Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:05:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận Phần II  (Đọc 152020 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #250 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2015, 12:48:26 pm »

Chào Đưc Cường! Ngày đó PK sang F31 cái sư út ít của QĐ 3 thì chỉ đi sau nhặt ống bơ thôi. Tuy nhiên nói cho vui chứ nhiệm vụ giữ và truy quyét, dồn ép Pôn Pốt cũng quan trọng lắm. Sư 320 và Sư 10 tiến mạnh phải có sư giữ hậu để Pốt không đánh từ phía sau. Cứ Sư 31 lên thì QK 7 kế tiếp. Còn Vượt sông thì PK chỉ là nghe kể mà tường thuật lại thôi. Hơn 10 ngày sau khi 320 vượt thì 31 mới sang. Sau khi sư 320 chiếm công Pông chàm thì sư 10 lại vượt lên và E 28 tiến vào Phnong pênh thì phải. E 66 tiến chiếm Xiêm Riệp và Bát Tam Bang... Còn Phum Sâm là E922 là E cuả Phước Khánh đánh chiếm đã kể phần trên. Cái vụ xe tăng Pốt PK được nghe kể là nó cán bộ đội ta và mới cách đây mấy hôm được đọc sử Sư 10 nói là nó quyét đại liên làm 2 đại đội E 28 thương vong nặng đấy, sau nó bị diệt.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #251 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2015, 03:14:56 pm »

 _ Chào bác PK. Những chuyện ở K, Bob tui chỉ biết hóng hớt xem thui. Bác kể lại rất hay. - Ngày 19/9 vừa rồi ban LL CCB sư 10 ở Nha trang gặp mặt kỷ niệm 43 năm ngày thành lập (20/9/1972- 20/9/2015). Có Chuyên, Quỷnh, Minh ở SG ra dự . Mọi người nhắc đến PK đấy... ảnh chụp buổi gặp mặt bob up lên bên Facebook. (ở trang Nhanluongvan) bác mở xem! Vì bên ni bob up lên không được. Thông cảm nha.
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #252 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2015, 05:37:40 pm »

.
_ Chào bác PK. Những chuyện ở K, Bob tui chỉ biết hóng hớt xem thui. Bác kể lại rất hay.
Em Anhtho thấy cũng hay nhưng mà không đủ hiểu biết trải nghiệm thời ấy như anh Bob nên không giám "hóng hớt" chỉ giám âm thầm theo dõi để tăng thêm hiểu biết về "một thời để nhớ". Kính chúc các anh chị tham gia trang nhà vui mạnh giỏi!
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2015, 05:51:58 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #253 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2015, 08:08:26 pm »

.
_ Chào bác PK. Những chuyện ở K, Bob tui chỉ biết hóng hớt xem thui. Bác kể lại rất hay.
Em Anhtho thấy cũng hay nhưng mà không đủ hiểu biết trải nghiệm thời ấy như anh Bob nên không giám "hóng hớt" chỉ giám âm thầm theo dõi để tăng thêm hiểu biết về "một thời để nhớ". Kính chúc các anh chị tham gia trang nhà vui mạnh giỏi!

AT cứ khiêm tốn vậy thôi chứ biết nhiều đấy nhưng đang dấu. "on slanh boong te ?" chắc chả quên nhỉ?
 Còn Bob đúng thôi, ngày ấy mà kể Nha Trang có mấy "tiệm" chắc là kể vanh vách đấy...Vui nhỉ? PK sẽ mở ngay.

Bob đọc tin nhắn nhé.

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2015, 08:29:54 am gửi bởi phuockhanh » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #254 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2015, 10:26:26 pm »

(tiếp)   Sau khi chiếm phum Han Chây, chúng tôi tổ chức đi kiểm tra toàn bộ khu vực địch bố phòng. Chúng bố trí phòng ngự dọc theo con suối chảy ra sông Mê-kông. Lính Pôn Pốt lấy chiếu, gối trong nhà dân trải ngay xuống đất, bên những chiếc hố chiến đấu sơ sài. Cơm nắm và cả những con gà đã thịt không kịp mang theo vất bừa bãi. Đi ngược theo dòng suối, đến những thửa ruộng có nhiều cây thốt nốt trồng bốn chung quanh bờ, ở một góc ruộng có mấy xác chết mặc quần áo đen, trương phình, hai tay bị trói, mấy con chó hoang đang tranh nhau cắm xé xác. Chúng tôi không dám đến gần, đứng từ xa nhìn những con chó ngoạm thịt tha đi mà thấy rờn rợn, người nổi da gà. Theo du kích nói họ là những người đi lấy lúa về cho gia đình, bị lính Pôn Pôt bắt được, tra tấn dã man rồi chúng đem bắn chết.
   Đêm hôm đó Tiểu đoàn 4 đứng chân tại Han-Chây. Ăn cơm tối xong tôi xuống Tiểu đoàn bộ nắm tình hình sẵn sàng chiến đấu, được anh em trinh sát cho ăn đường thốt nốt lấy từ chum ở nhà kho trong khu nhà ăn tập thể. Đường thốt nốt ngọt dịu, thơm, không khé cổ. Đất nước Căm Pu Chia cây thốt nốt được trồng khắp mọi nơi, từ nam lên bắc, từ đông sang tây. Trồng ven đường, trồng trong phum (làng) và sau này trên đường chiến đấu, chúng tôi thấy nhiều nhất vẫn là trồng trên bờ ruộng. Cây thốt nốt nhìn từ xa giống như cây cọ, cao như cây dừa. Để trèo lên nhanh và an toàn người ta buộc những cây tre (ở Việt Nam dùng để đan lát, quê tôi gọi tre hóa), để nguyên mấu, buộc nối tít lên tới ngọn cây thốt nốt. Người ta trèo lên theo cây tre để buộc những ống tre lồ ô để hứng nước từ quả thôt nốt chảy ra. Nước nguyên chất của quả thốt nốt tôi chưa được uống, nhưng nghe nói là mát và có vị thơm đặc biệt.
             Trong phum không có dân. Chắc là lính Pôn Pốt lùa đi theo chúng. Gia súc chỉ còn gà vịt, tối gà về đậu đầy trên cành cây trong vườn. Dưới bờ sông Me Kông tôi thấy một tốp bộ đội đang lúi húi ở mép nước, anh em đang thịt gà. Ừ! Cái món này thì khoái rồi. Có điều cán bộ mà “năng nổ” quá thì không hay, dễ để lại tiếng nên cả tôi và cán bộ trong ban chỉ huy tiểu đoàn cứ tảng lờ để anh em làm. Thôi thì bồi dưỡng một chút cho quân khỏe có sao. Tuy là vi phạm chính sách đấy. Tôi ngồi xuống chỗ cậu trung đội trưởng thông tin đang ôm chiếc đàn ác-cooc nhỏ chỉ bằng nửa cái ba lô đang tập kéo, cậu ta bảo vớ được trong căn nhà bỏ không. Tôi chẳng biết gì về đàn nhị nhưng thấy chiếc đàn nhỏ xinh rất thích, muốn mang theo nhưng lại e cán bộ trong trung đoàn dị nghị; mà cũng nghĩ “nhỡ sẩy ra làm sao” thì để lại tiếng chẳng thơm nên lại thôi. Món gà đã xong, ai ăn được bao nhiêu cứ vào nồi quân dụng mà lấy. Dù rất háo ăn nhưng cố lắm tôi cũng chỉ ăn hết cái tỏi gà đã thấy ngán. Xuống các tiểu đoàn khoái hơn trên trung đoàn bộ là cái khoản “tự do”.
   Sáu giờ sáng ngày hôm sau tiểu đoàn tiếp tục tiến quân về Bến-Kết. Trên đường không vấp sự kháng cự nào của địch, chúng đã rút chạy. Bến Kết tuy là thị trấn nhỏ nhưng có nhiều nhà hai ba tầng, có xưởng cưa, xưởng sửa chữa ô tô, có xưởng đóng thuyền…tất cả đã trở thành hoang tàn, đổ nát. Lác đác có số ít người dân trụ lại. Các đại đội được phân công tỏa đi lùng sục, truy quét trong vòng 1 đến 2 cây số. Chúng tôi đi kiểm tra trong thị trấn.
             Trong một ngôi nhà có ba xác chết, hai trong ba người là con gái không mảnh vải che thân, có lẽ chết do bị lính Pôn Pốt hãm hiếp. Xác còn nằm vắt trên giường. Các ngôi nhà đều bị lục soát, đồ đạc bị vứt tung toé. Bên kia bờ sông Mê Kông dân ra đứng nhìn sang rất đông và chỉ ngày hôm sau họ đi thuyền, xuồng máy về, có cả một chiếc tàu hút bùn chở đầy dân từ hướng Công Pông Chàm chạy về. Họ đi lánh nạn quân Pôn Pốt, bây giờ quê hương được giải phóng, cùng kéo nhau trở về.
   Tiểu đoàn 4 ở lại để ngày hôm sau bắt liên lạc với Trung đoàn 1 rồi mới rút về. Bộ phận Trung đoàn bộ có xuồng máy chở về Kông Pông Chàm.   
   Chiến sự phát triển mau lẹ. Ngay từ sau khi chiếm được Phnong-pênh các mũi nhọn đột phá của Sư 10 có xe tăng, xe thiết giáp, pháo binh chi viện tiến công như vũ bão, đập tan mọi sự kháng cự của địch, chọc thủng tất cả các tuyến phòng ngự trên trục đường quốc lộ. Có ngày tiến xa cả trăm cây số. Không thể ngăn chặn bước tiến quân của ta buộc quân Khme-Đỏ dạt ra hai bên đường quốc lộ, dùng chiến thuật đánh du kích, tập kích những bộ phận chốt bảo vệ đường, hoặc xe chạy trên đường.
   Trung đoàn 66 của Sư đoàn 10 đã giải phóng tới tỉnh lỵ Xiêm Riệp, đang phát triển về tỉnh Bát Tam Bang. Ngày 9-2-1979 tôi được giao nhiệm vụ về Sư đoàn bộ ở gần ngã ba đường 7 và đường 6 để nhận xe chuyển quân của Trung đoàn 2 về hướng Xiêm Riệp.
               Khi Trung đoàn 66 trên đường tiến về Xiêm Riệp có cuộc tao ngộ chiến với quân Pôn Pốt đang tiến về tiến về Xiêm Riệp. Ngày đó chúng chỉ nghe kể vắn tắt, nhưng sau này được kể cụ thể và chi tiết hơn. Khi trung doàn 24 đã đánh chiếm thị xa Kôngpôngthôm thì trung đoàn 66 được lệch ngay trong đêm tiến về hướng Xiêm Riệp  trong đội hình binh chủng hợp thành,  xe tăng T54, pháo 105ly, pháo phòng không 37ly cùng xe chỏ bộ binh tiến. Đêể lừa địch lệnh không đội mũ và lấy khăn mặt quấn lên trán (khăn mặt của bộ đội nhuộm xanh lá cây, to và dài) thoảng nhìn giống như lính Pôn Pốt. Đoàn quân đang tiến về Xiêm Riệp thì phát hiện một đoàn xe cua quân Pôn Pốt từ đường nhánh nhập vào đội hình của ta. Lênh trên cho bộ phận trước địch tăng tốc chạy lên vọt len trước, bộ phận phía sau chậm lại để cho toàn bộ quân Pôn Pốt lọt vào giữa lúc đầu chúng vẫn lầm tưởng là quân của chúng, đén khi chúng phát hiện thì chúng đã bị kẹp vào giữa bị ta nổ súng. Diệt và bắt sống trên một trăm tên thu nhiều xe chở vũ khí. Đấy là những trận giao chiến của Sư đoàn 10 sau khi ta chiếm được Phnong Pênh. Trước sức tấn công mãnh liệt của ta lính Khme-Đỏ hầu như bỏ chạy khỏi thành phố thị xã.
                Sau khi tôi làm việc với ban tác chiến Sư đoàn xong, trở ra gặp ngay anh Xê đang đứng ở sân. Anh kéo tôi sang chỗ anh nghỉ ngơi chờ ngày giờ có xe.  Gặp anh lần này là lần thứ tư từ khi tôi vào chiến đấu. Giữa hai chúng tôi như có duyên với nhau hay sao đấy. Xa rồi lại gặp, gặp rồi lại xa tới bốn lần. Cuộc gặp gỡ để tôi lại nhớ hồi đánh Mỹ tôi và anh Luật ở Trung đoàn 24 cũng giống như thế này, có khác chăng tôi và anh Luật cứ ở  cùng nhau rồi xa, xa rồi lại về ở cùng nhau, cũng tới bốn lần. Không biết hai người đồng đội này có duyên nợ gì với tôi mà để lại trong ký ức những kỷ niệm tôi cho là lạ thế?
            Sang chỗ anh anh kể có hai gia đình người Việt Nam, đang muốn tìn đường về nước. Anh bảo tôi khi có xe về Kông Pông Chàm thì cho họ về cùng. Anh dẫn tôi sang gặp họ.
   Hai gia đình chỉ có 4 người. Gia đình thứ nhất là hai ông cháu, ông lão 72 tuổi, cháu gái 12 tuổi tên Nho, ông lão tôi không hỏi tên. Ông bị lòa, đi đâu cháu dắt ông. Ông nói xõi tiếng Khme, đứa cháu không biết nói tiếng Việt. Chính hai cái trái ngược đó đã cho hai ông cháu còn sống đến ngày nay.  Ông kể là trước đây có cộng tác với chính quyễn Nguyễn Văn Thiệu. Khi biết chính quyền Nguyễn Văn Thiệu sẽ sụp đổ nên năm 1972 ông đưa cả gia đình sang Căm Pu Chia sinh sống. Là viên chức chính quyền cũ ở Miền Nam nên ông bảo Thiệu không có Mỹ không tồn tại được. Ông nói Mỹ có máy bay bay rợp trời, đánh cả ra Miền Bắc mà còn thua “Cộng sản” nữa là Thiệu - nguyên văn từ ông nói. Ông đi khỏi Việt Nam để lánh “nạn” (ý ông nói lánh nạn là sợ ta thắng sẽ đàn áp) sang đây lại gặp họa lớn. Gia đình ông ở Phnôm- Pênh, tất cả con và cháu là 12 người, sau khi bị chế độ Khme-Đỏ đuổi ra khỏi nhà ở thành phố- ông kể- hàng vạn người bồng bế, gồng gánh, chen chúc nhau trên đường ra khỏi thành phố. Ai chống lại bị lính Pôn Pốt bắn chết ngay tại chỗ. Giữa dong người loạn lạc hai ông cháu bị lạc gia đình cho đến bây giờ chẳng biết ai ở đâu? Mà khi chúng phát hiện nguopwif Việt nam chắc sẽ bị giết chết. Hai ông cháu sống những ngày dài khổ cực trong công xã của Khme-Đỏ, nay ông muốn về quê hương Việt Nam ở tỉnh Tây Ninh.
   Gia đình thứ hai là một cô gái tên Tiên, khoảng hai mươi, hai mốt tuổi, có hai chị em, đứa em gái mười tuổi, tên Hường. Hai chị em sống sót được do sự cưu mang của người dân Căm Pu Chia tốt bụng ở phum gia đình cô sinh sống. Cô kể gia đình cô có 8 người, bố mẹ sống ở Căm-Pu-Chia đã lâu. Cô có người anh trai đầu (gọi anh hai) vào bộ đội pháo binh Trung đoàn 40 của Việt Nam từ năm1970, từ đó chưa biết tin. Sau cô có 4 đứa em. Cách đây sáu tháng, vào tháng 8-1978 hai chị em cô đi xay lúa về, vừa đến gần ngõ thì người hàng xóm báo nhà cô đang bị Ăng- ca bao vây. Hai chị em hoảng hốt dắt nhau chạy vào rừng. Thế là cả gia đình, gồm bố mẹ, 3 đứa em bị bắt đi giết chết. Cô đoán chắc có kẻ nào đó chỉ cho chúng biết nhà cô là người Việt Nam. Từ trước tới nay gia đình đều nói tiếng Khme.
   Từ hôm đó hai chị em cô cứ tối lâu mới về một nhà tốt bụng xin cơm ăn, ngủ nhờ, sáng hôm sau lại chạy vào rừng sớm. Cuộc trốn chạy kéo dài tưởng là vô vọng, chẳng biết  sẽ đi đến đâu nếu như hôm đó không gặp bộ đội Việt Nam đi lùng sục tàn quân Pôn Pốt. Cô kể  hai chị em đang nằm ôm nhau trong khu rừng cây thưa thớt, trong cái lều, bên bụi cây, che bằng tấm bạt tránh mưa nắng thì nghe thấy người nói tiếng Việt Nam, giọng Bắc. Sự bất ngờ làm cô xúc động người nổi da gà, linh tính lại mách bảo cô điều gì đó để cô đứng lên nhìn và nhận thấy nhiều người mặc quần áo xanh lá cây, đội nón cối. Đúng là bộ đội Việt Nam rồi! Cổ cô nghẹn lại vì quá súc động, cô gọi, kêu thì đúng hơn. Các anh nhận ra tiếng người gọi. Hỏi lại, hai chị em chạy nhào đến. Đôi bên xúc động đến nghẹn ngào! Gặp các anh, được các anh kể là bộ đội mình sang giúp nhân dân Căm Pu Chia thoát khỏi chế độ Khme Đỏ. Niềm vui làm cô trào nước mắt vì qúa sung sướng. Cô xin theo các anh về đây. Bây giờ cô không còn ai, nguyện vọng muốn về Việt Nam tìm người anh trai, cô nói tên nay tôi không còn nhớ. Theo đề nghị của anh Xê, tôi đưa cả hai gia đình về chỗ dân đang trú ngụ ở một ngôi nhà gần chỗ sư đoàn bộ, chờ khi có xe về thị xã Công Pông Chàm cho họ đi theo. Năm giờ sáng ngày hôm sau, tôi gọi họ ra lên xe của tôi. Về đến thị xã Công Pông Chàm cho họ xuống xe và không quên dặn là khi gặp xe bộ đội thì hỏi xin về ngã ba Krếnh, rồi từ đó hỏi tiếp về Tây Ninh.
(còn tiếp)
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #255 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2015, 08:49:57 am »

             Chào bác chủ! Chào các bác

             Tranphu341 rất vui khi tiếp tục được đọc những câu chuyện của bác chủ về những năm tháng chiến chinh tại Biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ Quốc tế tại Cămpuchia. Những mẩu chuyện thật nhiều tư liệu kể lại chế độ diệt chủng Pôn Pốt thật tàn nhẫn thật đúng là một lũ quỷ khát máu. Chuyện về những người dân Việt, dân Khơ me thật vô cùng cảm động.

             Rất trân trọng và cảm ơn bác chủ.

             @ Riêng về cây thốt nốt và nước thốt nốt. Về cây thì bác chủ tả như thế là đúng. Song về nước thốt nốt thì bác chủ có lẽ chưa được uống nên cũng chưa được biết cách lấy nước thốt nốt như thế nào.  Grin Grin Grin. Trong Tranphu341 phần 1, có viết đoạn " Tản mạn về cây thốt nốt" Tranphu341 có viết kỹ tả kỹ về cách lấy nước thốt nốt. Tóm tắt là lấy từ bẹ hoa như hoa cau, hoa dừa ấy. Họ phải lấy nẹp tre như 2 cái đũa cả day vê từng nhánh bẹ hoa mấy ngày cho bẹ mềm ra sau đó cắt vạt đi và hững ống vào đó. Để suốt đêm đến sáng hôm sau thì đi thu. Mỗi cây thời kỳ sung mãn một đêm có thể cho hàng 1-2 chục lít nước gọi là thốt nốt ngọt. Mang về nấu đường. Còn loại để uống thì người ta cho vỏ cây me vào ống hoặc loại vỏ cây nào nữa nó tạo lên men chua gọi là nước thốt nốt chua. Uống như nước rượu nếp. Uống nhiều cũng say.

             Còn khi hoa đã ra quả thì có thể lấy quả non, lấy cuì và 1 chút nước trong đó làm chè, làm thạch cũng rất tuyệt vời. Đi dọt miền Tây vùng An Giang 7 núi có các quán lá, quán võng thường hay có loại nước giải khát này. Còn khi quả đã to và chín thì họ vắt ở vỏ sơ đã chín vàng thơm như mít. Họ vắt lấy bột chủ yếu là hương thơm của nó làm bán bò ăn cũng thực sự lý thú.

            Hiện mấy ngày nay người dân vùng An Giang Châu Đốc đang thi nhau đào bán các cây thốt nốt có tuổi đời 15-20 năm bán cho thương lái Trung Quốc với giá 300-400 ngàn đồng 1 cây.

             Sơ bộ như vậy. Chúc bác chủ luôn mạnh khỏe tiếp tục cuộc hành quân. Kính bác.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2015, 01:32:25 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #256 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2015, 07:50:30 pm »

Em Anhtho chào anh chủ, em đang theo dõi và rất cảm động trước những biến có của bài mới đây, nhưng em xin Comment chi tiết anh Tranphu mới nêu. Em đồng ý nhận xét đánh giá của anh Tranphu về nước thốt nốt. Em xin kể kỉ niệm nhỏ thế náy: trước cổng trung đoàn 685 Cục vận tải của em ở cây số 3 tính từ Đài Độc Lập theo QL 5 đi Udong tại chợ nhỏ bờ sông Sát ( Tonle Sat), Hồi chưa yêu, em thấy Vetran cùng mấy anh ở ban hậu cần E hay ra bờ sông có cái chợ nhỏ (Xa tui Motle) nhậu rất đều đặn say mê làm cho tụi nữ quân nhân chúng em để ý. Hôm đó em với mấy bạn gái của B5 trung đoàn bộ theo sau theo dõi và phát hiện mấy anh chàng uống nước thốt nốt trong các ống tre, nhậu với cá lóc nướng than đước chấm mắm me có vẻ tâm đắc và say sưa. Tụi em cũng sang quán bên cạnh kê uống thử thì người bán hỏi: On phấc thốt nốt chu o êm. Cứng họng, không biết trả lời, chúng em chỉ mấy lon (ống tre) vừa uống vừa nhâm nhi với con hến phơi một nắng trong cảm giác chua chua ngọt ngọt cộng với vị mặn đằm tanh tanh của hến phơi, nhưng sực mùi men.  Tìm hiểu thêm thì "Tức thốt nốt êm là nước thốt nốt để nguên, ngọt dịu để giải khát giống nước mía của ta" Sau này khi đã "yêu", em mới tìm hiểu thì ra có hai loại nước thốt nốt, một như anh Tranphu nói để cô thành đường cũng có thể để bán cho khánh vãng lai uống giải khát, họ gọi la thốt nốt ÊM. và loại Vetran hay uống là thốt nốt CHU do sự lên men từ một loại vỏ cây rừng người dân bỏ vào ống trước khi vạt cuống hoa hứng nước. Vây mà cũng làm đê mê bao đấng nam nhi tri chí, trong đó có người yêu em, Vetran.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2015, 08:11:02 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #257 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2015, 08:45:58 pm »

Em Anhtho chào anh chủ, em đang theo dõi và rất cảm động trước những biến có của bài mới đây, nhưng em xin Comment chi tiết anh Tranphu mới nêu. Em đồng ý nhận xét đánh giá của anh Tranphu về nước thốt nốt. Em xin kể kỉ niệm nhỏ thế náy: trước cổng trung đoàn 685 Cục vận tải của em ở cây số 3 tính từ Đài Độc Lập theo QL 5 đi Udong tại chợ nhỏ bờ sông Sát ( Tonle Sat), Hồi chưa yêu, em thấy Vetran cùng mấy anh ở ban hậu cần E hay ra bờ sông có cái chợ nhỏ (Xa tui Motle) nhậu rất đều đặn say mê làm cho tụi nữ quân nhân chúng em để ý. Hôm đó em với mấy bạn gái của B5 trung đoàn bộ theo sau theo dõi và phát hiện mấy anh chàng uống nước thốt nốt trong các ống tre, nhậu với cá lóc nướng than đước chấm mắm me có vẻ tâm đắc và say sưa. Tụi em cũng sang quán bên cạnh kê uống thử thì người bán hỏi: On phấc thốt nốt chu o êm. Cứng họng, không biết trả lời, chúng em chỉ mấy lon (ống tre) vừa uống vừa nhâm nhi với con hến phơi một nắng trong cảm giác chua chua ngọt ngọt cộng với vị mặn đằm tanh tanh của hến phơi, nhưng sực mùi men.  Tìm hiểu thêm thì "Tức thốt nốt êm là nước thốt nốt để nguên, ngọt dịu để giải khát giống nước mía của ta" Sau này khi đã "yêu", em mới tìm hiểu thì ra có hai loại nước thốt nốt, một như anh Tranphu nói để cô thành đường cũng có thể để bán cho khánh vãng lai uống giải khát, họ gọi la thốt nốt ÊM. và loại Vetran hay uống là thốt nốt CHU do sự lên men từ một loại vỏ cây rừng người dân bỏ vào ống trước khi vạt cuống hoa hứng nước. Vây mà cũng làm đê mê bao đấng nam nhi tri chí, trong đó có người yêu em, Vetran.
PK là lính chiến đến đâu cũng ào qua nên nghe nhiều hơn là thưởng thức. Được Tranphu và AT mô tà thật là tuyệt, cái thứ cây nếu như nói về Campuchia không thể không nói đến còn Anh Thơ lại đầy ắp kỷ niệm yêu thương từ nước thốt nốt...Mong cùng góp chuyện thời chiến chinh ở đất nước biết bao vui buồn và đau thương của người lính Việt nam!
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2015, 08:53:44 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #258 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2015, 04:59:39 pm »

thử tự xóa
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #259 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2015, 08:46:20 pm »

 "... Trung đoàn 66 của Sư đoàn 10 đã giải phóng tới tỉnh lỵ Xiêm Riệp, đang phát triển về tỉnh Bát Tam Bang. Ngày 9-2-1979 tôi được giao nhiệm vụ về Sư đoàn bộ ở gần ngã ba đường 7 và đường 6 để nhận xe chuyển quân của Trung đoàn 2 về hướng Xiêm Riệp..."

Ngã ba đường số 7 và đường số 6 của tỉnh Công phông chàm gọi là ngã ba Xê Cun bác Phuockhanh ah.


Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM