Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:39:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG-Ký ức của chúng tôi và đồng đội (Phần 14)  (Đọc 168682 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vinhytae457
Thành viên
*
Bài viết: 94


« Trả lời #300 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2013, 12:10:48 pm »

  Trong cuộc đời làm lính,tôi lên đỉnh 1509 4 lần,có lần ở lâu nhất là hơn 4 tháng.Những ngày đó tuổi còn trẻ,sức còn nhiều sống vô tư có nghĩ gì đâu.Nơi thiếu thốn ấy,một điếu thuốc châm lửa,sau mỗi thằng chỉ được rít đúng một hơi,kể cả đại trưởng.Bao thuốc hết là hêt,thằng nào giấu điếu thứ 21 thì lần sau đừng trách.Quần áo dùng chung,thằng nào đi viện hay về tuyến sau công tác gì đó anh em gom quần áo còn tốt cho mặc để diện, khi ra ngoài đường.Sĩ quan hàng tháng có tiêu chuẩn hơn tí về đường sữa,thuốc thang dùng chung [/quote]
  Bác kể làm em cảm động quá.Lúc ở trận địa cây 17-18 ấy em đã nghe về sự bê tông hóa của đỉnh này.Em đã từng chế nước cất bằng nước suối đun sôi ,lọc bông gòn ,nghĩ là quá lắm.Trên chốt_đương nhiên khó khăn thiếu thốn rồi,Vậy mà em chưa hình dung đấy là sự thật.Chỉ có sự thật này mới giáo dục con cái ta sống có ý chí và tốt hơn thôi…các bác E122, E266 ở đâu,cùng tiếp bác laoshan nhé.
Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #301 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2013, 12:29:27 pm »

    Chào bác vinhyta,chào các bác.Laoshan hay Núi đất,chính là đỉnh 1509-một ngọn đồi nổi tiếng ở mặt trận Vị Xuyên hồi chiến tranh.Tôi lên Vị xuyên tháng 7 năm 79,bổ xung vào công binh.Sau đó là những lần đi lao động,đào hầm hào,khắp các vị trí mà sư đoàn được giao phòng thủ,trong đó có đỉnh 1509.Thực ra ngày đó lính ta chỉ gọi nó là:Lên 1509(tên gọi theo bản đồ) hoặc lên C7 (nơi đại đội 7 của D2 chốt trên đỉnh 1509).Chứ đâu có biết lão sơn hay núi đất gì mà gọi (cái tên do bên Trung quốc đặt  mãi sau vào diễn đàn này hoặc đọc bài của lão Phạm viết Đào mới thấy nói thế)

   Cuối năm 79,ta củng cố hầm hào trên một số điểm tựa quan trọng,trong đó 1509 được làm trước nhất.Các đơn vị bộ binh là d3-d4 của e122 vận chuyển bê tông thanh,các đơn vị trực thuộc e và bộ phận các cơ quan đoàn bộ tổ chức ngày lao động cộng sản chuyển vật liệu xi măng,cát đá lên 1509.Còn chúng tôi,lính công binh dưới sự hướng dẫn của cán bộ công binh thực hiện đào hầm và xây lắp

  Nói đến 1509 là nói đến sự cực khổ,khi mà phải sống để lao động và sẵn sàng chiến đấu trên đó.Một năm chỉ có ít ngày nắng ráo,còn lại mây mù bao phủ.Quần áo lúc nào cũng cảm thấy ẩm ướt,phơi rất lâu khô.Đêm giữa mùa hè vẫn phải đắp chăn bông mới ngủ được,mùa khô thiếu nước da ngưoi mốc trắng.Mùa đông tuyết rơi,băng giá cảm tưởng như 2 vành tai sắp gãy tan vì quá lạnh.Nhiều người lính lên đỉnh cả năm,chỉ quanh quẩn với mấy trăm m2 trên đỉnh,chẳng đi được đến đâu.Trong cuộc đời làm lính,tôi lên đỉnh 1509 4 lần,có lần ở lâu nhất là hơn 4 tháng.Những ngày đó tuổi còn trẻ,sức còn nhiều sống vô tư có nghĩ gì đâu.Nơi thiếu thốn ấy,một điếu thuốc châm lửa,sau mỗi thằng chỉ được rít đúng một hơi,kể cả đại trưởng.Bao thuốc hết là hêt,thằng nào giấu điếu thứ 21 thì lần sau đừng trách.Quần áo dùng chung,thằng nào đi viện hay về tuyến sau công tác gì đó anh em gom quần áo còn tốt cho mặc để diện, khi ra ngoài đường.Sĩ quan hàng tháng có tiêu chuẩn hơn tí về đường sữa,thuốc thang dùng chung hết,không riêng tư.Vậy mà ngày 28/4 năm 84 trận đánh diễn ra trên đỉnh 1509 hầu hết anh em chốt trên đỉnh đều không thể trở về...

   Vài năm sau đó,cuộc chiến trên biên giới Vị xuyên có phần lắng dịu.Anh em lần lượt trở về quê hương,bản quán trong đó có tôi.Khi nhận được tin phục viên,chúng tôi đang ở trên sườn nam của đỉnh Cóc nghè.Trước khi về hậu cứ để cầm quyết định ra quân,bọn tôi leo lên đỉnh,chỗ ngã 3 đường vào Thanh hương và đường rẽ xuống Thanh thủy để lần cuối nhìn thấy 1509.May mắn là hôm đó trời quang mây,nên nhìn nó khá rõ và cũng lần đầu tôi ngồi trong một căn hầm,ngắm nhìn nó từ đỉnh Coc nghè

   Khi tham gia diễn đàn,để nhớ đến đỉnh ngọn đồi mình từng 4 lần lên đó tôi lấy tên gọi của nó đặt cho nick của mình.Trong diễn đàn này,ngoài bác VT73 đã nghỉ tham gia còn bác pb47 cũng là người từng đặt chân lên đỉnh ngọn đồi mù sương ấy


   Đỉnh 1509-một buổi chiều quang mây-hình chụp từ bản Nậm ngặt.Ảnh CCB Hà giang

Cảm ơn bác LAOS ! BÁC đã có những dòng tâm sự vô cùng thật và súc động !!
Nhân đây các bác trên mặt trận Vị xuyên năm xưa và trên diễn đàn Hà giang cùng nhau giải thích giúp em và nhiều bạn đọc khác : xuất sứ ,năm ra đời của các tên :BỐN HẦM-SÂN BÓNG-CÓT ÉP- TỔ QUẠ-ĐỒI CÂY KHÔ....Bởi em cùng nhiều người khác cũng chưa hiểu biết suất xứ các tên gọi này ,do ai hay tổ chức nào đặt tên và thời điểm đặt tên từ bao giờ Huh ví dụ như THÁC ÂM PHỦ đã có bài của bác ĐẶNG VIẾT CHÂU giải thích rồi ! Vâng xin cảm ơn các bác !
Logged
mai-anh
Thành viên
*
Bài viết: 405


« Trả lời #302 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2013, 02:53:53 pm »

Bác ạ đây là cuộc chiến, đối phương cũng như mình thôi,ai cho nó tự nhiên ngồi trên cao để sát haị đồng đội mình ở đó? cái 1250 đó suốt ngày bị cối 160 của c15 e457 và c34f trực để "khoá" nó mà bác. Chỉ cần 1 tên xuất hiên là nó phải về malipo ngay, hình như nó phải bỏ đài Z2 và 1250 từ tháng 10/85 bác ạ.
[/sub]
 Em là em khoái cái đọạn này,nó vừa giải tỏa những bức bối bấy lâu,vừa đáng "đồng tiền bát gạo" mà anh em mình đã hy sinh.Tiếc là "pháo" chổ này ít thì phải.

[/quote]

Em xin chào các ccb !

Đọc những dòng bác pb47 viết,em cũng có cảm tưởng giống bác vinhyta457.thời đó nhiệm vụ của mỗi đơn vị là khác nhau,nỗi khổ trong chiến tranh thì giống nhau là lẽ tất nhiên rồi.sau cuộc chiến khi anh em có dịp trao đổi trên diễn đàn,từ đó mới ngộ ra nhiều điều mà thời đó tuy mình cũng tham gia mà không hề hay biết.bộ binh giữ chốt căng thẳng với kẻ thù từng phút,sẵn sàng cam đảm ngăn chặn bước tiến của kẻ thù trực diện.nhưng bộ binh đâu hiểu rõ được,những kẻ thù ở xa một khoảng cách cũng nguy hiểm rất nhiều lần đó là hoả lực của địch.nếu tai mắt của pháo binh mà không chỉ điểm để tiêu diệt được chúng,các chiến sỹ giữ chốt sẽ vất vả và hy sinh cũng rất nhiều.trong chiến tranh có thể đây cũng là những chiến thuật ta đúc kết và học hỏi để nâng cao sức chiến đấu trong thực tế khi mà chống trả kẻ thù luôn hơn ta gấp bội về con người cũng như vũ khí.

Về tấm ảnh của bác laoshan 1234,em cũng có nhận định giống bác pb47.nếu đứng chụp từ 812 xuôi về thị xã,ta chỉ chụp được thung lũng làng pinh.nếu chụp về hướng ngã ba thanh thuỷ ta chỉ chụp được đỉnh nà cáy.ngắm bức ảnh như có cảm giác ,từ 812 có một thung lũng bằng phẳng chạy thẳng ra sông lô.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #303 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2013, 05:19:55 pm »

 
Cái hình này của bác lao 4 là người chụp đứng ở cóoc nghè nhìn về Làng Pinh chứ không phải từ 812 nhìn về Thanh thuỷ. Đứng trên 812 không nhìn thấy ngã 3 được vì nó vướng chân núi 673 bác à. Để nhìn tổng thể mặt trận, đội hình bố trí, của cả ta và địch không đâu bằng đài 1000 ( hang hòn) bên Pha hán. Chỉ 1 góc chụp nhỏ ở mốc 13 mà lòng chảo đã hiện rõ như vậy, còn nếu ở 1000, hoặc 1013 chụp thì rõ lắm.
   Chào các bác,sự sai sót của em cũng là liều thuốc thử để biết các bác còn nhớ đến những địa danh trên đất Thanh thủy thế nào.Các bác vinhyta,pb47,mai-anh đều có trí nhớ rất tốt.Tuy nhiên,do góc độ người chụp chúng ta cũng không thể đoán được vị trí bức ảnh.Chính vì vậy em vừa phải liên lạc với các bác CCB Bắc thái trong đoàn lên thăm chiến trường hồi tháng 7 và cung cấp ảnh này

  Đây là bức ảnh chụp phía dưới đỉnh Cóc nghè khoảng 1km (nơi đây hồi chiến tranh là hậu cứ của C55-E780-F305 đặc công).Nó vuông góc với quốc lộ 2,khu vực này em nghĩ bác mai-anh và thai60 là biết rõ...
Logged
vuchienthang
Thành viên
*
Bài viết: 83


« Trả lời #304 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2013, 07:02:17 pm »

    Chào đồng đội, nói đến đỉnh 1509 tôi cũng may mắn được lên trên đỉnh một lần.Dó là giữa tháng 4 năm 81,đơn vị tổ chức đi thực địa để cán bộ cấp trung đội,đại đội nắm được địa hình khi chiến tranh xảy ra.Riêng C hỏa lực,cán bộ khẩu đội phải đi vì có trường hợp tác chiến độc lập.Nhiệm vụ chính của D3 là thê đội 2 tăng cường cho đơn vị ở 1509,nên chúng tôi theo tác chiến trung đoàn đi nhận nhiệm vụ,quan sát,nắm bắt địa hình khi cần mình dẫn quân đến
   Đoàn đi đợt 1 gồm C tôi và C12,còn C10 và 11 đi đợt khác.Quy định khi hành quân là C trưởng mang theo liên lạc,mỗi người mang theo ba lô nhẹ và trang bị vũ khí đầy đủ.Buổi sáng trời đầu mùa hè,trời đầy sương mù.Chúng tôi được báo trước là cảnh giác khi sương tan,đề phòng phía bên kia phát hiện.Đây cũng là cách nắm bắt được tình trạng thời tiết đặc thù của vùng này,vài ba chúng tôi đi đến đâu cảm thấy lạ lẫm đến đấy,vì lần đầu lên đây,còn phần lớn cán bộ ở lâu năm họ đi vì nhiệm vụ quy định.Sau khi vượt qua cái dốc quanh co gọi là Cốc nghè,tụt xuống bên kia gặp đoạn đường đất đỏ quạch rồi xuống suối và leo hàng chục cây số đường rất dốc.Đi đến đâu,trợ lý tham mưu giở bản đồ đánh dấu bình độ:500,1000 rồi 1400 lên đỉnh là 1509,dọc đường,vào khoảng bình độ 1400 là có các đơn vị đóng chốt.Lưng chừng là các trận địa hỏa lực cối 120 ly và DKZ.Trên đỉnh khoảng một B đóng giữ,ngoài ra còn có nhiều bộ phận lên hợp đồng như:trinh sát,thông tin,công binh cùng ở trong các hầm ngầm kiên cố.Trên đỉnh hôm chúng tôi lên,mù mịt sương mây.Khi lên đỉnh lúc đầu cảm thấy khó thở,được giải thích là do độ cao không khí loãng.Do vừa đi,vừa tiếp cận các vị trí nên đến chiều muộn mới lên đỉnh.Đêm đó chúng tôi nằm lại với anh em,hầm trên này kết cấu bê tông ,chắc là do đơn vị bác lão sơn làm nên khá rộng và thoải mái.Đơn vị này luân hưởng chế độ ăn tuyến 1,nên chế độ ăn cao hơn hẳn lính dưới hậu cứ.nhưng đồ ăn cũng chủ yếu là đồ hộp hoặc củ quả để được lâu dài như bí đao,bí đỏ khoai tây còn rau xanh cũng ít có
  Sáng hôm sau,khi tìm hiểu địa hình,địa vật trên đỉnh xong,tạm biệt anh em chúng tôi xuống núi và về bằng con đường khác là rẽ sang cầu gỗ trèo lên cây số 6 để lên đỉnh Côc nghè rồi về lại đơn vị
Logged
vinhytae457
Thành viên
*
Bài viết: 94


« Trả lời #305 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2013, 07:12:08 pm »

  Em hỏi bác lao4,cùng các bác! thế cái đường có vệt trắng là qlộ 2 và chổ mấy mái nhà trắng trắng là ngã ba Thanh Thủy,cùng vệt màu gạch là sông Lô phải không?Nếu vậy, thì cái đỉnh núi phía sau bị mây che phía trên có 2 cái chốt lợp tranh của ta và địch mà em đã kể.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #306 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2013, 07:24:11 pm »

Em hỏi bác lao4,cùng các bác! thế cái đường có vệt trắng là qlộ 2 và chổ mấy mái nhà trắng trắng là ngã ba Thanh Thủy,cùng vệt màu gạch là sông Lô phải không?Nếu vậy, thì cái đỉnh núi phía sau bị mây che phía trên có 2 cái chốt lợp tranh của ta và địch mà em đã kể.
Tôi vừa về bác Vinh ạ, chẳng biết bác có nhớ tên bác vừa gọi cho bác không? không biết bác hỏi bức ảnh nào? nếu bác hỏi bức ảnh bác lao vừa đưa lên thì đấy là làng Pinh, còn bức ảnh của bác khanhhuyen thì vệt trắng đó do người đánh dấu. Lính 79 các bác chủ yếu Thừa thiên huế, Quảng bình mà hôm nay tôi vừa được đi để ôn lại những ngày đánh lao chải và 28/4 bác ạ.
Logged
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #307 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2013, 07:58:59 pm »

Những năm 1981 mặt trận Hà giang chưa căng thẳng, nên việc bộ đội ta lên 1509 dễ hơn nhiều so với những năm chiến sự nổ  ra sau này. Nhưng những người lính thì dù ở thời điểm nào cũng phải chịu bao gian nan vất vã, địa hình rừng núi cao ,hiểm trờ dân cư thưa thớt cảnh vật đèo heo hút gió. Phải có bản lỉnh mới trụ nổi nơi mãnh đất này, và cũng chính từ sự gian lao vất vã đó đã tạo nên những con người biết chụi đưng biết hy sinh trước vì đồng đội sau nữa là tình yêu quê hương đất nước .
     Mổi lần được xem những bộ phim tư liệu về các cuộc chiến đấu của bộ đội ta từ thời chống pháp Mỹ hay chiến tranh biên giới Nam bắc, mổi một hình ảnh người lính cầm súng xông pha nơi chiến trường cảm nhận như mình có trong đó. Thời gian đã đi qua ký ức ít nhiều về những năm tháng sống chiến đấu của mổi CCB vẫn còn đó , một thời hoa lữa hay một thời máu và hoa vẫn vang mải theo thời gian.
Logged
KimThanh356
Thành viên
*
Bài viết: 26


^^


« Trả lời #308 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2013, 08:22:58 pm »

Em xin cảm ơn chị Xuânv 338, bác pb47vp,các bác CCB đã an ủi động viên và gủi lời chia buồn tới gia đình anh chị của em.Trong mấy ngày qua Kim Thanh rât đau buồn vì cháu Hà Anh Tuấn cháu của Kim Thanh là đứa cháu trai duy nhất , ông nội của cháu chỉ có một mình cháu là cháu trai. Cháu vào làm công nhân quốc phòng mới được 5 năm bây giờ gặp tai nạn đau lòng như thế ...
Logged
HungngheuTV356
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #309 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2013, 09:10:50 am »

Chào các bạn Linhquany, Pb47vp, Laoshan1234 và các bạn đang tham gia Diễn đàn.
   Hùng nghêu rất vui vì đã được các bạn giang rộng vòng tay đón nhận vào Ngôi nhà chung của chúng ta. Mấy hôm liền Nghêu mắc việc cơ quan nên hôm nay mới quay lại Diễn đàn. Kim Thanh đã bật mí với các bạn về biệt danh “Hùng nghêu” của tôi, nay xin bổ sung thêm cho các bạn được rõ: Khoảng giữa năm 1983, khi chúng tôi còn đang ở tại Xuân giao – Bảo thắng – Hoàng liên sơn, Nhà hát kịch Việt Nam có lên biểu diễn phục vụ một số đơn vị thuộc QK2 trong đó có F 356. Vở diễn chúng tôi được xem là “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” đã được chuyển thể từ Chèo sang Kịch nói. Trong vở diễn có nhân vật thày bói Nghêu do NSND Trần Tiến thủ vai, mà các bạn biết rồi đấy, NS Trần Tiến đã lên sân khấu thì khán giả chỉ có ôm bụng cười suốt từ đầu cho tới cuối. Lính Tuyên văn chúng tôi sau khi xem xong liền bắt trước vai diễn của Ông và rất nhiều dị bản của vai diễn được chúng tôi “chế” theo các chi tiết trong cuộc sống hàng ngày để trêu chọc nhau. Hùng nghêu tôi lúc bấy giờ thể hiện các dị bản Nghêu “chế” khá giỏi, và thế là biệt danh Hùng nghêu có từ bấy cho đến tận bây giờ. Thậm chí đến nay anh em cùng Đội chẳng buồn gọi tên tôi nữa, khi nhắc đến tôi, đàn anh thì gọi là “Thằng Nghêu”, các em trân trọng, quý hóa thì gọi là “Anh Nghêu”, đồng trang thì gọi thay con là “ Bố Nghêu”…
     Về bức ảnh Linhquany chụp buổi trưa ngày 13/10 tại đầu ngõ nhà QuyenC6 trên đường Thụy khuê, Kim Thanh đã giới thiệu với các bạn, chỉ hơi tiếc là khi bấm máy, Linhquany không hô khẩu lệnh nên cái bản mặt của tôi nó không kịp ngoảnh ra, mặt khác góc chụp hơi bị ngược sáng nên không rõ mặt DzungTT. Tôi cùng DzungTT, Công, Trương Quí Hải và một số anh em khác cùng nhập ngũ một đợt (9/1982), sau đó lại cùng nhau lên Đội TV và ở cùng nhau cho đến khi xuất ngũ. Kim Thanh, tuy là em nhưng lại nhập ngũ trước bọn tôi (năm 1980) và nguyên là diễn viên múa của Đội. Còn nhiều anh em khác nữa, khi có dịp sẽ giới thiệu với các bạn.
   Nhớ lại ngày đầu khi Đội TV sang đến Hà Giang (cuối tháng 5/84), đến cầu Mè chúng tôi rẽ vào Làng Mè - Phương thiện ở tạm nhà dân 2 đêm, sau đó chuyển vào ở trong các nhà dân quanh khu vực xưởng gỗ đầu thị xã và được biên chế ngay sang các bộ phận khác nhau trong sư đoàn để phục vụ chiến đấu. Một nhóm khoảng 6, 7 người chúng tôi được điều sang làm công tác chính sách, lo việc khâm liệm và chôn cất anh em tử sĩ từ tuyến trên đưa về. Địa điểm làm việc của nhóm chúng tôi được bố trí bên cạnh D24 quân y (tạm thời sử dụng một dãy nhà cấp 4 lợp ngói của xưởng gỗ). Tôi không nhớ chính xác ngày nhưng nhóm chúng tôi đã thực hiện khâm liệm, chôn cất 2 đồng chí hy sinh đầu tiên của sư đoàn. Lúc bấy giờ thị xã Hà Giang có dành cho chúng ta khu đất trên đỉnh đồi thuộc nghĩa trang thị xã, đối diện với xưởng gỗ. Khoảng một tuần sau, khi sư đoàn đã thành lập đội chuyên làm công tác chính sách thì nhóm chúng tôi được điều về làm công tác phục vụ, chăm sóc thương binh tại D24 quân y, lúc này D24 đã được bệnh viện thị xã bố trí cho 3 dãy nhà cấp 4 thuộc bệnh viện, ngay cạnh đường xuyên trung tâm thị xã. Thời gian này, ngoài việc chăm sóc thương binh, nếu có trường hợp nào khi đưa về bệnh viện cứu chữa không được thì nhóm chúng tôi sẽ thực hiện khâm liệm và chuyển cho đội chính sách đưa anh em đi chôn cất…
     Chuyện còn dài xin nói tiếp sau, bây giờ quay lại chuyện của Diễn đàn một chút. Tuy chưa đọc hết được toàn bộ các trang từ phần 1 đến 14 nhưng Hùng nghêu mạn phép được góp ý với các bạn như sau: Trong các bài viết, chúng ta nên cân nhắc, chọn lọc khi sử dụng từ ngữ và nội dung mạn đàm, vì những bài viết không chỉ có chúng ta đọc với nhau mà cả thế giới đang cùng đọc với chúng ta. Nhiều bài viết của các bạn khi đọc rất cảm động, trong đó các bạn đã nêu rất chân thực những khó khăn, gian khổ mà anh em phải chịu đựng; sự khốc liệt của các trận đánh, tinh thần chiến đấu dũng cảm, gan dạ, sáng tạo của anh em và cả những mất mát, hy sinh… mà khó cầm được nước mắt khi đọc. Tuy vậy vượt lên trên tất cả, chúng tôi cũng thấy được tình thương yêu đồng đội, đồng chí nơi chiến hào, tinh thần lạc quan yêu đời của lính ta trong những khoảng khắc bình yên giữa các trận đánh. Đó chính là các yếu tố quyết định tạo nên chiến thắng của chúng ta.
    Tạm biệt các bạn, hẹn kỳ sau tiếp tục trò chuyện.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM