Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:43:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời ( II )  (Đọc 104127 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #230 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 10:34:26 pm »

Bác TVprc25 tạo dáng chụp ảnh ghê quá! Em xem ảnh mà không biết là bác đang nghiêng hay là cái tòa nhà đằng sau bị nghiêng nữa Grin Kể cả bác chẳng thuyết minh em vẫn nhận ra chiếc đồng hồ nổi bật trên bức ảnh Cheesy Bác giữ được nhiều tấm ảnh quí quá!

     Chỉnh lại một tí cho đỡ nghiêng
Logged

TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #231 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 10:45:40 pm »


Hoan hô TTNL, lão trinh sát binh địa thân yêu cùng tôi hút chết mấy lần. Lão nắn hết nghiêng như ông "thần đèn" Lũy ấy nhỉ. Cảm ơn TTNL nhé Wink
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #232 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 10:48:30 pm »


   Lúc đó đeo đồng hồ otomatich 2 lịch có khi nào bác thức trắng đêm nhìn nó nhẩy lịch…không ? chứ bọn tôi toàn thế Grin. Giải phóng bọn tôi mỗi đứa được phát 5 ngàn đồng tiền VNCH gọi là tiền mừng chiến thắng, thôi thì đổ ra phố tha hồ mua sắm quần loe, áo chẽn, album nhấp nháy, bút bích…Đường phố người dân thân thiện, đi xe đò, xe lam họ không lấy tiền của bộ đội. Sau này gặp ông bác di cư năm 54 ổng nói : sao mày ngu thế, cứ quần áo thường dân mà mặc cho nó hòa đồng mà an toàn, thế là cứ lấy xe đạp mini lượn khắp Sài gòn. Có điều rất lạ là nhìn nữ sinh họ mặc áo dài trắng thướt tha, nam thì tóc dài ngang vai khó phân biệt được nam nữ. Sau này khi viết thư về gia đình nói là đang trong Sài gòn, vênh ra phết vì đây là mơ ước của nhiều người chứ chả chơi. Sài gòn mới giải phóng cũng nhiều kỷ niệm về thành phố này.

Sư Đoàn 5 ơi, có chuyện gì hay những ngày sau 30/4 thì kể đi cho vui.
Nói về ăn mặc ngày ấy ở Thành phố SG, đúng là nam nữ thanh niên thịnh hành mốt quần rất loe, nam để tóc dài. Ngoài phố có lúc nhìn thấy cô gái mặc quần loe, áo may ô thì lúc đó tôi lấy làm lạ lắm.
Về đồng hồ thì thôi rồi nhiều chuyện. Bon tôi thì không thấy thằng nào thức đêm để xem lịch nhảy nhưng khen chê, nói xấu “dìm” đồng hồ bạn suýt đánh nhau thì có đấy.
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #233 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 11:34:59 pm »

Hay quá, bác TTNL chỉnh thẳng lại rồi, lúc trước em xem ảnh cứ phải ngoẹo ngoẹo  cổ, chóng cả mặt ! Giờ thì ổn rồi. Kể ra bác tô thêm tí color thì duyên cho bác TanVinh hơn  Grin
Bác Sudoan5 ôi, chuyện bác thức đêm xem ngày nhảy ... thằng con em nó cười lăn cu ra giường, chúng nó khó có thể tưởng tượng các ông ngày xưa dày dạn chiến trường thế mà lại chả khác gì chúng nó ngày nay nghịch iphone. Grin
Ông anh em gần tết 76 từ trong SG ra Bắc, chả có gì làm quà, tháo ở căn cứ nào đó cái quạt thông khí to đùng thồ về nhà cho mẹ. Mấy cái quạt công nghiệp ngày nay ở hàng bia so với nó chỉ là đàn em. Nghĩa là bật lên thì chả ai dám ngồi trước nó. Nhưng thời đó thế là quý lắm .
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #234 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 03:38:07 pm »

Những ngày sau 30/4/75 (tiếp) - Chuyện đồng hồ của tôi


     Trên xe từ trung tâm Thành phố về Căn cứ Hải quân Cát Lái cũng khá xa, bụng đói, cả ngày quần quật đi lại, thăm chơi ngó nghiêng chỗ này chỗ kia, rồi đi mua sắm, chụp ảnh... thế mà chẳng thấy ai kêu mệt, ai cũng vui, vẫn cười nói râm ran cho đến khi về đến tận đơn vị.

     Cơm nước xong, bắt đầu khoe nhau đồng hồ và các thứ mua được hôm nay. Có vài anh mua đài đã bật nghe oang oang.
- Thôi tắt đài đi, xem đồng hồ đã. Đài thì lúc nào nghe chả được, đài có ô-tô-ma tích không đấy hìhì ?
- Haha, nghe có lí đấy. Tắt đi.
Đài tắt. Nhiều anh em lục tục tháo dây  ra cho nhau xem đồng hồ. Chỉ có Orient và Seiko nhưng nhiều loại khác nhau. Chiếc nào trông cũng đẹp long lanh, automatic cả, có lịch, có dạ quang. Ồn ào nhất, thích nhất là so dạ quang đồng hồ nào sáng hơn. Buổi tối nên chẳng cần phải áp mắt nhòm qua lỗ bàn tay khum lại úp trên mặt đồng hồ mà vẫn biết dạ quang trên kim phát sáng nhiều hay ít. Dạ quang đồng hồ nào cũng sáng, cũng thích cả nhưng không cái nào địch được đồng hồ tôi. Thằng Tỉnh cứ xuýt xoa về cái giọt lệ kính lúp phóng đại lịch của đồng hồ tôi. Nhìn chữ số lịch to lồ lộ trong veo. Giọng khàn trong the thé, nó say sưa mô tả làm tôi cũng sướng lây. Thằng Công lúc trong trung tâm Thành phố bảo tôi đeo đồng hồ này không hơp mặt. Tưởng nó chê cái mặt đồng hồ không hợp, tôi cãi ngay “ sao lại không hợp ? mặt có kính lúp độc đáo thế sao lai chê.” – Không, ý tôi bảo là mặt ông trông hiền mà đeo cái đồng hồ này thì không hợp. Nó phân bua. Tôi ậm ừ một cách miễn cưỡng. Bây giờ được thằng Tỉnh nghiện đồng hồ khen hết lời, làm sao tôi không sướng cơ chứ. Ít ngày sau, đơn vị di chuyển xa dần Thành phố, cơn đồng hồ của lính chúng tôi lắng xuống, nhưng với thằng Tỉnh thì nó vẫn say sưa khi ngắm nghía và nói chuyện về đồng hồ. Thành ra, đôi lúc tôi hay chọc ngứa nó về đồng hồ để nghe nó nói cho vui. Sau này nữa, khi chuyện đồng hồ nhạt hẳn, thấy thằng nào dứ đồng hồ gợi chuyện, nó chỉ nhoẻn cười và giơ ngón tay cái lên.ra ý đã chốt hạ.

     Chiếc đồng hồ Orient King Diver theo tôi ra Bắc vài tháng sau 30/4. Những ngày đầu thật bất tiện. Không phải nó to, nặng, cổ tay tôi nhỏ hay khó chịu gì. Tôi đã quen nó, hay nói đúng hơn cái mãn nguyện có cái đồng hồ oách đã bắt tôi phải quen đeo nó cồng kềnh. Mà cái bất tiện là, thấy tôi mặc quần áo lính biết mới từ miền Nam ra, tay đeo đồng hồ to đẹp, nhiều người tò mò hỏi xem, có người thì đợi tôi cởi ra đưa cho xem, nhiều người thì chẳng cần thế, tôi chưa kịp giơ cổ tay lên, họ đã cầm tay tôi kéo lên rồi vặn nhẹ tay tôi đúng chiều để xem cho rõ. Mà phần nhiều là thế. Có lần tôi vào trường đại học thăm thằng bạn, thằng bạn cùng lớp nó chẳng nói năng gì cầm cổ tay tôi kéo lên để xem đồng hồ. Nó tự nhiên quá lại làm cho mình cảm thấy ngượng với mấy người ngồi xung quanh đang hỏi chuyện Sài gòn.

     Khi về trại an dưỡng trên Sơn Tây, ở đây cũng nhiều anh em từ miền Nam ra nhưng lính giải phòng Sài gòn cũng chỉ có ít người, thành ra cái đồng hồ đặc biệt của tôi cũng là cái thứ lạ nhiều anh em muốn xem. Nhưng lính với nhau thì thoải mái, chẳng phiền hà gì. Một hôm tôi bỏ quên đồng hồ ở ngoài bể nước ngay dãy nhà nghỉ đơn vị an dưỡng. Khi rửa mặt và chân tay, tôi cởi ra đặt trên thành bể, xong tôi quên đi vào nhà nằm nghỉ. Được một lúc khá lâu, tôi thấy có ai đó nói rất to ngoài bể nước “ Này ông TânVinh bỏ quên đồng hồ này”. Đang lim dim, tôi giật bắn người nhớ là mình quên đồng hồ, tôi bật dậy đi nhanh ra sân đến chỗ bể nước, anh bạn cùng trung đội an dưỡng đang rửa mặt, chiếc đồng hồ vẫn đang nằm ềnh trên thành bể. Tôi cảm ơn anh và cầm chiếc đồng hồ. Cũng là thói quen thôi, King Diver sao lại sợ dính nước mà phải cởi ra nhỉ.

     Qua được đâu hơn 2 năm học 76, 77 thì cuộc sống  học sinh của tôi có nhiều khó khăn của thời kì đó, tôi bắt đầu nghĩ bán cái đồng hồ đi để chi tiêu. Tiếc lắm, một kỉ vật Sài Gòn. Đắn đo lình chình mãi. Cuối cùng, với ý nghĩ dù đồng hồ có đẹp, có oai nhưng cũng chỉ là thứ vật dụng để xem giờ, là thứ mình mua như mua sắm thứ gì khác thôi, bán đi mua 1 cái đồng hồ rẻ để xem giờ mà vẫn có ít tiền để chi tiêu, tôi đã mang nó đi bán tại chợ giời đồng hồ ở vườn hoa Quốc Tử Giám, Văn Miếu. Ít ngày sau, tôi mua quàng mua xiên một chiếc đồng hồ cũ vì sợ tiêu hết tiền. Được ít ngày thì cái đồng hồ này hỏng, chạy được một lúc lại nghỉ, lắc lắc lại chạy. Hình thức thì xấu, tôi chán chẳng thèm chữa. Hôm về quê, tôi ném nó xuống cái ao sau nhà cho bõ tức, cũng như để quên đi cái đáp số bài toán lẩn thẩn của mình.

    
      Ăn đồng hồ, ngủ đồng hồ, thức cũng đồng hồ, sôi sục về đồng hồ được vài ba ngày rồi cũng lắng xuống. Ngày 9/5, đơn vị chúng tôi chuyển khỏi Căn cứ hải quân Cát Lái đến đóng quân bên quận Nhơn Trạch, tỉnh Biên Hòa.

      Chuyện về đồng hồ của lính tại Sài Gòn những ngày ngay sau 30/4 cũng là một trong nhiều kỉ niệm vui vui của 37 năm về trước. Chiếc đồng hồ của tôi, Orient King Diver hay Orient thủy quân lục chiến, không biết bây giờ còn tồn tại không, còn chạy tốt không nhỉ. Có thể sau 37 năm nó vẫn chạy tốt.

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2012, 03:43:16 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #235 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 04:01:31 pm »

Hu... Hu...!
Các quê sướng thật đấy, GP xong được ở lại SG, được đi chơi, tham quan, chụp ảnh, lại được mua sắm... Chả bù cho bọn tôi:Chiều 30.4, ra cảng, đuổi bọn hôi của, thu giữ tàu thuyền, canh gác kho hàng. Ngày 01.5: Vừa canh gác vừa bảo dưỡng kỹ thuật xe. Chưa biết mặt ngang, mũi dọc cái thành phố này thế nào thì ngay chiều tối 01.5- có lệnh rời thành phố, chạy tuốt ra Tổng kho Long Bình. Sau đó là bảo dưỡng cấp 2, sơn xe và luyện tập để duyệt binh mừng chiến thắng... Họa hoằn có Rỗi một tý cũng không ra ngoài chơi được vì cái TK này nó rào khủng lắm. Mãi đến cuối tháng 5, lữ đoàn mới cho đi tham quan thành phố 1 ngày. Xe GMC chở đến Sở thú rồi thả xuống. Lính tráng tiền chẳng có, loanh quanh một lúc đã thấy quay về xe. Thành ra, mang tiếng là GPSG mà chẳng có kỷ niệm gì gọi là sâu sắc một chút để kể Grin.
Nhưng sướng nhất phải là cánh các bố "sư đoàn nằm" Grin
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #236 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 05:32:08 pm »

Hu... Hu...!
Các quê sướng thật đấy, GP xong được ở lại SG, được đi chơi, tham quan, chụp ảnh, lại được mua sắm... Chả bù cho bọn tôi:Chiều 30.4, ra cảng, đuổi bọn hôi của, thu giữ tàu thuyền, canh gác kho hàng. Ngày 01.5: Vừa canh gác vừa bảo dưỡng kỹ thuật xe. Chưa biết mặt ngang, mũi dọc cái thành phố này thế nào thì ngay chiều tối 01.5- có lệnh rời thành phố, chạy tuốt ra Tổng kho Long Bình. Sau đó là bảo dưỡng cấp 2, sơn xe và luyện tập để duyệt binh mừng chiến thắng... Họa hoằn có Rỗi một tý cũng không ra ngoài chơi được vì cái TK này nó rào khủng lắm. Mãi đến cuối tháng 5, lữ đoàn mới cho đi tham quan thành phố 1 ngày. Xe GMC chở đến Sở thú rồi thả xuống. Lính tráng tiền chẳng có, loanh quanh một lúc đã thấy quay về xe. Thành ra, mang tiếng là GPSG mà chẳng có kỷ niệm gì gọi là sâu sắc một chút để kể Grin.
Nhưng sướng nhất phải là cánh các bố "sư đoàn nằm" Grin

Các quê phải canh giữ ngay các mục tiêu quan trọng quá vì có vũ khi to mà. Cánh tôi vũ khí nhỏ đi đâu cũng dễ dàng hơn. Ở Long Bình mà đơn vị quê không tổ chức cho ae đi thăm chơi thành phố thì ác quá, ác quá. Cheesy .Đến tận cuối tháng 5 mới vào chơi thì không vui bằng vào sớm quê ạ, lúc đấy cơm canh nguội lạnh hết cả rồi   Grin -vào chơi sớm hay muộn ta đều giống nhau là chẳng có tiền nhỉ.
Logged
linhcnn72
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #237 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 10:17:55 pm »

Ở chỗ đơn vị tôi ngày mới GP cũng say mê với đồng hồ như vậy đó. Khoe chán rồi thì đem đồng hồ ra đọ. Màn đầu tiên là ném vào chậu nước để một lúc lâu, chú nào sống sót mới được đi tiếp. Màn thứ hai là thả vào nước sôi, để một lúc rồi vớt ra. Chú nào vẫn sống thì qua màn thứ ba, úp mặt đồng hồ xuống đường rồi dùng chân rê đi một đoạn, chú nào không hề hấn gì mới đúng là "rắn mặt". Tất nhiên đa phần đều ngỏm ( có vẻ hơi điên điên).
Cũng phải thôi vì ngày đó ngoài Bắc mấy ai có . Loại mới thì chỉ có dăm chiếc Poljot của LX, vài người còn Vile hoặc Nikle vừa nghe vừa lắc từ thời Pháp, thực sự là của hiếm.
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #238 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 10:58:56 pm »

     Đầu tháng 5/75 chúng tôi TB nằm ở trạm xá tiền phương bên đất bạn CPC được chuyển về một viện ở Tân biên (Tây ninh) ít ngày rồi vào Tổng y viện Cộng hòa, đây là viện QĐ lớn của QLVNCH (hình như nó ở phố Võ di Nguy – Gò vấp thì phải) cũng là dân thành phố đấy chứ nhưng khi vào vẫn còn ngơ ngáo lắm vì đường phố thênh thang, honda chạy nườm nượp nhiều nhà cao tầng chót vót…mà Hà nội lúc ý chỉ nhà 3 4 tầng là cùng, những tiệm café nhạc Trịnh, tân cổ giao duyên được phát ra từ đôi loa to đùng với giàn âm thanh hiện đại nhìn hoa cả mắt vì đã nhìn thấy nó bao giờ đâu, chương trình tivi thì cải lương nhưng phần lớn là thời sự và ca nhạc Cách mạng, đài bán dẫn mua về mở sóng FM nghe ca nhạc, đêm đến nghe đài TNVN phát từ Hà nội nhớ nhà lắm…Trong BV lời đồn thổi chả biết từ đâu ra nào là VC sẽ trả thù…nhân viên bác sĩ bệnh viện ai móng chân móng tay bôi đỏ thì bị lấy kìm rút móng, qua lời kêu gọi thì hầu như y bs đến làm việc bình thường mà thấy bộ đội hiền khô nên họ rất yên tâm tin tưởng nhưng bọn tôi thấy lo lo khi ra đường, lúc đầu mặc quần áo BV cũng vô tư , bấy giờ đầu phố có cái chợ bán đồ quân dụng của Mỹ, đây là cơ hội của mấy thằng không có chiến lợi phẩm trong chiến đấu thế là ào ào mua sắm bình toong,  xanh tuya, đèn ngoéo (đèn pin Mỹ)…để về khoe và nói phét Grin  quần áo lính thì bày la liệt ngay chân tượng đài TQLC. QLVNCH. Tôi , thằng Minh chột và thằng Đại chí phèo chúng ở F9 cùng đồng hương Hà nội mỗi thằng sắm 1bộ rằn ri để đi chơi phố nhưng vẫn đùa bảo nhau rằng : chỉ mặc ban ngày thôi nhé, nếu ban đêm ngái ngủ  cập quạng nhìn thấy thì vãi …ra quần, khi ra phố  mặc nó vào có cái hay và cũng nhiều bất cập ví như trên xe lam thì dân họ tưởng là lính VNCH được vồn vã thăm hỏi nhưng gặp mấy chú bộ đội ta cũng thấy hơi ngài ngại nhưng vì cùng cảnh nên biết ý nghĩ của nhau. Lần đầu tiên khi mua quần loe trong chợ Bến thành mua phải cái quần rộng bụng nhà hàng bèn nói : các ông (họ toàn gọi bọn tôi bằng ông) vô đây tui sửa dùm ! nhưng chúng tôi vẫn lễ phép: vâng cô sửa dùm cháu! qua những lời xưng hô như vậy chúng tôi cảm nhận rằng các cô bác rất cảm phục và trân trọng bộ đội giải phóng qua ánh mắt của họ, khi đã quen vui vui họ nói: nhìn các cháu đều trẻ và đẹp trai dễ thương thế mà mấy ông lính quốc gia nói: 7 thằng VC trèo lên ngọn cây đu đủ không gãy. 
    Còn ảnh như của các bác trong Sài gòn và trên sông Vàm cỏ với chiếc xuồng đuôi tôm trang bị vũ khí, bộ đồ anh giải phóng quân khăn rằn, mũ tai bèo… thì nhiều lắm nhưng khi về đoàn an dưỡng 869 bị mất tiêu??chả hiểu thằng nào “giữ” hộ trong đợt mới ra Bắc chuồn về nhà bỏ lại ba lô ở đó.



Logged

baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #239 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 08:13:02 am »

Hồi đó (mới giả phóng), mà bác sư 5 có hẳn "5 ngàn tiền mừng" thì là quá khủng khiếp.
E còn nhớ là, nếu đầu tháng 5/1975 đó, thì 5 ngàn của bác, cỡ phải mua được 10 cái nhà  Grin
Em chỉ còn nhớ là: sau giải phóng, tầm cuối tháng 5, đầu tháng 6/1975, toàn quân (kể cả quân số phía bắc), đều được phát quà mừng chiến thắng, là 2 bao thuốc lá "Quân tiếp vụ", bao thuốc nền xanh, có anh 1 lính CH co chân dương lê, với dòng chữ: "huyng đệ chi binh - quyết tâm chiến thắng".
Quà chỉ có thế và hết  Cheesy
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM