Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:33:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine - Phần 3  (Đọc 240343 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #390 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2014, 05:31:26 pm »


..... nhà cháu như nhìn thấy mình thời mặc quần thủng đít, kẹp cái que tre vào háng để giả làm ngựa, đầu đội tờ giấy báo giả làm mũ chóp nhọn có ngôi sao đỏ của sư đoàn kị binh Bu-đi-on-nưi, tay vẫy vẫy cái que cời bếp giả làm kiếm của anh Pa-ven, miệng hô ‘sát-sát’ chém bay đầu tên Giôn-xơn tưởng tượng.
......

Chết cười chuyện hồi nhỏ của nhà bác baoleo! Grin

Nhưng quả thật, trẻ con ngày xưa rành chuyện Hồng quân oánh nhau với quân Bạch vệ lắm. Nhẽ tác động của phim ảnh, truyện...

Có một cuốn truyện hay, cũng viết về thời nội chiến mạn Trung Á, tôi may mắn được đọc thời đầu 7x (cùng với thời đọc Thép đã tôi). Vưỡn chuyện Hồng quân oánh nhau với Bạch vệ thôi. Nhưng cuốn này khai thác khía cạnh mâu thuẫn giữa tình yêu và lý tưởng của một nữ Hồng quân. Bi thiết lắm.

Đó là cuốn này:


Đây là cuốn của Nga. Cuốn tiếng Việt tôi đọc thuở bé có tên Người thứ 41, chịu không tìm thấy bìa sách trên mạng. Lại phải nhờ đến bác qtdc tìm giúp.

Hồi đó, cuốn này là sách cấm. Thực ra, chả ai nhìn/nghe cái thông báo cấm ấy. Cứ truyền tai nhau là sách cấm. Đích thị là cấm rồi.

Vì cấm, nên tôi phải đọc dấu. Anh trai tôi, lúc ấy đang học Đại học SPHN (chuẩn bị nhập ngũ) rất hắc Xì dầu trong chuyện này Smiley. Gần đây, trong lúc vui chuyện tôi bẩu: Nhẽ khi phục viên bác bỏ nghề Giáo, theo Tuyên giáo, em được nhờ…He he.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #391 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2014, 06:47:39 pm »

Bản đồ chiến sự từ SNBO.
http://rusvesna.su/news/1416499932


Quân Ukraina tiêu diệt các cứ điểm của phe dân quân tại sân bay Donetsk.
http://www.unian.net/politics/1011715-siloviki-unichtojili-ukrepleniya-boevikov-v-aeroportu-donetska.html

Trong ngày đã có 5 lần dân quân tấn công các vị trí quân U cạnh tháp KL nhưng chưa thành công.

Chiến trận tại sân bay, giữa Peski và Karlovka, đấu pháo ở Schaschie và Stanitsa Luganskaya.
http://rusvesna.su/news/1416492560


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=M3fAOH4ljSI" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=M3fAOH4ljSI</a>

Bác tuanb5 muốn tìm "Người thứ 41" thì phải nhờ các bạn sưu tập sách thôi.

Người thứ 41, Bô-rít La-vrê-nép
NXB Văn học 1961
Dịch giả: Vũ Lê




Cũng như nữ đ/c Rita, nữ chiến sĩ Ma-ri-út-ca ôm đầu tên bạch vệ Gô-vơ-ru-kha mà kêu: ôi đôi mắt xanh yêu dấu của tôi! Mắt tên bạch vệ trí thức này xanh màu nước biển, còn mắt anh chiến sĩ hồng quân Xẹc-gây thì xanh màu da trời. Khác nhau nhiều đấy. Nhưng cả hai đều được hai nữ chiến sĩ cách mạng yêu trước khi được lên thiên đường.
Người thứ 41 được xuất bản tại Nga năm 1924, trước Thép đã tôi nhiều.

Bản in năm 1986:

Người Thứ 41
Tác giả Boris Lavrenhjov
Dịch giả: Phạm Hồng Chi
NXB: Văn Nghệ TP. HCM


Đây là đoạn giới thiệu bản năm 1986:
http://khosachcu.com/nguoi-thu-41
Nhà văn Xô viết Boris Andreevich Lavrenhjoy sinh năm 1891, trong một gia đình nhà giáo. Cha ông là giáo viên văn học. Bản thân ông tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Matxcơva. Khi Đại chiến thế giới thứ nhất bùng nổ, ông tình nguyện ra mặt trận, và đã trải qua tất cả những nỗi gian khổ, cay đắng cũng như mừng vui trong chiến đấu. Ông không bao giờ quên lời người cha giàu lòng yêu nước và rất hiểu tâm tư của đứa con mình đã khuyên ông phải luôn luôn đứng cùng với nhân dân cả khi vui cũng như lúc buồn.

Sau khi cuộc Nội chiến ở nước Nga kết thúc, ông trở thành nhà văn chuyên nghiệp.

Nhận xét về con đường văn học của tác giả, luri And-reyev, tiến sĩ ngôn ngữ học Liên xô đã viết trong cuốn Văn học Nga Xô viết 1917-1977: những tác phẩm chọn lọc (Tiếng Anh - NXB Tiến Bộ, Maxcơva, 1980) như sau:
"Những truyện ngắn đầu tiên đầy chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ông đã tạo nên những nhân vật có chiều sâu, những người đứng lên đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng của nhân dân lao động. Những nhân vật mang tính cách anh hùng, và chí khí cách mạng."

Lavrenhjov viết nhiều chuyện về sự xung đột mạnh mẽ của đạo đức bởi sự khác biệt giữa nhiệm vụ cách mạng và những tiêu chuẩn đạo đức lỗi thời. Ông viết vở kịch Đổ vỡ (1927), phản ánh sự rạn nứt sâu sắc đã xuyên qua toàn bộ cơ cấu xã hội Nga trong thời Nội chiến.

Thời kỳ đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết và giai đoạn đầu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô, ông viết một số tác phẩm có tiếng vang như: Gió (1924), Người thứ 41 (1924), Người bạn đường thứ bảy (1927), Bức tranh khắc gỗ (1928)?

Về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, ông viết tác phẩm Vì những người đi biển (1945). Tiếp đó ông viết cuốn Tiếng nói Hoa Kỳ (1949).

Ông đã hai lần được Giải thưởng quốc gia về văn học các năm 1946 và 1950.
Ông mất năm 1959, thọ 68 tuổi.

Tác phẩm người thứ 41 của ông, Tiến sĩ ngôn ngữ học luri Andreyev, cũng trong cuốn sách nêu trên, đã viết:
"Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất là Người thứ 41 (1924) nói về nội chiến ở Trung Á. Một nữ hồng quân tên là Marjutca được lệnh giải tên sĩ quan bạch vệ bị bắt làm tù binh về Bộ tham mưu mặt trận bằng đường biển. Trên đường đi họ gặp bão. Một số người bị chết đuối, chỉ còn lại Marjutca và tên tù binh giạt vào một hòn đảo hoang vu.

Đây là một câu chuyện lãng mạn bình thường, xảy ra giữa một cô gái trẻ và một thanh niên đẹp trai. Họ gắn bó với nhau trong một hoàn cảnh đặc biệt, tương tự như trường hợp của Rôbinxơn Cruxô.

Tuy nhiên những mãnh lực xảy đến với hai con người này còn mạnh hơn tình cảm cá nhân của họ. Đó là sự bất hoà sâu sắc giữa mục đích giai cấp mà họ đang đấu tranh để giành lấy: một bên là tên quý tộc, còn bên kia là cô gái thuộc tầng lớp nhân dân lao động. Anh ta bị thúc đẩy bởi lòng ham muốn giữa đặc quyền của mình mãi mãi, còn cô gái lại vươn tới cuộc sống tự do chân chính cho tất cả mọi người?

Boris Lavrenhjoy đã thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tính bi kịch của cuộc nội chiến với nghệ thuật hoàn hảo. Tác phẩm hay nhất trong những tác phẩm của ông đã trở thành một phần của kho tàng văn học Xô viết và kho tàng văn học thế giới"

Bạn đọc thân mến!
Khi đọc truyện này, xin các bạn lưu ý đến hoàn cảnh cụ thể nước Nga trong thời kỳ nội chiến, tính chất gay go quyết liệt trong cuộc đấu tranh một mất một còn giữa một bên là Chính quyền Xô viết còn non trẻ về mọi mặt một bên là tất cả các nước đế quốc với toàn bộ sức mạnh lâu đời cả về quân sự lẫn kinh tế của chúng, cấu kết với bọn phản động trong nước Nga núp dưới mọi màu sắc chính trị, đảng phái khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích là tiêu diệt Chính quyền Xô viết, tiêu diệt không gớm tay những người Bônsêvích đang xả thân đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp vô sản Nga và thế giới, cho một nước Nga mới Xã hội Chủ nghĩa.

Những con người Xô viết cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể, thường là hết sức gay go, quyết liệt, đã hành động đôi khi buộc phải dùng những biện pháp cực đoan, đôi khi họ còn có những nhận thức tuy mới nhưng chưa hoàn thiện bởi vì họ vừa thoát khỏi ách áp bức của Nga hoàng thì lại phải cầm ngay vũ khí để chống thù trong giặc ngoài. Nhưng điều chủ yếu là họ có lòng nhiệt tình, niềm tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng và hơn hết là ý chí cách mạng kiên định.

Chính là nhờ hàng triệu, triệu những con người như vậy mà nước Nga Xã hội Chủ nghĩa ngày càng hùng mạnh hơn.
Vui mừng và tự hào về những thành tựu vĩ đại của nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã Hội phát triển, chúng ta cũng như nhân dân Liên Xô, không bao giờ quên những chiến sĩ cách mạng đã hy sinh gian khổ đi tiền phong đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng vững chắc cho toà nhà Xô viết tráng lệ.

Giới thiệu tác phẩm này của nhà văn Xô viết Boris Lavrenhjoy với bạn đọc, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thêm cho các bạn một số hiểu biết về đất nước Xô viết, con người Xô viết trong thời kỳ trứng nước của cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Phim năm 1927:


Phim năm 1956:


« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Một, 2014, 11:46:17 pm gửi bởi qtdc » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #392 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2014, 07:14:21 pm »


Ôi chà! Cám ơn bác qtdc nhiều. Grin
Vâng, đôi mắt xanh…  máu từ tên Bạch vệ chảy  li ti trên cát…những người từ chiếc thuyền lạ đứng nhìn ngạc nhiên… Tất cả hình ảnh đó có sức ám ảnh kỳ lạ, mặc dù tôi đọc rất lâu rồi. Và còn nhỏ tuổi. Grin

(Thì ra sau này sách được tái bản, tôi không biết chuyện đó. Nhưng minh họa cuốn năm 1961 hay hơn cuốn in năm 1986, bác có thấy vậy không?)
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #393 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2014, 07:34:38 pm »

Bác tuanb5 nói đúng, minh họa sau này vớ vẩn lắm. Phim nổi tiếng của đạo diễn G.Chukhrai đã được chiếu ở Hà Nội năm 1956 rồi.
http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/tulieuvanhoa/2006/12/51553.cand
Tác phẩm chỉ bị "cấm" khi quyết tâm giải quyết vấn đề thống nhất đất nước bằng con đường bạo lực. Ta cũng nên nhớ rằng Nội chiến Nga chỉ diễn ra trong thời gian ngắn có mấy năm. Còn chiến tranh giải phóng và thống nhất quốc gia của ta kéo đến mấy chục năm.

Đây là cảnh cuối:


Sân bay và Peski - video từ phương tiện bay KNL của dân quân.


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=Qj9-3f1c1YM" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=Qj9-3f1c1YM</a>

Ghivi chỉ huy chi đội "Somali" phủ nhận tin bị bắt của truyền thông Ukraina.
http://rusvesna.su/news/1416491770


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=lSkv9_umN8g" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=lSkv9_umN8g</a>

Tại Hoa Kỳ tiếp tục cuộc vận động thông qua đạo luật cung cấp vũ khí cho Ukraina.
http://rusvesna.su/news/1416493590

Phó cố vấn cho TT về ANQG Tony Blinken phát biểu tại phiên điều trần ở QH Mỹ kêu gọi xem xét lại chính sách của Mỹ trong vấn đề cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina.

Đồng rúp thấp: giảm giá hay đã sụp đổ?
http://rusvesna.su/editorial_column/1416472689
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Một, 2014, 11:47:59 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #394 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2014, 01:47:58 am »

Thời 1970 ở miền bắc còn chiếu một bộ phim 2 tập khá hay về đề tài Nội chiến sau CM Tháng Mười ở Ukraina và miền nam Nga là phim "Chạy trốn" (Бег) dựng theo tác phẩm của nhà văn Nga-Ukraina nổi tiếng thế giới Mikhail Bulgakov.

Điều thú vị của bộ phim này nằm ở ông tướng bạch vệ, trung tướng Roman Khludov. Nguyên mẫu của nhân vật này ngoài đời là trung tướng quân đội Nga Yakov Slatsiov-Krymsky (Я́ков Алекса́ндрович Слащёв-Кры́мский), tổng trấn Krym dưới thời TTL Quân đội Bạch vệ là bá tước Vranghel.

Sau khi thua trận ở bán đảo Krym, tháng 11 năm 1920 tàn quân bạch vệ của bá tước Vranghel chạy sang đất Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn ở Constantinople. Đến năm 1921, nhân một năm kỷ niệm chiến thắng tại bán đảo Krym, chính quyền Soviet ban hành lệnh ân xá cho những người tham gia phong trào Bạch vệ. Slatsiov đã đàm phán với đại diện chính quyền Soviet tại Thổ và cùng quân Cô-dắc bạch vệ trở về Sevastopol. Từ đây ông tướng này được chở thẳng về Moskva trên toa tàu của Felix Dzherzhinsky. Dưới tác động của CQ mới, Slatsiov đã ra lời kêu gọi binh lính và sĩ quan quân đội Nga lưu vong trở về với nước Nga Soviet.
Từ năm 1922, theo chính sách sử dụng chuyên gia quân sự của CQ mới, tướng Slatsiov giảng dạy chiến thuật tại trường bổ túc quân sự cho đội ngũ chỉ huy hồng quân công nông (cấp trung-tiểu đoàn), trường "Vystrel" ("Phát súng").
Một học viên, sau này là đại tướng P.I.Batov hai lần anh hùng Liên Xô có kể lại rằng: các bài giảng của Slatsiov rất hay, các giờ học luôn đầy người nghe, sinh động và căng thẳng như đang trong trận đánh. Mặc cho trong số các học viên có các chỉ huy hồng quân từng chiến đấu với quân Vranghel ngay trên các đường vào Krym, viên tướng Bạch vệ cũ vẫn không tiếc lời chế giễu những khuyết điểm khi phân tích chiến dịch này hay chiến dịch kia của hồng quân.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #395 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2014, 08:24:54 am »

...... Phim nổi tiếng của đạo diễn G.Chukhrai đã được chiếu ở Hà Nội năm 1956 rồi.
http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/tulieuvanhoa/2006/12/51553.cand
Tác phẩm chỉ bị "cấm" khi quyết tâm giải quyết vấn đề thống nhất đất nước bằng con đường bạo lực. Ta cũng nên nhớ rằng Nội chiến Nga chỉ diễn ra trong thời gian ngắn có mấy năm. Còn chiến tranh giải phóng và thống nhất quốc gia của ta kéo đến mấy chục năm.

Đây là cảnh cuối:


.........

Bác tuanb5 và bác qtdc vô cùng hữu ái giai cấp bách tuế  Grin
Nhà cháu đương định bẩu:
-tác phẩm người thứ 41, nhà cháu không biết nó có truyện in, mà nhà cháu chỉ biết được nó qua xem phim thôi.  Wink

Bác qtdc có nói là phim được chiếu ở xứ Nam ta quãng năm 1956, có lẽ là chuẩn. Bởi cháu xem phim này qua chiếu bằng mồm, khi hầu trà nước 2 ông chú để nghe lỏm, quãng đâu thời Giôn -xơn.

À, mà thằng Uây-ken, nhà cháu dự rằng nó sẽ chịu mất vùng miền Đông thôi, không đánh lại được các đ/c dân quân có bằng Vô-rô-xi-lốp đâu.

Còn xứ Nam ta, khó nghĩ quá nhẩy.
Ủng hộ anh Uây-ken, nơi có thảo nguyên Bạch Nga và cái ao cá nhà ông kiểm lâm-bố của nàng Tô-nhi-a-nơi đ/c Pa ven thủa vi hàn vẫn câu trộm cá -> thì hỏng vụ nâng cấp-đóng tiếp tầu ngầm.

Còn ủng hộ bác Pu, thì hỏng vụ nâng cấp mấy con ngựa chiến T già.

Mà cứ ậm à ậm ừ như vầy, sau này có việc khó, bẩu nó giúp, e chừng cũng ... ngại mồm, nhẩy  Grin
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #396 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2014, 11:33:01 am »

Khi yêu ta hãy yêu kẻ địch vì mắt kẻ địch màu xanh như nước biển Aral, ta sẽ được bay bổng trong màu xanh đôi mắt tẽn địch khốn kiếp.
"Cha mẹ ơi!…Đôi mắt mày hệt như nước xanh biếc, ta nhìn thấy chúng chứa đựng bao nhiêu là điều hiểu biết, đồ cá mắc dịch!"
Khi lấy ta hãy lấy quân mình vì mắt quân mình màu ánh thép, lạp xường quân mình lại rắn chắc đủ cho ta giao phó cuộc đời và yên tâm công tư tác. Đó là ý nghĩa sâu sắc của Người thứ 41 các bác baoleo và tuanb5 nhẩy? Vì thế mà cụ Boris Lavreniov đã 2 lần đoạt giải thưởng Stalin cơ đấy.
Còn Việt ta thì sẽ đàm phán gia nhập Liên minh Hải quan do Nga chủ trò, cũng đồng thời đàm phán gia nhập TPP do Mỹ chủ trò, sẽ vừa hợp tác vừa đấu tranh với TQ trên BĐ. Thế ta là vậy, ta sẽ quan ngại sâu sắc về tình hình Ukraina và đề nghị các bên tìm được tiếng nói chung để giải quyết tình hình căng thẳng một cách hòa bình.

Lầu Năm Góc không ủng hộ đề nghị của QH Mỹ từ chối sử dụng động cơ RD-180 của Nga.
http://rusvesna.su/future/1416528368

Nghị quyết của TNS John McCain đưa ra đã được QH Mỹ chấp thuận.
Theo hợp đồng thời TT Nga Boris Eltsin, nước Nga sẽ cung cấp cho Mỹ đến 2020 tất cả là 101 động cơ RD-101. Hiện Nga đã cung cấp được 70 động cơ loại này cho Mỹ. Năm 2013 TT Nga Putin đã bóng gió nhắc đến việc có thể ngừng cung cấp RD-180 cho Mỹ.
Vừa qua, tướng 3 sao KQ Mỹ Allan Pavlikovsky tuyên bố Bộ QP Mỹ không nhất trí với sáng kiến trên của ông McCain.

Chiến trận tại Stanitsa-Luganskaya.
http://rusvesna.su/news/1416532146


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=oARd7BbL6q4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=oARd7BbL6q4</a>
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2014, 11:46:46 am gửi bởi qtdc » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #397 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2014, 02:06:14 pm »


Còn xứ Nam ta, khó nghĩ quá nhẩy.
Ủng hộ anh Uây-ken, nơi có thảo nguyên Bạch Nga và cái ao cá nhà ông kiểm lâm-bố của nàng Tô-nhi-a-nơi đ/c Pa ven thủa vi hàn vẫn câu trộm cá -> thì hỏng vụ nâng cấp-đóng tiếp tầu ngầm.

Còn ủng hộ bác Pu, thì hỏng vụ nâng cấp mấy con ngựa chiến T già.

Mà cứ ậm à ậm ừ như vầy, sau này có việc khó, bẩu nó giúp, e chừng cũng ... ngại mồm, nhẩy  Grin

Nhà em đồng ý với bác baoleo. Thậm khó. Grin
 
Họ vốn là anh em chí thiết. Sau này cũng khó mà bỏ nhau được.
Xưa, họ đều là chiến hữu thân thiết của ta. Nay, họ cũng chả làm điều gì xấu khiến ta phải phàn nàn.

Vậy nên dù khó, nhưng không phải khó đến mức không làm được. Còn làm tốt đằng khác. Như bác qtdc phân tích, nói ở trên. Grin

Cũng là do ta ở xa, mức độ tác động trực tiếp không nhiều. Chứ cuộc khủng hoảng Ukraine nó phân rẽ lớn lắm. Quần đùi áo số như FIFA, UEFA cũng phải họp lên họp xuống. Huống chi các Quốc gia lân bang với Uy Kiên, nhọc dài dài…

Hung gia lợi: Phớt lờ EU khi thi công dường ống Dòng chảy Phương Nam, nhưng Thủ tướng Orban vưỡn đăng đàn ủng hộ bọn giãy chết cấm vận Nga.

Séc bi: Thằng em dại Ban căng, mon men ra nhập EU. Phương Tây nó thẳng thừng: Không ủng hộ cấm vận Nga, thời khuya nhá! (Bố khỉ! Chúng mài muốn dân chúng nước tao chết cóng vì thiếu khí đôt của Nga sao?)

Thổ nhĩ kỳ khôn lỏi lừng danh đệ nhất Thiên hạ (vụ IS chẳng hạn). Đận này Thổ bị Nga cắt giảm từ 42 triệu mét khối khí đốt xuống còn 27 triệu mét khối. Ông Bộ trưởng năng lượng Taner Yildiz phải ngửa mặt than trời: "Chúng tôi không muốn là một phần của vấn đề Ukraine"
http://censor.net.ua/n312874
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #398 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2014, 06:33:32 pm »

Stop Gazprom! Châu Âu sẽ được sưởi ấm bằng các web-server.
http://rusvesna.su/future/1416387981



Do sự phụ thuộc quá cao vào khí đốt của Nga, các nhà khoa học châu Âu đang tìm kiếm một sự thay thế cho khí đốt tự nhiên. Cái nhìn chứa chan hy vọng của họ hướng sang những người sử dụng Internet tích cực. Châu Âu có thể được sưởi ấm bằng các máy chủ web. Trách nhiệm tải nhiệt sẽ rơi trên những đôi vai mỏng manh của các con nghiện net, các game thủ, các porno thủ, những kẻ tối ngày quay cuồng trong các quán cà phê Internet, những fan hâm mộ hẹn hò trực tuyến. Kreakl sẽ trở thành đơn vị cơ bản của sản xuất nhiệt.

Stakhanov: quân Cô-dắc trung đoàn 1 mang tên Platov bắn trả các trận địa quân U bằng Grad.
http://rusvesna.su/news/1416563955


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=8ou-NKzmurE" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=8ou-NKzmurE</a>

Cựu ngoại trưởng Mỹ Albright: Putin là một nhà chiến thuật tốt, nhưng là một nhà chiến lược tồi.
http://www.unian.net/world/1012109-olbrayt-putin-horoshiy-taktik-no-plohoy-strateg.html

EU tỏ ra "vô danh và không hiệu quả" trong tình hình cuộc khủng hoảng Ukraina. Còn chính sách của Putin với Châu Âu là gây ra sự hỗn loạn.

Merkel: để đảm bảo an ninh tại Châu Âu, cần phải tiếp tục đối thoại với nước Nga.
http://www.unian.net/politics/1012078-merkel-dlya-garantiy-bezopasnosti-v-evrope-nado-prodoljit-dialog-s-rf.html

Nước Đức nhận thức rằng an ninh tại Châu Âu trong trung hạn và dài hạn chỉ có thể được đảm bảo với sự tham gia của nước Nga.

Nhà báo Anh Graham Phillips: dân quân đã giải phóng phần lớn làng Peski, mà từ đó pháo binh U vẫn hàng ngày bắn phá Donetsk.
http://rusvesna.su/news/1416577216


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=J_F5F_s6TWs" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=J_F5F_s6TWs</a>
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2014, 01:06:37 am gửi bởi qtdc » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #399 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2014, 12:37:43 am »



Tối ngày 21-11- 2013 khởi đầu EuroMaidan. Người biểu tình với cocktail Molotov.



Quảng trường Maidan (Kiev) 21-11-2014: Không còn rào chắn, nhưng vẫn còn đó nhiều câu hỏi xung quanh sự kiện này vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM