Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 07:29:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P3  (Đọc 308545 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #110 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2013, 11:20:52 am »

Bác PB 47 không thấy xuất hiện ở mặt trận lâu rồi.nên nhờ bac nào rành về pháo binh giải đáp giúp
đợt tháng 1 năm 87,chúng nó bắn khiếp thế,các bác có:"ngày cấp tập,đêm cầm canh" ko?
khi cho pháo bắn trùm lên trận địa.lỡ anh em còn sót lại.các bác tính sao?
Cháu không thấy thông tin gì về pháo 152 ly ở mặt trận phía bắc,các bác có thông tin gì về pháo 152 ly ko?
Thân ái
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #111 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2013, 11:41:02 am »

Trích dẫn
...Cuối năm 79 chúng tôi về một địa danh có tên Tu Đồn vượt qua một cái đèo rất dài ở Đồng Mỏ sang phía bên kia tuyến đường 1b nơi đó thuộc huyện Chi Lăng -Lạng sơn
              Chào huyện Cao Lộc chúng tôi không quay lại nơi đó nữa ....

Em xin phép hiệu chỉnh chút ạ!
Mời các bác cùng biết đến một địa danh Tu Đồn thuộc xã Xuân Mai, huyện Văn Quan - nay là thị xã Tu Đồn - là nơi đơn vị bác huonghn76 đã chuyển về sau cuộc chiến tháng 2/1979;

Như vậy có thể hiểu là biên giới đã được trả lại cho các đồn biên phòng và huyện đội, xã đội; Các đơn vị quân đội và các trung đoàn biên phòng cơ động đã lùi xuống xa biên giới từ 5-10km. Đơn vị của bác huonghn76 lùi xuống theo đường 1B, nếu có báo động cấp thì chắc vẫn kịp thời chi viện cho ngã ba đường 1A - 1B: các cao điểm 339, Đồi Thâm Mô,....





p/s: bạn kc135 này, người Việt ta nên viết đúng, viết đủ tiếng Việt nhé, nhắc nhiều quá,  Grin
Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #112 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2013, 12:04:14 pm »

      
                Xin cảm ơn Mod quangcan . Lâu quá mình cũng quên ,vả lại là lính hôm nay ở rồi vài  ngày lại đi nhớ không xuể .Ngay cái bản Túng mẩn ở Tân an ,Chiến thắng mà hai ngày mình mới nhớ ra  Grin
          Xuân Mai chỗ Quang Cẩn khoanh đỏ không phải là nơi bọn mình huấn luyện đâu đấy .Bọn mình ở Xuân Mai Hòa bình kia .Phía trong sư bộ 308 ,trong E 305 ,bên cạnh trường trung cấp cảnh sát .
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2013, 01:53:39 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #113 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2013, 01:34:06 pm »

     
                Xin cảm ơn Mod quangcan . Lâu quá mình cũng quên ,vả lại là lính hôm nay ở rồi vài  ngày lại đi nhớ không xuể .Ngay cái bản Túng mẩn ở Tân an ,Chiến thắng mà hai ngày mình mới nhớ ra  Grin
  Bác huonghn ạ ! Đời lính,ta đi nhiều nên không nhớ xuể.Đúng là như thế,ngày đó tuổi ta còn quá trẻ việc tư duy còn rất non nớt.Mà lính lại đi trong tình trạng chiến tranh,cứ ào ào chẳng gặp ai mà hỏi đó là đâu.Còn cấp trên thì ,cái gì cũng...bí mật,thời gian lại quá lâu rồi.Nên việc không nhớ nổi cũng là tất nhiên thôi

  Ngày tôi ở Vị Xuyên,dải đất ấy toàn Phương:Phương tiến,Phương độ,Phương thiện.Sau hơn 20 năm trở về ,chẳng nhớ nổi bạn mình hy sinh nằm lại ở ...Phương nào nữa (?)

 Nhưng nay thời hiện đại rồi,có gì muốn biết Mot quangcan lại pots lên một mảng bản đồ là tha hồ mà kiếm
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #114 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 10:58:03 pm »

Lâu nay không thấy bác Que Quang Ninh@ lên mạng giao lưu với mọi người, lời lẽ bác viết đọc cũng thú vị, có gì hay đưa lên đi bác.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #115 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2013, 09:19:44 am »


                     Chào các bác và đồng đội biên cương phía bắc !
                Đơn vị chúng tôi chuyển về Tu Đồn vào cuối năm 79 ,củng cố huấn luyện tân binh mới sẵn sàng nhận nhiệm vụ .Đi ở di chuyển liên tục nên đối với anh em chẳng có hào hứng khí thế gì .Tình hình tuyến biên giới Lạng sơn đã có phần lắng dịu ,chỉ thỉnh thoảng phía Trung Quốc bắn sang ta nhưng ở mức độ nhỏ lẻ ,tôi không được ngje thấy chuyện bắn pháo .Chắc tháng hai chúng bị nếm đòn đau nên cũng nghỉ ngơi củng cố để nghĩ chiêu trò khác . Lính các đồn biên phòng lại về củng cố xây dựng lại đồn ,củng cố trận địa sẵn sàng đợi giặc .Điều quan trọng đối với người lính biên phòng là về bám dân ,bám địa bàn để tạo niềm tin cho nhân dân vùng biên ổn định sản xuất tự bảo vệ bản ,địa phương chống lại sự xâm nhập của các toán thám báo TQ . Vùng biên lúc này đã rộ lên về sự buôn bán hàng hóa TQ mà ta gọi là hàng tâm lý .Từ vải vóc ,đồ gia dụng ,đài đóm ...vv.
              Là đơn vị cơ động chúng tôi không phụ trách mảng đó mà chỉ đợi tăng cường cho địa bàn nóng thôi . Hiện tại D chúng tôi phải đi tăng gia trồng lúa ngô ,kinh tế đất nước khó khăn dân đói bộ đội cũng đói .Ở nơi này rau xanh thiếu nhiều ,chợ xa .anh em tự kiếm rau để ăn từ lá ớt ,rau tàu bay ,lá sắn ...đủ cả . Cái đó chắc giống các bác ở Trường sơn ngày đánh Mỹ .
            Đầu năm 80 trung đoàn tôi điều hai tiểu đoàn 1 và 3 ,sau khi đã củng cố lực lượng xong đi tăng cường cho địa bàn Cao bằng và Hà Tuyên ,riêng tiểu đoàn 2 chúng tôi vẫn trong tình trạng dự bị .Đã đến tháng tư ,năm nắng nóng ở khu vực này cũng rất ngột ngạt  . Trung đôi tôi nhận nhiệm vụ mới là về B17 là nơi trung đoàn có một một B tăng gia ở Hà sơn bình lúc đó , đi từ viện 5 Sơn Tây đi về Xuân Mai độ 20 cây công việc là gặt lúa ,rồi cày ,bừa ,cấy ...vv .Khốn khổ cho tôi dân cày đường nhựa ,nên chỉ nhăm nhăm gánh lúa ,gánh mạ .Cái này thì tôi chơi được ở nhà gánh nước máy từ 13,14 tuổi cũng mòn đôi vai .Mất một tháng tăng cường cho B tăng gia nhưng cũng vui ,thứ nhất là gần đơn vị tăng gia của các em ở viện 5 Sơn Tây ,họ xuống trồng cây dược liệu , nhiều buổi hai đơn vị tổ chức đổi công cho nhau , nên lính CAVTvới gái quân y cũng gần gũi ,và hút chặt nhau như nam châm .Đúng là đổi gió chứ nhìn mãi áo chàm và mấy cái răng vàng của các em vùng biên ,dù có xinh đến đâu ,tôi cũng ớn . Tôi cũng quen được em tên là Thảo quê Bình Lục Hà nam .Tối đến hai đứa cùng nhau ra đồi bạch đàn chuyện trò ,vui và nhiều chuyện ý nghĩa ...nhưng không vượt qua giới hạn ,vì thú thật tôi sợ kỷ luật và cũng chưa hứa hẹn điều gì .Như đã nói từ đầu là thân lính hạng bét nên tôi không muốn ràng buộc cái gì ,lính nay đây mai đó chẳng biết thế nào .Biết đâu ở mãi rừng rú không được ra quân ,số tôi lại phải lấy một em dân tộc thì sao ....Cũng là lần đầu ở đây tôi được biết tới pháo 40 nòng và xe bọc thép k63 .Sư đoàn bộ binh cơ giới 308 đang diễn tập mà .
           Hết một tháng chúng tôi ,chia tay đơn vị tăng gia ,tôi chia tay trong sự lưu luyến của em Thảo để về đơn vị ,em có trao tôi vật kỷ niệm gì đó mà lâu rồi tôi cũng quên .
                Ô tô lại chở bọn  tôi về ,có điều khác là chúng tôi không về lạng Sơn nữa mà về Thái Nguyên .Trung đoàn bộ và tiểu đoàn tôi ở phía trong cầu Gia Bẩy ,cầu Linh Nham ,Bò Đá .Nơi C tôi đóng quân là ở trong xưởng sửa ô tô 19/8 họ đã chuyển đi .Đây có tên là Khe mo ,huyện Đồng hỷ Bắc Thái .
             Điều may mắn cho tôi là không phải hành quân bộ trong giai đoạn di chuyển .
Logged
Que Quang Ninh
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #116 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2013, 02:01:15 pm »

Theo những người già nói, thời Pháp thuộc, những tên tay sai người Việt độc ác hơn người Pháp nhiều. Đối với những người làm ăn buôn bán không tham gia chính trị, người Pháp không làm khó cho họ, nhưng những tên tay sai người Việt thì thường gây chuyện với họ để tống tiền. Chú tôi không phải là thành phần Việt Minh nhưng thích đọc những tác phẩm của Các-Mác, Ăng-ghen nên bị Cục đệ nhị (De Sub-bureau, cơ quan tình báo Pháp) đem về điều tra, tù chung với những thành phần Việt Minh. Chú tôi nói những tên tay sai này nghĩ ra nhiều cách trị những đông bào của họ mà người Pháp cũng phải lắc đầu. Cũng may là ông nội tôi buôn bán với người Pháp, quen biết mấy ông lớn nên họ tin là chú tôi không tham gia Viêt Minh, nếu không thì bỏ xác ngoài Côn Đảo rồi. Tại sao những tên tay sai này độc ác như thế đối vời đồng bào họ? Cái này chắc phải chuyên gia về tâm lý học mới trả lời được.
Trận chiến 1979 cũng có rất nhiều những người Hoa về nước như tôi tham gia. Đa số là lính thông tin và một số làm bộ binh dẫn đường có biệt kích (chúng tôi gọi là lính trinh sát). Tù binh và dân thường Vietnam cũng gọi chúng tôi là tay sai. Tất nhiên, chúng tôi không cảm thấy chúng tôi là tay sai vì chúng tôi là người Hán,  nhưng có một điểm giống  với tay sai Pháp ngày xưa là những người lính người Hoa từ Vietnam về nặng tay với dân thường và tù binh Vietnam nhiều so với lính Trung Quốc. Họ còn thường khoe với nhau những chuyện không vẻ vang mà họ đã làm. Những người này sau này cũng thường về Vietnam, cũng nước mắt đầm đìa cầm tay, ôm các thầy cô giáo, bạn học, hàng xóm Vietnam nhưng chỉ có họ mới rõ là họ làm những gì không vẻ vang lắm.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2013, 08:15:06 am gửi bởi Que Quang Ninh » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #117 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2013, 02:35:35 pm »

     

                    Những điều bác Que Quang Ninh nêu ở bài trên cũng có cái đúng . Những kẻ phản bội lại đồng đội đồng chí của mình thường là những kẻ rất nguy hiểm .Ở thời Pháp hay giai đoạn chống Mỹ ,sau này chống Trung quốc cũng vậy .Những kẻ làm tay sai là những kẻ tàn tàn bạo nham hiểm ,nhất là nó lại biết rõ về ta .Bên Trung quốc trong giai đoạn bị Nhật xâm chiếm những kẻ làm tay sai cho Nhật gọi là bọn Hán gian chúng cũng rất xảo quyệt tàn bạo mà nhân dân TQ rất căm ghét .
                 Có lẽ là khi bán thân để làm đầy tớ cho kẻ thù ,chúng muốn lấy lòng chủ của chúng để có lòng tin ,và hưởng  nhiều lộc ,nên sự độc ác của chúng nhiều khi cũng làm cho chủ của nó kinh tởm .Tội ác của chúng gây ra không thể tha thứ được .
                Đối với người lính thì kẻ phản bội ,tay sai là cần phải tiêu diệt ,như vậy mới tránh được tổn thất cho mình . Từ xưa đến nay dân tộc VN cũng như các dân tộc khác bị xâm chiếm , họ đều làm thế .           
Logged
Que Quang Ninh
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #118 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2013, 11:07:17 am »

Suy bụng ta ra bụng người. Nếu đặt vị trí của chúng tôi ở vị trí của người Vietnam thì chúng tôi có thể tha thứ một người lính Trung Quốc nhưng tuyệt đối không thể tha thứ được một người lính người Hoa từ Vietnam về. Do đó chúng tôi nhắc nhở nhau rằng không thể bị bắt làm tù binh. Lính người Hoa cũng có một số hy sinh. Riêng tôi biết thì có 4 người, 1 người Tiên Yên (Quảng Ninh), 1 người Uông Bí (Quảng Ninh), và 2 người Hải Phòng. 1 người khác là người Cẩm Phả (Quảng Ninh) là họ hàng xa của tôi bị chúng 3 viên đạn mà không chết, hiện sống ở Liễu Châu (Quảng Tây).
Cư dân ở bên kia biến giới đa số là người Tày, cùng nòi giống với dân tộc Tráng (Chuang) ở Quảng Tây chúng tôi. Trong thời gian đó chúng tôi đã tận dụng khai khác mối quan hệ này. Nơi chúng tôi đóng quân có xẩy ra một sự kiện như thế này: Từ tháng 6 hay tháng 7 năm 1978, bên Vietnam tổ chức đội dân quân tuần tra các bản (làng). Ở một bản nọ bên Việt Nam gần nơi chúng tôi đóng quân, mỗi đêm đội trưởng đội dân quân cùng 5 đến 7 người vác súng đi tuần tra. Tuần được vài đêm thấy buồn quá cùng nhau kéo sang nhà anh dể của đội trưởng, là một cán bộ xã ở bên chúng tôi, cách biên giới chưa đầy 1 km, kin lẩu (uống rươu).  Đến trời gần sáng thì trở về bên Vietnam. Không cần tham gia lao động của hợp tác xã và vẫn được điểm, sướng qua!! Tình trạng này kéo dài vài tháng. Đến tháng 10 năm 1978, bên chúng tôi cũng phải cho lính biên phòng tăng cường tuần tra biên giới. Một đêm, lính biên phòng vào nhà của cán bộ xã phổ biến tình hình biên giới và nhắc nhở những điều cần chú ý thì thấy 7 người đang uống rượu, có súng để gần đó. Hỏi họ là ai thì họ trả lời là dân quân Vietnam. Lính biên phòng liền kêu gọi tăng viện rồi trói mấy anh này lại bắt làm tù binh. Anh cán bộ xã này không chịu cho bắt em vợ làm tù binh. Nói họ chỉ là những người nông dân bị ép cầm súng đi tuần biên giới thôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ làm những gì chống Trung Quốc. Lính biên phòng nể mặt anh cán bộ xã này không bắt họ làm tù binh nhưng tịch thu súng của họ. Mấy anh này không có súng trở về Vietnam nhưng cũng không sao vì không ai kiểm tra. Đêm đêm, mấy anh này vẫn đi "tuần tra". Đến tháng 12 năm 1978, tình hình căng thẳng hơn, bên Vietnam tăng cường quản lý lực lượng dân quân. Mấy anh này sợ bị kiểm tra súng nên sang bên chúng tôi nhờ anh cán bộ xã xin lại mấy khảu súng nhưng không được. Sợ quá, mấy ành này đưa cả nhà chạy sang bên chúng tôi.
Lúc đánh nhau, mỗi khi chiếm được một cái bản, chúng tôi cho lính Quảng Tây phát gạo, lương khô, quần áo cho họ, dùng tiếng nói của họ gọi họ là đồng bào ruột thịt, anh em máu mủ thì họ đem súng nộp cho chúng tôi.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2013, 12:03:50 pm gửi bởi Que Quang Ninh » Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #119 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2013, 11:31:26 am »

quan điểm của tôi cho rằng,đã sống trên đất nước Việt Nam,ăn cơm Việt Nam....mà lại đem hàng nóng tàn sát người Việt Nam,hành động đó là vô ơn,đáng bị lên án,
Ngày nay khi nhắc đến Trung Quốc,người Việt Nam(trừ mấy đồng chí ....) rất ghét.tôi nói thật lòng đấy.đừng hỏi tại sao?Chính vì lòng tham,sự tàn độc,ích kỷ của Trung Quốc,nên dân Việt Nam rất ghét.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM