Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:40:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử  (Đọc 109614 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« vào lúc: 22 Tháng Hai, 2013, 02:05:59 pm »

           Tiếp nối cuốn Trên điểm tựa 608Lịch sử Tiểu đoàn Bộ binh 1 anh hùng - (R20 - Quảng Đà) - cháu xin tiếp tục số hóa cuốn Mậu Thân 1968 - Cuộc đối chiến lịch sử để đóng góp vào kho tư liệu của diễn đàn. Rất mong nhận được sự đóng góp cũng như nhận xét của các bác, các cô, các chú cùng anh chị em về mặt tài liệu để sau cuốn này, sẽ có nhiều cuốn sách quý khác nữa, được gửi đến mọi người cùng đọc và nghiên cứu.



MẬU THÂN

1968

CUỘC ĐỐI CHIẾN LỊCH SỬ


(Sách tham khảo)











NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 11:37:43 am gửi bởi ptlinh » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #1 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2013, 02:10:11 pm »


LỜI NHÀ XUẤT BẢN

          Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm Mậu Thân 1968 đã làm rung chuyển không chỉ chính quyền ngụy Sài Gòn mà còn làm chao đảo cả chính trường nước Mỹ lúc bấy giờ. Nó đã làm thay đổi cục diện cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, nó quyết định cho sự ký kết hiệp định Pari năm 1973 và là tiền đề cho sự toàn thắng của cuộc tổng công kích năm 1975, giải phóng và thống nhất hoàn toàn đất nước. Có thể nói, cuộc tổng công kích này cho tới tận hôm nay đã trở thành biểu tượng của ý chí tiến công và lòng quả cảm của người Việt Nam.

           Nhân dịp kỷ niệm 40 năm sự kiện lịch sử trọng đại của Xuân Mậu Thân (1968 – 2008), Nhà xuất bản Lao Động xuất bản và phát hành cuốn sách Mậu Thân 1968 – cuộc đối chiến lịch sử. Trong cuốn sách này, chúng tôi cố gắng giới thiệu một cái nhìn vừa tổng quát vừa chi tiết về cuộc tổng tiến công và nổi dậy lịch sử. Phần tư liệu, để tạo ra sự phong phú, nhiều chiều giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh hơn, chúng tôi chọn cả những tư liệu được trích dịch, biên soạn từ các nước phương Tây, của người Mỹ và của chính chế độ ngụy Sài Gòn cũ.

           Cuốn sách chia làm ba phần chính:

           Phần thứ nhất
: Diễn biến chính.

           Phần này miêu tả diễn biến tổng quan của hai đợt tổng công kích của quân và dân ta trên toàn bộ các mặt trận, đồng thời cũng có cả chi tiết các trận đánh ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột, Vĩnh Long…

           Phần thứ hai: Ý nghĩa lịch sử.

           Phần này tập hợp có chọn lọc những bài viết, bài phân tích, đánh giá về ý nghĩa, vị trí, vai trò của cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968 của các nhà chính trị, các tướng lĩnh, các nhà nghiên cứu quân sự trong và ngoài nước.

          Phần thứ ba: Phụ lục.

          Phần này bổ sung những tư liệu liên quan tới cuộc tổng công kích và nổi dậy năm Mậu Thân như: điện mật  chỉ đạo của Bộ Chính trị, những trích đoạn hồi ký của nhân viên tình báo, nhà chính trị, ngoại giao trong nước và trên thế giới, những bài bút ký của các nhà văn liên quan và phản ánh trực tiếp sự kiện Mậu Thân.

          Đặc biệt trong cuốn sách này chúng tôi có sử dụng tư liệu tham khảo trong ấn bản của phía Việt Nam Cộng hòa thời bấy giờ, với mục đích giúp bạn đọc có thêm những tư liệu để so sánh, đối chiếu, nhằm làm rõ hơn nữa diện mạo cũng như tính chất oanh liệt của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta. Với những tư liệu tham khảo đó, nếu lọc bỏ ra những yếu tố thiên kiến, che đậy, những lời ngụy biện cho thất bại, những tuyên truyền mị dân và những lời mạo phạm khi nhận xét về đối phương, ta sẽ phần nào có được những sự thật của các trận chiến.

          Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG

Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #2 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2013, 02:54:50 pm »

CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY
TẾT MẬU THÂN 1968 (*)

(Trích)

Thiếu tướng NGUYỄN ĐÔN TỰ

BỐI CẢNH CUỐI NĂM 1967

Tình hình quân sự


Số quân Mỹ đến tháng 12 năm 1967 ở Việt Nam là 85,600.

Theo Westmoreland, từ năm 1966 Mỹ đã thực hiện kế hoạch: lực lượng Sài Gòn tập trung bảo vệ vùng đông dân trong khi lực lượng Mỹ làm lá chắn để phía sau tiến hành công tác bình định. Lực lượng Mỹ hoạt động xa vùng dân cư để phát huy được hỏa lực và cơ động, chống lại các đơn vị chủ yếu của Bắc Việt Nam và quân giải phóng.

Nhà sử học của lính thủy đánh bộ Mỹ - chuẩn tướng Edwin Simmonus bình luận: “Sự thật là chúng ta vi phạm nhiều nguyên tắc cơ bản của chiến tranh, chúng ta không có mục đích rõ ràng Chúng ta không có thống nhất chỉ huy, không bao giờ có chủ động. Câu nói thông thường là “lực lượng phản ứng”, lực lượng của chúng ta chia rẽ và lộn xộn. Do chúng ta không có một chiến lược rõ ràng nên phải tính thành tích bằng con số thống kê: ngày chiến đấu của tiểu đoàn, số ấp được kiểm soát, số chết qua “đếm xác”.

Cuộc tranh cãi về chiến lược của Mỹ trong cuộc chiến tranh kéo dài. Đến giữa năm 1967, cuộc họp cấp cao nhất ở Honolulu đã không xác định được chiến lược và cũng không quyết định được vấn đề gì có tầm chiến lược, ngoài việc bàn về ngăn chặn tiếp tế từ Bắc vào Nam.

Cuộc chiến tranh bằng không quân mà Mỹ đặt nhiều hy vọng đã không đạt được các mục tiêu đề ra: không phá được tiềm lực của miền Bắc (còn được viện trợ gấp bốn lần mức bị thiệt hại), không chặn được tiếp tế vào miền Nam, không phát huy được trong chiến đấu ở vùng rừng núi, trong khi đó lại bị chiến tranh nhân dân Việt Nam đánh cho thiệt hại nặng, đến tháng 11 năm 1967 đã mất hơn 1.000 máy bay trị giá hơn 6 tỷ đô la. Quyết tâm chống Mỹ của lãnh đạo Việt Nam không hề bị lay chuyển.

Ở miền Nam, quân giải phóng vẫn chủ động trong 80 – 85% các trận đánh, tức là chủ động về địa điểm và thời gian tác chiến, đánh rồi rút, không chủ trương giữ đất. Từ giữa năm 1967, ta chỉ có một số trận đánh ở Làng Vây, Hải Lăng, Cồn Tiên phía nam khu phi quân sự; Đắc Tô ở Tây Nguyên đánh Lộc Ninh, Sông Bé giáp Campuchia. Đầu tháng 1 năm 1968 hoạt động rộ lên ở Khe Sanh, địch cho ta có đến 4 sư bộ binh và 2 trung đoàn pháo ở quanh khu vực này. Đây là cơ hội để Mỹ phát huy cao độ lực lượng không quân, pháo mặt đất và pháo hạm. Như vậy chỉ trận ở Đắc Tô và Khe Sanh cỡ sư đoàn, còn là các trận nhỏ, ở dọc biên giới.

Địch có các cuộc hành quân Persing ở Tam Quan và Bình Định, phản ứng mạnh ở Đắc Tô và Khe Sanh. Chúng cho rằng lực lượng ta lùi về Campuchia, biên giới Lào và khu phi quân sự, chứng tỏ khả năng chiến đấu giảm sút do bị thiệt hại nhiều. Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker, tướng Westmoreland, Robert Komer phụ trách chương trình bình định, đều gây ấn tượng cho mọi người là quân giải phóng đang thua trận, quân Mỹ đã đẩy lùi được họ ra vùng rừng núi biên giới.

------------------------------------------

(*) Tổng thuật qua tài liệu của Mỹ.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #3 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2013, 03:18:08 pm »


Đánh giá sự thất bại của quân giải phóng và mức độ nào thì phải chịu thua

Theo tính toán của Tình báo quân đội Mỹ (DIA) của Ủy ban tình báo quốc gia thì cộng sản có thể kéo dài chiến tranh vô thời hạn nếu bị thiệt hại dưới 3,265 người một tuần. Trong khi đó, con số thống kê năm 1966 thì bình quân cao nhất một tuần theo MACV là 2,460. Nếu tính bình quân quý I năm 1967 thì đạt mức rất cao là 3,696 người/tuần. Nếu đạt được con số bình quân đó cả năm 1967 thì số hụt của cộng sản là 431 người/tuần thì cũng phải 10 năm mới diệt hết họ. Số thiệt hại gồm bị chết, bị bắt, đào ngũ. Theo điều tra của ngành thống kê thì số “đếm xác” thường được tăng 50%, số người đào ngũ được tăng gấp đôi. Hơn nữa cứ tính 6 người chết mới thu được một khẩu súng thì nhiều người chết không phải là lính mà là cư dân hoặc người qua đường. Do đó, có thể thấy con số thống kê về lực lượng vũ trang của quân giải phóng bị thiệt hại là quá phóng đại.

Quân đội Mỹ không có khả năng định chỉ tiêu nâng mức thiệt hại của quân giải phóng vì chủ động tấn công không thuộc về quân Mỹ.
Westmoreland lại đang chứng tỏ với Tổng thông Johnson và nước Mỹ là đang thắng cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Vậy tổng số lực lượng của cộng sản ở miền Nam là bao nhiêu, Westmoreland báo cáo số quân địch ở miền Nam là 285.000 số tiêu hao lớn hơn số bổ sung. Nhưng Samuel Adams chuyên viên phân tích của CIA, với những tài liệu mới bắt được, thì số Việt cộng là 600.000 người, không phải như con số của htam mưu liên quân là 271.000 người. Đại tá Gains B.Hawkins phụ trách theo dõi các đơn vị Việt cộng trong cơ quan tình báo của Westmoreland cho rằng số quân VC là 500.000 người. Wheeler tham mưu trưởng liên quân điện cho Westmoreland không được công bố cho báo chí con số nghiên cứu trên”. Westmoreland cũng chỉ thị cho cơ quan là không được báo cáo về Mỹ, vì con số đó sẽ là một “quả bom chính trị”.

Tranh cãi giữa CIA và DIA kéo dài hàng tuần, DIA được lệnh giữ con số khoảng 300.000. Tháng 9 – 1967 George Carver được phái đi Sài Gòn gặp Komer, lúc này là đại diện cá nhân của Tổng thống, hàm đại sứ. Komer cho là không nên tính du kích và dân quân vào quân số địch vì loại này chất lượng thấp, chỉ làm nhiệm vụ từng thời gian, phần lớn không có súng. Quân đội Mỹ không có loại lực lượng này, vả lại trình độ của họ thấp, không đe dọa lực lượng Mỹ. Nên con số được chấp nhận là 299.000 người. Tháng 10 – 1967, đại sứ Bunker điện cho Walt Rostows, cố vấn an ninh, là nên loại số 120.000 du kích vì dễ gây ra những lộn xộn và rắc rối. Lúc này Rostows đang phụ trách “ủy ban chiến lược tâm lý” ở Nhà trắng nhằm giới thiệu chiến tranh Việt Nam ngày càng thuận lợi càng tốt nên chấp nhận ngay.

Westmoreland xin tăng quân cho năm 1968

Từ giữa năm 1967, phải xác định tổng số quân Mỹ ở Việt Nam trong năm 1968. Năm 1966, Westmoreland đã xin cho năm 1967 là 124 tiểu đoàn chiến đấu gồm 555.741 người, nhưng chỉ được duyệt là 470.366 người.

Westmoreland trình bày với Johnson là 470.000 quân Mỹ của năm 1967 không đặt Mỹ trong tình trạng nguy hiểm, nhưng không đủ để đối phó với sự tăng cường của địch, gây một cuộc chiến tranh tiêu hao ở Đông Nam Á, phải tăng quân để giành thắng lợi. “Trừ phi quyết tâm của địch bị sụp đổ hay trừ phi có sự cân đối thâm nhập (so với thương vong), cuộc chiến tranh còn kéo dài 5 năm. Nếu tăng thêm 23 sư đoàn thì thời gian còn 3 năm”.

Theo “Tài liệu của Lầu Năm Góc” thì lực lượng cần thêm tối đa để giành thắng lợi là 4.2/3 sư đoàn, 10 đại đội máy bay chiến thuật, 1 sân bay mới, 1 đội tàu cơ động trên sông. Số quân ước 201.250 cộng với trần của năm 1967 là 470.366 nâng tổng số lên 671.616 năm 1968.
Westmoreland chỉ yêu cầu như đề nghị năm 1966 là 557.741 người, nhưng thay cơ cấu, tức xin thêm 2.1/3 sư đoàn, còn hậu cần cho số đơn vị mới này sẽ xin sau. Thực tế được duyệt là 525.000 (sau Tết 1968, Johnson cho phép trần của năm 1968 là 549.500
Như vậy theo tính toán của Westmoreland với số quân được tăng thêm phải 3 năm mới giành được thắng lợi với quân giải phóng là 299.000 người không kể quân du kích.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #4 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2013, 03:50:36 pm »



LỰC LƯỢNG CÁC BÊN TRƯỚC CUỘC TIẾN CÔNG TẾT 1968
TỔNG SỐ QUÂN MỸ - NGỤ VÀ ĐỒNG MINH LÀ 1.298.000


   Quân Sài Gòn

   Có 342.951 quân chính quy: lục quân, hải quân, không quân, lính thủy đánh bộ. có 12.000 cố vấn Mỹ trong các đơn vị lục quân, mỗi sư đoàn có 300 cố vấn Mỹ làm các nhiệm vụ liên lạc, cố vấn, chuyên viên hậu cần. Mỗi tiểu đoàn có một tổ 3 đến 5 cố vấn Mỹ. Người cố vấn Mỹ nào cũng có máy thông tin riêng nên họ liên lạc rất nhanh với hệ thống hỏa lực của họ.

   Trước hết, phần lớn các đơn vị thiếu phương tiện thông tin, phương tiện cần thiết để gọi pháo và không quân chi viện. Về trang bị, chỉ những đơn vị xung kích nhất mới được trang bị M16 như các tiểu đoàn của dù, lữ đoàn lính thủy đánh bộ, một trung đoàn bộ binh và 5 tiểu đoàn biệt động quân. Những đơn vị khác được trang bị  súng lạc hậu hơn, rõ ràng là thua loại AK-47 của các đơn vị Bắc Việt Nam và lực lượng chủ lực quân giải phóng.

   Điểm yếu của quân đội Sài Gòn là Thiệu củng cố quyền lực nên bố trí người chỉ huy là tay chân của mình nên sự chỉ huy chiến đấu kém; người lính đều hiểu rằng sĩ quan làm giàu nhờ Mỹ. Mỹ đánh giá là 6 trong số 10 sư đoàn Sài Gòn không có hiệu quả.

   Ngoài quân chính quy, còn 151.376 quân địa phương, 148.789 bảo an và 42.000 dân vệ; cảnh sát quốc gia có 70.000.

   Quân Mỹ

   Có 9 sư đoàn, 1 trung đoàn kỵ binh cơ giới và 2 lữ đoàn độc lập. Số đơn vị trên có 100 tiểu đoan bộ binh và cơ giới, quân số 331.098 lục quân và 78.013 lính thủy đánh bộ. Các đơn vị có tinh thần chiến đấu cao là lính thủy đánh bộ, Sư đoàn Kỵ binh số 1, Lữ đoàn Nhảy dù 173 và Trung đoàn Thiết giáp 11. Tất cả có 3.100 trực thăng.

   Yếu điểm của quân Mỹ là chế độ luân phiên 1 năm ở Việt Nam. Một sĩ quan Mỹ nói: “nước Mỹ không phải có 10 năm kinh nghiệm chiến tranh ở Việt Nam mà có kinh nghiệm mười lần một năm”. Thường lính Mỹ chiến đấu khá là từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 8. Họ nghĩ chiến tranh không thắng lợi trong nhiệm kỳ của họ, dại gì mà cố gắng, sĩ quan thường 6 tháng ở đơn vị, 6 tháng ở cơ quan tham mưu.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #5 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 04:14:45 pm »


   Quân đồng minh của Mỹ: đội đặc nhiệm Úc số 1 (3 tiểu đoàn khoảng 6.000 người).

   Trung đoàn tình nguyện quân đội Thái (2.400 quân).

   Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ (…) Nam Hàn.

   Sư đoàn số 9 Bạch Mã (…) Nam Hàn.

   Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 2 Nam Hàn.

   Tổng số quân Nam Hàn 48.800.

   Quân giải phóng

   Có hai thành phần rõ rệt: Bắc Việt Nam và quân giải phóng (VC). Tình báo Mỹ đánh giá thời gian tấn công Tết, khoảng 50% số 197 tiểu đoàn chủ lực là quân chính quy Bắc Việt Nan. Đầu năm 1968, tình báo Mỹ phát hiện 7 sư đoàn Bắc Việt Nam, quân số khoảng 50.000, không kể một số quân Bắc Việt Nam biên chế vào các đơn vị chủ lực của quân giải phóng.

   Sĩ quan và chiến sĩ sống liên tục ở chiến trường miền Nam, không có chế độ đi phép, không có giải trí, nói chung thiếu thốn về vật chất, tình cảm.

   Quân giải phóng có 2 trình độ: lực lượng chủ lực có khoảng 60.000 người và các lực lượng bán vũ trang hoặc du kích, lực lượng bán vũ trang đánh rồi chuồn, phục kích, đặt mìn. Rất khó xác định các tổ chức bán vũ trang nhưng cơ quan chỉ huy của Westmoreland cho là độ 400.000 người.

   Chủ yếu chiến đấu theo đơn vị bộ binh nhẹ, không có hỏa lực pháo binh và không quân, nên chủ trương đánh gần và dụ địch vào những nơi rừng núi, địch không phát huy được không quân, pháo binh. Thường trinh sát rất kỹ mục tiêu sẽ tấn công. Thường dùng lực lượng địa phương làm liên lạc dẫn đến cận mục tiêu để quan sát khi vẽ, làm sa bàn để phổ biến cho cán bộ, chiến sĩ.

   Không có pháo binh, nhưng thay vào đó là rốc-két, súng không giật, cối 82mm và 120mm. Cối 120 là loại nguy hiểm nhất, bắn xa 6 km, chia làm 3 bộ phận để mang vác qua địa hình khó. Xạ thủ trực tiếp tính toán các phần tử bắn, thường loại 120mm bắn khá chính xác.

   Còn loại rốc-két 107mm, 122mm và 140mm kém chính xác hơn – nhưng nắm khối thuốc lổ lớn hơn, nhẹ nhàng dễ mang vác hơn.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #6 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 04:15:53 pm »


   Năm 1968 là năm bầu cử tổng thống, Westmoreland đề cao khả năng giành thắng lợi cuộc chiến tranh Việt Nam

   Tổng thống Johnson thuộc Đảng Dân chủ trong nhiệm kỳ đã có một số hoạt động đáng kể về mặt kinh tế, xã hội, nhưng uy tín về điều hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam ngày một giảm. Trong nội bộ Đảng Dân chủ, Eugne Mc Carthy tuyên bố sẽ ứng cử với đề tài “hòa bình ở Việt Nam” và cuộc thăm dò dư luận cho thấy có khả năng không đáng đề cử thay Johnson muốn tuyên truyền cuộc chiến tranh Việt Nam phát triển thuận lợi, chiến thắng đã trong tầm tay. Ông gọi Westmoreland về nước báo cáo.

   Trong cuộc họp kín với Ủy ban quân lực ngày 16-11-1967, Westmoreland nói là có thể giành thắng lợi trong 2 năm và “mọi hy vọng của cộng sản đã phá sản”. Ngày 22-11-1967, ông ta nói trong câu lạc bộ Báo chí Quốc gia là “bây giờ chỉ còn việc quét sạch kẻ địch ra khỏi Việt Nam, chỉ cần 2 năm”.

   Johnson rất phấn khởi cho tiến hành một chiến dịch tuyên truyền là cộng sản đang từ từ thua trong cuộc chiến tranh này.

   Ngày 24-1-1968, Robert Komer phụ trách chương trình bình định họp báo ở Sài Gòn tuyên bố: “Chúng ta bắt đầu năm 1968 trong tư thế thuận lợi hơn bất kỳ thời gian nào trước đây”.

   Như vậy cuối năm 1967, đầu 1968, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc sống trong sự lạc quan giả tạo được tô hồng bởi các cấp do sự áp đặt từ trên. Tuy nhiên các cơ quan quyền lực cao nhật chia làm hai phái:

   - MACV (Bộ Tư lệnh Mỹ ở Việt Nam), CIHCPAC (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương), Tham mưu trưởng liên quân, cơ quan sứ quán Mỹ ở Sài Gòn có quan điểm là có thể thắng cuộc chiến tranh nếu tăng quân.

   - CIA, Bộ trưởng Quốc phòng, Hệ thống thống kê, Bộ Ngoại giao có quan điểm là Mỹ đang thất bại ở Việt nam

   Những tin tức thu lượm được trước cuộc tiến công

   Mỹ biết có cuộc họp quan trọng ở Hà Nội giữa năm 1967, có mời đại sứ ở các nước về dự, nên Mỹ phán đoán có thể Việt Nam sẽ có sáng kiến nào đó về ngoại giao, không hề biết đó là cuộc họp quyết định cuộc Tổng tiến công Tết năm 1968.

   Bắt được một tài liệu Ủy ban tỉnh Bình Định gửi cán bộ: “Tổng tấn công 1.000 năm mới có một lần, sẽ quyết định số phận đất nước, sẽ chấm dứt chiến tranh. Đó là ý muốn của Đảng và nhân dân”.

   Ngày 25-11-1967, thu được một tài liệu gửi cán bộ quân sự, chính trị “Quán triệt tình hình và nhiệm vụ mới” vạch rõ 3 bước là tấn công các căn cứ quân sự Mỹ, gây cho quân ngụy tan rã và vận động quần chúng nổi dậy. Ngày 5-1-1968, MACV ra một thông cáo báo chí “Tài liệu bắt được ngày 19-11-1967 chứng tỏ đã đến giai đoạn quyết định” trong đó có đoạn: “Tấn công quân sự mạnh mẽ, kết hợp với nổi dậy của quần chúng địa phương để chiếm thành phố và đô thị. Lực lượng vũ trang dồn xuống đồng bằng, chiếm lấy chính quyền và cố gắng lôi kéo từng đơn vị lữ đoàn, trung đoàn của ngụy. Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và rải truyền đơn tới sĩ quan và binh lính ngụy”.

   Tài liệu này được tình báo đánh giá là không tin cậy, chỉ nhằm mục đích động viên nội bộ. Về cuộc họp anh hùng chiến sĩ thi đua lần thứ 2, có nêu một số điển hình về dũng sĩ diệt Mỹ: Một chiến sĩ cụt một tay, tập bắn với vai đã giết được 2 Mỹ, một chuyên gia về mìn đã giết được 400 tên địch, 1 em 17 tuổi cũng là dũng sĩ diệt Mỹ nói “Nếu căm thù địch thì một trẻ em cũng giết được Mỹ”. Phát hiện cuộc họp này chỉ chứng minh quyết tâm chống Mỹ còn cao, chưa suy giảm như ước đoán của Mỹ.

   Ngày 20-11-1967, sư đoàn 23 ngụy bắt được kế hoạch tấn công Buôn Mê Thuột. Đại tá Đào Quang An không đi phép, phái tuần tiễu đi cách thị xã 10 km để thăm dò tình hình.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #7 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 04:16:34 pm »


   Quy Nhơn: Ngụy cũng phát hiện được tin sẽ có cuộc tấn công vào Quy Nhơn, nhưng không có biện pháp gì.

   Đà Nẵng: Một nhân viên cảnh sát ngụy lọt được vào hàng ngũ Việt cộng và biết sẽ có cuộc tấn công. Hoàng Xuân Lãm (chỉ huy Quân đoàn 1) khi được nhân viên tham mưu báo tin trên thì trả lời “vô nghĩa”; khi cuộc tấn công diễn ra, Lãm phải lái xe qua làn đàn để đến chỉ huy sở.

   Ngày 30-1-1968, một đài truyền tin Mỹ nhận được tin về lệnh tấn công của cộng sản vào Huế đêm 30-1, tin được báo cáo lên các cấp, nhưng đơn vị bảo vệ Huế không nhận được. Đó cũng là một thất bại của tình báo.

   Ngô Quang Trưởng, Sư trưởng sư 1 ngụy được Westmoreland yêu cầu bỏ lệnh ngừng bắn Tết. Trưởng báo động 100% những Sư đoàn chỉ còn một nửa quân số. Trưởng không nghĩ là cộng sản sẽ tấn công Huế, nên bố trí quân ở phía ngoài thành phố. Đây cũng là sự thất bại trong công tác chuẩn bị.

   Westmoreland ngày 20-12-1967 có báo cáo về Mỹ là địch sẽ có một cố gắng tối đa, nhưng lại nghi là tập trung vào Khe Sanh. Đô đốc Sharp, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương lại cho là ít có khả năng Việt cộng hoạt động lớn.

   Một sĩ quan Mỹ sau này nói “Nếu chúng tôi bắt được toàn bộ kế hoạch tấn công, chúng tôi cũng không thể tin được”.

   Có thể nhận xét về tin tức tình báo về cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968: Một là: không có người dân nào báo cho địch về hoạt động chuẩn bị tấn công của quân giải phóng (di chuyển hàng vạn con người, hàng vạn tấn vũ khí, lương thực vào vùng đô thị xưa nay bất khả xâm phạm). Suốt thời gian chuẩn bị không có người nào đào ngũ để địch khai thác.

   Hai là: địch có thu được một số tin tức lẻ tẻ nhưng bộ máy chiến tranh của Mỹ - ngụy đều đánh giá quá thấp đối phương, đang say sưa với thắng lợi (giả tạo) nên không tin là VC có thể tấn công vào các đô thị. Riêng Westmoreland nghĩ rằng đối phương sẽ cố gắng lớn nhưng lại phán đoán sai là sẽ tập trung vào Khe Sanh, muốn biến Khe Sanh thành Điện Biên Phủ.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #8 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 04:17:50 pm »



DIỄN BIẾN CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN
(Qua tài liệu thu thập của các nhà báo Mỹ)

Đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968, quân giải phóng đã tấn công vào tất cả các căn cứ quan trọng của Mỹ, vào các thành phố và đô thị ở miền Nam Việt Nam, lực lượng ước chừng 84.000 người đã đột nhập đồng thời vào 5 trên 6 thành phố, 36 trên 44 ấp thị xã, 36 trên 242 huyện lỵ, 25 sân bay, nhiều kho tàng, ấp chiến lược, trụ sở chính quyền, trạm cảnh sát.

Cuộc chiến đấu làm chấn động dư luận nhiều nhất là trận đánh ở Sài Gòn và Huế.

Cuộc tiến công vào Sài Gòn

Quân giải phóng sử dụng 35 tiểu đoàn, đánh vào 6 mục tiêu chính: sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu, dinh Độc Lập, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Hải quân, đài phát thanh, 11 tiểu đoàn khoảng 4.000 người phần lớn là người địa phương, cả nam lẫn nữ, tấn công trung tâm thành phố. Tiểu đoàn đặc công số 10 của Sài Gòn có 250 nam nữ, rất thạo nội thành phố; một số là người đạp xích lô, lái xe tải, dẫn đầu các cuộc tấn công, chiếm giữ một số mục tiêu rồi đợi viện binh tới.

Vũ khí, đạn dược được chuyển vào nội thành bằng cách giấu trong các xe chở rau, chở hoa quả, các quan tài, chở bằng ghe thuyền theo sông rạch, được tập trung cất giấu trong các nhà là cơ sở cách mạng. Còn người thì vào bằng nhiều ngả, mặc như dân, có người mặc quân phục ngụy hoặc cảnh sát, tất cả đều lọt qua sự kiểm soát của địch.

Quân Mỹ đóng ở ngoài thành phố, trong nội thành chỉ có Tiểu đoàn quân cảnh 716 gồm 1.000 tên phải bảo vệ 130 cơ sở của Mỹ, chỉ có 300 tên sẵn sàng chiến đấu; quân cảnh ngụy có 300 tên nhưng chỉ có 15 tham gia cùng với Mỹ. Quân ngụy còn có 3 sư đoàn để bảo vệ thành phố nhưng đi phép tết một nửa quân số. Đêm 30 tháng 1, dân Sài Gòn nô nức ra phố mừng xuân, đốt pháo thoải mái (bỏ lệnh cấm đột pháo sau ngày tết).

Trận tiến công sứ quán Mỹ

Từ một xưởng sửa chữa ô tô cách sứ quán 5 khối nhà, 19 đặc công thuộc Đại đội 10 lên một xe vận tải nhỏ Peugeot và một xe taxi tiến ra phía sứ quán. Một cảnh sát Sài Gòn thấy xe không có đèn không muốn rắc rối nên không có hành động gì. Ra đường Thống Nhất, 4 cảnh sát bảo vệ vòng ngoài sứ quán bỏ chạy mà không bắn một phát đạn nào. Khi xe đến gần cổng sứ quán thì 2 quân cảnh Mỹ bị bắn, có bắn lại rồi chạy vào đóng cửa lại. Đặc công xuống xe, dùng thuốc nổ phá thủng một lỗ rộng 1m của bức tường cao 2m50. Lúc này là 2 giờ 47 phút sáng 31-1-1968. Quân cảnh Mỹ báo qua máy thông tin: “Sứ quán bị tấn công, địch đã lọt vào sứ quán, cứu tôi với!”. Một xe Jeep có 2 quân cảnh Mỹ nghe được và chạy đến cứu viện bị đặc công bên ngoài sứ quán bắn chết. Bên trong khuôn viên sứ quán, bắn nhau giữa hai bên, phút đầu tiên 2 quân cảnh rút vào trong cổng bị bắn chết, ta có 2 cán bộ hy sinh. Ta bắn rốc-két phá hỏng biểu tượng của sứ quán, làm bị thương nặng một quân cảnh  trong 5 phút đầu tiên, 5 lính Mỹ bị bắn chết.

Bên ngoài quân tăng viện Mỹ đã tới nhưng do hỏa lực của ta khá mạnh khiến họ không vào sứ quán được, đêm tối họ không nhìn thấy lỗ thủng ở tường.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #9 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 04:18:32 pm »


Tin điện qua radio của tiểu đoàn quân cảnh Mỹ

3.59 cối và rốc-két bắn vào sứ quán, yêu cầu tăng viện.

4.07 xe gíp số C9A báo cáo có xe vận tải 2 tấn chở 25 Mỹ đến tăng viện cho nhà sĩ quan độc thân số 3 bị trúng rốc-két và mìn, thương vong nặng.

4.08 xe gíp số C9A trúng đạn, 2 quân cảnh chết.

44.19 sĩ quan độc thân số 3 yêu cầu tiếp tế đạn.

4.20 tướng Westmoreland ra lệnh ưu tiên cướp lại sứ quán.

4.30 yêu cầu xe thiết giáp và trực thăng để tấn công sứ quán.

Số phóng viên phương Tây cư trú gần sứ quán, khi nghe tiếng súng đã đến ngay sứ quán để quan sát tại chỗ. Một phóng viên AP hỏi đại úy quân cảnh đứng bên ngoài sứ quán và được trả lời “Việt cộng đang ở trong sứ quán. Chúng tôi đang bị bắn từ phía trên kia, hãy cúi thấp đầu xuống!”. Thế là đủ để phóng viên gửi bản tin về Mỹ chỉ 15 phút sau khi cuộc tấn công bắt đầu: “Việt cộng đã chiếm một phần sứ quán Mỹ ở Sài Gòn sớm ngày thứ tư. Biệt kích cộng sản đã đột nhập được vào tòa nhà bất khả tiến công bằng một cuộc phối hợp pháo binh và xung phong của du kích, đưa cuộc chiến tranh hạn chế vào Sài Gòn”.

Bản tin đến vừa kịp chỉ đăng các báo buổi sáng ở miền Đông nước Mỹ gây chấn động dư luận là kẻ địch đã chiếm biểu tượng của uy tín Hoa Kỳ!

Khi biết sứ quán bị tấn công, đại sứ Mỹ Ellsworht Bunker đang ngủ ở biệt thự cách sứ quán vài ngôi nhà, chuồn đến ẩn nấp ở nhà một nhân viên sứ quán. Nhà ngoại giao trực đêm ở sứ quán, Allen Wendt, chui vào buồng mật mã và khóa trái lại. Tin của hãng AP gửi về làm Johnson bật dậy gọi điện đến sứ quán hỏi tin tức. Lúc 5h00, theo yêu cầu từ Hoa Thịnh Đốn, Westmoreland điều động một trung đội dù, bay trực thăng  đến định đổ bộ trên nóc sứ quán nhưng bị bắn mạnh quá phải quay về. Đến khi trời sáng, quân tiếp viện Mỹ vào được sứ quán, sau một thời gian chiến đấu, làm chủ được tình thế thì các nhà báo cũng ào vào. 9h30 Westmoreland mới đến, vội vã tổ chức họp báo. Trong khi máu me, chết chóc, tàn phá đầy rẫy trong khuôn viên sứ quán thì Westmoreland lại nói một cách lạc quan là VC không vào được toàn nhà của sứ quán, họ đã thất bại, Mỹ đã làm chủ tình hình; nhiều nhà báo không tin ở tai mình nữa! Người Mỹ rất sửng sốt khi hiện xác VC nằm cạnh khẩu đại liên Liên Xô là anh lái xe nhiều năm của sứ quán.

Khi người Mỹ đọc báo buối sáng, họ có cảm tưởng VC đã chiếm sứ quán và Westmoreland nói láo.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM