Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:01:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về miền Tây bằng xe hai bánh  (Đọc 188357 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #90 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2012, 05:09:13 pm »

Vụ NỌC NẠNG này xem trong sách vở sao giống vụ anh em Đoàn Văn Vương, chỉ khác về đối tượng thôi !

Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh bác ạ. Chuyện trăm năm trước mà cứ ngỡ như là hôm qua!
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #91 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2012, 05:41:46 pm »

Có những bài học chẳng bao giờ cũ các bác ạ, nhưng học được cũng đâu phải dễ. Hai bác tiếp đi nhé, topic hay, xin cám ơn hai bác.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #92 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2012, 07:16:38 pm »

Trước khi rời Nọc Nạng tôi ráng chụp hình chiếc ghe vận tải trên dòng sông quê này



Rời cánh đồng Nọc Nạng theo quốc lộ 1A hơn 1 tiếng đồng hồ sau chúng tôi đã vào tới thành phố Bạc Liêu. Dừng xe quán nước ven đường, tôi kêu 1 chai Sting dâu, còn Đức Thảo vẫn trung thành với nước suối đóng chai



Một góc phố ven đô Bạc Liêu
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #93 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2012, 08:59:55 pm »

Rời khỏi quán cà phê ngoại ô thành phố Bạc Liêu, chúng tôi theo đường Nam Sông Hâu một đoạn thì vào đất Sóc Trăng. Nhìn đồng hồ thấy 12 giờ trưa, mặt trời lên thiên đỉnh nắng gắt quá nên tôi nói với Đức Thảo tấp đại vào một ngôi chùa Khơ-me Nam Bộ ven đường.

Đây là chùa Xẻo Me thuộc tỉnh Sóc Trăng nằm trên đường Nam Sông Hậu



Ngôi chùa này trông có vẻ giống chùa Svailo bên các bác 302

 
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2012, 09:09:15 pm »

Dân miền Tây chúng tôi có thói quen không xuất hành hoặc đi ngoài đường cái quan vào giấc chính Ngọ 12 giờ trưa. Họ quan niệm rằng đó là giờ âm binh đi. Và đây là câu chuyện mà tôi nghe một người bà con thuật lại: anh từng đi thăm một chú em bị tai nạn giao thông vì chạy xe tránh người mà lọt xuống sông. Hỏi sao chú mày chạy xuống sông? Trả lời: lúc đó giữa trưa, tôi đang lái xe chuẩn bị lên cầu nhưng thấy một đoàn người ầm ầm đi tới nên chạy né sang một bên để tránh. Thì ra giữa trưa hoa mắt chú ta thấy âm binh đi đầy đường lại tưởng người đi nên chạy né sang một để tránh nào ngờ chạy xe thẳng xuống sông luôn! Đây là chuyện đường rừng. Kể anh em nghe chơi. Tin hay không tùy khẩu vị mỗi người. Đừng ném đá em nhe quí vị Grin

Giữa trưa chính ngọ ở trong chùa mà nghe tiếng xe chạy rần rần ngoài đường phát ớn

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=b9gztSRz-_w" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=b9gztSRz-_w</a>
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2012, 09:49:20 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #95 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2012, 09:28:42 pm »

   Cái di tích đồng Nọc Nạng thật ra đã tạo ấn tượng cho hai anh em chúng tôi từ lúc mới đi qua. Do lúc đó bận điều khiển xe nên duc thao chỉ để ý đến tên cầu. Cho đến lúc quay trở về dừng lại bên cây cầu mang tên Nọc Nạng chụp hình mới thấy rõ tấm biển đề di tích phía trong xuất hiện. Thấy theo chỉ dẩn từ chân cầu vào khoảng cách có 700m, hai anh em liền vòng xe xuống đậu ngay bảng chỉ dẩn chụp hình rồi mới chạy vào sau. Vậy mà có một anh bảo vệ trạm điện của điện lực Giá Ray thấy vậy đi xăm xăm tới để coi chúng tôi chụp hình cái gì, chắc ảnh nghĩ hai nhà báo nầy định chụp trạm điện của ảnh rồi đưa lên báo đài tố cáo chuyện tiêu cực gì hay sao ấy ?

   Mặc kệ chuyện của ảnh, duc thao và anh H3 Hùng cứ tà tà chụp hình xong ung dung chạy theo trục đường nhựa dẩn vào khu di tích. Trục đường khá nhỏ nhưng cũng dể đi, cứ chạy cặp theo bờ sông qua một số nhà dân thì tới. Cách tầm 200m tới khu di tích bổng nhiên con đường bị tẻ làm 2, nhưng rồi lại nhập vào khi đến khu di tích, phía trước một khoảng đất trống. Mới đầu không để ý lắm, nhưng sao đó mới ngộ ra tại sao ở đây họ làm như vậy. Té ra là do bề mặt đường hơi hẹp, chỉ có phương tiện hai bánh là ra vào thoải mái, còn các phương tiện vận chuyển hành khách khác vào tham quan sẻ khó trở đầu. Trước đây có khi đầu tư xây dựng khu di tích người ta không tính điều nầy, nên sau nầy phải mở thêm con đường cho các đoàn xe chở khách dể quay ra.

   Lúc nầy mặt trời cũng đã lên cao, ánh nắng bắt đầu gay gắt, hai anh em đứng ngập ngừng nơi cửa vào một chút mà không thấy người. Thế là cứ phóng xe vào đại, cũng lại không thấy ai hỏi han gì. Nhìn vào nhà ban quản lý thấy có hai đôi dép để phía trước, nhưng tuyệt nhiên không thấy ai. Thây kệ, khi nào có ai hỏi thì mình trình bày. Kiếm chổ dựng xe xong, hai anh em vội vả lấy máy ra, vừa chụp hình vừa tham quan luôn thể.

  Cả khu di tích nầy nằm trên một chiều dài dọc sông tầm 300m, chiều ngang gần 100m, có bố cục cũng khá giản đơn. Đầu tiên là cổng vào, nhìn như cổng một khu nghĩa trang nào đó khá hẹp. Phần cổng lớn đang đóng kín, còn đường phụ kề bên chỉ vừa lọt một chiếc hon đa. Nói chung nếu không được giới thiệu từ ngoài, vào đây không ai nghĩ là một khu di tích cả. Toàn bộ phần bên trái là đều tiếp giáp với bờ sông, nên bắt đầu qua cổng bên phải là nhà văn phòng ban quản lý di tích. Một vài chậu kiểng khá to được đặt trên một khuôn viên trống tiếp theo, tiếp nữa ta nhìn sâu hơn một chút về hướng trước mặt là biểu tượng cuộc đấu tranh của người dân đồng Nọc Nạng thời thuộc Pháp. Biểu tượng nầy được lấy khung cảnh theo một bộ phim nói về đất phương nam thì phải. Bên tay trái là hình ảnh của những người nông dân cầm các phương tiện làm nông thô sơ đang tiến về hướng bọn cướp lúa. Bên phải là biểu trưng của bọn cường hào, ác bá thời mở đất, theo chân bọn cướp nước đàn áp nông dân. Hình ảnh được tạo nên thật sống động, tiểu tiết được chú ý nhất có lẻ là một người nông dân cầm giáo đâm thủng ngực tên quan Pháp.

    Nhưng kề bên một chút, phía bên nầy con đường nội bộ khu di tích, lại là cảnh người nông dân đang điều khiển trâu cày, trông thật thanh bình và thư thái. Dường như người ta bố cục hơi vội vã hay sao đó mà nhìn hai nhóm biểu tượng nầy gần gũi quá khiến không được hài hòa. Lên trên một chút nữa con đường lại được tách đôi ra. Về bên trái là một ngôi nhà cất theo kiểu thủy tạ. Cửa kính đóng, nhìn vào bên trong thấy người ta trưng bày một số dụng cụ làm nông, một số phương tiện săn bắt, tự vệ của người nông dân thời mở đất. Về bên trái là một nhà mồ lớn có mái che với một số ngôi mộ cổ. Qua các tấm bia mộ trên các ngôi mộ nầy, thể hiện tên tuổi,năm sanh có lẻ đây là mộ của lớp người đầu tiên đến mở đất ở vùng nầy, nay được quy tập lại để minh chứng về một thời kỳ, một sự kiện lồng trong những cuộc đời người đã mất. Chấm hết... còn lại là những công trình còn bỏ dở. Chắc có lẻ không hiệu quả lắm với hình thái đầu tư nầy, người ta không mặn mà với việc xây dựng mở rộng khu di tích nữa. Lúc hai anh em ghé vào tầm cũng đã bắt đầu nắng gắt, nhưng không biết thường ngày, vào các buổi khác có nhiều khách vào đây tham quan không ? Nếu có người, chắc chỉ có dân địa phương vào hóng mát, thư giản là nhiều. Còn khách tham quan như duc thao và anh H3 Hùng vào chỉ là tò mò chứ không có gì để giữ chân cả. Làm du lịch ở miền nầy như một số vùng miền khác vậy, người ta chỉ đầu tư lấy có ở một địa danh có tiếng nào đó, rồi vội vả tạm dừng để thu tiền khách tham quan thôi. Bởi vậy du khách chỉ đến một lần cho biết rồi ít khi trở lại, vì hạ tầng thu hút mấy ai chịu đầu tư. Hai anh em vào thế nào thì ra cũng vậy, không thấy một bóng người nào. Chạy lớt phớt qua một số nhà dân, với vài quán nước tự phát không có khách, gần tới đường duc thao còn kịp nhìn thấy một căn nhà trọ tềnh toàng, treo biển báo giá 20 ngàn cho một phòng một đêm nghĩ.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2012, 06:34:51 am gửi bởi ducthao » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #96 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2012, 09:43:21 pm »

Bạc Liêu còn cái đồng hồ đá của Lưu Văn Lang (hiện ở trong trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh) và cái cầu Sập, cụ Lang bảo thằng tây kỹ sư xây cầu là cầu này tháng sau sập, vậy mà nó sập thật, nhưng cầu lại nằm trên QL1A.
Buổi trưa là giờ các quan trên giời đi tuần, các chú giao thông đi ăn trưa vì bắt các quan phóng nhanh vượt ẩu quá tốc độ cũng chẳng thu được xu nào, thôi tốt nhất đi nhậu.
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #97 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 10:22:16 pm »

   _Cho hỏi chùa nầy tên là gì ?

   _Tên là chùa Xẻo Me.

   Thấy một chú sư người Khơ Me đang ngồi ở hành lang bên trái chùa từ ngoài đi vào, duc thao liền hỏi bằng tiếng Khơ Me và được trả lời bằng tiếng Kinh như vậy.

   Đây là một ngôi chùa được xây dựng theo phong cách Khơ Me khá lớn ở khu vực thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đoạn từ thị xã Bạc Liêu về gần tới trung tâm thị xã Sóc Trăng mà duc thao và anh H3 Hùng có dịp ghé lại. So với một số chùa Khơ Me khác đã từng chạy lướt qua, ngồi chùa nầy bề thế và quy mô có vẻ lớn hơn hẳn.

   Điểm đầu tiên khiến khách thập phương chú ý ngay từ đầu có lẻ là ngay khi nhìn thấy cổng chào ở phía trước. Rất đẹp và rất hoành tráng bởi được tạo ra từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân thợ xây dựng làm nên. Những họa tiết, bố cục đặc trưng của lối kiến trúc chùa Khơ Me thật khó diễn tả, biểu tượng bằng ba ngọn tháp. Tiếc rằng do quá sát đường, các hàng dây điện bên đường phủ xuống lùng nhùng phía trước làm che lấp đi phần nào nét đẹp nầy.

   Bước vào cổng là một khuôn viên khá rộng, có hai công trình thờ tự được xây dựng khá đối xứng với nhau. Một công trình từ ngoài nhìn vào chánh điện và một công trình từ  trước mặt chánh điện nhìn ra. Công trình nào cũng khá cao ráo và đều có tượng nhân thân đức phật. Công trình phía trong được xây dựng cách chánh điện bằng hàng loạt các bức tượng, biểu hiện từ lúc đức Phật nhập thế đến lúc nhập niết bàn. Điểm tô vào đó là rất nhiều cây kiểng được bố trí hài hòa, khá đẹp. Do là buổi trưa các sư thầy nghĩ ngơi nên hai anh em chúng tôi không có dịp vào viếng nơi chánh điện. Chỉ có thể tham quan và chụp ảnh quay phim phía bên ngoài. Bên phải hông chùa phía trước còn có các công trình tháp hóa thân của các vị sư và một công trình thờ tự khá lớn nữa, nhưng do trời nắng nóng quá chúng tôi không tiện tiếp cận quan sát lâu. Với bố cục bên hữu là dành cho người đã khuất và bên tả là dành cho người còn sống, ngắm nghía chung chung một hồi, duc thao và anh H3 Hùng cũng đến làm quen một vị sư trẻ duy nhất nhìn thấy ở đây. Qua trò chuyện với anh H3 Hùng, vị sư trẻ cho biết vào tu ở đây theo kiểu chỉ học 3 năm đạo pháp, sau đó thì ra đời. Còn nếu có duyên thì có thể ở lại chùa tu tiếp. Lúc nầy chúng tôi mới quan sát người phụ nữ bán hàng rong nãy giờ ngồi nói chuyện với nhà sư. Đó là một phụ nữ có tầm cũng ngang tuổi với anh em chúng tôi, thân hình khá đẩy đà, có lẻ là người bản xứ. Qua câu chuyện trao đổi với nhau, chúng tôi hiểu rằng người phụ nữ nầy rất thường xuyên vào bán hàng trong chùa, và vị sư trẻ kia là một khách hàng thường xuyên của chị. Tò mò vì muốn biết chị nầy vào chùa bán gì trong , duc thao nhìn vào cái làn chứa hàng hóa của chị. Thật kỳ lạ, không phải là chuyện tiếu lâm đâu. Cái mà duc thao và anh H3 Hùng nhìn thấy bên trong làn chỉ toàn là dầu gội và một ít mỹ phẩm.

   Rời khỏi chùa, anh H3 Hùng ra tới cổng còn cố gắng chụp thêm vài tấm phía trước cổng chùa. Lúc nầy chúng tôi lại để ý thấy thêm một điều lạ so với các ngôi chùa khác nửa, là toàn bộ cổng chùa phía bên ngoài chỉ có chữ Khơ Me, mà không có thêm một hàng chữ Việt nào như các ngôi chùa khác. Loáng thoáng nhớ lại lời của vị sư trẻ, hình như đây là chùa tổ của toàn vùng, không biết có đúng không. Nhưng không lẻ vậy họ không cần có thêm hàng chữ Việt nào để mọi người biết được tên chùa và cho khách phương xa dể tìm đến viếng.

   Không hề gì, dọc theo đường vào thị xã, một đoạn khá dài chúng tôi chạy xe qua, thấy xen kẻ những ngôi chùa mang kiến trúc Khơ Me lại có những ngôi chùa thuần Việt, cả một số kiến trúc thờ tự của giáo phái Cao Đài. Điều nầy cho thấy các dân tộc ở nước ta rất đoàn kết với nhau, không phân biệt gì về tôn giáo
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2012, 10:29:02 pm gửi bởi ducthao » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #98 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 11:03:09 pm »

Một tượng Phật trong chùa Xẻo Me



Chúng tôi vào chùa tránh giờ linh giữa trưa khoảng 15 phút rồi lại chuẩn bị xuất phát



Trước khi xe chạy tôi chụp thêm tấm ảnh toàn cảnh ngôi chùa Khơ-me Nam bộ này



Tên chùa rặc chữ Khe-me hoàn toàn không có chữ Việt đính kèm
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 11:24:51 pm »

Rời chùa Xẻo Me chúng tôi định bụng sẽ vào thành phố Sóc Trăng ăn trưa. Theo đường Nam Sông Hậu đến thị trấn Vĩnh Châu gặp ngã ba đường chúng tôi dừng lại hỏi dân địa phương hỏi đường nào đi Sóc Trăng. Họ chỉ chúng tôi đi theo tỉnh lộ 935



Chạy một đỗi chúng tôi vào tới thị trấn Mỹ Xuyên. Lúc này đã trưa lắm rồi nên chúng tôi vòng xe vào chợ Mỹ Xuyên kiếm chỗ ăn trưa. Tấp vào một quán ăn bên hông chợ, trong khi chờ cô chủ quán dọn cơm thì một cô vé số tới mời: Cửu mua dùm mấy tờ vé số. Theo phản xạ tôi lắc đầu. Nhưng chợt thắc mắc nên buột miệng hỏi: Cửu là gì vậy? Cô vé số ngạc nhiên: Cửu là cậu đó mà. Tôi bật cười: Nghe cô kêu tôi bằng cửu tôi không hiểu, thôi cô đưa vé số đây tôi mua vài tờ Grin Thì ra dân Sóc Trăng ở đây cách xưng hô theo ảnh hưởng của người Hoa chạy loạn thời phản Thanh phục Minh khá rõ nét.

Đây là bản đồ tỉnh Sóc Trăng
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM