Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:13:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến - Tập 1 (1945-1954)  (Đọc 113084 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #140 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:24:02 pm »

THƯ VÀO NAM(1)

Gửi đồng bào thân mến Nam Bộ,

 Nhân dịp phái đoàn của chính phủ vào Nam, tôi gửi lời thân ái hỏi thăm toàn thể đồng bào.

Đã hơn 3 năm, đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ đã và đang anh dũng kháng chiến để giữ vững nền độc lập, thống nhất và dân chủ mà Cách mạng Tháng Tám đã đưa lại cho nước nhà.

Chính phủ luôn luôn nghĩ đến đồng bào. Và mặc dầu giao thông khó khăn, Chính phủ luôn luôn kiếm cách để liên lạc mật thiết với đồng bào.

Nhờ sự đoàn kết và chí hi sinh của quân và dân toàn quốc, ta đã làm cho Pháp thất bại một lần lớn về quân sự, chính trị và kinh tế. Mặc dầu lực lượng to tát về quân sự và thủ đoạn gian hiểm về chính trị của giặc Pháp, ngày nay chúng đã phải công nhận thất bại trong kế hoạch đặt ách nô lệ lên dân tộc ta.

Nhưng tôi thường hay nhắc lại với đồng bào và chiến sĩ: ta càng gần đến thắng lợi thì càng gặp nhiều bước gay go hơn, vì trước khi hoàn toàn thất bại, thực dân sẽ tập trung lực lượng của chúng để thi hành chính sách càn quét và khủng bố.

Vì thế đồng bào và chiến sĩ phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần cũng như vật chất để đối phó mọi sự khó khăn trước ngày thắng lợi.

Chúng ta đã đoàn kết, chúng ta phải đoàn kết hơn nữa, chúng ta đã hi sinh, phải kiên quyết hi sinh hơn nữa.

Trong mùa Thi đua ái quốc đang sôi nổi khắp cả nước, tôi mong rằng đồng bào Nam Bộ sẽ hăng hái tham gia, về quân sự cũng như về chủ trương, kinh tế, văn hóa, v.v.

Các cụ phụ lão, các thân hòa thân sĩ, các anh chị em trí thức thì hô hào và làm kiểu mẫu. Các tầng lớp đồng bào khác thì sốt sắng xung phong. Như thế Nam Bộ sẽ cùng đồng bào toàn quốc thực hiện được chương trình:

Diệt giặc đói,
Diệt giặc dốt,
Diệt giặc ngoại xâm.


Như thế, thì kháng chiến sẽ mau thắng lợi, thống nhất và độc lập sẽ mau thành công, Nam, Trung, Bắc sẽ mau cùng nhau sum họp muôn đời.

                                                                                                                 
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 15 tháng 9 năm 1948
Hồ Chí Minh


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 200, t.5, tr.495-496.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #141 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:25:52 pm »

HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ
HIỆP ĐÌNH ĐÌNH CHỈ CHIẾN SỰ Ở VIỆT NAM

I - GIỚI TUYẾN QUÂN SỰ TẠM THỜI VÀ KHU PHI QUÂN SỰ

Điều 1: Một giới tuyến quân sự tạm thời sẽ quy định rõ về lực lượng của hai bên, sau khi rút lui sẽ tập hợp bên này và bên kia giới tuyến ấy: lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía bắc giới tuyến, lực lượng Quân đội Liên hiệp ở phía nam giới tuyến.

Giới tuyến quân sự tạm thời quy định như trong bản đồ kèm theo (kèm theo bản đồ số 1).

Hai bên đồng ý có một khu phi quân sự hai bên giới tuyến, mỗi bên rộng nhất là 5 cây số kể từ giới tuyến trở đi, khu phi quân sự này dùng để làm khu đệm và để tránh những việc xung đột có thể làm cho chiến sự xảy trở lại.

Điều 2: Thời gian cần thiết để thực hiện việc di chuyển hoan toàn các lực lượng của hai bên về vùng tập kết của họ ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời không được quá ba trăm (300) ngày, kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực.

Điều 3: Khi giới tuyến quân sự tạm thời trùng với dòng sông, thì thuyền bè của dân đều có thể đi lại trên những khúc sông nào mà mỗi bờ sông do mỗi bên kiểm soát. Ban liên hiệp sẽ quy định thể lệ đi lại trên những khúc sông ấy. Các tàu buôn và các loại thuyền bè khác của dân ở mỗi bên đều có quyền cập bến trong khu vực bên mình kiểm soát mà không bị hạn chế gì.

Đều 4: Giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai vùng tập hợp kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển.

Lực lượng Liên hiệp Pháp sẽ rút khỏi tất cả các hải đảo ven bờ biển thuộc phía bắc giới tuyến ấy, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ rút khỏi tất cả các hải đảo thuộc phía Nam.

Điều 5: Để tránh những sự xung đột có thể gây lại chiến sự, tất cả lực lượng, vật liệu và dụng cụ quân sự đều phải đưa ra khỏi khu phi quân sự trong thời gian hai mươi lăm (25) ngày kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực.

Điều 6: Bất cứ người nào, hoặc quân nhân, hoặc dân thường, đều không được vượt qua giới tuyến quân sự tạm thời, nếu không được phép rõ ràng của Ban liên hợp.

Điều 7: Bất cứ người nào, hoặc quân nhân, hoặc dân thường, đều không được vào trong khu phi quân sự, trừ những người có trách nhiệm về hành chính dân sự và về tổ chức cứu tế và những người được phép rõ ràng của Ban liên hợp.

Điều 8: Việc hành chính và tổ chức cứu tế ở trong khu phi quân sự, mỗi bên giới tuyến quân sự tạm thời thuộc vùng của bên nào thì do Tổng tư lệnh bên ấy phụ trách. Số người, quân nhân và người thường của mỗi bên được phép vào trong khu phi quân sự để đảm bảo việc hành chính và việc tổ chức cứu tế đều do Tư lệnh của mỗi bên ấn định, nhưng bất kì lúc nào cũng không được quá số người mà ban quân sự Trung Giã hay Ban liên hợp sẽ quy định. Ban liên hợp sẽ ấn định số nhân viên cảnh sát ấy. Không ai được mang vũ khí nếu không được phép rõ ràng của Ban liên hợp.

Điều 9: Không có một khoản nào trong chương trình này có thể hiểu theo ý nghĩa làm mất quyền hoàn toàn tự do ra vào hay đi lại trong khu phi quân sự của Ban liên hợp, của những Toán liên hợp, của Ban quốc tế thành lập như quy định dưới đây, của những đội kiểm tra, cùng tất cả những người khác và vật liệu, dụng cụ đã được phép rõ ràng của Ban liên hợp cho vào khu phi quân sự, Khi cần đi lại từ một điểm này đến một điểm kia trong khu phi quân sự, thì được phép dùng những con đường thủy hay đường bộ nối hai điểm ấy đi ngang qua vùng đặt dưới quyền kiểm soát quân sự của bất cứ một bên nào.

II - NGUYÊN TẮC VÀ CÁCH THỨC THI HÀNH HIỆP ĐỊNH NÀY

Điều 10: Các tư lệnh quân đội đôi bên, một bên là Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, một bên là Tổng tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương sẽ ra lệnh hoàn toàn đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cho tất cả các lực lượng vũ trang đặt dưới quyền của họ, kể tất cả các đơn vị và nhân viên lục, hải, không quân và bảo đảm thực hiện đình chỉ chiến sự đó.

Điều 11: Theo nguyên tắc ngừng bắn đồng thời khắp toàn cõi Đông Dương, sự đình chỉ chiến sự phải đồng thời trên toàn cõi Việt Nam, tại tất cả các chiến trường và cho tất cả mọi lực lượng của hai bên.

Tính theo thời gian thực sự cần thiết để chuyển lệnh ngừng bắn tới những cấp thấp nhất của lực lượng chiến đấu đôi bên, hai bên đồng ý sẽ thực hiện ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời, theo từng khoảng lãnh thổ, trong những điều kiện sau đây:

- Ở Bắc Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày hai mươi bảy (27) tháng 7 (7) năm 1954.

- Ở Nam Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày mười một (11) tháng tám (8) năm 1954.

Giờ địa phương nói trong điều này là giờ kinh tuyến Bắc Kinh.

Kể từ khi thực hiện ngừng bắn thực sự ở Bắc Bộ Việt Nam, mỗi bên cam đoan không mở những cuộc tấn công lớn trên toàn thể chiến trường Đông Dương, không huy động lực lượng không quân ở căn cứ miền Bắc Bộ Việt Nam ra ngoài địa hạt Bắc Bộ Việt Nam. Hai bên cam đoan gửi cho nhau để biết những kế hoạch chuyển quân của mình từ những vùng tập hợp này sang vùng tập hợp khác, trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực.

Điều 12: Tất cả những hành động và vận chuyển trong việc thi hành đình chỉ chiến sự và việc thực hiện cách tập hợp phải tiến hành trong trật tự và an toàn.

a/ Trong thời gian một số ngày sau khi thực hiện ngừng bắn thực sự do ban quân sự Trung Giã định, một bên có trách nhiệm cất dọn và làm mất hiệu lực những địa lôi và thủy lôi (kể cả sông và biển), những cảm bẫy, những chất nổ và tất cả những nguy hiểm khác mà bên ấy đã đặt trước. Trong trường hợp không kịp cất dọn và làm mất hiệu lực các loại nói trên, thì phải đặt những dấu hiệu rõ rệt. Tất cả những nơi phá hoại, những nơi có địa lôi, những lưới dây thép gai và những chướng ngại khác cho sự đi lại tự do của nhân dân. Ban liên hợp và các Toán liên hợp mà người ta tìm ra sau khi bộ đội đã rút đi, thì Tư lệnh các lực lượng của hai bên phải báo cáo cho Ban liên hợp biết.

b/ Trong thời kì kể từ khi ngừng bắn cho đến khi tập hợp xong quân đội ở hai bên giới tuyến:

1. Ở những khu định giao cho bộ đội ở một bên tạm đóng thì bộ đội của bên kia đã út ra ngoài những khu đó.

2. Trong khi lực lượng của một bên rút theo đường giao thông (đường đất, đường xe lửa, đường sông hay đường biển) đi ngang qua địa hạt của bên kia (theo Điều 24) thì lực lượng của bên kia phải tạm thời lui xa hai bên đường giao thông mỗi bên 3 cây số, nhưng tránh làm trở ngại cho sự đi lại của thường dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #142 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:28:56 pm »

Điều 13: Trong thời kì kể từ ngày ngừng bắn đến khi chuyển quân xong từ vùng này sang vùng kia, các phi cơ thường và phi cơ vận tải quân sự phải bay theo hành lang nhất định nối tiếp các khu đóng quân tạm thời của Quân đội Liên hiệp Pháp ở phía bắc giới tuyến với biên giới Lào và vùng tập danh cho quân đội Liên hiệp Pháp.

Những hành lang trên không, bề rộng của các hành lang ấy, hành trình an toàn mà các phi cơ quân sự một động cơ phải theo trong việc chuyển về phía nam, và những thể thức tìm kiếm và cứu nạn sẽ do ban quân sự Trung Giã ấn định tại chỗ.

Điều 14: Những biện pháp chính trị và hành chính trong hai vùng tập hợp, ở hai bên giới tuyên quân sự tạm thời:

a/ Trong khi đợt tổng tuyển cử để thực hiện thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản trị hành chính ở vùng ấy.

b/ Một địa hạt thuộc quyền của bên này sắp chuyển giao cho bên kia theo kế hoạch tập hợp thì vẫn do bên này tiếp tục quản trị cho đến ngày tất cả bộ đội của mình đã rời khỏi địa hạt đó để giao cho bên kia. Từ ngày đó, địa hạt này coi như chuyển giao cho bên kia chịu trách nhiệm quản trị.

Phải thi hành những biện pháp để tránh sự gián đoạn trong vấn đề chuyển giao trách nhiệm này. Để đạt mục đích ấy, bên rút đi phải kịp thời báo trước cho bên kia để bên kia có sự sắp xếp cần thiết, nhất là việc cử nhân viên hành chính và cảnh sát đến để chuẩn bị tiếp nhận những trách nhiệm về Trung Giã ấn định. Sự chuyển giáo ấy sẽ tiến hành lần lượt theo từng khoảng đất đai.

Sự chuyển giao quyền hành chính Hà Nội và Hải Phòng cho nhà đương cục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải hoàn toàn thi hành xong trong những thời gian đã ấn định ở Điều 15 về việc chuyển quân.

c/ Mỗi bên cam kết không dùng cách trả thù hay phân biệt đối xử nào đối với những cá nhân hoặc tổ chức, vì lí do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh, và cam kết bảo đảm những quyền tự do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh.

d/ Trong thời gian kể từ khi Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực đến ngày hoàn thành việc chuyển quân, nếu có những thường dân ở một khu vực thuộc quyền kiểm soát của bên này mà muốn sang vùng giao cho bên kia, thì nhà chức trách của khu trên phải cho phép và giúp đỡ sự di chuyển ấy.

Điều 15: Việc tách rời bộ đội chiến đấu, việc rút quân, việc chuyển quân và vật liệu, dụng cụ quân sự, phải tiến hành theo những nguyên tắc sau đây:

a/ Việc rút quân và chuyển quân, vật liệu, dụng cụ quân sự của hai bên phải làm xong trong thời gian ba trăm (300) ngày như đã quy định ở Điều 2 của Hiệp định này.

b/ Những cuộc rút quân tuần tự phải tiến hành trong mỗi địa hạt, theo từng khu vực, từng phần khu vực, hoặc từng tỉnh. Những cuộc chuyển quân từ vùng tập hợp này sang vùng tập hợp khác sẽ tiến hành liên tiếp từng đợt hàng tháng và tính theo tỉ lệ số quân phải chuyển.

c/ Hai bên sẽ bảo đảm sự thực hiện việc rút và chuyển tất cả các lực lượng theo đúng mục đích nói trong Hiệp định, không dung thứ một hành vi đối địch nào, không còn làm bất cứ việc gì có thể trở ngại cho việc rút quân và chuyển quân của nhau. Hai bên phải giúp đỡ lẫn nhau trong phạm vi có thể được.

 d/ Hai bên không dung thứ bất cứ hành động nào hủy hoại hoặc phá hoại tài sản công cộng và xâm phạm đến sinh mạng và tài sản của thường dân. Hai bên cũng không dung thứ bất cứ sự can thiệp nào vào nội chính địa phương.

e/ Ban Liên Hợp và Ban Quốc Tế theo dõi việc thi hành những biện pháp bảo đảm an toàn của bộ đội trong khi rút và trong khi chuyển.

f/ Ban quân sự Trung Giã và sau này Ban liên hợp sẽ cùng nhau ấn định những thể thức cụ thể và việc tách rời bộ đội chiến đấu, việc rút quân và chuyển quân, căn cứ trên các nguyên tắc đã kể trên và trong khuôn khổ sau đây:

1/ Việc tách rời bộ đội chiến đấu, bao gồm sự tụ họp tại chỗ các lực lượng vũ trang bất cứ thuộc loại nào, sự vận chuyển tới những khu đóng quân tạm thời của một bên và sự tạm rút của quân đội bên kia, phải làm xong trong một thời hạn không được quá 15 ngày sau khi thực hiện ngưng bắn.

Ðường vạch những khu đóng quân tạm thời được ấn định trong phụ bản.

Ðể tránh mọi việc xung đột không bộ đội nào được đóng dưới 1.500 thước cách giới hạn của những khu đóng quân tạm thời.

Trong thời kì kể từ ngày Hiệp định bắt đầu có hiệu lực, đến ngày chuyển quân xong, tất cả những đảo gần bờ biển ở phía tây con đường định sau đây, đều thuộc khu chu vi Hải Phòng:

Kinh tuyến của mỏm phía nam Cù lao Kê Bảo.

Bờ biển phía bắc của đảo Rousse (không kể hòn đảo ấy) kéo dài tới kinh tuyến Cẩm Phả mỏ.

Kinh tuyến Cẩm Phả mỏ.

2/ Những cuộc rút quân và chuyển quân sẽ tiến hành theo thứ tự và những thời gian (kể từ Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực) định sau đây:

- Quân đội Liên hiệp Pháp

Chu vi Hà Nội tám mươi (80) ngày.

Chu vi Hải Dương một trăm (100) ngày.

Chu vi Hải Phòng ba trăm (300) ngày.

- Quân đội nhân dân Việt Nam:

Khu Hàm Tân - Xuyên Mộc tám mươi (80) ngày.

Ðợt thứ nhất của khu tạm đóng quân ở Trung Bộ Việt Nam tám mươi (80) ngày.

Khu Ðồng Tháp Mười một trăm (100) ngày.

Ðợt thứ hai của khu tạm đóng quân ở Trung Bộ Việt Nam một trăm (100) ngày.

Khu mũi Cà Mau hai trăm (200) ngày.

Ðợt chót của khu tạm đóng quân ở Trung Bộ Việt Nam ba trăm (300) ngày.

Thay mặt Tổng Tư lệnh
Thay mặt Tổng Tư lệnh
    Quân đội nhân dân Việt Nam   
    Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương   
Tạ Quang Bửu
Thiếu tướng Đen Tây
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #143 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:31:15 pm »

BIÊN NIÊN LỊCH SỬ TÂY NAM BỘ KHÁNG CHIẾN

Năm 1929

Ngày 17 tháng 6

Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng

Tháng 9

Tại Bình Thủy (Cần Thơ), có hội nghị thành lập Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang, do Châu Văn Liêm chủ trì.

Tháng 11

Tại Sài Gòn, thành lập cấp ủy lâm thời Trung ương An Nam Cộng sản Đảng.

Năm 1930

Ngày 1 tháng 1

Tân Việt Cách mạng Đảng họp thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Ngày 3 tháng 2

Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị bàn việc thống nhất Đảng tại Cửu Long (Hongkong). Hội nghị quyết định đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuối tháng 2

Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu thực hiện việc hợp nhất các tổ chức Đảng, thành lập Xứ ủy Nam Kì, do Ngô Gia Tự làm Bí thư.

Tháng 10

Hội nghị Trung ương Đảng, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1937

Ngày 1 tháng 1

Nghị sĩ Gô đa (Justin Godart) được Chính phủ bình dân Pháp đặc phái sang Việt Nam điều tra tình hình xã hội và lao động.

Từ ngày 6 đến 8 tháng 11

Hội nghị Trung ương Đảng lần VI họp tại làng Tân Thới Nhứt (Bà Điểm - Hóc Môn - Gia Định).

Năm 1940

Đêm 22 rạng 23 tháng 11

Toàn Nam Kì đồng loạt nổi dậy, trọng tâm là Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Ngày 13 tháng 12

Cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai do Phạm Ngọc Hiển lãnh đạo nổ ra.

Năm 1941

Ngày 12 tháng 7

Pháp đưa Phan Ngọc Hiển và 9 chiến sĩ Hòn Khoai về xử bắn tại sân bay Cà Mau.

Năm 1945

 Ngày 9 tháng 3

Nhật đảo chính Pháp, xóa bỏ bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương.

Ngày 24 tháng 3

De Gaulle đưa bản tuyên bố Đông Dương tiếp tục thuộc chủ quyền của Pháp.

Ngày 29 tháng 3

Trần Trọng Kim từ Thái Lan được Nhật đưa trở lại Sài Gòn.

Ngày 17 tháng 4

Trần Trọng Kim thành lập nội các.

Ngày 17 tháng 7

Khai mạc Hội nghị Potsdam bàn về việc phân chia quyền quản lí những vùng do phát xít chiếm đóng.

Ngày 14 tháng 8

Nhật trao trả Nam Bộ cho triều đình Huế.

Ngày 16 tháng 8

Đại hội Quốc dân khai mạc tại Tân Trào gồm 60 đại biểu. Cử ra Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cách mạng tháng 8-1945

13-8-1945, Quân lệnh khởi nghĩa được ban ra từ đêm.

19-8-1945, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi.

Từ 22 đến 28-8-1945, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Tây Nam Kì đã thành công.

Tại Sóc Trăng, đêm 22-8-1945.

Bạc Liêu, ngày 23-8-1945.

Tại Trà Vinh, sáng 25-8-1945.

Tại Long Xuyên, ngày 25-8-1945.

Tại Vĩnh Long, ngày 23-8-1945 đến ngày 25-8-1945.

Tại Cần Thơ, ngày 20-8-1945 đến ngày 27-8-1945.

Tại Châu Đốc, ngày 26-8-1945.

Tại Rạch Giá, ngày 26-8-1945.

Tại Rạch Giá, trưa 27-8-1945.

Tại Hà Tiên, ngày 28-8-1945.

Ngày 24 tháng 8

Anh kí với Pháp Hiệp ước công nhận “chủ quyền” của Pháp ở Đông Dương.

Khâm sai Nguyễn Văn Sâm về Sài Gòn và vào Dinh Khâm sai nhậm chức, thấy Liên đoàn Thanh niên Tiền phong Lê Lai đã chiếm Dinh Khâm sai Nam Kì rồi.

Đến 10 giờ đêm, cuộc khởi nghĩa tại Sài Gòn đã giành thắng lợi hoàn toàn.

Ngày 25 tháng 8

8 giờ sáng, mít tinh tại Sài Gòn mừng Cách mạng thành công.

Công bố chiếu thoái vị của Bảo Đại.

Messmer và Cédile nhảy dù xuống Bắc Kì và Nam Kì nhưng cả hai bên đều bị Việt Minh bắt.

Ngày 2 tháng 9

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Ngày 3 tháng 9

Chính phủ Trung ương họp phiên đầu tiên.

Ngày 4 tháng 9

Chính phủ Trung ương lập “Quỹ Độc lập” để chi dùng cho công việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đại tá Dewey (O.S.S. Mĩ) tới Sài Gòn).

Ngày 5 tháng 9

Toán lính Anh - Ấn đầu tiên đến Sài Gòn.

Ngày 6 tháng 9

Một nhóm quân Pháp đầu tiên đi theo quân Anh đến Sài Gòn.

Ngày 12 tháng 9

Quân ta bao vây một trung đội quân Nhật đóng trong nhà thờ Cù Lao Giêng (xã Tân Mĩ, quận Chợ Mới), kêu gọi đầu hàng.

Ngày 16 tháng 9

Khai mạc “Tuần lễ vàng” tại Hà Nội.

Ngày 19 tháng 9

Cédile từ bỏ cuộc nói chuyện với đại diện phía Việt Nam ở Sài Gòn.

Ngày 20 tháng 9

Gracey ra lệnh kiểm duyệt báo chí ở Sài Gòn.

Ngày 22 đến 23 tháng 9

Cédile cấp vũ khí cho tù binh Pháp và tiến đánh chiếm Sài Gòn.

Tại Hà Nội, tướng Mĩ Gallaggher gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Họp hội nghị Xứ ủy Nam Bộ tại đường Cây Mai, Chợ Lớn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #144 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:33:47 pm »

Đêm 22 rạng 23 tháng 9

Đại tá Cédile ra lệnh cho quân Pháp nổ súng vào trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Quốc gia tự vệ Cuộc Nam Bộ, nhà dây thép, kho bạc, đài phát thanh… ở Sài Gòn.

Ngày 23 tháng 9

Thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ, mở đầu cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

Ngày 28 tháng 9

Gracey và Cédile bị gọi về Singapore để gặp Mounbatten, nhận lệnh phải nối lại cuộc đối thoại với người Việt Nam.

Ngày 1 tháng 10

Gracey mở lại cuộc đối thoại với người Việt Nam.

Ngày 3 tháng 10

Trung đoàn 5 RIC (Pháp) đổ bộ vào Sài Gòn.

Ngày 4 tháng 10

Đoàn quân “Nam tiến” làm lễ xuất quân tại Sài Gòn để lên đường vào Việt Nam.

Ngày 5 tháng 10

Tướng Leclerc đến Sài Gòn, cho quân Pháp đánh nống ra các tỉnh Nam Bộ.

Ngày 6 tháng 10

Cuộc đối thoại giữa Cédile và Phạm Văn Bạch ở Sài Gòn bị bãi bỏ.

Ngày 9 tháng 10

Kí hiệp định Anh - Pháp ở London cho Pháp toàn quyền cai trị Nam Đông Dương, từ vĩ tuyến 16.

Ngày 15 tháng 10

Tại Cầu Vĩ (Mĩ Tho) bầu Xứ ủy lâm thời, gồm 11 ủy viên, do Tôn Đức Thắng làm Bí thư.

Ngày 23 và 24 tháng 10

Quân Anh chiếm Thủ Dầu Một và Biên Hòa rồi trao lại cho quân Pháp.

Ngày 25 tháng 10

Tại Thiên Hộ (Mĩ Tho), họp Hội nghị toàn xứ của Đảng bộ Nam Bộ, Tôn Đức Thắng được cử phụ trách Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, Lê Duẩn thay Tôn Đức Thắng giữ chức vụ Bí thư.

Ngày 27 tháng 10

Từ Mĩ Tho, quân Pháp dùng tàu chiến vượt sông Tiền.

Ngày 29 tháng 10

Pháp chiếm Vĩnh Long.

Ngày 31 tháng 10

D’Argenlieu đến Sài Gòn.

Ngày 3 tháng 12

Thêm 2.000 quân Pháp đến Sài Gòn.

Ngày 10 tháng 12

Xứ ủy lâm thời Nam Bộ triệu tập hội nghị mở rộng ở Bình Hòa Nam.

Năm 1946

Ngày 4 tháng 1

Từ Cần Thơ, quân Pháp dùng tàu đổ bộ chiếm Đại ngãi, sau đó đánh vào Sóc Trăng.

Ngày 8 tháng 1

Trưởng Quốc gia tự vệ cuộc Sóc Trăng Nguyễn Hùng Phước chỉ huy tập kích ở ngã ba An Trạch, bắt sống 2 tên, thu 2 súng.

Ngày 6 tháng 1

Thực hiện Tổng tuyển cử đầu tiên.

Ngày 9 tháng 1

Hai cánh quân Pháp tiến đánh Long Xuyên.

Ngày 20 tháng 1

Bộ đội ta diệt 2 xe và 4 lính Pháp, trong đó đại tá Dessert, chỉ huy quân Pháp ở miền Tây Nam Bộ. Địch chiếm thị xã Châu Đốc.

Ngày 22 tháng 1

Pháp tiến quân chiếm thị xã Hà Tiên.

Ngày 26 tháng 1

Pháp từ Long Xuyên đánh chiếm thị xã Rạch Giá.

Ngày 29 tháng 1

Pháp đánh xuống Bạc Liêu, dùng thuyền vượt sông. Chờ địch ra giữa sông, ta đồng loạt nổ súng, bắn chìm nhiều thuyền địch, 17 tên địch chết đuối.

Đêm 30 tháng 1

Quân ta bí mật vượt sông, tập kích vào nơi địch đóng quân, diệt thêm 20 quân. Quân địch phải tháo chạy về Sóc Trăng.

Tháng 2

Quân Pháp chiếm xong tất cả các thị xã và thị trấn, kiểm soát các trục thủy bộ chính ở miền Tây Nam Bộ.

Ngày 6 tháng 3

Tại Hà Nội, kí Hiệp định sơ bộ với Pháp.

Ngày 17 tháng 3

Quân Pháp dùng tàu chiến theo kinh xáng Phụng Hiệp vào ngã tư Đầu Sấu rồi tiến thẳng xuống Ngang Dừa - Phước Long.

Ngày 26 tháng 3

Pháp lập ra Chính phủ Nam kì tự trị, Nguyễn Văn Thinh được cử làm Thủ tướng.

Cuối tháng 3

Hai nghìn quân Pháp đánh vào Mặt trận Cái Tàu - An Biên.

Ngày 15 tháng 4

Pháp nã pháo và ném bom xuống Mặt trận Giồng Bốm rồi tiến vào khu Tòa thánh Ngọc Minh.

Tháng 5

Quân Pháp tiến công Mặt trận Tân Hưng - Cà Mau.

Ngày 1 tháng 6

Pháp công bố việc thành lập nước Nam Kì độc lập trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.

Từ 6-7 đến 13-9

Hội nghị chính thức ở Fontainebleau.

Từ 16-4 đến 23-5

Phái đoàn Quốc hội Việt Nam sang thăm Quốc hội Pháp.

Từ 31-5 đến 16-9

Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp.

Ngày 14 tháng 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước.

Ngày 19 tháng 10

Thường vụ Trung ương họp, bàn việc phân chia lại các khu và cử Phạm Văn Đồng lãnh đạo Nam Trung Bộ, Lê Duẩn lãnh đạo Nam Bộ.

Ngày 28 tháng 10

Quốc hội khóa I họp kì thứ hai, thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 30 tháng 10

Chủ tịch Quân ủy Võ Nguyên Giáp và Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp Jean Valluy chỉ thị cho quân đội của mình ngưng bắn từ 0 giờ.

Ngày 1 tháng 11

Pháp theo sông Bảy Háp vào vùng Đầm Dơi - Năm Căn.

Ngày 7 tháng 11

Tại Mây Dốc - Vàm Đình (Cà Mau, Bạc Liêu), quân ta dùng thủy lôi đánh chìm tàu Marie Henriette.

Ngày 10 tháng 11

Nguyễn Văn Thinh, Thủ tướng Chính phủ Nam Kì tự sát.

Ngày 23 tháng 11

Phát hành giấy bạc Việt Nam trong cả nước.

Ngày 19 tháng 12

“Toàn quốc kháng chiến”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #145 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:35:54 pm »

Năm 1947

Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam Nam Bộ ra đời (gọi tắt là Liên Việt Nam Bộ).

Ngày 5 tháng 3

Emile Bollaert thay đô đốc D’Argenlieu làm Cao ủy Đông Dương.

Ngày 12 tháng 3

Ở Hà Tiên, Phân đội Trần Thắng, diệt đồn Pháp ở Ton Hon (Campuchia).

Ngày 27 tháng 3

Phân đội Trần Thắng phục kích địch ở Mũi Ông Cọp (gần thị xã Hà Tiên), diệt gọn một đoàn xe địch 7 chiếc, giết 20 tên, thu toàn bộ vũ khí.

Tháng 4

Tại Rạch Giá, chi đội 24 dùng mìn đánh sập cầu Hoằng.

Ngày 1 tháng 4

Bollaert đến Sài Gòn.

Ngày 25 tháng 4

Ở Trà Vinh, trận phục kích Hiếu Tứ (Tiểu Cần) diệt gọn hầu hết các quan chức đi trên xe Tỉnh trưởng Trà Vinh, Chánh mật thám tỉnh Cần Thơ, Đốc phủ sứ Nguyễn Phước, v.v… Phó tỉnh trưởng Trà Vinh Rémy bị thương, cùng một số lính chạy trốn về Ô Chát (Châu Thành).

Tháng 5

Tại Bạc Liêu, Trần On chỉ huy, tấn công bọn lính Tây Ninh, diệt gần 100 tên (chỉ có 2 tên chạy thoát), thu 100 súng.

Ngày 3 tháng 5

Ở Cần Thơ, lần thứ 3 tại Tầm Vu đã diễn ra trận đánh do Khu bộ trưởng Huỳnh Phan Hộ chỉ huy: Diệt 6 xe địch, thu 100 súng (trong đó có 2 súng cối, 4 trung liên và 47 súng trường).

Ngày 18 tháng 5

Trên kinh xáng Mương Điều (xã Tân Duyệt - Đầm Dơi - Bạc Liêu) tàu La Tonnante bị trúng thủy lôi, quân ta phục kích diệt gọn cả 4 đại đội trên tàu.

Tháng 5 và tháng 6

Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ có 2 Chỉ thị số 4/NV và 404/TV vận động trí thức và công chức trong bộ máy cai trị của Pháp tham gia kháng chiến, không hợp tác với địch

Tháng 6

Ban Hòa Hảo vận được thành lập ở Chợ Mới - Nhà Bàn.

Tháng 7

Pháp chiếm chùa Phật Phổ Đà (dưới chân Núi Dài) xây đồn, chốt giữ tại đây.

Ngày 19 tháng 7

Bộ đội ta bẻ gãy cuộc càn quét Mương Chùa (Hội An, Chợ Mới).

Ngày 26 tháng 7

Nam Bộ phát hành công trái lần thứ hai.

Tháng 9

Bộ chỉ huy Quân khu 9 đưa một lực lượng mạnh lên hoạt động ở Long Xuyên, Châu Đốc.

Ngày 17 tháng 9

Sắc lệnh 88/SL thành lập Việt Nam Quốc gia Ngân hàng.

Tháng 10

Lực lượng 2 tỉnh Bạc Liêu và Rạch Giá phối hợp với nhau dùng thủy lôi đánh chìm 2 tàu LCS kéo theo 2 tàu cây, diệt 60 tên địch.

Ngày 1 tháng 10

Hợp nhất Ủy ban hành chính và Ủy ban kháng chiến thành Ủy ban hành chánh kháng chiến.

Ngày 17 tháng 10

Phạm Văn Đồng làm đặc phái viên Chính phủ tại Nam Việt Nam.

Ngày 1 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 102/SL cho phép Nam Bộ phát hành tín phiếu riêng.

Từ ngày 16 đến 20 tháng 12[/i][/b]

Đại hội Đại biểu Xứ Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất.

Ngày 19 tháng `12

Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân bay từ Sài Gòn sang Hương Cảng gặp Bảo Đại và được chấp thuận cho đứng ra lập Chính phủ.

Ngày 30 tháng 12

Bao vây đồn Chợ Ngã Ba, giải phóng quận lị Trà Cú. Đó là quận đầu tiên được giải phóng ở Tây Nam Bộ kể từ ngày đầu kháng chiến.

Năm 1948

Nam Bộ đã thành lập “Ban ấn loát đặc biệt” đóng tại Đồng Tháp.

Tháng 1

Trần On chỉ huy trận phục kích ở đồn điền Evrad.

Ngày 25 tháng 1

Hội đồng Chính phủ ra Sắc lệnh tổ chức lại các khu trong cả nước thành các Liên khu.

Ngày 11 tháng 2

Tướng Valluy bị thải hồi, tướng Salan - tạm thay thế cương vị Tổng chỉ huy.

Ngày 15 tháng 2

Phạm Văn Bạch được cử làm Chủ tịch Nam Bộ.

Ngày 2 tháng 3

Sắc lệnh số 147 cho phép phát hành tại Nam Bộ giấy bạc Việt Nam, gọi là giấy bạc Trung ương.

Ngày 14 tháng 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh tuyên dương Cuộc khởi nghĩa Nam Kì và tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhất (Huân chương cao quý nhất lúc bấy giờ).

Ngày 17 tháng 4

Phát hành Công phiếu kháng chiến.

Ngày 19 tháng 4

Phục kích tại Tầm Vu trên trục đường Cần Thơ - Rạch Gòi diệt 100 địch, bắt sống 80 tên, thu gần 200 súng, có 1 đại bác 105 li.

Ngày 21 tháng 4

Tướng Blaizot chính thức được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.

Ngày 30 tháng 4

Lệnh cấm lưu hành giấy bạc Đông Dương trong cả nước.

Ngày 2 tháng 5

Nguyễn Văn Xuân lên làm Thủ tướng và thành lập nội các, lấy cờ vàng ba sọc đỏ làm “quốc kì”, còn “quốc ca” là bản nhạc Thanh niên Hành khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

Ngày 7 tháng 7

Ban hành Sắc lệnh về bao vây kinh tế địch.

Tháng 8

Tiểu đoàn 363 của Hà Tiên phối hợp với 1 đơn vị Isarắc phục kích 1 đoàn xe tiếp tế trên đoạn đường Kampong Trạc tiêu hủy 2 xe, diệt 30 tên, bị thương 11, thu 23 súng.

Trong 3 tháng 8, 9 và tháng 10

Diệt đồn Cầu Quay, phá lộ Cái Sắn, địch phải rút bỏ đồn Tân Hiệp và Dục Tượng.

Tháng 10

Chỉ thị của Trung ương Đảng về “bao vây kinh tế địch”.

Tháng 11

Rạch Giá chặn đánh cuộc hành quân tại rạch Chung Sư, diệt và bắt sống 40 tên, trong đó có Sanier, chánh mật thám tỉnh Rạch Giá.

Từ ngày 15 đến 18 tháng 12

Đánh đồn La Bang, phục kích quân ứng cứu, bắt được trung úy Mathieu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #146 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:36:30 pm »

Năm 1949

Tháng 4

Pháp mở 2 cuộc càn quét

- Trận thứ nhất ở xã Lương Phi (Tri Tôn), bị Đại đội 2006 thuộc liên trung đoàn 126 - 128 chặn đánh, diệt một trung đội, bắt sống 8 tên, thu 12 súng.

- Trận thứ 2, Trung đoàn 115 (Khu 8) phối hợp với bộ đội địa phương Tân Châu (Châu Đốc) đánh chìm tàu Drageur chở lính Marốc trên sông Thương Địch (Hồng Ngự), một trong hai tàu chở quân đi ứng cứu bị thủy lôi đánh hư, 1 chiếc còn lại tháo chạy. Ta bắt sống 19 lính Marốc (có 1 đại úy), thu 2 đại bác 75 li, 1 cối 81 li và thu 100 súng các loại.

Giữa năm 1949

Xứ ủy và các cơ quan cấp Nam Bộ di chuyển từ căn cứ Đồng Tháp Mười xuống căn cứ U Minh.

Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 17 tháng 6

Tướng Revers, Tổng chỉ huy quân đội Pháp, sang Đông Dương nghiên cứu và sau đó xây dựng một kế hoạch mới nổi tiếng, gọi là kế hoạch Revers.

Ngày 13 tháng 6

Bảo Đại về Sài Gòn nhậm chức Quốc trưởng.

Tháng 7 và tháng 10

Chính phủ Trung ương ban hành Sắc lệnh 78/SL, về giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho nông dân.

Ngày 1 tháng 7

Bảo Đại tuyên bố thành lập Nhà nước Việt Nam quốc gia.

Đêm 2 tháng 7

Ta tập kích 1 tiểu đoàn lê dương đóng dã ngoại ở cầu sắt Vĩnh Thông. Pháp phải rút bỏ đồn Vĩnh Thông.

Ngày 25 tháng 8

Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ ra Nghị định số 267/NĐ cho lưu hành “Tín phiếu Nam Bộ” và “Phiếu tiếp tế” của từng tỉnh, liên tỉnh.

Ngày 3 tháng 9

Sắc lệnh 139/SL về mua Công trái quốc gia.

Tháng 12

Khu ủy Khu 9 triệu tập Hội nghị đại biểu toàn Khu.

Từ ngày 7 tháng 12

Bộ Tư lệnh Nam Bộ quyết định mở chiến dịch Cầu Kè (Vĩnh Long) do Bộ chỉ huy Khu 8 trực tiếp chỉ đạo.

Năm 1950

Ngày 18 tháng 1

Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Từ ngày 9 đến 16 tháng 1

Diễn ra chiến dịch Cầu Kè, quân ta tấn công Cầu Ngang (Trà Vinh).

Ngày 4 tháng 2

Mĩ công nhận Chính phủ Bảo Đại.

Ngày 17 tháng 3

2 tàu chiến của Hạm đội VII cập bến Sài Gòn.

Ngày 19 tháng 3

“Ngày toàn quốc chống Mĩ”.

Từ ngày 4 đến ngày 28 tháng 8

Mở màn và kết thúc “Chiến dịch Tophaco” (viết tắt chữ Tổng phản công), sau này gọi là Chiến dịch Sóc Trăng 1.

Ngày 28 tháng 4

Ban công tác thành của Sài Gòn đã trừng trị tên cò Bazin, chánh mật thám Nam Việt.

Ngày 1 tháng 5

Tổng thống Truman chuẩn bị chi 10 triệu đô la viện trợ các đồ quân dụng cấp tốc cho Đông Dương.

Ngày 18 tháng 5

Thành lập Trung đoàn Tây Đô, trung đoàn chủ lực đầu tiên ở miền Tây.

Ngày 15 tháng 5

Bộ Tư lệnh Nam Bộ ra Quyết định số 71/QĐNS giải thể Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Bộ Tư lệnh Nam bộ trực tiếp chỉ huy các lực lượng vũ trang của Khu 9.

Ngày 4 tháng 6

Ở thị xã Sóc Trăng, một tổ công an xung phong bắn chết tên Philipe Boneau (Tây lai Khơme), Phó chỉ huy Sở mật thám Sóc Trăng.

Ngày 27 tháng 6

Truman ra lệnh tăng cường viện trợ quân sự cho Pháp và các nước Liên hiệp ở Đông Dương, gửi một đoàn cố vấn viện trợ quân sự (MAAG) sang Đông Dương.

Tháng 7

Tại Cần Thơ, tỉnh trưởng Trịnh Tấn Truyện bị diệt ngay tại dinh Tỉnh trưởng. Trong thời gian này, đặc công đánh chìm 3 tàu địch ngay tại Cần Thơ.

Ngày 2 tháng 8

Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mĩ (US MAAG) gồm 35 người đến Sài Gòn.

Ngày 16 tháng 9 đến ngày 1 tháng 11

Chiến dịch Biên giới.

Ngày 20 tháng 10

Thành lập lại Bộ Tư lệnh Quân khu 9 với thành phần chỉ huy là: Nguyễn Chánh - quyền Tư lệnh, Hoàng Dư Khương - Chính ủy, Võ Quang Anh - Phó Tư lệnh. Chế độ Chính ủy được thực hiện từ đó, không còn Quân khu ủy.

Ngày 22 tháng 10

Chính phủ Bảo Đại thành lập quân đội của ở Đà Lạt.

Ngày 7 tháng 12

Tướng De Lattre de Tassigny thay tướng M.Carpentier (làm Tổng Tư lệnh Quân đội viễn chinh) và thay Léon Pignon (làm Cao ủy).

Ngày 23 tháng 12

Kí hiệp định tại Sài Gòn về việc Mĩ viện trợ cho Pháp, Việt Nam, Lào và Campuchia.

Từ 26 tháng 12 năm 1950 đến 17 tháng 1 năm 1951

Chiến dịch Trần Hưng Đạo đánh vào khu vực Vĩnh Yên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #147 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:37:19 pm »

Năm 1951

Tháng 1

Pháp xây dựng lực lượng UMDC do Léon Le Roy (đơn vị lưu động bảo vệ Thiên Chúa gióa) ở Bến Tre.

Từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 2

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tuyên Quang (căn cứ Việt Bắc).

Từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 2

Thường vụ Xứ ủy đã họp Hội nghị mở rộng nhằm triển khai những chủ trương đường lối của Đại hội Đảng lần thứ II đối với Nam Bộ.

Từ ngày 10 tháng 2 đến ngày 13 tháng 3[/i][/b]

Chiến dịch Long Châu Hà 2.

Ngày 16 tháng 3

Mở tiếp chiến dịch “phá ngụy” ở huyện Phú Châu (Long Châu Sa).

Từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 5 tháng 4

Chiến dịch Hoàng Hoa Thám đánh vào khu vực Đông Triều.

Tháng 4

Bộ Chính trị ra quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy, để lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

Tháng 5

Chiến dịch Quang Trung được mở ở phía nam sông Hồng.

Ngày 13 tháng 5

Mở màn chiến dịch Sóc Trăng 2.

Ngày 15 tháng 7

Chính phủ ta ban hành điều lệ tạm thời về thuế nông nghiệp. Nông dân Tây Nam Bộ hưởng ứng rất tích cực.

Ngày 31 tháng 7

Cảm tử quân Phan Văn Út ném lựu đạn khiến Thái Lập Thành chết tại chỗ, Chanson bị trọng thương và tắt thở sau vài giờ, 4 sĩ quan Pháp bị thương. Phan Văn Út hi sinh.

Ngày 7 tháng 9

Mĩ kí Hiệp định hợp tác kinh tế song phương với Việt Nam, Lào, Campuchia ở Sài Gòn.

Ngày 7 tháng 12

Ban Chấp hành Trung ương đã có Nghị quyết về vấn đề tiếp tế cho miền Nam.

Ngày 24 tháng 11

Ban Chấp hành Trung ương có chỉ thị về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch.

Năm 1952

Đầu năm 1952

Tiểu đoàn 308 diệt hàng trăm tên địch ở Ô Môn và Châu Thành, thu 60 súng các loại.

Ngày 19 tháng 2

Địch mở trận càn “Gió lốc 2” vào chiến khu Đồng Tháp Mười. Quân và dân Đồng Tháp Mười đã đánh địch suốt 17 ngày đêm.

Tháng 3-1952

Địch dùng 3 tiểu đoàn Âu - Phi đánh vào Ba Chúc. Lực lượng vũ trang của ta phục kích diệt gần hết 1 đại đội lê dương tại Cầu Sắt Vĩnh Thông, bẻ gãy cuộc càn quét của địch.

Ngày 6 tháng 6

Nguyễn Văn Tâm làm Thủ tướng thay Trần Văn Hữu.

Giữa tháng 6

Pháp mở cuộc càn quét lớn, lấy tên là Zéphyr (Gió hiu hiu) đánh vào vùng Giồng Riềng, Vị Thanh, qua Thới Lai, Ô Môn.

Tháng 7

Đại sứ Donal Heath trình ủy nhiệm thư với Bảo Đại.

Chính phủ Bảo Đại cũng đặt Đại sứ quán ở Washington.

Ngày 6 tháng 7

Hai tiểu đoàn địch càn quét vào vùng Long Mĩ, bị lực lượng của 2 Tiểu đoàn 307 và 410 chặn đánh ở Giồng Sao.

Đêm ngày 16 tháng 8

Tiểu đoàn 307 tiến công diệt đồn Bảy Ngàn, trên kinh xáng Xà No. Đây là trận đầu tiên chủ lực ta đánh công kiên.

Tháng 8 và 9

Bộ đội đặc công đã phá 12 tàu địch chở quân tại bến Phú Vĩ (thị xã Vĩnh Long), diệt 1 đại đội lính thủy (có 6 sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp), đánh cứ điểm Long Hồ, diệt 1 đại đội Commandos.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #148 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:37:59 pm »

Năm 1953

Tháng 4

Ở Long Châu Hà, Tiểu đoàn 406 phối hợp với du kích đánh địch ở Núi Nước, diệt 25 tên.

Tháng 5

Tướng Navarre nhận nhiệm vụ ở chiến trường Đông Dương.

Tiểu đoàn 307 phối hợp với địa phương quân và du kích tiến công tiêu diệt cứ điểm Hộ Phòng (Giá Rai - Bạc Liêu).

Ngày 7 tháng 5

Tướng Henri Navarre sang Đông Dương thay cho tướng Salan.

Từ ngày 19 đến 25 tháng 5

Bộ chỉ huy Pháp mở trận càn thọc sâu vào khu căn cứ Thới Bình và Cái Rắn tỉnh Cà Mau.

Ngày 20 tháng 5

Pháp tổ chức một trận càn quét lớn gồm 10 tàu chiến, có máy bay yểm trợ từ kinh xáng Hộ Phòng vào ngã tư Phó Sinh, Huyện Sử, Thới Bình, phối hợp với bọn địch ở Cà Mau ra Tắc Thủ, hành quân dọc hai bờ sông Ông Đốc, qua sông Bảy Háp và kinh xáng Đội Cường.

Ngày 8 tháng 6

Trung ương Cục miền Nam đề ra 5 nhiệm vụ cho chiến trường Nam Bộ.

Từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 6

Ở Cần Thơ, một trận càn quét lớn của địch gồm 15 tiểu đoàn bộ binh, có tàu chiến và máy bay yểm trợ đánh vào vùng căn cứ của ta ở Vị Thanh, Hỏa Lựu và Giồng Riềng, Cầu Đúc.

Cuối tháng 8

Trung ương Cục mở hội nghị bàn về công tác địch ngụy vận.

Tháng 10

Trước thế tiến công của ta, ở Bến Tre 700 linh ngụy đã rã ngũ.

Từ giữa tháng 11

Các lực lượng vũ trang tỉnh Cần Thơ bao vây uy hiếp 40 đồn bót địch nằm trên trục lộ giao thông Rạch Sỏi - Minh Lương, Bến Nhất, Tắc Cậu, đánh bại nhiều cuộc hành quân của 2 tiểu đoàn 14 và 15 của địch.

Ngày 20 - 23 tháng 11

Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam họp Hội nghị về kế hoạch quân sự Đông Xuân 1953 - 1954.

Ngày 28 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời những câu hỏi của Chủ bút tờ báo Expressen Thụy Điển, về chiến tranh Việt Nam.

Từ tháng 12 năm 1953 đến giữa tháng 5 năm 1954

Bộ đội đặc công 3 lần đột nhập thị xã Cần Thơ, tiến công căn cứ chỉ huy tiểu khu hành chính, phân khu Long Xuyên - Rạch Giá… diệt nhiều tên chỉ huy ác ôn, phá kho tàng và doanh trại địch.

Ngày 6 tháng 12

Bộ Chính trị họp và quyết định chấp nhận thực hiện kế hoạch quân sự Đông Xuân 1953 - 1953.

Ngày 17 tháng 12

Bảo Đại thay Thủ tướng Tâm bằng Hoàng thân Hữu Lộc.

Ngày 6 tháng 12

Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngày 23 tháng 12

Tiểu đoàn 308 phối hợp với địa phương quân Sóc Trăng bố trí đánh địch trên đường Bố Thảo - Tam Sóc.

Năm 1954

Navarre lại hai lần rút bớt quân khỏi Nam Bộ để đối phó với chiến dịch Điện Biên Phủ: Lần đầu rút 3 tiểu đoàn chủ lực, lần sau rút 10 tiểu đoàn bộ binh.

Ngày 8 tháng 1

Ban Bí thư có điện gửi Trung ương Cục miền Nam về nhiệm vụ của chiến trường Nam Bộ năm 1954.

Ngày 24 tháng 1

Trung ương Cục miền Nam ra Chỉ thị: “Kịp thời khuyếch trương những chiến thắng quan trọng về quân sự và chính trị để hoàn thành nhiệm vụ trung tâm”.

Đầu tháng 2

Ngay đêm mở đầu đợt 1, lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Trà đã diệt 4 đồn địch ở huyện Cầu Ngang.

Ngày 7 tháng 2

Bạc Liêu tiến công huyện lị An Biên, bắt sống quận trưởng Sang, thu nhiều vũ khí.

Ngày 12 tháng 3

Navarre mở chiến dịch Camaruge.

Ngày 13 tháng 3

Tại Điện Biên Phủ, trận đánh lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Đông Dương bắt đầu.

Trong 3 tháng đầu năm

Sóc Trăng diệt đồn Pécton (xã Phú Mĩ), bức hàng và rút 21 đồn lô cốt.

Tháng 4

Bạc Liêu đánh liên tiếp nhiều trận ở Giá Rai, Vĩnh Lợi, thị trấn Cà Mau và ven thị xã Bạc Liêu, gỡ nhiều đồn, tháp canh trên lộ Đông Dương 16.

15 ngày đầu tháng 5

Quân dân Vĩnh Trà đánh giòn giã 417 trận, lợi khỏi vòng chiến đấu 3.700 địch, gỡ 62 đồn bót, có 2.102 ngụy quân rã ngũ.

Ngày 8 tháng 5

Hội nghị Genève khai mạc.

Ngày 1 tháng 6

Đại tá Mĩ Edward Lansdale đến Sài Gòn nhận chức Trưởng phái bộ quân sự Mĩ (S.M.M).

Ngày 4 tháng 6

Pháp kí với Bảo Đại hiệp ước trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam.

Ngày 12 tháng 6

Pierre Mandès France lập Chính phủ mới ở Pháp.

Ngày 16 tháng 6

Bảo Đại cử Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng.

Ngày 6 tháng 7

Diệm lập Chính phủ tại Sài Gòn.

Ngày 10 tháng 7

Đánh thiệt hại nặng trường sĩ quan Bình Thủy (Cần Thơ) và các trường Tân binh ở Rạch Sỏi (Rạch Giá), ở thị xã Sóc Trăng. Trong 7 ngày kế tiếp, Cần Thơ và Sóc Trăng đánh bức hàng 48 đồn bót, tháp canh, diệt 200 tên địch, bắt 80 tên.

3 giờ 30 phút sáng ngày 21 tháng 7

Hiệp đình đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được kí kết.

Ngày 22 tháng 7

Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Nam Bộ ngừng bắn từ 6 giờ sáng ngày 11 tháng 8).

Tháng 9

Đảng ủy nhà tù Cây Dừa tổ chức cho 300 tù chính trị vượt ngục thành công.

Ngày 6 tháng 9

Bộ chính trị quyết định giải thể Trung ương Cục miền¬ Nam, lập lại Xứ ủy Nam Bộ và các Liên Tỉnh ủy, Tỉnh ủy.

Tháng 10

Tại Chắc Băng (Vĩnh Thuận - tỉnh Bạc Liêu), Trưởng phái đoàn Trung ương Lê Duẩn triệu tập hội nghị để nghiên cứu Nghị quyết Trung ương lần 6, Chỉ thị ngày 6-9-1954 của Bộ Chính trị, thảo luận những nhiệm vụ của Nam Bộ trong giai đoạn mới và thành lập Xứ ủy Nam Bộ.

Ngày 24 tháng 10

Tổng thống Eisenhower quyết định viện trợ kinh tế trực tiếp cho Nam Việt Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #149 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:42:20 pm »

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Cứu quốc (Hà Nội), 20-10-1946.

2. Báo Cứu quốc (Hà Nội), 18-10-1946.

3. Báo cáo kết luận của đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị Chiến dịch Đông Xuân ngày 23-11-1953 (trích trong Báo cáo các kế hoạch và tổng kết kinh nghiệm các chiến dịch lớn, tập III: Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1963).

4. Báo Sự thật (Hà Nội), ngày 20-1-1946.

5. Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 9 ba mươi năm kháng chiến, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

6. Boyer de La tour: De l’Indochine à l’Algérie. Le marlyre de l’armée francaise, Paris, Presses du Mail, 1962.

7. Công báo số 1 năm 1945.

8. Công báo số 10 năm 1945.

9. Công báo, 1949.

10. Công báo, 1954.

11. Charles de Gaulle: Mémoires de guerre, Nxb Plon, Paris, 1953, t.III.

12. De Lattre de Tassingny: “Ne pas subir. Ecrrits.1914-1952” . Ed. Plon, Paris, 1984.

13. De Lattre de Tassingny: Diễn đàn văn học tại Hà Nội, Bull.A.F.P., spécial Outre-mer, No 1317.

14. Deviller: Paris - Saigon - Hanoi, Nxb Gallimard Julliard, Paris, 1988.

15. Dương Cựu Tẩm: Nhớ Vĩnh - Sa - Trà (Mùa thu rồi ngày hăm ba, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1999).

16. Đại Nam Nhất Thống Chí.

17. Đặng Phong: Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, Nxb. Khoa học xã hội, 2002, tập 1.

18. Điện Biên Phủ: Tuyển tập những công trình khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia, 2005.

19. Joseph Buttinger: Việt Nam: A Dragon Embattled, Nxb. Praeger, New York, 1967.

20. Gary Hess: The United States’ Emergence as a Southeast Asian Power 1940 - 1950, Columbia University Press, New York, 1987.

21. Henry Navarre: Đông Dương hấp hối (Hồi kí) , Nxb. Công an nhân dân.

22. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, 6, 7.

23. Hồi kí Bùi Công Trừng: Đi lâu mới biết đường dài.

24. Hồi kí Huỳnh Minh Hiển: Những kỉ niệm sống và làm việc ở Văn phòng Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ (Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 199.

25. Hungry Navarre: Hồi kí Navarre - Đông Dương hấp hối, Nxb. Công an nhân dân.

26. Hồi kí Lê Trọng tấn: Từ Đồng Quan đến Điện Biên.

27. Jacques de Folin.

28. Le Monde, 29 Novembre 1953.

29. Lê Duẩn, một nhà lãnh đạo lỗi lạc, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.

30. Lê Minh: Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1984.

31. Lê Văn Ngọ: Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi 1945-1954, Nxb Khoa học xã hội, 1967.

32. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1986, tập II.

33. Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.

34. Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1968, t.II, IV, V.

35. Mai Hương: Chuyện học ở làng Chăm, báo Sài Gòn Giải Phóng, số 967, ngày 5-6-2004.

36. Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.

37. Những sự kiện Lịch sử Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, t.2.

38. Ngô Hồng Khanh: Văn hóa nghệ thuật tỉnh Cần Thơ.

39. Huỳnh Minh: Cần Thơ xưa và nay.

40. Nguyễn Công Bình - Lê Xuân Diêm - Mạc Đường: Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Nguyễn Thành: Cuộc vận động Đại hội Đông Dương năm 1936, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1985.

42. Phan Khắc Thuyết: Nhớ những năm công tác tại Văn phòng Xứ ủy tại Sài Gòn (Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau).

43. Philippe Devillers: Histore du Vietnam de 1940 à 1952, Nxb Seuil, Paris, 195.

44. Philippe Héduy, tập 1.

45. Pléven René: Intervention, Assemblée Nationale, 19 octobre, 1950, J.O.R.F., Débats parlemntaires.

46. Pléven René: Explosé devant le Conseil des Ministres, Paris, Palais de l’Élysée, 8 Novembre 1950, “Journal du Septennat” , Paris, Vol, IV.

47. Tập san Tiền Việt Nam 1955.

48. Tập san Đông Dương: Đấu tranh mậu dịch với địch, số 3, tháng 12-1951.

49. Thái Duy: Tất cả đều là ta, Đại đoàn kết, 20-5-2007.

50. Trần Bạch Đằng: Tính năng động, sáng tạo của người Việt sống trên đất Phương Nam, kỉ yếu hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ, những ván đề lịch sử, thế kỉ XVII - XIX, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2002.

51. Trần Văn Giàu (chủ biên): Địa chí văn hóa TP. Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987.

52. Trần Quốc Tuấn: Sài Gòn September 1945, báo Việt Thành, Sài Gòn, 1947.

53. Trích Tuyên cáo quốc dân của Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Báo Cứu quốc, ngày 29-9-1945.

54. Tuần báo Time (Mĩ), số ra ngày 12-9-1969.

55. Trương Đình Tòng: Đôi nét về lịch sử văn học nghệ thuật Tây Nam Bộ năm 1913.

56. Trần Văn Trà: Chiến tranh nhân dân khởi đầu từ Nam Bộ như thế (Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005).

57. République Autonome de Cochinchinne, còn gọi là “Nam Kì quốc” .

58. Rouble Iocale no 16.

59. Stanley Karnow: Việt Nam a History, Nxb Penguin Books, New York, 1987.

60. Văn kiện quân sự của Đảng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, t.2.

61. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000-2001, t.3-15.

62. Viện Lịch sử Quân sự: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, t.I.

63. Võ Nguyên Giáp: Chiến đấu trong vòng vây, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998.

64. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nôi, 1994.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM