Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 01:00:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình  (Đọc 276422 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #440 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 08:48:56 pm »

vnexpress đã đổi lại tít bài rồi, đúng là để tít mới nghe hay hơn là cái tít " Nước mắt tân binh ngày nhập ngũ ", nghe chán thật
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
anhgold
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #441 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 09:50:55 pm »

 Loanh quanh thì cũng vì tương lai của "bát cơm" hết
Bác nói chuẩn luôn!
Cháu đồng ý là bây giờ vẫn có rất nhiều thanh niên tuổi chúng cháu vẫn tràn đầy nhiệt huyết khi nhắc đến việc đi nghĩa vụ hay đi bảo vệ tổ quốc.. Nhưng bên cạnh đó chắc chắn vẫn còn những người vào bộ đội vì mục đích khác mà tiêu biểu nhất là vì "bát cơm" như bác binhyen1960 nói. Cháu có bằng chứng tử tế nghen! Grin
Thằng bạn cháu đang học Sỹ quan TTG, nghe nó nói chuyện cũng hay, Lính mà! Grin nhưng xem chừng nó khoác màu áo xanh lên mình không hẳn vì muốn cống hiến hay gì gì đó, lúc nào cũng luôn mồm nói với cháu ra trường lương khởi điểm gần 6 triệu, rồi là kiểu gì tớ chả mua được ô tô. Rồi kỳ nghỉ hè vừa rồi về nhà, nó có ông anh chuẩn bị tốt nghiệp trung cấp an ninh ( trước kia là công an nghĩa vụ), chắc là bị ông anh tẩy não, nó xuống nhà cháu chơi, nói chuyện là muốn sau này ra trường chuyển sang nganh công an, chắc cũng mất vài trăm triệu. Chẳng hiểu luôn các bác ạ.
Rồi 1 anh nữa sát nhà cháu luôn, tốt nghiệp sỹ quan phòng hóa, vừa mấy tháng trước viết đơn xin ra quân, về đi nước ngoài các bác ạ.
Tất nhiên 2 trường hợp cháu kể ra chỉ là những "con sâu" thôi nhưng giá như những người lính áo xanh đã, đang và sẽ luôn chắc tay súng, luôn cống hiến cho đất nước và đi đến cuối con đường mình đã chọn thì chắc sẽ tốt hơn, cho đất nước và cho cả bản thân họ nữa.
Nói thì như vậy nhưng cuộc sống cháu nghĩ là không đơn giản chút nào, có những khi hoàn cảnh lại làm cho con người thay đổi. Nhưng cháu mong những người lính áo xanh mà cháu yêu quý luôn giữ được ý nghĩa cao cả của màu áo, của con đường mình đã chọn
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2012, 10:07:36 pm gửi bởi anhgold » Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #442 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 08:27:07 am »

 ... Mình nghĩ, đành rằng quân đội chính quy, hiện đại đòi hỏi trình độ học vấn cao để làm chủ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nhưng nghĩ đến những trường hợp như đứa con bạn mình, mình thật tiếc nếu quân đội không có những SQ như vậy!  

 Tớ thì ngược lại. Chả tin. Grin

 Hôm nay, khi mà vào QD để trở thành một SQ chuyên nghiệp thì sẽ chắc phân, lương lĩnh đủ theo hệ số cao hơn những ngành nghề khác ít nhất vài chục %, sau này lương hưu trí cũng cao hơn ngất ngưởng những ông ngành nghề khác ngang chức ngang quyền.

 Vậy thì thằng nào chả thích vào những trường lớp do QD đào tạo và nay mai ra làm việc thì chẳng phải lo thất nghiệp? Vậy thì động cơ hôm nay để trở thành SQQD chuyên nghiệp sẽ là gì? Yêu nước hả? Tớ chả tin cái loại yêu nước trong thời bình kiểu này. Nếu năm xưa khi còn chiến tranh mà ai đó thể hiện được tinh thần này thì chả cần soi xét gì là tớ tin ngay, nhưng giờ thì lại là chuyện khác, không còn là trách nhiệm và tinh thần yêu nước nữa mà là vì ổn định "bát cơm" của họ nhiều hơn. Năm xưa có vô khối những lá đơn xin tình nguyện nhập ngũ được viết bằng máu, chuyện đó không ai phủ nhận vì nó là sự thật, song cũng có vô khối người thì chỉ muốn nhanh nhanh chóng chóng hết thời gian hoặc hết chiến tranh để còn đi về, con số này phải nói là nhiều đến 90% có dư, trong số này cũng chẳng phải là những người không có tài để phục vụ QD lâu dài nên phải về, mỗi lúc quân hàm phong lên đến thượng sỹ là họ co rúm người lại như điện giật vì sợ, cố thêm tý nữa "vượt xà" là chết khiếp đi rồi. Sẽ là "đại họa" nếu bị cử đi học SQLQ1 2 lúc đó, kể cả văn hóa còn thấp thì cho về học văn hóa tiếp, cho phép tạm thời xa lánh chiến trường, dụ dỗ cho về phép thăm nhà ...vv, miễn đồng ý đi học và trở thành SQ. Vậy mà nhiều ông còn chạy tụt cả dép, quên cài cả khuy quần. Vì sao vậy? Vì họ muốn đi về, muốn làm xong trách nhiệm thì về chứ bản thân họ chẳng ham hố gì mặc dù họ từng là những chiến binh quá dày kinh nghiệm trận mạc.

 Cứ thử thực tế các SQQD bây giờ lương thấp như xưa, nuôi chính mình chẳng xong, cực khổ và chiến đấu hy sinh như xưa thử xem có mấy thằng dám bước chân vào cổng trường của QD cho biết. Grin

 Loanh quanh thì cũng vì tương lai của "bát cơm" hết. Grin

Thưa bác, dù tin hay không tin, quân đội vẫn đang "tồn tại" và dù xuất phát từ lý do gì đi nữa thì những SQ đó vẫn đang phục vụ quân đội  Wink.

Bây giờ em mới thưa với bác từng mục nhé:  Grin

- Thứ nhất: Mỗi người mỗi ước mơ, mỗi con đường riêng biệt để vào đời. Ngay thời anh em mình, cho dù có tình nguyện hay không tình nguyện nhập ngũ chúng ta vẫn phải đi, như vậy chữ tình nguyện không thể gắn với việc "tôi sẽ phục vụ quân đội lâu dài (em không nói suốt đời, mà chỉ lâu dài thôi nhé) ", như trường hợp của em: em tình nguyện, nhưng tổng động viên, đất nước có ngoại xâm, gác bút, xếp sách em tình nguyện đi trước tuổi, nhưng mơ ước của em không phải là con đường binh nghiệp, nhưng bạn bè em lại có những đứa vẫn còn đang tại ngũ cho đến tận hôm nay, mà ngày đó làm gì có khái niệm lương thấp hay lương cao, cứ từ từ mà bước theo chiều dài cống hiến, đâu có 1 phát lên trời như bây giờ.

- Thứ hai: Em đồng ý với bác chuyện cơm áo gạo tiền sẽ luôn chi phối các quyết định, cho dù phải đi ngược lại mơ ước của chính họ. Nhiều khi cứ cơm áo, cơm áo ... suốt ngày làm con người ta có cảm tưởng chẳng thể quan tâm đến chuyện gì khác ngoài mấy chữ đó, nhưng trong sâu thẳm cõi lòng của bác luôn có mấy chữ đại loại: quê hương, đất nước... đó là tình yêu đất nước phải không bác? Mặt khác, nói hơi "hồng" hơi sâu xa hơn một tí và : mỗi người làm tốt phần việc của mình thì cũng là yêu nước rồi mà  Grin bác tự nuôi được gia đình bác ( hay lo được bát cơm cho gia đình bác  Grin) không để nó tăng thêm gánh nặng cho đất nước ... cũng đã là yêu nước rồi  Grin, nên ngoại trừ những kẻ chống đối chế độ này, không muốn nó tồn tại, không muốn nó phát triển, thì anh em mình cũng đang "yêu nước" (cho dù em đang thất nghiệp) đấy ạ  Grin... Và nói "rủi": nếu chiến tranh xảy ra, thế hệ trẻ sẽ không tệ hơn anh em mình về lòng yêu nước đâu bác.

- Thứ ba: Bây giờ đến hệ thống chế độ ưu đãi trong quân đội. Chẳng ai mong muốn SQQD lại không thể nuôi sống gia đình mình, nhưng điều đó đang là thực tế, mặc dù đã có cải tiến rất nhiều, nhưng đời sống của SQQD em nghĩ chưa theo kịp xã hội (bác có thể sất ra cả đống những bài viết trên mạng về đời sống của gia đình SQQD) (Bác đừng kể với em gia đình những ông tướng đang sống ra sao nha, hoặc SQ TP này, TP nọ đang được cấp đất, cấp nhà nha  Grin) , chưa kể quân đội là một nghành nghề nặng nhọc, nguy hiểm, nên nếu lương bổng, chế độ có cao thì cũng là điều bình thường ( và hợp với thông lệ quốc tế  Grin).

Bởi vậy theo thiển nghĩ của em: thật trân trọng những thanh niên ngày này chọn môi trường quân đội để phục vụ như một nghề nghiệp trước những thua thiệt so với mặt bằng chung của xã hội.  Wink        
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #443 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 08:27:42 am »

   Nếu thế thì...nguy hiểm quá. Phục vụ trong lực lượng vũ trang mà phải " chạy " thì có xảy ra chiến tranh có ai mất tiền xin vào chỗ chết không các bác nhỉ !

   Đúng là bây giờ vào sĩ quan cũng là một nghề có thu nhập cao so với thu nhập bình quân cho nên nhiều người muốn vào, xét về mục đích thì đúng như bác Bình yên nói, kể cả ra Trường Sa hay lên biên giới ( chế độ biên giới mà ở chỗ như hôm em với bác Thắng đi thì em nếu được cũng " chạy " làm lính biên giới luôn ). Gạch cong cũng được, sau đó tìm cách uốn cho thẳng !

   Có điều nếu thời bình suốt thì không sao, nhưng nổ ra chiến tranh chắc chắn sẽ thành lính chiến. Sẽ ôm súng bảo vệ Tổ Quốc như các thời cha anh, chẳng lẽ chạy sao các bác !

   Đi lính thường bây giờ tuyển chọn cũng kỹ lắm đấy các bác nhé. Vùng sâu vùng xa không nói nhưng ở thành phố, thị xã thì trình độ đa số phải hết cấp III. Em thấy khối ông làm đơn tình nguyện nhưng có đựơc đâu !

   Thôi. Em mong đừng có gì xảy ra để thử nghiệm lòng yêu nước. Cứ thế cũng được . Nghĩ mà thương một số đồng đội ngày xưa....
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #444 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 10:28:29 am »

Một chút âm nhạc  Grin, Bài "Lá Cờ" (chứ không phải anh yêu em, tình sầu, tình cô đơn...) do Tạ Quang Thắng một nhạc sĩ rất trẻ sáng tác và tâm đắc  Grin

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=wdS8xy3a65k" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=wdS8xy3a65k</a>

Thật tình cờ là sáng nay trong chương trình "đối thoại trẻ" trên VTV1 lại bàn về vấn đề "lòng yêu nước của thế hệ trẻ", kết thúc chương trình BLV đã "thay mặt" thế hệ trẻ chốt hạ 1 câu gửi đến cha anh đại ý: thế hệ trẻ cũng yêu nước không kém thế hệ cha anh họ ... Thật mừng, thật mừng các bác nhểy  Grin   
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2012, 10:46:51 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #445 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 12:13:34 pm »

Xin chào các bác, rất mừng là ngoài một số bác lính chiến già tham gia topic, còn phần lớn là các em lính trẻ "lính thời bình" kể chuyện nhập ngũ thời bình rất hấp dẫn nhưng nếu căn cứ những tấm hình minh họa bữa ăn thường và ngày lễ do bác Thanh63 đưa lên thì tôi vẫn thấy ngỡ ngàng như chuyện cổ tích thời @. Nhưng dù sao cũng thật là mừng vì kinh tế xã hội thực sự khởi sắc phát triển bền vững và đời sống tiêu dùng cũng thật khả quan. Vetran tôi nghĩ, mỗi thời mỗi khác, thời nào cũng có nét đặc thù riêng. Tôi thì cứ "hoài cổ" nên xin kể câu chuyện cuối cùng của mình làm "lính thời bình năm 1977" (tương đối thôi vì bọn Pốt quay đầu ngay từ cuối năm 1975):Trong khuôn viên của bếp và nhà ăn của trạm xá trung đoàn 26 thiết giáp QK7 có những cây lưu niên to đùng, toàn thân cây đầy gai sần sùi, trái cây không có hình dáng nhất định, nhưng đặc biêt là đêm hè nó cứ nổ đôm đốm, rồi âm thanh rào rào như có người hắt cả sảo đá cuội vào mái tôn (sau này các anh lính già nói đó là cây bã đậu, tôi mới biết). ngủ một mình trong đêm ở khu vực cách biệt khu nhà lầu làm phòng điều trị. Thời gian đầu cũng sợ ma, nhưng mọi chuyện cũng dần qua khi  xuất hiện những món quà bánh đặc trưng  miền Nam như bánh ướt, mì Paté, bánh cam trên bàn lúc tôi ra khỏi phòng ngủ lúc sáng sớm lui cui dưới bếp nấu ăn cho thương bệnh binh, theo dõi hoài không phát hiện ra (địch). Một hôm chắc chờ đợi sự “ phản ứng” từ phía tôi chậm quá nên Nàng ra mặt bằng một hòn đá nhỏ, chọi đúng cái nồi quân dụng đầy nước và đồ bát đĩa tô thìa thương BB mới ăn khi tôi cắm cúi rửa. Vừa bị ướt, vừa giật mình, tôi đứng dổ lên tính chửi đứa khốn nạn nào chơi đểu. Ngẩng mặt xéo lên phía bên kia đường lô K, trên lầu một, sau giàn hoa Lý, một khuôn mặt hồng hào với cặp mắt sáng và nụ cười khó tả của một cô em. Tôi chết trân như Từ Hải để tối hôm ấy tiếp “em” trong phòng và được biết: em là em gái vợ thượng úy Đằng công tác ở Z751, nhà số 6K đối diện với bếp trạm xá, năm nay 22 tuổi (tôi 18). Nửa tháng nay, nhà từ Chợ Cầu - Hóc Môn, nàng đến coi nhà cho anh chị và hai cháu gái đi nghỉ mát. Và Nàng cố tình trêu chọc tôi với cảm nhận xa xa cách 35m một chàng trai lính 'nhọ đít' dễ thương. Lúc này tim tôi cũng rộn ràng như đõ ong, con chui vào con bay ra, tôi chú ý khuôn mặt “chị” đầy đặn phúc hậu, hơi ngăm nhưng rạng ngời sức sống tươi trẻ. Rồi… Tôi xin không kể nữa… Vì đời trai của tôi kết thúc sau mấy lần gặp "chị" tiếp theo. Nửa tháng sau, gia đình người anh trở về sau kì nghỉ, chia tay để Nàng trở về nhà cha mẹ ở chợ Cầu (giờ thuộc quận 12, tôi chỉ biết Nàng thứ 4 mà quên không hỏi tên. Cuộc đời vô tư lự của người lính trẻ tiếp tục trôi đi trong quên lãng để những sự cố mới xuất hiện. Ngày ấy, mỗi chiều ngoài các anh y tá y sĩ gồm: anh Trí dân Nùng Cao bằng, anh Bát dân Hà Bắc, anh Sửu Tày Sín Mần, anh Sâm Thanh Hóa, anh Vụ Hải Hưng xuống sân đánh bóng chuyền vòng tròn. Còn đặc biệt có hai chị em ruột là Mai và Lệ ( cỡ tuổi tôi lúc ấy gần 18) con bác Hòa đại úy ở số nhà 4Bis gần cổng cư xá hay vào chơi chung. Đối với tôi, ba cái vụ bóng banh này chẳng hấp dẫn gì, đôi lúc đứng trong hè xem thì cứ bị bóng bay vào vai vào đầu vô cớ, kèm theo chuỗi cười khoái chí của hai cô gái. Chủ động trốn trong phòng ngủ, thì Mai cứ xông thẳng vào lôi tôi ra sân bắt chơi. Ờ chơi thì chơi, nhưng rất ngượng ngập. Lệ thì kín đáo, kiệm lời, chuyền bong từ tốn. Trong khi Mai nói cười huyên thuyên rồi cứ chủ bụng chuyền về phía tôi,  và đập liên tục làm tôi  không đỡ được nên tôi tức tối không thèm tham gia cái vụ chơi vớ vẩn này nữa. Ai ngờ đó là thông điệp "cảm tình" nàng báo cho tôi mà cái đầu "bò đội nón" của tôi không cảm được.  Rồi diễn biến tình cảm đẩy sâu hơn khi buổi chiều nọ, nàng cầm tới một cặp vợt và hàng nửa tá quả cầu long mới ton, rủ tôi chơi, mà thứ này hồi ấy mấy nhà giàu mới chơi, chứ đừng nói lính, chỉ có mơ, nhưng tôi chơi cái vụ này rất hợp và khá ăn ý với Mai. Đỉnh điểm là một chiều thứ bảy. Nàng đến bếp hẹn tối nay ra khu ngã năm Chuồng chó xem hội chợ. Trời ơi! Tim tôi loạn nhịp đến mức tự cảm thấy được lồng ngực bị chấn động như thế nào. Ừ đi thì đi, loanh quanh hết buổi tối cuối tuần dọc các gian hàng, xem mà chẳng mua gì, cộng với cái nín thinh như hến ngậm của tôi, chắc nàng cũng chán, rủ về. Tưởng vậy là xong, nhưng ai ngờ buổi đi chơi đó lại là xuất phát điểm hình thành một xung đột giữa hai chị em nàng vì chuyện đi chơi mảnh và có ý định chiếm hữu riêng “anh nuôi bệnh xá”. Sáng thứ 7 tuần sau, nàng nói :Bố em bảo, tối anh lại nhà chơi, bố em nói chuyện… Trời ơi cái gì nữa đây? Tối, quân phục đóng thùng, quân hàm hạ sĩ mới phong rất chững chạc, chàng lính nuôi quân mười tám tuổi đời tôi ngồi trước ông đại úy khá già là dân Tiền Giang tập kết với vợ chú, người Hà Tây. Mặc dù tôi cảnh giác và cũng theo thói quen như những lần tước rủ thêm hạ sĩ Trọng đi theo nhưng vẫn run. Ông nói nhiều lắm, nhưng tai tôi ù đặc, sau hơn tiếng đồng hồ ra về tôi chỉ láng máng nhớ nội dung đầu tiên Ông “tâm sự” là một bài chính trị về công tác dân vận, chú trọng điều 9 trong mười thề danh dự, và cái quan trọng là Mai Lệ còn nhỏ, cô chú mới đưa các em từ miền Bắc vào đây sống trong điều kiện xã hội mới mẻ này, có nhiều bất trắc, cháu là quân nhân, vững vàng rồi, thỉnh thoảng khuyên bảo Mai Lệ  để các em chí thú tập trung vào học tập. Tất nhiên là tôi dạ ran trời mong kết thúc buổi “tâm sự” với đại úy (sau này tôi mới biết ông làm cán bộ tuyên huấn của Lục Quân công xưởng - Z751. Từ đó mỗi lần ra khỏi đơn vị, tôi đi theo lô K ra cổng ở đường Nguyễn Oanh – Gò Vấp chứ không them đi theo đường chính lô A nhằm tránh mặt Mai, Lệ. Nhưng Mai có buông tha tôi đâu khi thỉnh thoảng nàng lại tới phòng tôi với đủ lý do… may mắn cuối năm đó (1977) trạm xá trung đoàn 26 thiết giáp quân khu 7 chuyển cứ theo trung đoàn bộ về Suối Máu - Tân Hiệp - Biên hòa. Tôi cố tình không báo nhưng lúc xe hậu cần là xe cuối cùng chuyển bánh qua góc cua lô A và C ra cổng cư xá Lam Sơn thì tôi thấy Mai Lệ đứng dưới tàn cây trứng cá nước mắt lưng tròng, Mai thì vẫy tay, Lệ núp sau lưng Mai. Lúc ấy, miệng tôi bô lô ba la cho qua chuyện nhưng trong lòng thật sự xốn xang chùng xuống. Rồi cuộc chiến Tây Nam nổ ra, tôi cuốn hút theo dòng chảy của chiến sự rồi đi Kampuchea mà không có dịp quay lại cái cư xá Lam Sơn với bao kỷ niệm thời lính trẻ.(Nếu đọc được những dòng này mong hai chị em Mai, Lệ thông cảm cho một chàng trai ngu ngơ như “ bò đội nón” ngày ấy nhá, chắc hai bạn cũng đang ở tuổi “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh” cả rồi.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2012, 01:45:16 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #446 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 04:27:24 pm »

   Chán cho bác Vệ quá, vớ phải em thì cụ nhà nói gì cũng...mặc kệ. cụ nào chẳng giống..cụ nào. Nếu khoảng 18,20 thì em nó còn nhỏ. Nếu 25,30 mà xem, chẳng giục bác kêu ông bà bên nhà vô nói chuyện gấp chứ lị  Grin

  Em sau bao năm sau khi đi lính về, do hoàn cảnh phải vô Nam, ra Bắc bốc đất, lật cỏ ( nói như bác Baoleo. hi hi ) kiếm cái đổ vào mồm nên tự dưng...quên mất chuyện lập gia đình. Bị anh em cơ quan và bạn bè chửi dữ quá . Mà họ nói đểu lắm cơ : Mang tiếng cũng là đàn ông, bố mẹ sinh ra như bao người, con người ta thì vợ con đàng hoàng, còn mày chỉ để...tưới cây ( xin lỗi các bác nhé  Grin ) thế là em quyết ôn lại văn võ tìm đường cứu nước, à quên..cứu cảnh mình khỏi bị trêu là tưới cây.

   Nói chung cũng gian nan vất vả lắm. Không hiểu sao toàn gặp đối thủ xương xẩu, khó gặm kinh lên được í. Bao lần em gặp mẹ đẻ ( thất bại ) thì mới lên cơ đồ, nhưng cũng xém hỏng. Hôm đó đưa một em đồng nghiệp về chơi, ông già mời cơm. Hai bác cháu làm hết một chai rượu ngâm rễ cây mật gấu một cách lặng lẽ. Tối khuya ngủ lại, nằm mới ông già kể chuyện biết ngày xưa ông là bộ đội đặc công chống Mỹ, cứ thế tám với ông đến...ba giờ sáng ( nói thêm là em đi đến nhà nào các ông bà già đều thích, chỉ mỗi con gái họ...không thích ).

   Sáng hôm sau dậy thấy mặt em nó hầm hầm, linh cảm chuyện chẳng lành. Chưa kịp hỏi em xổ một tràng ngang RPD : Anh vô duyên thật đấy, cả ...bố em nữa. Nhà thì ở trên cao, đêm nói vọng xung quanh, thế mà anh với bố em cứ nói chuyện...súng đến gần sáng em cũng chịu. Hàng xóm họ cười cho. May mà cũng thông cảm cho thằng.. hấp vẫn ngon hơn luộc nên cuối cùng chuyện cũng vào dĩ vãng. Ông già chỉ gật gù " thằng này...chơi được "  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #447 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 04:34:35 pm »

  ...
   Sáng hôm sau dậy thấy mặt em nó hầm hầm, linh cảm chuyện chẳng lành. Chưa kịp hỏi em xổ một tràng ngang RPD : Anh vô duyên thật đấy, cả ...bố em nữa. Nhà thì ở trên cao, đêm nói vọng xung quanh, thế mà anh với bố em cứ nói chuyện...súng đến gần sáng em cũng chịu. Hàng xóm họ cười cho. May mà cũng thông cảm cho thằng.. hấp vẫn ngon hơn luộc nên cuối cùng chuyện cũng vào dĩ vãng. Ông già chỉ gật gù " thằng này...chơi được "  Grin

Đọc phần trên, nghe linhquany tức vì bạn bè bảo dùng để tưới cây, đọc xuống đoạn này thì thấy bạn bè linhquany nói ..... đúng thật  Grin, Ai đời súng để "bắn" mà không "bắn" lại giới thiệu nó dùng để "bắn" thì ... hấp thật  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #448 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 05:30:23 pm »

 Hì ...hì .. Có vẻ thanhh63 đặt nhiều niềm tin quá. Grin

 BY anh không đánh giá tất cả ai cũng ... thế nhưng để như ... thế thì không phải ai cũng ... thế. Grin

 Nói, chỉ là một chuyện và làm lại là chuyện hoàn toàn khác, không thể chỉ nhìn ở một góc nhỏ của vấn đề rồi đánh giá "tích cực" rồi đặt trọn niềm tin quá, đôi khi dẫn đến "hụt hẫng" lớn. Kinh nghiệm nhãn tiền nhé. Grin

 Liên bang Xô Viết đã đặt trọn niềm tin ở một con người được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ XHCN không hề biết đến chiến tranh, được ăn, dạy và tiếp thu tất cả những gì tốt đẹp nhất, ai cũng hy vọng một luồng gió mới cho một chế độ sẽ không có giằng buộc của thói công thần, tham quyền cố vị từ những bậc lão thành, về nguyên tắc thì những người đó sẽ là những chiến binh giữ chặt thành trì của Cách mạng Xô Viết ... vv và ...vv. Ngược lại, chính ông ta lại là người phá chế độ XHCN ở LB Xô Viết nhanh nhất. Thực tế cả Thế giới thấy. Grin

 Kinh nghiệm từ cuộc sống xã hội. Nhà càng giàu, bố mẹ có càng nhiều tiền thì ... con cái càng biết cách đốt tiền nhanh nhất. Nếu chỉ nghe con nó nói mà giao hết tài sản cho nó quản lý thì ... có ngày ra đê mà ở. Thực tế nhiều gia đình từng gặp hoàn cảnh dở khóc dở cười này. Grin

 Nói tóm lại: Chỉ là sáng tác một bài hát để rồi nói lên rằng: "Hãy giao tài sản cho con". Thì cũng ... Lạy con luôn, bố chưa muốn ra cánh đồng. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #449 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 11:32:36 pm »


Đọc phần trên, nghe linhquany tức vì bạn bè bảo dùng để tưới cây, đọc xuống đoạn này thì thấy bạn bè linhquany nói ..... đúng thật  Grin, Ai đời súng để "bắn" mà không "bắn" lại giới thiệu nó dùng để "bắn" thì ... hấp thật  Grin

   Thế thì em kể chuyện này cho bác Thanh nghe nhé . Gần nhà em có một chú đi bộ đội chống Mỹ về, bạn bố em, chú này có nhiều huân huy chương lắm. Làm kinh tế cũng được, mỗi tội ...không chịu lấy vợ. Sở thích của chú ấy là rảnh rỗi ngồi đánh cờ tướng với mấy ông già trong xóm và xem phim liên xô. có một lần ông già hay đánh cờ với chú sang nhà em nói chuyện với bố em " thôi chết, dạo này thằng T hay đánh thắng tao lắm mày ạ. Nguy quá " bố em ngạc nhiên hỏi sao lại nguy thì ông cụ nói " nó còn trẻ mà cứ trầm ngâm, đánh cờ thắng cả cụ già, không thèm đi tán gái khéo...hấp rồi mày ạ !".

   Thế là kế hoạch được cả xóm vạch ra là quyết tâm làm mối cho chú ấy cô vợ. Tiện thể trường học của mẹ em có một cô giáo mới chuyển từ vùng cao về, cũng tầm trên 30, thời đó là treo cành cây rồi, cô ấy cũng nhanh nhẹn, sáng sủa ( em còn nhỏ chỉ nghe người lớn bàn vậy ). Mẹ em cũng tâm sự với cô kia và nói với cô nên thông cảm cho chú ấy. thôi thì trâu chẳng chịu đi tìm cọc thì cọc chịu khó tìm trâu vậy. Phương án vạch ra là tối hôm đó cô kia vào nhà em chơi, xong rồi ra quán nước gần nhà cho hai người nói chuyện, mọi người lừa dần đi hết để họ còn tâm sự. Phải nói mọi việc diễn ra cực kỳ tốt đẹp, chú kia cũng thấy có vẻ...bắt điện. Hai người vui vẻ nhận lời trông quán hộ cho chủ quán đi lấy hàng...đến sáng mới về .

   Sáng hôm sau mẹ em đến trường nói chuyện với cô giáo nọ, về kể làm mọi người đau hết cả bụng. cô ấy nói " Chán lắn chị ạ ! anh ấy cả đêm chỉ nói mỗi chuyện...phim chiến đấu Liên xô thôi "  Grin

   
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM