Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:29:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398647 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Van_Basten
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #110 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2012, 10:51:21 am »

.... Vụ việc ấy do anh Nguyễn Duy Tường bay ở khu vực Việt Trì xuống thấp quá, "lưỡi dao chỉnh dòng" dưới thân máy bay đã cứa vào dây trung tính của đường điện cao thế. Anh đã phải nhảy dù, sau đó bị cắt bay. Đáng tiếc lắm!...

Chú PCTK cho cháu hỏi hình như trước lần này con trai cụ Nguyễn Duy Trinh đã phải bỏ máy bay, nhảy dù một lần khác trong khi bay huấn luyện ở VN?
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #111 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 11:01:23 am »

Xin chào các đồng đội!
Bay ngày và bay đêm có rất nhiều điểm khác nhau. Cũng là cất cánh, bay lên bầu trời rồi về hạ cánh nhưng chuyến bay đêm so với chuyến bay ngày khác xa nhiều lắm. Đầu tiên là công tác tổ chức bay. Để triển khai cho bay đêm, ngoài việc triển khai các đài trạm, lực lượng phục vụ như ban ngày còn phải triển khai hệ thống đèn  ( đèn chiếu, đèn đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ ... ). Nếu bay ngày có thể tổ chức được đến dăm chục, một trăm hoặc hơn trăm lần chuyến bay thì bay đêm chỉ được mấy chục lần chuyến mà thôi. Bay ngày có thể bay được với biên đội lớn, từ 2 chiếc đến 4 đến ..12 hoặc 24, 36 chiếc, nhưng bay đêm thì chỉ "thũng thẵng" từng chiếc một. Các phi công bay ngày nhìn thấy nhau bằng mắt thường, có thể bay cạnh nhau "cánh sát cánh" và cùng nhau nhào lộn với các động tác phức tạp thì bay đêm không thể. Nếu bay biên đội thì phải cách nhau hàng cây số, phải nhìn nhau bằng ra-đa trên máy bay. Phi công bay ngày có thể bay thấp kiểu "mò cua bắt ốc", nhưng bay đêm thì không thể bay thế được. Tất cả đều phải bay theo đồng hồ.Cảm giác sai khi bay đêm cũng là điều nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn. Nhìn chung, bay đêm là vô cùng phức tạp. Trong điều kiện bình thường đã khó khăn rồi, trong điều kiện bom đạn địch đánh phá hỏng đường băng, đường lăn thì khó khăn còn gấp bội phần. Phi công bay ngày gặp khó khăn một thì phi công bay đêm khó khăn đến mười.
Namduong à! Trước đoàn bay của tôi có các lớp phi công đàn anh được đào tạo bay ở hai nơi: đó là ở Liên-xô và ở Trung Quốc. Đoàn bay đầu tiên thuộc thế hệ phi công đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bên Trung Quốc do đoàn trưởng Đào Đình Luyện (sau này là Tư lệnh Quân chủng PK-KQ, rồi Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) dẫn đầu về hạ cánh đầu tiên ở sân bay Đa Phúc. Trung Quốc giúp ta huấn luyện, đào tạo các phi công bay MiG-17 và MiG-19. Riêng MiG-19, Trung Quốc đã đào tạo và trang bị cho ta 1 Trung đoàn. Năm 1972, lực lượng này đã tham gia chiến đấu, đã giành được những thành tích trong các trận không chiến. Hầu hết ở các sân bay, 3 lực lượng của chúng tôi thường trực chiến chung với nhau (tuy khác Trung đoàn) là MiG-17, MiG-19 và MiG-21. Cũng vì cùng trực với nhau, cùng hiệp đồng tác chiến với nhau nên anh em chúng tôi gắn bó với nhau rất mật thiết, rất hiểu nhau và quý mến nhau. Cho đến tận bây giờ khi nói đến một ai đó trong thời kỳ ấy là chúng tôi lại cùng nhau ôn lại cả một quá khứ gian truân, vất vả nhưng hừng hực khí thế. Đúng là một thời hào hùng ! Nhiều lúc chúng tôi trêu chọc nhau giống như thời mình còn đang trực chiến làm cho các con, các cháu cứ "mắt chữ á, mồm chữ ớ" không hiểu các bậc "tiền bối" nói với nhau cái kiểu gì? Chúng làm sao mà hiểu nổi những người một thời luôn cõng trên lưng cái sự chết chóc, cái sự hiểm nguy ... ngày thường chẳng biết nói với ai và có lẽ nói ra cũng không mấy người hiểu như người trong cuộc, nên chỉ có khi gặp nhau "mày tao chí tớ" mới lại có dịp ôn lại mà thôi. Tôi chắc rằng chẳng cứ riêng gì anh em chúng tôi mà có lẽ các đồng đội cũng nhiều lúc ở trong tình trạng ấy! Vẫn có câu "không ai hiểu lính bằng lính" mà !.
Đồng đội Vitính ơi, anh Nguyễn Duy Tường cùng thời gian nhập ngũ với tôi, cùng nhau bay những năm trên loại máy bay L-29, sau đó anh ấy bay trên loại MiG-17, về nước một thời gian thì được chuyển loại lên MiG-21. Sau cú va quệt vào đường dây cao thế, phải nhảy dù thì anh thôi bay, xuống làm công tác chỉ huy cho máy bay ta cất hạ cánh. Thường thì các phi công thôi bay (cắt bay) vì lí do nào đó là chuyển sang làm công tác huấn luyện hoặc chỉ huy cất hạ cánh "chuyên nghiệp" ở sân bay căn cứ chính và các sân bay cơ động. Có một số anh sau một thời gian công tác dưới mặt đất thì lại được bay lại, không phải là trên loại MiG-21 nữa mà ở các loại có tính năng thấp hơn, đặc biệt là sau ngày giải phóng miền Nam thì nhiều anh bay trên các máy bay chiến lợi phẩm.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #112 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 11:05:18 am »

Suốt năm 1971, chúng tôi gặp địch cũng nhiều, có một số anh đã kịp bắn rơi được máy bay của lực lượng Không quân Mỹ. Tôi thì không. Dịp may chưa hề đến với tôi, mặc dù tôi cũng là kẻ “lặn lội” đủ ở các sân bay, đón lõng đủ các ngả đường. Hình như bọn chúng sợ vía của tôi thì phải. Có một điều rõ ràng, chẳng biết vía van thế nào chứ bọn Mỹ có hẳn hơn chục tàu đỗ ngoài Biển Đông mở rada, dò sóng đối không liên tục, mặt chúng tôi thì bọn chúng không tường, chứ giọng nói thì chắc bọn chúng quá quen. Chúng tôi đi đâu là chúng dò theo đấy, gây nhiễu, phá phách, choảng bom vào căn cứ bọn tôi.
Thời kỳ này chúng tôi có một nhiệm vụ mới đó là phục đánh B52, từ  đầu năm 1971 một số anh em trong đoàn đã được cử vào Khu 4 phục kích B52, đồng thời chi viện cho tuyến đường 559. Trong các phi công trực chiến khi ấy anh Đinh Tôn là người trực nhiều nhất và nổi tiếng nhất, tuy chưa giáp mặt B-52 lần nào, nhưng cứ sau mỗi lần anh xuất kích chiến đấu là bọn B-52 phải dạt ra có khi cả tuần lễ không dám hoạt động. Người đầu tiên bắn B52 là Vũ Đình Rạng vào đêm 20 tháng 11 năm 1971. Xáp mặt nó là Rạng phóng tên lửa vào thằng đi đầu rồi kéo cao, thoát li. Khi quan sát thấy một chiếc máy bay B-52 khác, anh cho máy bay mình tiếp cận mục tiêu, bám sát đến cự li cho phép, phóng nốt quả tên lửa thứ 2 rồi về sân bay Anh Sơn hạ cánh. Tuy Vũ Đình Rạng không bắn rơi tại chỗ B-52, nhưng sau này địch phải thừa nhận B-52 bị bắn trọng thương phải về hạ cánh bắt buộc ở sân bay U-đon (Thái Lan) mà không về được U-ta-pao.
Thực sự tham gia chiến tranh thì mới thấy hết được sự ác liệt, sự tàn khốc của nó, mới thấy được sự hy sinh, tinh thần quật khởi của dân mình. Cả nước bấy giờ hừng hực khí thế, chỉ biết có chiến đấu, giành giật lấy chiến thắng. Mất mát, tổn thất vậy nhưng ai cũng nén chịu đau thương, lo cho những cái lớn lao của cả một dân tộc. Càng nắng hạn thì đất đai càng khô cứng lại. Lòng người khi sống gặp lắm khó khăn, gian truân có lẽ cũng vậy, ngày càng sắt đá hơn. Mỗi lần chúng tôi hạ cánh xuống sân bay là thợ máy kéo dắt máy bay đi sơ tán luôn. Địch lại đánh đường băng. Dân, quân lại sửa. Chúng tôi lại có thể cất cánh được.
Những năm tháng chiến tranh, tôi đã sử dụng khá nhiều loại tên lửa bổ trợ cho cất cánh, loại ấy có mật danh K.9. Khi có nó thì bọn tôi chỉ cần chiều dài khoảng 300m là có thể cất cánh được. Mà cũng vì nó có lần tôi suýt chết ngay trên đường bằng. Hôm đó có phái đoàn của các cán bộ miền Nam bí mật ra thăm miền Bắc, tôi được cử đại diện bay biểu diễn cho đoàn xem. Động tác của bài bay là cất cánh với tên lửa bổ trợ, vòng độ cao thấp, cực thấp trên đầu phái đoàn, bật tăng lực kéo thẳng lên, nhào lộn các động tác theo phương thẳng đứng, thông trường cực thấp, kéo lên khoan đứng, hạ cánh theo hàng tuyến hẹp, thả dù trên không (trước lúc tiếp đất) để sử dụng đường băng ngắn nhất và lăn về, báo cáo phái đoàn.
Khi bật tăng lực ở đầu đường băng xong, tôi nhả phanh, máy bay bắt đầu chạy đà, tôi ấn nút khởi động tên lửa bổ trợ. Máy bay lập tức tách đất. Vì xung lượng của 2 quả tên lửa bổ trợ lệch nhau nên máy bay vừa tách đất xong là mang độ nghiêng rất lớn, đến mức độ gần như quay ngang. Cánh gần như chạm đất. Các cánh lái liệng ở tốc độ nhỏ không có tác dụng gì. Tôi gần như bất lực, thoáng nghĩ trong đầu là chuyến này là chuyến cuối cùng của đời mình, chắc hẳn máy bay chạm đất ngay ở tích tắc này đây, và một tiếng nổ sẽ phát ra, một cụm khói bốc cao và vĩnh viễn không còn tôi nữa!.
Chỉ huy bay hôm ấy là anh Hoàng Biểu. Anh cũng hoảng, chỉ kịp hô “cần lái trung lập” rồi không còn ra được một khẩu lệnh nào nữa! May sao, phúc đức nhà tôi còn lớn, số phận tôi chưa bị Nam tào, Bắc đẩu gạch xoá tên, nên sau hơn chục giấy đồng hồ, tên lửa bổ trợ cháy hết thuốc, máy bay trở lại trạng thái cân bằng bình thường. Nhưng trong họa có phúc, là lúc tôi ấn nút vứt 2 thùng rỗng, lại tí tẹo tèo teo nữa thì rơi đúng trận địa pháo Phòng không ở đầu sân bay, thật hú vía. Nhưng bất ngờ nhất là anh em dưới mặt đất kể lại Phái đoàn miền Nam thấy tôi cất cánh như vậy lại cứ tưởng tôi biểu diễn  một kiểu bay đặc biệt mà chưa từng thấy phi công Mỹ và VNCH thực hiện liền đứng dậy vỗ tay reo hò.
Tôi kết thúc tất cả các động tác biểu diễn trong vòng 20 phút. Mồ hồi ra như tắm, áo quần ướt đẫm như vừa ở dưới ao lên. Tôi lăn vào sân đỗ, tắt máy, ra báo cáo đoàn. Trưởng đoàn là chị Ba Định (Nguyễn Thị Định), chị thấy tôi mồ hồi mồ kê nhễ nhại vậy thì thương lắm, ôm lấy tôi mà nước mắt chị rưng rưng. Chiều hôm ấy, chị vào trung đoàn tôi, nói chuyện cùng cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn, chị toàn xưng chị và gọi các em, thân mật như người chị cả trong gia đình, không khí đầm ấm lắm. Chị thương chúng tôi vất vả, chúng tôi thương chị, thương đồng bào miền Nam chịu lắm gian nan, hy sinh quá lớn. Sau này, tôi còn bay biểu diễn, bay chào mừng nhiều đoàn của miền Nam ra nữa và càng về sau này, thì tôi càng củng cố niềm tin vào sự nghiệp giải phóng: dân tộc Việt Nam phải là một - Đất nước Việt Nam phải là một!
Cuối năm 1971 thì đoàn  chúng tôi chịu một tổn thất nữa. Hôm tôi vừa xuất kích ở sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá) lên, địch phong toả sân bay, tôi phải về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc. Vừa hạ cánh xong thì biên đội của Nguyễn Văn Khánh - Lê Minh Dương vào cấp và xuất kích. Chúng tôi đứng tại sân đỗ nhìn theo. Biên đội vòng trái bay lên hướng Thái Nguyên. Mấy phút sau thì thấy một bùng lửa ở trên không, anh Khánh bị bắn rơi (mà là tên lửa phòng không ta bắn nhầm). Anh hy sinh, một cái chết thật vô lý, thật không đáng có. Vậy mà trong chiến tranh nó vẫn cứ xảy ra, ngay cả trước mắt mình nữa mới đau đớn, mới tệ hại. Anh Khánh rơi ở huyện Phú Bình, xã Đạo Đức. Mộ anh mãi tận sau này mới đưa được về chôn cất ở Nghĩa trang Quỳnh Côi, Thái Bình. Tôi cũng đã kịp có dịp về thắp nhang cho anh ở nghĩa trang quê anh vào những ngày Thái Bình sôi động trong biểu tình chống nạn tham nhũng của các “quan cách mạng mới” và về thăm mẹ anh, vợ con anh.
Cho tới giai đoạn này thì có thể nói, anh em lứa chúng tôi đã cứng cáp lên rất nhiều, già dặn rất nhiều. Chúng tôi không còn là những chú cừu non như cách đây mấy năm nữa, mà đã thực sự trở thành những tráng sỹ trong chiến trận. Bản lĩnh, kinh nghiệm chiến đấu của chúng tôi đã hình thành, đã được củng cố cho ngày càng vững chắc thêm. Kỹ thuật bay của chúng tôi ngày được tôi luyện. Chúng tôi điều khiển máy bay ngày càng thuần thục, ngày càng nghệ thuật hơn, điêu luyện hơn. Hình thái chiến thuật, nghệ thuật quân sự, mức độ tinh ranh trong trận chiến đã có, đã được phát triển. Mỗi người đã có những sắc thái riêng của mình, vững vàng hơn nhiều khi tung hoành trên bầu trời. Các cấp chỉ huy cũng hiểu chúng tôi nhiều hơn, định hướng sử dụng chúng tôi vào từng trận rõ rệt hơn... Kẻ thù của chúng tôi cũng gờm chúng tôi hơn.
Và chúng tôi cũng biết chắc chắn rằng, càng về sau này thì mức độ căng thẳng, ác liệt càng tăng. Chúng tôi không hề sợ hy sinh gian khổ, duy nhất trong đầu chỉ tâm niệm hai chữ chiến thắng! Bằng mọi giá phải chiến thắng! Chúng tôi đã như mũi tên đặt trên dây cung mà cánh cung đang giương căng, sẵn sàng lao đến địch bất kể lúc nào.
Và năm 1972 đến, một năm đầy gian truân, ác liệt, căng thẳng, hy sinh mất mát nhiều, nhưng cũng là năm rực rỡ, huy hoàng với những hoạt động của đoàn bay Mig - 21 khoá 3 chúng tôi.
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #113 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 11:25:34 am »

Chuyện chiến đấu của cánh không quần của bác Phicongtiemkich kể thật hay, bọn sáu quần chúng em thật sự bái phục. xin hỏi bác trường hợp hi sinh của anh Khánh có được tưởng thưởng gì không ạ?

Cũng có chi tiết nhỏ về địa danh nơi máy bay của anh Khánh rơi:

Trích dẫn
Anh Khánh rơi ở huyện Phú Bình, xã Đạo Đức.
.

Đề nghị bác xem lại: Huyện Phú Bình không có xã Đạo Đức mà chỉ có xã Tân Đức (là nơi bọn em huấn luyện tân binh trước khi vào tham chiến ở Quảng Trị). Huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc có xã Đạo Đức (là nơi bọn em tập kết khi nhập ngũ 27/5/1972).
Phú Bình còn có xã Lương Phú là quê hương của anh hùng không quân Phạm thanh Ngân.
Logged
TiepTS21
Thành viên
*
Bài viết: 227


« Trả lời #114 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 12:06:21 pm »

Hôm nay 16.4.2012, đúng tròn 40 năm về trước, KQ Mỹ đã tập trung đánh phá Miền Bắc và đã bị quân dân dân ta đánh trả. Bác Phicongtiemkich có gì kể lại cho tụi em dân sáu quần rõ mắt hơn chút. Ngày tháng này với em thì khó có thể quên, vì cũng cái giờ khắc này 40 năm trước, khi còn là cậu học trò mặc quần thủng đít, vẫn còn dám trèo lên cây ổi xem máy bay và cũng may là kịp xuống hầm, nếu không đã bị quả bom 500 bảng, nó rơi xuống thì bây giờ không thể ngồi hóng hớt được.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #115 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 01:51:29 pm »

Hôm nay 16.4.2012, đúng tròn 40 năm về trước, KQ Mỹ đã tập trung đánh phá Miền Bắc và đã bị quân dân dân ta đánh trả. Bác Phicongtiemkich có gì kể lại cho tụi em dân sáu quần rõ mắt hơn chút. Ngày tháng này với em thì khó có thể quên, vì cũng cái giờ khắc này 40 năm trước, khi còn là cậu học trò mặc quần thủng đít, vẫn còn dám trèo lên cây ổi xem máy bay và cũng may là kịp xuống hầm, nếu không đã bị quả bom 500 bảng, nó rơi xuống thì bây giờ không thể ngồi hóng hớt được.

            Chào các bác! Chuyện kể của "Giặc nhà trời" hay quá. Làm cho anh em trong VMH hiểu thêm được về trang bị vũ khí của Quân chủng Không Quân. Cùng những gian khổ của sắc lính "màu xanh da trời". Như vây không phải chỉ có lính bb mới "Táng" Nhầm nhau mà bên cùng Quân chủng cũng có. Chắc hồi đó vừa tách ra thành 2 quân chủng chăng? Nên sự hợp đồng thiếu khăng khít. Grin Grin Grin
           @ Tiepts21 như bạn nói thì tròn 40 năm giăc Mỹ Bắn phá Miền Bắc. Nhưng có lẽ là bạn tính Đợt 2 phải không? Chứ ngày chúng đánh phá đầu tiên là ngày 5/8/64 mà  Huh Huh Huh

           Tranphu341 cùng anh em rất đang hào hứng đón đọc chuyện của bác " Giăc Nhà Trời" đây. Như vây đất Thái Bình có vẻ gia nhập Quân chủng làm "giặc lái" cũng nhiều hả Bác?

                                  CHÚC BÁC TIẾP TỤC BAY LƯỢN. ĐỂ ANH EM ĐƯỢC NGẮM NHÌN CHO MÃN NHÃN!     
Logged
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #116 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 03:01:49 pm »

 Ai lại gọi phi công mì́nh là " giặc lái " với " giăc nhà trời ". Bác tranphu341 vui tính thật, em thấy khó kiếm phi công chứ không dễ đâu, xét lấy rất chuẩn; phi công con  " nhà nòi " đấy bác. Ở phố em, nhà bác Kiệm có ba con trai, anh lớn vào chiến trường B anh thứ hai tên Tuấn 16 tuổi xung phong đi bộ đội thấy họ khám phát hiện răng khít, trái tim bé & mắt tinh, thế là về tận nhà điều tra cấp tốc. Đưa anh lớn tên Bình từ trong chiến trường B thẳng ra Bắc, không quên lôi luôn thằng bạn đang học cùng lớp với em tên Cường, đưa đi đào tạo làm phi công. Cả ba anh em có anh Tuấn là siêu nhất, mấy năm rồi hai sĩ quan cao cấp của mình được Mỹ mời ra thăm hạm đội máy bay Mỹ ngoài biển, trong đó một là anh Tuấn ...
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tư, 2012, 03:07:29 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #117 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 03:50:47 pm »

...
Những năm tháng chiến tranh, tôi đã sử dụng khá nhiều loại tên lửa bổ trợ cho cất cánh, loại ấy có mật danh K.9. Khi có nó thì bọn tôi chỉ cần chiều dài khoảng 300m là có thể cất cánh được. Mà cũng vì nó có lần tôi suýt chết ngay trên đường bằng. Hôm đó có phái đoàn của các cán bộ miền Nam bí mật ra thăm miền Bắc, tôi được cử đại diện bay biểu diễn cho đoàn xem. Động tác của bài bay là cất cánh với tên lửa bổ trợ, vòng độ cao thấp, cực thấp trên đầu phái đoàn, bật tăng lực kéo thẳng lên, nhào lộn các động tác theo phương thẳng đứng, thông trường cực thấp, kéo lên khoan đứng, hạ cánh theo hàng tuyến hẹp, thả dù trên không (trước lúc tiếp đất) để sử dụng đường băng ngắn nhất và lăn về, báo cáo phái đoàn.
Khi bật tăng lực ở đầu đường băng xong, tôi nhả phanh, máy bay bắt đầu chạy đà, tôi ấn nút khởi động tên lửa bổ trợ. Máy bay lập tức tách đất. Vì xung lượng của 2 quả tên lửa bổ trợ lệch nhau nên máy bay vừa tách đất xong là mang độ nghiêng rất lớn, đến mức độ gần như quay ngang. Cánh gần như chạm đất. Các cánh lái liệng ở tốc độ nhỏ không có tác dụng gì. Tôi gần như bất lực, thoáng nghĩ trong đầu là chuyến này là chuyến cuối cùng của đời mình, chắc hẳn máy bay chạm đất ngay ở tích tắc này đây, và một tiếng nổ sẽ phát ra, một cụm khói bốc cao và vĩnh viễn không còn tôi nữa!.
Chỉ huy bay hôm ấy là anh Hoàng Biểu. Anh cũng hoảng, chỉ kịp hô “cần lái trung lập” rồi không còn ra được một khẩu lệnh nào nữa! May sao, phúc đức nhà tôi còn lớn, số phận tôi chưa bị Nam tào, Bắc đẩu gạch xoá tên, nên sau hơn chục giấy đồng hồ, tên lửa bổ trợ cháy hết thuốc, máy bay trở lại trạng thái cân bằng bình thường. Nhưng trong họa có phúc, là lúc tôi ấn nút vứt 2 thùng rỗng, lại tí tẹo tèo teo nữa thì rơi đúng trận địa pháo Phòng không ở đầu sân bay, thật hú vía. Nhưng bất ngờ nhất là anh em dưới mặt đất kể lại Phái đoàn miền Nam thấy tôi cất cánh như vậy lại cứ tưởng tôi biểu diễn  một kiểu bay đặc biệt mà chưa từng thấy phi công Mỹ và VNCH thực hiện liền đứng dậy vỗ tay reo hò.
Tôi kết thúc tất cả các động tác biểu diễn trong vòng 20 phút. Mồ hồi ra như tắm, áo quần ướt đẫm như vừa ở dưới ao lên. Tôi lăn vào sân đỗ, tắt máy, ra báo cáo đoàn. Trưởng đoàn là chị Ba Định (Nguyễn Thị Định), chị thấy tôi mồ hồi mồ kê nhễ nhại vậy thì thương lắm, ôm lấy tôi mà nước mắt chị rưng rưng. Chiều hôm ấy, chị vào trung đoàn tôi, nói chuyện cùng cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn, chị toàn xưng chị và gọi các em, thân mật như người chị cả trong gia đình, không khí đầm ấm lắm. Chị thương chúng tôi vất vả, chúng tôi thương chị, thương đồng bào miền Nam chịu lắm gian nan, hy sinh quá lớn. Sau này, tôi còn bay biểu diễn, bay chào mừng nhiều đoàn của miền Nam ra nữa và càng về sau này, thì tôi càng củng cố niềm tin vào sự nghiệp giải phóng: dân tộc Việt Nam phải là một - Đất nước Việt Nam phải là một!
...

Tên lửa bổ trợ cất cánh K9 của bác Phicôngtiêmkích Wink



СПРД-99




Mig-21PF (PFV) và K9 (SPRD-99)
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #118 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 03:58:22 pm »

 Hóa ra cái bộ phận này nó nổ xì ra lửa để tăng tốc máy bay ẩn nhanh vào mây. Nhìn bảy cái liều phóng một bên nó còn ngắn hơn bảy cái liều H12 hồi trước mình tháo trong rừng núi Kim Ri, thấy hai loại thuốc phóng khác màu nhau. Liều H12 màu đen ...
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tư, 2012, 04:09:49 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
TiepTS21
Thành viên
*
Bài viết: 227


« Trả lời #119 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 04:39:04 pm »

Hôm nay 16.4.2012, đúng tròn 40 năm về trước, KQ Mỹ đã tập trung đánh phá Miền Bắc và đã bị quân dân dân ta đánh trả. Bác Phicongtiemkich có gì kể lại cho tụi em dân sáu quần rõ mắt hơn chút. Ngày tháng này với em thì khó có thể quên, vì cũng cái giờ khắc này 40 năm trước, khi còn là cậu học trò mặc quần thủng đít, vẫn còn dám trèo lên cây ổi xem máy bay và cũng may là kịp xuống hầm, nếu không đã bị quả bom 500 bảng, nó rơi xuống thì bây giờ không thể ngồi hóng hớt được.

            Chào các bác! Chuyện kể của "Giặc nhà trời" hay quá. Làm cho anh em trong VMH hiểu thêm được về trang bị vũ khí của Quân chủng Không Quân. Cùng những gian khổ của sắc lính "màu xanh da trời". Như vây không phải chỉ có lính bb mới "Táng" Nhầm nhau mà bên cùng Quân chủng cũng có. Chắc hồi đó vừa tách ra thành 2 quân chủng chăng? Nên sự hợp đồng thiếu khăng khít. Grin Grin Grin
           @ Tiepts21 như bạn nói thì tròn 40 năm giăc Mỹ Bắn phá Miền Bắc. Nhưng có lẽ là bạn tính Đợt 2 phải không? Chứ ngày chúng đánh phá đầu tiên là ngày 5/8/64 mà  Huh Huh Huh

           Tranphu341 cùng anh em rất đang hào hứng đón đọc chuyện của bác " Giăc Nhà Trời" đây. Như vây đất Thái Bình có vẻ gia nhập Quân chủng làm "giặc lái" cũng nhiều hả Bác?

                                  CHÚC BÁC TIẾP TỤC BAY LƯỢN. ĐỂ ANH EM ĐƯỢC NGẮM NHÌN CHO MÃN NHÃN!     

Vâng cám ơn bác TP341, đúng là lần sau, vì nói thật với bác KQ Mỹ đánh phá thứ nhất vào 1964 thì em mới chỉ là thằng cu tý vẫn còn "dấm đài", may mà nhờ có cái hầm chữ A nhà em làm từ hồi đó mà mấy bà cháu anh em nhà em không bị miểng bom và cái nhà ập xuống, cũng như sức ép của quả bom rơi cách hầm khoảng 12m.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM