Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:54:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình  (Đọc 276420 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #70 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 11:51:43 am »

   Báo cáo các bác là em cũng định kể nốt cho câu chuyện có đầu có đuôi nhưng e rằng sau chuyện Cái Còi lại phải đến ....Cái Cột điện mất nên em xin dừng, các bác cứ tưởng tượng nhé, chỉ cần biết là em rất ngoan và..biết nghe lời, nhiệt tình thực hiện triệt để nhiệm vụ cấp trên giao  Grin .
  Bác Hà Anh và các bác cựu K, Mê Mai là gì các bác nhỉ ? định nghĩa giúp em với, em sắp có câu chuyện về Mê Mai VN kể góp vui với các bác nhưng sợ...nhầm đối tượng, bốp chốp các bác cười cho, he he !
  Cảm ơn các bác đã ghé qua thăm và tham gia đơn vị chúng em. Tiếp tục các bác nhé !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #71 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 05:47:04 am »

Thời gian đóng quân huấn luyện bộ binh ở Thạch Thành Thanh Hóa thường chủ nhật là chúng tôi ra thị trấn Kim Tân nhận gạo, nhu yếu phẩm và các hàng hóa thiết yếu khác. Mỗi người một ba lô đầy hàng hóa đeo về doanh trại nộp cho quản lý, thậm chí còn có lần nhận mỗi người một bó cây nứa, lá kè khô rồi nghênh ngang gánh vác qua mấy cây số về doanh trại. Đi bộ mệt nhưng rất vui vì có dịp ra “phố” mặc dù cái phố ấy lèo tèo vài chục căn nhà đơn sơ bằng gỗ lợp lá kè hoặc ngói chứ chưa có nhà xây ( theo lời kể của anhTranphu341 thì nơi đây cũng là quê hương anh từng sống thời thơ ấu). Mỗi tháng chúng tôi được nhận phụ cấp 5 đồng, có như thế này mới có dịp tiêu pha mua sắm nhưng cũng không mua vật dụng gì ngoài mấy cái phong bì, xấp giấy pơ luya viết thư, bởi vì tất tấn tật mọi thứ đều được quân đội cấp. Chủ yếu mua khúc mía, quả dứa, chùm dổi và đặc biệt là vào cửa hàng ăn uống huyện xếp hàng mua được cốc xiro màu đỏ giá hai hào, rồi ra thềm ngồi nhâm nhi từng ngụm nhỏ cho chất thơm ngọt thấm vào răng lưỡi chứ không giám uống ừng ực một hơi thì tiếc lắm. Tuy vậy việc tiêu pha cũng rất dè sẻn cân nhắc vì còn phải tiết kiệm chờ ngày về phép mua quà cho các em. Chuyện dừng ở đó thì không sao, lính tráng trong tiểu đoàn tôi cùng một huyện với nhiều với trà tuổi. Lớp tuổi xung phong nhập ngũ chúng tôi đa số xấp xỉ mười bảy mười tám, số còn lại, ít thôi nhưng có anh tới gần ba mươi tuổi, bị bắt buộc nhập ngũ sau nhiều năm trốn tránh. Đây là những thành phần mà các cán bộ khung như thượng sĩ Trọng trung trưởng B1 và hạ sĩ Định tiểu trưởng A2 gọi là “thành phần tụt tạt” vì các vị này sinh hoạt rất tùy tiện, áo bỏ ngoài thùng, kéo dép lê quèn quẹt,  các buổi sinh hoạt thì không phát biểu xây dựng, luôn nói chuyện mất trật tự trong giờ đọc báo, lười biếng học tập chính trị, ra thao trường thì mắt trước mắt sau là mất hút trong lùm bụi ngáy khò khò, chỉ có mấy tháng huấn luyện mà vợ lên đơn vị thăm đều đều. Và chắc chắn những chuyện này nọ xảy ra trong dân mấy tháng huấn luyện vừa qua, kể cả vụ trói chú bảo vệ rừng luồng thì chắc chắn các vị này là “thủ phạm” chứ không ai khác do vậy việc trộm dổi, trộm cam, ổi và quả dứa vẫn thường xảy ra. Thậm chí trên đường từ thao trường về, chiến sĩ Mạc ở A6 còn nhanh tay chụp được con gà mái tơ của dân nhét vào trong áo mà không biết các vị thịt gà bằng cách nào, ở đâu chứ trong đơn vị là vô phương. Khi dân vào phản ánh với chỉ huy các cấp. Bắt buộc trung đoàn phải thành lập tổ “Kiểm soát quân sự” vừa chỉnh đốn quân phong quân kỉ khi bộ đội ra ngoài doanh trại ngày nghỉ, nhưng chủ yếu theo dõi việc trộm vặt của dân.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2012, 08:36:39 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #72 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 08:27:25 am »

Thời gian đóng quân huấn luyện bộ binh ở Thạch Thành Thanh Hóa thường chủ nhật là chúng tôi ra thị trấn Kim Tân nhận gạo, nhu yếu phẩm và các hàng hóa thiết yếu khác. Mỗi người một ba lô đầy hàng hóa đeo về doanh trại nộp cho quản lý, thậm chí còn có lần nhận mỗi người một bó cây nứa, lá kè khô rồi nghênh ngang gánh vác qua mấy cây số về doanh trại. Đi bộ mệt nhưng rất vui vì có dịp ra “phố” mặc dù cái phố ấy lèo tèo vài chục căn nhà đơn sơ bằng gỗ lợp lá kè hoặc ngói chứ chưa có nhà xây ( theo lời kể của anhTranphu341 thì nơi đây cũng là quê hương anh từng sống thời thơ ấu). Mỗi tháng chúng tôi được nhận phụ cấp 5 đồng, có như thế này mới có dịp tiêu pha mua khúc mía, quả dứa, chùm dổi và đặc biệt là vào cửa hàng ăn uống huyện xếp hàng mua được cốc xiro màu đỏ giá hai hào, rồi ra thềm ngồi nhâm nhi từng ngụm nhỏ cho chất thơm ngọt thấm vào răng lưỡi chứ không giám uống ừng ực một hơi thì tiếc lắm. Tuy vậy việc tiêu pha cũng rất dè sẻn cân nhắc vì còn phải tiết kiệm chờ ngày về phép mua quà cho các em. Chuyện dừng ở đó thì không sao, lính tráng trong tiểu đoàn tôi cùng một huyện với nhiều với trà tuổi. Lớp tuổi xung phong nhập ngũ chúng tôi đa số xấp xỉ mười bảy mười tám, số còn lại, ít thôi nhưng có anh tới gần ba mươi tuổi, bị bắt buộc nhập ngũ sau nhiều năm trốn tránh. Đây là những thành phần mà các cán bộ khung như thượng sĩ Trọng trung trưởng B1 và hạ sĩ Định tiểu trưởng A2 gọi là “thành phần tụt tạt” vì các vị này sinh hoạt rất tùy tiện, áo bỏ ngoài thùng, kéo dép lê quèn quẹt,  các buổi sinh hoạt thì không phát biểu xây dựng, luôn nói chuyện mất trật tự trong giờ đọc báo, lười biếng học tập chính trị, ra thao trường thì mắt trước mắt sau là mất hút trong lùm bụi ngáy khò khò, chỉ có mấy tháng huấn luyện mà vợ lên đơn vị thăm đều đều. Và chắc chắn những chuyện này nọ xảy ra trong dân mấy tháng huấn luyện vừa qua, kể cả vụ trói chú bảo vệ rừng luồng thì chắc chắn các vị này là “thủ phạm” chứ không ai khác do vậy việc trộm dổi, trộm cam, ổi và quả dứa vẫn thường xảy ra. Thậm chí trên đường từ thao trường về, chiến sĩ Mạc ở A6 còn nhanh tay chụp được con gà mái tơ của dân nhét vào trong áo mà không biết các vị thịt gà bằng cách nào, ở đâu chứ trong đơn vị là vô phương. Khi dân vào phản ánh với chỉ huy các cấp. Bắt buộc trung đoàn phải thành lập tổ “Kiểm soát quân sự” vừa chỉnh đốn quân phong quân kỉ khi bộ đội ra ngoài doanh trại ngày nghỉ, nhưng chủ yếu theo dõi việc trộm vặt của dân.
   Nghe chuyện chị Anh thơ kể em thấy nhớ lại và buồn cười chuyện nhân dân quanh vùng đóng quân và lính tráng hay tếu với nhau là " chú bộ đội ngã bị...sưng nách và con gà đang bới đất quanh đấy...biến mất, cho nên thấy chú đội trẻ nào ngã là nhân dân phải ra đỡ dậy ngay, hỏi han ân cần, xoa nắn chỗ đau, chép miệng xuýt xoa . Có người thấy bộ đội vào nhà chơi cẩn thận tiễn khách ra tận cổng mới yên tâm quay vào.
   
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #73 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 02:34:05 pm »

 Thời gian huấn luyện bộ binh thì chuyện ra thao trường ở sườn bên kia quả đồi cạnh hồ Đồng Ngư tập xạ kích hoặc tập vận động chiến thuật, tập đội ngũ cũng rất mệt. Nhưng chưa ngán bằng đang đêm bị báo động di chuyển, trong vòng năm phút là phải có mặt ở vị trí hành quân mà không được để quên thứ gì, sau đó âm thầm đi trong đêm tối, tưởng rằng chuyển quân đi địa phương khác, đang đi thì có lệnh đào công sự cận chiến, mà đã cận chiến là phải thao tác ở tư thế nằm, dùng xẻng cá nhân đào đất, khi đào đổ đất không được nghiêng xẻng để tránh ánh kim loại mặt dưới xẻng lóe lên phản quang do đèn pha bốt gác của địch rà tới sẽ bị phát hiện. Và rồi xảy ra nhiều chuyện hết cười nổi như: có anh thì nằm vào bùn ướt, phân trâu, có anh nằm vào bụi gai cây xấu hổ, bị sâu đất hoặc kiến chích mà không giám kêu vì phải bảo mật. Tiếp theo là cắm trại trú quân trong rừng với những kỹ thuật căng tăng, mắc võng sao cho từng nút buộc thắt đúng qui tắc đã học với các yêu cầu không bị nước mưa tạt hoặc chảy thẳng từ cây xuống võng qua hai đầu dây, và đặc biệt là tháo dỡ nhanh chóng khi có lệnh hành quân tiếp, cho nên có anh phải dùng dao găm cắt nát dây tăng võng do thắt nút sai, vội vàng không mở ra được, đành chấp nhận phê bình trừ điểm, có anh quýnh quáng khi thấy đội hình đã di chuyển, tặc lưỡi bỏ luôn cái võng giữa rừng, lên ba lô chạy theo cho kịp và cầm chắc một hình thức kỉ luật vì làm thất lạc quân trang. Sau đó tiếp tục đi, đi mãi trên những con đường lạ hoắc đến sáng trở về đúng doanh trại cũ, bởi đặc điểm rừng đồi của huyện trung du này, thành ra chúng tôi hành quân cã đêm mà cũng chỉ quẩn quanh chục kim bán kính địa hình. Những lần rèn hành quân. Đi bộ nhiều chục cây số xuyên rừng lội suối, trên vai đeo quân tư trang tăng võng cùng cơ số gạo mắm, xoong nồi, củi v.v. Trong đêm tối mệt quá vừa đi vừa ngủ. Bước chân di chuyển theo phản xạ, do vậy đang hành quân thì chỉ huy ra hiệu lệnh (truyền thầm) dừng tại chỗ đột ngột theo chiến thuật đang học về di chuyển đội hình thì phần lớn anh sau xô vào lưng anh trước và lãnh nguyên cái đáy xoong  vào ngực vừa đau tức vừa mắc cười vì nhọ nồi đen nhẻm in vào áo. Có những lần rèn luyện đi bộ, vai đeo sọt rèn trong có hai mươi kg đất, lúc đầu có vẻ nhẹ nhưng đi được chừng năm cây số thì cảm giác hết muốn nhấc nổi chân, cứ như vậy mỗi tuần một lần rèn luyện hành quân bộ và số kg đất cùng cự ly km tăng dần đến ba mươi kg đất và hai mươi km đường rừng, ngày hôm sau hai đùi và bắp chân căng cứng đau nhức, hai vai trầy đỏ nóng rát.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2012, 02:39:24 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #74 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 10:13:54 pm »

....Sáng hôm đó, sau khi ăn cơm xong, tiểu đoàn tập cho từng đơn vị điểm danh quân số và kiểm tra quân tư trang. Không nói ra nhưng mọi người đều hiểu đã đến lúc biên chế đi các đơn vị khác.
   Hai giờ chiều, các đơn vị tập trung ra sân trung đoàn, cảnh tượng thật là náo nhiệt, từng chiếc xe Gat hay Zin biển đỏ nối đuôi xếp hàng trong sân, nhìn mấy cái biển kiểm soát ngoài KBxx quen thuộc ra còn một số biển lạ hoắc không biết của đơn vị nào ngoài QK II. Mấy thằng thì thào với nhau " Có lẽ lần này có thằng phải đi xa lắm chúng mày ạ...". Một hàng vệ binh ôm súng đứng chắn các lối ra vào, nhưng lạ lẫm nhất là rất nhiều các bà, các chị đứng vây quanh hàng rào, tay người nào cũng lăm lăm...quyển sổ với cây bút. Không hiểu sao thời bình bà con ra tiễn bộ đội lên đường đông thế, thật cảm động, à ! có lẽ trong đoàn lấy quân hay đám chiến sĩ mới này chắc có người nào nổi tiếng nên họ xin chữ ký đây ! cũng không phải ! hay truyền thống của trung đoàn này là mỗi khi huấn luyện tân binh xong giao quân địa phương cử người đến viết sổ tay lưu bút nhỉ ? khó hiểu quá !!!
   Một thoáng ngơ ngác rồi em cũng quên đi ngay, trong tâm trí chỉ còn nghĩ đến hai người, không biết có ở đây không, đó là bố em và người bạn gái, cũng không hi vọng gì vì chắc mọi người không biết ngày hôm nay đơn vị giao quân. Tự dưng trong lòng cũng thấy buồn buồn vì dù sao sắp phải xa nhà thì chợt thấy bóng dáng bé nhỏ quen thuộc của bố đứng ngaòi hàng rào, đôi mắt đang dõi tìm khắp nơi kiếm xem con trai ở đâu nhưng không nhận ra đựoc vì em đứng lẫn trong mấy trăm con người mặc quân phục giống y hệt nhau và hơi xa, bỏ hẳn mũ ra ngẩng cao đầu lên nhưng cũng không ăn thua gì. Thôi ! bố về đi, đừng lo cho con, môi trường quân đội thì nơi nao cũng giống nhau, anh em chịu đựoc con chịu được, bố hãy về lo cho các em, khi đến đơn vị mới con sẽ viết thư cho bố...
  Sau khi ban chỉ huy trung đoàn đọc phát biểu kết thúc đợt huấn luyện chiến sĩ mới. Đại diện từng đơn vị nhận quân tiến ra đọc tên, từng tiếng đáp Có vang lên và mọi người lúi húi lên xe. Anh em vội vàng chào nhau, tạm biệt chúng mày nhé, những đồng đội ngày hôm nào ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, mới ngày nào gọi nhau bằng đồng chí thấy bỡ ngỡ nay sắp mỗi người một , đến đơn vị mới nếu có thể biết hòm thư của nhau thì viết cho nhau nhé! Tạm biệt trung đoàn huấn luyện trên mảnh đất quê hương, chúng tôi sắp về các đơn vị mới, phục vụ các binh chủng khác nhau...
  Quân số cứ vãn dần theo tiếng gọi, đã có nhiều xe chuyển bánh, vẫy chào nhau ầm ĩ. Em bắt đầu sốt ruột vì mãi không thấy gọi đến mình..hay là..Khi chiếc xe cuối cùng lăn bánh ra khỏi cổng trung đoàn thì nhìn lại còn khoảng vài chục người. Hơ, mình ở lại ( trong đầu nghĩ ngay tối hôm qua tay chân bất ổn vì cứ nghĩ phải đi, đúng là mồm của lính. Tối nay gặp em chừ phải làm răng Huh )...
  Chợt có tiếng gọi tên em vang lên, vừa tiến ra phía trước thì có một anh sĩ quan cầm quyển sổ chỉ vào một góc có năm sáu chú đang đứng " đồng chí đựoc biên chế về C 16, lên quân tư trang, bên phải, quay, thường bước " .....
  
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #75 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 11:01:01 pm »

  Báo cáo các bác là em cũng định kể nốt cho câu chuyện có đầu có đuôi nhưng e rằng sau chuyện Cái Còi lại phải đến ....Cái Cột điện mất nên em xin dừng, các bác cứ tưởng tượng nhé, chỉ cần biết là em rất ngoan và..biết nghe lời, nhiệt tình thực hiện triệt để nhiệm vụ cấp trên giao  Grin .
  Bác Hà Anh và các bác cựu K, Mê Mai là gì các bác nhỉ ? định nghĩa giúp em với, em sắp có câu chuyện về Mê Mai VN kể góp vui với các bác nhưng sợ...nhầm đối tượng, bốp chốp các bác cười cho, he he !
  Cảm ơn các bác đã ghé qua thăm và tham gia đơn vị chúng em. Tiếp tục các bác nhé !

hehe biết rồi lại cứ hỏi mãi  Grin mê mai = bà góa ( bà giá - nói theo miền Nam ) . Nghe gọi là bà tưởng già lắm nhưng bà góa K đa số còn rất trẻ do tập quán lấy chồng sớm nên 19 - 20 tuổi chồng đã chết do " cày " quá sức hoặc chết trận , có 1 số chồng theo địch cũng được gọi là mê mai và đối tượng này cũng được chú đội mình quan tâm chăm sóc đặc biệt .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #76 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 10:17:28 am »

....Cả nhóm vác ba lô lầm lũi theo chỉ huy đi về đơn vị mới. Hóa ra C16 cũng gần tiểu đoàn huấn huyện tân binh, nằm rìa ngoài cùng phía bên phải của trung đoàn, gần khu dân cư ( vì thế sau này có nhiều chuyện rất vui ). Khi qua doanh trại C huấn luyện cũ thấy vắng ngắt, có mỗi chính trị viên đang đứng trước cửa đại đội, nhìn thấy em bác ấy cười cười " Người yêu xin cho mày ở lại hả D... " , mấy đồng chí đi cùng ngày trước huấn luyện khác C nên không hiểu cười rần rần, em ngại quá chỉ chào câu lấy lệ xong xốc ba lô chạy theo chỉ huy mới .
  Đường vào C16 đi mất một đoạn có hai cái ao rất to hai bên, nhìn những hàng cây trồng hai vên bờ ao và mặt nước xanh ngăn ngắt đang lăn tăn sóng rất đẹp, sau này em mới biết để có cái đẹp ấy các lứa đàn anh đi trước đã đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức tạo nên nó, và cũng là nơi ban đêm cả đơn vị mò mẫm đến dẫm..chết cả cá trạch vì tội ai đó bỏ ngũ đi chơi, mất trộm hoặc bỏ gác...
  Vừa leo vào đầu sân, rất ấn tượng với hình ảnh đầu tiên là có tới ..4 khẩu 12 ly 7 đang giá dọc sân ngẩng cao nòng lên trời xanh như chào đón các chiến sĩ mới của đơn vị, mấy bóng áo xanh treo lá ngụy trang đang loay hoay thao tác, vận hành súng, " Súng to như này thì nặng lắm, hành quân vác...chết mẹ chúng mày ạ ", anh bạn bên cạnh thì thào. Hic, công nhận xem bộ phim chiến tranh vừa chiếu mấy hôm trước do đoàn chiếu phim quân khu về phục vụ thấy nó bắn dữ dội thấy mê nhưng hiện tại nhìn cũng hơi...ớn ớn .
  Khẩu lệnh hạ quân trang,xếp hàng ngang được ban ra. Mấy cán bộ có lẽ là Bt , A trưởng đến đi quanh bọn em nhìn nhìn như ...xem hàng. Bác sĩ quan đi nhận quân ( Lúc ấy mới biết là Đại đội phó quân sự ) đọc trích ngang các chiến sĩ mới với đơn vị và giới thiệu hai đồng chí Bt xong giao sổ luôn cho hai anh ấy. Từng người một được phân về các A, một lần nữa em lại đứng...trật khấc đến cuối cùng. Đến khi bên cạnh không còn ai thì một anh trông cao to, đen đen ra cầm tay " Chú mày về A anh, đi vào đây anh chỉ chỗ cho .." lại khoác ba lô lên vai theo anh ấy chui vào phòng trung đội.
  Người tiểu đội trưởng của em là anh có tên nghe rất hay, anh Pháo, trông tướng bặm trợn nhưng thật ra rất xuề xòa, dễ tính, sau này thỉnh thoảng hành quân vẫn vác đỡ mấy thằng em yếu yếu. Khi vào chỉ chỗ ngủ của em bác ấy chửi đổng một câu " Đ. mẹ..không hiểu sao tay đại phó này đi lấy người nhìn kiểu ..éo nào mà lại nhận mày, trông thư sinh thế này mà về cao xạ thì huấn luyện làm sao được, lại khổ bọn tao, lúc nãy chẳng thằng nào muốn nhận mày về A của mình cả, tao đến chậm còn mỗi mày chúng nó dành cho...Mà sao trông mày lính tráng gì mà non choẹt thế, có phải mấy thằng lấy quân bị thiếu nên trên đường đi thấy mày đang chăn trâu dừng xe nhặt đại lên cho đủ không..." .
   Ngay tối hôm ấy, các bác lính cũ đề nghị quản lý đơn vị ứng phụ cấp, cũ mới như nhau ( em nghe nói nhiều đến chuyện lính cũ đánh lính mới khi bước về đơn vị không có tiền làm luật...kê chân giường nên có găm một ít phòng thân, may quá không phải dùng đến ! ) trốn sang khu dân cư mua đồ làm nhờ tại nhà họ xong nhậu đón chào các chú mới đến, trừ A trưởng và lính mới, các bác lính cũ thay phiên nhau sang rồi về. Đêm hôm đó mấy thằng chúng em đều say bí tỉ vì tửu lượng các bác cựu uống cứ như...đổ rượu xuống cống. Nghị quyết đưa ra là đêm đầu lính cũ gác còn lính mới...nghỉ ngơi. Thật ấn tượng với phong cách sống của các anh em đơn vị mới .....
  

  
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2012, 10:53:45 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #77 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 11:45:27 am »

 Từ Dân Quyền - Triệu Sơn - Thanh Hóa. Chị Anhtho chào linhquany và các bác tham gia topic. Bên cạnh chị có bác Tranphu341 mới lái xe chở chị từ sân bay Vinh về ông bà ngoại ở Thanh Hóa. Chị viết tiếp nha:
Những ngày tháng huấn luyện cũng lần lượt trôi qua với bao điều mới mẻ, trình độ hiểu biết về chính trị, xã hội về quân đội được nâng lên với tư duy trong trắng như tờ giấy của một học sinh mới rời ghế nhà trường. Kĩ năng tác chiến và kĩ thuật sử dụng vũ khí cá nhân cũng được rèn luyện thuần thục. Riêng về sức khỏe thì tuyệt vời. Với chế độ dinh dưỡng hợp lý mặc dù cơm độn 70% ngô xay nhưng chúng tôi được ăn no nê cùng với thực phẩm dù khiêm tốn nhưng mỗi tuần cũng được ăn một hai bữa có thịt lợn ba chỉ kho mặn, còn món nhộng tằm kho, măng le xào mỡ thì bữa nào cũng có cộng với chế độ sinh hoạt học hành rất khoa học nên nước da tôi ngăm ngăm rắn rỏi khỏe mạnh do nắng thao trường. Tuy vậy, người ta nói “tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu” mà sức khỏe càng tốt thì càng háu ăn nên đôi lúc nửa buổi ngồi học chính trị ở hội trường tiểu đoàn cũng cảm thấy đói đói. Trong túi còn tiền mẹ cho lúc nhập ngũ cùng với tiền phụ cấp năm đồng hàng thán dồn lại, chúng tôi nẻn ra ngoài bờ rào sát cánh đồng mua thêm cái bánh chưng do dân bản đưa đến bán, nhỏ như cái nắm đấm nhưng bên trong có nguyên một con ngóe xào với hành và tóp mỡ làm nhân. Ăn ngon đáo để. Một lần bản Mường nơi chúng tôi đóng quân vui như hội vì các mẹ và các chị từ quê vào đơn vị thăm. Ôi! nhiều quà bánh, thịt gà xôi chè nhưng cũng nhiều tiếng khóc của thân nhân và của cả đám tân binh chúng tôi vì nhớ cha mẹ mà cảm động quá khi gặp lại, nhưng cũng nhanh chóng lấy lại niềm vui vì không khí đoàn tụ và ngoài quà cáp của thân nhân tới thăm còn có thêm thức ăn của dân bản nấu tặng tân binh trong đó tôi nhớ nhất món (ngóe ôm măng). Đây là một món xào với những con ngóe được lột da làm sạch, ướp gia vị núi rừng và xào với măng cây le xắt thành khúc ngắn, lúc xào gặp nhiệt nóng ngóe chín, chân tay co rút và ôm gọn một khúc măng vào lòng giống trò chơi leo cột, lúc này nhìn đĩa măng xào rất ngộ, mà cho vào miệng thịt xương ngóe giòn rụm cùng khúc măng thấm mỡ vừa thơm vừa ngọt. Không hiểu bây giờ quê “Cựu Bộ Đội Trẻ” còn món bánh chưng nhân ngóe và món ngóe ôm măng này không?
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #78 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 11:53:20 am »

   Chị Anh Thơ cho em gửi lời chào chú Trần Phú và các ông bà, anh chị ở quê  chị nhé !
Món ngóe ôm măng đã thất truyền từ lâu nhưng hôm nay lại được nghe chị kể lại. Bọn em lên vùng cao hãi nhất khi được mời món này ( đồng bào Hmông không làm ngon như đồng bào Mường làm đâu ạ ) và món bã đậu nấu...nòng nọc. Chỉ mong hôm đó mũi ngạt đi làm thêm chút rượu nữa nhắm mắt nhắm mũi nuốt cho đỡ mang tiếng chê và coi thường món ăn đồng bào . Grin
 
 
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #79 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 03:05:59 pm »

hehe biết rồi lại cứ hỏi mãi  Grin mê mai = bà góa ( bà giá - nói theo miền Nam ) . Nghe gọi là bà tưởng già lắm nhưng bà góa K đa số còn rất trẻ do tập quán lấy chồng sớm nên 19 - 20 tuổi chồng đã chết do " cày " quá sức hoặc chết trận , có 1 số chồng theo địch cũng được gọi là mê mai và đối tượng này cũng được chú đội mình quan tâm chăm sóc đặc biệt .

 Nhớ ngày mới GP K đầu năm 1979 đơn vị BY rút về tuyến sau xây dựng căn cứ, thời gian đó được ở gần dân và dân thì mới chạy loạn về nên rất nghèo, hoàn cảnh của họ lúc đó đáng thương lắm, thiếu thốn đủ thứ và tài sản thì chỉ có cái cày cái cuốc, mấy bộ đồ đen rách nát vài vài con gà, nhà nào may mắn có được con bò và cả vùng chỉ thấy 2 con trâu to.

 Đúng lúc đó dịch đau mắt đỏ trong dân K phát triển mạnh, chẳng biết có phải là hậu quả sau chiến tranh hay không nhưng BY để ý thì vùng đất nào sau chiến tranh đều có bệnh đau mắt đỏ tràn qua. Dân K thì không có thuốc chữa, họ hay vào doanh trại đơn vị BY xin thuốc chữa đau mắt hay những thuốc bệnh khác, lính thì lấy đâu ra thuốc chữa bệnh, nhìn những em bé K mắt đỏ ngầu xưng húp kèm nhèm mắt mũi cộng với bẩn thỉu nhếch nhác thì thương lắm, thương thì trong lòng có thương nhưng nói thật là không dám lại gần họ, lý do đơn giản là sợ lây bệnh đau mắt đỏ từ họ, hơn nữa không biết tiếng K nên ít hiểu nhau và hay né tránh họ là vì vậy.

 Vài bác lính KCCM có nhiều kinh nghiệm từ chuyện dân vận với dân K từ thời đầu của cuộc chiến tranh nên dùng lọ penixilin cũ dùng rồi pha thêm nước cất vào, lắc cho thuốc còn sót ở lọ hòa tan với nước cất rồi mang nhỏ mắt cho trẻ em và người bệnh, thế rồi họ cũng khỏi đau mắt và cũng từ đó dân K quen bộ đội VN, họ qua lại thăm hỏi và có bác còn được dân K bê gà vào tận doanh trại cho. Chuyện cũng tưởng đơn giản như vậy nào ngờ gần đây anh em đơn vị cũ gặp nhau, mấy lão cựu KCCM "bóc mẽ" lẫn nhau chuyện xưa, ngoài được ăn thịt gà mấy lão còn được memai K lúc đó mời "thằng em nhỏ" đi ăn cỗ. Chuyện động trời như vậy mà mấy lão lính già ấy kín như bưng cho đến tận bây giờ. Grin

 Những đêm dân K ở gần doanh trại tổ chức múa Lâm thôn là đơn vị bỗng biến mất hút mấy lão lính già, chắc mấy lão ấy bận đi "ăn cỗ", chỉ cần nghe tom chát tiếng đập thùng sắt tây hay can xăng cũ với đống lửa giữa ruộng cạn là biết rồi, nhất là những đám cưới của dân K thì thế nào cũng có đoàn dân K vào đơn vị mời bộ đội đến chung vui, cũng có quà mừng cho đôi bạn trẻ lúc đó, toàn đồ nhặt được trong Amleang KimRy sau khi hạ Pốt thu nhặt về mang tặng họ, chắc người VN mà tặng đồ đó họ sợ mất vía, nhưng dân K thì vui mừng lắm, chắc do thời đó khó khăn về vật chất quá nên không cần biết cái đồ đó từ đâu ra chứ biết là đồ từ mấy xác chết chắc họ chạy mất dép mất. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM