhưng chưa có mảy may dấu hiệu nào là thu sang. Những hàng cây tỏa bóng râm mát trên mặt đất mà thỉnh thoảng lắm mới có những mảng màu vàng da cam xuyên qua những tán lá xanh. Thành phố tắm mình trong ánh nắng chan hòa của bầu trời không một gợn mây. Grigôri thong thả quay lại và từ xa đã nhận thấy một người tóc đen, khuôn mặt đầy đặn, đeo kính trắng gọng to đang ngồi trên ghế băng đọc báo. Khi anh bước lại gần hơn, anh thấy cuốn sách theo quy ước đặt trên ghế. Các dấu hiệu nhận dạng đầu tiên đều ăn khớp. Anh ngồi xuống bên cạnh người đó sau khi đã hỏi xem mình có gây phiền hà cho anh ta không… - Không sao cả, không sao cả - Sanđô nói – Ghế này đủ chỗ cho chúng ta ngồi mà. - Thế thì xin anh hãy gọi tôi là Paul... Tôi rất sung sướng được làm quen với anh. Chúng ta sẽ cùng làm việc với nhau. Tôi nghĩ tốt nhất, à chúng ta đi ra ngoại ô, ở đó ta có thể yên tâm nói chuyện hơn….. ..................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 11 Tháng Hai, 2018, 04:30:03 pm Họ đứng lên đi ra ra phía sau hàng rào công viên và lên xe. Grigôri lái xe đi trên các đường phố nhộn nhịp của thành phố. Họ vòng ra phía rừng và dừng chân tại một bãi cỏ xanh làm như hai người bạn thân mến dừng chân để hít thở không khí trong lành. - Thế này nhé - Grigôri nói — Trung tâm cho rằng việc đưa anh sang đây như thế là đã xong. Anh sẽ bắt đầu làm việc. Phương hướng hoạt động vẫn như cũ. Nhiệm vụ chính là lấy tin tức về nước Dức, kể cả kế hoạch của Bộ chỉ huy quân sự Đức và tất nhiên là cả kế hoạch của Ý tại Tây Ban Nha. Cuộc xâm lược vũ trang này của bọn phát xít làm cho trung tâm hết sức chú ý. Paul còn hỏi thăm Rađô về tình hình công việc tại Giơnevơ, về tình hình công việc của hãng "Geopress”, về các mối quan hệ và triển vọng. - Anh nghĩ thế nào — Grigôri hỏi — anh có thể tới Ý được không ? Có tin nói là bọn chúng sẽ phái quân đội và đưa phương tiện kỹ thuật chiến tranh của Đức tới các bến cảng của Ý. Cần phải kiểm tra và xác minh tin này. - Trong số những khách hàng đặt hàng ở hãng chúng tôi có những người Ý — Rađô nói — trong số họ có người ở Naplơ và ở Rôm. Tôi có thể đến đó dưới danh nghĩa trao đổi công việc với khách. Grigôri tán thành ý kiến này. Hai người còn trao đổi với nhau một số chi tiết về liên lạc rồi trở về thành phố. Khi chia tay Grigôri nói đùa : - Anh Albert ạ, trông anh bề ngoài rất thích hợp với nghề nghiêp của chúng ta, hiện nay thì khó có ai lại nghĩ rằng anh làm nghề này đâu…. - Mặt nhà khoa học bàn giấy điển hình phải không nào ? — Rađô đùa theo — tôi cũng nghĩ là có thể xếp anh vào bất cứ hạng người nào nhưng quyết không phải là tình báo viên cơ đấy…. Tối hôm đó Sanđô đã có mặt ở Giơnevơ và sau đó anh đi Ý — Một tuần sau anh có thể gửi đi một trong những bản báo cáo đầu tay của mình. Mọi việc đã diễn ra như sau : Khi đang đi đi lại lại trên bờ, anh đã làm quẹn với một người chở thuyền vui tính, cởi mở. Người này mời anh xuống thuyền bơi dạo trong vịnh Naplơ. - Xin ngài cứ tin ở tôi ngài sẽ không phải lấy làm tiếc đâu. Giá thuyền rất rẻ thưa ngài…. Suốt đoạn đường đi, người chở thuyền không ngớt kể hết chuyện này đến chuyện khác, chẳng cần biết người nghe có hiểu mình hay không. Tại một nơi tàu đỗ, cách bờ không xa có những chiếc tầu chiến của Ý. Sanđô lên tiếng hỏi : - Tàu gì thế ? - Đấy là chiếc tuần dương hạm "Đgiôvani” của chúng tôi đấy mà. Nếu ngài muốn xem ta sẽ bơi lại gần hơn một chút nhé – Người chở thuyền sốt sắng đề nghị. Khi họ đi ngang qua thân tàu, có ai đó trên boong chiếc tuần dương hỏi vọng xuống. - Này cậu chở ai đấy ? - Một nhà du lịch Bồ đào nha ! — Người chở thuyền chẳng rõ tại sao lại nói như vậy – Ông ta đến chỗ chúng tôi chơi. Té ra người đang gác trên chiếc tuần dương hạm là bạn của người chở thuyền. Anh ta có vẻ như không muốn phải sớm chia tay với bạn mình trong lúc đang buồn vì phải đứng gác một mình : - Này thế thì mời ông ta lên đây tham quan một chút đi – Anh ta nói với bạn. Và thế là người chiến sĩ tình báo Sanđô Rađô đã có mặt trên chiếc tuần dương hạm của Ý….Anh thầm cảm ơn người lính thủy Ý vô tư nọ. Khi dẫn anh đi xem quanh trên tàu, người lính gác tàu cho anh biết chiếc tuần dương hạm này sẽ tới quần đảo Bêlêar để phong tỏa bờ biển của nước Cộng hòa Tây ban nha. Trong chuyến đi này, Sanđô còn gặp may một lần nữa. Gần tối, khi đã lên bờ sau cuộc du ngoạn trên biển, Sanđô ghé vào quán rượu trên cảng và đã chạm trán với những tay lính thủy người Đức. Bọn này mặc quần áo dân sự nhưng anh đã có thể nhận ra chúng qua phong cách và những bài ca chúng hát. Bọn lính Đức này không dấu giếm chuyện ngày mai chúng sẽ đi tàu chở khách tới Xixin. Sanđô đã chuyển những tin tức mà anh ghi nhận được theo đúng qui ước. Theo qui định thì không có ai được đến hãng “Geopress”, Sanđô phải tự tay mang báo cáo đi. Điều này cũng không làm anh tốn nhiều công sức. Biên giới Thụy sĩ thực tế là biên giới bỏ ngỏ. Sanđô đi tàu điện qua biên giới tới một thành phố nhỏ nằm ngay bên kia biên giới và từ đó đáp tàu hỏa đi lên phía bắc. Nhưng có một lần, Schilman bỗng dưng xuất hiện tại nhà của Rađô ở Giơnevơ. Chuyện đó xảy ra sau cuộc gặp gỡ của anh với Paul gần một năm. Rađô hết sức ngạc nhiên khi anh mở cửa ra và thấy Paul đứng trước mặt mình. Có chuyện gì đó đã xảy ra chăng…. - Có chuyện gì vậy ? Sanđô lo lắng hỏi - Đừng sợ, mọi việc sẽ ổn cả thôi. Chẳng qua là tôi có chuyện cần phải trao đổi gấp với anh thôi mà. Paul đi vào phòng. Êlêna vào bếp pha cà phê. Đại diện của trung tâm nói về mục đích chuyến đi của mình. ........................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 09 Tháng Ba, 2018, 04:37:02 pm - Trên giao cho anh lãnh đạo nhóm hoạt động tại Thụy sĩ. Tôi cần phải cho anh biết về những người của chúng ta... - Thế là thế nào nhỉ ? — Sanđô buột miệng hỏi - bản thân tôi cũng chỉ vừa mới bắt đầu hoạt động thôi cơ mà ! - Không sao đâu, rồi anh sẽ làm được cả thôi... Anh làm việc không tồi đâu. Trung tâm nhờ tôi nói cho anh như thế...Vấn đề ấy đã được quyết định rồi, bấy giờ chúng ta bàn về công việc đi... - Thế còn anh thì sao ? Rađô hỏi. - Đi— Paul trả lời cụt ngủn — không nên nêu những câu hỏi như vậy... Trưóc hết, tôi sẽ giới thiệu cho anh biết về Piutơ, bí danh của Pacbô. Tin tức của anh ta hay ở chỗ nó có liên quan đến các kế hoạch quân sự của Đức. Nhưng tôi cũng cần phải nói cho anh biết trước một số nhược điểm của anh ta : anh ta là một con người vô chính phủ và không phải lúc nào cũng thận trọng đâu... Vì thế Pacbô chưa được biết tên thật cũng như địa chỉ của anh…. Paul tới chỗ Sanđô vào lúc gần tối nhưng mãi tới khuya mới vội vã lên chuyến tàu đêm quay về Bécnơ.. - Những gì còn lại ta sẽ nói tiếp vào ngày mai. Tạm biệt anh nhé, — Paul nói tên một tiệm ăn ở Bécnơ gần nhà Quốc hội – Đúng 7 giờ tối tại phòng ăn chính ! Sanđô Rađô đến Bécnơ sớm thời gian quy định một chút. Khác với Giơnevơ, Bécnơ là một thành phố cũ, yên tĩnh. Sanđô bước đi trên đường phố còn giữ lại vẻ kỳ lạ của thời trung cổ và suy nghĩ về công việc sắp tới của mình. Bây giờ anh không chỉ chịu trách nhiệm về riêng anh nữa. Ý nghĩ về tính cách khó bảo của Piutơ làm Sanđô lo lắng. Còn Xônhia là người như thế nào ? Anh cũng chưa hề viết tí gì về cô ta cả… Đồng hồ trên tháp điểm bảy giờ, Sanđô liền bước vào một hiệu ăn trang nhã. Anh nhận ra ngay Paul cùng với một người tóc vàng không cao lắm đang hoa chân múa tay giải thích điều gì đó với đại diện của trung tâm tận phía cuối phòng. - Ốttô Piutơ — Pacbô tự xưng tên thật của mình. - Còn- tôi là Albert — Rađô đáp lại. Họ vừa ăn vừa nói chuyện rất thoải mái. Pacbô kể chuyện về bản thân mình, về hãng tin tức "Inec” của anh ta, về những chuyến công du khắp thế giới, về cái ngành báo chí bay nhẩy của mình. Paul hầu như không tham gia vào câu chuyện, thỉnh thoảng anh mới nói một hai câu để lái câu chuyện sang vấn đề khác. Mãi cuối bữa ăn khi người hầu bàn mang phó mát xếp trên một cái đĩa nông ra, anh mới lên tiếng: - Các anh hãy thỏa thuận về cuộc gặp gỡ tiếp theo với nhau đi. Tốt nhất là nên tiến hành ở ngoại ô thành phố trong khi đi dạo chơi để có thể yên tâm bàn hạc công việc mà không sợ bị quấy rầy. Tôi xin nhắc lại cho anh biết, anh Ôttô ạ, từ nay anh thuộc quyền chỉ huy của Albert. Nhiệm vụ của Albert là nhiệm vụ của trung tâm. Chúc các anh thành công... Paul là người đứng dậy đi ra đầu tiên. Tiếng động cơ chiếc xe chở anh đi xa dần, Pacho và Albert, còn ngồi nán lại thêm một lát nữa trong tiệm rồi sau đó đi dạo ít phút trong thành phố đã đắm chìm trong giấc ngủ và hẹn nhau về cuộc gặp gỡ sắp tới – Pacbô đề nghị tại ga hẻo lánh giữa Giơnevơ và Bécnơ rồi hai người chia tay nhau. Piutơ đã để lại cho Rađô một ấn tượng tốt…. Sanđô đáp chuyến tàu tốc hành đêm đi Giơnevơ Anh xuống một ga ngoài thành phố. Anh co rúm người lại vì cái lạnh ẩm ướt của buổi ban mai và đi bộ về nhà. Sanđô cho rằng tốt nhất là không nên xuất hiện ngoài ga chính ở Giơnevơ — ở đó dễ có nguy cơ sa vào mạng lưới theo dõi của bọn cảnh sát Thụy sĩ. Mà ở khu vực đó không riêng gì bọn này, bọn mật vụ của Giéttapô có mặt đầy rẫy trong thành phố Giơnevơ và các thành phố khác của Thụy sĩ. Thời tiết đã trở nên ấm áp, ánh nắng chan hòa. Vào một buổi sáng tháng sáu tươi mát, Sanđô đi đến nhà ga xép chờ Pacbô. Cứ mười lăm phút lại có một chuyến tàu từ Bécnơ chạy qua. Rađô đi dọc theo sân ga và bước theo cầu thang đá đi xuống phía dưới. Anh đứng ngắm những bông hồng đang đua nở và chờ chuyến tàu sắp tới. Một phút sau Pacbô xuất hiện trên cầu thang đá. Anh ta mặc kiểu mùa hè, đội mũ rộng vành, chống ba toong, đeo cà vạt màu sáng, chiếc áo mưa mỏng vắt trên tay. Sanđô lững thững bước đi và Pacbô đuổi theo anh. Rađô làm như không biết, nhìn ra phía nhà ga. ....................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 11 Tháng Ba, 2018, 04:57:27 pm - Anh sợ tôi dẫn đuôi theo đấy chắc ? — Piutơ cười mỉa nói - Có lẽ người ta đã nói cho anh biết về tính cẩu thả của tôi rồi thì phải... Nhưng tôi thì tôi lại nghĩ khác kia. Tôi là nhà báo, tôi có thể quan tâm đến mọi chuyện, chẳng có gì đe dọa tôi được cả đâu… - Vâng, nhưng sự tin tưởng và tính anh hùng rơm hoàn toàn khác nhau xa đấy — Sanđô phản đối. - Xin anh cứ yên tâm, anh Albert ạ, tôi là người hành khách cuối cùng ra khỏi tàu đấy... Nhưng tôi xin hứa với anh là sẽ cẩn thận hơn – Pacbô cười xí xóa, anh ta chẳng có gì tỏ ra là phật ý trước lời nhắc nhở của Rađô cả — còn bây giờ thì xin anh hãy xem tôi đã nhận được từ Gabel những gì nhé. Hắn là nguồn của tôi. Trước đây viên phi công Nam Tư này làm việc trong lãnh sự quán và quan hệ với các nhà ngoại giao Tây ban nha, những người thuộc phe cánh của tướng Phrancô kia đấy. Pacbô bắt đầu nhẩm tính số lượng tàu Ý nhổ neo lên đường sang vùng biển Tây ban nha. - Điều này xảy ra lúc nào thế ? – Rađô hỏi. Câu trả lời không làm cho anh thỏa mãn – cần phải chú ý hơn nữa đến tính thời gian của báo cáo. Nếu không, mọi thông báo sẽ mất hết ý nghĩa. Họ bàn với nhau xem thế nào để có thể chuyển báo cáo đi một cách nhanh chóng, về những cuộc gặp gỡ trực tiếp, về phương hướng công tác…Mải chuyện trò, họ quên cả giờ tàu, khi nhìn lại đồng hồ, họ mới vội vã chia tay mỗi người một ngả vào sân ga. Qua cửa sổ Sanđô nhìn thấy Piutơ trên sân ga. Anh ta tươi cười vẫy tay với anh. Anh làm ra vẻ thờ ơ quay mặt vào trong. Sanđô đã tích lũy được kinh nghiệm giữ bí mật và anh đã nhận thức rõ cần phải hết sức sáng suốt trong công tác mới mẻ này… Nhà báo Ốttô Piutơ năng nổ và bộc trực đã che giấu những mối thiện cảm và ác cảm của mình. Anh là người tỏ thái độ hồ hởi đối với Liên Xô và đã đăng những bài báo chống phát xít ký rõ tên mình. Trong các giới báo chí, người ta đã gọi Ốttô là “phóng viên cuồng dại”. Cái tên này xác định khá chính xác tính cách của Pacbô. Trong cuộc đời hiếu động gần bốn mươi năm của mình, Piutơ đã bôn ba gần nửa vòng trái đất. Anh đã từng làm việc ở Pari, Luân đôn, đã ở Đức, đã đi Tây ban nha và đã từng viết những bài phóng sự nóng bỏng từ Bácxơlon, nói lên tiếng nói ủng hộ nước Cộng hòa Tây ban nha. Piutơ đồng ý thực hiện nhiệm vụ của trung tâm không chút do dự nhưng sự tích cực, lòng khát khao hoạt động thiếu tự chủ của anh đôi khi lại không đáp ứng được yêu cầu giữ bí mật. Mặt khác Pacbô lại có những mặt rất quý : cởi mở, thông thạo về các vấn đề chính trị thế giới, có quan hệ rộng trong giới báo chí, ngoại giao, những nhà hoạt động quân sự, chính trị. Bản thân Pacbô đã là một nguồn tin tức rất tốt. Ở trung tâm, người ta rất coi trọng anh. Ít lâu sau, qua giao thông viên, Sanđô nhận được một bức điện mật mã của Giám đốc gửi cho Đôra. Tên Đôra đã trở thành bí danh của Sanđô, trong thư từ trao đổi với trung tâm. "Đôra thận mến - bức thư viết — do tình hình đặt ra, anh có nhiệm vụ sử dụng mọi khả năng trong công tác để thu thập những tin tức quân sự, quan trọng. Hãy hướng Pacbô tập trung trước hết vào nước Đức... Chuyển lời cảm ơn của chúng tôi tới anh ấy về bản tin vừa qua. .Giám đốc ” Tình hình chính trị ở châu Âu trở nên căng thẳng tột độ. Trong báo chí ngày một nhắc nhiều tới "thành phố Đandít dậy sóng”, thành phố mà Hítle đang nuôi tham vọng chiếm lấy. Mùa hè năm ba mưới chín, Rađô nhận báo cáo từ một trong những người tin cậy của mình và anh đã nhanh chóng chuyển nó tới trung tâm. Trong báo cáo có nói rằng các lực lượng quân đội Đức đang chuẩn bị chiếm Đandít. Nguồn tin đã thông báo cụ thể cuộc tấn công sắp tới. Hai tháng sau bản báo cáo của nhóm Rađô đã được khẳng định. Cuộc tấn công vào Ba lan đã mở màn cho chiến tranh thế giới lần thứ hai….. .............................. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 16 Tháng Ba, 2018, 06:07:29 am CHƯƠNG V.
BẮT ĐẦU Kharô Sunxe Bôiden từ lâu đã có những mối thù với chủ nghĩa quốc xã. Đã có thời, tờ tạp chí sinh viên “Gegner” (Địch thủ) được xuất bản trong trường Đại học Béclanh. Cuốn tạp chí nhỏ này được in ra với số lượng ít ỏi và chỉ lưu hành trồng trường. Kharô đã đăng một bài báo trong đó nói lên chính kiến còn đang mơ hồ của mình. "Hàng nghìn người - anh viết - nói bằng hàng nghìn thứ tiếng khác nhau. Họ trình bày những tư tưởng của mình và sẵn sàng bảo vệ chúng ngay cả trên chiến lũy. Chúng ta không thuộc một đảng phái nào, chúng ta chẳng có cương lĩnh nào, chúng ta không có lấy một sự anh minh bất di bất dịch nào, chuyên chế cũ, nhà thờ, chủ nghĩa phong kiến, nhà nước tư sản, vô sản hay phong trào thanh niên cũng không thể có tác động gì đến chúng ta...” Lúc đó anh sinh viên Bôiden mới hai mươi ba tuổi. Một năm sau bọn quốc xã lên nắm quyền. Chúng cấm tờ tạp chí và bắt anh sinh viên đã viết bài báo "phát ngôn tùy tiện”. Kharô đã bị giam trong xà lim của Giéttapô tại Prints Anbekhstrac suốt ba tháng. Chúng hỏi cung anh : - Gegner là cái gì hả ? Địch thủ hả ? Địch thủ của cái gì — của Đảng dân tộc xã hội (1) phải không ? Kharô trả lời : - Chúng tôi chống lại sự quan liêu ngu dốt... Tên dự thẩm, nhân viên Giéttapô, xem đó là câu ám chỉ mình. Hắn tiến lại chỗ Kharô và giáng cho anh một cái bạt tai nổ đom đóm mắt... Về sau, trong những lần hỏi cung tại hầm giam, anh còn bị bọn chúng đánh đau hơn, nhưng cái tát đầu tiên như một điều sỉ nhục còn khắc sâu trong anh. Người thanh niên trẻ Bôiden dòng dõi Chippit vốn là một chàng trai có lòng tự ái cao và hay hiếu động, thế mà ở đây những tên tiểu nhân lại đánh anh như một thằng du đãng đốn mạt.. Chúng bắt Kharô đi giữa đám lính SS đứng thành vòng tròn trong tay cầm que thông nòng súng, và cứ thế chúng đánh lên đôi vai và tấm lưng trần của anh. Anh cắn răng bước đi. Tay anh bị trói chặt nên anh không sao tránh được những trận đòn như mưa vào đầu, vào mặt. Hình phạt này đã diễn ra trong sân nhà giam của Giéttapô ngoại ô Béclanh. Chúng đã tra tấn anh theo chỉ thị. Bọn Hítle mới lên cầm quyền nhưng chỉ thị của chúng thì đã được chuẩn bị từ trước. "Thuộc đảng xã hội dân chủ, bị lột trần đánh ba mươi roi da - trong bản chỉ thị nêu rõ — thuộc đảng cộng sản, theo quy định đánh bốn mươi roi. Nếu kẻ bị trừng phạt lại đảm nhiệm các chức vụ chính trị hoặc công đoàn thì mức độ trừng phạt sẽ tăng thêm…” Anh sinh viên Bôiden không phải là người theo đảng xã hội dân chủ và cũng không phải là cộng sản, anh không đảm nhiệm công tác công đoàn mà cũng không có những chức vụ chính trị... Anh chỉ tham gia vào việc xuất bản tờ bội san sinh viên khổ nhỏ, mỏng manh ra hai tháng một kỳ. Tờ báo này do ba người lập ra : Kharô, một người bạn Thụy sĩ tên là Adrien Turen với một người bạn cùng lớp ốm yếu vịt hay bẽn lẽn là Henri Eclenđe. Bản thân họ tự viết bài rồi đem sang nhà in bên cạnh đọc, chữa bản in... Họ bị bắt sau vụ cháy nhà quốc hộivài ngày. Hôm đó, đúng vào cái đêm khi công việc cho tờ tạp chí sinh viên số tiếp theo và cũng là số cuối cùng kết thúc. Sáng sớm hôm sau, theo chỉ thị, họ bị đem ra đánh một cách dã man. Mỗi người không phải chỉ chịu ba bốn mươi roi không thôi, họ bị đánh túi bụi không biết bao nhiêu mà kề. Đầu tiên chúng đánh Henri. Anh này đã không chịu được những trận đòn và ngã xuống bên cửa nhà giam nhưng những tên lính SS độc ác còn lấy chân đá mãi vào xác anh. Sau đó đến lượt Bôiden. Anh đi qua hàng lính SS một vòng hai vòng rồi ba vòng và dừng lại . - Thế nào "địch thủ” hài lòng chứ ? Bây giờ đã hết viết những bài báo chết tiệt như thế nữa chưa ? — Một tên dự thẩm nhạo báng anh. Kharô ngước cặp mắt căm hờn nhìn thẳng vào tên Giéttapô và hiên ngang ngẩng cao đầu đi tiếp vòng thứ tư... Sunxe Bôiden có nguy cơ bị giam giữ lâu trong trại tập trung. Mọi lời cầu xin, chạy vạy đều vô ích. Để cứu con trai mình, bà Maria Luida đã sử dụng hết những mối quan hệ thượng lưu của mình. Bà vốn là cháu gái của vị Đô đốc Chippit nổi tiếng và bản thân bà lại có chân trong đảng quốc xã. Lúc bấy giờ, có chân trong đảng quốc xã của Hitler là một cái mốt của giới quí tộc. Cả Gơring bạn của gia đình Sunxe Bôiden cũng can thiệp vào nên cuối cùng Kharô được tha... Anh ra tù nhưng lòng căm thù và sự khinh miệt đối với chủ nghĩa quốc xã đã ngấm sâu vào tận xương tủy. Nhớ lại lần gặp lại đứa con trai, mẹ của Kharô đã kể rằng bà đã hết hồn khi trông thấy anh mặt mày bê bết máu, người đầy những vết đòn và da thịt vẫn còn bầm tấy những vết sẹo chưa lành. "Trông nó tái mét như người đã chết — bà nhớ lại — mắt nó thâm quầng, tóc cắt lởm chởm, áo chẳng còn lấy một chiếc cúc. Nó đã kể cho tôi nghe bọn SS dã man đã đánh đập thằng bạn Eclenđe của nó tới chết như thế nào…” ……………………. (1).Tức là Đảng quốc xã…. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 19 Tháng Ba, 2018, 08:27:54 pm Sau đó hình như mọi người đều quên đi chuyện đó, nhưng Kharô thì không tài nào quên được. Anh nói với người đồng chí của mình : "Tôi sẽ để mối hận thù của tôi trong băng giá để nó không bao giờ tan biến đi... Tôi sẽ mãi mãi khắc sâu mối thù này...” Thế nhưng lý do chính đưa Bôiden vào đội ngũ của những chiến sĩ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít không chỉ ở chỗ đó, không chỉ là khát vọng trả thù. Mọi chuyện còn phức tạp hơn thế rất nhiều... Được giáo dục trong một gia đình Đức quân chủ, có truyền thống quân sự, mạng nặng lòng sùng bái ông tổ của dòng họ Đại đô đốc Anphơrít phôn Chippit, nhà hoạt động chính trị quân sự của thế kỷ qua, người sáng lập ra hạm đội hải quân hùng mạnh của Đức, người mà tên tuổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa đế quốc Đức và chủ nghĩa bành trướng thuộc địa, Kharô ngay từ hồi còn bé đã gia nhập Mlado German Orden — một trong những tổ chức dân tộc phản động nhất của thanh niên Đức. Vào những năm ba mươi, sau khi Anphơrít phôn Chippit chết không lâu, khi nước Đức còn đang ở trong những ngày quốc tang, gia đình Sunxe Bôiden chuyển đến Béclanh trong vùng Vêdinggơ nổi tiếng có truyền thống cách mạng của giai cấp vô sản. Lúc ấy Kharô mới có hai mươi mốt tuổi. Anh có cảm giác như rơi vào một thế giới hoàn toàn khác. Một đằng là gia đình với nền nếp quân chủ, sùng bái tổ tiên — ảnh của Chippit đựợc treo ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, nhưng mặt khác là đường phố với cuộc sống và những khát vọng khác hẳn. Vêdinggơ đỏ — người ta gọi nó như vậy — đang cùng với những trung tầm vô sản khác của Đức lập thành pháo đài cách mạng đấu tranh vì tương lai xã hội của đất nước. Chính tại đây Kharô đã có dịp gần gũi với những người trong giới trí thức có tinh thần cách mạng. Sự gần gũi đó đã ảnh hưởng tới việc hình thành thế giới quan cho chàng thanh niên quý tộc đã có một thời niên thiếu trong Mlado German Orden. Những người bạn mới xuất hiện : nhà điêu khắc trẻ tuổi Học viện nghệ thuật Cuốc Sumakhec và vợ của anh, nữ họa sĩ bá tước Elidabét, nhà sử học và văn học Vinhem Cútđôphơ, nhà báo Kiuhenmaiche. Đấy là những người trẻ tuổi không chấp nhận chủ nghĩa phát xít. Chính nhờ họ mà Kharô đã tiếp xúc với nền văn học mátxit. Sau đấy là tạp chí "Gegner”, những cuộc tranh luận sôi nổi trong những buổi gặp gỡ tại quán cà phê "Atler” hay tại nhà bạn bè về những bài báo vừa đăng gần đây nhất trong tạp chí sinh viên. Khi đó Kharô đã từng thể hiện thái độ của mình đối với Liên xô trong một bài báo, gọi Liên xô là nguồn phục hưng tinh thần của châu Âu. "Tương lai của châu Âu — anh viết — nằm trong sự liên minh châu Âu với vô sản các nước, đặc biệt là Liên xô”. Trong trường Đại học Béclanh cũng xảy ra những vụ ẩu đả công khai. Trong một cuộc đánh lộn, sinh viên đã đuổi cổ những tên phát xít xấc xược ra khỏi tòa nhà của trường đại học. Bôiden cũng có mặt trong vụ trừng trị những gã sinh viên phát xít hóa ấy. Bọn quốc xã đã để bụng trù anh cả trong việc đó. Thế nhưng những bước thăng trầm trong cuộc sống không ảnh hưởng đến bước đường công danh của Kharô. Anh học xong trường không quân và ba năm sau lấy cháu của bá tước Philip Oalenbua - hoa khôi Libéctac. Trong buỗi hôn lễ, Gécman Gơrinh đã đứng ra làm chủ hôn cho nhà gái. Việc lấy vợ đã củng cố thêm địa vị cho chàng trai Bôiden. Với sự nâng đỡ của Gơrinh, anh đã trở thành sĩ quan Ápve, đại diện cho tình báo quân sự lực lượng không quân. Ít lâu sau xẩy ra sự kiện Tây Ban Nha. Một sớm mùa hè năm ba mươi sáu, trên làn sóng điện vang lên tiếng chim tu hú kêu — tín hiệu của đài phát từ vùng Xenta—tiếp đó là tiếng của phát thanh viên "Tây ban nha đẹp trời…”. Tại Béclanh trong bộ của Gơrinh ở Lâypxigecstras người ta đã biết : ở Tây ban nha đã bắt đầu cuộc bạo loạn phát xít. Tất nhiên, thượng úy Bôiden, nhân viên của phòng công tác tùy viên quân sự, là người trong cuộc biết những sự kiện đã xảy ra. Tất cả các báo cáo của các tùy viên quân sự từ các thủ đô trên thế giới gửi về đều qua tay anh cả. Lúc đầu cuộc bạo loạn của lực lượng phản cách mạng chống nước Cộng hòa Tây ban nha không thuận buồm xuôi gió vì gặp phải sự chống đối của toàn thể nhân dân. Mọi kế hoạch soạn thảo ở các Bộ Tham mưu Đức, Ý có nguy cơ sụp đổ. Các máy bay vận tải của Đức đã lập cầu hàng không chuyên chở lính đánh thuê Marốc từ Bắc Phi tới đổ bộ xuống Xêlixia, Kađicex, Gáclixia để tiếp tay cho những nhóm bạo loạn đã bị tan tác. Nhưng việc này cũng không mang lại kết quả quyết định... Các chiến sĩ cộng sản của các nước châu Âu, châu Mỹ và các nước tình nguyện của nước Nga Xô viết đã tới để giúp đỡ nước Tây ban nha chống bọn phát xít phải hoạt động trong hoàn cảnh bí mật vì bị bọn phát xít khủng bố. Đảng Cộng sản Đức vẫn ra lời hiệu triệu cho nhân dân Đức : "Chiến thắng của Mặt trận nhân dân Tây ban nha sẽ là chiến thắng của dân chủ và hòa bình ở châu Âu — bản hiệu triệu viết — nếu Mặt trận Tây ban nha thất bại thì đấy sẽ là sự củng cố sức mạnh cho chủ nghĩa phát xít, đặc biệt là cho Hítle, kẻ chủ mưu chiến tranh, sẽ là mối đe dọa nguy hiểm nhất cho Mặt trận nhân dân ở Pháp. Vì vậy chỉ có mục đích duy nhất trước tất cả các bạn là đập tan bọn Phrancô — liên minh nham hiểm của Hítle. Chúng tôi kêu gọi tất cả những người chống phát xít Đức có trình độ quân sự hãy hiến dâng mình cho Mặt trận nhân dân Tây ban nha như một người lính của nó”…. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 04 Tháng Sáu, 2018, 12:24:25 pm Thượng úy Kharô Bôiden tất nhiên không thể biết bằng cách nào mà những người yêu nước Đức thâm nhập được vào Tây ban nha để tiếp tục cuộc đấu tranh của mình chống chủ nghĩa phát xít Hítle. Anh cũng không biết được rằng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đức đã chỉ định Han Bemle, một cán bộ lãnh đạo, làm đại diện của mình ở Tây ban nha để giúp đỡ vũ trang cho nhân dân Tây ban nha. Nhờ sự giúp đỡ của những người cộng sản hoạt động bí mật, Han Bemle đã thực hiện một cuộc vượt ngục táo bạo từ Đakhan đến Tây ban nha. Hàng nghìn những chiến sĩ tình nguyện Đức, những người chống phát xít và những nhà yêu nước đã đấu tranh và chiến đấu trên chiến trường Tây ban nha chống lại không chỉ quân đội của tên tướng phản loạn Phrancô mà còn chống lại cả chủ nghĩa phát xít Đức, kẻ thù không đội trời chung của mình. Trong số năm nghìn chiến sĩ tình nguyện Đức; ba nghìn người đã ngã xuống trên mảnh đất Tây ban nha.
Tuy Bôiden chưa biết nhân dân nước anh giúp đỡ cho nhân dân Tây ban nha như thế nào nhưng anh biết được một điều khác. Sau khi quân đội của Phrancô vấp phải những thất hại đầu tiên, Hítle và Mútxôlini đã chuyển sang công khai ủng hộ bọn phiến loạn Phrancô. Chúng đã tung từ Ý sang Tây ban nha quân đoàn bộ binh "Những mũi tên đan chéo” và từ Đức tập đoàn quân không quân "Kônđor” được trang bị những máy bay cường kích, tiêm kích và máy bay ném bom mới nhất. Trên các chiến trương Tây ban nha đã xuất hiện những lực lượng xe tăng, công binh, pháo binh của Đức… Bôiden đã có cảm tình với những người thuộc lực lượng Cộng hòa Tây ban nha vì họ đấu tranh chống lại chủ nghĩa quốc xã mà anh căm ghét. Trong Bộ không quân, chiến dịch tung lực lượng vào hậu phương Tây ban nha đã chuẩn bị xong. Chiến dịch này có mật danh là "Gretkhen”. Nó được Bộ Tham mưu đặc biệt "B” do tên tướng không quân quốc xã Henmút Vinbécgơ cầm đầu soạn thảo. Đội quân "E” đổ bộ đường không hùng mạnh được tung vào khu vực Bacxêlon có nhiệm vụ hỗ trợ cho quân bạo loạn của Phrancô ở phía đông Tây ban nha. Tướng Vinbécgơ cho rằng hoạt động mới này nhất định sẽ tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến với quân cộng sản. Tại Lâyxpigecstras người ta đã nghĩ rằng hoạt động quân sự kéo dài ở Tây ban nha phải kết thúc thắng lợi. Bôiden biết cụ thể về kế hoạch bí mật này và anh hiểu rằng có một nguy cơ lớn đang đe dọa nước cộng hòa Tây ban nha. "Cần phải làm một cái gì đó...Cần phải hành động thế nào đây ? — Bôiden suy nghĩ - Nhưng thế nào mới được chứ ?”. Anh đã chia sẻ nỗi băn khoăn lo lắng của mình với Libéctac và Ghidenla Piơnnít — người họ hàng xa chơi thân với anh từ bé. Cũng như Bôiden, cả hai người này đều căm ghét chủ nghĩa phát xít. Boiden còn lưỡng lự chưa biết có nên trao đổi vấn đề này với Vante không. Cách đây hai năm, Vante đã bị bắt và bị tống vào trại tập trung, sau đó được thả vì “tình trạng sức khỏe”. Ngay cả bọn bác sĩ quốc xã cũng cho rằng anh cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa. Nhưng Vante rất tha thiết với cuộc sống và chính ý chí đó đã giúp anh chiến thắng cái chết. Tất nhiên Bôiden tin tưởng Vante nhưng anh còn ngần ngại là Vante vừa mới thoát ra khỏi trại tập trung và auh rất có thể bị bọn Giéttapô theo dõi. Không thể mạo hiểm được... Ghidenla nói ngay : - Không thể làm khác được đâu, cần phải báo cho những người cộng hòa... Sau đó họ Iại nghĩ rằng biết đâu người ta lại không tin mình ? Nếu viết thư nặc danh thì người ta có thể cho là khiêu khích... Cuối cùng Bôiden quyết định nói với Vante nhưng anh không cho Libéctac và Ghidenla biết chuyện này. Kharô Sunxe Bôiden đứng tần ngần mãi trước ngôi nhà quen thuộc. Trời đã tối từ lâu. Những ngọn đèn đường chiếu sáng đoạn phố vắng. Anh lại đi qua trước cửa ngôi nhà và lao nhanh vào cổng. Bôiden đi đi lại lại trong phòng và hồi hộp nói: - Có chuyện chẳng lành đối với những người cộng hòa, Vante ạ. Vante buồn bã im lặng đưa tay lên xoa xoa vầng trán cao. Đi lâu Bôiden không gặp lại bạn nên anh rất ngạc nhiên trước vẻ bơ phờ của Vante. Bệnh lao đã hành hạ anh. - Anh tin tưởng chắc chắn như vậy chứ ? — Vante hỏi. - Tôi nắm trong tay kế hoạch "Gretkhen”, tôi có bản thảo của nó…- Hoàn toàn đúng như vậy... Vante dừng lại trước mặt Bôiden, đằng hắng và lấy khăn lau đôi môi khô khốc. - Những người tình nguyện Đức đang chiến đấu bên cạnh những người cộng hòa. Còn kế hoạch của Vinbécgơ là nhằm để chống lại họ... - Anh nói đúng Vante ạ, những phải làm thế nào bây giờ ? - Cần phải báo trước cho họ. - Chính vì thế mà tôi đã đến đây... — và Bôiden kể cho Vante nghe kế hoạch mà Ghidenla đề nghị. - Tốt nhất là ta gửi thư sang Pari — Vante nói — Ngoài ra, ta sẽ tìm những con đường khác để thông báo cho những người cộng hòa. Bây giờ, anh hãy kể cho tôi nghe cụ thể về kế hoạch "Gretkhen” đi. Ít lâu sau Ghidenla Piônnhét lên đường đi Pari tới chỗ ông bố đang làm công tác ngoại giao ở đó. Bộ chỉ huy nước Cộng hòa đã biết được kế hoạch "Gretkhen” sắp tới. Quân đổ bộ đường không trong vùng vụng Bacxêlon đã bị tiêu diệt. Cuộc bạo loạn phản cách mạng của bọn Phrancô định tiến hành vào thời điểm cuộc đổ bộ đã thất bại. Ghidenla từ Pari trở về được hai tuần thì bị bọn Giéttapô hắt. Việc này làm cho bè bạn của chị lo lắng vì không biết chuyện chị bị bắt có liên quan đến vụ bức thư nặc danh không. Nhưng đó chỉ là lo lắng hão. Mấy ngày sau, Ghidenla được thả ra. Chị đã tỏ ra rất vững vàng trong những lần hỏi cung nên bọn Giéttapô không tìm được bằng chứng nào để nghi ngờ chuyến đi của chị, con gái một nhà ngoại giao nổi tiếng trong bộ máy ngoại giao của Hitsle… Nhóm chống phát xít của Bôiden được thành lập tại Béclanh hồi đó tiếp tục hoạt động…… Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 09 Tháng Sáu, 2018, 01:04:57 am 2. Ngay từ hồi còn bé người ta đã gọi cô là "thằng bé Bubi” là "cậu bé Vinđơphăng tinh nghịch” mặc dù cô cũng có tên thật của mình. Ở nhà, cô bé cũng bắt mọi người gọi mình là Bubi như trẻ con ngoài phố gọi. Và cứ như thế dần dần mọi người quen với cái tên Bubi.. Bề ngoài trông Bubi chả khác gì con trai — hai mắt cô bé cách xa nhau, mái tóc hớt ngắn, cái mũi hơi hếch đầy những tàn nhang. Bubi mặc chiếc áo dệt kim lính thủy đã phai màu nắng gió, cái quần đùi vá víu và chỉ thích chơi với bọn con trai mà thôi. Đối với Bubi thì khổ sở nhất là đi nhà thờ với bà Machinđa vì bà bao giờ cũng bắt cô cháu mặc chiếc áo sơ mi trắng, cái váy là phẳng phiu và đi đôi giầy sạch sẽ như một cô bé gái được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Gia đình Bubi sống trên bờ một con sông nằm ở phía bắc nước Đức tại thành phố cổ Ganđây có cồn cát trải dài và những hàng thông già màu đồng thau chạy dài mãi ra tận mặt nước. Bubi đã qua thời niên thiếu ở đây với những trò chơi cướp biển, các cuộc ‘du ngoạn’ tới những đất nước xa xăm trên chiếc thuyền buồm ghép bằng cành cây giả làm tàu của những người đi biển dũng cảm. Khỉ cuộc khủng bố của bọn phát xít xảy ra sau vụ cháy nhà quốc hội thì Bubi đã là một cô gái. Bố của Bubi là một người theo Đảng Xã hội Dân chủ nên phải vào trại cải tạo tại một khu đầm lầy than bùn cạnh hiên giới với Hà Lan. Mọi gánh nặng gia đình đều dồn lên vai cô con gái bướng bỉnh, thích tự do có cái tên con trai là Bubi. Cô làm đủ mọi việc, lúc thì bán hoa, lúc thì làm thợmay, lúc lại làm thợ dệt trong nhà máy dệt. Việc Bubi không chấp nhận chủ nghĩa phát xít và gia nhập tổ chức chống đối bí mật là chuyện hoàn toàn đương nhiên và cái tên Bubi hồi nhỏ đã được cô lấy làm bí danh trong hoạt động. Bubi lúc nào cũng cảm thấy mình làm còn quá ít. Cô thường cho rằng, ban đêm đi dán truyền đơn lên tường và đánh lừa bọn cảnh sát bằng cách chạy qua sân sang phổ bên cạnh thì chưa thể gọi là công việc được… Bản tính lãng mạng và ý thức quên mình của cô thúc giục cô phải làm nhiều hơn nữa. Giờ đây cô đang sống ở Béclanh và là thành viên trong nhóm hoạt động bí mật của Rôbơ Urig, thợ tiện, Đảng viên đảng cộng sản, người đã thống nhất và tập hợp hàng trăm chiến sĩ chống phát xít lại. Đây là một trường hợp hiếm có trong nước Đức phát xít. Người ta dễ có cảm giác như đấy chỉ là một giọt nước trong sa mạc những tên phát xít áo nâu đang lồng lộn. Nhưng những nhóm chiến sĩ lẻ tẻ còn sót lại sau vụ tiêu diệt Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội Dân chủ và các tầng lớp trí thức tiên tiến vẫn tiếp tục sự nghiệp của mình. Các cuộc khủng bố trong nước Đức đang tiếp diễn. Một trăm sáu mươi nghìn người cộng sản Đức — hơn một nửa số đảng viên - đã bị bắt và bị đưa vào các trại tập trung, hàng nghìn người đã ngã xuống trong các nhà tù do bị tra tấn dã man và bị xử án. Rôbơ Urig cũng không tránh khỏi số phận đó: anh đã sống nhiều năm trong nhà tù khổ sai, sau đó trốn thoát và lại tiếp tục đấu tranh. Anh nhen nhóm tổ chức, tìm những người tin cậy, bắt liên lạc với những người còn đang bị giam giữ trong nhà tù Lu-Kan và chuyển cho họ những tài liệu bí mật. Anh đã chuyển được cho họ cả chiếc máy thu tách sóng. Nhờ hoạt động của Urig và các đồng chí của anh ngay tại thủ đô nước Đức Hítle, một tổ chức gồm hơn hai mươi cở sở bí mật của đảng tại các nhà máy lớn nhất của Béclanh đã ra đời. Urig còn tìm cách bắt liên lạc với các nhóm hoạt động bí mật khác nữa. Tổ chức thầm lặng của Rôbơ Urig hoạt động bí mật trong nhiều năm liền. Nó chỉ chứng tỏ sự tồn tại của mình bằng những tờ truyền đơn cổ động dán trên tường và các tờ áp-phích :”Đảng vẫn còn và vẫn đấu tranh! Đả đảo chiến tranh và chủ nghĩa phát-xít!”. Điều này đã làm cho lưới mật vụ của Giéttapô điên đầu, thế nhưng mọi cố gắng của chúng nhằm tìm kiếm các chiến sĩ bí mật chống phát xít đều vô hiệu. Bubi đã hoạt động trong tổ chức bí mật này, cô đã trở thành liên lạc viên trong tổ chức của Urig một năm trước chiến tranh, trước khi quân Đức tấn công sang nước Ba lan láng giềng. Vào một ngày hè u ám năm ba mươi tám, chiếc tàu chở hàng "Maria Liuda” — tên con gái lớn của lão chủ hãng tàu đảm nhiệm việc chuyên chở quặng sắt của Thụy sĩ cho các nhà máy luyện thép của Đức cập bến Stradun. Hítle đang chuẩn bị cho chiến tranh nên rất cần kim loại để sản xuất súng ống, xe tăng và các thiết bị cho quân dội. Những chiếc tàu treo cờ Đức quốc xã đua nhau đi chở quặng. Tàu "Maria Luida” đi đoạn Strandun và các bến cảng của Thụy điển. Lức nằy con tàu đang thả neo trong bến để dỡ hàng. Tất cả các nhân viên trong đội tàu trừ những người gác, kéo nhau lên bờ. Người nào cũng có việc của mình, người thì muốn tạt qua nhà, kẻ thì muốn dạo chơi, vào tiệm ăn, hoặc đơn thuần chỉ đi bát phố tìm kiếm những thú vui... Trong số những thủy thủ lên bờ, có một thủy thủ thiếu niên với cái họ là Kroidinghe như đã ghi trong danh sách đoàn thủy thủ. Mưa lất phất bay. Cầu thang ướt và trơn. Các thủy thủ mặc áo mưa mầu đen láng bóng, đầu đội mũ, vòng qua những đống quặng cao và băng qua chỗ những đoạn đường ray phụ đan chéo nhau để tới lối ra. Hai tên SS thờ ơ kiểm tra giấy tờ và hầu như không thèm nhìn mặt những người đi qua. Dưới làn áo mưa của chúng cộm lên những khẩu súng lục. Ngay cạnh lối ra là ga tàu điện. Người thủy thủ thiếu niên có vẻ vội vã khi tàu tới gần. Có ai đó nói đùa : - Này Ecnơt, cẩn thận đấy nhé, đừng có quá say sưa với bạn gái kẻo tàu lại nhổ neo đi mất đấy nhé…! Nửa tiếng sau, sau khi đã đổi tàu điện hai lần, người thủy thủ thiếu niên đi tới khu công nhân. Chú vượt qua đường phố hẹp và dừng lại trước cổng ngôi nhà. Chú không bấm chuông mà đẩy cửa bước vào. Một phụ nữ đứng tuổi ra gặp chú : - Bác lo cho cháu quá Bubi ạ...Thế nào, mọi chuyện đều ổn cả chứ ? Cháu đi thay quần áo đi ! - Làm gì có thể có chuyện xảy ra với cháu được kia chứ ? Thế bác đã lấy vé chưa ? — Bubi hỏi. Cô cởi áo mưa rồi đi sang phòng bên, lát sau cô đi ra gặp bác chủ nhà thì đã là một cô gái áo vét-tông màu xám, khoác ra ngoài chiếc sơ-mi màu xanh lá mạ, chân đi giày xỏ tất trắng cao đến tận đùi.. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 30 Tháng Mười, 2018, 09:50:02 pm Chuyến đi của người “thủy thủ” thiếu niên Kroidinghe kéo dài trong vòng một tuần nhưng việc chuẩn bị cho chuyến đi này đã bắt đầu từ mùa xuân. Mọi người hết sức lo lắng biện pháp lại đến lo việc chuẩn bị giấy tờ. Cuối cùng tổ chức đã quyết định: chắc chắn hơn cả là phái cô sang Thụy điển dưới dạng một thủy thủ thiếu niên. Phải đi đường vòng : liên hệ qua người phụ trách bốc dỡ hàng hóa lên tàu, qua người thợ máy trên tàu là những người có quan hệ với tổ chức bí mật chống phát xít mới làm thủ tục được cho “thủy thủ” thiếu niên đi một số chuyến trên chiếc tàu "Maria Luida” cũ kỹ. Tại Thụy điển, những người từ Praha tới đang chờ cô. Và lúc này cô gái đã hoàn thành nhiệm vụ. Giao thông viên Bubi đã bắt được liên lạc với những người cần thiết và đã gặp đại diện của Trung ương Đảng. Tổ chức bí mật ở Béclanh giá rất cao chuyến đi của Bubi và cố gắng tìm mọi cách bảo vệ cho cô đến cùng để cô khỏi bị sa lưới. Tình thế bắt buộc không còn con đường nào khác, phải đánh nước liều như vậy.
Một bức điện vô hại gửi về Béclanh báo tin Bubi trở về. Cô đi chuyến tàu tốc hành sớm Strandun – Lâypơxig. Tại nhà ga Stêtin ở Béclanh không một ai ra đón cô cả, có lẽ chỉ có người trực ga Digphrít Nêben đội mũ và mặc đồng phục nhân viên Đường sắt quan sát hành khách xuống sân ga chăm chú hơn mọi ngày một chút. Nhận ra cô gái mặc vét màu xám, sơ mi xanh lá mạ, anh ta liền thờ ơ quay mặt đi nơi khác hô lệnh cho tàu chạy rồi rời khỏi sân ga. Người đó là Rôbe Iôndig, cựu biên tập “Dirote Phane”, nhà mác-xít có trình độ bậc nhất, người đã chuyển sang hoạt động bí mật với địa vị khiêm nhường - làm người trực nhật ga. Bubi đi ra quảng trường và dừng lại cạnh tủ kính của một hiệu thuốc. Một người khách đi đường dừng lại bên cạnh cô. Họ trao đổi mật khẩu, sau đó người khách đi đường cho vào túi một gói nhỏ như gói thuốc lá rồi bước đi. Bên góc phố có một chiếc xe đỗ. Người lái xe có vẻ như đang chờ ai đó. Anh ta đưa mắt nhìn Buhi đang đi khỏi và người khách vừa nói chuyện với cô ta rồi cho xe nổ máy. Mọi việc đều ổn cả! Đấy là Cuốc lái xe cho chủ nhiệm tổ hợp công nghiệp tại Béclanh. Còn người khách đi đường là Antôn Dépcốp - đảng viên Đảng cộng sản - một cán bộ bí mật chuyển sang hoạt động bất hợp pháp. Một ngày sau, Rôbe Iôndig và Dépcốp gặp nhau tại phòng khám của bác sĩ nha khoa Kimpen tại Vinmôrơđô-phơ. Ngoài họ ra không còn ai khác nữa, mọi chuyện đã có bác sĩ Kimpen lo và ba người có thể nói chuyện thoải mái. Henmút Kimpen có nhiệm vụ quan sát từ cửa sổ buồng mình coi chừng xem có vị khách nào không mời mà đến không... Họ đọc tài liệu Bubi mang đến. Trước tiên là nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản về tình hình của Đức phát xít có liên quan đến nguy cơ chiến tranh đang ngày một tăng. Đứng hơn thì đây là một lời hiệu triệu nhân dân Đức, một lời cảnh cáo Hitsle đang đẩy nước Đức đến chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh rằng việc ngầm phá hoại nền sản xuất quân sự, những cuộc nổi dậy và bãi công chống phát xít của công nhân, việc đẩy mạnh đấu tranh về tư tưởng chống chính sách xâm lược của bọn phát xít để bảo vệ hòa bình được xem như nhiệm vụ quốc gia quan trọng nhất của nhân dân Đức. Nếu như tất cả những nỗ lực trên vẫn không ngăn nổi chiến tranh thì cần phải chặn nó lại bằng con đường lật đổ chế độ phát xít. Để làm được điều đó cần phải thống nhất tất cả các lực lượng chống phát xít thành một mặt trận nhân dân chống phát xít. - Thế là rõ rồi — Dig nói sau khi đọc xong bản nghị quyết vừa nhận - Chúng ta sẽ làm gì đây? Tôi đã thấy trước được những khó khăn chủ yếu của chúng ta. Nói một cách khách quan thì trong những năm qua, Hítle đã dùng chính sách xã hội mỵ dân đầu độc, lừa dối nhân dân Đức và làm cho một bộ phận lớn nhân dân Đức bị ảnh hưởng. Trong lúc đó, Mặt trận nhân dân đòi hỏi thống nhất tất cả những lực lượng chống chủ nghĩa Hítle, không phân biệt họ thuộc đảng phái, tầng lớp nào. - Tôi nghĩ rằng trước hết chúng ta cần phải tích cực sử dụng lực lượng mà chúng ta hiện có— Urig nói — Cần phải bắt đầu từ đấy. Dépcốp bổ sung: - Tâm trạng chống đối đã ăn sâu trong cả tầng lớp có đặc quyền chứ chưa nói gì đến giới trí thức. Ví dụ như nhóm của Bôiden. Urig, Dépcốp và Dig là ba chiến sĩ chống phát xít lãnh đạo tổ chức bí mật trên thực tế còn đang phân tán tại Béclanh. Họ đã ngồi lại rất lâu trong buồng của bác sĩ nha khoa Kimpen vào ngày hôm đó. Khi chiều buông xuống họ lần lượt chia tay nhau mỗi người đi một hướng. Bầu trời còn đọng một chút màu hồng đang ngả sang màu tím trong buổi hoàng hôn vừa tắt. Trên nền trời bầm tím nổi bật các khối đen của nhà thờ cao vút, của những tòa nhà kiểu gôtích và trong khoảng trống giữa các ngôi nhà là bóng tên cảnh sát đứng giữa ngã tư đường phố. Nhờ có cuộc trao đổi tại nhà Kimpen mà các nhóm chống phát xít của Bôiden và Khanac đã thống nhất lại để cùng phối hựp hành động. Ít lâu sau tại nhà một luật sư ở Béclanh, Dig giới thiệu Bôiden và Libéctac với vợ chồng Kútkhốp và thế là họ đã trở thành bạn bè của nhau. Hơn thế nữa, họ không chỉ đơn thuần là những người bạn, mà còn là những người cùng chung lý tưởng, cùng chiến đấu trong mặt trận chống chủ nghĩa Hítle. Họ tin tưởng rằng giờ đây khi có nguy cơ chiến tranh đe dọa thì cần phải tìm cách phá hoại hệ thống nhà nước Đức quốc xã, đấu tranh bằng mọi biện pháp để cho Hítle bại trận nếu chiến tranh nổ ra... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 25 Tháng Sáu, 2019, 03:02:59 pm 3. Bà Maria Luida cho rằng cần phải mời nguyên soái Gơ-rinh. Ông ta đã giúp Bôiden và Libéctac rất nhiều… Ngài nguyên soái đã che chở cho con và đã quan tâm đến gia đình chúng ta — Bà Luida nhấn mạnh để cố thuyết phục con — Nếu như ngài Gơrinh đến làm chứng cho đám cưới của các con thì làm sao ông ta lại không thể có mặt trong ngày sinh nhật của con kia chứ. Con làm như vậy là thiếu lễ độ đấy.. Mẹ sẽ tự đi mời ông ấy đến. Sự ngang bướng của cậu con trai làm bà bực mình. Bà ngả người xuống chiếc ghế bành đung đưa và lấy ngón tay xoa xoa lên thái dương — cơn đầu lại bắt đầu hành hạ bà. Bá tước Enikh Sunxe không tham gia vào câu chuyện nhưng điều đó cũng làm ông không vui. Ông lặng thinh lục lọi trong tủ thuốc gia đình tìm thuốc đau đầu cho vợ. Bố của Bôiden đã ngoài năm mươi, ông có thân hình cao lớn và tuy mặc đồ dân sự nhưng trông vẫn có dáng dấp quân nhân; phong thái con nhà võ thể hiện trong từng cử chỉ, bước đi và dáng đứng của ông. Hai vợ chồng Bôiden đang ở trong phòng khách. Họ tới thăm bố mẹ và thế là câu chuyện tổ chức sinh nhật Bôiden đã nổ ra ở đây. Bôiden bỗng trở nên bướng bỉnh lạ lùng. Anh nhã nhặn nhưng cương quyết phản đối, còn Libéctac thì ủng hộ chồng : - Con xin mẹ hãy ủng hộ cho chúng con, chúng con chỉ muốn mời những người bạn thân của chúng con thôi. Bản thân ngài Gơrinh cũng sẽ khó chịu nếu được mời. Mời ông ta tức là phải mời luôn cả vợ chồng bá tước Oa-lenbuốc và những người khác nữa. Nhà mình ở Griu-nhevan không thích hợp với những cuộc tiếp đón như thế…May ra năm sau mới có thể…. Bà mẹ lại cố gắng thuyết phục người con trai một lần nữa : - Ngài nguyên soái đã mấy lần mời chúng ta đến chơi nhà ông ấy ở Karinhengốp. Con có nhớ không, vào hồi năm ngoái ấy mà ? ... Câu chuyện kéo dài dai dẳng nhưng không đem lại kết quả gì. Ông bố lên tiếng phá tan sự im lặng : - Này bà Maria, xin bà cứ yên tâm —ông nói — từ trước đến giờ, bà cứ cho chúng nó là còn trẻ con. Nhưng bây giờ, chúng nó đã lớn khôn rồi, bà cứ để mặc cho chúng nó tự giải quyết lấy những việc như thế. Thế là bà Maria không giành được ưu thế trong –cuộc tranh luận của gia đình. Nhưng nếu như ý muốn của bà có được thực hiện đi chăng nữa thì ngài nguyên soái cũng không thể đến nhà họ được – Đêm trước ngày sinh nhật của Bôiden, chiến tranh đã nổ ra ở châu Âu. Quân đội Đức đã vượt biên giới Ba-lan và theo lệnh của Quốc trưởng, Gơrinh đã đáp chuyến tàu đặc biệt đi về phía Đông. Đôi vợ chồng trẻ vẫn quyết định tổ chức cuộc gặp mặt gia đình. Hơn thế nữa, họ xem đó là một sự trùng hợp rất đúng lúc; cần phải gặp gỡ và trao đổi với nhau về những sự kiện đang diễn ra. Các vị khách bị cuốn hút về tin chiến tranh nên chỉ bàn luận xung quanh vấn đề này. Những bản tin về thắng lợi đầu tiên ở Ba-lan xen kẽ với những khúc nhạc hung tráng, những tiếng kèn trống rền vang. Bài phát biểu của Hítle tại nhà Quốc hội được phát đi phát lại nhiều lần — tiếng gào thét điên loạn, tiếng reo hò từng đợt, từng đợt của các cổ động viên được lên giây cót…. Những người khách đầu tiên đến nhà Bôiden là vợ chồng Acvít và Minđơrít Khanac lúc nào cũng quyến luyến bên nhau. Cố vấn nhà nước Acvít Khanac làm việc trong bộ kinh tế nổi tiếng là một chuyên viên giỏi có nhiều thành tích trong công tác và có uy tín trong các giới khoa học tại Béclanh. Gia đình Khanac gồm toàn những triết gia, nhà sử học, nhà văn, nhầ thần học. Bản thân Khanac rất đam mê khoa học xã hội. Anh ham nghiên cứu các vấn đề triết học kinh tế: từ các triết gia Ấn Độ cổ đại đến Aritstốt và Xôcnát, hết triết gia Trung quốc lại đến Hêghen. Sau đó Acvít say sưa nghiên cứu lý luận Mác-xít. Vào giữa những năm hai mươi, anh sinh viên Khanac đi du học bên Mỹ và nghiên cứu kinh tế, lịch sử phong trào công nhân. Trở về Đức, anh nguyện dành cả cuộc đời để nghiên cứu các vấn đề kinh tế trong xã hội đương thời. Tới năm 1931, Acvít được cử làm cố vấn quốc gia và đảm nhiệm các mối giao lưu mậu dịch và công nghiệp với phương Đông trong đó có cả Liên xô. Khanac tham gia vào "Arplan” —hội nghiên cứu kinh tế có kế hoạch — tại Béclanh. Một năm trước khi Hítle lên nắm chính quyền, Acvít đã đi Liên xô, anh đã thấy rõ ràng những hiểu biết trước đây của mình về Liên-xô còn rất mơ hồ. Nhà kinh tế học rất đỗi ngạc nhiên trước quy mô kế hoạch tại Liên-xô, trước những quy luật phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Xô-viết. Giờ đây anh đã có thể so sánh và đối chiếu. Về Minđơrít Khanac thì bạn bè của anh đã nói đùa như sau : đối với người phụ nữ này trên thế gian chỉ tồn tại có Acvít và văn học cổ điển…. Bề ngoài trông Minđơrít có vẻ gì đó rất chân phương, thuần nhất : nét mặt đoan trang, mái tóc chải mượt, cách cư xử ý tứ làm cho chị có phần hơi khô khan. Minđơrít không đẹp nhưng mỗi khi chị cười thì khuôn mặt chị thay đổi và trở nên duyên dáng lạ lùng... Là một người Mỹ gốc Đức, Minđơrít đã làm quen với Khanac ở Mỹ khi anh còn là sinh viên, họ cưới nhau và ít lâu sau thì về Đức. Minđơrít dạy học tại trường đại học Béclanh. Chị dịch thơ ca Đức sang tiếng Anh, chủ yếu là thơ của Gớt. - Thế nào, cậu nghĩ gì về những chuyện này ?—Acvít bỏ áo mưa và vừa giúp vợ cởi áo khoác ngoài vừa nêu câu hỏi. Anh cất cặp kính ra và nhìn chằm chằm vào Bôiden bằng đôi mắt cận thị màu đen — Chiến tranh không kết thúc một cách đơn giản với nước Đức chúng ta đâu..... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 27 Tháng Sáu, 2019, 06:13:42 pm Bôiden chưa kịp trả lời thì Eric phôn Brốtđôphơ, là một thiếu nữ xinh đẹp, yêu đời với cái miệng đa tình và đôi gò má trông dễ thương bước vào. - Các anh có biết Kai đã nói gì với em không thế hả ? — Eric nói ngay từ ngoài cửa. Cô ta đang nói về chồng mình. — Anh ấy đã ở đâu đó ngoài biên giới và gọi điện cho em từ bộ tham mưu dã chiến về. Anh ấy nói tất cả mọi người đều có ấn tượng về bài diễn văn của quốc trưởng...Người ta gọi cuộc hành quân sang Ba lan là cuộc đi dạo hai tuần. Thứ bảy tuần sau nhiều người định sẽ trở về Béclanh...Các anh có hình dung được không?. Chiến tranh đối với họ là cuộc dạo chơi! Sao mà bọn họ lại mê muội đến thế cơ chứ ! Tất nhiên là Kai không thể nói qua điện thoại những gì anh ấy nghĩ... Cửa ra vào không dập vào nữa. Các vị khách lần lượt đi vào. Đây là bạn cùng làm việc trong bộ Không quân với Bôiden — thượng úy Gôn-nốp, nhà điêu khắc Cuốc Sumakhe cùng với vợ là Êlidabét, nữ nghệ sĩ Ôđa Sôtô-muynle, nhà văn vô chính phủ đã luống tuổi Kanman cùng cô vợ trẻ là Enli. Tiếp đó là những người bạn của mẹ Bôiden, những người cùng đơn vị với ông bố, mẹ của Libéctac, bà quý tộc thuộc dòng dõi của Tôra Ôilen-buốcgơ, người luôn luôn tự hào vì có họ hàng xa với hoàng đế Vinhem đệ nhị. Lần này, Libéctac quyết định không dọn món ăn nóng như những ngày hội thông thường mà chỉ dọn đồ nguội. Libéctac với dáng dấp của một thiếu nữ thời các Hiệp sĩ tóc chải ngôi buông xõa xuống tận vai, cố tạo ra một không khí vui vẻ, thoải mái thực sự và chị đã thành công. Sau khi mọi người nâng cốc chức mừng Bôiden nhân dịp ngày sinh nhật, đề tài câu chuyện được chuyển sang những sự kiện gần đây. Mọi người túm năm tụm ba thành các nhóm trong phòng, Bôiđen cùng với Acvít đi lên phòng riêng. Minđơrit cũng lên theo, tiếp sau đó là Cuốc và một số vị khách khác. - Nếu như anh không tin tôi — Bôiden xúc động nói -— thì anh hãy hỏi bố tôi, tôi đã viết thư cho ông ấy từ Dresden khi quân đội của chúng ta xâm chiếm Tiệp khắc. Tôi đã viết rằng chiến tranh thế giới không lâu nữa sẽ xẩy ra, muộn nhất là vào năm bốn mươi, bốn mốt. Chiến tranh chỉ bắt đầu bằng cuộc hành quân sang Ba-lan... - Nghe nói người Anh cũng đã tuyên chiến với Đức —Gônnốp nói —Hítle sẽ chạm trán với phương Tây. Người Anh không sớm thì muộn sẽ ném bom Béclanh. - Thế còn anh, anh ủng hộ để Đức chiến thắng hay thua trong cuộc chiến tranh này? — Bôiden quay sang hỏi Gônnốp. - Tôi là người Đức, nên tôi muốn cho Đức chiến thắng hơn tuy tôi không tán thành chính sách của chế độ Hítle. Bôiden chau mày nhìn người đang phản đối mình. - Anh thật là mau nước mắt! — Bôiden nói —không nên mượn danh nghĩa nước Đức để khóc cho chế độ quốc xã... Chẳng lẽ có thể nghĩ một cách nghiêm túc là người Anh hoặc người Pháp sẽ giải phóng cho nước Đức hay sao? Sau khi nuốt chửng Ba-Ian, Hítle sẽ quay sang phía Tây, đây là lô-gích, nhưng tôi không biết cuộc đụng đầu như vậy sẽ kết thúc ra sao. Anh, Pháp rồi cũng sẽ lựa gió xoay chiều tìm cách thỏa hiệp, nhượng hộ... Cuối cùng Hítle sẽ quay sang phía Đông và chỉ có người Nga mới có thể đập tan được chế độ phát-xít. Mọi chuyện sẽ đúng như tôi nói cho mà xem, không thể khác đi được đâu! Chiều hôm đó, tại nhà của Bôiden đã diễn ra một cuộc nói chuyện hết sức chân thành, Libéctac tươi cười chạy vào phòng, theo sau chị là Kanman và Enli. Câu chuyện vẫn tiếp tục khi có mặt họ. - Thôi đi anh Bôiden — Libéctac ngắt lời chồng — Các anh tranh luận thế là đủ lắm rồi. Hôm nay chúng ta gặp nhau để vui kia mà. Ta đi nhẩy đi, chúng tôi buồn vì thiếu các anh đấy. Trên đường đi đến phòng khách, Minđơrít đi chậm lại nói với Bôiden : - Anh thiếu thận trọng quá đấy, anh Bôiden ạ, không thể đem gan ruột mình ra mà phơi bày như thế được đâu... - Lại còn thế nữa kia... Ở nhà tôi, tôi có thể nói lên những điều mà tôi suy nghĩ chứ. - Thế anh có tin rằng tất cả mọi người đều nghĩ như vậy không ? - Không, tôi không tin, nhưng tôi không muốn giấu nỗi lòng của mình đối với bạn hè... Đã thế tôi còn nói nhiều nữa cho mà xem, tôi sẵn sàng liên minh với cả các lực lượng cánh tả và với những người cộng sản đang đấu tranh chống Hítle. Họ đối với tôi còn gần gũi hơn những kẻ muốn cho bọn quốc xã thắng lợi trong cuộc chiến tranh này chỉ vì bọn chúng lãnh đạo nước Đức.. Tôi cũng ủng hộ Đức nhưng chống Hítle. Tôi căm thù hắn, cô hiểu chưa ? Câu chuyện của chủ nhà nhân ngày sinh nhật làm cho không riêng gì Minđơrít lo lắng. Một lát sau vợ chồng Kanman vội vã chia tay với mọi người ra về.... Khi còn đứng đợi xe ngoài phố, Enli bực bội nói với chồng : - Anh đưa em đến đâu thế này hả ? Tay Bôiden này chỉ là một thằng điên không hơn không kém! Mỗi câu của hắn nói ra có thể làm người ta mất đầu như chơi... Họ ngồi bên bếp lò trong phòng, uống cà phê và bàn luận những chuyện như vậy thật là đáng sợ… Anh hãy hứa với em đi, chúng ta sẽ không bao giờ gặp hắn nữa….. Cho đến lúc đã về đến tận nhà mà cô ta vẫn không thế bình tâm được : - Sao lại có thể như thế được kia chứ ! — Cô ta rít lên — Những con người trí thức được bảo đảm mọi thứ lại đi kháo chuyện với nhau như trong cuộc họp của cộng sản... Tôi đã nắm được ác ý trong những lời nói của họ. Cũng may là chúng ta về sớm…….. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 29 Tháng Sáu, 2019, 07:37:02 pm ... Vào cuối năm 1939, Acvít Khanac một lần nữa lại đến Mátxcơva trong thành phần của phái đoàn thương mại Đức. Tại đây đã diễn ra cuộc hội đàm về việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai nước. Khanac trở về lòng nặng trĩu vì linh cảm thấy những sự kiện đáng sợ sắp bùng lên không sao ngăn nổi. Anh lập tức gọi điện thoại cho các bạn để cùng họ chia xẻ nỗi ưu tư trong lòng. Kết luận chính mà anh rút ra được từ chuyến đi Mátxcơva là hiệp ước của Hítle ký kết với nước Nga Xô viết không bền vững. Khanac sống ở Griunhevan nên Bôiden đi một mạch từ cơ quan bộ tới nhà anh. Libéctac hứa đến muộn hơn một chút. Bôiden, cởi áo khoác ra xong vội đi vào phòng khách nơi mọi người đang chờ đợi anh. Tại đây đã có Acvít và Ađam Kútkhốp, nhà thơ và là nhà viết kịch, người chỉ đạo một trong những nhà hát của Béclanh. Kútkhốp là một người đã đứng tuổi có khuôn mặt rộng, đẫy đà. Ông đến đây cùng với vợ là Grêta. Vừa mới tới nơi, bà vợ lập tức vào trong nhà cùng với Minđơrít lo việc nấu nướng. - Các vị ạ — Acvít nói — ta tranh thủ lúc chỉ có ba người chúng ta với nhau. Kết luận đầu tiên mà tôi rút ra từ chuyến đi Mátxcơva là hiệp ước Đức — Liên xô chỉ là tạm thời. Đoàn thương mại của ta tìm cách gạt bỏ không cung cấp cho Liên xô những vật liệu chiến lược... Tôi chưa khẳng định được bao giờ thì sẽ bùng nổ chiến tranh, một năm hay mấy tháng nữa, nhưng cách xử sự của phái đoàn ta làm tôi lo lắng. Hẳn là đoàn đã nhận được chỉ thị bằng mọi cách ngầm phá hoại bất kỳ lời đề nghị nào của phía Liên xô đưa ra. Các anh có hiểu như thế là thế nào không…Một cuộc chiến tranh lớn, bẩn thỉu. Cần phải chuẩn bị cho mọi sự kiện ghê sợ để có thể chuyển sang hành động vào bất cứ lúc nào... - Ta cần phải hành động – Bôiden nói – Trong lúc chúng ta chỉ chống một cách trìu tượng; ngồi trong phòng khách bên tách cà-phê bàn luận về sự thối nát của chủ nghĩa quốc xã, kể chuyện tếu về Hítle thì những người cộng sản lại không làm như vậy. Họ tiếp tục bí mật đấu tranh viết truyền đơn kêu gọi, tập hợp lực lượng…. - Đừng nôn nóng Bôiden ạ — Khanac ôn tồn nói — Cái gì cũng cần phải có thời gian chứ. - Tôi có thể chịu trách nhiệm về việc viết truyền đơn — nghĩ một lát Ađam Cútkhốp nói tiếp — Cái này làm cũng giống như viết thơ văn thôi. Chúng ta cần phải có người của mình ở khắp mọi chỗ: tại các cơ quan, trong chính phủ, trong quân đội để nắm được các vấn đề, biết được ý đồ của Hítle... - Và chống lại hắn! — Bôiden lại nói to lên. - Chuyện này không đơn giản đâu — Cútkhốp lưu ý Họ bàn bạc về công việc cụ thể của nhóm bí mật chống phát xít vừa mới được thành lập và đi đến một vấn đề quan trọng nhất : tiếp xúc với nhà nước xã hội chủ nghĩa để tiêu diệt chế độ phát xít. Họ tin tưởng rằng bằng cách ấy, họ có thể bảo vệ được những quyền lợi cơ bản của tổ quốc mình vì họ đã thấy chủ nghĩa phát xít đang đưa nước Đức đến chỗ diệt vong. Ngoài lối vào vang lên tiếng chuông — Libéctac đến. Một phút sau, chị đã có mặt trong phòng khách. - Chà hóa ra các người lại đang âm mưu như thế này đây — chị vui vẻ nói — ngồi chễm chệ trong phòng khách, lại đèn đuốc sáng choang….Lẽ ra các anh phải vào trong một căn hầm thật tối thắp nến lên, dựng cao cổ áo, đội mũ phớt che kín mặt. Như thế mới đúng sách và mới lãng mạn chứ !.... Libéctac tham dự tất cả các công việc của chồng. Chị cùng anh chia xẻ niềm tin và chị cũng căm ghét chủ nghĩa quốc xã như anh... - Nói tóm lại, thưa các vị — chị nói... — Các vị nói chuyện chính trị như thế là đủ rồi, Minđơrít đang mời các vị vào bàn ăn đấy... .. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 30 Tháng Sáu, 2019, 07:42:59 am 4. Sau khi trở về Đức, Inda Schiôbe lâm vào tình trạng khó khăn. Mẹ của chị sống ở Béc-lanh trong một căn nhà thuận tiện, nhưng trong lần gặp gỡ cuối cùng, Cuốc khuyên chị nên ở riêng. Không nên để liên lụy đến gia đình, hơn nữa nhà mẹ chị ở lại không có điện thoại — Cái đó cũng có ý nghĩa lắm chứ. Chị đã giải thích cho bà mẹ như sau : - Mẹ ơi, mẹ có biết không — chị nói với bà cụ sau khi trở về Béclanh được vài hôm — con nghĩ là con nên ở riêng ra dù là chỉ tạm thời thôi mẹ ạ. Con sẽ làm việc trong nhà xuất bản nên không thể không có điện thoại được.. Sau này con sẽ tìm nhà khác và mẹ con ta lại sống bên nhau. Mẹ thấy thế có được không hả mẹ ? Mẹ chị rất buồn nhưng cũng phải đồng ý. Công việc như thế thì làm thế nào mà lại có thể thiếu điện thoại được. Thế nhưng Inda vẫn chưa tìm được công ăn việc làm, Sêlia hứa tìm việc cho chị trong Bộ Ngoại giao nhưng cũng chưa đâu vào đâu cả. Bản thân Sêlia cũng gặp chuyện không may. Có kẻ nào đó đã bép xép trong bộ rằng Ruđônphơ phôn Sêlia có thái độ thân thiện với người Ba lan, rằng ông không muốn gia nhập đảng. Vì những lý do đó mà ông không thể giữ những chức vụ cao như đã được bổ nhiệm….Người ta còn bàn tán là hình như sẽ có ai đó thế vào chỗ của Sêlia. Nhưng những kẻ ganh tỵ đâu có biết Sêlia từ lâu lắm rồi, khi còn ở Ba lan, đã là đảng viên của đảng quốc xã. Trong một thời gian dài Sêlia không hề hay biết tí gì về những âm mưu gây hại cho mình nhưng khi được biết thì ông đã kiêu hãnh nói : - Tôi không biết các ngài thế nào chứ tôi thì từ lâu, tôi đã là đảng viên của đảng dân tộc xã hội (quốc xã), ngay từ khi quốc trưởng lên lãnh đạo nhà nước kia. Đây, thẻ đảng của tôi đây. Hả dạ trước sự bối rối của những người cùng cơ quan, ông lấy tấm thẻ từ trong túi ra và làm như đóng kịch, ông mở nó ra, giơ cao lên trên đầu cho mọi người thấy — Tôi không ưa quảng cáo lòng trung thành của mình đối với quốc trưởng! Tôi sẽ chứng minh cho các ngài thấy bằng việc làm. Ngoài ra, tôi có vinh dự đứng trong đội xung kích. Đây là chứng minh thư của tôi. Hailơ Hítle ! Danh giá của Ruđônphơ phôn Sêlia, nhà ngoại giao đảng quốc xã trung thành với dân tộc được phục hồi còn nhờ vào bản báo cáo về tình hình tại Ba lan do ông cùng với Môntke chuẩn bị. Cựu đại sứ tại Vácsava và tham tán thứ nhất của ông ta đã viết cuốn "Sách trắng” về những nguyên nhân dẫn đến việc nước Đức Hítle tiêu diệt nhà nước Ba lan. Cuốn sách được viết theo tinh thần những bài phát biểu của Hítle, Gơrinh và Gơben. Cuốn sách cũng trích dẫn tràng giang đại hải những lời của Ribentrốp làm hắn ta rất khoái chí khi đọc những trang sách này. Vị Bộ trưởng Ngoại giao phôn Ribentrốp này là một kẻ rất hám danh và thế là "Sách trắng” đã được xuất bản với số ấn bản rất lớn. Tất cả những mối hoài nghi về lòng trung thực của Ruđônphơ phôn Sêlia đối với chế độ quốc xã bị xua tan. Vì bận giải quyết những việc riêng của mình nên phôn Sêlia chưa thể tìm việc cho Inda trong bộ ngoại giao được. Hoàn cảnh éo le trên đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của chị. Inda không thể thuê một căn nhà riêng thuận lợi cho công tác bí mật vì những nhà như thế giá rất cao và không thể nào tránh được con mắt nghi ngờ của những kẻ đầu óc hẹp hòi. Họ sẽ tò mò tọc mạch : cái ả nhà báo thất nghiệp ấy lấy đâu ra tiền mà lại đi thuê một căn nhà sang trọng đắt tiền như vậy ? Nhưng điều làm chị lo lắng nhất là việc mất liên lạc với trung tâm. Chị biết Pôn, nhưng giờ đây anh ta đã rời đi nơi khác không còn ở trong thành phố nữa. Anh đã báo trước cho chị là sẽ có một người khác đến thay anh. Pôn để lại cho chị mật khẩu, nói rõ địa điểm gặp gỡ và những tín hiệu quy ước sẽ phát cho chị khi cần nhưng chị chờ mãi mà vẫn không thấy tín hiệu. Mãi đến mùa đông, vào những ngày gần lễ giáng sinh Inda mới nhận đươcj một bưu ảnh chúc mừng, một bưu ảnh trong số hàng trăm nghìn bưu ảnh khác nhân dịp lễ giáng sinh xếp đầy trên các ngăn tủ của nhà bưu điện. Trên nền xanh lơ láng bóng của tấm bưu ảnh là một cành thông màu lá mạ điểm những bông tuyết lấp lánh, trên cành treo một cái chuông bạc con, một ngọn nến đang cháy và ông già tuyết tươi cười đem hạnh phúc và niềm vui đến cho mọi người. Một người không quen biết chúc mừng Inda nhân ngày lễ. Chữ ký chẳng rõ là của ai nhưng Inda sung sướng nhận tấm bưu ảnh đó cứ như là nó từ tay một người bạn thân thiết nhất gửi đến. Chị nhìn vào con dấu bưu ảnh gửi ngày hôm qua. Nghĩa là phải cộng thêm tám ngày nữa. Chị tính đốt ngón tay — ngày hôm đó là giao thừa. Như vậy cuộc gặp gỡ sẽ vào lúc 5 giờ chiều ngày cuối năm hoặc có thể vào ngày hôm sau nhưng muộn giờ hơn nếu như cuộc gặp gỡ đầu tiên vì lý do gì đó không thành... Ngoài đường phố tuyết bay mù mịt. Những đống tuyết trắng như bông nằm cạnh cầu thang lối vào ga tàu điện ngầm. Inda trùm lên người chiếc áo măng-tô lông vội vàng đi vào ga tàu điện ngầm Alếcxăngđeplat và mất hút trong dòng người đang chuyển tàu. Đứng năm giờ, chị đã có mặt trước tủ kính một cửa hiệu nhỏ bán tặng phẩm sinh nhật và ngay lúc đó chị nghe thấy có tiếng người hỏi: . - Xin lỗi bà, hình như chúng ta đã gặp nhau ở Bécnơ rồi thì phải? - Tôi chưa bao giờ sống ở Bécnơ — Inda trả lời bằng một câu chị đã thuộc lòng. Trước mặt chị là một người đàn ông trung niên ăn mặc bảnh bao, tay xách cặp và một gói bọc cẩn thận. - Nhưng bà thường lui tới Bécnơ, tôi có gặp bà ở đó... - Vâng, đúng thế, tôi có bà con ở đó. Mật khẩu đúng từng chữ một. Inda mỉm cười: - Có thế mới phải chứ ! —Chị thốt lên. - Hãy gọi tôi là Vinli. Chúng ta đi dạo phố một lát nhé! Vinli khoác tay Inda và họ cùng nhau đi ra sân ga. Đầu tiên họ lên tàu đi về hướng Phrinphuốc —Anle. Đi được một ga, hai người xuống tàu và lên một chiếc tàu ngược chiều quay Irở lại..... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:40:08 am - Có lẽ chúng ta đã bứt được đuôi rồi — Vinli nói khi hai người lại cùng nhau đi ra phố — Bây giờ thì chị hãy kể cho tôi nghe đi... Trung tâm đang đợi tin của Aris đấy. - Vâng, tin tức của ông ta cần phải qua tôi — Inda trả lời — nhưng người ta đã quên mất tôi rồi. - Không, không phải thế đâu... Chúng tôi biết Aris gặp rắc rối trong công việc và trên quyết định chờ đợi. Bây giờ thì hình như sóng gió đã qua rồi thì phải. - Vâng — Inda gật đầu — Ít lâu nữa tôi sẽ bắt đầu làm việc trong Bộ Ngoại giao, sẽ đổi nhà. Làm thế nào mà tôi báo địa chỉ mới cho anh được. - Bây giờ tôi sẽ nói tất cả cho chị biết —- Vinli trả lời. Họ từ phố Phritricstrac quẹo sang phố Uterđenlinđen và thong thả đi tới cổng Branđenbuốc — Chị có thấy quầy bán sách ở phía trước mặt kia không? Chủ hiệu là bà Kuske — vợ góa của một người cộng sản lão thành. Bà ấy bán sách, báo, bưu thiếp, vật kỷ niệm — đủ thứ trên đời kể cả ảnh của Hítle nữa. Bà ấy sẽ là hộp thư của chị. Bây giờ tôi sẽ giới thiệu chị với bà ấy, trong trường hợp cần thiết tôi sẽ để lại mật khẩu. Anna Kuske là một phụ nữ luống tuổi, người đẫy đà đang ngồi chơi ô chữ trong lúc chờ khách. Vinli và Inda dừng Iại trước cửa hiệu. - Bà cho tôi tờ báo buổi chiều — Vinli đặt tiền xu xuống quầy. Anna đưa báo và trả lại tiền thừa. Trời đã bắt đầu tối, những ngọn đèn đường bật sáng. Dòng người đi bộ trên hè phố thưa dần. Cạnh quầy lúc đó không có ai, Vinli nói khẽ : - Đây là Phrau Anna, người mà tôi đã kể cho bà nghe. Hai người phụ nữ chăm chú nhìn nhau. Anna tươi cười: - Rất hân hạnh! Xin chị cứ đến vào ban ngày, lúc đông người. Từ trong vòm cổng Branđenbuốc có hai người đi ra — Một viên sĩ quan SS và một bà ăn diện. Phrau Anna nói to lên : - Này, có ảnh chân dung mới của ngài Quốc trưởng đây này. Các ngài có muốn mua không nào ? Ảnh đạt lắm nhé. Ảnh mới nhất đây. Họ chia tay nhau tại Chirgácten. Vinli cầm tay Inda nói: - Tôi còn phải thực hiện một nhiệm vụ nữa — anh nói — đồng chí Vônphgan gửi lời chào chị và có viết cho chị ít chữ. Chị cầm hộ tôi cái gói này một chút. Vinli mở cặp và lấy đưa cho Inda một phong bì nhỏ gấp làm đôi. Inda tay run run đón lấy cho vào túi. - Thế anh ấy bây giờ ra sao rồi ạ ? Nữ tình báo viên Anta mới vừa trao đổi những công việc nguy hiểm, quan trọng một cách chững chạc như thế mà bây giờ trông mới dễ thương làm sao. Vinli đã đọc được trong ánh mắt của người phụ nữ trẻ cái nhìn trách móc: làm sao cái nhà anh này lại có thể im lặng lâu đến như vậy mà không hề hé răng nói một lời nào về chuyện mang tin của Cuốc đến cho chị. - Chị tha lỗi cho tôi nhé... Tôi sợ rằng tôi sẽ bị phiền phức và chúng ta sẽ không kịp trao đổi hết các vấn đề. Mà các vấn đề này lại rất quan trọng. Trung tâm đánh giá cao công tác của chị đấy. Vì thế mà tất cả những chuyện riêng tư tôi đành để đến cuối cùng…. - Tôi hiểu, Cuốc cũng giống như anh... Thôi, anh hãy kể cho tôi nghe đôi điều về anh ấy đi. - Cuốc làm việc rất tuyệt... - Không, không, tôi không có ý nói chuyện đó đâu. Cái đó thì tôi tin tưởng anh ấy lắm. Anh ấy không thể nào làm việc không tốt được. Tôi muốn biết anh ấy dạo này trông như thế nào, tâm trạng ra sao cơ…. - Cuốc có nhờ tôi nói là các anh ấy buồn nhớ chị nhưng rất tin tưởng vào tương lai hạnh phúc và rất mong gặp lại chị…Anh ấy vẫn như thế, đa sầu và hóm hỉnh, lưng vẫn hơi gù. Tiếc là anh ấy vẫn hút thuốc nhiều, nhưng trông khá lắm. Tôi mới gặp anh ấy cách đây hai tuần, anh ấy nhắn chị hãy cẩn thận. - Cám ơn anh Vinli. Sao mà tôi mong tin anh ấy thế dù chỉ một vài lời. Tôi có cảm giác như được gặp anh ấy rồi đấy... Anh hãy nói hộ với anh ấy là ..tôi yêu anh ấy….. Câu nói cuối cùng bỗng tự nhiên bật ra làm cho Inda bẽn lẽn… - Tôi sẽ kể cho anh ấy nghe chi tiết về cuộc gặp gỡ của chúng ta và sẽ chuyển đến anh ấy tất cả những gì chị nhờ. Tôi xin hứa với chị như thế... Nhưng chị cũng có thể viết thư cho anh ấy và gửi qua họp thư đó. Cuốc sẽ rất sung sướng... Thôi bây giờ thì tôi xin chúc chị thành công... Vinli tiễn Inda đến tận Sáclôtenbuốcstrac... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 02 Tháng Bảy, 2019, 07:15:47 am …Đêm hôm đó Inda đón giao thừa tại nhà mẹ chị, chị lao nhanh đến đó trong tay cầm lá thư quý báu. Chị không kịp thay quần áo, cứ thế đi vào buồng mình, khóa trái cửa lại, ngồi một mình bóc thư ra đọc… “Inda yêu dấu — chị đọc — Anh rất sung sướng được gửi tới em đôi dòng. Anh vẫn khỏe mạnh và luôn nhớ đến em..” Trong thư những chuyện riêng tư xen lẫn với những lời khuyên, những vấn đề có tính chất công tác. Thay vào chữ ký chỉ có mỗi một chữ cái "K". Sau những ngày chờ đợi đằng đẵng, cuối cùng Inda, đã bắt đầu công tác trong Bộ Ngoại giao với cương vị là chuyên viên báo chí của phòng báo chí. Mỗi buổi sáng chị đi đến Vinhemstrac và sau khi trình giấy tờ của mình cho tên SS gác cổng, chị đi qua những pho tượng đá dọc theo hành lang của Bộ lên tầng hai, nơi có phòng làm việc nhỏ bé của mình giống như căn buồng của một nữ tu sĩ, cửa treo tấm biển ”l-Schiôbe”. Giờ đây cũng như nhiều nhân viên khác, chị cũng có tủ bảo mật riêng để cất tài liệu mật. Theo quy định, khi đến phòng làm việc chị phải chú ý kiểm tra lại dấu bảo mật, sau đổ mở chiếc tủ chống cháy ra lấy tài liệu làm việc. Chị lập hồ sơ, viết các bài điểm báo, tham gia vào các cuộc hội nghị, viết biên bản và làm các công việc hằng ngày của một trợ lý Bộ Ngoại giao. Tất nhiên trong đống giấy từ đến tay chuyên viên Schiôbe nhiều loại chẳng có gì đáng quan tâm, nhưng đôi khi trong hệ thống dây chuyền văn phòng cũng phát hiện ra những tin tức rất quan trọng. Song cái chính đối với Inda là những cuộc gặp gỡ thưa thớt với Ruđônphơ phôn Sêlia. Thỉnh thoảng vào phòng mình giao nhiệm vụ và tranh thủ nói: - Này cô Schiôbe, cô hãy xem những tài liệu này đi rồi ghi vào làm tin điểm báo nhé... Sêlia chỉ vào tài liệu cần được lưu ý cho Schiôbe thấy. Ngay cả khi chỉ có hai người với nhau trong phòng riêng của mình, nhà ngoại giao không bao giờ nói thành lời về những báo cáo muốn chuuyển cho Inda. Bản thân Inda đã yêu cầu ông ta làm cho được điều đó trong tòa hhà của Bộ Ngoại giao, trong bầu không khí thường xuyên có theo dõi, nghe trộm và kiểm tra cần phải hết sức đề phòng đối với những máy thu bí mật được đặt ở những chỗ không thể lường trước được : đưới đáy lọ hoa, trong khung ảnh của Quốc trưởng, trong thiết bị điện thoại... Người ta không loại trừ bất cứ nhà ngoại giao nào, không phân biệt người đó có địa vị cao hay thấp. Hoạt động do thám tổng lực đang tràn ngập khắp nước Đức. Hoạt động này chủ yếu do Tổng cục An ninh đế chế của thống chế Himle, ngành phản gián của đô đốc Canaric và phòng chính sách đối ngoại của đảng quốcxã do phôn Bônle cầm đầu được gọi tắt là Apo, đảm nhiệm… ….Một hôm vào mùa xuân, Sêlia gặp Anta tại một quán cà phê nghệ sĩ ở Cuốcphiachenđam. Trước mặt họ là bộ đồ ăn mạ kềm do người phục vụ vừa đem tới. Sêlia khoái trá thưởng thức hương vị của thứ đồ uống đang bốc khói nghi ngút. Bây giờ, chỉ có tại đây những người trần tục mới có thể được uống loại cà phê Braxin chính hiệu — khắp Béclanh chẳng có thể đào đâu ra được thứi đó. Các bức tường trong tiệm cà phê treo đầy những tranh ảnh của các nghệ sĩ nổi tiếng kèm theo chữ ký của họ với những dòng lưu niệm chẳng khác gì phòng trưng bày về những con người nổi tiếng của nhà hát từ thế kỷ trước và đương thời.. Con người yêu sân khấu Sêlia vừa chỉ lên những bức chân dung vừa kể cho Inda nghe về những nghệ sĩ mà ông đã gặp. Với sự hiểu biết của một người sành ăn, ông ta vừa ca ngợi cà phê vừa tranh thủ báo cho Inda biết việc Bộ Ngoại giao định phái ông sang Hunggari làm công tác ngoại giao, Phôn Rihentrốp đã nói chuyện này với ông rồi…. Tin này làm cho Inda lúng túng. Không thể để như thế được. Bản thân chị không thể rời Béclanh đi theo ông ta được — trong tay chị là tất cả đầu mối liên lạc với các nhóm khác. Và cả Sêlia cũng vậy, ông ta cũng cần có mặt ởđây, tại Béclanh này. Biết làm sao bây giờ ? - Ngài phôn Sêlia ạ, ngài có biết không — Inda uống một hớp rồi nói — tôi có cảm giác là chúng ta không thể giải quyết chuyện này được đâu. Ta hãy chờ thêm ít ngày nữa đã, nhưng trong lúc này chưa nên trả lời dứt khoát. Ngày hôm sau Inda phải đi bắt liên lạc vào giờ i đã định, chị dừng lại trước hiệu sách bên cổng Bran- đenbuốc. Cạnh đó là một tên cảnh sát đang đi đi lại lại, thỉnh thoảng hắn lại giơ tay lên chào các viên sĩ quan đi qua theo lối nhà binh. Inda đứng ngắm nghía những quyển sách bày trên quầy, chọn một quyển xem rồi lại qua cuốn khác. Có lẽ chị sẽ mua cuốn này, một quyển sách màu xanh lá mạ nhan đề "Cuộc phiêu lưu đến châu Phi” của Các Mây. Inda giở xem cuốn sách và cho vào giữa những trang sách những tờ giấy mỏng chi chít những dòng chữ nhỏ li ti viết sít sịt vào nhau.. - Bà làm ơn cho tôi mua quyển này – chị nói – Xin bà hãy bọc cẩn thận cho, tôi sẽ dùng nó làm quà tặng…. Chủ hiệu Phrau Anna khom người bọc một cuốn sách giống như vậy để dưới quầy hàng và đưa cho Anta. Anta trả tiền, cám ơn bà ta rồi bước đi. Mười lăm phút sau có một phụ nữ khác đến cửa hiệu. Người này cũng đứng ngắm nhìn sách, và cũng chọn cuốn sách của Các Mây, nhà văn được Hitsle yêu thích. Nỗi lo ngại trong ánh mắt bà chủ hiệu sách chỉ biến mất sau khi người phụ nữ thứ hai đi khỏi. Bà thở phào nhẹ nhõm... Cạnh đó tên cảnh sát vẫn đang lượn đi lượn lại. Hắn àm sao, mà biết được, trước mặt hắn, giữa ban ngày ban mặt, ngay trước cổng Branđenbuốc ở trung tâm Béclanh, nữ tình báo viên Anta vừa chuyển cho Mátxcơva một bản báo cáo như sau : "Địa chỉ mới của tôi : Béclanh. Sáclốttenbuốc, Vinlian-strac 37. Số điện thoại 32.29.92. Anta”…. Cũng trong báo cáo Inda đã viết về câu chuyện với Arỉs. Chị yêu cầu cho chỉ thị ngay. Lẽ tất nhiên Inda không thể không viết cho Vônphgan dù là chỉ vài dòng để cho anh ấy biết chị vẫn mạnh khỏe. Bức thư có phần dài hơn — không đề tên, không có địa chỉ, chỉ có con số quy ước ghi trên phong bì... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 03 Tháng Bảy, 2019, 07:28:01 am …”Anh thương yêu — chị viết không nói rõ tên người yêu — Cám ơn anh đã viết thư cho em. Anh khó có thể tưởng tượng được em đã xúc động như thế nào và cảm thấy hạnh phúc biết bao khi em nhận được nó. Em đọc đi đọc lại bức thư không biết đến bao nhiêu lần, đến mức bây giờ em có thể đọc thuộc lòng không sót một chữ nào như em đã từng đọc câu chuyện cổ tích em yêu thích từ bé và vẫn hay đọc lại... Từ lúc nhận được thơ anh đến nay em vẫn chưa hết sung sướng vì em còn phải viết thư trả lời anh; Đấy là niềm vui bé nhỏ thầm kín của em… ….Xin anh tha thứ cho em vì đã không thể viết thư cho anh ngay — em bị ốm tí chút mà, nhưng bây giờ thì em đã khỏi rồi, em của anh lại khoẻ rồi…. ….Trước hết, em xin báo tin cho anh được biết là em đã gặp bố mẹ anh rồi. Lâu nay anh vẫn nhờ em tìm hiểu hoàn cảnh của bố mẹ anh và em cũng có ý định như vậy. Một dạo em tìm cách đến chỗ bố mẹ anh nhưng không được. Người ta yêu cầu phải có lý do chính đáng và phải được phép của chính quyền, mới được đi. Em không tìm ra được lý do nào thích hợp, vả chăng em cũng không muốn chạy vạy xin xỏ vô ích. Song rốt cuộc em cũng tìm đến được nơi bố mẹ anh đang sống. Mẹ anh ra mở cửa cho em, trông mẹ dạo này gầy yếu lắm. Mẹ ngỡ ngàng nhìn em rồi ôm chầm lấy em. Mẹ anh có già đi hơn và ánh mắt nhìn của bà trở nên sâu thẳm. Em và mẹ ngồi trong phòng ăn quen thuộc của nhà anh. Và cùng trò chuyện về anh. Mẹ nói là lúc nào mẹ cũng buồn vì đã bao năm nay bặt tin anh và tưởng anh đã chết rồi. Mẹ kể về những nỗi buồn của mẹ và nói đấy là nguyên nhân chính làm cho mẹ mệt mỏi. Đấy, anh yêu quý của em ơi, anh có thấy không? Không có gì có thể làm người ta quên được và càng không thể quên được những người ở xa, đi xa. Mẹ anh đã nói lên tất cả những ý nghĩ của em… Gần chiều thì bố anh đi làm về. Cửa nhà ăn mở nhưng bố không nhận ngay ra ai đang ở trong đó. Bố còn cất mũ ra chào ngay từ ngoài lối vào. Bố nhận ra em qua tiếng cười và nhếch mày nhìn em kinh ngạc. Cuộc gặp mặt đã làm cho mọi người rất vui... Nhưng cũng có tin buồn anh ạ…. Chú anh đã mất trong trại tập trung. Bố mẹ anh hiện đang sống một mình, Écnơ và Lidi đã có nhà riêng. Họ cũng cương nghị, bất khuất như anh…Có lẽ đó là truyền thống gia đình phải không anh?”….. Anta, nữ tình báo viên dũng cảm, táo bạo đã viết cho người mình yêu với tâm tình của một phụ nữ đầy tình cảm. Chị chỉ nói qua loa cho anh biết về bệnh tình của mình nhưng đấy là dấu hiệu đáng ngại đầu tiên của căn bệnh mà sau này đã hành hạ chị. Chẳng bao lâu sau chị nhận được thư trả lời của trên nhưng không thấy có thư của Cuốc... Inda nhận được thư trả lời qua một đầu mối liên lạc khác. Chị đã tổ chức một cuộc gặp gỡ theo yêu cầu tại một địa điểm chỉ cách nơi chị ở có vài căn nhà. Nếu đi bộ từ ga tàu điện ngầm hoặc từ ga xe buýt đến phố Villanđuc nơi Inda hiện đang sống thì không thể không đi qua một đường phố nhỏ yên tĩnh và có vẻ cổ xưa. Trên góc phố này có một quầy hàng thực phẩm do hai ông bà già Ripit ân cần, niềm nở đứng ra kinh doanh. Nguồn sống duy nhất của họ là buôn bán lương thực. Quầy hàng rất nhỏ, chỉ cần có năm khách hàng là đã đủ chật. Tuy thế, theo phong tục Đức, ông bà già Ripít vẫn đặt cho cái quầy hàng xuềnh xoàng của mình cái tên khá kêu "Marga”. Không ai biết cái tên đó có ý nghĩa gì. Chẳng qua nó chỉ là tên được đặt ra để khách mua có thể phân biệt nó với các cửa hiệu khác – các khách sạn, các hãng, tàu bè, hiệu thuốc, cái gì mà chả có tên gọi. Và Inda đã chọn quầy hàng thực phẩm ít ai để ý đến làm nơi liên lạc với Trung tâm và những người của mình. Thường thì trên đường đi làm, chị vẫn ghé qua đây để mua thực phẩm và đã làm quen được với những người chủ cởi mở… Nhìn thấy ông già, chị lại nhớ đến con nhím làm bằng bìa xốp trông chết cười bán ở chợ Alếchxăngđơplat — cũng to béo, mồm ngậm tẩu thuốc, đầu đội mũ vải không rõ mầu .. Một hôm chị hỏi ông già Ripít: - Bác Ripít ơi, cháu định hỏi bác xem nếu như mấy cô bạn gái của cháu thỉnh thoảng đem thư hoặc sách báo đến chỗ bác gửi để bác chuyển cho cháu thì có được không ạ? Bác thấy đấy, cháu ít khi có nhà lắm mà quày của bác đây lại tiện đường... - Còn phải nói gì nữa — Ripít reo lên, miệng vẫn không rời tẩu thuốc — Được giúp cô thì còn gì bằng…. Từ đấy, hầu như ngày nào Inda cũng đến quầy hàng "Marga” và trong một thời gian dài, nhờ có sự giúp đỡ của vợ chồng Ripít, chị đã kịp thời nhận được những chỉ thị, yêu cầu, mệnh lệnh khẩn cấp nhất… Trong cuộc gặp gỡ vói Sêlia, Inda nói cho ông ta biết rằng "Giám đốc” của họ hết sức yêu cầu Sêlia tìm mọi cách nán lại Béclanh, dù chỉ là tạm thời. Phôn Seelia vẫn không biết ai lãnh đạo hoạt động của mình nhằm chống lại Histle nhưng ông vẫn chấp nhận đề nghị đó và khước từ cương vị ngoại giao tại Buđapet…. Giờ đây Anta nhận được nhiều tin tức qua những nguồn tin vô hình. Ngay cả những kẻ đang làm việc trong bộ máy của Hítle và trung thành với chế độ quốc xã một cách cuồng tín cũng trở thành nguồn tin của chị. Chúng sẵn sàng tự nguyện báo cho "mật vụ của Giéttapô” về tất cả những gì chúng biết và nghe được trong giới quan chức chính phủ. Nhưng những "mật vụ của Giéttapô” như thế lại do những người cùng chí hướng của Inda sắm vai, họ nguyện hiến dâng đời mình cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít…. ........................ Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 04 Tháng Bảy, 2019, 07:14:28 am ..... Hítle đang chuẩn bị ráo riết cho những cuộc xâm lăng mới. Ý đồ này ngày càng thấy rõ. Tất nhiên, hắn đâu có muốn dừng lại sau khi chiếm Ba lan, cũng như hắn đã từng không dừng lại sau Áo và Tiệp. Nhưng bây giờ hắn sẽ đi đến đâu ? Cần phải biết ý đồ của hắn để có thể ngăn chặn và chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt nhằm đối phó với nguy cơ này. Hiện nay cả Đông lẫn Tây đều đang đứng trước hiểm họa. Ngay chính nước Đức, nhân dân Đức và nền văn hóa Đức cũng đang bị uy hiếp. Đó chính là nguyên nhân làm cho những lực lượng chống Hítle, những con người có lương tri, có nguồn gốc và tôn giáo khác nhau thống nhất lại - từ nhà quý tộc dòng dõi Sunxe Bôiden và nhà ngoại giao phôn Sêlia đến Inda và các đồng chí của chị, mọi người đã đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít từ nhiều năm về trước. Ngày 5 tháng 4 năm 1940, Anta báo về Mátxcơva : - “Hôm nay tôi đã gặp một sĩ quan tên là Đaubơ, tôi biết anh ta qua báo Phrankphurcher Genheralantsaiger. Anh ta hiện đang phục vụ tại đội tuyên huấn các lực lượng vũ trang. Nhóm của anh ta đã đến Pốtxđam và từ đó sẽ đi Stamđun. Họ phải đi bằng tàu chiến và sẽ ra khơi một ngày rất gần đây. Trong nhóm có nhiều người biết các thứ tiếng Scăngđinavơ. Trung úy Đaubơ đã nêu lên giả thiết rằng hoạt động của họ chỉ có thể là nhằm chống lại một trong những quốc gia ở vùng bán đảo Scăngđi-navơ. Tuần dương hạm của họ sẽ hoạt động ở vùng biển Bắc”. Anta đã báo như vậy về cuộc tấn công sắp tới của Đức vào Na uy. Ngày 10 tháng 4, quân Đức đánh chiếm Đan mạch và đổ bộ lên bờ biển Na uy... Sắp bước sang tháng 5 năm 1940. Sêlia vừa từ Ý trở về sau chuyến đi cùng với nhóm cố vấn ngoại giao trong thành phần của phái đoàn quân sự do tướng Kécxenrinh cầm đầu. Anta nóng lòng chờ Sêlia trở về. Sêlia đang trong tâm trạng khích động và buồn phiền. Chuyến đi Rôm càng làm cho ông tin rằng sự hợp tác giữa Hítle và Mútxôlini không ngừng được củng cố. - Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang đứng trước những sự kiện lớn — phôn Sêlia vừa nói vừa đi đi lại lại trong phòng, ông mời Inda đến nhà mình nên bấy giờ có thể nói to mà không sợ có ai nghe trộm - Ba lan, Đan mạch, Na uy, những miếng mồi nuốt được cách đây hai tuần chưa làm thỏa mãn được cái bụng của tên binh nhất cuồng dại đâu. Những lời hứa của Hítle chỉ là những lời hứa hão. Chị có nhớ không, Hítle đã nói như thế này sau khi chiếm Ba-lan : "Nước Đức không và đã không có những mâu thuẫn về quyền lợi hoặc xích mích với những quốc gia phía Bắc. Quan hệ của chúng ta phát triển bình thường...” Thế mà đứng nửa năm sau hắn đã chiếm cả Na-uy và Đan mạch. Thật nhục nhã thay ! Chúng ta đã chà đạp lên cả công pháp quốc tế. Tôi nói chúng ta vì tôi là một nhân viên của Bộ Ngoại giao, là một người tham gia vào việc thi hành toàn bộ chính sách đối ngoại của Hítle Inda ngồi trong ghế bành cạnh bàn viết, chị đưa mắt nhìn theo Selia đang đi đi lại lại trong phòng. Thỉnh thoảng chị lại cúi xuống từ giấy chẳng hiểu để vẽ gì đó một cách vô tình hay ghi chép lại những dấu hiệu để ghi nhớ. - Theo anh thì việc chiếm Đan-mạch và Na-uy có ý nghĩa gì ? — chị hỏi. - Ý nghĩa à ?... Ở đây mọi ý nghĩa đều trở nên vô nghĩa! Hiện giờ thì nhằm để nuôi béo cái bụng của Đức... Chị hãy tha lỗi cho tôi vì đã ăn nói thô tục. Chúng ta cần có lương thực để nuôi dân, cần có nguyên liệu cho công nghiệp... Tên binh nhất cần nhiều thứ lắm và hắn sẽ còn đi xâm lăng. Nhưng đấy mới chỉ là một mặt của vấn đề mà thôi. Na uy có thể là căn cứ để đổ bộ bằng đường không sang Anh. Tuy thế cũng mới chỉ là dự đoán thôi. Tôi đâu có phải là chuyên gia chiến tranh... Nhưng chị hãy nghe những điều tôi sắp nói đây, chị hãy ghi lại và chuyển nó đi: Trong thời gian sắp tới đây, quân đội Đức có thể sẽ tấn công Bỉ và Hà lan... Chị nghe thấy rõ chưa, Bỉ và Hà lan đấy nhé. - Anh lấy gì để khẳng định điều này ? — Inda ngẩng phắt đầu lên, tin tức này thật hết sức quan trọng. - Lấy gì để khẳng định ư? — Sêlia cho hai tay vào túi và dừng lại trước mặt Inda — Thực ra mà nói thì không có gì hết, thế nhưng tôi vẫn hoàn toàn tin tưởng là chuyện đó sẽ xảy ra. Xin chị hãy bình tĩnh để tôi kể cho chị biết do đâu mà có tin này.. Trong lần nói chuyện với tôi khi tôi báo cáo về chuyến đi Rôm, phôn Ribentrốp đã nói bóng gió về hoạt động quân sự sắp tới ở Hà Lan... Chị nên nhớ rằng, càng ngày càng khó có thể thu lượm được những tin tức cần thiết hơn. Chị hãy nghe Ribentrốp nói trong bản mật lệnh cho Bộ như thế nào. Và Sêlia đọc: "Nếu như có kẻ nào đó trong số nhân viên cấp dưới của tôi tự cho phép mình nói, dù chỉ một lời về thất bại, thì tôi cũng sẽ cho gọi hắn tới phòng làm việc của mình và tự tay bắn bỏ. Khi báo cáo chuyện này cho văn phòng đế chế, tôi chỉ cần nói - Thưa quốc trưởng, tôi đã giết một tên phản tặc”….. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 05 Tháng Bảy, 2019, 07:17:02 am - Vâng, đúng thế đấy, làm việc mỗi ngày một khó khăn hơn - Phôn Sêlia nhắc lại — bản thân chị cũng thấy rõ điều đó... Hãy chuyển đi một tin nữa là các nhân viên lãnh đạo trong Bộ Ngoại giao nhận được lệnh như thế này: Những chỉ thị mang tính chất quân sự chỉ được thông báo cho những ai có liên quan đến việc thực hiện mệnh lệnh đã ban hành mà thôi. Tại Xcăngđinavơ người ta thực hiện đúng như thế. Đại sứ của chúng ta ở Ốtslô trao công hàm phúc đáp cho chính phủ Na-uy chỉ trước khi cuộc xâm lược nổ ra đúng một giờ mà thôi. Những chuyện tương tự rất có thể xảy ra với Hà lan... Hoàn cảnh làm việc bây giờ phức tạp lắm. Chị có thể tự thấy qua việc bọn Giéttapô có mặt đầy rẫy trong Bộ Ngoại giao. Sau đây tất nhiên sẽ đến lượt nước Nga. Tôi nhận định như vậy là dựa theo bức mật thư gửi đi cho tất cả các đại sứ quán, yêu cầu bác bỏ mọi lời đồn đại là Đức đang chuấn bị về mặt quân sự chống lại nước Nga Xô-viết. Trong thư người ta gọi những tin đồn đó là sự khiêu khích của Anh. Nhưng vấn đề lại là ở chỗ hiện nay chẳng có tin đồn nào như thế cả. Chẳng qua là Ribentrốp muốn rào trước đón sau mà thôi. Sêlia vừa nói vừa nhìn mảnh giấy đang cầm trong tay. Bây giờ thì ông xé vụn nó ra và cho vào cái gạt tàn thuốc lá. Sau đó, ông lấy bao diêm trong ngăn bàn ra châm lửa đốt cho đến khi tất cả đều cháy thành tro. Anta ngay lập tức gửi báo cáo cho Trung tâm về nội dung câu chuyện với phôn Sêlia. "Ariets dự đoán — chị báo — trong thời gian sắp tới quân Đức có khả năng tấn công vào Hà Lan. Việc tuyến đường sắt Phranphuốc — Krephen ngừng không chở khách đã khẳng định cho lời dựđoán này. Ban Giám đốc các nhà máy quân sự đã nhận được chỉ thị chuyển sản phẩm cho mặt trận phía Tây”…. Một tuần sau Anta lại báo : "Các tin tức về những hoạt động quân sự sắp tới ở phía Tây được các nguồn tin khác nhau báo về... Ariets nói rằng một nữ nhân viên của ông ta định đi Hà lan nhưng có một người họ hàng của cô ta là một trung sĩ thuộc lực lượng cảnh sát dã chiến đã ngăn cô này lại và nói - Hãy chờ một chút, hai ngày nữa tất cả chúng ta sẽ có mặt ở Hà lan”... Một kỹ sư người Đức trong Cục Công binh đã nói về cuộc hành quân sang Bỉ : "Chúng ta chỉ cần thành phố Bruge thôi. Khi đó chúng ta có thể bắn thẳng vào Luân-đôn bằng pháo tầm xa. Quân Anh đâu có loại pháo như vậy, còn chúng ta thì lại có thể sản xuất hàng loạt". Ít lâu sau báo cáo của Sêlia đã được khẳng định. Ngày 9 tháng 5, Inda đi làm vào buổi sáng như thường lệ. Chị có việc cần gọi điện vào Bộ Thông tin tuyên truyền, nhưng điện thoại không làm việc. Chị sang phòng bên gọi nhờ, nhưng ở đây cũng vậy. Điện thoại trong cơ quan đã bị cắt toàn bộ. Đến trưa, các nhân viên trong Bộ được báo là do tình hình căng thẳng nên mọi người phải ở nguyên vị trí làm việc của mình, không được đi đâu cho tới khi có lệnh đặc biệt. Lý do có lệnh ban hành như vậy thì mãi tận sáng ngày hôm sau mọi người mới biết. Đài phát thanh Đức làm rùm beng về chiến sự đang diễn ra ở Bỉ và Hà lan. Những nhóm đổ bộ đường không của Đức đã được tung xuống đồn Eben — Emaen của Bỉ. Những chiếc cầu qua sông Maát đã bị chiếm. Quân chính quy của Đức đang tiến sâu vào lãnh thổ nước Bỉ. Cuộc tiến công bắt đầu vào lúc bốn giờ rưỡi nhưng mãi tới chín giờ, đại sứ Đức mới lò dò đến Bộ Ngoại giao Bỉ để gặp ngài Spaac. Viên đại sứ đưa công hàm ra nhưng Spaac cau mày lấy tay ngăn lại - Xin lỗi ngài đại sứ - ông nói – tôi xin được nói trước..Chúng tôi biết rằng quân Đức đã tấn công đất nước chúng tôi. Không có gì có thể biện bạch cho cuộc xâm lược này cả, nó đã dấy lên sự phẫn nộ sâu sắc của dư luận chung trên toàn thế giới… Ruđônphơ phôn Sêlia đã nói đúng: các nhà ngoại giao Đức chỉ được biết tin về những sự kiện chiến tranh sắp diễn ra vào phút chót để họ thực hiện nốt chức trách của mình đã được công ước quốc tế quy định sau khi sự kiện đã xảy ra. Cũng ngày hôm đó, ngày 10 tháng 5 năm 1940, Inda báo cho trung tâm : "Có tin từ các giới của Bộ Ngoại giao là các hoạt động quân sự chống nước Nga đã được vạch ra và chuẩn bị, tuy Bộ Quốc phòng đã gửi chỉ thị cho các tùy viên quân sự nhấn mạnh là cần phải bác bỏ tin đồn nói Đức hình như đang chuẩn bị những hoạt động quân sự chống lại Nga... Ariets nói với tôi rằng ông ta không tin vào nội dung bức thư của Bộ Quốc phòng. Bức thư hoàn toàn không phù hợp với việc Đức đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh chống lại nước Nga. Cuộc chiến tranh này đang đến sát ngưỡng cửa. Ariets cho rằng bức thư được đưa ra nhằm che đậy cho dã tâm thật của chúng mà thôi…. Anta…”. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 06 Tháng Bảy, 2019, 08:31:27 am 5. Thượng úy Kharô Sunxe Bôiden có sức thu hút lạ lùng như thôi miên đối với những người xung quanh. Anh làm cho các bạn mê mình bằng vẻ đáng mến bên ngoài, bằng suy nghĩ sắc bén, bằng khả năng nhìn nhận những hiện tượng, sự kiện mà không phải bất cứ ai cũng có thể thấy được. Với những mẩu chuyện khôi hài, những câu pha trò dí dỏm và khả năng lôi cuốn người nghe, anh quả là một người không thể thiếu được trong một cuộc tụ hội. Khai-man, một thanh niên mới lớn vừa khoác áo nhà binh, hết lòng khâm phục anh khi được nghe anh kể chuyện. Anh ta chăm chú nghe cứ như nuốt từng lời... Ngay cả Ghéc-be Gôn-nốp cũng rất mê Bôiden, mặc dù trong quan hệ giữa cậu ta với anh, chưa có cái vô tư như hiệu thính viên Khai-man hiện đang công tác trong phòng định hướng tình báo quân sự Đức, một công việc nhỏ nhặt nhưng rất quan trọng và bí mật… Chàng thanh niên Khai-man tươi trẻ, hồn nhiên, dễ tin người đến mức ngây thơ, đã có thời cho mình là người trung kiên theo đảng quốc xã. Nhưng "đã có thời” ở đây chỉ là vài năm thôi — bản thân Khai-man cho đến lúc này mới mười chín tuổi. Khai-man bị cương lĩnh mà Hítle khéo miệng quảng cáo làm cho mê hoặc và đã tiếp nhận chính sách của Hítle như một chân lý. Là một tân binh khi gia nhập đảng quốc xã. Khai-man đã tuyên thệ: “Xin thề tuyệt đối trung thành với Ađôn Hítle, tuyệt đối phục tùng Người và những người lãnh đạo mà Người đã chỉ định cho tôi”. Ấy thế mà tất cả những niềm tin cua Khai-man đã tiêu tan sau khi quen với Bôiden... Bôiden dần dần vạch cho Khai-man thấy bản chất của chủ nghĩa quốc xã. Anh đã kể cho cậu ta nghe về những gì đã xảy ra với anh tại PrintsAnbretstrac. Thế là Khai-man cũng đem lòng căm ghét Hítle. Cuộc đấu tranh của lương tâm diễn ra trong lòng Khai-man đã dẫn dắt người lính trẻ theo con đường của Bôiden một cách dứt khoát và đến cùng. Nhưng Khaiman có ý định không ly khai khỏi đảng quốc xã và vẫn tiếp tục làm việc trong Ápve, trong Cục Thông tin liên lạc thực hiện nhiệm vụ thu và giải mã những bức điện trên làn sóng. Người ta hay ví von những người như Ghecbe Gôn-nốp là những người " tự túm lấy tóc để lôi mình ra khỏi vũng lầy ”... Vốn là con của một viên chức nhỏ, ngay từ khi còn trẻ, Gôn-nốp đã mơ ước làm lớn. Anh chàng Gôn-nốp háo danh thường hay ghen tị với những người bạn gặp may hơn và cho rằng mình đã để trôi phí những năm tháng ở Ápve, ngồi mòn đít quần ở hậu phương trong khi những kẻ khác đang được thăng quan tiến chức ầm ầm ngoài mặt trận... Với Bôiden, Gôn-nốp tỏ ra hơi khúm núm và thèm khát có được những mối quan hệ xã hội như Bôiden, anh ta rất đỗi tự hào vì đã kết bạn được với một sĩ quan lỗi lạc như vậy. Gôn-nốp công tác tại Ápve trong phòng hàng không và phụ trách về phản gián, anh thường hay lui tới Bộ Hàng không tại Lâypxigiestrac để giải quyết công việc. Tại đây, Gôn-nốp đã quan sát Sunxe Bôiden. Một hôm ba người — Bôiden, Khaiman, Ghecbe đến khách sạn "At-lon” và ngồi trong một tiệm ăn ở tầng một, từ lâu đã trở thành nơi tụ họp của các sĩ quan SS, Giéttapô, Ápve. Họ ngồi ở đó cho đến tận khuya. - Tớ xin nói với cậu chuyện này nhé — Booiden nói với Ghecbe — cậu hãy thôi đừng để cho đầu óc mụ mẫm vì chuyện khen thưởng ngoài mặt trận. Nếu cậu hiểu được là muốn tiến bước trên con đường công danh, cậu chỉ cần biết tiếng Anh thôi thì cậu cứ yên trí với chỗ đang ngồi. Biết nó không uổng đâu. Đấy, cậu cứ xem Khai-man đây thì biết. Liệu cậu ta có thể làm nên trò trống gì với các bức điện nếu cậu ta không biết tiếng nước ngoài? Còn cậu, tương lai đang chờ đón cậu. Cậu mà biết tiếng Anh thì có khi cậu có thể trở thành tùy viên quân sự ở Mỹ cũng nên. Tớ có thể giúp cậu trong chuyện này nhưng cậu lại không biết tiếng thì... — Bôiden nhún vai, giang hai tay tỏ vẻ lấy làm tiếc. - Tôi cũng đã nghĩ đến chuyện này rồi — Trên gốc mũi của Ghécbe hằn sâu một nếp nhăn — tôi đang tự học nhưng không có điều kiện thực hành. - Thế thì cậu phải lo kiếm giáo viên đi thôi. Cậu đăng báo đi... sẽ có ngay thôi. Trung úy - Gônnốp nghe theo lời khuyên của Bôiden và đăng báo nhưng không có mấy người tỏ ý chịu làm việc này. Một số sinh viên muốn kiếm thêm chút ít có gọi điện tới cho Gôn-nốp nhưng không đáp ứng được yêu cầu của anh ta. Sau đấy có một giáo sư ngôn ngữ học gọi điện tới. Gôn-nốp đến nhà ông ta nhưng vị giáo sư đòi giá rất cao vượt quá túi tiền của Gôn-nốp. - Cậu đừng vội, cứ đợi đi — Bôiden trấn an — Biết đầu cậu lại chẳng gặp may. Mấy ngày sau chuông điện thoại vang lên, tiếp đó là giọng nói lễ độ của một phụ nữ. Người này tự xưng là giáo viên có kinh nghiệm và mời Gôn-nốp đến nhà. Trung úy Gôn-nốp có vẻ ngỡ ngàng khi đứng trước căn phòng lộng lẫy của người phụ nữ lịch thiệp, Minđrít Khanac. Để cho khách đỡ bối rối, Minđrít tự giới thiệu mình là giáo viên dạy văn học Anh tại trường đại học và sẵn lòng giúp đỡ ngài trung úy. Gôn-nốp ấp úng hỏi tiền công, Minđrít liền xua tay : - Chuyện đó chẳng thành vấn đề đâu, thưa ngài trung úy. Tôi sẽ rất sung sướng được thao thao bất tuyệt bằng tiếng mẹ đẻ. Nếu như ngài thấy tiện, ngài có thể đến đây ngay chiều mai. Tôi sẽ chờ ngài... - Chà, cậu thật là may hết chỗ nói nhé! Ghecbe ạ — Bôiden thốt lên khi Gôn-nốp gọi điện thoại báo tin cho anh biết — Cậu cứ đến đấy đi, đừng có ngại ngùng gì cả. Đấy chính là cái cậu đang cần đấy. Chúc cậu thành công nhé ! Từ đấy, trung úy Gôn-nốp thường xuyên hai ba lần một tuần cắp cuốn sách giáo khoa tiếng Anh tới nhà Khanac. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 07 Tháng Bảy, 2019, 02:14:35 am Trước đó, trong phòng khách của cố vấn kinh tế Arơvit Khanac đã diễn ra câu chuyện như sau : - Tôi vừa mới chợt có một ý nghĩ khá hay các vị ạ — Bôiden vừa nói vừa xoa tay theo thói quen như người vừa mới ở ngoài trời lạnh đi vào —tôi có một tay bạn làm việc ở Ápve thông thạo về tất cả những gì có liên quan đến hàng không. Giá như chị Minđrít dạy được tiếng Anh cho hắn thì hay quá nhỉ. Còn làm như thế nào thì tôi đã suy tính kỹ rồi. Trung úy Gôn-nốp rất có thể hết sức cần cho chúng ta. - Thế quan điểm của hắn ta như thế nào ? — Khanac thận trọng hỏi. - Ít ra cũng trùng lập và có thái độ coi thường Hítle. Tôi cho rằng chẳng bao lâu nữa, người này có thể trở thành kẻ thù của Hítle. - Nếu vậy thì cũng bõ công đấy — Arơvit phôn Khanac đồng ý. Chiều hôm đó, họ bàn về việc lôi cuốn những con ngứời mới để qua đó có thể thu thập được tin tức. Bôiden còn đưa ra một đề nghị hết sức kỳ lạ. - Các vị còn chưa thể hình dung ra tôi đã nghĩ như thế nào đâu — anh bật cười làm cho mọi người cũng cười theo — Này nhé, Libectac kể cho tôi nghe là ở Béclanh, người ta đang quảng cáo về một bà thầy bói mới là Klaus. Libectac biết nhiều chuyện về bà ta lắm. Hay là ta dùng cả bà Klaus này vào công việc của ta đi ? Bà ta đắt khách lắm. Chuyện bói toán và xem tướng bây giờ thịnh hành lắm đấy nhé... - Thôi đừng đùa nữa đi Bôiden — Arơvit ngăn anh lại — Chúng ta đang bàn đến những chuyện nghiêm túc cơ mà. Bói toán gì ở đây. - Tôi không hề đùa đâu. Anta là một phụ nữ trí thức, trước đây đã từng là diễn viên nhà hát kịch. Lúc đầu bà ta chỉ nghiên cứu khoa học huyền bí để giải trí, nhưng bây giờ thì bà ta lấy bói toán làm nghề của mình. Chồng của bà ấy là người theo đảng xã hội dân chủ, suýt nữa thì trúng cử đại biểu quốc hội nhưng đã bị chết trong trại tập trung... Chúng ta sẽ làm như thế này nhé: chúng ta sẽ đưa những người khách cần thiết đến chỗ bà ta nhưng trước đó đã báo cho bà ấy những tin tức cần có về họ, những chi tiết nào đó trong cuộc sống của họ chẳng hạn...Và thế là bà Klaus sẽ nói lại cho họ tất cả những cái đó làm như đoán được qua lá bài, qua bã cà-phê và qua các thứ đồ nghề bói toán khác. Rồi các vị xem, khách hàng của bà ấy lại không tin sái cổ đi cho mà xem. Bà ta sẽ vừa hỏi về hiện tại, vừa nói về quá khứ và tương lai... Các vị thấy thế nào ? Chúng ta sẽ có thể đánh lừa các vị khách của Phrau Klaus một cách tuyệt diệu khôn chừng… Arơvit Khanac còn đang hoài nghi ý định của Bôiden thì Minđrít đã lên tiếng ủng hộ Bôiden: - Tại sao chúng ta lại không thử làm thế xem hả anh Arơvit, chuyện đó thật bất ngờ lắm chứ. Cần phải lưu ý tới tâm lý của những kẻ tiểu thị dân. Ngay cả Himle cũng nghiên cứu thuật luyện đan, tìm kiếm điểm kim thạch và tin rằng trong người hắn có linh hồn của Henrich Pchi-xelốp (*). - Vâng, vâng anh hãy tin tôi! — Bôiden càng thêm phấn chấn với ý định của mình — cả Himle cũng sẽ đến nhà bà thầy bói của chúng ta đoán số phận của hắn cho mà xem... Chúng ta có thể qua Grauđen điều khiển công việc của Anta Klaus. Bà ta sống cạnh nhà Grauđen mà. Bản thân Grauđen cùng đã kể cho tôi nghe về bà thầy bói này rồi... - Chuyện này thật là buồn cười, nhưng cũng có thể đem ra thử được đấy — cố vấn nhà nước Arơvit Kanac con người ít khi cười đùa, nói — thế nhưng tôi vẫn quan tâm đen những người như kỹ sư Kumerốp hơn. Anh ta là một con người rất thông thạo về kỹ thuật chế tạo máy bay ở nước ta đấy. - Tôi đã gặp ông ta rồi — Bôiden nói — người này tự nhận giúp đỡ chúng ta. Chính qua ông ấy mà ta đã có tin tức về hoạt động của nhà máy Mécxemit. - Ồ, thế mà tôi lại không biết — Khanac nói— Nhưng cái chính là phải thận trọng... Mối liên lạc với trung tâm chỉ có thể thực hiện qua giao thông viên. Không một bức điện vô tuyến nào được phát đi từ Đức. Đấy là quy định bất di bất dịch. Điều này thật dễ hiểu, vì sử dụng các đài vô tuyến sóng ngắn thì cũng như nói với Giéttapô "lạy ông tôi ở bụi này" và khẳng định có mạng lưới bí mật hoạt động ở Đức. Và như thế sẽ làm cho quan hệ giữa hai nước — giữa Béclanh và Mátxcơva càng thêm phức tạp. Ngay cả sau khi Hiệp ước không tấn công lẫn nhau được ký kết vào tháng tám năm 1939 thì quan hệ giữa hai bên cũng chẳng lấy gì làm thân thiện cho lắm. Thực ra mà nói với việc ký kết hiệp ưowsc này, bộ máy tuyên truyền của Đức đã ngừng những lời lẽ công kích có tính chất thù địch chống Liên-xô, song trên thực tế quan hệ giữa Mátxcơva và Béclanh vẫn căng thẳng…. Trên các làn sóng điện, hoàn toàn im lặng. Các nhân viên thu tin của đài đón nghe các làn sóng điện bất hợp pháp ở Krans ngồi trực đã phát ngấy vì không có việc làm. Trên tất cả các dải tần chỉ toàn là chương trình ca nhạc, giọng nói của các phát thanh viên và những lời phát biểu khi thì dọa dẫm, khi thì huênh hoang khoác lác của những kẻ cầm đầu "đế chế thứ ba”. Các báo cáo hàng ngày trình lên trưởng phòng tình báo Đế chế trong Phunk—Ápve (Phòng theo dõi làn sóng điện) chỉ vẻn vẹn có mấy chữ : "Trong ngày qua, trên làn sóng không phát hiện được có máy phát bí mật hoạt động ”. Cũng có khi, tất nhiên là rất hiếm, xuất hiện những đài phát, không rõ từ đâu ở mạn tây bắc Kốplen đã phát về hướng Bruýtxen những cụm mã số không giải được, nhưng rồi chúng lại im hơi lặng tiếng ngay. Các chuyên gia trong Phunk— Ápve đã cho rằng, có lẽ những đài phát này là của những người chơi vô tuyến nghiệp dư Bỉ hoặc là tín hiệu của tàu thuyền đánh cá chạy gần bờ phát cho nhau. Tóm lại, chuyện này không làm cho Ápve bận tâm lắm. Vào giữa tháng mười một năm 1940, đoàn đại biểu chính phủ Liên xô đã đến ga Anganxki của Béc-lanh để hội đàm với Hítle. Phái đoàn này do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Môlôtốp dẫn đầu. Đoàn đã được phôn Ribentrốp và thống chế Kâyten cùng những nhân vật quan trọng khác ra đón…. Ngày hôm đó, lần đầu tiên kể từ khi Nhà nước Đức phát xít ra đời, tại Béclanh người ta mới được nghe những từ ngữ long trọng như từ "quốc tế”….. ………………………………….. (*) Tên một nhân vật có tiếng tăm ở nước Đức…. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 08 Tháng Bảy, 2019, 01:32:11 am Cuộc đón tiếp trên sân ga Anganxki đã diễn ra theo đúng nghi thức ngoại giao. Một lẵng hoa to tướng kèm băng vải hồng trên đó có cờ Liên-xô và cờ Đức nằm nổi bật giữa sân ga. Cạnh cổng ra vào của nhà ga là hàng rào danh dự. Bọn lính đội mũ sắt, bước chân thẳng đờ trước các vị khách mới tới. Đội hộ tống đoàn xe của Liên-xô gồm toàn những tên lái mô-tô mặc đồ đen giả da bóng lộn từ đầu đến chân. Cửa cung điện Benvin tại Satlôten-buốcstrac rộng mở đón khách. Những đóa hoa hồng tươi cắm trong những lọ sứ để trên bàn của đoàn đại biểu Liên xồ, tỏa hương thơm man mác. Cuộc gặp gỡ được tiến hành ở cấp cao theo như nghị định thư của Bộ Ngoại giao. Ở đây chỉ thiếu mỗi lòng thành thực, và điều này được cảm thấy ngay trong những giây phút đầu tiên khi đoàn đặt chân tới đây. Đến trưa, các đại biểu tới văn phòng đế chế mới để thăm xã giao người đứng đầu Nhà nước Đức, Ađôn Hítle. Hítle tiếp các đại biểu trong một căn phòng rộng rãi như phòng tiệc. Hắn đứng dậy, rời khỏi bàn, chẳng nói chẳng rằng, bước ra giữa phòng vung tay chào các đại biểu Liên xô theo kiểu phát xít. Cử chỉ này của hắn có cái gì đó không tự nhiên và thô lỗ... Khách ngồi vào trong những chiếc ghế bành và ghế xa lông xung quanh chiếc bàn thấp trong góc phòng. Hítle bắt đầu lên tiếng. Hắn chễm chệ trong chiếc ghế đối diện với Môlôtốp, trong bộ quân phục màu xanh thẫm, tay áo cài băng đỏ có dấu chữ thập ngoặc đen trên ô tròn nền trắng. Hítle thao thao bất tuyệt gần một tiếng đồng hồ liền, và chỉ dừng lại để người phiên dịch có thể dịch lời hắn nói. Hắn không đếm xỉa gì đến những nguyên tắc xử sự trong các cuộc hội đàm, đến việc cần phải có sự trao đổi ý kiến giữa hai bên như thế nào. Hắn nói một mình, cố sức nói hết tất cả những gì hắn định nói với đoàn đại biểu Liên-xô. Rồi bỗng nhiên, Hítle bắt đầu nói rằng, Anh đã bị đánh bại, rằng việc Anh đầu hàng thì cũng chẳng lâu la gì nữa. Sự sụp đổ của Anh, theo như hắn nói, là tất yếu, — đã đến lúc phải nghĩ đến chuyện chia những tài sản không ai trông nom của Anh trên khắp thế giới như thế nào…. - Vì lý do đó - Hítle thốt lên — tôi đã trao đổi ý kiến với đại diện của Ý và Nhật. Bây giờ tôi muốn nghe ý kiến của chính phủ Liên-xô. Không đợi được trả lời, Hítle tiếp tục tràng giang đại hải: - Vương quốc Anh — hắn tiếp — chẳng bao lâu nữa sẽ biến thành nơi đấu giá mênh mông với diện tích bốn mươi triệu kilômét vuông... Chúng ta, tôi muốn nói gộp Đức, Ý, Nhật và Nga cần phải chia tài sản của con nợ Anh quốc bị phá sản này. Cần gì phải cạnh tranh về những vấn đề vụn vặt, nếu như trước mắt chúng ta có những vấn đề lớn hơn thế rất nhiều... Theo ngài, thưa ngài Bộ trưởng, ngài nghĩ như thế nào nếu Liên-xô được mở rộng lãnh thổ về hướng Ấn Độ dương. Hítle nhìn người đại diện phái đoàn Liên-xô với con mắt thăm dò, cố xác định xem đề nghị phân chia thế giới của y đã gây lên ấn tượng như thế nào cho Môlôtốp. Môlôtốp chăm chú lắng nghe những lập luận dài dòng của Hítle. Ông đã không trực tiếp trả lời đề nghị của Hítle mà nói rằng muốn bàn về những vấn đề cụ thể hơn, những vấn đề có liên quan đến quan hệ giữa Đức và Liên xô. Hítle hiểu rằng miếng mồi ném cho Mátxcơva đã không khêu gợi lên được lòng thèm muốn như hắn tưởng. Môlôtốp lại nói thêm về vấn đề khác : - Thưa ngài Thủ tướng, ngài có thể trả lời cho chúng tôi một số vấn đề được không ? Trước hết, tôi xin hỏi ngài, phái đoàn quân sự của Đức sang Rumani với mục đích gì ? Chính phủ của chúng tôi cho rằng những đảm bảo của Đức đối vói nguyên soái Antônexcu là nhằm chống lại quyền lợi của Liên xô. Một bước đi nghiêm trọng như vậy đã được thực hiện thiếu sự bàn bạc với Mátxcơva. Đấy là câu hỏi thứ nhất... Chúng tôi hết sức ngạc nhiên trước việc quân Đức đổ bộ vào phía nam Phần lan, sát khu vực biên giới giáp với Liên xô... Hítle không ngờ vấn đề lại xoay chuyển như vậy. Trong một thoáng, trên khuôn mặt của hắn lộ vẻ bối rối nhưng rồi hắn cũng trấn tĩnh lại được và vội vã giải thích rằng, phái đoàn quân sự đến Bucaret là theo lời đề nghị của Antônexcu, rằng quân đội Đức sẽ đóng ở Phần lan không lâu, chúng sẽ được ném sang Na-uy, rằng không nên xem đó như là những hành động thiếu thân thiện… Môlôtốp phản ứng: - Nhưng theo những tin tức mà chúng tôi có — ông nói — thì lại khác. Quân Đức không hề có ý định rút khỏi Phần lan...Một số đơn vị quân đội Đức cũng đã tới Rumani. Hítle vịn vào cớ là không biết rõ về những chuyện này và hứa sẽ giải thích những gì cần thiết trong cuộc gặp gỡ tới. Hắn lại bắt đầu huyên thuyên về phân chia tài sản của Anh, làm như là hắn không nghe thấy Môlôtốp lưu ý hắn rằng phái đoàn Liên xô không thấy việc bàn luận những vấn đề như thế sẽ mang lại ý nghĩa gì…. Màn độc thoại lần này cũng chiếm mất khá nhiều thời gian. Cuối cùng Hítle xem đồng hồ và vội vã báo rằng, quân Anh thường hay ném bom Béclanh vào giờ này, thành phố sắp có báo động, và y đề nghị chuyển cuộc gặp vào một hôm khác. Cuộc chia tay thật là lạnh nhạt, khi từ biệt Môlôtốp vẫn nhắc rằng chiều hôm đó sẽ có cuộc chiêu đãi ngoại giao ở Đại sứ quán Liên xô. Ông hy vọng được gặp Hítle trong số các vị khách... Vị Quốc trưởng trả lời không dứt khoát, y nói nếu không bận việc gấp y sẽ đến…. Những chiếc xe nối đuôi nhau chạy trong bóng tối đến cổng Đại sứ quán Liên xô trên phố Unteđe Linđen. Đổ khách xuống xong chúng chạy mất hút trong màn đêm thu lạnh lẽo. Thành phố Béclanh chìm trong bóng tối vì không một vệt ánh sáng nào có thể chui lọt qua những tấm rèm cửa sổ được rịt kín kỹ lưỡng. Trong đêm, thành phố như một nơi hoang dã, chết chóc….. Bàn ăn dành cho năm trăm người được bày biện trong một căn phòng ốp đá hoa của Đại sứ quán. Những cây nến chiếu sáng căn phòng, làm cho những bộ đồ cổ bằng bạc sáng lấp lánh và những bông hoa cẩm chướng trong bình rực mầu. Khách khứa đã có mặt đông đủ nhưng tiệc chiêu đãi vẫn chưa bắt đầu. Mọi người còn chờ đợi Hítle, nhưng hắn vẫn chưa tới…. Các thành viên khác trong Hội đồng Chính phủ đều đã có mặt. Đứng đầu là nguyên soái Gơrinh béo mập, thích trưng diện các loại huân chương cùng những đồ trang sức lòe loẹt. Hắn luôn luôn tự nghĩ ra cho mình những mốt quần áo đặc biệt. Lúc này y đến dự tiệc trong bộ lễ phục may bằng loại vải ánh bạc như gấm và cũng lấp lánh như những đồ vật bày biện trên bàn ăn. Từ ngực đến bụng hắn phủ đầy những tấm huân chương, huy chương màu sắc rực rỡ. Những ngón tay múp míp của hắn được tô điểm thêm bằng những chiếc nhẫn đá quí… Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 09 Tháng Bảy, 2019, 12:28:04 am Tại đây có mặt cả Phó Chủ tịch Đảng quốc xã Ruđôn-phơ Hess với bộ mặt khổ hạnh và đôi lông mày sâu róm đen nhánh. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phôn Ribentrốp với khuôn mặt tái nhợt và Bộ trưởng Gơben thọt chân cùng những nhân vật tai to mặt lớn khác. Trong số các vị khách đến dự chiêu đãi xếp theo thứ bậc, có Arơvit Khanac, cố vấn trưởng của Nhà nước trong Bộ Kinh tế, Ruđônphơ Sêlia nhân viên quan trọng trong Bộ Ngoại giao, người đã nói cho Inda tất cả những sự kiện có liên quan đến chuyến đi của phái đoàn đại biểu Liên-xô tới Béclanh. Sau khi đoàn đại biểu Liên-xô về Mátxcơva, phôn Sêlia đã mời Inda đến nhà mới của mình. Nhà ngoại giao thành đạt trong cuộc đời hiện đang sống trong một khu vực quý phái của thành phố và rất hãnh diện về chỗ ở sang trọng của mình, ông ta vẫn là con người quý tộc chuộng mốt như xưa. - Tôi có rất nhiều điều muốn nói với chị, chị Inda ạ — nhà ngoại giao vừa nói vừa giúp Inda cởi áo khoác ngoài — Ở Béclanh người ta đang thêu dệt nhiều vấn đề chính trị xung quanh chuyến đến thăm của đoàn đại biểu Liên xỏ, nhưng trong cái mớ hỗn độn đó cũng có những điều đáng lưu ý. Inda thầm nghĩ : những chuyện gì diễn ra trong các cuộc hội đàm Mátxcơva đã biết rõ. Điều quan trọng là biết xem Hítle và những kẻ thân tín của hắn có thái độ như thế nào đối với cuộc hội đàm đó. Chính vì thế mà chị đã đến nhà Sêlia. - Tại Vinghenstrac — phôn Sêlia nói — người ta đã không giấu giếm gì về sự thất bại của các cuộc thương lượng. Tất cả đã thất vọng về lập trường cứng rắn của Mátxcơva trong hội đàm. Hítle rất bực tức. Trong các phòng của Bộ Ngoại giao đi đâu cũng nghe thấy bàn tán về đề tài này. Tất nhiên là người ta cũng chỉ dám đóng cửa tâm sự to nhỏ với nhau thôi... Khi nghe tin Hítle không đến dự tiệc, tất cả đều thì thào đoán xem như vậy nghĩa là thế nào. Tôi đứng nói chuyện cùng với các nhà ngoại giao khác. Họ đều đi đến kết luận, rằng Quốc trưởng không hài lòng với Môlôtốp... Người ta chờ "gã binh nhất” của chúng ta rất lâu vì thế mà các vị khách vẫn chưa được mời vào bàn ăn. Khi chúng tôi vừa mới ngồi xuống ghế, cầm khăn ăn thì có còi báo động. Trong Đại sứ quán Liên xô không có hầm trú ẩn. Bữa tiệc bị gián đoạn, khách khứa được đề nghị ra khỏi tòa đại sứ. Giá mà chị được trông thấy các bộ mặt thiểu não của các vị khách lúc đó nhỉ! Vì chuyện gì kia chứ - vì một bữa tiệc như thế sao? Thành thực mà nói đã Iâu lắm tôi chưa được thấy một bữa tiệc lớn như vậy đấy ! Thôi thì chẳng còn thiếu thứ gì. Ấy thế mà lại phải rời khỏi bàn tiệc còn nguyên chỉ vì cái đó. Thật là khôi hài vì chưóng mắt hết chỗ nói khi nhìn thấy các đại diện "giới thượng đẳng” của chúng ta hấp tấp cho trứng cá vào bánh mì cặp giò, cặp làm đôi nhét vào cổ tay áo hồ cồn, có khi họ lại còn cho cả vào ống tay áo nữa là đằng khác. Thật là gai mắt !... Các bà thì vốc kẹo cho vào túi, còn hoa quả thì... Tôi ngượng đến chín cả mặt... Gơ-rinh chuồn đầu tiên, tiếp đến là các vị khác. Vị nguyên soái của chúng ta cảm thấy khó xử, vì chính ông ta đã nhiều lần kêu gào là không một quả bom nào có thể rơi xuống Béclanh. Khách khứa chen lấn nhau ngoài hành lang, một số phải cuốc bộ vi không đợi được xe đến đón. Ai cũng lo làm sao có thể về đến nhà trước khi máy bay Anh xuất hiện. Tôi có có cảm giác là Luân đôn đã biết về chuyến đi của phái đoàn Liên-xô đến Béclanh nên đã quyết định diễu võ dương oai bằng cách ném bom vào ban đêm….. - Thế còn thì thế nào ? — Inda hỏi. - Sau đó ấy à ? Sau đó là cuộc gặp gỡ lần thứ hai tại văn phòng đế chế. Quốc trưởng lại tiếp tục mặc cả về tài sản của Anh, đem Ấn Độ và vịnh Ba tư ra để gạ gẫm người Nga. Nghe nói Môlôtốp lại quay sang vấn đề Phần lan, về việc phái đoàn quân sự của Đức có mặt ở Bucarét. Người Nga có lẽ đã biết rõ về những bí mật của ta. Đại để Môlôtốp nói như sau : "Ngài Hítle ạ, lập trường của các ngài có lẽ sẽ mang đến cho các cuộc hội đàm một góc độ mới có thể làm cho tình hình thêm phức tạp..” . Ông ta yêu cầu rút hết quân đội của chúng ta ra khỏi Phần lan và triệu hồi phái đoàn quân sự ở Bucarét về. Hítle trả lời là điều đó không thể thực hiện được. Sau đó Hítle bắt đầu giải thích tại sao Đức lại trì hoãn cung cấp các thiết bị quan trọng cho Liên xô, y nhấn mạnh rằng Đức hiện đang phải chiến đấu sống mái với Anh nên phải động viên tất cả các nguồn của mình cho cuộc đọ sức quyết định. Đáp lại, Môlôtốp nói : "Nhưng chúng tôi vừa nghe ngài nói rằng Anh đã bị đánh bại cơ mà... Trong hai địch thủ thì ai là người đang tiến hành đấu tranh để sống còn ai là người đấu tranh để chết ?”. Người Nga cũng có cách nói mỉa mai và hóm hỉnh ra trò đấy chứ. Nghe nói Hítle đã tái mặt đi vì tức giận. Mọi người tưởng hắn sẽ nổi xung nhưng hắn đã kìm lại được. Chiều hôm đó còn có một cuộc gặp gỡ nữa với Ribentrốp. Về cuộc gặp gỡ này thì tôi biết rõ hơn vì nó diễn ra tại Vinghenstrac, trong Bộ Ngoại giao. Ribentrốp thông báo ý kiến của phía Đức về kết quả cuộc hội đàm. Hắn lấy trong túi ra một tờ giấy và đọc tất cả : phạm vi ảnh hưởng trên thế giới sau chiến tranh, về tài sản của Anh, về việc Liên xô phải thống nhất với hiệp ước ba bên, với trục Rôm — Béclanh— Tôkyô. Môlôtốp hỏi về vấn đề cung cấp hàng hóa, về sự có mặt của quân đội Đức ở Phần Lan, về việc phái đoàn quân sự Đức sang Rumani và tiến triển của những việc đó ra sao... Thật là mỗi người một phách... Cũng đúng lúc đó lại có báo động và Ribentrốp đề nghị; mọi người xuống hầm trú ẩn ngay trong phòng làm việc của mình. Tại đây hắn lại nói rằng cần phải nghĩ đến việc phân chia khu vực ảnh hưởng vì trên thực tế Anh đã bị đánh tan. Khi đó Môlôtốp lại hỏi : "Nếu như Anh đã bị đánh tan thì chúng ta còn ngồi trong hầm làm gì? Vậy đây là máy bay ném bom của ai kia chứ ?”… Ribentrốp tịt mít. Câu chuyện đã tắt ngấm vì chẳng còn gì nữa để mà nói nhưng vẫn chưa có báo yên. Không biết làm gì hơn, Ribentrốp mới bắt đầu nói về những đề tài vớ vẩn xung quanh chuyện nấu rượu, về các loại sâm banh... Hắn có thời đã là một nhà kinh doanh rượu mà…. Thời gian cứ chậm chạp trôi qua mà mãi vẫn chưa hết lệnh báo động. Mãi tới khuya các đại biểu Liên xô mới quay về chỗ nghỉ ngơi của mình tại Satlôtenbuốcstrac. Sáng hôm sau họ trở về Mátxcơva... Đấy là tất cả những gì tôi biết về các sự kiện ngoại giao sau đó. - Thế theo anh, thì anh nghĩ gì về những sự kiện đó ? Mục đích cuối cùng của cuộc hội đàm đó là gì ? — Inda hỏi. - Tôi có cảm giác rằng người Anh có thể cho là họ không còn phải lo chuyện quân Đức đổ bộ lên đất Anh nữa. Quốc trưởng bây giờ đang tập trung tất cả về phía Đông. Ở đó mây đen đang bao phủ bầu trời.... Ruđônphơ phôn Sêlia đã nói gần sát với sự thực. Đúng ngày hôm đó, ngày Hítle gặp đại diện phái đoàn Liên xô, hắn đã trao cho Bộ Tổng tham mưu một mật lệnh: "Các cuộc hội đàm chính trị nhằm tìm hiểu lập trường của Nga trong thời gian sắp tới đã bắt đầu. Không phụ thuộc vào diễn biến của những cuộc hội đàm này như thế nào, cần phải tiếp tục chuẩn bị tất cả theo những dự kiến trước đây đối với phương Đông. Sẽ có những chỉ thị tiếp về vấn đề này sau khi những điều cơ bản của kế hoạch tác chiến được tôi chuẩn y”…… ***************** Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 11 Tháng Bảy, 2019, 01:27:36 am CHƯƠNG VI. NHỮNG CON KHỈ CỦA ĐÔ ĐỐC KANARÍT 1. Tín hiệu đầu tiên về sự hoảng hốt trên đất Thụy sĩ trung lập, thanh bình là do Phrâylây Minđa, người làm công trong nhà Rađô mang đến. Hàng ngày, đúng bẩy giờ rưỡi không sai một phút — phải, có thể nói là như thế, vì người ta tuyệt nhiên có thể lấy lại đồng hồ dựa vào sự xuất hiện của Minđa — cô gái dùng chìa khóa riêng mở nhẹ nhàng đi vào bếp và bắt tay vào công việc. Cô pha cà phê, rán bánh mì và mười lăm phút sau, vào giờ đã định, cô lên báo cho chủ nhà biết bữa ăn dã được dọn ra. Trông Minđa đội chiếc mũ làm bếp, mặc chiếc tạp dề trắng như tuyết, chân tay được kỳ cọ sạch sẽ, người ta có thề liên tưởng đến đất nước cô đang sống. Từ ô cửa sổ sáng bóng của nhà bếp trên tầng lầu, có thể nhìn thấy khoảng trời trước mặt. Đỉnh núi Mônblăng cao vút phủ đầy tuyết trắng nhô lên giữa những hòn núi khác ở phía chân trời trông hệt như chiếc mũ hồ cồn của cô. Từ bao đời nay, ngay hồi khai sinh lập địa, ngọn núi này đã tô nên cảnh đẹp cho Thụy sĩ, khẳng định sự bất biến của thế giới xung quanh. Nhịp sống đều đều của cô, người làm độc thân, cứ thế trôi đi tưởng không có gì phá vỡ nổi. Nhưng điều không ngờ bỗng nhiên lại xảy đến… Như thường lệ, gần chiều, Minđa đi ra phố Lôdan và biến đi đâu đó mất hút. Trước đó, cô đã chuẩn bị bữa ăn tối và cho thức ăn vào tủ lạnh. Từ mờ sáng hôm sau, cô ta đến báo rằng mình phải rời thành phố biên giới Giơnevơ đi ngay đến chỗ cha mẹ ở vì nay mai sẽ có chiến tranh... Cha mẹ của Minđa sông ở tổng bên, muốn đi tới đó chỉ mất hơn một giờ tàu nhưng cô vẫn cho rằng ở đó sẽ không bị chiến tranh đe dọa. Êlêna thuyết phục thế nào đi chăng nữa, Minđa vẫn cứ khăng khăng một mực : - Sẽ có chiến tranh mà. Bà cứ tin ở lời cháu. Nếu không hà cớ gì mà người ta lại phải bầu tư lệnh tập đoàn quân. Trước khi có chiến tranh bao giờ cũng thế, ông cháu khi còn sống đã nói như vậy đấy... Thôi bà đừng giữ cháu nữa, Phrau Êlêna ạ, cháu rất muốn ở lại với gia đình ta nhưng chiến tranh sắp tới rồi... Cần phải tìm đường tìm nẻo mà chạy trước thôi... Cô người làm vội vã thu dọn tư trang và đáp tàu về quê với cha mẹ. Tuy nhiên cô Minđa, con người rất điển hình cho đất nước Thụy sĩ yên ổn, ít xáo động không phải là đã lo lắng hão. Trước đó trong nước đã bầu tổng tư lệnh. Từ lâu nay đã là như vậy — hễ đất nước lâm nguy thì số phận của nó được trao cho tổng tư lệnh. Và lần này cũng thế. Không còn có thể hy vọng vào truyền thống trung lập thông thường được nữa. Hítle đánh chiếm hết nước này đến nước khác ở châu Âu; Áo, Tiệp, Ba lan. Nay mai rồi sẽ đến lượt Thụy sĩ…. Trên thực tế, Thụy sĩ chưa bị Đức tấn công nhưng ảo tưởng về quan hệ thân thiện với nước Đức phát-xít đã tan biến thành mây khói. Đức, Anh, Pháp là những nước tham chiến đã long trọng tuyên bố tôn trọng nước Thụy sĩtrung lập. Nhưng đấy chỉ là lời nói không thôi. Liệu nay mai rồi sẽ ra sao? Làm sao mà biết được ý đồ của Hítle. Quân Đức đã tập trung trên đường biên giới tiếp giáp với Thụy sĩ. Vì thế một quyết định đã được thông qua: Tướng Ghidan được bầu làm tổng chỉ huy quân đội Thụy sĩ… Lệnh động viên đã được ban hành trong nước, số quân bấy giờ đã lên tới bốn mươi nghìn người. Số lượng quân như thế cũng không phải là ít nếu được đưa ra chặn bước tiến của quân thù tại vùng rừng núi. Quân đội được thành lập vội vã từ các lực dự bị và triển khai phòng ngự trên các đèo cao, gài mìn trên các tuyến đường và quanh các hầm Các chiến sĩ đều tràn đầy quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước nhỏ bé của mình. Nhiều nhà du lịch đột nhiên đổ xô ra các nhà ga, bến tàu để rời khỏi đất nước Thụy sĩ mến khách, sầm uất. Các sân bay ngừng hoạt động, đường dây liên lạc bằng điện thoại với Anh, Pháp bị gián đoạn. Đâu đâu cũng thấy cảnh nhốn nháo, hoang mang. Những người gốc Thụy sĩ thì tủa ra các cửa hàng thực phẩm vét mua tất cả những thứ gì có thểmua được... Nhưng quân đội Đức tập trung trên biên giới vẫn chưa được lệnh tiến công. Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang Đức chưa quyết định bắt đầu các hoạt động quân sự ở Trung Âu trong khi đang phải tập trung cho chiến trường Ba lan. Ngoài ra cũng vì chưa thấy Anh, Pháp tỏ thái độ như thế nào. Nhưng dù sao thì nguy cơ chiến tranh cũng đã bị đẩy lùi khỏi biên giới Thụy sĩ. Điều này củng cố thêm tinh thần chiến đấu của Thụy sĩ và làm cho họ tin rằng không thể quỳ gối trước kẻ thù cho dù kẻ đó có hung hãn như Hítle đi chăng nữa…Trước nguy cơ xâm lược thì cần phải động viên các lực lượng vũ trang chống lại… Khi cảnh hoảng hốt trong phố đã lắng xuống, khi các du khách sợ hãi đã về đến đất nước của họ thì các quán cà phê lại đầy khách, quân đội Thụy sĩ lại rút về doanh trại, chỉ để lại những đội canh giới tăng cường trên tuyến đầu. Nhưng những sự kiện tháng chín năm 1939 đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người ta. Tình trạng báo động vẫn duy trì: phát xít Đức đâu đã chịu yên. Chúng vẫn là kẻ thù chính và trực tiếp của đất nước này. Tâm trạng này đang lan rộng trong quân đội. Chính tâm này đã phản ánh trong công tác của nhóm hoạt động bí mật Alếchxăngđơ Rađô. Một trong những người đánh giá tỉnh táo tình hình quân sự ở châu Âu là nhân viên Bộ Tổng tham mưu Thụy sĩ có họ như họ người Pháp. Piante biết nhiều về anh ta và kết bạn với con người này. Đây là một sĩ quan đã luống tuổi làm việc trong phòng tình báo. Người này thường hay tâm sự chân thành với Piante và đôi khi còn cung cấp cả những tin tức nhận được về bọn Đức quốc xã. Quan điểm chính trị của viên sĩ quan này khá mơ hồ. Nhưng được cái anh ta lại tin chắc là nền độc lập của Thụy sĩ không thể tránh khỏi nguy cơ trở thành miếng mồi trong tham vọng xâm lược của Hítle. Viên sĩ quan tình báo người Thụy sĩ này được đặt mật danh nghe như tên con gái “Luida”. Đây là một nguồn cung cấp tin tức rất quan trọng cho nhóm của Rađô…. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 12 Tháng Bảy, 2019, 02:05:46 am Thụy sĩ hiện đang nằm lọt giữa vòng vây của các nước tham chiến. Rađô và các thành viên trong nhóm lâm vào tình trạng khó khăn. Liên lạc với trung tâm bị đứt. Pôn thì biến đi đâu mất chẳng ai biết. Cứ thế hết tuần này qua tháng khác các chiến sĩ bí mật tự lo lấy cho mình vì không nhận được sự giúp đỡ, chỉ đạo của trên. Máy phát cất sâu trong hộp thư mật trở nên vô hiệu. Nhóm Rađô vẫn còn nằm trong lực lượng dự bị nên chưa thể đưa máy vô tuyến ra sử dụng được. Mùa đông tới và năm mới cũng đến gần. Đúng vào lúc này, thời gian đợi chờ dài đằng đẵng đã kết thúc. Một hôm, Sanđô nhận được một bưu ảnh. Nội dung bức thư bí mật được viết bằng mực hóa học xen giữa các dòng chữ cho biết cuộc gặp gỡ sẽ tiến hành trong tuần tới. Thời gian và người hẹn gặp không thấy nói rõ. Trên bưu ảnh cũng không có dấu bưu điện. Có ai đó đã đem đến bỏ vào thùng thư. - Thế là chúng ta không đơn độc, họ không quên chúng ta...— San đô thầm nghĩ và thốt lên thành lời khi cùng với Êlêna xem ảnh. Mấy ngày sau, chuông gọi cửa vang lên. Ngoài cửa một phụ nữ trẻ, ăn mặc lịch sự đứng chờ. Chị khoác áo măng-tô lông màu sáng, đầu đội mũ da thú. Người phụ nữ lạ nói mật khẩu. Sanđô đáp lại và giúp chi cởi áo măng-tô rồi mời vào trong phòng. - Tên tôi là Xônhia Chị ta nói và ngồi vào ghế xa-lông. Chiếc áo lụa màu hoa anh đào ôm khít lấy thân hình cao cân đối của người phụ hữ tuổi trạc ba mươi. Mái tóc màu đen mượt mà chải hất ra phía sau để lộ vầng trán cao… - Còn tôi là Anbe — Sanđô đáp tuy anh biết rằng có thể người này đã biết tên thật của mình — Chúng tôi chờ đợi các đồng chí đã lâu lắm rồi... - Chuyện đó không phụ thuộc vào chúng tôi...Tôi được giao nhiệm vụ liên lạc với các đồng chí để tìm hiểu xem nhóm các đồng chí cần gì, hãng dạo này làm ăn ra sao. Trung tâm muốn biết các đồng chí đã có thể sẵn sàng liên lạc bằng vô tuyến hay chưa và tình hình tài chính hiện nay như thế nào, nói chung là tất cả những vấn đề gì mới hiện nay của các đồng chí. Trên cũng yêu cầu tôi nhắc lại là nhóm các đồng chí thuộc lực lượng dự bị nhưng tình hình bây giờ đã thay đổi rồi… Sanđô kể lại rằng công việc hầu như bị ngừng trệ, tin tức thì có nhưng không biết chuyển cho ai và chuyển đi đâu cả. "Geopress” vẫn nằm ngoài vòng nghi vấn nhưng khối lượng công việc giảm đi nhiều. Chiến tranh bắt đầu nổ ra ở châu Âu, đơn đặt hàng không thể vượt qua biên giới, thành ra công việc chỉ gói gọn trong phạm vi Thụy sĩ mà thôi. Điều này tất nhiên có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của hãng. Nhưng cái đáng lo ngại nhất là không thể liên lặc bằng vô tuyến — hiện nay chưa có hiệu thính viên. - Nhưng các đồng chí đã thỏa thuận là sẽ chọn hiệu thính viên tại chỗ rồi cơ mà — Xônhia nói. - Vâng, có khả năng lôi cuốn một nhân viên kỹ thuật vô tuyến nhưng anh ta chưa biết đánh điện…. - Tôi sẽ giúp các anh trong việc này... ký hiệu moóc không phải là cái gì bí hiểm lắm đâu. Vài tháng sau là nhân viên kỹ thuật viên của các đồng chí sẽ làm ăn khá thôi, nhưng hiện giờ thì có thể duy trì liên lạc qua tôi và tôi sẽ chuyển qua hiệu thính viên Đgim. Êlêna pha cà-phê và trải khăn bàn lên chiếc bàn con. Cả ba người ngồi vào bàn và bắt đầu nói chuyện về những vấn đề sinh hoạt khác. Xônhia tỏ ra là một người vui vẻ, dễ chịu và hiểu biết nhiều. Duy chỉ có một chủ đề họ không hề đả động đến trong khi nói chuyện, đó là không dò hỏi lẫn nhau về những người của mình. Trước lúc ra về, Xônhia đề cập lại vấn đề ban đầu — Sanđô nhắc thêm về chương trình phát và về vấn đề tài chính khó khăn mà nhóm đang gặp phải… Họ thỏa thuận với nhau về các cuộc gặp gỡ trực tiếp, gặp gỡ theo qui ước và những chi tiết nghề nghiệp khác. Sau một thời gian dài mất liên lạc với trung tâm thì nay họ đã phục hồi lại được. Xônhia sống cách chỗ Ra-đô không xa lắm, tại thành phố nghỉ mát Môntơrơ trên bờ hồ Giơnevơ. Ấy thế mà sau này Ra-đô mới biết vì qui định đảm bảo bí mật rất chặt chẽ. Sau đó một thời gian nữa, vào đầu mùa xuân năm 1940, Xônhia lại xuất hiện. Họ gặp nhau tại quảng trưòng cạnh nhà ga. Chị báo cho Rađô biết rằng sẽ có một giao thông viên tên là Grin mang chỉ thị công tác tới Giơnevơ cho Rađô. Họ ngồi nói chuyện trong tiệm cà-phê nhà ga làm như vẻ đợi tàu. - Cuộc gặp gỡ sẽ được thu xếp như thế nào ? — Rađô hỏi… - Đã có điện báo. Có thể Grin đầu tiên sẽ đến chỗ tôi. Hôm qua tôi đã nhận được bưu ảnh chúc mừng của anh ta trong đó có nói cuộc gặp gỡ được ấn định vào thứ năm tuần sau. Anh ấy có nhờ thông báo cho anh biết. - Anh ấy không nên xuất hiện ở "Geopress”. Cần phải gặp gỡ theo đúng quy ước liên lạc, chẳng hạn, tôi có thể gặp anh ấy ngay ở đây. - Chuyện đó thì tôi không được rõ lắm... trong bưu ảnh không thấy nói gì hết. Sanđô tư lự : - Chuyện này quan trọng lắm — anh ta lo lắng nói — phải giấu kín họ tên và địa chỉ của tôi. Không được biến hãng thành nơi gặp gỡ của hai người không quen biết. Xin đồng chí hãy báo lại hộ cho trung tâm. Tôi không thể mạo hiểm được đâu…. Ngay hôm đó Xônhia điện đi, và cuối buổi phát chị nhận được điện trả lời: giao thông viên đang trên đường tới rồi..... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 13 Tháng Bảy, 2019, 12:18:33 am Giao thông viên xuất hiện vào hôm thứ năm và ngay lập tức đến nơi Rađô sống, thậm chí cũng không gọi điện thoại báo trước cho anh. Cửa vừa đóng lại anh ta đã nói ngay : - Tôi cần phải gặp Đôra — đấy là mật khẩu mà Xônhia đã báo cho Rađô. - Anh là Grin à ? — Rađô hỏi. - Vâng đấy là tên công tác của tôi. Người ta có báo với anh là tôi đến không ? - Có... Nhưng chỗ hẹn gặp lại là ở chỗ khác kia. - Nhưng tôi thấy thế này mà lại hóa hay hơn đấy, cần gì cứ phải có người trung gian vô ích — Grin phản đối một cách thiếu thận trọng — Thôi ta bắt đầu đi. Grin có dáng dấp bề ngoài chẳng thích hợp với công tác tình báo chút nào cả. Ta có thể dễ dàng miêu tả nhận dạng của anh ta; đó là một người cao tóc vàng, hai tai hơi vểnh lên, trán to, mặt lưỡi cầy, nói năng kề cà với giọng kẻ cả và hay lên mặt dạy đời. Tất cả những cái đó làm cho Sanđô khó chịu. Mặt khác, Grin tỏ ra là người am hiểu công việc thế nhưng lại hay giải thích vụn vặt đến phát ngấy lên. Một tính cách nữa trong con người anh ta làm Sanđô không ưa là anh ta quá ư kiêu căng. Điều này dễ thấy qua cách ngồi cố ý làm cho thật bệ vệ của anh ta, qua cử chỉ suồng sã khi lấy tài liệu trong chiếc cặp da cá sấu sang trọng ra. Loại cặp anh ta mang dễ làm cho người ta để ý và chẳng hợp với một cán bộ tình báo chút nào cả. "Cứ như là nhà ảo thuật ấy... — Rađô thầm nghĩ —... Lôi mọi thứ trong tay áo ra...” - Anh Sanđô ạ, đây này, rồi anh sẽ tìm thấy tất cả những gì có liên quan đến liên lạc vô tuyến... Đây là mã số, còn đây là chìa khóa giải, anh thấy chưa ? Tiểu thuyết của Giắc Lanđơn dấy... Còn đây là những bản hướng dẫn. Anh hãy giữ lấy những thứ này…. - Anh nên gọi tôi là Anbe -- Sanđô lạnh nhạt nói. - Không sao đâu – Grin xua tay – Mật danh chỉ để dùng đối với kẻ thù chứ đâu có cho đồng chí mình… Tuy thế Grin cũng không gọi Rađô bằng tên thật của anh nữa. Grin lý giải rất lâu về sự phức tạp của tình hình quốc tế, về ý nghĩa của công tác đặt ra cho nhóm ở Thụy sĩ. Khi Grin ngừng lời, Rađô nói: - Cám ơn anh đã cho tôi biết về tình hình chính trị. Bây giờ ta chuyển sang chuyện công tác đi. Grin lừ mắt nhìn người đang nói chuyện với mình và hiểu ra câu nói châm biếm của Rađô: - Tôi nói thế là theo lệnh đấy ! Họ trao đổi với nhau rất lâu trong khoảng vài giờ. Grin nói cho Ra-đô biết về chi tiết của công tác bí mật. Sau nhiều giờ làm việc, Grin uể oải ngửa đầu, dựa lưng vào chiếc ghế sa lông rồi mệt mỏi vươn vai đứng dậy đến bên cửa sổ. Những bóng râm đã đổ dài trên mặt đất. Mặt trời đã khuất, chỉ còn những ngọn núi tuyết phủ xa phía chân trời kia là còn ánh lên màu đỏ ối. - Thôi, tôi phải đi đây — Grin nói — ngày mai chúng ta sẽ gặp nhau ở Lôdan như đã định... À mà này Anbe, anh có thể cho tôi bao nhiêu tiền đi đường thế ? - Chẳng lẽ anh lại không mang tiền đến cho chúng tôi sao ? Sanđô ngạc nhiên — đấy là đề nghị chính của chúng tôi, bên cạnh đó... - Thú thực với anh là tôi không muốn đem một số tiền lớn qua biên giới — Grin giải thích. Đây đúng thực là một đòn bất ngờ đối với Rađô - từ ngày có chiến tranh thu thập của "Geoprees” mỗi ngày một giảm, thỉnh thoảng lắm mới có công việc để làm. Biết làm sao bây giờ? Sanđô đành phải hứa sẽ đem tiền đến cho Grin vào hôm khác. Thế rồi họ chia tay. Grin phải ra tàu cho kịp — anh ta sống tại một khách cạn mà. Chiều hôm sau, khi những việc còn lại đã được giải quyết xong xuôi, Grin đề nghị ra tiệm ăn trong khi chờ tàu vì mãi tới nửa đêm mới có chuyến. Vào trong tiệm, Grin như lột hẳn xác khi người hầu mời họ vào bàn cạnh dàn nhạc Extrat, nơi có một cô ca sĩ mặc áo hở vai đang hát những bài hát lẳng lơ. - Đời người chỉ sống có một lần thôi ! —Grin thốt lên rồi buông người xuống ghế bành, xoa tay — Ai mà biết được rồi đây số phận sẽ dẫn dắt ta đi những nơi đâu... Trong nghề của chúng ta có lúc cần phải ăn chơi xả láng. Anbe này, anh có biết không, tôi cứ như là một loại thép đặc biệt ấy : lúc cần mềm thì rất mềm, nhưng khi cần cứng thì khó có gì có thể sánh nổi. Grin chọn món ăn, thức uống một cách thành thạo. Anh ta uống nhiều và mời các bà, các cô nhảy, thết họ rượu vang, hoa quả và không muốn rời tiệm ngay cả lúc đã đến giờ ra ga…. Sau cuộc gặp gỡ lần đó chừng hai tháng, tại châu Âu đã kết thúc “cuộc chiến tranh lạ lùng”. Quân đội Đức chuyển sang tấn công ở phía Tây. Chỉ sau vài tuần chúng đã đánh tan quân Pháp, Bỉ, Hà-lan. Tiếng đại bác từ phía nước Pháp rền vang đến tận Giơnevơ. Sau đó tất cả lại yên ắng. Bọn phát xít Đức ăn mừng chiến thắng mới. Sắp tới, Hítle sẽ còn xông tới đâu nữa? Có tin đồn là quân Đức đang chuẩn bị cho những chiến dịch đổ bộ lên đất Anh. Người quen của Piute trong bộ Tổng tham mưu Thụy sĩ biệt danh là Luida đã tin vào điều này. Thụy sĩ là nước trung lập duy nhất ở châu Âu nằm trong vòng vây của quân phát xít Đức, Ý. Bây giờ thì không thể nói đến chuyện liên lạc qua giao thông viên với trung tâm được nữa rồi. Tuy nhiên, sau lần gặp gỡ với giao thông viên, Rađô đã thiết lập được đường dây liên lạc vô tuyến chắc chắn với Mátxcơva….. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 14 Tháng Bảy, 2019, 12:50:11 am …Cái thiếu hiện nay là tiền. Thiếu đến nỗi phải tính đến chuyện phái Xônhia vượt biên giới Thụy sĩ. Chuyến đi của Xônhia đã được thỏa thuận. Thế nhưng Xônhia lại còn hai con nhỏ, liệu rồi các cháu sẽ ra sao. Muốn đi khỏi Thụy sĩ chỉ có thể đi qua vùng không bị chiếm đóng của Pháp rồi từ đấy sang Tây ban nha hoặc Bồ đào nha. Đường đi thật là gian nan. Vùng gọi là "tự do” của Pháp có thể bị quân Đức đánh chiếm bất cứ lúc nào. Cần phải giải quyết chuyện này thật nhanh chóng nhưng tiền đi đường lại không có… Cần phải có tiền. Hãng "Geopress” chỉ cung cấp được một số tiền ít ỏi. Nhiệm vụ số một bây giờ là xoay xở cho được phương tiện. Điều duy nhất mà Sanđô có thể làm được là tự anh phải đích thân đi Bêôgrat để gặp giao thông viên nhận số tiền cần thiết theo như chỉ thị của trung tâm. Nhưng mọi việc đâu có dễ dàng. Sanđô đã xoay được giấy thông hành của Ý và bắt đầu một chuyến di mạo hiểm. Cùng đi với anh có Êlêna. Chị đã suy tính đúng : đi hai người an toàn hơn và đỡ bị nghi ngờ hơn. Họ đi qua Milan làm như là định đến Hunggari thăm bà con họ hàng. Trong số giấy tờ mà Sanđô mang theo có cả loại mang quốc tịch Hunggari. Tới Bêôgrat họ dừng lại ở khách sạn nghỉ để chờ đợi. Theo quy ước, vào thời gian đã định, họ sẽ đến một ngôi đền do các kiều dân — lính bạch vệ Nga xây dựng để thờ phụng nam tước Vrangen, tên tướng Bạch vệ chống đối lại chính quyền Xô viết. Nhưng khi đến nơi họ chẳng thấy dấu vết một ngôi đền nào cả... Nó đã bị phá từ lâu và nơi đây chỉ còn là bãi trống, xung quanh là những ngôi nhà xa lạ... Tuy vậy, Sanđô và Êlêna vẫn kiên nhẫn đi tới đó vào ngày giờ đã định. Ngày lại ngày cứ thế nối tiếp nhau trôi đi. Vợ chồng Rađô sống trong khách sạn nên họ lâm vào một tình cảnh phức tạp, bế tắc khác. Số tiền mà họ mang theo may ra chỉ còn đủ để trả cho khách sạn. Biết lấy đâu ra tiền tàu và tiền ăn đường bây giờ… Hai vợ chồng đến quảng trường Bêôgrat gần ngôi đền không còn tồn tại vào các ngày thứ tư, thứ sáu và chủ nhật. Trong tay Rađô cầm từ báo “Tạp chí Giơnevơ” như trong quy ước. Người cần gặp vẫn không thấy xuất hiện. Thật là thất vọng làm sao ! Nhưng vào ngày cuối tuần thứ hai, khi Êlêna và Sanđô đang đi dạo trên quảng trường thì họ trông thấy một người hình như đang định tìm kiếm ai đó. Hai người tiến lại gần hơn. Người lạ mặt cầm tờ báo Bungari "Đnes”…. Đúng là người cần gặp đây rồi!... Họ trao đổi mật khẩu và thở phào nhẹ nhõm... Người liên lạc trao cho Sanđô một số lớn tiền Thụy sĩ. Giờ thì có thể đủ dùng về lâu về dài được rồi. Người này còn mang cho anh cả máy ảnh và hóa chất để viết thư mật. Vấn đề đặt ra bây giờ là nếu bọn áo đen trong lực lượng cảnh sát bí mật phát hiện ra những thứ này trên đường về thì sao ? Sanđô và Êlêna quyết định không lấy máy ảnh vì mang nó theo người thì thật là quá mạo hiểm. Êlêna nhận mang hóa chất, chị khéo léo cài chúng vào mái tóc búi cao của mình... Họ đã về đến Giơnevơ an toàn. Ở đây bao nhiêu là công việc đang chờ đợi Sanđô. Xônhia đã sẵn sàng cho chuyến đi nhưng cũng không phải là đã đi được ngay. Chị còn phải huấn luyện cho các hiệu thính viên như đã thỏa thuận với Rađô trong lần gặp gỡ đầu tiên… Hiệu thính viên là vợ chồng Étmôn và Ônga Kammen người Thụy sĩ, họ là những chiến sĩ chống phát xít, tình nguyện làm việc một cách vô tư và hết lòng. Nhân viên kỹ thuật vô tuyến Étmôn có một cửa hiệu sửa chữa vô tuyến điện và một cửa hàng nhỏ ở Giơnevơ trong khu công nhân Plenpan. Anh sửa chữa và bán các loại linh kiện máy móc vô tuyến điện. Chiến tranh nổ ra ở châu Âu, việc buôn bán linh kiện vô tuyến điện bị cấm. Rađô ghé vào hiệu sửa chữa, viện cớ muốn hỏi xem có thể mua đâu được bóng đèn và một số thiết bị vô tuyến khác, Tất nhiên trong buổi đầu tiên này không thể nào nói toạc ra mọi chuyện được. Vợ chồng Kammen tỏ ra vui vẻ, dễ mến. Từ đấy Rađô hay đến cửa hiệu sửa chữa của anh ta ở Karujơ hơn. Nhưng mối thiện cảm và thái độ vui vẻ của vợ chồng Kammen chưa phải là cơ sở để Rađô lôi cuốn họ vào công tác. Một hôm, Rađô đến chỗ của vợ chồng Kammen vào cuối ngày, lúc họ chuẩn bị đóng cửa hiệu. Ônga mời khách dùng cà phê. Nhà ở của họ ngay trên tầng hai. Trong lúc ngồi nói chuyện phiếm, họ có đề cập đến Liên xô. Étmôn nối đùa rằng trong nhà họ cũng có người Nga và hất đầu về phía vợ. Té ra bố mẹ chị đã đặt tên cho chị là Ônga để ghi nhớ một nữ chiến sĩ cách mạng Nga đã có thời sống ở Giơnevơ và kết bạn với họ. Từ đấy người ta hay gọi đùa cô bé là cô gái Nga. Cảm tình của bố mẹ cô đối với nước Nga đã truyền sang người con gái. Vợ chồng Kammen cho đến giờ vẫn tôn trọng và yêu quý nước Nga Xô viết. Thời gian trôi đi nhưng đối với vợ ctòng Kam¬men, Rađô vẫn còn là một con người bí ẩn có tên là Anbe. Họ không biết địa chỉ mà cũng không biết cả nghề nghiệp của anh, vì thế sau một thời gian dài quen nhau, Sanđô đã quyết định đề nghị Étmôn làm hiệu thính viên mà không sợ mạo hiểm. Anh nói thẳng việc này là cần thiết để bảo vệ nước Nga trong trường hợp Hítle có ý đồ tấn công Liên xô. Anh cũng cho biết trước những nguy hiểm đang chờ đợi họ trong công việc. Không riêng gì Étmôn mà cả vợ anh cũng đồng ý với đề nghị của Anbe. Étmôn lại còn nhận chế tạo máy phát. Anh là người nổi tiếng giỏi trong nghề này. Sau đó Xônhia và Đgim, nhân viên điện báo của chị bắt đầu dạy vợ chồng Kammen thu phát tín hiệu moóc… Cuối năm 1940, Xônhia rời Thụy sĩ an toàn. Nhóm Rađô có hai máy phát khá mạnh và từ nay họ có thể bắt liên lạc trực tiếp với Mátxcơva. Một máy do Đgim phụ trách, còn chiếc kia đặt trong nhà Kammen tại phố Karujo của Giơnevơ. Các tin tức từ tất cả các nguồn này đều tập trung về cho Sanđô….. Và thế là sau nhiều năm chuẩn bị, một "vọng gác” đã được thành lập trên đất Thụy sĩ trung lập để từ đó có thể theo dõi bọn phát xít Đức. Từ nay, nhóm bắt đầu hoạt động hết “công suất”…. Ngay trước chiến tranh, vào tháng 2 năm 1941, Rađô đã chuyển cho Mátxcơva một trong những bức điện đầu tiên. Anh đã báo về việc quân Bức chuẫn bị tấn công Liên xô. "Ngày 21 tháng 2 năm 1941. Luida gửi Giám đốc…. Theo tin tức nhận được từ một sĩ quan Thụy sĩ thông thạo tình hình, Đức hiện có một trăm năm mươi sư đoàn ở phía Đông. Theo người này thì Đức sẽ tấn công vào cuối tháng năm - Đôra …”.. Viên "sĩ quan Thụy sĩ thông thạo tình hình” cũng chính là người có bí danh là "Luida”. Chỉ có hai người Anbe và Pakhô tức là Sanđô và Ôttô Piute là biết tên thật của người đó. Tất nhiên là Giám đốc ở Mátxcơva, người đồng ý cho tuyển mộ "Luida” vào công tác cũng biết. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại đã tới gần.. Tất cả những gì xảy ra từ bấy đến nay tại "chòi canh” trên đất Thụy sĩ chỉ là khúc dạo đầu của những thiên anh hùng ca sau này…. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 15 Tháng Bảy, 2019, 12:15:23 am 2. Tây Âu đã bước sang tuần thứ hai của cuộc chiến tranh. Một cuộc chiến tranh thực sự chứ không phải kiểu chiến tranh ngồi canh chiến hào, để cứ đến thứ bảy, các sĩ quan có thể kéo nhau về Pari vui thú, còn lính tráng thì trồng rau, gieo hạt trên tiền duyên trước mắt kẻ thù cho có việc làm. Người ta đã gọi cuộc chiến tranh đó là "chiến tranh kỳ lạ”, "chiến tranh tượng trưng”, "chiến tranh không đổ máu”. Thực vậy; sau khi Đức tuyên chiến, quân Anh ở mặt trận phía Tây trong vòng tám tháng chỉ mất có vài người. Mà hầu hết những tổn thất ấy lại là do các nạn nhân thiếu thận trọng. Trong số những người bị chết thuộc cấp chỉ huy chỉ có một viên hạ sĩ, người này chết do dẫm phải mìn của chính quân mình đặt... Tâm trạng chung đều mong muốn: may ra chiến tranh chỉ đến thế thôi rồi kết thúc, không nhất thiết phải chết vì chiến tranh... Bọn Đức không tấn công, không đụng đến ta là tốt —, cứ việc ngồi chờ cho đến hết! Người ta gọi tâm trạng như vậy trong các bộ tham mưu đồng minh là "tâm lý Maginô”. Tâm lý này ngày càng tác động tới binh lính và sĩ quan trong quân đội đồng minh. Phòng tuyến "Maginô”— hệ thống phòng thủ kiên cố kéo dài từ biên giới Thụy sĩ đến tận Bỉ, được coi là vững chắc, bất khả xâm phạm. Người ta có thể yên tâm ngồi đằng sau nó để chờ đợi mọi sự kiện diễn ra. Những người có uy tín trong giới quân sự phương Tây , đã khẳng định như vậy….. Ngày 10 tháng 5 năm 1940 tất cả đã bị đảo ngược. Sau khi đã tập trung trên mặt trận phía Tây ba triệu quân cộng với sự yểm trợ của các đơn vị pháo gồm hai mươi lăm ngàn khẩu và gần ba nghìn xe tăng, quân Hítle đã chuyển sang tấn công. Trên trời có thêm ba nghìn tám trăm máy bay chiến đấu yểm hộ. Rạng sáng ngày 10 tháng 5, các lực lượng xung kích Đức mặc quân phục Hà-lan chiếm gọn các cầu bắc qua sông Maac và kênh Anbécta trong vùng biên giới Maac-Trikhta mà không gặp phải sự đáng kể nào. Đường lên phía tây đã được khai thông. Lực lượng đổ bộ đường không đã được ném xuống Rôttecđam. Đòn tấn công của Đức qua Bỉ và Hà lan đã phá vỡ sự tiến triển hòa bình của “cuộc chiến tranh kỳ lạ”. Càng ngày càng thấy rõ chiều hướng thất bại của Pháp. Quân đội viễn chinh Anh là kẻ đầu tiên thấy được điều đó. Không thông báo trước cho cả Pháp lẫn Bỉ, quân Anh bắt đầu rút lui về Điunkéc, để hở sườn quân đồng minh. Tập đoàn cứ điểm Bắc của Pháp đã bị phá vỡ tại Cambơre, còn lực lượng vũ trang Bỉ thì đầu hàng trên bờ sông Ốtxten. Trước đó, quân Hà lan đã hạ vũ khí... Đường tới Paris đã được mở rộng. Quân Đức ào ạt tiến theo các trục đường lớn, còn cạnh đó, bên lề đường, trên các lối mòn là dòng người chạy nạn. Cuộc sống thanh bình của họ đã bị chiến tranh bất ngờ làm đảo lộn. Có người chạy về phía tây theo quán tính mặc dù quân địch đã đột phá về hướng đó khá xa, cũng có người thì thất vọng quay lại với một ý nguyện duy nhất là nếu có chết thì cũng được chết ở nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Thỉnh thoảng, dòng người lại lấn lên đường nhựa để đi cho dễ, nhưng những đoàn xe tải, xe tăng, xe kéo pháo của Đức chạy ầm ầm trên đường lại xua họ giạt xuống vệ đường. Dòng người cứ thế trôi đi, ùn lại bên những chiếc cầu, kẻ đầu phía tây, người đầu phía đông. Nhiều người cố đi xa đường cái lớn theo những lối mòn trong rừng, những người khác lại cho rằng đi theo đường lớn có lợi hơn. Họ chen lấn nhau, xô đẩy hỗn độn chẳng khác gì những mảnh vụn xoay tròn trong vũng nước dưới bánh cối xay. Khi quân Đức bắt đầu tấn công vào biên giới Hà-lan, quân Anh - Pháp đã kháng cự lại. Tại Amstecđam, họ vừa chiến đấu vừa hát và đã chặn không cho quân Đức tiến vào thủ đô. Thế nhưng cũng chẳng được bao lâu họ lại phải rút. Quân Đức diễu cợt là quân Anh và quân Pháp nhảy điệu tăng-gô : một bước tiến hai bước lùi. Cũng trong thời gian đó, phản gián Anh lao đến Amstecđam tìm "đội quân thứ năm” để triệt trước khi quân Đức đến. Cảnh sát Hà lan đã giúp phản gián Anh trong việc này nhưng cũng đã muộn mất rồi, quân Đức đã chiếm được Amstecđam. Nữ hoàng Hà lan vội vã chạy sang Luân-đôn. Quân Pháp đã đầu hàng... Cho đến nay, trong phòng lưu trữ phim tài liệu Đức, còn giữ lại bộ phim quay cảnh buổi lễ ký kết đầu hàng tại Côngpien (1). Đó là cảnh Hítle nhún nhẩy bước ra khỏi toa tầu, nơi đại diện của nước Pháp bại trận vừa ký nhận đầu hàng xong. Thế là như cả châu Âu đã nằm dưới gót giầy của hắn… Hầu như…Nhưng còn phải có một chiến dịch nữa về phía Đông chống lại nước Nga xô-viết. Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Đức cùng các nhà ngoại giao và chính trị Đức đã làm tất cả để lôi cuốn về phía mình những liên minh mới và cổ vũ những đồng minh cũ để đẩy họ vào cuộc chiến tranh với Nga. Cần phải quảng cáo rùm beng lên về sức mạnh quân sự của Đức… Mùa thu năm 1940, sau chiến thắng vang lừng ở phía Tây, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng lục quân Đức đã tổ chức một chuyến đi, đại loại như kiểu đi du lịch cho bộ chỉ huy tối cao các nước chư hầu ở châu Âu tới những nơi vừa xảy ra các trận đánh. Tham gia vào chuyến đi long trọng này có các tướng lĩnh cao cấp và các nhà ngoại giao của Tây ban nha, Hunggari, Bungari, Rumani, Phần lan…Mỗi vị khách được tặng một cuốn anbom lớn, trong đó là bộ ảnh ghi lại những cảnh của cuộc chiến tranh chớp nhoáng tại Tây Âu năm 1940, cảnh sử dụng tất cả các loại vũ khí, kỹ thuật chiến đấu hiện đại… ……………………….. (1). Một vùng của nước Pháp, nơi Đức đã phải ký nhận văn bản đầu hàng nước Pháp sau khi đã thất bại trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1918)… Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 16 Tháng Bảy, 2019, 06:54:39 am Tại Tây Âu, trước khi chiến tranh nổ ra vài tháng bỗng xuất hiện một người tên là Anri Điure thạo tiếng Pháp. Anh sống trong khu sinh viên nhỏ bé và làm nhân viên trong một phòng thí nghiệm. Điure hay nhắc đến một người nữa là Maixte – một “con người” hữu danh vô thực. Chẳng ai gặp Maixte bao giờ cả. Ngay cả đối với Grin – hiệu thính viên của mình - , Điure cũng không bao giờ để lộ bí đanh đó. Khi chuyển lệnh, anh thường nói đại loại như sau : Maixte ra lệnh, Maixte đã ra chỉ thị... hoặc "tôi còn phải bàn với Maixte.” Thỉnh thoảng Điure tới Amstecđam gặp gỡ những người cần thiết. Nhưng có một quy định chặt chẽ là không ai được tới trường đại học của Điure chỉ trừ hai người Pitơ Gram và "người Bradin” Amigô. Hai người này đến Hà lan trước Điure. Điure biết Cáclốt Amigô từ lâu, trước khi đi công tác ở nước ngoài. Amigô là con của một kiều dân hoạt động cách mạng đã rời nước Nga Sa hoàng từ trước cách mạng. Anh rất thành thạo tiếng Tây ban nha. Khổ người tầm thước, chững chạc, tính tình vui nhộn, trông anh trẻ hơn tuổi ba mươi rất nhiều. Vào những năm xảy ra sự kiện tại Tây ban nha, anh đã rời đi Bacxêlông làm phiên dịch cho lữ đoàn quốc tế cộng sản rồi bị thương phải trở về nhà. Sau đó anh chọn nghề làm người chiến sĩ trên mặt trận vô hình.. . Theo câu chuyện ngụy trang, Cáclốt là con của một nhà kinh doanh Nam Mỹ giàu có đến Hà lan để nghiên cứu khoa học kinh tế... . Khác với Amigô, Pitơ Gram là một người cao, gầy, chậm chạp, ít nói, trên mặt bao giờ cũng như có một nụ cười gượng gạo. Mái tóc rụng sớm càng làm cho cái trán vĩ đại của anh cao thêm. Người anh gân guốc với hai bàn tay chai sạn, rắn chắc của người quen với công việc lao động nặng nhọc. Tại Hà lan, Pitơ Gram đã gây dựng nên "cơ nghiệp của mình” — mở một hãng buôn hàng thuộc địa… Một trong những cuộc gặp gỡ giữa Điure với Gram đã diễn ra vào tháng mười năm 1940. Thành phố đón chào Điure trong màu sắc rực rỡ của mùa thu. Những rừng cây âm u, chín nẫu sau một mùa hè đã xuất hiện những đốm mầu đồ ối và màu vàng gỉ sắt. Những chiếc lá kiệt sức từ từ rơi xuống mặt đất tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc. Amstecđam thoạt nhìn vẫn như xưa, không khác hồi trước chiến tranh là mấy — cũng vẫn thành phố, công viên, bờ sông, cầu cống ấy... Nhưng giờ đây, nó buồn tẻ và u tịch làm sao! Người đi trên đường phố rất ít. Thế nhưng rõ ràng đã cảm thấy "chúng” là chủ nhân ở đây, "chúng” sẽ đóng tại Hà lan lâu dài và vĩnh viễn…. Amstecđam đã được gọi là "thành phố Vinhét của phương bắc” vì nó có rất nhiều cầu : hơn một nghìn chiếc cầu bắc qua hàng trăm kênh đào chia cắt thành phố thành nhiều hòn đảo thơ mộng…. Tại đây còn giữ lại được của Amstecđam cũ "những chiếc giày” thu cước phí của thuyền, xà lan đi trên các kênh đào thành phố. Những người thu tiền canh trực trên cầu trong mọi thời tiết, tay cầm những chiếc cần trông như thể cần câu, chỉ khác người đi câu ở chỗ thay vào lưỡi câu là những chiếc giầy gỗ. Họ ngồi trên cầu thả giầy xuống, những người phụ trách xà lan, thuyền không cần dừng lại mà chỉ việc bỏ vào đấy những đồng tiền lẻ rồi tiếp tục…đi… Đấy là những cái gì còn lại của Amstecđam cũ ấy – Pitơ hất hàm về phía “chiếc giầy gỗ” nơi họ vừa đi qua – Nhưng bây giờ thì kênh đào cũng vắng vẻ như đường phố rồi. - Anh sẽ đưa ai lên làm người đứng đầu hãng? Điure tiếp tục câu chuyện đang dở dang. - Tôi cho rằng cứ để Krua làm là tốt nhất. Đây là một người có máu làm ăn, đã từng đứng ra tổ chức việc buôn bán hàng hóa thuộc địa và có thời đã kinh doanh trong vùng thuộc địa của Hà-lan ở Ấn-độ. Nhưng tôi sợ rằng dần dần người này sẽ đoán ra thôi… - Cần phải thận trọng hơn…Tôi sẽ bàn với Maixte. Cần phải đốc thúc tiến hành công việc của hãng đi… Nhưng còn khách hàng chính thì sao – Điure hỏi ám chỉ bọn Đức – Có duy trì được với Cục quân nhu không ? - Vẫn chưa có gì cụ thể cả…Cách đây không lâu có một quan chức từ Béclanh tới, một kỹ sư thuộc tổ chức xây dựng các công trình quân sự tên là Gécman Kran. Khi tôi đến trao đổi với hắn về công việc, hắn đã niềm nở tiếp đón tôi. Hắn nói tôi là người Hà lan thông minh số một mà hắn biết, đã ý thức được là không nên hiềm khích với người Đức… - Thế ngoài việc trao đổi xã giao với nhau, anh có đề nghị gì với hắn không ? - Sao lại không ! Một tay đầu cơ hỏi xem tôi có biết ai có thể mua đường ray xe lửa cũ không. Hắn sẽ để lại cho với giá rẻ nếu mua cả đường ray lẫn tà-vẹt...Tôi kể chuyện này cho Kran nghe và hắn rất quan tâm lại còn sẵn sàng ký giao kèo ngay lập tức. Đây là giao kèo đầu tiên được ký kết tại văn phòng của chúng tôi mặc dù nó không có quan hệ gì đến việc buôn bán hàng thuộc địa... - Nếu chúng đã muốn thế — Điure cười - thì chúng ta sẽ đóng vai kẻ đầu cơ. Còn việc chúng ta phải thận trọng thì chúng ta sẽ giải thích cho hắn rõ đây là chợ đen, là giao kèo buôn bán trái phép. Họ đi đến cổng một tòa nhà cao và leo lên tầng năm. Gram lấy chìa khóa mở cửa. Từ đấy nhìn thông thống những căn phòng trống rỗng chẳng có đồ đạc, bàn ghế, giường tủ gì hết. - Đây là văn phòng tương lai của chúng ta đấy. Ở đây chúng ta có thể yên tâm nói chuyện. - Được đấy chứ , bước đầu mà được như thế này thì cũng không đến nỗi tồi — Điure đưa mắt nhìn khắp lượt căn phòng, nói — Khi ta đã kiếm được kha khá, ta sẽ tìm chỗ tốt hơn... Còn hiện giờ thì chúng ta mới chỉ là những tay đầu cơ mới vào nghề thôi mà... Pitơ Gram... Pitơ có rất nhiều tên và bí danh nhưng chỉ có một cái tên thật. Từ lâu nay chẳng ai biết cái tên đó và bản thân Pitơ cũng cố quên nó đi….. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 17 Tháng Bảy, 2019, 01:39:39 am Pitơ Gram... Pitơ có rất nhiều tên và bí danh nhưng chỉ có một cái tên thật. Từ lâu nay chẳng ai biết cái tên đó và bản thân Pitơ cũng cố quên nó đi….. …Không biết đã bao lâu rồi... Mười lăm năm đã trôi quá rồi ư... Đúng vậy, đúng mười lăm năm về trước tại Bécxarabia này. Bây giờ đã gần bốn mươi tuổi, đã là một chiến sĩ hoạt động có kinh nghiệm, còn bấy giờ… Pitơ không biết và cũng không nhớ bố mẹ anh đã chuyển từ Tambốpsima đến những vùng đất mới từ bao giờ - chỉ biết chuyện đó xảy ra trước chiến tranh thế giới khá lâu. Gia đình anh đông người, làm nghề nông. Bố anh còn làm cả thợ rèn. Khi Rumani chiếm đoạt vùng Bécxarabia của Nga. Cuộc sống lại càng trở lên cơ cực hơn…Nhưng bố anh vẫn luôn luôn mơ ước dạy dỗ đứa con trai lớn nên người, để Iàm sao trong nhà có lấy một đứa con có học. Nhưng ông đã không được chứng kiến chuyện đó. Trong một cuộc khởi nghĩa chống bọn xâm lược Rumani ở Tatécbuna ông đã hy sinh. Nhớ lời bố dạy, cả nhà đã dốc sức lo cho Pitơ ăn học. Anh đã thi vào đại học và nghiên cứu lịch sử, văn học. Nhưng rồi chẳng bao lâu cuộc khủng khoảng kinh tế nổ ra: hầu như tất cả mọi người trong nhà đều bị thất nghiệp và chẳng còn ai có thể giúp đỡ được cho anh sinh viên trẻ tuổi nữa.. Từ giã giảng đường đại học vì đói nghèo, con trai người thợ rèn đã phiêu bạt nơi đất khách quê người, bắt đầu làm nghề thợ xây, Sau đó làm nghề hái nhị hoa hồng trong các đồn điền. Anh đã từng làm nghề trồng nho rồi quay sang làm thợ nguội, đã thay đổi hết nghề này đến nghề khác, nhưng thất nghiệp đói nghèo luôn luôn đe dọa anh. Thế rồi anh thanh niên mới đây còn là sinh viên khoa ngữ văn bỏ sang Ba lan làm thợ mỏ. Cũng như hàng nghìn người thất nghiệp khác, anh ra đi với hy vọng tìm được nguồn hạnh phúc. Nhưng tục ngữ đã có câu '’chớ đứng núi này trông núi nọ”... Chàng thanh niên Gram cạo lồng ngồng trở thành thợ đầy goòng, cúi rạp lưng kéoỉ những xe than đầy ắp.Vài năm sau, cuộc đời anh có phần nào dễ chịu hơn một chút. Anh trở thành thợ máy. Nhưng rồi cũng chẳng được bao lâu. Việc sa thải thợ hàng loạt đã đưa anh vào đội ngũ những người biểu tình trên đường phố khu thợ mỏ : Những người đào than đòi có công ăn việc làm. Bọn hiến binh đã kéo đến đàn áp dã man. Pitơ bị bắt đưa về đồn cảnh sát vì bị coi là kẻ gây rối loạn, xúi giục biểu tình. Hơn nữa chính quyền Ba lan lại rất ngược đãi những "người nước ngoài”... Khi Pitơ bị kết án tù khổ sai anh mới hai mươi hai tuổi. Anh đã bị đánh đập tra tấn, hỏi cung và bị đưa đi hết trại giam này đến nhà tù khấc. Sau tám tháng, chúng thả anh ra và buộc anh phải rời khỏi Ba lan ngay lập tức. Nhưng Pitơ Gram không thể làm như thế được. Vào cái ngày những người thợ mỏ xuống đường biểu tình, cả khu mỏ sục sôi phẫn nộ, anh thợ mỏ trẻ tuổi Gram đã quen với một cô gái đồng hương có đôi lông mày đen tên là Lôta. Lôta cũng từ Bécxarabia tới, nhưng lúc đầu cô bỏ sang Bungari rồi sau mới chuyển đến thành phố mỏ này. Hai người cùng đi với nhau trong đoàn biểu tình, cùng ném đá vào bọn hiến binh cưỡi ngựa. Pitơ đã đưa lưng r ache chở cho Lôta khi có một tên hiến binh vung roi quất cô gái... Những ngọn roi da đập vào lưng, vào vai anh. Tức khí anh thợ mỏ trẻ tuổi lôi tuột tên hiến binh xuống đất và nện túi bụi vào sườn hắn. Pitơ bị bắt giam... Làm sao mà anh lại có thể dứt áo ra đi mà không gặp lại Lôta ? Anh đã nghĩ không biết bao nhiêu lần về cô gái đó trong nhà tù cơ mà!... Lôta đã gửi quà cho anh. Trong thư chẳng nói rõ là ai, nhưng Pitơ tin rằng đây là Lôta. Ai có thể nhớ đến Pitơ Gram, trong cái thành phố xa lạ này.. Đất nước xa lạ này cũng như vương quốc Rumani đối với Gram giống như một mụ dì ghẻ độc ác. Vào những năm đó, không riêng gì anh mà còn có hàng nghìn người Bungari, Mônđavi đã làm việc trong những vùng mỏ của Pháp, Ba lan. Khi có cuộc khủng hoảng kinh tế, tất cả bọn họ đều bị trục xuất. Và Pitơ Gram, người thợ mỏ thất nghiệp quê Mon¬davi cũng chịu chung số phận. Trước khi đi anh vẫn đến gặp Lôta. Anh cám ơn Lôta đã gửi quà cho mình, còn Lôta thì lại trả lời anh một cách thờ ơ : - Tại sao anh lại nghĩ rằng đó là tôi?...Các bạn của chúng tôi đã đi quyên góp tiền cho các tù nhân... Tôi chỉ viết thư thôi... Pitơ thất vọng : - Nhưng cô đã viết thư cơ mà... - Thế thì sao ?... - Chúng trục xuất tôi khỏi Ba lan...Cô có đi cùng với tôi không ? - Để làm gì kia chứ? - Cứ đi vậy thôi... Còn nếu có thể thì ta sẽ cưới nhau — Pitơ bật nói ra điều thầm kín anh muốn nói với Lôta. - Nhưng tôi đã có chồng rồi cơ mà. Pitơ lại càng khó xử hơn... Anh cúi đầu. - Đã lâu chưa thế ? — Anh hỏi. - Từ năm ngoái. - Thế cô bao nhiêu tuổi ? - Mười bảy... Nhưng rồi họ vẫn đi với nhau. Trước đó, Lôta làm việc trong một nhà máy đồ hộp và sống trong khu công nhân ở ngoại ô Xôphia. Làn sóng bãi công đang lan ra khắp đất nước Bungari. Điều nguy hại nhất là bọn phản bội đã phá hoại sự thống nhất của những người bãi công. Những vụ bắt bớ bắt đầu xảy ra. Nhiều người đã bị tống giam. Không còn nghi ngờ gì nữa: có kẻ đã phản bội. Nhiều người đã trông thấy gã Liáp-chép, một thanh niên trẻ trong hội công nhân đi vào đồn cảnh sát... Việc theo dõi hắn được tiến hành và đã đi đến kết luận chính xác : hắn chính là tên phản bội. Mọi người tán thành thông qua quyết định phải khử hắn, để ngăn chặ những đợt bắt bớ mới….. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 18 Tháng Bảy, 2019, 12:23:13 am Nhiệm vụ được giao cho nhóm chiến đấu trong đó có Lôta. Song vụ ám sát không thành. Tên phản bội vẫn sống, nhưng những tiếng súng đã làm cho bọn cảnh sát mật náo động. Chúng bắt đầu mở cuộc điều tra. Án tử hình đang đe dọa Lôta. Bọn cầm quyền vẫn còn chưa hết hoang mang sau vụ nổ tại nhà thờ Xôphia mấy năm về trước. Bấy giờ tổ chức công nhân đã quyết định: cần phải cho Lôta rời khỏi đất nước này. Khó khăn thường vấp phải trong hoạt động bí mật là việc lo giấy tờ. Lôta không thể ra đi theo họ tên thật của mình. Lôta chưa đầy mười bảy tuổi. Ở vào lứa tuổi đó, việc giải quyết có phần dễ dàng hơn. Tổ chức có một cán bộ mật của phong trào đang làm việc trong cục đường sắt. Tổ chức đã viết thư cho người này và giao cho Lôta trách nhiệm nói rõ hai người phải làm những gì. Lôta đón gặp người này trên đường phố sau giờ làm việc. Hôm ấy là ngày thứ bảy. - Này anh — cô nói — anh cần phải làm chồng tôi... Người cán bộ bí mật trố mắt ngỡ ngàng. Chưa bao giờ anh lại phải thực hiện một chỉ thị như vậy cả... Anh biết rất ít về người con gái đang đứng trước mặt mình. Khỏi phải nói, trông cô ta rất dễ thương nhưng anh lại đang chuẩn bị cưới một người con gái khác. - Biết làm sao bây giờ ?...Này hay là...— anh gãi gãi gáy — hôm nay tôi rất bận. Ta tạm hoãn đã nhé... - Thế thì vào thứ hai đi — Lôta trả lời vô tư — Tôi cần phải có ngay giấy tờ… Đám cưới được tổ chức trong nhà thờ. Từ nay Loota có họ mới của “chồng”. Với tờ hộ chiếu mới đó, cô đã rời Bungari sang sống tại Ba-lan. Bây giờ thì cô đi cùng với Pitơ bắt đầu một cuộc sống lang thang. Pitơ trước đây đã từng mơ ước nghiên cứu triết học, nay đi làm thuê đủ mọi việc; đập đá trên đường giao thông, kéo đường dây cao thế, làm mướn cho nhà nông lúc thời vụ. Nhưng giờ đây thì dù số phận có ném anh đi đâu chăng nữa, Pitơ vẫn tiếp tục đấu tranh chống bất công, chống những thế lực độc ác trong xã hội do chế độ tư bản sinh ra. Anh đã làm bồi bàn ở Mácxây, làm trong nhà máy nấu quặng ở Hà-lan, sau đó lại làm thợ mỏ và tiến hành hoạt động cách mạng trong hàng ngũ những người công nhân ngoại quốc. So với những công nhân bản xứ thì công nhân nước ngoài còn bị bóc lột thậm tệ hơn. Đâu đâu, Pitơ cũng gặp phải cảnh đói nghèo và roi vọt. Nhưng giờ đây, anh đã nhìn cuộc đời và tương lai chứa chan ước hẹn hơn so với trước. Anh không có gì để ân hận – anh đã có một người bạn đời – Lôta, một người vợ dũng cảm, có đôi hàng mi xanh mướt và nụ cười huyền diệu… Một hôm, Lôta nhận được thư của người “chồng” cũ của mình. Chúng ta cần phải ly hôn ngay đi thôi. Từ bấy đến nay, tôi không thể tổ chức đám cưới cho tôi được. Chúng tôi đã có con..mà cô thì lại làm hỏng hộ chiếu của tôi… Lôta đã trả lời như sau: ”Anh hãy rán chịu ít nữa…Tôi sẽ làm tất cả sau khi nhận được giấy tờ..” . Trong thời gian đó, Lôta và Gram cũng đang chờ đợi đứa con đầu lòng của họ. Khi đứa con trai của họ ra đời, Pitơ mang một bó hoa đến nhà hộ sinh. Anh nói chuyện với Lôta rất lâu và kể về công việc của mình cho vợ nghe, nhưng Lôta có cảm giác là chồng giấu mình một điều gì đó song chị cũng không tò mò gạn hỏi… - Có một việc như thế này em ạ - Cuối cùng, Pitơ quyết định nói ra — Anh được đề nghị chuyển sang hoạt động bí mật. Em nghĩ thế nào về chuyện này ? - Anh còn đang do dự phải không ? – Lôta hỏi. - Về phần anh thì anh không lo lắng gì hết nhưng... anh chỉ lo cho em thôi, đây là công việc hệ trọng có thể ảnh hưởng đến em, đến… Pitơ nhìn đứa con mới lọt lòng. - Còn gì mà phải nghĩ ngợi nữa hả anh? – Lôta nói – Hãy đồng ý đi, đồng ý đi anh!... Bây giờ Lôta lại nhắc lại câu này trong bệnh viện, sau đó chị nói tiếp: - Anh hãy nói đi anh, anh có thể nhìn thẳng vào lương tâm mình không nếu như anh từ chối nhiệm vụ đó?... - Em là lương tâm của anh... Nói chung thì anh cũng nghĩ như vậy… Lôta cười. Mọi việc như thế đã được quyết định. Sau đấy một chuyện bi thảm đã xảy ra – đứa con đầu lòng của họ đã chết vì bệnh bại liệt. Giờ đây họ lại chỉ còn hai người với nhau. Một thời gian nữa trôi qua. Trên giao cho Gram khẩn trương thành lập một hãng buôn nhỏ có các chi nhánh tại các thành phố khác. Cũng vào lúc đó trên báo đăng quảng cáo: một ông chủ kinh doanh buôn bán các loại hàng thuộc địa đang tìm cổ đông. Gram được giao nhiệm vụ đi tìm hiểu và dàn xếp công việc. Pitơ Gram trở thành nhà kinh doanh. Theo tin anh dò la được thì ông chủ hãng đang lâm vào tình trạng khó khăn, ông ta rất cần có người hùn vốn. Việc kinh doanh buôn bán của ông ta đang đứng trước nguy cơ bị phá sản. Cách đây không lâu, hãng của ông ta làm ăn buôn bán rất phát đạt và ông chủ có thuyền buôn riêng để chuyên chở hàng hóa thuộc địa từ những nước nhiệt đới về, chủ yếu là chè. Vì chè là loại hàng rất dễ hấp thụ các loại mùi vị khác cho nên không thể chuyên chở bằng tàu chạy xăng hay dầu được mà phải chở bằng thuyền buồm. Trước chiến tranh, thuyền buồm của ông ta đã bị đắm tại đảo Aravi và từ bấy đến nay, ông ta vẫn chưa thể nào phục hồi lại được công việc của mình. Gram đi đến nhà chủ hang. Họ nói chuyện với nhau tại một căn buồng nhỏ dùng làm phòng tiếp khách và làm việc. Tại đây chỉ đặt một chiếc bàn làm việc, hai chiếc ghế xa-lông gỗ để cho khách và những giá bày mẫu hàng : các hộp và gói đựng chè, ca cao, cà phê. Không khí trong phòng sực mùi nhiệt đới. Những bức vách bằng kính bụi bặm ngăn phòng tiếp khách với xưởng cân đong, đóng gói. Xưởng đó vốn có hàng chục người làm nhưng nay chỉ còn thấy lác đác vài ba người. Gram nêu ra những điều kiện có lợi. - Nếu như chúng ta thỏa thuận với nhau — anh nói — tôi sẽ là người có cổ phần của hãng các ngài, còn ngài sẽ thu lợi tức. Chúng ta sẽ làm lại tất cả — Gram chỉ tay sang bên xưởng — ta sẽ ký hợp đồng đàng hoàng và tính chuyện làm thủ tục, quảng cáo… - Nhưng nếu chúng ta bị thua lỗ thì sao ? — Ông chủ hãng hỏi một cách thận trọng. - Tôi đã nói với ngài rồi. Chuyện đó không liên quan gì đến ngài đâu...Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm quản lý. Thua thiệt chúng tôi chịu. Nhưng sẽ không thể như thế được đâu. Chúng ta sẽ lập các chi nhánh, thiết kế các cửa hàng. Cái chính là chất lượng hàng hóa kia, tôi xin đoan chắc hàng sẽ bán chạy. - Về mặt chất lượng thì tôi xin đảm bảo – chủ hang thốt lên vui mừng – Xin nói thật với ngài, việc mở rộng buôn bán cũng không đòi hỏi nhiều tiền lắm đâu…Tôi xin đồng ý với điều kiện của ngài đưa ra. Cầu trời phù hộ cho chúng ta! Cơ sở ban đầu đã được đặt ra. Hợp đồng ký kết tại Sở Công nghiệp. Mọi việc đã được dàn xếp ổn thỏa, lịch thiệp. Tất nhiên, ông chủ của cái hãng sắp phá sản kia đâu có biết rằng doanh nghiệp của ông ta sẽ trở thành bình phong của nhóm hoạt động bí mật. Krua, một thương gia luống tuổi có nhiều kinh nghiệm và là người nổi tiếng trong giới kinh doanh được mời làm giám đốc của hãng. Đấy là một con người vui tính, hiếu động với bộ ria bạc và khuôn mặt béo tốt, hồng hào như mặt trẻ con. Ở vào cái tuổi đó rồi nhưng Krua vẫn thích tán tỉnh các bà trẻ tuổi, thích chè chén, chơi bời. Krua cũng rất tháo vát và sành sỏi trong nghề nghiệp kinh doanh của mình…… Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 19 Tháng Bảy, 2019, 01:13:06 am 3. Các sự kiện đã đến gần. Cần phải sẵn sàng để đối phó với chúng... Nhưng kẻ địch — Cục an ninh đế chế, ngành tình báo quân sự và phản gián Đức của đô đốc Kanarít đâu có chịu đứng ngoài cuộc trước đợt tấn công sắp tới của Đức quốc xã vào Liên xô. Vào tháng Giêng năm 1941, một tháng sau khi Hítle chuẩn y kế hoạch "Barbarosa”, khi kế hoạch mật tấn công nước Nga ở vào giai đoạn cao điểm thì một tùy viên quân sự mới của Liên xô, đại tá Ghêraximốp, được cử sang Đức. Ông đã đến thăm xã giao Tổng Tham mưu trưởng lục quân Đức là trung tướng Ganđe. Vì không tiện cho người nước ngoài, nhất lại là người Nga vào đại bản doanh vừa mới xây dựng lại tại Tsotxen, nên cuộc gặp gỡ được tổ chức trong thành phố. Phants Ganđe người cao, gầy, tóc cắt ngắn, môi lúc nào cũng mím chặt, đeo kính không gọng giống như một nhà giáo, trong bộ quân phục cấp tướng phẳng lỳ bó sát lấy người bước ra khỏi bàn và tiến lên phía trước nở nụ cười vẻ thân thiện bắt tay đại tá Liên xô. - Tôi rất, rất sung sướng được làm quen với ngài đại tá ạ — Ganđe nói, giang rộng tay mời khách lại bàn tham mưu đặt ở giữa căn phòng. Ganđe ngồi xuống đối diện với Ghêraximốp, ánh mắt viên Tổng Tham mưu trưởng chứa chan tình cảm và sự thân thiện !... Cuộc nói chuyện diễn ra ngắn gọn trong vòng mười phút. Ganđe hỏi han về tình hình sức khỏe của đại tá, bày tỏ niềm tin tưởng vào quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai bên và chúc đại tá đạt nhiều thành tích. Hắn còn nói thêm là nếu thấy cần, thì dù có chuyện nhỏ nhặt đến đâu, đại tá cũng có thể đến gặp gỡ trực tiếp với hắn. Sau khi lưu luyến tiễn đưa đại tá Liên xô ra tận cửa, Ganđe trở lại bàn làm việc của mình lấy từ trong ngăn bàn ra một quyển sổ bọc bìa đen mềm và ghi nhật ký công tác : "Ngày 23 tháng 1 năm 1941 vào giờ làm việc buổi chiều, tùy viên quân sự mới của Nga đến trình diện”. Ganđe đọc lại dòng nhật ký đã viết ngày hôm đó : "Buổi sáng: soạn thảo kế hoạch "Barbarosa”. Chỉ huy và tiến hành chiến dịch”. Còn một dòng nữa cũng trên trang này : "Báo cáo cho Quốc trưởng—quyết định—làm thế nào để tiêu diệt nước Nga một cách chóng vánh nhất. ..” Một nụ cười ranh mãnh thoáng hiện trên nét mặt hắn... Hắn gọi tùy tùng sau khi đã gấp cuốn sổ lại : - Chuẩn bị xe đi Tsotxen. Hắn còn phải họp với Hâyđơrích và Chíppenkiếc mà còn ít thời gian quá nên hắn ra lệnh cho lái xe phải khẩn trương. Tsotxen cách Béclanh chừng ba mươi kilômét. Cách đây không lâu tại đó đã khởi công xây dựng một thành phố quân sự với những công sự thiết bị hiện đại, những nhà ngầm nhiều tầng ăn sâu xuống lòng đất, những hầm trú ẩn khổng lồ bằng bê tông cốt sắt hình điếu xì gà nằm rải rác dọc ngang đây đó khắp trong thành phố. Nhìn bề ngoài, đại bản doanh trông giống như một làng quê thanh bình của Đức với những ngôi nhà mái ngói, những vườn nuôi gia súc nhưng những mái nhà ngói thanh bình đó được làm bằng bê tông cốt sắt chắc chắn. Theo tính toán của các chuyên gia xây dựng thì chúng có thể chịu đựng được các loại bom bình thường. Những công sự phòng tránh máy bay kiên cố được xây dựng trái ngược với lời hứa của nguyên soái Gơrinh là không để cho một trái bom nào của địch có thể rơi trên đất Đức, rằng không quân của Gơrinh sẽ không để cho một chiếc máy bay nào của đối phương có thể lọt vào vùng trời của Đức.. Những người dự họp đã đến và đang đợi trong tiếp tân của viên Tổng Tham mưu trưởng. Khi hắn bước vào tất cả đều bật đứng dậy. Chỉ còn thiếu một mình Raigac Hâyđơrích, Cục trưởng Cục An ninh Đế chế. Hắn là một kẻ kiêu ngạo nên cho rằng phải đến chỗ Ganđe, một tay cấp bậc không cao hơn hắn, để họp là tự hạ thấp uy tín. Chính vì thế hắn đã cử Cấp phó của mình đi họp thay. Tại đây đã tiến hành thảo luận tin tức của Aber-Kvarchirmayxcher IV, mật danh của Cục tình báo lục quân do tướng Cuốc phôn Chíppenkiếc cầm đầu. Báo cáo của y càng củng cố thêm niềm tin là Hồng quân sẽ không thể chịu đựng được đòn tấn công của lực lượng vũ trang Đức. Chíppenkiếc đã rút ra kết luận dựa theo những tin tức tình báo tổng hợp đã được xác nhận qua những báo cáo gần đây nhất. - Theo tin tức chính xác — hắn nói — lực lượng địch gồm có 54 sư đoàn. Quân số này lớn hơn so với giả định của ta nhưng sự chuẩn bị rất yếu kém, không có kinh nghiệm chiến đấu, trang bị lỗi thời. Đặc biệt là lực lượng xe tăng và không quân lạc hậu nhiều so với yêu cầu kỹ thuật hiện đại. Những cái mới trong kỹ thuật quân sự của Nga chỉ là những thứ bắt chước của nước ngoài. Theo tất cả các nguồn tin, địch không thể gây ra chuyện gì đáng ngạc nhiên trong lĩnh vực phát minh quân sự. Hơn nữa người Nga không thể trang bị đầy đủ cho quân đội của mình vì phần lớn các xí nghiệp quân sự đều nằm trong các vùng thuộc tầm hoạt động của không quân Đức, chúng sẽ bị đánh chiếm ngay trong giai đoạn đầu của chiến tranh. - Ngài tin vào điều đó chứ ? — Ganđe thận trọng hỏi, mặc dù trong thâm tâm hắn cũng tin rằng quân Nga chỉ là một tên khổng lồ chân đất sét sẽ bị đánh quỵ ngay từ cú ra đòn đầu tiên. - Tôi hoàn toàn tin tưởng ! — phôn Chíppen kiếc cất giọng lanh lảnh — không còn nghi ngờ gì nữa, sinh lực địch sẽ bị tiêu diệt trong những trận đánh chớp nhoáng ở vùng biên giới như kế hoạch “Barbarosa” đã vạch ra... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 20 Tháng Bảy, 2019, 12:13:00 am …Phôn Chíppenkiếc nhấn mạnh rằng quân Nga sẽ bị bất ngờ, vì thế nhận định cho rằng chiến dịch sắp tới ở phía Đông kéo dài không quá sáu tuần là hoàn toàn có căn cứ. Những biện pháp do Bộ chỉ huy tối cao Đức tiến hành nhằm ngụy trang cho chiến dịch, kể cả việc thường xuyên di chuyển quân, tung tin giả về cuộc đổ bộ sắp tới lên đất Anh đã đánh lừa được tình báo Liên xô…. Tự nhiên tướng Ganđe nhớ lại cuộc gặp gỡ ngày hôm đó với viên đại tá Liên xô — người này cũng không tỏ ra mẩy may nghỉ ngờ một chút nào cả... Sau đấy, cuộc họp chuyển sang bàn cách sử dụng trung đoàn "Branđenburg 800” trong ngày X — ngày đầu tiên tấn công vào Liên xô — như thế nào. Trung đoàn "Branđenburg 800” là con đẻ của đô đốc Kanarít, người cầm đầu ngành tình báo và phản gián quân sự của Đức quốc xã. Trung đoàn này, gồm những tên tình nguyện giết người, đầu trộm đuôi cướp, mạo danh là đội quân xây dựng đóng tại tỉnh Branđenburg. Bây giờ chúng được điều động đến gần biên giới Liên xô. Những tên lính đổ bộ đường không này đã từng có mặt trong những trận đánh mới đây tại mặt trận phía tây. Chúng mặc quân phục Hà lan, đi thành đội ngũ tới sông Maac và kênh đào Anbe trong vùng Maac Tritta và chiếm các cây cầu ở đây không tốn lấy một viên dạn. Việc này xẩy ra vài phút trước khi pháo bắn dọn đường mở đầu cho cuộc chiến tranh thực sự ở Tây Âu. Quân Hà lan không phá được cầu vì thế quân Đức đã ào ạt tiến sang bờ bên kia sông Maac mà không bị thiệt hại Điều đó đã xảy ra. Bây giờ nó được quyết định lặp lại. Cấp phó của Hâyđrích báo cáo rằng đã kiếm được trang phục của lính Nga, có cả những bộ hoàn chỉnh của cấp chỉ huy, hắn bày tỏ ý định chiếm bến vượt trong hậu phương quân đội Liên xô cách biên giới chừng hai mươi kilômét. Hắn trải bản đồ khu vực tác chiến sắp tới lên bàn. Theo hợp đồng với phòng tác chiến, chiến dịch sẽ tiến hành trước tiên trong khu vực Dvinxca cạnh chiếc cầu qua sông Dvin. Sau đó — hắn ấp úng vì từ Nga quá khó khi phát âm — trên sông Ribertsa — hắn đánh vần từng chữ... cầu Dêrêvianưi... dài một trạm tám mươi mét. Ganđe sửa lại chiếc kính không gọng rồi cúi xuống tấm bản đồ lớn. - Chúng ta đặc biệt quan tâm đến chiếc cầu qua sông Dvin — viên Tổng Tham mưu trưởng nói... Buổi chiều trong cuốn nhật ký của hắn đã xuất hiện những dòng chữ mới: "Việc soạn thảo kế hoạch triển khai chiến dịch Bar-barosa đã hoàn tất. Một đại đội của trung đoàn "Branđenburg 800” được chuyển cho List”. Hoạt động của đại đội 10 thuộc trung đoàn "Branđenburg 800” là một trong những nhiệm vụ của kế hoạch chiến lược. Hoạt động này bí mật đến nỗi không có một bản báo cáo nào của các bộ chỉ huy Đức nói đến cả. Sau cuộc họp với Gande, tưóng Cuốc phôn Chippenkiếc đến phòng làm việc của tên cầm đầu ngành tình báo đế chế, đô đốc Kanarít ở phố Kripittrác. Trông thấy hắn, viên tùy tùng của đô đốc Kanarít đứng bật ngay dậy. Phôn Chíppenkiếc chẳng nói chẳng rằng, gật đầu rồi đi thẳng vào phòng làm việc của tên cầm đầu Ápve. Đây là căn phòng treo đầy bản đồ các khu vực trên thế giới mà hắn hay lui tới. Những tấm bản đồ bị thay đổi là tùy theo nhiệm vụ từ đại bản doanh của Hítle dội xuống. Tại đây đã từng treo bản đồ của Áo, Tiệp, Ba lan... Bây giờ đây, thay vào chỗ của chúng là một tấm bản đồ Nước Nga Xô viết chíếm gần nửa bức tường và buông sát mặt đất. Trên một bức tường khác của phòng là chân dung của các cựu thống lĩnh Ápve. Giữa các bức chân dung, ở vị trí trung tâm là một tấm ảnh lớn của đại tá Nhicôlai, người đã từng cầm đầu ngành tình báo đế chế trong những năm tháng của đại chiến thế giới lần thứ nhất. Trên bàn làm việc là chân dung của Ađôn Hítle, còn dưới nó một chút là ảnh của tướng Phrancô với dòng chữ đề tặng người mà đô đốc Kanarít có quan hệ từ lâu. Ngoài ra, trên bàn làm việc còn có một pho tượng nhỏ bằng đồng — tượng ba con khỉ dựa vào nhau. Thoạt nhìn, trông chúng giống như một bức tượng truyền thống trong đạo Phật ở phương Đông, tượng, trưng cho sự thờ ơ trong công việc trần tục và thoát khỏi bụi trần trong cuộc sống. Dưới bàn tay tạo hình của các nghệ nhân trong Phật giáo, một con khỉ lấy tay bịt mắt, con thứ hai bịt tai, còn con thứ ba thì dùng lòng bàn tay bịt miệng : "Không thấy, không nghe, không nói!” — cực lạc đang chờ ở cõi tiên. Nhưng Kanarít đã giao cho một người thợ tạc tượng sửa pho tượng phương đông đi một chút. Trên bàn hắn, con khỉ thứ nhất khom mu bàn tay che trên lông mày như đang theo dõi ai đó, con khỉ thứ hai nghiêng lòng bàn tay che bên tai để nghe trộm, riêng con thứ ba thì vẫn giữ nguyên như cũ tức là vẫn lấy tay bịt miệng lại. "Nhìn thấy tất cả, nghe thấy mọi điều, nhưng im lặng”. Đô đốc Kanarít lệnh cho đúc hàng trăm và cũng có thể tới hàng nghìn những bức tượng giống như thế và đem phân phát cho các nhân viên của ngành tình báo quân sự đế chế... Phôn Chíppenkiếc báo cáo cho đô đốc về cuộc họp trong bộ Tổng tham mưu, về những đại đội Branđenburg được phái về các bộ tham mưu tập đoàn quân, về những cuộc đổ bộ sắp tới liên quan đến việc đánh chiếm các cây cầu. - Ngài biết không – Kanarít bỗng ngắt lời hắn — giá như bây giờ tôi cho thêm vào bức tượng này một con khỉ nữa thì nó sẽ đốt ngòi nổ chậm.. Đấy là cái mới khác biệt trong ngành tình báo của chúng ta. Chúng ta không chỉ thấy, nghe, giữ kín mà còn hành động... Mục đích biện minh cho phương tiện mà! Tôi hoàn toàn nhất trí với Quốc trưởng về điều này... Chúng ta đang bắt đầu một trò chơi lớn. Và tôi tin là chúng ta sẽ thắng lợi... Kanarít liếc nhìn người đang nói chuyện với mình. Hắn bắt đầu phát triển ý định mới : - Song song với những chuyện đã được quyết định, cần phải phái người của ta sang Nga trên những chuyến tàu chở hàng. Nếu họ phải nằm một hai ngày trong những toa chở hàng thì cũng chẳng can gì. Thế nhưng rạng sáng ngày X các hiệp sĩ Branđenburg của ta đã có mặt trong hậu cứ của bọn Nga. Chỉ có điều là không nên phái họ đi quá xa... Hãy cho người làm nhiệm vụ kiểm tra thời gian biểu của tàu chở hàng. Cứ để cho họ gieo rắc hoang mang... Cứ mặc cho họ giết chóc, đốt phá thả sức... Còn một điều nữa... Ngài có chú ý tới chi tiết tâm lý này không: khi quân lính đi thành đội ngũ vào khu vực quân sự thì thường ít bị kiểm tra giấy tờ... vậy thì tại sao ta lại không phái vào pháo đài Brext một đội Branđenburg biết nói tiếng Nga, ăn mặc như quân Nga...vào trước ngày X.., Nếu được thế thì họ sẽ là đội quân đắc lực của ta trong ngày X... Ngài có nhớ người chỉ huy đầu tiên của trung đoàn, ngài phôn Kippen không ? Ông ta thường nói với quân của mình rằng: "Các anh phải là những thần tượng có thể bắt quỷ trong địa ngục ! ”.. Đấy, chúng ta sẽ phái những con người như thế vào pháo đài của bọn Nga… Ngày X đã đến gần. Con khỉ tưởng tượng trên bàn của đô đốc Kanarít đang cầm sẵn trong tay mồi lửa để đốt ngòi nổ chậm... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 21 Tháng Bảy, 2019, 09:30:41 am PHẦN HAI Ở PHÍA BÊN KIA MẶT TRẬN .......... CHƯƠNG I “BỌN CHÚNG TẤN CÔNG VÀO LÚC RẠNG SÁNG…” 1. Tại phương Tây, chiến tranh kết thúc nhanh chóng bằng thắng lợi của quân đội Đức. Chiến tranh bắt đầu vào tháng năm và cũng kết thúc trong tháng năm.. Thật đúng là một cuộc chiến tranh chớp nhoáng! (Blitskrieg). Các quan chức cấp cao trong lực lượng vũ trang Đức, và Hítle đã đánh giá chiến dịch như vậy. Châu Âu đang rên siết dưới gót giầy của Hítle suốt từ đầu này đến đầu kia. Một đầu nằm mãi tít tận đằng tây — đấy là một bến cảng nằm trên bờ Đại tây Dương, còn đầu bên kia nằm ở phía đông ngay cạnh pháo đài trên biên giới nước Nga — chỉ cần bước qua con sông là tới. Thành phố cổ kính trên sông Buga này từ nghìn xưa đã là của Nga và cũng có tên là Brext. Giữa hai đầu là các quốc gia châu Âu bị xóa bỏ ranh giới dưới quyền cai trị của Đức quốc xã. Khắp nơi đâu đâu cũng thấy những lá cờ chữ thập ngoặc tung bay. Giờ đây Hítle đang dòm ngó Brext của Nga. Chiến tranh dường như đã lùi vào dĩ vãng. Nhiều vùng dân cư lại có vẻ thanh bình, trữ tình như một hai năm về trước. Đấy là những vùng chiến tranh không đi qua, không bị xích sắt xe tăng quần xéo. Ngay cả sự có mặt của những tên lính Đức đi dạo trên đường phố cũ và những chiếc xe của bọn xâm lược được ngụy trang chạy tới chạy lui trên đường phố cũng không xóa bỏ được ấn tượng này. Chỉ có những con người bất hạnh bị tai họa giáng xuống đầu là u uất và trầm mặc. Không có một tiếng cười, một câu nói đùa hoặc cái vẻ vui vẻ mà người ta thường thấy ở người Pháp. Họ đã trở thành một dân tộc bại trận... Vĩnh viễn, muôn đời — Hítle đã nói như vậy. Xanh—Giecmanh, một thị xã ngoại ô Pari với những ngôi nhà thấp lè tè, với những bức tường dày như pháo đài cũng đang ở trong tình trạng như vậy. Những biệt thự mái ngói, những dinh cơ của người giàu có trong những khụ vườn tươi tốt, những khu nhà lụp xụp của người nghèo, những công viên, những hàng cây bên đường rực rỡ màu hoa dẻ vẫn nguyên như xưa. Thế nhưng tất cả những người dân Xanh—Giecmanh không giây phút nào có thể lãng quên cuộc xâm lăng. Tượng trưng cho nó là Bộ tham mưu Đức. Bên cạnh các lối vào là những tên lính Đức đứng dạng chân, đầu đội mũ sắt, tay bồng súng, im lìm như những pho tượng. Chúng có vẻ như không can thiệp gì đến sinh hoạt của thị xã ngoại ô Pari nhưng những người dân Xanh—Giecmanh vẫn cố đi tránh xa ngôi nhà này. Chiến tranh ở châu Âu đã kết thúc. Bây giờ Hítle sẽ lạc vào dâu ? Sang các hòn đảo của nước Anh chăng ? Có lẽ là như vậy - Ở đâu người ta cũng nghe thấy bàn tán về việc này. Bọn Đức cũng chẳng tìm cách che giấu điều đó, hơn thế nữa chúng còn công khai quảng cáo cho kế hoạch của mình. Mật danh cho chiến dịch đó là "Sư tử biển”—việc tấn công vào nước Anh không còn là chuyện chuyện bí mật. Bọn Đức công khai tập trung tàu vận tải tại bờ bắc để bộ qua eo biển Măngsơ, công khai huấn luyện binh lính trước mắt tất cả mọi người. Nhưng Hítle chỉ dùng "Sư tử biển” để ngụy trang mà thôi. Hắn đang nhắm về phía Đông, về phía Brext của Nga... Người đầu tiên đến phương Đông là nguyên soái Ket-xenrinh, tên cầm đầu bộ tham mưu không quân số hai. Tiếp đó là các đơn vị bộ binh, xe tăng, pháo binh lũ lượt kéo đến...Tướng Runstendt, tư lệnh các lực lượng chiếm đóng tại Pháp cũng được trao nhiệm vụ mới... Viên tướng cáo già từ thời Kaiderốp được phong anh hùng sau khi đánh tan quân đội Anh, Pháp tại Đoong-kec đã giao công việc lại cho kẻ kế thừa mình sau khi nhận được chỉ thị từ Béclanh — tiến hành diễn tập tham mưu, các tư lệnh tập đoàn quân và quân đoàn sắp ra trận ngay tại Xanh—Giecmanh… Tổng tham mưu trưởng Ganđe và viên phó của y, Phôn Pôliut và trùm tình báo các lực lượng lục quân Chíppenkiếc đã đáp máy bay đến Xanh—Giecmanh để tham dự diễn tập. Đây là một cuộc tập trận có ý nghĩa lớn…. Trong phòng hội nghị, các viên tướng đang giải quyết những nhiệm vụ chiến lược bên những tấm bản đồ tham mưu đầy những hàng chữ Nga xa lạ. Trên các tấm bản đồ trep tường và trải rộng trên bàn, các mũi tên màu xanh tàn bạo tiến về phía đông hứa hẹn thắng lợi của chiến dịch sắp tới… Tình huống giả định do Ganđe đưa ra. Hắn nêu từng giai đoạn. Vị trí xuất phát.. “ngày Đ” bắt đầu tấn công... Ngày thứ mười... Ngày thứ hai mươi…..Chiến dịch "Barbarosa” kéo dài không tới bốn mươi ngày vì vào thời điểm đó, chiến dịch sáu tuần ở phương đông phải kết thúc…. Cuộc hành quân về phía đông trên bản đồ tham mưu đã được vạch ra như vậy.. Nhưng đấy mới chỉ là trên bản đồ…. Ganđe kết thúc bằng những từ ngữ xem ra có vẻ làm cho người ta phấn chấn : - Tên khổng lồ Nga chỉ giống như một chiếc bong bóng lợn mà thôi. Chỉ cần đâm cho nó thủng… Không khí trong phòng sôi động hẳn lên. Nhưng ở đây vẫn còn điều gì đó âm thầm khó nói đè nặng trong lòng nhiều kẻ có mặt trong cuộc họp này. Chúng ngần ngại trước sự rộng lớn, bao la, bí hiểm của nước Nga. Không một ai trong số bọn chúng muốn từ giã nước Pháp, từ giã cuộc sống thoải mái ở đấy cả…Bây giờ lại phải từ bỏ miếng mồi mới giành được, lại tiếp tục dấn thân vào nơi khó khăn, nguy hiểm đầy thiếu thốn của cuộc đời chinh chiến. Mà không phải có vậy thôi đâu. Điều đáng lo ngại ở đây là tình hình ở phía Đông còn mờ mịt lắm. Quân Nga có những lực lượng như thế nào ? Pôlilút đã nói lên điều này trong buổi sơ kết cuộc diễn tập quân sự vừa qua. Nhưng hắn cũng không làm cho vấn đề sáng tỏ thêm được một chút nào cả. Pôlilút, kẻ tham gia chuẩn bị kế hoạch "Barbarosa”, dẫn chứng dài dòng những lời nói của Hítle, và lặp lại những lời phát biểu của Hítle trong cuộc họp tuyệt mật ở văn phòng của đế chế. Bây giờ đã có thể đem chúng ra nói tại đây được rồi: "Việc tấn công sang Nga không có gì nguy hiểm đối với chúng ta cả, lực lượng của địch không có khả năng chiến đấu cao...”…. "Ba tuần sau ngày Đ… chúng ta sẽ có mặt ở Xanh Pêtécbua...”…. "Nếu như tấn công địch một cách cương quyết và đúng đắn thì chúng ta có thể tiêu diệt chúng nhanh hơn dự đoán của thế giới…” Pôlilút cầm thước chỉ huy tiến lại gần tấm bản đồ. Hắn trỏ một điểm Brext này và điểm Brext kia… - Khoảng cách này – hắn nói – còn lớn hơn nhiều so với khoảng cách mà chúng ta đi tới Mátxcơva…. Nhưng tất cả chỉ là “bong bong lợn” của Ganđe. Pôlilút mâu thuẫn với chính bản thân hắn, khi buông thõng một câu :”lực lượng của Nga là một sức mạnh lớn không lường trước được..”… Sau đó, hắn nêu lên những con số: hiện giờ Nga có 150 sư đoàn, sau khi tổng động viên có thể thành lập thêm tối đa là 59 sư đoàn bộ binh nữa. Tổng cộng có 209 sư đoàn được trang bị thô sơ, ít được huấn luyện. Đấy là tất cả những gì mà Hồng quân có thể có… Thế nhưng, chỉ vài tháng sau cuộc diễn tập tham mưu của Đức tại Xanh—Giecmanh, vào mùa hè năm 1941, Đại bản doanh Tổng tư lệnh tối cao Hồng quân Liên-xô đã phái từ hậu phương ra mặt trận tới 324 sư đoàn… Thống chế Runstenđt ngồi dự buổi sơ kết diễn tập tham mưu với vẻ trầm ngâm, ảm đạm dường như chẳng nghe thấy những gì mà các vị lãnh đạo cao cấp từ Béc-lanh đến đang thuyết trình… Khi cuộc họp kết thúc, theo truyền thống, những người tham dự vội vã đi đến khách sạn "Magiextic” để tổ chức liên hoan chia tay trước khi đến nơi phục vụ mới. Runstenđt cùng đi với Ganđe và Pôliút đến căn buồng cũ của mình và bực tức nói: - Các ngài xem đấy, chiến tranh với Nga là một dự định vô nghĩa... Theo tôi nó sẽ chả ra gì đâu... Ganđe và Pôliút giật mình nhìn ra cửa. - Nhưng — Runstenđt tiếp tục nói ra bây giờ thì cũng đã muộn mất rồi...con xúc-xắc đã được gieo và ván bài phải chơi đến cùng! May ra còn có trời phù hộ... Runstenđt là một trong những trụ cột của ban lãnh đạo quân sự Đức, là người có đầu óc sáng suốt. Bản tính nóng nảy, Runstenđt dám nói ra những điều mà từ mồm người khác có thể bị mất đầu như chơi. Ngay từ cuối chiến tranh, Runstenđt đã được phong làm Tư lệnh Phương diện quân Mặt trận phía Tây và đã dám nói lên thất bại của Đức. …. Vào cái đêm quân Anh — Mỹ bắt đầu mở mặt trận thứ hai tấn công vào miền bắc nước Pháp, Runstenđt đã gọi điện và xin nói chuyện với Hítle. Vì Quốc trưởng đang ngủ, còn sĩ quan tùy tùng trực ban của Hítle thì từ chối không dám đánh thức Quốc trưởng dậy. Runstenđt thấy thế nổi khùng lên nhưng viên sĩ quan tùy tùng vẫn không chịu. Thống chế Kâyten, một cố vấn quân sự thân cận của Hítle đến bên điện thoại, Runstenđt vẫn coi hắn là kẻ hãnh tiến và xu nịnh. Thoạt đầu, Kâyten còn vặn vẹo tình hình nhưng sau đó y lo lắng hỏi : - Bây giờ chúng ta phải làm gì đây ? Lập tức Runstenđt đáp lại : - Làm gì à ? Ký hòa ước ngay đi, đồ ngu! Ký ngay lập tức chứ còn làm gì bây giờ! - Ngài nói gì thế?— Kâyten cuống quýt hỏi nhưng Runstendt đã bỏ ống nghe xuống rồi… Tất nhiên, Kâyten đã báo chuyện này cho Hítle và thế là Runstendt bị tước chức Tư lệnh phương diện quân phía Tây. Nhưng chuyện này mãi cuối chiến tranh mới xảy ra. Còn bây giờ chiến tranh mới bắt đầu. Runstendt phải nhận chức tư lệnh cụm tập đoàn quân thực hiện việc tấn công vào miền Nam nước Nga…… Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 22 Tháng Bảy, 2019, 10:52:14 am 2. Gia đình Phraiberg gồm Kétrin, Misen và hai đứa con trai của họ sống ở tầng áp mái của một ngôi nhà cũ với những lỗ cửa sổ trông như những ống khói thông ra ngoài sân chât chội, bẩn thỉu cách doanh trại hoàng gia mấy khu phố. Xuất thân từ vùng Đăng-sít, họ đã có thời là diễn viên xiếc nhưng đã nhiều năm nay, từ lúc chuyển đến Amstécđam, họ hầu như bỏ nghề và chỉ họa hoằn lắm mới quay lại nghề cũ. Kétrin Iàm thư ký, ghi tốc ký trong một bộ phận của cơ quan Đôken — phòng tuyển mộ lao động ở Đức, còn Misen thì làm phiên dịch trong một tổ chức xây dựng quốc phòng Đức của Totta chuyên xây dựng công sự "thành lũy Đại tây dương” ở miền bắc bờ biển châu Âu trong thời gian gần đây... Kétrin chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở thành diễn viên xiếc. Mãi cho đến một ngày hè nọ, khi gánh xiếc rong đến diễn trong lều bạt dựng tạm trên quảng trường Đăng-sít, con gái vị giáo sư thần học đang học ở trong trường kinh tế ngoại thương mới tình cờ quen với Misen... Misen hơn Kétrin mấy tuổi. Can đảm, nhanh nhẹn, vóc người cao lớn, bắp thịt nở nang, anh đã chinh phục khán giả bằng những mục nhào lộn phức tạp trên thang dưới vòm nhà bạt. Cô gái Kétrin đem lòng yêu mến anh và đã bồng bột, tự ý bỏ gia đình cùng đi với Misen khi gánh xiếc kết thúc chương trình biểu diễn tại Đăng-sít. Ngay cả Henrich, anh trai cô, là một kỹ sư và luôn luôn có uy tín với cô cũng không thể thuyết phục nổi cô em gái.. Cô gái hình như sinh ra để sắm vai nghệ sĩ xiếc : cô có thân hình mảnh dẻ, dẻo dai và nét mặt linh lợi. Kétrin đã nhanh chóng học được những bí quyết của nghệ thuật xiếc. Còn Misen thì cứ như lửa đổ thêm dầu. "Anh sẽ dạy em thành diễn viên đi trên dây cừ khôi, em sẽ giỏi hơn tất cả! “ — anh nói. Misen đã nói đúng. Những tấm quảng cáo ghi tên tuổi của họ đập vào mắt mọi ngưừi. Những giấy mời đi biểu diễn cứ tới tấp được đưa đến. Những rạp xiếc lớn hơn tìm cách ký hợp đồng với họ. Vợ chồng Phraibérg đi khắp châu Âu, họ đã từng biểu diễn ở Béclanh, Hămbua, Pari, Luân đôn, Viên... Ở bất cứ đâu, họ cũng thu được kết quả rực rỡ. Khi họ sinh con trai thì hoàn cảnh ngày một khó khăn hơn. Bây giờ chỉ còn một mình Misen đi biểu diễn còn Kétrin thì chuyển sang sống định cư. Khí các con đã lớn, chị bắt đầu quay lại sân khấu xiếc.. Bây giờ thì cả gia đình Phraiberg biểu diễn. Cả đứa con trai ba tuổi cũng tham gia vào tiết mục. Gánh xiếc gia đình có tên là "Olđaéc” — cái tên vô nghĩa nhưng giật gân. Tiếc mục đặc sắc của họ là kịch câm trong nước, kết hợp với pháo hoa, bọt nước tung tóe, ánh lửa nhiều màu sắc, các chuyến bay của những đứa con trên mặt nước, trên những sợi dây vô hình. Tiếng tăm của họ lại vang xa và họ lại bắt đầu cuộc sống du mục qua khắp các thủ đô châu Âu. Từ Hămbua gia đình Phraiberg đi tàu thủy đến Lêningrát, sau đó đi Mátxcơva. Họ đã từng biểu diễn ở Phần lan, Thụy sĩ rồi trở lại Amstécđam, đã sống ở Pari, duy chỉ có nước Đức là họ không đặt chân đến được vì bọn quốc xã đã cắt hết đường thông thương với thế giới bên ngoài. Chiến tranh nổ ra, người ta thôi đi xem xiếc. Kétrin nhớ mãi cuộc gặp gỡ cuối cùng vói người anh trai trước chiến tranh khi cả gia đình họ đến Đăng-sít. Hítle bây giờ đã lên nắm chính quyền. Henrich hoạt động bí mật, làm lái xe trên những tuyến đường xa. Để bí mật gặp gỡ em gái, người anh đã sử dụng tuyến đường qua Đăng-sít. Buổi chiều, người anh cho dừng chiếc xe chở nặng hàng trước cửa khách sạn rồi đích thân quay về nhà bố mẹ đẻ... Hai anh em nói chuyện với nhau đến tận sáng. Henrich kể rằng anh là chiến sĩ chống phát xít, căm thù bọn Hítle, còn Kétrin hé lộ cho anh biết cô công tác trong một tổ chức bí mật nhưng lại không nói rõ mình làm gì. Sau đó mối liên lạc với những người thân trong gia đình bị gián đoạn, chẳng có thư từ mà cũng không có tin tức. Mặt trận đã chia cắt châu Âu, sau khi Pháp bại trận, Kétrin không muốn đi Đăng-sít nữa. Trong gia đình bắt đầu xảy ra xích mích. Lúc đầu thì xích mích nhỏ, nhưng dần dần trở nên căng thẳng... Giữa Kétrin và chồng đã có lúc to tiếng với nhau. Tất nhiên có thể hiểu được tâm trạng của Misen, anh đau khổ dằn vặt muốn biết điều gì đã xảy ra với Kétrin…. Buổi tối khi các con đã đi ngủ, Misen nói : - Kétrin, tôi không thể cứ sống như thế này mãi được nữa... Cô làm sao thế hả? Hay là cô đã có người nào khác rồi? - Không, nhưng cũng có thể có - Kétrin ngắt lời chồng - Em không muốn giấu anh. - Nhưng tại sao mới được cơ chứ ? Tại sao ? Thôi thì thế nào cũng được, nhưng cô đừng bỏ tôi !... Tôi không sống nổi được đâu...Anh yêu em ! — Misen nhắc đi nhắc lại. - Thôi được. Rồi anh sẽ rõ thôi mà - Kétrin trả lời để ngừng cuộc tranh cãi — Em khuyên anh, nên đến bác sĩ khám bệnh. Anh bị bệnh thần kinh rồi đấy... Còn một điều nữa là không được để cho các con biết chuyện xích mích của chúng ta... Anh đừng quên là ngày mai chúng ta sẽ biểu diễn trong buổi dạ hội cùng với các con đấy nhé, đối với chúng ta cái đó quan trọng lắm... - Họ phải trả hậu chứ? — Misen đã hỏi với một thái độ khác. - Không, chúng ta sẽ không nhận gì cả... Có thể chúng ta chỉ ăn tối sau buổi dạ hội thôi. Kétrin vừa nhận được lời mời của Amxlâyte - một tên thủ lĩnh quốc xã. Hắn có quyền hành như một ông vua, một vị thánh trong con mắt chị. Buổi dạ hội được tổ chức cho sĩ quan tham mưu trong doanh trại hoàng gia cũ. Gọi là doanh trại hoàng gia cũ vì sau khi Hà-lan đầu hàng đã có cơ quan tham mưu của một đơn vị Đức nào đó đến đóng tại đây. Kétrin cám ơn vì đã được mời và hứa rằng nếu các con chị không bị ốm thì chị sẽ đến... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 27 Tháng Bảy, 2019, 01:34:46 pm Sau đó chị lại đến báo cho Amxlâyte là chị đồng ý, nhờ trời các con chị đều khỏe mạnh... Chị từ chối không nhận thù lao : "Tôi chỉ muốn đem lại niềm vui cho các sĩ quan tham mưu của chúng ta... Nếu như tôi có thể đáp ứng được… ” Buổi biểu diễn đã thành công. Việc chị từ chối không nhận thù lao đã gây được ấn tượng tốt. Để tỏ lòng cám ơn gia đình Phraiberg người ta đã mời họ đến dùng cơm sau khi biểu diễn. Các tiết mục kết thúc, Kétrin đi thay quần áo. Chiếc áo váy mầu tím đen bó lấy thân hình đẹp đẽ của chị làm cho bọn sĩ quan cứ phải dán mắt vào mà nhìn. Vợ chồng Phraiberg ngồi trong góc nhà, từ đấy có thể nhìn bao quát cả phòng ăn. Đối diện phía bên kia, trong một phòng riêng có cửa kính đẩy ra đẩy vào là các viên tướng đeo huy chương lấp lánh và một số khác ăn mặc dân sự. Kétrin không biết các quan chức cao cấp ấy là ai cả. Chỉ có mỗi một người làm chị chú ý — đó là Víchto theo như người đó tự xưng tên. Người này đi qua phòng mấy lần rồi trở về phòng riêng; lễ độ cúi chào một viên tướng và nói điều gì dó. Sau đó các tướng lĩnh đứng dậy, Víchto đi tiễn rồi quay lại phòng. Lách qua hàng bàn ghế, anh ta ý tứ chào Kétrin và ngồi ghé cạnh bọn sĩ quan. Trong đám đó có một ả không còn trẻ, ăn mặc diêm dúa. Kétrin đã chú ý tới ả ta từ trước vì khi Víchto đi qua phòng để đến chỗ các viên tướng của mình. Ả ta đã nhìn theo anh với cặp mắt xoi mói. "Không biết đây có phải là nữ thư ký mà Víchto đã nói không....”. Kétrin nghĩ bụng. Và không hiểu sao Kétrin lại cảm thấy mất cả hào hứng. Người ta mang kẹo ra mời nhưng Kétrin vội xin phép về, lấy cớ là các con chị đã đến giờ đi ngủ. Đứa con út đã đi ngủ từ lâu, "Ở đây khói thuốc nhiều quá” — chị nói với chồng. Kétrin quen với Víchto cách đây mấy tháng qua người chị của anh. Misen bị mất ngủ liên miên, sức khỏe giảm sút vì thế Kétrin quyết định đưa chồng đến một bác sĩ thần kinh để khám bệnh. Ở đó, bác sĩ giới thiệu chị đến bệnh viện tư nhân của bà Valenchina. Và Kétrin đã đến đấy trước để thỏa thuận về thủ tục tiếp nhận. Lúc đó đã gần hết giờ làm việc, Kétrin đến khi bà Valenchina đã mặc áo bành tô chuẩn bị về. Người đàn bà cao lớn, tóc vàng, có đôi mắt xanh biếc xin lỗi chị vì lúc đó bà phải về nhà và đề nghị Kétrin cùng đi với mình đến nhà, ở đó họ sẽ nói chuyện sau. Nhà bà ta cũng gần ngay đấy. Bà chủ bệnh viện sống trong một ngôi nhà mái ngói nằm sâu trong công viên, ngay trong khu vực của bệnh viện tâm thần gần bờ sông Điuđécde ở ngoại ô Amstéc-đam. Mùa xuân chưa tới, cây cối còn trần trụi cành lá khẳng khiu để lộ những ngôi nhà bên kia đường phố. Em trai của bà Valenchina đang đợi bà ở nhà. Bà giới thiệu anh ta với Kétrin, Víchto thấp hơn chị hẳn một cái đầu và hoàn toàn không giống bà ta một chút nào hết: tóc đen, mắt mầu nâu, râu xén ngắn. Anh ta đã bắt đầu bước sang tuổi bốn mươi, người to ngang. Điểm làm cho hai chị em giống nhau là nụ cười của họ, đôi mắt bé và cách nói chuyện đượm vẻ hài hước giữa họ với nhau. Valenchina cởi áo bành tô và chiếc khăn trùm đầu vải hoa ra để ở phòng ngoài rồi sửa lại bím tóc cứng, màu vàng sẫm quấn quanh trên đầu. Lúc đầu những người phụ nữ bàn luận về mục đích chính mà Kétrin đến nhờ. Kétrin kể là chị rất lo lắng cho sức khỏe của chồng. Bà Valenchina chăm chú lắng nghe và trả lời các câu hỏi của Kétrin. Bà chấp thuận chữa cho chồng chị và nói là bệnh đó không có gì đáng sợ. Trước tiên bà sẽ chẩn đoán, sau đó sẽ cho anh điều trị khoảng một hai tuần tại bệnh viện. Nếu bệnh tình không thuyên giảm thì bà sẽ tiếp tục tìm cách giải quyết... Giá cả bà sẽ lấy vừa phải nhưng so với thời buổi bây giờ thì cũng không phải là rẻ... Sau đấy, ba người nói chuyện linh tinh. Hai chị em trêu đùa nhau không ngại sự có mặt của Kétrin. Bà Valenchina nháy mắt tinh nghịch nói: - Cô có biết không, cậu Víchto nhà tôi — bà gọi tên Víchto bằng tiếng Nga — đang gặp phải một nguy cơ lớn đấy. Đối với người Đức thì chiếm được Hà lan là vẫn còn chưa đủ đâu nhé. Các bà các cô người Đức còn muốn chiếm được cả các chàng rể Hà lan nữa kia... - Thôi đi chị Valenchina — Víchto bực bội xua tay — em cũng có chuyện tố cáo chị đấy nhé. - Cứ việc, cứ việc ! — Bà Valenchina vẫn không chịu buông tha. Một cô nàng thư ký trong Cục quân sự đã cứu cậu ấy ra khỏi trại tập trung và bây giờ xem chàng là của riêng nàng đấy... Thôi, xin thôi, xin thôi — bà Valenchina dàn hoà khi thấy cậu em bực ra mặt — Không nói nữa, không nói nữa !... Bà ta nói gì đấy với cậu em trai bằng tiếng Nga. Víchto đứng dậy đi ra ngoài. - Bà và em trai bà nói được tiếng Nga à — Kétrin hỏi. - Tất nhiên là được chứ, chúng tôi là người Nga mà... Trong giọng nói của bà Valenchina đượm vẻ mỉa mai. Tại Amstécđam và các thành phố khác ở Tây Âu có hàng nghìn kiều dân Nga di cư sang sống ở đây đã lâu rồi — từ sau cách mạng Nga. Víchto quay lại, thận trọng bê trên tay chiếc ấm Xamôva nóng bỏng. Anh đặt nó lên bàn, bà Valenchina đến tủ chè lấy ấm chén và cái bình đựng đường bằng sứ màu xanh lơ, sứt quai, trên thân vẽ những chiếc chuông màu vàng da cam. - Bao giờ cậu ấy đến chúng tôi cũng phải uống chè bằng ấm Xamôva... Bây giờ, tôi xin khao chị loại chè Nga chính cống. Bắc ấm lên lò là việc của Víchto, ngoài ra cậu ấy chẳng làm được việc gì sất. Cái ấm Xamôva và cái bình đựng đường sứt quai này di vật của mẹ chúng tôi để cho chúng tôi đấy. Đó là những vật duy nhất mang từ Nga sang mà chúng tôi vẫn còn giữ lại được. - Thế còn bím tóc của chị thì sao ? — Víchto cười giễu cợt. - Vâng và cả bím tóc này nữa !... Đây là niềm tự hào về nước Nga của tôi — Valenchina dùng tay tháo cặp tóc, bím tóc dầy buông xuống trước ngực bà, bà lắc đầu hất nó ra phía sau lưng — chẳng lẽ như thế là xấu lắm ư ?... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 28 Tháng Bảy, 2019, 05:07:49 pm Kétrin và Víchto cùng ra khỏi nhà Valenchina một lúc. Víchto đã tiễn Kétrin đến tận ga tàu điện. Kétrin trở về nhà với cảm giác như là đã biết Víchto và Valenchina từ lâu lắm rồi...Chỉ duy nhất có hai lý do mà chị không thể giải thích được đó là: cho dù là đùa đi chăng nữa nhưng khi nói chuyện bà Valenchina cho mình là người theo chủ nghĩa quân chủ của Nga, còn Víchto thì lại ngồi trong trại giam những chiến sĩ tình nguyện sang chiến đấu tại nước Cộng hòa Tây ban nha. Thật là chuyện hết sức khó hiểu! Kétrin hay lui tới nhà bà Valenchina hơn. Misen nằm trong bệnh viện nên cứ tới thứ bảy đi thăm chồng là Kétrin lại ghé qua nhà bà. Và vào ngày hôm đó bao giờ cũng có mặt Víchto. Kétrin càng ngày càng biết thêm nhiều chuyện về đời tư của họ…Là con của kiều dân Nga, cái mà họ còn giữ lại đâu chỉ đơn thuần là những di vật. Cha họ, một kỹ sư quân sự, đã là đại diện của Nga hoàng tại châu Âu để mua vũ khí cho quân đội trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông đã ở lại châu Âu luôn sau khi cách mạng Nga nổ ra. Ông mất đã lâu nhưng trước đó còn kịp cho các con ăn học nên người. Valenchina trở thành bác sĩ thần kinh còn Víchto thì nối gót cha — trở thành kỹ sư. Tuy chưa hề biết nước Nga và hầu như không mang một kỷ niệm gì về đất nước đó cả nhưng hai chị em vẫn hướng về tổ quốc xa xôi, tự cho mình là những người yêu nước, ngưỡng mộ các chiến sĩ cách mạng tháng Mười hai (*) nhưng không chấp nhận cuộc cách mạng vô sản tháng Mười thắng lợi. Bước ngoặt rõ nét nhất trong tư tưởng của hai chị em xảy ra vào đầu cuộc chiến tranh Tây ban Nha. Những tấm gương anh hùng và hy sinh cao cả của Bairơn, Garibanđi vì cuộc chiến đấu chính nghĩa đã tác động đến họ. Víchto đã tình nguyện sang Tây ban nha chiến đấu tại Gvađaram. Anh bị thương phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu, Valenchina phải lo chạy chữa mãi mới khỏi. Chiến tranh với Đức vừa xảy ra thì Víchto bị bắt vào trại tập trung. Lúc bấy giờ, tất cả những người ngoại quốc đều bị tống vào trại mà không cần giải thích. Trại này được dựng lên vội vã cách Amstécđam không xa. Sau khi quân Đức tràn vào chiếm đóng Hà lan thì trại được trao cho quân Đức. Nhiều người ở đây bị chuyển đến chỗ bọn Giéttapô, một số khác trong đó có Víchto thì được giữ lại. Không một ai biết Víchto đã chiến đấu cho nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Mà chiến tranh thế giới lần thứ hai lại nổ ra sau khi nước cộng hòa bị thất bại chỉ ba tháng. Làm sao mà có thể xác minh được chuyện này trong tình cảnh hỗn độn như vậy. Chỉ có một nguyên tắc — đã là người nước ngoài thì cứ tống giam cái đã….. Sau đấy một phái đoàn do một đại tá — kỹ sư German Krants dẫn đầu đã đến thăm trại giam. Quân đội chiếm đóng đang tìm người làm các công việc khác nhau. Víchto biết tiếng Đức. Viên đại tá thích anh và đã lấy anh làm phiên dịch cho hắn tại Amstécđam. Thư ký của phái đoàn đó là một ả tên Minđa Son¬ta. Ả đã luống tuổi nhưng chưa chồng nên vẫn được gọi là "phrailein” (cô). Ả ta cố làm ra vẻ còn trẻ, giấu tuổi của mình và chính ả đã say Víchto như điếu đố. Ả ta làm thư ký trong lãnh sự quán nhưng mới đây đã chuyển sang Bộ tham mưu của lực lượng chiếm đóng vì ả là cháu gái của tướng Stump, tư lệnh khu vực Amstécđam. Đấy là tất cả những gì mà "cựu” nữ diễn viên xiếc Kétrin đã được biết về những người quen của mình. Kétrin lúc này đang giữ chân thư ký chuyên viết tốc ký trong cơ quan tuyển mộ lao động của Đức.. Sau đêm dạ hội trong khu gia binh mà Kétrin đã biểu diễn, chị còn có một cuộc gặp gỡ quan trọng với Víchto. Víchto đã gọi điện cho chị và nói rằng rất cần gặp chị nếu như chị có thời gian rỗi. Ngồi trong tiệm cà phê, Víchto hào hứng ca ngợi buổi dạ hội : - Tôi không ngờ chị lại tài đến thế đâu chị Kétrin ạ. - Anh không đùa đấy chứ ? — chị phản đối — may mà tôi đã hiểu được tính tình của anh nên không giận đâu nhé... - Không, không, tôi nói thật tình đấy. Tôi nói nghiêm chỉnh là chị biểu diễn rất tuyệt. Ai cũng thích, nhất là lại vào một ngày như vậy…. - Cám ơn anh! Nhưng buổi dạ hội tối hôm qua có ý nghĩa gì mới được cơ chứ. - Sao lại không, có ý nghĩa lắm chứ. Các sĩ quan họp mặt chia tay nhau trước lúc lên đường mà, chị không biết chuyện đó hay sao ? — Víchto hạ thấp giọng — Họ đi về phía đông, vùng gần biên giới Liên xô. Hình như sắp có chuyện gì đó xảy ra. Bọn Đức chẳng bao giờ lại tung quân ra để mà chơi đâu. - Thế thì họ sẽ làm gì nhỉ ? - Tôi không biết... Nhưng có thể là chiến tranh Nga... Nếu đúng như thế thì thật là rùng rợn ! Còn tôi là người Nga nhưng lại bất lực ! Víchto nghiêng người sang phía Kétrin thì thầm, chuyện về sau rời rạc mặc dù Kétrin đã cố nén những lo lắng đang tràn ngập trong lòng, nhưng chị đã không còn tập trung tư tưởng được nữa. Cuộc gặp gỡ với Amigô sẽ được tiến hành vào ngày hôm sau. Kétrin nóng lòng mong cho thời gian gặp gỡ chóng đến. Amigô đã đợi cô cạnh nhà trưng bày tranh. Anh quan sát chung quanh. Khi thấy không có cái đuôi nào theo Kétrin đang đi trên đường phố bên những hàng cây, anh liền bám theo sau. Anh đuổi kịp và hỏi : - Có tin gì không thế ? Kétrin vội vàng kể lại câu chuyện giữa chị và Víchto. Amigô hỏi : - Người Nga đó là ai thế ? Có thể tin anh được không ? - Có thể tin được... - Tốt... Tôi sẽ báo cho Maixta. Nếu cần làm gì thì tôi sẽ trao đổi trong cuộc gặp gỡ tới.!. Hãy nhớ nhé, bên cửa ra vào của rạp chiếu bóng, lúc 6 giờ chiều... Cẩn thận nhé. Amigô vượt lên trước và hòa vào trong đám người đi đường. Trong cuộc gặp gỡ lần sau, Amigô nói với Kétrin - Cô hãy tìm hiểu thử "người Tây ban nha” của cô xem anh ta có thể làm việc với chúng ta được không … - Tại sao lại của tôi ? — Kétrin đỏ mặt. - Xin lỗi, tôi lỡ lời đấy... Nhưng trước hết, chúng ta cần làm sáng tỏ một số vấn đề. Cô hãy hỏi xem khi sang Tây ban nha anh ta đã chiến đấu ở đâu nhé. Có thể lại ở cùng một đơn vị cũng nên... Maixte nói như vậy đấy. Mãi khá lâu sau, Amigô mới trả lời dứt khoát: Hãy hành động !..... ………………………… (*). Cách mạng tháng mười hai (1905) của những người toan lật đổ Sa hoàng. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 29 Tháng Bảy, 2019, 08:09:08 pm Cũng trong thời gian đó Misen, đi dưỡng bệnh ở nhà an dưỡng. Kétrin tiếp tục gặp gỡ với Víchto nhưng ít lui tới nhà bà Valenchina hơn. Họ thường ngồi với nhau đâu đó trong công viên, trên những chiếc ghế băng vắng vẻ hay dạo chơi trên bờ sông Amstel nơi con sông đổ vào Điuđécde. Vào một buổi chiều, tự nhiên Víchto gợi chuyện về một vấn đề mà Kétrin đang cần biết. Víchto kể rằng viên đại tá mà anh quen đã đề nghị anh đi cùng với hắn sang Đức.Ở đó Víchto sẽ làm kỹ sư cho hang Khensél tại Kaxel. - Chị nghĩ thế nào hả Kétrin, tôi có nên nhận có nên nhận lời đề nghị đó không hả ? - Tôi không biết, anh Víchto ạ…Có lẽ không nên thì hơn. Ở đây anh có thể có ích hơn. - Cho ai mới được cơ chứ ? - Cho những người đang đấu tranh chống bọn xâm lược Đức. - Biết họ ở đâu mà tìm ? Tôi thì tôi sẵn sàng nhưng làm thế nào bây giờ ? Những người đó là ai vậy? - Tôi đây chẳng hạn... — Kétrin mỉm cười. Víchto tròn mắt ngạc nhiên : - Chị ấy à, chị Kétrin ? Một phát hiện mới đấy nhé —Víchto ôm vai Kétrin—chị thật là giỏi quá, giỏi quá, chị Kétrin ạ! Bây giờ thì tôi phải làm gì nào ! - Trước hết anh hãy buông tôi ra đã... Người ta nhờ tôi nói, tất nhiên nếu như anh đồng ý, anh có thể tham gia đấu tranh chống bọn Đức quốc xã không? - Tôi phải làm gì kia chứ ? — Víchto hỏi lại. - Chuyện này thì tôi chưa biết — Kétrin thú thật — Tôi sẽ giới thiệu anh với một người cũng từng chiến đấu ở Tây ban nha... Sau đó là cuộc gặp gỡ tay ba. Hai người đàn ông thủng thẳng đi dạo trong công viên còn Kétrin thì đi lùi lại phía sau, sẵn sàng báo động nếu có chuyện gì xẩy ra. Hai người đứng lại một lát chờ Kétrin rồi lại đi tiếp trong im lặng. Đôi mắt của Víchto sáng lên: - Nào, Nopaxaran (*) ! - Poxarêmôs! — Amigô đáp lại cũng bằng tiếng Tây ban nha — Chúng ta sẽ chiến thắng... Hóa ra hai người đã cùng chiến đấu ở Gvađalakhara, chỉ có điều là ở khác tiểu đoàn... Theo như Víchto đề nghị, thì anh có thể bắt tay ngay vào công việc được rồi. Anh có một kỹ sư quen biết tên là German Krants và có thể gặp gỡ với hắn. Krants từ Ba Lan trở về, hắn có hứa là sẽ kể cho anh nghe nhiều điều lý thú. Amigô đồng ý "Hãy truyền đạt nội dung cuộc nói chuyện qua Kétrin” — anh nói thêm. Viên kỹ sư Krants trong Cục xây dựng quốc phòng thường đi công tác và sau mỗi chuyến đi về là hắn lại mời các bạn bè đến tiệm ăn. Thành phần tham dự là các sĩ quan Đức trong khu vực Amstécđam. Víchto đã nhiều lần có mặt trong đám này. Lần này, thì các hội viên lại tập hợp trong khách sạn "Royal” nằm ở trung tâm thành phố trên đại lộ Đamrắc dài, rộng tựa sân bay. Ông chủ khách sạn cẩn thận đưa mọi người đi qua một phòng lớn rồi vào một phòng riêng có diềm cửa che kín để tiếng ồn bên ngoài không làm phiền đến các vị khách đang nói chuyện bên trong. Víchto ngồi cạnh German Krants. Nhũng cây nến được thắp lên. Bữa ăn tối được bày biện theo kiểu Pháp thời trước chiến tranh. Đầu tiên là món sò nhắm rượu "Puii” chua, cay, mát lạnh. Víchto kể cho tên đại tá nghe về đặc điểm của các món ăn Pháp, về các loại nước chấm, về các loại rượu vang và "kỹ thuật” chế biến món ăn, German Krants chăm chú lắng nghe mặc dù bản thân hắn chỉ thích những món "chém to kho mặn” của Đức và các thứ rượu mạnh. Sau món cá hồi thịt hồng là món tôm hùm nhồi thịt mang hương vị của biển miền Nam... Tiếp đó là các loại cô-nhắc hảo hạng. Còn gì thú vị hơn là uống chúng trong những chiếc ly hình quả bầu đã được sưởi ấm bằng hơi nóng của bàn tay. Mọi người đều đã ngà ngà say. Víchto nghiêng người về phía Krants lúc nầy bắt đầu chuếnh choáng hơi men : - Này German, từ lâu mình đã muốn hỏi cậu là cậu đào đâu ra tiền mà khao anh em dữ thế ? - Việc đó có liên quan gì đến chúng ta. Bọn thổ dân phải trả chứ ai — viên kỹ sư bĩu môi khinh bỉ — bọn Hà lan ấy... Còn chúng ta là đội quân chiếm đóng, là những ông chủ... cậu đã hiểu chưa nào... Bây giờ ở Đức không phải là thời phải dùng tem phiếu nữa rồi... Khi khách khứa đã no say, Krants ngả người về phía Víchto nói : - Tớ lại sắp đi Bun... Tớ nói cho cậu biết, ở đó sắp bắt đầu nổ ra những sự kiện nóng bỏng tới mức…. - Chiến tranh sao ?... Thực đúng là chuyện vớ vẩn ! Chỉ được cái dọa nhau thôi —Víchto xua tay — Cẩn thận không lại làm rơi con tôm kia kìa... - Cậu không tin tớ phải không ? — Krants không chịu thua. - Toàn chuyện nhảm nhí ! Sẽ chẳng có chuyện gì xẩy ra đâu... - Có muốn cuộc không ? Một két sâm-banh nhé… Nếu như từ giờ đến cuối năm không có chuyện ra ở đó tớ sẽ phải khao.?. Đồng ý chứ ? - Đồng ý ! Họ bắt tay nhau, Krant gào lên: - Các vị ơi, hãy làm chứng cho chúng tôi nhé! Tôi với Víchto cuộc nhau một két sâm-banh đấy. Tôi bảo rằng... - Không nên... — Víchto ngăn hắn lại—những chuyện như thế thì đừng nên đem ra làm ồn ào ở đây. - Cừ lắm, Víchto — Krants đã líu cả lưỡi lại — biết giữ bí mật đấy. Víchto đã kể câu chuyện giữa mình với tên đại tá kỹ sư Đức cho Kétrin nghe, còn chị thì lại truyền đạt cho Amigô. Nhưng tin tức nầy còn phải được phối kiểm. Những "đồn canh phòng" như thế đã mọc lên xung quanh nước Đức phát xít và đã hoạt động ngay cả trong lòng nước Đức. Các chiến sĩ trên mặt trận vô hình, các nhóm kháng chiến đã thu được những tin tức về sự vận chuyển trên các tuyến đường sắt. Những trạm bí mật bố trí trên các nhà ga chính và ga lẻ không ngừng theo dõi các đoàn tàu của Đức. Qua quan sát đã khẳng định—hàng ngày có những đoàn tàu chở lính và phương tiện kỹ thuật đi về phía Đông. Việc quân Đức đang tập trung lực lượng ở phía Đông đã được kết luận chính xác. Vào giữa tháng sáu, Víchto lại gặp Krants. Anh hỏi đùa hắn : - Thế nào ? Khi nào thì chúng ta uống sâm banh đây ? - Cậu cho là tớ thua cuộc hay sao ? - Chứ sao nữa ! Tháng năm qua rồi mà có chiến tranh gì đâu... - Đúng đấy. Nhưng chẳng qua là nó bị trì hoãn đấy thôi. Sẽ có chiến tranh. Có muốn cuộc nữa không nào. T& có thể cuộc gấp đôi. Một tháng nữa chúng ta sẽ uống nhé... Ngày 21 tháng sáu năm 1941, Amigô rời Amtécsđam đến một thành phố nhỏ ở miền Nam đất nước để gặp gỡ khẩn cấp với một người tin cậy. Nhiệm vụ hết sức cấp bách. Anh không mang trong người một mẩu giấy, một going chữ nào cả. Anh đã ghi nhớ tất cả trong đầu. Anh đóng vai một nông dân buôn rượu trở về nhà với hai vò rượu rỗng không và một cái làn xách tay. Bỏ các thứ vào nơi gửi hàng xong, Amigô đến luôn chỗ người mình cần gặp. Không kịp chào hỏi, anh xúc động nói ngay : - Xin anh hãy chuyển tin này đi lập tức. Đêm nay vào lúc rạng sáng, Đức sẽ tấn công Liên xô... Hãy cho phép viết báo cáo... - Tin này lấy từ đâu ra đấy ? - Từ Bộ Tham mưu các lực lượng chiếm đóng…. Báo cáo thật ngắn gọn "Các lực lượng vũ trang Đức sẽ tấn công nước Nga vào đêm nay”. Người nói chuyện với Amigô do dự : - Tôi sẽ chuyển nhưng anh phải là người chịu trách nhiệm đấy nhé... Tôi sẽ nhận là thiếu kiểm tra nhưng anh phải chịu trách nhiệm về độ tin cậy và độ chính xác nhé... - Rất tiếc là mọi thứ đều chính xác cả... ... Amigô đã kiệt sức vì chặng đường dài và trước sự kiện hệ trọng đang ập đến, cố lắm, anh mới lê được bước đi. Anh đến ngủ ở khách sạn và nhờ người đánh thức dậy sớm để khỏi trễ mất chuyến tàu. Sáng ra, giọng ông chủ khách sạn làm anh thức giấc: - Ngài ơi, ngài ơi — ông ta hốt hoảng gọi giật giọng — Ngài dậy đi mà nghe đài nói kìa... Bọn chúng nó đã đánh nước Nga rồi! - Bọn nào kia ? Amigô bật ra khỏi giường. - Bọn Đức... Tôi nói là bọn Đức đã tấn công Nga vào lúc rạng sáng nay... …………………….. (*). Hãy chặn tay bọn phát-xít (ND) Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:02:52 am 3. Tất cả những tháng tiếp sau cuộc tấn công của bọn Đức sang phía Tây hồi tháng năm, Inda làm việc rất căng thẳng, chị không còn thời gian để nghỉ ngơi và nhiều đêm phải mất ngủ. Chị gầy rộc đi, sức khỏe giảm sút rõ rệt. Ngoài ra lại còn có những trận oanh tạc của không quân Anh nữa...Những trận oanh tạc như thế mỗi ngày một nhiều. Đây đó trong thành phố đã xuất hiện những chỗ bị đổ nát vì bom đạn... In¬da phải thường xuyên thức trắng đêm trong hầm trú ẩn và sáng ra lại bắt tay vào công việc trong khi đầu óc còn mệt mỏi. Lại còn bệnh tình hành hạ chị nữa... Những cơn đau thường xuyên làm chị quặn người. Nhưng Inda vẫn cố gắng chịu đựng để không một ai xung quanh thấy chị đau yếu, chị vẫn tỏ ra vui vẻ, hòa nhã và niềm nở với mọi người. Chị chỉ hé qua về tình trạng sức khỏe của mình trong một bức thư gửi cho Cuốc Vônphgan. "….Hồi đầu tháng chạp em bị ốm...—Chị viết—Em đã phải đem hết nghị lực ra để làm việc. Giá như em không phải là phụ nữ thì các anh có thể nhận được ở em nhiều hơn những điều em đã làm... Em thường bị những cơn đau thắt. Sau một thời gian thì phát triển thành chứng chảy máu thận. Bác sĩ khám cho em kết luận rằng đó chẳng qua là do hậu quả của sự suy nhược cơ thể và em cần phải nghỉ ngơi cho khỏe. Không có gì làm em kiệt quệ hơn cái bệnh chảy máu thận đáng nguyền rủa này cả. Nhiều lúc em cảm thấy sợ. Em lo rằng nó có thể gây ra những tác hại không thể lường trước được cho công tác của chúng ta. Có lẽ thần kinh suy nhược đã cản trở em, nhưng em vẫn cố gắng chịu đựng những cơn đau kinh khủng trong những tháng này...” Tiếp đó, chị cho biết bắt đầu từ ngày mồng một tháng giêng chị phải nghỉ việc trong Bộ Ngoại giao. Một tên lãnh đạo mới lên làm Trưởng phòng đã kéo theo tay chân của hắn vào, và đã sa thải chị. Chị buộc phải đăng ký vào danh sách những người xin việc. Điều đó có nghĩa là chị có thể bị chúng điều đi bất cứ lúc nào... Còn về Arita thì công việc đang chạy, ông ta đã nhận chức trong phòng tuyên truyền — một trong những phòng cơ mật nhất thuộc Bộ Ngoại giao. Cũng như mọi lần, xen vào việc riêng trong thư là việc chung mà Inda đã cống hiến hết sức mình : "X” đã đến Béclanh vào hôm thứ tư, đã gặp Klâyxt, có những tin tức quan trọng. Sẽ báo riêng". Klâyxt tức là tên thống chế. "Em vẫn chưa thể dừng bút vì còn nhiều điều muốn nói với anh yêu quý của em — chị viết — nếu em gặp anh, em sẽ kể cho anh nghe đến mệt mới thôi... mà cũng có thể là em sẽ không nói gì hết... Em của anh là như thế đấy… Em chỉ hơi giận anh một chút vì anh ít viết cho em biết về hiện tình của anh. Em xin chúc anh và tất cả các đồng chí của anh mạnh khỏe. Trái tim em luôn hướng về bên đó. Em của anh...” Ở bên đó tức là Liên xô, đất nước mà Inda luôn hướng về. Inda không hề phàn nàn điều gì mà chỉ lo là mình có thể không được hoạt động nữa. Trung tâm cũng rất quan tâm về tình trạng sức khỏe của Anta. Giờ đây, Grigôri Nhicôlai Bêlikốp đã làm việc tại Mát-xcơva. Anh vẫn phụ trách công tác theo dõi bọn Đức phát xít — kẻ thù tiềm tàng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Khi đi làm việc anh mặc quân phục. Anh hay gặp Cuốc Vônphgan hơn, hoặc trong phòng làm việc hoặc tại nhà riêng của vợ chồng anh gần ga Kiép. Họ đã gọi những cuộc gặp gỡ như vậy là "Pianxerk” (Họp tổ). Grêta sau khi cho con ngủ cũng tham gia công việc. Chị pha cà phê, tắt đèn trần và ba người ngồi bên nhau chuyện trò, lần nào họ cũng nói đến Inda. Nhưng Vônphgan giấu không cho hai người biết về chuyện không vui vừa xảy ra. Tình trạng sức khỏe của Inda, căn bệnh mà chị đã hé cho anh trong thư làm cho Vônphgan thêm bồn chồn. - Cuốc ạ, đừng sốt ruột — có lần Grigôri nói— Chúng ta sẽ tìm hiểu để liệu cách giải quyết. Và trên đã cử người đi xác định tình hình của nữ tình báo viên. Người được phái đi bắt liên lạc với Anta đã báo cáo cho trung tâm : "Anta đang ở trong một tình trạng hết sức khó khăn. Nhà của cô ta đã bị bom, hỏng mất một số chỗ. Không có đủ quần áo rét. Sức khỏe của Anta giảm sút tới mức bác sĩ đã quyết định không được làm việc trong suốt mùa đông. Cô ấy cần phải đi chữa bệnh ở Kácxbat... Chúng tôi đang kiếm việc cho cô ta thông qua người của ta. Về mặt hình thức, cần phải tạo ra những điều kiện vật chất để không ai có thể nghi ngờ về những chi phí của cô ấy. Nếu không, cô ấy sẽ không thể đi chữa bệnh được, cũng như không có quần áo ấm để mặc”. Người ta đã đề nghị như ra lệnh là Inda phải đi chữa bệnh... Chị đã đi Kácxbát nhưng ít lâu sau lại quay trở về. Bệnh tật của chị bị bỏ liều lâu nay đã đến gay cấn. Vì thế các bác sĩ đã không cho chị tiếp tục chữa bệnh nữa. Anta đã viết cho Vônphgan về chuyến đi của mình như sau: "Anh hỏi em về Praha, thành phố mà anh yêu quý... Praha thật là đen tối đúng theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen của từ đó. Thành phố cứ như một ngôi nhà bị bỏ hoang, chẳng khác gì hậu trường của một sân khấu nơi đang diễn ra một cuộc sống âm thầm. Những tòa nhà, những cổng chào và những cái tháp trong thành phố vẫn đứng sừng sững. Nhiều ngõ hẻm còn chưa bị đặt tên mới bằng tiếng Đức nhưng rồi điều đó cũng sẽ xảy ra thôi... Sông vẫn vỗ ì oạp dưới chân cầu Kaclốp, bắc qua sông Vxtava, còn ngọn tháp Grát của Praha vẫn vươn cao như một chấm than. Trên tháp Grát có treo những lá cờ lạ từ xa không trông thấy rõ và không thể đoán là cờ gì. Nhưng có thể biết được về những lá cờ đó qua nét mặt của những người dân. Gió đưa đi khắp phố những câu nói rời rạc bằng tiếng Đức trên loa phát thanh "Lệnh... Mệnh lệnh...Thông cáo...”. Gió làm chảy nước mắt. Gió hay đấy là sự mất chủ quyền của người Tiệp ? Praha không có ánh sáng. Hôm nay ở đây im lìm. Cần phải im lặng…...” Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 01 Tháng Tám, 2019, 01:13:00 am Inda lại tiếp tục làm việc. Chị đã đem hết nghị lực ra để chiến thắng đau đớn. Chị uống thuốc nhưng bệnh vẫn không đỡ. Có những lúc sau những cơn đau về đêm, khó khăn lắm chị mới ngồi dậy khỏi giường. Công việc nguy hiểm này đòi hỏi chị phải đem hết sức lực ra làm. Mỗi một câu của những người có liên quan đến bí mật quốc gia buộc mồm thốt ra khi nói chuyện với chị đều phải có sự phân tích kiểm tra kỹ lưỡng, phải tích lũy, bổ sung để có thể gửi đi những bản tin có chất lượng và kịp thời. Thắng lợi của Hítle ở Pháp đã làm cho hắn thêm điên cuồng. Nước Đức đang ngây ngất vì chiến thắng, "Quốc trưởng có thể làm được tất cả ! Quốc trưởng sẽ đạt được tất cả”. Cơn mê muội này đã đưa người ta đi đến chỗ ba hoa khoác lác. Ngay vào những ngày đầu tiên tấn công sang phương Tầy, một nhân viên trong Cục Công binh đã nói về "Briuge” — nơi mà từ đó có thể bắn sang đất Anh. Điều này, chứng tỏ quân Đức có loại vũ khí mới... Anta đã kịp thời báo về tin này. Nhưng chính lời nói thiếu thận trọng của viên kỹ sư quân sự đó đã dẫn đến một phát hiện mới: trên đảo Penemiut có những nhà máy và phòng thí nghiệm dưới lòng đất chuyên chế tạo đạn cho các loại pháo tầm xa. Từ Briuge đến Luân đôn khoảng cách là 240 kilômét - nghĩa là tầm bắn tối thiểu của loại pháo bí mật phải đạt được cự ly như vậy. Lúc đó Ariét cũng đã nói : - Gã binh nhất của chúng ta thật là bạt mạng... Nếu như cái thằng khùng này gặp phải sự kháng cự thật sự ở Bỉ và Pháp thì có lẽ hắn cũng không từ đến việc dùng cả bom hơi độc. - Không thể như thế được ! — Inda kêu lên để khích nhà ngoại giao — Công ước quốc tế đã cấm sử dụng chất độc cơ mà. - Inda, cô đừng có nên quá ngây thơ như thế... Vào một ngày đẹp trời nào đó, Gơben sẽ lu loa trên toàn thế giới rằng Anh và Pháp đã ném bom chất độc xuống nước Đức. Và thế là xong! Người ta sẽ yêu cầu Quốc trưởng phải trả đũa lại…Thủ đoạn bịp bợm cũ rích. Lúc đó thử hỏi ai sẽ đi mà kiểm tra chuyện bịa đặt của Gơben nào ? Các kho quân sự của chúng ta chất đầy bom hóa học. Những người thông thạo đã nói cho tôi biết chuyện này đấy... Và thế là lại bắt đầu cuộc kiểm tra và tìm kiếm những tin tức để khẳng định tin đó. Cửa hiệu sách cạnh cổng Branđenbuốc dùng làm "hộp thư” hoạt động thông suốt và chắc chắn. Những tin tức do Inda báo về có khi đến tay Mátxcơva chỉ sau hai ba ngày... Công tác tình báo của Inda trong thời kỳ đầy rẫy những khó khăn ấy đã phát triển với một quy mô rộng lớn hơn. Nhờ có sự giúp đỡ của các đồng chí mình, chị đã tìm được việc làm mới. Chị đã trở thành người quảng cáo của hãng mỹ phẩm tại Đrexđen. Bây giờ chị đã có nhiều thời gian rỗi rãi hơn... Chị có thể đi đây đi đó và đã mấy lần sang Bỉ, Pháp và Ý... Nhưng Inda vẫn lo lắng vì thấy sức khỏe của mình ngày một giảm sút…. Anta rất ít khi liên lạc trực tiếp với những người hoạt động bí mật như chị. Chị không gặp họ hàng tuần, hàng tháng, nhưng luôn luôn cảm thấy có sự hỗ trợ và bảo vệ của những người bạn đâu đó gần chị. Điều này đã tiếp thêm nguồn sức mạnh cho chị. Vào dịp sinh nhật của mình, ngày 23 tháng 12, Inda như thường lệ xuống nhà xem thử mình có thư hay không. Chị trầm tư : Trước đây thì không có biết bao nhiêu là thiếp chúc mừng gửi đến, bây giờ liệu có còn ai nhớ đến mình nữa không... Inda mở khóa hòm thư. Lẫn trong mấy tờ báo có một gói nhỏ. Không thấy đề địa chỉ mà cũng không có dấu bưu điện. Chị vội vàng mở ra, nghẹn ngào, má ửng hồng vì sung sướng. Trong gói có ba bông cẩm chướng còn tươi nguyên. Ai đó đã nhớ tới chị. Người đó hẳn phải là Cuốc ! Chỉ có anh mới biết và nhớ tới ngày sinh của chị mà thôi... Bằng cách nào và qua ai mà anh ấy lại có thể gửi cho chị những đóa hoa tình yêu và biểu thị mối quan tâm này được ? Trong lòng chị có một niềm vui lâng lâng. …..Trong khi đó, những sự kiện diễn ra càng ngày càng phức tạp. Đại tá Khôidinge trong Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu đã báo cáo cho Hítle về kế hoạch "Barbarosa”, có thống chế Kâyten tham dự : để đảm bảo giữ bí mật cuộc họp này chỉ có sáu người. Trong phòng làm việc của Hítle còn có Tư lệnh lục quân Braukhit, tham mưu trưởng của y là Ganđe và cố vấn quân sự cho quốc trưởng Iôtl. Hítle tán thành kế hoạch này sau khi đã bổ sung thêm một vài điểm. Ngày 18 tháng 12 năm 1940 kế hoạch "Barbarosa” đã được chuẫn y. Dưới tài liệu mật của Nhà nước đế chế là chữ ký của Ađôn Hítle và của thống chế Kâyten. Hítle đích thân viết thêm mệnh lệnh cho kế hoạch này. "Chỉ thị về đánh lạc hướng địch”. Bản chất của bản chỉ thị này nhằm tạo ra ấn tượng là việc chuẩn bị đổ bộ sang Anh vẫn đang được xúc tiến. Màn kịch triển khai các lực lượng chiến lược cho "chiến dịch Barbarosa” chỉ nhằm để thực hiện "một sự nghi binh vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh, làm cho người ta nghĩ rằng Đức sẽ không có ý định tấn công vào Anh nữa” Nhưng bọn Hítle đã không thể che giấu được những kế hoạch của chúng. Hiện nay trong hồ sơ lưu trữ còn giữ những thông báo của các chiến sĩ tình báo anh hùng đã có công báo trước cho đất nước về nguy cơ này. Trong số báo cáo đó, có nhiều tin từ Béclanh gửi về với chữ ký "Anta”. Vào cuối tháng hai năm 1941, Inda đã viết : "Việc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống Liên xô đã được đẩy mạnh. Trong các giới lãnh đạo, người ta vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng chiến tranh với nước Nga sẽ bắt đầu trong năm nay : đã thành lập ba cụm tập đoàn quân đặt dưới sự chỉ huy của thống chế Bốc, Runstet và phôn Lêép. Cụm tập đoàn quân "Kenixberg” sẽ tấn công theo hướng Lêningrat. Cụm tập đoàn quân "Vacsava”—theo hướng Mátxcơva. Cụm tập đoàn quân "Podnan” — theo hướng Kiép. Thời gian tấn công tính từ ngày 20 tháng năm: Có kế hoạch đánh lớn tại khu vực đầm lầy Pinxki với sự tham gia của 120 sư đoàn quân Đức. Đã chế tạo các loại tàu bọc thép theo khổ đường ray Nga.”…. Vào những ngày đầu tháng ba, Anta đã báo cáo bổ sung về việc chuẩn bị chiến tranh như sau : "Có những hiện tượng khác nói lên cuộc tấn công của Đức chống lại Nga sắp sửa xảy ra. Thời hạn từ 15 tháng 5 đến 15 tháng 6. Có tin khẳng định là tại Ba Lan có 120 sư đoàn... Ariet nói rằng những tin tức về cuộc tấn công Liên xô đã do chính những người trước đây, vào năm 1940, đã báo cho biết về cuộc chuẩn bị tấn công Hà Lan và Bỉ”... Trong các giới quân sự đang có mối lo — không biết Nga có biết mình đang sắp bị tấn công không, không biết Nga có định đánh phủ đầu trước đòn tấn công của Đức không. Việc tập trung một số đơn vị quân đội tại biên giới làm cho một số giới chức quân sự hài lòng. Họ cho rằng quân Nga không thể nhanh chóng rút lui vào sâu trong lãnh thổ và như thế "Bộ chỉ huy quân đội Đức có thể thực hiện một Kana hiện đại” (Kana là tên một thành phố của Ý). Vào tháng tư, Anta lại khẳng định tin tức của mình về những sự kiện quân sự sắp xẩy ra. Chị đã báo cho Mátxcơva rằng thời gian tấn công đã định trước đây chỉ bị đình lại do có hoạt động quân sự ở vùng Bancăng. Chị viết thư riêng cho Cuốc Vônphgan : "Em rất đau khổ phải chứng kiến tất cả những sự chuẩn bị cho cuộc xung đột sắp bùng nổ. Hãy thật tỉnh táo và đừng để bị mắc lừa...”. Chị đã gạch đít câu cuối cùng để nhấn mạnh thêm. Mấy ngày sau Anta lại gửi cho Mátxcơva báo cáo về cuộc gặp gỡ mới với Ruđôn phôn Sêlia. Cũng như trước đây, tin tức của Sêlia rất chính xác. Tất cả những dự đoán của ông đều đúng : ngày 30 tháng 4, tại đại bản doanh bộ chỉ huy tối cao Đức đã định ngày tấn công nước Nga Xô viết — 22 tháng 6 năm 1941. Tất nhiên Inda không thế biết đích xác ngày bắt đầu chiến tranh, nhưng tất cả đã nói lên rằng ngày “Đ.” sẽ đến. Ngày 7 tháng 6 Inda đã báo từ Béclanh về : "Nước Nga hiện nay đang là trung tâm của sự chú ý. Hítle đã đích thân lệnh cho Himle xác định xem ai đã tung tin về chiến tranh với nước Nga. Những tin đồn như thế đang ngày một nhiều và lan ra rất nhanh.... Hàng ngày, cũng như trước đây, có tới 15 toa chở quân và hàng hóa quân sự đi về phía Đông... Các tướng lĩnh sợ có khó khăn trong việc cung cấp nhiên liệu vì chiến tranh với Nga đòi hỏi mỗi ngày phải có 24 đoàn tàu chở nhiên liệu. Trong khi đó quân đội chỉ mới đáp ứng được có 16 đoàn tàu. Có nguy cơ là lực lượng xe tăng không thể đi quá Kiép... Nhưng không một ai nghi ngờ là hoạt động quân sự chống Nga sẽ được thực hiện. Anta”. Cuối cùng, ngày 16 tháng 6, sáu ngày trước khi chiến tranh nổ ra, Inda còn báo về một bức điện mật mã nữa : - “Trong Bộ tham mưu tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Đức đã loan truyền tin về cuộc tấn công Liên xô vào những ngày gần đây nhất — từ 22 đến 25 tháng 6”…. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 02 Tháng Tám, 2019, 07:42:01 pm 4. Sanđô Rađô vẫn không xuất đầu lộ diện. Chấp hành quy định giữ bí mật, anh chỉ bắt liên lạc với những người trong tổ của mình vào những lúc thật cần thiết. Với những người khác, Sanđô không bao giờ gặp mặt, nhưng anh có thể biết người này người khác có những khả năng gì và có thể nhờ cậy được ở họ điều gì. Mật danh Đôra của anh chỉ để dùng liên lạc với trung tâm còn đối với phần đông anh vẫn là một con người xa lạ có tên là Anbe. Thấm thoắt đã gần một năm kể từ ngày Rađô hoạt động độc lập ở Thụy sĩ. Suốt thời gian đó, Sanđô không hề gặp gỡ với hiệu thính viên Đgim. Chỉ sau khi Xônhia rời Thụy sĩ anh mới làm quen với con người này. Họ ngồi trong quán cà phê. Xônhia nói tiếng Anh trôi chảy nhưng giọng lơ lớ. Chị đã giao nhiệm vụ cho Đgim — đi Munkhen và lưu lại đó với tư cách là người đi du lịch, học tiếng Đức. Chị giao tiền và quy ước gặp gỡ sau ba tháng nữa tại Lôdan theo tín hiệu gửi qua đường bưu điện. Thời gian này cũng là thời gian kiểm tra kỹ thêm Đgim. Đgim trở về Thụy sĩ đúng thời hạn đã định và ngụ tại Môntric với một người bạn tên là Bin. Hai người đã từng quen biết nhau trước đây trong đội quân quốc tế cộng sản. Ba người — Xônhia cũng sống tại Môntric —kéo nhau vào trong núi, nơi Xônhia dạy họ học điện đài. Tới mùa xuân năm sau, Đgim đã nắm vững được chuyên môn mới và bắt đầu dạy lại vợ chồng Khamen. Đgim sống ở Giơnevơ dưới danh nghĩa một người Anh khá gỉa bị mắc kẹt tại đây vì chiến tranh. Xônhia đã giúp đỡ cho việc huấn luyện những hiệu thính viên tương lai cho đến lúc chị lên đường. Điện đài được đưa đến nhà vợ chồng Khamen, và Xônhia đã duy trì liên lạc với Mátxcơva từ đây. Cũng trong thời gian đó, Etmôn Khamen đã lắp xong một máy phát mới mạnh hơn đảm bảo liên lạc liên tục với trung tâm. Vợ chồng Khamen bắt đầu trực tiếp đảm nhiệm công việc, còn Đgim thì chuyển đi Lôdan theo lệnh của Sanđô. Thế là Rađô hiện đã có hai đài phát, hai chìa khóa mã và chương trình liên lạc khác nhau, nghĩa là đầy đủ những gì cần thiết để liên lạc liên tục với Mátxcơva. Mùa xuân năm 1941, Sanđô đã đi Lôdan để làm quen với hiệu thính viên Đgim và xem anh ta Iàm ăn ở đó ra sao. Đgim sống trong một căn buồng nhỏ ở cuối hành lang trên tầng chót của một tòa nhà cao tầng ở phố Smen Đôlôngie. Sau khi xem xét nơi ở của Đgim, Sanđô rất hài lòng. Mọi thứ ở đây đều đã được cân nhắc kỹ. Hành lang dài có tác dụng của nó : Các vị khách không mời mà đến không thể nào vào nhà mà không bị phát hiện. Ở đây mỗi bước đi trên hành lang đều có tiếng dội lại rất vang. Cánh cửa hai tầng chắc chắn có then cài cẩn thận đề phòng khi có cảnh sát ập đến và nếu như có phá cửa đi chăng nữa thì hiệu thính viên cũng đã có đủ thời gian để đốt, hủy những tài liệu và những chứng cớ buộc tội. Đgim đá được báo trước về cuộc gặp gỡ nhưng anh vẫn không mở cửa khi chưa nghe đúng ám hiệu. Có tiếng thẹn cửa mở lách cách, Đgim mời Sanđô vào nhà rồi đóng cửa cài then lại. Và thế là hai người làm quen với nhau. Họ nói chuyện không lâu và bàn về quy ước gặp gỡ với nhau theo yêu cầu, về việc chuyển điện cho Mátx-cơva. Điện sẽ do vợ Khamen, Ônga, hoặc một nữ cán bộ hoạt động bí mật khác tên là Maria mang tới. Còn Maria là ai, từ đâu tới thì Sanđô không nói. Chính vì thế Đgim không hề biết Maria là Êlêna vợ của Rađô. Sau 5 năm dài làm việc tỉ mỉ, công phu, giờ đây Sanđô đã có thể hài lòng khi thấy nhóm của anh có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ của trung tâm giao cho trong những điều kiện phức Jạp nhất. Trong tay Sanđô đã có hai máy thu phát, ba hiệu thính viên có trình độ và những con người có thể thu thập được những tin tức cần thiết về địch. Bây giờ thì càng ngày người ta càng thấy rõ kẻ thù của nước Nga sẽ là nước Đức phát xít. Điều cần được xác ở đây là Hítle sẽ tấn công nước Nga vào lúc nào…. Vào tháng tư, Rađô đã nhận được những tin tức mới đáng lo ngại từ Béclanh gửi về. Tin này do viên sĩ quan Bộ Tổng tham mưu người Thụy sĩ có mật danh là "Luida” cung cấp. Ngay đêm đó Sanđô đánh điện cho Mátxcơva : "Ngày 6 tháng 4 năm 1941, Gửi Giám đốc, từ Luida. Quân đội Đức trước đây tập trung ở biên giới Thụy sĩ đã được chuyển đến phía đông mạn biên giới Liên xô. Đôra”. Trung tâm yêu cầu có thêm nhưng tin tức mới về các kế hoạch của Hítle. Vào cuối tháng năm, trong cuộc gặp gỡ thường lệ, Pacbô đã chuyển cho Sanđô bản tin nói rõ ngày tháng Đức sẽ tấn công Liên xô. ”Bọn chúng sẽ tấn công vào rạng sáng ngày 22 tháng sáu...” — Sanđô đọc. - Tin này lấy ở đâu ra thế ? — Sanđô lo lắng hỏi… - Của một kiều dân Đức tên là Khrixchia Taylo làm phiên dịch trong phòng lao động quốc tế - Pacbô trả lời — người này có trình độ luật sư và là chiến sĩ chống phát xít. Tôi đã biết anh ta từ lâu rồi. Anh ta là một con người chín chắn. Anh ta có liên lạc với Béclanh. - Cụ thể là với ai ? — Sanđô gặng hỏi — Anh thử tưởng tượng xem báo cáo này có tầm quan trọng như thế nào. Trung tâm cần biết chính xác tin này bắt nguồn từ đâu. Taylo từ chối không nêu nguồn tin…Anh ta khẳng định là anh ta không nghi ngờ một chút nào về tin tức này. - Thôi được — Rađô tư lự đồng ý — Chúng ta sẽ báo cho trung tâm nhưng sẽ nói rằng không rõ nguồn. Tin này được báo đi Mátxcơva. Sanđô thầm mong nó không đúng sự thực. …. Nhưng thông báo của Taylo hoàn toàn chính xác… Sáng chủ nhật Êlêna lo lắng đánh thức chồng dậy: - Này, anh này — giọng chị lạc hẳn đi — chiến tranh rồi đấy! Cửa phòng mở toang để lọt tiếng Hítle đang phát biểu trên đài phát thanh. Đêm hôm đó Sanđô đã thay mặt nhóm điện đi Mátxcơva: "Gửi giám đốc, từ Đôra. Trong giờ phút lịch sử này chúng tôi nguyện sẽ hết sức trung thành và sẽ nhân đôi sức mạnh, đứng vững trên vị trí tiền tiêu…” 5. Ngay từ tháng 3 năm 1940, trung tâm đã nhận được của Anta một bức điện mã số ngắn ngủi chỉ có vài dòng: "X đã nhận chức tại Đại sứ quán, lệnh cho X đi Mátxcơva đã ký. X sẽ phải đến đó vào 10 tháng 4, Đã trao mật khẩu và số điện thoại. X sẽ gọi điện vào khoảng 14 và 14.30 chiều. Tự xưng mình là Smít. Khi đi gặp gỡ sẽ mặc áo bành tô đen sẫm, tay cầm một cuốn sách trong có kẹp một tờ báo ra ngày 10 tháng 3. Anta”. Và thế là con người xa lạ có tên là X đã làm việc trong Đại sứ quán Đức Mátxcơva trên phố Lêônchép.. Là một đảng viên đảng quốc xã, X đã được công thành danh toại nhờ có Anta giúp đỡ và thông qua Ruđôn phôn Sêlia, đã đến Mátxcơva. X giữ một chức vụ tầm thường trong đại sứ quán Đức, nhưng theo tính chất công việc thì có thể tiếp xúc với các tài liệu của đại sứ Đức tại Mátxcơva, bá tước phôn Sulenbuốc. Đến Mátxcơva, X trực thuộc Cuốc Vônphgan, ngưừi duy trì liên lạc thường xuyên với X theo nhiệm vụ của trung tâm. Sau đó mối liên lạc này đưọc chuyển giao cho Grigôri Bêlikốp. Vào thời gian đã định, X gọi điện và sau đó ba ngày anh đến ga tầu điện ngầm "Aeroport”. X ra khỏi toa đầu tiên và ngồi xuống một chiếc ghế băng bằng gỗ, để trên đùi cuốn sách kẹp tờ báo... Vài phút trôi qua, X lơ đễnh nhìn những người khách đang nối đuôi nhau đi ra từ những toa tầu màu xanh và những bức tường mầu trắng nhuốm ánh đèn pha. X vẫn chờ... Một người đàn ông cao gầy đến ngồi cạnh anh ta và nói mật khẩu. X đáp lại và họ cùng đứng dậy đi lên phía trên. Họ đi ra đại lộ tuyết vừa tan và quay ngược lại phía nhà ga Bêlôruxia... Trời đã tối, những ngọn đèn tù mù bật ánh sáng xuống đường phố. Khuôn mặt hai người đi trên đường nhựa ẩm ướt hiện lên lờ mờ không rõ... Tới bên cầu cạnh nhà hai người chia tay nhau. Từ đấy Cuốc Vônphgan thỉnh thoảng lại gặp X. Vài tháng sau cuộc gặp gỡ đầu tiên, X đã chuyển cho anh những bản tin đầu tay. Sau đó tin tức mỗi ngày một nhiều lên... Mùa xuân năm 1941, X đã báo cho anh biết Bá tước Phôn Sulenbuốc đã đi Béclanh để gặp Hítle. Viên đại sứ nói về nguy cơ đối với nước Đức trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Liên-xô nhưng Hítle đã không để cho ông ta nói hết lời, hắn buông xõng một câu: "Tôi không định đánh nhau với bọn Nga...” Chiến tranh sẽ nổ ra... Ngay sáng hôm đó, đại sứ Đức tại Mátxcơva, bá tước phôn Sulenbuốc đến Ủy ban nhân dân Bộ Ngoại giao đóng tại phố Kudơnhet. Trước đó, ông ta đã gọi điện báo rằng ông ta cần phải gặp ngay ngài Môlôtốp. Viên đại sứ phôn Sulenbuốc khổ sở vì sứ mệnh được giao, không dám nhìn thẳng vào mặt người tiếp chuyện mình : - Tôi thi hành lệnh của chính phủ tôi... Từ ngày hôm nay, Đức tuyên bố chiến tranh với nước Nga Xô viết... Trên biên giới phía Tây, chiến tranh đã diễn mấy tiếng đồng hồ rồi. Không quân Đức đã ném bom xuống các thành phố của Liên xô... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 05 Tháng Tám, 2019, 01:42:30 am CHƯƠNG II - BÉCLANH, 1941... Đài thu sóng của Ápve đặt tại Krants, một vùng ngoại ô hẻo lánh gần Hămbua. Những cánh cửa sổ của phòng để máy được mở toang ra, và từ tầng cao nhất của khu nhà này có thế trông thấy khoảng rộng bao la của sông Enbơ. Phía đó là bờ sông thoai thoải với những lùm cây và những túp lều của dân chài dựng sát mặt nước. Trên thượng lưu sông Enbơ, một chiếc xà lan máy đang chạy ngược dòng để lại đằng sau nó những bọt nước trắng xóa... Chiếc xà lan đi dọc theo bệ cửa sổ và khuất sau mé khung cửa bên phải. Mặt trời đã ngả về tây từ lâu, trời sắp hoàng hôn nhưng cái nóng tháng sáu vẫn hầm hập, tên hiệu thính viên trực ca đang lử người đi vì nóng, hắn ngồi tay áo xắn cao, cổ áo phanh ra, uể oải dùng ngón tay cái gẩy gẩy cái núm điều chỉnh, xoay hết bên này lại đến bên kia trên dải tần được giao. Chiếc kim bạc theo cử động của ngón tay di động trên thang vạch của chiếc máy định hướng, chiếc đèn mắt thần lúc to lúc nhỏ lập lòe một màu xanh biếc. Tay hiệu thính viên đã nhớ như in trong óc vị trí của các đài phát. Hắn có thể chỉ nhìn qua là biết đài nào lên tiếng mà không cần nhìn bản tính kỹ thuật đặt ở trước mặt. Kia là... Hămbua... Béclanh... Nhưng kìa, quỷ tha ma bắt ! Hắn bỗng nghe thấy trùng với làn sóng của một đài quen thuộc có những tín hiện gọi lạ tai,.. "Pêtêich... Pêtêich... Pê... tê... ich...” (P.T.X.). Sau một lát nghỉ ngắn là tiếng phát số linh hoạt. Tên hiệu thính viên sửa lại tai nghe, vội vã ấn nút ghi âm và bật thiết bị định hướng. Nhưng hắn chỉ kịp ghi lại đoạn cuối của bức điện — cái máy lạ đó đã im bặt và không thấy lên nữa. Hắn cố tìm trên những làn sóng bên cạnh xem có thấy nó không nhưng vô hiệu. Máy định hướng đã chỉ cho thấy bức điện đã được phát đi từ một khu vực nào đó của Béclanh. Tên hiệu thính viên đã báo cáo chuyện này cho tên phụ trách ca trực. Tên này lập tức cười nhạo hắn, làm thế nào mà lại có thể có một đài lạ ở Béclanh được... Có lẽ tay hiệu thính viên đã làm rồi chăng. Ngay đêm hôm đó, trong một ca trực khác, bọn chúng lại ghi nhận được có đài sóng ngắn hoạt động. Máy định hướng lại xác định là bức điện được phát đi từ Béclanh. Chúng báo cáo lên Ápve. Nhưng không hiểu sao Ápve lại cho đấy là việc không quan trọng. Ngày hôm sau chúng lại phát hiện thêm một số đài khác. Trên làn sóng điện vang lên những tính hiệu gọi bí hiểm : "Pêtêich... Pêtêich... Pê... tê...ich”. Các bức điện này được chủ yếu phát đi vào lúc đêm khuya. Giờ đây những mối lo mới đang ập đến với Cục Thông tin của Ápve mang cái tên là phunk —Ápve. Trên mặt trận phía Đông, hoạt động tấn công đã bước sang ngày thứ tư. Quân đội Đức đã đột nhập vào lãnh thổ nước Nga. Biết đâu hoạt động của các đài sóng ngắn lại liên quan đến việc này thì sao. Giả định này đã được nhanh chóng khẳng định — ngành định hướng vô tuyến đã phát hiện ra địch trên làn sóng. Phòng giải mật mã được lệnh cấp tốc giải khóa mã của các bức điện đã thu được. Nhưng các chuyên gia thông thạo các chìa khóa mã số và các hệ thống truyền tin mật các loại đều bất lực không tài nào giải ra được các cụm số trong các bức điện nói trên. Đành phải báo cáo cho trùm Ápve biết chuyện. Nhưng Bộ Tham mưu Ápve của đô đốc Kanarít cũng như Cục an ninh đế chế không xem trọng báo cáo này. Cho dù có đài phát của địch hoạt động đi chăng nữa thì cũng chẳng giúp ích được gì cho bọn Nga — kết cục chiến tranh được quyết định trên chiến trường chứ đâu phải trên làn sóng điện. Sau hai tuần chiến sự, quân Đức đã chiếm được Riga, Pxcốp, Minxcơ, đã băng qua vùng Bêrêdina tới gần Đơnhép. Bọn chúng đã đi được nửa đường tới Mátxcơva, chiến tranh sẽ kết thúc, sau một tháng đúng như khẳng định và dự kiến cua tướng Ganđe khi chuẩn bị kế hoạch "Barbarosa”. Bây giờ thì mấy tên tình báo của địch, mấy "kẻ chơi piano” nhãi nhép — bọn Đức đã gọi các chiến sĩ điện đài như vậy — phỏng làm được cái gì kia chứ. Cũng có thể đấy chưa hẳn đã là bọn Nga mà là các điệp viên của Anh cũng nên. Thôi thì cứ mặc cho chúng tung hoành... Ngày 3 tháng 7, Tham mưu trưởng các lực lượng lục quân Ganđe đã ghi trong nhật ký quân sự của hắn: "Sẽ không cường điệu khi nói rằng chiến dịch chống Nga sẽ thắng lợi trong vòng mười bốn ngày...” Ngày hôm sau, Gande đã báo cáo cho Hítle về diễn biến tình hình trên mặt trận phía Đông và trình bày quan điểm của mình. Lúc đó tâm trạng của hắn thật là sảng khoái. Đó là một ngày đẹp trời, cây cối bên cạnh khu Chiagacten nhuốm ánh mặt trời như loại cây chuyển mầu trồng bên ngôi đền cũ. Hítle hài lòng với bản báo cáo, hắn kết luận : - Còn gì hơn thế nữa, xin chúc mừng ông! Bọn Nga đã thực sự thua cuộc — Hắn bật dậy và phấn chấn bước đi trong phòng. Bỗng hắn dừng lại ngẩng đầu kiêu kỳ thốt lên : "Tôi đã nói với các ngài về điều này rồi mà! ” Bốn hôm sau, tư lệnh lục quân phôn Braukhit đã đến báo cáo với Hítle về tình hình trên mặt trận Nga. Để có thêm những tư liệu chính xác nếu như Quốc trưởng yêu cầu, tên tư lệnh đã mời tham mưu trưởng Gande và phôn Chippenkiếc, trùm tình báo lục quân đi theo. Tất cả đứng xung quanh một cái bàn lớn, trên bàn là tấm bản đồ tình hình chiến sự ở Nga. Khi Braukhit báo cáo xong, Hítle hỏi Chíppenkiếc : - Ngài có thể bổ sung thêm gì vào báo cáo của ngài tư lệnh không ? Phôn Chippenkiếc cúí gằm nhìn vào bản tin đã chuẩn bị sẵn : - “Theo tin tình báo Đức nắm được thì trong số 164 sư đoàn của Liên xô đã có 89 sư đoàn bị tiêu diệt, 18 sư đoàn của địch đóng trên những hướng phụ của mặt trận. Tất cả chỉ có 40 sư đoàn có khả năng chiến đấu chống lại ta. Theo những tin tức hiện có, địch không có lực lượng dự bị”. - Còn riêng ngài thì ngài thấy thế nào ?—Hítle hỏi, mặc dù hắn nắm rất rõ số lượng các sư đoàn đang hoạt động ở phía Đông. - Thưa Quốc trưởng, kể cả các đơn vị đồng minh chúng ta thấy có hai trăm sư đoàn. Sinh lực của chúng ta gấp bốn lần địch — tham mưu trưởng Gande nói dằn từng tiếng — Tương quan về tăng và pháo cũng vậy... Braukhit thêm vào: - Thưa Quốc trưởng, cho phép tôi nói rõ thêm một chút, để phát triển kế hoạch chiến lược "Barbarosa” tôi đã ký lệnh cho cụm tập đoàn "Trung tâm” quay sang phía bắc thống nhất với cụm tập đoàn quân của thống chế phôn Lêép sau khi đã tới Xmôlenxkơ để tiêu diệt quân Nga ở vùng gần Ban-tích. Đợt cơ động lực lượng này của thống chế phôn Bốc sẽ có thể được thực hiện vào những ngày tới đây.. Hítle không hỏi gì về tổn thất của quân đội Đức, còn tư lệnh phôn Braukhit và tham mưu trưởng Ganđe cũng cho rang im lặng là hơn. Quân đội Đức chịu tổn thất rất lớn. Quân Nga tuy rút lui nhưng vẫn chống cự rất kiên quyết. Kết luận chung thật thống nhất – sau ba tuần, khoảng gần tháng tám, Liên xô sẽ bị thất bại hoàn toàn…. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 06 Tháng Tám, 2019, 04:53:53 pm Một tuần rưỡi trôi qua, Hítle đã ra một chỉ thị mới cho quân đội trong đó không đả động gì đến việc chuyển quân về phía bắc của cụm quân Trung tâm do phôn Bốc chỉ huy và cũng không nói gì đến việc tiếp tục chiến dịch tấn công vào Mátxcơva. Quân Nga bỗng nhiên kháng cự rất quyết liệt. - Chúng lấy đâu ra lực lượng dự bị nhỉ ? — Cục trưởng tình báo Chippenkiếc bóp đầu bóp trán suy nghĩ nhưng không tài nào hiểu nổi. Thống chế Bốc đã điện về với tâm trạng hoang mang và yêu cầu chi viện. Khl đó Hítle đã quyết định đi đến đại bản doanh của phôn Bốc ở Bôrixốp để nắm tình hình tại trận. Cùng đi với hắn có tướng Kâyten và cố vấn quân sự Jodl. Bộ Tham mưu chính của các lực lượng lục quân do đại tá Khôidin-ghe, Cục trưởng Cục tác chiến đại diện và cả Braukhit cùng Ganđe đều không thể đến Bôrixốp được. Tình hình trên mặt trận trở nên phức tạp. Không thể để quân đội thiếu sự chỉ đạo được dù là chỉ một ngày. Trong cuộc họp tại Bôrixốp, Hítle đã triệu tập tất cả các tư lệnh tập đoàn quân. Nhiều người bày tỏ nguyện vọng tiếp tục tấn công vào Mátxcơva nhưng Hítle lại quyết định khác. Hắn lệnh cho tư lệnh tập đoàn quân phía Nam của Phôn Runstendt chuẩn bị tấn công vào Kiép rồi từ đó phát triển xuống vùng sông Đông và bắc Kápkadơ. Hắn giải thích : - Quân Nga tập trung những lực lượng cuối cùng của họ ở ngoại ô Mátxcơva nhưng chúng ta lại đánh về phía nam và phía bắc chiếm Pêtécbua. Hítle cố ý không gọi thành phố này theo tên mới là Lêningrát cũng như không gọi thành phố Xtalingrat mà gọi là Tsaritsin như cách gọi trong Bộ Tham mưu Đức… Hítle bổ sung : Mátxcơva sẽ không thoát khỏi tay ta, nhưng bây giờ quan trọng nhất là chiếm cho bằng được Ucraina, Kápkadơ và Pêtécbua làm cho địch mất nguồn than, dầu hỏa, sắt thép và công nghiệp quân sự. Nhưng sự tình đâu phải chỉ thế. Hítle đã lo ngại trước những tổn thất nặng nề của cụm tập đoàn quân "Trung tâm”. Hắn đã bắt đầu hiểu ra là việc tiêu diệt quân đội Liên xô tại vùng biên giới một cách chớp nhoáng đã không thành công. Thời gian cứ thế trôi đi. Cuộc tấn công vào Nga diễn tiến chậm chạp. Những chiếc đài bí mật làm việc trong lòng Béclanh cứ như chọc tức bọn Đức không khác tiếng vo ve của đàn ong quấy không cho chúng ăn ngon ngủ yên. Biết báo cáo như thế nào cho Hítle được đây. Himle đã mạnh dạn thông báo chuyện này cho Quốc trưởng. Hítle cáu tiết. Hắn gần như ngạt thở vì cơn thịnh nộ, hắn dọa sẽ trừng trị và đuổi cổ hết những thằng ăn hại không tìm ra được kẻ địch ngay trong nhà của mình... Khi Hítle đã nguôi đi và chịu nghe người khác nói, Himle mới trình bày về những biện pháp nhằm tiêu diệt các đài vô tuyến. Giéttapô đã thành lập đội đặc biệt gồm những nhà hình pháp học có kinh nghiệm, những kỹ sư thông thạo kỹ thuật định hướng, giải mật mã và các nhân viên khác của Ápve. Hãng nghiên cứu quân sự "Leve Opta Radio A.G” được giao nhiệm vụ chế tạo những hệ thống máy định hướng mới với sai số ít nhất. Chiến dịch truy quét sẽ bắt đầu từ thành phố Béclanh khi những máy này được chế tạo xong. Himle còn báo cáo rằng ngoài ra Ápve sẽ áp dụng những biện pháp mới để triệt mọi nguồn tin tức. Sẽ ra thông cáo cho dân chúng biết, nếu ai bép xép làm lộ bí mật quân sự, bí mật quốc gia sẽ bị nghiêm khắc trừng trị kể cả tới mức tử hình. Hítle gật đầu tán thành kế hoạch này. Himle chú ý theo dõi thái độ của Quốc trưởng. Hình như mọi điều đều tốt đẹp. Hítle gõ gõ ngón tay xuống bàn. Đó là dấu hiệu biểu hiện sự thăng bằng của hắn đã được phục hồi. Himle phát biểu xong, Hítle hỏi : - Ông hãy nói cho tôi biết nội dung các bức điện thu được. Kẻ địch của chúng ta đã có những tin tức gì thế ? - Thưa Quốc trưởng— Himle bối rối nói khẽ - rất tiếc là chúng tôi chưa giải được khóa mã... Chúng tôi sẽ tìm biện pháp — Hắn im lặng một lát rồi nói rằng đã thu được hơn một trăm bức điện nhưng mỗi bản hình như lại được viết bằng một loại mã số khác nhau. Hítle lại nổi cáu, sau đó hắn lệnh cho thực hiện kế hoạch đã định. Và thế là tất cả bắt đầu nháo nhác đổ xô vào tìm kiếm….. Tất nhiên việc dễ nhất vẫn là thực hiện phần cuối cụả kế hoạch — đe dọa những kẻ bép xép, bắt bớ hàng chục hoặc hơn và nếu cần có thể tới hàng trăm người Đức không biết giữ mồm, giữ miệng cho vào trại cải tạo để làm gương cho kẻ khác... Trên các bức tường, bờ rào và ngay cả trên các vỉa hè thành phố đã xuất hiện những hình người được vẽ bằng một thứ mực đen khó xóa đang khom lưng khum lòng bàn tay che tai lắng nghe. Dưới đó là dòng chữ : "Nầy, khẽ thôi ! Gián điệp đang nghe trộm đấy !” Nhưng những cái bóng đen đó đã không diệt được kẻ thù tin tức — những bản tin mật của "những kẻ chơi piano” vẫn tiếp tục phát đi. Những chiếc máy định hướng đặt trên xe lùng sục khắp thành phố tìm kiếm những đài sóng ngắn bí mật. Nhưng "những kẻ chơi piano” cứ như chim sơn ca lúc ẩn lúc hiện, nay chỗ này mai chỗ khác. Riêng có một "kẻ chơi piano” đóng đô đâu đó ngay trong khu vực Mátphâykiếckhéplas rất gần cục Ápve. Bọn Đức bắt đầu rình bắt nó trước tiên. Chiến dịch đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Để khỏi đánh động "kẻ chơi piano”, bọn Giéttapô đã ăn mặc giả làm nhân viên bưu điện. Phía trên nắp đường ống dây điện thoại ngầm, chúng cho dựng những chiếc lều bạt mang phù hiệu của ngành bưu điện — hai chiếc loa để chéo nhau và những tia chớp…. Bọn Giéttapô làm ra vẻ như sửa đường dây điện thoại. Những chiếc xe chở đầy bọn cảnh sát vũ trang đậu sẵn trong các ngõ hẻm. Quảng trường Mátphâykiếc-khéplas đã bị bao vây tứ phía. Bây giờ thì ”kẻ chơi piano” không thể trốn đi đâu được nữa. Hiệu thính viên này tiến hành liên lạc vào những thời điểm khác nhau nhưng vào khoảng giữa trưa, lúc 12 giờ 30 nhất thiết sẽ phát tin. Trong các lều bạt đã bố trí sẵn các máy định hướng với các thiết bị xách tay mới, gọn, nhẹ. Các thiết bị này đã được các chuyên gia đánh giá là thành tựu kỳ diệu của kỹ thuật vô tuyến hiện đại. Mọi việc đã triển khai xong chỉ còn việc chờ đợi nhưng... chính vào ngày hôm đó, tay hiệu thính viên bí ẩn kia lại không xuất hiện trên làn sóng điện... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 15 Tháng Tám, 2019, 09:17:09 am Trong Cục Phunk — Ápve mọi người sốt ruột chờ đợi kết quả của chiến dịch. Nếu bắt được “kẻ chơi piano”, chúng có thể phát hiện ra chìa khóa mật mã. Thất bại trong việc tìm bắt người hiệu thính viên đã làm cho những tên đầu não Phunk — Ápve đau đầu. Chúng bắt đầu dự đoán cả những điều mà chúng cho là không thể có được : Hay là đã có điệp viên của địch chui vào một khâu nào đó của ngành, đã mật báo cho địch? Nếu không thì làm sao lại có thể như thế được ? Một đợt thẩm tra kỹ lưỡng các nhân viên trong ngành bắt đầu được triển khai. Chúng đã xác định xem trong ngày hôm đó có ai gọi điện thoại từ Phunk — Ápve đi không và nếu có thì gọi cho ai và vào lúc nào. Hầu như không có ai gọi điện thoại cả. Vào giờ đó khi xung quanh quảng trường Mátphâykiếckhéplas đang chuẩn bị chiến dịch chỉ có mỗi trung úy Khailơman gọi điện từ Phunk — Ápve đi. Anh ta gọi hai lần nhưng chỉ để gặp một người. Lần đầu không có ai nghe điện cả. Nhưng mười lăm phút sau, Khailơman lại gọi điện và trao đổi công tác với nhân viên Ápve Bộ Hàng không, Kharô Sunxe Bôiden. Hai người này tất nhiên nằm ngoài vòng nghi vấn... …Bôiden sau khi được báo trước về nguy cơ đang đe dọa đã kịp báo lại cho hiệu thính viên Gans Kôppi vào phút chót…. Không hiểu sao vào ngày hôm đó, chính bản thân người hiệu thính viên cũng cảm thấy có điều gì đó khác thường. Trước buổi phát, anh có chạy ra phố mua thuốc hút. Khi từ quầy bán thuốc đi ra, đang châm thuốc hút thì anh nghe thấy tiếng tút tút của máy móc phát ra từ một lều bạt dựng trên một vỉa hè. Sau đó thì có tiếng nói : - Có nghe thấy gì không thế ? - Khoan đã, hãy còn sớm... Hiệu thính viên lo lắng quay về phòng. Vừa lúc ấy thì Bôiden gọi điện tới. Cũng chiều hôm đó Kharô xách chiếc vali đựng đài phát đi đến nhà Ôđa Sốtmiule, một vũ nữ trẻ vừa mới đi biểu diễn cho các đơn vị chiến đấu vể cách đây mấy hôm. Cô đã biểu diễn phục vụ bọn lính sau giờ chiến đấu. Đây là một người phụ nữ vui nhộn, có đôi lông mày tỉa mảnh, khuôn mặt xương xương và mái tóc hớt ngắn làm cho cô giống như một thiếu niên, Ôđa là thành viên trong tổ chức của Kharô và đã được báo trước rằng, trong trường hợp cần thiết, tổ chức sẽ chuyển đài phát sóng ngắn đến chỗ cô. Ôđa sống một mình nên việc này rất thuận tiện. Ôda đang chờ đợi Bôiden, cô thấy anh đến liền ra mở cửa ngay... - Anh không làm em mắc tội nếu anh ở lại đây đến khuya chứ Ôđa ? — Kharô hỏi đùa và đặt vali lên bàn — Tay anh mỏi rời rã đây này... - Đến thăm tình nhân mà lại chẳng mang hoa và quà tặng — nữ nghệ sĩ cười — anh phải để ý đến chuyện ấy chứ ! - Nhất định là có rồi !... Nhưng để lần sau vậy nhé... Còn hôm nay anh định tặng cho gã binh nhất một món quà thật tuyệt. Nhưng phải chờ đến đêm mới trao nó được cơ. Máy phát không mạnh lắm hơn nữa anh lại là hiệu thính viên còn non tay lắm. Kharô mắc ăng-ten và Ôđa giúp anh giữ dây khi anh buộc nó dưới trần nhà. Sau đó, Ôđa vừa hút thuốc vừa kể cho Bôiden nghe về chuyến đi mặt trận của cô, về tâm trạng của các sĩ quan. Đến nửa đêm Kharô bật máy phát. Tiếng moóc phát ra đều đều trong phòng. Kharô đã nhanh chóng bắt liên lạc được với Mátxcơva— ở đó người ta đang chờ buổi phát này. Đây là một đêm đầu tháng chín. Kharô đã báo cho Trung tâm : "Gửi Giám đốc, từ Koro. Nguồn Arvit. Hítle đã ra lệnh chiếm Ôđécxa trước ngày 15 tháng 9. Việc trì hoãn chiến dịch đường không ở miền Nam là do có thay đổi trong kế hoạch của Bộ chỉ huy Đức. Tại mặt trận phía đông, phần lớn các sư đoàn của Đức đã mất sức chiến đấu vì bị tổn thất nặng nề. Những đơn vị mới thành lập chỉ có quân số tối thiểu…” "Nguồn Morits báo: Kế hoạch 2 đã được thực hiện. Mục tiêu tấn công có thể là giành tuyến Áckhanghen Mátxcơva — Axtrakhan vào cuối tháng mười một. Việc di chuyển quân thực hiện theo đúng kế hoạch này...” "Nguồn Xiudan. Tuyến tạm trú qua mùa đông được Bộ tham mưu xác định nằm trên vùng Rôxtốp, Idium, Ôren, Brianxư, Đôrôgôbugiơ, Nôvgôrớt, Lêningrát. Quân đội cần phải đến tuyến này vào đầu tháng mười một…” Mục tiêu quan trọng nhất trước khi vào mùa đông là chiếm Mátxcơva, Krưm và khu công nghiệp Đôn-nhét. Kế hoạch ngăn chặn việc cung cấp dầu hỏa từ vùng Kápkadơ đến đã được vạch ra. Nhiệm vụ cho hướng bắc là chiếm Lêningrat và sáp nhập với Phần lan nhưng Hítle đã bác bỏ phương án này và ra lệnh chuẩn bị cho đợt tấn công mới vào Mátxcơva bằng mọi phương tiện kỹ thuật hiện có. "Nguồn Maria: Các đoàn tàu chở pháo hạng nặng đã đi qua vùng Kênhiếcxbec theo hướng tới Mátxcơva. Tại Pilau đang đưa lên tàu những khẩu đội pháo bờ biển hạng nặng và số vũ khí này cũng sẽ được chuyển tới đó”. "Nguồn Giắc : Ưu thế kỹ thuật của xe tăng Liên-xô rõ ràng vượt xa xe tăng Đức. Bộ Tổng tham mưu lo lắng trước việc Hítle liên tục yêu cầu thay đổi kế hoạch tác chiến chiến lược ở phía Đông. Trong Bộ Tổng tham mưu bắt đầu nảy sinh ra những ý kiến bất đồng trước sự phát triển tình hình chiến dịch. Tin tức đã nhận được từ một sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Đức. Đã thông qua quyết định không đánh chiếm Lêningrat mà chỉ bao vây phong tỏa nó….”. Kharô nhanh chóng chuyển sang thu và cắm cúi ghi những nhóm số : ... "Giám đốc gửi Koro — nguồn Snâyđe tỏ ra là một người hiểu biết, thông thạo tin tức. Hãy giao cho anh ta xác định số lượng chung của quân đội Đức sau khi đã nắm được tiềm lực quân sự của tất cả các nhà máy hóa chất đang chế tạo chất độc hóa học. Cố gắng làm sao lấy được công thức của các loại chất độc mới đó. Rất hài lòng về công việc của các anh. Chúc thành công…”. Thực hiện nhiệm vụ của trung tâm, Kharô đã báo về cho Mátxcơva : “Tổn thất thực tế của quân đội Đức sau ba tuần chiến đấu đầu tiên tại mặt trận phía Đông gần một trăm nghìn tên... Cũng trong thời gian đó, quân đội Đức đã mất một nghìn rưỡi xe tăng - chiếm nửa tổng số xe chiến đấu chúng có vào đầu chiến dịch trên mặt trận phía Đông...” Buổi phát kết thúc, Kharô mệt mỏi đứng dậy…. ............................ Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 22 Tháng Tám, 2019, 03:38:13 pm …. Ôđa đã lim dim ngủ trên ghế xa lông. - Anh dùng cà phê nhé ?— Cô nhỏm dậy hỏi. - Không, cám ơn ! Anh đi đây, trời sắp sáng rồi. Sao em không đi ngủ đi, thức dậy làm gì kia chứ — Anh thu ăng-ten, đóng vali lại và cho vào tủ đựng quần áo — Chúc em ngủ ngon! - Thế còn cái này thì sao ? — Ôđa chỉ vào những tờ giấy ghi mã số nằm trên bàn để máy phát. Kharô gấp tờ giấy lại và đút vào túi áo ngực. - Hay là anh hủy nó đi có hơn không... - Chẳng sao đâu ! - Kharô xua tay — Về nhà sẽ hủy nó đi. Không một nhà hình pháp học nào trên thế giới có thể hiểu nó được đâu. Hơn nữa bọn chúng nó có nghi ngờ gì anh đâu... Kharô đứng trước gương sửa lại mũ rồi ra khỏi nhà. Mấy ngày sau, chiếc máy đã được chuyển đến nhà bá tước phu nhân Êrica phôn Brôcdôphơ ở vùng Tây nam Béclanh. Êrica cũng sống độc thân. Chồng của bà phục vụ trong quân đội và hiện đang ở mặt trận phía Đông. Êrica làm việc trong Bộ Lao động Đế chế, ban ngày ít khi bà có nhà. Thông qua Bôiden, hiệu thính viên đã nhận được chìa khóa cửa và có thể ở nhà bà ta từ sáng đến chiều tùy ý lựa chọn thời gian đánh điện cho Mátxcơva. Cuộc săn lùng "kẻ chơi pianô” vẫn tiếp tục. Các đội định hướng chạy long tóc gáy tìm kiếm những đài phát sóng ngắn nhưng không thu được kết quả gì cả.. Phần lớn lượng tin tức đã qua tay Ghéc-be Gôn-nốp, trung úy phản gián trong lực lượng không quân, học trò chăm chỉ của Minđrit Khanăc. Ghéc-be học tiếng Anh rất nhanh, phát âm của anh không còn chê vào đâu được. Một hôm, vào cuối buổi học, Arvit Khanăc bước vào phòng. Hai người chưa quen biết nhau vì khi Gôn-nốp đến học thì cố vấn đã đi làm rồi. Viên trung úy bật dậy khỏi bàn, đứng thẳng người như khi đang nhận lệnh. - Anh cứ học đi, học đi! – Arvit nói và chìa tay ra cho trung úy bắt – Anh ngồi xuống và tiếp tục đi. Tôi không làm phiền anh đấy chứ ? Cố vấn tháo kính, lấy một miếng vải mịn ra lau rồi cầm tờ họa báo ngồi xem bên cạnh. Chẳng mấy chốc, bài học kết thúc… - Anh phát âm hay quá – Khanăc khen ngợi – Anh đã học thứ tiếng này lâu chưa ? - Dạ, chỉ mới đây thôi…Trước đây tôi có học trong trường trung học, rồi sau đấy tự học, còn bây giờ thì nhờ Phrau Minđrit giúp đỡ. Tôi rất biết ơn bà nhà. Minđrit tươi cười: - Ngài Gôn-nốp là một học trò có năng khiếu, chỉ nửa năm nữa thôi là ngày ấy sẽ hoàn toàn thông thạo thứ tiếng này cho mà xem. - Anh công tác ở đâu đấy ?— Khanắc hỏi. - Xin lỗi ngài Khanăc, tôi không thể trả lời câu hỏi của ngài được đâu ạ. - Tại sao vậy, bí mật ư ? — Khanắc mỉm cười hiền hậu — Tôi là cố vấn Nhà nước trong Bộ Kinh tế... Đối với tôi thì chẳng có gì mà phải giữ bí mật đâu... Trước mặt Gôn-nốp là một người có khuôn mặt trí thức, thông minh, ông tươi cười nhéo đôi mắt cận thị nhìn người đang nói chuyện với mình. Tự nhiên trung úy Gôn-nốp cảm thấy khó xử trước con người này. Câu trả lời vừa rồi của anh có lẽ là thiếu tế nhị. Trên thực tế thì làm việc ở đâu, cũng chẳng có gì là bí mật cả, đúng là như vậy… - Tôi phục vụ trong Ápve - Gôn-nốp khẽ nói – Chẳng qua nói ra không tiện… - Chuyện đó hoàn toàn tự nhiên – Arvit đồng ý. Họ bắt đầu nói về tình hình ngoài mặt trận, về những triển vọng của chiến tranh. Khanắc thắc mắc không hiểu tại sao các hoạt động quân sự lúc bắt đầu thì rầm rộ là thế mà bây giờ bỗng nhiên lại lắng xuống như vậy. - Xin ngài cứ yên tâm, tất cả sẽ lại sắp được đẩy mạnh lên thôi--Trung úy nói và lại càng thêm thiện cảm với vị cố vấn đang nói chuyện với mình - Một sự chấn chỉnh đội ngũ thông thường trước đòn tấn công mới đấy ạ… - Tôi ngờ lắm — Khanăc phản đối — Nếu như đấy là để chuẩn bị cho cuộc tấn công lớn thì tất nhiên là tôi phải được biết chứ. Chiến tranh và kinh tế có quan hệ với nhau mà... Bỗng nhiên Gôn-nốp muốn bày tỏ sự hiểu biết của mình trước vị quan chức cao cấp Bộ Kinh tế quốc gia này. - Nhưng trong lĩnh vực này tôi biết rõ hơn - Gôn-nốp phản ứng —Đấy là nghề của tôi mà lại! - Chiến dịch "Taiphun” (Bão tố) sẽ quyết dịnh số phận của Mátxcơva. - Thế thì quân ta qua thực là có thể có mặt ở nhà trước lễ giáng sinh như ngài tiến sĩ Gơben đã khẳng định sao ?.. Chẳng hiểu sao tôi lại không tin vào điều đó. Việc đâu có dễ như thế. Về chuyện này trung úy Gôn-nốp tán thành Khanăc. Ngoài ra trung úy cũng đồng ý với ý kiến chân thành của ông ta về tình trạng lộn xộn trong Bộ Tổng tham mưu. Lẽ ra Hítle chẳng cần gì phải nhúng tay vào tất cả mọi chuyện. Gôn-nốp cũng đã nhiều lần tranh luận với Minđrit về đề tài này, và Minđrit tươi cười mạnh dạn nói lên những ý nghĩ của mình về chế độ quốc xã, về quan hệ không bình đẳng với các dân tộc khác. Minđrit nói bằng tiếng Anh còn Gôn-nốp phải dịch ra tiếng Đức nội dung câu nói sau đó lại trả lời những câu hỏi bằng tiếng Anh. Trung úy Gôn-nốp đồng ý với Minđrit về nhiều điểm. Người phụ nữ có đôi mắt màu xanh da trời đã có khả năng thuyết phục được Gôn-nốp... Rồi một lần khác Gôn-nốp đã dẫn bạn của mình là Sunxe Bôiden đến thăm nhà Khanăc và giới thiệu Bôiden với hai người. Bôiden làm ra vẻ mới gặp vợ chồng Khanăc lần đầu tiên. Sau đó thì mọi chuyện đều đâu vào đó cả. "Té ra” Kharô Sunxe Bôiden cũng tán thành với ý kiến của Khanăc cho rằng chế độ Hítle sẽ đưa nước Đức đến chỗ diệt vong. Viên sĩ quan Ápve, Trung úy Gôn-nốp, làm việc trong phòng lập các kế hoạch phá hoại và tung các lực lượng đổ bộ đường không vào hậu phương Liên xô. Nòng cốt của lực lượng đổ bộ này là lính của sư đoàn "Brandenburg 800”. Bọn này thường là lực lượng xung kích đột khởi. Chúng mặc quân phục của đối phương, đột nhập vào hậu phương địch và bất ngờ chiến đấu, gây rối loạn…trước khi có cuộc tấn công. Chuyện này đã xẩy ra trên đảo Krit, tại Hà lan, tại Đan mạch... và ở Nga cũng vậy. Vào đêm trước khi chiến tranh nổ ra, các nhóm đổ bộ của sư đoàn "Brandenburg 800” đã xâm nhập pháo đài Brext, đã trà trộn trong lãnh thổ Liên-xô thuộc vùng rừng núi Ápgutốp. Hoạt động của các toán đổ bộ còn tiếp diễn như thế về sau này nữa. Nhưng nhiều toán trong số đó đã không tránh khỏi thất bại. Những đội săn lùng của Nga đã tiêu diệt bọn quân đổ bộ đường không ngay tại địa điểm đổ quân... Có chuyện này gì Ghécbe Gôn-nốp, sĩ quan Ápve trong Bộ Không quân đã thông báo cho Bôiden hay Khanăc biết về địa điểm đổ bộ và nhiệm vụ của các toán quân đổ bộ. Anh ta còn báo về những tình báo viên và điệp viên của Đức đã được tung ra từ các tàu ngầm của Đức sang bờ biển Anh hoặc tung bằng đường không vào ngoại ô Luân-đôn, vào Xcốtlen, và những vùng đất hoang vắng của Xứ-Gan trong những đêm tối trời. Không một tên nào thoát được lưới bủa vây. Liên minh quân sự Anh-— Nga đã thông báo cho nhau những tin tức tình báo quân sự như vậy…. ............................ Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 23 Tháng Tám, 2019, 07:19:41 pm 2. Nữ tình báo viên Anta hoạt động độc lập tại Béc lanh. Chị có liên lạc trực tiếp với Mátxcơva, có đài phát và hiệu thính viên riêng. Cho đến tận ngày cuối cùng của hòa bình, chị vẫn chưa được sử dụng vô tuyến điện để liên lạc. Chỉ khi chiến tranh bắt đầu thì chiếc đài phát cất trong hộp thư bí mật bấy lâu nay của chị mới bắt đầu hoạt động hết công suất vào ngay đêm đầu tiên của chiến tranh… Những ngày đầu tiên, hiệu thính viên thường làm việc cả ngày lẫn đêm vì công việc rất nhiều. Nhưng sau vụ lùng sục của Giéttapô, họ đã hạn chế tới mức tối thiểu những lần thu phát. Nhưng bỗng dưng liên lạc bị đứt hẳn..Tại phunk — Ápve, bọn Đức lập tức nhận ra điều này nhưng chúng lại cho rằng chẳng qua là đối phương có mưu mô gì đó thôi. Song trên thực tế thì không phải hoàn toàn như vậy. Vào ngày đã định, hiệu thính viên không đến địa điểm bí mật nơi Anta đang chờ đợi. Trong cuộc gặp gỡ theo yêu cầu cũng không thấy anh ta xuất hiện. Không một ai biết chuyện gì đã xảy ra : anh ta đã bị bắt hay bị tai nạn... Ba ngày trước đó, sau buổi liên lạc, người báo vụ mang cả máy phát đi và biến mất như độn thổ. Nếu như anh ta đã bị bắt thì không loại trừ khả năng anh ta có thể khai báo vì không chịu đựng được đòn tra tấn của Giéttapô. Thực ra anh ta cũng không biết gì nhiều về chị ngoài bí danh ra. Anta hết sức thận trọng tìm cách liên lạc với một đồng chí của mình nhưng người này cũng tuyệt nhiên không hay biết gì cả. Đồng chí đó chỉ biết rằng hiệu thính viên đã mất liên lạc với Mátxcơva. Tuân theo chương trình liên lạc, hiệu thính viên bắt đầu phát sóng nhưng không thấy Mátxcơva trả lời. Nguyên nhân này mãi tận về sau mới được làm sáng tỏ — hiệu thính viên đã nhầm lẫn thời gian liên lạc với trung tâm. Một sự sơ xuất nhỏ dẫn đến hậu quả bi thảm…. Đấy là lúc Inda cảm thấy hoàn toàn cô độc. Chị chỉ còn có một mình, xung quanh chẳng có một ai. Đâu đó gần đây là những người bạn cùng chí hướng nhưng Inda không có quyền tìm kiếm họ. Mà làm thế nào để tìm được họ kia chứ... Vào những ngày này, một nỗi buồn nữa trĩu nặng trong lòng chị — người anh trai của chị, một chiến sĩ cộng sản bí mật bị bọn Giéttapô đột nhập vào bắt tại địa điểm bí mật đã hy sinh. Anh đã bị tuyên án tử hình, những tấm áp phích màu vàng dán khắp thành phố thông báo cho dân Béclanh biết bản án đã được thi hành. Người anh của Inda không khai tên thật của mình. Bọn Giéttapô đã dùng mọi cực hình tra tấn anh rất dã man nhưng không thể moi được ở anh một lời nào. Inda trông thấy những tấm áp phích vàng thì biết rằng anh mình đã bị xử nhưng mẹ chị thì vẫn không hay biết gì, bà vẫn mong chờ đứa con trai Guxtáp của mình trở về. Dạo này Inda hay đến chỗ mẹ và ngủ đêm tại đó. Mẹ chị thường cùng chị hồi tưởng về cha chị và kể về anh trai Guxtáp, về tính nghịch ngợm của anh, về cảnh hạnh phúc gia đình trước đây, về những chiếc áo váy mà Inda đã mặc hồi bé…. Tất cả những cái đó làm cho lòng chị thêm quặn đau. Chị cố kiềm chế tình cảm và nếu mẹ chị phát hiện ra điều gì bất thường thì chị lại viện cớ là do đau thận. Mà quả thật từ bấy đến giờ chị vẫn bị căn bệnh quái ác đó hành hạ. Chị không còn nhận được tin tức nào của Cuốc nữa. Chị gửi cho Cuốc bức thư cuối cùng, một tuần trước chiến tranh : "Anh yêu thương — chị viết — Em đang sung sướng đến phát điên lên mất... vì em đã nhận được thư anh... Em không thể tự cho mình là con người mất hạnh phúc được, em cũng đã có lúc gặp phải những khó khăn ghê gớm. Em làm việc từ bảy giờ mười lăm nhưng sáu giờ là em đã phải thức dậy. Chính ra thì em có thể nghỉ việc vào lúc bốn rưỡi, nhưng nếu anh muốn gặp em thì anh phải đến nơi làm việc vào lức sáu giờ rưỡi kia. Em phải lo giữ uy tín mà anh. Bây giờ thì em đã bắt đầu hiểu quảng cáo là gì rồi. Ở chỗ các anh, nơi em vẫn hằng gửi gắm con tim và khối óc mình, không biết liệu có những chuyện như thế không nhỉ? Anh hãy viết thư và kể cho em nghe tất cả mọi chuyện về anh và về mảnh đất thân yêu của chúng ta anh nhé. Phải, chúng ta đã xem nơi ấy là mảnh đất thân thương của chúng ta rồi mà. Còn phải kể gì về Béclanh cho anh nghe ư ? Béclanh đã trở thành thủ đô của những kẻ tự kiêu, bất tài, vô dụng... Nhà của anh không còn nữa, bom đạn đã chôn vùi nó mất rồi. Nơi trú chân mới của em thì vẫn còn nhưng chui được vào đó đâu có dễ , bậc cầu thang đã bị phá hư hết rồi. Chúc anh yêu của em luôn hạnh phúc. Mọi người ở đây cũng gửi lời hỏi thăm anh đấy. Anta, của anh”. Còn đây là lá thư cuối cùng của Cuốc Vônphgan viết cho chị : "Anta thân yêu, anh không thể chỉ cảm ơn em không thôi vì em đã viết cho anh một bức thư kỳ diệu làm sao... Anh lúc nào cũng sung sướng khi đón nhận những lá thư yêu dấu của em, khi được biết em vẫn rất phấn khởi, lạc quan mặc dầu khó khăn không phải là nhỏ... Anh cần phải khuyên em một điều. Em đừng xem đó như một chỉ thị chính thức, Ngay bản thân anh cũng hết sức buồn khi phải viết cho em nhưng dòng này. Anh nhớ cố lần em viết thư cho anh và nói rằng em đã giữ lại thư của anh rất lâu. Em thân yêu cùa anh, em đừng làm như thế nữa nhé. Việc đó sẽ gây thêm nguy hiểm cho em đấy. Em đừng bao giờ mang chúng theo bên người. Em hẳn đã hiểu quy định công tác của chúng ta như thế nào rồi. Vào những giờ phút sắp xảy ra những sự kiện đáng lo ngại này, anh xin cầu chúc cho em những điều tốt lành nhất. Anh mãi mãi là của em. K.” Tại trung tâm và Mátxcơva cũng hết sức lo lắng. Béc-lanh đã ngừng trả lời khi được hỏi…… Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 24 Tháng Tám, 2019, 03:21:52 pm 3. Đã mấy tháng nay, từ ngày có chiến tranh, đại tá Bêlikốp hầu như không ngủ. Cảm giác đói ngủ luôn dày vò anh. Suốt cả ngày đêm, năm thì mười họa, anh mới chợp mắt được hai ba tiếng đồng hồ và lúc đó thì anh chẳng còn biết trời đất là gì nữa... Nhưng hễ có tiếng chuông điện thoại réo hoặc người trực nhật mang cặp điện báo thận trọng bước vào là y như rằng anh đã bật dậy, áp lòng bàn tay lên mắt xoa dụi để cố xua đi cơn buồn ngủ. Nghề nghiệp đòi hỏi người ta phải sáng suốt, minh mẫn, cần phải ghi nhớ trong đầu hàng trăm sự kiện, nắm cụ thể những báo cáo từ hậu địch gửi về qua trung tâm liên lạc đặc biệt. Mà đâu phải chỉ ghi nhớ chúng trong óc không thôi, còn phải phân tích, so sánh để đi đến quyết định đâu là tin tức chính xác, đâu là chưa chính xác hoặc có thể là tin giả... Từ sáng sớm, Grigôri đã bắt tay và làm báo cáo tổng kết tin tức cho giám đốc, chuẩn bị chỉ thị, cho các nhân viên của Trung tâm đang chiến đấu xa Mátxcơva, ở tận phía bên kia mặt trận. Sau đó anh lại phải đọc những tin tức mới, cân nhắc, kiểm tra, so sánh với những tin đã có, rồi tiến hành thảo luận, bàn bạc... Công việc cứ dồn dập chẳng lúc nào được ngơi tay. Anh không còn tính ngày đêm bằng giờ giấc nữa mà bằng chương trình liên lạc với các hiệu thính viên... Những tin tức về sự khó khăn gian khổ ngoài mặt trận, về những hướng tấn công mới của địch cứ ngày ngày đổ dồn về làm lòng anh nặng trĩu và bực bội, nhưng không biết làm sao cho nguôi đi được. Tim anh như thắt lại khi biết những gì đang xảy ra ngoài mặt trận và khi nhận được những tin tức bi đát từ lòng địch báo về…Tất cả những điều đó làm cho anh, đại tá Bêlikốp, có cảm giác như mình làm chưa hết sức như ngoài mặt trận để có thể chặn đựng đòn tấn công của kẻ địch và tiêu diệt chúng. Thời gian đầu chiến tranh, cảm giác đó làm anh hết sức day dứt. Grigôri đã viết đơn cho Giám đốc xin được ra mặt trận. Lúc đó là vào tháng thứ hai của cuộc chiến tranh. Từ tờ mờ sáng, giám đốc đã cho gọi anh tới. Khi Grigôri vào, giám đốc còn đang ngồi sau bàn, đầu ông gục xuống tấm bản đồ mở trước mặt, Grigôri đằng hắng, giám dốc bàng hoàng mở mắt, ông nói như thanh minh cho sự mệt mỏi của mình : - Đã hai ngày đêm nay tôi không hề chợp mắt.. thật là khó khăn vô cùng... Trên bàn trước mặt ông là tấm bản đồ vùng trung tâm của mặt trận. Những mũi tên xanh chỉ hướng địch có thể tấn công. Chúng đều chĩa mũi nhọn vào Mátxcơva. Bên cạnh các mũi tên là ký hiệu các sư đoàn phát xít, những tập đoàn quân xe tăng, các lực lượng dự bị chưa triển khai, phiên hiệu của các đơn vị đã được xác định. Những dấu chấm hỏi màu xanh được viết rải rác trên bản đồ chứng tỏ còn nhiều điều cần phải làm sáng tỏ. Người ta có cảm giác là tấm bản đồ này được lấy ra từ một bộ tham mưu cao cấp nào đó của Đức... Nhưng trên thực tế để có được một ký hiệu hay một con số, mỗi ngày tháng, mỗi phiên hiệu, các chiến sĩ tình báo Liên xô đã phải làm việc căng thẳng biết dường nào Giám đốc đã xua đi được cơn buồn ngủ của mình, ông ngẩng đầu mệt mỏi, mặt mũi hốc hác: - Quân đoàn của Manstâynơ vẫn thuộc tập đoàn quân số bốn chứ ?—--ông hỏi. Grigôri gật đầu, Giám đốc đánh dấu vào tấm bản đồ. - Còn tổn thất của địch thì sao ? Có tin gì mới không ? - Theo những tin tức chính xác, sau ba tuần lễ chiến đấu, địch mất trên ba nghìn tên — gần mười phần trăm quân số — Bêlikốp báo cáo. - Nhưng lần trước, đồng chí cho tôi số liệu khác kia mà — một trăm nghìn tên nếu tôi không nhầm. Sao lại khác xa nhau thế ? - Có thể là do báo cáo từ Béclanh gửi về chỉ nói về tổn thất hoàn toàn về những tên bị thương nặng và chết... Đêm qua chúng tôi vừa mới nhận được báo cáo mới. - Còn gì nữa không ? - Hôm nay có những tin nói rằng từ ngày mười chín tháng bảy ở Bôrixốp có một bộ tham mưu lớn, có thể là bộ tham mưu của phôn Bốc. Tiếc là tin đến hơi chậm. Sau khi đã báo cáo tình hình xong, Grigôri liền đưa đơn xin ra mặt trận. Giám đốc lướt mắt đọc qua tờ đơn. Tất cả chỉ vẻn vẹn vài dòng. Khuôn mặt ông bỗng nhiên trở nên lạnh lùng và đanh lai. Ông đưa mắt nhìn đại tá và im lặng. Grigôri cũng đứng im không nói. - Tôi khuyên đồng chí hãy cầm đơn về đi và từ nay đừng có bao giờ nhắc lại chuyện này nữa… - Giám đốc nói chậm rãi. - Nhưng xin đồng chí hiểu cho… - Tôi rất hiểu…Giám đốc ngắt lời, giọng nói của ông đã có phần gay gắt – tất cả chỉ là sự xúc động mà thôi…Thế đồng chí tưởng tôi không nghĩ như đồng chí hay sao ? Ta cứ xin ra mặt trận rồi trên giao cho ta một sư đoàn, cùng lắm là một trung đoàn và thế là ta có thể thanh thản với lương tâm…Nhưng đồng chí nên nhớ mỗi người trong chúng ta sẽ được đưa đến những nơi mà ở đó anh ta có ích nhất. Còn tự mình muốn rút…thì như thế cũng chẳng khác gì đào ngũ ! Chúng ta sẽ không nhắc lại chuyện này nữa. Đến đây ông trao lại lá đơn cho đại tá. Và thế là lại bắt đầu những đêm mất ngủ và những ngày làm việc căng thẳng ngoài sức chịu đựng của con người….. ….Trong một thành phố nhỏ của Đức nằm cạnh biên giới Thụy sĩ có một người Đức trước đây đã từng là thành viên công đoàn. Con trai của người này rất điển trai và mang dáng dấp của một người thuộc dân tộc Ariăng – vóc người cao, mặt mũi sáng sủa — những người như thế thường được lấy vào lực lượng SS. Anh ta đã phục vụ trong đội bảo vệ Híle khi hắn đi dã ngoại. Trước khi vào quân đội, anh ta là một người chơi vô tuyến nghiệp dư, đã tự tay chế tạo máy phát sóng ngắn cho mình và khi nhập ngũ đã hứa với cha rằng, hàng tuần cứ đến thứ bảy vào lúc nửa đêm, sẽ phát tín hiệu báo tin cho nhà biết mình vẫn còn sống và khỏe mạnh. Những tín hiệu này đã được phát đi từ Béclanh, Beckhtecxgađen từ miền Đông Phổ, từ khắp mọi miền nơi lập bản doanh dã chiến cho Hítle vào ngày đã định…… Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 25 Tháng Tám, 2019, 06:36:31 pm Vào một trưa tháng bảy, người con trai đã báo cho cha mẹ biết "đã đến Bôrixốp, mạnh khoẻ, những trận đánh ác liệt đang diễn ra”. Vài ngày sau, thông báo này đã đến tai trung tâm. Ngoài ra, trong những ngày này còn có một báo cáo nữa từ "ông già” của đội du kích Bạch Nga báo về : "Tại Bôrixốp có nhiều xe tụ tập. Trong số đó có những xe mang phù hiệu tướng tá cao cấp của Đức”. Các chiến sĩ tình báo đã tiếp cận cả với những điều bí mật nhất được Bộ chỉ huy Đức bảo vệ cẩn mật... Ganđe đã cho rằng tình hình ở ngoại ô Mátxcơva là hết sức bi thảm đối với quân đội Liên xô. Vào ngày thứ một trăm linh năm của cuộc chiến tranh, tức ngày 4 tháng 10 năm 1941, hắn đã viết trong nhật ký: “Chiến dịch Taiphun phát triển gần như kinh điển…Cụm xe tăng Gheppner đã kiên quyết đột phá vào tuyến phòng ngự của địch và đã tiến đến tận Môgaixka... Các cụm quân của địch đã bị bao vây chặt...” Thật ra những tổn thất nặng nề mà quân đội Đức đã phải gánh chịu trên mặt trận phía Đông đã làm cho tên Tổng tham mưu trưởng lo lắng. Trước lúc bắt đầu chiến dịch "Taiphun”, Đức đã bị mất 550.000 tên —hơn 16 phần trăm tổng số lực lượng hoạt động trên chiến trường Nga. Điều này hắn cũng ghi trong nhật ký công tác… Ngay từ tháng bẩy theo lệnh của Giám đốc, đại tá Bêlikốp đã chuẩn bị và gửi đến các "vọng gác” của mình các chỉ thị của trung tâm. "Hãy tập trung mọi cố gắng để thu thập những tin tức về quân đội Đức. Hãy theo dõi và báo cáo ngay về các cuộc tập trung quân của Đức từ Pháp và các nước phương Tây khác sang phía Đông”. Ít lâu sau đã có trả lời : "Ở Đức hiện nay đang thành lập 26 sư đoàn mới. Mọi việc sẽ xong vào đầu tháng chín”. Những tin tức này có liên quan đến việc mở đầu đợt tấn công vào Mátxcơva. Nhưng bây giờ thì tình hình như thế nào rồi? Đúng vào thời điểm căng thẳng nhất thì liên lạc và vô tuyến với Béclanh bỗng nhiên bị gián đoạn. Ngày lại ngày cứ thế trôi qua mà vẫn chưa nối lại được liên lạc. Nỗi lo lắng ngày một tăng. Giám đốc đã lệnh phái hai hiệu thính viên là Ganx và Lêlia đi bằng máy bay để thực hiện nhiệm vụ. Địa điểm nhảy dù trên đất Ba lan gần biên giới với Đức. Hai người này đã lên đường— một hiệu thính viên trẻ trong lực lượng chống phát xít Đức và một cô gái của trường đại học Mátxcơva thạo tiếng Đức. Cuốc Vôn-phgan nhân viên hoạt động của trung tâm đã chuẩn bị cho chiến dịch này. Nhưng bây giờ anh đã có họ tên khác. ... Mười ngày đầy lo âu — khoảng thời gian cho phép để các chiến sĩ đổ bộ có thể báo tin về — đã trôi qua nhưng họ vẫn biệt tăm... Các hiệu thính viên của trung tâm hết đêm này qua đêm khác gọi Béc-lanh. Grigôri có mặt ở bên cạnh họ hàng giờ liền. Vẫn không thấy điện trả lời của Béclanh. Một cuộc họp đã diễn ra ở phòng Giám đốc để bàn về tình hình đã xảy ra. Đại tá Bêlikốp đề nghị : Giao chỉ thị cho hiệu thính viên Grin để anh ta đến Béc-lanh phục hồi liên lạc với nhóm "Kôrô và Anta” và nếu cần thì giúp đỡ cho họ. Bây giờ không thể làm gì khác hơn được nữa vì các hiệu thính viên dự bị đã không trả lời. - Nhưng làm như thế sẽ vi phạm những nguyên tắc bí mật cơ bản — một người trong cuộc họp phản đối. - Vâng, đúng là như thế đấy, nhưng ta phải làm cách nào bây giờ - Grigôri hỏi — chúng ta không thể cứ để kéo dài mãi tình trạng thiếu tin như thế này được. Cần phải mạo hiểm... Giám đốc đồng ý. Cần phải chuẩn bị nội dung và chờ đợi thêm ít ngày nữa đã. Chiến dịch này hết sức mạo hiểm. Hơn nữa không còn có thể trông cậy tuyệt đối vào khóa mã được nữa. Mátxcơva đang sống những ngày căng thẳng, khó khăn nhất của toàn bộ cuộc chiến tranh. Đến đêm có lệnh : trung tâm phải chuẩn bị di tản. Quân đội phát-xít đã tiến sát ngoại vi thành phố. Ai mà biết còn được bao nhiêu thời gian để di tản kịp. Những đoàn xe tải quân sự đậu hàng dãy dài chờ chở hàng đi. Những chiếc tủ bảo mật nặng trịch được khiêng ra. Ngưìri ta chuyển những can đựng xăng vào nhà, cài mìn và bộc phá, lắp ngòi nổ, rải giây giật để lúc cần có thể cho nổ tung tất cả. "Vào thời điểm nguy hiểm trực tiếp” như trong lệnh đã ban hành. Chỉ huy trưởng của Cục đã phân phát súng và rất nhiều đạn dược cho các sĩ quan. Bên cạnh đó, các công việc trong ngày vẫn tiếp tục. Các nhân viên điện đài ngồi trong căn phòng đã được cài mìn áp chặt ống nghe vào tai lắng nghe tiếng tín hiệu phát trên các làn sóng, Tiếng cần "ma níp” tạch tè phát không ngừng những cặp số được ghép lại thành những bức điện. Riêng nhân viên phụ trách trực cạnh với Béclanh vẫn tuyệt vọng nhắc đi nhắc lệnh "Peteich...Peteich. Nghe rõ không ?... Tôi chuyển sang thu…”. Không một lời đáp lại câu hỏi của hiệu thính viên. Tuyệt nhiên không làm sao bắt được liên lạc với Béclanh… Tình hình trong những ngày này thật là đen tối. Giữa đại tá Bêlikốp và Giám đốc lại có chuyện to tiếng với nhau nhưng người nào cũng có phần đúng cả. Grigôri không tài nào hiểu được đã có chuyện gì xẩy ra với Bécianh, tại sao Anta và Kôrô... lại không trả lời. Một tuần đã trôi qua mà vẫn bặt tăm không hề có một tín hiệu nào. Điều gì đã xảy ra đây — đổ vỡ hay trục trặc kỹ thuật ? Grigôri đoán mãi không ra. Anh nói với Giám đốc : - Xin đồng chí cho tôi ở lại Mátxcơva... May ra có thể khôi phục lại liên lạc với Béclanh... - Không được... Đồng chí phải đi cùng với đoàn... - Nhưng Anta sẽ không bắt được liên lạc... Chỉ có tôi mới có thể... - Đại tá Bêlikốp, vấn đề đã được quyết định! — Giám đốc cao giọng — đồng chí hãy giao việc lại cho cấp phó của mình. Đồng chí hãy chấp hành mệnh lệnh đi! Giám đốc hất hàm ra phía cửa sổ. Những tàn tro bay trong không khí lạnh như những bông tuyết màu nâu đen. Người ta đã đốt tài liệu lưu trữ trong nồi sup-de. Những tàn tro được luồng khí nóng đưa qua ống khói đang từ từ hạ xuống mặt đất giá lạnh. Những con gió nhẹ xua chúng bay lên trong sân trông như những làn tuyết mầu đen nhẹ tênh lẩn quẩn dưới chân... Grigôri lặng thinh bước ra khỏi phòng. Đêm hôm đó,anh đi sơ tán và trao lại công việc dở dang cho đồng chí thiếu tá cấp phó của mình. Mátxcơva thông báo tình trạng giới nghiêm.. Vào những ngày này, một bức điện vô tuyến mang nội dung chỉ thị bắt liên lạc và giúp đỡ những người đang hoạt động tại thủ đô Béclanh đã được phát đi trên làn song cho một nhóm hoạt động khác. Trong bức điện mật mã phát đi có địa chỉ, họ tên những cán bộ hoạt động bí mật và mật khẩu cần thiết để liên lạc với họ. Mặc dù không có hy vọng liên lạc được với Béclanh, nhưng đề phòng mọi trường hợp, trung tâm còn phát thêm một bức điện nữa cho Sunxe Bôiden. Bản sao của bức điện đã được gửi đi cho Anta. "Giám đốc gửi Kôrô. Hãy chờ người của ta đến. Người này mang chỉ thị nối lại liên lạc hai chiều với các anh... Cố gắng bắt liên lạc vào ngày hai mươi tháng mười. Trung tâm nghe các anh bắt đầu từ lúc 9 giờ 00. Giám đốc”. Bức điện này cũng không đến được nơi cần phải báo. Nhưng cùng lúc đó đài thu sóng tại Krants đã ghi lại được. Giờ đây, tại Krants đã có được tất cả những cuộc đàm thoại đáng ngờ nhưng không biết được đằng sau những con số là gì. Bọn Đưc đã cho bức điện báo mới thu được vào cặp ghi dòng chữ “Cần giải mã” thế nhưng chúng đành chịu chết không tài nào tìm ra được ẩn số của những bức điện vô tuyến đó… ......................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 28 Tháng Tám, 2019, 09:00:05 pm 4. Anh thợ tiện Rôbe Urig, nhà báo Iôndic, nhà ngôn ngữ và sử học Vinhem Gútđophơ, nhà hoạt động cách mạng Antôn Dépcốp… là những người cùng chung số phận, cùng chung một ý chí, cùng một thời đại. Giống như nhiều người khác, họ đã đấu tranh vì nước Đức mới dân chủ chống lại chế độ chuyên chế của Hítle, chống chiến tranh và chủ nghĩa phát xít. Họ đã lãnh đạo phong trào kháng chiến dân tộc, thành lập mặt trận nhân dân thống nhất đấu tranh chống chủ nghĩa Hítle. Giờ đây họ không còn nữa, nhưng tên tuổi của những người ngã xuống đã được khắc lên một tấm bia đá trong một nghĩa trang liệt sĩ yên tĩnh tại Béc-lanh... Họ đã từ giã cuộc sống của chúng ta… Chiến tranh với nước Nga Xô viết đã diễn ra, bọn lính Đức bị đầu độc đang dày xéo đồng ruộng nước Nga và tiến sâu vào trong lãnh thổ Nga. Bọn chúng tưởng chừng như thắng lợi đã trong tầm tay —Quốc trưởng của chúng đã nói như vậy mà. Nhưng đâu có phải tất cả mọi người dân Đức đều mang trong người dòng máu quân phiệt hiếu chiến của bọn quốc xã. Không phải ai cũng nghĩ như chúng. Những người yêu nước chống phát xít vẫn đang tiếp tục đấu tranh... Vào những ngày này, Iôndic đã viết một bài báo cho tờ báo bí mật “Innere front” (Mặt trận bên trong), anh đã so sánh cuộc đấu tranh trong long nước Đức như một mặt trận thứ hai còn chưa được triển khai. Tờ báo nhỏ, xuất bản với một số lượng không nhiều nhưng ý nghĩa của nó rất lớn. “Mặt trận thứ hai – bài báo nói – được thành lập không phải sự tham chiến sắp tới của quân đội Anh, Mỹ. Mặt trặn thứ hai có ở khắp nơi - ở bất cứ nơi đâu có những người tích cực đấu tranh chống Hítle. Mặt trận thứ hai có trong mỗi xí nghiệp, mỗi đường phố. Những người dân châu Âu bị bọn Đức áp bức, nô dịch cầm chắc vũ khí trong tay hoặc sử dụng các phương tiện phá hoại ngầm đứng lên chống lại bọn phát xít xâm lược, sẽ là những chiến sĩ tích cực của mặt trận thứ hai. Công nhân tìm cách phá hoại ngầm việc sản xuất sản phẩm quân sự tại nhà máy của mình, nhân viên đường sắt cản trở hoặc phá hoại việc vận chuyển quân sự, nông dân phản kháng lại bạo lực quan liêu, người nội trợ bất bình trước cuộc sống đói nghèo của nhân dân — tất cả đều là những chiến sĩ của mặt trận thứ hai… Mặt trận thứ hai không phải chỉ là niềm hy vọng của ngày mai. Nó đã có và đang tồn tại... Chỉ nhanh chóng kết thúc chiến tranh mới có thể cứu được châu Âu khỏi cảnh chết chóc, cứu nhân dân Đức khỏi thảm họa của dân tộc... Đấy là lý do tại sao nhân dân Đức phải cầm chắc vận mệnh của mình trong tay, tiêu diệt chế độ chuyên chế của Hítle tạo tiền đề cho việc thành lập một Nhà nước Đức tự do, lao động trong hòa bình và hữu nghị với tất cả các dân tộc…” Ba nhà hoạt động bí mật cầm đầu nhóm kháng chiến Béclanh đã thảo luận bài báo này để chuẩn bị cho in. Iôndic để những tờ giấy do anh viết sang một bên và nhoài người vớ lấy tẩu thuốc. Trên bàn bày la liệt những quân bài để ngụy trang. Họ làm ra vẻ như đến đây để chơi bài. - Thế nào ? — Dic hỏi. Cuốc, tên bí mật của Antôn Dépcốp, đang chăm chú xóc cỗ bài. Trong số ba người ngồi đây, anh là người cuối cùng thoát khỏi trại giam. Tuy vậy chưa đầy một năm sau, anh đã kịp làm những công việc cần thiết. Trước hết là anh đã tập hợp được những người tin cậy. Những cơ sở nòng cốt đã được thành lập trong nhiều xí nghiệp ở Béclanh và trong các các nhà máy quân sự. Nhưng Dépcốp vẫn cho rằng đấy vẫn mới chỉ là bước đầu công việc của họ. Những người lãnh đạo nhóm kháng chiến đã tìm kiếm để bắt nối liên lạc với các thành phố khác , như Xăcxônia, Rua, Hămbua. - Tôi thấy đúng đấy.— Cuốc nói — Cần phải nói về những hình thức mới của hoạt động bí mật, chuyển từ hoạt động tuyên truyền, giải thích sang việc làm cụ thể. Cũng có thể nên nói thêm về liên lạc với công nhân nước ngoài, với các trại giam tù binh. Họ đang cần sự giúp đỡ của chúng ta. Hơn nữa phá hoại ngầm trong các xí nghiệp sẽ không có kết quả nếu như chúng ta không lôi cuốn những người Nga, người Pháp bị xua đuổi sang Đức. Cần phải nhìn nhận sự việc một cách tỉnh táo rằng hiện nay công tác tuyên truyền của Gơben, chính sách mị dân của bọn quốc xã vẫn còn ăn sâu trong tâm não của người dân Đức hơn là công tác tuyên truyền giải thích của chúng ta. - Điều đó là đúng đấy — Rôbe Urig nói — nhưng lao động cưỡng bách đối với người nước ngoài, tình trạng nô lệ phát xít cần phải là đề tài cho các tờ truyền đơn và bài báo trong tạp chí của chúng ta. Khi tôi còn ở Praha, các đồng chí từ trung tâm đã đến khuyên ta nên hết sức chú ý đến điều này. Hàng ngày có hàng chục đoàn tàu chở người Nga từ phương Đông sang đây. Những người Pháp và Bỉ cũng đang trong tình trạng như vậy. Họ bị giam giữ trong những điều kiện khắc nghiệt. Lao động nô lệ cũng là một trong những tội ác của bọn phát xít. Những người trong trại lao động cần phải biết được rằng trong nước Đức phát xít họ không chỉ có kẻ thù mà còn có ca những người bạn đang đấu tranh chống chủ nghĩa quốc xã. - Ta làm thế này nhé — Dic đề nghị — Chúng ta sẽ gửi một số ấn bản tới các trại lao động. Ta sẽ in tạp chí và truyền đơn bằng một số thứ tiếng. Cậu có thể bắt mối với Guđônphơ được không I Dic hỏi Urig — tất nhiên không phải là cậu trực tiếp làm mà là qua liên lạc viên như Bubi chẳng hạn.. - Việc này thì không lấy gì làm khó khăn lắm…. Bubi làm việc rất tốt. Thực tình mà nói cô ta có quan điểm riêng của mình về hoạt động bí mật. Cô ấy cho rằng nguy hiểm chẳng qua là yếu tố tâm lý mà thôi. - Nghĩa là thế nào ?— Cuốc hỏi lại. - Thế này nhé, chẳng hạn khi đi rải truyền đơn thì cô ấy lý luận : truyền đơn chỉ như những tờ tranh cho trẻ con. Mà đã là tranh thì chẳng ai nói rằng, đem đi dán vào ban đêm lại nguy hiểm cả. Nghĩa là nguy hiểm chỉ là một giả định. Bubi đã nghĩ như thế đấy... Bên cạnh đó, cô bé ấy rất táo bạo và tháo vát. - Bubi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đóng vai thủy thủ thiếu niên đi Thụy sĩ — Dic tán thành — Cô bé đã tỏ ra rất bình tĩnh, tin tưởng... Bubi biết rõ về Braun. Chỉ cần tổ chức gặp gỡ cho khéo là được….. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 14 Tháng Chín, 2019, 07:28:20 am Câu chuyện đang nói về Vinhem Gutđophơ, người đã tự chọn cho mình bí danh là Pôn Braun. Các đồng chí trong tổ chức bí mật đã gọi anh là "chuyên gia ngôn ngữ" vì khả năng tuyệt diệu của anh trong việc nghiên cứu các thứ tiếng nước ngoài. Nhà ngôn ngữ học xuất chúng này đã biết tám thứ tiếng châu Âu. Khi còn đang ở trong nhà tù khổ sai, Gútđophơ đã sống chung cùng một khám với một nhà nghiên cứu phương Đông là Philip Seppher, và với sự giúp đỡ của người này, anh đã học thêm được tiếng Ả rập và tiếng Trung Quốc…Họ đã quy định với nhau – chỉ nói chuyện luân phiên với nhau bằng thứ tiếng đang nghiên cứu trong thời gian nhất định — một, hai tháng hay có khi hơn tùy theo mức độ ngôn ngữ cần học. Thời gian thì không thiếu vì hai người ở với nhau năm năm trong tù. Tiếng Ả rập là thứ tiếng nước ngoài thứ hai mươi hai mà Vinhem Gutđophơ biết thành thạo. Hai nhà hoạt động bí mật mãn hạn tù khổ sai tại Liukau đã tự gọi đùa mình là hội viên "hội ăn cơm tù”. Ngay từ khi còn trong tù, họ đã mơ ước ngày được tự do, thỏa thuận về những cuộc gặp gỡ sắp tới, về sự cộng tác một khi đã "sổ lồng”. Và điều đó đã thành hiện thực : cựu biên tập phòng quốc tế "Rote phane” Vinhem Gutđophơ và người bạn tù, nhà phương Đông học Philip Seppher đã bắt liên lạc được với tổ chức bí mật, chịu trách nhiệm xuất bản tờ tạp chí bất hợp pháp "Innere Front”. Công việc đã xong xuôi nhưng chẳng ai muốn về. Những cuộc gặp mặt như thế này đâu có phải là chuyện dễ dàng. Họ quay về đề tài ý nghĩa cuộc sống hiện thời. - Các cậu có biết mình đang nghĩ gì không ? — Urig nói — Tớ thấy cuộc sống trong nhà tù dù có đáng nguyền rủa thế nào đi chăng nữa thì ở đấy ta cũng còn có thể nói chuyện, thì thầm với bạn bè..Còn bây giờ đây, chúng ta đang sống mà cứ như những con chó sói bị xua đuổi. - Bọn quốc xã chết tiệt! Những cuộc gặp gỡ như hôm nay thật là một dịp may hiếm có đấy… - Không biết mọi người ở Liukau bây giờ thế nào rồi nhỉ…Có khi họ đang chuẩn bị vượt ngục cũng nên. - Chúng ta cần phải giúp đỡ họ - Cuốc trả lời – mà đấy cũng là phần công việc của chúng ta. Cần phải có người. Sao mà lúc này chúng ta lại cần những chiến sĩ tích cực đến thế!..Hãy tính thử xem. - Cậu lại muốn như trước hay sao ấy! – Dic bật cười – Hình như cậu bị bắt cũng vì thế thì phải. - Không hoàn toàn như vậy đâu... Sau khi Ten-lơ-man bị bắt, chúng tớ đã gom góp được một ít tiền để giúp đỡ cho Rôda, vợ đồng chí ấy. Tớ ngốc quá, tự mình mang tiền lại đằng đó và thế là bị chúng nó chộp đưa đi đày năm năm... - Ten-lơ-man bây giờ ở Bautsen chứ ? - Ừ.. nhưng mà chẳng có liên lạc gì cả. Chỉ có con gái đồng chí ấy là Munika đôi khi có lui tới. - Qua đứa con gái thì sao ? - Khó lắm... Ôi giá như cuộc vượt ngục lần trước của đồng chí ấy thành công thì hay biết bao ! Nghe đâu tất cả chỉ vì một giọt dầu. - Đúng thế đấy. Người gác cửa mà Ten-lơ-man đã lôi kéo được, tra dầu vào ổ khóa để khi mở không gây ra tiếng động nhưng dầu đã thấm ra cửa... Chúng nó phát hiện ra và báo động... Xe thì đã chờ sẵn cạnh nhà tù. Chỉ cần năm phút nữa thôi là đồng chí ấy đã có thể tự do... - Nhưng ở Praha người ta đã nói với tôi là trong đảng có kẻ phản bội - Urig phản đối — Mọi chuyện đều do tên đó gây ra. Sau đó chính tay trưởng ngục đã thêu dệt lên chuyện giọt dầu để đưa kẻ khiêu khích ra ngoài cuộc. Mấy năm sau người ta mới phát hiện ra hắn... ... Đối với Rôbe Urig cuộc gặp gỡ với các bạn anh lần này là lần cuối cùng. Sau đấy mấy tháng anh đã bị bắt cũng do bàn tay của kẻ khiêu khích. Toàn bộ tổ chức đã bị phá vỡ. Đấy là nhóm chống phát xít lớn do Urig thành lập bao gồm hàng trăm người làm việc trong hơn ba mươi xí nghiệp của Béclanh. Nhiều người trong số này đã bị tra tấn dã man, đặc biệt là Urig và hai đồng chí của anh là Remer và Dăc. Hai mươi người không chịu được cực hình đã chết trong thời gian "thẩm tra”. Cuộc điều tra kéo dài rất lâu, Giéttapô hy vọng phát hiện được thêm những người khác nữa nhưng không đạt được ý muốn. Sau đó, chúng đã đem bắn tất cả những người bị bắt gồm một trăm sáu mươi người... Antôn Dépcốp nhớ lại cuộc gặp gỡ cuối cùng với Urig, nhớ lại lời nói của anh về việc giúp đỡ quân đội Liên xô trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Khi đó Urig đã nói: “Việc giúp đỡ quân đội Liên xô và bảo vệ nước Nga xô-viết phải là hình thức cao nhất trong cuộc đấu tranh của chúng ta chống chủ nghĩa phát xít. Đấy cũng chính là cuộc đấu tranh vì nước Đức của chúng ta. Mặc cho kẻ thù nói chúng ta là thế nào đi chăng nữa, nhưng tôi xin nói thẳng cho các đồng chí biết rằng chúng ta tự đi liên lạc với Liên xô để báo cho họ biết về những nguy cơ chiến tranh. Không biết những tín hiệu của chúng ta có đến nơi được hay không. Bubi đã mấy lần bỏ thư của chúng ta vào thùng thư của Đại sứ quán Liên xô”. Antôn còn nhớ mãi nụ cười cởi mở và đôn hậu của Urig. Anh thường tươi cười khi nói chuyện với bạn bè… Bubi cũng bị bắt cùng với những người khác. Cô bị giữ lại ngay trên đường về. Trong tay cô là chiếc vali con đựng quân phục của người lính nhảy dù vừa mới tới Béclanh. Bọn Giéttapô không hay biết một chút gì về những tờ truyền đơn mà Bubi gọi là "Những bức tranh truyền hình”...Chuyện thủy thủ thiếu niên Krôidinge trên tàu "Maria Luida” cùng vẫn còn là bí mật. Điều làm cô bị lộ là bộ quân phục binh nhì của quân đội Đức để trong chiếc vali con. Bubi đã không giải thích được đó là quần áo của ai. Bọn Giéttapô tra tấn rất dã man nhưng cô tuyệt nhiên không khai gì, cô cũng bị bọn chúng tuyên án tử hình….. .......................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 09 Tháng Mười Một, 2019, 06:21:41 am 5. Inda đoán mãi vẫn không ra. Chị đâm thất vọng vì đã mấy ngày nay, không phải, gần tuần nay rồi, chị bị mất liên lạc với Mátxcơva. Đương lúc những sự kiện vùng ngoại ô Mátxcơva đang rối tung lên thì những tin tức quan trọng và cần thiết lại bị ứ đọng lại đây. Đài phát thanh Đức từ sáng đến tối làm rùm beng lên về chiến thắng nước Nga Xô-viết đang đến gần. Xen kẽ với những bản tin là những hành khúc khải hoàn, những bản nhạc ầm ĩ. Tiếng kèn, tiếng trống chói tai càng làm cho Anta cảm thấy như bị bất lực... Nhưng rồi bỗng một sớm chủ nhật chuông điện thoại trong phòng chị vang lên. Chị chạy lại máy nhưng chỉ nghe thấy những tiếng tút tít kéo dài, người nào đó gọi điện cho chị đã đặt máy xuống rồi. Một lát sau chuông lại vang lên rồi một giọng nói không quen biết truyền lại câu mật khẩu mà bấy lâu chị hằng mong đợi. Inda đáp lại mật khẩu và vừa sung sướng vừa hồi hộp chờ đợi cuộc gặp gỡ. Hai giờ sau, một liên lạc viên xuất hiện. Lại trao đổi mật khẩu. Đứng trước cửa là một người đàn ông trẻ tuổi dáng người tầm thước. — Chào chị, chị là Anta phải không ạ ? — người ấy nói — Có chuyện gì đã xảy ra với liên lạc của chị thế ? Inda nhìn thẳng vào mặt người được phái đến, cố nghĩ xem mình đã gặp anh ta ở đâu. Không còn nghi ngờ gì nữa, đúng là chị đã gặp con người này ở đâu rồi đó. Môi to bèn bẹt, trán vồ... và hai cái tai vểnh lên... Grin ! Đúng là anh ta rồi ! Trước chiến tranh chị đã được trên giao nhiệm vụ chuyển tấm ảnh của anh ta cho cụ Khiubne "chủ nhà băng”. Sau đó chị đã nhận từ tay cụ Khiubne một tấm hộ chiếu làm sẵn trong có dán tấm ảnh ấy. Trên thực tế thì chị chưa gặp người này lần nào. Đồng chí giao thông viên trao cho chị tấm ảnh cùng những tài liệu cần thiết và dặn chị rằng: chỉ riêng chị là được phép đến gặp Êmin Khiubne mà thôi. Chị phải đích thân đến nhận hộ chiếu chứ không được qua tay ai khác. Người giao thông viên đó là Pôn, người cùng làm việc với Cuốc Vônphgan.. Cũng chính Pôn đã dẫn chị đến làm quen với cụ thợ khắc trước lúc anh rời Béclanh. Anh đã dặn đi, dặn lại chị là phải liên lạc trực tiếp với cụ Khiubne để không có thêm ai khác biết cụ. Cụ thợ khắc Khiubne đã tám mươi tuổi, râu tóc bạc như cước, sống cùng với người con gái, một chàng rể và đứa cháu ngoại trong một ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong một khu vườn bỏ hoang tại ngoại ô Béclanh. Trong nhà có một hầm ngầm ăn thông sang phố bên cạnh. Pôn đã nói với chị : "Anta ạ, cô được ủy thác một bí mật lớn nhất đấy — cụ Khiubne chuyên làm hộ chiếu và giữ tiền cho tổ chức. Cô biết đấy, chỉ được liên lạc với Khiubne khi có lệnh của trung tâm mà thôi...” Chị vẫn còn nhớ như in là đã gặp "chủ nhà băng” hai lần. Liên lạc viên nói rằng trên sẽ giao cho chị một hiệu thính viên mới để duy trì liên lạc vô tuyến, rằng đấy là một người có tay nghề và là một người có kinh nghiệm hoạt động bí mật. Ngoài ra, người này có báo rằng nếu như liên lạc với trung tâm lại bị đứt thì sẽ chuyển các báo cáo qua các giao thông viên. Sau đó mấy hôm, Grin gặp Khanăc và Bôiden. Ba người vừa đi dạo trện con đường Ghigaten vắng vẻ vừa nói chuyện với nhau. Những bức tượng đá của triều đại Gôgentxôlenốp đặt trên những bệ cao lộ rõ qua những cành cây trần trụi. Cách ba người đàn ông không xa có hai người phụ nữ khoác tay nhau dạo bước. Đấy là Mindrit nghiêm trang và Libectac vui nhộn, họ luôn luôn sẵn sàng thông báo cho các nhà hoạt động bí mật khi có biến. Và thế là các đài phát bí mật tại Béclanh lại bắt đầu hoạt động. Nhưng có điều là các báo cáo đã dồn ứ lại nhiều đến nỗi các hiệu thính viên không kịp chuyển chúng đi đúng thời hạn. Một phần lớn tin tức phải chuyển qua lực lượng giao thông viên tin cẩn. Trong một báo cáo khẩn có nói: “Gửi Giám đốc. Nguồn Kôrô…Kế hoạch số ba có liên quan đến đợt tấn công vào Kápkadơ sắp tới vào tháng mười một đã được hoãn lại tới mùa xuân năm sau. Sẽ tiến hành bố trí lại lực lượng cho tới mồng một tháng năm năm sau. Việc đảm bảo kỹ thuật như tích trữ đạn dược, vật tư kỹ thuật... sẽ phải hoàn tất trước ngày mồng một tháng hai năm bốn mươi hai. Các lực lượng tấn công vào Kápkadơ sẽ được triển khai trên tuyến Lôdôvaia — Truguép — Bengôrớt — Actứcka — Kraxnôgrat. Bộ Tham mưu cụm quân đóng tại Khacốp. Chi tiết của kế hoạch sẽ được thông báo sau. Kôrô”. Trong thông báo này, Bôiden lần đầu tiên đã nói tới thành phố Lêningrát, vạch ra cho bộ chỉ huy Liên xô ý đồ chiến lược của quân đội Đức, hướng tấn công dự định cho mùa hè năm 1942. Anh đã báo trước sự kiện này tám tháng. Khanắc đã nhận được những tin tức này từ các nguồn khác nhau trong Bộ Kinh tế. Ông nghiên cứu các vấn đề đảm bảo nhiên liệu cho đất nước trong tương lai, bao gồm cả nhu cầu cho quân đội. Một câu trong phần nói về "xăng dầu” đã làm cho ông lưu ý : "Để có được những nguồn dầu mới và phong phú khác cần phải đợi đến cuối mùa xuân, đầu mùa hè năm 1942..”. Tất nhiên câu này có hàm ý nói về khu vực dầu mỏ Kápkadơ. Một kế hoạch tấn công lớn miền Nam nước Nga vào mùa hè năm tới đã được vạch ra với ý đồ đó. Chính vì lẽ đó mà một bản báo cáo mới đã được gửi về trung tâm khẳng định thêm thông báo của Kôrô. Đường dây liên lạc vô tuyến giữa Mátxcơva và tổ chức bí mật ở Béc-lanh vượt qua mọi trở ngại, vẫn được duy trì trong suốt một năm rưỡi kể từ khi chiến tranh nổ ra... ...................... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 11 Tháng Mười Một, 2019, 07:26:23 am Phrau Mirke đang bồn chồn trước một việc bất ngờ — bà được mời đến Béckhtesgađen, đến ngay Phủ Thủ tướng chứ không phải đâu khác... Nỗi băn khoăn của bà chủ hiệu thời trang đã lan sang các nhân viên của bà ta, những người vẽ mẫu quần áo, thợ cắt, thợ may, những người đã cùng với phrau Mirke tíu tít chần nốt những đường chỉ cuối cùng. Họ không ngớt thì thào với nhau về những tình tiết trong chuyến đi sắp tới của bà chủ. Êva Braun, người tình của Hítle đã đặt may y phục dạ hội để mặc trong buổi chiêu đãi sắp tới tại Mátxcơva. Quân đội Đức sắp tiến vào thủ đô Liên xô. Quốc trưởng đã định ngày duyệt binh và chiêu đãi lớn trong điện Kremlin. Thời gian gấp lắm nên phrau Mirke vội vàng đáp máy bay đến Béckhtesgađen để thử lần cuối cùng. Áo váy đã có thể may xong từ lâu nếu như có đăng-ten của Pháp để viền các đường trang trí. Một chiếc máy bay đặc biệt đã được phái sang Pari để mua đăng ten, mà có nhiều nhặn gì cho cam, tất cả chỉ cần có một thước rưỡi. Sự nhốn nháo đã lên đến tột đỉnh khi vào ngày lên đường trong hiệu xuất hiện hai tên SS lực lưỡng đến để giúp một tay vào việc sắp xếp những thứ cần thiết vào vali cho ả Êva Braun và luôn tiện giám sát việc này. Bà chủ cửa hiệu nín thở cố xếp mọi thứ vào vali cho thật ngay ngắn và khi tất cả đã đâu vào đó, hai tên SS khóa vali lại và đem ra chiếc xe "Khorkh” đậu trước lối ra vào cửa hiệu. Cửa hàng thời trang tân kỳ mang tên nữ chủ nhân cũ "Anna Maria” nằm ở trung tâm Béclanh trên phố Briútken gần Chirgaten. Đặt may quần áo ở đây là niềm mơ ước của những người chuộng mốt ở Béclanh: phrau Mirke chỉ phục vụ cho những người được ưu đãi, những bộ mặt của tầng lớp thượng lưu đứng đầu là Êva Braun, những hạng người mà dân Béclanh quen gọi là "váng kem”. Phu nhân của những kẻ đứng đầu Nhà nước phát xít như vợ của thống chế Gơrinh, Gơ-ben, của thống chế Câyten, của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ribentrốp, của thống chế Kécxenrinh, của người cầm đầu lực lượng lao động dự bị Khir... Ngoài ra, tất cả các minh tinh màn bạc Đức cũng đều đến đây may quần áo. Cũng tại nơi đây, trong phòng trưng bày mốt quần áo trên phố Briútken, có một phụ nữ trẻ xinh đẹp tên là Ina Lautenslêger làm nghề mặc đồ mẫu. Về mặt hình thức, Ina không thua kém các nghệ sĩ Hôliút. Ina phục vụ các khách hàng cao cấp, giới thiệu cho họ các kiểu may bằng cách mặc mẫu những mốt mới nhất cho họ xem. Ả Êva Braun lúc đến đây chọn các kiểu may đã nhờ cô gái mặc đồ mẫu kiều diễm mặc hết kiểu này đến kiểu khác và đi đi lại lại nhiều lần cho ả xem. Trong lúc chờ đợi đến lượt vào may đo, “các bà quyền quý” đã kháo nhau đủ mọi chuyện trên đời để cho hết thời gian, mà không thèm giữ ý trước mặt cô gái làm mẫu duyên dáng, lễ phép. — Các bà có biết không — Braun nói với giọng điệu của một cô nương nhõng nhẽo — tôi không thể nào tưởng tượng được là làm sao mà người ta lại có thể ăn bánh rán bằng magarin (mỡ thực vật) được kia chứ. Tôi, tôi thì... Tiếp đó là cuộc bàn cãi sôi nổi xem ai thích gì và họ tỏ ra ngạc nhiên trước việc con người lại có thể sống bằng tem phiếu lương thực và xếp hàng để mua phần thực phẩm ít ỏi của mình được. Nhờ trời, tất cả những cảnh này sắp qua đi — những đoàn tàu chở các loại thực phẩm hảo hạng đang trên đường từ Ukrain về. Bỗng nhiên, phrau Gơben hạ giọng như khi người ta sắp nói về một chuyện cười mang ẩn ý hoặc kể về những tin tức mới mẻ nhất: "Các bà có biết không, Ribentrốp có...” Sự thể câu chuyện là như thế này: Bộ trưởng phôn Ribentrốp vừa xây xong cho cô con gái một chiếc bể bơi nhưng chẳng hiểu tại sao gạch tráng men mầu xanh dùng để ốp bể bơi lại làm cho người tắm xanh xao. Ribentrốp đã quyết định cho kiểm tra lại. Bấy giờ đã là mùa thu nhưng người ta vẫn phái mười tên SS đến, mặc cho nước bể lạnh buốt, nhào xuống bơi kiểm tra rất lâu bốn xung quanh thành bể để giám định xem có đúng là bể bợi này đã làm cho người ta bị xanh xao không. Cũng có thể đúng như vậy vì quả tình mấy tên lính SS có tái người đi thật nhưng có lẽ do chúng bị nhiễm lạnh thì đúng hơn. Song để đề phòng mọi khả năng xấu, người ta đã quyết định thay lớp gạch ốp bể đó đi. Trong những câu chuyện tầm phào, ngồi lê đôi mách của các bà, đôi khi cũng có những chi tiết đụng chạm đến các bí mật về hoạt động quân sự sắp tới mà các bà nghe được qua các đức ông chồng. Ina đã kể lại tất cả những chuyện nghe được trong cửa hiệu cho người bạn trai của mình là Hanxơ Kôppi. Còn Hanxơ lại chuyển những tin tức quan trọng nhất đi tiếp….. Lần này họ gặp nhau trên bờ hồ Lênitse. Hanxơ ngồi chèo thuyền còn Ina khe khẽ kể cho anh về việc nháo nhác trong hiệu ngày hôm đó. - Chuyện này quan trọng lắm — Kôppi trả lời — Thế bọn em có định đi không ? —Có, nhưng phải hoãn lại ít ngày vì phải may quần áo cho Êva Braun..... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 01 Tháng Tư, 2020, 08:18:38 am Các cô gái làm mẫu của Phrau Mirke đã chuẩn bị đi dự triển lãm mốt và quảng cáo những kiểu may mới cho mùa thu tới.
- Anh đã nói cho Kharô biết về chuyến đi của em, anh ấy rất quan tâm đến chuyện này và muốn gặp em. Em sẽ được giao nhiệm vụ đấy. Ina đã nghe kể về Bôiden nhưng chưa bao giờ gặp anh. Vào thứ tư sau bữa trưa, Hanxơ cùng đi với Ina đến một tiệm cà phê nằm đối diện ngay với Bộ Không quân, Kharô đã quy ước gặp gỡ nhau tại đây. - Em đẹp quá — Hanxơ nói đùa — Ai cũng để ý đến em đấy. Đi cùng với em nguy hiểm thật... Chỉ tội cho anh chàng Lautenlêge của em mà thôi. Ina mỉm cười. Kharô hầu như nối gót bước vào tiệm cà phê sau họ. Anh mặc quần áo dân sự. Nhìn thấy Kôppi anh tiến lại gần. Ina cảm thấy Kharô có vẻ lo lắng và mệt mỏi. - Đây là Pête của chúng ta — Hanxơ giới thiệu Ina với Bôiden, Pête là mật danh của Ina trong hoạt động. - Hanxơ đã nói về cô cho tôi biết từ lâu — Kharô nói — anh ấy khen cô nhiều, thế cô có sợ không ? Nhiệm vụ nguy hiểm đấy. Ina nhún vai : - Có lẽ anh nên hỏi tôi điều này sáu năm về trước.. Hanxơ chuẩn bị tinh thần cho Ina từ trước nên cô đã biết chuyện. Các đồng chí muốn cử cô làm giao thông viên để chuyển báo cáo đi. Nhiệm vụ này rất quan trọng. Nhưng Kôppi không nói gì cho cô hay biết việc các đài phát ở Béclanh đã lần lượt bị loại khỏi vòng chiến đấu. Liên lạc với Mátxcơva gặp khó khăn. Mọi hy vọng chỉ còn trông chờ vào giao thông viên đặc biệt mà thôi. Ina đã được chọn làm việc này. Trước đây cô đã từng là giao thông viên. - Thế thì tuyệt quá — Kharô thốt lên — hình như chồng cô phục vụ trong quân đội thì phải. - Vâng, đang ở mặt trận phía Đông ạ. - Tôi chả đã kể cho anh nghe rồi là gì – Kốppi nhắc — chồng cô ấy ở trong khẩu đội pháo hạng nặng. Các đại đội như thế chỉ trực thuộc Bộ Tư lệnh tối cao thôi. - Tôi nhớ ra rồi, tôi nhớ ra rồi...Thế còn có tin gì mới nữa không ? - Bọn quốc xã đang chuẩn bị ăn mừng thắng lợi ở Mátxcơva, vợ con chúng nó đang may sắm quần áo... Kôppi kể cho Kharô nghe những điều Ina đã thuật lại cho anh, Kharô trở nên trầm mặc. - Nhiệm vụ của chúng ta là không để cho chúng nó có thể ăn mừng được — anh nói — chuyến đi của cô — anh nói với Ina — có quan hệ trực tiếp đến chuyeenjnayf. Kôppi sẽ truyền đạt lại cho cô tất cả những điều cần thiết... Máy phát chịu không chữa được à ? — anh quay sang hỏi Kốppi. - Không, không chữa được đâu. - Chà, vậy là tất cả hy vọng chỉ còn trông cậy vào giao thông viên thôi — Kharo tư lự nói. Bôiden bước ra khỏi tiệm cà phê đầu tiên, sau đó là Kôppi và Ina. Hanxơ, Ina và chồng của Ina là Lautenlêge, Hen¬rich Sen và mộl số người đã từng kết bạn với nhau từ hồi còn nhỏ. Họ đã cùng học trong một ngôi trường làng tại Sarơphenbec. Trường này nằm tại một hòn đảo nhỏ bé trên hồ Têghende thuộc ngoại ô Béclanh. Trong trường có ký túc xá. Họ có ý định làm việc ở nông thôn nhưng mọi việc đã diễn ra không như mong muốn. Sau cuộc đảo chính phát xít một năm, những tên lãnh đạo mới trong trường đã tuyên bố rằng tất cả học sinh phải ghi tên vào đội Hítleriugend. Rất nhiều học sinh không ghi tên và thế là họ bị đuổi học. Hanxơ là người lớn tuổi nhất trong bọn nhưng khi đó cũng chỉ mới 19 tuổi. Hanxơ đã công tác trong ban chấp hành đoàn thanh niên cộng sản bí mật tại Béclanh. Khẩu hiệu đầu tiên do anh vieetslaf nhằm chống lại nguy cơ chiến tranh. Bấy giờ vào năm 1933... Chẳng bao lâu, Kôppi bị bắt giam tại sở Giéttapô. Vài tháng sau, chúng buộc phải thả anh ra vì không có bằng chứng gì cụ thể. Chờ cho hết thời hạn "cách ly kiểm dịch”, anh lại tiếp tục bắt tay vào công việc của mình — tìm kiếm những bạn bè cùng trường. Những nhóm kháng chiến chống lại chế độ Hítle tản mạn đã tìm kiếm nhau như những con suối vô hình đổ dồn về một hướng hợp thành một dòng thác mạnh mẽ. Ít lâu sau, Hanxơ đã trở thành hiệu thính viên của tổ chức bí mật. Những người đoàn viên trung thành với lý tưởng của mình đã tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít bằng mọi cách. Họ nhận ra chỗ dựa của các cuộc đấu tranh này là Liên xô. Khi cuộc chiến tranh Tây ban nha nổ ra, nhiều người trong số họ đã mơ ước được gia nhập lữ đoàn quốc tế cộng sản để đấu tranh bên cạnh những người Cộng hòa Tây ban nha. Nhưng không phải tất cả đều đạt được nguyện vọng đó, Hen-rich Sen và Lautenlêge bị bắt lính. Hanxơ thoát vì có nghi vấn chính trị. Sen phục tại Gatốp cách Pốtxđam không xa lắm. Tại đây thành lập các đơn vị của quân đoàn viễn chinh "Kodor” để chiến đấu phục vụ cho tên tướng Phrancô. Anh lính Sen làm việc trong kho quân nhu cung cấp áo quần, giầy dép và những thứ khác cần thiết cho bọn lính đi Tây Ban Nha. Anh có trong tay những bản danh sách quân nhân trong đó nói rõ quân số đó thuộc binh chủng nào. Nhưng tại sao lại có một số tên không được nêu rõ ? Tại sao thế nhỉ? Và rồi Sen đã biết được chúng là những nhân viên của Giéttapô được phái sang Tây Ban Nha để hoạt động gián điệp. Nhiều đồng chí của Sen hiện đang chiến đấu tại Tây Ban Nha nên anh quyết định thông báo trước cho những mối nguy hiểm đang đe doạ họ. Anh đã tìm được những con đường để chuyển sang Liên xô danh sách của bọn lính Hítle đẫ nhận quân trang trong kho quân nhu của thành phố Gatốp. Đấy là nhiệm vụ đầu tiên mà Sen đã thực hiện trong cuộc đấu tranh bí mật chống chủ nghĩa phát xít. Còn Ina, người thuộc tổ chức bí mật của vùng Sarơ-phenbec thì tham gia tổ chức bí mật muộn hơn, mãi sau khi Hanxơ ra tù. Lúc đó cô mới mười bảy tuổi và là nữ đoàn viên trẻ nhất trong tổ chức bí mật. Bề ngoài, trông cô có vẻ giống con trai, tính tình hoạt bát và tinh nghịch. Có lẽ chính vì thế mà các đồng chí của cô đã gọi cô là Pête. Ina tham gia rải truyền đơn. Cô rải chúng trong các rạp chiếu bóng, bỏ truyền đơn vào các thùng thư gia đình, duy trì liên lạc giữa các nhóm độc lập trong tổ chức đoàn thanh niên. Ina sống với mẹ đẻ ở ngoại ô Béclanh. Mẹ cô là thợ may, bà đã truyền nghề cho cô con gái. Ina có 1 thân hình cân đối trông như vận động viên và có khuôn mặt rất đễ thương. Đầu tiên cô được giao nhiệm vụ gia nhập câu lạc bộ thuyền buồm quý tộc nhưng sau đó cô trở thành người mặc thử mẫu áo trong phòng trưng bày quần áo phụ nữ "Anna Maria Kaide”…. Còn giờ đây Ina sắp phải chuyển một báo cáo quan trọng… Trước lúc đi, Hanxơ đã đem đến cho cô một gói nhỏ, nói rõ mật khẩu và địa chỉ yêu cầu cô nhắc đi nhắc lại mấy lần. Ina xin phép Phrau Mirke đi dạo phố và cô đã tìm ra con đường phố yên tĩnh và số nhà cần thiết. Cô gọi cửa và một người con gái tóc đen ra mở cửa. Họ trao đổi mật khẩu, cô gái nhận cái gói và đóng cửa đi vào nhà. Ina thở phào nhẹ nhõm quay về khách sạn... ...Ina đã để một đài phát bí mật trong căn buồng của mình tại Béclanh. Cô gái duyên dáng mặc thử mẫu quần áo của phòng trưng bày mốt "Anna Maria Kaide” bắt đầu bước vào những ngày tháng đầy nguy hiểm của công tác bí mật….. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 03 Tháng Tư, 2020, 08:07:49 am CHƯƠNG III….ĐỔ VỠ… 1. Các Giring nhớ rất rõ chuyện đó đã bắt đầu như thếnào và lão cảm thấy trong người có điều gì đó không bình thường… Điềm đó trước đây chưa từng xảy ra đối với lão. Lão bỗng cảm thấy mệt mỏi vô chừng và thấy khó chịu vô cớ. Những dấu hiệu mà mãi sau này mới biến thành căn bệnh trầm trọng. Lão cảm thấy suy nhược mọi chỗ, ở ngực, ở chân tay và cả toàn thân. Ít lâu sau, những cảm giác đó lại qua đi nên tên cố vấn hình sự không cho đó là chuyện hệ trọng. Có lẽ ở vào tuổi lão, mệt mỏi cũng là chuyện thường tình. Mà cũng có thể đó là do phản ứng của cơ thể sau cuộc nói chuyện diễn ra giữa lão với trưởng ngành cảnh sát hình sự, ngài Áctua Niôbe, trong phòng hình sự. Thực tình mà nói, cuộc nói chuyện này đã gây cho Giring ấn tượng sâu sắc hơn là chuyện khó ở bột phát của lão. Mãi sau này khi hồi tưởng lại trong óc những chuyện đã xảy ra, Các Giring mới xác định được rằng bệnh tình của lão xuất hiện đúng vào ngày hôm đó. Thông thường, Áctua gọi các nhân viên đến chỗ mình vào đầu ngày làm việc, thường là từ sáng sớm khi đầu óc còn minh mẫn, và lập tức hắn bắt đầu ngay vào câu chuyện. - Ngài hãy cho tôi biết, ngài có quen với ai đó tên là Anta Krau không thế? –Hắn hỏi cố vấn hình sự ngay khi cấp dưới của hắn đặt chân vào phòng. - Con mụ xem tướng ấy à ? Có phải ngài định nói con mụ lập biểu tử vi không ạ ? - Đúng con mụ ấy đấy !... Chúng ta phải xin quẻ của mụ ta về một con người hoàn toàn bí mật với tất cả, kể cả với ngài nữa đấy. Khi xin quẻ phải nói những gì thì ngài Hâyđơrit sẽ báo cho ngài biết sau. Ngài sẽ nhận được những chỉ dẫn tiếp theo qua ông ta. Ông ta đang chờ ngài đấy…Đấy là tất cả những gì mà tôi muốn nói với ngài. Trùm cơ quan mật vụ Hâyđơrit tiếp Giring ngay khi biết lão đến. Cố vấn hình sự biết rõ về Hâyđơrit, một trong những người thân cận của Quốc trưởng. Lão biết rất rõ về tình hình thô bạo, lạnh lùng, chỉ hành động theo lý trí, hăng hái và biết xếp đặt những mưu mô xảo quyệt. Giring biết mà sợ mặc dù Hâyđơrit đối xử với lão khá thân thiện và đánh giá cao kinh nghiệm già đời của hắn. Chính bản tính hai mặt của tay trùm mật vụ đế chế là lý do khiến Giring thận trọng. Viên cố vấn hình sự già nua đã biết rất rõ về tập hồ sơ mật của Hâyđơrit, trong đó lưu trữ các tài liệu buộc tội những người được Quốc trưởng che chở, và cả chính Quốc trưởng... Giring không thích nhớ lại những chuyện này nhưng chính tay lão đã giúp Hâyđơrit sưu tập những tài liệu đó. Hâyđơrit đứng dậy khỏi bàn tươi cười bước ra gặp lão. - Thế đấy, thưa ngài cố vấn hình sự, thế là chúng ta lại gặp nhau. Lần này ngài sẽ phải thực hiện một nhiệm vụ cỏn con thôi nhưng rất cần thiết cho chúng ta. Bắt gặp cái nhìn từ cặp mắt mầu xám lạnh lùng trên khuôn mặt lãnh đạm, Giring mỉm cười đáp lại nhưng trong lòng lão lại tự nhủ : "Người ta gọi hắn là "Thần tội lỗi” kể cũng đáng”…. Hâyđơrit mời viên cố vấn hình sự ngồi vào ghế sa lông, hỏi thăm tình hình sức khỏe của lão và nhận xét: "Ngài dạo này có vẻ không được khỏe lắm thì phải”. - Hôm nay ngài sẽ phải đi Khốtvan tới bản doanh của thống chế Himle để gặp bác sĩ Kécxten. Ông ta sẽ giới thiệu ngài với thầy chiêm tinh Vunphơ, người sẽ phải cộng tác với ngài. Tôi hy vọng sẽ gặp lại ngài tại đây sau vài ngày nữa... Tôi cũng khuyên ngài nên gặp Kécxten để hắn khám bệnh cho. Tôi chắc rằng ngài sẽ cần phải nghỉ ngơi chút ít... Giring cảm thấy trong người mệt mỏi bơ phờ nhưng lão vẫn đáp máy bay đi ngay trong ngày hôm đó đến bản doanh của Himle tại Đông Phổ. Bản doanh này gần dinh quân sự của Hítle. Từ lúc bắt đầu chiến dịch phương Đông, Quốc trưởng đã dành nhiều thời gian ở nơi đây. Bác sĩ Kécxten, người mà cố vấn hình sự Giring đến thăm để thực hiện một nhiệm vụ tế nhị nào đó chưa được rõ là bác sĩ riêng và là người tin cẩn của Himle, con người đầy quyền lực trong Cục An ninh đế chế. Sau Quốc trưởng, Himle nổi lên như là một nhân vật thứ hai ở Đức. Thật vậy, không riêng gì y —mỗi một kẻ thân cận của Hítle đều tự cho mình là người số một sau Quốc trưởng - đấy là Gơrinh, Boócman, là Hess... Cuộc đấu giá của những kẻ tranh quyền số một cứ thay đổi thường xuyên như trên thị trường chứng khoán vậy, và đấy cũng chính là lý do để nảy sinh ra đủ loại mưu mô trong cơ quan đầu não của Nhà nước quốc xã. Hồi còn trẻ, Kécxten đã từng sống ở Nga và đã bỏ chạy khỏi vùng Pribantích ngày sau cách mạng tháng mười. Sau đó Kécxten đã cư trú ở Phần Lan, tình nguyện chiến đấu cho phe bạch vệ Phần lan vì một công trạng gì đó. Kécxten đã chọn cho mình ngành y, đã học tại Béclanh với những nhà phẫu thuật và chuyên gia xoa bóp nổi tiếng của Đức. Kécxten cũng đã quen với một bác sĩ nổi tiếng người Trung Quốc tên là Gô, người này đã truyền lại cho Kécxten những bí mật y học Tây tạng và Trung quốc. Là một bác sĩ trẻ, nhanh trí, Kécxten tiến bộ rất mau chóng. Kécxten đã chữa cho những nhà giàu có người Đức, nhờ đó trở nên phát đạt và ít lâu sau đã trở thành bác sĩ trong triều đình chuyên chữa cho gia đình nữ hoàng Hà Lan… Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 05 Tháng Tư, 2020, 08:34:35 am Sau đấy vài năm, Kécxten bị dụ dỗ quay trở về Đức, Ápgút Đin, một nhà công nghiệp lớn của Đức, người có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị của nước Đức Hítle, đã đề nghị Kécxten làm bác sĩ riêng cho Himle. Đin nói : “Thưa bác sĩ, ngài có thể giúp cho chúng tôi được nhiều nếu như ngài đồng ý chăm sóc sức khỏe cho ngài Himle. Chúng tôi cần có người của mình bên cạnh ông ta”. Đin đã nói thay mặt cho những nhà công nghiệp trông cậy vào Hítle nhưng lại không muốn tin vào hắn và những người của hắn một cách xuôi chiều. Hợp đồng đã được ký kết — bác sĩ có bằng cấp Kécxten đã trở thành bác sĩ riêng của Himle, thành người tin cẩn của hắn nhưng đồng thời cũng là người canh chừng. Trong bản doanh của Himle, ngoài bác sĩ Kécxten là bác sĩ chính ra còn có một lô một lốc những người không dính dáng gì đến y học — những nhà chiêm tinh, lập biểu tử vi, những thầy lang vườn, những nhà tiên tri, những thuật sĩ. Họ cũng chịu sự bảo trợ của Kécxten. Tên thống chế Himle mê tín dị đoan cũng giống như những kẻ tay chân thân tín khác của Hítle đều tin vào sự tồn tại của một thế giới khác, tin là có nhập hồn và tin vào thuyết định mệnh. Himle cho rằng phần hồn của hắn đã bắt nguồn từ hoàng đế Henrich Pchixelốp xứ Xắcxông sống cách đây hàng nghìn năm. Chính hồn của hoàng đế này, người đầu tiên chinh phục vùng đất Xlavian trên bờ sông Enbơ, nay đã nhập vào thân thể gầy còm của hắn. Himle rất tin vào chuyện đó và niềm tin của hắn đã được những kẻ quanh hắn thi hành chính sách ngu dân, sẵn sàng ủng hộ. Trong số những nhà tiên tri tay chân của Himle thì Vunphơ, kẻ gian hùng và đại bịp là tên đã giành được uy tín hơn cả. Hắn đã trở thành cánh tay phải của bác sĩ kiêm chuyên gia xoa bóp Kécxten. Chính hắn là người mà cố vấn hình sự Các Giring sẽ phải đến gặp theo yêu cầu của Hâyđơrit. Nhiệm vụ của Hâyđơrit không có gì phức tạp lắm nhưng đòi hỏi phải giữ kín bí mật kế hoạch mà hắn đã lập ra. Cần phải khẳng định lại lời tiên tri của Vunphơ qua sự giúp đỡ của mụ thầy bói Anna Krau. Có lẽ Hâyđơrit, kẻ cầm đầu cơ quan mật vụ lại là một trong số ít những kẻ có thái độ khinh bỉ trước những điều mê tín nhảm nhí của Himle, ông chủ của hắn. Nhưng tại sao hắn lại không đem những chuyện đó ra mà mưu cầu lợi lộc cho bản thân hắn nhỉ... vẫn chưa đến lúc hắn phải xuất đầu lộ diện. Hắn cho rằng thượng sách lúc này vẫn là tác động bí mật đến mọi việc thông qua lão Himle yếu bóng vía gầy còm… Cuộc gặp gỡ vói Vunphơ diễn ra nhanh gọn. Nhà chiêm tinh đã chuyển cho lão cố vấn hình sự một dự án biểu tử vi mà Anna Krau phải đoán. Ngài sắp tàn và buổi tối Giring đến chơi nhà Kécxten. Họ nói đủ thứ chuyện — từ tình hình mặt trận phía Đông đến chuyện Hítle, một con người lỗi lạc có tài nhìn xa trông rộng. Kécxten kể rằng theo lời của Himle thì Quốc trưởng có thể tiếp xúc với linh hồn của tổ tiên. Đã ba lần linh hồn của Gêniskhan (Thành Cát Tư Hãn), kẻ chinh phục thế giới, đã hiện lên gặp Hítle và Hítle đã nghe theo những lời khuyên thiết thực của vị tướng đó...Giring hoài nghi : Quốc trưởng không biết tiếng Mông cổ thì làm sao họ lại có thể nói chuyện với nhau được. - Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ đó — Kécxten phản đối — người chinh phục thế giới đó hoàn toàn không phải là người Mông cổ. Ông ta là người Đức đấy?... Một người mang dòng máu Ariet (1) thuần khiết, con của một Kurphiurxt (2) Đức bị bọn Mông cổ bắt cóc từ hồi còn bé. Ông đã lớn lên trong triều đình Mông cổ và do có đầu óc thông minh khôn ngoan, dũng cảm nên đã được bầu làm thủ lĩnh các bộ lạc Mông cổ. Chẳng lẽ ống không biết cố vấn của ông ta là một hiệpsĩ người Anh ư. Người này cũng bị bắt làm tù binh...Chính Quốc trưởng đã thuật lại cho ngài Himle nghe về chuyện này…. Sau bữa trà tối, Giring bắt đầu kể về tình trạng sức khỏe của lão và nhờ Kécxten khám hộ cho mình. Kécx-ten lấy những ngón tay to khỏe và như có tính đàn hồi của mình xoa trên những thớ thịt nhẽo nhèo của lão cố vấn hình sự, sau đó hắn đưa lão vào chiếu X quang vùng lồng ngực. Chẩn đoán đã rõ. Lão cố vấn hình sự sẽ chẳng còn sống được thêm bao lâu nữa — hắn đã bị ung thư phổi hoặc vùng yết hầu gì đó. Bây giờ thì dù có mổ cũng vô ích. Nhưng Kécxten đã nói với Giring như sau : - Tôi thấy bệnh tình của ngài không có gì là nghiêm trọng cả, thưa ngài Giring. Tất cả chỉ là do ngài quá mệt mỏi mà thôi. Điều duy nhất mà tôi có thể khuyên ngài là ngài hãy uống cà phê pha rượu cô-nhắc. Liều lượng ra sao thì tùy ý ngài. Từ đấy lão cố vấn hình sự thường xuyên làm theo lời khuyên của Kécxten. Chiều hôm đó khi biết Giring sắp đi Bỉ, Kécxten đã nhờ lão giúp cho một việc : - Tôi không biết liệu ngài cố vấn có thể tới Amster-đam nhờ nhà băng Hà lan giữ giùm cho tôi một số tài liệu được không”. Viên bác sĩ còn thú nhận với Giring : - ”Đây là những ghi chép của tôi — Kécxten nói — tôi muốn giữ chúng lại... Nhưng tôi e để ở Đức có thể sẽ không có lợi”. Kécxten lấy trong tủ bảo mật ra một cặp giấy màu xanh, gói lại, ghi nhãn, đóng dấu bảo mật rồi trao cho Giring : - Tôi tin ngài hơn cả cái tủ bảo mật bằng thép này đấy— hắn nói. - Gekheime pherslius đakhe ! — Lão cố vấn hình sự đáp lại đúng theo giọng của Kécxten. "Bí mật sau ổ khóa !” — đấy là thuật ngữ chỉ độ mật cao nhất trong Nhà nước Đức. ………………….. (1).Ariet hay còn dịch là Ariang — một dân tộc chính ở Đức…. (2).Kurphiurxt — một người có quyền thế…. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 07 Tháng Tư, 2020, 08:06:11 am Nhưng than ôi, Các Giring sẽ không được tiếng là một cố vấn hình sự cáo già nếu như lão lại chịu để lỡ cơ hội biết được bí mật của kẻ khác ! Sau khi trở về Béclanh, ngay chiều hôm đó, bằng nghệ thuật điêu luyện của mình, lão đã mở gói và vùi đầu vào đọc những điều được viết trong cặp giấy nọ. Trước mặt lão là những trang nhật ký của Kécxten, những điều ghi được qua những câu chuyện với Himle và đánh giá về những sự kiện đã diễn ra, nhận xét về những con người mà Kécxten đã gặp. Chiếu theo những điều đã ghi thì Himle đã tin vào bác sĩ riêng của mình như tin một vị thánh sống. Đây là những dòng viết về Hâyđơrit : "Hâyđơrit, người cầm đầu lực lượng cảnh sát mật là một trong những người tò mò nhất trong giới thân cận của Himle. Tôi thường có khả năng tiếp cận theo dõi hắn. Hâyđơrit có quyền đến gặp Himle vào bất cứ giờ nào kể cả trong thời gian chữa bệnh để trao cho Himle ký những giấy tờ quan trọng. Đây là một con người dễ nhận dạng—tóc vàng, gầy mảnh khảnh. Hâyđơrit không có bạn, tất cả các mối quan hệ hữu nghị của hắn đều mang sắc thái chính trị. Hắn sẵn sàng từ bỏ tình thân hữu nếu đạt được mục đích của mình. Hắn rất hung bạo và vô liêm sỉ, không bao giờ chịu đứng ở hàng thứ hai. Rất hiếu thắng”. …"Hôm hay tôi đã xoa bóp cho Himle vì ông ta lên cơn đau. Câu chuyện đề cập tới Hâyđơrit. Có tin đồn rằng hình như hắn không phải là người Ariet có giá trị. "Chuyện đó là đúng sự thưc đấy chứ ạ?” - tôi hỏi - "Đúng đấy —Himle trả lời — điều này tôi đã biết khi còn làm việc phụ trách cảnh sát chính trị vùng Bavaria. Tôi đã trao đổi với Quốc trưởng về vấn đề này. Hítle đã cho gọi Hâyđơrit đến chỗ mình và nói chuyện với hắn khá lâu, hắn ta đã để lại cho Quốc trưởng một ấn tượng không mấy tốt đẹp. Sau đó Quốc trưởng đã nói với tôi rằng Hâyđơrit là một con người rất có năng lực nhưng cũng rất nguy hiểm. Quốc trưởng nói những con người như thế chỉ có ích khi ta xỏ được mũi họ. Nguồn gốc phi Ariet của hắn ta rất có lợi đối với chúng ta. Hắn sẽ đội ơn ta vì ta không đuổi cổ hắn nếu như hắn phục vụ chúng ta một cách mù quáng"…. Tất cả đúng như thế thật. Himle tiếp : - "Quốc trưởng có thể giao cho Hâyđơrit bất cứ nhiệm vụ bí mật nào, kể cả hành động chống lại bọn Do thái mà không một ai khác có thể thực hiện được”. "Thế có nghĩa là, tôi nói — để giết người Do thái, ngài đã dùng người của dân tộc đó và hắn đã hành động theo chỉ thị của ngài sao ?”. "Thế ông nghĩ thế nào — Himle trả lời — ông đã đọc Makiavelli chưa ? Ông cho rằng thời đại ngày nay đã thay đổi rồi sao ?” Lão Các Giring tiếp tục đọc. Đây là một tờ lẫn vào trong cặp. Có lẽ nó còn sót lại trong số những bản ghi chép cũ của Kécxten từ hồi Hess còn ở Đức và đang chuẩn bị đáp máy bay sang Luân đôn để hội đàm bí mật với chính phủ Anh. "Tôi đã đến thăm Hess theo lời mời của hắn — Kécxten viết —Tôi vào phòng nhưng không thấy ai cả. Cửa phòng bên cạnh hé mở, tôi liếc mắt nhìn vào thì thấy Hess đang nằm trên một chiếc đi-văng rộng, bên trên có treo một thanh nam châm lớn. Dưới đi-văng cũng có những thanh nam châm như thế. Hess đưa ngón tay trỏ vào môi ra hiệu cho tôi im lặng và nói thầm '"Tôi đang luyện từ tính để trút tất cả những độc hại ra khỏi cơ thể... Bây giờ điều này rất cần đối với tôi.” Tiếp đó là những bản ghi chép của Kécxten về Hítle. Cũng giống như tất cả những người xung quanh hắn, tên Quốc trưởng này là một kẻ mê tín dị đoan, tin vào các điềm lành dữ, tin vào tử vi và coi trọng vị trí các vì sao, xem tướng người qua vân bàn tay, số của hắn gặp nhiều may mắn nhưng đường sinh tử bỗng đứt đột ngột, nghĩa là hắn sẽ chết sớm và chuyện này đã làm cho hắn hết sức lo lắng. Lão cố vấn hình sự càng đọc càng bị lôi cuốn vào những dòng ghi chép của Kécxten nhưng lão không còn thời gian để giữ lâu trong tay những tài liệu này. Điều duy nhất lão có thể lầm là sao lại những trang quan trọng nhất trong cuốn nhật ký vào một cuốn phim cực nhỏ. Để làm điều này lão phải ngừng đọc, đem chúng vào buồng tối cạnh đó chụp, rồi lại đọc… Nhưng bỗng Giring lại cảm thấy toàn thân mệt mỏi rã rời như những ngày trước đó. Hắn nhớ lại lời khuyên của lão bác sĩ Kécxten nên liền đi pha cà phê hòa lẫn với rượu cô-nhắc uống ừng ực, một phút sau hắn cảm thấy khỏe ra "Thật là công dụng biết chừng nào ! Té ra lão bác sĩ nói đúng thật — Giring yên chí nghĩ - chẳng qua là mình bị suy nhược... Thanh toán xong bọn "Kapell” ta sẽ đi nghỉ”… Trong phòng ngột ngạt, không có lấy một chút không khí hay ánh sáng nào lọt qua được cánh cửa sổ che rèm. Để hồi tỉnh lại hoàn toàn Giring tắt đèn bàn rồi với tay ấn nút kéo rèm lên trên. Chiếc đồng hồ trên quảng trường được ngụy trang bằng ánh sáng mầu xanh. Kim giờ đã nằm sang bên phải báo hiệu đêm đã về khuya. Một làn gió mát thổi vào căn phòng. Giring hít vào thở ra thật sâu một hai lần và đứng một lúc bên cửa sổ rồi hắn lại hạ rèm xuống. Mò mẫm bật công tắc đèn lên xong, hắn lại ngồi xuống bên cặp giấy cua Kécxten và bỗng nhiên lão đọc được điều mà bản thân lão; một cố vấn hình sự già đời cũng không thể tưởng tượng nổi. Nhật ký của Kécxten đã đề cập đến Hítle. "Himle đã trở nên cáu kỉnh và lo lắng, có điều gì đó đã dày vò ông ta. Tôi đã hỏi ông về chuyện này. Ông ta trả lời tôi bằng một câu hỏi : "Này ông Kecxten, ông có nhận chữa cho người mắc bệnh đau đầu nặng và hay mất ngủ không ?”. ”Tất nhiên là có rồi, nhưng tôi phải khám bệnh cho người ấy trước đã để tìm ra nguyên do căn bệnh chứ”. "Tôi sẽ nói cho ông người đó là ai — Himle trả lời — nhưng ông phải thề là sẽ không nói cho bất cứ ai về chuyện này...”.. Himle lấy trong tủ bảo mật ra một cái cặp màu đen, hắn mở cặp ra lấy một tờ giấy đã ghi chữ và nói — "ông đọc đi. Đây là tài liệu mật về bệnh tật của Quốc trưởng đấy”. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 09 Tháng Tư, 2020, 07:53:18 am Báo cáo gồm hai mươi sáu trang. Thoạt nhìn là tôi đã biết đây là sổ theo dõi sức khỏe của Hítle từ hồi Quốc trưởng nằm trong bệnh viện Padevanka. Theo tài liệu này, thì hồi còn trẻ lúc mới là lính, Quốc trưởng đã bị trúng hơi độc. Hítle được chạy chữa không cẩn thận nên có nguy cơ bị mù cả hai mắt. Nhưng những triệu chứng bệnh lại rất giống bệnh giang mai. Người ta đã cho ra viện với nhận xét là bệnh nhân đã bình phục. Nhưng vào năm 1937, Hítle lại thấy xuất hiện những triệu chứng như vậy. Vào đầu năm 1942, Hítle lại có những hiện tượng tự cho thấy rằng Quốc trưởng đã bị mắc bệnh liệt tuần tiến. Tất cả những dấu hiệu về căn bệnh này sẽ rõ ràng trừ hai điều là mắt không bị lờ đờ và giọng nói không bị ảnh hưởng. Tôi trả lại báo cáo cho Himle và nói rằng rất tiếc là tôi không thể làm được gì trong trường hợp này vì chuyên môn của tôi là nội khoa chứ không phải là thần kinh. Himle muốn tôi cho ý kiến nên xử lý trường hợp này như thế nào ?”. Người ta chữa gì cho Hítle chưa ?” — tôi hỏi — "Tất nhiên là bác sĩ riêng của Quốc trưởng là ông Môren đã tiêm thuốc cho Quốc trưởng và khẳng định là thứ thuốc ấy sẽ trì hoãn bệnh phát triển và giúp cho Quốc trưởng có khả năng làm việc được ”. "Nhưng lấy gì để đảm bảo được chuyện đó chứ — Tôi phản đối — Y học hiện chưa có thứ thuốc nào để trị bại liệt tuần tiến cả”.“Tôi cũng cho là như vậy...Nhưng đây không phải là một bệnh nhân thường mà là Quốc trưởng của Đế chế Đức vĩ đại, một đất nước đang tiến hành cuộc đấu tranh một mất một còn, và chỉ có thể chiến thắng dưới sự lãnh đạo của Quốc trưởng. Quốc trưởng là người duy nhất có thể thực hiện được nhiệm vụ này. Khi nghĩ rằng Quốc trưởng là người do thượng đế phái xuống, tôi không tin là không còn khả năng cứu chữa”. Và tức thì Môren đến và nói rằng hắn có thể cứu chữa cho Quốc trưởng. Tôi biết ông sẽ nói gì, ông Kécxten ạ. Ông sẽ nói cần phải đưa Quốc trưởng vào bệnh viện tâm thần để theo dõi... Nhưng chúng ta không thể làm chuyện đó được. Ông thử tưởng tượng xem nó đã gây ra một ấn tượng như thế nào cho nhân dân Đức, và thế giới..Tình báo nước ngoài sau vài ngày sẽ có đầy đủ tin tức về tất cả, cho dù ta có nói là bệnh gì khác đi chăng nữa, nhân dân và binh lính Đức sẽ biết chuyện này qua đài địch. Đấy chính là lý do tại sao tôi lại quyết định tin vào Môren. Chỉ cần hắn đảm bảo cho Quốc trưởng sống đến ngày toàn thắng là được... Himle lấy lại bản báo cáo cho vào cặp và cất vào tủ bảo mật. Khi tôi chuẩn bị ra về thì Himte nói : "Bây giờ thì hẳn là ông đã hiểu tại sao tôi lại lo lắng rồi chứ gì. Thế giới xem Hítle là một người hùng và vì thế Quốc trưởng phải đi vào lịch sử như một người hùng. Sau chiến tranh, đế chế Đức sẽ trải dài từ Ural đến biển Bắc Hải. Đấy là cống hiến vĩ đại nhất của Quốc trưởng”. Bây giờ thì tôi đã hiểu nhiều điều nhưng trước tiên tôi muốn biết xem có bao nhiêu người biết được bí mật đó. Tôi thận trọng hỏi thử thư ký của Himle xem hắn có biết gì về hai mươi sáu tờ giấy chép tay bí mật trong cái cặp xanh đỏ không. "Thống chế đã nói cho ngài biết về điều đó hả ? — Brandt hoảng hốt — ngài không hiểu là ngài đang bị nguy hiểm như thế nào ư ? Ngài là người ngoại quốc biết được bí mật thầm kín nhất cua chúng tôi đấy” . Tôi nói cho Brandt yên tâm rằng ngoài Himle ra, bí mật này có rất ít người biết, chỉ có Boócman hoặc quá lắm là Gơrinh nữa thôi. Sau đó một tuần Kécxten lại ghi chép thêm về bệnh tật của Hítle : "Hôm nay tôi lại trao đổi với Himle về báo cáo bệnh tình của Hítle. Ông ta lại hỏi tôi xem tôi đã nghĩ ra được cách gì để chạy chữa cho Hítle chưa. Tôi khuyên nên tiến hành chữa bệnh bằng thuốc sốt rét. Tôi đã cố giải thích cho Himle rằng một nguy cơ khủng khiếp đang đe dọa toàn thể nhân dân Đức — họ đang chịu sự lãnh đạo của một người mắc bệnh bại liệt tuần tiến. Đây là điều tệ hại nhất trong lúc đang có chiến tranh, nhất là Hítle thường độc đoán và tự quyết định mọi chuyện theo ý mình... Tôi đã giải thích cho Himle rằng bệnh tình sẽ có ảnh hưởng đến bộ não làm suy nhược khả năng trí tuệ, làm cho con người mất thăng bằng trước hiện thực. Một trong những biến chứng của bệnh này là sẽ bị cuồng dại. Tôi không tài nào hiểu nổi tại sao Himle lại trông cậy vào Môren để hắn chữa cho Hítle. Tôi nói như vậy nghĩa là Himle đã tự gánh lấy trách nhiệm nguy hiểm, đã để mặc cho người ta ra lệnh thế nào cũng được trong tình trạng bệnh tật nguy kịch như thế. Ai mà biết được những cái lệnh ấy sẽ được phát ra vào lúc nào, khi đang tỉnh táo hay là lên cơn. Mà hàng triệu sinh mạng đều phụ thuộc vào lệnh đó. Himle không trả lời gì về câu nói đó của tôi. Tôi thành thật khuyên Himle rằng phải coi Hítle là người bệnh và phải đồng ý rằng Hítle không còn là vị Quốc trưởng như Himle đã tôn sùng trước đây nữa. "Tôi cũng nghĩ như vậy đó — Himle trả lời — ông lập luận một cách rất lôgích đấy, nhưng trên thực tế thì sự việc lại phức tạp hơn thế nhiều. Tôi đã nói với ông là chúng ta sẽ thất bại nếu như Quốc trưởng không còn. Ông hiểu cho, chúng ta không thể thay ngựa giữa dòng được đâu”. Tôi phản đối : “Tôi không thể nào hiểu nổi - chẳng lẽ một chế độ quyền lực như thế này lại không thể bắt dân chúng công nhận những việc như vậy được sao…. Không nên quên rằng chúng ta có Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền, ông ta có đầy đủ khả năng và tháo vát để giải thích tất cả những điều cần thiết. Những người Đức cũng như các đồng minh của Đức chắc hẳn sẽ coi việc thay Hítle như một khả năng thực tế để ký kết hòa hình, một nền hòa bình đang được mọi người mong đợi”. "Đúng đấy — Himle tán thành — nhưng chúng ta đang ở trong tình trạng bế tắc. Ý của Quốc trưởng là trước lúc chết sẽ chỉ định người kế thừa. Lập tức sẽ có một cuộc tranh giành quyết liệt trong quân đội và đảng xung quanh chuyện kế vị. Điều đó sẽ ảnh hưởng tai hại đến tình hình trong nước”. "Nhưng thưa ngài Thống chế — tôi tiếp tục thuyết phục — trong tay ngài là, lực lượng SS, trong tay Gơrinh là lực lượng không quân. Nếu như ngài giải thích tình hình cho nhóm các tướng lĩnh chủ chốt và báo cho họ rằng Quốc trưởng ốm nặng và vì quyền lợi của dân tộc mà Quốc trưởng phải từ chức, thì mọi người sẽ tiếp nhận đề nghị của ngài bằng một thái độ biết ơn và hồ hởi, xem đó là một hành động xứng đáng với cương vị của một nhà lãnh đạo Nhà nước sáng suốt. Ngài Himle ạ, ngài chớ nên quên rằng — tôi nói thêm — Quốc trưởng mới, trước hết, phải tìm cách ký kết được hòa bình trong danh dự. Và như thế các tướng lĩnh chắc chắn sẽ ủng hộ ngài”. Các Giring mệt mỏi ngả lưng vào thành ghế xa-lông, nhắm mắt lại. Nếu như bây giờ lão nhìn thấy mình trong gương thì có lẽ lão sẽ phải thất kinh. Nhưng ở đây không có gương và lão cảm thấy mệt mỏi vô chừng. Giring rót cà phê đã nguội vào chén, cho đường vào và rót thêm vào đấy một chút rượu cô-nhắc. Quả là tay bác sĩ Kécxten đã cho hắn một liều thuốc tuyệt diệu. Giring uống một cách thích thú. "Té ra là ngài Hâyđơrit và Kécxten đều cùng một ruột với nhau cả — Giring cười khẩy — cả hai đều ra sức phỉnh nịnh Himle…Thuyết phục hắn lên làm Quốc trưởng mới thì có gì là khó lắm đâu…” Tất nhiên là Giring đã đọc được điều tiên đoán của biểu tử vi do Vunphơ chuẩn bị và những điều giải thích mà mụ thầy bói sẽ nói ra. Tất cả đúng như người ta đang cần: biểu tử vi "một người chưa rõ là ai” mà Himle đang núp đằng sau sẽ có một số phận hạnh phúc nhất. Vào ngày sinh của Himle, các vì tinh tú trên trời đã sắp xếp đúng như khi người nối dõi ngôi hoàng đế ra đời. Để chứng minh, Vunphơ so sánh với số tử vi của vua xứ Xăcxôni, Henrich Ptixelôp. Kết quả thu được là số tử vi của "con người chưa rõ mặt” và của ông vua nọ giống hệt nhau... Vunphơ cũng quan tâm đến lời tiên đoán và hắn đã viết trước tất cả — người có số tử vi tuyệt diệu như thế sẽ phải giữ cương vị lãnh đạo để nhân vinh quang và hành động của người đó lên.. Còn những lời đoán tướng số mà mụ thầy bói phải nói có nội dung là : không thể đùa giỡn với số mệnh, không thể lẩn tránh vận hội mà ý trời đã định cho "người đội vương miện chưa rõmặt”. Bây giờ cố vấn hình sự Giring chỉ còn phải tìm cơ hội để trao cho Anna Krau nội dung lời tiên đoán đã được chuẩn bị sẵn rồi thu lại. Muốn vậy cần phải gặp mụ ta qua lời giới thiệu của một người khách đến xem bói đáng tin cậy, vì chính thức mà nói tại Đức cấm hành nghề bói toán, xem tướng, lấy số tử vi. Giring còn định tráng cuộn phim nhưng nghĩ lại thấy mình đã quá mệt nên quyết định để lại đến hôm sau vì như thế cũng chưa muộn. Lão tháo cuộn phim đã chụp ra khỏi máy và cho vào một cái ống nhôm cất vào tủ chống cháy cùng với tập nhật ký của Kécxten. Trước đó lão còn cầm cuộn phim trong tay một lát như muốn lấy nhiệt độ của cơ thể lão sưởi ấm cho nó và lão lẩm bẩm một mình : “Thật là lợi hại vô cùng !... Cuộn phim này chỉ mất khi ta không còn nữa thôi...” Lão cố vấn hình sự vẫn chưa biết rằng lão không thể nào thoát khỏi lưỡi hái của thần chết. Lão đang sống những ngày cuối cùng của đời lão…. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 11 Tháng Tư, 2020, 09:17:15 am 2. Giờ đây thì cả Giring và những người xung quanh đều biết rõ là lão đã mắc một căn bệnh hiểm nghèo không phương cứu chữa : Bệnh ung thư yết hầu. Điều này dễ dàng nhận thấy qua bộ mặt mai mái xám ngắt với làn da giấy dầu bám vào hai bên quai hàm và gò má, qua đôi mắt sâu hoắm khô khốc hừng hực của lão. Cục hầu to nhọn của lão nhô ra khỏi cổ bộ quân phục cảnh sát và mỗi khi lão cất tiếng nói là nó lại chuyển động lên xuống chẳng khác gì một cái pít-tông được bọc trong làn da xám ngoét. Thoạt tiên, lão lấy làm sửng sốt trước bản tuyên án của số phận, sau đó, lão tự an ủi mình bằng cách triết lý rằng, dẫu sao, lão cũng sống lâu hơn những người cùng thời với lão. Lão cũng chắng oán trách gì bác sĩ Kécxten; tất nhiên, là tay bác sĩ đã thừa biết bệnh tình của hắn nhưng thường tình không nói ra thôi. Giring bị các bác sĩ tuyên án tử hình. Là một cố vấn hình sự cáo già đã từng phục vụ trong ngành cảnh sát từ thời còn hoàng đế rồi đến thời nước Cộng hòa Vaima và bây giờ đang sống nốt những ngày tháng cuối cùng trong chế độ quốc xã. Giring đã biết bản tuyên án của mình, nhưng hắn vẫn tiếp tục làm việc với một thái độ độc ác điên cuồng như thể lão đã tìm thấy được niềm khoái lạc trong việc xô đẩy những nạn nhân của lão xuống mồ trước khi chính bản thân lão phải chui xuống đó… Giring đã có cái giọng khàn khàn của một kẻ hỏng hết lục phủ ngũ tạng và liều thuốc duy nhất mà lão vẫn sử dụng là cô-nhắc pha cà phê đặc. Lúc nào trên bàn của lão cũng có loại thuốc này. Chính lão cố vấn hình sự khét tiếng ở Đức, Các Giring là kẻ được giao nhiệm vụ cầm đầu nhóm công tác truy lùng tổ chức của những người hoạt động bí mật rất khó bắt được trong lòng Béclanh. Trợ lý của lão là Vinli Bécgơ, tên này cũng là nhân viên hình sự chuyển sang làm cho Giéttapô. Tên thật của hắn là Khiugen. Khác với ông sếp dài ngoẵng của mình, Bécgơ là một gã vũ phu khỏe mạnh, mập lùn với hai cánh tay to tướng ngắn ngủn. Trong nhóm còn có cố vấn hình sự Kốpkhốp, chuyên gia nghiên cứu về các tổ chức bí mật khác nhau, đại diện của Ápve, các chuyên gia giải mã, định hướng…. Nhóm của Giring nằm dưới sự chỉ đạo của trùm an ninh đế chế Hâyđơrít, cố vấn gần gũi nhất của Hítle về các vấn đề có liên quan đến các hoạt động bí mật chống phát xít. Giring đã trao đổi ý kiến với Geints Panvit. Tên này cũng là cố vấn hình sự trực thuộc Himle, chuyên giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt. Giring không ưa gì tên Giéttapô hoạt bát, công thành danh toại này. Có lẽ cái số hắn là số ngồi mát ăn bát vàng thì phải. Hắn cứ đụng đến cái gì là y như rằng thành công. Giring đã phát ghen với thành tích của hắn cũng như là với sức khỏe và cả nghề nghiệp của hắn nữa.. Dù sao đi nữa thì Panvít vẫn là con người toàn diện hơn lão. Hắn thành đạt là do có tính kiên định, tính phiêu lưu và lòng tự tin vô hạn. Hắn rất ăn cánh với ông chủ Geiđric của hắn.Khi chủ nghĩa quốc xã lộng hành ở Đức, Geints Panvit mới có hai mươi hai tuổi. Hồi đó hắn không ưa gì chính trị mà lao vào nghiên cứu thần học toan tính trở thành linh mục trong nhà thờ thiên chúa. Nhưng ít lâu sau Panvit đi ngược lại khát vọng tinh thần và chuyển sang phục vụ trong lực lượng cảnh sát mật quốc gia. Tại đây, hắn đã tỏ ra có tài năng kiệt suất. Vào thời kỳ đầu chiến tranh, hắn phục vụ trong sư đoàn "Brandenburg”, đã từng có mặt ở mặt trận phía Đông, đã từng thực hiện những hoạt động phá hoại trong hậu phương Liên xô. Tại đây đã xảy ra một chuyện suýt nữa làm cho tên Giéttapô công thành danh toại bị toi mạng. Những tên lính đổ bộ thuộc sư đoàn "Brandenburg” được tung vào khu vực đóng quân của Liên xô nhưng không hiểu sao quân Nga đã biết được về chiến dịch bí mật nhất này và đã tiếp đón bọn chúng bằng hỏa lực "hữu nghi”. Nhiều tên đã bị chết, số còn lại bị bắt làm tù binh. Panvit cũng không biết tại sao lại xảy ra cớ sự như vậy. May mắn cho hắn là đã không tham dự cuộc đổ bộ này. Không rõ vì lý do gì khi đã ra tới sân bay rồi mà hắn lại được miễn không phải đi làm nhiệm vụ này. Sau lần đó, hắn khoe khoang với mọi người là hắn đã sinh ra dưới một ngôi sao phúc mệnh.Bây giờ hắn đã ba mươi hai tuổi nhưng đã làm nên điều mà Giring không dám mơ tới khi lão đã năm mươi tuổi... Cuối cùng Các Giring đã cùng với Panvit thực hiện nhiệm vụ của Hâyđơrit là đến chỗ mụ thầy bói Anna Krau ở Béclanh. Thông qua một nhân viên Áp-ve quen biết của mình là Ghecbe Gônnốp, Giring đã nhận được những chỉ dẫn cần thiết. Còn Panvit thì nói với Gônnốp rằng sẽ cùng đi với cố vấn hình sự Giring đến chỗ bà thầy bói Anna Krau để hỏi một chuyện. Các cửa sổ trong nhà mụ thầy bói đều được che rèm kín mít, phòng ngoài cũng như phòng khách đợi mờ mờ ảo ảo trong ánh đèn mầu đỏ. Những tấm mặt nạ nghi lễ mầu đen được treo kín trên tường và một tấm bản đồ lớn vẽ các vì sao bằng mầu vàng đục dễ làm cho người ta sởn gai ốc. Trên giá bầy những cuốn sách dầy, cũ kỹ bọc bìa da, một cái đầu lâu người, những lá bùa, một cái lò thiêu than đã tàn không hiểu dùng để làm gì, một miếng da đầu của người da đỏ còn lòng thòng những sợi tóc đen. Trong phòng đợi không có ai — Anna Krau tính toán cẩn thận để những người lạ không chạm trán nhau trong phòng của mụ. Mụ ta quy định thời gian biểu rất chặt chẽ cho các vị khách đến xem bói. Một cánh cửa cao được che rèm kín ngăn phòng đợi với một phòng khác mà từ đó vẳng lên một giọng nói nho nhỏ của một phụ nữ và tiếng lẩm bẩm chắc là của khách. Geints Panvit khe khẽ gõ cửa và đẩy nhẹ diềm cửa bước vào. — Ngài khỏi phải nói tên — hắn nghe rõ tiếng mụ thầy bói —ngài bốn mưưi tư tuổi có vợ tên là Man-tida và có hai con... Ngài là đại tá từ mặt trận về mặc dù ngài mặc áo sơ mi và đeo cravát tới đây. Mụ thầy bói im lặng một lát rồi bỗng nhiên thốt lên : - Hãy bỏ dèm cửa xuống ! Tôi sẽ tự nói những điều gì mà ngài quan tâm đến... Giring và Panvit lui ra ngồi ghé xuống chiếc ghế cạnh bàn. Vài phút sau, mụ thầy bói tự xuất hiện. Đấy là một phụ nữ cao lớn có khuôn mặt gầy gò và mái tóc dầy, trên vai khoác chiếc khăn quàng Casơmia màu xanh quét đến tận đất. Trong cảnh tranh tối tranh sáng, đầu của mụ trông như bốc khói trong làn sương mù màu đỏ... - Tôi là Anna Krau. Một người trong số các ngài phải chờ... - Chúng tôi cùng nhờ bà một việc như nhau, thưa bà. — Panvit nói. - Tôi đã nói rồi... Mời ngài theo tôi - Mụ thầy bói hất hàm chỉ Giring. Trong căn phòng nơi mụ thầy bói dẫn Giring vào cũng tranh tối tranh sáng như thế. Krau ngồi vào một chiếc ghế gỗ cao tựa lưng chạm trổ và mời lão cố vấn hình sự ngồi đối diện. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 13 Tháng Tư, 2020, 08:05:29 am - Ngài đến để nhờ tôi một công việc không có liên quan gì đến bản thân ngài — mụ thầy bói nói - chính bản thân ngài đang cố gắng tìm hiểu số phận của người khác... Nếu như tất cả mọi người đều có tài tiên đoán thì họ sẽ biết được những nỗi buồn và những nỗi bất hạnh đang chờ đợi họ ở phía trước, họ sẽ biết được khi nào thần chết sẽ đến với họ... Mà con người ta thì lại không muốn sống trong sự chờ đợi những sự kiện không thể nào tránh khỏi. Khi đó, họ sẽ phát điên lên mất... Ngài sẽ nói cho ông bạn đồng hành của ngài chuyện này. Tôi sẽ không nói chuyện với ông ta đâu. Ngài muốn gì ở tôi nào ? Giring kinh ngạc. Làm sao mà mụ phù thủy tóc đỏ này lại có thể biết được mọi chuyện rành rọt như thế nhỉ. Lão vội vàng trình bày yêu cầu : lão cần xem biểu tử vi cho một người mà lão không thể nói tên ra. - Người này đã được một thầy chiêm tinh khác xem cho rồi, nhưng cần phải chứng minh lại — Giring nói. - Ông hãy để đấy cho tôi xem xem... Nếu người đó không có trong sách của tôi thì tôi sẽ không dấu ngài đâu... Tôi sẽ có thể phải trả giá đắt cho chuyện đó đấy... Anna Krau dẫn Giring đi qua một cửa khác và lão đã gặp Panvit ở chân cầu thang. Mụ thầy bói làm đúng như lời mụ đã nói tức là từ chối nói chuyện với Panvit. Geints Panvit bắt đầu hỏi chuyện nhưng Giring xua tay : - Tôi hoàn toàn không thể nào hiểu nồi... Mụ ta cần phải làm việc trong sở cảnh sát hình sự mới phải — Lão lúng búng. Vào ngày đã hẹn, Giring lại đến nhà mụ thầy bói. Mụ ta trao cho lão biểu tử vi và nói rằng mụ đồng ý với lời đoán của nhà chiêm tinh. Vị trí các ngôi sao trong ngày sinh của người chưa biết đó minh chứng cho số phận tương lai của con người này. ★ ★ ★ Tại Béclanh, những đài phát bí mật lúc thì xuất hiện trên làn sóng, lúc lại biến mất trong một thời gian dài. Những đài phát này hoạt động trong khu vực Amstécđam...Thế là Giring đã quyết định tập trung lực lượng của mình trước hết vào quốc gia đang bị chiếm đóng. Nhưng bọn Đức không biết vị trí chính xác của những đài này ở đâu cả. Mãi sau này chúng mới tìm ra được nguyên nhân đáng buồn : Những chiếc máy định hướng mới chế tạo tại hãng "Liove Opta Radio” được gọi là điều kỳ diệu của kỹ thuật vô tuyến hiện đại đã chỉ hướng bát nháo và làm cho góc định hướng sai lệch đi có khi tới vài độ. Việc phát hiện ra những khuyết tật của loại máy này hoàn toàn là do chuyện tình cờ : Khi bọn Đức dùng chúng định hướng thử một đài vô tuyến có thể trông thấy được từ mọi phía thì máy lại chỉ vào một căn nhà nào đó chứ không phải là nơi có đài vô tuyến... Nhưng những việc xảy ra với máy móc lại chẳng tình cờ chút nào. Ít nhất cũng có ba nhân viên trong hãng thí nghiệm quân sự "Liove Opta Radio” có quan hệ với nhóm của Sunxe Kharô Bôiden... Trong số đó có một kỹ sư bốn mươi tuổi có bằng cấp — tiến sĩ khoa học kỹ thuật Hanxơ Henrich Kumêrốp công tác trong phòng phát minh khoa học của hãng này. Ngay từ những năm trước chiến tranh Kumêrốp đã gắn bó đời mình với nước Nga Xô viết. Là một người căm thù sâu sắc chủ nghĩã quốc xã, Kumêrốp đã cống hiến sức lực của mình để tạo điều kiện giải phóng nước Đức khỏi ách phát xít. Khi thiết kế các máy định hướng, người kỹ sư lành nghề này chỉ cần nghĩ cách lắp sai một chi tiết nhỏ làm cho hướng sóng vào lệch đi. Thế là bao nhiêu công lao tìm kiếm của bọn tay chân của Giring đều đổ xuống sông xuống biển tất. Bọn Đức lại đưa những máy đó về Béclanh để chỉnh lại. Thời gian cứ trôi đi... Để tìm kiếm những đài phát bí mật, bọn Đức đã sử dụng cả máy bay trinh sát "Storkh” quần tới quần lui trên thành phố tại những nơi các máy định hướng đã thông báo. Nhưng những chuyến bay đó cũng chẳng đem lại kết quả gì cả. Đài phát như có bùa phép vẫn tiếp tục hoạt động. Việc nhóm của Giring lần theo được dấu vết của "kẻ chơi piano ” bí mật chỉ là do một chuyện hoàn toàn ngẫu nhiên. 3. Trên một phố vắng chạy thẳng đến gần đại lộ thành phố có một ngôi nhà của hai người phụ nữ trẻ sống độc thân. Họ đều là người Pháp. Những người hàng xóm xứ Flamăng câu nệ, sùng đạo bắt đầu để ý thấy có những người đàn ông thường tới thăm hai cô gái này. Chẳng lẽ lại có một ổ chứa mọc lên ở ngay sát nách mình như vậy sao ? — Nhửng kẻ đạo đức giả nghi kỵ. Nếu đúng vậy thì tại sao chúng nó không sống quách ở phố chợ cho rảnh. Ở đấy thì ngay đến cảnh sát cũng chẳng buồn để ý đến nữa là... Những hạng người đẹp tô son trát phấn, dễ dãi ngồi bên khung cửa, giả bộ đọc sách hay đan lát thì đầy rẫy trên phố chợ. Bọn người này tha hồ làm mưa gió và cảnh sát thì làm ngơ, miễn là có một tấm rèm che cửa là được. Còn ngay tại đây trên một đường phố lịch sự như thế này ư.. Làm vậy thì coi sao được ! Một gã hàng xóm người Flamăng bị vợ thúc đã đến sở cảnh sát để thưa chuyện. Viên cảnh sát khu vực ghi nhận lời khai báo của tay người xứ Flamăng nọ và quyết định kiểm tra xem những cô gái trẻ người Pháp kia làm gì. Lúc đó, hai nhân viên Giéttapô thuộc nhóm của Giring cũng có mặt trong đồn. Tại sao lại không lợi dụng ngay cơ hội này để hoạnh họe, khám xét nhà nhỉ? Chính đâu đó trong khu vực này có cái đài phát khốn khổ đang hoạt động kia mà... Cuộc đột nhập ban đêm thật như sét đánh ngang tai. "Hai cô người Pháp” — Xôphia Pốtnăngca và Rita Ácnun đã đi ngủ rồi thì cảnh sát ập tới. Căn phòng của Pốtnăngca không có gì đáng ngờ cả : một căn phòng sinh viên giản dị, sách vở chất đầy trên bàn. Nơi ở của Rita Ácnun cũng thế, chỉ có điều là không có sách. Nhưng khi mở cánh cửa nặng chịch trên tầng hai ra, bọn Giéttapô đã trông thấy một thanh niên vạm vỡ đang hấp tấp xé những tờ giấy gì dó. Người này đánh diêm và đốt chúng ngay trên nền nhà. Bọn Giéttapô đổ xô đến, túm tụm dập lửa. Lợi dụng cảnh hỗn độn, người thanh niên đã bỏ chạy nhưng ra đến phố thì bị bắt. Một cuộc đọ sức đã diễn ra, người thanh niên khỏe mạnh đánh trả lại bọn cảnh sát, nhưng cuộc xô xát không cân sức. Anh đã bị chúng bắt, còng tay lại và giải đến sở Giéttapô. Đấy là Kamin. Xôphia Pốtnăngca — cô gái tầm thước, tóc đen tỏ ra bình tĩnh nhưng Rita Ácnun người đứng tên chủ nhà thì tái mét như người mất hồn. Cô ta run rẩy và khóc nức nở. Khi bị đưa lên nhà trên, cô ta nói với tên Giéttapô áp tải : - Tôi đã biết như vậy mà...Tôi đâu có muốn như thế cơ chứ ! Họ đã lôi kéo tôi vào tổ chức... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 15 Tháng Tư, 2020, 05:10:40 am Vào tổ chức nào ? Câu hỏi này làm Ácnun tịt mít chịu không sao trả lời được. Cô ta không biết gì hết. Việc làm của cô ta chỉ là dọn dẹp trong phòng, đôi khi chuẩn bị bữa ăn trưa. Nhưng còn Kamin — Rita không biết tên thật của anh—hàng ngày đến nhà họ, thỉnh thoảng, ngủ lại và ngồi hàng giờ bên cạnh chiếc đài vô tuyến. Có khi anh đến cùng với một hiệu thính viên tên là Cáclốt — đúng là Cáclốt Amigô. Đấy là tất cả những gì mà Rita biết được. - Hết rồi chứ ? — tên Giéttapô hỏi. - Không, chưa hết đâu ạ ; Rita Ácnun khẽ trả lời - Hãy tìm trong tường gần gường ngủ của Pốtnăngca... Các ông sẽ còn thấy... . Bọn chúng bắt đầu kiểm tra giấy tờ của hai người bị bắt. Xôphia Pốtnăngca đưa hộ chiếu của mình ra —người Pháp sinh tại Boócđô. Nhưng khi cô bắt đầu nói thì bọn Giéttapô hiểu là cô không phải là người Pháp. - Pháp gì mày — một tên cảnh sát nói — Ăn nói ngắc nga ngắc ngứ... Thế là Xôphia không trả lời thêm câu nào nữa. Cô đứng yên, mặt đanh lại. Trong lúc nhà bị lục soát, cô chỉ thảng thốt hơi nhô người về phía trước khi bọn cảnh sát dịch giường gõ gõ vào tường. Chúng đã phát hiện ra hộp thư mật trong tường. Cánh cửa nhỏ được ngụy trang dưới lớp gỗ ốp chân tường ăn thông vào một căn buồng nhỏ chất đầy các chai đựng hóa chất. Trong buồng có đèn đỏ giống như một phòng làm ảnh để tráng phim và rửa ảnh. Ở đây còn tìm thấy một số bản mẫu để làm hộ chiếu và ảnh để làm chứng minh thư. Trên một bức ảnh là hình một người đàn ông oai vệ đầu ngẩng cao một cách kiêu kỳ, trên tấm thứ hai là một người khác trẻ hơn, miệng rộng tai vểnh. - Đây là ai ? — Giring chỉ vào những tấm ảnh hỏi Pốtnăngca. Bọn Đức hỏi cung riêng từng người một - Tôi không biết... Rita Ácnun thì lại trả lời : - Đây là ông chủ của chúng tôi, ông ta rất ít khi đến đây và tôi cũng chưa nghe thấy nói đến tên ông ấy bao giờ... Còn đây là Grin, người này thường hay đến đây hơn. Anh ta có một cô bạn gái cao đẹp, tóc vàng — Ácnun hấp tấp trả lời rõ từng câu hỏi một. Xôphia hai mươi lăm tuổi. Cô rời Ba lan vài năm sau khi cha mẹ mất. Tại Pháp, một người bác, anh trai của mẹ cô, đã tìm ra cô. Đấy là người thân duy nhất còn lại của cô, một ông bác giàu sống cô độc. Ông bác đã mời Xôphia ở lại làm con gái nuôi của mình. Ông ta rất giàu và nếu cô ở lại thì cô sẽ không phải thiếu thốn thứ gì hết. Nhưng Xôphia đã chọn cho mình con đường hoạt động đầy nguy hiểm và khó khăn chứ không phải là cuộc sống trên nhung lụa tại một biệt thư riêng trên bờ sông Lađun. Cô muốn giúp đỡ nước Nga Xô viết, đất nước mà cô cũng như các đồng chí hoạt động bí mật khác coi là tổ quốc thứ hai của mình. Còn bây giờ thì cô đã bị bắt... Bọn Đức đưa hai cô gái vào nhà tù. Giring lệnh cho bọn lính tổ chức phục trong nhà hai cô gái. Hắn ra lệnh cho bắt tất cả những ai tình nghi đến nhà đó. Nếu cần thì gọi điện cho Giéttapô, cảnh sát sẽ tới ngay. Sau khi đã lấy đi những tờ giấy cháy dở ghi đầy những hàng chữ số, ảnh chụp hộ chiếu, lão cố vấn hình sự ra khỏi căn nhà. Lúc đó đã gần sáng, tháng mười hai trời sáng chậm, ngoài đường vẫn còn tối om. Sáng sớm có ai đó bấm chuông căn nhà bọn Giéttapô đang mai phục. Cửa mở ra đón khách và một tên Giéttapô lập tức chặn ngay lối ra nhưng đấy lại là chủ của ngôi nhà này đến thúc hai cô gái trả tiền nhà. Bọn Giéttapô không chịu tin lời ông ta, và bắt giữ ông ta lại đòi kiểm tra giấy tờ, một tên nhân viên của Giring theo ông ta về đến tận nhà. Tất cả đều đúng như lời ông ta nói, chúng liền tha cho ông chủ người Flamăng, vừa bị một phen hoảng hồn và ra lệnh cho lão phải giữ mồm giữ miệng. Nối gót ông chủ cho thuê nhà là một người bán hàng rong mang một làn lớn đựng đầy thức ăn. Người này nhận ra người bán hàng ở quầy thực phẩm bên cạnh đó và thề rằng anh ta cần gặp bà chủ nhà vì bà ta đã đặt mua thịt thỏ và cá tươi ở cửa hàng của mình. Bọn Giéttapô nói với anh ta là chủ nhân không có nhà. Người bán hàng rong, một thanh niên hết sức khờ khạo lại hỏi xem chủ nhà đi đâu mà sớm vậy. - Bà chủ đã nói với tôi là bà ấy nhất định sẽ có nhà mà. Thứ ba nào tôi cũng đến đây, bây giờ thì tôi biết quẳng cái chỗ thịt thỏ này vào đâu bây giờ... Người bán hàng rong nói tiếng Đức không sõi tự xưng là Cáclốt Amigô từ Urugoay tới đây để tìm kiếm công ăn việc làm nay bị mắc kẹt ở đây… Lại không phải là người cần bắt !...Bọn Giéttapô đưa người Urugoay đến gặp chủ nhà. Ông này cũng khẳng định đúng anh ta làm việc tại cửa hàng cạnh đấy và thường đem thực phẩm đi bán... Amigô chuồn ngay ra phố. Trời lạnh hay đấy là cơn sốt thần kinh của anh trước tình thế căng thẳng vừa qua... Nguy hiểm đã qua nhưng làm sao anh lại có thể thoát ra được nhỉ ? Nhưng biết đâu đấy bọn Giéttapô rất có thể thay đổi ý định và bắt anh quay trở lại thì sao... Amigô đi tới góc phố và dừng lại ở đấy. Anh không thể rời bỏ cái đường phố đen đủi này bây giờ được — Vài phút nữa, Ximens sẽ phải tới đây. Ximens còn có tên là Khôde. Amigô còn biết rằng cả Điure cũng sẽ tới đây vì Điure cần phải giới thiệu anh với Khôde... Bỗng Amigô trông thấy Điure ngoài ngã tư đường phố... Điure đang đi đến ngôi nhà mà "người bán hàng rong” vừa thoát khỏi. Thoáng một cái, Điure bị che khuất vì dòng xe chạy trên đường nhưng rồi anh lại hiện ra. Amigô chạy đuổi theo anh và nói to lên : - Nguy hiểm đấy ! Đằng đó có bọn Giéttapô đấy. Tôi còn chờ Ximens... Cậu đi đi ! Họ đi bên nhau một lát làm như hai người không quen biết cùng đi về một hướng. - Chúng ta sẽ gặp nhau tại đâu ? - Tại đây, tại ngã tư này, một lát nữa… - Grin có biết không ? - Có lẽ là không đâu. - Cậu nên đi đi là hơn..Hãy gọi điện cho anh ta và báo cho anh ta biết là tôi sẽ đợi anh ta tại Gơrănglát sau một tiếng nữa nhé, chỗ tiệm cà phê ấy. Anh ta biết đấy... Họ chia tay nhau, Điure rẽ vào một hiệu bán thuốc lá, mua thuốc rồi đi ra. Anh liếc nhìn đồng hồ chờ đợi. Nơi anh đang đứng chỉ cách căn nhà bị bọn Giéttapô phục chỉ có vài chục mét thôi mà anh không thề bỏ đi được. Trong cuộc sống có những giây phút quyết định tất cả...Bây giờ đây chính là một trong những giây phút như thế... Điure đứng dưới cột đèn mắt chăm chăm nhìn sang đường phố bên kia. Và kia rồi , anh đã trông thấy Khôde đi thủng thẳng bên kia đường phố. Điure vội vã đuổi theo vượt ngang lên trên và nói vội vã : - Hãy đi theo tôi. Nguy hiểm đấy ! Khôde đứng dừng lại bên góc phố thờ ơ nhìn lên tấm biển ghi ở đó và làm ra vẻ như chợt nghĩ ra điều gì rồi bước đi tiếp theo chân Điure. Họ đi như vậy qua mấy căn nhà. Điure đi chậm lại. Khôde rảo bước đuổi kịp anh. - Bị đổ vỡ rồi — Anri Điure nói — Không hiểu tại sao lại như vậy. Hãy phát tín hiệu cho tất cả trốn đi. Hãy dừng phát tin... Cậu chịu trách nhiệm về thư viện. Mang tất cả sách ở trong nhà đi cậu hiểu chưa ? Đừng để sót lại một quyển nào cả...Nhưng không phải bây giừ, ở đó đang bị phục kích. Anri Điure đã nói về những cuốn sách dùng làm chìa khóa giải mã điện tín. - Cậu có đem thứ mà cậu đã hứa đến không thế ?— Điure thay đổi thái độ, hỏi. - Tất nhiên rồi... Các căn cứ tàu ngầm của Đức.. Vị trí, bố trí và số lượng tàu. Đúng như đã hứa. Số liệu chính xác— tôi đã lặn lội khắp bờ biển để tự kiểm tra — Ximens Khôde lấy trong túi ra một tập giấy đầy những dòng chữ và sơ đồ phác họa bằng bút chì. - Với những thứ "chất nổ” này cậu đã có thể bị tóm cổ rồi đấy ! — Điure càu nhàu. — Chỉ còn thiếu nước là cậu đem nó vung ra đường phố nữa thôi... - Thôi, cậu hãy cất nó vào túi đi. Cậu giữ thì chắc hơn mình. Hai viên đạn không bắn trúng một con quạ đâu — Ximens nói đùa. Bất cứ trong tình huống nào anh cũng bình tĩnh và pha trò được….. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 17 Tháng Tư, 2020, 08:25:30 am 4. Khi Khôde đi khuất khỏi cổng. Anri Điure đi vào một quầy điện thoại gần đấy nhất gọi điện cho Grin đề phòng mọi trường hợp bất trắc. Anh không tin là Amigô đã kịp làm việc này. Anh đã dùng một câu quy ước để báo cho Grin biết về mối nguy đang đe dọa. Nhưng Grin đã biết... - Tôi biết rồi...Hai chúng tôi sẽ... Grin nói và đặt ống nghe xuống. Hai chúng tôi ?...Như thế lại càng thêm phức tạp. Nhưng biết làm thế nào bây giờ ? Grin cần phải đi ngay. Mà anh ta đã đi là phải kéo theo cả Inêxa... Grin sẽ không để cho cô ta ở lại một mình. Nhưng nếu như căn nhà này đã bị bọn Giéttapô theo dõi rồi thì sao nhỉ? Cần phải mạo hiểm ! Nhưng biết nói thế nào đây khi có mặt Inêxa, một người hoàn toàn không biết tí gì về công việc của họ... Theo như câu chuyện ngụy trang thì Grin là con của một gia đình khá giả sang châu Âu để học nghề buôn bán. Trong hoạt động bí mật, Grin thực hiện những nhiệm vụ độc lập khác nhau. Là hiệu thính viên nhưng ít lâu sau, anh ta bắt đầu kêu ca không hợp với công tác kỹ thuật và nói thà rằng cứ giao cho anh ta một nhiệm vụ gì đó khó hơn mà lại hóa hay. Khi đó tổ chức đã để cho Grin đóng vai một người có cổ phần trong một hãng thương mại, sau đó chuyển sang làm giám đốc thay cho Đe Krus. Grin đã làm quen với Inêxa cách đây gần một năm. Là một người Tiệp khắc sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, Inêxa đã sống tại Bengơrát trước chiến tranh và lấy chồng ở đó. Chồng cô ta là một nhà kinh doanh giàu có đã luống tuổi. Sau đó Inêxa theo chồng sang đây. Mấy tháng trước khi Hà Lan bị xâm lược, chồng cô ta chết. Vào những ngày đầu chiến tranh, mỗi khi có máy bay oanh tạc, Inêxa đều chạy xuống núp dưới hầm trú ẩn. Tại đây cô ta đã quen với một thương nhân trẻ là Grin. Lần đó Inêxa đã mang theo một chiếc va-li con nặng xuống hầm trú ẩn. Grin đã xách giúp cô ta chiếc va-li về đến tận nhà. Grin trình bày mọi việc với các đồng chí trong tổ chức bí mật khi Inêxa đã trở thành vợ mình. Nói chung, những chuyện như thế không được chấp nhận trong hoạt động bí mật. Grin đã tỏ ra vô kỷ luật, không báo cho một ai biết về việc riêng của mình. Nhưng cũng may là mọi chuyện đều trót lọt — Grin được giao việc buôn hàng thuộc địa bên cạnh cô vợ xinh đẹp trong giới thượng lưu…. Trời bắt đầu tối dần, thời tiết xấu đi. Mưa tuyết rơi lâm thâm. Trước khi rẽ vào quán cà phê. Anri Điure dừng dưới mái cổng bên cạnh như đứng trú mưa. Vào giờ đã hẹn, anh trông thấy Grin đi cùng cô vợ người cao, tóc vàng diện áo măng tô có mũ lông mới nhất thời bấy giờ mặc dù đang có chiến tranh. Họ gặp nhau ở chỗ gửi áo mũ. Inêxa lo rũ những hạt tuyết bám trên mũ. Họ cùng nhau đi vào phòng. - Có chuyện gì xảy ra thế ? — Grin kéo ghế cho Inêxa và ngồi xuống hỏi. - Chẳng có gì đặc biệt cả... Áp-phe cuối cùng của chúng ta trên chợ đen đã bị cảnh sát biết mất rồi. Inêxa không biết gì về công việc của họ nên Anri mượn chuyện về "công việc làm ăn buôn bán” của hãng để nói. Inêxa cũng không biết tên thật của Grim. Theo sự hiểu biết của cô ta thì chồng mình là một thương nhân mới vào nghề, là con của một nhà giàu có. Grin hiểu và bắt đầu hỏi về chuyện làm ăn xui xẻo. - Anh không được quay về nhà nữa... Không biết rồi đây sẽ diễn biến ra sao. Điure cần phải đi ngay để kịp chuyến tàu tới. Trước khi đến giờ thiết quân luật, anh còn phải làm thêm một số việc nữa. Họ trả tiền cho chủ quán. Họ đáp xe ra ga nhưng tàu vừa chuyển bánh. Một tiếng rưỡi nữa mới lại có tàu và cũng là chuyến cuối cùng. Anri quyết định kiểm tra xem bọn Giéttapô có biết nhà của Grin không. Cạnh nhà Grin đã có những chiếc xe không bật đèn đứng chờ trên đường phố, trong bóng đêm có những bóng người đang đi đi lại lại. Trong đó Grin rẽ vào quán cà phê gọi điện thoại về nhà. Trong ống nghe có một giọng đàn ông trả lời bằng tiếng Đức. Grin bỏ ống nghe xuống — trong nhà đã có bọn Giéttapô. Grin và Inêxa trốn trong nhà mật. Anri quay lại ga và kịp vào toa trước lúc tàu chạy. Anh thức trắng cả đêm, suy nghĩ, phỏng đoán, hồi tưởng lại những tình huống có thể xảy ra trong tiếng bánh tầu hỏa lăn xình xịch trên đường ray. Thái độ của Grin đã làm cho anh lo lắng. Liệu có thể hy vọng vào anh ta được không ? Có thể là anh đã mắc sai lầm vì đã không kịp thời cắt đứt quan hệ giữa Grin và Inêxa. Nhưng bây giờ mới tính đến chuyện đó thì đã quá muộn mất rồi. Có lẽ quyết định đúng đắn nhất là đưa cả hai đi nơi khác. Tất nhiên Anri cũng đã thấy trước được khả năng đổ vỡ và đã có những biện pháp phòng ngừa - cấm hai trong số ba đài phát không được hoạt động. Nhưng như thế cũng không tránh khỏi đổ vỡ. Bây giờ chỉ còn phụ thuộc vào thái độ của những người bị bắt nữa mà thôi...Chủ yếu là Xôphia : cô ta là nhân viên mật mã, số phận của tố chức nằm trong tay cô ta. Ngoài ra còn Kamin nữa, anh ta cũng biết mật mã và biết nơi cất giấu đài phát dự bị. Riêng Rita Ácnun thì không đáng ngại, cho dù cô ta có khai gì đi chăng nữa thì cũng không đáng ngại. Cô ta không hay biết gì hết. Nguy hiểm nhất vẫn là việc Xôphia Pốtnăngca bị bắt. Không biết cô ta có chịu đựng nổi đòn tra khảo của bọn Giéttapô không. Không biết người phụ nữ gầy yếu, thiếu sự che chở đó sẽ xử trí ra sao. "Thật là lạ lùng — anh nghĩ —công tác bí mật và tình hình trên mặt trận hình như nằm trên những biên độ vô hình khác nhau — bên ấy đang thắng lợi còn bên này thì lại đang gặp phải khó khăn phức tạp”. Ngày 16tháng mười là ngày thắng lợi của "vọng gác” thì cũng đúng hôm đó, Mátxcơva phải trải qua những ngày gian khổ nhất — Bọn Đức đã đột phá gần đến chân thành. Hítle đã định ngày duyệt binh tại Quảng trường Đỏ…Những đội mật vụ, những toán lính càn quét đã sẵn sàng nối gót bọn lính chiến xông vào thành phố bị tàn phá... Điure đã thông báo cho trung tâm về những toán này rồi..Giờ đây khi quân Hítle phải rút lui, bên đó đang vui mừng hân hoan trước thắng lợi ban đầu thì bên này lại gặp phải thất bại, đổ vỡ... Đây tuyệt nhiên không phải là ảo tưởng. Đây là nguy hiểm thực sự. Cái chính bây giờ là cứu những người khác thoát khỏi nguy biến. Không được để cho bọn Giéttapô lần đúng theo dấu vết... Nhưng tại sao lại xẩy ra cơ sự này mới được chứ ? Điure chỉ chợp mắt được một lúc trước khi trời sáng. Anh cảm thấy như chưa ngủ được tí nào cả. Tiếng nhân viên đường sắt thông báo làm anh chợt tỉnh. Tàu sắp tới ga và các hành khách đang chuẩn bị xuống hầm. Anri Điure căng thẳng chờ đợi...Một tuần, hai tuần rồi ba tuần...Anh đã tìm cách gần được bọn lính canh tù. Bọn cai ngục ở đấy là những người Flamăng. Nhưng không phải người Flamăng nào cũng theo Đức cả... Thế rồi anh đã nhận được một tin đau buồn : Xôphia Pốtnăngca đã tự tử...Sợ mình không chịu nổi cực hình, người nữ nhân viên cơ yếu nắm trong tay nhiều bí mật,Xôphia đã không dám mạo hiểm mà chọn cho mình cái chết... Cô gái ấy đã hy sinh...Đó là tổn thất đầu tiên sau một năm rưỡi đầy gian khổ của cuộc chiến đấu vô hình trên mặt trận thầm lặng. Cô gái đã chết nhưng không chịu khai một lời. Kamin cũng bị tra tấn dã man nhưng anh vẫn im lặng. Nhưng đúng là "họa vô đơn chí”, nhóm của Giring bằng máy định hướng đã phát hiện ra đài vô tuyến điện bí mật. Chúng đã tra khảo các hiệu thính viên nhưng tuyệt nhiên không moi được ở họ lấy một lời. Bọn đao phủ chỉ biết được mật danh của họ nhưng điều dó cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho chúng cả. Anri Điure đã biết về những cuộc hỏi cung đó và anh cũng biết về sự kiên cường của những người đồng chí của mình. Cáclốt Amigô "người Uruguay” chưa bao giờ đặt chân đến châu Mỹ la tinh cũng bị sa lưới. Anh là một thanh niên Nga sinh ra ở Vùng ngoại ô Mátxcơva nhưng đã dành phần lớn cuộc đời mình trên bờ sông Cliátma... Các "vọng gác” đã chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh cũng như những mất mát của các chiến sĩ ngoài mặt trận, nhưng cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục…. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 19 Tháng Tư, 2020, 07:33:07 am 5. Trung tướng pháo binh Phôn Stumpơ, người tham dự cuộc ký kết hiệp định đình chiến với Pháp, đã có quan hệ thân thiết với Ôttô Stiunpnaghen, tư lệnh các lực lượng chiếm đóng. Ngay từ chiến tranh thế giới thứ nhất, những mối quan hệ thân hữu trên mặt trận đã làm cho hai viên tướng già thời quân chủ gắn bó với nhau. Giờ đây, số phận lại đưa cả hai vào Bộ Tham mưu các lực lượng chiếm đóng Đức. Vị trung tướng đã ở vào cái tuổi chiều tà xế bóng nên Béclanh sắp xếp cho Stumpơ một công tác tĩnh tại hơn trên đất Hà lan bị chiếm đóng. Tất nhiên hai viên tướng đã sống với nhau ngần ấy năm trời nên giữa hai người với nhau không có chuyện gì là bí mật nữa. Vì lẽ đó, nhân dịp Stiunpnaghen đến Amstécđam, phôn Stumpơ đã mời bạn đến chỗ mình để bàn một vấn đề tế nhị đã từng làm cho viên tướng pháo binh già nua lo lắng lâu nay. Giờ làm việc vừa chấm dứt trong khu vực của Bộ tham mưu, các sĩ quan với những lý do khác nhau đã chuồn khỏi doanh trại Hoàng gia, chỉ còn lại trực ban các phòng, phôn Stumpơ đã chọn giờ này cho cuộc gặp gỡ để không ai có thể làm phiền đến cuộc nói chuyện tin cậy giữa hai viên tướng già. Câu chuyện có liên quan đến đứa cháu, con bà chị gái của Stumpơ. Đó là Minda Sôntơ, người đã được Stumpơ thu xếp cho làm trong Bộ tham mưu của mình giữa một thành phố đầy rẫy những cám dỗ sau khi đã hứa với bà chị là sẽ bảo trợ cho đứa cháu. Minda không còn trẻ trung gì nữa nhưng trong gia đình không ưa nói chuyện về tuổi tác. Đùng một cái bỗng nhiên lại sinh chuyện. Con bé — Stumpơ hay gọi cô cháu gái đã tứ tuần của mình như vậy — con bé lại đem lòng yêu một thằng Nga sống lưu vong. Mà lại say "như điếu đổ” mới chết chứ...Nhìn chung mà nói thì cô cậu trông cũng có vẻ đẹp đôi. Nhưng xét cho kỹ thì quan hệ giữa chúng nó với nhau không được rõ ràng, chẳng biết thằng Víchto có mưu đồ gì không trong việc chọn con Minda. Hơn nữa Stumpơ còn lo là chuyện đó có thể dẫn đến chuyện thanh danh hắn bị xúc phạm và chính bản thân hắn mang vạ. Trong Bộ tham mưu, người ta đang thêu dệt đủ mọi thứ chuyện xung quanh việc này. - Đúng đấy, ông nói đúng đấy — lão Stiunpnaghen từng trải nói —không thể đem thanh danh của mình ra mà đùa được đâu. Ai cũng biết ông đối với con bé Minda đâu có phải là người dưng nước lã. Này, thế cái thằng ấy nó là người như thế nào, khá đấy chứ ? - Khỏi phải chê, còn một gia đình quý tộc cũ, là kỹ sư... Tôi không biết phải làm gì bây giờ — Stumpơ rầu rĩ nói tiếp — tôi không thể trực tiếp gặp cái thằng ấy để hỏi về ý đồ của nó. Chắc là nó đã rủ rê được con bé Minda. Nhưng nếu như nó là người đứng đắn thì nó phải làm rõ quan hệ ra chứ... - Tất nhiên rồi — viên tư lệnh đồng ý — Minda cần phải nói chuyện thẳng thắn với cái thằng ấy. - Tôi còn đang nghĩ xem hay là ta gọi mẹ con bé ấy đến đây! Đàn bà họ thông thạo chuyện này hơn cánh đàn ông chúng ta... Hai viên tướng già ngồi bên bàn, vừa nói chuyện vừa hút thuốc, uống rượu khá lâu... Mấy ngày sau, Víchto đến gặp Gram và kể cho anh nghe về tình thế khó xử mà anh đang gặp phải. Lão cậu của Minda không hài lòng về quan hệ úp mở giữa hai người sợ ảnh hưởng đến thanh danh của cô cháu gái. - Nếu cần thì cưới đi vậy — Gram thốt lên. Mắt anh ánh lên tia vui vẻ mặc dù anh đang nói về một vấn đề rất hệ trọng — Không thiệt đâu. Một nguồn như Minda không dễ gì mà kiếm được đâu. - Đúng thế — Vích-to lấy tay vân vê những sợi râu cằm của mình, tán thành—Minda bây giờ sẵn sàng chuyển cho tôi bản sao những tài liệu phải chuyển tới Béc lanh...Tôi rất hiểu chuyện đó. Nhưng lấy cô ta thì... Không, điều đó không thể được đâu... - Thế thì ta sẽ làm gì bây giờ ? - Có lẽ quá lắm là tuyên bố đính hôn — Vích-to đề nghị. - Cũng hay đấy chứ —Gram đồng ý — Tôi tán thành. Nhưng ta còn phải chờ xem Maixete trả lời như thế nào đã... Câu chuyện đã diễn ra trước khi Amigô bị bắt. Thông qua Amigô, Gram đã nhận được ý kiến chấp thuận của Điure. Khi Kétrin gặp Vích-to, chị nói đùa : - Xin chúc mừng anh Vích-to nhé... Em mang lời chấp thuận việc đính hôn tới cho anh đây... Kétrin cười nhưng trong lòng chẳng vui chút nào. Víchto cảm thấy ngay điều đó. - Em nói thế làm gì kia chứ... Em đã hiểu tất cả mọi chuyện rồi cơ mà... Tất nhiên là Kétrin hiểu... Nhưng trái tim con người ta đâu có phải là sắt đá. Thật là phức tạp thay....! Vích-to đã trở thành nhân vật nổi danh trong số các sĩ quan tham mưu Đức. Anh đã được coi là cháu của tướng phôn Stumpơ, tư lệnh khu vực Amstéc- đam. Còn viên tướng này thì rõ ràng là có thiện cảm với cậu cháu rể. Các câu chuyện tin cậy, chân tình nhất giờ đây đã được bày tỏ khi có mặt Víchto. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 21 Tháng Tư, 2020, 12:11:15 am Sau khi đính hôn được ít lâu, không rõ vì lý do gì tại nhà phôn Stumpơ đã có một cuộc tụ họp của các sĩ quan quân đội. Sau khi ăn uống xong, đám đàn ông đi vào phòng hút thuốc, tại đây tướng Stumpơ đã nói về tình hình trên mặt trận Đức — Xô. Chiến tranh ở phương Đông đã bước sang năm thứ hai nhưng nhiều việc đã xảy ra không đúng với dự tính của Bộ Tổng tham mưu. Các vị tướng già — những tinh hoa của quân sự Đức — đã không hài lòng với diễn biến của chiến dịch nhưng không nói ra miệng mà chỉ giải thích thất bại là do thái độ quá tự tin của Hítle. Phôn Stumpơ thận trọng mào đầu câu chuyện tránh đi thẳng vào vấn đề. — Chúng ta không thể và không nên chiến đấu trên hai mặt trận cùng lúc — hắn vừa rít xì gà vừa nói — Bixmắc đã dạy cho chúng ta điều này. Chúng ta không thể tiêu diệt được bọn bônsêvích nếu chưa ngừng cuộc chiến tranh không cần thiết với Anh và Mỹ... Cần phải tung hết lực lượng vào Nga và đập tan nó bằng hàng loạt những đòn tấn công quyết định… Vích-to hỏi : - Thưa trung tướng, ngài cho rằng cần phải ký kết hiệp ước hòa bình với phương Tây hay sao ạ ? - Hoàn toàn đúng như vậy đấy. - Nhưng ý Quốc trưởng lại muốn chúng ta tiến sang phía đông nhưng vẫn không ngừng chiến tranh với quân Anh. Liệu Quốc trưởng sẽ có thái độ như thế nào với ý kiến của trung tướng đây ? - Điều này dù Quốc trưởng có muốn hay không thì cũng vẫn phải làm — tưómg Stumpơ nói gay gắt. Câu nói do tên tướng bảo hoàng đặc sệt, Stumpơ phát ra đã bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Rõ ràng là viên tư lệnh khu vực Amstécđam đã trao đổi ý kiến với Stiunpnaghen, tư lệnh các lực lượng chiếm đóng của Đức tại Tây Âu. Các chiến sĩ tình báo rất nhạy cảm trước thái độ đối lập của các tướng lĩnh đối với Hítle. Chúng đã bàn với nhau là phải ký kết hiệp định hòa bình riêng rẽ với Mỹ, Anh và phối hợp cả hai nước này lập ra một mặt trận thống nhất chống Liên-xô.Giờ đây, điều này đã được tên tướng phôn Stumpơ bạn thân cùng chí hướng với Stiunpnaghen nói ra. Trước khi lao vào cuộc phiêu lưu, Hítle đã chỉ thị cho bọn tướng tá cùng phe cánh với hắn : "Mệnh trời đã định cho tôi thành người giải phóng vĩ đại nhất cho nhân loại. Trước bước ngoặt lịch sử này, tôi sẽ giải phóng cho con người thoát khỏi nhân tố kìm hãm trí tuệ, thoát khỏi con vật bẩn thỉu và thối rữa được mệnh danh là đạo đức và lương tâm. Tôi tạ ơn số mệnh đã ban cho tôi diễm phúc cao cả, đã buông trước mắt tôi một bức rèm không nhìn thấu được và như vậy đã giải phóng linh hồn tôi thoát khỏi thành kiến. Thiên nhiên thật là tàn nhẫn và vì thế chúng ta cũng có quyền tàn nhẫn. Nếu như tôi phái những tinh hoa của dân Đức vào nước sôi lửa bỏng, đổ máu phơi xương của những người Đức quý giá không thương tiếc thì tại sao tôi lại không có quyền tiêu diệt hàng triệu những kẻ thuộc chủng tộc hạ đẳng đang sinh sôi nẩy nở như những loài sâu bọ. Thưa các ngài, chiến tranh đưa đến sự chọn lọc tự nhiên, làm sạch trái đất khỏi những chủng tộc hạ đẳng không đủ giá trị. Và nếu nói hơi triết lý một chút thì Nhà nước chính là sự thống nhất của những người đàn ông nhằm mục đích chiến tranh… Lãnh thổ Ba-lan sẽ bị làm cỏ sạch sành sanh, dân ở đó sẽ bị tiêu diệt hết và thay bằng người Đức. Hiệp ước với Ba-lan chẳng qua chỉ là để tranh thủ thời gian mà thôi. Hiệp ước quốc tế cũng chỉ nhằm mục đích đó. Rốt cuộc, thưa các ngài, điều này rồi cũng sẽ xảy ra đối với bọn Nga như tôi đang làm với bọn Ba lan”….. Cuộc chiến tranh do Hítle gây ra đã lôi cuốn vào quỹ đạo của nó hơn sáu mươi nhà nước trên thế giới với số dân là một tỷ bẫy trăm triệu người, chiếm bốn phần năm số dân toàn thế giới. Trong một năm rưỡi đầu của chiến tranh, Hítle chỉ thấy toàn chiến thắng là chiến thắng. Ba-lan, Na-uy, Đan-mạch, Hy-lạp, Hà-lan, Bỉ... Toàn bộ Trung-Âu với tiềm năng kinh tế, quân sự khổng lồ đều nằm dưới gót giầy của chủ nghĩa phát xít. Đêm dài nô lệ và ách áp bức phát-xít đã bao phủ khắp châu Âu. Trong các Bộ tham mưu quốc xã, các tướng lãnh Đức đã vạch ra sáu tuần lễ cho chiến dịch tấn công chinh phục nước Nga. Sáu tuần thôi... và sau đấy sẽ là kỷ nguyên ngàn năm đô hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên của Đế chế Đại Đức…Những ước mơ sẽ được thực hiện chỉ trong sáu tuần nữa mà thôi… Cuộc tấn công vào nước Nga đã xảy ra vào một đêm ngắn nhất của năm 1941 — tức là vào ngày 22 tháng sáu. Trên đất châu Âu bị xâm lược, người ta đã đón nhận tin này với những thái độ khác nhau — lo âu và hy vọng. Lo âu vì số phận của nước Nga — Liệu nước Nga có thể đứng vững được hay không hay rồi lại cũng lâm vào cảnh như Ba lan, Pháp hoặc một số nước bị xâm lược khác... Còn hy vọng ư, hy vọng vì nước Nga sẽ đến giúp đỡ họ... Cần phải đấu tranh! Lúc bấy giờ những người dân của châu Âu nô lệ bị bọn phát xít Đức bất ngờ xâm lược mới bắt đầu thức tỉnh, hồi phục lại sau cơn choáng váng, hoang mang và tuyệt vọng. Cuộc sống dưới ách nô lệ phát-xít có khác gì một cơn ác mộng. Giờ đây đã bắt đầu một cuộc đấu tranh bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân. Cầm đầu phong trào kháng chiến là những người cộng sản của các nước bị chiếm đóng; mà tại đó chỉ riêng việc có liên quan đến đảng của giai cấp vô sản đã đủ để người ta bị mất đầu rồi. Tư lệnh các lực lượng chiếm đóng tại châu Âu tướng Stiunpnaghen đã ký lệnh : ”Giải tán đảng cộng sản Pháp và cấm mọi hoạt động cộng sản khác. Mọi kẻ tham gia hoạt động hoặc tuyên truyền cộng sản đều là kẻ thù của Đức. Hình phạt giành cho những kẻ đó là tử hình”… Những thông cáo tương tự đã xuất hiện trong tất cả các nước bị chiếm đóng, được đăng trên báo, dán trên tường, phát đi trên đài. Tại Pháp, tên nguyên soái già nua Pêtanh theo đuôi bọn quốc xã đã "giải tán” đảng cộng sản. Người ta đã nói lái câu "không thể thiêng liêng hơn Đức giáo hoàng La mã” để ám chỉ về hắn : "tên nguyên soái phản bội còn tàn ác hơn quỷ ác Venđơvun”. Cuộc đấu tranh đã chịu những tổn thất đầu tiên. Đã có những vụ bắt bớ tử hình xảy ra. Danh sách của những con tin không thoát khỏi cái chết đã được lập sẵn. Một trong những người cộng sản bị bắt đầu tiên là Gabrien Pêri... Người phụ nữ Pháp đầu tiên bị kết án tử hình là Mari Diubua. Chị đã hy sinh bên máy chém. Nhưng cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục. Các chiến sĩ chuyển sang hoạt động bí mật như Môris Tôredơ, Giắc Diuclô... vẫn lãnh đạo phong trào kháng chiến chống phát xít. "Iren yêu quý — Boris viết — Hãy tha lỗi cho anh vì anh đã hành động như vậy... Khi anh ôm hôn em, anh đã biết là anh sẽ vĩnh biệt cõi đời từ ngày hôm nay. Nhưng anh phải nói thực với em là anh tự hào với nhân vật mà anh nhập vai. Em có thể thấy được anh không run sợ mà vẫn tươi cười như thường. Anh đến với cái chết một cách bình thản, có thể là với đôi chút luyến tiếc nhưng anh không hề có một chút gì vẩn đục trong lương tâm, không hề có một chút gì là sợ sệt. Em thân yêu, em hãy tin rằng anh vẫn còn sống. Hãy giữ lấy chiếc nhẫn cưới mà anh đã trao cho em — đấy là kỷ niệm cuối cùng của anh tặng em. Anh đã hôn nó trước khi anh tháo ra đưa lại cho em. Có lẽ anh đã nói với em tất cả rồi. Đã đến lúc anh phải đi. Anh đã gặp các bạn của anh, tất cả đều rất vững vàng. Điều đó làm anh vui sướng. Cám ơn tất cả những gì cuộc sống đã giành cho anh”. Bức thư được viết trên hai tờ giấy mà Iren đã xé ở vở ra cho Bôris trước lúc đi. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 23 Tháng Tư, 2020, 12:54:09 am Sau khi Amigô bị bắt, Pitơ Gram trực tiếp gặp Kétrin. Anh đang bị xúc động và lo lắng trước những việc đã xẩy ra. Kétrin đã kể lại tỉ mỉ cho anh nghe. Pitơ có cảm giác như mình bị nghẹt thở. - Thế sau khi Bôris bị bắn thì cô có đến đằng nhà anh ấy không ? - Không, chỉ có Valentina thôi...Bà ấy chỉ gặp Êvêlin ở nhà. - Thế thì có gì là khác đâu cơ chứ…tất nhiên là bọn Giéttapô sẽ theo dõi tất cả những người thân của Bôris... Ngoài ra lại còn cả Iren nữa. - Vâng... nhưng tôi tin rằng không một ai biết gì về tôi đâu.. - Dù sao chăng nữa thì cô vẫn cứ phải cắt đứt quan hệ với Víchto và chị gái của anh ta đi... Cắt đứt hoàn toàn. Chúng ta sẽ gặp nhau theo quy ước. Nhưng cô sẽ không chủ động trong việc này. Tôi hoặc một đồng chí khác sẽ tìm cô. Tình hình bây giờ rất nghiêm trọng đấy Kétrin ạ... Gram chia tay với Kétrin lòng đầy lo lắng trước những linh cảm chẳng lành. Anh truyền đạt lại cho Điure về những chuyện đã xẩy ra. Câu chuyện của Gram cũng làm cho Điure lo lắng. Từ lúc Amigo bị bắt, Điure đã thay đổi nhà ở để đề phòng mọi bất trắc, anh giao nhà cũ lại cho người của mình theo dõi. Đã mấy tuần trôi qua kể từ vụ đổ vỡ của Amigô nhưng vẫn chưa thấy có động tĩnh gì đáng ngờ cả. Điure đã có thể được an toàn nhưng... Chính cái ’’nhưng” đó làm anh thận trọng... Điure và Gram đi đi lại lại trong đám đông hành khách trên sân ga, vừa đi vừa nói chuyện. - Chúng ta thỏa thuận với nhau thế này nhé — Điure nói — trước lúc gặp nhau cậu hãy chú ý nhìn lên bức tường cạnh phòng gửi hành lý này nhé... Chẳng hạn ở chỗ này nhé. Mọi ký hiệu bằng bút chì là dấu hiệu có nguy hiểm đấy. Điure dừng lại cạnh chỗ gửi hành lý và bật diêm châm thuốc hút rồi dụi que diêm đã tắt vào một chỗ tường nhô ra khuất trong bóng râm làm hiệu cho Gram. Sau đó anh ném que diêm vào thùng rác và họ lại đi tiếp. - Hãy liệu xem, không để cho Kétrin gặp bất cứ ai... Tối hôm đó, Pitơ Gram đã báo Điure biết tin về tình hình gia đình mình. Niềm vui xen với nỗi lo — Lôta sắp sinh cháu. - Mình đang nghĩ xem nên đưa cô ta đi đâu bây giờ... Đã bao năm nay bọn mình chờ đợi cái tin này đấy...Vậy mà khi nó đến thì lại không đúng lúc chút nào cả... - Cậu nên đưa cô ấy đến một nhà nghỉ dành cho phụ nữ nào đó xem sao - Điure đề nghị — ở nơi nào đó vắng vẻ xa xa thành phố một chút. - Có lẽ rồi cũng đến phải làm như vậy mất thôi… CHƯƠNG IV - BÁO CÁO TỪ LÒNG ĐỊCH 1. Niềm vui sướng to lớn và thầm lặng đang tràn ngập... Quân đội Liên xô đã đánh tan quân đội phát xít Đức tại ngoại ô Mátxcơva ! Té ra suốt tuần qua, ở đấy đã diễn ra những trận đánh ác liệt nhưng Mátxcơva không vội loan tin thắng lợi mà chờ cho đến lúc có tin chắc chắn. Và đây là thông báo của hãng thông tấn Liên xô : "Quân địch đã bị tổn thất nặng nề, các lực lượng Liên xô đang tiếp tục tấn công...” Tâm trạng bứt rứt mối lo đè nặng trong lòng đã được thay bằng niềm vui rạo rực và thầm kín. Sanđô sợ mình sẽ để lộ nỗi xúc động trước mặt người thợ vẽ trong "Geopress”, người mà anh đã giao cho việc chuẩn bị bản đồ vùng ngoại ô Mátxcơva, nơi các cuộc chiến đấu đang diễn ra. Đã từ lâu, nhà khoa học đồ bản Sandô Rađô mới lại làm việc hăng say như trong cái ngày mùa đông của tháng mười hai này. Anh tự vẽ bản đồ ngoại ô Mátxcơva, tự tay viết tên các thành phố Nga đã được Hồng quân giải phóng — Đmitrốp, Malôiarôxlavet, Môđaixk, Kali¬nin... Anh chuyển bản đồ cho người thợ vẽ và giục anh ta làm nhanh để kịp đưa đến cho các nhà xuất 'bản đã đặt hàng "Geopress”. Anh tự hào cảm thấy mình cũng góp phần vào chiến thắng tại miền đất phương Đông xa xôi cách biên giới Thụy-sĩ hàng nghìn kilômét. Vào những ngày này Piuntơ đã chuyển cho Sanđô lời chúc mừng của Lông và cả lời xin lỗi của ông ta vì đã có lúc tỏ ý nghi ngờ. Lông là một nhà báo Pháp trước đây công tác trong Bộ Tổng tham mưu Pháp, từ nhiều năm nay làm phóng viên tại Béclanh. Sau khi Pháp thất bại, Lông đã chạy sang Thụy sĩ chờ cơ hội để đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Lông đã đồng ý hợp tác với nhóm của Rađô mà không hề do dự.Lợi dụng những mối quan hệ cũ, Lông đã thu nhập được nhiều tin tức quan trọng. Sanđô duy trì liên lạc với Lông qua Piuntơ, vì thế nhà yêu nước Pháp không biết anh mà chỉ nghe đồn về Anbe. Nhưng bỗng một hôm khi Hồng quân phải rút thì chính Lông đã nói với Piuntơ rằng ông ta gặp người phụ trách tình báo Liên xô tại Thụy sĩ. - Để làm gì kia chứ ? Piuntơ ngạc nhiên hỏi. - Có những mối nghi ngờ đã hoàn toàn chi phối tôi... Hồng quân đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Hítle sắp sửa tấn công Mátxcơva. Hắn đã định ngày duyệt binh trên Quảng trường Đỏ… Vậy thì tiến hành công tác tình báo làm gì nữa khi sức mạnh quân sự thô bạo đã quyết định tất cả. Mà sức mạnh này lại thuộc về Hítle…Tôi muốn là người thành thật và trước khi rút phải nói với người đứng đầu..với Anbe. Piuntơ đã chuyển yêu cầu của Lông cho Sanđô. Sanđô suy tính : anh không thể trực tiếp gặp gỡ Lông được. Nhưng mặt khác không thể để mất một người như Lông. Cuối cùng anh đã đi đến quyết định là gặp Lông. Họ gặp nhau tại Bécnơ. Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 25 Tháng Tư, 2020, 06:29:09 am Lông, một người vai rộng, khoảng 50 tuổi, có khuôn mặt trí thức dễ mến, đã nhắc lại với anh những điều ông ta đã nói với Piuntơ.. Nhưng Lông lại bắt đầu câu chuyện từ việc khác. - Tôi biết — Lông nói — Anh cũng như tôi... Cả hai chúng ta đều là những người chống phát xít. Đây là lần đầu tiên tôi gặp anh và cũng có thể là lần cuối cùng, vì thế tôi muốn nói thật với anh như đã nói với chính lòng mình trong những đêm thao thức mất ngủ. - Anh định xin rút chứ gì ? — Rađô nhìn thẳng vào mặt người Pháp đang ngồi trước mặt mình, hỏi không úp mở. - Vâng !... Người tự trọng thường kết liễu đời mình trước bước đường cùng... Tôi biết thất bại của Nga sẽ phá tan hy vọng giải phóng châu Âu.., Tôi giúp đỡ các anh cũng chỉ vì đất nước mình, vì nền tự do của tổ quốc tôi. - Tôi tin anh... Nhưng người thì cũng có nhiều loại... Đắm thuyền thì loài chuột bao giờ cũng chạy trước tiên. Điều mà anh vừa nói với tôi gọi là đào ngũ — Rađô nói gay gắt. Lông đứng bật dậy, mặt tái đi rồi chuyển sang màu đỏ. - Tôi không phải là hạng đào ngũ — Lông thốt lên, phật ý — Tôi, tôi là một sĩ quan Pháp. Những lời của anh không thể dành cho tôi được... - Xin anh tha lỗi, anh Lông ạ, — Sanđô ngắt lời — Tôi không hề muốn lăng mạ hay hạ thấp anh... Nhưng chính anh đã đề nghị sẽ chân thành đến cùng kia mà. Tôi có cảm giác, ý muốn rút lui khỏi cuộc đấu tranh của anh nảy sinh trong con người anh vì anh đã mất niềm tin vào thắng lợi. Trong chiến tranh, tự tin thái quá cũng nguy hại như hoang mang mất tinh thần. Điều này cũng đã giải thích được vì sao Pháp thất bại. Sau đấy, Sanđô nói về nước Nga, anh hồi tưởng lại chuyến đi đầu tiên của mình đến nước Nga Xô viết. - Hồi đó, tôi đã đặt chân lên nước cộng hòa trẻ tuổi đói nghèo bị tàn phá nhưng đã kiên quyết giáng trả cuộc tấn công của 14 nước, đấy là chưa kể tới bọn bạch vệ. Khi chúng tôi đang đi trên tàu, chúng tôi phải tự tay đi đẵn gỗ, khuân gỗ lên đầu máy vì lúc đó nước Nga chưa có than...Bánh mì cũng không có. Nhưng nước Nga đã đứng vững. Những con người ở đó là như vậy đấy. Tại sao bây giờ chúng ta lại có thể nghi ngờ vào sức mạnh của họ và cho rằng họ sẽ bị tổn thất rồi đi đến thất bại. Anh hãy thử nói cho tôi xem có nước nào dám chống lại Hítle như nước Nga không ? Câu chuyện tại nhà Pacho đã kéo dài tới tận nửa đêm. Cuối buổi nói chuyện, Lông nói: - Tôi không nói là anh đã hoàn toàn thuyết phục được tôi, nhưng tôi sẽ không đào ngũ... Chúc anh thành công Anbe ạ. Anh có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của tôi. Giờ đây Lông đã gửi lời, chúc mừng và xin lỗi vì sự yếu đuối của mình trước đây. Lông không những chỉ cung cấp tin tức liên quan đến tình hình quân sự của Đức, các kế hoạch chiến tranh của Đức, khu vực đóng quân... mà còn lôi cuốn những người mới khác vào công tác. Đấy là những người có quan điểm chính trị khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở một điểm cơ bản, coi chủ nghĩa phát xít là nguy cơ đe dọa toàn thể nhân loại. Một trong những người mới được Lông thu hút là nhà báo Đức Ecnơt Lêmơ, bạn của ông ta. Ở Đức cũng như ở Hung, Lêmơ được liệt vào loại người theo chủ nghĩa quốc xã không có gì đáng ngờ cả. Lêmơ là bạn thân của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ribentrốp và có khả năng thu nhập được những tin tức trong giới lãnh đạo nhà nước quốc xã. Khi thư từ trao đổi với trung tâm, Lêmơ dùng mật danh là "Aghexa“ ....... Ngoài ra nhờ sự giúp đỡ của Lông, Radô còn có thêm một nguồn tin nữa. Đấy là một nhà quý tộc người Áo căm thù Hítle. Vị bá tước này có thời đã giữ một địa vị quan trọng trong chính giới Áo, nhưng sau khi có hiệp ước Đức-Áo thì ông ta đã bỏ sang Thụy sĩ. Nhà quý tộc căm ghét chủ nghĩa quốc xã ra mặt và mơ ước phục hồi chế độ quân chủ Gapxburg tại Áo. Nhưng điều này không hề gây trở ngại gì đến việc chuyển những tin tức mà ông ta thu Iượm được qua bạn bè cho Lông. Sanđô Rađô gọi nhà quý tộc quân chủ Áo là Grau. Còn vị bá tước thì có lẽ không hề hay biết gì về cái tên bí mật đó của mình trong danh sách tình báo Liên xô... Thất bại của 38 sư đoàn quốc xã tại ngoại ô Mátxcơva mà tình báo Đức từ lâu đánh giá là đã kiệt sức, làm cho Bộ chỉ huy tối cao của Hítle choáng váng. Tham mưu trưởng Ganđe được coi là nhà viết sử của các sự kiện trong nước đã ghi tình hình ngày thứ 154 của cuộc chiến tranh như sau : «Thống chế phôn Bốc đích thân chỉ huy các hoạt động chiến đấu tại ngoại ô Mátxcơva từ sở chỉ huy của mình. Nhiệt huyết phi thường của ông ta - đã thúc đẩy quân đội tiến lên... Quân đội đã hoàn toàn bị kiệt sức và mất khả năng tấn công....Phôn Bốc đã so sánh tình hình xảy ra với tình hình trong trận đánh tại Marnơ. Ông ta cho rằng tình huống đã tới mức một tiểu đoàn cuối cùng tung vào trận đánh có thể quyết định được cục diện chiến sự”…. Những dòng này đã được viết vào tháng mười một. Quân Đức đã dồn hết cả sức lực để tấn công. Ít lâu sau trong nhật ký của Gande lại xuất hiện thêm nhưng dòng khác. ….."Ngày thứ 169 của chiến tranh. Trong khu vực phía đông Kalinin đã có 7 sư đoàn địch chuyển sang tấn công...Tôi cho rằng khu vực này của mặt trận là nơi nguy hiểm nhất vì ở đây chúng ta không có lực lượng tuyến hai”…. Và tiếp ngày lại ngày những dòng chữ vội vã, ngắn gọn ghi trong nhật ký của Gande : …."Một ngày khó khăn vất vả”… …"Lại thêm một ngày đầy khó khăn, vất vả nữa”… …"Hôm nay tình hình đặc biệt gay go. Tư lệnh tập đoàn quân chán nản gọi điện thoại mấy lần... Vào thời điểm hiện tại, khó nói làm thế nào có thể khôi phục lại tình thế...Tổn thất đã lên tới 886 nghìn người —27,7 % số quân hiện có...” Vào những ngày này, Sanđô đã gửi cho trung tâm một bức điện vô tuyến : "Gửi Giám đốc, tin nhận qua Lông! Viên tùy tùng của Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân thống chế phôn Braukhit đã nói như sau : Chỉ đến bây giờ quân Nga mới tung các lực lượng tinh nhuệ của họ vào tham chiến. Đôra”… Ít lâu sau ở Giơnevơ, người ta đã biết tin Hítle cách chức tổng tư lệnh các lực lượng lục quân phôn Braukhit, phôn Bốc, phôn Kliuge, phôn Phankelkhorxt, phôn Leep, tướng Guderian... đều bị cách chức tư lệnh. Tư lệnh tập đoàn quân xe tăng số bốn, thượng tướng Ghécne cũng bị cách chức và bị khiển trách, mất hết cả huân chương và chiến công...Tướng Spo- nếc thì bị kết án tử hình... Không một ai trong số tất cả những viên tư lệnh tập đoàn quân được Hítle tin dùng khi bắt đầu chiến dịch ở phương Đông còn giữ được chiếc ghế của mình. Cùng với việc các tư lệnh bị xếp xó, trung tướng Chippenkiếc, Cục trưởng Cục tình báo lục quân cũng bị cách chức theo. Hắn bị ghép tội về việc tình báo Đức đã không thể xác định đích xác lực lượng của Hồng quân, không biết gì về những loại vũ khí mới của Liên xô như xe tăng "T—34” hoặc hỏa tiễn "Kachiusa”. Đấy là một bất ngờ lớn đối với Bộ chỉ huy tối cao Đức. Từ nay Hítle nắm giữ luôn chức Tư lệnh các lực lượng lục quân Đức. Sanđô viết điện dưới dạng mật mã còn Êlêna thì đem nó đến Lôdana cho hiệu thính viên Đgim. Nhưng chiến thắng của quân đội Liên xô tại ngoại ô Mátxcơva mới chỉ là thắng lợi bước đầu. Đức quốc xã vẫn còn là một kẻ thù mạnh. Hítle đã hứa : sang năm nước Nga sẽ bị đánh bại. Để thực hiện được điều đó cần phải dốc hết sức người sức của trong nước cũng như của các đồng minh. Rađô đã gửi đi Mátxcơva bức điện đầu tiên nói về vấn đề này khi đòn phản công của Liên xô còn đang tiếp tục. Thông qua viên sĩ quan liên lạc Đức đến Thụy sĩ, Lông đã biết được rằng Đức có quyết định huấn luyện bẩy trăm nghìn lính trẻ vừa nhập ngũ. Bọn lính này sẽ được tung vào cuộc tấn công trên mặt trận phía Đông vào mùa hè. Như vậy, sang xuân Đức phải có một lực lượng lính chiến đấu trên sáu triệu tên. Trong các bản báo cáo, ngày càng có nhiều tin nói về cuộc tấn công mùa hè sắp tới của bọn quốc xã vào nước Nga với lực lượng lớn hơn nhiều so với năm ngoái. Tất nhiên các tình báo viên không thể xác định được tất cả những lực lượng và kế họach của bộ chỉ huy Đức. Lông nói đùa : muốn thế thì phải tuyển mộ chính Quốc trưởng... Không một ai biết được chỉ thị của Hítle ký vào tháng tư năm 1942 trong đó Hítle đã giao nhiệm vụ mới cho quân đội. "Mục đích nhằm — Hítle viết — nhanh chóng tiêu diệt sinh lực còn lại của bọn Nga, phá hủy thật nhiều các trung tâm kinh tế, quân sự của chúng. Để thực hiện việc đó, sẽ sử dụng tất cả các lực lượng hiện có trong lực lượng vũ trang các nước đồng minh”. Càng ngày người ta càng thấy rõ là Đức đang chuẩn bị đòn tấn công vào miền Nam nước Nga - theo hướng Kápkadơ và hạ nguồn sông Vônga. …."Thời hạn cuối cùng để hoàn tất chuẩn bị cho cuộc tấn công mùa xuân là ngày 22 tháng 5— Rađô thông báo-cuộc tấn công có thể bắt đầu trong khoảng từ ngày 31 tháng 5 đến 7 tháng 6”… Rađô đã báo rằng lực lượng xe bọc thép của địch đã tăng thêm một phần ba so với năm ngoái. Anh đã đưa dẫn chứng : "Tại Đức đang thành lập bốn sư đoàn xe tăng mới, một sư đoàn hiện đang đóng quân ở khu vực Pari..”. Tiếp đó lại thêm những dòng báo động; “Việc thành lập này sẽ hoàn thành vào đầu tháng 5 năm 1942”... Tháng tư, một nhân viên của Bộ Tổng tham mưu Thụy sĩ báo một tin quan trọng và Rađô đã chuyển cho trung tâm ngay đêm đó:"Gửi Giám đốc, từ Luida. Vào đầu tháng tư trên lãnh thổ của Liên xô bị Đức chiếm đóng, đã có nhiều đơn vị Đức tới để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào mùa xuân. Quân số và đặc biệt là chất lượng kỹ thuật rõ ràng hơn nhiều so với tháng sáu năm 1941...Tất cả những con đường hướng nam mặt trận đầy những xe tải chuyên chở vật liệu. Đôra”. Lại thêm một mối lo mới, và "vọng gác” tại Thụy sĩ đã làm tất cả để báo cho bộ chỉ huy quân đội Liên xô về nguy cơ mới này. Lần này thì là trên hướng nam của mặt trận. Những tin tức như vậy cũng được gửi tới trung tâm từ những "vọng gác” khác. Quân đội Đức đã tập trung tại khu vực tập kết. Tất cả đều đã sẵn sàng. Nhưng bỗng nhiên quân đội Liên xô đã đánh đòn phủ đầu tấn công các lực lượng của Đức… Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 28 Tháng Tư, 2020, 01:42:32 pm 2. Nhưng dù sao thì vụ đột kích ban đêm cũng chỉ như đấm vào nước mà thôi. Rốt cuộc, lão cố vấn hình sự Các Giring vẫn không biết là hắn đã bắt được kẻ nào đây. Ai mà biết được những con người này làm việc cho ai. Cho Anh ư ? Cho phong trào kháng chiến Pháp ư ? Hay là cho bọn Nga? Nghĩ thế nào cũng được cả. Cái con Xôphia Pốtnăngca có khả năng biết nhiều nhất thì lại tự tử trong tù mất rồi. Cái con bé đến là ghê. Nó đã lấy mảnh thủy tinh cứa đứt mạch máu vì sợ không chịu được đòn tra khảo. Đúng, Xôphia biết quá nhiều và không dám mạo hiểm, cô đã chọn cái chết… Hiệu thính viên Kamin bị tra tấn thế nào đi chăng nữa cũng không chịu khai lấy một lời. Ngay cả bí danh của anh, bọn Đức cũng chỉ biết qua lời khai của Rita Acnun mà thôi. Rita là người duy nhất trong số người bị bắt sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi. Nhưng thực tế cô ta không biết gì cả. Cô ta chỉ biết nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát đĩa còn những việc khác thì không được biết. Không một ai biết tên thật của Kamin, Anh đã hy sinh với cái họ của một trung úy Nga Pavưđốp mặc dù bản thân anh chưa đến Liên-xô bao giờ. Trước đây đã có thời anh sống ở miền tây Bạch Nga. Anh tự khai như vậy để bọn Giéttapô không biết anh là ai. Giring làm sao mà biết được là Kamin đã lấy danh theo tên của Kamô, người bônsêvích hoạt động bí mật mà anh đã nghe nói tới nhiều và là người làm gương cho anh về lòng kiên trung và dũng cảm. Còn họ của trung úy Đavưđốp thì Kamin khai để chứng minh là người con Xô viết dũng cảm và trung thành với lý tưởng. Trong tù, Kamin đã hát những bài hát Liên xô khi bị tra khảo, anh khẳng định rằng vinh dự của người sĩ quan Liên xô không cho phép anh vi phạm lời tuyên thệ. Kamin chỉ khai mình là đã từ Mátxcơva đến, sống tại một địa điểm bí mật nhưng không tham gia vào công tác tình báo mà đang ở trong lực lượng dự bị. Anh từ chối trả lời những câu hỏi khác. Anh bị bọn Đức đánh đập tra khảo dã man nhưng trước sau anh vẫn chỉ nói có vậy — anh, Đavưđốp chẳng dính dáng gì đến những người bị bắt... Thế là Giring không thu được gì ở Kamin. Công bằng mà nói, để quảng cáo cho mình, Giring đã phao tin làm như tay chân của hắn đã định hướng ra được đài sóng ngắn, bắt được đài đó và phá tan nhóm hoạt động bí mật chống Hítle. Nay thì không còn máy phát nào nữa. Lúc đầu, lời khẳng định của lão cố vấn hình sự : "Đã thanh toán xong bọn chơi pianô” xem ra có vẻ đúng. Đài thu sóng tại Krants đã không phát hiện thêm được hoạt động của đài sóng ngắn phát, hiệu "Pêtêích” nào nữa. Chẳng lẽ những thông báo từ Krants lại không chứng minh được rằng. Các Giring đã đạt được mục đích rồi hay sao ?... Nhưng niềm hân hoan của Giring cũng chẳng kéo dài được lâu. Các đài phát lại xuất hiện nay chỗ này mai chỗ khác. Chúng làm việc trên các tần số khác nhau, có mật danh khác nhau và hầu như mỗi ngày lại đổi một lần. Tổ chức chống phát xít bí mật lại hoạt động. Sau vài tháng, đài vô tuyến bí mật lại phát đi những bức điện mật mã. Mọi việc lại bắt đầu từ đầu.... Bọn Đức lại chúi mũi vào nghiên cứu những tờ giấy ghi mã số cháy dở. Các nhân viên mã thám của phunk — Ápve nghi rằng những "tên chơi piano” đã dùng những quyển sách nào đó làm chìa khóa mật mã. Nhưng biết tìm đâu ra những quyển sách như thế bây giờ. Giring bóp đầu bóp trán suy nghĩ và rồi lão lại hỏi cung Rita Acnun. Rita đã khẳng định phỏng đoán của bọn chúng. Pốtnăngca thường đọc những cuốn sách gì đó. Những cuốn sách này thường để trên bàn làm việc của cô ta. Khi Pốtnăngca đọc sách thì cô ta thường khoá cửa phòng mình lại và ghi ghi, chép chép cái gì đó. Nhưng Pốtnăngca đọc sách gì thì Rita không biết. Có một lần, Rita định xem một cuốn trong số đó nhưng Pốtnăngca ngăn lại không cho. Quyển sách đó nhan đề là "Điều kỳ diệu của giáo sư...” Rita đã không nhớ được tên vị giáo sư đó nhưng nếu trông thấy nó là ả có thể nhận ra ngay. Giring cử tay chân của hắn đi thu tất cả những cuốn sách còn để lại trong nhà. Nhưng hắn lại bị thất vọng : trong nhà chẳng còn một cuốn nào hết. Bọn Giéttapô đã nằm phục trong nhà mấy ngày nhưng chẳng thấy có thêm ai đến ngôi nhà này nữa. Kéo dài thêm cuộc mai phục cũng vô nghĩa. Ông chủ cho thuê nhà kể lại là cách đây hai tuần, sau khi nhà bỏ trống, có hai người không rõ là ai mặc quần áo công nhân đến gặp ông ta và nói rằng họ được lệnh lấy đi tất cả số sách trong phòng. Chu nhân đã đích thân dẫn họ vào nhà. Hai người công nhân khuân hết sách ra xe ba gác chở đi. Chủ nhà cũng không hỏi xem họ là ai. Giá như họ lấy những thứ đồ quý, có giá trị thì lại khác, đằng này lại toàn là những cuốn sách cũ.. Ai cần những thứ đó làm gì cơ chứ. Chiến tranh tại phương Đông đã lên tới đỉnh cao. Mặc dù vấp phải thất bại nghiêm trọng trong mùa đông năm ngoái tại ngoại ô Mátxcơva, quân Hítle vẫn tiếp tục vây ép quân đội Liên xô và đột phá theo hướng Stalingrat, Bắc Kápkadơ, Varônhe. Phần lớn lãnh thổ phía tây nước Nga đã bị chiếm đóng. Những trận đánh tại Stalingrát vẫn chưa đi đến thắng lợi, vẫn chưa đến bước ngoặt vĩ đại còn đang nung nấu dưới chân thành Stalingrat và ủ sâu trong lòng nước Nga lao động. Đây đó mới chỉ ánh lên tia sáng chiến thắng sắp tới của nhân dân Liên xô trên mặt trận, trong khu du kích Bạch Nga, trong vùng rừng núi Brianxcơ và thảo nguyên Ukraina. Nhưng chỉ riêng việc nước Nga Xô viết dám đổ máu giáng trả lại cuộc tấn công của bọn đao phủ phát-xít, chỉ riêng điều dó thôi cũng đủ gieo mầm hy vọng trong con tim những người dân châu Âu bị xâm lược. Chính nước Nga giờ đây đã trở thành trung tâm tập hợp các lực lượng chống phát xít trên thế giới. Nước Nga đã nhen lên cuộc đấu tranh của nhân loại chống lại sự man rợ thời trung cổ, chống lại chủ nghĩa phát xít. Một liên minh chống phát-xít của các quốc gia và các dân tộc đã được hình thành. Liên minh này đã thống nhất lực lượng để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ phẩm giá của con người đấu tranh cho chủ nghĩa nhân văn bị bọn cầm đầu nhà nước phát-xít chà đạp. Các chiến sĩ chống phát-xít ở Đức đã tìm được chỗ đứng của mình trong cuộc đấu tranh vĩ đại này. Đối với những người yêu nước Đức, căm thù chế độ Hítle thì mối liên lạc với nước Nga là hình thức cao nhất của cuộc đấu tranh chống phát-xít. Tại thị xã nhỏ Riđốp thuộc ngoại ô Béclanh, trên phố nhà ga có một ngôi nhà nghỉ mát nhỏ mang biển số 13 của anh Grabốpxki. Vào mùa đông, căn nhà này thường không có ai. Nhưng trước chiến tranh, một người họ hàng xa của anh em Grabốpxki đã chuyển đến ở trong ngôi nhà này. Người này tên là Graxe, làm thợ xếp chữ. Cả mùa đông lẫn mùa hè người này chẳng đi đâu cả, chỉ quanh quẩn trong làng Rudốp. Anh ta sống rất biệt lập, chẳng quan hệ gì với hàng xóm láng giềng cả. Thỉnh thoảng mới có vài người bạn đến thăm anh ta. Những người hay đến hơn cả là Iôn Dic và Vinhem Gútđôphơ, hai cán bộ hoạt động bí mật kết bạn với Bôiden. Kharô càng ngày càng ngả theo những người cánh tả, coi họ là những người chiến sĩ đấu tranh triệt để, tích cực chống lại chủ nghĩa phát-xít hơn những người khác.... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 01 Tháng Năm, 2020, 12:40:43 am Vinhem Gútđôphơ là một nhà báo, nhà bình luận quốc tế biết nhiều thứ tiếng châu Âu. Cùng với Dic với tư cách là một trong những biên tập viên của tờ báo cộng sản "Đierote phane”, Gútđôphơ đã thành lập một nhà in bí mật để in truyền đơn, ra các tập san bí mật, kể cả tờ bán nguyệt san "Mặt trận bên trong”. Tờ báo này được dịch ra năm thứ tiếng và lưu hành trong những công nhân ngoại quốc bị bắt săng Đức làm việc. Nói cho đúng hơn, tập san nhỏ bé được in tại phố nhà ga thị trấn Ruđốp và được phân phát trong toàn nước Đức đã cho phép các nhà lãnh đạo tổ chức bí mật chống phát xít nói lên quan điểm của mình. Tờ báo đã nêu : "Bộ trưởng Gơben tung hỏa mù một cách vô ích đối với chúng ta. Thực tế đã nói lên lời cảnh cáo đanh thép. Chỉ có những ai quá yếu đuối trong việc nhận biết chân lý mới bị mắc lừa mà thôi. Chỉ có những ai quá thụ động trong việc tìm hiểu sự thực mới đành bó tay mà thôi. Nhưng còn những ai ý thức được trách nhiệm dân tộc của mình hẳn phải thấy được thực tế: bọn quốc xã không thể giành được thắng lợi. Tiếp tục chiến tranh chỉ gây thêm đau thương tang tóc. Mỗi ngày chiến tranh là mỗi ngày tăng thêm hận thù mà tất cả chúng ta phải trả... Cái gì đang chờ đón chúng ta ? Hôm nay đây, chúng ta đã có thể trả lời rõ câu hỏi về tương lai của đất nước chúng ta. Nước Đức phải có một chính phủ dựa vào những tầng lớp có khả năng và đủ sức để lãnh đạo nước Đức. Tất nhiên không phải là tầng lớp những kẻ đã đưa Hítle lên nắm chính quyền, những kẻ đang giàu sụ lên nhờ chế độ hiện thời. Điều này trước hết nói về những người lính Đức thấy được lợi ích của nhân dân quý hơn nghĩa vụ bảo vệ sự tồn tại của Nhà nước, của đế chế hiện hành. Điều này nói về những người lao động thành phố và nông thôn đang ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình, sẵn sàng hiến dâng cuộc sống phục vụ cho dân tộc về những giới trí thức đã bị kiệt quệ bởi chế độ Hítle đang sẵn sàng giành lấy tiến bộ bằng con đường cách mạng”….. Nhiều người đã nói lên tiếng nói của mình trong các tập san bí mật. Đấy là Iôn Dic đã viết về học thuyết Klaudêvit, liên hệ với tình hình mặt trận. Kha-nắc nêu quan điểm của mình về chủ nghĩa quốc xã, Bôiden viết về những bài học trong cuộc tấn công của Napoléon vào nước Nga, nhà thơ Adam Kútkhốp kêu gọi giới trí thức Đức với bức thư mở đầu là : "Đừng tham gia vào cuộc chiến tranh chống nước Nga”. Họ đã bảo vệ nước Nga khỏi bị vu khống và nhìn thấy ở đất nước này nguồn hy vọng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít Đức. Mùa hè năm bốn hai tại Lítgácten thuộc trung tâm Béclanh, Bộ tuyên truyền của Gơben đã tổ chức một cuộc triển lãm đồ sộ với tên gọi “Thiên đường Xô-viết”. Những kẻ đứng ra tổ chức cuộc trưng bày đã cố sức chứng minh cho những lời bịa đặt về nước Nga của Gơben qua cuộc triển lãm này. Các tờ báo quảng cáo về cuộc triển lãm đã rùm beng về nó, thế nhưng vài ngày sau,Béclanh đã bàn tán về những chuyện khác. Tại những khu vực khác nhau của thành phố đã xuất hiện những tờ truyền đơn bí mật. Trên các bức tường là những hàng chữ ... "Chiến tranh đói rét, dối trá, Giéttapô. Là triển lãm thường xuyên của thiên đường phát xít ! Để rồi xem chúng mày sẽ đứng được bao lâu nữa !”. Những tờ truyền đơn này đã làm cho bọn Giéttapô tại Prinanbréttrac bối rối, tức tối. Chúng ở đâu ra thế nhỉ ? Tiếp theo việc này lại có một thông báo mới — cũng đêm hôm đó có những kẻ lạ mặt đã toan đốt triển lãm... Vẫn chưa phát hiện ra được thủ phạm,Giéttapô vẫn chưa biết rằng những từ truyền đơn cũng như mưu đốt nhà triển lãm đều có liên quan đến những bức điện bí mật đêm nào cũng phát đi trên làn sóng diện. Tác giả của những tờ truyền đơn và những bức điện là một. Vào đêm trước hôm đó, khi trong cơ quan mật vụ đang náo động lên thì các chiến sĩ cách mạng bí mật lại kín đáo chuyển những tập truyền đơn đến Béc-lanh. Rồi ngay trong đêm, các nhóm hoạt động bí mật đã đem hồ dán và những tập giấy ra đường phố. Trong số những người này có cả Bôiden mặc quân phục không quân. Với khẩu súng lục trong tay, anh đi đi lại lại trên các đường phố ban đêm bảo vệ cho các đồng chí của mình đang khẩn trương dán truyền đơn lên tường. Anh sinh viên Ghécbe Baun thì chuẩn bị đốt phòng triển lãm sau khi đã kéo theo mấy người bạn trong trường đại học Béclanh để họ giúp một tay. Chiến tranh ở phương Đông đã bước sang năm thứ hai. Những báo cáo tin tức tiếp tục bay qua phòng tuyến mặt trận đến bộ chỉ huy quân sự Liên xô. Mátxcơva phân tích những cụm số phức tạp như phân tích các chữ cổ xưa để tìm ra nội dung các bức điện khẩn từ Béclanh gửi tới. Công việc giống như bóc những phong bì mật được gắn xi. Chỉ có điều thay vào dấu xi là mật mã chứa đựng những bí mật quốc gia của địch. Nhưng những bức điện được giải mã lại được giữ kín để phản gián của Ápve tại Béclanh không nghi ngờ gì về việc bí mật quốc gia của chúng đã bị lộ. Sau một năm đã có hàng trăm các báo cáo khác nhau từ Béclanh gửi tới. Trong số đó có những thông báo về việc ban lãnh đạo Đức đang chuẩn bị cho chiến tranh hóa học về các loại chất độc mới đang được các nhà luyện đan hiện đại của Đức phù phép trong các phòng thí nghiệm bí mật. Có cả những công thức chế tạo các chất độc hóa học giết người...Những đài vô tuyến sóng ngắn bí mật đã báo về việc tàu chiến Đức ra khơi để bắt giữ các đoàn tàu của các nước Đồng minh đang chạy trên vùng biển Bắc. Đây là những đoàn tàu chở hàng quân sự tới cho Liên-xô đang trên đường tới Muốcmăng. Trong các bản mật mã đã có nói về vị trí các sân bay dã chiến của Đức, các bộ tham mưu quân sự, kho tàng về những kế hoạch tung lực lượng và về những tổn thất thực tế trên mặt trận phái Đông, về việc sản xuất xăng nhân tạo, về những bất đồng trong giới tướng lĩnh Đức, những mối hoài nghi đầu tiên về cục diện chiến tranh với Liên xô.... Tiêu đề: Re: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình Gửi bởi: huytop trong 03 Tháng Năm, 2020, 12:40:21 am Những báo cáo có liên quan đến các vấn đề khác nhau như tình hình chính trị, kinh tế trong nước Đức Hítle đã bay qua mặt trận. "Nguồn Pie. Quân số của Liuphtvaphe gần một triệu tên, kể cả thành phần phục vụ trên mặt đất...” "Nguồn Khôde. Một đài nghe trộm của Đức đang hoạt động cách tây Mađơrít 10 ki-lô-mét. Đài này được ngụy trang là hãng thương mại "Stiupmer”. Nhân viên phục vụ gồm một sĩ quan và 15 dân sự. Có liên lạc trực tiếp với Béclanh”…. "Nguồn Béclanh. Trong số các sĩ quan cao cấp đã có những người cho |