Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Một thời máu và hoa => Tác giả chủ đề:: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Tư, 2012, 05:13:54 pm



Tiêu đề: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Tư, 2012, 05:13:54 pm
Kính chào các bác trong Quân sử. Được thằng cháu mới giới thiệu diễn đàn, đọc hồi ký của các đ/c, đồng đội xúc động vô cùng. Rất muốn giao lưu, chia sẻ những ký ức của một thời trai trẻ. Nay mắt đã mờ, tay đánh máy mổ cò một ngón, nét niếc chẳng biết rõ lắm phải nhờ thằng cháu giúp. Có gì thiếu sót rất mong đ/c, đồng đội cảm thông.

Sau khi tốt nghiệp lớp 10  xong thì lớp tôi cả gái lẫn trai nhập ngũ nhiều lắm. Cả nước lên đường, cả nước hướng về Miền Nam, số không nhập ngũ là số thanh niên “khoèo chân, hở rốn”, hoặc do lý lịch gia đình. Cuối tháng 6 năm 1965 thì tôi nhận được giấy báo nhập ngũ; ngày 5 tháng 7 phải có mặt tại nơi tập trung.
Cả huyện Thường Tín lúc bấy giờ chỉ có mỗi mình tôi thôi. Cả tỉnh Hà Đông cũng chỉ được 6 người: Tôi ở Thường Tín, Soát ở Phú Xuyên, Sơn ở Đan Phượng, Thắng ở Trúc Sơn, Đức Lâm và Văn Lâm ở thị xã (sau này Nguyễn Đức Soát trở thành anh hùng các lực lượng vũ trang, Tư lệnh Quân chủng Không quân Phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam; Phạm Hồng Sơn là giáo viên của Học viện Không quân; Hoàng Thế Thắng hy sinh trong trận không chiến với F4 của không quân Mỹ vào năm 1972; Nguyễn Đức Lâm hy sinh khi bay thử máy bay ÿK- 52 ở Gia Lâm; Nguyễn Văn Lâm là giáo viên của Học viện Chính trị Quốc gia).
Ngày tôi nhập ngũ là ngày mưa tầm tã, mưa xối xả. Trước đó 1 ngày tôi chia tay với gia đình, họ hàng. Cảm động nhất là cô tôi, khi được tin tôi đi bộ đội, cô đến gặp tôi nước mắt lưng tròng nói với tôi rằng muốn đãi tôi một bữa cơm, nhưng nhà nghèo chẳng rõ tôi có chê không. Tôi cười, ômvai cô tôi nói rằng tôi sẽ đến nhưng chỉ xin cô tôi luộc cho tôi một quả bầu để chấm tương ăn cho đỡ nhớ thôi. Và cô tôi đã luộc bầu cho tôi. Tôi ăn bầu chấm tương còn cô tôi thì ngồi nhìn tôi ăn mà cứ khóc hoài. Khi viết những dòng chữ này, mắt tôi cũng nhoà lệ. Thôi, cầu xin vong linh cô hãy tha thứ cho tôi, nếu tôi có mắc những lỗi lầm.
Còn mẹ tôi thì khỏi phải nói, mẹ tôi đã khóc rất nhiều, nhưng dấu tôi. Nhiều đêm tôi thức giấc nghe mẹ tôi sụt sịt ở phía giường trong là tôi lại thấy lòng mình như ứa máu. Tôi biết, các em tôi còn nhỏ, bố tôi lại đi làm xa, tôi ra đi thì mọi công việc ở nhà đều trút lên vai mẹ tôi cả. Thực lòng, các đứa em tôi cũng không xốc vác với công việc đồng áng được như tôi. Mẹ tôi không muốn cho tôi thấy các lo nghĩ của Người, cốt để tôi yên tâm mà đi. Lúc tiễn tôi, mẹ tôi chỉ dặn: “Con đi phải giữ sức khoẻ, phấn đấu làm sao cho bằng anh, bằng em!”.
Tôi biết, Người đã nói câu ấy trong nước mắt, vì có lẽ, thời điểm này, đứa con đã dứt ra khỏi vòng tay mẹ, lăn vào cuộc đời, vào cuộc chiến đầy cam go, chẳng rõ rồi ra đi còn có ngày trở lại! Người mẹ nào mà không khỏi lo âu!
Và có lẽ tất cả những điều đó đã tạo nên trận mưa ghê gớm lúc tôi lên đường hay sao? Tôi ra đi với một tâm trạng thật khó tả, khi nặng nề, lúc bay bổng, háo lức... Lủi thủi một mình dầm trong cơn mưa, tôi đi bộ lên Thường Tín tập trung. Bác tôi thì nói rằng: “Đi đi cháu ạ! Phong vũ tất cát! Đi thôi!”
Về sau này thì tôi ngẫm thấy những biến cố lớn trong đời tôi đều gắn liền với mưa giông cả. Tôi cũng là đứa rất thích dầm mưa và rất nhạy cảm với mưa.
Đang ngủ nhưng tiếng mưa rơi dù rất khẽ cũng đủ đánh thức tôi rồi, cũng rõ lạ mà tôi không lý giải được.
Vậy là, khăn gói quả mướp trong tiễn biệt của gió mưa, làng quê nhạt nhoà xa dần đằng sau lưng. Không người thân, không bạn bè đưa tiễn. Mình tôi lên đường để bước vào một cuộc sống mới, một thế giới mới khác hẳn những gì mình từng mường tượng, chấm dứt thời học trò, và cũng là chấm dứt tuổi ấu thơ, tuổi nghịch ngợm đầy mộng mơ hão huyền nhưng cũng rất trắng trong để bước vào con đường dài hun hút ở phía trước ẩn chứa đầy nguy hiểm, khó khăn và những điều bất ngờ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tranphu341 trong 03 Tháng Tư, 2012, 05:34:34 pm
           Cha cha Đây rồi! Anh em trong VMH Đội lâu lắm rồi mà hôm nay mới ló ra ông Phi công Tiên kích. Của hiếm của quý đây. Hiếm và quý vì những người như bạn nay hầu như tưổii cũng đã cao. Lính bộ binh thì nhiều chứ chọn là lính Phi công thì cả Tỉnh may ra mới lấy được một người. Anh em hành quân đánh nhau dưới mặt đất còn ông ở tít trên 9 tầng mây.. Khiếp ;D  ;D ;D

            Trong các diễn đang đôi khi có nói đến LL không quân mà đôi khi không biết hỏi ai. Vậy đây là của hiếm để mọi người hỏi. Bạn tha hồ mà trò chuyện , giải đáp những việc trên trời nhé.

                             Tranphu341 chúc mừng bạn tham gia VMH. NGÔI NHÀ MỚI- TRONG " KHU ĐÔ THỊ" này!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: khanhhuyen trong 03 Tháng Tư, 2012, 05:45:29 pm
Xin kính chào bác Phi công tiêm kích ra nhập diễn đàn mang sắc lính.
Như vậy là trên trang lính cựu đã chính thức đủ các bác cựu,của các binh chủng Hai quần-Lục quần-Không quần.Chúng em rất là nganh tị với bác lắm lắm đấy,nhất lính Không quần một mình một bầu trời,không chung đụng với ai,à không thinh thoảng chia sẻ với các bác tên lửa và pháo dưới đất nữa nhỉ  ;D Nhưng dù gì cũng không như tụi lắm quần như bọn em,chen chúc nhau dưới đất với nước... ;D
Chúc bác khỏe,viết bền về những vùng trời trong những ngày không yên ả.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: anhtho trong 03 Tháng Tư, 2012, 05:52:07 pm
 Trich dẫn từ Phi công tiêm kích
Kính chào các bác trong Quân sử. Được thằng cháu mới giới thiệu diễn đàn, đọc hồi ký của các đ/c, đồng đội xúc động vô cùng. Rất muốn giao lưu, chia sẻ những ký ức của một thời trai trẻ. Nay mắt đã mờ, tay đánh máy mổ cò một ngón, nét niếc chẳng biết rõ lắm phải nhờ thằng cháu giúp. Có gì thiếu sót rất mong đ/c, đồng đội cảm thông.

Xin kính chào bác (Phi công tiêm kích) Rồi trong cộng đồng anh em VMH cũng phải nảy ra một Pilot chứ cứ mò mẫm mãi đướn đất đướn sông thì mần răng mà đánh được mấy con ma, thần sấm, kể cả phào đài bay nữa chứ. Hy vong các bác cựu có nhiều kinh nghiệm trận mạc sẽ có nhiều câu hỏi đấy bác ạ. Và cũng là để hiệp đồng các quân binh chủng mần vụ này chắc thắng. Bác chuẩn bị trả bài nha. Chúc bác mạnh giỏi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vetran trong 03 Tháng Tư, 2012, 05:56:49 pm
          Cha cha Đây rồi! Anh em trong VMH Đội lâu lắm rồi mà hôm nay mới ló ra ông Phi công Tiên kích. Của hiếm của quý đây. Hiếm và quý vì những người như bạn nay hầu như tưổii cũng đã cao. Lính bộ binh thì nhiều chứ chọn là lính Phi công thì cả Tỉnh may ra mới lấy được một người. Anh em hành quân đánh nhau dưới mặt đất còn ông ở tít trên 9 tầng mây.. Khiếp ;D  ;D ;D

          

Vâng! xin chào bác (phi công tiêm kích) chúc mừng ngày Tân gia. Xin gửi bác câu đối xông nhà:
  - Môn đa khách đáo, thiên tài đáo
  - Gia hữu nhân lai, vạn vật lai.
Vâng! đúng như ý bác tranphu341, gặp của hiếm rồi. Từ nay anh em VMH đa số BB, pháo và xe tăng sẽ nhỏng cổ lên trời theo dõi cánh én bạc lượn vòng mà thèm. Chúc bác mạnh khỏe tay cứng phím mềm. kính


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 03 Tháng Tư, 2012, 06:48:33 pm
Vanson307 kính chào bác tiêmkich, mừng Bác tham gia Ngôi Nhà VMH cùng chúng em.Em lái xe kéo pháo phòng không, Bác lái tiêm kích Mic 17, Em tích cực kéo pháo yểm trợ Bác tung bay trên bầu trời, hiệp đồng chặt chẽ, nhất định thắng lợi.Chào Bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: behienQYV7C trong 03 Tháng Tư, 2012, 07:13:08 pm
Chào anh Phi công tiêm kích , rất vui vì có thêm binh chủng mới ra nhập ngôi nhà VMH .

Cảm động nhất là cô tôi, khi được tin tôi đi bộ đội, cô đến gặp tôi nước mắt lưng tròng nói với tôi rằng muốn đãi tôi một bữa cơm, nhưng nhà nghèo chẳng rõ tôi có chê không. Tôi cười, ômvai cô tôi nói rằng tôi sẽ đến nhưng chỉ xin cô tôi luộc cho tôi một quả bầu để chấm tương ăn cho đỡ nhớ thôi. Và cô tôi đã luộc bầu cho tôi. Tôi ăn bầu chấm tương còn cô tôi thì ngồi nhìn tôi ăn mà cứ khóc hoài. Khi viết những dòng chữ này, mắt tôi cũng nhoà lệ. Thôi, cầu xin vong linh cô hãy tha thứ cho tôi, nếu tôi có mắc những lỗi lầm.
Còn mẹ tôi thì khỏi phải nói, mẹ tôi đã khóc rất nhiều, nhưng dấu tôi. Nhiều đêm tôi thức giấc nghe mẹ tôi sụt sịt ở phía giường trong là tôi lại thấy lòng mình như ứa máu. Tôi biết, các em tôi còn nhỏ, bố tôi lại đi làm xa, tôi ra đi thì mọi công việc ở nhà đều trút lên vai mẹ tôi cả. Thực lòng, các đứa em tôi cũng không xốc vác với công việc đồng áng được như tôi. Mẹ tôi không muốn cho tôi thấy các lo nghĩ của Người, cốt để tôi yên tâm mà đi. Lúc tiễn tôi, mẹ tôi chỉ dặn: “Con đi phải giữ sức khoẻ, phấn đấu làm sao cho bằng anh, bằng em!”.
.......

Đọc bài của anh BH thấy thương làm sao người phụ nữ Việt Nam, anh thật là hạnh phúc khi có những người phụ nữ tuyệt vời như cô anh, mẹ anh trong cuộc đời . Chính những người phụ nữ nhân hậu, kiên cường ấy đã chắp cánh cho anh bay dọc ngang trên bầu trời .

Rất mong nhiều bài viết đầy cảm xúc của anh .





Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 03 Tháng Tư, 2012, 07:37:15 pm
 Kính chào anh Tiêm kích ! Em là Hai Ruộng dân Miền Tây Nam Bộ chúc anh bay cao trên bầu trời Tổ Quốc thân yêu .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: mechua155 trong 03 Tháng Tư, 2012, 08:03:23 pm
hi chú Phi công tiêm tích
Phi công tiêm tích tên thật là Nguyễn Công Huy, nếu đúng thì đã có sách " Tôi là phi công tiêm tích" xuất bản năm 2008, Cháu đã hân hạnh được đọc 
Thân chào Chú


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 03 Tháng Tư, 2012, 08:31:04 pm
Kính chào bác Phi công tiêm kích! Hoan nghênh bác tham gia diễn đàn! Trên diễn đàn này cũng có một lính không quân nhưng là lính thông tin "thối tai chai đít". Mong được đọc nhiều bài viết của bác về Không quân nhân dân Việt Nam. Rất hay là bác khai trương nhà mới đúng Ngày chiến thắng của KQNDVN trong trận đánh bảo vệ cầu Hàm Rồng (03/4/1965).


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanthang341ht trong 03 Tháng Tư, 2012, 08:42:59 pm


     Chào bạn. Chào không quân Nhân Dân Việt Nam anh hùng!
     Tôi đọc bài viết đầu tiên của bạn, thế là bạn với tôi nhập ngũ cùng năm 1965. Bạn tháng 6 tôi tháng 7. Tôi kém bạn 1 tháng. Tôi đánh địch mặt đất. Bạn đánh địch trên trời. Hình như chúng ta còn thiếu quân chủng Hải Quân trên VMH này nữa phải không các bạn?
     Tôi đang đón đọc bạn đây. chúc bạn mổ cò đều tay nhé.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: khanhhuyen trong 03 Tháng Tư, 2012, 09:39:16 pm


     Chào bạn. Chào không quân Nhân Dân Việt Nam anh hùng!
     Tôi đọc bài viết đầu tiên của bạn, thế là bạn với tôi nhập ngũ cùng năm 1965. Bạn tháng 6 tôi tháng 7. Tôi kém bạn 1 tháng. Tôi đánh địch mặt đất. Bạn đánh địch trên trời. Hình như chúng ta còn thiếu quân chủng Hải Quân trên VMH này nữa phải không các bạn?
     Tôi đang đón đọc bạn đây. chúc bạn mổ cò đều tay nhé.
Em lính lắm quần,xin giới thiệu với bác cũng quần lăm.Đây là bác Hai Quần ạ. ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 03 Tháng Tư, 2012, 09:46:54 pm
     Chào bác Phicôngtiêmkích
     Thật là vui mừng và phấn khởi khi trên diễn đàn VMH của chúng ta có thêm Quân chủng PKKQ, mà bác Phicôngtiêmkích là thành viên mới tham gia cùng chúng ta hành quân ra trận, cùng hiệp đồng binh chủng chiến đấu.
Đã từ lâu anh em vẫn thấy thiếu một số quân chủng binh chủng trên diễn đàn. Nay có anh thật là vui quá.
     Thôi thì lớn tuổi mắt kém chịu khó vậy, anh em đây cũng đánh chữ mổ cò như nhau cả thôi, cố gắng lên bác nhé. Anh em mong sẽ được đọc rất nhiều mẩu chuyện ký ức rất lý thú của bác về mặt trận này.
     Chúc bác khoẻ mạnh và bấm bàn phím khỏe, cho dù là "mổ cò".
     Thanh Sơn F341


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Trongc6 trong 03 Tháng Tư, 2012, 09:53:00 pm
Chào bác Phicongtiemkich:

Lính Nam Lào, B3 xin có lời chào bác.

Bọn em bắn một quả B40 mà không diệt được địch, CTV bảo "các đồng chí đã làm phí đi một tài sản bằng một gia đình trung nông ăn trong một năm đấy nhé" làm bọn em chết khiếp.

Bác ngồi trên cả chiếc MIG, bằng bác Bùi Tiến Dũng PU 18 "chơi" trong một năm để vi vu khắp nơi thì nghe chừng cũng "ghê răng" đấy bác nhỉ.

Bác là hàng sang cao cấp nhất đấy nhé. Chờ nghe chuyện bay lượn của bác.

Chúc bác và gia đình luôn khỏe và vui vẻ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: linhcnn72 trong 03 Tháng Tư, 2012, 10:27:49 pm
Chào bác phi công tiêm kích.
Chúc mừng bác đã tham gia QSVN. Thế là chúng ta đã có gần đủ các binh chủng rồi.
Chuyện về những phi công tiêm kích đầu tiên cũng có một số trên sách báo,nhưng chắc chắn nó đã được "chỉnh sửa" lại cho nên anh em rất mong được nghe những chuyện theo đúng hồi ức của bác ,những chuyện thuộc dạng "bây giờ mới kể". Chúc bác có đầy đủ sức khỏe và tiếp tục câu chuyện mới bắt đầu.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: behienQYV7C trong 03 Tháng Tư, 2012, 10:59:32 pm
Tân gia nhà mới của anh phi công tiêm kích, BH tặng anh phi công tiêm kích và các anh bài hát một thời yêu thích .

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Anh-Phi-Cong-Oi-Hop-Ca/IW6IAAOB.html



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 04 Tháng Tư, 2012, 08:00:06 am
Xin chào tất cả cỏc đồng đội !
Tôi là người mới "nhập môn" nên tự xác định mình là tân binh - là binh nhất trong đội hình. Tụi thật cảm động khi thấy các đồng đội quan tâm đến tôi, đặc biệt là mechua 155 đã đọc tự truyện của tôi rồi, tôi không ngờ lại có ngày mình tìm được nhiều niềm vui đến vậy. Hy vọng sẽ được thường xuyên trao đổi với các đồng đội của mình trong đội hình Quân binh chủng hợp thành.
Chúc các đồng đội mạnh khỏe !
Chào thân ái và quyết thắng !


Chúng tôi tập trung ở Thị xã Hà Đông, sau đó về Gia Lâm, rồi về sân bay Cát Bi. Mấy ngày sau lại sơ tán về thôn Sâm Bồ của khu vực Hải Phòng. Biên chế tiểu đội, trung đội, đại đội xong, rồi chúng tôi đi lĩnh quân trang. Quần áo bộ binh lùng thùng. Quần chẽn ống, gài 6 cúc dưới cổ chân, áo thì 3 cúc mỗi bên cổ tay, giầy vải cao cổ. Quân hàm binh nhì. Chúng tôi ngắm nhìn nhau, thấy diện mạo khác hẳn ngày thường, thế là đã thành “chú bộ đội” thực sự. Chúng tôi ở nhờ nhà dân. Tiểu đội tôi sơ tán, ở nhờ nhà ông Chòm (ông và các con ông có những cái tên khá ngộ nghĩnh: Chòm, Chèm, Chùm…). Phải đào hầm tránh máy bay, sinh hoạt theo nền nếp quân đội. Nếp sống ngày thường của đời học trò bị phá vỡ. Những ngày đầu tôi thấy rất khó chịu. Nước ăn, uống, giặt giũ, vo gạo, rửa rau… đều chung ở một cái ao trước nhà. Tắm thì bọn tôi ra ngoài mương máng. Bệnh hắc lào xuất hiện. “Phi hắc lào không phải là tân binh”. Cái câu cửa miệng ấy chẳng qua để an ủi nhau khi có những cơn ngứa như điên nổi lên, hai tay “sột soạt tựa gẩy đàn”. Bôi thuốc Iốt thì xót, xuýt xoa. Thôi thì đủ kiểu chữa: nào là bẻ quả chuối xanh để sát; nào sương mạng nhện ở lá khoai v.v... mãi rồi, rốt cục chúng tôi cũng dẹp bỏ được căn bệnh ngoài da oái oăm ấy.
Đúng ngày 27/7/1965 - Ngày thương binh liệt sỹ thì chúng tôi rời Sâm Bồ. Trút bỏ lại quần áo bộ đội, chúng tôi được phát quần áo thường phục, va li đựng đồ đạc…, lên tàu liên vận ngược hướng Đồng Đăng - Lạng Sơn sang Liên Xô học bay. Đó là một đêm khá yên tĩnh trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng Không quân của Mỹ. Đến Đồng Đăng, chúng tôi phải xuống tàu, vác vali đi bộ  một đoạn dài, lên ô tô vượt qua “Hữu nghị quan” sang ga Bằng Tường của đất Trung Quốc làm thủ tục, rồi lại lên tàu tiếp tục cuộc hành trình. Lần đầu tiên trong đời được ra nước ngoài, cũng là lần đầu tiên xa nhà biền biệt. Lần đầu tiên đi tàu liên vận với thời gian dài đằng đẵng (11 ngày 11 đêm mới tới Mátxcơva). Lòng tôi xáo trộn bao cảm xúc. Háo hức ngắm cảnh lạ nơi đất khách quê người, ngơ ngác vì phong tục khác nhau, ngôn ngữ khác nhau; xáo trộn đồng hồ sinh học của cơ thể vì thời gian ăn, ngủ thay đổi; da diết nỗi  nhớ quê, nhớ nhà... Tất cả những thứ đó ùa lại, ứ ngập làm tôi như nghẹt thở. Dầu sao, tôi cũng chỉ là một đứa trẻ mới tới tuổi thành niên, vừa chân ướt, chân ráo rời khỏi ghế nhà trường xong, tránh sao khỏi những choáng ngợp trước những gì mà bố mẹ  tôi cũng quá sức răn dạy thường ngày. Tôi ý thức được rằng từ bây giờ trở đi mới thực sự là cuộc sống tự lập, thực sự cảm nhận được cảnh xa gia đình, quê hương, không nơi nương tựa, càng về sau này, ngẫm lại thì tôi càng thấy mệnh “ốc thượng thổ” của tôi càng chính xác (đất con tò vò xây trên nóc nhà mà) dựa vào đâu được nữa kia!.
Suốt chặng đường tàu liên vận chạy qua Sibêri, tôi “mục sở thị” được đất nước Liên Xô hùng vĩ, bao la và tuyệt vời như thế nào. Bấy giờ đương là cuối mùa hạ. Rừng Bạch Dương trắng trải bạt ngàn, cỏ xanh đến nõn nà. Hoa cúc dại nở thành rừng, vô tận là hoa. Trời thì thăm thẳm, bao la. Những bản nhạc dân ca Nga réo rắt qua loa phóng thanh của tàu làm tôi đắm chìm trong nỗi nhớ Quê. Đất Nga có cái gì như thân quen, gần gũi ngay từ lần đầu tiên khi ta đến. Cảm giác này tôi còn giữ được mãi khi sau bao nhiêu năm lại trở lại, và lần nào cũng thấy như thế.
Chúng tôi về trường quân sự đào tạo học viên bay mang tên Sêrốp. Trường nằm gần thành phố Primorskơ - Akhtarsk cạnh biển Adôp. Sang trước đoàn chúng tôi đã có 2 đoàn học viên bay Việt Nam và một đoàn học viên bay của Inđônêxia (hồi ấy gọi là Nam Dương).
Ổn định nơi ăn, ở xong, chúng tôi được phổ biến nội quy của trường và bước vào học chương trình lý thuyết, đồng thời học ngoại ngữ, văn hoá. Các thầy, cô giảng giải rất nhiệt tình, rất yêu mến chúng tôi. Họ đối xử với chúng tôi khác hẳn với học viên của Inđônêxia. Chúng tôi cần cù, chịu khó, tìm mọi cách để nắm bắt kiến thức mới mẻ. Rất may cho đoàn tôi là trưởng đoàn, phó đoàn đã là những người bay, những phi công thực sự và nhiều anh đang học ở các trường đại học, lũ còn lại chúng tôi đều tốt nghiệp lớp 10 nên nhận thức khá nhanh.
Mấy tháng học lý thuyết trôi qua vùn vụt với mức độ không ngờ. Chúng tôi thấy cứng cáp hẳn lên, vẫn học nhưng vẫn rèn luyện theo đúng điều lệ, điều lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam: chạy thể dục sáng, tập đội ngũ, chào cờ, sinh hoạt đoàn, đọc báo.v.v... Chúng tôi đã thích nghi với đời sống trong quân ngũ.
Lần đầu tiên trong đời, tôi thực sự biết thế nào là tuyết rơi, tiếp xúc với tuyết, cảm nhận được cái lạnh của nó, cái thơ mộng của nó. Cũng lần đầu tiên ở đất Nga tôi mới tận mắt thấy được thế nào là “mùa thu vàng” ở xứ sở này. Những cảm xúc thật khó tả. Cảnh vật nên thơ, ngân thành nhạc trong tâm hồn tôi. Đến bây giờ ngồi viết những dòng này, nhắm mắt lại, tôi vẫn thấy nó hiện ra rõ mồn một và cảm giác của tôi như đang sống đúng ở những thời điểm ấy vậy.
Thi xong lý thuyết, chúng tôi học nhảy dù trước khi vào học bay. Chuyện nhảy dù biết bao nhiêu điều đáng nói, đáng kể. Tập nhảy từ bục cao xuống để học cách tiếp đất, tập điều khiển dù và tập phóng ghế dù thì không nói làm gì, nhưng khi đeo dù vào người, trèo lên máy bay để nhảy ra thì đúng là lắm chuyện. Máy bay “cõng” chúng tôi lên độ cao khoảng 800m. Bọn tôi rất hồi hộp, mặc dù biết rằng dù thế nào cũng mở nhưng vẫn thấy sợ. Sợ vì lần đầu tiên được lên máy bay, lần đầu tiên thả người rơi trong khoảng không... nhiều thứ lắm, nhưng có một điều trong chúng tôi hầu như ai cũng nghĩ như ai, đó là lòng tự trọng của dân Việt Nam. Phải nhảy, sợ hãi rồi tính sau. Khi đèn hiệu trên máy bay báo là chúng tôi đứng lên. Cửa máy bay mở, thế là chúng tôi lao ra. Anh thì lao cắm đầu xuống như nhảy ở cầu bơi, anh thì nhảy rơi 2 chân như nhảy ở đống rơm, anh thì mặt quay đằng trước, anh quay đằng sau… loạn xạ cả. Mọi động tác lý thuyết thầy dạy quên đâu mất. Một anh lao ra, thế là lao theo bao anh sau, thế thôi. Cùng nhảy với bọn tôi có cả các học viên của Inđônêxia, bọn họ nhiều anh sợ phát khóc, có anh giáo viên phải lôi ra cửa máy bay đạp xuống, chứ không thì không dám nhảy.
Lao người ra khoảng không, dù mở, nhìn quanh thấy dù của các đồng đội mình tròn như những chiếc nấm trứng trong không gian, chúng tôi bắt đầu la hét vì sung sướng, gọi nhau í ới cả. Dù của chúng tôi là dù tập, không có cửa điều khiển nên gió thổi kéo chúng tôi đi tan tác mỗi người mỗi nơi. Anh nào càng nhẹ thì càng đi xa. Gấp dù xong, ôm về nơi tập trung, bọn tôi gặp nhau hân hoan như con trẻ, dẫu sao thì cũng là kỷ niệm khó quên, là dấu ấn đầu tiên khi chúng tôi gắn bó với bầu trời. Ai nhảy dù xong thì được phát một chiếc huy hiệu chứng nhận đã nhảy dù, thật tự hào vì mình cũng làm được một vấn đề gì đó rồi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tranphu341 trong 04 Tháng Tư, 2012, 08:56:43 am
           Hay! Hay! Hay! Rất hay Trần phú xin có lời chúc mừng và cảm ơn câu chuyện đầu tiên mà đã thấy rất lôi cuốn, Hấp dẫn rồi đây. Bạn kể về tầu qua xiberi Mà làm TP nhớ lại NĂM TRƯỚC CŨNG ĐÃ ĐƯỢC NGỒI TẦU XUYÊN QUA CÁI VÙNG ĐÓ Để đến cái nơi mà ÔNG LÊ NIN ngồi viết luận cương của chủ nghĩa Mác-LeNin. Những đồng cỏ, những rừng bạch dươcng ngú ngàn. Cùng với sự thích thú là 9h30 tối mà vẫn còn ánh mặt trời. Hoàng hôn ở vùng này tuyệt đep.

                  CHÚC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN KHỎE VÀ TIẾP TỤC BAY LƯỢN TIẾP ĐỂ ANH EM VMH ĐƯỢC THƯỞNG THỨC!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: anhtho trong 04 Tháng Tư, 2012, 11:04:03 am
Xin chào tất cả cỏc đồng đội !
Tôi là người mới "nhập môn" nên tự xác định mình là tân binh - là binh nhất trong đội hình. Tụi thật cảm động khi thấy các đồng đội quan tâm đến tôi, đặc biệt là mechua 155 đã đọc tự truyện của tôi rồi, tôi không ngờ lại có ngày mình tìm được nhiều niềm vui đến vậy. Hy vọng sẽ được thường xuyên trao đổi với các đồng đội của mình trong đội hình Quân binh chủng hợp thành.
Chúc các đồng đội mạnh khỏe !
Chào thân ái và quyết thắng !

Vâng! đúng như anh tranphu341 nhận xét, bài viết của lính KHÔNG QUẦN cho nên thông tin về quá trình luyện tập cũng đặc thù, chi tiết thì mới lạ, Hứa hẹn nhiều cái mới lạ và ngạc nhiên lắm đây.
Xin hỏi bác Phicongtiemkich : năm 2010. Trên con Boeing, em ngồi cạnh một sĩ quan huấn luyện bay từ Nội Bài vào Tân Sơn Nhất nghe đồng chí ấy nói"để huấn luyện thành công một Pilot dân dụng thì số vàng chi phí bằng số kí lô cân nặng của anh ta" . dộ chính xác của thông tin trên là bao nhiêu %, và như vậy Pilot tiêm kích thì được trả giá bao nhiêu? Bác cho ý kiến bác nhá. Chúc bác mạnh khỏe, viết đều.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: thanhh63 trong 04 Tháng Tư, 2012, 11:50:02 am
Kính gửi bác phicongtiemkich, cám ơn bác cho tụi em được "thưởng thức món mới"  ;D. Đọc bài của bác em không thấy bác nói về việc tại sao bác được tuyển làm phi công, bác có thể bật mí được không? Cám ơn bác và em rất hào hứng để tiếp tục được đọc hồi ký của bác đây, chúc bác khỏe, và dẻo tay để viết được thật nhiều.  :)     


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Ngocvancu trong 04 Tháng Tư, 2012, 02:20:10 pm
Lần đầu tiên "Đi dù" cảm giác của nó là thế đấy bác phi công tiêm kích ạ.La hét sướng rơn khi dù mở trên đầu,và bàn tán sôi nổi khi đã tiếp đất an toàn.Như bác kể lại có lẽ loại dù bác nhảy là dù D5 dùng để đổ bộ đường không bác ạ. :D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: baoleo trong 04 Tháng Tư, 2012, 05:11:53 pm
Đ/c 'lính dù'- bộ đội đổ bộ đường không Ngọc vẫn Cũ lâu lắm mới thấy.
Kể chuyện nhảy dù đi, bác  ;D ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Ngocvancu trong 04 Tháng Tư, 2012, 05:25:21 pm
Đừng sửa tên "tui" chứ.CU VẪN NG... chứ đau phải Ngọc Vẫn Cũ đâu hè. ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: haanh trong 04 Tháng Tư, 2012, 05:28:44 pm
Đừng sửa tên "tui" chứ.CU VẪN NG... chứ đau phải Ngọc Vẫn Cũ đâu hè. ;D

hehe vẫn ng thiệt không , hôm nào em kiểm tra nhé  ;D Topic này đúng gu của bác rồi hé  ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanthang341ht trong 04 Tháng Tư, 2012, 08:47:00 pm

Em lính lắm quần,xin giới thiệu với bác cũng quần lăm.Đây là bác Hai Quần ạ. ;D

    Chào bạn khanhhuyen. Cảm ơn bạn đã cho tôi đường link để tìm ra người "hai quần".
    Không biết sao mà đồng chí "hai quần" lại nghỉ lâu đến vậy, không chịu vào mạng nói chuyện với ae chúng mình nữa. Có lẽ đang đi gặp " Chôngmu" chắc?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: apollo trong 04 Tháng Tư, 2012, 10:19:49 pm
Dù bác phi công tiêm kích nhảy chắc là Junior, D5 thời đó chưa có. Phi công bây giờ một năm vẫn phải nhảy 1 lần, không nhảy thì không được bay. Dù bác nhảy chắc ko điều khiển được mấy đâu nhỉ? D5 cũng vẫn khó điều khiển lắm, D6 thì có thêm dây lái nên cũng đỡ, các dù về sau như PTL 72, T4, UT 15 (đều là dù tròn) tính năng điều khiển được nâng dần, riêng UT 15 là loại dù tròn có tính điều khiển tốt nhất trước khi các loại dù vuông thấy trên TV ra đời. Các bác vào http://www.ivparachute.com/catalog.aspx?id=30&type=3#scroll trong này có các loại dù mà Nga đang sản xuất (có cả dù hãm cho máy bay).


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Ngocvancu trong 04 Tháng Tư, 2012, 11:03:05 pm
@haanh:Nhớ đó nha hứa dắt đi thử rồi đó nha.Nói lời thì giữ lấy lời đó nha ;D
@apollo:Phi công 1 năm bắt buộc phải nhảy 2 lần,từ 35 tuổi trở lên được miễn và còn 1 ngoại lệ được miễn nhảy dù nữa xin hỏi apollo có biết không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: khanhhuyen trong 05 Tháng Tư, 2012, 12:55:44 am

Em lính lắm quần,xin giới thiệu với bác cũng quần lăm.Đây là bác Hai Quần ạ. ;D

    Chào bạn khanhhuyen. Cảm ơn bạn đã cho tôi đường link để tìm ra người "hai quần".
    Không biết sao mà đồng chí "hai quần" lại nghỉ lâu đến vậy, không chịu vào mạng nói chuyện với ae chúng mình nữa. Có lẽ đang đi gặp " Chôngmu" chắc?
Không anh,bác này già lắm rồi,khi tham gia diễn đàn bác ấy đã yếu,ốm lên ốm xuống đấy.Không rõ giờ này bác ấy đỡ chưa,cầu cho bác ấy được luôn khỏe mạnh để còn được hóng hớt chuyện biển cả nữa chứ. ;)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 05 Tháng Tư, 2012, 07:51:26 am
Xin chào các đồng đội!
Xin chào Thanhh63!  Khi đi khám tuyển,  tạng người tôi loẻo khoẻo vì cũng chỉ là thằng bé chăn bò, ăn uống thì có gì đâu, cân đi cân lại cũng chỉ được 47 kg thôi (cân hơi chứ không phải là cân móc hàm !), nhưng các bộ phận cơ quan đoàn thể của cái cậu học trò chăn bò ấy lại phù hợp với mọi thứ sinh hoạt trên không. Vậy là cả trường có đến 300 học sinh nhưng cũng chỉ còn có một là trụ được (thực ra thì là hai, nhưng một anh bị "vướng vấn đề lí lịch" nên đành chịu). Thế là đi thôi, có nghĩ gì đâu !.
 Còn ý kiến của bạn Anhtho nghe được cho rằng phi công nặng bao nhiêu thì giá trị cân vàng nặng bấy nhiêu thì chẳng qua cũng chỉ là sự so sánh, mà sự so sánh nào chẳng khập khiễng. Có lẽ là do khoản luyện tập từng ấy năm (chí ít cũng phải ba năm học bay) thì mới thành được phi công chiến đấu loại mới tò te thôi, chứ nếu đã thành phi công "già có cựa" mà như ngôn từ bọn tôi gọi là như những "con sói trên không" thì phải mất còn nhiều năm nữa, chi phí quá lớn. Chỉ tính tiền lo cho số dầu để bay từng ấy năm thôi đã là "một đống lớn" rồi, nói gì đến các khoản khác. Đấy là phi công thường, còn phi công tiêm kích lại có những nét đặc thù riêng. Mỗi máy bay chỉ có một phi công thôi (các máy bay khác thì có hai hoặc cả một tổ bay đến 5-6 người): lái chính cũng là anh, lái phụ cũng là anh, dẫn đường cũng là anh, thợ máy cũng là anh, xạ thủ trên không cũng là anh  v. v. thì cũng chẳng biết đánh giá thế nào. Bọn tôi cũng chưa được đem đi đấu giá bao giờ nên cũng chịu với cái giá trị của mình, chỉ biết mình là mình thôi, gặp được bạn hữu, đồng đội thế này là sướng tớn lên được rồi.
Rất mong được các đồng đội chia sẻ. Cám ơn nhiều !


Chúng tôi học thực hành bay khi tiết trời lạnh, máy bay mở máy, người chúng tôi run lên với bao nhiêu cảm xúc lạ. Mùi dầu cháy thải ra sau động cơ ấm nồng, và tôi giữ được cho tới tận bây giờ khi đi sau các máy bay (hoặc mở máy hoặc vừa tắt máy) cái cảm giác hệt như chuyến bay đầu tiên của ngày bay đầu tiên.
Thầy dạy bay năm thứ nhất của tôi là Đại uý Vaxiliep, phi công thứ 8 của Liên Xô về nhào lộn trên máy bay thể thao. Có lẽ cả đời học bay của tôi, bay L - 29 năm thứ nhất, năm thứ hai và bay Mig - 21 năm thứ ba đều gặp được những thầy dạy tuyệt vời: nhân từ, kỹ thuật bay thật điêu luyện.
Tôi đã học hỏi được rất nhiều ở các thầy, và có lẽ cũng vì nắm vững kỹ thuật bay nên mới tồn tại được qua chiến tranh.
Tôi còn nhớ như in chuyến bay đầu tiên và đặc biệt là chuyến bay đơn đầu tiên. Run rẩy, sờ sợ khi trong tay mình bỗng dưng có độ cao, có tốc độ. Cũng đúng thôi, bấy nhiêu năm từ khi được sinh ra, toàn đi trên mặt đất. Bầu trời thì cao tít, thăm thẳm ở trên đầu đầy bí ẩn với những đám mây đủ hình thù, màu sắc; với giông tố, sấm sét, với những vì sao lấp lánh xa vời vợi, lung linh, huyền ảo… Vậy mà bây giờ chính mình lại bay lượn trên bầu trời, từ trên trời nhìn ngó xuống dưới mặt đất, ai mà không đầy ứ những cảm xúc. Phấn khích bởi mình đã làm chủ được máy bay, biết bay…lo lắng không biết rồi mình sẽ hạ cánh ra sao, có xử lý trôi chảy các hỏng hóc bất ngờ xảy ra không… nhiều thứ lắm! Có lẽ tất cả đồng đội của tôi cũng đều có những cảm xúc ấy cả.
Đoàn chúng tôi có một số bị cắt bay vì lý do sức khoẻ, vì lý do kỹ thuật - bay mãi không hạ cánh được …nên chuyển xuống học thợ máy. Khi bay đơn ổn định rồi, vốn tính còn trẻ con, nghịch ngợm của tuổi học trò, bọn tôi mới bắt đầu quậy - nào đi bẻ trộm hoa hướng dương về lấy hạt để rang, nào đi bẻ trộm ngô về luộc, nào đi bắn chim, bắt chim về để quay, nào bứt táo, bứt mơ, đào… đủ cả. Đến mức độ phi đội phải đưa tin lên tờ báo tường trong ban bay để cảnh cáo mới hạn chế được chút nào sự “phá phách”của chúng tôi. Được cái, đoàn trưởng của chúng tôi - anh Đinh Tôn (sau này trong chiến tranh chống không quân Mỹ đánh phá miền Bắc anh đã được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang) vốn là một phi công kỳ cựu, xuất thân từ lính trinh sát, cũng là tay nghịch ngợm ranh mãnh, nên rất thông cảm với những trò của chúng tôi, lắm khi còn bật đèn xanh cho chúng tôi nghịch nữa kia.
Đoàn chúng tôi thuộc loại bay khá, tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh. Nhà trường rất mến mộ đoàn của bọn tôi và cũng khá ưu ái trong mọi chuyện.
Càng nhiều người được bay đơn thì đoàn tôi sống càng sôi động. Hầu như không cần phải phát động thi đua, chúng tôi tự ganh đua nhau, tự phấn đấu bay sao cho tốt hơn, khí thế lắm.
Thư từ gửi đi và gửi về của chúng tôi đều bị kiểm duyệt. Hồi ấy nhà nước giữ bí mật về lực lượng nên quản lý khá chặt, không để lượng thông tin bị rò rỉ ra ngoài. Chúng tôi viết về nhà thì thư phải qua hai phong bì; phong bì phía trong là địa chỉ của gia đình, phong bì bọc ngoài là một địa chỉ nào đó thuộc đoàn quản  lý lưu học sinh.Về đến nhà, tổ chức mới dán tem Việt Nam gửi đi. Thư ở nhà gửi sang cũng vậy, gửi vào địa chỉ của đoàn quản lý học sinh, sau đó họ mới đóng gói chung, gửi sang cho bọn tôi. Chỉ mấy dòng chữ mang chút tình cảm thôi mà phải qua bao nhiêu dích dắc như vậy, nên khi thư đến tay người nhận thì đúng như một ngày hội. Niềm vui riêng, nỗi vui chung thật rộn rã vì chúng tôi sống với nhau rất chan hoà, cởi mở. Phần vì đã qua thời gian làm quen, hiểu hết được nhau rồi, phần vì cùng cảnh ngộ xa nhà, xa quê, phần nữa, đều là những lính bay, mà không ai hiểu phi công bằng phi công hiểu nhau. Những nỗi vất vả, gian truân, những nỗi buồn vui cùng bầu trời, những niềm đam mê trong khoảng không, những nguy hiểm trong lúc bay thì đúng chỉ là những người bay mới hiểu nhau thật cặn kẽ và thực sự thông cảm cho nhau.
Trong đời bay của bọn tôi, ngay từ thời là học viên nhiều người cũng gặp không ít thăng trầm, thầy nóng tính chửi, đánh ở trên trời cũng có, mắng mỏ ở dưới đất cũng có. Đằng sau những tiếng cười đâu phải không có những  dòng nước mắt cay đắng trào tuôn.
Qua những tháng năm mùa Đông rét mướt, tuyết rơi ngập trắng đường, trắng sân bay, lại đến mùa tuyết tan, mùa xuân tới. Mùa xuân đất Nga thật lạ lùng, cảnh vật đổi thay từng ngày đến giật mình, đến ngỡ ngàng. Ngày hôm qua cánh đồng còn tuyết, ngày nay tuyết tan hết để lại một màu đất nâu sẫm, ngày mai thấy hơi phớt xanh, ngày kia đã xanh rờn cả cánh đồng vì lúa mì chồi lên. Cây cối hôm nay còn khẳng khiu, gầy guộc, ngày mai thấy mầm cựa mình, chui qua làn vỏ, ngày kia bật lá xanh, ngày sau nữa đã xanh ngút mắt, tuần sau đó đã là bạt ngàn hoa. Mới biết, sức sống bị kìm nén qua mùa đông đến lúc bung ra nó mới ghê gớm như thế nào.
Đầu mùa hè, khi cả sân bay nở vàng một màu hoa cải, hoa bồ công anh thì là lúc chúng tôi chuẩn bị thi tốt nghiệp, thật căng thẳng, thật háo hức. Rồi cuối cùng việc gì đến cũng phải đến, chúng tôi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, được phát bằng chứng nhận tốt nghiệp loại máy bay huấn luyện phản lực L-29. Chúng tôi thấy mình chững chạc hẳn và so với những ngày mới nhập ngũ thì già dặn nhiều hơn, ra dáng nhiều hơn.
Trường chọn trong số gần trăm anh em chúng tôi lấy 24 người để đi học bay chuyển loại thẳng lên MIG-21, số còn lại chuyển đi học bay MIG-17.
Cảnh chia tay nhau tại trường thật là bịn rịn, bùi ngùi, kẻ ở, người đi. Cùng một bầu trời, nhưng rồi khác không vực bay, khác chủng loại máy bay, căn cứ sân bay cũng khác, người học ở hệ máy bay cao hơn (MIG-21) người ở hệ thấp hơn (MIG-17). Ngậm ngùi lắm! Có cuộc chia tay nào ở trên đời này mà lại không thế!.
Nhà trường tổ chức cho mấy anh em bọn tôi đi nghỉ hè ở bờ biển Hắc Hải, tại thành phố Gagra (gần  Xô tri).  Gọi là Biển đen thật không ngoa vì nước ở đây xanh thẳm gần như đen. Bầu trời thì xanh ngằn ngặt, không sợi mây, nắng vàng chảy chan hoà. Biển đen sẫm, mông mênh, không gian yên bình, không khí trong lành hít thở thấy như lượng ôxy ngấm vào từng phế nang quá dễ dàng và  quá nhiều.
Chúng tôi lặn ngụp trong nước biển Hắc Hải, nô đùa để quên đi chuỗi ngày lao động nặng nhọc vừa qua. Biển gột rửa cho chúng tôi mọi lỗi lầm, tăng cho chúng tôi thêm sức lực, nuôi cho chúng tôi bao ước mơ. Cũng ở biển Hắc Hải này, tôi đã học được thuật nằm nghỉ trên mặt biển - tay chân giang ra, bất động và người nổi như một tấm ván, mặc cho sóng đánh trôi dạt đi đâu thì đi. Quả là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” là thế. Một tuần từ biển về, da chúng tôi anh nào anh đấy cứ như màu đồng hun. Các thầy cô trông thấy trầm trồ lắm, vì Châu Âu họ rất thích tắm nắng, dự trữ cái sắc da cho mùa Đông giá lạnh.
Chúng tôi được chuyển đến trường Krasnôdar học lý thuyết Mig-21. Lại cặm cụi bài vở, bút sách với hàng đống số liệu, lại làm quen với những thầy cô mới, môi trường mới. Cùng học với chúng tôi có học viên của rất nhiều nước như Hungari, Tiệp Khắc, Mông cổ v.v... Thành phố Krasnodar là thành phố có khá nhiều công nhân Việt Nam mình sang học tập. Chúng tôi gặp nhau mừng rỡ lắm. Ở nước ngoài, thấy được người của quê hương mình hoặc người biết tiếng mình thì vui vô cùng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 05 Tháng Tư, 2012, 08:16:50 am
Hay quá, tuyệt quá bác Phicôngtiêmkích ah.
Đọc hồi ức ủa bác thật lý thú, khi bác mô tả về thiên nhiên, khí hậu và phong cảnh của Nga, về việc huấn luyện, về tình cảm của đồng đội, đồng hương với nhau và các bác vẫn không quên được thú nghịch ngợm của con trai Việt trên đất khách quê người. Thú vị thật...
Thanh Sơn rất thích văn phong của bác đấy. Bác hành quân nhanh lên tý hé, để anh em khỏi mong chờ, vì ngày 30/4 sắp đến rồi. Nếu có thể bác đưa cuốn sách tự truyện của bác lên cho anh em cùng thưởng thức nhé.
Chúc bác mạnh khỏe và viết rất "phản lực" bác nhé.
Thân mến
Thanh Sơn f341


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vetran trong 05 Tháng Tư, 2012, 09:40:49 am
 Chào bác phicongtiemkich. Thật vậy, lâu nay anh em trong VMH cứ khoe mẽ các trận đánh dưới đất trên biển tưởng oai, bây giờ mới lờ mờ hình dung ra những giây phút bác và các đồng đội được cưỡii trên những phương tiện quân sự hiện đại bay trên (giời) ngắm nhìn tổ quốc. Tôi rất thích các chi tiết bác kể về cái (quậy phá) của tuổi trẻ, dù là nhưng sĩ quan rồi. Nhưng tôi thắc mắc cái thời bác học ở Liên Xô ấy, có giai thoại nói về sinh viên nhà ta bắt chim bồ câu của người ta ở quảng trường về thịt là bị kỉ luật dữ lắm, thậm chí còn bị đuổi học, mà sao các sĩ quan không quần nhà ta quạy quá vậy mà không sợ bị kỉ luật, mà cả bác chỉ huy cũng bật đèn xanh cho lính trẻ tự tung tự tác thì đúng là các bác giám làm những chuyện Giời gầm trên mặt đất. Tôi đang hào hứng nghe bác kể chuyện, nhưng tôi cũng  từ từ nhâm nhi cho mở mang dầu óc một tý bác ạ. Chúc bác khỏe, viết đều nhưng đừng phóng nhanh quá, chúng tôi theo không kịp


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Tư, 2012, 09:42:19 am
Chào bác đàn anh phicongtiemkich:

À thì ra bác phicongtiemkich và các bác đồng ngũ học trường Krasnodar. Trường này ở miền Nam nước Nga nên ấm áp hơn. Xem site giới thiệu về trường thấy đây là trường thứ dữ, em mạn phép trích:

- Trường thành lập 19 tháng 8 năm 1938, mang tên AHLX A.K.Serov, phi công tiêm kích, lữ đoàn trưởng, tham gia nội chiến Tây Ban Nha, hy sinh năm 1939 khi bay tập cùng 1 nữ phi công AHLX khác là Polina Osipenko và được chôn tại Quảng trường Đỏ ở chân tường điện Kremlin.

- Trong những năm chiến tranh, 107 học viên tốt nghiệp của trường đã được tặng danh hiệu AHLX trong đó có 3 người được phong 2 lần AHLX. Có 2 học viên của trường ngay đầu chiến tranh được phong AHLX vì đã thực hiện "taran" trên bầu trời gần Lê-nin-grat.  Một trong những AHLX nổi tiếng tốt nghiệp trường này là Aleksei Maresiev mà ở Việt Nam hồi xưa, bác ấy nổi tiếng qua bút ký "Người Sô Viết chúng tôi" của Boris Polevoi.

- Hiện nay trường có 4 khoa chính:
 + khoa đào tạo bay cơ bản ở Krasnodar, dạy lý thuyết và đào tạo bay cơ bản.
 + khoa không quân tiêm kích, trên cơ sở trung tâm huấn luyện Armavir.
 + khoa không quân cường kích và ném bom, trên cơ sở trung tâm huấn luyện Borisoglev.
 + khoa không quân vận tải và không quân tầm xa, trên cơ sở trung tâm huấn luyện Balashov.

- Em có anh bạn học bay năm 78 ở Nha trang, nên cũng hóng hớt chúng nó một tý, bác thông cảm nhé. Chúc bác vui vẻ chia sẻ và mở rộng tầm mắt cho chúng em.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tranphu341 trong 05 Tháng Tư, 2012, 09:51:34 am
                Chào bác "Giặc lái' Vâng! Đúng là có mấy ccoong khen mà bạn Đậu Thanh Sơn cùng các bạn khác đã dùng hết cả rồi! Thôi thì Tranphu341 cũng mong bác dùng tốc độ Mic21 hoạc bây giờ là su 27-29 mà gõ phím cho nó nhanh. Chứ đừng dùng tốc độ của mic 17 nữa nhé. HI HI..... ;D ;D ;D

                            CHÚC BÁC CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!

       


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: NAMDUONG trong 05 Tháng Tư, 2012, 01:42:31 pm
... Nhưng tôi thắc mắc cái thời bác học ở Liên Xô ấy, có giai thoại nói về sinh viên nhà ta bắt chim bồ câu của người ta ở quảng trường về thịt là bị kỉ luật dữ lắm, thậm chí còn bị đuổi học, mà sao các sĩ quan không quần nhà ta quạy quá vậy mà không sợ bị kỉ luật, mà cả bác chỉ huy cũng bật đèn xanh cho lính trẻ tự tung tự tác thì đúng là các bác giám làm những chuyện Giời gầm trên mặt đất.
Bác Vetran ơi làm sao mà kỷ luật được vỉ các cựu du học sinh bên Nga đã tiêu hủy tang chứng vật chứng .
 (Bên đó chim bồ câu hoặc chim én hay làm tổ trên mái của ký túc xá.Các bác nhà ta tối lẻn lên bắt làm thịt còn lông gói ghém cẩn thận và quăng đi thật xa. ;D ;D)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: longtrec trong 05 Tháng Tư, 2012, 02:51:56 pm
Trích dẫn
Trong đời bay của bọn tôi, ngay từ thời là học viên nhiều người cũng gặp không ít thăng trầm, thầy nóng tính chửi, đánh ở trên trời cũng có, mắng mỏ ở dưới đất cũng có. Đằng sau những tiếng cười đâu phải không có những  dòng nước mắt cay đắng trào tuôn.
Qua những tháng năm mùa Đông rét mướt, tuyết rơi ngập trắng đường, trắng sân bay, lại đến mùa tuyết tan, mùa xuân tới. Mùa xuân đất Nga thật lạ lùng, cảnh vật đổi thay từng ngày đến giật mình, đến ngỡ ngàng. Ngày hôm qua cánh đồng còn tuyết, ngày nay tuyết tan hết để lại một màu đất nâu sẫm, ngày mai thấy hơi phớt xanh, ngày kia đã xanh rờn cả cánh đồng vì lúa mì chồi lên. Cây cối hôm nay còn khẳng khiu, gầy guộc, ngày mai thấy mầm cựa mình, chui qua làn vỏ, ngày kia bật lá xanh, ngày sau nữa đã xanh ngút mắt, tuần sau đó đã là bạt ngàn hoa. Mới biết, sức sống bị kìm nén qua mùa đông đến lúc bung ra nó mới ghê gớm như thế nào.
Đầu mùa hè, khi cả sân bay nở vàng một màu hoa cải, hoa bồ công anh thì là lúc chúng tôi chuẩn bị thi tốt nghiệp, thật căng thẳng, thật háo hức. Rồi cuối cùng việc gì đến cũng phải đến, chúng tôi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, được phát bằng chứng nhận tốt nghiệp loại máy bay huấn luyện phản lực L-29. Chúng tôi thấy mình chững chạc hẳn và so với những ngày mới nhập ngũ thì già dặn nhiều hơn, ra dáng nhiều hơn.
Trường chọn trong số gần trăm anh em chúng tôi lấy 24 người để đi học bay chuyển loại thẳng lên MIG-21, số còn lại chuyển đi học bay MIG-17.
Cảnh chia tay nhau tại trường thật là bịn rịn, bùi ngùi, kẻ ở, người đi. Cùng một bầu trời, nhưng rồi khác không vực bay, khác chủng loại máy bay, căn cứ sân bay cũng khác, người học ở hệ máy bay cao hơn (MIG-21) người ở hệ thấp hơn (MIG-17). Ngậm ngùi lắm! Có cuộc chia tay nào ở trên đời này mà lại không thế!.
Nhà trường tổ chức cho mấy anh em bọn tôi đi nghỉ hè ở bờ biển Hắc Hải, tại thành phố Gagra (gần  Xô tri).  Gọi là Biển đen thật không ngoa vì nước ở đây xanh thẳm gần như đen. Bầu trời thì xanh ngằn ngặt, không sợi mây, nắng vàng chảy chan hoà. Biển đen sẫm, mông mênh, không gian yên bình, không khí trong lành hít thở thấy như lượng ôxy ngấm vào từng phế nang quá dễ dàng và  quá nhiều.
Chúng tôi lặn ngụp trong nước biển Hắc Hải, nô đùa để quên đi chuỗi ngày lao động nặng nhọc vừa qua. Biển gột rửa cho chúng tôi mọi lỗi lầm, tăng cho chúng tôi thêm sức lực, nuôi cho chúng tôi bao ước mơ. Cũng ở biển Hắc Hải này, tôi đã học được thuật nằm nghỉ trên mặt biển - tay chân giang ra, bất động và người nổi như một tấm ván, mặc cho sóng đánh trôi dạt đi đâu thì đi. Quả là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” là thế. Một tuần từ biển về, da chúng tôi anh nào anh đấy cứ như màu đồng hun. Các thầy cô trông thấy trầm trồ lắm, vì Châu Âu họ rất thích tắm nắng, dự trữ cái sắc da cho mùa Đông giá lạnh.
Chúng tôi được chuyển đến trường Krasnôdar học lý thuyết Mig-21. Lại cặm cụi bài vở, bút sách với hàng đống số liệu, lại làm quen với những thầy cô mới, môi trường mới. Cùng học với chúng tôi có học viên của rất nhiều nước như Hungari, Tiệp Khắc, Mông cổ v.v... Thành phố Krasnodar là thành phố có khá nhiều công nhân Việt Nam mình sang học tập. Chúng tôi gặp nhau mừng rỡ lắm. Ở nước ngoài, thấy được người của quê hương mình hoặc người biết tiếng mình thì vui vô cùng.

Chào bác phicongtiemkich@ em vốn là lính pháo, chỉ ở trong quân ngũ gần 4 năm vậy mà quãng thời gian đó cứ bám riết lấy em đến tận ngày nay. Em ở Nga hơn 20 năm nên rất hiểu những tình cảm của người Việt dành cho xứ sở Bạch dương, nhất là những người từng sống, học tập hay làm việc tại đây. Người Việt mình dù chưa 1 lần đến nước Nga nhưng tình cảm dành cho nó rất đỗi thân thương!

Người Nga vốn nóng tính và quen chửi đệm, từ quan tới dân rất nhiều người nói đệm. Có điều người có chút văn hóa thì họ nói lái đi như kiểu " Đan mạch mày". Người Nga nóng tính nhưng không thù dai, họ bực lên là quát. Có những giảng viên ĐH đáng kính gặp đứa sv đầu đất, hoặc lười biếng là quát bắn nước bọt vào mặt kẻ "tội đồ", nhưng sau lại tận tình chỉ bảo.

Nước Nga có thể nói là tuyệt đẹp vào mùa hè và mùa thu, mùa hè cây cối xanh mơn mởn và mọc nhanh tới độ nếu ai đó có đi đâu xa độ 1 tuần khi về nhà vào buổi tối cứ phân vân không hiểu mình có "bị nhầm" đường không nhỉ? Mùa thu thì chúng ta ai cũng biết đó là mùa thu vàng của nước Nga mà, cả thảm cây lá vàng điểm lá đỏ.... Mùa xuân thì tuyết tan và tương đối bẩn chứ không đẹp như nhà thơ Tố Hữu viết " Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan, đường bạch dương sương trắng nắng tràn". Còn mùa đông thì bốn bề màu trắng, trắng đến mức tinh khôi khiến cho các thiếu nữ VN lần đầu thấy tuyết còn ra bốc tuyết áp vào mặt rồi ví mầu trắng của tuyết với sự trắng trong của trinh nữ.

Thưa bác phicongtiemkich! Ngày nay người Việt du học tại Nga đủ các lĩnh vực từ phi công Quân sự tới dân sự. Từ học viên tầu ngầm tới học lái tàu thủy, từ điện dân dụng tới điện nguyên tử v.v . Truyền thống người Việt là san phẳng khó khăn, đã học là say mê phấn đấu vươn lên và đã tạo được thương hiệu "sinh viên VN học giỏi".


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tieuthienvuong trong 05 Tháng Tư, 2012, 04:31:46 pm
hi chú Phi công tiêm tích
Phi công tiêm tích tên thật là Nguyễn Công Huy, nếu đúng thì đã có sách " Tôi là phi công tiêm tích" xuất bản năm 2008, Cháu đã hân hạnh được đọc 
Thân chào Chú

Trước hết, cháu xin gửi lời chào tời bác Phicongtiemkich. Cháu là lớp hậu sinh đi sau, cháu thường xuyên theo dõi các dòng tâm sự hồi ký kể chuyện của các bác các chú CCB và cháu rất khâm phục,tự hào về các chú, các bác. Cháu gửi tới bác lời chúc sức khỏe, chúc bác luôn khỏe mạnh để vững tay viết, nối dòng lịch sử!
@Bạn mechua155: bạn có thể cho mình địa chỉ nơi bán cuốn sách trên được ko?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: khanhhuyen trong 05 Tháng Tư, 2012, 08:46:03 pm
quote author=Phicôngtiêmkích link=topic=24255.ms

Qua những tháng năm mùa Đông rét mướt, tuyết rơi ngập trắng đường, trắng sân bay, lại đến mùa tuyết tan, mùa xuân tới. Mùa xuân đất Nga thật lạ lùng, cảnh vật đổi thay từng ngày đến giật mình, đến ngỡ ngàng. Ngày hôm qua cánh đồng còn tuyết, ngày nay tuyết tan hết để lại một màu đất nâu sẫm, ngày mai thấy hơi phớt xanh, ngày kia đã xanh rờn cả cánh đồng vì lúa mì chồi lên. Cây cối hôm nay còn khẳng khiu, gầy guộc, ngày mai thấy mầm cựa mình, chui qua làn vỏ, ngày kia bật lá xanh, ngày sau nữa đã xanh ngút mắt, tuần sau đó đã là bạt ngàn hoa. Mới biết, sức sống bị kìm nén qua mùa đông đến lúc bung ra nó mới ghê gớm như thế nào.

Đúng là khung cảnh trời Âu vào thời điểm này đấy,bác còn nhớ tầm 5,6 giờ sáng khi trời còn tối đất tiếng đồng ca của lũ chim như đánh thức không gian,hãy vén màn sương mờ,hãy cựa trồi non,hãy mở nụ hoa và cùng khoe sắc dưới ánh nắng vàng như mật xe xe lạnh.

. Ở nước ngoài, thấy được người của quê hương mình hoặc người biết tiếng mình thì vui vô cùng.

Vâng,tình cảm của người xa xứ,khi thấy đồng cảnh,đồng hương,đồng màu và nhất là đồng ngôn ngữ,cảm thấy rất thận thương,gần gũi .. :D

Chúc bác khỏe,cho bọn em được nghiệm cái cảm giác cùng cất cánh trên Mig 21 bác nhé. ;)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Trinhsat trong 05 Tháng Tư, 2012, 10:09:41 pm
Tìm thấy đoạn thông tin này:

Tên sách: Phi công tiêm kích
Tác giả: Hồi ký của đại tá Lê Hải
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Năm xuất bản: 2004
Số hóa: Macbupda
Nguồn : quansuvn.net
LỜI NÓI ĐẦU

Mở “mặt trận trên không”, bắn rơi 320 máy bay với đầy đủ các loại tối tân, hiện đại nhất của không lực Hoa Kì, góp phần cùng quân và dân miền Bắc đánh thắng hai lần chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, là chiến công vô cùng xuất sắc, to lớn của Không quân nhân dân Việt Nam non trẻ.
Ghi chép lại, những chiến công rất đỗi hào hùng, những hi sinh to lớn của những phi công tiêm kích - được mệnh danh là những dũng sĩ trên mặt trận “không đối không” suốt thời kì đánh Mĩ, để làm cơ sở giáo dục lịch sử truyền thống, xây dựng Không quân nhân dân Việt Nam hiện tại và tương lai là việc làm cần thiết, đáng trân trọng.
Với ưu thế của “người trong cuộc”, Đại tá, phi công tiêm kích - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Hải đã dành nhiều tâm sức, hồi tưởng, ghi lại những chiến công vang dội; những mất mát, tổn thất… của đồng chí, đồng đội và bản thân suốt một thời đánh Mĩ.
Có thể những điều Anh hùng Lê Hải ghi chép lại trong cuốn “Phi công tiêm kích” còn có khiếm khuyết, nhưng hi vọng sẽ giúp bạn đọc tiếp cận “mặt trận trên không” theo nhiều góc độ, đặng có cái nhìn tổng thể về cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ từ năm 1964 đến 1973.
Với ý nghĩa đó, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xin giới thiệu tác phẩm “Phi công tiêm kích” của tác giả Lê Hải đến bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đường link:

http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=35084

Không biết có phải cuốn của bác Phicongtiemkichs không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: trung uy trong 06 Tháng Tư, 2012, 09:15:26 am
@trinhhsat: chắc không phải đâu vì bác Phicongtiemkich ở nhà mình tên khác mà


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Tư, 2012, 10:26:27 pm
Thân chào các đồng đội.
Mấy năm học bay, tôi có được ba thày giáo thật tuyệt vời, thật nhân hậu đã truyền đạt, đã dạy dỗ tôi nhiều thuật bay. Tôi đã trưởng thành lên nhiều qua sự dạy dỗ ấy.
Tính cách Nga thì đúng như anh Longtrec đã chia sẻ. Mà tôi cũng rất khâm phục qtdc đã hiểu quá rõ về trường mang tên Sê-rôp của tôi. Riêng trường Crax-nô-đar thì bây giờ không còn huấn luyện bay nữa mà việc huấn luyện bay đã chuyển cho những sân bay khác. Tôi mới nhận được tin như vậy vì có một số anh trước đi học đào tạo kỹ thuật có trở lại trường thăm và về kể lại như vậy. Số anh em bay chúng tôi đang ấp ủ dự định trong năm nay sẽ làm một chuyến trở lại trường. Nếu thực hiện được, chắc tôi sẽ lại được dịp hàn huyên với các đồng đội.
Các lớp phi công cũng có viết những cuốn hồi ký hoặc tự truyện. Tôi thuộc thế hệ đàn em. Nếu tính các khóa đào tạo bay MiG-21 tại Liên-xô thì đoàn của chúng tôi là đoàn bay thứ ba. Chúng tôi vẫn lấy tên là Đoàn bay MiG-21 khóa 3 để tiện liên lạc, trao đổi với nhau.
Trinhsat có đề cập đến cuốn của anh Lê Hải. Anh Lê Hải là phi công lập nhiều thành tích trong chiến đấu được phong Anh hùng lực lượng vũ trang. Anh thuộc lớp người đi trước, bay MiG-17, là bậc đàn anh của chúng tôi. Hồi ký anh viết rất sinh động và chân thực. Sau này khi chuyển sang dân sự, anh nguyên là Phó Tổng giám đốc Cụm cảng hàng không miền Nam. Trong công việc có một thời gian dài chúng tôi gắn bó với nhau. Cuối năm ngoái, tôi có dịp vào thành phố Hồ Chí Minh, có đến thăm anh, người Anh hùng vẫn rất khỏe, sôi nổi kể lại những chuyện bay bò xưa mà hai anh em như lại được sống lại một thời hào hùng. Nếu có dịp, tôi sẽ giới thiệu với các đồng đội nhiều phi công cùng với nhiều chiến công khác nữa.
Trở lại trường xưa. Sau hai năm bay trên loại phản lực sơ cấp L-29 (loại bay dưới tốc độ âm thanh) thì một số anh em chúng tôi được tuyển lựa để bay thẳng lên loại máy bay MiG-21. Đây là lớp bay đầu tiên được "thí nghiệm" chuyển thẳng từ L-29 lên MiG-21. Phấn khởi lắm mà cũng lo lắm. Phấn khởi bởi thời bấy giờ nói đến MiG-21 là nói đến thế hệ máy bay hiện đại rồi. Nó có trần bay 18000 mét với tốc độ tối đa là 2150 km/h (trị số Mách - M=2,05 ), vũ khi có cả súng, có cả tên lửa, mang được cả rôc-ket, cả bom ... tức là: ngoài nhiệm vụ chính của nó là tiêm kích, nó còn có thể làm được cả nhiệm vụ cường kích - đánh phá các mục tiêu mặt đất, mặt nước.
Tốc độ hạ cánh của MiG-21 thuộc loại lớn nhất cho đến tận bây giờ. Sau vòng 4, đối chuẩn hướng vào hạ cánh, tốc độ phải giữ trong khoảng 450 km/h. Tiếp đất trong phạm vị tốc độ 320 km/h, phải sử dụng dù giảm tốc. Nếu thả dù giảm tốc mà tốc độ lớn quá 300 km/h thì dù dễ bị đứt và bấy giờ khả năng máy bay xông ra ngoài đường băng là hoàn toàn có thể. Đấy chính là một trong những khó khăn đối với phi công bay trên MiG-21. Tôi không biết các bác lái tăng khi chuyển từ T-34 lên T-54 có khó khăn lắm không, có mất nhiều thời gian huấn luyện không, chứ bọn lái máy bay chúng tôi thì khi chuyển từ loại này sang một loại khác là cả một vấn đề. Tính năng các loại khác nhau, cấu tạo khác nhau từ động cơ đến các trang thiết bị, đến cung cách điều khiển, tính năng cơ động ... nhiều lắm. Không phải là cứ bay được một loại là có thể nhảy lên bất kể loại nào cũng bay được, tai nạn như chơi. Phải có thời gian huấn luyện.
Việc chúng tôi chuyển từ loại máy bay L-29 lên MiG-21 cũng là một sự kiện vì cho đến thời điểm ấy là chúng tôi là lứa đầu tiên. Ngắm nhìn chiếc MiG-21 thấy nó thật oai hùng. Nếu như chiếc MiG-17 như cô gái tuổi 17 còn e ấp, dịu dàng thì MiG-21 đã là một chàng dũng sĩ với những nét oai phong riêng của người chiến binh. Khi chúng tôi bay ở L-29 thì việc lên máy bay, vào buồng lái là không cần phải thang vì nó thấp, nhưng với MiG-21 là phải có thang máy bay mới trèo vào trong buồng lái được. Ngày đầu tiên tôi tiếp xúc với nó, tôi cũng hơi "chờn chợn" bởi thấy nó quá cao, buồng lái của nó cao hơn một đầu một với, chỉ nghĩ phải xác định độ cao kéo bằng, rồi giữ bằng ở độ cao 1 mét là đã khó, hơn nữa tốc độ hạ cánh lao cứ vù vù thế thì cho tiếp đất thế nào đây. Thày giáo dạy bay của tôi - thày Bôg-đa-nôp thì nói với chúng tôi với niềm tự hào ra mặt : "Các em thấy không, đây mới là máy bay chứ ! Thày đã bay trên L-29 rồi, sau vòng 4, pha trà xong ngồi uống hết ấm trà máy bay mới tiếp đất, chán lắm ! Còn MiG-21 à ? Sau 45 giây !". Thế đấy, thế là tôi đã gờm rồi, trong vòng cái thời gian ngắn ngủi ấy có biết bao nhiêu là động tác phải làm, mà không làm kịp, mà có sai sót gì thì thôi rồi "thịt với xương tim óc dính liền" ngay. Các cụ nhà mình đã cảnh báo là "gần đất xa trời" mà lị.
Khó khăn là vậy, nhưng chúng tôi đã có đà là đã bay đến 2 năm trên L-29, đã khá nắm vững thuật bay cơ bản rồi, lại được các thày tận tình dạy bảo, thêm nữa hơn hai chục anh em chúng tôi bắt đầu có cuộc thi đua ngầm nên việc chinh phục tuấn mã siêu âm MIC-21 từ giấc mơ đã trở thành hiện thực.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 06 Tháng Tư, 2012, 10:52:32 pm
Thưa bác Phicongtiemkich, hồi bác  cùng đồng đội " choảng " nhau với bọn " thần sấm" ," con ma"
tụi em vẫn còn mặc quần sà lỏn, ...
Nên không dám hóng hớt !
Em chỉ xin hỏi bác : trần bay cao của MiG- 21 là: 18000 m - so với 20000m của Pháo đài bay B52.

Mãi sau này GS Trần đạiu nghĩa cải tiến MiG21 mới bắn được B52.
 Không biết trước đó đơn vị bác có phương án gì để đánh B52 ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: trantantrinhan trong 06 Tháng Tư, 2012, 11:09:44 pm
Giáo sư Trần Đại Nghĩa cải tiến SAM-2 chứ đâu có cải tiến Mic 21 đâu bác?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Tư, 2012, 11:16:14 pm
Thưa bác Phicongtiemkich, hồi bác  cùng đồng đội " choảng " nhau với bọn " thần sấm" ," con ma"
tụi em vẫn còn mặc quần sà lỏn, ...
Nên không dám hóng hớt !
Em chỉ xin hỏi bác : trần bay cao của MiG- 21 là: 18000 m - so với 20000m của Pháo đài bay B52.

Mãi sau này GS Trần đạiu nghĩa cải tiến MiG21 mới bắn được B52.
 Không biết trước đó đơn vị bác có phương án gì để đánh B52 ?
Trần bay thực tế của B-52 là 16 765 mét bác ạ.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa cải tiến SAM-2 chứ đâu có cải tiến Mic 21 đâu bác?
Chuyện cải tiến SAM-2 thì bác đọc ở đây:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16226.0.html
Có cải tiến cho SAM-2 (S-75) nhưng không phải nối tầng đâu :D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: apollo trong 06 Tháng Tư, 2012, 11:52:02 pm
@haanh:Nhớ đó nha hứa dắt đi thử rồi đó nha.Nói lời thì giữ lấy lời đó nha ;D
@apollo:Phi công 1 năm bắt buộc phải nhảy 2 lần,từ 35 tuổi trở lên được miễn và còn 1 ngoại lệ được miễn nhảy dù nữa xin hỏi apollo có biết không?
thì theo luật đúng là 2 lần năm :), nhưng em dạo này rút xuống 1 lần rồi hay sao ấy, nhìn avatar chắc bác là đã tham gia câu lạc bộ hàng không và đã nhảy dù. Nhìn bác phi công tiêm kích nhảy dù háo hức như thế so với 1 số phi công bây giờ thì cũng hơi buồn. Bác Ngoc Van Cu có gì Pm riêng em, nhường đất lại cho bác phi công :)) cho khỏi loãng diễn đàn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Ngocvancu trong 07 Tháng Tư, 2012, 12:12:37 am
Thôi thì để nói cho hết.Còn một ngoại lệ nữa là nếu phi công nào đã phải nhảy dù bắt buộc,thoát ly khỏi máy bay cũng sẽ được miễn nhảy dủ hàng năm dù chưa qua tuổi 35.Vì khi liều phóng dưới ghế ngồi phát nổ tống ghế ngồi ra khỏi máy bay sức ép sẽ rất lớn gây ành hưởng đến cột sống của phi công,nên sau khi nhảy dù bắt buộc họ đều được miễn nhảy dù thường niên.Apollo phóng lớn avatar của tôi lên và nhìn kỹ lại đi nhá.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: MUCTAU trong 07 Tháng Tư, 2012, 12:25:48 am
Chào bác Phi công tiêm kích. Loạt bà của bác rất hấp dẫn. Chúc bác khỏe gõ đều tay .
Tiện đây xin bác xác định nội dung cho lời thuyết minh vào phút thứ 11 : '' Một số máy bay MIG_21 đã cất cánh từ sáu căn cứ không quân nằm sâu trong đất Trung quốc...''.

http://www.youtube.com/watch?v=93EVgBKqkcA&feature=relmfu


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: khanhhuyen trong 07 Tháng Tư, 2012, 12:42:01 am
Chào bác Phi công tiêm kích. Loạt bà của bác rất hấp dẫn. Chúc bác khỏe gõ đều tay .
Tiện đây xin bác xác định nội dung cho lời thuyết minh vào phút thứ 11 : '' Một số máy bay MIG_21 đã cất cánh từ sáu căn cứ không quân nằm sâu trong đất Trung quốc...''.

http://www.youtube.com/watch?v=93EVgBKqkcA&feature=relmfu

vào phút thứ 10 bác ợ. ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: MUCTAU trong 07 Tháng Tư, 2012, 01:53:32 am
Chào bác Phi công tiêm kích. Loạt bà của bác rất hấp dẫn. Chúc bác khỏe gõ đều tay .
Tiện đây xin bác xác định nội dung cho lời thuyết minh vào phút thứ 11 : '' Một số máy bay MIG_21 đã cất cánh từ sáu căn cứ không quân nằm sâu trong đất Trung quốc...''.

http://www.youtube.com/watch?v=93EVgBKqkcA&feature=relmfu

vào phút thứ 10 bác ợ. ;D
Lạy cụ. 10 PHÚT 16 Giây ạ ! ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lixeta trong 07 Tháng Tư, 2012, 09:41:12 am
Xin chào bác PCTK!
Về câu hỏi: "Tôi không biết các bác lái tăng khi chuyển từ T-34 lên T-54 có khó khăn lắm không, có mất nhiều thời gian huấn luyện không, chứ bọn lái máy bay chúng tôi thì khi chuyển từ loại này sang một loại khác là cả một vấn đề"- Lính tàu bò tôi xin trả lời thế này:
- Trường hợp chuyển loại từ T34 sang T54, 55... thậm chí cả T62, T72... đối với lái xe nói chung khá thuận lợi và không mất nhiều thời gian cho lắm. Nguyên nhân là vì về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị động lực, truyền động và điều khiển của các loại xe này đều khá giống nhau. Ví dụ: cùng là động cơ đi ê zen, hộp số cơ, lái bằng cần v.v... Những đời sau có cải tiến thêm một chút cho sử dụng thuận tiện hơn mà thôi. Vì vậy, chỉ cần dăm bữa, nửa tháng là đã lái ngon. Ngay cả các loại xe có hệ thống điều khiển bằng vô- lăng tiên tiến hơn như BMP, M48 của Mỹ cũng chỉ cần vài ngày là lái được.
Riêng đối với hệ thống điều khiển hỏa lực thì các xe đời sau này ngày càng hiện đại hơn rất nhiều. Ví dụ:  kính ngắm phức tạp hơn, có thêm hệ thống ổn định, có loại có thêm kính đo xa, máy tính đường đạn v.v... nên muốn sử dụng được thành thạo sẽ phải mất nhiều thời gian luyện tập hơn. Tuy nhiên, cũng chỉ cần chừng 1 tháng là có thể sử dụng được.
- Về tổng thể, bọn tôi chuyển loại thuận lợi hơn các bác nhiều. Tôi vẫn nói đùa với mấy anh bạn "tàu bay": "Bọn tớ đang chạy, nếu hỏng máy thì nó chỉ nằm ì ra đấy mà thôi, có sao đâu. Còn các cậu đang bay mà hỏng máy thì...." ;D
Chúc bác mạnh khỏe, viết đều tay!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: danviet trong 07 Tháng Tư, 2012, 10:49:52 am
Chào bác Phi công tiêm kích. Loạt bà của bác rất hấp dẫn. Chúc bác khỏe gõ đều tay .
Tiện đây xin bác xác định nội dung cho lời thuyết minh vào phút thứ 11 : '' Một số máy bay MIG_21 đã cất cánh từ sáu căn cứ không quân nằm sâu trong đất Trung quốc...''.

http://www.youtube.com/watch?v=93EVgBKqkcA&feature=relmfu

 ;D Người thuyết minh phim nghe nhầm 'safe' sang 'six'. Chính ra phải là '' Một số máy bay MIG_21 đã cất cánh từ sáu các căn cứ không quân an toàn nằm sâu trong đất Trung quốc...''.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Estonque trong 07 Tháng Tư, 2012, 12:30:21 pm
nếu cháu không nhầm thì bác là bác Huy, còn có tên nữa là Chín Kích, có tổng số giờ bay là 797 giờ 03 phút đúng không ? Hehe, nếu đúng thì cháu biết hiết cuộc đời phi công của bác rồi nhé :D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: MUCTAU trong 07 Tháng Tư, 2012, 12:58:32 pm
Chào bác Phi công tiêm kích. Loạt bà của bác rất hấp dẫn. Chúc bác khỏe gõ đều tay .
Tiện đây xin bác xác định nội dung cho lời thuyết minh vào phút thứ 11 : '' Một số máy bay MIG_21 đã cất cánh từ sáu căn cứ không quân nằm sâu trong đất Trung quốc...''.

http://www.youtube.com/watch?v=93EVgBKqkcA&feature=relmfu

 ;D Người thuyết minh phim nghe nhầm 'safe' sang 'six'. Chính ra phải là '' Một số máy bay MIG_21 đã cất cánh từ sáu các căn cứ không quân an toàn nằm sâu trong đất Trung quốc...''.
Cảm ơn bác. TiếngTây tiếng u gì thì e mù tịt.  Chỉ muốn tìm hiểu xem có đúng là mình đã nhờ sân bay trên đất Trung quốc để đánh Mỹ hay không. Cái này em đã hỏi nhiều người bên không quân thời đó nhưng chưa ai khảng định '' có'' hay ''không''.  Hy vọng bác Phi công tiêm kích là người trong cuộc sẽ có câu trả lời thỏa đáng .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: anhtho trong 07 Tháng Tư, 2012, 04:55:39 pm
Xin chào bác phicongtiemkich. Em là phận nữ nhi, chiến đấu dưới đất trong trận chống tập kích của Pol Pốt ở Công Pông Chàm còn run bần bật, nên cứ kẹp khẩu AK vào hông kéo cò liên tục đến khi hết đạn thấy lòng súng ngược lên trời cho nên không giám tham gia vào chuyện trên Giời của bác. Nhưng lại rất thích nghe chuyện của bác, mà lâu quá bác cứ đi vắng để nhà cửa vắng vẻ, khách vào rồi ra thảo luận ì xèo. Chẳng biết các bác tài giỏi thế nào mà thắng được USA Airforce, nhưng khi lớn lên em nghe mấy cụ dân quân quê em nói: Chúng tao còn bắn được cả máy bay F5E của Mỹ bằng súng trường K44, cho nên không quân Mỹ chẳng là thần thánh gì đâu mà sợ. Chẳng biết có đúng không.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Tư, 2012, 07:51:12 pm
"Phong vũ tất cát" - bác có quý nhân phù trợ, tồn tại qua chiến tranh để bây giờ hồi ức với các đồng đội ở mọi quân binh chủng và các thế hệ sau, còn gì bằng hở bác. Sao mà ông bà mình nói đúng thế.

"Ốc thượng thổ" mà mệnh lại gắn với trời xanh, đó cũng là điều kỳ lạ. Còn phi công nói về nhau thì em còn nhớ bác Mỹ trong một chương trình phóng sự "Như chưa hề có cuộc chia ly" có đọc một đoạn thơ giản dị đầy tâm sự mà em chắc là anh em phi công chiến đấu tự biên tự diễn, có thể ít người để ý, nhưng đã nghe rồi thì thấy vô cùng thấm thía:

"Anh hiểu bầu trời hơn mọi người hiểu nó
Bởi cùng sống và cùng chung nhịp thở
Trời gắn với anh ngay từ những buổi đầu
Như thưở nào chúng ta đến bên nhau
Bằng tất cả nỗi buồn vui thương nhớ
Em ơi em máu bọn anh đã đổ
Để giữ cho vòm cao mãi trong lành
Có bao giờ em ngắm trời xanh
Mà thấy bao tủi hờn khó nhọc
Có bao giờ nhìn trời mà em khóc
Có bao giờ theo hút một cánh chim
Mà em thấy lòng buồn trống trải"


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Tư, 2012, 09:03:31 pm
Xin chào các đồng đội!
Sau khi thi xong phần lý thuyết của Mig-21 thì anh em chúng tôi lại trở lại trường cũ - trường Akhtari - bay lại loại máy bay L-29 nhưng với những chương trình nâng cao hơn. Chúng tôi được huấn luyện những bài bay nhào lộn kỹ thuật phức tạp, bay chặn kích, bay đánh chặn các loại máy bay có tốc độ nhỏ, trực thăng, bay công kích các mục tiêu mặt đất, bay những bài bay tự tìm và tiêu diệt mục tiêu trên không v.v....
Năm thứ hai bay ở loại này (L-29), khi chúng tôi đã quen máy bay, điều khiển được chúng, đã nắm được kỹ thuật rồi, chúng tôi mới sinh sự ra những trò nghịch ngợm mà nhà trường dùng cái từ là “lưu manh trên không” ví như: bay thấp để đuổi bò ở nông trường, bay sạt thật thấp qua bãi tắm ở bờ biển, tự nghĩ thêm các động tác nhào lộn không có trong bài bay v.v... Nhà trường phải cảnh báo nhiều lần, nhưng chẳng ăn thua gì. Sau rồi, có một phát minh ghi lại các tham số của chuyến bay (dù rất ít) như độ cao, tốc độ, quá tải, thời gian bay được ra đời và được lắp vào tất cả các máy bay thì nó cũng hạn chế phần nào những hành động ngỗ ngược của chúng tôi.
Kết thúc chương trình bay nâng cao, chúng tôi tạm biệt thành phố Akhtari (có lẽ là vĩnh biệt thì đúng hơn vì từ bấy giờ, tôi chưa có lần nào trở lại đấy cả). Thành phố, mái trường gắn với chúng tôi bao nhiêu là kỷ niệm. Nơi đầu tiên trong đời dắt chúng tôi vào bầu trời với những bước đi chập chững. Các thầy bay đã ví chúng tôi hệt như những con sẻ non, mới tập chuyền, cứ thấy đất là đáp xuống, chẳng cần chống gió, chống máy gì hết, mặc cho trượt, cho ngã. Vậy mà sau 2 năm, chúng tôi đã ra dáng một phi công. Công lao của các thầy cô dạy lý thuyết rất lớn. Công lao và ân đức của các thầydạy bay rất dày; năm thứ nhất thầy Va xi li ep; năm thứ hai thầy Ti khô nốp. Các thầy rất hiền từ, thông thái, kỹ thuật bay rất điêu luyện. Các thầy đã truyền cho tôi bao điều để nắm được thuật bay, để điều khiển máy bay hoạt động, cơ động theo ý của mình. Sau này, khi tôi trở thành giáo viên bay thì tôi lại càng quý trọng những thầy dạy bay của tôi xưa kia.
Thành phố, nhà trường đã nuôi chúng tôi qua những năm tháng xa nhà, xa quê rất tận tình, đã bỏ quá cho chúng tôi biết bao nhiêu là trò nghịch ngợm, phá phách đầy tính con trẻ. Thành phố cũng là nơi cho tôi những người bạn Nga chân tình, uốn nắn cho tôi từng câu sai ngữ pháp, từng cách phát âm, cho tôi hiểu được phong tục, cách sống của người Nga, tính cách Nga.
Xin cảm ơn, cảm ơn ngàn vạn lần mảnh đất này để rồi chúng tôi dứt áo ra đi đến ngôi trường mới, hoàn cảnh mới, thử thách mới. Chúng tôi lên tàu để đến Krasnôdar. Tàu chuyển bánh và chúng tôi bùi ngùi cổ họng nghèn nghẹn và mắt rưng rưng.
Đến Krasnodar, chờ đoàn chúng tôi đã có một đoàn bay tốt nghiệp Mig-17 cùng chuyển sang bay Mig-21. Vậy là quân số của đoàn tăng thêm.
Chuyển sang bay Mig-21 thẳng từ L-29 lên thì đoàn tôi là đoàn bay thí điểm đầu tiên. Máy bay chiến đấu hiện đại, tốc độ lớn, vũ khí tối tân... các thao tác phải rất nhanh, tính bằng giây, không thể bằng phút được. Có lẽ tốc độ hạ cánh của Mig - 21 là lớn nhất so với tất cả các loại máy bay phản lực chiến đấu từ trước tới nay. Đó là điều khó khăn lớn nhất cho phi công, đặc biệt đối với những học viên như bọn tôi. Thầy dậy bay của tôi ở thời kỳ này là thiếu tá Bôgđanôp luôn dặn dò chúng tôi phải cẩn trọng trong quá trình làm chủ tốc độ của Mig-21.
Bọn tôi rất lo lắng và cũng quyết tâm hết mức để phải bay được trên loại Mig-21, vì biết rằng đây là loại vũ khí để mình bước vào trận chiến nay mai, không nắm vững nó, thì không bao giờ mình giành được thắng lợi trước kẻ thù.
Dù quyết tâm lớn như thế, nhưng rồi đoàn tôi cũng không giữ được nguyên vẹn, vẫn phải rớt 3 anh xuống bay Mig - 17. Đó là các anh: Đào Minh Châu, Nguyễn Học Hải và Võ Xuân Quang. Ngày chia tay các anh để các anh về bay ở sân bay Cu sốp là ngày buồn và nặng nề hết mức. Tôi có linh cảm là rồi rất khó gặp lại nhau, mà đúng như thế thật; Võ Xuân Quang đã hy sinh tại sân bay Cu sốp, khi cất cánh lên, máy bay bị cháy và nổ ngay trên đầu đường băng. Quang là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc học. Bấy nhiêu năm không được gặp ba, má và các em. Đêm chia tay với tôi để đi Cu sốp, Quang tâm sự với tôi biết bao điều mà từ trước tới giờ chưa hề nói cho ai. Quang là người ít nói, nhưng hôm ấy lại nói rất nhiều, tôi chỉ là người nghe, không nói chen vào được tí nào. Vậy là đã ra đi, người trong số bạn bè đồng đội với cái chết rất vô lý.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 07 Tháng Tư, 2012, 09:19:21 pm
Ngắn quá Cụ @phicongtiemkich ơi, như máy bay Mic 21 của cụ ấy, vèo một cái đã bay mất tiêu rồi hi...hi ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 08 Tháng Tư, 2012, 10:00:50 am
Chào các đồng đội!
Đến giai đoạn chúng tôi tốt nghiệp Mig-21, gộp chung cả đoàn Mig-17 lên bay tổng cộng cả thảy là 33 anh em. Chúng tôi lại không được về nước cùng nhau, mà chia làm 2 đợt. Đợt đầu về có Đinh Tôn, Lương Thế Phúc, Phạm Phú Thái, Hà Quang Hưng. Chúng tôi ở lại huấn luyện thêm khoa mục bay thời tiết phức tạp và giới thiệu về bay đêm.
Những ngày học bay Mig-21, chúng tôi nghịch cũng chẳng kém gì khi bay L-29. Cũng đủ trò; săn bắt chim, trộm cắp hoa quả, đánh nhau.. Thú vị nhất có lẽ là trò đi ăn trộm dưa hấu. Cứ cơm chiều về, nhá nhem tối là mấy đứa bọn tôi mang bao tải, dây buộc rồi lẳng lặng ra khỏi khu ở. Đi vượt qua cánh đồng ngô, cánh đồng hoa hướng dương là đến cánh đồng dưa. Sau khi qua khu vực trồng hướng dương là chúng tôi phải bò, vì địa hình rất trống trải. Trời càng tối thì hành sự càng dễ dàng. Một đầu dây buộc vào cổ chân, một đầu dây buộc vào mép túi hay bao tải, bò ở luống dưa, lấy tay sờ thấy quả nào cuống bé tức là quả đã già, bứt lấy, co chân kéo túi lên, cho dưa vào túi, vào bao, lại bò sờ tiếp. Khi nào thấy chân không kéo nổi nữa, tức là nặng quá rồi thì đình chỉ hoạt động, chuồn về cùng với chiến lợi phẩm. Chúng tôi gọi trò này là trò “đi gỡ bom”. Thật là quá đáng!
Bao nhiêu năm sau, khi học ở Học viện Quân sự mang tên Gagazin có dịp tôi trở lại trường, ra lại cánh đồng, tình cờ gặp lại đúng ông già gác dưa vẫn còn sống, tôi ngồi hàn huyên, nói chuyện cũ rồi ôm nhau cười chảy nước mắt. Không ngờ trò nghịch ấy, mấy chục năm sau mới được giãi bày.
Chúng tôi còn phát hiện được một cái ao giữa cánh đồng, có biết cơ man nào là ếch, và ao đó được đặt tên là “ao một triệu con ếch”. Cách vài chủ nhật, chúng tôi lại phái mấy tên “đồ tể” ra đó tiêu diệt các sinh linh loài lưỡng cư này một lần. Lột da chặt chỉ lấy đùi, tổng cộng khoảng 1 - 2 kg là xách về xào nấu um hết cả lên. Tìm cách bắt cả chó để thịt, bồ câu để nấu cháo, rồi đến mức quạ cũng không từ.
Đứng hạng nhất, nhì là ma quỷ thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy các tướng ở hạng thứ ba này quấy phá cũng đã ghê sợ rồi.
 Trước khi về nước, nhà trường cho chúng tôi đi tham quan, giao lưu với một nông trường ở Brukhôvétskaia. Brukhôvétskaia là tâm không vực số 4 trong các không vực bay của chúng tôi. Chúng tôi bay vào không vực, lấy Brukhôvétskaia - một khu dân cư như một thành phố nhỏ làm chuẩn và tiến hành các động tác nhào lộn của bài bay với các độ cao quy định.
Đã có lần ở trong không vực này, một phi công trong đoàn bay của tôi khi bay đã để tốc độ vượt tiếng động ở độ cao dưới quy định. Một số cửa kính của nhà cao tầng bị vỡ hết. Ngay sau đó còn có điện của nông trường gửi đến trường phàn nàn rằng ngoài việc cửa kính bị vỡ ra, bò còn không cho sữa và gà cũng không đẻ được.
Và bây giờ thì chúng tôi đến thăm Brukhôvétskaia thực sự, không phải là cảnh ở trên trời nhìn xuống nữa, mà rõ ràng là đi trên mặt đất của nông trường. Thật là một ngày đáng nhớ. Xe chúng tôi đến cách nông trường khoảng 5 km đã thấy bà Chủ tịch và đoàn kỵ mã đứng đón, tuốt gươm trần sáng loáng đứng dàn chào. Những người Côdắc vùng sông Đông này quý khách vô cùng. Lần đầu tiên trong đời tôi được dự bữa tiệc ngoài trời trên đất Nga đầy nghi lễ truyền thống và tính cách Nga.
Khi biết được chúng tôi là những phi công sắp tốt nghiệp để về nước tham gia chiến tranh thì không khí bữa tiệc bỗng chùng hẳn xuống. Một bà mẹ Nga ngồi cạnh tôi oà khóc, ôm lấy tôi và nói rằng: “Con ơi! mẹ đã hiểu thế nào là chiến tranh. Mẹ đã từng tham gia cứu thương. Chồng mẹ, con trai của mẹ đã hy sinh hết trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại rồi, mẹ chỉ còn mỗi một mình. Con còn trẻ quá, mà bọn phi công Mỹ thì chúng nó như những con sói già. Con làm sao thoát khỏi nanh vuốt của chúng nó được! Con ở đây với mẹ đi, mẹ nuôi con được mà!”
Tôi đã trả lời: “Không! con phải về, con rất cám ơn mẹ, nhưng Tổ quốc con đang rất cần chúng con!”
Nhiều bà mẹ khóc lắm! Nhiều người khóc lắm! Chúng tôi cũng khóc!
Quả thực, chúng tôi dẫu sao cũng vần còn là trẻ con, tuổi đời mới 20, thoát khỏi đời học sinh lại tiếp đến đời học viên, lấy đâu ra kinh nghiệm ngoài đời, lấy đâu ra sự va chạm ngoài cuộc sống. Vậy mà nay mai đây thôi, chúng tôi phải qua cổ họng của chiến tranh, trong chúng tôi đây, những khuôn mặt còn hồng hào, mịn lông tơ... ai sẽ còn, ai sẽ mất!
Bữa tiệc thành thử diễn ra trong không khí nặng nề. Chúng tôi sớm chia tay. Trước lúc lên xe, các mẹ, các chị còn ôm chúng tôi nói qua nước mắt, nghẹn ngào: “Phải sống nhé! Các con phải sống nhé!”. Chúng tôi cũng oà lên, hứa rằng: “Sẽ sống! Chúng con sẽ sống”.
Và có lẽ đấy cũng là lời thề của chúng tôi, lời thề của những phi công mới tốt nghiệp, đứng trước ngưỡng cửa của chiến tranh!
Nhà trường làm lễ tốt nghiệp cho chúng tôi. Cùng đoàn bay 33 anh em chúng tôi, còn có 300 anh em thợ máy, những người nay mai phục vụ đảm bảo cho các máy bay luôn sẵn sàng ở vị trí tốt nhất, chờ xuất kích, những người sẽ gắn bó với chúng tôi ở các tuyến trực chiến, ở các cuộc bay huấn luyện, ở sân bay căn cứ hay sân bay dã chiến, những người sẽ cùng chịu gian nan vất vả cùng chúng tôi, cùng chia sẻ vui buồn với chúng tôi suốt chặng đường bay sau này.
Tạm biệt trường. Tạm biệt thầy cô, bạn bè. Ơn của thầy cô, của bạn bè, chúng tôi sẽ đền đáp lại bằng những chiến công của những lần xuất kích, trong những trận không chiến. Thầy cô, bạn bè chắc sẽ không phải thất vọng về học trò, về bạn hữu của mình. Chúng tôi sẽ sống như đã sống, sẽ chiến đấu dũng mãnh như các phi công mới ra trường cùng ở lứa tuổi chúng tôi thời chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Chúng tôi sẽ chiến đấu ngoan cường như các phi công lớp đàn anh của chúng tôi đang chiến đấu trong nước. Dẫu sao thì chúng tôi cũng thừa hưởng được truyền thống anh hùng, cũng học hỏi được ít nhiều kinh nghiệm của các lớp cha anh trong chiến tranh. Chúng tôi sẽ xứng đáng với niềm tin của các thầy cô, bạn bè.
Và đúng thật, sau này khi tổng kết chiến tranh, đoàn tôi đã không phải tủi hổ bởi những năm tháng sống và chiến đấu của mình. 6 người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang, rất nhiều người bắn rơi máy bay của Không quân Mỹ, cũng đáng tự hào lắm chứ!.
Chúng tôi tạm biệt trường Krasnôdar với tâm trạng vừa bịn rịn, quyến luyến, vừa  háo hức mong muốn nhanh trở về quê hương tham gia chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tranphu341 trong 08 Tháng Tư, 2012, 11:39:48 am
            Chào bác chủ! Tranphu341 đọc bài cúa tưởng là dân CÔDắC mang gươm ra xử, hỏi tội "cái lũ giặc trời" đã làm cho cửa kính vỡ. cho gà không đẻ, cho bò không có sữa cơ chứ. LO QUÁ . Thế mà lại còn được dân Nga thiết đãi thịnh soạn nữa chứ. Họ không thù dai như dân mình à bác?  ??? ??? ???

            Vâng! Rất cảm phục các bác. Cảm phục ý trí, sức khỏe cùng trí tuệ của các bác. Đã góp phần, góp sức, góp xương máu cùng với toàn quân viết lên trang sử hào hùng của Dân tộc. Truyền thống vẻ vang của QUÂN ĐỘI VIỆT NAM ANH HÙNG.

             Năm 1977, có 1 máy bay A37 Của ta sau khi đánh bom xong bị trúng đạn rơi, Phi công đã cố bay về đất Việt mà vẫn không được. Hai phi công nhẩy dù ra rơi vào đất của Pốt. Và rồi không biết số phận 2 người phi công này thế nào? Nếu có thông tin gì, thì mong Phicongtiemkich cho anh em VMH biết với.

                                  CHÚC BÁC NHANH CHÓNG LẬP NHIỀU KỶ LỤC GIỜ BAY TRONG VMH NÀY! 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Tư, 2012, 01:03:41 pm
Chào bác phicongtiemkich@ ! Cho phép em được nói leo bác đôi điều.

Trích dẫn
Thú vị nhất có lẽ là trò đi ăn trộm dưa hấu.

Vâng, đất Krasnoidar có thổ nhưỡng thuận lợi với khí hậu với 4 mùa tương đối rõ dệt, mùa hè mưa nhiều, nhiệt độ thường trên 30oC nên rất thích hợp cho việc trồng dưa hấu và đặc biệt có nhiều lươn, ếch, Rak(đâu Việt nam mình gọi là tôm Hoàng đế gì đó). Krasnoidar chính là vựa lúa của LBN.

Chuyện bắt chim bồ câu hầu những ai từng sống ở Nga ít nhất cũng có 1 lần gây vụ. Em không ăn được thịt chim nên không gây vụ mà thôi.


Trích dẫn
Đã có lần ở trong không vực này, một phi công trong đoàn bay của tôi khi bay đã để tốc độ vượt tiếng động ở độ cao dưới quy định. Một số cửa kính của nhà cao tầng bị vỡ hết. Ngay sau đó còn có điện của nông trường gửi đến trường phàn nàn rằng ngoài việc cửa kính bị vỡ ra, bò còn không cho sữa và gà cũng không đẻ được.

Mig-21 có tốc độ tối đa 2500 km/h (694,44 m/s tức là tương đương March 2), phi công chỉ cần bay với tốc độ 1/2 tốc độ tối đa thì đã tạo ra sóng xung kích rồi. Tốc độ máy bay càng lớn thì cường độ sóng xung kích càng cao, tuy nhiên nếu bay ở độ cao thì khi sóng xung kích lan tỏa xuống tới đất thì đã hết ghê gớm rồi. Năm 1950, 1 sự cố hi hữu mà người ta chưa từng nghe hay chứng kiến đã sảy ra, sóng xung kích đã làm đổ 1 tòa nhà lớn, lúc đầu người ta còn đưa ra giả thiết tòa nhà bị "lỗi thiết kế" .Lúc đó chiếc máy bay gây họa chỉ bay tốc độ 1100km/h cách mặt đất 60m, tức là chỉ vào khoảng 305m/s(không phải tốc độ siêu âm).

Khi tốc độ máy bay vượt quá tốc độ âm thanh, không khí trong khoảng thời gian cực ngắn đột ngột bị nén lại tạo ra xung quanh máy bay một khu vực có áp suất đặc biệt cao, với mật độ , nhiệt độ rất lớn (pha áp suất dư). Do bản chất sóng xung kích là biến đổi đột ngột khi vượt qua đường biên lan truyền trong các môi trường vật chất nên rất có thể sau đuôi máy bay còn có hiện tượng bồi pha. Không khí bị rồn nén quá áp tạo ra tiếng nổ , nổ gây ra sóng không khí, va đập mạnh mẽ vào mỗi chướng ngại vật, rung ép quật đổ mọi thứ dưới đất. Luồng sóng không khí dữ dội này người ta thường gọi là sóng xung kích. Chuyện sóng xung kích gây tốc mái đổ nhà thì có nhiều, còn chuyện sóng xung kích gây cho gà tịt đẻ thì hơi lạ ;D, người ta còn dùng sóng xung kích để chữa bệnh yếu sinh lý cho đàn ông cơ mà (dùng sóng xung kích tác động lên phần hẹp của động mạch giúp cho bơm máu vào "thằng em" 1 cách mạnh mẽ hơn).


Em xin gửi cái hình dưới đây để minh họa cho việc hình thành sóng xung kích do máy bay tạo ra, tất nhiên không chỉ máy bay mà tên lửa,các vụ nổ lớn v.v cũng đều tạo ra sóng xung kích.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/TH23G1.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: hatuyenha trong 08 Tháng Tư, 2012, 03:50:57 pm
  Chào bạn Phi cong tiem kich@ . Mong mãi mới có một anh "giặc lái " xịn vào làm thành viên chính thức của trang .
  Mình động viên mãi nhà thơ Bùi danh Dọc nguyên cũng là " giặc lái " máy bay tiêm kích thời  những năm đánh Mỹ , cũng đi học ở Liên xô về rồi sao nữa mình chẳng biết nhưng quan trọng nhất là rể của lính " thối tai chai đít " trạm A 10 của bọn mình vào làm thành viên chính thức của trang nhưng mãi chẳng thấy , nhưng hắn đọc thì kỹ lắm.
  Tôi là lình 1967 , và là lính TT tốt nghiệp DHKTQS năm 1972 . Tôi kể anh nghe chuyện của chị em học viên chúng tôi thời đó _ những năm cuối 196X đầu 197X.
  "Giặc lái " là niềm mơ ước của nhiều chị em học viên . Có một bạn của tụi tôi , khá xinh được nhiều anh " nhòm ngó " nhưng nàng thường ngước mắt ngắm bầu trời đặc biệt mỗi khi có tiếng máy bay phản lực bay qua . Vậy là có tin đồn : chắc nàng có người ấy là lính "không quần " . Làm ngẩn ngơ nhiều chàng học viên Nam của lớp. Vừa đọc đến topic của anh tôi nhớ ngay đến cô bạn của mình .
  Trong lớp có chị Liên có người ấy là anh Cơ lính " không quần " ở một sân bay nào đấy . Anh đến thăm chị đều đặn , đặc biệt anh là chiến sĩ thi đua hàng năm nên chị Liên được tặng rất nhiều ca có dòng chữ  " quyết thắng " trước sự ngưỡng mộ của chị em cùng lớp. Nhưng hình như anh làm gì đấy không phải lính bay và là người Thái bình.
  Còn anh Bùi danh Dọc , chàng rể của trạm A 10 thì là lính bay thật . Nghe kể khi đi học ở LX cũ anh được khen vì bắn mục  tiêu rất giỏi nhưng khi về VN , máy bay Mỹ tránh làn đạn của anh nên không rơi chiếc nào . Khi đơn vị của anh về gần đâu đó một trạm TT cơ động mà bé An cô lính TT của trạm tôi đang phục vụ thì chàng lính bay chẳng sợ gì lực lượng bảo vệ lãnh tụ cứ toòng teeng nải chuối treo ở ghi đông xe đạp vào trạm . Gặp được em An thì nải chuối rụng gần hết quả và chắc lực lượng bảo vệ thương anh " giặc lái " và cô lính TT nên làm ngơ ... anh chị thành đôi và bây giờ mỗi lần chúng tôi những người lính của trạm A 10 gặp nhau anh lại làm tài xế cho chị và thường xuyên làm các bài thơ về các cô lính TT .
  Anh Phi cong tiem kich@ ơi , anh kể chuyện thật hay , cảm xúc của anh giống hệt anh chị em CCB chúng tôi trong trang khi mới vào được trang . Mừng phát khóc và như thấy mình được về với đồng đội sau một thời gian làm dân .
  Mong anh khỏe , hồi ức về nhiều để kể chuyện cho bọn Lính " Luc quần " , lính "Hai quần " và mọi người yêu LSQS nghe nhé.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: VMH trong 08 Tháng Tư, 2012, 09:03:45 pm
Các bác lạc đề xa quá, để bác Phicôngtiêmkích kể tiếp chuyện của mình đi. Không phải là topic do phi công mở thì mọi chuyện về Không quân đều nên nói đâu!

Những bài về liệt sỹ thời Tây Nam, sau 12h em sẽ chuyển sang box "Anh ở biên cương"!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 09 Tháng Tư, 2012, 03:32:24 pm
Xin chào tất cả các đồng đội !
Tôi thực sự vui vì thấy các đồng đội quan tâm đến tôi và các bạn hữu của tôi. Trước khi về nghỉ hưu, tôi có viết bài "Giã bạn" (không phải là nện bạn đâu!) :
 Dù vướng nỗi bâng khuâng, dẫu còn nhiều trăn trở
Nhưng quy luật đời thường - ai rồi chẳng phải về
Chỉ mong muốn đừng coi nhau xa lạ
Khi anh tấp nập thị thành, còn tôi - yên ả thôn quê !
 
Vậy là tôi đã thấy tôi vui lắm rồi vì các đồng đội vẫn còn nhớ đến tôi. Đáng quý và đáng trân trọng lắm.
Việc đồng đội Nguyenhongduc hỏi về B-52 thì Trantantrinhan và Đaibangden đã trả lời hộ tôi rồi. Kỹ lưỡng hơn nữa thì tôi có thể cung cấp một số thông tin để cùng tham khảo về B-52 - cái mà địch rêu rao lả "pháo đài bay bất khả xâm phạm" :
Ở chiến trường Việt Nam, Không quân Mỹ đều sử dụng các loại B-52 đã được cải tiến nhiều lần (gồm 4 loại : B-52 D, F, G, H) để tăng số lượng bom mang theo và tăng khả năng tác chiến điện tử.
Tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của B-52 (loại B-52 G, H) như sau:
Tổ bay = 6 người
Sải cánh = 56,39 m
Chiều dài = 49,05 m
Chiều cao = 12,40 m
Trọng lượng cất cánh lớn nhất = 221.350 kg
Tốc độ lớn nhất = 960 km/h
Tốc độ trung bình = 820 km/h
Trần bay = 16.765 m
Độ cao bay thông thường = 10.000 đến 13.000 m
Tầm bay xa = 12.000 km ( với B-52 G ) và 16.000 km với B-52 H.
Vũ khí đeo được 18 đến 30 tấn bom, có thể mang 12 đến 20 quả tên lửa tàng hình ACM, có 4 khẩu pháo 20 li hoặc 1 khẩu pháo 20 li 6 nòng.
Nó có thể bay liên tục trong vòng 9 tiếng đồng hồ không cần tiếp dầu. Nếu được tiếp dầu trên không, chúng còn có thể bay xa hơn.
 Ngay từ ngày 12 tháng 4 năm 1966, khi lần đầu tiên Mỹ sử dụng "siêu pháo đài bay B-52" ra đánh phá miền Bắc ở đèo Mụ Giạ - Quảng Bình, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Đặng Tính - Chính ủy Quân chủng PK-KQ tổ chức cho bộ đội PK - KQ "tìm cách đánh cho bằng được B-52". Đến cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ tư lệnh PK-KQ, Bác lại khẳng định : "Sớm muộn gì rồi đế quốc Mỹ cũng đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua ...
Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội !"
Suốt trong thời gian từ năm 1966, Quân chủng đã cử nhiều đoàn cán bộ, nhiều đơn vị tên lửa, không quân vào chiến trường khu Bốn nghiên cứu cách đánh B-52.
Từ năm 1970, các phi công bay đêm của Đại đội 5 thuộc Trung đoàn Không quân Sao Đỏ được giao nhiệm vụ chính: cơ động vào khu Bốn ( trên các sân bay từ Thọ Xuân đến Vinh, Anh Sơn, Đồng Hới ...) để tham gia chiến đấu góp phần bảo vệ sự vận chuyển trên tuyến đường 559 và đánh B-52 trên vùng trời Bình Trị Thiên và đường 9, Nam Lào.
Vào tháng 8 năm 1970, Đại đội trưởng Đinh Tôn, Đại đội phó Hoàng Biểu và các phi công Đặng Xây, Vũ Đình Rạng đã tham gia vào đoàn nghiên cứu cách đánh B-52 ở chiến trường khu Bốn do Phó tư lệnh QCKQ chủ trì.
Đặc biệt, tháng 4 năm 1972, khi địch tiến hành chiến dịch "Lai-nơ-bêch-cơ" leo thang đánh phá miền Bắc lần thứ hai thì QC đã nghiên cứu sâu thêm về B-52 và về cơ bản tháng 9 năm 1972  phương án đánh B-52 đã hoàn thành và đến ngày 24 tháng 11 năm 1972 đã được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng phê duyệt.
Tôi xin được nói thêm một chút về các phi công bay đêm. Trước năm 1968 thì Trung đoàn Không quân Sao Đỏ (Trung đoàn được trang bị máy bay MiG-21) chỉ có 2 Đại đội bay (sau này thì tất cả các Đại đội bay đều được chuyển thành Phi Đội ) . Đến cuối tháng 7 năm 1968, Trung đoàn thành lập thêm một Đại đội bay đêm. Lực lượng bay đêm có nhiệm vụ tham gia trực chiến cả ban ngày cùng với 2 Đại đội bay ngày và trực cả ban đêm. Về sau thì nhiệm vụ chiến lược của Đại đội bay đêm là tham gia bảo vệ tuyến đường 559, đánh B-52 vì B-52 chỉ dám hoạt động về ban đêm khi đánh ra miền Bắc. Các anh Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây, Vũ Đình Rạng, Trần Cung, Nguyễn Ngọc Thiên, ... đã từng mai phục săn B-52 khi cơ động vào các sân bay phía trong, chịu khá nhiều gian nan, hiểm nguy. Về sau, khi "đánh hơi" thấy có lực lượng KQ vào là B-52 không dám hoạt động nữa. Đặc biệt, có những chuyến xuất kích chiến đấu của các anh, tuy không săn được B-52 nhưng có khi cả tuần lễ, B-52 không dám bẽn mảng ra vùng trời khu Bốn nữa, hoặc  như chuyến bay "cảm tử" của anh Hoàng Biểu vào cuối tháng 2 năm 1972 khi ta mở mặt trận Quảng Trị thì  cả tuần lễ bọn C-130 và B-52 không dám "ra oai tác quái", nên đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho chiến dịch mặt đất. Về bay đêm như thế nào thì rồi tôi sẽ có dịp tâm sự với các đồng đội sau.
Chuyện nhảy dù của phi công, các đồng đội đã giải thích hộ tôi rồi, tôi không nói thêm nữa.
Muctau hỏi về sân bay của ta có lấy căn cứ bên Trung Quốc để cất cánh đánh Mỹ hay không, tôi xin được giãi bày thế này :
Cuối những năm 60, khi Liên-xô viện trợ cho ta khá nhiều máy bay. Ta có chủ trương gửi sang Trung Quốc để "sơ tán " bớt. Nơi gửi là sân bay Tường Vân, ở đó ta đang có đơn vị bay huấn luyện để tiện việc bảo quản, khi cần, ta lại cử một số phi công sang bay thử rồi mang về tăng lực lượng chiến đấu. Chưa có chuyện ta lấy sân bay của Trung Quốc để làm căn cứ cất cánh lên đánh Mỹ.
Câu hỏi của Anhtho rất lí thú, nhưng mà anhtho quên mất bài hát "Các cụ già bắn rơi máy bay" mất rồi. Các cụ chính ở quê choa đó !
qtdc nói về phi công trong chương trình Như chưa có cuộc chia ly, anh tên là Mỹ. Tên đầy đủ của anh là Nguyễn Hồng Mỹ thuộc "đoàn bay MiG-21 khóa ba", có biệt danh là "Mỹ gỗ !". Anh Hồng Mỹ cũng là người hay thơ và làm thơ hay !
Thưa bác Tranphu341, vào ngày mồng 1 tháng 10 năm 1977, hai phi công : Thượng úy Tạ Đông Trung và Trung úy Nguyễn Thế Hùng đã anh dũng hy sinh trong chuyến bay chiến đấu ở biên giới Tây Nam, quyết không để cho quân địch bắt.
Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Thượng úy Tạ Đông Trung đã được nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" và ngày 28 tháng 4 năm 2000, Trung úy Nguyễn Thế Hùng đã được nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân"
Có thể kể thêm về hai Anh hùng liệt sĩ này như sau : Tạ Đông Trung sinh tháng 1 năm 1948, nguyên quán ở phố Ngọc Lâm, Gia Lâm ( nay là Quận Long Biên ), nhập ngũ tháng 4 năm 1966, là phi công MiG-17, đến năm 1975 là phi công cường kích A-37. Phi đội phó ( Đại đội phó bay )
Nguyễn Thế Hùng sinh tháng 12 năm 1945, nguyên quán ở Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nhập ngũ tháng 11 năm 1965, là phi công MiG-19, đến năm 1975 là phi công cường kích A-37.
Cảm ơn VMH đã bổ sung tài liệu cho tôi, Tôi cho rằng với lượng thông tin như vậy có thể thỏa đáng được câu hỏi của bác tranphu. Tiếc rằng hôm nay phần bổ sung của VMH đã chủ động xóa đi. Theo tôi đây là diễn đàn để anh em đồng đội mình trao đổi thông tin, tôi rất cảm ơn thiện chí của bác VMH, nhưng tôi cũng có nguyện vọng bác giữ lại các thông tin đã đưa, cũng là một dịp để chúng ta ôn lại kỷ niệm về những người đồng đội đã anh dũng ra đi.
Longtrec hơi bị nhầm số liệu tốc độ của MiG-21 một tí thôi. MiG-21 là máy bay thuộc thế hệ 2 nên trị số M=2,05 đã là ghê gớm lắm rồi. Tốc độ nó chỉ đạt 2150 km/h thôi. Tốc độ mà Longtrec đưa ra là của máy bay thuộc thế hệ 3 rồi.
Về sóng kích đúng như giải thích khoa học của Longtrec, MiG-21 thì chỉ có 2 dải sóng kích ở đầu và đuôi thôi, thời gian cách nhau giữa sóng kích phần đầu máy bay và phần đuôi máy bay là 0,37 giây nên khi ta ở đúng trong giải của nó sẽ nghe thấy 2 tiếng "uỳnh, uỳnh" liên tục. Một số người lầm tưởng đấy là máy bay được phóng bằng tên lửa lên trời, không phải thế đâu, mà nếu có dùng tên lửa để phóng lên theo kiểu ấy thì "em hổng dám đâu", không dám liều bay như thế đâu !
Chuyện các kích sóng làm cho gà tịt đẻ và bò cho ít sữa là hoàn toàn có thực. Có lẽn vì chúng sợ quá ! "Sợ tịt đẻ" mà ! Đấy là theo phản ảnh của Giám độc nông trường, nơi mà có lần anh em trong đoàn bay chúng tôi gây ra "sự cố" không cố ý ấy. Nhưng với bọn phi công Mỹ thì chúng hoàn toàn cố ý đấy ! Chúng đã có lần bay thấp và biên đội 4 chiếc F-4 của chúng đã san bằng cả một dãy phố. Đương nhiên không phải ở ta mà ở nước khác, chủ ý chính của bọn chúng là hăm dọa, là răn đe những ai yếu bóng vía.
Riêng chuyện chữa bệnh cho "cậu nhỏ" bằng sóng kích như thế kia thì tôi chưa nghe thấy bao giờ. Có thể, đấy cũng chỉ là chuyện đùa thời @ mà thôi, chứ đưa "cậu nhỏ" vào cái vùng sóng kích ấy dễ "lợi bất cập hại" lắm ! - Bò còn chẳng cho ra sữa nữa là "cậu nhỏ" !.
Cám ơn Lixeta cho tôi biết khá chi tiết về cung cách chuyển loại của các loại tăng ta sử dụng.
Cám ơn Hatuyenha đã động viên tôi. Tôi sẽ cố gắng nhiều nữa.
 Vài ý kiến "trao đi, đổi lại" với các đồng đội như vậy, các đồng đội thông cảm cho nhé. Tôi không thể "gõ" theo tốc độ của MiG-21 được mà chỉ như "gà mổ mâm thau" thôi. Cố gắng không bay được với tốc độ "vượt tiếng động" thì cũng bay với tốc độ khi bay hành trình (đường dài) là 850 km/h vậy.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vmt trong 09 Tháng Tư, 2012, 04:09:49 pm
Các bài đó giờ chuyển về đây Bác ạ: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,1296.200.html


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Tư, 2012, 05:16:24 pm
Chào bác phicongtiemkich@! Em thật vui vì được trao đổi học hỏi và nghe chuyện của bác.

Trích dẫn
Longtrec hơi bị nhầm số liệu tốc độ của MiG-21 một tí thôi. MiG-21 là máy bay thuộc thế hệ 2 nên trị số M=2,05 đã là ghê gớm lắm rồi. Tốc độ nó chỉ đạt 2150 km/h thôi. Tốc độ mà Longtrec đưa ra là của máy bay thuộc thế hệ 3 rồi.

Hì em đọc về Mig-21 lâu quá rồi, lúc viết lười tra lại nên có phần nhầm lẫn, xin lỗi các bác nhé. ;D

Đúng là số liệu tốc độ tối đa của Mig-21 chưa tới 2500km/h, các tài liệu có trên mạng Nga hiện nay công bố là 2230km/h(M-2,1) cho các chủng Mig-21 cải tiến năm 1965 như Mig-21(С, СМ, М и МФ). Năm 1966 LX lại tiếp tục cải tiến Мig-21SN(СН), năm 1968 là Mig-21SM(СМ), năm 1969 là Mig-21MF và năm 1971 là Mig-21SMT. Sau này đến năm 1994 còn cải tiến thành Mig-21-93, lần cải tiến cuối cùng là Mig-21-2000(1998). Mọi biến thể về Mig-21 chỉ đề tốc độ tối đa khi bay cao là 2230km/h.

Mig sử dụng huấn luyện có 2 chỗ ngồi như :Mig-21(U,US,UM). Máy bay huấn luyện Mig-21US(1966) chỉ có tốc độ tối đa 2175 với điều kiện bay ở trần cao.

Không hiểu lúc trước khi học ở Krasnoidar bác phicongtiemkich bay loại Mig-21 nào?

Chuyện sử dụng sóng xung kích chữa bệnh bác có thể xem qua tại đây: http://www.ngaymoi.vn/chua-roi-loan-cuong-duong-bang-phuong-phap-moi-p53a45958.html . ;D

Gần đây Nga còn ứng dụng sóng xung kích để tạo ra bom chữa cháy đấy.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: danviet trong 09 Tháng Tư, 2012, 05:19:19 pm
Tác động của sóng xung kích tới việc thông tắc mạch máu (đồng thời cũng là tới khả năng dựng của cái cơ cấu kia...) và tới sản lượng sữa là hai việc hoàn toàn khác nhau ạ.

Cũng có thể cơ thể động vật cảm nhận các chấn động của sóng xung kích thành các tín hiệu rung chấn của động đất ??? Làm chúng (theo một cách nào đó, mức độ nào đó) ngừng chế độ sinh sản, chuyển sang chế độ di tản  ???
Ít nhất thì gà bay tán loạn trong chuồng, bò chạy khỏi nơi vắt sữa cũng làm giảm năng suất phần nào và gây hỗn loạn trong nông trường. Đồng thời cũng là ...tổng kết tội...nói cho bõ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: svailo trong 09 Tháng Tư, 2012, 07:41:02 pm
  ******88

  Xin phép được hỏi bác PhiCongTiemKich  ( và các bạn am hiểu khác ) :
        Khi máy bay vượt tốc , xuyên thủng bức tường âm thanh , tạo ra sóng kích gây tiếng nổ lớn , có thể phá hủy được các công trình trên mặt đất khi chúng bay thấp (cách khoảng bao nhiêu mét  ? ) .
Vậy mà sao trong 1 phi đội luôn có 3-4 chiếc , thấy bay cũng rất gần nhau , nhưng sóng xung kích của chúng lại không làm đứt đuôi , gãy cánh ... lẫn nhau nhỉ ?
  Những năm chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở miền Bắc , lứa chúng tôi chứng kiến những chuyện " vượt tốc " này rất nhiều lần : nhà cửa rung chuyển , trẻ con khóc thét  chết lặng đi trong tay các bà mẹ ... , nhưng máy bay thấy cũng không bay thấp lắm đâu , nó mới chỉ to bẵng cái phích nước ( bình thủy ) thôi .
 Kinh hoàng nhất là loại " cổ ngỗng " F-105D,E -Thần Sấm , thì thôi rồi : Đang thấy chúng bay lừ lừ , bất ngờ nó như khựng lại 1 tí , rồi ... lao vọt về phía trước ,thì bọn tôi lập tức phải bịt ngay 2 tai lại , không thì long ... óc , Thần Sấm sét cơ mà .
Từ mỗi các đầu cánh của lũ giặc nhà trời , bất chợt bùng lên 1 vệt khói trắng đục , kéo dài về phía sau suốt dọc đường bay của nó , thẳng như kẻ chỉ và phải vài chục phút sau mới tan hết . Mỗi chiếc tạo ra 4 dải " khói trắng " song song nhau - Chắc là hơi nước trong không khí bị áp lực dồn nén đã ngưng tụ lại chăng ? ? . Lần đầu tiên nhìn thấy các vệt khói trắng này bung ra , chúng tôi đã nhảy cẫng lên reo hò : Cháy rồi ! Máy bay Mỹ cháy rồi !... Nhưng ngay sau đó ... " Oàng-oàng " như sét đánh bên tai , có thằng nằm sóng soài ra đất chết lặng ... , và " thần sấm " cứ vùn vụt bay đi - mất hút , trong khi tiếng động cơ vẫn còn đang rít lên xoe xóe rung trời ở ngay trên đầu , rớt lại phía sau máy bay cả 1 khoảng dài tới vài ba giây .
 Sau mới được biết : " Máy bay tăng tốc "

 Khi cùng " tăng tốc " tháo chạy ra biển sau khi đã oanh tạc mục tiêu xong , chúng cũng bay không xa nhau lắm , vẫn giữ đội hình như " bàn tay xòe " , vậy mà chẳng bị sao ? !

  @ bác Phicongtiemkich có biết  về " quá trình hy sinh " của LSAH Đặng Ngọc Ngự - MIG 21 , hy sinh trên vùng trời Hòa bình ,trong 12 ngày đêm chống B52 đánh vào HaNoi không ? ( Tất nhiên ," chuyện ngoài chính sử " )
    KÍNH BÁC !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: MUCTAU trong 09 Tháng Tư, 2012, 08:10:50 pm
Xin chào tất cả các đồng đội !
.....................
Muctau hỏi về sân bay của ta có lấy căn cứ bên Trung Quốc để cất cánh đánh Mỹ hay không, tôi xin được giãi bày thế này :
Cuối những năm 60, khi Liên-xô viện trợ cho ta khá nhiều máy bay. Ta có chủ trương gửi sang Trung Quốc để "sơ tán " bớt. Nơi gửi là sân bay Tường Vân, ở đó ta đang có đơn vị bay huấn luyện để tiện việc bảo quản, khi cần, ta lại cử một số phi công sang bay thử rồi mang về tăng lực lượng chiến đấu. Chưa có chuyện ta lấy sân bay của Trung Quốc để làm căn cứ cất cánh lên đánh Mỹ.
...................

Cảm ơn bác đã giải thích. Trước đây, ở đơn vị có anh lính quê Khe Gát nói chuyện về máy bay ở sân bay này đánh Mỹ. Lúc nào bác nói chuyện này cho anh  em nghe nhé.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: danviet trong 09 Tháng Tư, 2012, 09:03:36 pm
Vậy mà sao trong 1 phi đội luôn có 3-4 chiếc , thấy bay cũng rất gần nhau , nhưng sóng xung kích của chúng lại không làm đứt đuôi , gãy cánh ... lẫn nhau nhỉ ?


Chỗ này em nghĩ chắc do vận tốc tương đối giữa các máy bay (và do đó vận tốc tương đối giữa sóng xung kích với máy bay) là nhỏ, cho nên không có tác động đáng kể. Chẳng hạn khi ta đứng thì sóng biển có thể xô ngã, nhưng đứng trên ván thì cứ ung dung mà lướt thôi.
Thêm nữa trong thiết kế của máy bay cũng phải tính toán chịu được những tác động đó, chứ không dễ gì mà gãy cánh đứt đuôi được. Và có lẽ ngay khi máy bay tạo ra sóng xung kích đó thì nó cũng đã chịu một phản lực có độ lớn tương đương.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 09 Tháng Tư, 2012, 09:39:37 pm
 Em có clip máy bay vượt bức tường âm thanh . Gữi anh PCTK :
http://www.youtube.com/watch?v=-d9A2oq1N38


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Tư, 2012, 12:04:07 am
Xin mạn phép bác phicongtiemkich em đàm đạo với bác Svailo đôi chút!

Trích dẫn
Xin phép được hỏi bác PhiCongTiemKich  ( và các bạn am hiểu khác ) :
        Khi máy bay vượt tốc , xuyên thủng bức tường âm thanh , tạo ra sóng kích gây tiếng nổ lớn , có thể phá hủy được các công trình trên mặt đất khi chúng bay thấp (cách khoảng bao nhiêu mét  ? )

Sức hủy phá của các công trình trên mặt đất do sóng xung kích từ máy bay vượt tốc phá bức tường âm thanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố trần bay cách mặt đất bao nhiêu và độ bền các công trình trên mặt đất có tác động chi phối chính. Thông thường sóng xung kích lan toả với tốc độ chậm dần, vd : Một quả bom nguyên tử 20kt khi nổ tạo ra sóng xung kích có tốc độ lan tỏa  với thời gian 1,4 s cho 1000m đầu tiên, nhưng mất 4s cho 2000m và 7s cho 3000m nhưng đến 5000m lại cần 12s. Qua vd trên ta thấy sóng xung kích lan tỏa tốc độ cao nhất, tức là cường độ lớn nhất ở (s) đầu, nó đồng nghĩa với việc càng ở trần bay thấp thì sức phá hủy của sóng xung kích càng lớn.

 Bom nguyên tử giết người, phá hủy vật chất trên đất bằng 5 "mũi tên" trong đó có sóng xung kích.

Trích dẫn
Vậy mà sao trong 1 phi đội luôn có 3-4 chiếc , thấy bay cũng rất gần nhau , nhưng sóng xung kích của chúng lại không làm đứt đuôi , gãy cánh ... lẫn nhau nhỉ ?

Như chúng ta đều biết  ở mực nước biển, tại nhiệt độ 21 °C (70 °F) và với áp suất tiêu chuẩn, tốc độ âm thanh trong không khí là khoảng 344 m/s. Bức tường âm thanh là khái nhiệm người ta đưa ra để nói về đường biên mà sóng xung kích đột ngột thay đổi ở đây, tức là vị trí không khí bị rồn nén quá áp gây nổ.

Thiết kế khí động học cho máy bay tốc độ cận âm và siêu âm cũng khác nhau.

Trường hợp bay theo đội hình biên đội như thế nào thì xin để bác phicongtiemkich trả lời là chính xác nhất.

 
Trích dẫn
Đang thấy chúng bay lừ lừ , bất ngờ nó như khựng lại 1 tí , rồi ... lao vọt về phía trước ,thì bọn tôi lập tức phải bịt ngay 2 tai lại , không thì long ... óc , Thần Sấm sét cơ mà .
Từ mỗi các đầu cánh của lũ giặc nhà trời , bất chợt bùng lên 1 vệt khói trắng đục , kéo dài về phía sau suốt dọc đường bay của nó , thẳng như kẻ chỉ và phải vài chục phút sau mới tan hết . Mỗi chiếc tạo ra 4 dải " khói trắng " song song nhau - Chắc là hơi nước trong không khí bị áp lực dồn nén đã ngưng tụ lại chăng ? ?ang thấy chúng bay lừ lừ , bất ngờ nó như khựng lại 1 tí , rồi ... lao vọt về phía trước ,thì bọn tôi lập tức phải bịt ngay 2 tai lại , không thì long ... óc , Thần Sấm sét cơ mà .
Từ mỗi các đầu cánh của lũ giặc nhà trời , bất chợt bùng lên 1 vệt khói trắng đục , kéo dài về phía sau suốt dọc đường bay của nó , thẳng như kẻ chỉ và phải vài chục phút sau mới tan hết . Mỗi chiếc tạo ra 4 dải " khói trắng " song song nhau - Chắc là hơi nước trong không khí bị áp lực dồn nén đã ngưng tụ lại chăng ? ?

Câu trên bác Svailo nói đúng rồi em thêm tí mắm thôi. ;D

Chúng ta thường thấy máy bay có tốc độ siêu âm khi vượt tốc phá bức tường âm thanh thì bao quanh nó có vầng mây trắng xóa đó là hơi nước trong không khí ngưng tụ. Khi máy bay vượt bức tường âm thanh, sóng xung kích phía trước máy bay bị dồn nén quá áp, nhiệt độ do đó cũng tụt giảm trong tíc tắc, gây cho hơi nước trong vùng không khí bị dồn nén trở nên trắng toát(ngưng tụ). Khi máy bay bay vượt tốc sinh ra 2 tiếng nổ, còn khi giảm tốc thì chỉ có 1 tiếng nổ mà thôi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: TiepTS21 trong 10 Tháng Tư, 2012, 01:09:44 am
Vào tháng 8 năm 1970, Đại đội trưởng Đinh Tôn, Đại đội phó Hoàng Biểu và các phi công Đặng Xây, Vũ Đình Rạng đã tham gia vào đoàn nghiên cứu cách đánh B-52 ở chiến trường khu Bốn do Phó tư lệnh QCKQ chủ trì.
Đặc biệt, tháng 4 năm 1972, khi địch tiến hành chiến dịch "Lai-nơ-bêch-cơ" leo thang đánh phá miền Bắc lần thứ hai thì QC đã nghiên cứu sâu thêm về B-52 và về cơ bản tháng 9 năm 1972  phương án đánh B-52 đã hoàn thành và đến ngày 24 tháng 11 năm 1972 đã được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng phê duyệt.


Em dân ngoại đạo cũng muốn nghe thêm về KQ của các bác.
Đúng là sau chiến dịch tháng 4 năm 72 thì QC PK-KQ mới có phương án đánh B 52 hoàn chỉnh. Đúng mọi chuyện đều phải trả giá bằng máu mới có bài học. Mọi người đều nói nhiều đến chiến thắng lịch sử 12 ngày đêm, cái này thực sự là hiển nhiên và đúng. Nhưng em nghĩ nếu không có rút kinh nghiệm xương máu trận 16.4.1972 tại Hải Phòng thì như thế nào nhỉ. Vì em chứng kiến cái cảnh 16.4.1972 tại Hải Phòng mà chính nhà em cũng bị 1 quả bom 500 bảng rơi xuống, rất may là mấy bà cháu chui xuống hầm chữ A từ hồi 68 nên còn nguyên, chứ không thì đâu có mà ngồi hóng hớt trên này với các bác. (trước lúc bom rơi xuống nhà em khoảng 10 phút em còn trèo lên cây ổi coi máy bay và tên lửa, pháo phòng không bắn, quả bom này rơi ngay cây ổi mà em vừa trèo lên coi)
Em nghe nói, khi B 52 tác chiến thì bọn tiêm kích bảo vệ nó là F111 phải không ạ. Và chuyện SAM2 của ta nhấn nút lần 1 nhưng không phóng tên lửa để cho B 52 và lũ F kia tản ra và các bác ra đa nhận biết thằng B 52 để đánh, không thèm đánh lũ F, vì biết rõ át chủ bài là B 52.
Còn chuyện tên lửa đánh nhiễu tích cực và tiêu cực, đánh đầu, đánh trung tâm nhiễu? có gì bác cho chúng em rửa mắt nhé.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: anhkhoi trong 10 Tháng Tư, 2012, 07:10:47 am
 @ bác Phicongtiemkich có biết  về " quá trình hy sinh " của LSAH Đặng Ngọc Ngự - MIG 21 , hy sinh trên vùng trời Hòa bình ,trong 12 ngày đêm chống B52 đánh vào HaNoi không ? ( Tất nhiên ," chuyện ngoài chính sử " )
  

Hi, em cứ tưởng Đặng Ngọc Ngự hy sinh tháng 7/1972, té ra theo tin ngoài chính sử thì cụ Ngự thọ thêm được 5 tháng nữa à bác?  ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 10 Tháng Tư, 2012, 03:13:51 pm
Chào tất cả các đồng đội !
Để tiếp tục với các câu hỏi của đồng đội nhất là về sóng sung kích (hoặc gọi tắt là sóng kích ) : Với MiG-21 thì chỉ có 2 dải sóng ở đầu và ở đuôi kéo chéo xuống đất là gây ảnh hưởng. Đương nhiên, nếu bay ở độ cao trên 8.000 mét thì không vấn đề gì, càng thấp thì mức độ ảnh hưởng thậm chí tàn phá càng lớn. Tất cả những bài bay vượt tiếng động của bọn tôi đều thực hiện từ 10 km trở lên. Trong biên đội, sóng kích hầu như không có ảnh hưởng gí lẫn nhau vì dải đó rất mảnh so với máy bay. Trên thực tế, khi bay vượt tiếng động, bản thân phi công ngồi trong buồng lái cũng không có cảm nhận gì ngoài việc đồng hồ chỉ độ cao vào thời điểm đó tăng vù lên 1.000 mét. Ví như đang bay ở độ cao 10.000 m thì khi vượt tiếng động, đồng hồ sẽ quay cái vèo, chỉ ngay 11.000m. Thế là mình biết mình đã vượt tiếng động rồi.
Svailo hỏi về trường hợp của anh Đặng Ngọc Ngự. Anh Đặng Ngọc Ngự khi đó là Đại đội trưởng Đại đội 3 và tôi lúc đó cũng đang là chiến sĩ của anh ấy. Anh hy sinh ngày mồng 8 tháng 7 năm 1972. Ngày hôm đó còn có 2 đồng đội nữa của tôi cũng hy sinh là anh Nguyễn Ngọc Hưng và Vũ Văn Hợp đều ở vùng trời Hòa Bình. Anh Đặng Ngọc Ngự đã được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình, sau đó được chuyển về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Trần Hưng Đạo, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 12 năm 2009 đã được chuyển về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.
Ngày 11 tháng 1 năm 1973, anh đã được nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
 Muctau ạ : Sân bay Gát cũng là nơi các máy bay ta cơ động vào đó đặc biệt là trận đánh của biên đội Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy (B).
Câu hỏi của Estonque về cấp bậc kỹ thuật của các phi công: nó được phân biệt qua phù hiệu đeo ở ngực. Đấy là hình cánh én mạ màu vàng, ở giữa hình cánh én ấy là hình một chiếc mộc mạ màu xanh tượng trưng cho bầu trời và có chữ số 1 hoặc 2 hoặc 3, hoặc là không có gì. Nếu không có gì tức là phi công không cấp. Phi công ấy chỉ bay được ở thời tiết giản đơn ban ngày. Nếu số 3 tức là phi công cấp 3, phi công đó bay được thời tiết giản đơn và phức tạp ban ngày (hai khí tượng). Nếu số 2 tức là phi công đó bay được thời tiết giản đơn, phức tạp ban ngày và thời tiết giản đơn ban đêm (ba khí tượng). Nếu số 1 tức là phi công đó bay được ở cả thời tiết giản đơn lẫn phức tạp cả ngày và cả đêm (bốn khí tượng). Nước ta chưa có danh hiệu "Phi công Công huân". Tiêu chuẩn của phi công đó cao lắm. Có lẽ đến lúc nào đó, nước ta sẽ có danh hiệu đó.
Tôi cũng đã từng tham gia bay đêm với thời tiết giản đơn. Sau rồi thị lực giảm ghê quá tôi phải chuyển ra bay ngày, tức là mới bay được có 3 khí tượng thôi. Mắt tôi kém nên anh em gọi tôi với biệt danh là "lòa". Cùng ở với tôi còn có anh mang biệt danh là "mù" vì có lần khi nhá nhem tối, có con chuồn chuồn đậu ở trên tường, anh ấy tưởng là cái đinh, đem treo áo vào, chuồn chuồn bay mất, chiếc áo rơi xuống, đến khi thấy chiếc đinh thì lại tưởng là con chuồn chuồn, đập ngay, máu chảy toe toét ra. Biệt hiệu "mù" chuẩn là cái chắc !. Thế đấy, Estonque ạ !. Mà Estonque chưa thấy trả lời rằng bạn đang tại ngũ hay đã rời quân ngũ rồi ?.
Trong quá trình bay ra đánh phá miền Bắc Việt Nam, lực lượng máy bay tiêm kích đi yểm hộ B-52 chủ yếu là F-4. Bọn F-4 có thể còn bay với đội hình "mật tập" với mục đích giả làm B-52 để lừa các trạm ra-đa của ta. Thực tế, giai đoạn đầu ta cũng lầm tưởng đấy là B-52 thật vì trên màn hiện sóng, tốp F-4 ấy có sóng hiện về giống với B-52 cả về độ rõ nét, cả về tốc độ bay ... nhưng sau đó ta rút kinh nghiệm thì chúng không lừa được nữa. Chuyện "vạch nhiễu tìm thù" và cách đánh của tên lửa đất đối không (loại SAM-2) như thế nào đối với B-52 thì lại phải chuyển lời cho các bác bên tên lửa Phòng không mới trả lời chính xác được, bác TiepTS 21 ạ !
 Về ngày hy sinh của anh Đặng Ngọc Ngự thì tôi đã nói rồi. Anh hy sinh vào ngày mồng 8 tháng 7 năm 1972 tại vùng trời Hòa Bình. Nếu có gì liên quan mà anhkhoi cần hỏi nữa, tôi biết tôi sẽ trả lời cặn kẽ sau !.

Tiếp tục hành quân các đồng đội nhỉ!
Ngày mồng 8 tháng 4 năm 1968, lớp bay MiG-21 của chúng tôi được nhận bằng tốt nghiệp sau đó được nghỉ mấy ngày chuẩn bị để về nước. Mấy ngày ấy là mấy ngày tính toán mua cái gì, làm quà cho ai. Thời đó, quà có giá nhất là chiếc đài bán dẫn ( hoặc bóng bán dẫn loại 802 ba chân ), rồi quạt tai voi, đầu máy khâu ( loại máy khâu bắng tay sau khi về nước thì có thể tháo ra đóng bàn và đạp bằng chân ), đồng hồ báo thức .., thế thôi. Anh nào "oách" lắm thì có thêm cái máy ảnh loại ZORKI-4 hay FED-2 gì đó là "khủng" lắm rồi. Lo cho bố mẹ già thì có ít ống B1, có bạn gái thì vài mét vải phin hoa. Vậy là vô cùng chu đáo rồi.
Lại lênh đênh trên tàu liên vận hơn chục ngày đêm, trung tuần tháng 4 năm 1968 chúng tôi về đến Việt Nam, nhưng khi về không cảm thấy lâu như khi sang. "Nước mã hồi" mà. Tâm trạng thì thật lưu luyến, bịn rịn, nhớ nhung vì phải xa trường, xa thày, xa bạn. Nhưng cũng lại thấy thật háo hức phần vì mình đã tốt nghiệp, đã chính thức trở thành phi công bay MiG-21, sắp được về chiến đấu, phần vì sắp được gặp những người thân yêu sau mấy năm trời xa cách. Thật khó mà tả nổi cái tâm trạng lúc bấy giờ, nhưng nhìn chung, ai cũng rất vui.
Đầu tháng 4 là thời ký tuyết đang tan, đường xá bẩn thỉu, thời tiết đang lúc giao mùa. Chúng tôi cũng đi trong khung cảnh ấy với cái tâm trạng "giao mùa" ấy. Càng về gần biên giới đất nước thì càng xốn xang. Khi về đến nước nhà là đã cảm thấy hơi thở của chiến tranh quá gần rồi, đã thấy sự phá hoại, sự tổn thất mà nó gây cho rồi. Chúng tôi chỉ được về thăm nhà có mấy ngày trước khi trở lại đơn vị. Gặp gỡ với những người thân sau 3 năm biền biệt nơi đất khách quê người, mà mình thì ở trong khung cảnh yên bình, nhưng người thân lại nằm trong khung cảnh đạn bom sống nay, chết mai diễn ra trong nỗi hân hoan đến tột cùng, chẳng sao tả nổi. Từ bấy giờ tôi cứ luôn có cảm giác lo sợ rằng đấy là lần gặp cuối cùng. Trong chiến tranh, cái gì cũng có thể xảy ra cả!.
Chúng tôi trở lại đơn vị, được biên chế vào các đại đội bay của Trung đoàn 921, Trung đoàn KQ Sao Đỏ. Lúc bấy giờ Trung đoàn có 2 Đại đội (Đại đội 1 và Đại đội 2). Khoảng cuối năm 1968 thì Trung đoàn biên chế thêm Đại đội 3 (sau này là Đại đội 5). Các phi công của Đại đội được lấy từ 2 đại đội kia sang.
Đại đội chúng tôi là đại đội hoạt động chiến đấu ban đêm, tuy nhiên vẫn nhận nhiệm vụ trực chiến ban ngày, nhưng nhiệm vụ chính là đánh đêm. Anh em tôi gọi đùa nhau là thân phận con nhà vạc. Chúng tôi về Trung đoàn cuối tháng 4/1968 thì đầu tháng 5/1968 tôi đã cơ động vào sân bay Sao Vàng Thọ Xuân (Thanh Hoá) để trực chiến. Sân bay được mang mật danh B1. Hồi đó, bọn tôi chỉ được đánh nhau trên vùng trời phía Bắc Sông Lam trở ra. Mọi tiêu chuẩn thì lại được hưởng như những người đánh Nam Sông Lam. Tôi bay số 2 cho anh Đinh Tôn, tham gia bay ra Hòn Mê, Hòn Mát, dẫn đi dẫn về nhưng không gặp địch.
Nhân dân rất quý chúng tôi. Các bà, các mẹ, các chị, các em đến thăm hỏi tíu tít, liên tục. Con gái Thanh Hoá lại bạo dạn, tôi thì mới ở tuổi thanh niên, lắm phen cứ ngượng đến chín cả người vì sự chăm sóc tận tình của các o xứ Thanh.
Chúng tôi phải tập bay thấp, rồi bay cực thấp, tôi gọi những bài bay này là bài “mò cua, bắt ốc”. Không bay thật thấp như thế, thì các tàu rada của Mỹ ở ngoài biển Đông phát hiện ra chúng tôi ngay và tên lửa Talos từ hạm đội sẽ choảng vào lưng liền.
Tổng số giờ bay của tôi khi học ở trường, cả hai loại L-29 và Mig-21 mới chưa được 200 giờ. Đội bay gọi chúng tôi bấy giờ là những con cừu non, còn ngơ ngác, ngỡ ngàng (phi công Mỹ loại xoàng nhất tham gia không chiến ở Việt Nam có từ 2.000 đến 3.000 giờ). Trong chiến tranh, tất cả đều phải tôi luyện, bản lĩnh của một con người dần hình thành và củng cố, phát triển. Nhân phẩm từng người được bộc lộ rõ rệt. Mọi thứ giả tạo, hào nhoáng không còn, tất cả như đều trần trụi, đanh cứng trong khói lửa, trong hiểm nguy. Mọi hèn nhát, kể cả trong ý nghĩ cũng không có chỗ đứng. Tôi đã được chứng kiến và đã được tôi luyện qua thời kỳ ác liệt như vậy.
Bay thấp, đấy gần như là cái thú sở trường của tôi từ hồi còn là học viên của trường. Về đến nhà, ở vào hoàn cảnh cơ động trong chiến tranh, nó càng được phát huy. Bọn tôi đã mở những cuộc “quân sự dân chủ” bàn về cách bay thấp. Sau đó một thời đua nhau bay thấp, đến mức có anh bay quệt cả vào bụi tre, giắt theo một cành tre vào bệ tên lửa về hạ cánh, lăn vào sân đỗ trông máy bay cứ như con bò vừa đi vừa nhai lá. Có trường hợp, sau này bay quệt cả vào đường dây cao thế, phải nhảy dù vứt máy bay, chịu kỷ luật. Nhìn chung, cái gì thái quá cũng đều không hay. Nhưng suy cho cùng, nếu trong giai đoạn chiến tranh, chúng tôi không bay thấp lọ mọ như vậy, thì chắc cũng khó hoàn thành được nhiệm vụ.
Tôi bay quen với địa hình miền trong rồi, nên rất được tín nhiệm chuyển máy bay vào, ra. Máy bay trong đó có gì trục trặc, nếu tôi đang ở trong đó thì bay ra lấy máy bay tốt vào, còn nếu tôi đang ở ngoài này (ý tôi muốn nói là căn cứ của Trung đoàn - sân bay Đa Phúc) thì tôi bay chiếc tốt vào, chuyển chiếc trục trặc ra.
Chỉ mấy tháng trong năm 1968 thôi, mà tôi cũng đã được cất, hạ cánh và trực chiến đủ ở các sân bay trên miền Bắc: Đa Phúc (nay gọi là Nội Bài), Yên Bái, Kép, Kiến An, Gia Lâm, Thọ Xuân...
Chúng tôi chưa được phong quân hàm sỹ quan, Học ở trường, tôi đeo quân hàm hạ sỹ thì bây giờ cũng vẫn vậy. Có anh còn đeo quân hàm binh nhất, tới tận lúc nhảy dù vì có sự cố trong chiến tranh khi tiếp đất, dân quân “tóm được” khai là: binh nhất, chiến sỹ lái mà chẳng một ai tin. Cuộc sống thời chiến cuốn hút chúng tôi, chẳng ai nghĩ gì cho riêng mình, thậm chí có đồng đội hy sinh cho đến tận bây giờ tìm một chiếc ảnh ra hồn để đặt trên bàn thờ mà cũng không có.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: cựu bộ đội trẻ trong 10 Tháng Tư, 2012, 03:31:46 pm
 Đề nghị chú phi công tiêm kích nói thêm một chút về cái vụ phong quân hàm này đi. Bây giờ chúng cháu đi lính, kết thúc năm lính thứ nhất đã có đứa đeo thượng sĩ rồi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Estonque trong 10 Tháng Tư, 2012, 09:23:52 pm
bác Huy ơi, con đọc quyển Tôi là phi công tiêm kích của bác thấy cứ bay huấn luyện hoặc tuần tiễu về là phải bay vòng tiêu dầu trên trên không rồi mới lập hàng tuyến để hạ cánh, việc bay tiêu dầu này khiến máy bay nhẹ hơn để hạ cánh thuận lợi hơn (đỡ hại càng) đúng không bác ??? Mà lập hàng tuyến hẹp hay hàng tuyến rộng để hạ cánh là sao hả bác ???


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Estonque trong 10 Tháng Tư, 2012, 09:36:37 pm
à mà con chờ mãi không thấy bác trả lời tin nhắn, hóa ra bác trả lời ở đây luôn, con vẫn đang học sinh thôi ạ, nhưng mê quân đội, nhất là Không quân, con có quen 3 bác phi công và đều là phi công cấp I có số giờ bay trên 1000 giờ bác ạ, con đọc sách của bác viết rồi nên con thắc mắc không biết bác là không biết bác là phi công cấp I hay cấp II ạ, hihi


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tieuthienvuong trong 11 Tháng Tư, 2012, 02:26:24 pm
à mà con chờ mãi không thấy bác trả lời tin nhắn, hóa ra bác trả lời ở đây luôn, con vẫn đang học sinh thôi ạ, nhưng mê quân đội, nhất là Không quân, con có quen 3 bác phi công và đều là phi công cấp I có số giờ bay trên 1000 giờ bác ạ, con đọc sách của bác viết rồi nên con thắc mắc không biết bác là không biết bác là phi công cấp I hay cấp II ạ, hihi

Bạn Estonque mua cuốn hồi ký của bác phicongtiemkich ở đâu thế? Mình cũng đang rất muốn tìm cuốn đó


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tvthai trong 11 Tháng Tư, 2012, 02:46:43 pm
Gỏ tiếp đi bác phicongtiemkich ơi, em sốt ruột quá rùi nè


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: svailo trong 11 Tháng Tư, 2012, 07:18:29 pm
  ******88
  Cám ơn bác PhiCongTiemKich .
  Vậy là bác cùng Trung đoàn tiêm kích 921 vơi chú Ngự , chú Trần Hanh , chú Nguyễn văn Cốc , Nguyễn văn Bảy , Phạm nhật Chiêu ... rồi .( còn ảnh chụp với chú NGỰ )

 " Chuyện ngoài chính sử " , em muốn hỏi là thế này ạ :
 Khi máy bay trúng tên lửa địch , chú Đặng Ngọc Ngự  tuy bị thuơng vẫn kịp bật ghế dù thoát ly , rơi xuống rừng huyện Đà bắc - tỉnh Hòa Bình và bị mắc dù trên ngọn 1 cây cao .
 Khi đoàn cứu nạn của QC PKKQ tới nơi , đưa được xuống thì chú đã hy sinh trước đó rồi ... , nghe đâu  " hình như trên người ... có 1 vết thuơng rất trầm trọng do đạn súng ... bộ binh ! ? "  .
 
  ( Nhà em với nhà chú Ngự cô Nguyệt cùng các con DUNG , DINH , MÍC , HÀ là chỗ gần gũi từ xa xưa tới giờ , nên đôi khi mấy anh em gặp nhau trong dịp giỗ tết , cũng có ... " thì thầm " về cái sự " hình như trên người ..."  chú ấy có ... , bác PCTK ạ .
Nhưng cũng chỉ là " thì thầm " để mà tiếc nuối ... " giá như ..." , ở trong nhà với nhau thế thôi .
  Cuối 1966 , chú Ngự đi CCCP học xong bay chuyển loại MIG-21 trở về VN , thì cô Nguyệt có bầu , chú bảo TRAI hay GÁI cũng cứ đặt tên là MÍC . Gần cuối 1967 , 1 cô con gái oe oe chào đời - đó là cô giáo MÍC bây giờ , to cao vạm vỡ giống bố nhất nhà - 55kg / 1m70 .)
  KÍNH BÁC !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Estonque trong 11 Tháng Tư, 2012, 08:09:58 pm
à mà con chờ mãi không thấy bác trả lời tin nhắn, hóa ra bác trả lời ở đây luôn, con vẫn đang học sinh thôi ạ, nhưng mê quân đội, nhất là Không quân, con có quen 3 bác phi công và đều là phi công cấp I có số giờ bay trên 1000 giờ bác ạ, con đọc sách của bác viết rồi nên con thắc mắc không biết bác là không biết bác là phi công cấp I hay cấp II ạ, hihi

Bạn Estonque mua cuốn hồi ký của bác phicongtiemkich ở đâu thế? Mình cũng đang rất muốn tìm cuốn đó
e mua cách đây 2 năm trog 1 lần đi chơi thanh hóa bác ạk, truyện bác Huy viết hay lắm


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: TiepTS21 trong 11 Tháng Tư, 2012, 11:37:11 pm
Đề nghị chú phi công tiêm kích nói thêm một chút về cái vụ phong quân hàm này đi. Bây giờ chúng cháu đi lính, kết thúc năm lính thứ nhất đã có đứa đeo thượng sĩ rồi.
Liệu bạn có nhầm không đấy, vì hiện nay thời gian nghĩa vụ của các bạn là 1,5 năm đối với BB, còn 2 năm đối với HSQ-CS làm nhiệm vụ trên tàu hải quân và các HSQ qua đào tạo lớp chuyên môn. Sau khi kết thúc huấn luyện các bạn mới được binh nhì. Theo thứ tự thăng quân hàm cho hạ sỹ quan chiến sỹ thì từ Binh nhì- Binh nhất- Hạ sỹ- Trung sỹ- Thượng sỹ. Thường thì sáu tháng mới có 1 đợt thăng quân hàm, trừ trường hợp đột xuất và có thành tích đặc biệt xuất sắc thì mới thăng vượt cấp.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 12 Tháng Tư, 2012, 04:45:33 am
Cháu chào chú Phi công tiêm kích ạ,

Chú cho cháu hỏi nhà mình có sân bay nào trong miền Trung mà tên nghe giống "Quang Lang" không ạ? Cháu thấy trong một vài tài liệu của địch có nói đến mà dò mãi vẫn không biết chính xác ở chỗ nào. Cháu cảm ơn chú ạ!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: GiangNH trong 12 Tháng Tư, 2012, 07:29:24 am
Chào bác PCTK, chúc bác 1 buổi sáng mát mẻ, bác cho em hỏi tý: Máy bay của các bác bay cực thấp, quệt vào đường dây cao thế, thì chỉ có mà...lên Tây thiên(không phải Tây thiên của Tam đảo, phía Tây bắc của sân bay Đa phúc-tên cúng cơm cũ).

Mà em tưởng nhảy dù thì phải có độ cao tối thiểu cách mặt đất bao nhiêu mét chứ, nếu va vào đây điện cao thế, thấp như vậy thì cái...cục bộc phá ở ghế phi công chưa kịp nổ thì máy bay đã...uỵch xuống đất rồi. Hy sinh luôn!

Em còn vài điều muốn hỏi bác, nhưng chưa có thời gian, làng em là nơi các bác từng bay qua hàng ngày(gần sân bay Đa phúc, làng này phía Nam sông Cà lồ. Các bác từng thi nhau gầm rú tăng tốc trên đầu bọn em, ù hết cả tai?????????? Nhưng chưa thấy bác nào dám...to gan chạm vào cột 110 KV Thác bà-Việt trì, chạm vào mấy cây đa, cây gạo cổ thụ ngàn năm văn hiến ở Phù xá, Thụy hương cả???????????

Cái ngày mà B52 Mỹ thi nhau rơi ở Hà nội, em còn bé lắm. Dân làng em có vài câu để phân loại phi công nó khi đang lơ lửng trên trời-dù của cấp tá màu đỏ, úy màu vàng.... Máy bay ta, máy bay Mỹ-Ta cánh vát, nó cánh...vuông vỉ ruồi. Hôm nào không nhìn thấy cảnh choảng nhau trên trời là hôm ấy...ăn cơm không ngon(cơm toàn độn khoai, sắn...)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 12 Tháng Tư, 2012, 10:18:03 am
Chào bác PCTK, chúc bác 1 buổi sáng mát mẻ, bác cho em hỏi tý: Máy bay của các bác bay cực thấp, quệt vào đường dây cao thế, thì chỉ có mà...lên Tây thiên(không phải Tây thiên của Tam đảo, phía Tây bắc của sân bay Đa phúc-tên cúng cơm cũ).

Mà em tưởng nhảy dù thì phải có độ cao tối thiểu cách mặt đất bao nhiêu mét chứ, nếu va vào đây điện cao thế, thấp như vậy thì cái...cục bộc phá ở ghế phi công chưa kịp nổ thì máy bay đã...uỵch xuống đất rồi. Hy sinh luôn!

Em còn vài điều muốn hỏi bác, nhưng chưa có thời gian, làng em là nơi các bác từng bay qua hàng ngày(gần sân bay Đa phúc, làng này phía Nam sông Cà lồ. Các bác từng thi nhau gầm rú tăng tốc trên đầu bọn em, ù hết cả tai? Nhưng chưa thấy bác nào dám...to gan chạm vào cột 110 KV Thác bà-Việt trì, chạm vào mấy cây đa, cây gạo cổ thụ ngàn năm văn hiến ở Phù xá, Thụy hương cả??
Bác Giang NH cũng biết nhiều về Tầu bay đấy nhẩy. Cái chiêu bay thấp về sân bay đỗ" chân máy bay còn vương cành tre" chắc khg phải loại cánh vát cánh vuông đâu mà có khi là loại cánh quạt đấy bác ạ.
Cái ngày mà B52 Mỹ thi nhau rơi ở Hà nội, em còn bé lắm. Dân làng em có vài câu để phân loại phi công nó khi đang lơ lửng trên trời-dù của cấp tá màu đỏ, úy màu vàng.... Máy bay ta, máy bay Mỹ-Ta cánh vát, nó cánh...vuông vỉ ruồi. Hôm nào không nhìn thấy cảnh choảng nhau trên trời là hôm ấy


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 12 Tháng Tư, 2012, 10:25:42 am
Bác Giang NH cũng biết nhiều về Tầu bay đấy nhẩy. Cái chiêu bay thấp về sân bay đỗ" chân máy bay còn vương cành tre" chắc khg phải loại cánh vát cánh vuông đâu mà có khi là loại cánh quạt đấy bác ạ


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: ThangLong69 trong 12 Tháng Tư, 2012, 10:32:12 am
         Hóa ra các lần bay đuổi bò của nông trường trên cánh đồng Krasnodar của bác Phicongtiemkich lại rất có ích khi đuổi lũ giặc trời sau này trên vùng trời Miền Bắc. Rất có thể em đã từng nhìn thấy phicongtiemkich ”Anh bay trên trời, anh nghiêng đôi cánh bóng như gương soi. Anh vòng anh liệng bay trên xa vời, anh vòng anh liệng giữ yên bầu trời.  ;D ( Lời bài hát “Anh phi công ơi” mà đứa trẻ con nào thời chiến tranh phá hoại MB bằng không quân của Mỹ cũng đều đã được nghe và mơ mộng " Mai sau em lớn em làm phi công. Bay cao hơn nữa anh ơi biết không ?" .  ;D

         Đó là vào dịp hè năm 1972, giữa lúc cuộc chiến tranh phá hoại MB của KQ Mỹ đang diễn ra ác liệt nhất ( Chiến dịch Linebecker 1), khi đi sơ tán ở Triệu Sơn, Thanh Hóa, em đã nhiều lần nhìn thấy máy bay mig21 bay theo tuyến Thọ Xuân – Triệu Sơn gần như vuông góc với Núi Nưa. Máy bay bay rất thấp, chỉ cao hơn cây đa ( vật chuẩn ? ) trên bờ sông Nhà Lê khoảng 2-3 chục m. Thời gian vào lúc 4-5 giờ chiều. Khi vượt qua bờ đầm nằm giữa Dân Quyền và Bồ Hà huyện Triệu Sơn, em thấy dường như nó còn tiếp tục hạ độ cao và khi bay gần đến Núi Nưa liền vòng trái về hướng Hàm Rồng. Có lẽ nó bay thấp và lợi dụng Núi Nưa che chắn để tránh Radar và Talot của Mỹ. Sau này mới biết để có thể bay thấp ở vùng trời khu 4 (cũ) người phi công phải có kỹ thuật bay điêu luyện. Có một chuyện vui về kỹ thuật bay thấp ở Liên Xô . Trong lá thư của người dì học viên Xanhia trường hàng không Balasop có viết ” Nếu số phận đã không cho cháu đi lại trên mặt đất như người bình thường, thì Xanesca ạ, dì cầu xin cháu hãy bay thâm thấp xuống một chút”.  ;D Đồng đội đọc trộm được lá thư này, thế là từ đó trở đi hễ Xanhia đội mũ bay vào là cả sân bay lại vang lên tiếng gọi với” Xanhia, bay thấp xuống một tý nhé !”. Thậm chí trên tờ tạp chí hài hước có tên là “Bay thấp” của trường hàng không ( dạng như báo tường của VN) còn xuất hiện bài thơ như sau :
                    
                    Có độ cao
                    Mới dễ lao,
                    Bằng mái nhà
                    Sẽ lao đao
                    Xanhia hỡi
                    Chớ có liều,
                    Dì khuyên cháu
                    Bay thấp nhiều
 ;D ;D ;D

         Viết về không quân và cuộc chiến không cân sức giữa không quân nhân dân VN và không lực Mỹ chắc là đề tài khó đối với các nhà văn, nhạc sỹ… nên các bài hát, tiểu thuyết về không quân ta khá hiếm. Cho đến nay chúng ta chỉ nhớ đến "Vùng trời" của Hữu Mai mà ngay khi tập 1 ra đời vào hè năm 1972 đã làm say mê bao độc giả Miền Bắc trong đó có cả lũ trẻ con quàng khăn đỏ như em. Không biết bác phicongtiemkich là ai trong những anh Tú, Đông, Quỳnh, Hùng…. của Vùng trời ? Về bài hát em thấy hay nhất là bài “Từ mặt đất thân yêu” của Tô Hải dù đấy chỉ là bản nhạc viết cho bộ phim tài liệu cùng tên. Như tất cả những trẻ con thời ấy ít khi chịu xuống hầm trú ẩn khi có báo động phòng không nhưng em chưa bao giờ được nhìn thấy mig của ta không chiến với không quân Mỹ. Vào sáng ngày 16/4/1972 đã có trận không chiến lớn trên vùng trời Hà Nội nhưng tiếc thay hôm đó trời đầy mây, ở dưới đất chỉ nghe thấy những tiếng nổ lụp bụp từ trên không vọng xuống. Mong bác phicongtiemkich viết nhiều hơn về “ Những năm băng đạn vàng như lúa đồng” của lực lượng không quân NDVN.
      Kính mời bác phicongtiemkich nghe lại bài hát về những con ém bạc http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/tu-mat-dat-than-yeu  


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: H3 Hùng trong 12 Tháng Tư, 2012, 10:41:10 am
Lâu lắm rồi mới thấy bác ThangLong69 tham gia viết một bài chất lượng quá ;D Tôi vẫn vào xem topic này ngay từ khi bác Phi công tiêm kích post bài trên mạng nhà mình. Nhưng không biết gì về Không quân nên chỉ vào xem để mở rộng kiến thức, chứ không dám có ý kiến sợ loãng topic của bác Phi công nhà ta hihi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: binhyen1960 trong 12 Tháng Tư, 2012, 11:16:19 am
         Vào sáng ngày 16/4/1972 đã có trận không chiến lớn trên vùng trời Hà Nội nhưng tiếc thay hôm đó trời đầy mây, ở dưới đất chỉ nghe thấy những tiếng nổ lụp bụp từ trên không vọng xuống. Mong bác phicongtiemkich viết nhiều hơn về “ Những năm băng đạn vàng như lúa đồng” của lực lượng không quân NDVN.


 Lão này xưa học tiếng Nga "cực dốt", chữ Б tiếng Nga mà lão ấy lại đọc là số 6 có bỏ mẹ không hả Trời? ;D

 Ấy thế mà lão ấy lại nhớ chính xác cả ngày tháng mà không quân Mỹ quay lại ném bom miền Bắc VN năm 1972.

 Năm đó chúng tôi đang chuẩn bị thi hết cấp I, đã nhận số báo danh và phòng lớp trường thi thì được hoãn do Mỹ quay trở lại ném bom miền Bắc, hôm đó trời HN nắng nóng người dân vẫn còn chủ quan chưa mấy ai chịu đi sơ tán, khoảng gần trưa thì có còi báo động gọi mọi người xuống hầm trú ẩn, đám choai choai chúng tôi thấy đánh nhau nữa với máy bay Mỹ thì lại khoái leo lên nóc nhà ngồi đếm máy bay, lúc súng nổ pháo cao xạ bắn loạn xạ cả bầu trời mảnh đạn rơi xuống lốp bốp trên mái ngói hay sân thượng các nhà thì tranh nhau đi nhặt mang về làm kỷ niệm, chẳng thấy sợ là gì, người lớn thấy thế vụt cho "quắn" đít, đúng là điếc không sợ súng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: TiepTS21 trong 12 Tháng Tư, 2012, 12:59:06 pm
         Vào sáng ngày 16/4/1972 đã có trận không chiến lớn trên vùng trời Hà Nội nhưng tiếc thay hôm đó trời đầy mây, ở dưới đất chỉ nghe thấy những tiếng nổ lụp bụp từ trên không vọng xuống. Mong bác phicongtiemkich viết nhiều hơn về “ Những năm băng đạn vàng như lúa đồng” của lực lượng không quân NDVN.


 Lão này xưa học tiếng Nga "cực dốt", chữ Б tiếng Nga mà lão ấy lại đọc là số 6 có bỏ mẹ không hả Trời? ;D

 Ấy thế mà lão ấy lại nhớ chính xác cả ngày tháng mà không quân Mỹ quay lại ném bom miền Bắc VN năm 1972.

 Năm đó chúng tôi đang chuẩn bị thi hết cấp I, đã nhận số báo danh và phòng lớp trường thi thì được hoãn do Mỹ quay trở lại ném bom miền Bắc, hôm đó trời HN nắng nóng người dân vẫn còn chủ quan chưa mấy ai chịu đi sơ tán, khoảng gần trưa thì có còi báo động gọi mọi người xuống hầm trú ẩn, đám choai choai chúng tôi thấy đánh nhau nữa với máy bay Mỹ thì lại khoái leo lên nóc nhà ngồi đếm máy bay, lúc súng nổ pháo cao xạ bắn loạn xạ cả bầu trời mảnh đạn rơi xuống lốp bốp trên mái ngói hay sân thượng các nhà thì tranh nhau đi nhặt mang về làm kỷ niệm, chẳng thấy sợ là gì, người lớn thấy thế vụt cho "quắn" đít, đúng là điếc không sợ súng.
Trận 16.4.1972 thì chính xác không sai tí nào, dân Hải Phòng chúng tôi bị B52 nó chơi cho thậm tệ chẳng khác Khâm Thiên Hà Nôi các bác đâu.
Buổi sáng 16.4.1972, khi còi báo động vang lên tôi và mấy anh em còn trèo lên cây ổi sau nhà xem máy bay và pháo cao xạ bắn. Lúc đó bà ngoại tôi mới hét lên: Mẹ cha chúng mày muốn chết hả, vào hầm mau, mấy anh em còn nhe răng cười như răng chó thui. nhưng thấy cụ ấy hét tiếp tao về tao nói bố mẹ mày, đánh cho chừa.
Lúc đó mấy anh em mới chui xuống hầm, và chỉ 10 phút sau 1 quả bom 500 cân  nó rớt xuống ngay chính cái gốc cây ổi đó. Thật hú vía, nếu còn lỳ đòn xem tiếp thì sẽ không thể có ngày hôm nay hóng hớt cùng các bác.
4 anh em tôi, sau này đều đi lính và tham gia đủ cả từ Chống Mỹ, Tây nam đến BGPB nhưng vẫn còn nguyên gáo đem về.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vitính trong 12 Tháng Tư, 2012, 01:27:06 pm
Cuối 72 chúng tôi còn thấy một F4 bị hạ bởi phát tên lửa thứ 2 của một Mig21 ở khu vực Hiệp Hòa, phố Thắng. Độ cao thấp nên nhìn rất rõ. Bác phicongtiemkich có biết thành tích của ai?
Vụ quệt dây cao thế có phải a.T không anh PCTK?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: baoleo trong 12 Tháng Tư, 2012, 01:50:29 pm
Phố Thắng Hiệp Hòa là nơi ông Bà nội em ở.
Trận đó có chi tiết này: Máy bay Hoa Kỳ rơi 2 cái, máy bay KQ ND VN rơi 1 cái, các phi công cả 2 phía đêu nhẩy dù ra, đều chụm dù trên đỉnh Trại Cờ, nơi doanh trại của quân ta.
Khi tiếp đất, phi công HK đều lành lặn, riêng phi công ta thì bị gẫy chân.
Sau đó dân phố Thắng bàn tán mãi: Tây nhẩy dù có khác  ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tranphu341 trong 12 Tháng Tư, 2012, 01:58:15 pm
              Chào bác "giặc nhà trời"! ;D Tranphu341 dọc bài bác viết, bác kể về chuyện huấn luyện, chuyện chiến đấu cũng những nghịch ngợm của lính cái binh chủng" Thật đặc biệt". Cũng những trả lời hỏi đáp của anh thật hay, thật rõ ràng. Thể hiện là người rất "giầu" tri thức và kinh ngiệm sống. Mà anh em VMH ơi hãy hỏi "Ông giặc" ít thôi. Vì lính "bộ" trong VMH Thì nhiều mà lính "Nhà Trời" chỉ có 1. Không khéo ông giận, ông "Thăng" mất thì hỏng việc đấy!  ;D ;D ;D

                        CHÚC BÁC CHỦ KHỎE, NGÀY CANG KHỎE. ANH EM ĐANG THEO DÕI ĐƯỜNG BAY CỦA BÁC ĐÂY!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 12 Tháng Tư, 2012, 02:25:04 pm
 Mình nghe thấy tiếng nổ to & một vệt trắng in vút lên trời chui vào trong mây chứ không nhìn thấy máy bay tiêm kích của mình, không biết bác PCTK có ngồi lái cái máy bay đó không? Còn nhớ năm 1972 mình đang ngồi trên ngọn cây bàng trâu ở đầu cầu Long Biên thì nghe thấy còi hú báo động & loa, đồng bào chú ý... Máy bay địch cách Hà nội 50 cây số... Đồng bào hãy nhanh chóng xuống hầm trú ẩn... Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu... Chưa kịp trèo xuống thì đã nghe 40 rồi 30 tiếng máy bay đã nghe gầm rít ầm ầm rồi nhanh quá. Ở ngọn cây nhìn lên trời thấy cái máy bay nó còn bay nhanh hơn cả tiếng động, nó cứ giật giật ở trên mây giữa buổi trưa, pháo súng các loại cứ nổ bục bục phía sau đuôi nó. Xem chán, trèo xuống dẫn các em về bị mẹ la một trận, bố mẹ thấy tình hình căng bàn nhau, rồi mẹ dẫn mấy anh em về quê bạn hàng của mẹ nhà ở làng Thạch Thất gần Sơn Tây. Trên đường đi thấy đoàn dài toàn xe bộ đội tên lửa đỗ ẩn vào bóng dãy cây xà cừ bên đường, khi tới nhà bà Viễn mẹ gửi mấy anh em lại rồi quay về luôn Hà Nội. Nhà bà Viễn rộng bờ rào làm bằng gạch tổ ong, tối hôm đó máy bay Mỹ kéo đoàn bay qua làng Thạch Thất vào bỏ bom Hà nội. Mặt đất rung chuyển cả tuần liền từ tối đến sáng liên tục chạy xuống hầm tránh máy bay chán chẳng buồn xuống hầm, bầu trời Hà Nội  các loại súng và tên lửa bắn máy bay cháy rơi sáng rực. Nghe người lớn nói chuyện các em nhớ mẹ khóc váng cả tai mà chẳng có ai dỗ, mình cũng nóng cả ruột bàn với thằng em kế, hứa với chúng nó sáng mai dẫn chúng nó trốn về Hà Nội chúng nó mới chịu nín, sáng mấy anh em trốn qua cánh đồng lúa tìm ra đường cái vẫy đi nhờ xe bộ đội về Hà Nội, xe đến cầu giấy thì rẽ phải lên mấy anh em xuống lên tàu điện về Bờ Hồ ngồi trên tàu nghe họ nói Mỹ bỏ bom rải thảm chết bao nhiêu người ở bãi Phúc Xá & phố Khâm Thiên. Họ nói bộ đội tên lửa mình bắn cháy pháo đài bay khổng lồ một cái rơi ở làng hoa Ngọc Hà một cái rơi ở Đình Công quê mình, tò mò mình bảo thằng em đến đây mày biết đường rồi xuống Bờ Hồ dẫn các em về nhà, bố mẹ có hỏi bảo anh về quê xem xác máy bay mỹ cháy thế nào. Đến ngã ba Nguyễn Thái Học và Hàng Bột chỗ cây gạo mình bổ xuống rổi nhảy theo tàu chạy về hướng Hà Đông, đến ngã tư sở nhảy xuống vừa đi vừa chạy lang thang về làng & bám theo mấy ông chú cầm búa đục ra hì hục nghịch chặt máy bay Mỹ chơi, lấy biaada dấu đầy vườn cái khúc giữa to như cái nhà rơi ở Đình Công vẫn còn cháy khói mù. Còn ra xem đám bom rơi đầy ruộng chưa nổ in hình quả bom cắt xuống ruộng sâu hơn mét, quả thì cắm xuống, quả thì nằm ngang trong đất ruộng. Mình lôi búi to dây điện máy bay về. Bữa đó, cả làng được một trận trả thù máy bay Mỹ hả hê, năm 1966 hay năm 1967 nó bỏ bom napan & bom bi cháy cả làng chết nhiều người...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 12 Tháng Tư, 2012, 03:14:35 pm
Chào các đồng đội!
Giai đoạn chúng tôi tốt nghiệp về nước thì chưa được phong quân hàm. Khi chúng tôi nhập ngũ, tất cả đều là binh nhì, rồi sau đó, khi sang bên Liên-xô học thì được mang quân hàm học viên bay nhưng với các cấp bậc khác nhau : ai đã tốt nghiệp lớp 10 thì cấp hàm là hạ sĩ, ai đã học Đại học thì là chuẩn úy. Đoàn bay của tôi chỉ có một số anh là sĩ quan vì các anh ấy đã phục vụ ở các đơn vị khác ( tức là đã nhập ngũ trước đó lâu rồi ) như pháo binh, dù, công an biên phòng ..., Đoàn trưởng Đinh Tôn đã là phi công bay trên các loại Li-2, Il-14. Đoàn phó Đào Minh Châu đã bay trên loại An-2.
Cuối năm 1969 chúng tôi mới được phong hàm Thiếu úy. Ngày 22 tháng 12 năm 1971 thì tôi được phong Trung úy, ngày 22 tháng 12 năm 1972 thì được phong Thượng úy. Việc phong quân hàm của bọn tôi thời đó do cách đánh giá của cấp trên, chưa quy chuẩn được như thời kỳ hiện nay. Một câu nói nổi tiếng của đ/c Song Hào chắc nhiều người ở thời bọn tôi còn nhớ : "Một năm lên mười cấp cũng chưa phải là nhanh, mười năm lên một cấp cũng chưa phải là muôn !". Tôi cũng đã được đeo lon Thượng úy đến 6 năm rồi mới được lên Đại úy có lẽ cũng là "sản phẩm" của quan niệm ấy, "cựu bộ đội trẻ" ạ !
 Với máy bay MiG-21 ( nhất là loại bis ) thì việc hạ cánh với số lượng dầu còn trong thân quá lơn sẽ không tốt cho "bộ giò" của nó vì 3 càng của MiG-21 rất mỏng manh. Vì vậy, lượng dầu còn khoảng 700 lít về hạ cánh là vừa. Cũng có trường hợp cất cánh lên phải về hạ cánh ngay thì sau khi hạ cánh phải kiểm tra càng thật cẩn thận. Khi nạp đầy dầu trong máy bay (không mang theo thùng dầu phụ ) thì tính trung bình cứ bay chừng 30 phút là quay về hạ cánh, không phải tiêu dầu và bay theo hàng tuyến (vòng kín hình hộp ) bình thường. Gọi là hàng tuyến hay vòng kín tức là cất cánh lên, sau khi thu càng, thu cánh tà, lấy lên độ cao đúng quy định (tùy theo địa hình của sân bay mà độ cao hàng tuyến có thể là 500, 600, 700 ...mét) sau đó làm vòng 1, nghiêng máy bay với độ nghiêng 45 độ tạo một đường vuông góc với đường cất hạ cánh, bay chừng 2 - 3 phút rồi làm vòng 2 tạo đường bay song song với đường cất hạ cánh. Khi bay ngang với sân bay thì thả càng. Khi bay thấy góc so với cuối đường cất hạ cánh 45 độ thì làm vòng 3, từ từ giảm độ cao để sao cho bắt đầu làm vóng 4 ( bay vào đối chuẩn để hạ cánh ) ở độ cao 450 mét và từ từ đặt góc lao xuống, thả cánh tà, hạ cánh. Đấy là bay trong trường hợp bình thường, trong thời bình, còn trong chiến tranh thì hầu như chúng tôi không có cơ hội bay như vậy cả. Bọn F-4 hay tổ chức những chuyến bay "cắn trộm" tức là biên đội của chúng cũng tổ chức bay thật thấp để tránh sự phát hiện của ra-đa ta, chúng "mai phục" ở hai đầu loa cất hạ cánh rình sự sơ hở của các tổ bay ta khi cất hạ cánh (khi đó tốc độ thấp, cơ động chậm) là xông vào bắn. Trong thời gian chiến tranh, tôi gọi bọn ấy là bọn "du mục", Không quân Mỹ gọi là "tự do săn lùng". Thời kỳ đầu, cũng có một vài lần ta cũng bị thiệt hại khi bay về hạ cánh. Sau những tổn thất ấy, ta lập những trạm quan sát bằng mắt ngay tại sân bay, trên các điểm cao để thông báo tình hình địch thì  phi công Mỹ không còn cửa gì ở đấy nữa.
Hầu hết anh em chúng tôi khi xuất kích chiến đấu về đều phải làm hàng tuyến hẹp hoặc rất hẹp mà có cái từ là "củ tỏi" tức là bay thấp cắt chéo qua đường cất hạ cánh rồi ép độ nghiêng lớn vòng đối chuẩn đường băng, hạ cánh luôn ( trông giống như hình củ tỏi nên gọi vậy cho dễ chấp nhận ). Thời gian lưu lại ở trên không khi về hạ cánh càng ít bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Suốt năm 1968, tuy xuất kích nhiều, cơ động và trực ở lắm sân bay, lặn lội như thế nhưng tôi chưa lần nào tiếp địch, chưa lần nào không chiến. Có lẽ, mức độ hoạt động của Không quân Mỹ thời điểm đó ở Bắc vỹ tuyến 20 còn ít, và cũng có lẽ cấp trên cho chúng tôi cứng cáp thêm, dạn dĩ thêm trước khi giáp mặt thật sự với lũ giặc trời dày dạn kinh nghiệm “những con sói già trên không”.
Tổn thất trong chiến tranh là sự thường tình. Thắng lợi của bên này, nghiễm nhiên là thất bại của phía bên kia, không một ai muốn phía mình bị tổn thương, bị thiệt hại, biết rằng điều ấy không bao giờ là hiện thực, nhưng vẫn cứ mong là như vậy. Lực lượng của chúng tôi so với Không quân Mỹ thì không lấy hệ số tương quan nào để có thể áp dụng được, vì chúng tôi quá mỏng, bản thân một máy bay F.4 (con Ma) của Mỹ cũng đã có 2 giặc lái, Mig-21 chúng tôi lại chỉ có một lái. Chúng tôi xuất kích nhiều nhất chỉ là biên đội 4 chiếc- 4 anh em, còn Không quân Mỹ thì bao giờ cũng rầm rộ với đủ các nhiệm vụ trong đội hình: trinh sát, gây nhiễu, chế áp các lực lượng phòng không, quét sạch bầu trời, tốp đánh chính, tốp đánh phụ, lực lượng tiếp viện v.v... mà mỗi máy bay bình quân cứ nhân với 2 giặc lái thì đủ biết có bao nhiêu tên giặc ở trên trời mà mấy anh em chúng tôi phải đối đầu.
Chiến trường trên không không có chiến hào, máy bay chỉ bay tiến, không biết dừng, không biết lùi. Bầu trời mênh mông không có nơi ẩn nấp. Dầu liệu có hạn, không thể bay từ sáng tới chiều, từ ngày này sang ngày khác được. Pháo ở mặt đất, các loại súng phòng không, các loại tên lửa phòng không bắn lên nhằng nhịt như những bức tường lửa. Hòn tên, mũi đạn bấy giờ đâu phân biệt được địch, ta. Đồng đội chỉ một vài người, có khi không có ai. Vào trận rồi, nháo nhào không sao liên lạc với nhau qua đối không được vì nhiễu. Dẫn đường ở mặt đất chỉ dẫn mình đến khi mình phát hiện được địch. Còn đánh ra sao, rút ra sao, về đâu hạ cánh, đi đứng thế nào, thì càng về sau này càng khó chỉ huy, khó liên lạc, vì thường khi xáp trận cũng là lúc bị gây nhiễu đến kinh khủng, nói không ai nghe, cũng chẳng ai nghe được ai. Mọi khó khăn của phi công chiến đấu trong chiến trận là như thế đấy.
Những năm cuối của chiến tranh, đặc biệt năm 1972, rất nhiều lần tôi phải xuất kích một mình, làm nhiệm vụ một mình, không những ở bầu trời đất nước mình, mà sang cả nước bạn, tôi sẽ kể sau.
Cũng vì lực lượng anh em tôi ít như thế, nên chúng tôi luôn phải giữ gìn. Lịch sử của cha ông để lại thì đất nước mình trong quá trình giữ nước cũng luôn phải lấy ít địch nhiều, nhu chế cương... vẫn phải tìm mọi cách bảo toàn lực lượng của mình. Chúng tôi cũng cố gắng như vậy, nhưng như tôi đã nói ở trên, cuộc chiến nào mà chẳng có người phải ngã xuống. Tổn thất đầu tiên đến với đoàn tôi là vào năm 1969. biên đội của Trần Hoá (tức Hai Đỏ) xuất kích bay đuổi địch tít ra ngoài biển. Hoá bị bắn rơi, nhảy dù xuống biển, nhưng hôm ấy gió to, sóng lớn, lùng nhùng những dù, thuyền phao trôi mất, rồi còn những gì nữa tôi không rõ... Hoá đã hy sinh ngoài biển. Mấy ngày sau, xác dạt vào một bãi sú ở Thái Bình. Hôm ấy tôi đang trực ở sân bay Yên Bái, nghe tin mà tất cả anh em chúng tôi lặng đi. Thương tiếc đồng đội vô hạn, thế là đã ngã xuống người đầu tiên. Hoá là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc học, rất có nhiều tài vặt trong lĩnh vực văn nghệ, thể thao như đàn hát, thủ môn bóng đá, nhào lộn trên lưới, xà v.v...
Chúng tôi có mấy người thân thiết kết nghĩa với nhau, theo lứa tuổi mà định anh, em. Trần Hoá cao tuổi hơn cả, nên được làm anh, gọi theo phong tục miền Nam là anh Hai. Da rất đen nên anh em gọi chệch đi một tý cho có vẻ thi vị là Hai Đỏ. Tôi đứng thứ chín. Vì hồi đó tôi có thể ghé vai vào đầu máy bay Mig-21 nâng được cho càng trước máy bay thẳng được ra nên anh em gọi tôi là “Chín Kích”. Sau này, tôi còn rất nhiều tên huý nữa tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng chiến tích của tôi lập ra, ví như khi tôi bị nhảy dù trong một trận không chiến lưng tôi không bị xẹp đốt sống nào, cũng chẳng thấy đau đớn gì thì anh em gọi là “bê tông”, hoặc khi bay sang vùng trời của đất nước Lào, quần nhau với F.4 ở bên ấy, bị bắn túi bụi, tôi vẫn về được, thì anh em lại gọi là “thằng chọc tổ ong”, “thợ không chiến”, “thợ tránh tên lửa”, “lòa”... Nhưng đại đa số đều gọi nhau bằng thứ bậc: ví như gọi “Chín ơi” là tôi thưa liền. Cho đến tận lúc này, điểm lại thì chỉ còn có 3 anh em “Bảy Việt (trước là Sư trưởng Sư đoàn 371, giờ là Tham mưu phó Quân chủng Không quân), Tám Soát (Tư lệnh Quân chủng Không quân) và tôi. Gặp nhau, chúng tôi vẫn gọi nhau theo thứ bậc mà thôi.Các nội dung khác tôi chưa kịp trả lời, mong các đồng đội thông cảm.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: cb479 trong 12 Tháng Tư, 2012, 03:29:01 pm
Đọc bài viết của bác...mà tôi nổi da gà...cảm nhận nổi cô đơn khi một mình một máy bay trên bầu trời...và...cái nổi cô đơn đó..tôi cũng đã nếm trãi..khi một mình một con ngựa sắt dong ruổi đường xa ở lộ 68 ..lộ 6..lộ 67 làm bia cho pốt ngắm bắn ..cũng may là không dính mìn chống tăng..không bị pốt phục kích .
Chúc bác chủ dồi dào sức khoẻ..truyền lửa thật hay và tràn đầy khí thế tiến công trong những tháng năm hào hùng đánh thắng giặc MỸ .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: binhyen1960 trong 12 Tháng Tư, 2012, 04:03:45 pm
Chiến trường trên không không có chiến hào, máy bay chỉ bay tiến, không biết dừng, không biết lùi. Bầu trời mênh mông không có nơi ẩn nấp. Dầu liệu có hạn, không thể bay từ sáng tới chiều, từ ngày này sang ngày khác được. Pháo ở mặt đất, các loại súng phòng không, các loại tên lửa phòng không bắn lên nhằng nhịt như những bức tường lửa. Hòn tên, mũi đạn bấy giờ đâu phân biệt được địch, ta. Đồng đội chỉ một vài người, có khi không có ai. Vào trận rồi, nháo nhào không sao liên lạc với nhau qua đối không được vì nhiễu. Dẫn đường ở mặt đất chỉ dẫn mình đến khi mình phát hiện được địch. Còn đánh ra sao, rút ra sao, về đâu hạ cánh, đi đứng thế nào, thì càng về sau này càng khó chỉ huy, khó liên lạc, vì thường khi xáp trận cũng là lúc bị gây nhiễu đến kinh khủng, nói không ai nghe, cũng chẳng ai nghe được ai. Mọi khó khăn của phi công chiến đấu trong chiến trận là như thế đấy.

 Thật sự là đọc đến đoạn tâm sự này của bác phicongtiemkich là BY thấy nghèn nghẹn.

 Cuộc đời quân ngũ của BY em chỉ duy nhất 1 lần phải chiến đấu trong hoàn cảnh cũng khá đơn độc và cũng tưởng chừng chẳng còn đến ngày hôm nay, cảm giác cô đơn lạnh lẽo trong chiến đấu ấy đã hằn sâu trong ký ức đến từng phút giây.

 Không thể hình dung được rằng những người lính Không quân VN mỗi lần xuất kích là một lần gần như lẻ loi chiến đấu với kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Xin cám ơn các anh.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tranlam99 trong 12 Tháng Tư, 2012, 05:10:48 pm
Chào bác Phicôngtiêmkích, em có một thắc mắc muốn hỏi bác. Theo nhiều hồi ký hay ngay trong các bài của bác (khi nói về chiến thuật một biên đội 2 người hạ 3 máy bay) thì hình như các máy bay Mig 21 khi chiến đấu chỉ mang 2 quả tên lửa.

Tuy nhiên theo tài liệu kỹ thuật thì chúng ta có được Liên xô trang bị loại máy bay Mig 21 mang được tới 4 quả tên lửa. Vậy tại sao máy bay Mig 21 ta khi xuất kích lại không mang đủ cả 4 quả tên lửa để chiến đấu.

Một truyện mà em vẫn nhớ mà không biết có đúng không (mong bác kể lại chính xác giùm) là truyện bác Đinh Tôn (hay là bác Vũ Đình Rạng) dùng Mig 21 bắn được B52 ở vùng trời khu 4. Bác Đinh Tôn chỉ bắn có 1 quả tên lửa nên máy bay bị hỏng nhưng không rơi vì hình như bác không dám bắn hết cả hai ??, phải mang 1 quả phòng thân. Vậy nếu bác Đinh Tôn mang 4 quả tên lửa thì có phải là tốt quá không.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Tư, 2012, 05:16:34 pm
Cháu chào chú Phi công tiêm kích ạ,

Chú cho cháu hỏi nhà mình có sân bay nào trong miền Trung mà tên nghe giống "Quang Lang" không ạ? Cháu thấy trong một vài tài liệu của địch có nói đến mà dò mãi vẫn không biết chính xác ở chỗ nào. Cháu cảm ơn chú ạ!

Xem chừng đó là sân bay Anh Sơn thủ trưởng ơi 8)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: baoleo trong 12 Tháng Tư, 2012, 05:26:50 pm
Chào bác Phicôngtiêmkích, em có một thắc mắc muốn hỏi bác. Theo nhiều hồi ký hay ngay trong các bài của bác (khi nói về chiến thuật một biên đội 2 người hạ 3 máy bay) thì hình như các máy bay Mig 21 khi chiến đấu chỉ mang 2 quả tên lửa.

Tuy nhiên theo tài liệu kỹ thuật thì chúng ta có được Liên xô trang bị loại máy bay Mig 21 mang được tới 4 quả tên lửa. Vậy tại sao máy bay Mig 21 ta khi xuất kích lại không mang đủ cả 4 quả tên lửa để chiến đấu.

Một truyện mà em vẫn nhớ mà không biết có đúng không (mong bác kể lại chính xác giùm) là truyện bác Đinh Tôn (hay là bác Vũ Đình Rạng) dùng Mig 21 bắn được B52 ở vùng trời khu 4. Bác Đinh Tôn chỉ bắn có 1 quả tên lửa nên máy bay bị hỏng nhưng không rơi vì hình như bác không dám bắn hết cả hai ??, phải mang 1 quả phòng thân. Vậy nếu bác Đinh Tôn mang 4 quả tên lửa thì có phải là tốt quá không.


Đó là 2 loại Mig-21 khác nhau.
Loại đời đầu ta được trang bị, tham gia cuộc chiến tranh đường không lần 1 (1965-1968), chỉ có 2 giá treo, gắn được 2 quả thôi.
Đời Mig-21 sau, khi tham gia cuộc chiến tranh đường không lần 2 (1972), mới đựoc trang bị 4 giá treo tên lửa, gắn 4 quả.

Mà có lẽ anh em ta sẽ chuyển phần hỏi bác Phicongtiemkich sang chủ đề 'Hỏi nhỏ-đáp khẽ....', chứ nếu biến topic này của bác Phicongtiemkich thành chủ đề 'Hỏi nhỏ-đáp khẽ' mini, bác chủ topic sẽ giận mất, và còn vi phạm nội quy.
Kính các bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: haanh trong 12 Tháng Tư, 2012, 05:33:17 pm
Chào bác Phicôngtiêmkích, em có một thắc mắc muốn hỏi bác. Theo nhiều hồi ký hay ngay trong các bài của bác (khi nói về chiến thuật một biên đội 2 người hạ 3 máy bay) thì hình như các máy bay Mig 21 khi chiến đấu chỉ mang 2 quả tên lửa.

Tuy nhiên theo tài liệu kỹ thuật thì chúng ta có được Liên xô trang bị loại máy bay Mig 21 mang được tới 4 quả tên lửa. Vậy tại sao máy bay Mig 21 ta khi xuất kích lại không mang đủ cả 4 quả tên lửa để chiến đấu.

Một truyện mà em vẫn nhớ mà không biết có đúng không (mong bác kể lại chính xác giùm) là truyện bác Đinh Tôn (hay là bác Vũ Đình Rạng) dùng Mig 21 bắn được B52 ở vùng trời khu 4. Bác Đinh Tôn chỉ bắn có 1 quả tên lửa nên máy bay bị hỏng nhưng không rơi vì hình như bác không dám bắn hết cả hai ??, phải mang 1 quả phòng thân. Vậy nếu bác Đinh Tôn mang 4 quả tên lửa thì có phải là tốt quá không.


Đó là 2 loại Mig-21 khác nhau.
Loại đời đầu ta được trang bị, tham gia cuộc chiến tranh đường không lần 1 (1965-1968), chỉ có 2 giá treo, gắn được 2 quả thôi.
Đời Mig-21 sau, khi tham gia cuộc chiến tranh đường không lần 2 (1972), mới đựoc trang bị 4 giá treo tên lửa, gắn 4 quả.

Mà có lẽ anh em ta sẽ chuyển phần hỏi bác Phicongtiemkich sang chủ đề 'Hỏi nhỏ-đáp khẽ....', chứ nếu biến topic này của bác Phicongtiemkich thành chủ đề 'Hỏi nhỏ-đáp khẽ' mini, bác chủ topic sẽ giận mất, và còn vi phạm nội quy.
Kính các bác.


hehe bác phicongtimkich ơi , bác chịu khó trực ban ở đây để giải đáp thắc mắc cho những fan hâm mộ nhé  ;D
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,23555.480.html


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: GiangNH trong 12 Tháng Tư, 2012, 05:35:19 pm
Các bác ở thành phố còn có người lớn quát xuống hầm khi có máy bay Mỹ oanh tạc? Chứ các cụ ở quê em có mà...sản xuất ra hàng...tiểu đội con. Hơi đâu mà quát trẻ con khi mỗi ông tá túc 1 nơi, ông thì chăn trâu, ông thì đi học, ông thì bắt cá...Khi máy bay Mỹ nó đến, thì người lớn xuống hầm trú ẩn, trẻ con thì vẫn vô tư đội mũ rơm ngoài đồng chăn trâu cắt cỏ và ngắm các trận không chiến(không chiến thật sự, chứ không phải mấy ông bình loạn bóng đá gọi đánh đầu là...không chiến) giữa ta và địch. Lúc này phòng không dưới đất là im lặng. Trên trời thì 4 con én bạc của ta quần nhau có khi tới 15 phút với vài lượt tốp F xám xit của Hoa kỳ. Chưa thấy ta cháy bao giờ, nhưng bác Mẽo thì rụng hơi bị nhiều?

Các đàn anh quê em nói vậy đó. Sau đó họ cũng phải đi bộ đội tham gia KCCM. Lính quê hài ước lắm, tỷ như họ ví bám xe tăng còn dễ hơn bám lưng trâu vì xe tăng còn có chỗ mà bấu víu, lên xe tăng còn có người kéo, chứ lên lưng trâu thì...lấy ai mà kéo lên?

Còn mấy ông phòng không thì bảo: F  của nó bắn khó lắm, nó lao vù vù? Chứ cái loại lù đù như A37 nếu mò ra đây thì có mà rơi hàng đống????????

Chúc bác PCTK mạnh khỏe, khỏe như giai 18, khỏe để còn có sức lên máy bay làm vài cú bổ nhào tăng tốc trên bầu trời quê em, cứ nghe những cú bay thấp, gào thét, bùm(tăng tốc) lại thấy...khoai khoái???????????


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: VMH trong 12 Tháng Tư, 2012, 05:41:55 pm
Đúng vậy, các bác và các bạn có thể hỏi bác Phicôngtiêmkích nhằm để hiểu rõ hơn câu chuyện bác ấy đang kể chứ không nên hỏi những chuyện không hoặc quá ít liên quan đến "dòng thời gian" mà bác ấy đang dẫn chúng ta cùng đi. Như vậy sẽ cắt ngang câu chuyện và khiến cho những người đọc khác khó chịu.

Với bác Phicôngtiêmkích: Nếu có thể, ngoài việc hồi tưởng lại những năm "cưỡi mây lướt gió" ở đây thì em (và cả mọi người) đề nghị bác tham gia ở topic này: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,5477.0.html để giải đáp cho chúng em - những kẻ "chân đất" - những thắc mắc về nghề bay và những trận không chiến của bác nhé! ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: kienkd trong 12 Tháng Tư, 2012, 05:48:43 pm
Cháu chào chú Phi công tiêm kích ạ,

Chú cho cháu hỏi nhà mình có sân bay nào trong miền Trung mà tên nghe giống "Quang Lang" không ạ? Cháu thấy trong một vài tài liệu của địch có nói đến mà dò mãi vẫn không biết chính xác ở chỗ nào. Cháu cảm ơn chú ạ!

Xem chừng đó là sân bay Anh Sơn thủ trưởng ơi 8)
Sân bay Anh Sơn khá gần nhà em. Nó nằm ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An. Xã Tường Sơn có giáo xứ tên là Quan Lạng. Nên có thể địch gọi là Quan Lạng.
Hiện giờ sân bay này đã bỏ hoang, chỉ còn mấy caí hang trong núi đá vôi thì đang khoá chặt lại. Nghe bảo ngày xưa máy bay trú ẩn trong đó. Mấy cái hang đó thì may ra bom nguyên tử mới san lấp được các bác ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 12 Tháng Tư, 2012, 07:19:50 pm
Cháu chào chú Phi công tiêm kích ạ,

Chú cho cháu hỏi nhà mình có sân bay nào trong miền Trung mà tên nghe giống "Quang Lang" không ạ? Cháu thấy trong một vài tài liệu của địch có nói đến mà dò mãi vẫn không biết chính xác ở chỗ nào. Cháu cảm ơn chú ạ!

Xem chừng đó là sân bay Anh Sơn thủ trưởng ơi 8)

Tôi tìm được 1 tấm bản đồ của phía Mỹ đánh dấu một số căn cứ không quân của miền Bắc năm 1973, trong đó có sân bay "Quang Lang"
Qua đó có thể thấy tên gọi của phía Mỹ có thể khác với tên gọi các căn cứ trong các tài liệu của ta

Nguồn:
John T. Correll, The Airforce in the Vietnam War, trang 23, (c)2004 The Airforce Association, http://www.afa.org/mitchell/reports/1204vietnam.pdf

(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/airfield1_NVN.png)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 13 Tháng Tư, 2012, 09:46:12 am
MÁY BAY TA NÉM BOM CHIẾN HẠM MỸ

Nguyễn Thành Trung

QĐND - Thứ Năm, 12/04/2012, 16:54 (GMT+7)

QĐND - Trong những trang vàng của lịch sử lực lượng không quân nhân dân Việt Nam có một trận đánh được cho là độc đáo nhất từ trước tới nay: Máy bay ta ném bom tàu Mỹ. Đó là trận chiến Mig -17 đánh tàu Hepeer của Hạm đội 7 của hai phi công Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy (B) ngày 19-4-1972. Kết quả, cả 4 quả bom đều đánh trúng mục tiêu, 2 tàu khu trục địch bị đánh hỏng, trong đó tàu Hepeer bị hỏng nặng, 2 máy bay ta về hạ cánh an toàn. Người trong cuộc trận đánh ấy bây giờ ở đâu?

Từ cuốn nhật ký bạc màu…

Trận đánh “Mig -17 đánh tàu Hepeer của Hạm đội 7 Mỹ” được Bảo tàng Phòng không -Không quân chọn giới thiệu trong Triển lãm “17 trận đánh độc đáo của Bộ đội Phòng không -Không quân” vào tháng 10-2011. Ngày ấy, không quân ta còn non trẻ lắm! Sau bao năm, những người lính tham gia trận đánh giờ ở đâu? Lục tìm trong sử liệu, tôi mới hay, đáng chú ý trong trận đánh này có hai gương mặt phi công Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy (B). Thế nhưng, không may là hơn 2 tháng sau chiến thắng đó, trong một trận đánh trên bầu trời Thanh Hóa, máy bay của phi công Nguyễn Văn Bảy đã trúng đạn và anh đã anh dũng hy sinh. Chỉ còn ông Lê Xuân Dị. Tôi rất háo hức khi được tin ông vẫn còn sống, nay ở quê nhà Bắc Ninh.  Mừng hơn nữa, tôi tiếp tục tìm ra manh mối về ông Bảy (B) khi được Trung tá Nguyễn Thị Thanh Lương - Trưởng Ban sưu tầm Bảo tàng Phòng không -Không quân cho hay, hơn 5 năm về trước, gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Bảy (B) có tặng Bảo tàng một cuốn nhật ký và đã được Bảo tàng lưu giữ rất cẩn thận. Cầm cuốn nhật ký trên tay, trong tôi dâng trào một niềm xúc động. Ngoài những bài viết của đồng đội và các tác giả liên quan đến trận đánh, có rất nhiều bài văn, bài thơ, những bức thư, tấm ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy (B). Các tư liệu trong cuốn nhật ký được sắp xếp theo trình tự thời gian từ thuở thiếu thời cho đến lúc anh hy sinh.

Kế hoạch táo bạo

Từ những thông tin trong cuốn nhật ký đã giúp tôi lần tìm ra các tư liệu và nhân chứng trong cuộc. Trận đánh diễn ra mau lẹ, song quá trình chuẩn bị rất công phu, tỉ mỉ và bí mật đến giây phút cuối cùng. Cuốn “Lịch sử Quân chủng Phòng không -Không quân” ghi: “Suốt tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1972, các tàu chiến của Hạm đội 7 ngày đêm pháo kích vùng đông dân ven biển Quảng Bình làm cho nhân dân hết sức hoang mang, gây khó khăn cho việc tiếp tế cho tiền tuyến miền Nam bằng đường biển. Trước tình hình đó, Bộ đội Không quân được lệnh đánh tàu chiến Mỹ với mục đích là để chúng giãn xa bờ, không đánh phá được tiếp tế của ta cho miền Nam”.

Để chuẩn bị cho kế hoạch này, vào năm 1971, một số phi công MiG -17 được tuyển chọn để huấn luyện bay biển và ném bom mục tiêu trên biển. Tháng 3 năm 1972, sau khi hoàn thành các khoa mục bay chiến đấu trên biển, các phi công đã cơ động bằng đường bộ vào Gát (Quảng Bình) để nghiên cứu về quy luật hoạt động của máy bay và tàu chiến địch. Sân bay Gát thực ra chỉ có một đoạn đường băng bằng đất nện và một khu vực cất giấu máy bay. Trong suốt thời gian thi công cho tới khi hoàn thành, sân bay Gát giữ được bí mật tuyệt đối. Địch không phát hiện được, kể cả các trang thiết bị, phương tiện và các mặt bảo đảm cho máy bay hoạt động đã được tập kết ở khu vực xung quanh sân bay.

Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không -Không quân đã tổ chức cuộc họp bàn phương án đánh địch trên biển. Phương tiện tác chiến là MiG -17, Trung đoàn Không quân 923 là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Bộ tư lệnh Quân chủng bố trí một tổ chỉ huy bổ trợ tại sở chỉ huy tiền phương của Bộ tư lệnh Hải quân, một đài quan sát tại Cửa Dinh và đặt Trạm Ra -đa 403 đối hải ở cửa Nhật Lệ, thu thập tin tình báo trên biển cung cấp cho sở chỉ huy. Ngày 18-4-1972, sau khi nghiên cứu quy luật hoạt động của địch, Bộ tư lệnh quyết định cơ động MiG -17 vào sân bay Gát. Lúc 15 giờ 45 phút, 2 chiếc MiG -17 do hai phi công kỳ cựu là Lê Hồng Điệp và Từ Đễ đã cất cánh từ Kép (Bắc Giang) bay về Gia Lâm (Hà Nội), rồi từ đó bay tiếp vào sân bay Vinh (Nghệ An). Tới đây, để đảm bảo bí mật, sở chỉ huy tiền phương điều hành cho từng chiếc một vào Gát. Hai chiếc máy bay sau khi hạ cánh đã được các nhân viên kỹ thuật kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các mặt bảo đảm, đồng thời cất giấu vào vị trí an toàn, đợi lệnh chiến đấu.

MiG-17 tấn công hạm đội 7

Về diễn biến của trận đánh này, Đại tá Phi công Lê Xuân Dị kể lại: “Ngày 19-4-1972, tôi và Nguyễn Văn Bảy (B) được giao nhiệm vụ trực ban chiến đấu. Từ 9 giờ 30 phút, các trạm ra -đa quan sát đã phát hiện các tốp tàu địch ở xa ngoài khơi. Các sở chỉ huy không quân và hải quân, các đài bổ trợ, trạm quan sát liên tục theo dõi, bám sát các hoạt động của địch. Đến 15 giờ, một tốp 4 chiếc tàu địch đã vào đến đông đèo Lý Hòa 15km, một tốp 3 chiếc ở đông Quảng Trạch 18km. Đặc biệt, một tốp 2 chiếc đã tới Đông Nhật Lệ 7km, các tàu chiến của Hạm đội 7 nã pháo vào thị xã Đồng Hới. Cấp trên nhận định, đây là thời cơ thuận lợi để tiến công địch. Lúc 16 giờ 5 phút, tôi và Nguyễn Văn Bảy (B) được lệnh xuất kích, mỗi chiếc máy bay mang 2 quả bom dưới cánh. Chúng tôi bay đến cửa sông Gianh thì bị sương mù cản trở tầm nhìn. Chúng tôi được dẫn bay chếch về bên trái điểm cao 280, cách bờ biển Quảng Bình 10km rồi vòng phải liên lạc trực tiếp với sở chỉ huy Đồng Hới. Sau khi vượt qua cửa Lý Hòa, chúng tôi giữ độ cao 500m trên mặt biển, tốc độ 800km/h và tập trung quan sát tìm mục tiêu. Cách khoảng 10 đến 12km, biên đội nhìn thấy hai vệt sáng trắng di chuyển trên mặt biển xanh, xác định đó là 2 chiếc tàu địch đang chạy. Tôi thông báo cho sở chỉ huy đã phát hiện mục tiêu và xin phép công kích. “Cho phép công kích!” - lệnh của cấp trên vừa dứt, tôi chỉnh lại đường ngắm rồi cắt bom, cả hai quả bom nổ sát thân tàu. Vòng máy bay về, tôi còn nhìn rõ cột nước vọt lên cao. Sau loạt bom đó địch phát hiện bị MiG đánh, chúng phóng tên lửa và báo động toàn Hạm đội 7. Vì giãn cách đội hình hơi xa nên Nguyễn Văn Bảy (B) không quan sát được tôi, Bảy tiếp tục bay vòng ra phía biển. Khi bay qua cửa Dinh, phát hiện 2 tàu địch phía dưới, Nguyễn Văn Bảy (B) lập tức vòng lại công kích. Cách mục tiêu 750m, anh báo cáo về sở chỉ huy và cắt bom. Đúng vào lúc Bảy vừa cắt bom chúng tôi mới liên lạc được với nhau. Sau đó, biên đội được dẫn về hạ cánh xuống sân bay Gát lúc 16 giờ 22 phút”.

Như vậy, sau 17 phút chiến đấu, biên đội đã trở về an toàn. Theo quan sát và sự thú nhận của địch, cả 4 quả bom đều trúng mục tiêu. Hai tàu khu trục địch bị đánh hỏng, trong đó tàu Hepeer bị hỏng nặng.

Ngay sau khi máy bay ta vừa về hạ cánh, địch đã vào đánh phá dữ dội sân bay Đồng Hới. Ngày 20-4, chúng cho máy bay đánh sân bay Vinh. Và phải tới ngày 22-4, chúng mới phát hiện và tập trung đánh phá hủy diệt sân bay Gát. Một chiếc MiG -17 bị đánh hỏng, chiếc còn lại bay được về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn. Biên đội sau đó đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp mặt và khen thưởng.

Sự thú nhận từ phía bên kia

Thú nhận về sự thất bại này, ngày 20-4-1972, hãng AP đưa tin: “Khoảng 6 giờ, tàu Hepeer cùng liên đội đảm nhiệm của Hạm đội 7 hoạt động ở vùng biển tỉnh Quảng Bình, Bắc Việt Nam. Hepeer là khu trục hạm vừa được Tổng thống Nixon tuyên dương vì đã vào gần vùng biển Hải Phòng cứu các phi công Mỹ bị bắn rơi ngày 16 tháng 4 năm 1972. Chiếc Hepeer đang pháo kích thì MiG bay tới... Hai quả bom đánh trúng tàu, boong sau của hạm đội bốc cháy, một đoạn lớn của hông bị phá toang, ụ súng chứa đầy đạn nổ tung, tiếng la hét, kêu cứu thất thanh, quang cảnh thật buồn thảm, các khẩu pháo lớn vỡ toác như cái loa kèn. Cuộc tấn công này thật nghiêm trọng vì đây là lần đầu tiên Bắc Việt Nam dùng MiG tấn công Hạm đội 7 của Mỹ. Tin về cuộc tấn công này được loan truyền nhanh chóng trong Quốc hội Mỹ giữa lúc các nghị sĩ Mỹ đang tranh cãi về những bất đồng trong cuộc chiến tranh Việt Nam".

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/91/68/72/72/72/183847/Default.aspx

Một đoạn đường HCM tại Khe Gát đã trở thành sân bay dã chiến Khe Gát trong những năm chiến tranh
(http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201203268513ndhimdyxyj1268471.jpeg)

(http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201203268513mzq0odvjnd1430056.jpeg)



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: kienkd trong 13 Tháng Tư, 2012, 10:54:53 am
Cháu chào chú Phi công tiêm kích ạ,

Chú cho cháu hỏi nhà mình có sân bay nào trong miền Trung mà tên nghe giống "Quang Lang" không ạ? Cháu thấy trong một vài tài liệu của địch có nói đến mà dò mãi vẫn không biết chính xác ở chỗ nào. Cháu cảm ơn chú ạ!

Xem chừng đó là sân bay Anh Sơn thủ trưởng ơi 8)


Tôi tìm được 1 tấm bản đồ của phía Mỹ đánh dấu một số căn cứ không quân của miền Bắc năm 1973, trong đó có sân bay "Quang Lang"
Qua đó có thể thấy tên gọi của phía Mỹ có thể khác với tên gọi các căn cứ trong các tài liệu của ta

Nguồn:
John T. Correll, The Airforce in the Vietnam War, trang 23, (c)2004 The Airforce Association, http://www.afa.org/mitchell/reports/1204vietnam.pdf

(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/airfield1_NVN.png)

Trên cái bản đồ đó thì với vị trí sân bay trên thì Quan Lang không phải là sân bay Anh Sơn. Vì Anh Sơn nằm trên trục Quốc Lộ 7 đi Lào. Khu vực đó là Tiếng giáp giữa Quế phong của Nghệ An và 1 huyện của Thanh Hoá. Hoặc Mỹ nhầm toạ độ của sân bay.
Có thế địa danh sân bay Quan Lang chính là sân bay Anh sơn vì thông tin do người công giáo di dân vào Nam cung cấp. Người công giáo ở đó thường gọi xứ này là Quan Lạng hay là Quan Lãng (theo tiếng phổ thông)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: danviet trong 13 Tháng Tư, 2012, 12:08:13 pm
MÁY BAY TA NÉM BOM CHIẾN HẠM MỸ


Đây là con tàu sau khi bị đánh bom
http://www.youtube.com/watch?v=81PvgMvDs5Q


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tieuthienvuong trong 13 Tháng Tư, 2012, 02:20:34 pm
Cháu chào bác PCTK!
Cháu hỏi bác 1 chút về hình dáng của Mig 21- đó là trên đầu của Mig 21 có gắn 1 "mũi giáo". Vậy "mũi giáo" này là gì và tác dụng của "mũi giáo" này là như thế nào ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 14 Tháng Tư, 2012, 09:20:15 am
Chào tất cả các đồng đội!
Các tư lệnh VMH vừa nhắc nhở cho nên tôi sẽ tâm sự theo mạch hồi tưởng và nếu có thể sẽ vừa trả lời những vấn đề các đồng đội hỏi trong quá trình ấy thì tôi cũng đỡ vất vả, mà các đồng đội cũng đỡ bị ngắt đoạn trong quá trình theo dõi.
Với cái chuyện bay thấp của bọn tôi, hồi đó có những chuyến bay tập luyện bay thấp để tránh sự phát hiện của ra-đa địch khi chúng tôi bay chuyển sân cơ động từ ngoài này vào các sân bay miền Trung. Các sân bay phía trong gồm có Thọ Xuân -Thanh Hóa, Anh Sơn (mà nhân dân ở đó gọi là sân bay Dừa, cũng không biết tên sân bay này theo cách gọi của địch có phải là "Quang Lang" hay không khi nào tra cứu được, tôi sẽ cung cấp sau), Vinh -  Nghệ An, Đồng Hới - Quảng Bình và sân bay Gát. Với lực lượng MiG-21 thì hoạt động chính ở các sân Thọ Xuân, Anh Sơn, Vinh và Đồng Hới.
Khi bay cơ động vào vùng trong (khu Bốn), bọn tôi thường đi theo kiểu "mò cua bắt ốc" - chỉ bay cách mặt đất chừng 20 đến 30 mét là cùng. Cho nên ThangLong69 bắt gặp chúng tôi vòng ở khu núi Nưa cũng đúng thôi. Để bay được thấp và cực thấp là phải bay huấn luyện với những kỹ thuật bay cụ thể, phải có trình độ và cả sự can đảm nữa. Chuyện bay quẹt vào dây điện cao thế (đương nhiên là quẹt vào dây trung tính thôi, vì nó ở vị trí cao hơn). Vụ việc ấy do anh Nguyễn Duy Tường bay ở khu vực Việt Trì xuống thấp quá, "lưỡi dao chỉnh dòng" dưới thân máy bay đã cứa vào dây trung tính của đường điện cao thế. Anh đã phải nhảy dù, sau đó bị cắt bay. Đáng tiếc lắm! Việc nhảy dù trên máy bay MiG-21 có thể thực hiện được ngay trên mặt đất khi đang chạy lấy đà hoặc xả đà với điều kiện tốc độ lúc đó bằng hoặc lớn hơn 130 km/h. Hệ thống dù hoàn toàn đảm bảo cho phi công an toàn ra khỏi buồng lái và tiếp đất bình thường. Việc tiếp đất có bị gãy chân, sái chân hay là không bị gì là hoàn toàn do tư thế tiếp đất của phi công. Với tốc độ rơi là 5 m/s thì hai chân phải để bằng nhau, hai đầu gối phải hơi chùng một chút để có độ nhún, và như vậy thì không sao hết khi tiếp đất. Có một chi tiết khá thú vị mà có thể các đồng đội không biết đó là lòng gan bàn chân những ai mà phẳng lì như hòn gạch chỉ ấy là không thể nào trúng vào phi công được vì khi nhảy dù, những đôi bàn chân như vậy là không có độ nhún và chuyện gãy chân là đương nhiên. Trong đoàn bay của tôi cũng có đến hai anh, rất cao to đẹp trai, phải tội mỗi đôi gan bàn chân phẳng lì nên không "làm" phi công được mà phải chuyển xuống học thợ máy đấy. Chuyện giắt cành cây vào bệ tên lửa cũng đã xảy ra. Chàng phi công MiG-21 ấy bây giờ vẫn đang sống ở Hải Phòng, kinh doanh hàng đồ da là mặt hàng truyền thống của gia đình chứ không phải là loại máy bay cánh quạt đâu. Cũng đã có trường hợp phi công bị hi sinh vì bay lượn quá thấp, đâm cả vào bờ đê.
Viết về các phi công, trước kia có nhà văn Hữu Mai với các nhân vật hư cấu là chính. Những anh Đông, anh Quỳnh ... là dựa vào các nhân vật như các phi công Trần Hanh, Phạm Ngọc Lan .... Anh Lê Thành Chơn viết "Anh hùng trên chín tầng mây" thì là những nhân vật có thật, hoặc anh Đinh Việt Cường viết "Dũng sĩ trên bầu trời" cũng là những nhân vật có thật. Gần đây phi công còn được viết cụ thể hơn nữa, ví dụ như cuốn "Vũ Xuân Thiều, phi công cảm tử"... Chúng tôi là những phi công so với các nhân vật trong các truyện của các nhà văn thì không dám so đâu, bởi chúng tôi sống đời thường lắm, như những con người bình thường thôi, nếu không giới thiệu thì cũng ít người biết. Các nhân vật trong truyện thì "lóng lánh" hơn nhiều lắm !
Sang năm 1970 thì chúng tôi lại mất thêm 2 người nữa: Phạm Đình Tuân và Phạm Thành Nam. Anh Tuân thuộc lớp lớn tuổi, đã có vợ con. Biên đội của anh, anh bay số 2 cho anh Vũ Ngọc Đỉnh sang đánh ở phía Tây Trường Sơn, khu vực bầu trời tỉnh Nghệ An. Trận này, anh Đỉnh bắn rơi một chiếc, còn anh Tuân không về. Anh đã mãi mãi xếp lại đôi cánh của mình ở dải Trường Sơn.  Lần nào khi nghe bài hát “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” thì tôi bao giờ cũng nhớ đến anh. Một điều ân hận lớn nhất của anh em chúng tôi trong đoàn là không biết anh rơi ở đâu để có thể tìm được hài cốt của anh, đưa về quê nhà. Mãi tận sau này, đến tận năm 2007, nhờ vào thần giao cách cảm của nhà ngoại cảm, gia đình mới đưa được anh về.
Phạm Thành Nam cũng là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, đẹp trai, rất có tài trong lĩnh vực hội hoạ, cùng lứa tuổi tôi. Nam đi với Phạm Phú Thái (Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân, sau là Tư lệnh phó Quân chủng Phòng không - Không quân) vào quần nhau với lũ F4, bị bắn rơi và hy sinh.
 Các anh em thợ máy, các anh chị em  nuôi quân là những người gần gũi chúng tôi hàng ngày, thương xót chúng tôi lắm. Cảnh thợ máy cầm cần dắt đứng đợi máy bay của mình ở sân bay mà mãi không thấy về, ngậm ngùi vào hầm trực, lúc sau lại ra ngóng... Cảnh các chị nuôi thấy cuối ngày trực, chỉ thấy xách thùng bay không, mà chẳng thấy người về theo là oà khóc hàng loạt... Tôi cho rằng, phải sống với nhau qua thời đạn bom, thật thông cảm cho nhau, quý nhau có thể còn hơn anh em ruột thịt thì mới có được như vậy. Và những điều ấy càng làm tăng thêm trách nhiệm của anh em phi công chúng tôi, quyết ra đi là đánh thắng, ra đi là phải trở về.

Để tung được một máy bay lên trời cần mấy chục thành phần dưới mặt đất phục vụ: từ thợ các ngành: cơ giới, đặc thiết, quân giới... từ các kíp trực ở sở chỉ huy: tác chiến, dẫn đường, tiêu đồ xa, tiêu đồ gần, thông tin, khí tượng, quân báo, cơ yếu... đến quân y, nuôi quân.v.v... nhiều lắm! Tất cả những thành phần đảm bảo ấy cũng tựa như những đám mây tích điện, còn chúng tôi - những phi công chiến đấu chỉ như tia chớp giữa trời, tạo bởi các đám mây tích điện kia mà thôi. Hồi ấy, chăm sóc cho chúng tôi ăn uống thì khổ nhất là anh chị em nuôi quân. Bom rơi, đạn nổ đến mấy cũng vẫn phải gánh cơm cho chúng tôi đang ở tuyến trực, ngày cũng thế, đêm cũng vậy, anh em tôi đã phải thốt lên:
Mai ngày bắn máy bay rơi
Chiến công một nửa, tặng người nuôi quân.
cũng đủ để biết rằng công lao của ngành hậu cần trong những giai đoạn ấy lớn đến chừng nào.
Gần giữa năm 1970 thì tôi được đào tạo gấp một khoá bay thử máy bay để sang sân bay Tường Vân (Trung Quốc) bay thử và chuyển máy bay về nước. Vì năm 1969, chúng tôi phải sơ tán bớt những máy bay mới lắp ráp sang đó, bảo tồn lực lượng. Kíp của tôi có anh Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Đăng Kính, Nguyễn Ngọc Thiên, Nguyễn Tiến Sâm và tôi, được phi công nhà máy của Liên Xô với kinh nghiệm dày dặn, lão luyện trong nghề truyền cho những bài bay thử. Phải nói rằng, sau khoá ấy, trình độ bay, thuật bay của tôi trội lên hẳn. Cho mãi tận sau này, khi tôi là giáo viên bay, tôi dạy lại cho các học viên của mình những động tác trong bài bay thử mà có một số anh còn sợ không dám áp dụng. Không phải ai cũng dám làm và không phải ai cũng làm được chính xác.
Năm anh em chúng tôi cùng mấy tổ thợ máy được chở bằng máy bay IL-14 bay qua Nam Ninh rồi đến Tường Vân. Sân bay Tường Vân là sân bay ở độ cao 2500m so với mực nước biển, cách sân bay Đa Phúc chừng 700km đường chim bay, dọc thẳng Sông Hồng lên. Khí hậu ở đấy khắc nghiệt vô cùng. Ngay hôm đầu tiên sang, khi ngủ dậy tôi phát hoảng vì thấy gối đầy máu, sờ mặt mình cũng đầy máu. Các anh em khác đều thế cả. Ra là vì rất khô hanh, các mao mạch ở mũi vỡ, thành thử bị chảy máu cam luôn. Chúng tôi cứ phải đặt một chậu nước đầy dưới gầm giường của mình để tăng thêm độ ẩm. Nước thì lạnh như nước đá muốn giặt quần áo lại phải đun một thùng nước để pha cho bớt lạnh thì mới giặt được, chỉ được cái quần áo khô nhanh, vừa mới phơi, quay ra quay vào là khô ngay rồi.
Mỗi tuần chúng tôi tắm có một lần. Đi bộ khoảng 3km ra suối nước nóng. Ở đó có suối nước nóng như suối Kênh Gà của  nước mình. Tắm ở đó chẳng sợ gì bệnh ngoài da thâm nhập cả. Chết cười là hôm đầu tiên đi tắm, ú ớ thế nào, tôi đi lạc lối, xông vào nhà tắm nữ (vì mình đâu có biết chữ, biết tiếng Trung Quốc). Khoảng 30 vị trần như nhộng ở trong phòng tắm chung la hét loạn lên, cái cảnh hoảng loạn còn hơn cả cáo vào chuồng gà. Tôi cũng hoảng, chạy ra loanh quanh một lúc mới chui được vào nhà tắm nam, tim đập như trống ngũ liên hộ đê. Khiếp quá! Bảo vệ sục đi hỏi nhưng chẳng ai biết ai, vì nhà tắm chung lúc nào cũng có khoảng 20 đến 30 người trần trụi hết, té nước, kỳ cọ, ào ào như chợ vỡ ấy, biết đâu mà lần. Tôi bị phen hú vía ấy, mấy ngày sau mới dám kể cho các anh em khác nghe, đâm hoá dại mồm, dại miệng, cứ bị trêu suốt.
Tốp bay thử của chúng tôi cũng gặp khá nhiều gian nan. Máy bay để lâu một số khí tài hỏng, lại phải đợi ở nhà mang sang mới có cái thay. Bay chuyến nào, lo chuyến ấy. Gió cạnh rất to và gió suốt ngày đêm, bụi thốc mịt mù ngoài sân bay, đi ngược gió không mở mắt được vì như bị ném cát vào mặt vậy.
Tôi nhớ, có một chuyến tôi bay thử một máy bay bị mất lý lịch động cơ. Tâm trạng đầy lo âu, luôn phải sẵn sàng xử lý các bất trắc xảy ra. Tăng lực không có độ giật, chỉ nghe đánh phào một tiếng mà thôi. Lết mãi đến cuối đường băng mới tách được đất. Các động tác ở trên trời tôi không dám kéo cho hết tính năng. Anh em ở dưới đất thì lo ngại, Nguyễn Ngọc Thiên (mấy anh em kết nghĩa với nhau, anh đứng thứ sáu với biệt danh Sáu Cơ - bởi người toàn cơ bắp) kết cho tôi một vòng hoa dại với ý đồ, nếu chuyến ấy tôi bị làm sao thì vòng hoa ấy sẽ đặt lên mộ tôi, còn tôi không sao thì sẽ đeo vào cổ tôi thành vòng hoa chiến thắng. Rất chật vật, tôi mới đưa được máy bay vào đầu đường băng và cho tiếp đất. Tôi lăn về sân đỗ, thì Sáu Thiên ào lên, nhảy vào buồng lái, đeo vòng hoa vào cổ tôi và hôn lên khuôn mặt đỏ bừng, đẫm mồ hôi của tôi mà rằng: “Tao chúc mừng thằng Chín, cứ ngỡ phải đặt vòng hoa này ở mồ mày kia!”. Tôi cười và nhại giọng miền Nam (vì Thiên là học sinh miền Nam tập kết): “Em về em méc tía cho coi. Anh muốn em hỏng méc thì phái ghé lưng cõng em, chịu hôn?” Tất cả cười vui lắm, có anh thợ máy còn rân rấn nước mắt làm tôi cũng cảm động. Thế mới biết rằng, lúc dạy chúng tôi - thầy Ivanốp - phi công bay thử của nhà máy luôn nói rằng, cuộc đời của phi công bay thử luôn gắn với lưỡi hái của thần chết và mỗi một dòng trong “sổ tay người lái” đều được tính bằng máu, bằng tính mạng của bao phi công... quả không ngoa chút nào.
Chúng tôi bay kiểm tra được khoảng chục chiếc thì lại điện về cử người sang bay về. Đợt đầu chuyển về có anh Đỉnh và anh Sâm cùng tham gia chuyển, sau đó hai anh không sang nữa, còn lại mỗi 3 anh em tôi kẽo kẹt bay, vất vả vô cùng.
Ba anh em tôi là người rút sau cùng, bay 3 máy bay loại Mig - 21f13, đi đội hình 3 chiếc, tôi số 1 anh Kính số 2, Sáu Thiên số 3. Chúng tôi không hạ cánh ở Mông Tự (sân bay ở Trung Quốc nằm khoảng giữa Tường Vân và Đa Phúc) mà dự kiến sẽ về hạ ở Yên Bái. Chúng tôi bay ở độ cao 10km. Đến sân Yên Bái, tôi thấy dầu liệu có thể đủ cho về Đa Phúc, nên xin về Đa Phúc hạ và được chấp nhận. Chúng tôi giảm vòng quay động cơ, từ từ giảm  độ cao, thông trường qua sân bay và vào hạ cánh sau khi bay một hành trình khoảng 700km liên tục và cũng là sau 4 tháng xa Trung đoàn. Đó là một buổi chiều đầu mùa Thu, một chiều yên ả lạ lùng trong chiến tranh. Trời đầy mây trắng trôi bồng bềnh. Nắng vàng nhạt nhoà, sương giăng nhè nhẹ, gió se se lạnh, khói lam chiều toả quanh các luỹ tre làng. Lòng tôi xốn xang như đứa trẻ xa quê giờ được về gặp mẹ. Thật vui biết bao nhiêu khi đồng đội mình ùa ra đón mình như đón người thắng trận trở về. Thật ấm áp biết bao nhiêu những vòng tay đồng đội, chan hoà, cởi mở, thật đẹp biết bao những khuôn mặt rạng rỡ nụ cười...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: NAMDUONG trong 14 Tháng Tư, 2012, 10:47:45 am
  Chào bác Phicongtiemkich,càng đọc bài viết của bác em thấy càng hay càng hấp dẫn.Mong sắp tới trong những bài viết của bác có những trận không chiến thì quá tuyệt.
  @Phicongtiemkich:Cho em hỏi bác một tí.Trong kháng chiến chống Mỹ hình như T.Q có viện trợ cho ta một số máy bay do họ sản xuất như Mig-15.Vậy họ có đào tạo phi công cho mình không bác ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Van_Basten trong 14 Tháng Tư, 2012, 10:51:21 am
.... Vụ việc ấy do anh Nguyễn Duy Tường bay ở khu vực Việt Trì xuống thấp quá, "lưỡi dao chỉnh dòng" dưới thân máy bay đã cứa vào dây trung tính của đường điện cao thế. Anh đã phải nhảy dù, sau đó bị cắt bay. Đáng tiếc lắm!...

Chú PCTK cho cháu hỏi hình như trước lần này con trai cụ Nguyễn Duy Trinh đã phải bỏ máy bay, nhảy dù một lần khác trong khi bay huấn luyện ở VN?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 16 Tháng Tư, 2012, 11:01:23 am
Xin chào các đồng đội!
Bay ngày và bay đêm có rất nhiều điểm khác nhau. Cũng là cất cánh, bay lên bầu trời rồi về hạ cánh nhưng chuyến bay đêm so với chuyến bay ngày khác xa nhiều lắm. Đầu tiên là công tác tổ chức bay. Để triển khai cho bay đêm, ngoài việc triển khai các đài trạm, lực lượng phục vụ như ban ngày còn phải triển khai hệ thống đèn  ( đèn chiếu, đèn đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ ... ). Nếu bay ngày có thể tổ chức được đến dăm chục, một trăm hoặc hơn trăm lần chuyến bay thì bay đêm chỉ được mấy chục lần chuyến mà thôi. Bay ngày có thể bay được với biên đội lớn, từ 2 chiếc đến 4 đến ..12 hoặc 24, 36 chiếc, nhưng bay đêm thì chỉ "thũng thẵng" từng chiếc một. Các phi công bay ngày nhìn thấy nhau bằng mắt thường, có thể bay cạnh nhau "cánh sát cánh" và cùng nhau nhào lộn với các động tác phức tạp thì bay đêm không thể. Nếu bay biên đội thì phải cách nhau hàng cây số, phải nhìn nhau bằng ra-đa trên máy bay. Phi công bay ngày có thể bay thấp kiểu "mò cua bắt ốc", nhưng bay đêm thì không thể bay thế được. Tất cả đều phải bay theo đồng hồ.Cảm giác sai khi bay đêm cũng là điều nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn. Nhìn chung, bay đêm là vô cùng phức tạp. Trong điều kiện bình thường đã khó khăn rồi, trong điều kiện bom đạn địch đánh phá hỏng đường băng, đường lăn thì khó khăn còn gấp bội phần. Phi công bay ngày gặp khó khăn một thì phi công bay đêm khó khăn đến mười.
Namduong à! Trước đoàn bay của tôi có các lớp phi công đàn anh được đào tạo bay ở hai nơi: đó là ở Liên-xô và ở Trung Quốc. Đoàn bay đầu tiên thuộc thế hệ phi công đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bên Trung Quốc do đoàn trưởng Đào Đình Luyện (sau này là Tư lệnh Quân chủng PK-KQ, rồi Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) dẫn đầu về hạ cánh đầu tiên ở sân bay Đa Phúc. Trung Quốc giúp ta huấn luyện, đào tạo các phi công bay MiG-17 và MiG-19. Riêng MiG-19, Trung Quốc đã đào tạo và trang bị cho ta 1 Trung đoàn. Năm 1972, lực lượng này đã tham gia chiến đấu, đã giành được những thành tích trong các trận không chiến. Hầu hết ở các sân bay, 3 lực lượng của chúng tôi thường trực chiến chung với nhau (tuy khác Trung đoàn) là MiG-17, MiG-19 và MiG-21. Cũng vì cùng trực với nhau, cùng hiệp đồng tác chiến với nhau nên anh em chúng tôi gắn bó với nhau rất mật thiết, rất hiểu nhau và quý mến nhau. Cho đến tận bây giờ khi nói đến một ai đó trong thời kỳ ấy là chúng tôi lại cùng nhau ôn lại cả một quá khứ gian truân, vất vả nhưng hừng hực khí thế. Đúng là một thời hào hùng ! Nhiều lúc chúng tôi trêu chọc nhau giống như thời mình còn đang trực chiến làm cho các con, các cháu cứ "mắt chữ á, mồm chữ ớ" không hiểu các bậc "tiền bối" nói với nhau cái kiểu gì? Chúng làm sao mà hiểu nổi những người một thời luôn cõng trên lưng cái sự chết chóc, cái sự hiểm nguy ... ngày thường chẳng biết nói với ai và có lẽ nói ra cũng không mấy người hiểu như người trong cuộc, nên chỉ có khi gặp nhau "mày tao chí tớ" mới lại có dịp ôn lại mà thôi. Tôi chắc rằng chẳng cứ riêng gì anh em chúng tôi mà có lẽ các đồng đội cũng nhiều lúc ở trong tình trạng ấy! Vẫn có câu "không ai hiểu lính bằng lính" mà !.
Đồng đội Vitính ơi, anh Nguyễn Duy Tường cùng thời gian nhập ngũ với tôi, cùng nhau bay những năm trên loại máy bay L-29, sau đó anh ấy bay trên loại MiG-17, về nước một thời gian thì được chuyển loại lên MiG-21. Sau cú va quệt vào đường dây cao thế, phải nhảy dù thì anh thôi bay, xuống làm công tác chỉ huy cho máy bay ta cất hạ cánh. Thường thì các phi công thôi bay (cắt bay) vì lí do nào đó là chuyển sang làm công tác huấn luyện hoặc chỉ huy cất hạ cánh "chuyên nghiệp" ở sân bay căn cứ chính và các sân bay cơ động. Có một số anh sau một thời gian công tác dưới mặt đất thì lại được bay lại, không phải là trên loại MiG-21 nữa mà ở các loại có tính năng thấp hơn, đặc biệt là sau ngày giải phóng miền Nam thì nhiều anh bay trên các máy bay chiến lợi phẩm.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 16 Tháng Tư, 2012, 11:05:18 am
Suốt năm 1971, chúng tôi gặp địch cũng nhiều, có một số anh đã kịp bắn rơi được máy bay của lực lượng Không quân Mỹ. Tôi thì không. Dịp may chưa hề đến với tôi, mặc dù tôi cũng là kẻ “lặn lội” đủ ở các sân bay, đón lõng đủ các ngả đường. Hình như bọn chúng sợ vía của tôi thì phải. Có một điều rõ ràng, chẳng biết vía van thế nào chứ bọn Mỹ có hẳn hơn chục tàu đỗ ngoài Biển Đông mở rada, dò sóng đối không liên tục, mặt chúng tôi thì bọn chúng không tường, chứ giọng nói thì chắc bọn chúng quá quen. Chúng tôi đi đâu là chúng dò theo đấy, gây nhiễu, phá phách, choảng bom vào căn cứ bọn tôi.
Thời kỳ này chúng tôi có một nhiệm vụ mới đó là phục đánh B52, từ  đầu năm 1971 một số anh em trong đoàn đã được cử vào Khu 4 phục kích B52, đồng thời chi viện cho tuyến đường 559. Trong các phi công trực chiến khi ấy anh Đinh Tôn là người trực nhiều nhất và nổi tiếng nhất, tuy chưa giáp mặt B-52 lần nào, nhưng cứ sau mỗi lần anh xuất kích chiến đấu là bọn B-52 phải dạt ra có khi cả tuần lễ không dám hoạt động. Người đầu tiên bắn B52 là Vũ Đình Rạng vào đêm 20 tháng 11 năm 1971. Xáp mặt nó là Rạng phóng tên lửa vào thằng đi đầu rồi kéo cao, thoát li. Khi quan sát thấy một chiếc máy bay B-52 khác, anh cho máy bay mình tiếp cận mục tiêu, bám sát đến cự li cho phép, phóng nốt quả tên lửa thứ 2 rồi về sân bay Anh Sơn hạ cánh. Tuy Vũ Đình Rạng không bắn rơi tại chỗ B-52, nhưng sau này địch phải thừa nhận B-52 bị bắn trọng thương phải về hạ cánh bắt buộc ở sân bay U-đon (Thái Lan) mà không về được U-ta-pao.
Thực sự tham gia chiến tranh thì mới thấy hết được sự ác liệt, sự tàn khốc của nó, mới thấy được sự hy sinh, tinh thần quật khởi của dân mình. Cả nước bấy giờ hừng hực khí thế, chỉ biết có chiến đấu, giành giật lấy chiến thắng. Mất mát, tổn thất vậy nhưng ai cũng nén chịu đau thương, lo cho những cái lớn lao của cả một dân tộc. Càng nắng hạn thì đất đai càng khô cứng lại. Lòng người khi sống gặp lắm khó khăn, gian truân có lẽ cũng vậy, ngày càng sắt đá hơn. Mỗi lần chúng tôi hạ cánh xuống sân bay là thợ máy kéo dắt máy bay đi sơ tán luôn. Địch lại đánh đường băng. Dân, quân lại sửa. Chúng tôi lại có thể cất cánh được.
Những năm tháng chiến tranh, tôi đã sử dụng khá nhiều loại tên lửa bổ trợ cho cất cánh, loại ấy có mật danh K.9. Khi có nó thì bọn tôi chỉ cần chiều dài khoảng 300m là có thể cất cánh được. Mà cũng vì nó có lần tôi suýt chết ngay trên đường bằng. Hôm đó có phái đoàn của các cán bộ miền Nam bí mật ra thăm miền Bắc, tôi được cử đại diện bay biểu diễn cho đoàn xem. Động tác của bài bay là cất cánh với tên lửa bổ trợ, vòng độ cao thấp, cực thấp trên đầu phái đoàn, bật tăng lực kéo thẳng lên, nhào lộn các động tác theo phương thẳng đứng, thông trường cực thấp, kéo lên khoan đứng, hạ cánh theo hàng tuyến hẹp, thả dù trên không (trước lúc tiếp đất) để sử dụng đường băng ngắn nhất và lăn về, báo cáo phái đoàn.
Khi bật tăng lực ở đầu đường băng xong, tôi nhả phanh, máy bay bắt đầu chạy đà, tôi ấn nút khởi động tên lửa bổ trợ. Máy bay lập tức tách đất. Vì xung lượng của 2 quả tên lửa bổ trợ lệch nhau nên máy bay vừa tách đất xong là mang độ nghiêng rất lớn, đến mức độ gần như quay ngang. Cánh gần như chạm đất. Các cánh lái liệng ở tốc độ nhỏ không có tác dụng gì. Tôi gần như bất lực, thoáng nghĩ trong đầu là chuyến này là chuyến cuối cùng của đời mình, chắc hẳn máy bay chạm đất ngay ở tích tắc này đây, và một tiếng nổ sẽ phát ra, một cụm khói bốc cao và vĩnh viễn không còn tôi nữa!.
Chỉ huy bay hôm ấy là anh Hoàng Biểu. Anh cũng hoảng, chỉ kịp hô “cần lái trung lập” rồi không còn ra được một khẩu lệnh nào nữa! May sao, phúc đức nhà tôi còn lớn, số phận tôi chưa bị Nam tào, Bắc đẩu gạch xoá tên, nên sau hơn chục giấy đồng hồ, tên lửa bổ trợ cháy hết thuốc, máy bay trở lại trạng thái cân bằng bình thường. Nhưng trong họa có phúc, là lúc tôi ấn nút vứt 2 thùng rỗng, lại tí tẹo tèo teo nữa thì rơi đúng trận địa pháo Phòng không ở đầu sân bay, thật hú vía. Nhưng bất ngờ nhất là anh em dưới mặt đất kể lại Phái đoàn miền Nam thấy tôi cất cánh như vậy lại cứ tưởng tôi biểu diễn  một kiểu bay đặc biệt mà chưa từng thấy phi công Mỹ và VNCH thực hiện liền đứng dậy vỗ tay reo hò.
Tôi kết thúc tất cả các động tác biểu diễn trong vòng 20 phút. Mồ hồi ra như tắm, áo quần ướt đẫm như vừa ở dưới ao lên. Tôi lăn vào sân đỗ, tắt máy, ra báo cáo đoàn. Trưởng đoàn là chị Ba Định (Nguyễn Thị Định), chị thấy tôi mồ hồi mồ kê nhễ nhại vậy thì thương lắm, ôm lấy tôi mà nước mắt chị rưng rưng. Chiều hôm ấy, chị vào trung đoàn tôi, nói chuyện cùng cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn, chị toàn xưng chị và gọi các em, thân mật như người chị cả trong gia đình, không khí đầm ấm lắm. Chị thương chúng tôi vất vả, chúng tôi thương chị, thương đồng bào miền Nam chịu lắm gian nan, hy sinh quá lớn. Sau này, tôi còn bay biểu diễn, bay chào mừng nhiều đoàn của miền Nam ra nữa và càng về sau này, thì tôi càng củng cố niềm tin vào sự nghiệp giải phóng: dân tộc Việt Nam phải là một - Đất nước Việt Nam phải là một!
Cuối năm 1971 thì đoàn  chúng tôi chịu một tổn thất nữa. Hôm tôi vừa xuất kích ở sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá) lên, địch phong toả sân bay, tôi phải về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc. Vừa hạ cánh xong thì biên đội của Nguyễn Văn Khánh - Lê Minh Dương vào cấp và xuất kích. Chúng tôi đứng tại sân đỗ nhìn theo. Biên đội vòng trái bay lên hướng Thái Nguyên. Mấy phút sau thì thấy một bùng lửa ở trên không, anh Khánh bị bắn rơi (mà là tên lửa phòng không ta bắn nhầm). Anh hy sinh, một cái chết thật vô lý, thật không đáng có. Vậy mà trong chiến tranh nó vẫn cứ xảy ra, ngay cả trước mắt mình nữa mới đau đớn, mới tệ hại. Anh Khánh rơi ở huyện Phú Bình, xã Đạo Đức. Mộ anh mãi tận sau này mới đưa được về chôn cất ở Nghĩa trang Quỳnh Côi, Thái Bình. Tôi cũng đã kịp có dịp về thắp nhang cho anh ở nghĩa trang quê anh vào những ngày Thái Bình sôi động trong biểu tình chống nạn tham nhũng của các “quan cách mạng mới” và về thăm mẹ anh, vợ con anh.
Cho tới giai đoạn này thì có thể nói, anh em lứa chúng tôi đã cứng cáp lên rất nhiều, già dặn rất nhiều. Chúng tôi không còn là những chú cừu non như cách đây mấy năm nữa, mà đã thực sự trở thành những tráng sỹ trong chiến trận. Bản lĩnh, kinh nghiệm chiến đấu của chúng tôi đã hình thành, đã được củng cố cho ngày càng vững chắc thêm. Kỹ thuật bay của chúng tôi ngày được tôi luyện. Chúng tôi điều khiển máy bay ngày càng thuần thục, ngày càng nghệ thuật hơn, điêu luyện hơn. Hình thái chiến thuật, nghệ thuật quân sự, mức độ tinh ranh trong trận chiến đã có, đã được phát triển. Mỗi người đã có những sắc thái riêng của mình, vững vàng hơn nhiều khi tung hoành trên bầu trời. Các cấp chỉ huy cũng hiểu chúng tôi nhiều hơn, định hướng sử dụng chúng tôi vào từng trận rõ rệt hơn... Kẻ thù của chúng tôi cũng gờm chúng tôi hơn.
Và chúng tôi cũng biết chắc chắn rằng, càng về sau này thì mức độ căng thẳng, ác liệt càng tăng. Chúng tôi không hề sợ hy sinh gian khổ, duy nhất trong đầu chỉ tâm niệm hai chữ chiến thắng! Bằng mọi giá phải chiến thắng! Chúng tôi đã như mũi tên đặt trên dây cung mà cánh cung đang giương căng, sẵn sàng lao đến địch bất kể lúc nào.
Và năm 1972 đến, một năm đầy gian truân, ác liệt, căng thẳng, hy sinh mất mát nhiều, nhưng cũng là năm rực rỡ, huy hoàng với những hoạt động của đoàn bay Mig - 21 khoá 3 chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 16 Tháng Tư, 2012, 11:25:34 am
Chuyện chiến đấu của cánh không quần của bác Phicongtiemkich kể thật hay, bọn sáu quần chúng em thật sự bái phục. xin hỏi bác trường hợp hi sinh của anh Khánh có được tưởng thưởng gì không ạ?

Cũng có chi tiết nhỏ về địa danh nơi máy bay của anh Khánh rơi:

Trích dẫn
Anh Khánh rơi ở huyện Phú Bình, xã Đạo Đức.
.

Đề nghị bác xem lại: Huyện Phú Bình không có xã Đạo Đức mà chỉ có xã Tân Đức (là nơi bọn em huấn luyện tân binh trước khi vào tham chiến ở Quảng Trị). Huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc có xã Đạo Đức (là nơi bọn em tập kết khi nhập ngũ 27/5/1972).
Phú Bình còn có xã Lương Phú là quê hương của anh hùng không quân Phạm thanh Ngân.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: TiepTS21 trong 16 Tháng Tư, 2012, 12:06:21 pm
Hôm nay 16.4.2012, đúng tròn 40 năm về trước, KQ Mỹ đã tập trung đánh phá Miền Bắc và đã bị quân dân dân ta đánh trả. Bác Phicongtiemkich có gì kể lại cho tụi em dân sáu quần rõ mắt hơn chút. Ngày tháng này với em thì khó có thể quên, vì cũng cái giờ khắc này 40 năm trước, khi còn là cậu học trò mặc quần thủng đít, vẫn còn dám trèo lên cây ổi xem máy bay và cũng may là kịp xuống hầm, nếu không đã bị quả bom 500 bảng, nó rơi xuống thì bây giờ không thể ngồi hóng hớt được.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tranphu341 trong 16 Tháng Tư, 2012, 01:51:29 pm
Hôm nay 16.4.2012, đúng tròn 40 năm về trước, KQ Mỹ đã tập trung đánh phá Miền Bắc và đã bị quân dân dân ta đánh trả. Bác Phicongtiemkich có gì kể lại cho tụi em dân sáu quần rõ mắt hơn chút. Ngày tháng này với em thì khó có thể quên, vì cũng cái giờ khắc này 40 năm trước, khi còn là cậu học trò mặc quần thủng đít, vẫn còn dám trèo lên cây ổi xem máy bay và cũng may là kịp xuống hầm, nếu không đã bị quả bom 500 bảng, nó rơi xuống thì bây giờ không thể ngồi hóng hớt được.

            Chào các bác! Chuyện kể của "Giặc nhà trời" hay quá. Làm cho anh em trong VMH hiểu thêm được về trang bị vũ khí của Quân chủng Không Quân. Cùng những gian khổ của sắc lính "màu xanh da trời". Như vây không phải chỉ có lính bb mới "Táng" Nhầm nhau mà bên cùng Quân chủng cũng có. Chắc hồi đó vừa tách ra thành 2 quân chủng chăng? Nên sự hợp đồng thiếu khăng khít. ;D ;D ;D
           @ Tiepts21 như bạn nói thì tròn 40 năm giăc Mỹ Bắn phá Miền Bắc. Nhưng có lẽ là bạn tính Đợt 2 phải không? Chứ ngày chúng đánh phá đầu tiên là ngày 5/8/64 mà  ??? ??? ???

           Tranphu341 cùng anh em rất đang hào hứng đón đọc chuyện của bác " Giăc Nhà Trời" đây. Như vây đất Thái Bình có vẻ gia nhập Quân chủng làm "giặc lái" cũng nhiều hả Bác?

                                  CHÚC BÁC TIẾP TỤC BAY LƯỢN. ĐỂ ANH EM ĐƯỢC NGẮM NHÌN CHO MÃN NHÃN!     


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 16 Tháng Tư, 2012, 03:01:49 pm
 Ai lại gọi phi công mì́nh là " giặc lái " với " giăc nhà trời ". Bác tranphu341 vui tính thật, em thấy khó kiếm phi công chứ không dễ đâu, xét lấy rất chuẩn; phi công con  " nhà nòi " đấy bác. Ở phố em, nhà bác Kiệm có ba con trai, anh lớn vào chiến trường B anh thứ hai tên Tuấn 16 tuổi xung phong đi bộ đội thấy họ khám phát hiện răng khít, trái tim bé & mắt tinh, thế là về tận nhà điều tra cấp tốc. Đưa anh lớn tên Bình từ trong chiến trường B thẳng ra Bắc, không quên lôi luôn thằng bạn đang học cùng lớp với em tên Cường, đưa đi đào tạo làm phi công. Cả ba anh em có anh Tuấn là siêu nhất, mấy năm rồi hai sĩ quan cao cấp của mình được Mỹ mời ra thăm hạm đội máy bay Mỹ ngoài biển, trong đó một là anh Tuấn ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: OldBuff trong 16 Tháng Tư, 2012, 03:50:47 pm
...
Những năm tháng chiến tranh, tôi đã sử dụng khá nhiều loại tên lửa bổ trợ cho cất cánh, loại ấy có mật danh K.9. Khi có nó thì bọn tôi chỉ cần chiều dài khoảng 300m là có thể cất cánh được. Mà cũng vì nó có lần tôi suýt chết ngay trên đường bằng. Hôm đó có phái đoàn của các cán bộ miền Nam bí mật ra thăm miền Bắc, tôi được cử đại diện bay biểu diễn cho đoàn xem. Động tác của bài bay là cất cánh với tên lửa bổ trợ, vòng độ cao thấp, cực thấp trên đầu phái đoàn, bật tăng lực kéo thẳng lên, nhào lộn các động tác theo phương thẳng đứng, thông trường cực thấp, kéo lên khoan đứng, hạ cánh theo hàng tuyến hẹp, thả dù trên không (trước lúc tiếp đất) để sử dụng đường băng ngắn nhất và lăn về, báo cáo phái đoàn.
Khi bật tăng lực ở đầu đường băng xong, tôi nhả phanh, máy bay bắt đầu chạy đà, tôi ấn nút khởi động tên lửa bổ trợ. Máy bay lập tức tách đất. Vì xung lượng của 2 quả tên lửa bổ trợ lệch nhau nên máy bay vừa tách đất xong là mang độ nghiêng rất lớn, đến mức độ gần như quay ngang. Cánh gần như chạm đất. Các cánh lái liệng ở tốc độ nhỏ không có tác dụng gì. Tôi gần như bất lực, thoáng nghĩ trong đầu là chuyến này là chuyến cuối cùng của đời mình, chắc hẳn máy bay chạm đất ngay ở tích tắc này đây, và một tiếng nổ sẽ phát ra, một cụm khói bốc cao và vĩnh viễn không còn tôi nữa!.
Chỉ huy bay hôm ấy là anh Hoàng Biểu. Anh cũng hoảng, chỉ kịp hô “cần lái trung lập” rồi không còn ra được một khẩu lệnh nào nữa! May sao, phúc đức nhà tôi còn lớn, số phận tôi chưa bị Nam tào, Bắc đẩu gạch xoá tên, nên sau hơn chục giấy đồng hồ, tên lửa bổ trợ cháy hết thuốc, máy bay trở lại trạng thái cân bằng bình thường. Nhưng trong họa có phúc, là lúc tôi ấn nút vứt 2 thùng rỗng, lại tí tẹo tèo teo nữa thì rơi đúng trận địa pháo Phòng không ở đầu sân bay, thật hú vía. Nhưng bất ngờ nhất là anh em dưới mặt đất kể lại Phái đoàn miền Nam thấy tôi cất cánh như vậy lại cứ tưởng tôi biểu diễn  một kiểu bay đặc biệt mà chưa từng thấy phi công Mỹ và VNCH thực hiện liền đứng dậy vỗ tay reo hò.
Tôi kết thúc tất cả các động tác biểu diễn trong vòng 20 phút. Mồ hồi ra như tắm, áo quần ướt đẫm như vừa ở dưới ao lên. Tôi lăn vào sân đỗ, tắt máy, ra báo cáo đoàn. Trưởng đoàn là chị Ba Định (Nguyễn Thị Định), chị thấy tôi mồ hồi mồ kê nhễ nhại vậy thì thương lắm, ôm lấy tôi mà nước mắt chị rưng rưng. Chiều hôm ấy, chị vào trung đoàn tôi, nói chuyện cùng cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn, chị toàn xưng chị và gọi các em, thân mật như người chị cả trong gia đình, không khí đầm ấm lắm. Chị thương chúng tôi vất vả, chúng tôi thương chị, thương đồng bào miền Nam chịu lắm gian nan, hy sinh quá lớn. Sau này, tôi còn bay biểu diễn, bay chào mừng nhiều đoàn của miền Nam ra nữa và càng về sau này, thì tôi càng củng cố niềm tin vào sự nghiệp giải phóng: dân tộc Việt Nam phải là một - Đất nước Việt Nam phải là một!
...

Tên lửa bổ trợ cất cánh K9 của bác Phicôngtiêmkích ;)

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/IMG_0035.jpg)
(http://www.mycity-military.com/thumbs2/162244_tmb_221193582_Przekr%F3j%20SPRD%20%5B%20Laski%20prochowe%20%5D.jpg)
СПРД-99

(http://img.photobucket.com/albums/v159/sinzow/img00043.jpg)
(http://img.photobucket.com/albums/v159/sinzow/img00030.jpg)
(http://img.photobucket.com/albums/v159/sinzow/img00012-1.jpg)
Mig-21PF (PFV) và K9 (SPRD-99)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 16 Tháng Tư, 2012, 03:58:22 pm
 Hóa ra cái bộ phận này nó nổ xì ra lửa để tăng tốc máy bay ẩn nhanh vào mây. Nhìn bảy cái liều phóng một bên nó còn ngắn hơn bảy cái liều H12 hồi trước mình tháo trong rừng núi Kim Ri, thấy hai loại thuốc phóng khác màu nhau. Liều H12 màu đen ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: TiepTS21 trong 16 Tháng Tư, 2012, 04:39:04 pm
Hôm nay 16.4.2012, đúng tròn 40 năm về trước, KQ Mỹ đã tập trung đánh phá Miền Bắc và đã bị quân dân dân ta đánh trả. Bác Phicongtiemkich có gì kể lại cho tụi em dân sáu quần rõ mắt hơn chút. Ngày tháng này với em thì khó có thể quên, vì cũng cái giờ khắc này 40 năm trước, khi còn là cậu học trò mặc quần thủng đít, vẫn còn dám trèo lên cây ổi xem máy bay và cũng may là kịp xuống hầm, nếu không đã bị quả bom 500 bảng, nó rơi xuống thì bây giờ không thể ngồi hóng hớt được.

            Chào các bác! Chuyện kể của "Giặc nhà trời" hay quá. Làm cho anh em trong VMH hiểu thêm được về trang bị vũ khí của Quân chủng Không Quân. Cùng những gian khổ của sắc lính "màu xanh da trời". Như vây không phải chỉ có lính bb mới "Táng" Nhầm nhau mà bên cùng Quân chủng cũng có. Chắc hồi đó vừa tách ra thành 2 quân chủng chăng? Nên sự hợp đồng thiếu khăng khít. ;D ;D ;D
           @ Tiepts21 như bạn nói thì tròn 40 năm giăc Mỹ Bắn phá Miền Bắc. Nhưng có lẽ là bạn tính Đợt 2 phải không? Chứ ngày chúng đánh phá đầu tiên là ngày 5/8/64 mà  ??? ??? ???

           Tranphu341 cùng anh em rất đang hào hứng đón đọc chuyện của bác " Giăc Nhà Trời" đây. Như vây đất Thái Bình có vẻ gia nhập Quân chủng làm "giặc lái" cũng nhiều hả Bác?

                                  CHÚC BÁC TIẾP TỤC BAY LƯỢN. ĐỂ ANH EM ĐƯỢC NGẮM NHÌN CHO MÃN NHÃN!     

Vâng cám ơn bác TP341, đúng là lần sau, vì nói thật với bác KQ Mỹ đánh phá thứ nhất vào 1964 thì em mới chỉ là thằng cu tý vẫn còn "dấm đài", may mà nhờ có cái hầm chữ A nhà em làm từ hồi đó mà mấy bà cháu anh em nhà em không bị miểng bom và cái nhà ập xuống, cũng như sức ép của quả bom rơi cách hầm khoảng 12m.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vetran trong 16 Tháng Tư, 2012, 05:01:59 pm
Kính chào bác Phicongtiemkich và các bác tham gia topic! Em là thế hệ sinh sau đẻ muộn, chẳng hiếu mô tê ất giáp gì, nhưng đọc mạch bài của bác PCTK thấy những kỹ thuật của công việc thăng thiên của các Pilot thì em thán phục lắm lắm. Và các thông tin của các bác khác cũng không kém phần hiểu biết về vũ khí và con người trong lực lượng (quí tộc) này của quân đội ta. Nghĩ mãi không có tí tri thức nào về món này để ti toe. Em chỉ xin hỏi bác PCTK và các bác về một thắc mắc gần 40 năm nay em ấm ức trong lòng: Cuối năm 1975 em cũng là  (giặc lái) con M41 của trung đoàn 26 thiết giáp quân khu 7 đóng quân ở một quả đồi (suối máu - ngã tư Tân Hiệp) gần một đầu đường băng sân bay Biên Hòa. Ở đây chỉ yên tĩnh vào ban đêm, còn ban ngày thì âm thanh gầm rú choán hết không gian do các loại máy bay lên xuống. Tôi thấy các loại F của Mỹ (Chiến lợi phẩm) thì lên xuống bình thường, nhưng loại máy bay của ta khi lên thường phụt ra sau luồng lửa (ước lượng có thể tới hơn 5m) ngay từ lúc lăn bánh. Còn lúc xuống thì bung nguyên cái dù to chảng ngay sau khi tiếp đất. Xin hỏi các bác tại sao vậy? Vì dốt cái món này lắm cho nên hồi đó tôi nghĩ: Có lẽ phi đạo của sân bay Biên Hòa không đủ độ dài cho máy bay các nước XHCN lên xuông nên phải bung dù. Và qua thông tin bài viết của bác PCTK  và hình ảnh minh họa của bác Olbuff về tên lửa hỗ trợ cất cánh. Tôi xin hỏi luồng lửa ấy có phải của tên lửa hỗ trợ hay không? Tôi hơi nghi vì luồng lửa phụt ra từ đuôi máy bay chứ không phải hai bên cánh. Mong các bậc tiền bối chỉ giáo, để tôi giải tỏa nỗi ấm ức gần bốn chục năm qua. Kính


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Tanloc555 trong 16 Tháng Tư, 2012, 08:44:05 pm
Chào anh Phicôngtiêmkich !
Topic này thật hay, TL cũng có một thời gian phục vụ trong Quân chủng Không quân (1978-1987) nên rất tâm đắc với những câu chuyện của Anh. Những dòng anh viết ra đều là những kỷ niệm đan xen với kiến thức mà thế hệ trẻ bây giờ rất đáng được nghe để họ hiểu thêm về thế hệ Cha Anh đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc như thế nào.
Chúc Anh khỏe và viết tiếp ra đây những gì vẫn đang được lưu giữ trong "bộ nhớ" của Anh !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 16 Tháng Tư, 2012, 09:50:53 pm
Vụ việc ấy do anh Nguyễn Duy Tường bay ở khu vực Việt Trì xuống thấp quá, "lưỡi dao chỉnh dòng" dưới thân máy bay đã cứa vào dây trung tính của đường điện cao thế. Anh đã phải nhảy dù, sau đó bị cắt bay. Đáng tiếc lắm! Việc nhảy dù trên máy bay MiG-21 có thể thực hiện được ngay trên mặt đất khi đang chạy lấy đà hoặc xả đà với điều kiện tốc độ lúc đó bằng hoặc lớn hơn 130 km/h. Hệ thống dù hoàn toàn đảm bảo cho phi công an toàn ra khỏi buồng lái và tiếp đất bình thường. Việc tiếp đất có bị gãy chân, sái chân hay là không bị gì là hoàn toàn do tư thế tiếp đất của phi công. Với tốc độ rơi là 5 m/s thì hai chân phải để bằng nhau, hai đầu gối phải hơi chùng một chút để có độ nhún, và như vậy thì không sao hết khi tiếp đất. Có một chi tiết khá thú vị mà có thể các đồng đội không biết đó là lòng gan bàn chân những ai mà phẳng lì như hòn gạch chỉ ấy là không thể nào trúng vào phi công được vì khi nhảy dù, những đôi bàn chân như vậy là không có độ nhún và chuyện gãy chân là đương nhiên.
Chào cụ "sói già bầu trời"! Tiện cụ nói tới việc nhảy dù thoát khỏi Mig-21 trong trường hợp khẩn cấp, Huyphong xin phép được góp 1 vài hình minh họa lấy từ sổ tay phi công.

Các chế độ phóng ghế KM-1 (SK-3) khỏi máy bay Mig-21
(http://scilib.narod.ru/Avia/Eject/images/p131.gif)
Trong hình này, Chế độ I (Режим I) nhảy dù từ độ cao lớn, dù chính mở sau khi tách ghế ở độ cao dưới 3000m. Chế độ II nhảy dù khi máy bay chạy đà hoặc xả đà ngay trên đường băng với tốc độ lớn hơn 130km/h. Chế độ III nhảy dù khi máy bay đang bay với tốc độ tới 1200km/h với tư thế ghế bảo vệ phi công trước tác động của dòng khí và quá tải.

Trình tự nhảy dù bằng ghế KM-1 trên máy bay huấn luyện U-Mig
(http://scilib.narod.ru/Avia/Eject/images/p161.gif) 

Cơ chế phóng dù bằng ghế SK và bảo vệ phi công nhảy dù bằng nắp buồng lái từ máy bay Mig-21F/Mig-21F-13 bay ở tốc độ tới 1100km/h
(http://scilib.narod.ru/Avia/Eject/images/p114.gif)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Tư, 2012, 10:43:03 am
Bác phicongtiemkich nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định. Cô Ba Định là người được nhân dân kính trọng và yêu mến vì tài đức, cô cũng là người sống rất tình cảm và chu đáo với mọi người mà bản thân cô lại chịu nhiều mất mát to lớn về đời riêng. Cô chú chỉ có một con độc nhất là con trai học ở trường Miền Nam nhưng anh đã mất trong một "tai nạn nghề nghiệp" đáng tiếc của ngành y ở ngoài Bắc thời hai miền chưa thống nhất. Mà chỉ là xuất phát từ bệnh viêm ruột thừa. Tiếc thay, ông trời nhiều khi quá bất công.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: MUCTAU trong 17 Tháng Tư, 2012, 03:00:08 pm
''.....
Mai ngày bắn máy bay rơi
Chiến công một nửa, tặng người nuôi quân.
....''

Em đã được ăn một bữa cơm trưa với các anh phi công trực hẳn hoi. Xuất ăn của lính bay không chia dư như lính lục quân. Chỉ một suất lưu giữ cho y tá kiểm tra thôi. Vì em là khách đột xuất nên em xin nhà bếp cho '' ăn thường'' nhưng không được vì đó là quy định '' khách bay ăn như bay '' (?). Nhà bếp vẫn khẩn trương nấu nướng đúng như xuất ăn của lính bay.
 Bữa trưa đó mỗi người một khay riêng :
- 3 miếng dồi chó.
- 3 miếng thịt chó hấp không dính mỡ.
- Rau muống xào thịt bò ( bò nhiều hơn rau  )
- Bí đao luộc chấm muối vừng.
- Xoong A nước luộc bí dùng chung.
- Xoong A cơm gạo tẻ xay xát thủ công còn nhiều cám. Mỗi người chừng 2 miệng bát.
Các bác rót cho em chén rượu Hương gừng. Khi em nói '' Các anh uống đi hết trực rồi sợ gì !'' . Mọi người nhìn nhau cười. Sau này em mới biết vì nguyên tắc là một chuyện còn nữa là các bố xơi rượu phải xơi đẫy chứ ít : Không thèm !
Suốt bữa ăn có một chị nuôi chừng 50 tuổi dáng nhỏ bé mặt mũi toàn râu chăm sóc. Cốt để lính bay ăn hết tiêu chuẩn.
 Thời đói, ai cũng mơ được ăn như phi công. Thực ra lính bay ăn theo chế độ rất khắt khe. Đủ mọi thứ kiêng. Từ gia vị, rau sống đến nội tạng, mỡ màng rất hạn chế. Cá cũng chỉ được ăn cá biển rim muối nhạt.Thèm bát phở cũng phải ăn của bếp đ/v chứ không được ăn ngoài quán. Bác nào về phép lên là phải kiểm tra sức khỏe nếu lên cân lại phải ăn kiêng.Chính vì vậy lính bay hay chán miệng ăn không hết tiêu chuẩn là bếp chịu tội. Ngoài tình thương đồng đội còn có trách  nhiệm nặng nề của '' lính bếp''.
 Em hóng được vậy. Nhờ bác PCTK chỉnh đốn giúp.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 17 Tháng Tư, 2012, 04:01:04 pm
Gửi các anh hình bữa ăn dành cho ban bay huấn luyện do chị Lê Thị Nguyệt Đoàn Sao đỏ chuẩn bị (ảnh Hồng Linh qdnd.vn)

(http://image.qdnd.vn/Upload//hoangha/2012/3/7/070312hha0820293493.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 17 Tháng Tư, 2012, 04:35:07 pm
Với máy bay MiG-21 ( nhất là loại bis ) thì việc hạ cánh với số lượng dầu còn trong thân quá lơn sẽ không tốt cho "bộ giò" của nó vì 3 càng của MiG-21 rất mỏng manh. Vì vậy, lượng dầu còn khoảng 700 lít về hạ cánh là vừa. Cũng có trường hợp cất cánh lên phải về hạ cánh ngay thì sau khi hạ cánh phải kiểm tra càng thật cẩn thận. Khi nạp đầy dầu trong máy bay (không mang theo thùng dầu phụ ) thì tính trung bình cứ bay chừng 30 phút là quay về hạ cánh, không phải tiêu dầu và bay theo hàng tuyến (vòng kín hình hộp ) bình thường. Gọi là hàng tuyến hay vòng kín tức là cất cánh lên, sau khi thu càng, thu cánh tà, lấy lên độ cao đúng quy định (tùy theo địa hình của sân bay mà độ cao hàng tuyến có thể là 500, 600, 700 ...mét) sau đó làm vòng 1, nghiêng máy bay với độ nghiêng 45 độ tạo một đường vuông góc với đường cất hạ cánh, bay chừng 2 - 3 phút rồi làm vòng 2 tạo đường bay song song với đường cất hạ cánh. Khi bay ngang với sân bay thì thả càng. Khi bay thấy góc so với cuối đường cất hạ cánh 45 độ thì làm vòng 3, từ từ giảm độ cao để sao cho bắt đầu làm vóng 4 ( bay vào đối chuẩn để hạ cánh ) ở độ cao 450 mét và từ từ đặt góc lao xuống, thả cánh tà, hạ cánh. Đấy là bay trong trường hợp bình thường, trong thời bình, còn trong chiến tranh thì hầu như chúng tôi không có cơ hội bay như vậy cả. Bọn F-4 hay tổ chức những chuyến bay "cắn trộm" tức là biên đội của chúng cũng tổ chức bay thật thấp để tránh sự phát hiện của ra-đa ta, chúng "mai phục" ở hai đầu loa cất hạ cánh rình sự sơ hở của các tổ bay ta khi cất hạ cánh (khi đó tốc độ thấp, cơ động chậm) là xông vào bắn. Trong thời gian chiến tranh, tôi gọi bọn ấy là bọn "du mục", Không quân Mỹ gọi là "tự do săn lùng". Thời kỳ đầu, cũng có một vài lần ta cũng bị thiệt hại khi bay về hạ cánh. Sau những tổn thất ấy, ta lập những trạm quan sát bằng mắt ngay tại sân bay, trên các điểm cao để thông báo tình hình địch thì  phi công Mỹ không còn cửa gì ở đấy nữa.
Hầu hết anh em chúng tôi khi xuất kích chiến đấu về đều phải làm hàng tuyến hẹp hoặc rất hẹp mà có cái từ là "củ tỏi" tức là bay thấp cắt chéo qua đường cất hạ cánh rồi ép độ nghiêng lớn vòng đối chuẩn đường băng, hạ cánh luôn ( trông giống như hình củ tỏi nên gọi vậy cho dễ chấp nhận ). Thời gian lưu lại ở trên không khi về hạ cánh càng ít bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Cụ Phi công đang bận, em xin vào minh hoạ leo 1 chút cho bài thêm sinh động ;D

Bay hàng tuyến hay vòng kín vào hạ cánh (заход на посадку с круга) được dùng cho mấy mục đích như giúp máy bay vào hạ cánh ở các sân bay có điều kiện không thích hợp cho vào hạ cánh trực tiếp (заход на посадку с прямой) do điều kiện khí tượng, hướng vào và độ cao tĩnh không của vật cản và trần mây trên đỉnh sân bay không cho phép, hoặc phải tiêu dầu thừa như trường hợp cụ Phi công nói, hoặc để tiêu tốc độ vào hạ cánh do trước đó máy bay bị địch truy kích (hàng tuyến hẹp kiểu "củ tỏi"), hoặc là bay chờ hạ cánh theo đội hình biên đội và phi đội.

Vào hạ cánh vòng kín của loại F-4 Phantom II - đối thủ cũ thời cụ Phi công 8) (f01.cdn.avsim.su)
(http://f01.cdn.avsim.su/forum/uploads/monthly_09_2009/post-50122-125293842805_thumb.jpg)

Huyphong xin mượn bức hình minh họa quá trình vào hạ cánh vòng kín của loại tiêm kích mũi quặp cánh vênh là đối thủ từng 1 thời rình mò ở 2 đầu loa cất hạ cánh của sân bay Đa Phúc. Khi vào cách đường băng hạ cánh 10 dặm, phi công F-4 đã thực hiện đối chuẩn thô chếch góc hẹp theo tim dọc đường băng và giữ bay tiếp ở độ cao 2000 phít (hơn 600m) tới 1/2 đường băng mới làm vòng 1 (giữ bán kính tâm lượn khoảng 2,5 dặm). Phi công bắt đầu vòng 2 bằng cách cải bằng khi trục máy bay chếch trục đường băng 45 độ, cự li giãn cách với trục đường băng 5 dặm và giữ đường bay song song nhưng ngược hướng với trục đường băng vào hạ cánh. Phi công bắt đầu vòng 3 khi bay ngang đối chuẩn (trục máy bay chếch trục đường băng 45 độ) với bán kính tâm lượn tương tự khi thực hiện vòng 1. Phi công vào vòng 4 đối chuẩn đường băng rồi vào hạ cánh.



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 17 Tháng Tư, 2012, 11:46:05 pm
Tôi thấy các loại F của Mỹ (Chiến lợi phẩm) thì lên xuống bình thường, nhưng loại máy bay của ta khi lên thường phụt ra sau luồng lửa (ước lượng có thể tới hơn 5m) ngay từ lúc lăn bánh. Còn lúc xuống thì bung nguyên cái dù to chảng ngay sau khi tiếp đất. Xin hỏi các bác tại sao vậy? Vì dốt cái món này lắm cho nên hồi đó tôi nghĩ: Có lẽ phi đạo của sân bay Biên Hòa không đủ độ dài cho máy bay các nước XHCN lên xuông nên phải bung dù. Và qua thông tin bài viết của bác PCTK  và hình ảnh minh họa của bác Olbuff về tên lửa hỗ trợ cất cánh. Tôi xin hỏi luồng lửa ấy có phải của tên lửa hỗ trợ hay không? Tôi hơi nghi vì luồng lửa phụt ra từ đuôi máy bay chứ không phải hai bên cánh. Mong các bậc tiền bối chỉ giáo, để tôi giải tỏa nỗi ấm ức gần bốn chục năm qua. Kính
Anh Phi công tiêm kích đang bận vào công kích bàn phím, nên lái trẻ Huyphong xin tình nguyện làm số 2 cảnh giới, yểm hộ cho số 1 ;D

Đỏ 1: Chiều dài đường băng CHC (phi đạo) của sân bay BH đủ tiêu chuẩn cho các loại máy bay tiêm kích của ta (cụ thể là Mig-21) cất hạ cánh bình thường. Tuy nhiên trong huấn luyện cất hạ cánh đường băng ngắn, máy bay Mig-21 vẫn sử dụng chế độ tăng lực động cơ khi cất cánh và triển khai dù hãm khi hạ cánh với đường chạy xả đà dưới 900m. Dù hãm cho Mig-21 là loại PT-21-UKM, với khả năng triển khai khi máy bay chạy xả đà ở tốc độ 280km/h và tối đa có thể tới 320km/h. Các loại F, cụ thể là F-5E như ở BH, khi hạ cánh cũng có thể sử dụng dù hãm với mục đích tương tự.

Đỏ 2: Qua những gì anh mô tả thì có thể nói rằng đó là đuôi lửa từ loa phụt phản lực khi máy bay bật chế độ đốt tăng lực để cất cánh, không phải tên lửa hỗ trợ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Tư, 2012, 12:03:51 am
Tôi thấy các loại F của Mỹ (Chiến lợi phẩm) thì lên xuống bình thường, nhưng loại máy bay của ta khi lên thường phụt ra sau luồng lửa (ước lượng có thể tới hơn 5m) ngay từ lúc lăn bánh. Còn lúc xuống thì bung nguyên cái dù to chảng ngay sau khi tiếp đất. Xin hỏi các bác tại sao vậy? Vì dốt cái món này lắm cho nên hồi đó tôi nghĩ: Có lẽ phi đạo của sân bay Biên Hòa không đủ độ dài cho máy bay các nước XHCN lên xuông nên phải bung dù. Và qua thông tin bài viết của bác PCTK  và hình ảnh minh họa của bác Olbuff về tên lửa hỗ trợ cất cánh. Tôi xin hỏi luồng lửa ấy có phải của tên lửa hỗ trợ hay không? Tôi hơi nghi vì luồng lửa phụt ra từ đuôi máy bay chứ không phải hai bên cánh. Mong các bậc tiền bối chỉ giáo, để tôi giải tỏa nỗi ấm ức gần bốn chục năm qua. Kính
Anh Phi công tiêm kích đang bận vào công kích bàn phím, nên lái trẻ Huyphong xin tình nguyện làm số 2 cảnh giới, yểm hộ cho số 1 ;D

Đỏ 1: Chiều dài đường băng CHC (phi đạo) của sân bay BH đủ tiêu chuẩn cho các loại máy bay tiêm kích của ta (cụ thể là Mig-21) cất hạ cánh bình thường. Tuy nhiên trong huấn luyện cất hạ cánh đường băng ngắn, máy bay Mig-21 vẫn sử dụng chế độ tăng lực động cơ khi cất cánh và triển khai dù hãm khi hạ cánh với đường chạy xả đà dưới 900m. Dù hãm cho Mig-21 là loại PT-21-UKM, với khả năng triển khai khi máy bay chạy xả đà ở tốc độ 280km/h và tối đa có thể tới 320km/h. Các loại F, cụ thể là F-5E như ở BH, khi hạ cánh cũng có thể sử dụng dù hãm với mục đích tương tự.

Đỏ 2: Qua những gì anh mô tả thì có thể nói rằng đó là đuôi lửa từ loa phụt phản lực khi máy bay bật chế độ đốt tăng lực để cất cánh, không phải tên lửa hỗ trợ.
Huyphongssi nói đúng rồi, và F5E có tăng lực đấy, chỉ có A-37 là không. Cái này nó liên quan đến phần động cơ máy bay bác vetran ạ. Bác có thể xem tài liệu sơ bộ trên mạng về động cơ tuabin phản lực có và không có đốt sau (tức tăng lực - afterburner). Bác xem hình dưới cảnh một chiếc máy bay F/A-18 của Mỹ cất cánh trên tàu sân bay bật tăng lực thì ống xả khí động cơ ở đuôi nó cũng đỏ lè lè thôi.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/27/F---18.jpg/800px-F---18.jpg)

Bác phicongtiemkich thông cảm, khi bác bận rộn thì anh em biết chia sẻ hiểu biết cho anh em chưa biết thôi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 18 Tháng Tư, 2012, 03:33:30 am
Hóa ra cái bộ phận này nó nổ xì ra lửa để tăng tốc máy bay ẩn nhanh vào mây. Nhìn bảy cái liều phóng một bên nó còn ngắn hơn bảy cái liều H12 hồi trước mình tháo trong rừng núi Kim Ri, thấy hai loại thuốc phóng khác màu nhau. Liều H12 màu đen ...

Em nghĩ hiện tượng "xì ra lửa để tăng tốc máy bay ẩn nhanh vào mây" mà bác minhsinh_1960 mô tả là do quá trình đốt tăng lực để tăng tốc độ chứ không phải là do tên lửa hỗ trợ, vì tên lửa hỗ trợ chỉ sử dụng khi cất cánh. 

Em tìm được 1 đoạn video về quá trình cất cánh của Mig-21 không quân Đông Đức cũ có sử dụng kết hợp cả tên lửa hỗ trợ và đốt tăng lực:
http://www.patricksaviation.com/videos/zimolaviation/4422/

Hai ảnh cắt ra trong clip:

(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/Mig21_JATO_Afterburner1.png)


(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/Mig21_JATO_Afterburner2.png)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 18 Tháng Tư, 2012, 03:57:34 am

Trên cái bản đồ đó thì với vị trí sân bay trên thì Quan Lang không phải là sân bay Anh Sơn. Vì Anh Sơn nằm trên trục Quốc Lộ 7 đi Lào. Khu vực đó là Tiếng giáp giữa Quế phong của Nghệ An và 1 huyện của Thanh Hoá. Hoặc Mỹ nhầm toạ độ của sân bay.
Có thế địa danh sân bay Quan Lang chính là sân bay Anh sơn vì thông tin do người công giáo di dân vào Nam cung cấp. Người công giáo ở đó thường gọi xứ này là Quan Lạng hay là Quan Lãng (theo tiếng phổ thông)

Tôi vừa tìm thêm được 1 bản đồ trong một tài liệu giải mật (declassified) của Phòng Lịch Sử Không Quân (Office of Air Force History ) Hoa Kỳ:

E. Hartsook, The Air Force in Southeast Asia, Shield for Vietnamization and Withdrawal 1971,
Office of Air Force History, July 1976,
Declassified in 2008, approved for public release

www.afhso.af.mil/shared/media/document/AFD-110323-039.pdf

Bản đồ nằm tại trang 25 của tài liệu (nếu tính số trang khi mở file pdf thì thuộc trang 32)
Theo đó thì vị trí của sân bay "Quang Lang" không giống với vị trí trong tấm bản đồ trong tài liệu "The Airforce in the Vietnam War" mà tôi đã post lên trong 1 bài viết tại trang 11
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24255.msg368897.html#msg368897

Coi như tấm bản đồ trong tài liệu giải mật có độ tin cậy cao hơn, đồng thời đối chiếu với vị trí thực tế của huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An và những thông tin trong bài viết của bạn, tôi nghĩ ta có thể kết luận sân bay Quang Lang trong các tài liệu của Mỹ chính là sân bay Anh Sơn:

(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/airfield31Dec71_NVN.png)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 18 Tháng Tư, 2012, 02:43:07 pm
Xin chào tất cả các đồng đội!
Trước hết tôi rất xin lỗi các đồng đội vì đã có sự nhầm lẫn về địa danh nơi anh Nguyễn Văn Khánh nhảy dù và hy sinh. Anh nằm xuống tại xã Cấp Tiến, huyện Phú Bình và được anh táng tại nghĩa trang của xã (nếu không có Chienc3.1972 thì tôi vẫn cứ đinh ninh xã ấy là xã Đạo Đức đấy). Xã Cấp Tiến nay là xã Kha Sơn. Ở đó, có bà mẹ tên là Nguyễn Thị Thảo đã chăm sóc mộ anh Nguyễn Văn Khánh suốt những năm anh ở lại với bà con Phú Bình. Mẹ mất năm 1996. Cũng trong năm 1996, mộ anh Khánh được dời về nghĩa trang quê anh : Đông Hưng, Thái Bình.
Tỉnh Thái Bình là tỉnh có khá nhiều phi công bác TranPhu ạ! Cùng đi học bay với tôi vào năm 1965 có đến gần 20 phi công của Thái Bình, nhiều nhất là ở Tiền Hải, rồi đến Kiến Xương, sau là Đông Hưng, Quỳnh Phụ và Vũ Thư... Bay MiG-21 ở đoàn tôi có các anh Nguyễn Văn Khánh (Đông Hưng), Trần Cung (Hưng Hà), Phạm Văn Mạo (Quỳnh Phụ), Vũ Đình Rạng (Tiền Hải), Phạm Phú Thái (Kiến Xương), rồi Phạm Tuân (Kiến Xương), Lê Minh Dương (Tiền Hải), Nguyễn Đưc Hợp (Vũ Thư)...
Với MiG-21, khi cất cánh thì thường bật tăng lực để rút ngắn quãng đường chạy đà và để lấy độ cao nhanh hơn. Luồng lửa phụt ra sau đuôi máy bay (sau buồng đốt của động cơ) dài đến vài ba chục mét. Còn khi lắp thêm tên lửa bổ trợ (ta gọi là K-99) thì có đến 3 luồng lửa (một của tăng lực ở giữa và hai bên là hai luồng của tên lửa bổ trợ). Khi đã cất canh với tên lửa bổ trợ thì đường chạy đà chỉ cần khoảng 280 - 300 mét là máy bay đã rời đất rồi. Khi hạ cánh, MiG-21 (và một số máy bay khác, nhất là loại hạ cánh trên tàu sân bay) đều phải thả dù giảm tốc, vừa để giảm chiều dài xả đà, vừa tiết kiệm lốp (vì đỡ phải phanh). MiG-21 tiếp đất ở tốc độ 320 km/h và khi tốc độ khoảng 300 km/h là thả dù giảm tốc, nếu thả dù ở tốc độ lớn quá thì dù có thể bị đứt, phanh không kịp thời thì nhiều khả năng sẽ xông ra ngoài đường băng, gây mất an toàn. Old Buff cho biết rất chính xác về tên lửa bổ trợ K-99. Xin cám ơn vì đã giải thích và minh họa hộ tôi.
Vòng tuyến hạ cánh (hoặc hàng tuyến hạ cánh) của các loại máy bay được lập gần như nhau, theo một quy định chung. Các số liệu trên hàng tuyến thay đổi là do tốc độ từng loại máy bay, địa hình sân bay và một số lí do khác nữa.
Hình vẽ tượng trưng cho việc nhảy dù của phi công chính xác quá. Tôi cứ nghĩ đồng đội cũng cùng trong một Trung đoàn, một lớp bay với tôi thì phải.
Các phi công bắt buộc phải ăn uống một chế độ riêng, thực đơn được lên cả năm luôn, hầu như lâu lâu mới có bữa trùng nhau, chủ yếu là tính bằng ca-lo (ăn theo định lượng ) cho đủ sức "vật lộn" với tàu bay mà thôi !
Hôm trước, tôi nói về một số lĩnh vực khác nhau giữa bay ngày và bay đêm, hôm nay tôi xin được trao đổi thêm để các đồng đội rõ hơn. Bay đêm phải bay theo đồng hồ là chính, hầu như tất cả đều lấy đồng hồ làm chủ đạo. Mà rồi, không phải là không có những trường hợp bị "cảm giác sai" để rồi dẫn đến tai nạn bay đâu. Này nhé, khi bạn đang bay trên biển, trên đầu bạn là cả trời sao lung linh, và dưới cánh bay của bạn - mặt biển bằng lặng, không gợn sóng, phản chiếu cả bầu trời sao lung linh ấy. Chỉ bay một lúc thôi, nếu không tỉnh táo, không kiểm tra  mọi tham số qua các đồng hồ (đặc biệt là đồng hồ chân trời, đồng hồ độ cao, đồng hồ độ cao lên xuống ...) thì bạn sẽ không biết đâu là trời đâu là biển nữa, mà lạ kỳ là tất cả những trường hợp rơi vào trạng thái "cảm giác sai", hầu như không ai tin vào đồng hồ cả, ai cũng cho là đồng hồ chỉ sai chứ không phải là mình đang ở trạng thái "cảm giác sai". Vì vậy, lẽ ra bạn phải kéo cần lái để đưa máy bay lên trời thì  bạn lại làm ngược lại - ấn cần lái, đưa máy bay ... xuống biển... ! Cất hạ cánh vào ban đêm còn phức tạp hơn nhiều. Tất cả đều phải lấy chuẩn qua các hàng đèn. Các đồng đội chắc chắn sẽ hình dung ra được vì so sánh ngay khi mình đi bộ ban ngày và đi bộ vào ban đêm nó đã khác nhau thế nào rồi. Nhớ lại lần phi công vũ trụ Gor-bat-cô (sau này ông đã cùng bay với Phạm Tuân ) trong buổi gặp gỡ với các học viên Việt Nam, sau khi ông kể nhiều chuyện về chuyến bay vào vũ trụ, ông dừng lại và hỏi xem ai có ý kiến gì không. Một học viên đã hỏi :
   -  Thưa đồng chí, khi bay vào vũ trụ, đồng chí thấy ngại điều gì nhất ?
   -  Sự cô đơn ! - ông trả lời ngay. Ở trên đó cả ngày và cả đêm luôn thấy thiếu hụt và lẻ loi ...
Với phi công bay đêm trên MiG-21 cũng vậy. Trong trời đêm tối tăm, mênh mang ấy tiềm ẩn biết bao nhiêu là rủi ro, bao nhiêu là hiểm họa, xử lí ra sao khi xuất hiện những hỏng hóc trên máy bay, khi xuất hiện bất thường của thời tiết và của bao điều bất ngờ khác nữa ... Một mình ngồi trong buồng lái với ánh sáng màu đỏ phản chiếu ra từ các bảng đồng hồ, các công tắc ... với tiếng động cơ lọt thỏm, mất hút giữa thinh không thì đúng, cũng thấy mình cô đơn thật. Ai đó đã từng thốt lên : "Một mình trong vũ trụ. Với hành trình cô đơn !" ... thì có lẽ cũng không sai là mấy.
Những đêm không trăng sao, khi bay vào trời đêm thì u ám hơn, buồn tẻ hơn, nhất là khi bay làm nhiệm vụ phải giữ bí mật, hạn chế liên lạc qua vô tuyến. Bầu trời mịt mùng, rộng lớn đến khôn cùng và con người cũng cảm thấy bé nhỏ vô cùng. Mình bỗng dưng thấy mình không là gì cả so với vũ trụ bao la kia. Gặp khi thời tiết "trở trời", những đám mây giống đùn lên, chớp sáng lóa, nhằng nhịt, bầu trời bị tan vụn ra thành muôn vàn mảnh khác nhau với các hình thù kỳ quái khác nhau. Với các đám mây đó, muốn bay cạnh chúng thì ít nhất cũng phải ở cự li hơn 10 km và muốn bay qua giữa hai đám mây như vậy thì khoảng cách tối thiểu giữa hai đám mây cũng phải lớn hơn 20 km may ra mới đảm bảo được an toàn. Nhưng, khi ở những cự li đó, máy bay đã "cảm nhận" được hơi lạnh thấm vào thân mình, đã run rẩy với những độ rung lắc bất thường rồi, và khi những tia chớp xuất hiện, trong tai nghe lập tức thấy những tiếng "lẹt xẹt". Bạn hãy cứ tưởng tượng một mình bạn đang ở giữa trời đêm, bạn thấy quanh bạn là những tia chớp sáng lóa, nhằng nhịt. Bầu trời lúc thì sáng đến lòa mắt, lúc lại tối om, máy bay thì rung lắc theo nhiều hướng khác nhau, rung trong hơi lạnh với những tiếng "lẹt xẹt" ghê rợn trong tai thì những cảnh trong phim kinh dị còn kém xa.
Nhưng dù bay đêm gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn bay ngày, nhưng có lắm khi có những cảnh tượng nên thơ mà phi công bay ngày không thể nào gặp được và có lẽ cũng không tưởng tượng ra được. Đấy là những chuyến bay cất cánh vào đúng lúc trăng lên, vào những đêm trăng tròn. Mặt trăng thật dịu dàng, tròn như một chiếc đĩa ngọc khổng lồ, nhè nhẹ tỏa sáng - thứ ánh sáng thật mềm mại, dịu êm ..., chuyển động thướt tha. Trong đêm trăng, bầu trời như chiếc áo gấm khổng lồ được gắn ngàn vạn viên ngọc kim cương lấp lánh, nhấp nháy ..., bạn bắt gặp những tầng mây nguyên thủy ngàn vạn năm còn ngơ ngẩn giữa không trung mà mỏng manh, lơ lửng trong tầng không tựa như tấm khăn voan của ai đó đánh rơi giữa trời còn vấn vương mùi hương, chập chờn trong gió... Dưới mặt đất, ánh trăng loang đến đâu, vạn vật sáng bừng lên đến đó tựa như được dát bạc, huyền ảo, thần diệu ... Trên mặt nước các đợt sóng gợn lăn tăn như có ngàn vạn con rắn  màu vàng, màu bạc đang đùa rỡn nhau trên mặt nước vậy. Những lúc ấy làng xóm, quê hương, cỏ cây vạn vật của đất nước mình sao mà yêu, mà quý, mà thân thương đến thế.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: thanhh63 trong 18 Tháng Tư, 2012, 03:00:57 pm
...
Nhưng, khi ở những cự li đó, máy bay đã "cảm nhận" được hơi lạnh thấm vào thân mình, đã run rẩy với những độ rung lắc bất thường rồi, và khi những tia chớp xuất hiện, trong tai nghe lập tức thấy những tiếng "lẹt xẹt". Bạn hãy cứ tưởng tượng một mình bạn đang ở giữa trời đêm, bạn thấy quanh bạn là những tia chớp sáng lóa, nhằng nhịt. Bầu trời lúc thì sáng đến lòa mắt, lúc lại tối om, máy bay thì rung lắc theo nhiều hướng khác nhau, rung trong hơi lạnh với những tiếng "lẹt xẹt" ghê rợn trong tai thì những cảnh trong phim kinh dị còn kém xa.

Nhưng dù bay đêm gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn bay ngày, nhưng có lắm khi có những cảnh tượng nên thơ mà phi công bay ngày không thể nào gặp được và có lẽ cũng không tưởng tượng ra được. Đấy là những chuyến bay cất cánh vào đúng lúc trăng lên, vào những đêm trăng tròn. Mặt trăng thật dịu dàng, tròn như một chiếc đĩa ngọc khổng lồ, nhè nhẹ tỏa sáng - thứ ánh sáng thật mềm mại, dịu êm ..., chuyển động thướt tha. Trong đêm trăng, bầu trời như chiếc áo gấm khổng lồ được gắn ngàn vạn viên ngọc kim cương lấp lánh, nhấp nháy ..., bạn bắt gặp những tầng mây nguyên thủy ngàn vạn năm còn ngơ ngẩn giữa không trung mà mỏng manh, lơ lửng trong tầng không tựa như tấm khăn voan của ai đó đánh rơi giữa trời còn vấn vương mùi hương, chập chờn trong gió... Dưới mặt đất, ánh trăng loang đến đâu, vạn vật sáng bừng lên đến đó tựa như được dát bạc, huyền ảo, thần diệu ... Trên mặt nước các đợt sóng gợn lăn tăn như có ngàn vạn con rắn  màu vàng, màu bạc đang đùa rỡn nhau trên mặt nước vậy. Những lúc ấy làng xóm, quê hương, cỏ cây vạn vật của đất nước mình sao mà yêu, mà quý, mà thân thương đến thế.


Bác tiemkich có bao giờ viết văn như bác nguyentrongluan không vậy?, bác cho em xuyên qua "kinh dị" trở về với "lãng mạn" mà em vẫn chưa ráo mồ hôi vì đoạn văn "kinh dị" của bác. Mà bác tả đoạn đo đỏ dài sọc làm em liên tưởng đến mấy bộ phim có đoạn bay đêm "ngắm trăng" như bác kể, nhìn hình ảnh chiếc máy bay từ từ lọt thỏm vào vầng sáng của chị Hằng trông thật tuyệt... cám ơn bác rất nhiều  :D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: OldBuff trong 18 Tháng Tư, 2012, 03:31:04 pm
Xin chào tất cả các đồng đội!

(http://lib.rus.ec/i/25/287125/pic_56.jpg)

Không biết bác Phicôngtiêmkích có biết về tấm ảnh đen trắng chụp cảnh giáo viên bay Liên Xô đang thị phạm động tác bay trên sa bàn cho học viên phi công Việt Nam không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 18 Tháng Tư, 2012, 04:23:31 pm
Hóa ra cái bộ phận này nó nổ xì ra lửa để tăng tốc máy bay ẩn nhanh vào mây. Nhìn bảy cái liều phóng một bên nó còn ngắn hơn bảy cái liều H12 hồi trước mình tháo trong rừng núi Kim Ri, thấy hai loại thuốc phóng khác màu nhau. Liều H12 màu đen ...

Em nghĩ hiện tượng "xì ra lửa để tăng tốc máy bay ẩn nhanh vào mây" mà bác minhsinh_1960 mô tả là do quá trình đốt tăng lực để tăng tốc độ chứ không phải là do tên lửa hỗ trợ, vì tên lửa hỗ trợ chỉ sử dụng khi cất cánh.  

Em tìm được 1 đoạn video về quá trình cất cánh của Mig-21 không quân Đông Đức cũ có sử dụng kết hợp cả tên lửa hỗ trợ và đốt tăng lực:
http://www.patricksaviation.com/videos/zimolaviation/4422/

Hai ảnh cắt ra trong clip:

(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/Mig21_JATO_Afterburner1.png)


(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/Mig21_JATO_Afterburner2.png)
@ star ; Không phải tăng tốc chui vào mây như tấm hình minh họa, mà mình không nhìn thấy cái máy bay tiêm kích đâu cả. Sau hai tiếng nổ to nhìn thấy vệt trắng trên nền trời thôi, rất nhanh máy bay ẩn trong mây rồi. Chắc chắn mỗi lần tăng tốc phi công ta phải hy sinh ít giây cuộc sống quý giá của mình. Khi phi công hồi tỉnh lại mới khởi động máy bay & lái điều khiển nó. Nên một lúc sau mới nghe thấy tiếng động cơ máy bay. Có thể nói sức khỏe chịu đựng mỗi phi công khác nhau, lúc tỉnh lại của họ không giống nhau có người nhanh tỉnh & có người lâu tỉnh ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 18 Tháng Tư, 2012, 04:40:13 pm
@ star ; Không phải tăng tốc chui vào mây như tấm hình minh họa, mà mình không nhìn thấy cái máy bay tiêm kích đâu cả. Sau hai tiếng nổ to nhìn thấy vệt trắng trên nền trời thôi, rất nhanh máy bay ẩn trong mây rồi.

Vâng, vậy có lẽ em không hiểu rõ ý của bác.
Với cả bài trên chủ yếu em đưa thêm video và hình minh họa quá trình cất cánh có đốt tăng lực và tên lửa hỗ trợ của Mig-21
Liên quan đến mô tả của bác thì em thấy đã được mọi người bàn đến trong vài trang trước, (chắc bác cũng đã đọc rồi nhưng phía dưới em vẫn trích lại 1 đoạn, coi như thêm thông tin cho bài viết này).

Chúng ta thường thấy máy bay có tốc độ siêu âm khi vượt tốc phá bức tường âm thanh thì bao quanh nó có vầng mây trắng xóa đó là hơi nước trong không khí ngưng tụ. Khi máy bay vượt bức tường âm thanh, sóng xung kích phía trước máy bay bị dồn nén quá áp, nhiệt độ do đó cũng tụt giảm trong tíc tắc, gây cho hơi nước trong vùng không khí bị dồn nén trở nên trắng toát(ngưng tụ). Khi máy bay bay vượt tốc sinh ra 2 tiếng nổ, còn khi giảm tốc thì chỉ có 1 tiếng nổ mà thôi.



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 18 Tháng Tư, 2012, 05:59:30 pm
 @ star! Ý mình là cái máy bay từ dưới măt đất " hình như khu vực không có sân bay " máy bay mình lao vút lên trên trời như kiểu phóng tên lửa. Kéo máy bay lên bệ phóng phi công trực chiến ngồi sẵn trong buồng lái luôn, còi báo động chưa kịp hú đã phóng máy bay đón chặn bọn Thần sấm con ma F4 vào cắn trộm ta...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 18 Tháng Tư, 2012, 11:13:13 pm
@ star! Ý mình là cái máy bay từ dưới măt đất " hình như khu vực không có sân bay " máy bay mình lao vút lên trên trời như kiểu phóng tên lửa. Kéo máy bay lên bệ phóng phi công trực chiến ngồi sẵn trong buồng lái luôn, còi báo động chưa kịp hú đã phóng máy bay đón chặn bọn Thần sấm con ma F4 vào cắn trộm ta...
Cái này liên quan tới chế độ trực ban chiến đấu anh ạ. Không quân tiêm kích làm nhiệm vụ phòng không có 5 cấp trực ban: trực ban chiến đấu thường xuyên, trực ban chiến đấu trên sân bay từ cấp 3 tới cấp 1 và trực ban chiến đấu trên không. Máy bay tới từ khu vực không có sân bay có thể là đang cơ động bay thấp chặn kích máy bay địch theo lệnh gọi từ vị trí trực ban chiến đấu trên sân bay hoặc từ vị trí trực ban chiến đấu trên không. Máy bay tiêm kích có tầm chặn kích từ xa, còn còi báo động báo yên chỉ phát khi máy bay địch bay vào uy hiếp ở 1 cự li thích hợp tính theo cây số cách mục tiêu báo động, nên có thể anh chưa nghe hú còi nhưng đã thấy máy bay xẹt qua đầu.

Ở đây cần phân biệt tiếng ồn do phi công bật tăng lực động cơ với 2 tiếng nổ "pình, pình" khi máy bay bay tốc độ vượt âm.

Khi phi công đẩy cần RUD tới chế độ tăng lực toàn phần, có 1 tiếng nổ nhỏ nhưng liền theo đó là tiếng gầm do lưu lượng dòng phụt phản lực biển đổi đột ngột khi thoát khỏi loa phản lực. Tùy theo kiểu động cơ, loại nhiên liệu, độ cao bay, nhiệt độ và độ ẩm không khí mà động cơ hoạt động ở chế độ tăng lực toàn phần có thể thải ra dòng khí phản lực chứa muội khói hoặc không.

Khi đạt tốc độ vượt âm, từ hướng máy bay phát ra 2 tiếng nổ "pình, pình" của sóng kích và sóng hồi kích. Hai sóng này có dạng biểu thị hình chữ N nên còn được gọi là sóng N. Thời gian dãn cách giữa 2 tiềng pình này tùy thuộc vào độ cao bay. Máy bay càng bay cao thì thời gian dãn cách giữa 2 tiềng pình càng dài do góc tới của sóng kích và sóng hồi kích tới mặt đất khác nhau (góc tới của sóng kích đến từ mũi máy bay lớn hơn góc tới của sóng hồi kích đến từ đuôi máy bay). Hiện tượng kèm theo sóng kích khi máy bay vượt âm vẫn là dòng khí phản lực chứa muội nhiên liệu chưa đốt hết ở chế độ tăng lực toàn phần của động cơ và nếu máy bay bay ở độ cao lớn sẽ có dòng hơi nước từ sản phẩm cháy của động cơ ngưng đọng do nhiệt độ thấp.

(http://www.talkmoneycafe.com/images/fa-18_hornet_supersonic_flight_breaking_sound_barrier.jpg)

Hiện tượng túi hơi nước bao quanh khi máy bay phá vỡ bức tường âm thanh như sau: khi máy bay đạt tốc độ cận âm tới hạn phá vỡ bức tường âm thanh, dòng khí trước khi tới các bề mặt khí động của máy bay vẫn ở tốc độ cận âm. Sau khi tương tác với các bề mặt khí động của máy bay, dòng khí được gia tốc tới tốc độ vượt âm tại 1 tuyến vuông góc với hướng dòng khí trên bề mặt khí động và sóng kích xuất hiện tại vị trí tuyến này. Phía trước bề mặt sóng kích, dòng khí chứa hơi nước bị nén lại làm tăng áp suất và nhiệt độ. Nhưng khi vượt qua mặt sóng kích, áp suất và nhiệt độ dòng khí bị tụt giảm đột ngột làm ngưng tụ hơi nước và tạo thành túi hơi nước bao quanh phần phía sau sóng kích trên các mặt khí động của máy bay. Máy bay bay càng thấp và ở khu vực càng nhiều hơi nước (sát mặt biển) thì túi hơi nước xuất hiện khi tốc độ cận âm tới hạn càng rõ.   


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 18 Tháng Tư, 2012, 11:32:04 pm
Huyphong nói thêm 1 chút về hàng tuyến "củ tỏi" mà anh Phi công nêu ở bài trước: Trong 1 số trường hợp phải vào hạ cánh khẩn cấp khi vẫn đang bị địch đeo bám truy kích phía sau, hoặc trường hợp máy bay bị gọi về hạ cánh để đài dẫn tập trung xử lí trường hợp có uy hiếp an toàn bay, phi công có thể vận dụng vào hạ cánh hàng tuyến hẹp kiểu "củ tỏi" hay "thắt khăn quàng".

Trong thuật lái này, phi công có thể bỏ qua các vòng 1 và vòng 2 để nhảy cóc vào hạ cánh ép góc lớn từ vòng 3 và vòng 4. Tuy nhiên, thuật lái này đòi hỏi phi công phải có kĩ năng lái thành thục nếu không rất dễ gặp tai nạn. Trước đây có vụ anh Vinh e trưởng 931 và đồng chí Vinh phi phó gặp nạn trên chiếc UMig bay khí tượng cũng với thuật lái này sau khi phát hiện động cơ có vấn đề.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Tư, 2012, 11:51:58 pm
Như vậy anh Nguyễn Văn Khánh đã kịp nhảy dù, nhưng sao lại hy sinh, hay anh đã bị thương quá nặng? Bác phicongtiemkích có thể cho bọn em biết rõ hơn không? 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: selene0802 trong 20 Tháng Tư, 2012, 12:32:36 am
Mời các bác muốn bàn và tranh luận về kỹ thuật hàng không chúng ta về chỗ này nhé:

Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24370.0.html)

Nhân tiện, cháu cũng mời bác phicongtiemkich nếu có thời gian rỗi, ghé qua thăm và giúp đỡ topic mới ạ  :)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: binhyen1960 trong 20 Tháng Tư, 2012, 02:10:50 am
 Nhắc nhở lần đầu nhưng cũng rất mong là lần cuối đối với thành viên star.

 Đây là Box Máu và Hoa là nơi dành cho CCB viết lại hồi ức và kỷ niệm đời lính của mình, nếu thành viên star có "ngẫu hứng" nói lên hiểu biết và kiến thức về quân sự hàng không binh chủng không quân của mình thì xin mời bạn dành thời gian viết bài trên Box Kiến thức quốc phòng. Ở đó có hẳn những chuyên mục dành cho star thể hiện khả năng của mình.

 Chúng ta cần phải trả lại sự bình yên cho topic Phi công tiêm kích để bác @phicongtiemkich tiếp tục hồi ức chiến đấu của mình.

 Những bài viết lạc đề sẽ được chuyển về đúng nơi của nó sau 12h nữa. Kính báo.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 20 Tháng Tư, 2012, 10:24:53 am
Xin chào tất cả các đồng đội!
Tôi rất cảm ơn những đồng đội đã cùng sẻ chia với tôi về những kỹ thuật bay mà tôi chưa kịp giải thích với các câu hỏi của các đồng đội khác. Tôi nghĩ, qua nhiều hình ảnh minh họa, nhiều đồng đội đã hiểu hơn nhiều về "nghề bay". Cho đến bây giờ thì chúng tôi chưa có ai ngồi trên máy bay đặt ở trên bệ phóng để phóng lên trời cả. Cái dó chỉ áp dụng với phi công vũ trụ thôi, chứ phi công bình thường thì đều phải chạy đà (dù ít dù nhiều) rồi tách đất, lấy độ cao để đi làm nhiệm vụ.
Tấm ảnh mà các đồng đội Oldbuff hỏi tôi thì tôi quá biết. Đấy là đoàn bay trước tôi, bay trên loại máy bay Iak-18, sau đó các anh ấy bay chuyển loại lên MiG-17, rồi sáp nhập cùng đoàn của chúng tôi bay trên loại MiG-21. Đoàn các anh ấy có 12 người công với đoàn tôi 21 người, tổng cộng khi về nước năm 1968, "đoàn bay MiG-21 khóa 3" bọn tôi có 33 chiến sĩ cả thảy. Trong ảnh ấy, có anh đã hi sinh, có anh đã chết vì bệnh tật, có những anh còn sống, có anh đã bắn rơi Đại tá Kit-tinh-gơ - một trong mười phi công có số giờ bay cao nhất nước Mỹ đồng thời là chuyên viên không chiến của Lầu Năm góc đấy.
Trong quá trình đi làm nhiệm vụ, ở Quân binh chủng nào cũng vậy, đều có những sự mất mát, hy sinh. Nhiều sự hy sinh bây giờ bản thân tôi cũng không lí giải nổi, nhất là tại sao lại hy sinh, hy sinh như thế nào thì lại càng khó giải thích. Có những cú, nghĩ rằng cái chết đến mười mươi không thể tránh khỏi, vậy mà lại chẳng có chuyện gì xảy ra. Có những lần, nghĩ rất nhẹ nhàng, tưởng chừng như mọi chuyện bình thường thì lại không còn người nữa. Nó gần như là phụ thuộc vào số phận. Mà số phận thì chẳng biết thế nào mà lần. Đã có lần, tôi đứng rất lâu trên bờ biển, đứng để suy ngẫm và rồi về viết những dòng như sau :
 Những con thuyền nối nhau ra khơi thẳm ngàn trùng
Hăm hở đến nơi chân trời mới lạ
Thỏa chí tang bồng, vẫy vùng nơi biển cả
Sóng gió, chớp giông chẳng run sợ mảy may
 Có những người đi, về, tay vẫn trắng tay
Đi đi mãi, vất vả hoàn vất vả
Có những người gặp vận may đến lạ
Cá đầy khoang, ung dung ngắm sao trời
Có những người gần như suốt cuộc đời
Đi lần nào, gặp bão giông lần ấy
 Biển tự ngàn xưa, biển bao giờ cũng vậy
Biết ban phát cho ai, và ban phát những gì
Càn Khôn rồi cũng đến lúc phân Li
Cấn cá lắm, biết bao là hao Tốn
Ngút ngàn xa, nơi biển trời hỗn độn
Kiếp luân hồi, ai nợ chốn trần ai
 Nào đâu kẻ sa cơ, nào đâu bậc kỳ tài
Nào đâu biết số phận nào định trước
Dẫu hèn kém, dẫu giỏi giang sông nước
Ngẫm cho cùng - ai cũng phải lên bờ !
 
Xin bổ sung thông tin về lực lượng đánh đêm  trong  nhiệm vụ săn B52: Nhiều phi công bay đêm của Đại đội 5 thuộc Trung đoàn không quân Sao Đỏ đã liên tục mai phục, xuất kích để tiêu diệt B-52 như các anh Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây… nhưng chưa lần nào "săn" được chúng. Chừng như chúng "sợ vía" chúng tôi nên lần nào xuất kích là chúng chạy từ sớm, hoặc khi chúng tôi cơ động vào trực chiến trong các sân bay Vinh, Anh Sơn ...là không hề thấy bóng dàng B-52 bén mảng cả trong thời gian dài. Thời gian ấy, trong Đại đội đã có câu: "Biểu Xê-Pôn, Tôn đường Chín" nghĩa là, các anh hoạt động chiến đấu ở các khu vực ấy quá nhiều. Có thể, kẻ địch không tường tận dung mạo, nhưng dò qua sóng đối không, nghe giọng nói của các anh Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây... là chúng có thể phán đoán được đấy là những con người thế nào rồi và chúng cũng đã gờm lắm rồi. Biết đâu (mà cũng có thể lắm chứ) các anh cũng nằm trong trường hợp tương tự như Anh hùng Liên-xô - phi công huyền thoại Pô-cơ-rư-skin trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, mỗi khi người Anh hùng ấy cất cánh là bọn Đức lại thông báo: "Chú ý ! Chú ý ! Có Pô-cơ-rư-skin ở trên trời !". Cũng phải nói thêm rằng để máy bay ta mỗi lần cất cánh được trong thời kỳ đó chỉ có thể nói hai từ là “Kỳ tích”. Trong đó có những đóng góp, hy sinh cực kỳ to lớn của quân dân Khu 4 khi ấy và chúng tôi luôn luôn khắc sâu trong lòng.Đọc hồi ức của các đồng đội trong VMH tôi thấy các đồng đội cũng chịu nhiều gian nan vất vả, cuộc chiến có những đặc thù khác với chúng tôi. Nhưng chúng ta đều tự hào đã vượt lên mọi khó khăn, thử thách để chiến thắng.

Trận đầu giao chiến với Mỹ của tôi là vào trung tuần tháng 1 năm 1972, khi chúng tôi cơ động và trực chiến ở sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá) thì bên phía đất Lào, khu vực Long Chẹng - thủ phủ của tên tướng phỉ tự xưng là vua Lào - tên Vàng Pao, đang bị các lực lượng của pa thét Lào cùng quân tình nguyện của ta bao vây với ý định lần này dứt khoát phải bắt được Vàng Pao.
Không phải phiên trực chiến của tôi, nên tôi ở nhà định vác súng đi bắn chim thì nhận được lệnh gặp điện thoại với sở chỉ huy. Tôi nhận lệnh một mình bay sang đó gây thanh thế cho bộ binh ta đang bao vây địch và nếu thời tiết tốt, thấy rõ mục tiêu thì cho phép công kích bắn hết cơ số đạn và tên lửa trên máy bay rồi về. Chẳng là, trước chiến dịch này, tôi cũng đã được nằm trong lực lượng của biên đội dánh Long Chẹng bằng không quân, nên cũng hiểu được đường đi lối lại qua nghiên cứu trên sa bàn.
Dọc đường từ khu sơ tán ra sân bay, tôi mở bản đồ bay ra kiểm tra lại hướng bay, các vật chuẩn, soát lại các phương án sử dụng vũ khí, các phương án hiệp đồng, xử lý bất trắc, và thế là một mình tôi cất cánh, vòng thẳng hướng qua biên giới Việt - Lào, nhằm Long Chẹng lao tới. Đến Mường Lầm thì tôi vứt thùng dầu phụ, kéo cao lên 10km. Hôm ấy, mây đầy trời, lên đến độ cao hơn 6km tôi mới ra khỏi mây. Tính toán theo thời gian thì tôi đã đến khu Long Chẹng. Tôi báo với sở chỉ huy về vị trí của tôi, về tình hình thời tiết trên đường đi và tại khu vực tác chiến. Ngay đó, tôi nhận được thông báo có địch - 4 chiếc F.4 bay từ phía Nam lên, ở độ cao 8km. Sau lần thông báo thứ hai thì tôi phát hiện được địch. Tính toán thấy mình ở thế chiến thuật hoàn toàn có lợi, tôi xin phép công kích. Sở chỉ huy đồng ý, tôi lượn trái lật xuống để chiếm vị trí thuận lợi. Phát hiện ra tôi, bọn F.4 quay gấp ngay lại. Tôi đã từng được biết tính năng của F4 rất lợi thế khi vòng mặt bằng, nhưng giờ lần đầu tiên giáp mặt thì mới thấy tường tận, tận mắt chứng kiến ở mặt phẳng ngang, chúng lợi hại như thế nào, hơn hẳn MIG21 của ta rất nhiều. Vèo một cái, hai thằng F.4 đã kéo vào phía sau khoảng 140 -  1500 so với máy bay tôi. Tôi ráng kéo cũng bám được vào phía sau thằng khác tương tự như vậy. Bọn chúng phóng tên lửa tới tấp. Mỗi máy bay F.4 mang được 6 đến 8 quả tên lửa không đối không. Bốn thằng, vậy là có từ 24 tới 32 quả. Tôi thì lại chỉ có một thân một mình. Máy bay của tôi hồi đó chưa được cải tiến, chỉ đeo có 2 quả tên lửa không đối không mà thôi. Ngu gì mà chúng nó không tranh nhau quật túi bụi vào máy bay tôi. Tôi bằng mọi cách vừa giữ lấy chút thế chủ động, vừa né, tránh tên lửa địch. Vừa thấy bóng quả tên lửa rời máy chiếc F.4 đằng sau phóng tới theo phản xạ tôi kéo ngoặt máy bay. Quả tên lửa lướt dưới đuôi máy bay, còn thằng vỉa ruồi phía trước bùng ngay một khối lửa, “chúng nó tự bắn nhau” - chỉ nghĩ được trong đầu có thế. Hôm ấy rada của mình dưới mặt đất bắt cũng khá chuẩn xác nên giúp tôi cũng được nhiều phen. Hỗn chiến một hồi, tôi cảm thấy mình càng quần lâu càng bất lợi vì ở quá xa căn cứ,  dầu liệu có hạn, tính năng cơ động mặt bằng của máy bay mình lại kém, kéo theo phương thẳng đứng thì không đủ tốc độ nên máy bay không “nghe” mình. Tôi xin thoát li khỏi không chiến. Sở chỉ huy đồng ý. Tôi làm một động tác giả, làm một nửa động tác lộn xuống, sau đó nhanh chóng đổi hướng, chui vào mây luôn. Trong mây, tôi đảo hướng bay kiểu “đánh võng” mấy lần liền để đề phòng nếu có thằng nào kịp lao theo tôi cũng sẽ không còn thấy mục tiêu để bám.
Lấy hướng quay ngược trở lại. Khi rađa dẫn đường dưới mặt đất thông báo tôi ở trên biên giới Việt - Lào thì đèn báo dầu sáng: chỉ còn có 450 lít!  Còn hơn trăm cây số nữa mới về tới “nhà”. Cực chẳng đã, tôi đành phải bay ở tốc độ tiết kiệm nhất, đạt được đường bay dài nhất. Lò dò bay ở tốc độ 450 - 480 km/h máy bay chòng chành, chao đảo như chỉ muốn rơi. Tâm trạng tôi không khác gì ngồi trên đò đầy mà nước đã mấp mé khoang. Lo lắng vô cùng, tầm nhìn dưới mây lại kém. Hầu như đi đến đâu nhìn thẳng xuống thì biết đến đấy thôi, chứ nhìn xiên thì chẳng thấy được gì.
Còn cách sân bay ước chừng mấy chục cây số nữa thì kim chỉ dầu trên máy bay chỉ về con số 0. Tôi báo về sở chỉ huy và thấy dưới đó lặng đi một lúc rồi mới tiếp tục thông báo cho tôi vị trí sân bay. Lần này thì lại thông báo sai. Lẽ ra sân bay ở bên trái thì lại thông báo ở bên phải. Tôi nghi hoặc hỏi lại thì bấy giờ mới khẳng định ở bên trái. Để tự trấn an tinh thần của mình, tôi mạnh dạn vặn kim đồng hồ chỉ dầu lên con số 100 lít, mặc dù biết rằng khi kim chỉ dầu chỉ về số 0, mình bật tất cả các bơm dầu lên cho làm việc thì cũng vét được thêm khoảng 70 lít nữa, nhưng phàm từ xưa tới giờ, luôn xảy ra chuyện là cái gì mình hơi lo lắng một chút thì lại hay để mắt vào đó. Khi bay dầu còn nhiều thì mấy phút mới liếc kiểm tra đồng hồ dầu một lần, còn khi nó đã ở vị trí cạn kiệt rồi thì cứ mấy giây lại dán mắt vào đấy, chừng như muốn thôi miên cho kim nó chạy ngược lên. Vậy là để “chắc ăn”, tôi cứ cho nó còn kha khá một chút cho đỡ phải nhìn.
Máy bay tôi bay cứ ngật ngưỡng như thằng say. Dò mãi mà chẳng thấy địa tiêu nào quen thuộc cả. Tôi cũng hơi hoảng, nhưng lại nghĩ: có vấn đề gì thì mình chủ động nhảy dù, dẫu sao cũng là đất của mình, nhưng chẳng lẽ lại bỏ máy bay?
Mãi rồi cơ may cũng phải đến. Tôi nhìn thấy “hòn củ khoai” (ngọn núi trông như củ khoai lang, phía Nam núi Nưa) và reo lên “tôi đang ở trên hòn củ khoai!” giọng sở chỉ huy cũng đầy lạc quan: “Chú ý, sân bay ở phía trái anh!”. Tôi bay đến núi Nưa, đối chuẩn đài và quyết định xin hạ cánh ngược chiều. Đối chuẩn sau vòng 4 xong xuôi xong, tôi mới thả càng, không thả cánh tà, vì nếu thả cả càng, cả cánh tà sợ phải sử dụng vòng quay động cơ nhiều. Càng thả xong thì cũng gần đến điểm kéo bằng. máy bay tiếp đất xong thì nghe một tiếng oà rồi lịm luôn: vừa vặn tiêu đến giọt dầu cuối cùng!
Tôi trượt đà vào trong ụ, xuống máy bay người ướt đẫm mồ hôi và toàn bộ các giây thần kinh căng đến mức muốn đứt hết. Thực ra thật khó nói về cái cảm giác của mình khi gặp địch. Lúc bấy giờ tất cả tâm trí chỉ tập trung cho mỗi việc làm sao phải đánh thắng, phải bắn trúng, phải thoát li khỏi trận chiến an toàn và phải biết hướng mà về được sân bay mình. Chỉ có vậy thôi. Có lẽ, chỉ sau khi hạ cánh, chỉ khi có thời gian rảnh một chút là mới có cơ hội nhìn nhận lại từng chi tiết của cuộc chiến, mới thấy tiếc, mới thấy xót xa, mới thấy sợ, mới thấy bực bội.
Tôi lại còn thấy căng thêm nữa khi thợ máy kiểm tra máy bay xong báo cho tôi biết rằng máy bay tôi bị bắn quăn hết ống phản lực kéo dài, gãy  1/3 của một bên bánh lái lên xuống. Tôi không tin, nói rằng tôi vẫn điều khiển bình thường kia mà. Nhưng khi ra tận nơi thì thấy cũng ghê thật: ống phản lực bằng thép chịu nhiệt, cứng như thế mà quăn như vỏ đỗ, bánh lái lên xuống bên trái thì cụt mất 1/3 “Ái chà! Cái lũ F.4 láo toét này đã đập vào đít ngựa của tao rồi”. Trận này chúng nó bắn vào nhau, chiếc F.4 ấy bị rơi phía Tây khu vực Yên Thành - Nghệ An. Sau trận tôi ở Long Chẹng về, bạn hữu gọi tôi là thằng “chọc tổ ong” và tôi lại có thêm cái tên huý nữa từ đấy.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 20 Tháng Tư, 2012, 01:15:22 pm
...Trong quá trình đi làm nhiệm vụ, ở Quân binh chủng nào cũng vậy, đều có những sự mất mát, hy sinh. Nhiều sự hy sinh bây giờ bản thân tôi cũng không lí giải nổi, nhất là tại sao lại hy sinh, hy sinh như thế nào thì lại càng khó giải thích. Có những cú, nghĩ rằng cái chết đến mười mươi không thể tránh khỏi, vậy mà lại chẳng có chuyện gì xảy ra. Có những lần, nghĩ rất nhẹ nhàng, tưởng chừng như mọi chuyện bình thường thì lại không còn người nữa. Nó gần như là phụ thuộc vào số phận. Mà số phận thì chẳng biết thế nào mà lần. Đã có lần, tôi đứng rất lâu trên bờ biển, đứng để suy ngẫm và rồi về viết những dòng như sau :
 Những con thuyền nối nhau ra khơi thẳm ngàn trùng
Hăm hở đến nơi chân trời mới lạ
Thỏa chí tang bồng, vẫy vùng nơi biển cả
Sóng gió, chớp giông chẳng run sợ mảy may
 Có những người đi, về, tay vẫn trắng tay
Đi đi mãi, vất vả hoàn vất vả
Có những người gặp vận may đến lạ
Cá đầy khoang, ung dung ngắm sao trời
Có những người gần như suốt cuộc đời
Đi lần nào, gặp bão giông lần ấy
 Biển tự ngàn xưa, biển bao giờ cũng vậy
Biết ban phát cho ai, và ban phát những gì
Càn Khôn rồi cũng đến lúc phân Li
Cấn cá lắm, biết bao là hao Tốn
Ngút ngàn xa, nơi biển trời hỗn độn
Kiếp luân hồi, ai nợ chốn trần ai
 Nào đâu kẻ sa cơ, nào đâu bậc kỳ tài
Nào đâu biết số phận nào định trước
Dẫu hèn kém, dẫu giỏi giang sông nước
Ngẫm cho cùng - ai cũng phải lên bờ ! ....

Hay quá, cảm ơn bác,  ;D.
Chục ngày nay cứ trăn trở, trở trăn; tựa như Sơn Thủy Mông mù mờ, khó thực; nghĩ cho cùng thì Đạo - Đời >< Đời - Đạo cũng như Dịch kia biến hóa vô cùng. Dịch mà Biến Dịch - đọc bài của bác thấy lòng thư thái lại,  ;D. Cảm ơn lắm lắm. ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: china trong 20 Tháng Tư, 2012, 02:01:45 pm
Những phi công mỹ khi đọc những dòng hồi ký của bác PCTK chắc phải ngã mũ bái phục, nhất là khi biết được PCTK có số giờ bay thấp hơn phi công Mỹ nhiều lần.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: linhcnn72 trong 20 Tháng Tư, 2012, 02:56:01 pm

 Những con thuyền nối nhau ra khơi thẳm ngàn trùng
Hăm hở đến nơi chân trời mới lạ
Thỏa chí tang bồng, vẫy vùng nơi biển cả
Sóng gió, chớp giông chẳng run sợ mảy may
 Có những người đi, về, tay vẫn trắng tay
Đi đi mãi, vất vả hoàn vất vả
Có những người gặp vận may đến lạ
Cá đầy khoang, ung dung ngắm sao trời
Có những người gần như suốt cuộc đời
Đi lần nào, gặp bão giông lần ấy
 Biển tự ngàn xưa, biển bao giờ cũng vậy
Biết ban phát cho ai, và ban phát những gì
Càn Khôn rồi cũng đến lúc phân Li
Cấn cá lắm, biết bao là hao Tốn
Ngút ngàn xa, nơi biển trời hỗn độn
Kiếp luân hồi, ai nợ chốn trần ai
 Nào đâu kẻ sa cơ, nào đâu bậc kỳ tài
Nào đâu biết số phận nào định trước
Dẫu hèn kém, dẫu giỏi giang sông nước
Ngẫm cho cùng - ai cũng phải lên bờ !






Bài thơ của bác PCTK rất hay, mang đầy triết lý của cuộc đời và số mệnh. Chắc bác viết vào thời gian sau này, khi cuộc đời cũng trải qua nhiều thăng trầm và đã thấm nhuần dịch lý. Chúc bác tiếp tục mạch truyện rất thú vị của mình.





Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quoc_an trong 20 Tháng Tư, 2012, 05:15:08 pm
Phải công nhận là tinh thần của chú PCTK cao thật. Gặp địch lần đầu tiện, 1 chọi 4, sẵn sàng tấn công và đã chiến thắng như phim Hollywood (để địch tự bắn nhau, chắc bọn phi công Mỹ đấy về nhà cay cú lắm), hạ cánh thành công khi vừa hết dầu. Chú đúng là phi công của Không quân Việt Nam anh hùng. Cháu xin chúc mừng chiến công năm xưa của chú :)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Tookies trong 20 Tháng Tư, 2012, 06:53:00 pm
Không biết có phải cú nhảy dù của US AF này có liên quan gì chuyến xuất kích tháng 1/1972 của chú không?

20 tháng 1-1972    Không quân (USAF) loại máy bay: trinh sát RF‑4C, số đuôi 68‑0573
OZ    14th TRS/432nd TRW   trúng đạn phòng không, 15 dặm hướng nam thung lũng bản Ban - Lào, phi công nhảy dù.(hit by AAA 15 M S of Ban Ban Valley, Laos    Pilot eject)

Cả tháng 1 tụi F4 rớt có 2 chiếc, 1 ở Lào, 1 ở Khe Sanh.
Nguồn:
http://www.ejection-history.org.uk/PROJECT/YEAR_Pages/1972.htm
Cháu viết bằng di động nên không chi tiết lắm. Không lẽ chiếc trinh sát này lại bay thấp trong tầm hỏa lực pháo phòng không!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: khanhhuyen trong 20 Tháng Tư, 2012, 07:50:22 pm
trích từ: Phi công tiêm kích

Cũng phải nói thêm rằng để máy bay ta mỗi lần cất cánh được trong thời kỳ đó chỉ có thể nói hai từ là “Kỳ tích”.

thưa bác Phi công tiêm kích,em là phi công cày đường nhựa thứ thiệt,cứ leo lên đường xa lộ lớn là em để chế độ bay 220 đến 250 km/giờ.Nhưng khi nhìn thấy xân bay Gat của các bác,em thú thực là cũng xin treo bằng chẳng giám bay.Đúng là,rất thần thoại nếu ai đó bảo rằng đấy là sân bay,thật kính phục các bác lăm lắm. :-*


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 20 Tháng Tư, 2012, 10:43:12 pm
Còn hơn trăm cây số nữa mới về tới “nhà”. Cực chẳng đã, tôi đành phải bay ở tốc độ tiết kiệm nhất, đạt được đường bay dài nhất. Lò dò bay ở tốc độ 450 - 480 km/h máy bay chòng chành, chao đảo như chỉ muốn rơi. Tâm trạng tôi không khác gì ngồi trên đò đầy mà nước đã mấp mé khoang. Lo lắng vô cùng, tầm nhìn dưới mây lại kém. Hầu như đi đến đâu nhìn thẳng xuống thì biết đến đấy thôi, chứ nhìn xiên thì chẳng thấy được gì.
---
Tôi lại còn thấy căng thêm nữa khi thợ máy kiểm tra máy bay xong báo cho tôi biết rằng máy bay tôi bị bắn quăn hết ống phản lực kéo dài, gãy  1/3 của một bên bánh lái lên xuống. Tôi không tin, nói rằng tôi vẫn điều khiển bình thường kia mà. Nhưng khi ra tận nơi thì thấy cũng ghê thật: ống phản lực bằng thép chịu nhiệt, cứng như thế mà quăn như vỏ đỗ, bánh lái lên xuống bên trái thì cụt mất 1/3 “Ái chà! Cái lũ F.4 láo toét này đã đập vào đít ngựa của tao rồi”. Trận này chúng nó bắn vào nhau, chiếc F.4 ấy bị rơi phía Tây khu vực Yên Thành - Nghệ An. Sau trận tôi ở Long Chẹng về, bạn hữu gọi tôi là thằng “chọc tổ ong” và tôi lại có thêm cái tên huý nữa từ đấy.

Vụ đấy chắc anh bị "rắn đuôi kêu" AIM.9B/E vồ hụt rồi. Tên lửa này có gắn ngòi cận đích hồng ngoại nên chỉ cần bay sượt gần ống phun phản lực máy bay nó cũng kích nổ đạn. Mất 1/3 bánh lái lên xuống có thể là nguyên nhân khiến máy bay của anh chòng chành mất ổn định khi còn ở tốc độ khá tốt.

Bác Hồ quê em hình như cũng có viết 1 bài đăng báo quân đội chỉ rõ mấy nhược điểm của tên lửa "rắn đuôi kêu" của Mĩ ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 21 Tháng Tư, 2012, 10:57:51 pm
Xin chào các đồng đội!
Với anh em phi công chúng tôi, khi được tham gia trực chiến, nhất là lại được xuất kích (cho dù có gặp địch hay không) thì cũng thấy rất vinh dự, đặc biệt với những anh em nào tham dự trận không chiến mà lại bắn rơi máy bay Mỹ nữa thì lại càng thấy vinh dự, tự hào gấp bội phần. Cũng như trong bóng đá, cầu thủ trực tiếp ghi bàn đại đa số là phải có đồng đội tạo điều kiện cho cú sút quyết định... biên đội bay của chúng tôi cũng vậy, luôn phải có người yểm hộ, trợ giúp cho nhau khi công kích. Cũng có những trường hợp "đồng thời công kích" nhưng những trận như thế không nhiều. Trận tôi sang bên vùng trời đất bạn hoạt động, bọn chúng tự bắn vào nhau. Lúc không chiến thì chỉ biết nó trúng tên lửa, còn nó bị thương hay bị rơi thì cũng không biết mà cũng không còn lúc nào để nghĩ đến. Mãi đến khi tôi về đến Thọ Xuân thì Sở chỉ huy mới báo cho tôi biết nó rơi ở Yên Thành - Nghệ An. Trận đầu gặp địch, 1 chọi 4 lành lặn mà chúng lại tự bắn nhau thì kết quả cũng không đến nỗi tồi đúng không các đồng đội. Nhưng cái F.4 bị rơi thì tôi không được tính công đâu. Chẳng là Sở chỉ huy cứ hỏi đi hỏi lại tôi là tôi có bắn không, rồi lại bảo "ra xem lại xem vũ khí có còn đủ hay đã bắn rồi mà không để ý". Quả thật, trận ấy tôi không có cơ hội để bắn thật, con nhà nghèo, chỉ có 2 quả nên phải chắc ăn thì mới xài. Công đó tôi không được tính, thôi đành vậy đã là quy định thì phải chấp hành thôi. Sau này, Chính phủ, nhân dân các bộ tộc Lào tặng tôi Huân chương chiến công - Huân chương SAMALƠT để ghi nhận sự cống hiến của tôi trong chiến dịch ấy. Tôi vô cùng cám ơn Đảng, Chính phủ, nhân dân các bộ tộc Lào đã quan tâm đến cá nhân tôi, ghi nhận đóng góp của tôi trong sự nghiệp chung ấy.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: thaynhin trong 22 Tháng Tư, 2012, 04:23:23 pm
Chuyên của bác Phi công tiêm kích thật thú vị,công của bác tuy không phải trực tiếp bắn rơi F4,nhưng kỳ tích đó khó mà có ai lặp lại được.Bác mà không kể ra thì khó ai mà tưởng tuơng ra là có!
Những chuyện bác kể là tư liệu rất quý giá  với chúng em!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 23 Tháng Tư, 2012, 06:11:55 am
Chú Phicôngtiêmkích,

Mãi đến khi tôi về đến Thọ Xuân thì Sở chỉ huy mới báo cho tôi biết nó rơi ở Yên Thành - Nghệ An.

Có lẽ Sở chỉ huy có thông tin khác, còn từ phía địch thì như Tookies đã đưa, trong tháng 1 năm 1972 họ chỉ nhận mất 02 chiếc F-4 cùng ngày 20/01/1972, RF-4C 68-0573 rơi ở Ban Ban Valley (bản Ban?), bắc Lào và F-4E 67-0247 rơi khoảng hơn 20 dặm phía Tây Khe Sanh. Không thấy họ nhận có chiếc F-4 nào rơi ở Nghệ An cả ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tư, 2012, 06:34:19 am
Hay là bọn Mỹ nó kê thiếu hả bác altus, hoặc phi công chết nên nó kê sang bảng khác.
Vì: - trong tháng 1 năm 1972 còn một chiếc RF-101 do bác Nguyễn Hồng Mỹ bắn rơi, khu vực Quảng Bình, phi công nhảy dù và sau này còn gặp bác Mỹ trên đất Mỹ qua trung gian của Dan Cherry. Nhưng không thấy kê trong bảng trên. Vụ này tôi nhớ báo Mỹ có đăng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 23 Tháng Tư, 2012, 07:00:12 am
Chiếc bác Mỹ bắn chính là RF-4C 68-0573. Tổ lái gồm Thiếu tá R.K. Mock và Trung uý J.L. Stiles. Ông Cherry đã giúp bác Hồng Mỹ gặp lại Stiles ở bên Mỹ năm 2009 (http://www.pegasusnews.com/news/2011/jun/27/vietnam-war-antagonists-buddy-ut-dallas-lecture/) (Mock đã qua đời), và lúc đó Stiles mới công nhận là mình bị MIG bắn hạ chứ không phải SAM như ông ta nghĩ.

Tôi lấy tài liệu từ thống kê của Hobson, liệt kê tất cả các máy bay cánh cố định của Mỹ rơi ở Đông Nam Á, bất kể số phận phi công thế nào.

(http://www.dallasnews.com/incoming/20110624-all_three.jpg.ece/BINARY/w620x413/All_three.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 23 Tháng Tư, 2012, 10:45:50 am
Chiếc bác Mỹ bắn chính là RF-4C 68-0573. Tổ lái gồm Thiếu tá R.K. Mock và Trung uý J.L. Stiles. Ông Cherry đã giúp bác Hồng Mỹ gặp lại Stiles ở bên Mỹ năm 2009 (http://www.pegasusnews.com/news/2011/jun/27/vietnam-war-antagonists-buddy-ut-dallas-lecture/) (Mock đã qua đời), và lúc đó Stiles mới công nhận là mình bị MIG bắn hạ chứ không phải SAM như ông ta nghĩ.

Tôi lấy tài liệu từ thống kê của Hobson, liệt kê tất cả các máy bay cánh cố định của Mỹ rơi ở Đông Nam Á, bất kể số phận phi công thế nào.

(http://www.dallasnews.com/incoming/20110624-all_three.jpg.ece/BINARY/w620x413/All_three.jpg)
Cám ơn bạn altus đưa các số liệu chuẩn giúp chúng tôi hiểu rõ hơn vấn đề. Bạn có số liệu về viên đại tá phi công Mỹ bị không quân ta bắn rơi không và số phận của anh ta thế nào, cám ơn bạn nhiều.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tư, 2012, 11:21:12 am
Cám ơn bác altus, đúng nó rồi. Chiếc F4E kia cũng có thể là chiếc trong trận đánh đầu tiên của bác phicongtiemkich. Bác altus có nhớ trường hợp nào phía Mỹ thống kê bắn nhầm nhau trên không trong chiến tranh Việt Nam không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 23 Tháng Tư, 2012, 07:33:50 pm
Bạn có số liệu về viên đại tá phi công Mỹ bị không quân ta bắn rơi không và số phận của anh ta thế nào, cám ơn bạn nhiều.

Dạ tôi chưa hiểu bác muốn nói tới đại tá nào. Có lẽ mời bác sang chủ đề Chiến Tranh đường không trên bầu trời miền Bắc (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,5477.0.html) ta bàn tiếp.

Trích dẫn từ: qtdc
Chiếc F4E kia cũng có thể là chiếc trong trận đánh đầu tiên của bác phicongtiemkich

Vâng, cũng không loại trừ, tuy điểm rơi có hơi xa, và bên kia họ chép là bị trúng đạn 23mm khi đang oanh kích đường HCM gần Khe Sanh.

Thực tình trước nay tôi cũng không để ý vụ "quân địch bắn quân nó" này lắm nên cũng không nhớ có số liệu gì không. Bây giờ có hồi ký của chú Phicôngtiêmkích nhắc đến, tôi sẽ để ý tìm thử. :-)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 24 Tháng Tư, 2012, 06:44:54 pm
Trong ảnh ấy, có anh đã hi sinh, có anh đã chết vì bệnh tật, có những anh còn sống, có anh đã bắn rơi Đại tá Kit-tinh-gơ - một trong mười phi công có số giờ bay cao nhất nước Mỹ đồng thời là chuyên viên không chiến của Lầu Năm góc  đấy.
Anh Phi công bận quá nên Huyphong vào yểm trợ ;D

Kittinger và chiếc F-4D "Con ma" số đuôi 66-0230 OY của y (5053phantoms.com)
(http://www.veterantributes.org/Photos/JoeKittinger.jpg)
(http://www.5053phantoms.com/photos/albums/userpics/normal_66-0230_1_391th-TFS_GETA-O-PHOTO.jpg)

Kít ting giơ (Kittinger = Joseph William Kittinger II) bị anh Ngô Duy Thư bắn rơi ngày 11-5-1972 trên vùng trời Thái Nguyên khi hắn đang dẫn đội hình biên đội F-4D của Liên đội trinh sát chiến thuật 432. Thời điểm bị bắn rơi, Kít Ting Giơ đeo lon trung tá Phi đội trưởng Phi đội tiêm kích chiến thuật 555 kiêm chỉ huy phó Liên đội trinh sát chiến thuật 432 và đang thực hiện phi vụ cuối cùng của lần tình nguyện chiến đấu thứ 3 trên chiến trường Đông nam á.  

Các anh Soát - Thư - Thái - Liêm rút kinh nghiệm phối hợp tốp Mig-21 sau trận không chiến bắn rơi 4 chiếc F-4E thuộc các Liên đội trinh sát chiến thuật 432 sân bay U-đon và Liên đội tiêm kích chiến thuật 366 sân bay Tắc-li trong ngày 27-6-1972 (ĐVO)
(http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/Lenam/20111116/qp_nam_KQTK_07.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lamcclpy trong 25 Tháng Tư, 2012, 08:53:18 am
Chào bác phi công tiêm kích!
Lần đầu tiên em được gặp một"Anh hùng trên chín tầng mây" trên VMH.Cảm ơn bác đã cho em hiểu thêm về chiến tích oai hùng của Không Quân Nhân Dân Việt Nam.Chẳng hay lâu nay bác bận "tân trang máy bay" hay sao mà chưa "xuất kích" tiếp?Em có nghe trong năm 1972 có trận một Mig ta xơi 3 F địch.Bác có thể kể cho mọi ngươi biết về chuyện này không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Tư, 2012, 01:00:04 pm
Xin chào các đồng đội!
Cảm ơn đồng đội huyphongssi, altus và các đồng đội khác đã bổ sung thông tin giúp tôi. Tôi xin nói thêm về trận đánh của biên đội Ngô Văn Phú và Ngô Duy Thư bắn hạ phi công Kit-tinh-giơ - chuyên viên không chiến của Lấu Năm Góc và là một trong 10 phi công có giờ bay cao nhất nước Mỹ ( thời bấy giờ ). Anh Ngô Văn Phú đã bắn hạ chứ không phải là Ngô Duy Thư. Khi đi gặp Kit-tinh-giơ tại nhà tù của ta mà phi công Mỹ gọi là "Khách sạn Hin-tơn" để ông ta hiểu được ai đã bắn hạ được cao thủ bậc nhất của không quân Mỹ như thế nào, vì anh Ngô Văn Phú bận nên để anh Ngô Duy Thư đi. Ảnh chụp cảnh phi công ta làm động tác vào bắn thế nào cũng lấy ảnh của anh Ngô Duy Thư, do đó nhiều người lầm vì như vậy. Anh Ngô Văn Phú sau khi nghỉ hưu thì về quê nhà ở Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Tanloc555 trong 25 Tháng Tư, 2012, 01:05:11 pm
Chào anh Phicôngtiêmkích@: Anh có biết Anh hùng liệt sĩ phi công Phan Như Cẩn.Người lái máy bay AN-2 của Đoàn 919 không.
Anh Phan Như Cẩn là con trai cả trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Quang Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, là một trong 4 xã đầu tiên của tỉnh huyện Can Lộc nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung thành lập chi bộ Đảng Cộng sản.
Em trai của Anh Cẩn là Phan Như Trì lái máy bay MIC ở Sân bay Kép.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 25 Tháng Tư, 2012, 01:11:37 pm
 Cám ơn Bác phicongtiemkich đã cho chúng em sự thật của lịch sử. Em rất trân trọng trang VMH vì nó có rất nhiều nhân vật, sự việc thật. Chào Bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Tư, 2012, 01:40:02 pm
Cám ơn bác phicongtiemkich đã đính chính cho bọn em thêm rõ.
Trận 11-5-72 theo tài liệu ta và địch đã công khai có một số điểm đáng chú ý:
- Chỉ sau trận 10-5-72 một ngày
- Hai chiếc F bị biên đội các anh Phú - Thư bắn rơi đều có cùng 4 số đuôi cuối giống nhau. F-105G 62-0230 bị số 2 Ngô Duy Thư bắn rơi trước. F-4D 66-0230 do Kittinger lái bị số 1 Ngô Văn Phú bắn rơi sau khi số 2 lập công. Anh Phú bắn xong thì bị tốp địch sau bắn rơi nhưng nhảy dù an toàn. Có vẻ Kittinger đã bị bám đuôi mà không biết. Cá nhân em cảm thấy trận này ta dẫn đường tốt, tạo điều kiện tốt cho biên đội hai anh Phú-Thư.
- Đương nhiên địch bao giờ cũng có số lượng trội hơn ta rất nhiều, cả về số máy bay+số vũ khí mang theo.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 26 Tháng Tư, 2012, 01:17:46 pm
Xin chào các đồng đội!
Trong đội ngũ bay của chúng tôi, có những trường hợp hai bố con cùng là phi công hoặc hai anh em ruột đều là phi công. Trường hợp của anh Cẩn và anh Trì là hai anh em ruột, bay ở hai loại máy bay khác nhau. Anh Phan Như Cẩn ( sinh 1933, quê ở Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh ), đi học bay ở Liên-xô từ năm 1956 đến 1959. Từ 1959 đến 1968 anh là phi công bay trên máy bay vận tải An-2. Anh đã đánh chìm 2 tàu và bắn cháy 1 tàu biệt kích địch. Ngày 12 tháng 1 năm 1968, anh đã anh dũng hy sinh trong trận đánh của biên đội 4 chiếc An-2 phá hủy căn cứ ra-đa của Mỹ ở Pa-thí - Bắc Lào. Ngày 25 tháng 8 năm 1970, anh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 Anh Phan Như Trì ( sinh năm 1952 ) đi học bay ở Liên-xô từ năm 1972 đến 1976. Từ 1976 đến 1978, anh Phan Như Trì  là phi công lái máy bay MiG-21.Ngày 20 tháng 10 năm 1978, anh hy sinh trong chuyến bay huấn luyện ở vùng trời Yên Bái.
 Hầu như tất cả các trận đánh, các trận không chiến đạt kết quả cao đều được dẫn dắt tốt. Dẫn đường có thể dẫn trên màn hình IKO, có thể dẫn trên bàn tròn trong SCH ..., có thể dẫn khi thấy ta địch rõ ràng mà cũng có thể "dẫn mò". Để cho một máy bay cất cánh lên trời được thì có rất nhiều thành phần phục vụ, bảo đảm cho chuyến bay ấy, đặc biệt là các chuyến bay xuất kích chiến đấu. Các thành phần đảm bảo cho chuyến bay đều có những chiến công thầm lặng nhưng to lớn. Thiếu một thành phần là trận đánh không thể thành công. Chúng tôi, những phi công cũng chỉ là thành phần làm nốt "khâu cuối cùng" của trận đánh mà thôi. Thật thiếu sót quá lớn nếu như ai đó "bỏ quên" những thành phần ấy.
Trong những năm tháng chiến tranh, phi công ta chưa có ai trong một trận bắn rơi 3 máy bay cả, mà chỉ có biên đội bắn rơi 3 chiếc. Trận không chiến mà biên đội bắn rơi 3 chiếc được xem như là "kinh điển", được đưa vào làm tài liệu giảng dạy ở các học viện là trận của biên đội Nguyễn Nhật Chiêu (số 1), Nguyễn Văn Cốc (số 2). Đấy là trận đánh vào ngày 23 tháng 8 năm 1967. Hai anh Nguyễn Nhật Chiêu và Nguyễn Văn Cốc đều trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau này cũng có những trận đánh hay nữa, tôi sẽ kể sau. Kết quả của nhiều trận không chiến giữa ta và không quân Mỹ theo tôi cần phải có những nghiên cứu hoặc hội thảo nhìn từ hai phía thì mới có thể sáng tỏ được (sự kiện Vịnh Bắc Bộ lớn như vậy mà mãi gần đây phía Mỹ mới công nhận mà).


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 26 Tháng Tư, 2012, 01:25:24 pm
Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.
Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và  thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.
Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.
Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.
Cùng ngày 3/3 ấy, ở sân bay Đa Phúc, Bùi Văn Long sau khi xuất kích về, khi hạ cánh chỉ thả được 2 càng, chiếc càng chính bên phải không ra, không rõ vì nguyên nhân gì. Chỉ huy bay không giúp được Long. Máy bay sau khi tiếp đất, chạy xoay đâm vào ụ pháo và báo hại thay, khi hạ cánh, Long lại không ghì chặt dây dù bảo hiểm người vào ghế, chính vì vậy, khi máy bay đâm vào ụ, Long bị lao người về phía trước, đầu đập vào kính ngắm, kính ngắm bị vỡ, một mảnh thuỷ tinh đâm thủng hộp sọ. Lôi được Long ra khỏi buồng lái thì thấy trán có một lỗ bằng ngón tay sâu hoắm vào trong, óc từ đó rỉ ra. Thôi! thế là thôi rồi! Cái chết sao mà rõ nhanh, sao mà rõ vô lý! Ai đời, tung hoành mãi trong chiến tranh chẳng sao, lại bị trong trường hợp rất ngớ ngẩn. Long được chôn cất ở nghĩa trang Trần Hưng Đạo trên Hương Canh. Hàng năm, cứ ngày 27/07 và trước Tết, thế nào tôi cũng đến đấy thắp nhang tưởng niệm anh em. Cùng nằm với Bùi Văn Long ở đó còn có anh hùng Đặng Ngọc Ngự, anh Tiếp phi công Mig-19, Út Hải (út trong đám anh em kết nghĩa với tôi) bay trên L-29... và mấy anh em khác nữa...
Cũng đầu năm 1972 này, do nhu cầu phát triển lực lượng, Không quân được biên chế thêm một trung đoàn nữa - Trung đoàn 927 (gọi là Trung đoàn Lam Sơn) ra đời ngày 3/02/1972. Đoàn bay của tôi san ra như ong chia đàn. Người đi, kẻ ở, cũng lắm ý kiến lắm. Trung đoàn trưởng 927 là anh hùng Nguyễn Hồng Nhị. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 921 là anh hùng Nguyễn Ngọc Độ. Các anh Đạo, Sâm, Soát, Nghĩa... thì sang 927. Tôi, Việt, Thái... và số đánh đêm thì ở lại với Trung đoàn 921. Vậy là từ đây, chúng tôi phải xa nhau, mỗi người mỗi nhiệm vụ, cùng ở trên trời đấy, nhưng mỗi người ở một rãnh sóng khác nhau, chẳng nghe được tiếng của nhau nữa, nói chi thấy mặt. Và cũng là từ đây, chúng tôi ngầm ganh đua nhau xuất kích, ganh đua nhau bắn rơi máy bay trong các trận không chiến, ganh đua nhau nhận các nhiệm vụ… Cả hai trung đoàn chúng tôi về sau đều được tuyên dương anh hùng và ở cả hai trung đoàn, một số anh trong đoàn bay của tôi cũng được tuyên dương anh hùng các lực lượng vũ trang.
Càng về sau này thì địch càng tích cực thay đổi thủ đoạn chiến thuật để đánh phá. Cũng bởi lực lượng phòng không của ta lớn mạnh hơn, cũng bởi lực lượng không quân dù là non trẻ nhưng chúng không thể coi thường như thời gian đầu coi là những con muỗi mắt nữa. Cũng bởi vũ khí sử dụng trong chiến tranh Việt Nam ngày càng được cải tiến hơn. Cũng bởi cách đánh của chúng tôi cũng đa dạng hơn v.v... Nếu như mấy năm trước đây, lực lượng cường kích (đeo bom) trong đội hình của chúng nhiều, tiêm kích (đánh chặn) ít hơn thì nay thay đổi ngược lại. Trong đội hình 32 chiếc vào đánh phá mục tiêu, có khi chỉ 4 hoặc 8 chiếc đeo bom laze, 2 chiếc chiếu lade, còn đâu là tiêm kích đơn thuần làm nhiệm vụ quét sạch bầu trời, yểm hộ trực tiếp, yểm hộ khu vực cho số ném bom kia. Phải công nhận rằng, sự ra đời của vũ khí laze quả là lợi hại. Có cây cầu hàng bao nhiêu năm trời, đánh phá tốn hàng ngàn tấn bom đạn, bị rơi hàng trăm máy bay nhưng cầu vẫn đứng trơ trơ, nhưng khi xuất hiện bom lade thì 4 chiếc của chúng đeo bom với 2 chiếc chiếu tia laze đã đánh sập cây cầu.
“Vỏ quýt dày cũng có móng tay nhọn”. Các mục tiêu mặt đất của mình khi cần bảo vệ khỏi sự đánh phá bởi loại vũ khí laze này là đốt khói để khói trùm kín mục tiêu. Tia laze mất tác dụng, bom rơi chệch mục tiêu hết. Cũng sang năm 1972, địch hầu như chỉ sử dụng độc một loại máy bay là F.4 (con Ma) có cải tiến thành F.4E - mang vũ khí nhiều hơn, bắn được khi đang bay đối đầu, góc bắn lớn, tính năng tốt hơn, và như vậy, chúng tôi càng vất vả, chật vật hơn khi phải không chiến với chúng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: thanhh63 trong 26 Tháng Tư, 2012, 03:33:25 pm
Vậy là mối hoài nghi từ hồi nhỏ khi đi sơ tán ở Chùa Thầy, Hà Tây, leo lên núi xem máy bay ta địch đuổi nhau, rồi tên lửa đuổi máy bay địch... em cứ băn khoăn hoài không biết có bao giờ tên lửa mình đuổi máy bay ta không nữa?... Thật buồn khi điều đó lại sảy ra trong thực tế. Bác tiêmkich sau vụ đó đã cảnh giác ra sao với tên lửa nhà mình xin nói rõ được không ạ? Cám ơn bác nhiều  :)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 26 Tháng Tư, 2012, 06:53:05 pm
Hầu như tất cả các trận đánh, các trận không chiến đạt kết quả cao đều được dẫn dắt tốt. Dẫn đường có thể dẫn trên màn hình IKO, có thể dẫn trên bàn tròn trong SCH ..., có thể dẫn khi thấy ta địch rõ ràng mà cũng có thể "dẫn mò". Để cho một máy bay cất cánh lên trời được thì có rất nhiều thành phần phục vụ, bảo đảm cho chuyến bay ấy, đặc biệt là các chuyến bay xuất kích chiến đấu. Các thành phần đảm bảo cho chuyến bay đều có những chiến công thầm lặng nhưng to lớn. Thiếu một thành phần là trận đánh không thể thành công. Chúng tôi, những phi công cũng chỉ là thành phần làm nốt "khâu cuối cùng" của trận đánh mà thôi. Thật thiếu sót quá lớn nếu như ai đó "bỏ quên" những thành phần ấy.
Yểm hộ anh Phicôngtiêmkích 1 số tấm hình minh hoạ ;D

Kíp dẫn trên bàn tròn trong SCH gồm sĩ quan dẫn chính, sĩ quan dẫn phụ ghi khẩu lệnh và nhân viên chỉ thị đài dẫn.

Hình dưới là kíp dẫn trên bàn tròn trong SCH tiền phương B8, sau lưng là bảng tiêu đồ xa và chiến sĩ báo vụ tiêu đồ xa (ảnh ĐVO)
(http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/Lenam/20120105/qp_nam_NVC_07.jpg)

Trích dẫn
Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.
Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và  thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.
Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.
Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.
Huyphong biết vụ này là trách nhiệm của d63 eTLPK236. Hiện đóng ở Mĩ Hào-HY, d63 là đơn vị gạo cội của cánh tên lửa phòng không với thành tích đánh thắng trận đầu (7/1965) và bắn rơi nhiều máy bay Mĩ nhất (45 chiếc) của binh chủng tên lửa. Sau vụ này, không chỉ các cá nhân kíp chiến đấu và chỉ huy phân đội bị kỉ luật, mà tới nay đơn vị này vẫn chưa được phong anh hùng.

Trong vụ bắn nhầm tai hại này, thì lỗi không chỉ ở kíp chiến đấu của d63 tên lửa, mà còn ở khả năng hiệp đồng kém của kíp dẫn đường SCH B3.  


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 26 Tháng Tư, 2012, 10:03:05 pm
Càng về sau này thì địch càng tích cực thay đổi thủ đoạn chiến thuật để đánh phá. Cũng bởi lực lượng phòng không của ta lớn mạnh hơn, cũng bởi lực lượng không quân dù là non trẻ nhưng chúng không thể coi thường như thời gian đầu coi là những con muỗi mắt nữa. Cũng bởi vũ khí sử dụng trong chiến tranh Việt Nam ngày càng được cải tiến hơn. Cũng bởi cách đánh của chúng tôi cũng đa dạng hơn v.v... Nếu như mấy năm trước đây, lực lượng cường kích (đeo bom) trong đội hình của chúng nhiều, tiêm kích (đánh chặn) ít hơn thì nay thay đổi ngược lại. Trong đội hình 32 chiếc vào đánh phá mục tiêu, có khi chỉ 4 hoặc 8 chiếc đeo bom laze, 2 chiếc chiếu lade, còn đâu là tiêm kích đơn thuần làm nhiệm vụ quét sạch bầu trời, yểm hộ trực tiếp, yểm hộ khu vực cho số ném bom kia. Phải công nhận rằng, sự ra đời của vũ khí laze quả là lợi hại. Có cây cầu hàng bao nhiêu năm trời, đánh phá tốn hàng ngàn tấn bom đạn, bị rơi hàng trăm máy bay nhưng cầu vẫn đứng trơ trơ, nhưng khi xuất hiện bom lade thì 4 chiếc của chúng đeo bom với 2 chiếc chiếu tia laze đã đánh sập cây cầu.
“Vỏ quýt dày cũng có móng tay nhọn”. Các mục tiêu mặt đất của mình khi cần bảo vệ khỏi sự đánh phá bởi loại vũ khí laze này là đốt khói để khói trùm kín mục tiêu. Tia laze mất tác dụng, bom rơi chệch mục tiêu hết. Cũng sang năm 1972, địch hầu như chỉ sử dụng độc một loại máy bay là F.4 (con Ma) có cải tiến thành F.4E - mang vũ khí nhiều hơn, bắn được khi đang bay đối đầu, góc bắn lớn, tính năng tốt hơn, và như vậy, chúng tôi càng vất vả, chật vật hơn khi phải không chiến với chúng.

Mẫu bom laze Paveway GBU-1 được Không lực Mĩ sử dụng tại Vn từ năm 1968 (primeportal.net)
(http://data3.primeportal.net/hangar/bill_spidle2/gbu-1/images/gbu-1_2_of_9.jpg)

Bộ chiếu tia laze AN/AVQ-10 "Pave Knife" gắn dưới cánh máy bay chỉ thị mục tiêu F-4D để chiếu tia laze cho các máy bay trong biên đội thả bom laze Paveway (en.valka.cz)
(http://en.valka.cz/files/an-avq-10__1__128.jpeg)

1 số chiến thuật ném bom laze của Không lực Mĩ trong chiến tranh phá hoại đường không ở Miền Bắc qua 3 chiến lệ "cầu Hàm Rồng", "cầu Long Biên" và "nhà máy điện Yên Phụ" (old.vko.ru):

Chiến thuật ném bom "tiêu chuẩn" ("стандартный" метод бомбометания) đánh sập nhịp cầu Hàm Rồng
(http://old.vko.ru/pictures/2005_21/ex26_sx5.jpg)

Chiến thuật ném bom "tiêu chuẩn" trong vụ cắt nhịp cầu Long Biên (hình a) và chiến thuật ném bom "xác suất" ("вероятный" метод бомбометания) trong vụ không kích nhà máy điện Yên Phụ (hình b)
(http://old.vko.ru/pictures/2005_21/ex26_sx6.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quoc_an trong 27 Tháng Tư, 2012, 09:59:58 am
Có một câu hỏi liên quan đến vụ bắn nhầm của tên lửa, nếu thấy không thích hợp thì xin mod di chuyển hộ.
Thư chú Phicongtiemkich, theo cháu biết các thiết bị quân sự, nhất là máy bay phải được trang bị thiết bị hỏi đáp Địch/Ta đề phòng quân ta đánh quân mình. Vậy trong trường hợp tên lửa ta bắn vào máy bay ta ở trên, thiết bị đó không được trang bị hay vì lí do gì đó không hoạt động, chú Phicongtiemkich có biết về vấn đề đó không ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 30 Tháng Tư, 2012, 10:49:48 pm
Có anh em hỏi về 1 số bức hình phía dưới của loại Mig-21bis SAU, nhưng Huyphong không giải đáp hết được. Rất mong anh Phi công tiêm kích chỉ dẫn thêm về các câu hỏi này:
Trích dẫn
1. những chiếc mig 21 520x sơn rằn ri chính xác là thuộc trung đoàn không quân nào vậy các bác?

2. Có chính xác bao nhiêu chiếc? Qua 1 ảnh em thấy có 4 chiếc sơn màu này xếp hàng cạnh nhau.... qua các ảnh em thu thập và tìm tòi được thì chắc chắn 3 chiếc 5205, 5206 và 5210.... và đoán chiếc thứ 4 là 5204... Các bác có chính xác số lượng và số hiệu thì cho em biết nhé....

3. Hiện giờ những chiếc này còn bay không các bác?

4. Thời điểm chụp ảnh là khoảng bao giờ hả các bác?

5. Rằn ri màu xanh da trời đậm đuơcj sơn trên nền sơn bạc (xám) của mig hay sơn trên nền xanh da trời nhạt?


(http://i.imgur.com/Ug5ml.jpg)

(http://img.photobucket.com/albums/v249/starflyer5/Mig-21/VietMig21.jpg)

(http://i85.photobucket.com/albums/k56/design84/LTT/mig21a.jpg)

(http://forum.keypublishing.com/attachment.php?attachmentid=29934&d=1088777411)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tieuthienvuong trong 02 Tháng Năm, 2012, 05:05:25 pm
Cháu chào bác PCTK!
Cháu cảm ơn bác vì những giải đáp cho khúc mắc của cháu. Cháu chúc bác vui khỏe để vững tay "gõ bàn phím", chuyển tải lịch sử đến thế hệ tương lai  :)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 02 Tháng Năm, 2012, 11:25:38 pm
Xin chào tất cả các đồng đội!
Sau cái vụ xảy ra với chuyến Li-2 ngày 3 tháng 3 thì quả thực, tôi bắt đầu cảnh giác với cả tên lửa PK của mình. Có lẽ công tác hiệp đồng tác chiến vẫn có điều gì đó chưa chuẩn, mặc dù chúng tôi cũng đã tham gia  những cuộc hiệp đồng tác chiến: phân chia theo độ cao, theo dẻ quạt tác chiến, theo thời gian, theo nhiệm vụ chiến đấu ... rồi có cả KOD phân biệt, nhận dạng nữa. Trên các máy bay ta và tên lửa PK đều có trang bị "máy phân biệt địch/ta", hàng ngày được thay đổi theo mật mã quy định (gọi là "cốt" - COD). Các phi công khi tiếp thu máy bay trực chiến đều được nhắc nhở phải đặt theo đúng "cốt" quy định theo từng ngày, nhưng không phải cứ đặt "cốt" là hoàn toàn yên tâm, là không bị ta bắn mình.  Lần ấy tôi bay với anh Lê Hoàn (tôi số 1, Lê Hoàn số 2 ) khi bay một hồi mà chưa thấy thông báo địch, tôi ngó xuống mặt đất thì bỗng thấy một vầng khói màu cam, tôi hô cho số 2 : "Cảnh giới bên trái phía dưới" và tiếp tục quan sát, thoáng sau đã thấy một chấm đen từ cái vầng khói kia lao thẳng vào đội hình bọn tôi. Tôi hô : "Cơ động trái gấp!" và lật trái kéo úp xuống. Quả tên lửa PK lướt qua chúng tôi, hơi tên lửa làm máy bay tôi rùng mạnh một cái nhưng không bị sao. Chúng tôi về hạ cánh, thoát chết, la hét ầm ĩ một lúc ngoài tuyến trực.
 Trong trận chiến, máy bay ta, máy bay địch hỗn chiến trong một khu vực với tốc độ cơ động không nhỏ nên việc bắn nhầm, tôi cho rằng cũng không tránh khỏi dù không ai muốn, mà trong chiến tranh thì  cái gì cũng có thể xảy ra cả. Bộ binh còn "tương" nhau chí chát ra huống hồ ở trên trời qua màn hình IKO máy bay chỉ là một chấm sáng bé như hạt tấm. Hoặc giả như trên sân bóng, số lượng cầu thủ đâu có nhiều mà vẫn có trường hợp đá phản lưới nhà đấy thôi. Đúng không, đồng đội quocan?
Tôi rất cám ơn đồng đội huyphongssi đã giúp tôi nhiều trong việc giải trình trước các thắc mắc của các đồng đội !. Huyphong à, trong quá trình chiến đấu, đặc biệt là ở chiến trường khu Bốn vào năm 1972, để ngụy trang cho máy bay ta đang nấp dưới đất khỏi máy bay địch ở trên không, ta phải sơn loang lổ (rằn ri). Từ trên nhìn xuống, máy bay lẫn màu vào màu sắc của cỏ cây. Bụng máy bay vẫn để trắng để ở dưới nhìn lên máy bay lẫn vào nền mây. Đợt máy bay phiên hiệu 5201 trở đi được trang bị cho cả 2 trung đoàn không quân Sao Đỏ và Lam Sơn. Số máy bay này còn lại hiện ta vẫn đang sử dụng thuộc trung đoàn không quân ở Yên Bái.
Nhân đây xin chia sẻ với các đồng đội bài thơ "Mồng Một ! Em ơi ! Đừng so thêm đũa nữa !". Bài thơ này tôi làm đầu xuân năm 1972, đó là mùa xuân vô cùng ác liệt của cuộc chiến trên không. Nhưng Xuân đến, tâm hồn ai cũng thấy rạo rực, vạn vật cũng cựa mình, đổi sắc ... cho dù bom đạn vẫn nổ, cuộc chiến vẫn ngày càng cam go. Đất trời vẫn rực sắc khi Tết đến, Xuân về. Những cây, những cành bị mảnh bom, mảnh đạn phạt cụt vẫn đâm chồi nẩy lộc, vẫn đơm hoa, hé nụ. Nắng vẫn mơn man và mưa Xuân vẫn lất phất bay lẫn trong những làn khói bom lởn vởn. Nhà nhà vẫn gói bánh chưng, vẫn nghe thấy tiếng lợn kêu eng-éc trong ngõ xóm và đâu đó vẫn vang lên những tiếng pháo nổ đì đùng. Cứ đánh giặc, cứ đón Xuân .., phong thái người Việt vẫn cứ đĩnh đạc, ung dung... Với chúng tôi, từng ấy năm sống cuộc đời học viên bay là từng ấy năm đón cái Tết xa nhà. Khi trở về nước là bước vào cuộc chiến ngay, hầu như cũng chẳng ai được về đón Tết với gia đình. Biết bao nhiêu cảm xúc xáo trộn trong những ngày Xuân. Ai đó trực ở căn cứ chính, ai đó trực ở sân bay cơ động, ai đó sẽ xuất kích chiến đấu và rồi biết đâu cũng có ai đó không về trong mùa Xuân này. Những ngày Tết là những ngày xum vầy của tất cả các người thân trong gia đình, nhưng chiến tranh đã làm gián đoạn, đã ngăn cách những cuộc gặp gỡ ấy. Biết bao người thân ở hậu phương lo lắng, chờ đợi, ngóng trông ... Nhưng rồi ta vẫn tin rằng sẽ có mùa Xuân gần đây thôi, rất gần đây thôi sẽ là mùa Xuân đoàn tụ, mùa Xuân ngập tràn niềm vui.
“Bữa cỗ đầu năm
Em ngồi vào mâm
Lẳng lặng so thêm đôi đũa
Ngóng nhìn ra cửa
Tiếng bước chân đâu cũng ngỡ anh về !
 
Em chạy ra hè
Mắt đăm đăm ngó phương trời xa vợi
Năm nào cũng đợi
Năm nào cũng trông
Mà không !
 
Em ơi, đừng khóc nữa
Anh hẹn em Xuân mai
Khi đào nở tươi
Anh sẽ về cùng Xuân đoàn tụ
Anh sẽ về trong thương yêu ấp ủ
Anh sẽ về, mãi chẳng cách xa
Xuân năm nay
Thêm năm nữa xa nhà
Thêm năm nữa, miền Nam đổ máu
Thêm năm nữa
Anh còn chiến đấu
Thêm năm nữa
Em còn so thêm đũa đợi chờ
 
Em ơi ! Tin yên anh cứ đợi
Năm sau sẽ tàn lửa khói
Năm ấy cỗ mừng Xuân mới
Hẳn có anh cầm đôi đũa em so
Nâng lên
Như nâng trái cam mới bói đầu mùa
Như nâng tay em ngày cưới
Nhớ không em ?
Ngày ấy - cũng mùa Xuân !”

Đêm 13/4/1972  tôi “hưởng” trận bom B.52 của Mỹ rải đầu tiên là ở Thanh Hóa. Đêm đó tôi trực chỉ huy bay, anh Bùi Doãn Độ trực chiến. Báo động vào cấp, rồi lại xuống cấp, rồi lại báo động sơ tán. Chưa kịp chui vào hầm thì suốt dọc đường băng của sân bay Thọ Xuân đã nháng lửa, chớp lóa mắt, liên hồi và tiếng bom rền như xay lúa, mãi không dứt. Hơi bom nện tức ngực, mặt đất như trên cái sàng gạo, sàng qua sàng lại thỉnh thoảng lải xóc mạnh lên vậy. Có lúc chúng tôi vẫn cố liên lạc với đồng đội, mọi đường liên lạc hữu tuyến về sở chỉ huy bị đứt hết, đối không cũng chẳng nghe được, lại rất nhiễu (sau mới phát hiện là các cột ăng ten bị gạt gãy hết, các đường dây bị bom băm nát cả). Tôi rất sốt ruột không biết tình hình ra sao nữa. Đài chỉ huy nằm ở phía Bắc đường băng. Lực lượng trực chính lại ở phía Nam đường băng. Thật như ngồi trên đống lửa. Vừa bò lên khỏi hầm để xem tình hình thì lại bị anh Vũ Trọng Tân (trực Quân báo) lôi xuống, không cho lên, anh lo tôi “vướng” mảnh thì xong đời. Đợt đánh này khá dài. Tiếng máy bay nghe rất nặng và rền. Dứt đợt đánh, tôi vọt lên khỏi hầm, hét gọi phía bên trực xem tình hình bên đó thế nào thì thấy một bóng đen chạy phía đường băng lên nói với tôi là đường băng bị đánh hỏng hết rồi, lại đưa cho tôi hai chú gà gô nói là bắt được ở bên lề bảo hiểm đường băng. Hai chú chim bị sóng kích của bom làm cho nghễnh ngãng, quay quay như người bị động kinh. Tôi cũng chẳng còn bụng dạ nào nghĩ cách xử lý chúng nữa, lại thả ra rồi cùng với đồng chí công binh kia đi kiểm tra đường băng.
Đêm cuối tháng tối mịt mờ, đen đặc khói và bụi không nhìn thấy gì cả. Không khí hầm hập, nặng trịch, khét lẹt, đắng ngắt. Trong ánh sáng mờ mờ của trời đêm, tôi cúi sát mặt đất nhìn thì thấy mọi tấm ghi lát trên đường cất hạ cánh đều bị đánh cong, bật lên khỏi mặt đất tựa như những dẻ xương sườn của một con vật nào cực kỳ khổng lồ được dóc hết thịt giành cho đám nhậu rồi vứt hỗn độn ra đấy. Bãi chiến trường ngổn ngang. Thôi thế này thì bao giờ mới sửa được, mới lại bay, lại trực được? Tôi vừa ức, vừa ngao ngán quay về hầm trực để thông báo cho số phi công và thợ máy trực chiến biết tình hình. Khu chúng tôi sơ tán và sở chỉ huy thì nghĩ rằng chúng tôi bị “làm cỏ” không còn một mống nào rồi nên cũng đợi sáng hôm sau mới sang giải quyết hậu quả. Gần sáng thì chúng tôi mò được về nhà. Cả khu vực ấy bỗng vỡ òa, hân hoan náo nhiệt hẳn lên. Đúng là chúng tôi từ cõi chết trở về thật, không một ai nghĩ là chúng tôi còn đầy đủ như thế sau những đợt rải thảm hàng mấy trăm tấn bom của B.52 xuống khu trực. Sự may rủi, sống chết trong chiến tranh đúng là lạ lùng, không ai lường được.
Sau đó chúng tôi phải đi đường bộ ngược ra sân bay Đa Phúc. Một tuần sau, sân bay sửa xong, tôi lại bay vào trực. Từ trên trời nhìn xuống thì ôi trời ôi: một vệt bom chiều ngang khoảng hơn 2km, chiều dài khoảng chục cây số chi chít hố bom,chỉ thấy hố bom là hố bom trong cái diện tích ấy, tưởng tượng như mình nhìn vào tổ ong bỏ không vậy. Hôm ấy, nếu bọn lái đi lệch chỉ cần 01 độ sang phía đầu Tây sân bay thôi thì chắc số anh em chúng tôi trực chiến hôm ấy xương thịt, đất cát sẽ được băm nhừ nhào vào nhau thành một hỗn hợp mà chẳng hề tìm được tên gọi của cái hỗn hợp ấy trong từ điển của loài người.
Thời kỳ ấy cuộc sống, nề nếp sinh hoạt của đội ngũ phi công cũng bị xáo trộn theo những cuộc cơ động hết sân bay này đến sân bay khác. Bom đạn Mỹ không để cho bất kỳ sân bay nào của ta được yên ổn quá lâu. Chúng đánh liên tục, ban ngày đánh rồi, ban đêm lại đánh tiếp, đánh không theo quy luật nào cả. Chuyện phải cất cánh ở đường băng ngắn hẹp, cất hạ cánh ở cả đường lăn, xung quanh còn đầy hố bam, hố đạn đều là chuyện bình thường đối với tất cả các lực lượng phi công.  Rất nhiều sân bay dã chiến, ngắn hẹp, mà chỉ nói ra thôi chắc bây giờ không ai tưởng tượng nổi đấy lại gọi là sân bay, càng không dám nghĩ rằng chúng tôi đã trực chiến ở những nơi ấy. Chúng tôi cất hạ cánh cả trên đường lăn (không phải là đường băng), có lệnh cất cánh là xuất kích, đánh nhau không tìm được nơi hạ cánh nữa thì chấp nhận nhảy dù, chỉ tâm niệm một điều duy nhất: phải đánh, phải chiến thắng.
Những năm tháng chiến tranh, đời tôi gắn chặt với cuộc sống cơ động. Sáng cất cánh từ sân bay Đa Phúc, đánh một trận, về Yên Bái hạ cánh, ăn trưa ở đó, lại xuất kích, có khi lại hạ cánh tại Thọ Xuân - Thanh Hoá hoặc Kép, hoặc Kiến An. Ngoài khẩu súng ngắn đeo theo người , tôi còn nhét trong túi áo một chiếc quần đùi, một khăn mặt, một dao dù, bút và quyển sổ nhật ký. Gia tài của phi công chiến đấu có vậy thôi. Các mái nhà trực chiến ở các sân bay đều giắt đầy bàn chải đánh răng, bay đến đâu trực thì sử dụng đến đấy. Cuộc sống đơn giản là thế. Có một điều chúng tôi rất cần là nước. Suốt một ngày trực căng thẳng, vất vả, quần áo kháng áp bó chặt lấy người, mồ hôi nhễ nhại bao nhiêu tiếng đồng hồ, nhất là giai đoạn gặp gió Lào khi trực ở các sân bay miền Trung thì khổ cực vô cùng mà phải ngồi cố định trong buồng lái.Vậy mà đâu có được tắm rửa thoải mái. Chắc khó có người tin nổi tiêu chuẩn mỗi người đi trực về chỉ được một chậu thau nước (nhiều khi còn toàn mùi bùn vì phải gạn nước ở hố bom), mà chúng tôi gội đầu, tắm và cả giặt nữa. Đầu tiên múc một ca nước, thấm cho ướt hết đầu, hứng nước ấy vào một chậu thau khác, xát xà phòng, gội đầu chỉ được phép hai ca nước là cùng. Số nước hứng được khi gội đầu, té cho ướt khắp người, kỳ cọ bằng xà phòng, chỉ được dùng khoảng 3 đến 4 ca nước. Vẫn hứng nước ấy để giặt sơ bộ quần lót. Tráng nước sạch khoảng 3 ca, còn lại vài ca cuối là giặt khăn mặt và quần. Xong cuộc tắm! Cũng may anh em tôi suốt giai đoạn chiến tranh không ai bị hắc lào hay bệnh ngoài da khác (lạ nhỉ sau này cuộc sống đầy đủ hơn thì lại mắc đủ các bệnh).
Khổ nhất là mấy “vị” trực trong sở chỉ huy, suốt cả ngày không ra khỏi vị trí trực, phát minh ra sáng kiến: tắm khô! Có lần thấy mấy viên ghét to tướng mà mấy vị ấy thi nhau nặn, Tôi đùa với các vị ấy rằng mấy viên thuốc tễ ấy cho vào lọ nút kín, sau này có khi dùng làm thuốc chữa được ối bệnh hiểm nghèo cũng nên!.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: thuhuongtn trong 03 Tháng Năm, 2012, 01:20:11 am
Bố làm câu tắm khô con hãi quá! Nóng thế này ngày con tắm 3,4 lần vậy mà các bố có chậu nước thì... Mà ở gần nhà con có xân bay đấy, quân khu 1 ấy chước bố con còn sống có hay kể thấy thời triến tranh hay có máy bay hạ cánh. Vì là dân ngoài nghành nên  không vào được trong ấy. Nghe nói là xân bê tông thì phải mà bố con còn kể là hồi năm 79 có lần máy bay của 1 lãnh đạo cấp cao nhà mình đi thị xát trên Cao Bằng bị đối phương rượt, ông ấy kêu phi công bay thật thấp thế là đến đây bị phòng không bắn trả nên 2 máy bay của nó mới rút lui. Không hôm đấy ông lãnh đạo kia xắp ăn đạn mất rồi.
 Mời bố kể tiếp!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lixeta trong 03 Tháng Năm, 2012, 07:53:11 am
"...Các mái nhà trực chiến ở các sân bay đều giắt đầy bàn chải đánh răng, bay đến đâu trực thì sử dụng đến đấy. Cuộc sống đơn giản là thế. Có một điều chúng tôi rất cần là nước. Suốt một ngày trực căng thẳng, vất vả, quần áo kháng áp bó chặt lấy người, mồ hôi nhễ nhại bao nhiêu tiếng đồng hồ, nhất là giai đoạn gặp gió Lào khi trực ở các sân bay miền Trung thì khổ cực vô cùng mà phải ngồi cố định trong buồng lái.Vậy mà đâu có được tắm rửa thoải mái. Chắc khó có người tin nổi tiêu chuẩn mỗi người đi trực về chỉ được một chậu thau nước (nhiều khi còn toàn mùi bùn vì phải gạn nước ở hố bom), mà chúng tôi gội đầu, tắm và cả giặt nữa. Đầu tiên múc một ca nước, thấm cho ướt hết đầu, hứng nước ấy vào một chậu thau khác, xát xà phòng, gội đầu chỉ được phép hai ca nước là cùng. Số nước hứng được khi gội đầu, té cho ướt khắp người, kỳ cọ bằng xà phòng, chỉ được dùng khoảng 3 đến 4 ca nước. Vẫn hứng nước ấy để giặt sơ bộ quần lót. Tráng nước sạch khoảng 3 ca, còn lại vài ca cuối là giặt khăn mặt và quần. Xong cuộc tắm! Cũng may anh em tôi suốt giai đoạn chiến tranh không ai bị hắc lào hay bệnh ngoài da khác (lạ nhỉ sau này cuộc sống đầy đủ hơn thì lại mắc đủ các bệnh).
Khổ nhất là mấy “vị” trực trong sở chỉ huy, suốt cả ngày không ra khỏi vị trí trực, phát minh ra sáng kiến: tắm khô! Có lần thấy mấy viên ghét to tướng mà mấy vị ấy thi nhau nặn, Tôi đùa với các vị ấy rằng mấy viên thuốc tễ ấy cho vào lọ nút kín, sau này có khi dùng làm thuốc chữa được ối bệnh hiểm nghèo cũng nên!."[/i

Hôm nọ gặp nhau, lão "Nó và Tôi" bảo: "Tôi cứ tưởng mấy ông xe tăng sướng lắm. Ai ngờ cũng khổ ghê. Trước khi đánh Long Thành, gặp mây lão xe tăng mà tôi không tin vào mắt mình. Thật tình, đời tôi chưa bao giờ gặp thằng lính nào bẩn như lính xe tăng nhà các ông". ;D
Còn tôi, từ xưa đến nay cũng cứ tưởng các bố "con trời" đi mây về gió sinh hoạt tiện nghi và sung sướng lắm. Hóa ra cũng vất vả ghê nhể ;D



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 03 Tháng Năm, 2012, 03:48:28 pm
Bố làm câu tắm khô con hãi quá! Nóng thế này ngày con tắm 3,4 lần vậy mà các bố có chậu nước thì... Mà ở gần nhà con có xân bay đấy, quân khu 1 ấy chước bố con còn sống có hay kể thấy thời triến tranh hay có máy bay hạ cánh. Vì là dân ngoài nghành nên  không vào được trong ấy. Nghe nói là xân bê tông thì phải mà bố con còn kể là hồi năm 79 có lần máy bay của 1 lãnh đạo cấp cao nhà mình đi thị xát trên Cao Bằng bị đối phương rượt, ông ấy kêu phi công bay thật thấp thế là đến đây bị phòng không bắn trả nên 2 máy bay của nó mới rút lui. Không hôm đấy ông lãnh đạo kia xắp ăn đạn mất rồi.
 Mời bố kể tiếp!

@thuhuongtn: Cái chuyện tắm khô đối với lính là bình thường thôi. Tôi đã từng phải đun nước "làm lông" anh bạn thân vào chốt hơn một tháng ra. Toàn thân như bôi hắc ín ấy chứ. Trong chốt suốt ngày đêm bom đạn, lấy đâu ra điều kiện mà tắm ngày 3, 4 lần như bạn nói.

Trích dẫn
Còn tôi, từ xưa đến nay cũng cứ tưởng các bố "con trời" đi mây về gió sinh hoạt tiện nghi và sung sướng lắm. Hóa ra cũng vất vả ghê nhể

@Lixeta: Cũng cùng chung cảnh con nhà nghèo bác nhỉ. Tuy rằng các ông "con trời" có sướng hơn chút đỉnh. ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Năm, 2012, 10:00:09 pm
Bố làm câu tắm khô con hãi quá! Nóng thế này ngày con tắm 3,4 lần vậy mà các bố có chậu nước thì... Mà ở gần nhà con có xân bay đấy, quân khu 1 ấy chước bố con còn sống có hay kể thấy thời triến tranh hay có máy bay hạ cánh. Vì là dân ngoài nghành nên  không vào được trong ấy. Nghe nói là xân bê tông thì phải mà bố con còn kể là hồi năm 79 có lần máy bay của 1 lãnh đạo cấp cao nhà mình đi thị xát trên Cao Bằng bị đối phương rượt, ông ấy kêu phi công bay thật thấp thế là đến đây bị phòng không bắn trả nên 2 máy bay của nó mới rút lui. Không hôm đấy ông lãnh đạo kia xắp ăn đạn mất rồi.
 Mời bố kể tiếp!

Đọc vất vả quá! Bác ơi, bác viết bằng tiếng Việt thông thường được không (telex ấy). Cám ơn bác!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: nguyenquochung trong 03 Tháng Năm, 2012, 10:42:58 pm
Đây là căn bệnh mãn tính của Thuhuongnt rồi. Bây giờ có vẻ đã đỡ hơn chứ trước kia vừa đọc vừa vã hết mồ hôi hột. Cũng do cách viết mà tôi nhớ cái nick này mãi đến tận ngày hôm nay.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: thuhuongtn trong 03 Tháng Năm, 2012, 11:34:18 pm
Thông cảm cháu mới học chưa hết cấp 1, đây là bạn gái cháu. Cháu bỏ học từ năm 93 tới giờ mà là nông dân nên cố gắng viết đầy đủ dấu câu thôi. Mà đây cháu nên mạng bằng điện thoại nên không tránh khỏi 1 số lỗi. Chứ cho cháu máy tính thì cháu chỉ biết đánh mổ cò!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 05 Tháng Năm, 2012, 01:17:17 am
Các phi công "2 khí tượng" trở lên phải có khả năng làm chủ bài bay "xuyên mây góc kẹp". Khi vào hạ cánh, phi công sử dụng đồng hồ chỉ hướng bay cắt qua đỉnh đài chỉ chuẩn xa (hình 1 - scilib.narod.ru) rồi vòng lại đối chuẩn đường băng, hạ độ cao khi qua đài chỉ chuẩn xa để lướt xuống đường băng (hình 2 - scilib.narod.ru).
Hình 1
(http://scilib.narod.ru/Avia/Attention/images/p014.gif)

Hình 2
(http://scilib.narod.ru/Avia/Attention/images/p017.gif)

Sơ đồ vòng kín - cất hạ cánh và vào hạ cánh khi trở về từ không vực huấn luyện
(http://scilib.narod.ru/Avia/Landing/images/060.gif)

"Củ tỏi" của anh PhiCôngTiêmKích là thuật lái ứng dụng khi vào hạ cánh bằng mắt.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 05 Tháng Năm, 2012, 08:20:15 am
Trích dẫn
...Em ơi ! Tin yên anh cứ đợi
Năm sau sẽ tàn lửa khói
Năm ấy cỗ mừng Xuân mới
Hẳn có anh cầm đôi đũa em so....

hì hì, bác PCTK dân nga về có khác, cùng hòa nhịp với Đợi Anh Về. Em thấy cái đoạn Em ơi! Tin yên anh cứ đợi là hình như bác gõ nhầm. Em dự là YÊU thì hợp hơn chăng? Mạn phép mạn phép,  ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 09 Tháng Năm, 2012, 11:07:03 am
Kéo cái tóp-píc hót này lên và đôi lời chờ đợi bác Phi công tiêm kích:

Ơ kìa bác phi công tiêm kích ơi!
Anh em ở đây kính - như mời
Thêm chuyện bay bay trên trời biển
Giữa ngàn vì sao lấp lánh soi

Đã lâu lắm rồi chẳng ghé chơi
Anh em sốt ruột vẫn mong mời
Không quân anh hùng bay bốn bể
Tráng sỹ oai hùng đậm chất "chơi"

Câu chuyện năm xưa vẫn muốn mời
Dăm ba câu chữ thêm phần sử
Đôi lời tâm sự nét lính bay
Anh em bày tỏ tràng pháo tay.....
:D :D :D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 09 Tháng Năm, 2012, 10:22:52 pm
Xin chào tất cả các đồng đội!
Tôi rất cám ơn đồng đội huyphong ssi đã liên tục giúp tôi diễn giải bằng các minh họa sinh động những vấn đề cần trao đổi cùng các đồng đội trên trang VMH. Về bay kiểu "củ tỏi" - tôi cũng không biết ai là người sáng chế ra cách bay này và cũng không biết sao lại gọi là "củ tỏi" nữa, nhưng cứ nói : "Xin phép làm củ tỏi !" là người chỉ huy nào cũng biết và phi công nào cũng hiểu cả (đương nhiên chỉ áp dụng cho bay ngày, vì bay đêm không thể áp dụng được vì lí do an toàn). Cũng có nhiều loại "củ" hình dáng cũng giống như hình bay ấy nhưng lại không được đặt tên, mà cứ gọi là "củ tỏi" mới lạ.
Tôi đã gõ sai lỗi chính tả, nhờ Quangan phát hiện ra, mong các đồng đội thông cảm. Cái gì tôi và bạn làm chưa chuẩn thì phải cố gắng sửa thôi đồng đội Thuhuongnt nhỉ, quyết tâm nhé!.
Đến thời điểm đó, MiG-21 chỉ đeo được 2 quả tên lửa thôi. Khoảng giữa năm 1972, khi địch đang đánh phá ra miền Bắc ác liệt, phía Liên-Xô có cử đại diện của Tổng công trình sư Mi-côi-ăng sang Việt Nam tiếp thu ý kiến của các phi công đã trực tiếp tham chiến để góp ý cải tiến MiG-21 thế nào. Tôi được mời dự cuộc họp ấy. chúng tôi đã bình luận, đưa ra một số đề xuất cải tiến cho phù hợp với chiến trường của ta. Đồng chí cán bộ người Nga ghi chép rất cẩn thận, đợi chúng tôi phát biểu xong mới hỏi chi tiết từng nội dung. Sau đó các cải tiến được chấp nhận và thực hiện khá nhanh, đến bây giờ vẫn còn có ích lắm, ví dụ nhỏ như lắp thêm gương bảo vệ đuôi chẳng hạn. Ngày trước, khi chưa có gương ấy, muốn nhìn đằng sau mình xem có thằng địch nào bám không là phải ngoái cổ lại, nhưng khi lắp gương rồi, chỉ cần liếc một cái thôi là thấy được khoảng không ở sau đuôi máy bay mình đến 3-4 cây số, cũng tựa như mình lái xe ô-tô mà nhìn gương chiếu hậu vậy. Hoặc như được cải tiến để đeo được 4 quả tên lửa, máy bay chứa được nhiều dầu hơn… qua đó sức mạnh của MIG-21 tăng lên đáng kể.
Sáng ngày 10/05/1972, tôi và Cao Sơn Khảo (bay số 2 cho tôi)  đang trực chiến ở sân bay Đa Phúc thì có lệnh xuất kích, trời nắng nhẹ mây 4 đến 5 phần. Chúng tôi tách đất bay về hướng Tuyên Quang, lấy độ cao đến 6km thì Sở chỉ huy phát hiện được địch. Chúng thả nhiễu rất dày nên các anh phán đoán có thể là B.52 nên đưa chúng tôi đánh thẳng vào vùng nhiễu. Vừa nhận được thông báo có địch thì đã thấy một tốp bay ngược chiều. Ngay lập tức dưới cánh bọn chúng nhấp nháy chớp sáng. Tôi biết là chúng bắn tên lửa đối đầu, hô cho Khảo cơ động. Máy bay chúng tôi chúi xuống dưới. Đã lại thấy một tốp bám đuổi ở phía sau, tôi hô khẩu lệnh vứt thùng dầu phụ, tăng lực cơ động gấp. Nhưng địch dò được tần số sóng đối không của chúng tôi, chúng gây nhiễu liên tục, tôi hô chắc Khảo cũng chẳng nghe thấy, mà Khảo báo  cáo tôi cũng chẳng nghe được. Sở chỉ huy cũng chẳng chỉ huy, không giúp được gì chúng tôi nữa, mặc dù mấy lần chuyển sang rãnh sóng dự bị rồi cũng không sao liên lạc được. Ngoặt vài lần là Biên đội chúng tôi mất nhau, chỉ biết vẫn ở trong khu chiến ấy thôi, chứ mọi mối liên lạc đã bị đứt hết. Bọn chúng bắn rất nhiều. Cơ động thấy chúng hơi khuất đằng sau là lại phải kéo tiếp, lại thấy đôi quả tên lửa trượt qua dưới cánh mình. Thằng F.4 chuyên đời phóng 2 quả một. Có lúc không thấy máy bay, nhưng linh tính mách bảo phải cơ động, vừa kéo cần lái thì đã thấy tên lửa chúng bắn mình vèo qua. Tôi vừa cơ động vừa nghĩ, sao chúng nó bắn lắm thế nhỉ?. Khi về rút kinh nghiệm trận đánh thì mới biết rằng chúng tôi đã xông vào ổ tiêm kích với đội hình 24 chiếc F.4 mà anh em tôi chỉ có 2 người, nên mới bị vây đánh hội đồng như vậy.
 Bỗng nhiên lao vút qua tít trên đầu tôi là đường tên lửa bay, phía trước đó là một máy bay. Vì ở xa, tôi không trông rõ đấy là Mig-21 hay F.4 (bởi hai loại máy bay này đều cánh tam giác, trông xa thì đều như vỉ ruồi cả). Chưa kịp hô “cơ động gấp” thì tên lửa đã đâm thẳng vào máy bay, bốc cháy đùng đùng. Lại hô “nhảy dù” thì thấy chiếc vừa bắn chiếc kia xong bị bắn cháy ngay tắp lự. Tôi lại hô nhảy dù tiếp. Hô đến khản cổ chẳng thấy chiếc dù nào ra hết. Lúc ấy tôi đoán chắc rằng Khảo đã bắn một chiếc và chiếc khác bắn Khảo - sau đúng như thế thật.
Bây giờ thì còn mỗi một mình tôi thôi bọn chúng quây vào như ruồi bâu. Tôi phải cơ động liên tục. Rẹt, một thằng vượt qua mặt, tôi ghé đầu vào máy ngắm, ngắm sơ bộ là phóng luôn một quả tên lửa, xong cơ động luôn. Lại thấy thằng đằng sau bắn tới, lại phải cơ động tránh ngay. Đánh quẩn một lúc, dầu sắp cạn, tôi quyết  định thoát ly khỏi cuộc chiến. Lật úp máy bay xuống và kéo cho bay sát ngọn cây trên rừng Tam Đảo, lấy dãy Tam Đảo che một phía, tôi chỉ còn phải cảnh giới một phía thôi. Đến khoảng hồ Đại Lải thì nối được liên lạc với Sở chỉ huy, được thông báo có một tốp địch đang bay từ Hoà Lạc sang.
Bọn chúng về sau này hay sử dụng cái bài phong toả sân bay, săn lùng các máy bay đi chiến đấu về hoặc mới cất cánh lên để bắn và cũng đã có vài lần thành công trong chiến thuật ấy. Những thằng phi công bay ở những tốp này là bọn rất kỳ cựu trong nghề bay, chúng tôi gọi là “những thằng du mục”, chúng cứ lang thang gặp thuận lợi mới công kích, rất nguy hiểm khi gặp chúng. Bấy giờ, tôi bắt buộc phải cắt lấy hướng về sân bay Kép. Dầu liệu thì sắp cạn, lại bay thấp nên càng tốn dầu. Phát hiện thấy sân bay Kép, tôi thông qua thật thấp, thấy yên ổn thì làm hàng tuyến hẹp vào hạ cánh luôn. Đến trước Đài gần thì thấy một chiếc Mig-17 ở đâu cũng bay tạt vào hạ cánh mà mình đang ở độ cao kéo bằng rồi. Máy bay tôi thì tốc độ lớn, Mig-17 thì tốc độ nhỏ, đâm vào nhau như chơi, nhưng không còn đủ dầu để bay lại nữa. Thôi đành hạ cánh ở một bên mép đường băng, đến gần chiếc Mig-17 là tôi đạp phanh ngay, ngoặt máy bay ra cỏ, tắt máy.
Nhào ra khỏi máy bay, tháo mũ đã thấy mấy anh thợ máy chạy đến. Mấy anh thợ máy kéo máy bay tôi vào trong ụ mà anh nào anh ấy đều trố mắt kinh ngạc vì máy bay tôi bị mấy chục lỗ đạn suốt từ đuôi máy bay lên hai cánh, đến cả thân, chóp nón cũng bị, chỉ chừa có mỗi buồng lái tôi ngồi là vô sự. Lỗ to nhất là bằng ấm pha trà. Lỗ vừa thì bằng quả trứng gà, còn các lỗ nhỏ như hạt ngô. Tổng cộng hơn 30 lỗ cả thảy. Anh em phán đoán tôi bị súng Vuncal 6 nòng của F.4 bắn, nhưng có thằng nào tiếp cận được gần tôi đâu mà bắn súng. Kiểm tra lại là các mảnh nổ của tên lửa. Máy bay phải thay cánh, thay bánh lái lên xuống... Máy bay tôi sơn màu nguỵ trang vằn vện, phần mới thay lại màu trắng (không sơn kịp) nên trông như quần áo anh hề trong rạp xiếc vậy. Sau trận này Tôi có thêm tên gọi “thợ tránh tên lửa”.
Lại nói về Cao Sơn Khảo. Sau khi Khảo bắn rơi một chiếc thì Khảo  cũng bị bắn. Khảo rơi ở chân dãy Tam Đảo đằng mạn Tuyên Quang, nhiều đoàn của Quân chủng tổ chức tìm kiếm mà không được. Mấy năm sau người dân đi rừng vô tình phát hiện, báo lại, chúng tôi mới tìm thấy anh. Dù có mở, tức là có nhảy dù, nhưng sao lại hy sinh thì đến giờ cũng vẫn còn lại câu hỏi với những sự phán đoán mà thôi. Mộ của Cao Sơn Khảo ở nghĩa trang liệt sỹ huyện Yên Bình - Yên Bái. Chàng trai Ý Yên - Nam Định đánh bóng bàn bằng vợt dọc đã gửi lại xương cốt mình nơi rừng núi. Buồn lắm, tôi cắt trọc đầu mình, chắc các đồng đội đồng cảm với tôi vì thực ra mỗi đơn vị của chúng tôi chỉ có 2 anh em thôi mà. thề với trời đất rằng tôi sẽ không bao giờ để mất thêm một số 2 nào nữa, và lời thề ấy chừng cũng linh nghiệm. Suốt chiến tranh, nhiều đồng đội bay số 2 cho tôi như Đỗ Văn Lanh, Lê Văn Hoàn, Bùi Thanh Liêm, Trần Sang... chúng tôi chỉ có thể tạm lạc nhau trong chiến trận thôi chứ không mất như Khảo nữa. Cũng chính từ ngày ấy, năm nào đến tháng 5, tôi cũng cắt trọc đầu mình. Mấy cô chị nuôi cho tới giờ gặp tôi vẫn gọi tôi là ông sư! Tôi giữ lệ này đến tận khi tôi làm cán bộ đại đội bay mới thôi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Năm, 2012, 11:34:26 pm
Anh Phicôngtiêmkích cứ yên tâm vào công kích để Huyphong tiếp bước yểm hộ 8)

Xin chào tất cả các đồng đội!
Sau cái vụ xảy ra với chuyến Li-2 ngày 3 tháng 3 thì quả thực, tôi bắt đầu cảnh giác với cả tên lửa PK của mình. Có lẽ công tác hiệp đồng tác chiến vẫn có điều gì đó chưa chuẩn, mặc dù chúng tôi cũng đã tham gia  những cuộc hiệp đồng tác chiến: phân chia theo độ cao, theo dẻ quạt tác chiến, theo thời gian, theo nhiệm vụ chiến đấu ... rồi có cả KOD phân biệt, nhận dạng nữa. Trên các máy bay ta và tên lửa PK đều có trang bị "máy phân biệt địch/ta", hàng ngày được thay đổi theo mật mã quy định (gọi là "cốt" - COD). Các phi công khi tiếp thu máy bay trực chiến đều được nhắc nhở phải đặt theo đúng "cốt" quy định theo từng ngày, nhưng không phải cứ đặt "cốt" là hoàn toàn yên tâm, là không bị ta bắn mình.  Lần ấy tôi bay với anh Lê Hoàn (tôi số 1, Lê Hoàn số 2 ) khi bay một hồi mà chưa thấy thông báo địch, tôi ngó xuống mặt đất thì bỗng thấy một vầng khói màu cam, tôi hô cho số 2 : "Cảnh giới bên trái phía dưới" và tiếp tục quan sát, thoáng sau đã thấy một chấm đen từ cái vầng khói kia lao thẳng vào đội hình bọn tôi. Tôi hô : "Cơ động trái gấp!" và lật trái kéo úp xuống. Quả tên lửa PK lướt qua chúng tôi, hơi tên lửa làm máy bay tôi rùng mạnh một cái nhưng không bị sao. Chúng tôi về hạ cánh, thoát chết, la hét ầm ĩ một lúc ngoài tuyến trực.
Bộ cốt nhận dạng trên Míc-21 là mã nhận dạng cài cho máy trả lời phân biệt địch ta SRO-2M "Khrom". Khi xuất kích chiến đấu, phi công phải cài mã nhận dạng theo qui định với đài dẫn đường P-35 và qui ước hiệp đồng với máy hỏi NRZ-12M của đài 1 P-12 thuộc phân đội tên lửa phòng không SA-75. Khi nhận được mã hỏi từ đài rađa mặt đất, máy trả lời SRO-2M trên Míc-21 sẽ tự động phát mã trả lời. Việc thu mã hỏi và phát mã trả lời của máy SRO-2M được thực hiện thông qua ăng ten dải 3 gắn dưới mũi và trên chóp đuôi của Míc-21. Nếu cài nhầm cốt nhận dạng, hoặc máy hỏi ở đơn vị phòng không hiệp đồng hay máy trả lời trên máy bay bị trục trặc thì mục tiêu xuất hiện trên màn hiện sóng sẽ bị coi là địch và sẽ xảy ra bắn nhầm như trường hợp anh Phi công gặp phải.

Trích dẫn
Đêm 13/4/1972  tôi “hưởng” trận bom B.52 của Mỹ rải đầu tiên là ở Thanh Hóa. Đêm đó tôi trực chỉ huy bay, anh Bùi Doãn Độ trực chiến. Báo động vào cấp, rồi lại xuống cấp, rồi lại báo động sơ tán. Chưa kịp chui vào hầm thì suốt dọc đường băng của sân bay Thọ Xuân đã nháng lửa, chớp lóa mắt, liên hồi và tiếng bom rền như xay lúa, mãi không dứt. Hơi bom nện tức ngực, mặt đất như trên cái sàng gạo, sàng qua sàng lại thỉnh thoảng lải xóc mạnh lên vậy. Có lúc chúng tôi vẫn cố liên lạc với đồng đội, mọi đường liên lạc hữu tuyến về sở chỉ huy bị đứt hết, đối không cũng chẳng nghe được, lại rất nhiễu (sau mới phát hiện là các cột ăng ten bị gạt gãy hết, các đường dây bị bom băm nát cả). Tôi rất sốt ruột không biết tình hình ra sao nữa. Đài chỉ huy nằm ở phía Bắc đường băng. Lực lượng trực chính lại ở phía Nam đường băng. Thật như ngồi trên đống lửa. Vừa bò lên khỏi hầm để xem tình hình thì lại bị anh Vũ Trọng Tân (trực Quân báo) lôi xuống, không cho lên, anh lo tôi “vướng” mảnh thì xong đời. Đợt đánh này khá dài. Tiếng máy bay nghe rất nặng và rền. Dứt đợt đánh, tôi vọt lên khỏi hầm, hét gọi phía bên trực xem tình hình bên đó thế nào thì thấy một bóng đen chạy phía đường băng lên nói với tôi là đường băng bị đánh hỏng hết rồi, lại đưa cho tôi hai chú gà gô nói là bắt được ở bên lề bảo hiểm đường băng. Hai chú chim bị sóng kích của bom làm cho nghễnh ngãng, quay quay như người bị động kinh. Tôi cũng chẳng còn bụng dạ nào nghĩ cách xử lý chúng nữa, lại thả ra rồi cùng với đồng chí công binh kia đi kiểm tra đường băng.
Đêm cuối tháng tối mịt mờ, đen đặc khói và bụi không nhìn thấy gì cả. Không khí hầm hập, nặng trịch, khét lẹt, đắng ngắt. Trong ánh sáng mờ mờ của trời đêm, tôi cúi sát mặt đất nhìn thì thấy mọi tấm ghi lát trên đường cất hạ cánh đều bị đánh cong, bật lên khỏi mặt đất tựa như những dẻ xương sườn của một con vật nào cực kỳ khổng lồ được dóc hết thịt giành cho đám nhậu rồi vứt hỗn độn ra đấy. Bãi chiến trường ngổn ngang. Thôi thế này thì bao giờ mới sửa được, mới lại bay, lại trực được? Tôi vừa ức, vừa ngao ngán quay về hầm trực để thông báo cho số phi công và thợ máy trực chiến biết tình hình. Khu chúng tôi sơ tán và sở chỉ huy thì nghĩ rằng chúng tôi bị “làm cỏ” không còn một mống nào rồi nên cũng đợi sáng hôm sau mới sang giải quyết hậu quả. Gần sáng thì chúng tôi mò được về nhà. Cả khu vực ấy bỗng vỡ òa, hân hoan náo nhiệt hẳn lên. Đúng là chúng tôi từ cõi chết trở về thật, không một ai nghĩ là chúng tôi còn đầy đủ như thế sau những đợt rải thảm hàng mấy trăm tấn bom của B.52 xuống khu trực. Sự may rủi, sống chết trong chiến tranh đúng là lạ lùng, không ai lường được.

Hệ thống đài rađa RSP-7 thường được trang bị cho các sân bay căn cứ và dã chiến hồi anh Phicông còn trực ban để dẫn Míc-21 (các đời trước Míc-21bis) trở về hạ cánh. Trên Míc-21 có máy trả lời máy bay XOD-57M để phối hợp với đài dẫn hạ cánh RSP-7. Đài này gồm 01 đài rađa hạ cánh chỉ góc-chỉ hướng băng sóng xăngtimét PRL-7, 01 đài rađa điều phối thứ cấp băng sóng đềximét DRL-7, 01 máy vô tuyến tầm phương và nhận dạng địch ta đơn chiếc máy bay hoạt động đồng bộ với đài PRL-7 hoặc DRL-7, 02 đài đối không RSIU-4M, cặp máy phát AB-8M.

Sơ đồ bố trí hệ thống đài RSP-7 bên đường băng sân bay (museum.radioscanner.ru)
(http://museum.radioscanner.ru/avionika/aviomuzejs/rsp_7/rsp_7_k.jpg)     

Sơ đồ 2 đường bay về hạ cánh theo chế độ "Trở về" nhờ đài dẫn hạ cánh RSBN và chế độ "Chỉ hướng vô tuyến" nhờ đài rađa điều phối thứ cấp DRL (scilib.narod.ru)
(http://scilib.narod.ru/Avia/Landing/images/066.gif)

Xe đài rađa chỉ huy hạ cánh PRL-7 của hệ thống đài chỉ huy hạ cánh RSP-7 tại Bảo tàng PKKQ (giaoduc.net.vn). Bảo tàng này có 2 bộ PRL-7 và 1 bộ DLR-7, tiếc là họ ghi chú sai PRL-7 thành RS-7 :)
(http://giaoduc.net.vn/Uploaded/huuky/2012_01_12/baotangkhongquan_vietnam_trinhtuan_giaoducvietnam11.JPG)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lamcclpy trong 10 Tháng Năm, 2012, 09:38:52 am
Em thật sự xúc động trước nghĩa tình đồng đội của các bác.Xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh bác Khảo.Xin ngã mũ khâm phục sự mưu trí,dũng cảm của bác PCTK.Bác cho em hỏi,loại tên lửa bắn đối đầu của địch là loại gì thế,ta lúc đó có loại tương tự không?Cảm ơn bác


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 11 Tháng Năm, 2012, 01:46:10 am
Em thật sự xúc động trước nghĩa tình đồng đội của các bác.Xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh bác Khảo.Xin ngã mũ khâm phục sự mưu trí,dũng cảm của bác PCTK.Bác cho em hỏi,loại tên lửa bắn đối đầu của địch là loại gì thế,ta lúc đó có loại tương tự không?Cảm ơn bác
Loại bắn đối đầu này là tên lửa AIM-7 Sparrow.
(http://rightwing.sakura.ne.jp/equipment/jasdf/weapons/aim-7m/aim7m_04.jpg)

Thời đó phía ta cũng có loại tương tự trang bị cho Mig-21MF (F96F), nhưng tầm ngắn hơn là tên lửa R-3R và K.5 (RS-2US).

Chiếc Mig-21MF số hiệu 5121 trưng bày tại Bảo tàng PKKQ này đeo 4 quả tên lửa: 2 bệ ngoài (số 3 và 4) đeo 2 quả R-3S, còn 2 bệ trong (số 1 và 2) đeo 2 quả RS-2US
(http://www.airport-data.com/images/aircraft/small/247/247755.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 11 Tháng Năm, 2012, 02:59:35 am
Sáng ngày 10/05/1972, tôi và Cao Sơn Khảo (bay số 2 cho tôi)  đang trực chiến ở sân bay Đa Phúc thì có lệnh xuất kích, trời nắng nhẹ mây 4 đến 5 phần. Chúng tôi tách đất bay về hướng Tuyên Quang, lấy độ cao đến 6km thì Sở chỉ huy phát hiện được địch. Chúng thả nhiễu rất dày nên các anh phán đoán có thể là B.52 nên đưa chúng tôi đánh thẳng vào vùng nhiễu. Vừa nhận được thông báo có địch thì đã thấy một tốp bay ngược chiều. Ngay lập tức dưới cánh bọn chúng nhấp nháy chớp sáng. Tôi biết là chúng bắn tên lửa đối đầu, hô cho Khảo cơ động. Máy bay chúng tôi chúi xuống dưới. Đã lại thấy một tốp bám đuổi ở phía sau, tôi hô khẩu lệnh vứt thùng dầu phụ, tăng lực cơ động gấp. Nhưng địch dò được tần số sóng đối không của chúng tôi, chúng gây nhiễu liên tục, tôi hô chắc Khảo cũng chẳng nghe thấy, mà Khảo báo  cáo tôi cũng chẳng nghe được. Sở chỉ huy cũng chẳng chỉ huy, không giúp được gì chúng tôi nữa, mặc dù mấy lần chuyển sang rãnh sóng dự bị rồi cũng không sao liên lạc được. Ngoặt vài lần là Biên đội chúng tôi mất nhau, chỉ biết vẫn ở trong khu chiến ấy thôi, chứ mọi mối liên lạc đã bị đứt hết. Bọn chúng bắn rất nhiều. Cơ động thấy chúng hơi khuất đằng sau là lại phải kéo tiếp, lại thấy đôi quả tên lửa trượt qua dưới cánh mình. Thằng F.4 chuyên đời phóng 2 quả một. Có lúc không thấy máy bay, nhưng linh tính mách bảo phải cơ động, vừa kéo cần lái thì đã thấy tên lửa chúng bắn mình vèo qua. Tôi vừa cơ động vừa nghĩ, sao chúng nó bắn lắm thế nhỉ?. Khi về rút kinh nghiệm trận đánh thì mới biết rằng chúng tôi đã xông vào ổ tiêm kích với đội hình 24 chiếc F.4 mà anh em tôi chỉ có 2 người, nên mới bị vây đánh hội đồng như vậy.
 Bỗng nhiên lao vút qua tít trên đầu tôi là đường tên lửa bay, phía trước đó là một máy bay. Vì ở xa, tôi không trông rõ đấy là Mig-21 hay F.4 (bởi hai loại máy bay này đều cánh tam giác, trông xa thì đều như vỉ ruồi cả). Chưa kịp hô “cơ động gấp” thì tên lửa đã đâm thẳng vào máy bay, bốc cháy đùng đùng. Lại hô “nhảy dù” thì thấy chiếc vừa bắn chiếc kia xong bị bắn cháy ngay tắp lự. Tôi lại hô nhảy dù tiếp. Hô đến khản cổ chẳng thấy chiếc dù nào ra hết. Lúc ấy tôi đoán chắc rằng Khảo đã bắn một chiếc và chiếc khác bắn Khảo - sau đúng như thế thật.
Bây giờ thì còn mỗi một mình tôi thôi bọn chúng quây vào như ruồi bâu. Tôi phải cơ động liên tục. Rẹt, một thằng vượt qua mặt, tôi ghé đầu vào máy ngắm, ngắm sơ bộ là phóng luôn một quả tên lửa, xong cơ động luôn. Lại thấy thằng đằng sau bắn tới, lại phải cơ động tránh ngay. Đánh quẩn một lúc, dầu sắp cạn, tôi quyết  định thoát ly khỏi cuộc chiến. Lật úp máy bay xuống và kéo cho bay sát ngọn cây trên rừng Tam Đảo, lấy dãy Tam Đảo che một phía, tôi chỉ còn phải cảnh giới một phía thôi. Đến khoảng hồ Đại Lải thì nối được liên lạc với Sở chỉ huy, được thông báo có một tốp địch đang bay từ Hoà Lạc sang.
Bọn chúng về sau này hay sử dụng cái bài phong toả sân bay, săn lùng các máy bay đi chiến đấu về hoặc mới cất cánh lên để bắn và cũng đã có vài lần thành công trong chiến thuật ấy. Những thằng phi công bay ở những tốp này là bọn rất kỳ cựu trong nghề bay, chúng tôi gọi là “những thằng du mục”, chúng cứ lang thang gặp thuận lợi mới công kích, rất nguy hiểm khi gặp chúng. Bấy giờ, tôi bắt buộc phải cắt lấy hướng về sân bay Kép. Dầu liệu thì sắp cạn, lại bay thấp nên càng tốn dầu. Phát hiện thấy sân bay Kép, tôi thông qua thật thấp, thấy yên ổn thì làm hàng tuyến hẹp vào hạ cánh luôn. Đến trước Đài gần thì thấy một chiếc Mig-17 ở đâu cũng bay tạt vào hạ cánh mà mình đang ở độ cao kéo bằng rồi. Máy bay tôi thì tốc độ lớn, Mig-17 thì tốc độ nhỏ, đâm vào nhau như chơi, nhưng không còn đủ dầu để bay lại nữa. Thôi đành hạ cánh ở một bên mép đường băng, đến gần chiếc Mig-17 là tôi đạp phanh ngay, ngoặt máy bay ra cỏ, tắt máy.
Nhào ra khỏi máy bay, tháo mũ đã thấy mấy anh thợ máy chạy đến. Mấy anh thợ máy kéo máy bay tôi vào trong ụ mà anh nào anh ấy đều trố mắt kinh ngạc vì máy bay tôi bị mấy chục lỗ đạn suốt từ đuôi máy bay lên hai cánh, đến cả thân, chóp nón cũng bị, chỉ chừa có mỗi buồng lái tôi ngồi là vô sự. Lỗ to nhất là bằng ấm pha trà. Lỗ vừa thì bằng quả trứng gà, còn các lỗ nhỏ như hạt ngô. Tổng cộng hơn 30 lỗ cả thảy. Anh em phán đoán tôi bị súng Vuncal 6 nòng của F.4 bắn, nhưng có thằng nào tiếp cận được gần tôi đâu mà bắn súng. Kiểm tra lại là các mảnh nổ của tên lửa. Máy bay phải thay cánh, thay bánh lái lên xuống... Máy bay tôi sơn màu nguỵ trang vằn vện, phần mới thay lại màu trắng (không sơn kịp) nên trông như quần áo anh hề trong rạp xiếc vậy. Sau trận này Tôi có thêm tên gọi “thợ tránh tên lửa”.
Lại nói về Cao Sơn Khảo. Sau khi Khảo bắn rơi một chiếc thì Khảo  cũng bị bắn. Khảo rơi ở chân dãy Tam Đảo đằng mạn Tuyên Quang, nhiều đoàn của Quân chủng tổ chức tìm kiếm mà không được. Mấy năm sau người dân đi rừng vô tình phát hiện, báo lại, chúng tôi mới tìm thấy anh. Dù có mở, tức là có nhảy dù, nhưng sao lại hy sinh thì đến giờ cũng vẫn còn lại câu hỏi với những sự phán đoán mà thôi. Mộ của Cao Sơn Khảo ở nghĩa trang liệt sỹ huyện Yên Bình - Yên Bái. Chàng trai Ý Yên - Nam Định đánh bóng bàn bằng vợt dọc đã gửi lại xương cốt mình nơi rừng núi. Buồn lắm, tôi cắt trọc đầu mình, chắc các đồng đội đồng cảm với tôi vì thực ra mỗi đơn vị của chúng tôi chỉ có 2 anh em thôi mà. thề với trời đất rằng tôi sẽ không bao giờ để mất thêm một số 2 nào nữa, và lời thề ấy chừng cũng linh nghiệm. Suốt chiến tranh, nhiều đồng đội bay số 2 cho tôi như Đỗ Văn Lanh, Lê Văn Hoàn, Bùi Thanh Liêm, Trần Sang... chúng tôi chỉ có thể tạm lạc nhau trong chiến trận thôi chứ không mất như Khảo nữa. Cũng chính từ ngày ấy, năm nào đến tháng 5, tôi cũng cắt trọc đầu mình. Mấy cô chị nuôi cho tới giờ gặp tôi vẫn gọi tôi là ông sư! Tôi giữ lệ này đến tận khi tôi làm cán bộ đại đội bay mới thôi.

Trận này tốp của anh Phicôngtiêmkích đụng với biên đội Oyster bay thấp phục kích của Phi đội tiêm kích chiến thuật số 555 thuộc Liên đội trinh sát chiến thuật số 432 (Trước khi nhập trại Hilton, trung tá Kít ting giơ là liên đội phó 432 và Phi đội trưởng 555). Đây là biên đội 4 chiếc F-4D do thiếu tá Robert Lodge chỉ huy, được giao nhiệm vụ phối hợp với biên đội Balter F-4D cũng thuộc Phi đội 555 để săn Míc dọn đường phục vụ đội hình cường kích của Liên đội tiêm kích chiến thuật số 8 trong trận tập kích đánh cầu Long Biên và ga Yên Viên ngày 10-5-1972.

Biên đội trưởng biên đội Oyster - thiếu tá Robert Lodge cùng phi công vũ khí - thiếu tá Roger Locher trong buồng lái chiếc F-4D số đuôi 65-0784 bị bắn rơi tại chỗ ngày 10-5-1972 (ảnh acig.org)
(http://www.acig.org/artman/uploads/us05_001.jpg)

Có 2 điều liên quan tới trận đánh này:

1. Nguồn Mĩ nói chiếc F-4D của Robert Lodge bị chiếc Míc-19 của phi công Phạm Hùng Sơn (e925) bắn rơi, trong khi những người trong cuộc như anh Phicôngtiêmkích (bay số 1) và anh Lê Hải (nêu trong hồi kí "Phi công tiêm kích") khẳng định người bắn hạ là anh Cao Sơn Khảo (bay số 2 cho anh Phicôngtiêmkích).

2. Loại F-4D của Liên đội trinh sát chiến thuật số 432 đã được gắn máy hỏi AN/APX-80 chuyên lừa hỏi máy trả lời nhận dạng ta địch SRO-2 trên Míc-21 để chặn kích và phản kích. Với loại máy này, Míc chỉ cần khởi động máy lăn ra là đã bị F-4D phát hiện và tới đón lõng ở đầu loa đi để bắn hạ. Nhiều trường hợp phi công ta bị bọn này diệt ngay khi máy bay vừa tách đất rời đường băng. Trong trận anh Phicôngtiêmkích kể ở trên, cả 2 biên đội săn Míc là Oyster và Balter đều sử dụng máy hỏi APX-80 để phát hiện sớm biên đội của anh Phicôngtiêmkích. Biên đội Oyster vào chặn đánh ở thế đối đầu, còn biên đội Balter bọc lót phía trên.

Nói thêm về máy trả lời nhận dạng địch ta SRO-2 trên Míc-21. Loại Míc-21 mà anh Phicôngtiêmkích xông trận là Mig-21PFM. Loại máy bay này có bảng chuyển mạch máy trả lời SRO-2 ở góc trên cùng bên phải vách trước buồng lái, có khối thu phát và giải mã được gắn thuốc nổ để hủy máy trong trường hợp cần thiết, có 2 ăng ten thu phát dải III gắn dưới ống hút khí và trên sống đuôi đứng. Máy SRO-2 có 12 tổ hợp mã trả lời dạng điều chế tần số nên rất dễ bị các máy AN/APX-80 và AN/QRC-248 trên máy bay Mĩ thu chặn và khai thác.

Bảng chuyển mạch máy SRO-2 (phía góc phải và bị đoạn dây tổ hợp che 1 phần) trong buồng lái Mig-21PFM - ảnh walkarounds.airforce.ru và sgvavia.ru
(http://walkarounds.airforce.ru/avia/rus/mig/mig-21pfm/ds_mig-21pfm_cockpit_03.jpg)
(http://www.sgvavia.ru/_fr/4/s1509443.jpg)

Ăng ten dải III của máy trả lời SRO-2 (files.radioscanner.ru)
(http://files.radioscanner.ru/uploader/2008/antena_sro2.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Năm, 2012, 10:16:31 am
Địch đông hơn ta nhiều lần, trang thiết bị hiện đại hơn. Điều đó trước đây ai cũng biết nhưng qua thông tin của bác PCTK chắc mọi người mới rõ hơn.

Theo thông tin của bác huyphongssi thì các bác không quân ở thế thật nguy hiểm (vì thế càng thêm cảm phục các bác hơn) vì với thiết bị máy hỏi AN/APX-80 ta hoàn toàn mất yếu tố bí mật bất ngờ mà ngược lại bất cứ động tĩnh gì của ta chúng cũng nắm được.

Điều mà tôi muốn hỏi là những thông tin về các loại thiết bị kiểu như máy hỏi AN/APX-80 trong chiến tranh ta có biết sớm chúng có các loại đó không? Có thông kê nào về thiệt hại của các thiết bị đó  gây cho ta không? Cách đối phó (nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa) chúng ra sao?



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Năm, 2012, 05:47:01 pm
Điều mà tôi muốn hỏi là những thông tin về các loại thiết bị kiểu như máy hỏi AN/APX-80 trong chiến tranh ta có biết sớm chúng có các loại đó không? Có thông kê nào về thiệt hại của các thiết bị đó  gây cho ta không? Cách đối phó (nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa) chúng ra sao?
Sau này ta biết vụ này qua sự hỗ trợ của trinh sát kĩ thuật vô tuyến điện LXô. Thiệt hại do thiết bị này gây ra không chỉ nằm ở số lượng máy bay ta bị bắn rơi, mà còn ở hiệu quả công tác dẫn đường mặt đất xuống thấp khi ta đối phó bằng cách cho phi công tắt máy nhận dạng khi xuất kích chặn đánh máy bay địch. Về sau LXô cải tiến SRO-2 bằng cách thêm mã kiểm tra để tránh bị hỏi hay giả nhận dạng từ máy bay địch.

Một số hình ảnh về ụ, hầm và nhà chứa máy bay của ta trong giai đoạn chống chiến tranh đường không (old.vko.ru).

Ụ dùng cho máy bay trực ban chiến đấu trên sân bay
(http://old.vko.ru/pictures/2005_21/ex26_sx26.jpg)

Hầm ngầm chứa máy bay bố trí tại sân bay Nội Bài và sân bay Anh Sơn
(http://old.vko.ru/pictures/2005_21/ex26_sx27.jpg)

Nhà chứa máy bay dạng hầm chữ A
(http://old.vko.ru/pictures/2005_21/ex26_sx28.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: GiangNH trong 14 Tháng Năm, 2012, 10:09:19 am
Bác PCTK cho em hỏi: Với các bác phi công phản lực, được trang bị 1 khẩu súng ngắn để làm gì?

Ngày xưa, hồi 1972 có 1 chú Mẽo bị bắn rơi, nhảy dù xuống cánh đồng lúa quê em, khi rơi xuống ruộng rồi vẫn huyênh hoang lắm ý rằng "Tui đây Mẽo quốc, là bố con chó xồm trên giời, nay rơi xuống đây, các...chú không được láo". Trên tay "chú" ấy vẫn ngoe ngoẩy khẩu súng ngắn, nhưng không dám bóp cò, vì xung quanh có hàng chục người, toàn...cuốc và liềm đang nhăm nhăm...xẻo???????

Không may cho "cu" ấy, trong đám nông dân mũ rơm, mũ lá kia, có 1 bác tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, nhưng bố xỏ nhầm giày Tây, nên không xin được đi làm ở đâu, đang xách giỏ đi bắt cua, cũng đang đứng chỗ phi công vừa...tiếp đất. Ông nói rất nhẹ nhàng với ông "giặc trời" vài câu gì đó? Lát sau tên phi công thom thóm ngồi lên xe Công nông 7 xuống công an huyện???? Thằng phi công này cũng chỉ có vài viên đạn?

Nhưng em thấy bác nào ấy kể rằng trong chiến tranh BGTN, 1 bác phi công của ta lái A37 hay F5 bị Pốt nó bắn rơi? Mình bác ấy quần nhau với cả D Pốt? Lạ quá? Phi công nào thì cũng chỉ có 1 khẩu súng ngắn với vài viên đạn(Mà hình như 1 viên dành cho chính mình, trong trường hợp "bí" quá)? Làm sao có thể chống chọi với hàng trăm quân của đối phương?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: spirou trong 14 Tháng Năm, 2012, 10:15:42 pm
Bác Phi công tiêm kích có biết ai tên là Lê Sỹ Hạnh không ạ? Cụ ấy là lớp phi công đầu tiên học ở Mãn Châu. Sau này hình như làm sỹ quan dẫn đường.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 17 Tháng Năm, 2012, 01:05:01 am
Đến thời điểm đó, MiG-21 chỉ đeo được 2 quả tên lửa thôi. Khoảng giữa năm 1972, khi địch đang đánh phá ra miền Bắc ác liệt, phía Liên-Xô có cử đại diện của Tổng công trình sư Mi-côi-ăng sang Việt Nam tiếp thu ý kiến của các phi công đã trực tiếp tham chiến để góp ý cải tiến MiG-21 thế nào. Tôi được mời dự cuộc họp ấy. chúng tôi đã bình luận, đưa ra một số đề xuất cải tiến cho phù hợp với chiến trường của ta. Đồng chí cán bộ người Nga ghi chép rất cẩn thận, đợi chúng tôi phát biểu xong mới hỏi chi tiết từng nội dung. Sau đó các cải tiến được chấp nhận và thực hiện khá nhanh, đến bây giờ vẫn còn có ích lắm, ví dụ nhỏ như lắp thêm gương bảo vệ đuôi chẳng hạn. Ngày trước, khi chưa có gương ấy, muốn nhìn đằng sau mình xem có thằng địch nào bám không là phải ngoái cổ lại, nhưng khi lắp gương rồi, chỉ cần liếc một cái thôi là thấy được khoảng không ở sau đuôi máy bay mình đến 3-4 cây số, cũng tựa như mình lái xe ô-tô mà nhìn gương chiếu hậu vậy. Hoặc như được cải tiến để đeo được 4 quả tên lửa, máy bay chứa được nhiều dầu hơn… qua đó sức mạnh của MIG-21 tăng lên đáng kể.
Cải tiến lắp thêm gương chiếu hậu trên nắp buồng lái Míc-21 như anh Phicôngtiêmkích nêu bắt đầu có từ loại Míc-21SM của LXô và Míc-21MF viện trợ cho ta. Một số Míc-21PFM sau này cũng được gắn thêm gương chiếu hậu. Về phần Míc-21 gắn 4 bệ tên lửa thì phía bạn đã có từ trước năm 72 anh ạ.

Trích dẫn
Thằng F.4 chuyên đời phóng 2 quả một. Có lúc không thấy máy bay, nhưng linh tính mách bảo phải cơ động, vừa kéo cần lái thì đã thấy tên lửa chúng bắn mình vèo qua.
Phi công F.4 có thể chọn chế độ phóng 1 đạn hoặc chế độ phóng loạt 2 đạn tuần tự với giãn cách 3 giây/đạn. Vì ở thời anh Phicôngtiêmkích, đạn AIM-7 có tính năng thiếu tin cậy nên giáo trình chiến thuật và xạ kích dùng cho F.4 của KQ và HQ Mĩ yêu cầu phi công chọn chế độ phóng loạt 2 đạn tuần tự để cho chắc ăn. Chọn chế độ phóng liên quan tới khâu chuẩn bị đạn và đồng bộ đạn với đài chiếu xạ. Các công đoạn này do phi công quân giới thực hiện, còn phi công lái chính chỉ nháy cò phóng (nháy đúp và giữ cò) khi đạn đã được chuẩn bị xong và mục tiêu nằm trong vùng tham số phóng cho phép.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 17 Tháng Năm, 2012, 10:03:54 am
 Kính gửi @ huyphongssi:  Tấm hình chiếc máy bay Mic 21 số hiệu 5121 mà Bác pot lên là loại nào vậy mà em thấy đeo 4 quả tên lửa( Hai loại), trên thân chiếc Mic21 này có tới 8 ngôi sao đỏ( Nghĩa là hạ được 8 máy bay Mỹ). Vậy là chiếc Míc này đã tham chiến khá lâu rồi. Như Bác nói nó có trước năm 1972 là chính xác. Bác phicongtiemkich thì lại viết là sau này cải tiến mới có. Rất mong Bác đưa số liệu chính xác để em hiểu rõ thêm, cám ơn Bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 22 Tháng Năm, 2012, 07:43:58 pm
Kính gửi @ huyphongssi:  Tấm hình chiếc máy bay Mic 21 số hiệu 5121 mà Bác pot lên là loại nào vậy mà em thấy đeo 4 quả tên lửa( Hai loại), trên thân chiếc Mic21 này có tới 8 ngôi sao đỏ( Nghĩa là hạ được 8 máy bay Mỹ). Vậy là chiếc Míc này đã tham chiến khá lâu rồi. Như Bác nói nó có trước năm 1972 là chính xác. Bác phicongtiemkich thì lại viết là sau này cải tiến mới có. Rất mong Bác đưa số liệu chính xác để em hiểu rõ thêm, cám ơn Bác.
Chiếc Míc-21 số hiệu 5121 đó là loại Mig-21MF và nó là bản đóng thế. Chiếc 5121 xịn chỉ có 5 sao và hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Quân đội.

Chiếc Mig-21MF số hiệu 5121 "xịn" trưng bày bên đường Nguyễn Tri Phương (ảnh sưu tầm)
(http://farm8.staticflickr.com/7171/6669537667_449034cb79_z.jpg)

Anh Phicôngtiêmkích lạc đội lâu quá ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Năm, 2012, 05:10:00 pm
Thưa các đồng đội! Vừa qua tôi vướng nhiều việc gia đình nên chậm giao lưu với các đồng đội, may nhờ có đồng đội huyphongssi giúp cho tựa như cùng trong biên đội bay hỗ trợ nhau vậy. Tôi cám ơn đồng đội huyphongssi lắm lắm và mong muốn được hỗ trợ thường xuyên như vậy. Qua thông tin Huyphong cung cấp mới thấy khuôn mặt 2 “con sói” của không quân Mỹ mà Cao Sơn Khảo đã hạ, cũng mới được biết hôm ấy chúng tôi đã phá được một cuộc không kích của địch dự kiến đánh vào cầu Long Biên và ga Yên Viên lòng thấy nhẹ nhõm nhiều.
Tôi khẳng định là các máy bay của ta trước 1972 thì không treo 4 tên lửa đâu, mặc dù có thể bấy giờ các đơn vị của Liên Xô đã được trang bị rồi. Chiến trường của ta muốn hay không cũng là nơi thử nghiệm các loại vũ khí. Chắc chắn trước khi đưa sang ta, nhiều cải tiến vũ khí của bạn đã được đưa vào trang bị cho các đơn vị Liên Xô trước. Và cũng có những cải tiến chỉ dành riêng cho chiến trường của ta trước khi nó được công nhận và nhân rộng. Vũ khí của Liên-Xô cộng với cách sử dụng, sự vận dụng sáng tạo trong chiến trận với cách đánh, cách cải tiến cho phù hợp với chiến trường của chúng ta là cả một đề tài lớn rất cần tổng kết và đúc rút kinh nghiệm.
Trong cuộc chiến Trung Đông và qua nhiều kênh khác, không quân Mỹ nắm khá chắc điểm mạnh, yếu của MIG-21. Từ đó họ đưa ra nhiều phương án đối phó với ta. Còn chúng ta để tìm hiểu địch chủ yếu là dựa vào cọ xát trên chiến trường, để chống lại các chiến thuật của địch là đúc rút kinh nghiệm sau từng trận đánh. Các thầy Liên Xô, Trung Quốc dạy ta nhiều về chiến thuật không chiến, nhưng chiến thuật của bạn đều dựa trên lực lượng hùng hậu, cân bằng với đối phương, thậm chí là áp đảo đối phương. Ta cũng đưa vào áp dụng nhưng không cứng nhắc bởi lực lượng không quân non trẻ chắc chỉ ra quân được vài lần như vậy sẽ bị xóa sổ,  chúng ta đã điều chỉnh cho phù hợp chiến trường của ta. 8 năm chiến tranh trên không ở miền Bắc là 8 năm đấu trí và lực giữa không quân ta và không quân Mỹ. Đó là quá trình vừa đánh vừa rút kinh nghiệm, vừa điều chỉnh chiến thuật liên tục của cả 2 bên. Có giai đoạn các bạn Bắc Triều Tiên sang Việt Nam tham chiến lấy kinh nghiệm chiến trường, lúc đầu áp dụng chiến thuật máy móc đã dẫn đến tổn thất, sau khi nghe ta tư vấn, rút kinh nghiệm bạn chuyển đổi chiến thuật tác chiến giống ta và đã dành thắng lợi ở một số trận.
Sau khi phát hiện địch theo dõi chúng tôi qua liên lạc bằng đối không, thì bọn tôi đã phải chọn cách đánh hoàn toàn khác: đấy là đi trong im lặng như lực lượng đặc công của ta "đi không dấu, nấu không khói, nói không to, ho không tiếng !". Chúng tôi "người ngựa ngậm tăm", lẳng lặng nhận phương án qua khẩu lệnh của tác chiến ở phòng trực, từ lúc đó đến khi mở máy, cất cánh, lấy độ cao, bay theo hướng của phương án đánh là các số im lặng tuyệt đối, chỉ bay theo tín hiệu lắc cánh của số 1 mà thôi. Hết thời gian quy định, số 1 bấm vào nút đối không một hoặc là hai tiếng "cạch" theo quy định, sau đó vứt thùng dầu phụ, tăng lực kéo lên, sau rồi mới tiến hành liên lạc. Nếu bị nhiễu thì nhanh chóng chuyển sang rãnh phụ. Điều ấy cũng đã tạo khá nhiều thuận lợi cho cách dẫn dắt và cách thức lâm trận của chúng tôi. 
Trong chiến tranh ta đã dùng máy bay trực thăng Mi-6 cẩu các máy bay MiG-21 đi sơ tán, rồi lại bất ngờ đưa trở lại các vị trí trực ban chiến đấu đạt hiệu quả rất lớn. Riêng điều ấy thôi đã tạo ra sự kinh ngạc cho các bạn Liên Xô rồi.
Mỗi phi công chúng tôi được trang bị một khẩu súng ngắn K-59 ( về sau này thì là K-27) với băng đạn 6 viên, cộng một băng 6 viên dự phòng nữa ở bao súng. Trong túi NAZ-7 ở dưới ghế dù (túi cấp cứu khi nhảy dù khẩn cấp chứa thuốc men, lương khô, dao, dây câu, mồi câu tẩm hóa chất, diêm có thể bật cháy bình thường ngay trong mưa bão, cồn khô, thuốc chống vắt, chống cá mập, pháo sáng ... và một hộp có 16 viên đạn của súng K-59 nữa). Tất cả là giúp cho phi công tự bảo vệ mình trong các trường hợp cần thiết. Phi công Mỹ cũng được trang bị súng ngắn nhưng họ không bao giờ sử dụng vì họ biết đối thủ không có chủ trương bắn chết hoặc hành hạ tù binh. Phi công Mỹ còn có "lá cờ xin ăn" và họ còn hy vọng chúng mạnh hơn cả những viên đạn của súng ngắn nhiều !. Riêng việc chiến đấu của các anh Tạ Đông Trung và Nguyễn Thế Hùng khi tham gia mặt trận Tây Nam sau khi máy bay rơi diễn biến như thế nào thì tôi không nắm rõ (thời gian này đơn vị tôi tham gia phòng thủ tại biên giới phía Bắc). Chỉ biết rằng, các anh chiến đấu rất dũng cảm và hy sinh anh dũng, quyết không để cho bọn Pôn-Pôt bắt làm tù binh. Anh Tạ Đông Trung được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 20 tháng 12 năm 1979 và anh Nguyễn Thế Hùng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 28 tháng 4 năm 2000, đồng đội Giang NH ạ!.
Việc các phi công và các dẫn đường có quen nhau hay không là chuyện đương nhiên như việc "thường ngày ở huyện", bởi chúng tôi gắn bó với nhau lắm, chỉ cần nghe tiếng thôi là đã nhận ra đấy là ải, là ai rồi. Trong "làng dẫn đường" tôi chỉ thấy có Bùi Hạnh và Thân Đức Hạnh thôi còn người thân Lê Sỹ Hạnh của Spirou thì tôi không biết.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 23 Tháng Năm, 2012, 08:14:46 pm
 Bạn Giang NH ! Trong chiến tranh biên giới Tây Nam với bọn Pon Pót chưa bao giờ Pon Pot trao trả cho VN ta một tù binh nào cã , trong khi ta bắt được chúng thì chuyển giao về cho bộ đội K   . Nhưng  nếu anh em ta mà bị chúng bắt được , sau đó chỉ nhận được cái xác bị chặt làm nhiều đoạn vứt nhiều nơi , hết sức dã man mà thôi ! Chúng tôi lúc nào cũng thường giữ bên mình một quả lựu đạn rũi khi bước đường cùng thì cưa đôi với bọn chúng còn hơn là để chúng bắt sống . Phi công ta cũng vậy thôi , bay sâu vào trận địa của giặc rũi bị rơi vào giữa trận địa sư đòan của chúng cũng phải bắn cho đến viên đạn cuối cùng rồi tự sát còn hơn để chúng bắt , rơi vào tiểu đoàn hay tiểu đội của Pốt thì cũng vậy thôi ! Chuyện đó bình thường vì ai cũng đều sợ bị chúng hành hạ dã man cho đến chết , còn hơn là bắn bọn chúng đến viên đạn cuối cùng rồi tự sát vẫn hơn .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Trinhsat trong 23 Tháng Năm, 2012, 08:36:51 pm
Trích:

(túi cấp cứu khi nhảy dù khẩn cấp chứa thuốc men, lương khô, dao, dây câu, mồi câu tẩm hóa chất, diêm có thể bật cháy bình thường ngay trong mưa bão, cồn khô, thuốc chống vắt, chống cá mập, pháo sáng ... và một hộp có 16 viên đạn của súng K-59 nữa)


------------

   Đọc đoạn này của bác Phicongtiemkích, tôi hiểu thêm về một chuyện.

Năm 1968, tôi được ông bác (khi đó là Giám đốc Ty CA Tuyên Quang) về chơi, cho một sợi dây câu,có gắn sẵn lưỡi câu, thu được của biệt kích.  Có một miếng đồng nhỏ ôm sau lưng lưỡi câu, gắn một túm lông màu sặc sỡ. Lạ cái là chả phải gắn thêm mồi gì, cứ thả xuống nước là cá cắn câu. Câu xong đem về phơi khô lưỡi câu, lần sau lại dùng tiếp được. Tôi đã rất ngạc nhiên và không giải thích được.

Nay qua bác Phicongtiemkich mới biết là lưỡi câu có tẩm hóa chất ở cái túm lông đó để làm mồi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 23 Tháng Năm, 2012, 10:06:50 pm
Trích:

(túi cấp cứu khi nhảy dù khẩn cấp chứa thuốc men, lương khô, dao, dây câu, mồi câu tẩm hóa chất, diêm có thể bật cháy bình thường ngay trong mưa bão, cồn khô, thuốc chống vắt, chống cá mập, pháo sáng ... và một hộp có 16 viên đạn của súng K-59 nữa)


------------

   Đọc đoạn này của bác Phicongtiemkích, tôi hiểu thêm về một chuyện.

Năm 1968, tôi được ông bác (khi đó là Giám đốc Ty CA Tuyên Quang) về chơi, cho một sợi dây câu,có gắn sẵn lưỡi câu, thu được của biệt kích.  Có một miếng đồng nhỏ ôm sau lưng lưỡi câu, gắn một túm lông màu sặc sỡ. Lạ cái là chả phải gắn thêm mồi gì, cứ thả xuống nước là cá cắn câu. Câu xong đem về phơi khô lưỡi câu, lần sau lại dùng tiếp được. Tôi đã rất ngạc nhiên và không giải thích được.

Nay qua bác Phicongtiemkich mới biết là lưỡi câu có tẩm hóa chất ở cái túm lông đó để làm mồi.

Túi khẩn nguy xách tay hay túi cấp cứu NAZ-7 (Носимый аварийный запас НАЗ-7) như anh Phicôngtiêmkích nói tới gồm 4 nhóm đồ: nhóm đồ liên lạc và báo hiệu, nhóm đồ thực phẩm đồ uống, nhóm đồ thuốc men băng gạc và nhóm đồ sinh tồn. Huyphong đã giới thiệu về các túi cấp cứu NAZ-7M và NAZ-8 trong topic Chuyên đề về máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Nga - ПАК ФА (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=13010.msg225865#msg225865)

Túi cấp cứu NAZ-7
(http://last-portal.ucoz.ru/Images/Equipment/00162.jpg)

Phần dưới là 1 số hình minh họa về túi cấp cứu NAZ-7 dùng cho phi công Mig-21 và Su-22 (survival.com.ua):

Nhóm đồ liên lạc và báo hiệu
(http://survival.com.ua/test/naz78/naz1.jpg)

Nhóm đồ thực phẩm
(http://survival.com.ua/test/naz78/naz2.jpg)

Nhóm đồ thuốc men băng gạc
(http://survival.com.ua/test/naz78/naz3.jpg)

Nhóm đồ sinh tồn. Hộp đạn súng ngắn và mồi câu của phi công được nhét trong nhóm đồ này.
(http://survival.com.ua/test/naz78/naz4.jpg)

Tùy vùng bay công tác, túi NAZ-7 của phi công có thể có thêm 1 trong các món sau:
- Cặp ván trượt tuyết gấp gọn khi bay ở vùng băng tuyết
- Cặp bình tông chứa nước khi bay ở vùng hoang mạc
- Bộ thuyền hơi tự bơm MLAS-1 "OB" (hoặc thay bằng phao tự bơm PSN-1) kèm màu báo hiệu, viên khử muối và miếng lọc nước biển khi bay trên biển.
(http://survival.com.ua/test/naz78/naz5.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 23 Tháng Năm, 2012, 10:43:57 pm
   Gửi Bác @ huyphongsi, các món đồ dùng cho Bác phicongtiemkich thế là em đã rõ.Còn riêng phi công giặc lái máy bay Mỹ thì thế nào ạ, Bác có tài liệu thì cho biết rõ thêm, cám ơn Bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tranphu341 trong 24 Tháng Năm, 2012, 03:38:11 pm
           Chào các bác! Rất hay. Anh em lính bộ mình, ngày càng được hiểu biết thêm về cuộc sống chiến đấu cùng những trang bị của người Phi công.

           Lính bộ mình khi hành quân thì để tránh bị quên ông Btrưởng hoặc A Trưởng thường đọc một tràng như sau: Các đồng chí nhớ kiểm tra: Ca-bát- bạt-giầy- nilong-bi đông-bao gạo-súng-đạn- bao se-dao găm-lựu đạn. Xem đã đủ chưa. Nhiều anh em tinh nghịch trả lời nhại lại. Thưa thủ trưởng đ.... (đủ) Lẻ tẻ. ;D ;D ;D Vì ông Trung đội trưởng là dân xứ eo mà.

           CHÚC CÁC BÁC CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NIỀM VUI VÀ CHO ANH EM LÍNH BỘ BIẾT THÊM NHIỀU ĐIỀU VỀ " bINH CHỦNG CON NHÀ GIẦU" NỮA NHÉ!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Ngocvancu trong 24 Tháng Năm, 2012, 06:35:27 pm
Túi Naz_7 của Huyphong đưa lên chưa có dây nối với Phi công sợi dây đó cũng khoảng mười mấy mét.Tôi còn được hai túi Naz_ 7 nhưng phụ tùng bên trong chỉ còn kính ,bình nước và thuốc lọc nước.PSN_1 cũng thủ được một em còn nguyên bao lụa bảo quản. ;)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 24 Tháng Năm, 2012, 09:24:11 pm
Túi Naz_7 của Huyphong đưa lên chưa có dây nối với Phi công sợi dây đó cũng khoảng mười mấy mét.Tôi còn được hai túi Naz_ 7 nhưng phụ tùng bên trong chỉ còn kính ,bình nước và thuốc lọc nước.PSN_1 cũng thủ được một em còn nguyên bao lụa bảo quản. ;)
Sợi dây giống với túi cấp cứu NAZ-7M dưới này hả anh? Sợi dây nối túi cấp cứu này có chiều dài 15m.
(http://i641.photobucket.com/albums/uu131/huyphongssi/PAK%20FA/HuyP-PAKFA-NAZ7M01.jpg)

Ghế phóng KM-1 dùng cho Míc-21 (scilib.narod.ru)
(http://scilib.narod.ru/Avia/Eject/images/p128_.gif)

Các thao tác phóng ghế KM-1 của phi công. Túi cấp cứu NAZ-7 và xuồng tự bơm MLAS-1 chỉ bung ra khi dù cách mặt đất 1000m.  
(http://scilib.narod.ru/Avia/Eject/images/p145.gif)

Hình đồ họa cảnh phóng ghế dù SK của phi công Ấn từ máy bay Mig-21FL/Mig-21PFM (galgot.free.fr)
(http://galgot.free.fr/MiG/MiG21535-21780.jpg)

---

   Gửi Bác @ huyphongsi, các món đồ dùng cho Bác phicongtiemkich thế là em đã rõ.Còn riêng phi công giặc lái máy bay Mỹ thì thế nào ạ, Bác có tài liệu thì cho biết rõ thêm, cám ơn Bác.
Phi công F-4 có túi cấp cứu Koch (hkoch.com)
(http://www.hkoch.com/assets/images/products/F-4-2.jpg)

Túi cấp cứu Koch được gắn dưới đệm ghế phóng Martin-Baker Mk. H-7  (ejectionsite.com)
(http://www.ejectionsite.com/ejctpic/f4seatL.gif)

(http://www.ejectionsite.com/matt/seatd.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 26 Tháng Năm, 2012, 09:59:25 pm
Trong chiến tranh ta đã dùng máy bay trực thăng Mi-6 cẩu các máy bay MiG-21 đi sơ tán, rồi lại bất ngờ đưa trở lại các vị trí trực ban chiến đấu đạt hiệu quả rất lớn. Riêng điều ấy thôi đã tạo ra sự kinh ngạc cho các bạn Liên Xô rồi.

Huyphongssi minh họa bài của anh Phicôngtiêmkích:

Ngoài việc cất giấu máy bay vào các hầm ngầm đào xuyên vào lòng núi như ở sân bay Đa Phúc và Anh Sơn, ta còn sử dụng trực thăng Mi-6 để bốc cả Mig-17 lẫn Mig-21 đi sơ tán dưới tán cây tại các khu vườn, rừng quanh sân bay. Ban đầu, việc móc cáp để trực thăng bốc máy bay làm hư hại phần thân vỏ máy bay. Sau đó ta đã cải tiến khâu móc cáp để khắc phục hiện tượng này.

Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-6 (combatreform.org)
(http://www.combatreform.org/MI6hookfisheyeview.jpg)

Trực thăng Mi-6 bốc máy bay Mig-17 và Mig-21 đi cất giấu dưới tán cây quanh khu vực sân bay (scilib.narod.ru)
(http://img12.imageshack.us/img12/1686/mi6viet.jpg)
(http://scilib.narod.ru/Avia/Vietnam/images/VI_p58_2.jpg)
(http://scilib.narod.ru/Avia/Vietnam/images/III_p47_2.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 27 Tháng Năm, 2012, 11:55:23 pm
Mỗi phi công chúng tôi được trang bị một khẩu súng ngắn K-59 ( về sau này thì là K-27) với băng đạn 6 viên, cộng một băng 6 viên dự phòng nữa ở bao súng. Trong túi NAZ-7 ở dưới ghế dù (túi cấp cứu khi nhảy dù khẩn cấp chứa thuốc men, lương khô, dao, dây câu, mồi câu tẩm hóa chất, diêm có thể bật cháy bình thường ngay trong mưa bão, cồn khô, thuốc chống vắt, chống cá mập, pháo sáng ... và một hộp có 16 viên đạn của súng K-59 nữa). Tất cả là giúp cho phi công tự bảo vệ mình trong các trường hợp cần thiết. Phi công Mỹ cũng được trang bị súng ngắn nhưng họ không bao giờ sử dụng vì họ biết đối thủ không có chủ trương bắn chết hoặc hành hạ tù binh. Phi công Mỹ còn có "lá cờ xin ăn" và họ còn hy vọng chúng mạnh hơn cả những viên đạn của súng ngắn nhiều !. Riêng việc chiến đấu của các anh Tạ Đông Trung và Nguyễn Thế Hùng khi tham gia mặt trận Tây Nam sau khi máy bay rơi diễn biến như thế nào thì tôi không nắm rõ (thời gian này đơn vị tôi tham gia phòng thủ tại biên giới phía Bắc). Chỉ biết rằng, các anh chiến đấu rất dũng cảm và hy sinh anh dũng, quyết không để cho bọn Pôn-Pôt bắt làm tù binh. Anh Tạ Đông Trung được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 20 tháng 12 năm 1979 và anh Nguyễn Thế Hùng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 28 tháng 4 năm 2000, đồng đội Giang NH ạ!.
Việc các phi công và các dẫn đường có quen nhau hay không là chuyện đương nhiên như việc "thường ngày ở huyện", bởi chúng tôi gắn bó với nhau lắm, chỉ cần nghe tiếng thôi là đã nhận ra đấy là ải, là ai rồi. Trong "làng dẫn đường" tôi chỉ thấy có Bùi Hạnh và Thân Đức Hạnh thôi còn người thân Lê Sỹ Hạnh của Spirou thì tôi không biết.


Phi công tiêm kích thuộc Không quân Mĩ cùng thời anh Phicôngtiêmkích được trang bị súng ngắn ổ xoay 6 viên K-38 (súng của hãng Smith & Wesson kiểu 15 nòng dài 4 inhxơ). Điều lệnh phi công Mĩ quy định phi công chỉ dùng súng tự vệ trong trường hợp có thể chạy thoát hoặc chống thú dữ khi rơi xuống vùng rừng núi.

Mẫu súng K-38 (S&W Model 15 4-inch)
(http://4.bp.blogspot.com/_Q1rDxWACcUU/R0YDKUkCYoI/AAAAAAAAAEI/11MM7wP0HgM/s400/S%26W%2BMod%2B15.jpg)

Robin Olds đeo khẩu K-38 bên hông phải đang hí hửng sơn ngôi sao chiến tích bên cánh hãm luồng của chiếc F-4 sau khi trở về từ phi vụ đầu tiên trong chiến dịch quét sạch bầu trời mang mật danh "Bolo" (shot.photo.qip.ru).
(http://shot.photo.qip.ru/101qUvk.jpg)
Robin Olds là đại tá phi công từng 2 lần đạt Ách và là liên đội trưởng Liên đội tiêm kích chiến thuật số 8 của Không quân Mĩ đóng tại sân bay căn cứ Ubon Thái Lan. Ngày 02-01-1967, Olds trực tiếp chỉ huy 7 biên đội F-4C thuộc Liên đội 8 giả dạng cường kích bay vào để tạo thành cánh săn Míc phía Tây của cuộc hành quân "Bolo" và trực tiếp hạ được 1 Míc-21 của ta.

Khi bị bắn rơi và chưa được cứu, phi công Mĩ sẽ dùng lá cờ xin ăn (Blood chit) in bằng 13 thứ tiếng bên dưới cờ Mĩ để xin được trợ giúp ăn uống và náu thân trong khi trốn chạy. Phi công Mĩ sẽ cho người giúp đỡ mã số phi công in phía dưới cờ xin ăn để sau này đi nhận thưởng tiền Mĩ.
Lá cờ xin ăn của phi công Mĩ trong Chiến tranh Việt Nam (138thavnco.info)
(http://www.138thavnco.info/images/56918S.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 02 Tháng Sáu, 2012, 09:27:21 pm
Xin chào các đồng đội!
Sau khi thi xong phần lý thuyết của Mig-21 thì anh em chúng tôi lại trở lại trường cũ - trường Akhtari - bay lại loại máy bay L-29 nhưng với những chương trình nâng cao hơn. Chúng tôi được huấn luyện những bài bay nhào lộn kỹ thuật phức tạp, bay chặn kích, bay đánh chặn các loại máy bay có tốc độ nhỏ, trực thăng, bay công kích các mục tiêu mặt đất, bay những bài bay tự tìm và tiêu diệt mục tiêu trên không v.v....
Trường học bay phản lực sơ cấp của anh Phicôngtiêmkích trước đây là Trung đoàn bay huấn luyện 960 đóng tại sân bay Primorsko-Akhtarsk khu vực Kraxnodar. Từ thập niên 1960 tới 1980, đơn vị này chuyên huấn luyện bay phản lực sơ cấp trên loại L-29.

Cảnh 1 chiếc máy bay phản lực huấn luyện L-29 thả càng, thả cánh tà, đối chuẩn qua đài gần vào hạ cánh tại sân bay Akhtari (content.foto.mail.ru) 
(http://content.foto.mail.ru/mail/evgeniidergachev/3/i-226.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 02 Tháng Sáu, 2012, 10:11:21 pm
    Cám ơn đồng đội huyphongssi đã trợ chiến rất hay cho Bác phicongtiemkich. Trong khi chờ Bác ấy hành quân tiếp Bác cứ tiếp tục phối hợp nhịp nhàng với Bác ấy nhé. Cám ơn Bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Sáu, 2012, 11:12:16 pm
Dù quyết tâm lớn như thế, nhưng rồi đoàn tôi cũng không giữ được nguyên vẹn, vẫn phải rớt 3 anh xuống bay Mig - 17. Đó là các anh: Đào Minh Châu, Nguyễn Học Hải và Võ Xuân Quang. Ngày chia tay các anh để các anh về bay ở sân bay Cu sốp là ngày buồn và nặng nề hết mức. Tôi có linh cảm là rồi rất khó gặp lại nhau, mà đúng như thế thật; Võ Xuân Quang đã hy sinh tại sân bay Cu sốp, khi cất cánh lên, máy bay bị cháy và nổ ngay trên đầu đường băng. Quang là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc học. Bấy nhiêu năm không được gặp ba, má và các em. Đêm chia tay với tôi để đi Cu sốp, Quang tâm sự với tôi biết bao điều mà từ trước tới giờ chưa hề nói cho ai. Quang là người ít nói, nhưng hôm ấy lại nói rất nhiều, tôi chỉ là người nghe, không nói chen vào được tí nào. Vậy là đã ra đi, người trong số bạn bè đồng đội với cái chết rất vô lý.


Sân bay Cu sốp (Кущевская) vùng Kraxnodar nơi anh Võ Xuân Quang hi sinh là sân bay căn cứ của Trung đoàn bay huấn luyện số 797 thuộc Trường bay Sê rốp. Tại Cu sốp, đoàn bay huấn luyện 797 tổ chức huấn luyện bay và chuyển loại Mig-15/17 từ năm 1952 tới hết thập niên 1960, rồi chuyển sang huấn luyện bay Mig-21 từ đầu năm 1970. 

Trên lối vào sân bay Cu sốp có 1 tượng đài gắn chiếc Mig-21PFM số hiệu 04 để tưởng niệm các thế hệ phi công và các bộ phận phục vụ mặt đất tham gia cống hiến tại đây trong những năm tháng Chiến tranh Vệ quốc (ảnh từ airforce.ru và aviamonuments.ru)

(http://www.airforce.ru/memorial/russia/kushevskaya/mig-21_kushevskaya_1.jpg)

(http://aviamonuments.ru/photos/678b_IMG_8582.JPG)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: OldBuff trong 09 Tháng Sáu, 2012, 09:30:08 am
Buff tôi đã chuyển các bài hỏi đáp về kỹ thuật hàng không sang chủ đề do Mod selene0802 mở bên chuyên mục "Kiến thức quốc phòng"!

Mời các bác muốn bàn và tranh luận về kỹ thuật hàng không chúng ta về chỗ này nhé:

Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24370.0.html)

Nhân tiện, cháu cũng mời bác phicongtiemkich nếu có thời gian rỗi, ghé qua thăm và giúp đỡ topic mới ạ  :)



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 11 Tháng Sáu, 2012, 09:23:16 pm
Anh Phicôngtiêmkích bận lâu quá nên Huyphong xin phép xuất kích 1 mình tiếp vậy ;D

Cuộc chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc lần thứ nhất (Chiến dịch Sấm rền) những năm 6x giữa người nhà trời và giặc nhà trời luôn diễn ra hết sức quyết liệt. Chúng ta cùng xem sân bay căn cứ của 2 phía trong thời gian này.

Đa Phúc - sân bay căn cứ của Đoàn không quân Sao Đỏ e921 trong dịp Bác Hồ tới thăm ngày 09/02/1967 (dùng lại từ bee.net.vn)
(http://bee.net.vn/dataimages/201002/original/images270257_9_2_1967_HCM_th_m_b____i_Kh_ng_qu_n__nh_n_d_n_VN.jpg)

Ubon - sân bay căn cứ của Liên đội không quân chiến thuật số 8 "Bầy sói" KQ Mĩ, nơi được mệnh danh là "Hang ổ của bầy sói" (nationalmuseum.af.mil)
(http://www.nationalmuseum.af.mil/shared/media/photodb/photos/110330-F-DW547-019.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 19 Tháng Sáu, 2012, 01:52:46 am
Mỗi phi công chúng tôi được trang bị một khẩu súng ngắn K-59 ( về sau này thì là K-27) với băng đạn 6 viên, cộng một băng 6 viên dự phòng nữa ở bao súng. Trong túi NAZ-7 ở dưới ghế dù (túi cấp cứu khi nhảy dù khẩn cấp chứa thuốc men, lương khô, dao, dây câu, mồi câu tẩm hóa chất, diêm có thể bật cháy bình thường ngay trong mưa bão, cồn khô, thuốc chống vắt, chống cá mập, pháo sáng ... và một hộp có 16 viên đạn của súng K-59 nữa). Tất cả là giúp cho phi công tự bảo vệ mình trong các trường hợp cần thiết. Phi công Mỹ cũng được trang bị súng ngắn nhưng họ không bao giờ sử dụng vì họ biết đối thủ không có chủ trương bắn chết hoặc hành hạ tù binh. Phi công Mỹ còn có "lá cờ xin ăn" và họ còn hy vọng chúng mạnh hơn cả những viên đạn của súng ngắn nhiều !. Riêng việc chiến đấu của các anh Tạ Đông Trung và Nguyễn Thế Hùng khi tham gia mặt trận Tây Nam sau khi máy bay rơi diễn biến như thế nào thì tôi không nắm rõ (thời gian này đơn vị tôi tham gia phòng thủ tại biên giới phía Bắc). Chỉ biết rằng, các anh chiến đấu rất dũng cảm và hy sinh anh dũng, quyết không để cho bọn Pôn-Pôt bắt làm tù binh. Anh Tạ Đông Trung được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 20 tháng 12 năm 1979 và anh Nguyễn Thế Hùng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 28 tháng 4 năm 2000, đồng đội Giang NH ạ!.
Trong khi chờ anh Phicôngtiêmkích vào bay lại, Huyphong xin tiếp về vũ khí tự vệ của phi công khi bay ở tuyến trước và trên đất địch.

Vũ khí tự vệ tiêu chuẩn của phi công ta cũng giống phi công Lxô: 1 khẩu súng ngắn K.59 (Súng ngắn Makarov = Пистолет Макарова) có sẵn 1 băng đạn 8 viên kèm 1 băng đạn 8 viên dự phòng cài trong ngăn da nhỏ cạnh ngoài bao súng và 1 cây thông nòng. Cộng với hộp giấy đựng 16 viên đạn rời trong túi NAZ, như vậy phi công có cơ số đạn K.59 tương đương 4 băng = 32 viên để phòng thân chống bị địch bắt hay chống thú dữ sau khi nhảy dù xuống đất địch. Súng đạn này còn có thể dùng để săn bắn tự túc thực phẩm trên đường phi công tìm về đất ta.
(http://russianguns.ru/wp-content/uploads/2009/09/pm-7.jpg)

Ngoài ra phi công còn có thể được trang bị vũ khí chiến đấu cá nhân khi trực ban chiến đấu tại các khu vực chiến trường có độ nguy hiểm cao hay khi địch có chính sách giết tù binh. Ví dụ trên chiến trường Ápghanítxtăng, phi công chiến đấu LXô còn được phát súng tiểu liên báng gập nòng ngắn AKS-74U bên cạnh súng ngắn Makarov.

Hính dưới cho thấy phi công đeo súng tiểu liên AKS-74U đang đứng cạnh 1 chiếc Mig-23MLD treo đầy bom OFAB-100-120 (vsr.mil.by)
(http://vsr.mil.by/wp-content/uploads/2012/02/31_8.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 19 Tháng Sáu, 2012, 11:30:09 am
Lâu lâu không thấy bác phi công tiêm kích , để hỏi bác câu thơ này của ai :
...Có bay lên chín tầng mây
Cũng không thoát nổi cái dây buộc mình ...
 chúc bác phi công khỏe nhé


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: giangcoi trong 26 Tháng Sáu, 2012, 10:11:23 pm
Bác phi công ới ời, ngày nào con cháu cũng vào hóng mòn mắt. :D :D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 27 Tháng Sáu, 2012, 10:31:52 am
Xin chào các đồng đội!
Lâu quá tôi không liên lạc được với các đồng đội vì công việc gia đình không cho tôi được rảnh rỗi tí nào. Tôi rất cám ơn anh huyphongssi trong thời gian tôi vắng mặt, anh đã "xuất kích" một mình, đã giúp được tôi rất nhiều.
Bây giờ giành được chút thời gian rảnh nên lại có thể tiếp tục trao đổi cùng các đồng đội. Đồng đội nguyentrongluan hỏi tôi về hai câu thơ, xin thưa rằng đôi lúc tôi cũng làm thơ cốt tự mình giãi bày lòng mình và rồi tự đọc cho mình nghe mà thôi. Trong tập "Chuyển mùa". tôi có viết bài "Sáu tám đi tìm" ... với mấy câu như sau :
  Tằm đau một đận mà thôi
  Dâu đau suốt cả một đời làm dâu !
  Chén tình đã cạn từ lâu
  Mà sao đến lúc bạc đầu còn say !
  Dẫu lên cao chín tầng mây
  Diều đâu thoát được sợi dây buộc mình !
 Xin cám ơn đồng đội nguyentrongluan đã đề cập !
Về câu hỏi của Lamcclpy thì tôi xin nói rõ hơn là trong cuộc chiến chống lại không quân Mỹ chúng ta cũng chưa được trang bị tên lửa có thể bắn đối đầu mà chỉ có tên lửa tìm nhiệt mà thôi. Do đó trong không chiến chúng tôi phải “túm lưng áo địch mới đánh”.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 27 Tháng Sáu, 2012, 10:34:10 am
Khoảng đầu tháng 6/1972  anh Phạm Phú Thái và tôi bay tuần tiễu về khu vực Tuyên Quang (sau khi anh Thái mất số 2 là Võ Sỹ Giáp, tôi mất Cao Sơn Khảo, thì hai chúng tôi cũng hay đi với nhau, cũng “sáng tác” được một số động tác riêng cho biên đội như “cắt chéo” “cơ động phản kích đối đầu”...  rất có tác dụng đối với chúng tôi trong không chiến).  Mây ở khu vực ấy khoảng 5 đến 6 phần. Tôi quan sát quanh quẩn, nhìn xuống dưới bụng máy bay mình thì chợt thấy 4 thằng đang bay thấp cắt từ phải qua trái. Tôi hô cho anh Thái biết: “Bốn thằng “du mục” đi từ phải sang, ngay dưới bụng mình đấy!” Anh Thái cũng phát hiện và lập tức chúng tôi vứt thùng dầu phụ, lật úp máy bay để chiếm vị công kích. Anh Thái lao vào bắn một quả tên lửa, một thằng bùng cháy giữa trời. Tôi lao theo 3 thằng thì bọn chúng quay gập vào bụng tôi tháo chạy. Máy bay của anh Thái không hiểu sao bị gẫy ống không tốc (trông nó tựa như mũi giáo ở đầu máy bay vậy). Mọi đồng hồ trong buồng lái không làm việc nữa vì hỏng hết cả hai hệ thống khí áp tĩnh và động. Anh ấy la như cháy nhà. Tôi phải bỏ mục tiêu, nhào lên bay cạnh anh ấy, khống chế tốc độ cho phù hợp và dẫn về hạ cánh. Dọc đường bay, anh ấy hò la rất nhiều, phần vì phấn khích, phần vì lo lắng cho chuyến bay. Thôi thì đủ cả lời nói vui, nỗi lo âu, câu chửi thề tục tĩu. Không ai có thể xen vào được, chỉ đến lúc hạ cánh xong anh mới chịu lặng im thôi. Tâm trạng khi lập được chiến công của từng người cũng khác nhau. Có anh thì chỉ hô mỗi câu : "Cháy rồi!", có anh thì la hét hò reo sung sướng, có anh thì văng tục, chửi thề ..., chẳng ai giống ai cả. Tôi nghĩ, nó cũng giống như trạng thái say rượu ấy, có anh thì lẳng lặng đi nằm ngủ, có anh thì lại kể chuyện vui, cười rồi hát hò, có người thì lại khóc rưng rức ...Cuộc sống nó là thế !
Tháng 6 năm 1972 có lẽ là tháng chúng tôi giành thắng lợi ròn rã. Lứa của tôi hầu như ai cũng lập công. Tháng 6 là tháng chúng tôi bị tổn thất ít nhất. Tôi cũng lập chiến công vào những ngày cuối tháng 6 này trên vùng trời Hoà Bình.
Ngày 26/6/1972 tôi với Trần Sang (bay số 2 cho tôi) xuất kích từ Sân bay Đa Phúc. Mây dầy đặc, nhiều tầng, nhiều lớp. Xuyên lên khỏi mây thì Sang không thấy tôi, còn tôi đã lấy hướng vào khu vực chiến đấu và tình hình rõ ràng là khá khẩn trương (qua giọng thông báo của trạm dẫn đường mặt đất). Tôi đề nghị dẫn Sang về hạ cánh, còn mình tôi tham chiến. Sở chỉ huy đồng ý, cho Sang về và dẫn tôi đi. Đến vùng trời Hoà Bình, tôi phát hiện thấy một tốp 24 chiếc, xin vào công kích, được phép và tôi “đơn thương, độc mã” xông vào cái đám ấy. Đội hình của chúng rối loạn. Chúng áp dụng chiến thuật “đan chéo” kiểu cắt kéo để tránh bị công kích, tôi đợi đúng lúc một thằng F.4E vừa làm động tác đảo lại, thời điểm quá tải nhỏ nhất là tôi phóng tên lửa và thoát ly.
Đến giai đoạn này thì đúng là bọn giặc trời gờm chúng tôi một cách thực sự. Nếu như chúng không nắm được chủ động về thế chiến thuật thì đội hình chúng chủ yếu xé lẻ, tan tác để tháo chạy, tránh bị công kích là chính. Số lượng máy bay Mỹ rơi quá nhiều, số giặc lái bị bắt, bị đưa vào nhà giam mà bọn chúng thường gọi là “khách sạn Hintơn” cũng quá đông. Thằng nào cũng sợ, cũng nằm trong tâm trọng nơm nớp khi bay vào không phận Bắc Việt. Còn đối với chúng tôi thì chúng tiêu diệt mãi sao mà không thấy hết, vẫn thấy chúng tôi hoạt động khắp nơi, đánh nhau liên tục cả ngày lẫn đêm... thì có lẽ chúng không sao hiểu nổi.
Tôi còn có trận đi cùng anh Thái, gặp địch ở vùng trời Hoà Bình lần nữa. Cả hai anh em cùng bắn, nhưng chúng cơ động ghê quá, chúng tôi để lỡ mất cơ may, về cứ tiếc mãi.
Lại nói về bọn “du mục” mà tôi từng đề cập đến ở phần trước. Chúng là những tên lái giàu kinh nghiệm, sành sỏi trong chiến tranh, dày dạn trong không chiến, kỹ thuật bay. Chúng cũng áp dụng kinh nghiệm của các lực lượng không quân trong chiến tranh thế giới thứ hai. Chúng thường bay thấp, với đội hình 4 chiếc, lập các không vực tự tìm kiếm để tiêu diệt mục tiêu trên không, chủ yếu ở hai đầu loa cất hạ cánh, “rình” những máy bay cất cánh lên hoặc về giảm tốc độ vào hạ cánh. Đấy là thời điểm dễ “làm ăn” nhất của bọn chúng vì máy bay ta lúc đó tốc độ thường nhỏ, cơ động kém, lại sơ hở vì gần ngay căn cứ mình rồi, ít tăng cường quan sát. Đã mấy lần chúng tôi bị chúng “vồ” trong những trường hợp như vậy và chúng tôi cũng đã bị tổn thất. Qua những lần như vậy, chúng tôi phải cảnh giác hơn rất nhiều. Cũng từ đó mà chúng tôi sinh ra chiến thuật lập hàng tuyến thật hẹp để vào hạ cánh, độ cao chỉ 20 đến  30m. Kéo lập xong vòng 4 là đến độ cao kéo bằng. Thời gian ở trên không rất ngắn, bọn chúng đành bó tay.
Hầu như những tháng cuối năm 1972, bọn tôi xuất kích rất “âm thầm”. “người ngựa ngậm tăm” lủi theo độ cao thấp đi đến một điểm nào đấy mới tăng lực kéo cao, mới liên lạc, bởi nếu không như thế, thì bọn tôi bị gây nhiễu đối không ngay lập tức và không ai chỉ huy được ai hết. Tôi còn nhớ, dễ có đến gần 20 phương án. Khi nhận lệnh báo động vào cấp là nhận phương án luôn, đi đứng ra sao, bọn tôi phải thuộc như lòng bàn tay mình, ấy thế mà bọn Mỹ dò ra sóng đối không rất nhanh, phá sóng rất dữ, gây không ít khó khăn cho chúng tôi trong chiến trận.
Mặc dù những ngày chiến đấu căng thẳng, ác liệt diễn ra như vậy, nhưng “máu học trò” của tôi lựa có thời điểm nào có đất hoạt động là lại sống lại. Chúng tôi đi trực chiến thường rất sớm, khoảng 3 giờ sáng là phải dậy rồi. Có một lầnkhi xuống xe trực, qua nhà bếp, vì còn sớm quá, lái xe chưa ra, chị nuôi thì ngồi ngủ gục tại bếp, tôi liếc thấy bên cạnh có bộ áo mưa, liền xâu que, treo lên xà bếp, kiếm được đôi giày hỏng buộc ở dưới áo, trông tựa người treo cổ. Xong rồi, tôi đến ngồi cạnh chị nuôi hừ một tiếng. Cô chị nuôi giật mình choàng dậy, mắt nhắm mắt mở, chống tay vào đúng cái đầu trọc lốc của tôi, rú lên, chạy nhào ra cửa, chưa định thần được thì lại thấy người treo cổ ở trước mặt. Rú tiếp một tiếng nữa và không thể chạy nổi, khuỵu xuống, vừa bò vừa la. Tôi lỉnh cửa sau, đi ngược đường coi như chẳng có chuyện gì xảy ra hết. Toàn bộ khu bếp báo động, súng ống lên đạn lách cách. Cô chị nuôi nói hụt hơi là bếp có ma. Mọi người chạy xuống bếp thì thấy áo mưa treo, oà lên cười. Bấy giờ thì cô chị nuôi mới lấy lại tinh thần oà lên khóc... Nhưng sau lại cứ làm tôi ân hận mãi tới tận bây giờ vì những trò nghịch ngợm không đâu của mình.
Để động viên kịp thời những anh bắn rơi máy bay Mỹ, chúng tôi hay bày trò tạo một cái gì đó bất ngờ. Hôm anh Đỗ Văn Lanh (sau này được phong danh hiệu anh hùng các lực lượng vũ trang) bắn rơi một chiếc F.4, tôi ở nhà (ở trong hầm thì đúng hơn) hì hụi lôi một chiếc bảng đen ra, vẽ một phi công mắm môi mắm lợi bóp cò súng, phía trước, một thằng F.4 cháy cắm đầu xuống, cánh vỡ ra từng mảnh, cạnh bảng là dòng chữ to: “Hoan hô thằng Lanh”. Xong, tôi đem bảng ra treo trước hầm, cốt khi Lanh về thấy để mừng. Ai dè, tôi bị vạ vì cái trò này. Số là Lanh chưa về thì chính uỷ đã đến trước giờ để báo tin, nhìn thấy tấm bảng, ông đứng sững lại, ngắm nghĩa gật gù, mắt nhấp nháy rồi hỏi: “Vẽ đẹp đấy, nhưng ai vẽ?”. Tôi đứng ra nhận thì lại được hỏi một câu tiếp: “Sao lại đề là thằng Lanh, mà không là đồng chí Lanh?”. Tôi trả lời: “Bạn bè vẫn gọi nhau mày tao thì đề bằng thằng cũng có sao đâu ạ!” Thế là tôi được thuyết trình một hồi về nhận thức, về quan điểm. Rồi rốt cục đưa cả ra chi bộ nói về chuyện ấy nữa. Tháng ấy, tôi mất danh hiệu “Đảng viên 4 tốt”. Tôi còn bị mấy lần mất “4 tốt” nữa vì những chuyện không đâu. Ví như mắng số 2 ở trên trời là “Cú đỉn”. Quả tình, bốn ngàn năm lịch sử yên hàn, bỗng giữa trời vang lên tiếng “cú đỉn” thì nghe cũng không sao lọt tai thật. Rồi những trò đùa vô bổ trong những phút yên lặng giữa những lần xuất kích, những chuyện tào lao, những trò bay nghịch ngợm....tôi đều bị “riềng”. Hồi ấy, người ta quản lý chúng tôi ngặt nghèo đến mức hơi bị thái quá. Có gì cũng nâng lên thành quan điểm hết, sợ thật!
Tôi là thằng “sáng tác” ra trò bay “báo cơm”. Có nghĩa là đi cơ động ở sân bay khác về, hoặc đi đánh nhau về, sẽ hạ cánh ở Đa Phúc thì thế nào cũng bay kéo dài vòng một một chút, lách qua núi Đôi, ngắm vào mấy cửa hầm chúng tôi ở, bay thật thấp dưới chân đồi có hầm ấy, dưới đó là bếp ăn của bọn tôi. Rẹt qua ở độ cao 5 á  10m thôi, lắc cánh rồi kéo lên, lượn vào vòng 3, thả càng, hạ cánh. Chị nuôi khắc biết bổ sung thêm một xuất cơm ra sân bay. Tai hại là ở chỗ mọi người giật mình, kinh hoảng, may mà chưa có ai bị ngất vì tiếng động và sóng kích của máy bay gây ra. Đã có lần, bay thấp quá, mái bếp suýt sập, vung nồi cơm văng cả xuống bếp, bụi mù lên cơ mà! Thật thà mà nói, đến bọn tôi là những thằng bay, nhưng khi nằm ở trong nhà trực, bị ai đó rẹt qua cũng phải bật ngay dậy, không chịu nổi, chứ nói gì đến người thường! Sau chúng tôi phải ra một “đạo luật” cấm bay thông qua khu trực chiến ở độ cao thấp. Anh nào vi phạm thì lập tức bị trùm chăn và bị đánh luôn. Ấy thế mà khối anh bị đánh đấy. Tôi cũng có lần vô tình quên mất quy định kia, hạ cánh xong rồi, ra khỏi buồng lái, thấy mấy bóng người cầm chăn nấp ở cánh cửa nhà trực, mới sực nhớ ra, không vào nhà  nữa, mặc dù khát nước tới muốn chết vẫn đành chịu. Dại gì xông vào để bị chúng nó trùm chăn, nó đánh hội đồng!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: cựu bộ đội trẻ trong 27 Tháng Sáu, 2012, 02:11:43 pm
.....Dại gì xông vào để bị chúng nó trùm chăn, nó đánh hội đồng!
Cái vụ trùm chăn này đến thời cháu chỉ còn nghe nói thôi chứ không thấy ai áp dụng. Còn vụ văng tục chửi thề thì chắc không bao giờ hết. Sáng thứ 2 chào cờ tiểu đoàn trưởng cũng văng tùm lum.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tau khong so trong 27 Tháng Sáu, 2012, 02:15:36 pm
Chào đồng đội Phi công tiêm kích. Năm nay nhà nước kỷ niệm 40 năm Điện Biên Phủ trên không chắc sắp tới sẽ tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những bài viết của anh sẽ góp phần cho anh em biết được những câu chuyện thực, đời thường của các Phi công mà nhiều người không biết. Mong anh thường xuyên đưa bài. Tôi với anh ngược nhau trong không gian: Anh trên trời, tôi dưới biển. Chuyện trên trời của anh hay thật. Qua chuyện báo cơm của anh tôi mới biết ở đâu lính trẻ cũng có trò tếu táo, tôi có nhớ chuyện một chiếc trực thăng bay thấp ở sân bay Bạch Mai bị rơi, lý do là bay thấp để ngắm mấy chị nuôi tắm ... có đúng không? Năm 1972, khi anh đang chiến đấu trên bầu trời tôi mới nhập ngũ. Tôi còn nhớ phố " Đường tàu bay" còn có đường xe lửa chạy từ Bạch Mai đến Hố mẻ ( Nay là quán bia 171 thì phải ) Khi đó hình ảnh anh Phi công chói lọi trong tâm trí chúng tôi và cả dân tộc. Những buổi không chiến trên bầu trời làm nhiều người quên cả nguy hiểm chui ra khỏi hầm trú ẩn để xem. Khi máy bay ta bắn cháy máy bay Mỹ tất cả hò reo mừng rỡ. Thế mà đã 40 năm rồi. Theo tôi suy luận chắc anh năm nay phải gần 70 tuổi rồi nhỉ. Chúc anh khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, viết nhiều viết khỏe cho chúng tôi đọc nhé. Từ Tàu không số.    


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vuongman trong 30 Tháng Sáu, 2012, 02:28:44 am
Cháu đợi loạt bài mới của bác, chúc bác khỏe mạnh!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Linh Quany trong 30 Tháng Sáu, 2012, 07:52:01 am
   Chào chú phicongtiemkich !
   Cháu đọc loạt bài của chú thì thấy bài gần đây nhất chỗ cuối cùng thấy hơi băn khoăn. Hoá ra bộ đội ta thời xưa cũng đã sử dụng phương pháp trùm chăn tẩm quất hội đồng đồng đội của mình rồi ạ. Lỡ ra bị bong gân trật khớp hay đau quá mà lúc đang phải trực chiến thì liệu có thể bay ngay sao được. Phi công luôn luôn phải đảm bảo sức khoẻ tốt nhất để làm nhiệm vụ mà !
  Trên quê cháu- Tuyên quang ở số 5 đường dưới có một sân bay nhỏ, sau này Trường Văn hoá quân khu 2 lấy gần hết làm doanh trại, các cụ nói ngày xưa là sân bay dã chiến, không biết chú có biết sân bay đó không ạ, cháu thấy nhỏ thế chắc chỉ là sân bay trực thăng thôi phải không ạ ?
  Chú dạo này chắc cũng bận quá nên bọn cháu chờ bài của chú cũng hơi lâu. Chúc chú mạnh khoẻ để luôn luôn tâm sự cùng các bác CBB và thế hệ sau về cuộc đời chiến trận của mình và những trận chiến trên không cùng cánh én bạc KQNDVN !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: CaoBaLanh trong 30 Tháng Sáu, 2012, 08:23:43 pm
Nhà cháu cũng hóng tin bác Phi công tiêm kích hàng ngày, cả cu con 8 tuổi cũng hóng theo bố hihi

Hồi cháu còn ở nhà những năm 80, khu vực Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh, rất hay được xem Mig21 bay tập, đơn có, đôi có, tăng tốc nổ bùm có vệt khói kéo dài nửa ngày không tan cũng có, nhưng đã lâu lắm rồi không thấy. Bác Phi công cho cháu hỏi hồi ấy bác có bay ở khu vực đó không ạ!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: thaynhin trong 30 Tháng Sáu, 2012, 08:50:13 pm
Kính chào anh Phicongtiemkich!
Những chuyện anh kể rất thú vị,của hiếm của bất cứ thời đại nào.Thật tiếc cho những người đươc tôi giớ thiệu về chuyện của anh anh thì họ...không tin.Buồn thật,đúng là sông trong đời sống cần có một tấm lòng...(Trịnh Công Sơn).


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2012, 05:23:24 am
Mig 21 có thể đạt tới tôc độ gần 700m/s (gần bằng sơ tốc của AK 715m/s). Như thế có sự ma sát rất lớn giữa vỏ máy bay và không khí. Bác Phicongtiemkich cho hỏi ma sát ấy có làm nóng vỏ máy bay không? Khi bay về, chui ra khỏi buồng lái, chạm vào vỏ máy bay bác có cảm giác nóng rãy tay không? Làm thế nào để buồng lái không bị tăng nhiệt độ quá cao: trong buồng lái của MIG 21 có máy điều hòa nhiệt độ không ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 03 Tháng Bảy, 2012, 11:11:20 pm
Mig 21 có thể đạt tới tôc độ gần 700m/s (gần bằng sơ tốc của AK 715m/s). Như thế có sự ma sát rất lớn giữa vỏ máy bay và không khí. Bác Phicongtiemkich cho hỏi ma sát ấy có làm nóng vỏ máy bay không? Khi bay về, chui ra khỏi buồng lái, chạm vào vỏ máy bay bác có cảm giác nóng rãy tay không? Làm thế nào để buồng lái không bị tăng nhiệt độ quá cao: trong buồng lái của MIG 21 có máy điều hòa nhiệt độ không ?
Huyphongssi trả lời thay anh Phicôngtiêmkích về nội dung này: Khi máy bay Mig-21 hoạt động ở ngưỡng tốc độ tối đa khoảng 2 lần tốc độ âm thanh, có 2 hiệu ứng làm tăng nhiệt độ vỏ máy bay là hiệu ứng tăng nhiệt do không khí bị sóng kích nén và hiệu ứng tăng nhiệt do ma sát không khí với vỏ máy bay. Tốc độ Mig-21 càng cao thì nhiệt độ tăng do hiệu ứng sóng kích càng lớn so với tăng nhiệt do ma sát. Khi ở tốc độ tối đa, phần mũi máy bay và cạnh trước cánh chịu nhiều tác động của hiệu ứng sóng kích nhất.

Nhiệt độ các phần vỏ vừa nêu ở tốc độ này của Mig-21 biến động từ 105oC tới 115oC. Khi về hạ cánh, nhiệt độ vỏ máy bay giảm dần do bức xạ nhiệt qua không khí và chỉ còn hơi ấm khi phi công rời buồng lái chạm được vào vỏ.

Buồng lái Mig-21 được cấp khí lạnh để điều hòa ở 1 trong 3 mức nhiệt độ cố định là 16oC, 20oC và 25oC.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: xuanxoan trong 06 Tháng Bảy, 2012, 06:03:52 pm
  Chào Phi công tiêm kích

  Mình là lính bộ binh, cũng có thời học ở cấp III Thương Tín, sau anh 4 năm; ngày đó thế hệ tôi ngưỡng mộ các anh lắm đấy - cánh đại bàng. Anh kể tiếp đi, về cách sống của các anh, những người lính luôn đi mây về gió như Tôn ngộ Không ( tuổi thơ bọn tôi gọi như thế đấy).

  Còn đời lính phi công được nuôi tôi nghĩ giống như "con nhà giầu" chứ, sao có chuyện "trùm chăn" như lính bộ binh vậy; "lính quân y" ơi chuyện "trùm chăn" đánh hội đồng không biết có từ bao giờ nhưng trước năm 1975 lính bộ binh bọn mình đã có rồi nhưng chỉ ở khung huấn luyện thôi, và chiến trường không có đâu - thương nhau hết mình


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: thaynhin trong 09 Tháng Bảy, 2012, 10:30:49 am
Bác Phicongtiemkich bay chiến đâu ở mặt trận nào vây?Lâu chưa về lấy xăng dầu gì cả?
Hôm qua nghe được bản tin ở vùng học bay của bác bên Nga bị lụt lội,có mất cả người sao đó?Bac có kênh liên lạc thì sẻ chia với họ.
Qua lời bác và nhiều người kể thấy người dân Nga tốt với VN quá,sao có biệt danh Nga ngố vậy các bác?
Báo Tiênphong online mơi đưa tin một bác lính cựu ở Camranh mới nhận được con gái sau mấy chục năm xa cách ở Vietnam...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 09 Tháng Bảy, 2012, 03:37:11 pm
Trước hết, tôi vẫn phải xin lỗi các đồng đội vì những công việc của gia đình đã làm cho tôi không có thời gian tâm sự với các đồng đội liên tục được và cũng rất cám ơn anh huyphongssi luôn luôn bên cạnh tôi, "cánh sát cánh" giúp đỡ tôi trong những lúc tôi để "gián đoạn liên lạc".
Cựu bộ đội trẻ có phản ảnh khi chào cờ mà d trưởng vẫn "văng tục tùm lum" thì tôi thấy vị d này thật quá đáng. Có những người coi việc nói tục là tăng thêm "gia vị cho cuộc sống" nên món ăn của họ cũng khá nhiều gia vị, nhưng trước buổi chào cờ, trước hàng quân mà văng những cái từ ngữ ấy ra thì tôi thấy lạ và thấy sợ thật. Không hiểu d ấy nghĩ gì !
Báo cáo với đồng đội taukhongso, các phi công lắm khi cũng hay "giở trò" bay thấp ví như dọc bãi biển ... chẳng hạn, nhưng trực thăng mà rơi do mải quan sát chị em tắm thì có lẽ đấy không phải là nguyên nhân chính đâu, mặc dù trước đó có thể cũng quay vòng để ngắm nghía thật. Lứa tuổi của "đám nhập ngũ 65" bọn tôi gần như sàn sàn như nhau, vậy mà đến giờ cũng đã gần "cổ lai hy" cả rồi. Thế mới biết thời gian trôi nhanh thật. Tôi sinh vào năm hợi. Các cụ nói "Tuổi hợi nằm đợi mà ăn". Có lẽ đấy là với "hợi" nào đấy thôi chứ như tôi chắc là "hợi rừng", không dũi là không có ăn, dũi từ nhỏ cho đến tận bây giờ và có lẽ cả sau này nữa, dừng dũi là treo niêu rồi, bác taukhongso ạ!
Việc "trùm chăn đánh hội đồng" đối với những ai vi phạm quy định đề ra (quy định miệng, không văn bản) không có gì là nguy hại cả, chẳng ra chỉ là trùm chăn để không biêt ai "ra tay" trước mà thôi. Chỉ là vài ba cái đá đít cảnh cáo thôi mà, đồng đội Linh Quang ạ. Tuyên quang cũng có một số sân bay, có từ rất sớm nữa là đằng khác, ví như sân bay Lũng Cò là sân bay do bà con các dân tộc làm trong thời gian rất ngắn để đón máy bay về hạ cánh, cất cánh. Hiện nay đấy đã trở thành bảo tàng. Hoặc sân bay Soi Đúng là nơi mà ta đã tổ chức bay những máy bay của vua Bảo Đại trao tặng cách mạng ... Một số sân bay khác dùng cho trực thăng, có lẽ sân bay gần quê Linh Quang một thời là sân dã chiến và để phục vụ cho các chuyến trực thăng, bạn ạ !
Thưa đồng đội Cao Ba Lanh, những năm 80, tôi cũng đã có dịp bay ở bầu trời Đông Triều quê bạn. Mạo Khê, Đông Triều có phi công MiG-21 là anh Nguyễn Văn Đậu. Anh đã hy sinh khi bay huấn luyện vào ban đêm.
Những chuyện tôi kể và tâm sự với các đồng đội, có thể có ai đó không tin lắm chứ. Thaynhin không nên băn khoặn về việc ai đó không tin hay nghi ngờ. Trong cuộc sống, có người tin vào ma quỷ, thần thánh, có người hoàn toàn không tin. Trong "Tây Du Ký", Tôn Ngộ Không đằng vân giá vũ thì con người ngày nay cũng đi được vào vũ trụ để khám phá thiên nhiên được kia mà. Tôi cho rằng việc tin hay ngờ là quyền của từng người, với lại, chuyện bịa như thật thì đáng ngờ rồi, thật mà như bịa thì còn đáng ngờ hơn, đúng không ạ?
Câu hỏi của bạn Giang tvx thì huyphongssi đã trả lời giúp tôi rồi. Rất cám ơn huyphongssi, nhưng tiện đây tôi cũng nói thêm tí chút: cứ lên độ cao 1000m thì nhiệt độ giảm đi 6,5 độ. Càng lên cao thì càng lạnh, thậm chí một số loại máy bay tốc độ nhỏ khi bay lên cao, máy bay bị đóng băng, rất nguy hiểm. MiG-21 phải trang bị bình chứa cồn để chống đóng băng máy bay nhưng vì khi hậu ở nước mình thuộc dạng "á nhiệt đới" nên chưa xảy ra hiện tượng đóng băng máy bay, và chúng tôi đã trộm cồn đó về pha chế thành rượu để uống (đấy cũng là "chiêu" mà các thày dạy bay bày cho đấy). Trong buồng lái MiG-21 mang tiếng là có Điều hòa nhưng thực chất là lấy khí từ sau một tầng cánh nén để thổi qua buồng lái, nên không giảm được nhiệt độ là bao. Khi bay ở độ cao thấp, nhất là lại bay với các bài bay nhào lộn phức tạp hoặc tập không chiến thì khi về hạ cánh, phi công chỉ có chóp mũ và đế giầy là khô thôi. Quần áo có thể vắt ra nước được !. Những năm tôi làm giáo viên bay, khi bay bao giờ tôi cũng có 2 áo, chiếc này ướt đem phơi ra nắng, lấy chiếc khô mặc để bay, sau rồi lại lấy chiếc phơi để mặc thay cho chiếc vừa bay về. Thế đấy Giang tvx ạ ! Phi công chiến đấu nó khác phi công dân dụng là thế. Mà chẳng cứ gì MiG, các phi công của Su cũng vậy thôi. Tôi còn nhớ câu nói vui trong đội ngũ phi công Su là :"Tổng công trình sư Su-khôi (tiếng Nga dịch ra là khô ), còn phi công thì Mô-cơ-rưi (dịch ra là ướt) để thấy sự đối lập nhau như vậy !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 09 Tháng Bảy, 2012, 03:38:58 pm
Mấy tháng gần cuối năm là mấy tháng tệ hại đối với chúng tôi. Vào tháng 7, có ngày còn rất xấu nữa. Ngày 08/07, ngày đó là ngày chúng tôi mất 3 chiếc liền, mất cả của lẫn người. Anh Đặng Ngọc Ngự (Đại đội trưởng đại đội bay của chúng tôi, sau được truy tặng danh hiệu anh hùng các lực lượng vũ trang) anh Nguyễn Ngọc Hưng, anh Vũ Văn Hợp đều bị rơi ở khu vực vùng trời Hoà Bình. Hồi tháng 4 (ngày 16.04), chúng tôi cũng bị rơi 3 chiếc trong một ngày, nhưng Nguyễn Hồng Mỹ, Lê Khương và Dương Đình Nghi còn nhảy dù ra được. Sau hơn một tháng nằm viện lại đi chiến đấu được ngay. Đằng này thì cả 3 anh em chẳng ai trở về cả! Thật quá nặng nề đối với chúng tôi! Muốn khóc mà không sao khóc được. Tất cả dâng ứ đầy tưởng chừng nghẹt thở. Căn hầm trống vắng hẳn. Tang tóc! đau thương! Nhìn nhau thấy mắt ai cũng mọng đỏ, sưng húp mà chẳng ai nói được với ai câu nào! Còn lời nào để mà nói nữa!.
Chúng tôi phải sinh hoạt tư tưởng, xác định lại quyết tâm, chúng tôi không nao núng, không sợ chết đâu, nhưng cấp trên lo rằng chúng tôi nôn nóng, muốn trả thù cho đồng đội, liều mình, mất bình tĩnh, mất sáng suốt gây thêm những thiệt hại không đáng có nữa, nên xác định cho chúng tôi kìm chế lại, lấy lại tỉnh táo để bước vào những trận chiến mới vững tin hơn.
Giai đoạn này, biết chúng tôi không phải là những tay vừa, nên địch dùng cả những thủ đoạn đê tiện như bắn cho thủng dù khi chúng tôi nhảy dù ra. Ném bom, bắn pháo xuống vị trí chúng tôi tiếp đất, cốt để tiêu diệt bằng được cái mạng sống của chúng tôi, xóa sổ lực lượng phi công ít ỏi. Một vài anh em chúng tôi suýt mất mạng vì cái trò ấy của chúng.
Năm 2009, khi chuyển anh Đặng Ngọc Ngự từ nghĩa trang Trần Hưng Đạo về nghĩa trang quê nhà thì đêm hôm ấy tôi cũng có mặt. Mộ anh Hưng cũng đã đưa được về quê anh ở Bắc Ninh. Chúng tôi vẫn có ý nguyện là chuyển hết anh em về chân tượng đài ở Sư đoàn bộ 371 cho anh em được chăm sóc thường xuyên mà rồi chắc chẳng bao giờ thực hiện được!
Ngày 10/08/1972 thì Nguyễn Ngọc Thiên (Sáu Cơ) hy sinh ở vùng núi Ninh Bình. Sáu Thiên đánh đêm, máy bay bị thương khi quay về, lao vào đám mây giông. Nhiễu động trong mây giông quá lớn đã làm cho máy bay không điều khiển được. Sáu Thiên bị quật xuống vùng núi đá lởm chởm. Mấy anh em kết nghĩa tới thời điểm này còn có 4 người: Bảy Việt, Tám Soát, Tôi và Út Mười (Út Hải), Út Hải thì đang ở bên trường 910, bên sân bay Tường Vân - Trung Quốc, sự sống rõ ràng nặng hơn cái chết. Còn 3 anh em tôi: Bảy Việt và tôi ở Trung đoàn 921, Tám Soát ở Trung đoàn 927, sống nay chết mai chẳng ai lường, mà cũng có thể vừa gặp nhau đấy, rồi lại vĩnh viễn mất nhau ngay sau đấy thôi, không ai dám định trước một vấn đề gì trong chiến tranh cả. Thế nhưng cuộc đời vẫn có những điều bất ngờ xảy ra đến khủng khiếp! Út Hải khi kết thúc chiến tranh, từ bên trường 910 về thì lại bị tai nạn bay, rơi ở khu vực cạnh hồ Đại Lải và mộ chí được đặt cùng dãy với anh Đặng Ngọc Ngự, Bùi Văn Long...tại nghĩa trang Trần Hưng Đạo - Hương Canh - Mê Linh - Vĩnh Phúc.
Hai ngày sau đó (ngày 12.08) thì tôi lại bị mắc nạn. Đêm trước đó, tôi phải đi từ Đa Phúc về Gia Lâm để thay trực cho một anh đi viện. Dọc đường đi, bom đạn nổ ầm ầm. Xe không đèn đóm, chạy rù rì, chậm như sên bò. Tôi tưởng tôi bị mất mạng khi ở cầu phao Đông Trù, vì đến đó thì bị một trận oanh kích. Là một thằng bay, vùng vẫy ở trên trời, bây giờ rúc vào hầm trú ẩn, nhìn thằng khác lao từ trời xuống nện mình thì tức đến phát điên lên được.
Chúng tôi tiếp thu máy bay từ rất sớm. Tôi đi với anh Lương Thế Phúc (Sau này chuyển ngành làm Phó Tổng Giám đốc VietnamAirlines). Chưa đầy 5 giờ sáng, biên đội của chúng tôi đã vào cấp. Tôi biết, ngày nay sẽ là ngày rất căng thẳng. Xuống cấp chưa được mấy phút thì lại chuyển cấp tiếp. Đêm ấy pháo phòng không bắn ran xung quanh sân bay, mảnh đạn rơi cả gần máy bay. Chúng tôi nhận lệnh nổ máy, xuất kích. Rời Gia Lâm chúng tôi lấy hướng về Tuyên Quang, xong lại ngược vùng Yên Bái. Ở độ cao 5km, chúng tôi được thông báo có biên đội 4 chiếc F.4 bay với đội hình kéo dài. Thông báo đến lần thứ hai thì tôi phát hiện, nhưng chỉ thấy 2 chiếc. Chúng phóng tên lửa đối đầu. Chúng tôi cơ động tránh. Đến khi chúng ngang góc khoảng 600, tôi giục anh Phúc “vòng trái công kích đi”. Nghĩ rằng mình thường gặp số lượng đông hơn gấp bội lần, địch còn chẳng làm gì được, nay mình có hai anh em, nó lại chỉ có 2 chiếc, lực lượng tương đương nhau, mình lại đang ở thế chủ động, góc chiếm vị công kích có lợi thì ngon ăn rồi!
Chúng tôi vứt thùng dầu phụ, tăng lực, vòng trái. Vừa áp độ nghiêng xong thì tôi nghe cái “rầm!”. Máy bay tôi khựng lại, mắt nảy đom đóm, đúng là thấy 36 ông mặt trời. Tôi biết tôi đã “bị” rồi, cố kéo máy bay vòng tiếp (bởi nhiều trường hợp cải ra bay bằng lại là bị bắn quả thứ hai liền, đứt luôn, không kịp nhảy dù nữa). Máy bay không “nghe” theo tôi mà quay tít, khói đen ào ạt tuôn vào buồng lái. Tôi đành phải lần đến cần nhảy dù khẩn cấp và giật. Đạn ghế phóng đưa tôi ra khỏi máy bay. Tôi hoàn toàn tỉnh táo. Sau khi dù mở, tôi nghe thấy tiếng F.4 lượn qua. Nghĩ đến trường hợp chúng bắn dù trước đó, tôi kéo cho dù chao qua một bên, xoắn rơi cho nhanh để thoát khỏi hiểm hoạ kia. Rơi đến độ cao khoảng hơn 100m thì nghe thấy tiếng trống, chiêng khua rộn rã, người ở khắp các ngả đường, hẻm núi kéo ra sao mà lắm. Sau này nói chuyện với bà con, mới biết bà con chắc mẩm thế nào cũng phải bắt được thằng phi công ít cũng cấp thiếu tá trở lên vì dù múi trắng, múi màu da cam (dù của phi công Mỹ màu càng sặc sỡ thì cấp càng cao).
Tôi kéo vượt qua được một đồi cọ thì tiếp đất xuống một ruộng lúa nước. Người đầy bùn, chui ra khỏi dù thì đã thấy 3, 4 họng súng ở trên bờ chĩa xuống. Người thì hô: “Giơ tay lên!”, bằng tiếng Việt, người hô: “Hen xơ ấp!” bằng tiếng Anh. Tôi trả lời tôi là phi công Việt Nam. Họ không tin, sợ rằng phi công Nguỵ Sài Gòn lừa, Họ bắt tôi cởi giầy, đi chân đất. May quá! Giày tôi đầy bùn, có người xách hộ thì mừng nào bằng! Tôi bỏ giày, đi chân đất nhoay nhoáy. Tôi rơi ở gần trại tù nên được đón vào nhà của Ban Quản giáo. Tôi lấy thẻ ra và nhờ báo hộ về Quân chủng rằng có một phi công mang số hiệu B.305 nhảy dù xuống đây, nhân dân đã đón được rồi. Sau khi cầm thẻ của tôi xong, bấy giờ bà con mới tin, vội vã lo cho tôi tắm táp, mượn quần áo cho tôi mặc, giặt hộ quần áo bẩn cho tôi, lo cơm nước... tất bật lắm.
Tắm rửa xong, tôi đứng nói chuyện với bà con đến “bắt” tôi, về các hoạt động của Không quân nhân dân Việt Nam, về những trận đánh của anh em bọn tôi, về những khó khăn mà chúng tôi gặp phải; cảm ơn sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân và đề nghị bà con giải tán sợ bọn giặc trời quay lại đánh phá, gây những tổn thất không đáng có. Chia tay tôi, nhiều mẹ, nhiều chị sụt sùi. Tôi cũng ngậm ngùi chẳng kém. Ơn dày, nghĩa nặng của nhân dân đối với chúng tôi, biết bao giờ chúng tôi mới trả nổi. Có lẽ chẳng bao giờ trả được.
Xã tôi “tiếp đất” là xã Liên Hoa, thuộc huyện Phù Ninh - Phú Thọ. Lần đầu tiên trong đời, ở đây tôi phải ăn đũa hai đầu. Thật lúng túng, vụng về vô cùng khi phải sử dụng “loại vũ khí” như thế trong bữa ăn. Máy bay Mi.4 lên đón tôi lại đỗ ở sân bóng đá của tỉnh Phú Thọ nên xe ô tô của Trung đoàn 925 “bắt cóc” tôi về Yên Bái. Về đến Trung đoàn 925 (trung đoàn bay loại máy bay Mig-19) gặp lại các bạn hữu cùng nhập ngũ, họ dứt khoát không cho tôi đi bằng đôi chân của tôi, mà họ ghé lưng vào cõng, kiệu, bắt tôi nằm cố định, sợ bị xẹp đốt sống. Tôi càng cãi thì lại càng bị giữ chặt, sau chán chẳng muốn cãi vã nữa, ngẫm nghĩ mới thấy tình đồng đội trong chiến tranh khi thường xuyên va vấp với lửa đạn, luôn bị cái chết rình rập... con người đối xử với nhau thật chân tình, lo cho nhau đến hết mình, không chút bon chen, không giả tạo. Quý báu biết bao! Tôi càng sống thì càng chất thêm những món nợ vào đời mình. Tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng đội trong chiến tranh ngày càng bền chặt, sẵn sàng chia lửa cho nhau, nhận cái chết cho nhau... bao nhiêu nghĩa cử, bao hành động cao thượng, viết làm sao cho hết được!.
Hôm sau thì Mi-4 bay lên Yên Bái chở tôi về Gia Lâm rút kinh nghiệm. Tôi đòi đi trực chiến ngay nhưng Quân y bắt tôi đi viện để giám định. Tôi đi viện giám định, nghỉ an dưỡng mấy ngày, sau lại về đơn vị chiến đấu, lại lăn lộn tiếp vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh cùng đồng đội của tôi, giành giật bằng được sự yên tĩnh của bầu trời, trả lại cho nó màu xanh êm đềm và thanh bình vĩnh hằng.
Cũng trong những ngày an dưỡng sau nhảy dù này, cuộc sống riêng của tôi xáo trộn một lần nữa và lần này số phận của tôi chừng như được sắp đặt đâu vào đấy để đời riêng an bài, tôi sẽ kể sau.
Dịp tôi nhảy dù là dịp khắp miền Bắc rộ lên đợt bắn chiếc máy bay thứ 4000 của giặc Mỹ. Tỉnh Vĩnh Phúc treo giải một con bò cho đơn vị nào bắn được chiếc ấy. Tôi suốt ngày nói với bạn bè rằng: “Con bò ấy là của tao, để tao dắt về cho Trung đoàn”. Thế mà bò không dắt được, lại để cho quân y “chăn” mình thế mới chán chứ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Bảy, 2012, 10:11:32 pm
Câu hỏi của bạn Giang tvx thì huyphongssi đã trả lời giúp tôi rồi. Rất cám ơn huyphongssi, nhưng tiện đây tôi cũng nói thêm tí chút: cứ lên độ cao 1000m thì nhiệt độ giảm đi 6,5 độ. Càng lên cao thì càng lạnh, thậm chí một số loại máy bay tốc độ nhỏ khi bay lên cao, máy bay bị đóng băng, rất nguy hiểm. MiG-21 phải trang bị bình chứa cồn để chống đóng băng máy bay nhưng vì khi hậu ở nước mình thuộc dạng "á nhiệt đới" nên chưa xảy ra hiện tượng đóng băng máy bay, và chúng tôi đã trộm cồn đó về pha chế thành rượu để uống (đấy cũng là "chiêu" mà các thày dạy bay bày cho đấy).
Huyphongssi số 2 xin tiếp tục yểm hộ anh Phicôngtiêmkích 8)

Trên máy bay Míc-21 có thùng chứa hơn chục lít cồn ở khoang cạnh gốc cần không tốc phía trước nắp buồng lái để dùng vào 2 việc: làm mát rađa và phun chống bám băng kính buồng lái. Cồn này là cồn công nghiệp có độc tố, uống nhiều sẽ hại gan, thận...

Trích dẫn
Trong buồng lái MiG-21 mang tiếng là có Điều hòa nhưng thực chất là lấy khí từ sau một tầng cánh nén để thổi qua buồng lái, nên không giảm được nhiệt độ là bao. Khi bay ở độ cao thấp, nhất là lại bay với các bài bay nhào lộn phức tạp hoặc tập không chiến thì khi về hạ cánh, phi công chỉ có chóp mũ và đế giầy là khô thôi. Quần áo có thể vắt ra nước được !. Những năm tôi làm giáo viên bay, khi bay bao giờ tôi cũng có 2 áo, chiếc này ướt đem phơi ra nắng, lấy chiếc khô mặc để bay, sau rồi lại lấy chiếc phơi để mặc thay cho chiếc vừa bay về. Thế đấy Giang tvx ạ ! Phi công chiến đấu nó khác phi công dân dụng là thế. Mà chẳng cứ gì MiG, các phi công của Su cũng vậy thôi. Tôi còn nhớ câu nói vui trong đội ngũ phi công Su là :"Tổng công trình sư Su-khôi (tiếng Nga dịch ra là khô ), còn phi công thì Mô-cơ-rưi (dịch ra là ướt) để thấy sự đối lập nhau như vậy !.
Nghề bay là công việc phức tạp và nặng nhọc nên dù có mặc đồ bay thông khí và buồng lái được điều hoà thì phi công vẫn toát mồ hôi hột khi nhào lộn hay xử lí tình huống uy hiếp an toàn bay. Buồng lái của Su và Míc các loại đều có điều hòa như anh Phicôngtiêmkích đã nói. Hệ thống điều hòa này trích khí từ tầng nén thấp áp của động cơ, rồi cho thổi qua bộ trao đổi nhiệt để lấy khí lạnh cấp cho buồng lái. Ở Míc.21, chế độ điều hoà nhiệt buồng lái được tổ trưởng máy bay động cơ cài trước khi phi công tiếp thu máy bay.

Hai ngày sau đó (ngày 12.08) thì tôi lại bị mắc nạn. Đêm trước đó, tôi phải đi từ Đa Phúc về Gia Lâm để thay trực cho một anh đi viện. Dọc đường đi, bom đạn nổ ầm ầm. Xe không đèn đóm, chạy rù rì, chậm như sên bò. Tôi tưởng tôi bị mất mạng khi ở cầu phao Đông Trù, vì đến đó thì bị một trận oanh kích. Là một thằng bay, vùng vẫy ở trên trời, bây giờ rúc vào hầm trú ẩn, nhìn thằng khác lao từ trời xuống nện mình thì tức đến phát điên lên được.
Chúng tôi tiếp thu máy bay từ rất sớm. Tôi đi với anh Lương Thế Phúc (Sau này chuyển ngành làm Phó Tổng Giám đốc VietnamAirlines). Chưa đầy 5 giờ sáng, biên đội của chúng tôi đã vào cấp. Tôi biết, ngày nay sẽ là ngày rất căng thẳng. Xuống cấp chưa được mấy phút thì lại chuyển cấp tiếp. Đêm ấy pháo phòng không bắn ran xung quanh sân bay, mảnh đạn rơi cả gần máy bay. Chúng tôi nhận lệnh nổ máy, xuất kích. Rời Gia Lâm chúng tôi lấy hướng về Tuyên Quang, xong lại ngược vùng Yên Bái. Ở độ cao 5km, chúng tôi được thông báo có biên đội 4 chiếc F.4 bay với đội hình kéo dài. Thông báo đến lần thứ hai thì tôi phát hiện, nhưng chỉ thấy 2 chiếc. Chúng phóng tên lửa đối đầu. Chúng tôi cơ động tránh. Đến khi chúng ngang góc khoảng 600, tôi giục anh Phúc “vòng trái công kích đi”. Nghĩ rằng mình thường gặp số lượng đông hơn gấp bội lần, địch còn chẳng làm gì được, nay mình có hai anh em, nó lại chỉ có 2 chiếc, lực lượng tương đương nhau, mình lại đang ở thế chủ động, góc chiếm vị công kích có lợi thì ngon ăn rồi!
Chúng tôi vứt thùng dầu phụ, tăng lực, vòng trái. Vừa áp độ nghiêng xong thì tôi nghe cái “rầm!”. Máy bay tôi khựng lại, mắt nảy đom đóm, đúng là thấy 36 ông mặt trời. Tôi biết tôi đã “bị” rồi, cố kéo máy bay vòng tiếp (bởi nhiều trường hợp cải ra bay bằng lại là bị bắn quả thứ hai liền, đứt luôn, không kịp nhảy dù nữa). Máy bay không “nghe” theo tôi mà quay tít, khói đen ào ạt tuôn vào buồng lái. Tôi đành phải lần đến cần nhảy dù khẩn cấp và giật. Đạn ghế phóng đưa tôi ra khỏi máy bay. Tôi hoàn toàn tỉnh táo. Sau khi dù mở, tôi nghe thấy tiếng F.4 lượn qua. Nghĩ đến trường hợp chúng bắn dù trước đó, tôi kéo cho dù chao qua một bên, xoắn rơi cho nhanh để thoát khỏi hiểm hoạ kia. Rơi đến độ cao khoảng hơn 100m thì nghe thấy tiếng trống, chiêng khua rộn rã, người ở khắp các ngả đường, hẻm núi kéo ra sao mà lắm. Sau này nói chuyện với bà con, mới biết bà con chắc mẩm thế nào cũng phải bắt được thằng phi công ít cũng cấp thiếu tá trở lên vì dù múi trắng, múi màu da cam (dù của phi công Mỹ màu càng sặc sỡ thì cấp càng cao).
Tôi kéo vượt qua được một đồi cọ thì tiếp đất xuống một ruộng lúa nước. Người đầy bùn, chui ra khỏi dù thì đã thấy 3, 4 họng súng ở trên bờ chĩa xuống. Người thì hô: “Giơ tay lên!”, bằng tiếng Việt, người hô: “Hen xơ ấp!” bằng tiếng Anh. Tôi trả lời tôi là phi công Việt Nam. Họ không tin, sợ rằng phi công Nguỵ Sài Gòn lừa, Họ bắt tôi cởi giầy, đi chân đất. May quá! Giày tôi đầy bùn, có người xách hộ thì mừng nào bằng! Tôi bỏ giày, đi chân đất nhoay nhoáy. Tôi rơi ở gần trại tù nên được đón vào nhà của Ban Quản giáo. Tôi lấy thẻ ra và nhờ báo hộ về Quân chủng rằng có một phi công mang số hiệu B.305 nhảy dù xuống đây, nhân dân đã đón được rồi. Sau khi cầm thẻ của tôi xong, bấy giờ bà con mới tin, vội vã lo cho tôi tắm táp, mượn quần áo cho tôi mặc, giặt hộ quần áo bẩn cho tôi, lo cơm nước... tất bật lắm.
Tắm rửa xong, tôi đứng nói chuyện với bà con đến “bắt” tôi, về các hoạt động của Không quân nhân dân Việt Nam, về những trận đánh của anh em bọn tôi, về những khó khăn mà chúng tôi gặp phải; cảm ơn sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân và đề nghị bà con giải tán sợ bọn giặc trời quay lại đánh phá, gây những tổn thất không đáng có. Chia tay tôi, nhiều mẹ, nhiều chị sụt sùi. Tôi cũng ngậm ngùi chẳng kém. Ơn dày, nghĩa nặng của nhân dân đối với chúng tôi, biết bao giờ chúng tôi mới trả nổi. Có lẽ chẳng bao giờ trả được.
Xã tôi “tiếp đất” là xã Liên Hoa, thuộc huyện Phù Ninh - Phú Thọ. Lần đầu tiên trong đời, ở đây tôi phải ăn đũa hai đầu. Thật lúng túng, vụng về vô cùng khi phải sử dụng “loại vũ khí” như thế trong bữa ăn. Máy bay Mi.4 lên đón tôi lại đỗ ở sân bóng đá của tỉnh Phú Thọ nên xe ô tô của Trung đoàn 925 “bắt cóc” tôi về Yên Bái. Về đến Trung đoàn 925 (trung đoàn bay loại máy bay Mig-19) gặp lại các bạn hữu cùng nhập ngũ, họ dứt khoát không cho tôi đi bằng đôi chân của tôi, mà họ ghé lưng vào cõng, kiệu, bắt tôi nằm cố định, sợ bị xẹp đốt sống. Tôi càng cãi thì lại càng bị giữ chặt, sau chán chẳng muốn cãi vã nữa, ngẫm nghĩ mới thấy tình đồng đội trong chiến tranh khi thường xuyên va vấp với lửa đạn, luôn bị cái chết rình rập... con người đối xử với nhau thật chân tình, lo cho nhau đến hết mình, không chút bon chen, không giả tạo. Quý báu biết bao! Tôi càng sống thì càng chất thêm những món nợ vào đời mình. Tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng đội trong chiến tranh ngày càng bền chặt, sẵn sàng chia lửa cho nhau, nhận cái chết cho nhau... bao nhiêu nghĩa cử, bao hành động cao thượng, viết làm sao cho hết được!.
Hôm sau thì Mi-4 bay lên Yên Bái chở tôi về Gia Lâm rút kinh nghiệm. Tôi đòi đi trực chiến ngay nhưng Quân y bắt tôi đi viện để giám định. Tôi đi viện giám định, nghỉ an dưỡng mấy ngày, sau lại về đơn vị chiến đấu, lại lăn lộn tiếp vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh cùng đồng đội của tôi, giành giật bằng được sự yên tĩnh của bầu trời, trả lại cho nó màu xanh êm đềm và thanh bình vĩnh hằng.
Cũng trong những ngày an dưỡng sau nhảy dù này, cuộc sống riêng của tôi xáo trộn một lần nữa và lần này số phận của tôi chừng như được sắp đặt đâu vào đấy để đời riêng an bài, tôi sẽ kể sau.
Dịp tôi nhảy dù là dịp khắp miền Bắc rộ lên đợt bắn chiếc máy bay thứ 4000 của giặc Mỹ. Tỉnh Vĩnh Phúc treo giải một con bò cho đơn vị nào bắn được chiếc ấy. Tôi suốt ngày nói với bạn bè rằng: “Con bò ấy là của tao, để tao dắt về cho Trung đoàn”. Thế mà bò không dắt được, lại để cho quân y “chăn” mình thế mới chán chứ.

Vụ này máy bay của anh Phicôngtiêmkích bị 1 chiếc F.4E của Phi đội 58 Liên đội trinh sát chiến thuật số 432 (sân bay căn cứ Udon, Thái) bắn hạ bằng đạn tự dẫn vô tuyến bán chủ động AIM-7E-2. Trong vụ này, 2 phi công của chiếc F.4E này không phải người của không quân, mà là phi công Lawrence G. Richard của Thủy quân lục chiến và phi công vũ khí Michael J. Ettel của Hải quân Mĩ được điều phái sang Không quân. Đây là chiến tích thứ 2 trong số 3 chiến tích hạ Míc ít ỏi do phi công Thủy quân lục chiến Mĩ thực hiện.

Chiếc F.4E số đuôi 670239 của Thủy quân lục chiến Mĩ mang số gọi Dodge 01 (số 1 của biên đội Dodge) do tổ bay Lawrence G. Richard và Michael J. Ettel điều khiển đã tham gia trận phục kích ngày 12.08
(http://1.bp.blogspot.com/-DWzszIQyz7M/T6Z5zrlDwMI/AAAAAAAAPUM/xX8DZfPJzVc/s1600/F-4E-34-MC+Phantom+II+67-0239.jpg)

Tốp Míc.21 của anh Phicôngtiêmkích có thể đã rơi vào bẫy phục kích biên đội 2 tốp săn đôi (1 tốp nhử bay cao, 1 tốp bay phục dưới thấp) của bọn du mục tới từ Hang ổ bầy sói.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: thaynhin trong 10 Tháng Bảy, 2012, 09:05:52 am
Cám ơn @phongss nhiều,tôi đang diinh hỏi xem bon du muc này bằng cách nào cắm được bác Phicongtiemkich.Mà bạn à,sao số 6 ở đuôi của F4 tôi khônh thấy,hay nó có ẩn ý gì không ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 10 Tháng Bảy, 2012, 09:01:46 pm
Cám ơn @phongss nhiều,tôi đang diinh hỏi xem bon du muc này bằng cách nào cắm được bác Phicongtiemkich.Mà bạn à,sao số 6 ở đuôi của F4 tôi khônh thấy,hay nó có ẩn ý gì không ?
Hình minh họa chiếc F.4E trên không chính xác là chiếc F.4E số đuôi 670239 của Thủy quân lục chiến Mĩ mang số gọi Dodge 01 (số 1 của biên đội Dodge) do tổ bay Lawrence G. Richard và Michael J. Ettel điều khiển đã tham gia trận phục kích ngày 12.08

Các phi công Thủy quân lục chiến và Hải quân Mĩ được điều phái sang bay trên máy bay của Không quân Mĩ tại Phi đội tiêm kích chiến thuật số 58. Giai đoạn 71-72, phi đội này bay loại F.4E sơn mõm cá nhám chuyên hộ tống cho các chuyến bay trinh sát của Phi đội trinh sát chiến thuật số 14 bay RF-4C.

Theo tài liệu phía bên kia, tốp Dodge bay hộ tống cho 1 tốp RF-4C bay vào trinh sát khí tượng và chụp ảnh mục tiêu trong buổi sáng ngày 12.08 theo giờ ĐNÁ. Quả đạn hạ máy bay của anh Phicôngtiêmkích là quả thứ 2 trong loạt 2 đạn giãn cách 3 tới 4 giây/đạn bắn đón phóng đi từ chiếc Dodge số 1. Đạn AIM-7E-2 là loại cải tiến để có thể phóng đón và đuổi mục tiêu ở cự li dưới 500m, trong khi các đạn AIM-7E và bản cũ hơn phải phóng ở cự li tối thiểu 2000m. Phần chiến đấu của các đạn AIM-7E là loại đầu nổ thanh giăng, khi nổ ngoài sóng kích của thuốc nổ thì còn dùng vòng thanh giăng để cắt vào thân cánh phá huỷ mục tiêu. Phi công Dodge01 báo cáo nhìn thấy đạn nổ cắt đứt phần đuôi đứng của chiếc Míc.21 bay đối đầu.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 11 Tháng Bảy, 2012, 08:10:20 pm
Chú phicongtiemkich có thể cung cấp thêm thông tin cụ thể về những vụ phi công Mỹ cố tình bắn vào dù của phi công ta được không ạ, chẳng hạn như ngày tháng, mô tả, hậu quả vụ việc... Cháu cảm ơn chú ạ!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 11 Tháng Bảy, 2012, 09:12:26 pm
Phần trước anh Phicôngtiêmkích từng nói tới vụ máy bay bị đầu nổ mảnh của đạn AIM-9 Rắn đuôi kêu làm ống nhiệt động cơ quăn như vỏ đỗ và mất cánh lấy độ cao, lần này là máy bay bị hạ bởi đạn AIM-7E Chim sẻ với đầu nổ thanh giăng. Huyphong nói thêm đôi chút về loại đầu nổ này.

Đầu nổ thanh giăng (continuous-rod warhead) có cấu tạo gồm lượng nổ phía trong và bọc ngoài là các thanh kim loại được hàn tráo đầu đuôi với thanh kế tiếp. Khi mạch nổ nhận tín hiệu kích nổ từ ngòi cận đích vô tuyến của đạn, lượng nổ phát nổ truyền động năng vào lớp thanh giăng phía ngoài tạo thành vòng kim loại giăng rộng ra theo hướng li tâm với vận tốc ban đầu khoảng trên 1000m/giây. Vòng thanh giăng này cắt ngang kết cấu để phá hủy các mục tiêu đường không có kích cỡ lớn và tương đối khó diệt nếu dùng loại đầu nổ mảnh.

Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của loại đầu nổ thanh giăng (tpub.com)
(http://www.tpub.com/gunners/12443_files/image1048.jpg)     

Hình minh họa đầu nổ thanh giăng Mk.46 của tên lửa phòng không trên hạm RIM-8 Talos - loại từng được tàu chiến Mĩ dùng để hạ một số máy bay Míc.21 của ta (okieboat.com)
(http://www.okieboat.com/Copyright%20images/CR%20warhead%20exploding%201024%20C.jpg)
(http://www.okieboat.com/Copyright%20images/Expanding%20rod%20closeup%201024%20C.jpg)

Bó thanh giăng trong đầu nổ của 1 đạn AIM-7E bị pháo phản lực A12 Quân Giải phóng pháo kích phá hủy tại sân bay quân sự Đà Nẵng ngày 27.02.1967 (zianet.com)
(http://www.zianet.com/tmorris/vn10.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: subasasieuquay trong 12 Tháng Bảy, 2012, 12:30:31 pm
Cháu chào chú Huy. Trong bài chú Huy có nhắc tới chú Nguyễn Hồng Mỹ. Cháu có nghe bố cháu kể sơ qua về những trò nghịch ngợm của chú Mỹ gỗ. Chú Huy có thể kể thật chi tiết những mẩu chuyện về chú Nguyễn Hồng Mỹ (bóp tay giáo viên không quân Nga, ném bom bi...) cho chúng cháu nghe không ạ.



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 14 Tháng Bảy, 2012, 09:24:06 pm
Mấy tháng gần cuối năm là mấy tháng tệ hại đối với chúng tôi. Vào tháng 7, có ngày còn rất xấu nữa. Ngày 08/07, ngày đó là ngày chúng tôi mất 3 chiếc liền, mất cả của lẫn người. Anh Đặng Ngọc Ngự (Đại đội trưởng đại đội bay của chúng tôi, sau được truy tặng danh hiệu anh hùng các lực lượng vũ trang) anh Nguyễn Ngọc Hưng, anh Vũ Văn Hợp đều bị rơi ở khu vực vùng trời Hoà Bình. Hồi tháng 4 (ngày 16.04), chúng tôi cũng bị rơi 3 chiếc trong một ngày, nhưng Nguyễn Hồng Mỹ, Lê Khương và Dương Đình Nghi còn nhảy dù ra được. Sau hơn một tháng nằm viện lại đi chiến đấu được ngay. Đằng này thì cả 3 anh em chẳng ai trở về cả! Thật quá nặng nề đối với chúng tôi! Muốn khóc mà không sao khóc được. Tất cả dâng ứ đầy tưởng chừng nghẹt thở. Căn hầm trống vắng hẳn. Tang tóc! đau thương! Nhìn nhau thấy mắt ai cũng mọng đỏ, sưng húp mà chẳng ai nói được với ai câu nào! Còn lời nào để mà nói nữa!.
Chúng tôi phải sinh hoạt tư tưởng, xác định lại quyết tâm, chúng tôi không nao núng, không sợ chết đâu, nhưng cấp trên lo rằng chúng tôi nôn nóng, muốn trả thù cho đồng đội, liều mình, mất bình tĩnh, mất sáng suốt gây thêm những thiệt hại không đáng có nữa, nên xác định cho chúng tôi kìm chế lại, lấy lại tỉnh táo để bước vào những trận chiến mới vững tin hơn.
Giai đoạn này, biết chúng tôi không phải là những tay vừa, nên địch dùng cả những thủ đoạn đê tiện như bắn cho thủng dù khi chúng tôi nhảy dù ra. Ném bom, bắn pháo xuống vị trí chúng tôi tiếp đất, cốt để tiêu diệt bằng được cái mạng sống của chúng tôi, xóa sổ lực lượng phi công ít ỏi. Một vài anh em chúng tôi suýt mất mạng vì cái trò ấy của chúng.
Năm 2009, khi chuyển anh Đặng Ngọc Ngự từ nghĩa trang Trần Hưng Đạo về nghĩa trang quê nhà thì đêm hôm ấy tôi cũng có mặt. Mộ anh Hưng cũng đã đưa được về quê anh ở Bắc Ninh. Chúng tôi vẫn có ý nguyện là chuyển hết anh em về chân tượng đài ở Sư đoàn bộ 371 cho anh em được chăm sóc thường xuyên mà rồi chắc chẳng bao giờ thực hiện được!
Về trường hợp hi sinh của hai anh Nguyễn Ngọc Hưng và Vũ Đức Hợp trong ngày 08/07: đôi bay Nguyễn Ngọc Hưng (số 1) và Vũ Đức Hợp (số 2) xuất kích từ sân bay Gia Lâm do kíp dẫn đường SCH binh chủng gồm các anh Cậy, Dũng và Kim dẫn theo tình báo của trạm rađa 26 (C.26) cùng các anh Thiện và Kính là dẫn đường hiện sóng trực ban tại trạm 26. Theo Lịch sử dẫn đường không quân, trận này ta bị thiệt hại nặng là do đài dẫn tại trạm 26 mất tình báo trên không và SCH phán đoán sai lực lượng địch.

Cả 2 anh Hưng và Hợp đều bị chiếc F.4E số 1 của biên đội Paula (Paula 01) do phi công Steve Ritchie và phi công vũ khí Charles DeBellevue điều khiển bắn hạ bằng đạn AIM-9 và AIM-7. Biên đội Paula là 1 trong số các tốp của Phi đội tiêm kích chiến thuật số 555 thuộc Liên đội trinh sát chiến thuật số 432 (sân bay căn cứ Udorn, Thái) tham chiến trong ngày 08/07.

Chiếc máy bay F.4E số đuôi 67-362 được Steve Ritchie và Charles DeBellevue sử dụng trong ngày 08/07 (5053phantoms.com)
(http://www.5053phantoms.com/photos/albums/userpics/normal_02.jpg)

Steve Ritchie và Charles DeBellevue bên chiếc F-4D số đuôi 66-7463, chiếc máy bay giúp Ritchie lên hạng Ách vào ngày 28/08/1972 (cieldegloire.com)
(http://www.cieldegloire.com/as_vietnam/ritchie_debellevue.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: svailo trong 14 Tháng Bảy, 2012, 10:45:22 pm
  ******88

  Bạn Huyphongssi  có thể tìm giúp mình thông tin : Máy bay + Phi công Mỹ nào đã bắn hạ AH Đặng Ngọc Ngự  08/7 không ?
  Chú Ngự nhảy dù ra được , nhưng đã hy sinh bởi 1 vết thuơng trầm trọng do đạn nhọn ( tin ngoài lề ) Liệu có phải do bọn " con ma " ... bắn dù , diệt phi công ta khi đã kịp thoát ly khỏi máy bay  ?
    THÂN MẾN !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 15 Tháng Bảy, 2012, 11:21:30 pm
 ******88

  Bạn Huyphongssi  có thể tìm giúp mình thông tin : Máy bay + Phi công Mỹ nào đã bắn hạ AH Đặng Ngọc Ngự  08/7 không ?
  Chú Ngự nhảy dù ra được , nhưng đã hy sinh bởi 1 vết thuơng trầm trọng do đạn nhọn ( tin ngoài lề ) Liệu có phải do bọn " con ma " ... bắn dù , diệt phi công ta khi đã kịp thoát ly khỏi máy bay  ?
    THÂN MẾN !
Tài liệu phía bên kia ghi chiếc F-4E số đuôi 70-0270 bay đội hình Biên đội Brenda của Phi đội tiêm kích chiến thuật số 4 thuộc Liên đội trinh sát chiến thuật số 432 do phi công Richard F. Hardy và phi công vũ khí Paul T. Lewinski lái đã bắn rơi chiếc Míc.21 của anh Ngự bằng đạn AIM-7E-2.

Vụ bắn dù thì Huyphong cũng có nghe qua và đã được anh Phicôngtiêmkích xác nhận, nhưng bảo trúng phi công và nhất là trúng anh Ngự thì chưa chỗ nào đề cập. Máy bay F.4E mang pháo Vulcan 20 li dùng đạn nổ mảnh và xuyên cháy. Đạn pháo này trúng người thì hoặc đứt đôi hay mất cả góc chứ không chỉ gây thương vong kiểu đạn nhọn được anh ạ.

Các cỡ đạn: đạn Ak-47 ở hàng trên và thứ 2 từ trái sang; đạn pháo Vulcan ở hàng dưới và thứ 2 từ phải sang (patriotupdate.com)
(http://patriotupdate.com/oldsite/articleimages/2010-07-30/9.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: svailo trong 16 Tháng Bảy, 2012, 12:04:51 am
  ******88
  Cám ơn huyphongssi .
 Vậy là loại trừ được 1 giả thiết ... Không phải là do vulcan 20 ly !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: luongmy trong 16 Tháng Bảy, 2012, 10:23:07 pm
Em hỏi khí không phải có khi nào trúng đạn dân quân không bác  :o


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vietphuongtd trong 19 Tháng Bảy, 2012, 01:41:33 pm
Chú phi công tiêm kích viết tiếp hồi ký đi ạ. cháu vẫn đang theo rõi.! chúc chú sức khoẻ!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Kiki trong 27 Tháng Bảy, 2012, 04:00:27 am
Chú H - Phi công tiêm kích ơi, bố cháu và mấy chú vừa ngồi với nhau chiều nay không biết có ôn lại những kỷ niệm ngày xưa. Cháu đã gửi đường link của diễn đàn này cho bố cháu và hi vọng là bố cháu sẽ tham gia. Cháu vẫn nhớ những câu chuyện bố và các chú kể. Rất hiếm chuyện chết chóc. Ngay cả thương vong cũng được nói đến thật giản dị. Có lẽ, những người lính không quân ngày ấy chuẩn bị trước tất cả. Cháu đã được nghe về tấm bảng "HOAN HÔ THẰNG LANH", về những trận bóng truyền mà bố cháu "mô kích" đến mức có bác tức quá xé toang cả bóng, về chuyện chú, chú Thái và nhiều người khác "bị dân quân bắt". Cháu đã nhiều lần về lại xã Vinh Tiền huyện Thanh Sơn Phú Thọ, nơi bố cháu bị rơi do bị Mỹ bắn dù khi máy bay của bố cháu bị bắn và bố cháu nhảy dù ra. Gặp lại cô y tá hồi xưa dành cả bộ chăn gối cưới để lót cáng đưa bố cháu về trạm xá để Mi 6 đến đón, gặp các bác đã cáng bố cháu hơn 10km đường rừng để đưa đi cấp cứu và những người dân đôn hậu, nhiệt thành đi "bắt phi công" ngày đó thật là cảm động chú ạ. Những câu chuyện chúng cháu sẽ không bao giờ được biết nếu không có các chú và những người dân yêu mến đó kể lại. Cháu đã đưa con cháu trèo lên tận đỉnh núi nơi bố cháu "tiêp đất" (không an toàn vì dập 3 đốt xương sống, gãy gập cả 2 chân...). Nơi ấy bây giờ mọi người trồng một cây đa.

Năm 1999 bố cháu đã đến DC va New York và cũng dự định gặp lại phi công đã bắn rơi bố cháu ngày đó cũng như những phi công bị bố cháu bắn rơi nhưng quan hệ Việt Mỹ còn chưa mở nên kế hoạch đó chưa thực hiện được.

Cảm ơn chủ đã ghi lại giản dị và hào hùng về những tháng ngày ấy.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: VHSTMT trong 27 Tháng Bảy, 2012, 11:51:27 am
Chú H - Phi công tiêm kích ơi, bố cháu và mấy chú vừa ngồi với nhau chiều nay không biết có ôn lại những kỷ niệm ngày xưa. Cháu đã gửi đường link của diễn đàn này cho bố cháu và hi vọng là bố cháu sẽ tham gia. Cháu vẫn nhớ những câu chuyện bố và các chú kể. Rất hiếm chuyện chết chóc. Ngay cả thương vong cũng được nói đến thật giản dị. Có lẽ, những người lính không quân ngày ấy chuẩn bị trước tất cả. Cháu đã được nghe về tấm bảng "HOAN HÔ THẰNG LANH", về những trận bóng truyền mà bố cháu "mô kích" đến mức có bác tức quá xé toang cả bóng, về chuyện chú, chú Thái và nhiều người khác "bị dân quân bắt". Cháu đã nhiều lần về lại xã Vinh Tiền huyện Thanh Sơn Phú Thọ, nơi bố cháu bị rơi do bị Mỹ bắn dù khi máy bay của bố cháu bị bắn và bố cháu nhảy dù ra. Gặp lại cô y tá hồi xưa dành cả bộ chăn gối cưới để lót cáng đưa bố cháu về trạm xá để Mi 6 đến đón, gặp các bác đã cáng bố cháu hơn 10km đường rừng để đưa đi cấp cứu và những người dân đôn hậu, nhiệt thành đi "bắt phi công" ngày đó thật là cảm động chú ạ. Những câu chuyện chúng cháu sẽ không bao giờ được biết nếu không có các chú và những người dân yêu mến đó kể lại. Cháu đã đưa con cháu trèo lên tận đỉnh núi nơi bố cháu "tiêp đất" (không an toàn vì dập 3 đốt xương sống, gãy gập cả 2 chân...). Nơi ấy bây giờ mọi người trồng một cây đa.

Năm 1999 bố cháu đã đến DC va New York và cũng dự định gặp lại phi công đã bắn rơi bố cháu ngày đó cũng như những phi công bị bố cháu bắn rơi nhưng quan hệ Việt Mỹ còn chưa mở nên kế hoạch đó chưa thực hiện được.

Cảm ơn chủ đã ghi lại giản dị và hào hùng về những tháng ngày ấy.

đây là em Nga, con của bác phi công Đạo đúng không nhỉ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Hieu6x trong 08 Tháng Tám, 2012, 07:59:36 am
Bài viết dưới đây cũng là 1 trang sử của không quân ta trong KCCM.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/08/nghia-trang-liet-si-trieu-tien-o-bac-giang/

Nghĩa trang liệt sĩ Triều Tiên ở Bắc Giang
Sang Việt Nam học tập, những người lính Triều Tiên đề nghị được ra trận chiến đấu như lính không quân thực thụ. Hàng chục máy bay địch bị họ bắn hạ, nhưng nhiều người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Việt Nam.
Khu mộ 14 người lính Triều Tiên nằm trên đỉnh đồi Rừng Hoàng (xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang). Xung quanh khu mộ được ngăn cách bởi bức tường gạch rêu phong, nhiều chỗ đổ nát, cỏ dại hoang tàn. Nhưng bù lại, khu nhà tưởng niệm với màu sơn hồng ấm áp nổi bật giữa màu lá cây xanh mướt.

Ngoài tấm bia ghi dòng chữ đơn giản: "Nơi đây đã từng là nơi yên nghỉ của những người lính Triều Tiên", 14 mô hình ngôi mộ nằm lặng lẽ. Trên bia, tên của những người Triều Tiên được ghi bằng hai thứ tiếng Triều (mặt trước) và Việt (mặt sau).

Thông tin trên bia cho biết, những người từng nằm xuống nơi đây gồm 12 sĩ quan và 2 chiến sĩ của quân đội Triều Tiên. Trong đó, người trẻ nhất là chiến sĩ Uông Hơ Sanh 19 tuổi, và thời gian hy sinh của những người lính này là từ 1965 - 1968.

 Người thương binh hạng 4/4 Dương Văn Dậu (68 tuổi) cho biết, từ năm 1967, khu mộ được giao cho một cụ bà trông nom. Sau khi cụ mất, năm 2000, việc trông nom được bàn giao lại cho ông Dậu. Để tìm được nơi đặt nghĩa trang ưng ý, người Triều Tiên đã đi tìm khắp từ Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang. Đứng trên đỉnh đồi có thể phóng tầm mắt về xa tít đằng đông, nơi có đất nước Triều Tiên.

Tháng 6/2002, Triều Tiên đã cử đoàn công tác sang tận nơi để đưa hài cốt những người lính trở về. Từ sáng sớm hôm đó, đại diện đại sứ quán Triều Tiên cùng lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã có mặt làm lễ dâng hương. 20 người phụ trách đào một huyệt cho đến khi hoàn thành và chuyển hài cốt lên xe đưa tới sân bay về Triều Tiên.

"Trong số 14 ngôi mộ thì ngôi mộ đánh số thứ tự 13 không có hài cốt. Chắc bởi vì những phần thân thể của người lính xấu số ấy đã nằm rải rác ở nơi nào đó trên đất nước" - bà Nguyễn Thị Thiện, vợ ông Dậu kể.

Cách khu mộ của những người lính Triều Tiên không xa, tại xã Tân Hưng (huyện Lạng Giang) vẫn còn 7 hầm mà người dân quen gọi là "hầm Triều Tiên". Theo các cụ già trong xã, hầm khá kiên cố, xây bằng bê tông, cốt thép, các loại bom đương thời do quân đội Mỹ rải xuống miền Bắc khó có thể công phá được. Hầm do một tốp công binh Trung Quốc xây dựng.

Ông Trịnh Văn Vụ (64 tuổi) nhớ lại, lính Triều Tiên đóng quân ở đây sống rất chan hòa với dân. Đặc biệt, mỗi khi thắng trận trở về, họ nhảy múa, lấy kẹo bánh, lương khô chia cho người dân xung quanh. Thế nhưng, khi có một người hy sinh, họ lầm lũi như những cái bóng, đóng cửa, yên lặng và khóc rất nhiều.

Những chiếc hầm bí mật dù thuộc quyền quản lý của quân đội nhưng vẫn nằm trong đất vườn nhà dân. Nhiều năm nay, do không ai đoái hoài đến nên các hộ dân biến những căn hầm thành nơi đổ rác, hoặc nuôi cá trê.
Thiếu tướng Phan Khắc Hy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân trong thời gian đó cho biết, được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, năm 1966, Đoàn không quân chiến đấu CHDCND Triều Tiên với gần 150 người sang Việt Nam. Đoàn được giao cho Trung đoàn 923 (đóng tại Kép, Lạng Giang, Bắc Giang) quản lý. Toàn bộ máy bay, lương thực, thuốc men... do quân đội Việt Nam cung cấp.

Trong số quân nhân Triều Tiên, 24 người được giao máy bay chiến đấu (14 người được giao máy bay MIG 17B, 10 người được giao MIG 17C). 113 người thực hiện nhiệm vụ tham mưu, chính trị, hậu cần dưới sự chỉ huy của thượng tá Kim Chang Xơn.

Trong thời gian ở Việt Nam, họ được các sĩ quan không quân Việt Nam chỉ bảo tỉ mỉ về kỹ thuật sử dụng máy bay, tiêm kích trên không, đánh du kích, lấy yếu thắng mạnh... Sau khi học xong các kỹ thuật cơ bản, những người lính Triều Tiên đề nghị được ra trận chiến đấu như lính không quân Việt Nam.

Trong thời gian chiến đấu, họ đã giúp Việt Nam hạ nhiều máy bay địch. Theo tướng Hy, sơ kết đợt đầu chiến đấu năm 1966 - 1969, không quân Việt Nam bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó những chiến sĩ không quân Triều Tiên đã bắn rơi 26 chiếc. Ngoài những người đã hy sinh, nhiều chiến binh Triều Tiên tham gia chiến đấu ở Việt Nam khi trở về được Nhà nước Triều Tiên phong tặng danh hiệu Anh hùng.

Sau chiến tranh, vào những ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân của Triều Tiên (24/5), nơi đây thường đón các đoàn của sứ quán, học sinh và nhân dân Triều Tiên sang thăm, thắp hương. Năm 2002, khi hài cốt của những người lính này được đưa về cố quốc, Việt Nam cho xây dựng nhà bia tưởng niệm và 14 mô hình mộ của các liệt sĩ. Từ đó, khu mộ hầu như không còn người đến thăm viếng.

"Từ khi các anh ấy được đưa đi, người dân trong thôn thấy trống vắng lạ thường. Bây giờ chỉ còn mỗi chồng tôi được xã cắt cử để trông nom nghĩa trang vắng lặng ấy dù chẳng được một đồng nào. Ông ấy bảo, là người lính với nhau tính gì chuyện tiền nong. Nhưng nghĩ cứ thấy tồi tội..." - bà Thiện tâm sự.

Tiền phong



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: hungtq trong 08 Tháng Tám, 2012, 10:07:23 pm
Cả ngày hôm nay đọc một mạch hết thớt này, có đoạn thì mừng vui, có đoạn thì rưng rừng nước mắt.
Cám ơn chú Phi Công và các đồng đội đã cho cháu, cho em có được cảm giác này


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: SaigonGuider trong 09 Tháng Tám, 2012, 12:11:41 am
Cả ngày hôm nay đọc một mạch hết thớt này, có đoạn thì mừng vui, có đoạn thì rưng rừng nước mắt.
Cám ơn chú Phi Công và các đồng đội đã cho cháu, cho em có được cảm giác này

hức... hóa ra không chỉ có mỗi mình SGG "mần một lèo" hết thớt này trong hôm nay...

Cảm ơn chị CCBTT đã nhắn nhe giới thiệu "em ơi, hãy xem... ta đang có một chàng phi công tiêm kích..."
trích:
  • "...chúng nó như những con sói già. Con làm sao thoát khỏi nanh vuốt của chúng nó được! Con ở đây với mẹ đi, mẹ nuôi con được mà!”
    Tôi đã trả lời: “Không! con phải về, con rất cám ơn mẹ, nhưng Tổ quốc con đang rất cần chúng con!”
    Nhiều bà mẹ khóc lắm! Nhiều người khóc lắm! Chúng tôi cũng khóc!
  • Đầu tiên múc một ca nước, thấm cho ướt hết đầu, hứng nước ấy vào một chậu thau khác, xát xà phòng, gội đầu chỉ được phép hai ca nước là cùng. Số nước hứng được khi gội đầu, té cho ướt khắp người, kỳ cọ bằng xà phòng, chỉ được dùng khoảng 3 đến 4 ca nước. Vẫn hứng nước ấy để giặt sơ bộ quần lót. Tráng nước sạch khoảng 3 ca, còn lại vài ca cuối là giặt khăn mặt và quần. Xong cuộc tắm!
  • ...trò bay “báo cơm”. Có nghĩa là đi cơ động ở sân bay khác về, hoặc đi đánh nhau về, sẽ hạ cánh ở Đa Phúc thì thế nào cũng bay kéo dài vòng một một chút, lách qua núi Đôi, ngắm vào mấy cửa hầm chúng tôi ở, bay thật thấp dưới chân đồi có hầm ấy, dưới đó là bếp ăn của bọn tôi. Rẹt qua ở độ cao 5 - 10m thôi, lắc cánh rồi kéo lên, lượn vào vòng 3, thả càng, hạ cánh. Chị nuôi khắc biết bổ sung thêm một xuất cơm ra sân bay. Tai hại là ở chỗ mọi người giật mình, kinh hoảng, may mà chưa có ai bị ngất vì tiếng động và sóng kích của máy bay gây ra. Đã có lần, bay thấp quá, mái bếp suýt sập, vung nồi cơm văng cả xuống bếp, bụi mù lên...
  • Vậy là từ đây, chúng tôi phải xa nhau, mỗi người mỗi nhiệm vụ, cùng ở trên trời đấy, nhưng mỗi người ở một rãnh sóng khác nhau, chẳng nghe được tiếng của nhau nữa, nói chi thấy mặt. Và cũng là từ đây, chúng tôi ngầm ganh đua nhau xuất kích, ganh đua nhau bắn rơi máy bay trong các trận không chiến, ganh đua nhau nhận các nhiệm vụ… Cả hai trung đoàn chúng tôi về sau đều được tuyên dương anh hùng
  • ...dù bay đêm gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn bay ngày, nhưng có lắm khi có những cảnh tượng nên thơ mà phi công bay ngày không thể nào gặp được và có lẽ cũng không tưởng tượng ra được. Đấy là những chuyến bay cất cánh vào đúng lúc trăng lên, vào những đêm trăng tròn. Mặt trăng thật dịu dàng, tròn như một chiếc đĩa ngọc khổng lồ, nhè nhẹ tỏa sáng - thứ ánh sáng thật mềm mại, dịu êm ..., chuyển động thướt tha. Trong đêm trăng, bầu trời như chiếc áo gấm khổng lồ được gắn ngàn vạn viên ngọc kim cương lấp lánh, nhấp nháy ..., bạn bắt gặp những tầng mây nguyên thủy ngàn vạn năm còn ngơ ngẩn giữa không trung mà mỏng manh, lơ lửng trong tầng không tựa như tấm khăn voan của ai đó đánh rơi giữa trời còn vấn vương mùi hương, chập chờn trong gió... Dưới mặt đất, ánh trăng loang đến đâu, vạn vật sáng bừng lên đến đó tựa như được dát bạc, huyền ảo, thần diệu ... Trên mặt nước các đợt sóng gợn lăn tăn như có ngàn vạn con rắn  màu vàng, màu bạc đang đùa rỡn nhau trên mặt nước vậy. Những lúc ấy làng xóm, quê hương, cỏ cây vạn vật của đất nước mình sao mà yêu, mà quý, mà thân thương đến thế.
  • ngẫm nghĩ mới thấy tình đồng đội trong chiến tranh khi thường xuyên va vấp với lửa đạn, luôn bị cái chết rình rập... con người đối xử với nhau thật chân tình, lo cho nhau đến hết mình, không chút bon chen, không giả tạo. Quý báu biết bao!
    Tôi càng sống thì càng chất thêm những món nợ vào đời mình. Tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng đội trong chiến tranh ngày càng bền chặt, sẵn sàng chia lửa cho nhau, nhận cái chết cho nhau... bao nhiêu nghĩa cử, bao hành động cao thượng, viết làm sao cho hết được!
Những trích đoạn trên có thể coi như là những viên ngọc sáng lấp lánh bổ sung cho những trang chính sử hào hùng của cuộc KCCM thống nhất đất nước.
Vâng! Từ nhận thức bước vào chiến tranh, đi xuyên qua thời chiến cho đến cảm nhận sau chiến tranh... mà đan xen đủ đầy nét lạc quan, nghệ thuật, thậm chí còn có cả đến những trò "tai quái" của lính. Liệu trên thế giới này có đội pilot nào sánh được? Tin chắc rằng ngay cả trong những câu chuyện kể tự hào với nhau của bất cứ một "đội ACE huyền thoại" nào trên thế giới cũng không thể có được!

Quả thật, trang nhà của ta đang có một topic hot với đúng nghĩa Dựng nước-Giữ nước
Đội bay gồm "số 1" phi công tiêm kích và "số 2b" huyphong ssi đang chiếm lĩnh tầng mây cao vút của niềm tự hào người lính trang DN-GN này!

Cảm ơn chị CCBTT một lần nữa (thế mới biết thần tượng của các bà TT ngày ấy mừ! ;D)
Cảm ơn Bác huyphong ssi với những đoạn bổ sung hấp dẫn vừa giản đơn đủ nghĩa đúng liều lượng, không chỉ thỏa lòng tìm hiểu của người lớp sau... đúng truyền thống "vừa mặc áo, vừa xếp hàng" của quân ta... mà đặc biệt làm yên lòng "người trong cuộc, lớp trước" - "sự nắm bắt của lớp kế thừa" đó là giá trị ý nghĩa nhất trong cuộc chuyển giao "Dựng và Giữ" tổ quốc thân yêu của chúng ta.

Với Bác phi công tiêm kích thì SGG em xin thêm hai từ cảm phục và... chờ mong lấp loáng cánh bay tiếp theo của Bác! ;D

- - -bổ sung để đỡ... tốn đất ;D- - -
@ngocvancu: huhu... em bị mấy lão "không y" phán dây chằng chéo gối giãn >0,5mm nên không được... cắp tráp theo hầu Bác (dù điểm "rời bệ 2,2m" vẫn khá tốt), huhu... em hận (?) lắm lắm Bác ui...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Sonviet trong 15 Tháng Tám, 2012, 01:51:57 pm
            Chào bác chủ! Tranphu341 đọc bài cúa tưởng là dân CÔDắC mang gươm ra xử, hỏi tội "cái lũ giặc trời" đã làm cho cửa kính vỡ. cho gà không đẻ, cho bò không có sữa cơ chứ. LO QUÁ . Thế mà lại còn được dân Nga thiết đãi thịnh soạn nữa chứ. Họ không thù dai như dân mình à bác?  ??? ??? ???

            Vâng! Rất cảm phục các bác. Cảm phục ý trí, sức khỏe cùng trí tuệ của các bác. Đã góp phần, góp sức, góp xương máu cùng với toàn quân viết lên trang sử hào hùng của Dân tộc. Truyền thống vẻ vang của QUÂN ĐỘI VIỆT NAM ANH HÙNG.

             Năm 1977, có 1 máy bay A37 Của ta sau khi đánh bom xong bị trúng đạn rơi, Phi công đã cố bay về đất Việt mà vẫn không được. Hai phi công nhẩy dù ra rơi vào đất của Pốt. Và rồi không biết số phận 2 người phi công này thế nào? Nếu có thông tin gì, thì mong Phicongtiemkich cho anh em VMH biết với.

                                  CHÚC BÁC NHANH CHÓNG LẬP NHIỀU KỶ LỤC GIỜ BAY TRONG VMH NÀY! 
Các anh Đinh Tôn , Phạm phú Thái, Luơng Thế Phúc em đều biết. A Phạm Phú Thái là sư trưởng cũ của em năm 1988(sư 371), Anh phúc là sư trưởng của em năm 1989(sư 370). Em là kỹ sư máy bay động cơ học ở VA Tiệp khắc về nước năm 1985. Không hiểu bác phi công tiêm kích tên gì và đơn vị nào ạ? Em ở E931, sauddos 1989 chuyển về E917, sau chuyển sang HKVN


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: AK47M60 trong 16 Tháng Tám, 2012, 03:23:31 pm
@ bác Phicongtiemkich:
Em thực sự xúc động khi đọc những dòng kể của bác...Với giọng văn giản dị, chân tình, với những dữ liệu xù xì sự thật, các bài viết của bác thật giá trị, như những viên kim cương thật, tuy thô mà thuần khiết...
Không thể dùng lời nào tả hết được sự rung cảm, khâm phục trong em đối với riêng anh cũng như các anh phi công khác thời hào hùng đó, các  anh thực sự là thần tượng của lớp trẻ con tụi em thời đó...
Mặc dù gần 5 năm áo lính thực chiến, trong đó gần 4 năm bộ binh tại chiến trường K., nhưng so với những gì các anh đã trải qua trên bầu trời miền Bắc thời kỳ trước 1975, em thấy lòng dũng cảm, mức độ hy sinh...của em chẳng là cái gì cả.
Mùa hè 1972, khi anh cùng đồng đội tung hoành bảo vệ vùng trời Tổ Quốc, thì e còn là chú bé con lớp 7, đi sơ tán tại Lập Thạch, Vĩnh Phú. Tuy nhỏ nhưng e đã phân biệt được Mig 17, 19, 21 của ta và F4, 105...của Mỹ. Do hè ko học, nên e và thằng bạn suốt ngày lang thang trên đồi, vừa bắn chim, vừa chờ xem những trận không chiến của các anh. E ko nhớ rõ tên xã, nhưng vùng đó thường có các thùng dầu phụ cả của Mỹ lẫn LX rơi xuống (bà con vùng đó đều chắt hết dầu trước khi huyện đội xuống chở đi)...
Có lần, trời đang yên ắng, tự nhiên tiếng động khủng khiếp rền vang ào tới, ngước lên thấy 1 máy bay ta cắm đầu bay xuống, khi cách mặt đất chỉ chừng 3-400m gì đó thì kéo ngược lên 1 chút rồi bay ngoằn ngoèo, ngay kề sau đó, 1 thằng F4 cũng từ mây chui xuống xuất hiện, đuổi theo và phóng 2 quả tên lửa...may quá trượt!
Tuy vậy, cũng có 2 lần, chính mắt e thấy máy bay ta bị hạ mà ko thấy dù, còn mấy lần nữa thì có...2 đứa em buồn lặng, ko bắn chim nữa...
Khoảng thời gian đó, có 1 "sự kiện" là 1 tên giặc lái Mỹ bị rơi xuống rặng núi Sáng thì phải (ko biết a có nhớ chính xác là núi gì ko), nó trốn trên đó tới cả nửa tháng hay gì đó ta mới tóm được, cả xóm làng xôn xao hớn hở...
Nay đọc những bài viết của anh, tự nhiên ký ức ùa về, ko sao viết ra mạch lạc được...
Chúc anh luôn vui khỏe và mau kể chuyện chiến đấu cho tụi e nghe tiếp!
 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Sonviet trong 16 Tháng Tám, 2012, 09:49:19 pm
Trong khi chờ bác phi công tiêm kích, em muốn bày tỏ đôi lời kính trọng bác và các anh phi công hồi đó. thời đấy em còn bé, đang học lớp 4, cũng sơ tán trên vĩnh phú, xem tên lửa và các bác đanh nhau với máy bay mỹ. sau này em thi đại học đỗ được sang tiệp học, không ngờ lại học về thiết kế động cơ máy bay. Động cơ máy bay L29( máy bay l29 còn gọi là delphin) là đề tài tốt nghiệp của em. 1985 về nước em được điều về sư 371 anh Cốc là sư trưởng, anh Sâm là sư phó tham mưu trưởng. Anh Việt lúc ý là E trưởng E921 thì phải. E lên yên bái về E931 của anh Trương Tôn, phục vụ Mig21 bis. Công nhận anh huyphong rất rành về lý thuyết không quân, về sóng kích ( tiếng tiệp gọi là razová vlna, ko hiểu tiếng nga có gọi thế không). Anh Thái là sư trưởng của em năm 1988, bây giờ em vẫn hay gặp. Em đang muốn nghe tiếp chuyện của bác, quá hay.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 16 Tháng Tám, 2012, 09:59:41 pm
Vậy anh Sonviet học ở Vaaz Brno?

Trong khi chờ bác phi công tiêm kích, em muốn bày tỏ đôi lời kính trọng bác và các anh phi công hồi đó. thời đấy em còn bé, đang học lớp 4, cũng sơ tán trên vĩnh phú, xem tên lửa và các bác đanh nhau với máy bay mỹ. sau này em thi đại học đỗ được sang tiệp học, không ngờ lại học về thiết kế động cơ máy bay. Động cơ máy bay L29( máy bay l29 còn gọi là delphin) là đề tài tốt nghiệp của em. 1985 về nước em được điều về sư 371 anh Cốc là sư trưởng, anh Sâm là sư phó tham mưu trưởng. Anh Việt lúc ý là E trưởng E921 thì phải. E lên yên bái về E931 của anh Trương Tôn, phục vụ Mig21 bis. Công nhận anh huyphong rất rành về lý thuyết không quân, về sóng kích ( tiếng tiệp gọi là razová vlna, ko hiểu tiếng nga có gọi thế không). Anh Thái là sư trưởng của em năm 1988, bây giờ em vẫn hay gặp. Em đang muốn nghe tiếp chuyện của bác, quá hay.

Tiếng Nga cũng gần như vậy. Từ "sóng kích" người Nga đọc là "sverkhzvukavaia valna" hay "sverkhzvukovaya volna", viết là "сверхзвуковая волна".


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lantuyet trong 16 Tháng Tám, 2012, 10:17:12 pm
Chào các bác trên diễn đàn, em cũng theo dõi topic này lâu rồi, thấy bác Sonviet giới thiệu về chuyên ngành của bác nên em cũng xin phép tham gia thêm là em cũng dân kỹ thuật hàng không nhưng học ở Hungary 1985, chuyên ngành điện-đồng hồ-oxigen, khi về nước không được phân công về Quân chủng, những câu chuyện của bác Phicongtiemkich làm cho em nhớ lại những ngày còn ở trường Không quân cũ đã quá lâu rồi: đường băng beton, hangar, những chiếc AN-26, Mi-8, MiG-21, các thầy giáo... Đôi dòng cảm xúc, mong các bác thông cảm.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Tám, 2012, 10:28:50 pm
Đầu tiên là có phi công, sau đó thêm dần cũng kha khá, thêm kỹ sư vũ khí, dẫn đường, tiêu đồ báo vụ nữa là các bác bay đi đánh nhau được rồi.


Tiêu đề: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: dang_cap_pro trong 17 Tháng Tám, 2012, 09:32:18 am
Gửi bác phicongtiemkich clip có hình về MIG-21 ở Việt Nam (trong clip này, ở giây 1:35) bác phicongtiemkich có thấy ai quen không?
http://www.youtube.com/watch?v=xM3ROdoLpV4


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lantuyet trong 17 Tháng Tám, 2012, 10:58:48 pm
Xin lỗi các bác trên diễn đàn và bác quản trị mạng, em mạn phép xin được hỏi là bác qtdc đã có thời gian nào ở trường đại học ngoại ngữ quân sự ở Bình Đà ko ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Tám, 2012, 11:03:31 am
Bác phicongtiemkich nghỉ bay lâu quá, dễ mất cảm giác bay lắm. Bác làm em nhớ đến phi công Pháp Antoine de Saint Exupery với "Chuyến thư phương Nam", "Bay đêm", "Quê xứ con người" và "Hoàng tử bé". Gần nửa thế kỷ sau, qua một phi công quốc xã lái Messerschmitt, người trực tiếp bắn rơi chiếc P-38 của Exupery, người ta mới xác minh rõ tình huống hy sinh của Exupery trên Địa Trung Hải. Cựu phi công của chiếc Messer nói rằng ông ta đã "luôn luôn hi vọng chiếc máy bay bị bắn rơi không phải là của Saint-Exupéry", vì "thời trẻ, chúng tôi đã đọc tất cả các tác phẩm của ông và chúng tôi yêu mến vô cùng những quyển sách đó".

Hồi xưa Nha Trang cũng là một thủ đô lính, trường không quân, hải quân, thông tin v.v..., đủ cả, nhưng được ngưỡng mộ nhất vẫn là các anh không quân. Chủ nhật hiếm hoi nào nhảy xe lam ra được Nha Trang chơi cũng thấy đầy áo lính. Mỗi gốc dừa gốc liễu đường Trần Phú thơ mộng gần như đều có bóng một chú không quân hay một chú hải quân và một em gái xứ biển. À, lại còn hiệu bán nước mắm của cụ Giang Nam nữa, cũng ở trên đường đó

Bác lantuyet thân mến, trường ấy thì em không học nhưng vẫn nhớ cụ Trí Anh. Học trong môi trường thực tế là chính thôi, dân kỹ thuật học thì nhanh lắm, tay chân mồm miệng chịu khó khua là hai bên tây ta hiểu nhau hết. Bác có nghề hàng không, nếu lúc nào rảnh thì tham gia với bác phicongtiemkich cho vui. Tiếng Nga, tiếng của cụ Sáu thì thế hệ mình và trước nữa ai mà chẳng biết. Các bác sinh viên thành cổ QT còn kể lại trên một bức tường đổ có hàng chữ viết bằng tiếng Nga "Tổ quốc hay là chết!".  

Thấy cái này hay hay em mạn phép post lên xem bác phicongtiemkich có quen không (em nghĩ quyển này phải ra đời thời còn tên gọi Hồng quân Công nông tức là trước tháng 2 năm 1946) :
(http://spread-wings.ru/images/stories/Pamytka_9/5.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Sonviet trong 18 Tháng Tám, 2012, 12:04:22 pm
Vâng em học ở VAAZ Brno bác huyphongssi ạ, thời đó em đi thực tập toàn ở nhà máy, và có lần ra sân bay của  tiệp nhưng toàn MIG23 thôi, MIG21 hình như họ bỏ lâu rồi thì phải.
@bac Lantuyet: Ngành của bác là thiết bị HK thì phải hay còn gọi đặc thiết. Về sau mình 2 năm có đồng chí Nam cơ giới, ở Hung về cũng lên yên bái,


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 18 Tháng Tám, 2012, 08:49:35 pm

Thấy cái này hay hay em mạn phép post lên xem bác phicongtiemkich có quen không (em nghĩ quyển này phải ra đời thời còn tên gọi Hồng quân Công nông tức là trước tháng 2 năm 1946) :
(http://spread-wings.ru/images/stories/Pamytka_9/5.jpg)
Đây là cuốn "Điều lệnh không chiến của không quân tiêm kích" (Điều lệnh IVBIA-45) xuất bản năm 1945 cho học viên bay cao cấp của Trường sĩ quan không quân không chiến thuộc Hồng quân (sau này mới được tách thành QC Không quân). Thời anh phicongtiemkich chưa được học giáo trình này anh qtdc ạ.

Vâng em học ở VAAZ Brno bác huyphongssi ạ, thời đó em đi thực tập toàn ở nhà máy, và có lần ra sân bay của  tiệp nhưng toàn MIG23 thôi, MIG21 hình như họ bỏ lâu rồi thì phải.
Nếu anh đã đi thực tập ở nhà máy động cơ thì hẳn là Nhà máy động cơ máy bay Motorlet ở tiểu khu Jinonice, quận Prahy 5, thủ đô Praha của Tiệp.

Động cơ cho L-29 là loại Motorlet mã M701 với các bản M701c-150, M701c-250, M701c-400 và M701c-500. Chắc anh Sonviet làm đồ án về loại M701c-500. Có 1 số hình phía dưới về động cơ M701c-500 cho máy bay huấn luyện phản lực L-29 (scilib.narod.ru):

(http://scilib.narod.ru/Avia/L-29/images/075.jpg)

(http://scilib.narod.ru/Avia/L-29/images/076.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Khánh mập trong 18 Tháng Tám, 2012, 08:51:52 pm
Xin phép các bác các chú cho cháu post lại nhật kí của bác Phi công tiêm kích lên Facebook :D!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Trần Anh trong 18 Tháng Tám, 2012, 10:27:05 pm
Xin phép các chú các bác cho cháu đóng góp một bài báo ;D:

Chuyện diệt 'Con ma' F-4 qua lời kể của anh hùng Lê Thanh Đạo

Trong suốt quá trình chiến đấu, phi công Lê Thanh Đạo đã lập công tiêu diệt 6 máy bay địch góp phần vào chiến thắng của toàn quân dân ta trong chống chiến tranh phá hoại miền bắc.

(http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110807/qp_nam_lethanhdao_01.jpg)
Anh hùng phi công Lê Thanh Đạo.


Phi công Lê Thanh Đạo sinh năm 1944 tại xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1965, ông được cử đi học lái máy bay ở Liên Xô. Năm 1968, ông hoàn thành nhiệm vụ học tập trở về nước tham gia chiến đấu trong Trung đoàn Không quân Tiêm kích 921 (Sao Đỏ). Năm 1973, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong một ngày cuối hè 2011, Đất Việt đã có dịp gặp người anh hùng năm xưa. Qua lời kể của ông cụ tóc bạc trắng nhưng thân hình vẫn vạm vỡ, giọng nói sang sảng, chiến công của một thời oai hùng được thuật lại vô cùng hấp dẫn.

Chiến công đầu

Từ ngày 1/11/1968, Không quân Mỹ ngừng ném bom toàn miền bắc. Nhưng năm 1969 chính quyền Nixon chối bỏ cam kết ngừng ném bom tiếp tục các cuộc đánh phá từ vĩ tuyến 17 tới vĩ tuyến 20.

Cuối năm 1971, mật độ đánh phá của Không quân Mỹ ngày càng trở nên ác liệt hơn, các máy bay trinh sát hoạt động liên tục bất kể ngày đêm do thám miền bắc.

Ngày 18/12/1971 là ngày bình thường như mọi ngày. Vào khoảng 3h chiều, còi báo động bất ngờ hú vang ở căn cứ Trung đoàn Không quân Tiêm kích 921 (đóng ở Nội Bài), giọng nói trong điện thoại khi đó rất khẩn trương. Người phi công trẻ Lê Thanh Đạo linh cảm hôm nay không phải là một cuộc diễn tập.

Sau tiếng còi báo động, biên đội 2 chiếc tiêm kích MiG-21 nhanh chóng cất cánh bay vút lên cao. Trong đó, chiếc thứ nhất do phi công Lê Thanh Đạo điều khiển.

Biên đội MiG-21 bay về hướng 270 độ theo lệnh của người dẫn đường. Vốn đã làm quen với địa hình nên ông ước lượng rằng mình đang ở khu vực Hòa Bình. Hai chiếc “én bạc” tiếp tục bay qua Ba Vì rồi vượt lên.

"Sau đó tiếp tục có thông báo "phía trước 40km, 20 độ" thêm một đoạn nữa thì "phía trước 30km". Cảm giác của tôi lúc đó cho rằng minh hơi "đối đầu", nghĩa là nó đi vào còn mình đi ra," ông nhớ lại.

Tiếp tục có lệnh “vòng trái 60 độ, phía trước 25km”, phi công số 2 (sau này đã khi hi sinh trong một trận đánh khác) reo lên “tôi phát hiện ra rồi, phía trước có 1 chiếc”. Số 2 khẳng định lại lần nữa “phía trước, bên trái 30 độ, 20 km”.

"Tôi nhìn theo hướng mà phi công số 2 chỉ thì thấy có một chiếc, tôi liền nói "tôi thấy rồi". Khi đó thì máy bay địch tiếp cận từ 20km rồi còn 15km, còn 10km. Tôi nói với số 2 "tôi công kích chiếc thứ nhất," ông kể.

Sau đó, ông điều khiển chiếc MiG-21 tiếp cận vào cự ly 5km, trần bay của MiG-21 lúc đó đang ở độ cao 7.000m trong khi máy bay địch là 5.000m. Từ độ cao 7.000m, ông lái MiG-21 bổ nhào xuống tiếp cận ở cự ly khoảng 3km. Lúc này, tên lửa không đối không R3S đã bắt được mục tiêu.

Nhưng lúc đó, ông cho rằng vẫn còn khá xa. "Tôi hướng vào máy bay địch thì thấy nó còn xa, theo kinh nghiệm lớp trước truyền lại (anh hùng Nguyễn Văn Cốc) thì nếu trông thấy kiểu máy bay có cánh đuôi cụp xuống, cánh chính vểnh lên thì F-4 là chính. Vào gần hơn, tôi thấy rõ hai động cơ, tôi quyết định bắn nếu không bắn thì đâm vào nó mất".

Cầm cần điểu khiển chiếc MiG, ông "bóp cò" phóng tên lửa. "Nhưng nghĩ mãi chả thấy tên lửa ra, dù thực tế chỉ có 3/10 giây để động cơ tên lửa cháy nhưng tôi thấy sốt ruột với thời gian trôi quá lâu," phi công Lê Thanh Đạo nhớ lại giây phút quyết định đó.

Tên lửa phóng, cảm giác cánh máy bay dềnh lên. Ông nhanh chóng lái MiG thoát ly và nói với số 2 “anh vào công kích tiếp đi”. Ngay lập tức số 2 trả lời “cháy rồi còn đâu”. Ông lật cánh lại và nhìn rõ chiếc F-4 của địch bùng cháy như bó đuốc, một chiếc dù bật ra – phi công địch nhảy dù.

(http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110807/qp_nam_lethanhdao_02.jpg)
Trung đoàn Không quân Tiêm kích 921 (Sao Đỏ).

Ông cùng số 2 thoát ly an toàn về hạ cánh  trong niềm hân hoan với chiến công đầu bắn rơi máy bay địch.

Viên phi công địch bị dân quân Hòa Bình bắt sống, khi lấy cung thì tên này đã khai là chúng thực hiện một phi vụ trinh sát miền bắc. Ban đầu, đúng ra phải có 2 chiếc F-4 cùng xuất kích tuy nhiên 1 chiếc bất ngờ bị hỏng động cơ nên chỉ có một chiếc cất cánh.

Táo bạo, dũng cảm, quyết tâm diệt địch

Không bao lâu sau, tháng 4/1972 chính quyền Mỹ tiếp tục cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc với quy mô, cường độ mạnh hơn nhiều so với lần trước. Chúng tiếp tục đưa vào miền bắc những công nghệ kỹ thuật quân sự mới mẻ hơn, nguy hiểm hơn.

Sau chiến công đầu, ngày 3/2/1972 ông được chuyển sang Trung đoàn Không quân Tiêm kích 927. Khi đó, ông mới 28 tuổi đã được cử làm Phi đội trưởng Phi đội 9 (mỗi phi đội có khoảng 18 chiếc MiG-21).

Lúc này, trung đoàn 927 chuyển về sân bay Kép (Bắc Giang). Hôm đó là ngày 10/5/1972, ông cùng với phi công số 2 (tên là Hợp) đang trong kíp trực ở sân bay Kép thì có lệnh báo động. Biên đội 2 chiếc MiG-21 nhanh chóng nổ máy cất cánh.

Dưới sự hướng dẫn mặt đất, biên đội ta đuổi theo một tốp máy bay địch. "Khi đó, tôi bắt đầu thấy biển, áng chừng có lẽ đã tới Uông Bí. Lúc này, biên đội phát hiện hai chiếc F-4 của địch, có vẻ địch cũng phát hiện có đuổi theo nên tăng lực bỏ chạy," ông kể lại tình huống trận đánh.

Dù vậy, biên đội MiG-21 vẫn bám đuổi được địch và  tiếp cận vào rất gần khoảng 4km. Sở chỉ huy khi đó mới yêu cầu biên đội quay lại do đã tới sát biển, nếu tiếp tục có thể máy bay hết dầu buộc phải nhảy dù như vậy sẽ rất nguy hiểm cho phi công.

(http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110807/qp_nam_lethanhdao_04.jpg)
Hai chiếc F-4 của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Tuy nhiên, lúc này khoảng cách rất gần, hoàn toàn có thể đánh tiêu dịch địch nên ông vẫn chỉ huy biên đội tiếp tục bám theo. Sở chỉ huy tiếp tục nhắc lần 2 yêu cầu quay lại. Nhưng lúc này, cự ly cách địch còn 3km, tên lửa R3S đã khóa mục tiêu.

Tốp 2 chiếc F-4 địch tách ra, ông liền nói với số 2 “tôi bám chiếc số 1”, số 2 bám chiếc còn lại. Vào tiếp cận gần hơn khi chỉ còn cách 2km thì số 2 reo lên “cháy rồi”, phi công số 2 đã phóng tên lửa tiêu diệt địch trước. Vài giây sau, ông cũng phóng tên lửa và tiêu diệt chiếc F-4 còn lại. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắn rơi liền 2 chiếc, biên đội MiG-21 do phi công Lê Thanh Đạo bay số 1 chỉ huy nhanh chóng thoát ly về sân bay Kép.

Tuy nhiên, lúc này lại nảy sinh tình huống cực kỳ nguy hiểm. Về gần tới Kép, biên đội phát hiện 2 tốp F-4 đang khống chế sân bay, phi công số 2 lúc này đã hết dầu buộc phải hạ cánh. Ông bình tĩnh yểm hộ cho số 2, cùng với đó là hỏa lực pháo phòng không mặt đất cũng nổ súng tạo hành lang an toàn cho số 2 đáp cánh.

Riêng ông, với kinh nghiệm thông thuộc địa hình đã nhanh chóng đưa chiếc MiG-21 hạ thấp bay sát núi lách về sân bay Nội Bài an toàn. "Lớp của tôi về năm 1968, năm 1969-1971 bay huấn luyện nên rất thông thạo từng con sông, ngọn núi, không bao giờ bị lạc, luôn biết mình ở đâu," ông chia sẻ.

Trong suốt cuộc chiến ác liệt năm 1972, anh hùng phi công Lê Thanh Đạo tiếp tục lập công bắn rơi 4 chiếc máy bay khác góp phần vào chiến thắng vang đội của toàn quân dân ta trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Ngày 11/1/1973, phi công Lê Thanh Đạo được Nhà nước tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Mặc dù vậy, trong các trận đánh trên không anh hùng phi công Lê Thanh Đạo cũng bị bắn rơi một lần vào ngày 15/10/1972. Ông bị thương buộc phải điều trị gần 1 năm. Sau khi lành vết thương, ông tiếp tục rèn luyện sức khỏe và “tung cánh trở lại” trên chiếc MiG-21 thêm 5-6 năm nữa.

F-4 Phantom là máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm, hai chỗ ngồi do Tập đoàn McDonnell Douglas chế tạo.

Trong chiến tranh Việt Nam, F-4 tham gia chiến đấu trong nhiều vai trò: tiêm kích đánh chặn, ném bom, trinh sát.  Chiến đấu cơ F-4 có khả năng mang tới hơn 8 tấn vũ khí (gồm tên lửa không đối không, không đối đất, bom, rocket).

F-4 được coi là một trong những chiến đấu cơ thành công nhất của Mỹ sau Thế chiến thứ 2. Khoảng 5.000 chiếc F-4 được sản xuất và cho tới ngày nay vẫn còn hàng trăm chiếc phục vụ tích cực ở một số quốc gia đồng minh Mỹ.
MiG-21 là tiêm kích siêu âm đánh chặn hạng nhẹ do Cục thiết kế Mikoyan Gurevich (Liên Xô) thiết kế chế tạo. Khoảng 10.000 chiếc MiG-21 đã được sản xuất và hoạt động trong thành phần trang bị 50 quốc gia trên thế giới.

MiG-21 có tốc độ bay siêu âm Mach 2, bán kính tác chiến khoảng 300km, các mẫu biến thể đầu của MiG-21 chỉ mang được 2 tên lửa đối không R3S. Những biến thể sau này có thể mang 4 tên lửa đối không.

Trong chiến tranh Việt Nam, lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam thường sử dụng chiến thuật bay biên đội 2 chiếc: chiếc số 1 đóng vai trò chỉ huy, chiếc số 2 làm nhiệm vụ bảo vệ và có thể tham gia công kích mục tiêu. Chúng ta luôn luôn trong tình trạng chọi với số đông quân địch, phải đối đầu với những phi công Mỹ già dặn với hàng nghìn giờ bay kinh nghiệm. Mặc dù vậy, với tinh thần dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu những phi công trẻ tuổi của Không quân Nhân dân Việt Nam anh hùng vẫn giành được những chiến thắng trên không.


Nguồn:http://reds.vn/index.php/lich-su/duoi-anh-sao-vang/1700-diet-f-4ah-qua-loi-ke-anh-hung-le-thanh-dao (http://reds.vn/index.php/lich-su/duoi-anh-sao-vang/1700-diet-f-4ah-qua-loi-ke-anh-hung-le-thanh-dao)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Tám, 2012, 02:26:41 pm
Cám ơn huyphong nhé, mình nghĩ giai đoạn đào tạo sau này (sau chiến tranh chẳng hạn) chắc bác phicongtiemkich phải học đến quyển đó rồi, nhưng có thể là một phiên bản điều lệnh mới hơn vì dẫu sao cuốn điều lệnh kia vẫn là tổng kết đúc rút từ kinh nghiệm trong Chiến tranh Thế giới thứ II, chưa có cả kinh nghiệm của Chiến tranh Triều Tiên. Người ta có câu "tiêm kích thay đổi chiến thuật" mà.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 20 Tháng Tám, 2012, 12:51:03 am
Cám ơn huyphong nhé, mình nghĩ giai đoạn đào tạo sau này (sau chiến tranh chẳng hạn) chắc bác phicongtiemkich phải học đến quyển đó rồi, nhưng có thể là một phiên bản điều lệnh mới hơn vì dẫu sao cuốn điều lệnh kia vẫn là tổng kết đúc rút từ kinh nghiệm trong Chiến tranh Thế giới thứ II, chưa có cả kinh nghiệm của Chiến tranh Triều Tiên. Người ta có câu "tiêm kích thay đổi chiến thuật" mà.

Anh qtdc chú ý dòng chữ gạch chân ở bên phải trên cùng của bìa sách: Для служебного пользования, nghĩa là cuốn điều lệnh này được lưu hành nội bộ dành cho cấp có thẩm quyền khai thác sử dụng. Tùy theo các khoa mục huấn luyện và đối tượng học viên mà nhà trường và giáo viên sẽ xây dựng giáo án huấn luyện dựa trên nội dung các tài liệu điều lệnh kiểu này.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tám, 2012, 01:21:08 am
Cám ơn huyphong nhé, mình nghĩ giai đoạn đào tạo sau này (sau chiến tranh chẳng hạn) chắc bác phicongtiemkich phải học đến quyển đó rồi, nhưng có thể là một phiên bản điều lệnh mới hơn vì dẫu sao cuốn điều lệnh kia vẫn là tổng kết đúc rút từ kinh nghiệm trong Chiến tranh Thế giới thứ II, chưa có cả kinh nghiệm của Chiến tranh Triều Tiên. Người ta có câu "tiêm kích thay đổi chiến thuật" mà.

Anh qtdc chú ý dòng chữ gạch chân ở bên phải trên cùng của bìa sách: Для служебного пользования, nghĩa là cuốn điều lệnh này được lưu hành nội bộ dành cho cấp có thẩm quyền khai thác sử dụng. Tùy theo các khoa mục huấn luyện và đối tượng học viên mà nhà trường và giáo viên sẽ xây dựng giáo án huấn luyện dựa trên nội dung các tài liệu điều lệnh kiểu này.
Cái này thì huyphong nói đúng. Đây là sách hướng dẫn, là điều lệnh quy định. Giáo trình cụ thể dựa vào đó. Ý tớ là nó xuất bản năm 1945, nghia là hơi cũ. Đến thời những năm 196x đã có nhiều thay đổi cả về vũ khí và kinh nghiệm chiến tranh thì điều lệnh hướng dẫn cũng sẽ có nhiều thay đổi cho phù hợp.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Sonviet trong 20 Tháng Tám, 2012, 08:57:48 am

Thấy cái này hay hay em mạn phép post lên xem bác phicongtiemkich có quen không (em nghĩ quyển này phải ra đời thời còn tên gọi Hồng quân Công nông tức là trước tháng 2 năm 1946) :
(http://spread-wings.ru/images/stories/Pamytka_9/5.jpg)
Đây là cuốn "Điều lệnh không chiến của không quân tiêm kích" (Điều lệnh IVBIA-45) xuất bản năm 1945 cho học viên bay cao cấp của Trường sĩ quan không quân không chiến thuộc Hồng quân (sau này mới được tách thành QC Không quân). Thời anh phicongtiemkich chưa được học giáo trình này anh qtdc ạ.

Vâng em học ở VAAZ Brno bác huyphongssi ạ, thời đó em đi thực tập toàn ở nhà máy, và có lần ra sân bay của  tiệp nhưng toàn MIG23 thôi, MIG21 hình như họ bỏ lâu rồi thì phải.
Nếu anh đã đi thực tập ở nhà máy động cơ thì hẳn là Nhà máy động cơ máy bay Motorlet ở tiểu khu Jinonice, quận Prahy 5, thủ đô Praha của Tiệp.

Động cơ cho L-29 là loại Motorlet mã M701 với các bản M701c-150, M701c-250, M701c-400 và M701c-500. Chắc anh Sonviet làm đồ án về loại M701c-500. Có 1 số hình phía dưới về động cơ M701c-500 cho máy bay huấn luyện phản lực L-29 (scilib.narod.ru):

(http://scilib.narod.ru/Avia/L-29/images/075.jpg)

(http://scilib.narod.ru/Avia/L-29/images/076.jpg)

Bác Huyphong ssi biết rành về tiệp quá chắc bác đã từng sang tiệp. Đúng em thực tập ở motor let Praha, dộng cơ M701c-500 là em làm đồ án tốt nghiệp. Hồi ấy vẽ mờ cả mắt, sau lại phải can ra giấy, về sau cận lên đến 3 diop. Hồi về nước nghe các anh phi công cũ như anh Thái anh Sâm....kể chuyện đánh nhau thấy như tiểu thuyết ý. bác Huyphong có thời học ở Tiệp không ạ?
Bác Phi công tiêm kích lâu không thấy quay lại bay hồi phục nhỉ? mọi người mong bác


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 20 Tháng Tám, 2012, 04:15:28 pm
Tôi luôn phải xin lỗi các đồng đội vì thời gian gần đây do bận việc cộng với lí do sức khỏe nên có sao nhãng phần nào trong chuyện liên lạc với các đồng đội, nhưng tôi cũng rất yên tâm vì có anh huyphongssi đã giúp tôi "hàn gắn" cái khoảng trống ấy. Tôi vô cùng cám ơn anh huyphongssi. Câm ơn các đồng đội khác đã cung cấp thêm nhiều tư liệu cho tôi cũng như cho các đồng đội khác trên trang này. Sonviet ạ, vậy là tôi với Sonviet cũng từng ở chung Sư đoàn và cùng Trung đoàn rồi. Với Trung đoàn KQ-931, tôi gắn bó với tình cảm khác thường. Sau khi tham gia cuộc chiến tranh "chống quân bành trướng xâm lược" ở phía Lạng Sơn về ( trong giai đoạn ấy, tôi là TMP tác chiến của Trung đoàn 927 ), Trung đoàn 931 được thành lập. Tôi được Sư đoàn gọi về ( thời ấy, Sư trưởng được gọi là Tư lệnh ) và được Sư trưởng giao nhiệm vụ. Tôi cùng các anh Trương Tôn, Trần Xuân Tùng, một thời gian ngắn sau thêm anh Nguyễn Quang Tấn về Yên Bái nhận quân, nhanh chóng củng cố tổ chức để bước vào huấn luyện và trực ban chiến đấu. Tôi ở Trung đoàn từ 1979 đến 1982 thì lên Sư đoàn. Anh Trương Tôn lãnh đạo Trung đoàn cùng các anh Đoàn Văn Sàn, Nguyễn Văn Động ( trước đó các anh Tùng và Tấn đã rời Trung đoàn, anh Tùng về Sư đoàn, còn anh Tấn sang Liên xô làm phó tùy viên quân sự ). Trung đoàn 931 là Trung đoàn có nhiều khó khăn nhất trong Sư đoàn, nhưng tất cả cán bộ, chiến sĩ đã sống gắn bó với nhau, đồng cam cộng khổ, vượt khó với tinh thần lạc quan cách mạng và đã vượt được mọi khó khăn gặp phải. Tôi có viết về 931 với bài "Về Trung đoàn với anh, em nhé !", xin kể để Sonviet nghe :
Trung đoàn anh đóng quân nơi ấy
Có sông Hồng như dải lụa chảy qua
Và đường băng như chiếc trâm ngà
Cài trên đầu rừng xanh bát ngát
Cọ xòe tay vẫy chào, múa hát
Hương quế nồng say, man mác, bồi hồi...
Mùi táo Mèo quyến rũ, đọng mãi đầu môi ...
Bưởi Cát Lem đậm đà vị ngọt
 
Về Trung đoàn
Em sẽ ngẩn ngơ giữa tiếng chim lảnh lót
Sẽ sững sờ trước màu sắc muôn hoa
Anh sẽ đưa em thăm thắng cảnh Thác Bà
Qua Yên Bình, về Nam Cường, lên Cổ Phúc
Thăm thành phố rộn ràng, đông đúc
Ngược phía Âu Lâu
Vượt những nhịp cầu
Ngang sông Hồng, sang Nghĩa Lộ
Anh sẽ đưa em lên Bắc Hà
uống rượu ngô, ăn thắng cố
Nghe tiếng sáo, tiếng khèn gọi bạn ...lả lơi
 
Về Trung đoàn
Ngắm những đôi cánh MIG tung hoành
ngang dọc giữa trời
Luôn sẵn sàng giữ yên vui Đất Mẹ
Các bạn anh - những chàng lính trẻ
Sôi nổi, hồn nhiên, ... càng lắng đậm tình người
 
Dù anh bay khắp bốn phương trời
Anh vẫn mang theo dáng hình em nhỏ bé
Về Trung đoàn với anh, em nhé !
Anh ngóng trông, thao thiết đợi em về !
 
Vậy đấy, Sonviet ạ !
Tôi cám ơn dang - cap - pro đã cung cấp cho đoạn clip thật hiếm hoi. Ở giây 1:35, tôi đã nhận ra được đồng đội, chỉ huy của tôi. Thoạt đầu là anh Mai Cương dẫn biên đội ra máy bay và anh trèo lên, ngồi vào buồng lái. Anh đã từng bắn rơi 8 máy bay Mỹ, được nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Người thứ hai trong đoạn clip này ngồi trong buồng lái khi máy bay đang nhào lộn là bạn tôi : anh Võ Xuân Quang. Anh cùng tốp 24 anh em chúng tôi được tuyển thẳng từ L-29 lên bay MiG-21, nhưng về sau anh không bay được trên MiG-21 ( vì lí do sức khỏe và kỹ thuật ) nên xuống bay MiG-17. Cảnh anh ngồi trong buồng lái là ở MiG-17. Anh đã hy sinh váo năm 1968 khi cất canh từ sân bay Cu-sôp-xcai-a trong lần bay huấn luyện.
Cuốn mà qtdc cung cấp cho thì anh huyphongssi đã giải thích rồi. Tôi chưa được đọc, được học vào thời gian ấy, nhưng đấy cũng là tài liệu quý. Nó có từ thời lực lượng KQ của Hồng Quân. Tôi rất muốn được đọc, xin qtdc cung cấp cho. Cám ơn qtdc nhiều nhiều.



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tám, 2012, 05:19:09 pm
Bác phicongtiemkich thân mến, cuốn đó bác xem ở địa chỉ : http://spread-wings.ru/content/blogcategory/17/46/ bác ạ.
Bác xem trực tiếp trên mạng được mà. Nó mới đưa lên đến phần 6. Tất cả có 10 phần. Bác nhắn địa chỉ mail vào hộp thư cho em, mai em sẽ gửi cho bác bản định dạng .pdf.
Chúc bác và gia đình sức khỏe.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 20 Tháng Tám, 2012, 06:26:40 pm
Tôi cho rằng, nếu chỉ nói về những phi công đánh ngày mà không nói đến lực lượng đánh đêm thì quả là thiếu sót lớn. Tôi cũng từng bay đêm một thời gian nên tôi hiểu cái vất vả riêng của bay đêm, của cái “thân vạc thân cò” ấy. Tuy bả đêm, đánh đêm, nhưng các phi công bay đêm vẫn tham gia trực chiến ban ngày, vẫn xuất kích chiến đấu, vẫn đánh nhau như các phi công bay ngày. Tôi lấy một số trận như sau : biên đội 3 chiếc gồm Nguyễn Đăng Kính, Phạm Văn Mạo và Nguyễn Hồng Nhị ( anh Kính và anh Mạo là phi công bay đêm ) xuất kích từ sân bay Thọ Xuân – Thanh Hóa vào khu vực Đô Lương – Nam Đàn của tỉnh Nghệ An. Đây là trận đánh đầu tiên của Đại đội bay đêm ở chiến trường khu Bốn. Biên đội của ta đã không chiến với biên đội F-8 của địch. Anh Nguyễn Hồng Nhị đã bắn rơi 1 chiếc F-8 của địch, nhưng sau đó máy bay của anh cũng bị trúng đạn, anh đã phải nhảy dù. Trận ấy xảy ra ngày 1 tháng 8 năm 1968.
Hơn 2 tuần sau, biên đội Đinh Tôn, Nguyễn Văn Minh cũng xuất kích chiến đấu từ sân bay Thọ Xuân, được dẫn dắt vào khu vực Đô Lương không chiến với biên đội F-4 của địch và anh Nguyễn Văn Minh đã bắn rơi 1 chiếc F-4..
Sân bay Thọ Xuân – Thanh Hóa là sân bay cơ động được đón tiếp nhiều biên đội trực ban chiến đấu nhất và cũng là căn cứ để xuất kích chiến đấu vào hoạt động ở các khu vực thuộc khu Bốn nhiều nhất. Giai đoạn ấy, hầu như địch làm chủ bầu trời từ khu Bốn trở vào. Các sân bay ta ở Vinh, Anh Sơn, Đồng Hới … thường xuyên bị đánh phá. Máy bay của ta bay vào trong đó chỉ cần bay với độ cao hơi cao một chút là bị phát hiện và tên lửa đối không Ta-los của địch từ Hạm đội ngoài biển Đông bắn lên liền. Cũng đã có mấy trường hợp máy bay ta bị trúng tên lửa Ta-los, phi công phải nhảy dù rồi. Ta gặp rất nhiều khó khăn khi cơ động đến các sân bay ở phía trong đó. Cũng vì vậy, hầu hết những chuyến xuất kích chiến đấu đều được tổ chức từ Thọ Xuân.
Sang tháng 9,  biên đội Đinh Tôn, Vũ Đình Rạng xuất kích từ sân bay Thọ Xuân bay vào khu vực Đô Lương – Nghệ An không chiến với biên đội 4 chiếc F-8 của địch. Trong trận này, Vũ Đình Rạng bị bắn rơi, phải nhảy dù.
Vài ngày sau, biên đội Nguyễn Đăng Kính, Nguyễn Cát A xuất kích từ sân bay Đa Phúc lên đánh chặn máy bay không người lái và anh Kính đã bắn hạ  chiếc không người lái ấy trên bầu trời Thanh Hóa.
Cũng ở tháng 9 này, sau một thời gian gấp rút bay huấn luyện ban đêm, Đại đội bay đêm đã tổ chức trực ban chiến đấu ban đêm ở sân bay Đa Phúc và phi công trực ban chiến đấu ban đêm đầu tiên là anh Đặng Xây..
Ngày 26 tháng 10, biên đội Nguyễn Đăng Kính, Vũ Xuân Thiều xuất kích từ sân bay Thọ Xuân được dẫn vào khu vực Đô Lương. Sở chỉ huy thông báo có 2 chiếc F-4 bay thấp từ hướng cửa Lò vào. Cùng lúc ấy, trạm chỉ huy bằng mắt thông báo tiếp là chúng đã đến cầu Cấm và lấy hướng về phía Nam. Anh Kính dẫn đội lấy hướng 180 độ và tăng tốc độ bay. Hôm ấy, lượng mây Cu khoảng 6 – 7 phần ( mây Cu là loại mây đống và nếu chia bầu trời ra làm 10 phần thì hôm ấy lượng mây Cu chiếm 6-7 phấn ), đáy mây 800 m, đỉnh mây 4000 m. Sau khi lấy hướng 180 độ thì biên đội phát hiện được 2 chiếc F-4 bay từ phía trái qua phải, ở cự li chừng 4-5 km. Biên đội bật tăng lực tiếp cận. Khi bay vào mây, Thiều đã lạc mất đội. Sở chỉ huy dẫn Thiều quay về trước. Anh Kính tiếp tục bám theo biên đội F-4. Khi đang ngắm bắn thằng số 2 thì nó bỗng đảo chiều, bay sang phía bên kia. Anh Kính ngắm luôn vào thằng số 1 và ấn nút phóng tên lửa. Thằng số 1 cháy bùng, lao thẳng xuống địa phận Hương Khê – Hà Tĩnh.
Thời gian sau đó ( vào khoảng tháng 12 ) thì trung đội của tôi bước vào bay đêm. Trung đội tôi có anh Nguyễn Văn Thuận là trung đội trưởng, rồi các anh trung đội viên là Nguyễn Cát A, Vũ Xuân Thiều, Trần Ngọc Nhuận và tôi. Anh Nhuận sớm phải rời bỏ đời bay về tiếp tục học Đại học vì lí do sức khỏe. Anh bị bệnh viêm hành tá tràng, rồi chảy máu dạ dày (tức là cả một hệ thống đường tiêu hóa như hệ thống đường bộ của Cục đường bộ - Bộ giao thông vận tải) đều có vấn đề. Vậy là còn lại có 3 trung đội viên. Trung đội trưởng Thuận là người chơi vi-ô-lông khá hay. Khi còn học bay ở bên Nga, anh đã từng lên sân khấu biểu diễn. Anh muốn tất cả các trung đội viên của anh cũng phải biết chơi nhạc cụ này – cái nhạc cụ mà anh em chúng tôi vẫn gọi đùa là “nhị Tây” ấy. Trong đoàn bay của tôi thì anh Trần Cung là người kéo nhị rất giỏi, hình như hồi ở nhà, anh đã từng ở trong đội văn nghệ của xã thì phải. Vậy là trong lực lượng bay đêm có cả người chơi “nhị Tây”, người chơi “nhị Ta”. Tôi thì tay chân cứng qoèo vì chơi xà, chơi tạ nhiều nên tìm cách “phá bĩnh”, không học. Thiều thì nói sẽ chơi ghi-ta và Thiều vác ghi-ta ra chơi thật, cứ phập phừng, … phập phùng chẳng giống ai. Còn lại mỗi anh A thì khi ngắm bàn tay anh A, trung đội trưởng chỉ còn cách  … lắc đầu. !. Anh Cát A từng được mệnh danh là người có “ngón tay thần”. Anh kể, từ hồi nhỏ, khi cùng một số người nữa đi khiêng giúp tấm gỗ lim cho ai đó, khi hạ tấm gỗ xuống, vì hiệp đồng với nhau không chuẩn, người buông tay trước, người buông sau nên anh A bị gỗ đè ngay vào ngón tay trỏ của bàn tay trái. Ngón tay tòe ta, máu chảy lênh láng. Sau khi dịt thuốc lào để cầm máu, tuy khỏi, nhưng ngón tay không còn tròn trịa nữa mà đầu ngón tay bẹp như đầu con rắn. Khi anh giơ ngón tay ra giả vờ mổ mổ vào đứa cháu thì nó sợ quá, khóc thét lên. Từ đó, anh hay tìm cách giấu ngón tay ấy đi. Một lần, nhân lúc anh ngủ, tôi ngắm nghía ngón tay anh, rồi lẳng lặng lấy bút mực vẽ theo đường rãnh sẹo, rồi vẽ mồm, vẽ mắt trông thật không khác gì đầu rắn. Khoái chí về thành quả của mình, tôi gọi mấy anh khác đến để “chiêm ngưỡng” cái tác phẩm ấy. Mấy anh thấy vậy thì cười phá lên. Có lẽ biệt danh “ngón tay thần” xuất xứ từ đấy. Anh A tỉnh dậy bực lắm, tôi sợ anh sẽ cho tôi một trận, nhưng khi anh nhìn vào ngón tay anh thì anh cũng phải bật cười và lẩm bẩm :”Cái thằng !”.Vậy là tôi thoát nạn. Mà riêng anh cũng có lắm giai thoại lắm cơ ! Ví dụ như chuyện ngáy chẳng hạn. Anh được cái là ngủ rất nhanh và ngáy cũng không giống ai, kể cả về tần xuất, về biên độ dao động và về âm lượng. Nói chung, khi anh đã “cất tiếng” là tất cả 3 người từ trung đội trưởng đến các trung đội viên còn lại ở trong phòng đều phải thức giấc hêt. Thế là dép, giày và tất cả những thứ gì có thể ném được sang phía giường anh A là đều được huy động ném cho hết. Khổ nỗi, anh chỉ “giữ im lặng” được vài giây thôi, rồi lại đâu vào đấy. Một lần, trung đội trưởng khua chúng tôi dậy lúc khuya :
-   Các cậu dậy họp Trung đội !
 Tôi và anh Thiều lồm cồm chui ra khỏi màn, chưa hiểu đầu đuôi ra sao thì anh Thuận nói luôn :
-   Tớ nghĩ ra rồi ! Ta ném giày dép chẳng qua chỉ thức tinmhr nó được tí thôi. Gốc gác là nó bị viêm họng. Có viêm họng thì mới gây ra ngáy. Bây giờ là phải trị tận gốc !.
 Nói xong, trung đội trưởng giao nhiệm vụ cho tôi phải xuống nhà bếp lấy muối. Tôi nói khuya thế này thì làm sao mà nhà bếp mở cẳ, hay để đến ngày mai hãy làm, nhưng anh Thuận bắt tôi đi ngay. Rồi tôi cũng tìm cách mang được muối về, chưa hiểu trung đội trưởng sẽ “điều trị” thế nào thì trung đội trưởng vốc ngay một nắm, thả vào miệng anh A bấy giờ đang há một cách hồn nhiên với lượng âm thanh khó tả.
Nghe tiếng “khực” !. Bao nhiêu muối trong miệng anh A bắn tung tóe hết ra xung quanh. Trung đội trưởng Thuận lắc đầu ngán ngẩm :
-   Vậy là y học bó tay ! Bây giờ chỉ còn mỗi nước là khiêng “cụ” ra sân bóng chuyền mà thôi !
 Sân bóng chuyền thì ngay cạnh đấy. Ba anh em khiêng anh A ra đặt giữa sân bóng chuyền thật. Suốt cả quá trình khiêng “cụ” đi, tiếng ngáy vẫn vang lên đều đặn, không bị đứt đoạn tí nào. Chừng nửa đêm, trời đổ mưa, giường chiếu anh A bị ướt hết cả, anh tỉnh dậy, thấy mình ở giữa sân bóng chuyền thì vùng dậy lao vào nhà la hétd, quát tháo ầm ỹ. Tôi sợ quá, giả vờ ngủ say và còn … ngáy nhè nhẹ nữa. Cũng từ hôm đó, anh đâm ra rất “ý tứ”. Đến giờ đi ngủ, anh vẫn lảng vảng ngoài hành lang hoặc ra phòng họp ngồi đọc báo cốt để cho anh em trong phòng ngủ đã rồi mới vào. Nghĩ cũng thương anh thật, nhưng khi anh về, cho dù chúng tôi đã ngủ cả rồi, tới lúc anh “cất tiếng” thì chúng tôi cũng vẫn cứ phải dậy như thường. Chúng tôi đành chịu đựng, lâu rồi thành quen. Đôi lúc vắng anh, vắng tiếng ngáy của anh lại thấy nhơ nhớ, lại thấy như bị thiếu hụt một cái gì đó. Đấy cũng chỉ là một vài chi tiết nhỏ của đời sống thường nhật của chúng tôi thôi.
Vậy là ý định của Trung đội trưởng muốn cho các trung đội viên của mình chuyển sang lĩnh vực khai thác “nhị Tây” đã không thành. Tôi thì vẫn cứ ra bãi xà, bãi tạ. Thiều thì thi thoảng vẫn vác ghi-ta ra phập phừng và anh A thì chẳng chơi bộ môn nào hết, lâu lâu lại lấy “ngón tay thần” ngoáy mũi một cái !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 20 Tháng Tám, 2012, 09:02:30 pm
Mừng anh Phicôngtiêmkích đã hoàn thành bài bay hồi phục để quay lại trực ban và cảm ơn anh sonviet tổ trưởng máy bay động cơ đã đảm bảo tình trạng kĩ thuật của máy bay phục vụ ban bay hồi phục 8)

Bác Huyphong ssi biết rành về tiệp quá chắc bác đã từng sang tiệp. Đúng em thực tập ở motor let Praha, dộng cơ M701c-500 là em làm đồ án tốt nghiệp. Hồi ấy vẽ mờ cả mắt, sau lại phải can ra giấy, về sau cận lên đến 3 diop. Hồi về nước nghe các anh phi công cũ như anh Thái anh Sâm....kể chuyện đánh nhau thấy như tiểu thuyết ý. bác Huyphong có thời học ở Tiệp không ạ?
Bác Phi công tiêm kích lâu không thấy quay lại bay hồi phục nhỉ? mọi người mong bác
Huyphong không học ở Tiệp nhưng từng làm việc với 1 số anh học đặc thiết ở Brno về nước trước anh sonviet 1 vài khoá. Anh sonviet thử xem mấy anh trong tấm ảnh lượm trên mạng này có ai là người quen không nhé:


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: dembienlanh trong 20 Tháng Tám, 2012, 10:35:10 pm
Bác phicong hay bác Huy cho e hỏi là có chi tiết "vất thùng dầu phụ" khi đánh? tại sao vậy ạ?  :) :)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Tám, 2012, 07:26:30 am
Bác phicongtiemkich, bác có nhớ năm 1977 hay 78 gì đó, có một vụ tù binh phi công ngụy trốn trại mò ra sân bay Yên Bái định cướp máy bay không nhỉ. Hình như năm 1977 thì đúng hơn vì lúc đó em đang đi lao động XHCN ở lâm trường Yên Bình và được nghe thông báo như thế.
Ảnh của huyphong hay ra phết, dấu ấn một thời 7x-8x - các chú sỹ quan đi học Đông Âu còn để tóc dài cợp gáy, về nước thì xin mời 3 phân nhé, hề hề.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 21 Tháng Tám, 2012, 08:06:17 am
Việc chuẩn bị đón nhận máy bay vào trực ở các sân bay tuyến trong, đặc biệt là Đồng Hới diễn ra rất kỳ công. Đồng Hới là sân bay nằm ngay sát biển. Địch trinh sát liên tục và đánh phá liên tục vì có lẽ chúng đã “đánh hơi” thấy không quân ta không chỉ lấy sân bay Đa Phúc làm căn cứ chính mà còn sẽ cơ động vào các sân bay phía trong để vươn đánh xa hơn, và một khi đã có MiG cơ động vào trong đó thì các hoạt động của các máy bay Mỹ, nhất là B-52 sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn. Địch cứ đánh, ta lại sửa gấp, cứ liên tục diễn ra như vậy ngày ngày. Đoàn của anh Phạm Ngọc Lan được cử vào Đồng Hới để triển khai nhiệm vụ, thực hiện quyết tâm của ta phải cơ động được vào Đồng Hới, phải xuất kích chiến đấu từ sân bay Đồng Hới. Thời kỳ đó là thời kỳ mưa nhiều, sân bay thì lầy lội, địch thì rải các loại bom phá, bom bi nên mặt đường băng lở lói như người bị rỗ mặt vậy. Sở chỉ huy tiền phương rất sốt ruột, anh Trần Hanh trực ở đó gọi điện kiểm tra liên tục :
-   Tình hình sức khỏe của cháu độ này thế nào ?
-   Mấy ngày nay cháu bị sốt, bị thủy đậu, mặt bị rỗ nhiều quá. Nó quấy khóc suốt thôi !
( Nội dung trao đổi có nghĩa là : tình hình sân bay thế nào ? / Sân bay bị địch đánh phá, đường băng bị nhiều hố bom. / Trời thì mưa liên tục )
Vài ngày sau lại có điện :
-   Tình hình mặt mũi cháu thế nào rồi ?
-   Cũng khô ráo rồi !
-   Cậu chuẩn bị đón mấy cô em gái mình nhé !
-   Các cô ấy bao nhiêu tuổi ?
-   17, 18 gì đó !
-   Để làm gì thế ?
-   Chúng lớn rồi thì phải tạo điều kiện cho chúng đi lấy chồng chứ !
-   Vâng, sẵn sàng, 17, 18, 19, 20, 21 đều được cả. Càng vui !
 ( Nội dung : đường băng khô ráo rồi thì chuẩn bị tiếp thu các loại máy bay MiG-17, MiG-21 để chuẩn bị cho chiến đấu )
Và, Đại đội trưởng đại đội bay đêm – anh Đinh Tôn đã chuyển sân từ Đa Phúc cơ động vào sân bay Đồng Hới.
Tất cả các máy bay chuyển sân vào khu vực phía trong thuộc khu Bốn đều phải giữ bí mật qua vô tuyến, không được phép liên lạc suốt từ lúc cất cánh đến tận lúc hạ cánh. Dọc đường hành trình, qua các điểm kiểm tra được xác định trước chỉ được bấm vào nút phát của vô tuyến một tiếng “cạch” hoặc 2 tiếng “cạch” theo đúng hiệp đồng.
Chuyến ấy, anh Đinh Tôn bay vào bị lệch sang phía Tây đường bay, nghe tiếng “cạch” rồi mà anh Lan đứng trên đài chỉ huy không nhìn thấy máy bay đâu. Sợ anh Tôn đi quá xa, anh Lan đành phát “liều” qua đối không :
-   Ai vừa bấm nút đấy ?
-   216 !
Biết đấy là anh Đinh Tôn, anh Lan lệnh cho tất cả các thành phần trên đài chỉ huy tăng cường quan sát xem máy bay ta đang ở đâu. Phút sau,phát hiện được máy bay ta, anh lệnh cho bật đèn đường băng và chỉ huy cho anh Tôn vòng lại, về hạ cánh.
Sau chuyến hạ cánh của anh Đinh Tôn, trời lại tiếp tục mưa tầm tã. Kiểu mưa này là kiểu mưa không thể tạnh ngay được. Phải tính đến việc sơ tán máy bay thôi. Và 3 trung đội dân quân đã được huy động vừa làm đường vừa kéo máy bay vào  khu vực đường sắt của Đồng Hới. Ở đó, nền đường tương đối cứng, hơn nữa lại có thành ta-luy ngay bên cạnh, nên lực lượng công binh chăng, kéo lưới ngụy trang cũng thuận tiện hơn.
Máy bay vào nơi sơ tán, ngụy trang xong xuôi thì xuất hiện chiếc máy bay không người lái bay dọc đường băng. Chiều đến lại xuất hiện một chiếc RF quần đảo trên khu vực sân bay nhưng chúng không hề phát hiện được nơi ta cất giấu máy bay. Sự phối hợp khéo léo, ăn ý giữa các thành phần quân dân và lực lượng công binh đã tạo nên hiệu quả bất ngờ, thật tuyệt vời.
Mưa vẫn tiếp tục kéo dài thêm 2 ngày nữa, tới ngày thứ ba mới tạnh, mới thấy trời hửng nắng. Anh Trần Hanh ở ngoài sở chỉ huy sốt ruột hỏi :
-   Mấy ngày nay em gái mình ở đâu mà không thấy ca hát gì cả ?
-   Cô ấy nhớ nhà, khóc nhiều lắm, vừa rồi động viên mãi nên mặt mới tươi tỉnh được tí chút. Đêm nay nếu anh đồng ý thì cho tham gia một tiết mục văn nghệ !
-   Vậy cậu gửi em gái mình ở đâu thế ?
-   Ở So-manh Đờ-phe !
-   Ừ, nếu tươi tỉnh thì đồng ý cho hát !
( Nội dung : mấy ngày nay tình hình ra làm sao mà không tổ chức trực ?/Vì mưa nhiều, bây giờ trời mới hửng/Có thể thể tổ chức trực đêm nay nếu được cấp trên đồng ý/Máy bay được giấu ở đâu ?/Ở đường sắt (tiếng Pháp – Sơ manh Đờ phe là đường sắt – anh Trần Hanh và anh Phạm Ngọc Lan đều biết tiếng Pháp)/Vậy đêm nay có thể xuất kích đấy ! )
Chiều tối ngày 4 tháng 10, máy bay được kéo ra sân bay để chuẩn bị trực chiến. Trước đó, vào khoảng 2-3 giờ chiều, một biên đội 4 chiếc F-4 bay dọc sân bay Đồng Hới, ném 8 quả bom xuống sân bay. 4 quả nổ ngay, còn 4 quả rơi gần ngay đài chỉ huy thì nằm chờ nổ.
Tất cả kíp trực đã hoàn tất công tác chuẩn bị sẵn sàng chờ lệnh. Vào lúc 19 giờ, có lệnh cho anh Đinh Tôn vào cấp 1 và sau đó là khẩu lệnh :
-   Ấp Bắc ! Cờ Hồng ! (Mở máy ! Cất cánh ! )

Đồng đội dembienlanh ạ ! Máy bay khi chuẩn bị vào không chiến đều phải vứt thùng dầu phụ để tăng sức cơ động ( kể cả máy bay ta và địch vì nếu đeo
thùng dầu phụ thì lực cản rất lơn và cơ động rất khó khăn ). Đơn giản chỉ là vậy thôi !
.




Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Sonviet trong 21 Tháng Tám, 2012, 10:36:04 am
Mừng anh Phicôngtiêmkích đã hoàn thành bài bay hồi phục để quay lại trực ban và cảm ơn anh sonviet tổ trưởng máy bay động cơ đã đảm bảo tình trạng kĩ thuật của máy bay phục vụ ban bay hồi phục 8)

Bác Huyphong ssi biết rành về tiệp quá chắc bác đã từng sang tiệp. Đúng em thực tập ở motor let Praha, dộng cơ M701c-500 là em làm đồ án tốt nghiệp. Hồi ấy vẽ mờ cả mắt, sau lại phải can ra giấy, về sau cận lên đến 3 diop. Hồi về nước nghe các anh phi công cũ như anh Thái anh Sâm....kể chuyện đánh nhau thấy như tiểu thuyết ý. bác Huyphong có thời học ở Tiệp không ạ?
Bác Phi công tiêm kích lâu không thấy quay lại bay hồi phục nhỉ? mọi người mong bác
Huyphong không học ở Tiệp nhưng từng làm việc với 1 số anh học đặc thiết ở Brno về nước trước anh sonviet 1 vài khoá. Anh sonviet thử xem mấy anh trong tấm ảnh lượm trên mạng này có ai là người quen không nhé:

Cám ơn bác Phi cômng tiêm kích đã quay lại trực chiến, Cảm ơn bác đã cho em nghe lại bài thơ về E931. Vậy là khi em lên yên bái là anh đã về sư rồi. Em ở trên đó đến đầu 89 em về E917 trực thăng.
cảm ơn bác Huyphong đã post ảnh. Đây là hội trên em 1 khóa, có 5 đồng chí học thông tin RTZ( Radio technicke zabezpeceni ), 5 đồng chí học vũ khí hàng không là: đồng chí Võ Hồng Việt, giờ là đại tá trưởng phòng vũ khí trên cục kỹ thuật KQ, đ/c hạnh, hợp, Hùng sái, Hiệp, đ/c Hiệp đã mất rồi. Ảnh trên là ảnh lúc các đ/c ấy nhận bằng tốt nghiệp. 5 đ/c RTZ là  Thanh, Khẩn, Minh, Trung, Lâm. Minh( trong ảnh đứng thứ 3 từ phải sang) đã ở tiểu đoàn thông tin E931. Thứ tự ảnh: Ngồi từ trái sang : Khẩn Hùng sái, Thanh. Đứng từ phải sang: Lâm, Hợp, Minh, Hiệp, Thầy giáo, Trung, Hạnh, Việt


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huonghn76 trong 21 Tháng Tám, 2012, 10:47:31 am
Bộ tiểu thuyết "Vùng trời"gồm 3 tập của nhà văn Hữu Mai  em đọc từ thời còn đi học pt thấy rất là hay . Mà sao không  thấy bác nào số hóa lên đây nhỉ . Em thì dốt vi tính nên đành chịu .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 21 Tháng Tám, 2012, 09:09:58 pm
Cám ơn bác Phi cômng tiêm kích đã quay lại trực chiến, Cảm ơn bác đã cho em nghe lại bài thơ về E931. Vậy là khi em lên yên bái là anh đã về sư rồi. Em ở trên đó đến đầu 89 em về E917 trực thăng.
cảm ơn bác Huyphong đã post ảnh. Đây là hội trên em 1 khóa, có 5 đồng chí học thông tin RTZ( Radio technicke zabezpeceni ), 5 đồng chí học vũ khí hàng không là: đồng chí Võ Hồng Việt, giờ là đại tá trưởng phòng vũ khí trên cục kỹ thuật KQ, đ/c hạnh, hợp, Hùng sái, Hiệp, đ/c Hiệp đã mất rồi. Ảnh trên là ảnh lúc các đ/c ấy nhận bằng tốt nghiệp. 5 đ/c RTZ là  Thanh, Khẩn, Minh, Trung, Lâm. Minh( trong ảnh đứng thứ 3 từ phải sang) đã ở tiểu đoàn thông tin E931. Thứ tự ảnh: Ngồi từ trái sang : Khẩn Hùng sái, Thanh. Đứng từ phải sang: Lâm, Hợp, Minh, Hiệp, Thầy giáo, Trung, Hạnh, Việt
Anh Sonviet nhớ tốt đấy. Như anh Phicôngtiêmkích đã nói, anh em phi công muốn xuất kích lập công phải được các anh chị em dưới mặt đất như anh Sonviet bên bảo đảm kĩ thuật, mấy anh Việt, Trung bên thông tin ra đa, cùng các anh chị tham mưu, tác chiến, dẫn đường, hàng y, nuôi quân ..., nâng cánh bay.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: taisaolainhuvay trong 21 Tháng Tám, 2012, 09:41:49 pm
Ngoài lề tí, mấy sếp thông cảm.
Bác kích ơi em tưởng là mấy ace của VN chỉ có bác Cốc là hạ đc 9 MB và bác Ngân là 8 cái thôi chứ, sao lại có bác Mai Cương nào đó, bác này em chưa nghe bao giờ. Giải thích hộ được không ạ. Thanks


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 21 Tháng Tám, 2012, 10:26:36 pm
.
     Chào bác Phicongtiemkich !

     Bác kể chuyện không quân rất hay. Em đọc thấy thích hơn đọc "Vùng Trời". Rất cảm phục các anh không quân.

     Bác viết chân thực và mộc mạc nhưng nhiều đoạn rất lãng mạn, nhiều đoạn khác lại hóm hỉnh. Đúng là chất lính.

     Anh Như Thìn bên topic "Nó & Tôi" có nói :"Để viết hay cần có ba thứ cơ bản : cốt liệu, kỹ thuật và trái tim". Em thấy bác có đủ ba thứ đó. Cốt liệu thì chính là cuộc sống và chiến đấu của các bác rồi. Tuyệt ! "Kỹ thuật" bác cũng "siêu". Còn trái tim thì, khỏi nói rồi, có lửa chiến đấu, có tình yêu máu thịt với đồng đội và có phần riêng tư lãng mạn nữa. Ngay từ khi vừa đọc được vài trang viết của bác, em cứ ước gì bác dựng thành tác phẩm để nhiều người được biết về không quân ta những năm tháng đánh Mỹ.

     Chúc bác và gia đình vui khỏe !

-------------------------------------------------

     Xin hỏi các thành viên khác một chút. Máy bay có vận tốc từ vận tốc âm trở lên được gọi là máy bay "siêu thanh". Khí đó nó tạo ra "sóng siêu thanh" (khác với "sóng siêu âm") hay còn gọi là "sóng xung kích". Trong tiếng Anh là "shock wave". Bác Huyphongssi nói sóng này trong tiếng Nga là "сверхзвуковая волна". Từ này dịch sang tiếng Việt là "sóng siêu âm". Không biết trong tiếng Nga có từ khác để chỉ "sóng xung kích" không ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 21 Tháng Tám, 2012, 10:45:57 pm
.
          Xin hỏi các thành viên khác một chút. Máy bay có vận tốc từ vận tốc âm trở lên được gọi là máy bay "siêu thanh". Khí đó nó tạo ra "sóng siêu thanh" (khác với "sóng siêu âm") hay còn gọi là "sóng xung kích". Trong tiếng Anh là "shock wave". Bác Huyphongssi nói sóng này trong tiếng Nga là "сверхзвуковая волна". Từ này dịch sang tiếng Việt là "sóng siêu âm". Không biết trong tiếng Nga có từ khác để chỉ "sóng xung kích" không ?
"Sóng kích" do vật thể bay vượt bức tường âm thanh khi đạt tốc độ siêu thanh lan truyền trong không khí được gọi trong tiếng Nga là "сверхзвуковая волна". Còn "sóng xung kích", hay còn được gọi là sóng nổ, phát sinh từ tâm nổ do lớp không khí bị hơi nổ va truyền tốc độ siêu thanh được gọi trong tiếng Nga là "взрывная волна" bác ạ. 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tám, 2012, 12:15:54 am
.
          Xin hỏi các thành viên khác một chút. Máy bay có vận tốc từ vận tốc âm trở lên được gọi là máy bay "siêu thanh". Khí đó nó tạo ra "sóng siêu thanh" (khác với "sóng siêu âm") hay còn gọi là "sóng xung kích". Trong tiếng Anh là "shock wave". Bác Huyphongssi nói sóng này trong tiếng Nga là "сверхзвуковая волна". Từ này dịch sang tiếng Việt là "sóng siêu âm". Không biết trong tiếng Nga có từ khác để chỉ "sóng xung kích" không ?
"Sóng kích" do vật thể bay vượt bức tường âm thanh khi đạt tốc độ siêu thanh lan truyền trong không khí được gọi trong tiếng Nga là "сверхзвуковая волна". Còn "sóng xung kích", hay còn được gọi là sóng nổ, phát sinh từ tâm nổ do lớp không khí bị hơi nổ va truyền tốc độ siêu thanh được gọi trong tiếng Nga là "взрывная волна" bác ạ. 
Bác TTNL ạ, thực ra tiếng Việt của mình ở chỗ này em thấy cũng khó diễn tả hết ý. Ví dụ "сверхзвуковая волна" nghĩa đen của nó là vượt âm - vượt tốc độ âm thanh (đạt tốc độ siêu thanh) truyền trong không khí (trong môi trường). Vậy hiểu siêu âm cũng đúng, nhưng từ đó không diễn tả được hiện tượng vật lý do vật thể bay vượt bức tường âm thanh gây nên. Và các bác KTQS nhà ta Việt hóa nó = "Sóng kích".Vậy thì còn tùy môi trường trong đó có vật thể chuyển động nữa mà người ta chuyển ngữ sao cho nêu được sát nhất bản chất vấn đề.
Ngoài ra từ siêu âm thường chỉ hiện tượng âm thanh có tần số cao hơn ngưỡng nghe được bằng tai người.
Và "сверхзвуковая ударная волна" là từ tiếng Nga chỉ sóng xung kích (Ударная волна) do hiện tượng bay vượt rào âm thanh trên gây nên.
Em thiển nghĩ như vậy, bác TTNL dạy vật lý và các bác khác thấy chưa đầy đủ thì góp ý giùm. Ngoài ra giữa tiếng Nga và tiếng Anh, cùng một đối tượng họ nhiều khi cũng dùng các từ hơi khác nhau, mặc dù bản chất là một.

Còn nhận xét của bác TTNL về kiểu viết của bác phicongtiemkich em thấy rất thỏa đáng. Đó là một thế hệ đa tài và toàn diện, cũng như thế hệ các bác thôi và do lịch sử tạo ra. Có thế mới có thể chiến thắng được một đối phương sừng sỏ phải không ạ. 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huonghn76 trong 22 Tháng Tám, 2012, 09:18:31 am
@Bác phi công tiêm kich ! Có phải sau này phi công của ta phải nhảy dù bắt buộc trên bộ quần áp có đeo thêm nhũng cục chì để rơi nhanh hơn chống bị bắn hạ , cho nên nhiều bác bị chùn cột sống . Em có người bạn chú là phi công nhà ở Cầu Gỗ HN . Bác ấy cũng hy sinh gia đình còn giữ lại được con dao cắt dù lưỡi dao cong như lưỡi liềm. Bài của bác rất hay trình tự sinh động về những người lính ở một quân chủng mà số người biết kỹ về họ chắc rất ít. Chúc bác mạnh khoẻ và viết đều tay .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tranphu341 trong 22 Tháng Tám, 2012, 02:11:40 pm
            Chào các bác! Tranphu tháng trước ở cùng khách sạn Diễn Châu. Anh em lễ tân nói đang có một bác là Anh hùng Quân đội. Phi công lái máy bay Mic21 đang cùng ở.

            Buổi chiều vô tình Tranphu gặp bác Phi công anh hùng đó. Hỏi chuyện, bác Tên là Đông. Quê ở Đô Lương Nghệ An đang nghỉ ở đây với người vợ. Người vợ của bác nhìn rất cao sang xinh đẹp như người làm nghệ thuật múa. Tranphu hỏi thăm được mấy câu như có biết anh Nguyễn Ngọc Sưu Đại tá cũng là phi công Mic21 quê ở Thái bình. Bác Đông biết và nói ngay Ông ấy bay số 2. Trong chiến đấu cũng rất dũng cảm. Sau này chuyển sang chỉ huy bay tại sân bay Nội Bài. Tranphu tiếc là không chụp ảnh chung cùng người Anh hùng phi công đó. Vì bác Đông vội đi ngay.

              Chúc các bác luôn vui khỏe!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Sonviet trong 22 Tháng Tám, 2012, 06:33:06 pm
Cám ơn bác Phi cômng tiêm kích đã quay lại trực chiến, Cảm ơn bác đã cho em nghe lại bài thơ về E931. Vậy là khi em lên yên bái là anh đã về sư rồi. Em ở trên đó đến đầu 89 em về E917 trực thăng.
cảm ơn bác Huyphong đã post ảnh. Đây là hội trên em 1 khóa, có 5 đồng chí học thông tin RTZ( Radio technicke zabezpeceni ), 5 đồng chí học vũ khí hàng không là: đồng chí Võ Hồng Việt, giờ là đại tá trưởng phòng vũ khí trên cục kỹ thuật KQ, đ/c hạnh, hợp, Hùng sái, Hiệp, đ/c Hiệp đã mất rồi. Ảnh trên là ảnh lúc các đ/c ấy nhận bằng tốt nghiệp. 5 đ/c RTZ là  Thanh, Khẩn, Minh, Trung, Lâm. Minh( trong ảnh đứng thứ 3 từ phải sang) đã ở tiểu đoàn thông tin E931. Thứ tự ảnh: Ngồi từ trái sang : Khẩn Hùng sái, Thanh. Đứng từ phải sang: Lâm, Hợp, Minh, Hiệp, Thầy giáo, Trung, Hạnh, Việt
Anh Sonviet nhớ tốt đấy. Như anh Phicôngtiêmkích đã nói, anh em phi công muốn xuất kích lập công phải được các anh chị em dưới mặt đất như anh Sonviet bên bảo đảm kĩ thuật, mấy anh Việt, Trung bên thông tin ra đa, cùng các anh chị tham mưu, tác chiến, dẫn đường, hàng y, nuôi quân ..., nâng cánh bay.
Thôi em chuẩn bị trước khi bay cho bác Phi công tiêm kích nhé, để bác ấy ra tiếp thu máy bay để bay đây:
Vâng  bác Huyphongssi ạ, em vẫn nhớ cái ngày còn là B trưởng cơ giới phi đội 1 E931, vào ngày bay huấn luyện thì thôi rồi, đinh tai nhức óc, có lúc 2 chiếc MIG cùng tăng lực để cất cánh, điếc cả tai, nắng chang chang mệt mỏi, sau có được thêm bát cháo loãng đường đỏ, bã cả người, tuy nhiên vẫn vui hơn là nằm nhà. Sáng ra chuẩn bị bay xong về ăn trưa, đầu giờ chiều kéo nhau ra bay, trước khi bay  em vẫn phải đi kiểm tra lại từng cái máy bay của trung đội xem đã mở oxy chưa, chui buồng càng kiểm tra lại xem có ai để quên thùng dụng cụ trong khoang kiểm tra máy nén khí động cơ không?( thường lính tráng hay lười, toàn chuẩn bị bay xong thì giấu cán bộ cất ở đó, để lúc đi bay đỡ phải xách hòm dụng cụ  ;D sau đó mới bàn giao máy bay cho phi công. Hồi đó cùng phi đội có đ/c Vinh B cũng là B trưởng phi công, sau là E trương E931,  cuối năm 2009 đ/c Vinh B này hy sinh khi bay huấn luyện. Hồi kỷ niệm 30 năm thành lập trung đoàn năm 2009 em cũng lên đó. Kết thúc ban bay, các bác phi công về trước, bọn em còn ở lại chuẩn bị sau khi bay, nạp dầu, kéo bạt phủ v...v..v, xong xuôi mới leo lên xe tải để về ( xe zin 131 thì phải)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 22 Tháng Tám, 2012, 10:11:00 pm
@Bác phi công tiêm kich ! Có phải sau này phi công của ta phải nhảy dù bắt buộc trên bộ quần áp có đeo thêm nhũng cục chì để rơi nhanh hơn chống bị bắn hạ , cho nên nhiều bác bị chùn cột sống . Em có người bạn chú là phi công nhà ở Cầu Gỗ HN . Bác ấy cũng hy sinh gia đình còn giữ lại được con dao cắt dù lưỡi dao cong như lưỡi liềm. Bài của bác rất hay trình tự sinh động về những người lính ở một quân chủng mà số người biết kỹ về họ chắc rất ít. Chúc bác mạnh khoẻ và viết đều tay .
Phi công bị chùn cột sống khi nhảy dù bắt buộc không phải do đeo thêm chì vào quần áo bay để rơi nhanh, mà do sức ép khi đạn tên lửa phóng ghế được kích hoạt tạo gia tải lên cơ thể phi công.

Bộ dù PS-M cho phi công kèm ghế phóng KM-1 và KM-1M của Mig-21 có tốc độ rơi không quá 6 m/giây.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 23 Tháng Tám, 2012, 01:51:59 pm
   Cám ơn @huyphong, Anh bay số 2 rất hay. Đã luôn trợ chiến đắc lực cho Bác phicongtiemkich, cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 24 Tháng Tám, 2012, 08:33:17 pm
Ngày 26 tháng 10, biên đội Nguyễn Đăng Kính, Vũ Xuân Thiều xuất kích từ sân bay Thọ Xuân được dẫn vào khu vực Đô Lương. Sở chỉ huy thông báo có 2 chiếc F-4 bay thấp từ hướng cửa Lò vào. Cùng lúc ấy, trạm chỉ huy bằng mắt thông báo tiếp là chúng đã đến cầu Cấm và lấy hướng về phía Nam. Anh Kính dẫn đội lấy hướng 180 độ và tăng tốc độ bay. Hôm ấy, lượng mây Cu khoảng 6 – 7 phần ( mây Cu là loại mây đống và nếu chia bầu trời ra làm 10 phần thì hôm ấy lượng mây Cu chiếm 6-7 phấn ), đáy mây 800 m, đỉnh mây 4000 m. Sau khi lấy hướng 180 độ thì biên đội phát hiện được 2 chiếc F-4 bay từ phía trái qua phải, ở cự li chừng 4-5 km. Biên đội bật tăng lực tiếp cận. Khi bay vào mây, Thiều đã lạc mất đội. Sở chỉ huy dẫn Thiều quay về trước. Anh Kính tiếp tục bám theo biên đội F-4. Khi đang ngắm bắn thằng số 2 thì nó bỗng đảo chiều, bay sang phía bên kia. Anh Kính ngắm luôn vào thằng số 1 và ấn nút phóng tên lửa. Thằng số 1 cháy bùng, lao thẳng xuống địa phận Hương Khê – Hà Tĩnh.
Bay xuyên mây là 1 trong những kĩ thuật bay trong điều kiện khí tượng phức tạp mà phi công tiêm kích cần phải làm chủ trong huấn luyện và chiến đấu. Các phi công làm chủ kĩ thuật bay xuyên mây được gọi là phi công 2 khí tượng trở lên. Trước ban bay huấn luyện, chỉ huy bay phải trực tiếp xuất kích kiểm tra điều kiện khí tượng trước khi giao nhiệm vụ bay cho từng phi công.

Máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực L-29 xuyên mây Cu trở về sau bài bay tập (img-fotki.yandex.ru)
(http://img-fotki.yandex.ru/get/6112/69017845.4/0_6987d_dc4ccba1_orig)

Phần trên anh Phicôngtiêmkích có nhắc đến loại mây Cu. Đây là loại mây có tên khoa học là "Cumulus" và gọi trong tiếng ta là "Mây tích". Mây Cu có màu trắng đục, dạng đống theo chiều thẳng đứng, với đáy mây thường ở độ cao dưới 2000m và đỉnh mây ở độ cao từ 4000m tới 5000m. Mây Cu phát triển thành các loại mây cu-công (tên khoa học là "Cumulus congestus" hay mây trung tích, khối mây chuyển màu xám với đỉnh mây nâng tới độ cao 6000m tới 8000m và có kèm hạt mưa bụi) và tiếp đến là mây dông (tên khoa học là "Cumulonimbus" hay mây vũ tích, khối mây chuyển màu đen với đỉnh mây dâng cao tới trên 10000m và có kèm hạt mưa nặng, gió lốc, sấm sét).

Một đám mây Cu-công (cloudappreciationsociety.org)
(http://cloudappreciationsociety.org/collecting/wp-content/uploads/2009/05/43pileussuewkeelhousefrance.jpg) 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 27 Tháng Tám, 2012, 01:03:36 am
Sân bay Thọ Xuân – Thanh Hóa là sân bay cơ động được đón tiếp nhiều biên đội trực ban chiến đấu nhất và cũng là căn cứ để xuất kích chiến đấu vào hoạt động ở các khu vực thuộc khu Bốn nhiều nhất. Giai đoạn ấy, hầu như địch làm chủ bầu trời từ khu Bốn trở vào. Các sân bay ta ở Vinh, Anh Sơn, Đồng Hới … thường xuyên bị đánh phá. Máy bay của ta bay vào trong đó chỉ cần bay với độ cao hơi cao một chút là bị phát hiện và tên lửa đối không Ta-los của địch từ Hạm đội ngoài biển Đông bắn lên liền. Cũng đã có mấy trường hợp máy bay ta bị trúng tên lửa Ta-los, phi công phải nhảy dù rồi. Ta gặp rất nhiều khó khăn khi cơ động đến các sân bay ở phía trong đó. Cũng vì vậy, hầu hết những chuyến xuất kích chiến đấu đều được tổ chức từ Thọ Xuân.
Huyphong mở rộng tiếp về hoạt động của tên lửa đối không trên hạm Ta-los trong cuộc chiến tranh đường không của Mĩ tại Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh đường không của Mĩ tại Việt Nam, Hải quân Mĩ đã sử dụng các tàu tuần dương tên lửa thuộc Hạm đội 7 triển khai dọc bờ biển khu vực Cán xoong (các tỉnh ven biển miền trung thuộc Khu Bốn từ Thanh Hóa tới Quảng Trị) để làm nhiệm vụ phòng không PIRAZ (Positive Identification RADAR Advisory Zone = Khu vực ra đa tham vấn nhận dạng tích cực) bảo vệ mặt tây cho không quân hải quân trạm Yankee trên Vịnh Bắc bộ và mặt bắc cho các hoạt động của Không quân Mĩ ở bắc Vĩ tuyến 17 và Thượng trung Lào. Các tàu tuần dương này được hoán cải từ các tàu tuần dương được đóng trong Thế chiến II (lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Cleveland và lớp tàu tuần dương hạng nặng Baltimore) và trang bị tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Talos.

Tàu tuần dương hạng nhẹ mang tên lửa dẫn đường USS Oklahoma City CLG-5 của Hải quân Mĩ đang phóng tên lửa phòng không RIM-8 Talos (ussokcity.com)
(http://www.ussokcity.com/gk0011.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Talos là kết quả của chương trình phát triển tên lửa phòng không "Chiến dịch Ong bầu" (Operation Bumblebee), do Phòng thí nghiệm vật lí ứng dụng thuộc Đại học John Hopkins và Bộ Hải quân Mĩ cùng phát triển từ năm 1942 để chống lại các loại bom bay chống tàu của Đức và máy bay cảm tử Thần phong của Nhật. Năm 1952, tổ hợp Talos được đưa vào danh mục vũ khí trang bị cho các chương trình hoán cải tàu tuần dương và khu trục mang pháo kiểu cũ sang mang tên lửa có điều khiển.

Sơ đồ thiết kế khối bệ phóng và nạp đạn Mk.7 của tổ hợp tên lửa phòng không Talos trên các tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Mĩ (okieboat.com)
(http://www.okieboat.com/Copyright%20images/Talos%20Mk%207%20launching%20system%201024.jpg)

Tổ hợp Talos gồm đạn tên lửa có điều khiển 2 chế độ dẫn bám chùm vô tuyến và tự dẫn ra đa bán chủ động RIM-8, đài ra đa điều khiển bám chùm pha giữa AN/SPW-2, đài ra đa bám sát và chiếu xạ mục tiêu pha cuối AN/SPG-49, khối bệ phóng Mk.7 (lớp tàu Cleveland) hoặc Mk.12 (lớp tàu Baltimore), trung tâm tính toán và điều khiển hỏa lực. Ngoài ra, tổ hợp Talos còn khai thác tình báo với các đài ra đa trinh sát phòng không trên tàu AN/SPS-30 và AN/SPS-43 và đài ra đa bề mặt AN/SPS-10.

Mô tả nguyên lí diệt Míc.21 của tên lửa phòng không Talos trên tàu tuần dương của Hải quân Mĩ (okieboat.com)
(http://www.okieboat.com/Copyright%20images/Talos%20guidance%20rev%201%201024%20C.jpg)

Trong cuộc chiến tranh đường không của Mĩ tại Việt Nam, các tàu tuần dương mang tên lửa Talos của Hải quân Mĩ đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất cho lực lượng phòng không không quân ven biển của ta. Theo các tài liệu lưu trữ của Hải quân Mĩ, tên lửa Ta-los trên tàu Hải quân Mĩ đã bắn rơi 3 máy bay Míc.21 và bắn hỏng 1 trạm ra đa dẫn đường P.35 của Vn trong giai đoạn 1968-1972. Cụ thể, trong các tháng 5 và tháng 9/1968, tàu tuần dương nguyên tử mang tên lửa có điều khiển USS Long Beach CGN-9 đã dùng tên lửa Ta-los bắn rơi 2 máy bay Míc.21 của ta dọc vùng Cán xoong. Tháng 2/1972, tàu tuần dương hạng nhẹ mang tên lửa dẫn đường USS Oklahoma City CLG-5 đã sử dụng 1 đạn Talos bản chống ra đa RGM-8H bắn hỏng 1 đài ra đa dẫn đường P.35 ở gần Vinh. Ngày 09/5/1972, tàu tuần dương tên lửa USS Chicago CG-11 bắn rơi 1 Míc.21 khi làm nhiệm vụ phòng không cho các máy bay Hải quân Mĩ rải thủy lôi phong tỏa luồng vào cảng Hải Phòng.  

Trung tâm tính toán và điều khiển hỏa lực của tên lửa phòng không Talos trên tàu tuần dương của Hải quân Mĩ (okieboat.com)
(http://www.okieboat.com/Copyright%20images/157%20Weapons%20Control%202%201024%20C.jpg)

Đạn tên lửa RIM-8E của tổ hợp Talos (okieboat.com)
(http://www.okieboat.com/TALOS%201024.jpg)

Cụm ăng ten đài ra đa trinh sát phòng không AN/SPS-43 cung cấp tình báo mục tiêu cho tổ hợp Talos (okieboat.com)
(http://www.okieboat.com/Copyright%20images/SPS-43%201024%20C.jpg)

Cụm ăng ten đài ra đa đo cao AN/SPS-30 cung cấp tình báo mục tiêu cho tổ hợp Talos (okieboat.com)
(http://www.okieboat.com/Copyright%20images/SPS-30%2030%201024%20C.jpg)

Cụm ăng ten đài ra đa bám sát và chiếu xạ mục tiêu pha cuối AN/SPG-49 của tổ hợp Talos (okieboat.com)
(http://www.okieboat.com/Copyright%20images/SPG-49%203%201024%20C.jpg)

Cụm ăng ten đài ra đa điều khiển bám chùm pha giữa AN/SPW-2 của tổ hợp Talos (okieboat.com)
(http://www.okieboat.com/Copyright%20images/SPW-2%202%201024%20C.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: AK47M60 trong 29 Tháng Tám, 2012, 12:04:38 pm
Năm 1972, loa phát thanh của Đài Truyền thanh Hà Nội thường xuyên thông báo : "... các lực lượng phòng không chú ý, các máy bay chớp đèn xanh là máy bay ta...", vậy mà vẫn có chuyện "gậy ông đập lưng ông", đau lòng quá...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Sonviet trong 29 Tháng Tám, 2012, 03:00:03 pm
Năm 1972, loa phát thanh của Đài Truyền thanh Hà Nội thường xuyên thông báo : "... các lực lượng phòng không chú ý, các máy bay chớp đèn xanh là máy bay ta...", vậy mà vẫn có chuyện "gậy ông đập lưng ông", đau lòng quá...
Thực ra hồi ấy(1972) EM CÒN BÉ(12 tuổi) thấy loa phóng thanh: đồng bào chú ý, đồng bào chú ý, máy bay địch cách hà nội 30km, 50km, hoặc ,80 km, các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu..................,
 chứko có nói máy bay chớp đèn xanh là.............
Dưng mà ngày ấy em ngưỡng mộ các chú phi công.....................


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: cuubinh90 trong 29 Tháng Tám, 2012, 03:29:19 pm
Bài của bác PCTK hay quá cháu xem 1 lèo luôn( từ khi vào) Lúc bác chỉ huy bay ở SB Yên bái cháu mới là chú nhóc 7,8 tuổi( nhà cháu trên đồi khí tượng gần bến phà Âu lâu) rất thích xem các bác, chú bay tập nhất là bay thấp thấy Mig 21 bay lừ lừ tới gần rồi mà chưa thấy tiếng đâu đoántự là bay vượt âm. Đọc bài của bác không biết bao nhiêu lần cảm xúc dâng trong người khiến cháu trào nước mắt vì tự hào thay cho lớp cha chú của mình!!! Thấy thật bất bình khi nghe, nhìn nghĩ về những con người thời nay( đặc biệt là giới lãnh đạo) quá nhiều người vụ lợi đến vô lương tâm và lo cho vận mệnh dân tộc trong tương lai gần!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: cựu bộ đội trẻ trong 29 Tháng Tám, 2012, 03:31:09 pm
Năm 1972, loa phát thanh của Đài Truyền thanh Hà Nội thường xuyên thông báo : "... các lực lượng phòng không chú ý, các máy bay chớp đèn xanh là máy bay ta...", vậy mà vẫn có chuyện "gậy ông đập lưng ông", đau lòng quá...
Cái này gọi là " quân ta chiến thắng quân mình " thì đúng hơn


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 29 Tháng Tám, 2012, 10:06:47 pm
Trong đội ngũ các phi công tiêm kích từng tham gia các trận không chiến thì anh Nguyễn Văn Cốc bắn được 9 máy bay Mỹ, đứng đầu bảng, mà Bác Hồ kính yêu khi gặp bộ đội Không quân đã nói rằng : “ Bác mong có nhiều Cốc hơn nữa !”. Sau anh Cốc là các anh : Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Hồng Nhị, Mai Cương ( Mai Văn Cương ) mỗi anh đều bắn hạ 8 máy bay địch. Các anh đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, taisaolainhuvay ạ !
Về việc để khi nhảy dù cho dù rơi nhanh hơn thì anh huyphongssi đã trả lời hộ tôi rồi. Không phải là cho thêm chì mà chính là cần phải kéo một dây dù cho dù lệch đi, khi đó dù sẽ rơi nhanh hơn. Huonghn 76 có thể tìm hiểu thêm và nhất là trực tiếp tham gia câu lạc bộ nhảy dù thì càng rõ.
 Tôi được “nếm” trận bom B-52 của Mỹ rải đầu tiên là ở Thanh Hóa từ 13 tháng 4 năm 1972. Đêm đó tôi trực chỉ huy bay cho anh Bùi Doãn Độ trực chiến. Báo động vào cấp, rồi lại xuống cấp và báo động sơ tán. Chúng tôi chưa kịp chui vào hầm thì suốt dọc đường băng của sân bay Thọ Xuân đã nháng lửa và tiếng bom rền như xay lúa, mãi không dứt. Mọi đường liên lạc hữu tuyến về Sở chỉ huy bị đứt hết, đối không cũng chẳng nghe được, lại rất nhiễu ( sau mới phát hiện là các cột ăng-ten bị mảnh bom phạt gãy hết, các đường dây cũng bị băm nát cả ). Tôi rất sốt ruột không biết tình hình ra sao nữa. Đài chỉ huy nằm ở phía Bắc đường băng. Lực lượng trực chính lại ở phía Nam đường băng. Thật như ngồi trên đống lửa. Tôi trồi lên hầm để ngó xem thì bị anh Vũ Trọng Tân ( trực quân báo ) lôi xuống, không cho lên, nhỡ tôi “vướng” mảnh bom thì xong. Đợt đánh này khá dài. Tiếng máy bay nghe rất nặng và rền. Dứt đợt đánh, tôi voptj lên khỏi hầm , hét gọi về phía trực xem tình hình bên đó thế nào thì thấy một bóng đen  chạy từ phía đường băng lên nói với tôi là đường băng bị đánh hỏng hết rồi, lại đưa cho tôi 2 chú gà gô, nói là bắt được ở bên lề bảo hiểm đường băng. Hai chú chim bị sóng kích của bom làm cho nghễnh ngãng, quay quay như người bị động kinh. Tôi cũng chẳng còn bụng dạ nào nghĩ cách xử lí chúng nữa, lại thả ra rồi cùng với đồng chí công binh kia đi kiểm tra đường băng.
 Trong ánh sáng mờ mờ của trời đêm, cúi sát mặt đất nhìn thì thấy mọi tấm ghi lát trên đường cất hạ cánh đều bị đánh cong, bật lên khỏi mặt đất tựa như những dẻ xương sườn của một con vật nào cực kỳ khổng lồ được dóc hết thịt giành cho đám nhậu rồi vứt hỗn độn ra đấy. Bãi chiến trường ngổn ngang thế này thì bao giờ mới sửa được, mới lại bay, lại trực được ?. Tôi vừa uất hạn, vừa ngao ngán quay về hầm trực để thông báo cho số phi công và thợ máy trực chiến biết tình hình. Khu chúng tôi sơ tán và Sở chỉ huy thì nghĩ rằng chúng tôi bị “làm cỏ” không còn một mống nào rồi. Gần sáng thì chúng tôi mò được về nhà. Cả khu vực ấy râm ran, hân hoan, náo nhiệt hẳn lên. Đúng là chúng tôi từ cõi chết trở về thật, chẳng ai dám nghĩ là chúng tôi lại còn đủ như thế sau những đợt rải thảm hàng mấy trăm tấn bom của B-52 xuống khu trực. Sự may rủi, sống chết trong chiến tranh đúng là lạ lùng, không ai lường được.
 Chúng tôi phải đi đường bộ ngược ra Đa Phúc. Một tuần sau, sân bay sửa xong, tôi lại bay vào trực. Từ trên trời nhìn xuống mới ngại : một vệt chiều ngang khoảng hơn 2 km, chiều dài khoảng chục cây số chui chít hố bom, chỉ thấy hố bom là hố bom trong cái diện tích ấy, tưởng tượng như mình nhìn vào tổ ong bỏ không, không có ong thế nào thì đúng như vậy. Hôm ấy, nếu bọn lái đi chệch chỉ cần 1 độ sang phía đầu Tây sân bay thôi thì chắc số anh em chúng tôi trực chiến hôm ấy xương thịt, đất cát sẽ được băm nhừ, nhào vào nhau thành một hỗn hợp mà chẳng hề tìm được tên gọi của cái hỗn hợp ấy trong từ điển của loài người.
 Rồi một nỗi căm giận bùng lên trong tôi. Đất trời này là của dân mình, sao lại có bọn ngoại bang láo xược dám đến đây gây ra bao thảm họa, bao mất mát, đau thương cho dân tộc mình ?. Suốt cuộc chiến tranh, biết bao lần chúng tôi phải căm giận đến bầm gan tím ruột, bao lần máu như sôi lên trong huyết quản, bao lần phải đặt ra cái câu hỏi kia.
 Chúng tôi hiểu, những điều đó tạo cho chúng tôi thêm sức mạnh. Ngọn súng của chúng tôi không bao giờ chệch hướng. Cái chết cũng nhẹ tựa lông hồng. Chúng tôi vượt được mọi gian nan, hiểm nguy có lẽ cũng nhờ từ lòng yêu quê hương, yêu đất nước vô bờ. Rất nhiều sân bay dã chiến, ngắn hẹp mà chỉ nói ra thôi chắc bây giờ không ai tưởng tượng nổi đấy lại gọi là sân bay, càng không dám nghĩ rằng chúng tôi đã trực chiến ở những nơi ấy. Chúng tôi cất hạ cánh cả ở trên đường lăn. Có lệnh cất cánh là xuất kích, đánh nhau không tìm được nơi hạ cánh nữa thì nhảy dù, chỉ tâm niệm một điều duy nhất : phải đánh, phải chiến thắng !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 30 Tháng Tám, 2012, 06:37:29 pm
Ngoài lề tí, mấy sếp thông cảm.
Bác kích ơi em tưởng là mấy ace của VN chỉ có bác Cốc là hạ đc 9 MB và bác Ngân là 8 cái thôi chứ, sao lại có bác Mai Cương nào đó, bác này em chưa nghe bao giờ. Giải thích hộ được không ạ. Thanks

Trong đội ngũ các phi công tiêm kích từng tham gia các trận không chiến thì anh Nguyễn Văn Cốc bắn được 9 máy bay Mỹ, đứng đầu bảng, mà Bác Hồ kính yêu khi gặp bộ đội Không quân đã nói rằng : “ Bác mong có nhiều Cốc hơn nữa !”. Sau anh Cốc là các anh : Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Hồng Nhị, Mai Cương ( Mai Văn Cương ) mỗi anh đều bắn hạ 8 máy bay địch. Các anh đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, taisaolainhuvay ạ !
Dưới đây là bản ảnh các Át phi công tiêm kích KQND Việt nam (hongsonvh)
(http://i902.photobucket.com/albums/ac227/hongsonvh02/1d.jpg)

Và hình anh Mai Cương ngồi trong buồng lái chiếc Mig-21PFM (hongsonvh)
(http://i902.photobucket.com/albums/ac227/hongsonvh02/16d.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: taisaolainhuvay trong 30 Tháng Tám, 2012, 09:16:04 pm

Và hình anh Mai Cương ngồi trong buồng lái chiếc Mig-21PFM (hongsonvh)
[/quote]
Bác Đức Soát vẫn bị nhầm là Doc Soat nhỉ. Có phải bác ấy là lớp pc mb su27 đầu tiên của ta ko ạ


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 31 Tháng Tám, 2012, 08:59:02 pm
Xin chào các đồng đội!
Sau khi thi xong phần lý thuyết của Mig-21 thì anh em chúng tôi lại trở lại trường cũ - trường Akhtari - bay lại loại máy bay L-29 nhưng với những chương trình nâng cao hơn. Chúng tôi được huấn luyện những bài bay nhào lộn kỹ thuật phức tạp, bay chặn kích, bay đánh chặn các loại máy bay có tốc độ nhỏ, trực thăng, bay công kích các mục tiêu mặt đất, bay những bài bay tự tìm và tiêu diệt mục tiêu trên không v.v....
Năm thứ hai bay ở loại này (L-29), khi chúng tôi đã quen máy bay, điều khiển được chúng, đã nắm được kỹ thuật rồi, chúng tôi mới sinh sự ra những trò nghịch ngợm mà nhà trường dùng cái từ là “lưu manh trên không” ví như: bay thấp để đuổi bò ở nông trường, bay sạt thật thấp qua bãi tắm ở bờ biển, tự nghĩ thêm các động tác nhào lộn không có trong bài bay v.v... Nhà trường phải cảnh báo nhiều lần, nhưng chẳng ăn thua gì. Sau rồi, có một phát minh ghi lại các tham số của chuyến bay (dù rất ít) như độ cao, tốc độ, quá tải, thời gian bay được ra đời và được lắp vào tất cả các máy bay thì nó cũng hạn chế phần nào những hành động ngỗ ngược của chúng tôi.
Huyphongssi xin bay tiếp cùng anh Phicôngtiêmkích 8)
Để hạn chế mấy trò lưu manh trên không như anh Phicôngtiêmkích kể, máy bay ở các đơn vị huấn luyện và chuyển loại phi công của nhà trường được gắn thiết bị kiểm tra khách quan (còn gọi là hộp đen) SARPP-12 để ghi lại 15 tham số bay phục vụ các thầy rỡ băng bình bay và xử lí học viên vi phạm qui phạm sau ban bay.

Huyphong không rõ thời anh Phicôngtiêmkích bay L.29 và Mig.21 có mẹo gì để đối phó không, nhưng lớp học viên đàn em các khóa sau này bay L.39 và UMig.21 được mấy anh cơ giới và đặc thiết nhà trường bày cho cách qua mặt máy ghi kiểm tra khách quan bằng cách tắt bật máy ghi và đối khớp tham số bay trước và sau khi tắt bật máy ghi kiểm tra khách quan. Vậy là học viên truyền tai nhau thủ thuật này khi cần sà xuống thấp ngắm tiên dọc bãi biển hoặc lắc cánh chào em yêu nhổ khoai tây trên cánh đồng ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 01 Tháng Chín, 2012, 05:56:23 pm
Chào bác phicôngtiêmkích.
Thời kỳ Hoa kỳ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại  bằng không quân lên Miền Bắc nước ta, tôi còn nhỏ tuổi lắm, đang học cấp 1. Lúc ấy gia đình tôi ở gần Thị trấn Diễn (Từ liêm Hà nội ) Như mọi đứa trẻ cùng làng,tôi tới trường với nhiều buổi học đứt đoạn bởi nhũng hồi còi báo động rền rĩ .
 Chúng tôi phải làm quen vói giao thông hào, hầm chữ A và chiếc mũ rơm trước khi làm quen với kiến thức của nhà trường.
Nhưng trẻ con bao giờ cũng là ...trẻ con . Chiến tranh với bao âu lo dành cho người lớn, còn chúng tôi vẫn có vô khối trò nghịch ngợm , giải trí mà những đứa trẻ  thời sau không còn cơ hội thực hiện.
Một trong số các trò đó là ... xem máy bay ta bắn nhau với máy bay Mỹ.
Đầu têu là thằng Bình . Nó nhỉnh hơn tôi vài tuổi, học thì dốt nhưng khỏe và gan lì lắm. Nó hay dẫn chúng tôi đi đánh nhau với trẻ con xóm trong . Một hôm nó thông báo : Từ nay không xem cao xạ bắn máy bay nữa ( Cánh đồng làng có 1 trận địa pháo phòng không với rất nhiều trận thư hùng với máy bay Mỹ) Thấy chúng tôi ngồi yên, chưa hào hứng. Nó giải thích thêm : xem máy bay bắn nhau khoái hơn nhiều . Lại không  lo mảnh đạn cao xạ rơi. Thì đã là không chiến cao xạ phải nghỉ bắn, kẻo lầm phải máy bay ta thì sao ...
Tôi đã tận mắt chứng kiến 1 trận không chiến mà vẻ bi tráng còn hằn rõ trong đầu thằng bé chưa đầy 10 tuổi , kéo dài cho đến ngày hôm nay.
Đó là khoảng thời gian giữa năm 1967 ( Hoặc 1968 )
Chiều đó, trời trong xanh, nắng và rất nóng. Trận đánh xảy ra tầm 3 giờ chiều, Diễn biến không có gì đặc biệt so với những trận trước đó. Không có tiếng nổ lụp bụp nở ra những bông mây trắng nhỏ trên nền trời mà chỉ có tiếng gầm rú của động cơ. Máy bay của ta đầu bằng...Máy bay Mỹ đầu nhọn...Lúc ánh bạc trắng...Lúc lại đen sì..Chao nghiêng... Bổ nhào...
Thốt nhiên, mấy thằng bọn tôi co rúm người lại. Một tiếng rít lộng óc xẹt ngang như muốn ép dí chúng tôi xuống ruộng. Một chiếc MIG bay thật thấp, như không thể thấp hơn được nữa. Chưa bao giờ tôi được nhìn máy bay to đến thế. Tất cả còn đang choáng váng vì chưa hiểu sự tình,  thoáng chốc nó đã vòng trở lại, vẫn tiếng rít kinh hoàng ấy. Cả bọn không còn ngồi nữa mà quỳ hết xuống ,tròn mắt dõi theo chiếc máy bay. Tôi nhìn rõ cả màu sơn lá cờ và dãy số hiệu (Sau, thằng Bình còn quả quyết nó nhìn thấy rõ mặt phi công ??? ).
 Cơn hoảng loạn nhanh chóng trôi qua . Chúng tôi, dù toàn bé con cũng nhận thấy máy bay ta đang thất thế. Máy bay Mỹ nhiều tốp bay tầng trên đang như muốn chơi trò đuổi bắt. Thế rồi ít phút sau, 1 chiếc lao bổ xuống bắn. Chiếc MIG phụt khói, lao nhanh xuống cánh đồng, gần trạm máy kéo. Không có dù bung ra.
Nhiều người lớn đổ ra nơi chiếc máy bay rơi. Chúng tôi cũng phóng theo. Không thấy lửa nhưng khói từ bên trong vẫn tuôn ra mù mịt.
Một lát sau , có mấy ô tô quân đội lao đến...
Mọi người thương tiếc người liệt sĩ phi công khi đưa anh ra khỏi khoang lái. Có 1 bác đứng tuổi bảo: Tụi Mỹ nó muốn ép anh ấy bay vào Nam ...
Tháng 1 năm 1970, gia đình tôi chuyển nhà, không ở khu vực Diễn nữa. Cũng từ đó, tôi chưa 1 lần quay trở lại chốn cũ.
Thưa bác phicongtiemkich.
Thời gian đã quá lâu, hơn nữa khi câu chuyện xảy ra tôi lại quá bé nên tôi cũng không dám chủ quan cho rằng trí nhớ mình đúng hoàn toàn. Đọc bài của bác và mọi người ( đặc biệt bác huyphongssi ) trên topic này tôi rất thú vị và nó thôi thúc tôi viết lại mẩu hôi ức này. Qua đó, tôi cũng muốn các bác kiểm chứng giúp tôi sự kiện chiếc MIG 17 của ta bị bắn rơi. Tôi nhớ vị trí ấy cách đường 32 chỉ vài trăm m về phía nam, thuộc địa phận xã Mỹ đình huyện Từ liêm. Xin cám ơn các bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: cuubinh90 trong 12 Tháng Chín, 2012, 03:25:09 pm
Bác phicongtiemkich ơi? Bác lặn đi đâu mà lâu thế( Công nhận bác nhịn hơi tốt thật ;D) mong bác quá( bài mới của bác) rồi!!!! >:(


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Alone1985 trong 13 Tháng Chín, 2012, 09:04:16 am
Ngày nào cũng vào lót dép chờ bác Phi công mà chẳng thấy đâu . ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 14 Tháng Chín, 2012, 09:47:25 pm
Tôi lại phải xin lỗi các đồng đội một lần nữa vì “nín thở” hơi lâu và luôn phải cám ơn anh huyphongssi đã xuất kích một mình giúp cho tôi trong những ngày tôi không “trực ban chiến đấu” !. Bây giờ thì tôi lại sẵn sàng bay cùng biên đội với anh huyphongssi đây.
Tuan b5 có hỏi tôi về trường hợp của chiếc MiG-17 ở khu vực Diễn, rất tiếc là tôi tra sổ chưa ra, khi nào có tin chính thức chắc chắn tôi sẽ gửi ngay để tuan b5 rõ. Có điều, đã ở máy bay phản lực chiến đấu thì không thể nào ép hạ cánh bắt buộc được, nhất là lại “kèm vào tận trong Nam” nữa vì tính cơ động của máy bay tiêm kích rất cao và dầu liệu cho một lần xuất kích cũng chỉ có hạn thôi.
Trở lại chuyến bay của anh Đinh Tôn :
 19 giờ 30 phút, máy bay rời đất và anh được dẫn vào khu vực chiến đấu, phát hiện được2 chiếc B-52 ở thế đối đầu nên không thể đánh được, phải quay về sân bay Thọ Xuân hạ cánh.
 Tuy chưa bắn được B-52 nhưng lần xuất kích ấy đã gieo được niềm tin vào khả năng dẫn đường sẽ dẫn được MiG bắn rơi B-52. Sau trận ngày mồng 4 tháng 10, sân bay Đồng Hới bị địch trinh sát và đánh phá dữ dội. Trạm ra-đa C-41 cũng bị địch phóng tên lửa gây hỏng hóc. Các lực lượng của ta lại tập trung sửa gấp sân bay, sửa ra-đa, tiếp tục chuẩn bị cho những cuộc xuất kích mới.
 Sân bay Đồng Hới đã bị lộ, phương án đánh lại phải nghiên cứu lại và chuẩn bị thật tỉ mỉ, chu đáo. Sân bay Anh Sơn đã được chọn làm sân bay cơ động để đánh B-52.. Khi cất cánh, từ sân bay Anh Sơn đến khu chờ ở Tân Ấp, đường bay ở gần núi cao ( thuộc dãy Trường Sơn phía Tây và núi Đại Huệ - Hông Lĩnh ở phía Đông ), phi công phải tự bay thấp theo số liệu đã tính toán trước, không được phép liên lạc để đảm bảo bí mật.
 Chuyến bay như vậy rất dễ mất an toàn, rất khó khăn đối với phi công bay đêm ở khu vực núi non hiểm trở như thế này, nhưng với quyết tâm đánh B-52, tất cả đều chấp nhận sự mạo hiểm.
 Nếu như chỉ cần bay cao một chút, tuy đảm bảo an toàn nhưng địch sẽ phát hiện được máy bay ta ngay, chúng sẽ gây nhiễu đối không và tổ chức đối phó, ta không thể đánh được địch mà còn bị tổn thất nữa là đằng khác. Kinh nghiệm của một số trận đánh ngày đã cho chúng ta áp dụng vào đánh đêm.
 Anh Vũ Đình Rạng đã cơ động đến sân bay Anh Sơn.
 Sân bay Anh Sơn là sân bay ngắn hẹp, với cự li 1800 m chiều dài và 27 m chiều rộng.
 Vào đêm 20 tháng 11 năm 1971, có 2 chiếc MiG-21 trực ở 2 sân bay. Anh Hoàng Biểu trực ở Vinh và anh Vũ Đình Rạng trực ở Anh Sơn.
 Anh Hoàng Biểu cất cánh trước, bay vào khu vực Tân Ấp, đèo Mụ Giạ ở độ cao 10.000 m. Địch phát hiện, trận đánh không thành, anh bay về hạ cánh ở sân bay Thọ Xuân.
 Địch nghĩ rằng từ trước tới giờ ta chỉ trực 1 chiếc mà thôi, khi xuất kích rồi sẽ về hạ cánh ở căn cứ chính là Đa Phúc và đêm hôm đó là không còn lực lượng nào ở các sân cơ động nữa. Chuyến xuất kích của anh Hoàng Biểu đã tạo được yếu tố bất ngờ cho chuyến sau.
 20 giờ 30 phút, anh Vũ Đình Rạng vào cấp và xuất kích. Sau 8 phút bay im lặng, không liên lạc gì, mò mẫm trong trời đêm theo đúng phương án với đầy những mối hiểm nguy rình rập khi bay đêm ở độ cao thấp, anh đã được dẫn và phát hiện được mục tiêu trên ra-đa của máy bay. Khi anh báo cáo đã phát hiện được mục tiêu, tất cả Sở chỉ huy nín lặng chờ đợi, hồi hộp và xúc động.
 Khi máy bay nằm trong cự li phóng tên lửa, máy bay ta đã đã đạt tốc độ tối ưu, anh ấn nút phóng tên lửa vào chiếc B-52 đi đầu và kéo cao, thoát li. Khi quan sát thấy 1 chiếc B-52 khác, anh đưa máy bay mình tiếp cận mục tiêu, bám sát và đến cự li cho phép thì phóng nốt quả tên lửa thứ 2 rồi về sân bay Anh Sơn hạ cánh an toàn.
 Trận đánh của anh Vũ Đình Rạng tuy không bắn rơi được B-52 tại chỗ, nhưng sau này địch phải thừa nhận có một B-52 bị bắn trọng thương, phải về hạ cánh bắt buộc ở sân bay U-đon ( Thái Lan ) mà không về được U-ta-pao.
 Sau đêm 20 tháng 11, bọn B-52 chỉ dám hoạt động từ nam đường 9 trở vào. Từ khu vực đường 9 trở ra đến khu Lùm Bùm, Ta-lê-phu-nhích, đèo Mụ Giạ …chúng không dám mò ra nữa. Ban ngày chỉ có loại F-4 hoạt động, ban đêm có thêm loại C-130 đánh phá chốt bản Đôn. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho ta vận chuyển tiếp tế cho chiến dịch trên cung đường từ đường 12, 20 cho đến đường 9.
 Nhiều phi công bay đêm đã liên tục mai phục, xuất kích để tiêu diệt B-52 như các anh Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây, nhưng chưa lần nào “săn” được chúng. Chừng như chúng sợ “vía” các anh nên lần nào các anh xuất kích là chúng cũng tháo chạy từ sớm, hoặc khi các anh cơ động vào các sân bay Vinh, Anh Sơn … thì không hề thấy bóng dáng B-52 bén mảng cả trong thời gian dài. Thời gian ấy, trong Đại đội bay đêm đã có câu : “Biểu “Xê-Pôn” , Tôn “đường 9” …nghĩa là, các anh hoạt động chiến đấu ở các khu vực ấy quá nhiều. Có thể, kẻ địch không tường tận dung mạo các anh, nhưng dò qua sóng đối không, nghe giọng nói của các anh Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây … là chúng có thể phán đoán được đấy là những con người thế nào rồi và chúng đã gờm lắm rồi. Biết đâu ( mà cũng có thể có lắm chứ ) các anh cũng nằm trong trường hợp tương tự như Anh hùng Liên Xô – phi công huyền thoại Pô-cơ-rư-skin trong cuộc chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại, mỗi khi người Anh hùng ấy cất cánh là bọn Đức lại thông báo : “Chú ý ! Chú ý ! Có Pô-cơ-rư-skin ở trên trời !”.






Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 14 Tháng Chín, 2012, 10:13:27 pm
.
     Hay quá ! Cảm ơn bác Phicongtiemkich !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Chín, 2012, 10:23:11 pm
Bác phicongtiemkich có thể cho biết tại sao anh Vũ Đình Rạng lại chỉ bắn có 1 quả tên lửa mà không bắn cả loạt 2 quả? Do được huấn luyện như thế hay còn vì một lý do khác? Em thấy vô cùng tiếc cho bác Rạng, cơ hội chỉ có 1 lần trong đời và có lẽ trong cả cuộc chiến tranh chống Mỹ cũng chỉ có 1 lần không quân ta ở trong các điều kiện như vậy.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 14 Tháng Chín, 2012, 11:44:17 pm
Chú phicongtiemkích,

Trận đánh của anh Vũ Đình Rạng tuy không bắn rơi được B-52 tại chỗ, nhưng sau này địch phải thừa nhận có một B-52 bị bắn trọng thương, phải về hạ cánh bắt buộc ở sân bay U-đon ( Thái Lan ) mà không về được U-ta-pao.

Dạ chuyện này chúng cháu cũng có bàn thảo một đôi lần. Chuyện địch thừa nhận theo chúng cháu hiểu được tác giả Lê Thành Chơn đưa vào sách của mình, rằng ông Frank Wetterhahn cựu phi công F-4 của Mỹ công nhận với tác giả. Hồi đó chúng cháu có liên lạc được với ông Wetterhahn và ông ấy đã hoàn toàn phủ nhận chuyện này, và ông ấy nói ông ấy chưa bao giờ (hoặc không nhớ ra) gặp gỡ hay nói chuyện với tác giả Lê Thành Chơn. Một số nguồn trên mạng của Mỹ, không chính thống lắm, thì chép chiếc này bị tên lửa đối không nổ gần, bị mảnh vào buồng lái, gây trục trặc kỹ thuật nhưng không thấy chép là có phải hạ cánh khẩn cấp hay không.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 15 Tháng Chín, 2012, 10:01:43 pm
Câu hỏi mà qtdc hỏi cũng là câu hỏi mà nhiều người từng đặt ra. Đúng là cần phải phóng 2 quả cùng một lúc. Trên bảng đồng hồ vũ khi có 1 công tắc có các vị trí như sau : 1 quả một và bắn loạt ( 2 quả hoặc 4 quả ) luôn. Anh Vũ Đình Rạng đã để công tắc ấy ở vị trí bắn 1 quả một. Chính vì vậy mới thật đáng tiếc trong cái cơ hội ngàn năm có một này. Cũng chẳng có lí do gì khác đâu. Hồi đó, sau khi anh Rạng về hạ cánh, khi rút kinh nghiệm chiến đấu, cũng có ý kiến cho là anh sợ chêt, dao động tư tưởng đấy. Thật là oan cho anh. Nếu sợ chết thì sao dám cất cánh đi đánh nhau, sao dám gặp địch, sao dám bắn lần một rồi lại vào bắn lần hai. Tôi thì chỉ thấy thật đáng tiếc, vô cùng tiếc cho anh ấy mà thôi, bằng không thì anh ấy đã được phong Anh hùng ngay sau trận ấy rồi. Chẳng lẽ đấy lại là số phận ?. Ngay cả những cầu thủ lừng danh, khi sút phạt 11 mét mà có khi còn không vào gôn nữa là. Biết giải thích thế nào được ?.
Còn chuyện bên phía Mỹ thì đương nhiên họ phải giấu nhẹm thông tin đi rồi. Lá bài cuối cùng với con ngoáo ộp "pháo đài bay bất khả xâm phạm" mà bây giờ bị như thế thì có khác gì nhận được một cú tát trời giáng vào giữa mặt. "Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra" huống hồ đây là cái B-52. Sau này, chính họ đã công nhận và bấy giờ chúng ta cũng công bố chiến công ấy cho anh Vũ Đình Rạng, altus ạ !
 Thực ra, số phi công đánh đêm của ta không nhiều. Lực lượng tham gia trực chiến và tham gia chiến đấu trong những giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Mỹ sử dụng không quân đánh ra miền Bắc chỉ có khoảng chục phi công đánh đêm mà thôi.
 Lực lượng mỏng, nhiệm vụ lại rất nặng nề, nhưng trách nhiệm trước Đảng, trước Bác Hồ, trước nhân dân đã giúp cho các phi công đánh đêm không hề chùn bước trước khó khăn, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
 Năm 1972 thực sự là môth năm khó khăn, gian khổ. Sự ác liệt, khốc liệt của cuộc chiến tranh tăng từng ngày một.
 Số lần xuất kích chiến đấu ngày càng dày hơn, những trận không chiến cũng xảy ra thường xuyên hơn, cuộc chiến đấu ngày càng phức tạp hơn. Mỹ dựa vào tiềm lực kinh tế, vào vật chất kỹ thuật, quốc phòng, dùng trăm phương ngàn kế tạo yếu tố bất ngờ trong từng trận, từng đợt chiến đấu hòng  đánh vào ý chí, quyết tâm chiến đấu của ta, gây nên những tổn thất lớn cho ta. Mỗi trận đánh, mỗi trận không chiến - thủ đoạn của chúng đều thay đổi.
 Cuộc sống, nề nếp sinh hoạt của đội ngũ phi công cũng bị xáo trộn theo những cuộc cơ động hết sân bay này đến sân bay khác. Bom đạn Mỹ không để cho bất kỳ sân bay nào của ta được yên ổn quá lâu. Chúng đánh liên tục, ban ngày đánh rồi, ban đêm đánh tiếp, đánh không theo quy luật nào. Chuyện phải cất cánh ở đường băng ngắn hẹp, cất hạ cánh ở cả đường lăn, xung quanh còn đầy hố bom, hố đạn ... đều là chuyện bình thường đối với tất cả các lực lượng phi công đánh đêm và đánh ngày.
 Tôi đã từng phải nhịn đói cả ngày trời khi trực chiến ở sân bay Gia Lâm vì bom địch thả rơi trúng bếp ăn, toàn bộ khu bếp bị đánh sập. Chúng tôi thì lúc nào cũng chờ xuất kích, chẳng ai nghĩ đến ăn nữa. Sang ngày hôm sau thì chính trị viên Thường đi theo kíp trực của bọn tôi đến mãi trận địa pháo phòng không xin được xoong cơm ngô và một bát dưa muối đem về. Anh em chúng tôi chia nhau mỗi người lưng bát. Không ai có cảm giác đói. Có lẽ, sự căng thẳng, tinh thần sẵn sàng ở tuyến trực ... đã làm cho chúng tôi quên đi những nhu cầu tối thiểu của thường ngày. Tôi cũng mất chứng mất ngủ từ ngày ấy. Đến tận bây giờ, may lắm mỗi đêm chỉ ngủ được vài tiếng là cùng. Trưa thì chẳng bao giờ chợp mắt rồi. Âu cũng là di chứng của chiến tranh.
 Tôi đi đâu là bị bom đạn đuổi theo lằng nhằng đến đấy. Một ngày phải cơ động không biết bao nhiêu sân bay mà kể. Bạn hữu tôi cũng vậy, hạ cánh cả khi địch vừa đánh xong, hạ cánh cả khi lúc chúng đang đánh, rồi có khi hạ cánh xong thì chúng đánh. Cứ thấy có thời điểm có thể hạ cánh được là chúng tôi phải xuống luôn. Chỉ cần một phút đắn đo thôi, thời điểm đó qua đi là "bị" ngay. Mọi xử lí phải thật nhanh, thật chuẩn xác. Cũng có những anh hạ cánh xong, trên đường chạy xả đà, lao xuống hố bom, rồi lao cả xuống ao, rồi lật ngửa máy bay, lật nghiêng máy bay ... đủ cả.
 Cười nhất là hôm anh Đỗ Văn Lanh ( anh Lanh về sau được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ) hạ cánh ở sân bay Gia Lâm. Dù giảm tốc bị đứt, máy bay cứ lao ào ào ( mặc dù anh đã tắt máy, đã phanh hết cỡ rồi ) nhằm ao phía trước thẳng tiến. Phút chốc, trong chớp mắt nghe cái "ùm" !. Nước ao bắn tung tóe, từ xa trông tới chỉ còn thấy mỗi chiếc đuôi đứng máy bay nhô lên tựa như vây con cá mập ở ngoài biển khơi. Mọi người hốt hoảng tìm xe ứng cấp để đến cứu phi công. Lâu sau mới có xe. Đến khi chạy tới bờ ao, nhìn ra chẳng thấy phi công đâu. Gọi chẳng thấy ai trả lời ! Xăm soi hết quanh các bụi lau, bụi sậy ở bờ ao chẳng thấy vết tích gì ! Cả đoàn ngơ ngác không ai hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra.
 Trong khi đó thì anh Lanh đang ngồi luộc ốc ở khu nhà gần đó. Số là, sau khi "lăn tùm" xuống ao, Lanh mở nắp buồng lái, cởi giày, cởi quần bay đeo hết lên cổ, nhảy ra cánh máy bay, lội ngay lên bờ. Ngoái lại xung quanh thấy có rất nhiều ốc nhồi ( cái khoản ấy thì các ao ở quanh sân bay Gia Lâm sẵn lắm ) liền bắt mấy chục con, cho vào ống quần bay, túm lại, xách về để chiêu đãi bọn tôi.
 Đoàn đi cấp cứu phi công bị nạn dò về đến nơi thì thấy mấy thằng bọn tôi đang nhể ốc ăn. Ba hòn gạch chụm lại, một ống bơ sắt tây bắc lên, nhóm lửa mấy phút là có thể "chiến đấu" được với đám đặc sản ấy rồi !.
 Thôi thì tiếng cười, tiếng quát, tiếng chửi, tiếng khóc ... văng ra đủ cả !. Đúng là chiến tranh ! Cái gì cũng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và bất kể lúc nào cũng có thể xảy ra bất kể cái gì !.
 Cảm động nhất là hôm tôi xuống hạ cánh ở sân bay Miếu Môn, phải đi vào tít trong bản, sơ tán ở nhà dân, rét vô cùng. Chủ nhà cho mượn chiếc chăn bông để đắp. Chiếc chăn bông của đôi vợ chồng mới cưới nhau, chồng lại vừa đi B ( vào Nam chiến đấu ). Chăn nồng mùi lạ, tôi không sao ngủ nổi. Ngoài kia, khi có cơn gió thổi thốc lại thì toàn mùi thịt người - mùi thịt của bọn giặc lái Mỹ cháy cùng máy bay rơi hồi tối xông đến nồng nặc, vừa gây, vừa khét, thối đến buồn nôn. Tôi chỉ mong cho chóng sáng mà sao đêm lại dài đến vậy, dài như vô tận. Thời gian bò chậm chạp tưởng như không nhúc nhích nữa. Sáng ra, tới nơi ăn sáng thì thấy 6 bát mì tôm hãm, để trên bàn ăn. Tôi nghĩ thầm : chắc đêm qua có số cơ động đến bổ sung. Ngồi đợi chẳng thấy ai xuất hiện. Hỏi ra thì mới biết đấy là tiêu chuẩn ăn sáng của tôi !. Trời đất quỷ thần ơi ! Hóa ra là bếp ở đây chưa hề nấu cho phi công ăn bao giờ, chẳng có gì cả ngoài mì tôm  và tiêu chuẩn ăn sáng của tôi tương đương với 6 bát mì thì cứ thế mà duyệt, mà thẳng thừng phục vụ thôi ! Chiến tranh cũng lắm cái buồn cười thật !. 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Chín, 2012, 10:16:40 pm
Trên thế giới cũng chỉ có không quân QĐND Việt Nam dám đương đầu với B-52, vậy nên em nghĩ phong anh hùng cho anh Vũ Đình Rạng là vô cùng xứng đáng. Còn đúng là thật đáng tiếc. Cám ơn bác phicongtiemkich đã giải đáp.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 15 Tháng Chín, 2012, 10:52:28 pm
Tôi lại phải xin lỗi các đồng đội một lần nữa vì “nín thở” hơi lâu và luôn phải cám ơn anh huyphongssi đã xuất kích một mình giúp cho tôi trong những ngày tôi không “trực ban chiến đấu” !. Bây giờ thì tôi lại sẵn sàng bay cùng biên đội với anh huyphongssi đây.
Có huyphong yểm trợ rồi, anh Phicôngtiêmkích cứ yên tâm vào công kích nhé ;D

Trích dẫn
Biết đâu ( mà cũng có thể có lắm chứ ) các anh cũng nằm trong trường hợp tương tự như Anh hùng Liên Xô – phi công huyền thoại Pô-cơ-rư-skin trong cuộc chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại, mỗi khi người Anh hùng ấy cất cánh là bọn Đức lại thông báo : “Chú ý ! Chú ý ! Có Pô-cơ-rư-skin ở trên trời !”.
Anh Phicôngtiêmkích có nhắc tới bậc thầy chiến thuật không quân tiêm kích Xô viết Pô-cơ-rư-skin. Rất nhiều bài giảng của thầy Pô-cơ-rư-skin đã trở thành giáo trình kinh điển đào tạo phi công chiến đấu và sĩ quan tham mưu chỉ huy cho KQ Liên xô, các nước XHCN và thế giới thứ 3.

Nhân giỗ 10 năm ngày thầy qua đời (1989), một số học trò của thầy Pô-cơ-rư-skin đã cùng nhau biên soạn lại các bài giảng chuyên đề để xuất bản cuốn giáo trình "Chiến thuật không quân tiêm kích". Đồng thời, 1 bộ phim phóng sự tài liệu nhan đề “Chú ý ! Chú ý ! Có Pô-cơ-rư-skin ở trên trời !” cũng được ra mắt nhân dịp này.

 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 15 Tháng Chín, 2012, 11:23:41 pm
Đọc những câu chuyện của Bác phicongtiemkich hay thật, chợt thấy cay cay nơi khóe mắt. Cám ơn bác nhiều, chúc Bác luôn khỏe. Cám ơn @huyphong bay số 2 yểm trợ rất hay. Mà 2 Bác ơi, những máy bay bị lao xuống ao và hố bom ta có sửa chữa được không ạ? nếu mất luôn thì tiếc lắm, mà không rõ giá mỗi chiếc Mig21 giá khoảng bao nhiêu hồi đó hả Bác phicongtiemkich.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 16 Tháng Chín, 2012, 05:59:20 am
Sau này, chính họ đã công nhận và bấy giờ chúng ta cũng công bố chiến công ấy cho anh Vũ Đình Rạng, altus ạ !

Dạ, thế chú có thông tin chi tiết phía Mỹ đã công nhận chiến công này của bác Vũ Đình Rạng khi nào, trong hoàn cảnh nào, và chi tiết thế nào không ạ? Cháu rất cảm ơn chú ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Tookies trong 16 Tháng Chín, 2012, 10:06:32 pm
Sau này, chính họ đã công nhận và bấy giờ chúng ta cũng công bố chiến công ấy cho anh Vũ Đình Rạng, altus ạ !

Dạ, thế chú có thông tin chi tiết phía Mỹ đã công nhận chiến công này của bác Vũ Đình Rạng khi nào, trong hoàn cảnh nào, và chi tiết thế nào không ạ? Cháu rất cảm ơn chú ạ.
Mời bác Altus tìm chỉ dẫn G072 hay 20 November 1971 ở đây rồi phát triển tiếp sự kiện. Chán kiểu đánh đố trong khi cách tìm rất đơn giản của nhiều thành viên.

http://www.angelfire.com/home/laoslist/listG.html


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 17 Tháng Chín, 2012, 12:47:37 am
Cảm ơn bác Tookies đã cho thông tin. Thế có phải ý bác là ông thiếu tá Frank Aldon Gould bị mất tích ngày 20/11/1971, sau đấy lại về lại đơn vị và đến 21/12/1972 lại bị bắn rơi (http://www.virtualwall.org/dg/GouldFA01a.htm) lần nữa, lại bị mất tích lần nữa không ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Chín, 2012, 04:59:06 pm
Chuyện 2 ông Gould kia là 2 hay là 1 thì đúng như bác Altus dẫn - chưa xác đinh rõ. Còn chuyện bác Rạng bắn trúng thì chắc rồi, bị thương bỏ nhiệm vụ quay về và ảnh hưởng đến kế hoạch của KQ Mỹ thì có.
Ở trận đánh này, theo tài liệu đã công bố thì có một số đặc điểm:
- Do nghi binh tốt (một phần nhờ bác Hoàng Biểu bay trước) chọn đường bay chuẩn mà giúp bác Rạng gây được bất ngờ;
- Dẫn đường tốt nên khi cho bật radar vũ khí thì phát hiện mục tiêu ngay; Cho bật radar vũ khí khi chỉ còn cách tốp mục tiêu khoảng 1 phút bay (15 km, tốc độ máy bay khi ấy khoảng 950 km/h đang ở thấp hơn B-52 khoảng <= 500 m); Và thực tế như bác Rạng tường thuật lại là đủ để radar bắt được mục tiêu sau gần 45 giây, khóa mục tiêu bằng radar ở cự ly 5 km và tăng tốc độ lên 1400 km/h, chỉnh thông số đường bay cho chuẩn, vào bán cầu sau B-52, đến tầm phóng hiệu quả dưới 2500 m, phóng và thoát ly ngay.
- Chọn bắn chiếc đi đầu trong tốp là chính xác vì có đủ thời gian lấy bằng cao độ mục tiêu chỉnh đường ngắm (khóa) để phóng đạn tốt hơn;
- Tất cả từ lúc bật radar phát hiện mục tiêu mà không bị nhiễu (20h57p) và bắn xong thoát ly ngay báo cáo về (20h58p) chỉ xảy ra trong vòng 1 phút, thao tác kỹ-chiến thuật của phi công phải hết sức thuần thục mới có thể hoàn thành một khối lượng công việc trong khoảng thời gian ngắn như vậy;
- Khi thoát ly thì thoát ly lên cao nên phát hiện thêm một chiếc nữa (thuộc tốp đi trước? và gián cách các tốp khá xa nên chiếc đầu bị bắn nhưng các chiếc khác trong tốp và các tốp khác không biết?) có bật đèn trên lưng nên công kích lần 2, lần này dùng máy ngắm quang học chứ không phải radar, bổ nhào phóng nốt quả thứ 2 cũng trong phạm vi phóng hiệu quả là 2000 m (không biết kết quả) xong thoát ly hẳn về hạ cánh tại sân bay xuất kích.

Vấn đề còn lại là uy lực của đạn R-3S đối với máy bay cỡ lớn 8 động cơ như B-52. Cỡ nào, số lượng nào mới làm nó rơi tại chỗ, hay đảm bảo sẽ rơi. Ngay đối với đạn SAM-2 mà thường một chiếc rơi tại chỗ cũng phải bị dính vài quả đạn thì xác suất tiêu diệt mới cao.

Giá mà Mig-21 của KQ ta hồi đó có loại trang bị 4 tên lửa thì hay. Theo như bác phicongtiemkich cho biết thì hồi đó vẫn chưa trang bị, đáng tiếc!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vuthang21193 trong 17 Tháng Chín, 2012, 05:36:53 pm
http://www.youtube.com/watch?v=-zu6l39_tXc
cháu có làm 1 clip về các chú,các bác ngày xưa,hi vọng các bác có thể thấy được đồng đội của mình ở trong clip của cháu ^^
các bác nên xem ở chế độ HD 720P(vào hình bánh răng trên clip để chọn),hình ảnh sẽ nét hơn,cháu cảm ơn các bác:)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vuthang21193 trong 17 Tháng Chín, 2012, 05:46:44 pm
Chào bác phicôngtiêmkích.
Thời kỳ Hoa kỳ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại  bằng không quân lên Miền Bắc nước ta, tôi còn nhỏ tuổi lắm, đang học cấp 1. Lúc ấy gia đình tôi ở gần Thị trấn Diễn (Từ liêm Hà nội ) Như mọi đứa trẻ cùng làng,tôi tới trường với nhiều buổi học đứt đoạn bởi nhũng hồi còi báo động rền rĩ .
 Chúng tôi phải làm quen vói giao thông hào, hầm chữ A và chiếc mũ rơm trước khi làm quen với kiến thức của nhà trường.
Nhưng trẻ con bao giờ cũng là ...trẻ con . Chiến tranh với bao âu lo dành cho người lớn, còn chúng tôi vẫn có vô khối trò nghịch ngợm , giải trí mà những đứa trẻ  thời sau không còn cơ hội thực hiện.
Một trong số các trò đó là ... xem máy bay ta bắn nhau với máy bay Mỹ.
Đầu têu là thằng Bình . Nó nhỉnh hơn tôi vài tuổi, học thì dốt nhưng khỏe và gan lì lắm. Nó hay dẫn chúng tôi đi đánh nhau với trẻ con xóm trong . Một hôm nó thông báo : Từ nay không xem cao xạ bắn máy bay nữa ( Cánh đồng làng có 1 trận địa pháo phòng không với rất nhiều trận thư hùng với máy bay Mỹ) Thấy chúng tôi ngồi yên, chưa hào hứng. Nó giải thích thêm : xem máy bay bắn nhau khoái hơn nhiều . Lại không  lo mảnh đạn cao xạ rơi. Thì đã là không chiến cao xạ phải nghỉ bắn, kẻo lầm phải máy bay ta thì sao ...
Tôi đã tận mắt chứng kiến 1 trận không chiến mà vẻ bi tráng còn hằn rõ trong đầu thằng bé chưa đầy 10 tuổi , kéo dài cho đến ngày hôm nay.
Đó là khoảng thời gian giữa năm 1967 ( Hoặc 1968 )
Chiều đó, trời trong xanh, nắng và rất nóng. Trận đánh xảy ra tầm 3 giờ chiều, Diễn biến không có gì đặc biệt so với những trận trước đó. Không có tiếng nổ lụp bụp nở ra những bông mây trắng nhỏ trên nền trời mà chỉ có tiếng gầm rú của động cơ. Máy bay của ta đầu bằng...Máy bay Mỹ đầu nhọn...Lúc ánh bạc trắng...Lúc lại đen sì..Chao nghiêng... Bổ nhào...
Thốt nhiên, mấy thằng bọn tôi co rúm người lại. Một tiếng rít lộng óc xẹt ngang như muốn ép dí chúng tôi xuống ruộng. Một chiếc MIG bay thật thấp, như không thể thấp hơn được nữa. Chưa bao giờ tôi được nhìn máy bay to đến thế. Tất cả còn đang choáng váng vì chưa hiểu sự tình,  thoáng chốc nó đã vòng trở lại, vẫn tiếng rít kinh hoàng ấy. Cả bọn không còn ngồi nữa mà quỳ hết xuống ,tròn mắt dõi theo chiếc máy bay. Tôi nhìn rõ cả màu sơn lá cờ và dãy số hiệu (Sau, thằng Bình còn quả quyết nó nhìn thấy rõ mặt phi công ??? ).
 Cơn hoảng loạn nhanh chóng trôi qua . Chúng tôi, dù toàn bé con cũng nhận thấy máy bay ta đang thất thế. Máy bay Mỹ nhiều tốp bay tầng trên đang như muốn chơi trò đuổi bắt. Thế rồi ít phút sau, 1 chiếc lao bổ xuống bắn. Chiếc MIG phụt khói, lao nhanh xuống cánh đồng, gần trạm máy kéo. Không có dù bung ra.
Nhiều người lớn đổ ra nơi chiếc máy bay rơi. Chúng tôi cũng phóng theo. Không thấy lửa nhưng khói từ bên trong vẫn tuôn ra mù mịt.
Một lát sau , có mấy ô tô quân đội lao đến...
Mọi người thương tiếc người liệt sĩ phi công khi đưa anh ra khỏi khoang lái. Có 1 bác đứng tuổi bảo: Tụi Mỹ nó muốn ép anh ấy bay vào Nam ...
Tháng 1 năm 1970, gia đình tôi chuyển nhà, không ở khu vực Diễn nữa. Cũng từ đó, tôi chưa 1 lần quay trở lại chốn cũ.
Thưa bác phicongtiemkich.
Thời gian đã quá lâu, hơn nữa khi câu chuyện xảy ra tôi lại quá bé nên tôi cũng không dám chủ quan cho rằng trí nhớ mình đúng hoàn toàn. Đọc bài của bác và mọi người ( đặc biệt bác huyphongssi ) trên topic này tôi rất thú vị và nó thôi thúc tôi viết lại mẩu hôi ức này. Qua đó, tôi cũng muốn các bác kiểm chứng giúp tôi sự kiện chiếc MIG 17 của ta bị bắn rơi. Tôi nhớ vị trí ấy cách đường 32 chỉ vài trăm m về phía nam, thuộc địa phận xã Mỹ đình huyện Từ liêm. Xin cám ơn các bác.

có lẽ trận đánh mà bác chứng kiến là trận mà 1 chiếc F8E xuất kích từ tsb Oriskany đã hạ 1 chiếc mig,họ ghi rõ là chiếc mig bay sát mặt đất để trốn nhưng vẫn bị F8 phát hiện và bắn 1 phát AIm 9 trúng đích,chiếc mig cuộn khói lao thẳng xuống cánh đồng,cháu đọc trong cuốn "Những trận không kích của mỹ vào BẮc Việt nam" có đề cập tới trận này,do sách dài nên cháu không tiện trích dẫn :)
Bác có thể đọc đầy đủ tại đây,sách viết khá khách quan
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1140.0


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 17 Tháng Chín, 2012, 10:19:42 pm
Rất cám ơn bạn vuthang21193 .Tôi đã vào đọc bài theo chỉ dẫn của bạn và post sang đây để mọi người cùng đọc.
Rất mong bác phi công tiêm kich và các bác khác, có tài liệu xác đinh đây có chính là chiếc MIG17 bị rơi tại đia phận Diễn ( xã Mỹ Đình- Từ liêm ) mà hồi nhỏ tôi từng chứng kiến. Nếu có thông tin về người phi công đó thì càng tốt ( Với tôi và rất nhiều người anh ấy là 1 anh hùng )
...
  Ngày 20 tháng 5 năm 1967 Mig lại xuất hiện rất nhiều. Hai phi đội F-4 Migcap B và T hộ tống F-l05 nhìn thấy 2 nhóm lớn Mig-17, một ở bên phải và một ở bên trái. F-4 tách ra, tấn công hai nhóm Mig. Mig sử dụng chiến thuật mới, tạo lập hai "bánh xe", ở cao độ 1000 và 5000 feets (300m-1600m). Hai "bánh xe" xích lại gần nhau, trận đánh trở thành một quả bóng lông với F-4 nhào xuống lại kéo lên cố gắng phá vỡ bánh xe bằng tên lửa (đây là F-4 của Phi đoàn 8 TFW không mang cannon pod).

  Mig rất quyết liệt; một Mig-17 lại gần và bắn trúng T 2. F-4 bùng thành đám lửa, cánh phải và đuôi rơi ra, tổ bay nhảy dù. F-4 vội bay vọt lên để chuẩn bị bổ nhào tiến công (không có tên lửa trong khu chiến). F-4 cũng sử dụng chiến thuật mới: một cặp F-4 rời trận đánh rồi quay lại ở độ cao thấp, phía dưới "bánh xe" thấp.

  Sử dụng chiến thuật này, B1 và T3 mỗi người hạ một Mig bằng Sidewinder, T1 bắn rơi 1 Mig bằng Sparow. Khi trận chiến kết thúc và các phi công đang rút đi, T 1 thấy một chiếc Mig-17 đơn lẻ, bay rất thấp trong khu vực, rõ ràng là chiếc chỉ huy của "Bánh xe". T 1 lượn ra vẻ như bay đi, rồi ngoặt lại, và sau một cuộc rượt bắt ngắn ngủi ở độ cao cực thấp đã bắn rơi nó bằng một Aim-9b, tiêu diệt chiếc thứ hai trong ngày. Một phi công F-4 trong cuộc chạm trán này từng bay trong Chiến dịch Bolo khi đề cập về sự quyết liệt của phi công Mig-17 đã nói, Mig-21 trong ngày 2 tháng 1 cũng không gặp phải vấn đề như những chiếc Mig này gặp ngày hôm nay" (Trong chiến dịch Bolo, ngày 2/1/1967 không quân Mỹ đã phục kích bắn rơi Mig-21 của ta ngay khi vừa rời đường băng chưa kịp xếp đội hình).


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Chín, 2012, 10:38:04 pm
Bác tuanb5 có thể xem thêm topic "Chiến tranh đường không trên bầu trời miền Bắc" của bạn chiangshan ở mục "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", bác tìm ngày 20 tháng 5 năm 1967, vì chủ topic đã làm rất chi tiết.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 18 Tháng Chín, 2012, 09:58:31 am
Cám ơn bạn vuthang21193 đã cung cấp cho tôi clip về MiG-21 để tôi lại được gặp lại các phi công lớp đàn anh như Anh hùng Lưu Huy Chao, Lê Hải ... và các đồng đội cùng khóa như các anh Võ Xuân Quang, Anh hùng Vũ Xuân Thiều, Đỗ Văn Lanh...Thật cảm động !
 Các chuyến bay xuất kích đều là những chuyến bay cảm tử. Cuối tháng 2 năm 1972, Đại đội phó đại đội bay đêm Hoàng Biểu đã có chuyến bay như vậy. Anh cơ động vào sân bay Vinh. Sân bay Vinh bấy giờ là sân bay đất với kích thước chiều dài 2000 m và chiều rộng là 30 m được lu, nền, được trang bị hệ thống đèn dạ hàng dã chiến ở hai bên đường băng rất thưa và có khi chỉ sáng được có một bên. Khi đi kiểm tra đường băng, Chính ủy Hoàng Phương nói với anh Phạm Ngọc Lan ( người chỉ huy ở Vinh ) rằng : "Hôm nay ta mở mặt trận Quảng Trị. Không quân ta phải bay vào đó. Đây là chuyến bay cảm tử. Bằng cách nào cũng phải cất cánh !".
Vì hai anh Phạm Ngọc Lan và Hoàng Biểu đều từng là những phi công bay đêm với nhau, từng hiểu nhau nên hiệp đồng giữa người trực chỉ huy và người trực chiến rất chóng vánh và chặt chẽ.
 Chế độ trực sẵn sàng chiến đấu tại sân bay Vinh là trực ngay dưới cánh máy bay, thời gian chưa có lệnh báo động chuyển cấp thì có thể nằm nghỉ ngay trên chiếc cáng cứu thương đặt cạnh máy bay. Gần 1h sáng thì có lệnh chuyển cấp. Máy bay của anh Hoàng Biểu được đeo 2 thùng dầu phụ, đường băng thì lại ngắn, cất cánh là một vấn đề nan giải, phải rất cố gắng và liều nhấc máy bay cho tách đất ở tốc độ nhỏ mới được. Hôm ấy trời rất xấu, tầm nhìn kém và mây xệ xuống thấp. Máy bay tách đất một cách khó nhọc, khi bay chưa đến độ cao thu càng thì đã chui vào mây. Sở chỉ huy lệnh cho anh lấy độ cao lên 8000m ( thông thường là phải đi rất thấp và phải giữ bí mật liên lạc qua đối không, nhưng lần này lại khác, Sở chỉ huy dẫn ngay từ đầu bằng các khẩu lệnh qua đối không và cho lấy độ cao luôn ). Tính toán theo thời gian thì đã đến gần đường 9, anh nhận được lệnh bật tăng lực lấy độ cao 14000 m, giữ nguyên tăng lực, vòng 2 vòng ở độ cao này, sau đó xuống 6000 m vòng tiếp rồi xuống 2000 m vòng tiếp một vòng nữa và lấy độ cao bay ra.
 Quá trình trên đường về, anh được dẫn theo đường bay zic-zăc. Anh biết mình đã bị tiêm kích địch đuổi theo nhưng không thể bám được anh. Đến khu vực Hồng Lĩnh thì anh được dẫn xuyên xuống hạ cánh. Thời tiết rất xấu, mây quá thấp nên anh xuyên mây đến 2 lần mà vẫn không thấy được đường băng, đi sang sân bay dự bị Anh Sơn thì tình trạng thời tiết không có gì khả quan hơn là ở Vinh. Dầu liệu đã cạn mà không thể hạ cánh được. Anh đành phải rời bỏ chiếc máy bay đã hết dầu, nhảy dù xuống đất Yên Thành, tiếp đất trên ruộng khoai rồi lần mò về được sân của Hợp tác xã. Anh đã được đưa về Sở chỉ huy tiền phương. Chính ủy đã gặp anh, thăm hỏi, động viên anh đã thực hiện tốt chuyến bay cảm tử và chuẩn bị tinh thần cho những chuyến bay mới.
 Việc chuyến bay vì thời tiết xấu, sau khi xuất kích đi làm nhiệm vụ về bay đến hết cả dầu mà không hạ cánh được, phải rời bỏ máy bay thì không phải chỉ có mình anh Hoàng Biểu mà sau này còn có các trường hợp tương tự, ví dụ như anh Vũ Đình Rạng, anh Nguyễn Đức Chiến cũng gặp phải cảnh ngộ tương tự. Trình độ bay đêm của các phi công ta bấy giờ chưa được cao, tiêu chuẩn bay còn rộng, hầu hết là 300/3000, một số còn 400/400 ( tức là tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ được phép hoạt động khi đáy mây thấp nhất là 300 mét, tầm nhìn thấp nhất là 3000 mét hoặc đáy mây thấp nhất là 400 mét và tầm nhìn thấp nhất là 4000 mét mới được bay ), nhưng không hề ai để ý, quan tâm đến chuyện ấy. Việc hoàn thành nhiệm vụ phải đặt lên trên hết. Cất cánh ! Đánh nhau ! Nếu vì lí do nào đó không thể hạ cánh được thì rời bỏ máy bay về lấy máy bay khác trực, cất cánh tiếp ! Thế thôi !.
 Ngay chuyện về hạ cánh cũng có những trường hợp phải bỏ máy bay. Trong suốt chiến dịch 12 ngày đêm, ta mất 4 máy bay ( không hạ cánh được phải nhảy dù và khi hạ cánh bị hỏng ) : bay hết dầu mà không hạ được phải nhảy dù là anh Vũ Đình Rạng và Nguyễn Đức Chiến, hạ cánh xong máy bay bị hỏng là anh Trần Cung và Phạm Tuân.
 Hồi đó, máy bay MiG-21 của ta được Liên-xô viện trợ không hoàn lại nên chúng ta tuy có tổn thất, mất mát về khí tài nhưng vẫn còn đủ sức chiến đấu.
 Cả hai lực lượng đánh đêm và đánh ngày trong giai đoạn ấy có thể đếm trên đầu ngón tay được. Đi sân bay nào chúng tôi cũng chỉ có những gương mặt ấy gặp nhau mà thôi. Chỉ mong sao có thêm những gương mặt mới nhưng chưa kịp đưa vào trực thì thôi, những gương mặt cũ ấy đừng có hao tổn đi là hạn phúc lắm rồi !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vuthang21193 trong 18 Tháng Chín, 2012, 02:32:59 pm
Bác phi công tiêm kích ơi,cháu muốn hỏi 1 chút ạ,cháu thường chơi những game giả lập không chiến về cuộc chiến tranh đường không ở việt nam như wing over vietnam (bản aces of north vietnam,hình ảnh bác hồ đầu tiên trong clip của cháu cũng là hình mở đầu của game),lúc điều khiển những chiếc mig,cháu thường thấy bộ kính ngắm của mig 21F13-C rất khó sử dụng,mỗi khi cơ động mạnh hoặc ngoặt để bắn đón,thậm chí bay bằng với mục tiêu,tâm ngắm di động nhảy loạn xị lên không tài nào ngắm trúng được mục tiêu để bắn canon,không như mig 17/19 dùng thước ngắm cố định,có thể tính toán bắn đón được,không biết ngoài đời các bác có giống vậy không ạ,và nguyên lí hoạt động của thước ngắm dùng con quay hồi chuyển trên mig 21 như thế nào ạ,và khi đánh quần vòng hoặc cơ động gấp,mặt mũi thường tối sầm lại,không biết trong tình trạng sức khỏe như vậy thì các bác xử lí thế ạ,và mig 21 PFM của e927 có phải thường đeo 2 quả atol với 1 cụm canon treo ngoài phải không ạ,như vậy thì liệu có đủ dầu để các bác chiến đấu không ạ,mong bác giải đáp giùm cháu với với ạ ^^ cháu cảm ơn bác nhiều


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 18 Tháng Chín, 2012, 08:35:06 pm
Chính ủy Hoàng Phương nói với anh Phạm Ngọc Lan ( người chỉ huy ở Vinh ) rằng : "Hôm nay ta mở mặt trận Quảng Trị. Không quân ta phải bay vào đó. Đây là chuyến bay cảm tử. Bằng cách nào cũng phải cất cánh !".
...
Tính toán theo thời gian thì đã đến gần đường 9, anh nhận được lệnh bật tăng lực lấy độ cao 14000 m, giữ nguyên tăng lực, vòng 2 vòng ở độ cao này, sau đó xuống 6000 m vòng tiếp rồi xuống 2000 m vòng tiếp một vòng nữa và lấy độ cao bay ra.

Đọc chuyện này của chú phicôngtiêmkích thì, nếu cháu hiểu không nhầm, lãnh đạo KQ ta đã quyết định huy động nhiều nhân tài, vật lực để thực hiện một nhiệm vụ mang tính chất tinh thần nhiều hơn là tác chiến, đúng không ạ? Hay là trên có kế hoạch nhử tiêm kích địch ra Bắc để thực hiện ý đồ chiến thuật quan trọng hơn ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 18 Tháng Chín, 2012, 08:46:39 pm
@altus: về câu hỏi của bác thì em nghĩ ta có thể tìm thấy câu trả lời chính xác tại 1 bài viết khác của bác Phi Công Tiêm Kích, cũng trong topic này:

Các anh Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây, Vũ Đình Rạng, Trần Cung, Nguyễn Ngọc Thiên, ... đã từng mai phục săn B-52 khi cơ động vào các sân bay phía trong, chịu khá nhiều gian nan, hiểm nguy. Về sau, khi "đánh hơi" thấy có lực lượng KQ vào là B-52 không dám hoạt động nữa. Đặc biệt, có những chuyến xuất kích chiến đấu của các anh, tuy không săn được B-52 nhưng có khi cả tuần lễ, B-52 không dám bẽn mảng ra vùng trời khu Bốn nữa, hoặc  như chuyến bay "cảm tử" của anh Hoàng Biểu vào cuối tháng 2 năm 1972 khi ta mở mặt trận Quảng Trị thì  cả tuần lễ bọn C-130 và B-52 không dám "ra oai tác quái", nên đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho chiến dịch mặt đất. Về bay đêm như thế nào thì rồi tôi sẽ có dịp tâm sự với các đồng đội sau.

Vì vậy, trong bài viết trang trước, ta có thể thấy quá trình chỉ huy và đường bay của bác Hoàng Biểu nhằm mục đích là "bộc lộ cho đối phương phát hiện", trái với các nguyên tắc bí mật trong nhiệm vụ tiêm kích:

Sở chỉ huy lệnh cho anh lấy độ cao lên 8000m ( thông thường là phải đi rất thấp và phải giữ bí mật liên lạc qua đối không, nhưng lần này lại khác, Sở chỉ huy dẫn ngay từ đầu bằng các khẩu lệnh qua đối không và cho lấy độ cao luôn ). Tính toán theo thời gian thì đã đến gần đường 9, anh nhận được lệnh bật tăng lực lấy độ cao 14000 m, giữ nguyên tăng lực, vòng 2 vòng ở độ cao này, sau đó xuống 6000 m vòng tiếp rồi xuống 2000 m vòng tiếp một vòng nữa và lấy độ cao bay ra.
 Quá trình trên đường về, anh được dẫn theo đường bay zic-zăc. Anh biết mình đã bị tiêm kích địch đuổi theo nhưng không thể bám được anh.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vuthang21193 trong 19 Tháng Chín, 2012, 07:03:37 am
Chính ủy Hoàng Phương nói với anh Phạm Ngọc Lan ( người chỉ huy ở Vinh ) rằng : "Hôm nay ta mở mặt trận Quảng Trị. Không quân ta phải bay vào đó. Đây là chuyến bay cảm tử. Bằng cách nào cũng phải cất cánh !".
...
Tính toán theo thời gian thì đã đến gần đường 9, anh nhận được lệnh bật tăng lực lấy độ cao 14000 m, giữ nguyên tăng lực, vòng 2 vòng ở độ cao này, sau đó xuống 6000 m vòng tiếp rồi xuống 2000 m vòng tiếp một vòng nữa và lấy độ cao bay ra.

Đọc chuyện này của chú phicôngtiêmkích thì, nếu cháu hiểu không nhầm, lãnh đạo KQ ta đã quyết định huy động nhiều nhân tài, vật lực để thực hiện một nhiệm vụ mang tính chất tinh thần nhiều hơn là tác chiến, đúng không ạ? Hay là trên có kế hoạch nhử tiêm kích địch ra Bắc để thực hiện ý đồ chiến thuật quan trọng hơn ạ?

cháu nghĩ là các bác lãnh đạo làm vậy là 1 phần trong kế hoạch năm 72,chúng ta cố tình cho chúng thấy sự xuất hiện của mig để không quân mỹ chùn chân và giảm cường độ đánh phá hơn là mục đích tinh thần


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tranphu341 trong 19 Tháng Chín, 2012, 07:29:24 am
       Chào bác chủ! Chào các bác! Tranphu có dịp đã đi tìm Hài cốt Liệt sỹ cùng Đại tá phi công Mic21 Nguyễn Ngọc Sưu quê Đông Hưng Thái bình. Nên cũng đã được nghe kể nhiều chuyện chiến đấu. Riêng Đại tá Sưu đã bắn rơi 3 hay 4 máy bay của địch. Mà máy bay ta không hề hấn gì. Duy nhất có lần phải hạ cánh khẩn cấp cũng rất thành công.

       Trong số các PHI CÔNG ĐƯỢC PHONG DANH HIỆU ANH HÙNG QUÂN ĐỘI. Thì có người đã bắn rơi 4 máy bay địch. Nhưng về phía ta cũng mất tới 3 cái. Do phi công phải nhẩy dù. Nếu bác chủ biết những chuyện này thì vui lòng kể cho anh em biết để được hiểu sâu hơn về cuộc chiến khốc liệt của Không quân ta thời bấy giờ.

       Chúc các bác cùng gia đình luôn khỏe. Luôn có nhiều niềm vui cuộc sống!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: cuubinh90 trong 19 Tháng Chín, 2012, 11:58:31 am
Chú  viết hay quá cười mà chào cả nước mắt vì cả tự hào, sung sướng lẫn cảm phục những người anh hùng chưa bao giò được tuyên dương của quân đội, của nhân dân ta!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Chín, 2012, 12:53:08 pm
Vâng, vậy là ta cử một chiếc MIG bay vào chủ yếu để "dằn mặt" địch. Bên ta đánh giá là việc này đã mang lại tác dụng "cả tuần lễ bọn C-130 và B-52 không dám "ra oai tác quái". Đúng là trong hai tuần đầu của chiến dịch, KQ Mỹ đã hạn chế tần suất phi vụ cường kích ở Quảng Trị. Tuy nhiên người Mỹ họ đưa ra lý do khác cho việc này - ngày 02/04/1972, một máy bay do thám điện tử EB-66, số đuôi 54-0466, bị tên lửa phòng không ta bắn rơi tại chỗ ở Quảng Trị (mà ta tưởng nhầm là bắn được B-52). Hoa tiêu, trung tá Iceal Hambleton (http://en.wikipedia.org/wiki/Rescue_of_Bat_21_Bravo), nhảy dù vào vùng kiểm soát của quân ta. Để cứu Hambleton, KQ Mỹ đã đặt ra một vùng cấm oanh kích, không quân cũng như pháo binh, với bán kính 27km từ vị trí của Hambleton cả ngày 02/04, và những ngày sau đó thì KQ Mỹ tập trung người và phương tiện, coi việc cứu Hambleton là mục tiêu số 1, quan trọng hơn cả yểm trợ cho SĐ 3 VNCH.

Tài liệu Mỹ đều nói giống nhau là ngoài lý do vụ Hambleton ra thì việc yểm trợ của KQ Mỹ cho VNCH ở Quảng Trị bị ngăn chặn rất nhiều bởi sự có mặt của tên lửa phòng không ta. Không thấy họ nhắc đến MIG.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 19 Tháng Chín, 2012, 02:21:49 pm
Bác tuanb5 có thể xem thêm topic "Chiến tranh đường không trên bầu trời miền Bắc" của bạn chiangshan ở mục "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", bác tìm ngày 20 tháng 5 năm 1967, vì chủ topic đã làm rất chi tiết.

Tôi vừa vào topic " Chiến tranh đường không..." mà bác đã chỉ giúp. Đáng tiếc tài liệu của ta không ghi lại trận 20 - 5 1967. Tài liệu Mỹ tương tự như tài liệu tôi đã trích. Dẫu sao, tôi hết sức cám ơn bác.
Chúc bác vui, khỏe.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 19 Tháng Chín, 2012, 02:49:05 pm
Vâng, vậy là ta cử một chiếc MIG bay vào chủ yếu để "dằn mặt" địch. Bên ta đánh giá là việc này đã mang lại tác dụng "cả tuần lễ bọn C-130 và B-52 không dám "ra oai tác quái".

Theo các tài liệu thì Chiến dịch Quảng Trị bắt đầu từ ngày 30/03/1972. Trong khi chuyến bay của bác Hoàng Biểu là vào cuối tháng 2/1972, cách thời điểm đầu của chiến dịch khoảng hơn 1 tháng.

Trích dẫn
Chính ủy Hoàng Phương nói với anh Phạm Ngọc Lan ( người chỉ huy ở Vinh ) rằng : "Hôm nay ta mở mặt trận Quảng Trị ..."

Theo em nghĩ thì cụm "mở mặt trận" có nghĩa là ta bắt đầu triển khai quân vào các vị trí chiến lược, chiến thuật (dàn trận). Như vậy chuyến bay của bác Hoàng Biểu vào khu vực Đường 9 có thể hiểu là để dọa bọn B-52, C-130 (có lẽ AC-130 thì chính xác hơn), hỗ trợ cho quá trình chuẩn bị chiến dịch của các đơn vị dưới mặt đất.

Nếu đặt em vào vị trí của bên Mỹ thì em coi với động thái đó cũng tương tự như với các hoạt động săn B-52 liên tục từ năm 1971 của Mig-21, và tất nhiên khi đã có dấu hiệu Mig-21 hoạt động thì cần phải xem xét lại các kế hoạch bay của B-52, C-130 tại khu vực đó. Còn các thông tin trong bài viết trên của bác về giai đoạn đầu tháng 4/1972, khi chiến dịch đã chính thức nổ ra, thì có lẽ không liên quan nhiều đến vấn đề đang bàn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Chín, 2012, 03:54:32 pm
Bác tuanb5 có thể xem thêm topic "Chiến tranh đường không trên bầu trời miền Bắc" của bạn chiangshan ở mục "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", bác tìm ngày 20 tháng 5 năm 1967, vì chủ topic đã làm rất chi tiết.

Tôi vừa vào topic " Chiến tranh đường không..." mà bác đã chỉ giúp. Đáng tiếc tài liệu của ta không ghi lại trận 20 - 5 1967. Tài liệu Mỹ tương tự như tài liệu tôi đã trích. Dẫu sao, tôi hết sức cám ơn bác.
Chúc bác vui, khỏe.
Chào bác tuanb5, không có gì đâu bác. Bác chắc cũng không nhớ chính xác ngày diễn ra trận không chiến mà bác chứng kiến hồi nhỏ thực sự là ngày nào phải không ạ. Nếu đúng là ngày 20 tháng 5 năm 1967 mà tài liệu ta không ghi thì cũng có thể là phi công Bắc Triều Tiên.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 19 Tháng Chín, 2012, 06:28:19 pm
Tôi cẩn thận tra cứu tất cả những trận không chiến mà không quân Mỹ với MIG 17 diễn ra thời gian đó tại khu vực cửa ngõ Thủ đô ( Tài liệu của phía Mỹ mà Bác và bạn vuthang chỉ dẫn ).
Tôi cảm nhận nhiều khả năng là trận này (20-5 1967 ).
Vâng, có thể là phi công Bắc Triều Tiên. Tôi và mọi người còn đang xem xét chiếc máy bay đó, chưa về đã thấy mấy chiếc xe quân sự lao đến. Qua đây, tôi thấy nhẹ lòng đi phần nào khi biết ít nhiều thông tin về 1 kí ức xa xưa. Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục tìm...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 20 Tháng Chín, 2012, 11:11:01 am

Chân dung người lính


PHI ĐỘI XUẤT KÍCH TRONG NGÀY QUỐC KHÁNH

QĐND - Thứ Năm, 30/08/2012, 9:51 (GMT+7)

QĐND - Tôi đến thăm Đại tá Mai Đức Toại, nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không -Không quân đúng dịp Hà Nội đang rộn rã cờ hoa chào đón 67 năm ngày Quốc khánh. Ngôi nhà nhỏ của ông nằm sâu trong ngõ 236, đường Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Nhắc đến ngày Quốc khánh, ông đã kể tôi nghe một lần xuất kích khá đặc biệt...

Năm nay Đại tá Mai Đức Toại đã ngoài 80 tuổi, tuy mắc căn bệnh tiểu đường nhưng da dẻ ông vẫn hồng hào, trí nhớ rất tốt. Các con, cháu của ông đều đi làm, hằng ngày một mình ông ở nhà xoay trần với công việc bếp núc và chăm sóc bà vợ bị bại liệt cách đây 6 năm sau một lần ngã cầu thang.

Trong phòng khách treo trang trọng bức ảnh ông chụp với Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch cùng với các anh hùng, phi công có thành tích bắn rơi máy bay Mỹ năm 1966. Trước khi trở thành phi công, ông đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ. ông nhập ngũ năm 1950 và được biên chế vào Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312. Chính đơn vị ông đã tham gia trận đánh bắt sống tướng Đờ Cát. Năm 1958, ông được trên cử đi học lái máy bay Mig -17 tại Trung Quốc. Là một trong số những phi công đầu tiên của Việt Nam trưởng thành từ lính bộ binh, ông trở về nước tham gia chiến đấu ngay. ông đã cùng đồng đội liên tục xuất kích đánh đuổi nhiều loại máy bay của giặc Mỹ trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa và các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc của Tổ quốc.

ông kể cho tôi chuyến bay ngày Quốc khánh năm ấy, tuy không diệt được máy bay địch nhưng cũng đã ngăn chặn không cho máy bay địch vào sâu đánh phá ta. Sáng 2-9-1965, biên đội Mig -17 gồm: Mai Đức Toại, Lê Trọng Huyên, Nguyễn Văn Bảy, Đỗ Huy Hoàng nhận được lệnh trực cấp 1 tại sân bay Đa Phúc. 6 giờ 30 phút, trực ban tác chiến thông báo do thời tiết xấu nên biên đội trực chiến chuyển sang cấp 3. Nghe vậy, mọi người ai nấy đều tranh thủ chợp mắt vì sáng nào cũng thức dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị. Anh em đang ngon giấc thì 9 giờ, trực ban tác chiến lại chạy vào thông báo: “Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu”, 3 tốp máy bay địch đang bay vào phía tây nam Ninh Bình. Ông và đồng đội vùng dậy. Hai phút sau, từ đài chỉ huy có 2 phát pháo hiệu đỏ vút lên trời, “báo động trực cấp 1”. Cả 4 anh em lao ra máy bay, lên buồng lái, sẵn sàng chờ lệnh. Ba phút sau, một phát pháo hiệu đỏ lại vút lên, sở chỉ huy báo hiệu cho phép cất cánh. Mở máy xong, chỉ huy bay tiếp tục lệnh cho biên đội cất cánh đến độ cao 100m thì vòng phải theo hướng cầu Đuống -Long Biên sang Hà Nội rồi vòng trái hướng Nho Quan -Ninh Bình. Vòng trái xong, Mai Đức Toại số 1 lệnh cho số 2 Lê Trọng Huyên triển khai đội hình xuyên mây, đến Ninh Bình ước tính lượng mây 6/10, có thể nhìn thấy mục tiêu mặt đất, biên đội tiếp tục bay đến Ghềnh thì sở chỉ huy lại lệnh vòng trái hướng Nho Quan theo trục đường 59. Khoảng 5 phút sau, sở chỉ huy thông báo địch đang ở bên phải biên đội 60 độ và khoảng cách 70km, chúng có 3 tốp đang hoạt động ở phía tây Thanh Hóa. Tiếp tục vòng phải 60 độ, quan sát một hồi lâu thì Mai Đức Toại và Lê Trọng Huyên đều phát hiện được mục tiêu, có vẻ như chúng đang săn tìm gì đó? Mặc dù rất muốn được tiếp cận mục tiêu để công kích nhưng sở chỉ huy chưa cho phép, vậy là ông lệnh cho số 2 vòng quanh tại chỗ khu vực Nho Quan, Ghềnh để chặn địch nhưng mãi vẫn không thấy chúng vào sâu.

Khoảng 20 phút sau, sở chỉ huy lệnh cho biên đội thoát ly về hạ cánh. Vốn đã bay quen địa hình ông nhanh chóng giảm độ cao từ 4000m xuống 1000m bay dọc theo sông Hồng về Phú Xuyên rồi chuẩn đài xa về hạ cánh an toàn.

Ngay buổi chiều hôm đó, biên đội được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, động viên nhân kỷ niệm 20 năm ngày Quốc khánh 2-9. Nghe Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện báo cáo tình hình trực chiến của đơn vị, Đại tướng đã biểu dương tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của các phi công. Phi đội xuất kích kịp thời và dũng cảm khiến cho tốp máy bay địch không dám vào đánh phá miền Bắc, góp phần mang lại một ngày lễ Quốc khánh yên bình, tốt đẹp. ít lâu sau, ông Toại đã xuất kích và bắn hạ được hai máy bay F105 và A4 của giặc Mỹ, được Bác Hồ tặng thưởng Huân chương Chiến công và huy hiệu của Người.

Mai Văn Đông

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/91/68/261/261/261/204531/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vuthang21193 trong 20 Tháng Chín, 2012, 04:40:05 pm
Tôi cẩn thận tra cứu tất cả những trận không chiến mà không quân Mỹ với MIG 17 diễn ra thời gian đó tại khu vực cửa ngõ Thủ đô ( Tài liệu của phía Mỹ mà Bác và bạn vuthang chỉ dẫn ).
Tôi cảm nhận nhiều khả năng là trận này (20-5 1967 ).
Vâng, có thể là phi công Bắc Triều Tiên. Tôi và mọi người còn đang xem xét chiếc máy bay đó, chưa về đã thấy mấy chiếc xe quân sự lao đến. Qua đây, tôi thấy nhẹ lòng đi phần nào khi biết ít nhiều thông tin về 1 kí ức xa xưa. Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục tìm...

Bác ơi,cháu nghĩ có lẽ là trận ngày 14/12 thì hợp lí hơn bác ạ,vì theo kí ức của bác thì máy bay vì bay rất nhiều để truy tìm chiếc mig của ta,cả 2 trận đều hợp lí về mặt diễn biến,vấn đề mấu chốt ở đây là thời gian,bác có nhớ chính xác lúc đó là mùa đông hay mùa hè không ạ ^^

"Xem xét vấn đề mà người Mỹ gặp phải trong các cuộc không kích và liên hệ nó với thực tế Mig hiếm khi được nhìn thấy, có thể thấy rằng việc đánh rơi máy bay địch giữ vai trò quan trọng hơn nhiều so với trong các cuộc chiến trước đây. Tiêu diệt được một chiếc Mig mang lại cho phi công một địa vị được tôn trọng mà cả cấp bậc lẫn huy chương đều không thể sánh được. Chỉ có 19 phi công F-8 bắn rơi Mig trong cả cuộc chiến. Phi đội 162 xếp ngang hàng với các đơn vị F-8 ở vị trí thứ 3 với 2 chiếc Mig bị tiêu diệt. Lần bắn rơi thứ hai xảy ra vào ngày 14/12/1967. Đó là trận hỗn chiến dài nhất trong cả cuộc chiến, một cuộc rượt đuổi dài 15 phút trên các cánh đồng lúa ở vùng chiêm trũng sông Hồng. Những người tham chiến chủ yếu là các sĩ quan chỉ huy của 2 phi đội F-8 thuộc Oriskany và Dick Wyman.
Dick Wyman kể:
 
  Đáng lẽ ra tôi không phải đi. Tôi là người dự bị. Trong 5 máy bay của phi đội, 3 chiếc đã xuống boong tàu bay trong tình trạng hỏng hóc. Cuối cùng Cal Swanson ngưng hoạt động. Người chỉ đạo chuyến bay đã tắt ra đa, người trợ thủ thành người dẫn đường. Theo lệ thường thì phải đổi vị trí dẫn đầu cho máy bay khác khi ra đa của người đó yếu đi. Vì thế tôi được dẫn đầu Cũng có thể nói là tôi phải dẫn đầu. Swanson không từ chối bay làm trợ thủ cho tôi, anh ta muốn được cả hai đường. Anh ta bắt đầu hướng dẫn tôi về địa điểm để tìm Mig.
 
  "Hãy tới Wichita" Anh ta nói. Đó là mã tên một vùng ở miền Bắc Việt Nam "Đi nào".
 
  Chúng tôi đến đó mà chẳng thấy gì cả. Anh ta đưa ra gợi ý khác. Tôi lờ tịt anh ta. Tôi phát hiện một chiếc A-4. Tôi phát tín hiệu cho viên phi công hỏi xem anh ta có nhìn thấy gì không. "Có" anh ta trả lời "ở đây có một chiếc Mig ". Vừa lúc ấy, tôi nhìn thấy anh ta. Anh ta ở trước mặt tôi. Chúng tôi bay ngang nhau. Anh ta lượn, tôi cũng lượn rồi bắt đầu bay xuống theo anh ta.

  “Tôi sẽ bắt kịp" Swanson nói.

  Anh ta cố gắng đuổi theo đuôi chiếc Mig. Viên phi công đột ngột quay đầu và nhìn ra xung quanh. Anh ta bắt đầu bắn Swanson.

  "Để nó tránh cái đuôi của tôi ra". Swanson hét lên “Hắn ta sắp bắn tôi rồi”.

  Tôi hất mũi lên rồi kéo cò súng.
 
  "Nó vẫn ở phía sau tôi phải không?" Swanson hỏi.

  "Không, chúng ta đang đi đường khác”. Tôi trả lời.
 
  Tôi rượt theo nó sát hơn. Mỗi lần tôi xuống và cố đặt một quả tên lửa Rắn chuông lên nó thì nó cứ cuốn theo tôi. Mỗi lần như thế, góc bay của tôi lại rộng quá nên tôi không bắn được phát nào. Rồi tôi cũng bắn được 4 phát. Ta lại sắp hết nhiên liệu. Bên cạnh nó chẳng có chiếc máy bay nào khác. Tôi nghĩ là nó chỉ đang cố gắng quay đầu về. Lúc tôi bắn một phát, Bob Rasmussen đã lao xuống và phóng ra một quả Rắn chuông. Suýt nữa thì nó rơi trúng tôi. Chiếc Mig tránh được. Rắn chuông nổ một cách vô hại. Khó có thể nhìn thấy chiếc Mig có nguỵ trang. “Tao sẽ không rời mắt khỏi mày”, tôi nói. Một phi công cần phải có thị lực tốt. Thế mà Swanson và Rasmussen lại không quan sát được trận đánh.
 
  Chúng tôi bắt đầu ở độ cao 1600 feet. Bây giờ chúng tôi đang ở ngang tầm ngọn cây. Chiếc Mig đã xử lý tình huống rất đúng. Nó đang vờn tôi. Tôi bay xuống và ở vào cái thế không thể bắn trúng nó khi nó bắt đầu lộn lại. Có lẽ nó đã nhận ra rằng như thế là quá sớm. Nó trở lại vòng quay của mình rồi cố gắng lộn lại lần nữa. Từng đó đã đủ để tôi bắt được đuôi của nó. Tôi bắn đi một quả Rắn chuông. Quả đạn phá hỏng 2/3 cánh trái của nó.Nó đâm xuống cánh đồng lúa và nổ như một quả cầu lửa và bắn lên cao hơn cả vòm che buồng lái của tôi.

  Tôi sắp hết nhiên liệu. Tôi phát tín hiệu yêu cầu một bình. Anh ta đang ở khá xa bờ biển nên không muốn bay gần hơn "Tôi đã được lệnh không được vượt biển". Anh ta nói.

  “Tôi không muốn anh bay qua biển - Tôi nói - Tôi chỉ muốn anh bay gần hơn để tôi không hết nhiên liệu trước khi tôi phải ăn kẹo đồng”. Một vị đô đốc nghe được cuộc trao đổi của chúng tôi. Ông ra lệnh đưa máy bay tiếp nhiên liệu đến để tiếp nhiên liệu cho tôi.

  Mọi người trên tàu hỏi tôi có muốn lượn một vòng trên không để mừng thắng lợi bắn rơi máy bay địch không. Tôi trả lời "Tôi không biết".
  Swanson đang bay cạnh tôi. Anh ta gật đầu "Đồng ý đi”.
 
  "Được rồi, tôi sẽ làm như thế”. Tôi đánh tín hiệu về.


  “Phía mạn trái sẽ được dọn sạch sẽ để anh thực hiện một vòng nhào lộn mừng thắng lợi”. Oriskany báo.
 
  Sau khi hoàn thành một nhiệm vụ, người ta thường vòng qua mạn phải tàu ở độ cao từ 600 đến 800 feet rồi ngưng lại để chuẩn bị hạ cánh. Lần này, tôi rẽ sang bên mạn trái phía trên boong tàu bay, hất mũi máy bay lên rồi lộn một vòng sau đó ngừng lại để hạ cánh. Tôi bắt đầu bài biểu diễn của mình. Trên sóng, Swanson chẳng nói gì nhưng sau đó anh ta bảo tôi anh ta cố vẫy tay ra hiệu cho tôi anh ta sẽ lượn vòng quanh tôi khi tôi thực hiện vòng quay của mình. Nếu như thế tôi sẽ không thấy nó. Tôi đã đi vào vòng quay của mình thì đột nhiên nhìn thấy một chiếc máy bay cách đó mấy inch sắp sửa hạ cánh trước mặt tôi. Tôi nghĩ cánh của tôi chắc sẽ nổ tung ngay cạnh sườn chiếc máy đó vì nó ở quá gần. Tôi gần như lặng người đi vì sợ hãi. Khi đã hạ cánh an toàn, mọi người ở trên boong nói với tôi "Chúa ơi, suýt nữa là anh mất mạng rồi đấy”. Dick Schaffert - người bị nhỡ mất chiếc Mig ở đầu trận giao chiến - đùa rằng niềm an ủi duy nhất của anh ta là Cal và tôi đụng đầu nhau trong vòng quay mừng thắng lợi.
 
  “Tôi không cho là mình có thể mang lại cho anh một phù hiệu Bạc vì việc làm đó". Swanson nói sau khi chúng tôi hạ cánh.
 
  "Phi đội trưởng ạ, có sao đâu”. Tôi bảo “Tôi đã bắn rơi một chiếc Mig. Như thế đối với tôi là đủ rồi”."


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 20 Tháng Chín, 2012, 09:38:05 pm
Vâng, vậy là ta cử một chiếc MIG bay vào chủ yếu để "dằn mặt" địch. Bên ta đánh giá là việc này đã mang lại tác dụng "cả tuần lễ bọn C-130 và B-52 không dám "ra oai tác quái". Đúng là trong hai tuần đầu của chiến dịch, KQ Mỹ đã hạn chế tần suất phi vụ cường kích ở Quảng Trị. Tuy nhiên người Mỹ họ đưa ra lý do khác cho việc này - ngày 02/04/1972, một máy bay do thám điện tử EB-66, số đuôi 54-0466, bị tên lửa phòng không ta bắn rơi tại chỗ ở Quảng Trị (mà ta tưởng nhầm là bắn được B-52). Hoa tiêu, trung tá Iceal Hambleton (http://en.wikipedia.org/wiki/Rescue_of_Bat_21_Bravo), nhảy dù vào vùng kiểm soát của quân ta. Để cứu Hambleton, KQ Mỹ đã đặt ra một vùng cấm oanh kích, không quân cũng như pháo binh, với bán kính 27km từ vị trí của Hambleton cả ngày 02/04, và những ngày sau đó thì KQ Mỹ tập trung người và phương tiện, coi việc cứu Hambleton là mục tiêu số 1, quan trọng hơn cả yểm trợ cho SĐ 3 VNCH.

Tài liệu Mỹ đều nói giống nhau là ngoài lý do vụ Hambleton ra thì việc yểm trợ của KQ Mỹ cho VNCH ở Quảng Trị bị ngăn chặn rất nhiều bởi sự có mặt của tên lửa phòng không ta. Không thấy họ nhắc đến MIG.
Trước khi mở chiến dịch ném bom ngăn chặn Linebacker trên MB vào đầu tháng 5/72, từ tháng 4/72 về trước KQ Mĩ chỉ tiến hành các hoạt động ném bom ngăn chặn thường xuyên trên tuyến giao thông hậu cần của ta ở phía tây Trường Sơn (đất Lào, bắc phần của Nam Vn và CPC) bằng máy bay ném bom B.52 và máy bay cường kích AC.130, đồng thời tiến hành các hoạt động trinh sát các tuyến giao thông ở phía bắc VT17.

Việc đưa Mic.21 xuống sâu phía nam xuất kích làm nhiệm vụ hồi đầu năm 1972 có giá trị rất lớn về mặt răn đe và nghi binh chiến dịch để giúp các lực lượng chiến đấu mặt đất của ta tập kết lực lượng và tạo thế trước khi phát động tiến công.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: 1100ibn trong 20 Tháng Chín, 2012, 09:45:17 pm
Trước tiên xin cảm ơn các ông, bác, chú đã cống hiến vì Tổ Quốc mà chúng cháu mới có ngày hôm nay. Bác phi công tiêm kích cho cháu hỏi có vụ nào mà phi công trước khi bay làm lễ truy điệu không ạ? Tại cháu thấy bố kể là có 1 trường hợp như vậy. Cháu cũng rất tin vì bố cháu trước làm ở ban nghiên cứu chiến tranh đóng ở Nha Trang. Có một đợt bố cháu vẫn còn lưu trữ và cháu được xem bộ phim " Mây đen bao phủ bâu trời Trung Quốc" mà hình ảnh nhớ nhất là mọi người mang từng xâu chim đến biếu Mao Trạch Đông. Trước bố cháu là lính pháo binh thuộc Binh đoàn Tây Nguyên, đã tham gia nhiều trận đánh trong đó có trận đánh giải phóng Buôn Mê Thuột. Chúc bác sức khỏe!
Xin cảm ơn và trân trọng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 20 Tháng Chín, 2012, 10:25:56 pm
Về chiếc MiG-17 rơi ở khu vực Diễn thì tôi chưa tìm ra. Khi nào tra cứu được chính xác, tôi sẽ báo để tuanb5 biết. Việc đó có phải là phi công Triều Tiên hay không cũng cần phải xét cho kỹ. Đúng là các bạn Triều Tiên có sang chiến đấu cùng với chúng ta. Họ cử đủ các thành phần từ phi công đến các thành phần phục vụ sang cùng tham gia chiến đấu, sát cánh cùng các phi công của chúng ta. Thật trân trọng và cảm động. Khi tôi bước vào trực chiến, có được gặp các bạn ấy ở sân bay Kép. Đến năm 1969 thì các bạn đã rút hết về nước.
 Với thời gian chuyến bay cảm tử của anh Hoàng Biểu, anh đã nhớ và kể lại cho tôi cùng đủ mọi cảm giác mừng lo lẫn lộn về chuyến bay ấy. Việc chuyến bay ấy có đúng vào giờ G của phương án mở mặt trận hay không thì tôi chịu, không thể biết được.
 Suốt giai đoạn cuối tháng 12, chúng tôi quay như đèn cù. Cất cánh đã khó khăn, hạ cánh còn khó khăn hơn. Ngay đêm 18 tháng 12 đã có 2 chuyến xuất kích và cả hai chuyến đều bị trục trặc khi về hạ cánh. Đêm ấy, Phạm Tuân trực ở đầu Tây sân bay Đa Phúc. Máy bay chiến thuật F-111 đánh trong vòng 2 đợt, phá hỏng quá nửa đường cất hạ cánh. Khi Phạm Tuân nhận lệnh chuyển cấp, mở máy, lăn ra chuẩn bị cho cất cánh thì đạn vẫn nổ chi chít quanh máy bay. Anh cố cất cánh kéo máy bay tách đất. Đến khu vực Hòa Bình, anh phát hiện thấy những hàng đèn trên thân các máy bay B-52. Anh vòng lại, lấy độ cao và bật ra-đa trên máy bay mình thì lập tức, bọn B-52 tắt luôn đèn và lũ tiêm kích F-4 đi bảo vệ B-52 quay vào phóng tên lửa vào máy bay của Tuân. Anh cơ động zic-zăc tránh bọn F-4 và bọn F-4 cũng mất mục tiêu. Anh vòng tiếp 2 vòng ở Mộc Châu - Sơn La rồi quay về Đa Phúc hạ cánh. Thời điểm đó, đài chỉ huy của sân bay bị đánh hỏng nên không thể liên lạc được. Pháo phòng không nghe thấy tiếng máy bay là bắn lên dữ dội. Trong ánh sáng trăng và vào đúng thời điểm một chiếc B-52 bị bắn cháy, rơi ở Phủ Lỗ, lợi dụng ánh sáng đó cộng với đèn pha trên máy bay, anh lao xuống hạ cánh. Tiếp đất xong thì nghe cái "Rầm !". Biết có vấn đè, Tuân tắt máy, bóp phanh hết cỡ nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Máy bay đã lao xuống hố bom, quay ngược lại 180 độ. Anh lấy chân đạp vào phần nắp buồng lái đã vỡ cho rộng hơn rồi bỏ mũ bay, bỏ áo da, lần lượt tống ra ngoài và chui ra khỏi buồng lái.
 Trước đó, anh Trần Cung trực ở sân bay Hòa Lạc cũng xuất kích trong tình trạng tương tự mà còn nguy hiểm hơn nữa vì các tấm ghi lát trên đường cất hạ cánh bị đánh bong, cong qoeo, dựng ngược cả lên. Anh liều kéo máy bay tách đất ở tốc độ nhỏ. Anh được dẫn đi đánh bọn B-52 nhưng vì nhiễu dày đặc và bọn tiệm kích đi yểm hộ phát hiện được anh, quây lại bắn tên lửa. Anh cơ động và cũng nhận được lệnh về Đa Phúc hạ cánh. Đài chỉ huy tại sân bị bom đánh hỏng, anh quay về Kép, nhưng đài chỉ huy ở Kép cũng bị phá hủy, không liên lạc được. Anh nhận lệnh vòng về Gia Lâm. Đến Gia Lâm thì sân bay cũng vừa bị đánh xong, một lần nữa anh lại quay lại sân bay Đa Phúc. Anh liều xuống hạ cánh . Vừa tiếp đất là tắt máy luôn và thả dù giảm tốc. Máy bay chồm qua một hố bom cỡ nhỏ rồi dừng lại trước một hố bom cỡ lớn. Anh nhảy ra khỏi buồng lái được chừng một hai phút thì thấy một chiếc máy bay lao xuống hạ cánh, có hai vệt lửa sáng chạy dọc theo đường băng trước khi máy bay lao xuống hố bom. Thì ra đấy là máy bay của Phạm Tuân. Khi hạ cánh, do lực va chạm mạnh nên hai quả tên lửa K-13 đã "nhảy" ra khỏi bệ, trà xát trên mặt đường băng tạo ra hai vệt lửa mà anh Cung đã thấy.
 Anh Trần Cung vội chạy lại phía máy bay vừa hạ cánh thì thấy Phạm Tuân đang đạp nắp buồng lái để chui ra.
 Hai anh dò dẫm vượt qua bãi bom bi và được đón về Sở chỉ huy để rút kinh nghiệm.
 Bọn chúng tôi suốt giai đoạn ấy cứ "lang thang", "lông bông" tứ xứ, đi hết sân này đến sân khác, chẳng mấy khi về đến căn cứ chính của Trung đoàn. Quần áo còn lại không mặc đến thì hôi rình, có thể thu hoạch mộc nhĩ mọc ra từ quần áo được. Thời gian ở trong hầm của bọn tôi khá nhiều nên nhiều anh bị mắc căn bệnh mà tôi gọi là "bệnh hươu". Thực chất là lang ben, trông cứ như những con hươu sao ấy nên gọi vậy cho tiện.
 Cuộc chiến đấu trong chiến dịch 12 ngày đêm thực sự ác liệt và cam go. Mỗi lần vào cấp, ngồi vào buồng lái, tôi lại hít một hơi dài, nén trong lồng ngực, thầm nhủ : có lẽ đây cũng là lần cuối của mình ! . Nhưng khi đã nổ máy thì ý nghĩ ấy tiêu tan ngay. Biết bao nhiêu việc phải làm dồn dập sau khi ấn nút khởi động. Xuất kích, săn lùng, không chiến, xử lí các tình huống bất trắc, tìm đường về hạ cánh ... luôn luôn ở tột đỉnh của sự căng thẳng. Hạ cánh xong, ra khỏi buồng lái mới thở phào : ta vẫn còn sống ! Và chuẩn bị tiếp cho lần xuất kích mới. Cứ thế, chúng tôi ở trong vòng xoáy đến chóng mặt. Râu ria cũng chẳng mấy khi kịp cạo. Ngày đánh nhau, đêm lại họp bàn, rút kinh nghiệm trận đánh, tìm cách đánh đến khuya. Rồi báo động, rồi trú ẩn ... Chợp mắt được một chút thì đã đến giờ đi trực. Mà đã trực thì không có lúc nào rỗi cả. Có ngày, tôi có đến 11 lần chuyển cấp, 6 lần mở máy, 4 lần xuất kích. Lần báo động chuyển cấp cuối cùng là lúc trời đã nhá nhem tối, tôi không còn đủ sức chạy ra máy bay nữa. Vào máy bay ngồi, tôi nói với tổ trưởng thợ máy : " Chắc lần này cất cánh là tao đi tong thôi vì mệt lắm rồi !". Tổ trưởng thợ máy mắng lại : "Phỉ thui cái mồm mày, chỉ được cái nói gở  là không ai bằng ! Ngậm miệng vào ngay !". Quả thực, ngày đó tôi mệt đến muốn ngất. Hầu như suốt ngày không có hạt cơm nào vào bụng vì vừa bưng bát cơm, và được một miếng là báo động. Tay xách mũ bay, vừa chạy vừa nhổ cơm trong miệng ra, lau miệng vào ống tay áo, cất cánh rồi về hạ cánh ở sân bay khác. Quay hơn đèn kéo quân như vậy thì đến đá cũng phải đổ mồ hôi !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 20 Tháng Chín, 2012, 10:45:17 pm
Vâng, vậy là ta cử một chiếc MIG bay vào chủ yếu để "dằn mặt" địch. Bên ta đánh giá là việc này đã mang lại tác dụng "cả tuần lễ bọn C-130 và B-52 không dám "ra oai tác quái". Đúng là trong hai tuần đầu của chiến dịch, KQ Mỹ đã hạn chế tần suất phi vụ cường kích ở Quảng Trị. Tuy nhiên người Mỹ họ đưa ra lý do khác cho việc này - ngày 02/04/1972, một máy bay do thám điện tử EB-66, số đuôi 54-0466, bị tên lửa phòng không ta bắn rơi tại chỗ ở Quảng Trị (mà ta tưởng nhầm là bắn được B-52). Hoa tiêu, trung tá Iceal Hambleton (http://en.wikipedia.org/wiki/Rescue_of_Bat_21_Bravo), nhảy dù vào vùng kiểm soát của quân ta. Để cứu Hambleton, KQ Mỹ đã đặt ra một vùng cấm oanh kích, không quân cũng như pháo binh, với bán kính 27km từ vị trí của Hambleton cả ngày 02/04, và những ngày sau đó thì KQ Mỹ tập trung người và phương tiện, coi việc cứu Hambleton là mục tiêu số 1, quan trọng hơn cả yểm trợ cho SĐ 3 VNCH.

Tài liệu Mỹ đều nói giống nhau là ngoài lý do vụ Hambleton ra thì việc yểm trợ của KQ Mỹ cho VNCH ở Quảng Trị bị ngăn chặn rất nhiều bởi sự có mặt của tên lửa phòng không ta. Không thấy họ nhắc đến MIG.
Trước khi mở chiến dịch ném bom ngăn chặn Linebacker trên MB vào đầu tháng 5/72, từ tháng 4/72 về trước KQ Mĩ chỉ tiến hành các hoạt động ném bom ngăn chặn thường xuyên trên tuyến giao thông hậu cần của ta ở phía tây Trường Sơn (đất Lào, bắc phần của Nam Vn và CPC) bằng máy bay ném bom B.52 và máy bay cường kích AC.130, đồng thời tiến hành các hoạt động trinh sát các tuyến giao thông ở phía bắc VT17.

Việc đưa Mic.21 xuống sâu phía nam xuất kích làm nhiệm vụ hồi đầu năm 1972 có giá trị rất lớn về mặt răn đe và nghi binh chiến dịch để giúp các lực lượng chiến đấu mặt đất của ta tập kết lực lượng và tạo thế trước khi phát động tiến công.

Bác huyphongssi ơi ở đây hình như có chút nhầm lẫn, bởi tôi vẫn nhớ cái ngày Chủ nhật 16-4-1972. Hôm ấy chúng tôi được nghỉ học và tổ chức đi tham quan Quốc tử giám ( Hà nội ) Vừa kết thúc thì còi báo động vang lên (Quãng 11am ) Sau đó ,tiếng máy bay, tiếng nổ của pháo cao xạ ầm ầm khắp thành phố ( Vướng nhiều nhà, chẳng xem được gì  ;D )





Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tralientay trong 20 Tháng Chín, 2012, 11:14:00 pm

Cám ơn bác phicôngtiêmkích.
Các bài của bác và các bác không quân luôn rất hấp dẫn.
Nghe kể biết rõ hơn những ngày cuối 1972 các bác gian khổ và nguy hiểm vô cùng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 21 Tháng Chín, 2012, 02:27:51 am
Trước khi mở chiến dịch ném bom ngăn chặn Linebacker trên MB vào đầu tháng 5/72, từ tháng 4/72 về trước KQ Mĩ chỉ tiến hành các hoạt động ném bom ngăn chặn thường xuyên trên tuyến giao thông hậu cần của ta ở phía tây Trường Sơn (đất Lào, bắc phần của Nam Vn và CPC) bằng máy bay ném bom B.52 và máy bay cường kích AC.130, đồng thời tiến hành các hoạt động trinh sát các tuyến giao thông ở phía bắc VT17.

Bác huyphongssi ơi ở đây hình như có chút nhầm lẫn, bởi tôi vẫn nhớ cái ngày Chủ nhật 16-4-1972. Hôm ấy chúng tôi được nghỉ học và tổ chức đi tham quan Quốc tử giám ( Hà nội ) Vừa kết thúc thì còi báo động vang lên (Quãng 11am ) Sau đó ,tiếng máy bay, tiếng nổ của pháo cao xạ ầm ầm khắp thành phố ( Vướng nhiều nhà, chẳng xem được gì)

Ngày 30/03/1972 ta bắt đầu Chiến dịch Trị - Thiên 1972 (hay Chiến dịch Quảng Trị 1972 như cách gọi trong những bài viết ở topic này) thì ngày 06/04/1972, Mỹ bắt đầu ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam.

Ngày 16/04/1972 bom Mỹ đã gây rất nhiều tội ác tại miền Bắc. Dưới đây là đoạn trích trong cuốn sách "Điện Biên Phủ trên không - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam" của tác giả Lưu Trọng Lân (bản số hóa tại website Lịch Sử Việt Nam (http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_xfaq&task=answer&Itemid=55&catid=67&aid=9)):

- 3 giờ sáng ngày 16 tháng 4: 9 chiếc B52 cùng 261 máy bay chiến thuật ném bom Hải Phòng (máy bay chiến thuật tiếp tục đánh phá cả ngày hôm sau).

Trong ba đêm đó, ra-đa của ta phát hiện B52 rất khó khăn vì bị nhiễu nặng, còn tên lửa thì không bắn rơi được chiếc B52 nào.

- 9 giờ sáng ngày 16 tháng 4, địch cho 60 máy bay chiến thuật bay vào vùng trời Hà Nội, trong đó có nhiều chiếc F4 bay cao 10 ki-lô-mét gây nhiễu giả B52. Ra-đa ta hoang báo: "B52 bay vào Hà Nội”. Ba chục quả đạn tên lửa được phóng lên những tốp F4 giả B52 ấy, nhưng không có chiếc nào rơi. MIG-21 của ta cất cánh tìm diệt "B52" nhưng bị lũ F4 tiêm kích khống chế quyết liệt nên được lệnh phải quay về.

Ngày 16 tháng 4, hàng trăm đồng bào ta ở Hải Phòng bị bom Mỹ sát hại, kho xăng Đức Giang của Hà Nội bị thiêu hủy phần lớn. Một thực tế quá đau lòng! Đó là những ngày nặng nề nhất của bộ đội Phòng không - Không quân, đặc biệt là đối với những đơn vị tên lửa đã từng ghi đậm chiến công cùng quân dân miến Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968).


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 21 Tháng Chín, 2012, 08:44:22 am
 Bác star ơi có lẽ bác nhớ nhầm 1 chút. Bởi trận giặc Mỹ phá hoại kho xăng Đưc giang xảy ra trươc đó 1 thời gian( Tôi nhớ trước vụ MIG17 rơi ở Mỹ đình )
 Trưa hôm đó có 1 cột khói khổng lồ bốc lên sau đợt oanh tạc. Người dân Mỹ đình tụ tập rất đông bàn tán. Một số có hiêu biêt nói đó là kho xăng Đức giang (Tôi hồi đó còn nhỏ lắm ). Sau này ,trong cuốn Vùng trời nhà văn Hữu Mai có nhắc đến sự kiện này

Cuối năm 1972 trong chiến dịch 12 ngày đêm, Mỹ có đánh lại  song thiệt hại không nhiều như lần đầu.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 21 Tháng Chín, 2012, 09:13:25 am
Bác star ơi có lẽ bác nhớ nhầm 1 chút. Bởi trận giặc Mỹ phá hoại kho xăng Đưc giang xảy ra trươc đó 1 thời gian( Tôi nhớ trước vụ MIG17 rơi ở Mỹ đình )
Em sinh ra sau khi đất nước đã thống nhất, những sự kiện em trích dẫn phía trên là trong cuốn sách của tác giả Lưu Trọng Lân (tên sách và đường dẫn em đều có ghi rõ).

Em tìm thêm thông tin trên mạng thì thấy là Tổng kho Xăng dầu Đức Giang bị bom Mỹ đánh thiệt hại nặng 2 lần:
- Lần 1: ngày 29/06/1966: Cuộc chiến cứu kho xăng Đức Giang (http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2010/4/71670.cand)
- Lần 2: ngày 16/04/1972: Chuyện của một sĩ quan Công an luôn ao ước mình "thất nghiệp" (http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=150472)

Trưa hôm đó có 1 cột khói khổng lồ bốc lên sau đợt oanh tạc. Người dân Mỹ đình tụ tập rất đông bàn tán. Một số có hiêu biêt nói đó là kho xăng Đức giang (Tôi hồi đó còn nhỏ lắm ). Sau này ,trong cuốn Vùng trời nhà văn Hữu Mai có nhắc đến sự kiện này
Nếu em nhớ không nhầm thì chi tiết này trong cuốn Vùng Trời tập II, trong đó có đoạn biên đội của của anh Đông đang bay ở khu chờ bằng Mig-17 thì thấy cột khói bốc lên. Anh Đông rất xúc động khi thấy "kẻ thù đã đụng đến Trái tim của Tổ quốc", rồi sau đấy cùng với anh Hoa mỗi người hạ 1 chiếc F-105.

Cuối năm 1972 trong chiến dịch 12 ngày đêm, Mỹ có đánh lại  song thiệt hại không nhiều như lần đầu.

Năm 1972, Mỹ quay lại ném bom miền Bắc, mà đỉnh điểm leo thang là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thật sự thì em không muốn tìm hiểu kĩ các thông số về thiệt hại mà bom Mỹ đã gây ra để có thể so sánh như là những con số. Nhưng qua những gì đã đọc và tìm hiểu thì với mật độ tấn công dày đặc, tốc độ leo thang nhanh, cùng với vũ khí trang bị được cải tiến nhiều, máy bay Mỹ đã gây ra rất nhiều thiệt hại. Ví dụ, bằng việc sử dụng bom dẫn đường bằng laser, giặc Mỹ đã đánh sập rất nhiều công trình quan trọng của ta như: cầu Long Biên, cầu Hàm Rồng, nhà máy điện Yên Phụ. Còn trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, với việc đem B-52 rải thảm Hà Nội, Hải Phòng thì chắc là không có cuốn sách nào có thể ghi hết tội ác mà giặc Mỹ đã gây ra.

Nếu như mấy năm trước đây, lực lượng cường kích (đeo bom) trong đội hình của chúng nhiều, tiêm kích (đánh chặn) ít hơn thì nay thay đổi ngược lại. Trong đội hình 32 chiếc vào đánh phá mục tiêu, có khi chỉ 4 hoặc 8 chiếc đeo bom laze, 2 chiếc chiếu lade, còn đâu là tiêm kích đơn thuần làm nhiệm vụ quét sạch bầu trời, yểm hộ trực tiếp, yểm hộ khu vực cho số ném bom kia. Phải công nhận rằng, sự ra đời của vũ khí laze quả là lợi hại. Có cây cầu hàng bao nhiêu năm trời, đánh phá tốn hàng ngàn tấn bom đạn, bị rơi hàng trăm máy bay nhưng cầu vẫn đứng trơ trơ, nhưng khi xuất hiện bom lade thì 4 chiếc của chúng đeo bom với 2 chiếc chiếu tia laze đã đánh sập cây cầu.
“Vỏ quýt dày cũng có móng tay nhọn”. Các mục tiêu mặt đất của mình khi cần bảo vệ khỏi sự đánh phá bởi loại vũ khí laze này là đốt khói để khói trùm kín mục tiêu. Tia laze mất tác dụng, bom rơi chệch mục tiêu hết. Cũng sang năm 1972, địch hầu như chỉ sử dụng độc một loại máy bay là F.4 (con Ma) có cải tiến thành F.4E - mang vũ khí nhiều hơn, bắn được khi đang bay đối đầu, góc bắn lớn, tính năng tốt hơn, và như vậy, chúng tôi càng vất vả, chật vật hơn khi phải không chiến với chúng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 21 Tháng Chín, 2012, 12:02:33 pm
Bác star ơi có lẽ bác nhớ nhầm 1 chút. Bởi trận giặc Mỹ phá hoại kho xăng Đưc giang xảy ra trươc đó 1 thời gian( Tôi nhớ trước vụ MIG17 rơi ở Mỹ đình )
Em sinh ra sau khi đất nước đã thống nhất, những sự kiện em trích dẫn phía trên là trong cuốn sách của tác giả Lưu Trọng Lân (tên sách và đường dẫn em đều có ghi rõ).

Em tìm thêm thông tin trên mạng thì thấy là Tổng kho Xăng dầu Đức Giang bị bom Mỹ đánh thiệt hại nặng 2 lần:
- Lần 1: ngày 29/06/1966: Cuộc chiến cứu kho xăng Đức Giang (http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2010/4/71670.cand)
- Lần 2: ngày 16/04/1972: Chuyện của một sĩ quan Công an luôn ao ước mình "thất nghiệp" (http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=150472)

Trưa hôm đó có 1 cột khói khổng lồ bốc lên sau đợt oanh tạc. Người dân Mỹ đình tụ tập rất đông bàn tán. Một số có hiêu biêt nói đó là kho xăng Đức giang (Tôi hồi đó còn nhỏ lắm ). Sau này ,trong cuốn Vùng trời nhà văn Hữu Mai có nhắc đến sự kiện này
Nếu em nhớ không nhầm thì chi tiết này trong cuốn Vùng Trời tập II, trong đó có đoạn biên đội của của anh Đông đang bay ở khu chờ bằng Mig-17 thì thấy cột khói bốc lên. Anh Đông rất xúc động khi thấy "kẻ thù đã đụng đến Trái tim của Tổ quốc", rồi sau đấy cùng với anh Hoa mỗi người hạ 1 chiếc F-105.

Cuối năm 1972 trong chiến dịch 12 ngày đêm, Mỹ có đánh lại  song thiệt hại không nhiều như lần đầu.

Năm 1972, Mỹ quay lại ném bom miền Bắc, mà đỉnh điểm leo thang là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thật sự thì em không muốn tìm hiểu kĩ các thông số về thiệt hại mà bom Mỹ đã gây ra để có thể so sánh như là những con số. Nhưng qua những gì đã đọc và tìm hiểu thì với mật độ tấn công dày đặc, tốc độ leo thang nhanh, cùng với vũ khí trang bị được cải tiến nhiều, máy bay Mỹ đã gây ra rất nhiều thiệt hại. Ví dụ, bằng việc sử dụng bom dẫn đường bằng laser, giặc Mỹ đã đánh sập rất nhiều công trình quan trọng của ta như: cầu Long Biên, cầu Hàm Rồng, nhà máy điện Yên Phụ. Còn trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, với việc đem B-52 rải thảm Hà Nội, Hải Phòng thì chắc là không có cuốn sách nào có thể ghi hết tội ác mà giặc Mỹ đã gây ra.

Nếu như mấy năm trước đây, lực lượng cường kích (đeo bom) trong đội hình của chúng nhiều, tiêm kích (đánh chặn) ít hơn thì nay thay đổi ngược lại. Trong đội hình 32 chiếc vào đánh phá mục tiêu, có khi chỉ 4 hoặc 8 chiếc đeo bom laze, 2 chiếc chiếu lade, còn đâu là tiêm kích đơn thuần làm nhiệm vụ quét sạch bầu trời, yểm hộ trực tiếp, yểm hộ khu vực cho số ném bom kia. Phải công nhận rằng, sự ra đời của vũ khí laze quả là lợi hại. Có cây cầu hàng bao nhiêu năm trời, đánh phá tốn hàng ngàn tấn bom đạn, bị rơi hàng trăm máy bay nhưng cầu vẫn đứng trơ trơ, nhưng khi xuất hiện bom lade thì 4 chiếc của chúng đeo bom với 2 chiếc chiếu tia laze đã đánh sập cây cầu.
“Vỏ quýt dày cũng có móng tay nhọn”. Các mục tiêu mặt đất của mình khi cần bảo vệ khỏi sự đánh phá bởi loại vũ khí laze này là đốt khói để khói trùm kín mục tiêu. Tia laze mất tác dụng, bom rơi chệch mục tiêu hết. Cũng sang năm 1972, địch hầu như chỉ sử dụng độc một loại máy bay là F.4 (con Ma) có cải tiến thành F.4E - mang vũ khí nhiều hơn, bắn được khi đang bay đối đầu, góc bắn lớn, tính năng tốt hơn, và như vậy, chúng tôi càng vất vả, chật vật hơn khi phải không chiến với chúng.

Bác star ơi chúng ta đang nói trận đánh kho xăng Đức giang cơ mà. Tôi nói đánh lại là Mỹ đánh kho này lần thứ 2 đợt 12 ngày đêm chứ đâu nói toàn bộ chiến dịch đó.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 21 Tháng Chín, 2012, 12:32:16 pm
Bác star ơi chúng ta đang nói trận đánh kho xăng Đức giang cơ mà. Tôi nói đánh lại là Mỹ đánh kho này lần thứ 2 đợt 12 ngày đêm chứ đâu nói toàn bộ chiến dịch đó.

Vâng, em đã hiểu nhầm đoạn "Cuối năm 1972 trong chiến dịch 12 ngày đêm, Mỹ có đánh lại  song thiệt hại không nhiều như lần đầu." là so sánh thiệt hại giữa 2 lần chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.

Như vậy thì em nghĩ có thể kết luận thế này:

Lần Tổng kho Xăng dầu Đức Giang bị đánh mà bác nhớ
Trích dẫn
Bởi trận giặc Mỹ phá hoại kho xăng Đưc giang xảy ra trươc đó 1 thời gian( Tôi nhớ trước vụ MIG17 rơi ở Mỹ đình )
là lần bị đánh thiệt hại nặng thứ nhất, ngày 29/06/1966. Về trình tự thời gian, nó cũng phù hợp: xảy ra trước việc chiếc Mig-17 bị rơi ở Mỹ Đình (20/05/1967).

Còn lần bị đánh thiệt hại nặng thứ hai, vào ngày 16/04/1972, là sự kiện được nhắc đến trong đoạn em trích dẫn từ cuốn sách của tác giả Lưu Trọng Lân.

Là một địa điểm quan trọng, Tổng kho Xăng dầu Đức Giang chắc chắn là một trong những mục tiêu tấn công hàng đầu của Mỹ và có thể đã nhiều lần bị đánh trúng, nhưng chắc là 2 lần vào tháng 06/1966 và tháng 04/1972 là nặng nhất (được nhắc đến nhiều trong các tài liệu của ta).


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 21 Tháng Chín, 2012, 01:01:38 pm
Tôi hoàn toàn đồng ý với bác star.
Trong cuộc sống, nhất là trong ký ức khó tránh được nhầm lẫn. Qua trao đổi chúng ta cố gắng ( Trong khả năng có thể ) đưa về thực tế như nó vốn có.
Còn lần thứ 2 Mỹ đánh kho xăng Đức giang ta cứ tìm hiểu thêm nhé. Bởi theo tài liệu mà bác có là ngày 16-4 1972. Hôm đó tôi có mặt ở Hà nội, lại lớn tuổi hơn đợt 1 nên tôi nghĩ rằng cuối năm đó mới đúng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: linhcnn72 trong 21 Tháng Chín, 2012, 08:58:31 pm
Bác tuanb5@.
Tôi cũng nhớ giống như bác star@. Ngày16-4-1972, Mỹ ném bom kho xăng Đức giang, lửa cháy to lắm, ở Hà nội cũng trông thấy khói bay đen kịt.Hôm đó chúng còn đánh Hải phòng và một số nơi khác. Bố tôi vừa xuống HP thăm một người bạn thì bị kẹt lại, đêm hôm đó con trai người bạn của Cụ phải tức tốc đèo Cụ bằng xe đạp đi suốt đêm về Hà nội, chính vì thế nên tôi không quên được ngày này.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 21 Tháng Chín, 2012, 09:42:32 pm
 Tôi có quen thân với một anh ở Quân chủng Hải quân. Anh đã từng tham gia với những "con tàu không số", với đường mòn trên biển. Anh cũng từng được truy điệu sống đến 5 lần trước khi đi làm nhiệm vụ. Đối với các Quân binh chủng khác thì có những trường hợp như thế, còn riêng với Không quân, với đội ngũ phi công chúng tôi thì không có đâu. Lời chúc của chúng tôi bao giờ cũng là "có số lần cất cánh và hạ cánh bằng nhau !". Nghĩa là phải giành giật lấy chiến thắng và phải trở về, - 1100ibn ạ !. Dù có biết đấy là chuyến bay cảm tử đi chăng nữa, cũng không ai tổ chức truy điệu trước lúc cất cánh cả. Có thể, có sự hiểu lầm đấy !
 Trong thời gian cuối của năm 72 đối với chúng tôi thì việc trực chiến, báo động chuyển cấp, xuất kích chiến đấu ... xảy ra, lặp đi lặp lại liên tục. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi xen kẽ giữa các lần báo động, các phi công vẫn ghi nhật ký, vẫn viết thư về cho gia đình, cho người thân. Mà không phải lần viết nào cũng kết thúc trọn vẹn. Rất nhiều dòng nhật ký phải bỏ dở, nhiều bức thư phải ngắt quãng giữa chừng vì có lệnh báo động, vì phải xuất kích chiến đấu.
 Sáng ngày 27, sau khi cơ động đến sân bay Miếu Môn, anh Trần Việt tiếp thu chiếc máy bay mà anh Vũ Đình Rạng vừa trực đêm hôm trước xong ( vào cái giai đoạn ấy, cái chuyện trực ngày, trực đêm bàn giao cho nhau cùng trực trên một máy bay là chuyện bình thường ) thì nhận được lệnh vào cấp 1. Trần Việt mở máy, cất cánh từ Miếu Môn, được dẫn về phía Tây sân bay, gặp biên đội 2 chiếc F-4, lập tức lao vào không chiến và bắn rơi 1 chiếc. Chiếc còn lại tháo chạy mất tăm mất tích. Sau trận không chiến, Trần Việt về sân bay Đa Phúc hạ cánh. Sân bay bị bom đạn cày xới nát hết cả nên anh phải xuống hạ ở bên phải đường băng. Về sau này, anh em trong đoàn bay viết tặng anh mấy câu thơ mà anh rất khoái chí :
 Vài ngày nữa là chiến tranh kết thúc
 Chiến công này sử sách mãi còn ghi
 Thật "hạn nặng" cho thằng bay F-4
 Trời Miếu Môn gặp anh Bảy làm gì !
 Anh Bảy đây là anh Bảy Việt !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tung677 trong 21 Tháng Chín, 2012, 10:37:48 pm
Bác tuanb5@.
Tôi cũng nhớ giống như bác star@. Ngày16-4-1972, Mỹ ném bom kho xăng Đức giang, lửa cháy to lắm, ở Hà nội cũng trông thấy khói bay đen kịt.Hôm đó chúng còn đánh Hải phòng và một số nơi khác. Bố tôi vừa xuống HP thăm một người bạn thì bị kẹt lại, đêm hôm đó con trai người bạn của Cụ phải tức tốc đèo Cụ bằng xe đạp đi suốt đêm về Hà nội, chính vì thế nên tôi không quên được ngày này.
....Lúc Mỹ ném kho xăng Đức Giang...Em mới gần 10 tuổi...ngu ngơ chả biết gì ,còn leo lên đê chỗ phố Hàng Mắm - Hà Nội để xem ...các thùng Xăng bay lên cao ở xa trông như hạt đỗ đen..bay lên nổ lụp bụp trên trời...nói chung cháy rất to,thấy bảo có cả trực thăng đến giúp rập lửa không biết có đúng không ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 21 Tháng Chín, 2012, 11:28:42 pm

Tôi đã tìm hiểu thêm, đúng là ngày 16-4 1972 Mỹ đánh Đức giang lần 2. Có lẽ vị trí tôi đứng bị khuất tầm nhìn nên không nhớ chính xác. Bác tung677 hoặc bất kỳ ai đã chứng kiến cháy kho xăng thì chẳng thể nào quên được cái cột khói khổng lồ cuồn cuộn bốc lên. Tôi chỉ chứng kiến lần 1.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: linh_8_78_88_68 trong 22 Tháng Chín, 2012, 08:09:44 am

Ủng hộ các Bác Clip này cho thêm khí thế, cũng là chiến công chung của Binh Chủng Phòng Không - Không quân:

http://www.youtube.com/watch?v=0hpSZQvjksY


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 22 Tháng Chín, 2012, 09:37:22 pm
 Ngày 27, anh Việt bắn rơi 1 chiếc F-4 thì đêm đó, Phạm Tuân bắn rơi 1 B-52. Đêm 28 thì Vũ Xuân Thiều bắn rơi 1 B-52 và hy sinh. Tối hôm 28, tôi ở sân bay Gia Lâm. Sáng hôm sau tôi về hạ cánh ở Đa Phúc với tâm trạng còn đang phấn khích về chiến công của Phạm Tuân thì nhận được tin Thiều đã hy sinh. Đứng ở ngoài sân bay, tay cầm lá thư của Thiều mà nước mắt tôi cứ trào ra, ướt đẫm khuôn mặt vốn đã hốc hác trong thời gian tham gia chiến dịch nay trông càng hốc hác hơn. Vậy là bức thư đã không bao giờ đến được tay người nhận nữa. Vậy là mọi chuyện bỗng chốc chỉ còn là kỷ niệm. Mới đây thôi, hai anh em còn cùng một Trung đội bay đêm, rồi tôi sang Đại đội đánh ngày, Thiều ở lại Đại đội đánh đêm. Cùng một Trung đoàn mà đã thấy cách biệt khi người thì hoạt động ban ngày, người lại hoạt động ban đêm. Mới hôm rồi anh Thiều còn gửi lại cho tôi chiếc áo len của tôi hôm tôi đưa Thiều mắc cho đỡ rét và Thiều cũng mới viết cho tôi xong, tế nhị "thúc giục" chuyện tôi nên sớm gắn bó với cô sơn nữ. Vậy là những dòng chữ kia bỗng nhiên đã là những dòng chữ cuối cùng... Vậy mà bây giờ đã âm dương cách biệt ...
 Thư của người yêu Thiều gửi về, Thiều không bao giờ được đọc nữa và người yêu của Thiều cũng vĩnh viễn không bao giờ nhận được thư Thiều nữa.
 Sững sờ đững ngoài sân bay với nước mắt chảy giàn giụa trên mặt, tôi chẳng thốt lên được một lời nào cả. Sự mất mát đến đột ngột quá. Khi trở về căn cứ, tôi lẳng lặng ghi vào đằng sau chiếc phong bì :
     "Chiều chiều mây phủ Sơn La
      Nhớ thường bạn, nước mắt và lộn cơm !"
 Cuộc chiến này sẽ còn tiếp tục cướp đi những người bạn nào thân thiết của tôi nữa ? Và bao giờ sẽ đến lượt tôi ra đi ? Không ai trả lời được !.
 Ngày cuối năm 1972, tôi trực ở sân bay Gia Lâm, biết rằng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã chấm dựt. Tôi ra ngồi ở đầu đường băng. Không gian yên tĩnh và tôi thấy trống trải lạ thường. Bầu trời tĩnh lặng, sâu thẳm đến không cùng. Tôi nhìn lên đó rồi bật khóc như đứa trẻ, khóc như chưa bao giờ được khóc. Trước mắt tôi hiện lên rõ rệt, đầy đủ các khuôn mặt của các anh em, bạn hữu ... Tôi như còn nghe được cả giọng nói, tiếng cười của họ nữa. Rồi những khuôn mặt ấy bị nhòa dần theo thứ tự thời gian :
 Trần Hóa ( 04.02.1969 )
 Phạm Thành Nam ( 28.03.1070 )
 Phạm Đình Tuân ( 28.01.1971 )
 Nguyễn Văn Khánh ( 18.12.1971 )
 Bùi Văn Long ( 03.03.1972 )
 Nguyễn Ngọc Hưng ( 08.07.1972 )
 Nguyễn Ngọc Thiên ( 12.08.1972 )
 Vũ Xuân Thiều ( 28.12.1972 )
Tôi cứ ngỡ mình còn đang chiêm bao. Mới đây thôi mà sao các anh đã thành người thiên cổ. Cõi Vĩnh Hằng, khi các anh nằm ấm chỗ. Kiếp luân hồi - các anh có quay lại bay không ? Chốn trần ai bao người nhớ, người mong. Mắt đẫm lệ, nhạt nhòa sương khói. Trời xanh thắm, mung lung , cao vời vợi. Duyên nợ nào chắp mãi những cánh bay !
 Tôi ngồi rất lâu, lòng không sao tĩnh nổi. Không lấy gì cân đo cho được những mất mát, đau thương. Không lấy gì so sánh được những tháng ngày gian nan ...
 Hai lăm, hai sáu tuổi đầu, chúng tôi cũng đã kịp xông pha, lăn lộn, vượt qua được lò lửa chiến tranh để cứng cáp, già dặn. Tôi biết rằng, đời mình phải gắn chặt duyên nợ với bầu trời.
 Nhìn lên đó, tôi ngỡ rằng, đời tôi thử lửa với cuộc chiến thế là đủ. Từ nay tôi có thể thoát được nó, sống yên bình, không còn nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ, không còn thấy những cột khói lửa bốc cao, không còn thấy những cảnh đổ nát hoang tàn, không còn thấy những tiếng khóc gào, không còn thấy cảnh xác chết vương vãi khắp nơi nữa ... Nhưng tôi đã lầm !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Sonviet trong 24 Tháng Chín, 2012, 06:18:09 pm
Ngày 27, anh Việt bắn rơi 1 chiếc F-4 thì đêm đó, Phạm Tuân bắn rơi 1 B-52. Đêm 28 thì Vũ Xuân Thiều bắn rơi 1 B-52 và hy sinh. Tối hôm 28, tôi ở sân bay Gia Lâm. Sáng hôm sau tôi về hạ cánh ở Đa Phúc với tâm trạng còn đang phấn khích về chiến công của Phạm Tuân thì nhận được tin Thiều đã hy sinh. Đứng ở ngoài sân bay, tay cầm lá thư của Thiều mà nước mắt tôi cứ trào ra, ướt đẫm khuôn mặt vốn đã hốc hác trong thời gian tham gia chiến dịch nay trông càng hốc hác hơn. Vậy là bức thư đã không bao giờ đến được tay người nhận nữa. Vậy là mọi chuyện bỗng chốc chỉ còn là kỷ niệm. Mới đây thôi, hai anh em còn cùng một Trung đội bay đêm, rồi tôi sang Đại đội đánh ngày, Thiều ở lại Đại đội đánh đêm. Cùng một Trung đoàn mà đã thấy cách biệt khi người thì hoạt động ban ngày, người lại hoạt động ban đêm. Mới hôm rồi anh Thiều còn gửi lại cho tôi chiếc áo len của tôi hôm tôi đưa Thiều mắc cho đỡ rét và Thiều cũng mới viết cho tôi xong, tế nhị "thúc giục" chuyện tôi nên sớm gắn bó với cô sơn nữ. Vậy là những dòng chữ kia bỗng nhiên đã là những dòng chữ cuối cùng... Vậy mà bây giờ đã âm dương cách biệt ...
 Thư của người yêu Thiều gửi về, Thiều không bao giờ được đọc nữa và người yêu của Thiều cũng vĩnh viễn không bao giờ nhận được thư Thiều nữa.
 Sững sờ đững ngoài sân bay với nước mắt chảy giàn giụa trên mặt, tôi chẳng thốt lên được một lời nào cả. Sự mất mát đến đột ngột quá. Khi trở về căn cứ, tôi lẳng lặng ghi vào đằng sau chiếc phong bì :
     "Chiều chiều mây phủ Sơn La
      Nhớ thường bạn, nước mắt và lộn cơm !"
 Cuộc chiến này sẽ còn tiếp tục cướp đi những người bạn nào thân thiết của tôi nữa ? Và bao giờ sẽ đến lượt tôi ra đi ? Không ai trả lời được !.
 Ngày cuối năm 1972, tôi trực ở sân bay Gia Lâm, biết rằng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã chấm dựt. Tôi ra ngồi ở đầu đường băng. Không gian yên tĩnh và tôi thấy trống trải lạ thường. Bầu trời tĩnh lặng, sâu thẳm đến không cùng. Tôi nhìn lên đó rồi bật khóc như đứa trẻ, khóc như chưa bao giờ được khóc. Trước mắt tôi hiện lên rõ rệt, đầy đủ các khuôn mặt của các anh em, bạn hữu ... Tôi như còn nghe được cả giọng nói, tiếng cười của họ nữa. Rồi những khuôn mặt ấy bị nhòa dần theo thứ tự thời gian :
 Trần Hóa ( 04.02.1969 )
 Phạm Thành Nam ( 28.03.1070 )
 Phạm Đình Tuân ( 28.01.1971 )
 Nguyễn Văn Khánh ( 18.12.1971 )
 Bùi Văn Long ( 03.03.1972 )
 Nguyễn Ngọc Hưng ( 08.07.1972 )
 Nguyễn Ngọc Thiên ( 12.08.1972 )
 Vũ Xuân Thiều ( 28.12.1972 )
Tôi cứ ngỡ mình còn đang chiêm bao. Mới đây thôi mà sao các anh đã thành người thiên cổ. Cõi Vĩnh Hằng, khi các anh nằm ấm chỗ. Kiếp luân hồi - các anh có quay lại bay không ? Chốn trần ai bao người nhớ, người mong. Mắt đẫm lệ, nhạt nhòa sương khói. Trời xanh thắm, mung lung , cao vời vợi. Duyên nợ nào chắp mãi những cánh bay !
 Tôi ngồi rất lâu, lòng không sao tĩnh nổi. Không lấy gì cân đo cho được những mất mát, đau thương. Không lấy gì so sánh được những tháng ngày gian nan ...
 Hai lăm, hai sáu tuổi đầu, chúng tôi cũng đã kịp xông pha, lăn lộn, vượt qua được lò lửa chiến tranh để cứng cáp, già dặn. Tôi biết rằng, đời mình phải gắn chặt duyên nợ với bầu trời.
 Nhìn lên đó, tôi ngỡ rằng, đời tôi thử lửa với cuộc chiến thế là đủ. Từ nay tôi có thể thoát được nó, sống yên bình, không còn nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ, không còn thấy những cột khói lửa bốc cao, không còn thấy những cảnh đổ nát hoang tàn, không còn thấy những tiếng khóc gào, không còn thấy cảnh xác chết vương vãi khắp nơi nữa ... Nhưng tôi đã lầm !.
Hôm nay em ngồi với anh Phạm Phú Thái, Em có hỏi về anh Phi công tiêm kích, anh Thái bảo đó là anh Huy, học bay cùng anh Thái, Em lại biết thêm nhiều chuyện nữa thời các anh đánh Mỹ, rất khâm phục các anh, và em cũng biết thêm rằng anh mới ốm dậy, chúc anh mạnh khỏe mãi để lại tiếp tục bay..........


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Chín, 2012, 09:06:19 pm
 Cám ơn lời chúc của Sonviet. Mình sẽ cố giữ sức, nhưng con người trải dài theo năm tháng, sức khỏe cũng xuôi dần theo. Tuổi tác thì bây giờ đã sang bên kia dốc của cuộc đời rồi. Đồ thị sức khỏe cũng đang đi xuống, không cưỡng lại nổi quy luật chung của tạo hóa. Có điều, cố gắng cho đồ thị không xuống gấp quá mà chỉ thoải thôi. Cái vòng "Sinh lão bệnh tử" ai mà tránh được đâu. Đúng không Sonviet ?
 Trở lại chuyện của "Chiến dịch 12 ngày đêm". Trong chiến dịch ấy, ngày 27, anh Trần Việt bắn rơi 1 chiếc F-4, đêm hôm đó, anh Phạm Tuân hạ 1 "pháo đài bay" B-52, ngày 28, anh Hoàng Tam Hùng bắn cháy 2 chiếc của Không lực Hoa Kỳ. Đêm 28, anh Vũ Xuân Thiều tiêu diệt 1 "pháo đài bất khả xâm phạm" B-52. Đêm 29, anh Bùi Doãn Độ thiêu cháy 1 chiếc F-4. Hai phi công của ta hy sinh anh dũng trước ngưỡng cửa bình minh - trước khi chiến tranh kết thúc là anh Vũ Xuân Thiêu và Hoàng Tam Hùng. Anh Vũ Xuân Thiều đã được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Còn anh Hoàng Tam Hùng, theo tôi biết, nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" này, cũng đang đề nghị nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho anh.
 Vào một ngày của những năm 90, chúng tôi lại có dịp gặp lại người yêu của anh Hoàng Tam Hùng. Chúng tôi ngồi ôn lại biết bao nhiêu chuyện của thời chiến tranh, biết bao chuyện vui buồn... Biết bao nhiêu kỷ niệm lại được nhắc lại, náo động trong suốt buổi gặp. Chia tay, tôi có viết bài "Khoảng trời nỗi nhớ" như sau :
 Em đến với chúng tôi
 Giữa trưa
 Không gian yên tĩnh lạ
 Với cái nắng mùa Thu "rám trái bòng"
 Sắc trời thăm thẳm một thinh không
 Với kho tàng kỷ niệm
 Về chiến tranh
 Đã mấy ai trong cuộc sống thanh bình
 Ôn lại thời quá vãng
 Cay đắng, giận hờn, hân hoan ... ngỡ đi vào quên lãng
 Bỗng thổi bùng trưa nay
 Cám ơn em đến với chúng tôi đây
 Với từng đồng đội
 Với những nỗi gian truân
 Với những gì nông nổi
 Chỉ xảy ra ... vào thở ngày xưa !

 Còn bây giờ
 Thoắt nắng
 Thoắt mưa
 Gánh gió, leo mây, bán giời bằng văn tự
 Cái thưở bao điều kiêng cữ
 Còn đâu !

 Cám ơn em đã khơi lại nỗi đau
 Cho mắt lại một lần rưng lệ
 Những bạn lứa nơi chân trời góc bể
 Hẳn cũng mỉm cười bằng an

 Rồi em về
 Chống chếnh không gian
 Làn gió chao nghiêng khoảng trời - nỗi nhớ
 Lòng những xốn xang câu ca quan họ
 "Người ơi ! ... Người ở !..."
 Cánh chim quê đã chìm khuất chân trời !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tralientay trong 25 Tháng Chín, 2012, 09:29:48 pm

Cám ơn anh phicongtiemkich về bài thơ hay và cảm động.

Những câu thơ nghe như vô lý, vì sao người yêu của anh phi công xưa "khơi lại nỗi đau", để đồng đội anh "mắt lại một lần rưng lệ" (đã khóc nhiều lắm rồi)  mà lại được "cám ơn". Nhưng đến câu sau thì người đọc hiểu, vì nói về nỗi đau của người chiến sĩ hy sinh cuối 1972 ấy chính là sự đồng cảm, sự chia sẻ nên hẳn những người đâu đấy nơi "chân trời góc bể" cũng "mỉm cười bình an".

"Cánh chim quê đã chìm khuất chân trời !"
Câu thơ cuối man mác nỗi niềm mênh mang, chắc ngấm thật sâu vào lòng những người lính xưa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huonghn76 trong 25 Tháng Chín, 2012, 10:23:12 pm
     Những câu thơ đầy súc động đến nao lòng trong "Khoảng trời nỗi nhớ " của bác phi công tiêm kích . Đúng là người lính của bầu trời  vừa giỏi giang lại tài hoa và dũng mãnh . Được làm người chiến sĩ bay cũng là ước mơ xanh của tôi trong những năm học pt cấp 3. Tiếc rằng đến vòng tuyển thứ 2 ở bệnh viện quân chủng thì tôi bị loại . Vùng trời của Hữu Mai ,Một người chân chính văn học Nga , cùng bài hát chuyến bay đêm " Từ trong không gian xa xôi ,bạn ơi ..." Luôn là ước mơ bùng cháy trong nhóm bạn học tôi ngày nào  . Dù cũng biết rằng nếu là phi công lái máy bay chiến đấu cũng có thể bạn bị bắn hạ .
       Với bác phi công tiêm kích sau vừa tròn bốn mươi năm trận không chiến mười hai ngày đêm . Trải lòng với những vần thơ hay , ý thơ đẹp .Dưới cái nắng mùa thu nắng vàng tuy không gay gắt song cũng làm rám trái bòng được gặp lại em -người bạn gái của đồng đội năm xưa nay đã hy sinh ,làm bùng cháy nỗi nhớ nhung tiếc thương và sự thông cảm . Mênh mang như những vần thơ ,trao nghiêng như những ngọn gió ,xốn xang như câu quan họ . Và cánh chim như linh hồn của người đã khuất cũng đến với ta luôn song hành cùng thời gian ,với những cánh bay ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 26 Tháng Chín, 2012, 11:09:11 am
Rất chân thành cảm ơn bác phi công tiêm kích đã gửi tặng sách. Thật sự cháu rất hạnh phúc, càng hạnh phúc hơn khi biết mình được làm quen với dịch giả của "Tiêm kích sống bằng chiến trận" và "Những phi đội bay về phía Tây".
Như vậy, có thể tóm gọn lại câu chuyện những ngày năm 1972 của bác là những ngày bi tráng nhất. 9 người của đoàn bay 24 người hi sinh thì có đến 6 người hi sinh năm 72. Những ngày đó đế quốc Mĩ đã dùng rất nhiều thủ đoạn đê hèn, thâm độc.
Việc có ngày chuyển cấp 11 lần, xuất kích 4 lần để đánh trả và phòng tránh sự truy đuổi của máy bay Mĩ thì quả là khủng khiếp!
À, bác có thể cho cháu biết rõ hơn về nguyên nhân hi sinh của các phi công ta trong giai đoạn 4/1972 được chứ ạ? Đặc biệt là ngày 16, máy bay B-52 đánh nát thành phố Hải phòng, 238 tên lửa đánh hàng chục quả đạn chỉ bắn rơi 1 B-52. Vậy còn không quân của các bác thì sao ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Chín, 2012, 02:57:56 pm
Rất chân thành cảm ơn bác phi công tiêm kích đã gửi tặng sách. Thật sự cháu rất hạnh phúc, càng hạnh phúc hơn khi biết mình được làm quen với dịch giả của "Tiêm kích sống bằng chiến trận" và "Những phi đội bay về phía Tây".

Đề nghị số hóa đưa lên VMH gấp!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Chín, 2012, 03:04:43 pm
Ngày 27 tháng 12 năm 1972 anh Trần Việt bắn rơi tại chỗ 1 F-4 vào buổi chiều.
Đối chiếu nguồn tư liệu của đối phương (http://www.ejection-history.org.uk/project/Biographies/T/Trimble/trimble_jack_r.htm) thì đấy là F-4E 67-2092 thuộc phi đội chiến thuật số 13 (13TFS/432 TRW) đóng ở căn cứ Udorn, Thái Lan, do 2 phi công Mỹ thuộc tổ bay mật danh Desoto03: thiếu tá Carl.H.Jeffcoat (ảnh dưới)
(http://www.ejection-history.org.uk/project/Biographies/J/Jefcoat_Carl/Jeffcoat_Carl.jpg)
và trung úy Jack.L.Trimble (ảnh dưới)
(http://www.ejection-history.org.uk/project/Biographies/T/Trimble/trimble.jpg)
 điều khiển và họ đều còn sống sót và bị bắt làm tù binh.
Theo lời Jack.L.Trimble kể lại thì ban đầu họ chưa biết bị bắn rơi do MiG, chứng tỏ ta giữ được bí mật, tiếp cận rất nhanh và dứt điểm gọn.

Trước trận của anh Trần Việt một chút trong cùng ngày 27 thì anh Dương Bá Kháng (bay số 2 cho anh Đỗ Văn Lanh) cũng bắn rơi 1 F-4 bằng phát đạn tên lửa đối không thứ 2. Đây là F-4E 67-0234 (http://www.scopesys.com/cgi-bin/bio2.cgi?bio=W126) mật danh Vega 02 do 2 phi công Mỹ John W.Anderson và Brian H.Ward thuộc phi đội 4 không đoàn 432 (http://www.ejection-history.org.uk/PROJECT/YEAR_Pages/1972.htm#dec) đóng căn cứ ở Udorn điều khiển, cả 2 đều bị bắt làm tù binh. Chiếc này đang bay phi vụ MiGCAP và bay khá thấp (300 - 500 feet) thì bị bắn rơi.

Trận ngày 28 tháng 12 của 2 anh Lê Văn Kiền (số 1) - Hoàng Tam Hùng (số 2):
- Chiếc RA-5C 156633 (http://www.ejection-history.org.uk/PROJECT/YEAR_Pages/1972.htm#dec) bị anh Hoàng Tam Hùng bắn cháy và rơi ngoài biển. Nó thuộc không đoàn 14 trên tàu sân bay Enterprise. Dù cố bay ra phía biển nhưng 2 phi công không thoát: một bị bắt làm tù binh và một chết. Chiếc F-4 mà anh Hùng bắn cháy thì Mỹ không công nhận và cũng có khả năng chỉ bị thương không rơi tại chỗ.
- Theo phi công John Dubler bay chiếc F-4D mật danh List01 (http://picasaweb.google.com/115555578008042922618/Udorn197273#5257126860074134562) không chiến trận này thuật lại : Anh Hoàng Tam Hùng bị 2 chiếc F-4D (List01 và List02) liên tiếp bắn 4 phát AIM-7. Tốp F-4D này thuộc phi đội 555 không đoàn 432 đóng ở căn cứ Udorn. Anh Hùng vẫn nhảy dù được nhưng tiếp đất đã hy sinh. Trận này 2  MiG-21 của ta không chiến với 8 F-4 của Mỹ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 27 Tháng Chín, 2012, 06:42:00 am
Bí mật gì cơ chứ ạ? Bác nào có thể giải thích việc bị bắn hạ bằng Mig-21 và SAM-2 thì cái nào nhục hơn cho em được chứ ạ?
Quả SAM-2 lừng lững như cái cột điện, lao vào người mình với lại quả R-3 lao vào thì SAM-2 nguy hiểm hơn chứ nhỉ?
Còn hai cuốn sách kia thì em sẽ cố gắng số hóa!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2012, 07:23:32 am
Bí mật gì cơ chứ ạ? Bác nào có thể giải thích việc bị bắn hạ bằng Mig-21 và SAM-2 thì cái nào nhục hơn cho em được chứ ạ?
Quả SAM-2 lừng lững như cái cột điện, lao vào người mình với lại quả R-3 lao vào thì SAM-2 nguy hiểm hơn chứ nhỉ?
Còn hai cuốn sách kia thì em sẽ cố gắng số hóa!

SAM 2 lúc đó vẫn còn là vũ khí phòng không chủ lực của Liên Xô (C125 chưa kịp thay thế hết), cũng là vũ khi phòng không chủ lực của cả các nước đông Âu và nhiều nước khác nữa. Thung lũng sông Hồng lại nổi tiếng từ trước có mật độ hỏa lực dày đặc, là "tọa độ lửa" nên có bị rơi cũng ... đương nhiên vậy không xấu hổ! Còn nếu bị Mig bắn ấy thì vốn dĩ có không quân hùng mạnh nhất thế giới (bằng mấy nước đại gia tây Âu cộng lại) đối phó với mấy cái Mig ngo ngoe còn sót lại mà không nổi thì có nhục không?

Giải thích rồi đấy. Bây giờ thì bác số hóa đi. Nếu bác ở HN thì để em giúp 1 tay có được không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 28 Tháng Chín, 2012, 12:47:51 pm
...
 Tôi ngồi rất lâu, lòng không sao tĩnh nổi. Không lấy gì cân đo cho được những mất mát, đau thương. Không lấy gì so sánh được những tháng ngày gian nan ...
 Hai lăm, hai sáu tuổi đầu, chúng tôi cũng đã kịp xông pha, lăn lộn, vượt qua được lò lửa chiến tranh để cứng cáp, già dặn. Tôi biết rằng, đời mình phải gắn chặt duyên nợ với bầu trời.
 Nhìn lên đó, tôi ngỡ rằng, đời tôi thử lửa với cuộc chiến thế là đủ. Từ nay tôi có thể thoát được nó, sống yên bình, không còn nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ, không còn thấy những cột khói lửa bốc cao, không còn thấy những cảnh đổ nát hoang tàn, không còn thấy những tiếng khóc gào, không còn thấy cảnh xác chết vương vãi khắp nơi nữa ... Nhưng tôi đã lầm !.

Sau 1972, miền Nam chiến tranh vẫn còn ác liệt.
Rồi tiếp đến, chiến tranh biên giới Tây - Nam bùng phát.
Những cánh bay của không quân Việt nam lại sẵn sàng bước vào trận với đối tượng tác chiến mới. Đọc đoạn trích, tôi cứ suy đoán sắp tới mọi người sẽ được biết thêm về những trận không tập của ta ở chiến trường miền Nam. Hoặc biên giới Tây - Nam, đúng không bác?
Nhưng từ không chiến chuyển sang không tập chắc chắn mất nhiều công sức,thời gian lắm.
Mọi người rất mong chờ những dòng hồi ức của bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 28 Tháng Chín, 2012, 04:32:45 pm
Rất tiếc là tự truyện "Tôi từng là phi công tiêm kích" của bác ấy lại không nói nhiều đến chuyện này. Cũng có thể là bị cắt.
Nhưng bù lại, có nhiều vụ rất thú vị: Như ném bom sát hại cả sư đoàn 312, phản công chiếm lại đảo Trần bị hải quân địch đánh úp!
Nói chung, thời chiến hay thời bình, người lính vẫn luôn cảnh giác


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: xuanxoan trong 28 Tháng Chín, 2012, 04:48:11 pm


         Sao lại phân tích ở góc độ thế nhỉ, theo mình thì....bị bắn rơi, người lính đối phương vũ khí hiện đại đầy mình bị trúng tên của người dân tộc, bị sập hầm chông của du kích hay bị ong bò vẽ đốt....đều nói lên tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta mà người lính nơi tuyến đầu đại diện - có lẽ không cần giải thích việc bị bắn hạ bằng Mig-21 và SAM-2. Chỉ nói các anh - những cánh én bạc của tuổi thơ chúng tôi là những thần tượng vì các anh là những người sử dụng vũ khí hiện đại nhất hồi đó mà quân đội ta có được đã đánh trá đối phương không chỉ tinh thần đồng đội mà còn là bản lĩnh cá nhân được phát huy tối đa và những trận đánh như jasmine2011 thật sự mình rất ít biết và như jasmine2011 mình cũng chờ đợi...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2012, 05:15:33 pm
Bác xuanxoan hiểu nhầm ý em rồi. Cái này không liên quan tới tinh thần quyết chiến quyết thắng của các bác phi công nhà ta cả mà chỉ là tính sĩ diện của người Mỹ thôi. Rất nhiều lần Mỹ dính đòn của ta mà không bị rơi tại chỗ, chỉ cần lết ra biển hoặc sang Lào thôi thì họ thường đỏ lỗi do "trục trặc kỹ thuật", do "thời tiết" hoặc trăm thứ bà rằn khác chứ không công nhận do ta đâu. Còn nếu do Mig bắn thì lại thường lấp liếm là do cao xạ, tên lửa, mig chỉ bắn bồi, ... Thế cho nên nếu bị mig hạ họ vẫn thường không công nhận là do mig. Em chưa gặp tài liệu nào của Mỹ công nhận mig bắn rơi B52 trong đợt 12/1972 cả.  


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 28 Tháng Chín, 2012, 05:15:59 pm
Em hiểu, thưa bác.
Chuyện về lá thư cuối cùng giữa bác với liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, em đã mang nó về dựng thành truyện ngắn, câu chuyện giữa hai anh phi công và một cô gái, về cái ngày cuối cùng của năm, cái ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, về một người lính ngồi khóc ngon lành điểm tên những đồng đội đã ngã xuống!
Sự thật câu chuyện của bác đã quá hấp dẫn, không cần chỉnh sửa nhiều. Nói như kiểu Nguyên Ngọc: Đó là sức hấp dẫn của một mớ tư liệu, hồi ức ngổn ngang mà đầy xúc cảm!
Hi vọng là em sẽ có cơ hội được hậu tạ bác


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: hanoixanh trong 29 Tháng Chín, 2012, 01:21:19 am
(http://i47.tinypic.com/2wf4l8j.jpg)
 
Máy bay F4 trong bảo tàng không quân Dachau ( Đức )


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 29 Tháng Chín, 2012, 12:06:04 pm
Rất nhiều lần Mỹ dính đòn của ta mà không bị rơi tại chỗ, chỉ cần lết ra biển hoặc sang Lào thôi thì họ thường đỏ lỗi do "trục trặc kỹ thuật", do "thời tiết" hoặc trăm thứ bà rằn khác chứ không công nhận do ta đâu.

Bác Giangtvx có thông tin cụ thể, ngày tháng, hoàn cảnh một vụ điển hình nào như thế không ạ?


Trích dẫn
Còn nếu do Mig bắn thì lại thường lấp liếm là do cao xạ, tên lửa, mig chỉ bắn bồi, ... Thế cho nên nếu bị mig hạ họ vẫn thường không công nhận là do mig. Em chưa gặp tài liệu nào của Mỹ công nhận mig bắn rơi B52 trong đợt 12/1972 cả.  

Em thì nghĩ phi công bị bắn rơi nhiều khi cũng không biết chính xác mình bị cái gì nó phang. Đang bay nghe rầm một cái, lúc đấy chỉ lo nhảy dù thoát thân chứ thời gian đâu nữa mà đánh giá tình hình. Thế nên người ta mới nghĩ ra máy quay phim trên máy bay tiêm kích để khẳng định công trạng. Bác Phạm Tuân bảo bác ấy bắn, thấy lửa cháy. Phi công Mỹ bảo bị trúng SAM-2. Muốn cho tâm phục khẩu phục thì ta phải có gì nữa làm bằng, đúng không ạ? Nếu vì hoàn cảnh khách quan ta không có thì việc Mỹ nó không công nhận là có thể hiểu được.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 29 Tháng Chín, 2012, 01:06:28 pm
(http://i47.tinypic.com/2wf4l8j.jpg)
 
Máy bay F4 trong bảo tàng không quân Dachau ( Đức )

Hình như dòng này có nhiều đời khác nhau.
Nó còn có "Tục danh" là con ma, cánh vỉ ruồi. Tính cơ động cao, ném bom và không chiến tốt.
Hồi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt nam, Mỹ dùng nhiều loại máy bay F4.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Chín, 2012, 08:14:07 pm
@altus: Đọc lâu rồi nên không còn nhớ ở chỗ nào nữa! 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vuthang21193 trong 30 Tháng Chín, 2012, 07:48:11 am
(http://i47.tinypic.com/2wf4l8j.jpg)
 
Máy bay F4 trong bảo tàng không quân Dachau ( Đức )

Hình như dòng này có nhiều đời khác nhau.
Nó còn có "Tục danh" là con ma, cánh vỉ ruồi. Tính cơ động cao, ném bom và không chiến tốt.
Hồi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt nam, Mỹ dùng nhiều loại máy bay F4.
Con này F4F của Tây Đức bác ạ ^^
Mỹ thời đánh ta dùng tới 4,5 loại F4 liền
Thời đầu chúng nó dùng F4H đời đầu,sau đó chuyển sang dùng chung 1 loại F4 thống nhất,hải quân gọi là F4-B với càng đáp được thiết kế lại để thích nghi với sàn đáp TSB,không quân thì gọi là F4-C với 1 số cải tiến để bay đường trường từ thái lan đến chỗ chúng ta,về căn bản thì chúng là cùng 1 loại cả mà thôi
Đến năm 1967,do F4C không đáp ứng được các yêu cầu và đỡ phải mang tiếng là vay mượn thiết kế máy bay HQ,KQ mỹ thiết kế lại và cho ra đời kiểu F4D với các thiết bị điện tử mới để chế áp sam,bộ kính ngắm cũng được thiết kế lại để hiệu quả hơn cho hỗn chiến xáp lá cà bằng canon.
Đến năm 68,thì mỹ cải tiến hàng loạt những chiếc F4-C(đã được thay bằng F4D) thành 2 loại mới là EF-4c(chế áo radar,sam) và RF-4c(trinh sát thời tiết,hình ảnh)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f4/U.S._Air_Force_McDonnell_Douglas_RF-4C_Phantom_II_with_auxiliary_fuel_tanks_in_flight%2C_1968.jpg/800px-U.S._Air_Force_McDonnell_Douglas_RF-4C_Phantom_II_with_auxiliary_fuel_tanks_in_flight%2C_1968.jpg)
RF-4C năm 1968,chúng chỉ được trang bị 4 quả Aim7 đủ để tự vệ,còn đâu hi sinh trọng tải để gắn thêm các thiết bị trinh sát và treo thùng dầu phụ thêm
Còn hải quân thì tiếp tục sử dụng F4-B cho đến cuối những năm 70,đến chiến dịch ném bom năm 72,họ thay bằng loại F4-J hiện đại hơn,tích hợp hệ thống điện tử mới và gắn chìm các thiết bị tác chiến điện tử vào trong thân máy bay thay vì phải treo ở giá vũ khí như F4-B và các F4 KQ,1 điều khó hiểu là F4 hải quân rất ít khi mang theo thùng canon và họ cũng không quan tâm lắm đến khẩu canon trong tất cả các cải tiến của mình,chính điều này đã hạn chế rất nhiều khả năng chiến đấu của các phi công và cướp đi rất nhiều cơ hội ghi điểm.
Ngược lại,cũng có thể do phải tiếp chiến với mig nhiều,lên KQ rất chú trọng đến khẩu canon,các F4 của không quân luôn mang theo 1 thùng canon treo ở giá dọc thân và có khả năng bắn được 11s giây liên tiếp với tốc độ 6000 viên/phút,đến phiên bản F4 cuối cùng tham chiến ở vn là F4-E,khẩu canon được gắn cứng vào mũi và bộ kính ngắm cũng được thiết kế lại hoàn toàn để thích nghi và tăng cường khả năng bắn đối đầu,do giá dọc thân được giải phóng,không phải cõng thêm khẩu pháo 20li nữa,nên F4-E mang thêm được 1 thùng dầu phụ,nới rộng thêm tầm hoạt động,chúng cũng trang bị thêm hệ thống nhận diện bạn-thù hiện đại hơn(nhưng hiệu quả thì chẳng thấy đâu,thư thoảng lại có dăm 3 vụ F4-E tự xử lẫn nhau)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: hanoixanh trong 30 Tháng Chín, 2012, 08:53:35 am
(http://i46.tinypic.com/rhn18x.jpg)

Hồi ấy Hanoixanh loanh quanh ngắm nghía  cái máy bay này mãi có điều cái thang nó bỏ xuống đất rồi chứ không cũng chui vào trong ngồi thử như cái MIG 23 bên cạnh , trông nó to cỡ cái MIG 21 mà đem được nhiều vũ khí và bay xa thế ... ???


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 30 Tháng Chín, 2012, 10:06:07 am
Trích dẫn
(http://i46.tinypic.com/rhn18x.jpg)
Chiếc này là loại F-4E Phantom II. Theo số đuôi và màu sơn, nó là máy bay của Không quân Mĩ trang bị cho Không đoàn 52 đóng tại sân bay căn cứ Spangdahlem, bang Rhineland-Palatinate, CHLB Đức.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 30 Tháng Chín, 2012, 01:40:47 pm

Thi thoảng được nghe lại trên đài phát thanh những ca khúc của một thời như" Rộn ràng tung cánh bay, phi đội ta xuất kích.." hay là " Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc Hà tây...".Thật nhớ làm sao 1 thời đạn bom, máy bay ta, máy bay nó thuở nào...
Trẻ con sống thời đó, trở lên dạn dĩ hơn lên thì phải. Còi báo yên đã vang lên mà vẫn tranh cãi chưa xong trận này "Nó" là con ma hay thần sấm (F105).
Hoặc bằng "Trực quan" để phân biệt các loại pháo phòng không. Đạn nổ chụm 5 bông khói gọi là "Tiểu cao(?)" còn 1 bông khói lớn hơn chút gọi là "Trung cao(?)". Sau này, chẳng thấy ai gọi như vậy nữa, nên cũng chả biết hồi ấy bộ đội phòng không bắn bằng loại pháo gì ???
Phấn khích nhất phải là lúc máy bay Mỹ cháy, phi công nhảy dù. Xem dù đỏ hay nửa trắng nửa đỏ để tranh cãi "Thằng" phi công này cấp bậc gì? . Ôi! Một thời không dễ quên.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2012, 01:54:25 pm
Trong lúc chờ bác phicongtiemkich xuất kích, các bác cho hỏi:

1/ Nguyên lý hoạt động của máy đo độ cao và máy đo tốc độ máy bay nói chung và ở mig21 nói riêng? Nó có chỉ sai bao giờ không?

2/ Trần bay của 1 loại máy bay nói chung và của mig 21 nói riêng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao ở mig21 là 19000m(?) mà không phải là 15000 hoặc 25000m?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 30 Tháng Chín, 2012, 07:18:40 pm

Thi thoảng được nghe lại trên đài phát thanh những ca khúc của một thời như" Rộn ràng tung cánh bay, phi đội ta xuất kích.." hay là " Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc Hà tây...".Thật nhớ làm sao 1 thời đạn bom, máy bay ta, máy bay nó thuở nào...
Trẻ con sống thời đó, trở lên dạn dĩ hơn lên thì phải. Còi báo yên đã vang lên mà vẫn tranh cãi chưa xong trận này "Nó" là con ma hay thần sấm (F105).
Hoặc bằng "Trực quan" để phân biệt các loại pháo phòng không. Đạn nổ chụm 5 bông khói gọi là "Tiểu cao(?)" còn 1 bông khói lớn hơn chút gọi là "Trung cao(?)". Sau này, chẳng thấy ai gọi như vậy nữa, nên cũng chả biết hồi ấy bộ đội phòng không bắn bằng loại pháo gì ???
Phấn khích nhất phải là lúc máy bay Mỹ cháy, phi công nhảy dù. Xem dù đỏ hay nửa trắng nửa đỏ để tranh cãi "Thằng" phi công này cấp bậc gì? . Ôi! Một thời không dễ quên.
Chào Bác tuanb5, thời anh em mình còn nhỏ khi đi sơ tán về các vùng quê tránh máy bay Mỹ, khi máy bay đến đánh phá thường hay nhìn xem pháo ta bắn lại máy bay Mỹ. Khi nhìn lên trời chỉ thấy các đụn khói trắng, em cũng chả để ý là 5 bông hay 1 bông nữa. Nhưng sau này đi lính lại rơi đúng vào đơn vị pháo cao xạ 37mm, cái loại bông khói có 5 đụn màu trắng ấy chắc chắn là khói của đạn pháo phòng không loại 37mm rồi, vì mỗi kẹp đạn 37mm có 5 viên một kẹp, do pháo thủ số 5 làm nhiệm vụ lắp khi bắn mà. Hóng chuyện tí khi Bác chủ đi vắng, chúc Bác khỏe nhé.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2012, 08:38:17 pm
Ít khi thấy được 5 viên nổ riêng 1 cụm vì thường cao xạ bố trí theo đại đội 4 khẩu 1 trận địa và khi bắn thường bắn đồng loạt về mục tiêu. 37, 57 thường có khói màu trắng còn những loại lớn hơn như 88, 90, 100 thường có khói màu đen.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lucpet-abc trong 30 Tháng Chín, 2012, 09:05:55 pm


 Xem cao xạ bắn ban đêm mới sướng .
  Từng dây từng dây  đạn lửa 5 viên đỏ lừ , từ nhiều hướng lừ lừ nối đuôi nhau bay lên trời phía mục tiêu - chỉ nghe tiếng máy bay chẳng bao giờ nhìn thấy nó cả , trừ khi bị trúng đạn  cháy đùng đùng .
 Dây đạn tắt lửa 1 cái , là chớp nhằng nhằng nhằng ... rồi mới nghe  Ùng Ùng Ùng Ùng Ùng   Đạn nổ .
 Một lát sau mảnh rơi xuống rào rào nếu nó nổ trên đầu - rụt cổ chạy trối chết  vào nhà vào hầm  rồi ăn ... quật


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 30 Tháng Chín, 2012, 09:48:57 pm


 Xem cao xạ bắn ban đêm mới sướng .
  Từng dây từng dây  đạn lửa 5 viên đỏ lừ , từ nhiều hướng lừ lừ nối đuôi nhau bay lên trời phía mục tiêu - chỉ nghe tiếng máy bay chẳng bao giờ nhìn thấy nó cả , trừ khi bị trúng đạn  cháy đùng đùng .
 Dây đạn tắt lửa 1 cái , là chớp nhằng nhằng nhằng ... rồi mới nghe  Ùng Ùng Ùng Ùng Ùng   Đạn nổ .
 Một lát sau mảnh rơi xuống rào rào nếu nó nổ trên đầu - rụt cổ chạy trối chết  vào nhà vào hầm  rồi ăn ... quật
@lucpet-abc, hì..hì, nhớ làm sao cái thời những năm 60-70 ấy. Thế mà nay anh em mình đều đã ngoài 50 tuổi cả rồi. Những người cha, người mẹ đét vào mông ta khi xem máy bay cũng đã là những người thiên cổ cả rồi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 30 Tháng Chín, 2012, 10:43:09 pm
 Cám ơn tất cả các đồng đội đã cung cấp bổ sung cho tôi những tư liệu rất quý giá về một thời để nhớ.
 Vào cái ngày 16 tháng 4 năm 1972, khi mà tên lửa phòng không bắn trắng trời mà không rơi chiếc B-52 nào ở khu vực Hải Phòng thì lực lượng MiG-21 chúng tôi cũng chịu những tổn thất đáng kể : ba anh Nguyễn Hồng Mỹ, Lê Khương và Dương Đình Nghi đã phải nhảy dù trong các trận không chiến trong ngày hôm đó.
 Kết thúc chiến tranh được 2 năm thì tôi được cử đi học. Tôi không có điều kiện tham dự chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhưng đến tháng 2 năm 1979 thì tôi được cử làm Đại diện Không quân tại Sở chỉ huy của Quân khu 1. Rồi tướng Đàm Quang Trung - Tư lệnh Quân khu gọi tôi lên Sở chỉ huy và giao nhiệm cụ cho tôi đến Quân đoàn 5 ( của tướng Hoàng Đan ) trực tiếp phối hợp cho các trận đánh. Tôi xin phép về Trung đoàn chuẩn bị mọi mặt cho chu đáo rồi sẽ đi ngay.
 Sau khi báo cáo Trung đoàn xong, tổ của tôi gồm 12 người, trang bị mỗi người 1 khẩu AK, 3 băng đạn ( tôi thì còn giắt thêm 1 khẩu K-59 vào lưng nữa ), 200 quả lựu đạn phòng thủ, 1 ô-tô tải chở xăng dầu, máy nổ, gạo, nước, củi đóm ..., 1 xe P-839 để chỉ huy dẫn dắt máy bay. Tất cả rời Kép nhằm hướng Lạng Sơn thẳng tiến.
 Từ năm 1968 đến năm 1972 thì tôi chiến đấu với tư cách một người lính bay. Còn lần này thì lại tham gia với tư cách chỉ huy từ mặt đất, mà hơn một tháng trời cũng lụi cụi không khác gì một anh lính bộ binh.
 Càng gần biên giới thì không khí càng căng thẳng. Dân sơ tán chạy về xuôi rất nhiều. Già trẻ, gái trai, cha con, anh em, vợ chồng ... gồng gánh, xua trâu bò, lợn gà ... lếch thếch dọc đường. Tôi lại nhớ đến cảnh ngày xưa mẹ tôi chạy tản cư khi giặc Pháp càn, cũng đèo bòng, gồng gánh nhếch nhác, lo âu, sợ sệt như thế này, nước mắt cứ chực trào ra. Dân mình khổ quá. Lịch sử 4000 năm dựng nước, giũ nước có biết bao phen chìm nổi trong khói lửa binh đao như thế này. Sự hy sinh suốt ngần ấy năm lớn lao biết chừng nào. Mỗi tấc đất trên quê hương này thấm biết bao mồ hôi, máu xương của cha ông. Càng tận mắt chứng kiến những cảnh xảy ra trong chiến tranh bao nhiêu, càng thấy trách nhiệm của mình nặng nề bấy nhiêu. Bằng mọi giá phải giữ vững đất nước mình, không thể để bất kể bàn tay xâm lược nào chạm vào nó được.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 01 Tháng Mười, 2012, 01:27:21 am
Tiếp chuyện mấy anh vào bàn về cao xạ vốn là nghề của Huyphong trước khi đi học làm chiến sĩ lái 8)

Hoặc bằng "Trực quan" để phân biệt các loại pháo phòng không. Đạn nổ chụm 5 bông khói gọi là "Tiểu cao(?)" còn 1 bông khói lớn hơn chút gọi là "Trung cao(?)". Sau này, chẳng thấy ai gọi như vậy nữa, nên cũng chả biết hồi ấy bộ đội phòng không bắn bằng loại pháo gì ???

Ít khi thấy được 5 viên nổ riêng 1 cụm vì thường cao xạ bố trí theo đại đội 4 khẩu 1 trận địa và khi bắn thường bắn đồng loạt về mục tiêu. 37, 57 thường có khói màu trắng còn những loại lớn hơn như 88, 90, 100 thường có khói màu đen.
Tiểu cao, trung cao là phân loại cũ của các loại pháo cao xạ của ta. Pháo tiểu cao dùng cho các loại pháo từ 57 trở xuống, còn trung cao là pháo từ 75 trở lên (88, 90, 100 li).

Biên chế chuẩn mỗi đại đội pháo tiểu cao có từ 6 tới 8 khẩu đội, còn đại đội pháo trung cao có 4 khẩu đội. Trường hợp thấy đạn nổ chụm đồng loạt thường là trong quá trình toàn bộ pháo trong đại đội bắn từng loạt để chỉnh qui không hoặc bắn bằng phần tử tổng hợp từ máy chỉ huy, và cũng chỉ có ở các pháo cao xạ bắn bằng máy chỉ huy cỡ nòng từ 57 li trở lên. Tùy độ cao cắt ngòi mà chùm đạn nổ chụm trên cao của pháo trung cao trông sẽ giống 1 bông khói hoặc nhiều bông khói. Đối với pháo 57 không có cắt ngòi đạn, chùm đạn sẽ nổ chụm khi tới tầm tự hủy của đạn.

Chào Bác tuanb5, thời anh em mình còn nhỏ khi đi sơ tán về các vùng quê tránh máy bay Mỹ, khi máy bay đến đánh phá thường hay nhìn xem pháo ta bắn lại máy bay Mỹ. Khi nhìn lên trời chỉ thấy các đụn khói trắng, em cũng chả để ý là 5 bông hay 1 bông nữa. Nhưng sau này đi lính lại rơi đúng vào đơn vị pháo cao xạ 37mm, cái loại bông khói có 5 đụn màu trắng ấy chắc chắn là khói của đạn pháo phòng không loại 37mm rồi, vì mỗi kẹp đạn 37mm có 5 viên một kẹp, do pháo thủ số 5 làm nhiệm vụ lắp khi bắn mà. Hóng chuyện tí khi Bác chủ đi vắng, chúc Bác khỏe nhé.
Anh vanson307 chắc từng ở 1 đơn vị phòng không lục quân hoặc phòng không địa phương được trang bị pháo 37 M1939 61.K. Nếu là pháo này, khi điểm xạ ngắn nguyên kẹp thì loạt nổ sẽ không chụm do pháo rung và tầm hủy đạn không đều


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 01 Tháng Mười, 2012, 01:37:42 am
Trong lúc chờ bác phicongtiemkich xuất kích, các bác cho hỏi:

1/ Nguyên lý hoạt động của máy đo độ cao và máy đo tốc độ máy bay nói chung và ở mig21 nói riêng? Nó có chỉ sai bao giờ không?
Nguyên lí đo bằng so sánh khí áp động và khí áp tĩnh thu từ cần không tốc và cổng khí áp tĩnh. Nó có thể tạo sai số do nhiều nguyên nhân như tắc ống lưu, hỏng cần không tốc hoặc cổng tĩnh, hay trường hợp nén khí áp khi vượt bức tường âm thanh (làm sai số đo độ cao khí áp)

Trích dẫn
2/ Trần bay của 1 loại máy bay nói chung và của mig 21 nói riêng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao ở mig21 là 19000m(?) mà không phải là 15000 hoặc 25000m?
Trần bay phụ thuộc vào công suất đẩy của động cơ và tải trọng mang của máy bay trong các điều kiện vận hành qui chuẩn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 01 Tháng Mười, 2012, 01:56:07 am
  Kết thúc chiến tranh được 2 năm thì tôi được cử đi học. Tôi không có điều kiện tham dự chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhưng đến tháng 2 năm 1979 thì tôi được cử làm Đại diện Không quân tại Sở chỉ huy của Quân khu 1. Rồi tướng Đàm Quang Trung - Tư lệnh Quân khu gọi tôi lên Sở chỉ huy và giao nhiệm cụ cho tôi đến Quân đoàn 5 ( của tướng Hoàng Đan ) trực tiếp phối hợp cho các trận đánh. Tôi xin phép về Trung đoàn chuẩn bị mọi mặt cho chu đáo rồi sẽ đi ngay.
 Sau khi báo cáo Trung đoàn xong, tổ của tôi gồm 12 người, trang bị mỗi người 1 khẩu AK, 3 băng đạn ( tôi thì còn giắt thêm 1 khẩu K-59 vào lưng nữa ), 200 quả lựu đạn phòng thủ, 1 ô-tô tải chở xăng dầu, máy nổ, gạo, nước, củi đóm ..., 1 xe P-839 để chỉ huy dẫn dắt máy bay. Tất cả rời Kép nhằm hướng Lạng Sơn thẳng tiến.
 Từ năm 1968 đến năm 1972 thì tôi chiến đấu với tư cách một người lính bay. Còn lần này thì lại tham gia với tư cách chỉ huy từ mặt đất, mà hơn một tháng trời cũng lụi cụi không khác gì một anh lính bộ binh.
Đi hiệp đồng như này chắc tổ của anh Phicôngtiêmkích ngồi ngay tại SCH quân đoàn để dẫn trên bàn tròn qua xe đài đối không R-839. Xe đối không tiền phương này được chế từ xe U oát 452 nên rất gọn nhẹ, không như mấy cái xe R-824M trên khung Zil-157 cồng kềnh nằm ở sân bay căn cứ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 01 Tháng Mười, 2012, 09:42:46 am
 Nhiệm vụ của chúng tôi đúng như vậy thật, anh Huyphongssi ạ !
 Chừng như dọc đường, chỉ có mỗi xe của đoàn tôi đi ngược chiều thì phải.Đây ải Chi Lăng, cha ông ta từng giăng bẫy, từng có những trận quyết chiến điểm ở nơi đây, Liễu Thăng từng rụng đâu ở đất này. Thoát Hoan phải chui đầu vào ống đồng mới chạy thoát. Tôi như nghe được tiếng khua của gươm giáo, tiếng hò la dậy đất của ba quân xen trong tiếng trống trận. Hào khí của cha ông vẫn còn đâu đây ... Hừng hực khí thế của tướng lĩnh, của binh sĩ trong những trận sống mái với quân thù. Tôi thấy lòng thêm phấn chấn. Xe chúng tôi lao trong tầm pháo kích. Hai bên đường thoáng thấy có những người chết. Mục tiêu của chúng tôi là Quân đoàn 5, nhanh chóng đến đó để nhận nhiệm vụ cụ thể, để còn tham gia chiến trận. May cho chúng tôi là không quả đạn pháo nào rơi trúng xe vì chúng tôi đi đúng lúc địch đang nã pháo, may hơn nữa là tôi gặp được nhiều người quen, trong đoấnh Trung đoàn trưởng thiết giáp trước từng ở Kép đang trên đường đi đến Sở chỉ huy Quân đoàn để giao ban. Tôi lệnh cho sơ tán 2 xe của tôi vào ven rừng, chặt cây ngụy trang và đi theo Trung đoàn trưởng thiết giáp. Tới Sở chỉ huy, tôi báo cáo Tư lệnh Quân đoàn 5 - tướng Hoàng Đan về sự có mặt của tôi, nhiệm vụ của tổ tôi và  sẵn sàng nhận lệnh của Tư lệnh. Tôi dự giao ban luôn, mọi thành phần đều tháo hết quân hàm. Trừ mỗi tôi còn có vẻ sạch sẽ một chút ( vì vừa mới đến ), còn lại ai nấy đều vấy bùn từ đầu đến chân cả. Ba ngày sau thì tôi cũng như mọi người, cũng bùn đất, hôi hám như vậy.
 Tháng ấy ở vùng biên giới là tháng mưa dầm. Tình hình chiến sự lai ác liệt, không ai tắm táp được vào lúc nào hết. Hàng ngày, tôi và một trợ lý quân báo đi giao banở Quân đoàn xong về triển khai, báo cáo tình hình về Sư đoàn, liên hệ giao việc cho tổ chỉ thị mục tiêu ... là kín hết thời gian từ sáng tới tối. Có những đêm, truyền tin đến khua tôi dậy, dẫn đến Sở chỉ huy nhận nhiệm vụ đặc biệt, lủi thủi đi xuyên đường rừng tối đen như mực nghĩ cũng khiếp. Đèn pin không dám soi nhiều vì lũ thám báo Trung quốc hoạt động ở khắp nơi, sểnh một tí là "sơi" đạn của chúng nó ngay.
Đường từ bản Pắc-cà ( bản của chúng tôi ở ) đến Sở chỉ huy Quân đoàn phải đến hơn 3 km, đường đất dốc ngược lên mà lối lại nhỏ, trâu bò đi còn ngã vì trơn. Tôi chặt một chiếc gậy song để chống, vai khoác khẩu AK, bụng giắt thêm khẩu K-59, đeo xà-cột, luồn rừng cũng khá hăng. Sau này, chỗ tay tôi cầm, đoạn song lên nước bóng như được đánh vec-ni.
 Chúng tôi ăn uống đến kham khổ. Chế độ ăn ở Trung đoàn như vậy, nhưng đến đây không còn được một chút gì gọi là ! Tôi đi giao ban thì anh em ở nhà nấu cơm. Giao ban xong, dọc đường về, tôi hái rau tàu bay, rau tập tàng, nhổ rau má, hái rau dấp cá ... về, bấy giờ mới nấu canh ăn. Dân ở đây không ăn rau dấp cá. Thấy tôi lấy về ăn, họ bịt mũi nói : "Thứ này chỉ để cho lợn ăn thôi vớ !". Chúng tôi không ăn những thứ này thì còn đào đâu ra được thứ gì giữa cái vùng pháo kích, tên đạn bắn ầm ầm như thế này ?. Cơm, rau, muối là ba loại thực phẩm chủ đạo trong những ngày chống "quân bành trướng phía Bắc" này của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 02 Tháng Mười, 2012, 10:12:40 am
 Khi dự giao ban Quân đoàn, tôi phát hiện thấy có một bụi dọc mùng trắng ở gần Sở chỉ huy. Giao ban xong là tôi tỉa dăm dọc về nấu. Anh em mừng lắm, cứ thấy có dọc mùng là đòi mổ hộp thịt ra nấu lẫn gọi là cải thiện. Một bữa, tôi phải ở lại Quân đoàn lâu nên dắt theo một cậu để chỉ vị trí bụi dọc mùng cho cậu ấy cắt mang về trước, ai dè, cậu ấy gặp được cô bạn đồng hương ở đó, trò chuyện líu ríu một thôi một hồi, xong rồi dọc mùng thì không cắt mà lại "phang" ngay bui dọc ráy rừng khuân về. Số anh em ở nhà thì không ai thạo chuyện phân biệt đâu là ráy, đâu là mùng nên cứ thấy có là nấu thôi. Vậy là tất cả bị một phen ngứa rát cổ họng, vừa tức vừa buồn cười.
 Một lần, giao ban xong, Tư lệnh Quân đoàn nói là sẽ đi thị sát chiến trường. Lập tức, một chiếc thiết giáp được điều đến để chở Tư lệnh và đoàn tùy tùng đi. Tôi cũng nằm trong danh sách đi , nhưng rồi ngẫm nghĩ thế nào, Tư lệnh lại bảo tôi ở lại, lỡ hôm nay sử dụng đến Không quân thì còn có người chỉ huy. Đoàn xuất phát được khoảng nửa tiếng thì trạm quan sát báo về Sở chỉ huy là chiếc thiết giáp đã bị súng chống tăng của địch bắn cháy rồi. Cả Sở chỉ huy ngồi lặng đi. Gay go thật, tình hình chiến sự ở các sư đoàn đang diễn ra ác liệt thế này ! Tham mưu trưởng Nam Hồ phải nhận quyền chỉ huy về mình, điều hành công việc.
 Chừng một tiếng sau thì Tư lệnh cùng đoàn tùy tùng lấm lem lục tục kéo vào Sở chỉ huy trước sự ngơ ngác của mọi người. Thì ra, đến gần khúc ngoặt, Tư lệnh bảo dừng xe để xuống trèo ngược dốc, tạt sang đỉnh của trinh sát mình đang giữ để nắm thêm tình hình, cho xe đi qua bên kia núi sẽ đợi đón đoàn từ triền dốc xuống. Xe chạy vừa qua chỗ ngoặt thì bị bắn cháy. Tư lệnh và đoàn tùy tùng cắt rừng về Sở chỉ huy. Thật muôn vàn điều bất ngờ xảy ra trong chiến tranh, không cái nào giống cái nào, không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào, không số phận nào giống số phận nào !
 Cuộc chiến tranh này không có bom đạn trút từ trên trời xuống, nhưng tính chất khốc liệt và mức độ tàn phá của nó không phải là không ghê gớm. Bước chân của bộ binh địch, của "dân binh" đi đến đâu là triệt hạ không còn thứ gì. Tất cả gần như san bằng bình địa, trở lại cõi hồng hoang.
 Đất nước lại một lần nữa nằm trong không khí căng thẳng của lệnh tổng động viên. Tôi lại một lần nữa nằm trong tầm đạn pháo của kẻ thù. Tôi càng thấu hiểu được sức chịu đựng dẻo dai, tinh thần quật khởi, ý thức tự hào dân tộc của mọi thời đại từ thưở khai thiên lập địa tới giờ. Tôi càng thấu hiểu sứ mạng của dân tộc thì càng thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ nặng nề của mình với quê hương, đất nước.
 Hơn 1 tháng sau thì có lệnh ngừng bắn. Họp rút kinh nghiệm ở Sở chỉ huy xong, tôi về tới bản thì đã xế chiều. Chiều hôm đó là một chiều nắng lạ lùng. Thật là cảnh hiếm hoi ở cái thời tiết đầu năm của vùng biên ải này khi chỉ có mưa dầm dề mà bỗng dưng lại nắng chan hòa. Không gian yên tĩnh lạ thường. Tôi cho anh em ra suối tắm. Tôi phải trực tiếp đi tìm mãi mới được quãng suối sạch. Khi anh em cởi quần áo ra thì tôi giật mình : ai nấy người đều như bị lên sởi khắp lượt bởi bọ chó, mạt gà, rồi muỗi, rệp ... đủ các loại nó cắn, nó đốt nên nổi mẩn, nổi cục lên hết. Tôi cũng không được ngoại lệ, cũng bị chẳng khác gì anh em. Nghĩ thương anh em mà hai hàng nước mắt cứ trào ra, chẳng cách gì ngăn được. Kết thúc hai cuộc chiến tranh, hai lần tôi ngồi khóc. Nước mắt tôi còn phải chảy bao nhiêu lần nữa khi sống nốt phần còn lại của cuộc đời mình ?
 Trong đợt này, đồng đội của tôi không bị "rơi vãi" một ai. May mắn thật lớn lao ! .
 Rồi tôi được lệnh rút về Trung đoàn để đồng chí khác thay thế vào vị trí của tôi. Tôi nghỉ ngơi mấy ngày kịp lại sức và lại trở lại với bầu trời với những bài bay mới, những khoa mục mới và rồi với cả cương vị mới nữa. Vùng biên ải của Tổ quốc đã đóng dấu ấn tiếp theo vào trang sử của cuộc đời tôi, ghi nhận công sức của tôi đã bỏ ra. Tôi không hổ thẹn với những tháng năm qua khi từ giã tuổi ấu thơ, tuổi học trò cho tới giờ, tôi đã đóng góp được một phần rất nhỏ bé của mình đối với quê hương, đất nước. Tôi ý thức được rằng, đời  tôi sẽ còn gặp nhiều gian nan và tôi cũng tin tưởng sắt đá rằng tôi sẽ vượt được qua hết mọi trở ngại mà mình gặp phải.
 Những cuộc chiến tranh, những trận chiến ở mọi nơi đã kịp tôi luyện, hun đúc cho tôi đủ cứng cáp, nuôi dưỡng cho tôi đủ chí khí để đương đầu với mọi khó khăn, cho tôi những bài học, những kinh nghiệm để tôi có thể lăn lộn trong cuộc sống, đứng vững được và cơ bản nhất, đó là đã dạy cho tôi biết : LÀM NGƯỜI !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 02 Tháng Mười, 2012, 01:55:47 pm
Bác phicôngtiêmkích ơi? Vậy trong thời gian đó, được lên biên giới để yểm trợ không quân, các bác có đánh trận nào không ạ?
Em nhớ không nhầm, là có một chiếc Mig-21 của ta bay lấn sang đất TQ để trinh sát điện tử, bị SAM-2 của chúng nó bắn cháy, bắt sống cả phi công.
Nhờ có uy danh của PK-KQ các bác, mà hơn 1700 máy bay TQ tập trung ở các sân bay chỉ biết giương mắt ếch đứng nhìn.
Vậy còn không quân VN, chúng ta có mang bom đạn phang vào đầu lũ xâm lược, giống như hồi diễn tập ở Sơn Động bác trút bom vào các cán bộ Sư 312 chứ ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: baoleo trong 02 Tháng Mười, 2012, 02:16:53 pm
1/ Bác phicôngtiêmkích ơi? Vậy trong thời gian đó, được lên biên giới để yểm trợ không quân, các bác có đánh trận nào không ạ?
 2/ Em nhớ không nhầm, là có một chiếc Mig-21 của ta bay lấn sang đất TQ để trinh sát điện tử, bị SAM-2 của chúng nó bắn cháy, bắt sống cả phi công.
Nhờ có uy danh của PK-KQ các bác, mà hơn 1700 máy bay TQ tập trung ở các sân bay chỉ biết giương mắt ếch đứng nhìn.
  3/ Vậy còn không quân VN, chúng ta có mang bom đạn phang vào đầu lũ xâm lược, giống như hồi diễn tập ở Sơn Động bác trút bom vào các cán bộ Sư 312 chứ ạ?


1/ Xanh 1: Không. Bạn nên đọc CAT "Anh ở Biên cương' nhiều hơn nữa, để hiểu rõ cuộc chiến đấu Bảo vệ biên giới những năm 79-89, để không phải hỏi những câu đơn giản như thế này.

2/ Xanh 2: Chuyện này xẩy ra sau năm 79 rất lâu, sau khi 'anh phicongtiemkich' đã rời Lạng Sơn lâu rồi.

3/ Xanh 3: Những câu hỏi như thế này, rất dễ bị treo cột điện, vì mang tính khiêu khích.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tieuthienvuong trong 02 Tháng Mười, 2012, 03:59:08 pm
Cháu chào bác PCTK!
Thật tuyệt vời và tự hào khi dân tộc VN đã sản sinh ra 1 thế hệ như các bác- thế hệ Hồ Chí Minh. Những tâm tư và suy nghĩ của bác rất đáng để cho thế hệ sau noi theo và học tập.
Cháu chúc bác luôn khỏe để là tấm gương cho thế hệ sau noi theo


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huonghn76 trong 02 Tháng Mười, 2012, 06:02:28 pm
        Mình xin trả lời câu hỏi của bạn cựu bộ đội trẻ nhé :... Tại sao không mang không quân mình tham chiến trong chiến tranh bg phía bắc "  . Trung Quốc lúc đó mang tư tưởng của ông Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo khác , bành trướng bá quyền muốn dạy cho VN một bài học , hơn nữa muốn cưú nguy cho Pôn Pốt ở CPC , mà khi đó ta đánh và giải phóng Nông Phênh ngày 7 tháng giêng năm 1979 .  Cho nên họ rất tức tối đã đưa một lượng  lớn quân đội đánh vào 6 tỉnh biên giới nước ta . Ở phía ta đó là một cuộc chiến đấu tự vệ chính nghĩa . Tuy lúc đầu có sự bất ngờ song ta đã điều quân ở CPC về và có các đơn vị của Bộ cũng đã sẵn sàng tham chiến . Về không quân ta cũng đã chuẩn bị  trong tư thế chiến đấu .Song tư tưởng nhà nước ta là không để cho cho cuộc chiến leo thang , lan rộng , vì như vậy lại thêm hao người tốn của ... Phía TQ không dùng không quân thì ta cũng chưa tới mức để không quân tham chiến . Bạn cứ thử hình dung xem nếu không quân hai nước tham gia đánh nhau thì cấp độ cuộc chiến sẽ tăng ở mức nào .
     Khi TQ có tổ chức rút quân . Chúng tôi là đơn vị luôn bám sát ,nhưng có lệnh không cho nổ súng nữa ,để cho họ cút về nước càng nhanh càng tốt . Cũng xin nói thêm khi trao trả những người bị bắt ở hai bên đợt một . Đơn vị tôi cũng có mặt ở cửa khẩu Đồng Đăng để bảo vệ . Sau hai tháng quay lại thị trấn ĐĐ cảnh tan hoang đổ nát mà bọn xâm lược gây nên , ta thấy đau lòng làm sao . Đồng Đăng thị trấn xinh đẹp nơi địa bàn chúng tôi công tác chiến đấu đâu còn nữa , và bao nhiêu thị xã , bản làng khác tương tự như vậy ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 05 Tháng Mười, 2012, 04:48:13 pm

Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

BẢO ĐẢM DẪN ĐƯỜNG TRONG CHIẾN DỊCH "HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHỒNG"

QĐND - Thứ Sáu, 05/10/2012, 9:53 (GMT+7)

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/10/5/704747620121005093219449.jpg)
Đại tá Tạ Quốc Hưng

QĐND Online - Để thực hiện bài viết này, người đầu tiên tôi tìm gặp là Đại tá Nguyễn Văn Chuyên. Ông là người trực tiếp tham gia dẫn đường cho máy bay tiêm kích đánh địch và góp công vào nhiều trận bắn hạ máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Đã bước sang tuổi ngoại bát tuần, nhưng trông ông còn rất tráng kiện và minh mẫn. Được hỏi về những năm tháng hào hùng, sôi động khi quân và dân cả nước làm nên chiến thắng 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, đôi mắt người lính già ánh lên niềm tự hào:

- Hà Nội “Điện Biên Phủ trên không” thật sự là một mốc son chói lọi. Để đánh được B-52, chúng ta phải mất 3 năm, 3 tháng nghiên cứu cách đánh ở Quảng Bình. 3 tháng tập trung cao điểm nhất là tháng 8, 9, 10 với những sĩ quan dẫn đường “gạo cội” có kinh nghiệm dẫn bay, có độ nhạy cảm và tinh thần dám chịu trách nhiệm. Điển hình là các đồng chí: Lê Thành Chơn, Tạ Quốc Hưng, Lê Thiết Hùng, Hoàng Kế Thiện, Phạm Văn Khả, Hà Đăng Khoa, Trần Quang Kính, Đào Ngọc Ngư, Phạm Minh Cậy…Những đồng chí này có mặt ở tất cả các sở chỉ huy cả vòng trong lẫn vòng ngoài, sát cánh cùng phi công truy kích địch. Đêm mở đầu chiến dịch, tôi đang ở sở chỉ huy tiền phương Đô Lương. Sáng 19-12, thì được lệnh ra Hà Nội. Trên đường đi, do địch đánh phá ác liệt nên bị kẹt lại mãi đến trưa 22-12 mới về đến chùa Trầm. Đêm 24-12, tôi trực tiếp trực sở chỉ huy Quân chủng với cương vị Phó Ban dẫn đường. Nhưng vai trò của tôi lúc ấy là theo dõi, tham mưu chứ không trực tiếp dẫn bay.

Nói rồi ông đưa cho tôi địa chỉ người trực tiếp tham gia dẫn đường bay trong chiến dịch 12 ngày đêm. Đó là Đại tá Tạ Quốc Hưng. Trao đổi với chúng tôi tại nhà riêng nằm trên đường Tân Mai, TP Hà Nội, Đại tá Tạ Quốc Hưng cho biết:

- Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là công tác bảo đảm, trong đó có bảo đảm dẫn đường cho phi công truy kích địch.

Đến thời điểm bước vào chiến dịch 12 ngày đêm, ta đã có 8 năm kinh nghiệm chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ. Thế nhưng, khi vào cuộc chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ở chiến trường phía Bắc, chúng ta luôn có ưu thế về dẫn đường trực tiếp cho phi công. Khi vào chiến trường khu 4, chúng ta mới gặp dẫn đường đối kháng. Vì lúc này Mỹ đã đưa các tàu dẫn đường vào biển Đông, nên đã gây cho ta rất nhiều khó khăn. Từ đó, những trận không chiến trở nên vô cùng ác liệt. Mọi hoạt động của không quân ta ở đây đều bị địch theo dõi giám sát rất chặt chẽ. Khi máy bay của ta bay lên độ cao 2000 - 3000m, ngay lập tức tiêm kích địch từ các hướng cơ động đến, vây chặt. Trong khi đó, chúng ta thường hoạt động chiến đấu ban đêm là chủ yếu, nên phi công thiếu sự chỉ huy, dẫn đường trực tiếp từ mặt đất, dẫn đến mất đi những yếu tố chiến thuật có lợi ban đầu. Thêm vào đó, phi công ta thường phải hoạt động đơn lẻ nên dễ bị địch tập trung lực lượng tiêm kích đánh chặn, không cho tiếp cận B-52. Mục tiêu trọng yếu của chiến dịch là thành phố Hà Nội và Hải Phòng... trong khi đó hầu hết các sở chỉ huy cơ bản của các trung đoàn không quân lại nằm ở phía trong, nên bị nhiễu rất nặng. Dó đó không thể chỉ huy kịp thời và liên tục cho phi công vì thiếu các dữ liệu về địch. Chúng ta chỉ có duy nhất một sở chỉ huy vòng ngoài ở phía Tây Nam Hà Nội, nhưng do bị đánh phá thường xuyên nên cũng ảnh hưởng rất nhiều.

Để bảo đảm dẫn đường cho không quân đánh chặn đúng đối tượng B-52 thì vấn đề bảo đảm tình báo đủ và liên tục của ra đa là vô cùng quan trọng. Thông thường trên mỗi sân bay cơ bản có một đơn vị ra đa bảo đảm dẫn đường cho không quân chiến đấu và huấn luyện, nhưng khi chiến dịch tập kích đường không diễn ra, tất cả các sân bay đều bị đánh phá không chỉ một lần. Vì vậy, ta phải trực chiến ở những sân bay cơ động, không có ra đa bảo đảm cho dẫn đường. Cất cánh chiến đấu ban đêm, phi công phụ thuộc rất nhiều vào các thông báo của dẫn đường, nhất là các số liệu về địch. Thiếu các thông tin này, phi công sẽ rơi vào thế bị động. Mà trong không chiến, bị động thì khó giành được thắng lợi.

Kinh nghiệm được đúc rút từ chính những lần dẫn đường cho phi công đánh chặn vào các tốp B-52 giả. Và ngay sau chiến thắng vang dội của Chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, chúng tôi đã nhận thấy: Từ cuộc tập kích đường không tháng 12-1972, các loại trang bị, vũ khí kỹ thuật cao đã được sử dụng phổ biến hơn nhiều. Một số trang bị, vũ khí mới xuất hiện như máy bay tàng hình, hệ thống cảnh giới báo động sớm AWACS, tên lửa hành trình, các thiết bị tác chiến điện tử… có thể sẽ làm thay đổi cơ bản nghệ thuật tác chiến của không quân. Điều đó đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác bảo đảm dẫn đường. Để đáp ứng được với chiến tranh tương lai, chúng ta cần giải quyết tốt 4 vấn đề cơ bản như: Bảo đảm thông tin tình báo kịp thời, chính xác; tổ chức hệ thống sân bay, sở chỉ huy vòng ngoài trên những hướng trọng điểm một các hoàn chỉnh; hiện đại hóa các phương tiện chỉ huy, tiến tới tự động hóa từng phần công tác chỉ huy; tăng cường huấn luyện diễn tập đối kháng.

- Báo đảm dẫn đường không chỉ là vấn đề đầu tư trang thiết bị mà là cả một nghệ thuật cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Trong đó con người là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất, Ông kết thúc cuộc trò chuyện bằng những lời thật giản dị mà sâu sắc.

Bài, ảnh: Quỳnh Vân

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/406/406/209672/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Mười, 2012, 09:38:03 pm
Hôm vừa rồi, theo lời mời của ANTV chuẩn bị tư liệu cho việc kỷ niệm 40 năm chiến thắng B-52, các phi công bay đêm lại có dịp gặp lại nhau, lại ngồi hàn huyên trước ống kính của ANTV. Cám ơn Lexuantuong 1972 đã ôn lại một thưở hào hùng với những người dẫn đường kỳ cựu của KQ. Quyết định đánh hay không và đánh tốp nào là của người chỉ huy, nhưng để chiếm được vị trí có lợi, tạo điều kiện đánh chắc thắng cho đội ngũ phi công thì công lao chính lại thuộc về đội ngũ dẫn đường. Trên trời, chúng tôi thuộc giọng từng người dẫn đường một. Phải nói rằng, khi nghe giọng của anh Tạ Quốc Hưng, anh Lê Thiết Hùng ...cất lên là chúng tôi thấy yên tâm hẳn, thấy mình đã có chỗ dựa rất vững chắc. Các phi công lập được thành tích, được phong Anh hùng, vậy nhưng thiếu hẳn các Anh hùng làm công tác dẫn đường mặc dù công lao của các anh ấy rất lớn. Tôi cho rằng đấy là một sự khiếm khuyết của tổ chức và là sự thiệt thòi đối với đội ngũ dẫn đường.
 Hình như, trong dịp kỷ niệm 40 năm "Điện Biên Phủ trên không" này, chỉ đề nghị có anh Nguyễn Văn Chuyên trong đội ngũ dẫn đường để nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thôi. Với tôi, các anh Tạ Quốc Hưng, Lê Thiết Hùng ... cũng hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu Anh hùng.
 Hôm ANTV mời, khi gặp gỡ, giao lưu với số sinh viên ở Bảo Tàng Không quân, sau những ý kiến trao đổi xong, tôi có đọc tặng các sinh viên bài thơ "Nói với con" ( tôi viết vào ngày khánh thành tượng đài KQ thuộc Sư đoàn 371 ở Sóc Sơn )như lời nhắn nhủ với lớp trẻ :
 
   Bố đưa con đến dưới tượng đài
   Nơi tưởng niệm những Anh hùng, Liệt sĩ
   Nơi có biết bao người yên nghỉ
   Người có danh, và cả vô danh

   Trên đầu con thăm thẳm cao xanh
   Chan hòa nắng, thanh bình, yên ả
   Cây óng biếc, mượt mà sắc lá
   Giữa không gian tĩnh lặng đến không ngờ

   Con biết chăng, mảnh đất này năm xưa
   Bom đạn xới, bập dầm trong khói lửa
   Những ngày ấy sục sôi bao trang lứa
   Rất nhiều người cùng trạc tuổi như con
   Dám gạt đi mọi ước muốn cá nhân
   Chấp nhận hi sinh để giữ yên Đất Mẹ

   Nếu không có những người như thế
   ( Có tên và không tên trên bảng đá này )
   Thì cả con, cả bố hôm nay
   Đâu được đứng dưới Tượng đài Chiến Thắng
   Bố muốn nói với con điều sâu lắng
   Học đi con ! Học nữa ... để LÀM NGƯỜI !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 08 Tháng Mười, 2012, 07:31:19 am

   Nếu không có những người như thế
   ( Có tên và không tên trên bảng đá này )
   Thì cả con, cả bố hôm nay
   Đâu được đứng dưới Tượng đài Chiến Thắng
   Bố muốn nói với con điều sâu lắng
   Học đi con ! Học nữa ... để LÀM NGƯỜI

_______

Cám ơn bác PCTK đã nói hộ cho thế hệ chúng ta với những đứa con của mình cũng như các thế hệ sau này: Hãy học, học đi để học LÀM NGƯỜI và trở thành NGƯỜI TỬ TẾ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Mười, 2012, 07:55:31 am

Trao đổi với chúng tôi tại nhà riêng nằm trên đường Tân Mai, TP Hà Nội, Đại tá Tạ Quốc Hưng cho biết:

Để bảo đảm dẫn đường cho không quân đánh chặn đúng đối tượng B-52 thì vấn đề bảo đảm tình báo đủ và liên tục của ra đa là vô cùng quan trọng. .... Thiếu các thông tin này, phi công sẽ rơi vào thế bị động. Mà trong không chiến, bị động thì khó giành được thắng lợi.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/406/406/209672/Default.aspx


Cụ Hưng nói chuẩn thế. Cho nên công đầu phải ghi cho radar, nhất là trong điều kiện bị nhiễu nặng như vậy nhưng vẫn vạch nhiễu tìm được đúng mục tiêu. Nếu không thì anh tiêu đồ lấy gì mà vẽ, chị báo vụ lấy gì mà đọc và tiếp theo là anh dẫn đường lấy gì mà dẫn.

Sắp tới kỷ niệm 40 năm ĐBP trên không, mời các bác đọc lại bài cũ:
http://vietbao.vn/Phong-su/Vach-nhieu-tim-thu-ha-ngao-op-B52/70107581/262/


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 08 Tháng Mười, 2012, 08:27:37 am
   Xin chào bác PHI CÔNG TIÊM KICH,-người cưu binh của lực lượng không quân Việt nam anh hùng !
   Tôi rất tâm đắc với bài thơ "Nói với con" của bác,bài thơ của thế hệ chúng ta nói với thế hệ tuổi trẻ hôm nay:Tượng đài mà con nhìn thấy hôm nay nó thật sự được xây bằng MÁU.
   Cảm ơn bác rất nhiều!Chúc tay phím của bác,và mọi ngừơi chúng ta cùng đi về phía trước...
   Chào thân ái !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 08 Tháng Mười, 2012, 04:32:21 pm

CẤT CÁNH GẦN THẲNG ĐỨNG, HẠ CÁNH GẦN HỐ BOM

QĐND - Thứ Bẩy, 29/09/2012, 18:12 (GMT+7)

QĐND - Hồi 19 giờ 25 phút ngày 18-12-1972, nhận được lệnh cất cánh, phi công Phạm Tuân nổ máy và đưa máy bay lăn bánh ra khỏi nơi cất giấu thì nhận thấy dưới đường băng rất xấu do máy bay Mỹ ném bom đánh phá. Đường băng xấu, bình thường không được phép hoạt động, nhưng nhiệm vụ đánh máy bay B-52 lúc này đối với không quân hết sức quan trọng. Phạm Tuân cố gắng vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm sau những ngày đêm khổ luyện để cất cánh. Chiếc máy bay Mig-21 chạy đà trên đường băng một đoạn rồi rời mặt đất gần theo phương thẳng đứng để tránh những luồng đạn cao xạ đang bắn yểm hộ cho máy bay cất cánh.

(http://image.qdnd.vn/Upload/phucthang/2012/9/29/3025058220120929174505185.jpg)
Trung tướng Phạm Tuân thời trẻ. Ảnh minh họa/tư liệu.

Vừa lấy độ cao, Phạm Tuân vừa cho máy bay đến khu vực chiến đấu theo sự dẫn dắt của Sở chỉ huy. Lúc này B-52 đã vào gần Thủ đô Hà Nội. Bay đến Ba Vì, kéo máy bay lên khoảng 6.000m, Phạm Tuân phát hiện từng dãy đèn đang lừng lững tiến vào phía Hà Nội, anh lập tức báo cáo sở chỉ huy và nhận được lệnh tiếp cận mục tiêu.

Phạm Tuân bật ra-đa để sục sạo thì ngay tức khắc đèn từ mục tiêu vụt tắt, trên màn hình ra-đa nhiễu trắng xóa. Nhìn ra xung quanh thấy đèn của F-4, anh nhanh chóng bám theo phóng tên lửa tới tấp, lật ngửa máy bay, lao xuống tránh tên lửa rồi kéo máy bay lên nhưng không thấy mục tiêu đâu. Đúng lúc Phạm Tuân đang quần thảo với F-4, máy bay B-52 đã vụt đi, nhóm F-4 lại quây vào tiếp tục phóng tên lửa. Tránh xong loạt tên lửa thứ hai của đối phương, Phạm Tuân nhận được lệnh nhanh chóng thoát ly chiến đấu trở về hạ cánh vì máy bay lúc đó đã sắp hết dầu.

Sở chỉ huy thông báo sân bay Nội Bài vừa bị đánh phá ác liệt, sân bay mất điện không có đèn, thông tin liên lạc đang bị gián đoạn, đường băng bị đánh bom. Nhìn đồng hồ biết lượng dầu không đủ đến sân bay khác, Phạm Tuân xin xuống sân bay Nội Bài và quyết định hạ cánh bằng đèn pha máy bay. Khi máy bay đang giảm độ cao để hạ cánh thì trên bầu trời phía cuối đường băng bùng lên một khối lửa sáng rực giúp nhìn rõ sân bay hơn.

Khéo léo cho máy bay tiếp đất, chiếc Mig-21 lao đi một đoạn rồi dừng hẳn. Khi ra khỏi máy bay, Phạm Tuân mới phát hiện ra đường băng có nhiều hố bom, thế mà anh vẫn cho máy bay hạ cánh an toàn.

Trần Công Huyền

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/208914/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 08 Tháng Mười, 2012, 05:39:47 pm


...
Phạm Tuân bật ra-đa để sục sạo thì ngay tức khắc đèn từ mục tiêu vụt tắt, trên màn hình ra-đa nhiễu trắng xóa. Nhìn ra xung quanh thấy đèn của F-4, anh nhanh chóng bám theo phóng tên lửa tới tấp, lật ngửa máy bay, lao xuống tránh tên lửa rồi kéo máy bay lên nhưng không thấy mục tiêu đâu. Đúng lúc Phạm Tuân đang quần thảo với F-4, máy bay B-52 đã vụt đi, nhóm F-4 lại quây vào tiếp tục phóng tên lửa. Tránh xong loạt tên lửa thứ hai của đối phương, Phạm Tuân nhận được lệnh nhanh chóng thoát ly chiến đấu trở về hạ cánh vì máy bay lúc đó đã sắp hết dầu.
...


Trận không chiến này,tuy bác Phạm Tuân không hạ được máy bay địch. Nhưng hành động dũng cảm, khắc phục khó khăn và tay lái điêu luyện của bác ấy khiến mọi người phải khâm phục.
Trận không chiến này, chắc cũng rất hay nếu qua cây bút có "Nghề" bay tiêm kích. Đọc đoạn văn trên, thực sự tôi chưa biết bác Phạm Tuân hay là bọn F4 "Phóng tên lửa tới tấp" nữa  ???
Thấy nhớ những bài của bác Phi công tiêm kích quá.!












Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: baoleo trong 09 Tháng Mười, 2012, 07:44:58 am
.......Đọc đoạn văn trên, thực sự tôi chưa biết bác Phạm Tuân hay là bọn F4 "Phóng tên lửa tới tấp" nữa  ???
......

Tụi F4 bác ơi. Con Mig 21 mà bác Tuân cưỡi, có nhón hai quả K-13, lấy cửa gì mà bắn tới tấp  ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 09 Tháng Mười, 2012, 08:33:57 am
...Nhìn ra xung quanh thấy đèn của F-4, anh nhanh chóng bám theo phóng tên lửa tới tấp
_______

Tôi dụng ý post bài báo này để rộng mở ý kiến của mọi người để đi tới 1 sự thật chính xác, phần nữa để các nhà báo khi gõ phím phải cân nhắc với kiến thức của mình cũng như biên tập báo rà soát cho cẩn trọng. Ngay nhiều bài viết của một vài ông tướng được đăng trên báo nhiều khi cũng gây cho những người trong cuộc nhiều bức xúc.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Mười, 2012, 01:55:52 pm
Cái chuyện như thế này gặp nhiều rồi các bác ạ
Đôi khi, các nhà báo chuyên nghiệp cũng có những sơ sót rất đáng tiếc.
Chúng ta có cả 1 thớt "Làm cỏ vườn báo chí" cơ mà.
Chỉ hận là: Khi mà biển Đông đang nóng, báo chí nhớ đến những người lính đã hi sinh tuổi thanh xuân cho Tổ quốc như thế này đây!
Tất cả là do tội thời vụ, copy and paste mà ra
Lạc đề, lồng ghếp thảo luận chính trị.
Cảnh cáo lần thứ nhất!
Xóa bài vi phạm sau 12 giờ!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 09 Tháng Mười, 2012, 05:55:02 pm

Cám ơn bác baoleo & bác lexuantuong1972.
Đôi khi, có những hạt sạn làm tệ hại cho cả bữa ăn. Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng thực sự gây cho ta khó chịu.
Bên báo QDND chắc không có phản hồi, nên dù 20 ngày rồi mà vẫn để nguyên vậy.
Thế mới biết ở VMH "Săn sóc" kỹ đến mức nào! Bác cựu nào viết tương tự vậy, không cáo lỗi nhanh, có mà...u đầu vì đá ;D
@baoleo : Tưởng bác chỉ thạo về tàu thủy, ai dè bác thạo cả tàu bay luôn ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Mười, 2012, 08:01:19 pm
Thế mới biết ở VMH "Săn sóc" kỹ đến mức nào! Bác cựu nào viết tương tự vậy, không cáo lỗi nhanh, có mà...u đầu vì đá ;D

Các bác ạ, đấy chính là chân giá trị của VMH mà các nguồn tin chính thống khác không có được! Hy vọng và kêu gọi từng người trong chúng ta mai mãi giữ cho VMH mai mãi là VMH!   


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 12 Tháng Mười, 2012, 06:46:14 pm
Chào bác phicôngtiêmkích.
Còn hơn 1 tháng nữa là đến ngày kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện biên phủ trên không. Chiến thắng này là của toàn dân, toàn quân ta. Trong đó lực lượng không quân tiêm kích đóng góp 1 phần xứng đáng vào chiến công chung này.
Đăc biệt, trong 2 ngày (27, 28 - 12) Không quân ta đã hạ được 2 chiếc B- 52 mà không quân Mỹ từng tự hào là Pháo đài bay chiến lược. Một chiến công đặc biệt xuất sắc. Có thể nói, bất kỳ lực lượng không quân tiêm kích nào trên thế giới trong trường hợp đối đầu với B- 52 đều thèm muốn có thành tích như vậy.
Báo chí và các phương tiện truyền thông khác đã từng nói về chiến công này. Nhưng thật sự, người đọc vẫn muốn được sự chân xác hơn nữa. Mà điều này chỉ những người có cùng "Nghề" bay tiêm kích viết lại mới đáp ứng được phần nào yêu cầu đó.
Hơn nữa, bác lại là đồng đội của bác Vũ xuân Thiều, bác Phạm Tuân. Hai người anh hùng hạ B- 52 ngày ấy. Xét về mặt tư liệu, điều ấy vô cùng quý giá.
Mọi người rất mong bác có bài viết về 2 trận này. Nhất là trận bác Thiều hy sinh, bởi thông tin chính thống viết về trận này không nhiều. Nếu có cũng rất sơ sài.
Chúc Bác cùng toàn thể gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười, 2012, 02:45:22 pm
Đây cũng là 1 vấn đề đáng lưu ý.

1/ Phía Mỹ không xác nhận 2 trường hợp này (bị Mig hạ)

2/ Chiếc do Phạm Tuân bắn, tổng hợp các tài liệu như sau:
     - Đêm trước Mig xuất kích chặn đầu, B52 quăng bom chạy nên không bắn được
     - Dêm 27 Phạm Tuân xuất kích từ Yên Bái, phía sau đội hình B52 (B52 không chạy được) rồi "trồng cây nêu" vọt lên cao, tránh tên lửa của F4, bắt mục tiêu, phóng 2 đạn bắn rơi 1 B52 ở phía tây Hà Nội, lao xuống thẳng đứng, hạ độ cao, quay về Yên Bái hạ cánh. Đáng chú ý là từ lúc xuất kích đến lúc về căn cứ, liên lạc giữa Phạm Tuân và sở chỉ huy hầu như rất tốt: gọi nhau là "Hồng Hà", gọi F4 là "sương mù", gọi B52 là "mây đen", có xin phép công kích đường hoàng, ... Liên lạc chỉ gián đoạn một vài phút khi Phạm Tuân bắn xong thông báo "cháy rồi" sau đó hạ độ cao khiến cả sở chỉ huy lặng đi vì tưởng ... Rồi liên lạc được nối lại, rồi xin phép hạ cánh, ... (theo các bài viết trên báo Nhân dân", Quân đội nhân dân 1972 - 1973 (nhân 1 năm chién thắng Điện Biên Phủ trên không).

      Vậy:
         +  "Báo ta" mô tả vậy có đúng không?
         +  Giả sử thông tin (theo nguồn tin chính thống của VNDCCH) ở trên là đúng thì tại sao trong chiến dịch quy mô lớn như vậy Mỹ không gây nhiễu cắt đứt liên lạc giữa các bộ phận của không quân VN mà theo như bác phicongtiemkich nói ở phần trước là điều này Mỹ hoàn toàn có thể làm được (khiến cho bác phicongtiemkich và các đồng đội của mình nhiều lần phải "ngậm tăm" lao vào các trận đánh)?
         +  Sơ đồ bay của trận đánh đó thế nào? (bác nào có xin đưa lên để mọi người tham khảo)
         +  Chiếc B52 bị Phạm Tuân hạ có số đuôi là bao nhiêu? Địa điểm rơi? Tên và số phận của tổ lái?

Xin các bác cho thêm thông tin.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Mười, 2012, 03:37:22 pm
Bác Giangtvx:
Sơ đồ đường bay thì bác xem trong "Hoạt động chiến đấu của QC PKKQ QDND Việt Nam tháng 12 năm 1972" trong mục "Tự dịch". Vấn đề bác đăt ra thì khó xác minh lắm. Hoàn cảnh chiến tranh đêm tối như thế, khó mà quan sát xác định được chính xác. Tuy nhiên không phải Mỹ không công nhận mà sự việc lại không có. Tôi thì tôi tin theo logic của sự việc.
Theo tôi:
- Đã dẫn đường cho bác Tuân tiếp cận bí mật được như thế và bắn cả loạt 2 đạn thì chắc chắn có kết quả. Chỉ có điều chưa xác đinh rõ chiếc đó có rơi tại chỗ hay chỉ bị thương.
- Nhiều khi phi công bị bắn rơi cũng không thể biết mình rơi do ai bắn. Cũng có khả năng vừa dính TL đối không xong lại dính luôn TLPK chẳng hạn. Một khả năng nữa là tổ lái B-52 chết hết chẳng còn ai sống để mà báo cáo thưa các bác em bị ai bắn rơi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: selene0802 trong 13 Tháng Mười, 2012, 07:39:04 pm
Bác Giangtvx:
Sơ đồ đường bay thì bác xem trong "Hoạt động chiến đấu của QC PKKQ QDND Việt Nam tháng 12 năm 1972" trong mục "Tự dịch". Vấn đề bác đăt ra thì khó xác minh lắm. Hoàn cảnh chiến tranh đêm tối như thế, khó mà quan sát xác định được chính xác. Tuy nhiên không phải Mỹ không công nhận mà sự việc lại không có. Tôi thì tôi tin theo logic của sự việc.
Theo tôi:
- Đã dẫn đường cho bác Tuân tiếp cận bí mật được như thế và bắn cả loạt 2 đạn thì chắc chắn có kết quả. Chỉ có điều chưa xác đinh rõ chiếc đó có rơi tại chỗ hay chỉ bị thương.
- Nhiều khi phi công bị bắn rơi cũng không thể biết mình rơi do ai bắn. Cũng có khả năng vừa dính TL đối không xong lại dính luôn TLPK chẳng hạn. Một khả năng nữa là tổ lái B-52 chết hết chẳng còn ai sống để mà báo cáo thưa các bác em bị ai bắn rơi.
Theo lời kể của một bác Át bên ta thì, đêm đó, sau khi bác Tuân công kích xong, mục tiêu biến mất trên màn hình ra đa, còn kết luận thì bác Át ấy không kết luận có rớt hay không.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 13 Tháng Mười, 2012, 08:13:42 pm
Theo lời kể của một bác Át bên ta thì, đêm đó, sau khi bác Tuân công kích xong, mục tiêu biến mất trên màn hình ra đa, còn kết luận thì bác Át ấy không kết luận có rớt hay không.

Bác selene0802 có nhớ bác Át ấy kể lúc ấy bác ý làm nhiệm vụ gì, nhìn màn hình ra đa gì mà thấy mục tiêu biến mất không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Mười, 2012, 08:22:37 pm
Bác Giangtvx:
Sơ đồ đường bay thì bác xem trong "Hoạt động chiến đấu của QC PKKQ QDND Việt Nam tháng 12 năm 1972" trong mục "Tự dịch". Vấn đề bác đăt ra thì khó xác minh lắm. Hoàn cảnh chiến tranh đêm tối như thế, khó mà quan sát xác định được chính xác. Tuy nhiên không phải Mỹ không công nhận mà sự việc lại không có. Tôi thì tôi tin theo logic của sự việc.
Theo tôi:
- Đã dẫn đường cho bác Tuân tiếp cận bí mật được như thế và bắn cả loạt 2 đạn thì chắc chắn có kết quả. Chỉ có điều chưa xác đinh rõ chiếc đó có rơi tại chỗ hay chỉ bị thương.
- Nhiều khi phi công bị bắn rơi cũng không thể biết mình rơi do ai bắn. Cũng có khả năng vừa dính TL đối không xong lại dính luôn TLPK chẳng hạn. Một khả năng nữa là tổ lái B-52 chết hết chẳng còn ai sống để mà báo cáo thưa các bác em bị ai bắn rơi.
Theo lời kể của một bác Át bên ta thì, đêm đó, sau khi bác Tuân công kích xong, mục tiêu biến mất trên màn hình ra đa, còn kết luận thì bác Át ấy không kết luận có rớt hay không.
Màn hình radar này chắc là radar dẫn đường SCH mà thôi. Radar trên máy bay cụ Tuân thì không được bật rồi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: selene0802 trong 13 Tháng Mười, 2012, 08:34:28 pm
Theo lời kể của một bác Át bên ta thì, đêm đó, sau khi bác Tuân công kích xong, mục tiêu biến mất trên màn hình ra đa, còn kết luận thì bác Át ấy không kết luận có rớt hay không.

Bác selene0802 có nhớ bác Át ấy kể lúc ấy bác ý làm nhiệm vụ gì, nhìn màn hình ra đa gì mà thấy mục tiêu biến mất không?
Át Nguyễn Văn Nghĩa, em nhớ là bữa ấy bác Nghĩa kể ở SCH, còn bác ấy làm gì, em không hỏi. Vụ bác Tuân này là bác OV10 hỏi, và bác Nghĩa trả lời


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 13 Tháng Mười, 2012, 08:42:28 pm
Míc.21 tiếp cận mục tiêu phải bật ra đa để đo cự li xạ kích. Vấn đề với phi công và dẫn đường chỉ là thời điểm bật để tránh bị lộ khiến địch kịp chế áp và phản đòn. Vụ anh Tuân cũng tương tự, khi vào tiếp cận có bật ra đa và dẫn tới máy bay địch tắt đèn đóm, còn đám hộ tống quây lại phóng tên lửa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Mười, 2012, 09:30:45 pm
Míc.21 tiếp cận mục tiêu phải bật ra đa để đo cự li xạ kích. Vấn đề với phi công và dẫn đường chỉ là thời điểm bật để tránh bị lộ khiến địch kịp chế áp và phản đòn. Vụ anh Tuân cũng tương tự, khi vào tiếp cận có bật ra đa và dẫn tới máy bay địch tắt đèn đóm, còn đám hộ tống quây lại phóng tên lửa.
Đấy là huyphongssi nói lần thứ nhất đêm 18-12-1972 hay lần thứ 2 đêm 27-12-1972. Nếu vậy có nghĩa là ngắm bằng máy ngắm quang học sơ bộ ban đầu và do bật RP-21 muộn nên địch chưa kịp gây nhiễu và bác Tuân vẫn kịp ngắm bắn bằng radar và phóng loạt 2 đạn được phải không? Vậy thì xác suất tiêu diệt càng cao.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 14 Tháng Mười, 2012, 10:09:51 am
Em có tổng hợp một bài viết liên quan đến trận đánh của Phạm Tuân ngày 18/12/1972, dựa trên tài liệu từ cả 2 phía.
Để tránh ảnh hưởng đến dòng hồi kí trong topic này, em post bài viết đó vào topic Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,603.msg406385.html#msg406385


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 14 Tháng Mười, 2012, 07:45:25 pm
Tôi đã đọc bài của bác star theo đường dẫn. Tôi nhận thấy đây là bài viết khá chăm chút, kỹ lưỡng.
Trong lúc chờ bài của bác phicôngtiêmkích, bác star cố gắng viết bài về trận 27, 28-12-1972 nhé.

Để có cứ liệu làm sáng tỏ cho chiến công của lực lượng tiêm kích quả là việc rất khó. Đối với cá nhân tôi, chiến công hạ B-52 bằng MIG 21 là điều tôi luôn ngưỡng mộ. Mặc dù sự hiểu biết chung về lực lượng không quân của tôi rất ít ỏi, nhưng tôi vẫn tin tưởng sự ngưỡng mộ của mình là đúng chỗ. Ấy là tôi căn cứ những dữ kiện sau ( Trận 27-12) :
1/Ta chủ động hoàn toàn cho trận đánh, phát hiện B-52 từ rất sớm dù chúng gây nhiễu. Khi chúng qua biên giới, MIG đã sẵn sàng ở độ cao 2000m trên vùng trời Nghĩa lộ.
2/Sở chỉ huy ở Mộc châu là những cán bộ giỏi, hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc khi dẫn dắt MIG lên độ cao 10 000m, chiếm lĩnh vị trí có lợi nhất. Đáp ứng tốt cho yêu cầu chiến thuật.
3/Yếu tố con người nhiều khi đóng vai trò quyết định. Ở trận này, điều đó được khẳng định khi bác Tuân dũng cảm "Bỏ qua" tụi tiêm kích bảo vệ, lao vào hướng B-52. Ở khoảng cách 10 km có lệnh công kích, MIG vẫn cố gắng thu hẹp cự ly hơn nữa và phóng đủ 2 quả K- 13 vào mục tiêu.






Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Sonviet trong 15 Tháng Mười, 2012, 09:03:50 am
Bác Giangtvx:
Sơ đồ đường bay thì bác xem trong "Hoạt động chiến đấu của QC PKKQ QDND Việt Nam tháng 12 năm 1972" trong mục "Tự dịch". Vấn đề bác đăt ra thì khó xác minh lắm. Hoàn cảnh chiến tranh đêm tối như thế, khó mà quan sát xác định được chính xác. Tuy nhiên không phải Mỹ không công nhận mà sự việc lại không có. Tôi thì tôi tin theo logic của sự việc.
Theo tôi:
- Đã dẫn đường cho bác Tuân tiếp cận bí mật được như thế và bắn cả loạt 2 đạn thì chắc chắn có kết quả. Chỉ có điều chưa xác đinh rõ chiếc đó có rơi tại chỗ hay chỉ bị thương.
- Nhiều khi phi công bị bắn rơi cũng không thể biết mình rơi do ai bắn. Cũng có khả năng vừa dính TL đối không xong lại dính luôn TLPK chẳng hạn. Một khả năng nữa là tổ lái B-52 chết hết chẳng còn ai sống để mà báo cáo thưa các bác em bị ai bắn rơi.
Theo lời kể của một bác Át bên ta thì, đêm đó, sau khi bác Tuân công kích xong, mục tiêu biến mất trên màn hình ra đa, còn kết luận thì bác Át ấy không kết luận có rớt hay không.
Màn hình radar này chắc là radar dẫn đường SCH mà thôi. Radar trên máy bay cụ Tuân thì không được bật rồi.

Việc anh Tuân bắn rơi B52 còn nhiều tranh cãi, vì PK lúc ý nên san sẻ cho KQ để tạo tiếng vang. Chỉ thấy vụ anh Thiều bắn rơi được B52 xong hy sinh là ghi trong sử sách nhưng không được phổ biến lắm, quan trọng là bắn rơi B52 nhưng phi công phải còn sống mới có tác dụng tuyên truyền. Cái này anh Huy Phong SSI chắc nắm rõ và cho ý kiến.............


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 15 Tháng Mười, 2012, 01:57:01 pm
Ý kiến của bác cũng có thể là một giả thuyết.
Nếu như ta biết vụ máy bay Li-2 bay vào Gát hồi tháng 3 năm 72 bị tên lửa SAM-2 bắn rơi. Toàn bộ bộ phận tiền phương 921 hi sinh.
Có thể lắm chứ nhỉ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 15 Tháng Mười, 2012, 09:52:54 pm
Míc.21 tiếp cận mục tiêu phải bật ra đa để đo cự li xạ kích. Vấn đề với phi công và dẫn đường chỉ là thời điểm bật để tránh bị lộ khiến địch kịp chế áp và phản đòn. Vụ anh Tuân cũng tương tự, khi vào tiếp cận có bật ra đa và dẫn tới máy bay địch tắt đèn đóm, còn đám hộ tống quây lại phóng tên lửa.
Đấy là huyphongssi nói lần thứ nhất đêm 18-12-1972 hay lần thứ 2 đêm 27-12-1972. Nếu vậy có nghĩa là ngắm bằng máy ngắm quang học sơ bộ ban đầu và do bật RP-21 muộn nên địch chưa kịp gây nhiễu và bác Tuân vẫn kịp ngắm bắn bằng radar và phóng loạt 2 đạn được phải không? Vậy thì xác suất tiêu diệt càng cao.
Đây là vụ đêm đầu tiên (18-12) anh Tuân xuất kích. Huyphong sẽ nói thêm về vụ bắn cháy B-52 vào đêm 27-12 sau khi "nạp dầu" và yểm hộ cho anh Phicôngtiêmkích vào công kích trước.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 15 Tháng Mười, 2012, 10:22:48 pm
 Xin chào các đồng đội !
 Mấy ngày vừa rồi, tôi bị gián đoạn bởi cũng có một số việc riêng, mong các đồng đội thông cảm và tha thứ cho sự giãn cách này.
 Chương trình ANTV có "triệu tập" các phi công bay đêm chúng tôi vào hơn tuần trước. Chính trong lần gặp gỡ ấy, một lần nữa mới lại thấy được lực lượng bay đêm quá mỏng. Số lượng anh em đếm trên đầu ngón tay được. Vậy mà suốt trong giai đoạn 12 ngày đêm năm 1972, từng ấy người đã lăn lộn, trụ vững và giành thắng lợi trước một đối thủ quá hùng mạnh về vật chất, kỹ thuật, tiềm năng kinh tế và nhiều thứ khác nữa thì mới thấy hết được sức mạnh anh hùng của cả dân tộc đáng tự hào đến nhường nào.
 Trở lại những ngày của 40 năm trước vào cuối năm 72. Sau khi anh Trần Việt bắn rơi chiếc F-4, về hạ cánh xong, lăn về thì Phạm Tuân lăn ra để cất cánh. Tuân phải lăn vòng vèo để tránh các hố bom trên đường băng nên xông ra ngoài cỏ. Thợ máy phải kéo máy bay vào kiểm tra, sau đó Tuân mới tiếp tục lăn ra cất cánh về sân bay Yên Bái. Trước đó, vào ngày 26, Phạm Tuân nhận lệnh bay cơ động lên sân bay Yên Bái nhưng vì thời tiết xấu nên phải quay lại, hạ ở Đa Phúc.
 Sau khi bay lên Yên Bái, Phạm Tuân vào trực chiến ngay. Hôm ấy thời tiết rất xấu - trời đầy mây, đáy mây chỉ khoảng 300 mét, đỉnh mây chừng 1000 đến 1500 mét. Khu vực Yên Bái bấy giờ khá tĩnh lặng, không hề có bóng dáng máy bay địch hoạt động, nhưng Sở chỉ huy thông báo sẽ có đợt đánh phá của địch vào khoảng 22 giờ. Vì vậy, tất cả lực lượng trực chiến đều trong trạng thái chờ đợi, căng thẳng và rất sẵn sàng.
  22 giờ 15 phút, Phạm Tuân nhận được lệnh vào cấp 1 và cất cánh ngay. Tuy không được phép sử dụng Vô tuyến điện, cốt để đảm bảo bí mật, nhưng vừa lên khỏi mây, Tuân thấy một biên đội F-4 bay ngay phía trước nên phải báo cáo về Sở chỉ huy. Sở chỉ huy ra lệnh :
   - Phải tránh F-4 ! Tất cả tập trung cho đánh B-52 !
 Phạm Tuân được dẫn vòng về phía Bắc để tránh F-4, sau đó vòng về hướng Tây Nam, lên độ cao 4000 mét, tốc độ bay 950 km/h, vượt qua một tốp F-4 nữa, quay về phía Nam. Khi lên đến độ cao 5000 mét thì được thông báo B-52 cách 150 km, rồi 80 km. Sau khi thông báo đến lần thứ ba, Phạm Tuân vứt thùng dầu phụ và bật tăng lực lấy độ cao.
 Đến độ cao 7000 mét, với tốc độ bay 1000 km/h, Tuân phát hiện được hai dãy đèn. Đấy chính là đèn của B-52. Tuân báo cáo về Sở chỉ huy và vòng bám phía sau. Sở chỉ huy thông báo cự li đến mục tiêu còn 12 km, rồi 10 km. Tuân bay với tốc độ vượt tiếng động, tập trung quan sát, tiếp cận mục tiêu, không cần để ý đến lực lượng F-4 đi bảo vệ B-52.
 Đến cự li phóng tên lửa, Phạm Tuân ấn nút phóng. Hai quả tên lửa từ hai bên cánh bay vụt ra kéo theo vầng sáng chói lòa. Phạm Tuân kéo máy bay vọt lên, thoát li, lật ngửa máy bay, thấy điểm nổ ở phía dưới. Thoat li khỏi cuộc chiến trong màn lửa của pháo phòng không ta bắn dày đặc và tên lửa phòng không sáng rực trời. Tuân phát hiện thấy núi Tam Đảo, biết mình vừa vượt qua phía Tây Bắc núi Ba Vì, lại phát hiện thấy nhiều đèn của bọn F-4 đang quần đảo nên quyết định giảm độ cao, về hạ cánh.
 Bay về sân bay Yên Bái, xuyên xuống đến độ cao 300 mét, đã ra khỏi mây rồi nhưng không hề thấy một ánh đèn. Rừng núi tối sẫm gây cảm giác lo lắng, sợ sệt. Máy bay đã bay qua đài xa rồi mà vẫn không thấy đường bằng đâu. Thật may, khi bay đến khu vực giữa đài xa và đài gần ( cự li cách đường băng gần 3000 mét ) thì đèn đường băng bật sáng. Lao xuống với tốc độ lớn, Tuân thu nhanh cửa dầu, máy bay chìm ngay xuống. Phi công bay đêm Đặng Vân Đình trên đài chỉ huy cất hạ cánh bấy giờ phải hô kéo lên đến mấy lần, máy bay mới nhấc được lên và vào đường băng, tiếp đất an toàn.
 Trong lúc thoát li, Phạm Tuân phát hiện thấy vẫn còn nhiều máy bay B-52 nên báo cáo liên tục về Sở chỉ huy. Sở chỉ huy lệnh cho Nguyễn Khánh Duy vào cấp và cất cánh sau chuyến xuất kích của Phạm Tuân 10 phút.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 16 Tháng Mười, 2012, 04:38:05 pm
 Đêm hôm đó, Khánh Duy đang ở trong hầm để máy bay tại sân bay Kép. Khi nhận lệnh trực chiến, rồi vào cấp 1, Nguyễn Khánh Duy còn đang tính toán xem sẽ cất cánh từ đâu được vì đường băng đã bị bom đánh nát cả rồi thì nhận được lệnh phải cất cánh từ đường ngang. Đường ngang là đoạn đường dùng để kéo dắt máy bay từ sân đỗ vào trong hầm, hệ thống đèn chiếu sáng vừa thưa lại vừa chỉ có mỗi bên phải là sáng thôi. Thật là khó khăn chồng chất lên khó khăn. Khánh Duy thầm nghĩ, những lần đi chơi với người yêu, mình toàn để người yêu đi bên trái mình vì nơi ấy gần trái tim hơn, nếu hệ thống đèn ở bên trái mà sáng được thì có phải mình cũng vững dạ hơn không, tựa như cạnh mình có người yêu mình vậy. Nhưng bằng mọi cách phải cất cánh. Máy bay lấy đà, lao đi. Đường chạy đà cho máy bay cất cánh quá ngắn, máy bay đã chớm ra đến mép cỏ, gần mương nước rồi. Duy cố kéo cho máy bay tách đất ở tốc độ nhỏ.
 Sau khi cất cánh, Khánh Duy được dẫn vào vùng chiến, nhưng không gặp được B-52 vì nhiễu rất nặng và sau khi bọn B-52 bị Phạm Tuân tấn công, chúng đã tắt hết đèn đóm trên máy bay. Sở chỉ huy dẫn Duy vào đến cự li cách mục tiêu 10 km, nhưng không phát hiện được gì hết. Duy nhận được lệnh thoát li vì thời điểm ấy Duy cũng đã bay vào khu vực tác chiến của tên lửa Phòng không rồi. Sở chỉ huy cho Khánh Duy về sân bay Kép để hạ cánh. Sân bay Kép lại tiếp tục bị bọn F-111 đánh bom. Duy phải về sân bay Đa Phúc hạ cánh.
 Thời tiết hôm đó rất xấu. Khi lao xuống đến độ cao đồng hồ chỉ bằng 0 rồi mà vẫn không thấy đường băng đâu. Khói bom dày đặc như mây mù làm cho tầm nhìn đã kém lại càng kém. Đường băng đã bị đánh nát gần hết. Duy nhận được lệnh phải tính toán sao cho máy bay tiếp đất cách đường băng khoảng 400 mét phía ngoài đất thì may ra mới đảm bảo được an toàn vì ở giữa đường băng là hố bom rất to. Vì lao xuống với tốc độ lớn, máy bay cứ "bồng" lên, ấn mãi không thấy nó chìm xuống tí nào. Duy tiếp đất ở phía ngoài đường băng chừng 200 mét. Tiếp đất xong thì "mắm môi mắm lợi" vào phanh, rồi tắt máy ... Máy bay dừng lại cách miệng hố bom chỉ 50 mét.
 Trong chiến dịch 12 ngày đêm, Duy cũng là một trong những người tham gia trực chiến cho đến tận ngày kết thúc chiến dịch.
 Trong số chuyển sang bay đêm, đánh đêm vào năm 1971 thuộc lực lượng đoàn bay của Khánh Duy thì Duy là người may mắn hơn cả. Trực nhiều, cơ động nhiều, xuất kích cũng nhiều, gặp không ít gian nan nhưng vẫn trở về nguyên vẹn. Có lẽ, đấy là cái duyên với bầu trời. Duyên phận, duyên nợ với bầu trời không phải ai cũng như ai. Với người này thì phận phải mãi mãi gắn bó với bầu trời, người kia thì mang nợ với bầu trời mãi mãi, người khác thì lại luôn có duyên với bầu trời ..., càng ngẫm càng không biết phải giải thích thế nào cho thỏa đáng cả.
 Trở lại với chuyến bay của Phạm Tuân. Sau khi về đến sân bay rồi, Tuân vẫn còn hồi hộp, lo lắng : không biết mình có bắn hạ được B-52 không. Tất cả mọi người cũng cùng trong trạng thái hồi hộp như Tuân nên hầu như không ai ngủ được. Gần sáng, sau khi nhận được thông báo là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi điện chúc mừng và Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam truyền đi bản tin buổi sáng thông báo Không quân ta chính thức bắn rơi B-52, tất cả hân hoan trong niềm vui khôn tả. Vậy là Không quân ta đã thực hiện được sứ mệnh của mình : bắn rơi B-52, đã "trả được món nợ" bấy lâu nay vẫn canh cánh bên lòng !
 Anh Hoàng Biểu - cựu phi công bay đêm và vào những ngày chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" anh là Đại đội trưởng bay đêm nhớ lại : khoảng chiều ngày 23 hoặc 24 gì đó, Vũ Xuân Thiều cơ động vào sân bay Cẩm Thủy ( thời ấy mang mật danh XB - 90 ). Ngay sau đó, sân bay bị địch đánh nát, nhưng máy bay của ta vẫn nguyên vẹn, không bị sao cả vì ta đã kịp thời kéo đi sơ tán. Lực lượng sửa chữa gấp sân bay làm việc cật lực mấy ngày liền mới san lấp xong các hố bom, lu nèn lại đường cất hạ cánh, nhanh chóng tổ chức trực ban chiến đấu. Mấy ngày đợi sửa gấp sân bay là mấy ngày anh Hoàng Biểu và Vũ Xuân Thiều phải ở trong chiếc lều bạt căng phía cuối vườn của một nhà bác người Mường. Mấy ngày ấy là mấy ngày hai anh em tâm sự với nhau đủ mọi chuyện : từ chuyện chung cho đến chuyện riêng.
 Đêm 28 tháng 12, Xuân Thiều vào trực chiến và xuất kích chiến đấu từ sân bay Cẩm Thủy. Sở chỉ huy của sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa chịu trách nhiệm dẫn Xuân Thiều giai đoạn đầu sau cất cánh rồi sẽ bàn giao cho Sở chỉ huy ở Mộc Châu. Bấy giờ, kíp trực dẫn đường tại Sở chỉ huy ở Thọ Xuân - Thanh Hóa gồm dẫn chính là anh Trần Đức Tụ, dẫn phụ là anh Trần Xuân Mão. Nhiệm vụ dẫn Xuân Thiều tiếp cận mục tiêu giao cho Sở chỉ huy tại Mộc Châu. Sở chỉ huy của Mộc Châu dẫn Thiều đến cách mục tiêu 40 km thì không dẫn được nữa vì bị nhiễu nặng, không tìm được tín hiệu. Lúc đó, Sở chỉ huy tại Thọ Xuân - Thanh Hóa lại phát hiện được mục tiêu và tiếp tục dẫn Xuân Thiều.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vuthang21193 trong 16 Tháng Mười, 2012, 09:52:04 pm
bác phi công tiêm kích ơi,cháu muốn hỏi 1 chút ạ,cháu không hiểu tại sao chỉ với 2 quả K13 với tổng khối lượng đầu nổ chỉ vẻn vẹn hơn 20kg mà vẫn hạ gục được B52 và nếu so về kích thước thì cũng chỉ như que tăm so với cây đại thụ thôi ạ,cháu thấy trong 12 ngày đêm,có 2 trường hợp B52 bị dính sam ( mỗi quả gần 2 tạ thuốc nổi) thế nhưng cũng chỉ chết 3 động cơ và lết về được căn cứ,bác giải đáp giùm cháu nhé,cháu cảm ơn ạ


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 17 Tháng Mười, 2012, 11:15:45 am
 Tuy tên lửa K-13 có trọng lượng nhỏ ( toàn bộ chỉ khoảng 70 kg ), lượng thuốc nổ cũng không lớn nhưng sức công phá của nó thì không nhỏ chút nào. Nếu 1 quả chui tọt vào buồng đốt của F-4 thì lúc nổ nó cũng đủ sức cắt đôi đuôi rời khỏi thân F-4 luôn. Khi cả 2 quả chui vào động cơ B-52 nổ thì hẳn là cánh cũng gãy lìa. Vấn đề không chỉ phụ thuộc vào lượng thuốc nổ mà cái chính là vị trí nổ ở đâu. Một chiếc kim châm đúng huyệt thì người có nặng hàng tạ cũng cứng đờ ra chứ, đúng không vuthang 21193. Chuyện này thì phải nhờ đến anh huyphongssi giải thích cặn kẽ cho vuthang mới được. Mong anh huyphongssi giải thích chi tiết thêm hộ tôi.

 Về trận đánh của Vũ Xuân Thiều, đã có nhiều bài báo đề cập đến, nhưng có lẽ chi tiết hơn cả xin được gửi bài viết của Thượng tá Trần Xuân Mão, người từng là sĩ quan dẫn đường trực ở Sở chỉ huy tại sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa và đêm 28 tháng 12 ấy, anh trực phụ cho anh Trần Đức Tụ :
 "Đêm 18 tháng 12 năm 1972, Mỹ mở chiến dịch tiến công đường không chủ yếu bằng máy bay chiến lược B-52 vào Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng nhằm cứu vãn những thất bại trên chiến trường miền Nam và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri. Trong chiến dịch này, Mỹ huy động 193 máy bay chiến lược B-52, gần 1000 máy bay chiến thuật hiện đại như F-4, F-111 cất cánh từ các sân bay trên đất Thái Lan, Gu-Am, trên các tàu sân bay của Hạm đội 7.
 Để bảo vệ đội hình của máy bay B-52, Mỹ dùng các thủ đoạn tác chiến điện tử với cường độ cao, trên một diện rộng, tiến hành gây nhiễu trong đội hình và sử dụng các máy bay EB-66 gây nhiễu ngoài đội hình, thả nhiễu tiêu cực với cường độ lớn, sử dụng máy bay tiêm kích làm nhiệm vụ yểm hộ trong và ngoài đội hình của B-52, sử dụng máy bay cường kích đánh phá các trận địa ra-đa, tên lửa, các sân bay của ta.
 Trong thời gian từ 18 đến 27 tháng 12 năm 1972, không quân ta đã cất cánh nhiều lần , nhưng không tiếp cận được đội hình của B-52. Đêm 27 tháng 12, đồng chí phi công Phạm Tuân mới bắn rơi được một chiếc B-52. Đây là chiếc B-52 đầu tiên bị Không quân ta bắn rơi trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 và cũng là chiếc B-52 đầu tiên bị Không quân ta bắn rơi kể từ khi chúng ra đánh phá miền Bắc.
 Thắng lợi to lớn này đã làm tăng thêm niềm tin vào khả năng bắn rơi máy bay B-52 bằng máy bay tiêm kích MiG-21.
 Ngày 28 tháng 12 năm 1972, tại Sở chỉ huy tiền phương ( K-12 ), Quân chủng tổ chức rút kinh nghiệm trận đánh do đồng chí Lê Văn Tri và đồng chí chính ủy Hoàng Phương chủ trì. Tại đây, toàn thể cán bộ có mặt đã được vinh dự đón đồng chí Đại tướng - Bộ trưởng Bộ quốc phòng xuống dự. Đồng chí Võ Nguyên Giáp khen ngợi cán bộ, chiến sĩ Không quân đã mưu trí, dũng cảm bắn rơi pháo đài bay B-52 của Mỹ và chỉ thị cho Không quân phải tích cực nghiên cứu, nắm chắc các thủ đoạn mới của địch, tổ chức nhiều trận đánh thành công hơn nữa. Sau đó, các đồng chí lãnh đạo trong Bộ tư lệnh và các cán bộ Phòng Tham mưu, Chính trị họp bàn xây dựng quyết tâm chiến đấu trong những đêm tới. Ta nhận định : sau thất bại đêm 27 tháng 12, không quân Mỹ sẽ tăng cường đánh phá ác liệt hơn, đặc biệt đánh phá các sân bay xung quanh Hà Nội như Đa Phúc, Gia Lâm, Kép, Hòa Lạc, Yên Bái, Miếu Môn. Do đó, tổ chức chiến đấu cất cánh từ các sân bay đó sẽ vô cùng khó khăn. Để tạo được yếu tố bất ngờ và đánh địch từ xa, phải tổ chức cất cánh từ các sân bay vòng ngoài. Sân bay được chọn là sân bay Cẩm Thủy. Đây là một sân bay dã chiến thuộc địa phận của nông trường 26 tháng 3 ( thuộc huyện Thạch Thành - Thanh Hóa ). Sân bay đất, có kích thước hẹp ( dài 1600 mét, rộng 30 mét ). Sân bay nằm trong vùng núi, tĩnh không hạn chế, chỉ cho phép cất, hạ cánh ở một đầu đường băng. Sân bay cũng mới bị B-52 ném bom làm đường băng hỏng nặng, đã được Tiểu đoàn công binh và dân quân địa phương sửa chữa gấp và đang được ngụy trang cẩn thận. Sở chỉ huy ở Thọ Xuân - Thanh Hóa được tăng cường lực lượng, phương tiện từ Quân chủng vào, được giao nhiệm vụ tổ chức chỉ huy chiến đấu ở vòng ngoài. Sở chỉ huy phải chuẩn bị phương án, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị có liên quan, đặc biệt với Đại đội ra-đa dẫn đường 26 đóng tại Vĩnh Lộc - Thanh Hóa để phát hiện địch từ xa, dẫn máy bay ta cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy lên đánh địch. Bộ Tư lệnh Binh chủng quyết định chọn phi công Vũ Xuân Thiều của Đại đội đánh đêm thuộc Trung đoàn 927 chuyển vào sân bay Cẩm Thủy trực chiến ( Đồng chí Xũ Xuân Thiều thuộc quân số Trung đoàn 927 mới được chuyển về Đại đội đánh đêm của Trung đoàn 921 ).
 15 giờ 30 phút, mọi công việc đã được chuẩn bị xong. Đồng chí Trần Mạnh báo về Sở chỉ huy Binh chủng đề nghị cho máy bay cất cánh. Đồng chí Trần Hanh nắm lại tình hình thời tiết, tình hình hoạt động của địch hiện tại rồi ra lệnh cho Sở chỉ huy Trung đoàn 927 chuyển sân. Để giữ được bí mật tuyệt đối cho trận đánh, Sở chỉ huy quy định sau khi cất cánh ở sân bay Đa Phúc, phi công bay ở độ cao thấp 200 mét và bay dọc theo đường quốc lộ 1A đến thị xã Ninh Bình sau đó vòng về sân bay hạ cánh. Quá trình bay chuyển sân không liên lạc vô tuyến.
 Sau khi máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay Cẩm Thủy, Sở chỉ huy Thọ Xuân tăng cừong trực ban để thường xuyên nắm địch, chuẩn bị cho trận đánh.
 Theo tin tình báo chiến lược, từ 21 giờ 30 phút đến 23 giờ 30 phút đêm 28 tháng 12 có 60 lần chiếc B-52 hoạt động.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Mười, 2012, 11:50:50 am
Tuy tên lửa K-13 có trọng lượng nhỏ ( toàn bộ chỉ khoảng 70 kg ), lượng thuốc nổ cũng không lớn nhưng sức công phá của nó thì không nhỏ chút nào. Nếu 1 quả chui tọt vào buồng đốt của F-4 thì lúc nổ nó cũng đủ sức cắt đôi đuôi rời khỏi thân F-4 luôn. Khi cả 2 quả chui vào động cơ B-52 nổ thì hẳn là cánh cũng gãy lìa. Vấn đề không chỉ phụ thuộc vào lượng thuốc nổ mà cái chính là vị trí nổ ở đâu. Một chiếc kim châm đúng huyệt thì người có nặng hàng tạ cũng cứng đờ ra chứ, đúng không vuthang 21193. Chuyện này thì phải nhờ đến anh huyphongssi giải thích cặn kẽ cho vuthang mới được. Mong anh huyphongssi giải thích chi tiết thêm hộ tôi.

 
Thưa bác phicongtiemkich : Về vị trí nổ mới quan trọng thì em hoàn toàn nhất trí ạ, đoàn đặc công biệt động M1 khi đánh B-52 tại sân bay của chúng ở Thái Lan cũng phải tìm vị trí quan trọng để đặt chất nổ. Theo em biết thời đó ngòi nổ của R-3S là ngòi không tiếp xúc. Thứ nữa là 8 động cơ B-52 sẽ sinh ra một vùng xoáy mà không rõ sẽ ảnh hưởng thế nào đến quỹ đạo bay của tên lửa đối không. Đó có thể là những yếu tố ảnh hưởng đến điểm nổ của đạn khi gặp mục tiêu. Em vẫn tiếc giá như hồi ấy các bác mang được 4 quả đạn đi vì cơ hội tiếp cận được B-52 có thể chỉ là đếm được trên đầu ngón tay.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vuthang21193 trong 17 Tháng Mười, 2012, 02:33:25 pm
Bác phi công tiêm kích ơi và các bác cao niên ơi,cháu muốn hỏi 1 chút ạ,trẻ trâu hiểu biết hạn hẹp nên cháu đành làm phiền các bác thêm chút ạ,cháu thường chơi những game giả lập không chiến về cuộc chiến tranh đường không ở việt nam như wing over vietnam (bản aces of north vietnam,hình ảnh Bác Hồ đầu tiên trong clip của cháu cũng là hình mở đầu của game),lúc điều khiển những chiếc mig,cháu thường thấy bộ kính ngắm của mig 21F13-C rất khó sử dụng,mỗi khi cơ động mạnh hoặc ngoặt để bắn đón,thậm chí bay bằng với mục tiêu,tâm ngắm di động nhảy loạn xị lên không tài nào ngắm trúng được mục tiêu để bắn canon,không như mig 17/19 dùng thước ngắm cố định,có thể tính toán bắn đón được,không biết ngoài đời các bác có giống vậy không ạ,và nguyên lí hoạt động của thước ngắm dùng con quay hồi chuyển trên mig 21 như thế nào ạ,và khi đánh quần vòng hoặc cơ động gấp,mặt mũi thường tối sầm lại,không biết trong tình trạng sức khỏe như vậy thì các bác xử lí thế ạ,và mig 21 PFM sơn ngụy trang màu xanh đậm có phải thường đeo 2 quả atol với 1 cụm canon treo ngoài phải không ạ,như vậy thì liệu có đủ dầu để các bác chiến đấu không ạ,mong bác giải đáp giùm cháu với với ạ  cháu cảm ơn bác nhiều


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 17 Tháng Mười, 2012, 08:39:12 pm
Bác phi công tiêm kích ơi và các bác cao niên ơi,cháu muốn hỏi 1 chút ạ,trẻ trâu hiểu biết hạn hẹp nên cháu đành làm phiền các bác thêm chút ạ,cháu thường chơi những game giả lập không chiến về cuộc chiến tranh đường không ở việt nam như wing over vietnam (bản aces of north vietnam,hình ảnh bác hồ đầu tiên trong clip của cháu cũng là hình mở đầu của game),lúc điều khiển những chiếc mig,cháu thường thấy bộ kính ngắm của mig 21F13-C rất khó sử dụng,mỗi khi cơ động mạnh hoặc ngoặt để bắn đón,thậm chí bay bằng với mục tiêu,tâm ngắm di động nhảy loạn xị lên không tài nào ngắm trúng được mục tiêu để bắn canon,không như mig 17/19 dùng thước ngắm cố định,có thể tính toán bắn đón được,không biết ngoài đời các bác có giống vậy không ạ,và nguyên lí hoạt động của thước ngắm dùng con quay hồi chuyển trên mig 21 như thế nào ạ,và khi đánh quần vòng hoặc cơ động gấp,mặt mũi thường tối sầm lại,không biết trong tình trạng sức khỏe như vậy thì các bác xử lí thế ạ,và mig 21 PFM của e927 có phải thường đeo 2 quả atol với 1 cụm canon treo ngoài phải không ạ,như vậy thì liệu có đủ dầu để các bác chiến đấu không ạ,mong bác giải đáp giùm cháu với với ạ ^^ cháu cảm ơn bác nhiều
Kính ngắm của Mig-21F-13 là bộ ASP-5ND. Đây là loại kính ngắm quang học có hỗ trợ tính toán lượng bắn đón bằng con quay hồi chuyển và đo cự li mục tiêu bằng ra đa đo xa SRD-5M. Bộ kính ngắm ASP-5D gồm 3 phần chính là khối hiển thị (kính chuẩn trực và đèn chiếu), khối quán tính (con quay điện, gia tốc kế) và khối máy tính điểm đón. Muốn tính được lượng bắn đón phải xác định được cự li mục tiêu và mức biến đổi vận tốc góc theo đường ngắm tới mục tiêu. Với loại kính ngắm này thì khi ngoặt gấp tạo quá tải lớn cho máy bay, khối quán tính cấp tham số biến đổi gia tốc đột ngột tạo sai số trở về không cho máy tính điểm đón, khiến tâm ngắm nhảy múa lên xuống tỉ lệ thuận với mức biến động gia tải khi máy bay cơ động bám theo mục tiêu.

Cơ động gấp trong không chiến tạo quá tải đột ngột cho máy bay và khiến máu dồn từ phía dưới cơ thể lên phần đầu phi công, gây ra cảm giác mắt mũi tối sầm. Để tăng khả năng chịu quá tải trong cơ động không chiến, phi công được luyện tập bằng các bài quay li tâm hoặc mặc quần kháng áp.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 17 Tháng Mười, 2012, 09:49:37 pm
 Với tên lửa nhiệt K-13, có thể nổ khi tiếp xúc và có thể nổ khi không tiếp xúc. Việc vùng khí xoáy của động cơ của B-52 không làm ảnh hưởng gì đến đường bay của tên lửa đâu. Cách thức sử dụng kính ngắm trên MiG-21, tôi đã có dịp nói rồi, nay chỉ xin nhắc lại thôi. Chúng tôi sử dụng loại kính ngắm PKI được chia các li giác cố định trên đó. Trong không chiến, phụ thuộc vào cự li đến mục tiêu và sải cánh của máy bay mục tiêu mà ta chọn thời điểm bao nhiêu li giác để ấn nút tên lửa. MiG-21 có giai đoạn lắp "thùng súng" treo ở ngoài, nhưng vì cơ động rất kém trong không chiến nếu đeo nó nên không đeo thêm nữa, chỉ sử dụng 2 khẩu 23 li gắn cố định trong thân thôi.
 Trong quá trình không chiến, quá tải đè lên người phi công thay đổi liên tục. Việc chịu được quá tải đến bao nhiêu để không bị tối sầm mắt mũi lại, phụ thuộc vào mức độ rèn luyện và sức khỏe của từng phi công vào thời điểm đó. Đã có lần tôi nói : anh Hoàng Quốc Dũng đã từng kéo quá tải đến 11 ( quá tải phá hoại của MiG-21 là 12 - khi đó có thể gãy cánh hoặc một số bánh lái hoặc bộ phận nào đó của máy bay bị gãy rời ) khi làm động tác lộn xuống công kích thằng F-4. Như vậy đấy, vuthang 21193 và qtdc ạ !.

 Trở lại với chuyến bay của Xuân Thiều.
 "21 giờ, đồng chí Trần Hanh lệnh cho mở ra-đa C-26 và C-22 ( C-26 đóng ở Vĩnh Lộc - Thanh Hóa, C-22 đóng ở Mộc Châu ) để theo dõi, phát hiện địch từ xa
 21 giờ 22 phút, ra-đa đo cao của Đại đội 26 phát hiện 3 máy bay B-52 ở Nam sông Mê Công ( Đông Nam Pạc-Xan 65 km ), độ cao 12000mets.
 21 giờ 28 phút, phát hiện tốp B-52 thứ hai ở Đông Nam Pạc-Xan 90 km, tiếp đó là tốp B-52 thứ ba. Đồng chí Trần Mạnh chăm chú theo dõi từng mũi chì xanh đánh dấu đường bay B-52 trên bản đồ. Đồng chí nói :
     - Đây là các tốp B-52 vào đánh Hà Nội !
 Đồng chí chỉ thị cho sĩ quan quân báo, dẫn đường theo dõi chặt các tốp này. Ba tốp B-52 từ Nam sông Mê Công ( Thái Lan ) đang bay về phía Bắc, dọc theo phía Tây biên giới Việt - Lào. Đại đôi ra-đa báo về ở hướng Tây Nam có hai rải quạt nhiễu tích cực, cường độ 2, đồng thời xuất hiện một số tốp tiêm kích địch ở khu vực Sầm Nưa. Đồng chí sĩ quan dẫn đường tính toán xong và đề nghị cho máy bay cất cánh. Đồng chí Trần Mạnh đồng ý và lệnh cho phi công Vũ Xuân Thiều cất cánh.
 Theo phương án chiến đấu đã được sĩ quan dẫn đường hiệp đồng từ trước, sau khi máy bay cất cánh lấy được độ cao 200 mét, phi công Thiều bóp nút phát vô tuyến 3 lần báo cho Sở chỉ huy biết.
 Sĩ quan dẫn đường lệnh cho Thiều vòng phải, hướng bay 290 độ, độ cao 5000 mét, tốc độ 900km/h. Trên báng tiêu đồ, vị trí máy bay ta được chiến sĩ tiêu đồ đánh dấu bằng đường chì màu đỏ, đang hướng về phía biên giới Việt - Lào. Kíp trực ban dẫn đường bận rộn hơn bao giờ hết : người thường xuyên liên lạc với sĩ quan chỉ huy Đại đội ra-đa, người ghi thời gian, người tính toán đường bay của máy ta, địch trên bảng tiêu đồ. Bỗng chiến sĩ tiêu đồ nói to lên :
     - Báo cáo, xuất hiện 2 tốp mục tiêu mới, mỗi tốp 4 chiếc, độ cao 7500 mét ở trước mũi
       đường bay của máy bay ta !
 Đồng chí Trần Mạnh nói đây là 2 tốp tiêm kích vào dọn đường và chỉ thị cho sĩ quan dẫn đường dẫn máy bay ta tránh, đồng thời lấy độ cao cao hơn độ cao của tiêm kích địch. Đồng chí Trần Đức Tụ dẫn máy bay ta vòng trái, hướng bay 270 độ, tăng lực lấy độ cao 12.500 mét. Sĩ quan ra-đa báo về : cường độ nhiễu ở hướng Tây rất nặng, máy bay B-52 đang bay vào khu vực có nhiễu sóng địa vật nên không phát hiện được tín hiệu của B-52.
 Đồng chí Trần Mạnh chỉ thị cho sĩ quan dẫn đường sơ bộ xác định vị trí của B-52 theo từng thời gian. Ta nhận định đội hình B-52 bay từ Nam sông Mê Công ( Thái Lan ) lên, khi đến Sầm Nưa sẽ vòng lên Mộc Châu, tiến vào đánh Thủ đô Hà Nội. Đồng chí dẫn đường đề nghị dẫn tiêm kích ta vào chặn đánh B-52 sau điểm vòng.
 21 giờ 52 phút 30 giây, Sở chỉ huy Thọ Xuân lệnh cho đồng chí Thiều vòng phải, hướng bưy 360 độ, tốc độ 1200 km/h, độ cao 12.500 mét. Tiếp đó, Sở chỉ huy thông báo cho đồng chí Thiều vị trí mục tiêu ở bên trái 50 độ, 15 km rồi 30 độ, 10 km. Đồng chí Thiều vẫn chưa phát hiện được B-52. Sở chỉ huy dẫn Thiều thay đổi hướng bay 320 độ rồi 270 độ để đề phòng địch thay đổi hướng bay.
 21 giờ 57 phút, đồng chí Trần Xuân Mão, sĩ quan dẫn đường trên hiện sóng ra-đa phát hiện một tín hiệu lạ trên nền nhiễu trắng đục. Bằng kinh nghiệm của mình, anh khẳng định đó là B-52, anh lập tức lệnh cho Thiều vòng phải gấp, hướng bay 90 độ. Trên bảng tiêu đồ, vị trí B-52 đã được chiến sĩ tiêu đồ đánh dấu. Sĩ quan dẫn đường báo cáo với đồng chí Trần Mạnh là địch đã thay đổi đường bay, có khả năng B-52 sẽ bay ngược lên Sơn La, sau vòng xuống đánh Hà Nội để tránh tiêm kích ta.
 21 giờ 58 phút, sau khi đạt được hướng bay 90 độ, đồng chí Thiều phát hiện bên trái, phía trước một dãy đèn nhấp nháy đang bay vào. Đó là đèn tín hiệu của B-52. Anh báo cáo :
     - 46 phát hiện quạ đên bên trái 90 độ, 10 km !
 Và anh ép độ nghiêng lao về phía địch.
 Ta chủ trương : khi phi công tiếp cận, ngắm bắn, không mở ra-đa trên máy bay để B-52 không phát hiện được MiG bám đuôi. Thiều bám sát và xác định cự li phóng tên lửa bằng quan sát mắt theo đèn tín hiệu của B-52.
 Nhận được báo cáo của đồng chí Thiều, cả Sở chỉ huy ai nấy đều phấn khởi. Đồng chí Trần Mạnh nhắc Thiều :
     - 46 bật công tắc bắn loạt, kiên quyết tiêu diệt địch !
     - Nghe rõ ! - Thiều trả lời
 Một phút sau, Sở chỉ huy Thọ Xuân hỏi đồng chí Thiều :
     - 46 công tác tốt không ?
 Không nghe Thiều trả lời, Sở chỉ huy lại gọi tiếp :
     - Sông Mã gọi 46 ! Sông Mã gọi 46 !
 Nhưng đều không liên lạc được. Mọi cán bộ, chiến sĩ tại Sở chỉ huy tim như ngừng đập. Đồng chí Trần Mạnh nét mặt trầm lại. Với kinh nghiệm của người đã từng chỉ huy gần trăm trận đánh, ông hiểu điều gì đó có thể đã xảy ra. Ông chỉ thị cho ra-đa tăng cường sục sạo phát hiện máy bay ta và lệnh cho sĩ quan tác chiến báo về Sở chỉ huy Binh chủng.
 Tại Sở chỉ huy Binh chủng, đồng chí Trần hanh chỉ thị cho các đơn vị mở ra-đa theo dõi, nhưng đều không thấy. Đồng chí Trần Hanh nói chuyện với đồng chí Trần Mạnh và thống nhất nhận định rằng phi công Vũ Xuân Thiều đã bắn B-52 ở cự li gần, do tốc độ quá lớn không kịp thoát li, anh đã lao thẳng vào đội hình B-52 và đã anh dũng hi sinh."
 Trận chiến giữa trời đêm diễn ra thật nhanh, thật ngắn ngủi và Vũ Xuân Thiều đã làm nên điều phi thường, đã là tấm gương sáng ngời của Chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng.
 Một ngày sau, anh Phạm Ngọc Lan được cử đi Sơn La. Khi đến xã Tạ Khoa huyện Yên Châu- Sơn La, anh đã gặp anh Phạm Đức Thuận, đại úy - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn bộ binh đang đóng quân ở Cò Nòi. Các anh đã đến tận hiện trường xem xét và tìm cách bảo vệ hiện trường. Phía bên kia đồi là xác của B-52 với những mảnh vỡ cháy xám đen. Phía bên này đồi là MiG-21. Anh Phạm Ngọc Lan đã bàn giao cho anh Thuận mọi công việc và đề nghị anh Thuận cho quân bảo vệ hiện trường và quay về báo cáo Binh chủng.
 Anh Phạm Ngọc Lan đã nhận xét và đến tận bây giờ anh vẫn nói : "Thiều đã "húc" vào B-52 !". Thiều đã vào trận đánh với tinh thần cảm tử, quyết tiêu diệt bằng được B-52 mới thôi. Một vết thương sâu ở phía sau gáy Xuân Thiều do mảnh của chiếc B-52 văng vào bởi anh bắn quá gần để chắc chắn tiêu diệt được kẻ thù đã làm anh không kịp thoát ra sau khi công kích.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Mười, 2012, 10:58:52 pm
Cám ơn bác phicongtiemkich, qua bài viết của bác - 40 năm mà như mới đây thôi, vậy mà anh Thiều cũng đã hy sinh được 40 năm rồi. Sau đó hiện vật và hiện trường tại Sơn La như thế nào? Có bảo vệ và gìn giữ được không? Nếu có thể mong bác cho chúng em được biết.

Và em nhớ thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị trong một bài viết nhân dịp 35 năm ĐBP trên không có nói đến mong ước dựng một bia kỷ niệm tại sân bay Cẩm Thủy - sân bay dã chiến trong một nông trường ở vùng núi Thanh Hóa, không biết mong ước chính đáng ấy đã được thực hiện chưa?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 17 Tháng Mười, 2012, 11:33:58 pm
Rất chân thành cám ơn bác phicôngtieemkích viết bài về 2 trận MIG-21 bắn hạ B-52.
Trong những trang sách được đọc từ thời còn nhỏ. Khi viết về nhưng trận chiến đấu giữa ta và địch trên bầu trời, các tác giả hay dùng hình ảnh chim cắt đánh diều hâu. Có lẽ vì mục đích động viên tinh thần, nên hình ảnh biểu tượng đó thường mang sắc thái lãng mạn, hào hùng.
Giờ đây, được đọc những bài viết của  người trong cuộc, cùng những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống. Tôi thực sự thấm hiểu những gian khổ vất vả, những chiến công được đánh đổi bằng máu và nước mắt của những chiến sĩ phi công tiêm kích làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời .
Hiện nay,tài liệu tương đối nhiều phục vụ cho sự đối chiếu, so sánh. Dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch về số lượng phương tiện, trang bị kỹ thuật, tiềm lực kinh tế quốc phòng v v...của không quân Mỹ và lực lượng không quân non trẻ của ta lúc đó. Vậy mà khi Tổ quốc cần, các anh vẫn dám đánh và quyết đánh thắng.
Theo tôi, đó là bài học vẫn còn tươi mới của ngày hôm nay.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 17 Tháng Mười, 2012, 11:50:09 pm
Cách thức sử dụng kính ngắm trên MiG-21, tôi đã có dịp nói rồi, nay chỉ xin nhắc lại thôi. Chúng tôi sử dụng loại kính ngắm PKI được chia các li giác cố định trên đó. Trong không chiến, phụ thuộc vào cự li đến mục tiêu và sải cánh của máy bay mục tiêu mà ta chọn thời điểm bao nhiêu li giác để ấn nút tên lửa.
Kính ngắm PKI như hồi anh Phicôngtiêmkích sử dụng là loại dùng cho đời Mig-21PF và PFM, cụ thể là kính ngắm PKI-1. Có bạn phía trên hỏi về hiện tượng nảy tâm ngắm đón của kính ngắm ASP-5ND trên Mig-21F-13 khi cơ động dùng pháo (hoặc có thể cả rốc két) bắn mục tiêu bay.

Hình minh họa phía dưới cho thấy kính ngắm ASP-PFD-21 của Mig-21bis có chia các li giác cố định và vòng ngắm bắn đón ở vị trí công tắc OPT khi bám mục tiêu là máy bay trực thăng (pics.livejournal.com)
(http://pics.livejournal.com/fishbed21/pic/0005s6se)

Bổ sung bảng minh họa cách "nhẩm" cự li theo sải cánh mục tiêu (Mirage và A-4 Skyhawk) trên vòng li giác máy ngắm PKI
(http://i074.radikal.ru/0912/ab/95b7274e7901.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 18 Tháng Mười, 2012, 09:56:45 pm
Cám ơn bác phicongtiemkich, qua bài viết của bác - 40 năm mà như mới đây thôi, vậy mà anh Thiều cũng đã hy sinh được 40 năm rồi. Sau đó hiện vật và hiện trường tại Sơn La như thế nào? Có bảo vệ và gìn giữ được không? Nếu có thể mong bác cho chúng em được biết.

Và em nhớ thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị trong một bài viết nhân dịp 35 năm ĐBP trên không có nói đến mong ước dựng một bia kỷ niệm tại sân bay Cẩm Thủy - sân bay dã chiến trong một nông trường ở vùng núi Thanh Hóa, không biết mong ước chính đáng ấy đã được thực hiện chưa?

Có phải ý bác muốn nói đến sân bay Sao vàng ở huyện Thọ xuân-Thanh hóa không ạ?

Tôi cũng có trùng câu hỏi với bác qtdc, không biết hiện trường nơi bác Thiều hy sinh nay ra sao? Chí ít cũng nên có 1 tấm bia nhắc nhớ 1 con người vì nước quên thân trong 1 hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười, 2012, 11:22:30 pm
Cám ơn bác phicongtiemkich, qua bài viết của bác - 40 năm mà như mới đây thôi, vậy mà anh Thiều cũng đã hy sinh được 40 năm rồi. Sau đó hiện vật và hiện trường tại Sơn La như thế nào? Có bảo vệ và gìn giữ được không? Nếu có thể mong bác cho chúng em được biết.

Và em nhớ thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị trong một bài viết nhân dịp 35 năm ĐBP trên không có nói đến mong ước dựng một bia kỷ niệm tại sân bay Cẩm Thủy - sân bay dã chiến trong một nông trường ở vùng núi Thanh Hóa, không biết mong ước chính đáng ấy đã được thực hiện chưa?

Có phải ý bác muốn nói đến sân bay Sao vàng ở huyện Thọ xuân-Thanh hóa không ạ?

Tôi cũng có trùng câu hỏi với bác qtdc, không biết hiện trường nơi bác Thiều hy sinh nay ra sao? Chí ít cũng nên có 1 tấm bia nhắc nhớ 1 con người vì nước quên thân trong 1 hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.
Bác tuanb5: sân bay Cẩm Thủy cách sân bay Thọ Xuân (Sao Vàng) 12 km về phía bắc, nó là sân bay dã chiến. Bác xem lại trang trước bác phicongtiemkich đã nói rõ: nó thuộc nông trường 26 tháng 3 huyện Thạch Thành. Trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, KQ Mỹ băm nát các sân bay cơ bản của ta và LLKQ ta phải sử dụng đến các sân bay dã chiến vòng ngoài.  


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 20 Tháng Mười, 2012, 11:21:11 pm
bác phi công tiêm kích ơi,cháu muốn hỏi 1 chút ạ,cháu không hiểu tại sao chỉ với 2 quả K13 với tổng khối lượng đầu nổ chỉ vẻn vẹn hơn 20kg mà vẫn hạ gục được B52 và nếu so về kích thước thì cũng chỉ như que tăm so với cây đại thụ thôi ạ,cháu thấy trong 12 ngày đêm,có 2 trường hợp B52 bị dính sam ( mỗi quả gần 2 tạ thuốc nổi) thế nhưng cũng chỉ chết 3 động cơ và lết về được căn cứ,bác giải đáp giùm cháu nhé,cháu cảm ơn ạ

Tuy tên lửa K-13 có trọng lượng nhỏ ( toàn bộ chỉ khoảng 70 kg ), lượng thuốc nổ cũng không lớn nhưng sức công phá của nó thì không nhỏ chút nào. Nếu 1 quả chui tọt vào buồng đốt của F-4 thì lúc nổ nó cũng đủ sức cắt đôi đuôi rời khỏi thân F-4 luôn. Khi cả 2 quả chui vào động cơ B-52 nổ thì hẳn là cánh cũng gãy lìa. Vấn đề không chỉ phụ thuộc vào lượng thuốc nổ mà cái chính là vị trí nổ ở đâu. Một chiếc kim châm đúng huyệt thì người có nặng hàng tạ cũng cứng đờ ra chứ, đúng không vuthang 21193. Chuyện này thì phải nhờ đến anh huyphongssi giải thích cặn kẽ cho vuthang mới được. Mong anh huyphongssi giải thích chi tiết thêm hộ tôi.

Bạn vuthang21193 không nên so sánh khối lượng giữa đầu nổ đạn SA-75 với đầu nổ đạn K-13 trong kết cục công kích B.52.

Về nhiệm vụ, đạn SA-75 chuyên dùng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược hạng nặng kiểu như B-52 theo kiểu 1 đạn ăn 1 máy bay, nhưng với điều kiện không bị địch gây nhiễu rãnh đạn về đầu thu đài điều khiển và rãnh ngòi nổ trên đạn. Khi bị máy bay địch gây nhiễu chế áp, hiệu quả tác chiến của SAM giảm dẫn tới bắn trượt hoặc nổ hụt hay vượt tầm, nên một số trường hợp chỉ gây hư hại nhẹ cho mục tiêu.

Đạn đối không K-13 (tên lửa 310) dùng tiêu diệt mục tiêu bay chiến thuật từ bán cầu sau, nên nó có hạn chế khi được sử dụng chống máy bay chiến lược kích cỡ lớn và nhiều động cơ như B-52. Đạn K-13 có 2 ngòi nổ gồm 1 ngòi cận đích quang 454-K nằm trên thân tên lửa giữa đầu nổ và động cơ cùng 1 ngòi chạm I-107 nằm ở mép trước chóp bộ cánh lái phía mũi. Ngòi cận đích quang là ngòi nổ chính, còn ngòi chạm là ngòi dự phòng. Nếu Mig-21 công kích B-52 bằng 1 hoặc 2 đạn K-13 từ bán cầu sau và bán cầu dưới ở cự li cho phép phóng, đạn K-13 sẽ ăn lên và xơi gọn 1 trong số 2 cặp động cơ thuộc 1 bên cánh của B-52. Trong khi đó máy bay B-52 có các cặp động cơ được treo nhô ra phía trước mép cánh trước và được thiết kế để có thể bay ngay cả khi 2 cặp động cơ thuộc cùng 1 bên cánh bị hỏng, nên nếu trúng đạn theo cách thức thông thường thì chỉ có thể vô hiệu 1 cặp động cơ và làm giảm tính năng bay của máy bay khiến nó dễ bị ăn đòn bồi từ các lực lượng phòng không khác. Còn nếu B-52 cơ động khi phát hiện bị công kích hoặc khi bị Mig-21 công kích từ bán cầu trên, đạn K-13 ăn xuống gặp cánh hoặc ăn chéo văng vào thân tạo điểm nổ có thể làm gẫy cánh hoặc phá hủy 1 phần thân nơi đặt các thùng dầu gây cháy nổ máy bay.

Tóm lại tình huống Mig-21 dùng kính ngắm quang học vào công kích B-52 tắt đèn ban đêm và phải lo đối phó với tiêm kích hộ tống của địch là rất khẩn trương. Ngoài ra Mig-21 đeo đạn K-13 có hạn chế về quá tải và góc ngắm nên cơ hội vào công kích B-52 rất hiếm gặp.    

Đạn nhiệt K-13
(http://farm4.static.flickr.com/3216/2908276823_a1e5f288a3.jpg)  

Huyphongssi sẽ dành chút thời gian phân tích vụ bắn B-52 đêm 26-12 của anh Tuân sau.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 21 Tháng Mười, 2012, 08:34:54 pm

PHI ĐỘI XUẤT KÍCH TRONG NGÀY QUỐC KHÁNH

QĐND - Thứ Năm, 30/08/2012, 9:51 (GMT+7)


QĐND - Tôi đến thăm Đại tá Mai Đức Toại, nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không -Không quân đúng dịp Hà Nội đang rộn rã cờ hoa chào đón 67 năm ngày Quốc khánh. Ngôi nhà nhỏ của ông nằm sâu trong ngõ 236, đường Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Nhắc đến ngày Quốc khánh, ông đã kể tôi nghe một lần xuất kích khá đặc biệt...

Năm nay Đại tá Mai Đức Toại đã ngoài 80 tuổi, tuy mắc căn bệnh tiểu đường nhưng da dẻ ông vẫn hồng hào, trí nhớ rất tốt. Các con, cháu của ông đều đi làm, hằng ngày một mình ông ở nhà xoay trần với công việc bếp núc và chăm sóc bà vợ bị bại liệt cách đây 6 năm sau một lần ngã cầu thang.

Trong phòng khách treo trang trọng bức ảnh ông chụp với Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch cùng với các anh hùng, phi công có thành tích bắn rơi máy bay Mỹ năm 1966. Trước khi trở thành phi công, ông đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ. ông nhập ngũ năm 1950 và được biên chế vào Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312. Chính đơn vị ông đã tham gia trận đánh bắt sống tướng Đờ Cát. Năm 1958, ông được trên cử đi học lái máy bay Mig -17 tại Trung Quốc. Là một trong số những phi công đầu tiên của Việt Nam trưởng thành từ lính bộ binh, ông trở về nước tham gia chiến đấu ngay. ông đã cùng đồng đội liên tục xuất kích đánh đuổi nhiều loại máy bay của giặc Mỹ trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa và các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc của Tổ quốc.

ông kể cho tôi chuyến bay ngày Quốc khánh năm ấy, tuy diệt được máy bay địch nhưng cũng đã ngăn chặn không cho máy bay địch vào sâu đánh phá ta. Sáng 2-9-1965, biên đội Mig -17 gồm: Mai Đức Toại, Lê Trọng Huyên, Nguyễn Văn Bảy, Đỗ Huy Hoàng nhận được lệnh trực cấp 1 tại sân bay Đa Phúc. 6 giờ 30 phút, trực ban tác chiến thông báo do thời tiết xấu nên biên đội trực chiến chuyển sang cấp 3. Nghe vậy, mọi người ai nấy đều tranh thủ chợp mắt vì sáng nào cũng thức dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị. Anh em đang ngon giấc thì 9 giờ, trực ban tác chiến lại chạy vào thông báo: “Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu”, 3 tốp máy bay địch đang bay vào phía tây nam Ninh Bình.

ông và đồng đội vùng dậy. Hai phút sau, từ đài chỉ huy có 2 phát pháo hiệu đỏ vút lên trời, “báo động trực cấp 1”. Cả 4 anh em lao ra máy bay, lên buồng lái, sẵn sàng chờ lệnh. Ba phút sau, một phát pháo hiệu đỏ lại vút lên, sở chỉ huy báo hiệu cho phép cất cánh. Mở máy xong, chỉ huy bay tiếp tục lệnh cho biên đội cất cánh đến độ cao 100m thì vòng phải theo hướng cầu Đuống -Long Biên sang Hà Nội rồi vòng trái hướng Nho Quan -Ninh Bình. Vòng trái xong, Mai Đức Toại số 1 lệnh cho số 2 Lê Trọng Huyên triển khai đội hình xuyên mây, đến Ninh Bình ước tính lượng mây 6/10, có thể nhìn thấy mục tiêu mặt đất, biên đội tiếp tục bay đến Ghềnh thì sở chỉ huy lại lệnh vòng trái hướng Nho Quan theo trục đường 59. Khoảng 5 phút sau, sở chỉ huy thông báo địch đang ở bên phải biên đội 60 độ và khoảng cách 70km, chúng có 3 tốp đang hoạt động ở phía tây Thanh Hóa. Tiếp tục vòng phải 60 độ, quan sát một hồi lâu thì Mai Đức Toại và Lê Trọng Huyên đều phát hiện được mục tiêu, có vẻ như chúng đang săn tìm gì đó? Mặc dù rất muốn được tiếp cận mục tiêu để công kích nhưng sở chỉ huy chưa cho phép, vậy là ông lệnh cho số 2 vòng quanh tại chỗ khu vực Nho Quan, Ghềnh để chặn địch nhưng mãi vẫn không thấy chúng vào sâu.

Khoảng 20 phút sau, sở chỉ huy lệnh cho biên đội thoát ly về hạ cánh. Vốn đã bay quen địa hình ông nhanh chóng giảm độ cao từ 4000m xuống 1000m bay dọc theo sông Hồng về Phú Xuyên rồi chuẩn đài xa về hạ cánh an toàn.

Ngay buổi chiều hôm đó, biên đội được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, động viên nhân kỷ niệm 20 năm ngày Quốc khánh 2-9. Nghe Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện báo cáo tình hình trực chiến của đơn vị, Đại tướng đã biểu dương tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của các phi công. Phi đội xuất kích kịp thời và dũng cảm khiến cho tốp máy bay địch không dám vào đánh phá miền Bắc, góp phần mang lại một ngày lễ Quốc khánh yên bình, tốt đẹp. ít lâu sau, ông Toại đã xuất kích và bắn hạ được hai máy bay F105 và A4 của giặc Mỹ, được Bác Hồ tặng thưởng Huân chương Chiến công và huy hiệu của Người.

Mai Văn Đông

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/91/68/261/261/261/204531/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Sonviet trong 22 Tháng Mười, 2012, 11:55:06 am
Cám ơn bác phicongtiemkich, qua bài viết của bác - 40 năm mà như mới đây thôi, vậy mà anh Thiều cũng đã hy sinh được 40 năm rồi. Sau đó hiện vật và hiện trường tại Sơn La như thế nào? Có bảo vệ và gìn giữ được không? Nếu có thể mong bác cho chúng em được biết.

Và em nhớ thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị trong một bài viết nhân dịp 35 năm ĐBP trên không có nói đến mong ước dựng một bia kỷ niệm tại sân bay Cẩm Thủy - sân bay dã chiến trong một nông trường ở vùng núi Thanh Hóa, không biết mong ước chính đáng ấy đã được thực hiện chưa?

Có phải ý bác muốn nói đến sân bay Sao vàng ở huyện Thọ xuân-Thanh hóa không ạ?

Tôi cũng có trùng câu hỏi với bác qtdc, không biết hiện trường nơi bác Thiều hy sinh nay ra sao? Chí ít cũng nên có 1 tấm bia nhắc nhớ 1 con người vì nước quên thân trong 1 hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.

Chuẩn, tại nơi phi công Thiều hy sinh nên dựng bia và tượng để tưởng niệm người anh hùng vì nước quên thân...........


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tranlam99 trong 22 Tháng Mười, 2012, 01:10:20 pm
Cám ơn bác phicongtiemkich, qua bài viết của bác - 40 năm mà như mới đây thôi, vậy mà anh Thiều cũng đã hy sinh được 40 năm rồi. Sau đó hiện vật và hiện trường tại Sơn La như thế nào? Có bảo vệ và gìn giữ được không? Nếu có thể mong bác cho chúng em được biết.

Và em nhớ thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị trong một bài viết nhân dịp 35 năm ĐBP trên không có nói đến mong ước dựng một bia kỷ niệm tại sân bay Cẩm Thủy - sân bay dã chiến trong một nông trường ở vùng núi Thanh Hóa, không biết mong ước chính đáng ấy đã được thực hiện chưa?

Có phải ý bác muốn nói đến sân bay Sao vàng ở huyện Thọ xuân-Thanh hóa không ạ?

Tôi cũng có trùng câu hỏi với bác qtdc, không biết hiện trường nơi bác Thiều hy sinh nay ra sao? Chí ít cũng nên có 1 tấm bia nhắc nhớ 1 con người vì nước quên thân trong 1 hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.

Chuẩn, tại nơi phi công Thiều hy sinh nên dựng bia và tượng để tưởng niệm người anh hùng vì nước quên thân...........
Các bác à, Bia và Tượng thì chắc dễ vì làm đề án, xin kinh phí thôi nhưng quan trọng là có ai có tâm chăm lo cho Bia và Tượng đó, còn xây xong thì bỏ mặc cho nắng và gió thì đau lòng lắm.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười, 2012, 04:28:26 pm
Cuối 72 chúng tôi còn thấy một F4 bị hạ bởi phát tên lửa thứ 2 của một Mig21 ở khu vực Hiệp Hòa, phố Thắng. Độ cao thấp nên nhìn rất rõ. Bác phicongtiemkich có biết thành tích của ai?
Vụ quệt dây cao thế có phải a.T không anh PCTK?
Hôm nay mới để ý bài này của bác vitính - đây có lẽ chính là trận quá trưa ngày 27/12/1972 (xuất kích khoảng 1 rưỡi chiều) của biên đội Đỗ Văn Lanh-Dương Bá Kháng. Rất khớp với cả tài liệu ta và tài liệu Mỹ. Chiếc F-4E này bay khá thấp, khi trúng phát đạn đối không thứ 2 của anh Kháng, máy bay mất điều khiển thì 2 phi công Mỹ nhảy dù. Bay thấp, dù mở cũng thấp (phi công vũ khí Brian H.Ward (http://www.scopesys.com/cgi-bin/bio2.cgi?bio=W126) ước lượng dù mở cách đất khoảng 50 feet), rơi xuống một cái mương thủy lợi ngay gần làng, bị thương gẫy tay, chấn thương vai và cột sống và bị bắt sống ngay lập tức.

Bác Kháng kể lại chuyện này trên báo Quân đội Nhân dân 5 năm trước:
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/56/56/58/24337/Default.aspx

và chụp ảnh cùng đại tướng:
(http://image.qdnd.vn/Upload//phucthang/2012/2/17/17022012tcq04091753304.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Mười, 2012, 09:31:22 pm
Không phải chỉ có tuanb5 và qtdc muốn lập tượng đài kỷ niệm ở những nơi đã từng ghi dấu ấn của những kỳ tích mà có lẽ rất, rất nhiều người muốn như vậy, nhưng đâu chỉ mỗi Không quân làm được những điều kỳ diệu, mà các Quân Binh chủng khác cũng hoành tráng lắm chứ. Tôi ở Không quân, nhưng rất khâm phục các anh ở Đặc công, ở Hải quân, rồi Pháo binh, Thiết giáp, Trinh sát, Bộ binh, rồi lực lượng Thanh niên xung phong, các o dân quân, các cụ dân quân... tức là rất nhiều tầng lớp trong cuộc chiến tranh nhân dân này. Nếu để xây các tượng đài, các bia tưởng niệm thì chắc là phải có nhiều lắm và cũng phải tính đến chuyện đâu xây trước, đâu xây sau ... cũng phức tạp ra trò đấy. Sân bay Cẩm Thủy thì đã trả lại đất canh tác cũng tựa như các sân bay Chũ, Phú Thọ ... Nơi anh Xuân Thiều rơi thì cũng để trả lại rừng cho thanh bình. Có điều, sau khi tìm thấy anh Thiều thì thi hài anh được đưa về an táng ở nghĩa trang Bố Ẩn của Sơn La. Ngày đưa Thiều về nghĩa trang là một ngày lạnh giá. Mùa Đông ở Sơn La sương xuống rất nhiều, rất đậm và rét buốt. Sáng sớm khi trời chưa sáng tỏ, bà con các dân tộc đã phải đi xuống chợ. Bóng dáng những người đi chợ cứ mờ mờ, ảo ảo trong sương mù. Thấy có thi hài liệt sĩ chuyển vào nghĩa trang, bà con không ai bảo ai đều rẽ vào nghĩa trang để dự lễ mai táng.
 Đội danh dự bồng súng đứng hai bên huyệt. Không khí buồn thương, trang nghiêm. Anh Lê Tuấn Quyền - cán bộ thuộc Phòng chính sách Quân khu Tây Bắc, phụ trách công tác thương binh - liệt sĩ ra khẩu lệnh :
   - Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, chiến sĩ lái máy bay chặn đánh B-52 đã anh dũng hi sinh trên bầu
     trời Sơn La ! Để tiễn biệt đồng chí ! Bồng súng chào !
 Thi hài Vũ Xuân Thiều từ từ được đưa xuống huyệt. Những người tiễn biệt Thiều không ai cầm được nước mắt. Sương đọng trên các lá cây cũng rơi lộp bộp, buồn bã ...
 Vậy là một phi công tiêm kích đã xếp lại đôi cánh bay của mình trong trận không chiến để bảo vệ cho bầu trời và mặt đất được yên bình. Vậy là trong đội hình bay đã vắng bóng một đôi cánh đại bàng. Vậy là đồng chí, đồng đội mất đi một người bạn chiến đấu. Vậy là gia đình mất đi một người thân. Vậy là một người yêu đã mất người yêu. Chiến tranh đã tàn nhẫn chia cắt lứa đôi đang độ yêu nhau đằm thắm nhất ... Anh đã về nơi vĩnh hằng, về với hư vô trong sự thương tiếc của bao người.
 Chàng trai của đất Hà thành đã nằm lại nơi núi rừng Sơn La khi anh vừa tròn 27 tuổi. Anh đã ngã xuống trước ngưỡng cửa bình minh - trước những ngày chiến tranh kết thúc. Tiếng suối reo, tiếng gió ngàn sẽ ru anh trong giấc ngủ vĩnh hằng.
 Cũng không biết có phải do số phận sắp đặt hay không mà ở trường nội trú Bế Văn Đàn của tỉnh Sơn La có một cô học trò là Bế Minh Hương cùng một bạn học nữa đi học qua nghĩa trang, thường xuyên đến thăm mộ Thiều. Hầu như ngày nào đi học về sớm, Hương và bạn cũng đều tạt vào nghĩa trang đến với Thiều. Việc ấy diễn ra đều đặn, tự nhiên như số phận đã giao cho Hương nhiệm vụ như vậy suốt mấy năm ròng, từ khi Hương còn học lớp 6, lớp 7 cho đến khi Xuân Thiều được đưa về xuôi.
 
 Đêm 29 tháng 12, Bùi Doãn Độ trực chiến tại sân bay Kép nhận lệnh vào cấp, xuất kích từ đường ngang của sân bay Kép lên tìm B-52 nhưng không gặp. Khi quay về ở độ cao 4500 mét, Sở chỉ huy thông báo có địch bay từ phía phải qua trái. Độ phát hiện thấy ánh đèn chớp chớp liền bật tăng lực, ép theo, lại không thấy gì nữa đành tắt tăng lực, giảm độ nghiêng thì ngay lúc ấy lại phát hiện thấy máy bay địch. Đấy không phải là B-52 mà là F-4. Độ bật tăng lực, kéo gấp và bằng mắt thường nhìn thấy cả ánh lửa trong buồng đốt của động cơ thằng F-4. Độ ấn nút phóng tên lửa, phóng 2 quả liền sau đó kéo thoát li trái. Lúc lật lại, thấy thằng F-4 mang độ nghiêng lớn và cắm xuống với góc 30 độ. Bùi Doãn Độ kéo cao thoát li về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc. Thằng F-4 ấy rơi ở địa phận tỉnh Phú Thọ và đấy cũng là chiếc máy bay cuối cùng của Không lực Hoa Kỳ bị Không quân ta bắn hạ ( ban đêm ) trong cuộc chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc và trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" này.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vinaheart trong 24 Tháng Mười, 2012, 12:27:09 am
Chú PCTK kể chuyện anh hùng phi công Hồ Hữu Tiệp với chiến công bắn rơi tại chỗ pháo đài bay B52 cho chúng cháu với  ;D

(http://d.f12.photo.zdn.vn/upload/original/2012/10/23/10/36/1350963387928137_574_574.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 24 Tháng Mười, 2012, 02:50:33 am
   Ơ, ơ ??? lạ quá!  Theo em được biết lịch sử không quân nhân dân Việt nam ghi nhận chỉ có Anh hùng Phạm Tuân , Vũ xuân Thiều là hạ được máy bay B52 trong 12 ngày đêm Điện biên phủ trên không. Còn có Bác Vũ văn Rạng là bắn bị thương 1 chiếc nữa trong khu 4. Còn " phi công Hồ hữu Tiệp" thĩ làm gì có ::). Chỉ có hồ Hữu tiệp là nơi b52 bị phòng không Hà nội bắn rơi xuống hồ này mà thôi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: binhcan_hp trong 24 Tháng Mười, 2012, 07:06:23 am
họ, họ....sao lại từ hồ Hữu Tiệp lại được đào tạo thành phi công tiêm kích thế này, lại còn bắn rơi cả B52 kèm theo cả hình ảnh minh họa nữa chứ


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huonghn76 trong 24 Tháng Mười, 2012, 10:13:21 am
       Chuyện ở đâu mà lại vậy HẢ các bạn ? Bạn nào đó cho cho một cái nguồn đi . Chết thật  ! Thôi vậy , mời các bạn đọc lại bài  " Phi công tiêm kích " đi  .Các bác viết hay tuyệt ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 24 Tháng Mười, 2012, 10:36:40 am
Chuyện về một liệt sỹ phi công Mig-17 Nguyễn Văn Phi hy sinh ngày 19-5-67.
 
 (http://i826.photobucket.com/albums/zz184/trungnv51/PCNguyenVanPhi.jpg)
xxx
Dưới đây là câu chuyện của bạn Kim Thu,  cháu gái anh Phi, kể về cuộc đời phi công Mig17 Nguyễn Văn Phi, đăng trên diễn đàn Vietnam-Ucraine, xin phép bạn Thu post lại bài.

Kim Thu: Xin gửi tới anh chị em, những người đã một lần khoác áo chiến binh, hay những người thân của mình cả cuộc đời trong quân ngũ.
Bài viết không được mài dũa như chuyên nghiệp, nhưng nó có thật và nó là nguồn tình cảm mãnh liệt của riêng tôi. Cảm ơn bạn đọc.

Cậu Phi.
Kim Thu
Tôi vẫn nhớ mãi căn nhà ấy trên đường Sinh-Từ (đã trở thành đường Nguyễn Khuyến từ lâu), nơi cậu sống những năm tháng thời niên thiếu. Sau tiếp quản Thủ đô, mẹ tôi từ chiến khu đưa tôi và chị Quỳnh Nga về Hà nội. Những năm đầu, mẹ tôi công tác tại Chi Sở Thuế Hà đông. Đất nước vừa trải qua chín năm làm một Điện Biên, bao nhiêu vết thương chiến tranh chưa kịp hàn gắn, còn nghèo, còn thiếu thốn, còn thủ công nghiệp lắm. Lấy đâu ra một cái máy đếm tiền hiện đại như bây giờ.
Phải đếm tiền, và chia các loại tiền ấy ra những cái bao tải lớn, để chuyển đến các kho bạc của nhà nước. Mẹ tôi được giao công việc ấy. Mẹ tôi kể, có những đêm mệt quá, mẹ đắp chăn cho "tiền " và cho mình, thế là ngủ. Kể cũng lạ, lúc ấy Chính Phủ tin tưởng ở lòng dân đến thế. Và dân cũng tuân thủ kỷ-cương làm việc đến như vậy.
Mẹ tôi được cử đi học thêm nghiệp vụ, phải cai sữa con Thu. Mẹ gửi tôi về nhà ông bà Sinh-Từ, chúng tôi vẫn quen gọi như vậy. Đêm, ông cho tôi bú bầu sữa ông pha sẵn từ chập tối, giắt trên đình màn. Ngày cậu Phi lo trông, ẵm bế cháu. Lúc nhỏ cậu Phi học cấp II Lý Thường Kiệt. Trường này nằm ngay trên đường Sinh-Từ. Tôi nhớ mỗi lần tới nhà ông bà, trường ấy nằm bên tay phải. Nó rất rộng, thoải mái cho bọn con trai đá bóng. Hai cánh cổng trường, khiến tôi liên tưởng đến một doanh trại bộ đội, vì trông nó thật oai nghiêm. Lên cấp III, cậu Phi chuyển về trường Chu Văn An.
Nhà ông bà tôi nghèo lắm. Căn nhà khá rộng, nhưng trong nhà và ngoài sân chẳng khác gì nhau, trống tềnh trống toàng. Nền nhà chẳng được lát bằng gạch gì hết, nó đen và nhẵn bóng, vì đất được đấm rất kỹ. Những hôm mưa dột, thật là thảm hại.
Một lần ghé thăm ông bà, mẹ tôi hỏi ông:
- Phi đâu hả cậu?
- Nằm kia chứ đâu. Quần áo giặt, phơi mà chưa khô. Ông bảo mẹ tôi.
Mẹ tôi đến gần cậu Phi, đắp chăn đâu, đắp cái màn nhuộm nâu đã bạc. Nhuộm nâu hết, cho sạch và đỡ tốn xà phòng, ông bà bảo thế. Mẹ tôi chảy nước mắt, thương cậu quá! Ông bà tôi bán tạp hóa. Đủ cả, diêm, bật lửa, thuốc lào, xà phòng, bánh kẹo...
Tôi vẫn nhớ bánh xà phòng hồi ấy có hình con thuyền buồm khắc trên mặt. Hấp dẫn nhất đối với chị em tôi là mấy thẫu bánh cuộn thừng, bánh quả bàng và nhất là "bánh chả", nó thật là thơm bởi hương vị của lá chanh.   
Lên đến cấp III, cậu Phi trông đã dáng dấp một thanh niên Hà nội. Mà cũng lạ, lớn lên trong cảnh túng thiếu, đói ăn, thế mà cậu to cao, vạm vỡ, tráng kiện lắm. Ở độ tuổi này, nam thanh nữ tú đã để mắt tới nhau.
Cậu Phi có hai cô bạn gái thân hơn cả, khi lên đến lớp chót của phổ thông, cả hai cô đều yêu cậu. Đó là Song Thu và Loan.
Nhiều lần bà tôi đã hỏi, khi cậu đưa lại số tiền ăn sáng:
- Con không ăn sáng hay sao?
- Không, con đợi về ăn cơm trưa mợ nấu. Cậu thoái thác.
Thật ra cậu đã dấu bà tôi. Những buổi sáng tới trường, cậu thường thấy trong ngăn kéo bàn học của mình, lúc thì gói xôi, lúc thì bắp ngô luộc. Xôi thì đủ loại, xôi ngô, xôi xắn, xôi đậu xanh...
Tất cả tác phẩm ấy là của Song Thu, người thương yêu cậu hết mực, người hiểu cảnh đói của anh trai nhà nghèo. Cậu biết, đốm lửa tình ấy bắt đầu len lỏi trong con tim mình.
Đến năm cuối của chương trình phổ thông, học trò bắt đầu lao vào học chết bỏ. Cũng năm học này, Song Thu toàn đóng tiền học cho cậu Phi. Những giọt nước mắt ngấm ngầm lăn vào từng tế bào, từng nhịp thở của cậu học trò nhà nghèo. Cậu Phi muốn khước từ, muốn quay mặt xua đi những gì mình đang đón nhận. Nhưng ánh mắt của Song Thu, tình cảm vô cùng chân thành của Nàng, sự cảm thông tột cùng của Nàng cho gia cảnh cậu, khiến cậu chỉ còn biết đến hai chữ: Cảm ơn !
Rồi Tháng Năm tới, hoa phượng vương đầy trên vai học trò một màu đỏ thắm.Có lẽ không quốc gia nào, học trò có được hình ảnh bông hoa phượng gắn với tuổi thơ, gắn với nhà trường, gắn với tình bạn như ở Việt Nam mình. Ước mơ chắp cánh cho tuổi này. Cậu Phi được tuyển vào binh chủng không quân và học ở Liên Xô. Song Thu vào đại học Lâm-Nghiệp. Con gia đình Tư sản Hà nội! Bắt đầu một nhịp cầu ngăn cách.
Bên quân đội yêu cầu cậu Phi phải chấm dứt quan hệ tình ái với Song Thu! Không thể tồn tại một mối tình giữa một anh chiến sỹ không quân với một thiếu nữ của giai cấp đối đầu! Đấy là tình cảm ủy mị, là dung hòa một ý tưởng, một lối sống của tư sản. Là người chiến sỹ cách mạng, phải rắn như  gang thép, phải biết hy sinh, phải biết hiến dâng tất cả cho sự nghiệp cách mạng!
Nhưng có ai biết rằng, chính tình cảm thiêng liêng mà Song Thu dành cho cậu Phi, chính những chăm bẵm chân thành của cô về cả vật chất và tinh thần trong suốt thời đi học, để có một cậu Phi hôm nay như một chiến binh thực thụ?
Cậu chấp nhận, tất cả vì công cuộc cách mạng, vì sự nghiệp nhà binh. Những năm học ở Liên Xô, cậu Phi cũng tham gia văn nghệ sinh viên. Thủ vai anh Trỗi và cô sinh viên đóng chị Quyên, cũng mê anh phi công ấy. Nhưng cậu tôi đã chôn chặt mối tình đẹp nhất thời thơ ấu với Song Thu trong con tim.
Chưa một lần đôi lứa ấy được thong dong trên đường Cổ Ngư nắng đổ. Chưa một lần Song Thu được ngả đầu vào ngực cậu thổn thức những lời yêu thương. Và chắc cũng chưa một lần được trao nụ hôn yêu dấu cho người mình đã đắm say.
Làm gì có những góc bàn ở một Cafe huyền ảo ngập tràn tiếng nhạc. Không có một lần nào dìu nhau trên sàn nhảy như bao đôi lứa hôm nay. Chẳng có gì hết ngoài một khối tình nhỏ bé nhưng giá trị như pha lê cho cả hai người. Có chăng, chỉ là những ánh mắt ân tình trao nhau vội vã lúc trống giục vào lớp. Như bao nhiêu người lính trẻ khác vĩnh viễn ra đi, cậu chưa bao giờ sống những phút giây của Thiên Đường Tình Ái.
Mãi đến năm 1967, lúc nhận được tin cậu Phi đã hy sinh, tôi mới biết mặt Song Thu. Một thiếu nữ Hà nội có khuôn mặt thật khả ái và vóc dáng nhỏ bé, dễ thương. Tôi hiểu ngay vì sao cậu tôi đã yêu Nàng đắm say và cất giấu trong tim mình mối tình tuyệt vời ấy.
19 Tháng Năm 1967, để lập thành tích dâng lên Bác, cậu Phi đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ .
Cánh én bạc ngừng bay. Phi công Nguyễn Văn Phi hòa thân vào mây khói ở tuổi 23 giữa bầu trời Tổ quốc... Lúc ấy, cuộc tình đơm bông từ độ học trò vẫn được ấp ủ trong con tim người lính trẻ.
Lúc ấy, lời yêu của lứa đôi vẫn chưa được giãi bày.
Lúc ấy, niềm kiêu hãnh và hy vọng vẫn đang thăng hoa trong lòng người thiếu nữ…
xxx


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 24 Tháng Mười, 2012, 10:38:19 am
      Chuyện ở đâu mà lại vậy HẢ các bạn ? Bạn nào đó cho cho một cái nguồn đi . Chết thật  ! Thôi vậy , mời các bạn đọc lại bài  " Phi công tiêm kích " đi  .Các bác viết hay tuyệt ...

Thủ phạm đây các bác ơi.

http://www.baomoi.com/Phao-dai-bay-B52--60-nam-van-chua-co-doi-thu/119/8302134.epi

Còn đây là gốc.

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/infonet.vn/Phao-dai-bay-B52--60-nam-van-chua-co-doi-thu/8302134.epi

Thế này gọi là nhà báo nói gì hở các bác?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 24 Tháng Mười, 2012, 11:08:54 am
   Ơ, ơ ??? lạ quá!  Theo em được biết lịch sử không quân nhân dân Việt nam ghi nhận chỉ có Anh hùng Phạm Tuân , Vũ xuân Thiều là hạ được máy bay B52 trong 12 ngày đêm Điện biên phủ trên không. Còn có Bác Vũ văn Rạng là bắn bị thương 1 chiếc nữa trong khu 4. Còn " phi công Hồ hữu Tiệp" thĩ làm gì có ::). Chỉ có hồ Hữu tiệp là nơi b52 bị phòng không Hà nội bắn rơi xuống hồ này mà thôi.

Giới thiệu baomoi.com
Baomoi là một website tổng hợp thông tin tiếng Việt hoàn toàn được điều khiển tự động bởi máy tính. Mỗi ngày gần 3500 tin tức từ hơn 60 nguồn chính thức của các báo điện tử và trang tin điện tử Việt Nam được Baomoi tự động tổng hợp, phân loại, phát hiện các bài đăng lại, nhóm các bài viết liên quan và hiển thị theo sở thích đọc tin của từng độc giả.(Hết trích dẫn)


Họ chỉ là 1 trang web. Nên chăng "Bỏ qua" thôi, các bác a.(Báo chính thống thì không được phép có sai sót tương tự)
Bác huyphongsi ơi, bác phân tích tiếp vụ bác Phạm Tuân bắn B-52 đêm 27-12 đi. Mọi người đang chờ bác đấy! ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 24 Tháng Mười, 2012, 11:23:40 am
  À ra thế! cám ơn Bác chienc3.1972. Mong bạn @vinaheart khi dẫn bài nên có nguồn để anh em đỡ bi choáng. Theo em cứ đọc kỹ các bài viết trên trang VMH là có rất nhiều thông tin hay và bổ ích nhất. Mời Bác phicongtiemkich tiếp tục ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 24 Tháng Mười, 2012, 12:25:11 pm
    Tôi xin đính chính thêm về vụ "Phi công Hồ hữu Tiệp".Tranh thủ lúc bác Phicong tiemkich ,đang ăn cơm chưa có bài trả lời.Chiếc máy bay đó rơi xuống cái hồ :Hữu tiệp (thuộc làng hoa Ngọc hà ,Hà nội ,xưa).Như bác tuanb5 giải thích chắc máy tính (rô bôt)...Nhầm.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười, 2012, 12:45:51 pm
Trận ngày 19/5/1967 mà thiếu úy Nguyễn Văn Phi tham gia và hy sinh được nói đến ở mục "Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc":
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,5477.240.html
Theo hồi ức của các CCB không quân thì kể cả Mig-17 và Mig-21 quần nhau với F-8 của hải quân Mỹ rất khó vì tính năng máy bay của nó tốt, có cả pháo lẫn tên lửa. Còn cái bài hồ Hữu Tiệp thì cho vào mục "Dọn vườn..." thôi các bác ơi.

Về trận đêm 27-12-1972, trong khi chờ đồng chí huyphongssi phân tích, các bác và các bạn hãy xem AH Phạm Tuân kể chuyện. Các bác và các bạn hãy nghe (nghe thật kỹ) lời cụ Tuân kể trong video clip dưới đây, đối chiếu với các tư liệu đã có thì có nhẽ cũng sẽ hiểu thêm một số điều đấy:
http://www.youtube.com/watch?v=wCv1hanNu8s


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 24 Tháng Mười, 2012, 01:39:17 pm
Quả thật là bất lực với cái trang web chết tiệt đào tạo hồ Hữu Tiệp thành phi công.
Còn tự truyện "Tôi từng là phi công tiêm kích" của bác chủ topic phải nói thật là khó mua lắm lắm.
Cuốn "Đôi cánh xanh", "Tiêm kích sống bằng chiến trận" và "Những phi đội bay về phía Tây" thì dễ kiếm hơn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: baoleo trong 24 Tháng Mười, 2012, 04:28:46 pm
......
Cuốn "Đôi cánh xanh", "Tiêm kích sống bằng chiến trận" và "Những phi đội bay về phía Tây" thì dễ kiếm hơn.
Ở đâu đấy, mách chú cái
(không mách-ta đề nghị treo nick đó nghe  ;D)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 24 Tháng Mười, 2012, 05:47:04 pm

Thế tình hình số hóa mấy cuốn đó đến đâu rồi jasmine2011@ ơi!
Mọi người vẫn trông chờ đó. Cố gắng nhé!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 25 Tháng Mười, 2012, 06:54:19 am
Tình hình số hóa dừng lại ở mức hơn 100 trang ạ.
"Đôi cánh xanh" là thơ của bác PCTK thì được bán rất nhiều ở chỗ nhà sách trước cổng Hội nhà văn
Hai cuốn tiêm kích kia là hàng dịch, có thể kiếm trên phố Tràng Tiền


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Mười, 2012, 04:56:55 pm
Việc hồ Hữu Tiệp trở thành phi công bắn rơi B-52 thì tôi thấy cũng đáng sợ thật !
Tôi cung cấp thêm một số thông tin về phi công Nguyễn Văn Phi để các đồng đội hiểu rõ hơn :
Anh Nguyễn Văn Phi sinh năm 1942, nguyên quán xã Hồng Vân, Thường Tín, Hà Tây ( nay là Hà Nội ). Anh nhập ngũ tháng 5 năm 1961, đi học bay bên Liên Xô. Trở về nước, anh thuộc biên chế của Trung đoàn KQ 923, bay trên loại máy bay MiG-17.
Anh đã bắn rơi 1 máy bay F-105 của Mỹ, được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Hạng Nhì.
Ngày 19 tháng 5 năm 1967, anh đã anh dũng hi sinh trong trận không chiến giữa biên đội 4 chiếc MiG-17 với 8 máy bay F-4 Mỹ ở vùng trời Hoài Đức.
Anh được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã An Thượng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây ( nay là Hà Nội )
 Với lực lượng đánh đêm của chúng tôi. Trong chặng đường chiến đấu, xây dựng và phát triển, Đại đội 5 bay đêm cũng đã phải gánh chịu những tổn thất, mất mát trong chiến trận, trong khi bay làm nhiệm vụ như các anh Nguyễn Ngọc Thiên, Vũ Xuân Thiều, Phạm Văn Mạo, Nguyễn Văn Đậu, Vương Hữu Quý ...
 Dù các anh không còn đứng trong đội ngũ, các anh đã xếp lại những đôi cánh bay của mình, nhưng trong tâm khảm của tất cả đồng đội, đồng chí và bạn hữu - các anh vẫn như còn đâu đây, vẫn như ngày nào, không có gì đổi thay và nỗi nhớ thương các anh vẫn nặng trĩu, luôn canh cánh bên lòng. Các anh mãi vẫn là những ngôi sao lặng lẽ tỏa ánh sáng lung linh trên bầu trời - những ngôi sao không tắt !
 Các anh là Bất Tử !
 Xin được trích bài thơ của anh Trần Ngọc Nhuận - người từng ở cùng Trung đội bay đêm với Vũ Xuân Thiều :

 "Chiều Đa Phúc"

 Chiều nay anh đưa em về đây
 Thăm mảnh đất Trung du một thời khói lửa
 Những hố bom xưa dẫu không còn nữa
 Chỉ một vùng đồi cỏ guột ngắt xanh
 Mấy dáng thông quen, lá vẫn biếc cành
 Vẫn tiếng gà gô gáy dồn bên sườn núi
 Bao kỷ niệm tháng năm dào dạt tới
 Để một chiều thương nhớ những chàng trai
 Ôi !
 Tiếng cười vui còn ngân đến hôm nay
 Từng giọng nói âm vang căn hầm nhỏ
 Ơi những phi công tuổi đôi mươi ngày đó
 Những Thiên Thần bằng xương thịt của ta
 Lần cuối cùng đã cất cánh bay xa ! ...

 Chiều nay anh đưa em về đây
 Nơi ngày xưa cũng có chiều bình lặng
 Cũng có chiều rạo rực bản tình ca
 Cũng có chiều Anh mong ngóng lá thư xa
 Bởi cũng có Em chậm ngày chưa viết
 Ở nơi đó Em đâu có biết
 Chỉ mấy phút sau, Ai có thể không về
 Cứ mỗi lần xuất kích bay đi ...

 Chiều nay ta đưa nhau về đây
 Nơi vĩnh biệt những người đồng đội
 Những phi công tuổi thanh xuân phơi phới
 Vẫn rụt rè chưa dám hỏi lời "yêu"
 Vừa nhận thư Em, chưa đọc hết mọi điều
 Đã đem trọn Tình Yêu vào trận đánh
 Giữa trời cao, Anh tiến công dũng mãnh
 Tan tác bóng thù, Anh cũng mãi đi xa ...
 Chiều nhớ thương ơi những đồng đội chúng ta
 Những Tuân, Hóa, Thiên, Thiều, Khánh, Hưng, Long, Nam, Mạo

 Chiều nay ta đưa nhau về đây
 Thăm mảnh đất Trung du một thời khói lửa
 Những hố bom xưa dẫu không còn nữa
 Mặt đất bốn mùa hoa nở hương say
 Hãy ngắm trời cao trong từng dáng mây bay
 Thấy bóng Các Anh hóa thân vào Bất Tử
 Có phải Các Anh vẫn đội hình trên đó
 Vẫn nguyện làm Cận Vệ giữa trời xanh
 Để mãi ngàn năm Đất Mẹ yên bình !...

 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 25 Tháng Mười, 2012, 05:51:57 pm
Chào bác Phi công tiêm kích.
Rất cảm ơn bác đã cho biết thêm thông tin về phi công liệt sỹ Nguyễn Văn Phi. Tôi đã gửi ngay thông tin này cho gia đình anh Phi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 25 Tháng Mười, 2012, 05:54:38 pm
Đây là bài thơ của 1 bạn đọc sau khi xem bài “ Cậu Phi”, xin post để mọi người cùng đọc:

Xin được kính tặng Phi công Liệt sỹ Nguyễn Văn  Phi
Thơ: Nguyễn Ngọc Chu.

Hoa Phượng
             
Anh đã có thể cứu sống chính mình
Nếu nhảy dù sớm hơn tích tắc
Nhưng mái trường
Sẽ nhòa tan phút chốc
Ngàn cặp măt đen lấp loáng chơi vơi
 
Thoáng nhớ về hoa Phượng buông rơi
Tháng Năm vương bờ vai  một màu đỏ thắm
Tháng Chín chiều hanh vàng sắc nắng
Trống trường tan trong tiếng Thu ngân
 
Phải qua thôi phải đến triền sông
Không kịp nữa… thôi đành lỗi hẹn
Đôi bờ vai rực hồng cánh Phượng
Và mùa Thu xanh mãi giấc mơ
 
Gửi lại em mãi mãi tuổi hai lăm
Anh hóa thân thành hồn thiêng hào khí
Trong điệp điệp trùng trùng chiến sỹ
Nâng tầm cao cho tổ quốc thăng hoa

Vẫn nô đùa những lũ trẻ ngây thơ
Trên dòng sông ngày nào
Không hề biết
Người phi công và chiếc Mig
Tránh ngôi trường
Cập bến dòng sông
 
Có một người tóc đã hoa râm
Chiều lại chiều
Trên mênh mông triền sông trống rộng
Ngẩn ngơ
Nhớ một người
Tháng Năm đỏ hoa Phượng rơi
 21-3-2012
xxx



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huonghn76 trong 25 Tháng Mười, 2012, 06:17:42 pm
        Cảm ơn bạn Viet Trung 51 cảm ơn tác giả Nguyễn Ngọc Chu đã cho bạn đọc được biết tới một bài thơ hay , đầy cảm xúc và ý nghĩa . Nhất là trong dịp chuẩn bị kỷ niệm 40 năm - chiến thắng 12 ngày đêm , của quân ta với không quân Mỹ


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 25 Tháng Mười, 2012, 06:46:15 pm

Bác qtdc@ "Tiết lộ" cho anh em đê! Hơi bị sốt ruột đới!
Tôi có 2 ngạc nhiên:
1/ Khi bác Tuân mới cất cánh, Mỹ nó đã phát hiện được (Chắc bác Tuân bật radar luôn (?) )
2/ Cự ly phóng tên lửa quá gần mục tiêu ( < 2,5 km).


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Mười, 2012, 12:35:28 am

Bác qtdc@ "Tiết lộ" cho anh em đê! Hơi bị sốt ruột đới!
Tôi có 2 ngạc nhiên:
1/ Khi bác Tuân mới cất cánh, Mỹ nó đã phát hiện được (Chắc bác Tuân bật radar luôn (?) )
2/ Cự ly phóng tên lửa quá gần mục tiêu ( < 2,5 km).

Có gì đâu bác tuanb5. Trong các bài viết đã post của bác phicongtiemkich, của đ/c huỵphongssi và bản thân bài nói của AH Phạm Tuân đã nói rõ rồi. Chỉ còn việc phân tích cho rõ hơn về mặt kỹ chiến thuật và tình huống trên không thì để các bác có chuyên môn sâu phân tích thêm thôi.

Cự ly phóng thì thế là chuẩn đấy bác tuanb5 ạ.

Các bác và các bạn có thể tham khảo thêm:
Một bài cũ của bác Lê Thành Chơn về chỉ huy-dẫn đường trong trận đánh 27-12-1972 của AH Phạm Tuân:
http://www.sggp.org.vn/chinhtri/nam2004/thang12/28851/

Bài mới đây trên báo Quân đội:
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/406/406/212420/Default.aspx

Mục giới thiệu thành tích của AH Phạm Tuân trên trang "Anh hùng của đất nước" của Nga (vì bác Tuân còn là AH LB Xô Viết):
http://www.warheroes.ru/hero/hero.asp?Hero_id=1010

và trên trang các nhà du hành vũ trụ Nga:
http://www.cosmoworld.ru/spaceencyclopedia/biographyes/index.shtml?fam_tuan.html


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lantuyet trong 27 Tháng Mười, 2012, 10:50:44 pm
Chào các bác, em muốn hỏi là bác nào có link phim "Vùng trời" cho em xin


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 28 Tháng Mười, 2012, 12:13:56 am

Cự ly phóng thì thế là chuẩn đấy bác tuanb5 ạ.

Cám ơn bác qtdc. Bởi tôi đọc ở đâu đó nói thông thường cự ly bắn của MIG 21 là 3 km. B-52 nó đeo đầy bom thế, Bác Tuân lại tăng tốc ầm ầm lao vào, tôi ... sợ mảnh nó văng ra khi tầm bắn quá gần thì nguy hiểm quá ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 08:58:05 pm
Chuyện về anh hùng Vũ Xuân Thiều.
Một câu chuyện đăng trên báo Tuổi trẻ cách đây đã nhiều năm của nhà báo Huy Đức khi người phi công trong câu chuyện được truy tặng danh hiệu Anh hùng.
http://www.studentkgu.vn/public/news/detail/sec_2/id_1789/page_1/

Hoa cúc dành cho người anh hùng
Đêm 28/12/1972, một trong những đêm B52 Mỹ rải thảm xuống Hà nội, từ một sân bay bí mật , chiếc máy bay Mig 21 do Vũ Xuân Thiều lái đã xuất kích. Một mình anh tả xung hữu đột vượt lớp sương mù F4 hung hãn để đột nhập vào mây đen B52. "Sao Mai xin phép công kích". Anh bắn trái tên lửa thứ nhất, đụng phải tên lửa nhử mồi do chiếc B52 phóng ra. "Sao Mai công kích lần hai". Phát đạn lại chỉ sượt sát bên sườn. Chiếc Mig21 hết đạn. "Sao Mai xin phép tiêu diệt!" - sĩ quan dẫn đường, thượng úy Lê Thiết Hùng, nghe tiếng anh báo về, thảng thốt kêu lên. Vũ Xuân Thiều đã biến chiếc Mig21 thành phát tên lửa cuối cùng. Một khối lửa bùng cháy. Mây đen bị tiêu diệt, nhưng trên màn hình ra đa cũng không còn tín hiệu chiếc Mig của Thiều.
Cũng đêm 28/12/1972, mẹ anh, bà Vũ Thị Vượng, đang ở nơi sơ tán Ba Vì. « Tôi không tài nào ngủ được, lòng như lửa đốt » - Bà kể - Dù rất sợ bóng đêm, tôi vẫn ra đứng nhìn trời. Đêm đó, máy bay cứ ầm ì cả đêm. Mẹ anh kể tiếp: - Đang học Đại học Bách khoa Hà nội năm thứ 3, Thiều trốn nhà đi khám tuyển phi công. Thiều trở thành một phi công giỏi, được bố trí bay đêm. Trong thư gửi về nhà hôm 22/5/1972 anh viết: « Bây giờ chỉ ngồi nhìn tụi bay ngày làm ăn. Sốt ruột vô cùng nhưng không làm gì được. Người ta bảo chúng con : đừng nghĩ về F4, mà phải nghĩ tới những chiếc B52. Có lẽ còn lâu lắm con mới được ghé về Hà nội để thăm mẹ, thăm nhà ». Cách đó không lâu- mẹ Vượng kể, - khi ghé qua Hà nội, Thiều có đến cơ quan tìm mẹ, nhưng vội lắm. Khi tôi ra cổng thì nó đã đi rồi. Tôi xách xe cuống cuồng đạp đuổi theo. Nhưng nó lại cũng vừa nhảy xe về lại sân bay. Lúc đó, thương con, mẹ chỉ biết đứng khóc. Trong số những di vật của Thiều, có một bức thư được viết ngay trong 12 ngày đêm B52 đánh phá Hà nội. Thư đề ngày 21/12/1972, đó là một bức thư dở dang và nó mãi mãi dừng lại ở dòng thứ mười: « Bố mẹ thân yêu ! Trải qua hai đêm nặng nề, cái nặng nề của mọi người vì phải đứng nhìn lửa đạn hết đợt này đến đợt khác rải xuống Hà nội. Con nghĩ không phải bây giờ là lúc lo lắng cho ngôi nhà của mình... ». Một tuần sau, Vũ Xuân Thiều lao thẳng vào một pháo đài bay B52. Có lẽ anh làm như vậy vì đã phải trải qua nhiều đêm nhìn « bom đạn hết đợt này đến đợt khác rải xuống Hà nội », nơi có mẹ và các em mình.
26 năm qua, mỗi kỳ giỗ anh, gia đình các đồng đội cũ như Nguyễn Đình Soát, Nguyễn Tiến Sâm, Phạm Tuân... không vợ thì chồng cùng kéo đến bên mẹ Vượng. Thỉnh thoảng nhìn Hoa, người bạn gái của Vũ Xuân Thiều, mẹ lại khóc. Hoa dỗ mẹ: « Mẹ đừng buồn nữa, mẹ mất một mà giờ mẹ có thêm hai mà ». Mãi đến tháng 3-1973 chị Hoa mới biết tin Thiều hy sinh. Đơn vị giấu, gia đình giấu. Nhưng chị thì không thể giấu được nỗi lo xé lòng. Ba năm trời học ở Nga, cứ không lâu hơn một tuần, Hoa lại nhận được thư của Thiều. Bức thư nào cũng viết trên những trang giấy nhỏ màu xanh da trời. Nhưng đã ba tháng! Cuối tháng 3-1973, Hoa nhận được thư của Soát. Soát phải nhận lãnh một trách nhiệm khó khăn mà bạn bè giao cho: viết thư báo tin Thiều hy sinh cho Hoa...
Năm 1969, thi đỗ đại học điểm ưu, Hoa cô nữ sinh 16 tuổi được bố mẹ thưởng một tuần đi nghỉ ở Tam đảo. Nhóm phi công của Thiều cũng đang an dưỡng nơi đó. « Anh đã nhìn thấy em từ hôm qua, cô bé nghịch nhất bọn » - Thiều nói khi chủ động làm quen Hoa và họ thân nhau khá nhanh vì: «Té ra tôi học với em gái anh ấy, và mẹ anh ấy hồi xưa là học sinh bà đốc Cẩn, bà ngoại tôi . Khi cùng mẹ Vượng lục lại những kỷ vật của Thiều, tôi thấy trong trong một cuốn sổ nhỏ có ghi dòng chữ: «Tam đảo 31-7-1969», ngày này được mẹ xác nhận là ngày mà họ gặp nhau. Cũng từ cuốn sổ rơi ra một tấm ảnh nhỏ chụp Hoa cùng với hai nữ sinh, phía sau tấm hình chữ Hoa nắn nót: « Giữ cho em tấm hình này anh nhé. Em không thể nào quên được Tam đảo. 15-8-1969 ». Chị Hoa: « Tôi sắp sang Nga học, còn anh là một phi công chiến đấu nên chúng tôi rất ít gặp nhau ». Có một lần trong mưa anh đến nhà chị ở đường Nguyễn Biểu, tay giấu trong áo mưa mấy bông hồng. Trong cuốn sổ của anh có ghi: « Hà nội, NB 12-8-1969 ». Họ có thêm một đôi lần đi chơi, sổ của Thiều có ghi: « Ba đình 14-8-1969 ; 15-8-1969 » và lần cuối cùng anh đạp xe về tiễn chị ra ga đi Nga, sổ ghi « Bách khoa 25-8-1969 ». Sau đó là thư, mỗi tuần một lá màu xanh da trời.
Cũng trong buổi chiều đông ấy, mẹ Vượng tìm thêm được một kỷ vật mới, bài thơ của Simonov "Em ơi đợi anh về". Bài thơ Hoa chép tặng Thiều ngày 19-9-1970, nguyên bài bằng tiếng Nga và một khổ thơ cuối Hoa tự dịch sang lời Việt:
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có dài lê thê
Thì anh ơi cứ đợi
Đợi em về nghe anh
Phía dưới ký tên H2. H2 là Hoàng Hoa, Lê Hoàng Hoa, tên chị. Hoa kể: "Bà ngoại tôi rất thích hoa cúc vàng nên đặt tên tôi là Hoàng Hoa. Bà nói: cúc vàng dẫu có khô đi thì cũng không bị rụng cánh. Đó là biểu tượng của lòng chung thủy". 26 năm qua, ngày giỗ nào của Thiều cũng có hoa cúc vàng. Kể từ khi mộ Thiều được đưa từ Sơn la về, thỉnh thoảng người con gái năm xưa lại đặt lên đấy những bông cúc. Những cánh hoa cúc giờ đây dường như đang vàng rực lên hơn trước gió.
Huy Đức (Báo Tuổi trẻ)
***
Comment
Bạn: ChiNB viết:
25/07/2012

Đúng hôm Hoa nhận được thư báo tin anh Thiều hy sinh, tôi và Hoa đi xem phim ở rạp bên hồ Comxomol, trên đường đi Hoa nói: Lâu rồi không nhận được thư anh Thiều, không hiểu sao hôm nay em cứ sốt ruột và bồn chồn thế nào ấy. Về đến KTX 3, Hoa nhận được thư và một lúc sau chúng tôi đã nghe tiếng thét to của Hoa. Cả lũ Hóa bọn tôi đều biết và rất trân trọng tình yêu rất đẹp và lãng mạn của họ. Hồi ấy, đối với chúng tôi phi công là những người tuyệt vời, có người yêu là phi công thật là tự hào. Hoa hay kể về những người phi công bạn của anh Thiều, về cuộc sống rất đồng đội của họ. Cũng chính vì luôn luôn yêu phi công nên sau này Hoa lại gặp anh Soát, bạn anh Thiều và họ đã gắn bó với nhau đến bây giờ…
xxx


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 09:09:12 pm
Một chuyện nữa về anh Vũ Xuân Thiều.
Cách đây 2 hôm, tôi có gặp mặt một số CCB PK-KQ, trong đó có phi công. Mọi người kể chuyện cũ, nhắc đến tháng chạp 1972, tôi bất ngờ nghe được thông tin sau:
Khi Vũ Xuân Thiều hy sinh hạ B-52, anh mang quân hàm thượng sỹ.
Tôi đã từng nghe TT có phi công ta bị rơi mang quân hàm binh nhất, và các vị dân quân bắt “giặc lái” không tin nổi điều đó.
Đúng là có những trường hợp phi công vừa tốt nghiệp chưa được phong sĩ quan đã tham gia xuất kích. Nhưng anh Thiều trước khi hy sinh đã bay khá lâu, lại bay đêm tức là phi công giỏi. Vậy mà chỉ là thượng sỹ!!!
Các bác nào có TT chính sác xin giải đáp dùm.
xxx


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 09:41:11 pm
Bác Viet Trung 51 thân mến: bác phải tăng cường nghe đài đọc báo của ta, chứ cứ nghe chuyện phiếm thế dễ lên cơn đau tim lắm.

Về cấp bậc của AHLLVT Vũ Xuân Thiều thì bác xem ở trang sau:

http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:TzE0d3fZs7YJ:trianlietsi.vn/new-vn/Trang-vang-liet-si/541/anh-hung---liet-si-vu-xuan-thieu.vhtm+v%C5%A9+xu%C3%A2n+thi%E1%BB%81u&cd=9&hl=en&ct=clnk&gl=vn

Theo đó - khi hy sinh, anh Thiều là thượng úy QDND Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 09:45:54 pm
    Anh hùng-liệt sỹ :Vũ xuân Thiều sang liên xô học lái máy bay từ năm 1965 đến năm 1968 về nước.Quá trình học,ông tốt nghiệp vào loại giỏi.Hy sinh cuối năm 1972 và được truy tặng danh hiệu AHLLVT,năm 1994.Quân hàm thượng úy,còn tốt nghiệp phi công (theo tôi) mà vẫn đeo lon binh nhât chắc không có đâu bác à.Lính BB huấn luyện 3 tháng xong có anh cũng được gắn 2 sao không gạch rồi


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 10:53:30 pm
Cảm ơn các bác về thông tin.
Thời chiến tranh có 1 quy định là học viên các trường quân sự, trong thời gian học tập dù dài bao lâu cũng ko được xét nâng quân hàm. Do vây khối đồng chí mang quân hàm binh nhất 6-7 năm. Sau 30-04-75, các học viên hạ sỹ quan được đồng loạt tăng 1 cấp, ra trường mới là hạ sỹ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lucpet-abc trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 11:54:33 pm
Cảm ơn các bác về thông tin.
Thời chiến tranh có 1 quy định là học viên các trường quân sự, trong thời gian học tập dù dài bao lâu cũng ko được xét nâng quân hàm. Do vây khối đồng chí mang quân hàm binh nhất 6-7 năm. Sau 30-04-75, các học viên hạ sỹ quan được đồng loạt tăng 1 cấp, ra trường mới là hạ sỹ.

************88
 Đúng là như vậy !
   Tôi học ở Đại học quân y ( viện 103 - Hà Đông , nay là Học viện Quân y ) từ giữa 1975 đến giữa năm 1981 lên được trung sỹ ( 6 năm )là vừa đủ ra trường , nhận hàm thiếu úy - Bác sỹ quân y . Khóa này có mấy tướng nghịch ngợm sau 6 năm học chỉ lên được hạ sỹ  là kịch thời gian .
   Nhiều anh đã qua chiến đấu lính 71 - 72  là hạ sỹ , trung sỹ về trường học lại . Hết 6 năm học cũng chỉ lên thượng sỹ là kịch đường tàu , đang là học viên không có phong hàm sỹ quan .
  Nhưng số lính cựu này khi tốt nghiệp  , ai có huân chương + gương mẫu + tốt nghiệp khá , giỏi  sẽ có thể được xét phong ngay trung úy . Được khoảng 5 -6 anh thôi . Còn lại cũng thiếu úy hết .
  Sỹ quan hồi đó nghe danh  Đại úy , Thiếu tá   là đã TO lắm rồi , đâu có tá tướng nhiều như bây giờ


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 12:29:13 am
Bài trên Thể Thao-Văn Hóa về trung úy phi công Hoàng Tam Hùng trong trận đánh chiều 28/12/1972
http://m.thethaovanhoa.vn/132/20121012104828625/8-phut-than-ky-tren-bau-troi.htm


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 12:23:51 am
Xin phép trở lại chuyện này một chút

Binh nhất, chiến sỹ lái mà chẳng một ai tin.

Đọc kỹ lại những trang đầu hồi ức của bác Phi công tiêm kích có thông tin sau, tôi xin trích dẫn:

… Ngày mồng 8 tháng 4 năm 1968, lớp bay MiG-21 của chúng tôi được nhận bằng tốt nghiệp sau đó được nghỉ mấy ngày chuẩn bị để về nước….
… Chúng tôi về Trung đoàn cuối tháng 4/1968 thì đầu tháng 5/1968 tôi đã cơ động vào sân bay Sao Vàng Thọ Xuân (Thanh Hoá) để trực chiến. Sân bay được mang mật danh B1….
Chỉ mấy tháng trong năm 1968 thôi, mà tôi cũng đã được cất, hạ cánh và trực chiến đủ ở các sân bay trên miền Bắc: Đa Phúc (nay gọi là Nội Bài), Yên Bái, Kép, Kiến An, Gia Lâm, Thọ Xuân...
Chúng tôi chưa được phong quân hàm sỹ quan, Học ở trường, tôi đeo quân hàm hạ sỹ thì bây giờ cũng vẫn vậy. Có anh còn đeo quân hàm binh nhất, tới tận lúc nhảy dù vì có sự cố trong chiến tranh khi tiếp đất, dân quân “tóm được” khai là: binh nhất, chiến sỹ lái mà chẳng một ai tin. Cuộc sống thời chiến cuốn hút chúng tôi, chẳng ai nghĩ gì cho riêng mình, thậm chí có đồng đội hy sinh cho đến tận bây giờ tìm một chiếc ảnh ra hồn để đặt trên bàn thờ mà cũng không có.
Giai đoạn chúng tôi tốt nghiệp về nước thì chưa được phong quân hàm. Khi chúng tôi nhập ngũ, tất cả đều là binh nhì, rồi sau đó, khi sang bên Liên-xô học thì được mang quân hàm học viên bay nhưng với các cấp bậc khác nhau: ai đã tốt nghiệp lớp 10 thì cấp hàm là hạ sĩ, ai đã học Đại học thì là chuẩn úy…
Cuối năm 1969 chúng tôi mới được phong hàm Thiếu úy…

***

Từ những dòng trên ta thấy:
Những học viên phi công chưa tốt nghiệp lớp 10 ( lớp 12 trung học bây giờ), mà số này không ít trong  giai đoạn những năm 1960, thì chỉ mang quân hàm binh nhất.
Bác Phi công tiêm kích cho biết tiếp: Có anh còn đeo quân hàm binh nhất, tới tận lúc nhảy dù vì có sự cố trong chiến tranh…

Vậy đây là phi công nào?. Qua tìm hiểu có thông tin sau:
“Chuyện về một phi công thương binh lãnh sứ mạng tiêu diệt Nguyễn Văn Thiệu”
Thu Apr 21, 2005 1:52 am.
LÊ THÀNH CHƠN
(theo Báo Cần Thơ)
Trong bài viết có đoạn sau:
… Còn trường hợp của Phạm Phú Thái, chiếc Mig-21 anh lái có tốc độ gấp gần 10 lần chiếc Yak của Maressev, đối tượng chiến đấu của anh là người Mỹ và đối thủ của anh có số lượng đông gấp 8, gấp 10 lần. Đó là vào đầu tháng 7 năm 1968, ba chiếc Mig-21 do Phạm Thanh Ngân (nay là Thượng tướng, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, anh hùng lực lượng vũ trang) chỉ huy. Thái bay số 2. Đặng Ngọc Ngự (anh hùng lực lượng vũ trang) bay số 3. Biên đội cất cánh từ sân bay Thọ Xuân, bay dọc theo đường số 15, đến Nghĩa Đàn, Ngự phát hiện địch bay ngược chiều phía trên, Ngân chưa nhìn thấy địch, nhưng tỉnh táo, cơ động, quan sát và tránh tên lửa của những chiếc F-4 chẳng biết từ đâu bắn trắng trời vào biên đội. Phạm Phú Thái cơ động ngang bám theo biên đội trưởng liền bị tên lửa Mỹ bắn đứt đuôi... Thái nhảy dù... Chiếc dù màu của anh vừa bung ra, lập tức đạn lửa của dân quân bắn lên đỏ trời, càng xuống thấp, đạn bắn lên càng nhiều... chiếc dù bị rách, Thái chưa có kinh nghiệm, dù rơi xuống một quả đồi, hai chân không cân bằng, dù kéo, anh bị ngất... trong hôn mê, cả người bị xô mạnh, anh loáng thoáng nghe tiếng một người đàn ông “Phi công ta, nó là bạn tôi”... rồi anh không còn nghe gì nữa... lúc đó là 15 giờ 30 chiều.
Trời tối dần, không khí yên lặng, mát mẻ, trăng non leo lên khỏi chân trời, vượt qua khỏi ngọn cây. Thái chợt nghe tiếng quạt và làn gió mát vào cổ áo, bỗng tiếng đập của một mạch máu lạ lọt vào lỗ tai, Thái từ từ mở mắt, người đau nhừ, anh nhận ra đầu đang nằm trên đùi một cô gái trẻ thật êm, nhịp đập của mạch máu từ đùi của cô gái dội lên tai anh ngày càng rõ. Thái cựa quậy, cô gái nâng đầu, anh nhận ra cô gái mặc chiếc áo nâu, tóc tết đuôi sam dài. Anh muốn đi tiểu... cô gái đỡ anh đứng lên, một chân bị thương, và cô gái dìu anh đi bằng một chân đến bên bụi chuối. Lạ thay, bọng đái đầy nước, cơn buồn đi tiểu dữ dội, anh đã làm động tác đi tiểu của mình nhưng không tài nào... Cô bé đó, chắc cũng bằng tuổi 18 của Thái bèn quay lưng để cho Thái dựa vào ...
Biết phi công ta đã tỉnh, những bà mẹ, những cụ lão dân quân mang trứng, mang gà đến làm thịt ủy lạo. Ông xã đội trưởng đến gần Thái hỏi “xin anh cho biết tên”. “Tôi tên là Phạm Phú Thái”. “tuổi” . “18” . “cấp bậc’. “binh nhất”.  “đơn vị”. “trung đoàn 921”. Có lẽ những điều hỏi do cấp trên dặn đã xong. Ông xã đội trưởng thắc mắc bèn trở lại “Báo cáo anh chúng tôi là người của Đảng, anh cứ khai thật, không phải giữ bí mật. Xem chiếc dù của anh, ít ra anh là trung úy”.
Thái đau lắm, nhưng cố gắng giải thích “Tôi đúng là binh nhất, tôi chưa được phong quân hàm”. Đến lúc này ông xã đội trưởng đã hiểu, ông tâm sự “Bây giờ thì tôi tin anh là phi công Việt Nam. Bà con tự hào lắm. Vậy mà, đài phương Tây nói, phi công Bắc Việt không phải là người Việt Nam!”.
Không lâu sau đó, vết thương lành. Thái trở lại đơn vị và tiếp tục chiến đấu …
***
Phi công  Phạm Phú Thái được phong Trung tướng tháng 1.2008.
Năm 2010 Đ/c Phạm Phú Thái được phong tặng phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
xxx



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 12:43:02 am
Bác Viet Trung 51 : không phải không tin bác đâu. Mọi người biết cả bác ạ. Chẳng qua AHLLVT Vũ Xuân Thiều quá nổi tiếng nên thông tin trên mạng chính thống của Nhà nước ta đã ghi rõ ràng: khi hy sinh đồng chí là đảng viên, thượng úy QDNDVN. Không lẽ anh Thiều là học viên xuất sắc, đã chiến đấu nhiều năm trước lúc hy sinh khi tiêu diệt B-52, không kỷ luật gì thì sao lại là thượng sỹ. Có vậy thôi bác ạ. Chả cứ thời chiến, sau 75 trong trường quân sự thì cũng vậy thôi, ai cũng bắt đầu từ binh nhì hết. Ra trường tốt nghiệp thì phong chuẩn úy rồi thiếu úy, anh nào tốt nghiệp giỏi thì trung úy (tùy từng thời kỳ), anh nào kỷ luật thì có khi chỉ hạ sỹ hay trung thượng sỹ v.v... Bình thường mà bác. Bác có thông tin gì hay thì cứ tiếp tục chia sẻ với anh em. Chúc bác vui vẻ tiếp tục đóng góp cho diễn đàn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lixeta trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 07:24:12 am
Tình huống bác VT51 nêu có thật đấy. Tuy nhiên nó chỉ kéo dài vài tháng thôi.
Sở dĩ có chuyện này vì LX đào tạo cán bộ cho ta nhưng bạn không có quyền phong quân hàm cho học viên ta. Học xong, thi xong- bạn cấp bằng tốt nghiệp và tất nhiên là các đồng chí đó có quyền "hành nghề"- nghĩa là đi trực chiến, đi đánh nhau. Còn việc phong quân hàm sĩ quan là của Bộ QP VN theo đề nghị của cơ quan cán bộ các cấp. Với rất nhiều thủ tục như vậy, cái quyết định phong sĩ quan về đến tay các tân phi công có khi cũng phải mất vài tháng. Chuyện bình thường mà ;D

Mà chả cứ học ở nước ngoài về mới thế. Ngay ở trong nước cũng vậy. Năm 1979, chúng tôi đang học năm cuối Trường SQTTG. Ngày 17.2 TQ đánh ta thì ngày 10.3 khóa chúng tôi dừng học ra trường sớm và một số bắt đầu đi nhận nhiệm vụ. Cho đến cuối tháng 3 thì toàn khóa đã đi nhận nhiệm vụ tại các đơn vị trong toàn quân, trong đó có một số vào BGTN và một số tập trung huấn luyện bổ sung chuẩn bị lên BGPB. Tất cả đều được bổ nhiệm trung đội trưởng, đại đội phó, trợ lý các cấp... (làm việc của sĩ quan) song vẫn đeo quân hàm học viên, còn phụ cấp vẫn hưởng theo cấp bậc HSQ tùy từng người (hầu hết là trung sỹ, có một số thượng sỹ). Mãi đến 18 tháng 6 thì quyết định phong quân hàm mới về đến nơi. Nhà trường triệu tập được một số anh em ở gần về đại diện để nhận.

Hôm nhận quân hàm của khóa này vui đáo để: đc CNCT vừa đọc được mấy dòng đầu "căn cứ vào..." và 2 chữ quyết định thì tôi (đứng hàng đầu) phát hiện thấy khói đùn lên ở nhà quân y tiểu đoàn. Thế là miệng hét "cháy" còn chân thì phi luôn ra khỏi hội trường lao về phía đám cháy. Các anh em khác cũng theo ra lao tất về đó. Chạy xuống đến nơi thì lửa đã bốc lên cao. Được cái đông người và nước gần nên chỉ sau dăm phút đã dập được lửa. Về lại hội trường trông ai cũng nhọ nhem song cũng thật vui ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: MTT trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 09:26:52 am
Em học ở HVKTQS 92-98, khi về trường học là ổn định ở quân hàm H1 cho đến khi ra trường.
Bây giờ thì trường mới có chế độ phong quân hàm cho Học viên.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 12 Tháng Mười Một, 2012, 10:24:11 pm
Một số hình ảnh về trường không quân Crasnodar.

(http://i826.photobucket.com/albums/zz184/trungnv51/SukhoiSu-174120445043E04340432044304470438043B0438044904350.jpg)
Sukhoi ở cổng vào trường bay Crasnodar
xxx

(http://i826.photobucket.com/albums/zz184/trungnv51/SacircnbayCus1ED1p41A04430449043504320441043A0430044F0vugravengKraxnodar2.jpg)
Tượng đài Mig-21 ở sân bay Cu sốp (Кущевская)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 12 Tháng Mười Một, 2012, 10:28:57 pm
Monument to pilots. Tượng đài mig-17 ở sân bay Primorsko-Akhtarsk.

(http://i826.photobucket.com/albums/zz184/trungnv51/KrasnodarregiontownofPrimorsko-AkhtarskMonumenttopilots.jpg)

xxx

(http://i826.photobucket.com/albums/zz184/trungnv51/V16901100igravenhChiacutenhL2929-T6-74.jpg)
Máy bay L-29 của học viên Vũ Đình Chính bị tai nạn ngày 29-T6-1974 ở thị trấn Primorsko-Akhtarsk.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Mười Một, 2012, 10:49:51 pm
Bài cũ về phi công Mig-17 Lê Văn Phong:
http://ca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=91271

(http://ca.cand.com.vn/Uploaded_CAND/dungbt/niu/28_lietsi604.jpg)
Liệt sĩ phi công Lê Văn Phong.

Chủ Nhật, 19/11/2006 - 1:47 PM
Phát hiện máy bay MIC-17 và hài cốt phi công

Ngày 30/10/2006, trong khi san ủi làm đường tại khu vực thôn Cộng Hòa, xã Phù Linh, Sóc Sơn (Hà Nội) các công nhân đã phát hiện mảnh xác máy bay và hài cốt ở độ sâu gần 4 mét. Sự việc được báo lên Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện. Từ đó, chúng tôi đã tìm lại hồ sơ một trận đánh và sự hy sinh của phi công Lê Văn Phong cách đây 40 năm.

Sự việc được báo về Đoàn Không quân Thăng Long (thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân) và đơn vị đã nhanh chóng cử tổ công tác do Thượng tá Nguyễn Văn Mậu - Phó chủ nhiệm Chính trị phụ trách đến địa phương xác minh. Ngay sau đó đơn vị đã phối hợp với Huyện đội Sóc Sơn và UBND xã Phù Linh tiến hành bảo vệ hiện trường, thu thập thông tin. Một số mảnh xác máy bay đã bị người dân mang về nhà cũng được khẩn trương thu hồi lại.

Hiện vật vẫn còn nguyên vẹn sau 40 năm

Hiện vật thu được tại hiện trường bước đầu gồm có 1 khẩu pháo 37 li và 1 đoạn nòng pháo; 1 phần động cơ và phía đầu máy bay; 1 khẩu súng ngắn K59 số hiệu 40.55.36.66 cùng 6 viên đạn; một số mảnh máy bay MiG- 17. Tại đây cũng đã tìm thấy một số mảnh hài cốt dự đoán là của phi công.

Đoàn Không quân Thăng Long đã cử cán bộ tổ chức tra cứu các tài liệu lịch sử, gặp gỡ các cựu chiến binh và nhân dân địa phương để xác minh, đồng thời báo cáo lên Cục Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân.

Theo tài liệu lưu trữ, trong chiến tranh chống Mỹ, tại xã Phù Linh có 2 máy bay chiến đấu MiG-17 của Trung đoàn 923 (trước đây thuộc Đoàn Không quân Thăng Long, nay đã chuyển vào Thanh Hóa) rơi vào các ngày 20 và 23/8/1967 cùng với 2 phi công hy sinh.

Trận đánh ngày 20/8/1967, máy bay bị rơi do Trung úy phi công Hà Đình Bôn thuộc Đại đội 1 - Trung đoàn 923 điều khiển. Chiếc MiG-17 này đã bị trúng tên lửa và rơi xuống địa phận thôn Đồng Trâm, xã Phù Linh. Trận đánh thứ hai có một máy bay bị rơi cũng là một chiếc MiG-17 do Thiếu úy phi công Lê Văn Phong thuộc Đại đội 2 Trung đoàn 923 điều khiển.

Sau khi bắn rơi một máy bay Mỹ trên vùng trời Vĩnh Phú, máy bay của anh đã bị trúng tên lửa của địch và rơi xuống thôn Cộng Hòa, xã Phù Linh. Cả hai trận đánh đều là máy bay MiG-17 và cả 2 phi công đều hy sinh. Máy bay lại cùng rơi trên địa bàn một xã, địa danh sau 40 năm đã có nhiều đổi thay nên việc xác định chính xác là rất khó.

(http://www.cand.com.vn/Uploaded_CAND/dungbt/28_1phan604to.jpg)
Một phần động cơ của chiếc MIG-17.

Qua tiếp xúc với một số người cao tuổi ở xã Phù Linh, tổ công tác đã thu được một số thông tin. Một nhân chứng cho biết, chiếc rơi tại thôn Cộng Hòa là chiếc rơi sau chiếc rơi tại thôn Đồng Trâm, như vậy rất có thể đây là máy bay mà phi công Lê Văn Phong lái.

Một số nhân chứng như ông Nguyễn Xuân Tý - nguyên Chính trị viên xã đội; ông Trần Văn Chuyên, nguyên phụ trách công tác tuyên huấn xã; ông Nguyễn Đình Lạc, 79 tuổi, nguyên Bí thư xã Phù Linh, cho biết, sau khi sự việc xảy ra, một số mảnh máy bay và vài phần nhỏ thi thể phi công đã được tìm thấy và được nhân dân địa phương an táng lập mộ tượng trưng, nhưng tất cả các nhân chứng này đều không biết họ tên của phi công.

Bà Hoàng Thị Viễn, 80 tuổi nguyên cán bộ phụ nữ xã là người đã trực tiếp thu nhặt mảnh thi thể phi công cũng không nhớ gì vì thời gian đã quá lâu. Cả 2 phi công đều được nhân dân an táng, lập mộ phần tại nghĩa trang thôn Phù Mã.

Ông Lạc và ông Chuyên cho biết, ngày ấy, sau khi mai táng phi công được khoảng 3 tuần thì có một anh bộ đội và một người phụ nữ nói là người nhà liệt sĩ từ Hải Phòng lên xin đưa thi hài về quê, lãnh đạo địa phương đã giải thích là mộ chỉ là tượng trưng nên họ lại thôi. Năm 1973, phần mộ của liệt sĩ Lê Văn Phong được chuyển về nghĩa trang liệt sĩ xã Tiên Dược, Sóc Sơn (Hà Nội) và ở đó cho đến nay. Còn mộ liệt sĩ Hà Đình Bôn đã được chuyển đi nơi khác.

Một tổ công tác khác đã đi gặp gỡ các cựu chiến binh không quân để xác minh thêm nhưng cũng chưa tìm được những người biết tường tận sự việc. Ông Bùi Đăng Sưu, hiện đang sinh sống tại Hà Nội, nguyên là Biên đội trưởng trận đánh ngày 20/8/1967 cũng chỉ nhớ được diễn biến trận đánh: “Chúng tôi đang bay ở độ cao 4.000 mét thì thấy có ánh chớp. Theo kinh nghiệm chiến đấu tôi xác định đó là tên lửa đất đối không bắn liền hô biên đội cơ động. Sau khi tản ra quan sát thấy máy bay của đồng chí Bôn đang cháy. Khi đồng chí Bôn hy sinh tôi không được đến vị trí máy bay rơi nên không thể biết chi tiết gì hơn”.--PageBreak--

Mọi sự chưa được sáng tỏ thì trong quá trình tìm kiếm, ngày 2/11, tại hiện trường, tổ công tác Đoàn B71 đã thu được một quyển lý lịch dù và một ví da trong đó có một số vật dụng cá nhân. Lý lịch dù ghi rõ ngày kiểm tra cuối cùng là ngày 3/7 với một số nhận xét kỹ thuật và tên người. Một điều kỳ lạ là các hiện vật này sau 40 năm chôn vùi trong lòng đất nhưng vẫn còn khá nguyên vẹn.

Chiếc ví bọc nhựa bóng trong suốt có in hình ảnh và chữ Trung Quốc. Trong ví có 8 chiếc tem, hai loại khác nhau dùng cho chiến sĩ thời ấy, 3 chiếc dao cạo râu, 2 biên lai gửi tiền của Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh đóng dấu Bưu cục Hải Phòng ngày 14/9/1965 và một băng vải đen rộng khoảng 3cm, dài khoảng 8cm giống như băng tang.

Đặc biệt, trên một hóa đơn chuyển tiền về Phú Thọ, phần người gửi có ghi tên Phong, nét chữ mờ nhưng vẫn đọc được. Lấy kính lúp soi thì phần người nhận là Ốc hay Kết gì đó không rõ. Số tiền gửi là 70 đồng.

Căn cứ vào những tài liệu thu được, gần như có thể khẳng định phần hài cốt trên là của phi công Lê Văn Phong trong trận đánh ngày 23/8/1967. Chiếc băng đen được cho rằng đó là băng để tang người đồng đội Hà Đình Bôn hy sinh trước đó 3 ngày. Do rơi từ trên cao với tốc độ lớn nên phần đầu chiếc MiG-17 đã cắm sâu trong lòng đất, cho đến nay, sau 40 năm mới được tình cờ phát hiện.

Liệt sĩ Lê Văn Phong và trận không chiến ngày 23/8/1967

Chúng tôi đã được tiếp xúc với hồ sơ tác chiến lưu trữ tại Quân chủng Phòng không - Không quân do Thiếu tướng Phạm Phú Thái, Phó Tư lệnh thứ nhất Quân chủng cung cấp. Buổi sáng ngày diễn ra trận đánh, không quân Mỹ đã đánh phá khu vực Bắc Giang; nông trường đá gần Quán Toan, Hải Phòng; Văn Điển và nội, ngoại thành Hà Nội với mỗi đợt vài chục chiếc F-105 và F-4. 12 giờ 18 phút, 24 chiếc tiếp tục đánh khu vực Hòa Lạc.

Căn cứ vào tin tình báo chiến lược, Bộ Tư lệnh thông báo không quân Mỹ sẽ đánh vào Hà Nội. 14h15, rađa dẫn đường phát hiện máy bay Mỹ gây nhiễu nặng ở phương vị 240, sau đó di chuyển đến phương vị 290-300. 14h48, phát hiện máy bay Mỹ xuất hiện ở phía tây Yên Bái và kéo ồ ạt vào Tuyên Quang, Tam Đảo, Đại Từ, Đa Phúc, Cầu Đuống...

14h55, biên đội trực chiến của Lê Văn Phong được lệnh vào cấp I. 14h58, biên đội được lệnh cất cánh theo hướng 90, độ cao 3.000m. Biên đội gồm có các phi công Cao Thanh Tịnh số 1 - Biên đội trưởng; Lê Văn Phong số 2; Lê Văn Thọ số 3; Lê Hồng Điệp số 4, trong đó có Lê Văn Phong và Lê Hồng Điệp là 2 phi công mới. Lê Văn Phong điều khiển chiếc MiG-17 số hiệu 49.

15h8, biên đội phát hiện địch ở Tam Đảo. Số 1 Cao Thanh Tịnh quay lại hướng phát hiện ra địch. Số 3 Lê Văn Thọ tiếp tục phát hiện 4 chiếc F-105 bay ngay trên đầu. Biên đội trưởng Cao Thanh Tịnh ra lệnh cho số 3 Lê Văn Thọ vào công kích, số 2 Lê Văn Phong yểm hộ. 15h12, số 3 phát hiện địch lần thứ 2 ngay trên khu vực chiến đấu.

(http://www.cand.com.vn/Uploaded_CAND/dungbt/29-cac604to.jpg)
Các vật dụng trong ví da của liệt sĩ Lê Văn Phong.

Đội hình máy bay Mỹ gồm có 16 chiếc F-105 chia làm hai tốp đi theo đội hình bàn tay xòe, hàng dọc kéo dài với vận tốc 900km/giờ; 12 chiếc F-4 yểm hộ cho F-105 vào đánh mục tiêu. Thủ đoạn của chúng là kéo dài đội hình, tốp cách tốp 8 đến 12 km, bay cao, với độ cao 2.500 đến 5.000m, dùng F-4 để đối phó với tiêm kích của ta. Vì vậy, lúc ta vào công kích F-105, máy bay Mỹ rất bất ngờ, có chiếc tăng lực tháo chạy, có chiếc quấn vòng tròn câu giờ để gọi F-4 đến cứu.

Khi Biên đội trưởng Cao Thanh Tịnh vào công kích thì Lê Văn Phong phát hiện thấy F-4 bay lại phía đội hình của ta, anh liền lao vào công và bắn 1 chiếc F-4 bốc cháy. Đồng thời máy bay của Lê Văn Phong cũng bị trúng tên lửa của máy bay Mỹ bắn trong khi đang cơ động.

Lúc đó số 3 và số 4 được Sở Chỉ huy lệnh về hạ cánh, cùng lúc thấy số 1 từ trên cao lao xuống nhập vào đội hình thành biên đội 3 chiếc và về hạ cánh tại sân bay Kép (Bắc Giang). Toàn bộ trận đánh diễn ra trong vòng 3 phút. Máy bay của phi công Lê Văn Phong cháy và bị rơi xuống xã Phù Linh. Sự việc sau đó như những gì đã diễn ra như đã nêu ở trên.

Sau khi trận đánh diễn ra một tuần, ngày 30/8/1967, Trung đoàn 923 đã có báo cáo về trận đánh ngày 23/8 do Trung tá Nguyễn Phúc Trạch, chỉ huy đơn vị ký. Trong báo cáo nêu rõ “Trận không chiến ngày 23/8 là trận đánh thắng địch với quyết tâm rất lớn”. Về phi công Lê Văn Phong, báo cáo nhận xét: “Số 2 yểm trợ tích cực cho số 1, khi thấy F-4 lao vào biên đội đã quả đoán xông tới bắn cháy 1 chiếc, sau đó trúng đạn hy sinh là một hành động dũng cảm...”.

Cũng trong ngày hôm đó, lực lượng không quân đã xuất kích chiến đấu trên cả 3 sân bay miền Bắc là Nội Bài, Kép, Gia Lâm. Biên đội MiG-21 của phi công Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Văn Cốc xuất kích từ Nội Bài và chiến đấu trên vùng trời tây bắc và bắn cháy 3 máy bay Mỹ.

Phi công Nguyễn Nhật Chiêu nhớ lại: “Chúng tôi chiến đấu trở về đến vùng trời Tam Đảo, F-4 và F-105 của Mỹ và MiG-21 của ta bay gần nhau nhìn rõ cả số hiệu trên thân máy bay mà không bên nào làm gì được bên nào. Phía chúng tôi thì đạn đã hết, dầu đã cạn. Phi đội chúng tôi về đến Nội Bài ngay trên đỉnh sân bay dầy đặc máy bay ta và máy bay địch; hỏa lực phòng không bắn đỏ trời...”.

Ngày 23/8/1967, quân và dân ta đã thắng lớn không quân Mỹ. Riêng lực lượng không quân đã bắn hạ 6 máy bay, quân và dân ta đã bắt sống 5 giặc lái.

Theo tài liệu lưu trữ, phi công Lê Văn Phong sinh ngày 4/11/1941 tại Phú Thọ, nhập ngũ vào Quân chủng Không quân tháng 8/1959. Tháng 8/1962 anh được cử đi học lái máy bay tại Liên Xô. Sau đó đi học tiếp lái máy bay MiG-17 tại Trung Quốc. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp về nước, anh được điều về Trung đoàn 923, Đoàn B71, Quân chủng Phòng không - Không quân.

Khi hy sinh anh mang quân hàm Thiếu úy thuộc Đại đội 2, Trung đoàn 923. Năm 1967, Báo Tiền phong đã có bài viết về trường hợp hy sinh của phi công Lê Văn Phong. Anh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì và một Huân chương Chiến sĩ vẻ vang.

Chúng tôi đã tìm về quê liệt sĩ Lê Văn Phong tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Hiện nay bố mẹ anh đã mất, ở quê chỉ còn gia đình một người anh trai và một người chị gái của liệt sĩ sinh sống. Biên lai gửi tiền phần người nhận là anh gửi về cho bố anh. Gia đình anh có 5 anh chị em, Lê Văn Phong là con út.

Ngày 9/11, Đoàn Không quân Thăng Long (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã làm lễ truy điệu liệt sĩ phi công Lê Văn Phong và đưa hài cốt của anh về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi có phần mộ tượng trưng của anh, theo nguyện vọng của gia đình. Tại lễ an táng, đã có đông đủ thân nhân gia đình liệt sĩ, lãnh đạo Quân chủng Phòng không - Không quân, chính quyền và nhân dân địa phương nơi quê hương liệt sĩ và nơi liệt sĩ an nghỉ.

Ông Lê Văn Lộc, Đại tá Quân đội đã nghỉ hưu, là anh trai cả của liệt sĩ Lê Văn Phong nay sinh sống tại TP HCM, chính là người đã đến xã Phù Linh khi em trai mới hy sinh. Ông bay từ TP HCM ra dự lễ và đã rất xúc động khi gần 40 năm đã trôi qua, nay hài cốt liệt sĩ đã được quy tụ và an táng.

Những chiếc tem được tìm thấy vẫn thơm mùi dầu máy bay và đọc được những dòng chữ  in rõ “Có giặc là đánh - Đánh là thắng” và “Vừa sản xuất vừa chiến đấu” thực sự là những bằng chứng sống động cho một thời chiến đấu oanh liệt của các thế hệ đi trước. Họ đã chiến đấu hết mình, góp phần giành lại độc lập thống nhất cho đất nước, cho dân tộc, nhận về mình sự mất mát hy sinh

Nguyễn Xuân Thủy


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 12:46:51 am
Trích dẫn
“Chúng tôi đang bay ở độ cao 4.000 mét thì thấy có ánh chớp. Theo kinh nghiệm chiến đấu tôi xác định đó là tên lửa đất đối không bắn liền hô biên đội cơ động. Sau khi tản ra quan sát thấy máy bay của đồng chí Bôn đang cháy

Các bác bên PK xem lại vụ này nhờ cái.  ??? Lẽ nào ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 12:57:46 am
Bài về phi công AHLLVT Nguyễn Bá Địch:
http://trianlietsi.vn/new-vn/ket-qua-qua-thu-ban-doc/1006/tim-thong-tin-liet-si/new-vn/tim-thong-tin-liet-si/new-vn/Trang-vang-liet-si/1048/En-bac-anh-hung-cua-mien-que-hoa-phuong-do.vhtm

Én bạc anh hùng của miền quê hoa phượng đỏ
KIM TOÀN

QĐND - Đầu năm 2011, Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho 51 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc. Trong số ấy, Hải Phòng vinh dự có một liệt sĩ được truy tặng danh hiệu cao quý. Đó là liệt sĩ Nguyễn Bá Địch, phi công thuộc Đại đội 1, Trung đoàn 921 (?- 923), Sư đoàn 371 Quân chủng Phòng không- Không quân...

Giữa mùa hè đỏ rực màu hoa phượng, thắp nén hương thơm trước di ảnh liệt sĩ, chị Phạm Thị Nụ, người vợ hiền của liệt sĩ cùng con trai, con gái, ai cũng xúc động, tự hào nhớ về anh.

(http://image.qdnd.vn/Upload//tuanson/2011/8/7/07082011son7135059765.jpg)
Bà Phạm Thị Nụ, vợ liệt sĩ, phi công Nguyễn Bá Địch nhận bằng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân do Nhà nước truy tặng anh. Ảnh: Duy Thính

Nguyễn Bá Địch là con trai thứ hai của một gia đình nông dân có 5 người con, làm nghề trồng trọt và đánh cá. Ngay từ khi học phổ thông, anh rất thông minh, học giỏi. Lớn lên, anh nhập ngũ, được đào tạo lái máy bay chiến đấu, rồi trở thành giáo viên huấn luyện lái máy bay MIG-17. Năm 1966, giặc Mỹ điên cuồng dùng máy bay, tàu chiến ném bom, bắn phá, gây tội ác tại nhiều nơi trên miền Bắc nước ta. Từ nước ngoài, Địch được cử về trực tiếp sát cánh cùng các phi công trong nước chiến đấu với máy bay Mỹ. Anh hăng hái cùng đồng đội liên tục xuất kích, quần nhau với giặc trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng ven biển và vùng Đông Bắc, Tây Bắc của Tổ quốc. Dù máy bay MIC-17 của ta lúc ấy là loại máy bay nhỏ, tốc độ và hỏa lực hạn chế, nhưng bằng ý chí và cách đánh của Việt Nam, anh cùng đồng đội đã mưu trí, dũng cảm đánh đuổi nhiều loại máy bay hiện đại của Mỹ.

Ngày 25-4-1966, giặc Mỹ cho 12 máy bay "Thần Sấm" F-105 từ phía biển đột nhập đánh phá Hải Phòng. Đến 9 giờ 55 phút, cũng từ biển Đông, nhiều tốp máy bay các loại, gồm cả F-4, F-8, A-4 theo ba tầng độ cao khác nhau tiếp tục bay vào. Nhận lệnh của Sở chỉ huy, biên đội máy bay gồm 4 chiếc MIC-17 của Không quân ta đang trực chiến ở sân bay Kiến An sẵn sàng bay lên chặn đánh lũ giặc hung dữ. Phi công Nguyễn Văn Bảy (số 1) chỉ huy biên đội, cùng các phi công Nguyễn Bôn (số 2), Nguyễn Thế Hôn (số 3), Nguyễn Bá Địch (số 4) đều trong trạng thái chiến đấu số một.

Đúng 10 giờ 4 phút, toàn biên đội nối nhau cất cánh. Bay dọc theo sông Văn Úc ở độ cao 1.500 mét, các máy bay ta vừa tới cửa sông thì gặp đàn quạ sắt Mỹ khoảng 20 chiếc từ ngoài biển kéo vào. Đi đầu là những tốp máy bay A-4 đeo bom lặc lè dưới cánh. Nguyễn Văn Bảy lệnh cho toàn biên đội vứt thùng dầu phụ và giao cho phi công số 3, số 4 chặn đánh tốp sau; còn anh và phi công số 2 lao thẳng vào tốp giặc đông nhất. Phát hiện bị máy bay ta bất ngờ chặn đánh, đàn quạ sắt Mỹ đang hung hăng vội quăng bom bừa bãi và ngoặt gấp ra biển. Lúc này, các chiến sĩ ta ở thế chủ động, máy bay tăng tốc độ. Nguyễn Thế Hôn đuổi kịp một chiếc A-4 tới gần bờ biển, anh nổ một loạt đạn dài. Máy bay giặc bốc cháy. Nó cố lao ra biển, nhưng không kịp. Tên giặc lái vội nhảy dù xuống cửa sông Văn Úc. Đang yểm trợ cho Nguyễn Thế Hôn công kích, Địch thấy một chiếc A-4 khác bay ở phía dưới. Anh ép cần lái, bao kỹ vòng sáng ngắm vào con quạ sắt ấy và siết cò hai loạt đạn. Chiếc A-4 bốc lửa! Lần đầu tiên trực tiếp bắn rơi máy bay Mỹ trên bầu trời quê hương, anh sung sướng reo lên: "Nó cháy rồi!".

Niềm vui chiến thắng cổ vũ toàn biên đội tiếp tục tả xung hữu đột. Tốp máy bay F-8 Mỹ yểm hộ từ phía sau lao lên không chiến với các máy bay ta. Nguyễn Bôn yểm trợ cho Nguyễn Văn Bảy quần nhau với bọn này. Chợt thấy một chiếc F-8 phóng tên lửa vào hai chiếc MIC phía trước, Nguyễn Bôn báo cho bạn kịp tránh đạn và lập tức bám sát chiếc máy bay ấy. Anh chỉnh đường ngắm, bắn loạt đạn thứ nhất, rồi bắn tiếp loạt đạn thứ hai. Chiếc F-8 nổ bùng, cháy như bó đuốc, rơi xuống biển.

Chỉ trong 2 phút, đàn quạ sắt Mỹ bị các én bạc của Không quân ta phá vỡ đội hình, bắn rơi hai chiếc A-4 và một chiếc F-8. Bất ngờ bị đòn đau, bọn chúng vội hạ độ cao, tan tác bay ra biển. Các chiến sĩ ta trở về an toàn trong niềm vui chiến thắng.

Ngay chiều hôm ấy, các đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch thành phố Hải Phòng đến tận sân bay Kiến An thăm và chúc mừng chiến công của Không quân ta, đặc biệt khen ngợi phi công Nguyễn Bá Địch, người con của thành phố Cảng đã góp phần chiến đấu và lập công xuất sắc.

Sau trận đầu bắn rơi máy bay Mỹ, những tháng tiếp theo, phi công Nguyễn Bá Địch còn liên tiếp cùng đồng đội ghi thêm chiến công mới.

Ngày 19-4-1967, Nguyễn Bá Địch cùng các phi công trong biên đội cất cánh từ sân bay Gia Lâm vào chiến đấu với tốp máy bay Mỹ trên bầu trời tỉnh Hòa Bình. Trong trận này, Nguyễn Bá Địch bắn rơi một máy bay "Thần Sấm" F-105.

Ngày 24-4-1967, anh và biên đội cất cánh từ sân bay Kiến An, quần nhau với máy bay Mỹ trên vùng trời Sơn Động - Bắc Giang. Trong 4 phút chiến đấu, biên đội hạ 2 chiếc F-4 và trở về an toàn.

Ngày 1-5-1967, anh và biên đội được lệnh xuất kích khi đang trực chiến tại sân bay Hòa Lạc. Các máy bay ta bay tới vùng trời Suối Rút - Hòa Bình thì phát hiện ở cự ly 4 km, một đàn quạ sắt Mỹ, trong đó có nhiều chiếc F-4, F-105 bay rất thấp từ biển vào. Lại một lần nữa, cuộc không chiến diễn ra quyết liệt tới 11 phút. Các phi công dũng cảm, mưu trí của ta luôn làm cho bọn giặc lái sừng sỏ Mỹ kinh ngạc và bị động đối phó.

Tung hoành ngang dọc giữa bầy quạ sắt, phi công Lê Sĩ Diệp bất ngờ bắn hạ một máy bay F-4 Mỹ. Lũ giặc đang lúng túng thì tiếp đó, Nguyễn Bá Địch lại nổ súng, bắn rơi một chiếc F-4 nữa. Nhưng không may, một quả tên lửa từ máy bay giặc vừa phóng tới, trúng máy bay anh. Cánh én bạc ngừng bay. Thiếu uý, phi công Nguyễn Bá Địch hòa thân vào mây khói ở tuổi 30 giữa bầu trời Tổ quốc...

PS: được truy tặng danh hiệu AHLLVT cùng dịp còn có phi công Nguyễn Thế Hôn, đồng đội với phi công Nguyễn Bá Địch.

Một bài nữa nói về trận ngày 28/12/1972 của biên đội Lê Kiền - Hoàng Tam Hùng, mặc dù còn một số chi tiết chưa được chính xác:
http://www.cuuchienbinh.com.vn/PrintPreview.aspx?ID=13978

Kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Chuyện của đại đội trưởng thợ máy
08/11/2012
Nghe tên Đại tá Bùi Văn Cơ đã lâu, mãi trong dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tôi mới có dịp ngồi lại với anh. Đó là một người hiền lành, dáng điệu khoan thai. Bằng giọng nói nhỏ nhẹ, anh kể: Quê tôi ở Nho Quan, Ninh Bình, nhập ngũ năm 1963. Năm đầu tôi làm pháo thủ của Trung đoàn 78, Sư đoàn 325, Quân khu 4. Do tích cực rèn luyện và luôn hoàn thành nhiệm vụ, nên tôi được chọn đi học Trường sĩ quan lục quân khóa 16. Khi bế giảng thì đúng dịp nhà trường tuyển học viên đi đào tạo phi công. Thế là tôi lại sang Liên Xô để vào Trường huấn luyện bay và kỹ thuật không quân. Tưởng gặp may mãi, không ngờ tôi bị dầy gan bàn chân không lái máy bay được nên phải chuyển sang học thợ máy và làm trung đội trưởng kiêm chức.

Tháng 12-1967, cùng 300 học viên về nước, tôi giữ chức trợ lý kế hoạch, cơ giới, tiểu đoàn thợ máy, Đoàn Sao đỏ, đóng tại sân bay Nội Bài. Thời gian này chỉ có Đoàn Sao đỏ được trang bị loại máy bay MiG-21. Bắt đầu từ đây, chúng tôi liên tục chuẩn bị máy bay cho các phi công lên chiến đấu với máy bay Mỹ. Một máy bay có 5 ngành phục vụ là: máy bay động cơ, thiết bị hàng không, ra-đa, vô tuyến điện tử và vũ khí hàng không. Ngoài ra còn bảo đảm ghế, dù, cao không… Riêng quần áo cũng có 2 loại gồm bộ kháng áp kín liền từ mũ đến chân dùng cho bay ở độ cao 12.000m trở lên. Bộ kháng áp bình thường chỉ nịt ở bụng và chân là bay dưới độ cao 12.000m. Tiểu đoàn thường xuyên có đại đội bảo dưỡng kỹ thuật tại xưởng ở phía sau; đội lắp ráp và kiểm tra tên lửa; đội sửa chữa nhỏ, bảo quản, bảo dưỡng tại sân bay. Khi chuẩn bị máy bay, việc của ngành nào, ngành đó làm. Khi bàn giao máy bay các ngành cùng ký bảo đảm, sau đó đại đội trưởng ký và giao cho phi công ký nhận.

Trong 12 ngày đêm của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, tôi là đại đội trưởng thợ máy. Do tính chất ác liệt của cuộc chiến nên ngày nào tôi và đồng chí chính trị viên cũng ra sân bay, kiểm tra và cùng các tổ thợ làm việc. Chuẩn bị máy bay phục vụ chiến đấu cả ban ngày và ban đêm. Ngày 28-12-1972, đại đội chuẩn bị 2 máy bay số 5023 cho đồng chí Lê Kiền, biên đội trưởng bay số 1 và số 5013 cho đồng chí Hoàng Tam Hùng, bay số 2. Hùng sinh năm 1948 ở Thừa Thiên Huế, tạm trú tại Ba Đình, Hà Nội. Hùng nhập ngũ năm 1965, học bay ở Liên Xô 3 năm, là phi công tiêm kích MiG-21, thuộc đại đội 3, Trung đoàn không quân 927. Trước đó Hùng đã không chiến nhiều trận, bắn rơi 1 máy bay RA-5C của Mỹ. Khi học ở Liên Xô, thấy người Nga thường cho con số 13 là không may mắn nên chúng tôi cũng ngần ngại về số máy bay 5013 của Hùng. Như hiểu ý, Hùng động viên tôi: Anh Cơ ạ, em không kiêng số 13 đâu. Anh cứ chuẩn bị tốt là em hoàn thành nhiệm vụ. Chiếc 5013 đã được sử dụng bay trong huấn luyện nhiều giờ, có độ ổn định cao nên chúng tôi quyết định đưa ra trực chiến.

Vào lúc hơn 10 giờ ngày 28-12, hàng chục máy bay Mỹ vào ném bom, đánh phá Hà Nội. Hai máy bay 5023 và 5013 được lệnh cất cánh. Đài chỉ huy dẫn đường cho hai máy bay đón đánh nhiều tốp tiêm kích và cường kích của Mỹ trên bầu trời Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Nhưng khi tiếp cận mục tiêu thì hai máy bay không liên lạc được với nhau. Không nhìn thấy nhau và không chỉ huy được nhau nên chiếc 5023 do biên đội trưởng Lê Kiền bay số 1 phải thoát ly chiến đấu, hạ cánh an toàn. Chỉ còn một mình Hùng với chiếc máy bay số 5013. Hùng kiên quyết lao vào đội hình máy bay Mỹ và lại tìm chiếc RA5C (máy bay chỉ huy) rồi phóng tên lửa tiêu diệt. Máy bay địch bốc cháy, Hùng định trở về nhưng máy bay Mỹ đã bao vây dày đặc. Anh phải quần đảo nhiều vòng và bắn cháy thêm 1 chiếc F4 nữa rồi hi sinh ngay trên bầu trời cửa ngõ Thủ đô. Những năm sau, chúng tôi tìm hiểu, các phi công Mỹ cùng tham chiến trong trận này đều cảm phục trình độ bay của Hùng. Có tên chứng kiến Hùng tránh được 4 quả tên lửa trong 8 phút. Có tên thú nhận định phóng tên lửa vào máy bay 5013 của Hùng nhưng sợ trúng phải máy bay của đồng bọn mà không dám. Hoàng Tam Hùng đã cùng chiếc máy bay do chúng tôi chuẩn bị mà chiến đấu kiên cường và hi sinh anh dũng. Ban đầu Hùng được an táng tại NTLS xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, sau chuyển về NTLS của thành phố thuộc huyện Từ Liêm.

Năm 1998, Đại tá Bùi Văn Cơ được nghỉ hưu về sống cùng gia đình tại phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Hàng năm cứ đến tháng 12, những ngày đánh B52, anh lại cùng đồng đội nhớ tới chiến công của Hoàng Tam Hùng. Với ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, Hoàng Tam Hùng thật xứng đáng là Anh hùng của không quân nhân dân Việt Nam.

Xương Giang


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 01:10:56 am
Trích dẫn
“Chúng tôi đang bay ở độ cao 4.000 mét thì thấy có ánh chớp. Theo kinh nghiệm chiến đấu tôi xác định đó là tên lửa đất đối không bắn liền hô biên đội cơ động. Sau khi tản ra quan sát thấy máy bay của đồng chí Bôn đang cháy

Các bác bên PK xem lại vụ này nhờ cái.  ??? Lẽ nào ...
Trận này theo chiangshan trong "Chiến tranh đường không..." thì đúng là KQ Mỹ không ghi nhận bắn rơi máy bay ta trong không chiến, đồng thời cụ Sưu biên đội trưởng đã kể lại sự thực. Biết sao được, chiến tranh, hợp đồng không khớp, sai một ly đi một dặm. :-\


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 11:01:01 pm
Xin bổ sung thêm một số thông tin về Thiếu úy Lê Văn Phong. Anh sinh năm 1941. Nguyên quán số 83A, phố Sông Thao, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
 Nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Từ 1959 - 1961 công tác ở Sư đoàn 351. Năm 1961 - 1062 dự khóa ở Tiểu đoàn 95 và học trường Văn hóa quân đội. Năm 1962 - 1964 học bay ở Liên -Xô. Năm 1964 - 1966 công tác ở Trung đoàn KQ 910. Năm 1966 - 1967 là phi công tiêm kích MiG-17 thuộc Đại đội 2 Trung đaòn KQ 923.
 Ngày 23 tháng 8 năm 1967, anh đã anh dũng hi sinh trong trận không chiến giữa biên đội 4 chiếc MiG-17 với 36 máy bay F-106 và F-4 Mỹ ở vùng trời Vĩnh Phúc, sau khi bắn rơi 1 chiếc F-4.
 Anh đã được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Tiên Dược, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc ( nay là huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội )
 Người thờ cúng liệt sĩ là anh ruột của anh : anh Lê Thế Soạn. Địa chỉ : số 63 phố Phú Bình, phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
 Trở lại những ngày tháng 12 của 40 năm về trước.
 Riêng Hà Nội, trong 12 ngày đêm Mỹ đã huy động tới 1000 lần chiếc máy bay trong đó có gần 500 lần chiếc B-52. Chúng đã trút 4 vạn tấn bom phá hủy nhiều khu dân cư như : Khâm Thiên, An Dương, Uy Nỗ, bệnh viện Bạch Mai, khu vực xã Yên Viên, Gia Lâm, Đông Anh, Văn Điển, Giáp Bát, đài phát thanh Mễ Trì ... 353 điểm dân cư, kinh tế, văn hóa, y tế bị đánh phá làm cho 2380 người chết và 1355 người bị thương. Ở 4 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành , nhiều điểm đã bị đánh đi đánh lại hàng chục lần như cầu Long Biên, cầu Đuống, khu vực xã Yên Viên, nhà máy điện Yên Phụ, xã Uy Nỗ ...
 Suột trong thời gian chiến dịch ấy, các phi công chúng tôi đặc biệt là các phi công bay đêm giống như các phi công cảm tử của Đội bay cảm tử, bằng bất kỳ giá nào cũng phải cất cánh, bằng bất kỳ giá nào cũng phải tiêu diệt bằng được B-52. Trình độ kỹ thuật bay của các phi công bay đêm bấy giờ chưa được cao, tiêu chuẩn bay còn rộng, hầu hết là 300/3000, một số còn 400/4000 ( tức là tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ được phép hoạt động khi đáy mây thấp nhất là 300 mét, tầm nhìn thấp nhất là 3000 mét, hoặc đáy mây thấp nhất là 400 mét, tầm nhìn thấp nhất là 4000 mét mới được bay ), nhưng không hề ai để ý, quan tâm lớn đến chuyện ấy. Có nhiều chuyến xuất kích chiến đấu, khi cất cánh lên, thời tiết đã xấu lắm rồi, biết rằng khi về sẽ không hạ cánh nổi, phải bỏ máy bay, phải nhảy dù, nhưng không một ai chùn bước trước khó khăn, vẫn đưa được máy bay lên trời, vẫn đi chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 03:07:39 pm

PHI ĐỘI BAY ĐÁNH ĐÊM

QĐND - Thứ Năm, 22/11/2012, 23:43 (GMT+7)

QĐND - Nhà thơ, Đại tá phi công Nguyễn Công Huy sinh năm 1947, quê ở huyện Thường Tín, hiện ông ở Khu tập thể Quân đội, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông nguyên là Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn Không quân 371, cựu phi công Đại đội bay đánh đêm (sau này là Phi đội 5) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngày 26-6-1972, Công Huy đã lập công bắn rơi một chiếc F4 trên bầu trời tỉnh Hòa Bình, được Bác Hồ tặng huy hiệu.

Nhớ lại những kỷ niệm không quên về chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, trong đó, bộ đội không quân đã góp công bắn rơi 2 máy bay B-52, ông xúc động kể:

- Tháng 7-1968, cấp trên quyết định thành lập Đại đội bay đánh đêm. Đây là cái nôi nuôi dưỡng, trưởng thành của nhiều phi công xuất sắc như: Phạm Tuân, Vũ Đăng Kính, Vũ Xuân Thiều, Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây...

Năm 1970, đội ngũ phi công của Đại đội bay đánh đêm đã nhận nhiệm vụ chính, cơ động vào Khu 4, ém quân ở sân bay dã chiến Thọ Xuân (Thanh Hóa) và Đồng Hới (Quảng Bình), tham gia chiến đấu bảo vệ tuyến đường vận tải chiến lược 559, tìm đánh B-52 trên vùng trời Bình Trị Thiên và Đường 9-Nam Lào. Tháng 8-1970, Đại đội trưởng Đinh Tôn, Đại đội phó Hoàng Biểu, phi công Đặng Xây và Vũ Đình Rạng đã tham gia vào đoàn nghiên cứu cách đánh B-52 trên vùng trời thuộc địa bàn Khu 4. Sau nhiều ngày nghiên cứu, bộ đội không quân ta tìm ra cách đánh máy bay B-52, rồi xây dựng phương án và tổ chức luyện tập. Theo phương án được xây dựng, đội ngũ phi công Đại đội bay đánh đêm say mê tập luyện từng giai đoạn: Từ việc phát hiện B-52 thế nào, có cần mở ra-đa hay không, mở ở cự ly bao nhiêu, bay tránh lực lượng tiêm kích yểm hộ ra làm sao, tiếp cận thế nào và phóng tên lửa ở cự ly nào thì hiệu quả nhất, phóng mấy quả? Máy bay mình thoát ly ra khỏi trận địa về hạ cánh thế nào?... Các tình huống huấn luyện rất chi tiết, tỉ mỉ và chính xác.

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/11/22/137925262012112220020627.jpg)
Nụ cười sau một chuyến xuất kích của Đại đội bay đánh đêm. Ảnh tư liệu

Đêm 20-11-1971, máy bay do Vũ Đình Rạng điều khiển cất cánh từ sân bay Anh Sơn đã bắn bị thương một chiếc B-52 của giặc. Trận đánh này là chiến công đầu tiên của không quân ta đánh B-52. Trận đánh khẳng định: Không quân ta có thể tiêu diệt được pháo đài bay B-52 của giặc Mỹ.

Sau đó, nhiều phi công thuộc Đại đội bay đánh đêm đã liên tục mai phục, xuất kích chiến đấu nhưng chưa lần nào gặp được B-52. Những phi công cơ động làm nhiệm vụ săn B-52 nhiều nhất gồm: Nguyễn Đăng Kính, Vũ Đình Rạng, Đặng Xây, Trần Thông Hào, Trần Cung và Vũ Xuân Thiều. Sau này có Phạm Tuân, Nguyễn Ngọc Thiên, Bùi Doãn Đô, Nguyễn Khánh Duy, Nguyễn Đức Chiến, Đặng Vân Đình… Các phi công bay đánh đêm của ta khi đó không nhiều, chỉ khoảng 10 đồng chí.

Từ những ngày đầu năm 1972, Đại đội bay đánh đêm cùng với Trung đoàn cơ động vào sân bay Thọ Xuân đóng quân, làm nhiệm vụ tác chiến ở vùng trời Khu 4, đồng thời sẵn sàng chi viện cho Trung đoàn Không quân 927 ở sân bay Đa Phúc. Phi công Vũ Xuân Thiều và Nguyễn Ngọc Thiện được chuyển biên chế về Trung đoàn 927. Các phi công bay đánh đêm đã trực chiến và nhiều lần xuất kích, nhưng chưa ai bắn rơi được chiếc máy bay nào của địch. Vì thế, nhiều người có  tư tưởng muốn được chuyển sang bay ngày, để được đánh ban ngày, để lập chiến công. Nhưng lực lượng bay đêm vẫn phải giữ nhiệm vụ quan trọng là đánh máy bay B-52.

Tháng 12-1972, trực chiến báo động chuyển cấp xuất kích chiến đấu. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi xen kẽ giữa các lần báo động, phi công ta vẫn ngồi ghi nhật ký, viết thư gửi về gia đình và người thân. Rất nhiều dòng nhật ký đã phải bỏ dở; nhiều bức thư phải ngắt quãng dừng lại giữa chừng vì có lệnh báo động, vì người viết phải bay xuất kích.

Vũ Xuân Thiều cũng có lần viết dở lá thư như vậy. Lá thư anh viết ngày 21-12-1972: “Bố mẹ thân yêu! Trải qua hai đêm nặng nề, cái nặng nề của mọi người vì phải đứng nhìn lửa đạn, hết đợt này đến đợt khác máy bay địch rải xuống Hà Nội. Con nghĩ bây giờ không phải là lúc lo lắng cho ngôi nhà mình…”. Đang viết dở lá thư thì Vũ Xuân Thiều nhận lệnh báo động vào cấp, cất cánh và bức thư ấy mãi mãi chỉ viết đến đấy rồi dừng lại...

Đêm 27-12-1972, từ sân bay Yên Bái, Phạm Tuân nhận lệnh cất cánh, bay về hướng Tây Nam. Khi đến độ cao 7000m, anh bay với tốc độ vượt tiếng động và phát hiện B-52 của địch. Đến cự ly phóng tên lửa, Phạm Tuân phóng liền hai quả vào mục tiêu, rồi kéo máy bay mình vọt lên thoát ly và trở về căn cứ hạ cánh.

Những ngày đó, phi công Hoàng Biểu và Thông Hào nhận nhiệm vụ cơ động vào trực chiến ở sân bay Cẩm Thủy. Trong cùng đội bay đêm, Xuân Thiều và Thông Hào thường để chung quần áo và đồ đạc vào chiếc thùng gỗ đựng đầu tên lửa, vì không có đủ thùng cho mỗi người một chiếc. Thỉnh thoảng Xuân Thiều lại soạn thư từ và ảnh của người yêu, đưa cho Thông Hào xem rồi lại cất vào hộp riêng, với nỗi nhớ thương ào đến xao xuyến và bâng khuâng.

Đêm 28-12-1972, Vũ Xuân Thiều trực chiến và xuất kích chiến đấu từ sân bay Cẩm Thủy. Máy bay anh được dẫn đường đến  hướng  Mộc Châu, Sơn La. Xuân Thiều báo về đã phát hiện được mục tiêu. Nghe anh báo về, mọi người ở nhà hồi hộp chờ đợi, nhưng rồi sau đó là cả một sự im lặng vĩnh viễn. Vũ Xuân Thiều đã bắn rơi B-52 ở cự ly rất gần, do tốc độ bay quá lớn nên không kịp thoát ly, máy bay anh lao thẳng vào đội hình B-52 và anh đã dũng cảm hy sinh. Công Huy nghẹn ngào kể lại hôm ông nhận tin đồng đội mình hy sinh:

- Sáng hôm sau, tôi bay từ sân bay cơ động chuyển về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc, thì nhận được tin Vũ Xuân Thiều hy sinh. Đứng ở ngoài sân bay, tay giữ phong thư của Thiều mà nước mắt của mình cứ trào ra đầm đìa. Vậy là bức thư sẽ không bao giờ đến tay người nhận nữa. Mới đây thôi, hai anh em còn ở cùng trung đội bay đêm, rồi tôi chuyển sang đại đội đánh ngày, Thiều ở lại đại đội đánh đêm. Mới hôm rồi Thiều còn gửi trả lại chiếc áo len cho tôi. Thiều  cũng mới viết thư cho tôi. Vậy mà...

Các phi công Đại đội bay đánh đêm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh máy bay B-52, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bầu trời Tổ quốc, trở thành một bộ phận huyền thoại trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.

HOÀNG NAM

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/408/408/217030/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: trevn trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 03:54:12 pm
"Ngày 26-6-1972, Công Huy đã lập công bắn rơi một chiếc F4 trên bầu trời tỉnh Hòa Bình, được Bác Hồ tặng huy hiệu"
Bác Huy ơi, báo QDND viết nhầm phải không ạ ? hoặc là nhầm ngày hoặc là nhầm huy hiệu Bác Hồ thành BH tặng huy hiệu  :)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: thaynhin trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 04:24:24 pm
Trong cuốn sách của tác giả người Mỹ viết về vụ tập kích Sơn Tây,có nhắc đến vụ tình báo Mỹ lắm được danh sách trực của phi công bay đêm ta,các bác tìm hiểu xem thực hư thế nào?Âu cũng là kế sách về lâu dài cho đất nước ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 09:15:31 pm
 Khi Bác Hồ còn sống, một lần, Người gặp các phi công ta từng lập được chiến công bắn rơi máy bay giặc Mỹ, Người có nói : "Bác chẳng có gì, Bác nghèo lắm, nhưng hễ chú nào bắn rơi 1 máy bay Mỹ thì Bác sẽ tặng cho 1 Huy hiệu của Bác !". Kể từ ngày ấy, phi công nào bắn rơi máy bay Mỹ đều được tặng Huy hiệu của Người. Bác không trực tiếp trao mà ủy quyền cho các cấp ví như Quân chủng PK-KQ trao cho các phi công. Tôi cho rằng bài báo viết lỗi, đúng ra là "được trao tặng 1 Huy hiệu Bác Hồ" thì có vẻ chuẩn mực hơn. Sự sai sót ấy chắc cũng không đến mức quá lớn - tôi nghĩ vậy.

 Càng những giai đoạn cuối năm 1972 thì tình hình chiến sự càng ác liệt. Để chuẩn bị cho 1 máy bay cất cánh lên trời thật muôn vàn khó khăn. Các anh em thợ máy hầu như thức suốt đêm để sửa chữa những hỏng hóc của máy bay, tăng thêm tỉ lệ máy bay tốt phục vụ cho chiến đấu. Việc kéo máy bay ra rồi lại kéo đi sơ tán, rồi lại kéo máy bay ra chuẩn bị trực là cái chuyện thường tình. Mà không cứ gì thành phần thợ máy, các thành phần khác như lái xe chuyên ngành, trực ở Sở chỉ huy, rồi các anh chị nuôi quân đều vất vả, túi bụi như nhau. Nghĩ thật cảm động khi gặp cảnh tượng tổ trưởng thợ máy cầm cần dắt đứng ngóng về phía chân trời, phía đầu loa cất hạ cánh chờ đón máy bay của mình quay về mà chẳng khác gì bức tượng trên hòn Vọng Phu, nhất là trong trời đêm nữa thì mới càng thấm thía cái tình đồng chí đồng đội. Rồi các cô "chị nuôi", khi thấy tổ trực chiến vào cuối ngày xách thùng bay của một phi công nào đó vắng mặt trở về khu sơ tán là lập tức òa khóc, cho rằng phi công đó đã hi sinh, giải thích thế nào cũng không chịu nghe.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 11:17:44 pm
.
     Bác PhiCôngTiêmKích ! Vẫn biết đây là topic "Phi công tiêm kích". Tuy nhiên anh em cũng muốn biết chuyện các anh phi công cường kích đã chiến đấu như thế nào. Mình ném bom vào địch ở những đâu vậy. Có gì các bác kể cho anh em cùng nghe nha !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: MTT trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 12:04:25 am
.
     Bác PhiCôngTiêmKích ! Vẫn biết đây là topic "Phi công tiêm kích". Tuy nhiên anh em cũng muốn biết chuyện các anh phi công cường kích đã chiến đấu như thế nào. Mình ném bom vào địch ở những đâu vậy. Có gì các bác kể cho anh em cùng nghe nha !

Cái này em nghĩ chắc chỉ được mỗi vụ ném bom sân bay TSB bằng máy bay A37 thôi.

Mà cũng thấy là là khi đã chiếm được Đà nẵng, Phan Rang không thấy mình đưa MIG vào để không chiến với đội A37 của quân ngụy trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Chắc là công tác đảm bảo cho MIG không thực hiện kịp chăng? Nên trong chiến dịch GPMN, không quân (và cả phòng không) chẳng thấy có vai trò gì cả?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: trung uy trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 12:59:01 am
Ấy ấy, còn vụ ném bom tàu chiến Mỹ ngoài biển hay vụ tấn công đài radar Pa Thí ... nữa chứ. Trong cz HCM ngoài không quân có phi đội A37 thì lực lượng phòng không đi với các cánh quân mà, có cả A72 cơ mà... sao lại nói PKKQ không có vai trò gì cả hả bác ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: taupaypay trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 01:03:15 am
Bác phi công tiêm kích cho em hỏi một vấn đề nhỏ là em thấy trên hai bàn đạp của phi công có hai đai giữ (hình như làm bằng da). Vậy khi có nguy hiểm phải phóng ghế ra khỏi máy bay thì làm thế nào hai bàn đạp đó có cùng phóng theo ghế không. Nếu không phóng cùng ghế lúc gấp gáp vậy rút chân ra nhỡ bị mắc giầy thì làm sao ạ  ???.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 01:21:58 am
.
     Bác PhiCôngTiêmKích ! Vẫn biết đây là topic "Phi công tiêm kích". Tuy nhiên anh em cũng muốn biết chuyện các anh phi công cường kích đã chiến đấu như thế nào. Mình ném bom vào địch ở những đâu vậy. Có gì các bác kể cho anh em cùng nghe nha !

Cái này em nghĩ chắc chỉ được mỗi vụ ném bom sân bay TSB bằng máy bay A37 thôi.

Mà cũng thấy là là khi đã chiếm được Đà nẵng, Phan Rang không thấy mình đưa MIG vào để không chiến với đội A37 của quân ngụy trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Chắc là công tác đảm bảo cho MIG không thực hiện kịp chăng? Nên trong chiến dịch GPMN, không quân (và cả phòng không) chẳng thấy có vai trò gì cả?

Phi công cường kích của ta đánh cừ lắm các bác ơi!

Chiến tranh biên giới Tây-Nam,máy bay ném bom của ta hỗ trợ rất đắc lực cho bộ binh giải quyết trận địa. Nhờ đó, giảm đáng kể thương vong cho lính bộ binh.
Tháng 6-1978, lính QD3 đánh chiếm cao điểm 62, có công của các bác cường kích đấy ạ!.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanson307 trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 04:04:06 am
  Trong lich sử của không quân nhân dân Việt nam, các bác cường kích cũng lập được rất nhiều chiến công các bác ạ.
          http://www.otofun.net/threads/378973-lich-su-dan-duong-khong-quan/page11


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 05:06:50 am
Tháng 6-1978, lính QD3 đánh chiếm cao điểm 62, có công của các bác cường kích đấy ạ!.

Em tìm được phần nói về chiến công của các phi công cường kích hiệp đồng với Quân Đoàn 3 đánh chiếm cao điểm 62 tháng 6/1978 tại topic "Lịch Sử Dẫn Đường Không Quân", diễn đàn otofun.net:
http://www.otofun.net/threads/378973-lich-su-dan-duong-khong-quan?p=10055361#post10055361


Tại khu vực tác chiến Xa Mát, trong 2 ngày 23 và 28 tháng 6 năm 1978, Trung đoàn 935 sử dụng 5 đôi bay F-5 mang bom CBU-58/B, xuất kích từ Biên Hòa, qua Xa Mát, lần lượt đánh vào các mục tiêu ở khu vực Ph.Lông, trúng tiểu đoàn 154 và trận địa pháo 105mm của địch, tạo thuận lợi cho các đơn vị của Quân đoàn 3 phát triển tiến công lên phía bắc, chiếm được điểm cao 62 (bắc-đông bắc Xa Mát 15km) án ngữ đường 7.

Ngày 30 tháng 6 năm 1978, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 935: Nguyễn Văn Nhâm-Nguyễn Văn Hưng dẫn liên tiếp đôi bay F-5: Dương Bá Kháng-Nguyễn Văn Nuôi và biên đội F-5: Lê Khương-Nguyễn Hữu Lâm-Dương Đình Nghi-Hoàng Hữu Hiền, mỗi máy bay mang 4 bom MK-82, ngòi nổ phát quang, đánh vào khu đóng quân của địch ở Ph.Sa Âm (bắc- đông bắc Xa Mát 13,5km), sát tuyến tiến công của ta.

Ngày 2 tháng 7 năm 1978, sau khi củng cố lại lực lượng, địch cho 1 trung đoàn chiếm lại điểm cao 62.

Ngày 3 tháng 7, Trung đoàn 917 cho 2 phi công U-17: Phạm Văn Luỹ-Nguyễn Khắc Tuấn cất cánh từ Trảng Lớn lên trinh sát và chỉ thị mục tiêu cho 4 A-37 cất cánh từ Biên Hòa vào tiêu diệt cụm quân của địch ở điểm cao 62, phá huỷ 5 súng 12,7mm, 4 khẩu ĐKZ, cháy 5 xe đạn và diệt nhiều sinh lực địch, tạo điều kiện cho Quân đoàn 3 tiến công chiếm giữ điểm cao 62.
Cùng ngày, tại sở chỉ huy Trung đoàn 935 các thủ trưởng trực chỉ huy: Đinh Văn Bồng và Nguyễn Trọng tổ chức cho F-5 đánh theo kế hoạch. Kíp trực ban dẫn đường: Đào Văn Phao tại sở chỉ huy và Nguyễn Văn Hưng trên hiện sóng. Đường bay: Biên Hòa-Phú Cường-núi Bà Đen-kh.Đar (đông bắc Xa Mát 18km, trên đường 7). Mỗi F-5E đều mang 4 MK-82- 500 và nạp đầy dầu. 10 giờ 28 phút, đôi bay F-5E thứ nhất: Lê Khương-Ngô Duy Tuân và 10 giờ 36 phút, đôi bay F-5E thứ hai: Dương Đình Nghi-Hoàng Hữu Hiền cất cánh. Đến Kh.Đar, phát hiện mục tiêu bên trái 60 độ, 8km, từng đôi một vòng trái vào công kích Ph.Sa Âm và cầu Ph.Sa Âm (đông Ph.Sa Âm 1km, trên đường 7) 2 lần, theo hướng từ bắc xuống nam, rồi thoát ly về Biên Hòa. 11 giờ 16 phút, đôi thứ hai hạ cánh. Đợt đánh thứ hai bắt đầu từ 14 giờ 16 phút đến 15 giờ 11 phút, 2 đôi F-5E: Khương-Tuân và Nghi-Hiền tiếp tục xuất kích. Khi đến gần mục tiêu, do ảnh hưởng của mây, cả 2 đôi đều phải vòng cơ động, đổi hướng công kích từ nam lên bắc và đều đánh trúng mục tiêu, giúp bộ binh của ta làm chủ hướng phản công.

Trong 2 ngày tiếp theo, 4 và 6 tháng 7 năm 1978, Trung đoàn 935 tổ chức đánh 3 đợt 14 lần/chiếc F-5 theo lệnh, gây cho địch nhiều thiệt hại, buộc chúng phải co cụm cố thủ và lùi sâu về bên kia biên giới.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 11:15:51 am
BẠN CÓ BIẾT


NHỮNG CON “ÁT CHỦ BÀI” CỦA KHÔNG QUÂN MỸ BỊ QUÂN VÀ DÂN MIỀN BẮC TÓM CỔ

-   5/8/1964: An-va-rít-dơ, trung úy, giặc lái Mỹ bị bắt đầu tiên ở Quảng Ninh.
-   11/21965: Su-mếch-cơ, thiếu tá, “phi công vũ trụ” Mỹ bị bắt tại Quảng Bình.
-   8/8/1966: Giêm Cát-lơ, thiếu tá, “ anh hùng không quân” Mỹ bị bắt tại Yên Bái.
-   12/5/1967: No-mam Ga-đi-xơ, đại tá, nguyên giáo sư Học viện hàng không Mỹ , bị bắt tại Hà Nội.
-   12/8/1967: Oa-lát hai-dơ, đại tá, bị bắt ở Hà Tĩnh.
-   20/10/1967: Pi-tơ Phơ-lin, đại tá, bị bắt tại Hà Nội.
-   26/10/1967: Giôn Xít-ni Mắc Kên, thiếu tá, con tên đô đốc tư lệnh Hải quân Mỹ ở Châu Âu, bị bắt tại Hà Nội.
-   18/11/1967: Bơ-đét Ét-đu-át, đại tá, liên đội trưởng, bị bắt tại Hà Tây.
-   18/12/1972: Ri-sớt Giôn-xơn, thiếu tá, đã có 6000 giờ bay trên B.52, bị bắt tại Vĩnh Phú.
-   22/12/1972: Giôn ha-ri Y-u-in, trung tá, đã vượt mốc, “ 5.000 giờ bay”, lái 15 kiểu máy bay khác nhau, huấn luyện viên B.52, bị bắt tại Hải Hưng.

(Thanh Sơn sư tầm)



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:28:00 pm
 Trong lịch sử Không quân, các phi công cường kích cũng lập được những chiến công không nhỏ. Bởi trong bài viết của tôi, tôi chỉ nhắc đến lực lượng tiêm kích thôi nên có thể có ai đó nghĩ rằng lực lượng cường kích của ta hoạt động kém. không phải vậy đâu. Một giai đoạn dài, chúng tôi cùng ở chung với các anh phi công cường kích ( bay trên loại máy bay ném bom Il-28, mà ta vẫn gọi là T-16 ) trong một vùng núi. Các anh đã đi ném bom các trận địa Ra-đa của địch đặt ở bên Lào ( các trạm ra-đa đó chỉ huy, dẫn đường cho các tốp máy bay Mỹ vào đánh phá miền Bắc Việt Nam ). Biên đội của tôi cũng đã từng cất cánh từ sân bay Sao Vàng ( Thọ Xuân - Thanh Hóa ) lên để đi yểm hộ các anh trong chuyến đi đánh bên Lào. Rồi các anh bay trên máy bay An-2 đã bay đi đánh tàu chiến Mỹ. Máy bay MiG-17 cũng đã đeo bom đi đánh tàu chiến Mỹ. Chiến dịch Tây Nam khi giúp bạn Căm-Pu-Chia, lực lượng cường kích của chúng ta cũng làm được khối chuyện ra trò đấy chứ. Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lực lượng tiêm kích và cường kích của ta có lẽ "hơi bị nhàn" vì bọn địch rút chạy nhanh quá, không quân hầu như không có đối thủ, chứ việc chuẩn bị chiến trường cho các loại máy bay của ta hoạt động đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng rồi. Hồi ấy, anh Nguyễn Hồng Nhị ( Anh hùng lực lượng vũ trang, người bắn rơi 8 máy bay Mỹ )thường nhận nhiệm vụ vào tiền phương chuẩn bị cho KQ ta mà.
  Taupaypay ơi ! Khi nhảy dù trên loại máy bay MiG-21, phi công chỉ việc nắm cần nhảy dù ( cần sơn màu đỏ, ở ngay giữa hai đùi, gần cần lái ) bóp và giật. Khi bóp là kích hoạt các quả đạn nổ để phóng nắp buồng lái. Khi giật, ( có thể bằng 1 tay, có thể bằng 2 tay ) là cả chuỗi liên hoàn tự động làm việc như kéo thu tay, thu chân phi công vào, kéo phi công sát người vào ghế, phóng ghế dù, mở dù mồi, tách ghế , mở dù chính ... Vì vậy không sợ bị mắc chân hay vướng giày đâu. Với các loại máy bay khác ( như MiG-17, MiG-19 hoặc như MiG-21 đời cũ ) thì trước khi nhảy dù, chân phải co lên ghế, dựa lưng chặt vào lưng ghế, tay thu khép lại sau đó mới bóp cần nhảy dù. Vì nhiều động tác như vậy nên gặp trường hợp máy bay bị thương, quay tít mù hoặc giả phi công bị thương mà không co chân, khép tay được vẫn vội bóp cần nhảy dù thì khi ra khỏi buồng lái, có thể bị đứt chân, đứt tay và hi sinh ngay khi nhảy dù ra khỏi máy bay. Những trường hợp như vậy cũng đã có rồi ( cả với ta và cả với bạn Triều Tiên nữa ).


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 04:00:55 pm
Bác Phi công tiêm kích, em nghe "giang hồ" đồn không quân ta có chiến thuật cải biên: "2+ 1"; bài này có phát huy tác dụng không bác?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 12:17:18 am
Biên đội của tôi cũng đã từng cất cánh từ sân bay Sao Vàng ( Thọ Xuân - Thanh Hóa ) lên để đi yểm hộ các anh trong chuyến đi đánh bên Lào.

Như vậy chắc là biên đội của bác đã yểm hộ cho trận không kích của 2 máy bay IL-28, Trung đoàn 929, đánh căn cứ Bun Loong của Vàng Pao trên đất Lào lúc 17h07 phút ngày 09/10/1972:

Giải mật về tổ bay IL- 28 không quân VN chiến đấu trên đất Lào.

Đây được xem là trận đánh thành công hiếm có ở độ cao lớn trên mặt đất của không quân ném bom Việt Nam trên đất bạn Lào.
Cách đây 40 năm, vào lúc 17 giờ 07 phút ngày 9/10/1972, từ sân bay Đa Phúc (Nội Bài), hai máy bay IL- 28 của Không quân Việt Nam được lệnh cất cánh bay sang đất bạn Lào trút bom xuống căn cứ địch ở Bun Loong.

Đây được xem là trận đánh thành công hiếm có ở độ cao lớn trên mặt đất của không quân ném bom Việt Nam trên đất bạn Lào có sự chuẩn bị công phu và tổ chức chỉ huy chặt chẽ, đạt hiệu suất chiến đấu cao.
...
Các bài bay độ cao thấp và độ cao cực thấp (50 mét); cách ném bom thia lia đều được tổ bay ôn lại nhiều lần để sẵn sàng tham chiến. Các tình huống giả định khi thực hiện nhiệm vụ cũng được tổ bay luyện tập kỹ lưỡng. Cùng với đó, Bộ tư lệnh còn điều Biên đội máy bay MIC 21 cất cánh để yểm hộ cho 2 tổ bay rút về căn cứ an toàn.

Em tìm thêm trên mạng 1 tài liệu tiếng Anh trên trang acig.org
http://www.acig.org/artman/publish/article_349.shtml

có đoạn này khá thú vị:

(http://www.acig.org/artman/uploads/p-38.jpg)

"... The returning Il-28s were pursued by a pair of VNAF F-5As that turned away when they were confronted by the MiG-21s. The crew of one of the bomber is seen here after the mission. (Photo credit: Albert Grandolini Collection)"

Tạm dịch:
"... Trên đường về, tốp IL-28 bị 2 chiếc F-5A bám theo. Nhưng 2 chiếc F-5A này đã quay về khi gặp Mig-21."

Trong tài liệu của ta thì chỉ nói là ta sử dụng Mig-21 yểm hộ cho IL-28 rút về mà không thấy nói đến phát hiện thấy F-5.
Như vậy nếu những gì viết trên trang acid.org là đúng thì có lẽ radar hoặc chính các máy bay F-5 của phía Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện được biên đội Mig-21 hộ tống, nhưng dẫn đường đã ra lệnh cho 2 chiếc F-5 quay về (trước khi Mig-21 phát hiện được F-5) ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 09:47:44 pm
 Thông thường, với lực lượng tiêm kích, chúng ta chỉ sử dụng biên đội 2 chiếc hoặc 4 chiếc, nhưng vào mùa khô năm 1968, ta tăng cường vận chuyển hàng chi viện cho chiến trường miền Nam. Địch ra sức đánh phá các tuyến đường và thay đổi cách đánh liên tục. Ta cũng phải thay đổi cách đánh cho linh hoạt, sáng tạo. Sau nhiều lần "quân sự dân chủ" tìm cách đánh thì đã đưa ra được đội hình chiến đấu mới - đội hình 3 chiếc. Với đội hình này, số 2 vẫn là  người yểm hộ số 1, còn số 3, ngoài việc cảnh giới cho cả biên đội còn là người hoạt động tự do hơn cả, được ví như vị trí "trung vệ thòng" trong bóng đá. Số 3 có thể bay cao hơn hoặc bay thấp hơn biên đội chính, có thể bay ở phía bên nào, ở cự li nào tùy ý, miễn là có lợi về mặt chiến thuật. Khi gặp địch, số 1 và số 2 có thể đồng thời công kích vì đã có số 3 cảnh giới, nhưng chính số 3 cũng có thể lại là người công kích chính, phụ thuộc vào tình thế lúc bấy giờ.
 Ngày 1 tháng 8 năm 1968, biên đội 3 chiếc của các anh : Nguyễn Đăng Kính ( số 1 ), Phạm Văn Mạo ( số 2 ) và Nguyễn Hồng Nhị ( số 3 ) đã cất cánh chiến đấu từ sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa vào vùng trời Thanh Chương - Nghệ An. Hôm ấy là một ngày trời đầy mây, Sở chỉ huy thông báo địch nhưng cả sơ 1 lẫn số 2 khống thấy. Số 3 đã phát hiện được 1 biên đội F-8, xin công kích. Được lệnh công kích, anh Nhị lao từ trên cao xuống đánh, bắn rơi ngay 1 thằng F-8. Vậy là chiến thuật mới đã có kết quả. Trận này, số 3 không chỉ là "Triển Chiêu" mà chính lại là người công kích. Sự thay đổi chiến thuật trong đội hình đã tạo được yếu tố bất ngờ và giành thắng lợi thế đấy quangcan ạ !
 Chuyện biên đội của tôi khi đi yểm hộ biên đội Il-28, hôm đó là đi yểm hộ trực tiếp trong đội hình. Thoạt đầu là yểm hộ trong khu vực, những các anh Il-28 thấy không yên tâm nên chuyển sang yểm hộ trong đội hình. Các anh muốn chúng tôi phải đi sát vào đội hình của các anh ấy, hoặc luôn luôn nằm trong tầm mắt của các anh ấy mới được. Chúng tôi chẳng phát hiện được máy bay tiêm kích địch. Mọi chuyện đều yên ổn. Sau khi làm nhiệm vụ, ai cũng hồ hởi, phấn khởi cả !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: baoleo trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 08:51:13 am
  ...........
 Chuyện biên đội của tôi khi đi yểm hộ biên đội Il-28, hôm đó là đi yểm hộ trực tiếp trong đội hình. Thoạt đầu là yểm hộ trong khu vực, những các anh Il-28 thấy không yên tâm nên chuyển sang yểm hộ trong đội hình. Các anh muốn chúng tôi phải đi sát vào đội hình của các anh ấy, hoặc luôn luôn nằm trong tầm mắt của các anh ấy mới được. Chúng tôi chẳng phát hiện được máy bay tiêm kích địch. Mọi chuyện đều yên ổn. Sau khi làm nhiệm vụ, ai cũng hồ hởi, phấn khởi cả !

Đây là chi tiết lần đầu được biết. Trước em chỉ biết là, rút kinh nghiệm vụ AN-2 đánh Pha Thí, trên đường IL-28 đánh Bun Loọng về, ta có cho Mig bay đón về.
Cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 09:43:00 am
Bác phicôngtiêmkích: hình như lúc đầu quân chủng định dùng cả Mig-21 và Il-28 công kích thì phải? Có cả Li-2 bay chỉ huy mà, tại sao sau đó lại thôi hả bác?

Theo em biết các anh Il-28 còn làm nhiệm vụ bay giả B-52 để phi công tiêm kích, radar và sở chỉ huy luyện tập trong giai đoạn Mỹ tạm ngừng ném bom Miền Bắc thời kỳ 69-71 phải không bác?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 01:47:00 pm

hình như lúc đầu quân chủng định dùng cả Mig-21 và Il-28 công kích thì phải?

Nếu Quân chủng PKKQ thực hiện theo phương án này, có lẽ khó khăn lớn nhất sẽ là cải tiến máy bay tiêm kích MIG- 21 có thể làm nhiêm vụ cường kích. Các chuyên gia phải đối mặt rất nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật.
Các bác cho tôi hỏi: Việc hoán cải có thành công không, và đã tiến hành thực nghiệm chưa ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: selene0802 trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 01:56:44 pm

hình như lúc đầu quân chủng định dùng cả Mig-21 và Il-28 công kích thì phải?

Nếu Quân chủng PKKQ thực hiện theo phương án này, có lẽ khó khăn lớn nhất sẽ là cải tiến máy bay tiêm kích MIG- 21 có thể làm nhiêm vụ cường kích. Các chuyên gia phải đối mặt rất nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật.
Các bác cho tôi hỏi: Việc hoán cải có thành công không, và đã tiến hành thực nghiệm chưa ạ.
Bản thân Mig-21 cũng có khả năng ném bom rồi bác ạ, không cần cải tiến đâu  :)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 04:50:48 pm

hình như lúc đầu quân chủng định dùng cả Mig-21 và Il-28 công kích thì phải?

Nếu Quân chủng PKKQ thực hiện theo phương án này, có lẽ khó khăn lớn nhất sẽ là cải tiến máy bay tiêm kích MIG- 21 có thể làm nhiêm vụ cường kích. Các chuyên gia phải đối mặt rất nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật.
Các bác cho tôi hỏi: Việc hoán cải có thành công không, và đã tiến hành thực nghiệm chưa ạ.
Bản thân Mig-21 cũng có khả năng ném bom rồi bác ạ, không cần cải tiến đâu  :)

Chà, một thông tin tuyệt vời đối với tôi, cám ơn bác selene0802@ nhé.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 08:58:01 pm
 Với máy bay MiG-21, nó có thể làm được nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ngoài nhiệm vụ chính là nhiệm vụ tiêm kích ra, nó còn đi trinh sát, còn đi đánh các mục tiêu mặt đất, mặt nước. Nó có nhiều phương án mang vũ khí. Nếu đánh các mục tiêu trên không, chủ yếu dùng tên lửa, ngoài ra có thể đeo rôc-ket, súng thì đương nhiên có 2 khẩo 23 li nằm cố định trong thân rồi. Để đánh các mục tiêu mặt đất, mặt nước, nó có nhiều phương án đeo bom các loại : từ bom phá, bom mảnh, bon na-pan, bom bi v.v..Tóm lại, MiG-21 cũng là một loại máy bay đa tính năng tùy theo từng giai đoạn và từng nhiệm vụ mà sử dụng phương án treo cho nó thôi. Tất cả các phi công bọn tôi đều phải tập thành thạo các phương án để có thể làm được bất kỳ nhiệm vụ nào khi được phân công.
 Biên đội của tôi cũng đã từng tập luyện, từng nhận nhiệm vụ đi đánh mục tiêu mặt đất. Vì vậy, khi đi yểm hộ các anh bay ném bom là chúng tôi hiểu nhau lắm rồi.
 Loại máy bay Il-28 đã từng bay làm mục tiêu giả B-52 cả ban ngày lẫn ban đêm để cho chúng tôi tập luyện. Các anh ấy đã giúp chúng tôi rất nhiều. Anh em chúng tôi quý mến nhau tựa như anh em trong một nhà vậy !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 04:01:40 am
Chú phicôngtiêmkích có nhận định gì về vụ "giang hồ đồn thổi" là KQ ta trong những năm 70 đã từng lập kế hoạch dùng MIG-21 bay vượt giới tuyến ném bom diệt Nguyễn Văn Thiệu khi ông này đi thị sát ở Vùng 1 chiến thuật không ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 05:57:29 am
Với máy bay MiG-21, nó có thể làm được nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ngoài nhiệm vụ chính là nhiệm vụ tiêm kích ra, nó còn đi trinh sát, còn đi đánh các mục tiêu mặt đất, mặt nước. Nó có nhiều phương án mang vũ khí. Nếu đánh các mục tiêu trên không, chủ yếu dùng tên lửa, ngoài ra có thể đeo rôc-ket, súng thì đương nhiên có 2 khẩo 23 li nằm cố định trong thân rồi.

Em nhớ trong chuyện Vùng Trời của nhà văn Hữu Mai có nói về việc dùng rocket đeo trên Mig-21 để không chiến. Đây là phương án được đề ra trong giai đoạn Không Quân ta mới tiếp nhận Mig-21 và nghiên cứu tìm cách đánh thích hợp.
Trong Vùng Trời, cũng có mô tả một trận chiến mà anh Hùng, khi bay số hai cho anh Quỳnh đã phóng hai luồng rocket bắn hạ một chiếc F-105D.
(có thể lâu ngày không xem lại truyện, em không nhớ chính xác về tên nhân vật, diễn biến trận đánh nhưng chắc chắn là có chi tiết này trong truyện).

Sau này, khi tìm hiểu qua sách và các tài liệu khác thì em chưa tìm thấy trận không chiến nào mà ta dùng Mig-21 trang bị rocket để không chiến cả.
Do vậy, em nghĩ là phương án này thực tế đã được đặt ra và thử nghiệm khi luyện tập, nhưng có lẽ dần dần ta thấy không phù hợp với các tính năng của máy bay và cách đánh của Mig-21 nên đã không được nghiên cứu nữa, và chưa lần nào được sử dụng trong các trận không chiến với máy bay Mỹ. Không biết như vậy có đúng không ạ ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 08:42:29 am

PHỤC KÍCH TIÊU DIỆT "PHÁO ĐÀI BAY"
 
QĐND - Thứ Bẩy, 24/11/2012, 18:41 (GMT+7)

QĐND - Thực hiện chỉ thị của Quân chủng Phòng không - Không quân, từ cuối năm 1968, Binh chủng Không quân tiếp tục tổ chức một bộ phận lực lượng ở Quân khu 4, phối hợp cùng các lực lượng phòng không đánh máy bay địch, bảo vệ tuyến đường vận tải giao thông chiến lược. Đặc biệt là nghiên cứu quy luật, thủ đoạn hoạt động của máy bay B-52 và tìm cách đánh máy bay B-52 của Không quân Mỹ.

Cơ quan tham mưu binh chủng và các trung đoàn không quân xây dựng kế hoạch, tổ chức cho một số phi công có kinh nghiệm chiến đấu huấn luyện phương án đánh máy bay B-52 và máy bay AC-130 của địch. Bộ tư lệnh Binh chủng đã chọn lựa, tổ chức huấn luyện một số phi công Mig-17 và Mig-21 đánh địch ban đêm ở tầm cao trong điều kiện thời tiết phức tạp; tổ chức cho một số biên đội bí mật vào các sân bay Quân khu 4 làm nhiệm vụ phục kích máy bay B-52.

(http://image.qdnd.vn/Upload/phucthang/2012/11/24/2954872520121124155910730.jpg)
Phi công Đinh Tôn, người phát hiện máy bay B-52 đầu tiên của lực lượng không quân. Ảnh tư liệu

Binh chủng Không quân cử một số cán bộ tham mưu, phi công lên đỉnh đèo Mụ Giạ (Quảng Bình) trực tiếp quan sát, tìm hiểu đội hình và quy luật hoạt động của máy bay B-52 địch cả ban ngày và ban đêm.

Ngày 4-10-1971, phi công Đinh Tôn từ Đa Phúc bay vào Sân bay Đồng Hới, đến 19 giờ 13 phút cùng ngày, Đinh Tôn nhận lệnh xuất kích. Với quyết tâm cao không để lỡ thời cơ tiêu diệt địch, anh cho Mig-21 cất cánh, phát hiện được hai chiếc máy bay B-52, nhưng ở thế đối đầu không đánh được nên phải quay về hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa).

Ngày 20-10-1971, Binh chủng tiếp tục đưa một biên đội 2 chiếc Mig-21 vào trực chiến ở Sân bay Vinh và một biên đội Mig-21 vào trực chiến ở Sân bay Anh Sơn. Đến 20 giờ cùng ngày, phát hiện máy bay B-52 địch hoạt động ở vùng trời Sầm Nưa, phi công Vũ Đình Rạng trực bay ở Sân bay Anh Sơn nhận lệnh xuất kích. Vào 20 giờ 46 phút cùng ngày, Mig-21 còn cách tốp B-52 khoảng 100km, theo lệnh chỉ huy anh thả thùng dầu phụ, kéo máy bay lên cao 10.000m. Còn cách địch 15km, Vũ Đình Rạng bật ra-đa và phát hiện B-52 cách 11km ở phía trước, anh tăng tốc độ cho máy bay tiếp cận gần mục tiêu, đến cự ly 8km anh bắn một quả tên lửa. Khi vòng máy bay lại, nhìn thấy một chiếc B-52 khác, anh bắn tiếp quả tên lửa thứ hai rồi nhanh chóng thoát ly, hạ cánh an toàn lúc 21 giờ 15 phút xuống Sân bay Anh Sơn.

Theo xác nhận của Không quân Mỹ, trận này một chiếc B-52 bị hỏng động cơ do trúng tên lửa, buộc phải hạ cánh ở Sân bay U-Đôn, Thái Lan. Đây là trận đánh đầu tiên của không quân ta với máy bay B-52, một trận đánh được chuẩn bị công phu, chỉ huy và dẫn đường tốt, giữ được bí mật bất ngờ cho đến khi nổ súng. Tuy chưa bắn rơi tại chỗ máy bay địch, song đây là thực tế đã chứng minh, máy bay Mig-21 của ta có thể bắn rơi tại chỗ máy bay B-52 của địch.
HOÀNG NAM
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/217302/Default.aspx     


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 08:43:55 am
Chú phicôngtiêmkích có nhận định gì về vụ "giang hồ đồn thổi" là KQ ta trong những năm 70 đã từng lập kế hoạch dùng MIG-21 bay vượt giới tuyến ném bom diệt Nguyễn Văn Thiệu khi ông này đi thị sát ở Vùng 1 chiến thuật không ạ? ...

Xin phép nói ngoài lề, nửa vế sau theo câu hỏi của bác altus:
- Về lý thuyết: theo em nghĩ, ta nghiên cứu và nắm Nguyễn Văn Thiệu khá tốt (cả về công tác tình báo và phân tích, nghiên cứu nhân vật) nên Bộ đã dự đoán được tình hình Tổng thống VNCH sẽ ra úy lạo lính dù và thủy quân lục chiến. Kinh nghiệm khởi nguồn có lẽ bắt đầu từ Lam Sơn 719được suy diễn, chuẩn bị khi tổ chức đánh và nhất là sau khi ta rút khỏi Thành Cổ.


- Về thực tế chiến trường: em đã được nghe một bác CCB lính sinh viên, lính cối F325 có kể, đơn vị tuyển chọn và cử một phân đội (trinh sát pháo binh + hỏa lực tăng cường + trang bị vũ khí bộ binh tăng cường) sang bờ nam nằm phục. Phải nói là được phổ biến kỹ, quán triệt tư tưởng rõ ràng và gần như là làm lễ truy điệu sống. Bác ấy còn có nhớ, đ/c cán bộ mặt trận dặn dò: phối hợp với các đồng chí còn có các đơn vị anh em nên sống còn phải giữ được điện đài. Thật tiếc là nằm phục hơn một tuần, phân đội được lệnh rút ra thì hôm sau Thiệu đến,  :-\


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: HaHoi trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 10:21:13 am
[
...
Sau này, khi tìm hiểu qua sách và các tài liệu khác thì em chưa tìm thấy trận không chiến nào mà ta dùng Mig-21 trang bị rocket để không chiến cả.
Do vậy, em nghĩ là phương án này thực tế đã được đặt ra và thử nghiệm khi luyện tập, nhưng có lẽ dần dần ta thấy không phù hợp với các tính năng của máy bay và cách đánh của Mig-21 nên đã không được nghiên cứu nữa, và chưa lần nào được sử dụng trong các trận không chiến với máy bay Mỹ. Không biết như vậy có đúng không ạ ?
Tôi nhớ trong cuốn lịch sử không quân NDVN - không nhớ quyển mấy vì mượn - có nói rằng không quân ta không chỉ đeo rocket cho Mig 21 để không chiến mà còn có thời gian ngắn đeo cả DKB là loại rocket đất đối đất dùng trong không chiến nữa, tuy nhiên cả hai cách này không hiệu quả nên bỏ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 11:02:14 am

Em nhớ trong chuyện Vùng Trời của nhà văn Hữu Mai có nói về việc dùng rocket đeo trên Mig-21 để không chiến. Đây là phương án được đề ra trong giai đoạn Không Quân ta mới tiếp nhận Mig-21 và nghiên cứu tìm cách đánh thích hợp.
Trong Vùng Trời, cũng có mô tả một trận chiến mà anh Hùng, khi bay số hai cho anh Quỳnh đã phóng hai luồng rocket bắn hạ một chiếc F-105D.
(có thể lâu ngày không xem lại truyện, em không nhớ chính xác về tên nhân vật, diễn biến trận đánh nhưng chắc chắn là có chi tiết này trong truyện).

Sau này, khi tìm hiểu qua sách và các tài liệu khác thì em chưa tìm thấy trận không chiến nào mà ta dùng Mig-21 trang bị rocketđể không chiến cả.
Do vậy, em nghĩ là phương án này thực tế đã được đặt ra và thử nghiệm khi luyện tập, nhưng có lẽ dần dần ta thấy không phù hợp với các tính năng của máy bay và cách đánh của Mig-21 nên đã không được nghiên cứu nữa, và chưa lần nào được sử dụng trong các trận không chiến với máy bay Mỹ. Không biết như vậy có đúng không ạ ?

     Không biết trong KQ phân biệt hai từ tên lửarôc ket như thế nào. Còn đối với nhà văn, rôc ket (rocket) là tên lửa. Từ thời Pháp người ta đã dùng từ rocket để chỉ tên lửa rồi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 11:07:52 am
Rocket cũng là tên lửa, nhưng mà không điều khiển.
Gắn A-72, rocket DKB lên Mig-17 chúng ta đã từng thủ, khốn nỗi toàn cải lùi!

R-3S vậy!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 11:25:34 am
Với máy bay MiG-21, nó có thể làm được nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ngoài nhiệm vụ chính là nhiệm vụ tiêm kích ra, nó còn đi trinh sát, còn đi đánh các mục tiêu mặt đất, mặt nước. Nó có nhiều phương án mang vũ khí. Nếu đánh các mục tiêu trên không, chủ yếu dùng tên lửa, ngoài ra có thể đeo rôc-ket, súng thì đương nhiên có 2 khẩo 23 li nằm cố định trong thân rồi. Để đánh các mục tiêu mặt đất, mặt nước, nó có nhiều phương án đeo bom các loại : từ bom phá, bom mảnh, bon na-pan, bom bi v.v..Tóm lại, MiG-21 cũng là một loại máy bay đa tính năng tùy theo từng giai đoạn và từng nhiệm vụ mà sử dụng phương án treo cho nó thôi.

Có lẽ đấy là lý do mà nhiều nước (có cả ta) vẫn duy trì Mig 21. Các bác cho hỏi là giờ ta còn duy trì Mig 17, 19 nữa không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: chiangshan trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 12:50:14 pm
Với máy bay MiG-21, nó có thể làm được nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ngoài nhiệm vụ chính là nhiệm vụ tiêm kích ra, nó còn đi trinh sát, còn đi đánh các mục tiêu mặt đất, mặt nước. Nó có nhiều phương án mang vũ khí. Nếu đánh các mục tiêu trên không, chủ yếu dùng tên lửa, ngoài ra có thể đeo rôc-ket, súng thì đương nhiên có 2 khẩo 23 li nằm cố định trong thân rồi.

Em nhớ trong chuyện Vùng Trời của nhà văn Hữu Mai có nói về việc dùng rocket đeo trên Mig-21 để không chiến. Đây là phương án được đề ra trong giai đoạn Không Quân ta mới tiếp nhận Mig-21 và nghiên cứu tìm cách đánh thích hợp.
Trong Vùng Trời, cũng có mô tả một trận chiến mà anh Hùng, khi bay số hai cho anh Quỳnh đã phóng hai luồng rocket bắn hạ một chiếc F-105D.
(có thể lâu ngày không xem lại truyện, em không nhớ chính xác về tên nhân vật, diễn biến trận đánh nhưng chắc chắn là có chi tiết này trong truyện).

Sau này, khi tìm hiểu qua sách và các tài liệu khác thì em chưa tìm thấy trận không chiến nào mà ta dùng Mig-21 trang bị rocket để không chiến cả.
Do vậy, em nghĩ là phương án này thực tế đã được đặt ra và thử nghiệm khi luyện tập, nhưng có lẽ dần dần ta thấy không phù hợp với các tính năng của máy bay và cách đánh của Mig-21 nên đã không được nghiên cứu nữa, và chưa lần nào được sử dụng trong các trận không chiến với máy bay Mỹ. Không biết như vậy có đúng không ạ ?

MiG-21 của ta đã dùng rocket không chiến nhiều lần, ví dụ ngày 9/10/1966 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,5477.msg229863.html#msg229863) biên đội Phạm Thanh Ngân-Nguyễn Văn Minh đều mang rocket và (được cho là) bắn rơi 2 F-4. Sau trận này, 1 thời gian phi công MiG-21 có xu hướng chuộng mang rocket hơn.


p/s: chứng tỏ chủ đề Chiến tranh đường không không được hút khách lắm nhỉ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: star trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 12:57:43 pm
Sau này, khi tìm hiểu qua sách và các tài liệu khác thì em chưa tìm thấy trận không chiến nào mà ta dùng Mig-21 trang bị rocket để không chiến cả.
MiG-21 của ta đã dùng rocket không chiến nhiều lần, ví dụ ngày 9/10/1966 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,5477.msg229863.html#msg229863) biên đội Phạm Thanh Ngân-Nguyễn Văn Minh đều mang rocket và (được cho là) bắn rơi 2 F-4. Sau trận này, 1 thời gian phi công MiG-21 có xu hướng chuộng mang rocket hơn.
p/s: chứng tỏ chủ đề Chiến tranh đường không không được hút khách lắm nhỉ.

Cảm ơn Chiangshan, đúng là khi em tổng hợp từng trận trong giai đoạn Sấm Rền tại "Chiến tranh đường không" anh không thường xuyên vào VMH
Gần đây mới hay vào topic đó, nhưng cũng chỉ là tra cứu từng trận mình cần tìm hiểu, không đọc chi tiết lại toàn bộ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 01:25:35 pm
Mig-21 là máy bay duy nhất còn lại trong biên chế.
Mig-17, Mig-19 đã lên đường vào bảo tàng!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 02:55:50 pm
Topic của chiangshan rất hay và cũng đông khách ra phết đấy chứ. Muốn "hà đông" nữa thì lại nghẽn mạch kẹt xe chứ báu gì. Topic biên soạn công phu, tài liệu phong phú, nghiêng về tìm hiểu lịch sử có đối chiếu so sánh số liệu đã công khai của các bên, và để người đọc cùng thảo luận hoặc tự rút ra kết luận mà không ai áp đặt quan điểm cho ai. Chính vì thế phải đọc từ từ một chút.

Quay lại chuyện sử dụng tên lửa đối không R-3S hay rocket. Bác phicongtiemkich có thể cho bọn em biết tại sao ban đầu tên lửa lại sử dụng không được hiệu quả lắm khiến quân ta có phần không tin tưởng được không ạ? Còn rocket mà các bác Phạm Thanh Ngân-Nguyễn Văn Minh sử dụng là loại nào, S-5, S-5K, S-5KO v.v..., lý do nào mà sau này ta không sử dụng rocket nữa, thưa bác?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 03:49:59 pm
Topic của chiangshan rất hay và cũng đông khách ra phết đấy chứ. Muốn "hà đông" nữa thì lại nghẽn mạch kẹt xe chứ báu gì. Topic biên soạn công phu, tài liệu phong phú, nghiêng về tìm hiểu lịch sử có đối chiếu so sánh số liệu đã công khai của các bên, và để người đọc cùng thảo luận hoặc tự rút ra kết luận mà không ai áp đặt quan điểm cho ai. Chính vì thế phải đọc từ từ một chút.

Quay lại chuyện sử dụng tên lửa đối không R-3S hay rocket. Bác phicongtiemkich có thể cho bọn em biết tại sao ban đầu tên lửa lại sử dụng không được hiệu quả lắm khiến quân ta có phần không tin tưởng được không ạ? Còn rocket mà các bác Phạm Thanh Ngân-Nguyễn Văn Minh sử dụng là loại nào, S-5, S-5K, S-5KO v.v..., lý do nào mà sau này ta không sử dụng rocket nữa, thưa bác?
Có thể nguyên nhân ở đây bác ạ:
http://www.wunderwaffe.narod.ru/Magazine/AirWar/22/01.htm

... летчики испытывали затруднения в работе с прицельной системой истребителя. При поиске цели летчик использовал бортовую РЛС, после обнаружения цели он должен был переключаться на применение оптического прицела, по кото­рому уже определять момент пуска ракеты.

... các phi công đã cảm thấy khó khăn khi làm việc với hệ thống thước ngắm của máy bay tiêm kích. Khi dò các mục tiêu, phi công đã sử dụng đài ra đa định vị mang theo, sau khi phát hiện mục tiêu, phi công sẽ chuyển sang tiếp nhận thước ngắm quang học mà theo đó, xác định thời điểm phóng tên lửa.

Còn loại rocket mang theo, cũng trong nguồn đó là S-5M.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 03:52:35 pm
Quay lại chuyện sử dụng tên lửa đối không R-3S hay rocket. Bác phicongtiemkich có thể cho bọn em biết tại sao ban đầu tên lửa lại sử dụng không được hiệu quả lắm khiến quân ta có phần không tin tưởng được không ạ? Còn rocket mà các bác Phạm Thanh Ngân-Nguyễn Văn Minh sử dụng là loại nào, S-5, S-5K, S-5KO v.v..., lý do nào mà sau này ta không sử dụng rocket nữa, thưa bác?
Huyphong vào hiệp đồng với anh Phi công tiêm kích: Trong giai đoạn đầu chiến tranh, phi công Mig-21 của ta dùng rốc két S.5M chống mục tiêu trên không hiệu quả hơn so với dùng đạn R.3S vì 1 số lí do: kinh nghiệm chiến đấu, chiến thuật, thuật lái và tính năng kĩ thuật đạn. Các phi công ta vẫn mang kinh nghiệm và chiến thuật đối không từ hồi còn lái Mig-17 khi chuyển loại sang Mig-21: đánh đeo bám quần vòng trên mặt phẳng ngang với vũ khí chính là pháo. Khi mới chuyển sang lái Mig-21 (loại Mig-21F-13) mang đạn R.3S, các vấn đề về thế chiến thuật và giới hạn tham số phóng đạn chống mục tiêu bay cơ động khiến cơ hội để phi công diệt mục tiêu bằng đạn R.3S gần như không có. Trong khi đó với 2 thùng rốc két UB-16, mỗi chiếc Mig-21F-13 mang được 32 đạn S.5M phóng theo các tổ hợp phương án loạt cặp khác nhau: 2 x (1, 2, 4 và 8. ) và có thể phóng đạn rốc két được ngay sau khi ổn định đường ngắm mà không cần chuẩn bị đạn như R.3S, phi công sẽ tự tin hơn và chiến đấu có phần hiệu quả hơn.

Sau này, ta tìm ra thế chiến thuật công kích đạn R.3S phù hợp tính năng kĩ thuật đạn và phi công làm chủ thuật lái Mig-21 nên hiệu suất diệt mục tiêu của đạn R.3S tăng. Ngoài ra, sử dụng rốc két chống mục tiêu đường không cũng có những hạn chế nhất định nên khi hiệu quả khai thác đạn R.3S tăng, ta không dùng rốc két chống máy bay nữa.    


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: selene0802 trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 07:05:59 pm
Rocket cũng là tên lửa, nhưng mà không điều khiển.
Gắn A-72, rocket DKB lên Mig-17 chúng ta đã từng thủ, khốn nỗi toàn cải lùi!

R-3S vậy!
Trong box này tôi không phải mod nhưng với tư cách thành viên cũng nhắc bạn: bạn nên dùng chủ ngữ trong câu trả lời vì đây hầu hết là các bác lớn tuổi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 08:00:15 pm
p/s: chứng tỏ chủ đề Chiến tranh đường không không được hút khách lắm nhỉ.

Topic đó là 1 trong những topic hay, độ tin cậy cao, giàu thông tin. Do nó quá nhiều dữ kiện nên thường đọc trước quên sau thôi. Cám ơn chiangshan. Mong có được nhiều topic như vậy!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 10:24:07 pm
 Cám ơn anh huyphongssi đã giải thích giùm tôi về việc các phi công sử dụng rôc-ket trong những giai đoạn đầu khi bay MiG-21. Đúng là số các phi công chuyển loại từ MiG-17 sang MiG-21 vẫn còn mang nặng thói quen sử dụng súng. Mà đã sử dụng súng thì phải đánh quần. Mà đã đánh quần thì MiG-21 dễ mất tốc độ. Mà đã mất tốc độ thì là điều bất lợi nhất trong không chiến. Nếu so sánh lực cản cưa tên lửa K-13 với bình rôc-két thì khi đeo bình rôc-ket, lực cản tăng lên nhiều và trong không chiến, sự cơ động cũng kém hơn.
 Việc sử dụng tên lửa không đối không quả là rất mới mẻ đối với các phi công thời bấy giờ. Lí thuyết bạn dạy với cự li phóng thực tế sao cho có hiệu quả khác nhau rất nhiều. Cho đến ngày mồng 4 tháng 3 năm 1966 là ngày anh Nguyễn Hồng Nhị đã dùng tên lửa không đối không K-13 bắn rơi chiếc không người lái ở độ cao 18.000 mét. Anh đã trở thành người đầu tiên lập công cho loại MiG-21. Kể từ ngày đó, MiG-21 mới được sử dụng một cahs tự tin hơn. Tình hình là như vậy đấy, các bác, các đồng đội ạ !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 10:29:07 pm
Rất cám ơn hai bạn daibangden và huyphongssi đã giải đáp. Và cám ơn bác phicongtiemkich đã nhận xét bổ sung. Chiến trường Việt Nam phải nói đã đóng góp nhiều cho Liên Xô hoàn thiện nâng cao tính năng của vũ khí trang bị.   


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 11:04:27 pm
Máy bay tiêm kích dùng rốc két diệt mục tiêu trên không là 1 trong số các phương án vũ khí chủ đạo thời 5x - 6x ở các máy bay tiêm kích MiG-1x của Lxô và F-10y của Mĩ, nhưng chỉ dành diệt mục tiêu máy bay ném bom hạng nặng. Trong khi ở chiến trường Vn, Mig-21 lại sử dụng rốc két để bắn rơi máy bay chiến thuật. Đây là nét độc đáo trong nghệ thuật khai thác rốc két bắn mục tiêu trên không của phi công ta.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: altus trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 05:25:49 am
Phía Mỹ chính thức công nhận 2 vụ dùng rocket Zuni hạ MIG-17. 1 vụ cho A-4 (phi công F-8 lái), một vụ F-8.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 10:59:02 am
Hoàn toàn đồng ý: Với 32 quả rocket tương vào thì máy bay ném bom chiến lược tan xác là cái chắc.
Hai quả R-3S của Mig-21 nếu bắn không có lợi thì cũng chỉ làm hỏng 2/4 động cơ của B-52.
Rocket để chống máy bay chiến lược, nhưng chúng ta bắn hạ được máy bay chiến thuật, đó là nét mới, nét sáng tạo của Việt Nam!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 02:30:43 pm
Hoàn toàn đồng ý: Với 32 quả rocket tương vào thì máy bay ném bom chiến lược tan xác là cái chắc.
Hai quả R-3S của Mig-21 nếu bắn không có lợi thì cũng chỉ làm hỏng 2/4 động cơ của B-52.
Rocket để chống máy bay chiến lược, nhưng chúng ta bắn hạ được máy bay chiến thuật, đó là nét mới, nét sáng tạo của Việt Nam!
Học cách sử dụng chủ ngữ, tôn trọng các thành viên lớn tuổi hơn khi thảo luận trên diễn đàn!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 11:22:13 am
Bác thông cảm, trên này em chỉ có biết mỗi bác phicongtiemkich chủ thớt là cao tuổi, chứ em có biết ai với ai đâu


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 08:58:24 pm
Cảm ơn bác Phi công tiêm kích!

Theo em biết, ta thành lập đội/ đại đội bay đêm từ những năm 1966. Việc đánh tiêm kích địch có nhiều khó khăn trong từng giai đoạn đấu trí, khi ta đưa ra phương án khắc phục và đối phó một thời gian thì Mỹ cũng có biện pháp đáp trả tương ứng. Em nghe nói nhiều về chiến thuật "2 tầng" của Mỹ và một số biện pháp đối phó của ta như: kết hợp giữa Mig 17 và Mig 21 hoặc ta sử dụng phương pháp kết hợp cơ động ngang với cơ động đứng để linh hoạt khi tiến công.

Nếu có thể mong bác chỉ rõ về các phương pháp chiến thuật của ta cũng như các phương thức cơ động để đối phó và một số ví dụ thực tiễn ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 02 Tháng Mười Hai, 2012, 08:54:47 pm
 Lực lượng phi công MiG-21 đánh đêm của Trung đoàn KQ 921 được tổ chức, huấn luyện và trực ban chiến đấu từ tháng 2 năm 1967. Khi đó mới có một Đội gồm 3 phi công : Hà Văn Chúc ( Đội trưởng ), Hoàng Biểu, Nguyễn Văn Thuận. Sau đó, có anh Phạm Ngọc Lan - Trung đoàn phó tham gia bay đêm cùng với Đội bay đêm và trực tiếp chỉ đạo hoạt động bay đêm.
 Từ tháng 6 năm 1968 đến tháng 12 năm 1972. Đại đội 5 bay đêm ( về sau là Phi đội 5 bay đêm ) của Trung đoàn KQ 921 đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ ( có 3 chiếc F-4, 1 chiếc B-52, 1 chiếc OV-10, 3 chiếc KNL ) và bắn bị thương 1 chiếc B-52. Trung đội bay đêm của Trung đoàn KQ 927 bắn rơi 1 chiếc B-52.
 Tính chung toàn lực lượng phi công tiêm kích bay đêm MiG-21 trong giai đoạn từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 12 năm 1972 có 16 phi công đã bắn rơi 29 máy bay Mỹ.
 Các phi công bay đêm đã được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" là : Phạm Tuân, Đinh Tôn, Vũ Xuân Thiều, Hà Văn Chúc, Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Đăng Kính.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: binhyen1870 trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 12:12:36 am
Có phải đây là bác phicongtiemkich không ạ?  ;D ;D
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/408/408/217030/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 10:03:10 am
Từ đi thấp kéo cao đến lên cao tiếp cận nhanh:
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/409/409/218564/Default.aspx

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/12/2/3491838820121202220106964.jpg)

Trong 12 ngày đêm sôi sục của tháng 12 bốn mươi năm trước đây, bác phicôngtiêmkích có cùng đồng đội xuất kích lần nào không ạ? Trong những lần ấy đã có lần nào bác gặp địch (F-4 hoặc B-52) chưa? Khi đó bác làm nhiệm vụ công kích chính hay nghi binh? Nếu có thể xin bác kể chuyện lại cho mọi người "cảm" được phần nào sự gian nan của thời kỳ ấy.

Nhân tiện trong 1 bài báo mới đây trên báo QDND, trung tướng Trần Hanh có nói rằng khi bắn B-52 ngày 20 tháng 11 năm 1971, bác Vũ Đình Rạng đã tuân thủ đúng quy định chỉ bắn 1 quả tên lửa, dành lại 1 quả để đánh nhau với tiêm kích địch trên đường về hạ cánh, vậy thì điều đó có đúng không ạ và từ đâu mà ra quy định như vậy?
Xin cám ơn bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: jasmine2011 trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 10:49:03 am
Có chứ bạn, có ngày cao điểm 11 lần vào cấp, 6 lần mở máy, 4 lần xuất kích, mệt đến nỗi không lết được nữa ấy chứ!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: kc135 trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 11:09:34 am
thưa các bác phi công.
Trường hợp phi công Trần Việt của chúng ta bắn rơi 3 chiếc F4 trong 1 trận chiến sau ít người nhắc đến vậy?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 09:28:07 pm
Trong những ngày cuối tháng 12 năm 1972, hầu như tất cả các phi công chúng tôi kể cả bay ngày lẫn bay đêm ai cũng "túi bụi" trong chuyện trực chiến, xuất kích ... không có lấy thời gian nghỉ ngơi. Bản thân tôi cũng trực và xuất kích liên tục với nhiều nhiệm vụ khác nhau : khi thì tìm diệt, khi thì nghi binh thu hút địch để cho đội khác đánh, khi đánh hiệp đồng, khi đánh độc lập ... Mà số phi công chúng tôi thời điểm đó không còn nhiều. Hôm mồng 3 tháng 12 vừa rồi, các phi công bay đêm gặp nhau ( tháng 12 năm nào chúng tôi cũng gặp nhau 1 lần ), ngồi điểm lại thì thời đó ( cái năm 1972 ấy ) số tham chiến đếm trên đầu ngón tay được. Tôi nói đùa : "Quanh đi quẩn lại khắp các sân bay đều gặp mấy cái khuôn mặt mốc thếch này, mốc đến mọc mộc nhĩ lên được. Vậy mà bốn chục năm sau lại vẫn mấy cái khuôn mặt ấy nhìn nhau. Đời lạ thật đấy !".
 Với trận đánh của anh Vũ Đình Rạng, tôi chỉ có một câu là : "Thật tiếc ! Muôn năm không bao giờ có cơ hội thứ hai như thế nữa !". Sau này có "Nghị quyết đánh B-52, trong nghị quyết có nói chi tiết đến cả cách đánh. Anh Vũ Đình Rạng mới ở trong miền Nam ra, trong tháng 12 này chắc chắn sẽ có nhiều cuộc giao lưu, các bạn có thể hỏi thêm trực tiêpd anh ấy để hiểu cặn kẽ hơn.
 Anh Trần Việt không phải là một trận bắn rơi 3 máy bay đâu. Anh đã bắn rơi 3 máy bay F-4 của Mỹ trong 3 trận khác nhau. Trận đầu vào ngày 8 tháng 7 năm 1972, khi anh bay số 2 cho anh Đặng Ngọc Ngự, anh đã bắn rơi 1 chiếc F-4 trên vùng trời Hòa Bình. Trận thứ hai, biên đội Trần Việt, Đỗ Văn Lanh, anh Trần Việt bắn rơi 1 chiếc F-4 trên vùng trời Tuyên Quang vào ngày 30 tháng 9 năm 1972 và trận ngày 27 tháng 12 năm 1972, anh bắn rơi 1 chiếc F-4 trên vùng trời Hòa Bình.
 Nếu tính về những máy bay Mỹ bị rơi trước lúc kết thúc chiến tranh thì anh Hoàng Tam Hùng là người bắn hạ máy bay Mỹ cuối cùng về ban ngày ( 28-12 ) còn anh Bùi Doãn Độ là người bắn hạ máy bay Mỹ cuối cùng về ban đêm ( đêm 29 -12 )


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 11 Tháng Mười Hai, 2012, 11:23:24 am
 Ngày 10 tháng 12 vừa rồi, tôi có dịp sang Gia Lâm, đến trường Tiểu học mang tên người anh hùng phi công Vũ Xuân Thiều để nói chuyện với các thày cô và các em học sinh của trường. Thật cảm động khi thấy các em háo hức, chăm chú lắng nghe. Nhớ lại thời gian cách đây 40 năm, các em cùng trang lứa như thế này đều phải đội mũ rơm, lúc nào cũng phải sẵn sàng chạy xuống giao thông hào để ra hầm trú ẩn. Tiếng thông báo trên Đài phát thanh : "Đồng bào chú ý ! Đồng bào chú ý ! Máy bay địch còn cách Hà Nội 30 cây số !..." giờ đã trở thành trò chơi của lũ trẻ. Thế mới biết, khi đã trải qua mọi gian nan thử thách rồi thì lắm chuyện nhiều khi lại trở thành chuyện phiếm khi nhàn đàm. Rất vui là rất nhiều em muốn trở thành phi công, muốn được trở thành anh hùng. Ngắm nhìn các khuôn mặt thơ ngây với những ánh mắt lanh lợi cùng những tiếng cười thật trong trẻo, hồn nhiên mà thấy lòng mình cũng thư thái, thấy rằng xương máu, sức lực của những lớp người đi trước bỏ ra cũng không uổng !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 11 Tháng Mười Hai, 2012, 01:12:22 pm

Chào bác phicôngtiêmkich!
 Năm nay kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện biên phủ trên không. Chắc sẽ có nhiều cuộc gặp mặt của cán bộ, chiến sĩ  trong Quân chủng thời kỳ CMCN. Nếu có điều kiện, tôi nhờ bác tìm giúp thông tin về chiếc MIG 17 bị Mỹ bắn cháy ở xã Mỹ đình, huyện Từ liêm (phía nam QL32) năm 1967.
Cám ơn bác và chúc bác mạnh khỏe.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: ccduc2000 trong 11 Tháng Mười Hai, 2012, 04:12:07 pm
Bác Phi Công Tiêm Kích ơi, xin chúc Bác có sức khỏe và tinh thần lúc nào cũng vui vẻ + khỏe mạnh để được nghe nhiều hơn nữa các câu chuyện của Bác. Hôm chủ nhật vừa rồi, em vinh dự và vô tình được ăn cháo lòng tiết canh cùng một đội Phi Công Trẻ SU30 Bác ạ. Độ tuổi của anh em đó từ 1985 -- 1977. Em còn được biết 3 trong số anh em ngồi cùng là hạt giống đỏ, rất trẻ và tài năng... nhưng Bác biết không, em toàn kể truyện của Bác thôi, hay nói đúng hơn là các khó khăn vất vả vv.... đội đó " xúc hết cả động " vì có người hiểu mình và chúng em đã kết bạn + có số đt + chụp ảnh chung...

Thật tuyệt vời Bác ạ, cảm ơn Bác rất nhiều, nhờ Bác mà câu chuyện của chúng em vô cùng sôi nổi...

Trân Trọng Bác !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 11 Tháng Mười Hai, 2012, 06:06:58 pm
Ngày 10 tháng 12 vừa rồi, tôi có dịp sang Gia Lâm, đến trường Tiểu học mang tên người anh hùng phi công Vũ Xuân Thiều để nói chuyện với các thày cô và các em học sinh của trường. Thật cảm động khi thấy các em háo hức, chăm chú lắng nghe. Nhớ lại thời gian cách đây 40 năm, các em cùng trang lứa như thế này đều phải đội mũ rơm, lúc nào cũng phải sẵn sàng chạy xuống giao thông hào để ra hầm trú ẩn. Tiếng thông báo trên Đài phát thanh : "Đồng bào chú ý ! Đồng bào chú ý ! Máy bay địch còn cách Hà Nội 30 cây số !..." giờ đã trở thành trò chơi của lũ trẻ. Thế mới biết, khi đã trải qua mọi gian nan thử thách rồi thì lắm chuyện nhiều khi lại trở thành chuyện phiếm khi nhàn đàm. Rất vui là rất nhiều em muốn trở thành phi công, muốn được trở thành anh hùng. Ngắm nhìn các khuôn mặt thơ ngây với những ánh mắt lanh lợi cùng những tiếng cười thật trong trẻo, hồn nhiên mà thấy lòng mình cũng thư thái, thấy rằng xương máu, sức lực của những lớp người đi trước bỏ ra cũng không uổng !

     Bác Phicôngtiêmkích !  Hồi năm sáu sáu, em là học sinh lớp bảy, sơ tán ở Đại Từ - Bắc Thái, thấy rất nhiều máy bay Mỹ bay qua đó. Không biết chúng đi đánh bom ở những đâu. Có lần nhìn về phía Hà Nội, thấy chúng đang thả bom ở hướng ấy. Rồi một lúc sau thấy khói đen bốc lên rất cao. Có đứa đoán ra, chúng nó đánh cháy kho xăng Đức Giang. Mấy hôm sau, các phụ huynh từ Hà Nội lên đều nói chuyện kho xăng Đức Giang cháy rất dữ dội, lửa bốc rừng rực rất cao, ngất trời.

     Nhiều lần chúng em cũng thấy máy bay Mig-17 và Mig-21 bay qua, đoán là lên xuống sân bay Đa Phúc (khuất sau núi), xuất kích đi đánh hoặc trở về. Con trai, đứa nào cũng thích máy bay, thích là phi công. Lúc đó bọn em đã đẽo rất nhiều máy bay Mig-17 và Mig-21 bằng gỗ gió (loại gỗ mềm, rát dễ cắt gọt). Trong vở đứa nào cũng có hình vẽ các loại máy bay của ta và của Mỹ.

     Cuối năm bảy mốt, sau khi huấn luyện tân binh bộ binh, mấy đứa em được một đoàn của binh chủng không quân về tận đơn vị khám sức khỏe, kiểm tra sức nhớ, sức nhanh nhạy của phản xạ,  . . .  Rồi mấy đứa em trúng tuyển, được đưa về lớp "Dự khóa bay" ở sân bay Bạch mai. Lớp này, lúc đó do đại úy Gát chỉ huy. Ở đó bọn em nghỉ ngơi, an dưỡng và được đưa đi khám tại bệnh viện Phòng Phòng Không Không Quân ở Tương Mai. Buổi tối, "lớp dự khóa" xếp hàng, đi bộ sang hội trường binh chủng, nằm trên đường Tàu Bay, để xem vô tuyến truyền hình, chương trình phát thử nghiệm.

     Khám sức khỏe tuyển phi công ở bênh viện binh chủng trải qua bốn vòng. Em đã qua hai vòng rồi. Cuối vòng này, vào phòng "kết luận" của bác sỹ. Bác ấy hỏi vấn đáp em về sức khỏe. Em là một cậu bé, có lớn chẳng chịu khôn. Bác sỹ nói: "Sức khỏe đồng chí tốt đấy, trước đây có bệnh gì không ?". Thực ra ông ấy hỏi rất lơ đễnh, theo thói quen thôi, chứ chắc hẳn ông ấy chờ đợi sẵn câu trả lời là "Không" rồi. Ấy vậy mà em lại nói: "Báo cáo, tôi bị viêm xoang mãn tính". Vậy là xong. Trong khi những đứa khác đi khám tiếp vòng ba, vòng bốn, mấy thằng bị loại xin phép ra phố chơi, uống bia và ăn kem ở "Ngã Tư Khổ", . . .

     Hồi đó đứa nào cũng mong trúng tuyển phi công. Có đứa còn nói: "Thôi không làm phi công thì cho làm quét rác cũng được, miễn là được đeo miếng tiết màu da trời ! " ;D

     Rồi sau, nhóm bị loại bọn em cầm AK bắn nhau ở Quảng Trị năm bảy hai, bị rất nhiều thằng phi công Mỹ bỏ bom lên đầu suốt ngày đêm. Suốt ngày, những thằng phi công khác lái OV-10 và L19, ò ò lượn lờ trinh sát trên đầu, bay rất chậm và rất thấp mà chẳng ai làm gì. Ở đó không thấy tăm hơi của quân chủng Phòng Không - Không Quân ta ở đâu sất ?! ;D  :P

     Kính bác !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 11 Tháng Mười Hai, 2012, 10:53:00 pm
 Tôi sẽ cố gắng tìm thông tin về chiếc MiG-17 bị rơi ở Mỹ Đình - Từ Liêm. Nếu biết chi tiết hơn được một chút như ngày máy bay bị nạn hoặc tên người phi công ấy chẳng hạn thì tra cứu rất nhanh, nhưng dầu sao tôi sẽ cố tìm với thời gian nhanh nhất để trả lời các đồng đội.
 Rất cám ơn các phi công Su-30 đã cùng chia sẻ với các đồng đội của tôi ở trang này. Phi công thời nay có nhiều điều kiện hơn chúng tôi ngày xưa nhiều. Họ cũng là những người có nhiều tài năng, thông minh, nhanh nhẹn ... có rất nhiều hứa hẹn ở tương lai. Tôi rất quý mến lớp trẻ và tự hào về họ.
 Suốt trong thời gian đánh ở Quảng Trị, Không quân ta không vào đó hoạt động, phần vì ta chưa kịp đưa các thành phần đảm bảo vào đó được, phần vì cơ sở vật chất như đường băng, các đài dẫn đường ... ta chưa có và nhiệm vụ ở ngoài này còn nặng nề, công với một phần là lực lượng còn mỏng nên không trực tiếp vào trong đó. Dầu sao, những chuyến bay của anh Hoàng Biểu, Đinh Tôn, Đặng Xây ...vào gần khu vực trong ấy cũng đã làm cho Không quân Mỹ phải gờm và có thời gian hoạt động gián đoạn nên cũng giúp phần nào thuận lợi cho chiến dịch đấy chứ. Tôi còn nhớ, sau chuyến bay cảm tử của anh Hoàng Biểu khi ta mở mặt trận Quảng Trị, Bộ Tư lệnh mặt trận đã gửi điện ra khen ngợi và cám ơn sự hoạt động của KQ. Đấy cũng là sự động viên lớn đối với chúng tôi rồi !.
 Chiều ngày 12 tháng 12 này, tôi có cuộc giao lưu với các thanh niên Thư viện quân đội và các sinh viên của một số trường Đại học. Những cuộc gặp gỡ ấy luôn gợi lại cho chúng tôi một thời hào hùng, oanh liệt của các thế hệ của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và càng thấy thêm trách nhiệm của mình với dân tộc mình. Trong cuộc chiến tranh qua, chúng tôi chỉ góp được phần nhỏ bé thôi, còn các anh - những người chiến sĩ của các quân binh chủng mới là những thành phần quan trọng. Tôi luôn khâm phục các chiến công của các anh và kính cẩn nghiêng mình trước những mất mát, hy sinh của các anh !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tieuthienvuong trong 12 Tháng Mười Hai, 2012, 02:26:18 pm
Cháu chào các bác Huy và các bác CCB!
Hôm qua cháu có xem 1 bộ phim tài liệu tựa đề: "Những cánh én bạc phương Nam" nói về AHLLVT Nguyễn Văn Bảy và Lâm Văn Lích- đây là những phi công Mig-17 trong những khóa đầu tiên của KQND Việt Nam. Bộ phim đã kể về chiến công của các vị anh hùng này trên bầu trời miền Bắc. Anh hùng Nguyễn Văn Bảy đã hạ được 7 máy bay.
Bác Phi công tiêm kích có thể kể qua 1 vài nét về những người phi công anh hùng này để lớp hậu thế chúng cháu hiểu hơn được ko ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: hadong89 trong 12 Tháng Mười Hai, 2012, 06:18:22 pm
Hôm nay em được nghe bác chủ topic nói chuyện và đọc thơ nghe hay quá. Em rất cám ơn bác phi công tiêm kích về buổi nói chuyện với thanh niên hôm nay  ;)



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tuanb5 trong 13 Tháng Mười Hai, 2012, 11:44:07 pm

Hôm nay được gặp bác phicôngtiêmkích trên TV, trong chương trình thời sự tối 19h. Trông bác rất khỏe, phong độ lắm ;D
Tôi có suy nghĩ, giả dụ 1 lần nữa bác vào khoang lái chiếc MIG 21 rồi "Đại bàng vút bay lên trời cao". Với điều kiện sức khỏe như hiện tại, bác vẫn lái ngon lành chứ ạ? (Dĩ nhiên là bài bay không phức tạp)
Nhìn và nghe bác nói chuyện, tôi thấy bác trẻ, khỏe hơn mọi khi mình hình dung. ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: thanhh63 trong 14 Tháng Mười Hai, 2012, 08:55:56 am
Em mới đọc bài này trên báo Đất Việt online:

Mối hận ngàn năm của 'chuyên gia diệt MiG' ở VN
Norman C. Gaddis là phi công nổi tiếng của Không quân Mỹ, được mệnh danh là “chuyên gia diệt Mig” nhưng lại bị bắn hạ bởi một phi công MiG-17 tại Việt Nam. chi tiết tại http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Moi-han-ngan-nam-cua-chuyen-gia-diet-MiG-o-VN/201212/247648.datviet...

Bác Tiêm kích chắc cùng thời với biên đội Mig 17 này: biên đội gồm 4 chiếc MiG-17 do các phi công Cao Thanh Tịnh, Lê Hải, Hoàng Văn Kỷ, Ngô Đức Mai, điều khiển xuất kích. ... Thật bái phục với chiến thuật " nắm thắt lưng địch mà đánh" của không quân ta  :o



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: ThangLong69 trong 14 Tháng Mười Hai, 2012, 03:44:24 pm
Hôm nay em được nghe bác chủ topic nói chuyện và đọc thơ nghe hay quá. Em rất cám ơn bác phi công tiêm kích về buổi nói chuyện với thanh niên hôm nay  ;)

Hoàn toàn nhất trí  :D. Sao mọi người chỉ chú ý đến anh Phicongtienkich oai hùng mà chẳng thấy em Sư tử nhưng rất dịu dàng thế nhỉ ? ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:57:24 pm
 Cám ơn các đồng đội đã quan tâm và động viên tôi trong giai đoạn vừa rồi. Cám ơn những người làm chương trình đã giúp cho tôi có cơ hội giao lưu với các đồng đội và thế hệ trẻ, đặc biệt là người soạn thảo kịch bản. Hôm ấy, khi lên để giao lưu, lúc ngồi vào ghế trước ánh đèn sáng lóa, anh Đình Kiên nói nhỏ với tôi : "Anh em mình chắc giống như ông Nguyễn Đức Thuận đứng đèn mất thôi !". Quả là nóng thật ! Anh Kiên thì dâm dấp mồ hôi, còn tôi chịu nóng kém nên mồ hôi chảy thành giọt như giọt gianh. Chúng tôi lại ngồi ngược ánh đèn, mà điều này đối với tiêm kích bọn tôi thì không dễ chịu tí nào, bởi bao giờ chúng tôi cũng lựa thế bay xuôi phía mặt trời để dễ phát hiện đối phương hơn. Lần này thì tôi phải chấp nhận nhìn ngược sáng, khó quan sát quá. Cũng may là mọi chuyện suôn sẻ...
 Biên đội của các anh Tịnh, Hải Kỷ Mai là các anh thuộc thế hệ đàn anh. Vào thời kỳ năm 1972 thì chỉ còn anh Lê Hải là bền bỉ cơ động trên các sân. Thời ấy, lắm khi 3 loại tiêm kích chúng tôi cùng trực trên một sân bay để MiG-17 đánh tầng thấp, MiG-19 đánh tầng trung và MiG-21 chúng tôi thì đánh từ tầng trung trở lên. Gần chục anh em trực ở cùng một nhà trực vui lắm. Mỗi một loại, mỗi một Trung đoàn có một chuyện riêng để mà nói. Thế là ngoài nhà trực lúc nào cũng ồn ã. Anh Lê Hải cũng mới gọi điện cho tôi, nói là nhớ tôi lắm, bao giờ tôi vào trong đó chơi phải đến thăm anh. Tôi nhận lời. Năm trước, khi vào trong đó, tôi lần tìm được đến tận nhà anh, lúc anh ra mở cửa, anh trợn tròn mắt lên không hiểu làm sao mà tôi lại tìm đến nhà anh được. Anh cứ ôm tôi, lắc lắc : "Trời ơi ! Thằng em ! Tao gặp mày tao cảm động quá !". Rồi rân rấn nước mắt, lôi tôi vào trong nhà, ấn tôi ngồi xuống ghế và hàn huyên đủ thứ chuyện. Gặp lại các anh ấy, tôi mừng lắm !
 Tôi đã viết xong cuốn "Thanh kiếm bầu trời" - viết về anh hùng phi công Nguyễn Hồng Nhị, chắc sẽ được xuất bản nay mai. Khi có sách, tôi sẽ bay vào thăm anh Nhị và cố gắng tìm gặp các anh Lê Hải, Lâm Văn Lích, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Bảy ..., đặc biệt là anh Bảy - bây giờ anh đã là một "lão nông tri điền" thực sự rồi. Tôi nhớ mấy năm trước gặp anh, tôi hỏi : "Anh Bảy ơi,sao anh lại rời thành phố mà về trở thành anh Hai Lúa vậy ?". Anh cười hồn nhiên : " Ủa, Bảy Lúa chứ mầy !". Vâng, chào anh Bảy Lúa ! Sẽ có dịp được đến chòi canh lúa của anh thăm anh !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 15 Tháng Mười Hai, 2012, 12:44:46 pm
Thật sự ra để đánh được B52 tốt/ máy bay địch tốt thì công của lực lượng Ra đa lớn lắm.
Các đơn vị Ra đa không chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường mà còn phải tổ chức toàn mạng ra-đa cảnh giới vùng trời được phân công - kể cả phụ trách tầng cao, tầng thấp và thật thấp, tầng trung bình khi địch đánh lớn; tổ chức đón đầu, phát hiện từ xa hướng bay, số lượng máy bay địch, dự đoán hướng xâm nhập và báo động cấp kịp thời cho Bộ để Bộ điều binh bố trận theo phương án vạch sẵn. Tiếc là trang mình chưa có bác nào ở lực lượng "công ít tội nhiều" này,  ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: xuanv338 trong 18 Tháng Mười Hai, 2012, 07:39:50 pm
    xuanv338 xin kính chào bác phicongtiemkich. Chào tất cả các bác trên diẽn đàn. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Trong giờ phút xúc động này xuanv338 xin được gửi lời kính chúc sức khoẻ tới bác phicongtiemkich cùng gia đình mạnh khoẻ vui vẻ, tự hào về những chiến công không nhỏ của mình góp vào chiến thắng lịch sử ấy!

    Qua trang viết này em xin được kính chúc toàn thể các anh là CCB phi công Việt Nam những người có óc thông minh và lòng dũng cảm chiến đấu bảo vệ sự bình yên của bầu trời Tổ Quốc Việt Nam. xuanv338 xin được chia sẻ nỗi đau thương mất mát tới các gia đình anh hùng liệt sỹ là phi công. Tất cả các anh đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho bầu trời mãi xanh, cho mặt đất được đơm hoa kết trái. Các anh đều là tia chớp rực lửa Vũ Xuân Thiều.

     Là người Thái Bình chúng em cũng thấy rất  tự hào khi nhắc đến cái tên anh hùng phi công Pham Tuân. xuanv338. Chào bác phicongtiemkich. Chào tất cả mọi người.


Tiêu đề: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 18 Tháng Mười Hai, 2012, 07:54:24 pm
40 năm trước vào giờ này, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân MB đang sẵn sàng chờ đánh B.52 trên bầu trời Hà Nội.

Anh Phicôngtiêmkích trong buổi giao lưu với độc giả ở chỗ thiếu tá Hoa Cúc (ảnh T.Oanh VNQĐ)
(http://www.vannghequandoi.com.vn/upload/802/fck/S%E1%BB%B1%20ki%E1%BB%87n/Tin%20t%E1%BB%A9c/giao%20luu.jpg)

Như đã hẹn, từ nay đến hết đợt kỉ niệm CZ 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, Huyphong xin mượn anh Phicôngtiêmkích 1 số chỗ trong topic này để đưa kiến giải trường hợp bắn cháy B.52 của anh Tuân.



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vanthang341ht trong 18 Tháng Mười Hai, 2012, 08:42:39 pm
Cám ơn các đồng đội đã quan tâm và động viên tôi trong giai đoạn vừa rồi. Cám ơn những người làm chương trình đã giúp cho tôi có cơ hội giao lưu với các đồng đội và thế hệ trẻ, đặc biệt là người soạn thảo kịch bản. Hôm ấy, khi lên để giao lưu, lúc ngồi vào ghế trước ánh đèn sáng lóa, anh Đình Kiên nói nhỏ với tôi : "Anh em mình chắc giống như ông Nguyễn Đức Thuận đứng đèn mất thôi !". Quả là nóng thật ! Anh Kiên thì dâm dấp mồ hôi, còn tôi chịu nóng kém nên mồ hôi chảy thành giọt như giọt gianh. Chúng tôi lại ngồi ngược ánh đèn, mà điều này đối với tiêm kích bọn tôi thì không dễ chịu tí nào, bởi bao giờ chúng tôi cũng lựa thế bay xuôi phía mặt trời để dễ phát hiện đối phương hơn. Lần này thì tôi phải chấp nhận nhìn ngược sáng, khó quan sát quá. Cũng may là mọi chuyện suôn sẻ...
 Biên đội của các anh Tịnh, Hải Kỷ Mai là các anh thuộc thế hệ đàn anh. Vào thời kỳ năm 1972 thì chỉ còn anh Lê Hải là bền bỉ cơ động trên các sân. Thời ấy, lắm khi 3 loại tiêm kích chúng tôi cùng trực trên một sân bay để MiG-17 đánh tầng thấp, MiG-19 đánh tầng trung và MiG-21 chúng tôi thì đánh từ tầng trung trở lên. Gần chục anh em trực ở cùng một nhà trực vui lắm. Mỗi một loại, mỗi một Trung đoàn có một chuyện riêng để mà nói. Thế là ngoài nhà trực lúc nào cũng ồn ã. Anh Lê Hải cũng mới gọi điện cho tôi, nói là nhớ tôi lắm, bao giờ tôi vào trong đó chơi phải đến thăm anh. Tôi nhận lời. Năm trước, khi vào trong đó, tôi lần tìm được đến tận nhà anh, lúc anh ra mở cửa, anh trợn tròn mắt lên không hiểu làm sao mà tôi lại tìm đến nhà anh được. Anh cứ ôm tôi, lắc lắc : "Trời ơi ! Thằng em ! Tao gặp mày tao cảm động quá !". Rồi rân rấn nước mắt, lôi tôi vào trong nhà, ấn tôi ngồi xuống ghế và hàn huyên đủ thứ chuyện. Gặp lại các anh ấy, tôi mừng lắm !
 Tôi đã viết xong cuốn "Thanh kiếm bầu trời" - viết về anh hùng phi công Nguyễn Hồng Nhị, chắc sẽ được xuất bản nay mai. Khi có sách, tôi sẽ bay vào thăm anh Nhị và cố gắng tìm gặp các anh Lê Hải, Lâm Văn Lích, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Bảy ..., đặc biệt là anh Bảy - bây giờ anh đã là một "lão nông tri điền" thực sự rồi. Tôi nhớ mấy năm trước gặp anh, tôi hỏi : "Anh Bảy ơi,sao anh lại rời thành phố mà về trở thành anh Hai Lúa vậy ?". Anh cười hồn nhiên : " Ủa, Bảy Lúa chứ mầy !". Vâng, chào anh Bảy Lúa ! Sẽ có dịp được đến chòi canh lúa của anh thăm anh !

    Hôm nay nhân kỷ niệm 40 năm, ngày đầu tiên của "12 ngày đêm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không", là người lính mặt đất, tôi xin kính chúc các CCB lính trên trời, chúc lực lượng PKKQ Việt Nam luôn mạnh, hiện đại, chiến thắng mọi kẻ thù.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 18 Tháng Mười Hai, 2012, 09:00:31 pm
 Cám ơn xuanv338 và anh huyphongssi !. Dịp này là dịp để nhiều người hồi tưởng lại những chuyện của 40 năm qua. Đêm nay vào lúc 20 giờ của thời khắc 40 năm về trước, mấy anh em tôi trực ở khu 3 nhà ở Gia Lâm. Gọi là khu 3 nhà bởi quanh quẩn ở khu ấy chỉ có mỗi 3 cái nhà ấy thôi, còn đâu xung quanh là ao chuôm và vườn tược cả. Báo động sơ tán, chúng tôi chạy ra hầm thì nghe tiếng bom nổ. Bom rền rĩ cả đêm. Hầm thì khá nhiều nước. Chúng tôi ngồi bó gối trên mấy thanh sắt ngang hầm, hễ mỏi chân duỗi ra là y như rằng chân tõm xuống nước. Sang mai bò ra khỏi hầm thì ôi thôi ! mọi thứ đã bị khỏa lấp ! Nhà đổ sập thành những đống gạch vụn nát. Chúng tôi đào bới một lúc thì lôi được thùng bay lên ( trong thùng bay đựng mũ bay, ống dưỡng khí, găng tay và quần áo kháng áp. Thế là đủ "đồ nghề" cho bọn tôi hành sự rồi. Ra sân bay trực thì phía đầu Bắc sân bay bị đánh nát, các mảnh bom văng đầy đường cất hạ cánh. Tôi là số 1 của biên đội nên phải ngồi trên xe đi dọc đường băng cốt để xác định xem còn khoảng bao nhiêu mét nguyên vẹn và liệu có cất cánh được hay không. Xe chạy được một đoạn thì gặp hai cô chị nuôi của bếp bay, quần ống thấp ống cao lấm như ma vùi, một cô gánh toòng teng 2 chiếc gối ở hai đầu đòn gánh, mếu máo : "Anh ơi ! Bom đánh trúng bếp bay rồi, tan hoang hết cả, chẳng còn gì nữa đâu. Chúng em về Thạch Bàn đây ! ( Thạch Bàn là nơi đơn vị chúng tôi sơ tán. Lực lượng chính thì ở cả đấy, chỉ những ai trực mới ra khu ba nhà thôi ). Sau này tôi cứ nghĩ mãi, sao lại phải gánh hai cái gối bê bết bùn ấy làm cái gì cho nó khổ ra, dọc đường đi còn đầy bom đạn, lỡ một cái thì ... Nhưng mà rồi lại thấy rằng còn có cái gì nữa đâu, gia tài bây giờ chỉ còn độc hai cái gối, âu cũng là kỷ niệm của cả một thời đạn bom, không mang theo thì làm gì còn cái gì mà mang ? Khổ thật !.
 Máy bay của chúng tôi trực lại đeo 3 thùng dầu phụ. Để cất cánh được với cái cự li ngắn tũn kia thì phải tháo bỏ đi 2 thùng dầu phụ ở hai bên cánh. Đồ nghề tháo thì không có. Sau rồi anh em thợ máy có sáng kiến là lấy tất cả các lốp máy bay sẵn có ở sân bay, kê dưới hai chiếc thùng dầu phụ hai bên cánh, mỗi thùng dầu lại có hai anh đỡ đầu đỡ đuôi cho giảm bớt lực. Chuẩn bị xong xuôi đâu đấy, tôi trèo vào buồng lái, bật điện lên, hiệp đồng kêu 1, 2, 3 là ấn nút vứt thùng dầu phụ. Hai thùng dầu phụ ở hai bên cánh đã được trút bỏ, máy bay ở trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh xuất kích. Suốt cả ngày hôm ấy có mấy lần chúng tôi vào cấp, trèo lên buồng lái rồi lại xuống và cũng cả ngày hôm ấy chúng tôi nhịn đói luôn vì bếp bay bị bom nó nện trúng, chẳng còn cái gì để nấu nướng, đường từ khu sơ tán ra thì bị bom cắt nát, nên đành chịu không sao đi lại được. Tận sáng hôm sau, chính trị viên của chúng tôi mới liên hệ được với một trận địa pháo, xin về một khay cơm ngô và một ít dưa muối, chúng tôi mới chia mỗi người lưng bát để lấy sức sẵn sàng cho cuộc chiến.
 Ngày sau thì anh Vũ Đình Rạng xuống hạ cánh. Sân bay cự li ngắn quá, máy bay cứ lao sầm sầm, phanh các kiểu không nổi, vậy là lao ngay xuống hố bom, "trồng chuối" ở đấy ! Thế là mất mất một chiếc. Trước đó, vào cái đêm 18, hai anh Phạm Tuân và Trần Cung khi về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc cũng bị cảnh tương tự như của anh Rạng. Gian nan vô cùng. Cất cánh và hạ cánh đều là những chuyến cảm tử. Suốt trong giai đoạn 12 ngày đêm, hầu như chúng tôi tận dụng hết mức với đường lăn : tất cả đều cất cánh và hạ cánh trên đường lăn cho dù chiều rộng của nó chỉ có 16 mét, so với một số đường cao tốc của mình bây giờ thì nó còn kém xa. Thi thoảng chạy xe trên một số tuyến đường, bà xã của tôi lại hỏi : " Cho ông cất cánh ở đoạn đường này, ông có dám không ?". Tôi đáp ngay : "Hồi 12 ngày đêm mà anh em chúng tôi vớ được đoạn đường thì đúng là "bố tướng" !". Thế mới biết hồi ấy anh em chúng tôi cũng liều mạng thật !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười Hai, 2012, 09:46:09 pm
Xin chúc mừng bác phicôngtiêmkích và các đồng đội của bác nhân kỷ niệm 40 năm "Điện Biên Phủ trên không".
Người Việt Nam rất tháo vát và cái cách thả thùng dầu phụ của các bác là một mẹo nhỏ nhưng rất hay. ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 18 Tháng Mười Hai, 2012, 10:51:30 pm
Máy bay của chúng tôi trực lại đeo 3 thùng dầu phụ. Để cất cánh được với cái cự li ngắn tũn kia thì phải tháo bỏ đi 2 thùng dầu phụ ở hai bên cánh. Đồ nghề tháo thì không có. Sau rồi anh em thợ máy có sáng kiến là lấy tất cả các lốp máy bay sẵn có ở sân bay, kê dưới hai chiếc thùng dầu phụ hai bên cánh, mỗi thùng dầu lại có hai anh đỡ đầu đỡ đuôi cho giảm bớt lực. Chuẩn bị xong xuôi đâu đấy, tôi trèo vào buồng lái, bật điện lên, hiệp đồng kêu 1, 2, 3 là ấn nút vứt thùng dầu phụ. Hai thùng dầu phụ ở hai bên cánh đã được trút bỏ, máy bay ở trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh xuất kích.
Huyphongssi trình bày thêm vụ tháo thùng dầu phụ của anh Phicôngtiêmkích: e921 hồi 12 ngày đêm sử dụng loại máy bay tiêm kích Mig-21MF (F.96) làm nhiệm vụ trực ban cho các đại đội đánh đêm và ngày. Loại Mig-21 này có 4 điểm đeo bệ tên lửa dưới cánh, trong đó 2 điểm đeo phía ngoài dưới cánh có thể đeo được 2 thùng dầu phụ loại 490 lít (thùng PTB-490) thế chỗ cho 2 đạn tên lửa. Nếu đánh gần, Mig-21MF có thể xuất kích với 4 tên lửa dưới cánh và 1 thùng dầu phụ loại 490 lít hoặc 800 lít (PTB-800) dưới bụng. Còn nếu chặn kích xa, Mig-21MF sẽ đeo 2 tên lửa và 3 thùng dầu phụ. Thứ tự tiêu thụ dầu sẽ từ 2 thùng dưới cánh trước rồi mới tới thùng dưới bụng.

Thao tác vứt thùng dầu phụ được thực hiện qua 2 bước: chọn chế độ vứt thùng đeo dưới cánh/ bụng trên bảng công tắc bên thành phải buồng lái và nhấn nút bỏ thùng trên cổ cần lái. Mỗi thùng dầu phụ PTB-490 chứa đầy dầu có khối lượng gần 6 tạ chứ không hề nhẹ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 18 Tháng Mười Hai, 2012, 11:08:28 pm
Vang mãi Khúc ca mùa Xuân.
 
(http://i826.photobucket.com/albums/zz184/trungnv51/DongLoc/IMG_3175_zps4d8df07c.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vinaheart trong 18 Tháng Mười Hai, 2012, 11:43:59 pm
... Xe chạy được một đoạn thì gặp hai cô chị nuôi của bếp bay, quần ống thấp ống cao lấm như ma vùi, một cô gánh toòng teng 2 chiếc gối ở hai đầu đòn gánh, mếu máo : "Anh ơi ! Bom đánh trúng bếp bay rồi, tan hoang hết cả, chẳng còn gì nữa đâu. Chúng em về Thạch Bàn đây ! ( Thạch Bàn là nơi đơn vị chúng tôi sơ tán. Lực lượng chính thì ở cả đấy, chỉ những ai trực mới ra khu ba nhà thôi ). Sau này tôi cứ nghĩ mãi, sao lại phải gánh hai cái gối bê bết bùn ấy làm cái gì cho nó khổ ra, dọc đường đi còn đầy bom đạn, lỡ một cái thì ... Nhưng mà rồi lại thấy rằng còn có cái gì nữa đâu, gia tài bây giờ chỉ còn độc hai cái gối, âu cũng là kỷ niệm của cả một thời đạn bom, không mang theo thì làm gì còn cái gì mà mang ? Khổ thật !.
 ....
 

Chào chú PCTK, hóa ra chú ngày xưa cũng sơ tán ở Thạch Bàn nhà cháu. Lúc đó cháu 2 tuổi chưa biết gì nhưng người lớn thì vẫn thỉnh thoảng kể chuyện về các chú phi công ở đây. Cũng có 2-3 chú yêu và lấy vợ ở quê cháu chắc chú biết cả.   


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 19 Tháng Mười Hai, 2012, 08:44:10 pm
 Cám ơn anh huyphongssi đã bổ sung giúp cho tôi các chi tiết về phương án đeo dầu phụ và thứ tự tiêu hao.
 Ngày ấy, đơn vị chúng tôi chuyển về sơ tán ở Thạch Bàn. Trên đường từ Gia Lâm về đấy có đi qua chợ Bún - chợ bán rất nhiều chuột đã làm sẵn với đầy đủ các "chủng loại" to nhỏ, lớn bé ... Mà bún, rồi phở ở đấy đều nấu nước dùng và "nhân" bằng chuột hết. Tôi đã từng bắt chuột về nấu "giả cầy" để đánh chén. Không chỉ chén một lần mà là rất nhiều lần. Cũng "hay" đáo để, cho nên đi qua đấy, tôi ngưỡng mộ lắm !
 Thôn tôi ở sơ tán là thôn Lê xá, chúng tôi ở ngay cạnh chùa. Trong chùa có mấy cây thị khá to. Chúng tôi cũng hay xuống bơi ở con sông máng ngay gần đấy. Đã có lần, anh Phạm Phú Thái suýt chết đuối ở cái con sông máng ( con mương ) ấy đấy, chẳng là chàng ta không biết bơi mà. Đến bây giờ cũng vậy thôi. Đúng như là Lý Quỳ khi gặp mấy tay hảo hán ở Lương Sơn - gặp anh em nhà Tiểu Thất ấy, chỉ hung hăng ở trên cạn chứ "hạ thủy" là uống no nước ngay !
 Lần ấy, anh Trần Sang chạy mãi mới tìm được một cây bương, lao xuống nước để anh Thái bám vào rồi lôi lên bờ. Lên cạn rồi, thấy anh Trần Sang cười thì anh Thái nổi "cơn tam bành" lên, tí nữa "ục" nhau đấy !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 19 Tháng Mười Hai, 2012, 11:41:48 pm
Nhân sự dẫn dắt của anh Phicôngtiêmkích, chúng ta cùng tìm hiểu xem chiếc Mig-21MF số hiệu 5121 của anh Tuân có thể mang bao nhiêu tên lửa khi xuất kích đánh đêm:

Trước hết, 1 bức hình đen trắng chụp anh Tuân mặc bộ đồ bay cao không VKK-6 đứng phía trước chiếc Mig-21MF của mình.
(http://old.vko.ru/pictures/2005_21/ex26_pic28.jpg)
Trong hình, chiếc Mig-21MF này đeo 1 thùng dầu phụ loại PTB-800 dung tích 800 lít dưới bụng và 4 bệ tên lửa APU-13M đeo dưới các giá treo BD3-60-21D1 số 1 và 3 bên cánh trái, số 2 và 4 bên cánh phải. Các bệ tên lửa APU-13M này dùng để gắn tên lửa K-13.

Chiếc Mig-21MF số hiệu 5121 "xịn" của anh Tuân hiện đang được trưng bày tại sân sau Bảo tàng quân sự VN
(http://farm8.staticflickr.com/7171/6669537667_449034cb79_z.jpg)
Chiếc này hiện chỉ còn gắn các giá treo BD3-60-21D1 chứ không còn bệ tên lửa và đeo thùng dầu phụ PTB-490. So với ảnh đen trắng của chiếc Mig-21MF chụp thời trẻ của anh Tuân phía trên, các giá treo bệ tên lửa là phù hợp và máy bay không có khả năng mang 2 thùng dầu phụ ở 2 giá treo số 3 và số 4 phía ngoài 2 đầu cánh.

Chiếc Mig-21MF số hiệu 5121 "bản sao" hiện trưng bày tại Bảo tàng QC PKKQ
(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/10/23/3701596920121023222736921.jpg)
Chiếc Mig-21MF "bản sao" này có cấu hình vũ khí khác so với chiếc trong ảnh đen trắng: ngoài thùng dầu phụ PTB-490 đeo dưới bụng, thì các giá treo BD3-60-21D1 số 1 và số 2 ở phía trong 2 bên cánh được lắp 2 bệ phóng tên lửa APU-7D để gắn tên lửa RS-2US (K-5MS), các giá treo BD3-60-21D1 số 3 và số 4 ở phía ngoài 2 bên cánh được lắp 2 bệ phóng tên lửa APU-13M để gắn tên lửa K-13.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: VHSTMT trong 20 Tháng Mười Hai, 2012, 11:23:48 am
bác huyphong cho hỏi tại sao Mig 21 của mình mãi sau này mới gắn được 4 tên lửa? Do thiết kế máy bay hay do mang thêm tên lửa thì sẽ nặng và tốn nhiên liệu??

Nhân sự dẫn dắt của anh Phicôngtiêmkích, chúng ta cùng tìm hiểu xem chiếc Mig-21MF số hiệu 5121 của anh Tuân có thể mang bao nhiêu tên lửa khi xuất kích đánh đêm:

Trước hết, 1 bức hình đen trắng chụp anh Tuân mặc bộ đồ bay cao không VKK-6 đứng phía trước chiếc Mig-21MF của mình.
(http://old.vko.ru/pictures/2005_21/ex26_pic28.jpg)
Trong hình, chiếc Mig-21MF này đeo 1 thùng dầu phụ loại PTB-800 dung tích 800 lít dưới bụng và 4 bệ tên lửa APU-13M đeo dưới các giá treo BD3-60-21D1 số 1 và 3 bên cánh trái, số 2 và 4 bên cánh phải. Các bệ tên lửa APU-13M này dùng để gắn tên lửa K-13.

Chiếc Mig-21MF số hiệu 5121 "xịn" của anh Tuân hiện đang được trưng bày tại sân sau Bảo tàng quân sự VN
(http://farm8.staticflickr.com/7171/6669537667_449034cb79_z.jpg)
Chiếc này hiện chỉ còn gắn các giá treo BD3-60-21D1 chứ không còn bệ tên lửa và đeo thùng dầu phụ PTB-490. So với ảnh đen trắng của chiếc Mig-21MF chụp thời trẻ của anh Tuân phía trên, các giá treo bệ tên lửa là phù hợp và máy bay không có khả năng mang 2 thùng dầu phụ ở 2 giá treo số 3 và số 4 phía ngoài 2 đầu cánh.

Chiếc Mig-21MF số hiệu 5121 "bản sao" hiện trưng bày tại Bảo tàng QC PKKQ
(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/10/23/3701596920121023222736921.jpg)
Chiếc Mig-21MF "bản sao" này có cấu hình vũ khí khác so với chiếc trong ảnh đen trắng: ngoài thùng dầu phụ PTB-490 đeo dưới bụng, thì các giá treo BD3-60-21D1 số 1 và số 2 ở phía trong 2 bên cánh được lắp 2 bệ phóng tên lửa APU-7D để gắn tên lửa RS-2US (K-5MS), các giá treo BD3-60-21D1 số 3 và số 4 ở phía ngoài 2 bên cánh được lắp 2 bệ phóng tên lửa APU-13M để gắn tên lửa K-13.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: VietPo`Lut´ trong 20 Tháng Mười Hai, 2012, 01:40:36 pm
Chú PCTK ơi ! Chú cho cháu hỏi khi không chiến thì thường phải vứt thùng dầu phụ để tăng độ linh hoạt cho máy bay.Vậy lúc vứt thùng dầu phụ xuống thì không lo ngại sẽ rơi vào nhà dân gây thiệt hại dưới mặt đất ạ hay sẽ kích nổ thùng dầu phụ sau khi vứt để bảo đảm an toàn cho mặt đất. Mỗi lần không chiến đều vứt thì số lượng bổ xung do Liên Xô cung cấp hay nhà mình tự sản xuất ạ. Cháu cám ơn và chúc chú cũng như các chú CCB quân chủng PKKQ khác luôn luôn mạnh khỏe nhân 40 năm ngày kỷ niệm Điện Biên Phủ trên không ạ


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 20 Tháng Mười Hai, 2012, 02:34:32 pm
bác huyphong cho hỏi tại sao Mig 21 của mình mãi sau này mới gắn được 4 tên lửa? Do thiết kế máy bay hay do mang thêm tên lửa thì sẽ nặng và tốn nhiên liệu??
Tùy đời mà Mig-21 sẽ có loại được thiết kế mang 2 bệ hay 4 bệ tên lửa. Các loại Mig-21F-13, Mig-21PF và Mig-21PFM của ta chỉ có 2 bệ tên lửa, còn các loại Mig-21MF, Mig-21R và Mig-21bis có 4 bệ tên lửa. Về nguyên tắc thì Mig-21 mang nhiều bệ tên lửa sẽ làm tăng sức cản khí động, khối lượng dẫn tới tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

Chú PCTK ơi ! Chú cho cháu hỏi khi không chiến thì thường phải vứt thùng dầu phụ để tăng độ linh hoạt cho máy bay.Vậy lúc vứt thùng dầu phụ xuống thì không lo ngại sẽ rơi vào nhà dân gây thiệt hại dưới mặt đất ạ hay sẽ kích nổ thùng dầu phụ sau khi vứt để bảo đảm an toàn cho mặt đất. Mỗi lần không chiến đều vứt thì số lượng bổ xung do Liên Xô cung cấp hay nhà mình tự sản xuất ạ. Cháu cám ơn và chúc chú cũng như các chú CCB quân chủng PKKQ khác luôn luôn mạnh khỏe nhân 40 năm ngày kỷ niệm Điện Biên Phủ trên không ạ
Tùy khu vực bay mà cân nhắc an toàn mặt đất khi phi công cần vứt thùng dầu phụ. Cái này giống bên bộ đội tên lửa phải tính toán trận địa để khi tên lửa cắt tầng không rơi vào khu dân cư. Thùng dầu phụ dưới bụng Mig-21 của ta là loại PTB-490 (ПТБ-490) có khối lượng khi hút hết dầu là 70 kg, khi chứa đầy dầu là 470 kg.

Thùng dầu phụ khi cắt khỏi máy bay sẽ không phát nổ, nhưng để vứt bỏ nó khỏi giá đeo máy bay thì nhà thiết kế đã tính toán và gắn 1 lượng nổ nhỏ ở giữa giá đeo dùng để cắt khóa giữ thùng trong trường hợp khẩn cấp. Bạn có thể xem hình minh họa cơ cấu cắt khóa thùng trong hình mô tả thiết kế thùng dầu phụ và giá đeo ở phía dưới:
(http://img443.imageshack.us/img443/1672/21bak490.jpg)

Thùng dầu phụ này do Lxô cung cấp.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 20 Tháng Mười Hai, 2012, 10:14:39 pm
 Anh huyphongssi đã trả lời hộ tôi về chuyện thùng dầu phụ rồi. Trước lúc gặp địch là bọn tôi đã phải vứt thùng dầu phụ để nhanh chóng tăng tốc độ và tăng sự cơ động của máy bay. Cũng có trường hợp vứt thùng dầu phụ gây thiệt hại đáng kể, ví dụ lần vứt dầu phụ của anh Hoàng Cống chẳng hạn, thùng dầu phụ vẫn còn đầy dầu, rơi vào kho để bột mì, dầu bung ra và phải loại bỏ không biết bao nhiêu tấn bột ngấm dầu. Hoặc như anh Tô Văn Toản "tương" thùng dầu phụ xuống cánh đồng trồng lạc, vậy là mấy sào lạc chết cháy vì hơi dầu... Đấy cũng chỉ là những trường hợp hy hữu thôi, còn đại đa số thì không gây tổn thất gì.
 Những ngày này của 40 năm về trước là bọn tôi nằm trong sự căng thẳng tột độ. Khi ở dưới đất thì phải chạy vào hầm tránh bom, lúc ngồi trong buồng lái chờ mở máy. xuất kích thì mảnh đạn rơi vãi khắp nơi. Xuất kích lên thì quần nhau túi bụi. Suốt cả chục ngày, các phi công đánh ngày hầu như chưa bắn hạ được chiếc nào, phần vì bọn chúng thay đổi cách đánh, sử dụng toàn bọn F-4 có tính năng cơ động khá tốt trong không chiến, phần vì xuất kích lên là vồ hụt, cho đến tận ngày 27 thì anh Trần Việt và Dương Bá Kháng mới bắn hạ được. Sang ngày 28, anh Hoàng Tam Hùng tiếp tục lập công và đấy là những chiếc máy bay Mỹ rơi cuối cùng do Không quân ta bắn hạ về ban ngày. Các phi công đánh đêm thì "mai phục" khắp nơi nhưng vẫn chưa "nện" được chiếc nào, cho đến tận đêm 27 thì Phạm Tuân mới bắn hạ được 1 chiếc, sang đêm hôm sau là đến Vũ Xuân Thiều hạ 1 chiếc và đêm hôm sau nữa, đêm 29 là Bùi Doãn Độ bắn rơi 1 chiếc F-4. Đây cũng là chiếc máy bay Mỹ rơi cuối cùng trong chiến dịch 12 ngày đêm về ban đêm trước lúc kết thúc chiến tranh.
 Trong quá trình cơ động của bọn tôi, tranh thủ lúc không có các đợt hoạt động của địch thì chính trị viên lại triệu tập để xác định quyết tâm chiến đấu. Một lần trong cuộc họp, các ý kiến phát biểu rất sôi nổi, đến lượt Hoàng Tam Hùng, anh trầm hẳn giọng, mặt đanh lại kể về tội ác của bọn giặc Mỹ và rồi anh kết luận : "Cái thằng Mỹ đúng là, đúng là đồ, đồ ... mặt l...!". Tất cả bọn chúng tôi trợn mắt nhìn nhau rồi nhìn Hùng, còn chính trị viên thì mắt lồi ra, định hình xem mình vừa nghe thấy gì, Hùng thì mặt vẫn rất căng thẳng, nghiêm túc ... Kết thúc cuộc họp, chúng tôi mới òa lên : "Hùng ơi là Hùng !". Hùng vẫn lẳng lặng, mặt không biến sắc. Có lẽ lòng căm thù giặc đến tột độ mà anh đã phải thốt ra như vậy và trong trận không chiến ngày 28, anh đã trút căm thù vào 2 thằng giặc Mỹ, bắt chúng phải đền tội. Anh cũng anh dũng hi sinh trong trận không chiến ấy. Nhiều năm sau, khi có dịp nói chuyện với người yêu của anh - nghệ sĩ Thanh Loan ( người đóng vai ni cô Huyền Trang trong phim "Biệt động Sài Gòn", chúng tôi lại ôn lại những kỷ niệm về anh và chính cảm xúc của cuộc nói chuyện ấy đã tạo hứng cho tôi viết bài "Khoảng trời nỗi nhớ" mà tôi đã gửi ở mấy trang trước đây.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vmh_qhuy trong 22 Tháng Mười Hai, 2012, 10:01:34 pm
Nhân ngày thành lập QDNDVN, thế hệ thanh niên chúng cháu xin được gửi lời chúc sức khỏe tới các bác CCB, mong các bác luôn mạnh khỏe để "vang mãi khúc quân hành", giúp chùng cháu hiểu được nhiều hơn về một thời hào hùng của dân tộc.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 24 Tháng Mười Hai, 2012, 04:32:44 pm
Ghế phóng Ejector K-36DM
(http://i826.photobucket.com/albums/zz184/trungnv51/chinh%20phuc%20vu%20tru/EjectorK-36DM1_zps1a077357.jpg)
*
Mặt sau
(http://i826.photobucket.com/albums/zz184/trungnv51/chinh%20phuc%20vu%20tru/EjectorK-36DM2_zps249a2884.jpg)
* Link:
Air Defence Forces museum - part 1.
http://vitalykuzmin.net/?q=node/211


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: xuanv338 trong 24 Tháng Mười Hai, 2012, 05:30:58 pm
    xuanv338 xin kính chào bác phicongtiemkich. Những ngày này của 40 về trước là đang những ngày hội đánh giặc của những người lính phải không bác. Nhưng có lẽ những người làm rộn rã âm vang cả đất trời là những phi công dũng cảm các bác đấy thôi!. Các anh đã làm bùng cháy cả vùng trời và làm âm vang tin thắng trận cả mặt đất cũng đang rực lửa chiến tranh. xuanv338 đã phải rơi lệ nhiều lần khi xem các tập phim trong bộ phim Hà Nội 12 ngày đêm. Tối qua là tập để lại trong lòng người xem cái đau thương và lòng quả cảm của người lính phi công VN. Em hiểu được rằng Phi công Trần Đạt là biểu tượng của người anh hùng phi công Vũ Xuân Thiều. Xót thương mà thấy tự hào bác phicongtiemkich ạ. xuanv338 kính chúc bác cùng gia đình mạnh khoẻ đón lễ Giáng Sinh an lành. Em chúc riêng cho bác mạnh khoẻ viết nhiều nữa về không quân VN để chúng em được hiểu thêm. xuanv338 kính bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 24 Tháng Mười Hai, 2012, 10:44:54 pm
 Rất cám ơn các đồng đội đã quan tâm đến các anh em phi công chúng tôi. Chúng tôi cảm động lắm, nhất là ở những ngày này khi mà cả nước rầm rộ tổ chức kỷ niệm chiến thắng B-52. Suốt trong 5 ngày từ khi mở màn chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", các phi công chúng tôi chưa "làm ăn" gì được. Cho đến ngày 23 tháng 12, biên đội của các anh Nguyễn Văn Nghĩa ( số 1 ) và Lê Kiền ( số 2 ) xuất kích lên phía vùng trời Hòa Bình mới gặp địch và trong trận không chiến này, anh Nguyễn Văn Nghĩa đã bắn rơi 1 chiếc F-4, mở màn cho các chiến thắng tiếp theo trong "chiến dịch 12 ngày đêm". Đến ngày 27 tháng 12, biên đội của các anh Đỗ Văn Lanh ( số 1 ) và Dương Bá Kháng ( số 2 ) xuất kích gặp địch ở vùng trời Hà Bắc và anh Dương Bá Kháng đã hạ gục 1 F-4. Cùng trong ngày, anh Trần Việt xuất kích từ sân bay cơ động lên phía vùng trời Hòa Bình, vào không chiến với biên đội F-4 và đã bắn rơi 1 chiếc F-4.
 Đêm 27 tháng 12, anh Phạm Tuân xuất kích từ sân bay Yên Bái lên gặp bọn B-52 ở khu vực Thanh Sơn và đã bắn rơi 1 chiếc B-52. Ngày 28 tháng 12, biên đội của các anh Lê Kiền ( số 1 ) và Hoàng Tam Hùng ( số 2 )  xuất kích lên quần nhau với địch ở khu vực Thường Tín. Trong trận này, anh Hoàng Tam Hùng đã bắn rơi 1 chiếc RA-5C và 1 chiếc F-4. Anh cũng đã anh dũng hi sinh trong trận không chiến này. Đêm 28 tháng 12, anh Vũ Xuân Thiều cất cánh từ sân bay cơ động lên phía vùng trời Sơn La, tiêu diệt tại chỗ 1 chiếc B-52 và anh cũng anh dũng hi sinh. Đêm 29 tháng 12, anh Bùi Doãn Độ cất cánh lên vùng trời Phú Thọ, anh đã bắn cháy 1 chiếc F-4. Đây là chiếc máy bay của lực lượng Không quân Mỹ bị Không quân ta bắn hạ trước khi kết thúc chiến tranh.
 Tổng kết lại, nếu tính từ năm 1965 đến 1972, các phi công ta đã tham gia 349 trận không chiến, riêng năm 1972 đã tham gia 130 trận. Suốt trong giai đoạn từ 1965 đến 1972, Không quân đã tiêu diệt 320 máy bay Mỹ gồm 19 kiểu loại, 90 giặc lái nhảy dú ra đã bị bắt sống. Ngoài ra còn có các chiến công đánh các mục tiêu trên đất liền và trên biển ... Không quân đã viết tiếp những trang sử vàng truyền thống của Quân chủng PK-KQ, cùng các Quân Binh chủng khác và quân dân cả nước góp phần làm nên chiến thắng huyền thoại "Điện Biên Phủ trên không"!.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: tieuthienvuong trong 25 Tháng Mười Hai, 2012, 10:36:35 pm
Cháu chào bác PCTK!
Hôm nay cháu có xem phim tài liệu: " Hà Nội- Điện biên phủ trên không" phát trên VTV1. Cháu thấy có đoạn, Trung tướng Trần Hanh nói trong chiến tranh đường không ở VN, có phi công Liên Xô tham gia bay giảng dạy và chiến đấu cùng phi công VN (cháu gửi link đoạn phim đó: http://www.youtube.com/watch?v=b0c5v7jeMbY).
Bác có thể nói rõ cho chúng cháu hiểu thêm về vde này được không ạ? Vì cháu mới chỉ nghe có phi công Triều tiên tham gia chiến đấu cùng VN thôi ạ.
Cháu cảm ơn bác. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ĐBP trên không, cháu kính chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Haianh_od trong 26 Tháng Mười Hai, 2012, 04:27:30 pm
Chú phicongtiemkich ơi, cháu là con trai của liệt sĩ phi công Nguyễn Hữu Tào (E923 hi sinh ngày 06/11/1967 tại Mai sưu, Lục nam, Bắc giang) chúc sức khỏe các chú phi công thời chiến tranh miền Bắc. Cháu đang sinh sống ở nước ngoài năm nay về VN có nhiều thông tin về KQ và ba cháu được mọi người post lên mạng. Năm ngoái về cháu xin được quyển Chúng tôi và MIG17 của chú Chao nhưng không có dòng nào về ba cháu cả. Chắc là không cùng đơn vị. Chú có sách nào về phi công mình thời đó không? Nhất là cuốn Phi công tiêm kích của chú Lê Hải mọi người nói có 2 trang 42, 45 nói về chiến công của phi đội ba cháu ngày 07 và 25/10/1967. Cháu rất thích đọc và sưu tầm các bài viết về phi công. Nếu có đc bác Lâm Văn Lích trong tp HCM chú cho cháu nhé, những tấm ảnh ba cháu để lại có nhiều ảnh chụp chung với bác ấy. E-mail của cháu haianh07@gmail.com


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười Hai, 2012, 04:49:58 pm
Chú phicongtiemkich ơi, cháu là con trai của liệt sĩ phi công Nguyễn Hữu Tào (E923 hi sinh ngày 06/11/1967 tại Mai sưu, Lục nam, Bắc giang) chúc sức khỏe các chú phi công thời chiến tranh miền Bắc. Cháu đang sinh sống ở nước ngoài năm nay về VN có nhiều thông tin về KQ và ba cháu được mọi người post lên mạng. Năm ngoái về cháu xin được quyển Chúng tôi và MIG17 của chú Chao nhưng không có dòng nào về ba cháu cả. Chắc là không cùng đơn vị. Chú có sách nào về phi công mình thời đó không? Nhất là cuốn Phi công tiêm kích của chú Lê Hải mọi người nói có 2 trang 42, 45 nói về chiến công của phi đội ba cháu ngày 07 và 25/10/1967. Cháu rất thích đọc và sưu tầm các bài viết về phi công. Nếu có đc bác Lâm Văn Lích trong tp HCM chú cho cháu nhé, những tấm ảnh ba cháu để lại có nhiều ảnh chụp chung với bác ấy. E-mail của cháu haianh07@gmail.com ...

Một số đợt không chiến trong đó có sự tham gia của LS Nguyễn Hữu Tào, phi công thuộc trung đoàn Không quân 923/ E923 trong năm 1967:

Trích dẫn
...Cuối năm 1967, mặt trận phòng không Hà Nội càng trở nên quyết liệt và nóng bỏng. Ngày 9 tháng 8, đế quốc Mỹ thông qua kế hoạch chiến dịch " Sấm rền". Tập đoàn không quân số 7 và lực lượng đặc nhiệm 77 được lệnh tấn công 16 mục tiêu mới, trong đó có 6 mục tiêu quan trọng tại Hà Nội.

Trong quý IV năm 1967, để tăng cường lực lượng cho không quân ta chiến đấu, các nước bạn Trung Quốc và Liên Xô viện trợ cho ta một số loại máy bay MIG-17F, Trung đoàn 923 được tiếp nhận số máy bay đó vào thời gian này đồng chí Nguyễn Trọng Sự, tiểu đoàn trưởng kỹ thuật của trung đoàn được bổ nhiệm làm phó phòng kỹ thuật của Sư đoàn 371; đồng chí Trần Minh được bổ nhiệm tiểu đoàn trưởng kỹ thuật; đồng chí Nguyễn Văn Dần giữ chức đại đội trưởng định kỳ Đại đội 1 4, Trung đoàn 923.

Ngày 4 tháng 8 năm 1967, đích lại tổ chức đánh thủ đô Hà Nội, phá hoại Cầu Đuống và nhà máy nhiệt điện Yên phụ. Các khu vực đông dân cư như các Phố Huế, Triệu Việt Vương, thị trấn Gia Lâm, thị trấn Yên Viên đều bị Mỹ oanh tạc, đê sông Đuống bị bom làm sạt lở. Không quân nhân dân lại được lệnh vào chiến đấu.

Sau một thời gian tạm dừng xuất kích để học tập nghiên cứu nghị quyết của cấp trên và rút kinh nghiệm bổ sung cách đánh của MIG-17 đối phó với các thủ đoạn chiến thuật mới của địch, ngày 12 tháng 8 năm 1967, biên đội 4 chiếc MIG-17 gồm: Nguyễn Hữu Tào (số 1) Nguyễn Phi Hùng (số 2), Vũ Thế Xuân (số 3), Phan Trọng Vân (số 4) được lệnh xuất kích từ sân bay Gia Lâm chặn đánh địch vào bắn phá cầu Đuống, ga Yên Viên và thủ đô Hà Nội.

Trận đánh đã được chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ về mọi mặt. Trong trận đánh các phi công thể hiện tinh thần tiến công liên tục, cả 4 đồng chí đều nổ súng. Tuy không bắn rơi địch, nhưng biên đội MIG-17 đã phá tan được đội hình địch, bắt chúng phải quăng bom ngoài mục tiêu tháo chạy. Trận đánh đã đem lại khí thế mới cho trung đoàn củng cố thêm cách đánh của mình.

Ngày 21 và ngày 22 tháng 8, địch chủ yếu sử dụng lực lượng không quân với đội hình lớn từ Thái Lan sang theo hướng Sầm Nưa, qua Tuyên Quang xuống Tam Đảo, thọc vào phía tây bắc Hà Nội, đánh phá.

Ngày 23 tháng 8 năm 1967, hồi 14 giờ 48 phút địch cho 36 máy bay gồm F-105 và F-4 bay theo đường cũ tiến về phía Hà Nội. Trung đoàn 923 được tham gia trận đánh hiệp đồng phân đoạn với Trung đoàn 921 và đoàn Z. Biên đội 4 chiếc MiG-17 trực ở Gia Lâm do Cao Thanh Tịnh làm biên đội trưởng, vào lúc 14 giờ 58 phút, được lệnh cất cánh vào khu vực chiến đấu. 15 giờ 8 phút, biên đội phát hiện địch từ hướng Tam Đảo đang bay vào Hà Nội. Được lệnh công kích, toàn biên đội ném thùng dầu phụ lao vào bọn cường kích F-105. Được yểm hộ, biên đội trưởng Cao Thanh Tịnh tăng tốc độ bám theo chiếc F-105 số 3. Cách máy bay địch chừng 300m anh ấn nút bắn. Máy bay địch trúng dạn bốc cháy rơi xuống phía địa phận huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội. Ít phút sau đó, số 2 Lê Văn Phong bắn rơi tiếp một chiếc F-4D, nhưng máy bay anh đã bị tên lửa địch bắn trúng. Lê Văn Phong đã anh dũng hy sinh. Đội hình địch tan vỡ. Biên đội về hạ cánh tại sân bay Kép. Tuy có tổn thất, nhưng trận đánh thắng lợi, MIG-17 đã bắn rơi 2 máy bay địch trong số 6 máy bay địch bị không quân ta bắn rơi trong trận này, góp phần cản phá một mũi tấn công của địch vào thủ đô Hà Nội.....


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười Hai, 2012, 04:51:54 pm
Một số đợt không chiến trong đó có sự tham gia của LS Nguyễn Hữu Tào, phi công thuộc trung đoàn Không quân 923/ E923 trong năm 1967 (tiếp theo):

Trích dẫn
...Tháng 10 năm 1967, các biên đội MIG-17 của Trung đoàn tham gia đánh 6 trận song chỉ bắn rơi 4 máy bay địch. Trận đánh ngày 5 tháng 10, biên đội Tân, Điệp, Dì, Phúc bắn rơi 2 chiếc A4 của địch. Trận đánh ngày 7 tháng 10, biên đội Tào, Minh, Điệp, Hùng bắn rơi 1 chiếc F-4. Ngày 25 tháng 10, biên đội Tào, Minh, Thọ, Hùng bắn rơi tiếp 1 chiếc F-4 của địch. Nhưng ba trận đánh vào 26, 27 và 30 tháng 10, trung đoàn không bắn rơi chiếc nào, trái lại còn bị tên lửa địch bắn trúng 4 chiếc máy bay. Ngày 30 tháng 10, địch kéo vào đánh khu vực sân bay Kép với nhiều tốp F-4, F-105, A-4, A-6 và có cả máy bay trinh sát SR-71, Địch vào từ nhiều hướng ở nhiều độ cao khác nhau. Lúc 11 giờ 46 phút, biên đội MIG-17 trực ở sân bay Kép gồm các phi công Tịnh, Kỷ, Thọ Sinh được lệnh cất cánh lên khu vực phía tây sân bay Kép. Do ra đa sở chỉ huy bị hỏng không bắt được mục tiêu, lúc biên đội phát hiện địch thì địch đã ở cự li gần và phóng tên lửa vào đội hình ta, máy bay số 2 do Hoàng Văn Kỷ lái trúng đạn bốc cháy, phi công hy sinh. Địch tiếp tục phóng 6 quả tên lửa, nhưng máy bay ta cơ động tránh được, bay về hạ cánh ở sân bay Gia Lâm...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Hai, 2012, 05:05:42 pm
Cháu chào bác PCTK!
Hôm nay cháu có xem phim tài liệu: " Hà Nội- Điện biên phủ trên không" phát trên VTV1. Cháu thấy có đoạn, Trung tướng Trần Hanh nói trong chiến tranh đường không ở VN, có phi công Liên Xô tham gia bay giảng dạy và chiến đấu cùng phi công VN (cháu gửi link đoạn phim đó: http://www.youtube.com/watch?v=b0c5v7jeMbY).
Bác có thể nói rõ cho chúng cháu hiểu thêm về vde này được không ạ? Vì cháu mới chỉ nghe có phi công Triều tiên tham gia chiến đấu cùng VN thôi ạ.
Cháu cảm ơn bác. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ĐBP trên không, cháu kính chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe!
Theo quyển Mig-21 tham chiến ở VN thì các chuyên gia Liên Xô có tham gia sửa chữa, bảo dưỡng các Mig-21.
Trận không chiến hay được nhắc đến là ngày 11 tháng 11 năm 1972, hướng dẫn viên Liên Xô và học viên - phi công Việt Nam trên Mig-21U, bay huấn luyện, không mang theo tên lửa. Máy bay Mig-21U bị trúng tên lửa, rơi ở độ cao 500 mét, cả phi công - học viên và hướng dẫn viên đều nhảy dù an toàn.
Phía Mỹ, cả Không quân (quân chủng) và không quân hải quân đều không ghi nhận chiến thắng trong ngày này.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 26 Tháng Mười Hai, 2012, 06:27:50 pm
Chào các bác.
Về những trường hợp phi công giáo viên bay Liên Xô hy sinh ở Vietnam, tôi tìm được
Tại link sau: http://artofwar.ru/k/kolesnik_n_n/text_0310.shtml một số thông tin.

Книга Памяти т.10. Sách “ Tưởng nhớ” Tập 10
Издательство Патриот. NXB: “Người yêu nước”.
Москва 1999. Moskow 1999.
*
ВЬЕТНАМ. Mục Việt nam
Список погибших во Вьетнаме стр. 241 – 242. Danh sách hy sinh ở Vietnam. Có 2 phi công giáo viên bay:

3. Мрыхин Винидикт Федорович, 1937 г. рождения, русский, капитан, летчик-инструктор.
Погиб в авиационной катастрофе 29.03.1973 г.
Mrukhin Vinidikt Phedorovich, sinh 1937, dân tộc Nga, đại úy, phi công giáo viên. Hy sinh trong tai nạn hàng không ngày 29.03.1973.
Một tư liệu khác có thông tin: trung úy Nguyen Van Hong, 24 tuổi, hy sinh ngày 29.03.1973.
Có thể đây là cặp thầy trò bị tai nạn khi bay tập?
*
4. Поярков Юрий Николаевич, 1933 г. рождения, русский, капитан, летчик-инструктор истребительно-авиационного полка Вьетнамской Народной армии. Погиб в авиационной катастрофе 30.04.1971 г.
Poarkop Iury Nicolaievich, sinh 1933, dân tộc Nga, đại úy, phi công giáo viên. Hy sinh trong tai nạn hàng không ngày 30.04.1971.
...

Như vậy sách Nga chỉ công bố có 02 trường hợp phi công giáo viên bay hy sinh ở Vietnam.
x



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 27 Tháng Mười Hai, 2012, 09:20:12 am
 Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, các chuyên gia Liên-xô, đặc biệt là các chuyên gia - các thày dạy bay đã sang ta giúp đỡ rất nhiều, từ chuyện sau khi lắp ráp máy bay phải bay thử đến việc bay chống giãn cách cho các phi công ta, đến việc bay đề cao chứ không tham gia chiến đấu vì ta có nhiệm vụ bảo vệ đội ngũ chuyên gia cẩn trọng vô cùng. Trận ngày 11 tháng 11 năm 1972 xảy ra khi anh Đinh Tôn bay cùng chuyên gia trên máy bay UMiG-21 tại đỉnh sân bay. Khi bài bay gần kết thúc thì bọn F-4 đến, lao vào công kích. Được sự hỗ trợ, chỉ huy của Đài chỉ huy tại sân bay, anh Đinh Tôn cùng chuyên gia bay đã cơ động tránh tên lửa và cũng phản công, quay lại công kích ( cho dù không có tên lửa ). Bọn F-4 cũng gờm. Trận không chiến cjir kết thúc khi máy bay của anh Đinh Tôn hết dầu và thày trò chủ động nhảy dù, bỏ máy bay. Khi ấy, một thằng F-4 đã lao vào bắn chiếc máy bay "không người lái" này. Chuyên gia bay và anh Đinh Tôn tiếp đất an toàn.
 Trong chiến dịch "12 ngày đêm" ta cũng có những tổn thất : ngày 28 tháng 12 anh Hoàng Tam Hùng anh dũng hi sinh sau khi đã bắn cháy máy bay Mỹ trong trận không chiến đi cùng số 1 là anh Lê Kiền. Đêm 28 tháng 12 thì anh Vũ Xuân Thiều hi sinh sau khi lập chiến công bất tử. Ngày hôm qua - 26 tháng 12, tất cả các phi công từng tham gia "chiến dịch 12 ngày đêm" cùng các vị chỉ huy, các anh em kỹ thuật, dẫn đường ... đã gặp gỡ nhau để ôn lại những kỷ niệm của một thời gian khó và hào hùng, cùng ngắm lại nhau xem đã già đi bao nhiêu, yếu đi bao nhiêu rồi và cùng nhau hẹn sẽ gặp lại khi kỷ niệm 50 năm "Điện Biên Phủ trên không". Cũng chẳng biết đến khi đó thì sẽ còn được bao nhiêu người nữa vì thời điểm này đã khá nhiều vị ở cái tuổi "bát thập" rồi !
 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 27 Tháng Mười Hai, 2012, 02:32:42 pm
Chào các bác.
Hôm nay báo Tuổi trẻ có bài về trận đêm 28-12 của anh Vũ Xuân Thiều:
"Không điều gì bị lãng quên"
Link:  http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/526956/Khong-dieu-gi-bi-lang-quen.html

TT - Trích Nhật ký Nguyễn Đức Soát ngày 29-12-1972
Mình đã giao ban buổi tối ở đại đội xong. Đoàn trưởng lại gọi sang gặp. Sau khi hỏi về việc chuẩn bị chiến đấu cho bộ đội ngày mai xong, đoàn trưởng thông báo: trên chính thức công nhận đêm qua Thiều hạ được một B-52. Rađa C-26 ở Cẩm Thủy dẫn Thiều cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy - tên mật: XB-90 - lên đánh vào một tốp B-52 bay vào đánh Hà Nội. Thiều gặp địch ở Sơn La, trong điều kiện không thuận lợi. Ở H-10km, mà góc vào 90 độ, cự ly chỉ 4km (nó nhìn bằng đèn vì không dám bật rađa).Thiều vào công kích. Một phút sau, chỉ huy sở mất liên lạc với Thiều. Không biết tin Thiều có nhảy dù được hay đã hi sinh. Sợ nó đâm vào B-52. Hiện nay bọn Mỹ đang đi cứu giặc lái ở Sơn La…
*
Trong bài trên có chi tiết:
Thiều gặp địch ở Sơn La, trong điều kiện không thuận lợi. Ở H-10km, mà góc vào 90 độ, cự ly chỉ 4km (nó nhìn bằng đèn vì không dám bật rađa).Thiều vào công kích. Một phút sau, chỉ huy sở mất liên lạc với Thiều...
Xin bác Phicongtiemkich cho biết rõ hơn khi công kích B-52 nếu góc vào là 90 độ với khoảng cách chỉ 4 km thì phi công sẽ phải giải quyết như thế nào. Xin cảm ơn bác.
x



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 27 Tháng Mười Hai, 2012, 03:41:23 pm
 Tôi bổ sung một số thông tin về Thượng úy phi công Nguyễn Hữu Tào để các đồng đội nắm rõ hơn : Anh Nguyễn Hữu Tào sinh năm 1933, nguyên quán - xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam.
 Anh nhập ngũ năm 1949. Năm 1956 đến 1964 học bay ở Trung Quốc. Năm 1965 đến 1967 là phi công tiêm kích MiG-17 và là Đại đội phó bay Đại đội 2 của Trung đoàn KQ 923.
 Anh đã bắn rơi 1 máy bay F-4 Mỹ, đã được khen thưởng 2 Huân chương Chiến Công ( hạng Nhất và hạng Ba )
 Ngày 6 tháng 11 năm 1967, anh đã anh dũng hi sinh trong trận không chiến giữa biên đội 4 chiếc MiG-17 với 28 máy bay F-105 và F-4 ở vùng trời Bắc Giang.
 Đã được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Năm 1991 đã được chuyển về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Đông Nguyên, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
 Các anh thời anh Tào thuộc thế hệ tiền bối. Khi chúng tôi chưa về nước đã được biết đến danh sách các biên đội của các anh như Lan, Túc, Quỳ, Phương ; Kình, Sinh, Tào, Nhuần ; Tu, Sĩ, Kỷ, Cung ; Hanh, Giấy, Huân, Năm ; Lích, Tịnh, Long, Chiêu v. v. . Cho dù chưa biết hết mặt các anh nhưng tên tuổi của các anh đã hằn sâu trong trí nhớ của chúng tôi, nhất là các trận đánh với các chiến công của các anh đã làm cho chúng tôi ngưỡng mộ vô cùng. Chúng tôi đã học được rất nhiều ở các anh. Kinh nghiệm qua các trận không chiến của các anh để lại cho chúng tôi là những bài học vô giá và cũng nhờ vào đó mà ngay khi về nước một thời gian ngắn chúng tôi đã tham gia chiến đấu và đứng vững được trong suốt thời gian chiến tranh.
 Cám ơn quang can đã bổ sung nhiều chi tiết về các hoạt động của Trung đoàn KQ 923 trong thời gian ấy.
 Về chuyến xuất kích của Vũ Xuân Thiều và vị trí của Thiều so với địch thì tôi xin giải thích thế này : Với phi công bay ngày thì ở vào vị trí ngang địch 90 độ, cự li 4 km thì xử lí không khó trong quá trình chiếm vị để công kích, bởi có thể cơ động gấp với quá tải lớn, cải ra là còn có thời gian ngắm bắn đàng hoàng, nhưng với phi công bay đêm ở vào tình huống ấy cũng hơi khó khăn một chút vì trời đêm, cơ động khó khăn hơn. Trong giai đoạn tìm diệt B-52, các phi công bay đêm đã rút ra kinh nghiệm là bắn bằng mắt mà không dùng ra-đa trên máy bay. Trong quá trình bay, bọn B-52 có bật hàng đèn ở trên lưng để giữ đội hình và cho bọn tiêm kích F-4 đi yểm hộ biết vị trí của chúng. Lợi dụng điểm yếu đó, chúng ta có thể cơ động dùng quá tải lớn hơn để chiếm vị công kích. Chuyến bay của Thiều cũng vậy. Có lẽ, sau khi lấy được đường ngắm, anh đã bắn ở cự li gần, thoát li ở cự li rất gần nên máy bay anh bị các mảnh vỡ của B-52 găm vào. Trong mục "Văn học chiến tranh" tôi có đưa lên một số chương trong cuốn "Vũ Xuân Thiều phi công cảm tử" đấy ạ !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Haianh_od trong 27 Tháng Mười Hai, 2012, 04:55:35 pm
Cám ơn các thông tin về ba tôi liệt sĩ phi công Nguyễn Hữu Tào. Hiện cùng an táng với ba tôi tại nghĩa trang liệt sĩ Đồng nguyên, Tiên sơn, Bắc Ninh có liệt sĩ phi công Lưu Đức Sĩ. Mấy năm trước nghĩa trang được tu bổ lại có làm lại bia cho các mộ liệt sĩ. Bia của liệt sĩ phi công Lưu Đức Sĩ bị ghi nhầm năm hi sinh và gắn nhầm mộ. Sở dĩ tôi biết rõ là vì khi di chuyển ba tôi từ Nghĩa phương, Lục nam về đây có một bác trong đảng ủy xã từng công tác tại QC PKKQ có chỉ cho tôi mộ liệt sĩ Lưu Đức Sĩ và dặn mỗi khi thắp hương cho ba cháu nhớ thắp cho chú Sĩ đồng đội của ba cháu. Nhiều lần tìm gặp ban quản trang để phản ánh nhưng không gặp được, do điều kiện sinh sống ở nước ngoài nên việc này tôi vẫn chưa thực hiện được.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 28 Tháng Mười Hai, 2012, 11:15:45 am
Thông tin về phi công Mỹ mất tích trong ngày không chiến 07/10/1967 (ngày có sự tham gia của LS Nguyễn Hữu Tào, phi công thuộc trung đoàn Không quân 923/ E923). Có cả bản tiếng Anh và tiếng Việt, em chỉ đưa lên bản tiếng Việt,  ;D:

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/tao1_zpscdface5e.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 28 Tháng Mười Hai, 2012, 11:16:43 am
Thông tin về phi công Mỹ mất tích trong ngày không chiến 07/10/1967 (ngày có sự tham gia của LS Nguyễn Hữu Tào, phi công thuộc trung đoàn Không quân 923/ E923).

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/tao2_zps32cb1056.jpg)

p/s: bác nào cần làm rõ tọa độ thì báo em nhá,  ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 28 Tháng Mười Hai, 2012, 11:31:41 am

 Các anh thời anh Tào thuộc thế hệ tiền bối. Khi chúng tôi chưa về nước đã được biết đến danh sách các biên đội của các anh như Lan, Túc, Quỳ, Phương ; Kình, Sinh, Tào, Nhuần ; Tu, Sĩ, Kỷ, Cung ; Hanh, Giấy, Huân, Năm ; Lích, Tịnh, Long, Chiêu v. v. . Cho dù chưa biết hết mặt các anh nhưng tên tuổi của các anh đã hằn sâu trong trí nhớ của chúng tôi, nhất là các trận đánh với các chiến công của các anh đã làm cho chúng tôi ngưỡng mộ vô cùng. Chúng tôi đã học được rất nhiều ở các anh. Kinh nghiệm qua các trận không chiến của các anh để lại cho chúng tôi là những bài học vô giá và cũng nhờ vào đó mà ngay khi về nước một thời gian ngắn chúng tôi đã tham gia chiến đấu và đứng vững được trong suốt thời gian chiến tranh. ...

Cám ơn các thông tin về ba tôi liệt sĩ phi công Nguyễn Hữu Tào. Hiện cùng an táng với ba tôi tại nghĩa trang liệt sĩ Đồng nguyên, Tiên sơn, Bắc Ninh có liệt sĩ phi công Lưu Đức Sĩ. Mấy năm trước nghĩa trang được tu bổ lại có làm lại bia cho các mộ liệt sĩ. Bia của liệt sĩ phi công Lưu Đức Sĩ bị ghi nhầm năm hi sinh và gắn nhầm mộ. Sở dĩ tôi biết rõ là vì khi di chuyển ba tôi từ Nghĩa phương, Lục nam về đây có một bác trong đảng ủy xã từng công tác tại QC PKKQ có chỉ cho tôi mộ liệt sĩ Lưu Đức Sĩ và dặn mỗi khi thắp hương cho ba cháu nhớ thắp cho chú Sĩ đồng đội của ba cháu. Nhiều lần tìm gặp ban quản trang để phản ánh nhưng không gặp được, do điều kiện sinh sống ở nước ngoài nên việc này tôi vẫn chưa thực hiện được. ...

Bác cố mà làm không lại "lỗi" với người đã mất.
Em có một số thông tin về các trận đánh mà LS Lưu Đức Sỹ (Sĩ) - phi công lái Mig 17 thuộc trung đoàn 923/ E923 trong năm 1966 tham gia như sau:

Trích dẫn
...Ngày 9 tháng 10 năm 1966, biên đội Lê Quang Trung (số 1), Trần Minh Phương (số 2) cất cánh đánh địch trên vùng trời Vụ Bản, Nam Hà và Lương Sơn, Hoà Bình. Kết quả biên đội bắn cháy một chiếc AD-6 của địch. Về phía ta, máy bay số 2 bị thương vào cánh, phi công nhảy dù an toàn. Ngày 4 tháng 12 năm 1966, hai biên đội MIG-17 do Huyền, Cung, Mai, Kỷ và Trung – Dỵ - Dung - Sỹ cất cánh đánh địch trên vùng trời Bắc Ninh, Vĩnh Phú . Kết quả ta bắn rơi một máy bay F-105.



Trích dẫn
...Ngày 18 tháng 8, nhận định địch sẽ vào đánh Hà Nội với số lượng đông hơn, trung đoàn chỉ thị cho bộ phận thợ máy chuẩn bị máy bay thật tốt và lệnh cho hai biên đội trực chiến đấu sẵn sàng chiến đấu cao. Vào trận, biên đội thứ nhất Lê Quang Trung và Lưu Đức Sĩ quần nhau với địch ở khu vực Tam Đảo. Hai phi công đã liên tiếp áp sát địch và nổ súng nhưng chưa trúng máy bay địch. Biên đội thứ hai gồm Phạm Thành Chung và Nguyễn Thế Hôn cất cánh khẩn cấp phải đối đầu với 8 F-105 vào đánh cầu Đuống. Tuy ta ít, địch đông lại gặp phải đối tượng vừa tiêm kích vừa cường kích nhưng hai chiến sĩ lái đã bình tĩnh xử lý tránh tên lửa địch và dũng cảm lao vào đánh tốp đi đầu Trận đánh đã phá tan âm mưu vào đánh cầu Đuống của địch, buộc chúng phải vứt bom bừa bãi ngoài khu vực mực tiêu rồi bỏ chạy. Ta bắn cháy một máy bay F-l05 nhưng phi công Phạm Thành Chung đã anh dũng hy sinh.

Buổi tối, trung đoàn chỉ đạo cho hai đại đội bay rút kinh nghiệm trận đánh và tiếp tục quán triệt mục tiêu cuộc thi đua bắn rơi thật nhiều máy bay Mỹ kỷ niệm Cách mạng tháng 8 và ngày Quốc khánh 2 tháng 9 đồng thời xây dựng quyết tâm chiến đấu trả thù cho đại đội phó Phạm Thành Chung đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô.

Ngày 22 tháng 8, hai biên đội MIG-17 của trung đoàn đã chiến đấu với số lượng lớn máy bay F-105 vừa tiêm kích vừa cường kích vào đánh phá các mục tiêu phía bắc Hà Nội. Vấp phải sự chặn đánh quyết liệt của trung đoàn, đội hình địch bị phá vỡ vội quăng bom bừa bãi và bỏ dở kế hoạch đánh phá. Ta đã bắn cháy 2 F-105 nhưng một phi công ta - đồng chí Nguyễn Kim Tu nhảy dù ở độ cao quá thấp (70m) đã anh dũng hy sinh.

Em có nghe nói, trường hợp bác Tu hình như dính đạn nhưng bác đã cố điều khiển máy bay về mà không được, nên quyết định nhảy dù của bác đã quá muộn, rất tiếc.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Hai, 2012, 05:34:20 pm
Xin chào các đồng đội!
Cảm ơn đồng đội huyphongssi, altus và các đồng đội khác đã bổ sung thông tin giúp tôi. Tôi xin nói thêm về trận đánh của biên đội Ngô Văn Phú và Ngô Duy Thư bắn hạ phi công Kit-tinh-giơ - chuyên viên không chiến của Lấu Năm Góc và là một trong 10 phi công có giờ bay cao nhất nước Mỹ ( thời bấy giờ ). Anh Ngô Văn Phú đã bắn hạ chứ không phải là Ngô Duy Thư. Khi đi gặp Kit-tinh-giơ tại nhà tù của ta mà phi công Mỹ gọi là "Khách sạn Hin-tơn" để ông ta hiểu được ai đã bắn hạ được cao thủ bậc nhất của không quân Mỹ như thế nào, vì anh Ngô Văn Phú bận nên để anh Ngô Duy Thư đi. Ảnh chụp cảnh phi công ta làm động tác vào bắn thế nào cũng lấy ảnh của anh Ngô Duy Thư, do đó nhiều người lầm vì như vậy. Anh Ngô Văn Phú sau khi nghỉ hưu thì về quê nhà ở Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên.
Bác phicongtiemkich ơi, có phải ảnh này không ạ ;D

(http://i1051.photobucket.com/albums/s426/daibangdenarmata/44_zps71f4a51d.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Haianh_od trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 04:37:23 am
Cám ơn quangcan nhiều về tư liệu các trận đánh có ba mình tham gia, qua thông tin mà quangcan đưa lên thì có chiếc F-4D bị hạ ngày 07/10/1967, theo mình biết phi đội ông còn bắn hạ một chiếc F-4D vào ngày 25/10/1967 quangcan có tư liệu nước ngoài về trận này không? Vì trong bảng thành tích của ông được ghi nhân bắn hạ 01 chiếc F-4D.
Về mộ liệt sĩ Lưu Đức Sĩ (Sỹ) lần sau về nước sẽ cố găng liên hệ với quân chủng PKKQ để xác minh lại chứ tranh luận với mấy anh bên đấy chỉ nói là tôi nhớ thì các anh ấy còn "nhớ" hơn mình vì họ nói họ cũng nắm rất rõ. Ngày 04/12/1966 là ngày hi sinh của chú Sĩ cùng Đại đội 2 Trung đoàn 923 với ba mình.
Đồng chí nào có địa chỉ của phi công Lâm Văn Lích thì nhắn giúp nhé, E-mail haianh2007@gmail.com hôm trước ghi thiếu số 20.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 05:08:10 am
theo mình biết phi đội ông còn bắn hạ một chiếc F-4D vào ngày 25/10/1967 quangcan có tư liệu nước ngoài về trận này không? Vì trong bảng thành tích của ông được ghi nhân bắn hạ 01 chiếc F-4D.
-----------------------------------------------
Từ quyển "Mig-17 và Mig-19 ở Việt Nam" có ghi nhận trận không chiến ngày 25 tháng 10 năm 1967:

... 25 октября на пе­рехват группы «Тандерчифов» ушла пара МиГ-17 из 923-го полка, в воздушном бою Нгуен Хаа Тао сбил один F-105D (американские данные победу не подтверждают)......

... 25 tháng 10, khi đánh chặn tốp "Thần Sâm", biên đội 2 Mig-17, Trung đoàn 923 đã cất cánh. Trong trận không chiến, phi công Nguyễn Hữu Tào đã bắn rơi 1 F-105D (các tài liệu của Mỹ không công nhận thành tích này)...

Bác xem lại xem cụ bắn rơi F-4D hay F-105D ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: thanhh63 trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 05:55:11 am
Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, các chuyên gia Liên-xô, đặc biệt là các chuyên gia - các thày dạy bay đã sang ta giúp đỡ rất nhiều, từ chuyện sau khi lắp ráp máy bay phải bay thử đến việc bay chống giãn cách cho các phi công ta, đến việc bay đề cao chứ không tham gia chiến đấu vì ta có nhiệm vụ bảo vệ đội ngũ chuyên gia cẩn trọng vô cùng. Trận ngày 11 tháng 11 năm 1972 xảy ra khi anh Đinh Tôn bay cùng chuyên gia trên máy bay UMiG-21 tại đỉnh sân bay. Khi bài bay gần kết thúc thì bọn F-4 đến, lao vào công kích. Được sự hỗ trợ, chỉ huy của Đài chỉ huy tại sân bay, anh Đinh Tôn cùng chuyên gia bay đã cơ động tránh tên lửa và cũng phản công, quay lại công kích ( cho dù không có tên lửa ). Bọn F-4 cũng gờm. Trận không chiến cjir kết thúc khi máy bay của anh Đinh Tôn hết dầu và thày trò chủ động nhảy dù, bỏ máy bay. Khi ấy, một thằng F-4 đã lao vào bắn chiếc máy bay "không người lái" này. Chuyên gia bay và anh Đinh Tôn tiếp đất an toàn.
 Trong chiến dịch "12 ngày đêm" ta cũng có những tổn thất : ngày 28 tháng 12 anh Hoàng Tam Hùng anh dũng hi sinh sau khi đã bắn cháy máy bay Mỹ trong trận không chiến đi cùng số 1 là anh Lê Kiền. Đêm 28 tháng 12 thì anh Vũ Xuân Thiều hi sinh sau khi lập chiến công bất tử. Ngày hôm qua - 26 tháng 12, tất cả các phi công từng tham gia "chiến dịch 12 ngày đêm" cùng các vị chỉ huy, các anh em kỹ thuật, dẫn đường ... đã gặp gỡ nhau để ôn lại những kỷ niệm của một thời gian khó và hào hùng, cùng ngắm lại nhau xem đã già đi bao nhiêu, yếu đi bao nhiêu rồi và cùng nhau hẹn sẽ gặp lại khi kỷ niệm 50 năm "Điện Biên Phủ trên không". Cũng chẳng biết đến khi đó thì sẽ còn được bao nhiêu người nữa vì thời điểm này đã khá nhiều vị ở cái tuổi "bát thập" rồi !
 

Hôm qua VTV1 phát trực tiếp chương trình Hà Nội - 12 ngày đêm Khát vọng và chiến thắng có đoạn clip nói về Liệt sĩ phi công Hoàng Tam Hùng ngày 28.12.72 đã bắn rơi 2 F4 trước khi hy sinh, ... nay thấy bác tiemkich cũng nói về ông, xin phép sưu tầm bài chi tiết về trận đánh trong 8 phút cuối cùng nhưng rất oanh liệt của Liệt sĩ phi công "con nhà nòi" này, bài viết của Hoàng Ngân tại: http://trianlietsi.vn/new-vn/Trang-vang-liet-si/2148/Liet-si-phi-cong-Hoang-Tam-Hung.vhtm:

 
Liệt sĩ phi công Hoàng Tam Hùng

Trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, cùng với các lực lượng khác, Không quân Nhân dân Việt Nam đã lập nên những chiến công xuất sắc. Trước ngưỡng cửa chiến thắng, Trung úy Hoàng Tam Hùng, phi công tiêm kích thuộc Trung đoàn 927 (Sư đoàn 371) đã anh dũng hi sinh sau khi bắn rơi tại chỗ hai chiếc máy bay địch…

Trung úy Hoàng Tam Hùng là con cả trong gia đình có 8 anh chị em. Bố là ông Hoàng Anh, cựu Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Bố mẹ anh đều sinh ra và lớn lên ở Bình Trị Thiên, sớm đi theo cách mạng. Năm 1958, khi ông Hoàng Anh làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, cả gia đình chuyển về Hà Nội sinh sống.

Tháng 10 năm 1965, khi đang là học sinh lớn 10 Trường Cấp 3 Hà Nội B, anh Hùng trúng tuyển phi công. Sau thời gian huấn luyện ở trong nước, năm 1966 anh được cử sang Liên Xô học lái máy bay quân sự. Năm 1969, anh về nước, được biên chế vào đội hình chiến đấu của Trung đoàn Không quân tiêm kích 927 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân).

Ban đầu là phi công Mig-17, nhưng sau đó anh được chuyển loại sang lái máy bay Mig-21. Tháng 12 năm 1972, anh được biên chế vào phi đội bay ngày của Trung đoàn, trong một trận không chiến, anh đã hạ được hai máy bay địch và đã anh dũng hy sinh.

(http://trianlietsi.vn/uploads/5061132AM.jpg)
           

Liệt sĩ, phi công Hoàng Tam Hùng.

Ngày 28 tháng 12 năm 1972, địch tiếp tục kéo vào đánh phá Hà Nội. Trung đoàn 927 xuất kích một biên đội chặn địch từ phía Tây.

11 giờ 20 phút, biên đội Lê Văn Kiền - Hoàng Tam Hùng được lệnh cất cánh vòng chờ tại đỉnh sân bay Nội Bài.

 Khi phát hiện địch vào hướng Đông Nam, chỉ huy Trung đoàn 927 lệnh cho biên đội bay theo hướng 150 độ xuống phía Nam chặn đánh những tốp địch từ biển vào. Hơn một phút sau, biên đội Kiền - Hùng phát hiện địch ở bên trái 45 độ, cự li 10km, chúng bay thành hai tốp ở hai độ cao khác nhau. Tiếp đó, biên đội lại phát hiện một tốp bốn chiếc phía trước ở cự li 8km.

 Biên đội xin phép đánh tốp phía trước. Sở Chỉ huy cho dùng tốc độ lớn vào công kích và nhắc công kích xong thoát li bên phải.

Ngay lúc đó, số 1 Lê Văn Kiền và số 2 Hoàng Tam Hùng tăng lực đuổi theo tốp máy bay địch phía trước. Số 1 bám chiếc máy bay phía trái đội hình địch, nhắc số 2 cảnh giới rồi lao về phía địch. Chưa kịp phóng tên lửa thì chiếc máy bay địch đột ngột chúi xuống, khiến máy bay của Lê Văn Kiền vọt qua trên lưng nó. Không kịp bám chiếc khác, số 1 lệnh cho số 2 vào công kích rồi vòng lại phía sau làm nhiệm vụ cảnh giới cho số 2.

Hoàng Tam Hùng vượt lên bám được một chiếc, đưa vào vòng ngắm. Quả tên lửa từ máy bay Hùng phóng ra nổ trúng mục tiêu. Chiếc máy bay địch bốc cháy rơi xuống.

Thấy đồng bọn bị tấn công, những tốp F-4 bay phía trái vòng quay lại, đông hơn nhiều. Biên đội Lê Văn Kiền và Hoàng Tam Hùng không còn bám sát nhau được nữa. Cả hai lao tới quần nhau với những chiếc F-4 trên bầu trời Phủ Lý.

 Hoàng Tam Hùng đã bám được một chiếc F-4. Lệnh từ Sở Chỉ huy cho thoát li về đầu sân bay Nội Bài hạ cánh nhưng Hùng đang mải bám theo chiếc F-4, đưa nó vào vòng ngắm. Hoàng Tam Hùng  ấn nút phóng quả tên lửa còn lại. Chiếc F-4 chững lại, rơi xuống kéo theo một quầng lửa. Hùng hô rất to: "Cháy rồi!". Nhưng đúng lúc đó một quả tên lửa địch từ chiếc F-4 bay phía sau đã nổ trúng máy bay Hùng. Anh không kịp nhảy dù nên đã anh dũng hi sinh, lúc 11 giờ 28 phút.

Như vậy, sau 8 phút từ lúc cất cánh, với hai quả tên lửa, phi công Hoàng Tam Hùng đã bắn rơi hai máy bay địch trong trận đánh cuối cùng của anh.
 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Haianh_od trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 07:36:24 am
theo mình biết phi đội ông còn bắn hạ một chiếc F-4D vào ngày 25/10/1967 quangcan có tư liệu nước ngoài về trận này không? Vì trong bảng thành tích của ông được ghi nhân bắn hạ 01 chiếc F-4D.
-----------------------------------------------
Từ quyển "Mig-17 và Mig-19 ở Việt Nam" có ghi nhận trận không chiến ngày 25 tháng 10 năm 1967:

... 25 октября на пе­рехват группы «Тандерчифов» ушла пара МиГ-17 из 923-го полка, в воздушном бою Нгуен Хаа Тао сбил один F-105D (американские данные победу не подтверждают)......

... 25 tháng 10, khi đánh chặn tốp "Thần Sâm", biên đội 2 Mig-17, Trung đoàn 923 đã cất cánh. Trong trận không chiến, phi công Nguyễn Hữu Tào đã bắn rơi 1 F-105D (các tài liệu của Mỹ không công nhận thành tích này)...

Bác xem lại xem cụ bắn rơi F-4D hay F-105D ạ?

Trong các TL bên mình ghi là F-4D và cả chú PCTK cũng bổ xung như vậy, chắc là lây nguồn từ tư liệu của QC PKKQ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 08:34:46 am
Jasmine à, như cháu từng trình bày ở đâu đó thì năm nay cháu mới học tới lớp 12 và rất yêu sử, nhưng cháu vào phố rùm nói chuyện kiểu rất ... ông cụ, tỏa mùi thoang thoảng rất ... khăm khẳm.

Chuyện các bác, các chú vào đây chia sẻ với đồng đội chuyện chiến đấu là rất đáng quý. Nếu bố cháu có những câu chuyện như vậy thì cháu nên động viên để bố tham gia trực tiếp vào phố rùm và đỡ mắc công thỉnh thoảng chế bài tào lao chen vào hồi ức của bác  Phicôngtiêmkích nghen cháu.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 11:14:29 am
Nhố nhăng! Cảnh cáo jasmine2011 lần cuối cùng, tái phạm treo nick tối thiểu 01 tháng!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: binhyen1960 trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 11:39:01 am
Nhố nhăng! Cảnh cáo jasmine2011 lần cuối cùng, tái phạm treo nick tối thiểu 01 tháng!

 Không phải là "nhố nhăng" mà là bố láo hết sức. >:(

 Gặp tớ "bắn hạ" luôn khỏi cần nhắc nhở mất thì giờ. >:(


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 12:18:54 pm
Trong các TL bên mình ghi là F-4D và cả chú PCTK cũng bổ xung như vậy, chắc là lây nguồn từ tư liệu của QC PKKQ?
Phần phụ lục thống kê trong sách em đang có thì năm 1967, tháng 10 ghi nhận một trận không chiến ngày 25. Tháng 11, ghi nhận các trận không chiến bắt đầu từ 19 tháng 11.

Trong nguồn Tổn thất của Mỹ trong không chiến tại Việt Nam: http://www.airwar.ru/history/locwar/vietnam/potusaf/potusaf.html

(http://i1302.photobucket.com/albums/ag123/Armata2013/bang_zps70cbdbde.jpg)

thì kết quả không chiến trong ngày 25 tháng 10 năm 1967 là cụ bắn rơi F-105.

Trong nguồn Ứng dụng chiến đấu của F-4 tại Việt Nam, năm 1967 chỉ có 1 đoạn nhỏ, không có thông tin chi tiết. Em sẽ đi tìm thêm :)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 03:30:52 pm
Trong các TL bên mình ghi là F-4D và cả chú PCTK cũng bổ xung như vậy, chắc là lây nguồn từ tư liệu của QC PKKQ?
Phần phụ lục thống kê trong sách em đang có thì năm 1967, tháng 10 ghi nhận một trận không chiến ngày 25. Tháng 11, ghi nhận các trận không chiến bắt đầu từ 19 tháng 11.

Trong nguồn Tổn thất của Mỹ trong không chiến tại Việt Nam: http://www.airwar.ru/history/locwar/vietnam/potusaf/potusaf.html - thì kết quả không chiến trong ngày 25 tháng 10 năm 1967 là cụ bắn rơi F-105.

Trong nguồn Ứng dụng chiến đấu của F-4 tại Việt Nam, năm 1967 chỉ có 1 đoạn nhỏ, không có thông tin chi tiết. Em sẽ đi tìm thêm :)

F105 là chính xác ạ!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 04:18:09 pm
Em có nghe nói về việc Cu Ba có cử một số chuyên gia, kỹ thuật viên và nhất là phi công giỏi (Etnetto) của họ sang giúp ta. Phải chăng là huấn luyện và truyền cho ta kinh nghiệm không quân đánh biển?

Bác Phicongtiemkich có biết về việc này không ạ!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: hatuyenha trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 06:03:31 pm
    Anh Phicongtiemkich@ thân , tôi vừa gặp anh trên TV , tôi thấy một người quen quen ,oai phong vì mặc quân phuc chỉnh tề có khác hôm gặp anh .
Mỗi khi có phim về 12 ngày đêm đánh B52 năm 1972 ấy lại nhớ đến những chuyện anh và tôi nói chuyện với nhau hôm trước . Lần nào xem cổ cũng nghẹn lại , nước mắt trực long lanh . Nhớ đến những ngày ác liệt ấy mặc dù trạm tôi không ai hy sinh, không ai bị thương mặc dù CTV đại đội đi giao ban đều được thông báo : đài BBC đưa tin Mỹ quyết tâm đánh bom vào trạm TT ở Láng ( chính là trạm A 10 của chúng tôi) về chỉ biết động viên không dám nói lại.
    Bom B52 không trúng trạm tôi nhưng đã hủy diệt làng Nhân chính cách chúng tôi khoảng gần km và cánh đồng làng Cót bị cày xới và trúng một số đơn vị trong đó bộ đội và cũng cách trạm tôi nửa km. Chúng tôi được sống càng quyết tâm khôi phúc đường dây các hướng để bảo đảm TTLL.
    Nghe lớp trẻ chỉ trích phim nói về cuộc chiến , mình thấy đau lòng, tất nhiên người làm phim có thể có sai sót nhưng hãy làm cái gì đó anh nhỉ ?
    Nhớ đến những ngày đó nhiều người khó tưởng nổi anh nhỉ ?
    Chúc anh chị và gia đình năm mới vui khỏe, an lành ,hạnh phúc và may mắn nhé.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quangcan trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 06:46:11 pm
Xin chào các đồng đội!
Cảm ơn đồng đội huyphongssi, altus và các đồng đội khác đã bổ sung thông tin giúp tôi. Tôi xin nói thêm về trận đánh của biên đội Ngô Văn Phú và Ngô Duy Thư bắn hạ phi công Kit-tinh-giơ - chuyên viên không chiến của Lấu Năm Góc và là một trong 10 phi công có giờ bay cao nhất nước Mỹ ( thời bấy giờ ). Anh Ngô Văn Phú đã bắn hạ chứ không phải là Ngô Duy Thư. Khi đi gặp Kit-tinh-giơ tại nhà tù của ta mà phi công Mỹ gọi là "Khách sạn Hin-tơn" để ông ta hiểu được ai đã bắn hạ được cao thủ bậc nhất của không quân Mỹ như thế nào, vì anh Ngô Văn Phú bận nên để anh Ngô Duy Thư đi. Ảnh chụp cảnh phi công ta làm động tác vào bắn thế nào cũng lấy ảnh của anh Ngô Duy Thư, do đó nhiều người lầm vì như vậy. Anh Ngô Văn Phú sau khi nghỉ hưu thì về quê nhà ở Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên.
Bác phicongtiemkich ơi, có phải ảnh này không ạ ;D

(http://i1051.photobucket.com/albums/s426/daibangdenarmata/44_zps71f4a51d.jpg)

Trận này bác Ngô Văn Phú (bay số 1) , bác Ngô Duy Thư (bay số 2); xuất phát từ Nội Bài lúc 14h26 và hướng về Hà Nội ở độ cao 500m. Bay được 2 phút, Bác Thư (số 2) phát hiện máy bay địch ở cự ly 5km nên xin vào công kích. SCH ra lệnh cho biên đội tăng lực, thả thùng dầu phụ,  lấy độ cao. Khi lên đến 7km, số 2 phát hiện 15 máy bay địch ở bên dưới, khoảng cách 15km nên lao vào công kích. Bác Thư ép nghiêng, vào đến cự ly 1,2km thì thấy rõ F105D thì bắn tên lửa làm cháy máy bay địch. Sau đó tiếp tục vòng phải, tách khỏi vòng vây cơ động tránh 4 F4 của địch bu bám; đồng thời cũng bám theo một tên F4 bay thứ ba. Tuy nhiên khoảng cách đã quá gần: 600m, góc ngắm lớn: 60 độ nên không thể bắn được; bác Thư phải vòng phải, thoát ly khỏi cuộc chiến và xuôi theo dòng Sông Đà về Nội Bài.

Trong khi đó, Bác Phú bay số 1, lại chuyển thành hỗ trợ và bảo vệ số 2 vào công kích. Khi bác Thư thoát ly thì Bác Phú vẫn tiếp tục cuộc chiến: đánh vào 4 chiến F4 khác bay bảo vệ cho F105D. Đến cự ly 1,5km bác Phú bắn liền 2 quả tên lửa và cũng hạ một F4. Tuy nhiên, bác Phú không kịp thoát ly, bị một F4 bắn tên lửa trúng và may mắn nhảy dù kịp.

Như vậy trong trận này cả hai bác đều bắn trúng F4; hiệu quả hoạt động của biên đội cao trong hoàn cảnh rất khó, địch tập trung nhiều tiêm kích đánh chặn, đón lõng tại các sân bay ta và bảo vệ cường kích hoạt động. Đội hình biên đội nhỏ, cơ động và chủ động linh hoạt xuất kích đón đánh đội hình lớn của không quân Mỹ .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 07:09:12 pm

Trong khi đó, Bác Phú bay số 1, lại chuyển thành hỗ trợ và bảo vệ số 2 vào công kích. Khi bác Thư thoát ly thì Bác Phú vẫn tiếp tục cuộc chiến: đánh vào 4 chiến F4 khác bay bảo vệ cho F105D. Đến cự ly 1,5km bác Phú bắn liền 2 quả tên lửa và cũng hạ một F4. Tuy nhiên, bác Phú không kịp thoát ly, bị một F4 bắn tên lửa trúng và may mắn nhảy dù kịp.

Bác Phú sau khi bắn rơi F-4D của Kittinger đã bị 3 cái F-4 còn lại trong tốp xúm vào "quây". Mig-21 của bác Phú không được ghi nhận vào thành tích riêng trong không chiến vì không xác định được tên lửa từ F-4 nào bắn trúng Mig.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vuthang21193 trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 10:35:34 pm
update hình ảnh mới nhất của bạn đồng khóa với bác phi công tiêm kích
Tiếp theo là vụ nóng hổi mấy ngày hôm nay
http://www.youtube.com/watch?v=Mmk8y2_HE8g
p/s : sao tay phi công mỹ không vào forum mình các bác nhỉ,mất công 40 năm mò kim đáy bể  ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 29 Tháng Mười Hai, 2012, 11:10:54 pm
   Mời các bác xem một bút kí-phóng sự,đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội .Viết về: "Những chuyện mới biết về phi công tiêm kích Việt nam-Những kì tích ít người được biết".
   
   http://www.vannghequandoi.vn/802/news-detail/405659/but-ky-phong-su/nhung-chuyen-moi-biet-ve-phi-cong-tiem-kich-viet-nam-%28ki-cuoi%29.html (http://www.vannghequandoi.vn/802/news-detail/405659/but-ky-phong-su/nhung-chuyen-moi-biet-ve-phi-cong-tiem-kich-viet-nam-%28ki-cuoi%29.html)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười Hai, 2012, 01:34:37 am
Theo tự sự của chính chủ trên trang http://www.scopesys.com/cgi-bin/bio2.cgi?bio=T068 thì Jack R.Trimble là phi công vũ khí (rank: 02, khi bị bắn rơi) và cùng cỡ tuổi bác Việt, bác Mỹ và bác phicôngtiêmkích, ông ta cũng nhập ngũ năm 1965. Kíp lái chiếc F-4E bị bác Việt bắn rơi cũng là kíp lái giỏi, đã bay khá nhiều phi vụ tại miền Bắc. Phi công chính Carl H. Jefcoat (đã mất do tai nạn trong một chuyến bay dân sự sau này) đã từng là HLV bay từ những năm 196x và khi bị bắn rơi ông ta là thiếu tá không lực Mỹ. Jack Trimble sang tham chiến ở Việt Nam tháng 3 năm 1972. Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1972, Jack đã bay 175 phi vụ chiến đấu trong đó có 82 phi vụ trên vùng trời miền Bắc. Jack sau này cũng trở thành phi công huấn luyện ở một căn cứ KQ bang Arizona. Kíp này vẫn còn may vì bị bắn rơi ở độ cao tương đối lớn. Kíp lái chiếc F-4E bị bác Dương Bá Kháng (biên đội Đỗ Văn Lanh-Dương Bá Kháng) bắn rơi trong cùng ngày 27 tháng 12 năm 1972 trước bác Việt một chút thì nhảy dù xuống vùng Hà Bắc gãy hết tay chân, bả vai, xương sườn vì bị bắn rơi ở độ cao thấp.

Cũng theo tự sự trên thì có lẽ cho đến khi vào ngồi Hilton Hanoi, kíp lái Jefcoat-Trimble vẫn chưa biết là bị Mig-21 bắn rơi. Việc tổ chức được cuộc gặp gỡ giữa các đối thủ cũ của nhau như vậy sau 40 năm thật tuyệt vời.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: chiangshan trong 30 Tháng Mười Hai, 2012, 06:48:11 pm
Chú PCTK cho cháu hỏi. Theo phía Mỹ thì trong đợt 12 ngày đêm có nhiều lần họ thấy MiG xuất hiện ở cùng độ cao với B52 nhưng chỉ bám theo chứ không công kích, và họ phán đoán là do radar bị gây nhiễu nặng nên ta cho MiG bay như vậy để giúp tên lửa định vị B52. Theo chú điều này có cơ sở không ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 01 Tháng Giêng, 2013, 05:32:28 pm
Nhân dịp đầu xuân năm mới 2013 xin chúc các đồng đội cùng toàn thể gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang thịnh vượng!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: binhyen1960 trong 01 Tháng Giêng, 2013, 09:24:49 pm
update hình ảnh mới nhất của bạn đồng khóa với bác phi công tiêm kích
Đầu tiên là bác Mỹ
p/s : 3:17 Nguyễn Thành Trung á,tài cán chó gì thằng ấy  8)
Bác Mỹ mạnh mồm quá  ;D

 Thường chẳng ai nhận xét về đồng đội mình như vậy cả, kể cả khi nói chuyện với những đồng môn của mình trong tình thân bạn hữu về ai đó. Câu nói trong Clip đoạn 3'17" làm người xem nhận xét khác đi rất nhiều.

 Nguyễn Văn Trỗi chỉ có 3 phút làm lên được lịch sử khiến cả Thế giới đều biết đến tên anh. Tổng thống Dương Văn Minh của VNCH cả đời đi sai đường, nhưng về cuối đời thì có một quyết định đúng khiến cả dân tộc VN ta luôn phải nhớ tới và cả mang ơn ông. Vậy thì Nguyễn Thành Trung, một con người của lịch sử ở giờ phút cần thiết nhất ấy, không đáng để đồng đội ngưỡng mộ và thán phục tài năng, đức hạnh của ông ấy hay sao?

 Tôi không muốn nhận xét về thế hệ lính đàn anh ở cuộc chiến tranh đó. Nhưng quả thật là buộc phải nói.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 01 Tháng Giêng, 2013, 10:43:01 pm

 Thường chẳng ai nhận xét về đồng đội mình như vậy cả, kể cả khi nói chuyện với những đồng môn của mình trong tình thân bạn hữu về ai đó. Câu nói trong Clip đoạn 3'17" làm người xem nhận xét khác đi rất nhiều.


     Tôi cũng thấy "sạn" như binhyen1960 nói.

     Thực ra bác Mỹ nói chuyện có vẻ chơi chơi chứ không hẳn là một buổi phỏng vấn nghiêm túc. Hơn nữa, có vẻ bác Mỹ cũng không biết Nguyễn Thành Trung là ai. Đâu có phải Nguyễn Thành Trung thấy Việt Nam Cộng Hòa sắp thua mà trở cờ.

     Được biết cha Nguyễn Thành Trung là ông Đinh Tư Dậu, đang giữ chức quyền bí thư huyện ủy Châu Thành Bến Tre thì bị chính quyền VNCH giết (2/3/1963). Anh Trung tên thật là Đinh Khắc Chung bấy giờ đang được Ban Binh Vận T2 Khu 8 gây dựng. Anh phải cải tên và có một lý lịch hoàn toàn mới. Năm 1965, anh được Ban đưa lên Sài Gòn học khoa Toán Lý Hóa trường Đại Học Khoa Học. Sau đó anh được Ban Binh Vận chỉ đạo cho thi tuyển vào Không Lực VNCH và đã trúng tuyển. Sau đó, ngày 31/5/1969 anh được kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam. Sau hơn một năm huấn luyện ở Nha Trang, vào năm 1969 Nguyễn Thành Trung được đưa đi đào tạo phi công ở các căn cứ Hoa Kỳ tại các bang bang Texas, Louisiana và Mississippi. Anh học rất giỏi và được xếp thứ 2 trong tổng số 500 học viên của khóa.

     Đến năm 1972 anh Trung về nước, đóng quân tại căn cứ không quân Biên Hòa, biên chế trực thuộc sư đoàn 3 không quân, phi đoàn 540 Thần Hổ.

     Sau này, anh Trung lại là người Việt Nam đầu tiên lái máy bay Boeing 767 và 777.

     Cũng có một thời gian, không biết có đúng không ?! Anh không được tuyệt đối tin tưởng cho lắm vì có thời gian dài ở Mỹ ?!

     Mặt khác để chứng minh sự trong sạch và lòng trung thành của mình, Nguyễn Thành Trung tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời giữ liên lạc với những người đã kết nạp Đảng, phân công nhiệm vụ tình báo cho cán bộ cách mạng như là các ông Võ Văn Kiệt (Bí thư Thành Ủy, sau này là Thủ tướng), Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Võ Danh, Bí thư Quận ủy Nguyễn Hữu Chí (tức Tư Chí)... để làm chứng cho ông. Cuối cùng Nguyễn Thành Trung cũng được minh oan và những đóng góp to lớn của anh đã được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 20 tháng 1 năm 1994.

     Sau đó anh là Phó Tổng Giám đốc Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), cơ trưởng, giáo viên của loại máy bay Boeing 777 và là phi công dày dạn kinh nghiệm nhất của Việt Nam với hơn 35 năm kinh nghiệm và hơn 22000 giờ bay.
 

     Thiết nghĩ, bác vuthang21193 khi đưa clip lên nên thận trọng hơn. Đây không phải là chỗ để phê bình bác Mỹ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: t2ncdn trong 01 Tháng Giêng, 2013, 11:33:41 pm
Theo như tôi nghe lại bác Mỹ có phản đối chuyện người nói trước đó về việc Nguyễn Thành Trung là người được cài cắm. Bác Mỹ nói "cài cắn chó gì" chứ không phải là "tài cán chó gì". Và vì lý do gì đó bác Mỹ vẫn cho NTT là phi công VNCH sớm đầu hàng chứ không phải là người của Bắc Việt Nam cài trong hàng ngũ Quân lực VNCH


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Giêng, 2013, 11:41:41 pm
1. Xóa clip đầu tiên trong post số #570. Lý do: có các link kèm theo không phù hợp.

2. Yêu cầu các thành viên dừng thảo luận lạc đề!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: VietPo`Lut´ trong 02 Tháng Giêng, 2013, 09:26:05 am
Đầu năm mới cháu kính chúc toàn thể các chú, các bác CCB và các thành viên khác trong diễn đàn 1 năm mới an khang, thịnh vượng, luôn dồi dào sức khỏe và chắc tay phím để kể chuyện chiến đấu cho lớp con cháu chúng cháu nghe và hiểu rõ thêm về 1 thời gian khó nhưng rất đỗi hào hùng của lớp cha, anh đi trước.

Chú PCTK ơi! chú cho cháu hỏi là trong không chiến thì sau khi mình bắn hạ được máy bay địch xong rồi mình thoát ly chiến đấu về hạ cánh. Vậy thì những thằng F4 khác đang quây mình nó không nhìn thấy mình thoát ly hay sao mà mình lại có thể thoát ly về được ạ. Thường là mình giảm độ cao rồi bay bám theo địa hình quen thuộc về sân bay. Những thằng F4 kia nó đang săn theo mình thì nó nhìn thấy mình quá rõ rồi. Vì cháu thấy phần lớn trong các cuộc không chiến mình đều thoát ly được sau khi bắn tên lửa. Trừ khi không kịp cơ động thì mới bị bọn F4 bắn như trong 1 số bài viết ở mấy trang trước. Lúc đọc các bài về không chiến thì cháu thấy (theo cháu cảm nhận thôi nhé) hình như bọn Mỹ nó dùng 1 máy bay bay trước làm mồi nhử để mình ổn định độ cao, lấy tầm hướng ngắm bắn cho thằng bay phía sau bắn hạ mình. Cháu thấy nhiều trường hợp phi công mình bắn hạ đối thủ xong thì mới bị bọn nó bắn cháy khi chưa kịp cơ động. Vậy 1 số trường hợp mình bắn xong mà vẫn thoát ly được trước hàng chục cặp mắt của bọn F4 lão luyện là điều cháu thắc mắc. Do bọn nó quan sát mình bằng mắt hay theo mình bằng ra đa trên máy bay hả chú. 1 lần nữa cháu kính chúc chú và gia đình mạnh khỏe và luôn vững tay phím như ngày xưa chắc cần lái bắn máy bay Mỹ ạ :)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 02 Tháng Giêng, 2013, 11:37:36 am
Việc máy bay tiêm kích địch truy kích máy bay ta thoát li hay phục kích máy bay ta ở đầu loa sân bay trận nào cũng có. Tuy nhiên, ta thoát được là tập hợp của nhiều yếu tố: chiến thuật tiếp cận công kích bất ngờ rồi rút ngay kiểu du kích, tích lũy tốc độ khi vào công kích rồi lật xuống hạ độ cao bất ngờ, bố trí nhiều sân bay chính và dự bị phục vụ hạ cánh, hiệp đồng với phòng không, trạm quan sát mắt và ra đa để cảnh giới và bọc hậu đường rút, hiệp đồng với máy bay tiêm kích bay nghi binh hoặc bảo vệ trần sân bay và cuối cùng là sự thông minh, mưu trí và thông thuộc địa hình của phi công.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: VietPo`Lut´ trong 03 Tháng Giêng, 2013, 05:13:37 am
Cám ơn đồng chí phóng sịt nhé. Năm mới chúc đồng chí và gia đình luôn an khang hạnh phúc và hiệp đồng không chiến với chú PCTK hiệu quả hơn nữa nhé


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: bankerbg trong 03 Tháng Giêng, 2013, 10:23:50 am
Mấy tuần  trước cháu được xem phóng sự của VTV1 nói về các phi công tiêm kích người Nam Bộ chiến đấu góp phần bảo vệ vùng trời Miền Bắc, cháu thực sự  ngưỡng mộ và xúc động quá khi được tận mắt chứng kiến cuộc sống hiện nay của các phi công huyền thoại : Lâm văn Lích, Nguyễn văn Bảy. Nếu không được giới thiệu trước chắc chắn không ai có thể dám nghĩ cái ông lão nông dân miệt vườn thứ thiệt, người thì mảnh khảnh đầu quấn khăn rằn đang chống xuồng đi chăn vịt, đào ao nuôi cá kia lại là phi công AHLLVTND Nguyễn Văn Bảy, người chỉ bay loại tiêm kích MIC 17 cổ lỗ mà đã hạ gục 7 máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ. Chỉ có dân tộc Việt Nam ta mới có được những anh hùng vừa làm nên những huyền thoại mà lại vừa giản dị đời thường như thế. Chúng cháu tự hào về  thế hệ các chú các bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: dang_cap_pro trong 03 Tháng Giêng, 2013, 10:35:41 pm

Không biết bác tiemkich nhà mình có còn giữ được phoọt người như ông Bảy này không nhỉ?
(http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/caominh/2011_09_04/209_20_anh-hung-Nguyen-Van-Bay3.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: saovang1 trong 05 Tháng Giêng, 2013, 08:37:22 pm
  Thưa bác phicongtiemkich,cháu thấy trong phim Hà Nội 12 ngày đêm có đoạn máy bay ta xuất kích từ sân bay dã chiến không có đèn sân bay,đồng bào dân tộc đã cầm đuốc đứng 2 bên đường băng để làm đèn cho phi công cất cánh.cháu nghe nói là động cơ phản lực máy rất mạnh đứng gần thì có thể bị thổi bay ra.Vậy thực tế ta đã phải sử dụng cách này lần nào chưa ạ và việc di chuyển sân bay liên tục như vậy thì làm sao để đảm bảo hậu cần kĩ thuật đầy đủ để máy bay có thể xuất kích ạ


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 05 Tháng Giêng, 2013, 08:51:23 pm
  Thưa bác phicongtiemkich,cháu thấy trong phim Hà Nội 12 ngày đêm có đoạn máy bay ta xuất kích từ sân bay dã chiến không có đèn sân bay,đồng bào dân tộc đã cầm đuốc đứng 2 bên đường băng để làm đèn cho phi công cất cánh.cháu nghe nói là động cơ phản lực máy rất mạnh đứng gần thì có thể bị thổi bay ra.Vậy thực tế ta đã phải sử dụng cách này lần nào chưa ạ và việc di chuyển sân bay liên tục như vậy thì làm sao để đảm bảo hậu cần kĩ thuật đầy đủ để máy bay có thể xuất kích ạ
Đây nè:
http://m.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/604677/Ky-2-Tu-noi-nay-Vu-Xuan-Thieu-da-vut-len.html

Sân bay Thạch Quảng có lẽ có hệ thống đèn chính quy hàng không quân sự. Nhưng hệ thống đèn ấy trước đó đã bị đánh hỏng.

Quân ta đã sáng tạo dùng các ống thép cắt ra từ đường ống dẫn dầu, đặt hai bên đường băng, lấy giẻ tẩm dầu nhét trong các ống thép ấy đốt lên làm mốc cho Mig của Vũ Xuân Thiều cất cánh!


Chi tiết đó "hình tượng hóa" hay "lãng mạn hóa" cho chiến tranh nhân dân thôi. :)
Phim "Hà Nội 12 ngày đêm" thì bạn xuống Box xem phim bãi ý, có nhắc đến phim đó rồi ;)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Haianh_od trong 06 Tháng Giêng, 2013, 12:51:13 am
Chú PCTK ơi! Trong sách Không quân tiêm kích của Đại tá Lê Hải có đoạn: Thầy Tài quê ở Quảng Nam, về nước chiến đấu vào đầu năm 1966. Thầy đã bắn rơi hai chiếc F-4 và đã hi sinh trong trận không chiến trên bầu trời Hà Bắc. Là một chiến sĩ tham gia đánh thực dân Pháp, trình độ văn hóa lúc đầu còn hạn chế, nhưng thầy đã miệt mài học tập, rèn luyện, trở thành phi công, thành giáo viên. Thầy luôn trân trọng học trò. Thầy hi sinh khi chưa lập gia đình. Năm ấy, thầy đã hơn 30 tuổi. Cháu thấy chú Quỳ nói trong không quân thời đó có chú ấy, chú Phạm Ngọc Lan và ba cháu là người Quảng Nam thôi. Chú có thông tin về thầy Tài không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2013, 04:23:12 am
Bác xem có giúp được gì không?

Theo Lịch sử dẫn đường không quân

Ngày 28 tháng 4 năm 1967, có khả năng địch cảm thấy Không quân ta đánh ở vòng cùng phía tây và phía nam Hà Nội không thực sự nguy hiểm lắm nên chúng lại kéo vào. QC cho Mig-17 tiếp tục đánh. 14 giờ 25 phút, biên đội: Mai Đức Toại, Lê Hải, Lưu Huy Chao và Hoàng Văn Kỷ cất cánh từ sân bay Gia Lâm, vào khu chiến ở Chương Mỹ. Cùng lúc đó, biên đội: Dương Trung Tân, Nguyễn Hữu Điệt, Phạm Thanh Tài và Nguyễn Văn Thọ đã cất cánh từ sân bay Hòa Lạc, vào khu chiến tại Ba Vì. Các trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngự tại sở chỉ huy Binh chủng dẫn chính và Bùi Hữu Hành, Hà Đăng Khoa tại sở chỉ huy Gia Lâm dẫn bổ trợ. Rất ngẫu nhiên, cả hai biên đội đều cất cánh lúc 14 giờ 25 phút, đều được dẫn vào tiếp địch góc 120 độ và phi công đều phát hiện F-105 ở cự ly 8km. Các phi công Lê Hải và Phạm Thanh Tài, mỗi người bắn rơi 1 F-105. Ta về hạ cánh tại các sân bay đã cất cánh. Mig-17 lập chiến công với cách đánh đồng thời.

……
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,5477.msg316254.html#msg316254

Buổi chiều cùng ngày 19 tháng 5 năm 1967, địch sử dụng lực lượng lớn hơn vào đánh Hà Nội. 14 giờ 24 phút, biên đội: Trần Minh Phương-số 1, Nguyễn Văn Thọ-số 2, Dương Trung Tân-số 3 và Nguyễn Văn Phi-số 4 cất cánh từ Gia Lâm và 2 phút sau, đôi bay: Phạm Thanh Tài và Nguyễn Hữu Điệt cũng được lệnh cất cánh. Tất cả vòng xuống Văn Điển, lên độ cao 1.000m, giữ tốc độ 750km/h, sở chỉ huy Binh chủng cho vào đánh tại khu chiến Thanh Oai-Quốc Oai. Với góc vào tiếp địch 120 độ, biên đội đi trước báo cáo phát hiện đội hình lớn hỗn hợp cả F-4, F-8 và A-4, cự ly 6km. Đôi bay phía sau sẵn sàng vào trận. Không chiến quyết liệt giữa ta và địch trong 7 phút. Số 1 và số 4 của biên đội vào đánh trước bị trúng tên lửa địch, hy sinh. Các phi công Phạm Thanh Tài và Nguyễn Hữu Điệt, mỗi người bắn rơi 1 F-4, nhưng sau đó số 1 của đôi bay đánh sau cũng hy sinh, còn số 2 phải nhảy dù. Ta cản phá được một mũi rất nguy hiểm của địch đánh vào Hà Nội, nhưng MIG-17 đã bị tổn thất quá nặng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Haianh_od trong 06 Tháng Giêng, 2013, 05:41:03 am
Bác xem có giúp được gì không?

Theo Lịch sử dẫn đường không quân

Ngày 28 tháng 4 năm 1967, có khả năng địch cảm thấy Không quân ta đánh ở vòng cùng phía tây và phía nam Hà Nội không thực sự nguy hiểm lắm nên chúng lại kéo vào. QC cho Mig-17 tiếp tục đánh. 14 giờ 25 phút, biên đội: Mai Đức Toại, Lê Hải, Lưu Huy Chao và Hoàng Văn Kỷ cất cánh từ sân bay Gia Lâm, vào khu chiến ở Chương Mỹ. Cùng lúc đó, biên đội: Dương Trung Tân, Nguyễn Hữu Điệt, Phạm Thanh Tài và Nguyễn Văn Thọ đã cất cánh từ sân bay Hòa Lạc, vào khu chiến tại Ba Vì. Các trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngự tại sở chỉ huy Binh chủng dẫn chính và Bùi Hữu Hành, Hà Đăng Khoa tại sở chỉ huy Gia Lâm dẫn bổ trợ. Rất ngẫu nhiên, cả hai biên đội đều cất cánh lúc 14 giờ 25 phút, đều được dẫn vào tiếp địch góc 120 độ và phi công đều phát hiện F-105 ở cự ly 8km. Các phi công Lê Hải và Phạm Thanh Tài, mỗi người bắn rơi 1 F-105. Ta về hạ cánh tại các sân bay đã cất cánh. Mig-17 lập chiến công với cách đánh đồng thời.

……
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,5477.msg316254.html#msg316254

Buổi chiều cùng ngày 19 tháng 5 năm 1967, địch sử dụng lực lượng lớn hơn vào đánh Hà Nội. 14 giờ 24 phút, biên đội: Trần Minh Phương-số 1, Nguyễn Văn Thọ-số 2, Dương Trung Tân-số 3 và Nguyễn Văn Phi-số 4 cất cánh từ Gia Lâm và 2 phút sau, đôi bay: Phạm Thanh Tài và Nguyễn Hữu Điệt cũng được lệnh cất cánh. Tất cả vòng xuống Văn Điển, lên độ cao 1.000m, giữ tốc độ 750km/h, sở chỉ huy Binh chủng cho vào đánh tại khu chiến Thanh Oai-Quốc Oai (Bản can trận đánh). Với góc vào tiếp địch 120 độ, biên đội đi trước báo cáo phát hiện đội hình lớn hỗn hợp cả F-4, F-8 và A-4, cự ly 6km. Đôi bay phía sau sẵn sàng vào trận. Không chiến quyết liệt giữa ta và địch trong 7 phút. Số 1 và số 4 của biên đội vào đánh trước bị trúng tên lửa địch, hy sinh. Các phi công Phạm Thanh Tài và Nguyễn Hữu Điệt, mỗi người bắn rơi 1 F-4, nhưng sau đó số 1 của đôi bay đánh sau cũng hy sinh, còn số 2 phải nhảy dù. Ta cản phá được một mũi rất nguy hiểm của địch đánh vào Hà Nội, nhưng MIG-17 đã bị tổn thất quá nặng.
Không biết có đúng không vì thầy Tài trong KQTK của đại tá Lê Hải hi sinh trong trận không chiến ở Hà bắc còn phi công Phạm Thanh Tài hi sinh tại khu vực Thanh oai-Quốc oai?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 06 Tháng Giêng, 2013, 06:12:14 am
Không biết có đúng không vì thầy Tài trong KQTK của đại tá Lê Hải hi sinh trong trận không chiến ở Hà bắc còn phi công Phạm Thanh Tài hi sinh tại khu vực Thanh oai-Quốc oai?
Bác cho thông tin cụ thể hơn được không? Ví dụ họ tên đầy đủ của cụ Tài, đơn vị cụ công tác, thời gian các trận không chiến cụ bắn rơi máy bay địch, thời gian trận không chiến cụ hy sinh? Nhất là thông tin đơn vị bác ạ, như thế dễ khoanh vùng tìm hơn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Haianh_od trong 06 Tháng Giêng, 2013, 07:10:09 am
Không biết có đúng không vì thầy Tài trong KQTK của đại tá Lê Hải hi sinh trong trận không chiến ở Hà bắc còn phi công Phạm Thanh Tài hi sinh tại khu vực Thanh oai-Quốc oai?
Bác cho thông tin cụ thể hơn được không? Ví dụ họ tên đầy đủ của cụ Tài, đơn vị cụ công tác, thời gian các trận không chiến cụ bắn rơi máy bay địch, thời gian trận không chiến cụ hy sinh? Nhất là thông tin đơn vị bác ạ, như thế dễ khoanh vùng tìm hơn.
Thực ra thì mình đang băn khoăn là thầy Tài trong KQTK của đại tá Lê Hải có phải là ba mình Nguyễn Hữu Tào không? Vì ba mình cũng có biography như vậy ngoại trừ việc đã có vợ con và thành tích chiến đấu. Việc này chắc chỉ có đại tá Lê Hải rõ vì thế mình mới nhờ chú PCTK. Trong danh sách các LS phi công, chú Phạm Thanh Tài khi hi sinh tuổi đời là 29.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: phaphai trong 07 Tháng Giêng, 2013, 08:14:12 pm
Chào bác Phicongtiemkich!
Chắc mấy hôm nay bận bác chưa quay trở lại diễn đàn.
Từ bé em đã đọc quyển truyện tranh đầu tiên về không quân nhân dân Việt Nam (về bác Nguyễn Văn Bảy) và luôn có ước mơ sau này lớn được bay trên bầu trời. Đi sơ tán trường em học lớp cũng bị máy bay bắn cháy, nóc hầm tụi em tróc hết một thầy giáo mới cưới vợ chết. Nhưng nếu mẹ không ở nhà khi máy bay Mỹ đến thì tụi em leo lên cây xem pháo bắn, nhiều hôm còn được xem các bác bắn nhau với máy bay Mỹ, nghe tiếng súng ục ục trên đâu. Có hôm thấy bom bi em chỉ kịp nhảy xuống hầm thì thấy cỏ trên mép rung rinh do bi bắn sượt vào!
Năm 1971 khi đang học lớp 9 em đã tưởng ước mơ thành sự thật khi QC về trường khám tuyển và cả trường có mỗi em lọt qua. Nhưng chắc do mạch em không bình thường (rất chậm) nên cũng bị loại. Bác viết rất hay, chắc ngày xưa bác hỏi giỏi văn lắm (môn này em lại rất dốt)! Em bỏ mấy ngày đọc hết topic này của bác. Ngay từ những đoạn đầu về cảm xúc của các bác khi đi tầu vượt qua Si Bê Ry, rồi những phần sau về các cuộc chiến đấu của các bác trên bầu trời. Em cũng có thời gian gặp bác Phạm Tuân ở Đại họi liên hơn thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ 11. Dù sau này em cũng trở thành đồng đội của bác tham gia bảo vệ biên giới khu vực Vị Xuyên những năm 83-85 nhưng khó có thể so sánh với sự hy sinh của các bác. Dưới đất tụi em có hầm, có ngách đá, khe suối, nhưng trên trời thì các bác chẳng có gì để che, để nấp...!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 08 Tháng Giêng, 2013, 10:59:34 am
 Xin chào các đồng đội nhân dịp năm mới 2013 ! Đúng là giai đoạn vừa rồi tôi hơi sao lãng việc liên lạc với các đồng đội bởi tôi còn phải mải miết gặp gỡ các bậc đàn anh ở trong Nam. Tôi sẽ kể chuyện sau, nhưng bây giờ phải hàn huyên với các đồng đội về một số thắc mắc của các đồng đội đã.
 Ở các sân bay dã chiến, để chuẩn bị cho những chuyến xuất kích ban đêm, thường thì có những xe "dạ hàng" ( là những xe chở các đèn rải theo dọc đường lăn và đường băng ) lo việc này nhằm giúp cho các phi công bay đêm xác định rõ giới hạn đường lăn, đường băng. Đồng thời, để giúp cho các phi công về hạ cánh thì có bố trí thêm các đèn chiếu ( thường là 3 chiếc )đặt ở cuối đường băng giúp cho phi công xác định độ cao kéo bằng và tiếp đất cho chuẩn. Tuy vậy, một số chuyến xuất kích và một vài sân bay ( kể cả sân bay Kép hiện nay ) không có đủ các phương tiên j thì ta đã có sáng kiến là dùng các đuôi bom của Mỹ cắm xuống đất ở các cự li nhất định, đổ cát vào hoặc nhét giẻ vào đó rồi đổ dầu thải ( loại dầu trên máy bay không sử dụng được cho bay ) vào, khi máy bay cất hạ cánh thì đốt lên thay hệ thống đèn dạ hàng. Máy bay cất cánh hoặc hạ cánh xong thì lại dập tắt đi để bảo đảm bí mật. Trong đoạn phim của 12 ngày đêm, hình ảnh đồng bào đốt đuốc đứng hai bên đường băng cũng là hình tượng nhân cách hóa của nghệ thuật nhưng cũng là biểu hiện sự gắn bó, giúp đỡ, chăm lo của nhân dân đối với lực lượng không quân. Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, mà hi sinh mà !
 Trong các trận không chiến, sau khi công kích hoặc không thể công kích được mà cần thoát li thì phi công có những động tác dứt khoát để thoát ra khỏi trận chiến như kéo vút lên cao, vòng gấp và giảm độ cao ...v. v. Địch không thể bám theo được vì đấy là những động tác đột ngột, bất ngờ đối với chúng, chúng không kịp trở tay thì ta đã ở xa rồi, chúng đuổi theo thì sợ có thể rơi vào "bẫy" của ta nên cũng bỏ ý định đuổi theo luôn. Thực ra, trong suốt giai đoạn chiến tranh cũng không có ít lần bọn địch lẵng nhẵng đuổi theo ta nhưng bị pháo phòng không bắn rát quá nên chúng phải bỏ chạy.
 Chuyện về cá nhân thày Tài thì haianh có thể hỏi thêm bác Lâm Văn Lích. Địa chỉ của bác Lích, tôi đã gửi mail cho haianh rồi đấy.
 Mấy ngày qua, tôi vào Nam để gặp các anh hùng Lê Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Bảy. Mấy anh em tôi đã đi Sa-Đéc đến tận chòi canh lúa của anh Bảy "cồ" ( anh Nguyễn Văn Bảy ) thăm anh và ngồi nhậu với anh. Anh là người rất "có duyên" với con số 7. Này nhá, anh sinh năm 1937, là người con thứ 7 trong gia đình, tham gia cách mạng lúc 17 tuổi, học 7 ngày lên 7 lớp, bay MiG-17, bắn rơi 7 máy bay Mỹ ... Khi rượu "tây tây" rồi, anh vuốt râu, cười khoái chí nói : "Sang năm mà tao chết được thì tao sẽ có thêm 2 con 7 nữa vì lúc đó là tao 77 tuổi !". Tôi cũng cười và nói rằng : "Vậy con đường vào nhà anh phải mở rộng ra 7 mét để anh có thêm 1 con 7 nữa và còn lấy chỗ cho xe tang đi vì đường bây giờ hẹp quá !". Anh lại nói : "Ờ, tao mà chết ở quê thì đám ma của tao to ghê đó nghe !". Tôi nghĩ bụng, năm 77 chắc anh chưa chết được đâu, phải 97 hoặc 107 gì đó cơ. Anh còn cường tráng lắm và uống vẫn "dô" lắm. Khi về, anh bắt chúng tôi đi dọc bờ ao của anh, anh chặt cho bao nhiêu là mít, bắt phải đem ra Bắc để khoe. Mà quả thật, mít ngon thật ! Múi mít có màu đỏ, tôi chưa thấy có loại ấy ở đâu cả, rất ngọt và thơm. Ông "thông gia" của tôi ( cũng là một phi công MiG-21 ) đã đem hạt về nhà ươm nhân giống. Hy vọng khi anh Bảy "cồ" ra Bắc chơi, bọn tôi sẽ lại đãi anh món mít nhân giống từ quê Sa-Đéc của anh !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Haianh_od trong 08 Tháng Giêng, 2013, 02:07:18 pm
Chú PCTK ơi, chờ tin chú hoài bữa nay mới thấy mà mừng quá. Cháu vẫn chưa nhận được E-mail của chú về địa chỉ bác Lâm Văn Lích, chú gửi lại cho cháu nhé haianh2007@gmail.com. Có thể hôm trước cháu điền thiếu 2 số nên chú gửi về địa chỉ khác mất rồi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Haianh_od trong 08 Tháng Giêng, 2013, 08:06:24 pm
 Chuyện về cá nhân thày Tài thì haianh có thể hỏi thêm bác Lâm Văn Lích. Địa chỉ của bác Lích, tôi đã gửi mail cho haianh rồi đấy.
 

Gửi chú PCTK! Vừa rồi về VN cháu có chụp lại mấy tấm hình của ba cháu cũ, lâu rồi cũng bị thất lạc nhiều. Cháu post lên đây hình có bác Lích, ba cháu ngồi ngoài bên trái. Chú xem có những ai cùng trong hình và chú có địa chỉ thì gửi mail cho cháu với nhé. Chú có ở HN không? Hoặc có thể cho cháu địa chỉ để khi nào về cháu liên hệ gặp chú nghe kể chuyện về phi công ta một chút.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: kienkd trong 09 Tháng Giêng, 2013, 12:56:42 pm
Các bác phi công có nhận ra đây là chỗ nào không? Đây là ảnh chụp sân bay Anh Sơn hiện tại


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 10 Tháng Giêng, 2013, 10:50:17 am
 Thật khó nhận ra những sân bay dã chiến trong chiến tranh sau từng ấy năm đã ngừng tiếng súng. Vừa rồi tôi có dịp ghé thăm lại các sân bay như Yên Bái, Sao Vàng ( Thọ Xuân - Thanh Hóa ) ... mà cũng đã thấy đổi khác đi nhiều. Năm tháng qua đi, tuổi tác ngày càng cao hơn, có lúc nhớ nhớ, quên quên, song những gì là tình cảm mình đã gửi lại thì vẫn nguyên như thưở ban đầu. Những dịp được ngồi với nhau, hoặc được hàn huyên với các đồng đội trên trang này là lại thấy những trận chiến qua như những thước phim được tua ngược lại... Những trận không chiến, những giây phút căng thẳng trong chiến trận, những hi sinh mất mát, những buồn đau, những chiến thắng, những niềm hân hoan ... của một thời lại ùa về. Vào một chiều cuối năm, khi nhìn thấy còn tờ lịch cuối cùng của năm cũ, tôi đã viết "Tản mạn chiều cuối năm" như sau :
   Trời se lạnh, mong manh vài sợi nắng
   Chợt nhận ra còn tờ lịch cuối cùng
   Ngày tháng cũ nhạt nhòa, hoang vắng
   Tôi lạc chìm trong cõi mông lung.

   Tuổi thơ ngỡ vùi trong dĩ vãng
   Chiều cuối năm sao náo động hiện về
   Đường trước mặt sương mù lãng đãng
   Thưở cơ hàn nhớ đến tái tê

   Đến đầu người cũng tóc xanh tóc trắng
   Trách làm chi sao đen bạc nỗi đời
   Tháng năm đi diễn mấy trò dâu bể
   Những thời trang bi hí kịch khóc cười

   Một năm dầy, đến nay càng mỏng mãi
   Tháng Chạp mòn, xao xác lá vàng rơi
   Bến sông vắng bừng lên màu hoa cải
   Câu thơ vừa buông, đã thấy cũ rồi !

 Một năm cũ qua đi đầy ắp những sự kiện và tôi như vừa thoát ra khỏi cuộc không chiến để rồi tiếp tục chờ đón những cuộc xuất kích mới. Nhân nói đến việc thoát li khỏi không chiến, tôi lại nhớ đến việc phải trả lời về cách thoát li để các đồng đội hiểu thêm. Thời cơ thoát li khỏi không chiến là phi công phải tính cho kỹ và các động tác phải dứt khoát, bất ngờ, bởi bọn địch đông hơn ta rất nhiều, chúng có thể vẫn bám đuổi. Trong không chiến, có lúc bọn địch giả vờ thoát li một cách "ngô nghê" như vượt lên trước với độ vòng nhỏ chẳng hạn, ta cứ nghĩ đấy là động tác sai lầm của chúng mà đuổi theo thì lập tức có thằng bám ngay sau ta và tấn công luôn. Khi nói chuyện với Anh hùng Lê Hải - một phi công MiG-17 kỳ cựu trong các trận không chiến với máy bay Mỹ, anh ấy có nói : phải rất cảnh giác với "ba cái thằng" bỗng đâu vượt lên trước mình với tốc độ không lớn lắm, lại vòng ở vòng ngoài, dáng vẻ "lờ đờ". Ấy là bọn nhử mồi đấy, phải rất cảnh giác mới được không có là nắc mưu chúng liền.
 Thực ra, với MiG-21, khi đã có tốc độ và kéo vút để thoát li thì bọn F-4 không thể theo kịp nên chúng cũng đành phải bỏ cuộc. Còn trong quá trình chúng đi bảo vệ B-52 hoặc bảo vệ cho các tốp cường kích thì kiểu gì chúng cũng phải bám đuổi ta, cố đưa lực lượng tiêm kích của ta vào giao chiến với chúng để bọn kia rảnh tay làm nhiệm vụ. Thực ra, nhiều lúc chúng cũng không phát hiện được máy bay ta vì hầu hêt chúng tôi được dẫn dắt từ phía mặt trời lại, bọn địch nhìn ngược phía mặt trời nên sẽ bị lóa mắt. Thường chúng tôi phát hiện bọn chúng sớm hơn, phần vì ở vị trí có lợi, phần vì chúng đông, phần vì máy bay chúng to hơn máy bay ta nhiều nên khá nhiều trận, chúng tôi luôn ở thế có lợi để chiếm vị công kích. Có trận, máy bay ta công kích, bắn cháy máy bay địch rồi, đến lúc thoát li bọn địch mới "giật mình", đội hình của chúng mới nhốn nháo, hỗn loạn lên.
     


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: VietPo`Lut´ trong 10 Tháng Giêng, 2013, 01:21:07 pm
Chú PCTK ơi! Chú có thể kể lại trận nào mà theo chú là khó khăn mà vẫn hạ được máy bay Mỹ không ạ?
Trong những năm sau này sau khi ra khỏi QC chú có lần nào bay lên trời nữa không ạ (Ở vị trí lái phụ chẳng hạn) hay là chú có bay cùng (bay thử) Su 27/30 mới của ta chưa ạ? Mặc dù cháu cũng biết theo điều lệnh thì điều này là không thể nhưng biết đâu có ngoại lệ thì sao ạ :) Và cảm giác thế nào so với Hiệp Sỹ Già Mig21


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: binhyen1960 trong 10 Tháng Giêng, 2013, 01:30:30 pm
 Topic đã đủ 60 trang như quy định. BY xin phép khóa lại.

 Mời bác Phicongtiemkich mở tiếp phần II. ;D