Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 08:53:08 am



Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến - Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 08:53:08 am
Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm xuất bản: 2008
Số hóa: macbupda

DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN VÀ CÁ NHÂN GÓP SỨC HOÀN THÀNH TÁC PHẨM LỊCH SỬ TÂY NAM BỘ KHÁNG CHIẾN 1945-1954

Cố vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Bí thư Khu ủy Khu Tây Nam Bộ, nguyên cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG

1. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương đảng.
2. Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Cơ quan thường trực các tỉnh phía Nam, Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Viện Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương.

BAN CHỈ ĐẠO

Trưởng ban
Vũ Đình Liệu, nguyên Bí thư Khu ủy, nguyên ủy viên Trung ương Đảng.

Các thành viên
1. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Khu ủy, nguyên ủy viên Trung ương Đảng.
2. Phạm Ngọc Hưng, nguyên ủy viên Thường vụ Khu ủy, nguyên Tư lệnh Quân khu.
3. Phan Ngọc Sến, nguyên ủy viên Thường vụ Khu ủy, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.
4. Nguyễn Đệ, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trung tướng Tư lệnh Quân khu.
5. Nguyễn Văn Cúc, nguyên Khu ủy viên.
6. Nguyễn Tấn Thanh, nguyên Khu ủy viên.
7. Nguyễn Thị Vân, nguyên Khu ủy viên.
8. Nguyễn Văn Lưu, nguyên Phó Ban Tuyên huấn Khu ủy.
9. Phạm Lưu Thức, nguyên Phó Ban Kinh tài Khu ủy.
10. Nguyễn Văn Sa, nguyên Chánh ủy Trung đoàn, ủy viên Quân khu.

BAN BIÊN TẬP

Trưởng ban
Vũ Đình Liệu

Các thành viên
1. Trần Văn Long
2. Nguyễn Thị Vân
3. Nguyễn Văn Lưu
4. Phạm Lưu Thức
5. Nguyễn Văn Sa
6. Trần Giang, nguyên Giám đốc cơ quan thường trực các tỉnh phía Nam, Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

CỘNG TÁC VIÊN

1. Hà Huy Giáp, nguyên ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam kì, nguyên ủy viên Trung ương Đảng.
2. Trần Văn Sớm, nguyên Khu ủy viên Khu Tây Nam Bộ (thời kì kháng chiến chống Pháp), nguyên ủy viên Trung ương Đảng.
3. Nguyễn Thành Thơ, nguyên Bí thư Khu ủy, nguyên ủy viên Trung ương Đảng.
4. Lâm Văn Thê, nguyên ủy viên Thường vụ Khu ủy, nguyên ủy viên Trung ương Đảng.
5. La Lâm Gia, nguyên ủy viên Thường vụ Khu ủy, nguyên ủy viên Trung ương Đảng.
6. Phạm Văn Kiết, nguyên ủy viên Thường vụ Khu ủy, nguyên ủy viên Trung ương Đảng.
7. Võ Văn Sĩ, nguyên Khu ủy viên.
8. Nguyễn Quang Quít, nguyên Khu ủy viên
9. Lê Thị Bảy, nguyên Khu ủy viên.
10. Nguyễn Đình Chức, nguyên Khu ủy viên, nguyên Tham mưu trưởng, Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu.
11. Nguyễn Hữu Xuyến, Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân khu.
12. Vương Nhị Chi, Bí thư Khu ủy thời kì kháng chiến chống Pháp.
13. Trần Văn Hiến, quyền Bí thư Khu ủy thời kì kháng chiến chống Pháp.
14. Nguyễn Kim Cương, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.
15. Nguyễn Văn Hạnh, nguyên cán bộ Khu ủy Khu 9.
16. Phạm Quang, nguyên ủy viên Ban Tuyên huấn Khu ủy, Phó Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành phố Hồ Chí Minh.

BỘ PHẬN SƯU TẦM TÀI LIỆU

Trưởng bộ phận
Lưu Tấn Phát, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Khu ủy.

Cơ quan, cán bộ nhân viên và cá nhân cung cấp tư liệu
- Cán bộ, nhân viên Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
- Cán bộ, nhân viên Cục lưu trữ 1 của Chính phủ ở Hà Nội.
- Cán bộ, nhân viên Trung tâm Lưu trữ quốc gia 2 của Chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Cán bộ, nhân viên bộ phận lưu trữ của Viên Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương.
- Cán bộ, nhân viên bộ phận lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai.
- Phòng Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hậu Giang (nay là Cần Thơ và Sóc Trăng), đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hiệp.
- Phòng Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cửu Long (nay là Vĩnh Long, Trà Vinh), đồng chí Phạm Công Lộc.
- Phòng Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, đồng chí Ngô Quang Láng.
- Phòng Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang, đồng chí Diệp Hoàng Du.
- Phòng Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Minh Hải (nay là Bạc Liêu, Cà Mau), đồng chí Nguyễn Thị Ánh Minh.
- Phòng Khoa học và Công nghệ Quân khu 9, các đồng chí Trương Minh Hoạch, Nguyễn Minh Phụng.
- Nhiều cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ đảng viên và nhân dân ở nhiều nơi mà chúng tôi đã tiếp xúc làm việc, cung cấp và xác minh sự kiện lịch sử.

BỘ PHẬN TÀI CHÍNH

Cố vấn: La Lâm Gia, nguyên ủy viên Thường vụ Khu ủy, nguyên ủy viên Trung ương Đảng.

Trưởng bộ phận: Phạm Thế Anh (tức Tư Minh), nguyên ủy viên Ban Kinh tài Khu Tây Nam Bộ.

VĂN PHÒNG BAN

Chánh Văn phòng: Võ Văn Y, nguyên Chánh Văn phòng Ban Tuyên huấn Khu ủy.

Thư kí Văn phòng: Nguyễn Thị Mĩ Duyên

BAN BIÊN TẬP LẦN II (2004-2005)

Trưởng Ban
Vũ Đình Liệu(*)

Các ủy viên
- Nguyễn Văn Lưu
- Nguyễn Thị Vân
- Phạm Quang
- Nguyễn Sa
- Trần Giang
- Phan Văn Hoàng

Chuyên viên phụ trách sưu tầm tư liệu và phụ lục
Lưu Tấn Phát

Văn phòng
- Phạm Thế Anh (Tư Minh)
- Nguyễn Thị Mĩ Duyên


(*) Tháng 6-2005, sau khi đồng chí Vũ Đình Liệu từ trần, đồng chí Võ Văn Kiệt, cố vấn Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp của Ban Biên tập lần II góp ý phân công.
- Đồng chí Nguyễn Thị Vân làm nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo.
- Một nhóm chuyên gia thuộc Viên Khoa học xã hội Việt Nam do Đặng Phong phụ trách chịu trách nhiệm bổ sung và tu chỉnh lần cuối tác phẩm trước khi ấn hành.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 08:54:39 am
LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Tây Nam Bộ là vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, vùng đất này đã xây dựng nên những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần to lớn. Có được vùng đất giàu đẹp, thiên thời, địa lợi, nhân hòa hôm nay là thành quả của biết bao mồ hôi, xương máu của những thế hệ ông cha đã xây dựng và chiến đấu.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân Tây Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng quân và dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và giành được thắng lợi rực rỡ, làm thất bại nhiều kế hoạch chiến lược của thực dân Pháp.

Chín năm chiến đấu chống thực dân Pháp là chặng đường đầy gian khổ, hi sinh, phải chiến đấu trong điều kiện ác liệt, với lực lượng địch tập trung rất lớn và trang bị vũ khí hiện đại, nhưng quân và dân Tây Nam Bộ với lòng dũng cảm và trí tuệ đã tìm ra nhiều cách đánh địch có hiệu quả, sáng tạo ra cách đánh tàu địch bằng thủy lôi, đắp cản ngăn tàu địch, cách đánh đặc công…; đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi vũ khí có trong tay, bằng địch vận, bằng văn hóa…; xây dựng nền kinh tế, tài chính kháng chiến. Đó là những đóng góp của Tây Nam Bộ vào sự nghiệp kháng chiến và giải phóng đất nước.

Tổng kết lại trang sử hào hùng trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Tây Nam Bộ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Nhằm góp phần tuyên truyền và giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Ban chỉ đạo biên soạn Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp biên soạn và xuất bản cuốn sách: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954).

Cuốn sách gồm nhiều tư liệu quý và phản ánh nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, được biên soạn rất công phu. Các tác giả là những người trực tiếp sống và chiến đấu tại vùng đất này, đã cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Tây Nam Bộ.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 10 năm 2007         

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 08:57:00 am
LỜI TỰA

Sự nghiệp cách mạng và kháng chiến của Tây Nam Bộ là một trang sử đẹp trong thiên anh hùng ca cách mạng và kháng chiến Việt Nam.

Tây Nam Bộ là vùng đất cuối của Tổ quốc Việt Nam, nơi có địa hình đặc sắc - đồng lúa mênh mông, kênh rạch chằng chịt, với những rừng tràm, rừng đước, với nhiều tài nguyên thiên nhiên và sản vật phong phú, với cộng đồng dân cư vừa đậm đà bản sắc văn hóa địa phương, vừa gắn bó máu thịt với nền văn hóa chung của Tổ quốc Việt Nam.

Từ bao đời nay, những đức tính cần cù lao động, tha thiết yêu quê hương, xứ sở, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh bảo vệ non sông, bờ cõi… đã là một truyền thống của những cộng đồn dân cư ở đây, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, tín ngưỡng…

Thực tế lịch sử hàng trăm năm đã chứng minh một sự thật hiển nhiên là: Phần lớn cư dân ở đây, người giàu hay kẻ nghèo, chủ hay thợ, trí thức hay công nông, có đạo hay không, thuộc thành phần dân tộc nào…, đều có chung một trái tim - trái tim đó đập chung một nhịp với đất nước, với dân tộc, sẵn sàng xả thân để bảo vệ độc lập dân tộc, văn hóa dân tộc, danh dự dân tộc…

Tôi vốn sinh trưởng và lớn lên ở miền Tây và cũng là một trong số những người đã gắn bó toàn bộ tuổi trẻ và một phần lớn cuộc đời mình vào cuộc kháng chiến của Tây Nam Bộ(1). Do đó tôi cũng là bạn bè của hầu hết những tác giả cuốn sách này, cũng là đồng chí của tất cả những chiến sĩ trên các mặt trận được nói tới ở đây. Vì thế, tôi cũng có một tình cảm chung của toàn thể các đồng chí ở Tây Nam Bộ: Trân trọng, gắn bó, tự hào với những hi sinh, những đóng góp, những sáng tạo và cả những gian nan của những năm tháng đấu tranh.

Chính từ tình cảm đó, những người có trách nhiệm cùng bàn với đồng chí Vũ Đình Liệu tập hợp một số đồng chí đã từng tham gia trong giai đoạn lịch sử này để biên soạn một bộ sự, nhằm dựng lại, ghi lại, lưu lại một phần nào đó quá trình lịch sử hào hùng, phong phú đó, mà đối với chúng tôi là những kỉ niệm sâu sắc trong đời mình. Đó là lí do trực tiếp thôi thúc anh chị em bắt tay vào biên soạn bộ sách này.

Nhưng đương nhiên chúng ta không coi cuốn sách này chỉ là một giải pháp tình cảm của những người trong cuộc.

Nó còn có ý nghĩa lịch sử hơn thế nữa:

- Nó góp phần khẳng định một lần nữa rằng Tây Nam Bộ cùng với Nam Bộ vẫn cũng là máu thịt của Tổ quốc Việt Nam. Những diễn biến, những hoạt động của mảnh đất này tự nó đã nói lên rằng: Trong huyết quản của mọi người Tây Nam Bộ vẫn chảy và chỉ chảy một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam.

- Cuốn sách còn góp phần nói lên những đóng góp của Tây Nam Bộ vào sự nghiệp kháng chiến và giải phóng đất nước. Trong đó, Tây Nam Bộ không chỉ góp phần “chia lửa” với cả nước, mà còn có nhiều sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm quý trong hai lĩnh vực kháng chiến và kiến quốc:

Trong kháng chiến, chính Tây Nam Bộ là một trong những nơi đầu tiên đã “phát minh” ra cách đánh thủy lôi, đắp cản ngăn tàu địch, đào kinh (kinh Dân Quân ra đời trong thời kì này rồi về sau là kinh chắn thủy gắn liền với thủy nông cho sản xuất và bảo vệ rừng thành công), đặc công. Những sáng kiến đó không bao lâu đã trở thành tài sản chung về kĩ thuật chiến tranh của cả nước.

Trong kháng chiến, Tây Nam Bộ cũng là một trong những nơi thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng chế độ mới trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là thực hiện những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

Có lẽ hiếm nơi nào như ở đây, hàng loạt địa chủ lớn nhất nước, có hàng ngàn hecta ruộng, cũng hiến cả cho cách mạng rồi hiến luôn thân mình cho kháng chiến.

Cũng hiếm nơi nào như ở đây, hàu hết các viên chức cao cấp được đào tạo với chính quyền Pháp, đi học tại Pháp, về làm viên chức trong bộ máy Pháp, nhưng lại hiến luôn cả sản nghiệp cho kháng chiến, dấn thân cho cách mạng một cách triệt để, không khác gì những thành phần xã hội khác, mà nhiều người trong đó đã trở thành những tấm gương sáng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Cũng hiếm nơi nào như ở đây, mà cả các nhà tu hành đắc đạo cũng hiến hết cả tài sản của mình cho sự nghiệp kháng chiến và lôi cuốn cả cộng đồng tôn giáo của mình đi theo kháng chiến.

Những con người đó, những sự kiện lịch sử đó của Tây Nam Bộ thật đáng ghi nhận không chỉ như những chuyện của Tây Nam Bộ, mà còn như một trong những biểu hiện đậm nét của tư tưởng Hồ Chí Minh… Nó cũng là một căn cứ xác đáng để kiểm nghiệm một bài học lịch sử quý báu: khi nào và ở đâu chúng ta đặt lợi ích dân tộc, lợi ích của Tổ quốc Việt Nam lên trên hết, thì chúng ta có sức mạnh bất tận. Khi nào chúng ta xao lãng quy luật đó, thì chúng ta vấp váp nhiều khó khăn, thậm chí tự tạo ra những khó khăn không đáng có.

Đã từ lâu, nhân dân và chiến sĩ miền Tây Nam Bộ vẫn hằng mong ước có một công trình ghi nhớ lại một cách có hệ thống sự nghiệp đấu tranh cách mạng và kháng chiến đó.

Một trong như những người đầu tiên đề xuất ý tưởng này chính là đồng chí Vũ Đình Liệu, tức Tư Bình, nguyên Bí thư Khu ủy 9, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đồng chí Vũ Đình Liệu cũng là người trực tiếp cùng anh em bắt tay thực hiện công việc này. Cùng với đồng chí Vũ Đình Liệu là đông đảo các cán bộ lão thành đã từng tham gia trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của thòi kì kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.

Công việc biên soạn này được tiến hành cách đây đã 20 năm rồi. Trong thời gian đó, một tập thể các tác giả và các cộng tác viên cùng các nhân chứng lịch sử đã miệt mài làm việc để hoàn thiện bản thảo của cuốn sách này.

Tôi đã thường xuyên gặp gỡ và tham vấn với tập thể các tác giả. Nhưng do phần lớn anh chị em đều đã cao tuổi, sức yếu, nhiệt tình và kí ức thì rất dồi dào, nhưng kinh nghiệm viết sử thì còn thiếu. Có thể nói rằng nhiều tác giả đã dành hết đời của mình để góp phần vào việc làm nên lịch sử, nhưng chưa bao giờ viết sử. Do đó, tuy bản sơ thảo đã hoàn thành từ lâu, nhưng việc hoàn thiện để thành một cuốn sử thì không phải là điều dễ dàng. Đến nay, nhiều đồng chí đã ra đi, trong đó có đồng chí Vũ Đình Liệu để “dở dang” công việc tâm huyết này.

Vừa qua, được sự đóng góp và cộng tác của các chuyên gia về sử học, bản sơ thảo đã được sửa chữa, hoàn thiện và lần này ra mắt bạn dọc. Đây là tập 1, nói về thời kì Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp.

Với quan niệm coi lịch sử cách mạng và kháng chiến là một sự nghiệp tổng hợp trong cuộc chiến tranh toàn dân và toàn diện để giành độc lập, các tác giả đã cố gắng trình bày những diễn biến của tình hình kháng chiến, phân tích cách đánh của cả hai bên, từ đó góp phần giải thích rõ quy luật vận động của chiến tranh nhân dân từ yếu đến mạnh, từ bị động đến chủ động và cuối cùng đi đến toàn thắng. Trong sự nghiệp đó có xương máu của biết bao chiến sĩ, có mồ hôi và nước mắt của biết bao người dân Tây Nam Bộ.

Tây Nam Bộ đánh giặc không chỉ bằng súng, bằng đạn, mà bằng vô vàn thứ vũ khí khắc: Bằng kinh tế, bằng tài chính, bằng tiền tệ, bằng chính trị, bằng địch vận, bằng văn hóa, văn nghệ… Các tác giả đã cố gắng thể hiện những khía cạnh sống động đó trong giai đoạn hào hùng này.

Chúng tôi thiết nghỉ rằng viết sử không thể vội vã, nhưng cũng không nên quá cầu toàn. Nhiều chân lí lịch sử là điều phải do nhiều thế hệ tìm tòi, thẩm định. Do vậy, với thế hệ chúng tôi thì thiển nghĩ rằng chỉnh sửa đến mức nào đó cũng nên gửi tới công luận, cũng là một hình thức để trưng cầu ý kiến của bạn đọc gần xa, nhất là những người đã kinh qua cuộc sống của thời kì lịch sử này.

Các tác giả cũng nhân đây xin bảy tỏ sự tri ân với đồng chí Vũ Đình Liệu và các tác giả đã khuất.

Rất mong được bạn đọc góp ý kiến để chúng tôi hoàn thiện bản thảo trong lần xuất bản sau và rút kinh nghiệm cho tập tiếp theo.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2007
(http://farm9.staticflickr.com/8432/7498419098_b270b74a32_m.jpg)                 
Võ Văn Kiệt                               


(1) Võ Văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa, đã từng tham gia cách mạng từ lúc còn rất trẻ trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kì. Trong Cách mạng Tháng Tám, tham gia công tác tại Rạch Giá. Bước vào kháng chiến tham gia hoạt động tại nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ, là Phó Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liệu. Ở cương vị này, ông đã được cử là thành viên chính thức của Nam Bộ tham dự Đại hội Đảng lần thứ II tại Việt Bắc đầu năm 1951. Đó cũng là lần đầu tiên ông được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã để lại trong ông những ấn tượng sâu sắc cả về con người, về phong cách đối nhân xử thế, về những quan điểm trong lãnh đạo cách mạng và xây dựng đất nước. Trong thời kháng chiến chống Mĩ, ông đã từng giữ các cương vị như: Bí thư Khu ủy Sài Gòn Gia Định, Chính ủy Quân khu IX, Bí thư Khu ủy miền Tây Nam Bộ… trước khi được điều về Trung ương Cục làm ủy viên thường vụ Trung ương Cục…


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:01:17 am
PHẦN MỞ ĐẦU

KHÁI QUÁT VỀ THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ LỊCH SỬ TÂY NAM BỘ

I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Miền Tây Nam Bộ(1), phần đất cực Nam của Việt Nam, là một bán đảo hình chữ V, nằm giữa biển Đông và vịnh Thái Lan, có bờ biểu dài 578 km. Phía bắc giáp Campuchia, có biên giới 150 km.

Diện tích tự nhiên Tây Nam Bộ là 33.800 km2, chiếm 53,62% diện tích toàn Nam Bộ.

Miền Tây hiện nay thành vựa lúa trù phú nhất nước (đất tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long lớn gấp 2,2 lần đất đồng bằng sông Hồng, đất nông nghiệp nhiều gấp 3 lần, đất trồng lúa chiếm 48% diện tích cả nước(1)).

Sông Cửu Long đem lại phù sa, phù du, có nguồn thủy lưu ấm, làm cho đất đai màu mỡ và nhiều tôm, cá… rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ…

Ven biển có rừng ngập mặn. Đất liền có rừng tràm ở U Minh (Thượng và Hạ) thuộc tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Rừng ngập mặn ở huyện Đầm Dơi, Năm Căn là loại rừng lớn và quý, chỉ đứng sau rừng Amazon của Brazin. Trong rừng đước, rừng tràm có nhiều động, thực vật quý hiếm.

Miền Tây Nam Bộ còn có nhiều hòn và núi từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên, từ đất liền đến Phú Quốc, ở Hà Tiên và Châu Đốc. Trong hòn và núi có nhiều hang động và rừng.

Sông Mê Kông, bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc) qua Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam (vùng Nam Bộ); chảy trên đất nước ta dài 225 km, chia thành 2 nhánh lớn sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển bằng 9 cửa, còn gọi là Cửu Long. Sông Tiền và sông Hậu thông qua nhau bởi sông Mang Thít, kinh Nicôlai và sông Trà Ôn.

Miền Tây có nhiều sông, kênh, rạch chằng chịt, thuận tiện cho đi lại và vận chuyển hàng hóa từ Sài Gòn - Chợ Lớn, Mĩ Tho… đến các tỉnh miền Tây và ngược lại, cả vùng ven biển như Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hà Tiên… Tàu thuyền của nước ngoài trước đây đã giao thương với một số cảng miền Tây, như Hà Tiên đã buôn bán với nước ngoài từ năm 1680, Bãi Xàu (Sóc Trăng) trước đây có lúc thường xuyên có 100 - 150 thuyền buôn(3).

Sông ngòi, kênh, rạch, tạo thành mạng lưới giao thông thủy rất thuận lợi, nhưng cũng chia cắt các vùng thành nhiều mảng, có thuận lợi cho chiến tranh du kích, hạn chế phần nào xe cơ giới của địch.

Hệ thống đường bộ ở Tây Nam Bộ chưa phát triển, chủ yếu sử dụng đường thủy. Đồng bằng sông Cửu Long có 650 km kênh đào chính, 2.500 km kênh đào phụ. Miền Tây chiếm khoảng 3/4 chiều dài các kênh đó. Riêng tỉnh Cần Thơ (cũ) có 350 km kênh đào chính.

Về đường bộ, có quốc lộ 1 (thời Pháp thuộc gọi là lộ Đông Dương số 16(4), sau 1954 đổi là quốc lộ 4) từ Sài Gòn vào địa phận miền Tây, bắt đầu từ Vĩnh Long qua Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu đến thành phố Cà Mau dài 218 km, đang được nối dài đến tận mũi Cà Mau.

Ngoài ra còn có quốc lộ 91A, 91B (trước là đường liên tỉnh số 27), quốc lộ 40 (tức là đường liên tỉnh số 31) nối liền các tỉnh An Giang, Kiên Giang với Cần Thơ và Sài Gòn, v.v…

Khí hậu miền Tây có đặc điểm là nhiệt độ cao quanh năm, tiền năng nhiệt dồi dào. Nhiệt độ trung bình trong năm là 27oC, thấp nhất là 22 đến 25oC, cao nhất là 32 đến 35oC, cá biệt có lúc cao đến 37-38oC. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.600 mm. Một năm chia là 2 mùa rõ rệt: Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Thuận lợi cơ bản là khí hậu khá ổn định và ít thiên tai. Tuy vậy, khó khăn đáng kể là thiếu nước trầm trọng vào mùa khô và dưa thừa nước và mùa mưa, gây ra ngập úng ở một số tỉnh (như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ (cũ)…). Tình trạng này càng nặng nề hơn bởi tác động của lũ, triều cường và tình trạng đắp đê thiếu quy hoạch.


(1) Từ 1834 đến 1945, Nam Bộ được gọi là Nam Kì. Tuy nhiên, để có sự nhất quán, tên “Nam Bộ” được dùng cho cả thời kì trước và sau 1945, từ các cụm từ như “Khởi nghĩa Nam Kì”, “Nam Kì tự trị”…
(2) Lê Minh: Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1984, tr. 77.
(3) Trần Bạch Đằng: Tính năng động, sáng tạo của người Việt sống trên đất Phương Nam, kỉ yếu hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ, những vấn đề lịch sử, thế kỉ XVII - XIX, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr. 4.
(4) Roule locale No 16.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:03:24 am
II. ĐỊA LÍ HÀNH CHÍNH

Vào thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình trạng chia cắt đất nước và chiến tranh diễn ra liên miên (Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh), làm đảo lộn đời sống nhân dân. Nhiều người dân Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong di cư về phương Nam để tìm cuộc sống bình an, tự do.

Ở Nam Bộ, từ năm 1623 về sau, chúa Nguyễn cho phép một số người Trung Quốc không phục nhà Thanh chạy sang Việt Nam, như: Mạc Cửu, Dương Ngạn Địch, Huỳnh Tấn, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình… khai thác thêm những vùng hoang vu, mở rộng bờ cõi.

Riêng Mạc Cửu, sau khi khai thác xong Hà Tiên năm Mậu Tí (1708) đã dâng đất Hà tiên và đảo Phú Quốc cho chúa Nguyễn Phúc Chu.

Đến năm Ất Mão (1735) Mạc Cửu mất. Con là Mạc Thiên Tứ (tức Mạc Thiên Tích) nối nghiệp cha, mở mang thêm vùng đất Hậu Giang. Năm 1739, công cuộc khai phá miền Tây hoàn thành, nhà Nguyễn lập thêm 4 đạo (đến năm 1808 đổi thành huyện).

1. Long Xuyên (miền Cà Mau).

2. Kiên Giang (Rạch Giá).

3. Trấn Giang (Cần Thơ).

4. Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).

Về quản lí hành chính, năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu (1671-1725) cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào lập Gia Định Phủ, gồm 2 huyện: Phước Long (Dinh Trấn Biên) và Tân Bình (Dinh Phiên Trấn).

Năm Quý Dậu (1753), chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát phái Bố chánh Nguyễn Cư Trinh vào Nam nắm quyền, đồng thời điều khiển tướng sĩ 5 dinh; Bình Khương (Khánh Hòa), Bình Thuận, Trấn Biên (Biên Hòa, Bà Rịa), Phiên Trấn (Gia Định) và Long Hồ (Mĩ Tho, Vĩnh Long) càng thúc đẩy khai hoang, mở rộng bờ cõi, nhất là vùng hoang hóa ở miền Tây.

Đến thời vua Minh Mạng, triều Nguyễn thiết lập bộ máy chính quyền chia miền Tây làm 3 tỉnh là: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (trong 6 tỉnh Nam Kì lục tỉnh).

Sau khi Pháp xâm lược nước ta, từ 1862 đến 1945, Pháp chia Nam Kì làm 20 tỉnh, trong đó miền Tây có 9 tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu.

Trong 30 năm kháng chiến chống Pháp và Mĩ, cả ta và địch có nhiều lần điều chỉnh địa giới và đổi tên tỉnh.

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đến nay lại có nhiều thay đổi:

Năm 1976, theo chủ trương sáp nhập các tỉnh trên toàn quốc, miền Tây có 5 tỉnh: Cửu Long (Vĩnh Long - Trà Vinh), Hậu Giang (thành phố Cần Thơ - tỉnh Cần Thơ - Sóc Trăng), Kiên Giang (Rạch Giá - Hà Tiên), An Giang (Long Xuyên - Châu Đốc), Minh Hải (Bạc Liêu và Cà Mau).

Đến năm 1991, trong phong trào tách tỉnh trên cả nước, tỉnh Cửu Long tách ra thành: Vĩnh Long, Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang tách ra: Cần Thơ (có thành phố Cần Thơ), Sóc Trăng.

Năm 1996, tỉnh Minh Hải chia thành Bạc Liêu và Cà Mau.

Năm 2004, tỉnh Cần Thơ lại chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.

Đến nay, miền Tây gồm các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ.

Về quốc phòng, ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám, để tiện việc điều hành và đối phó với tình hình chiến sự, từ tháng 10 năm 1945, Chính phủ chia cả nước ra thành các chiến khu. Miền Tây Nam Bộ thuộc Chiến khu IX gồm các tỉnh: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Vinh, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng.

Đến ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, cả nước chia thành 12 chiến khu. Nam Bộ có 3 chiến khu:

Chiến khu VII: Các tỉnh miền Đông và Sài Gòn - Gia Định.

Chiến khu VIII; Tân An, Gò Công, Mĩ Tho, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.

Chiến khu IX: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá.

Đến ngày 25 tháng 1 năm 1948, Hội đồng Chính phủ ra Sắc lệnh tổ chức lại các khu trong cả nước thành các Liên khu, được giao một số quyền hạn lớn hơn, có thể chủ động giải quyết những vấn đề cấp bách của thời chiến.

Riêng Nam Bộ vẫn giữ 3 khu: Khu VII, VIII, IXX, nhưng tách ra một đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn trực thuộc Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Các Phân liên khu và khu được coi như một đơn vị chính trị kinh tế quân sự hoạt động tương đối độc lập do Liên khu ủy và Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu hoặc khu trực tiếp chỉ đạo thay mặt Trung ương(1).

Trong thời kì chống Mĩ, chính quyền Ngô Đình Diệm chia tách các tỉnh và đổi tên tỉnh ở Tây Nam Bộ như sau:

- Cần Thơ đổi lại là Phong Dinh, Sóc Trăng đổi tên là Ba Xuyên gồm cả một phần tỉnh Bạc Liêu cũ là thị xã Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi, huyện Vĩnh Châu. Tỉnh Bạc Liêu cũ đổi lại là tỉnh An Xuyên bao gồm thị xã Cà Mau, huyện Giá Rai và các huyện thuộc quận Cà Mau cũ thời chống Pháp như Ngọc Hiển (Đầm Dơi). Tỉnh Trà Vinh đổi lại là tỉnh Vĩnh Bình. Tỉnh Rạch Giá lấy tên là tỉnh Kiên Giang. Long Xuyên, Châu Đốc lấy tên là An Giang…

Trong kháng chiến chống Mĩ, Nam Bộ chia thành 4 Quân khu:

Quân khu I (miền Đông - mật danh là T1).

Quân khu II (miền Trung Nam Bộ - mật danh là T2).

Quân khu III (miền Tây - mật danh là T3).

Quân khu IV (Sài Gòn Gia Định - mật danh là T4).

Sau giải phóng, năm 1976, Trung ương Đảng giải thể Quân khu II và Quân khu III, lập thành Quân khu IX (gồm các tỉnh của Quân khu II và Quân khu III).

 Năm 1978, tỉnh Long An (trước thuộc Quân khu II) nhập vào Quân khu VII (miền Đông Nam Bộ).


(1) Đặng Phong: Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tập I (1945-1954), tr. 241-242.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:06:50 am
III - DÂN CƯ, KINH TẾ -VĂN HÓA VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN

1. Dân cư

Người Việt cùng với người Khơme, Hoa, Chăm… nỗ lực khai phá vùng đất hoang hóa Đồng Nai - Bến Nghé - Cửu Long.

Trong nửa đầu thế kỉ 16, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha (Fernand Mendez Pinto) đã dùng thuyền đi biển phiêu lưu tới một số nước Đông Nam Á. Trong hồi kí, ông viết có gặp người Côsanhchina (tức người Việt Nam)(1).

Rừng rậm mênh mông, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc khai hoang lập nghiệp.

Người Việt, Khơme, Hoa, Chăm… mỗi dân tộc làm ăn sinh sống theo ngành nghề, phong tục, tập quán, tôn giáo riêng. Tất cả cùng chung sống hầu như chưa hề xảy ra đụng chạm, tranh chấp đất đai.

Theo truyền thống, người Việt đến đâu đều lập làng, xã, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau, hòa hợp và giúp đỡ các dân tộc anh em, trở thành cộng đồng dân tộc, đoàn kết xây dựng cuộc sống. Trước đây thường nói: “Nhất cận thân, nhị lân cận” , nhưng điều kiện cụ thể cuộc sống hiện tại đã trở thành: “Nhất cận lân, nhì cận thân” , làm cho tình dân tộc, nghĩa đồng bào quyện chặt với tình làng, nghĩa xóm, khi hoạn nạn, khó khăn, cũng như lúc bị thiên tại, địch họa…

Dân làng tự lập, tự quản thôn, xóm, từ năm 1535 đến năm 1732 đã trở thành nền dân chủ cộng đồng dân cư, trong lòng chế độ phong kiến Việt Nam.

Ở miền Tây, ngoài người Việt chiếm phần đông nhất, còn có nhiều thành phố dân tộc khác sống hòa hợp trong cộng đồng dân cư.

Dân tộc Khơme ở Nam Bộ có khoảng 1.300.000 người. Các tỉnh Tây Nam Bộ chiếm gần 1.000.000 người, nhiều nhất là Sóc Trăng (trên 300.000 người, tính đến năm 2007), Trà Vinh (gần 300.000 người). Các tỉnh khác đều có đồng bào Khơme. Đồng bào Khơme đa số là nông dân. Khối đoàn kết các dân tộc Việt - Khơme - Hoa - càng chặt chẽ hơn trong đấu tranh giành quyền sống và chống quân xâm lược. Đinh Sâm, lãnh tụ kháng chiến vùng Ba Láng - Trà Niềng (Cần Thơ), năm 1868 đã giết tên cai tổng gian ác Nguyễn Văn Vĩnh, tay sai đắc lực của Pháp. Chủ Chọt ở xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Phước Long (Rạch Giá) thà chết không chịu mất đất, đã đứng lên chiến đấu, chống lại bọn cai trị Pháp cướp giật ruộng đất của ông năm 1927…, nói lên tinh thần đấu tranh quyết liệt của người nông dân Khơme.

Người Hoa, xấp xỉ bằng số người Khơme, nhưng đã sớm hòa hợp cùng người Việt và người Khơme trong lao động sản xuất, sinh hoạt bình thường trong lễ hội và trong đấu tranh chống quân xâm lược và bọn áp bức bóc lột. Ngày nay, người Hoa đã dựng vợ gả chồng cho con cái người Việt, người Khơme, là điều trước đây chưa có) và ngày Tết, lễ hội của 3 dân tộc đều cộng hưởng chung, coi như lễ hội của dân tộc mình.

Người Chăm, ở An Giang có tới 13.000 người tập trung tại 9 xóm thuộc các huyện An Phú, Tân Châu, Châu Thành. Đời sống của bà con chủ yếu là mua bán, thêu, diệt và một số ít canh tác ruộng rẫy, chăn nuôi bò, dê… Chiếc ghe lường của người Chăm là căn hộ di động dùng làm kế sinh nhai ở các bến chợ quanh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian gần đây, nhờ hỗ trợ vốn sản xuất, giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo, cuộc sống từng gia đình được nâng lên, hầu hết đều bám trụ địa phương làm ăn và hạn chế việc bỏ nhà đi mua bán xa. Việc học hành của con em đồng bào Chăm được chú ý hơn. Hiện ở tỉnh An Giang có hơn 40 sinh viên dân tộc Chăm đang theo học các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra có 5 em khác được tuyển đi du học nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo của Nhà nước(2).

2. Kinh tế

Trên vùng đất mới còn hoang sơ, hiếm dấu chân người, vừa khơi dậy tiềm năng khai thác dồi dào về nông nghiệp trên chân trời mở rộng, vừa đòi hỏi phải vượt qua bao thử thách của thiên nhiên, thú dữ, mùa khô thiếu nước, mùa nước lũ lụt hằng năm… bắt tuộc những người đến vùng đất mới phải có nhiều sáng tạo trong tư duy cũng như hành động.

Lưu dân đa số là những người nghèo khổ, bị giai cấp thống trị tước đoạt ruộng đất, vào vùng đất mới khai khẩn đất hoang, được làm chủ ruộng đất mình khai hóa, và có thời gian dài (gần 200 năm, từ 1535 đến 1732), tự lập, tự quản, thực hiện dân chủ cộng đồng… nên thiết tha bảo vệ, chăm sóc ruộng đất thành thục, ngày càng có năng suất cao.

Xa quê cha, đất tổ, tính tự lực, sáng tạo được phát huy, vượt qua khó khăn, thử thách để tồn tại và xây dựng cuộc sống ngày càng sung túc, nên đời sống các cộng đồng dân cư đã thích ứng với thực tế, với tình hình sản xuất tại đây.

Để thích nghi và phát triển trên đất này, dân không đắp đê mà chung sống với lũ, làm thủy lợi, xổ phèn, mang lại hiệu quả lớn…

Trong canh tác, nông dân dùng 2 trâu (hay bò) để cày bừa, trục(3)… Lưỡi cày to, bừa lớn (gần 4 mét), răng bằng tre gốc… để làm đất cấy lúa. Cỏ nhiều phải trục. Vùng đất sình lầy, vùng đất sâu, không cày được, phải dùng phảng(4) phát cỏ, cấy nọc(5) (ngày nay, có máy cày thì sạ là phổ biến). Vùng ngập lụt, cấy giống lúa nổi, sạ khô, mùa mưa lúa vươn theo nước sâu 3 - 4 mét, cây lúa dài 5 - 6 m. Khi nước ngập, lúa nổi lên, lúc nước rút, mỗi đốt lúa bám rễ vào phù sa, mọc đều lên như cây lúa cấy. Vùng nước sâu, có lúa cao giàn (từ 1,4 m đến 1,6 m), dùng nọc dài cấy lúa cây…

Thu hoạch dùng liềm hoặc vòng hái gặt, tùy từng loại lúa và từng vùng.

Mỗi lực điền làm ăn chăm chỉ, hằng năm phải được 2 - 3 mẫu (mỗi mẫu = 1 ha). Ngay vụ đầu đã có ăn. Từ năm thứ 3 đất thuần cho năng suất cao. Ruộng phì nhiêu, 1 giạ(6) lúa giống thu hoạch được 300 hộc lúa. Đất rộng mênh mông, còn hoang hóa nhiều, nên nông dân nếu thấy nơi này làm ăn không khá, thì đi nơi khác.

Trong săn bắt cá, ngoài chài, lưới, đó… còn đặt lờ, lọp, ống trúm(7)… nên bắt được nhiều cá. Có dư thì làm khô, làm mắm… để khi thiếu cá đem ra dùng.

Sản xuất cá có thể kết hợp làm mướn ở các trang trại của các vị thiên hộ (1000 hộ), bá hộ (100 hộ). Sản lượng lúa khá cao, đồng bằng sông Cửu Long trở thành vựa lúa và hàng thủ công, có mặt trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thương cảng Hà Tiên, Bãi Xàu… trước đây tấp nập ghe, tàu của nước ngoài.

Khi triều Nguyễn dùng chính sách ban thưởng phẩm hàm cho người mộ dân khai hoang lập đồn điền, chính sách đó đã có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích khai hoang, lập ấp, phát triển kinh tế. Nhưng đồng thời nó cũng tạo ra một tầng lớp địa chủ, cường hào. Trong tầng lớp này cũng đã sản sinh một số phần tử, cường hào, tham quan, ô lại, dựa vào đó để chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, bắt sống người mới đến làm công không cho chúng. Đất đai dần dần tập trung vào tay địa chủ cường hào.

Bị ức hiếp, bị lấy đất ruộng, nông dân chống lại quyết liệt. Cả người Việt, Khơme, Hoa, Chăm, đều đoàn kết đấu tranh chống bọn áp bức, bóc lột.

Nhà Nguyễn không lập được chế độ công điền và quân cấp công điền giống như ở miền Trung và miền Bắc. Vì miền Trung và miền Bắc là vùng đất đã được khai phá từ lâu dưới chế độ công xã, ruộng công vẫn còn tồn tại như một sản phẩm của chế độ công hữu công xã. Nam Bộ thì khác. Việc khai khẩn là việc mới gần đây, chủ yếu do tư nhân tiến hành. Do đó, đất được khai phá thường là tư điền của địa chủ và cường hào, một số là của nông dân tự canh. Vì vậy, gần như không có chế độ công điền.

Suốt 3 đời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (từ 1820 đến 1883) khủng hoảng xã hội phong kiến diễn ra nghiêm trọng, nông dân nổi lên chống đói. Triều đình phải mang quân đánh dẹp, bình định.

Khi Pháp xâm chiếm Nam Kì, với chính sách bóc lột thuộc địa, đặc trưng cho hình thức thực dân địa của Pháp là khai thác tài nguyên, sử dụng nhân công rẻ mạt, kìm chế công nghiệp và thủ công nghiệp bản xứ, chiếm dụng đất đai để lập các đồn điền, dùng nhân công địa phương…, giai cấp địa chủ càng phát triển (cả địa chủ Pháp, Việt, Ấn, Hoa…). Đất đai càng tập trung vào địa chủ lớn vào các đồn điền Pháp. Mấy lần khủng hoảng kinh tế thế giới, chẳng những nông dân, tầng lớp lao động khác nghèo khổ thêm, mà trung nông, phú nông và địa chủ nhỏ, địa chủ bậc trung cũng bị phá sản. Đất đai lại càng tập trung hơn.


(1) Trần Văn Giàu, chủ biên: Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, tr. 145.
(2)  Mai Hương: Chuyện học ở làng Chăm, Báo Sài Gòn Giải Phóng, số 967, ngày 5-6-2004.
(3) Một dụng cụ làm nhuyễn đất.
(4) Một loại dao dài có cán cong để cầm phát cỏ.
(5) Là một khúc cây có mũi nhọn và cầm ngang để cấy.
(6) Thùng = 20kg, tương đương 40 lít.
(7) Các dụng cụ đánh bắt thủy sản.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:09:13 am
Theo thống kê của Pháp:

- Người có 50 ha trở lên chỉ có 2,55 dân số, chiếm 45% đất đai.

- Người có từ 10 ha đến 50 ha, 11% dân số, chiếm 32% ruộng đất.

- Còn người có từ 0,5 ha trở xuống, chỉ chiếm 23% đất đai, với 71% dân số.

- Đất phi nông nghiệp chiếm 14%.

Miền Tây ruộng đắt càng tập trung hơn.

- Hà Tiên có 8 đồn điền Pháp, chiếm gần hết đất đai.

- Bạc Liêu đại địa chủ chiếm 70% ruộng đất và toàn bộ 14.000 ha ruộng muối (Trần Trinh Trạch, địa chủ Bạc Liêu lớn nhất Việt Nam, ngoài 145.000 ha ruộng lúa và 10.000/14.000 ha ruộng muối, còn chiếm nhiều ruộng ở nhiều tỉnh Nam Kì và Trung Kì).

- Sóc Trăng, chủ đồn điền Pháp và đại địa chủ chiếm 80% ruộng đất (đồn điền Gressier, La Basthe, Jourdan…).

- Ở Cần Thơ 70%.

Ở Trà Vinh có 4 họ đại địa chủ (Lâm Quang, Từ Bá, Tạ, Trần), riêng họ Lâm Quang, hằng năm thu 400.000 giạ lúa tô (8.000 tấn).

Xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì số lượng tăng nhanh từ 281 tấn (năm 1880) lên 1.548.000 tấn (năm 1937).

Nhà Kinh tế học người Pháp Pôn Bécna (Paul Bernard) nhận xét: Chính nhờ sự đóng góp của Nam Kì, chủ yếu từ lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long, chính phủ Pháp có thể đài thọ cho bộ máy cai trị toàn Đông Dương, toàn bộ chi phí cho những công trình công cộng, nuôi toàn bộ quân đội Pháp ở Việt Nam, Campuchia, Lào.

Vùng Hậu Giang, Rạch Giá, có diện tích lớn: 358.900 ha (1930), Bạch Liêu 330.030 mẫu, Sóc Trăng 212.909 mẫu, Cần Thơ 205.000 mẫu (ha), làm cho lượng xuất khẩu gạo của Nam Kì tăng nhảy vọt (miền Hậu Giang chiếm số lượng nhiều nhất). Trước đây, Miền Điện (Myanmar) là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất, từ 1925 Nam Kì dẫn đầu, tuy gạo của ta phẩm chất không bằng gạo Miến Điện.

Miền Tây, năm 1934, 4 tỉnh: Rạch Giá, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, có 996.000 ha ruộng lúa, bằng 40% diện tích lúa toàn Nam Kì, xuất khẩu 968.000 tấn lúa(1), bằng 50% đến 70% lúa xuất khẩu toàn Nam Kì.

Địa chủ càng tập trung đất, càng làm dân cày bị phá sản thành công nhân nông nghiệp, dính liền với miếng đất của địa chủ, không phải hàng ngày, hàng tháng, như thợ thuyền thành thị đối với tư bản, mà buộc suốt nhiều đời từ cha, con đến cháu, chắt… bằng cách chống chất lên đầu tá điền hàng trăm thứ nợ.

Thời Pháp thuộc, vào nông thôn thấy bên cạnh nhà gạch to, rộng mênh mông, xung quanh có hàng ngàn siêu vẹo “nhà đá” , “nhà đạp”. Có nhiều thiếu nữ không có áo che thân… Có nhà cả vợ chồng chỉ có một quần dài (để luân phiên tiếp khách). Chúng ta cũng thấy rõ, đến mùa gặt, lúa đầy sân, nhưng đã chạy vào kho lẫm của địa chủ. Tá điền còn 2 tay trắng, lại phải đi vay hỏi để ăn và làm mùa. Đó là một loại công nhân nông nghiệp gắn liền với đại đồn điền của thực dân. Những điều tra của sử gia Pháp Daniel Hémery về tình hình đời sống các tầng lớp dân cư ở nông thôn vùng đồng bằng Nam Bộ năm 1936 cho thấy:

Biểu 1.1: Cơ cấu thu nhập và các khoản chi tiêu của
ba loạn ngân sách nông dân (năm 1936)

(http://img839.imageshack.us/img839/3531/bngh.jpg)

Nguồn D. Hémery: Révolutionnaires Vietnammient et pouvoir colonial de l’Indochine, Ed. Maspéro, Paris, 1975, p.446.

Chính sách cai trị của bọn thực dân đế quốc từ khi chúng xâm lược nước ta (1859) là “chia để trị”, nên chúng thường lợi dụng tôn giáo để chống lại dân tộc, chống lại cách mạng. Thủ đoạn quen thuộc của chúng là mua chuộc một số người cầm đầu trong đạo để lừa bịp tín đồ theo chúng chống lại cách mạng.

Tuy nhiên, đồng bào tín đồ các đạo giáo ở Việt Nam nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng vốn có truyền thống yêu nước, chống áp bức, bất công, nên chúng không dễ mua chuộc, dụ dỗ được. Một số người ở một số địa phương, trong thời gian nhất định nào đó, có bị dụ dỗ, lầm lẫn, nhưng theo với thời gian, thực tế kháng chiến của dân tộc và chính sách đại đoàn kết của Đảng Cộng sản, của Chính phủ Cách mạng cũng làm cho bà con nhận ra chính nghĩa mà trở về với hàng ngũ dân tộc.

Ngay trong các vị chức sắc cao cấp của các tôn giáo cũng có nhiều vị ngay từ đầu đã đi theo kháng chiến, giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền, mặt trận, đoàn thể…


(1) Lê Minh: Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1984, tr. 16-17.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:12:24 am
3. Văn hóa tinh thần

Đặc điểm của người dân Nam Bộ, trong đó có miền Tây là yêu nước nồng nàn, bất khuất, chống áp bức, bất công, trọng nghĩa, khinh tài, khẳng khái, khoáng đạt, thủy chung, yêu chuộng cái mới. Nhà Bác học Lê Quý Đôn còn cho rằng: Cởi mở, bộc trực, chân thật, dễ tin người, hào hiệp và mến khách, năng động và dám làm ăn lớn(1).

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí cũng viết: Người Nam Bộ, thói thường, chuộng khí tiết, trọng nghĩa, khinh tài, sĩ phu ham đọc sách. Thường lấy việc mình lí làm đầu, nhưng vụng về lời văn. Nông dân siêng năng, khi khởi công gieo cấy, sau lại ít hay bòn xới gì, cứ để tùy theo Trời mà mùa được hoặc mất. Bá công kĩ nghệ còn thô sơ, đồ dùng thì mộc mạc mà bền. Khách buôn bán lớn đều từ ngoài đến, người địa phương chỉ buôn bán nhỏ, chuyển từ chỗ nhiều đến chỗ ít, giúp vào cuộc sống hằng ngày mà thôi. Đất nhiều sông rạch, ai cũng biết bơi lội. Người đủ 4 phương, mỗi nhà có tập tục riêng(1).

Tình cảm, tâm lí của con người ở đồng bằng sông Cửu Long thường diễn ra hằng ngày, trên mọi mặt hoạt động của xã hội. Đó là:

- Tình cảm kết bạn xóm làng với nhau, thân thiết như người nhà, không phân biết từ đâu đến hay dân tộc nào, chỉ biết sống gần nhau, sớm tối có nhau.

- Tâm lí quý khách, trọng tình nghĩa, trọng học vấn, đùm bọc người cùng địa phương là một nét chung của các dân tộc ở đây.

- Cung cách ứng xử bộc trực, thẳng thắn, dễ dãi, chí tình và những tác phong nóng nảy, không chịu khuất phục trước đàn áp và bất công, tinh thần xả thân bảo vệ người dân và lẽ phải.

Đó là những đặc trưng tâm lí xã hội chung rõ rét của người dân Tây Nam Bộ, bất luận dân tộc nào.

Tuy nhiên, từng khu vực riêng, với những đặc thù về kinh tế, xã hội, tâm lí, tình cảm cụ thể cũng có những điểm riêng. Nông dân vùng rừng và biển, tuy học vấn còn thấp, nhưng nặng nghĩa tình, hết mình vì bạn bè và người tin cậy, dứt khoát với kẻ thù (thà sống bất hợp pháp, không thích sống hợp pháp với quân thù). Nông dân vùng ruộng cũng giống như vùng rừng, biển “ăn đứng, thua nằm”, quyết sống chết với quân thù. Nông dân vườn, học thức, hiểu biết có khá hơn, sinh hoạt như tiểu tư sản thành thị; trong đấu tranh chống địch, khả năng đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp rất thích hợp.

Văn hóa dân gian

Những truyền thống tốt đẹp đó được giữ vững và phát huy cao, sau khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, biểu hiện nổi nhất trong các cuộc đấu tranh khởi nghĩa chống áp bức, bóc lột trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

Những hoạt động văn nghệ ở đây có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển và vui chơi giải trí lành mạnh trong những ngày thường, nhất là các ngày lễ hội. Văn nghệ dân gian đã sớm phát triển, ngay từ lúc người dân đặt chân lên vùng đất mới. Đó là các điệu dân ca đậm đà bàn sắc Nam Bộ, như hò chèo, ghe, hò xay lúa, hò đối đáp… Các điệu lí, nói thơ Lục Vân Tiên. Người Khơme thì đua ghe ngo, đua bò, thả đèn gió…

Ngoài ra, còn có phong trào đờn ca tài tử trong xóm, ấp. Các loại hình sân khẩu như: hát Dù Kê của người Khơme, hát Tiều, hát Quảng của người Hoa, hát Bội của người Việt đều được nhân dân ưa thích.

Trước đây ở Gia Định thành, có gánh hát bội của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Đến năm 1932, sau khi Lê Văn Duyệt mất, tại Bạc Liêu có gánh hát Bội của bầu An (tức Lê Bình An, 1817 - 1887).

Hát Bội Nam Bội đã một thời làm rạng rỡ các bảng hiệu truyền thống Việt Nam, từ gánh hát bầu Lê Văn Duyệt, rồi bầu An, đến sau này bầu Bòn, bầu Thắng… với những vở hát Bội nổi tiếng, như: Sơn Hậu, Kim Thạch Kì duyên (của Bùi Hữu Nghĩa).

Sau đó, cổ nhạc truyền thống Nam Bộ lại bộc phát một loạt bài bản mới sáng tác, như Sáu Bắc, Bảy Bài, rồi Ba Nam và Bốn Oán rất được ưa thích, không chỉ ở Nam Bộ mà phổ biến trong cả nước.

Nhạc sư Lê Tài Khị (tức Nhạc Khị, 1862-1924) là người Bạc Liêu, con ông Lê Bình An (bầu An). Nhạc Khị là bậc thầy, được giới cổ nhạc tôn là Hậu Tổ của nhạc truyền thống Nam Bộ.

Học trò của Nhạc Khị là:

- Cao Văn Lầu (Sáu Lầu), tác giả “Dạ cổ hoài lang”.

- Mộng Vân (soạn giả nhiều bản cải lương nổi tiếng).

Từ những năm 1910, đờn ca tài tử phát triển nhanh thành phong trào rộng khắp Nam Bộ. Thế là từ ca đến hát, dẫn đến phong trào ca ra bộ (đó là bước quá độ từ biểu diễn âm nhạc, chuyển sang biển diễn sân khấu).

Khoảng năm 1914-1915, ca ra bộ Bùi Kiệm - Nguyệt Nga của tác giả Trương Duy Toản, lần đầu tiên xuất hiện tại Phong Điền (Cần Thơ) rất được ưa thích. Sau đó Trương Duy Toản dựng lên vở hát Lục Vân Tiên (vở cải lương đầu tiên trên sân khấu Thầy Năm Tú - Mĩ Tho năm 1971(3)).

Cùng lúc đó, tại Thốt Nốt (nay thuộc thành phố Cần Thơ, từ một nhóm tài tử ở làng Trung Nhất (thị trấn Thốt Nốt) đờn hát rất hay, có năng khiếu biểu diễn (ca ra bộ) được nhiều người mến mộ, như: Trần Ngọc Đảnh, Tư Bền, Song Hỉ… Trong đó có Huỳnh Năng Nhiêu (kép Bảy Nhiêu) là một trong số những ngôi sao cải lương góp phần cùng Ba Vân, Năm Châu, Tư Trang, Phùng Hà… đưa nghệ thuật sân khẩu cải lương từ buổi non trẻ vào thời kì hưng thịnh.

Từ đó, ông Vương Có (trưởng nam của ông Vương Thiệu, chủ hãng rượu) thích văn nghệ, ca hát tài tử, bỏ tiền ra mua sắm y trang, vẽ cảnh trí, mua nhạc cụ, lập đoàn hát cải lương “Tập ích ban”. Vở diễn đầu tiên ra mắt khán giá tại rạp (thị trấn Thốt Nốt) là “Tình duyên phấn lục” (năm 1916). Tiếp theo hai kịch bản “Cô gái gia huê” (Javet) và “Tình duyên trắc trở” của soạn giả kiêm thầy tuồng Nguyễn Trọng Quyền, bút danh Mộc Quán(4).

Những năm tiếp theo các ban hát lớn tiếp tục ra đời như: Trần Đắc (1930), Hữu Thành, Phước Cương… Ban ca kịch Dân Nam và ban Đồng Tâm đều ở Cần Thơ.

Riêng đại ban Trần Đắc của ông Trần Đắc Nghĩa ở Cân Thơ, thu hút hầu hết đào kép có tên tuổi như: Phùng Há, Tư Chơi, Bảy Nhiêu, Năm Châu… nên biểu diễn được khán giả hoan nghênh, đi trình diễn từ Nam chí Bắc(5).


(1) Nguyễn Công Bình - Lê Xuân Diêm - Mạc Đường: Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.
(2) Đại Nam nhất thống chí, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969, t.II, tr.73.
(3) Trương Bỉnh Tông: Đôi nét về lịch sử văn học nghệ thuật Tây Nam Bộ, năm 1913.
(4) Soạn giả Mộc Quán (Nguyễn Trọng Quyền), sinh năm 1876, tại Trung Nhất (Thốt Nốt), làm thư kí hãng rượu của ông Vương Thiệu (cha của Vương Cổ) có Tây Học, Hán Học, ông viết truyện và làm thơ.
Ông sáng tác gần 80 kịch bản cải lương cho các đại ban như: Tập ích ban, Huỳnh Kì, Phụng Hỏa, Tân Tân… Phần lớn kịch bản này được thâu vào đĩa hát. Có vở đã trở thành mẫu mực (cổ điển), dùng để dạy ở các trường nghệ thuật Trung ương, như: Phụng Nghi Đình (1939), Những vai mẫu trong Phụng Nghi Đình đã gắn liền tên tuổi các nghệ sĩ lừng danh của sân khấu cải lương gần ngót một thế kỉ qua, như Phùng Há, út Trà Ôn, Bạch Tuyết, Thanh Nga, Ngọc Giàu…
(5) Ngô Hồng Khanh: Văn hóa nghệ thuật tỉnh Cần Thơ (Huỳnh Minh: Cần Thơ xưa và nay, Cánh Bằng, 1966).


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:13:40 am
Trí thức và văn hóa trí thức

Cùng với văn hóa dân gian, Tây Nam Bộ đã sớm hình thành một nền văn hóa trí thức đặc sắc.

Những sĩ phu yêu nước sống ở vùng đất mới, đã gắn bỏ chặt chẽ với nhân dân, góp phần tích cực vào sự hình thành tính năng động, sáng tạo của của chủ nhân vùng khai hoang và tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng xã hội ở vùng này. Trong các cuộc đấu tranh chống áp bức của phong kiến, đế quốc, sô trí thức yêu nước luôn sát cánh với nhân dân ở mặt trận vũ trang cũng như chính trị, như: Phan Thanh Giản, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông, Lê Quang Chiểu, Nguyễn Thần Hiến, v.v…

Khi Pháp xâm chiếm Nam Kì, chúng đào tạo đội ngũ trí thức Tây học để phục vụ cho bộ máy cai trị thực dân. Nhưng nề văn hóa Việt Nam tiếp thụ tinh hoa văn hóa châu Âu càng giúp số đông trí thức Việt Nam khẳng định con đường yêu nước, giải phóng dân tộc và giai cấp của mình. Nhiều trí thức, sau tốt nghiệp (cả ở Pháp) không làm việc trong bộ máy cai trị, mà làm nghề tự do.

Qua các cuộc đấu tranh, khởi nghĩa, đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, đông đảo trí thức tham gia, trong đó có nhiều trí thức danh tiếng, có những đóng góp to lớn cho kháng chiến như: Phạm Văn Bạch, Nguyễn Văn Hưởng, Phạm Ngọc Thạch, Hoàng Xuân Nhị, Ngô Tấn Nhơn…

Ở miền Tây có “Tao Đàn Chiêu Anh Các” do Mạc Thiên Tứ sáng lập từ năm 1736 đến 1771 (35 năm) ở Hà Tiên, để lại nhiều tác phẩm rất tốt, mà nhà bác học Lê Quý Đôn đã đánh giá trong Phủ Biên Tạp Lục: “Không thể bảo bằng ở hải ngoại xa xôi, không có văn chương vậy”.

Tỉnh Cần Thơ có trường Bà Đồ, do bà Nguyễn Thị Nguyệt, bút danh “Hằng Nga nữ sĩ” nối nghiệp cha anh mở lớp dạy học, quy tụ nhiều nhà thơ yêu nước, có tên tuổi: Thủ khoa Nghĩa, Cử Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông, Lê Quang Chiểu… để bàn luận thi phú và tình hình đất nước, mà nhân dân thường gọi là Tao Đàn “Bà Đồ” từ năm 1833 đến 1910.

Ở Vĩnh Long, Văn Thánh Miếu thành lập năm 1862, có 2 bộ phận: Một bộ phận thờ Khổng Tử và các Thánh hiền, một lầu thờ các vị Văn Xương, cụ Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, đồng thời là nơi dạy học, đọc sách, ngâm thơ, hội họp… Tháng 10-1914, được trùng tu, đổi tên Văn Xương Các.

Phan Thanh Giản, đậu cử nhân ở trường thi Gia Định, ra Huế thi Hội, là người Nam Bộ đầu tiên thi đậu tiến sĩ.

Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872), sinh tại xã Long Tuyền, Cẩn Thơ, năm 1835 thi hương ở Gia Định đậu thủ khao, được bổ nhiệm tri huyện phủ Trà Vang (Trà Vinh), trong một vụ xử kiện giải quyết quyền lợi chính đáng cho đồng bào Khơme ở Láng Thé (Trà Vinh). Người Khơme phá đập rọ của người Hoa, cuộc xô xát xảy ra, 7 - 8 người Hoa bị giết. Bọn cầm quyền ở tỉnh Vĩnh Long gửi về Gia Định, rồi sớ về triều (vua Tự Đức), tố cáo ông tự tiện giết người.

Bà Nguyễn Thị Tồn, vợ của Thủ khoa Nghĩa, đi ra Huế kêu oan. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của Lại bộ Thượng thư Phan Thanh Giản, bà Tồn vào đến vua nổi 3 hồi trống, dâng đơn kêu oan. Vua Tự Đức thu đơn giao cho Bộ hình thẩm xét. Bộ hình tuyên án “tha cho Bùi Hữu Nghĩa khỏi tử hình, song phải quân tiền hiệu lực đoái công chuộc tội”. Bà Từ Dũ Thái hậu (mẹ vua Tự Đức) kêu bà Tồn vào cung, tỏ lời khen và ban cho tấm biển 4 chữ vàng “Liệt phụ khả phong”.

Sau đó ông Bùi Hữu Nghĩa xin hồi hưu, trở về Bình Thủy, Cần Thơ mở trường dạy học, ông mất ngày 21-1 năm Nhân Dầm (1872), thọ 65 tuổi.

Thủ khoa Nghĩa là một nhà thơ, văn nổi tiếng ở miền Nam lúc đó (trước Nguyễn Đình Chiểu và Phan Văn Trị). Cụ được liệt vào một trong bốn rồng vàng ở Nam Bộ.

“Đồng Nai có bốn rồng vàng
Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi”

Ông sáng tác nhiều thơ nôm và tuồng hát (hát bội), trong đó nổi bật là vở tuồng hát bội “Kim Thạch Kì Duyên”.

Ông Phan Văn Trị, tức Cử Trị (1830-1910), sinh ở Ba Tri, Bến Tre, đậu cử nhân năm 1840. Ông là một nhà thơ, nhà giáo, thầy thuốc, là nhà yêu nước. Đặc biệt về thơ, ông nổi tiếng với 10 bài họa thơ Tôn Thọ Tường. Ông nói thẳng: “Đừng mượn oai hùm rung nhát khỉ. Lòng ta sắt đá há lung lay”… Đậu cử nhân nhưng ông không ra làm quan, sống bằng nghề làm thuốc và dạy học.

Khi giặc Pháp chiếm Gia Định, ông xuống Vĩnh Long cùng một số sĩ phu yêu nước: Đồ Chiểu, Thủ khoa Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt đề ra phong trào “tị địa” bất hợp tác với Pháp, cực lực đả kích những kẻ xu thời. Khi 3 tỉnh miền Tây lọt vào tay Pháp (1867), ông về xã Phong Điền (nay là xã Nhân Ái, Cần Thơ) dùng ngòi bút đả kích quân xâm lược và bè lũ tay sai. Ông đề cao gương anh hùng, chống ngoại xâm, ông đau lòng trước cảnh nước mất, nhà tan, nhưng vẫn tin vào tương lai của Tổ quốc, vào tinh thần bất khuất của dân tộc. Ông mất năm 1910, tại xã Nhân Ái (Cần Thơ).

Nguyễn Thần Hiến (1857-1914), con của cụ Nguyễn Như Ngươn (làm quan cùng thời cụ Phan Thanh Giản, sau khi cụ Phan tử tiết, cụ Ngươn từ chức tại Vĩnh Long, về quê Hà Tiên). Ông Nguyễn Thần Hiến (tự Nguyễn Như Khuê) làm Hội đồng địa hạt tỉnh Hà Tiên. Năm 1902, ông dời về Cần Thơ và xin từ chức để lo việc cứu nước. Ông từng gặp cụ Phan Bội Châu ở Sa Đéc và tại Nam Nhà Đường (Bình Thủy, Cần Thơ) từng đi Trung Hoa, Nhật, Thái Lan để vận động cứu nước. Cụ Hiến đã cùng ông Nguyễn Văn Thưởng, Võ Văn Thơm, lập “Khuyến dụ học hội” tại Cần Thơ, đem tài sản góp vào quỹ “du học sinh” và đã đưa nhiều học sinh sang Trung Quốc, Nhật, Pháp học.

Năm 1913, cụ Hiến từ Hương Cảng chở vũ khí về nước, bị địch bắt giam tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Cụ tuyệt thực để phản đối đế quốc Pháp và hi sinh trong tù ngày 26-1-1914.

Chùa Nam Nhà Đường ở Bình Thủy, Cần Thơ, do học sinh của cụ Bùi Hữu Nghĩa là ông Nguyễn Giác Nguyên xây dựng và thờ cụ Bùi Hữu Nghĩa tại đây cùng những người yêu nước khác. Chùa này từng nuôi, chứa nhiều nhà yêu nước, như: Phan Bội Châu, Nguyễn Thần Hiến, Ngô Gia Tự, Châu Văn Liêm…


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:14:27 am
4. Tín ngưỡng và tôn giáo

Người Việt Nam trọng lễ nghĩa, ân nghĩa giữ phần quan trọng. Nên người Việt Nam thờ trời, đất, Phật, các thần linh, các anh hùng dân tộc, thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những vị đem lại lợi ích cho Tổ quốc, cho quê hương, và cho gia đình mình. Chúng ta thấy ngoài thò tổ tiên, ông bà, cha mẹ còn thờ Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực… thờ bà Cửu Thiên Huyền Nữ, ông Địa, ông Táo, ông Thần Tái và cả ông Quan Công… Đặc biệt trong kháng chiến, nhiều đám giỗ, cúng cơm, có thêm một mâm để cúng chiến sĩ trận vong.

Đây không phải đạo Ông Bà và việc thờ cúng này không kể là tôn giáo, vì không có giáo chủ, không có giáo điều… Và trong khi thờ phụng Tổ tiên, người Việt Nam vẫn theo một hay hai đạo. Nhưng đã theo đạo nào (cả Công giáo và Tin Lành) đồng bào ta vẫn thờ ông bà, trời, Phật… Đồng bào Tây Nam Bộ cũng nằm trong tình hình này.

Sống ở vùng đất hoang vu, đầm lầy, mới khai mở, nhất là vùng có núi non kì vĩ, như Thất Sơn (còn gọi là Bảy Núi) ở Long Xuyên, Châu Đốc, trước nhiều cảnh đời gian khổ, éo le, bị áp bức, bóc lột, đồng bào ta thường gửi gắm tâm linh của mình, ở Trời, Phật, Thần thánh, nên tìm đến đạo giáo, tín ngưỡng…

Ở Tây Nam Bộ có khá đông đồng bào tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo… Riêng đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo…


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:15:30 am
IV. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG ÁP BỨC, CHỐNG XÂM LƯỢC

1. Thời kì trước khi có Đảng

Vừa khai phá đất hoang, nhân dân miền Tây còn tích cực chống quân Xiêm đến cướp phá Hà Tiên năm 1771, đuổi quân Xiêm ra khỏi Cần Thơ và Hà Tiên, buộc chúng phải rút về nước.

Nhân dân đã tham gia và ủng hộ cuộc đại phá 20.000 quân Xiêm do Nguyễn Ánh “rước voi về giày mả tổ” (1784), ở mặt trận Rạch Gầm, Xoài Mút (Mĩ Tho) của Nguyễn Huệ, nhiệt liệt ủng hộ Quang Trung phế bỏ triều Lê - Trịnh ở phía Bắc và chúa Nguyễn phía Nam, thống nhất đất nước.

Xa Xôm, người Khơme cầm đầu 6.000 nghĩa quân nổi dậy chống triều đình ở phủ Lạc Hóa (Trà Vinh) từ bờ sông Hậu sang bờ sông Tiền.

Trần Lâm và Sơn Tốt (người Khơme) phủ Ba Xuyên (Sóc Trăng) chỉ huy 7.000 nông dân đứng lên chống triều đình cướp ruộng đất của dân, từ Sóc Trăng lên Cần Thơ, xuống Bạc Liêu.

Đỗ Y, phủ Tịnh Biên (Hà Tiên), lãnh đạo 20.000 người nổi lên chống chính quyền phong kiến ở Hà Tiên, Châu Đốc, Long Xuyên.

Suốt 7 năm, từ 1840 đến 1847 thời Thiệu Trị, năm đầu của Tự Đức, nông dân Nam Bộ liên tiếp nổi lên chống đối. Vua phải dùng quân triều đình và các tỉnh đàn áp, gây bao cảnh “máu nhuộm cỏ đen, đồng phơi xương trắng” (thơ của Bùi Hữu Nghĩa).

Khi Pháp xâm chiếm 6 tỉnh Nam Kì, triều đình bạc nhược, ra lệnh bãi binh, không dám chiến đấu. Nhân dân Nam Kì tự vũ trang chống Pháp. Có trận chiến đấu oanh liệt ở Cần Giuộc, đánh tàu chiến Pháp trên sông Vàm Cỏ, đốt tàu Espérance ở Vàm Nhật Tảo. Đồng bào tẩy chay bọn xâm lược, tản cư nơi giặc chiếm, trai tráng vào dân dũng, lính đồn điền vào nghĩa quân.

Thể theo lòng dân và được nhân dân suy tôn “Bình Tây đại nguyên soái”, Trương Định tập hợp và tổ chức nhân dân kháng chiến chống Pháp. Trương Định giao cho Hồ Huân Nghiệp làm tri phủ Tân Bình, ông này bị giặc Pháp giết chết.

Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị và nhiều sĩ phu yêu nước kêu gọi nhân dân kháng chiến, không vì vua hòa nghị (đầu hàng) mà xao lãng việc cứu nước, không vì Bến Nghé tản cư mà dao động, tôn vinh dân lân, dân ấp kháng chiến là nghĩa quân, người hi sinh là nghĩa sĩ.

Nhân dân Nam Kì bỏ việc “Trung quân”, mà lấy “Ái quốc” làm đạo lí làm người và nghĩa vụ người dân, tiếp tục kháng chiến chống Pháp, bất chấp lệnh buông súng của triều đình.

Phong trào “tị địa” do các sĩ phu khởi xướng được nhân dân hưởng ứng, di chuyển ra cực Nam Trung Bộ và về Tây Nam Bộ. Một cuộc di tản lớn trong nội địa Nam Kì từ Đông sang Tây, thêm lực lượng khai phá ruộng đất ở Rạch Giá, Cà Mau, để ổn định cuộc sống và tăng cường lực lượng kháng chiến ở Tây Nam Bộ.

Nguyễn Trung Trực được Tự Đức phong làm Thành thủ ủy tỉnh Hà Tiên. Chưa đến nơi, Hà Tiên đã rơi vào tay giặc. Ông chỉ huy nghĩa quân kì tập diệt đồn, giết tên tỉnh trưởng Rạch Giá. Lực lượng nghĩa quân hoạt động từ Rạch Giá đến Long Xuyên. Bị Pháp uy hiếp, Nguyễn Trung Trực rút quân ra đảo Phú Quốc và bị bắt tại đây. Pháp đưa ra xử chém tại Rạch Giá. Trước khi chết, ông nói thẳng vào mặt kẻ thù: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu nỏi bất hủ đó sử sách nước ta ghi giữ đời đời, để lại cho con cháu về tinh thần chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.

Ở Cà Mau, nghĩa quân diệt tên Escanyé và tri huyện Phan Tử Long. Đỗ Thừa Luông và Đỗ Thừa Tự, con của cử nhân Đỗ Văn Nhân, cùng nhân dân Tây Nam Bộ nổi dậy khởi nghĩa, có cả súng thần công, lấy U Minh làm căn cứ kháng chiến.

Năm 1866, đốc binh Nguyễn Tấn Kiều và thống binh Nguyễn Văn Linh ở Vĩnh Long dùng súng thần công đánh vào đồn vàm sông Cần Lố (Cao Lãnh), quân Pháp phải bỏ đồn chạy trốn. Thống binh bị giặc Pháp bắt, trước khi bị chúng chém đầu, ông khẳng khái ngâm thơ:

            “Rất tiếc thù chung chưa trả được
            Sụt sùi chín suối dễ nào nguôi”.


Phan Tôn, Phan Liêm, Phan Ngữ, con của cụ Phan Thanh Giản huy động nghĩa binh kháng chiến chống Pháp ở Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh. Sau đó ra Bắc hợp lực với Nguyễn Tri Phương kháng cự quân Páp tại Hà Nội năm 1873(1).

Tháng 2-1872, đốc binh Lê Cẩn, Nguyễn Giao tổ chức phục kích tại Cầu Vòng (Vũng Liêm, Vĩnh Long) diệt tên chánh tham biện Vĩnh Long, gây tiếng vang lớn.

Quản cơ Trần Văn Thành, thuộc tướng của Nguyễn Trung Trực, tập hợp nghĩa quân, lập căn cứ ở Láng Linh (Châu Đốc) hoạt động từ Châu Đốc tới Long Xuyên, Cần Thơ qua Trà Vinh.


(1) Huỳnh Minh: Cần Thơ xưa và nay, Cánh Bằng, 1966, tr. 86.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:15:56 am
Từ năm 1868 đến 1886, nghĩa quân khắp Nam Kì tập trung ở Núi Tượng (Bảy Núi) chiến đấu trên diện rộng từ Bảy Núi lên Châu Đốc qua Tân Châu), Hồng Ngự, dọc biên giới Việt Nam - Campuchia. Từ năm 1884 đến 1887, nhiều lần nghĩa quân tiến công tỉnh lị Hà Tiên. Quản Hiêm chỉ huy nhiều trận đánh Hà Tiên và Kam Pốt (Campuchia).

Ngay khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chúng đã vấp phải sức kháng chiến của đồng bào Nam Kì, gần 30 năm (1859 - 1887), Miền Tây chiến đấu tại chỗ hơn 20 năm (1866 - 1887). Tuy chưa thành công, nhưng đồng bào luôn nêu cao lòng yêu nước, chí kiên cường, bất khuất, nung nấu lòng căm thù giặc, dùng mọi cách để tập hợp lực lượng, tìm mọi cơ hội để quật lại quân thù.

Sau đó, có phong trào “Hội kín” của Nguyễn Hữu Trí, Phan Xích Long, lập căn cứ dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, tập hợp quần chúng nổi dậy đánh Sài Gòn năm 1913, 1916 và ở nhiều tỉnh Nam Kì trong thời gian này.

Năm 1925, ông Nguyễn Văn Nhơn (Thôn Trương) ở ấp Phú Hưng II, làng Bình Phú, quận Càng Long (tỉnh Trà Vinh) bị Trương Tài Năng cấu kết với quan làng cướp đất. Thưa kiện nhiều năm, tòa án của Pháp ở Trà Vinh mới xét xử. Tại phiên toàn, Thôn Trương dùng dao đâm chết Trương Tài Năng, rồi dõng dạc nói trước tòa: “Tôi biết những tên giặc đất của nông dân đều được thực dân và tòa án thực dân che chở, nên tôi thấy nông dân tự giải quyết lấy, và tôi đã làm như vậy”. Thôn Trương bị tòa đại hình xử tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông được giải thoát.

Năm 1927, Chủ Chọt và 40 người cùng làm ruộng cho Chủ Chọt đã chống lại bọn địa chủ người Pháp và người Việt, dùng cường quyền chiếm đoạt đất do Chủ Chọt khai khẩn tại xã Ninh Thạnh Lợi (quận Phước Long, tỉnh Rạch Giá, đã giết 1 tên cai mã tà và 2 lính, bắn bị thương nặng tên cò Tây Busê (Bouchet) và một số tên khác (súng lấy của lính mã tà). Phía Chủ Chọt có 14 người chết (trong đó có Chủ Chọt) và 20 người bị thương.

Năm 1982, tại Đồng Nọc Nạng (xã Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), gia đình Mười Chức chống lại bọn địa chủ và lính làng cướp lúa và giật đất, do gia đình khai khẩn lâu đời. Gia đình này làm lễ tế sống mẹ (bà Tám Luông) đêm trước và hôm sau quyết sống chết với bọn lính làng. Kết quả tên cò Tây Tuốcniê (Tourrnier) bị thương nặng, hôm sau chết. Phía Mười Chức có 4 người chết (trong đó có chị Mười Chức đang mang thai).

Vụ Chủ Chọt và Mười Chức được báo chí tiến bộ tiếng Việt, tiếng Pháp liên tục đăng tải, cho đây là cuộc khủng hoảng chính sách ruộng đất công, do Chính phủ Pháp bảy ra, viên chức địa phương tham nhũng, giật đất của dân. Chính sách ruộng đất này còn tệ hơn triều Nguyễn.

Phiên tòa đại hình đưa vụ “Đồng Nọc Nạng” ra xử, làm cho công luận thấy chế độ cai trị đẩy người dân đến “bước đường cùng” không lối thoát. Bị áp lực của dư luận tiến bộ (nhất là báo chí tiến bộ tiếng Việt và tiếng Pháp, có 2 luật sư người Pháp biện hộ miễn phí), không còn cách nào khác, tòa án thực dân tại Cần Thơ buộc phải tha bổng 3 người, còn một người bị kêu án 6 tháng tù (vừa đúng 6 tháng đã bị giam).

Phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột và chống xâm lược diễn ra liên tục…

Đầu thế kỉ XX, có hai phong trào lớn mang tính cách mạng, tác động đến cả nước và cả miền Tây Nam Bộ:

- Phong trào chống Pháp bằng đấu tranh vũ trang, do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo. Cụ chủ trương dựa vào nước ngoài và dựng cờ Hoàng thân Cường Để của nhà Nguyễn (đang sống lưu vong ở Nhật). Cụ bị bọn Pháp xử tử hình vắng mặt ngày 5-9-1913. Mười hai năm sau, khi bắt được cụ, bọn Pháp chỉ kết án khổ sai chung thân (23-1-1925). Khâm phục tinh thần yêu nước chống Pháp của cụ, một phong trào đấu tranh rầm rộ dấy lên trong cả nước, trong đó có nhân dân miền Tây, đòi Pháp phải thả cụ. Bọn Pháp phải “ân xá” cụ, rồi quản thúc tại Huế cho đến khi cụ mất.

- Phong trào chống triều đình thối nát làm mất nước, do cụ Phan Chu Trinh khởi xướng. Khi cụ chết, cả nước để tang để tỏ lòng kính trọng tinh thần yêu nước của cụ (4-4-1926).

Ở miền Nam, có phong trào yêu nước của ông Nguyễn An Ninh. Tuy ông học ở Pháp, đậu cao, nhưng không làm việc cho Pháp, mà ra báo, lập “Hội kín”, truyền bá tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ, do đó đã được nhân dân Nam Kì, đặc biệt trong giới trí thức, học sinh rất kính trọng.

Những phong trào này tác động mạnh đến nhân dân miền Tây và cả nước, nhưng vì chưa có đường lối đúng, chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng thiết tha của nhân dân, nên không tồn tại lâu dài.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:16:23 am
2. Phát triển đấu tranh từ khi có chủ nghĩa Mác - Lênin

Trước sự khủng hoảng của phong trào cách mạng, ngày 5 tháng 6 năm 1911, với lòng yêu nước nồng nàn, Nguyễn Tất Thành (sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) rời thành phố Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa năm 1920, Người tham gia và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, làm cán bộ Quốc tế Cộng sản, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chuẩn bị cho ra đời Đảng Cộng sản nước ta.

Cũng vào thời điểm lịch sử ấy, trong khi đang học trường “Cơ khí dành cho người châu Á” ở Sài Gòn, lớp điện và xe hơi (khóa 1915 - 1917), tháng 9-1916, Tôn Đức Thắng bị động viên sang Pháp làm lính thợ trên một chiến hạm Pháp, đóng ở cảng Tulông (Toulon).

Tháng 8-1920, Tôn Đức Thắng từ Pháp trở về Sài Gòn, bắt liên lạc với cơ sở cách mạng trong nước và được phân công hoạt động trong phong trào quần chúng. Với những kinh nghiệm hoạt động công đoàn ở Pháp, Tôn Đức Thắng đã lập ra Công hội ở Sài Gòn, Nông hội ở Mĩ Tho và một số tỉnh khác ở Nam Kì.

Từ nước ngoài, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cử người về nước, vận động chọn người qua Quảng Châu (Trung Quốc) học.

Sau một đợt đi trước, có Lê Văn Phát (Bến Tre), Ngô Thiêm… đều năm 1927, có sự giúp đỡ của ông Nguyễn Văn Cổn, quê ở Gò Công và ông Vương Hữu Dụng, cánh tả Quốc dân Đảng Trung Quốc, tị nạn chính trị ở Việt Nam, một đoàn 9 thanh niên yêu nước, đa số là học sinh trường trung học Cần Thơ: Lê Văn Sô, Nguyễn Văn Tây, Trần Ngọc Diệp, Nguyễn Văn Lí (Cần Thơ), Nguyễn Văn Phát (Sa Đéc), Nguyễn Văn Củng, Trần Văn Thanh (Long Xuyên), Huỳnh Quảng (Bạc Liêu), Anh Thuật (có tài liệu ghi Nguyễn Văn Chiến - Gia Định), được đưa đi Quảng Châu theo học lớp Thanh niên, chương trình do Nguyễn Ái Quốc soạn. Học xong, tất cả được kết nạp vào Hội và trở về nước hoạt động, trong đó có một số về miền Tây tuyên truyền phát triển hội viên.

Tháng 3-1929, kì bộ Nam Kì Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiến hành Đại hội, bầu ra Kì ủy và cử đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ nhất họp ở Hương Cảng vào ngày 1-5-1929. châu Văn Liêm (quê ở Ô Môn, Cần Thơ) được cử vào Kì ủy và là một trong ba đại biểu đi dự Đại hội, do Phạm Văn Đồng, Bí thư Kì ủy làm Trưởng đoàn.

Trong Đại hội, diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, Đoàn đại biểu Bắc kì kiên quyết đòi phải thành lập ngay Đảng Cộng sản để lãnh đạo cuộc cách mạng trong nước vì đã có đủ điều kiện. Đa số đại biểu không tán thành. Đoàn đại biểu Bắc Kì bỏ ra về và thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng vào ngày 17-6-1929.

Đại hội Thanh niên tiếp tục bàn luận và đề ra nhiều nghị quyết. Ngay sau khi Tổng ủy mới được bầu, đã bàn riêng với nhau lập ra Hội trù bị thành lập Đảng, cử người đi lập chi bộ và dự định cuối năm 1930 sẽ chính thức thành lập Đảng.

Cuối tháng 5 đầu tháng 6-1929, đoàn đại biểu Thanh niên Nam Kì về tới Sài Gòn, họp bàn triển khai nghị quyết, gặp ngay cuộc khủng bố lớn của Pháp. Tháng 6-1929, Ngô Thiêm bị bắt. Tháng 7-1929, Pháp bắt hầu hết cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì và bắt cả Việt Nam Quốc dân Đảng, Tân Việt, Hội kín Nguyễn An Ninh.

Tháng 9-1929, tại Bình Thủy (Cần Thơ), có Hội nghị thành lập Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang do Châu Văn Liêm chủ trì. Hội nghị bầu Đặc ủy đầu tiên gồm: Ung Văn Khiêm - Bí Thư, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Tây (Thanh Sơn), Lê Văn Sô, Nguyễn Văn Trí, Đào Hưng Long.

Tháng 11-1929 tại Sài Gòn, Châu Văn Liêm triệu tập các đồng chí An Nam Cộng sản Đảng thành lập cấp ủy lâm thời (tức Ban Chấp hành Trung ương An Nam Cộng sản Đảng), gồm: Châu Văn Liêm (bí danh Việt) - Bí thư, Nguyễn Thiệu (bí danh Nghĩa), Ung Văn Khiêm, Huỳnh Quảng (bí danh Tuyên), Đỗ Quang.

Biết được Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã ra đời, Tân Việt Cách mạng Đảng cũng họp thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn ngày 1-1-1930. Sau đó những người tham gia cuộc họp này đều bị Pháp bắt.

Được tin nước ta có mấy tổ chức Cộng sản, Quốc tế Cộng sản giao cho Nguyễn Ái Quốc nhiệm vụ thống nhất làm một Đảng Cộng sản.

Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị bàn việc thống nhất Đảng tại Cửu Long (Hồng Kông) ngày 3-2-1930. An Nam Cộng sản Đảng cử 2 đại biểu: Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu. Đông Dương Cộng sản Đảng cử hai đại biểu là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh. Hội nghị do Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế Cộng sản chủ trì. Hội nghị đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng, Đề cương đường lối cách mạng tư sản dân quyền (đến Đại hội II của Đảng gọi là Cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân) đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa). Trong cuộc cách mạng này, giai cấp công nhân thông qua Đảng của mình đóng vai trò lãnh đạo, giai cấp công nhân liên minh chặt chẽ với nông dân làm cơ sở xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất.

Hội nghị quyết định đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (đến Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10-1930, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương).

Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành lâm thời 9 đồng chí: 3 của Bắc Kì, 2 của Trung Kì, 2 Nam Kì và 2 người Hoa (do Đảng bộ người Hoa chọn).

Hội nghị hợp nhất Đảng có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng, vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn và sáng tạo.

Cuối tháng 2-1930, trở về nước, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu thực hiện việc họp nhất các tổ chức Đảng, thành lập Xứ ủy Nam Kì, do Ngô Gia Tự làm Bí thư.

Việc phân công trong Xứ ủy: Châu Văn Liêm phụ trách 2 tỉnh Gia Định và Chợ Lớn, Nguyễn Thiệu làm Bí thư Tỉnh ủy Mĩ Tho. Ung Văn Khiêm, Xứ ủy viên, được phân công công tác khác. Tháng 4-1930, Hà Huy Giáp được cử làm Bí thư Đặc ủy Hậu Giang, thay Ung Văn Khiêm.

Ngày 4-6-1930, 1.500 quần chúng các làng Hữu Thạnh, Mĩ Thạnh, Đức Hòa (quận Đức Hòa, Chợ Lớn) họp mít tinh, biểu tình, do Châu Văn Liêm chỉ huy, tiến về quận lị đòi hoãn, giảm thuế. Trong cuộc đấu tranh này, Châu Văn Liêm đã bị thực dân Pháp bắn chét. Châu Văn Liêm hi sinh khi mới 28 tuổi trong lúc cao trào đấu tranh 1930 - 1931 đang dâng cao. Đây là một tổn thất lớn cho Đảng.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:17:50 am
Có đường lối đúng đắn, Đảng bộ Tây Nam Kì đã kịp thời tổ chức và lãnh đạo cao trào 1930 - 1931 rất mạnh ở Chợ Mới (Long Xuyên), Cao Lãnh (Sa Đéc), Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau (Bạc Liêu), Bến Tre… Nhiều cuộc biểu tình với hàng ngàn quần chúng đã liên tục đấu tranh đòi hoãn thuế 3 tháng, vì mất mùa, dân đang đói, đòi giảm thuế và phản đối bắt phu, bắt những người đi đấu tranh… Thực dân ra sức khủng bố, đàn áp, chúng đưa ra tòa kết án tù rất nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng cốt cán, nhằm dập tắt phong trào cách mạng. Nhưng phong trào vẫn âm ỉ, chờ thời cơ để bùng lên mãnh liệt hơn…

Cao trào 1930 - 1931 tuy bị thực dân Pháp đàn áp tàn khốc, nhưng đã chứng tỏ: Khi đường lối đúng đắn của Đảng đi vào quần chúng, được quần chúng chấp nhận, thì tất yếu là có phong trào cách mạng vừa rộng, vừa mạnh ở nhiều địa phương, khác hẳn những cuộc đấu tranh lẻ tẻ trước đó. Cao trào này là cơ sở để quần chúng tập dượt đấu tranh theo phương thức mới, chuẩn bị tiến lên đấu tranh cho những bước tiếp theo.

Tháng 1-1934, một ủy ban công nhân điều tra tình hình Đông dương được thành lập ở Pháp, gồm 3 người: Gabriel Peri, nghị sĩ Cộng sản Pháp và Bơrunô (Bruneau), Battel (Barthel) thay mặt 3 tổ chức: Cứu tế đỏ quốc tế, Tổng công hội thống nhất và Ủy ban vận động đặc xá.

Trước khi đoàn đến, bọn thực dân tìm mọi cách phá hoại, bắt bớ cán bộ, đảng viên, không cho quần chúng tiếp xúc với đoàn. Nguyễn Văn Tạo, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động công khai, với danh nghĩa Hội đồng thành phố Sài Gòn, dẫn đầu một đoàn người Việt Nam. Trạng sư Cănxenlơri (Cancieller) dẫn đầu một đoàn người Pháp, xuống tàu đón đoàn Peri giữa một cuộc giàn giá của đông đảo cảnh binh, mật thám.

Sau cuộc điều tra, đoàn Peri công bố một bản yêu sách 8 điểm, nội dung hoàn toàn phù hợp với quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Về Pháp, đoàn mở nhiều cuộc họp báo cáo trước quần chúng tình hình thống trị của thực dân Pháp và phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

Sự có mặt và hoạt động ở Sài Gòn và Nam Kì của một “Ủy ban công nhân Pháp điều tra tình hình Đông Dương”, do một chính khách cộng sản nổi tiếng ở Pháp cầm đầu, thực tế đã góp phần vào việc khôi phục và phát triển phong trào cách mạng của nhân dân ta.

Năm 1936, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội Pháp, Mặt trận bình dân (hợp tác giữa Đảng Cộng sản Pháp, Đảng xã hội và Đảng xã hội cấp tiến) giành thắng lợi. Lêông Bờlum (Léon Blum), Đảng xã hội Pháp được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam Kì hoạt động công khai ở Sài Gòn, phối hợp với một số trí thức yêu nước, tiến bộ, cảm tình với Đảng ta thống nhất đưa ra “Cuộc vận động Đại hội Đông Dương” nêu lên nguyện vọng của nhân dân Đông Dương, để tiếp phái đoàn của Chính phủ bình dân Pháp sắp qua Việt Nam. Số người này trao đổi, góp ý để ông Nguyễn An Ninh viết bài đăng báo, cổ vũ cho cuộc vận động này. Báo La Lutte (Tranh đấu) số 92 ngày 29-7-1936 đã đăng bài “Tiến tới một Đại hội Đông Dương” của Nguyễn An Ninh (bằng tiếng Pháp), có tiếng vang lớn trong đồng bào các giới.

Cuối tháng 8-1936, sau khi Tổng Bí thư Hà Huy Tập về Sài Gòn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mới công bố văn bản “Đảng Cộng sản Đông Dương và Đông Dương Đại hội”. Sáng kiến của đảng viên và quần chúng cách mạng được Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chấp nhận và ủng hộ(1). Đảng phát động một cao trào đấu tranh mới, kết hợp hoạt động không hợp pháp (bí mật) với nửa hợp pháp và công khai, cả trong nghị trường và ngoài đường phố, bằng báo chí công khai và những cuộc mít tinh, biểu tình, hội họp rầm rộ, không chỉ có quần chúng công nông, mà cả các tầng lớp thanh niên, học sinh, trí thức, nhân sĩ tiến bộ, văn nghệ sĩ có tiếng và nhiều người thuộc đủ thành phần dân tộc, tôn giáo… tham gia.

Đảng bộ Tây Nam Bộ đã lãnh đạo quần chúng tham gia đấu tranh trong cao trào này rất sôi nổi. Tất cả các tỉnh đều dấy lên phong trào vận động thành lập ủy ban hành động để lấy dân nguyện đòi Chính phủ Pháp ban hành các quyền lợi về dân sinh, dân chủ, nhất là các quyền tự do tối thiểu, như tự do ngôn luận (ra báo chí), lập hôi, đi lại, v.v….

Ở Cần Thơ thành lập nhiều ủy ban hành động ở thị xã và các quận Châu Thành, Trà Ôn, Phụng Hiệp, Ô Môn, Cầu Kè… Làng Vĩnh Xuân (Cầu Kè) có ủy ban hành động riêng của phụ nữ và nam giới.

Tỉnh Vĩnh Long có nhiều ủy hành động ở quận Châu Thành (ngã tư làng Phú Đức, chợ Cái Ngang, làng Phú Hậu), Tam Bình (làng Tường Lộc, có 2 ủy ban hành động. Nhà in Phú Toàn chuyên in truyền đơn của tỉnh và các tỉnh thuộc miền Tây trong cao trào này.

Ở Trà Vinh, các quận Châu Thành, Càng Long, Cầu Ngang, Tiểu Cần đều xuất hiện nhiều ủy ban hành động.

Sóc Trăng, ngoài ủy ban hành động tại tỉnh lị còn có ở quận Long Phú.

Rạch Giá, có ủy ban hành động ở tỉnh lị.

Ở Châu Đốc, ngoài ủy ban hành động ở tỉnh, còn có ở Tân Châu, Hồng Ngự, ở các làng Tân Long, Cù Lao Tây, Tân Huề, Tân Quới, Hòa Hỏa, Phú An…

Tỉnh Long Xuyên, ủy ban hành động ở các làng Mĩ Luông, Mĩ Hưng, Tân Đức, Bình Thạnh, Tân Phú, Nhơn Mĩ, Kiên An, Mĩ Hội Đông, Long Điền, Bình Hòa… thuộc quận Chợ Mới và Châu Thành.

Tại Bạc Liêu, nhiều ủy ban hành động theo nghề nghiệp, như sốpphơ (lái xe) ở Giá Rai, Cà Mau có ủy ban hành động trong thợ hớt tóc, sốpphơ, thợ mộc, thợ may, thầy thuốc (Đông y)… và ủy ban hành động ở các làng Tân Hưng Tây, Thạnh Phú, Tân Hưng.

Ở Bến Tre, tại tỉnh lị, quận Châu Thành, Mỏ Cày, Thạnh Phú có 30 ủy ban hành động…

Phong trào lập ủy ban hành động ở miền Tây không kéo dài, chỉ trong vài tháng, nhưng rất sôi động, đây là cuộc rèn luyện, tập dượt, huy động quần chúng nhân dân góp phần quan trọng cho các cuộc chiến đấu tiếp theo.


(1) Nguyên Thành: Cuộc vận động Đại hội Đông Dương năm 1936, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1985.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:19:07 am
Ngày 1-1-1937, Xứ ủy và Thành ủy Sài Gòn huy động 20.000 quần chúng đủ các giới để đón nghị sĩ Gôđa (Jusstin Godart)được Chính phủ bình dân Pháp đặc phái sang Việt Nam điều tra tình hình xã hội và lao động.

Bọn thực dân tìm mọi cách ngăn cản không cho quần chúng tiếp xúc, nhưng đồng bào tìm mọi cách đi từng tốp nhỏ, đã tập hợp được 5.000 người khi Gôđa xuống thang tàu,, nhân dân hô khẩu hiệu và đưa nắm tay lên chào “lao công đại sứ”. Mấy chục tấm băng trong áo được giăng ra, mang các khẩu hiệu chữ Việt và Pháp.

- “Hoan nghênh Mặt trận bình dân!”
- “Tự do dân chủ!”
- “Tự do công dân!”
- “Thi hành luật lao động!”
- “Đại xá chính trị phạm!”


Khi Gôđa đi về Tân An, Mĩ Tho, mới ra tới Phú Lâm, An Lạc… nhiều nông dân đón đường đưa yêu sách. Nơi nào Gôđa cũng xuống xe nhận đơn từ và yêu sách một cách lịch sự.

Bọn cầm quyền ấm ức. Nhân dân phấn khởi. Hai tuần sau, Toàn quyền mới của Đông dương Bờrêviê (J. Brévié) đến Sài Gòn.

Thực dân Pháp tính trước rằng, cuộc biểu tình lần này sẽ lớn hơn, mạnh hơn, nên điều động cảnh sát, lính khố xanh và cả lính lê dương để ngăn chặn không cho nhân dân tiếp cận Bờrêviê. Rút kinh nghiệm kì rồi, đồng bào ta phân tán, từng 2-3 người hoặc 5-7 người… rồi lần lượt đến mé sông Sài Gòn. Đến 3 giờ chiều, 10.000 đồng bào đứng ở mé sông, đủ các tầng lớp, cả thành thị và nông thôn ở Hóc Môn - Bà Điểm… chen chân không lọt. Tuy vậy, rất trật tự (tờ Điện tín ngày 16-1-1937).

Khi Bờrêviê lên bờ, những người biểu tình đưa nắm tay lên, hô khẩu hiệu, trương băng, nói rõ mình muốn những gì.

Cuộc xô xát diễn ra dữ dội. Nhiều người bị thương, nhiều người bị bắt sau cuộc giành đi giật lại với cảnh sát và mật thám.

Những cuộc đấu tranh của nhân dân ở Sài Gòn có tác dụng thúc đẩy phong trào đấu tranh ở Tây Nam Kì và toàn quốc:

Năm 1939, chiến tranh thế giới sắp bùng nổ. Trung ương Đảng đóng tại Sài Gòn chủ trương: Nhân dịp kỉ niệm 150 năm ngày Cách mạng tư sản Pháp thắng lợi (14-7-1789 - 14-7-1939) tiến hành một cuộc đấu tranh công khai bằng cách tổ chức những cuộc mít tinh, biểu tình, có xin phép chính quyền thuộc địa, lấy cớ kỉ niệm cách mạng Pháp, nhưng thực chất là đòi chính quyền phải thực thi những quyền dân chủ, phải thực hành những luật lệ có lợi cho người lao động, nông dân, các tầng lớp nhân dân khác và đòi thả một số người đang bị chúng giam giữ.

Sài Gòn và các tỉnh có xin phép, nhưng chính quyền địa phương không chấp thuận. Duy nhất tại Cần Thơ, do áp lực quần chúng đấu tranh mạnh và do mối quan hệ quen biết của Dương Bạch Mai với viên tỉnh trưởng Pháp, ta tổ chức được cuộc mít tinh lớn. Các nơi khác, dù bị cấm, vẫn rải truyền đơn (in công khai), tổ chức mít tinh, biểu tình nhỏ, ít người… bị thực dân đàn áp và bắt giam, đưa ra xử án nhiều người.

Tại tỉnh lị Cần Thơ, cuộc mít tinh tổ chức tại rạp Casino, nay là rạp Thanh Bình. Tỉnh trưởng Cần Thơ đến giờ chót định cấm, nhưng buộc phải chấp nhận. Đúng ngày quy định (14-7-1939), hàng ngàn quần chúng các quận Cần Kè, Trà Ôn, Phụng Hiệp… cùng nhân dân thị xã (khoảng 4.000 người) kéo nhau tới rạp Casino. Sức chứa của rạp chỉ được 1.000 người, số còn lại phải đứng ngoài rạp xếp hàng dọc theo đường phố rất có trật tự và nghiêm túc trong đấu tranh…

Cuộc mít tinh đã bầu ông Nguyễn Ngươn Hạnh, người có uy tín trong nhân dân làm chủ tịch danh dự cuộc lễ. Gần 10 diễn giả đã lên phát biểu về: ý nghĩa cách mạng Pháp 14-7-1789, vai trò của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức, học sinh, thanh niên, phụ nữ, nói về phòng thủ Đông Dương trước họa phát xít Nhật… quần chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Cuộc mít tinh kết thúc bằng một kiến nghị do Chủ tịch danh dự buổi lễ trao tận tay viên tỉnh trưởng. Cuộc mít tinh có tiếng vang lớn, báo chí đăng tải tin về cuộc mít tinh đã gây ảnh hưởng lớn trong nhân dân khắp miền Tây.

Phong trào Đông Dương Đại hội cùng các cuộc đấu tranh cho dân sinh, dân chủ trong những năm 1936 - 1939 đã đạt được một số kết quả (Pháp phải ân xá tù chính trị hơn 1.000 cán bộ, đảng viên, quần chúng được thả ra là kết quả quan trọng), nhưng sau đó bọn phản động thuộc địa tìm mọi cách tước đoạt, trấn áp… khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổi ra.

Ngày 1-9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ do phát xít Đức, Ý, Nhật gây ra. Pháp là một bên tham chiến, ban hành hàng loạt chính sách phản động: Giải tán Đảng Cộng sản (cả ở chính quốc và thuộc địa), đóng cửa các báo chí tiến bộ, giải tán các hội quần chúng, ra lệnh tổng động viên để bắt lính, bắt phu, tịch thu, trưng thu tài sản, nhà cửa, ghe tàu, xe cộ… thực hiện chính sách kinh tế thời chiến, để vơ vét, bóc lột, phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc, đẩy nước ta vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt.

Chiến tranh và những chính sách phản động của Pháp đặt cho Đảng ta, phải có những nhận định mới và kịp thời có sự chuyển hướng và chỉ đạo chiến lược, thay đổi sách lược và phương pháp đấu tranh. Từ ngày 6 đến 8-11-1939, Hội nghị Trung ương Đảng lần VI họp tại làng Tân Thới Nhứt (Bà Điểm - Hóc Môn - Gia Định), ngay sát Sài Gòn (có Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần… tham dự) nhận định rằng: Chiến tranh thế giới sẽ phát triển, phát xít Nhật sẽ mở rộng chiến tranh ở Viễn Đông. Trận tự cũ lay chuyển tận gốc. Các nước thuộc địa bị áp bức sẽ vùng dậy đấu tranh liều sống chết với đế quốc xâm lược, để cởi bỏ ách tôi đòi.

Hội nghị khẳng định hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng nước ta: Chống đế quốc, chống phong kiến, Đảng đề ra từ năm 1930 là đúng. Nhưng trong điều kiện hiện thời, thế giới chiến tranh đã nổ ra và bọn cai trị thực hiện chế độ phát xít vô cùng tàn bạo, phát xít Nhật lăm lẻ nhảy vào Đông Dương, đời sống của toàn thể dân tộc bị chà đạp nghiêm trọng, uy hiếp bước sinh tồn của các dân tộc Đông Dương, không có con đường nào khác là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng dân tộc.

Hội nghị nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc: Tất cả mọi vấn đề của cách mạng, cả vấn đề điền địa, cũng phải nhằm vào mục đích ấy để giải quyết.


Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu: Tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc. Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay Mặt trận dân chủ Đông Dương, trên cơ sơ liên minh công nông, đoàn kết các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu là đế quốc và tay sai.

Hội nghị quyết định thay đổi các hình thức, phương pháp đấu tranh phù hợp tình hình mới, phải chuẩn bị bước tới làm cách mạng giải phóng dân tộc, song phải hết sức tránh những cuộc đấu tranh non, đấu tranh vô phương pháp, vô chuẩn bị, vì như thế là đưa quần chúng đến chỗ tự sát.

Hội nghị Trung ương này đã đánh dấu bước chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược, sách lược và phương pháp đấu tranh, mở đầu cho thời kì mới của cách mạng nước ta.

Những quyết định đúng đắn của Hội nghị Trung ương lần này, được các Hội nghị Trung ương 7 (11-1940) và Trung ương 8 (5-1941) hoành chỉnh là nguồn gốc thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:20:05 am
3. Khởi nghĩa Nam Kì

Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI (11-1939), được phổ biến trong cả nước, nhưng Nam Ki là nơi tiếp thu sớm nhất, có tác động rất lớn tới cuộc khởi nghĩa Nam Kì.

Tình hình thế giới và trong nước biến chuyển mau lẹ. Ngày 10-5-1940, Đức tiến đánh Pháp. Chỉ cầm cự được hơn một tháng, Pháp tuyên bố Pari bỏ ngỏ, xin kí hàng ước với Đức. Pháp mất nước, làm cho bọn cai trị ở Đông Dương hoang mang, bối rối. Nhân dân ta càng thấy rõ Pháp yếu không phải mạnh. Phát xít Nhật dòm ngó Đông Dương từ lâu, chớp thời cơ, nhảy vào phía Bắc, với ý định chiếm toàn Đông Dương, nhất là đất Nam Kì, để làm bàn đạp tiến đánh Philíppin, Nam Dương, Mã Lai, Singapore… ở phía Tây, Nhật dùng Thái Lan làm sức ép đòi Pháp nhượng đất Lào, Campuchia. Bọn cai trị Đông Dương chọn con đường “đầu hàng Nhật” để mong vẫn nắm được quyền cai trị Đông Dương, vớt vát chút ít quyền lợi và “chờ thời”.

Trong nước, tình hình khủng hoảng diễn ra nghiêm trọng, tất cả các tầng lớp nhân dân đều căm thù thực dân Pháp.

Dựa vào tinh thần của Nghị quyết Trung ương VI (11-1939), Xứ ủy Nam Kì mở nhiều cuộc họp, phân tích tình hình và quyết định phải khẩn trương chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Hội nghị Xứ ủy tháng 7, tháng 9-1940, đã chủ trương cho các tỉnh cùng với việc tổ chức lực lượng chính trị, phải khẩn trương tổ chức lực lượng vũ trang, luyện tập quân sự, học cách đánh du kích, chế tạo vũ khí, thành lập các ban khởi nghĩa… được lệnh là phát động quần chúng nổi dậy. Nhân dịp Phan Đăng Lưu, ủy viên Trung ương Đảng ra miền Bắc để lập lại cơ quan lãnh đạo Trung ương Đảng, sẽ ban với Đảng bộ Trung Kì, Bắc Kì phối hợp đấu tranh với Nam Kì.

Tình hình rất khẩn trương! Nhật đã đánh vào Lạng Sơn. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra. Thái Lan cho quân quấy rối ở biên giới Campuchia… Pháp phải điều lính ra chống đỡ. Trong các đơn vị này, có nhiều cơ sở cách mạng đã gây dựng từ lâu. Anh em yêu cầu khởi nghĩa và nói: “Thà chết cho cách mạng còn hơn ra mặt trận làm bia đỡ đạn cho quân thù!”.

Mặc dù Phan Đăng Lưu chưa về, dựa vào Nghị quyết của Xứ ủy, Thường vụ Xứ ủy ban hành lệnh khởi nghĩa gửi đi các nơi ở Nam Kì. Ngày, giờ khởi nghĩa: Đúng nửa đêm 22 rạng 23-11-1940, toàn Nam Kì đồng loạt nổi dậy, trọng tâm là Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Phan Đăng Lưu ra hợp Hội nghị Trung ương lần thứ VII, báo cáo về tình hình chuẩn bị khởi nghĩa ở Nam Kì. Hội nghị cho rằng chưa đủ điều kiện thời cơ nên tạm hoãn chờ Trung Kì và Bắc Kì chuẩn bị rồi sẽ đồng loạt nổ ra.

Phan Đăng Lưu về đến Sài Gòn, chưa gặp Xứ ủy thì đã bị bắt vào chiều ngày 22-11-1940. Lệnh khởi nghĩa đã phát đi rồi!

Thế là cuộc khởi nghĩa nổ ra. Sài Gòn là trung tâm quyết định cuộc khởi nghĩa nhưng thực dân Pháp đã biết trước (do có nội gián), chúng tìm mọi cách chặn lại, nên Sài Gòn không có nổi dậy, dù việc chuẩn bị rất khẩn trương và tích cực. Một số nơi, nhất là các đô thị lớn, cũng bị Pháp chặn trước. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra với khí thế xung thiên ở hầu khắp các tỉnh Nam Kì.

Ở Tây Nam Kì, cuộc khởi nghĩa phất cao cờ đỏ sao vàng, đã bùng nổ mãnh liệt ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc.

Tại Vĩnh Long, quần chúng các quận Tam Bình, Vũng Liêu, Châu Thành xuống đường chặt cây, phá đường, phá nhà việc, đốt sổ sách, giải tán tề ngay đêm 22-11-1940. Riêng quận lị Vũng Liêm do nữ đồng chí Hồng (Tỉnh ủy viên, Bí thư Quận ủy) chỉ huy, đã chiếm và làm chủ quận lị 8 giờ (đây là quận lị duy nhất trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kì, ta giành quyền làm chủ trong nhiều giờ). Quân khởi nghĩa còn cướp đồn Nước Xoáy, phá phà, đốt cầu Giống Ké, làm chủ Cù Lao Dài (làng Quới Thiện) trong 3 ngày. Cuộc nổi dậy ở Vĩnh Long có cả người Hoa, người Khơme và người có đạo tham gia.

Tại Vĩnh Long, quận Càng Long lập ban khởi nghĩa, nhưng bị địch bắt trước khi khởi nghĩa nổ ra (cơ sở nội ứng phản bội), địch cho lính lùng sục, bắt thêm nhiều người. Lệnh khởi nghĩa không đến Trà Vinh, khi hay tin quận Vũng Liêm (Vĩnh Long) đã khởi nghĩa. Quận ủy Càng Long huy động lực lượng đốn ngã cây, gây trở ngại cho địch trên lộ 7, khi địch tới cây số 27 (cầu Giồng Lé, làng Trung Ngãi) nghĩa quân bắn trọng thương tên Bohn, chủ tỉnh Trà Vinh và một số công chức, binh sĩ đi cùng. Nghĩa quân phá nhà việc làng An Trường, phá nhà một tên tề phản động ở làng Phương Thạnh.

Ở Cần Thơ, nhiều cuộc nổi dậy mãnh liệt ở Cầu Kè, Trà Ôn, Châu Thành. Riêng quân khởi nghĩa làng Phú Hữu (quận Châu Thành) phá nhà việc, thiêu hủy sổ sách, bắt cai lính, thu súng, họp mít tinh, quần chúng hoan nghênh thắng lợi.

Tại Sóc Trăng, nơi nổi dậy mạnh nhất là Hòa Tú (quận Châu Thành), hàng trăm quần chúng xuống đường, có cả đồng bào đạo Cao Đài, linh mục Công giáo tham gia, mang theo băng cờ, gậy gộc, giáo mác, đánh chiếm đồn Cổ Cò (làng Hòa Tú), thu súng. Sau đó kéo đến 2 đồn điền, thu thêm một số súng. Pháp đưa quân đến đàn áp, nghĩa quân bố trí chống lại quyết liệt.

Ở Bạc Liêu, lệnh khởi nghĩa đến châm, nhưng Tỉnh ủy vẫn quyết tâm chấp hành mệnh lệnh, có kế hoạch nổi dậy ở 3 khu vực trong toàn tỉnh. Pháp biết trước, tìm cách đối phó, nên chỉ có cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, do Phan Ngọc Hiển lãnh đạo nổ ra ngày 13-12-1940, chiếm đảo lấy được súng. Sau đó nghĩa quân dùng ca nô về Rạch Cốc (xã Tân Ân) trừng trị bọn tề Tân Ân. Vì không phối hợp được với nghĩa quân làng Tân Hưng Tây, nên không tấn công được đồn Năm Căn theo kế hoạch. Địch tập trung lực lượng càn quét vùng rừng Năm Căn theo kế hoạch. Pháp tập trung lực lượng càn quét vùng rừng đước Năm Căn để truy bắt nghĩa quân. Vì lội rừng kiệt sức, ngày 22-12-1940, tại bãi Khai Long, giặc bắt được Phan Ngọc Hiến và đồng đội của anh. Ngày 27-1-1940, chúng đưa ra tòa kết án tử hình Phan Ngọc Hiển và 9 chiến sĩ Hòn Khoai. Ngày 12-7-1941, giặc Pháp đưa Phan Ngọc Hiển và 9 chiến sĩ Hòn Khoai về xử bắn tại sân banh Cà Mau, trước sự thương tiếc, mến phục của nhân dân(1).

Tại Long Xuyên - Châu Đốc, do địch cài được mật thám vào cơ quan lãnh đạo Tỉnh ủy Long Xuyên, nên lệnh khởi nghĩa bị ém nhẹm. Liên Tỉnh ủy phái người đến truyền đạt, Tỉnh ủy vẫn quyết tâm lãnh đạo quần chúng nổi dậy, thực hiện kế hoạch của Xứ ủy. Quân khởi nghĩa làng Mĩ Luông, quận Chợ Mới đào lộ, đốn cây chặt đường giao thông, phá cầu, phá nhà của 2 tên tề tước súng của chúng. Tại vùng điểm Chợ Mới, nghĩa quân bị địch bắn chặn đường, nên chỉ đốt nhà dây thép (bưu điện) rồi rút lui.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kì, trong đó có miền Tây, bị thực dân Pháp đàn áp vô cùng man rợ. Chúng bắn giết, đốt phá nhà cửa, mùa màng của nhân dân, xử bắn hàng trăm nghĩa quân, tù đày hơn 10.000 cán bộ, đảng viên, quần chúng cốt cán. Nhiều người đã hi sinh nơi Côn Đảo và các trại giam.

Tuy trước đó Trung ương Đảng có yêu cầu Xứ ủy Nam Kì hoãn cuộc khởi nghĩa, nhưng ngay khi được tin cuộc Khởi nghĩa Nam Kì đã bùng nổ, lập tức Thường vụ Trung ương Đảng ban hành Hiệu triệu kêu gọi tất cả các Đảng bộ trong cả nước phải đứng lên hành động, để hỗ trợ, phối hợp với cuộc Khởi nghĩa Nam Kì.

Cuộc Khởi nghĩa Nam Kì tuy bị địch dìm trong máu lửa, vì nhiều nguyên nhân, nhưng nó cho ta thấy, đây là cuộc nổi dậy có nhiều tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo tham gia, và là một cuộc khởi nghĩa quyết liệt trên phạm vi rộng so với các cuộc nổi dậy trước đó. Ngày 14-4-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh tuyên dương “đội quân khởi nghĩa Nam Bộ đã nổi lên chiến đấu oanh liệt với địch và đã biểu dương ý chí quật cường của dân tộc”, và tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhất (Huân chương cao quý nhất lúc bấy giờ).


(1) Ngày nay, 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau đều lấy ngày khởi nghĩa Hòn Khoai thắng lợi 13-12-1940 làm ngày truyền thống của tỉnh.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:21:24 am
4. Cuộc khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945

Dù bị thiệt hại nặng sau Khởi nghĩa Nam Kì, Xứ ủy vẫn chủ trương tiếp tục chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa sắp tới. Lần này, miền Tây được xứ ủy chọn là một trong những nơi xây dựng căn cứ, sản xuất vũ khí, thành lập lực lượng vũ trang, tập luyện quân sự… Nhiều cán bộ được cử về U Minh (Rạch Giá - Bạc Liêu) cùng với Sài Gòn là trung tâm gây dựng lại cơ quan lãnh đạo Đảng.

Cơ sở Đảng ở miền Tây phải gây dựng trong tình hình cực kì gian khổ trước sự truy bắt, càn phá của địch. Các cấp ủy từ làng đến huyện, tỉnh, phải lập đi lập lại nhiều lần. Nhiều đảng viên phải ăn bờ ngủ bụi, kiên trì bám quần chúng cốt cán để gây dựng lại cơ sở, tự động công tác tìm bắt liên lạc với cấp trên… Đầu năm 1942, Liên Tỉnh ủy Hậu Giang mới bắt được liên lạc với trên, tiếp nhận được Nghị quyết Trung ương lần thứ VIII, chương trình Việt Minh và từ đó những năm 1943 - 1944 cơ sở mới dần dần từng bước gây dựng và phát triển. Nhiều nơi ngoài cán bộ Đảng còn có tổ chức Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc được tổ chức bí mật trong quần chúng cốt cán…

Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương, đối phó với lực lượng Đồng Minh đang thắng thế trên khắp các chiến trường. Chúng dựng lên chính phủ Trần Trọng Kim, tuyên truyền chủ nghĩa “Đại Đông Á” để lừa bịp nhân dân ta. Minoda, Thống đốc Nam Kì của Nhật muốn tổ chức một lực lượng thanh niên đông đảo theo kiểu Thanh niên Đuycuroa (Ducouroy) thời còn Pháp để làm hậu thuẫn cho chúng. Hắn giao việc đó cho Iđa (Ida), Tổng trưởng thanh niên và thể thao của Nhật.

Nắm được ý đồ đó, Xứ ủy Tiền phong(1) đưa bác sĩ sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng ra thành lập Thanh niên tiền phong, để xây dựng lực lượng cho mình chuẩn bị thời cơ khởi nghĩa. Bác sĩ Thạch quen với Iđa, vì đã từng trị bệnh cho tên này, nên Thanh niên tiền phong được Nhật cho phép và đỡ đầu, hoạt động công khai hợp pháp. Vì thế, Thanh niên tiền phong phát triển rất nhanh, không chỉ ở Sài Gòn mà lan khắp các tỉnh Nam Kì. Ở miền Tây, Thanh niên tiền phong phát triển rất mạnh, nhất là các thị xã, thị trấn, thị tứ… Đảng bộ Cộng sản ở các tỉnh, huyện, đã đưa người vào nắm tổ chức này.Do đó, Thanh niên tiền phong phát triển mau lẹ, bao gồm đủ mọi thành phần, tầng lớp. Một số tỉnh có thành công Phụ nữ tiền phong. Lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Sài Gòn và toàn Nam Kì.

Được tin Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị Tân Trào (ở Việt Bắc) thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu…

Quân lệnh khởi nghĩa được ban ra từ đêm 13-8-1945, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi vào ngày 19-8-1945, Huế ngày 23-8-1945. Ở Sài Gòn và hầu hết các tỉnh nam Kì khởi nghĩa thắng lợi từ 23 đến 25-8-1945, với những khẩu hiệu:

“Tất cả chính quyền về tay Việt Minh”
“Mặt trận Việt Minh muôn năm”
“Việt Nam hoàn toàn độc lập”.


Riêng ở miền Tây, cuộc khởi nghĩa thành công trong vòng 6 ngày.

Tại Bạc Liêu, ngày 20-8-1945, chính quyền bù nhìn tay sai Nhật dự định tổ chức mít tinh, nói là để đón khâm sai Nguyễn Văn Sâm. Biết được tin, Tỉnh ủy huy động 10.000 quần chúng từ nông thôn phối hợp với lực lượng thị xã, trương cao cờ đỏ sao vàng, khẩu hiệu, diễu hành tới dinh tỉnh trưởng, hô các khẩu hiệu: “Mặt trận Việt Minh muôn năm”, “Chính quyền về tay nhân dân”. Cảnh sát, mã tà đứng nhìn, tỏ vẻ đồng tình. Tỉnh trưởng hốt hoảng, tìm kế hoãn binh, lấy cớ phải xin ý kiến bên trên. Hôm sau, Mặt trận Việt Minh tỉnh ra mắt, do đồng chí Lê Khắc Xương làm chủ nhiệm, ông Cao Triều Phát, đại diện Cao Đài Minh Chơ Đạo làm phó chủ nhiệm. Sáng 23-8-1945, ta huy động hàng vạn quần chúng kéo đến dinh tỉnh trưởng hô to: “Đả đảo bù nhìn”, “Chính quyền về tay Việt Minh”. Trước khí thế áp đảo của nhân dân, tỉnh trưởng buộc phải đầu hàng, giao chính quyền cho cách mạng.

Tại Sóc Trăng, đêm 22-8-1945, Ủy ban Giải phóng Dân tộc được thành lập do đồng chí Dương Kì Hiệp làm Chủ tịch. Tối 24-8-1945, ta chọn 3 đại biểu đến thuyết phục tỉnh trưởng giao chính quyền. Tỉnh trưởng buộc phải chấp nhận. Sáng 25-8-1945, Ủy ban cách mạng lâm thời ra mắt nhân dân trong tiếng hoan hô nhiệt liệt của quần chúng.


(1) Từ sau Khởi nghĩa Nam Kì, Đảng bộ Nam Kì bị thiệt hại nặng, khi khôi phục, xuất hiện 1 Xứ ủy Tiền phong và một Ban cán sự Giải phóng Nam Kì (hay là Việt Minh mới, Việt Minh cũ) có hệ thống xuống nhiều tỉnh. Ở miền Tây, có 2 Liên Tỉnh ủy, một số tỉnh có 2 Tỉnh ủy, nhưng điều đáng mừng là tất cả đều thống nhất về mục tiêu cách mạng là khởi nghĩa giành chính quyền. Tuy nhiên, tình trạng này cũng đã làm suy yếu ít nhiều đối với lực lượng cách mạng nói chung ở Nam Bộ.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:23:04 am
Tại Trà Vinh, tối 24-8-1945, lực lượng Thanh niên tiền phong và quần chúng quận Châu Thành, Càng Long, Cầu Ngang, Trà Cú kéo vào tỉnh lị, dưới sự chỉ huy của Ban khởi nghĩa, bao vây hầu hết các cơ quan của chế độ tay sai Nhật. Sáng 25-8-1945, toàn bộ cơ quan thuộc về tay quần chúng cách mạng. Chính quyền nhân dân cách mạng tỉnh ra mắt, quần chúng nồng nhiệt chào mừng.

Tại Long Xuyên, ngày 24-8-1945, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Nhung đã tranh thủ những người cầm đầu Thanh niên tiền phong, Hòa Hảo, Công giáo… ủng hộ Việt Minh giành chính quyền. Tất cả đều chấp nhận. Bí thư Tỉnh ủy gặp Tỉnh trưởng, y tán thành giao chính quyền cho ta. Sáng 25-8-1945, quần chúng các quận Chợ Mới, Lấp Vò, Thốt Nốt, Châu Thành rầm rộ kéo vào tỉnh lị tham dự mít tinh, có hàng vạn người tham gia. Chính quyền cách mạng ra mắt trong tiến hoan hô vang dội của đồng bào.

Tại Vĩnh Long, ngày 23-8-1945, Việt Minh tỉnh ra công khai, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. 7 giờ sáng ngày 25-18-1945, một cuộc biểu tình lớn của hàng vạn quần chúng và Thanh niên tiền phong mang cờ đỏ sao vàng, hô vang các khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Việt Minh muôn năm” diễu hành qua trụ sở quận Châu Thành làm cuộc mít tinh. Ủy ban khởi nghĩa công bố danh sách chính quyền cách mạng, được quần chúng rất hoan nghênh.

Tại Cần Thơ, ngày 20-8-1945, cuộc khởi nghĩa ở quận Cầu Kè thắng lợi. Chiều ngày 25-8-1945, Ủy ban Dân tộc Giải phóng tỉnh họp bàn kế hoạch giành chính quyền. Sáng ngày 26-8-1945, 20.000 người dự cuộc mít tinh tại sân vận động Cửu Long để hoan nghênh chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân. Quần chúng nô vang các khẩu hiệu: “Chính quyền về tay nhân dân”, “Nước Việt Nam độc lập muôn năm”. Đoàn biểu tình tuần hành theo đường phố, kéo đến dinh Xã Tây (trước là trụ sở Hội tề làng Tân An). Lưu Văn Tạo, Tỉnh trưởng vội vàng xin giao chính quyền cho cách mạng. Lực lượng khởi nghĩa tiếp quản các cơ quan của địch trong 2 ngày 26 và 27-8-1945.

Tại Châu Đốc, ngày 20-8-1945, quần chúng 3 làng Tân Huề, Tân Quới, Tân Long (Cù Lao Tây) và quận Hồng Ngự, đã giành được chính quyền. Ngày 25-8-1945, Việt Minh cử người đến thuyết phục tỉnh trưởng giao chính quyền. Đại diện đạo Hòa Hảo đến gặp Việt Minh, đề nghị phân chia khu vực giành chính quyền, Việt Minh không chấp nhận.Chiều 25-8-1945, có hàng ngàn người được lực lượng vũ trang vũ khí thô sơ và súng lấy được từ quận Hồng Ngự - Tân Châu, bằng đường sông kéo vào Châu Đốc. Đúng 3 giờ sáng ngày 26-8-1945, lực lượng khởi nghĩa chiếm các công sở, thu được trên 100 súng. Cán bộ lãnh đạo quần chúng nổi dậy cùng Thanh niên tiền phong kéo đến sân vận động tham dự mít tinh. 7 giờ sáng ngày 26-8-1945, cuộc mít tinh bắt đầu. Trong rừng cờ đỏ sao vàng và khẩu hiệu… Bí thư Tỉnh ủy lên khán đài tuyên bố: “Cách mạng thành công, từ nay chính quyền về tay nhân dân”, trong tiếng hoan hô nhiệt liệt!

(http://farm9.staticflickr.com/8027/7498420110_44eb63199b_b.jpg)

Tòa bố tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang), nơi diễn ra cuộc mít tinh
của nhân dân tỉnh Long Xuyên ngày 26-8-1945

Tại Rạch Giá, sáng 27-8-1945, quần chúng các quận An Biên, Châu Thành… kéo vào tỉnh lị cùng đồng bào tại chỗ tiến hành bao vây các cơ quan địch, buộc tỉnh trưởng phải đầu hàng. Lực lượng khởi nghĩa tước khí giới lính mã tà, mở cửa nhà giam, thả hết tù chính trị, tiếp quản các công sở. Trưa 27-8-1945, một cuộc mít tinh tại sân vận động Rạch Giá để chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân.

Tại Hà Tiên, việc giành chính quyền thuận lợi. Ta thuyết phục được đốc phủ sứ tỉnh trưởng Hà Tiên giao chính quyền cho cách mạng. Ngày 28-8-1945, quần chúng các nơi kéo về tỉnh lị chiếm tòa bố, các công sở, tước vũ khí lính mã tà, không vấp phải sự kháng cự nào.

Như vậy, chưa kể một số làng, quận giành được chính quyền từ ngày 20-8-1945, chỉ trong vòng 6 ngày (từ ngày 23 đến 28-81945), cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Tây Nam Kì đã thành công, kịp thời cùng cả nước giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, nhiệt liệt chào mừng ngày 2-9-1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc “Tuyên ngôn Độc lập” ở Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội.

Nhân dân Tây Nam Bộ cùng Nam Bộ và cả nước với tư cách là “Chủ nhân ông” của đất nước sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:26:47 am
Chương 1

CÙNG NAM BỘ BẮT ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(Tháng 9-1945 - 12-1946)

I. TÂY NAM BỘ SAU THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Chỉ 4 ngày sau Hà Nội (Bắc Bộ) và cùng một lúc với Huế (Trung Bộ) và Tân An (Đông Nam Bộ (Bạc Liêu là tỉnh đầu tiên của Tây Nam Bộ(1) khởi nghĩa thành công vào ngày 23-8-1945. Trong chưa đầy một tuần lễ sau đó, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và các Đảng bộ địa phương, nhân dân các tỉnh khác của Tây Nam Bộ lần lượt vùng lên giành chính quyền (Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Long Xuyên: Ngày 25-8-1945, Cần Thơ và Châu Đốc: 26-8-1945, Rạch Giá: 27-8-1945, Hà Tiên: 28-8-1945).

Sau gần một thế kỉ bị thực dân Pháp rồi phát xít Nhật áp bức bóc lột và bị tách thành một “xứ” chia cắt với phần còn lại của lãnh thổ Việt Nam(2), người dân Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng, từ nay thoát khỏi thân phận “vong quốc nô” (người nô lệ mất nước) và trở thành người làm chủ thật sự của đất nước mình. Không sao tả xiết niềm hân hoan phấn khởi dạt dào của mọi người từ thành thị đến thôn quê.

1. Củng cố và phát triển lực lượng cách mạng

Để bảo vệ vững chắc thành quả của Cách mạng Tháng Tám, nhiều nhiệm vụ cấp bách được đặt ra, mà nhiệm vụ trước tiên là phải củng cố và phát triển lực lượng cách mạng (bao gồm quân, dân, chính, đảng).

Thống nhất tổ chức Đảng

Sau thất bại của cuộc Khởi nghĩa Nam Kì (tháng 11-1940), thực dân Pháp tiến hành đàn áp và khủng bố một cách khốc liệt, khiến tổ chức Đảng Cộng sản ở Nam Bộ bị tổn thất nặng nề và đứt liên lạc với Ban Chấp hành Trung ương (đóng ở Bắc Bộ). Sau nhiều lần khôi phục rồi lại bị đánh tan, cuối cùng, có hai xứ ủy hoạt động riêng lẻ: Đó là Xứ ủy Tiền Phong và Xứ ủy Giải Phóng (gọi theo tên hai tờ báo của hai Xứ ủy ấy). Ở Nam Bộ, cũng có lai Liên Tỉnh ủy, các tỉnh cũng có nơi có hai Tỉnh ủy.

Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Trung ương cử Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Thường vụ Trung ương (sau này gọi là Bộ chính trị) vào Nam Bộ để tiến hành việc thống nhất tổ chức Đảng ở đây, nhằm tạo ra sức mạnh của Đảng trong việc lãnh đạo cách mạng ở thời kì lịch sử mới.

Tối ngày 7-9-1945, tại trụ sở Tổng công đoàn Nam Bộ, số 72 đường De La Gradière (nay là đường Lí Tự Trọng), Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh, thay mặt Trung ương chủ trì một hội nghị có đại biểu Xứ ủy Tiền Phong và Xứ ủy Giải Phóng cùng các đoàn thể thuộc hai Xứ ủy tham dự. Sau nhiều tiếng đồng hồ thảo luận, các đại biểu nhất trí dẹp bỏ một số hiểu lầm và nghi kị, cam kết thống nhất lực lượng cách mạng ở Nam Bộ.

Ông Cao Hồng Lãnh kể lại sự kiện đó: Tôi và anh Hoàng Quốc Việt lúc đầu thấy vấn đề nan giải quá. Một số nơi mâu thuẫn đã đạt tới mức đối địch, dùng đến vũ lực. Nhưng chúng tôi đều nhất trí nhận định rằng về bản chất thì anh em mình không có gì mâu thuẫn; đều là một lòng yêu nước, một lòng xả thân cho cách mạng. Chẳng quả chỉ vì nóng nảy, chủ quan, bên nào cũng cho mình mới là cách mạng, khác mình là không cách mạng nên mới xung đột, mà nghĩ như thế thì xung đột “hết mình”. Vấn đề là làm cho mỗi bên đều thấy rõ tấm lòng của nhau thì mọi việc đều ổn. Cuối cùng thì chính bằng cách đó chúng tôi đã giải quyết xong vụ việc một cách tốt đẹp. Tính tình anh em trong này là như thế. Cẳng thẳng thì “hết mình”. Thương yêu nhau thì cũng “hết mình”(3).

Sau ngày Nam Bộ kháng chiến bùng nổ, công cuộc thống nhất tổ chức Đảng được tiếp tục với hội nghị ngày 15-10-1945 tại Cầu Vĩ (Mĩ Tho). Dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Quốc Việt, các Xứ ủy viên của hai Xứ ủy, đại diện các Tỉnh ủy cùng một số cán bộ vừa từ nhà tù Côn Đảo về đã bầu ra Xứ ủy lâm thời thống nhất gồm 11 ủy viên, do đồng chí Tôn Đức Thắng(4) làm Bí thư. 10 ngày sau, 25-10-1945, trong hội nghị tổ chức ở Thiên Hội (Mĩ Tho, Tôn Đức Thắng đề nghị xứ ủy lâm thời cử Lê Duẩn(5) thay mình trong chức vụ Bí thư. Xứ ủy lâm thời chấp nhận đề nghị đó.

Xứ ủy lâm thời cử Nguyễn Văn Cúc(6) và Nguyễn Văn Tây(7) là Bí thư và Phó Bí thư Đặc ủy Hậu Giang.

Các Tỉnh ủy cũng được thống nhất và được tăng cường cán bộ mới từ Côn Đảo về(8).


(1) Tháng 11-1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập chiến khu 9 trên địa bàn Tây Nam Bộ (còn gọi là miền Hậu Giang), gồm 9 tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá, Hà Tiên và Bạc Liêu. Đến cuối năm 1946, 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh chuyển về chiến khu 8 (Trung Nam Bộ). Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, địa giới một số tỉnh được điều chỉnh (như lập các tỉnh Long Châu Tiền, Long Châu Hậu, Long Châu Sa, Long Châu Hà, giải thể tỉnh Rạch Giá, v.v…)
(2) Dưới thời Pháp thuộc và Nhật thuộc, Nam Kì là một trong sáu “Xứ” (Pays) hợp thành Đông Dương thuộc Pháp (5 “Xứ” còn lại là Bắc Kì, Trung Kì, Lào, Campuchia và Quảng Châu Loan). Từ 1834 đến 1945, Nam Bộ và Bắc Bộ được gọi là Nam Kì và Bắc Kì. Tuy nhiên, chúng tôi dùng các địa danh “Nam Bộ”, “Bắc Bộ” cho cảc thời kì trước 1945, trừ các cụm từ như “Khởi nghĩa Nam Kì”.
(3) Trao đổi với ông Cao Hồng Lãnh tại nhà riêng, làng Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, nhân dịp sinh nhật thứ 100 của ông (2006).
(4) Tôn Đức Thắng, sinh năm 1888 tại Long Xuyên (nay thộc tỉnh An Giang). Năm 1906 học nghề tại trường Bách công rồi ra làm việc tại xưởng đóng tàu Ba Son. Năm 1913 bị bắt làm lình thợ, theo tàu biển sang Pháp làm công nhân ở cảng Toulon. Vì tham gia phong trào chống thực dân Pháp, năm 1920 bị trục xuất về nước. Từ đó, tiếp tục tham gia phong trào cách mạng. Đến 1927 tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Năm 1928 bị bắt và kết án 20 năm khổ sai… và bị đày ra Côn Đảo. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng chí được đón về Nam Bộ tham gia kháng chiến.
(5) Lê Duẩn, sinh ngày 7-4-1907 tại Quảng Trị, tham gia cách mạng từ năm 1928. Năm 1939 được cử vào Thường vụ Trung ương Đảng. Năm 1940, bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đồng chí được đón về đất liền, tham gia kháng chiến tại Nam Bộ.
(6) Nguyễn Văn Cúc (tức Nguyễn Văn Linh), sinh năm 1915 ở Hưng Yên. Từ năm 1929 tham gia cách mạng ở Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì. Hai lần bị bắt đày ra Côn Đảo. Sau Cách mạng Tháng Tám được đón về đất liền, tham gia kháng chiến ở Nam Bộ.
(7) Nguyễn Văn Tây (bí danh Thanh Sơn) nguyên Bí thư Liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Sau làm thanh tra chính trị miền Tây Nam Bộ.
(8) Tỉnh ủy Cần Thơ do Mao Văn Cương (Nghĩa) làm Bí thư, Tỉnh ủy Sóc Trăng do Nguyễn Văn Vực làm Bí thư, Tỉnh ủy Long Xuyên do Trần Văn Hiển làm Bí thư, Tỉnh ủy Bạc Liêu do Tô Thúc Rích làm Bí thư, Tỉnh ủy Rạch Giá do Nguyễn Phùng Tiến làm Bí thư, Tỉnh ủy Hà Tiên do Ngô Tâm Tư làm Bí thư, v.v…


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:29:51 am
Thống nhất tổ chức mặt trận

Cùng với sự thống nhất tổ chức Đảng, hai hệ thống Việt Minh “Việt Minh cũ” của Xứ ủy Giải Phóng và “Việt Minh mới” của Xứ ủy Tiền Phong cũng được hợp nhất và mở rộng trong một Mặt trận Việt Minh (Kì bộ Nam Bộ) duy nhất. Các tổ chức cứu quốc (Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc…) thu hút đông đảo đồng bào thuộc các tầng lớp xã hội, tôn giáo, dân tộc khác nhau. Đặc biệt nhiều nhân sĩ, trí thức, điền chủ cũng tham gia Việt Minh. Tổ chức Thanh niên Tiền Phong hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của mình trong khởi nghĩa giành chính quyền. Sau đó có vài tỉnh đổi tên là Thanh niên Giải Phóng (Cần Thơ). Khi mở đầu kháng chiến tất cả được hợp nhất vào tổ chức Thanh niên Cứu quốc.

Thành lập chính quyền cách mạng

Sau ngày khởi nghĩa thành công, chính quyền cách mạng các cấp ở miền Tây mang nhiều danh xưng khác nhau (Ủy ban Hành chính lâm thời, Ủy ban Cách mạng lâm thời…), về sau được thống nhất, gọi là Ủy ban nhân dân(1).

Thành lập lực lượng vũ trang cách mạng

Để bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám chống lại những âm mưu đen tối của thù trong giặc ngoài, lực lượng vũ trang cách mạng ra đời.

Bộ đội của các tỉnh, quận gọi là Cộng hòa vệ binh, gồm thanh niên lao động, nông dân, giáo viên, học sinh… đã qua các lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày, có cả binh lính người Việt của Pháp, Nhật trước kia đã giác ngộ cách mạng. Đến đầu tháng 9-1945, mỗi tỉnh (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá…) lập được 1 đại đội, riêng Cần Thơ tổ chức được 4 đại đội.

Ở xã, ấp, có các đội dân quân tham gia bảo vệ địa phương.

Trong Quốc gia tự vệ Cuộc, ngoài các chiến sĩ công an chuyên lo bảo vệ an ninh trật tự, còn tổ chức những đơn vị vũ trang gọi là Quốc vệ đội.

Ngày 10-12-1945, Xứ ủy lâm thời Nam Bộ triệu tập hội nghị mở rộng ở Bình Hòa Nam (thuộc huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ngày nay) để triển khai quyết định của Chính phủ Trung ương về việc chia Nam Bộ thành 3 chiến khu (Chiến khu 7, Chiến khu 8 và Chiến khu 9) và về việc cử bộ chỉ huy Chiến khu (gọi tắt là Khu bộ).

Khu bộ 9 gồm: Vũ Đức(2) giữ chức Khu bộ trưởng, Nguyễn Ngọc Bích, Khu bộ phó và Phan Trọng Tuệ, Chủ nhiệm Chính trị bộ.

(http://farm8.staticflickr.com/7115/7498420200_9d47a68899.jpg)

Khu bộ trưởng Võ Đức

(http://farm9.staticflickr.com/8422/7498420392_46ee46b0f0.jpg)

Chủ nhiệm chính trị bộ Phan Trọng Tuệ


(1) Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng do Dương Kì Hiệp làm Chủ tịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu do Lê Khắc Xương làm Chủ tịch, v.v…
(2) Vũ Đức, tên thật là Hoàng Đình Giong, sinh năm 1908, tham gia cách mạng từ giữa nhưng năm 1920, được Đại hội Đảng lần thứ 1 ở Ma Cao (Trung Quốc, tháng 3-1935) bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Bị Pháp bắt đày đi Madagascar (Châu Phi). Về nước, tiếp tục hoạt động cách mạng. Sau khi Nam Bộ kháng chiến bùng nổ, được Chính phủ Trung ương cử vào Nam. Tại Hội nghị An Phú (Hóc Môn, Gia Định) ngày 20-112-1945, được cử làm Chính ủy Giải phóng quân Nam Bộ.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:33:47 am
2. Những hoạt động đầu tiên của chính quyền cách mạng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp, chính quyền cách mạng bắt tay thực hiện nhiều công việc trên mọi lĩnh vực: Chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế…

Cứu đói, đẩy mạnh sản xuất

Mặc dù miền Tây Nam Bộ thường được xem là “vựa lúa” của cả nước, nhưng chính sách vơ vét và bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật khiến sức dân cùng kiệt, phần lớn nhân dân lao động ở thành thị cũng như ở nông thôn chịu cảnh bữa rau, bữa cháo qua ngày.

Vì vậy, một trong những việc đầu tiên của chính quyền cách mạng các tỉnh là tịch thu các kho lúa trong các đồn điền của thực dân Pháp trước kia, kho lúa của Nhật lập ra ở Sóc Trăng và vận động các điền chủ, các người giàu có để cấp gạo cứu trợ cho những hộ đang thiếu đói(1). Các tỉnh miền Tây còn gửi gạo ra Bắc bộ và Bắc Trung Bộ để tham gia khắc phục hậu quả khủng khiếp ở ngoài ấy(2). Riêng ở Sóc Trăng có kho thóc do Nhật tập trung, chính quyền cách mạng đã phá kho phân phát cho người nghèo, thiếu ăn.

Trải qua 6 năm Chiến tranh thế giới thứ hai, giao thương bị gián đoạn, hàng hóa khan hiếm, nhất là nhu yếu phẩm, thuốc trị bệnh, vải vóc, dầu lửa, xà bông… Nhiều nơi, dân chúng phải dùng đệm bàng, cà ròn, bao bố để thay quần áo, dùng nóp(3) thay mùng, dùng dầu dừa, dầu mù u, dầu cá để thắp sáng.

Để giải quyết từng bước tình trạng thiếu thốn nói trên, chính quyền và các đoàn thể vận động và tổ chức cho nhân dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Đặc biệt, để giúp đỡ nông dân nghèo, chiếm đa số dân cư ở thôn quê Tây Nam Bộ, chính quyền vận động các điền chủ giảm tô 25%(4), giảm nợ hay hoãn nợ cho nông dân nghèo, cho họ vay vốn và mượn lúa giống để canh tác. Chính quyền còn tạm cho nông dân thiếu ruộng đất được trồng trọt trên các đồn điền của thực dân Pháp trước đây hoặc trên những đất bị bỏ hoang. Tại Miền Tây, nông dân mặc nhiên làm chủ ruộng đất, không đóng tô cho địa chủ, chỉ có một vài địa chủ nhỏ vào xin nông dân một số giạ lúa để sống.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ Trung ương, ba thứ thuế của chế độ cũ, gồm thuế thân, thuế chợ, thuế đò, bị bãi bỏ hoàn toàn(5).

Đón tù chính trị ở Côn Đảo

Sau ngày cách mạng thành công, Xứ ủy và Ủy ban Nam Bộ gửi tàu “Phú Quốc” và đoàn ghe 22 chiếc ra Côn Đảo đón tù chính trị về đất liền.

Chiều 23-9-1945, tàu chở Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng, cùng nhiều nhà cách mạng và yêu nước khác cấp bến Đại Ngãi (Sóc Trăng). Sáng hôm sau, một cuộc đón tiếp trọng thể được tổ chức tại thường xuyên Sóc Trăng. Những ngày sau đó, nhiều ghe biển lần lượt đưa hơn một ngàn cựu tù chính trị về an toàn. Chỉ một số ít về quê ở Bắc Bộ và Trung Bộ, hầu hết tự nguyện ở lại Nam Bộ công tác. Đây là nguồn cán bộ quý báu tăng cường cho lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ. Tổng số tù chính trị ở Côn đảo về khoảng 2.000 người (về Sóc Trăng 1.800 người, về Cần Thơ (chuyến sau 200 người)(6).

Hưởng ứng “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng”

Ngày 4-9-1945, Chính phủ Trung ương lập “Quỹ độc lập” để chi dùng cho công việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong “Tuần lễ vàng” từ ngày 17 đến ngày 24-9-1945, nhân dân miền Tây Nam Bộ cùng đồng bào cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hăng hái đóng góp nữ trang, đồ gia bảo…, ai không có vàng thì đóng góp tiền. Cuối đợt vận động, miền Tây Nam Bộ đã gửi ra Trung ương 2.500 lượng vàng và 20.000 đồng (tiền Đông Dương ngân hàng). Ngoài ra, với sự đồng ý của Trung ương, miền Tây Nam Bộ dành 25 kg vàng để mua vũ khí tại Thái Lan.

(http://farm8.staticflickr.com/7257/7498420640_f3c2491025_b.jpg)

Nhân dân Nam Bộ tổ chức rước vàng đóng góp vào Quỹ Độc lập

Sau “Tuần lễ vàng”, nhân dân Tây Nam Bộ lại nhiệt tình góp hàng chục tấn đồng, thau, chì… để chế tạo súng đạn đánh giặc ngoại xâm.


(1) Tỉnh Cần Thơ xuất 5 vạn giá lúa, tỉnh Sóc Trăng xuất hàng trăm giạ lúa, v.v. để cứu đói.
(2) Việc gửi gạo ra Trung và Bắc bộ chỉ thực hiện trong vòng hơn một tháng, đến tháng 9, Pháp gây chiến ở Nam Bộ thì công việc này bị tắc nghẽn. Tính trong thời gian hơn một tháng, số gạo gửi ra Bắc qua đường sắt là 30.000 tấn và đường thủy là 16.000 tấn.
(3) Nóp là túi làm bằng sợi cây bàng (giống như loại lác ở miền Bắc), may lại hai đầu (trên và dưới), để ngủ thay mùng.
(4) Công báo 1945, số 10, tr. 86. Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.4, tr. 262 (Chủ trương giảm địa tô 25% là chủ trương chung của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ ngày 13 tháng 11 năm 1945, Chính phủ có Thông tư về việc vận động giảm địa tô 25% trên cả nước. Cũng ngày đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “Giảm địa tô 25% đã công bình, lợi cho cả điền chủ và nông dân, không có lẽ gì mà sinh mối chia rẽ”).
(5) Sắc lệnh số 11 ngày 07-9-1945, quyết định bãi bỏ những thứ thuế vô lí của chế độ thực dân cũ. Công báo số 1 năm 1945.
(6) Ông Bùi Công Trừng trong Hồi kí của mình đã kể lại câu chuyện mở cửa nhà tù và mở các lớp học: “Khi mới cướp chính quyền, việc đầu tiên là thả tù chính trị. Tất cả các nhà lao trong đất liền đều mở cửa. Chính phủ cách mạng cũng ân xá cho tất cả thường phạm. Duy còn Côn Đảo ở xa, chúng tôi phải trưng dụng tàu để ra đó rước anh em về. Anh Nguyễn Công Trung và anh Đào Duy Kì được chỉ định phụ trách việc đưa tù Côn Đảo về. Chị Nguyễn An Ninh (vợ nhà cách mạng Nguyễn An Ninh) thì làm nhiệm vụ đi quyên tiền trong bà con Sài Gòn giúp đỡ tù chính trị… Anh Tưởng Dâu Bảo được giao nhiệm vụ đi trưng thu gần 40 chiếc thuyền mới đủ để chở 4.300 tù từ Côn Đảo về. Chỉ tính riêng số tù chính trị ở Côn Đảo cũng đã có 2.300 người. Bên ngoài còn có 1.500 đảng viên đang hoạt động ở Nam Kì lúc đó. Đây thực là một lực lượng khá lớn. Ngoài ra những anh em thường phạm cũng đã có nhiều người giác ngộ chính trị. Họ cũng đóng góp được rất nhiều việc. Sau khi đưa anh em tù Côn đảo về, chúng tội họp Xứ ủy. Lúc này, tôi thấy vấn đề đào tạo cán bộ và in các tài liệu giáo dục là rất cần thiết. Do đó anh em đã cử anh Lê Duẩn thay tôi sắp xếp công việc của anh em tù Côn Đảo. Còn tôi về Ô Môn tổ chức các cơ quan huấn luyện …” (Hồi kí Bùi Công Trừng: Đi lâu mới biết đường dài, Lưu trữ gia đình Bùi Công Trừng, tr. 54-55).


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:36:29 am
Tổ chức bầu cử Quốc hội (khóa I)

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Trung ương ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị: “Tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử”(1) bầu ra Quốc hội để soạn thảo Hiến pháp và cử ra Chính phủ chính thức.

Do Lư Hán(2) và những người cầm đầu các tổ chức phản động Việt Minh Cách mạng Đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) cản trở, ngày bầu cử phải hoãn đến ngày 6-1-1946. Riêng 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng được Trung ương cho phép tổ chức bầu cử sớm vào ngày 25-12-1945, vì lí do chiến sự.

Đây là cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ thiêng liêng của mọi người dân. Riêng đối với nhân dân Tây Nam Bộ, đây còn là dịp thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và thống nhất chống lại âm mưu xâm lược và chia cắt đất nước của thực dân. Vì vậy, cử tri Nam Bộ hăng hái đi bầu, kể cả những nơi có chiến sự(3).

Tỉ lệ người đi bỏ phiếu rất cao: 90,77% ở Bạc Liêu, 93,54% ở Sa Đéc…(4). Chín tỉnh miền Tây Nam Bộ bầu 30 đại biểu (trong tổng số 333 đại biểu) vào Quốc hội khóa I, trong số đó có nhiều nhà cách mạng (như Dương Quang Đông, Nguyễn Văn Tạo, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Kỉnh…), các trí thức yêu nước (bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, luật sư Trần Công Tường, kĩ sư Nguyễn Ngọc Bích…), có đại biểu của phụ nữ (Ngô Thị Huệ), của tôn giáo (Cao Triều Phát), của dân tộc thiểu số (Kim Chourou)…

Đối phó với thù trong, giặc ngoài

Tây Nam Bộ là nơi phát tích của giáo phái Hòa Hảo. Đa số tín đồ là những người dân hiền hòa, yêu nước. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ mời người sáng lập giáo phái này ông giáo chủ Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt của Ủy ban.

Tuy nhiên, một số phần tử có nhiều tham vọng về quyền hành đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ cai quản. Khi yêu sách phi lí này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn. Lực lượng vũ trang cách mạng được huy động đến kịp thời giải tán.

Ngày 9-9-1945, họ lại tổ chức tuần hành ở thị xã Cần Thơ, nói dối với tín đồ là “đi rước Đức Thầy”, thực chất là dự định cướp chính quyền. Được nhân dân cấp báo, chính quyền tỉnh Cần Thơ phá tan âm mưu phản động này, bắt những người cầm đầu, đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình 3 tên. Đối với tín đồ, chính quyền giải thích âm mưu của kẻ xấu, khuyên họ trở về nhà tiếp tục làm ăn, không để bị lợi dụng.

Theo nghị quyết của Hội nghị các cường quốc ở Postdam (Đức), Anh đưa quân vào miền Nam Đông Dương (từ vĩ tuyến 16 trở vào) để giải giới và hồi hương hàng quân Nhật. Nhưng, thiếu tướng Anh Douglas Gracey (lúc đó còn ở Kandy trên đảo quốc Ceylan) ra lệnh cho quân Nhật từ Campuchia sang Nam Bộ để “giữ gìn an ninh trật tự”, thực chất là để giúp Anh - Pháp chống lại chính quyền cách mạng Việt Nam. Quân Nhật vượt biên giới, chiếm đóng một số nơi ở thị xã Châu Đốc, quận Tân Châu (tỉnh Châu Đốc) và quận Chợ Mới (tỉnh Long Xuyên).

Liên tỉnh ủy Hậu Giang điều động lực lượng vũ trang các tỉnh Trà Vinh, Sa Đéc, Rạch Giá đến tăng cường cho bộ đội Châu Đốc và Long Xuyên.

Ngày 12-9-1945, quân ta bao vây một trung đội quân Nhật đóng trong nhà thờ Cù Lao Giêng (xã Tân Mĩ, quận Chợ Mới), kêu gọi đầu hàng. Quân ta đông, nhưng vũ khí ít và thô sơ), nên quân Nhật không chịu ra hàng, từ bên trong bắn ra quyết liệt. Đêm hôm sau 13-9, quân ta đốt rơm rạ có tẩm bột ớt, bột tiêu rồi quạt vào nơi quân Nhật đóng. Trong khi đó, hàng ngàn người dân làng Tâm Mĩ đốt pháo, đánh chiêng trống, la ó vang trời để uy hiếp tinh thần địch. Đến 3 giờ sáng ngày 14-9, cả trung đội quân Nhật giương cờ trắng đầu hàng. Ta bắt sống 20 lính Nhật, thu 2 trung liên, 1 súng cối 60 li, 30 súng trường, tiểu liên, súng phóng lựu.

Quân Nhật ở Tân Châu và thị xã Châu Đốc bị ta bao vây nhiều ngày, đồ tiếp tế cạn dần, nên đến đầu tháng 10 rút trở lại sang Campuchia.

Ngoài ra, còn một số quân Nhật chiếm giữ các kho lương thực ở thị xã Rạch Giá và Tô Châu (Hà Tiên). Ta yêu cầu họ nộp vũ khí và giao các kho cho ta. Quân Nhật ở Tô Châu đồng ý, nhưng quân ở thị xã Rạch Giá không chịu, trả lời rằng phải đợi quân Đồng Minh đến mới bàn giao. Ta dùng mưu, bắt sống 20 lính Nhật, sau đó tập kích diệt 7 lính còn lại, thu 1 trung liên và 23 súng các loại.

Tuy nhiên, “giặc ngoài” nguy hiểm nhất lúc này là thực dân Pháp đang lăm le xâm lược nước ta lần nữa.


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr.8.
(2) Tướng chỉ huy quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Bắc Đông Dương để giải giới và hồi hương hàng quân Nhật theo Nghị quyết Hội nghị Postdam.
(3) Báo Sự thật (Hà Nội), ngày 20-1-1946 đưa tin: “Ở làng Đông Thành (quận Trà Ôn, Cần Thơ), có 2.188 cử tri. Buổi sáng, máy bay địch đến đánh phá, đến chiều vẫn có tới 1.827 người đi bỏ phiếu”.
“Ở làng Thành Mĩ Hưng (Cần Thơ), có 4.288 cử tri. Bất chấp địch đánh phá, vẫn có 4.209 người đi bỏ phiếu”.
(4) Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 51-52.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:39:59 am
II. ĐỐI PHÓ VỚI ÂM MƯU TÁI CHIẾM NƯỚC TA CỦA THỰC DÂN PHÁP

1. Thực dân Pháp âm mưu tái chiếm nước ta

Tháng 6-1940, Đức quốc xã mở cuộc tấn công nước Pháp, Chính phủ Pháp nhanh chóng đầu hàng. Phần lớn lãnh thổ Pháp bị quân đội Hitler chiếm đóng. Tướng De Gaulle phải chạy sang châu Phi lập Chính phủ lưu vong. Lợi dụng thời cơ ấy, phát xít Nhật xua quân vào Đông Dương. Tuy vẫn duy trì bộ máy hành chính và quân sự của Pháp, nhưng Nhật đã trở thành người chủ thực sự của Đông Dương.

Trong hoàn cảnh như thế, tướng De Gaulle vẫn nuôi tham vọng chiếm lại 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia) làm thuộc địa.

Sau khi nước Pháp thoát khỏi ách chiếm đóng của Hitler, Chính phủ lâm thời chuyển về Paris, tướng De Gaulle càng đẩy mạnh việc chuẩn bị trở lại Đông Dương.

Ngày 9-3-1945, Nhật tiến hành đảo chính, xóa bỏ hoàn toàn bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương. Thế nhưng, nửa tháng sau, ngay 24-3-1945, De Gaulle vẫn đưa bản tuyên bố, theo đó Đông dương tiếp tục thuộc chủ quyền của Pháp, gồm 5 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Lào, Campuchia), được ban cho một ít quyền tự trị. Như thế, Việt Nam sẽ không được độc lập hoàn toàn và vẫn bị chia cắt làm 3 miền.

Hay tin Nhật đầu hàng Đồng Minh (ngày 15-8-1945), De Gaulle vội vàng cử đại tướng Leclerc làm Tổng chỉ huy đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông (ngày 16-8-1945) và đô đốc D’Argenlieu làm Cao ủy Pháp tại Đông Dương (ngày 17-8-1945), kèm theo chỉ thị “Sứ mệnh hàng đầu là lập lại chủ quyền của Pháp trên các lãnh thổ của Liên bang Đông Dương”(1).

Để thực hiện tham vọng ấy, Pháp phải giành cho được sự ủng hộ và giúp đỡ của Mĩ, siêu cường đứng đầu phe đế quốc tư bản chủ nghĩa. Do đó, ngày 22-8-1945, De Gaulle bay sang Washington.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mặt trận Việt Minh đứng trong phe Đồng minh chống phát xít. Đối với Mĩ, “Hồ Chí Minh, với bí danh Licius, đã cung cấp cho tổ chức tình báo OSS của Mĩ nhiều tin tức tình báo về lực lượng của Nhật (ở Đông Dương), các du kích quân của Hồ Chí Minh đã cứu thoát 17 phi công Mĩ bị (Nhật) bắn hạ”(2).

Khi chủ nghĩa phát xít đã bị đánh bại, Mĩ tiến hành cuộc “chiến tranh lạnh” chống hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Một mặt, Mĩ cho rằng “một chính phủ ở Đông Dương bị Việt Minh thống trị có thể có hại cho quyền lợi của Mĩ”(3). Mặt khác, Mĩ đang tìm cách lôi kéo Pháp về phe với mình để chống lại các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu. Vì vậy, khi tiếp De Gaulle ngày 24-8-1945 tại Nhà Trắng, Tổng thốn Mĩ Harry S. Truman hứa: “Trong mọi trường hợp đối với Đông Dương, chính phủ của tôi không chống lại việc chính quyền và quân đội Pháp quay trở lại xứ ấy”(4). Truman còn cho Pháp vay dài hạn 650 triệu đô la, viện trợ nhiều súng đạn và cho mượn tàu chở quân Pháp sang tái chiếm Đông Dương.

Ngoài Mĩ, Pháp còn cần cả Anh nữa, vì Anh vừa được Hội nghị các cường quốc ở Potsdam (từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), giao cho nhiệm vụ giải giới và hồi hương quân Nhật ở phía Nam Đông Dương (từ vĩ tuyến 16 trở vào).

(http://farm9.staticflickr.com/8294/7498420840_078338ef6e_b.jpg)

Ngày 1-2-1946 tại Sài Gòn, viên đô đốc Hải quân Nhật
kí văn bản đầu hàng trước quân Anh

(http://farm8.staticflickr.com/7254/7498421588_16324dee5e_b.jpg)

Tại cảng Sài Gòn, hàng binh Nhật bắt đầu lên tàu về nước

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á bị Nhật chiếm đóng. Do đó, Anh chủ trương “giữ nguyên trạng như trước chiến tranh”: Thuộc địa của đế quốc nào trả lại cho đế quốc đó. Vì vậy, ngày 24-8-1945, Anh kí với Pháp Hiệp ước công nhận “chủ quyền” của Pháp ở Đông Dương. Thiếu tướng Douglas Gracey, chỉ huy quân Anh ở miền Nam Đông Dương, tuyên bố: “Việc Pháp kiểm soát (Đông Dương) về dân sự lẫn quân sự chỉ là vấn đề thời gian trong vài tuần lễ mà thôi”(5).

Ban Thường vụ Trung ương Đảng nhận định: “Mục đích của Anh, Mĩ là kéo thực dân Pháp bao vây Liên Xô và ngăn ngừa cách mạng thuộc địa, giao thực dân Pháp và Hà Lan nhiệm vụ canh giữ Đông Dương và Nam Dương (tức Indonesia ngày nay) để cho Anh - Mĩ rảnh tay một phần nào hòng ngăn ngừa sức bành trướng của Liên Xô”(6).

Vì vậy, trong lễ mừng Độc lập tổ chức ở Sài Gòn ngày 2-9-1945, Bí thư Xứ ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ Trần Văn Giàu đã cảnh báo đồng bào Nam Bộ: “Mừng thắng lợi (của Cách mạng Tháng Tám) nhưng đồng bào chớ say sưa vì thắng lợi. Không khéo lo, nước ta, dân ta có thể bị tròng lại vòng nô lệ”(7).


(1) Philippe Devilliers Paris - Saigon - Hanoi, Nxb Gallimard Jullard, Paris, 1968, tr.87.
(2) Tuần báo Time (Mĩ), số ra ngày 12-9-1969, tr.22.
(3) Gary Hes: The United States Emergene as a Southeast Asian Power 1940 – 1950, Columbia University Press, New York, 1987, tr.207.
(4) Charles de Gaulle: Mémoires de guerre, Nxb Plon, Paris, 1953, t. III, tr. 249-250.
(5) Stanley Karrow: Việt Nam, a History, Nxb Penguin Books, New York, 1987, tr. 148.
(6) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr.41.
(7) Trần Tấn Quốc: Sài Gòn September 1945, Báo Việt Thành xuất bản, Sài Gòn, 1947, tr.8-9.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Bảy, 2012, 06:42:36 am
2. Nam Bộ kháng chiến bùng nổ ở Sài Gòn

Tuy Hội nghị Potsdam chỉ giao cho Anh nhiệm vụ giải giới và hồi hương quân Nhật ở miền Nam Đông Dương, thiếu tướng Gracey khi đến Sài Gòn đưa ra hàng loạt biện pháp, nhằm giúp Pháp tái chiếm Nam Bộ, như thả 1.400 lính Pháp (bị Nhật bắt giam tại Sài Gòn từ ngày đảo chính 9-3-1945), trang bị súng đạn cho số lính này và các kiều dân Pháp ở Sài Gòn. Mặt khác, Anh cho lính Pháp mặc quân phục Anh, trà trộn vào đội hình quân Anh tới Sài Gòn.

Lợi dụng lệnh giới nghiêm và thiết quân luật của Gracey, ủy viên Cộng hòa Pháp ở Nam Bộ là đại tá Cédille ra lệnh cho quân Pháp nổ súng vào trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Quốc gia tự vệ Cuộc Nam Bộ, nhà dây thép, kho bạc, đài phát thanh… ở Sài Gòn trong đêm 22 rạng ngày 23-9-1945.

Ngay lập tức, Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ họp liên tịch, với sự có mặt của đồng chí Hoàng Quốc Việt, quyết định một mặt kêu gọi nhân dân Sài Gòn và Nam Bộ đánh trả quân xâm lược, mặt khác điện ra Trung ương báo cáo tình hình và xin chỉ thị.

Xứ ủy điện báo cáo quyết tâm lên Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời:

“Chúng tôi đã:

1. Lập Ủy ban kháng chiến để lo việc quân sự.

2. Hạ lệnh tổng đình công và bất hợp tác với người Pháp.

3. Truyền đi lục thỉnh thi hành kế hoạch phá hoại đường giao thông tiếp tế để bao vây quân địch”(1).


Đồng thời hạ lệnh cho các lực lượng vũ trang nhân dân chiến đấu.

(http://no6.upanh.com/b6.s28.d2/f5e58597f13b76299285544cc2a1bea0_47087936.hoangquocviet.jpg)

Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng năm 1945

Nhận được điện, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thường vụ Trung ương Đảng họp khẩn cấp ở Bắc Bộ phủ, nhất trí với quyết tâm của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ. Hội nghị hạ quyết tâm tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ độc lập, tự do và kêu gọi nhân dân cả nước chi viện sức người, sức của cho Nam Bộ. Thường vụ Trung ương Đảng còn quyết định thành lập những đơn vị Nam tiến.

Chính phủ Trung ương ra Huấn lệnh đồng ý với quyết định phát động cuộc kháng chiến của ban lãnh đạo Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi đồng bào Nam Bộ và khẳng định Chính phủ cùng nhân dân ca nước sẽ hết sức giúp đỡ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

“Hỡi đồng bào Nam Bộ!

Tôi chắc và đồng bào các nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ. Tôi chắc và đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ và toàn quốc đồng bào sẽ hết sức giúp những chiến sĩ và nhân dân hiện đang hi sinh tranh đấu để giữ vững nền độc lập của nước nhà”(2).


Được sự tăng cường của lực lượng vũ trang các tỉnh Nam Bộ và sự chi viện của bộ đội Nam Tiến trong cả nước, quân và dân Sài Gòn dùng chiến thuật “trong đánh, ngoài vây” (đánh địch trong nội thành, chốt chặn các cầu ra vào thành phố, không cho chúng đánh nống ra ngoại thành), giam chân địch trong một tháng trời, hãm chúng vào tình trạng không điện, không nước, không lương thực.

Pháp nhờ Anh lợi dụng danh nghĩa Đồng Minh đi tước khí giới hang binh Nhật để bộ đội ta không chặn đánh. Nhờ thủ đoạn ấy, quân Anh vượt qua phòng tuyến của ta, chiếm Thủ Dầu Một (ngày 23-10-1945) và Biên Hòa (ngày 24-10-1945), rồi trao lại cho quân Pháp. Vòng vây của ta bị chọc thủng.

Mặt khác, Pháp xin Mĩ cho mượn thêm tàu chở viện binh sang Sài Gòn. Nhà sử học Mĩ Joseph Buttinger nhận định: “Việc Mĩ giúp tàu bè chuyên chở khiến cho Pháp có đủ quân lính tới Sài Gòn để đánh bại cuộc cách mạng ở trong Nam”(3).

Có thêm quân tăng viện, tướng Leclerc (đến Sài Gòn ngày 5-10-1945) đánh nống ra các tỉnh Nam Bộ. Quân địch bị bộ đội ta chặn đánh ở khắp nơi, song do tương quan lực lượng quá chênh lệch, bộ đội ta phải rút khỏi các thị xã Tân An (22-10), Mĩ Tho (25-10) và Gò Công (28-10).

Ngay từ ngày đầu của Nam Bộ kháng chiến, các tỉnh miền Tây Nam Bộ một mặt tiếp nhận và giúp đỡ đồng bào từ các nơi có chiến sự tản cư về, mặt khác cử những đơn vị bộ đội trang bị đầy đủ nhất lên chi viện cho chiến trường Sài Gòn.

Trong khi đó, việc chuẩn bị mọi mặt để đánh địch được xúc tiến một cách khẩn trương.

Để lãnh đạo kịp thời cuộc kháng chiến đang lan rộng, ngày 25 tháng 10, Đảng bộ Nam Bộ họp hội nghị ở Thiên Hộ (Mĩ Tho). Đây là hội nghị lớn nhất của Đảng bộ Nam Bộ từ sau khi giành được chính quyền. Hội nghị kiểm điểm tình hình, rút kinh nghiệm chỉ đạo cuộc kháng chiến Nam Bộ. Hội nghị đề ra nhiều biện pháp cấp thiết củng cố và xây dựng lực lượng như đưa đảng viên vào nắm bộ đội, đặt lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Để tăng cường lực lượng lãnh đạo của Đảng, Trung ương Đảng quyết định phần lớn những đồng chí vừa ra tù ở lại Nam Bộ. Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có khoảng 1.000 đồng chí vừa từ Côn Đảo về được phái vào bộ đội và về các địa phương làm nòng cốt cho phong trào kháng chiến.

Sau Hội nghị Trung ương, ngày 20-11, Hội nghị quân sự được triệu tập ở xã An Phú (Gia Định), kiểm điểm tình hình hoạt động vũ trang, bàn công tác tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy. Hội nghị chỉ định khu trưởng, ủy viên chính trị các Chiến khu 7, 8, 9, đồng thời bàn biện pháp củng cố lực lượng vũ trang tỉnh, thành phố. Các chi đội Vệ quốc đoàn và xây dựng các khu Lạc An, Đồng Tháp, U Minh làm căn cứ cho các chiến khu.

Chiến khu 8 gồm các tỉnh Tân An, Mĩ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc. Lúc này địch mới chiếm được các thị xã Tân An, Mĩ Tho, Gò Công.

Chiến khu 9 gồm các tỉnh Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Vinh, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng. Lúc này địch mới chiếm được thị xã Vĩnh Long và Cần Thơ.

Thanh niên nô nức tòng quân vào Cộng hòa vệ binh(1) và dân quân du kích để bảo vệ quê hương. Ban lãnh đạo miền Tây giao cho đồng chí Võ Quang Anh mở các lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày nhằm đào tạo cấp tốc quân sự cho các tỉnh. Sau đó, số cán bộ này tỏa về huấn luyện lại cho lực lượng vũ trang các quận, xã. Các binh công xưởng được thành lập để rèn dao găm, mã tấu…, đúc lực đạn, nạp lại thuốc súng (“rờ sạc”), sửa chữa hỏng hóc…

Để tổ chức công cuộc kháng chiến, Ủy ban kháng chiến Hậu Giang được thành lập, do Trần Văn Khéo làm Chủ tịch, Huỳnh Phan Hộ làm Phó Chủ tịch, đóng tại Cầu Nhiếm - Ba Xe. Tháng 12-1945, Ủy ban được giải thể khi Bộ Tư lệnh Chiến khu 9 ra đời.


(1) Trích Tuyên cáo quốc dân của Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Báo Cứu quốc, ngày 29 tháng 9 năm 1945.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.4, tr.27.
(3) Joseph Buttinger: Việt Nam: A Dragon Embattled, Nxb Fraeger, New York, 1967, tr. 343.
(4) Sau khi giành chính quyền, Ủy ban nhân dân Nam Bộ cải tổ ba lữ đoàn bảo an binh ở Sài Gòn thành Đệ nhất sư đoàn (sau đổi là Cộng hòa vệ binh) với số quân khoảng 10.000, có 400 súng các loại. Ở các tỉnh, những đơn vị bảo an binh cũng được cải tổ thành Cộng hòa vệ binh.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Bảy, 2012, 06:47:25 am
III. NHỮNG THÁNG ĐẦU KHÁNG CHIẾN Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

Ngày 27-10-1945, từ Mĩ Tho, quân Pháp dùng tàu chiến vượt sông Tiền. Chúng bắn phá Vĩnh Long suốt 2 ngày liền, sau đó đổ bộ lên bờ. Quân và dân Vĩnh Long đánh trả quyết liệt. Nhưng do trang bị kém, bộ đội phải rút ra ngoại ô (ngày 29-101-945), tổ chức nhiều cuộc đột kích vào thị xã, chặn đánh địch nống ra (như trận đánh cầu Ông Me, quận Long Hồ, quân ta chặn đánh địch suốt ngày, gây nhiều thương vong cho địch).

Ngày 29-10, quân Pháp đi trên 10 tàu chiến, có thông báo ham A.72 dẫn đầu, qua sông Hậu, nã trọng pháp vào thị xã Cần Thơ. Sáng 30-10, khi chúng lên bến phà Cần Thơ, liền bị một trung đội Cộng hòa vệ binh nổ súng, một số quân Pháp bị diệt và bị thương.

Cần Thơ là đô thị lớn nhất miền Hậu Giang, thường được mệnh danh là Tây Đô (Thủ phủ miền Tây Nam Bộ), nơi Liên tỉnh ủy Hậu Giang đặt cơ quan lãnh đạo. Do đó, theo yêu cầu của Ủy ban kháng chiến Hậu Giang, các tỉnh gửi các đơn vị Cộng hòa vệ binh lên tăng cường cho mặt trận Cần Thơ. Tỉnh Rạch Giá gửi 1 tiểu đội (do Ngô Hồng Giỏi chỉ huy), tỉnh Sóc Trăng gửi 2 tiểu đội (do Lê Văn Phát chỉ huy), tỉnh Bạc Liêu gửi 1 phân đội (do ông giáo Sáu và tú tài Năm chỉ huy), v.v.

Áp dụng chiến thuật “trong đánh, ngoài vây” như Sài Gòn cuối tháng 9-1945, bộ đội ta rút ra ngoại thành, tổ chức bao vây nội thành, chặn đánh địch đánh nống ra. Khi địch tiến ra Tham Tướng, một trung đội Cộng hòa vệ binh chặn đánh cho đến chiều. Chỉ huy trung đội Nguyễn Văn Thạnh bị thương nặng, ra lệnh cho đòng đội rút, một mình ở lại chặn địch, anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đập gãy súng trước khi hi sinh.

Sáng 12-11-1945, năm chiến sĩ Quốc gia tự vệ Cuộc(1) Cần Thơ (gồm chỉ huy Lê Bình, Phó chỉ huy Bùi Quang Trinh, cùng 3 đội viên Trần Chiến, Lê Nhật Tảo, Cao Minh Lộc) phối hợp với lực lượng Cộng hòa vệ binh và dân quân du kích, giả làm người buôn heo, tấn công giữa ban ngày một đại đội quân Pháp đóng ở nhà việc(2) xã Trường Thạnh, Tổng Bảo Định (nay là Trụ sở Ủy ban nhân dân thị trấn Cái Răng). Năm chiến sĩ dùng súng và lựu đạn tiêu diệt một số quân Pháp, bắn trọng thương đại úy Rouan, hạ cờ Pháp xuống, treo cờ đỏ sao vàng lên cột cờ. Trong khi đó, các chiến sĩ Cộng hòa vệ binh và dân quân du kích nổ súng đánh phối hợp.

Trận đánh gây tiếng vang lớn trong cả nước. Trong cuộc họp Hội đồng Chính phủ vào sáng ngày 20-11 (tức 8 ngày sau), Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị khen thưởng năm chiến sĩ anh dũng hi sinh trong trận Cái Răng. Nhân dân Cần Thơ lấy tên các chiến sĩ đặt cho thị trấn và chợ (thị trấn Lê Bình, chợ Lê Bình), cầu (cầu Quang Trinh), sông (sông Nhật Tảo)…(3).

Tháng 10-1945, một trung đội Cộng hòa vệ binh Bạc Liêu được điều lên Tân An chi viện cho mặt trận cửa ngõ phía Nam Sài Gòn. 20 đồng chí đã hi sinh.

Ở Trà Vinh, sáng ngày 6-12-1945, Pháp dùng tàu chiến theo sông Cổ Chiên tiến vào bắn phá thị xã Trà Vinh và cho quân đổ bộ lên vàm Trà Vinh. Suốt chặng đường tiến đến thị xã, quân Pháp bị lực lượng của ta chặn đánh rất quyết liệt, dù chỉ bằng vũ khí thô sơ, bằng lựu đạn và mấy khẩu súng kiểu cũ, nhất là chưa có kinh nghiệm chiến tranh.

Tối hôm đó, chúng tiến vào thị xã, quân ta rút ra ngoài bao vây, chống địch. Thực dân Pháp thực hiện âm mưu rất thâm độc, chúng mua chuộc lôi kéo một số người xấu và dùng bọn phản động người Khơme cướp giật tài sản, chém giết người Việt ở một số nơi thuộc Trà Vinh nhằm tinh hành chính sách chia rẽ dân tộc.

Sau khi chiếm được thị xã, Pháp mở rộng cuộc đánh chiếm ra các huyện của tỉnh Trà Vinh. Cơ quan lãnh đạo các cấp của tỉnh phải tạm thời rút về Bạc Liêu. Một số cán bộ, đảng viên tìm những nơi an toàn, bám nhân dân để kháng chiến.

Trung tuần tháng 12-1945, bộ đội Cần Thơ phối hợp với một phân đội của Bạc Liêu tiêu diệt một đồn Pháp ở Bình Thủy. Địch cho quân đến ứng cứu. Số quân địch đông hơn quân ta nhiều lần; phân đội của Bạc Liêu bị bao vây, nhưng vẫn chiến đấu rất dũng cảm (7 chiến sĩ hi sinh, 3 chiến sĩ khác bị thương). Đơn vị được đồng bào tặng danh hiệu “Bộ đội bình thắng” (Bình Thủy chiến thắng).

Đội du kích mang tên Lê Bình (do Huỳnh Thủ chỉ huy) đánh nhiều trận ở vùng ven Cái Răng, diệt và làm bị thương nhiều lính Pháp và lính partisan (tay sai Pháp), thu một số súng.


(1) - Cộng hòa vệ binh là đổi tên từ lính Thủ hộ (Garde Civile) thời Pháp.
- Quốc gia tự vệ cuộc là lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia, tức lực lượng vũ trang của ngành công an.
(2)  Nhà việc là trụ sở của hội tề làng (xã).
(3) - Tên của Lê Bình cũng được đặt cho hai con đường (một ở Thủ đô Hà Nội, một ở Hà Tĩnh quê hương anh).
- Nhà văn Nam Cao mô tả trận đánh dũng cảm trong cuốn “Năm anh hàng thịt”.
- Bản thân đại úy Rouan, sau đó cũng viết trên báo Humanité ca ngợi khí tiết anh hùng của các chiến sĩ Việt Nam, đề cao cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân ta: “Lương tâm tôi thức tỉnh. Tôi thấy rõ chính nghĩa và tinh thần dũng cảm của một dân tộc mà trước đây tôi xem thường. Tôi sẽ vận động nhân dân Pháp cùng với tôi ủng hộ phong trào giải phóng của dân tộc Việt Nam sớm thành công”, Báo Humanité, 10-1-1946.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Bảy, 2012, 06:49:31 am
Bước sang đầu năm 1946, hai tiểu đội Cộng hòa vệ binh Cần Thơ (do kĩ sư Nguyễn Đăng, tham mưu trưởng Mặt trận Cần Thơ, vạch kế hoạch), đánh một trận oanh liệt ở Tầm Vu(1).

Trong trận phục kích này đoàn xe của Pháp từ Rạch Gòi về Cần Thơ ngày 20-1-1946, bộ đội ta diệt 2 xe và 4 lính Pháp, trong đó có đại tá Dessert, chỉ huy quân Pháp ở miền Tây Nam Bộ. Đây là viên sĩ quan cao cấp đầu tiên của Pháp bị diệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ngày 4-1-1946, từ Cần Thơ, quân Pháp dùng tàu đổ bộ chiếm Đại Ngãi, sau đó, chúng chia làm hai cánh quân đánh vào Sóc Trăng: Một cách đi bằng tàu trên kinh Saintard, một cánh đi bằng đường bộ. Quân ta chặn đánh nhưng chỉ làm chậm bước tiến của địch, chứ không chặn được ý đồ của chúng. Chiều 4-1, ta phá tòa Bố, cầu Quay trước khi rút về phòng ngự ở Bố Thào và Nhu Gia.

Ngày 8-1, Phó Quốc gia tự vệ Cuộc Sóc Trăng Nguyễn Hùng Phước chỉ huy một tổ vũ trang tập kích một nhóm lính ngụy ở ngã ba An Trạch, bắt sống 2 tên, thu 2 súng.

Ngày 9-1, hai cánh quân Pháp tiến đánh Long Xuyên. Cánh quân thủy dùng các tàu A.72 theo đường sông, bắn xổi xả lên bờ, rồi đổ bộ lên thị xã. Cánh quân bộ tiến rất chậm, phần vì đường xã, cầu cống đã bị quân và dân ta phá hoại theo chủ trương “tiểu thổ kháng chiến”, phần vì bị quân ta chặn đánh. Chiều 9-1, bộ đội ta để lại một bộ phận nhỏ tiếp tục bám dân đánh địch, phần lớn rút về căn cứ U Minh để bảo toàn lực lượng.

Ngày 20-1, địch chiếm thị xã Châu Đốc. Từ Châu Đốc, địch tiến quân chiếm thị xã Hà Tiên (ngày 22-1).

Ngày 26-1, địch từ Long Xuyên đánh chiếm thị xã Rạch Giá.

Ngày 29-1, địch từ Sóc Trăng, theo đường số 1 (nay là quốc lộ 1A) đánh xuống Bạc Liêu. Để chủ động ngăn chặn địch, đơn vị Cộng hòa vệ binh tỉnh Bạc Liêu, thiết lập phòng tuyến ở Nhu Gia (thuộc Sóc Trăng, phá cầu Nhu Gia buộc địch phải dừng chân tại đây.

Đêm đó, lợi dụng trời tối, quân Pháp dùng thuyền kết bè, định vượt sông. Chờ địch ra giữa sông, lực lượng của ta đồng loạt nổ súng. Thuyền địch bị chìm, 17 tên chết. Cuộc vượt sông của quân Pháp thất bại.

Đêm hôm sau, quân ta bí mật vượt sông, tập kích vào một đơn vị của Pháp, diệt 20 tên. Bị thiệt hại, quân Pháp rút trở lại Sóc Trăng.

Hơn hai tuần sau, Pháp phải chuyển sang dùng đường thủy tiến đánh Bạc Liêu. Ngày 29-1-1946, một đoàn tàu địch theo sông Cổ Cò, Vàm Lèo đánh thị xã Bạch Liêu. Ta dùng dây cáp căng qua sông, chặn tàu địch và chuẩn bị xăng để đốt tàu, nhưng không có kết quả. Cộng hòa vệ binh tỉnh và du kích lớp bám theo tàu địch, lớp mai phục tại cầu sắt Cá Đường. Khi Pháp đổ quân lên bờ, ta đồng loạt nổ súng vào đơn vị đi đầu, diệt một số tên, hàng ngũ của địch rối loạn. Ta và địch quần bám nhau rất ác liệt, anh em cảm tử dùng lựu đạn, dao găm xung phong tiếp cận, đánh giáp lá cà với địch. Súng địch ở tàu bắn lên, vào cả bộ binh của chúng. Ta hết đạn phải rút. Quân Pháp tiến vào được thị xã.

Đội cảm tử trụ ở thị xã do đồng chí Hai Ngô chỉ huy, trang bị mỗi người 4 lựu đạn, mai phục trên lầu cao ném lựu đạn vào đội hình của địch và bắn tỉa. Do ta còn chưa có kinh nghiệm đánh trong đô thị nên bị địch bắt 13 chiến sĩ. Sáng ngày 30-1-1946, địch đưa 13 chiến sĩ trong đơn vị cảm tử ra bắn tại cầu Quay. Nhân dân Bạc Liêu vô cùng thương tiếc các chiến sĩ cảm tử quên mình chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.

Sau khi chiếm được thị xã Bạc Liêu, quân địch đánh xuống thị trấn Giá Rai (ngày 2-2). Bộ đội Sa Đéc do Nguyễn Hữu Xuyến chỉ huy và một trung đội du kích do Trần Khương Kiện chỉ huy, tập kích quân địch, diệt một số tên. Trần Khương Kiện hi sinh(1). Ngày 2-2-1946, địch dùng tàu theo kênh Hộ Phòng và sông Gành Hào tiến chiếm quận lị Cà Mau.

Như vậy, đến đầu tháng 2-1946, quân Pháp chiếm tất cả các thị xã và thị trấn, kiểm soát các trục thủy bộ chính ở miền Tây Nam Bộ. Phần lớn cán bộ và lực lượng vũ trang của Chiến khu 9 tập trung về Chiến khu U Minh (nằm trên địa bàn 2 tỉnh Rạch Giá và Bạc Liêu). Một số đơn vị vũ trang của Chiến khu 8 cũng rút về U Minh. Chỉ còn một bộ phận cán bộ và bộ đội còn bám trụ ở những vùng nông thôn chưa bị chiếm để tiếp tục đánh địch.


(1) Tầm Vu lúc đó thuộc xã Thạnh Hóa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, nay thuộc xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành, cách thành phố Cần Thơ 17 cây số về phía tây nam. Trong kháng chiến chống Pháp, bộ đội ta đánh 4 trận lớn trên địa bàn Tầm Vu, nên trận Tầm Vu ngày 20-1-1946 được gọi là “trận Tầm Vu 1”.
(2) Tên của Trần Khương Kiện được đặt cho một xã, xã Khương Kiện, huyện Giá Rai.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Bảy, 2012, 06:52:25 am
Sau khi chiếm xong các thị xã và thị trấn, Pháp chuyển sang tiến hành bình định. Nhằm đặt lại ách thuộc địa lên Nam Bộ để từ đây đánh chiếm toàn bộ Đông Dương.

Áp dụng chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, ngày 4-2-1946, Cao ủy D’Argenlieu lập ra Hội đồng tư vấn Nam Kì (gồm 4 thành viên người Pháp và 8 thành viên người Việt, trong số 8 người Việt có 7 người đã nhập quốc tịch Pháp).

Pháp tập hợp các tay sai cũ cũng như những kẻ mất các đặc quyền, đặc lợi trong Cách mạng Tháng Tám, lập các ban hội tề.

Pháp chiêu mộ những phần tử phản quốc để lập các đội thân binh (Partisan), hương dõng giúp Pháp trong việc giữ gìn an ninh trật tự ở làng xóm, bảo vệ cầu đường… những vùng bị Pháp chiếm.

Pháp lập đồn bót ở những nơi hiểm yếu, đồng thời mở các cuộc hành quân tiến công vùng tự do hay càn quét vùng tạm chiếm.

Vào cuối năm 1945 đầu năm 1946, nhiều cán bộ chủ chốt của Nam Bộ(1) được triệu tập ra công tác ở Trung ương hay ra Hà Nội họp Quốc hội. Bí thư Xứ ủy lâm thời Lê Duẩn cũng ra Hà Nội, các Xứ ủy viên còn lại mỗi người đi một ngả. Liên lạc giữa cấc miền, các tỉnh rất khó khăn. “Do đó, sự lãnh đạo chưa thông suốt đến các cấp cơ sở, sự chỉ đạo còn rời rạc”(2).

Ngày nay nhìn nhận lại một cách công bằng thì thấy rằng những khó khăn và nhược điểm kể trên là điều khó tránh đối với một đội quân cách mạng mới chỉ có mấy tháng tuổi, phải đối phó ngay với hàng loạt sự kiện mới mẻ, đột xuất, chưa kịp định hình được phương thức tác chiến, lại gần như hoàn toàn thua kém đối phương về phương tiện chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó, khó có thể đòi hỏi phải chặn đứng bước tiến của địch, giữ vững hàng ngũ và trận địa… Riêng việc tồn tại được đã là một kì tích. Nhìn lại những cuộc kháng Pháp ở nước ta trước đây và cả những cuộc đấu tranh giải phóng trên thế giới vào thời điểm đó, thì trong những tình huống tương tự, không phải đội quân nào cũng còn đủ sức lực và ý chí để phục hồi.

Riêng miền Tây Nam Bộ, “việc chỉ huy và lãnh đạo của Khu còn chưa thống nhất, tổ chức chính quyền, đoàn thể các tỉnh gần như tan rã”(3).

Cuộc kháng chiến lâm vào tình thế cực kì khó khăn, nhưng vẫn còn những yếu tố căn bản nhất để phục hồi. Các Xứ ủy viên Ung Văn Khiêm, Võ Sĩ (tức Lê Văn Sĩ) triệu tập các cán bộ chỉ huy 2 Chiến khu 8 và 9 (Vũ Đức, Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Phan Hộ…) ngày 2-2-1946 về rạch Bà Đặng, xã Thới Bình, quận Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu để nhận định tình hình và bàn chủ trương đối phó.

Hội nghị nhận định: Từ ngày 27-10-1945, quân và dân miền Tây Nam Bộ đã chiến đấu rất dũng cảm, nhưng do tương quan lực lượng giữa và địch quá chênh lệch, nên không cản được bước tiến của quân thù.

Về chủ trương đối phó trong thời gian trước mắt, có 2 ý kiến khác nhau:

Ý kiến thứ nhất, chủ trương bám đất, bám dân, dựa vào cơ sở cách mạng tại chỗ, phân tán lực lượng vũ trang, bí mật luồn vào vùng tạm chiếm, dùng chiến thuật du kích để đánh địch, phá tề, khôi phục và phát triển phong trào kháng chiến.

Ý kiến thứ hai, chủ trương đưa phần lớn lực lượng vũ trang của Chiến khu 8 và Chiến khu 9 lên miền Đông Nam Bộ để phối hợp với Chiến khu 7 đánh Pháp, vì miền Đông có rừng núi, tiếp nhận chi viện và chỉ đạo của Trung ương thuận lợi hơn. Khi lực lượng Chiến khu 8 và Chiến khu 9 lớn mạnh sẽ quay về miền Trung và miền Tây Nam Bộ (chủ trương này gọi là “Xuyên Đông”).

Hội nghị thảo luận sôi nổi, kéo dài đến nửa đêm và kết luận: Tùy theo hoàn cảnh, từng địa phương từng đơn vị mà hành động theo ý kiến thứ nhất hay tứ hai. Kết thúc Hội nghị, đã có quyết định của Xứ ủy thành lập Ban chỉ huy lực lượng Xuyên Đông do Đào Văn Trường làm Trưởng và Vũ Đức làm Phó chỉ huy (Đào Văn Trường không dự Hội nghị nhưng được chỉ định vắng mặt).

Một số đơn vị Chiến khu 8 (do Khu trưởng Đào Văn Trường chỉ huy) vượt sông Hậu đến Bến Tre thì gặp địch, một số chiến sĩ thương vong. Khu trưởng Đào Văn Trường phải dùng ghe biển ra cực Nam Trung Bộ, ra Ủy ban kháng chiến miền Nam rồi ra Trung ương.

Trong khi đó, một vài tiểu đội của Chiến khu 9 mới đến Sóc Trăng thì gặp tàu địch tuần tiễu trên sông Hậu nên không qua sông được. khu trưởng Chiến khu 9 Vũ Đức ra lệnh không “Xuyên Đông” nữa, ở lại bám trụ, tập hợp lực lượng cùng đồng bào tổ chức du kích chiến.


(1) Trong số những cán bộ này có Trần Văn Giàu (nguyên Bí thư Xứ ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ), Cao Hồng Lãnh và Tôn Đức Thắng (Chủ tịch và Chủ nhiệm Hậu cần Ủy ban kháng chiến miền Nam), Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng (Chủ tịch và các ủy viên Ủy ban nhân dân Nam Bộ), v.v… Riêng Trần Văn Giàu sau khi ra Hà Nội từ tháng 11-1945, đã xin Trung ương qua Thái Lan để vận động mua vũ khí tiếp tế cho chiến trường Nam Bộ.
(2) Trần Văn Trà: Chiến tranh nhân dân khởi đầu từ Nam Bộ như thế (trong sách: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005, tr.74).
(3) Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 9 ba mươi năm kháng chiến, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996, tr.73.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Bảy, 2012, 06:54:30 am
IV. MIỀN TÂY NAM BỘ ĐẨY MẠNH CUỘC KHÁNG CHIẾN

1. Hội nghị Ngang Dừa thể hiện quyết tâm đánh địch ở miền Tây Nam Bộ

Sau khi bỏ chủ trương “Xuyên Đông”, Khu bộ trưởng Chiến khu 9 triệu tập các đại biểu quân, dân, chính, đảng của Chiến khu 9 về Ngang Dừa (thuộc xã Vĩnh Lộc, huyện Phước Long, tỉnh Rạch Giá) vào trung tuần tháng 2-1946. Xứ ủy viên Võ Sĩ được mời dự Hội nghị.

Hội nghị khẳng định: Bỏ chủ trương Xuyên Đông của Hội nghị Thới Bình, để vượt qua tình thế khó khăn hiện nay, cán bộ và bộ đội các tỉnh phải trở về địa phương của mình, bám đất, bám dân, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tổ chức lại chính quyền cơ sở và các đoàn thể quần chúng, giải tán hội tề, diệt ác, trừ gian, để củng cố vùng tự do và khôi phục phong trào ở vùng tạm chiếm. Đây là một quyết định có ý nghĩa lịch sử đối với sự tồn tại và phát triển của mặt trận kháng chiến Tây Nam Bộ. Những diễn biến thực tế trên chiến trường sau đó đã xác nhận đó là một quyết định thể hiện tinh thần cách mạng tích cực, thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, và nhờ đó đưa sự nghiệp kháng chiến của Tây Nam Bộ từ chỗ rút lui, có nguy cơ tan rã, nhường trận địa cho giặc, từng bước chuyển sang thế đứng vững và phát triển.

Cũng tại hội nghị này, Bộ chỉ huy Chiến khu 9 quyết định thành lập 3 mặt trận (còn gọi là 3 Phân khu).

Mặt trận Ngang Dừa - Phước Long: Đây là nơi Khu bộ trưởng Vũ Đức và Chủ nhiệm chính trị bộ Phan Trọng Tuệ đóng hành dinh của Chiến khu 9. Lực lượng vũ trang ở mặt trận này gồm bộ đội Nam Tiến (do Nguyễn Bá chỉ huy) và bộ đội các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ và Vĩnh Long.

Mặt trận Cái Tàu - An Biên: Do Khu bộ phó Nguyễn Ngọc Bích và Võ Quang Anh chỉ huy, có bộ đội các tỉnh Rạch Giá, Hà Tiên, Long Xuyên, Châu Đốc

Mặt trận Cà Mau - Tân Hưng: Do Tăng Thiên Kim chỉ huy (từ giữa tháng 2-1946), có bộ đội tỉnh Bạc Liêu và bộ đội một số tỉnh còn rải rác ở nhiều nơi sau khi rút lui từ nhiều hướng về.

Ngoài 3 mặt trận nói trên, lúc này còn có Mặt trận Giồng Bốm (ở xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, cách Cà Mau 10 km về hướng đông bắc) do Cao Triều Phát, đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu, đồng thời là chức sắc cao cấp phái Cao Đài Minh Chơn Đạo, thành lập, quy tụ hàng ngàn tín đồ, lấy Tòa thánh Ngọc Minh làm hành dinh.

(http://no4.upanh.com/b2.s1.d4/461edab3691663e88084a22d1148f28d_47087964.caotrieuphat.jpg)

Cụ Cao Triều Phát

Thi hành nghị quyết của Hội nghị Ngang Dừa, từ đầu tháng 3-1946, bộ đội các tỉnh lần lượt về lại địa phương của mình củng cố và phát triển: Sóc Trăng (có 2 trung đội, do Nguyễn Hùng Phước và Lưu Khánh Đức chỉ huy), Cần Thơ (có 1 trung đội do Ngô Hồng Giỏi chỉ huy), Rạch Giá (có 1 đại đội, do Huỳnh Thủ chỉ huy), Long Xuyên (có 2 phân đội, do Nguyễn Văn Lầu, Đào Công Tâm và Bùi Văn Danh chỉ huy), Châu Đốc (có 1 phân đội, do Lê Văn Phát, Trần Đình Khôi chỉ huy), Bạc Liêu (có 2 trung đội, do Đinh Công Thưởng và Tào Văn Tị chỉ huy), Vĩnh Long có đại đội do Phạm Ngọc Hưng chỉ huy, Trà Vinh có đơn vị do Nguyễn Thành Thi chỉ huy, v.v. Bộ đội tỉnh Sa Đéc (thuộc Chiến khu 8) do Nguyễn Hữu Xuyến chỉ huy (lâu nay đứng chân trên căn cứ U Minh) cũng về lại tỉnh nhà.

Đặc biệt, để phá âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của địch, các tỉnh lập các đội diệt ác, phá tề mang nhiều tên gọi khác nhau, như Sát gian đoàn (Cần Thơ), Ban hành động (Long Xuyên), Đội trừ gian (Châu Đốc, Rạch Giá, Bạc Liêu), v.v. gửi thư cảnh cáo tận nhà bọn Việt gian, phục kích hay đột nhập vào tận nhà để tiêu diệt những tên ác ôn có nợ máu với nhân dân rồi để lại bản cáo trạng… khiến bọn chúng rung động, một số chùn tay một số khác xin nghỉ việc, số còn lại chỉ dám hoạt động ban ngày, ban đêm phải vào ngủ trong đồn bót. Ở một số nơi, ban hội tề bị vô hiệu hóa, vùng tự do mở rộng(1).


(1) Lúc bấy giờ vùng giải phóng ta thường gọi là vùng tự do hoặc vùng độc lập


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Bảy, 2012, 06:58:24 am
2. Pháp không thi hành Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946

Ngày 6-3-1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh (đại diện Chính phủ Việt Nam) và Jean Sainteny kí Hiệp định sơ bộ(1).

Tuy nhiên, sau khi đưa 15.000 quân ra phía bắc vĩ tuyến 16 thay cho quân Trung Hoa Dân quốc, Pháp lật lọng. Mặc dù Hiệp định gi rõ: J.Sainteny là “người thay mặt Chính phủ Cộng hòa Pháp, đại biểu của Cao ủy Pháp được đô đốc D’Argenlieu - Cao ủy Pháp, người chấp chưởng quyền hành của Cộng Hòa Pháp - ủy quyền một cách hợp thức”, đại tá Cédille (ủy viên Cộng hòa Pháp ở Nam Bộ) tuyên bố Hiệp định 6-3-1946 không áp dụng cho phía nam vĩ tuyến 16, Cao ủy D’Argenlieu cũng phụ họa, xem Hiệp định 6-3-1946 chỉ là một “Hiệp định địa phương” giống như Hiệp định 7-1-1946 kí giữa Alessandri (Pháp) và Monireth (Campuchia)(2).

Vì vậy, khi Bộ chỉ huy Chiến khu 9 cử Huỳnh Phan Hộ và Nguyễn Văn Châu đến Vàm Xáng - Ngang Dừa gặp viên chỉ huy Pháp trên một tàu chiến để bàn việc thi hành Hiệp định sơ bộ tại miền Tây Nam Bộ, phía Pháp từ chối.

Để ngăn cản “việc hợp nhất 3 kì” đã được ghi rõ trong Hiệp định, D’Argenlieu xúc tiến việc lập “Cộng hòa tự trị Nam Kì”(3), nhằm tách Nam Bộ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ngày 26-3-1946, Nguyễn Văn Thinh, một bác sĩ có quốc tịch Pháp, được cử làm Thủ tướng Chính phủ Nam Kì tự trị. Ngày 1-6-1946, Chính phủ này ra mắt tại quảng trường trước nhà thờ Đức Bà. Ngày 1-10-1946, Pháp lập cho Chính phủ này một đạo quân lấy tên là “Vệ binh Cộng hòa Nam Kì”. Chúng thuê những tên du đãng gây gổ đánh đập người miền Bắc và người miền Trung, đòi “trục xuất” họ khỏi đất Nam Bộ, v.v.

Không chỉ chia rẽ Bắc - Nam, Pháp còn tìm cách chia rẽ người Việt và người Khơme. Ở những tinh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Pháp kích động một số người Khơme nổi lên “Cáp Duồn”(4), gây ra cảnh xung đột đẫm máu. Khu Bộ trưởng Vũ Đức chỉ thị cho cán bộ các cấp ở miền Tây Nam Bộ phải giải thích cho cả người Khơme, lẫn người Việt thấy rõ âm mưu “chia để trị” rất thâm độc của Pháp. Nhờ vậy, những hiểu lầm được giải tỏa, hai dân tộc anh em trên đất Nam Bộ lại đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, cùng chung sức chống kẻ thù chung.

Pháp còn lợi dụng những phần tử phản động trong đạo Hòa Hảo, một giáo phái ra đời ở Chợ Mới (Long Xuyên) trong những năm 30 của thế kỉ XX, và có nhiều tín đồ ở miền Tây Nam Bộ. Những phần tử này lập ra 4 nhóm, được Pháp trang bị và cung cấp tiền bạc để chống lại kháng chiến:

- Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long).

- Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc).

- Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên).

- Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).

Ngày 17-3-11946 (tức chỉ hơn 10 ngày sau Hiệp định sơ bộ), quân Pháp dùng tàu chiến theo kinh xáng Phụng Hiệp vào ngã tư Đầu Sấu rồi tiếng thẳng xuống Mặt trận Ngang Dừa - Phước Long. Bộ đội ta chặn đánh địch quyết liệt trong 2 ngày liền. Do hỏa lực của địch mạnh nên Khu bộ trưởng Vũ Đức ra lệnh rút quân, cho một số đơn vị rút xuống mặt trận Tân Hưng.

Cuối tháng 3-1946, quân Pháp đánh vào Mặt trận Cái Tàu - An Biên. Ta chặn đánh địch ở Xẻo Rô và Tắc Thủ, nhưng sau đó phải rút vào U Minh.

Ngày 15-4-1946, Pháp nã pháo và ném bom xuống Mặt trận Giồng Bốm rồi cho 2 tiểu đoàn bộ binh từ 3 hướng tiến vào khu Tòa thánh Ngọc Minh. Dưới sự chỉ huy của Cao Triều Phát, nghĩa quân Minh Chơ Đạo đánh xáp lá cà với giặc, diệt và làm bị thương khoảng 100 tên địch, giết một đại úy Pháp. Đến trưa, quân Pháp chiếm được Tòa thánh. 106 nghĩa quân hi sinh. Cao Triều Phát lui quân về Cái Nước.

Đầu tháng 5-1946, quân Pháp từ nhiều phía theo lộ Cà Mau - Năm Căn, sông Ông Đốc, sông Gành Hào và kinh xáng Đội Cường, có pháo binh và máy bay yểm trợ, cùng lúc tiến công Mặt trận Tân Hưng - Cà Mau. Quân ta dưới sự chỉ huy của Tăng Thiên Kim đánh trả quyết liệt, cầm cự với địch trong nhiều ngày, sau đó trước hỏa lực mạnh của địch, quân ta lui về Tân Duyệt, Tân Thuận, Đầm Dơi, U Minh.


(1) Theo Hiệp định này, Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, cam đoan thừa nhận những quyết định của nhân dân Việt Nam trực tiếp phán quyết về việc hợp nhất 3 kì (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì). Việt Nam đồng ý việc Pháp đưa 15.000 quân ra phía Bắc vĩ tuyến 16 thay quân Trung Hoa Dân Quốc. Hiệp định sơ bộ 6-3 và sau đó là Tạm ước 14-9 tuy bị Pháp lật lọng, nhưng có tác dụng lớn là “hòa để tiến”, đuổi quân Tàu Tưởng về nước, cứu nguy cho tình hình Nam Bộ và chuẩn bị cho Toàn quốc kháng chiến.
(2) Philippe Devillers: Histore du Vietnam de 1940 à 1952, Ed. Seuil, Paris, 1952, P.248, 249.
(3) République Auntonome de Cochinchine, còn gọi là “Nam Kì quốc”.
(4) Cáp Duôn (tiếng Khơme): Chặt đầu người Kinh.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Bảy, 2012, 07:01:13 am
3. Hội nghị Rau Dừa chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở Tây Nam Bộ

Cuối tháng 4-1946, đồng chí Võ Sĩ (tức Lê Văn Sĩ) thay mặt Xứ ủy lâm thời Nam Bộ triệu tập hội nghị ở Rau Dừa (huyện Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu).

Hội nghị bầu Khu ủy Hậu Giang mới, gồm Trần Văn Hiển (quyền Bí thư), Vũ Đức, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Văn Vực, Trần Văn Đại. Khu ủy đóng ở vùng căn cứ Cái Tàu - Khánh An - Khánh Lâm (U Minh Hạ)(1).

Sau đó, nhân sự các Tỉnh ủy cũng được củng cố(2).

Hội nghị chủ trương tiếp tục phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh công tác binh địch vận, trừ gian, phá tề.

Thực hiện chủ trương của Khu ủy, từ tháng 5-1946 trở đi, các lực lượng vũ trang (bao gồm Vệ quốc đoàn, Quốc vệ đội, dân quân du kích, các đội trừ gian…) thực hiện nhiều trận đánh địch táo bạo, gây ảnh hưởng tích cực.

Sát gian đoàn Cần Thơ (do Hoàng Hà, Văn Vĩ, Trần Nhựt Quang chỉ huy) ném lựu đạn vào vũ trường, diệt và làm bị thương nhiều sĩ quan Pháp. Đội trừ gian Châu Đốc bắt một xã trưởng gian ác ngay giữa quận lị Tân Châu, trong khi đội du kích xã Mĩ Đức (quận Tân Phú, Châu Đốc) đột nhập chợ, đâm chết một viên trung úy Pháp và 5 lính khác, thu 7 súng.

Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn tổ chức nhiều trận hóa trang, vừa anh dũng, vừa thông minh. Tại Sóc Trăng, Giang Paul (Giang Ba) đóng vai sĩ quan Pháp, Nguyễn Hùng Phước đóng vai thông ngôn, lấy súng địch ở Trà Bang Nhỏ, sau đó lại chiếm được đồn địch ở Long Phú, thu toàn bộ vũ khí. Ở Cần Thơ, một lính lê dương (đã chuyển sang hàng ngũ của ta) đóng vai sĩ quan Pháp, vào đồn Cai tổng Giỏi do lính Khơme giữ, ra lệnh cho lính xếp hàng và đặt tất cả súng lên giá súng để “sĩ quan Pháp” kiểm tra. Sau đó, ta thu toàn bộ súng đạn, cho phép lính trở về với gia đình, sau khi cấm họ đi lính cho Pháp giết hại đồng bào.

Nhiều trận phục kích thu được kết quả. Bộ đội Sóc Trăng (do Nguyễn Hùng Phước chỉ huy) nhiều lần đón đánh các đoàn xe của địch ở Long Phú, ở Thạnh Trị, v.v.

Bộ đội Bạc Liêu (do Trần Hồng Sơn và Trần Tứ Phương chỉ huy) phục kích từ vàm Tắc Thủ đến Cái Tàu, bắn chìm 200 (trong tổng số 360) chiếc xuống, diệt 80 quân địch.

Sáng ngày 16-8-1946, lần đầu tiên trên chiến trường miền Tây Nam Bộ, hai chiến sĩ ở Cá Chương (An Trường, quận Càng Long, tỉnh Trà Vinh) dùng súng trường bắn rơi 1 máy bay trinh sát của Pháp. Với nhiều thành tích xuất sắc đạt được trong 3 tháng (tính từ ngày trở về Sóc Trăng 23-3-1946). Ngày 25-6-1946, Quốc vệ đội Sóc Trăng do Nguyễn Hùng Phước(3) làm Đại đội trưởng được Bộ chỉ huy Chiến khu 9 biểu dương và cho mang phiên hiệu “Bộ đội chủ lực danh dự Hồ Chí Minh lưu động toàn Khu” (gọi tắt là Đại đội danh dự Hồ Chí Minh). Trong một trận chống càn ở Tân Lộc (Cà Mau) ngày 23-7-1946, ta diệt 13 quân địch. Sau đó, Pháp bắt và tra tấn 12 người trong Ban hội tề xã, vì nghi những người này giúp đỡ kháng chiến. Nhân dịp này, ta tố cáo tội ác của thực dân, vận động những người đang ở trong các ban hội tề không họp tác với địch nữa. Nhiều người hưởng ứng.

Những thắng lợi nên trêu của lực lượng vũ trang các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã khôi phục một bước quan trọng phong trào kháng chiến, làm nức lòng mọi người dân. Nhiều thanh niên nô nức tòng quân, mở rộng các đơn vị cũ hoặc thành lập các đơn vị mới. Phụ nữ, người già, trẻ em cũng hăng hái giúp đỡ bộ đội làm liên lạc, trinh sát, thu lượm tin tức, chuyên chở vũ khí và đưa đón bộ đội. Nhiều gia đình nuôi giấu cán bộ, bộ đội ngay trong vùng tạm chiếm.


(1) Nhưng sau đó, Phan Trọng Tuệ và Nguyễn Văn Vực “tự ý tách ra về ở Đầm Cùng (U Minh Hạ)” (Bộ Tư lệnh Quân khu 9: [/i]Quân khu 9 ba mươi năm kháng chiến 1945-1975[/i], sđd, tr.81).
(2) Các tỉnh ủy: Vĩnh Long (Bí thư Phan Văn Đáng), Trà Vinh (Bí thư Phạm Thái Bường), Cần Thơ (Bí thư Nguyễn Truyền Thanh), Sóc Trăng (Bí thư Phan Văn Chiêu), Long Xuyên (Bí thư Lê Tín Đôn), Châu Đốc (Bí thư Phạm Thành Dân), Bạc Liêu (quyền Bí thư Trần Văn Đại), Rạch Giá (Bí thư Nguyễn Xuân Hoàng, rồi Phan Công Cương), Hà Tiên (Bí thư Trần Văn An).
(3) Khi Nguyễn Hùng Phước được bổ nhiệm làm Khu bộ phó Chiến khu 9, Nguyễn Văn Thơm được cử làm đại đội trưởng.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Bảy, 2012, 07:06:41 am
4. Sau Hội nghị Khánh An, cuộc kháng chiến giành nhiều kết quả

Từ sau Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, Trung ương Đảng và Chính phủ đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, như tham dự Hội nghị trù bị ở Đà Lạt (từ ngày 18-4 đến ngày 12-5-1946), Hội nghị chính thức ở Fontainebleau (từ ngày 6-7 đến ngày 13-9-1946), cử phái đoàn Quốc hội Việt Nam sang thăm Quốc hội Pháp (từ ngày 16-4 đến ngày 23-5-1946), đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng sang Pháp (từ ngày 31-5 đến ngày 16-9-1946) theo lời mời của Chính phủ Pháp.

Song do ý đồ phản động của thực dân Pháp (tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, xâm lược Việt Nam một lần nữa), nên các hoạt động ngoại giao không đạt được kết quả. Để tranh thủ thời gian nhằm chuẩn bị tốt hơn cho cuộc kháng chiến toàn quốc chắc chắn sẽ xảy ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946, tức 2 ngày trước khi Chủ tịch rời Paris về nước. Bản Tạm ước quy định: Hai bên sẽ đình chỉ mọi hoạt động xung đột và vũ lục, trả tự do cho những người đang bị giam giữ vì lí do chính trị hay bị bắt trong các cuộc hành quân.

(http://farm8.staticflickr.com/7109/7498421118_1f3b528983_b.jpg)

Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi kí bản Tạm ước với Chính phủ Pháp

Chủ tịch Quân ủy hội Võ Nguyên Giáp và Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp Jean Valluy chỉ thị cho quân đội của mình ngưng bắn từ 0 giờ ngày 30-10-1946. Ủy viên quân sự Nam Bộ Nguyễn Bình cũng ra lệnh cho lực lượng vũ trang ở Nam Bộ thi hành lệnh ngưng bắn.

Khu ủy Hậu Giang mở hội nghị mở rộng tại xã Khánh An (Cái Tàu, Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu) để bàn việc triển khai Tạm ước trên địa bàn miền Tây Nam Bộ. Tham dự có Phạm Hùng (Xứ ủy viên, thay mặt Xứ ủy lâm thời Nam Bộ), 5 thành viên của Khu ủy Tây Nam Bộ (Hậu Giang) và mở rộng thêm với Võ Quang Anh và Văn Viên.

Hội nghị quyết định tán phát rộng rãi bản Tạm ước 14-91-946 bằng tiếng Việt và tiếng Pháp để đồng bào và cả những người Việt Nam đang làm việc trong chính quyền và quân đội Nguyễn Văn Thinh lẫn công chức và binh lính Pháp hiểu rõ nội dung bản Tạm ước và đấu tranh buộc thực dân Pháp phải nghiêm chỉnh thi hành.

Thực hiện chỉ thị của Khu ủy và Bộ chỉ huy Chiến khu 9, ở một số địa phương, cấp chỉ huy của ta chủ động đến gặp cấp chỉ huy của Pháp để bàn việc ngưng bắn, đình chỉ mọi cuộc hành quân, quân đội bên này muốn di chuyển qua vùng kiểm soát của bên kia phải thông báo và có sự chấp thuận trước, v.v.

Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình hoan nghênh bản Tạm ước, chào mừng đình chiến được tổ chức trong vùng tự do và kể cả trong vùng tạm chiếm (như ở Vị Thanh ngày 30-9-1946, thị xã Rạch Giá ngày 30-10-1946, v.v.).

Trong cuộc mít tinh tổ chức ngày 12-10-1946 tại Bạc Liêu, Cao Triều Phát, Đại biểu Quốc hội kiêm Cố vấn Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Nam Bộ, kêu gọi đồng bào “trung thành với Chính phủ Hồ Chí Minh, kiên quyết đấu tranh cho nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc”(1).

Nhiều người Việt Nam đang làm việc trong bộ máy hành chính và quân sự của Pháp - Nguyễn Văn Thinh tỉnh ngộ, bỏ việc, bỏ ngũ. Có người gặp cán bộ xin được giao việc để lập công với kháng chiến. Đốc phủ sứ Hồ Văn Xuân (Quận trưởng quận Giồng Riềng, Rạch Giá) và viên thư kí của ông, xin ra bưng biền để trực tiếp tham gia kháng chiến. Các viên chức hội tề các làng ở Bạc Liêu ra tuyên bố:

“Vì tin ở sự thành thật hợp tác của nước Pháp mới(2), nên mấy tháng nay, chúng tôi đành mang tiếng phản quốc ra lập ban hội tề, mong mang lại cho xứ sở an ninh, cho đồng bào bớt đói khổ. Không dè chúng tôi chỉ là bọn bù nhìn để cho người Pháp dùng làm bình phong che đậy những ngón quỷ quyệt, những thủ đoạn tàn ác, xúi giục người Việt Nam giết lẫn nhau. Chưa đủ, hằng ngày chúng còn cho quân đi cướp bóc, đốt phá, hiếp dâm, bắt bớ, đánh đập và bắn giết đồng bào chúng ta không ngớt. Máu chảy ruột mềm, dù cỏ cây cũng không chịu nổi những cảnh thảm khốc ấy, nên chúng tôi cương quyết tự giải tán, dù nguy hiểm đến đâu chúng tôi cũng cam lòng để tỏ cho nước Pháp biết rằng: Nếu không có sự thành thật thì không thể nào có sự hợp tác được.

Chúng tôi xin tuyên bố rằng: Chúng tôi không tán thành Chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Thinh, mà chỉ trung thành và triệt để ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh mà thôi.

Mong đồng bào quốc dân tha thứ chuyện dĩ vãng của chúng tôi, để chúng tôi có thể đứng trong hàng ngũ của đồng bào quốc dân, chiến đấu cho Việt Nam thống nhất, tự do, độc lập và phú cường”(3).


Bị nhân dân lên án là Việt gian, bù nhìn, tay sai của thực dân, Nguyễn Văn Thịnh treo cổ tự tử bằng dây điện vào mờ sáng ngày 10-11-1946 (có tin Pháp giết Nguyễn Văn Thinh rồi treo cổ nói Thinh tự sát). Để cứu vãn chủ trương “Nam Kì tự trị”, D’Argenlieu cử Lê Văn Hoạch (một bác sĩ ở Phong Điền, Cần Thơ) làm Thủ tướng (15-11-1946). Nhưng đa số người dân Nam Bộ nói chung, miền Tây Nam Bộ nói riêng, không công nhận Chính phủ bù nhìn do Pháp dựng lên. Ngày 15-12-1946, nhân dân thị xã Bạc Liêu xuống đường, mang theo các biểu ngữ:

“Không một đồng xu, không một hạt thóc cho Chính phủ bù nhìn!”.
“Triệt để tuân heo lệnh của Ủy ban nhân dân Nam Bộ”.
“Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh”(4).


Hoảng sợ trước những cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân ta, thực dân Pháp phá vỡ lệnh ngưng bắn, mở lại các cuộc hành quân lấn chiếm vùng tự do.


(1) Báo Cứu quốc (Hà Nội), 20-10-1946
(3) “Nước Pháp mới” là nước Cộng hòa Pháp ra đời sau khi thoát khỏi ách chiếm đóng của Đức Quốc xã, khác với nước Pháp cũ dưới quyền của thống chế Pétain, tay sai của phát xít.
(3) Báo Cứu quốc (Hà Nội), 18-10-1946
(4) Viện Lịch sử Quân sự: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, t.1, tr.135.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 07:36:08 am
5. Những chuyển hướng về thế trận và cách đánh. Sự ra đời của thủy lôi chiến

Từ giữa năm 1946, sau khi từ bỏ chủ trương “Xuyên Đông” và quyết định trụ lại để chiến đấu, tình hình ở Nam Bộ đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực: Các đơn vị đã tập hợp lại lực lượng, đồng bào tin tưởng ở bộ đội và ra sức đóng góp để bộ đội tổ chức đánh địch, bộ đội ra sức bảo vệ xóm làng, bảo vệ nhân dân. Nhiều trận đánh nhỏ và lớn đã diễn ra. Qua thực tế chiến trường, càng rõ thêm một quy luật của chiến tranh nhân dân: Lực lượng bộ đội ta tuy yếu và ít, vũ khí thô sơ, nhưng nếu biết chọn đúng điểm đánh, đúng thời cơ đánh thì vãn có thể giành chiến thắng. Một trong những sự kiện tiểu biểu của sự chuyển biến này là trận Tầm Vu II:

Ngày 12-11-1946, bộ đội Cần Thơ (do Ngô Hồng Giỏi chỉ huy) phục kích một đoàn xe Pháp ở Tầm Vu, diệt trên 60 lính lê dương, thu 60 súng các loại. Đây là trận Tầm Vu II (để phân biệt với trận Tầm Vu I diễn ra ngày 20-1-1946 cũng tại địa điểm này).

Tuy nhiên, đến thời kì này thì việc đánh địch trên bộ hoàn toàn không còn đủ để ngăn chặn đà tiến công của quân Pháp. Như ở trên đã nói, đến lúc này, hầu hết các con đường bộ các cầu qua sông đã bị cắt. Một đặc điểm rất đặc thù của Tây Nam Bộ là hệ thống đường bộ hầu hết là hệ thống đường độc đạo, hai bên đường chỉ là những đồng nước, sình lầy. Nếu một con đường nào bị cắt thì xe cơ giới không thể đi tiếp, quân đội cũng không thể hành quân qua cầu. Do đó, Pháp khắc phục bằng cách lợi dụng triệt để lợi thế của miền Tây là sử dụng tàu chiến để di chuyển. Các đoàn tàu chiến của Pháp đã phát huy tối đa uy lực của cơ giới, của súng đạn để lùng sục khắp các vùng kháng chiến của ta. Do đó, đối với Tây Nam Bộ thì vấn đề đặt ra không chỉ là đánh địch trên đường bộ nữa, mà vấn đề sinh tử là phải làm sao chặn được tàu chiến của Pháp. Việc đó hoàn toàn không dễ dàng. Để chống lại xe cơ giới, có thể dùng cách phá cầu. nhưng chống lại tàu chiến đi trên sông nước thì khác. Nếu để đánh tàu thì không có vũ khí lớn. Vào năm 1946, Tây Nam Bộ chưa có bazôka. Ngăn tàu địch bằng đắp cản là việc có thể dùng sức người để làm, nhưng nếu không kết hợp với vũ khí chiến đấu thì sớm muộn địch cũng phá được cản. Phải làm sao kết hợp được cả hai biện pháp này. Đó là một bài toán lớn.

Chính trong sự bức bách này, đã nảy sinh ra những sáng kiến độc đáo và có ý nghĩa lịch sử lớn lao, không những đối với miền Tây, mà đối với cả Nam Bộ và đối với cuộc kháng chiến toàn quốc.

Cuộc thách đố đặt ra là: Nếu ngăn được tàu địch thì giữ vững được mặt trận và hình thành được vùng căn cứ vững vàng, ổn định. Nếu không ngăn được tàu địch thì mặt trận sẽ vỡ, lại tiếp tục một cuộc chạy dài vô phương cứu chữa.

Nhưng làm thế nào để giải bài toán hóc búa đó?

Vào năm 1946, Tây Nam Bộ chưa có binh công xưởng nào đủ sức giải quyết nhu cầu đó, càng chưa thể có điều kiện tạo những vũ khí tinh vi và phức tạp như bazôka, đại bác, thủy lôi, ngư lôi.

Cuối cùng, sự bức bách của tình thế cùng với sự nhạy bén và sáng tạo của cán bộ, với nhiệt tình của nhân dân đã giúp giải quyết được vấn đề: Thủy lôi chiến.

 Cho đến nay nhiều sách lịch sử ở trong nước cũng đã nói đến việc Tây Nam Bộ có nhiều trận đánh bằng thủy lôi thắng lớn. Nhưng chưa có cuốn sách nào giải thích rõ từ đâu mà có được thủy lôi, và đánh bằng cách nào. Ngay cả các sách lịch sử chiến tranh của Pháp cũng không nói rõ về điều này. Thực ra cả tướng tá lẫn sử gia Pháp cũng vẫn chưa biết được những điều bí hiểm của thứ vũ khí này. Do đó, dưới đây xin trình bày tỉ mỉ hơn một chút về lịch sử ra đời và những trận đánh thủ lôi đầu tiên.

Bắt đầu từ Bạc Liêu: Trưởng ban quân sự tỉnh Bạc Liêu, lúc đó là Tào Văn Tị, rất trăn trở là làm thế nào tạo ra được vũ khí để đánh những tàu chiến lớn của địch. Anh loay hoay xuống các địa phương tìm hiểu vấn đề. Anh nghe nói ở xã Tân Ân, ở huyện Năm Căn, có một ủy viên quân sự xã tên là Huỳnh Ngọc Điệp biết cách sửa chữa súng và biết làm pháo. Anh xuống xã đó để gặp Ngọc Điệp. Một thông tin bất ngờ nhưng vô cùng quan trọng: Dân ở đây thường chế tạo pháo, đem bán lấy tiền mua gạo. Vậy thuốc pháo lấy ở đâu? Một lời giải thích có ý nghĩa rất quan trọng nữa: Vào những năm cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã tần công ồ ạt quân đội Nhật ở Đông Dương bằng không quân, đánh bom các đường xe lửa, các trại lính của quân Nhật… Mĩ cũng có cả một kế hoạch đổ bộ Đông Dương để đánh quân Nhật. Quân Nhật biết kế hoạch đó nên đã có kế hoạch đề phòng. Để đề phòng hạm đội Mĩ đổ bộ vào Đông Dương, quân đội Nhật đã thả rất nhiều thủy lôi ở ven biển phía Nam. Người dân ở Bạc Liêu đã phát hiện ra chuyện này, do có một số thủy lôi trôi dạt vào bờ. Họ tìm cách tháo gỡ ngòi nổ để lấy thuốc bán cho người làm pháo…

(http://farm9.staticflickr.com/8289/7609573702_f16b1f8bd6_b.jpg)

Chuyển thủy lôi tới trận địa


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 07:38:12 am
Nghe xong chuyện đó, Tào Văn Tị đề nghị Huỳnh Ngọc Điệp đi tìm một người nào có “thuốc pháo” loại đó. Đó là gia đình ông Huỳnh Long Báu, mà cả hai cha con ông đều làm nghề đi tìm vớt thủy lôi Nhật để gỡ ra lấy thốc. Sau khi trò chuyện, Tào Văn Tị đã thuyết phục được ông Báu giúp cho kháng chiến những loại thuốc nổ đó để đánh tàu Pháp. Ban đầu ông Báu tưởng đây là những người đi mua thuốc làm pháo, ông không cho. Nhưng sau khi hiểu được đây là kế hoạch đánh Pháp, ông vơ vét tất cả số thuốc còn lại đang chôn giấu trong vườn để giao cho bộ đội. Tuy nhiên, số thuốc này ông đã bán đi khoảng 1/3, chỉ còn khoảng 2/3 lượng cần có trong 1 quả thủy lôi.

Bây giờ hai vấn đề kĩ thuật được đặt ra: 1) Làm sao bù đắp được chỗ thuốc thiếu hụt để có được sức nổ cần thiết. 2) Thủy lôi của Nhật vốn là thủy lôi tự động, có nhiều ngòi nổ gắn nam châm, khi tàu chiến Mỹ đến gầy thì sẽ hút thủy lôi đâm vào tàu và nổ, lối đánh đó phải có một số lượng thủy lôi dày đặc. Còn chỉ đánh bằng một quả thì phải chủ động cho nổ khi giáp tàu địch. Chính Huỳnh Ngọc Điệp đã có sáng kiến giải quyết cả hai vấn đền này: Đối với lượng thuốc còn thiếu thì lấy tro trấu nhồi vào cho đủ kín thể tích quả thủy lôi. Còn ngồi nổ thì chế tạo một détonateur để chủ động kích nổ bằng phương pháp giật dây.

Trận thứ nhất: Sau khi giải quyết xong hai vấn đề kĩ thuật đó, trận địa được tổ chức. Địa điểm được chọn là Giá Ngựa, thuộc Năm Căn. Thủy lôi được neo sâu dưới lòng nước để che mắt tàu địch. Chỉ khi nào tới nơi mới thả dây neo cho thủy lôi nổi lên mặt nước, đồng thời giật kíp nổ. Trận đánh xảy ra vào ngày 1-11-1946. Lúc đó quân Pháp cho tàu chiến theo sông Bảy Háp vào càn quét vùng Đầm Dơi - Năm Căn. Dưới sự chỉ đạo của Tào Văn Tị, đội thủy lôi do Huỳnh Ngọc Điệp chỉ huy, phối hợp với Quốc vệ đôi, dùng thủy lôi đánh tàu địch. Do trái thủy lôi không đủ thuốc nổ, phải độn thêm tro trấu cho đầy, nên sức nổ không lớn, chỉ làm vỡ một mảng mũi tàu và hất 2 lính Pháp xuống sông chết, còn con tàu thì vá bíu bằng bao gạo, lại dùng máy bơm nước để chống ngập nên chạy thoát về căn cứ.

Tuy trận đầu tiên chưa đánh chìm được tàu địch nhưng đã khẳng định được phương pháp đánh nào có hiệu quả và từ đó đem lại một niềm tin rằng: Nếu có thủy lôi tốt thì chắc chắn có thể đánh được tàu địch. Trưởng ban quân sự Tào Văn Tị nói với các chiến sĩ và đồng bào: “Nếu đánh được tàu là buộc địch phải rút bỏ đồn bót, mở rộng vùng giải phóng, vì đường bộ đã bị phá hoại, không còn đi được, chúng chỉ còn con đường huyết mạch duy nhất là đường sông”(1).

Với kết quả đầu tiên kể trên, được sự động viên của Ban chỉ huy quân sự tỉnh, nhân dân đã nô nức đi tìm kiếm thủy lôi Nhật để đóng góp cho bộ đội. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân đã gom góp được hơn 10 trái thủy lôi, trong đó gia đình ông Huỳnh Long Báu đã đóng góp 5 trái. Như vậy, vấn đề chất lượng và sức công phá của thủy lôi đã được giải quyết. Chỉ một tuần sau đó, đến ngày 7-11, tại Mây Dốc - Vàm Đinh (Cà Mau, Bạc Liêu), đã diễn ra trận đánh thủy lôi thứ hai và thắng lớn:

Trận thứ hai: Hôm đó, có một đoàn tàu Pháp đi từ Năm Căn về Vàm Đinh để càn quét. Đội đánh thủy lôi cũng do Huỳnh Ngọc Điệp trực tiếp chỉ huy. Một số chiến sĩ đã đã tổ chức phục kích tại Mây Dốc. Khi chiếc tàu đầu tiên đi vào điểm phục kích thì một chiến sĩ điểm hóa (tên là Vốn) đã giật dây kích nổ. Nhưng không may dây bị đứt! Chiếc tàu thứ nhất đi qua bình an. Chiến sĩ Vốn dũng cảm lao xuống nước, lặn sâu, tìm được hai đầu mối dây, nối lại rồi lên bờ chờ đợi. Lúc đó chiếc thứ hai vừa tới và anh giật dây điểm hỏa. Đó là chiếc tàu mang tên Marie Hanriette. Tàu chìm ngay tại chỗ cùng với cả chiếc xà lan nó kéo theo. Một trung đội lính lê dương trên tàu bị diệt gọn. Những tàu khác vội vàng tháo chạy. Ngay sau đó quân và dân địa phương được huy động lặn xuống lấy vũ khí, quân trang. Tổng số chiến lợi phẩm gồm hơn 100 súng các loại, nhiều đạn dược và đồ dùng quân sự.

Đây là một trận thắng lớn không phải chỉ vì đánh chìm được một chiếc tàu hoặc tiêu diệt được một trung đội lính Pháp, mà nó có ý nghĩa vang dội còn hơn tiếng nổ của trái thủy lôi: Từ khi bắt đầu kháng chiến ở Nam Bộ cho đến lúc này, chưa có trận đánh nào mà chỉ có một tiếng nổ có thể đánh chìm cả một chiếc tàu chiến và tiêu diệt cả một trung đội lính. Điều quan trọng hơn là nó làm chùn tay bọn chỉ huy quân sự Pháp ở miền Tây Nam Bộ: Pháp hoang mang, hoàn toàn không hiểu được vì sao bộ đội Việt Minh, lâu nay chỉ có những súng cá nhân cũ kí, nhiều khi bắn còn không nổ, mà nay bỗng có thứ vũ khí gì mà có sức công phá khủng khiếp đến như thế. Trong tài liệu còn lưu trữ ở Văn khố lục quân Pháp (Archives d’Armée de terre, Vincennes, Paris), có một bản báo cáo tỏ ra nghi ngờ rằng: Việt Minh không thể tạo ra được thứ vũ khí ghê gớm đó. Chắc là đã có những hàng binh Nhật được Việt Minh đưa về để chế tạo(2)… Chính do không hiểu được nguyên do sự kiện này nên quân Pháp bắt đầu bớt hung hăng lùng sục, nhờ đó đã giảm bớt sức ép của các tàu chiến đối với những vùng kháng chiến mà trước đây Pháp tưởng là với tàu chiến là coi như có quyền đi vào bất cứ chỗ nào.

Đó là ý nghĩa lịch sử ngoài dự kiến. Chính từ trái thủy lôi này, đã bắt đầu một tình thế mới: Ở miền Tây Nam Bộ bắt đầu hình thành những khu vực tương đối an toàn, có tính chất tiền thân của căn cứ địa.

(http://farm8.staticflickr.com/7280/7595630624_ac568d9a8e_b.jpg)

Dùng thủy lôi đánh chìm tàu Pháp trên sông nước Cà Mau


(1) Bài phát biểu của đồng chí Tào Văn Tị đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho đồng chí Huỳnh Ngọc Điệp, lưu trữ Ban chỉ huy quân sự Quân khu IX.
(2) Adolphe Aumeran. Intervention, Assemblé Nationale, 28, Janvier 1947, JORF. p.235.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 07:40:17 am
6. Tổ chức lại đội hình, bước đầu xây dựng căn cứ địa

Để thống nhất biên chế trên toàn chiến trường Nam Bộ, từ tháng 10 đến cuối năm 1946, Chiến khu 9 sắp xếp lại các đơn vị vũ trang, thành lập 6 chi đội (tương đương cấp tiểu đoàn).

Chi đội 20, hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long - Trà Vinh.

Chi đội 21, hoạt động trên địa bàn tỉnh Long Xuyên - Châu Đốc.

Chi đội 22, hoạt động trên địa bàn tỉnh Cần Thơ.

Chi đội 23, hoạt động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Chi đội 24, hoạt động trên địa bàn tỉnh Rạch Giá.

Chi đội 25, hoạt động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Ở mỗi tỉnh đều lập ban quân sự để chỉ huy các lực lượng vũ trang trong tỉnh.

Phòng dân quân Nam Bộ được thành lập từ buổi đầu kháng chiến, ngày 3-11-1946. Từ năm 1948, Chiến khu 9 cũng lập được ban dân quân. Các tỉnh miền Tây Nam Bộ đều có Tỉnh đội bộ, Huyện đội bộ, Xã đội bộ (trực thuộc Ủy ban kháng chiến hành chính cấp tương đương) để quản lí dân quân, đẩy mạnh chiến tranh du kích.

Từ đầu tháng 10-1946, khu căn cứ U Minh (gồm U Minh Thượng trên địa bàn tỉnh Rạch Giá và U Minh Hạ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu) được mở rộng. Các tỉnh, huyện đều có căn cứ riêng của địa phương mình. Nhiều cản kiên cố được đắp trên các sông, rạch để ngăn tàu địch vào vùng tự do.

Các xưởng sản xuất và sửa chữa vũ khí được tổ chức lại thành 6 binh công xưởng đóng rải rác trong khu căn cứ U Minh. Chiến khu 9 cũng nhận được vũ khí từ Thái Lan, do Trần Văn Giàu và Dương Quang Đông thành công mua và chuyển về theo đường biển và đường bộ. Ngoài ra, Trung ương chi viện vũ khí cho Chiến khu 9 qua phòng Nam Bộ Trung ương(1), đặt tại số 19, phố Hàng Vôi, Hà Nội và Ban tiếp tế miền Nam(2), đóng tại Quảng Ngãi. Vũ khí được đưa vào Nam Bộ bằng đường biển và đường bộ. Trong một chuyến đi nhận vũ khí của Trung ương chi viện, Khu bộ phó Chiến khu 9 Nguyễn Hùng Phước hi sinh ở Vĩnh Long ngày 23-11-1946.

Quân y viện Chiến khu 9 thành lập ở U Minh gồm các bác sĩ Nguyễn Thiện Thành, Trương Công Trung, Nguyễn Văn Đệ, v.v.

Tại Khánh An (Cà Mau - Bạc Liêu), Liên tỉnh ủy mở hội nghị kiểm điểm tình hình gây dựng và phát triển cơ sở, phát triển các lực lượng vũ trang, lập nhiều thành tích tốt từ sau Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9-1946. Ngoài phần biểu dương ưu điểm, có kiểm điểm một số khuyết điểm, thiếu sót, trong đó có vấn đề lấn cấn mất đoàn kết trong Bộ Tư lệnh Khu IX, giữa Khu trưởng Vũ Đức và Chính trị Bộ chủ nhiệm Phan Trọng Tuệ. Hội nghị đề nghị cấp trên thay đổi công tác đồng chí Phan Trọng Tuệ.

Nhưng sau đó ít ngày, đồng chí Vũ Đức nhận được điện của Ủy ban kháng chiến miền Nam do Phó chủ tịch Thanh Sơn kí, điều đồng chí Vũ Đức ra Ủy ban kháng chiến miền Nam nhận công tác khác(3) và cử Huỳnh Phan Hộ thanh làm Khu bộ trưởng Khu bộ Khu IX.

Đồng chí Vũ Đức nhận nhiệm vụ mới là Khu bộ trưởng Khu VI vào tháng 1 năm 1947. Đến ngày 17-3-1947, trong một trận đụng độ với quân địch, đồng chí đã chiến đấu và hi sinh anh dũng ở chiến trường Khu VI.

Vũ Đức hi sinh là một tổn thất chung của phong trào kháng chiến, Đảng bộ và quân dân Tây Nam Bộ vô cùng thương tiếc, vì đồng chí có công đông góp xứng đáng trong năm đầu kháng chiến ở Tây Nam Bộ, đặc biệt là trong việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân, giải quyết đúng đắn các vấn đề dân tộc và tôn giáo.

Khi Vũ Đức rời Khu IX, Huỳnh Phan Hộ được cử làm Khu bộ trưởng Khu IX.

Ngày 23-7-2007, trong buổi hội thảo với các tác giả Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến (1945-1954), đồng chí Võ Văn Kiệt nói: “Lúc đó thực ra là vừa mới bước vào kháng chiến, ta thì chưa kịp hình thành tổ chức, có đơn vị từ ngoài vào theo chủ trương Nam tiến của Trung ương, có đơn vị hình thành vội vàng tại chỗ, có đơn vị rút từ Sài Gòn về, chưa thể hiểu nhau ngay đượ nên cũng khó có thể phối hợp chặt chẽ với nhau được. Trong hoàn cảnh đó thì cách đánh chưa thể thống nhất. Gặp địch thì cứ mạnh ai nấy đánh đã, làm sao mà kịp bàn bạc với nhau? Nhưng chắc chắn có sự thống nhất rất cao là quyết đánh Pháp. Lúc đó tôi ở Rạch Giá, tôi không nghe nói có chủ trương nào theo hướng bỏ cuộc cả. Chính anh Vũ Đức trước khi lên đường nhận nhiệm vụ mới còn giao cho tôi 500 đồng “bạc xanh” để về tổ chức dân quân ở miền Tây. Chúng tôi đã thành lập Bộ tham mưu dân quân cách mạng bên cạnh Khu bộ trưởng, tôi là Phó chính trị viên Bộ tham mưu đó. Như vậy là thống nhất trong việc quyết đánh chứ không có chuyện bỏ cuộc. Còn có thể có ý kiến khác nhau trên chi tiết thì cũng là chuyện bình thường, nhưng có thể nói không có mâu thuẫn gì gay gắt tới mức làm đảo lộn chủ trương chung ở Khu IX”.


(1) Phòng Nam Bộ Trung ương do Nguyễn Văn Cái (Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre) phụ trách.
(2) Ban tiếp tế miền Nam do Võ Đăng kì phụ trách.
(3) Đồng chí Vũ Đức (Hoàng Đình Giong) là cán bộ hoạt động cách mạng và được kết nạp Đảng rất sớm. Bị Pháp bắt và đày đi Madagascar. Năm 1943 trở về tiếp tục hoạt động. Trên đường ra Ủy ban kháng chiến miền Nam, đồng chí hi sinh ngày 17-3-1947.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 07:41:16 am
V. NHÌN LẠI GIAI ĐOẠN MỞ ĐẦU KHÁNG CHIẾN TỪ CUỐI THÁNG 9-1945 ĐẾN THÁNG 12-1946

Chỉ có non 16 tháng, nhưng Tây Nam Bộ đã làm được nhiều việc rất hệ trọng và có ý nghĩa cơ bản lâu dài, với vai trò nòng cốt của các đảng viên tại chỗ và sự chi viện kịp thời của số tù chính trị từ Côn Đảo được rước về.

Những việc quan trọng đã làm được là củng cố và phát triển tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và lực lượng vũ trang.

- Đối phó ngay với quân đội Nhật theo lệnh của đế quốc Anh (danh nghĩa Đồng Minh) từ Campuchia tràn qua chiếm đóng một số nơi.

- Đồng thời phá tan được âm mưu bạo loạn của một số phần tử phản động mượn danh nghĩa đạo Hòa Hào gây rối.

- Kịp thời chặn đứng âm mưu “chia để trị” của Pháp, để cùng đoàn kết chống Pháp.

- Bắt tay vào việc chống giặc đói, giặc ngoại xâm, đưa lực lượng vũ trang lên chi viện cho mặt trận Sài Gòn - Chợ Lớn. Tổ chức ngay các lớp quân sự ngắn ngày để đào tạo cấp tốc cho một số cán bộ quân sự.

- Hoàn thành nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội đầu tiên của nước ta, giữa lúc khói lửa chiến tranh đang diễn ra.

Khi giặc Pháp tiến chiếm đến Vĩnh Long, ngày 29-10-1945, lực lượng vũ trang ta đã chặn đánh quyết liệt ngay từ đầu. Các trận đánh nổi tiếng như: Cái Răng, Nhu Gia, Giá Rai cùng với các mặt trận: Giồng Bốm, Phước Long - Ngang Dừa, Tân Hưng, v.v. đã buộc Pháp phải trả giá đắt cho bước đầu đặt chân đến vùng đất này.

- Trong tình thế bị chia cắt, phân tán, có nguy cơ tan rã thì quyết định sáng suốt không đưa lực lượng “Xuyên Đông” mà trụ lại, bám dân, bám đất kiên cường, gây dựng lại lực lượng để tiếp tục chiến đấu có ý nghĩa rất lớn đối với phong trào kháng chiến ở Tây Nam Bộ.

Nhược điểm ban đầu của ta là không nhận rõ quy luật của khởi nghĩa khác với quy luật của chiến tranh. Khởi nghĩa là dùng sức mạnh của quần chúng yêu nước áp đảo địch để giành lấy chính quyền, còn chiến tranh tức kháng chiến là phải có quân đội, có chỉ huy, có chiến lược, chiến thuật quân sự trong tác chiến.

Vả lại, quá trình từ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công đến mở đầu kháng chiến Nam Bộ ở Sài Gòn quá ngắn, chỉ có 28 ngày (từ 25-8 đến 23-9-1945), nên Xứ ủy không đủ thời gian để xây dựng và củng cố lực lượng quân sự. Các đơn vị cộng hòa vệ binh nòng cốt ban đầu phần lớn chỉ là lính thủ hộ - lính mã tà (Garde civile locale) thời Pháp được bổ sung cấp tốc một số thanh niên yêu nước mới gia nhập ở các tỉnh Tây Nam Bộ tuy thời gian bắt đầu kháng chiến có dài hơn (đầu tháng 1-1946), nhưng cũng không đủ thời gian xây dựng lực lượng. Thiếu cán bộ, chỉ huy quân sự chưa am hiểu về đường lối chiến tranh nhân dân, du kích chiến tranh, chỉ theo lối dàn mặt trận đối diện trực tiếp với quân địch nên không đủ sức đẩy lùi địch lấn chiếm. Các sư đoàn (Quân đoàn 2, 3, 4) do những tên thân Nhật, giang hồ, lưu manh như: Nguyễn Hòa Hiệp, Lí Huê Vinh… nắm giữ. Lúc đầu mới giành được chính quyền ở Sài Gòn, Xứ ủy và Ủy ban hành chính, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ không đủ sức nắm lấy hoặc giải tán chúng (sợ gây ra rối loạn), nên khi thực dân Pháp quảy trở lại xâm lược thì các sư đoàn tự động rút ra vòng ngoài, chẳng những không kháng chiến mà còn ức hiếp, cướp bóc của nhân dân và sau đó lần lượt tan rã và đầu hàng giặc. Chỉ còn Sư đoàn Cộng hòa vệ binh số 1 là có đảng viên, quần chúng nòng cốt của ta đưa vào nắm được, cùng với lực lượng Công đoàn xung phong, Thanh niên xung kích chiến đấu quyết liệt với địch trong một tháng, “trong đánh ngoài vây”, với vũ khí lấy được của kẻ thù.

Ngày nay nhìn lại những ngày đầu kháng chiến, có thể dễ dàng nhận thấy hàng loạt nhược điểm về chiến thuật và kĩ thuật chiến tranh của ta. Đó cũng là tất yếu lịch sử của cả Bắc lẫn Nam khi chưa được chuẩn bị mà đã phải bước vào cuộc chiến đấu với một kẻ thù mạnh hơn mình nhiều lần về vũ khí và kĩ thuật quân sự, và về kinh nghiệm tác chiến.

Nhưng khác với những phong trào chống pháp trong thời kì trước đây, nhờ chúng ta đi theo con đường chiến tranh nhân dân nên từ những nhược điểm ban đầu, chúng ta đã kịp thời rút ra kinh nghiệm để tiến lên đứng vững và chiến thắng. Yếu tố quyết định là tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng trong quân đội. Hai yếu tố đó giúp cho phong trào kháng chiến ở miền Tây Nam Bộ từ chỗ yếu kém, rời rạc, thiếu thốn đủ mọi thứ… đã vươn lên và đứng vững.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 07:46:23 am
Bước ngoặt quan trọng có giá trị quyết định dối với việc tổ chức lại mặt trận chiến đấu là Hội nghị Ngang Dừa (tháng 2-1946), do Khu bộ trưởng Vũ Đức chủ trì với sự tham gia của Xứ ủy viên Võ Sĩ. Tiếp liền sau đó là nhờ tác dụng của chủ trương “Hòa để tiến” (chủ trương của Trung ương Đảng) trong việc kí kết Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước (Tạm ước - Modus-Vivendu) 14-9 (với bản lĩnh ngoại giao tài tình của Hồ Chủ tịch) mà phong trào kháng chiến đã tiến lên một bước mới. Những trận đánh vang dội như Tầm Vu I, Tầm Vu II, Mây Dốc - Vàm Đình (Cà Mau)… đã nổi rõ những chiến công oanh liệt của lực lượng vũ trang Khu IX trong thời gian này, đó là hai trận đánh thủy lôi trong tháng 11 năm 1946 đã góp phần rất tích cực vào việc giảm áp lực tấn công của quân Pháp và bước đầu củng cố được các căn cứ kháng chiến.

Vai trỏ lãnh đạo, chỉ huy nổi bật của Khu bộ trưởng Vũ Đức cùng những tấm gương hi sinh quả cảm của các cán bộ chiến sĩ như: Nguyễn Hùng Phước (Sóc Trăng), Nguyễn Văn Thạnh, Lê Bình (Cần Thơ), Trần Khương Kiện (Bạc Liêu, v.v. đã để lại trong lòng quân dân Tây Nam Bộ nhiều mến thương kính trọng.

Một số vấn đề có ý nghĩa cơ bản lâu dài nữa là nông dân Tây Nam Bộ đã mặc nhiên làm chủ ruộng đất, ra sức xây dựng vùng căn cứ kháng chiến U Minh Thượng - U Minh Hạ - Nam Cà Mau làm căn cứ địa vững chắc cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Nhìn chung, vùng đất tận cùng phương Nam này đã góp phần đắc lực cho “Nam Bộ thành đồng Tổ quốc” vững vàng bước sang giai đoạn “cùng toàn quốc kháng chiến”.

Ý nghĩa chiến lược quan trọng nhất của 16 tháng chiến đấu tại miền Tây Nam Bộ không chỉ ở chỗ đã đánh bao nhiêu trận, giết bao nhiêu địch, thu bao nhiêu súng… (tất nhiên những điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng), mà còn ở chỗ: Góp một phần đắc lực cùng với cả nước làm giảm áp lực của quân đội Pháp trên tất cả các mặt trận. Quân Pháp dù vượt trội về nhiều mặt, vẫn không thể thực hiện ý đồ tập trung lực lượng để giành thắng lợi quyết định.

Theo số thống kê quân sự lúc đó, cho đến cuối năm 1946, tổng số quân đội Pháp ở chiến trường Đông Dương là 90.000, gồm 36 tiểu đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn pháo binh, 3 trung đoàn thiết giáp và cơ số lẫn trang bị, về kĩ thuật tác chiến. Nhưng ngay trên chiến trường chính là Bắc Bộ, nơi mà quân đội Pháp ngay từ đầu năm 1947 đã muốn thực hiện một trận quyết chiến quyết định, thì cũng không thể tập trung được đủ số quân. Pháp chỉ dành cho chiến trường miền Bắc có 30.000 quân, tức 1/3 tổng số quân. Số còn lại phải rải trải ra trên các chiến trường Nam Bộ, Trung Bộ, Lào, Campuchia. Như vậy, các chiến trường này đã giam chân một lực lượng đáng kể quân Pháp. Theo ý nghĩa đó, Nam Bộ đã góp phần bảo vệ “thủ đô kháng chiến” Việt Bắc một cách đắc lực (40.000 quân viễn chinh Pháp bị giam chân ở Nam Bộ)(1).

Một ý nghĩa quan trọng nữa là: Qua những tháng kháng chiến đầu tiên, chính từ những ấu trĩ, mò mẫm, thất bại cục bộ, sai lầm về chiến thuật và chiến lược… Nam Bộ đã giúp cả nước rút ra được những bài học rất quan trọng về điều chỉnh cách đánh, phân tán lực lượng, không đối diện với địch theo kiểu trận địa chiến, điều chỉnh cách tổ chức quân đội, phát động chiến tranh nhân dân, thực hiện tốt khẩu hiệu cướp súng giặc để giết giặc, đồng thời tận dụng vũ khí thô sơ… Đó là những bài học rất quý báu, góp phần giúp cả nước chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc.

Đúng như sách Lịch sử kháng chiến chống Pháp đã viết: “Qua mấy tháng kháng chiến ở miền Nam, bộ đội ta được huấn luyện một bước về chiến thuật, kĩ thuật, và đã có một ít kinh nghiệm về chỉ huy và tác chiến qua thực tế cuộc chiến đấu chống địch”(2).

Chính từ kinh nghiệm thực tế của chiến trường Nam Bộ, đến khi bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc, Thường vụ Trung ương Đảng đã rút ra những bài học rất quan trọng và đưa ra những phương châm tổ chức kháng chiến mà tất cả những cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp trước đó chưa phát hiện ra. Những văn kiện của Đảng và Quân ủy Trung ương thời này về quan điểm tổ chức cuộc kháng chiến trường kì(3) đã chỉ rõ: Phương châm của kháng chiến là đoàn kết chặt chẽ toàn dân, tự cấp, tự túc về mọi mặt, cách đánh là triệt để dùng du kích vận động chiến, bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài, phá hoại nhiều hơn bắn, làm cho địch đói, khát, què, mù, câm, điếc, tiêu hao, mệt mỏi, chán nản. Vừa đánh vừa vũ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ…(4). Những tư tưởng đó là yếu tố vô cùng quan trọng của thắng lợi, mà những kinh nghiệm rút ra từ những thành bại ở Nam Bộ đã có những đóng góp quý báu vào việc hình thành những tư tưởng đó.

Tác dụng của “Hòa để tiến” của Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9 là:

- Cứu vãn kịp thời tình hình Nam Bộ, củng cố và xây dựng lực lượng thống nhất lãnh đạo - chỉ huy.

- Đuổi quân Tàu Tưởng - tập trung vào kẻ thù chủ yếu là thực dân Pháp.

- Tăng cường lòng tin vào Bác Hồ và Trung ương, nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng.


(1) Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1986, t.II, tr.59.
(2) Sđd[/i], tr. 11
(3) Văn kiện quân sự của Đảng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, tr. 75-76.
(4) Văn kiện quân sự của Đảng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, tr. 84-85.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 07:47:19 am
Chương 2

TÂY NAM BỘ CÙNG TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

(19-12-1946 đến cuối năm 1950)

Thực dân Pháp bội ước, không thi hành Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946, liên tục gây hấn ở miền Bắc. Ngay khi đặt chân lên miền Bắc Việt Nam, thay thế quân Tưởng Giới Thạch theo Hiệp ước Pháp - Hoa và Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, thực dân Pháp đã từng bước chuẩn bị và khiêu khích lấn chiếm ở một số nơi. Tháng 11-1946, Pháp nổ súng ở Hải Phòng, tàn sát hơn 2.000 người. Ngày 17-12-1946, Pháp gây hấn ngay tại Thủ đô Hà Nội, cho quân bắn vào trụ sở Đội tự vệ, tàn sát nhân dân ở đường Yên Ninh và Hàng Bún. Ngày 18-12-1946, tướng Morlière, tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta, đòi chiếm Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Công chính, Sở Công an Hà Nội, đòi tước khí giới lực lượng vũ trang ta và công khai tuyên bố sẽ hành động vào sáng ngày 20-12-1946.

Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng ngày 19-12-1946 tại Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động toàn dân kháng chiến. Chiều ngày 19-12-1946, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy quân đội Võ Nguyên Giáp chính thức phát lệnh cho các chiến trường nổ súng đồng loạt vào 20 giờ ngày 19-12-1946.

Ngay tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Toàn quốc kháng chiến”. Người nói: “Chúng ta muốn hòa bình, Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hễ ai là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc.

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc xuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”(1).


Thế là cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ!

Ngay sau đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị: “Toàn dân kháng chiến” nêu rõ đường lối kháng chiến của ta là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh là chính để đánh đuổi thực dân Pháp, bảo vệ quyền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc…

(http://farm9.staticflickr.com/8019/7595631262_29804ff1f0_b.jpg)

Cục diện chiến trường trước ngày 19-12-1946


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr.160.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 07:49:21 am
I. TÂY NAM BỘ GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHÍNH SÁCH BÌNH ĐỊNH CỦA THỰC DÂN PHÁP (1947-1948)

1. Chính sách bình định của thực dân Pháp, sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, của Xứ ủy và quá trình củng cố xây dựng lực lượng vũ trang ở Tây Nam Bộ

Chính sách bình định của thực dân Pháp

Mở rộng chiến tranh ra toàn lãnh thổ Việt Nam, thực dân Pháp chủ trương: Một mặt tập trung một bộ phận quan trọng quân đội để xâm lược miền Bắc, mặt khác bám chắc và bình định cho được Nam Bộ. Theo chúng, Nam Bộ có vị trí chính trị, kinh tế rất quan trọng, nơi dự trữ sức người, sức của cho toàn bộ cuộc chiến tranh, là chìa khóa của mọi kế hoạch chiến lược chinh phục tại Việt Nam và Đông Dương.

Pháp coi bình định Nam Bộ là một khâu then chốt trong toàn bộ kế hoạch tái chiếm Việt Nam. Chúng nuôi tham vọng tái chiếm Việt Nam, nuôi tham vọng sẽ dứt điểm vào mùa thu năm 1947. Nội dung chúng sách bình định của Pháp có những nét chủ yếu như sau:

Về chính trị, tiếp tục thực hiện chính sách “chia để trị”, cố tạo ra trong dân tộc ta 2 lực lượng đối địch nhau: Khối Cộng sản và khối quốc gia, cả trong kháng chiến và ngoài kháng chiến. Chúng muốn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp thành cuộc nội chiến, xung đột đổ máu trong nội bộ nhân dân ta.

(http://farm9.staticflickr.com/8429/7595631014_e40836fd18_b.jpg)

Tướng Valluy tổ chức đón Bộ trưởng chiến tranh Pháp Coste Floret

Thủ đoạn chủ yếu là sử dụng bọn tình báo, bọn Phòng nhì Pháp (2e Bureau) tìm mọi cách mua chuộc, li gián, chia rẽ nội bộ nhân dân, nội bộ Đảng và các đoàn thể kháng chiến. Pháp dựng lên các đảng phái và Mặt trận quốc gia giả hiệu(1), lập các “khu quốc gia”, “khu an ninh” để lừa bịp quần chúng và dư luận ở Pháp, tạo thêm cơ sở xã hội để lôi kéo người kháng chiến trở về với chúng. Pháp mua chuộc, lôi kéo các nhóm phản động trong Cao Đài Tây Ninh, Hòa Hảo, trong lực lượng Bình Xuyên, người Khơme Nam Bộ, Hoa kiều quốc dân Đảng…, vũ trang cho bọn này, cắt đất, phân một số vùng cho chúng làm lãnh địa, gọi là “vùng tự trị”, khuyến khích chúng chống lại kháng chiến, mở rộng vùng tạm chiếm.

Ở Tây Nam Bộ, sau khi một số phần tử phản động đội lốt Hòa Hảo thành lập Việt Nam dân chủ xã hội Đảng (gọi tắt là Đảng Dân Xã, tháng 11-1946), Pháp mua chuộc những người cầm đầu đảng này, lập ra nhiều đơn vị vũ trang(2), chiếm cứ một số vùng ở Tây Nam Bộ, gây ra nhiều tội ác với nhân dân.

Về kinh tế, Pháp thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Ngoài việc duy trì và phát triển các cơ sở kinh tế ở Sài Gòn và miền Đông, địch ra sức vơ vét lúa gạo, ngăn chặn đường tiếp tế của ta, cướp bóc, vơ vét, phá hoại mùa màng ở đồng bằng Tây Nam Bộ.

Về quân sự, Pháp chia Nam Bộ thành 3 tiểu khu(3) và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, ra sức bắt lính đôn quân, phát triển ngụy quân để thay thế cho một lực lượng đáng kể quân Pháp bị đưa ra miền Bắc với ý đồ tập trung lực lượng cho chiến trường chính ở đây, nhằm tổ chức một cuộc tấn công quyết định vào đầu não của kháng chiến.

Ngoài các đơn vị vũ trang đội lốt các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Pháp còn nắm một số phân tử phản động người Khơme Nam Bộ, trang bị súng ống cho một số sóc vùng tạm chiếm, bắt thanh niên và lính ngụy. Tính đến đầu năm 1947, Pháp đã tổ chức được 7.000 vệ binh cộng hòa và 8.000 phụ lực quân. Đi đôi với phát triển ngụy quân, Pháp đẩy mạnh chiến tranh gián điệp, mở nhiều cuộc hành quân, đánh phá vùng căn cứ kháng chiến, nhằm tiêu diệt vũ trang và các đoan thể chính trị của ta, thiết lập bộ máy tề xã ở các vùng tạm chiếm.


(1) Các đảng phái và tổ chức phản động như: Thanh niên bảo quốc đoàn, Liên hiệp thanh niên nghĩa dõng, Đại Việt, Quốc dân đảng, Mặt trận bình dân Nam Kì, Thanh niên ái quốc đoàn, v.v…
(2) Nhóm Năm Lửa (Trần Văn Soái), nhóm Hai Ngoán (Lâm Thành Nguyên), nhóm Ba Cụt (Lê Quang Vinh), nhóm Nguyễn Giác Ngộ…
(3) Tiểu khu của Pháp chia gần giống như địa phận của ba chiến khu của ta là khu 7, khu 8, khu 9 và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 07:54:52 am
(http://farm9.staticflickr.com/8013/7595630830_3f69eb4a07_b.jpg)

Đại tá Lehagre và đại tá Achard (từ trái sang), đến Vĩnh Long năm 1974

(http://farm9.staticflickr.com/8164/7595631476_3e3765deac_z.jpg)

Lahagre (giữa) trong một trận càn ở Vĩnh Long

(http://farm9.staticflickr.com/8430/7595631810_e51f070a8b_b.jpg)

Một toán lính Pháp trong trận càn “Giongs” ở miền Tây Nam Bộ

(http://farm9.staticflickr.com/8286/7595632258_1cb55ab809_b.jpg)

Sau lưng quân Pháp là nhà cửa bị đốt phá

(http://farm9.staticflickr.com/8015/7595631658_c16bcb5ba2_b.jpg)

Một đơn vị địa phương quân do Pháp thành lập ở Vĩnh Long


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 07:58:23 am
Sự chỉ đạo của Trung ương và Xứ ủy Nam Bộ

Ngoài Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về đường lối kháng chiến, trong tháng 12-1946, Trung ương Đảng còn có thư gửi cho Nam Bộ, chỉ ra các mặt công tác mà Nam Bộ phải làm để “Không những làm cho chúng (Pháp - BT) không thể lấy Nam Bộ dùng để đánh Trung, Bắc, mà ngược lại lấy Nam Bộ gây cản trở thêm khó khăn nguy hại cho chúng. Cho nên công tác phá hoại, bất hợp tác về mọi phương diện là công tác chính… phải luôn luôn bảo vệ và xây đắp chính quyền… phải có những cơ quan hành chính bí mật và công khai, bao giờ cũng tiêu biểu chính quyền của ta vẫn có ở Nam Bộ”(1).

Rút kinh nghiệm ở chiến trường miền Nam những tri thức quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị Trung ương đã đề ra ba nguyên tắc hành động: “Tránh mũi dùi chủ lực của địch để bảo toàn chủ lực và duy trì sức chiến đấu của bộ đội. Phát động du kích chiến tranh. Tập trung lực lượng tiêu diệt từng phần lẻ của địch…”(2). Hội nghị nhắc nhở một số địa phương tránh tinh thần lửa rơm: “Không được hành động theo tiếng gọi của lòng dũng cảm hi sinh oanh liệt mà quá hao tổn lực lượng”(3).

Cùng với những Chỉ thị của Trung ương cho Nam Bộ, ngày 7-3-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho đồng chí Nguyễn Văn Tây tức Thanh Sơn, trong đó có một sơ đồ đơn giản thể hiện những tư duy chiến lược về chặng đường của cuộc chiến tranh.

Sơ đồ như sau(4):

(http://farm8.staticflickr.com/7129/7609574150_f166b88abc.jpg)

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Xứ ủy Nam Bộ đã đề ra các nhiệm vụ:

- Phát động mạnh và rộng chiến tranh du kích, củng cố cơ sở Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể cứu quốc, xây dựng lực lượng chiến đấu.

- Xây dựng quan điểm độc lập dân tộc chân chính, tổ chức chính quyền tiêu biểu cho quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, xây dựng lực lượng dân quân du kích, dân quân tự vệ, tổ chức Ban chỉ huy dân quân thống nhất từ tỉnh đến làng, củng cố Đảng, giữ vững đoàn kết thống nhất tư tưởng, tổ chức, tăng cường Ban Chấp hành Đảng bộ Nam Bộ…

(http://farm8.staticflickr.com/7265/7595632074_bf4f1b0fcc_b.jpg)

Cục diện chiến tranh cả nước đầu năm 1947


(1) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr. 162-163.
(2) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1976, t.II, tr. 111-112.
(3) Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1986, t.II, tr. 94-95.
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5, tr.85.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 08:00:08 am
Củng cố Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang

Đầu năm 1947, theo Chỉ thị của Xứ ủy, Khu ủy Hậu Giang đổi thành Khu ủy Khu 9, vẫn do Trần Văn Hiển làm Phó Bí thư Khu ủy, (quyền Bí thư Khu ủy), bổ sung 2 khu ủy viên: Văn Viên, Nguyễn Văn Thân, nâng số Khu ủy viên lên 7 người. Từ tháng 5-1947, Khu ủy và Quân khu ủy chủ trương tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác Đảng trong các lực lượng vũ trang, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối của Đảng trong các lực lượng vũ trang toàn Khu.

Bộ Tư lệnh Quân khu 9, sau khi Huỳnh Phan Hộ, Khu bộ trưởng và Nguyễn Hùng Phước, Khu bộ phó hi sinh, được bổ sung như sau:

- Trương Văn Giàu, Khu bộ trưởng, sau đổi là Tư lệnh Quân khu, Khu bộ phó Bộ chỉ huy Khu 8.

- Phan Trọng Tuệ, Chủ nhiệm chính trị bộ, sau đổi là Chính ủy (từ tháng 10-1946 đến tháng 7-1949 được điều về Khu 7).

- Nguyễn Văn Trẩn, Khu bộ phó (từ tháng 8-1947 đến tháng 7-1949 là Chính ủy Quân khu, đến tháng 12-1949 được rút về Nam Bộ).

- Trịnh Khánh Vàng, nguyên Chi đội trưởng ở Quân khu 7 được cử về làm Khu bộ phó (từ tháng 11-1947)(1).

- Võ Quang Anh, Tham mưu trưởng (từ tháng 7-1946 đến tháng 1-1950). Sau đó, quyền Chính ủy đến tháng 7-1950).

Chế độ Chính ủy ở Bộ Tư lệnh Khu 9 bắt đầu thực hiện từ tháng 12-1947. Khoảng giữa năm 1947, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 chủ trương ra tờ báo: “Tiếng súng kháng địch” trực thuộc Phòng Chính trị Quân khu. Nguyễn Xuân Hoàng, Bi thư Tỉnh ủy Rạch Giá, được rút về làm chủ bút tờ báo. Báo được in bằng chữ chì (ty pô) khổ lớn), số lượng nhiều, phát hành rộng rãi, trở thành món ăn tinh thần của quân dân Khu 9 trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Về lực lượng bộ đội, từ cuối 1946, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết định thành lập các chi đội ở các tỉnh. Lúc đầu, do nhân sự chỉ huy còn thiếu nên chỉ thành lập 2 chi đội: Chi đội 22 ở Long Xuyên - Châu Đốc, do Trần Văn Hoài làm Chi đội trưởng, Phạm Thành Dân làm Chính trị viên. Chi đội 24 ở Rạch Giá - Bạc Liêu, do Huỳnh Thủ làm Chi đội trưởng và Nguyễn Văn Sa làm Chính trị viên. Qua năm 1947, mới hoàn tất việc xây dựng 6 chi đội cho các tỉnh gồm: Chi đội 21 phụ trách Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên; Chi đội 22 phụ trách Cần Thơ; Chi đội 23 phụ trách Sóc Trăng; Chi đội 24 phụ trách Rạch Giá; Chi đội 25 phụ trách Bạc Liêu; Chi đội 20 phụ trách Vĩnh Long - Trà Vinh (lúc này thuộc Khu 8). Theo biên chế thống nhất, mỗi chi đội có 3 đại đội, mỗi đại đội có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội, mỗi tiểu đội có từ 10 đến 14 đội viên. Như vậy, quân số của mỗi chi đội khoảng trên 300 người do các chi đội tự lập, tự vũ trang, nên quấn số, vũ khí có khác nhau; có chi đội hơn 3 đại đội (như Sóc Trăng), có chi đội chỉ có 2 đại đội và có thêm 1 hay 2 trung đội. Riêng chi đội Cần Thơ có thêm 1 trung đội trợ chiến, có trang bị súng cối 81 li, trọng liên 12 li 7 và đại liên.

Về lực lượng vũ trang ở quận, trước đây mỗi quận có từ 1 đến 2 tiểu đội, qua năm 1947, nhiều nơi có từ 1 đến 2 trung đội. Dân quân du kích và dân quân tự vệ phát triển ngày càng rộng ở khắp các làng, ấp, nhiều nơi cả thanh thiếu niên cũng lấy được súng địch trang bị cho mình. Toàn Khu 9 có 210 làng có dân quân du kích và dân quân tự vệ, chỉ còn 45 làng ở vùng tạm bị chiếm chưa có.

Tháng 9-1947, Khu 9 vẫn giữ 2 đại đội chủ lực: Đại đội danh dự Hồ Chí Minh và Đại đội Cửu Long 1. Ngành Quân báo Khu lập được nhiều đội Vệ thám phòng chuyên đánh vào các cơ quan đầu não và kho tàng của địch ở ác thị xã, thị trấn. Ngành công an có Quốc vệ đội và Công an xung phong (ở thành thị). Công binh xưởng của Khu và các tỉnh “sạc” được nhiều đạn, năm 1947 bắt đầu nghiên cứu sản xuất đạn cối 45 - 50 li. Công an cũng có công an xưởng ở tỉnh. Trường Quân chính Quang Trung của Khu liên tục đào tạo nhiều cán bộ tiểu đội, trung đội…

Lúc này, lực lượng vũ trang toàn Khu có 7.000 quân, còn địch có 22.000 quân. So sánh ta 1, địch hơn 3, nhưng đằng sau lực lượng vũ trang của ta có lực lượng chính trị quần chúng đông đảo với quyết tâm kháng chiến rất cao, nên địch không tiêu diệt nổi.

(http://farm9.staticflickr.com/8146/7609573936_8d2e02e3b7_b.jpg)

Một xưởng sản xuất vũ khí nghiên cứu chế tạo thành công đạn cối 45 - 50 li


(1) Trịnh Khánh Vàng đầu hàng giặc từ tháng 5-1951.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 08:03:35 am
2. Đại hội Đại biểu Xứ Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất (16-12 - 20-12-1947)

Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong lịch sử kháng chiến ở Nam Bộ, Đại hộ Đại biểu Xứ Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất đã diễn ra từ ngày 16 đến ngày 20-12-1947 tại cơ quan Bộ Tư lệnh Khu 8, thuộc kinh Năm Ngàn, làng Nhơn Ninh, quận Mộc Hóa (nay thuộc tỉnh Long An). Tham dự có 63 đại biểu chính thức, 5 dự thính. Các đại biểu được chỉ định trên cơ sở chọn lọc những đồng chí có tâm huyết, tiêu biểu cho sự lãnh đạo của Đảng bộ ở các địa phương và các đảng - đoàn thuộc các nhóm cũ, mới (Việt Minh cũ - Việt Minh mới hay Giải Phóng - Tiền Phong) hoặc không thuộc nhóm nào, những cán bộ từ nhà tù Côn Đảo trở về cùng ngồi chung để bàn bạc những vấn đề trọng đại của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

Đại hội đã nghe đọc thư của Tổng Bí thư Trường Chinh (lúc đó có bí danh là “Thận”) gửi cho Đại hội. Đại hội đã thảo luận Nghị quyết của Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng (ngày 3 đến ngày 6-4-1497) và nghiên cứu bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các đồng chí Trung Bộ, sau đó thảo luận kế hoạch học tập bức thư này trong toàn Đảng bộ.

Các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận về tình hình, nhiệm vụ trong Dự thảo báo cáo của Xứ ủy lâm thời do Nguyễn Văn Kỉnh trình bày, nghiên cứu những vấn đề do cuộc kháng chiến Nam Bộ đặt ra, thống nhất phương hướng giải quyết, nhằm thực hiện tốt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh của Đảng. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Xứ Đảng bộ (Xứ ủy) gồm 15 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết, trực tiếp bầu bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư Xứ ủy, đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh và đồng chí Nguyễn Đức Thuận làm Phó bí thư, đồng chí Phạm Hùng và đồng chí Ung Văn Khiêm làm Ủy viên Thường vụ…

Trong quá trình thảo luận, những quan điểm lớn của Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn đều tập trung vào những vấn đề quan trọng sau đây:

- Phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân, nhấn mạnh vai trò của lực lượng dân quân (đồng chí Lê Duẩn nhận nhiệm vụ Trưởng phòng dân quân Nam Bộ).

- Phát động phong trào đấu tranh ở đô thị và vùng địch tạm chiếm, coi đấu tranh giành quyền lợi thiết thực hằng ngày của nhân dân đô thị cũng là đấu tranh cách mạng.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất ở Nam Bộ nhằm đẩy mạnh kháng chiến, tạm cấp ruộng đất cho nông dân, khuyến khích địa chủ hiến điền, không tiến hành ”đấu tố” gây căng thẳng một cách vô ích.

- Xây dựng chính quyền: Bên dưới thật mạnh và kiên định, bên trên thật tiêu biểu.

- Xây dựng Đảng: Phải thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ. Tờ báo của Đảng bộ Nam Bộ lấy tên là “Thống nhất”. Trên bìa có dăng một câu của Nho giáo làm phương châm: “Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách tự” (có nhiều con đường nhưng cùng quy về một hướng, suy tư trăm điều những vẫn thống nhất ý chí).

- Đặc biệt coi trọng tầng lớp trẻ, chăm sóc chu đáo phong trào thanh niên, xây dựng đội ngũ dự bị của Đảng trong thanh niên.

- Nêu bật vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh, coi đó là nhân tố đem lại thắng lợi cho cách mạng.

- Đặt cách mạng dân tộc, dân chủ trong bối cảnh của cách mạng thế giới, trong những điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong những đặc điểm của Nam Bộ.

Thành công lớn nhất của Đại hội là tạo ra được sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ, sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức, tạo một bước ngoắt quan trọng trong vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng bộ Nam Bộ. Trong Đại hội, những người thuộc Xứ ủy Tiền phong, Xứ ủy Giải phóng hay không thuộc nhóm nào, những cán bộ từ Côn Đảo mới về… đã cùng ngồi với nhau, chung lo những việc lớn của đất nước. Từ Đại hội này trở đi, trong Đảng bộ Nam Bộ không còn phân biệt “Việt Minh cũ, Việt Minh mới”, “Tiền phong” hay “Giải phóng”, mà chỉ có một Đảng thống nhất do lãnh tụ Hồ Chí Minh lãnh đạo.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 08:06:33 am
3. Chiến tranh du kích phát triển rộng và mạnh (1947)

Đầu năm 1947, Khu giải thể các ban quân sự tỉnh, thành lập Tỉnh đội bộ dân quân, có Tỉnh đội trưởng, Tỉnh đội phó, Chính trị viên trực thuộc Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh để thống nhất chỉ huy các lực lượng quân sự địa phương. Tỉnh đội cũng đặt dưới sự lãnh đạo song trùng của bộ Tư lệnh Quân khu. Các cấp quận, làng cũng lập quận đội, làng đội dân quân(1). Các binh công xưởng của Khu, tỉnh, các bộ phận “rờ sạc” đạn của huyện, các công an xưởng đều tăng cường sản xuất vũ khí phục vụ cho yêu cầu chiến tranh của bộ đội và du kích.

Dân quân du kích và dân quân tự vệ ngày càng sáng tạo nhiều loại vũ khí thô sơ. Ngoài các loại hầm chông tre, chông sắt, bàn chông lựu đạn gài, đạp lôi,còn có loại hầm chông ghế đẩu, hầm chông lưỡi phảng… Du kích còn dùng giàn thun bắn lựu đạn vào đồn bót. Một loại “vũ khí” mà địch rất sợ là “ong vò vẽ” vì chúng không sao đề phòng và đối phó nổi.

Trong việc cản phá tàu chiến của địch, nhờ những kinh nghiệm của hai trận đánh oanh liệt cuối năm 1946, bước sang năm 1947, một phương thức vừa phòng ngự tích cực, vừa tiến công địch rất lợi hại của Bạc Liêu đã được phổ biến rộng khắp các vùng sông nước miền Tây Nam Bộ là phối hợp đắp cản và đánh thủy lôi.

Hầu hết các tỉnh ở Tây Nam Bộ đều đã có cản để ngăn tàu địch, bảo vệ vùng độc lập. Cản lớn nhất ở Khu 9 là cản Nước Trong (ở xã Hỏa Lựu, Long Mĩ, Rạch Giá) dài 2.000 m, ngang 400 m, huy động trên 30.000 dân công của 2 huyện Long Mĩ và Phước Long làm suốt 45 ngày. Đây là cản cây thả lục bình. Hàng ngàn cây dừa xốc thẳng đứng, hàng ngàn bụi tre gai, bụi trâm bầu (bứng cả gốc) thả dày đặc cả khúc sông. Lục bình được nhốt dày đặc, sinh nở rất nhanh, phủ kín cả mặt bằng sông nước. Tàu địch không sao vượt qua được. Thả bom, đánh chất nổ đều không phá nổi. Địch đành thúc thủ. Riêng tỉnh Rạch Giá - Hà Tiên có 46 cản (40 cản đất và 6 cản cây).

(http://farm9.staticflickr.com/8016/7595630246_12c6b4dc21_b.jpg)

Đắp cản chống tàu địch tại Mường Điều (1947)

Về đánh tàu chiến địch, trận đánh tàu địch trên kinh xáng Mương Điều (xã Tân Duyệt, Đầm Dơi, Bạc Liêu) ngày 18-5-1947 là trận đánh thủy lôi thứ 3 và cũng là một chiến công kì diệu để kỉ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiếc tàu La Tonnante là loại tàu lớn nhất ở Tây Nam Bộ và cũng là chiếc tàu đầu đàn đã thoát chết trong trận Mây Dốc năm 1946, lần này lại đổ quân tiến vào Đầm Dơi. Quân ta đã đắp sẵn cản ở Mường Điều, tàu lao vào phá cản nhưng phá mãi không được. Đến 4 giờ chiều, trời sắp tối, tàu phải quay về. Khi vừa quay ra thì bị trúng thủy lôi chìm, nhưng vì chiếc tàu quá lớn nên không chìm hết. Một số lính Pháp leo lên phần mũi tàu còn nổi tiếp tục chống cự, nhưng trong thế trận giữa sông nước mà lại không di chuyển được, nên những tên sống sót này đều lần lượt bị súng đạn bắn tỉa của quân ta tiêu diệt. Tổng cộng cả đại đội trên tàu không thoát một tên.

Sau chiến thắng này, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Bạc Liêu chỉ thị cho hai huyện Đầm Dơi và Cái Nước vận động đồng bào thực hiện một sáng kiến có lẽ có một không hai trong lịch sử chiến tranh: Để có thể tận khai thác tất cả những chiến lợi phẩm trên tàu, kể cả bản thân con tàu, tỉnh đã quyết định tát cạn một con kinh! Đồng bào đã chặt cây, đóng cọc, đắp hai đập ngăn cả một khúc sông lớn, hàng vạn lượt người tham gia tát nước bằng tay. Suốt 20 ngày đêm cuối cùng đã tát cạn khúc kinh xáng đó. Sau đó quân dân ta đã thu được gần 100 khẩu súng, trong đó có 6 trung liên, 3 trọng liên và nhiều quân trang quân dụng. Còn chiếc máy của con tàu thì trong điều kiện của Tây Nam Bộ lúc đó không biết dùng làm việc gì, anh em cũng tháo gỡ ra và tìm cách đưa sang Thái Lan để bán. Số tiền bán máy là 130.000 bạt Thái, dùng để mua vũ khí mang về miền Tây.

(http://farm8.staticflickr.com/7133/7609573506_13ffd72295_b.jpg)

Tàu Pháp bị trúng thủy lôi của quân du kích trong trận Mường Điều (18-5-1947)


(1) Cuối 1947 qua 1948, Trung ương mới chủ trương đổi cấp quận thành huyện, làng thành xã; mới có từ huyện đội, xã đội dân quân, thay cho từ quận đội, làng đội…


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 08:08:24 am
Trong phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh ở Tây Nam Bộ vào những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, đã nổi lên một chiến thắng lớn là giải phóng quận Trà Cú (Trà Vinh). Trước ngày 19-12-1946, nhân dân đã làm chủ hầu hết quận này, địch chỉ còn co cụm ở quận lị và giữ con đường huyết mạch về thị xã Trà Vinh. Con đường này thường xuyên bị cắt đứt nhiều đoạn, quận lị bị nhân dân phong tỏa, không bán lương thực, thực phẩm, bọn lính đóng ở đây rất hoang mang.

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang Trà Cú tiến lên bao vây đồn chợ Ngã Ba vào 11 giờ sáng ngày 30-12-1946. Trong tiếng hò reo, tiếng trống mõ của nhân dân vang dậy khắp vùng, du kích nã súng liên tục vào đồn. Địch kháng cự quyết liệt… Đến 3 giờ sáng hôm sau, ta ngưng bắn, rút về cầu Hanh (làng Ngải Xuyên). Đoàn địch sẽ rút chạy theo đường tắt về làng Phước Hưng, ta bố trí lực lượng mai phục sẵn. Đúng như ta dự đoán, Quận trưởng Trà Cú dẫn lính rút chạy khỏi đồn. Bộ phận phục kích bắt được Quận trưởng toàn bộ lính tráng, thu được nhiều súng. Tòa án cách mạng xử tử hình Quận trưởng; toàn bộ binh lính sau khi giáo dục, được trả về cho thân nhân của họ. Đây là quận đầu tiên được giải phóng ở Tây Nam Bộ kể từ ngày đầu kháng chiến.

Với chủ trương dại đoàn kết toàn dân, ngày 6-1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8, đã kí với Trần Văn Soài (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp xâm lược. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:

- Hai bên cam kết không chống lại nhau.

- Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.

- Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp(1).

Tuy nhiên, sau một thời gian tạm hòa hoãn với ta, từ tháng 3-1947, nhóm này bỏ kháng chiến, theo một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc đoàn cùng dân quân du kích địa phương đánh trả quyết liệt, buộc chúng phải rút lui.

Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), những phần tử phản động đội lốt Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh, liên tục đánh phá vùng tự do, tàn sát dã man thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ và quần chúng cốt cán của kháng chiến. Tỉnh ủy Châu Đốc phải dời cơ quan về vùng căn cứ Đồng Tháp Mười và vùng Hà Tiên, Rạch Giá để tạm lánh.

Tháng 3-1947, được tin báo địch dùng tàu chở quân từ Chợ Mới lên Sa Đéc, phân đội 14 bố trí trận địa phục kích tại Long Điền. Lúc tàu địch quay về bị lọt ổ phục kích, ta bắn chìm tàu. Đồng bào cùng bộ đội dùng hàng trăm xuồng bơi ra đập chết 12 tên gồm sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, bắt sống 1 tên, thu nhiều súng đạn (có 1 cối 60 li).

Hôm sau, quân Pháp kéo vào càn quét trả thù, đốt nhà, tàn sát trên 200 thường dân. Căm thù giặc dã man, trên 30 thanh niên tòng quân, thành lập phân đội 13.

Ở Hà Tiên, ngày 12-3-1947, phân đội Trần Thắng, diệt đồn Pháp ở Ton Hon (Campuchia), mở đầu cho một loạt trận đánh tiếp theo.

Ngày 27-3-1947, phân đội Trần Thắng phối hợp với đơn vị bạn phục kích địch ở Mũi Ông Cọp (gần thị xã Hà Tiên), diệt gọn một đoàn xe địch 7 chiếc, giết 20 tên, thu toàn bộ vũ khí.

Ngày 6-4-1947, bọn cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc tắm máu. Những người dân không theo chúng đều bị xem là kẻ thù, bị chúng giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông (lúc đó gọi là mò tôm). Thây người chết trôi lênh đênh trên sông, rạch. Đồng bào vô cùng phẫn uất trước hành động dã man của chúng.

Võ Quang Hẵng, một đảng viên cộng sản ở Tân Châu, có học võ, đứng ra tập hợp 30 thanh niên thành một trung đội, trang bị bằng “dao dâu” (loại dao có cán dài, lưỡi bén, chuyên dùng sắc lá dâu tằm) phối hợp với bộ đội để tiêu diệt bọn phản động.

Giữa tháng 4-1947, một trận ác chiến xảy ra giữa bộ đội ta và trung đội “dao dâu” với quân dân xã Hòa Hảo ở Phú An, Phú Lâm suốt một ngày. Để bảo tồn lực lượng, trung đội “dao dâu” dẫn đường cho bộ đội rút qua Phú Nhuận, Long Thuận, rồi qua tả ngạn sông Hậu. Sau đó, trung đội này quay lại Tân Châu bám trụ diệt tề, trừ gian, gây thanh thế cho cách mạng.


(1) Lực lượng vũ trang nhân dân An Giang 30 năm kháng chiến 1945-1975, Đảng ủy Bộ chỉ huy An Giang xuất bản 2002.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 08:08:53 am
Ngày 10-4-1947, hai tàu địch theo kinh xáng Hà Tiên vào Lung Lớn. Đến chiều, lúc quay về đến đoạn Cờ Trắng, thì lọt vào ổ phục kích của ta. Đại đội 64 nổ súng khiến binh sĩ địch hốt hoảng, làm cho 2 tàu đâm vào nhau, 1 tàu bị chìm, chiếc còn lại quay đầu chạy về Hà Tiên. Ta thu toàn bộ súng đạn của chiếc tàu chìm (trong đó có một đại liên).

Ta huy động nhân dân đắp cản tại Cờ Trắng để ngăn tàu địch.

Đặc biệt tỉnh Hà Tiên thành lập tiểu đội vũ trang toàn nữ do chị Tư Điền chỉ huy, hoạt động tích cực, lập nhiều chiến công.

Tháng 6-1947, Ban Hòa Hảo vận được thành lập ở Chợ Mới - Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động đồng bào theo đạo Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.

Tháng 7-1947, Pháp cho một trung đội lính lê dương vào chiếm chùa Phật Phổ Đà (dưới chân núi Dài) xây đồn, chốt giữ tại đây.

Ngày 19-7-1947, bộ đội ta bẻ gãy cuộc càn quét lớn của địch vào Mương Chùa (Hội An, Chợ Mới) gây cho chúng tổn thất nặng. Địch trả thù cho pháo bắn vào làng hàng trăm đồng bào chết và bị thương.

Tháng 7-1947, ta huy động Đại đội 889 thuộc Trung đoàn 99 của Bến Tre, một đại đội của Sóc Trăng, Đại đội 64 của Hà Tiên, Đại đội 66 của Long Xuyên và một đại đội của bộ đội hải ngoại, tất cả được trang bị tốt, về hoạt động ở vùng cù lao Ông Chưởng, giành lại địa bàn này khỏi sự chiếm đóng của bọn Dân xã Hòa Hảo.

Tháng 8-1947, nhóm Dân xã Hòa Hảo do Hai Ngoán (Lâm Thành Nguyên) cầm đầu, đem quân vào chiếm Núi Tượng, tìm cách mua chuộc, lôi kéo đồng bào theo đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” nhưng bị đồng bào chống lại.

Cũn trong thời gian này, địch ở Long Xuyên tung một tiểu đoàn lê dương thuộc binh đoàn Nyo, với khoảng 1.000 quân Dân xã Hòa Hảo, chia thành nhiều cánh, mở cuộc càn quét lớn từ Chân Đùng (Long Kiến) đến kinh Thầy Cai (Mĩ Luông), một cánh quân của địch bị ta chặn đánh tan rã chạy về Mĩ Luông. Tiểu đoàn lê dương Pháp trụ lại ở kinh Thầy Cai. Đến chiều, ta đánh thẳng vào đội hình của địch, diệt nhiều tên, chúng bỏ chạy về Cái Hố, bỏ lại hàng trăm xác chết, ta thu nhiều vũ khí. Trận đánh có tiếng vang lớn trong đồng bào tỉnh Long Xuyên.

Tháng 9-1947, theo sự chỉ đạo của Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, để đẩy mạnh hoạt động quân sự, hỗ trợ cho công tác Hòa Hảo vận và chống hành động cướp phá của quân Dân xã Hòa Hảo ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ. Bộ chỉ huy Quân khu 9 đưa một lực lượng mạnh lên hoạt động ở Long Xuyên, Châu Đốc. Lực lượng này gồm cả 2 đại đội chủ lực của Khu (Đại đội danh dự Hồ Chí Minh và Đại đội Cửu Long 1), chia làm 2 cánh, một cánh do Huỳnh Thủ chỉ huy, hoạt động ở hữu ngạn sông Hậu); một cánh do Nguyễn Tấn Khương chỉ huy, hoạt động ở tả ngạn sông Hậu. Cùng đi với 2 cánh này có nhiều cán bộ chính trị, dân vận. Sau đó, Đại đội 64 do Trần Thắng chỉ huy từ Hà Tiên tăng cường cho cánh do Huỳnh Thủ phụ trách.

Quân ta vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa mở một trận đánh lớn tại Kinh 13 Bọn chỉ huy quân Dân xã Hòa Hảo lừa dối tín đồ nói: “Súng Việt Minh bắn không nổ!”, xua tín đồ tràn vào trận địa của ta. Các chiến sĩ của ta một mặt giải thích cho đồng bào hiểu, mặt khác đánh địch, diệt nhiều tên, thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An - Phú Lâm (Tân Châu), Đại đội 65 đánh bật bọn Dân xã ra khỏi vùng này. Ta mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công ở Ba Thê, đánh bọn lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt trên 200 tên.

Tại Rạch Giá, trong 3 tháng đầu 1974, lực lượng vũ trang địa phương đánh hư cầu Rạch Sỏi, bao vây bức rút 2 đồn địch ở thứ 11 và thứ 9, kìm chế lực lượng địch ở quận lị An Biên bằng đạn cối, giải phóng 3 xã: Vân Khánh, Đông Hòa, Đông Hưng. Rút kinh nghiệm vụ phá cầu Rạch Sỏi, tháng 4-1947, Chi đội 24 dùng mìn đánh sập cầu Hoằng. Pháp huy động một đại đội thân binh (Partisans) đi sửa cầu, nhưng bị quân ta phục kích, diệt 2 xe và 30 tên. Từ đó đến cuối 1947, lực lượng vũ trang còn đánh địch nhiều trận, có trận diệt 8 xe địch, 12 tên Pháp và 50 lính ngụy.

Ở Cần Thơ, trong năm 1947, đã diễn ra nhiều trận đánh diệt nhiều địch. Nổi tiếng nhất là trận đánh tại Tầm Vu lần thứ 3 vào ngày 3-5-1947 do Khu bộ trưởng Huỳnh Phan Hộ chỉ huy đã diệt 6 xe địch, thu 100 súng (trong đó có 2 súng cối, 4 trung liên và 47 súng trường), gây tiếng vang lớn trên chiến trường Tây Nam Bộ.

Cũng trong thời gian này, Hoành Thanh (tức Vị) và Hoàng Thám (tức Lộc) chỉ huy các tiểu đội Vệ thám phòng (biệt động) hoạt động mạnh trong thị xã Cần Thơ. Hai anh đã ném lựu đạn vào rạp Casino, tiệm nảy và nơi đóng quân của quân Cao Đài Tây Ninh. Hai anh đã hi sinh anh dũng. Riêng Hoàng Thám đã rút chốt lựu đạn “chia 2 với địch”. Đội viên Vệ thám phòng Trần Đông 15 tuổi bị địch bắt và tra tấn dã man, nhưng vẫn giữ vững khí tiết. Bọn Pháp đem em ra tàu Cần Thơ, trải ảnh Cụ Hồ xuống đất và nói: “Nếu mày bước qua tấm ảnh này thì mày sẽ được thả”. Trần Đông bước tới, quỳ xuống, nâng ảnh Cụ Hồ lên đầu và hiên ngang bước tới… Địch trói em vào cột, bịt mắt. Em giật tấm băng đen, nhìn đồng bào rồi hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm”, “Việt Nam độc lập muôn năm” sau đó ngã xuống trước họng súng quân thù.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2012, 08:11:36 am
Ở Trà Vinh, ngày 25-4-1947, 6 xe địch lọt vào trận địa phục kích Hiếu Tử (Tiểu Cần) trên lộ 34 của bộ đội địa phương. Ta diệt gọn một trung đội lê dương và gần 1 đại đội quân ngụy. Hầu hết các quân chức đi trên xe đều bị giết, gồm: Tỉnh trưởng Trà Vinh, Chánh mật thám tỉnh Cần Thơ, Đốc phủ sứ Nguyễn Phước, v.v. Riêng Phó tỉnh trưởng Trà Vinh Rémi bị thương, cùng một số lính chạy trốn về Ô Chát (Châu Thành).

Tại Bạc Liêu, trong năm 1947, Quốc vệ đội (lực lượng vũ trang của công an tỉnh) đã liên tục hoạt động trong thị xã và vùng tạm chiếm, diệt ác, trừ gian, gây cho địch nhiều khiếp sợ. Tháng 5-1947, 19 chiến sĩ do Trần On chỉ huy, giả dân đi làm muối giấu súng tiểu liên trong cần xé, bất ngờ tấn công bọn lính Cao Đài Tây Ninh, diệt gần 100 tên (chỉ có 2 tên chạy thoát), thu 100 súng.

Bộ đội địa phương và du kích các xã phối hợp chiến đấu trên lộ 16B (nay là quốc lộ 1A), diệt nhiều xe địch, có trận đánh hỏng cả xe thiết giáp, xe lội nước (loại xe Crabe), thu cả đại liên, trọng liên. Trên sông rạch, bộ đội và du kích cũng phối hợp đánh tàu địch. Các sông rạch thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Rạch Giá, Sóc Trăng, Cần Thơ nối liền vùng địch tạm chiếm với vùng căn cứ của ta đều được nhân dân đắp cản để ngăn tàu địch. Các cản khá kiên cố, như cản Vĩnh Hưng bị địch dùng 5 tàu sắt phá suốt 5 ngày liền bằng mìn và chất nổ những không không sao phá vỡ nổi.

Về đánh thủy lôi, đến lúc này,trên các sông nước, tàu chiến của Pháp đã không còn hoành hành ở Bạc Liêu như trước, nên khó tìm được cơ hội nào thuận lợi. Đội đánh thủy lôi của Bạc Liêu đã mở rộng địa bàn hoạt động.

Vào tháng 10-1947, đội này phối hợp với quân dân Rạch Giá tổ chức một trận đánh thủy lôi, trận đánh thứ 4 trên sông Ba Đình, gần Vàm Rạch nước chảy. Trong trận này, thủy lôi đã đánh chìm hai tàu LCS, kéo theo hai tàu cày, hai chiếc ghe lồng chim, diệt 60 tên địch. Ta cho người lặn mò lấy nhiều súng, trong đó có súng cối, trung liên, trọng liên khá nhiều. Sau trận đó, tàu chiến Pháp hầu như không còn có khả năng đi vào tiếp tế cho các đồn bót cắm trong các vùng sâu vùng xa, do đó, hầu hết các đồn bót ở xã các chủng lộ giao thông đường bộ đều bị uy hiếp. Ngay sau trận Ba Đình, du kích bao vây uy hiếp đồn Chắc Băng, buộc địch phải bỏ đồn rút chạy.

Đên tháng 11-1947, lại một trận đánh tàu bằng thủy lôi. Đây là trận thứ 5 diễn ra tại Ao Kho (Rạch Nhà), trên sông Gành Hào, chỉ cách Cà Mau 6 km. Tàu La Terreur là một chiếc tàu lớn, chở hai đại đội quân Pháp đi từ hướng biển Gành Hào vào Cà Mau. Sau khi bị trúng thủy lôi, tàu chìm và toàn bộ hai đại đội quân Pháp đều chết chìm cùng với con tàu(1). Sau khi tàu chìm, quân dân Cà Mau lại tổ chức lặn mò vũ khí, lấy được 50 khẩu súng, có cả đại liên, trọng liên và trung liên.

Có thể nói đến tháng 10, tháng 11-1947, sau 5 trận đánh thủy lôi thì tàu chiến Pháp không còn dám hoành hành trên các kinh rạch ở miền Tây. Khi tàu đã không thể hoành hành tự do thì các đồn bót cắm chốt ở những vùng xa không thể tồn tại, vì đường bộ không còn nên không thể tiếp tế được, buộc Pháp phải rút.

Ý nghĩa của các trận đánh thủy lôi không phải chỉ là đánh chìm 5, 6 chiếc tàu địch, mà là bức rút hàng trăm đồn bót ở sâu trong vùng kháng chiến. Chính nhờ đó, từ năm 1947 trở đi, Tây Nam Bộ đã có cả một vùng căn cứ địa rộng lớn, tương đối ổn định, ít bị uy hiếp. Đó là một trong những điều kiện để phát triển lực lượng vũ trang, từ chỗ rút lui, thụ động đến chỗ chủ động tiến công. Đó cũng là một thuận lợi để từ năm 1949, tất cả các cơ quan Xứ ủy và cơ quan của Nam Bộ đã rời từ Đồng Tháp Mười về miền Tây. Từ đó, miền Tây trở thành căn cứ chính của kháng chiến Nam Bộ. Nếu không có các trận thủy lôi thì căn cứ địa này sẽ còn liên tiếp bị đe dọa bởi những đoàn tàu chiến mà Pháp vẫn tưởng rằng không có gì đánh chìm nổi(2).

Phối hợp với tác chiến, công tác địch ngụy vận trong năm 1947 cũng thu được nhiều kết quả. Nổi nhất là chị Trần Thị Mi, đã vận động được binh sĩ Cao Đài Tây Ninh ở đồn Phong Điền (Châu Thành - Cần Thơ) diệt 1 tiểu đội lính Pháp, trong đó có đồn trưởng người Pháp nổi tiếng gian ác (có biệt danh là Trâu Điên), mang về 2 súng cối, 4 trung liên, 37 súng trường và hơn 1 tấn đạn để tham gia kháng chiến. Ngoài ra còn có Linh mục Nguyễn Văn Huy, Phó chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Cần Thơ, vận động 2.000 tín đồ Công giáo nổi dậy phá vỡ “khu tự trị” do Pháp lập ra, giải tán “quân đội xã hội Công giáo” ở họ đạo Thới Lai (Ô Môn). Thành tích ấy có ảnh hưởng lớn đối với giáo dân toàn địa phận Cần Thơ.

Năm 1947, năm mở đầu toàn quốc kháng chiến, là năm có nhiều thắng lợi lớn ở Tây Nam Bộ.

Vùng độc lập được mở rộng, nhất là vùng độc lập của 2 tỉnh Bạc Liêu và Rạch Giá nối liền với vùng độc lập của 2 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ, tạo thành căn cứ địa kháng chiến nổi tiếng của Tây Nam Bộ.


(1) Còn một lính Pháp duy nhất sống sót do sức nổ hất văng lên bờ bên kia của đoàn phục kích không biết. Tên này lết vào một nhà thờ gần đó xin với giám mục cứu giúp. Sau này, chính viên giám mục đó kể lại rằng tên lính đó khai báo số lính trên tàu là hai đại đội.
(2) Những chiến thắng này của các trận thủy lôi không chỉ có những ý nghĩa kể trên đối với Nam Bộ mà còn đóng góp với chiến dịch sông Lô ở Việt Bắc, thu đông 1947. Chúng ta biết, trong trận đánh tàu địch ở sông Lô, bộ đội ta không có khả năng dùng thủy lôi, mà phải dùng đại bác. Ngay cả đại bác chúng ta cũng không thể bắn theo phương pháp thông thường, vì pháo binh của ta chưa có kinh nghiệm. Phương pháp bắn là đặt súng sát mặt nước và bắn thẳng. Muốn thực hiện phương pháp này phải làm sao cho tàu địch đi gần vào bờ, vì nếu bắn xa thì không chính xác. Sông Lô tương đối rộng. Làm sao để tàu địch đi sát vào phía bờ có phục kích? Sáng kiến của chiến sĩ và đồng bào Việt Bắc (Đoan Hùng) là: Nhân mùa bưởi Đoan Hùng, hái bưởi, gọt vỏ, bôi nhọ nồi cho đen rồi thả trôi sông. Chắc chắn những trận đánh thủy lôi ở Nam Bộ đã vang dội theo hệ thống thông tin của quân đội Pháp, làm tướng Communal là chỉ huy cánh quân đường thủy trong chiến dịch sông Lô phải dè chừng. Các tàu Pháp nhìn thấy các quả bưởi đen trôi trên bờ sông thì không dám đi tới, sợ bị “ăn đòn” thủy lôi. Do đó, sẽ né tránh vào bờ bên kia. Thế là lọt vào trận địa pháo bắn thẳng…


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Bảy, 2012, 07:06:41 am
4. Chiến tranh nhân dân phát triển, góp phần đánh bại kế hoạch bình định mới của Pháp (1948)

Cuối năm 1947 bước qua năm 1948, trên chiến trường toàn quốc cũng như Nam Bộ, có nhiều biến động mới.

- Trước hết là chiến thắng Thu - Đông 1947 ở chiến trường Việt Bắc. Thực dân Pháp mở một chiến dịch lớn với 15.000 quân, do đích thân tướng Salan, tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ, chỉ huy thọc sâu vào căn cứ địa của ta hòng tiêu diệt các cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến theo chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” nhưng bị quân và dân ta đánh bại. Việt Bắc trở thành mồ chôn của giặc Pháp(1).

Sau thất bại to lớn này, Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược “đánh lâu dài”, với chủ trương “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Tháng 1-1948, Pháp đưa tướng Blaizot sang thay tướng Valluy cầm đầu quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Chúng quyết thực hiện chính sách bình định ở Nam Bộ, lấy Nam Bộ làm chỗ vơ vét sức người, sức của để tiến hành chiến tranh lâu dài. Blaizot điều 4 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh từ Bắc vào Nam, nâng tổng số quân cơ động ở Nam Bộ lên 6 tiểu đoàn, chiếm 60% quân số cơ động ở phía Nam Đông Dương.

Với quân số đông, tướng Boyer de La Tour, Tư lệnh quân Pháp ở Nam Bộ, đã thực hiện kế hoạch bình định mới bằng một hệ thống tháp canh dày đặc xây dựng dọc theo các trục lộ giao thông huyết mạch, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ những nơi chúng chiếm đóng, vừa phục vụ cho những cuộc hành quân càn quét tấn công vào căn cứ kháng chiến, đồng thời chia cắt, gây khó khăn cho hành lang tiếp tế vận chuyển của ta.

Một sử gia Pháp mô tả hệ thống này như sau: Tướng Boyer de la Tour có sáng kiến xây dựng những tháp canh hình vuông, bằng gạch dọc theo các con lộ và cả một số con kinh. Mỗi tháp canh cách nhau khoảng 1 km, chung quanh đắp đất dầy, cao 2 m, có lỗ châu mai mà bên trong có hỏa lực mạnh của pháo và đại liên. Có “chuồng cu” để quan sát chung quanh, có hàng rào bằng tre hoặc kẽm gai, gài mìn, đèn chiếu sáng. Mỗi tháp canh có một tiểu đội hoặc một nửa tiểu đội chốt giữ. Xung quanh có 6-7 lính bản địa ở. Đám lính này được mang gia đình vào ở cùng để bình thường hóa mọi sinh hoạt. Nhiệm vụ của bọn này là mỗi buổi sáng phải đi làm cái việc gọi là “mở đường”, tức dọn mìn. Sau đó là cung cấp thông tin cho những cuộc hành quân. Một tháp canh “mẹ” (tour mère) chỉ huy nhiều tháp canh “con”, giữ những nơi trọng yếu được xây dựng kiên cố, có hỏa lực mạnh để yểm trợ các tháp canh “con”. Toàn bộ mạng lưới này có khoảng 3.000 tháp trên khắp vùng đồng bằng Nam Bộ, đã có tác dụng rõ rệt trong việc kìm chế các hoạt động của Việt Minh. Bằng chứng là số tổn thương của lính Pháp năm 1949 chỉ bằng dưới 40% của năm 1948.

Quả là lúc đầu, chiến thuật De la Tour gây cho ta khá nhiều khó khăn, vì ta chưa có những vũ khí đủ sức công phá các tháp canh… Về sau, nhờ chế được các loại mìn Peta (Bêta) và sáng tạo ra cách đánh “đặc công”(2), chiến sĩ ta phá sập tháp canh, tiêu diệt địch và làm phá sản chiến thuật De la Tour của giặc. Đặc công là sáng tạo độc đáo của quân dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Vắn tắt lịch sử kĩ thuật công đồn: Trung ương được biết Nam Bộ gặp khó khăn trong việc khắc phục hệ thống tháp canh De la Tour, năm 1949 đã chi viện cho một đoàn chuyên gia do đồng chí Khai dẫn đầu từ Việt Bắc vào, đem theo một số tài liệu, kĩ thuật do giáo sự Trần Đại Nghĩa soạn. Phòng quân giới Nam Bộ lúc đó với các cán bộ là Nguyễn Văn Dảnh (Trưởng phòng), Lê Tâm (kĩ sư từ Pháp về) cùng cán bộ các Binh công xưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ và Binh công xưởng của các khu đã được hướng dẫn và nghiên cứu để sản xuất thử một số vũ khí mới trong đó có loại mìn được đặt tên là Peta và loại mìn lõm (kí hiệu là FT), có đầu lõm để tập trung sức công phá theo nguyên tắc hội tụ, có thể dùng để đánh đồn bót, tháp canh. Thứ vũ khí này phải được kết hợp với con người, tức là phải có người trực tiếp mang vào tận đồn bót để đánh. tại Hội nghị chuyên đề về đánh tháp canh của Bộ Tư lệnh Khu VII do tỉnh đội Biên Hòa tổ chức, đã có sáng kiến thử nghiệm lối đánh này vào tháng 11-1949 tại Chiến khu D. Loại mìn lõm xuyên tường FT phối hợp với loại mìn nổ Peta. Đánh thí nghiệm đầu tiên do Trần Công An, chỉ huy đặc công và Bùi Cát Vũ, tỉnh đội phó Biên Hòa chỉ huy. Mục tiêu là Tháp canh mẹ (Tour Mère) cầu Bà Kiêm. Thời điểm chọn là tháng 4-1950. Một nhóm chiến sĩ đặc công bí mật đột nhập vào tháp canh, áp mìn FT vào tường, điểm hỏa rồi nhanh chóng vọt ra. FT nổ đã phá thủng một lỗ tường và một chiến sĩ khác nhanh chóng đưa Peta qua lỗ thủng đặt vào trong lô cốt, cho nổ, lô cốt sập, toàn bộ binh lính địch trong lô cốt bị tiêu diệt. Chiến thắng này không chỉ có ý nghĩa diệt một đồn Pháp, mà mở ra cả một làn sóng công đồn trên toàn Nam Bộ. Kinh nghiệm đã được nhanh chóng phổ biến về miền Tây và từ đó hệ thống tháp canh De la Tour không còn là trở ngại bất khả chiến thắng. Hàng loạt tháp canh ở Nam Bộ đã bị đánh sập. Người sáng chế ra hệ thống tháp canh này là tướng De la Tour sau đó được điều về Algérie. Trong tập hồi kí cuối đời (từ Đông Dương tới Algérie. Sự dấn thân của quân đội Pháp) ông ta viết về thời kì mà ông ta chỉ huy ở Nam Bộ và những thất bại của hệ thống tháp canh đó:

Vào năm 1947, trước khi có hệ thống tháp canh, chúng tôi cảm thấy không an toàn cho quân đội Pháp. Trong thư gửi cho Cao ủy Pháp Emille Bollaert năm 1947, tôi đã nói rằng: Bên ngoài những thị trấn và thị xã, tất cả nông thôn đều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Muốn tồn tại ở đây, không thể chỉ dùng hệ thống hành chính như thời thuộc địa, mà phải ngăn cách giữa Việt Minh và Pháp bằng một hệ thống hành chính như thời thuộc địa, mà phải ngăn cách giữa Việt Minh và Pháp bằng một hệ thống tháp canh. Khi hệ thống tháp canh này được thiết lập, chúng tôi được an toàn trong một thời gian. Nhưng không bao lâu sau, khi Việt Minh đã tìm ra chỗ yếu của nó và cũng tìm ra chỗ mạnh của họ, đó là những con người liều mình. Họ đã dùng một thứ mìn hổ do người mang vào tận lô cốt và thế là hết…”(3).



(1) Có 3.000 tử trận, 3.000 bị thương, 270 bị bắt sống, 10 máy bay bị bắn rơi, 255 xe cơ giới bị phá hủy, 16 tàu chiến, 38 ca nô bị bắn chìm. Hàng chục thị xã, thị trấn được giải phóng. Ta thu được nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng…
Để thấy rõ ý nghĩa của Nam Bộ đối với chiến thắng Việt Bắc, có thể phân tích tình hình quân số như sau: Lực lượng Pháp trên toàn Đông Dương là 90.000, nhưng bị chôn chân, không rút được khỏi Nam Bộ và Nam Trung Bộ khoảng 40.000. Bắc Bộ chỉ có 30.000. Trong đó, khắp chiến trường Bắc Bộ cũng chôn chân quân Pháp làm cho dự kiến bán đầu của Pháp dùng tới 20.000 quân cho chiến dịch Lea đánh lên Việt Bắc, thì trong thực tế chỉ huy động được 12.000 quân và 3.000 quân quân dự bị. Qua đó càng thấy rằng nếu các chiến trường không đánh mạnh, thì quân Pháp có thể huy động một lực lượng nhiều nữa và sức đối phó của Việt Bắc sẽ gặp những thử thách nặng nề hơn.
Về phía quân đội ta, cho đến giữa năm 1947, trước chiến dịch Việt Bắc, quân số đã lên tới 122.000 Vệ quốc quân tức các đơn vị chín quy. Số quân này chủ yếu được phân bộ ở các chiến trường chính Bắc Bộ và Trung Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ. Một số không lớn ở miền Tây. Lực lượng quân sự ở miền Tây chủ yếu là quân đội địa phương, nhưng đã góp phần chôn chân một lực lượng rất lớn của quân đội Pháp. Ý nghĩa của Tây Nam Bộ đối với mặt trận cả nước và trong chiến dịch Lea là ở chỗ đó.
(2) Hồ Chủ tịch nói: “Đặc công là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có sự cố gắng đặc biệt! Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt!”.
(3) Boyer de la Tour: De l’Indochine à l’Algérie. Le martyre de l’armée francaise, Paris, Presses du Mail, 1962, P. 142.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Bảy, 2012, 07:10:18 am
Ở Trà Vinh và Liên trung đoàn 109-111 có chiến thuật đặc công. Chiến thuật này ra đời khoảng cuối năm 1946, đầu năm 1947. Cho đến nay căn cứ trên những tư liệu lịch sử, có thể coi chính Trà Vinh là quê hương của chiến thuật đặc công. Lịch sử của đặc công là một trang sử vẻ vang trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được viết bằng những sáng tạo, trí thông minh, dũng cảm, sự linh hoạt “rất Việt Nam” và đã góp phần quan trọng vào những chiến thắng của thời kì chống Pháp lẫn thời kì chống Mĩ.

Nếu nói đến giai đoạn “tiền sử” của chiến thuật đặc công ở Trà Vinh thì có thể nói rằng nó bắt đầu từ “nghề nghiệp” của một nhân vật tên là Mai Văn Quý (tức Quý Đen)(1).

Sự ra đời của kĩ thuật đặc công: Vào cuối năm 1946, đầu năm 1947, Ti công an Trà Vinh chủ trương thành lập ở mỗi huyện, thị một đơn vị đặc biệt gọi là công an xung phong. Đơn vị này tuyển những chiến sĩ xuất sắc, với những điều kiện là: Tinh thông võ nghệ, dũng cảm, mưu trí, có thể ra đòn vào cơ quan trọng yếu của địch ngay tại sào huyệt của chúng. Đó là một loại hình kĩ thuật tác chiến đặc biệt, ra đời trong một tình thế tương quan lực lượng không cân đối.

Lúc đó, các đơn vị đặt vấn đề trang bị vũ khí để đột nhập vào các đơn vị xung yếu của địch. Trương Ti công an Đỗ Vi Nhân chỉ về phía đồn địch và nói: “Vũ khí trong đó là của các anh, vào lấy ra mà đánh!”.

Nhưng làm thế nào để vào đó lấy súng? Phải có nghệ thuật đánh địch để có thể thay cho súng đạn. Đó chính là nghệ thuật đặc công. Chỉ huy công an xung phong Trà Vinh là Từ Bá Khuê và Nguyễn Văn Hơn đã nghĩ đến một người là Mai Văn Quý (tên thường gọi là Quý Đen). Anh này chuyên làm nghệ trộm cắp từ thời trước cách mạng, nổi tiếng trong đám anh hùng hảo hán về nghệ thuật ngụy trang kín đáo, mưu mẹo, ra vào những nơi cẩn mật. Bây giờ, vấn đề là chuyển từ nghệ thuật trộm cắp bất lương sang tài nghệ lấy súng giặc đánh giặc.

Mai Văn Quý sinh trưởng tại xã Hiệp Mĩ, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nghèo. Tuy làm nghề trộm cắp, nhưng là một người còn có lương tâm. Với lương tâm đó, anh đã sẵn sàng giúp cách mạng ăn trộm súng giặc.

Trận đầu tiên vào cuối năm 1946, ở bót “Rạch Sắn”, một mình Mai Văn Quý lẻn vào đồn Pháp lấy trộm và mang ra cho đơn vị 12 khẩu súng.

Trận thứ hai, anh lẻn vào bót “Cây Dâu lớn”, lấy thêm 7 khẩu súng nữa. Với 19 khẩu súng đó, công an xung phong của tỉnh Trà Vinh được trang bị khá đầy đủ, trưởng thành và có cơ sở vật chất để lập nên những chiến công vang dội sau đó.

Trong 2 năm 1947-1948, Mai Văn Quý đã nhiều lần lẻn vào đồn địch, đem về cho cách mạng nhiều súng các loại, mà chưa một lần nào bị địch phát hiện(2).

Từ năm 1949, Liên trung đoàn 109-111, mà chỉ huy trưởng là các ông Nguyễn Hữu Xuyến, Dương Cự Tẩm, Dương Văn Lợi… đã bàn với Ti công an Trà Vinh để mời Mai Văn Quý về mở một lớp “truyền nghề” cho hai chiến sĩ. Sau đó các chiến sĩ này lại huấn luyện lại cho các chiến sĩ khác. Từ đó các đơn vị đặc công của Trà Vinh đã trưởng thành và liên tiếp giáng cho quân Pháp những đòn bất ngờ, hao tổn ít nhưng hiệu quả lớn. Liên chính ủy, Liên Trung đoàn 109-111, mà sau này là thiếu tướng Dương Cự Tẩm đã nhận xét: “Không biết nguồn gốc bộ đội đặc công có từ đâu, chứ ở vùng Trà Vinh và Liên Trung đoàn 109-111 thì bắt đầu từ “nghệ nghiệp” của anh Quý đen này”(3).

Kinh nghiệm của Trà Vinh đã nhanh chóng lan ra nhiều địa phương khác. Trong một cuộc Hội nghị quân chính ở Nam Bộ, vào tháng 8 năm 1948, Chỉ huy công an tỉnh Từ Bá Khuê đã báo cáo và giới thiệu kĩ thuật đặc công của Trà Vinh. Sau Hội nghị này, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ là Lê Duẩn đã sớm nhận thấy đây là một kĩ thuật rất lợi hại, cần phổ biến rộng, nên đã có Thông tư gửi cho các tỉnh đội toàn Nam Bộ, yêu cầu tổ chức học tập kinh nghiệm của Trà Vinh(4).

Với Thông tư của Xứ ủy kể trên, từ năm 1950, chiến thuật đặc công đã được triển khai và áp dụng rộng rãi trên toàn chiến trường Nam Bộ, có tác dụng rất lớn trong việc chống lại chiến thuật Commandos của quân đội Pháp(5).

Đến năm 1962, khi Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn ra Bắc công tác nhận nhiệm vụ mới, ông có đem theo một chiến sĩ đặc công Tây Nam Bộ để giới thiệu kinh nghiệm này với ngoài Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn và chiến sĩ đặc công này. Sau khi nghe báo cáo tỉ mỉ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: Đặc công là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có sự cố gắng đặc biệt! Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt… Sau này, đến thời đánh Mĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí quyết định thành lập đơn vị bộ đội đặc biệt là đơn vị đặc công.


Phong trào du kích chiến tranh tiếp tục phát triển mạnh trên chiến trường Khu 9, buộc địch phải rút bỏ những đồn bót bị cô lập, ở xa các đường giao thông chiến lược. Ở Cần Thơ địch rút 25 đồn, Sóc Trăng rút 22 đồn, Rạch Giá địch còn 17 đồn, chủ yếu là xung quanh thị xã. Ở tỉnh Bạc Liêu địch chỉ còn đóng đồn và tháp canh để bảo vệ con đường giao thông duy nhất từ Bạc Liêu đến Cà Mau.


(1) Dương Cự Tẩm: Nhớ Vĩnh - Sa - Trà (Mùa thu rồi ngày hăm ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.3, tr. 189).
(2) Trần Dũng những người sáng tạo đặc công, báo Cần Thơ, Chủ nhật ngày 19-3-2006, tr. 3.
(3) Dương Cự Tẩm: Nhớ Vĩnh - Sa - Trà (Mùa thu rồi ngày hăm ba,, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.3, tr. 189).
(4) Nguyễn Hữu Tạo: Sự sáng tạo nên chiến thuật kì diệu: Đặc công (Mùa thu rồi ngày hăm ba, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.3, tr. 221).
(5) Sau này, chính những đơn vị của Liên Trung đoàn 109-111 đã là một trong những nòng cốt để khi ra Bắc tập kết hình thành nên Lữ đoàn đặc công, mà sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Hiệu quả của một số trận đánh đặc công tương đương với cả một sư đoàn không quân chiến lược” (Sự sáng tạo nên chiến thuật kì diệu của đặc công - Mùa thu rồi ngày hăm ba, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.3, tr. 221).


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Bảy, 2012, 07:15:17 am
- Chiến thắng ở Tầm Vu lần thứ 4(1)

Đầu năm 1948, thi hành Nghị quyết của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thành lập Bộ chỉ huy tiền phương do Khu bộ trưởng và Tham mưu trưởng Quân khu chỉ huy, lưu động ở một số tỉnh, nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào du kích chiến tranh và đánh địch với quy mô tương đối lớn. Ngày 19-4-1948, bộ đội ta phục kích trên trục đường từ thị xã Cần Thơ đến Rạch Gòi khi đoàn xe địch gồm 18 chiếc đi tiếp tế cho các nơi trở về. Các chiến sĩ ta cho địa lôi nổ đồng loạt và xung phong chiếm lĩnh trận địa. Ta diệt 100 tên địch, trong đó có viên đại úy trưởng đoàn và bắt sống 80 tên, thu gần 200 súng, có 1 đại bác 105 li và toàn bộ quân trang quân dụng. tham gia trận đánh nào, có các đại đội của các Trung đoàn 122, 123, 125. Đại đội danh dự Hồ Chí Minh, đội biệt động của quân báo Cần Thơ và dân quân du kích do Khu bộ trưởng Trương Văn Giàu và Tham mưu trưởng Võ Quang Anh chỉ huy. Trong chiến thắng này, nổi bật gương dũng cảm của Đại đội phó Trần Tứ Phương. Anh đã kẹp súng trung liên vào hông vừa tiến vừa bắn hàng loạt đạn diệt từng ổ đề kháng của địch nấp dưới gầm xe chống trả lúc ta xung phong. Anh được đồng đội ca ngợi là “Triệu Tử Long thời nay”(2). Đây là lần đầu tiên ta tịch thu được khẩu pháo 105 li và đưa về căn cứ an toàn. Địch ra sức lùng sục nhưng không sao tìm được khẩu đại bác. Sau ngày đình chiến (1954), khẩu đại bác 105 li được đưa ra Hà Nội và trưng bày tại Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam(3).

(http://farm9.staticflickr.com/8155/7595630068_3ccbdd07b4_b.jpg)

Khẩu đại bác Quân khu 9 thu được sau trận đánh Tầm Vu 4
(tại Bảo tàng Quân đội)

(http://farm9.staticflickr.com/8155/7659169026_2207c8b14f_b.jpg)

Xe thiết giáp của Pháp bị quân ta tiêu diệt trong trận Tầm Vu 4 (ngày 19-4-1948)

- Trừng trị bọn mật thám ở Bạc Liêu.

Vào tháng 1-1948, 1 trung đội bộ đội địa phương cùng 1 trung đội Quốc vệ đội do Trần On chỉ huy phục kích 1 trung đội địch đóng ở đồn điền Evrad, diệt 10 tên, thu súng, nhưng thiếu tá Evrat chạy thoát. Mấy ngày sau, tổ công an xung phong của Trần On phục kích trên đường Hoành Tấu đi Hòa Bình, bắt được Evrad(4).

Lúc này, Pháp đã mua chuộc được một cán bộ chỉ huy công an xung phong của ta. Nắm được việc này, Thường vụ Tỉnh ủy giao trách nhiệm cho Nguyễn Khắc Cung (Trưởng ti công an) thực hiện kế hoạch phá vỡ âm mưu của địch. Được giáo dục, người cán bộ ấy đã báo cáo rõ kế hoạch của Pháp cho ta biết về việc chúng sẽ tổ chức đón bọn đầu hàng vào lúc 9 giờ ngày 6-1-1948, nhân cuộc thương lượng tiếp tục về việc trao đổi Evrad.

Đúng 9 giờ, Chánh mật thám Bạc liêu Olivier, Còmi Túc (một tên mật thám cáo già) và 3 tên khác (1 Pháp, 2 tay sai) đến điểm hẹn ở Mương 6 Giồng Me, ven thị xã Bạc Liêu. Chúng đã bố trí nhiều xe quân sự, rải quân trên đường Bạc Liêu - Cầu Sập và 1 tiểu đoàn bộ binh dọc lộ Cây Bàng để yểm trợ. Khi 5 tên đi bộ vào điểm hẹn, bị lực lượng ém sẵn của ta bắt êm, bọn yểm trợ bên ngoài hoàn toàn không hay biết.

Đây là trận đánh đầy mưu lược, táo bạo, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ công an, một trận thắng cả về quân sự và chính trị được xem là sự kiện điển hình trong công tác trừng trị bọn mật thám Pháp. Bọn địch ở Bạc Liêu vô cùng hốt hoảng. Quân dân trong tỉnh rất phấn khởi.


(1) Ở Tầm Vu, trước đây đã diễn ra 3 trận đánh:
- Tầm Vu 1, ngày 20-1-1946, do Nguyễn Đăng vạch kế hoạch.
- Tầm Vu 2, ngày 12-11-1946, do Ngô Hồng Giỏi chỉ huy.
- Tầm Vu 3, ngày 3-5-1947, do Huỳnh Phan Hộ chỉ huy.
- Tầm Vu 4 do Trương Văn Giàu và Võ Quang Anh chỉ huy.
(2) Triệu Tử Long là tướng tài của Lưu Bị trong trận Tam Quốc của Trung Quốc.
(3) Có bài hát “Tầm Vu”, nhạc do Đắc Nhẫn, lời của Quốc Hương, vừa ca ngợi chiến thắng, vừa tưởng nhớ Huỳnh Phan Hộ, Khu bộ trưởng Quân khu 9.
(4) Con của Evrad từ Pháp sang, xin chuộc cha bằng 12 khẩu cạc bin và 1 tấn đạn, nhưng ta không đồng ý.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Bảy, 2012, 07:17:43 am
- Chiến thắng Sóc Xoài (Rạch Giá)

Đầu tháng 8-1948, lực lượng vũ trang Rạch Giá dùng súng cối 81 li bắn vào đồn Tri Tôn, một bộ phận khác bắn vào đồn Sóc Xoài. Địch cho một đoàn xe 11 chiếc và 3 tàu sắt từ Rạch Giá theo đường bộ và kinh xáng lên chi viện cho Tri Tôn và Sóc Xoài. Đoàn xe của địch lọt vào ổ phục kích của ta và bị diệt 3; 3 tàu sắt cũng bị trúng thủy lôi. Địch chết 72 tên (cả Pháp và lính ngụy), một số bị bắt, ta thu 58 súng và 1 đại bác 88 li. Số còn lại chạy về Rạch Giá).

Sau trận này, địch bỏ hai đồn Tri Tôn và Sóc Xoài lui quân ở Long Xuyên về tăng cường phòng thủ Rạch Giá.

Trong 3 tháng 8, 9 và tháng 10-1940, bộ đội, công an và du kích đánh nhiều trận diệt đồn Cầu Quay, phá lộ Cái Sắn, uy hiếp các đồn bót, buộc địch phải rút bỏ đồn Tân Hiệp và Dục Tượng.

(http://farm9.staticflickr.com/8289/7595629910_f0d04009de_b.jpg)

Trận Sóc Xoài, tỉnh Rạch Giá (ngày 4-8-1948)

Qua tháng 11-1948, một trung đội quân địa phương Rạch Giá chặn đánh một cuộc hành quân bố ráp của lính thân binh (Partisans), mật thám và cảnh sát tại rạch Chung Sư (làng Dục Tượng), diệt và bắt sống 40 tên, trong đó có tên Sanier, chánh mật thám tỉnh Rạch Giá. Qua khai thác, ta phá tan mạng lưới do thám gián điệp của địch trong tỉnh.

- Mặt trận La Bang (Trà Vinh)

La Bang là một ấp (sóc) ở làng Đôn Châu, hơn 80% dân số là người Khơme. Địch âm mưu bỏ đồn cũ, lấy chùa La Bang làm đồn. Chúng cho rằng Việt Minh không dám đánh vào chùa. Chùa biến thành đồn, có ô ụ, hàng rào kiên cố, do 1 trung đội thân binh và 1 trung đội bảo an đóng giữ. Địch cưỡng ép đồng bào Khơme đến ở chung quanh đồn để làm “hàng rào người”, gây khó khăn cho quân ta khi tấn công đồn.

Yêu cầu của ta là phải gỡ bỏ đồn La Bang, nhưng lực lượng địa phương không đủ sức. ta vận động sư sãi và đồng bào Khơ Me ở các chùa xung quanh trở thành cơ sở bí mật để ta có thể ém quân, giấu vũ khí. Sư sãi giải thích cho bà con Khơme hiểu rõ âm mưu chia rẽ đồng bào Việt - Hoa - Khơme của địch, kêu gọi bà con đoàn kết chống địch. Ta dùng 1 đơn vị người Khơme, cả nam và nữ, đi vào các phum, sóc(1) để vận động những gia đình bị địch bắt sống tập trung quanh các chùa làm bia đỡ đạn cho chúng, đấu tranh đòi trở về nhà cũ.

Bộ Tư lệnh Khu 8 họp cùng Tỉnh ủy Trà Vinh bàn kế hoạch tiêu diệt đồn La Bang (lúc bấy giờ Trà Vinh còn thuộc Khu 8).

Theo kế hoạch, bộ đội chủ lực Khu phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích cùng lực lượng hậu cần nhân dân để tiến công đồn, chặn viện, vũ trang tuyên truyền trên diện rộng, cả mặt chính lẫn mặt phụ. Bị ta đánh suốt 4 ngày (từ ngày 15 đến ngày 18-12-1948, đồn La Bang rút chạy, lính bảo an bị tước súng. Pháp đưa quân từ Sóc Trăng sang ứng cứu thì lọt vào ổ phục kích của quân ta, chúng tháo chạy tán loạn, ta bắt được Trung úy Mathieu. Ở Bến Trại, 1 đại đội Âu - Phi từ tiểu khu đến ứng cứu La Bang, cũng lọt vào trận địa của Tiểu đoàn 307, bị diệt gọn, ta thu nhiều súng, có 1 đại liên, bắt sống hàng chục tên, trong đó có 1 Trung úy và 1 Đại úy quân y đều là người Pháp (tên Thiếu tá chỉ huy chết tại trận).

Chiến thắng La Bang có tiếng vang lớn, đã đi vào văn học nghệ thuật thời kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

Với những chiến thắng lớn trong hai năm 1947 - 1948, phong trào nhân dân du kích chiến tranh ở Tây Nam Bộ đã góp phần quan trọng vào quá trình đánh bại chính sách bình định của thực dân Pháp ở Nam Bộ. Vùng độc lập của ta ở các tỉnh Rạch Giá, Hà Tiên, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cần Thơ đã nối liền nhau. Từ Khu 7, Khu 8 qua Vĩnh Long, Trà Vinh, qua lộ Đông Dương số 16 (nay là quốc lộ 1 A) đã có thể đi xuống rừng U Minh đến tận chót mũi Cà Mau.


(1) Xóm ấp người Khơme


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Bảy, 2012, 07:19:51 am
II. PHỐI HỢP VỚI CHIẾN TRƯỜNG NAM BỘ VÀ TOÀN QUỐC GIÀNH NHIỀU THẮNG LỢI MỚI (1949-1950)

1. Tình hình thế giới và trong nước giai đoạn 1949 - 1950 có tác động tích cực đến chiến trường Tây Nam Bộ

Đầu mùa hè năm 1949, Giải phóng quân Trung Quốc liên tiếp đánh bại quân Tưởng Giới Thạch trên khắp các chiến trường. Cách mạng Trung Quốc thành công, Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời vào ngày 1-10-1949.

Ngày 15-1-1950, Chính phủ ta tuyên bố công nhận Chính phủ nước Cộng hào nhân dân Trung Hoa. Ba ngày sau, ngay 18-1-1950, Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kế tiếp đó là Chính phủ Liên Xô và chính phủ các nước anh em khác như: Triều Tiên, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Rumani, Ba Lan, Hunggari, Anbani, Mông Cổ… lần lượt công nhận Chính phủ ta.

Thắng lợi ngoại giao nói trên đã nâng cao thêm vị trí của nước ta trên trường quốc tế và động viên toàn quân toàn dân ta xông lên giành thắng lợi mới to lớn hơn.

Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, Chiến dịch Biên giới bắt đầu từ ngày 16-11-1950 đã giành được thắng lợi to lớn: tiêu diệt và bắt sống toàn bộ 2 binh đoàn Lepage và Charton, bắt sống toàn bộ chỉ huy 2 binh đoàn và Tỉnh trưởng Cao Bằng. Ta giải phóng một dải biên giới dài 100 km từ Cao Bằng tới Lạng Sơn xuống tận Đình Lập. Phòng tuyến đường số 4 bị phá vỡ. Ta buộc địch phải rút khỏi thị xã Lào Cai, Sa Pa, thị xã Hòa Bình. Chiến thắng Biên giới đã nối liền miền Bắc nước ta với hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, có tác dụng cổ vũ quân dân toàn quốc tiến lên trong giai đoạn mới.

Tháng 11-1949, Xứ ủy và các cơ quan Nam Bộ di chuyển từ căn cứ Đồng Tháp Mười xuống căn cứ U Minh. Quân dân Tây Nam Bộ đã làm hết sức mình để bảo vệ và làm hậu cần chu đáo cho các cơ quan lãnh đạo cao nhất ở Nam Bộ… Cũng trong thời gian này, một phái đoàn được Trung ương cử vào Nam do Lê Đức Thọ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng phụ trách, trong đó có bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (đại diện Chính phủ) và Thiếu tướng Lê Hiến Mai (tức Dương Quốc Chính, đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam). Phái đoàn Trung ương đã cùng với các cơ quan Nam Bộ dời về miền Tây. Quân khu 9 đã tổ chức một cuộc mít tinh và duyệt binh chào mừng phái đoàn.

Tháng 12-1949, Khu ủy Khu 9 triệu tập Hội nghị đại biểu toàn Khu để kiểm điểm tình hình, đề ra chủ trương công tác nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện lên một bước cao hơn. Hội nghị có sự chỉ đạo của Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy và Lê Đức Thọ, đại diện Trung ương Đảng. Sau khi Khu ủy cũ tự kiểm điểm, Xứ ủy chỉ định Khu ủy mới gồm 9 thành viên: Bí thư Nguyễn Văn Trản (tức Vương Nhị Chi), Phó bí thư Trần Văn Hiển, 3 ủy viên Thường vụ, Võ Quang Anh (quyền Chính ủy Bộ Tư lệnh Khu), Nguyễn Văn Vực, Trần Văn Đại và 4 Khu ủy viên là Bí thư đương nhiệm ở các tỉnh.

(http://farm8.staticflickr.com/7117/7595629636_c7812a4dbc_b.jpg)

Khu 9 tổ chức lễ kỉ niệm ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1949


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Bảy, 2012, 07:25:44 am
2. Những thay đổi trên chiến trường Nam Bộ và Khu 9, cùng các hoạt động vũ trang của ta

Bước vào năm 1949, Pháp tăng cường thêm cho chiến trường Nam Bộ 6 tiểu đoàn cơ động, đánh vào vùng độc lập của ta và kìm chặt dân trong vùng chúng kiểm soát. Pháp chia miền Tây thành 3 khu quân sự (trước kia chỉ chia 2 khu) để kiểm soát dân chặt chẽ hơn:

- Khu Vĩnh Long gồm các tiểu khu Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh và chi khu Cái Bè.

- Khu Long Xuyên gồm các tiểu khu Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Rạch Giá và Hà Tiên(1).

- Khu Sóc Trăng gồm các tiểu khu Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Sau thất bại nặng nề ở Chiến dịch Việt Bắc, qua năm 1948, thực dân Pháp đã không thực hiện những cuộc đánh úp chớp nhoáng, nhưng vẫn cho rằng quân Pháp có thể thắng.

Trong hai năm 1948-1949, quân Pháp liên tiếp thực hiện những kế hoạch để củng cố lực lượng về nhiều mặt.

Tướng Revers, Tổng chỉ huy quân đội Pháp, sang Đông Dương nghiên cứu chiến trường (từ ngày 16-5 đến ngay 17-6-1949) và sau đó xây dựng một kế hoạch mới gọi là kế hoạch Revers. Trước hết, Revers chủ trương khóa chặt biên giới Việt - Trung để tiếp tục cô lập các lực lượng kháng chiến. Mặt khác, đánh ra vùng trung du, lập ra hành lang Đông - Tây để ngăn cách Việt Bắc với Khu III, Khu IV, Khu V… Về lí thuyết, phải thừa nhận đây là một kế hoạch thông minh và rất nguy hiểm. Trong thực tế, nó đã đặt Việt Minh vào tình thế khó khăn.

Vì vẫn coi Bắc Bộ là chiến trường chính nên ở Nam Bộ, Revers tập trung lực lượng để bình định triệt để, sau đó mới dồn quân ra giải quyết dứt điểm chiến trường Bắc Bộ. Đây là thời kì vô cùng gian khổ của quân và dân Nam Bộ.

Về chính trị, Pháp lôi kéo Bảo Đại để thành lập chính phủ thân Pháp.

Về quân sự, mức độ khốc liệt của chiến tranh tăng lên nhiều lần. Từ đây, quân Pháp không còn từ một biện pháp tàn ác, dã man nào.

Từ chiến thuật đóng đồn, tháp canh, nay mở rộng ra thành chiến thuật “vết dầu loang”, còn gọi là chiến thuật “mạng nhện”.

Pháp thực hiện việc bao vây kinh tế, phá hoại mùa màng ở vùng ta kiểm soát, chúng nói: “giết 1 con trâu hơn giết 1 nông dân”, “giết 1 nông dân hơn giết 1 vệ quốc đoàn”, nhằm phá hoại nguồn lực kháng chiến.

Chúng cố sức ngăn cản sự tiếp tế từ miền Tây lên miền Đông, ngăn chặn hàng thiết yếu từ vùng tạm chiếm vào vùng độc lập.

Theo những số liệu của các sử gia Pháp cung cấp thì cho đến giữa năm 1949, lực lượng quân đội Pháp trên toàn Đông Dương đã lên tới 140.000 quân. Lực lượng quân đội chính quy của kháng chiến là 130.000 người…(2).

Về phía ta, Trung ương Đảng chủ trương đánh mạnh hơn nữa vào hậu phương địch, đánh vào các vị trí chiến lược, cắt đứt đường giao thông quan trọng, hướng hoạt động chính là vùng chiến lược và kinh tế quan trọng mà địch đang ra sức củng cố, vận động đánh tan ngụy binh, gây cơ sở du kích ở vùng địch kiểm soát, nhất là vùng có nhiều người nhiều của. Phương châm là: “Du kích chiến là căn bản, vận động chiến là phụ trợ”. Cần đẩy mạnh vận động chiến khi có đủ điều kiện thì nâng vận động chiến lên vị trí quan trọng để sang giai đoạn phản công.

Khi thực hiện phương châm trên ở chiến trường Nam Bộ, ta có phần chủ quan, đánh giá chưa đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch, hiểu không đúng khẩu hiệu “chuyển mạnh sang tổng phản công”, ham đánh lớn, chủ trương tập trung lực lượng chủ lực, thành lập nhiều liên trung đoàn. Tây Nam Bộ thành lập 3 liên trung đoàn:

- Liên trung đoàn 122-123 hoạt động trên địa bàn 2 tỉnh Cần Thơ - Sóc Trăng.

- Liên Trung đoàn 124-125 hoạt động ở 2 tỉnh Bạc Liêu, Rạch Giá (đến tháng 9-1949, có quyết định thay đổi Liên trung đoàn 122-124 phụ trách Cần Thơ, Rạch Giá, Liên trung đoàn 123-125 phụ trách Sóc Trăng, Bạc Liêu).

- Liên trung đoàn 109-111 ở 2 tỉnh Vĩnh Long - Trà Vinh (thuộc Khu 8).

- Liên trung đoàn 126-128 phụ trách Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên.

Trước đây trung đoàn thực chất chỉ có 3 đại đội mạnh, nay ghép 2 trung đoàn thành liên trung đoàn cũng chỉ được 6 đại đội, hiệu quả chiến đấu không hơn trước. Trong khi đó ở Khu 8 có 2 Tiểu đoàn 307 và 308, tác chiến tập trung lại có hiệu quả cao hơn. Hơn nữa việc tập trung bộ đội địa phương thành quân chủ lực quá sớm đã làm yếu đi lực lượng nòng cốt bên dưới, nên địch tổ chức càn quét lấn chiếm một số vùng, gây khó khăn cho phong trào du kích chiến tranh.


(1) Pháp tách rời Long Xuyên và Châu Đốc, tăng thêm cho Châu Đốc 1 đại đội lính Maroc để kiểm soát tuyến biên giới Nam Bộ - Campuchia.
(2) Biểu: Tổng số và cơ cấu quân đội Pháp qua các năm 1945 - 1950
Đơn vị: nghìn quân

   Năm   
   Tổng số   
   Âu Phi   
   Ngụy   
1945
32
27
5
1946
90
65
25
1947
128
85
43
1948
160
85
75
1949
210
114
96
1950
239
117
122

Nguồn: Tài liệu lưu trữ của Viện Sử học Việt Nam


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Bảy, 2012, 07:38:58 am
Tháng 3-1949, Pháp tổ chức nhiều cuộc hành quân càn quét, giết hại đồng bào ta, gây nhiều tội ác ở vùng Bảy Núi, Tri Tôn, ở Núi Trầu - Hà Tiên giáp với biên giới Campuchia(1).

Tháng 4-1949, Pháp mở cuộc càn quét vào xã Lương Phi (Tri Tôn), bị đại đội 2006 thuộc Liên trung đoàn 1236-128 chặn đánh, diệt một trung đội, bắt sống 8 tên, thu 12 súng.

Cũng trong tháng 4-1949, Trung đoàn 115 (Khu 8) phối hợp với bộ đội địa phương Tân Châu (Châu Đốc) đánh chìm tàu Drageur chở lính Marốc trên sông Thương Địch (Hồng Ngự). Địch cho hai tàu chở quân đi ứng cứu, một chiếc bị thủy lôi đánh hư hỏng nặng, chiếc còn lại tháo chạy. Lính ở đồn An Nhơn hoảng sợ, bỏ đồn rút chạy. ta bắt sống 19 lính Marốc (có 1 đại úy) thu 2 đại bác 75 li, 1 cối 81 li và gần 100 súng các loại.

Đêm 22-7-1949, bộ đội ta tập kích 1 tiểu đoàn lê dương đóng dã ngoại ở cầu sắt Vĩnh Thông. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt suốt 2 giờ, ta diệt 315 tên địch, bắt sống 15 tên, thu trên 200 súng (có 4 đại liên, 12 trung liên và 2 súng cối).

Các trận của ta đã làm rung động tuyến vành đai biên giới của địch, đánh bại kế hoạch lấn chiếm vùng Bảy Núi. Pháp phải rút bỏ đồn Vĩnh Thông(2).

Sau thất bại trên, ngày 18-8-1949, Pháp huy động hải lục không quân phối hợp với lực lượng của 2 phân khu Châu Đốc và Hà Tiên, khoảng 3.000 quân thuộc Binh đoàn Nyo, do tướng De la Tour chỉ huy, chia làm 3 mũi đánh vào Ba Chúc, Núi Dài với ý đồ chiếm đóng Bảy Núi. Ta phân tán nhỏ lực lượng đánh trả lại chúng, diệt 50 tên, làm bị thương 30 tên, địch phải rút quân. Sau trận này, binh lính mất tinh thần, không còn sức chiến đấu. Pháp giải thể Binh đoàn Nyo, phân tán về các đơn vị khác. Nội bộ địch lủng củng, De la Tour từ chức, Tư lệnh quân đội Pháp ở Nam Bộ do Chanson lên thay.

- Tháng 9-1949, Hội nghị Quân sự Nam Bộ do Xứ ủy triệu tập đã nhận định: Từ năm 1948, Pháp dùng chính sách bình định mới với chiến thuật De la Tour, gây cho ta nhiều khó khăn (Khu 9 ít bị thiệt hại hơn Khu 7 và Khu 8…). Hội nghị đề ra 6 công tác quan trọng trước mắt: 1. Chỉnh đốn lại bộ máy quân sự các cấp. 2. Xây dựng 3 thứ quân. 3. Tổ chức bộ máy quân giới. 4. Gia tăng công tác chính trị, công tác Đảng trong lực lượng vũ trang. 5. Đẩy mạnh công tác địch ngụy vận. 6. Tuyên truyền đẩy mạnh phong trào thi đua giết giặc.

- Sau hội nghị trên, nhiều trận đánh đã tiếp tục diễn ra: Một đợt tấn công ở Tịnh Biên - Tri Tôn gần biên giới Việt Nam - Campuchia, diệt 60 tên địch, làm chủ lộ Tịnh Biên - Tri Tôn suốt 14 ngày. Ta huy động trên 5.000 dân công (có nhiều phụ nữ giam gia) đắp cản Bến Đôi (xã Lạc Quới). Xã Lạc Quới được bình chọn là xã điển hình về phong trào du kích chiến tranh ở tỉnh Long Châu Hậu.

Ở Hà Tiên, trong tháng 12-1949, Đại đội 2006 phối hợp với dân quân du kích bao vây đồn Ba Hòn trong nhiều ngày. Địch cho ca nô lớn từ biển vào tiếp viện, bị ta bắn chìm ngay tại cầu tàu trước đồn. Sau đó, địch trong đồn phải rút chạy theo đường biển. Ta giải phóng một vùng rộng lớn ven biển từ thị xã Rạch Tía tới giáp thị xã Hà Tiên.

Để phá kế hoạch bình định mới của địch, Bộ Tư lệnh Nam Bộ quyết định mở Chiến dịch Cầu Kè (Vĩnh Long) do Bộ chỉ huy Khu 8 trực tiếp chỉ đạo, từ ngày 7-12-1949 đến ngày 16-1-1950. Ngay trận mở đầu, quân ta diệt gọn 1 tiểu đoàn lê dương tinh nhuệ được mệnh danh là “Tiểu đoàn con én của tử thần”. Sau đó, ta đánh liên tục nhiều trận.

(http://farm8.staticflickr.com/7259/7595629330_459e85fe06_b.jpg)

Tù binh Pháp bị bắt sống trong chiến dịch Cầu Kè

Kết quả của chiến dịch Cầu Kè là: “Ta tiêu diệt được 17 đồn, bức hàng và bức rút hơn 30 đồn bót, bắn chìm hai tàu thủy (một tàu chiến và một tàu chở quân), bắn hư 4 xe (2 xe bọc thép, 2 xe vận tải), diệt gọn một tiểu đoàn (thuộc trung đoàn bộ binh Marốc số 2), đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn (địch đưa từ Sóc Trăng và Bến Tre sang), và một đại đội lính dù. Tổng số gần 500 tên địch bị chết và bị thương, hơn 200 tên bị bắt làm tù binh, gần 2.000 lính bảo an và phòng vệ (trong đó phần lớn là người Khơme) bị giải giáp. Ta thu được hơn 300 khẩu súng các loại cùng nhiều đạn dược, quân trang quân dụng và phương tiện chiến tranh, v.v.”(3).


(1) Khi địch nhảy dù xuống Núi Trầu, chị Oanh cùng 2 con và 30 cán bộ, đồng bào trốn trong hang núi. Khi địch tới gần, đứa con nhỏ khóc, dỗ mãi không được. Sợ địch phát hiện sẽ giết mọi người trong hang, chị bịt miệng cháu bé, không may cháu nghẹt thở chết. Anh em cán bộ và bà con vô cùng cảm kích, càng thương tiếc cháu bé, càng phẫn uất quân thù.
(2) Trận đánh oanh liệt này đã trở thành chủ đề của 2 bài hát:
- Bài “Cầu sắt Vĩnh Thông” được phổ biến khắp nơi, mà nhạc là của Hiếu Nam, một chiến sĩ văn nghệ quân đội, lời của Lê Duy, chính là bí danh của Nguyễn Văn Sa, Chính trị viên Liên Trung đoàn 126-128, mà nay là một trong những người tham gia biên soạn cuốn sách này.
- Bài “Vĩnh Thông bất diệt”, mà ngày nay Đài phát thanh truyền hình An Giang vẫn lấy làm nhạc hiệu của đài.
(3) Lịch sử tỉnh Trà Vinh, Ban Tư tưởng Tỉnh ủy Trà Vinh, 1999, tr.106.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Bảy, 2012, 07:41:34 am
Chiến dịch Cầu Ngang, phát huy kết quả Chiến dịch Cầu Kè, từ ngày 9 đến ngày 16-1-1950, quân ta tấn công Cầu Ngang (Trà Vinh) lấy trục lộ Cầu Ngang - Trà Vinh làm trọng điểm. Ta đánh đồn Đôn Châu (Trà Cú) và 2 đồn ở Cầu Ngang. Bọn địch hoảng hốt rút bỏ thêm một số đồn. Ngày thứ 5, ta phục kích đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn địch ở ngã ba Sơn Lang (Cầu Ngang). Trong vòng 1 tuần lễ, gần 30 đồn địch bị tiêu diệt hay rút chạy. Vùng độc lập của 2 huyện Cầu Ngang và Trà Cú được mở rộng.

Trong chiến dịch này, ta kết hợp quân chủ lực với bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong ban chỉ huy chiến dịch có đại diện Đảng bộ địa phương, nên vai trò lãnh đạo của địa phương được phát huy trên tất cả các mặt: Đóng quân, hành quân, tác chiến và hậu cần v.v…

Chiến dịch Trà Vinh (ngày 25-3 đến ngày 8-5-1950), bị thua đau trong chiến dịch Cầu Kè, Pháp vẫn ra sức triển khai nhiều mặt hoạt động để thực hiện ý đồ “tái bình định”. Từ tháng 2-1950, Pháp tăng cường quân số và trang bị, liên tiếp mở các cuộc hành quân trên nhiều địa bàn và tập trung đánh phá căn cứ kháng chiến của ta ở huyện Cầu Ngang. Chúng tập trung nỗ lực cao nhằm thiết lập các đồn bót vừa bị tiêu diệt trong chiến dịch Cầu Kè, như Chông Nô, Ông Xây, Xã Chia, Cầu Tre, Nhị Trường, Bình Tân…

Đầu năm 1950, Bộ Tư lệnh Nam Bộ quyết định phát động đợt hoạt động mùa xuân trên toàn chiến trường Nam Bộ. Hưởng ứng lời phát động đó, nhằm phát huy trực tiếp và kịp thời những thành tựu và kinh nghiệm của Chiến dịch Cầu Kè, Bộ Tư lệnh Khu 8 quyết định mở Chiến dịch Trà Vinh (25-3-1950).

Chiến dịch Trà Vinh kết thúc vào ngày 8-5-1950. Địch bị loại khỏi vòng chiến đấu 560 tên, có 250 tên bị tiêu diệt (trong đó 1 thiếu tá và 2 trung úy Pháp), 125 tên bị bắt làm tù binh (trong đó có 2 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan Pháp và 10 lính Bắc Phi) và 184 hàng binh (trong đó có 1 lính lê dương); 9 tàu và xe bị bắn cháy (trong đó có 1 tàu, 1 xà lan, 1 xe bọc thép, 6 xe lội nước). Quân ta tiêu diệt đồn Nô Men và đánh chiếm, tiêu diệt, bức hàng, bức rút hơn 30 lô cốt địch, như: Lò Ngò, Đại Trường, Trà Xất trong, Ba Cụm trong, Lạc Sơn, Bến Giá, Cầy Xây, Giồng Lực, Tùa Thọc, Củ Chi, ngã Ba Trạm, Sà Lôn, Sóc Ruộng, Nô Men, Trà Xất ngoài, Ba Cụm ngoài, Lộ Quẹo, Bài Nhì, kinh La Bang, chùa La Bang, Lưu Tư, Định Ông, Tha La, Hồ Kiếm, Cầu Tre, Lam Vồ, Trinh Phụ, An Bình, Sư Độ, v.v. giải giáp hơn 2.000 lính bảo an địch, thu gần 500 khẩu súng các loại (trong đó có 2 súng cối 60 li, 2 súng tơrônglông, 1 khẩu đại liên, 3 khẩu trung liên, 3 khẩu súng ngắn), 3 máy vô tuyến điện, 3 chiếc dù, 500 lựu đạn, hàng vạn viên đạn các loại và nhiều quân trang, quân dụng của địch.

Với chiến dịch Trà Vinh, ta giải phóng gần 2 vạn dân trên một địa bàn rộng lớn gồm 5 xã: Nhị Trường, Long Hiệp, Đôn Châu, Ngãi Xuyên, Hàm Giang(1).

Trong thời gian từ cuối 1949 đến những tháng đầu năm 1950, phong trào đấu tranh của nhân dân các đô thị ở Nam Bộ phát triển rất mạnh. Dẫn đầu là phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn tổ chức đám tang Trần Văn Ơn bị địch sát hại ngày 9-1-1950, và ngày 9-1 trở thành “Ngày học sinh, sinh viên toàn quốc”. Phong trào học sinh, sinh viên lại bùng lên khi Trần Bội Cơ, một nữ sinh người Hoa bị sát hại ngày 12-5-1950.

Lúc bấy giờ, Mĩ đã ra mặt can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. Ngày 17-3-1950, 2 tàu chiến của Hạm đội VII cập bến Sài Gòn. Nhân dân Sài Gòn vô cùng công phẫn, nên đã biến cuộc mít tinh thành cuộc biểu tình khổng lồ với hàng chục vạn người đả đảo thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. Hai tàu chiến của Mĩ đã phải rời khỏi Sài Gòn. Ngày 19-3-1950 trở thành “Ngày toàn quốc chống Mĩ”.

(http://farm8.staticflickr.com/7258/7659169222_b9a002e81b_b.jpg)

Tàu chiến Mĩ cập cảng Sài Gòn

Ngày 28-4-1950, các chiến sĩ Ban công tác thành của Sài Gòn đã trừng trị tên cò Bazin (chánh mật thám Nam Việt, kẻ đã từng giết hại nhiều cán bộ cách mạng) ngay tại trung tâm thành phố.

Những sự kiện nói trên đã tác động mạnh đến phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang ở các thị xã, thị trấn Tây Nam Bộ.


(1) Lịch sử tỉnh Trà Vinh, Ban Tư tưởng Tỉnh ủy Trà Vinh, 1999, tr.109-110-118-119.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Bảy, 2012, 07:42:42 am
Khu ủy Khu 9 và các Tỉnh ủy đều chú trọng đẩy mạnh phong trào thành thị, đưa cán bộ vào xây dựng cơ sở thành thị, chỉ đạo các đội vũ trang, công an xung phong tăng cường hoạt động diệt ác trừ gian. Nổi bật nhất là phong trào ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần thơ.

Nhân ngày Quốc tế lao động 1-5 và kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ ngày 19-5-1950, ở thị xã Bạc Liêu đã rải truyền đơn, treo biểu ngữ, dùng lựu đạn diệt ác, trừ gian. Ngày 11-6-1950, trong lễ truy điệu nữ sinh Trần Bội Cơ (bị địch sát hại ở Sài Gòn) hàng chục ngàn đồng bào thị xã Bạc Liêu và các vùng chung quanh xuống đường biểu tình. Nhiều người kí tên vào bản Kiến nghị tố cáo hành động tội ác của địch, quyên góp được 20.000 đồng (tiền Đông Dương ngân hàng) để chuyển lên Sài Gòn ủng hộ gia đình Trần Bội Cơ.

Hàng ngàn đồng bào xã Long Điền (Giá Rai) và xã Minh Diệu (Vĩnh Lợi) đã đấu tranh quyết liệt chống địch cướp lúa, giành lại hàng ngàn giạ lúa.

Tại Cần Thơ, tháng 7-1950, 3 đội viên công an xung phong trong Ban công tác thành diệt tỉnh trưởng Trịnh Tấn Truyện ngay tại dinh Tỉnh trưởng. Trong thời gian này, đặc công của ta đánh chìm 3 tàu địch tại Cần Thơ.

Ở thị xã Sóc Trăng, ngày 4-6-1950, một tổ công an xung phong của tỉnh do Nguyễn Văn Phước chỉ huy, bắn chết tên Philippe Boneau (Tây lai Khơme), Phó chỉ huy Sở mật thám Sóc Trăng tại quán cà phê Lục Quốc. Cùng lúc đó, súng của ta nổ vang ở các ngả đường lân cận, mật thám và binh lính hoảng sợ không dám tiếp cứu. Quần chúng vô cùng phấn khởi, còn thực dân Pháp và tay sai thì rất hoang mang.

Bộ Tư lệnh Nam Bộ thi hành chủ trương của Trung ương, quyết định mở Chiến dịch Mùa Xuân. Mục tiêu của chiến dịch là ở Khu 7, Khu 8 là nhằm vào vùng địch hậu. Còn ở Khu 9 thì chọn tỉnh Sóc Trăng làm trọng điểm tấn công. Lúc đó gọi là “Chiến dịch Tophaco” (viết tắt chữ Tổng phản công), sau này gọi là Chiến dịch Sóc Trăng I.

Chiến dịch mở màn vào đêm 4-4-1950. Ngày đầu ta đánh hai đồn Bưng Trốp và Mĩ Phước để nhử địch từ thị xã Sóc Trăng ra ứng cứu. Ta bố trí phục kích địch ở đoạn đường từ Bố Thào di Mĩ Phước. Sáng hôm sau, một đoàn xe quân sự lọt vào trận địa, ta diệt gọn, thu hết vũ khí nhẹ, khẩu đại bác 88 li địch tự phá cụt nòng, ta gỡ không kịp, vì máy bay đến ứng cứu. Ngay chiều hôm đó, các đội vũ trang tuyên truyền của ta tiến vào các phum sóc, nhiều lính Khơme chạy trốn về thị xã hoặc các đồn lớn. Ta thu được một ít vũ khí. Một loạt đồn bót trên lộ từ thị trấn Phụng Hiệp đến thị xã Sóc Trăng rút chạy.

Sau đó, ta tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền để giác ngộ đồng bào Khơme đoàn kết để kháng chiến chống địch, không mắc mưu chia rẽ của chúng. Trong chiến dịch này, ta còn tiến công đồn Jourdan ở xã Tuân Tức, huyện Châu Thành, Sóc Trăng (nay là huyện Mĩ Tú) gây cho địch nhiều tổn thất.

Phối hợp với trọng điểm Sóc Trăng, quân dân Rạch Giá tấn công địch, diệt gần 100 tên, bắn rơi 1 máy bay khu trục ở Tràm Chẹt, thu được 2 khẩu đại liên. Ngày 28-4-1950, chiến dịch kết thúc. Tuy về quân sự ta chưa đạt được chiến thắng to lớn, nhưng về chính trị ta gây dựng được nhiều cơ sở trong đồng bào Khơme. Ban ngày, cán bộ ta có thể tự do đi lại ở các sóc, quan hệ giữa đồng bào Khơme và đồng bào Việt tốt hơn.

Song song với Chiến dịch Sóc Trăng là Chiến dịch Trà Vinh (lúc bấy giờ thuộc Khu 8). Địa bàn tác chiến là các huyện Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang, nơi địch đang tập trung lực lượng càn quét để tái bình định. Lực lượng tham gia gồm tất cả những đơn vị đã tham gia Chiến dịch Cầu Kè trước đây.

Sau 43 ngày liên tục chiến đấu (từ ngày 25-3 đến ngày 8-5-1950), quân dân Trà Vinh đã loại khỏi vòng chiến đấu 560 tên địch (trong đó có 1 thiếu tá và 2 trung úy Pháp), 125 tên bị bắt (có 2 sĩ quan, 4 hạ sĩ, 10 lính Bắc Phi), 185 hàng binh (có cả lính lê dương). Ta bắn cháy tàu và xe của địch, diệt và bức hàng, bức rút 30 đồn bót, giải giới hơn 2.000 lính tự vệ người Khơme, thu gần 500 súng các loại (có 1 đại liên, 3 trung liên, 2 súng cối…), 3 máy vô tuyến điện, nhiều đạn, lựu đạn, quân trang, quân dụng, giải phóng gần 20.000 dân, da số là đồng bào Khơme, ở 5 xã thuộc huyện Trà Cú.

Thắng lợi của chiến dịch Trà Vinh khá toàn diện về quân sự, chính trị, tạo thêm thế và lực cho các chiến thắng tiếp theo.

Tháng 9-1950, Bộ Tư lệnh Nam Bộ quyết định mở Chiến dịch Long Châu Hà I. Nhiệm vụ chủ yếu của chiến dịch là tiến hành vũ trang tuyên truyền trong các vùng đồng bào Hòa Hảo, đồng bào Khơme kết hợp với tác chiến tiêu hao tiêu diệt địch đang chiếm đóng ở Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn.

Lực lượng tham gia có 2 Tiểu đoàn 404, 406 thuộc Trung đoàn chủ lực Tây Đô của Khu 9, và 2 trung đội du kích tập trung của 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn.

Ban chỉ huy chiến dịch gồm: Huỳnh Thủ, Chỉ huy trưởng; Nguyễn Văn Sa, chính trị viên và Nguyễn Tấn Khương, Chỉ huy phó.

Chiến dịch diễn ra trong thời gian từ ngày 30-10-1950 đến ngày 12-11-1950, ta diệt 17 tên địch ở đồn Vĩnh Trung, đánh 2 xe địch chi viện, diệt thêm 10 tên. Ta còn phá lộ, phá cầu như: cầu Sắt, cầu Bưng Tiến. Địch đóng đồn và các lô cốt từ 1 đến 5, dọc lộ Nhà Bàn Vĩnh Trung hoảng hốt rút chạy. Đêm 6-11-1950, quân địch ở các lô cốt từ số 1 đến số 15 cũng bỏ chạy. Ta làm chủ lộ Vĩnh Trung - Tri Tôn. Các cuộc tấn công và vũ trang tuyên truyền đã gây nhiều ảnh hưởng tốt trong đồng bào ở vùng tạm bị chiếm.

Biệt khu Phú Quốc: Từ cuối 1949, Pháp cam kết với Mĩ xây dựng Phú Quốc thành một biệt khu chống Cộng. Chúng đưa 30.000 tàn quân Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch do Hoàng Kiệt chỉ huy đến đây làm nòng cốt. Dân số tại đây chỉ có 6.000 người. Lực lượng vũ trang của ta có 2 trung đội bộ đội địa phương, 1 tiểu đội du kích tập trung và vài chục dân quân du kích xã.

Bọn tàn quân của Hoàng Kiệt phải lao động khai thác đồn điền trồng dừa của chủ Tây để lại, ngày đêm vất vả, đói khát, bệnh tật mà không thấy tương lai nên đâm ra bất mãn. Ta tranh thủ và phân hóa họ, khuyên họ tránh xung đột với dân, kích động họ kéo lên dinh quận trưởng Phú Quốc đòi Pháp cung cấp lương thực, thuốc men. Mặt khác ta vận động họ chĩa múi nhọn đấu tranh vào bọn thực dân Pháp, bán súng đạn cho ta (trong số súng bán có nhiều súng tiểu liên). Bà con đã bày vẽ cho họ đốn củ hũ dừa(1) để ăn, vì vậy 1 đồn điền dừa rộng 15 ha bị tàn phá đến kiệt quệ.

Tháng 3-1950, theo lệnh của Mĩ, số này bị phân tán đi các nước Đông Nam Á. Trước khi bị đưa đi, trên 150 người đã bỏ trốn, một số tham gia kháng chiến, một số ở lại đảo lao động làm ăn (có một số lấy vợ người Việt).


(1) Củ hũ dừa: vùng thân non trên ngọn cây dừa sau khi bóc hết các tàu lá.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Bảy, 2012, 07:44:32 am
3. Sắp xếp lại bộ máy chỉ đạo kháng chiến

Từ giữa năm đến cuối năm 1950, Bộ Tư lệnh Nam Bộ có nhiều quyết định sắp xếp lại bộ máy chỉ huy quân sự và lực lượng vũ trang Quân khu 9 để sát với thực tế phong trào và tăng cường khả năng chiến đấu.

Ngày 15-5-1950, Bộ Tư lệnh Nam Bộ ra Quyết định số 71/QĐNS, giải thể Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Bộ Tư lệnh Nam Bộ trực tiếp chỉ huy các lực lượng vũ trang của Khu 9. Xứ ủy cũng trực tiếp chỉ đạo các Tỉnh ủy ở Tây Nam Bộ, không còn Khu ủy Khu 9. Bộ Tư lệnh Nam Bộ rút 1 đại đội của Rạch Giá, 2 đại đội của Long Châu Hậu và Hà Tiên để lập Tiểu đoàn 406. Ngày 18-5-1950, Bộ Tư lệnh Nam Bộ quyết định thành lập Trung đoàn Tây Đô, trung đoàn chủ lực đầu tiên ỏ miền Tây gồm 3 Tiểu đoàn 402, 404 và 406 do Huỳnh Thủ làm Trung đoàn trưởng, Nguyễn Văn Sa làm Chính trị viên và Lưu Khánh Đức làm Trung đoàn phó.

Năm tháng sau, ngày 20-1-1950, Bộ Tư lệnh Nam Bộ ra Quyết định số 211/QĐNS thành lập lại Bộ Tư lệnh Quân khu 9 với thành phần chỉ huy là: Nguyễn Chánh - quyền Tư lệnh, Hoàng Dư Khương - Chính ủy, Võ Quang Anh - Phó Tư lệnh. Chế độ Chính ủy được thực hiện từ đó, không còn Quân khu ủy.

Ít lâu sau, cơ quan Bộ Tư lệnh Nam Bộ di chuyển về miền Đông. Từ lúc này, ở Khu 9 không còn Khu ủy và các ngành chức năng. Quân khu và các tỉnh đều trực tiếp báo cáo và thỉnh thị với Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ.

Ngày 31-10-1950, Bộ Tư lệnh Nam Bộ ra quyết định bổ nhiệm một số cán bộ cấp quân khu về phụ trách các ban chỉ huy tỉnh đội và quy định chức năng của ban chỉ huy tỉnh đội. Ban chỉ huy tỉnh đội chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang trong tỉnh mình. Đây là biện pháp tổ chức tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho tác chiến, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh.

(http://farm8.staticflickr.com/7274/7659169496_2810680102_b.jpg)

Cục diện chiến tranh vào cuối năm 1950


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Bảy, 2012, 06:53:50 am
III. XÂY DỰNG CĂN CỨ CÁCH MẠNG, MỞ RỘNG MẶT TRẬN ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN VÀ GIÚP ĐỠ BAN CAMPUCHIA

1. Xây dựng vùng căn cứ cách mạng trên cơ sở kháng chiến toàn diện

Từ khi chiến tranh lan đến các tỉnh miền Tây, một vùng độc lập(1) ra đời, do chính quyền kháng chiến quản lí. Vùng độc lập ngày càng mở rộng và được xây dựng vững chắc hơn. Các tỉnh dần dần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng căn cứ cách mạng, tạo hậu phương tại chỗ cho cuộc kháng chiến lâu dài. Mỗi cấp khu, tỉnh, huyện, xã đều có chỗ đứng, có căn cứ của mình, tạo thành thế liên hoàn hỗ trợ nhau.

Tháng 7-1947, Quân khu 9 mở hội nghị bàn về xây dựng căn cứ trên địa bàn U Minh - Nam Cà Mau thuộc địa bàn 2 tỉnh Bạc Liêu và Rạch Giá.

Về tình hình ruộng đất

Khi bắt đầu kháng chiến, số đông điền chủ chạy vào vùng tạm chiếm sinh sống, nên ở nông thôn nông dân mặc nhiên làm chủ ruộng đất đang canh tác, lúa thóc đầy bồ, không còn tình trạng phải tranh thu tô như trước nữa.

Tháng 7 và tháng 10-1949, Chính phủ Trung ương ban hành Sắc lệnh 78/SL về giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho nông dân.

Thi hành Sắc lệnh của Chính phủ, từ tháng 10-1950, chính quyền và đoàn thể tiến hành đo đạc và hợp thức hóa việc tạm cấp cho nông dân phần ruộng đất đang canh tác. Tình cảnh nông dân bị điền chủ bóc lột sức lao động mặc nhiên không còn nữa. Tây Nam Bộ có những thành tích rất đặc biệt trong việc vận động điền chú hiến điền.

Huỳnh Thiên Lộc, một điền chủ lớn nhất ở Rạch Giá, đã tự nguyện hiến toàn bộ điền sản cho cách mạng. Phần điền là 20.000 ha được chính quyền cấp cho nông dân canh tác. Phần sản là toàn bộ hệ thống các nhà máy xay xát ở Chợ Lớn, cùng nhà cửa của gia đình. Sau đó cả hai vợ chồng thoát li đi theo kháng chiến. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Bắc làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, đã từng được tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến đi Pháp năm 1946. Khi kháng chiến bùng nổ, ông xin Chủ tịch Hồ Chí Minh cho nghỉ chức Bộ trưởng để vào Nam chiến đấu. Ông đã hi sinh trong vùng kháng chiến năm 1950. Bà tiếp tục hoạt động trong kháng chiến và sau đó tập kết ra Bắc, giữ vững lời thề theo cách mạng đến cùng…

Cao Triều Phát, một điền chủ lớn ở Bạc Liêu, đã hiến 5.000 ha đất ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Cụ đã có công lớn trong việc vận động đồng bào các họ đạo Cao Đài đi theo kháng chiến.


(http://farm8.staticflickr.com/7248/7659169950_650176ca00_b.jpg)

Cụ Cao Triều Phát đi khắp các tỉnh miền Tây giải thích chính sách giảm tô của Chính phủ

Trong việc hợp thức hóa tạm cấp hoặc tạm giao ruộng đất cho nông dân, thùy theo tình hình cụ thể của mỗi địa phương mà quy định mỗi hộ, mỗi nhân khẩu được nhận bao nhiêu đất. Ngoài ra, cũng có sự điều chỉnh qua lại giữa bà con nông dân với nhau cho hợp lí trên tinh thần thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau và vừa với khả năng canh tác của từng hộ.

Việc thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ ở Tây Nam Bộ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, không gây căng thẳng trong nội bộ Đảng cũng như ngoài xã hội. Theo báo cáo của Ban Nông vận Trung ương thì tính đến năm 1954, trong toàn Nam Bộ, có khoảng hơn 6.000 địa chủ đã bỏ ruộng đất về ở trong thành phố. Tổng số ruộng đất đã hiến, đất tịch thu của Pháp và Việt gian, được tạm cấp và đất vắng chủ được tạm giao cho nông dân ở toàn Nam Bộ là 564.547 ha cho 527.153 nhân khẩu, trung bình mỗi người được chia khoảng 1 ha(1).


(1) Lúc bấy giờ gọi là “vùng độc lập” hoặc “vùng tự do” chưa gọi là “vùng giải phóng” như thời chống Mĩ.
(1) Công báo 1949.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Bảy, 2012, 06:55:31 am
Về sản xuất và lưu thông ở vùng độc lập

Chính quyền và đoàn thể ở nông thôn khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, khai hoang phục hóa để nuôi quân đánh giặc. Do đó, diện tích đất canh tác và sản lượng ngày càng tăng. Năm 1948, ở Khu 9, nhân dân đã gieo trồng 452.840 ha (so với 1947 tăng 35.000 ha), sản lượng đạt 22.914.250 giạ lúa (bằn 458.000 tấn). Riêng vùng độc lập Bạc Liêu (rộng nhất miền Tây), thu hoạch 4.000.000 giạ lúa (92.000 tấn), sau khi đáp ứng nhu cầu trong tỉnh còn 2.000.000 giạ lúa cung cấp cho lực lượng vũ trang Khu 9 và tiếp tế cho các tỉnh bạn.

Ngoài lúa, nông dân còn trồng nhiều loại nông sản như: khoai, khóm, rau quả, mía, v.v. Dưới sông rạch, ao đìa và ven biển thì nuôi thủy sản. Chăn nuôi trâu, bò, heo, gà, vịt… cũng phát triển ngày càng nhiều.

Nhìn chung, do những điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên khi bước vào cuộc kháng chiến, đời sống ở những vùng căn cứ kháng chiến của miền Tây Nam Bộ thuận lợi hơn nhiều so với miền Đông Nam Bộ, so với các khu căn cứ ở Trung Bộ và Bắc Bộ. Lúa gạo tương đối dồi dào, những sản vật thiên nhiên như tôm cá, cây trái, gà, vịt… khá phong phú. Chỉ những trường hợp đặc biệt, do càn quét, phải lẩn tránh tạm thời vào những nơi không có khả năng tiếp tế, còn thông thường thì bộ đội, cán bộ, cơ quan vẫn đảm bảo được một mức sinh hoạt vật chất tương đối khá hơn nhiều vùng khác (gạo đủ ăn, cá mắm, rau, trái… đủ đảm bảo mức sinh hoạt bình thường).

Đời sống của nhân dân vùng độc lập ngày càng khá lên. Ngoài việc tự cung cấp, còn có phần dư để mang trao đổi. Nhiều xã, liên xã đã mở chợ để mua bán, trao đổi hàng hóa. Có nhiều chợ vốn có từ trước như: Chợ Thới Bình (Cà Mau), chợ Ngang Dừa, chợ Chắc Băng, chợ Huyện Sử (Rạch Giá)…, nay phát triển thịnh vượng hơn. Trong những năm 1949-1950, chợ thường họp vào ban đêm, đề phòng máy bay địch bất ngờ bắn phá.

(http://farm9.staticflickr.com/8286/7659169724_242c4a1b8e_b.jpg)

Họp chợ trong rừng

Trong mấy năm đầu kháng chiến, việc trao đổi hàng hóa giữa vùng ta và vùng địch được diễn ra một cách nhộn nhịp ở 2 chợ cửa khẩu: Chợ Phong Điền (Cần Thơ) và chợ Huỳnh Hữu Nghĩa (Sóc Trăng). Mỗi ngày có hàng chục ghe chài của tư sản người Hoa ra vào mua bán, trao đổi hàng hóa nông sản và sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công. Nhờ đó lúa gạo được tiêu thụ và mọi nhu yếu phẩm được cung cấp, trong đó quan trọng nhất là những vật dụng phục vụ cho sản xuất vũ khí.

“Số nguyên liệu, vật liệu mua được từ vùng địch tạm chiếm, nhất là ở Nam Bộ đã góp phần quan trọng để duy trì và phát triển việc sản xuất. Riêng năm 1948, Nha Mậu dịch của Cục Quân giới trực tiếp mua được hơn 27 tấn kali clorát, hơn một vạn bánh thuốc đinamít, gần 12 vạn ống thuốc nổ. Riêng Quân giới khu VIII cũng trong hai năm 1948-1949 đã mua được 17 tấn diêm tiêu, 1,6 tấn axít các loại, 50 kg sunphua antimoan, 7 tấn đồng lá…”(1).


Tình hình đang phát triển thì tháng 8-1948 có chỉ thị của Nam Bộ về “phong tỏa kinh tế địch”, 2 cửa khẩu này ngưng hoạt động. Việc giao lưu hàng hóa giữa 2 vùng bị gián đoạn.

Đến tháng 10-1948, Trung ương Đảng có chỉ thị về “bao vây kinh tế địch”. Chính phủ cũng ra Sắc lệnh thành lập ban bao vây kinh tế địch từ Trung ương đến các địa phương. Các tỉnh Nam Bộ cũng thành lập các Ban bao vây kinh tế địch.

Các tỉnh Tây Nam cũng đã thực hiện chủ trương này, tuy có nhiều nơi chưa thật thông suốt. Ở Nam Bộ, cuối năm 1948 đã tổ chức một Hội nghị kinh tế tài chính và đưa ra chính sách tiêu dùng sản xuất, thành lập Ban tiêu dùng sản xuất. Ban này có quyền quyết định những mặt hàng được trao đổi giữa vùng kháng chiến và vùng Pháp, định ra thuế biểu đóng trên các hàng nhập. Mức thuế từ 80 đến 100% (gọi là thuế xuất thị hay nhập thị). Thực chất của giải pháp này không phải là nhằm giải quyết nhu cầu về xuất khẩu và nhập khẩu, mà là nhằm giải quyết nguồn thu tài chính cho ngân sách các cơ sở ở Nam Bộ. Các nguồn thuế xuất thị và nhập thị cung cấp tới 70% nguồn thu ngân sách của Nam Bộ lúc đó . Những chủ trương trên ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống.


(1) Xem Võ Nguyên Giáp: Chiến đấu trong vòng vây, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998, tr.249, 336, 343, 401, 409.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Bảy, 2012, 07:01:44 am
Nông sản lương thực vùng độc lập bị ứ đọng, trong khi rất nhiều nhu yếu phẩm bị khan hiểm. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như dệt vải, làm xà bông, đường… trong vùng độc lập chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu của dân chúng. Đời sống gặp nhiều khó khăn, nhân dân có nhiều thắc mắc với chủ trương bao vây kinh tế địch. Do ở Bắc Bộ có kinh tế tự túc tự cấp còn ở Nam Bộ thì không có cơ sở về tự túc, tự cấp.

Ở nhiều địa phương, đồng bào lén đem một số lúa gạo, gà, vịt… ra vùng tạm chiếm bán để mua nhu yếu phẩm như vải, dầu lửa, xà bông, thuốc men… (lúc đó gọi là “nhảy dù”). Số bàn con này bị các trạm gác xét gắt gao, tịch thu hết các loại sản phẩm đem ra và đem vào, có nơi một số trạm gác còn quá khích bắn súng để cảnh cáo. Nhưng nơi đó đồng bào phản ứng lại với trạm gác, tổ chức đi thành đoàn, tranh cãi với trạm gác, một vài nơi có xảy ra xô xát… Một biểu hiện sai lầm khác là có nơi huy động nông dân mang phảng ra phá lúa ở đồn điền Gressier ở Tân Hùng (Thạnh Trị - Sóc Trăng), phá 200 sân muối ở Bạc Liêu… cho như thế là phá hoại kinh tế địch.

Nông sản dư thừa không tiêu thụ được, nên nông dân hạn chế sản xuất, dẫn đến sản lượng sut giảm, một số nơi thiếu lương thực. Do đó, ở Rạch Giá có chủ trương giết bớt vịt tàu (bẻ cổ vịt), gây nên sự bất bình trong quần chúng.

Trong thực tế, chủ trương bao vây phong tỏa kinh tế địch có gây một số khó khăn cho địch, nhưng lại gây khó khăn cho ta nhiều hơn: Sản xuất nông nghiệp giảm sút, các loại nhu yếu phẩm thiếu thốn, đời sống khó khăn, quan hệ giữa chính quyền cách mạng và nhân dân bị rạn nứt.

(http://farm9.staticflickr.com/8157/7659170192_76fd814447_b.jpg)

Khẩu hiệu “không buôn bán với địch” tại những trạm kiểm soát vùng giáp ranh ở Nam Bộ

Tư tưởng bao vây kinh tế địch một cách máy móc đã được khắc phục từ năm 1951.

Năm 1951 với Đại hội Đảng lần thứ II, là một năm bản lề về đường lối kinh tế. Dựa trên những kinh nghiệm thực tế của 5-6 năm kháng chiến, lại tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước bạn, trong tư tưởng của thời kì này đã có những chuyển biến và từ đó đi tới những quyết định tích cực, có căn cứ khoa học, sự chuyển biến đó thể hiện ở mấy quan điểm chủ yếu sau đây:

Chống Pháp nhưng không chống buôn bán với Pháp. Tư tưởng này xuất phát từ sự nhìn nhận một thực tế khách quan là: Đến lúc này “ta cần hàng của địch hơn là địch cần hàng của ta”(1). Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (kháo II), họp vào tháng 3-1951 nhận định: “Kiểm thảo lại chính sách bao vây và phá hoại kinh tế địch và đặt ra những phương châm dùng cho việc đấu tranh kinh tế tài chính với địch”(2). Từ đó, đã có một sự chuyển biến lớn trong xuất nhập khẩu. Phương châm lúc này là: Tranh thủ trao đổi có lợi, tranh thủ xuất siêu càng nhiều càng tốt.

Thấy được sai lầm đó nên chỉ một năm sau, Nam Bộ đã có chủ trương sửa sai. Đến năm 1951, Nam Bộ khắc phục hậu quả của sai lầm đó bằng chính sách kinh tế mới.

Sau khi có chủ trương sửa sai, từ giữa năm 1951 trở đi, tình hình kinh tế vùng độc lập trở lại bình thường. Nhiều cơ sở tiểu thù công nhân được hình thành và phát triển như dệt vải, dệt tơ lụa, sản xuất xà bông, giấy, lò đường, lò bánh mì…

Hàng hóa nhu yếu phẩm từ thành thị đưa vào vùng độc lập ngày càng phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của đời sống nhân dân, nhất là các loại nguyên liệu, hóa chất dùng cho việc sản xuất vũ khí ở các công binh xưởng của quân đội ta.

Theo Hồi ức của Huỳnh Minh Hiển, ủy viên Mặt trận Liên Việt Nam Bộ: “Đời sống nhân dân vùng giải phóng ngày càng khó khăn. Hàng tiêu dùng thứ gì cũng khan hiếm; Thiếu vải, thiếu bát đĩa, thiếu cả kim chỉ. Ở các cơ quan, nhiều anh em phải lấy gáo dừa làm bát ăn cơm. Ban đêm không có dầu đốt đèn. Trong khi đó, lúa, hoa màu, sản phẩm chăn nuôi thì thừa ứ không bán đi đâu được. Dân thu hẹp sản xuất, lén lút đem từng con heo đi vòng qua các trạm gác, bán ở các chợ trong vùng tạm chiếm và mua từng khúc vải mang về. Thuở ấy gọi thế là “nhảy dù” lan rộng ra, không tài nào kiểm soát nổi. Sản xuất trong vùng giải phóng giảm sút nhanh chóng, đến mức nhiều vùng lo ngại thiếu ăn. Mất bình tĩnh, Tỉnh ủy Rạch Giá chủ trương giảm bớt những đàn vịt để giành lúa cho người. Chủ trương này được truyền xuống dưới, một số nơi cán bộ bắt vịt của dân chặt đầu hàng loạt. Trung ương Cục phái một đoàn kiểm tra đi Rạch Giá do anh Lê Toàn Thư cầm đầu. Anh Bảy Quảng, Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá bị kỉ luật, rút về Văn phòng Trung ương Cục và Ủy ban, làm việc tại Ban Nghiên cứu. Từ 1951, nhận được sự chỉ đạo của Trung ương về chính sách kinh tế mới, kết hợp với tình hình thực tế ở Nam Bộ, Ủy ban hành chánh Nam Bộ ráo riết chuẩn bị chính sách mới. Một hội nghị hành chánh toàn Nam Bộ được mở ra ở Tân Duyệt để truyền đạt chính sách. Tất cả chủ tịch tỉnh và thủ trưởng các ban ngành về dự đông đủ. Chính sách mới bao gồm cả chủ trương mở lại giao lưu kinh tế với vùng tạm chiếm, cho phép nhân dân đi lại, mua bán và thu thuế xuất nhập thị bằng tiền Đông Dương. Nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng chính sách mới, dẫn đến chuyển biến ngoạn mục chỉ trong vòng 1 năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống trong vùng giải phóng được cỉa thiện rất nhanh, nhà nào cũng lúa đầy bồ và nộp thuế nông nghiệp đầy đủ. Giao lưu với vùng tạm chiếm được khôi phục, dân mang nông sản ra bán ở các chợ thị trấn, nhất là chợ Cà Mau. Các chợ trong vùng giải phóng như chợ Thới Bình, chợ Huyện Sử, chợ Cái Nước hoạt động trở lại. Ghe chờ hàng bách hóa bán dọc theo sông, rạch, tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng chấm dứt”(3).

Từ năm 1952, rút kinh nghiệm của Trung ương, Nam Bộ đã cho xuất mạnh mẽ vào vùng Pháp cả thóc gạo, gà vịt, than củi, da rắn… nhờ đó phát triển được sản xuất trong vùng tự do, đảm bảo cung cấp cho kháng chiến và dân sinh. Nam Bộ cũng là nơi phát sinh sáng kiến áp dụng biện pháp kết hối, tức là bắt buộc những thương nhân mang hàng vào vùng Pháp bán lấy tiền Đông Dương về phải đổi lấy tiền ngân hàng theo tỉ lệ thỏa thuận. Nhờ đó, Ngân hàng xuất nhập khẩu nắm được một khối lượng ngoại tệ khá lớn. Ngoại tệ từ miền Tây Nam Bộ đã được chuyển sang giúp đỡ miền Đông là miền gặp nhiều khó khăn về nhập khẩu (vì miền Đông không có hàng để xuất nên cũng không có khả năng nhập và còn bị bão lụt 1951-1952).


(1) Tập san Công Thương: Đấu tranh mậu dịch với địch, số 3, tháng 12-1951, tr. 4.
(2) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.513.
(3) Hồi kí Huỳnh Minh Hiển: Những kỉ niệm sống và làm việc ở Văn phòng Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban hành chánh kháng chiến Nam Bộ (Xem Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999).


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Bảy, 2012, 07:05:06 am
Sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề tiền tệ

Do bị Pháp đánh chiếm khi chính quyền về tay nhân dân chưa đầy một tháng, nên chế độ tiền tệ Nam Bộ có những nét khá độc đáo.

Lúc đầu, Nam Bộ phải tiêu dùng hoàn toàn bằng tiền Đông Dương. Vì thiếu bạc lẻ, Nam Bộ có lúc đã phải chủ trương cắt đôi tờ bạc Đông Dương từ loại 100 đồng trở xuống để tiêu dùng trong khu căn cứ kháng chiến. Có nơi tiêu cả giấy bạc Trung ương từ Liên khu V đưa vào.

Cuối năm 1947 đầu năm 1948, Pháp tuyên bố không thừa nhận các giấy bạc 100 đồng Ngân hàng Đông Dương in tại Nhà in Viễn Đông (IDEO) ở Hà Nội. Để đối phó với thủ đoạn cướp đoạt trắng trợ đó, Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ chủ trương đóng dấu của chính quyền tỉnh, quận, huyện và khắc khẩu hiệu “ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh” đóng trên tờ bạc 100 đồng và các loại giấy bạc Đông Dương khác để cho lưu hành bình thường trong vùng kháng chiến. Việc “Việt Nam hóa” tiền Đông Dương đã đưa hoạt động mua bán trở lại bình thường. Tiền có đóng dấu chính quyền cách mạng không chỉ lưu hành trong vùng tự do mà còn len lỏi vào vùng tạm chiếm, góp phần tuyên truyền chống Pháp bằng những khẩu hiệu kháng chiến.

(http://farm9.staticflickr.com/8144/7659170424_561fc708ee_b.jpg)

Giấy bạc 100 đồng Đông Dương có đóng dấu “Ủy ban kháng chiến Nam Bộ
tỉnh Bến Tre”, và dấu “ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh”

Ngày 1-11-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 102/SL cho phép Nam Bộ phát hành tín phiếu riêng. Nhưng nhờ đã “Việt Nam hóa” được trên 100 triệu đồng Đông Dương, số tiền khá lớn lúc bấy giờ so với giá gạo, nên việc thi hành Sắc lệnh trên được tạm hoãn.

Sau đó, để bớt khó khăn cho Nam Bộ, bằng Sắc lệnh số 147/SL ngày 2-3-1948, Chính phủ Trung ương lại cho phép phát hành tại Nam Bộ giấy bạc Việt Nam, gọi là giấy bạc Trung ương. Đồng thời số lượng giấy bạc Trung ương đưa vào Nam Bộ bằng đường biển ngày càng nhiều, gồm đủ các loại, từ 1 đồng đến 100 đồng. Giấy bạc Trung ương được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt, có giá trị cao hơn giá trị giấy bạc Đông Dương rất nhiều, có nơi cao hơn 50%.

Thời gian này, Pháp tung ra thị trấn nhiều giấy bạc Việt Nam giả. Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ liền chủ trương “đắp đền” cho tờ bạc Trung ương một phiếu “Kiểm soát đặc biệt”, có chữ kí của Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh và Trưởng ti ngân khố tỉnh, rồi lưu hành trong địa phương.

Cuối năm 1948, vì giấy bạc Trung ương chuyển vào khó khăn, nên được sự ủy nhiệm của Chính phủ Trung ương, Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ đã tiến hành ấn loát tại chỗ và phát hành các loại “Giấy bạc Nam Bộ” cho toàn Nam Bộ (gồm các giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng).

(http://farm8.staticflickr.com/7121/7659171194_6449afb062_b.jpg)

(http://farm8.staticflickr.com/7258/7659170814_a4398909dc_b.jpg)

(http://farm9.staticflickr.com/8421/7659171016_2bc9312615_b.jpg)

Giấy bạc có chữ kí của Chủ tịch UBHCKC Nam Bộ Phạm Văn Bạch
và Giám đốc ngân khố Nam Bộ Nguyễn Thành Vinh


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Bảy, 2012, 07:07:38 am
Để có được những đồng tiền Việt Nam các loại ở Nam Bộ, công tác in ấn được quan tâm sâu sắc. Trong điều kiện ấn loát hết sức khó khăn, ngay trong vùng tự do, công việc “ấn loát đặc biệt” vẫn được tiến hành. Kĩ sư Ngô Tấn Nhơn (phụ trách) cùng các họa sĩ Huỳnh Văn Gấm, Sáu Hộ, Lê Ba, Lê Thiên, Trần Ngọc Thanh… và 6 cán bộ kĩ thuật về giấy, in và vẽ do Trung ương cử vào từ tháng 9-1949, đã cho ra đời những tờ giấy bạc Cụ Hồ khá đẹp - hình tượng hiên ngang của Nam Bộ kháng chiến. Các loại tiền được sản xuất bằng nguyên liệu tại chỗ, in trên nền giấy khá dai, khó có thể làm giả được.

(http://farm8.staticflickr.com/7115/7659171340_cca7df85da_z.jpg)

Ông Ngô Tấn Nhơn đang kể về việc tổ chức in tiền tại Nam Bộ

Để in tiền, từ năm 1948, Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ đã thành lập “Ban ấn loát đặc biệt” đóng tại Đồng Tháp. Ban đã tổ chức và quản lí nhiều phân Ban:

- Phân ban A do ông Thân Trọng Song phụ trách, đóng ở Đồng Tháp.

- Phân ban B do họa sĩ Huỳnh Văn Gấm phụ trách, in loại giấy 50đ (kiểu 1). Sau này, phân ban B được chuyển từ rừng U Minh xuống rừng Năm Căn.

- Phân ban C được lập ở khu VII, nhưng không hoạt động được do khu căn cứ bị thu hẹp.

Ban ấn loát đặc biệt Nam Bộ được thành lập do Ngô Tấn Nhơn làm Trưởng ban; anh Hồ Văn Thế, cán bộ của Bộ Tài chính và hạo sĩ Huỳnh Văn Gấm làm Phó ban. Nhiệm vụ của Ban ấn loát đặc biệt là in giấy bạc Cụ Hồ các loại để thỏa mãn nhu cầu tác chiến ngày càng tăng và nhu cầu trao đổi hàng hóa trong vùng độc lập của ta(2).

Một công nhân Xưởng in tiền Nam Bộ thời đó viết trong Hồi kí: “Nam Bộ kháng chiến từ tháng 9-1945. Hồi đó, giấy bạc Việt Nam chưa in được. Nhân dân phả tạm dùng giấy bạc Đông Dương, nhưng dưới một hình thức đặc biệt là tờ giấy bạc Đông Dương được đóng con dấu của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1946, lực lượng của ta đã tương đối khá. Vấn đề kinh tế tự lực cánh sinh tương đối tạm đủ. Các cơ quan và quân đội phát triển mạnh nên cuối năm 1946, Chính phủ bắt đầu nghiên cứu việc in giấy bạc Việt Nam ngay tại Nam Bộ.

Đầu năm 1947, một xưởng in giấy bạc đã được thành lập. Buổi đầu, số anh em công nhân rất ít, thiếu nhiều thợ chuyên môn, máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu. Nhưng nhờ tinh thần chịu đựng gian khổ, quyết tâm khắc phục khó khăn nên dần dần xưởng đã mua sắm được hơn hai chục máy móc, trong đó có 3 máy offset, số anh em công nhân đã lên tới hàng trăm người, đủ đảm bảo cho việc in giấy bạc Việt Nam.

Tháng 7-1949, anh em chúng tôi đã bắt đầu sản xuất được tờ giấy bạc đầu tiên (loại 5 đ) ở Nam Bộ. Tuy kĩ thuật in hãy còn kém nhưng nhân dân trông chờ nó từ lâu, nên khi nó ra đời, nhân dân rất vui mừng được tiêu giấy bạc “Cụ Hồ”.

Nhân dân Nam Bộ có câu ca dao:

Bạc Đông Dương, tây thương, ta ghét
Bạc Cụ Hồ, tây đốt, tây thu
Ra tay thêm nặng oán thù
Dù bay đốt hết đã có chiến khu trở về!
(2)



(1) Xem Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 199, tr.459.
(2) Tập san Tiền Việt Nam, 1955, sđd, tr. 54.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Bảy, 2012, 07:12:56 am
(http://farm9.staticflickr.com/8148/7659168834_5ba2a7e341_b.jpg)

(http://farm9.staticflickr.com/8006/7659171544_dedb335c2b_b.jpg)

(http://farm9.staticflickr.com/8282/7659168482_e322a544c5_b.jpg)

(http://farm8.staticflickr.com/7130/7659171760_c2d4bcbefb_b.jpg)

(http://farm9.staticflickr.com/8288/7659171946_e23cb6aa6b_b.jpg)

(http://farm8.staticflickr.com/7138/7659172120_072b582594_b.jpg)

(http://farm8.staticflickr.com/7263/7659172350_acd57d2105_b.jpg)

(http://farm9.staticflickr.com/8431/7659172604_634aff9bd6_b.jpg)

Một số “đồng bạc Cụ Hồ” in tại Nam Bộ


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Bảy, 2012, 07:15:47 am
(http://farm9.staticflickr.com/8153/7659173154_7167a437e0_b.jpg)

Bia kỉ niệm nơi đặt trụ sở Ban ấn loát đặc biệt

Lúc này, cả 3 loài tiền nói trên (tiền Đông Dương đã “Việt Nam hóa”, giấy bạc Trung ương và giấy bạc Nam Bộ) song song lưu hành, được nhân dân tín nhiệm, có giá trị ngang nhau. Vào cuối năm 1952, các loại giấy bạc Đông Dương đã “Việt Nam hóa” dần dần biến mất một phần do rách nát, một phần do chính quyền kháng chiến thu hồi để tiêu hủy.

Để đối phó có hiệu quả hơn với âm mưu phá hoại của đối phương và khắc phục khó khăn do chiến sự đã chia cắt các thị trấn, từ ngày 28-8-1949, căn cứ vào Sắc lệnh số 102/SL ngày 1-11-1947 của Chính phủ Trung ương, Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ ra Nghị định 267/NĐ cho lưu hành “Tín phiếu Nam Bộ” và “Phiếu tiếp tế” của từng tỉnh, liên tỉnh với kiểu dáng khác nhau và chỉ có giá trị lưu hành trong từng địa phương. Các tỉnh có tín phiếu: Trà Vinh, Vĩnh Trà, Thủ Biên… Các tỉnh có phiếu tiếp tế: Sóc Trăng, Vĩnh Long, Rạch Giá, Hà Tiên, Cần Thơ, Bến Tre…

(http://farm9.staticflickr.com/8285/7659172802_75fdffef27_b.jpg)

“Phiếu đổi chác” lưu hành ở tỉnh Vĩnh Long

Tín phiếu và phiếu tiếp tế có tính chất và giá trị lưu hành như nhau (mặc dù có in rõ tín phiếu hay phiếu tiếp tế trên tờ bạc, đều có chữ kí của Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh và Trưởng ti Ngân khố tỉnh sở tại, đều ghi rõ chỉ được lưu hành trong tỉnh…). Tín phiếu và phiếu tiếp tế được coi là giấy bạc Việt Nam có tính chất địa phương, có chức năng chi trả đầy đủ ngang với giấy bạc Trung ương và giấy bạc toàn Nam Bộ. Tổng số tín phiếu và phiếu tiếp tế của các tỉnh và liên tỉnh trên toàn Nam Bộ đã phát hành là 306 triệu đồng.

 
(http://farm8.staticflickr.com/7138/7659172964_00d0ee7650_b.jpg)

(http://farm9.staticflickr.com/8002/7659173454_0d530ab4c4_b.jpg)

Phiếu tiếp tế, tín phiếu thường có kèm khẩu hiệu về kháng chiến và kiến quốc


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Bảy, 2012, 07:16:17 am
Xây dựng về văn hóa - xã hội

- Về văn hóa “Phong trào vận động đời sống mới” ngày càng phát triển. Từ cán bộ, chiến sĩ đến nhân dân đều hưởng ứng phong trào đời sống mới: ăn uống có vệ sinh, ăn chín, uống chín, dùng 2 đũa hoặc đũa 2 đầu, làm cầu tiêu 2 ngăn hợp vệ sinh, xóa bỏ cầu tiên trên sông rạch, chống các thủ tục mê tín dị đoan, thầy bùa, thầy pháp, đồng bóng, tổ chức giản dị và tiết kiệm các lễ cúng giỗ, cưới hỏi, ma chạy… có nơi tổ chức đám cưới tập thể, các tệ nạn cờ bạc, thuốc phiện, rượu chè, đĩ điếm… coi như không còn. Trong những dịp cũng giỗ, nhiều nhà dành riêng 2 mâm để tưởng nhớ các chiến sĩ trận vong.

- Tình hình an ninh trật tự trong xóm, ấp được bảo đảm, có bất hòa mâu thuẫn với nhau thì bà con tự giải quyết, chính quyền đoàn thể có khi không cần can thiệp. Tình làng nghĩa xóm thương yêu, đùm bọc nhau, không có trộm cướp. Ban đêm nhà không cần đóng cửa. Ghe xuồng rủi có đứt dây cột trôi đi, ai thấy cũng cột lại để chờ người đến nhận.

- Các hoạt động văn hóa văn nghệ vừa nhằm giải trí, vừa có tác dụng giáo dục. Trong những năm đầu kháng chiến, các hình thức văn nghệ phổ biến là hát tân nhạc, hò lờ, diễn kịch; vọng cổ, cải lương ít được sử dụng, vì có nhiều cán bộ cho là có làn điệu buồn bã, ủy mị. Có thời gian ngắn như ở Bạc Liêu - Rạch Giá có chủ trương cấm vọng cổ, nhưng sau đó thì không cấm nữa. Trong các cuộc lễ hội, đám cưới, hội nghị thường là hát tân nhạc, đơn ca hoặc đồng ca, vì vậy mỗi người cần học thuộc một vài bài hát, để khi được yêu cầu thì đứng lên hát góp vui. Phong trào “hò lờ” cũng rất phổ biến, thường chia làm hai phe đối đáp rất vui. Diễn kịch thì thường là diễn kịch ngắn, có khi là kịch cương, 5-3 người hội ý rồi đứng lên diễn với nội dung thường là cổ động cho các chủ trương của chính quyền kháng chiến, châm biếm thực dân và tay sai.

Từ năm 1949 trở đi mới có nhiều vở kịch có giá trị, được những soạn giả có tay nghề biên soạn. Ví dụ như ở Sóc Trăng có vở kịch “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng được nhân dân khen ngợi…

Năm 1950, Hội văn nghệ Nam Bộ ra tạp chí “Lá lúa”. Vọng cổ, cải lương được quan tâm phát triển với những bài có có nội dung tốt, nhiều vở cải lương được yêu thích như vở “Trần Hưng Đạo bình Nguyên” của Trần Bạch Đằng, vở “Chén cháo Chí Linh” của soạn giả Điêu Huyền. Đoàn ca kịch Cửu Long do Nguyễn Ngọc Thạch phụ trách, đi lưu diễn ở nhiều tỉnh Tây Nam Bộ. Một vài tỉnh (như Cần Thơ, Bạc Liêu…) cũng lập đoàn cải lương riêng.

Phong trào văn hóa, văn nghệ còn phát triển mạnh mẽ trong từng ngành. Năm 1950, Quân y viện Khu 9 xây dựng một hội trường, lấy tên là “Người mới” để cán bộ, nhân viên sinh hoạt văn nghệ và học tập với nhiều hoạt động như: tổ chức hội trại thanh niên của bệnh viên, chạy tiếp sức, rước đuốc từ nghĩa trang liệt sĩ về bệnh viện… Những phong trào văn hóa văn nghệ này đã đốt bừng khí thế thi đua của cán bộ, chiến sĩ y sĩ tại Quân y viện Khu 9.

- Phong trào thể dục thể thao được hưởng ứng mạnh trong thanh niên, trong cán bộ, nhân viên các cơ quan và bộ đội. Hai môn thể thao được thanh niên thích nhất là bóng chuyền và bóng đá. Các cuộc thi cờ tướng, cờ gánh, bóng bàn, điền kinh thường tổ chức ở các câu lạc bộ thanh niên hoặc trong các ngày lễ hội. Ở Sóc Trăng, có “câu lạc bộ cứu quốc” (huyện Châu Thành); ở Bạc Liêu có Khu vực đồn điền quốc gia (Bà Hính, Cái Nước) thường tổ chức các cuộc mít tinh, lễ hội, triển lãm, thi đấu thể thao rất hấp dẫn nhân dân.

Về giáo dục, từ năm 1947, phong trào xóa mù chữ, học bổ túc… diễn ra sôi nổi ở khắp các vùng độc lập của ta, thu hút mọi người, giá trai, già trẻ… Đời sống khá đủ, bà con thấy cần phải học cho biết chữ, để đọc sách báo, để biết tính toán việc làm ăn, coi đó vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân một nước độc lập. Ban đêm đốt đuốc, xách đèn đi học, ban ngày học sau giờ lao động sản xuất. Ở nhà người biết chữ dạy người chưa biết chữ. Người biết chữ rồi thì học thêm để có trình độ cao hơn. Bộ đội, cơ quan đóng ở đâu thì mở lớp ở đó. Nhiều khẩu hiệu, áp phích, thơ ca, hò vè cổ động phong trào xóa mù chữ, bổ túc văn hóa. Các trạm gác còn tổ chức kiểm soát việc xóa mù chữ bằng cách dựng bảng để dân đọc mỗi khi đi qua trạm.

Ngoài trường lớp ở các xóm, các làng, còn có trường nội trú cho con em của cán bộ, chiến sĩ, trường bổ túc văn hóa dành cho cán bộ. Năm 1950, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) có 8 xã và 40.000 dân xóa xong nạn mù chữ. Cuối 1950, toàn bộ 112 xã hoàn thành xóa mù chữ.

Từ khi các cơ quan Nam Bộ dời về Khu 9, nhiều trường trung học kháng chiến lần lượt ra đời. Trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố mở 3 khóa, 450 học sinh; trường trung học Thái Văn Lung 2 khóa, 256 học sinh; trường trung học Huỳnh Phan Hộ 1 khóa, 180 học sinh; trường trung học Tiền Phong (của Thanh niên cứu quốc Nam Bộ) 2 khóa, 150 học sinh. Ngoài ra còn có trường tiểu học, sau đó tiến lên trung học Phan Ngọc Hiển của tỉnh Bạc Liêu, trường trung học bổ túc Nguyễn Công Mĩ (của Sở Giáo dục), trường trung học bình dân Huỳnh Phan Hộ, trường Thiếu sinh quân Quân khu 9 và trường Thiếu sinh quân Huỳnh Phan Hộ của tỉnh Bạc Liêu (có dạy cả nhạc)…

Ở các trường này, học sinh ở tập trung tại nhà dân, vừa học văn hóa, học chính trị, vừa lao động cho trường và giúp dân, nên học sinh trưởng thành toàn diện, trở thành những cán bộ tốt cho Đảng, cho chính quyền và đoàn thể cách mạng trong kháng chiến, cũng như sau này.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Bảy, 2012, 07:19:17 am
- Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Ở các vùng độc lập, các cơ sở y tế phát triển đều khắp với phương châm kết hợp Đông - Tây y. Ở các trạm xá, nhà bảo sanh của xã hay liên xã, có y tá, cô đỡ, có nơi có y sĩ. Ở bệnh xã hay phòng y tế cấp huyện có y sĩ, có nơi có bác sĩ. Tỉnh có bệnh viện. Quân khu có Quân y viện. Về cơ quan lãnh đạo và quản lí thì tỉnh có Ti Y tế, Nam Bộ có Sở Y tế. Sở Y tế Nam Bộ sản xuất được khá nhiều thuốc của Tây y và Đông y. Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc Sở Y tế Nam Bộ, có toa cơ bản gồm 10 vị thuốc Nam rất phổ biến trong nhân dân. Các bác sĩ Nguyễn Thiện Thành, Trương Công Trung còn “cấy nhau” theo phương pháp Philatốp (Filatov) và Bôgômôlêt (Bogommoletz) của Liên Xô đem lại hiệu quả tốt. Đồng bào ca ngợi là “thần dược”. Nhiều người ở thành thị đã xin vào vùng độc lập để cấy Filatov. Trong vùng độc lập gần như không có dịch bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã dày công khai thác các tài liệu y học và báo chí của Pháp giới thiệu về phương pháp trị liệu Filatov.

Để bào chế theo phương pháp Filatov cần một chiếc tủ lạnh để làm công cụ tạo nghịch cảnh sống cho lá nhau tươi của sản phụ. Vấn đề đặt ra giữa khu kháng chiến lấy đâu ra tủ lạnh? Lúc đó, bác sĩ Trương Công Cẩn nhớ lại rằng trong một lần làm việc với cha cố Vũ Thành Tri, chánh xứ Rạch Đùng được cha chiêu đãi rượu nho ướp lạnh. Cha có một cái tủ lạnh chạy bằng dầu hỏa. Với sự hỗ trợ của Bộ Tư lệnh Quân khu 9, cha Vũ Thành Trinh đã vui vẻ hiến tặng Quân y viện Khu 9 chiếc tủ lạnh dầu hỏa độc nhất của cha, để Quân y Khu 9 ứng dụng làm trị liệu Filatov theo sự hướng dẫn của bác sĩ Nguyễn Thiện Thành.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thủ ở Nam Bộ đã đi khắp nơi trong các vùng kháng chiến để xây dựng những cơ sở nha khoa chữa răng cho nhân dân, mà dân Sài Gòn cũng phải ra đó để khám và chữa bệnh.

(http://farm9.staticflickr.com/8150/7659173956_3cce4c7c3d_b.jpg)

Cất philatốp thảo mộc ở Nam Bộ

Theo lời ông Võ Văn Kiệt, nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu thời đó kể lại: “Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng không phải là đảng viên, nhưng ông đi khắp các vùng đến các tỉnh đều được trọng nể như một vị lãnh đạo cao cấp. Các tỉnh ủy phải triệu tập cán bộ đầu tỉnh về nghe ông nói chuyện. Có lần, ông đứng trên mục phê phán gay gắt từ bí thư cho đến các cán bộ về những chuyện lạc hậu ở địa phương. Bằng tấm lòng tâm huyết, ông Hưởng nói rất gay gắt về vấn đề vệ sinh, về đời sống mới. Ông kể rằng khi còn học bên Pháp, bọn Pháp chụp những bức hình về Nam Bộ có một chiếc cầu tiêu đổ ra sông, rồi ngay dưới chiếc cầu tiêu có những người gánh nước đem vè ăn và nó giải thích rằng đó là cách sống của người Đông Dương. Bác sĩ kể lại rằng là người Việt Nam khi bị Pháp đưa những hình ảnh đó lên thấy nhục lắm cho nên quyết tâm sửa đổi. Chính ông Hưởng từ đó mà nghĩ ra hố xí 2 ngăn, dẹp các cầu tiên bên sông”(1).

Trong các vùng độc lập, phần lớn là bưng biền, cho nên muỗi là một vấn nạn. Đó là những vùng “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh như bánh canh”. Để chống bệnh sốt rét, trước hết phải chống muỗi chứ không phải dựa vào thuốc thang. Các trí thức từ thành phố tham gia kháng chiến đã có những đóng góp rất to lớn trong việc tạo ra nếp sống vệ sinh trong các bưng biền. Nhiều cơ quan, cán bộ đã nêu gương trong việc xây dựng những căn nhà chống muỗi, tất cả các cửa đều có căng màn chống muỗi. Tiêu biểu nhất là căn nhà của luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Sở Tài chính Nam Bộ.

Nhà của Sở Tài chính có tiếng là xinh xắn nhất, cất trên nền cao ráo, cửa có vải màn chống muỗi. Không phải do giữ quỹ công mà có tiền làm nhà, mà vì anh Vĩnh có tiền riêng từ Sài Gòn đem ra… Bên bờ kênh bên kia có Viện Văn hóa kháng chiến do anh Hoàng Xuân Nhị phụ trách, lúc đó đang xuất bản tờ báo tiếng Pháp La voix du Maquis (Tiếng nói Bưng Biền).


(1) Phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 11-1-2007.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Bảy, 2012, 07:20:50 am
(http://farm8.staticflickr.com/7127/7659173672_56fd9c2b30_b.jpg)

Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (người mặc áo trắng đeo kính)
cùng gia đình trước khi đi theo kháng chiến

Nóp cải tiến Nguyễn Văn Hưởng: Nóp là một loại túi lớn đan bằng cây bàng (một loại cây giống cói ở đồng bằng Nam Bộ). Ngủ nóp là một giải pháp cổ truyền của dân cư vùng bưng biền: Vừa tránh mưa, tránh sương, vừa là chiếu, vừa là chăn, vừa là màn. Người ta đan nóp này để có thể giữ ấm qua đêm, chống thấm nước và quan trọng nhất là chống mỗi. Ngủ nóp là chuyện phổ biến trong những vùng mà “muỗi kêu như sáo thổi”. Nhưng ngủ nóp không được thoáng khí. Từ ngày bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng vào bưng biền, với tư cách Giám đốc Y tế, ông đã có hàng loạt sáng kiến cải tiến môi trường sống cho dân cư, trong đó có việc cải tiến chiếc nóp. Ông chỉ thay đổi một chi tiết nhỏ: Mở một cửa trên đầu chiếc nóp, khâu vào đó một miếng vải màn rộng bằng bàn tay, đóng ở chỗ thở. Như thế là vừa chống muỗi, chống lạnh nhưng vẫn thoáng khí. Đó là chiếc nóp Nguyễn Văn Hưởng.

Vào thời kì này, tướng Raoul Salan, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương đã từng nói: “Chúng ta chỉ cần tiêu diệt một phần Việt Minh thôi, phần còn lại để cho những con muỗi anôphen tiêu diệt nốt”(1).

Cuối cùng, kể cả cái ý tưởng đó cũng là sai lầm: Muỗi không tiêu diệt được Việt Minh, và chính Việt Minh lại tiêu diệt quân đội Pháp.

- Phong trào thi đua ái quốc (được đề ra từ 1948) ngày càng sôi nổi khắp các địa phương. Chủ tịch Hồ Chí Minh có lời kêu gọi về thi đua ái quốc. Người nêu ra khẩu hiệu là: “Thi đua ái quốc là hăng hái gấp bội”, “Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua”

Phong trào thi đua được hưởng ứng nhiều nhất ở hai mặt trận: Thi đua tòng quân giết giặc và thi đua sản xuất. Có rất nhiều bài hát, thơ, ca dao, cổ động cho phong trào này.

Ngoài ra, các đoàn thể như Hội phụ nữ cứu quốc, Hội mẹ chiến sĩ (có nơi tổ chức thêm Hội chị chiến sĩ, Hội cha dân quân) còn phát động nhiều phong trào ủng hộ bộ đội như: “Hũ gạo nuôi quân”, “Con gà, bụi chuối cứu quốc”, “Áo lạnh mùa đông cho chiến sĩ”… Các phong trào thiết thực này rất được quần chúng hưởng ứng. Khi bộ đội đến đóng quân ở địa phương nào thì các má, các chị trực tiếp nấu ăn, may vá quần áo, kể cả đưa thương bệnh binh về nhà chăm sóc, thuốc men, lập gia đình cho chiến sĩ, thương binh…

Phong trào tình nguyện tòng quân diễn ra sôi nổi, có nhiều em còn nhỏ cũng xung phong đi bộ đội.

Về thi đua sản xuất nông nghiệp, khuyến khích sáng kiến tăng năng suất lao động. Có nhiều điển hình như chiến sĩ thi đua Bùi Văn Trước, nông dân xã Long Bình (Long Mĩ, Cần Thơ) đã có sáng kiến “phát thế” với năng suất cao (bình thường phát 1 buổi được 1 hay 2 công đất, khi phát thế có thể lên đến 6 hay 7 công đất với tầm phát là 3 m).

Bà Đào Thị Sóc, người Khơme ở Rạch Ráng (Bạc Liêu), có thành tích xuất sắc về sản xuất, tự lực trồng bông dệt vải, vận động tổ chức vần đổi công, gương mẫu đóng thuế nông nghiệp, nuôi dưỡng bộ đội, được bình chọn là chiến sĩ thi đua nông nghiệp và được đề cử vào Ủy ban Mặt trận Liên Việt Nam Bộ…


(1) Philippe Héduy, sđd, tr.127 - t.1, tr. 423.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Tám, 2012, 06:42:49 am
2. Xây dựng hệ thống Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, theo tinh thần kháng chiến toàn dân

- Xây dựng hệ thống Đảng

Khi bắt đầu kháng chiến, số lượng đảng viên cộng sản ở mỗi tỉnh còn ít. Toàn khu chỉ có khoảng 200 đảng viên. Có nhiều địa phương, nhiều xã, ấp không có đảng viên, chỉ có quần chúng nòng cốt. Nhưng từ năm 1947 trở đi, qua thử thách kháng chiến, Đảng càng phát triển nhanh, các xã ở vùng độc lập và một số nơi ở vùng tạm bị chiếm cũng có đảng viên, có chi bộ Đảng. Các cấp ủy Đảng từ xã, huyện đến tỉnh đều được tăng cường về số lượng và chất lượng. Tuy tháng 11-1945, Đảng tuyên bố “tự giải tán”(1), nhưng Đảng vẫn hoạt động với danh nghĩa là “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác”. Dù vậy, nhân dân ở các vùng kháng chiến đều hiểu là Đảng vẫn tồn tại và đang lãnh đạo kháng chiến cứu quốc. Nhân dân càng tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng qua những đường lối chủ trương, chính sách đúng đắn và qua những hành động chiến đấu tiêu biểu của các đảng viên, đặc biệt tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cứu tinh của dân tộc.

(http://farm8.staticflickr.com/7109/7659166608_f590c9d60b_b.jpg)

Một số người trong Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ
(Từ trái qua / Ung Văn Khiêm, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Kỉnh, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ)
tại kinh 30, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau (1950)

- Xây dựng chính quyền

Hệ thống chính quyền từ Nam Bộ đến tỉnh, huyện, xã được củng cố và tăng cường. Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp ngày càng phát huy vai trò là cơ quan chỉ đạo và quản lí Nhà nước về các mặt kháng chiến và kiến quốc. Ngay các thị xã tỉnh lị của một số tỉnh cũng có Ủy ban kháng chiến hành chính đóng ở vùng do ta kiểm soát để chỉ đạo phong trào từ ngoài vào. Các ngành chuyên môn cũng được tổ chức và xây dựng mạnh như quân sự, công an, thông tin, giáo dục, y tế…

Về Tư pháp, ở mỗi tỉnh, huyện vùng độc lập đều có Tòa án nhân dân. Mỗi phiên tòa đều có đại diện của Mặt trận hay các đoàn thể hiểu luật pháp của Nhà nước cách mạng, làm bào chữa viên để đảm bảo quyền lợi chính đáng của bị cáo.

Năm 1948, Chính phủ có sắc lệnh về bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã và Hội đồng nhân dân xã bầu ra Ủy ban kháng chiến hành chính xã nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng thêm vai trò và quyền lực của bộ máy chính quyền nhà nước. Tây Nam Bộ đã thực hiện chủ trương này.

Kết quả là trong tổng số 373 làng, ta đã thực hiện bầu cử Hội đồng nhân dân được ở 200 làng, còn 122 làng thì Ủy ban kháng chiến hành chính do Ủy ban kháng chiến hành chính cấp trên chỉ định theo sự giới thiệu của mặt trận và đoàn thể, còn lại 51 làng nằm trong vùng địch tạm chiếm.

Chính quyền cấp quận (huyện), tỉnh cũng được củng cố và mở rộng, có đại biểu của các đảng phái, tôn giáo, trí thức, nhân sĩ tham gia.

Nhìn chung, toàn bộ các mặt xây dựng cùng căn cứ cách mạng ở Tây Nam Bộ trong thời gian từ 1947 đến 1950 đã tạo được kết quả khá cao, tạo nên hậu phương tại chỗ vững chắc chẳng những cho Khu 9, các tỉnh trong Khu mà còn cả cho các cơ quan đầu não của Nam Bộ. Vùng căn cứ cách mạng này quả là nơi tiêu biểu cho chế độ dân chủ cộng hòa, một chế độ của dân, do dân và vì dân, có sức hấp dẫn mạnh đối với nhân dân yêu nước ở các vùng đô thị và tạm bị chiếm.


(1) Đảng tuyên bố tự giải tán để có du kích mở rộng Mặt trận đại đoàn kết dân tộc. Liên hiệp với các tổ chức chính trị khác, tập trung chống bọn đế quốc xâm lược.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Tám, 2012, 06:44:52 am
- Mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân kháng chiến

Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc như: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Công nhân cứu quốc (sau đổi là Liên hiệp công đoàn)… ngày càng phát huy vai trò vận động và hướng dẫn các phong trào quần chúng phục vụ cho kháng chiến và xây dựng đời sống. Cán bộ Mặt trận và đoàn thể đều sống trong dân, ăn, ở, lao động sản xuất với dân, nên được dân thương yêu và tin tưởng. Nhờ đó, công tác vận động ngày càng có hiệu quả.

Năm 1947, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam Nam Bộ ra đời (gọi tắt là Liên Việt Nam Bộ). Đến năm 1951, có chủ trương thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt để mở rộng khối đoàn kết toàn dân kháng chiến chống Pháp.

Một trong những thành công lớn và cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra sức mạnh của kháng chiến ở Tây Nam Bộ chính là công tác mặt trận. Chính trong thời kì kháng chiến, mặt trận là hiện thân của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sức mạnh to lớn cho kháng chiến và cứu quốc. Ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám và nhất là khi bước vào kháng chiến, công tác mặt trận đã đạt được những thành tựu rất to lớn. Đảng, chính quyền đã có những biện pháp đúng đắn để huy động các tầng lớp nhân dân ở Tây Nam Bộ nhằm mở rộng Mặt trận đoàn kết kháng chiến, nhất là trong tầng lớp trung lưu và tầng lớp trên.

Trước hết là giai cấp nông dân, nhân vật trung tâm của nông thôn được làm chủ ruộng đất, đời sống được no đủ về vật chất, tinh thần được phong phú, xóa được mù chữ, nên bà con càng hiểu Đảng, tin Đảng và quyết tâm theo Đảng kháng chiến để giữ được quyền làm chủ ruộng đất của mình. Họ trở thành lực lượng nòng cốt cơ bản của cuộc kháng chiến.

Giai cấp địa chủ ở Tây Nam Bộ khi bắt đầu cuộc kháng chiến, số đông tản cư ra thành thị, họ bắt đầu chuyển dần sang kinh doanh công nghiệp và thương nghiệp, có người trở thành tư sản mới, một số còn cho con em đi du học ở nước ngoài, chịu ảnh hưởng ít nhiều về ý thức dân tộc tư sản, nên ý thức bóc lột về địa tô của họ cũng lợt phai dần trước thời thế biến đổi. Đó là chưa kể số địa chủ thật sự yêu nước, hiến điền, tham gia vào các cơ quan chính quyền, mặt trận, đoàn thể. Số địa chủ làm việc cho địch, chống quyết liệt lại cách mạng ở Tây Nam Bộ không có bao nhiêu người. Nhiều địa điền chủ tuy sống ở Sài Gòn, nhưng vẫn công khai ủng hộ Chính phủ kháng chiến. Một trong những thí dụ tiêu biểu là đầu năm 1948, khi Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức lấy chữ kí ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh, mấy nhà đại điền chủ đang sống ở Sài Gòn như Từ Bá Đước, Trần Trinh Huy đã công nhiên kí tên mình trong danh sách đó(1).

Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Võ Văn Kiệt kể lại một trong những trường hợp điển hình là Robert Nhơn: “Tôi xuất thân từ thành phần cố nông. Ruộng đất không có, nhà rất nghèo, đi theo cách mạng là chuyện gần như tất nhiên. Nếu có mất thì cũng chẳng còn gì để mất. Nhưng những vị điền chủ lớn và con cái họ mà đi theo cách mạng thì mới là sự thử thách rõ rệt nhất về tinh thần dân tộc và lòng yêu nước. Một trong những người bạn chiến đấu rất thân thiết của tôi thời kháng chiến là Robert Nhơn. Anh ấy là con đại điền chủ, đi học ở Tây, vào làng Tây, tên cũng mang tên Tây. Vậy mà, khi biết đến cách mạng, anh ấy đi theo ngay, không cân nhắc, không tính toán hơn thiệt. Vì tinh thần yêu nước, vì có tài năng chỉ đạo công việc, lại có sức thuyết phục với quần chúng, với cán bộ nên anh đã được cử giữ chức Chủ tịch tỉnh. Thế chưa hết, sau đó anh được cử làm Bí thư Tỉnh ủy! Tôi với anh đó, nếu xét về vị trí giai cấp thì một trời một vực, thâm chí cứ theo một công thức lí thuyết khá phổ biến lúc đó thì hai chúng tôi phải là kẻ thù giai cấp của nhau. Nhưng trong thực tế chúng tôi lại là đôi bạn rất thân thiết với nhau. Mà sự thân thiết đó hoàn toàn không có tính chất chiếu cố, khách sáo, mà chúng tôi quý nhau thật, gắn bó với nhau không khác gì những cái sau này gọi là tình đồng chí, tình giai cấp. Kháng chiến Nam Bộ là như thế” (2).

Tầng lớp quan lại và viên chức của chế độ cũ ở Tây Nam Bộ cũng có nhiều đặc điểm đặc sắc. Nếu cứ nhìn nhận một cách máy móc thì tầng lớp này do Pháp đào tạo, tuyển dụng, ban cấp cho nhiều đặc quyền đặc lợi, tất phải là một trong những đối tượng của cách mạng. Nhất là Nam Bộ, nếu theo chế độ thuộc địa thì đặc quyền đặc lợi đó càng lớn, và do đó họ càng gắn bó với thực dân Pháp. Nhưng trong thực tiễn cách mạng và kháng chiến lại hoàn toàn khác. Với tuyệt đại đa số thành phần này, lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, danh dự và lương tâm của người Việt Nam vẫn lớn hơn, mạnh hơn, “nặng kí” hơn những lợi ích mà chế độ thuộc địa ban phát cho họ. Do đó, rất nhiều những quan chức lớn ở Tây Nam Bộ ngay từ đầu đã theo Việt Minh, theo không luyến tiếc, theo đến cùng. Đó là sự thật, mà chính lửa đạn và gian nguy của kháng chiến đã kiểm nghiệm, và không chỉ kiểm nghiệm một vài người, mà rất nhiều người. Đó là Đốc phủ sứ Đô trưởng Sài Gòn Phan Văn Chương đã bỏ Sài Gòn vào chiến khu làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Rạch Giá. Đó là Đốc phủ Hồ Văn Xuân (Rạch Giá), Còmi Bùi Tuấn Đức (Bạc Liêu), các luật sư nổi tiếng như Phạm Văn Bạch, Nguyễn Thành Vĩnh, các đốc phủ sứ và tri phủ Viễn, Thiệt, Tào.., và rất nhiều viên chức lớn của thực dân Pháp như Huỳnh Phan Hộ, Kha Vạng Cân… đã đi theo kháng chiến và giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy kháng chiến, không một chút dao động, ngả nghiêng.

Trong trường hợp Huỳnh Phan Hộ: Ông đã làm quản đốc cho một đồn điền lớn của Pháp. Như vậy, nếu xem xét một cách máy móc về quan điểm giai cấp thì ông là người gắn bó rất chặt chẽ với lợi ích của tư bản ngoại quốc, với chủ nghĩa thực dân. Nhưng trong thực tế, ông đi theo cách mạng một cách dứt khoát, không đắn đo. Sự dứt khoát đó đã được cộng đồng những đồng chí nhìn nhận và trân trọng. Ông giữ chức chỉ huy trưởng quân đội. Phó của ông là một chiến sĩ cách mạng thực thụ lâu năm, cũng đã nhiều năm bị tù đày ở Côn Đảo, đó là Nguyễn Hùng Phước. Hai người chiến đấu dũng cảm, không kém gì nhau. Một trưởng, một phó, gắn bó, đoàn kết, hoàn toàn tương đồng với nhau về tinh thần chiến đấu, về sự gan dạ. Họ còn có một sự giống nhau nữa: Cả hai người, trong hai trận đánh khác nhau, đều đã hi sinh một cách oanh liệt và đều là những liệt sĩ. Vậy trong những trường hợp này có thể nào cứ máy móc vận dụng những quan điểm giai cấp? Nếu làm như vậy thì Tây Nam Bộ mất đi không chỉ một, mà rất nhiều những người yêu nước có tài năng, có ý chí, có tấm lòng, và thực tế đã đóng góp gần như cả cuộc đời mình cho cách mạng, cho kháng chiến.

Tầng lớp trí thức có vai trò vô cùng to lớn trong kháng chiến. Chính vì lòng yêu nước nên tầng lớp trí thức không những đã sẵn sàng từ bỏ vinh hoa, phú quý, sẵn sàng dán thâm giam gia kháng chiến, chịu đựng mọi gian khổ, mà còn đóng góp rất to lớn cho sự nghiệp kháng chiến như: Giáo sư Đặng Minh Trữ, có thời gian làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Cần Thơ; Thanh tra tiểu học Nguyễn Văn Nghĩa, Đốc học Nguyễn Văn Truyện, Đỗ Văn Tưởng (Sóc Trăng), Giáo sư Nguyễn Thượng Tư (Sở Giáo dục Nam Bộ). v.v. Trí thức Nam Bộ đã đem đến ánh sáng của văn minh, của khoa học, văn hóa tới những vùng xa xôi hẻo lánh. Truyền bá văn hóa, tiến bộ cho mọi tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện cuộc sống văn minh ngay trong những vùng khó khăn gian khổ nhất của kháng chiến.

Trong tháng 5 và tháng 6-1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ có Chỉ thị số 4/NV và 404/TV vận động trí thức và công chức trong bộ máy cai trị của Pháp tham gia kháng chiến, không hợp tác với địch. Hưởng ứng chủ trương đó, nhiều viên chức, nhân sĩ, nhất là giáo viên ở các tỉnh và thành phố bỏ hàng ngũ địch ra bưng biền kháng chiến. Ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định có 6.000 viên chức và 1.000 thợ chuyên môn ra vùng độc lập của ta, tham gia vào các ngành kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, tư pháp, đặc biệt là tham gia vào các công binh xưởng sản xuất vũ khí. Trong số đó có nhiều vị có danh tiếng lớn như bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng. Đông đảo trí thức đã được trọng dụng, hăng hái tham gia vào các cơ quan chính quyền, các ngành chuyên môn phù hợp với khả năng. Họ còn tham gia vào các Ủy ban Mặt trận Việt Minh - Liên Việt, đoàn thể. Nhiều người được giao những chức trách quan trọng như: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính cấp Nam Bộ, cấp tỉnh, huyện hay Trưởng ti Giáo dục, Trưởng ti Thông tin… Trong quá trình kháng chiến vào những năm 1948 - 1949, một số trí thức, viên chức ở thành thị chán ghét chế độ thực dân và bù nhìn cũng lần lượt vào khu để cùng nhân dân chiến đấu cho độc lập của đất nước. Khi các cơ quan Nam Bộ dời về căn cứ miền Tây, số đông trí thức có tên tuổi và chức vụ lớn đến công tác ở các tỉnh Khu 9 đã góp phần rất quan trọng cho công tác tuyên truyền vận động quần chúng, nhất là vận động giới trí thức, các tầng lớp trên và tôn giáo như trường hợp các ông: Phạm Văn Bạch, Phạm Thiều, Phạm Ngọc Thuần, Nguyễn Văn Hưởng, Diệp Ba, Nguyễn Ngọc Bích, Phan Văn Chương, Nguyễn Thiện Thành, Trương Công Trung, Trần Đại Nghĩa, v.v.

Trường hợp Nguyễn Văn Hưởng: Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng không phải là đảng viên, nhưng ông luôn có ý thức chính trị rất rõ ràng. Tại U Minh Hạ, ông có tổ chức một buổi hội thảo tại Sở Y tế với chủ đề “Ranh giới giữa chính trị và chuyên môn”. Hội thảo kết luận: “Các bộ chuyên môn và khoa học kĩ thuật đều nhằm phục vụ chính trị. Vì chính trị là quyền lợi chung của đất nước và người dân. Đã tham gia kháng chiến là vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do cơm áo của người dân. Nếu không có nhân dân ủng hộ thời gian và phương tiện làm khoa học thì người trí thức khoa học sẽ phải cam chịu làm nô lệ, là tay sai cho chính trị thực dân”.

Trường hợp Diệp Ba: Luật sư Diệp Ba là người ngoài Đảng. Lại là trí thức Tây Học. Nhưng ông yêu nước, ông tìm thấy ở cách mạng và kháng chiến những chân lí mà nền luật học ở Pháp đã trang bị cho ông. Ông đi theo cách mạng không chỉ như một nhân sĩ, mà là một chiến sĩ thực sự. Và cũng trong không khí đó ở Nam Bộ, ông được bố trí làm Giám đốc Sở Công an Nam Bộ. Mộ trong những chiến sĩ cách mạng kiên cường, nổi tiếng lúc đó là Phạm Hùng giữ vị trí Phó Giám đốc Sở Công an. Đây là sự phân công căn cứ trên năng lực thực tế, chứ không phải chỉ là sự chiếu cố nhân sĩ, đặt chức trưởng chỉ để “làm vì”. Hai con người này thân thiết với nhau, cộng tác rất tốt với nhau trong công việc. Trong thực tế cách mạng và kháng chiến, giám đốc Diệp Ba đã làm rất tốt nhiệm vụ giám đốc Sở Công an của mình…

Trường hợp Nguyễn Ngọc Nhựt: Nguyễn Ngọc Nhựt là con trai của Nguyễn Ngọc Tương là một điền chủ lớn ở miền Tây. Bản thân Nguyễn Ngọc Nhựt cũng được cha cấp cho 100 mẫu ruộng. Nhựt được cha cho đi học ở Pháp va trở thành một kĩ sư giỏi về quân giới. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Pháp đàm phán, Nhựt xin theo về để phục vụ đất nước. Về tới nơi, ông được giao xây dựng một binh công xưởng cho Tây Nam Bộ và làm giám đốc. Trước khi đi nhận nhiệm vụ, cha ông gọi về và nhắc là phải đem hiến toàn bộ số 100 mẫu ruộng cho Chính phủ đã, rồi hãy vào bưng, lập xưởng quân giới…



(1) Thái Duy: Tất cả đều là ta, Báo Đại đoàn kết, ngày 20-5-2007.
(2) Phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt tại TP. Hồ Chí Minh ngày 11-1-2007.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Tám, 2012, 06:50:49 am
Đoàn kết tôn giáo: ở Tây Nam Bộ bao gồm các đạo: Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa, Tin Lánh và các đạo ít người như: Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ Cư Sĩ, Bửu Sơn Kì Hương…

Phật giáo khá đông, gồm những vị hòa thượng, đại đức, tăng ni tu tại chùa và tu sĩ tại gia. Phật giáo vốn có truyền thống yêu nước lâu đời, nên hầu hết tu sĩ tín đồ đều tham gia kháng chiến. Nhiều chùa Phật là nơi cư trí của cán bộ kháng chiến, chôn giấu vũ khí ở những vùng tranh chấp và tạm bị chiếm. Tây Nam Bộ có gia đình ông Thích Thiện Hoa và ni cô Diệu Kim… rất tiêu biểu cho giới Phật tử yêu nước tiến bộ.

Đạo Cao Đài có nhiều phái, ở Tây Nam Bộ có một số khá lớn thuộc phái “Cao Đài Minh Chơn Đạo” do Giáo tông Cao Triều Phát đứng đầu. Ông đã cùng các chức sắc cao cấp đứng ra lãnh đạo tổ chức “Cao Đài 12 phái thống nhất”, có uy thế ngày càng cao đối với các tôn giáo. Phần đông tín đồ đều tích cực tham gia kháng chiến, kể cả tham gia vào lực lượng vũ trang chống thực dân Pháp. Nhiều người đã trở thành đảng viên cộng sản, nhận nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền cách mạng. Thậm chí có người được bầu vào tỉnh ủy, đã góp phần tích cực trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp. Một trong những gương mặt tiêu biểu là ông Ngô Tâm Đạo, chức sắc cao cấp của Cao Đài Minh Chơn Đạo, rất được quần chúng tin yêu, cảm mến…

(http://farm9.staticflickr.com/8431/7713445538_f57fd99d5a_b.jpg)

Hội nghị tôn giáo: Ung Văn Khiêm đọc diễn văn. Từ trái qua phải: Cụ Cao Triều Phát, Phạm Văn Bạch, Lê Đức Thọ và đại diện Phật giáo Khơme

Thiên Chúa giáo có phần khó khăn hơn trong tham gia kháng chiến. Tòa khâm mạng và Giám mục đe dọa linh mục và giáo dân không được tham gia kháng chiến chống Pháp. Nếu ai tham gia kháng chiến sẽ bị “rút phép thông công”. Dù vậy, đông đảo giáo dân và linh mục vẫn tham gia kháng chiến tại chỗ hoặc vào chiến khu giữ những vị trí quan trọng trong “Hội công giáo kháng chiến”, trong “Hội Liên Việt”, có người còn được cử vào Quốc hội. Ở Tây Nam Bộ có nhiều vị linh mục tiêu biểu được nhân dân cả nước tôn trọng, như các vị: Hồ Thanh Biên, Võ Thành Trinh, Trần Quang Nghiêm…

Đạo Hòa Hảo có tín đồ rất đông ở miền Tây, nhất là các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ… Đạo này có tổ chức chính trị là “Đảng Dân xã” làm nòng cốt, nên có nhiều diễn biến phức tạp ngay cả trong nội bộ của đạo. Nhiều phần tử phản động đã lợi dụng danh nghĩa đạo, theo Pháp, đứng ra tổ chức nhiều lực lượng vũ trang làm tay sai cho Pháp, áp bức khủng bố đồng bào, gây ra nhiều tội ác. Pháp lại có nhiều mưu mô kích động nhóm này chống nhóm kia, gây nên nhiều sự biến hỗn loạn ngay ở những vùng mà chúng mệnh danh là có “chính quyền tự trị” của đạo. Dù vậy, đa số tín đồ là nông dân yêu nước, nên khi ta tích cực vận động thì lần lượt họ giác ngộ và tham gia kháng chiến. Sư thúc Huỳnh Văn Trí là vị chức sắc lớn, đồng thời là người chỉ huy một đơn vị vũ trang kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ đi kháng chiến. Trong những năm 1949 - 1950, nhiều đồn bót đã án binh bất động, ”trung lập hóa”, không đàn áp quần chúng và tránh không đụng với ta.

Đoàn kết dân tộc

Đồng bào Khơme sống tập trung nhiều ở 2 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng(1) và các xã, huyện cập biên giới Campuchia phía Tây Nam. Do âm mưu “chia để trị” của Pháp, lúc đầu giữa người Khơme, người Việt có xung đột, một số nơi có chém giết nhau, nhưng từ sau khi cụ Vũ Đức (Hoàng Đình Giong), Khu bộ trưởng Khu 9 giải tỏa cho số người Khơme bị bắt cùng với việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và chính quyền cách mạng, người Khơme dần dần hiểu rõ chính, tà. Họ tích cực tham gia kháng chiến, nhất là từ khi người nông dân Khơme được cấp đất, sinh sống ổn định.

Nhiều vị Tu sĩ, chức sắc Phật giáo, nhân sĩ trí thức Khơme giữ nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan kháng chiến, như ở Rạch Giá có Đại đức Tăng Hộ, Tăng Ne, Thạch Đông (Hai Xê); Sóc Trăng có Liêu Te, Liêu Nhiêu, Lí Phi Nê, Trịnh Thới Cang, Sơn Kiên, Sơn Ton (Anh hùng quân đội); Trà Vinh có Maha Thông, Thạch Đông Tùng, Thạch Vôi, Lâm Sết; Bạc Liêu có Huỳnh Cương, Năm Sang, Ba Danh (nữ) chiến sĩ thi đua Đào Thị Sóc…

Người Hoa ở các thị xã, thị trấn miền Tây khá đông, có số ít ở các vùng đất gò rẫy bái của các tỉnh. Họ sống phần lớn bằng nghề buôn bán, kinh doanh, ở nông thôn thì có số làm rẫy trồng hoa màu. Lúc đầu kháng chiến thì số đông người Hoa giữ thái độ “trung lập” (khách) lo làm ăn, không quan tâm đến chính trị, nhưng càng về sau, từ năm 1947 trở đi công tác Hoa vận của ta phát triển mạnh, có nhiều đảng viên người Hoa len lỏi vào thành thị, các vùng tạm bị chiếm tích cực vận động bà con người Hoa tham gia kháng chiến. Lớp trẻ người Hoa tham gia công tác cách mạng khá đông, có người sau này trở thành cán bộ lãnh đạo, như trường hợp Nghị Đoàn (hiện ở thành phố Hồ Chí Minh), nhiều người đã hi sinh trong đấu tranh chống Pháp, như trường hợp Trần Bội Cơ (học sinh Sài Gòn, quê ở Vĩnh Long).

Người Chăm sinh sống tập trung ở một số xã thuộc Long Xuyên - Châu Đốc. Họ cũng như người Việt tham gia kháng chiến ngay từ đầu khi Pháp trở lại xâm lược. Tuy họ ít có người xuất sắc tiêu biểu, nhưng tính chất hiền lành, dễ hòa hợp, đoàn kết với người Việt để cùng nhau kháng chiến chống Pháp.

Ở Tây Nam Bộ còn có Đảng Dân chủ ở một số tỉnh như: Cần Thơ, Rạch Giá… Lúc đầu 1947 - 1948, ở một số địa phương có ít nhiều lấn cấn, tranh giành ảnh hưởng giữa đảng viên Đảng Dân chủ và đảng viên cộng sản, giữa Thanh niên dân chủ và Thanh niên cứu quốc, nhưng từ khi Nguyễn Việt Nam (Bí thư Kì ủy Đảng Dân chủ Nam Bộ) gặp Lê Duẩn (Bí thư Xứ ủy), thì mọi hiểu lầm, thắc mắc được giải tỏa, đại diện Đảng Dân chủ (qua Nguyễn Việt Nam) thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong công cuộc kháng chiến.


(1) Ở Sóc Trăng, Trà Vinh, tuy có đông người Khơme nhưng ngay buổi đầu nhờ vận động được những người Khơme tiêu biểu tham gia kháng chiến nên ít xảy ra xô xát giữa Việt - Khơme. Trường hợp xô xát phần lớn diễn ra ở Bạc Liêu - Rạch Giá, nhưng nhờ Vũ Đức (Khu bộ trưởng Khu IX) giải quyết thỏa đáng nên không kéo dài.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Tám, 2012, 06:54:36 am
3. Giúp bạn Campuchia

Thi hành chủ trương của Trung ương Đảng về mối quan hệ đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc anh em Việt Nam - Lào - Cao Miên trên chiến trường Đông Dương, chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ và nhân dân ở Tây Nam Bộ đã thực hiện những công việc giúp bạn Cao Miên (sau này gọi là Campuchia) cụ thể như sau:

- Tại Châu Đốc, Thanh niên cứu quốc Nam Bộ đã vận động Việt kiều ở Campuchia về nghe báo cáo tình hình và thông báo nhiệm vụ tuyển quân. Kết quả có 200 thanh niên tình nguyện, thành lập 1 đại đội lấy tên là: “Cao Miên Việt kiều cứu quốc quân” hoạt động trên biên giới Việt Nam - Campuchia.

- Năm 1948, thực hiện chỉ thị của Xứ ủy, Đảng bộ miền Tây đã xây dựng lực lượng “Tình nguyện quân” sang giúp cách mạng Campuchia.

Ban đầu Khu ủy đưa đơn vị 309, sau đó đưa bộ đội 251, mỗi đơn vị tương đương một đại đội được rút từ lực lượng của các tỉnh Rạch Giá, Bạc Liêu, Sóc Trăng do Lưu Quang Xe, Trần Thái Hòa, Nguyễn Tương Lai, Nhèm Sánh, Đào Văn Châu chỉ huy phối hợp chiến đấu ở hai tỉnh Kampot và Tà Keo. Khi đại đội Cửu Long II từ Thái Lan về nước, được giao cho Ban can sự toàn Miên chiến đấu trên đất bạn.

Đầu 1949, Khu 9 giao thêm một đại đội súng nữa, góp phần vào việc thành lập trung đoàn 131 tình nguyện quân sang giúp bạn đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp.

Tây Nam Bộ còn giúp nhiều cán bộ quân sự, chính trị cho cách mạng Campuchia, trong đó riêng tỉnh Trà Vinh cung cấp nhiều cán bộ người Khơme như: Lâm Phái, Sơn Phước Rọt… và một đại đội vũ trang (những năm kế tiếp còn tiếp tục giúp đỡ thêm).

- Ngoài những sự kiện trên, trong năm 1948 bộ đội của các tỉnh Khu 9 còn giúp bạn Ixarắc (Issarak) tỉnh Kampot (Campuchia) phục kích trên lộ Túc Mía - Ton Hon đánh thiệt hại nặng 1 đại đội Pháp, trong số bị diệt có 2 tên thanh tra mật thám Liên bang Đông Dương của Pháp, thu 20 súng (có 3 trung liên). Cũng trong tháng 8-1948, Tiểu đoàn 363 của Hà Tiên phối hợp với 1 đơn vị Ixarắc Kampot pháo kích đồn Ton Hon và phục kích diệt toàn bộ 1 đại đội địch, phá hủy 3 xe, thu 50 súng và nhiều đạn dược.

Tình đoàn kết Việt Nam - Campuchia càng thắt chặt và phát triển trong thời gian này, đem lại nhiều kết quả tốt.

*
*   *

Nhìn lại thời kì từ toàn quốc kháng chiến (từ ngày 19-12-1946) đến cuối 1950, Tây Nam Bộ đã cùng cả nước đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện giành nhiều thắng lợi rất to lớn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội và đoàn kết quốc tế. Thắng lợi nổi bật của Tây Nam Bộ là:

- Xây dựng, củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng một hệ thống chính trị từ Đảng bộ, chính quyền, quân đội, mặt trận, đoàn thể được vững chắc, mở rộng được Mặt trận đoàn kết toàn dân kháng chiến.

- Xây dựng được một vùng căn cứ cách mạng rộng lớn vững chắc, chẳng những cho Khu 9 mà cả cho các cơ quan Nam Bộ, tạo thành hậu phương dồi dào tại chỗ cho kháng chiến lâu dài, tiêu biểu cho chế độ tốt đẹp của Nhà nước ta.

- Trên cơ sở đó đã phát triển nhanh lực lượng vũ trang, đẩy mạnh tiến công địch về chính trị và quân sự, phát triển phong trào nhân dân du kích chiến tranh rộng mạnh, có nhiều sáng tạo phong phú trong cách đánh địch, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, góp phần quan trọng đánh bại chính sách bình định của địch ở Nam Bộ. Chính bằng cách đó đã giam chân một lực lượng lớn quân Pháp, góp một phần rất quan trọng vào việc tiêu hao lực lượng địch, giảm sức ép của địch trên các chiến trường chính, đóng góp vào chiến thắng lớn của cả nước.

Như trên đã nói, khi mới bước vào một cuộc chiến đấu mà đối với ta là rất mới mẻ và không cân sức, chúng ta không tránh khỏi những bước mò mẫm, vấp váp. Về kinh tế, Tây Nam Bộ có mắc một số sai lầm gây nhiều khó khăn, bất lợi cho ta trong một thời gian ngắn. Về quân sự, do “ham ăn to đánh lớn”, với tập trung quân chủ lực thành trung đoàn, liên trung đoàn làm lỏng lực lượng bên dưới, phong trào du kích chiến tranh bị sa sút. Sau đó đã kịp thời chấn chỉnh, nhưng đây là bài học đích đáng ghi nhớ.

Nhìn chung, tuy có sai sót, nhưng thắng lợi trong thời gian 1947 - 1950 của Tây Nam Bộ là to lớn và toàn diện, làm cơ sở vững vàng cho giai đoạn tiếp sau. Có thể nói đây là thời kì vàng son của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Nam Bộ.

Để đánh giá chung về những thành tựu của Tây Nam Bộ trong thời kì đầu kháng chiến, trong bức thư Tổng Bí thư Trường Chinh gửi cho Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn vào ngày 23-10-1948:

“Phong trào trong Nam, đặc biệt là từ chỗ rất yếu, có lúc tan rã, mà tiến lên chỗ mạnh mẽ, vững vàng; từ chỗ lộn xộn, phức tạp dần dần đi tới chỗ có hệ thống, có quy củ, tuy mới chỉ bắt đầu.

Về tác chiến thì từ chỗ gậy tầm vông và dăm trăm khẩu súng đã đi đến chỗ đánh được những trận như trận La Ngà. Thật là do chủ trương đường lối của Đảng ta đúng, do uy danh và sự chỉ đạo sáng suốt của Cụ, do tinh thần anh dũng nhẫn nại của các đồng chí và của đồng bào Nam Bộ, nên mới được như thế.

Một đặc điểm của phong trào Nam Bộ là cán bộ cũng như quần chúng, hăng hái gan dạ, quyết tâm, tin tưởng ở sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự lãnh đạo của Cụ, Những đức tính đó đã làm cho Nam Bộ trỗi dậy mà tiến lên, mặc dầu vấp ngã nhiều lần. Chúng tôi rất lấy làm phấn khởi thấy rằng cuộc kháng chiến Nam Bộ có tính chất nhân dân kháng chiến, tự dân đứng dậy, xông lên để tự vệ bằng mọi cách với mọi sáng kiến, mọi khả năng”(1).



(1) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.9, tr. 308, 381.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Tám, 2012, 07:04:05 am
Chương 3

GÓP PHẦN KẾT THÚC THẮNG LỢI CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP VÀ CAN THIỆP MỸ

(1951-1954)

Sau chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, bước sang năm 1951, cục diện chiến tranh ở Việt Nam nói riêng và trên toàn Đông Dương nói chung đã có những thay đổi lớn. Kể từ năm 1951, cuộc kháng chiến chống Pháp đã có một bước ngoặt có ý nghĩa quyết định: Thế cờ đã bắt đầu đảo ngược. Khả năng thắng lợi của ta là điều cầm chắc trong tay, sự thất bại của quân Pháp là điều đã thấy rõ. Không những toàn dân trong nước, mà nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Pháp, đều nức lòng cổ vũ những chiến thắng của Việt Nam và ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ta.

Nhưng mặt khác, chình vì khả năng thắng lợi của ta đã sáng to hơn, thất bại của quân Pháp đã tới gần, nên những lực lượng của đối phương đã tìm mọi cách chống đỡ, không từ thủ đoạn nào để cưỡng lại dòng thác của lịch sử: Tăng cường quân đội, tăng cường chi phí, níu kéo mọi chỗ dựa và biến cuộc chiến tranh Việt Nam thành cuộc đụng đầu giữa hai phe. Đế quốc Mĩ vì lợi ích của chính mình đã nhúng tay sâu hơn nữa vào cuộc chiến tranh Đông Dương, tiếp sức cho quân đội Pháp, gây thêm nhiều khó khăn cho kháng chiến.

(http://farm9.staticflickr.com/8424/7713445996_12d4af86c4_b.jpg)

Cục diện chiến tranh ở Bắc Bộ sau Chiến dịch Biên Giới:
Vùng tím sẫm là vùng mới giải phóng

Về phía Việt Nam

Chiến dịch Biên giới đã giải phóng một vùng rộng lớn hơn 4.000 km2, khoảng 40 vạn dân từ vùng Pháp chiếm đóng nay được sống trong vùng tự do. Điều quan trọng hơn là: Cả một vạch biên giới dài 750 km giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được đánh thông. Từ đây cuộc kháng chiến của Việt Nam không còn bị cô lập như trước, mà gắn liền bằng cả đường bộ và đường biển với một hậu phương rộng lớn là phe xã hội chủ nghĩa, trước hết là Trung Quốc, Liên Xô, tiếp đó là các nước dân chủ nhân dân Trung và Đông Âu. Từ đó còn mở rộng những quan hệ bè bạn với nhiều nước phương Tây khác, trước hết là với nước Pháp. Ngay tại nước Pháp, phong trào phản đối “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” ở Đông Dương ngày càng thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, kể các các giới trí thức, tu sĩ, chính khách. Hành động phản chiến gan dạ của Raymonde Dien và Henri Martin không chỉ gây xúc động trong dư luận Pháp mà còn cổ vũ mạnh mẽ quân dân Việt Nam(1).

Việc đánh thông biên giới ngoài ý nghĩa chính trị, còn có ý nghĩa kinh tế và quân sự trực tiếp: Viện trợ của các nước phe xã hội chủ nghĩa bắt đầu đóng một vai trò ngày càng quan trọng đối với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Vũ khí, đạn dược, lương thực, quân nhu, và nhiều hàng hóa dân dụng đã được cung cấp cho Việt Nam từ hướng này. Trước đây, những sản phẩm mà vùng tự do không sản xuất được như thuốc men, hóa chất… đều chỉ có một cách duy nhất là mua tại vùng Pháp, thì bây giờ đã được cung cấp từ phía Trung Quốc, Liên Xô, Đông Âu.

Đối với Nam Trung Bộ và Nam Bộ, thắng lợi này cũng có nhiều ý nghĩa trực tiếp: Vũ khí, tiền bạc đã có con đường biển để đi thẳng từ Trung Quốc vào tới miền Nam. Nhiều chuyến tàu chở hàng hóa và vũ khí, cán bộ, bộ đội đi và về đều trung chuyển qua ngả Trung Quốc, trong đó có đoàn đại biểu Nam Bộ đi dự Đại hội Đảng lần thứ II tại Việt Bắc cũng đi đường biểu tới Hoa Nam, rồi từ đó về Việt Bắc.


(1) Raymond Dien nằm cản đầu đoàn xe lửa chở vũ khí của Pháp sang Việt Nam. Henri Martin vận động hải quân Pháp phản chiến, nên bị bỏ tù.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Tám, 2012, 07:11:25 am
Về phía Pháp

Thất bại đau đớn ở chiến dịch Biên giới đã đặt toàn bộ quân đội Pháp ở Đông Dương trước một nguy cơ thất bại hoàn toàn và sẽ bị quét sạch khỏi Đông Dương trong một thời gian không xa. Nhưng chính mối nguy cơ đó lại dẫn tới những khả năng phục hồi mới bằng sự gắng gượng cuối cùng. Một loạt biện pháp đã được áp dụng để củng cố lực lượng của Pháp ở Đông Dương và ngăn chặn những thất bại có thể xảy ra.

Về mặt chỉ đạo chiến trường, Chính phủ hiếu chiến Pháp mà Thủ tướng lúc đó là René Pleven đã chủ trương vẫn tiếp tục chiến tranh. Tại phiên họp Quốc hội Pháp ngày 19-10-1950, Pleven tuyên bố:

“Ở biên giới Việt - Trung, chúng ta đã mất tất cả là 3.200 người. Đó là một con số lớn. Nhưng số những người còn sống còn lớn hơn và đủ đứng vững. Chúng ta không lùi bước. Phải tiếp tục tiến lên bằng đại bác”(1).

Để thực hiện chiến lược này, Pleven thấy điều trước hết là phải thay tướng. Tại phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng Pháp ngày 8-11-1950, Pleven đã đặt vấn đề:

“Bộ máy chỉ huy ở Đông Dương hiện nay đã tỏ ra có tinh thần bạc nhược. Viên Tổng chỉ huy hình như có ý định bỏ Hà Nội nếu những áp lực của Việt Minh sau những trận ở Biên giới còn tiếp tục tăng lên. Đó là bằng chứng để cho chúng ta thấy rằng cần phải thay bộ máy chỉ huy ở đây”(2).

Đó là lí do khiến Chính phủ Pháp quyết định tung con chủ bài quan trọng nhất của mình là đại tướng 5 sao De Lattre de Tassigny sang Đông Dương kiêm luôn hai chức Tổng chỉ huy quân đội Pháp và Cao ủy Pháp tại Đông dương.

De Lattre là một tướng tài, đã lừng danh trong Chiến tranh thế giới thứ hai với Chiến dịch sông Danube, giành toàn thắng ở mặt trận Trung Âu đối với quân phát xít và sau khi tiến vào Berlin thì được thay mặt phía quân đội Pháp kí nhận đầu hàng của phát xít Đức. Từ đó, De Lattre trở thành người anh hùng của châu Âu và được giao giữ chức Tổng chỉ huy Quân đội của Liên minh châu Âu. Bây giờ người đã chiến thắng ở sông Danube được cử sang để giành chiến thắng ở sông Hồng. Hắn đã ý thức được mối liên quan khăng khít giữa cuộc chiến tranh Đông Dương với mặt trận chống cộng toàn cầu, nên trong một lá thư đề ngày 24-1-1951 gửi tướng Mĩ D. Eisenhower, lúc đó đang là Tổng chỉ huy quân đội khối Bắc Đại Tây Dương, De Lattre đã viết:

“Là tướng chỉ huy quân đội ở Liên minh châu Âu đã từ hai năm nay tôi đã chấp nhận một sứ mạng mới, bởi vì tôi hoàn toàn tin tưởng rằng cuộc chiến đấu cần phải được tiếp tục ở châu Á, và nó có những mối liên hệ khăng khít với nền an ninh ở châu Âu. Tôi hiểu rất rõ rằng Liên Xô sẽ dành những nguồn lực lớn lao cho châu Á để chuẩn bị tiến hành một cuộc đụng đầu trên quy mô toàn thế giới…”(3).

Nhậm chức vào ngày 6-12-1951, De Lattre tới Sài Gòn vào ngày 19-12. Tới nơi, ông ra ngay Hà Nội và trấn an tinh thần quân đội Pháp ở đây bằng những lời tuyên bố cứng rắn:

“Không lùi một bước, bằng mọi giá phải chặn đứng bệnh dịch rút lui. Kể từ giờ phút này, chúng ta sẽ không để mất một hạt bụi nào trên những mảnh đất của chúng ta, hơn thế nữa, chúng ta sẽ lấy lại những phần đất đã mất”(4).

Để thực hiện chủ trương đứng vững trên chiến trường, Tướng De Lattre thực hiện một loạt biện pháp:

- Xây dựng một hệ thống phòng tuyến mới kiên cố quanh đồng bằng Bắc Bộ. Phòng tuyến này một hướng chạy dài từ Việt Trì ra tới Đông Triều, Tiên Yên. Một tuyến chạy dọc theo sông Đáy ra tới bờ biển Ninh Bình. Hệ thống phòng tuyến đó được bố trí những lô cốt dày đặc, có pháo binh hỗ trợ và có không quân yểm trợ. Những lô cốt trên phòng tuyến này đều là kiểu mới, kiểu Bunker, thay cho hệ thống những Blockhaus cũ (Bunker là những lô cốt bằng bê tông cốt thép một nửa đặt sâu trong lòng đất). Cũng vì coi đồng bằng Bắc Bộ là chiến trường quyết định nên De Lattre quyết định chuyển hẳn đại bản doanh từ Sài Gòn ra Hà Nội (ngôi nhà thuộc ngã tư Trần Hưng Đạo và Bà Triệu, mà hiện nay là trụ sở của Đại sứ quán Pháp).

Navarre, người kế nhiệm De Lattre, đã nhận định về quyết định này như sau: “Đóng ngay tại Hà Nội, bỏ lại Sài Gòn phía sau, De Lattre muốn nhấn mạnh ngay lập tức tính quan trọng vượt trội của miền châu thổ sông Hồng. Ông nhận định rằng đó là cái chốt của chiếc cánh cửa mở ra toàn Đông Nam Á. Ở thời điểm đó đánh giá như vậy là chính xác, vì đồng bằng Bắc Bộ là nơi đối phương đang nhắm tới. Nhưng ngay sau khi De Lattre không còn nữa, thì sự quan tâm như vậy sẽ làm mất đi cái nhìn tổng thể đối với các mặt trận khác tại Đông Dương”(5).


(1) Pléven René: Intervention, Assemblée Nationale, 19 octobre 1950, J.O.R.F. Débats parlementaires.
(2) Pléven René: Exposé devant le Cóneil des Ministres, Paris, Palais de l’Elysée, 8. Novembre 1950, “Journal du Septennat”, Paris, Vol. IV.
(3) De Lattre de Tassigny: ne pas subir. Ecrrits. 1914-1952, Ed. Plon, Paris, 1984, P.478.
(4) De Lattre de Tassigny: Diễn văn đọc tại Hà Nội, Bull.A.F.P., Spé cial Outremer, N0 1317.
(5) Henry Navarre: Đông Dương hấp hối, Hồi ký, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 42.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Tám, 2012, 07:16:29 am
- Tăng cường lực lượng quân đội lên gấp đôi, trong đó phần tăng nhiều nhất là ngụy quân. Đưa tổng quân số của cả Pháp và ngụy từ 150.000 năm 1950 lên 245.000 năm 1951, 310.000 quân năm 1952. Nếu tính đơn vị là tiểu đoàn thì năm 1950 Pháp có 147 tiểu đoàn, trong đó 15 là Âu - Phi, 72 là ngụy, thì đến năm 1951 tổng số đã lên tới 189 tiểu đoàn, trong đó 84 tiểu đoàn Âu - Phi, 105 tiểu đoàn ngụy. Riêng ở Nam Bộ, tổng số tiểu đoàn là 43, trong đó Âu - Phi giảm từ 19 tiểu đoàn (năm 1950) xuống 13 tiểu đoàn (năm 1951), nhưng số quân ngụy thì tăng từ 24 tiểu đoàn lên 30 tiểu đoàn trong cùng thời gian. Đến năm 1952 thì tổng số quân đội Pháp ở Nam Bộ là 45 tiểu đoàn, trong đó có 35 tiểu đoàn quân tay sai. Năm 1953, tổng số là 58, trong đó 48 tiểu đoàn quân ngụy…(1). Để dùng quân ngụy đỡ đòn cho quân Pháp, lúc này người Pháp đã buộc phải gác sang một bên những đầu óc kì thị không muốn cho người bản xứ làm sĩ quan. Ngược lại, đã có một người Việt là Nguyễn Văn Xuân được phong lên cấp trung tướng, có những cấp thiếu tướng, đại tá thì có hàng chục, đại úy thì có hàng trăm

(http://farm9.staticflickr.com/8434/7713446398_faf0af2280_b.jpg)

Trên một con tàu trên sông Hậu, tướng Chanson mở tiệc
chiêu đãi “tưới lon” cho các sĩ quan cao cấp ngụy

Vì lựa chọn chiến trường Bắc Bộ là nơi quyết đấu với Việt Minh để giành thắng lợi quyết định nên tướng De Lattre coi Nam Trung Bội và Nam Bộ là nơi cần phải làm sạch về mọi mặt: Chà xát các căn cứ kháng chiến, bắt lính, thu thế, vơ vét cả người và của phục vụ cho chiến trường lớn. Đối với Nam Bộ, từ khi De Lattre sang nhậm chức, quân Pháp đã tiến hành những trận càn quét và nắm lại phần lớn mạng lưới giao thông gồm 3.300km trong tổng số 4.000km đường giao thông ở Nam Bộ. Sau khí nắm đường giao thông, quân Pháp thường cho tàu chiến thọc sâu vào các sông và kinh Xáng, bắn phá bừa bãi vào làng xóm ven sông, gây cho nhân dân Nam Bộ nhiều tổn thất lớn về người và của. Pháp còn cho những toán quân tập kích vào một số vùng căn cứ, phá các binh công xưởng, cướp máy móc, vũ khí. Riêng rong chiến dịch Long Châu Hà, chúng đã phá của ta một kho thóc 4.000 giạ gạo và 250 giạ lúa(2).

- Về mặt kinh tế, De Lattre chủ trương tiến hành chiến tranh tổng lực, với chính sách “giết sạch, đốt sạch, phá sạch”. Như vậy chiến tranh lan cả sang kinh tế: quân Pháp không chỉ bắn giết Việt Minh, mà giết cả dân thường, cả trâu bò, đốt thóc lúa, nhà cửa, phá đập nước, trường học, bệnh viện… nhằm làm kiệt quệ cuộc sống ở các vùng kháng chiến. Về tiền tệ, cũng nhằm mục đích đó, Pháp cho in rất nhiều tiền giả tung vào vùng kháng chiến. Riêng ở Khu VIII và khu IX thuộc Nam Bộ, số tiền giả mà phía ta thu được của địch đã lên tới 100 triệu đồng(3).

(http://farm9.staticflickr.com/8287/7713447022_87a5447f50_b.jpg)

Đốt nhà và cướp thóc lúa trong một trận càn ở Rạch Giá.

- Để thực hiện những kế hoạch trên, De Lattre được Chính phủ Pháp tăng cường ngân sách quân sự tới mức chưa từng có trước đó: chi tiêu cho chiến tranh Đông Dương từ 210 triệu Franc năm 1950 lên 380 triệu Franc năm 1951. Đương nhiên phần lớn những chi tiêu này là dựa vào viện trợ Mĩ. Bản thân De Lattre đã bay sang Mĩ và trực tiếp gặp Tổng thống Truman để đặt ra những yêu cầu về viện trợ vũ khí, quân trang, quân dụng và kinh phí. Là một viên tướng nổi tiếng của Chiến tranh thế giới thứ hai, De Lattre đã được đón tiếp ở Mĩ như một người anh hùng chống phát xít và được Tổng thống Truman thỏa mãn hầu hết các yêu cầu. Viện trợ của Mĩ cho chiến tranh Đông Dương từ 150 triệu đô la năm 1950 lên 180 triệu đô la năm 1951 và 570 triệu đô la năm 1952.

(http://farm8.staticflickr.com/7117/7713446698_4727e5de65_z.jpg)

Tướng De Lattre được Tổng thống Mĩ tiếp tại Washington (trên cánh tai trái còn đeo băng để tang người con trai độc nhất mới bị chết trận tại Ninh Bình)

Ngoài viện trợ, Tổng thống Truman còn quyết định gửi một phái bộ cố vấn quân sự Mĩ (MAAG) sang Sài Gòn để trực tiếp giúp Pháp trong các kế hoạch mở rộng chiến tranh. Tòa công sứ Mĩ ở Sài Gòn đã được nâng cấp lên thành Đại sứ quán từ 2-1952.

Trong bối cảnh trên, cuộc kháng chiến toàn quốc nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng đã bước vào một giai đoạn mới đầy khó khăn thử thách.


(1) Con số trong Đề án của Tổng quân ủy Trung ương trình Bộ Chính trị ngày 20-8-1953, Lưu trữ Văn phòng TƯ Đảng.
(2) Theo Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, sđd, t.IV, tr. 91.
(3) Theo Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, sđd, t.IV, tr. 91.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Tám, 2012, 06:58:46 am
I. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG, CHỦ TRƯƠNG CỦA XỨ ỦY NAM BỘ VÀ TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM, NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA KHU 9 VÀ PHÂN LIÊN KHU MIỀN TÂY

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

Một sự kiện quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với đời sống chính trị và sự nghiệp kháng chiến của quân dân ta là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tuyên Quang (căn cứ Việt Bắc) từ ngày 11 đến ngày 14-12-1951.

Đoàn đại biểu Nam bộ ra dự Đại hội gồm có các đồng chí Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Trấn, Phan Trọng Tuệ, Võ Văn Kiệt và một số đồng chí khác.

Về Đoàn đại biểu Nam Bộ dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, theo đồng chí Võ Văn Kiệt (người duy nhất của Nam Bộ đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II đã nhận định:

“Đoàn cán bộ miền Nam ra dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II đi làm nhiều đợt. Một số nhóm đi trước để họp hay công tác rồi ở lại dự luôn.

Đoàn chính thức đi sau gồm:

1. Ung Văn Khiêm.

2. Phan Trọng Tuệ, Khu ủy khu 9.

3. Nguyễn Văn Trấn, Khu ủy khu 9.

4. Nguyễn Hữu Thế, Hội nông dân Nam Bộ.

5. Ba Lê, Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ.

6. Phạm Tổng Hoằng, Tỉnh ủy Long Xuyên.

7. Châu Quốc Tuấn, đại diện thanh niên Nam Bộ.

8. Võ Văn Kiệt, Tỉnh ủy Bạc Liêu.

9. … Mạnh, đại diện Ban cán sự Đảng Việt kiều Campuchia.

10. Diệp Minh Châu, họa sĩ, điêu khắc.

Đoàn quay phim 2 người: ông … Đoàn, Lê Minh Hiền.

Đoàn đi đường bộ từ Việt Nam - Campuchia - Thái Lan và dự kiến qua Bắc Lào về Việt Bắc. Tuy nhiên, tới Bangkok, chờ một tháng không đi được, bởi mùa mưa, đứt đường. Tổ chức Đảng của Trung Quốc và Việt Nam tại Bangkok bố trí đi theo đường thủy, chia làm 2 nhóm.

Nhóm thứ nhất: Khiêm, Tuệ, Trấn và thêm Xuhen (đại diện đảng Campuchia) từ Bangkok qua Hồng Kông về Quảng Châu và đi đường bộ về Việt Nam.

Nhóm thứ hai, đi qua Hải Nam về Quảng Châu và đi đường bộ về Việt Nam.

Đại diện đại biểu Nam Bộ có một số chính thức, một số dự thính.

Ra tới Việt Bắc mới nhập các đoàn lại làm một. Trong số đi trước có Trần Xuân Độ, đại diện Bà Rịa (?).

Đại biểu trúng cử ủy viên Trung ương:

Lê Duẩn (vắng mặt).

Phạm Hùng (vắng mặt).

Nguyễn Văn Kỉnh (vẳng mặt).

Ung Văn Khiêm.

Hà Huy Giáp.

Trong đó ba đại biểu Nam Bộ (Phạm Hùng, Nguyễn Văn Kỉnh, Ung Văn Khiêm), ba người hoạt động tại Nam Bộ (Hà Huy Giáp, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ)”.


(http://farm8.staticflickr.com/7126/7713447574_e9284ff120_b.jpg)

Đoàn Nam Bộ chụp ảnh cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ Trung ương trong buổi đón đoàn chuẩn bị cho Đại hội II tại Việt Bắc

Có lẽ những gian nan của kháng chiến Nam Bộ và bản thân Đoàn đại biểu Nam Bộ được cả Đại hội chủ ý. Vì thế, trong diễn văn khai mạc Đại hội, Tôn Đức Thắng thay mặt Đoàn chủ tịch Đại hội đã dành riêng một đoạn để bày tỏ tình của của Đại hội với Đoàn đại biểu Nam Bộ:

“Đoàn đại biểu của Nam Bộ anh dũng, đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến trước nhất, đã theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, đẩy mạnh cuộc kháng chiến tiến tới”(1).

(http://farm9.staticflickr.com/8146/7713445024_6a37bd5ed2_b.jpg)

Trong giờ giải lao của Đại hội, Hồ Chủ tịch trao đổi tình hình Nam Bộ với Ung Văn Khiêm; hai người đứng là Chu Văn Tấn và Văn Tiến Dũng.


(1) Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng do Tôn Đức Thắng đọc ngày 11-2-1951 (Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.4).


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Tám, 2012, 06:59:47 am
Tiếp theo lời khai mạc của Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị, nhắc lại quá trình hoạt động của Đảng, từ khi thành lập, vạch rõ những nhiệm vụ trước mắt của Đảng, nhằm đưa kháng chiến đến thắng lợi. Người chỉ rõ cách mạng nước ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, bởi vì: “Ta có một Đảng to lớn, mạnh mẽ. To lớn, mạnh mẽ là vì có chủ nghĩa Mác - Lênin, vì sự cố gắng không ngừng của toàn thể đảng viên, vì được toàn quân và toàn ân thương yêu, tin cậy, ủng hộ”(1).

Cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương đã phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có đường lối, chính sách và tổ chức phù hợp với đặc điểm của mỗi nước. Vì vậy, Đại hội chủ trương xây dựng ở mỗi nước Việt Nam, Lào và Cao Miên (tức Campuchia) một Đảng cách mạng thích hợp với hoàn cảnh cụ thể để lãnh đạo cuộc kháng chiến ở từng nước. Đảng ở Việt Nam gọi là Đảng Lao động Việt Nam; ở Cao Miên và Lào gọi là Đảng Nhân dân cách mạng Cao Miên và Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Mỗi Đảng chịu trách nhiệm trước sự nghiệp giải phóng của dân tộc mình. Riêng ở Việt Nam, Đảng Lao động Việt Nam ra công khai hoạt động.

Đại hội đã thông qua Tuyên ngôn, Chính cươngĐiều lệ của Đảng.

Bản Tuyên ngôn nêu rõ: “Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ăngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”(2).

[/i]Chính cương[/i] của Đảng ghi: “Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đến quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”(3).


Về đường lối kháng chiến, Đại hội khẳng định; Cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh nhân dân. Đặc điểm của nó là toàn dân, toàn diện, trường kì, dựa vào sức mình là chính và nhất định thắng lợi.

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, gồm 29 ủy viên (19 chính thức và 10 dự khuyết) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Xứ ủy Nam Bộ có 6 người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Kỉnh (dự khuyết), Hà Huy Giáp (dự khuyết). Trong đó, Lê Duẩn được bầu vào Bộ Chính trị.

(http://farm9.staticflickr.com/8421/7713447268_b6902b6402_b.jpg)

Những thành viên của Xứ ủy Nam Bộ.

Sau Đại hội Đảng, tháng 3-1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam mở Đại hội toàn quốc để thống nhất hai tổ chức thành một mặt trận đoàn kết thống nhất, gọi tắt là Mặt trận Liên Việt.

Ở miền Tây Nam Bộ, các tỉnh lần lượt mở Hội nghị để thống nhất hai tổ chức Mặt trận và tổ chức các cuộc mít tinh chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng thời giới thiệu đại biểu Đảng ra công khai ở từng địa phương. Nhân dân khắp nơi đều phấn khởi, nhiệt liệt chào mừng Đảng Lao động Việt Nam.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, tháng 4-1951, Bộ Chính trị ra quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy để lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Trung ương Cục miền Nam gồm các ủy viên Trung ương mới được bầu đang hoạt động ở Nam Bộ; Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Kỉnh, Hà Huy Giáp do Lê Đức Thọ làm Bí thư - Lê Duẩn được điều về Trung ương công tác trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng. Do còn nhiều công việc, Lê Duẩn còn ở lại Nam Bộ, đảm nhiệm nhiệm vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam đến năm 1952, Lê Đức Thọ tạm thời làm Phó Bí thư, khi Lê Duẩn ra Bắc, Lê Đức Thọ mới đảm nhận nhiệm vụ Bí thư và Phạm Hùng làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.


(1) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.39
(2) Sđd, t.12, tr.444.
(3) Sđd, t.12, tr.433-434.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Tám, 2012, 07:03:53 am
2. Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam

Sau khi kết thúc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, từ ngày 16 đến ngày 20-2-1951, Thường vụ Xứ ủy đã họp Hội nghị mở rộng nhằm triển khai những chủ trương đường lối của Đại hội II đối với Nam Bộ. Hội nghị đã đề ra những định hướng và hầu hết các lĩnh vực của công cuộc kháng chiến Nam Bộ:

- Phát triển du kích chiến tranh đến cực độ;

- Tăng cường mạnh mẽ bộ đội địa phương;

- Xây dựng chủ lực;

- Về tác chiến;

- Về phát triển và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, phá chính quyền địch;

- Về chính sách ruộng đất;

- Về tăng gia sản xuất để tự cung tự cấp;

- Về công tác tài chính, tiền tệ;

- Về bao vây và phá hoại kinh tế địch;

- Về phát triển văn hóa dân chủ nhân dân;

- Về tăng cường công tác địch vận, ngụy vận;

- Về xây dựng, củng cố căn cứ địa về mọi mặt quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa…;

- Về tổng động viên nhân lực, vật lực để cung cấp tất cả cho tiền tuyến;

- Về biện pháp tranh thủ sự chi viện của Trung ương nhất là về quân sự (củng cố và mở thêm những đường giao thông vận tải, cả đường thủy lẫn đường bộ từ nước ngoài và từ Trung ương về Nam Bộ…)(1).

Để thống nhất sự chỉ đạo và tinh giản biên chế, Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ, từ nay là Văn phòng Trung ương Cục miền Nam sáp nhập với Văn phòng Ủy ban kháng chiến hanh chánh Nam Bộ, gọi chung là Văn phòng trung ương Cục - Ủy ban Nam Bộ. Các ban ngành chuyên môn của Trung ương Cục và các Sở của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ đều được củng cố. Các Sở cũng như Bộ Tư lệnh vẫn lấy tên là: Bộ Tư lệnh Nam Bộ, Sở Thông tin, Sở Y tế Nam Bộ, v.v.

Nhằm tạo cho mỗi tỉnh có vùng căn cứ đứng chân và bàn đạp tương đối rộng, có hành lang liên hoàn có thể cơ động được lực lượng, đồng thời tạo điều kiện giành lại thế chủ động cho từng khu và cả Nam Bộ, khắc phục hậu quả do sơ hở của ta đã để cho địch nắm thế chủ động mạnh ở Khu 8, ngăn cắt Khu 9 với Khu 7 để bao vây Khu 6 từ những năm 1949 - 1950, Trung ương Cục và Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ chủ trương (theo Nghị định số 252/ND-51) giải thể 3 khu 7, 8 và 9, sáp nhập 20 tỉnh của Nam Bộ thành 11 tỉnh ghép(2), chia Nam Bộ thành 2 Phân liên khu (lấy Sông Tiền làm ranh giới) và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.

Phân liên khu miền Đông gồm 5 tỉnh (11 tỉnh cũ):

- Gia Ninh (gồm Gia Định - Tây Ninh).

- Thủ Biên (gồm Thủ Dầu Một - Biên Hòa).

- Bà Chợ (Bà Rịa - Chợ Lớn).

- Mĩ Tân Gò (gồm Mĩ Tho - Tân An - Gò Công).

- Long Châu Sa (gồm Long Châu Tiền - Sa Đéc).

Phân liên khu miền Tây gồm 6 tỉnh (9 tỉnh cũ).

- Bến Tre.

- Vĩnh Trà (gồm Vĩnh Long - Trà Vinh).

- Cần Thơ (gồm Cần Thơ và một phần Rạch Giá).

- Sóc Trăng.

- Bạc Liêu.

- Long Châu Hà (gồm Long Châu Hậu tức phần đất nằm ở hữu ngạn Sông Hậu của 2 tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc cũ).

Từ sự thay đổi trên, các tổ chức quân, dân, chính, đảng đều được sắp xếp lại. Riêng Bộ Tư lệnh Nam Bộ thì giải thể bộ máy phòng, ban, chỉ giữ lại Ban nghiên cứu - tổng kết. Về danh nghĩa thì vẫn giữ Bộ Tư lệnh Nam Bộ trong các báo cáo tổng kết và truyền đạt mệnh lệnh của Trung ương Cục. Điều đó giúp cho Trung ương Cục thống nhất chỉ đạo các vấn đề quân sự trên toàn chiến trường Nam Bộ.


(1) Sđd, t.12, tr. 649-670.
(2) Trước khi sáp nhập, có điều chỉnh địa giới một số tỉnh ở Tây Nam Bộ như: giải thể tỉnh Rạch Giá; 2 huyện Hồng Dân và An Biên nhập về Bạc Liêu; thị xã Rạch Giá và 3 huyện Châu Thành, Long Mĩ, Gò Quao nhập vào tỉnh Cần Thơ; 2 xã Long Tân và Long Phú (của huyện Long Mĩ) nhập về tỉnh Sóc Trăng.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Tám, 2012, 07:05:33 am
Về tổ chức lại lực lượng vũ trang

Một tháng sau Đại hội Đảng lần thứ II, tháng 3-1951, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất bàn về những nhiệm vụ trước mắt. Về nhiệm vụ quân sự đối với Nam Bộ, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương đề ra những chủ trương như sau:

Về phương châm tác chiến ở Nam Bộ: “Du kích chiến là chính, học tập đánh vận động trong những trường hợp có điều kiện thuận lợi, nắm vững nguyên tắc tiêu diệt chiến, để bồi dưỡng lực lượng ta”(1).

Về xây dựng lực lượng:

- Nam Bộ phải “củng cố các trung đoàn chủ lực đã thành lập (cải tiến tổ chức, giáo dục tư tưởng chiến thuật mới và học tập kinh nghiệm của chiến trường Bắc Bộ)”.

- Về bộ đội địa phương thì phát triển và củng cố.

“Tất cả những đội dân quân du kích không thoát li sản xuất cũng phải được củng cố. Các cấp ủy đảng, các đồng chí phụ trách quân sự phải dựa vào những phương châm và nguyên tắc trên đây mà sửa chữa những sai lầm, lệch lạc trong công việc tác chiến và xây dựng lực lượng, làm cho đường lối chiến lược quân sự của Đảng được thực hiện đầy đủ và đúng mức”(2).

Theo chỉ thị của Trung ương, Trung ương Cục chủ trương phải tổ chức sao cho đủ ba thứ quân, tinh gọn mà hiệu quả. Cụ thể là: giải thể các đơn vị chủ lực cấp trung đoàn, liên trung đoàn, tổ chức lại thành các tiểu đoàn, các đại đội để phù hợp với khả năng cung ứng hậu cần và trang bị kĩ thuật, giúp cho các đơn vị đứng vững trên địa bàn được phân công, chủ động và linh hoạt trong đánh địch, hỗ trợ cho phong trào chiến tranh du kích ở địa phương.

Ở Nam Bộ lúc này còn có: Hai tiểu đoàn chủ lực cơ động của 2 Phân liên khu: Tiểu đoàn 302 ở Phân liên khu miền Đông và Tiểu đoàn 307 ở Phân liên khu miền Tây. Mỗi tỉnh đều có tiểu đoàn tập trung của tỉnh. Các tỉnh thuộc Phân liên khu miền Tây có các tiểu đoàn như sau: Sóc Trăng có Tiểu đoàn 308, Cần Thơ có tiểu đoàn 410, Long Châu Hà có tiểu đoàn 406, Vĩnh Trà có Tiểu đoàn 331 và Tiểu đoàn 333. Ngoài ra, Nam Bộ còn có các tiểu đoàn cơ động: 310, 312, 408.

Mỗi Phân liên khu trong quá trình phát triển còn có các đại đội độc lập để tăng cường cho các vùng yếu, các đội vũ trang tuyên truyền để hoạt động ở các vùng sau lưng địch, các đội binh chủng như: đặc công, pháo binh, công binh, các đội săn tàu bằng thủy lôi.

Về bộ đội địa phương, Trung ương Cục chủ trương củng cố các đại đội địa phương của mỗi huyện đủ sức bảo vệ địa phương mình và phát triển dân quân du kích để đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích.

Đầu năm 1951, Bộ Tư lệnh Nam Bộ chủ trương: Chủ động kìm chế địch trên chiến trường Nam Bộ và tiến lên kịp với phong trào toàn quốc. Muốn chủ động kìm chế địch, phải: giành giật Khu 8, tiến công kìm chế ở Khu 7, giữ vững Khu 9, giúp phong trào Campuchia phát triển, phối hợp chặt chẽ với Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. Nắm vững phương châm chiến lược: du kích chiến là chính, học tập đánh vận động chiến, đẩy mạnh vận động chiến tiến tới.

Đầu năm 1952, Trung ương Cục với danh nghĩa Bọ Tư lệnh Nam Bộ vẫn nhắc lại phương châm chiến lược trên và nhấn mạnh phải tránh bị địch chia cắt giữa miền Tây và miền Đông, muốn như vậy phải quyết giành giật và giữ cho được địa bàn Khu 8 cũ (tức miền Trung Nam Bộ).


(1) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.510.
(1) Sđd, t.12, tr.511.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Tám, 2012, 07:10:11 am
3. Những thay đổi trong Bộ Tư lệnh Khu 9 và Phân liên khu miền Tây từ đầu năm 1951 đến 1954

Trong 2 năm 1951 – 1952

Bộ Tư lệnh Khu 9, sau đó là Phân liên khu miền Tây gồm có:

- Nguyễn Chánh, quyền Tư lệnh Quân khu 9 (từ tháng 10-1950 đến tháng 5-1951), Tư lệnh Phân liên khu miền Tây (tháng 5-1951 đến cuối 1951).

(http://np7.upanh.com/b5.s29.d1/4ed0ac894ec4846f9c09c8b8b78fe035_48053077.nc.jpg)

Đồng chí Nguyễn Chánh

- Hoàng Dư Khương, Chính ủy Khu 9 (tháng 10-1950 đến tháng 5-1941), Chính ủy Phân liên khu miền Tây (từ tháng 5-1951 đến cuối 1951).

- Nguyễn Văn Vịnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Tây (thay Hoàng Dư Khương từ cuối 1951 đến cuối 1952) được điều về Phân liên khu miền Đông.

- Võ Quang Anh, Tư lệnh phó Khu 9 - Tư lệnh phó Phân liên khu miền Tây (từ tháng 10-1950 đến cuối 1952).

Qua năm 1952, Phan Trọng Tuệ về thay Nguyễn Chánh làm Tư lệnh Phân liên khu miền Tây (cuối 1951 đến cuối 1952), Nguyễn Chánh làm Phó Tư lệnh Phân liên khu miền Tây (đến cuối 1952).

Từ tháng 12-1952 đến cuối 1954

Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Tây có thay đổi như sau:

- Dương Quốc Chính, Tư lệnh Phân liên khu miền Tây.

- Lê Đức Thọ, Chính ủy Phân liên khu miền Tây.

- Phan Trọng Tuệ, Tư lệnh Phó Phân liên khu miền Tây.

Trong thời gian cuối 1954, Ung Văn Khiêm, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, kiêm nhiệm Chính ủy Phân liên khu miền Tây thay Lê Đức Thọ một thời gian ngắn.

Trong thời gian này, ngoài việc củng cố Bộ Tư lệnh Phân liên khu, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Nam Bộ còn điều động một số cán bộ quân sự từ khu về trực tiếp làm Tỉnh đôi trưởng, Tỉnh đội phó một số tỉnh như: Võ Quang Anh về làm Tỉnh đội trưởng kiêm Chính trị viên tỉnh Long Châu Hà, Nguyễn Văn Quạn trước là Khu bộ trưởng Khu 8 về làm Tỉnh đội trưởng Cần Thơ, Nguyễn Văn Sa, Chính trị viên Trung đoàn 126-128 về làm Tỉnh đội trưởng Bạc Liêu…

(http://np8.upanh.com/b4.s29.d2/5037325d007bba63b5076f81aa97326d_48053078.nvq.jpg)
(http://np9.upanh.com/b3.s30.d1/81f34c2dade4badbfe30900d3da39813_48053079.nvs.jpg)
Đồng chí Nguyễn Văn Quạn
Đồng chí Nguyễn Văn Sa


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Tám, 2012, 07:15:26 am
4. Công tác củng cố xây dựng Đảng

Vào đầu năm 1951, bên cạnh những tiến bộ về quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, tình hình Đảng bộ, các cơ quan kháng chiến và nhân dân cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Vùng căn cứ ở Tây Nam Bộ khá rộng, đời sống được tương đối ổn định và nâng cao hơn trước, nên nảy sinh trong cán bộ và bộ đội nhiều tư tưởng lệch lạc như: xả hơi, ngơi nghỉ, hưởng lạc, ngán chịu đựng gian khổ, khó khăn, một số cán bộ, bộ đội kinh doanh kiếm lời riêng… Một số có chức quyền thì quan liêu, hách dịch, một số xin phép về nhà rồi nghỉ luôn. Trong nhân dân thì phong trào tòng quân có phần chững lại, một số người gọi con ở đơn vị về nhà, cưới vợ sớm(1)

Trước tình hình đó, lẽ ra phải có biện pháp tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phê bình và tự phê bình, chăm sóc đúng mức hơn đời sống tinh thần của bộ đội thì Chính ủy Quân khu 9 (Hoàng Dư Khương) lại dùng biện pháp hình sự thay vì dân sự, gom hết số anh em bộ đội sai phạm về “Đề lao binh” giam giữ, có lúc số này lên đến 1.000 người (số đông là bỏ ngũ về nhà). Mãi đến cuối năm 1951, trại giam này mới được giải tán.

Tháng 6-1951, Trung ương Cục tổ chức một đoàn kiểm tra đặc biệt đi kiểm tra ở tỉnh Rạch Giá, trong đó có kiểm điểm sai lầm trong chủ trương hạn chế nuôi vịt tàu để tiết kiệm lương thực (như một số cán bộ địa phương ”bẻ cổ vịt tàu” của Tỉnh ủy Rạch Giá vào năm 1950, như đã nói trong chương 2). Việc thi hành kỉ luật ở Tỉnh ủy Rạch Giá ngẫu nhiên trùng hợp với chủ trương ghép tỉnh (9 tỉnh còn lại 6 tỉnh ở miền Tây, không còn tỉnh rạch Giá), nên lại nảy sinh một số bất mãn, buồn phiền trong cán bộ và nhân dân Rạch Giá, vì cho rằng tỉnh Rạch Giá bị kỉ luật phải giải thể vì khuyết điểm trên.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng lao động Việt Nam ra công khai lãnh đạo toàn dân kháng chiến, với đường lối đúng đắn, Ban Chấp hành Trung ương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng cao lòng tin tuyệt đối trong toàn quân, toàn dân, cổ vũ quân dân Tây Nam Bộ vươn lên khắc phục mọi khó khăn, khuyết điểm, thi đua sản xuất, giết giặc lập công. Với tinh thần đó, Đảng bộ Tây Nam Bộ đã thực hiện nghiêm túc chủ trương của Trung ương Đảng ngưng phát triển đảng viên mới trong 2 năm (1951-1952) để củng cố Đảng.

 Các cấp Đảng bộ đã tiến hành học tập chỉnh huấn, có kiểm tra sát hạch, có phê bình và tự phê bình. Qua học tập, trình độ tư tưởng, nhận thức chính trị của số đông cán bộ, đảng viên được nâng lên một bước quan trọng. Tuy nhiên, do phương pháp học tập, phê bình và tự phê bình một số nơi có phần nặng nề, gò bó (thị phạm, truy bức về thành phần…), không tạo được tâm lí thoải mái trong một số cán bộ, đảng viên. Sai lầm này ít lâu sau đã được chính Bí thư Trung ương Cục Lê Duẩn uốn nắn.

Năm 1952, Lê Duẩn ra Bắc và đi Trung Quốc chữa bệnh. Ông được chứng kiến công cuộc cải cách ruộng đất và chỉnh phong rất khốc liệt ở Trung Quốc. Nhiều nơi ở miền Bắc nước ta trong thời gian đó cũng áp dụng phương pháp này. Trở lại miền Nam, với tư cách Bí thư Trung ương Cục miền Nam, ông đã uốn nắn những cách làm không thích hợp với Việt Nam: “Qua phê và tự phê mà chúng ta phân biệt rõ đúng, sai, hay, dở như tắm rửa mình để thấy mình sáng sủa hơn, phấn chấn, tự tin mà tiến lên. Chứ tại sao lại chỉ thấy mình xấu xa hèn kém đi! Yêu cầu và phương pháp chỉnh như thế này thì sai quá, kì quá!”(2).

Trưởng ban Tuyên hấu, Bí thư Trung ương Đảng, Hoàng Tùng sau này nhớ lại rằng: “Lê Duẩn dứt khoát không tán thành nội dung chính sách và phương pháp chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, như đã làm đầu những năm 50”(3).


Trường Đảng “Trường Chinh” của Trung ương Cục mở khóa mới theo chương trình của trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, có kết hợp với chỉnh huấn vào cuối khóa, đã nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ trung, cao cấp của Đảng ở Nam Bộ. Trường “Nguyễn Văn Cừ” bồi dưỡng cán bộ sơ, trung cấp cũng mở liên tục nhiều khóa trên địa bàn Tây Nam Bộ.

Chính nhờ những cuộc chỉnh huấn và các trường lớp của Trung ương Cục, các tỉnh đã kịp thời củng cố Đảng, sắp xếp lại đội ngũ, vươn lên khắc phục mọi khó khăn sai sót, giữ vững thế trận, giằng co quyết liệt với địch trong giai đoạn này.

(http://farm8.staticflickr.com/7254/7722402078_3211339d62_b.jpg)

Một số cán bộ của khóa 1 của Trường Đảng “Trường Chinh”
(từ trái qua: Võ Tấn Nhất, Nguyễn Văn Phi (Mười Phi), Phan Văn Năm. Người ngồi là Đồng Văn Cống)


(1) Hồi đó có danh từ cưới vợ “cắm chân”, để khỏi “đi lính”. Nghĩa là thanh niên không “đi lính” hoặc “đi lính” rồi về cưới vợ, ở nhà luôn.
(2) Theo lời kể của Nguyễn Linh, một trong những người tham dự hội nghị đó. Trích theo Nam Bộ thành đồng Tổ quốc, sđd, tr.341
(3) Lê Duẩn - Một nhà lãnh đạo lỗi lạc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 240.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Tám, 2012, 07:18:29 am
II. GIỮ VỮNG THẾ TRẬN, GIẰNG CO QUYẾT LIỆT VỚI ĐỊCH (1951-1952)

1. Thế trận giằng co giữa địch và ta

Hai tháng sau chiến thắng biên giới, trong lời kêu gọi ngày 19-12-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở toàn dân, toàn quân: “Chúng ta phải nhớ rằng: Càng gần thất bại, địch càng cố gắng, càng hung dữ, càng liều mạng. Càng gần thắng lợi, ta càng gặp nhiều sự gay go. Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và lực lượng để đối phó với những khó khăn mới”(1).

Đúng như Hồ Chủ tịch nhắc nhở, sau những thắng lợi lớn về quân sự, chính trị, đã xuất hiện xu hướng chủ quan trong đánh giá địch - ta, muốn “đánh nhanh, thắng nhanh”, không quán triệt đầy đủ quan điểm trường kì kháng chiến, do đó sự chỉ đạo chiến lược trong một số trường hợp đã biểu hiện nôn nóng.

Ở Bắc Bộ, ta mở liên tiếp 3 chiến dịch tiến công lớn ở trung du và đồng bằng vào năm 1951, nhưng đã tổn thất nhiều, vì đánh giá tương quan lực lượng ta và địch không đúng và chọn sai hướng mở chiến dịch. Ba chiến dịch lớn đánh vào đồng bằng Bắc Bộ đều không đạt được yêu cầu mục tiêu đề ra đó là:

- Chiến dịch Trần Hưng Đạo từ ngày 26-12-1950 đến ngày 17-1-1951 đánh vào khu vực Vĩnh Yên, còn gọi là Chiến dịch Trung Du. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định, sau khi mở chiến dịch, ta vấp phải hệ thống phòng ngự rất mạnh của tướng De Lattre, với pháo binh và máy bay oanh tạc. Lần đầu tiên quân đội Pháp dùng đến bom lửa napalm do Mĩ viện trợ, gây cho quân đội Việt Nam nhiều tổn thất.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể lai: “Khi vào chiến dịch ta mới thấy chưa lường hết trước mọi khó khăn. Thấy cuộc tiến công gặp nhiều khó khăn, Bộ Chỉ huy chiến dịch hạ lệnh thu quân”(2).

- Tiếp đó là Chiến dịch Hoàng Hoa Thám đánh vào khu vực Đông Triều, kéo dài từ ngày 23-3 đến ngày 5-4-1951. Tại đây, hệ thống phòng ngự của tướng De Lattre cũng ngăn bước tiến của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định: “Chỉ vì địch đã dựng lên một hàng rào lửa bằng đại bác quanh cứ điểm ngăn cản những đợt xung phong của ta”(3).

- Đến tháng 5-1951, chiến dịch thứ 3 được mở ở phía nam sông Hồng, đánh vào phòng tuyến sông Đáy trên ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, còn gọi là Chiến dịch Quang Trung.

Cả ba chiến dịch này đều không phá vỡ được phòng tuyến của tướng De Lattre. Sau đó bản thân tướng De Lattre và báo chí Pháp rêu rao rất nhiều về sự thất bại của tướng Giáp, về việc đảo ngược thế cờ và dự kiến một chiến thắng của quân đội Pháp giống như chiến thắng trong Chiến dịch sông Danube. Trên thực tế thì không phải như thế. Phía quân đội Việt Nam tuy có những tổn thất hơn mức dự kiến, nhưng không thể coi là thất bại hoàn toàn hoặc bị “đập nát tan tành” như tướng De Lattre nhận định. Ngược lại, cả ba chiến dịch này cũng gây cho quân đội Pháp những tổn thất rất nặng nề: Tính toàn bộ trong ba chiến dịch, phía quân đội Pháp đã bị tiêu diệt 40.000 quân, riêng ở phòng tuyến Bắc Bộ là 32.000 quân. Nhiều đồn bốt bị phá, tuy phòng tuyến chưa bị chọc thủng hoàn toàn. Đặc biệt, người con trai duy nhất của tướng De Lattre trấn giữ ở đồn Non Nước thuộc tỉnh Ninh Bình đã tử trận trong chiến dịch này(4).

Quá tin vào ưu thế của vũ khí, máy bay và bom napalm, vào sức chống cự của quân đội nhờ hệ thống bunker, sau những chiến dịch ở đồng bằng Bắc Bộ, tướng De Lattre quyết định phát huy ưu thế hỏa lực để đánh lên Hòa bình, nhằm thiết lập một hành lang, gọi là hành lang đông - tây để cắt đứt hẳn Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. Nếu làm được như vậy thì tuy biên giới đã được giải phóng, nhưng Việt Bắc vẫn bị cô lập với miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đó là một ý tướng rất hiểm độc. Cuối năm 1951, hành lang đông - tây đã được dựng lên, mà Hòa Bình là điểm chốt quan trọng nhất của quốc lộ số 6 là con đường liên lạc giữa Việt Bắc và Quân khu IV, cũng có nghĩa là giữa các nước xã hội chủ nghĩa qua Việt Bắc xuống Trung Bộ và vào miền Nam.

Đến đầu năm 1952, Bộ Tư lệnh quyết định mở chiến dịch Hòa Bình, vì địa thế và khả năng hậu cần ở đây thuận lợi hơn so với những chiến dịch Trung du và Đồng bằng, vì có điểm tựa là rùng núi. Nhưng đầu tháng 1-1952 thì tướng De Lattre bị lâm bệnh ung thư và chết tại Pháp, tướng Raoul Salan là phó lên thay. Trong khi hấp hối, câu nói cuối cùng của De Lattre là gọi tên người con trai: “Bernard ơi, đợi cha với”. Trong lúc đó thì mặt trận Hòa Bình, 2 sư đoàn 308 và 312 cũng đang “đợi” lệnh của tướng Võ Nguyên Giáp để “tiến lên bằng đại bác”. Vì De Lattre ra đi quá sớm nên ông ta không được biết rằng chỉ hơn một tháng sau khi ông trở về với cát bụi thì quân Pháp không chỉ mất “một hạt bụi”, mà mất hàng ngàn km2. Cụ thể: hành lang Đông - Tây đã bị bẻ gãy, thị xã Hòa Bình đã được giải phóng, và 7 giờ tối ngày 23-2-1952 ngay giữa thị xã Hòa Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã duyệt binh và đọc nhật lệnh:

“Đây là một chiến thắng lớn nhất từ Chiến dịch Biên Giới tới nay. 20.5876 tên địch bị tiêu diệt, 6.767 tên bị bắt sống, 132 cứ điểm bị san bằng, 62 vị trí bị bức rút. Sau lưng địch Việt Nam đã giải tán 2.000 ban tề ngụy, chuyển từ thế bị ép sang thế tiến công liên tục. Quân và dân Việt Nam đã đánh đuổi quân Pháp ra khỏi một vùng rộng 2.000 km2 với 15 vạn dân thuộc khu vực Sông Đà”(5).


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.6, tr.135.
(2), (3) Võ Nguyên Giáp: Đường tới Điện Biên Phủ…, sđd, tr.146, 183. 215.
(4) Võ Nguyên Giáp: Đường tới Điện Biên Phủ…, sđd, tr.146, 183. 215.
(5) Hồi kí Lê Trọng Tấn: Từ Đồng Quan đến Điện Biên, tr. 215.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Tám, 2012, 07:18:57 am
Sau chiến dịch Hòa Bình, rút kinh nghiệm chiến dịch Trung du và Đồng bằng, Quân đội nhân dân Việt Nam hướng tiếp lên phía Tây Bắc và mở Chiến dịch Tây Bắc, giải phóng toàn bộ Tây Bắc vào năm 1953, mở ra vùng biên giới thông suốt với Thượng Lào. Đó là một trong những tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ vào đầu năm 1954.

Bước vào năm 1951, trên chiến trường Nam Bộ, ở nhiều nơi ta cũng mắc sai lầm “ham ăn to, đánh lớn”, tập trung quân chủ lực thành lập trung đoàn, liên trung đoàn, làm lỏng lực lượng địa phương, còn phong trào du kích chiến tranh bị lơ là, sa sút… Tình hình kháng chiến ở Nam Bộ gặp nhiều khó khăn. Cho đến giữa năm 1951, phạm vi chiếm đóng của Pháp đã mở rộng đến mức cao. Hàng nghìn đồn bốt, tháp canh được xây dựng từ đời tướng De la Tour đã được gia cố thêm bằng bê tông cốt thép, tăng thêm hỏa lực, tăng thêm tầm quan sát từ xa.

Tháng 1-1951, tuy Pháp rút bớt 7 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn pháo ở phía Nam để đưa đi yểm trợ cho chiến trường Bắc Bộ, nhưng chúng vẫn tiếp tục đẩy mạnh các cuộc hành quân bình định ở Nam Bộ để thực hiện chủ trương chiến tranh tổng lực. Đặc biệt, chúng xây dựng lực lượng UMDC do Lêon le Roy (đơn vị lưu động bảo vệ Thiên Chúa giáo) ở Bến Tre. Chính lực lượng này đã gây ra nhiều cuộc thảm sát nhân dân ở đây, gây nhiều khó khăn cho phong trào kháng chiến ở Bến Tre.

Để tăng quân số, theo yêu cầu của Pháp, Bảo Đại ra lệnh tổng động viên để bắt thêm lính, tăng quân số ngụy từ 65.000 (1949) lên 110.000 (1951), thành lập được 68 tiểu đoàn các loại. Quân chinh quy (BVN) của ngụy ở Nam Bộ chiếm 24%, 69 khinh binh 21%, quân địa phương vệ binh 82 đại đội, phụ lực quân chiếm 65% quân số (189/433 đại đội cả Việt Nam). Như thế là quân ngụy ở Nam Bộ chiếm tỉ lệ cao so với cả nước. Pháp đã lấn chiếm khống chế vùng đông dân, có nhiều tín đồ theo đạo; “thân binh hóa” số quân do các tôn giáo này nắm,. còn quân Pháp thì được tổ chức thành 2 tiểu đoàn cơ động: Tiểu đoàn 1 (thuộc Binh đoàn BMEO) từ Pháp đưa qua hoạt động ở phia bắc Tiền Giang; Tiểu đoàn 2 (BMEO) hoạt động ở các tỉnh Hậu Giang.

Sau khi bình định lấn chiếm tỉnh Bến Tre và phần lớn hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, địch tiếp tục hành quân càn quét ở tỉnh Cần Thơ và Rạch Giá, trọng điểm là hai huyện Châu Thành của hai tỉnh này.

Địch dùng 15 tiểu đoàn càn quét 6 xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ va 3 huyện Long Mĩ, Giồng Riềng và Châu Thành, tỉnh Rạch Giá; đóng lại một số đồn bốt ở các huyện Giồng Riềng, Tri Tôn và Sóc Xoài.

Tình hình chiến sự diễn ra gay gắt. Địch ra sức càn quét lấn chiếm. Ta kiên quyết chống trả, bẻ gãy các cuộc đánh phá của địch, đồng thời thường xuyên tập kích, phục kích, đẩy mạnh du kích chiến tranh, gây cho địch nhiều tổn thất.

Trong thời gian từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 5-1951, Bộ Tư lệnh Khu 9 quyết định mở hai chiến dịch Long Châu Hà 2 và Sóc Trăng 2.

- Chiến dịch Long Châu Hà 2, nhằm mục tiêu tiến công chính là hai huyện: Châu Thành và Châu Phú A. Lực lượng ta gồm có 3 tiểu đoàn của Trung đoàn Tây Đô, 2 đại đội địa phương quân của Long Châu Hà, đội biệt động của ban Hòa Hảo vận và các đội du kích tập trung của 3 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú A. Ban chỉ huy Chiến dịch gồm có: Võ Quang Anh, Tư lệnh phó Quân khu 9 làm Chỉ huy trưởng; Nguyễn Văn Thân, Bí thư Tỉnh ủy Long Châu Hà làm Chính trị viên, Huỳnh Thủ, Trung đoàn trưởng Tây Đô và Hoàng Thế Thiện, Chính ủy trung đoàn Tây Đô làm Phó chỉ huy trưởng.

Sau 3 đợt tiến công từ ngày 10-2 đến ngày 13-3-1951, với nhiều đợt đánh đồn, phục kích, tập kích, nghi binh và vũ trang tuyên truyền…, ta diệt được hơn 300 tên địch, bắt sống nhiều tên, chiếm 1 đồn, bức rút 2 đồn, phá hủy 4 lô cốt, nhiều tháp canh, thu 2 đại liên, 1 trung liên, 3 tiểu liên, một số sống trường và nhiều đạn. thắng lợi quan trọng về chính trị là ta đã tiến sâu vào vùng sau lưng địch, vùng Hòa Hảo, giải thích cho đồng bào tín đồ hiểu rõ về tính chất của cuộc kháng chiến, về chính sách đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Việt Minh - Liên Việt và Chính phủ kháng chiến, gây dựng được một số cơ sở dân vận.

Tiếp sau đó, theo sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Nam Bộ, lực lượng của Khu 9 và Khu 8 phối hợp mở tiếp chiến dịch “phá ngụy” ở huyện Phú Châu (Long Châu Sa) ngày 16-3-1951. Sau 7 ngày liên tục hoạt động, ta diệt 150 tên, bắt sống 16 tên, bắn hỏng 2 tàu, thu 5 trung liên, 2 súng cối và nhiều súng trường… Chiến dịch phối hợp này, tuy về quân sự, ta đạt thành tích chưa cao, nhưng về chính trị ta có bước thắng lợi quan trọng là mở được “đột phá khẩu” vào vùng Hòa Hảo, nơi Pháp và bọn tay sai phản động đang kiểm soát, khống chế lâu năm, nơi ta đã tốn nhiều xương máu mà chưa vào được.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Tám, 2012, 07:20:24 am
- Chiến dịch Sóc Trăng 2 cũng nhằm tiến vào vùng sau lưng địch, có nhiều “sóc” Khơme, giành lại đồng bào Khơme đã bị Pháp kìm kẹp, mở rộng vùng kiểm soát của ta, củng cố và phát triển thêm cơ sở cách mạng. Địa bàn hoạt động là các huyện Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Long Phú, Châu Thành thuộc tỉnh Sóc Trăng, trọng điểm làm huyện Thạnh Trị. Lực lượng chiến đấu là Trung đoàn Tây Đô cùng quân dp và du kích tại chỗ. Ban chỉ huy chiến dịch gồm: Nguyễn Chánh, quyền Tư lệnh Quân khu 9 chỉ huy trưởng, Huỳnh Thủ và Hoàng Thế Thiện (Trung đoàn Tây Đô) làm Chỉ huy phó và Phan Văn Chiêu, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng phụ trách chính trị.

Chiến dịch mở màn ngày 13-5-1951, ta đột kích đồn Xã Sang xã Tuân Túc (Châu Thành) đánh thiệt hại nặng đồn chính, diệt 1 lô cốt, tiêu hao một bộ phận địch từ Sóc Trăng vào tiếp viện. Ngày 15-5-1951, ta đánh đồn Xẻo Me (Vĩnh Châu), diệt đồn chính, 4 lô cốt, đánh tiêu hao lực lượng tiếp viện từ Bạc Liêu đến, diệt 2 trung đội địch, phá hủy 7 xe quân sự… Địch điều thêm Tiểu đoàn 2 (BMEO) từ Cần thơ đến ứng cứu và cho máy bay ném bom, bắn phá dữ dội, nhưng quân ta đã phản công, diệt thêm 50 tên địch; ta cũng bị thiệt hại khá nặng, 30 chiến sĩ hi sinh và bị thương.

Trên mặt trận phụ, lực lượng ta còn đánh nhiều trận, diệt nhiều địch, phá lộ, cắt đứt đường giao thông. Một tiểu đoàn địch đi càn ở Phụng Hiệp bị ta diệt 70 tên, bắn rơi 1 máy bay khu trục. Ta còn phối hợp diệt thêm 1 trung đội biệt kích ở Phú Hữu (huyện Châu Thành - Cần Thơ).

Cùng với chiến thắng quân sự, chiến dịch Sóc Trăng 2 còn giành được ảnh hưởng lớn về chính trị trong đồng bào Khơme ở hai huyện Thạnh Trị và Vĩnh Châu, gây được nhiều cơ sở cách mạng trong vùng địch chiếm đóng.

Tiếp sau 2 chiến dịch trên, ngày 31-7-1951, tại thị xã Sa Đéc, viên tướng Chanson (Tư lệnh Pháp ở Nam Bộ) và Thái Lập Thành (Thủ hiến Nam Việt của Chính phủ Bảo Đại) đến dự cuộc duyệt binh đã bị cảm tử quân Phan Văn Út (còn gọi là Út Ngọ, tức Triệu Hoàng Minh) ném lựu đạn. Thái Lập Thành chết tại chỗ, Chanson bị trọng thương và chết sau vài giờ, 4 sĩ quan Pháp bị thương, Phan Văn Út hi sinh.

Điều đặc biệt là sau cơn hoảng loạn, số binh sĩ Pháp còn lại đã tập hợp hàng ngũ, đứng nghiêm để chào hành động anh hùng của một cảm tử quân cách mạng!

Sau tháng 7-1951, Bộ Tư lệnh Nam Bộ quyết định giải thể Trung đoàn Tây Đô, nhưng sau đó không lâu lại thành lập Trung đoàn Cửu Long. Trung đoàn này chưa ổn định, lại có quyết định giải tán theo chủ trương chung của Trung ương Cục là: Bố trí từng tiểu đoàn chủ lực hoạt động ở từng tỉnh cho thích hợp với tình hình chung, đồng thời tăng cường các đơn vị trợ chiến như công binh, pháo nhẹ, đặc công… để phát huy được hiệu quả tác chiến. Trong thời gian này, Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Tây cũng được tăng cường: Nguyễn Hữu Xuyến làm Tham mưu trưởng, Hoàng Thế thiện làm Trưởng phòng chính trị, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành và Trương Công Trung làm Trưởng và Phó phòng Quân y, Vương Nhị Chi (Nguyễn Văn Trản) làm Trưởng phòng Quân giới Nam Bộ) (lúc này đã sản xuất được nhiều vũ khí mới như DKZ, SKZ..).

Như trên đã nói, cuối năm 1951 là lúc quân đội Pháp đánh chiếm Hòa Bình, thực hiện chiến lược hành lang đông - tây. Ngày 24-11-1951, Ban Chấp hành Trung ương có Chỉ thị về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch. Trong Chỉ thị này, Trung ương giao nhiệm vụ cho Nam Trung Bộ và Nam Bộ phối hợp với chiến trường chính, hạn chế lực lượng của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ bằng cách phát triển mạnh chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Chỉ thị viết:

“Đối với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phải tùy hoàn cảnh ở đó, tùy công tác đang tiến hành mà ra sức hoạt động mạnh hơn, nhất là chiến tranh du kích, để tiêu diệt địch và kìm hãm địch không cho chúng điều động ra Bắc Bộ”(1).

Để Nam Bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp với chiến trường Bắc Bộ, ngoài việc giao nhiệm vụ, Trung ương cũng đặt vấn đề chi viện cho miền Nam. Ngày 7-12-1951, Ban Chấp hành Trung ương đã có nghị quyết về vấn đề tiếp tế cho miền Nam. Trong Nghị quyết này đã xác định tầm quan trọng của việc tiếp tế cho miền Nam, nhằm tạo điều kiện về vũ khí, cán bộ, tiền bạc để tăng cường hoạt động. Đê thực hiện điều đó, Trung ương yêu cầu:

“Trung ương Cục miền Nam có trách nhiệm coi nhiệm vụ chuyển vận hàng cần thiết cho chiến tranh là một trong những nhiệm vụ chính. Khi có hàng đến phải đôn đốc cho các ban tiếp vận miền Nam chuyển ngay cho kịp thời, khỏi bị hư hỏng. Riêng Nam Bộ, vì đường đi không thuận tiện phải cử người ra Khu V để phối hợp tổ chức việc chuyển vận hàng vào Nam Bộ”(2).


(1) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.598.
(2) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.600.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Tám, 2012, 07:21:42 am
Bước qua năm 1952, thế giằng co giữa ta và địch càng diễn ra quyết liệt, khắp các tỉnh Phân liên khu miền Tây, quân ta đều lập được chiến công.

Dưới đây là những trận đánh chú ý ở các tỉnh:

- Ở Cần Thơ, đầu năm 1952, Tiểu đoàn 308 diệt hàng trăm tên địch ở Ô Môn và Châu Thành, thu 60 súng các loại.

Giữa tháng 6-1952, Pháp mở cuộc càn quét lớn, lây tên là Zéphyr (Gió hiu hiu) đánh vào vùng Giồng Riềng, Vị Thanh, qua Thới Lai, Ô Môn, bắt và giết 150 cán bộ và dân thường, phá 2 công binh xưởng của ta. Cũng trong thời gian này, 1 đoàn tàu địch 4 chiếc càn quét vào hai huyện Châu Thành và Giồng Riềng. Quân dân Cần Thơ đã dùng thủy lôi diệt 1 tàu và 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn 16 BVN để trả thù cho đồng bào ta bị chúng giết hại.

Đêm ngày 16-8-1952, Tiểu đoàn 307 tiến công diệt đồn Bảy Ngàn, trên kinh Xáng Xà No. Đây là trận đầu tiên chủ lực ta đánh công kiên một cứ điểm do 1 đại đội địch chốt giữ, có sĩ quan Pháp chỉ huy. Ta thu trên 100 súng, 2 tấn đạn, bắt sống 95 tên, trong đó có 2 anh em chủ đồn điền Grassier, tịch thu và phân phát cho đồng bào chung quanh hàng chục ngàn giạ lúa. Sau khi khai thác và giáo dục, ta trả tự do cho 95 tù binh (trong đó có 2 người Pháp). Viên chỉ huy Pháp cám ơn bộ đội ta đã khoan hồng thả chúng và chúng càng xúc động khi biết chiến sĩ Tiểu đoàn 307 đã cứu vợ con người Pháp từ trên lầu xuống, vì cầu thang đã bị đánh gãy.

- Tại Vĩnh - Trà, trong 3 tháng cuối năm 1952, bộ đội ta đã đánh giòn giã 60 trận, phá 22 đồn bót, phối hợp nội ứng lấy thêm 10 đồn, diệt 215 tên địch, bắt 111 tên, có 73 tên đầu hàng, thu 5 trung liên, 41 súng trường và nhiều đạn.

Trong hai tháng 8 và 9-1952, bộ đội dùng chiến thuật đặc công phá 12 tàu địch chở quân tại bến Phú Vĩ (thị xã Vĩnh Long), diệt 1 đại đội lính thủy (có 6 sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp). Đặc công tỉnh còn đánh cứ điểm địch tại ngã tư Long Hồ, diệt 1 đại đội Commandos.

Trên mặt trận giao thông lộ 16 B (nay là quốc lộ 1A) từ bến phá Mĩ Thuận đến bến phà Cần Thơ và trên sông Măng Thít, sông Trà Ôn, quân và dân Vĩnh - Trà đã diệt và đánh hỏng 100 xe quân sự, làm hư và chiếm được nhiều tàu địch, đánh hư hỏng 2 phà ở bến Mĩ Thuận. Đặc công thủy đánh sập cầu Nổi của bến phà (Ponton). Địch bị gián đoạn giao thông cả 10 ngày.

Trong 3 tháng cuối năm 1952, lực lượng vũ trang Vĩnh - Trà đánh 60 trận, phá 22 đồn bót, phối hợp nội ứng lấy 10 đồn, diệt 215 tên địch, bắt 111 tên, 75 tên đầu hàng, thu 5 trung liên, 41 súng trường và nhiều đạn.

Phong trào kháng chiến ở Vĩnh - Trà đang vượt qua thế giằng co quyết liệt, tiến lên từng bước mới.

- Tại Sóc Trăng, từ tháng 5 đến tháng 11-1952, Tiểu đoàn 308 phối hợp với lực lượng địa phương đã đánh nhiều trận giòn giã. Trong hai trận ngày 4-5 và đêm 6-5-1952, Tiểu đoàn 308 đã chặn đánh Tiểu đoàn 19 BVN do đại úy Tiểu đoàn trưởng Dương Văn Đức(1), chỉ huy trưởng bảo an binh tỉnh Sóc Trăng chỉ huy vào yểm trợ xây đồn Chắc tức. Ta diệt và bắt sống hầu hết tiểu đoàn này, trong đó có cả Dương Văn Đức. Nhưng vì chiến sĩ ta không biết mặt hắn, nên hắn lợi dụng lúc ta sơ hở trốn thoát. Đầu tháng 9-1952, 1 đại đội của Tiểu đoàn 308 chặn đánh 1 đơn vị địch tại Ngã Năm, diệt 2 trung đội, thu 32 súng (có 2 trung liên và 1 VTĐ). Tháng 11-1952, 1 đại đội khác của Tiểu đoàn 308 diệt 2 xe địch tại Tam Sóc, bắt 14 tên, thu 12 súng. Trong số bị bắt có đại úy Nguyễn Văn Hoành, chỉ huy bảo an tỉnh Sóc Trăng và thiếu úy Bùi Quang Việt, tình báo. Qua khai thác ta bắt được nhiều cơ sở gián điệp của địch cài vào vùng độc lập của ta…

Cũng trên chiến trường Sóc Trăng, ngày 6-7-1952, 2 tiểu đoàn địch có xe lội nước và máy bay yểm trợ càn quét vào vùng Long Mĩ, bị lực lượng của 2 tiểu đoàn 307 và 410 chặn đánh ở Giồng Sao. Trận đánh kéo dài suốt ngày; đến tối, địch kéo quân qua Trà Bang Nhỏ, đóng tại Trà Kết, bị Tiểu đoàn 308 tập kích diệt 2 đại đội…

- Tại Long Châu Hà, tháng 3-1952, địch dùng 3 tiểu đoàn Âu - Phi đánh vào Ba Chúc để yểm trợ cho bọn đóng đồn và tiến công vùng căn cứ của ta ở Bảy Núi. Lực lượng vũ trang của ta phục kích diệt gần hết 1 đại đội Lê Dương tại Cầu Sắt Vĩnh Thông, bẻ gãy cuộc càn quét của địch. Ta còn tiến đánh đồn Phổ Đà, phá thế bao vây vùng Ba Chúc…

- Ở Bạc Liêu, lực lượng vũ trang của ta phát triển khá tốt, tỉnh có thêm 1 đại đội cơ động. Các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Cà Mau mỗi nơi đều có 1 đại đội địa phương quân, riêng An Biên có 1 trung đội.

Tiểu đoàn 307 đã phối hợp với địa phương đánh diệt 100 tên ở Lai Hòa và phá hàng chục xe quân sự của địch. Đại đội địa phương huyện Giá Rai đã phối hợp với đại đội cơ động của tỉnh diệt đồn Cây Giang và đồn Cầu Sập cùng nhiều tháp canh trên lộ Đông Dương 16 từ Bạc Liêu đi Cà Mau.

Đội vũ trang tuyên truyền của ta trừng trị viên thiếu tá Trương Văn Xương giữa ban ngày ngay tại thị xã Bạc Liêu, làm cho bọn ác ôn tại đây phải khiếp đảm…

Ngày 19 tháng 2 năm 1952, địch mở trận càn “Gió lốc 2” vào chiến khu Đồng Tháp Mười với lực lượng 3.000 quân, 75 xe lội nước, 29 tàu. Trong trận càn “Gió lốc 2”, quân và dân Đồng Tháp Mười đã đánh địch suốt 17 ngày đêm liền, diệt gần 800 tên, bắn chìm ba tàu, ba xe lội nước(2).


(1) Ngày đó, Tiểu đoàn 19 là tiểu đoàn nòng cốt của BVN. Mặc dù thua trận nhưng nếu sống sót trở về đều được cho lên chức, không kể ngụy hay Pháp. Sau trận này, Dương Văn Đức được phong thiếu tá. Sau theo Ngô Đình Diệm thì lên tới cấp tướng, mở chiến dịch Đinh Tiên Hoàng thời chống Mĩ.
(2) Lịch sử kháng chiến chống Pháp, sđd, t.IV, tr. 212.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Tám, 2012, 09:05:00 pm
2. Tiếp tục xây dựng vùng căn cứ cách mạng, tăng cường công tác mặt trận, bồi dưỡng sức dân

Tây Nam Bộ trở thành “thủ đô kháng chiến” của Nam Bộ

Trước năm 1949, các cơ quan đầu não của Nam Bộ như Trung ương Cục, Ủy ban kháng chiến hành chánh và các sở, ngành… đóng ở Đồng Tháp Mười. Nhưng từ cuối 1948 trở đi, được Mĩ viện trợ loại xe lội nước M113, Pháp đã tổ chức những mũi tiến công vào Đồng Tháp Mười, đặt trước các cơ quan đầu não của Nam Bộ nguy cơ bị bao vây và tiến công. Đồng Tháp Mười lại quá gần Sài Gòn và cũng không đủ rộng để đảm bảo an toàn. Trong khi đó, ở miền Tây Nam Bộ, tình hình khả quan hơn. Như đã nói ở trên, sau những trận đánh thủy lôi để phá các tàu chiến Pháp, thì con đường thủy để đánh vào khu căn cứ miền Tây không còn dễ dàng thuận tiện như trước, trong khi đường bộ đã bị cắt gần hết thì việc địch tổ chức càn quét ở miền Tây không còn dễ dàng. Ta đã hình thành được một vùng căn cứ địa rất rộng. Trên cơ sở đó, Xứ ủy Nam Bộ quyết định dời toàn bộ các cơ quan của Nam Bộ về khu rừng U Minh thuộc miền Tây. Từ giữa và cuối năm 1949, các cơ quan nặng và đông người đi trước, như: Đài tiếng nói Nam Bộ, Xưởng vô tuyến điện, các nhà in, Binh công xưởng, các Sở Thông tin, Sở Giáo dục, Viện Văn hóa kháng chiến… Đến cuối năm 1949 thì các cơ quan Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ di chuyển tiếp. Các vị lãnh đạo của Ủy ban như Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thuần, Ung Văn Khiêm đã tới “thủ đô mới” vào đầu năm 1950.

Vùng giải phóng Tây Nam Bộ lúc này gồm một phần tỉnh Cần Thơ, một phần tỉnh Rạch Giá, một phần tỉnh Sóc Trăng và phần lớn tỉnh Bạc Liêu (lúc này Bạc Liêu bao gồm cả Cà Mau coi là một quận). Ở đây quân dân ta đã đắp các cản đất rất chắc chắn trên các cửa sông, chặn tất cả các ngõ. Tàu địch muốn vào được vùng này thì trên mỗi dòng sông phải phá ba, bốn cái cản, mà ở những chỗ đó thì rất dễ bị tập kích và chạm thủy lôi. Do đó xe lội nước M113 không phát huy được nhiều tác dụng ở vùng này, lại do nước thủy triều lên xuống rất nhanh, mực nước chênh lệch 1-2m nên tàu xe rất khó hoạt động. Đặc biệt là ở các rừng được, khi nước rút thì hệ thống rễ cây chặng chịt đã tạo thành một phòng tuyến dày đặc cản phá những mũi tiến công của xe M113. Còn máy bay thì từ trên cao không nhìn qua được các tán rừng. Vả lại, quân Pháp cũng không đủ máy bay để lùng sục tất cả một vùng rộng lớn này, trong khi phải tập trung phần lớn máy bay cho chiến trường miền Bắc.

Các cơ quan của Nam Bộ đóng ở vùng U Minh Thượng, sau đó dần dần dời chuyển về U Minh Hạ. Cơ quan đều ở nhà dân để tránh lộ mục tiêu đối với máy bay địch. Mỗi nơi chỉ ở một vài tháng, sau đó lại di chuyển đi nơi khác. Các cơ quan nặng như nhà in, binh công xưởng, đìa phát thanh, dân y viện… thì ở sâu trong rừng để ít phải di chuyển. Nhờ đó, suốt mấy năm không có cơ quan nào bị máy bay địch đánh trúng. Các địa danh mà các cơ quan Nam Bộ đã đóng tương đối lâu là Rạch Bà Đặng, Thới Bình, Tân Bằng, Cán Gáo, Biện Nhị Huyện Sử, Chắc Băng, Khánh An, Khánh Lâm, Khánh Bình, Phó Sinh.

Ở U Minh Hạ thì có các địa điểm Giáp Nước, Đầm Cùng, Quảng Phú, Thứ Vải, Rau Dừa, Cái Nước, Phú Mĩ, Tân Hưng Đông, Tân Hưng Tây, Tân Duyệt, Tân Đức, Tân Hòa, Cái Ngay, Thanh Tùng, Bầu Sen, Bà Hính, Cái Keo, Cái Bát, Rạch Cui, Rạch Giá…

Như vậy là từ đây, các khu căn cứ của miền Tây Nam Bộ không chỉ là nơi đóng quân của các bộ phận chỉ đạo quân, dân, chính, đảng của địa phương (khu, tỉnh), mà còn là nơi đóng các cơ quan đầu não của Xứ ủy, Ủy ban kháng chiến hành chánh, có các Sở Ngân khố, Sở Thu thuế, Sở Ngân sách, Sở Canh nông, Sở Y tế, Sở Thương binh, Sở Thông tin… Từ năm 1953 thì các sở liên quan đến kinh tế được tập hợp lại thành Ban Kinh tài Nam Bộ, do Ung Văn Khiêm làm Trưởng ban. Sau đó các cơ quan bên chính quyền đã sáp nhập với Văn phòng Trung ương Cục miền Nam thành Văn phòng Trung ương Cục, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ.

Khi các bộ phận đầu não của Nam Bộ đặt căn cứ tại miền Tây cũng là lúc kinh tế, chính trị và quân sự có những chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt. Do đó vùng căn cứ này đã trở nên sôi động hơn nhiều, mà một số anh em lúc đó thường gọi là “rừng U Minh tỏa sáng”. Đó là nhờ các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền, các cơ quan văn hóa như Viện Văn hóa Nam Bộ, Sở Giáo dục, Sở Y tế, với các trường học, bệnh viện, với các đoàn văn công, văn nghệ, các cán bộ tuyên truyền, giáo dục… hoạt động sôi nổi trong dân chúng, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của khu căn cứ nói chung và đời sống của nhân dân đã có nhiều cải thiện lớn.

Ông Nguyễn Trung Tín, một cán bộ của Văn phòng Trung ương Cục thời đó hồi tưởng lại: “Vùng tự do miền Tây hội đủ những điều kiện để xây dựng căn cứ địa an toàn lâu dài, vì có một vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn trên địa bàn các tỉnh Cần Thơ, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu và tiếp giáp vùng giải phóng Đông Nam Campuchia, có hậu cứ vùng U Minh che chở, có trên một triệu dân cư, phân bổ đều các tuyến sông ngòi kinh rạch chằng chịt, với một vùng kinh tế nông lâm hải sản hong phú, đảm bảo cho việc xây dựng bổ sung lực lượng kháng chiên, đó là chỗ dựa vững chắc của căn cứ địa trong lòng dân”(1).


(1) Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau - Hồi kí kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 531.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Tám, 2012, 09:05:44 pm
Đẩy mạnh công tác tôn giáo vận ở Long Châu Hà

Trong thời gian ngắn này, gắn liền với các hoạt động vũ trang, công tác vận động đồng bào tôn giáo cũng được tăng cường. Tỉnh ủy và Mặt trận Liên Việt Long Châu Hà đã mở hội nghị đại biểu các tôn giáo: Hòa Hảo, Cao Đài, Công Giáo, Tin Lành, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo (cả 2 phái Đại thừa và Tiểu thừa) để cùng nhau trao đổi về vấn đề dân tộc và tôn giáo.

Nhiều vị chức sắc, linh mục, mục sư, sư sãi… đã bày tỏ thái độ chân thành đối với kháng chiến, đối với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Chính phủ Cụ Hồ. Nhiều vị đã thắng thắn tố cáo những âm chia rẽ và hành động tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai đội lốt tôn giáo.

Sau Hội nghị, nhiều vị đã tham gia vào các đoàn công tác thâm nhập vào đồng bào tín đồ các tôn giáo, kêu gọi mọi người tùy sức mình mà tham gia kháng chiến, ủng hộ kháng chiến ở các huyện Châu Phú A, Châu Thành, Long Xuyên, vùng Cái Dầu và ven thị xã Châu Đốc.

Từ đó, các cơ sở kháng chiến, các đội du kích mật được hình thức và phát triển, nhất là ở Định Mĩ, Phú Hòa, Mĩ Thới, Cần Đăng, Mĩ Đức, Vĩnh Thuận Trung… Nhiều chi bộ đảng lần lượt ra đời ở đây… Tên tuổi và uy tín của Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí (Mười Trí) càng lan rộng. Bọn phản động trong đạo Hòa Hảo phải run sợ (Hái Ngoán tức Lâm Thành Nguyên, một chỉ huy của đơn vị quân đội Hòa Hảo phản động, hằng đêm phải trốn về thị xã ngủ…).

Tiếp tục thực hiện chính sách ruộng đất

Thực hiện chủ trương của Trung ương, trong 6 tháng đầu năm 1951, Tây Nam Bộ tiến hành cuộc vận động điền chủ hiến điền (lúc đó gọi điền chủ hiến điền là điền chủ khai minh). Phong trào yêu nước hiến điền đã diễn ra nô nức. Điền chủ trong vùng giải phóng hầu hết hưởng ứng tốt chủ trương hiến điền, tạo thêm quỹ đất cho nông dân.

- Tỉnh Rạch Giá, trong 6 tháng đã có 37 người hiến 2.785 ha ruộng đất, sau đó nâng lên 11.000 ha. Tỉnh Cần Thơ nhận được 50.000 ha ruộng hiến (trong đó có 20.000 ha đất hoang hóa). Tỉnh Bạc Liêu nhận được 8.263 ha. Tỉnh Sóc Trăng nhận 15.000 ha… Cuộc vận động hiến điền còn kéo dài đến năm 1953. Ngoài ra, chính quyền cách mạng còn tịch thu thêm ruộng đất của Pháp và Việt gian mà trước đây chưa nắm hết. Riêng Cần Thơ tịch thu thêm 25.000 ha, Sóc Trăng thêm 27.000 ha.

Cũng trong năm 1951, ta tiếp tục tạm cấp ruộng đất thêm cho nông dân chưa có đất hoặc còn thiếu đất canh tác và thực hiện giảm tô, giảm tức. Tỉnh Bạc Liêu tạm cấp cho nông dân vùng ta kiểm soát đến ven thị xã là 120.000 ha (chưa kể 2 huyện Phước Long và An Biên). Tỉnh Cần Thơ cấp được 45.000 ha. Tỉnh Sóc Trăng cấp 45.000 ha… Ngoài ra, hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng còn tạm giao cho nông dân 29.000 ha ruộng đất của điền chủ vắng mặt.

Tính chung đến tháng 6-1951, Phân liên khu miền Tây đã tạm cấp 171.051 ha cho 262.818 nông dân làm chủ.

Việc cấp ruộng đất được thực hiện ở cả vùng tranh chấp, nhưng nhiều nhất là ở vùng giải phóng miền Tây. Ở nhưng nơi này xuất hiện tầng lớp trung nông mới làm ăn khấm khá và gắn bó với cách mạng. Như vậy, đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, Nam Bộ đã thực hiện xong về cơ bản chủ trương “người cày có ruộng”.

Vào cuối năm 1953, những thông tin về phát động quần chúng cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc dội đến Nam Bộ và ít nhiều có kích thích xu hướng tả khuynh. Ở một vài nơi cán bộ địa phương cũng máy móc tổ chức đấu tố địa chủ. Trung ương Cục đã kịp thời ngăn lại không cho làm. Trong việc này, tư duy độc lập của Lê Duẩn có một ý nghĩa quan trọng.

Chính sách ruộng đất đúng đắn đã đưa đến kết quả là vừa nâng cao tinh thần cách mạng của nông dân, vừa đảm bảo ổn định chính trị, đoàn kết nông thôn và cũng tác động tốt đến thành thị. Đó là phong cách độc lập, sáng tạo của Nam Bộ (trong đó có ý kiến của Lê Duẩn, như đã nói ở trên). Đó cũng là vốn chính trị quý giá để lại ở Nam Bộ sau tập kết.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Tám, 2012, 09:06:14 pm
Phong trào thi đua sản xuất

Thi đua sản xuất gắn liền với thi đua giết giặc lập công được phát động mạnh hơn từ tháng 4-1951 ở Tây Nam Bộ.

Riêng tỉnh Bạc Liêu năm 1948, nông dân đã thu hoạch được 4.600.000 giạ lúa (92.000 tấn), dư 2.500.000 giạ (bằng 50.000 tấn) bán cho Nhà nước. Năm 1950, các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá đều dồi dào lương thực. Ngoài sản lượng lương thực tăng nhanh, các ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, khai thác thủy sản, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, trồng bông, dệt vải, trồng mía làm đường, khai thác rừng, hầm lò than, làm muối ngày thêm phát triển (trước khi phát triển ở Cà Mau - Bạc Liêu, nay mở rộng ra một số tỉnh cả Trà Vinh, Hà Tiên). Các ngành nghề thủ công lần lượt được khôi phục và phát triển, đáp ứng được một phần nhu cầu về mặc cho nhân dân (khoảng 10%).

Ngày 3-7-1951, theo chỉ thị của Trung ương Cục, Tây Nam Bộ thành lâp nhiều đoàn kiểm tra về các tỉnh để phát triển canh nông và đẩy mạnh kinh tế ở nông thôn. Để thúc đẩy sản xuất, một số tỉnh còn cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất. Bạc Liêu trong hai năm 1951 - 1952 đã cho nông dân vay 26.000.000 đồng. Cần Thơ cho vay 36.000 giạ lúa. Sóc Trăng cho vay 39.280 giạ. Hai tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng còn cho vay với lãi suất thấp. Riêng với đồng bào Khơme, thay vì cho vay tiền mặt, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ còn quyết định giảm 50% mức thuế nông nghiệp phải nộp cho Nhà nước.

(http://farm9.staticflickr.com/8302/7822573924_b3d8c62a28_b.jpg)

Một xưởng dệt ở miền Tây

Năm 1952, miền Tây nhận được sự chỉ đạo của Trung ương về chính sách kinh tế mới. Nội dung chính sách mới gồm 3 điểm chỉnh:

- Vận động phát triển sản xuất, bồi dưỡng sức dân.

- Thu thuế nông nghiệp lũy tiến bằng lúa, nuôi quân đánh giặc.

- Mở lại giao lưu kinh tế với vùng tạm chiếm, cho phép nhân dân đi lại mua bán với vùng tạm chiếm và thu thuế xuất nhập thị bằng tiền Đông Dương Ngân hàng.

Chính sách kinh tế mới đưa về những chuyển biến ngoạn mục chỉ trong vòng một năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sông trong vùng giải phóng được cải thiện rất nhanh, nhà nào cũng lúa đầy bồ và nộp thuế nông nghiệp đầy đủ. Giao lưu với vùng tạm chiếm được khôi phục, dân mang nông sản ra bán ở các chợ thị trấn, nhất là chợ Cà Mau. Các chợ trong vùng giải phóng như chợ Thới Bình, chợ Huyện Sử, chợ Cái Nước… hoạt động trở lại. Ghe chở hàng bách hóa bán dọc theo sông rạch, tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng chấm dứt. Các trạm thu thuế xuất nhập thị đặt trên các ngả ra, vào vùng địch tạm chiếm hoạt động ngày đêm.

Một trong những nội dung của chính sách kinh tế mới là mở rộng giao lưu kinh tế xuất nhập khẩu giữa hai vùng: Vùng ta và vùng địch tạm chiếm. Đời sống của nhân dân vùng độc lập của ta càng được cải thiện rõ rệt. Chẳng những đời sóng vật chất mà đời sống tinh thần (với sự phát triển văn hóa, giáo dục, y tế) cũng thêm phong phú, vui tươi, an ninh trật tự xã hội được ổn định… sức đóng góp người, của cho kháng chiến ngày một gia tăng.

Ngày 15-7-1951, Chính phủ ta ban hành điều lệ tạm thời về thuế nông nghiệp. Nông dân Tây Nam Bộ hưởng ứng rất tích cực.

Riêng tỉnh Bạc Liêu, trong năm đầu, nông dân tổ chức từng đoàn xuồng ghe, băng cờ, khẩu hiệu, đánh trống múa lân, đưa hơn 600.000 giạ lúa (12.000 tấn) đến các kho lúa của Chính phủ. Năm 1952, Bạc Liêu thu thuế được 800.000 giạ (16.000 tấn). Cần Thơ thu 700.000 giạ (14.000 tấn). Ngoài ra, còn đóng 98.400 giạ đảm phụ kháng chiến và 900.000 đồng (bạc Cụ Hồ) cho ngân quỹ kháng chiến. Năm 1953 - 1954, thuế nông nghiệp thu được nhiều hơn, gấp 2, 3 lần so với năm trước. Cần Thơ 1.800.000 giạ, Sóc Tăng 1.750.000 giạ, Bạc Liêu hơn 2.000.000 giạ…

Việc thu ngân sách của các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Trà ngày càng tăng. Nhiều tỉnh đóng góp nhiều tiền Đông Dương Ngân hàng cho Nam Bộ.

Với thuế nông nghiệp thu bằng lúa, thuế xuất nhập thị thu bằng tiền Đông Dương Ngân hàng, cộng với đồng tiền kháng chiến (bạc Cụ Hồ) do Nam Bộ phát hành, Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ đã bảo đảm được hậu cần cho toàn Nam Bộ và còn viện trợ tài chính cho lực lượng Issarak ở Campuchia.

Cũng trong khi đó, miền Đông Nam Bộ vừa bị địch bao vây, chia cắt, vừa bị thiên tai (bão lụt 1952) nên Tây Nam Bộ đã tổ chức nhiều đoàn vận chuyển tiếp tế lương thực cho Đông Nam Bộ để vượt qua cơn hiểm nghèo.

Năm 1952 - 1953, để phá hoại kinh tế tiền tệ ta, Pháp tung bạc giả, loại giấy 100 đồng “bạc Cụ Hồ”, nhiều nơi chúng cho không những người ra vào mua bán giữa vùng ta, vùng tạm bị chiếm. Thậm chí, chúng còn dùng máy bay rải bạc giả vào vùng ta, nhằm làm cho đồng bạc của ta mất giá, kinh tế - tài chính của kháng chiến bị kiệt quệ. Sự thật, hành động phá hoại của Pháp có gây khó khăn cho quá trình phát triển đi lên của cuộc kháng chiến chính nghĩa của quân dân ta.

Ta đối phó bằng cách hướng dẫn cho nhân dân phân biệt giấy bạc giả và bạc thật, thu gom, thủ tiêu và từng bước in ra giấy bạc Cụ Hồ loạt mới.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Tám, 2012, 09:08:03 pm
Cải thiện đời sống vật chất vùng căn cứ địa

Miền Tây đất rộng, kinh rạch, rừng mênh mông, nên sản vật thiên nhiên phong phú. Lúa gạo, tôm cá… dồi dào nên sinh hoạt của dân cư, cán bộ, bộ đội có phần dễ dàng hơn các khu căn cứ khác ở miền Đông, miền Trung và Việt Bắc. Nhưng ngược lại thì các hàng công nghiệp lại rất khan hiếm, khó khăn. Thậm chí có nơi cơm thì có nhưng không có nổi cái chén ăn cơm, phải ăn bằng mủng vừa (tức bát làm bằng sọ dừa). Từ khi có chính sách kinh tế mới, trao đổi được mở rộng thì những thiếu thốn này đã được khắc phục hẳn.

Một trong những cán bộ hoạt động ở miền Tây lúc này là Trần Bạch Đằng nhớ lại; “Vùng giải phóng Tây Nam Bộ, vùng do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát rộng nhất Nam Bộ, bao gồm phần lớn các tỉnh Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Quân đội Pháp và ngụy chỉ chiếm đóng các tỉnh lị và theo trục lộ Cần Thơ - Cà Mau (qua Sóc Trăng, Bạc Liêu), Cần Thơ - Châu Đốc (qua Long Xuyên), Cần Thơ - Rạch Giá. Từ nam lộ Cái Sắn, vùng giải phóng trải dài tận mũi Cà Mau.

Một thay đổi đáng kinh ngạc vào năm 1952: Cả vùng giải phóng phồn vinh trở lại. Năm 1953 diện mao ấy tiếp tục cải thiện: Sản xuất tăng, lúa thuế đủ nuôi quân, thanh niên tòng quân đầy đủ, hàng hóa tràn ngập. Tận vùng xa vẫn có ghe hàng mang đủ thức bánh mì, kem, nước đá, máy may, máy hát, thậm chí máy đèn xuất hiện ở nhiều xóm”(1).


Có thuế nông nghiệp, Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ chủ trương cấp phát chế độ sinh hoạt phí cho cán bộ, nhân viên, mỗi người 1 giạ rưỡi lúa (30 kg) 1 tháng (trước đó không có chế độ này). Mức cụ thể ở từng nơi, từng lúc có thể khác nhau, tùy theo hoàn cảnh kinh tế và chiến sự. Theo Trần Bạch Đằng, trong tài liệu trên đây thì mức trợ cấp là 2 giạ 27 lít, giạ rưỡi lúa là cán bộ, nhân viên thường, còn cán bộ cao cấp có chế độ cao hơn. Theo Huỳnh Minh Hiển thì mỗi người cán bộ dân, chính, đảng  miền Tây mỗi tháng được cấp 22 lít lúa và một khoản tiền tiêu vặt, mỗi năm 2 bộ quần áo…(2). Cán bộ ở mỗi tỉnh có khác tùy khả năng của mỗi tỉnh. Khi đi công tác, cán bộ mang gạo theo để đóng góp với nhân dân vì bà con đã đóng góp thuế nông nghiệp cho chính phủ kháng chiến nhưng đồng bào phần đông không nhận. Cán bộ, nhân viên, bộ đội cố gắng thuyết phục bà con để đóng góp gạo vào bữa ăn, nhưng bà con không những không nhận mà còn tránh móc là anh em đánh giá thấp tinh thần kháng chiến của bà con. Bà con cho rằng: Ở miền Tây, lúa gạo, cá mắm không thiếu ăn, còn dư. Bà con đóng thuế cho chính phủ là để chi vào nhiều việc khác, chớ anh em đi công tác ghé ăn cơm là tốt rồi, còn đóng góp gạo chi nữa…

Cải thiện đời sống văn hóa

Từ năm 1951, đời sống văn hóa ở miền Tây, nhất là ở vùng căn cứ địa đã có những chuyển biến rất lớn.

Về giáo dục, vì là “thủ đô” của kháng chiến Nam Bộ nên ở đây đã tập trung những trí thức lớn như giáo sư Hoàng Xuân Nhị, giáo sư Lê Văn Thiêm, các giáo sư của các trường trung học nổi tiếng ở Sài Gòn, Mĩ Tho, Cần Thơ như Nguyễn Văn Chì (Giám đốc Sở Giáo dục), giáo sư Ca Văn Thỉnh, Đặng Minh Trứ, Lê Văn Chí, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Thượng Tứ, Lê Văn Cẩm, Trần Văn Hanh, Nguyễn Hòa Lạc… Những trí thức đó là những người xây dựng và trực tiếp giảng dạy ở các trường trung học ở miền Tây, như trường trung học bình dân và kháng chiến Nguyễn Công Mĩ và Huỳnh Phan Hộ, trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố, Thái Văn Lung, trường sư phạm tiểu học Rạch Tắt, trường tiểu học bình dân Hồ Văn Long… Tất cả những con người những cơ sở đó đã góp phần tỏa sáng về kiến thức và văn hóa trong các cơ quan cũng như trong toàn dân. Nhờ đó mà miền Tây Nam Bộ là một trong những vùng trước đây bị coi là ít phát triển nhất về giáo dục, thì cũng đã xóa mù chữ tới 90%, phần lớn con em đến tuổi đi học đã được đến trường.

Cùng với việc giáo dục phổ thông cho con em nhân dân, Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ còn giao nhiệm vụ cho Sở Giáo dục phải tổ chức các lớp học bổ túc và nâng cao trình độ học vấn cho tất cả cán bộ của các ngành để có đủ kiến thức hoàn thành nhiệm vụ mới, mà trong thời kì đó gọi là phong trào “chuẩn bị tổng phản công”. Đặc biệt có một khóa học văn hóa mang tên Phan Chu Trinh được tổ chức để cấp tốc bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho các cán bộ trong ngành giáo dục để họ tiếp tục sự nghiệp này tại các trường cơ sở trong dân cư.

Thời kì này ngành giáo dục Nam Bộ cũng bắt tay vào soạn thảo những chường trình và giáo tài trung học và tiểu học cho phù hợp với yêu cầu của kháng chiến, phù hợp với nền văn hóa của một quốc gia độc lập.

Ông Võ anh Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Nam Bộ lúc đó kể lại: “Ở tại rừng U Minh hẻo lánh, các cán bộ giảng dạy trẻ, được sự dìu dắt của các giáo sư bên cạnh cây đèn dầu leo lét, chỉ với quyển danh từ khoa học Hoàng Xuân Hãn cộng với nhiệt tình và óc sáng tạo đã kiên trì tìm tòi và đã thành công trong việc soạn thảo tất cả các bài giảng về khoa học xã hội cũng như khoa học tự nhiên bằng tiếng Việt. Mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh, khó khăn mọi bề, nhưng nhà trường rất quan tâm đến sự phát triển toàn diện của học sinh, thông qua việc giảng dạy các môn công dân giáo dục, thời sự chính sách để học sinh không tách rời cuộc sống kháng chiến, thông qua việc giảng dạy tất cả các môn âm nhạc, hội họa và ngoại ngữ. Giữa rừng U Minh sông nước mọc lên “nhà in giáo dục”, lúc đầu in bằng giấp sáp (stencil) quét bằng tay, sau in ronéo, rồi tiến lên chữ chì. Mội thứ, từ máy móc, mực in, giấy in đều lén lút đem từ vùng tạm chiếm vào chiến khu để in tài liệu các loại cung cấp cho học sinh các trường và phân phối đi các tỉnh”(3).


(1) Điện Biên Phủ - Tuyển tập những công trình khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 465.
(2) Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau - Hồi kí kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.223.
(3) Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau - Hồi kí kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.393-396.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Tám, 2012, 09:09:07 pm
(http://farm9.staticflickr.com/8295/7822573712_3d3191a9fb_b.jpg)

Thầy giáo và học sinh của một lớp ban đêm ở Bạc Liêu
(mỗi em mang theo 1 chiếc đèn chai)

Về các hoạt động văn hóa, dưới những tán là dày đặc và trong rừng ngập nước U Minh, đã xuất hiện những sản phẩm văn hóa mà thông thường người ta chỉ có thể thấy có ở những đô thị có đầy đủ phương tiện: Đó là Tạp chí Mácxít (sau đổi tên là Thống nhất), cơ quan ngôn luận của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Nam Bộ. Đó là Tạp chí Nghiên cứu, cơ quan ngôn luận của Trung ương Cục miền Nam. Đó là tờ báo Nhân dân miền Nam, cơ quan của Trung ương Cục miền Nam. Đó là tờ Cứu quốc, cơ quan của Mặt trận Liên Việt Việt Nam, đó là báo Lá lúa (của Hội văn nghệ Nam Bộ), đó là tờ Tiếng súng kháng địch của Khu 9 và nhiều tổ thông tin hằng tuần của các tỉnh, huyện trong vùng kháng chiến.

Cũng ở đây đã xuất hiện một nhà in lớn: Nhà in Trần Phú, với 200 công nhân, đặt bên bờ con kinh số 30 xã Trần Hợi, nơi in và phát hành một loạt những tờ báo kể trên và nhiều cuốn sách như Mấy vấn đề về dân quân của Lê Duẩn, Cách mạng dân chủ mới của Nguyễn Kim Cương, Trận chiến thắng Stalingrad của Nguyễn Văn Vịnh, Nguyên lí chủ nghĩa Lênin, Chủ nghĩa cộng sản sơ giải, Chủ nghĩa Mác phổ thông, Tu dưỡng thanh niên. Đặc biệt, có cả một tờ báo tiếng Pháp lấy tên là Le Voix du Maquis (Tiếng nói Bưng biền) với những cây bút như Phạm Ngọc Thuần, Trương Tấn Phát, Hoàng Xuân Nhị ở Pháp mới về… nhằm mục đích tuyên truyền quốc tế và phục vụ công tác địch vận.

Cũng trên vùng kinh rạch miền Tây, đã có cả một đại lí phát hành sách của thi sĩ Nguyễn Bính, mà trung tâm đặt tại thị trấn Huyện Sử, huyện Thới Bình.

Ngang dọc trên những kinh rạch, có các đoàn văn công của Sở Tuyên truyền - Văn nghệ (mà trước năm 1952 gọi là Sở Thông tin - Tuyên truyền) trình diễn ca nhạc, kịch nói, đọc thơ kháng chiến… phục vụ đồng bào và chiến sĩ.

Chính vùng Đầm Dơi là nơi đặt Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ, với gần 500 cán bộ công nhân, nhà báo, nhà văn làm công tác biên soạn tin tức và phát sóng đều đặn hằng ngày. Từ đây không chỉ có những đàn dơi bay lượn trên những cánh rừng hoang vắng nữa, mà hằng ngày phát đi tin tức, ca nhạc, lời Bác Hồ chúc Tết… Đặc biệt, mỗi ngày Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ còn có 15 phút phát tin bằng tiếng Pháp, do một chiến sĩ Cộng sản Pháp là G. Boudarel phụ trách. Hằng đêm trên các kinh rạch có tiếng loa thông tin của các cán bộ thông tin tuyên truyền ở xã ấp kịp thời phổ biến tin tức thời sự cho nhân dân.

(http://farm8.staticflickr.com/7250/7822573516_947cbecbed_b.jpg)

Đài Tiếng nói Nam Bộ

(http://farm9.staticflickr.com/8286/7822573324_ff6466b8fb_z.jpg)

Một chòi thông tin


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Tám, 2012, 09:10:42 pm
Cuộc sống vùng căn cứ kháng chiến có khá nhiều đặc sắc. Trong đó, đám cưới ở vùng căn cứ kháng chiến Tây Nam Bộ cũng là một nét đẹp của cuộc sống và vẻ đẹp của tình người trong kháng chiến.

Ông Lữ Minh Châu, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời đó là cán bộ Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ kể lại: “Hồi ấy tôi còn trẻ, được điều về làm cán bộ Văn phòng Xứ ủy. Là cán bộ văn phòng năng nổ nên thường là đầu sai của mọi thức công việc, trong đó có việc tổ chức đám cưới cho anh em. Tôi không phải chủ hôn, mà là người lo bưng bê, sắp xếp, chuẩn bị các thứ cho đàm cưới. Đám cưới thời đó thiếu thốn đủ thứ về vật chất. Cô dâu chú rể không có quần áo mới, mà chọn bọn nào khá nhất thì mặc. Tuy nhiên, cũng có món ăn mặn tự chế ra, có gì ăn nấy. Cũng có một chút bánh kẹo gửi trong thành phố ra, liên hoan, đọc thơ, kể chuyện vui vẻ, đầm ấm và chân thật”(1).

(http://farm9.staticflickr.com/8423/7822573176_2227fc42a0_z.jpg)

Ông Lữ Minh Châu kể về đám cưới thời đó

Hồi ức của bà Mai Thị Kim Cúc, lúc đó là cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cần Thơ kể lại: “Hồi đó là năm 1951, Xứ ủy đóng tại vùng Bấu Tròn. Đám cưới của tôi với anh Kỉnh được tiến hành kết hợp với cuộc họp Xứ ủy. Vì thời đó đi lại rất khó khăn, nhân họp Xứ ủy thì anh em đồng chí dự được đông đủ, còn tự nhiên tổ chức đám cưới thì làm sao có điều kiện gặp gỡ đông vui như vậy. Tôi con nhớ, sau khi bế mạc cuộc hợp Xứ ủy thì tới đám cưới của tôi với anh Kỉnh. Anh Lê Đức Thọ là chủ hôn, anh Ba Châu là người tổ chức đám cưới. Anh Nguyễn Đức Thuận cho một con nai mà anh em bắt được. Anh đưa tôi để mừng đám cưới cũng là nguyên liệu chính cho bữa tiệc mặn hôm đó. Còn trang phục thì tôi chỉ có một bộ bà ba, tất nhiên là lành lặn nhất trong số quần áo tôi có. Anh Kỉnh cung mặc quần áo bà ba. Trong đám cưới, cô dâu chú rể mặc áo bà ba, không tặng nhẫn, cà rá, không có bông tai cho cô dâu… nhưng đám cưới thật vui vẻ. Mọi người đọc thơ, kể chuyện, ca hát, không khí thật đầm ấm, chân tình. Sau lễ cưới, chúng tôi cũng chỉ ở nhà dân. Đến năm 1952, tôi sinh cháu gái đầu lòng là Nguyễn Thị Kim Vũ, bà đỡ là mụ vườn nhưng cũng mẹ tròn con vuông”(2).

(http://farm9.staticflickr.com/8430/7822572968_7d0756706d.jpg)

Bà Mai Thị Kim Cục hồi tưởng và kể lại

Bà Dương Thị Quyên, Trạm trưởng trạm cứu thương của Sở Y tế Nam Bộ, lúc đó đóng ở xã Thới Bình, thuộc Rạch Giá kể lại: “Năm 1948, được gia đình cho phép, cơ quan tán thành, lễ thành hôn của chúng tôi được tổ chức đơn giản trong hoàn cảnh kháng chiến, nhưng rất vui vẻ và ấm cúng. Bạn bè đồng chí tham gia nhiệt tình. Các anh chị tổ chức biểu diễn văn nghệ “cây nhà lá vườn” rất tình cảm và thật vui. Chúng tôi còn giữ được hình ảnh của đám dưới. Một chiếc thuyền đậu ở bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp có đại diện hai gia đình bác Ca Văn Thỉnh và bác Dương Văn Khuê. Có hai anh rể phụ là anh Nguyễn Đăng, Đặng Ngọc Tốt và có hai dâu phụ. Cô dâu chú rể mặc áo dài mượn nhưng trông cũng tươm tất. Cô dâu có thêm chiếc khăn rằm quàng trên vai”(3).

Nam Bộ là cái nôi của nền điện ảnh kháng chiến. Những thước phim đầu tiên về đời sống kháng chiến đã được quay ở đây, tráng phim vàn nhân bản cũng ở đây: Đó là những phim Chiến dịch Cầu Kè - Trà Vinh, Trường Quân chính Nam Bộ, Binh công xưởng Nam Bộ, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố ở miền Tây.


(1) Phỏng vấn ông Lữ Minh Châu, ngày 27-4-2007.
(2) Bà kết hôn với Nguyễn Văn Kỉnh (tức Thượng Vũ), lúc đó là Ủy viên Xứ ủy Nam Kì. Phỏng vấn bà Kim Cúc ngày 10-7-2007.
(3) Ngày trước bây giờ - Áo tím trên các nẻo đường đất nước, Nhà xuất bản Trẻ, tr.227.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Tám, 2012, 09:13:40 pm
III. CHUYỂN THẾ TIÊN CÔNG, GÓP PHẦN KẾT THÚC THẮNG LỢI CUỘC KHÁNG CHIẾN (1953-1954)

1. Kế hoạch Navarre và vai trò của chiến trường Nam Bộ

Các thất bại liên tiếp của thực dân Pháp ở Hòa Bình, Tây Bắc (Bắc Bộ) và ở Thượng Lào trong những tháng cuối 1952 và đầu 1953 đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch của Pháp muốn giành lại quyền chủ động chiến lược. Sau khi De Lattre về Pháp, tướng Salan lên thay. Cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp lâm vào thế bế tắc nghiêm trọng và Pháp phải tính đến chuyện thay tướng.

Ngày 7-5-1953, Chính phủ Pháp cử Đại tướng Henri Navarre sang Đông Dương thay cho tướng Salan.

Tháng 5-1953, tướng Navarre (lúc đó là Tham mưu trưởng lục quân khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO) tới nhận nhiệm vụ ở chiến trường Đông Dương. Sau hai tháng đi quan sát và nghiên cứu tình hình, viên tướng đầy tham vọng này cho ra đời một bản kế hoạch, thường được gọi là kế hoạch Navarre. Mục tiêu của Kế hoạch Navarre là giành cho được một thắng lợi quyết định trong vòng 18 tháng, từ đó từng bước chuyển bại thành thắng và mở được “một lối ra danh dự” cho nước Pháp. Xét về lí thuyết quân sự, đây là sản phẩm của một bộ óc chiến lược sắc sảo.

Trước hết, Navarre nhận định về những sai lầm của các tướng tá Pháp trước đây:

1. Không biết kìm chế đối phương trên các chiến trường toàn quốc để có thể dồn sức tập trung đánh những đòn quyết định vào một điểm trọng yếu nhất.

2. Không phán đoán được thực lực của đối phương và đưa ra những giả thuyết để đối phó trong mọi trường hợp.

Đồng thời Navarre cũng thừa nhận những sai lầm của quân Pháp trước đây nên đến lúc này lực lượng của đối phương đã mạnh hơn trước nhiều lần, địa bàn của đối phương đã được mở rộng và nối liền với nhau, đó là một thực tế rất cần phải tính đến.

Dựa trên hai nhận định đó, bản kế hoạch dự đoán tới 3 khả năng:

Thứ nhất, quân đội Việt Nam có thể sẽ đánh Tây Bắc.

Thứ hai, có thể quân đội Việt Nam sẽ tấn công vào vùng đồng bằng.

Thứ ba, cũng không loại trừ khả năng đối phương sẽ mở đầu cuộc tiến công ở miền Nam. Tấn công vào đó, đối phương có thể gây ra một sự đảo lộn lớn về thế trận ở Đông Dương. Nếu điều này xảy ra thì đó sẽ là điều nguy hiểm nhất cho Pháp, vì đây là nơi quân đội Pháp yếu hơn ở miền Bắc rất nhiều.

Về điều này, ông ta viết như sau: “Ở các vùng này chỉ có các chuộc hành quân mang tính địa phương, thé nhưng cũng không kém phần khó khăn vì không còn các đơn vị tinh nhuệ. Họ đã được chuyển đến các chiến trường ác liệt hơn. Tôi xin nhấn mạnh ở đây, những sự hi sinh rất lớn của tướng Bourgund, Tư lệnh quân đội ở Trung Bộ, và các tướng Bondiss, Gardet, những vị tư lệnh kế tiếp nhau ở Nam Bộ đã thi hành nhiệm vụ với những phương tiện tối thiểu có được trong tay”(1).

Dựa trên những phán đoán trên, Navarre quyết định loại trừ khả năng thứ 3 bằng cách tạm lui về thế cầm cự ở chiến trường Bắc Bộ trong Thu - Đông năm 1953 để rảnh tay tập trung “thanh toán” khả năng thứ 3 kể trên, rồi sang đông - Xuân năm 1954 mới chuyển sang thế tiến công quyết định ở chiến trường Bắc Bộ. Để làm việc đó, quân Pháp phải tạo ra một “tuyến cấm” chạy dài từ Thà Khẹt đến Đồng Hới, ngăn không cho bộ đội chủ lực Việt Nam chuyển từ Bắc vào Nam. Đồng thời mở những cuộc hành quân chà xát các trận địa miền Nam để làm tê liệt khả năng kháng chiến ở khu vực này. Trên cơ sở đó, rảnh tay giải quyết chiến trường miền Bắc. Sau đó sẽ giành thế chủ động. Bất cứ đối phương tấn công ở tây bắc hay đồng bằng Bắc Bộ, quân đội Pháp đều có thể ứng phó và giành chiến thắng.

Thực hiện kế hoạch này, Navarre đã được Chính phủ Pháp cho tăng quân đội lên tới 45 vạn, tức là gấp 1,5 lần quân số năm 1951.

Đến giai đoạn này, quân số cả hai phía đã tăng lên gấp hàng chục lần khi bắt đầu cuộc chiến(2):

     Pháp    Việt Minh
Cuối 1951    245.000    225.000
1952    310.000    275.000
1953    375.000    280.000
1954    460.000    350-400.000

Về chi phí chiến tranh, kinh tế Pháp đang trong tình trạng kiệt quệ nên Navarre quyết định dựa tối đa vào viện trợ Mĩ: năm 1953 là 650 triệu đôla, 1954 là 1.264 triệu đôla, chiếm 73% chi phí chiến tranh Đông Dương. Trung bình mỗi ngày hàng viện trợ của Mĩ được chở tới Đông Dương từ 20.000 tấn đến 40.000 tấn các loại.

Để tiếp tục thực hiện quyền chủ động trên chiến trường, từ ngày 20 tháng 11 năm 1953 Navarre cho mở đầu chiến dịch Castor. 60 chiếc Dakota do Mĩ viện trợ thay phiên nhau liên tiếp thả quân dù cùng vũ khí, quân trang quân dụng xuống chiếm đóng thung lũng Điện Biên và xây dựng ở đây một cứ điểm quân sự lớn nhất ở Đông Dương, với ý định thu hút quân đội chủ lực của ta lên đây trong Thu - Đông, giảm sức ép của ta ở phía Nam Việt Nam, rồi sang xuân sẽ thực hiện một cuộc quyết đấu tại đây, mới có thể xoay chuyển toàn bộ cục diện chiến trường.


(1) Henri Navarre: Đông Dương hấp hối, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 250.
(1) Jacques de Folin, sđd, tr.321.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Tám, 2012, 09:15:37 pm
Ngày 23 tháng 11, trong một cánh rừng ở Thái Nguyên thuộc Việt Bắc, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Việt Nam họp Hội nghị về kế hoạch quân sự Đông - Xuân 1953-1954. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định:

“Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, mặc dù ta không phán đoán được cụ thể về địa điểm và thời gian, nhưng căn bản là có lợi cho ta. Vì thế phải tìm cách kéo thêm chủ lực của chúng lên Điện Biên Phủ và giữ chúng lại đó”(1).

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị họp phân tích tình hình và quyết định chấp nhận cuộc đấu này cùng kế hoạch thực hiện. Một chiến dịch lớn được chuẩn bị rất bí mật bắt đầu được thực hiện, kết hợp với hàng loạt trận đánh trên nhiều vùng trong khắp nước, nhằm làm cho đối phương rối loạn thông tin và tiếp tục mắc vào thế bị động.

Đến thời kì này, hậu phương của cuộc kháng chiến đã được mở rất rộng. Một dài suốt từ Việt Bắc, qua Tây Bắc, Trung du, miền Nam Liên khu III, kéo dài tới Khu IV, và thông suốt tới Tây Nguyên, Nam Bộ.

Trên chiến trường Nam Bộ, hơn 1.000 đồn trại của Pháp bị tiêu diệt hoặc bức rút. Khu IX được mở rộng thành vùng tự do lớn nhất Nam Bộ. Số quân địch ra hàng lên tới hàng ngàn, về sau tới hàng vạn.

Trong khi đó, bộ đội vây Điện Biên Phủ vẫn nằm ìm.

Tuy tập trung cho chiến trường phía Bắc, Navarre vẫn giữ kế hoạch bình định Nam Bộ. Navarre dành cho Nam Bộ 28 tiểu đoàn chủ lực (chưa kể phụ lực quân và quân của các giáo phái). Sang đầu năm 1954, Navarre lại hai lần rút bớt quân khỏi Nam Bộ để đối phó với chiến dịch Điện Biên Phủ: Lần đầu rút 3 tiểu đoàn chủ lực, lần sau rút 10 tiểu đoàn bộ binh.

Để bù vào số quân rút đi, Pháp và Bảo Đại phải gia tăng bắt lính, đôn quân. Trong 3 năm: 1952 - 1953 - 1954, quân ngụy đã gia tăng từ 66% đên 72% quân số. Tính đến cuối năm 1953, trong tổng số quân Pháp trên toàn chiến trường là 222 tiểu đoàn, trong đó có 155 tiểu đoàn ngụy, thì ở Nam Bộ có 58 tiểu đoàn, trong đó có tới 48 tiểu đoàn ngụy. tuy số lượng tăng, nhưng tinh thần của ngụy quân càng hoang mang lo sợ trước những thất bại của Pháp…

Trong lúc đó, quân đội Việt Nam ở Điện Biên Phủ lại thay đổi kế hoạch đánh: Ngày 26-1-1954, các lực lượng đã chuẩn bị nổ súng, bỗng có lệnh ngừng lại, rút quân ra. Đó là lí do làm cho cả Navarre và De Castries sốt ruột, khó hiểu, bực tức, nghi ngờ.

Khi trả lời phỏng vấn báo chí Pháp, ngày 14-1-1954, tướng De Castries chỉ huy cứ điểm Điện Biên Phủ đã sốt ruột nhờ báo chí tung ra lời thách thức: “Nổ súng đi, sao các anh hèn nhát thế!”.

Cùng lúc đó hàng loạt chiến dịch lại được mở ra khắp các nơi trên chiến trường Đông Dương.

Navarre càng thêm nghi ngờ: Hay Việt Minh không chủ trương đánh Điện Biên Phủ?

Những trận đánh của ta ở chiến trường Trung Bộ và Nam Bộ làm cho Navarre cảm thấy “tuyến cấm” có thể bị vỡ. Navarre dự đoán rằng có thể bộ đội chủ lực Việt Minh sẽ mở cuộc tiến công lớn ở miền Nam.

Trong hồi kí của mình, Navarre đã kể lại rất chân thật về cái tấm trạng lúng túng, mò mẫm, đoán già, đoán non lúc đó:

“Đâu là nguyên nhân của sự thay đổi trên?

Cũng có nhiều khả năng, Việt Minh đã chịu một áp lực nào đó của Trung Quốc, và thậm chí là của Liên Xô để chuyển các nỗ lực của họ vào vùng sông Cửu Long, hơn là nhằm vào vùng châu thổ Bắc Bộ. Việc thay đổi này phù hợp với phát triển của chủ nghĩa cộng sản nhằm vào các nước Miến Điện và Ấn Độ thông qua các quốc gia có sắc dân Thái (vùng thượng du Bắc Bộ, Lào, Xiêm)”(2).


Nếu vậy cần phải chuyển mũi nhọn vào phía Nam? Ngày 12-3-1954, Navarre mở Chiến dịch Carmague tiến công rất mạnh vào Quy Nhơn.

Nhưng chỉ sau đó một ngày, ngày 13-3-1954, quân đội Việt Nam đồng loạt nổ súng tại Điện Biên Phủ. Trận đánh lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Đông Dương bắt đầu.


(1) Báo cáo kết luận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị Chiến dịch Đông - Xuân ngày 23-11-1953 (Trích trong Báo cáo các kế hoạch và tổng kết kinh nghiệm các chiến dịch lớn, tập III: Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1965, tr. 15-16).
(2) H. Navarre: Đông Dương hấp hối, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 227.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 31 Tháng Tám, 2012, 10:02:19 am
2. Chủ trương của Trung ương và Trung ương Cục miền Nam

Tháng 1-1953, Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa II) họp bàn về phương hướng công tác của năm 1953.

Về công tác quân sự Hội nghị phê phán một số lệch lạc cần uốn nắn ngay:

“Một số đơn vị còn mắc những khuyết điểm như ham đánh to, ăn to, chủ quan khinh địch, tự kiêu tự mãn, tổ chức quá kềnh càng, chế độ tài chính không chặt chẽ, ham chuộng hình thức, cán bộ chưa biết thương yêu chiến sĩ như anh em ruột thịt. Từ nay quân đội ta phải quyết tâm sửa đổi những khuyết điểm ấy”(1).

Về mặt chỉ đạo kháng chiến và chính sách quân sự đối với Nam Bộ, Hội nghị có những tư tưởng chỉ đạo sau đây:

Mặc dù bị thất bại nặng, địch ngày càng tăng cường lực lượng chiếm giữ các đô thị lớn, các vùng chiến lược quan trọng và nêu rõ phương châm chiến lược của ta là: “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do”.

“Phải mở rộng du kích chiến để tiêu diệt và tiêu hao những bộ phận nhỏ của địch để chống địch càn quét, bảo vệ tính mạng, tài sản cho dân, phải khuấy rối, phá hoại, kiềm chế địch, tuyên truyền và giáo dục quần chúng những vùng đó, thu hẹp nguồn ngụy binh của địch, mở rộng vùng du kích và căn cứ du kích của ta, đặng thành lập và củng cố những vùng căn cứ kháng chiến sau lưng địch”
(2).


Đến cuối tháng 9, tại khu núi Hồng tỉnh Tuyên Quang thuộc căn cứ địa Việt Bắc, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp bàn về nhiệm vụ quân sự trong Đông - Xuân 1953-1954. Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, các ủy viên Bộ chính trị: Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị. Đối với Nam Bộ, Hội nghị chủ trương:

“Đối với chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ thì nhiệm vụ là đẩy mạnh chiến tranh du kích, lợi dụng điều kiện thuận lợi mới do quân địch phải tập trung nhiều lực lượng đi các hướng khác mà tăng cường hoạt động đánh nhỏ ăn chắc, tiêu hao và tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, đẩy mạnh ngụy vận, mở rộng các căn cứ du kích và khu du kích. Nhân dân và bộ đội ta ở vùng tự do Khu IV cũng ráo riết chuẩn bị để đối phó với cuộc tiến công có thể xảy ra của địch”(3).

Bước sang năm 1954, để chuẩn bị đánh những đòn quyết định ở chiến trường chính, Trung ương đã có kế hoạch căng lực lượng địch ra trên phạm vi cả nước để giảm sức ép ở chiến trường chính, tạo điều kiện đi tới thắng lợi quyết định. Ngày 8-1-1954, Ban Bí thư có điện mật gửi Trung ương Cục miền Nam về nhiệm vụ của chiến trường Nam Bộ năm 1954. Trong bức điện này đã phân tích rõ tình hình chung và những đặc điểm của Nam Bộ, trên cơ sở đó nêu ra những nhiệm vụ cụ thể của Nam Bộ trong việc phối hợp với chiến trường toàn quốc:

Trong 8 năm nay, luôn luôn địch có âm mưu bình định Nam Bộ. Nhưng chúng đã thất bại, chẳng những không thực hiện được âm mưu, mà còn bị ta tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực. Được như vậy là vì nhân dân, bộ đội và cán bộ đã quyết tâm đánh giặc. Nam Bộ là nơi địch thấy có nhiều điều kiện cho chúng thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Nam Bộ là nơi Mĩ đã bỏ vốn vào các đồn điều cao su, các hãng buôn và nhà máy. Như vậy Mĩ càng mưu mô với Pháp xúc tiến việc bình định Nam Bộ, Mĩ còn hi vọng phát triển các đội ngụy quân. Ngụy quân càng nhiều, Mĩ càng có điều kiện nắm lấy lực lượng vũ trang ở Đông Dương. Trước tình hình ấy, cuộc kháng chiến ở Nam bộ sẽ thêm khó khăn và lâu dài. Nhưng Nam Bộ có nhiều thuận lợi để đối phó thắng lợi với âm mưu của địch.

Một là, quân và dân Nam Bộ đã chiến đấu bền bỉ, gian khổ, anh dũng suốt tám năm. Đó là điều căn bản để giữ vững phong trào kháng chiến.

Hai là, địch càng thua ở chiến trường chính, càng bị động, tinh thần càng suy nhược. Ta có nhiều điều kiện để tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, phá âm mưu càn quét bình định.

Như vậy, ta phải nhận định rằng: “Qua năm 1954, nếu Nam Bộ giữ vững được thế cầm cự lâu dài với địch, không cho chúng thực hiện âm mưu bình định, là căn bản ta đã thắng được chúng”
(4).



(1) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.14, tr. 20.
(2) Sđd, t.14, tr. 21
(3) Lịch sử kháng chiến chống Pháp, sđd, t.V, 49.
(4) Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.123.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 31 Tháng Tám, 2012, 10:06:37 am
Trung ương cũng đề ra cho Nam Bộ ba nhiệm vụ chính của năm 1954:

Một là, giữ vững và đẩy mạnh chiến tranh du kích: “Nam Bộ là một chiến trường hoàn toàn du kích, phương châm tác chiến của ta căn bản là du kích chiến. Vì vậy phải chống tư tưởng chính quy đem tiểu đoàn tập trung học tập đánh công kiên hai ba tháng như Khu VII và học đánh vận động chính quy như Khu IX”.

Hai là, củng cố và mở rộng căn cứ. “Hướng xây dựng căn cứ của Nam Bộ là: Giữ vững và củng cố căn cứ Bạc Liêu và Đồng Tháp, tích cực củng cố phát triển căn cứ miền Đông”.

Ba là, đẩy mạnh công tác địch ngụy vận(1).

Về binh chủng chuyên môn, Nam Bộ có 50 đội chuyên môn đánh tàu thủy, cơ giới, đánh bộc phá, biệt kích…, miền Tây còn xây dựng thêm các đội chuyên môn đánh tàu theo kinh nghiệm Đồng Tháp Mười.

Về xây dựng lực lượng và tổ chức quân đội, Tổng quân ủy Trung ương đã có điện mật gửi Chính ủy và Tư lệnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam, trong đó có lưu ý đến việc phải tổ chức những tiểu đoàn cơ động độc lập để ứng phó với những diễn biến mới khi ở chiến trường chính có những trận đánh lớn:

“Nam Bộ cần xây dựng mây tiểu đoàn chủ lực, lưu động chiến đấu,, lúc thường thì dùng đơn vị tiểu đoàn, khi có điều kiện thuận lợi thì tập trung hai tiểu đoàn tác chiến (đánh từng trận rồi phân tán), như vậy mới lợi dụng được sơ hở của địch và học tập đánh vận động chiến, do đó mà đẩy mạnh du kích chiến. Hiện nay, về danh nghĩa thì có mấy đơn vị chủ lực, Khu IX có một trung (đoàn). Cần phải quan niệm dứt khoát đó là những đơn vị cơ động của ta, không giao nhiệm vụ gì khác, để khi điều động khỏi bị vướng, nhiệm vụ có rõ thì xây dựng mới có kết quả. Bộ sẽ điện kinh nghiệm xây dựng vào và gửi một số cán bộ đại đội và tiểu đoàn vào. Ý kiến này đã bàn với đồng chí Duẩn là nên kiện toàn hai tiểu đoàn sẵn có trước”(2).

“Muốn thực hiện được kế hoạch trên thì cần đề bạt rất mạnh dạn cán bộ từ dưới lên, để mỗi cấp có đủ cán bộ chính trị, quân sự, có đủ cấp trưởng và phó, không sợ non kém, sẽ rèn luyện dần”
(3).


Ngày 8-6-1953, thi hành nghị quyết của Trung ương Đảng, những chỉ đạo của Ban Bí thư và Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục miền Nam đề ra 5 nhiệm vụ cho chiến trường Nam Bộ. Trong đó nhấn mạnh các khâu: Tăng cường mọi mặt công tác địch hậu, chú ý công tác dân vận và địch ngụy vận, lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hằng ngày với địch, chủ yếu là đấu tranh kinh tế, văn hóa, chính trị. Phát động chiến tranh du kích mạnh mẽ, tiêu hao tiêu diệt sinh lực nhỏ của địch, chống phá các cuộc càn quét chiếm đóng lan rộng của địch vào vùng du kích và căn cứ du kích, đặc biệt chống biệt kích và chống gián điệp… Ngoài ra, còn nhấn mạnh công tác chỉnh quân, chỉnh Đảng, chỉnh đốn nông hội.

Cuối tháng 8-1953, Trung ương Cục mở hội nghị bàn về công tác địch ngụy vận. Hội nghị đã thảo luận về tính chất, mục đích, phương châm, phương pháp vận động và đề ra 12 chủ điểm của kế hoạch vận động binh lính địch ở Nam bộ. Hội nghị nhấn mạnh: Phải chú ý đến gia đình và bản thân ngụy binh, phải phối hợp vận động ngụy binh với tác chiến; phải chú ý lôi kéo sĩ quan ngụy. Trước hết phải biết gây dựng cơ sở trong phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh để giành giật, tranh thủ “khối dự trữ” sĩ quan dồi dào của địch ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Kết hợp vận động binh lính với phong trào chống bắt lính, bắt phu. Phải tổ chức phong trào này thật rộng rãi, sôi nổi, bao gồm các tầng lớp nhân dân, để phá tan nguồn bổ sung của địch và làm lũng đoạn tinh thần ngụy quân, ngụy quyền.

Tháng 9-1953, Tổng quân ủy Trung ương thông qua kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954 có chủ trương về mặt trận sau lưng ở Nam Bộ như sau; Tùy tình hình sử dụng một bộ phận chủ lực tiến sâu vào vùng sau lưng địch, phối hợp với quân địa phương và dân quân du kích, đánh tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đẩy mạnh đấu tranh phá tan kế hoạch bình định của địch, thu hẹp vùng địch tạm chiếm, mở rộng vùng tự do, phối hợp với mặt trận chính. Phương châm hoạt động là: Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt…


(1) Sđd, tr.123-131.
(2) Sđd, tr.417.
(3) Sđd, tr.416.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 31 Tháng Tám, 2012, 10:11:09 am
3. Diễn biến chiến trường ở Tây Nam Bộ

Tại Nam Bộ, để hoàn thành việc bình định địa bàn trong Hè - Thu 1953, quân Pháp liên tiếp tung ra một loạt các cuộc càn quét đánh vào các căn cứ du kích của ta và đã gây cho ta nhiều khó khăn.

(http://farm9.staticflickr.com/8317/7891405332_110c4629e9_b.jpg)

Quân Pháp đi lại trên kinh rạch ở Cà Mau

Tây Nam Bộ lúc này cũng chịu áp lực khá lớn của Kế hoạch Navarre. Ở Cần Thơ, trong quý I-1953, Pháp bình định lấn chiếm thêm một số vùng, vùng độc lập của ta chỉ còn 19 xã trong tổng số 76 xã toản tỉnh, 24 xã là vùng tranh chấp. Ở Sóc Trăng, trong tổng số 67 xã, ta có 9 xã là vùng độc lập và 15 xã tranh chấp. Ở Rạch Giá (cũ) địch chiếm lại huyện Giồng Riềng, mở rộng vùng tạm chiếm đóng ra một số xã thuộc An Biên, Gò Quao.

Ở Long Châu Hà, địch lấn chiếm vùng Núi Tượng (Tịnh Biên) và đang mở rộng ra huyện Tri Tôn, Thoại Sơn. Ở Bạc Liêu, địch đóng thêm đồn ở huyện Giá Rai. Riêng Vĩnh - Trà, vùng độc lập của ta đến tháng 3-1953 có mở rộng thêm, nhưng địch vẫn còn đóng 168 đồn bốt.

Địch tăng cường bắt lính thêm ở nhiều xã. Chúng còn tăng thêm 2 tiểu đoàn chủ lực (trước chỉ có 2 tiểu đoàn) và 50 đội Commandos. Số lượng quân chiếm đóng tăng lên 22.000 tên.

Trước tình thế đó Trung ương Cục đã có chủ trương uốn nắn xu hướng hữu khuynh, phát động tinh thần chủ động tích cực trên chiến trường. Trong thực tế, ngoài một số địa phương phong trào giảm sút, thì ở nhiều nơi quân dân Tây Nam Bộ vẫn kiên trì chiến đấu quyết liệt với địch và đã tạo được “phản áp lực” đối với Kế hoạch Navarre.

Trong 3 tháng đầu năm 1953, quân dân tỉnh Bạc Liêu đã đánh nhiều trận. Đại đội địa phương huyện Giá Rai phối hợp với du kích và công tác địch ngụy vận bức rút 3 đồn địch trên lộ Đông Dương 16. Đại đội địa phương Cà Mau phối hợp với Tiểu đoàn 307 đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn địch (Tiểu đoàn 19 BVN và Tiểu đoàn Cao Đài phản động) tại Bàu Thúi, Ô Rô, lộ xe Tân Lộc, diệt 300 tên, bắt sống 40 tù binh. Tại thị trấn Cà Mau, hàng trăm quần chúng đấu tranh chống bắt lính quyết liệt, giải thoát được 19 thanh niên.

Nổi nhất là trong tháng 5-1953, sau khi Tiểu đoàn 307 phối hợp với địa phương quân và du kích tiến công tiêu diệt cứ điểm Hộ Phòng (Giá Rai - Bạc Liêu), giết hàng trăm tên địch, bắt sống nhiều tên, thu toàn bộ vũ khí, thì ngày 21-5-1953, Pháp tổ chức một trận càn quét lớn gồm 10 tàu chiến, có máy bay yểm trợ từ kinh xáng Hộ Phòng vào ngã tư Phó Sinh, Huyện Sử, Thới Bình phối hợp với bọn địch ở Cà Mau ra Tắc Thủ, hành quân dọc hai bờ sông Ông Đốc, qua sông Bảy Háp và kinh Xáng Đội Cường.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 31 Tháng Tám, 2012, 10:12:02 am
Đây là cuộc hành quân lớn, dài ngày, thọc sâu vào vùng độc lập của ta. Tiểu đoàn 307 đang đóng quân ở xã Trí Phải (Thới Bình) không kịp bổ trí chặn đánh địch trên sông Ông Đốc. Ngay sau khi biết tin, tiểu đoàn đã hành quân cấp tốc theo địch. Đồng bào nô nức đưa xuồng, ghe, đồ tiếp tế theo bộ đội. Hai trung đội trợ chiến đi đường tắt đến sông Bảy Háp trước, bố trí trận địa ngay ở vàm rạch Nhựt Nguyệt 200 m.

9 giờ sáng ngày 3-6-1953, máy bay địch quần đảo yểm trợ cho chiếc LCT và 3 tàu khác nối theo sau lọt vào trận địa ta. Quân ta lập tức phóng bom và nổ súng. Cả 4 chiếc tàu đi đầu đều chìm xuống nước. 6 chiếc sau bắn loạn xạ, yểm trợ cho bọn trên bờ lùng sục. Đơn vị đánh tàu rút sâu theo kinh Nhựt Nguyệt. Ngay đêm đó, Tiểu đoàn 307 phán đoán là địch sẽ rút chạy về Cà Mau, nên bố trí chặn địch trên đường từ Bảy Háp về Cà Mau. Sáng ngày 4-6-1953, bọn bộ binh trên bờ lọt vào trận địa phục kích, quân ta nổ súng, chia cắt địch, làm chủ chiến trường. Bọn sống sót cố lội ra tàu, bọn trên tàu hoảng sợ rút chạy theo kinh Xáng Đội Cường về Cà Mau.

Trận này, ta diệt trên 400 tên địch, thu hơn 300 súng, bắn chìm 4 tàu địch. Đây là trận thua đau nhất của địch ở Tây Nam Bộ. Kể từ đó, địch không còn dám mở trận đánh nào vào vùng căn cứ Cà Mau - Bạc Liêu.

Nhân thắng lợi này, bộ đội địa phương và du kích các huyện Cà Mau, Giá Rai, Vĩnh Lợi, Phước Long, An Biên còn tiến công, bức rút nhiều đồn bót, tháp canh của địch ở ven thị trấn Cà Mau và dọc theo các trục lộ giao thông. Một số đồn trên lộ Đông Dương 16 cũng rút.

Ở Cần Thơ, từ ngày 9 đến ngày 13-6-1953, cũng có một trận càn quét lớn của địch gồm 15 tiểu đoàn bộ binh, có tàu chiến và máy bay yểm trợ đánh vào vùng căn cứ của ta ở Vị Thanh, Hỏa Lựu và Giồng Riềng, Cầu Đúc.

Tiểu đoàn 410 đã phối hợp với địa phương quân và du kích chặn đánh quyết liệt, tiêu hao nhiều sinh lực của chúng. Đặc biệt là tại Cầu Đúc, Cái Sình, khi bộ binh địch đến Cầu Đúc thấy cầu bị đánh sập, chúng dùng 2 tàu LCM chuyển quân từ bờ bắc sang bờ nam đã đụng phải thủy lôi của Tiểu đoàn 410, 1 tàu bị chìm, 150 tên địch chết, cuộc càn bị bỏ dở…

Ở Long Châu Hà trong tháng 4-1953, Tiểu đoàn 406 phối hợp với du kích đánh địch ở Núi Nước, diệt 25 tên. Ở huyện Châu Thành - Long Xuyên, bộ đội địa phương phối hợp với đơn vị số 4 của Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí đánh diệt 1 đại đội Hòa Hảo ở Hòa Bình Thành, dụ hàng đồn Kinh 4 và tập kích vào Văn phòng đại đội 39 của Hai Ngoán, diệt và làm bị thương gần 30 tên.

Tại Vĩnh - Trà, trong vòng 8 tháng đầu 1953, quân và dân trong tỉnh đã đánh 320 trận lớn nhỏ, diệt trên 300 tên địch, làm bị thương 132 tên, phá 97 đồn bót, thu nhiều súng. Địch chỉ còn đóng 141 đồn.

Bến Tre trước thế tiến công của ta, trong tháng 10-1953, 700 lính ngụy rã ngũ.

Ở Sóc Trăng, trong 2 tháng cuối năm 1953, có 2 trận nổi bật là bộ đội địa phương bao vây, pháo kích đồn Pécton (Phú Mĩ). Địch điều Tiểu đoàn 19 BVN ứng cứu, quân ta chặn đánh ở Cầu Bà Lui và chợ Huỳnh Hữu Nghĩa (xã Mĩ Tú) diệt 80 tên. Ngày 23-12-1953, Tiểu đoàn 308 phối hợp với bộ đội quận Sóc Trăng bố trí đánh địch trên đường Bố Thảo - Tam Sóc, diệt 4 xe quân sự đi giải vây cho đồn Pécton, ta thu 60 súng. Bọn lính ở đồn Pécton hoảng hốt kéo cờ trắng đầu hàng.

Tại đảo Phú Quốc, nơi có nhà tù giam giữ trên 3.000 cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Vào tháng 9-1953, Đảng ủy nhà tù Cây Dừa với sự hỗ trợ của Huyện ủy Phú Quốc đã tổ chức cho 300 tù chính trị vượt ngục thành công. Một số anh em đã về được đất liền tham giam chiến đấu.

Tháng 11-1953, địa phương quân Phú Quốc đã phục kích diệt gọn 1 đại đội địch ở xã Dương Tơ. Phong trào kháng chiến ở Phú Quốc trên đà phát triển.

Những chiến thắng ở Tây Nam Bộ trong thời gian này đã góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường trên cả nước. Điều quan trọng nhất là: Cái khả năng thứ 3 mà Navarre định loại bỏ thì đã không loại bỏ được. Điều đó tất nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện và tình hình chiến trường chính vào Thu - Đông 1954. Theo tin tình báo, Navarre đã vạch kế hoạch chiếm đóng miền Hậu Giang trong 2 năm 1953 - 1954, nhưng do bị thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Bắc, buộc phải điều bớt quân từ Nam ra Bắc và ngay trên chiến trường Tây Nam Bộ, chúng cũng bị tiến công và thất bại nhiều nơi, nên buộc phải hủy bỏ kế hoạch này.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 31 Tháng Tám, 2012, 10:14:00 am
4. Phối hợp với chiến trường toàn quốc, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ (cuối 1953 - tháng 7-1954)

Ngày 28-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời những câu hởi của Chủ bút tờ báo Expressen Thụy Điển, về chiến tranh Việt Nam. Sau khi nêu rõ cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp gây ra, nhân dân Việt Nam đứng dậy kháng chiến là để bảo vệ độc lập, hòa bình.

Hồ Chủ tịch tuyên bố: “Hiện nay, nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược, thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam theo con đường thương lượng hòa bình, thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đón nhận ý muốn đó”.

Trả lời câu hỏi về cơ sở cho cuộc đình chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chỉ cần Chính phủ Pháp đình chỉ cuộc chiến tranh xâm lược, thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của Việt Nam”(1).


Những câu trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tiếng vang lớn trong nước và trên thế giới, có tác dụng mở đầu cuộc thương lượng hòa bình ở Hội nghị Genève, để giải quyết vấn đề chiến tranh ở Việt Nam.

Để phối hợp với mặt trận ngoại giao, ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngày 24-1-1954, Trung ương Cục miền Nam ra Chỉ thị:

“Kịp thời khuếch trương những chiến thắng quan trọng về quân sự và chính trị để hoàn thành nhiệm vụ trung tâm”.

Trước tình hình thuận lợi, chỉ thị của Trung ương Cục còn nhấn mạnh:

“Ra sức khắc phục những tư tưởng chủ quan, cầu an, bị động, chủ động tập trung đánh mạnh vào vùng địch hậu, tiêu hao tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá hoại cơ sở kinh tế, hậu cần của địch, buộc chúng phải đối phó ngay tại nơi mà chúng cho là tương đối an toàn, đồng thời có kế hoạch đề phòng địch càn quét vào khu căn cứ, nhưng không được phân tán lực lượng”(2).

Các tỉnh Phân liên khu miền Tây theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương Cục khẩn trương tiến hành học tập, thông suốt nhiệm vụ tiến công phối hợp chiến trường, chuẩn bị ráo riết mọi mặt để bước vào Đông Xuân 1953 - 1954.

Các tỉnh thuộc địa bàn quan trọng như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Trà đều có kế hoạch chia làm 2 đợt tiến công dài ngày.

Ở Cần Thơ vào đợt 1 từ giữa tháng 11-1953, các lực lượng vũ trang tỉnh bao vây uy hiếp 40 đồn bót địch nằm trên trục lộ giao thông Rạch Sỏi - Minh Lương, Bến Nhất - Tắc Cậu, đánh bại nhiều cuộc hành quân của 2 Tiểu đoàn 14 và 15 của địch. Từ tháng 12-1953 đến giữa tháng 5-1954, quân chủ lực phối hợp bộ đội địa phương và đặc công đã 3 lần đột nhập thị xã Cần Thơ, tiến công căn cứ chỉ huy tiểu khu, khu hành chính, phân khu Long Xuyên - Rạch Giá… diệt nhiều tên chỉ huy ác ôn, phá kho tàng và doanh trại địch. Riêng trận đột nhập thị xã Rạch Giá, 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn 307 đánh sập 2 lô cốt bảo vệ dinh tỉnh trưởng, bức rút 2 tháp canh. Trong 3 ngày tiến công, ta diệt hơn 100 địch, bắt sống 15 tên, diệt nhiều tề, điệp, thu nhiều vũ khí, gần 100 lính thuộc Tiểu đoàn 15 ngụy ở Rạch Giá rã ngũ. Bộ đội ta còn đánh vào thị trấn Rạch Sỏi, diệt căn cứ chỉ huy của bọn Cao Đài phản động và nhiều vị trí đóng quân của địch trong thị trấn.

Kết quả đợt 1 ở trọng điểm Cần Thơ (gồm cả một phần Rạch Giá cũ), bộ đội đã đánh 140 trận, diệt và làm bị thương 900 tên, bắt sống 95 tên, rã ngũ 327 tên, diệt 18 đồn, bức hàng, bức rút 22 đồn, đánh chìm 2 tàu chiến, thu 125 súng và nhiều quân trang quân dụng. Trong đợt này, riêng lực lượng du kích các xã diệt 237 tên địch, làm bị thương 121 tên, bắt 84 tên. Vùng căn cứ được mở rộng đến sát thị xã Rạch Giá. Phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh. Mỗi xã có từ 1 đến 2 tiểu đội du kích được trang bị đủ súng đạn. Bộ đội địa phương huyện phát triển gấp 3 lần. Quân số các tiểu đoàn chủ lực 307, 410 tăng gấp 2 lần so với trước, mỗi tiểu đoàn có 1.000 quân.

Ở trọng điểm 2 Ô Môn (Cần Thơ), lực lượng huyện diệt 700 tên địch, bắt sống 125 tên, thu 157 súng, phá hủy và bức rút 50 đồn và tháp canh, làm tan rã 700 tên (có 400 lính bảo an Hòa Hảo), 12 xã ven sông giáp với thị xã chuyển thành vùng du kích. Bộ đội làm chủ trên nhiều trục giao thông quan trọng. Công tác địch ngụy vận thu được kết quả khả quan. Một trung đội Hòa Hảo ở Thốt Nốt làm binh biến diệt tên chỉ huy ác ôn, mang vũ khí về với nhân dân. Đêm 30 Tết (1954), binh sĩ ở 5 lô cốt xã Giai Xuân nổi dậy, mang 70 súng về với kháng chiến.

Tỉnh Sóc Trăng trong 3 tháng đầu năm 1954, tại trọng điểm 1 của tỉnh, lực lượng vũ trang diệt đồn Pécton (xã Phú Mĩ), bức hàng và bức rút 21 đồn, lô cốt, sau đó diệt tiếp 2 đồn có trên 200 tên địch đóng giữ và đánh 1 xe chở đầy lính.

Ở trọng điểm 2 của Sóc Trăng là huyện Thạnh Trị, du kích uy hiếp 39 sóc được Pháp vũ trang, 1 đại đội của Tiểu đoàn 308 thọc sâu vào vùng địch hậu, phá 6 lô cốt ở Lạc Hòa, chặn đánh diệt 40 tên và bắt 25 tên lính người Khơme, ta giáo dục và thả số này về với gia đình. Đầu tháng 4-1954, bộ đội và du kích phá rã thêm 22 sóc, phá lỏng số sóc còn lại, diệt và bắt 300 tên.

Lực lượng vũ trang 2 huyện Kế Sách và Long Phú diệt 3 đồn, bức hàng, bức rút 14 lô cốt, diệt 37 tên địch, bắt sống 57 tên, làm rã ngũ 147 tên, thu 70 súng. Riêng lực lượng địa phương Long Phú giải tán hơn 300 lính bảo an, đột nhập thị xã Sóc Trăng, diệt thêm 2 tiểu đội địch đi tuần tiễu. Hầu hết các xã bị địch tạm chiếm đã trở thành vùng tranh chấp, có 213 xã ta ở thế mạnh hơn địch.


(1) Le Monde, 29 Novembre 1953.
(2) Những sự kiện Lịch sử Đảng, Nxb Sự Thật, Hà Nội, t.2, tr. 336-337.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 31 Tháng Tám, 2012, 10:15:22 am
Trong 3 tháng đầu năm 1954, ở 2 tỉnh Cầu Thơ và Sóc Trăng, quân cơ động của địch bị tiêu hao, tiêu diệt nặng, tinh thần địch sa sút, trên 1.000 lính đào rã ngũ, mang hàng trăm súng về với nhân dân.

Địch đưa các tiểu đoàn lính Cao Đài, Hòa Hảo ra ứng chiến và đóng đồn. Loại lính này ô hợp không có tinh thần chiến đấu Khi ta mở đợt 2 phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, trước khí thế tiến công của bộ đội và du kích, bọn chúng hoảng loạn bỏ đồn tháo chạy khá nhiều. Các đơn vị ứng chiến của địch cũng “án binh bất động”, xin được “trung lập” với ta. Nhiều đồn bót, lính ngụy cho người tìm cơ sở cách mạng để xin được “trung lập hóa”, đề nghị đứng đánh chúng, chúng cam kết không đi càn quét, tiếp viện, không gây khó dễ với dân. Bộ đội hay cán bộ cần qua đồn bót cứ cho chúng biết trước để tránh đụng độ với nhau.

Đầu tháng 2-1954, ngay đêm mở đầy đợt 1, lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh đã diệt 4 đồn địch ở huyện Cầu Ngang. Liên tiếp nhiều ngày sau, kết hợp với địch ngụy vận, ta diệt và bức hàng, bức rút nhiều đồn bót, giải phóng nhiều xã thuộc các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè.

Vào đợt 2, bộ đội và du kích diệt thêm 4 cứ điểm ở Châu Thành, Tam Bình và Duyên Hải.

Phong trào quần chúng chống bắt lính lên rất mạnh. Tại thị xã Vĩnh Long, quần chúng đấu tranh giải thoát hơn 200 thanh niên khỏi bị bắt lính. Ở Cầu Ngang 120 gia đình người dân tộc Khơme đấu tranh đòi trả chồng con họ về với gia đình. Từ cuối năm 1953 đến 3 tháng đầu năm 1954, đã có 1.575 lính đào, rã ngũ.

15 ngày đầu tháng 5-1954, quân dân Vĩnh Trà đánh 417 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 3.700 tên địch, gỡ 62 đồn bót (riêng công tác địch ngụy vận gỡ 27 đồn), thu nhiều vũ khí, có 2.102 ngụy quân rã ngũ.

Phong trào kháng chiến tỉnh Bến Tre lên mạnh từ tháng 2-1954. Các vùng An Hóa, Mỏ Cày, Ba Tri, Thạnh Phú đều chuyển lên, vùng căn cứ của tỉnh càng mở rộng, liên lạc thông suốt về Trung ương Cục. Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Tây đưa một bộ phận quân y xuống đóng ở Bến Tre.

Tại Bạc Liêu, ngày 7-2-1954, bộ đội huyện An Biên phối hợp với đặc công có sự yểm trợ của Tiểu đoàn 307, tiến công huyện lị An Biên, bắt sống tên quận trưởng Sáng, diệt nhiều tề, điệp, thu nhiều vũ khí. Đêm 1-3-1954, Đại đội 932 cùng Đại đội trợ chiến của Tiểu đoàn 307, bao vây đồn chính của Chi khu An Biên và các đồn bót trên lộ từ huyện lị Thứ Ba ra Xẻo Rô. Qua ngày sau, bộ đội ta phục kích để đánh địch đi cứu viện An Biên (vì bị lộ nên ta chỉ diệt được 20 tên), bọn chúng rút chạy về Rạch Giá. Sau 3 ngày đêm bao vây, pháo kích, bắn tỉa… bọn địch đóng trong hệ thống đồn bót từ huyện lị Thứ Ba ra Xẻo Rô rút chạy. Nhân dân kéo ra san bằng đồn bót địch.

Sau nhiều ngày chặn đánh bọn đi cứu viện cho Chi khu An Biên, bộ đội và du kích diệt rất nhiều địch, có trận tại Bàu Môn ta diệt 227 tên, chỉ còn 12 tên chạy thoát. Bọn lính trong chi khu trông chờ bọn cứu viện không được, đã liều mạng phá vây rút chạy. Bộ đội ta truy kích, diệt thêm nhiều tên, bắn chìm 1 tàu địch. Cuối tháng 3-1954, bộ đội ta diệt đồn Xẻo Rô, bắt sống tên quận trưởng Lâm Quang Thiếp chạy từ chi khu An Biên ra đây. Ta loại khỏi vòng chiến đấu trên 500 tên địch, thu 400 súng, quét sạch hệ thống đồn bốt từ chi khu An Biên đến Xẻo Rô, ra tận bờ sông Cái Lớn.

Đây là một chi khu (huyện lị) được Pháp xây dựng khá hoàn chỉnh đã bị quân dân ta đập tan và là huyện được hoàn toàn giải phóng đầu tiên ở Tây Nam Bộ.

Trong tháng 4-1954, bộ đội và du kích tỉnh Bạc Liêu còn đánh liên tiếp nhiều trận ở các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, thị trấn Cà Mau và ven thị xã Bạc Liêu, gỡ thêm nhiều đồn, tháp canh trên lộ Đông Dương 16, mở rộng thêm vùng độc lập của ta.

Nhờ những mũi tiến công liên tiếp, từ nhiều phía nên Nam Bộ đã sửa chữa được sai lầm bị động, hữu khuynh trước đây, phá vỡ thế chủ động của Pháp, đẩy quân Pháp trên chiến trường Nam Bộ trở lại thế bị động, phải lúng túng đối phó ở khắp nơi. Lúc này, tướng Bondis (Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Nam Bộ) mà Navarre đã từng khen ngợi và hết mực tin tưởng, chỉ còn lại 6 tiểu đoàn cơ động chiến thuật trong tay, không còn đủ sức làm chỗ dựa cho đội quân tay sai vốn đã thiếu về số lượng, yếu về tinh thần lại đang bị rải ra để chiếm giữ một địa bàn rộng lớn. Bị quân và dân ta đánh mạnh, địch hoảng sợ, co vào phòng ngự bị động. hầu hết các tuyến đường bộ, đường sông quan trọng của địch đều bị ta liên tục đánh phá và cắt đứt trong thời gian dài. Nhiều nơi ngay cả ban ngày, chúng cũng không dám mò vào các thôn xóm lùng sục như trước nữa. Việc bảo đảm giao thông liên lạc giữa các vùng căn cứ, giữa miền Đông với miền Tây của ta trở nên thuận lợi hơn. Thế uy hiếp của địch trước đây đối với các vùng căn cứ của ta đã bị phá tan, buộc chúng phải quay về đối phó với ta ngay tại các vùng tranh chấp và vùng tạm chiếm(1).

Ngoài các hoạt động vũ trang, các tỉnh ở Tây Nam Bộ trong Đông - Xuân (1953 - 1954) còn đặc biệt chú trọng công tác địch ngụy vận, công tác gây dựng cơ sở cách mạng ở các thị xã, thị trấn, các nút giao thông quan trọng như bến phà Mĩ Thuận, Cần Thơ, các bến xe, tàu. Thị xã Cần Thơ còn gây dựng cơ sở trong công nhân thuộc khối hậu cần của quân đội Pháp, trong các trường, như trường đào tạo sĩ quan ở Bình Thủy (Cần Thơ), trường tân binh ở Rạch Sỏi (Rạch Giá)…

Tổng cộng trong 5 tháng của Chiến dịch Đông - Xuân, phối hợp với chiến trường toàn quốc và Điện Biên Phủ, quân dân Tây Nam Bộ đã lập được thành tích lớn:

- Tiêu diệt nhiều sinh lực địch: 6.818 tên (có 1.181 hàng binh).

- San bằng 1.048 đồn bót, thu 1.658 súng các loại.

- Chuyển vùng trên 60 xã tạm chiếm thành xã du kích (tranh chấp) với trên 300.000 dân.


(1) Lịch sử kháng chiến chống Pháp, sđd, t.V, tr. 151, 152.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 31 Tháng Tám, 2012, 10:17:29 am
5. Những ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ tới Tây Nam Bộ

Sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, quân và dân Việt Nam đã giành toàn thắng trên mặt trận Điện Biên Phủ. Toàn bộ chỉ huy và tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do tướng De Castries cầm đầu bị bắt sống. Trong toàn chiến dịch lịch sử này, quân ta diệt và bắt sống 16.200 tên địch, trong đó có 1 thiếu tướng, 16 đại tá, 1.749 sĩ quan và hạ sĩ quan. Ta bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, kho tàng, đạn dược, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng lớn nhất của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan Kế hoạch Navarre và góp phần quyết định vào thắng lợi của Hội nghị Genève, lập lại hòa bình ở Đông Dương (ngày 21-7-1954).

(http://farm9.staticflickr.com/8178/7891405086_d61a93f1ec_b.jpg)

Phái đoàn Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu tới Genève

(http://farm9.staticflickr.com/8318/7891404848_dde1fce593_b.jpg)

Chiến trường Đông Dương tháng 5-1954


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 31 Tháng Tám, 2012, 10:19:36 am
Ngay trong những ngày chiến đấu quyết liệt ở Điện Biên Phủ và đặc biệt là sau khi Điện Biên Phủ toàn thắng, tình hình chiến trường Đông Dương đã chuyển sang bước ngoặt mới. Quân đội Pháp co cụm lại khắp mọi nơi. Quân đội ta tranh thủ thời cơ, thừa thắng xông lên, tấn công trên khắp các mặt trận từ Bắc tới Trung và Nam, tạo ra một khí thế chủ động tiến công chưa từng có. Một tờ báo Pháp ở Genève là nơi đang diễn ra Hội nghị Genève về Đông Dương đã viết:

“Không khí êm đềm của thành phố Genève như cũng muốn góp phần vào cuộc dàn xếp hòa bình. Nhưng hình như vẫn thấy vọng lại từ xa xăm trên 12 ngàn km những tiếng đại bác của Tướng Giáp và những bước chân dồn dập của quân đội Việt Minh”(1).

(http://farm9.staticflickr.com/8299/7891404524_39f0d1ee24_b.jpg)

Sau Điện Biên Phủ, nhưng xe GMC nối đuôi nhau chở quân Pháp thảo chạy khỏi các tỉnh phía Nam sông Hồng

Tin chiến thắng Điện Biên Phủ và khắp nơi trên toàn quốc càng cổ vũ quân dân Nam Bộ tiến lên tấn công địch, hướng tiến công chủ yếu là vùng tạm chiếm.

Đêm ngày 31-5 rạng sáng ngày 1-6-1954, Đội biệt động số 205 của Sài Gòn - Chợ Lớn tiến công kho đạn Phú Thọ Hòa, một kho đạn lớn nhất Đông Dương chứa trên 10 triệu lít xăng và 9.345 tấn bom đạn. Toàn bộ xăng và bom đạn đã cháy nổ suốt 2 ngày đêm. Trận tiêu diệt kho dự trữ chiến lược này là đón đánh mạnh vào “dạ dày” của địch giữa lúc địch đang thất bại trên khắp các chiến trường.

Ở Tây Nam Bộ, ngày 10-7-1954, ta đánh thiệt hại nặng trường sĩ quan Bình Thủy (Cần Thơ) và các trường tân binh ở Rạch Sỏi (Rạch Giá) ở thị xã Sóc Trăng. Trong 7 ngày kế tiếp, Cần Thơ và Sóc Trăng đánh bức hàng 48 đồn bót, tháp canh, diệt 200 tên địch, bắt 80 tên. Hầu hết các sóc Khơme được Pháp vũ trang đều tan rã. Các tỉnh từ Bến Tre, Vĩnh Trà đến Bạc Liêu, Rạch Giá cũ và Long Châu Hà đều lập được chiến công.

Lực lượng của tỉnh Long Châu Hà mở được một vùng rộng lớn từ Tân Hội ra Núi Sập, chạy thẳng tới lộ Mạc Cần Đưng. Ở Hà Tiên và Phú Quốc, địch chỉ đóng được ở thị xã Hà Tiên và thị trấn Dương Đông (Phú Quốc).

Cùng với những cuộc tiến công dồn dập của các lực lượng vũ trang ở khắp nơi, những cuộc đấu tranh chính trị cũng bùng nổ ngay ở những trung tâm đầu não của quân đội Pháp. Tại Sài Gòn, giữa chiến cuộc Đông - Xuân, tháng 3-1954, 325 nhân sĩ trí thức có tên tuổi ở Sài Gòn như: kĩ sư Lưu Văn Lang, luật sư Trịnh Đình Thảo, dược sĩ Trần Kim Quan, Phó giám đốc ngân hàng Pháp - Á Nguyễn Văn Vĩ…, đồng kí tên vào một bản Tuyên ngôn đòi Chính phủ Pháp phải thương thuyết với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Ngày 8-5-1954, Hội nghị quốc tế về Đông Dương khai mạc ở Genève (Thụy Sĩ). Do thái độ thiếu thiện chí của Chính phủ Laniel - Bidault, Hội nghị lâm vào bế tắc. Vì vậy, tháng 6-1954, 500 nhà trí thức, nhân sĩ, nhà báo và văn nghệ Sài Gòn - Chợ Lớn gửi đến các phái đoàn tham dự Hội nghị Genève một kiến nghị yêu cầu Chính phủ Pháp phải có thái độ thành thật trong thương thuyết để nhanh chóng lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.

Giữa tháng 7-1954, Trung ương Cục miền Nam triệu tập Đại hội mừng công toàn Phân liên khu miền Tây do Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ Phạm Văn Bạch chủ trì.

Đại hội có trên 250 đại biểu tham dự, trong đó có cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu, chiến đấu dũng cảm, đã từng lập nhiều thành tích xuất sắc như các Tiểu đoàn 307, 308, 410, đại biểu của nhiều đơn vị du kích, cơ sở ở các vùng tạm bị chiếm, cán bộ có nhiều thành tích trong công tác địch ngụy vận, dân vận… Đại hội rất phấn khởi nghe 22 báo cáo thành tích chiến đấu của các đơn vị, các ngành và cá nhân tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ ở chiến trường Tây Nam Bộ. Nhiều báo cáo tại Đại hội này đã được trình bày trước Đại hội Thi đua toàn quốc năm 1956 ở Thủ đô Hà Nội.


(1) Guy Mettan: Genève, sđd, p.117.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 31 Tháng Tám, 2012, 10:22:13 am
IV. THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954 VỀ VIỆT NAM

1. Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Hội nghị Genève khai mạc ngày 8-5-1954, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, với sự tham gia của các đoàn đại biểu: Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cao Miên, Lào và quốc gia Việt Nam (Bảo Đại).

Ngày 10-5-1954, Đoàn đại biểu Chính phủ ta do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm Trường đoàn trình bày lập trường của ta về chấm dứt chiến tranh trên cơ sở Pháp công nhận chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương và Pháp phải rút quân về nước.

Phái đoàn Pháp do Bộ trưởng Ngoại giao Georges Bidault cầm đầu vẫn mưu đồ tiếp tục chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương, chỉ tìm kiếm một cuộc ngừng bắn nhằm cứu vãn đạo quân viễn chinh Pháp, hoãn việc thỏa hiệp về chính trị lại thời gian sau.

Hội nghị Genève có nguy cơ thất bại. Nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và dư luận yêu chuộng hòa bình trên thế giới phản đối thái độ thiếu thiện chí của Chính phủ Laniel. Ngày 12-6-1954, Quốc hội Pháp bỏ phiếu không tín nhiệm Chính phủ Laniel, cử Perre Mendès France lập Chính phủ mới.

Ngày 19-6-1945, trong lễ nhậm chức, Mendès France hứa sẽ đạt được ngừng bắn ở Đông Dương chậm nhất là ngày 20-7-1954 nếu không ông ta sẽ từ chức.

Giữa lúc Pháp lâm vào khủng hoảng nội các, ngày 16-6-1954, Chính phủ Mĩ gây sức ép với Pháp - Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ tướng thay cho Bửu Lộc, nhằm thực hiện chính sách và mưu đồ của Mĩ sau Hội nghị Genève…

Cho đến ngày 10-7-1954, Đoàn đại biểu Chính phủ ta vẫn kiên trì lập trường, giải quyết cuộc chiến phải dựa trên cơ sở một giải pháp toàn diện cho cả vấn đề quân sự và chính trị và các thỏa thuận cụ thể phải thể hiện đầy đủ so sánh lực lượng thực tế của các bên trên chiến trường…

Tuy nhiên, sau cuộc đụng đầu giữa Trung Quốc và Mĩ ở Triều Tiên, chính phủ hai nước Liên Xô và Trung Quốc lựa chọn chinh sách cùng tồn tại hòa bình, thi đua kinh tế trong hòa bình, làm dịu tình hình quốc tế, đều không muốn Đông Dương trở thành một “Triều Tiên mới” để bị lôi cuốn vào một cuộc đối đầu nữa với Mĩ, nên tìm mọi cách thúc ép ta nhân nhượng với Pháp.

Cuối cùng với xu thế chung của những nước lớn trong tình hình quốc tế lúc đó, sau 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp riêng đầy căng thẳng, các bên đã đồng ý về những nội dung cơ bản như sau:

- Các nước tham gia Hội nghị Genève cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào nội bộ các nước này.

- Ngừng bắn trên toàn bộ chiến trường Đông Dương.

 - Pháp rút quân

- Vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm 2 vùng tập kết quân đội.

- Sau 2 năm sẽ có Tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất nước Việt Nam.

Hiệp đình đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được kí kết vào lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 21-7-1954(1).

Những nội dung chính của Hiệp định Genève có liên quan đến hai miền Nam Bắc Việt Nam là:

1. Về đình chiến: Hiệp định về đình chiến có hiệu lực từ ngày 22-7-1954, hồi 24 giờ giờ Genève, tức 7 giờ sáng giờ Việt Nam. Việc ngừng bắn cụ thể được quy định theo giờ Việt Nam  như sau Bắc Bộ từ 8 giờ ngày 27-7; miền Trung từ 8 giờ ngày 1-8; Nam Bộ từ 8 giờ ngày 11-8.

2. Về việc chia đôi đất nước: Hai chế độ sẽ quản lí hai nửa của đất nước, xóa bỏ tình trạng da báo. Lấy vĩ tuyến 17 phân đội hai vùng Nam và Bắc, gọi là giới tuyến quân sự tạm thời, kéo dài từ đông sang tây, bắt đầu từ cửa sông Bến Hải (Cửa Tùng), qua dòng sông Bến Hải ngược lên sông Hào Thành và cho tới làng Bolosu thuộc biên giới Lào(2).

3. Tập kết: Quân đội, bộ máy chính quyền của hai bên sẽ tập kết ra hai miền. Toàn bộ việc tập kết phải hoàn tất trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày 22-7 đến ngày 19-5-1955.

4. Về di cư:

Trong thời gian kể từ khi Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực đến ngày hoàn thành việc chuyển quân, nếu có những thường dân ở một khu thuộc quyền kiểm soát của bên này mà muốn sang ở vùng giao cho bên kia, thì nhà chức trách của khu trên phải cho phép và giúp đỡ sự di chuyển ấy… Mỗi bên cam kết không dùng cách trả thù hay phân biệt đối xử nào đối với những cá nhân hoặc tổ chức vì lí do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh, và cam kết bảo đảm những quyền tự do, dân chủ của họ.

5. Tổng tuyển cử thống nhất đất nước: Sau hai năm, từ tháng 7 năm 1956, sẽ thực hiện trong toàn quốc việc Tổng tuyển cử tự do và tự nguyện dưới sự kiểm soát của quốc tế(3).


Cùng ngày 21-7-1954, 8 trên 9 đoàn tham gia hội nghị thông qua Bản tuyên bố cuối cùng. Phái đoàn Mĩ không tham gia vào bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị và ra một bản tuyên bố riêng.

Giải pháp Genève không phản ánh đầy đủ thắng lợi của quân dân ta trên chiến trường, không đáp ứng được các yêu cầu chính trị của giải pháp do đoàn Việt Nam đề ra, không phản ánh đúng thắng lợi cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Đối với quân dân Nam Bộ, việc phải ngừng bắn khi đang có đà xốc tới để giành một chiến tới trong tầm tay là điều vạn bất đắc dĩ. Tâm tư của đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ rất băn khoăn… Một trong những chiến sĩ Nam Bộ lúc đó đã tâm sự.

“Cán bộ và bộ đội miền Nam phải tuân theo lệnh của Trung ương tập kết ra Bắc. Nhất là anh em bộ đội, ra đi mà lòng còn ấm ức. Anh em nói với nhau: Tiếc quá, chỉ còn vài ngày nữa thôi, 3 chiến dịch lớn mở ra, chúng nó bị đánh tơi bời rồi cũng phải nhả miền Nam, mình đỡ phải đi tập kết. Công phu chuẩn bị chiến dịch vừa xong mà phải ngừng lại hết. Thật là ức quá”(4).

Tuy vậy, Hiệp định này đã chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương, đẩy được quân Pháp ra khỏi Việt Nam, phá được âm mưu kéo dài chiến tranh của Mĩ, nâng cao được vị thế của Việt nam trên trường quốc tế, giải phóng được miền Bắc, giúp miền Bắc có điều kiện hòa bình để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước sau này. Hiệp định Genève, tuy còn một số mặt hạn chế, vẫn là thắng lợi to lớn mà nhân dân ta giành được sau 9 năm kháng chiến gian khổ và anh hùng.


(1) Tuy nhiên đề Mendès France giữ được lời hứa trước Quốc hội Pháp, nên văn bản Hiệp định ghi là ngày 20-7-1954.
(2) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc, Pháp và chính quyền Bảo Đại ở miền Nam.
(3) Công báo, 1954, tr. 50-60.
(4) Đỗ Ngọc Quyên: Mấy kỉ niệm trong cuộc kháng chiến 9 năm (Nam Bộ thành đồng Tổ quốc, đi trước về sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 502).


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:40:09 am
2. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève, chuẩn bị cho giai đoạn cách mạng mới

Khi Hội nghị Genève bước vào giai đoạn cuối, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) triệu tập Hội nghị lần thứ sáu mở rộng từ ngày 15 đến ngày 17-7-1954, nhận định:

“Đế quốc Mĩ là một trở lực chính ngăn cản việc lập lại hòa bình ở Đông Dương và hiện đang trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương… dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà phấn đấu để thực hiện hòa bình ở Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mĩ kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương củng cố hòa bình và thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc”(1).

Sau khi Hiệp định Genève được kí kết, ngày 22-7-1954, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Nam Bộ ngừng bắn từ 6 giờ sáng ngày 11-8-1954).

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào miền Nam:

“Đặt lợi ích cả nước trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài trên lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc”(2).

(http://farm9.staticflickr.com/8172/7891405504_02206774fd_b.jpg)

Nhân dân chào mừng phái đoàn Ủy ban liên hiệp đình chiến Nam Bộ
tại thị trấn Phụng Hiệp, Cần Thơ (1954)

Ngày 6-9-1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị, nêu rõ 3 nhiệm vụ trước mắt của miền Nam là:

- Thi hành triệt để Hiệp định đình chiến và đòi Pháp cũng phải thi hành đúng Hiệp định.

- Chuyển hướng công tác cho thích hợp với điều kiện hòa bình.

- Đoàn kết rộng rãi, tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình.

Ngày 6-9-1954, Bộ Chính trị quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam, lập lại Xứ ủy Nam Bộ và các Liên Tỉnh ủy, Tỉnh ủy.

Lê Duẩn, Ủy viên Bộ Chính trị đang công tác ở Liên khu 5 (Trung Trung Bộ) được Trung ương cử vào Nam phổ biến các chủ trương mới của Trung ương và chỉ đạo những công việc trong giai đoạn mới. Lê Duẩn đặc biệt nhấn mạnh một số việc cần làm khẩn trương trước khi chuyển quân tập kết. Cấp đất cho nông dân đến sát đồn bót địch, coi đó là “lá bùa hộ mệnh” cho cán bộ, đảng viên ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động sau này. Cảnh giác trước việc phá hoại ngừng bắn, bố trí một số cán bộ quân sự ở lại miền Nam, chôn giấu một số súng đạn để tự vệ khi địch đàn áp khủng bố. Chăm lo chu đáo các quyền lợi của người dân để thể hiện tấm lòng của Đảng đối với nhân dân (trong đó có việc đổi bạc Cụ Hồ ra tiền Ngân hàng Đông Dương theo tỉ giá có lợi cho dân).

Tại Hội nghị tháng 10-1954 của Xứ ủy Nam Bộ do Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn triệu tập, đã đi đến kết luận:

“Có hai khả năng phát triển: Có thể Mĩ - Diệm hoặc phải thi hành Hiệp định Genève và cũng có thể Mĩ - Diệm không thi hành Hiệp định Genève. Cách mạng miền Nam cần phải có kế hoạch đối phó với cả hai tình huống trên”(3).

Xứ ủy quyết định chỉ dành một số lực lượng tập kết, còn lại một số ở lại duy trì lực lượng. Ngay sau Hội nghị, đã có hơn 60.000 đảng viên rút vào hoạt động bí mật, gần 10.000 khẩu súng và một số điện đài đã được chôn giấu, để đề phòng nếu trường hợp đối phương phải bội Hiệp định thì đã có sẵn lực lượng đối phó(4).


(1) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.15, tr. 225.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.332.
(3) Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.2, tr. 80.
(4) Sđd, t.2, tr. 82.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:42:52 am
Sắp xếp lại tổ chức, bố trí lại cán bộ, đảng viên

Tháng 10-1954, tại Chắc Băng (Vĩnh Thuận, tỉnh Bạc Liêu), Trưởng phái đoàn Trung ương Lê Duẩn triệu tập hội nghị để nghiên cứu Nghị quyết Trung ương lần 6. Chỉ thị ngày 6-9-1954 của Bộ chính trị, thảo luận những nhiệm vụ của Nam Bộ trong giai đoạn mới và thành lập Xứ ủy Nam Bộ.

Xứ ủy Nam Bộ gồm 12 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết do Lê Duẩn làm Bí thư(1).

Xứ ủy quyết định chia Nam Bộ thành ba Liên tỉnh (miền Đông, miền Trung, miền Tây) và một khu (Sài Gòn - Chợ Lớn).

Liên Tỉnh ủy miền Tây Nam Bộ gồm 8 tỉnh: Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Rạch Giá, Hà Tiên và Bến Tre, do Phạm Thái Bường làm Bí thư Liên Tỉnh ủy(2). Qua năm 1955, Bến Tre chuyển sang Liên tỉnh miền Trung Nam Bộ, nên Liên tỉnh miền Tây chỉ còn 7 tỉnh.

Đến cuối 1955, các cấp ủy Đảng ở Nam Bộ đều được sắp xếp lại, toàn thể cán bộ, đảng viên đều rút vào hoạt động bí mật. Theo chỉ đạo của Xứ ủy thì Đảng bộ miền Tây đã tiến hành phân loại đảng viên:

- Loại A (loại tích cực) thì tập hợp vào Chi bộ bí mật.

- Loại B (trung bình) cho tạm thời hoạt động đơn tuyến, qua thử thách sẽ tập hợp vào Chi bộ.

- Loại C (kém) thì điều lắng dựa vào hệ thống nòng cốt, cốt cán nằm trong các tổ chức hợp pháp, nửa hợp pháp, để tập hợp quần chúng, sau đó tùy tình hình, tổ chức Đảng sẽ móc nối sau.

Xứ ủy chỉ định mỗi Tỉnh ủy gồm từ 5 đến 9 ủy viên. Riêng Sóc Trăng và Trà Vinh mỗi nơi có một Tỉnh ủy viên người Khơme…

Một công tác quan trọng lúc này là bố trí ai đi tập kết ra Bắc, ai ở lại tiếp tục hoạt động ở miền Nam, theo tinh thần “Đi là thắng lợi, ở lại là vinh quang”, đi hay ở đều là nhiệm vụ cách mạng.

Phan Khắc Thuyết, cán bộ văn phòng Xứ ủy Nam Bộ kể lại: “Lúc bấy giờ, các cơ quan, quân đội, cán bộ, đảng viên ở Nam Bộ được tổ chức học tập thông suốt Hiệp định, chuẩn bị tập kết chuyển quân ra miền Bắc. Đồng thời, Trung ương Cục miền Nam nghiên cứu bố trí lực lượng cán bộ, đảng viên ở lại miền Nam để lãnh đạo nhân dân đấu tranh buộc địch thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Genève. Người đi tập kết được coi là thắng lợi, người ở lại được coi là vinh quang. Kẻ ở, người đi, biết bao ngậm ngùi thương nhớ…”(3).

Đặc biệt là trong số được đưa ra Bắc, Trung ương Cục có chủ trương chọn hàng ngàn thiến niên Nam Bộ đưa ra miền Bắc để học tập rèn luyện cho tương lai sai này về xây dựng quê hương.

(http://farm9.staticflickr.com/8178/7909816426_06b5d866fe_b.jpg)

Một nhóm học sinh miền Nam tập kết học tại trường PT CII số 6 Hải Phòng


(1) Bí thư Lê Duẩn, Phó Bí thư Phạm Hữu Lầu, ủy viên thường vụ Hoàng Dư Khương; các ủy viên thường vụ: Phan Văn Đáng, Lê Toàn Thư, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Văn Linh, Phạm Thái Bường; các ủy viên: Phạm Văn Xô, Phan Đức, Văn Viên, Nguyễn Minh Đường; các ủy viên dự khuyết: Võ Văn Kiệt, Võ Văn Khánh, Mai Chí Thọ.
(2) Liên Tỉnh ủy miền Tây có 5 đồng chí: Bí thư Phạm Thái Bường; Phó Bí thư Võ Văn Kiệt, các ủy viên: Nguyễn Hữu Xuyến, Văn Viên, Châu Văn Đặng (Ba Cẩm).
(3) Phan Khắc Thuyết: Nhớ những năm công tác tại văn phòng xứ ủy tại Sài Gòn (Nam Bộ thành đồng Tổ quốc, sđd, tr. 593 - 607).


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:44:04 am
Công tác chính trị tư tưởng trong thời gian này đã thực hiện một cách ráo riết có nhiều thuận lợi, nhưng cũng lắm khó khăn.

Thuận lợi là chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của Hiệp định Genève đã đem lại hòa bình cho đất nước sau 9 năm kháng chiến gian khổ, ai cũng thấy phấn khởi. Nhưng cán bộ, chiến sĩ và gia đình phải chia tay, người ra Bắc, kẻ ở lại miền Nam, hoạt động bí mật dưới sự cai trị (dù là tạm thời) của Pháp và Ngô Đình Diệm, ai cũng thấy băn khoăn. Trong các cuộc sinh hoạt chính trị, nhiều người đã nêu lên những câu hỏi:

- Vì sao không nhân đà thắng lợi mà đánh tới để giải phóng cả nước?

- Vì sao không tập kết quân đội theo kiểu “da beo”, ai ở đâu ở đó, mà phải giao vùng độc lập của ta ở miền Nam cho Pháp?

- Địch có chịu nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định không?

- Nếu địch vi phạm, trả thù giết hại người kháng chiến mà trong tay cách mạng không có vũ khí thì phải đối phó làm sao? v.v…

Các cấp ủy, cán bộ hướng dẫn sinh hoạt đã cố gắng giải đáp những câu hỏi đó, nhưng không làm sao thảo mãn triệt để được. Tuy nhiên, với tinh thần yêu nước và bất khuất được trui rèn trong 9 năm kháng chiến, với niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên và quần chúng vẫn chấp hành sự phân công của tổ chức, tự thu xếp hoàn cảnh của bản thân và gia đình, sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới.

Chấp hành Nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong đó, các tỉnh ủy mới được chỉ định. Liên tỉnh ủy miền Tây vừa khẩn trương chỉ đạo các tỉnh ủy mới sắp xếp lại tổ chức, phân loại các bố trí cán bộ, đảng viên hoạt động phù hợp với tình hình mới, vừa tăng cường chuẩn bị về mọi mặt để lao vào cuộc chiến đấu đầy sóng gió. Do bản chất ngoan cố và hiếu chiến của thực dân Pháp cấu kết với đế quốc Mĩ gây ra sau khi ta chuyển giao vùng giải phóng và khu tập kết 200 ngày của ta ở Cà Mau cho đối phương quản lí, tiến tới tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà sau 2 năm Hiệp định Genève được kí kết như nội dung của Hiệp định đã được quy định rõ tại điểm 5.

Theo đó, vai trò thông tin vô tuyến điện bảo đảm sự chỉ đạo thông suốt Liên tỉnh ủy với các tỉnh ủy mới. Đồng thời Liên tỉnh ủy còn tranh thủ sự lãnh đạo của cấp trên luôn luôn được coi trọng và đặc biệt quan tâm để kịp thời đối phó và đánh bại mọi âm mưu thâm độc của đối phương, tiếp tục giành thắng lợi cho cách mạng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tiến lên giành thắng lợi quyết định, để đi đến thắng lợi hoàn toàn.

- Ngoài việc chỉ đạo các tỉnh ủy mới ra sức xây dựng hệ thống điện đài của tỉnh mình để kịp thời liên lạc với Liên tỉnh ủy không một phút buông lơi.

- Đài vô tuyến điện của Liên tỉnh ủy Tây Nam Bộ, sau khi chôn cất đại bộ phận máy móc nặng nề để che giấu tai mắt của đối phương. Ta vẫn còn giữ lại máy móc gọn nhẹ và hiện đại để duy trì hoạt động phục vụ và sự chỉ đạo của Liên tỉnh ủy luôn luôn được thông suốt, nên đài vô tuyến điện của ta lần đầu tiên bắt đầu phát sóng tại kinh 14, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vào đầu năm 1955 cho đến khi hoàn thành kế hoạch chuyển quân tập kết liên khu 200 ngày ở Bạc Liêu, Giá Rai và Cà Mau thuộc Tây Nam Bộ vào đầu tháng 12 năm 1955 với sự có mặt của tập thể cán bộ văn phòng Liên tỉnh ủy, trong đó có các anh Nguyễn Cảnh Dương - Chánh văn phòng Liên tỉnh ủy, anh Sáu Xê, anh Tư Mai, anh Tám Lương, anh Lâm Quang phố, anh Phạm Hữu Phong, (Ba Trương), anh Trần Văn Xiêm (út Yên), anh Đoàn Văn Truyện (Chính Hoài) và anh Bà Kì cùng nhiều cán bộ và kĩ thuật viên nhiệt tình khác.

- Và tiếp theo đó, bằng nhiều địa điểm khác nhau để đánh lạc hướng đối phương, Đài vô tuyến điện của Liên tỉnh ủy Tây Nam Bộ vẫn tiếp tục phát sóng đến đầu năm 1958, xuyên sốt 3 năm liền mới tạm ngưng một lúc theo lệnh của cấp trên và sau đó lại tiếp tục hoạt động cho đến ngày toàn thắng.

Phần này sẽ được nói rõ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đầy gian khổ, nhưng thắng lợi cũng hết sức vẻ vang.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:45:46 am
Ủy ban Liên hiệp đình chiến Nam Bộ. Tại Hội nghị Trung Giã, Việt Nam và Pháp đồng ý thành lập Ủy ban Liên hiệp đình chiến ở cấp Trung ương và ở ba miền Bắc, Trung, Nam để đảm bảo việc ngưng bắn và chuyển quân tập kết đúng thời gian quy định. Trong mỗi Ủy ban, số lượng thành viên của hai bên bằng nhau. Đoàn Việt Nam trong Ủy ban Liên hiệp đình chiến ở Nam Bộ do Phạm Hùng làm Trưởng đoàn, đóng tại Phụng Hiệp.

(http://farm9.staticflickr.com/8305/7909816084_4752e31611_b.jpg)

Tàu Hòa Bình đưa rước phái đoàn Liên hiệp Đình chiến của Chính phủ Việt Nam tại Phụng Hiệp

(http://farm9.staticflickr.com/8437/7909815778_6c35d93136_b.jpg)

Trụ sở Ủy ban Liên hiệp đình chiến Nam Bộ tại thị trấn Phụng Hiệp Cần Thơ

Mỗi khi phát hiện chính quyền Ngô Đình Diệm vi phạm Hiệp định (như đàn áp các cuộc mít tinh chào mừng hòa bình, bắt bớ, giam cầm, giết chết những người kháng chiến cũ…), Đoàn Việt Nam thông báo cho Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát (gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada) biết để Ủy ban phái người đến tận nơi điều tra, buộc chính quyền Diệm phải chấm dứt vi phạm và cam kết không tái phạm, buộc chúng phải trừng trị những kẻ có tội và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Ngoài nhiệm vụ chính thức nói trên, Đoàn Việt Nam còn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, đảng viên, dưới danh nghĩa là thành viên của Đoàn, đi lại công khai hợp pháp, đặc biệt là những người bị lộ ở địa phương này có thể an toàn chuyển sang địa phương khác.

Sau khi việc chuyển quân tập kết ở Nam Bộ kết thúc, Ủy ban Liên hiệp đình chiến các cấp giải thể. Việt Nam lập Phái đoàn liên lạc của Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến, vẫn do Phạm Hùng làm trưởng đoàn (về sau Nguyễn Văn Vịnh, rồi Nguyễn Văn Long thay) đóng tại Gia Định (nay là số 87 A Trần Kế Xương, phường 7, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh).

Ông Lữ Minh Châu, là một thành viên trong Phái đoàn này kể lại: “Phía chính quyền Ngô Đình Diệm rất sợ hãi sự có mặt công khai của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Sài Gòn nên tìm đủ mọi thủ đoạn để chống phá, kể cả những trò côn đồ. Họ cho một đám anh chị lưu manh suốt ngày đứng ở cửa chửi bới, dọa nạt hành hung. Đoàn đi đến đâu cũng bị những tay chân đó bám theo để phá rối. Điều đó chỉ thể hiện sự thiếu tự tin của chính quyền Ngô Đình Diệm. Khác với ngoài Bắc, chúng ta không cần gì phải dùng đến những thủ đoạn thấp hèn đó. Đến năm 1956 thấy chính quyền Ngô Đình Diệm quá ngoan cố, không chịu hiệp thương, cũng không chịu chấm dứt những hành động bỉ ổi của họ, Chính phủ quyết định rút phái đoàn về ngoài Bắc”(1).


(1) Phỏng vấn ông Lữ Minh Châu tại nhà riêng, ngày 12-5-2007.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:47:42 am
Quản lí và xây dựng khu tập kết

Theo Hiệp dịnh đình chiến ở Việt Nam, tại Nam Bộ có ba khu tập kết:

- Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân - Xuyên Mộc (Đông Nam Bộ).

- Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh - Đồng Tháp (Trung Nam Bộ).

- Khu tập kết 200 ngày ở Giá Rai - Cà Mau - Bạc Liêu (Tây Nam Bộ).

(http://farm9.staticflickr.com/8040/7909815434_65f4093fd8_b.jpg)

Lễ mừng chiến thắng - chào đón hòa bình và tiếp quản Cà Mau (Khu tập kết 200 ngày) tháng 8 năm 1954

Trên đường chuyển quân tập kết, bộ đội ta đã chọn những con đường có lợi cho việc tuyên truyền giáo dục nhân dân, gây dựng cơ sở và làm những việc có ích cho nhân dân. Đặc biệt ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, các chiến sĩ đã tôn tạo lại mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại làng Hòa An, Cao Lãnh.

Khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau, gồm: bán đảo Cà Mau, bắt đầu từ Vịnh Thái Lan vào bờ nam sông Cái Lớn, đến ngã ba sông Nước Trong qua kinh xáng Ngang Dừa, xuống ngã tư Vĩnh Phú đến Vĩnh Hưng và ra biển Đông.

Khu này phần lớn là vùng độc lập của hai tỉnh Bạc Liêu và Rạch Giá (cũ), cộng thêm vùng ven lộ Đông Dương 16 (nay là quốc lộ 1 A) từ thị trấn Cà Mau - Tắc Vân lên thị tứ Hộ Phòng, thị trấn Giá Rai và thị tứ Hòa Bình (vùng địch tạm chiếm thuộc tỉnh Bạc Liêu).

Đây là khu tập kết lực lượng vũ trang của các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà, quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia và đặc biệt là có 2 trung đội chiến sĩ Hòa Bình(1).

Trung tâm của vùng tập kết là kinh Xáng Chắc Băng (Vĩnh Thuận) nơi cơ quan Trung ương Cục đóng trong lúc này.

Ủy ban Quân chính thị trấn Cà Mau và Ủy ban Quân chính thị trấn Giá Rai được thành lập ngày 25-8-1954 và ra mắt nhân dân trong hai cuộc mít tinh lớn vào ngày hôm sau.

Ta chủ trương xây dựng khu tập kết Cà Mau như một mô hình mẫu của chính quyền cách mạng, một chính quyền của dân, do dân và vì dân, để đồng bào cảm nhận sâu sắc, so sánh với chế độ quốc gia giả hiệu của Pháp và tay sai, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân đấu tranh giữ lấy quyền lợi mà cách mạng đã đem lại cho họ.

Sau khi tiếp quản khu tập kết, tỉnh Bạc Liêu xuất ngay ngân sách hàng trăm ngàn tiền Ngân hàng Đông Dương và trên 10.000 tấn gạo để cứu trợ cho những gia đình bị đói ở 3 thị trấn: Tắc Vân, Cà Mau và Giá Rai.

Theo chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, Phân liên khu miền Tây, các tỉnh chuyển số gạo còn trong kho, mua thêm lương thực thực phẩm, thuốc trị bệnh, hàng thiết yếu, gửi theo các chuyến tàu chuyển quân ra Bắc, để giảm bớt khó khăn cho Trung ương trong việc tiếp tế ban đầu cho hàng trăm ngàn người từ miền Nam ra. Phòng hậu cần Phân liên khu miền Tây đã gửi theo tàu của Liên Xô, Ba Lan khoảng 20.000 tấn gạo trong dịp này.

Bộ đội xây dựng hàng trăm nhà mới cho những gia đình sống lang thang, không nơi nương tựa; sửa trường cũ, cất thêm trường mới. Toàn khu tập kết có 875 trường (có cả trường cho con em đồng bào Khơme). Cán bộ, bộ đội tích cực làm công tác chống giặc dốt. Trong thời gian 200 ngày, ta đã mở nhiều lớp học bình dân cho 75% số người chưa biết chữ. Ta lập thêm 24 trạm y tế, nhà bảo sinh, điều trị hơn 10.000 lượt người bệnh trong khu vực này và các nơi khác đến.

Phong trào vệ sinh, làm sạch đường phố, hốt rác, nạo vét cống rãnh, đào mương thoát nước ở các khu, xóm lao động được phát động, quần chúng tham gia đông đảo.

Ta làm nhiều sân vận động mới, tuyên truyền vận động phong trào thể dục, thể thao, tổ chức luyện tập, thi đấu bóng chuyền, bóng đá sôi nổi giữa các đơn vị bộ đội và thanh niên địa phương.

Những buổi trình diễn của các đoàn văn công, các đội ca múa thiếu nhi, các đội múa lân, những cuộc triển lãm, chiếu phim cả ngày lẫn đêm ở nhiều địa điểm đã thu hút quần chúng tham gia đông đảo, tạo nên không khí sôi động, hào hứng.


(1) Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, từ 1950 đến 1954, có hàng trăm hàng binh và tù binh thuộc quân đội viễn chinh Pháp, rải rác ở khắp các chiến trường Nam Bộ được tập trung về Khu 9. Nơi đây họ được tập hợp như là một đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam, được giáo dục và cải tảo tốt, được nhân dân thương mến, gọi là đơn vị “chiến sĩ hòa bình”.
Đơn vị này có trên 80 người, được tổ chức thành hai trung đội: Trung đội châu Phi, gồm những người Algérie, Tunisie, Maroc, Sénégal… và Trung đội châu Âu gồm những lính gốc Pháp, Đức, Ý… Tiếng nói thông dụng của họ là tiếng Pháp.
Trong thời gian tập kết, đơn vị này cũng được tập kết ra Bắc và sau đó họ lần lượt được ta tổ chức cho về xứ sở. Hầu hết họ trở thành những người tuyên truyền đắc lực cho chính nghĩa của Việt Nam ở xứ sở họ. Có người sau đó trở thành cán bộ trong phong trào kháng chiến giành độc lập ở nước họ, như ở Algérie, Marốc…


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:49:14 am
Vùng Cà Mau, trong thời gian tập kết chuyển quân (vùng ven lộ Đông Dương 16 và vùng Chắc Băng - Vĩnh Thuận - Rạch Giá) thường xuyên nhộn nhịp như ngày lễ hội. Thân nhân của cán bộ, chiến sĩ đi tập kết, đồng bào các giới khắp Nam Bộ và một số nơi như ở Campuchia (như Phnôm Pênh) tới lui thăm nom người thân rất đông đảo, không khí thật vui vẻ. Trật tự an ninh vùng tập kết được bảo đảm, ban đêm không có giới nghiêm, nhà không đóng cửa, đồ đạc không sở bị trộm cắp. Đời sống mới ở vùng độc lập của ta tràn vào thị trấn, thị tứ trên lộ Đông Dương 16 (nay là Quốc lộ 1) do ta quản lí. Bến xe, bến tàu ngày đêm tập nập hành khách. Đường Bạc Liêu - Cà Mau, trước đây mỗi tuần có 2 chuyến xe đò, nay lên 16 chiếc chạy suốt ngày đêm. Xe hàng từ 4 chiếc nay lên 14 chiếc. Tàu ghe máy từ 100 chiếc lên hàng ngàn chiếc. Tiệm, quán mở thêm nhiều, hàng hóa dồi dào, mua bán náo nhiệt.

Hằng ngày cán bộ trực ban các cơ quan, bộ đội tiếp xúc rất nhiều người ở khắp các nơi, từ vùng bị tạm chiếm miền Tây, miền Đông và Sài Gòn - Chợ Lớn… để tìm hiểu cuộc sống mới, chính sách của Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Có nhiều người, nhất là tầng lớp trên ở thành thị, muốn tai nghe, mắt thấy cán bộ Việt Minh và bộ đội Cụ Hồ, xem văn nghệ cách mạng, nhờ trị bệnh, cấy Philatốp… Nhiều trí thức, tư sản, nhân sĩ, lãnh tụ tôn giáo đến tìm hiểu, trao đổi thời cuộc về cuộc đấu tranh sắp tới ở miền Nam và việc họ cần làm.

Đồng bào ghi nhận: Tinh thần phục vụ và thái độ đối xử vui vẻ, nhãn nhặn, chân tình của cán bộ, bộ đội cách mạng, khác hẳn với chính quyền bù nhìn và lính đánh thuê. Nhân dân khen văn nghệ cách mạng có nội dung lành mạnh, đề cao hòa bình, tinh thần dân tộc, độc lập, tự chủ của Việt Nam, khác hẳn văn nghệ của vùng bị địch chiếm. Bà con rất thích “cấy Phi la tốp”, coi là “thần dược”, trị được nhiều bệnh mà vùng địch tạm chiếm không có. Đồng bào nhận thấy từ khi cách mạng tiếp quản, các tệ nạn như: rượu chè, cờ bạc, hút thuốc phiện, trộm cắp, đĩ điếm, chửi tục… ở các thị trấn, thị tứ do địch tạm chiếm hầu như mất hẳn. Đồng bào khen “Việt Minh hay thật!”.

Những điều hay của chế độ mới, những việc làm của chính quyền dân chủ nhân dân ở vùng tập kết đã in đậm dấu ấn trong kí ức của người dân ở đây, cũng như nhiều người ở khắp Nam Bộ đến khu tập kết trong thời gian này.

Thời gian 200 ngày tập kết chuyển quân, đồng bào vùng Cà Mau đã sống những ngày thật tự do, hạnh phúc. Chính quyền cách mạng còn thực hiện nhiều việc được nhân dân ca ngợi như:

- Đổi tiền Ngân hàng Đông Dương cho những người có tiền Cụ Hồ, với tỉ giá 1/40 (cao hơn tỉ giá hối đoái thị trường). Tổng số tiền kháng chiến thu hồi ở Nam Bộ là 1.400.000.000 đồng. đối chiếu với tiền đã phát hành, còn lại trong dân khoảng 400.000.000 đồng, do dân muốn giữ lại làm kỉ niệm hoặc lại có người ở xa không tiện đem tiền đổi lại.

- Tuyên bố xóa nợ tiền và nợ lúa cho nông dân (đã thiếu nợ Nhà nước).

- Tranh thủ xây thêm trường học, trạm y tế, nhà bảo sinh (với đủ cán bộ, giáo viên, y tá cô đỡ).

- Sửa sang chợ nông thôn, sửa cầu, đường, làm vệ sinh làng xóm, chợ cho sạch sẽ.

- Giúp đỡ, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người neo đơn, tàn tật, nghèo túng…

- Đưa nhiều cháu thiếu nhi, con em cán bộ, bộ đội đi ra miền Bắc học tập, để sau này xây dựng quê hương.

Các tỉnh đều tranh thủ thời gian trước khi tập kết chuyển quân để cấp thêm đất cho nông dân, có nơi đến sát đồn bót địch. Riêng tỉnh Vĩnh Trà đã cấp thêm 75.000 ha ruộng đất. Nếu cộng với số đã cấp thì tất cả có trên 150.000 ha cho gần 300.000 nông dân…

Trong những ngày cuối, trước khi giao khu tập kết Cà Mau cho địch quản lí, nhiều sự kiện xúc động dã diễn ra:

Cây vú sữa ngàn dặm: Má Huỳnh Thị Sảnh, còn gọi là má Tư Tố, Hội trưởng Phụ nữ cứu quốc xã Trí Phải để kêu con gái là Đỗ Thị Tư đi xin cây vú sữa từ vườn nhà ông Đương (cách đó 2 km) mang về ươm trồng trong một bình tích kiểu. Má Sảnh mang cây vú sửa đến lễ tiễn đưa bộ đội, giao cho anh Trung Kiên, má nói: “Nhân dân xin tặng Bác Hồ cây vú sữa như hứa hẹn với Bác rằng: Đồng bào miền Nam, nhân dân xã Trí Phải (Bạc Liêu) luôn luôn giữ vẹn lòng chung thủy son sắt với sự nghiệp cách mạng do Bác lãnh đạo và nguyện vượt mọi khó khăn để bảo vệ và xây dựng đất nước”. Ngày 26-1-1955 (Mùng 3 Tết Ất Mùi), Nguyễn Văn Kỉnh, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam đã dâng cây vú sữa, thay mặt đồng bào Nam Bộ tặng Bác Hồ. Bác vô cùng xúc động khi biết đây là cây vú sửa của đồng bào vùng tận cùng Tổ quốc gửi tặng Người. Cây vú sữa thì đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng ngay bên nhà sàn ở Phủ Chủ tịch.

(http://farm9.staticflickr.com/8313/7909814896_830cc5b601_z.jpg)

Cây vú sữa lúc 4 tuổi

(http://farm9.staticflickr.com/8296/7909815170_7699e5a6d6_z.jpg)

Cây vú sữa ngày nay


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:51:28 am
- Sau buổi lễ bàn giao khu tập kết 200 ngày Cà Mau cho quân đội Pháp (ngày 31-1-1955) trước quy định của Hiệp định 7 ngày (lẽ ra là ngày 8-2-1955) trong chuyến chuyển quân tập kết cuối cùng, đồng bào cùng cán bộ và bộ đội lưu luyến chia tay:

Tàu chuyển quân Kilinsky đậu ở ngoài khơi cửa sông Ông Đốc, một nông dân trạc 50 tuổi xúc động nhảy xuống sông lội ra tàu. Gần đến mạn tàu ông ra dấu cho ông lên tàu. Thủy thủ thả dây neo cho ông lên tàu. Ông chạy thẳng lại chỗ để ảnh Bác Hồ, ôm hôn ảnh Bác (tấm ảnh này đã được treo ở sân vận động Cà Mau trong suốt thời gian tập kết). Ông nói: “Tôi đến trễ không được tiễn Bác Hồ, nên tôi lọi ra để từ giã Bác. Đến bao giờ Bác mới vào Nam! Bác ơi!”. Nói xong ông khóc. Anh em cán bộ, bộ đội đều xúc động cùng khóc với ông. Ông mân mê tấm ảnh lần cuối rồi nhảy xuống biển lội vào bờ…

(http://farm9.staticflickr.com/8035/7909814614_d7d119de37_b.jpg)

Chủ tịch UBHCKC Nam Bộ Phạm Văn Bạch trong cuộc mít tinh từ giã đồng bào

Trong chuyến tàu chót, Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn cùng gia đình, các con và các đồng chí Lê Đức Thọ, Nguyên Văn Kỉnh công khai lên tàu, vẫy tay chào từ biệt đồng bào để lên đường ra Bắc. Sau đó 2 ngày (trước giờ nhổ neo vào sáng hôm sau), nửa đêm đó Lê Duẩn đã bí mật xuống xuồng, trở lại vùng căn cứ Cà Mau để cùng Xứ ủy lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới. Lê Duẩn nhở Lê Đức Thọ báo cáo với Bác Hồ và Trung ương Đảng: “Tình hình cách mạng miền Nam rất phức tạp. Việc chia cắt không thể 2 năm mà có thể 20 năm mới giải quyết được”.

Võ Văn Kiệt, khi đó là Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ kể lại: “Một buổi tối đầu năm 1955, trước sự chứng kiến của Ủy ban giám sát quốc tế, anh Ba lên chiếc tàu Ba Lan neo ở Vàm Sông Đốc, Cà Mau để tập kết ra Bắc. Đó là chuyến tập kết áp chót. Gần nửa đêm, anh bí mật xuống canô quay trở lại. Tôi được phân công đưa và đón anh Ba cùng anh Nguyễn Hữu Xuyến với hai đồng chí bảo vệ của anh Ba về một căn cứ đã chuẩn bị từ trước. Việc bố trí anh Ba ở lại miền Nam là một quyết định rất đúng đắn của Bác Hồ, của Trung ương Đảng, một sự đầu tư đặc biệt lớn cho miền Nam và cả nước…”(1).

(http://farm9.staticflickr.com/8034/7909814280_2b3a2ecbc4_b.jpg)

[color=9pt]Cảnh tiễn đưa ở sông Ông Đốc, Cà Mau, chuyến cuối cùng của tàu Kilinsky[/color]

Đánh giá chung về giai đoạn từ đầu năm 1951 đến giữa năm 1954 có thể thấy 2 mốc thời gian quan trọng:

- Thời gian đầu năm 1951 đến cuối 1952, do ta đánh giá không đúng thực chất tình hình và do tư tưởng chính quy “ham ăn to, đánh lớn”, tập trung chủ lực thành trung đoàn, liên trung đoàn, làm lỏng cơ sở địa phương quân và du kích, chiến tranh du kích bị sa sút, địch có điều kiện đẩy mạnh bình định lấn chiếm. Ta mất đất, mất dân ở một số vùng. Tuy nhiên, tình hình Phân liên khu Tây Nam Bộ vẫn giằng co quyết liệt với địch không quá khó khăn nguy hiểm như Phân liên khu miền Đông.

- Thời gian từ đầu 1953 đến cuối tháng 7-1954, được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương và Trung ương Cục miền Nam, quân và dân Tây Nam Bộ đã nhận thức được sai lầm khuyết điểm, vừa chỉnh huấn chỉnh quân, vừa vươn lên thế tiến công địch, lập nhiều thành tích, đặc biệt là sau trận kinh Nhựt Nguyệt của Tiểu đoàn 307 phối hợp với bộ đội địa phương và du kích, đập tan cuộc càn quét lớn vào vùng căn cứ Cà Mau (Bạc Liêu).

Từ đó, lực lượng ta đã liên tục tiến công địch, góp phần rất quan trọng vào chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ.

- Từ sau khi kí Hiệp định Genève về đình chiến, ở khu tập kết Cà Mau, ta đã làm nhiều việc tốt, nhất là việc khẩn trương cấp đất cho nông dân đến sát đồn bót của địch, xây dựng vùng tập kết thành nơi tiêu biểu của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có nhiều ảnh hưởng tốt đến đồng bào thành thị và các vùng địch tạm chiếm.

- Đặc biệt trong việc bố trí lực lượng, Trung ương và Trung ương Cục đã sáng suốt lượng định những khả năng đối phương ngoan cố không thi hành Hiệp định Genève, đã có những phương án “dự phòng” mà sau này thực tế đã chứng minh là hoàn toàn cần thiết: Đã bố trí một lực lượng ở lại cùng với vũ khí, trong đó đặc biệt có cả Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn để sẵn sàng ứng phó với những bất trắc do đói phương gây ra. Đó quả là một sự “đầu tư” rất sáng suốt. Đồng thời, trong lực lượng tập kết ra Bắc, Trung ương và Trung ương Cục đã nhìn xa trông rộng, bố trí phần lớn con em miền Nam ra Bắc để học tập, trong đó một số đáng kể học tập ở nước ngoài, chuẩn bị một đội ngũ chuyên gia cần thiết cho sự nghiệp kiến thiết hòa bình sau khi miền Nam được giải phóng. Trong thực tế, lực lượng này đã góp một phần quan trọng đối với việc phục hồi và phát triển kinh tế từ sau 1975.


(1) Võ Văn Kệt: Tổng Bí thư Lê Duẩn - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, người học trò xuất sắc của Bác Hồ (Trích trong Lê Duẩn, một nhà lãnh đạo lỗi lạc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 59).


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:51:58 am
KẾT LUẬN

Cách mạng tháng 8-1945 thành công. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nhân dân Việt Nam thật sự làm chủ đất nước.

Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Nhân dân Nam Bộ đã nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến. Sau một tháng bị bao vây ở Sài Gòn, được tăng thêm viện binh từ Pháp sang, chúng mở rộng xâm lược ra các tỉnh Nam Bộ.

Ngày 29-10-1945, Pháp tiến chiếm đến Vĩnh Long, tỉnh đầu tiên của Tây Nam Bộ. Cuộc kháng chiến tiếp nối trên vùng đất Tây Nam Bộ. Được sự lãnh đạo của các Đảng bộ Cộng sản ở địa phương, phong trào kháng chiến ở đây ngay từ đầu đã mang tính chất nhân dân rõ rệt và ngày càng phát triển sâu rộng.

Cũng từ đây miền Tây Nam Bộ đã cùng với toàn Nam Bộ thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng là: giữ vững Thành đồng Tổ quốc, sẵn sàng đi trước về sau, nhưng cuối cùng vẫn về với Tổ quốc Việt Nam.

Suốt 9 năm kháng chiến, trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quân và dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc:

1. Tây Nam Bộ trong lòng Tổ quốc Việt Nam

Cuộc kháng chiến của Nam Bộ nó chung và Tây Nam Bộ nói riêng không chỉ có nhiệm vụ góp phần đánh đuổi thực dân xâm lược, giải phóng đất nước, mà còn có nhiệm vụ chống lại một âm mưu thâm hiểm của Pháp tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.

Khi bước vào cuộc kháng chiến, nhân dân Việt Nam đứng trước hai thách đó lớn của kẻ thù là xâm lược và chia cắt. Miền Tây Nam Bộ đã góp phần đắc lực vào việc đánh trả hai âm mưu này. Tây Nam Bộ đã chứng minh hùng hồn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lí đó không bao giờ thay đổi”.

Miền Tây Nam Bộ đã thực hiện và chứng minh chân lí đó bằng những tiếng súng chống lại quân xâm lược Pháp trên khắp mọi mặt trận, không để chúng được yên ổn một ngày, với việc hưởng ứng Chỉ thị NV4, bỏ ra bưng biền tổ chức kháng chiến, bằng những cuộc biểu tình, rải truyền đơn, dán áp phích, báo chí, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và chính phủ Nam Kì tự trị bù nhìn do Pháp dựng lên, đẩy cái quái thai đó mau đi tới chỗ chết non; bằng những binh công xưởng, bằng những vũ khí thô sơ, bàng những toa thuốc cơ bản, bằng những hũ gạo nuôi quân, bằng việc giữ lại hàng triệu đồng giấy bạc Cụ Hồ khi không còn giá trị lưu thông trên thị trường nhưng vẫn còn nguyên giá trị tinh thần, bằng cây vú sữa của bà má miền Nam gửi ra và được trồng trên nhà Bác Hồ tại Thủ đô Hà Nội… Bằng tất cả những tấm lòng son sắt và những hành động kiên quyết đó, Tây Nam Bộ đã chứng minh rằng Nam Bộ là máu, là thịt của Tổ quốc Việt Nam, rằng người dân ở đây bao giờ cũng vẫn là “dân Cụ Hồ”

Đó chính là thành tích lớn nhất, là thắng lợi lớn nhất, không chỉ có ý nghĩa đối với miền Nam, mà có ý nghĩa với cả Tổ quốc Việt Nam.

2. Chấp nhận cuộc đấu tranh vũ trang

Thách đố cam go đối với Nam Bộ là vừa mới tiến hành thắng lợi cách mạng chính trị, cướp được chính quyền, thì đối phương đã buộc ta phải bước vào một sân chơi mà chúng ta không hề được chuẩn bị trước, không được viện trợ từ bất cứ phía nào trên thế giới, đó là đấu tranh vũ trang. Đây chính là điểm mạnh của đối phương, với một đội quân lành nghề, thiện chiến, với vũ khí dồi dào, với một bộ máy chỉ huy được đào tạo có bài bản và có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Đối diện với đôi quân đó, chúng ta không đủ vũ khí, không đủ kinh nghiệm về tổ chức lực lượng, về kĩ thuật tác chiến… Đó là sự thách đố mà phần lớn những cuộc khởi nghĩa chống Pháp trước đây đã không vượt qua được và nhiều phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới vào thời kì này cũng không vượt qua được. Nhưng điều kì diệu là Nam Bộ đã cùng với cả nước vượt qua được những thử thách hiểm nghèo đó, từ biết bao bỡ ngỡ và trục trặc ban đầu, chúng ta đã từng bước tiến lên, lấy yếu chống mạnh, rồi từng bước biến yếu thành mạnh, đi tới chiến thắng cuối cùng. Đó là một phép màu của chiến tranh nhân dân. Chính nhờ phép màu đó mà chúng ta đã từ chỗ bị động, bị địch buộc ta phải chấp nhận một sân chơi do địch lựa chọn, rồi ngay trên sân chơi đó, chúng ta đã tiến lên giành được thế chủ động, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta, không chỉ ở Nam Bộ mà ở trên toàn quốc.

Nếu nhìn lại lịch sử 9 năm kháng chiến thì thấy rằng từ khởi nghĩa chuyển sang chiến tranh trong thời gian chưa đầy một tháng, lực lượng cách mạng của ta đã lâm vào tình thế lúng túng. Quy luật khởi nghĩa khác với quy luật của chiến tranh. Khởi nghĩa là lấy sức mạnh đồng loạt của quần chúng để áp đảo địch. Còn chiến tranh thì nhất thiết phải có bộ đội, có chỉ huy, có vũ khí, có kĩ thuật chiến đấu… Lực lượng vũ trang của ta lúc bấy giờ tuy tinh thần và khí thế đã hừng hực lửa chiến đấu, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nhưng phần lớn là dân cày, là thanh niên lao động, chỉ có một ít súng lửa, súng “mút”, còn phần lớn chỉ là giáo mác, tầm vông vạc nhọn. Lực lượng nòng cốt chỉ là lính Thủ hộ tức “Mã tà” (Garde civile loacle) và lính tập (lĩnh nghĩa vụ)… Chiến trận thường chỉ là dàn trận theo kiểu phòng tuyến chống địch, ngăn địch (trận địa chiến). Những bệnh “ấu trĩ” diễn ra trong lúc này là điều tất nhiên…

Nhưng ngay từ những thất bại do bệnh ấu trĩ đó gây ra, Tây Nam Bộ lại rút tỉa được những bài học có ích để từng bước gượng dậy, đứng vững sáng tỏ dần những bòi học để đấu tranh vũ trang trong chiến tranh nhân dân, để hơn một năm sau, khi bước vào cuộc toàn quốc kháng chiến, chúng ta đã được chuẩn bị tốt hơn không những về quân đội, về vũ khí mà cả về kinh nghiệm và phương thức tác chiến.

Từ khi có các đơn vị Nam Tiến từ miền Bắc chi viện vào và các đơn vị bộ đội hải ngoại cùng vũ khí mua được từ Thái Lan, các cấp chỉ huy được hình thành từ khu bộ đến các đơn vị đại đội, trung đội…, lực lượng vũ trang ngày càng giành được nhiều thắng lợi lớn từ trên khắp các mặt trận. Phong trào du kích chiến tranh ngày càng phát triển, 3 thứ quân (chủ lực, địa phương quân, dân quân du kích) ngày càng dồi dào sinh lực đã gây cho địch nhiều tổn thất nghiêm trọng.

Trong quá trình trưởng thành bằng vừa đánh vừa học đó, có lúc ta đã phạm sai lầm “ham ăn to, đánh lớn”, vội tập trung chủ lực thành trung đoàn, liên trung đoàn, làm lỏng cơ sở du kích chiến tranh bên dưới, địch có điều kiện bình định lấn chiếm, ta tạm thời bị mất đất, mất dân. Nhờ được Trung ương Đảng và Trung ương Cục chỉ đạo kịp thời, lực lượng vũ trang được sắp xếp lại theo phương châm: Du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ trợ, từng bước học tập đưa vận động chiến tiến lên. Chính phương châm đó đã giúp cho Tây Nam Bộ là giữ vững được thế trận và nhanh chóng vươn lên giành thế chủ động tiến công địch, góp phần rất quan trọng vào chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và đi tới Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:53:06 am
3. Sáng tạo trong cách đánh

Chính lòng yêu nước nồng nàn và ý chí quyết giành độc lập là cội nguồn của mọi tìm tòi sáng tạo. Mọi cán bộ, mọi chiến sĩ, mọi người dân đều coi cuộc chiến này là sinh tử của chính mình, mỗi tổn thất là nỗi đau của chính mình, mỗi chiến thắng là niềm vui của chính mình… cho nên tất cả đều trăn trở tìm tòi cách đánh giặc. Từ quần chúng, từ cơ sở, cộng với những tri thức của những cán bộ kĩ thuật, những chỉ huy sắc sảo, Tây Nam Bộ đã sáng tạo ra nhiều cách đánh đặc sắc, thành công, trong đó có nhiều kinh nghiệm đóng góp cho cả nước.

Trong số những sáng tạo đó, phải kể đến cách đắp đập cản trên các kênh rạch, dùng thủy lôi tự chế để đánh tàu địch. Chúng ta còn nhớ vào Thu - Đông 1947, tàu chiến của Pháp đi ngược sông Lô, sông Gâm, bộ đội ta cũng làm kè để cản, cũng dùng thủy lôi để đánh, nhưng không thành công, tàu Pháp vẫn phá được. Chỉ đến khi tàu Pháp quay về quân đội ta mới phục kích bằng đại bác bắn thẳng từ bờ sông và góp phần quyết định cho chiến thắng Việt Bắc. Dùng pháo binh đánh tàu là một sáng tạo lớn của Việt Bắc. Nhưng trong việc dùng vật cản và đánh thủy lôi thì phải nói Tây Nam Bộ đã đi đầu và giành được những chiến thắng rất vẻ vang, có ý nghĩa rất lớn trong việc tiêu diệt sinh lực địch bảo vệ căn cứ địa kháng chiến.

Phương pháp đánh bằng đặc công cũng là một sáng tạo lớn của Tây Nam Bộ. Kinh nghiệm này đã được Trung ương ngợi khen và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc tới như một kinh nghiệm quý báu mà Nam Bộ đã đóng góp cho cả nước.

Cùng với những sáng ạo trong đấu tranh vũ trang, Tây Nam Bộ cũng còn nhiều sáng tạo trong các lĩnh vực đấu tranh kinh tế, tài chính, tiền tệ với Pháp. Dùng tiền địch, đóng con dấu của kháng chiến để nhân dân chi tiêu. Thiếu tiền lẻ thì xé đôi ra để tiêu. Từ đó tiến đến việc tự tổ chức in tiền, đấu tranh tiền tệ với Pháp… đều là những sáng tạo quý báu đáng được ghi vào lịch sử.

Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh công khai, hợp pháp cũng là một sáng tạo đặc sắc. Trong đó vai trò của trí thức, vai trò của phụ nữ, phụ lão, của các nhà tu hành có ý nghĩa rất lớn. Chính ở đây đã thể hiện đầy đủ một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện. Tây Nam Bộ đã triệt để vận dụng tư tưởng đó và đạt được những thành công lớn.

4. Xây dựng căn cứ địa

Một trong những thành tích nổi bật của Tây Nam Bộ là quá trình xây dựng và giữ vững vùng căn cứ cách mạng U Minh và Nam Cà Mau.

Vùng độc lập của miền Tây trải rộng, liên hoàn giữa các tỉnh Bạc Liêu - Rạch Giá - Sóc Trăng - Cần Thơ, có rừng tràm, rừng đước, có nhiều sông rạch chằng chịt, đất đai phì nhiêu. Nhưng quan trọng nhất là có rừng người yêu nước: Trong tổng số 3.200.000 dân của toàn miền Tây lúc bấy giờ, có trên 2.000.000 dân sống trong vùng độc lập, với chính quyền cách mạng ở 414 xã trong tổng số 508 xã và 22 huyện trong tổng số 33 huyện.

Kinh tế ở vùng độc lập khá phong phú. Lúa gạo, tôm cá, lương thực chẳng những đủ ăn mà còn đóng góp khá nhiều cho các cơ quan Nam Bộ và cứu trợ cho miền Đông và cực Nam Trung Bộ. Sai lầm về “bao vây kinh tế địch” đã kịp thời được khắc phục.

Đời sống của nhân dân vùng căn cứ khá ổn định, các mặt văn hóa, xã hội đều có những tiến bộ lớn, với các phong trào xóa mù chữ, học tập văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân đời sống mới… An ninh trật tự ở vùng độc lập rất bảo đảm, không có trộm cắp, không có tệ nạn xã hội… Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, bộ đội và nhân dân là biểu hiện cao đẹp của một chế độ dân chủ. Chế độ tốt đẹp đó của vùng căn cứ cách mạng đã có ảnh hưởng rất lớn đối với vùng thành thị và tạm bị chiếm. Đồng bào xem đó là nơi tiêu biểu, là miền đất hứa của một nước Việt Nam mới tại đồng bằng Nam Bộ.

(http://farm9.staticflickr.com/8304/7909813968_659108e163_b.jpg)

Sinh hoạt trong rừng Cà Mau

Một trong những đặc điểm sặc sắc và cũng là một vẻ đẹp của cuộc kháng chiến là: Những vùng căn cứ địa của kháng chiến, từ Việt Bắc đến U Minh, Cà Mau, đặc biệt là những căn cứ ở miền Tây Nam Bộ, không phải là những căn cứ địa được tổ chức theo kiểu đồn ải của nghĩa quân. Các căn cứ địa kháng chiến không có tính chất thuần túy quân sự như những căn cứ của những phong trào chống Pháp trước đây và của nhiều phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới lúc đó, chỉ lo tổ chức chiến tranh, với lực lượng chính của căn cứ địa là quân đội, toàn bộ căn cứ có một cuộc sống không bình thường, là cuộc sống trực chiến… Thực hiện tư tưởng của chiến tranh nhân dân, tổ chức kháng chiến trường kì, tất cả các vùng căn cứ địa kháng chiến của ta, kể cả ở Tây Nam Bộ, chỗ dựa chủ yếu không phải là thành lũy, là rừng núi, là súng đạn, mà là nhân dân. Loại rừng lợi hại nhất ở các khu căn cứ không phải là rừng tràm, rừng đước, mà là rừng người. Tại đây không chỉ có chiến đấu, mà còn có cuộc sống: cuộc sống sản xuất, sinh hoạt, học tập, chữa bệnh, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, triển lãm, hội diễn, liên hoan… đã trở thành sinh hoạt bình thường của xã hội. Bộ máy chính quyền ở đây mang đầy đủ tính chất dân sự của nó, có các bộ phận phụ trách nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính, tiền tệ, giáo dục, y tế, văn hóa… Đó là điều hoàn toàn mới mà chỉ chiến tranh nhân dân mới có. Đó cũng là sức mạnh bất tận của các căn cứ địa, từ đó tạo nên sức mạnh của kháng chiến. Chính vì thế, cuộc sống ở vùng tự do (ngoài Bắc) và vùng độc lập (Nam Bộ) là cuộc sống tuy thiếu thốn, khó khăn, nhưng luôn luôn là cuộc sống văn minh, cuộc sống có văn hóa, đầy tình người. Đó là ưu việt của tư tưởng Hồ Chí Minh vừa kháng chiến vừa kiến quốc…


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:55:40 am
5. Củng cố Mặt trận dân tộc

Đây là một ưu điểm nổi bật của công cuộc kháng chiến Việt Nam, mà Tây Nam Bộ đáng được coi là một tấm gương sáng về mặt này. Chính ở đây là nơi tình hình các lực lượng xã hội và các lợi ích xã hội bị kẻ thù khai thác triệt để nhất. Nhưng cũng chính ở đây, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân, tư tưởng yêu nước, đặt Tổ quốc lên trên hết… đã có những thắng lợi rực rỡ.

Mặt trận Việt Minh và Liên Việt ở các tỉnh Tây Nam Bộ trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp không ngừng được củng cố và phát triển.

Ở Tây Nam Bộ giai cấp công nhân, nhất là công nhân công nghiệp rất ít, hầu hết chỉ là công nhân một số xí nghiệp nhỏ ở các thị xã, thị trấn và thợ thủ công, lớp lao động nghèo thành thị. Buổi đầu kháng chiến, anh em gia nhập vào đoàn thể “công nhân cứu quốc”, sau đổi lại là “Liên hiệp nghiệp đoàn”. Hầu hết lớp công nhân trẻ đều hăng hái cầm súng giết giặc ngay từ những ngày đầu kháng chiến. Sau đó, một số vào vùng nông thôn tham gia kháng chiến, số khác ở lại thành thị, làm cơ sở trong các phong trào đấu tranh chống địch bắt lính, bắt xâu, đòi hỏi các quyền lợi dân sinh, dân chủ ở các vùng tạm bị chiếm…

Tây Nam Bộ có trên 90% dân số là nông dân. Giai cấp nông dân trở thành nhân vật trung tâm của vùng nông thôn kháng chiến. Trong năm đầu, Pháp chỉ chiếm được các thị xã, thị trấn, thị tứ dọc theo các đường giao thông quan trọng. Phần lớn điền chủ về sống tạm ở thành thị. Nông dân mặc nhiên làm chủ ruộng đất mà họ đang canh tác. Sau đó có một số điền chủ về sống ở nông thôn hoặc có số người sống ở thành thị, nhưng đến mùa vào thu tô. Nhưng lúc này thì họ không còn thu tô, thu tức như trước mà phần lớn là xin xỏ với nông dân để họ chia sớt cho phần nào lúa gạo để sống.

Từ năm 1947-1948, chính quyền cách mạng thực hiện chính sách “người cày có ruộng”, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian cùng với đất của địa chủ hiến điền để tạm cấp cho nông dân, đất vắng chủ cũng tạm giao cho nông dân còn thiếu đất. Tổng cộng trong 9 năm kháng chiến, chính quyền cách mạng ở Tây Nam Bộ đã tạm cấp, tạm giao 450.000 ha ruộng đất cho 900.000 hộ nông dân làm chủ. Giai cấp nông dân thật sự đổi đời. Bà con nô nức tham gia kháng chiến, cho con em tòng quân, tham gia dân quân du kích, dân quân tự vệ vào đoàn thể cứu quốc, làm cán bộ trong các cơ quan kháng chiến, đóng góp nuôi quân, nuôi cán bộ hết mình. Trong nông dân, ý thức cách mạng ngày càng nâng cao, truyền thống yêu nước, lòng tin vào Đảng Cộng sản, vào Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng phát huy, bởi họ hiểu rõ rằng kháng chiến vừa là giành được độc lập cho dân tộc, vừa giữ vững được quyền làm chủ ruộng đất của họ.

Giai cấp địa chủ ở Tây Nam Bộ là điển hình về mặt quy mô sở hữu ruộng đất và kinh doanh nông nghiệp. Nhưng cũng như toàn bộ giai cấp địa chủ của Việt Nam nói chung, địa chủ ở Tây Nam Bộ tuy rất lớn, rất giàu có, lợi ích của nhiều mặt gắn liền với lợi ích của tư bản Pháp, con cái được đi học bên Pháp… nhưng về mặt chính trị và xã hội họ có hàng loạt đặc điểm chung của cả dân tộc Việt Nam là yêu nước, thiết tha với độc lập dân tộc. Do đó, đói với họ không thể áp dụng những lí thuyết cứng nhắc, giáo điều về đấu tranh giai cấp, về đối kháng giai cấp… Ở Tây Nam Bộ có những địa chủ sở hữu hàng chục nghìn ha, nhưng họ sẵn sàng hiến tất cả điền sản cho cách mạng. Con em họ cũng tham gia kháng chiến, nhiều người hi sinh trên mặt trận. Nhiều người bị bắt, chịu chết chứ không khai báo, không đầu hàng. Những tấm gương như Huỳnh Thiên Lộc, Nguyễn Ngọc Nhựt không phải là cá biệt ở đây. Khó có thể nói ở những con người đó lòng yêu nước và ý chí cách mạng không bằng các thành phần giai cáp khác. Nhận thức được đặc điểm đó, Tây Nam Bộ đã thực hiện rất tốt chính sách đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở đây tư tưởng đại đoàn kết càng thể hiện sắc nét và đậm đà, đúng đắn và sáng tạo. Chính nhờ đó Tây Nam Bộ đã huy động được một lực lượng nhân tài vật lực rất quan trọng cho cách mạng và kháng chiến.

Ở Tây Nam Bộ, chính sách ruộng đất được thi hành khá mềm dẻo, với chủ trương tạm cấp đất, giảm tô, giảm tức, vận động điền chủ yêu nước hiến điền nên đã không gây căng thẳng. Trong chỉnh huấn, chỉnh quân cũng không có những cuộc đấu tố, truy bức về thành phần giai cấp (chỉ ở một vài cơ quan quân khu có diễn ra ở một chừng mực nhất định, sau đó được bãi bỏ)… Nhờ đó, số đông điền chủ đều có thái độ chung thủy với cách mạng, ủng hộ kháng chiến. Con em các gia đình điền chủ vẫn tham gia kháng chiến tích cực. Ở Tây Nam Bộ, rất ít những thành phần điền chủ ác ôn. Có những gia đình điền chủ lớn như gia đình Trần Trinh Trạch, nhưng không có ai làm việc cho địch.

Tầng lớp trí thức và các nhân sĩ yêu nước tham gia vào hàng ngũ kháng chiến ở các tỉnh miền Tây khá đông. Những trí thức lớn, có tên tuổi đều được giao giữ những vị trí quan trọng trong kháng chiến. Khi các cơ quan Nam Bộ dời về vùng căn cứ U Minh Tây Nam Bộ thì ảnh hưởng của những nhà trí thức lớn như Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thuần, Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Văn Hưởng, Phạm Thiều, Nguyễn Thành Vĩnh, v.v… càng phát huy ảnh hưởng lớn đối với phong trào kháng chiến ở Tây Nam Bộ.

Về tôn giáo, nổi bật nhất là Cao Đài Minh Chơn Đạo do Cụ Cao Triều Phát (Chưởng Quản Cửu Trùng Đài) đứng đầu mà cả 12 phái đều đã thống nhất đứng trong Mặt trận Việt Minh. Ban chỉnh đạo Cao Đài Bến Tre có ông Nguyễn Ngọc Tương là lãnh tụ, ông có 2 người con tham gia kháng chiến là Nguyễn Ngọc Bích, Khu bộ phó Khu 9 và Nguyễn Ngọc Nhựt, Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ. Đạo Hòa Hảo có Sư thúc Huỳnh Văn Trí (Mười Trí) phát huy ảnh hưởng của kháng chiến khá nhiều trong tín đồ ở Long Xuyên - Châu Đốc.

Trong đạo Công giáo có nhiều vị linh mục tham gia kháng chiến ngay từ đầu và xuyên suốt cuộc kháng chiến như: Hồ Thành Biên, Võ Thành Trinh, Trần Quang Nghiêm… Trong thời gian tập kết, ba ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Bắc để giúp đỡ giáo dân ở những nơi còn thiếu linh mục.

Về dân tộc, khi bắt đầu kháng chiến, do âm mưu “chia để trị” của thực dân Pháp, một số người Khơme nhẹ dạ bị Pháp và bọn tay sai lừa mị, dụ dỗ, nên ở một số nơi có xảy ra sự xô xát với người Việt(1). Nhờ thái độ khoan dung, giáo dục tận tình về đoàn kết dân tộc, chống âm mưu “chia để trị” của địch, mà người có công lớn là Vũ Đức(2) (Hoàng Đình Giong), Khu bộ trưởng đầu tiên ở Khu 9, nên đã giải tỏa được hiểu lầm thắc mắc. Sau đó đồng bào Khơme nhiều vùng đã sát cánh cùng người Việt hăng hái kháng chiến chống Pháp và tay sai.

Người Hoa sinh sống khá đông ở các tỉnh miền Tây. Lúc đầu kháng chiến, một số đông có thái độ trung lập, “làm khách”, nhưng ngày càng hiểu rõ ý nghĩa của kháng chiến, họ tham gia tích cực vào các phong trào cách mạng. Nhiều người trở thành đảng viên cộng sản và hoạt động trong Hội Giải Liên (tổ chức kháng chiến của người Hoa).

Ở Long Xuyên, Châu Đốc có một số ấp, xóm người Chăm có thái độ đoàn kết tốt, hầu hết đều tham gia ủng hộ kháng chiến.

Nhìn chung, Mặt trận Việt Minh - Liên Việt ở Tây Nam Bộ đã thể hiện rõ rết chính sách đại đoàn kết toàn dân của Đảng và chính quyền cách mạng. Đó chính là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của phong trào kháng chiến ở Tây Nam Bộ.


(1) Một số tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, do có nhiều trí thức, sư sãi đi theo kháng chiến nên tránh được đổ máu.
(2) Theo ý kiến đồng chí Võ Quang Anh, tên đầy đủ là Vũ Văn Đức, nhưng cán bộ và nhân dân quen gọi là cụ Vũ Đức.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:56:20 am
6. Công tác dân vận và địch ngụy vận ở các vùng địch tạm chiếm

Công tác dân vận và địch ngụy vận ở Tây Nam Bộ được chú ý ngay từ đầu kháng chiến và ngày càng phát triển. Hầu hết các thị xã, thị trấn các vùng tạm bị chiếm đều có cơ sở cách mạng. Tuy từng thời gian bị địch đánh phá truy bắt, lực lượng ở nhiều nơi có giảm sút, có nơi bị mất trắng, nhưng sau đó lại được hồi phục và phát triển. Các cơ quan như Ủy ban kháng chiến hành chính, thị đội và các đoàn thể cứu quốc phần nhiều đóng ở vùng ven, vùng tranh chấp, nhưng thường xuyên đưa người vào hoạt động bên trong, gây dựng cơ sở nòng cốt để chỉ đạo hoạt động. Nhờ đó vẫn thường xuyên có phong trào đấu tranh cho các quyền lợi dân sinh dân chủ, chống đuổi nhà, cướp đất, chống bắt lính, bắt xâu. Ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng ở đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn, nhất là phong trào học sinh, sinh viên, phong trào toàn quốc chống can thiệp Mĩ (1950) cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào đấu tranh ở các thị xã miền Tây (nhất là trong học sinh các trường trung học ở Cần Thơ), khắp nơi đều có phong trào ủng hộ kháng chiến bằng tiền bạc, thuốc men, phương tiện cho các binh công xưởng và các cơ quan kháng chiến.

Công tác địch ngụy vận gắn liền với công tác Khơme vận, tôn giáo vận bằng các phương tiện truyền đơn, vũ trang tuyên truyền, gọi loa, đưa người vào tuyên truyền miệng… phối hợp với tác chiến tại các vùng du kích, tạm bị chiếm, nhất là vùng Hòa Hảo, Khơme được đặc biệt đẩy mạnh. Nhờ đó, nhiều sóc người Khơme ở Sóc Trăng, Trà Vinh được Pháp vũ] trang đã bị giải giáp, nhiều vùng Hòa Hảo đã chuyển động, binh sĩ Khơme, binh sĩ thuộc các đơn vị Hòa Hảo ở Long Xuyên, Châu Đốc rã ngũ rất đông. Nhiều đồn bót đã xin ta cho “trung lập hóa”. Nơi bị ta tiến công thì đầu hàng rất nhiều. Ngay đối với binh lính lê dương, trong 9 năm kháng chiến ở các địa phương, có hàng trăm người thuộc các sắc tộc châu Phi hay châu Âu đầu hàng hoặc bị bắt là tù binh và được giáo dục giác ngộ, nhiều người trở thành những chiến sĩ của quân đội nhân dân, lập nhiều chiến công rất xuất sắc. Số đó được đồng bào ta tặng danh hiệu là những “chiến sĩ hòa bình”. Phong trào kháng chiến của quân dân ta ở vùng nông thôn độc lập và vùng thành thị tạm bị chiếm tác động qua lại với nhau, tạo thành hai vùng chiến lược khá rõ trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến trường miền Tây.

7. Vai trò của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đạt được những thành tựu to lớn và xuất sắc kể trên đương nhiên là sự nỗ lực của toàn dân, toàn quân miền Tây. Nhưng thật khó có thể tưởng tượng được những thắng lợi trên nhiều lĩnh vực như thế nếu không có sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, với sự chỉ đạo trực tiếp sáng suốt và tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Điểm lại những phong trào kháng chiến chống xâm lược ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, thấy một trong những nguyên nhân thất bại là không có một sự lãnh đạo sáng suốt và thống nhất, của một tổ chức hoàn thiện như tổ chức Đảng. Khi tiến hành cách mạng, đặc biệt là tổ chức đấu tranh vũ trang với một đối phương rất mạnh về nhiều mặt, đội ngũ cách mạng, được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau, tất cả đều còn bỡ ngỡ trước một sự nghiệp hoàn toàn mới mẻ… thì sự thiếu nhất trí lúc ban đầu, thậm chí mất đoàn kết, đi tới chia rẽ là điều khó tránh. Nếu không được khắc phục kịp thời thì có thể dẫn tới nguy cơ tan rã và thất bại. Nguy cơ thất bại còn có thể đến do cả cách lựa chọn phương thức đấu tranh. Nếu không có ý chí tiến công kiên cường thì khó có thể cản được bước tiến của đối phương. Nhưng nếu chỉ hữu dũng vô mưu, chỉ lấy can đảm liều chết mà không biết lấy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tiến hành kháng chiến toàn diện, thì cũng không thể đương đầu nổi với một binh lực mạnh hơn nhiều lần về vũ khí và kinh nghiệm chiến trường. Đó là kinh nghiệm xương máu của bao nhiêu phong trào chống Pháp trước đây. Nhưng Việt Nam, Nam Bộ và Tây Nam Bộ nói riêng đã tránh được nguy cơ đó chính là nhờ có một Đảng sáng suốt, có một đường lối đúng đắn, hợp lòng dân và hợp sức dân, lại có lãnh đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến tất cả các địa phương trong cả nước. Đó là yếu tố vô cùng quan trọng.
 
Một khía cạnh rất quan trọng của hệ thống lãnh đạo là tính dân chủ. Sự lãnh đạo của Đảng trong suốt thời kì kháng chiến không cứng nhắc, không đơn thuần chỉ là những mệnh lệnh truyền từ trên xuống dưới, mà còn là sự đúc kết kịp thời những tình hình và kinh nghiệm của các cơ sở, để từng bước hoàn thiện chiến lược và chiến thuật của hàng loạt chủ trương chính sách về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
 
Nói đến sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và dân chủ của lãnh đạo kháng chiến, không thể không kể đến một yếu tố vô cùng quan trọng là vai trò và uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là ngọn hải đăng tỏa sáng từ núi rừng Việt Bắc đến khắp các đô thị, đến các xóm làng và đi sâu vào tận các bưng biền miền Nam. Những lời tuyên bố của Bác rằng “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”, rằng “Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc Việt Nam”, những lời kêu gọi của Bác hãy “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, những lời dạy của Bác về “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, “kháng chiến về cả kinh tế, văn hóa”, “vừa học vừa làm”, “sửa đổi lề lối làm việc”, “lấy dân làm gốc”, đã tạo nên những sức mạnh thần kì, đã giúp cho một đội quân kháng chiến tuy yếu về súng đạn, tuy nghèo về tiền bạc, tuy kém về kinh nghiệm…, nhưng từng bước tiến lên, cuối cùng vượt trội kẻ thù và giành thắng lợi cuối cùng.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:57:24 am
8. Cán bộ
 
Đúng như một trong những nguyên lí của cách mạng đã khẳng định; Cán bộ quyết định tất cả. Qua thực tiễn kháng chiến của Tây Nam Bộ, càng thấy rõ nguyên lí này. Đương nhiên sức mạnh của kháng chiến là sức mạnh của toàn dân, của mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng sức mạnh đó chỉ biến thành hiện thực nếu có sự lãnh đạo sáng suốt của một đội ngũ cán bộ biết dẫn dắt lực lượng đó đi theo một chiến lược, một đường lối đúng đắn. Thực tế của Nam Bộ cũng cho thấy: Lúc nào, nơi nào cán bộ mắc sai lầm, hoặc tả khuynh, hoặc hữu khuynh, hoặc mất đoàn kết, hoặc xa rời chủ trương, đường lối chung, xa rời quần chúng… thì thất bại là điều khó tránh. Rồi chính từ những thất bại đó, với đường lối đúng, với những cán bộ có tài, có đức, có đủ kinh nghiệm và tâm huyết trong công tác, biết nhìn nhận sai lầm và kịp thời sửa chữa thì lại chuyển bại thành thắng.
 
Trước Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 cũng như khi bắt đầu kháng chiến, Đảng bộ ở các tỉnh Tây Nam Bộ có rất ít đảng viên, phải điều chuyển đảng viên những vùng trắng, xã trắng. Nhờ đón rước kịp thời những đoàn tù chính trị từ Côn Đảo về Đại Ngãi - Sóc Trăng ngày 23-9-1945, Đảng bộ Tây Nam Bộ được bổ sung một số đông cán bộ cốt cán. Những cán bộ, đảng viên lâu năm như: Phan Trọng Tuệ, Võ Quang Anh, Nguyễn Xuân Hoàng, v.v… đã góp nhiều công sức trong việc mở trường Quân chính đào tạo cán bộ quân sự và làm nòng cốt ở các cơ quan Quân khu 9.
 
Nhờ Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9 tạo thêm thời gian hòa hoãn giữa ta và địch, Đảng bộ các tỉnh đã điều chuyển cán bộ trở về địa phương gây dựng và phát triển cơ sở. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19-12-1946, Nam Bộ càng ngày càng thấm nhuần tư tưởng kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh của Trung ương. Đặc biệt là từ Đại hội đại biểu Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất (mà cũng là lần duy nhất ở Nam Bộ) tháng 12-1947, với vai trò của Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, đã thống nhất được sự lãnh đạo của Đảng trên toàn chiến trường Nam Bộ, nên đã đẩy mạnh phong trào kháng chiến lên những bước khả quan.
 
Đảng bộ Tây Nam Bộ mở được nhiều lớp Mácxít, đào tạo và bồi dưỡng được nhiều cán bộ Đảng, quân đội, đoàn thể làm nòng cốt cho các địa phương. Tuy nhiên, do buổi đầu phát triển Đảng thiếu thận trọng, nên có bị “sảm” một số người không đủ tiêu chuẩn vào Đảng. Số này lần lượt phân hóa, cầu an, bỏ cuộc, thậm chí thoái hóa biến chất và đã sớm bị đào thải.

Thi hành chủ trương của Trung ương và Xứ ủy, các Đảng bộ miền Tây có thời gian tạm ngưng phát triển Đảng và tiến hành chỉnh huấn, chỉnh quân, học tập chính trị, phê bình và tự phê bình. Qua các đợt học tập, chỉnh huấn sức mạnh chiến đấu và chất lượng của các Đảng bộ được nâng lên rõ rệt.

Xứ ủy và Trung ương Cục còn mở các trường Đảng trung, cao cấp Trường Chinh và trường Nguyễn Văn Cừ bồi dưỡng cho cán bộ sơ, trung cấp ngay ở vùng căn cứ Tây Nam Bộ, bổ sung cho Đảng nhiều cán bộ nòng cốt. Chính nhờ đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Trung ương, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo, chỉ đạo ngày càng sâu sát của Xứ ủy và sau đó là của Trung ương Cục miền Nam, nhờ hành động tiên phong gương mẫu của đảng viên trên khắp các mặt trận mà uy tín của Đảng ngày càng được nâng cao, lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cuộc kháng chiến càng bền vững.

Tất cả những vấn đền nêu trên đều là những yếu tố cơ bản, những bài học sâu sắc giúp cho Đảng bộ và quân dân Tây Nam Bộ hoàn thành nhiệm vụ của mình, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Đồng thời cũng là những tiền đề cho đường lối, phương châm trong thời kì nối tiếp của sự nghiệp cách mạng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

9. Nghĩa vụ quốc tế

Một trong những ưu điểm của cuộc kháng chiến Việt Nam nói chung và kháng chiến ở Nam Bộ nói riêng là tinh thần quốc tế rất cao. Ngay từ khi mở đầu cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, tính chất quốc tế đó đã được thể hiện rất rõ. Nhiều đoàn cán bộ của Nam Bộ, trong đó có Tây Nam Bộ đã được cử sang Thái Lan, Campuchia để phối hợp với các nước anh em, tìm kiếm sự giúp đỡ đối với kháng chiến Việt Nam. Những đoàn thuyền do Bông Văn Dĩa tổ chức đã chở nhiều vũ khí và phương tiện kĩ thuật từ Thái Lan về. Những chiến sĩ trong Tiểu đoàn Cửu Long được xây dựng từ trên đất Thái Lan về nước và có những đóng góp tích cực cho cuộc kháng chiến.

Những khu căn cứ kháng chiến ở Nam Bộ cũng tiếp đón nhiều nhà báo, nhà văn hóa, chính khách quốc tế, tạo điều kiện cho họ tìm hiểu cuộc kháng chiến Việt Nam, hiểu hết về sức mạnh của dân tộc Việt Nam, và đến lượt họ lại góp phần tích cực tuyên truyền trên trường quốc tế cho Việt Nam. Trong số này có thể kể đến các sử học Pháp Philippe Deville, George Boudarel…

Việc giúp đỡ bạn Campuchia được Đảng bộ và quân dân ta coi là một nhiệm vụ quan trọng, bởi chiến trường Tây Nam Bộ giáp với chiến trường Tây Nam Campuchia. Thanh niên ở các địa phương, trong đó có đông đảo thanh niên người Khơme ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu… đã gia nhập vào quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Vùng đất giáp biên giới (Long Châu Hà) là nơi từng nuôi chứa lực lượng cách mạng của Campuchia và của Nam Bộ. Nhiều trận đánh có sự phối hợp giữa Vệ quốc đoàn và bộ đội Issarak trên đất ta cũng như đất bạn. Ủy ban Dân tộc Giải phóng Trung ương Campuchia do Chủ tịch Sơn Ngọc Minh đứng đầu đã nhiều lần cử phái đoàn qua trao đổi, học tập kinh nghiệm với các tỉnh Bạc Liêu, Rạch Giá, Sóc Trăng… Tình nghĩa giữa ta và bạn thắm thiết trong suốt 9 năm chống Pháp.

(http://farm9.staticflickr.com/8437/7909813672_30099ec5c6_b.jpg)

Chủ tịch Phạm Văn Bạch (thứ 2 từ trái sang), Sơn Ngọc Minh (thứ 3 từ trái sang) tiếp
phái đoàn Campuchia tại Khu IX (ảnh lưu trữ tại gia đình ông Mười Phi (Nguyễn Văn Phi))

*
*   *

Toàn bộ những thành tích, những đặc điểm cơ bản nổi bật trên đây là những vốn quý, những hành trang để Đảng bộ và quân dân Tây Nam Bộ bước vào thời kì mới. Thời kì kháng chiến chống Mĩ xâm lược thống nhất đất nước 1954-1975.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:57:59 am
Phụ lục 1

MỘT SỐ KHUÔN MẶT TIÊU BIỂU CỦA MIỀN TÂY NAM BỘ
THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

Cách mạng và kháng chiến là sự nghiệp chung của hàng triệu và hàng triệu con người. Sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cuốn hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt Bắc, Trung, Nam, già trẻ, trai gái, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, nghề nghiệp… cho sự nghiệp giành lại độc lập, tự do, hạnh phúc. Hơn bao giờ hết Cách mạng Tháng Tám và tiếp đó là cuộc kháng chiến thần thánh đã thể hiện rõ nhất một quy luật lớn trong lịch sử Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

Trong cách mạng và kháng chiến chống Pháp, giữa hàng triệu và hàng triệu quần chúng ở Tây Nam Bộ, đã nổi bật lên nhiều gương mặt tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, sự dấn thân, trí thông minh, gan dạ, tài năng, sáng kiến, những thành tích xuất sắc góp vào sự nghiệp chung. Bởi vậy, các tác giả thấy cần thiết phải liệt kê ở đây những khuôn mặt tiêu biểu trong sự nghiệp chung đó.

Việc đó là cần thiết, nhưng hoàn toàn không dễ dàng. Khó khăn này có nhiều lí do: Trong sự nghiệp chiến tranh và cách mạng rộng lớn và vô cùng phong phú đó, rất nhiều nhân vật có những đóng góp to lớn, nhưng vì hoàn cảnh bất thường của thời chiến, không để lại dấu tích gì cụ thể, do đó rất khó có thể liệt kê đầy đủ một danh sách những khuôn mặt xứng đáng được ghi nhận trong lịch sử. Có thể có những anh hùng vô danh không để lại dấu tích gì trong tài liệu cũng như trong những kí ức của người đương thời, do đó vẫn chưa được lịch sử biết đến. Vì thế, bảng danh sách của chúng tôi trình bày dưới đây, ngoài ý nghĩa vinh danh những người đã biết, cũng là một cách để nhắn gửi tới tất cả bạn đọc xa gần phát hiện và bổ sung…

Sau khi bàn bạc trong tập thể tác giả và tham vấn ý kiến của các bậc lão thành, chúng tôi xác định khuôn khổ lựa chọn trong danh sách này chỉ có những người: 1. Xuất thân từ miền Tây, nhưng đi hoạt động ở những nơi khác. 2. Những người tuy không xuất thân ở miền Tây, nhưng đã sống và hoạt động trong bộ máy cách mạng và kháng chiến của miền Tây trong thời gian này.

Họ là những đứa con ở nhiều miền của Tổ quốc Việt Nam đã được gửi tới miền Tây tham gia vào sự nghiệp cách mạng và kháng chiến tại đây và hoàn toàn xứng đáng được coi là những đứa con yêu quý của miền Tây.

Danh sách: MỘT SỐ KHUÔN MẶT TIÊU BIỂU CỦA MIỀN TÂY NAM BỘ
TRONG THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

1. Võ Quang Anh

2. Nguyễn Ngọc Bạch

3. Phạm Văn Bạch

4. Hồ Thành Biên

5. Vương Nhị Chi

6. Phan Văn Chương

7. Trần Bội Cơ

8. Tám Danh

9. Huỳnh Ngọc Diệp

10. Ba Du

11. Hoàng Đình Giông

12. Huỳnh Phan Hộ

13. Nguyễn Văn Hưởng

14. Lê Văn Huấn

15. Ngô Thị Huệ

16. Phạm Hùng

17. Ung Văn Khiêm

18. Lưu Văn Lang

19. Huỳnh Thiên Lộc

20. Nguyễn Thị Lựu

21. Triệu Công Minh

22. Nguyễn Việt Nam

23. Trần Đại Nghĩa

24. Nguyễn Ngọc Nhựt

25. Cao Triều Phát

26. Nguyễn Hùng Phước

27. Lưu Hữu Phước

28. Nguyễn Thiện Thành

29. Nguyễn Văn Thủ

30. Tào Văn Tị

31. Sơn Ton

32. Võ Thành Trinh

33. Đặng Văn Trữ

34. Trương Công Trung

35. Phan Trọng Tuệ

36. Quách Vũ


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:58:34 am
VÕ QUANG ANH
(1923)

Võ Quang Anh (tên thật là Đặng Ngọc Trác), sinh ngày 5-7-1923, tại xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Ông nguyên là cán bộ hoạt động cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa,. Ông bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở Sơn La rồi sau đó đưa ra Côn Đảo.

Ngày 22-12-1945, hàng trăm tù chính trị ở Côn Đảo được đón về đất liền và tiếp tục tham gia kháng chiến. Ông được phân công nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự cho Ủy ban Kháng chiến Hậu Giang gồm 11 tỉnh.

Ông mở lớp huấn luyện đầu tiên tại xóm Chài, thị xã Cần Thơ, học viên gồm hơn hai chục người. Ông tự thảo ra các bài tập về công tác cơ bản. Sau đó ông được bổ nhiệm làm Giám đốc trường Quân chính của Ủy ban Kháng chiến Hậu Giang (lúc đó trường có tên là trường Quân chính Quang Trung).

Khóa đầu tiên của trường tổ chức tại đồn điền Phú Lộc, tỉnh Sóc Trăng. Ở khóa này, một mình ông tham gia giảng dạy từ cơ bản đến tập luyện tiểu đội, trung đội chiến đấu. Ông biên soạn thành bài giảng về công tác hành tiến, công tác phá hoại, công tác do thám, liên lạc…

Khóa hai được mở ở Thoại Sơn, tỉnh Long Xuyên.

Đầu năm 1946, ông được bổ nhiệm làm phái viên của Chánh trị Bộ Chủ nhiệm Khu bên cạnh Khu bộ phó ở Mặt trận An Biên - Cái Tàu.

Ngày 5-7-1946, ông được Khu ủy Khu 9 phân công làm Tham mưu trưởng Quân khu bên cạnh Khu trưởng Vũ Văn Đức.

Cuối năm 1946, Trường Quân chính Quang Trung được mở lại, gồm các khóa: Khóa Quyết chiến ở Sóc Trăng, khóa Quyết thắng ở Cây Bàng - Rạch Giá, khóa Cửu Long ở Khai Long - Cà Mau.

Tháng 6-1947, ông được Bộ tư lệnh điều trở lại làm Tham mưu trưởng, kiêm Hiệu trưởng trường Quân chính Quang Trung.

Ông là một cán bộ cấp cao gắn bó với cuộc kháng chiến ở Quân khu 9. Ông là Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân khu 9, rồi Bí thư Quân khu ủy, Phó Tư lệnh Quân khu. Ông đã nghiên cứu và tổ chức chỉ huy các trận chiến lớn như trận Tầm Vu lần thứ 4 (4-1948), trận Sóc Xoài trên đường Rạch Giá - Hà Tiên.

Công lao lớn nhất của ông òa tổ chức, huấn luyện và đao tạo cán bộ cho Quân khu từ những ngày đầu xây dựng lực lượng quân sự, lực lượng vũ trang.

Tính cương quyết, lòng nhân ái, giản dị và sự tận tình của ông trong quá trình giảng dạy đã tác động mạnh mẽ đến các lớp học sinh quân.

NGUYỄN NGỌC BẠCH
(1922-1985)

Nguyễn Ngọc Bạch, sinh năm 1922, tại làng Mĩ Hiệp, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang).

Tháng 9-1945, ông là thầy giáo trường tiểu học Cái Răng, ông được tỉnh giao nhiệm vụ thành lập đoàn kịch Cứu quốc.

Về nhà xin phép cha, cha nói: tía xem đời Cụ Hồ chẳng khác nào Đức Thích Ca. Cụ là người như vậy mà Cụ cho hát chắc là có ý nghĩa trào Tây, hát là “xướng ca vô loài”. Bấy giờ hát “Cứu quốc”. Tía đồng ý cho con đi hát (tự thuật).

Nguyễn Ngọc Bạch cùng với đội ngũ nghệ sĩ mới tập hợp, vừa diễn, vừa dàn dựng, sáng tác của chính ông như vở kịch “Hai con đường”, rồi kịch thơ của Hữu Vinh “Nợ Mê Linh”. Năm 1946, trên đường lưu diễn, ông đã sáng tác 2 ca khúc “Cương quyết ra đi”“Nguồn sống mới”. Bài hát “Cương quyết ra đi” được giải thưởng của báo Tiếng súng kháng địch (Khu 9), ông Bạch nói thật lòng: Đó là lời hứa của tôi, vì tôi đã có vợ rồi… đã dừng bịn rịn trở về nhà, mà phải cương quyết ra đi.

Khi bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (người anh thứ 3 của ông) làm Giám đốc Sở y tế Quân dân y Nam Bộ, đưa ông về làm Phó phòng Dịch tễ vệ sinh, ông năn nỉ, đứng bắt ông ở lại tỉnh công tác. Rốt cuộc Sở cho thành lập Đoàn truyền bá vệ sinh để ông mang đoàn đi hoạt động suốt dải đất miền Tây Nam Bộ.

Sau đó, ông làm Trưởng đoàn văn nghệ lưu động (Sở thông tin Nam Bộ) rồi đoàn Ca kịch Cửu Long (Chi hội văn nghệ Nam Bộ). Ông để lại cho khán giả vùng U Minh một ấn tượng sâu sắc về một Dương Bạch Lao (do ông thủ vai) cha của Bạch Mao Nữ (Phi Nga đóng) và Huỳnh Thế Nhân (Can Trường đóng) tên địa chủ gian ác.

Cùng với Đoàn văn công nhân dân Nam Bộ (tổng hợp) tập kết ra Bắc, Nguyễn Ngọc Bạch, Tám Danh, Nguyễn Ngọc Thạch, Tám Củi… xây dựng một đoàn cải lương Nam Bộ bề thế, lần lượt các vở diễn ra đời trên san khấu ca kịch quy mô:

- Máu thắm Đồng Nọc Nạn (Phạm Ngọc Truyền, giải nhất Hội diễn 1958, đạo diễn Tám Danh, Ngọc Bạch).

- Nàng tiên Mẫu đơn (Chi Lăng đạo diễn, Tám Danh, Ngọc Bạch).

- Người con gái Đất Đỏ (Tám Danh, Ngọc Bạch, Ngô Y Linh đạo diễn).

- Bên dòng sông Nhật Lệ (Huy chương vàng, Nguyễn Ngọc Bạch, Thành Y đạo diễn), v.v…

Năm 1969, trong thời gian diễn ra Hội nghị Pari, ông đưa đoàn sang Pháp biểu diễn phục vụ Kiều bào.

Năm 1971, ông làm Trưởng đoàn kịch nói Nam Bộ, theo chân phục vụ bộ đội Tây Trường Sơn, rồi cũng có mặt tại Sài Gòn ngày giải phóng (30-4-1975).

Một thời gian sau, đoàn kịch đổi tên Đoàn kịch Cửu Long Giang với dàn diễn viên trẻ mới bổ sung.

Cũng trong thời gian này, kịch mục của đoàn do ông chỉ đạo, ngoài những vở ngoài miền Bắc đem vào: Người ven đô, Chuông đồng hồ điện Kremli, Hòn đảo thần vệ nữ… có thêm một loạt vở mới trình diễn trên sân khấu thành phố Hồ Chí Minh: Bông hồng trắng, Màu giấy mới, Duyên dáng Cu Ba

Nhận nhiệm vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là Phó Tổng thư kí Hội sân khẩu, thời gian gần 2 năm, giới nghệ sĩ thành phố công nhận: “Ông Bạch lăn lóc thực tế với các đoàn” tạo ra một sự thay đổi về chất trong sinh hoạt tổ chức cũng như chuyên môn.

Ông bị bịnh bại liệt trong vòng 3 tháng và mất ngày 01-10-1985 tại thành phố Hồ Chí Minh.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:58:58 am
PHẠM VĂN BẠCH
(1910-1987)

Phạm Văn Bạch, sinh ngày 18-06-1910, tại xã Khánh Lạc, tỉnh Trà Vinh.

Ông du học tại Pháp, đậu tiến sĩ luật và cử nhân văn học.

Năm 1936, ông về nước dạy học tại Trường Trung học Cần thơ (College de Cantho). Tại đây ông bắt liên lạc với một số đồng chí cộng sản và bắt đầu hoạt động yêu nước và cách mạng.

Khi còn ở Pháp, ông hoạt động trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Pháp, đã từng nghiên cứu và tranh luận trên diễn đàn để bảo vệ chủ nghĩa Mác và ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga.

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Nam Bộ, có thời gian làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam, sau đó là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ.

Ông tập kết ra Bắc làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Là luật sư, ông Phạm Văn Bạch đã cùng nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới như: Léo Bano (Ý), Jean Paul Sarte (Pháp), Malarassao (Pháp)… thiết lập Tòa án B. Russell xử tội diệt chủng chống hòa bình và chống nhân loại của Mĩ ở Việt Nam.

Những bản cáo trạng của ông tại phiên họp của Tòa án B.Russell đã gây tiếng vang mạnh mẽ trong dư luận quốc tế.

Ngày 8-3-1987, ông mất tại thành phố Hồ Chí Minh.

HỒ THÀNH BIÊN
(1890-1976)

Linh mục Hồ Thành Biên, sinh ngày 09-10-1890 trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc TP. Cần Thơ).

Thi tốt nghiệp tiểu học xong, năm 1902, ông vào học Tiểu Chủng viện Cù Lao Giêng. Năm 1921, ông vào học Đại chủng viện Phnom Penh (Campuchia).

Ngày 21-9-1921, thầy Hồ Thành Biên được phong Linh mục tại Tòa Giám mục Phnôm Pênh. Sau đó ông về phục vụ các họ đạo Trà Lòng, Hòa Hưng (Rạch Giá), Mĩ Luông, Trà Lọc (Soài Riêng - Campuchia). Năm 1934 ông đến họ đạo Sa Keo (Sóc Trăng).

Vốn xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, mồ côi cha từ lúc 9 tháng tuổi, Linh mục Hồ Thành Biên có lối sống giản dị, gần gũi người nghèo, tận tình chăm sóc giúp đỡ họ. Ông có nhiều suy tư về thân phận của người Công giáo Việt Nam nghèo khổ dưới ách nô lệ của thực dân Pháp.

Khi Linh mục Hồ Thành Biên về họ đạo Sa Keo, làm Phó xứ phụ tá cho Chánh xứ người Đức Kơle (Keller), ông thấy rõ sự bất bình đẳng, thậm chí khinh miệt giữa Linh mục Chánh xứ người Pháp (và châu Âu) với Linh mục người Việt Nam. Tính tự trọng dân tộc, lòng yêu nước trong người ông được khơi dậy từ đó. Ông đã nhận ra con đường người Linh mục phải đi là con đường giải phóng quê hương và đã hướng dẫn giáo dân tham gia Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 tại Sa Keo, xã Tuân Túc và họ đạo Nhu Gia, huyện Châu Thành và Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Sau đó ông ra bưng biền kháng chiến.

Năm 1948, Linh mục Hồ Thành Biên là Hội trưởng Công giáo kháng chiến tỉnh Sóc Trăng, Phó Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Công giáo kháng chiến Nam Bộ. Ông là Linh mục sáng lập tổ chức Hội Công giáo kháng chiến Nam Bộ cùng với các vị khác như Linh mục Võ Thành Trinh, Trần Quang Nghiêm, Nguyễn Hiếu Lễ… Ông đã khẳng định con đường “Vì Thiên chúa và Tổ quốc”. Con đường giải phóng quê hương “bằng hành động không tuân lệnh bề trên”, khi Giám mục Sabatê Tòa Giám mục Phnôm Pênh gửi thư buộc ông phải bỏ bưng biền trở về thành, nêu không sẽ bị “rút phép thông công”.

Trong thư trả lời cho Tòa Giám mục Phnôm Pênh, ông nêu rõ công việc của ông cũng như những vị Linh mục khác đang làm là để phục vụ Tổ quốc, cùng lúc phục vụ Thiên Chúa, không bao giờ bỏ đạo. Như thế trước Thiên Chúa và dân tộc ông không có lỗi gì cả…

Ngày 19-9-1954, Linh mục Hồ Thành Biên cùng với Linh mục Võ Thành Trinh, Trần Quang Nghiêm tập kết ra Bắc, theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin các Linh mục ra giúp giáo dân miền Bắc, ở những nơi không có người giúp đỡ về tôn giáo.

Những năm ở miền Bắc, Linh mục Hồ Thành Biên tham gia phong trào Công giáo xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Ông giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban liên lạc Công giáo toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa 2, 3, 4, Ủy viên Trung ương Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên đoàn kết nhân dân Á - Phi của Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Hội đồng bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam.

Ngày 19-9-1975, ông cùng các linh mục tập kết trở về miền Nam. Một năm sau, ngày 19-8-1976 ông qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Chín, 2012, 06:59:38 am
VƯƠNG NHỊ CHI
(1913-1991)

Vương Nhị Chi tên thật là Nguyễn Ngọc Trản, là thương binh chống Pháp hạng 1/6, loại đặc biệt (cụt 2 tay), đã suốt đời phấn đấu hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nguyễn Ngọc Trản sinh ngày 13-01-1913 tại Triệu Phong, Quảng Trị. Lúc nhỏ học trường Bách Nghệ Đà Nẵng, tham gia phong trào học sinh, sinh viên, tham gia Hội Ái hữu, hoạt động trong phong trào Đông Dương Đại hội. Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939, là Bí thư chi bộ Đoạn đầu máy xe lửa Đà Nẵng.

Năm 1941, Nguyễn Ngọc Trản bị giặc Pháp bắt ở Đà Nẵng. Tòa án quân sự tối cao của Pháp ở Hà Nội kết án ông 20 năm tù khổ sai, 20 năm biệt xứ. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Nguyễn Ngọc Trản được giải thoát khỏi nhà thù đế quốc.

Vừa ra khỏi nhà tù, tháng 9-1945, ông nhận nhiệm vụ Quản đốc Công binh xưởng tỉnh Rạch Giá, ngày đêm sản xuất vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đến năm 1946. Trong thời gian này, ông bị tai nạn nổ hóa chất cụt cả 2 cánh tay (một cánh cụt 1/3, một cánh cụt 1/2). Thương tích đầy mình nhưng ông có nghị lực phi thường, vợt qua tất cả đau đớn, thương tật để tiếp tục làm việc.

Năm 1947 - 1950, ông được chuyển qua làm Giám đốc trường Đảng Khu ủy Khu 9 với cái tên Vương Nhị Chi, Ủy viên Thường vụ Khu 9, phụ trách Trưởng ban Tuyên huấn Khu ủy, đến đầu năm 1950 làm Bí thư Khu ủy Khu 9.

Từ năm 1951 - 1954, Nguyễn Ngọc Trản trở lại ngành quân giới, giữ nhiệm vụ Giám đốc Phòng Quân giới miền Tây Nam Bộ, Phó Giám đốc Phòng Quân giới Nam Bộ, Bí thư Phân ban Công vận Trung ương Cục miền Nam.

Tập kết ra Bắc, ông phụ trách trường cán bộ miền Nam tập kết ở Chàm vào cuối năm 1954. Từ năm 1955 - 1961, ông làm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng kĩ thuật, Ủy viên Đảng đoàn Bộ Công nghiệp, năm 1961 - 1963, làm Vụ trưởng Vụ kĩ thuật Bộ Công nghiệp nặng, năm 1964 - 1967 làm Phó ban Công nghiệp Trung ương.

Năm 1978, nghỉ hưu. Ông mất ngày 10-03-1991 tại Hà Nội.

PHAN VĂN CHƯƠNG
(1892-1985)

Ông Phan Văn Chương sinh năm 1892 tại thị xã Vĩnh Long.

Năm 1912, ông tốt nghiệp trường Chasse Loup Laubat với hạng ưu. Bắt đầu làm việc tại Dinh phó soái Nam Kì. Sau đó ông kinh qua chức vụ chủ quận ở nhiều nơi: Sóc Trăng, Cần Giuộc, Tân Uyên. Đến năm 1947, ông được phong hàm Đốc phủ sứ và được bổ nhiệm làm Đô trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn.

Nhưng được một thời gian, theo tiếng gọi của lương tâm và tinh thần yêu nước, ông vào khu giải phóng miền Tây Nam Bộ tham gia cách mạng. Ông bỏ lại tất cả, khẳng định phẩm giá con người, trong bức thư gửi lại cho Pháp:

“… Người Pháp từng bị mất nước trong thế chiến, chắc chắn đã hiểu rõ thế nào là cái nhục mất nước. Tự do của một quốc gia phải được giành lại bằng máu của biết bao người… Để giành lại tự do cho đất nước, chỉ có kháng chiến và phải kháng chiến. Tôi hi vọng sẽ gặp lại các ông vào một ngày gần đây với tư thế khác”. Trước khi ra đi, ông để lại sổ sách tài chính không thiếu một xu.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông từng giữ các chức vụ quan trọng: Cố vấn Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Rạch Giá, Giám đốc Sở Ngân khố Nam Bộ, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 3-6-1985, ông mất tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 93 tuổi.

Ông Phan Văn Chương là một nhân sĩ yêu nước, đã thu hút được sự ngưỡng mộ của đồng bào Nam Bộ, nhất là đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 06:57:10 am
TRẦN BỘI CƠ
(1932-1950)

Trần Bội Cơ dân tộc Hoa, sinh năm 1932, quê huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Khi hi sinh chị là nữ hội viên Hội học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn.

Năm 1946, Trần Bội Cơ học tại trường trung học Nảnh Kiến do một số nhà tư sản người Hoa thành lập. Chị đã tích cực tham gia các hoạt động phản đối thực dân Pháp, ủng hộ Việt Minh. Chị đã viết hàng loạt bài báo tường kêu gọi các bạn học sinh phải đứng lên dưới ngọn cờ Việt Minh, ủng hộ cuộc kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Năm 1949, Trần Bội Cơ tham gia ban lãnh đạo học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn phản đối Quốc trưởng bù nhìn Bảo Đại. Chị đã viết bài, tổ chức rải truyền đơn tuyên truyền, vận động học sinh người Hoa hưởng ứng lời kêu gọi học sinh, sinh viên phản đối thực dân Pháp và chính quyền bù nhìn Sài Gòn vô cớ bắt giam học sinh, kêu gọi học sinh người Hoa xuống đường sát cánh với học sinh người Việt tổ chức đưa tang Trần Văn Ơn. Bất chấp mọi sự ngăn cấm và nguy hiểm, ngày 6-5-1950, Trần Bội Cơ đã tổ chức buổi hội thảo ngay tại trường Phước Đức phản đối âm mưu đóng cửa các lớp trung học, giải thể học sinh nội trú, vạch mặt bọn mật thám tay sai của thực dân Pháp. Cảnh sát vây ráp cổng trường, dùng dùi cui đánh đập các học sinh dự hội thảo. Bọn ác ôn xông vào bắt trói và đưa chị lên xe bịt kín cùng với hàng trăm học sinh, sinh viên khác. Chúng tra tấn chị hết sức dã man. Trần Bội Cơ đã nhận hết mọi trách nhiệm về mình, yêu cầu chúng thả hết các bạn học sinh khác cũng bị bắt. Chị đã bị địch tra tấn cho đến chết. Ngày 12-5-1950, chị đã trút hơi thở cuối cùng, khi mới 18 tuổi.

Ngày 22-03-2000, Trần Bội Cơ được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

TÁM DANH
(1901-1976)

Nghệ sĩ nhân dân Tám Danh, tức Nguyễn Phong Danh, sinh năm 1901 tại huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ.

Tám Danh là nghệ sĩ cùng thời với Năm Châu, Ba Văn, Hai Giỏi, Bảy Nhiêu, Ba Du, Tư Chơi, Tư Út, Ngọc Thạch, Nam Phí, Phùng Há, Bảy Nam, Kim Cúc, Kim Thoa…

Tám Danh là người đầu tiên nổi tiếng về giáo trình ứng dụng võ thuật cổ truyền vào sân khấu cải lương Nam Bộ.

Tám Danh hoạt động biểu diễn khá lâu trong đoàn cải lương Phước Cương. Lần đoàn Phước Cương sang Pháp biểu diễn, Tám Danh đã thành công lớn với vai “nghiền” trong vở Tứ đổ tường cùng với cô Năm Phỉ, vai Vương Tư Đồ trong vở Phụng Nghi Đình. Mỗi lần diễn xong vở chính, Tám Danh còn ra sân khấu độc diễn võ thuật, trước tiên đi đường quyền võ thuật cổ truyền, tiếp theo đi một điệu múa biến thể trên căn bản võ cổ truyền, được cả Việt kiều và người Pháp nhiệt liệt hoan nghênh.

Sau Cách mạng Tháng Tám, Tám Danh tham gia kháng chiến ở Cần Thơ, làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính xã Trường Long, huyện Ô Môn, sau đó lên Đồng Tháp Mười. Năm 1952, Tám Danh trở về chiến trường miền Tây làm cố vấn và chỉ đạo nghệ thuật cho đoàn ca kịch Cửu Long (của Nam Bộ).

20 năm sống tại Hà Nội, Tám Danh đã đóng góp nhiều cho nghệ thuật sân khấu cải lương. Nghệ sĩ nhân dân Tám Danh là người nhớ và đọc lại lời kịch và lời ca của vở Phụng Nghi Đình, đúng như nguyên bản (Trường nghệ thuật sân khẩu cải lương của ta lấy vở này làm bài mẫu để dạy cho các học viên). Tám Danh cùng Ban nghiên cứu cải lương của Bộ Văn hóa đã đào tạo nhiều lớp diên viên mới đầy tài năng.

Tám Danh là người nghệ sĩ đầu tiên được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I và II.

Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tám Danh trở về thành phố Hồ Chí Minh và mất vào năm 1976.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 06:57:28 am
HUỲNH NGỌC DIỆP
(1910-1952)

Ông Huỳnh Ngọc Diệp sinh ngày 1-6-1910 tại xã Tân Ân, huyện Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu (nay thuộc xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).

Ông tham gia Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tại quê nhà. Sau Cách mạng Thang Tám, ông được cử giữ chức ủy viên quân sự xã Tân Ân. Để đối phó với thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, ông có sáng kiến sử dụng các kíp nổ (từ các tàu chiến bị chìm trong Chiến tranh thế giới thứ hai) để chế tạo thủy lôi đơn giản mà hiệu quả.

Ông cho dân quân thu gom hết thủy lôi trên biển trôi dạt vào bờ, tập trung lại ở một địa điểm xa khu dân cư. Ông tự tay tháo gỡ, trộn lại thuốc nổ theo một tỉ lệ hợp lí và đặt kíp nổ dùng dây giật kích nổ, sau này dùng hộp điện bấm để kích nổ.

Loại vũ khí do ông sáng tạo ra đã được dùng để đánh tàu địch thành công. Một đơn vị chuyên trách có tên “bộ đội thủy lôi” được thành lập. Ông được cử làm Chỉ huy trưởng của đơn vị này.

Trong hai năm (1946 - 1947), bộ đội thủy lôi dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông đã đánh chìm nhiều tàu chiến của Pháp (như Mương Điều, Mây Đốc, Ghềnh Hào, Dáng Ngựa…), gây cho địch nhiều thiệt hại về người và vật chất, hoảng loạn về tinh thần, buộc phải rút nhiều đồn, bốt, co cụm vào các thị xã. Ta đã hình thành một vùng giải phóng rộng lớn ở hầu hết các xã, huyện, nông thôn của tỉnh Bạc Liêu. Chiến thuật đánh thủy lôi được mở rộng ra các tỉnh lân cận như Rạch Giá, Sóc Trăng, Cần Thơ…

Cuối năm 1947, ông được điều động vè làm Giám đốc Dân quân xưởng tỉnh Bạc Liêu. Với những kinh nghiệm tích lũy được, ông đã cùng các cán bộ kĩ thuật và công nhân binh công xưởng chế tạo ra nhiều vũ khí cung cấp cho bộ đội ở chiến trường đánh giặc.

Ngày 5-4-1952, trong chuyến đi công tác ra vùng bị tạm chiếm tại xã Vĩnh Mĩ, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu để vận chuyển nguyên liệu về binh công xưởng chế tạo vũ khí, ông bị địch phát hiện, bao vây truy bắt. Một mình một súng lục, ông vừa rút lui, vừa chống trả, diệt một số lính địch và ông đã anh dũng hi sinh.

BA DU
(1903-1980)

Nghệ sĩ nhân dân Ba Du tên thật là Phan Văn Hai, sinh năm 1903, quê ở xã Chánh Hiệp (Vĩnh Long).

Khi còn là học sinh trường College de My Tho, ông đã tập đờn ca tài tử, học võ và sau đó bỏ học đi theo gánh hát. Nhờ theo giáo lễ và nhạc tài tử lúc bấy giờ, nên ông sớm có một căn bản nhạc lí rất chuẩn.

Lần đầu tiên nghệ sĩ Ba Du xuất hiện trong tuồng Lục Vân Tiên của Trương Duy Toản (1920) với những nghệ sĩ nổi tiếng như: cô Hai Cúc, Tư Sang, cô Ba Đắc, Tám Danh… Ông đóng nhiều vai nổi tiếng như Đổng Trác (Phụng Nghi Đình), Mạnh Lương (Mạnh Lương ân nhạn), Tề quân (Thôi tử thi Tề quân), Bá Tử (Tứ đổ tường), Hội đồng Thăng (Đời Cô Lựu), Cha (Tô Ánh Nguyệt).

Trong kháng chiến chống Pháp, ông cùng Tư Xe và Tám Củi đầu quân vào Ban tuyên truyền Phòng Chính trị Khu 8, hình thành bộ 3 chuyên diễn những tiết mục hài xây dựng nội bộ. Chỉ cần một ông cao lêu nghêu (Tư Xe), một ông phục phịch (Ba Du) và một ông vừa nhỏ vừa lùn (Tám Củi) bước ra sân khấu là khán giả đã cười bò.

Năm 1952, Ba Du thuyên chuyển về Khu 9, ráp với Tám Danh, chỉ đạo nghệ thuật Đoàn ca kịch Cửu Long, diễn rất thành công các vở Trần Hưng Đạo bình Nguyên (của Trần Bạch Đằng), Hai bó rơm (U Đa, Ngọc Cung), Bạch Mao nữ

Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, về Đoàn cải lương Quân đội (thuộc Cục Chính trị) rồi Ban nghiên cứu sân khấu cải lương thuộc Vụ nghệ thuật sân khấu (Bộ Văn hóa) làm Hiệu phó trường Ca kịch dân tộc.

Suốt thời gian ở miền Bắc, nghệ sĩ nhân dân Ba Du dành nhiều công sức để truyền nghề cho học sinh nghệ thuật ca, xướng, lối và hết lòng giúp đỡ diễn viên đoàn cải lương Nam Bộ: Thanh Vi, Thu Vân (biên đạo múa võ dân tộc), Quang Vân, Xuân Hiếu là những học viên khóa cải lương đầu tiên ở miền Bắc đều thừa nhận rằng bác Ba Du là người thầy dạy ca độc đáo, minh họa nhiều bài bản khó, luôn chuẩn xác.

Nghệ sĩ Nhân dân Ba Du mất tại Hà Nội năm 1980. Trước khi mất 2 tháng, ông thu và băng hết bài bản để làm tài liệu tham khảo cho trường.

Suốt 20 năm trên đất Bắc, 2 nghệ sĩ nhân dân Tám Danh và Ba Du đã có công lớn trong việc xây dựng và phát triển đoàn cải lương Nam Bộ.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 06:57:53 am
VŨ ĐỨC (tức HOÀNG ĐÌNH GIÔNG)
(1904-1947)

Hoàng Đình Giông, tức Vũ Đức, sinh ngày 1-6-1904, tại làng Thơm Hoáng, xã Hạ Hoàng (nay là xã Đề Thám, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng), người dân tộc Tày.

Lúc nhỏ ông học chữ Hán trường làng. Sau đó ra thị xã Cao Bằng học trường tiểu học Phap - Việt. Bị đánh trượt kì thi tốt nghiệp tiểu học vì có tư tưởng chống “mẫu quốc”.

Năm 1924, ông mở trường tư ở vùng Yên Luật (hiện là xã Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, Cao Bằng) dạy học, truyền bá tư tưởng yêu nước. Về Hà Nội xin học trường Bách Nghệ, kết nghĩa với Hoàng Văn Thụ cùng học. Bị đuổi học năm 1926 vì tham gia bãi khóa để tang cụ Phan Chu Trinh.

Tháng 11-1927, ông được vào lớp huấn luyện chính trị của Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Long Châu, Trung Quốc. Mãn lớp ông ở lại Long Châu hoạt động. Tháng 12-1929, ông được kết nạp vào Đảng, làm Bí thư Chi bộ Long Châu cùng với Hoàng Văn Thụ chỉ đạo phong trào cách mạng hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Cuối năm 1932, ông về Cao Bằng tổ chức liên lạc xuống miền xuôi, rồi trở qua Long Châu mở nhiều lớp huấn luyện thanh niên trong nước đưa sang.

Đầu năm 1933, ông trở về nước trực tiếp khôi phục cơ sở Hải Phòng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong Đại hội lân I họp tại Ma Cao (Trung Quốc) tháng 3-1935.

Tháng 2-1936, ông bị bắt tại Hải Phòng và bị kết án 5 năm tù, ở nhà tù Hỏa Lò, Sơn La. Mãn hạn tù ông bị đày qua đảo Mađagaxca.

Tháng 7-1942, quân Anh, Pháp chiếm đảo Mađagaxca.

Tháng 11-1944, chúng thả Hoàng Đình Giông, cùng nhiều tù chính trị về nước. Trung ương Đảng phân công ông trực tiếp chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh Cao Bằng.

Ngày 01-10-1945, ông được Bác Hồ và Trung ương Đảng giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng bộ đội Nam Tiến. Lúc này ông đổi tên là Vũ Văn Đức.

Tháng 11-1945, bộ đội Nam Tiến tham gia đánh Pháp ở Mặt trận Sài Gòn - Gia Định.

Tháng 12-1945, Vũ Văn Đức làm Khu bộ trưởng Khu 9 (miền Tây Nam Bộ). Bộ đội và nhân dân miền Tây gọi ông là cụ Vũ Đức thân thương.

Tháng 11-1946, ông được điều động ra Ủy ban kháng chiến miền Nam nhận nhiệm vụ mới. Tháng 1-1947, ông đến Phan Rang (Ninh Thuận) được quyết định làm Khu bộ trưởng Khu 6.

Ngày 17-3-1947, Vũ Đức hi sinh tại mặt trận trong lúc chỉ huy bộ đội chống địch càn quét.

HUỲNH PHAN HỘ
(1911-1947)

Huỳnh Phan Hộ tên thật là Phan Trọng Hộ, sinh năm 1911 tại Bãi Xàu, Sóc Trăng, xuất thân từ gia đình trung lưu.

Năm 1927, học trường trung học Cần Thơ, tham gia phong trào học sinh bãi khóa để tang cụ Phan Chu Trinh.

Trước năm 1945, làm việc cho đồn điền Tây Cờ Đỏ, Cần Thơ, được Ung Văn Khiêm, Xứ ủy viên Nam Kì, Đảng bộ Hậu Giang giác ngộ cách mạng.

Ông bắt đầu hoạt động cách mạng từ năm 1942. Với vị trí hợp pháp của mình, ông tạo điều kiện cho Ung Văn Khiêm và một số đồng chí bám đồn điền hoạt động, khôi phục và gây dựng cơ sở cách mạng sau Nam Kì khởi nghĩa thất bại. Ông được Ung Văn Khiêm kết nạp vào Đảng.

Tháng 8-1945, Huỳnh Phan Hộ tham gia cướp chính quyền ở Cần Thơ. Tháng 9-1945, ông được Đảng giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng Cộng hòa vệ binh Cần Thơ là Ủy viên Ủy ban kháng chiến Hậu Giang, phụ trách mặt trận Cần Thơ, khi giặc Pháp tái chiếm Nam Bộ ông trực tiếp chỉ huy lực lượng võ trang chống Pháp. Năm 1947, ông được Bộ Quốc phòng quyết định điều làm Khu bộ trưởng Khu 9. Một trong những trận đánh nổi tiếng nhất của ông là trận Tầm Vu, tiêu diệt một lực lượng cơ giới quan trọng của địch. Nhạc sĩ Đắc Nhẫn và Quốc Hưng đã sáng tác bản nhạc về Tầm Vu với câu mở đầu: “Hùng thay Tầm Vu! Vang danh oai Huỳnh tướng quân…”.

Tháng 7-1947, Huỳnh Phan Hộ hi sinh trong trận đánh giao thông trên quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1) tại Cống Đôi, xã Đạt Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 06:58:14 am
NGUYỄN VĂN HƯỞNG
(1906-?)

Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng sinh ngày 22-12-1906 tại xã Mĩ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang).

Ông theo học Y khoa tại Pari, đến năm 1933 thì về làm việc tại viện Pasteur Sài Gòn.

Năm 1939, ông xin thôi việc, mở phòng mạch riêng tại 244 đường d’Arras (nay là đường Cống Quỳnh).

Ngày 23-9-1945, ông tản cư về nông thôn. Ngày 24-10-1945, ông về Mĩ Tho để tham gia công tác y tế kháng chiến.

Năm 1947, ông được bộ nhiệm làm Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ kiêm Giám Đốc Sở Y tế Nam Bộ.

Ông là lá cờ tập hợp và biểu trưng cho sự đoàn kết trong kháng chiến chống Pháp và chủ trương thống nhất gọi chung bác sĩ và y sĩ là y sĩ.

Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, đối phó với nạn dịch tả và dịch đậu mùa tràn lan, đe dọa sinh mạng của hàng ngàn người dân miền Tây Nam Bộ, ông đã thành lập một xí nghiệp “La bô” làm vắc xin trồng trái cho nhân dân.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng tuy làm một bác sĩ đào tạo theo Tây y nhưng lại có thái độ rất trân trọng với Y học cổ truyền. Ông chủ trì các hội thảo chuyên môn, tổ chức tập hợp các lương y có các bài thuốc quý (như bài thuốc “Toa căn bản” của lương y Võ Văn Hưng) để xây dựng, nâng cao và đưa vào giảng dạy cho các y tá và cứu thương ở khắp các tỉnh miền Tây, vùng kháng chiến Nam Bộ và sau này được áp dụng rộng rãi trong nông thôn miền Nam.

Ông là người đặt viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp thừa kế nền Y học Dân tộc cổ truyền của ta và đã từng bước nghiên cứu kết hợp với Y học hiện đại, xây dựng một nền Y học Việt Nam mang tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.

Ngoài ra, ông còn là người có công đầu trong việc truyền bá lối sống văn minh, vệ sinh trong nhân dân. Từ những năm kháng chiến, ông đã có ý thức vận động nhân dân xây dựng hố xí, xây dựng nhà chống muỗi…

LÊ VĂN HUẤN
(1906-1988)

Giáo sư Lê Văn Huấn, sinh năm 1906, tại xã Phong Điền, huyện Châu Thành (nay là huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ), trong một gia đình giàu có, đầy quyền lực.

Năm 1928, sau khi nhận bằng cao đẳng sư phạm Hà Nội, ông làm giáo sư dạy môn sử - địa tại trường Petrus Kí (nay là trường Lê Hồng Phong, thành phố Hồ Chí Minh).

Bằng việc truyền đạt kiến thức về lịch sử và địa lí Việt Nam, ông đã giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Trong thực tế, ông đã đào tạo nhiều cán bộ, chiến sĩ cách mạng trung kiên trong phong trào giải phóng dân tộc.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông được khuyên ở lại Sài Gòn để mở lớp đào tạo cán bộ kĩ thuật và phát thanh, phục vụ công tác tuyên truyền cách mạng. Đồng thời ông đã nhiều lần sử dụng xe của ngụy quyền Sài Gòn chơ máy móc, linh kiện điện tử cung cấp cho đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ và đài Sài Gòn - Chợ Lớn tự do. Sự đóng góp của ông về mặt kĩ thuật cũng như về đào tạo cán bộ quả là to lớn.

Giáo sư Lê Văn Huấn mất ngày 10-8-1988 tại thành phố Hồ Chí Minh.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 06:58:34 am
NGÔ THỊ HUỆ
(1918-?)

Bà Ngô Thị Huệ (bí danh Nguyễn Thị Nhiên), sinh ngày 22-6-1918 tại xã Mĩ Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Rạch Giá (Kiên Giang), nay là xã Mĩ Quới, huyện Thạch Trị, tỉnh Sóc Trăng.

Tháng 1-1936, bà thoát li gia đình tham gia hoạt động bí mật dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trần Văn Bảy (tức Bảy Xệ); đến tháng 4-1906 được kết nạp vào Đảng tại chi bộ tự động, xã Mĩ Quới, huyện Phước Long, tỉnh Rạch Giá (nay là Kiên Giang).

Bà đã từng là Huyện ủy viên huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (1937), tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Trà Vinh (1938), Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Cần Thơ, phụ trách huyện Châu Thành (1939), ủy viên Liên tỉnh ủy Hậu Giang gồm 6 tỉnh miền Tây (1940).

Ngày 23-11-1940, Khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ, bà cùng các đồng chí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tại Vĩnh Long. Đến cuối tháng 12-1940, ba bị giặc Pháp bắt giam. Cuối năm 1941, địch xử bà trắng án nhưng quản thúc bà tại quê nhà (xã Mĩ Quới).

Đầu năm 1942, bà lên Sài Gòn bắt liên lạc với tổ chức, củng cố Thành ủy và tham gia Ban vận động tái lập Xứ ủy Nam Kì lâm thời. Tháng 8-1942, bà bị địch bắt lần thứ hai và bị kết án chung thân khổ sai.

Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, bà cùng một số đồng chí phá khám để giải thoát chính trị, nhưng lính Nhật tràn tới và bà bị kẹt lại nhà tù. Tháng 6-1945, bà vận động một số anh em tiến bộ giúp bà thoát khỏi nhà tù đế quốc.

Sau đó, bà trở về tỉnh Bạc Liêu làm Tỉnh ủy viên, cùng các đồng chí chuẩn bị cướp chính quyền.

Tháng 1-1946, bà trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I (bà là đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa IV). Tháng 10-1946, bà ra Hà Nội dự cuộc họp Quốc hội khóa I.

Năm 1947, bà trở về Sài Gòn hoạt động, được cử và Ban Thường vụ Thành ủy. Bà tham gia Ban tổ chức Xứ ủy, Ban Phụ vận, Đảng đoàn Phụ nữ Nam Bộ từ năm 1952 đến năm 1954.

Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết bà được Đảng điều động trở lại hoạt động tại Sài Gòn, làm Trưởng ban Phụ vận Thành ủy để củng cố xây dựng cơ sở Đảng ở các chợ.

PHẠM HÙNG
(1912-1988)

Ông Phạm Hùng, tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11-06-1912 tại xã Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1928-1929, ông hoạt động trong phong trào thanh niên và học sinh, tham gia tổ chức “Nam Kì học sinh Liên hiệp hội” và “Thanh niên Cộng sản Đoàn”.

Năm 1930, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Hoạt động qua các cấp chi ủy xã, Huyện ủy và Tỉnh ủy Mĩ Tho.

Năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình như do phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước cùng với Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp, chúng phải giảm án xuống chung thân khổ sai và đày ông đi Côn Đảo.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông ra khỏi nhà tù đế quốc, được bầu vào Xứ ủy Nam Bộ. Năm 1946, ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ.

Năm 1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1952, khi thành lập Trung ương Cục miền Nam, ông được chỉ định làm Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, sau đó làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam kiêm bí thư và Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Phân liên khu miền Đông Nam Bộ.

Năm 1954, khi Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam được kí kết, ông làm Trưởng đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban Liên hiệp đình chiến Nam Bộ.

Năm 1955, ông làm Trưởng phái đoàn liên lạc Quân đội nhân dân Việt Nam.

Với những cống hiến to lớn, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta và nhiều huân, huy chương khác.

Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Việt đã tặng ông Huân chương Cách mạng Tháng Mười, Huy chương Vì sự nghiệp củng cố Liên minh chiến đấu.

Nhà nước Cộng hòa Cu Ba tặng Huân chương E. Chê Ghêvara hạng nhất.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc tặng huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất và Huy chương Vì tình anh em chiến đấu.

Nhà nước Cộng hòa nhân dân Bungari tặng Huân chương. G.Đimitơrốp.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 06:59:02 am
UNG VĂN KHIÊM
(1910-1991)

Ông Ung Văn Khiêm, sinh ngày 13-02-1910, tại làng Tân Đức (nay là xã Tân Mĩ, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang), trong một gia đình nông dân.

Năm 17 tuổi, ông học tại trường Collge de Cantho và đã bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước theo xu hướng xã hội chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 8-1929, ông tham gia thành lập An Nam Cộng sản Đảng và được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy Hậu Giang (miền Tây Nam Bộ). Cuối năm 1930, Ngô Gia Tự bị địch bắt, Ung Văn Khiêm được cử làm Bí thư Xứ ủy thay Ngô Gia Tự. Năm 1931, ông bị địch bắt, bị kết án tù cầm cố và đày ra Côn Đảo. Năm 1936, ông ra tù và tiếp tục hoạt động trong phong trào Đông Dương Đại hội. Năm 1939, ông lại bị địch bắt kết án lần thứ hai và bị kết án 2 năm tù giam. Mãn hạn tù, địch định đưa ông lên trại tập trung Tà Lài. Thừa lúc địch sơ hở, ông chạy thoát, cải trang làm nông dân tá điền ở đồn điền Cờ Đỏ (Cần Thơ), tích cực chiến đấu gây dựng cơ sở cách mạng. Năm 1944-1945, Ung Văn Khiêm tập hợp lực lượng xây dựng Mặt trận Việt Minh và tham gia Xứ ủy Nam Kì, chuẩn bị Cách mạng Tháng Tám. Ông được cử ra Việt Bắc dự Đại hội Quốc dân Tân Trào.

Năm 1945, ông là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy, tham gia cướp chính quyền ở Sài Gòn. Từ tháng 8-1945 đến cuối 1946, ông là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ và sau đó là Thường vụ Xứ ủy phụ trách chính quyền.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (tháng 2-1951), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Bạc Liêu.

Năm 1955, ông làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban đối ngoại Trung ương Đảng. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ tháng 1-1961, ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng bộ Nội vụ. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa I, II và III.

Ung Văn Khiêm được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, trong đó có Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng I.

Trong Điếu văn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Ủy viên Bộ Chính trị đọc tại lễ truy điệu ông ngày 22-3-1991, có đoạn viết:

“… Đồng chí Ung Văn Khiêm, một người cộng sản trung kiên và tiêu biểu, khiêm cung, giàu lòng nhân ái và tình thương yêu, đoàn kết với đồng chí, đồng bào. Cũng là một trong những người gieo mầm cách mạng vô sản trên mảnh đất này ngay từ những năm 20 của thế kỉ XX, là lứa đàn anh “khai sơn phá thạch” cho con đường cách mạng đầy gai góc của dân tộc Việt Nam…”.

LƯU VĂN LANG
(1880-1969)

Ông Lưu Văn Lang, sinh ngày 5-6-1880, tại làng Tân Phú Đông, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp), thân phụ cụ là Lưu Văn Củng, làm nghề thợ mộc, làm cối xay lúa.

Thuở nhỏ học chữ Nho, đến 11 tuổi bắt đầu học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Nhưng nhờ học giỏi nên được cấp học bổng lên Sài Gòn học trường Tây Chasseloup Laubat. Năm 17 tuổi lại được cấp học bổng qua Pháp vào trường đạo tạo kĩ sư lớn nhất của Pháp là Ecole ceuhale de Paris. Lưu Văn Lang là kĩ sư cầu cống đầu tiên ở Nam Kì được đào tạo tại Pháp.

Về nước, ông được bổ nhiệm đến Vân Nam (Trung Quốc) xây dựng đường xe lửa Vân Nam. Từ 1909 đến 1940, ông làm tại Sở Công chánh Sài Gòn. Ông nổi tiếng liêm khiết và đồng thời gần như một nhân vật huyền thoại về bản lĩnh và tài năng chuyên môn.

Là một học trò nghèo hiếu học, ông rất quan tâm đến vấn đề mở mang dân trí. Ông tham gia thành lập Hội Khai trí Tiến Đức ở Hà Nội và Hội SAMIPIC ở Sài Gòn, nhằm nâng cao tinh thần tí tuệ và và thể lực cho trí thức Nam Kì, giúp học bổng cho sinh viên nghèo.

Năm 1943-1944, ông tích cực giúp phong trào truyền bá Quốc ngữ chính thức hoạt động rầm rộ ở Sài Gòn và các tỉnh.

Sau Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Lưu Văn Lang được mời ra Huế làm Tổng trưởng, nhưng ông tuyên bố dứt khoát “không làm đày tớ cho ai nữa cả”. Khi Pháp chiếm lại Sài Gòn ngày 23-9-1945, ông giữ thái độ bất hợp tác với Pháp.

Từ 1947 đến 1950, Lưu Văn Lang là một người tiêu biểu cho phong trào trí thức chống Pháp, đòi Pháp phải chấm dứt chiến tranh bằng cách ngưng bắn và thương lượng với Chính phủ Hồ Chí Minh.

Ông và bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là người kí tên đầu tiên vào Tuyên ngôn trí thức năm 1947. Sau đó cùng bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng và giáo sự Đặng Minh Trứ mang bản Tuyên ngôn đi gặp Cao ủy Bollaert.

Năm 1948, ông làm cố vấn Hội trưởng Ban chấp hành bí mật của Thành hội Liên Việt.

Năm 1949, ông lại là người kí đầu tiên vào bản Tuyên ngôn thứ hai chống “giải pháp Bảo Đại”, đòi Chính phủ Pháp thương lượng với Chính phủ Hồ Chí Minh để trao trả độc lập cho Việt Nam và lập lại hòa bình. Nếu bản Tuyên ngôn thứ nhất năm 1947 thu được khoảng 400 chữ kí, thì lần này bản Tuyên ngôn thứ hai thu được 900 chữ kí của trí thức, nhân sĩ, công tư chức và cấc tầng lớp nhân dân khác ở Sài Gòn và lục tỉnh.

Ngày 12-1-1950, dù tuổi cao sức yếu, ông vẫn dẫn đầu hàng trăm ngàn người đưa đám tang trò Ơn.

Năm 1954, ông nhận chức Chủ tịch danh dự Phong trào hòa bình. Tháng 11-1954, ông bị bọn Ngô Đình Diệm bắt giữ, nhưng do uy tín của ông, chúng buộc phải thả ông ra.

Đồng bào thường gọi ông là Bác vật Lưu Văn Lang.

Ông hoàn toàn ủng hộ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, công khai phổ biến các văn kiện của Mặt trận giữa Sài Gòn.

Khi luật sư Nguyễn Hữu Thọ vào vùng giải phóng, ông căn dặn: “Phải coi chừng lệ thuộc ngoại bang…”.

Lưu Văn Lang mất ngày 8-8-1969.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 06:59:26 am
HUỲNH THIÊN LỘC
(1910-1953)

Huỳnh Thiên Lộc sinh năm 1910 tại Rạch Giá, cháu nội ông Cả Bé, một địa điền chủ ở Tây Nam Bộ. Huỳnh Thiên Lộc học ở trường Taberd (Sài Gòn) rồi qua Pháp học, đậu kĩ sư canh nông.

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, ông về Sài Gòn làm nghề kinh doanh. Ngoài 20.000 hécta ruộng đất, ông có nhiều cơ sở xay lúa. Ông được chính quyền thực dân chọn làm Ủy viên kinh tế lí tài Đông Dương, thuộc loại trẻ nhất.

Khoảng 1944-1945, ông có liên lạc với một số đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam ở Sài Gòn, ủng hộ vật chất và trở thành đảng viên Đảng Dân chủ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tháng 5-1945, ông tham gia vận động thành lập Thanh niên tiền phong tại Giồng Riềng - Rạch Giá.

Tháng 1-1946, ông được chọn vào phái đoàn do Tôn Đức Thắng dẫn đầu gồm nhiều đại biểu Quốc hội và cán bộ cách mạng áp tải vàng nhận được trong Tuần lễ vàng của Nam Bộ đem ra Chính phủ Trung ương.

Tháng 4-1946, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Canh nông Chính phủ liên hiệp kháng chiến, được chọn vào phái đoàn đi dư Hội nghị Fontainebleau (Pháp).

Năm 1947, ông cùng nhiều cán bộ lãnh đạo khác trở về Nam. Ông được cử làm Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, Phó Chủ tịch Hội Liên Việt Nam Bộ.

Ông đã hiến cho cách mạng 20.000 hécta ruộng đất và hệ thống xay xát ở Chợ Lớn, để Chính phủ cấp đất cho nông dân.

Trong phong trào hiến điền từ năm 1950, với uy tín của mình, ông đi khắp miền Tây Nam Bộ vận động điền chủ hưởng ứng. Vì vậy, hàng vạn nông dân đã có ruộng đất cày cấy, đời sống được cải thiện, kháng chiến được đẩy mạnh và Mặt trận dân tộc thống nhất củng cố được khối đoàn kết vững mạnh.

Năm 1952, ông bị bệnh và mất vào đầu năm 1953.

Trong lúc nằm trên giường bệnh, ông đề nghị được vào Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Ung Văn Khiêm, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam đã chấp thuận và kết nạp ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

NGUYỄN THỊ LỰU
(1909-1988)

Bà Nguyễn Thị Lựu, tức Tám Lựu, tên thật là Nguyễn Thị Thường, sinh ngày 23-8-1909 tại Hòa An, Cao Lãnh, Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp).

Bà sinh ra trong một gia đình khá giả, đậu bằng sơ học Pháp - Việt, rồi lên Sài Gòn học tiếp. Bà hoạt động cách mạng cùng thời với Nguyễn Thị Nhỏ, Thái Thị Nhạn, Trần Thị Hàn, Nguyễn An Ninh…

Năm 1927, bà tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, phụ trách công tác phụ nữ.

Năm 1928, bà thoát li gia đình lên Sài Gòn công tác tại cơ quan Kì bộ Nam Kì. Sau đó bà về công tác tại Ô Môn (nay thuộc thành phố Cần Thơ).

Cuối năm 1929, bà được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng, công tác tại cơ quan phát hành báo chí của Đảng.

Năm 1930, bà vận động thành lập Nông hội tại Mĩ Tho và làm đặc phái viên Tỉnh ủy, phụ trách quận Cai Lậy. Sau đó bà về thành phố Mĩ Tho vận động công nhân, học sinh và phụ nữ. Cuối năm 1930, bà được bầu vào Tỉnh ủy Mĩ Tho.

Năm 1931, bà lên Sài Gòn, được bổ sung vào Xứ ủy Nam Kì và Ban Thường vụ Tổng công hội đỏ của Tôn Đức Thắng. Cũng trong năm 1931, bà bị thực dân Pháp bắt, giam tại Khám lớn Sài Gòn. Năm 1933, bà bị đưa ra xét xử trong “vụ án khổng lồ” Đảng Cộng sản Đông Dương và bị kết án 5 năm tù.

Năm 1936, bà mãn hạn tù. Từ đây, bà tích cực hoạt động trong phong trào 1936-1939. Cùng nhiều đảng viên khác, bà hoạt động trên mặt trận báo chí của Đảng ra công khai tại Sài Gòn, từ tờ Anvantgarde đến Le PeupleDân chúng.

Bà cũng là người được Đảng cử ra tham gia Ủy ban Trung ương triệu tập Đông Dương Đại hội và được bầu vào Ban thư kí.

Năm 1939, cuộc đấu tranh của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo bị thực dân Pháp đàn áp quyết liệt. Bà cùng nhiều cán bộ cách mạng bị bắt, bà bị kết án 2 năm tù, 10 năm biệt xứ. Thực dân Pháp giam bà ở khám Phú Mĩ. Mãn hạn tù, chúng đày bà lên Bà Rá.

Năm 1944, bà bị bệnh phổi, được đưa về trị bệnh tại Sài Gòn, rồi bị quản thúc tại Tân Uyên (Biên Hòa).

Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) bà về Sài Gòn bắt liên lạc với Đảng và được phân công chuẩn bị cho việc cướp chính quyền tại Sài Gòn và Nam Bộ.

Tháng 10-1945, bà bị thổ huyết do bệnh lao cũ, bà được về Châu Đốc dưỡng bệnh. Năm 1946, bà được giao phụ trách tờ báo Phụ nữ cứu quốc, lấy tên Anh Thư. Năm 1947, bà tham gia thành lập Mặt trận Liên Việt thị xã Châu Đốc.

Năm 1949, bà trở lại Sài Gòn tham gia Thành ủy với nhiệm vụ Trưởng ban Phụ vận trong phong trào đấu tranh chống can thiệp Mĩ tháng 3-1950 ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Bà là một trong những cán bộ cốt cán cùng với các bà Năm Hộ Sứ, Yến, Duy Liên…

Năm 1952, bà dự lớp Trường chinh, khóa III.

Năm 1954, bà là Trưởng tiểu ban Tổ chức Phong trào bảo vệ hòa bình. Năm 1955, bà lãnh nhiệm vụ Trưởng ban Trí vận Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1956, bà về khu căn cứ Xứ ủy Nam Bộ.

Bà mất ngày 11-10-1988 tại thành phố Hồ Chí Minh.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 06:59:45 am
TRIỆU CÔNG MINH
(1909-1975)

Nhà báo Triệu Trường Thế, tức Triệu Công Minh, sinh ngày 29-4-1909 tại Vĩnh Mĩ, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

Tốt nghiệp sư phạm Sài Gòn, ông đi dạy vài năm, nhưng rồi bỏ nghề chuyển sang làm nghề báo. Ông tham gia viết trên nhiêu tờ báo từ những năm 20 (thế kì XX với nội dung đấu tranh cho dân sinh, dân chủ, đả kích những điều bê bối, bất công thời thực dân, phong kiến. Ôn chuyên viết châm biếm, trào lộng, chuyện lạ, phong tục tập quán đồng quê Nam Bộ. Ông và bà Ái Lan (nữ sĩ Ái Lan, là vợ ông) cùng một chí hướng, hai người đã chọn nghề viết văn, viết báo làm sự nghiệp. Cả hai ông bà đều viết cho Lục tỉnh Tân văn, Nữ giới chung, Đông Pháp, thời báo Phụ nữ Tân văn… Sau ông tự xuất bản tờ Phóng sựCuối xuân, tên tuổi ông được xác định. Tờ Phóng sự đã gây tiếng vang mạnh mẽ với những bài điều tra, tố giác nhiều vụ ức hiếp nhân dân của quan chức thực dân và tay sai.

Năm 1945, hai ông bà tham gia kháng chiến tại miền Tây Nam Bộ, rồi được trở về công tác nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Cả hai đều tham gia phong trào báo chí thống nhất ở Sài Gòn, đấu tranh cho tự do báo chí, tự do dân chủ, chống Pháp xâm lược, chống chính phủ bù nhìn, ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh. Khi thực dân đàn áp phong trào báo chí thống nhất, giết hại kí giả, Triệu Công Minh, Vũ Tùng, Thiếu Sơn phải rút ra khu giải phóng.

Triệu Công Minh ra chiến khu Đ ở trong Ban biên tập Đài phát thanh Sài Gòn - Chợ Lớn tự do (1950-1951). Rồi ông về báo Cứu quốc Nam bộ đến khi kí kết Hiệp định Giơnevơ (1954).

Trở lại Sài Gòn, Triệu Công Minh tiếp tục đấu tranh trong báo chí, trong các tổ chức nhà báo, kiên quyết chống Mĩ và tay sai. Ông viết trên hầu hết báo chính ở Sài Gòn: Buổi sáng, Dân chúng, Tiếng dội, Sài Gòn mới, Phụ nữ diễn đàn, Vui sống, Chị cùng em, Tân Dân, Hương quê, Tin vắn

Triệu Trường Thế thường được biết với bút danh Triệu Công Minh, Triệu Tử Long và nhiều bút danh khác: Ba Kẹo, Tư Giò, Trùm Nóc, Chị ba sún răng, Chị tư xóm gà, Trường cao phong.

Trong giới văn nghệ sĩ, ai cũng biết Triệu Công Minh và Ái Lan sống bằng ngòi bút, nhưng nhiều bài viết ra không vì tiền, chỉ có những báo, nhà xuất bản tiến bộ mới dám cho in ấn bài viết của ông và gây được tiếng vang.

Nhà báo Triệu Công Minh mất ngày 2-2-1975 tại Sài Gòn.

NGUYỄN VIỆT NAM
(1921-1991)

Nguyễn Việt Nam sinh năm 1921 tại xã Mĩ Trà, huyện Cao Lãnh, Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Ông vào trường trung học Cần Thơ cùng lúc với Lưu Hữu Phước.

Năm 1942, ông ra Hà Nội học trường Đại học Y khoa. Từ đó, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước của Tổng hội sinh viên Đông Dương.

Sau khi bắt được liên lạc với Đảng Cộng sản Việt Nam, một nhóm sinh viên “xếp bút nghiên” về Nam, trong đó có ông để tham gia chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Về Sài Gòn, ông là mọt trong sáng lập viên Tân Dân chủ đoàn, về sau là Đảng Dân chủ Việt Nam.

Sau ngày 25-8-1945, ông là Chính trị viên của Sư đoàn Cộng hòa vệ binh. Ngày 23-9-1945, trong một trận tập kích ngay trong thành phố, ông bị thương.

Từ đầu năm 1946, ông là Trưởng Ban tuyên truyền quân dân chính tỉnh Sa Đéc, làm Chủ nhiệm báo Dân chủ, cơ quan ngôn luận của tỉnh và biên tập viên tờ Kèn gọi lính của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ.

Năm 1954, tập kết ra Bắc, ông là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Tổng biên tập báo Độc lập của Đảng Dân chủ Việt Nam.

Ông mất năm 1991.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 07:00:10 am
TRẦN ĐẠI NGHĨA
(1913-1997)

Ông Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13-9-1913 tại Xuân Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Cha của ông là Phạm Quang Mùi, dạy học ở tỉnh lị Vĩnh Long. Mẹ là Phạm Thị Diệu, một phụ nữ dịu hiền, rất mực yêu chồng, thương con, sống có nghĩa, có tình, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến Phạm Quang Lễ. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm, Trần Đại Nghĩa đã chứng kiến và căm phẫn cảnh thực dân Pháp chà đạp, bóc lột nhân dân ta. Từ sự căm phẫn đó, ông đã nuôi hoài bão: “Cố gắng học để sau này cùng nhân dân đấu tranh giải phóng đất nước”.

Năm 1933, Trần Đại Nghĩa thi đỗ hai bằng tú tài (Tây và bản xứ). Vì nhà nghèo, Trần Đại Nghĩa không thể ra Hà Nội học đại học, đành trở về Mĩ Tho làm thư kí để kiếm tiền giúp mẹ và chị. Thời gian này, ông tự học thêm về luật. Hai năm sau, ông Dương Văn Ngưu, một nhà báo yêu nước mến mộ tài và trí của Trần Đại Nghĩa đã giúp ông có được suất học bổng ở trường Chasseloup Laubat.

Ngày 5-5-1935, Trần Đại Nghĩa rời Sài Gòn sang Pháp, đến tháng 6-1936, ông thi đậu vào trường Đại học quốc gia Cầu đường (École natiolale Jesponts et chaussés). Trần Đại Nghĩa vừa học trường Đại học quốc gia Cầu đường, vừa học Xoócbon, Viện khí động học, Học viện thống kê, Cao đẳng kĩ thuật điện, đồng thời tự nghiên cứu những vấn đề về chế tạo và sử dụng thuốc nổ và thiết kế chế tạo súng nhỏ, súng lớn.

Năm 1946, Trần Đại Nghĩa trở về nước. Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã chế tạo các loại lựu đạn, súng phóng lựu, súng cối 50,8 li, súng SXZ, mìn phá xe và chế tao thành công súng badôca có tác dụng chống xe tăng, tàu chiến.

Năm 1947, Trần Địa Nghĩa được chỉ định làm Cục trưởng Cục pháp binh kiêm Cục trưởng Cục quân giới và sau Chiến dịch Thu - Đông ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1950, ông giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công nghiệp.

Trần Đại Nghĩa nhiều lần được chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ và Bộ Quốc phòng tuyên dương thành tích, được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng III. Trong Đại hội liên hoan anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc ngày 1-5-1952, Trần Đại Nghĩa được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng I và danh hiệu Anh hùng lao động.

Năm 1954, Trần Đại Nghĩa làm Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản của nhà nước và Ủy ban Khoa học kĩ thuật nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam…

Ngày 9-8-1997, Trần Đại Nghĩa bị bệnh và mất tại thành phố Hồ Chí Minh.

Suốt cuộc đời mình, Trần Đại Nghĩa đã cống hiến trọn vẹn cuộc sống cho khoa học, và trên hết là cho cả dân tộc Việt Nam. Nhà vật lí Nguyễn Văn Hiệu đã nhận xét về ông như sau: “Đối với thế hệ chúng ta, công lao và đạo đức của nhà khoa học ấy đã đi sâu vào lịch sử như một thiên thần thoại truyền kì”, còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì gọi Trần Đại Nghĩa là “Ông Phật chế tạo vũ khí”.

NGUYỄN NGỌC NHỰT
(1918-1952)

Nguyễn Ngọc Nhựt sinh ngày 15-91-918 tại làng An Hội (nay là phường 5, thị xã Bến Tre). Cha ông là Nguyễn Ngọc Tương, Đốc phủ sứ, điền chủ lớn, Giáo tông Cao Đài Ban chỉnh đạo, một vị Giáo chủ trước sau như một, luôn trung thành với Chính phủ Hồ Chí Minh.

Nguyễn Ngọc Nhựt du học ở Pháp, đậu kĩ sư cầu cống E.C.P, làm chuyên viên kĩ thuật cho nhiều hãng lớn của Pháp. Vợ ông là con một kĩ sư người Pháp, giám đốc một công ti lớn, đã giúp đỡ ông trong những năm chiếm đóng của phát xít Đức.

Mặc dù đang có một vị trí cao trong xã hội Pháp, từng được Công ti kinh doanh Sues ngỏ ý mời sang làm việc, nhưng năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh (dẫn phái đoàn Việt Nam sang thương lượng với Pháp) có cuộc gặp gỡ kiều bào và trí thức Việt Nam, ông quyết tâm trở về đất nước, dù gặp nhiều trở ngại. Ông được sự đồng tình và ủng hộ của anh trai là kĩ sư Nguyễn Ngọc Bích, nguyên Khu bộ phó Khu 9, bị Pháp bắt trong một trận càn quét và đưa sang Pháp quản thúc (vì ông có quốc tịch Pháp), Nguyễn Ngọc Nhựt đã làm căn cước giả, trà trộn trong lính ONS (thợ Việt Nam không chuyên môn bị Pháp bắt sang phục vụ chiến tranh) về Sài Gòn.

Năm 1947, ông bắt liên lạc với kháng chiến và vào khu giải phóng Đồng Tháp Mười. Ông vào làm việc ở công binh xưởng Khu 8. Ông sống giản dị, gần gũi, chan hòa cùng công nhân. Ông cũng tham gia sản xuất vũ khí và hướng dẫn kĩ thuật cho công nhân. Với tài năng của mình, ông cùng công binh xưởng vượt qua mọi khó khăn, góp phần giúp cho bộ đội ta khắc phục được một phần thiếu thốn về trang bị. Theo lệnh cha, ông giao cho Chính phủ 100 hécta đất của gia đình tại Bến Tre.

Năm 1948, ông được cử làm Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, phụ trách công tác thương binh xã hội.

Ngày 2-6-1949, Pháp mở cuộc hành quân lớn vào Đồng Tháp Mười, ông bị bắt tại Cái Bèo, Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Ông khai là giáo viên bình dân học vụ, nhưng vì trong số bị bắt có kẻ khai báo nên ông bị lộ tông tích.

Biết ông thuộc gia đình lớn, có tên tuổi, nhiều uy tín và ảnh hưởng, thực dân Pháp ra sức dụ dỗ, mời ông ra làm Bộ trưởng Quốc phòng, Công chánh trong Chính quyền Sài Gòn nhưng ông kiên quyết từ chối. Người vợ của ông (người Pháp) cũng sang thuyết phục ông trá hàng để gia đình bà tìm cách bảo lãnh ông được trả tự do, nhưng ông vẫn kiên quyết nêu cao ý chí yêu nước.

Thấy không mua chuộc được ông, thực dân Pháp đã tra tấn ông rất dã man, bằng việc tiêm thuốc độc gây rối thần kinh và những thủ đoạn o ép tinh thần đã làm ông kiệt sức, mất trí. Sau đó, thực dân Pháp đưa ông vào nhà thương điên Biên Hòa.

Sau 3 năm hành hạ tra tấn, thực dân Pháp thả ông ra. Ông mất ngày 15-9-1952, lúc ông vừa 34 tuổi.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 07:00:40 am
CAO TRIỀU PHÁT
(1888-1956)

Cao Triều Phát sinh ngày 2-4-1888 tại xã Vĩnh Lợi, Thanh Hòa, tỉnh Bạc Liêu. Xuất thân từ gia đình dòng họ Cao Triều, có nhiều đất đai, có vị trí xã hội trong tỉnh Bạc Liêu.

Học hết bậc trung học, bị động viên vào lính thuộc địa sang Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

Năm 1919 được về nước, ông tham gia các phong trào như: phong trào đấu tranh đòi quyền sống, phong trào báo chí yêu nước. Với vị trí xã hội của dòng họ Cao Triều, ông ra làm thủ lĩnh Đông Dương Lao động Đảng, đại diện cho giới lao động ra ứng cử Hội đồng quản hạt, tìm cách bênh vực quyền lợi cho người lao động.

Năm 1929, ông được chọn vào hàng ngũ chức sắc cao cấp Cao Đài Minh Chơn Đạo Hậu Giang hoạt động đạo gắn với đời mong cứu khổ chúng sinh.

Từ năm 1930 đến năm 1945, ông tích cực hướng dẫn tín đồ Minh Chơn Đạo tham gia các phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức và lãnh đạo.

Đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền tỉnh Bạc Liêu ngày 23-8-1945. Ông làm thành viên Ủy ban giải phóng dân tộc tỉnh Bạc Liêu, thành viên Tỉnh bộ Mặt trận Việt Minh tỉnh Bạc Liêu, Trưởng ban Tài chính - Kinh tế miền Hậu Giang.

Ngày 6-1-1946, ông đại diện tín đồ Cao Đài Minh Chơn Đạo Hậu Giang ra ứng cử Quốc hội của nước Việt Nam mới. Ông đã đắc cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I tại đơn vị Bạc Liêu.

Ông tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy chống trả thực dân Pháp quyết liệt từ tháng 2 đến tháng 4-1946 tại Thánh thất Ngọc Minh, ấp Giồng Bốm, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai. Trận Giồng Bốm được ghi vào lịch sử cuộc kháng chiến ở Nam Bộ như một điểm son truyền thống lịch sử của Cao Đài Minh Chơn Đạo Hậu Giang.

Ông hiến tất cả tài sản và 5.000 hécta cho kháng chiến.

Năm 1947, để đóng góp vào “Quyển sổ vàng cứu quốc”, ông động viên toàn thể tín đồ, chức sắc Cao Đài Minh Chơn Đạo Hậu Giang tham gia đấu giá và mua được chiếc áo Bác Hồ 130.000 đồng (bằng 130.000 giạ lúa lúc bấy giờ).

Năm 1947-1954, ông giữ các chức vụ: Cố vấn Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Liên Việt toàn quốc.

Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1948, là Chủ tịch tổ chức Cao Đài cứu quốc 12 phái thống nhất thành lập năm 1947, đồng thời Chưởng quản cửu trùng đài của Hội thánh duy nhất Cao Đài 12 phái thống nhất. Ông là người có công trong xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc.

Năm 1954, tập kết ra Bắc, ông giữ chức vụ Ủy viên Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông mất tại Thủ đô Hà Nội ngày 9-9-1956.

NGUYỄN HÙNG PHƯỚC
(1922-1946)

Nguyễn Hùng Phước, tên thật là Nguyễn Văn Triệu, sinh ngày 10-10-1922 tại xã An Hòa Đông, huyện Cái Tàu Hạ, tỉnh Sa Đéc (nay là Đồng Tháp). Cha mẹ ông là ông Nguyễn Văn Phú và bà Võ Thị Lợi, là nông dân, từng tham gia các cuộc biểu tình từ những năm 1930. 4 anh em trai gái đều tham gia kháng chiến, có người hoạt động trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Anh của Nguyễn Hùng Phước là Nguyễn Hùng Minh, là đảng viên cộng sản từ năm 1933, Thành ủy viên Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1941, Giám đốc các công binh xưởng Chiến khu 9 trong kháng chiến chống Pháp.

Lúc nhỏ Nguyễn Hùng Phước học tại Cần Thơ. Học hết lớp nhất, ông cùng anh hai là Nguyễn Hùng Minh học nghề sửa máy. Làm công nhân các xưởng máy tàu của Pháp, được anh Nguyễn Hùng Minh dìu dắt, năm 194 tuổi, ông đã tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1936, ông làm liên lạc cho cơ sở Đảng, hoạt động nghiệp đoàn Cần Thơ. Năm 1937, ông được kết nạp vào Đảng tại Chi bộ Charner (Cần Thơ). Ông hoạt động trong các nghiệp đoàn Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu. Tháng 9-1939, ông là Bí thư Chi bộ thị xã Bạc Liêu, năm 1940 là Tỉnh ủy viên Vĩnh Long.

Sau Nam Kì Khởi nghĩa, tháng 12-1940 ông hoạt động ở Long Xuyên. Cơ sở bị bể, ông chuyển lên Dầu Tiếng, Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương). Ông bị mật hám bắt tại Công ti cao su Michelin (Dầu Tiếng) bị kết án khổ sai chung thân.

Tháng 6-1942, ông bị đày ra Côn Đảo. Ở đây, Nguyễn Hùng Phước bị giam hung với đồng chí Phạm Hùng, Nguyễn Văn Nguyễn, Dương Bạch Mai… Ông đã cùng với các đồng chí trong tù đấu tranh kiên cường chống chế độ nhà tù thực dân Pháp.

Tháng 8-1945, ông cùng Bác Tôn và ông Nguyễn Hùng Minh (hai anh em bị tù Côn Đảo) lái chiếc ca nô giải phóng đưa các đồng chí Phạm Hùng, Phan Trọng Tuệ, cùng một số đồng chí về đất liền.

Tháng 10-1945, Nguyễn Hùng Phước nhận nhiệm vụ Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Quốc gia tự vệ Cuộc tỉnh Sóc Trăng, Chỉ huy trưởng Quốc vệ đội, sau đó đổi thành Bộ đội danh dự Hồ Chí Minh Khu 9, đơn vị chủ lực của Quân khu khoảng thời gian từ 1945 đến 1946. Nguyễn Hùng Phước, chỉ huy đơn vị, đánh nhiều trập hóa trang kì tập (giả lính Tây) phục kích, cận tập, diệt nhiều đồn bót, nhiều tốp lính, nhiều đoàn xe hành quân càn quét, diệt tề, trừ gian, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân được dân thương mến. Giặc Pháp gọi Nguyễn Hùng Phước là “Cọp xám miền Tây”.

Tháng 8-1946, ông làm Khu bộ phó Khu 9. Tháng 11-1946, Nguyễn Hùng Phước hi sinh trong trận công đồn Nhà Đài - Vĩnh Long trên đường đi nhận vũ khí viện trợ của Trung ương.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 08:14:03 am
LƯU HỮU PHƯỚC
(1921-1989)

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (bút danh Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu và Hồng Chí), sinh ngày 12-9-1921 tại huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, mất ngày 6-8-1989 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thuở nhỏ, ông học ở Cần Thơ, rồi sau đó tiếp tục học trường Petrus Kí tại Sài Gòn. Năm 1940, ông học trường Đại học Y Dược tại Hà Nội.

Mặc dù học Y Dược, nhưng nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sớm thể hiện tài nặng âm nhạc. Ông sáng tác những bài hát ca ngợi non sông đất nước, ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc, tiêu biểu như các bài: “Non sông gấm vóc” (1937), “Bạch Đằng giang” (1940), “Ải Chi Lăng” (1942). Bằng những điệu nhạc hào hùng, Lưu Hữu Phước phản ánh lòng yêu nước và ý chí quật cường của các bậc tiều nhân, tiêu biểu như bài “Hội nghị Diên Hồng” (1944).

Khi đất nước “một cổ hai tròng” Pháp - Nhật, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã có nhiều ca khúc thôi thúc lòng yêu nước và ý chí phấn đấu giành độc lập như bài; “Tiếng gọi thanh niên” (1941), “Xếp bút nghiên” (1943), “Lên đàng” (1944), “80 năm” (1945)…

Năm 1945, ông về lại Sài Gòn tham gia tổ chức Thanh niên Tiền phong, rồi hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, cướp chính quyền tại Sài Gòn. Sau ngày Nam Bộ kháng chiến (23-9-1945) ông làm Phó Giám đốc Công binh xưởng Nam Bộ, Tổng thư kí Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, Phó trưởng phòng Bộ Nội vụ. Năm 1946, ông ra Hà Nội làm Giám đốc Trường Văn hóa thiếu nhi, Phó trưởng đoàn Văn công Trung ương…

Năm 1947, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, chính là bài “Lãnh tụ ca” được phát hằng ngày trên làn sóng phát thanh Tiếng nói Việt Nam.

Lưu Hữu Phước còn là nhạc sĩ đầu đàn, là linh hồn của Tổng hội Thanh niên trong phong trào ca hát “Thanh niên và lịch sử”. Các tác phẩm của ông có giá trị nghệ thuật cao và nói lên hoài bão, ước mơ của thanh niên Việt Nam.

NGUYỄN THIỆN THÀNH
(1919-?)

Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành sinh ngày 30-9-1919 tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ông theo học ngành Y khoa và tốt nghiệp bác sĩ tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Đó cũng là lúc phong trào cách mạng thời kì tiền khởi nghĩa phát triển mạnh. Ông tham gia phong trào Việt Minh.

Năm 1945, ông trở về Sài Gòn làm công tác y tế. Sau hon 1 tháng, chiến tranh bùng nổ ở Nam Bộ, ông theo quân đội về miền Tây và được giao nhiệm vụ Trưởng phòng Quân y Quân khu 9. Cùng với các bác sĩ, y sĩ từ Sài Gòn ra, dưới sự lãnh đạo của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc Sở y tế Nam Bộ, ông đã có công rất lớn trong việc gây dựng phong trào y tế ở miền Tây, kết hợp Đông y và Tây y, dân y với quân y. Ông cũng góp phần đắc lực trong việc đẩy mạnh phong trào vệ sinh, dịch tễ, chế tạo vắc xin để phòng bệnh đậu mùa, dịch tả…

Đặc biệt ông có công lao lớn trong việc nghiên cứu để áp dụng phương pháp cấy Philatốp và huyết thanh Bogomolet. Trong một trận càn, ông bị giặc Pháp bắt đưa về nhà tù. Chính ở trong tù, ông đã được Đảng ủy chi bộ nhà tù hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện liên lạc với bên ngoài để lấy tài liệu phục vụ cho công tác y tế. Bác sĩ Huỳnh Thị Lẫm là người cùng học với bác sĩ Nguyễn Thiện Thành ở Hà Nội đã tìm cách cung cấp những tài liệu về phương pháp trị liệu bằng Philatốp của Pháp. Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã nghiên cứu những tài liệu này và biên soạn thành tài liệu tổng hợp để áp dụng phương pháp trị liệu này trong kháng chiến.

Đến năm 1949, trong một đợt trao đổi tù binh, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành trở về Phòng Quân y Khu 9. Ở đây ông đã tiến hành áp dụng những phương pháp trị liệu mà ông đã nghiên cứu trong tù. Phương pháp Philatốp và Bogomolet đã có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe, chữa bệnh trong những vùng kháng chiến.

Năm 1951, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã được cử đi báo cáo với toàn Nam Bộ về thành quả nghiên cứu này. Từ đó, phương pháp chữa trị trên đã được áp dụng trên toàn Nam Bộ và sau đó được đưa ra cả miền Bắc.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 08:14:33 am


NGUYỄN VĂN THỦ
(1915-1984)

Ông Nguyễn Văn Thủ sinh năm 1915 tại huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long. Ông được gia đình gửi sang Pháp du học. Năm 1940, ông lấy bằng bác sĩ, về nước ông mở phòng khám riêng để chữa bệnh cho nhân dân.

Năm 1942, ông tham gia cách mạng. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), ông cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và Huỳnh Văn Tiểng được Xứ ủy giao trách nhiệm tổ chức Thanh niên Tiền phong. Ông làm Trưởng tráng phụ trách thể thao.

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến, hoạt động trong ngày quân y, góp phần đào tạo nhiều lớp nha sĩ.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, giảng dạy ở trường Y, ngành Răng hàm mặt.

Trong kháng chiến chống Mĩ, năm 1964, ông lại được điều động vào công tác ở miền Đông Nam Bộ, làm Trưởng Ban Dân y miền Nam Giám đốc Bệnh viện Việt - Xô.

Sau ngày thống nhất đất nước (1975), ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Hội trưởng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Ông mất năm 1984.

TÀO VĂN TỊ (LA KIM LÍ)
(1909-?)

Ông Tào Văn Tị sinh năm 1909 tại xã Vĩnh Lợi, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Ông tham gia cách mạng năm 1936, vào Đảng tháng 5-1937, ông đã bị đế quốc Pháp bắt đi đày ở trại Tá Lài, Bà Rá.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), ông trở về Bạc Liêu gây dựng cơ sở Đảng, xuống Vĩnh Mĩ, Giá Rai tìm cách móc nối các cơ sở Đảng.

Ông cùng Lê Khắc Xương hoạt động, phát triển đảng viên và thành lập chi bộ Đảng tại thị xã Bạc Liêu. Tháng 8-1945, chi bô này trở thành Tỉnh ủy lâm thời Tỉnh Đảng bộ Bạc Liêu. Ông và Lê Khắc Xương phụ trách mặt quân sự.

Để chuẩn bị cướp chính quyền, ông cùng một số đồng chí và quần chúng tích cực hoạt động và bắt liên lạc với chi bộ Cộng hòa Vệ binh (cơ lính bảo an của Nhật) để chuẩn bị khởi nghĩa. Ngày 23-8-1945, nhân ngày các lực lượng thân Nhật tổ chức đón khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm, ông cùng một số đảng viên lãnh đạo quần chúng nổi dậy uy hiếp buộc tỉnh trưởng Trương Công Thiện đầu hàng và giao chính quyền cho cách mạng. Cuộc cách mạng cướp chính quyền ngày 23-8-1945 diễn ra nhanh gọn và không đổ máu.

Sau khi cướp chính quyền, ông được phân công làm Ủy viên trường Quân sự tỉnh Bạc Liêu, chỉ huy lực lượng Cộng hòa vệ binh. Tỉnh.

Khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ông đưa lực lượng Cộng hòa Vệ binh và Thanh niên xung phong chi viện cho các tỉnh Long An, Cần Thơ.

Pháp chiếm Cần thơ, ông kết hợp cùng lực lượng vũ trang tỉnh Sóc Trăng thành lập Mặt trận Nhu Gia, chặn không cho quân Pháp qua cầu. Mấy lần bị chặn đánh, quân Pháp không tiến được, buộc phải đặt công sự bên kia cầu Nhu Gia rồi dùng thuyền đi từ hướng vàm sông Cổ Cò vào Bạc Liêu. Khi địch chiếm Bạc Liêu, ông cùng Đinh Công Thưởng chỉ huy các lực lượng tập kích địch. Pháp tiến xuống Giá Rai và Cà Mau, ông đưa lực lượng Cộng hòa Vệ binh sang Phước Long. Dưới sự chỉ huy của Khu bộ trưởng Vũ Văn Đức, đơn vị này được phân công trấn giữ ngã tư Vĩnh Phú, ngã tư Phó Sinh và Vĩnh Hưng.

Ông được Khu bộ trưởng Vũ Văn Đức phân công đem thư xin chi viện gửi Trung ương. Ông phải sang Xiêm để đi ra Bắc. Ở Xiêm, ông gặp đồng chí Trần Văn Giàu, đồng chí Giàu hứa chuyển thư và phân công ông về Bạc Liêu chuẩn bị bến bãi tiếp nhận vũ khí bằng tàu vào Cà Mau.

Ông về Bạc Liêu và được phân công làm Tỉnh đội trưởng dân quân tỉnh. Ông tích cực xây dựng cơ quan tỉnh, lập dân quân xưởng, tổ chức xây dựng C dân quân du kích.

Do chiến trường nhiều sông rạch, ông cùng với Huỳnh Ngọc Diệp (cán bộ xã đội Tân Ân), sưu tầm thủy lôi do dân vớt được từ ngoài biển trôi vào (thủy lôi này do quân Nhật rải từ Chiến tranh thế giới thứ hai). Ông cùng tổ thủy lôi và lực lượng vũ trang địa phương đã tổ chức đánh các trận sau:

1. Tháng 10-1946, trận đầu đánh tại Ván Ngựa.

2. Tháng 3-1947, đánh trận Mây Đốc, Vân Đình.

3. Tháng 5-1947, đánh trận Mương Điều.

4. Tháng 11-1957 đánh trận Ao Kho, trên sông Giành Hào.

Các trận đánh đều do ông trực tiếp chỉ huy. Ông được quần chúng nhân dân phong tặng danh hiệu “Thủy lôi đề đốc”.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 08:14:56 am
SƠN TON
(1930-1955)

Sơn Ton dân tộc Khơme, sinh năm 1930, quê xã Lưu Nguyệt Ánh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là Tiểu đội trưởng đặc công thuộc Trung đoàn 3, bộ đội miền Tây Nam Bộ.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Son Ton mới 15 tuổi, đang phải đi ở đợ. Với nhiệt tình hăng hái của tuổi trẻ, tuy vẫn phải làm việc quần quật suốt ngày hầu hạ nhà chủ, nhưng Sơn Ton vẫn tích cực tham gia công tác cách mạng như canh gác, phá đường ngăn cản địch. Năm 1949, Sơn Tom tham gia du kích xã, rồi rồi lên du kích tập trung huyện. Đến tháng 1-1953, chuyển thành bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh.

Trong vòng 7 năm, Sơn Ton vừa chiến đấu, vừa tham gia hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức dân quân du kích chiến đấu trong vùng đồng bào người dân tộc Khơme. Tuy trình độ có hạn, địch lại thường xuyên càn quét đánh phá, tuyên truyền gây hiềm khích chia rẽ dân tộc, mà cơ sở Đảng chưa có, nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, Sơn Ton đã kiên trì vận động quần chúng vạch rõ âm mưu của giặc, vừa giác ngộ, tổ chức thanh niên Khơme kiên quyết đứng lên cầm súng chống Pháp, bảo vệ làng xóm. Trong hoàn cảnh khó khăn ban đầu, Sơn Ton dũng cảm tự tay gài mìn và nổ súng diệt địch trước để đồng bào tin tưởng noi theo. Dần dần Sơn Ton đã xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng tốt, nhiều tổ du kích, vừa duy trì và phát triển phong trào chiến tranh du kích trong vùng đồng bào dân tộc Khơme ngày một vững chắc.

Một lần ở xã đang diễn ra hội nghị, có cả cán bộ tỉnh về dự, bất ngờ bị địch bao vây tiến công. Một mình Sơn Ton dũng cảm chiến đấu bắn chặn, cầm cự với địch để hội nghị rút ra an toàn.

Trong những năm 1952-1953 là thời kì khó khăn nhất của huyện Long Phú. Địch thường xuyên dùng từ hai đến ba tiểu đoàn đi càn quét, có máy bay, pháo binh bắn phá yểm trợ, để đóng đồn bót khắp trong huyện. Trước tình hình giặc lùng sục, khủng bố ác liệt, bộ đội du kích hầu như không còn. Cả đội chỉ còn Sơn Ton và một cán bộ xã đội đã kiên cường cầm súng chống giặc. Suốt hai năm liền, hai anh em vừa bảo vệ vũ khí, tuyên truyền gây cơ sở, vừa chiến đấu chống giặc, tới tận mương Ông Tám. Cuối năm 1952, giặc càn quy mô vào xã, anh tổ chức gài lựu đạn, dụ địch vào diệt được nhiều tên, làm cho nhân dân phấn khởi, tin tưởng, phong trào du kích lại lên. Từ đó Sơn Ton tổ chức được 15 trung đội dân quân và 15 tiểu đội du kích thường xuyên tập luyện sẵn sàng đánh giặc.

Năm 1953, Sơn Ton được điều lên đội du kích tập trung huyện Long Phú. Năm 1954, ta mở chiến dịch tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm. Sơn Ton dẫn đầu tổ vũ trang tuyên truyền, trong đó hầu hết đội viên là người Việt vào tuyên truyền xây dựng cơ sở. Đến phum sóc nào anh cũng xung phong vào trước để tuyên truyền giác ngộ đồng bào. Nhiều lần dựa vào các cơ sở, Sơn Ton đã táo bạo đến thẳng đồn bót địch tuyên truyền vận động binh lính quay súng về với nhân dân. Đối với đám giặc ngoan cố thì kết hợp với dân quân tiến công tiêu diệt hoặc uy hiếp. Kết quả trong 7 tháng hoạt động, tổ vũ trang tuyên truyền đã diệt 67 tên địch, bắt sống 100 tên, thu 43 súng; vận động được nhiều binh lính địch quay về với nhân dân, vừa động viên được 50 thanh niên tòng quân tham gia kháng chiến.

Bằng tinh thần tích cực, dũng cảm, tác phong gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, Sơn Ton đã tạo được uy tín với đồng đội và nhân dân địa phương. Anh đã được tặng thưởng một Huân chương Chiến công hạng nhì, 4 lần được huyện, tỉnh và Khu 9 khen.

Ngày 31-8-1955, Sơn Ton được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 25 tuổi.

VÕ THÀNH TRINH
(1916-1991)

Linh mục Phêrô Võ Thành Trinh, sinh ngày 1-8-1916 trong một gia đình Công giáo đông con ở họ đạo Cái Đôi, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang). Năm 14 tuổi, vào học Tiểu chủng viện Cụ Lao Giêng, 10 năm sau vào học Đại chủng viện Xuân Bích (Liễu Giai, Hà Nội).

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thầy Phêrô Võ Thành Trinh trở về Nam, được phong Linh mục ngày 12-6-1946. Từ tháng 10-1946, Linh mục làm Phó xứ Hòn Chông (Hà Tiên) phụ trách các họ đạo Rẫy Mới, Rạch Đùng trong vùng kháng chiến. Từ tháng 1-1952, Linh mục về phụ trách các nhà thờ Huyện Sử, Tân Lộc, Cái Rắn, Cái Cấm trong vùng căn cứ kháng chiến tỉnh Bạc Liêu. Lúc ở Hà Tiên cũng như khi về Bạc Liêu, Linh mục vẫn kiên quyết thực hiện mục tiêu vì Chúa, vì Tổ quốc, Giáo hội và quê hương. Linh mục đã có những đóng góp vô cùng quý báu cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và sự nghiệp kháng chiến cứu quốc. Một trong vô số nghĩa cử cao đẹp là Linh mục thấy việc sản xuất Philatốp là rất cần thiết cho công tác y tế nhưng thiếu thiết bị lạnh. Ông đã tình nguyện hiến cho Phòng quân y Khu 9 chiếc tủ lạnh của ông để thực hiện được sáng kiến này. Ngày 19-9-1954, Linh mục Phêrô Võ Thành Trinh cùng Linh mục Hồ Thành Biên, Trần Quang Nghiêm, đáp máy bay từ sân bay Sóc Trăng về Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) ra Hà Nội rồi ra Thái Nguyên theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong điều kiện khó khăn ở miền Bắc, Linh mục Võ Thành Trinh không hề quản ngại, cố hết sức mình phục vụ cho các xứ đạo không có linh mục trong tỉnh Quảng Ninh, trên chặng đường hơn 300km, đặc biệt có 2 xứ đạo người dân tộc Thái ở Điền Xá, Phong Du, giáp biên giới Trung Quốc.

Linh mục Võ Thành Trinh mất ngày 21-8-1991 tại bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 08:15:24 am
ĐẶNG MINH TRỨ
(1900-1981)

Giáo sư Đặng Minh Trứ sinh năm 1900 tại làng Vĩnh Kim, huyện Chợ Giữa, tỉnh Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), trong một gia đình trung nông. Vốn thông minh, Đặng Minh Trứ luôn là học sinh xuất sắc, đã đậu vào trường Trung học Mĩ Tho, rồi được vào trường Chasseloup Laubat và đậu tú tài hạng ưu. Do đó, chính quyền thuộc địa đã cấp cho Đặng Minh Trứ học bổng sang Pháp, học tại đại học Tổng hợp Montpellier. Đến năm thứ 3, vì đã nhận 2 chứng chỉ, sinh viên Đặng Minh Trứ chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhưng anh lặng lẽ bỏ học và xách va li về nước, vì anh không nhận điều kiện buộc phải lấy quốc tịch Pháp mới được bảo vệ luận án tiến sĩ.

Về nước, ông dạy vật lí tại trường Pétrus Trương Vĩnh Kí (Sài Gòn). Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tích cực vận động giới văn sĩ, trí thức, giáo chức… tham gia phong trào trí thức, chống thực dân Pháp, ủng hộ kháng chiến. Ông cũng là người vận động giới nhân sĩ, trí thức… kí tên vào bản Tuyên ngôn của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1947. Sau đó, ông cùng cụ Lưu Văn Lang và bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đi gặp Cao ủy Pháp Bollaert để trình bản Tuyên ngôn, đòi Pháp thương lượng lập lại hòa bình với Chính phủ Hồ Chí Minh.

Trước khi vào khu kháng chiến, giáo sư Đặng Minh Trứ còn tham gia vận động thành lập Thành hội Liên Việt Sài Gòn - Chợ Lớn và trở thành người phụ trách Phân hội Giáo chức, phân hội đông nhất trong các phân hội của Thành hội Liên Việt (Phân hội Nông gia, Phân hội Dược sĩ…).

Vào khu kháng chiến ở Đồng Tháp Mười với người bạn thân là giáo sư Nguyễn Văn Chữ, giáo sư Đặng Minh Trứ được phân công làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn.

Năm 1949, về Khu 9, giáo sư làm Giám đốc Sở Giáo dục Nam Bộ. Năm 1950, giáo sư làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Cần Thơ cho đến ngày tập kết ra Bắc năm 1954.

Năm 1974, giáo sư Đặng Minh Trứ về hưu và mất ngày 26-6-1981 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 81 tuổi.

TRƯƠNG CÔNG TRUNG
(1919-2006)

Bác sĩ Trương Công Trung sinh ngày 9-11-1919 ở xã Long Châu, huyện Bình Long, tỉnh Vĩnh Long. Mất ngày 2-10-2006. Ông là một y sĩ tốt nghiệp trường Y sĩ Sài Gòn. Khi cách mạng bùng nổ, ông tham gia cách mạng và trở về miền Tây.

Ông cùng bác sĩ Nguyễn Thiện Thành xây dựng nền y tế kháng chiến ở miền Tây Nam Bộ, được giao phụ trách Quân y viện 1 (tức bênh viện Quân y của miền Tây Nam Bộ).

Dưới sự chỉ đạo của Trưởng phòng Quân y Nam Bộ Nguyễn Thiện Thành, y sĩ Trương Công Trung là người trực tiếp thực thi phương pháp Philatốp và Bômgolet. Chính ông là người đầu tiên đã lấy nhau thai nhi đưa vào tủ lạnh và tinh chế thành Philatốp để cấy cho bệnh nhân.

Sau đó thay vì áp dụng phương pháp mổ và đặt nhau, ông đã cỉa tiến bằng phương pháp chích để lấy nhau, an toàn và mau lành hơn. Phát minh đó đã được Ủy ban nhân dân Nam Bộ tặng cho Quân y viện một chiếc radio bán dẫn. Riêng ông được một phần thưởng cao quý nhất của người cán bộ kháng chiến: quà tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một tấm lụa và một tấm thiếp ghi: “Thân ái gửi y sĩ Trương Công Trung. Chào thân ái và quyết thắng. Hồ Chí Minh”.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 08:16:33 am
PHAN TRỌNG TUỆ
(1917-1991)

Phan Trọng Tuệ sinh ngày 7-7-1917 (tại Vientaiane, Thủ đô Lào), quê quán thôn Đa Phúc, xã Đài Sơn (Chùa Thầy), huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.

Năm 1925, học chưa hết bậc tiểu học, ông đi làm thợ cơ khí. Thuở nhỏ, ông chịu ảnh hưởng của người mẹ có tinh thần yêu nước. Gia đình là nơi tới lui của một số cán bộ cách mạng, đảng viên, bị địch khủng bố hồi Xô Viết Nghệ Tĩnh, lánh sang Lào. Ông nhận nhiệm vụ liên lạc cho cán bộ cách mạng, đưa tài liệu từ Lào qua Thái Lan và ngược lại.

Năm 1934, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại làng Na Hải Điền (thuộc Thành ủy Viêng Chăn). Năm 1935, ông bị địch bắt khi còn ở tuổi vị thành niên nên chúng giam 8 tháng rồi trục xuất về Việt Nam với cả gia đình. Năm 1936, ông về xã Sài Sơn làm nghề sửa xe đạp, chụp ảnh. Sau đó cùng hai đồng chí cùng bị trục xuất về nước với ông, thành lập chi bộ Đảng. Năm 1937, bắt được liên lạc với Thành ủy Hà Nội. Năm 1938, làm Bi thư Chi bộ Sài Gòn. Năm 1939, được Đảng rút vào hoạt động bí mật. Chi bộ Sài Sơn đổi thành Chi bộ Sơn Tây, thuộc Liên tỉnh ủy A (Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Phủ Lí). Chi bộ Sơn Tây phụ trách cả tỉnh Sơn Tây. Năm 1940, làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Sơn Tây, Ủy viên Liên tỉnh ủy A, Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kì, phụ trách Binh vận, đặc trách Thái Nguyên, khu du kích Bắc Sơn, và đến Hà Đông, Sơn Tây gây dựng khôi phục cơ sở cách mạng tại các nơi bị địch đánh phá

Năm 1943, ông bị địch bắt, vì một tên phản bội khai báo. Địch kết án ông 27 năm tù khổ sai ở Ba Vì. Tháng 6-1943, ông bị đày ra Côn đảo. Tháng 6-1943 đến tháng9-1945, ông hoạt động tích cực trong nhà tù Côn Đảo, là Chi ủy viên Chi bộ Hầm cấm cố Lao 3.

Ngày 23-9-1945, được Xứ ủy Nam Bộ rước về đất liền.

Tháng 10-1945, ông là thành viên Ủy ban kháng chiến Hậu Giang (gồm nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long). Cuối năm 1945, ông phụ trách Chính trị bộ Chủ nhiệm Chiến khu 9, Ủy viên Liên tỉnh ủy miền Tây Nam Bộ. Năm 1946, ông là Chính ủy Bộ Tư lệnh Chiến khu 9, Bí thư Khu ủy, Thường vụ Khu ủy miền Tây Nam Bộ. Năm 1947, ông đắc cử vào Xứ ủy Nam Bộ.

Năm 1949, ông được điều động về làm Chính ủy Bộ Tư lệnh Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Bí thư Khu ủy, Thường vụ Khu ủy, Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn.

Năm 1950, chuyển sang làm Chính ủy Bộ Tư lệnh Khu 7, sau đó là Bí thư Quân khu ủy, Bí thư Khu ủy.

Năm 1951, ông trở về Nam làm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Khu 9, sau đó là Phó Chính ủy kiêm Phó Tư lệnh Phân liên khu miền Tây.

Năm 1954, ông đặc trách khu Vĩnh - Trà. Sau Hiệp định Giơnevơ, ông làm Phó trưởng đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ủy ban Liên hiệp đình chiến ở Nam Bộ (Trưởng đoàn là Phạm Hùng).

Ông mất ngày 19-12-1991.

QUÁCH VŨ
(1922-1966)

Quách Vũ tên thật là Quách Vĩnh Chương, sinh năm 1922 tại Vĩnh Lợi, Bạc liêu.

Quách Vũ vào trường Trung học Cần Thơ sau Lưu Hữu Phước, nhưng họ sớm trở thành đội bạn tri âm vì cả hai đều có năng khiếu âm nhạc.

Đậu tú tài, Quách Vũ ra Hà Nội, gặp lại Lưu Hữu Phước và cùng nhóm sinh viên Nam Bộ phát động phong trào “trở về nguồn” và ca hát “Thành hiệu về lịch sử”. Quách Vũ đăng kí vào trường luật, nhưng chẳng bao lâu lại “xếp bút nghiên” về Nam tham gia chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Quách Vũ tham gia nhóm “Hoàng Mai Lưu”, gồm 7 thành viên: Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Phạm Hữu Tùng, Nguyễn Mĩ Ca, Trần Văn Khê và Quách Vũ. Quách Vũ là thành viên trẻ nhất của nhóm nhưng rất hăng hái và xông xáo. Ông tình nguyện về Bạc Liêu hoạt động văn nghệ và phát động phong trào quần chúng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tại tỉnh nhà.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Quách Vũ đi sâu vào âm nhạc. Ông công tác tại Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ, và Ban Văn nghệ của Sở Thông tin Nam Bộ. Ông đi khắp Khu 8 (Đồng Tháp Mười) và Khu 9 để sưu tầm dân ca. Quách Vũ hầu như là người đầu tiên xác định chủ trương “trở về nguồn”, lấy dân ca làm cơ sở cho công cuộc xây dựng nền âm nhạc mới, đậm đà bản sắc dân tộc, cũng như dân ca đã từng là nguồn gốc của ca nhạc tài tử và ca nhạc cải lương.

Quách Vũ là một nhạc sĩ có tài, đã để lại nhiều bản nhạc nổi tiếng, như bản nhạc không lời Nô đùa, mà có người coi là “một bản nhạc xuất thần”, hay tác phẩm Bác vô đây (nhận được giải Cửu Long Nam Bộ về nhạc), phảng phất làn điệu dân ca Nam Bộ, chỉ cần nghe một lần là cảm thấy thích và nhớ.

Ngoài ra còn một số bài hát: Câu hát Vĩnh Thông và tác phẩm Ta thắng như chẻ tre


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 08:20:01 am
Phụ lục 2

NHỮNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG

Lực lượng quân Pháp thời kì 1950-1954

    Pháp    Lê Dương    Châu Phi    Tổng số
1945     27907
1946     73340
1947    69768     617    78750
1948    46087    11338    5094    73752
1949    44505    13563    9091    85260
1950    48400    19099    13204    106372
1951    49247    18450    16901    112494
1952    51872    20283    19195    123252
1953    53866    18999    18881    122629
1954    50243    14462    18888    118364

Lực lượng quân ngụy thời kì 1950-1954

Thường trực    Dự bị
1946khoảng 2000khoảng 5.000
Tháng 7-194729.546khoảng 20.000
Tháng 5-194833.546
Tháng 6-1949 32.901
Tháng 5-194938.107
Tháng 12-1949 35.000
Tháng 8-195044.336Khoảng 40.000
Tháng 3-1951 45.919
Tháng 12-1951    63.657
Tháng 2-195269.91448.919
Tháng 2-195353.326
Tháng 6-1953 56.293
Tháng 1-1954 43.165
Tháng 3-195456.046

Nguồn: La guerre “franciase” d’Indochine (1945-1954), P.1118

Danh sách các tướng Pháp chỉ huy Mặt trận Nam Bộ

Tháng 12-1946 - tháng 2-1948       Général Nyo
Tháng 2-1948 - tháng 9-1949    Général Boyer de la Tour
Tháng 9-1949 - tháng 7-1951    Général Chanson (chết trận)
Tháng 9-1951 - tháng 6-1953    Général Bondis
Tháng 6-1953 - tháng 10-1954    Général Gardet

Nguồn: La guerre “franciase” d’Indochine (1945-1954), P.1118

Tổng chi phí của Pháp trong chiến tranh Đông Dương
(thống kê của Pháp)

Đơn vị: Tỉ fr 1954

  Chi phí của Pháp  % của tổng chi phí
1946      121,6      100
1947      132,4      100
1948      124,5      100
1949      193,8      100
1950      233      85
1951      341,6      77
Tháng 2-1952      330      59
Tháng 6-1953      384      48
Tháng 3-1954      164      21
Tổng số       2008,9       60

Nguồn: La guerre “franciase” d’Indochine (1945-1954), P.1121, 1122

Viện trợ Mĩ cho Pháp tại Đông Dương (tỉ fr)
(theo tài liệu của Pháp)

 
Năm    Tổng số    % trong tổng chi phí
    chiến tranh Đông Dương
1951-1952    115    20%
1952-1953    145    25%
1953-1954    275    41%

Nguồn: La guerre “franciase” d’Indochine (1945-1954), P.1123

Viện trợ Mĩ cho Pháp tại Đông Dương (tỉ fr)
(theo tài liệu của Mĩ(1))

 
1952    1953    1954 
Viện trợ về trang bị vũ khí85    119    200 
Viện trợ trực tiếp bằng đôla  195    173    275 
Cộng280    292    475 
Tổng chi phí chiến tranh568    598    610 
Tỉ lệ đóng góp của Mĩ50%    50%    80% 

Trích theo Jacques de Folin: Indochine 1940-1945, la fin d’un rêve, Ed. Perrin, Paris, 1993, tr. 319-120.


(1) Con số trong Báo cáo của Tiểu ban Tài chính, thuộc Thượng viện Mĩ (Kessing, thời kì 1952-1954).


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 08:21:25 am
Phụ lục 3

MỘT SỐ VĂN BẢN QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI THỜI KÌ NÀY

HIỂU ĐÚNG THANH NIÊN TIỀN PHONG

Đại tá  LÊ HỒNG LĨNH
Nhà sử học
                                                                                                     
Nguyên cán bộ Viện Lịch sử Quân sự

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mới sang Ấn Độ với tư cách là “Đại biểu nhân dân bên cạnh Thủ tướng Việt Minh” (deputy prime minester). Bác sĩ được Tổng thống Prasat tiếp với tất cả thiện chí đối với cuộc kháng chiến Việt Nam. Bác sĩ đã viết về cuộc cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta và được dự luận Ấn Độ hoan nghênh.

Về Việt Bắc, bác sĩ báo cáo xong công việc làm với Bác Hồ và Trung ương Đảng và đề nghị được trở về Nam Bộ để kháng chiến. Bác Hồ đã cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng đầu phái đoàn Chính phủ Trung ương vào Nam Bộ. Đầu tháng 10-1948, phái đoàn đi vào Nam.

Là cán bộ trong phái đoàn, tôi được dịp gần bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và hỏi anh Tư về việc thành lập Thanh niên Tiền phong mà anh là thủ lĩnh.

Ngày đó, sau cuộc đảo chính 9-3-1945 của Nhật, ở Sài Gòn chính quyền đế quốc phát xít do Minoda làm Thống đốc đang gặp thất bại trong việc tranh thủ quần chúng nhân dân. Chúng tổ chức ra “Thanh niên phòng vệ đoàn” giao cho Nguyễn Hòa Hiệp phụ trách nhưng không gom được mấy ai. Điều đó cũng là số phận của “Thanh niên ái quốc đoàn” do Võ Văn Cẩm tổ chức ở Hà Nội, vì mục đích của các tổ chức thanh niên này là phụng sự Nhật Bản.

Giữa tháng 3, người Nhật tên là Y Đa, vốn là một thân chủ (người đến chữa bệnh) rất phục tài và kính nể bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đã khuyến khích bác sĩ đứng ra tập hợp thanh niên Sài Gòn và Nam Bộ.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nói:

- Ông có đặt yêu cầu gì cho phong trào thanh niên ấy không?

- Không! Bác sĩ hãy nhân thời cơ này mà tập hợp thanh niên lại, làm việc cho đất nước của bác sĩ.

Y Đa tất nhiên không biết bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lúc đó đã là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.

Nghe bác sĩ Phạm Ngọc Thạch kể lại, tôi hỏi:

- Y Đa không đặt yêu cầu nào, anh Tư?

- Nó nói tổ chức thanh niên ra sao, đặt tổ chức mục đích ra sao, cờ hiệu thế nào là tùy mình.

- Như vậy Y Đa có ý tốt trong việc này?

- Có thể. Vì Y Đa biết rõ mình là một người trí thức yêu nước, nên y không đặt vấn đề mình đứng ra tổ chức đoàn thể quần chúng phụng sự cho đế quốc Nhật. Vả lại có yêu cầu mình như vậy thì tất nhiên mình không nhận lời.

- Liêu có tin được Y Đa không?

- Y Đa là quan chức Nhật, phụ trách về khối quần chúng, thậm chí y có thể là “Hắc Long”. Tin tưởng Y Đa là người tốt thì khó. Nhưng có khả năng Y Đa biết rõ là Nhật sắp thua đến nơi, Mĩ sắp đến, Pháp sẽ trở lại, y có một hành động có lợi cho dân tộc Việt Nam, điều có lợi lâu dài về sau cho sự bang giao Nhật Việt? Lại cũng có thể khi mình tổ chức ra được lực lượng, khi đó y sẽ cho người vào làm “đoàn” hoặc sẽ dùng quyền lực để buộc tổ chức mình ủng hộ chính quyền Nhật. Đó là điều mình cảnh giác, nhưng thực tiễn không có việc gì. Mình đã đến gặp Hà Huy Giáp rồi Trần Văn Giàu để trao đổi và xin ý kiến Xứ ủy.

Xứ ủy xét: Y Đa không đặt điều kiện, ta nên tranh thủ điều kiện công khai mà tổ chức và cổ súy phong trào cách mạng. Xứ ủy đồng ý và giao trách nhiệm cho đồng chí Phạm Ngọc Thạch đứng ra tổ chức tập hợp thanh niên. Xứ ủy quyết định lấy tên tổ chức là “Thanh niên Tiền phong” (Jeunesse d’avant garde), đặt cờ hiệu, nội dung tư tưởng và phương hướng hoạt động, hệ thống tổ chức, đồng phục, v.v., chỉ định thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong chung và ở các tỉnh.

Ban lãnh đạo Thanh niên Tiền Phong gồm bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (Tổng thư kí và Thủ lĩnh, kĩ sư Ngô Tấn Nhơn, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, các sinh viên Nguyễn Văn Phú, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Bửu Kiếm, các bác sĩ Huỳnh Văn Thứ, Huỳnh Bá Nhung, luật sư Thái Văn Lung. Xứ ủy quyết định chuyển tổ chức từng công đoàn vào làm nòng cốt cho Thanh niên Tiền phong và gọi Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp, đưa thêm vào ban lãnh đạo Thanh niên Tiền phong cán bộ lãnh đạo của công đoàn: Hoàng Đôn Văn, Nguyễn Lưu, Huỳnh Đình Hai, Nguyễn Văn Tư, Từ Văn Ri.

Thanh niên Tiền phong với đồng phục quần soọc, áo trắng cộc tay, đầu đội nón bàng rộng, lưng đeo cuộn dây thừng vào dao găm, về sau thêm gậy, chào nhau bằng cách tay xòe ngang vai trái với khẩu lệnh “Thanh Niên tiến!”. Họ đi từng đội, dậm châm đều, dưới ngọn cờ vàng sao đỏ năm cánh, hát vang bài “Tiếng gọi thanh niên”, “Lên đàng”.

Tất cả các khu phố, các ngành đều có Thanh niên Tiền phong. Các trụ sở Thanh niên Tiền phong được canh gác nghiêm ngặt. Thanh niên Tiền phong giữ trật tự an ninh cho các khu phố. Dinh Thống đốc (lúc đó gọi là Khâm sai) cũng có Thanh niên Tiền phong và do Thanh niên Tiền phong canh gác. Thanh niên Tiền phong trở thành lực lượng bán quân sự của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy.

Thanh niên Tiền phong phát triển rất mau, thu hút hầu hết thanh niên thành phố, thị xã, thị trấn và một phần khá lớn thanh niên thôn quê. Phụ nữ cung có Phụ nữ Tiền phong. Các người yêu nước lớn tuổi, muốn hoạt động cách mạng, cũng vào Thanh niên Tiền phong. Chỉ trong 3 tháng, Thanh niên Tiền phong Sài Gòn có hơn 200.000 đoàn viên. Trên cả 21 tỉnh thành Nam Bộ có 1.200.000 đoàn viên Thanh niên Tiền phong.

Sự phá vỡ hệ thống đàn áp, cai trị, gián điệp phòng nhì của thực dân Pháp sau ngày 9-3-1945 đi đôi với sự thua thiệt của Nhật trên các chiến trường nên chúng không thể kiểm soát quản lí tình hình, cả hai điều đó là điều kiện khách quan cho Thanh niên Tiền phong hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Cuối cùng thì Nhật cũng biết được thực chất của Thanh niên Tiền phong nhưng thấy không ngăn nổi phong trào yêu nước đang dâng cao và có thể cũng không nên ngăn nữa.

Trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Sài Gòn và các thành phố, thị xã, thị trấn, lực lượng Thanh niên Tiền phong là lực lượng xung kích và đông đảo trong giành chính quyền. Thanh niên Tiền phong công khai tuyên bố là một thành viên của Mặt trận Việt Minh.

Vai trò của Thanh niên Tiền phong trong Cách mạng Tháng Tám và trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến rất to lớn. Chính vì nó là tổ chức quần chúng yêu nước được Đảng lãnh đạo.

Đây là một tổ chức quần chúng thanh niên, lôi cuốn tất cả các giới, rộng lớn, do Đảng lãnh đạo và là lực lượng xung kích của cách mạng. Và đây là sự sáng tạo của Xứ ủy Nam Kì lúc đó đã biết nắm chắc thời cơ mạnh bạo và khôn khéo lợi dụng điều kiện công khai, nhanh chóng tổ chức và phát triển lực lượng cách mạng, cổ súy phong trào.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Chín, 2012, 08:33:05 am
RƯỚC TÙ CÔN ĐẢO

TÔ BỬU GIÁM sưu tầm

Vừa giành được chính quyền, ngay chiều ngày 25-8-1945, trong phiên họp đầu tiên, Xứ ủy và Ủy ban nhân dân đã quyết định phải tổ chức rước anh em ở Côn Đảo về ngay (trích lời phát biểu của đồng chí Huỳnh Văn Tiểng nhân hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày sinh Bác Tôn năm 1988 tại An Giang).

Xứ ủy và Ủy ban nhân dân quyết định thành lập Ủy ban ủng hộ chính trị phạm do đồng chí Đào Duy Kì làm Chủ tịch tại trụ sở báo Dân chúng, có các ủy viên là Nguyễn Công Trung, Tưởng Dân Bảo. Đồng chí Lí Văn Chương được giao tổ chức dùng tàu Lanessan để rước tù chính trị ở Côn Đảo. Nhưng do trục trặc, tàu Lenesssan bị Nhật đem đi mất nên Ủy ban ủng hộ chính trị phạm phân công anh Ngô Văn Chưởng tức tốc đi Kiên Giang mướn tàu Hải Nam (Trung Quốc).

Ngại rằng anh Ngô Văn Chưởng khó tìm thuê được tàu Hải Nam, các đồng chí Đào Duy Kì, Nguyễn Công Trung, Tưởng Dân Bảo quyết định phân công anh Lí Văn Chương cùng một số đồng chí khác chia nhau đi gặp các đồng chí lãnh đạo các tỉnh Gò Công, Bến Tre, Sóc Trăng, Rạch Giá, Bạc Liêu… huy động các ghe đi biển của các tỉnh này. Sau khi sửa chữa được tàu phú Quốc, tập hợp được 27 ghe của các tỉnh (sau chỉnh đón lại còn 23 chiếc), chuẩn bị thức ăn đầy đủ, đoàn tàu do các đồng chí Tưởng Dân Bảo, Lí Văn Chương chỉ huy đã ra khơi. Tối ngày 19-9-1945, đoàn tàu, ghe tới Côn Đảo.

Trong lúc này, ở Côn Đảo, Ủy ban phòng thủ Côn Đảo do đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Đảng ủy Côn Đảo làm Chủ tịch Ủy ban, đã tổ chức bố trí canh phòng bờ biển nghiêm ngặt đề phòng giặc đến tái chiếm, một phặt phân công các đồng chí là thợ máy như Nguyễn Hùng Minh, Nguyễn Hùng Phước (do đồng chí Tôn Đức Thắng trực tiếp phụ trách), sửa chữa chiếc cano tuần tiễu biển của chúa đảo để đưa một số đồng chí vượt bể về đất liền móc ráp với cơ sở cách mạng địa phương cho tàu ra rước các đồng chí đang còn ở đảo.

Khi chiếc cano sửa xong, chuẩn bị cho đoàn vượt biển về đất tiền thì tàu Phú Quốc và cá ghe đi biển do đồng chí Tưởng Dân Bảo chỉ huy đã tới Côn Đảo. Việc tổ chức đưa đoàn tàu đi về đất liền được sắp xêp như sau:

- Chiếc cano được lấy tên là Cano Giải phóng có 13 người: Bác Tôn, đồng chí Phạm Hùng, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Hùng Minh, Nguyễn Hùng Phước…

- Trên tàu Phú Quốc có tới 160-170 anh em (dành cho các anh nhiều tuổi hoặc đang bệnh, đau yếu). Trong đó có các đồng chí Lê Duẩn, Lê Văn Lương, Võ Sĩ, Nguyễn Văn L:inh, Phạm Hữu Lầu, Mai Chí Thọ…

- Các đội trưởng, chính trị viên 18 đội phòng thủ trong Đoàn phòng thủ Côn Đảo cùng các chính trị phạm khác chia nhau đi các ghe biển (có ghe chở tới trăm người, có ghe chỉ chở được 30-4 người).

Việc sắp xếp ai đi trước, ai đi sau khá gay go. Người phụ trách tổ chức ở lại là đồng chí Văn Viên. Theo lời đồng chí Phạm Hùng kể lại: “Khi sắp xếp cho ai về trước, ai về sau, tình hình tư tưởng trong anh em tù chính trị cũng như tù thường phạm rất phức tạp. Ai cũng muốn về trước. Nguyện vọng về đất liền gặp lại mẹ, vợ, con là chính đáng nhưng phải có người đi trước, đi sau vì phải phòng vệ đảo. Lúc tôi đang loay hoay vừa lo bố trí cho người đi, người ở thì đồng chí Văn Viên gặp tôi nói: “Anh yên tâm đưa anh em về trước, lo việc lớn còn việc sắp xếp người ở lại thế nào, anh để tôi lo”. Tôi thật sự xúc động trước tinh thần ấy của đồng chí Văn Viên.

Lễ xuất phát rất hào hùng. Cano Giải phóng dẫn đầu, tiếp theo tàu Phú Quốc và các tàu nối tiếp, trên nóc tàu cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay.

Cả 23 chiếc ghe bầu căng buồm, no gió hướng về đất liền. Trên cột buồm rực rỡ lá cờ Tổ quốc.

Đoàn tàu ra khơi không lâu thì trời nổi gió, mưa và giông. Anh em bị say sóng và nôn mửa. Đoàn tàu cũng lạc nhau từ đó.

Chiếc Cano Giải phóng lạc vào cửa biển Mĩ Thạnh, sau đó liên hệ được với Tỉnh ủy Sóc Trăng và được đưa về nhập với đoàn tàu Phú Quốc và các ghe biển, kẻ trước người sau đều cập bến Đại Ngãi, sau đó được rước về thị xã Sóc Trăng ở trường Saint Francois Xavier mà người Sóc Trăng gọi là trường Taberd đúng vào ngày 23-9-1945.

Sau khi đoàn tàu rước tù Côn Đảo đợt 1 về bến Mĩ Thạnh, bến Đại Ngãi (đều thuộc tỉnh Sóc Trăng), Ban tổ chức đón tiếp tù chính trị chuyển sang đợt II đón tiếp các đồng chí còn lại ở Đảo.

Trong thời gian đợi tàu cấp bến, đồng chí Văn Viên đã chủ trương cho anh em ngoài việc canh gác, cảnh giới còn tổ chức đi thăm hỏi gia đình viên chức, gác dan nhà tù và giáo dục lòng yêu nước cho họ, động viên họ cùng đi tu bổ mộ các liệt sĩ. Ngoài ra còn tổ chức đêm văn nghệ “cây nhà lá vườn”.

Ngày 28-9-1945, tàu về đến Đại Ngãi (Sóc Trăng) nhưng không dừng lại đây như đợt trước mà ghé bến Thương Mại (Quai de commerce), nay là bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Cũng ngày 30-9-1945, tất cả anh em tù chính trị quê ở miền Bắc và miền Trung (về Sóc Trăng đợt 23-9-1945) đều tập trung đầy đủ ở thành phố Cần Thơ dự lớp học “Chính sách Việt Minh” và “Tình hình nhiệm vụ mới” do đồng chí Hoàng Quốc Việt phụ trách. Người giảng chính là đồng chí Bùi Công Trừng, lớp học được mở tại đình Tân An.

Sau đó, thể theo nguyện vọng của các đồng chí, lãnh đạo phân công cho các đồng chí về các địa phương công tác, rải đều cho các tỉnh Nam Bộ để làm nòng cốt cho cuộc kháng chiến chống Pháp tại nơi mình được cử đến.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:11:55 pm
LỜI KÊU GỌI CỦA ỦY BAN KHÁNG CHIẾN NAM BỘ
(Ngày 23-9-1945)

Đồng bào Nam Bộ!

Nhân dân thành phố Sài Gòn!

Anh em công nhân, nông dân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ!

Đêm qua, thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung tâm Sài Gòn.

Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nữa.

Ngày 2 tháng 9, đồng bào đã thề quyết hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc lập của Tổ quốc:

“Độc lập hay là chết!”

Hôm nay, Ủy ban kháng chiến kêu gọi:

Tất cả đồng bào, già, trẻ, trai, gái hãy cầm võ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược.

Ai không có phận sự do Ủy ban kháng chiến giao phó thì hãy lập tức rời khỏi thành phố. Những người còn ở lại thì:

- Không làm việc, không đi lính cho Pháp.

- Không đưa đường, không báo tin cho Pháp.

- Không bán lương thực cho Pháp.

- Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt.

- Hãy đốt sạch tất cả các sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy của Pháp.

Sài Gòn bị Pháp chiếm, phải trở thành một Sài Gòn không điện, không nước, không chợ búa, không cửa hàng.

Hỡi đồng bào!

Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp và tiêu diệt tay sai của chúng.

Hỡi anh em binh sĩ, dân quân, tự vệ! Hãy nắm chắc võ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước.

Cuộc kháng chiến bắt đầu!

Sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945
                                                                                                 
Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ
TRẦN VĂN GIÀU
(Tư liệu Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh)


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:14:15 pm
TUYÊN CÁO QUỐC DÂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN NAM BỘ

Đồng bào Nam Bộ!

Vì coi quân đội Anh là đại biểu của Đồng minh tới đất nước chúng ta giải giáp quân đội Nhật để đem lại hòa bình cho dân chúng Đông Dương, nên chúng tôi, Ủy ban nhân dân Nam Bộ luôn luôn giúp cho quân đội Anh làm nhiệm vụ được dễ dãi. Mặc dù có nhiều điều bất mãn, đã nhiều lần chúng tôi kêu gọi quốc dân nên nén lòng căm giận để chờ cuộc vận động ngoại giao với Đồng minh trên trường quốc tế. Nhưng do sự nhân nhượng và dung túng của quân đội Anh, bọn thực dân Pháp đã làm những điều quá đáng. Đêm 22 tháng 9, chúng nó cùng quân Anh đã chiếm Sở Bưu điện và Sở Cảnh sát của ta. Sáng hôm 23 tháng 9, quân Pháp công nhiên cùng quân Anh đến chiếm trụ sở của Ủy ban nhân dân Nam Bộ và Quốc gia tự vệ Cuộc. Chúng đã gây nhiều cuộc đổ máu ở đường phố Sài Gòn. Rõ ràng là quân đội Anh đã cùng bọn Pháp công nhiên làm sai trách nhiệm của Đồng minh đã ủy thác cho họ.

Không lẽ chịu nhục hoài, và vì danh dự của dân tộc, chúng ta phải coi trọng quyền lợi quốc gia, nên chúng tôi phải đánh điện ra cho Chính phủ Trung ương xin phép kháng chiến. Chúng tôi đã:

1) Lập Ủy ban Kháng chiến để lo việc quân sự;

2) Hạ lệnh tổng đình công và bất hợp tác với Pháp;

3) Truyền đi lục tỉnh thi hành kế hoạch phá hoại đường giao thông, tiếp tế để bao vây địch;

4) Kêu gọi đồng bào tố cáo bọn Việt gian nguy hiểm.

Hỡi đồng bào thân mến!

Mỗi lần quân Anh lạm quyền, chúng tôi đã điện ngay cho thủ tướng Anh và các nước Đồng minh. Chúng ta chịu nhịn nhục đến nay là cùng rồi. Đồng minh đã hiểu những nguyên nhân sự hành động của ta đối với quân địch. Các đoàn thanh niên; các đoàn bảo an mau mau cương quyết phấn đấu. Các giới đồng bào hãy thi hành triệt để kế hoạch phá hoại và chống quân địch.

Toàn dân hãy đoàn kết bảo vệ quốc gia.

Ủy ban nhân dân Nam Bộ
                                                                                                          
(Báo Cứu Quốc, ngày 29-9-1945)


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:15:41 pm
HUẤN LỆNH CỦA CHÍNH PHỦ LÂM THỜI
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
NGÀY 24-9-1945

Hỡi đồng bào Nam Bộ!

Lòng cương quyết dũng cảm của nhân dân Nam Bộ chống lại quân đội xâm lăng của Pháp chẳng những đã làm cho đồng bào toàn quốc cảm phục, mà lại đã chứng tỏ cho thế giới đều biết cái quyết tâm độc lập của nhân dân Việt Nam.

Hiện nay, đồng bào Nam Bộ đang đi qua những bước khó khăn gay go. Điều đó là một sự dĩ nhiên trên con đường tranh đấu cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc. Đồng bào phải kiên quyết, phải giữ vững sự tin ở tương lai và lập tức thi hành triệt để những lời thề quả quyết trong ngày độc lập.

Hỡi các đồng chí phụ trách! Các đồng chí phải căn cứ theo chính sách tranh thủ hoàn toàn độc lập của chính phủ và điều kiện thực tế của Nam Bộ mà định phương châm hành động cho đúng, làm sao cho giữ gìn được thực lực chính trị và quân sự, đồng thời tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam không chịu ách nô lệ của thực dân Pháp một lần nữa.

Trong giờ phút nghiêm trọng này, chính phủ kêu gọi đồng bào yêu quý Nam Bộ phải đoàn kết chặt chẽ muôn người như một, dũng cảm và thận trọng, kiên quyết và trầm tĩnh, nghe theo lời chính phủ để đưa cuộc giải phóng của chúng ta đến thắng lợi cuối cùng.

Báo Cứu Quốc, ngày 25-9-1945


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:18:03 pm
GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ(1)

Hỡi đồng bào Nam Bộ!

Nước ta vừa tranh quyền độc lập, thì đã gặp nạn ngoại xâm. Khi còn chiến tranh với Nhật, thì thực dân Pháp hoặc đầu hàng hoặc chạy trốn. Nay vừa hết chiến tranh thì bọn thực dân Pháp hoặc bí mật hoặc công khai mò lại. Trong 4 năm, họ đã bán nước ta 2 lần. Nay họ muốn thống trị dân ta lần nữa.

Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam bộ. Chúng ta nên nhớ lờ] nói oanh liệt của nhà đại cách mạng Pháp: “Thà chết tự do hơn sống nô lệ”.

Tôi chắc và đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ và toàn quốc đồng bào sẽ hết sức giúp những chiến sĩ và nhân dân đang hi sinh đấu tranh để giữ vững nền độc lập của nước nhà.

Tôi chắc và tất cả đồng bào đều chắc rằng những người và những dân tộc yêu chuộng bình đẳng, tự do trên thế giới đều đồng tình với chúng ta.

Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân.

Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc tranh đấu của chúng ta là chính đáng.

Tôi chỉ muốn dặn đồng bào Nam Bộ một lời: “Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh phòng cẩn thận, nhưng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho thế giới, trước hết là làm cho dân Pháp biết rằng: chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tư thù tư oán, làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước”.

Nước Nam độc lập muôn năm.

Đồng bào Nam Bộ muôn năm.

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 1945
Hồ Chí Minh
                                                                                                  
Báo Cứu Quốc, số 54, ngày 29-9-1945


(1) Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp được quân đội Anh giúp sức đã nổ súng đánh chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ tại Sài Gòn. Ngay chiều hôm đó, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ (của Đảng Cộng sản Đông Dương) và Ủy ban nhân dân Nam Bộ, nhân dân Sài Gòn đã tổng đình công, không hợp tác với giặc Pháp. Một vạn rưỡi tự vệ cùng nhân dân lập vật chướng ngại trên đường phố, đánh trả quyết liệt quân xâm lược, mở đầu cuộc kháng chiến của đồng bào Nam Bộ chống thực dân Pháp xâm lược.
Việc quân Pháp đánh úp Nam Bộ đã làm cho nhân dân cả nước sôi sục căm thù. Các đội quân Nam tiến từ khắp cả địa phương ở Bắc bộ và Trung Bộ đã lên đường vào Nam đánh giặc, cứu nước.
Ngày 26-9-1945, qua Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào Nam Bộ, khẳng định quyết tâm kháng chiến của Trung ương Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước ta (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr.27-28).


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:20:12 pm
HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ NGÀY 6-3-1946(1)

Một bên là Chính phủ Cộng hòa Pháp do ông Xanhtơny (Saiteny), người thay mặt và có ủy nhiệm chính thức của Thủy sư đô đốc Đácgiăngliơ (Georges Thierry d’Argenlieu), Thượng sứ Pháp thụ nhiệm ủy quyền của Chính phủ Cộng hòa Pháp, làm đại biểu.

Một bên là Chính phủ Cộng hòa Việt Nam do Cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc ủy viên của Hội đồng các Bộ trưởng là ông Vũ Hồng Khanh, làm đại biểu.

Hai bên đã thỏa thuận về các khoản sau này:

1) Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Cộng hòa là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, là một phần tử trong Liên bang Đông Dương ở trong khối Liên hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba “kì”, Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận, nhưng quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết.

2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện, tiếp đón quân đội Pháp khi nào quân đội ấy chiểu theo các hiệp định quốc tế đến thay thế quân đội Trung Hoa. Một Hiệp định phụ khoản đính theo Hiệp định sơ bộ này sẽ định rõ cách thức thi hành công việc thay thế ấy.

3. Các điều khoản kể trên sẽ được tức khắc thi hành. Sau khi kí hiệp định, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, để giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí hiện thời và để gây một bầu không khí êm dịu cần thiết cho việc mở ngay cuộc điều đình thân thiện và thành thực. Trong cuộc điều đình ấy sẽ bàn về:

a) Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài.

b) Chế độ tương lai của Đông Dương.

c) Những quyền lơi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam.

Các thành phố Hà Nội, Sài Gòn, Pari có thể được chọn làm nơi hội họp cuộc hội nghị.

Làm tại Hà Nội,ngày 6 tháng 3 năm 1946

HỒ CHÍ MINH        VŨ HỒNG KHANH        XANHTƠNI

PHỤ KHOẢN
Đính theo Hiệp định sơ bộ
Của Chính phủ Cộng hòa Pháp và Chính phủ Việt Nam

Hai Chính phủ kể trong bản Hiệp định sơ bộ đã thỏa thuận các khoản sau này:

1) Những lực lượng quân bị thay thế quân đội Trung Hoa sẽ gồm có:

a) 10.000 quân Việt Nam với các sĩ quan Việt Nam thuộc quyền điều khiển của các nhà chức trách quân sự Việt Nam.

b) 15.000 quân Pháp, trong số đó đã kể số lính Pháp hiện nay đã đóng trong cõi Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 16.

15.000 lính Pháp ấy phải là những người Pháp chính tông, trừ những đội phụ trách canh phòng tù binh Nhật Bản.

Tổng cộng các lực lượng kể trên sẽ đặt dưới quyền của Tư lệnh Pháp do các đội viên Việt Nam cộng tác.

Khi các đội quân Pháp đã đổ bộ, một hội nghị tham mưu gồm các đại biểu của Bộ tư lệnh Pháp và Bộ tư lệnh Việt Nam sẽ định rõ sự tiến triển, sự du nhập, và cách sử dụng các đội quân Pháp và các đội quân Việt Nam đã kể trên.

Sẽ lập ra những Ủy ban binh vụ Pháp - Việt ở tất cả các cấp quân đội để chuyên việc liên lạc binh sĩ Pháp và Việt Nam theo tinh thần cộng tác thân hữu.

2) Những đội quân Pháp dùng để thay thế quân đội Trung Hoa sẽ chia ra làm 3 hạng:

a) Những đội phụ trách việc canh phòng tù binh Nhật Bản. - Các đội này sẽ rút về Pháp ngay khi nào nhiệm vụ của họ đã xong, nghĩa là sau khi tù binh Nhật Bản đã được đem ra khỏi xứ này; dù sao thời gian ấy không được quá 10 tháng.

b) Những đội quân cùng với quân đội Việt Nam phụ trách về việc công an và phòng vệ đất nước Việt Nam. - Cứ mỗi nǎm một phần nǎm (1/5) các đội quân sẽ về Pháp để quân đội Việt Nam thay thế. Vậy trong 5 nǎm, quân đội Việt Nam sẽ thay thế toàn số quân đội Pháp này.

c) Những đội quân phụ trách việc phòng vệ các căn cứ hải và không quân. - Thời hạn của nhiệm vụ giao cho các đội này sẽ do các cuộc hội nghị sau quyết định.

3) Ở các nơi đồn trú có quân đội Pháp và quân đội Việt Nam đóng giữ, những khu vực riêng biệt cho đôi bên sẽ được định rõ.

4) Chính phủ Pháp cam đoan không dùng các tù binh Nhật vào những việc có mục đích quân sự.

Làm tại Hà Nội,ngày 6 tháng 3 năm 1946

HỒ CHÍ MINH        VŨ HỒNG KHANH        XANHTƠNI


(1) In trong báo Cứu quốc, số 180, ngày 8-3-1946 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 200, t.4, tr.525-528).


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:21:55 pm
TẠM ƯỚC VIỆT - PHÁP 14-3-1946(1)

Khoản 1. - Những kiều dân Việt ở Pháp và những kiều dân Pháp ở Việt Nam đều được hưởng quyền tự do cư trú như người bản xứ, và những quyền tự do tư tưởng, tự do dạy học, buôn bán, đi lại, nói chung là tất cả các quyền tự do dân chủ.

Khoản 2. - Những tài sản và xí nghiệp của người Pháp ở Việt Nam sẽ không phải chịu một chế độ khe khắt hơn chế độ dành cho tài sản và xí nghiệp của người Việt Nam, nhất là về phương diện thuế khóa và luật lao động. Đối lại, những tài sản và xí nghiệp của kiều dân Việt Nam tại các xứ trong khối Liên hiệp Pháp quốc cũng sẽ được hưởng sự ngang hàng về chế độ như thế. Chế độ tài sản và xí nghiệp Pháp hiện có ở Việt Nam chỉ có thể thay đổi do sự thỏa thuận chung giữa nước Cộng hòa Pháp và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả những tài sản Pháp đã bị Chính phủ Việt Nam trưng dụng hoặc những tài sản mà tư nhân hoặc xí nghiệp Pháp bị nhà chức trách Việt Nam tước, sẽ trả lại cho chủ nhân hay những người có quyền hưởng thụ. Sẽ cử ra một Ủy ban Việt - Pháp để định rõ cách thức hoàn lại.

Khoản 3. - Để nối lại ngay từ giờ những mối liên lạc về vǎn hóa mà cả nước Pháp và nước Việt Nam đều muốn phát triển, những trường học Pháp các cấp sẽ được tự do mở trên đất Việt Nam. Những trường ấy sẽ theo chương trình học chính thức của Pháp. Một bản thỏa hiệp riêng sẽ định rõ những trụ sở nào sẽ dành cho những trường học ấy dùng. Những trường ấy sẽ mở rộng cho cả học sinh Việt Nam.

Những kiều dân Pháp sẽ được tự do nghiên cứu khoa học và mở những viện khoa học trên đất Việt Nam.

Những kiều dân Việt Nam cũng được hưởng đặc quyền ấy ở Pháp. Tài sản và địa vị pháp luật của Viện Paxtơ (Pasteur) sẽ được khôi phục. Một Ủy ban Việt - Pháp sẽ định điều kiện cho Trường Viễn Đông bác cổ hoạt động trở lại.

Khoản 4. - Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ dùng đến người Pháp trước nhất mỗi khi cần người cố vấn hoặc chuyên môn. Chỉ khi nào nước Pháp không cung cấp được nhân viên mà Chính phủ Việt Nam cần đến thì đặc quyền trên đây của Pháp mới thôi thi hành.

Khoản 5. - Ngay sau khi giải quyết vấn đề điều hòa tiền tệ hiện thời, sẽ chỉ có một thứ tiền duy nhất tiêu dùng trong những xứ thuộc quyền Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và những xứ khác ở Đông Dương. Tiền ấy là đồng bạc Đông Dương hiện nay do nhà Ngân hàng Đông Dương phát hành, trong khi đợi một viện phát hành tiền tệ. Một Ủy ban gồm có đại biểu tất cả các nước hội viên của Liên bang Đông Dương sẽ nghiên cứu chế độ pháp lí của viện phát hành ấy. Ủy ban ấy lại có nhiệm vụ dung hợp tiền tệ và hối đoái đồng bạc Đông Dương thuộc về khối đồng Phrǎng (Franc).

Khoản 6. - Nước Việt Nam cùng với các nước trong Liên bang họp thành một quan thuế đồng minh. Vì vậy sẽ không có hàng rào quan thuế nào trong nội địa Liên bang và thuế nhập cảng cùng xuất cảng ở mọi chỗ thuộc địa phận Đông Dương sẽ đánh đều nhau. Một ủy ban dung hợp quan thuế và ngoại thương sẽ nghiên cứu những phương sách thi hành cần thiết và sắp đặt việc tổ chức quan thuế Đông Dương; ủy ban này có thể là ủy ban dung hợp tiền tệ, và hối đoái nói trên.

Khoản 7. - Một ủy ban Việt - Pháp để điều hòa giao thông sẽ nghiên cứu những phương sách tái lập và cải thiện các đường giao thông giữa Việt Nam và các nước khác trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp; đường vận tải bộ, thủy và hàng không, sự liên lạc bưu điện, điện thoại, điện tín và vô tuyến điện.

Khoản 8. - Trong khi chờ đợi Chính phủ Cộng hòa Pháp và Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam kí kết một bản hiệp định dứt khoát giải quyết vấn đề ngoại giao của nước Việt Nam với ngoại quốc, một ủy ban chung Việt - Pháp sẽ ấn định việc đặt lãnh sự Việt Nam tại các nước lân bang và sự giao thiệp giữa nước Việt Nam với các lãnh sự ngoại quốc.

Khoản 9. - Vì muốn lập ngay ở Nam Bộ và Nam phần Trung Bộ một nền trật tự cần thiết cho các quyền tự do, dân chủ được tự do phát triển, cho thương mại được phục hồi, vì hiểu rằng sự đình chỉ những hành động xung đột và võ lực của cả hai bên sẽ có ảnh hưởng tốt cho những việc nói trên, Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng ấn định những phương sách sau đây:

a) Hai bên sẽ đình chỉ hết mọi hành động xung đột và võ lực.

b) Những hiệp định của hai Bộ tham mưu Pháp và Việt Nam sẽ định rõ điều kiện thi hành và kiểm soát những phương sách do hai bên cùng ấn định.

c) Định rõ ràng những tù nhân hiện bị giam giữ vì lí do chính trị sẽ được phóng thích, trừ những người bị truy tố về những thường tội đại hình và tiểu hình. Những tù nhân bị bắt trong các cuộc hành binh cũng vậy. Nước Việt Nam bảo đảm sẽ không truy tố và tha thứ một hành động võ lực nào đối với những người trung thành với nước Pháp. Đổi lại, Chính phủ Pháp bảo đảm sẽ không truy tố và sẽ không tha thứ một hành động võ lực nào đối với với những người trung thành với nước Việt Nam.

d) Sự hưởng thụ những quyền tự do dân chủ đã định trong khoản thứ nhất sẽ được hai bên bảo đảm lẫn cho nhau.

đ) Hai bên sẽ đình chỉ những sự tuyên truyền đối với nhau không được thân thiện.

e) Chính phủ Pháp và Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam sẽ hợp tác để những kiều dân các nước trước kia là thù địch không thể làm hại được nữa.

g) Một nhân vật do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ định và được Chính phủ Pháp công nhận, sẽ được ủy nhiệm bên vị thượng sứ để xếp đặt sự cộng tác cần thiết cho việc thi hành những điều thỏa thuận này.

Khoản 10. - Chính phủ Cộng hòa Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng tìm cách kí kết những bản thỏa thuận riêng về bất cứ vấn đề nào có thể thắt chặt dây liên lạc thân thiện và dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát. Theo mục đích ấy các cuộc đàm phá sẽ tiếp tục càng sớm càng hay và chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947.

Khoản 11. - Bản thỏa hiệp này kí làm hai bản. Tất cả các khoản sẽ bắt đầu thi hành từ 30 tháng 10 năm 1946.


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr. 530-533.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:24:02 pm
THƯ VÀO NAM(1)

Gửi đồng bào thân mến Nam Bộ,

 Nhân dịp phái đoàn của chính phủ vào Nam, tôi gửi lời thân ái hỏi thăm toàn thể đồng bào.

Đã hơn 3 năm, đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ đã và đang anh dũng kháng chiến để giữ vững nền độc lập, thống nhất và dân chủ mà Cách mạng Tháng Tám đã đưa lại cho nước nhà.

Chính phủ luôn luôn nghĩ đến đồng bào. Và mặc dầu giao thông khó khăn, Chính phủ luôn luôn kiếm cách để liên lạc mật thiết với đồng bào.

Nhờ sự đoàn kết và chí hi sinh của quân và dân toàn quốc, ta đã làm cho Pháp thất bại một lần lớn về quân sự, chính trị và kinh tế. Mặc dầu lực lượng to tát về quân sự và thủ đoạn gian hiểm về chính trị của giặc Pháp, ngày nay chúng đã phải công nhận thất bại trong kế hoạch đặt ách nô lệ lên dân tộc ta.

Nhưng tôi thường hay nhắc lại với đồng bào và chiến sĩ: ta càng gần đến thắng lợi thì càng gặp nhiều bước gay go hơn, vì trước khi hoàn toàn thất bại, thực dân sẽ tập trung lực lượng của chúng để thi hành chính sách càn quét và khủng bố.

Vì thế đồng bào và chiến sĩ phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần cũng như vật chất để đối phó mọi sự khó khăn trước ngày thắng lợi.

Chúng ta đã đoàn kết, chúng ta phải đoàn kết hơn nữa, chúng ta đã hi sinh, phải kiên quyết hi sinh hơn nữa.

Trong mùa Thi đua ái quốc đang sôi nổi khắp cả nước, tôi mong rằng đồng bào Nam Bộ sẽ hăng hái tham gia, về quân sự cũng như về chủ trương, kinh tế, văn hóa, v.v.

Các cụ phụ lão, các thân hòa thân sĩ, các anh chị em trí thức thì hô hào và làm kiểu mẫu. Các tầng lớp đồng bào khác thì sốt sắng xung phong. Như thế Nam Bộ sẽ cùng đồng bào toàn quốc thực hiện được chương trình:

Diệt giặc đói,
Diệt giặc dốt,
Diệt giặc ngoại xâm.


Như thế, thì kháng chiến sẽ mau thắng lợi, thống nhất và độc lập sẽ mau thành công, Nam, Trung, Bắc sẽ mau cùng nhau sum họp muôn đời.

                                                                                                                 
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 15 tháng 9 năm 1948
Hồ Chí Minh


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 200, t.5, tr.495-496.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:25:52 pm
HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ
HIỆP ĐÌNH ĐÌNH CHỈ CHIẾN SỰ Ở VIỆT NAM

I - GIỚI TUYẾN QUÂN SỰ TẠM THỜI VÀ KHU PHI QUÂN SỰ

Điều 1: Một giới tuyến quân sự tạm thời sẽ quy định rõ về lực lượng của hai bên, sau khi rút lui sẽ tập hợp bên này và bên kia giới tuyến ấy: lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía bắc giới tuyến, lực lượng Quân đội Liên hiệp ở phía nam giới tuyến.

Giới tuyến quân sự tạm thời quy định như trong bản đồ kèm theo (kèm theo bản đồ số 1).

Hai bên đồng ý có một khu phi quân sự hai bên giới tuyến, mỗi bên rộng nhất là 5 cây số kể từ giới tuyến trở đi, khu phi quân sự này dùng để làm khu đệm và để tránh những việc xung đột có thể làm cho chiến sự xảy trở lại.

Điều 2: Thời gian cần thiết để thực hiện việc di chuyển hoan toàn các lực lượng của hai bên về vùng tập kết của họ ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời không được quá ba trăm (300) ngày, kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực.

Điều 3: Khi giới tuyến quân sự tạm thời trùng với dòng sông, thì thuyền bè của dân đều có thể đi lại trên những khúc sông nào mà mỗi bờ sông do mỗi bên kiểm soát. Ban liên hiệp sẽ quy định thể lệ đi lại trên những khúc sông ấy. Các tàu buôn và các loại thuyền bè khác của dân ở mỗi bên đều có quyền cập bến trong khu vực bên mình kiểm soát mà không bị hạn chế gì.

Đều 4: Giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai vùng tập hợp kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển.

Lực lượng Liên hiệp Pháp sẽ rút khỏi tất cả các hải đảo ven bờ biển thuộc phía bắc giới tuyến ấy, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ rút khỏi tất cả các hải đảo thuộc phía Nam.

Điều 5: Để tránh những sự xung đột có thể gây lại chiến sự, tất cả lực lượng, vật liệu và dụng cụ quân sự đều phải đưa ra khỏi khu phi quân sự trong thời gian hai mươi lăm (25) ngày kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực.

Điều 6: Bất cứ người nào, hoặc quân nhân, hoặc dân thường, đều không được vượt qua giới tuyến quân sự tạm thời, nếu không được phép rõ ràng của Ban liên hợp.

Điều 7: Bất cứ người nào, hoặc quân nhân, hoặc dân thường, đều không được vào trong khu phi quân sự, trừ những người có trách nhiệm về hành chính dân sự và về tổ chức cứu tế và những người được phép rõ ràng của Ban liên hợp.

Điều 8: Việc hành chính và tổ chức cứu tế ở trong khu phi quân sự, mỗi bên giới tuyến quân sự tạm thời thuộc vùng của bên nào thì do Tổng tư lệnh bên ấy phụ trách. Số người, quân nhân và người thường của mỗi bên được phép vào trong khu phi quân sự để đảm bảo việc hành chính và việc tổ chức cứu tế đều do Tư lệnh của mỗi bên ấn định, nhưng bất kì lúc nào cũng không được quá số người mà ban quân sự Trung Giã hay Ban liên hợp sẽ quy định. Ban liên hợp sẽ ấn định số nhân viên cảnh sát ấy. Không ai được mang vũ khí nếu không được phép rõ ràng của Ban liên hợp.

Điều 9: Không có một khoản nào trong chương trình này có thể hiểu theo ý nghĩa làm mất quyền hoàn toàn tự do ra vào hay đi lại trong khu phi quân sự của Ban liên hợp, của những Toán liên hợp, của Ban quốc tế thành lập như quy định dưới đây, của những đội kiểm tra, cùng tất cả những người khác và vật liệu, dụng cụ đã được phép rõ ràng của Ban liên hợp cho vào khu phi quân sự, Khi cần đi lại từ một điểm này đến một điểm kia trong khu phi quân sự, thì được phép dùng những con đường thủy hay đường bộ nối hai điểm ấy đi ngang qua vùng đặt dưới quyền kiểm soát quân sự của bất cứ một bên nào.

II - NGUYÊN TẮC VÀ CÁCH THỨC THI HÀNH HIỆP ĐỊNH NÀY

Điều 10: Các tư lệnh quân đội đôi bên, một bên là Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, một bên là Tổng tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương sẽ ra lệnh hoàn toàn đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cho tất cả các lực lượng vũ trang đặt dưới quyền của họ, kể tất cả các đơn vị và nhân viên lục, hải, không quân và bảo đảm thực hiện đình chỉ chiến sự đó.

Điều 11: Theo nguyên tắc ngừng bắn đồng thời khắp toàn cõi Đông Dương, sự đình chỉ chiến sự phải đồng thời trên toàn cõi Việt Nam, tại tất cả các chiến trường và cho tất cả mọi lực lượng của hai bên.

Tính theo thời gian thực sự cần thiết để chuyển lệnh ngừng bắn tới những cấp thấp nhất của lực lượng chiến đấu đôi bên, hai bên đồng ý sẽ thực hiện ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời, theo từng khoảng lãnh thổ, trong những điều kiện sau đây:

- Ở Bắc Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày hai mươi bảy (27) tháng 7 (7) năm 1954.

- Ở Nam Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày mười một (11) tháng tám (8) năm 1954.

Giờ địa phương nói trong điều này là giờ kinh tuyến Bắc Kinh.

Kể từ khi thực hiện ngừng bắn thực sự ở Bắc Bộ Việt Nam, mỗi bên cam đoan không mở những cuộc tấn công lớn trên toàn thể chiến trường Đông Dương, không huy động lực lượng không quân ở căn cứ miền Bắc Bộ Việt Nam ra ngoài địa hạt Bắc Bộ Việt Nam. Hai bên cam đoan gửi cho nhau để biết những kế hoạch chuyển quân của mình từ những vùng tập hợp này sang vùng tập hợp khác, trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực.

Điều 12: Tất cả những hành động và vận chuyển trong việc thi hành đình chỉ chiến sự và việc thực hiện cách tập hợp phải tiến hành trong trật tự và an toàn.

a/ Trong thời gian một số ngày sau khi thực hiện ngừng bắn thực sự do ban quân sự Trung Giã định, một bên có trách nhiệm cất dọn và làm mất hiệu lực những địa lôi và thủy lôi (kể cả sông và biển), những cảm bẫy, những chất nổ và tất cả những nguy hiểm khác mà bên ấy đã đặt trước. Trong trường hợp không kịp cất dọn và làm mất hiệu lực các loại nói trên, thì phải đặt những dấu hiệu rõ rệt. Tất cả những nơi phá hoại, những nơi có địa lôi, những lưới dây thép gai và những chướng ngại khác cho sự đi lại tự do của nhân dân. Ban liên hợp và các Toán liên hợp mà người ta tìm ra sau khi bộ đội đã rút đi, thì Tư lệnh các lực lượng của hai bên phải báo cáo cho Ban liên hợp biết.

b/ Trong thời kì kể từ khi ngừng bắn cho đến khi tập hợp xong quân đội ở hai bên giới tuyến:

1. Ở những khu định giao cho bộ đội ở một bên tạm đóng thì bộ đội của bên kia đã út ra ngoài những khu đó.

2. Trong khi lực lượng của một bên rút theo đường giao thông (đường đất, đường xe lửa, đường sông hay đường biển) đi ngang qua địa hạt của bên kia (theo Điều 24) thì lực lượng của bên kia phải tạm thời lui xa hai bên đường giao thông mỗi bên 3 cây số, nhưng tránh làm trở ngại cho sự đi lại của thường dân.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:28:56 pm
Điều 13: Trong thời kì kể từ ngày ngừng bắn đến khi chuyển quân xong từ vùng này sang vùng kia, các phi cơ thường và phi cơ vận tải quân sự phải bay theo hành lang nhất định nối tiếp các khu đóng quân tạm thời của Quân đội Liên hiệp Pháp ở phía bắc giới tuyến với biên giới Lào và vùng tập danh cho quân đội Liên hiệp Pháp.

Những hành lang trên không, bề rộng của các hành lang ấy, hành trình an toàn mà các phi cơ quân sự một động cơ phải theo trong việc chuyển về phía nam, và những thể thức tìm kiếm và cứu nạn sẽ do ban quân sự Trung Giã ấn định tại chỗ.

Điều 14: Những biện pháp chính trị và hành chính trong hai vùng tập hợp, ở hai bên giới tuyên quân sự tạm thời:

a/ Trong khi đợt tổng tuyển cử để thực hiện thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản trị hành chính ở vùng ấy.

b/ Một địa hạt thuộc quyền của bên này sắp chuyển giao cho bên kia theo kế hoạch tập hợp thì vẫn do bên này tiếp tục quản trị cho đến ngày tất cả bộ đội của mình đã rời khỏi địa hạt đó để giao cho bên kia. Từ ngày đó, địa hạt này coi như chuyển giao cho bên kia chịu trách nhiệm quản trị.

Phải thi hành những biện pháp để tránh sự gián đoạn trong vấn đề chuyển giao trách nhiệm này. Để đạt mục đích ấy, bên rút đi phải kịp thời báo trước cho bên kia để bên kia có sự sắp xếp cần thiết, nhất là việc cử nhân viên hành chính và cảnh sát đến để chuẩn bị tiếp nhận những trách nhiệm về Trung Giã ấn định. Sự chuyển giáo ấy sẽ tiến hành lần lượt theo từng khoảng đất đai.

Sự chuyển giao quyền hành chính Hà Nội và Hải Phòng cho nhà đương cục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải hoàn toàn thi hành xong trong những thời gian đã ấn định ở Điều 15 về việc chuyển quân.

c/ Mỗi bên cam kết không dùng cách trả thù hay phân biệt đối xử nào đối với những cá nhân hoặc tổ chức, vì lí do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh, và cam kết bảo đảm những quyền tự do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh.

d/ Trong thời gian kể từ khi Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực đến ngày hoàn thành việc chuyển quân, nếu có những thường dân ở một khu vực thuộc quyền kiểm soát của bên này mà muốn sang vùng giao cho bên kia, thì nhà chức trách của khu trên phải cho phép và giúp đỡ sự di chuyển ấy.

Điều 15: Việc tách rời bộ đội chiến đấu, việc rút quân, việc chuyển quân và vật liệu, dụng cụ quân sự, phải tiến hành theo những nguyên tắc sau đây:

a/ Việc rút quân và chuyển quân, vật liệu, dụng cụ quân sự của hai bên phải làm xong trong thời gian ba trăm (300) ngày như đã quy định ở Điều 2 của Hiệp định này.

b/ Những cuộc rút quân tuần tự phải tiến hành trong mỗi địa hạt, theo từng khu vực, từng phần khu vực, hoặc từng tỉnh. Những cuộc chuyển quân từ vùng tập hợp này sang vùng tập hợp khác sẽ tiến hành liên tiếp từng đợt hàng tháng và tính theo tỉ lệ số quân phải chuyển.

c/ Hai bên sẽ bảo đảm sự thực hiện việc rút và chuyển tất cả các lực lượng theo đúng mục đích nói trong Hiệp định, không dung thứ một hành vi đối địch nào, không còn làm bất cứ việc gì có thể trở ngại cho việc rút quân và chuyển quân của nhau. Hai bên phải giúp đỡ lẫn nhau trong phạm vi có thể được.

 d/ Hai bên không dung thứ bất cứ hành động nào hủy hoại hoặc phá hoại tài sản công cộng và xâm phạm đến sinh mạng và tài sản của thường dân. Hai bên cũng không dung thứ bất cứ sự can thiệp nào vào nội chính địa phương.

e/ Ban Liên Hợp và Ban Quốc Tế theo dõi việc thi hành những biện pháp bảo đảm an toàn của bộ đội trong khi rút và trong khi chuyển.

f/ Ban quân sự Trung Giã và sau này Ban liên hợp sẽ cùng nhau ấn định những thể thức cụ thể và việc tách rời bộ đội chiến đấu, việc rút quân và chuyển quân, căn cứ trên các nguyên tắc đã kể trên và trong khuôn khổ sau đây:

1/ Việc tách rời bộ đội chiến đấu, bao gồm sự tụ họp tại chỗ các lực lượng vũ trang bất cứ thuộc loại nào, sự vận chuyển tới những khu đóng quân tạm thời của một bên và sự tạm rút của quân đội bên kia, phải làm xong trong một thời hạn không được quá 15 ngày sau khi thực hiện ngưng bắn.

Ðường vạch những khu đóng quân tạm thời được ấn định trong phụ bản.

Ðể tránh mọi việc xung đột không bộ đội nào được đóng dưới 1.500 thước cách giới hạn của những khu đóng quân tạm thời.

Trong thời kì kể từ ngày Hiệp định bắt đầu có hiệu lực, đến ngày chuyển quân xong, tất cả những đảo gần bờ biển ở phía tây con đường định sau đây, đều thuộc khu chu vi Hải Phòng:

Kinh tuyến của mỏm phía nam Cù lao Kê Bảo.

Bờ biển phía bắc của đảo Rousse (không kể hòn đảo ấy) kéo dài tới kinh tuyến Cẩm Phả mỏ.

Kinh tuyến Cẩm Phả mỏ.

2/ Những cuộc rút quân và chuyển quân sẽ tiến hành theo thứ tự và những thời gian (kể từ Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực) định sau đây:

- Quân đội Liên hiệp Pháp

Chu vi Hà Nội tám mươi (80) ngày.

Chu vi Hải Dương một trăm (100) ngày.

Chu vi Hải Phòng ba trăm (300) ngày.

- Quân đội nhân dân Việt Nam:

Khu Hàm Tân - Xuyên Mộc tám mươi (80) ngày.

Ðợt thứ nhất của khu tạm đóng quân ở Trung Bộ Việt Nam tám mươi (80) ngày.

Khu Ðồng Tháp Mười một trăm (100) ngày.

Ðợt thứ hai của khu tạm đóng quân ở Trung Bộ Việt Nam một trăm (100) ngày.

Khu mũi Cà Mau hai trăm (200) ngày.

Ðợt chót của khu tạm đóng quân ở Trung Bộ Việt Nam ba trăm (300) ngày.

Thay mặt Tổng Tư lệnh
Thay mặt Tổng Tư lệnh
    Quân đội nhân dân Việt Nam   
    Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương   
Tạ Quang Bửu
Thiếu tướng Đen Tây
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:31:15 pm
BIÊN NIÊN LỊCH SỬ TÂY NAM BỘ KHÁNG CHIẾN

Năm 1929

Ngày 17 tháng 6

Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng

Tháng 9

Tại Bình Thủy (Cần Thơ), có hội nghị thành lập Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang, do Châu Văn Liêm chủ trì.

Tháng 11

Tại Sài Gòn, thành lập cấp ủy lâm thời Trung ương An Nam Cộng sản Đảng.

Năm 1930

Ngày 1 tháng 1

Tân Việt Cách mạng Đảng họp thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Ngày 3 tháng 2

Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị bàn việc thống nhất Đảng tại Cửu Long (Hongkong). Hội nghị quyết định đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuối tháng 2

Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu thực hiện việc hợp nhất các tổ chức Đảng, thành lập Xứ ủy Nam Kì, do Ngô Gia Tự làm Bí thư.

Tháng 10

Hội nghị Trung ương Đảng, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1937

Ngày 1 tháng 1

Nghị sĩ Gô đa (Justin Godart) được Chính phủ bình dân Pháp đặc phái sang Việt Nam điều tra tình hình xã hội và lao động.

Từ ngày 6 đến 8 tháng 11

Hội nghị Trung ương Đảng lần VI họp tại làng Tân Thới Nhứt (Bà Điểm - Hóc Môn - Gia Định).

Năm 1940

Đêm 22 rạng 23 tháng 11

Toàn Nam Kì đồng loạt nổi dậy, trọng tâm là Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Ngày 13 tháng 12

Cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai do Phạm Ngọc Hiển lãnh đạo nổ ra.

Năm 1941

Ngày 12 tháng 7

Pháp đưa Phan Ngọc Hiển và 9 chiến sĩ Hòn Khoai về xử bắn tại sân bay Cà Mau.

Năm 1945

 Ngày 9 tháng 3

Nhật đảo chính Pháp, xóa bỏ bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương.

Ngày 24 tháng 3

De Gaulle đưa bản tuyên bố Đông Dương tiếp tục thuộc chủ quyền của Pháp.

Ngày 29 tháng 3

Trần Trọng Kim từ Thái Lan được Nhật đưa trở lại Sài Gòn.

Ngày 17 tháng 4

Trần Trọng Kim thành lập nội các.

Ngày 17 tháng 7

Khai mạc Hội nghị Potsdam bàn về việc phân chia quyền quản lí những vùng do phát xít chiếm đóng.

Ngày 14 tháng 8

Nhật trao trả Nam Bộ cho triều đình Huế.

Ngày 16 tháng 8

Đại hội Quốc dân khai mạc tại Tân Trào gồm 60 đại biểu. Cử ra Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cách mạng tháng 8-1945

13-8-1945, Quân lệnh khởi nghĩa được ban ra từ đêm.

19-8-1945, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi.

Từ 22 đến 28-8-1945, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Tây Nam Kì đã thành công.

Tại Sóc Trăng, đêm 22-8-1945.

Bạc Liêu, ngày 23-8-1945.

Tại Trà Vinh, sáng 25-8-1945.

Tại Long Xuyên, ngày 25-8-1945.

Tại Vĩnh Long, ngày 23-8-1945 đến ngày 25-8-1945.

Tại Cần Thơ, ngày 20-8-1945 đến ngày 27-8-1945.

Tại Châu Đốc, ngày 26-8-1945.

Tại Rạch Giá, ngày 26-8-1945.

Tại Rạch Giá, trưa 27-8-1945.

Tại Hà Tiên, ngày 28-8-1945.

Ngày 24 tháng 8

Anh kí với Pháp Hiệp ước công nhận “chủ quyền” của Pháp ở Đông Dương.

Khâm sai Nguyễn Văn Sâm về Sài Gòn và vào Dinh Khâm sai nhậm chức, thấy Liên đoàn Thanh niên Tiền phong Lê Lai đã chiếm Dinh Khâm sai Nam Kì rồi.

Đến 10 giờ đêm, cuộc khởi nghĩa tại Sài Gòn đã giành thắng lợi hoàn toàn.

Ngày 25 tháng 8

8 giờ sáng, mít tinh tại Sài Gòn mừng Cách mạng thành công.

Công bố chiếu thoái vị của Bảo Đại.

Messmer và Cédile nhảy dù xuống Bắc Kì và Nam Kì nhưng cả hai bên đều bị Việt Minh bắt.

Ngày 2 tháng 9

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Ngày 3 tháng 9

Chính phủ Trung ương họp phiên đầu tiên.

Ngày 4 tháng 9

Chính phủ Trung ương lập “Quỹ Độc lập” để chi dùng cho công việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đại tá Dewey (O.S.S. Mĩ) tới Sài Gòn).

Ngày 5 tháng 9

Toán lính Anh - Ấn đầu tiên đến Sài Gòn.

Ngày 6 tháng 9

Một nhóm quân Pháp đầu tiên đi theo quân Anh đến Sài Gòn.

Ngày 12 tháng 9

Quân ta bao vây một trung đội quân Nhật đóng trong nhà thờ Cù Lao Giêng (xã Tân Mĩ, quận Chợ Mới), kêu gọi đầu hàng.

Ngày 16 tháng 9

Khai mạc “Tuần lễ vàng” tại Hà Nội.

Ngày 19 tháng 9

Cédile từ bỏ cuộc nói chuyện với đại diện phía Việt Nam ở Sài Gòn.

Ngày 20 tháng 9

Gracey ra lệnh kiểm duyệt báo chí ở Sài Gòn.

Ngày 22 đến 23 tháng 9

Cédile cấp vũ khí cho tù binh Pháp và tiến đánh chiếm Sài Gòn.

Tại Hà Nội, tướng Mĩ Gallaggher gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Họp hội nghị Xứ ủy Nam Bộ tại đường Cây Mai, Chợ Lớn.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:33:47 pm
Đêm 22 rạng 23 tháng 9

Đại tá Cédile ra lệnh cho quân Pháp nổ súng vào trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Quốc gia tự vệ Cuộc Nam Bộ, nhà dây thép, kho bạc, đài phát thanh… ở Sài Gòn.

Ngày 23 tháng 9

Thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ, mở đầu cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

Ngày 28 tháng 9

Gracey và Cédile bị gọi về Singapore để gặp Mounbatten, nhận lệnh phải nối lại cuộc đối thoại với người Việt Nam.

Ngày 1 tháng 10

Gracey mở lại cuộc đối thoại với người Việt Nam.

Ngày 3 tháng 10

Trung đoàn 5 RIC (Pháp) đổ bộ vào Sài Gòn.

Ngày 4 tháng 10

Đoàn quân “Nam tiến” làm lễ xuất quân tại Sài Gòn để lên đường vào Việt Nam.

Ngày 5 tháng 10

Tướng Leclerc đến Sài Gòn, cho quân Pháp đánh nống ra các tỉnh Nam Bộ.

Ngày 6 tháng 10

Cuộc đối thoại giữa Cédile và Phạm Văn Bạch ở Sài Gòn bị bãi bỏ.

Ngày 9 tháng 10

Kí hiệp định Anh - Pháp ở London cho Pháp toàn quyền cai trị Nam Đông Dương, từ vĩ tuyến 16.

Ngày 15 tháng 10

Tại Cầu Vĩ (Mĩ Tho) bầu Xứ ủy lâm thời, gồm 11 ủy viên, do Tôn Đức Thắng làm Bí thư.

Ngày 23 và 24 tháng 10

Quân Anh chiếm Thủ Dầu Một và Biên Hòa rồi trao lại cho quân Pháp.

Ngày 25 tháng 10

Tại Thiên Hộ (Mĩ Tho), họp Hội nghị toàn xứ của Đảng bộ Nam Bộ, Tôn Đức Thắng được cử phụ trách Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, Lê Duẩn thay Tôn Đức Thắng giữ chức vụ Bí thư.

Ngày 27 tháng 10

Từ Mĩ Tho, quân Pháp dùng tàu chiến vượt sông Tiền.

Ngày 29 tháng 10

Pháp chiếm Vĩnh Long.

Ngày 31 tháng 10

D’Argenlieu đến Sài Gòn.

Ngày 3 tháng 12

Thêm 2.000 quân Pháp đến Sài Gòn.

Ngày 10 tháng 12

Xứ ủy lâm thời Nam Bộ triệu tập hội nghị mở rộng ở Bình Hòa Nam.

Năm 1946

Ngày 4 tháng 1

Từ Cần Thơ, quân Pháp dùng tàu đổ bộ chiếm Đại ngãi, sau đó đánh vào Sóc Trăng.

Ngày 8 tháng 1

Trưởng Quốc gia tự vệ cuộc Sóc Trăng Nguyễn Hùng Phước chỉ huy tập kích ở ngã ba An Trạch, bắt sống 2 tên, thu 2 súng.

Ngày 6 tháng 1

Thực hiện Tổng tuyển cử đầu tiên.

Ngày 9 tháng 1

Hai cánh quân Pháp tiến đánh Long Xuyên.

Ngày 20 tháng 1

Bộ đội ta diệt 2 xe và 4 lính Pháp, trong đó đại tá Dessert, chỉ huy quân Pháp ở miền Tây Nam Bộ. Địch chiếm thị xã Châu Đốc.

Ngày 22 tháng 1

Pháp tiến quân chiếm thị xã Hà Tiên.

Ngày 26 tháng 1

Pháp từ Long Xuyên đánh chiếm thị xã Rạch Giá.

Ngày 29 tháng 1

Pháp đánh xuống Bạc Liêu, dùng thuyền vượt sông. Chờ địch ra giữa sông, ta đồng loạt nổ súng, bắn chìm nhiều thuyền địch, 17 tên địch chết đuối.

Đêm 30 tháng 1

Quân ta bí mật vượt sông, tập kích vào nơi địch đóng quân, diệt thêm 20 quân. Quân địch phải tháo chạy về Sóc Trăng.

Tháng 2

Quân Pháp chiếm xong tất cả các thị xã và thị trấn, kiểm soát các trục thủy bộ chính ở miền Tây Nam Bộ.

Ngày 6 tháng 3

Tại Hà Nội, kí Hiệp định sơ bộ với Pháp.

Ngày 17 tháng 3

Quân Pháp dùng tàu chiến theo kinh xáng Phụng Hiệp vào ngã tư Đầu Sấu rồi tiến thẳng xuống Ngang Dừa - Phước Long.

Ngày 26 tháng 3

Pháp lập ra Chính phủ Nam kì tự trị, Nguyễn Văn Thinh được cử làm Thủ tướng.

Cuối tháng 3

Hai nghìn quân Pháp đánh vào Mặt trận Cái Tàu - An Biên.

Ngày 15 tháng 4

Pháp nã pháo và ném bom xuống Mặt trận Giồng Bốm rồi tiến vào khu Tòa thánh Ngọc Minh.

Tháng 5

Quân Pháp tiến công Mặt trận Tân Hưng - Cà Mau.

Ngày 1 tháng 6

Pháp công bố việc thành lập nước Nam Kì độc lập trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.

Từ 6-7 đến 13-9

Hội nghị chính thức ở Fontainebleau.

Từ 16-4 đến 23-5

Phái đoàn Quốc hội Việt Nam sang thăm Quốc hội Pháp.

Từ 31-5 đến 16-9

Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp.

Ngày 14 tháng 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước.

Ngày 19 tháng 10

Thường vụ Trung ương họp, bàn việc phân chia lại các khu và cử Phạm Văn Đồng lãnh đạo Nam Trung Bộ, Lê Duẩn lãnh đạo Nam Bộ.

Ngày 28 tháng 10

Quốc hội khóa I họp kì thứ hai, thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 30 tháng 10

Chủ tịch Quân ủy Võ Nguyên Giáp và Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp Jean Valluy chỉ thị cho quân đội của mình ngưng bắn từ 0 giờ.

Ngày 1 tháng 11

Pháp theo sông Bảy Háp vào vùng Đầm Dơi - Năm Căn.

Ngày 7 tháng 11

Tại Mây Dốc - Vàm Đình (Cà Mau, Bạc Liêu), quân ta dùng thủy lôi đánh chìm tàu Marie Henriette.

Ngày 10 tháng 11

Nguyễn Văn Thinh, Thủ tướng Chính phủ Nam Kì tự sát.

Ngày 23 tháng 11

Phát hành giấy bạc Việt Nam trong cả nước.

Ngày 19 tháng 12

“Toàn quốc kháng chiến”.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:35:54 pm
Năm 1947

Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam Nam Bộ ra đời (gọi tắt là Liên Việt Nam Bộ).

Ngày 5 tháng 3

Emile Bollaert thay đô đốc D’Argenlieu làm Cao ủy Đông Dương.

Ngày 12 tháng 3

Ở Hà Tiên, Phân đội Trần Thắng, diệt đồn Pháp ở Ton Hon (Campuchia).

Ngày 27 tháng 3

Phân đội Trần Thắng phục kích địch ở Mũi Ông Cọp (gần thị xã Hà Tiên), diệt gọn một đoàn xe địch 7 chiếc, giết 20 tên, thu toàn bộ vũ khí.

Tháng 4

Tại Rạch Giá, chi đội 24 dùng mìn đánh sập cầu Hoằng.

Ngày 1 tháng 4

Bollaert đến Sài Gòn.

Ngày 25 tháng 4

Ở Trà Vinh, trận phục kích Hiếu Tứ (Tiểu Cần) diệt gọn hầu hết các quan chức đi trên xe Tỉnh trưởng Trà Vinh, Chánh mật thám tỉnh Cần Thơ, Đốc phủ sứ Nguyễn Phước, v.v… Phó tỉnh trưởng Trà Vinh Rémy bị thương, cùng một số lính chạy trốn về Ô Chát (Châu Thành).

Tháng 5

Tại Bạc Liêu, Trần On chỉ huy, tấn công bọn lính Tây Ninh, diệt gần 100 tên (chỉ có 2 tên chạy thoát), thu 100 súng.

Ngày 3 tháng 5

Ở Cần Thơ, lần thứ 3 tại Tầm Vu đã diễn ra trận đánh do Khu bộ trưởng Huỳnh Phan Hộ chỉ huy: Diệt 6 xe địch, thu 100 súng (trong đó có 2 súng cối, 4 trung liên và 47 súng trường).

Ngày 18 tháng 5

Trên kinh xáng Mương Điều (xã Tân Duyệt - Đầm Dơi - Bạc Liêu) tàu La Tonnante bị trúng thủy lôi, quân ta phục kích diệt gọn cả 4 đại đội trên tàu.

Tháng 5 và tháng 6

Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ có 2 Chỉ thị số 4/NV và 404/TV vận động trí thức và công chức trong bộ máy cai trị của Pháp tham gia kháng chiến, không hợp tác với địch

Tháng 6

Ban Hòa Hảo vận được thành lập ở Chợ Mới - Nhà Bàn.

Tháng 7

Pháp chiếm chùa Phật Phổ Đà (dưới chân Núi Dài) xây đồn, chốt giữ tại đây.

Ngày 19 tháng 7

Bộ đội ta bẻ gãy cuộc càn quét Mương Chùa (Hội An, Chợ Mới).

Ngày 26 tháng 7

Nam Bộ phát hành công trái lần thứ hai.

Tháng 9

Bộ chỉ huy Quân khu 9 đưa một lực lượng mạnh lên hoạt động ở Long Xuyên, Châu Đốc.

Ngày 17 tháng 9

Sắc lệnh 88/SL thành lập Việt Nam Quốc gia Ngân hàng.

Tháng 10

Lực lượng 2 tỉnh Bạc Liêu và Rạch Giá phối hợp với nhau dùng thủy lôi đánh chìm 2 tàu LCS kéo theo 2 tàu cây, diệt 60 tên địch.

Ngày 1 tháng 10

Hợp nhất Ủy ban hành chính và Ủy ban kháng chiến thành Ủy ban hành chánh kháng chiến.

Ngày 17 tháng 10

Phạm Văn Đồng làm đặc phái viên Chính phủ tại Nam Việt Nam.

Ngày 1 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 102/SL cho phép Nam Bộ phát hành tín phiếu riêng.

Từ ngày 16 đến 20 tháng 12[/i][/b]

Đại hội Đại biểu Xứ Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất.

Ngày 19 tháng `12

Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân bay từ Sài Gòn sang Hương Cảng gặp Bảo Đại và được chấp thuận cho đứng ra lập Chính phủ.

Ngày 30 tháng 12

Bao vây đồn Chợ Ngã Ba, giải phóng quận lị Trà Cú. Đó là quận đầu tiên được giải phóng ở Tây Nam Bộ kể từ ngày đầu kháng chiến.

Năm 1948

Nam Bộ đã thành lập “Ban ấn loát đặc biệt” đóng tại Đồng Tháp.

Tháng 1

Trần On chỉ huy trận phục kích ở đồn điền Evrad.

Ngày 25 tháng 1

Hội đồng Chính phủ ra Sắc lệnh tổ chức lại các khu trong cả nước thành các Liên khu.

Ngày 11 tháng 2

Tướng Valluy bị thải hồi, tướng Salan - tạm thay thế cương vị Tổng chỉ huy.

Ngày 15 tháng 2

Phạm Văn Bạch được cử làm Chủ tịch Nam Bộ.

Ngày 2 tháng 3

Sắc lệnh số 147 cho phép phát hành tại Nam Bộ giấy bạc Việt Nam, gọi là giấy bạc Trung ương.

Ngày 14 tháng 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh tuyên dương Cuộc khởi nghĩa Nam Kì và tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhất (Huân chương cao quý nhất lúc bấy giờ).

Ngày 17 tháng 4

Phát hành Công phiếu kháng chiến.

Ngày 19 tháng 4

Phục kích tại Tầm Vu trên trục đường Cần Thơ - Rạch Gòi diệt 100 địch, bắt sống 80 tên, thu gần 200 súng, có 1 đại bác 105 li.

Ngày 21 tháng 4

Tướng Blaizot chính thức được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.

Ngày 30 tháng 4

Lệnh cấm lưu hành giấy bạc Đông Dương trong cả nước.

Ngày 2 tháng 5

Nguyễn Văn Xuân lên làm Thủ tướng và thành lập nội các, lấy cờ vàng ba sọc đỏ làm “quốc kì”, còn “quốc ca” là bản nhạc Thanh niên Hành khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

Ngày 7 tháng 7

Ban hành Sắc lệnh về bao vây kinh tế địch.

Tháng 8

Tiểu đoàn 363 của Hà Tiên phối hợp với 1 đơn vị Isarắc phục kích 1 đoàn xe tiếp tế trên đoạn đường Kampong Trạc tiêu hủy 2 xe, diệt 30 tên, bị thương 11, thu 23 súng.

Trong 3 tháng 8, 9 và tháng 10

Diệt đồn Cầu Quay, phá lộ Cái Sắn, địch phải rút bỏ đồn Tân Hiệp và Dục Tượng.

Tháng 10

Chỉ thị của Trung ương Đảng về “bao vây kinh tế địch”.

Tháng 11

Rạch Giá chặn đánh cuộc hành quân tại rạch Chung Sư, diệt và bắt sống 40 tên, trong đó có Sanier, chánh mật thám tỉnh Rạch Giá.

Từ ngày 15 đến 18 tháng 12

Đánh đồn La Bang, phục kích quân ứng cứu, bắt được trung úy Mathieu.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:36:30 pm
Năm 1949

Tháng 4

Pháp mở 2 cuộc càn quét

- Trận thứ nhất ở xã Lương Phi (Tri Tôn), bị Đại đội 2006 thuộc liên trung đoàn 126 - 128 chặn đánh, diệt một trung đội, bắt sống 8 tên, thu 12 súng.

- Trận thứ 2, Trung đoàn 115 (Khu 8) phối hợp với bộ đội địa phương Tân Châu (Châu Đốc) đánh chìm tàu Drageur chở lính Marốc trên sông Thương Địch (Hồng Ngự), một trong hai tàu chở quân đi ứng cứu bị thủy lôi đánh hư, 1 chiếc còn lại tháo chạy. Ta bắt sống 19 lính Marốc (có 1 đại úy), thu 2 đại bác 75 li, 1 cối 81 li và thu 100 súng các loại.

Giữa năm 1949

Xứ ủy và các cơ quan cấp Nam Bộ di chuyển từ căn cứ Đồng Tháp Mười xuống căn cứ U Minh.

Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 17 tháng 6

Tướng Revers, Tổng chỉ huy quân đội Pháp, sang Đông Dương nghiên cứu và sau đó xây dựng một kế hoạch mới nổi tiếng, gọi là kế hoạch Revers.

Ngày 13 tháng 6

Bảo Đại về Sài Gòn nhậm chức Quốc trưởng.

Tháng 7 và tháng 10

Chính phủ Trung ương ban hành Sắc lệnh 78/SL, về giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho nông dân.

Ngày 1 tháng 7

Bảo Đại tuyên bố thành lập Nhà nước Việt Nam quốc gia.

Đêm 2 tháng 7

Ta tập kích 1 tiểu đoàn lê dương đóng dã ngoại ở cầu sắt Vĩnh Thông. Pháp phải rút bỏ đồn Vĩnh Thông.

Ngày 25 tháng 8

Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ ra Nghị định số 267/NĐ cho lưu hành “Tín phiếu Nam Bộ” và “Phiếu tiếp tế” của từng tỉnh, liên tỉnh.

Ngày 3 tháng 9

Sắc lệnh 139/SL về mua Công trái quốc gia.

Tháng 12

Khu ủy Khu 9 triệu tập Hội nghị đại biểu toàn Khu.

Từ ngày 7 tháng 12

Bộ Tư lệnh Nam Bộ quyết định mở chiến dịch Cầu Kè (Vĩnh Long) do Bộ chỉ huy Khu 8 trực tiếp chỉ đạo.

Năm 1950

Ngày 18 tháng 1

Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Từ ngày 9 đến 16 tháng 1

Diễn ra chiến dịch Cầu Kè, quân ta tấn công Cầu Ngang (Trà Vinh).

Ngày 4 tháng 2

Mĩ công nhận Chính phủ Bảo Đại.

Ngày 17 tháng 3

2 tàu chiến của Hạm đội VII cập bến Sài Gòn.

Ngày 19 tháng 3

“Ngày toàn quốc chống Mĩ”.

Từ ngày 4 đến ngày 28 tháng 8

Mở màn và kết thúc “Chiến dịch Tophaco” (viết tắt chữ Tổng phản công), sau này gọi là Chiến dịch Sóc Trăng 1.

Ngày 28 tháng 4

Ban công tác thành của Sài Gòn đã trừng trị tên cò Bazin, chánh mật thám Nam Việt.

Ngày 1 tháng 5

Tổng thống Truman chuẩn bị chi 10 triệu đô la viện trợ các đồ quân dụng cấp tốc cho Đông Dương.

Ngày 18 tháng 5

Thành lập Trung đoàn Tây Đô, trung đoàn chủ lực đầu tiên ở miền Tây.

Ngày 15 tháng 5

Bộ Tư lệnh Nam Bộ ra Quyết định số 71/QĐNS giải thể Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Bộ Tư lệnh Nam bộ trực tiếp chỉ huy các lực lượng vũ trang của Khu 9.

Ngày 4 tháng 6

Ở thị xã Sóc Trăng, một tổ công an xung phong bắn chết tên Philipe Boneau (Tây lai Khơme), Phó chỉ huy Sở mật thám Sóc Trăng.

Ngày 27 tháng 6

Truman ra lệnh tăng cường viện trợ quân sự cho Pháp và các nước Liên hiệp ở Đông Dương, gửi một đoàn cố vấn viện trợ quân sự (MAAG) sang Đông Dương.

Tháng 7

Tại Cần Thơ, tỉnh trưởng Trịnh Tấn Truyện bị diệt ngay tại dinh Tỉnh trưởng. Trong thời gian này, đặc công đánh chìm 3 tàu địch ngay tại Cần Thơ.

Ngày 2 tháng 8

Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mĩ (US MAAG) gồm 35 người đến Sài Gòn.

Ngày 16 tháng 9 đến ngày 1 tháng 11

Chiến dịch Biên giới.

Ngày 20 tháng 10

Thành lập lại Bộ Tư lệnh Quân khu 9 với thành phần chỉ huy là: Nguyễn Chánh - quyền Tư lệnh, Hoàng Dư Khương - Chính ủy, Võ Quang Anh - Phó Tư lệnh. Chế độ Chính ủy được thực hiện từ đó, không còn Quân khu ủy.

Ngày 22 tháng 10

Chính phủ Bảo Đại thành lập quân đội của ở Đà Lạt.

Ngày 7 tháng 12

Tướng De Lattre de Tassigny thay tướng M.Carpentier (làm Tổng Tư lệnh Quân đội viễn chinh) và thay Léon Pignon (làm Cao ủy).

Ngày 23 tháng 12

Kí hiệp định tại Sài Gòn về việc Mĩ viện trợ cho Pháp, Việt Nam, Lào và Campuchia.

Từ 26 tháng 12 năm 1950 đến 17 tháng 1 năm 1951

Chiến dịch Trần Hưng Đạo đánh vào khu vực Vĩnh Yên.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:37:19 pm
Năm 1951

Tháng 1

Pháp xây dựng lực lượng UMDC do Léon Le Roy (đơn vị lưu động bảo vệ Thiên Chúa gióa) ở Bến Tre.

Từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 2

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tuyên Quang (căn cứ Việt Bắc).

Từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 2

Thường vụ Xứ ủy đã họp Hội nghị mở rộng nhằm triển khai những chủ trương đường lối của Đại hội Đảng lần thứ II đối với Nam Bộ.

Từ ngày 10 tháng 2 đến ngày 13 tháng 3[/i][/b]

Chiến dịch Long Châu Hà 2.

Ngày 16 tháng 3

Mở tiếp chiến dịch “phá ngụy” ở huyện Phú Châu (Long Châu Sa).

Từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 5 tháng 4

Chiến dịch Hoàng Hoa Thám đánh vào khu vực Đông Triều.

Tháng 4

Bộ Chính trị ra quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy, để lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

Tháng 5

Chiến dịch Quang Trung được mở ở phía nam sông Hồng.

Ngày 13 tháng 5

Mở màn chiến dịch Sóc Trăng 2.

Ngày 15 tháng 7

Chính phủ ta ban hành điều lệ tạm thời về thuế nông nghiệp. Nông dân Tây Nam Bộ hưởng ứng rất tích cực.

Ngày 31 tháng 7

Cảm tử quân Phan Văn Út ném lựu đạn khiến Thái Lập Thành chết tại chỗ, Chanson bị trọng thương và tắt thở sau vài giờ, 4 sĩ quan Pháp bị thương. Phan Văn Út hi sinh.

Ngày 7 tháng 9

Mĩ kí Hiệp định hợp tác kinh tế song phương với Việt Nam, Lào, Campuchia ở Sài Gòn.

Ngày 7 tháng 12

Ban Chấp hành Trung ương đã có Nghị quyết về vấn đề tiếp tế cho miền Nam.

Ngày 24 tháng 11

Ban Chấp hành Trung ương có chỉ thị về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch.

Năm 1952

Đầu năm 1952

Tiểu đoàn 308 diệt hàng trăm tên địch ở Ô Môn và Châu Thành, thu 60 súng các loại.

Ngày 19 tháng 2

Địch mở trận càn “Gió lốc 2” vào chiến khu Đồng Tháp Mười. Quân và dân Đồng Tháp Mười đã đánh địch suốt 17 ngày đêm.

Tháng 3-1952

Địch dùng 3 tiểu đoàn Âu - Phi đánh vào Ba Chúc. Lực lượng vũ trang của ta phục kích diệt gần hết 1 đại đội lê dương tại Cầu Sắt Vĩnh Thông, bẻ gãy cuộc càn quét của địch.

Ngày 6 tháng 6

Nguyễn Văn Tâm làm Thủ tướng thay Trần Văn Hữu.

Giữa tháng 6

Pháp mở cuộc càn quét lớn, lấy tên là Zéphyr (Gió hiu hiu) đánh vào vùng Giồng Riềng, Vị Thanh, qua Thới Lai, Ô Môn.

Tháng 7

Đại sứ Donal Heath trình ủy nhiệm thư với Bảo Đại.

Chính phủ Bảo Đại cũng đặt Đại sứ quán ở Washington.

Ngày 6 tháng 7

Hai tiểu đoàn địch càn quét vào vùng Long Mĩ, bị lực lượng của 2 Tiểu đoàn 307 và 410 chặn đánh ở Giồng Sao.

Đêm ngày 16 tháng 8

Tiểu đoàn 307 tiến công diệt đồn Bảy Ngàn, trên kinh xáng Xà No. Đây là trận đầu tiên chủ lực ta đánh công kiên.

Tháng 8 và 9

Bộ đội đặc công đã phá 12 tàu địch chở quân tại bến Phú Vĩ (thị xã Vĩnh Long), diệt 1 đại đội lính thủy (có 6 sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp), đánh cứ điểm Long Hồ, diệt 1 đại đội Commandos.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:37:59 pm
Năm 1953

Tháng 4

Ở Long Châu Hà, Tiểu đoàn 406 phối hợp với du kích đánh địch ở Núi Nước, diệt 25 tên.

Tháng 5

Tướng Navarre nhận nhiệm vụ ở chiến trường Đông Dương.

Tiểu đoàn 307 phối hợp với địa phương quân và du kích tiến công tiêu diệt cứ điểm Hộ Phòng (Giá Rai - Bạc Liêu).

Ngày 7 tháng 5

Tướng Henri Navarre sang Đông Dương thay cho tướng Salan.

Từ ngày 19 đến 25 tháng 5

Bộ chỉ huy Pháp mở trận càn thọc sâu vào khu căn cứ Thới Bình và Cái Rắn tỉnh Cà Mau.

Ngày 20 tháng 5

Pháp tổ chức một trận càn quét lớn gồm 10 tàu chiến, có máy bay yểm trợ từ kinh xáng Hộ Phòng vào ngã tư Phó Sinh, Huyện Sử, Thới Bình, phối hợp với bọn địch ở Cà Mau ra Tắc Thủ, hành quân dọc hai bờ sông Ông Đốc, qua sông Bảy Háp và kinh xáng Đội Cường.

Ngày 8 tháng 6

Trung ương Cục miền Nam đề ra 5 nhiệm vụ cho chiến trường Nam Bộ.

Từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 6

Ở Cần Thơ, một trận càn quét lớn của địch gồm 15 tiểu đoàn bộ binh, có tàu chiến và máy bay yểm trợ đánh vào vùng căn cứ của ta ở Vị Thanh, Hỏa Lựu và Giồng Riềng, Cầu Đúc.

Cuối tháng 8

Trung ương Cục mở hội nghị bàn về công tác địch ngụy vận.

Tháng 10

Trước thế tiến công của ta, ở Bến Tre 700 linh ngụy đã rã ngũ.

Từ giữa tháng 11

Các lực lượng vũ trang tỉnh Cần Thơ bao vây uy hiếp 40 đồn bót địch nằm trên trục lộ giao thông Rạch Sỏi - Minh Lương, Bến Nhất, Tắc Cậu, đánh bại nhiều cuộc hành quân của 2 tiểu đoàn 14 và 15 của địch.

Ngày 20 - 23 tháng 11

Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam họp Hội nghị về kế hoạch quân sự Đông Xuân 1953 - 1954.

Ngày 28 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời những câu hỏi của Chủ bút tờ báo Expressen Thụy Điển, về chiến tranh Việt Nam.

Từ tháng 12 năm 1953 đến giữa tháng 5 năm 1954

Bộ đội đặc công 3 lần đột nhập thị xã Cần Thơ, tiến công căn cứ chỉ huy tiểu khu hành chính, phân khu Long Xuyên - Rạch Giá… diệt nhiều tên chỉ huy ác ôn, phá kho tàng và doanh trại địch.

Ngày 6 tháng 12

Bộ Chính trị họp và quyết định chấp nhận thực hiện kế hoạch quân sự Đông Xuân 1953 - 1953.

Ngày 17 tháng 12

Bảo Đại thay Thủ tướng Tâm bằng Hoàng thân Hữu Lộc.

Ngày 6 tháng 12

Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngày 23 tháng 12

Tiểu đoàn 308 phối hợp với địa phương quân Sóc Trăng bố trí đánh địch trên đường Bố Thảo - Tam Sóc.

Năm 1954

Navarre lại hai lần rút bớt quân khỏi Nam Bộ để đối phó với chiến dịch Điện Biên Phủ: Lần đầu rút 3 tiểu đoàn chủ lực, lần sau rút 10 tiểu đoàn bộ binh.

Ngày 8 tháng 1

Ban Bí thư có điện gửi Trung ương Cục miền Nam về nhiệm vụ của chiến trường Nam Bộ năm 1954.

Ngày 24 tháng 1

Trung ương Cục miền Nam ra Chỉ thị: “Kịp thời khuyếch trương những chiến thắng quan trọng về quân sự và chính trị để hoàn thành nhiệm vụ trung tâm”.

Đầu tháng 2

Ngay đêm mở đầu đợt 1, lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Trà đã diệt 4 đồn địch ở huyện Cầu Ngang.

Ngày 7 tháng 2

Bạc Liêu tiến công huyện lị An Biên, bắt sống quận trưởng Sang, thu nhiều vũ khí.

Ngày 12 tháng 3

Navarre mở chiến dịch Camaruge.

Ngày 13 tháng 3

Tại Điện Biên Phủ, trận đánh lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Đông Dương bắt đầu.

Trong 3 tháng đầu năm

Sóc Trăng diệt đồn Pécton (xã Phú Mĩ), bức hàng và rút 21 đồn lô cốt.

Tháng 4

Bạc Liêu đánh liên tiếp nhiều trận ở Giá Rai, Vĩnh Lợi, thị trấn Cà Mau và ven thị xã Bạc Liêu, gỡ nhiều đồn, tháp canh trên lộ Đông Dương 16.

15 ngày đầu tháng 5

Quân dân Vĩnh Trà đánh giòn giã 417 trận, lợi khỏi vòng chiến đấu 3.700 địch, gỡ 62 đồn bót, có 2.102 ngụy quân rã ngũ.

Ngày 8 tháng 5

Hội nghị Genève khai mạc.

Ngày 1 tháng 6

Đại tá Mĩ Edward Lansdale đến Sài Gòn nhận chức Trưởng phái bộ quân sự Mĩ (S.M.M).

Ngày 4 tháng 6

Pháp kí với Bảo Đại hiệp ước trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam.

Ngày 12 tháng 6

Pierre Mandès France lập Chính phủ mới ở Pháp.

Ngày 16 tháng 6

Bảo Đại cử Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng.

Ngày 6 tháng 7

Diệm lập Chính phủ tại Sài Gòn.

Ngày 10 tháng 7

Đánh thiệt hại nặng trường sĩ quan Bình Thủy (Cần Thơ) và các trường Tân binh ở Rạch Sỏi (Rạch Giá), ở thị xã Sóc Trăng. Trong 7 ngày kế tiếp, Cần Thơ và Sóc Trăng đánh bức hàng 48 đồn bót, tháp canh, diệt 200 tên địch, bắt 80 tên.

3 giờ 30 phút sáng ngày 21 tháng 7

Hiệp đình đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được kí kết.

Ngày 22 tháng 7

Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Nam Bộ ngừng bắn từ 6 giờ sáng ngày 11 tháng 8).

Tháng 9

Đảng ủy nhà tù Cây Dừa tổ chức cho 300 tù chính trị vượt ngục thành công.

Ngày 6 tháng 9

Bộ chính trị quyết định giải thể Trung ương Cục miền¬ Nam, lập lại Xứ ủy Nam Bộ và các Liên Tỉnh ủy, Tỉnh ủy.

Tháng 10

Tại Chắc Băng (Vĩnh Thuận - tỉnh Bạc Liêu), Trưởng phái đoàn Trung ương Lê Duẩn triệu tập hội nghị để nghiên cứu Nghị quyết Trung ương lần 6, Chỉ thị ngày 6-9-1954 của Bộ Chính trị, thảo luận những nhiệm vụ của Nam Bộ trong giai đoạn mới và thành lập Xứ ủy Nam Bộ.

Ngày 24 tháng 10

Tổng thống Eisenhower quyết định viện trợ kinh tế trực tiếp cho Nam Việt Nam.


Tiêu đề: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Chín, 2012, 02:42:20 pm
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Cứu quốc (Hà Nội), 20-10-1946.

2. Báo Cứu quốc (Hà Nội), 18-10-1946.

3. Báo cáo kết luận của đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị Chiến dịch Đông Xuân ngày 23-11-1953 (trích trong Báo cáo các kế hoạch và tổng kết kinh nghiệm các chiến dịch lớn, tập III: Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1963).

4. Báo Sự thật (Hà Nội), ngày 20-1-1946.

5. Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 9 ba mươi năm kháng chiến, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

6. Boyer de La tour: De l’Indochine à l’Algérie. Le marlyre de l’armée francaise, Paris, Presses du Mail, 1962.

7. Công báo số 1 năm 1945.

8. Công báo số 10 năm 1945.

9. Công báo, 1949.

10. Công báo, 1954.

11. Charles de Gaulle: Mémoires de guerre, Nxb Plon, Paris, 1953, t.III.

12. De Lattre de Tassingny: “Ne pas subir. Ecrrits.1914-1952” . Ed. Plon, Paris, 1984.

13. De Lattre de Tassingny: Diễn đàn văn học tại Hà Nội, Bull.A.F.P., spécial Outre-mer, No 1317.

14. Deviller: Paris - Saigon - Hanoi, Nxb Gallimard Julliard, Paris, 1988.

15. Dương Cựu Tẩm: Nhớ Vĩnh - Sa - Trà (Mùa thu rồi ngày hăm ba, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1999).

16. Đại Nam Nhất Thống Chí.

17. Đặng Phong: Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, Nxb. Khoa học xã hội, 2002, tập 1.

18. Điện Biên Phủ: Tuyển tập những công trình khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia, 2005.

19. Joseph Buttinger: Việt Nam: A Dragon Embattled, Nxb. Praeger, New York, 1967.

20. Gary Hess: The United States’ Emergence as a Southeast Asian Power 1940 - 1950, Columbia University Press, New York, 1987.

21. Henry Navarre: Đông Dương hấp hối (Hồi kí) , Nxb. Công an nhân dân.

22. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, 6, 7.

23. Hồi kí Bùi Công Trừng: Đi lâu mới biết đường dài.

24. Hồi kí Huỳnh Minh Hiển: Những kỉ niệm sống và làm việc ở Văn phòng Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ (Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 199.

25. Hungry Navarre: Hồi kí Navarre - Đông Dương hấp hối, Nxb. Công an nhân dân.

26. Hồi kí Lê Trọng tấn: Từ Đồng Quan đến Điện Biên.

27. Jacques de Folin.

28. Le Monde, 29 Novembre 1953.

29. Lê Duẩn, một nhà lãnh đạo lỗi lạc, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.

30. Lê Minh: Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1984.

31. Lê Văn Ngọ: Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi 1945-1954, Nxb Khoa học xã hội, 1967.

32. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1986, tập II.

33. Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.

34. Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1968, t.II, IV, V.

35. Mai Hương: Chuyện học ở làng Chăm, báo Sài Gòn Giải Phóng, số 967, ngày 5-6-2004.

36. Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.

37. Những sự kiện Lịch sử Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, t.2.

38. Ngô Hồng Khanh: Văn hóa nghệ thuật tỉnh Cần Thơ.

39. Huỳnh Minh: Cần Thơ xưa và nay.

40. Nguyễn Công Bình - Lê Xuân Diêm - Mạc Đường: Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Nguyễn Thành: Cuộc vận động Đại hội Đông Dương năm 1936, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1985.

42. Phan Khắc Thuyết: Nhớ những năm công tác tại Văn phòng Xứ ủy tại Sài Gòn (Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau).

43. Philippe Devillers: Histore du Vietnam de 1940 à 1952, Nxb Seuil, Paris, 195.

44. Philippe Héduy, tập 1.

45. Pléven René: Intervention, Assemblée Nationale, 19 octobre, 1950, J.O.R.F., Débats parlemntaires.

46. Pléven René: Explosé devant le Conseil des Ministres, Paris, Palais de l’Élysée, 8 Novembre 1950, “Journal du Septennat” , Paris, Vol, IV.

47. Tập san Tiền Việt Nam 1955.

48. Tập san Đông Dương: Đấu tranh mậu dịch với địch, số 3, tháng 12-1951.

49. Thái Duy: Tất cả đều là ta, Đại đoàn kết, 20-5-2007.

50. Trần Bạch Đằng: Tính năng động, sáng tạo của người Việt sống trên đất Phương Nam, kỉ yếu hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ, những ván đề lịch sử, thế kỉ XVII - XIX, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2002.

51. Trần Văn Giàu (chủ biên): Địa chí văn hóa TP. Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987.

52. Trần Quốc Tuấn: Sài Gòn September 1945, báo Việt Thành, Sài Gòn, 1947.

53. Trích Tuyên cáo quốc dân của Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Báo Cứu quốc, ngày 29-9-1945.

54. Tuần báo Time (Mĩ), số ra ngày 12-9-1969.

55. Trương Đình Tòng: Đôi nét về lịch sử văn học nghệ thuật Tây Nam Bộ năm 1913.

56. Trần Văn Trà: Chiến tranh nhân dân khởi đầu từ Nam Bộ như thế (Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005).

57. République Autonome de Cochinchinne, còn gọi là “Nam Kì quốc” .

58. Rouble Iocale no 16.

59. Stanley Karnow: Việt Nam a History, Nxb Penguin Books, New York, 1987.

60. Văn kiện quân sự của Đảng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, t.2.

61. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000-2001, t.3-15.

62. Viện Lịch sử Quân sự: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, t.I.

63. Võ Nguyên Giáp: Chiến đấu trong vòng vây, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998.

64. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nôi, 1994.