Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Năm, 2024, 08:56:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang - Phần 9  (Đọc 211550 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #190 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 10:39:37 am »


               Ở mặt trận Hà Giang chúng ta có chiến thuật và lối đánh của ta để giảm thiểu sự thiệt hại nhất cho mình .Ông bạn  Liên Xô lúc đó cũng tốt ,nhưng mình không thể theo chiến thuật của họ được . Chắc các bác Cựu cũng có biết sự tổn thất của 320A  ngày đánh Mỹ khi ta học theo chiến thuật của họ .
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #191 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 11:26:08 am »

Bài viết về cố vấn Liên Xô trong chiến tranh biên giới Việt-Trung
Nguần:http://reds.vn/index.php/lich-su/ho-so-tu-lieu/1952-vai-tro-co-van-lien-xo-trong-phong-thu-bien-gioi-viet-trung


[url
Vai trò của cố vấn Liên Xô trong phòng thủ biên giới Việt – Trung

    Hồ sơ - Tư liệu   
    Đăng ngày Thứ bảy, 01 Tháng 9 2012 09:02

Vào ngày thứ ba cuộc chiến biên giới Việt – Trung (1979), một đoàn cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô do Đại tướng Obaturov dẫn đầu đã đến Hà Nội.

Sau khi tìm hiểu tình hình và nghiên cứu chiến trường, họ kết luận lực lượng Việt Nam thiếu sự điều phối và không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân Trung Quốc. Họ đề nghị các nhà lãnh đạo Việt Nam cấp tốc điều các sư đoàn chủ lực từ Cambodia về, đồng thời họ cũng yêu cầu Matxcơva viện trợ quân sự khẩn cấp cho Việt Nam. Ngoài ra, 29 sư đoàn quân Liên Xô với sự hỗ trợ của không quân đã di chuyển đến biên giới Xô – Trung thuộc khu vực Mãn Châu nhằm kìm chân Trung Quốc từ phía Nam.

Trên biển Đông, 30 tàu chiến Liên Xô tiến vào, đề phòng hành động của hạm đội Nam Hải. Tuy vậy, trên thực tế, không quân và hải quân đều không được Việt Nam và Trung Quốc sử dụng trong cuộc chiến này. Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc không đồng ý sử dụng không quân trong khi nhiều chỉ huy chiến trường yêu cầu chi viện. Có lẽ, do yếu tố Liên Xô, Trung Quốc phải hạn chế cả về không gian, thời gian và quy mô cuộc tấn công.

Các cố vấn Liên Xô ra mặt trận, lên tuyến đầu biên giới nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt. Mặc dù họ rơi vào trận pháo kích mạnh của quân Trung Quốc, may mắn không ai bị thương nhưng sáu cố vấn Liên Xô đã hy sinh tại Đà Nẵng trong một tai nạn máy bay vào đầu tháng Ba năm đó.

Hiển nhiên, sự có mặt của Đoàn cố vấn quân sự Liên Xô là một hành động thực thi Hiệp định hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô vừa ký kết trước đó – ngày 3.11.1978.

Đây là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất của Hiệp định:

“Trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công, hoặc bị đe dọa tiến công thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó, và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”.

Không có gì khó khăn để chúng ta nhận thấy, thỏa thuận nêu trên chính là một sự “bảo đảm” của Liên Xô cho Việt Nam mà trực tiếp là đề phòng, ngăn chặn và đánh bại một cuộc tấn công bất ngờ từ Trung Quốc đối với Việt Nam. Rõ ràng, không thể có chuyện ngược lại, vì chắc chắn Việt Nam không thể “áp dụng những biện pháp thích đáng” nhằm loại trừ mối đe dọa đối với Liên Xô nếu điều đó xẩy ra.

Sau khi Trung Quốc hoàn tất việc rút quân, các cố vấn quân sự Liên Xô vẫn còn ở lại giúp Việt Nam lập kế hoạch phòng thủ biên giới phía Bắc, huấn luyện quân sự và nhiều lĩnh vực khác. Theo Hiệp định hữu nghị và hợp tác, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại, góp phần bảo vệ đất nước.

Đại tướng Obaturov, Trưởng đoàn cố vấn quân sự đầu tiên của Liên Xô tại Việt Nam là người giỏi toàn diện cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật quân sự. Ông ta có thể tự mình lái xe tăng và hiểu rõ tính năng các loại súng. Sau này, ông là Giám đốc Học viện quân sự Phrunde rồi sang Cuba làm Trưởng đoàn cố vấn quân sự Liên Xô.

Thông thường, các cố vấn bao giờ cũng độc đoán, áp đặt, chỉ muốn người ta nghe mình. Cố vấn Trung Quốc, cố vấn Liên Xô tại Việt Nam hay cố vấn Việt Nam tại Cambodia đều mang đặc điểm đó. Sự khác nhau là ở vấn đề mức độ.

Về chiến lược phòng thủ của Việt Nam, tướng Obaturov đề nghị là “phòng ngự tích cực”, bố trí lực lượng thành hai tuyến, mỗi tuyến có ba dải phòng ngự cấp sư đoàn, tiền duyên phòng ngự cách biên giới khoảng mười một cây số, ngoài tầm pháo của Trung Quốc từ bên kia biên giới bắn sang.

Có lẽ các cố vấn quân sự Liên Xô không quên bài học năm 1941 – thời điểm Đức tấn công Liên Xô. Bấy giờ, nhiều khu vực phòng thủ của quân đội Liên Xô nằm khá gần biên giới, được chính Xtalin phê chuẩn. Song, Zhukov, lúc này là Tổng tham mưu trưởng cho rằng, những tuyến phòng thủ này do chiều sâu không lớn lắm, không thể cầm cự lâu dài vì pháo binh Đức có thể bắn vào khắp trận địa Liên Xô. Vì thế, cần phải xây dựng trận địa phòng thủ lùi sâu hơn nữa. Tiếc rằng, quan điểm đúng đắn của Zhukov đã không được coi trọng đúng mức. Lịch sử đã ghi nhận, chỉ mấy ngày đầu chiến tranh, Liên Xô đã mất hơn 1.200 máy bay.

Trở lại vấn đề phòng thủ biên giới Việt – Trung. Các tướng lĩnh Việt Nam vừa mới ra khỏi mấy cuộc chiến tranh, dày dạn kinh nghiệm, luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa kỹ thuật hiện đại và truyền thống chiến tranh nhân dân. Họ muốn bố trí quân đội, tuy vẫn phân chia tuyến một, tuyến hai nhưng tổ chức phòng thủ các sư đoàn ở các vùng trọng điểm, chủ yếu ngăn chặn Trung Quốc trên các trục đường chính từ bên kia biên giới sang. Xen kẽ giữa các khu vực phòng thủ của các sư đoàn chủ lực là lực lượng địa phương, dân quân du kích bảo vệ cạnh sườn, đề phòng Trung Quốc đánh vu hồi các khu vực phòng thủ sư đoàn. Phía trước tiền duyên phòng ngự tùy theo địa hình, tổ chức thành các “dải tác chiến phía trước” bằng lực lượng địa phương, dân quân du kích, chốt giữ các cao điểm khống chế và chủ động đánh ngăn chặn, phục kích, tập kích, tiêu hao đối phương trước khi chúng vào tiền duyên phòng ngự. Nói chung, Việt Nam bố trí lực lượng mạnh giữ vững các khu vực trọng yếu nhưng vẫn để lực lượng dự bị lớn để phản công.

Cho nên, đôi khi giữa các cố vấn Liên Xô và các tướng lĩnh Việt Nam xẩy ra tranh cãi gay gắt. Chẳng hạn, việc bố trí 12 sư đoàn ở dải một biên giới, các cố vấn Liên Xô nhiều lần đề nghị mỗi sư đoàn có một tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo tự hành, một tiểu đoàn ô tô vận tải. Nhưng Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn không đồng ý, ông phân tích nhiều về lợi hại và sau đó kiên quyết đề nghị để số xe tăng, ô tô đó làm lực lượng dự bị. Tướng Obaturov nói một cách giận dữ: “Nếu các đồng chí không đồng ý bố trí các tiểu đoàn xe tăng và các tiểu đoàn ô tô cho các sư đoàn dải một biên giới thì tôi không có lý do gì đề nghị Bộ Tổng tham mưu Liên Xô viện trợ thêm xe tăng và ô tô cho các đồng chí…”. Thế là, để có thể nhận được viện trợ về xe tăng và ô tô của Liên Xô, Lê Trọng Tấn đành đồng ý với Obaturov nhưng với chủ ý là sẽ bố trí cho 12 sư đoàn đó một thời gian, sau đó rút dần về làm lực lượng dự bị. Tất nhiên, một số tướng lĩnh Việt Nam cho rằng như vậy là Việt Nam chịu sự áp đặt của cố vấn Liên Xô. Bố trí xe tăng và pháo lên tiền duyên phòng ngự như thế, nếu Trung Quốc tấn công thì “bị nướng hết”!

Các cố vấn Liên Xô đã giúp quân đội Việt Nam nhiều lĩnh vực như lập kế hoạch viện trợ, tổ chức xây dựng lực lượng, đảm bảo hậu cần, huấn luyện quân sự… Đặc biệt, từ năm 1979 đến năm 1985, đã tổ chức hàng chục cuộc tập trận cấp quân đoàn và quân khu, các cuộc diễn tập cho các lực lượng toàn miền Bắc. Qua các cuộc tập trận do các cố vấn Liên Xô chỉ đạo, trình độ tham mưu, chỉ huy của các tướng lĩnh Việt Nam cũng được nâng cao. Tuy vậy, cũng có ý kiến là “học tập giáo điều, đánh theo cách đánh của Liên Xô” là không thích hợp với Việt Nam. Có người nói, “tôi tập thế này nhưng tôi không đánh thế này”?!

Về vấn đề này, nhớ lại năm 1971, Võ Nguyên Giáp thăm Liên Xô, đề nghị Liên Xô có sự giúp đỡ đặc biệt để chống lại người Mỹ.

Thủ tướng Liên Xô Kosygin:

- Tôi xin hỏi đồng chí Giáp. Đồng chí nói Việt Nam đánh thắng Mỹ. Tôi muốn biết các đồng chí có bao nhiêu sư đoàn bộ binh cơ giới và Mỹ có bao nhiêu? Xe tăng, pháo hạng nặng, máy bay chiến đấu…, các đồng chí có bao nhiêu và Mỹ có bao nhiêu? Khả năng về phòng không, về tên lửa, về thông tin, rađa của các đồng chí như thế nào? Xin đồng chí nói qua cho tôi biết.

Đúng là ngôn ngữ câu hỏi của phái “dân sự” và trả lời của tướng Giáp càng nổi bật điều đó.

- Tôi hiểu câu hỏi của đồng chí. Đồng chí muốn biết về vấn đề so sánh lực lượng giữa chúng tôi với Mỹ. Theo học thuyết quân sự Xô-viết là như vậy. Học thuyết quân sự Xô-viết là hết sức ưu việt, đã chiến thắng phát xít Đức. Điều đó rất rõ ràng. Nhưng tôi xin nói nếu chúng tôi đánh theo cách đánh của các đồng chí thì chúng tôi không đứng nổi được hai tiếng đồng hồ. Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”.

Từ năm 1987, Đoàn cố vấn Liên Xô rút dần về nước. Tiếp sau đó là những năm tháng đầy khó khăn đối với nhân dân Liên Xô và sự kiện bất ngờ nhất thế kỷ XX đã xẩy ra: Liên Xô sụp đổ. Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô hết hạn năm 2003 và không được gia hạn. Liên Xô đã biến mất. Các liên minh dựa trên ý thức hệ cũng không thể tồn tại trong thế giới ngày nay. Nước Nga không phải là Liên Xô và liệu Việt Nam có thể trông chờ gì từ nước Nga, câu hỏi còn bỏ ngỏ.[/url]
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2013, 11:35:21 am gửi bởi laoshan1234 » Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #192 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 03:12:37 pm »


đến 86,bác cựu pb 47 vẫn còn ở mặt trận?
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #193 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2013, 04:44:53 pm »

Tôi sống có "Đầu" có "cuối" vơí mặt trận này bạn kc135 ạ, cảm ơn bạn tuổi trẻ nà ham nghiên cứu về PB của tôi.
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #194 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 09:17:23 am »

Hổi ở trên ấy, thỉn thoảng tụi em cũng thấy chuyên gia lên 812!
Hôm qua xem lại ảnh Google, đường từ làn Ping lên 812 bây giờ thay đổi, có đoạn chạy ngay trên sống lưng dãy 812!
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #195 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 10:28:04 am »

Hổi ở trên ấy, thỉn thoảng tụi em cũng thấy chuyên gia lên 812!
Hôm qua xem lại ảnh Google, đường từ làn Ping lên 812 bây giờ thay đổi, có đoạn chạy ngay trên sống lưng dãy 812!

   Hôm em cùng bác nguyendinhthang lên trên phía đầu bản Nậm Ngặt, Bác có chỉ cho em một con đường màu đo đỏ phía chếch lèn đá 468 ( qua thung lũng ) Bây giờ em không nhớ đó là đường tăng hay đường hào nữa . Đó là cái gì hả các bác !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #196 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 12:23:57 pm »

Đường đó là đường tuần tra biên giới, nó như đường mà 313 đưa anh em mình đi và đang được bê tông hóa. Đường tăng cũng đang mở rộng từ năm 2009 và thông sang tận Hoàng Su Phì.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #197 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 12:47:21 pm »

Chỉ có 1d tăng 1018 của f 313 nhưng để đản bảo cho nó chiến đấu thật vất vả với nhiều đơn vị. Từ công binh, các e của f phải luân phiên mở đường, từ cầu mè dọc men theo núi đén đập tràn thủy điện 304 vòng theo đồi vầu, ra gốc vải, lên 812.. Nhưng d tăng này chưa thi thố được tài năng gì đã phải "cống" 3 chiếc tại ngã 3 Thanh Thủy. Đơn vị này chủ yếu vác bê tông cho các chốt là chính.
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #198 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 04:01:46 pm »

Năm 86 họ nên chủ yếu là để kiểm tra xem mình sử dụng vũ khí họ, và loại mới viện trợ cho ta thôi. khi đến các trận địa thấy ta bố trí hiểm hóc như thế, khéo về họ lại học ta về nghệ thuật bố trí cũng nên. Các cách bắn của họ chỉ vận dụng được đối với họ sản xuất được đạn, còn với ta phải vận dụng cách đánh của ta làm sao tốn ít đạn nhất mà hiệu quả chiến đấu đạt cao nhất. Nếu chúng tôi được " Tiêu" Thoải mái thì có lẽ tổn thất của chúng còn lớn hơn gấp nhiều lần.
Chuyên gia Nga lúc đầu cũng tham gia về chiến thuật nhưng  rồi không phù hợp ( nhất là sau trận 12/7) Khi chúng tôi chuẩn bị lên Vị xuyên cố vấn 1 và cố vấn 2 đều lên ăn nằm ở E bộ đến nửa tháng , E  nấu thịt chó mời  họ không ăn, mỗi món ăn bác sỹ đều nếm trước . Đến   khi  đơn vị tôi  lên  thay chốt họ chủ yếu lên Cốc nghè để quan sát , theo dõi cài mìn phòng thủ thôi .
      Đơn vị tôi vẫn thi thoảng bị pháo hụt tầm rơi trúng đầu đó bácVP@ ạ . Nhưng hồi đó không xác định được trận địa nào phía sau bắn lên  .Có lẽ cấp E biết nhưng họ không nói  
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #199 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2013, 10:37:29 pm »

Chỉ có 1d tăng 1018 của f 313 nhưng để đản bảo cho nó chiến đấu thật vất vả với nhiều đơn vị. Từ công binh, các e của f phải luân phiên mở đường, từ cầu mè dọc men theo núi đén đập tràn thủy điện 304 vòng theo đồi vầu, ra gốc vải, lên 812.. Nhưng d tăng này chưa thi thố được tài năng gì đã phải "cống" 3 chiếc tại ngã 3 Thanh Thủy. Đơn vị này chủ yếu vác bê tông cho các chốt là chính.
Ba chiếc xe tăng này,mấy hôm trước công binh chúng tôi đã đào ụ cho nó.Mục đích của trên là đưa lên yên ngựa 812,thay cho mấy khẩu 76,2ly chỉ nằm chết gí một chỗ không cơ động.Còn xe tăng,chạy ra phía trước bắn xong lùi lại ẩn mình về phía sau đồi:an toàn..

 Nhưng không biết hợp đồng thế nào,vệ binh e122 ra đón,không kịp.Mấy bác tăng đã chạy tọt vào cửa tử,thế là DKZ của Tàu xơi tái.May là các kíp xe không làm sao.Về sau,lính ta cơ động qua cửa tử.Trước khi chạy qua ngã 3,toàn nằm sau những chiếc tăng cháy nghỉ lấy sức
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM