Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:46:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P3  (Đọc 309700 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #50 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2013, 10:54:50 pm »

 Một bài viết về Cao bằng trong chiến tranh BGPB-1979     


 " Ở Cao Bằng, sáng 16 tháng 2, tất cả các đồn trưởng Biên phòng đều được triệu tập về thị xã Cao Bằng nhận lệnh, sáng hôm sau họ tìm về đơn vị triển khai chiến đấu khi Trung Quốc đã tấn công rồi. Sáng 17-2, Tỉnh Cao Bằng ra lệnh “sơ tán triệt để khỏi thị xã”; đại đội 22 của thị xã Cao Bằng được trang bị thêm 17 khẩu súng chống tăng B41. Ngày 18-2, một chiếc tăng Trung Quốc có “Việt gian” dẫn đường lọt tới Cao Bằng và bị tiêu diệt. Nhiều nơi, chỉ khi nhìn thấy chữ “Bát Nhất”, người dân mới nhận ra đấy là tăng Trung Quốc. Đại tá Hà Tám công nhận: “Về chiến lược ta đánh giá đúng nhưng về chiến thuật có bất ngờ”. Tuy nhiên, Đại tá Hoàng Cao Ngôn, Tỉnh đội trưởng Cao Bằng thời kỳ 17-2, nói rằng, cho dù không có bất ngờ thì tương quan lực lượng là một vấn đề rất lớn. Phần lớn quân chủ lực của Việt Nam đang ở chiến trường Campuchia. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng cầm chân Trung Quốc ở tuyến một, hướng Cao Bằng, chủ yếu là địa phương quân, chỉ có khoảng hơn 2 trung đoàn.

Trong khi, theo tài liệu từ Trung Quốc, chỉ riêng ở Cao Bằng trong ngày 17-2, Trung Quốc sử dụng tới 6 sư đoàn; ở Lạng Sơn 3 sư và Lào Cai 3 sư. Hôm sau, 18-2, Trung Quốc tăng cường cho hướng Cao Bằng 1 sư đoàn và 40 tăng; Lạng Sơn, một sư và 40 tăng; Lào Cai, 2 trung đoàn và 40 tăng. Lực lượng Trung Quốc áp sát Biên giới vào ngày 17-2 lên tới 9 quân đoàn chủ lực. Ngày 17-2, Trung quốc tiến vào Bát xát, Lao Cai; chiều 23-2, Trung Quốc chiếm Đồng Đăng; 24-2, Trung Quốc chiếm thị xã Cao Bằng; ngày 27-2, ở Lạng Sơn, Trung Quốc đánh vào thị xã.
Thế nhưng, bằng một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, các đơn vị Biên giới đã nhanh chóng tổ chức chiến đấu. Theo cuốn “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, xuất bản lần đầu năm 1993 của NXB Đại học Tứ Xuyên, quân Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng của họ là những “khe núi đẫm máu”. Đặc biệt, tiểu đoàn Đặc công 45, được điều lên sau ngày 17-2, chỉ cần đánh trận đầu ở kilomet số 3, đường từ Cao Bằng đi về xuôi qua đèo Tài Hồ Sìn, cũng đã khiến cho quân Trung Quốc khiếp vía. Những người dân Biên giới cho đến hôm nay vẫn nhớ mãi hình ảnh “biển người” quân Trung Quốc bị những cánh quân của ta cơ động liên tục, đánh cho tan tác. Đầu tháng 3-1979, trong khi hai sư đoàn 346, Cao Bằng và 338, Lạng Sơn, thọc sâu đánh những đòn vu hồi. Từ Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt khỏi Phnompênh, hai quân đoàn tinh nhuệ của Việt Nam được điều ra phía Bắc. Ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân Đoàn III tới Na Rì; Chủ tịch Nước ra lệnh “Tổng Động viên”… ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước."
Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #51 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2013, 11:32:53 pm »

Một bài viết về Cao bằng trong chiến tranh BGPB-1979      


 " Ở Cao Bằng, sáng 16 tháng 2, tất cả các đồn trưởng Biên phòng đều được triệu tập về thị xã Cao Bằng nhận lệnh, sáng hôm sau họ tìm về đơn vị triển khai chiến đấu khi Trung Quốc đã tấn công rồi. Sáng 17-2, Tỉnh Cao Bằng ra lệnh “sơ tán triệt để khỏi thị xã”; đại đội 22 của thị xã Cao Bằng được trang bị thêm 17 khẩu súng chống tăng B41. Ngày 18-2, một chiếc tăng Trung Quốc có “Việt gian” dẫn đường lọt tới Cao Bằng và bị tiêu diệt. Nhiều nơi, chỉ khi nhìn thấy chữ “Bát Nhất”, người dân mới nhận ra đấy là tăng Trung Quốc. Đại tá Hà Tám công nhận: “Về chiến lược ta đánh giá đúng nhưng về chiến thuật có bất ngờ”. Tuy nhiên, Đại tá Hoàng Cao Ngôn, Tỉnh đội trưởng Cao Bằng thời kỳ 17-2, nói rằng, cho dù không có bất ngờ thì tương quan lực lượng là một vấn đề rất lớn. Phần lớn quân chủ lực của Việt Nam đang ở chiến trường Campuchia. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng cầm chân Trung Quốc ở tuyến một, hướng Cao Bằng, chủ yếu là địa phương quân, chỉ có khoảng hơn 2 trung đoàn.

Trong khi, theo tài liệu từ Trung Quốc, chỉ riêng ở Cao Bằng trong ngày 17-2, Trung Quốc sử dụng tới 6 sư đoàn; ở Lạng Sơn 3 sư và Lào Cai 3 sư. Hôm sau, 18-2, Trung Quốc tăng cường cho hướng Cao Bằng 1 sư đoàn và 40 tăng; Lạng Sơn, một sư và 40 tăng; Lào Cai, 2 trung đoàn và 40 tăng. Lực lượng Trung Quốc áp sát Biên giới vào ngày 17-2 lên tới 9 quân đoàn chủ lực. Ngày 17-2, Trung quốc tiến vào Bát xát, Lao Cai; chiều 23-2, Trung Quốc chiếm Đồng Đăng; 24-2, Trung Quốc chiếm thị xã Cao Bằng; ngày 27-2, ở Lạng Sơn, Trung Quốc đánh vào thị xã.
Thế nhưng, bằng một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, các đơn vị Biên giới đã nhanh chóng tổ chức chiến đấu. Theo cuốn “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, xuất bản lần đầu năm 1993 của NXB Đại học Tứ Xuyên, quân Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng của họ là những “khe núi đẫm máu”. Đặc biệt, tiểu đoàn Đặc công 45, được điều lên sau ngày 17-2, chỉ cần đánh trận đầu ở kilomet số 3, đường từ Cao Bằng đi về xuôi qua đèo Tài Hồ Sìn, cũng đã khiến cho quân Trung Quốc khiếp vía. Những người dân Biên giới cho đến hôm nay vẫn nhớ mãi hình ảnh “biển người” quân Trung Quốc bị những cánh quân của ta cơ động liên tục, đánh cho tan tác. Đầu tháng 3-1979, trong khi hai sư đoàn 346, Cao Bằng và 338, Lạng Sơn, thọc sâu đánh những đòn vu hồi. Từ Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt khỏi Phnompênh, hai quân đoàn tinh nhuệ của Việt Nam được điều ra phía Bắc. Ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân Đoàn III tới Na Rì; Chủ tịch Nước ra lệnh “Tổng Động viên”… ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước."

....cái xe tăng lạ của giặc chạy vào thị xã Cao bằng ...mà ta không phân biệt được ,sau này tôi có hỏi dân sở tại ,họ bảo rằng nó chạy từ hướng Đông Khê xuống đến khi nó vào đến thị xã thì mới loạn cả lên,sau nó bị tiêu diệt ...nhưng dân họ bảo là họ lấy chăn tẩm dầu đốt nó ? tôi không hỏi một người...nhưng họ xác định là có chuyện đó,nhưng dân thị xã họ ca ngợi là đội dân quân du kích phường Tân an ,đã chiến đấu dũng cảm,và chúng ta giữ pháo đài Cao bằng ,mà địch không làm gì nổi ? địch có lệnh binh lính di chuyển phải tránh tầm xạ kích của pháo đài Cao Bằng? thế vậy địch cay cú san bằng thị xã Cao Bằng...tất cả những thông tin trên xuất phát từ tình cảm của một CCB đã từng gắn bó với mảnh đất Cao Bằng muốn hiểu thêm vì nó ! nhưng tôi tin rằng những thông tin trên là đúng ? đó là suy nghĩ của tôi, mong các bạn có những thông tin hữu ích bổ xung,....thân ái .bổ xung chút nhé có ai đó hỏi về bác sĩ nha khoa Dương mai Sen...thì ai...ai cũng biết ! là một người đức độ ,hiền lành...nhưng ai ngờ là gián điệp cấp cao của TQ chạy sang ta với cớ tránh cách mạng văn hóa...hắn đã ngồi trên xe tăng dẫn đường ,,,chỉ chỏ từng nơi từng chỗ cho giặc....thâm hiểm thật !.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2013, 11:48:30 pm gửi bởi tung677 » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 09:07:43 am »

      
                Chào các bác ,chào bạn laoshan1234,bạnTùng667 .
         Những chuyện các bạn nêu ở trên quả là chính xác .Bạn laoshan có nói đến đại tá Hà Tám nếu không nhầm ông là E trưởng của đơn vị mình .Mình xin kể những gì mình biết. Năm 79 ông là trung tá E trưởng E 12 ,như các bạn biết cấp và hàm bên CAVT thì lên quá chậm .Có lính nhiều đâu mà lên , cho nên trung tá như ông là cao lắm rồi .Ngay đến mình đeo binh nhì đến 11 tháng dù lên một 1 sao do D phong mà mãi đến 3/3 sau chiến đấu ,nhân ngày thành lập lực lượng bọn mình mới được nhấc lên ,mặc dù mình là quân nhân tiến bộ  Grin .Cho nên cấp tá bên mình là ghê lắm .
              Năm 81 khi vai trò của CAVT không còn đảm nhiệm được bọn mình sát về bên quốc phòng D2 của mình về bảo vệ cảng Hải Phòng ,bảo vệ tuyến vận chuyển tiếp tế giao lưu với bên ngoài .Mình thuộc quân số đào tạo phát triển về D19 ăn chờ ở đợ làm vệ binh ,mà các đồng đội biết cái gì các xếp chẳng gọi thằng vệ binh kể cả đi hót c...
             Ông Hà Tám có quyết định chuyển thế là nản .Ông người dân tộc quãng đời dài của ông gắn bó với CAVT với biên phòng nên ông không nõ xa nó . Ông xin ở lại tỉnh bộ Lạng sơn giờ ông đã mất .Tháng 9 /12 chúng tôi có lên thăm gia đình ông ở LS đã gặp bà Hà Tám ,và đến thăm bà Đường Thị Kim hội trưởng phụ nữ Cao Lạng năm xưa mà bọn tôi gọi là nữ chính ủy ,mẹ lính ,vì bà quý chúng tôi lắm .Năm nay bà bà đã già yếu lắm nhưng minh mẫn lạ  . Bà nắm tay chúng tôi bảo các em phải cố giữ mảnh đất biên giới các em ạ .
                 Nói như đại tá Hà Tám cũng có cái đúng , "về mặt chiến lược ta đúng , nhưng về chiến thuật có bất ngờ " .Chúng tôi ở biên giới việc di chuyển vũ khí ,chuyển quân của TQ chúng tôi có biết ,xe pháo họ di chuyển ban đêm sáng cả một vùng trời .Nhưng đấy là ở bên đất của họ ,nó như ở biên giới Liên xô ,TQ lúc tình hình căng thẳng .Còn họ có đánh hay chỉ hăm dọa ,sao biết được ,nhất là lại ở cấp thấp nhất .
               Trả lời tiếp câu hỏi của bạn bagai ,đơn vị có bị bất ngờ không . C2 D1 chúng tôi ở sát biên 5giờ 30 ,giờ đó sắp sáng ,hết gác ,địch bao vây gõ kẻng báo thức anh em quen như mọi khi dậy ra sân tập thể dục ,địch xả đại liên và các hỏa lực khác vào đội hình .Lúc đó tất cả mới vớ lấy súng chiển khai chiến đấu ,nên C này thiệt hại nhiều nhất .Vì tình hình mọi ngày vẫn bình thường ai mà biết nó cắn trộm .Đường dây thông tin bị bọn phản động người Hoa cắt hết .Còn 2w bị phá sóng vả lại lên máy nó có giờ .Cũng trong sáng 17,18,19 các C lần nổ súng tham gia chiến đấu ,các đồn bp thì địch tập trung đánh ngay từ đầu .Chẳng ai chi viện được cho ai ,vì TQ thì quá đông bao vây chúng tôi ,nên các C phải tự chiên khai phòng ngự giữ đất chặn quân xâm lược . Ngay đên Gạc Ma năm 88 cả chục năm sau mà tình hình cũng tương tự như thế đó ,xin các bác suy luận .
           Còn các bác nói đến bọn. gián điệp xin thưa bọn phản động người Hoa còn đầy ...Bên lược lượng quân đội ,địch ta được phân rõ ràng còn bên này hôm nay nó còn là bạn hảo hảo ,mai nó đánh mình ,đấy nó khác ở chỗ đó mà cũng là vấn đề thuộc về bp không nói được .Có bắt nó thì cũng phải đủ chứng cứ .Sau 17 tháng 2 đơn vị tôi có bắt ,tử hình một số tên người Hoa dẫn đường cho lính TQ
                Một số bài viết các bác có nêu bác thì bảo pháo TQ bắn chuẩn ,bác thì bảo bình thường .Tôi thì thấy lúc chúng tôi đánh nhau lực lượng quá mỏng hỏa lực thì yếu ,cònTQ về hỏa lực gấp hàng chục lần mình ,cứ từ căn chỉnh vào đồn chốt của mình mà không lo bắn trả ,thế làm gì mà chẳng trúng .Chuẩn của họ trong điều kiện như thế .
              Trong hoàn cảnh và điều kiện chiến đấu như vậy ,việc để vỡ đồn ,mấy chốt là dễ hiểu .Nhìn xung quanh tôi không thấy một đơn vị chủ lực quốc phòng nào .Chúng tôi mong các bạn lên hơn mong mẹ về chợ
                Dịp khác tôi sẽ kể lần lược những trận đánh của từng đai đội bên chúng tôi .Chào các bác
              
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2013, 11:05:15 am gửi bởi huonghn76 » Logged
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #53 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 09:16:18 am »

[quote author=kc135 link=topic=26721.msg430121#msg430121 date=13633.
Sao đợt 1979.Đại Tá Biên Sơn có được thăng Thiếu Tướng và sư 346 lập được thành tích gì không các bác?
[/quote]____________________________________________________________________________
_Tỉnh Cao Bằng hồi tháng 2/79, có 8 Huyện Biên Giới mà chỉ có một Sư Đoàn Bộ Binh " chủ lực F 346 " cùng hai Trung Đoàn Địa Phương " do Tỉnh Đội Cao Bằng quản lý ".
_ Sư Đoàn 346 có ba Trung Đoàn Bộ Binh gồm Trung Đoàn 246 đóng quân ở Hà Quảng " bảo vệ hang Pắc Bó ". Trung Đoàn 677 đóng quân ở Trà Lĩnh " bảo vệ mơ măng gan ". Trung Đoàn 851 đóng quân ở Hòa An " huyện này không thuộc huyện Biên Giới ". Trung Đoàn 188 pháo lựu 105 được xé lẻ bảo vệ toàn Tỉnh Cao Bằng.
_Địa Phương Quân có Trung Đoàn 567 đóng quân ở ở đèo Mà Phục " ở Trà Lĩnh " có khả năng chặn đường từ 4 Huyện Biên Giới về Thị Xã Cao Bằng cụ thể Huyện Quảng Hòa, Huyện Hạ Lang, Huyện Trùng Khánh, Huyện Trà Lĩnh từ bốn huyện Biên Giới này muốn về Thị Xã Cao Bằng thì đều phải vượt qua đèo Mã Phục. Trung Đoàn 852 đóng quân ở Thị Xã và đèo Tài Hồ Sìn.
_Còn mỗi một huyện Biên Giới có một Đồn Biên Phòng " Sao Xanh ", mỗi một Xã Biên Giới có 1B Dân Quân tập trung. Nói tóm lại là khi quân Trung Quốc tiến đáng vào Cao Bằng hồi tháng 2/79 bị thiệt hại nhiều nhất" 1, số quân bị bắt làm tù binh nhiều nhất, 2, số xe tảng và xe cơ giới bị bắn cháy nhiều nhất, 3, số quân bị tiêu diệt nhiều nhất ". Thôi mỏi tay rồi khi khác kể tiếp.
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #54 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 09:53:14 am »

 Hướng Huyện Lộc Bình , cửa khẩu Chi Ma sáng sớm 17 tháng 2 nghe tiếng đạn súng lớn . Nhiều người còn chạy ra xem , vì Tết đã qua khá lâu mà sao người ta vẫn đốt nhiều pháo vậy . Khi biết chắc là quân Trung Quốc đã đánh vào biên giới , mọi người mới vội chạy về nhà thu dọn đồ dạc để sơ tán . Vì trước đó chính quyền cũng có tổ chức cho dân sơ tán thử , có nhiều gia đình chỉ chạy vài KM rồi quay lại . Nhưng cũng có nhiều nhà có anh em dưới xuôi đã chạy một mạch về quê , đi lại vừa mất thời gian lại tốn kém . Nên lần này vẫn chưa có nhiều người tin là Trung Quốc đánh thật có nhiều gia đình nấn ná ở lại , cho đến khi nghe tiếng súng AK nổ thật nhiều và càng ngày càng gần . Mới cuống cuồng bỏ chạy mà không kịp mang theo thứ gì .
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2013, 10:00:05 am gửi bởi hoanggiaxulang » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 10:03:23 am »


           Tình hình đúng như bạn hoanggiaxulang nêu ở trên .Chúng ta đánh trả ngay từ đầu ,mặc dù lực lượng TQ đông hơn rất nhiều .Nó khác ở biên giới Tây nam là Pôn Pốt đã xâm nhập chọc sâu vào đất ta giết dân ,trong những ngày đầu tiên HẦU NHƯ không gặp sự đánh trả nào lớn cả
Logged
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #56 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 10:26:45 am »

 Những làng bản giáp biên giới , nhiều nơi cả làng không kịp chạy . Đành phải dắt díu nhau lánh tạm vào các khu rừng , ngày đó khu vực biên giới còn rất nhiều khu rừng nguyên sinh rậm rạp . chỉ một khoảng rừng , khe suối nhỏ có thể che dấu được cho cả bản một cách an toàn mà quân xâm lược không bao giờ ngờ đến . Ở đây chỉ có toàn đàn bà và trẻ con , vì thanh niên trai tráng thậm chí nhiều cụ ông trên 60 tuổi đều ở lại giữ Bản chặn bước quân thù ( dù không phải là dân quân trong tay không hề cầm vũ khí )
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #57 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 10:59:11 am »

     
                              Trả lời tiếp câu hỏi của bạn bagai ,đơn vị có bị bất ngờ không . C2 D1 chúng tôi ở sát biên 5giờ 30 ,giờ đó sắp sáng ,hết gác ,địch bao vây gõ kẻng báo thức anh em quen như mọi khi dậy ra sân tập thể dục ,địch xả đại liên và các hỏa lực khác vào đội hình .Lúc đó tất cả mới vớ lấy súng chiển khai chiến đấu ,nên C này thiệt hại nhiều nhất .Vì tình hình mọi ngày vẫn bình thường ai mà biết nó cắn trộm .Đường dây thông tin bị bọn phản động người Hoa cắt hết .Còn 2w bị phá sóng vả lại lên máy nó có giờ .Cũng trong sáng 17,18,19 các C lần nổ súng tham gia chiến đấu ,các đồn bp thì địch tập trung đánh ngay từ đầu .Chẳng ai chi viện được cho ai ,vì TQ thì quá đông bao vây chúng tôi ,nên các C phải tự chiên khai phòng ngự giữ đất chặn quân xâm lược . Ngay đên Gạc Ma năm 88 cả chục năm sau mà tình hình cũng tương tự như thế đó ,xin các bác suy luận .
Cái này đúng ra phải nói là "lấy dạ quân tử đo lòng tiểu nhân", lòng tiểu nhân của "Đại ..." làm ta bị bất ngờ quá phải không các bác.
Đã mang bản chất quân tử trong người, thấy tình hình yên yên, quân tử lại "đo" kiểu cũ nữa cho coi.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #58 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 11:41:22 am »

" Ngày 15-2-1979, Đại tá Hà Tám, năm ấy là trung đoàn trưởng trung đoàn 12, thuộc lực lượng Biên phòng, trấn ở Lạng Sơn, được triệu tập. Cấp trên của ông nhận định: “Ngày 22 tháng 2, địch sẽ đánh ở cấp sư đoàn”. Ngay trong ngày 15, ông ra lệnh cấm trại, “Cấp chiến thuật phải sẵn sàng từ bây giờ”, ông nói với cấp dưới. Tuy nhiên, ông vẫn chưa nghĩ là địch sẽ tấn công ngay. Đêm 16-2, chấp hành ý kiến của Tỉnh, ông sang trại an dưỡng bên cạnh nằm dưỡng sức một đêm bởi vì ông bị mất ngủ vì căng thẳng sau nhiều tháng trời chuẩn bị. Đêm ấy, Trung Quốc đánh."
 

  Trên là một đoạn bài viết về Đại tá Hà Tám,thời kỳ Chiến tranh BGPB (1979) và là thủ trưởng của bác huonghn76 ?.Đúng không ạ ?

  Từ đoạn văn trên ta thấy:Ngày đó,ngay cả cấp trên của bác Hà Tám cũng cho rằng :Ngày 22/2 quân TQ mới đánh sang đất ta (?).Tôi còn đọc ở đâu đó có nói rằng :Đại sứ quán ta ở Trung quốc,qua ngày 17/2/79 còn chưa biết quân TQ đã tràn sang Việt nam ...

  Trong các chuyện về TQ xưa kia , thì :Người Trung hoa vốn là bậc thầy về nghi binh,(Dương đông kích tây) .Giờ đây nếu ta không cảnh giác mà quá tin vào " 16 chữ vàng " .Thì: " Giặc đến sau lưng mà nhà vua không hay biết ",như đã có câu chuyện như vậy...
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 12:04:08 pm »


             Cảm ơn bác đúng là chuyện thủ trưởng của chúng tôi đấy .Nhưng là lính binh bét nên tôi không biết chuyện này .Ngày xưa mà phải lên gặp các " bố" sợ ngang với gặp cọp .Nói vấn đề dự đoán của cấp trên vẫn đúng theo bài mình đã viết là ta có dự đoán nhưng không cụ thể .
          Một vấn đề nữa nêu ra có biết thì cũng chưa chiển khai được vì các đơn vị chủ lực của ta thì đang ở CPC , dân quân kích và CAVT thì đánh làng nhàng vì bọn tôi không học đánh nhau như ở bên quân đội .Lúc đó bọn tôi là lính của cụ Trần Quốc Hoàn và cụ Đinh văn Tuy là tư lệnh kiêm chính ủy .Còn Đảng và nhân dân trao khẩu súng vào tay thì phải đánh giặc thôi
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM