Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Một thời máu và hoa => Tác giả chủ đề:: TANVINHprc25 trong 01 Tháng Ba, 2012, 08:45:58 pm



Tiêu đề: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 01 Tháng Ba, 2012, 08:45:58 pm
Topic: Chuyện của một thời đã đủ 60 trang.

 Xin phép các bác BY em xin khóa lại. Mời bác TANVINHprc25 chuyên "nghe trộm đài địch" mở topic mới. Grin

 Năm nay mùa đông lạnh ở miền Bắc kéo dài, hoa đào Tết HN mất mùa nhưng BY em cũng có cành hoa đào Lạng Sơn tặng cho topic Chuyện kể một thời phần I của bác khi đủ 60 trang. Mong cho topic II sắp tới cũng có được những kết quả tốt như topic I.

(http://img853.imageshack.us/img853/9597/0018nd.jpg)

 
   
====

Chào ae ccb và các bạn,

Cảm ơn Binhyen đã động viên và tặng topic hoa đào rừng đẹp quá, xum xuê cởi mở đầy khích lệ để tôi tiếp tục topic II giao lưu tiếp với các đồng đội và bè bạn.
TânVĩnh

(http://img33.imageshack.us/img33/4895/dsc02970b.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: thaiminhhung trong 02 Tháng Ba, 2012, 09:31:51 am
   Chúc mừng người cựu lính trinh sát kỹ thuật TANVINH prc25 xây ngôi nhà thứ hai, mong rằng ngôi nhà sẽ có nhiều anh em đến chơi và có những bài viết hay, những chia sẻ thực để "ngôi nhà" thêm đẹp và đông vui. Ngày mai thứ bẩy 3/3/2012 chúng ta lại tiếp tục "giao ban" như thường lệ. :D ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 02 Tháng Ba, 2012, 04:14:55 pm
4/3/75

     Trực nhật dậy từ 2 giờ nấu cơm, nước. Đúng 4 g xuất phát.
     Trời nổi dông. Cây cối hai bên đường réo ù ù, âm u. Đường ô tô hẹp, trơn ướt đi vất vả quá. Gió bay mồ hôi, người gai gai lạnh. Trời sáng thì cơn dông cũng hết, lính khỏe hơn và đi cũng nhanh lên. Đên gần trưa được nghỉ để ăn cơm nắm.
12g tiếp tục đi. Đầu giờ chiều trời ong ong, đi mệt hơn buổi sáng. Đến cây số 27 thì dừng lại nghỉ, 3 rưỡi chiều. Như vậy hôm nay đi được 20 cây số.

     Ở chỗ này hiếm cây có thể mắc võng được nên anh em phải làm lán tạm, chải nilon ra nằm. Cơm chiều xong, trực nhật nấu tiếp luôn cơm nắm và nước uống cho hành quân sáng mai.

     Nay thấy thấm mệt, người bải hoải. Đi giày lội nước nhiều, nước bẩn ăn chân gây rát và ngứa ngáy khó chịu.

5/3/75

     Sáng dậy 4g, cơm xong xuất phát 5g.

     Hành quân từ Km27 đến Km42 mất hết cả buổi sáng. Dừng nghỉ lúc 1 g chiều.
     Sáng đi qua 2 dốc, dài 3 km và 6 km. Dốc đầu đi một mạch luôn, nhưng đến dốc thứ hai thì đoàn quân phải dừng nghỉ vì mệt quá. Đã chục ngày hành quân, lính đã quen nhưng cũng là lúc thấm mệt, bước đi đã theo kiểu cầm cự tiết kiệm sức, đi bằng tinh thần. Thỉnh thoảng lởn vởn trong đầu câu nói của Chính trị viên đại đội Phương Công Đại hay nhắc hồi huấn luyện tân binh " tư tưởng không thông thì cái bình tông (bi-đông) cũng nặng " !

     Trong buổi sáng, trên đường xảy ra mấy vụ tai nạn nhỏ:
-   cậu Hường, lính trung đội Dân, bị đất sụt kéo người trôi xuống rệ đường khoảng hơn chục mét. Cây gỗ chắn ngang phía dưới đã cứu cậu, chiếc mũ thì văng tít xuống dưới vực. May người không bị sao.
-   1 lính ở tiểu đoàn Thông tin bị ô tô đi qua quệt phải, cả người và ba lô bị hất xuống vực lăn đến hơn chục mét. May mà sườn dốc thoải và không có đá và gốc cây. Khi cánh C20 đi qua thì thấy anh bạn đang được kéo lên bằng sợi dây thừng của cánh ô tô. Nhìn xuống, ai cũng lắc đầu, chặc lưỡi. Không bị thương nhưng chắc là đau lắm. Khi được kéo lên, anh bạn được xe ô tô bồi dưỡng cho đi nhờ một đoạn dài.
-   Lúc đang ngồi nghỉ,  tốp phía trước có1 ba lô do để bất cẩn bên ria đường bị lăn lông lốc xuống dưới vực.

     Chặng này đi theo đường ô tô cũ chật hẹp và xấu. Khi có xe đi qua dù chạy theo chiều nào thì xe đều bám vào vách sườn núi, người đi bộ tránh ra sát mép đường phía bên ngoài dưới là vực sâu rất dễ rủi ro tai nạn.

     Buổi chiều khi kết thúc hành quân, mình thấy mệt và nhức đầu quá. Cổ họng nuốt thấy đau. Lúc đi kiếm rau rừng về phải nhờ cậu Đọ rửa rau hộ, về chui vào võng nằm. Ăn cơm chiều xong, các bộ phận lại lục tục nấu cơm nắm chuẩn bị cho sáng mai.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: binhyen1960 trong 02 Tháng Ba, 2012, 05:13:35 pm
4/3/75

     ... Cơm chiều xong, trực nhật nấu tiếp luôn cơm nắm và nước uống cho hành quân sáng mai.


 Thật sự là lính bọn em sau này không hiểu chỗ này. Bác TANVINHprc25 có thể nói rõ hơn được không?

 Có thể do biên chế mỗi đơn vị mỗi khác, nhưng lính bọn em sau này thì bộ phận anh nuôi phục vụ đơn vị là riêng, khi có điều kiện thì sẽ tổ chức ở cấp C, khi đi tác chiến thì sẽ chia theo cấp B, ít nhất mỗi B một anh nuôi, quân không nhiều mỗi B chỉ 6 7 người và lúc đông nhất thì may ra được chục người nên 1 anh nuôi lo cơm nước cho anh em là vừa đủ. Khi dừng chân đâu đó thì anh nuôi sẽ bắt tay ngay vào lo cơm nước cho anh em cũng như kế hoạch ngày mai, anh em thì phụ giúp anh nuôi trong B của mình, mọi chuyện gạo nước thực phẩm của B nào B đó nhận về tự chia nhau mang vác theo kế hoạch tác chiến của đơn vị. Khi hành quân tác chiến vận động theo đội hình thì anh nuôi sẽ tụt lại phía sau không phải chiến đấu còn những sinh hoạt khác như anh em trong B.

 Thường thì nhiệm vụ làm anh nuôi cho đơn vị chẳng ai muốn làm cả, vẫn biết là anh nuôi thì không phải chiến đấu nhưng lính thì chẳng ngán chiến đấu nên nhiệm vụ này đun đẩy nhau rất mệt mỏi, nhiều khi kiếm được thằng anh nuôi chung thân ở C bộ binh là rất quý hiếm, phải là những người có tâm với đơn vị và anh em mới chịu nhận chức danh này. BY em thì quái thai hơn nên cứ thẳng đét ra tuyên bố: Tôi không biết nấu cơm, tôi nấu mà sống hay khê thì giáng mà chịu nghe. Chỉ cần từng đó thôi thì chúng nó chắp tay lạy em cả áo lẫn mũ. Thêm nữa, tâm lý nhiều người thích được khen nhất là mấy ông 8 vía lại càng khoái, chẳng mất gì câu khen, họ làm gì đó thấy được được một tý thì mình khen họ nhiều hơn một chút. Thế là thằng anh nuôi "cày" chí chết, hăng hái trên cả mức bình thường hoàn cảnh nào cũng có cơm dẻo canh ngọt. Gặp thằng có tính hãnh tiến mình buông cho 1 câu: Lần này đi tác chiến về tao sẽ đề nghị xét bằng khen giấy khen cho mày. Vậy thôi thì có bao nhiêu trà với thuốc lá đang giấu dưới đáy ba lô nó mang ra khao anh em hết, chơi "kịch" đầu vào tường luôn. ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 02 Tháng Ba, 2012, 09:15:23 pm
Chào BY,

Khi hành quân vào chiến dịch, điều kiện không tổ chức anh nuôi nấu cơm nước tập trung dọc đường cho đông người được như khi ở cứ ổn định hoặc khi vào tập trung ở điểm tập kết. Cho nên các trung đội tự lo nấu nướng trên suốt chặng đường hành quân. Tiểu đội anh có một số đã đi trước cùng đoàn tiền trạm, vài anh đi sau nên chỉ có khoảng một nửa quân số hành quân với C20 và đã được ghép vào 1 trung đội. Ăn uống và sinh hoạt theo B. Cứ luân phiên trực nhật nấu cơm nước, thường thì 2 anh 1 ca trực nhật. Cho nên cơm cũng lúc nhão, lúc khô. Có đêm trực nhật dậy mắt nhắm mắt mở, chẳng biết nhầm giờ thế nào mà nấu cơm sớm quá thành ra khi lính đến giờ dậy ăn để đi thì cơm vừa lạnh vừa khô. Rồi cơm nắm trưa hôm sau ăn cũng bị khô tơi ra.
Đã quán triệt từ đầu rồi, khi đến lượt trực nhật không thằng nào dám bảo là không biết nấu cơm, có dám mà lí do anh em nó chửi chết. Mà cũng có gì đâu, cơm thì cứ chín là được, còn thức ăn thì có gì ăn nấy, có rau anh em kiếm được thì nấu nồi canh..., thỉnh thoảng mới có món sào măng, sào rau với thịt hộp. Mặn, nhạt lính đều chữa được bằng nước sôi và muối, dễ ợt. Còn nước uống và đổ vào bi-đông cho anh em thì quá dễ, chỉ việc luộc nước sôi ...


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: thaiminhhung trong 02 Tháng Ba, 2012, 09:25:45 pm
@binhyen1960 :

    Lính đánh Mỹ những năm 60 đến 75, mỗi tiểu đội là một đơn vị nhỏ để chiến đấu và sinh hoạt chung, nồi quân dụng và gạo được phát đến từng tiểu đội. Khi hành quân đến địa điểm tập kết nếu là nhà dân thì không phải tìm củi, nhưng nếu ở trong rừng thì phân công nhau tìm rau, củi, đào bếp Hoàng Cầm , đào hầm, tìm chỗ mắc võng và thay nhau nấu cơm, đun nước cho vào bi đông và nấu cơm tiếp để nắm phục vụ hành quân. vì hành quân đêm đi bộ thì nhanh đói và khát. Nếu tiểu đội nào may mắn ở gần chỗ của đã có hầm hoặc bếp sẵn thì còn đỡ vất vả, nếu không thì cũng ốm. Gặp hôm trời mưa to thì không thể có củi khô được phải đi tìm những cành cây khô bị ướt về đun hàng tiếng sau mới có cơm ăn nước uống.

    Mình còn nhớ khi hành quân vào vùng Thanh hóa. Một số anh bạn trong tiểu đội khi được phân công nấu cơm bằng rơm, rạ họ không biết nấu. Mình tuy là lính Hà Nội nhưng thời đi sơ tán toàn phải đi cắt rạ về đun nên đành phải vào bếp nấu cơm bằng rơm rạ và hướng dẫn cho họ cách nấu cơm bằng rơm rạ.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: linh1979 trong 02 Tháng Ba, 2012, 09:53:03 pm
Chào các Bác .
Đúng là mỗi mặt trận mỗi khác, bọn tôi khi đi hành quân cũng chia gạo,thực phẩm…( thường là 1 tuần)  về các B để các B tự túc trên đường hành quân. Quản lí ,anh nuôi ,y tá …thì ăn cùng bếp C bộ do anh nuôi nấu. Chỉ khi nào dừng lại vài ba ngày ( nhân thể chờ cấp phát quân nhu… để đi tiếp)  thì lúc đó mới tổ chức ăn bếp đại đội.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: tranphu341 trong 02 Tháng Ba, 2012, 10:14:34 pm
                Chào bác chủ nhà! Tranphu341 chúc mừng bác có cơ ngơi mới! Gớm!  Nhà mới đã khác, toàn hoa các bạn mang đến đẹp quá, ngắm no mắt không chán!

                 Nói về hành quân vào chiến trường thì đúng như bác chủ đã kể. Nhưng hồi năm 72 đ/v TP thường phải dậy sớm hơn. Khoảng 2 h sáng đã phải ăn cơm rồi. Đúng là mắt thì ngủ, còn mồm thì cứ trệu trạo nhai, nghĩ mà thật khổ. Lính trẻ thì thèm ngủ, hành quân lại mệt, nên buổi sáng vô cùng ngại dây sớm nhất là trời lại mưa nữa. Ngại ơi là ngại.

                 Có lần dừng chân ở rừng. Đêm đèn đuốc không có. Mấy ae trực dậy sớm nấu cơm đi tìm nước, thấy vũng nước ban đêm cứ tưởng là trong lắm cứ múc để nấu canh, nấu cơm. Đến lúc ăn cơm ae cứ thấy có gì mầu đen. Canh thì ăn như có nhiều tóp mỡ. Nhìn kỹ thì hóa ra toàn con nòng nọc. Mấy anh tưởng tóp mỡ ăn nhiều tha hồ nôn ọe. :o :o :o

                 CHÚC CÁC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN KHỎE, LUÔN CÓ NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 02 Tháng Ba, 2012, 10:54:55 pm
Bác Tranphu 341 à, chuyện nấu cơm của lính lúc hành quân cũng có nhiều chuyện để kể lắm.
Nấu cơm theo kiểu luân phiên trực nhật, khi đến lượt thì anh nào cũng lo, có khi phải hỏi han hoặc sắp đến lượt mình thì cũng ngó nghiêng xem anh khác nó làm để biết mà làm theo nên nói chung là ổn cả tuy mức độ ngon và sạch sẽ có khác nhau  ít nhiều. Với lại cũng có một số anh em ăn uống kĩ tính hay lo người khác nấu nướng dở nên cũng hay để ý nhắc nhở bảo ban nên những anh em nấu nướng vụng cũng được nhờ và anh em thì không bị bữa cơm quá dở...

Về anh nuôi đại đội, đơn vị của Binhyen anh nuôi không phải ra phía trước là sướng đấy, chứ hồi bọn anh, như chuyện Kí ức một thời hoa lửa của LXT anh nuôi cũng phải mang cơm nắm ra chốt phía trước cho anh em đơn vị. Có anh bạn ở 304 kể hồi đánh trận Thượng Đức cũng có thời gian làm anh nuôi ban đêm cũng mang cơm nắm lên chốt trên điểm cao với quãng đường đầy nguy hiểm, khi về tới phía sau mới chắc là còn sống.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: behienQYV7C trong 02 Tháng Ba, 2012, 10:58:58 pm
Tặng " nhà mới " của anh TanVinh tấm ảnh BH mới chụp, hihi, bông hoa cao quá BH phải một tay bấm máy, một tay níu hoa xuống, nên chụp dính luôn mấy ngón tay  :D .

(http://nj4.upanh.com/b5.s25.d1/8abc76d2508877785ba281dd62c9ebfb_41558404.resizeddscf4718.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 02 Tháng Ba, 2012, 11:08:36 pm
Cảm ơn BH. Đây là hoa Ban nhỉ, ở ngoài này hình như ở Lăng Bác có hoa ban nay nhưng hoa trắng.
Anh chị em trong đó đang có việc hồi hương đồng đội-LS Sớ về cố hương Đông Triều QN, anh theo dõi các thông tin mà thấy thật cảm động và ấn tượng về tình cảm và nghĩa cử cao đẹp của các anh chị em trong đó.
Lúc này Đoàn chắc đã tới địa điểm dừng chân tại Hà Tĩnh, chúc Đoàn đi thuận lợi và công việc xuôn xẻ.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: quanghung1951 trong 03 Tháng Ba, 2012, 01:57:56 pm
Bác Tranphu 341 à, chuyện nấu cơm của lính lúc hành quân cũng có nhiều chuyện để kể lắm.
Nấu cơm theo kiểu luân phiên trực nhật, khi đến lượt thì anh nào cũng lo, có khi phải hỏi han hoặc sắp đến lượt mình thì cũng ngó nghiêng xem anh khác nó làm để biết mà làm theo nên nói chung là ổn cả tuy mức độ ngon và sạch sẽ có khác nhau  ít nhiều. Với lại cũng có một số anh em ăn uống kĩ tính hay lo người khác nấu nướng dở nên cũng hay để ý nhắc nhở bảo ban nên những anh em nấu nướng vụng cũng được nhờ và anh em thì không bị bữa cơm quá dở...

Về anh nuôi đại đội, đơn vị của Binhyen anh nuôi không phải ra phía trước là sướng đấy, chứ hồi bọn anh, như chuyện Kí ức một thời hoa lửa của LXT anh nuôi cũng phải mang cơm nắm ra chốt phía trước cho anh em đơn vị. Có anh bạn ở 304 kể hồi đánh trận Thượng Đức cũng có thời gian làm anh nuôi ban đêm cũng mang cơm nắm lên chốt trên điểm cao với quãng đường đầy nguy hiểm, khi về tới phía sau mới chắc là còn sống.

Xin chào Tân Vinh prc25,chúc mừng  ngôi nhà mới .
   Chuyện cơm nước của lính đúng là chẳng đơn vị nào giống đơn vị nào ,thông thường ở sư đoàn mình (các đơn vị bộ binh),khi còn huấn luyện ngoài bắc thì bếp ăn theo đơn vị đại đội ,chia cơm theo mâm 6 và nếu không có nhà ăn thì phải mang về chỗ ở có khi là nhà dân hoặc lán trại ,khi hành quân dã ngoại ,diễn tập thì bếp ăn là cấp tiểu đội ,gạo và thực phẩm được chia đều cho cá nhân mang vác bảo quản ,tôi bao giờ cũng là người được ưu tiên lấy gạo và thực phẩm đầu tiên vì không quen mang vác nặng ,lúc vào chiến đấu thì muôn hình muôn vẻ,lúc thì 2 nóng 1 lạnh ,lúc thì 1 nóng  2 lạnh lúc thì 3 lạnh và cũng có khi chẳng có gì vì anh nuôi mang cơm vào chốt bị bom pháo dọc đường mất hết ,tôi cũng khá nhiều lần mang cơm vào chốt ,cơm nắm thì không sao ,canh cho vào thùng lương khô gánh tòng teng gặp pháo địch vậy là chỉ còn phần ba, cho nên cái câu :giàu nhà kho ,no nhà bếp không phải lúc nào cũng đúng ,anh nuôi ,quản lý cũng vất vả hy sinh đôi khi cũng phải trực tiếp cầm súng như quản lý Hội của c5 (lính sv 6/9/71) ở trận Cửa Việt trước khi có hiệp định Pa ri .


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: binhyen1960 trong 03 Tháng Ba, 2012, 03:13:31 pm

Về anh nuôi đại đội, đơn vị của Binhyen anh nuôi không phải ra phía trước là sướng đấy, chứ hồi bọn anh, như chuyện Kí ức một thời hoa lửa của LXT anh nuôi cũng phải mang cơm nắm ra chốt phía trước cho anh em đơn vị. Có anh bạn ở 304 kể hồi đánh trận Thượng Đức cũng có thời gian làm anh nuôi ban đêm cũng mang cơm nắm lên chốt trên điểm cao với quãng đường đầy nguy hiểm, khi về tới phía sau mới chắc là còn sống.


 Anh nuôi đơn vị bọn em thời nằm chốt ở BGTN cũng thế thôi anh TANVINHprc25 ạ, anh nuôi ở tuyến sau cách 1 2km hàng ngày cơm nước nấu nướng và cả cải thiện hái rau tát cá lo cho anh em trên chốt, tầm gần sáng thì chuyển lên chốt 1 bữa ăn sáng sớm và 2 bữa trong ngày là trưa và chiều, sau này ít đánh nhau thì anh nuôi mang cơm ngày 2 lần cho anh em có bữa cơm nóng sốt. Có lần đơn vị đánh nhau lục đục ở trong chốt mà anh nuôi không thể mang cơm vào cho anh em suốt 3 ngày trời, đứng ngoài chốt nhìn vào cái lò bát quái bụi đất khói súng mù mịt anh nuôi khóc sướt mướt vì thương anh em chịu đói mấy ngày liền, sau này phải bò vào theo trinh sát để mang cơm cho anh em trong đơn vị.

 Còn ở phần trên em nói là lúc càn quét đánh vận động theo đơn vị, cuộc chiến bọn em sau này không giống như thời các anh đâu, chẳng có chỗ nào là ở lại cả, luôn là đi và đi, đi không quay trở lại tứ bề là địch hết, đi hết vị trí này đến chiến dịch khác nối đuôi nhau nên buộc anh nuôi cũng phải bám theo. Khi gặp địch hay ở lại đâu đó 1 2 ngày thì đơn vị sẽ luồn đêm hoặc hành quân đến mục tiêu đã định thì anh nuôi có thể ở lại hoặc lùi lại theo bộ phận hậu cần của D, lúc đó thì họ không phải chiến đấu, khi anh em trở về sau trận luồn sâu hoặc sau trận đánh thì anh nuôi lại về B của mình. Song có trận anh nuôi phải tự cứu lấy mình vì địch nện cả vào bộ phận phía sau còn đơn vị thì đang giải rộng khắp đội hình. ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TiepTS21 trong 03 Tháng Ba, 2012, 11:50:08 pm
Cảm ơn BH. Đây là hoa Ban nhỉ, ở ngoài này hình như ở Lăng Bác có hoa ban nay nhưng hoa trắng.
Anh chị em trong đó đang có việc hồi hương đồng đội-LS Sớ về cố hương Đông Triều QN, anh theo dõi các thông tin mà thấy thật cảm động và ấn tượng về tình cảm và nghĩa cử cao đẹp của các anh chị em trong đó.
Lúc này Đoàn chắc đã tới địa điểm dừng chân tại Hà Tĩnh, chúc Đoàn đi thuận lợi và công việc xuôn xẻ.
Bác TANVINH, em thấy BH chụp hoa này giống như cây móng bò, mà tụi em bên K một thời lấy lá nó nấu canh chua, nếu em nhớ không lầm thì ngoài HN hồi 1987 gần khu CV chỗ tượng đài Lenin cũng có. Nấu canh chua bên K thì chú đội mình cũng có nhiều bài lắm, đủ, từ lá cho đến trái săng cũng như các bác kiếm các loại lá thay rau hồi KCCM đó.
Đoàn đưa bác Sớ về quê ở trong này do bác Hướng và bác Thưởng, tối nay các bác ấy dừng chân tại Nam Định. Có lẽ không có nghĩa cử nào đẹp và chân tình như những người lính của chúng ta.
Nói về anh nuôi thì hồi bên K,  lính TS tụi em thì không có biên chế cố định anh nuôi, bếp thì chia về từng trung đội khi ở cứ, còn đi tác chiến thì chia nhau để nấu vì không phải chỉ có lính của 1 trung đội mà là một nhóm do cán bộ đại đội cử đi (vì phải kèm nhau mà, lính cũ kèm lính mới, ông biết cắt đường kèm ông chưa biết cắt hoặc chưa thành thạo ). Nói thiệt với các bác, lính TS tụi em buổi đầu rời cứ còn mang cơm nắm, còn bữa sau thì gạo sấy và lương khô. Các bác biết cái khoản đó thì sao mà nuốt trôi, em mà đi chỉ nhai được 1/4 tép lương khô 1 bữa, còn cơm sấy đổ nước suối thì chỉ được 1/5 bịch. Cũng may là  TS tụi em chỉ đi từ 4-5 ngày thôi chứ kéo dài chắc toi vì đói chứ không phải vì sốt hay gặp Pôt. Thế mà bác biết không sau này có 1 thằng em lính 85 người Kiên Giang ó sáng tác ra món cơm sấy như cơm nắm mình, nên anh em ăn được đến 1/2 bịch, có đứa ăn hết luôn. Các bác biết, nó làm thế nào  không, nó chỉ cho một ít nước vào sau đó bóp, và cho thêm chút rồi nhồi đến khi 1 bịch cơm sấy chỉ co lại bằng cổ tay dài cỡ 15-29cm thôi. Khi ăn nó dẻo và nhai thấy ngọt chứ không nhạt và bở bùng bục như ta đổ nước theo công thức trên bao bì. Không biết mấy bác quân nhu có nghĩ ra chiêu này không?
Nói đến cơm sấy nắm này thì thằng em đó cũng không còn nữa, nó tử vong bên K, khi bị sốt đái huyết cầu tố, khi nhắc chuyện này em khó quên hình ảnh của nó, một đứa em thấp thấp đen đen nhưng đậm người, khi nhận về em đặt tên cho nó là Sơn miên (vì nó đen như người CPC).
Thôi cầu chúc cho em nơi suối vàng thanh thản và sớm siêu thoát.
 


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: behienQYV7C trong 04 Tháng Ba, 2012, 12:17:06 am
Cảm ơn BH. Đây là hoa Ban nhỉ, ở ngoài này hình như ở Lăng Bác có hoa ban nay nhưng hoa trắng.
Bác TANVINH, em thấy BH chụp hoa này giống như cây móng bò, mà tụi em bên K một thời lấy lá nó nấu canh chua, nếu em nhớ không lầm thì ngoài HN hồi 1987 gần khu CV chỗ tượng đài Lenin cũng có. Nấu canh chua bên K thì chú đội mình cũng có nhiều bài lắm, đủ, từ lá cho đến trái săng cũng như các bác kiếm các loại lá thay rau hồi KCCM đó.


Cây Hoa Ban mà anh TanVinh nói thì trong nam dân gian gọi là hoa Móng bò , còn dân chơ cảnh gọi là Lan Hoàng Hậu , có lẽ vì nó có cái lưỡi giống hoa phong lan Cattleya ( còn được gọi là hoàng hậu của các loài phong lan ) .

Ngày xưa ở hàng rào Viện bảo tàng quân đội, sát đường Điển biên Phủ chỗ gần cửa Nam thành Hà nội có vài cây, có hoa màu trắng ngần , năm cành đầu cánh tròn và là cũng giống cây móng bò , BH cứ nghĩ nó là hoa Ban trắng , hôm nay thấy anh tanVinh bảo cây này là hoa Ban vậy cây kia là Bh thấy là hoa gì ?  :D

Cây móng bò nấu canh ăn được hả anh Tiệp ?  :D .



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 04 Tháng Ba, 2012, 12:43:47 am
Em để ý là cứ có chuyện dính dáng đến ăn uống là cả làng sôi nổi bàn tán, vui đáo để ! ;D Mà cơ khổ , cao lương mỹ vị gì cho cam, toàn canh nòng nọc, cơm sấy, hoa móng bò xào với ngón tay BH,  nước mưa luộc .... he he !
BeHien ơi, hoa này bây giờ được trồng trên cả nước mà, Hahoi thấy nhiều nơi có cây này lắm. Mà BH thạo về phong lan ghê ha, BH nói thế là chính xác đó, mà nói rõ đến mức Cattleya là biết là người chơi phong lan  rồi.  Hoa này trong tự điển thảo mộc châu Á của tụi Đức cũng nói là Orchideebaum ( cây " hoa phong lan" ) đó. Là quốc hoa của Hong Kong và có ở trên cờ Hong Kong .


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: behienQYV7C trong 04 Tháng Ba, 2012, 12:56:00 am
Em để ý là cứ có chuyện dính dáng đến ăn uống là cả làng sôi nổi bàn tán, vui đáo để ! ;D Mà cơ khổ , cao lương mỹ vị gì cho cam, toàn canh nòng nọc, cơm sấy, hoa móng bò xào với ngón tay BH,  nước mưa luộc .... he he !
BeHien ơi, hoa này bây giờ được trồng trên cả nước mà, Hahoi thấy nhiều nơi có cây này lắm. Mà BH thạo về phong lan ghê ha, BH nói thế là chính xác đó, mà nói rõ đến mức Cattleya là biết là người chơi phong lan  rồi.  Hoa này trong tự điển thảo mộc châu Á của tụi Đức cũng nói là Orchideebaum ( cây " hoa phong lan" ) đó. Là quốc hoa của Hong Kong và có ở trên cờ Hong Kong .


Hihi , cám ơn HaHoi khen nhé , cũng vì đam mê hoa nên mới mở topic " thế giớ hoa " đấy , :D . BH cũng học 2 khóa về trồng hoa lan , bon sai nên cũng biết sơ sơ , với lại BH cũng có học làm hoa voan mà mê nhất là làm cattleya . vì nó đẹp , nên nhớ nhiều ,  :) .

BH thấy mấy anh CCB_SV 19C cũng mê hoa lắm đấy, bên topic hoa cũng nhiều ảnh của các anh chụp Hahoi có thấy chưa ? lấy vài ảnh làm nền cho tập thơ cũng đẹp   :D .






Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 04 Tháng Ba, 2012, 01:23:17 am


[/quote]BH thấy mấy anh CCB_SV 19C cũng mê hoa lắm đấy, bên topic hoa cũng nhiều ảnh của các anh chụp Hahoi có thấy chưa ? lấy vài ảnh làm nền cho tập thơ cũng đẹp   :D .

[/quote]
Thế à ? thế mà HaHoi không biết có cái topic này, và cũng không biết các bác nhà ta cũng mê hoa, rồi ! sẽ vào xem hoa . Nhưng đúng là phụ nữ ! tập thơ bác Luân mà toàn hoa móng bò kèm ngón tay, cattleya nữ hoàng, hồ điệp với đai châu ở trong thì sao ổn được.
Nghe BeHien nói về đi học hai khóa về trồng hoa lan mà mình choáng ! ngoài này toàn trả học phí bằng chính giò hoa chứ đâu có lớp dạy, nghĩ xót ruột lắm, mua giò hoa về không biết chăm, chết rũ nhiều lắm.
Bác TanVinh thông cảm cho em nhé, luyên thuyên một tí trong nhà bác. Em thì không khoái ẩm thực lắm nên mạnh dạn đề nghị chặng hành quân sau, bác dừng chân ở chỗ nào thì  xa bữa ra một tí  ;D  Không thì cơm bác có cả hoa móng bò xào thịt BH đó ạ.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 04 Tháng Ba, 2012, 02:38:31 pm
HaHoi đã vào ngắm hoa trong "Thế giới hoa", trong box " Quán nước cổng doanh trại" chưa ? Mau mau mà xem nhiều hoa ở đó lắm, không có nấu nướng thực phẩm gì ở đó đâu.

Tặng BH và HH bông lan Đai Châu mới nở trên vườn sân thượng nhà TânVĩnh. Đây là giống lan rừng, rất lâu mới ra hoa.

(http://img39.imageshack.us/img39/8522/dsc03023r.jpg)

và hoa này năm ngoái mua giống cây từ Đà Lạt ra, may rét lâu nên cây lên tốt và nở hoa:
(http://)http://img42.imageshack.us/img42/145/dsc03034xt.jpg


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TiepTS21 trong 04 Tháng Ba, 2012, 03:13:10 pm

Cây móng bò nấu canh ăn được hả anh Tiệp ?  :D .


[/quote]
Đúng rồi đó BH, hồi bên K tụi này cứ cái gì chua chua đều có thể nấu canh chua ăn được, lá móng bò thì vị chua của nó hơi có vị chát. Bên đó, nấu canh chua thì đủ các loại lá bứa, lá móng bò, lá giang, lá chua me, lá chua, đến cả trái săng cũng nấu được luôn. Nhưng có lẽ ngon nhất là lá giang, linh sốt rét thèm một chén canh chua lắm.
Nói canh chua cho nó sang chứ canh chua không người lái thôi, may ra bữa nào ra suối đánh cá thì còn đúng nghĩa là canh chua, còn chủ yếu là canh chua không người lái.
Nếu BH không chê, bữa nào họp mặt sẽ có canh lá chua móng nếm thử.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 04 Tháng Ba, 2012, 03:29:00 pm
Bác TanVinh ơi, phong lan  Đai châu nhà bác trông khỏe và rễ bám tốt vào giá thể lắm, nhưng thời tiết mưa ẩm dầm dề như mấy hôm nay, bác treo nó ở mái hiên nhé, không là bị nấm rồi thối lá đó. Gần chục năm trước em cũng chơi lan đến chục năm, đến khi có con nhỏ rồi mới thôi, nhưng nhìn hoa lan của bác vẫn thấy như mùi thơm của hoa đai châu đâu đây mà ngẩn ngơ bác ạ.
Còn em BeHien nữa, nể luôn đó, cho phép xưng chị với Hahoi trong một tuần nha. ;D ( mới đọc lướt bài trung đoàn 429 với việc đưa LS Sớ về Đông Triều )


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: behienQYV7C trong 04 Tháng Ba, 2012, 06:33:51 pm
Tặng BH và HH bông lan Đai Châu mới nở trên vườn sân thượng nhà TânVĩnh. Đây là giống lan rừng, rất lâu mới ra hoa.

(http://img39.imageshack.us/img39/8522/dsc03023r.jpg)

HIhi , hoa lan nhà anh TanVinh đẹp quá  :D

Nhưng có lẽ ngon nhất là lá giang, linh sốt rét thèm một chén canh chua lắm.


Củ chi có món canh chua gà nấu lá giang ngon lắm anh Tiệp  :D , BH nấu ngon lắm nè  ;) .





Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 06 Tháng Ba, 2012, 01:13:51 am
6/3/75

     Dậy lúc 5 giờ sáng. 7g xuất phát.
     May thấy người khỏe lại. Có lẽ nhờ đêm qua lót tấm nilon ở võng không bị lạnh lưng nên ngủ được nhiều. Cổ họng vẫn hơi đau. Hôm nay bớt được nửa bao gạo nên đi nhẹ hơn. Đi đến giữa trưa thì được kết thúc. Nghỉ sớm để 11g đêm nay tiếp tục. Vùng này giáp địch rồi, sẽ phải hành quân trong tầm pháo của chúng.

     Dừng nghỉ cạnh một nông trường tăng gia của một đơn bị bộ đội địa phương. Có mấy đồi sắn rất sai củ, xin đào 3 gốc mà được đầy 2 nồi lớn. Sau bữa cơm chừng 15 phút anh em trung đội cũng chén gần hết 2 nồi sắn luộc.
     Chỉ ngủ được vài ba tiếng nên phần lớn lính chỉ treo võng nằm ngủ không căng tấm tăng che. Nằm võng trong rừng không có tấm tăng che sao thấy chống chếnh lạ, mặt ngửa nhìn trời qua tán cây rừng âm u mênh mang rất khó ngủ, chỉ nơm nớp sợ có cái gì rơi vào mặt.

     11g đêm dậy chuẩn bị và tập trung đại đội để nghe chỉ huy quán triệt về chặng đường tới.
     12 g xuất phát.

     Nửa đêm, trời tối đen . Lầm lũi đi, người sau bám sát sạt người trước, bước chân chập chờn. Buồn ngủ díu mắt mà đầu óc vẫn phải căng ra để bám đội hình và tránh bị ngã. Hành quân nặng ban đêm, có chiếc gậy chống thật hữu ích.
     Trên đường đi cũng có mấy người bị ngã, đoạn gồ ghề có rãnh bánh ô tô không để ý nên bị hụt chân ngã. Sợ nhất là chỗ bằng mà nhìn lơ mơ lại tưởng thấp thế là bước bị hẫng, chân bị chùn, bị đau có cảm giác nhói lên tận tim.
     Hồi hành quân vào B năm 72, đi đêm trên đường 15 ở Vĩnh Linh đoạn đi qua nông trường Quyết Thắng cũng đáng sợ. Đường sỏi sạn doi sống trâu rất dễ trượt ngã, quân trang mới được cấp phát bên Quảng Bình ít ngày trước nên ba lô, gạo, nhu yếu phẩm còn nặng trĩu trên người. Đoạn đường này không quân Mỹ săm soi ném bom liên tục nên đi đêm mà vẫn phải đi nhanh để vượt qua trọng điểm, mình và  một số anh em bị trượt ngã, quần mới toanh mà cũng bị toạc rách, đầu gối trầy da rớm máu, tay xát sước rát rạt.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 06 Tháng Ba, 2012, 09:05:35 am
Chào bác TanvinhPrc25 và các anh em đang bàn về chuyện cơm nước của bộ đội.
Chúc mừng bác đầu năm xây thêm có nhà mới. Xây nhiều nhà mới cho anh em tá túc với nhé.
Bàn chuyện cơm của lính trong chiến đấu cũng thú vị đấy bác nhỉ. Chuyện cơm nước ở đơn vị bác cũng giống như ở đơn vị của Sơn, bác Trần Phú nói rồi đó. Ở đây Sơn chỉ kể thêm một chi tiết nhỏ thôi. Sau khi giải phóng chi khu Chơn Thành, ta thu được rất nhiều chiến lợi phẩm, trong đó có nhiều gạo, kể cả gạo sấy. Vì vậy bộ đội không thiếu gạo để ăn.  Vì ăn theo bếp tiểu đội, nên tất cả anh em mỗi người phải cõng một bao tượng gạo 6 -7 kg trên vai. Trên đường hành quân từ Chơn Thành về đánh Long Khánh, mỗi lần nấu cơm, trong tiểu đội lấy gạo của mỗi người một ít, ưu tiên lấy gạo của của Sơn và những anh em sức khỏe yếu để nấu trước. Khi ở chốt thì phân công trong tiểu đội nấu, sau đó mang cơm ra chốt cơm nắm với ruốc bông, họa hoằn lắm mới có canh lạc tiên hay canh lá giang nấu với thịt hộp hay ruốc bông, canh được đựng vào bi đông nhựa loại 5 lít để thuận tiện mang ra chốt cho anh em. Những hôm nào không nấu được cơm thì ăn gạo rang hoặc gạo sấy thu được của địch. Với gạo sấy, chỉ cần cắt miệng túi nilon, đổ nước sôi hay nước nguội vào theo vạch trên bao theo hướng dẫn, khoảng 10 phút sau là có một túi cơm để ăn.Cơm gạo sấy không ngon, nhàn nhạt thế nào ấy.
Thanh Sơn nhớ lúc hành quân trên đường Trần Lệ Xuân về đường 20 Đồng Nai, tiểu đội của Sơn trong khi lấy gạo (gạo chiến lợi phẩm), dùng dao găm chọc vào các bao để gạo chảy ra, nếu thấy gạo hạt tròn và trắng như nếp thì lấy, đó là loại gao khi nấu cơm tỏa thơm cả một vùng rừng và dẻo như cơm nếp. Các anh em ở trung đội khác chửi: "Đ mẹ, không biết bọn A 10 lấy đâu ra gạo nấu cơm thơm thế?". Cơm vừa thơm lại vừa dẻo. Những nắm cơm nguội cắt ra từng khoanh ăn với ruốc bông hay muối vừng thì tuyệt vời. Thứ gạo này khoảng năm 1983 trong một chuyến công tác sang CPC, Sơn cũng mua được ở chợ Pochentong mang về VN khoảng 20 ký. Họ bảo gạo này là gạo Thái Lan. Không biết hồi ở chiến trường các bác có lúc nào tìm được loại gạo này không?


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 06 Tháng Ba, 2012, 01:19:19 pm
Chào Đậu Thanh Sơn,

Hồi chiến đấu Quảng Trị năm 72 cũng như sau này chiến dịch 75 tôi thấy công tác hậu cần ta tốt, bộ đội không thiếu gạo. Còn cái ăn dã chiến thì lương khô là phổ biến, không thấy có gạo sấy. Lính trinh sát chúng tôi đi công tác hay luồn sâu, anh em đều được cấp phát các cơ số lương khô.
Các túi nilon khẩu phần Gạo sấy thì phổ biến trong quân đội VNCH. Thực ra cơm gạo sấy mới đầu lạ thì thích thử để biết chứ ăn nhiều cũng chẳng ngon, nhạt; lúc đói thì nhai ít gạo sấy cũng được. Loại gạo sấy thơm và dẻo của Thái như bạn nói có thể ngon nhưng có lẽ nó như gạo nếp không thể ăn bữa hàng ngày được nhỉ. Mình không biết loại này trong mấy tháng đóng quân quanh SG sau 30/4, chiến lợi phẩm thì chỉ thấy túi gạo sấy thông thường thôi.
Cảm ơn ĐTS, chúc khỏe, tiếp tục những trang kể chuyện Sư Đoàn hấp dẫn nhé.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 07 Tháng Ba, 2012, 07:07:50 pm
7/3/75

     Mấy hôm nay cả trung đội đã hết thuốc lá. Mỗi lần nghỉ giải lao, nhìn lác đác có đốm sáng rít thuốc mà thèm.
Chặng đầu đi được 6 km mất già tiếng. Đi hơi nhanh nên ai cũng phải cố bám sát đội hình, mệt quá, “ đi chậm laạiii” được lính truyền lên phía trước liên tục.
Đi tiếp 4 cây rưỡi nữa thì nghỉ giải lao, lại đi tiếp khoảng nửa tiếng thì được dừng nghỉ ăn cơm nắm. Lúc này là 4 giờ sáng.

     Gần sáng, sương xuống nhiều. Cơm nắm lạnh, nước bi đông cũng lạnh nhưng ai cũng phải cố nuốt để lấy sức và tỉnh táo đi tiếp. May mắn, ăn xong anh em được truyền tay nhau hút nửa điếu thuốc lá của B trưởng Dân – chẳng biết anh kiếm được ở đâu hay còn để dành được đến giờ. Thèm mà không thằng nào được phép rít mạnh. Táp cả giấy vào để cầm hút cho đến hết cả đầu keng điếu thuốc mới thôi. Anh cuối cùng ham quá hút cả khói của giấy bị cháy lẹm ho sặc một hồi, anh em cười khoái trá tỉnh cả người.

     Tiếp 2 cây số thì dừng lại chờ giao liên dẫn đường. Đã 5 rưỡi sáng, nhìn tỏ mặt người.
Lấy thêm 5 ngày gạo tại kho ngay cạnh đường đi. Thực phẩm chẳng có gì bổ xung ngoài 4 cân muối cho cả trung đội. Không biết đang ở địa danh nào, nhưng chắc chắn là vào sâu lắm rồi. Từ đây đến chỗ dừng nghỉ kết thúc hôm nay còn 6 km nữa nhưng đường leo dốc.Thấy tình hình lính mệt mỏi uể oải nên chỉ huy hành quân quyết định cho ae tạt vào rừng nghỉ để sang mai đi tiếp. Lính sướng rên.
Như vậy từ 12 g đêm qua đến giờ là 5 rưỡi sáng đi được có 12 cây rưỡi.

     Đoạn đường đêm qua phải qua khoảng chục cái ngầm suối, giày tất ướt lưu nên nhiều người bị nước ăn chân rất rát và khó chịu. Sau khi mắc tăng võng xong, mình cởi giày tất ra nhìn mà hãi. Hai bàn chân nhăn nheo, nhợt nhạt. Lòng bàn chân hôm trước mới thấy lỗ rỗ bằng đồng xu thì giờ bị nước ăn loang rộng ra gần hết cả nửa bàn chân, nặng nhất là các kẽ ngón và phía dưới các ngón bị choét ra loang lổ đỏ sẫm.
Lúc này chưa đến 7 g sáng. Vài ba anh triển khai nấu cơm, còn lại hò nhau đi kiếm rau rừng. Tính toán thể để cơm sớm rồi ngủ qua trưa đến chiều luôn cho lại sức.

     Mình lấy dép cao su ra đi. Đi cà nhắc mà chân cứ nhoi nhói. Dép cao su lội suối giẫm lên đá cuội cứ trệu trạo lại càng đau rát tệ. Mình bảo 2 thằng đi cùng cứ men theo suối lớn để tìm các ngách suối nhỏ sẽ dễ kiếm rau hơn. Quả nhiên, ngược vào suối ngách thì vớ ngay một cái hoa chuối to. Cây chuối cao mà chẳng đứa nào mang theo dao cả. Có dao găm chặt mấy nhát cho đổ cây là xong. Mình bảo Quyền và Đạt đợi để quay lại lấy dao vì cũng cách chỗ nghỉ có vài ba trăm mét. Đi được một quãng ngược ra thì gặp ngay hai thằng Đường và Minh đi câu ở suối. Minh đang cầm theo cái xẻng để đào giun. May quá, nhờ luôn 2 thằng mang xẻng đến để chặt cây chuối còn mình thôi không đi nữa mà quay về để lo cho 2 cái bàn chân đau. Xin y tá thuốc đỏ để bôi. Xót nhăn mặt.
Sau hơn 1 tiếng thì ăn cơm, rồi anh em tranh thủ lên võng đi ngủ.

     2 g chiều dậy, chân không đỡ mấy, đi đứng vẫn cà nhắc. Những chỗ bị loét sau khi bôi thuốc đỏ giờ thấy da cứng lại nhưng đi lại thấy rát hơn. Khoảng 4g ăn cơm chiều. Thực phẩm vào giai đoạn cuối chưa được tiếp tế, ruốc mặn cũng hết. Bữa cơm chỉ có mỗi canh hoa chuối nấu với mấy con cá suối bằng ngón tay mấy thằng câu được. Thế mà ai cũng xì xụp hả hê, một loáng xoong canh hết sạch cả nước lẫn cái.

     Ăn xong, mình tranh thủ đun nước muối ngâm chân. Cảm giác dễ chiu và hiệu quả rõ rệt. Hai bàn chân da mềm lại, không còn đau rát. Mai sẽ đi dép cao su với tất, không đi giày nữa.

     Chập tối thấy một con rắn cạp nong to bằng cổ tay, dài ngoằng đang ngoằn ngoèo ngay gần võng. Nghe tiếng động nó chui tọt vào bụi cây. May mà mình cầm đèn pin nên phát hiện được, nếu không giẫm phải nó thì có khi toi.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TiepTS21 trong 07 Tháng Ba, 2012, 11:37:03 pm
Thấy bác tanvinh kể chuyện rắn, thì em lại nhớ đến chuyện ong.
Lần đó hồi cuối năm 1987, lính TS tụi em đi luồn sâu qua đất Thái, để tìm các cứ của bọn Pot mà. Khi vượt qua khỏi đường biên hướng Bantaveng đang đi vào khu Bancharat của Thái vào sâu cỡ 7km trên đường cắt qua vừa leo qua ngọn đồi rừng thì gặp một tổ ong không hiểu ong đất hay ong bò vẽ nó treo lủng lẳng trên cây như kiểu cây lành ngạch ý cách mặt đất cỡ 60cm, mà cái tổ tròn tròn to cỡ gần bằng cái thùng phi xăng, đang mải mê nhìn nó không hiểu là cái gì, thì thằng em người Hậu Giang nói , tổ ong đó anh ơi. Thú thực lúc đó trong đầu cũng nghĩ cái tổ ong này mà cho ra lấy mật thì tốt quá nhỉ cỡ được cả chục lít, nhưng mà đụng đến nó thì chắc là ôm đầu máu (cả nghĩa bóng và nghĩa đen) trở về. 


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Ba, 2012, 01:15:52 am
Chào TiepTS21,
Bạn và tôi cùng lính ts, loại lính cũng hay nghịch ngợm lắm đấy. Hồi bọn tôi huấn luyện ở Hà Tĩnh mấy thằng nghịch ném cái tổ ong ở trên cây, được một bữa chạy tí chết mà 1 thằng cũng bị đốt mấy phát vào gáy sưng vù. May mà các ông không động đến cái tổ ong đấy. Mà sao tổ ong gì mà to gần bằng thùng phi xăng nhỉ, nếu vậy chưa chắc là ong mật, có khi là tổ kiến hay mối ?
Tôi thấy con rắn to đang trườn ở gần chỗ võng của tôi là lúc tôi mò mẫm đi vệ sinh về, may mà tôi có đèn pin bịt kin chỉ để lỗ ánh sáng nhỏ nhưng lia lia vẫn phát hiện được nó, nếu không dẫm phải nó hoặc nó không ssowj ánh sang mà lia cho mình một nháy thì thôi rồi Lượm ơi !


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Ba, 2012, 11:00:59 am
Chặng đường dài 1975 ( tiếp)

8/3/75

     Trực nhật đánh thức mọi người dậy lúc 4 giờ. Bữa cơm sáng chán quá. Mấy ông trực nhật mắt nhắm mắt mở nên nấu từ lúc 12g, cơm vừa nguội lại vừa bị khô, thức ăn chẳng có gì chỉ mỗi nước thịt hộp mặn chát muối. Có lẽ chỉ một hộp thịt pha loãng với lưng xoong nước muối đun sôi cho cả trung đội.

     Đi được một lát thì ra đến đường ô tô mới mở. Khoảng 5g bắt đầu leo dốc. Con đường này ta mới làm khẩn trương để kịp phục vụ xe kéo pháo lên điểm cao và mở đường vận tải tiếp tế chuẩn bị cho chiến dịch. Đường chạy qua điểm cao 582m.
Đi chưa tới đỉnh dốc nhưng đoàn quân mệt quá phải nghỉ giải lao, đến khoảng 7g thì lên tới đỉnh dốc.Tại đây ta đã bố trí mấy trận địa pháo. Khu vực này đã giáp địch nên đội hình hành quân phải giãn ra và đi trong cảnh giác cao.
Đi tiếp chừng nửa tiếng thì dừng lại tránh giờ cao điểm địch có thể pháo kích. Đoạn đường tiếp xuống dốc trống trải về phía địch nên hành quân dễ bị lộ. Đây là cột cây số Km 7 +300 của con đường ô tô mới mở.
Anh em trong trung đội dạt ra mắc võng nghỉ chờ đợi đi tiếp. Lấy cơm nắm ra ăn. Cơm nắm khô quá. Cánh trực nhật đêm qua nấu nướng dở khẹc, cả cơm nắm và cơm ăn bữa sáng sớm đều khô.
Lên võng nằm được một lúc thì thấy cậu Hường đi phát thuốc lá cho anh em, hai thằng chung 1 điếu. Thằng này hay thật, chắc cố nhịn để dành 1 bao giờ chơi cú bất ngờ thú vị đây. Anh em cười hả hê, khoan thai nhả khói trên cánh võng cứ như đang nằm ngoài cứ Quảng Trị yên ả vậy !
Nằm chưa ấm chỗ thì phải dịch chuyển khoảng 300m để các ông công binh đánh bộc phá mở đường ở gần đó.

     12g trưa cuốn võng đi tiếp.Đường xuống dốc mới mở, trống trải nên ta phải ngụy trang mặt đường. Từ đây có thể nhìn xuống phía đồng bằng Phú Lộc, thấy làng mạc, sông ngòi, đầm nước và quốc lộ 1 trông đẹp như bức tranh. Lính trinh sát sẵn ông nhòm thi nhau ngắm nhìn qua ống nhòm trầm trồ. Hơn chục ngày luồn rừng âm u, đầu óc như mụ mị đi, nay nhìn thấy đồng bằng, tầm mắt khoáng đạt rộng rãi ra ai mà chẳng thích.

     Đây chỉ cách Huế hơn 20 km đường chim bay, chếch về phía tây nam. Phía tây nam Thừa Thiên-Huế đồi núi cao áp sát xuống tận đồng bằng.

     Đường xuống dốc phía này dốc hơn phía lúc lên. Từ Km10 trở xuống đường dốc nhiều, đi mang nặng chồn cả gối và cảm giác chỉ muốn quị xuống, rất sợ. Xuống dốc được một đoạn thấy có đường kéo pháo từ đường lớn dựng đứng lên  đỉnh núi. Pháo binh ta đã triển khai các trận địa pháo trên cao để bắn thẳng  xuống phía địch khi mở màn chiến dịch. Ở lưng chừng dốc có 2 khẩu pháo đã vào vị trí ở ngang ria đường, chúc nòng về đồng bằng, mấy pháo thủ đang tập thao tác. Cảm giác mệt mỏi cũng nhẹ đi nhiều.

     Khoảng 2g chiều thì xuống tới chân dốc. Đi được một đoạn ngắn thì gặp ông Nghiêm ngố của tiểu đội trong tốp đi tiền tram ra đón. Phấn khởi vì sắp đến nơi tập kết rồi.
Anh em C20 theo Nghiêm đi tiếp, đi theo đường mới mở để kéo pháo. Mệt và đói. Có nắm cơm nhỏ thì đã ăn từ lúc 8 rưỡi sáng. May mà đi chỉ khoảng nửa tiếng thì tới nơi tập kết của C20. Lúc này khoảng 4 giờ chiều. Gặp anh em đi tiền trạm, tay bắt mặt mừng.

     Ngủ đêm tăng võng tại cứ C20. Nằm trên võng khoan khoái cái cảm giác đi xa giờ đã đến đích. Đã hành quân 13 ngày rồi, có 1 ngày được đi ô tô. Chặng đường ngoằn ngoèo có lẽ cũng phải đến 300 cây số.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Ba, 2012, 11:30:22 am
@chú Tanvinhprc25: hình như các chú từ Quảng trị lại đi vòng đường 14 thọc vào Huế từ hướng tây bắc chứ không phải đi đường 12 (tây nam Huế) và đường 1A thì phải? Vẫn mùa mưa mà hành quân theo đường này thì chắc khổ lắm đây: vừa lầy lội vừa phải làm đường thêm cho xe cơ giới. Nhưng có lẽ được nhất về chiến thuật là hướng này hiểm,  ;D. Thọc Huế cũng được mà cũng có thể vòng qua Huế luôn, đâm thẳng Đà Nẵng; phối hợp với các LLVT QK V đánh chính diện Đà Nẵng từ mấy phía luôn. địch vẫn nghỉ sư đoàn 325 sau khi củng cố sẽ tiến công chính diện từ vùng giáp ranh Quảng trị, nếu có lực lượng nào vòng đường 14 thì chắc là hướng thứ yếu hoặc binh lực ít thôi. Chứ đâu ngờ các cụ nhà ta lại chơi chiêu này. Ác thật, hiểm thật ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Ba, 2012, 01:46:29 pm
Chào Quangcan,
Vài hôm vừa rồi anh về quê đồng hương ạ, dự Lễ hội Đình Làng vào rằm tháng 2 ba năm một lần.

Về cuộc hành quân đi chiến dịch ngày ấy, ở cấp lính tráng chẳng biết ý đồ cấp trên cụ thể như thế nào, chỉ biết lơ mơ là chuẩn bị đánh Huế thôi. Bây giờ thông tin nhiều nên có cái nhìn toàn cảnh. Khi QĐ 2 điều F325 đi, ta cũng có nghi binh để địch không biết sự di chuyển và cũng chọn thời điểm hành quân vào lúc địch đang tập trung đối phó Tây Nguyên và lo miền Trung, còn ngoài QT và tây TT-H thì các đơn vị của địa phương B5 cũng đánh phạm vi nhỏ có tính chất quấy rối để địch bị căng mỏng lực lượng đối phó và bị nhiễu. Thực sự đòn Ban Mê Thuột đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho quả đấm của ta trên mặt trận QT và TT-H. Sau khi mất BMT thì VNCH có những quyết định mà các tướng lĩnh QLVNCH cũng không tin là bỏ Vùng 1 để giữ miền Trung và việc điều SĐ Dù về SG, SĐ TQLC vào Hải Vân và Đà Nẵng thay thế SĐ Dù làm cho lực lượng và tinh thần địch suy yếu và hoang mang. Hơn nữa khi đã ở vào thế cuộc rồi, ta đánh mạnh và uy hiếp các hướng thì quân địch ở QK1 đổ như con bài đô-mi-nô thôi.

Theo anh thì đòn hiểm giải quyết Huế là E18 của 325 thọc nhanh từ tây nam Huế xuống cắt QL1 ở Bạch Thạch phát triển về phía nam dọc QL1 giải phóng quận lị Phú Lộc, chặn hết đường bộ độc đạo rút chạy vào ĐN làm toàn bộ lực lượng địch ở TTH tan rã hoàn toàn,  đồng thời cũng tạo uy hiếm mạnh Đà Nẵng từ bắc Hải Vân, trong khi E101 áp xuống QL1 phát triển hướng Bắc vào thành phố Huế cùng một E của F324 từ phía Tây đánh xuống.

Dạo ấy bọn anh không đi đường 12 mà đi chếch lên nữa, dọc đường 14, từ QT hành quân ngược lên phía tây vào Ba Lòng rồi chếch hướng nam qua A Lưới vào tiếp rồi áp sát tây Phú Lộc huyện cuối của TTH sát dãy Bạch Mã, đây đã tây nam Huế.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 08 Tháng Ba, 2012, 02:03:31 pm
Chào Quangcan,
Vài hôm vừa rồi anh về quê đồng hương ạ, dự Lễ hội Đình Làng vào rằm tháng 2 ba năm một lần.

Về cuộc hành quân đi chiến dịch ngày ấy, ở cấp lính tráng chẳng biết ý đồ cấp trên cụ thể như thế nào, chỉ biết lơ mơ là chuẩn bị đánh Huế thôi. Bây giờ thông tin nhiều nên có cái nhìn toàn cảnh. Khi QĐ 2 điều F325 đi, ta cũng có nghi binh để địch không biết sự di chuyển và cũng chọn thời điểm hành quân vào lúc địch đang tập trung đối phó Tây Nguyên và lo miền Trung, còn ngoài QT và tây TT-H thì các đơn vị của địa phương B5 cũng đánh phạm vi nhỏ có tính chất quấy rối để địch bị căng mỏng lực lượng đối phó và bị nhiễu. Thực sự đòn Ban Mê Thuột đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho quả đấm của ta trên mặt trận QT và TT-H. Sau khi mất BMT thì VNCH có những quyết định mà các tướng lĩnh QLVNCH cũng không tin là bỏ Vùng 1 để giữ miền Trung và việc điều SĐ Dù về SG, SĐ TQLC vào Hải Vân và Đà Nẵng thay thế SĐ Dù làm cho lực lượng và tinh thần địch suy yếu và hoang mang. Hơn nữa khi đã ở vào thế cuộc rồi, ta đánh mạnh và uy hiếp các hướng thì quân địch ở QK1 đổ như con bài đô-mi-nô thôi.

Theo anh thì đòn hiểm giải quyết Huế là E18 của 325 thọc nhanh từ tây nam Huế xuống cắt QL1 ở Bạch Thạch phát triển về phía nam dọc QL1 giải phóng quận lị Phú Lộc, chặn hết đường bộ độc đạo rút chạy vào ĐN làm toàn bộ lực lượng địch ở TTH tan rã hoàn toàn,  đồng thời cũng tạo uy hiếm mạnh Đà Nẵng từ bắc Hải Vân, trong khi E101 áp xuống QL1 phát triển hướng Bắc vào thành phố Huế cùng một E của F324 từ phía Tây đánh xuống.

Dạo ấy bọn anh không đi đường 12 mà đi chếch lên nữa, dọc đường 14, từ QT hành quân ngược lên phía tây vào Ba Lòng rồi chếch hướng nam qua A Lưới vào tiếp rồi áp sát tây Phú Lộc huyện cuối của TTH sát dãy Bạch Mã, đây đã tây nam Huế.


@TV: e101 lúc đó cũng đánh từ hướng Tây Nam vào Huế với e18. Ngày 21/3 c3 của tôi dính gần hết ở cao điểm 303 tây Phú Lộc.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Ba, 2012, 02:22:35 pm
@TV: e101 lúc đó cũng đánh từ hướng Tây Nam vào Huế với e18. Ngày 21/3 c3 của tôi dính gần hết ở cao điểm 303 tây Phú Lộc.
-----

Chào LXT, đội hình 2 E của SĐ mình từ trên núi thì thằng 18 bên phải nghiêng Phú Lộc còn 101 của bác bên trái sát sông Truồi xuống QL1 có chớm sang Phú Lộc thì phải. Khi tôi xuống Bạch Thạch QL1 thấy toàn lính BB E 18, lúc đó 101 phát triển hướng bắc ra đánh chiếm Lương Điền, căn cứ La Sơn, sân bay Phú Bài và phát tiển vào TP Huế cùng các mũi trực diện từ tây xuống. Sáng sớm 21/3 các hướng SĐ bắt đầu nố súng, nên C3 bác bị là vì lúc đó khu vực ấy địch còn mạnh lực lượng của SĐ1 và LĐ 15 BĐQ VNCH.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: binhyen1960 trong 08 Tháng Ba, 2012, 04:15:20 pm
 Chiếc cầu đường sắt bắc qua dòng sông Truồi và hướng tây của QL1 đây bác TANVINHprc25, tháng 3.1975 khi mới GP Thừa Thiên Huế thì chưa có cái cầu xi măng trên QL1 như bây giờ mà là chiếc cầu bằng gỗ. ;D

 (http://i973.photobucket.com/albums/ae216/hieu1960/012-3.jpg)

 Chỗ này là mép sông Truồi bên bờ Bắc, năm xưa một thời từng là bến phà.

 (http://i973.photobucket.com/albums/ae216/hieu1960/011-3.jpg)

 Và đây là đồn Truồi bên bờ Bắc phía đông QL1.

 (http://i973.photobucket.com/albums/ae216/hieu1960/009.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Ba, 2012, 05:03:25 pm
BY, mấy hình ảnh về địa danh Truồi làm anh nhớ có phải ở đây có bánh cuốn thịt heo miếng lát to cực mỏng rất ngon, rau sống với mắm ớt phải không. Lâu rồi anh không nhớ chính xác năm 9 mấy, gia đình anh vào Đà Nắng rồi đi ô tô ngược ra Huế về thăm chơi bà con bên vợ, nghỉ chân bên QL1 chỗ Truồi dừng nghỉ ăn bánh cuốn. Dân lái xe đường dài và xe khách Bắc-Nam hay dừng nghỉ ăn rất đông.

Cái Bốt Truồi trông rêu phong và đầy chứng tích như cửa Bắc thành Hoàng Diệu HN, mà trông lừng lững cao và hầm hố nhỉ. Cái này chắc sẽ còn mãi với thời gian.

BY, gửi bài rồi anh tra Gu-gầu tìm về sản vật của Truồi thì thấy, anh nhớ đúng món ăn - đúng là món ngon nhớ lâu, nhưng không gọi là bánh cuốn mà là Bánh ướt thịt heo Truồi cơ, đây này

(http://img528.imageshack.us/img528/2994/banhuot.jpg)


ăn cũng không phải cuốn như món cuốn thông thường đâu.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: binhyen1960 trong 08 Tháng Ba, 2012, 05:36:32 pm
 Vâng bác TANVINHprc25! Loại bánh đó dân địa phương gọi là bánh ướt.

 Cầu Truồi lùi lại 500m về hướng Bắc có quán bánh ướt có tên Bà Sửu, dân ngược xuôi bắc nam thường ghé đó ăn bánh ướt, nó giống như bánh cuốn Thanh Trì HN nhưng tráng dày hơn nhiều, thịt lợn quay là ngon nhất nếu không thì thịt 3 chỉ luộc chấm với mắm ăn kèm rau sống thì tuyệt vời bác ạ.

 Ngày giỗ trong nhà BY em thế nào cũng có món này, bánh thì đi mua vì làm phải có nhiều dụng cụ nên mua cho tiện, còn những thứ khác mấy bà cô ruột BY em làm lấy vừa sạch sẽ vừa ngon theo ý mình, ngoài ra có nhiều loại bánh như bánh nậm, bánh lọc nhân tôm, thịt chấm nước mắm cay thì em xin bảo đảm là bác còn có nhiều ấn tượng về vùng quê này nhiều nữa.

 Vâng! Cái bốt Truồi đó đúng là phải là 1 di tích lịch sử vì đã đi cùng năm tháng của 2 cuộc chiến tranh VN bác ạ, xưa cả khu đó là cái đồn địch, nhiều chiến sỹ CM của địa phương bị địch bắt, tra tấn và thủ tiêu tại đây, khoảng tháng 10.1975 trở đi bộ đội tỉnh về tháo gỡ mìn tại cái đồn này, cả mìn từ thời Pháp lẫn thời Mỹ làm một đống to như đống rơm. Hiện nay chính quyền xã đang xin kinh phí của tỉnh để giữ gìn bảo tồn cái bốt Truồi này làm di tích mấy năm nay rồi nhưng ... vẫn thế. ;D

 


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 08 Tháng Ba, 2012, 10:31:12 pm
... còn 101 của bác bên trái sát sông Truồi xuống QL1 có chớm sang Phú Lộc thì phải. Khi tôi xuống Bạch Thạch QL1 thấy toàn lính BB E 18, lúc đó 101 phát triển hướng bắc ra đánh chiếm Lương Điền, căn cứ La Sơn, sân bay Phú Bài và phát tiển vào TP Huế cùng các mũi trực diện từ tây xuống.
Bác TanVinh ơi, bác nói đúng quá rồi, E 101   đánh về phía bắc diệt căn cứ Lương Điền rồi cùng E 3 của F324 đánh sb Phú Bài ; E18 f325 đánh về phía nam diệt chi khu Phú Lộc, chiếm đèo Mũi Né, Phước Tượng, PHú Gia. Căn cứ La Sơn do E 3 F 324 và một d T-TG của lữ 203 đánh. E 101 mật tập luồn sau lưng đánh quận lỵ Hương Thủy trong khi E 3 của 324 đánh Phú Bài, bị đánh cả trước và sau, Phú bài nhanh chóng bị đánh chiếm. Từ sbay Phú bài, hai trung đoàn 101 và 3 đánh thẳng vào nội đô Huế.
Em vừa check lại trong Lịch sử KCCMCN cho chính xác thế đấy ạ.
Bác BinhYen1960 này chơi khó ! trên bác viết đồn Truồi là ok, dưới bác lại viết là Bốt Truồi  -  phải đọc rất cẩn thận, không là nhịu .


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 09 Tháng Ba, 2012, 11:50:18 am
9/3/75

     Sáng đủng đỉnh cơm nước xong tầm 8 rưỡi, chào tạm biệt anh em C20 rồi tốp tskt lên đường đến địa điểm tập kết của Ban TS SĐ nhận nhiệm vụ, đi khoảng 2 tiếng thì tới nơi. Trên đường đi thấy tốp phản lực địch bay gầm rú trên trời soi mói đánh phá đường Trường sơn. Vài năm yên ắng ngoài Quảng Trị nay lại thấy rõ không khí chiến tranh nơi đây. Dù sao thì không còn hỏa lực không quân Mỹ nữa nên hành quân, đi lại chẳng còn nơm nớp như hồi ngoài Quảng Trị năm 72.

     Vị trí tập kết của Ban2 tại một vạt rừng ở chân núi, cây cối um tùm kín đáo. Cán bộ Ban đi công tác hết, chỉ có mỗi anh Kim trợ lý ở nhà. Anh Kim bảo anh em nghỉ lại rồi mai lên điểm cao 660m làm đài tskt, đã có mấy người đi tiền tram trên đó.
Được nghỉ một đêm lấy lại sức.

10/3/75

     8g sáng bắt đầu leo lên đỉnh 660. Đường bộ đội ta mới phạt cây cối để lấy lối kéo pháo lên.  Đường dốc dựng đứng nên sau 3 tiếng vật vã vừa leo vừa nghỉ mấy lần mới lên tới đỉnh. Gặp tốp anh em tiểu đội đi trước, hỏi han phấn khởi. Anh em đang triển khai công việc tất bật.
Tạm thời mắc tăng võng rồi mấy thằng đi xuống suối tắm giặt. Phải mất nửa tiếng luồn lách cây và hốc đá mới xuống tới chỗ có nước.
Dãy núi này chạy dài bám vào khu rừng Bạch Mã ngang về phía nam nhìn xuống khu vực quận lỵ Phú Lộc, một huyện cuối của tỉnh Thừa Thiên-Huế nối với Đà Nẵng qua Đèo Hải Vân chót vót.

11/3/75

     Bắt tay vào làm hầm. Đây là điểm cao có chốt của bộ binh ta, mấy đỉnh thấp hơn phía trước kia là quân địch.. Đường kéo pháo lên đỉnh ở sườn bên này. Phải làm hầm để ngủ và làm đài tskt trong hầm, 3 người ngủ chung 1 hầm. Thấm mệt sau chặng hành quân dài lại đào hầm trên núi cao, không cơm sáng nên người cứ oải ra. Cả sáng mà cái hố vẫn nông choèn choèn.

     Ở đỉnh núi, nước khó khăn nên mọi người mặc quần áo dài để đào hầm. Khi nghỉ làm chỉ việc phủi quần áo là xong, chẳng phải rửa ráy gì, quần áo có bẩn quá thì thay ra để tạm đâu đó chờ đến lượt xuống suối lấy nước thì tắm và giặt thể. Tay chân có dính đất thì nhúng ướt vào nước vo gạo rồi lau khô là xong. Mặt thì làm vốc nước sạch xoa cho ướt rồi lau là được. Ai cũng phải tiết kiệm nước tối đa, giành nước cho ăn uống.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: binhyen1960 trong 09 Tháng Ba, 2012, 12:49:34 pm

Bác BinhYen1960 này chơi khó ! trên bác viết đồn Truồi là ok, dưới bác lại viết là Bốt Truồi  -  phải đọc rất cẩn thận, không là nhịu .

 Không khó hiểu lắm đâu bác HaHoi ạ. ;D

 Năm xưa cả một khu vực rộng lớn nằm sát bên bờ Bắc sông Truồi về phía Đông và Bắc là cái đồn lớn của địch, nó có từ thời Pháp thuộc với hàng rào kẽm gai tràn ngập khu vực đó sang cả bên kia đường QL1, nhà dân ở gần nhất cũng cách đồn 3 400m là ít nhất. Cả khu vực đó được gọi là đồn Truồi.

 Nếu gọi cái bốt Truồi tức là chỉ nói duy nhất cái bốt canh như trong hình thôi bác ạ, ngày nay đã thay đổi rất nhiều, cái bãi mìn ở khu vực phía bắc, đông bốt Truồi đã được dỡ bỏ từ năm 1975 và bây giờ là cái chợ của xã, nhà dân đã ở lan rộng đến sát cái bốt canh.  ;D

 Khu chợ này xưa là bãi mìn của đồn Truồi bác ạ. ;D

 Hướng Bắc đồn Truồi

 (http://i973.photobucket.com/albums/ae216/hieu1960/016-1.jpg)

 Hướng Đông đồn Truồi.

 (http://i973.photobucket.com/albums/ae216/hieu1960/014-2.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 09 Tháng Ba, 2012, 02:00:25 pm
Hô hô ! Em có phải là không biết thế nào là đồn, thế nào là bốt, thế nào là trốt ( chốt ) đâu mà phải phiền bác BY nhọc công giải thích quá ! Chỉ là chống chỉ định đọc nhanh, trêu bác tí ,  :D nhưng cảm ơn bác !


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: tranphu341 trong 09 Tháng Ba, 2012, 02:05:06 pm
                  Chào các bác! Tranphu341 đọc bài các bác kể về những trận đánh có súng nổ, có đạn bay, có xương có thịt, có xác người tung lên.

                    Rồi lại có cả những trận đánh có thịt có rượu, có rau thơm cùng ớt cay đầy đĩa. Có tiếng hò dô xung phong cũng không kém gì trận mạc thực sự. Xem ra trận nào cũng phải có hào khí. Nếu không có hào khí thì tất cả nhạt thèo lèo. Ôi nỗi nhớ về xứ Huế với đăc sản bún bò giò heo mà giờ đây thành phố nào, địa phương nào cũng tuyên truyền là "chính hiệu". ::) ::) ::)

                                                    CHÚC CÁC BÁC CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU NIỀM VUI XỨ HUẾ!


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 09 Tháng Ba, 2012, 03:11:48 pm

...

Về cuộc hành quân đi chiến dịch ngày ấy, ở cấp lính tráng chẳng biết ý đồ cấp trên cụ thể như thế nào, chỉ biết lơ mơ là chuẩn bị đánh Huế thôi. ...

đòn hiểm giải quyết Huế là E18 của 325 thọc nhanh từ tây nam Huế xuống cắt QL1 ở Bạch Thạch phát triển về phía nam dọc QL1 giải phóng quận lị Phú Lộc, chặn hết đường bộ độc đạo rút chạy vào ĐN làm toàn bộ lực lượng địch ở TTH tan rã hoàn toàn,  đồng thời cũng tạo uy hiếm mạnh Đà Nẵng từ bắc Hải Vân, trong khi E101 áp xuống QL1 phát triển hướng Bắc vào thành phố Huế cùng một E của F324 từ phía Tây đánh xuống.

Dạo ấy bọn anh không đi đường 12 mà đi chếch lên nữa, dọc đường 14, từ QT hành quân ngược lên phía tây vào Ba Lòng rồi chếch hướng nam qua A Lưới vào tiếp rồi áp sát tây Phú Lộc huyện cuối của TTH sát dãy Bạch Mã, đây đã tây nam Huế.


@ TANVINH prc25,

 Bác trinh sát kỹ thuật vừa kể  để " Lính " ôn lại  chuyện chiến đấu. Bác cho cái bản đồ  để anh em  tiện theo dõi và hình dung ra toàn cảnh - Của hiếm mấy    khi được thưởng thức ??? .



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 09 Tháng Ba, 2012, 08:14:29 pm

Cảm ơn bác lính Công binh bến vượt Tích Tường 1972, theo ý kiến của bác tôi xin đưa lên cái bản đồ, nguồn của TTNL, cũng lính TS C20, dùng trong bài viết về Phú Lộc / Hòn Vượn của bác ấy. Trong những ngày 9, 10, 11/3 tôi kể ở trên thì chúng tôi đã đến điểm tập kết cho Chiến dịch, có ghi chú trong bản đồ này.

Vị trí Đài TSKT đặt trên đỉnh 660 (650), 1 đài quan sát của TS C20 cũng đặt tại đỉnh này.
(http://img141.imageshack.us/img141/6316/57465154680ab4195276b.jpg)



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TiepTS21 trong 11 Tháng Ba, 2012, 12:37:04 am
Chào TiepTS21,
Bạn và tôi cùng lính ts, loại lính cũng hay nghịch ngợm lắm đấy. Hồi bọn tôi huấn luyện ở Hà Tĩnh mấy thằng nghịch ném cái tổ ong ở trên cây, được một bữa chạy tí chết mà 1 thằng cũng bị đốt mấy phát vào gáy sưng vù. May mà các ông không động đến cái tổ ong đấy. Mà sao tổ ong gì mà to gần bằng thùng phi xăng nhỉ, nếu vậy chưa chắc là ong mật, có khi là tổ kiến hay mối ?
Tôi thấy con rắn to đang trườn ở gần chỗ võng của tôi là lúc tôi mò mẫm đi vệ sinh về, may mà tôi có đèn pin bịt kin chỉ để lỗ ánh sáng nhỏ nhưng lia lia vẫn phát hiện được nó, nếu không dẫm phải nó hoặc nó không ssowj ánh sang mà lia cho mình một nháy thì thôi rồi Lượm ơi !
Vâng bác Tanvinh, nếu không nghịch thì có lẽ cũng không là lính. Không phải mối đâu bác, nó ở trên cao, cách mặt đất khoảng 60cm, và cũng không phải tổ kiến, rừng bên đất Thái mà bác, có dịp tụi em bám sang Thái đang đi vừa leo lên khỏi con suối thì gặp một đàn lợn rừng 5-7 con cỡ 30-40kg chạy khùng khục qua, nhưng là đất Thái với lại mới bắt đầu đi chứ về thì mày cũng chết với ông Thái thì Thái cũng phải tỉa 1 vài con  để cải thiện (đến giờ nghĩ vẫn còn thèm bác TanVinh ạ, nhưng nói vậy thôi lính TS làm sao mà khiêng nổi, cả toán chỉ 6 thằng, với lại sâu trong đất Thái 5-6km, mà nổ súng thì khac nào lạy ông tôi ở bụi này cho Thái nó thịt ).
 Đơn vị em có đợt huấn luyện cho lính TS mới, ngoài chuyện cắt góc phương vị, xác định điểm đứng, nhận dạng bám nắm mục tiêu, còn phải huấn luyện biết cách dò gỡ mìn. Tập xuông chắc không hiệu nghiệm, mấy bác chỉ huy C trước đây còn có bài, gài mìn KP2 thật vào bãi và bắt lính vào gỡ, đứa nào đứa ấy, mặt xanh như đít nhái, nhưng lệnh thì phải làm, huấn luyện mà đổ mồ hôi thì chiến trường sẽ bớt đổ máu. Sau khi huấn luyện xong, em nào em ấy cũng toát mồ hôi, không biết có bác nào ướt quần không? (con người mà, giữa cái sống và cái chết trong gang tấc ai mà không có những phút giây mềm lòng), các bác ấy mới nói, mìn đã được tháo kíp nhưng hạt nổ vẫn còn và khi chạm nó vẫn nổ và nhảy lên, tuy nhiên do không có kíp nên không thể kích nổ mìn được. Có như vậy thì mới đánh giá chính xác kỹ năng gỡ mìn của lính TS.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 11 Tháng Ba, 2012, 02:48:24 pm
12/3/75

     Cuốc xẻng ít nên chia ra một nửa đào hầm, một nửa đi chặt cây lấy gỗ.
Buổi chiều,  3 người đi gùi nước bằng ba lô. Một ngày cả tiểu đội dùng thật tiết kiệm cũng hết 5 ba lô nước. Anh nào đi xuống suối lấy nước thì được kết hợp tắm giặt và lấy riêng cho mình 1 bi đông nước nên cũng phải luân phiên nhau.

     Suối lấy nước ở sườn phía nam bên này điểm cao. Mùa khô nên nước không nhiều, chỉ có những vũng nhỏ, nước chỉ sâu trên đầu gối. Cây cối khu rừng này um tùm, có nhiều cây lớn, không có dấu hiệu bị rải chất độc hóa học như rừng ở Cam Lộ ngoài Quảng Trị. Ngày mới vào chiến trường Quảng Trị, tiểu đội lập đài kĩ thuật ở sườn điểm cao 544 chỉ còn cây cối lúp xúp, các cây lớn trơ trui thân cành như những bộ xương.

13/3/75

     Sáng nay 7 giờ tiểu đội đi lấy gạo. 11 người gùi 2 tạ gạo và 20kg thực phẩm. Lúc về leo dốc mệt quá, đi theo đường kéo pháo dốc dựng đứng đến năm sáu mươi độ, cứ phải bám vào các gốc rễ cây lúp xúp mới phát quang trên đường mà đi.
Nhìn bộ đội kéo pháo lên núi thật vất vả. 4 khẩu 85 li và 37 li đang được kéo đến lưng chừng dốc. Mỗi khẩu có đến răm chục người kéo bằng dây rừng to bện lại, có 2 người bám hai bên khẩu pháo để chèn gỗ theo từng nấc nhích một. Bên núi xa xa kia là địch, thế mà người chỉ huy cũng đành phải hô to “ haaii ba này” để lấy nhịp cho anh em hợp sức kéo lên. Khối thép cứ như ỳ ra, nhích từng tí một. Kéo pháo ở Điên Biên Phủ không biết có lên cao như thế này không.

     Từ chân núi lên tới đỉnh 660 này có 4 cái dốc. Lúc sáng đi thấy pháo còn ở chân núi nhưng lúc về đã lên được lưng chừng dốc thứ nhất. Qua nay cũng thấy bộ đội gùi đạn pháo và đạn cối lên cao. Những trái đạn pháo nặng mười mấy cân nhọn hoắt, màu đồng sáng loáng và những quả đạn cối thon khỏe trông như những bắp hoa chuối trên vai lính đang nhẫn nại như kiến tha mồi về tổ. Hôm nào mấy khẩu pháo ta khai hỏa ở mỏm này thì chắc phải đinh tai nhức óc đây.

     2 giờ chiều thì về tới nơi tập kết trên đỉnh 660.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: quangcan trong 13 Tháng Ba, 2012, 01:48:40 pm
Trích dẫn
...Qua nay cũng thấy bộ đội gùi đạn pháo và đạn cối lên cao. Những trái đạn pháo nặng mười mấy cân nhọn hoắt, màu đồng sáng loáng và những quả đạn cối thon khỏe trông như những bắp hoa chuối trên vai lính đang nhẫn nại như kiến tha mồi về tổ. Hôm nào mấy khẩu pháo ta khai hỏa ở mỏm này thì chắc phải đinh tai nhức óc đây...

kiểu pháo bắn thẳng trên cao đây, sợ khiếp; nhưng hình như ngụy cũng có pháo đặt trên cao để đấu pháo ta thì phải, không biết đúng không chú,  ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 13 Tháng Ba, 2012, 04:45:37 pm
Chắc không có đâu Quangcan ơi, VNCH chiếm các điểm cao của dãy Kim Sắc, Lưỡi Hái, và có một căn cứ pháo ở gần Mũi Né , các điểm cao này gần đường QL và do vậy thấp hơn vị trí mình nhiều chứ.  Theo mình nghĩ thì pháo binh của VNCH chỉ có thể bắn theo tọa độ chứ không bắn thẳng được. Muốn triệt pháo mình may chăng chỉ có dùng không quân là thứ mà bản thân quân đội SG trong giai đoạn chiến tranh kiểu con nhà nghèo này là quá xa xỉ.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 13 Tháng Ba, 2012, 05:53:29 pm
Chào Quangcan và HaHoi,

Pháo binh VNCH thời kccm đầu những năm 70 ở chiến trường Trị-Thiên còn rất mạnh, đạn rủng riểng bắn vô tư có viện trợ quân sự khủng của Mỹ chi mà, lại có cả hỗ trợ hỏa lực trực tiếp của không quân và hải quân Mỹ nữa. Ngày đó, địch hay dùng "tiền pháo, hậu xung" để phản công ta.
Pháo địch có đặt ở các điểm cao đồi núi đấy, ở các căn cứ trên các điểm cao vùng đồi núi tây Quảng Trị, Cam Lộ, đường 9... còn vào chiến dịch 75 ở tây và tây nam Huế có trận địa pháo địch trên đỉnh Hòn Vượn ( điểm cao 309 và 305m), căn cứ Hòn Vượn còn có cả đường tăng lên đỉnh. Căn cứ này không thuộc hướng của SĐ325 nên không rõ lúc chiến sự thì ở đây hỏa lực pháo binh 2 bên ntn.
Hướng 325 ở mạn tây nam Huế, không thấy có những trận mưa pháo gì của địch, các vị trí ta đặt pháo đều ở các điểm cao hơn so với các mỏm cao của địch ở phía trước xuôi xuống đồng bằng. Chếch về nam nhìn xuống quận lỵ Phú Lộc cũng có các mỏm quân địch đóng quân nhưng đều thấp hơn các mỏm có đài quan sát của C20 và đài A12 tskt, mỏm Kim Sắc nhìn chính diện đài C20 và A12 ( 660m) thì thấp hơn nhiều. Ở mỏm 660, đài C20 và A12 ở trên đỉnh, pháo ta đặt ở các vị trị thấp hơn nhưng vẫn ở tầm cao hơn nhiều các mỏm cao của địch ở phía trước.
Hơn nữa, trong năm 74 viện trợ quân sự của Mỹ cho VNCH đã cắt giảm ghê gớm ( đọc tài liệu thấy VNCH dự tính cơ số vũ khí, đạn dược chỉ đủ tác chiến trong vòng 6 tháng) nên QLVNCH đã thực hiện tiết kiệm đạn dược. Đấy cũng là lí do phi pháo địch ít hẳn, chứ nhiều như hồi Quảng Trị thì không biết giờ anh đang ở đâu, mỏm 660, trên đường hành quân vào hay ở ven QL1 hôm xuống đồng bằng Phú Lộc. Hì hì.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 13 Tháng Ba, 2012, 09:53:31 pm
14/3/75

     Mình và Công Củng xuống Ban 5 ở dưới chân núi để lấy mỡ ăn, xin thuốc quân y và kết hợp đi kiếm rau rừng. Không xin được thuốc do không gặp được quân y sỹ, nhưng rau rừng thì kiếm được khá: 13 cái hoa chuối và một số rau môn thục và rau chua.
Tạt đến cứ của Ban2, nhân được quà của Sư trưởng Tâm cho tiểu đội tskt, một ít chè và 1 bao thuốc lá Tam Đảo. Ban2 chỉ có mỗi anh Kim ở nhà. Có 1 tốp lính mới bổ xung của C20 đang làm lán âm cho Ban nên nán lại chơi thoải mái. Chiều về anh Kim còn cho tiểu đội 1 ấm chè và 4 điếu thuốc lá. Hai thằng phấn chấn về đến tiểu đội, cơm nước xong thì tối.

     Vài ngày qua, hầm hố cũng tàm tạm. Cạnh vị trí bếp anh em cũng dựng được một cái sàn âm bằng cây que có mái che tạm để ngồi uống nước. Thế là tụ tập chè thuốc. Trừ mấy người đang phiên làm việc ở hầm đài, còn anh em đủ cả. Chè pha vào bi đông rót ra bát, thuốc lá hút tiết kiệm chuyền tay nhau, chuyện trò rôm rả. Chuyện nhà cửa, chuyện gia đình, chuyện người yêu rồi chuyện lần này chiến dịch đánh đấm chẳng biết như thế nào, sống chết ra sao. Chuyện hết khôn dồn ra dại, lại quay về nói xấu chọc tức nhau. Vui mà không dám cười to. Cũng là buổi liên hoan chia tay mấy anh em biệt phái mai lên đường về đơn vị. Mãi khuya mới lục tục đi ngủ.
     Rừng núi âm u, tối xẫm, thỉnh thoảng có tiềng ùng oàng phía xa. Phía đồng bằng, xa xa có vầng sáng hắt lên trời. Đó là thành phố Huế.

15/3/75

     Đêm qua mưa, lạnh khó ngủ.
     Sáng nay trực nhật nấu ăn luôn làm bữa chính để tiễn 4 đ/c Lữ pháo binh 164 của QĐ 2 . Mấy anh em này đến học TSKT tại A12 từ ngoài Quảng Trị rồi hành quân cùng vào đây. Đánh nhau đến nơi rồi nên anh em bảo thôi không học nữa để tìm về đơn vị.
Hôm nay trời mưa cả ngày, tiểu đội nghỉ không làm nốt hầm. Mọi người huy động mọi thứ để hứng tích cóp nước mưa.
     Không gì buồn bằng mưa rừng. Trên núi cao vừa lạnh, vừa ẩm ướt, bầu trời u ám làm cho không gian như bị co lại, mới ăn cơm xong một lúc anh nào cũng kêu đói.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 16 Tháng Ba, 2012, 10:00:25 am
16/3/75

     Đêm qua vẫn mưa. Ỏ đỉnh núi cao, hơi nước nhiều, lạnh quá. Đã bọc ni lon dưới lưng võng, mắc đến mấy cái áo mà vẫn lạnh, nằm co quắp thu lu với chiếc quần quấn quanh đầu và tai như chiếc khăn mà vẫn không ngủ được.
Trời tối đen xung quanh, chỉ thấy lác đác những đốm sáng lân tinh của cành cây hay lá mục phát ra nhờ nhờ. Tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái tăng và lá cây. Mưa rả rích suốt đêm.

     Mưa cả ngày hôm nay.Buổi sáng tiểu đội tiếp tục làm hầm vì không thể chờ tạnh mưa được.

 Tối nay ca  trực làm tin tức địch đến 11g. Chèn lót mãi cho ấm lưng đến 12g mới đi ngủ.


17/3/75

     Một ngày trôi qua bình thường. Chập tối đang ngồi làm việc thì nghe uỳnh oàng pháo địch rất gần. Mấy ngày qua chúng cũng pháo kích nhưng đạn nổ ở xa nên anh em cho qua, nhưng bây giờ thấy tiếng nổ gần và cấp tập, nghe thấy cả tiếng đạn rít nên tất cả nháo nhào chui vào hầm. Chúng đã biết có quân ta ở mỏm núi này. Mấy ngày qua ta mở đường và kéo pháo lên cao rậm rịch là thế. Có mấy quả nổ gần đỉnh núi, gió thoảng đến mùi khét lẹt. Có lẽ pháo địch bắn hú họa. Cường độ và tần suất không thấm tháp gì so với chiến trường Quảng Trị 72. Ngày đó, mỗi ngày đài tskt thu nhận được hàng trang giấy mã các toa độ phi pháo, còn lúc này chẳng thấy địch báo cho nhau tọa độ phi pháo gì cả, không còn hỏa lực Mỹ tham chiến nữa nên hỏa lực địch đã giảm đi rõ rệt, hơn nữa những lực lượng chính qui của VNCH như Dù và TQLC ở Trị-Thiên này còn rất mỏng nên mặt trận không còn tác chiến ác liệt như trước được...

     Địch pháo kích khoảng hơn chục phút. Tiểu đội chuyển hết đồ đạc vào hầm làm việc. Cái hầm 3 thằng ngồi làm việc đã chật giờ nhét cả 6 cái máy prc25 vào, rồi giấy tờ, bản đồ và ắc qui càng trở nên bí bích.
Lên điểm cao đã tuần rồi nhưng phải triển khai làm đài nắm tin tức địch ngay theo ca kíp nên việc làm hầm ở còn chưa đủ, mấy ngày qua một số anh em vẫn ngủ võng.
Đêm nay mấy anh em tiểu đội phải đi ngủ nhờ bên hầm và lán âm của bộ phận Đài quan sát của nhóm anh Ương C20 ở gần đó. Chỉ có mỗi thằng Quí liều ngủ võng ngoài hầm, nó ngại đi ngủ nhờ. Mình hết ca làm việc lúc 9 giờ, cũng loay hoay mò mẫm mất gần tiếng chuyển ba lô và súng đi ngủ nhờ hầm đang làm của mấy ông bạn thông tin 2 oát thuộc D18 cũng ở trên điểm cao này.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: binhyen1960 trong 16 Tháng Ba, 2012, 11:11:26 am

kiểu pháo bắn thẳng trên cao đây, sợ khiếp; nhưng hình như ngụy cũng có pháo đặt trên cao để đấu pháo ta thì phải, không biết đúng không chú,  ;D

 Câu hỏi "ngẩn ngơ" nhất năm 2012. ;D

 Pháo binh phản pháo binh thời KCCM bên VNCH và Mỹ là "tổ sư" của môn này. ;D

 Nghe nói, chỉ nghe nói thôi nhé, pháo binh ta bắn hết cơ số thì phải vội vã kéo pháo chạy ngay khỏi vị trí đó, chậm thì bị phản pháo hoặc ăn "táo TQ" theo cách gọi của ta và cách gọi của Mỹ là bom, chưa kể những xe phản pháo chuyên dụng của địch bắn chính xác từng mét. Điểm cao luôn là lợi thể của tất cả mọi binh chủng trong chiến đấu và cũng là mục tiêu để đối phương "trút hận". ;D

 Pháo bắn thẳng thì chưa nghe đề pa đầu nòng thì đã oành, tự nhiên thấy đất đá văng tùm lum sau đó mới nghe đầu nòng và nếu nó trúng vào hầm mình thì nhoáng thấy và chả còn biết gì nữa. ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 18 Tháng Ba, 2012, 01:45:55 pm
18/3/75

     Hôm nay tiểu đội hối hả làm hầm tiếp cho xong. Cả ngày thấy quân ta liên tục chuyển đạn pháo và tiếp tục kéo pháo qua núi này lên phía trước. Pháo kích địch đã gây cho bộ đội ta một số hi sinh và bị thương. Lính kéo pháo và vận tải đạn đã cảnh giác hơn, không thấy ồn ào đi lại lộ liễu như mấy hôm trước nữa.

     Sáng mình làm hầm, chiều ngồi đài kĩ thuật làm tin tức. Hết ca làm lúc 9 giờ tối nhưng chưa báo được tình hình địch cho Ban2 do đường dây điện thoại bị mất liên lạc. Có đợt pháo kích của địch bắn sát lên điểm cao 660 lai rai phải đến tiếng đồng hồ, mình trú lại trong hầm đài trực máy, tiện thể làm luôn cho ca của cậu Quí đến 11g.
Đến gần sáng lại một đợt pháo kích sát khu vực đài kĩ thuật, chúng bắn cũng dai như lần trước. Nghe tiếng rít và tiếng nổ tiếp đất đanh của đạn pháo mà rợn người.

19/3/75

     Buổi sáng 4 người làm ở đài. Hai thằng Quyền và Tỉnh làm ca đêm nên ngủ muộn. 5 người khoác ba lô đi lấy nước dưới suối.
Chiều nay làm thêm 1 hầm ngủ nữa, thế là cả tiểu đội đủ hầm ngủ. Tình hình pháo kích địch liên tục như thế này, không anh nào dám nấn ná ngủ đêm ngoài hầm nữa. Ngủ hầm chật, bí nhưng an toàn hơn.

20/3/75

     Hôm nay làm tin tức cả ngày. Mệt quá. Ngày giờ nổ súng đã cận kề. Địch động tĩnh nhiều nên tin tức trinh sát kĩ thuật khai thác được nhiều. Chúng điều động, tăng cường quân, hành quân, tiếp vận...Tin tức cho thấy rõ địch đã biết chúng ta chuẩn bị tấn công tại hướng tây nam này và đã chuẩn bị đối phó.
     Ngoài chiến trường Quảng Trị, A12 nghe lấy tin chủ yếu từ đài mạng của 2 lực lượng chủ lực chính qui của địch là các lữ đoàn Nhảy Dù và TQLC, nhưng giờ ở hướng mặt trận nàỳ trinh sát tin trên mạng sóng của SĐ bộ binh và LĐ biệt động quân.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: sauchinbaymot trong 18 Tháng Ba, 2012, 04:47:19 pm
18/3/75

   ...5 người khoác ba lô đi lấy nước dưới suối.

Bác phải giải thích một chút như kiểu "Nhật ký viết lại", chứ nhiều người, nhất là thế hệ trẻ bây giờ, thấy bảo khoác balo đi lấy nước lại tưởng là lấy nước đóng chai Lavie.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 18 Tháng Ba, 2012, 08:26:40 pm
Chào 6971, dễ đến nửa năm nay mới lại thấy có đôi nhời trên mạng nhện đấy nhỉ. Bạn nói đúng đấy, cần nói rõ là lấy nước dưới suối bằng túi ni lon rồi gùi bằng ba lô.  :D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 21 Tháng Ba, 2012, 01:47:15 pm
21/3/75

     5g30 sáng, Sư đoàn nổ súng bắt đầu Chiến dịch giải phóng Thừa Thiên-Huế. Nghe tiếng pháo của Lữ đoàn 164 QĐ2 cấp tập nã đạn từ trên cao mà phấn chấn, những tiếng nổ uỳnh oàng không ngớt ở các mỏm cao phía xa trước mặt. Được sự chi viện hỏa lực phủ đầu của pháo binh, bộ binh E18 đánh chiếm các điểm cao trên hướng tây bắc Phú Lộc thuộc dãy Lưỡi Cái và Kim Sắc – những căn cứ địch án ngữ QL1 từ Huế đi Đà nẵng, đồng thời các tiền tiêu quan trọng khác của địch ở phía tây cũng bị SĐ 324 tấn công. Các cứ điểm địch trên dãy Lưỡi Cái nhanh chóng bị tiêu diệt, riêng có điểm cao 560 sát xuống QL1 là trận chiến ác liệt của D9E18. Địch phòng thủ kiên cố, địa hình bất lợi và đánh trả quyết liệt có cả pháo chi viện nên quân ta bị thương vong nhiều, đến buổi chiều ta mới đánh chiếm được cứ điểm này.
Như vậy chỉ trong ngày mở màn chiến dịch, đến khoảng 3 giờ chiều  hướng tấn công chủ yếu của SĐ đã làm chủ các điểm cao uy hiếp tuyến QL1 từ Lương Điền đến quận lị Phú Lộc.

     Đài tskt nắm được tin Tiểu đoàn 61 LĐ15 Biệt Động Quân bị đánh thiệt hại nặng tại cứ điểm 560 trên dãy Lưỡi Cái tháo chạy về nam Cầu Truồi 1km và nhiều tin về các đơn vị của SĐ 1 BB bị tiêu diệt và tan rã.

     Cả ngày tin tskt ra liên tục và được báo cáo ngay cho Ban2.

     Lực lượng bộ binh địch tại hướng tiến công của SĐ325 từ tây nam Huế đến Phú Lộc có Sư đoàn 1 gồm 3 trung đoàn 1, 3, 54;  Liên đoàn 15 BĐQ gồm 3 tiểu đoàn 60, 61 và 94, Liên đoàn bảo an 914 và lực lương địa phương quân.  SĐ1 BB và Liên đoàn 15 BĐQ là những đơn vị thiện chiến của QLVNCH.

     Lực lượng bộ binh của QĐ2 trong Chiến dịch giải phóng Thừa Thiên-Huế có 2 Sư đoàn, 325 và 324, gồm 5 trung đoàn.  F325 có E18 và E101 thiếu E95 được điều động đi chiến trường Tây Nguyên. Về hỏa lực có Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn TTG 203, 2E của SĐ 673 phòng không.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 21 Tháng Ba, 2012, 02:04:03 pm
Hôm nay tròn 37 năm quân đoàn 2 đánh trận mở màn chiến dịch Huế Đà Nẵng rồi đấy anh nhỉ.
 Ở trên anh TanVinh có nói rằng tham gia chiến dịch có lữ đoàn TTG 203, nhưng thực tế chỉ có một đại đội hành quân từ Cửa Việt băng qua hệ thống phòng thủ ven biển của địch để kịp phối thuộc với các đơn vị bộ binh của f324, 325. Số còn lại đang còn ở A Sầu, A Lưới. Thế nên có thể nói rằng đến trước giải phóng Đà Nẵng, ta toàn tác chiến bằng xung lực của pháo binh và bộ binh. Đến trận Phan rang thì tăng thiết giáp mới thực sự là mũi lao sắt đánh xuyên vào trận địa phòng ngự VNCH.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 21 Tháng Ba, 2012, 02:21:12 pm
Hôm nay tròn 37 năm quân đoàn 2 đánh trận mở màn chiến dịch Huế Đà Nẵng rồi đấy anh nhỉ.
Trên anh TanVinh có nói rằng tham gia chiến dịch có lữ đoàn TTG 203, nhưng thực tế chỉ có một đại đội hành quân từ Cửa Việt băng qua hệ thống phòng thủ ven biển của địch để kịp phối thuộc với các đơn vị bộ binh của f324, 325. Số còn lại đang còn ở A Sầu, A Lưới. Thế nên có thể nói rằng đến trước giải phóng Đà Nẵng, ta toàn tác chiến bằng xung lực của pháo binh và bộ binh. Đến trận Phan rang thì tăng thiết giáp mới thực sự là mũi lao sắt đánh xuyên vào trận địa phòng ngự VNCH.

@TV & HH : Sau này, qua những buổi giao lưu với ae T-TG 203 thì mới biết các chiến xa T54,T59 chốt tại Nam Cửa Việt với e101 chúng tôi ngày ấy sau đó cũng rút lên miền Tây để tham gia chiến dịch tháng 3/1975. Lữ 203 điều về CV những xe tăng T34 để thế chỗ. Khi chiến dịch bắt đầu đơn vị T34 này đã tiến dọc mép biển về phía Nam. Trên đường tiến quân nhiều xe đã phải nằm lại vì quá cũ nên máy hỏng, đứt xích... tuy vậy cũng có 1 chiếc duy nhất vào đến tận cửa Thuận An. Rất mong bác tài tăng lixeta cho biết chi tiết thêm.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 21 Tháng Ba, 2012, 03:09:18 pm
Chào HaHoi và LXT :

Đúng như HH nói LĐ203 TTG ngoài lực lương ngoài Quảng Trị còn có 1D ở A Lưới (D4).  Chính lực lượng ở A Lưới có đại đội của bác quê Lixeta và bác Thận được điều động thọc từ phía tây hướng tiến công của F324, theo đường 14 trên Động Chuồi xuống. Ngày 21/3 các bác ấy đã tập kết ở khu vực Động Truồi, ngày 23/3 tiến sát chân Núi Bông và yểm trợ đắc lực cho bộ binh 324 đang trầy trật đánh căn cứ này. Rồi mũi này còn tiến xuông căn cứ La Sơn, sân bay Phú Bài, vào TP Huế và 4 xe tăng còn ra tận ngoài cửa Thuận An theo như bác quê Lixeta kể trong Những mảnh rời lí ức.
 

Hình như ban đầu ta không chủ trương dùng hỏa lực TTG từ hướng tây nam cho chiến dịch thì phải, mà chủ trương hỏa lực pháo binh lợi thế về địa hình từ trên cao, tiền pháo hậu xung cho bộ binh. Rõ nhất là hướng tấn công mục tiêu chia cắt Đường 1 của SĐ 325. Sau này đọc thấy ông Nguyễn Công Trang lúc đó là Đại tá Phó Chính ủy QĐ 2 trong BCH tiền phương chiến dịch nói đánh TT-H ta lựa chọn các đánh bao vây, tiến công liên tục. Cách đánh này chắc có liên quan tới sử dụng yểm trợ của các lực lương hỏa lực mạnh thích hợp yểm trợ cho hướng đảm nhiệm tác chiến của QĐ 2 là tây nam Huế đánh xuống đồng bằng với địa hình đồi núi hiểm trở.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 21 Tháng Ba, 2012, 03:58:29 pm
Anh TanVinh và bác LXT à,
Em nghĩ rằng sau giải phóng Buôn Mê Thuật , đến chiến dịch lớn này thì ta đã có chủ trương cho TTG vào phối thuộc với BB rồi , mới là phối thuộc thôi ! nhưng chắc không điều động kịp bởi đường xá núi non sông suối nhiều, có khi ùn tắc ấy chứ anh nhỉ. Hà nội đường nhựa xe máy chạy là chính mà còn tắc nữa là mỗi con đường từ Chuồi xuống lại còn mấy ông tăng thiết giáp to đùng phá đường nữa . May hồi đó ĐLT chưa làm BT, không thì bác Lixeta bán xe tăng để đóng phí bảo trì đường.
Với lại em nghĩ VNCH tan rã nhanh quá, nhanh hơn mình tưởng vì không đỡ được thế cờ cắt QL 1 quá hay này.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 22 Tháng Ba, 2012, 09:51:37 am
22/3/75

     Sư đoàn tiếp tục đánh mạnh.  D94 và D60  LĐ15 Biệt Động Quân  bị ta tấn công phải rút lui cụm lại trên QL1. Các đơn vị của SĐ1 BB bị đánh thiệt hại nặng.
Sáng nay SĐ325  đã có một mũi của E18 đánh thọc xuống cắt QL1 tại thôn Bạch Thạch, nơi có đồi núi sát xuống tận đường quốc lộ, giáp với Đầm Cầu Hai, đến khoảng 11g  đánh chiếm được cầu Truồi trên QL1 và tiếp tục phát triển tấn công dọc quốc lộ hướng Quận lị Phú Lộc. QL1 huyết mạch đường bộ giữa Huế và Đà nẵng đã bị cắt đứt một đoạn dài 5 km. Huế bị uy hiếp mạnh từ phía nam. Với việc chia cắt QL1, Huế đã bị bao vây 3 phía - bắc, tây và nam. Ở hướng bắc, từ ngày 19/3 Liên đoàn 14 BĐQ trên địa bàn Quảng Trị nam Thạch Hãn đã bị các đơn vị bộ đội Quân khu Trị-Thiên đánh bật đến tận tuyến phòng thủ nam sông Mỹ Chánh. Hướng tây và tây bắc Huế, địch đang bị tấn công từ khu vực Núi Bông đến phòng tuyến sông Bồ.


     Tin tức chiến sự hôm nay dồn dập. Các lực lượng địch liên lạc liên tục và hoảng loạn trên sóng mạng, nhiều thông tin nói toạc ra chẳng còn kịp lóng, mã kĩ càng như lúc bình thường nữa. Ngoài những tin tức của đơn vị mình, địch cũng thông tin cho nhau tình hình chiến sự nóng bỏng ở những hướng khác, đơn vị khác. Cũng nhờ đó mà tskt cũng biết được trong ngày hôm nay địch đã bị đánh bật khỏi tuyến phòng thủ Mĩ Chánh và phải lui sâu hơn nữa về Huế và nhiều tin tham khảo cập nhật kịp thời tình hình địch ở ngoài khu vực và hướng mạng sóng làm việc của mình.
Anh em Nghiệp vụ đeo cáp nghe ghi mỏi tay, viết ngoáy viết tắt đủ kiểu;  tổ Thông báo khai thác, tổng hợp ra tin đến đâu thì điện thoại báo ngay về trực ban của Ban2. Mọi người mệt và căng thẳng nhưng ai nấy đều vui và khí thế với liên tục có những tin tức tốt – địch đang thua và rút chạy, ta tấn công liên tục, chiến dịch đang diễn tiến nhanh và thuận lợi. Quân ta đã xuống tới đồng bằng...



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 22 Tháng Ba, 2012, 01:01:15 pm

@TV: Quân ta đã xuống tới đồng bằng... Nghe mà sướng quá bác TV ơi, rồi sẽ đến ngày chúng ta sẽ nghe thấy NNT và đồng đội nhìn lên bầu trời xanh lồng lộng của SG ngày 30 tháng 4 và thốt lên:.."Giang sơn này là của chúng ta." 


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 22 Tháng Ba, 2012, 01:23:16 pm

@TV: Quân ta đã xuống tới đồng bằng... Nghe mà sướng quá bác TV ơi, rồi sẽ đến ngày chúng ta sẽ nghe thấy NNT và đồng đội nhìn lên bầu trời xanh lồng lộng của SG ngày 30 tháng 4 và thốt lên:.."Giang sơn này là của chúng ta."  

Ừ, cái cảm giác người lính chiến trận trên rừng núi khi xuống tới đồng bằng là cái cảm giác khó quên. Ngày hôm nay 37 năm trước, bây giờ viết " quân ta đã xuống tới đồng bằng" mà cảm giác của tôi vẫn xúc động đến sởn da gà về niềm vui ngày ấy đang trên đỉnh 660 nhìn xuống đồng bằng Phú Lộc.
Đây là cảm giác của tôi trưa 25/3 cùng 3 ts xuống đồng bằng :

Cái cảm giác xuống tới đồng bằng, cảm giác đang đứng trên mặt đường Quốc Lộ 1 mà mới mấy ngày trước trên đỉnh 660 chót vót kia nhìn qua ống nhòm xuống mới chỉ thấy thoang thoáng xa xa là cảm giác khó tả. Nó cứ lâng lâng, nghèn nghẹn làm sao. Bị tù túng, hồi hộp kìm nén bấy lâu bây giờ như sợi lò xo được bật ra, phóng khoáng tầm nhìn  chiều ngang với những mái nhà, làng mạc ruộng vườn, đầm nước mênh mông thành ra cái cảm giác như vừa quen vừa lạ, cảm giác bâng khuâng lạ lẫm và có phần ngơ ngác.
Tự nhiên quay lại ngước nhìn lên phía đỉnh 660 xanh thấm phía xa.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 23 Tháng Ba, 2012, 02:48:27 pm
23/3/75

     Địch bị tấn công, dồn ép mạnh từ các hướng. Tại hướng bắc, bộ đội chủ lực Trị-Thiên giải phóng Quận lị Hương Điền tiến về cửa biển Thuận An. Trên hướng tây nam, Sư đoàn 324 cũng đánh bật E1 của SĐ1 khỏi cứ điểm Núi Bông. Trên hướng nam, tin tskt nắm được LĐ 15 BĐQ rút chạy về căn cứ La Sơn chỉ huy sở của E54, SĐ1 VNCH.  
E101 đánh chiếm căn cứ quận lị Lương Điền. Căn cứ La Sơn, sân bay Phú Bài bị uy hiếp dữ dội. E18 phát triển tiến công dọc QL1 về phía nam đanh chiếm Mũi Né,  quận lị Phú Lộc, đèo Phước Tượng thọc sâu hướng cửa biển Tư Hiền.

     Trên cơ sở tin tskt về tình hình địch rút chạy và đang bị bao vây, đặc biệt là tin về Liên Đoàn 15 BĐQ đang co cụm và hoang mang mạnh, buổi chiều Thượng úy Kim, Trợ lý Ban2 đã đích thân lên đài tskt trực tiếp chỉ đạo A12 dùng máy PRC25 gọi hàng LĐ 15 BĐQ. Rất tiếc là anh em không thực hiện được vì máy không có tổ hợp phát của nó. Để giữ bí mật nghe lấy tin nên tskt từ ngày bắt đầu hoạt động ngoài chiến trường Quảng Trị năm 72 được trang bị máy PRC25 chỉ để nghe chứ không trang bị tổ hợp phát để thoại được.  Nhưng lúc này thực tế chiến đấu phát sinh yêu cầu nên Ban2 đề nghị Ban Thông tin SĐ điều gấp cán bộ Cơ công của Thông tin mang tổ hợp phát của máy 2 oát đến hỗ trợ, nhưng xoay xỏa gần 2 tiếng đồng hồ mà cũng không phát được lời gọi hàng mà Ban2 đã viết sẵn. Tiếc cho một cơ hội thú vị bị bỏ lỡ. Cũng vui. Anh em đùa bảo nhau “ cứ quen chỉ mỗi “nghe trộm” mà không nghĩ là có lúc ta cũng cần phải nói cho địch nghe !”
( Sau này xuống đồng bằng, trên đường tiến quân vào Sài gòn,  A12 đã có tổ hợp đồng bộ thu phát của máy prc25 chiến lợi phẩm và đã được sử dụng liên lạc nội bộ rất tiện lợi trong hành tiến và đi các tốp lẻ tiền tiêu trinh sát )

     Mới qua 2 ngày mà mặt trận đã tiến xa quá, như dòng thác chảy từ trên đỉnh núi đổ xuống chỗ thắt Bạch Thạch rồi tràn chõe ra 2 ngả Lương Điền và Phú Lộc, dòng chảy này đang lao về phía Huế và Đà Nẵng.

     Đỉnh cao 660 đài tskt của A12 như bị bỏ lại phía sau. Không thấy tiếng rậm rịch qua lại rầm rập vội vã của bộ đội ta mấy ngày trước quanh khu rừng này nữa. Không còn nghe thấy một tiếng uỳnh oàng nào quanh đây và cả mấy mấy điểm cao phía trước. Rừng núi đã trở lại cái yên ắng mông lung cơ hữu xưa nay. Chỉ còn tiếng xào xạc của cây lá và thi thoảng nghe thấy tiếng chim, tiếng thú đang trở lại. Ở rừng núi yên ắng quá cũng dễ làm cho người ta trùng xuống, đôi khi trở nên yếu đuối và có cảm giác sờ sợ vô hình.

     Mặt trận đã chuyển lên xa phía trước, hoàn toàn yên tâm không còn phi pháo gì tới đây nên đêm nay có mấy anh em bảo nhau mắc võng ngủ ngoài hầm cho sướng.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: vanthang341ht trong 23 Tháng Ba, 2012, 04:06:53 pm
23/3/75

    . Để giữ bí mật nghe lấy tin nên tskt từ ngày bắt đầu hoạt động ngoài chiến trường Quảng Trị năm 72 được trang bị máy PRC25 chỉ để nghe chứ không trang bị tổ hợp phát để thoại được.  Nhưng lúc này thực tế chiến đấu phát sinh yêu cầu nên Ban2 đề nghị Ban Thông tin SĐ điều gấp cán bộ Cơ công của Thông tin mang tổ hợp phát của máy 2 oát đến hỗ trợ, nhưng xoay xỏa gần 2 tiếng đồng hồ mà cũng không phát được lời gọi hàng mà Ban2 đã viết sẵn. Tiếc cho một cơ hội thú vị bị bỏ lỡ. Cũng vui. Anh em đùa bảo nhau “ cứ quen chỉ mỗi “nghe trộm” mà không nghĩ là có lúc ta cũng cần phải nói cho địch nghe !”
( Sau này xuống đồng bằng, trên đường tiến quân vào Sài gòn,  A12 đã có tổ hợp đồng bộ thu phát của máy prc25 chiến lợi phẩm và đã được sử dụng liên lạc nội bộ rất tiện lợi trong hành tiến và đi các tốp lẻ tiền tiêu trinh sát )

    


    Chào Tânvinhprc25 !
    Máy thông tin prc25 nó có tổ hợp nghe, nói liên hoàn mà. Có lẽ thời điểm ấy những máy dùng cho tskt chỉ được lắp tai nghe thôi phải không, vì nếu lắp cả tổ hợp địch có thể phát hiện được hơi thở người nghe trộm đầu máy bên kia chắc?


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: binhyen1960 trong 23 Tháng Ba, 2012, 04:40:16 pm

    Chào Tânvinhprc25 !
    Máy thông tin prc25 nó có tổ hợp nghe, nói liên hoàn mà. Có lẽ thời điểm ấy những máy dùng cho tskt chỉ được lắp tai nghe thôi phải không, vì nếu lắp cả tổ hợp địch có thể phát hiện được hơi thở người nghe trộm đầu máy bên kia chắc?

 Không nghe được hơi thở của người nghe trộm đâu bác vanthang341ht ơi. ;D

 Máy PRC25 nếu chỉ nghe thì mặc kệ đời nó miễn là đúng tầng sóng thì 1000 máy cùng nghe cũng được. Nhưng nếu phát sóng hay truyền thông tin đi thì phải bóp cái lẫy ngang bằng phím cao su bên cạnh tổ hợp thì mới phát tin đi được. Vì vậy không cần phải sợ phía bên kia biết có người khác đang nghe nếu không bóp lẫy cao su kia. ;D

 Nhưng đối với công việc của bác TANVINHprc25 thì nên tháo bỏ phần phát sóng đi trong bộ phận của máy, chỉ nên nghe và không được nói. ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 23 Tháng Ba, 2012, 06:49:35 pm
Chào bác Vanthang341ht, mình không bóp công tắc tổ hợp thì làm sao mà đài kia nghe được. Đúng như Hotboy BY nói đấy, mà ngày ấy máy được trang bị không có tổ hợp của nó đâu, có lẽ là nguyên tắc bí mật của việc chuyên nghe để khai thác tin nên ngành dọc họ triển khai như vây. Khi được đào tạo chúng tôi cũng được quán triệt kĩ về bí mật và được huấn luyện chuyên về kĩ thuật nghe và xử lý tin tưc. Ngồi đeo cáp nghe, hai tay rảnh rang ghi chép mà. Lúc nhàn rỗi, không có đánh đấm gì thì buồn ngủ lắm, có thể lim dim gật gù hoắc tán gẫu với nhau, thậm chí cao hứng có thể ê a hát cho đỡ buồn mà chẳng sợ ảnh hưởng gì đến việc đang "nghe trộm" cả. Thời kì yên ả ở Quảng Trị 73, 74 làm ca đêm thì buồn lắm, may mà thằng địch nó đêm hôm khuya khoắt cũng buồn như mình nên thấy chúng nó tào lao đủ chuyên trên mạng với nhau, mình nghe chúng nó tán gẫu cũng đỡ buồn ngủ. Mà nhiều khi nghe chúng nó than thở, đánh đấm mình cũng "chộp" được tin tức liên quân đến chiến sự, kế hoạch hành quân, tiếp tế... để tham khảo. Có những lúc nghe được cả lính thông tin mình lang thang vào mạng sóng nó chửi bới nhau, hết Hoàng Sa lại chế độ tốt xấu..., lúc đó mà máy có trang bị tổ hợp cả thu phát nhỡ ông nghe sôi máu lên nhảy bổ vào tham gia chửi nhau với nó thỉ có mà nghĩa lộ hết. Mối lần địch thay đổi sóng là mệt lắm, có những đài đổi sóng mạng tìm dò mãi mới ra đấy. Sóng nào mà bị có người lạ nhảy vào hoắc có dấu hiệu nghi ngờ là sau đó y như sẽ đổi lặn mất tăm.

Xin minh họa bằng tấm ảnh tôi và cậu Quí -một tay nghe lấy tin giỏi của tiểu đội tskt chúng tôi, chụp tại
Phú Hội, Nhơn Trạch ngày 9/5/75. Chiếc máy prc25 đang hoạt động với đủ tổ hợp thu phát và anten lá lúa của nó.

(http://img401.imageshack.us/img401/9924/thanquiphuhoinhontrach9.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 23 Tháng Ba, 2012, 10:02:38 pm
Nghe bác TanVinh và BY giải thích về động tác bóp nhả tổ hợp lại làm em liên tưởng nhảm nhí đến mấy ông tài xế tắc xi ,  nhưng bác cho em hỏi là hồi đó lính mình chửi nhau với lính nó về chuyện Hoàng Sa thế nào bác ? Mình cho là chúng mày bị mất thế là đáng hay là chửi nó không biết giữ đất để thằng anh bửn tính giở trò trộm cướp lấy mất ?
Bác nói ở trên rằng các thủ trưởng  ban 2 đưa máy thông tin 2 Watt vào để hỗ trợ các bác việc " chiêu hồi anh em binh sĩ VNCH bỏ súng quay về với nhân dân " , em không biết máy 2 Watt là như thế nào nên  đã hỏi bác Gúc gồ mà không ra cái máy thông tin nào, toàn ra loa vi tính 2 watt ! Đó là máy Nga hả bác ?


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 23 Tháng Ba, 2012, 10:41:16 pm
Nghe bác TanVinh và BY giải thích về động tác bóp nhả tổ hợp lại làm em liên tưởng nhảm nhí đến mấy ông tài xế tắc xi ,  nhưng bác cho em hỏi là hồi đó lính mình chửi nhau với lính nó về chuyện Hoàng Sa thế nào bác ? Mình cho là chúng mày bị mất thế là đáng hay là chửi nó không biết giữ đất để thằng anh bửn tính giở trò trộm cướp lấy mất ?
Bác nói ở trên rằng các thủ trưởng  ban 2 đưa máy thông tin 2 Watt vào để hỗ trợ các bác việc " chiêu hồi anh em binh sĩ VNCH bỏ súng quay về với nhân dân " , em không biết máy 2 Watt là như thế nào nên  đã hỏi bác Gúc gồ mà không ra cái máy thông tin nào, toàn ra loa vi tính 2 watt ! Đó là máy Nga hả bác ?


@HH: Mạn phép các bác thông tin vì đá sang sân của các bác nhưng bản tính của tôi khi còn là lính có 1 thói xấu là tò mò hay tìm hiểu những thứ xung quanh mình.

Tôi có thời gian sinh hoạt cùng với tiểu đội thông tin 2W của tiểu đoàn khi được điều lên tổ kỹ thuật làm đường của tiểu đoàn đầu năm 1974,  đây chính là tiểu đội thông tin của Nguyễn Văn Thạc (nhưng lúc đó Thạc đã hy sinh rồi, anh em cũ hầu hết hy sinh và bị thương được ra bắc, phần lớn là anh em bổ sung sau đó). Cả tiểu đội có chừng 6,7 máy vô tuyến của Nga ký hiệu P105 công suất 2W, loại này tương đương với PRC25 của Mỹ, được trang bị cho cấp tiểu đoàn với bán kính hoạt động khoảng 5-7km. Khi họ làm việc bằng đàm thoại thông qua việc mã hóa bằng các dẫy số. Ngoài máy 2W P105 còn có những máy nhỏ hơn của TQ công suất 0,5W khi triển khai xuống các đại đội.     


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 23 Tháng Ba, 2012, 11:21:26 pm
Chào LXT và HH,

Về máy 2 oát tôi cũng không thạo lắm nhưng như LXT nói đấy, nó khá phổ biến ở cấp đại đội, ở c20 ts E và SĐ đều có tổ thông tin trang bị loại máy này. Khi hành quân cứ gọi đùa mấy lính thông tin này là thằng 2 ba lô vì máy đeo trước ngực, ba lô sau lưng.

Còn chuyện lính thông tin 2 bên chửi nhau trên mạng sóng như HH hỏi, đại loại thế này. Thằng nó bảo bên thằng ta hèn chỉ dựa vào 2 thằng NX và TC thôi, không có nó thì thế này thế kia. Thằng ta bảo thế mày có sống nhờ vào thằng nào không, không thì mày ngoẻo lâu rồi, bom đạn súng ống đều của thằng Mẽo cả, đến đồ ăn cũng sống nhờ nó..., nó bảo gì chả nghe mà còn hung hăng chống lại nhân dân mình. Còn chúng tao là giúp nhau trên tình đ/c...Thằng nó tức quá đập lại: ừ thử xem lại mình xem, thằng TC nó giúp đỡ đ/c rồi nó lấy mất cả HS mà các đ/c không dám mở miệng gì...Đại loại thế, còn con cà con kê lôi thôi dài dòng lắm. Giờ nghĩ lại cũng thấy buồn cười chuyện của lính thuộc 2 chiến tuyến.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 23 Tháng Ba, 2012, 11:55:42 pm

Bác nói ở trên rằng các thủ trưởng  ban 2 đưa máy thông tin 2 Watt vào để hỗ trợ các bác việc " chiêu hồi anh em binh sĩ VNCH bỏ súng quay về với nhân dân "...

HaHoi,

Ban TT hỗ trợ dùng tổ hợp của máy 2 oát, chứ không dùng cả máy 2 oát đâu, vì máy prc25 làm việc của bọn anh không được trang bị tổ hợp mà ( không phải thiếu mà là phải bỏ đi, vì chỉ làm việc nghe và cũng là để đảm bảo bí mật).
Việc không dùng được tổ hợp của máy 2 oát để phát với máy prc25 chắc là nó không đồng bộ về kĩ thuật gì đó, ngay nhìn cái đầu cọc để cắm cái đầu dây của tổ hợp của máy prc25 thấy các den và ngạnh chốt của nó cũng đặc biệt, không thể lắp lẫn được nhất là máy của 2 “phe” khác nhau. Cho nên lính kĩ thuật cơ công của Ban thông tin SĐ mà loay hoay đến vài tiếng đồng hồ cũng không làm sao mà work được 2 thứ đó với nhau. Đành bó tay chấm com là thế.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: binhyen1960 trong 24 Tháng Ba, 2012, 12:30:02 am
 Hóa ra cuộc chửi lộn này có thể nói dài nhất trong lịch sử chửi lộn. ;D

 Thông suốt từ năm 1974 đến 2012 vẫn thấy chửi nhau, hết chửi bằng máy PRC25 với 2W giờ chuyển qua chửi nhau bằng bàn phím, tương lai rồi đây không biết sẽ còn chửi nhau tiếp bằng phương tiện gì và bao nhiêu lâu nữa đây?

 Thời bọn em đánh Pốt cũng có vụ chửi nhau đấy các bác nhé.  ;D

 Lính ta nằm chốt mùa mưa, nước nổi lềnh bềnh ẩm ướt rất khó chịu, bức xúc dồn nén lâu ngày cáu lên không biết chửi ai, không lẽ chửi đồng đội chung hầm với mình? Chửi nó mà nó tự ái lên bỏ mình về phía sau mất thì chết dở, bao bực tức dồn hết vào chửi cái thằng nó khiến mình phải khổ như vậy. Thế là dồn hết hơi cho đầy lồng ngực mà hét lên: Đan Mạch thằng Pôn Pốt - Iêng xa ry. Bên kia chốt bỗng vọng lại bằng tiếng miền Nam: Hỏi thăm đồng chí Phạm Văn Đồng - Lê Duẩn. (May quá nó không biết tên bố mẹ mình) ;D

 Lúc đầu lính khoái lắm vì có cái nghịch cái để chửi nhau cho đỡ buồn, không biết lý do gì bên kia nó nói tiếng Việt sõi thế, nhiều người nghi là lính VNCH chạy sang theo Pốt sau 1975. Thế rồi 2 bên thò đầu lên khỏi công sự mà chửi nhau như 2 thằng hàng xóm chửi nhau qua bờ rào vậy, rồi lừa nhau táng cho 1 phát hỏa lực B, địch cũng phóng về phía ta vài phát đạn AT, loại này bắn cầu vồng không sợ, khối thời gian để chui vào hầm mà tránh, bắn nhau chán rồi thò đầu sang hỏi: Thằng Pôn Pốt - Iêng xa ry mày chết chưa? hoặc đồng chí Lê Duẩn - Phạm Văn Đồng chết chưa? Tao có chết cái củ "tam thất" nhà tao đây này. ;D

 Sau này mới biết lính Pốt nhiều thằng biết tiếng Việt, chửi nhau chán rồi bắn nhau, bắn chán lại chửi nhau tiếp. Sau GP 1979 không biết là thằng nào, nếu biết để xem lần đó nó có chết thật không? ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 24 Tháng Ba, 2012, 12:47:50 am
 ;D Vui nhỉ !  .  Thế mà trước đó có hơn chục năm, lãnh đạo nhà nước mình đón tiếp trọng thể thằng Iêng-xa ry ở HN, đoàn Ngoại giao rồi lễ tân sang sb Gia lâm đón rước. Hồi đó nó là bộ trưởng ngoại giao .  Đúng là của nợ ! Mình hoàn toàn không ngờ bị thằng này lật lọng .
Nhưng em đoán mãi câu Hỏi thăm là nghĩa gì chưa ra, bác BY  gửi lời giải vào tin nhắn cho em với.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: vanthang341ht trong 24 Tháng Ba, 2012, 11:18:48 am
Nghe bác TanVinh và BY giải thích về động tác bóp nhả tổ hợp lại làm em liên tưởng nhảm nhí đến mấy ông tài xế tắc xi ,  nhưng bác cho em hỏi là hồi đó lính mình chửi nhau với lính nó về chuyện Hoàng Sa thế nào bác ? Mình cho là chúng mày bị mất thế là đáng hay là chửi nó không biết giữ đất để thằng anh bửn tính giở trò trộm cướp lấy mất ?
Bác nói ở trên rằng các thủ trưởng  ban 2 đưa máy thông tin 2 Watt vào để hỗ trợ các bác việc " chiêu hồi anh em binh sĩ VNCH bỏ súng quay về với nhân dân " , em không biết máy 2 Watt là như thế nào nên  đã hỏi bác Gúc gồ mà không ra cái máy thông tin nào, toàn ra loa vi tính 2 watt ! Đó là máy Nga hả bác ?

Trích dẫn
@HH: Mạn phép các bác thông tin vì đá sang sân của các bác nhưng bản tính của tôi khi còn là lính có 1 thói xấu là tò mò hay tìm hiểu những thứ xung quanh mình.

Tôi có thời gian sinh hoạt cùng với tiểu đội thông tin 2W của tiểu đoàn khi được điều lên tổ kỹ thuật làm đường của tiểu đoàn đầu năm 1974,  đây chính là tiểu đội thông tin của Nguyễn Văn Thạc (nhưng lúc đó Thạc đã hy sinh rồi, anh em cũ hầu hết hy sinh và bị thương được ra bắc, phần lớn là anh em bổ sung sau đó). Cả tiểu đội có chừng 6,7 máy vô tuyến của Nga ký hiệu P105 công suất 2W, loại này tương đương với PRC25 của Mỹ, được trang bị cho cấp tiểu đoàn với bán kính hoạt động khoảng 5-7km. Khi họ làm việc bằng đàm thoại thông qua việc mã hóa bằng các dẫy số. Ngoài máy 2W P105 còn có những máy nhỏ hơn của TQ công suất 0,5W khi triển khai xuống các đại đội.

   Đúng như LXT nói đó HaHoi ạ.
   Năm 1971-1972 vanthang341 đã từng là CTV đại đội thông tin cũng đã từng làm mày 2w, 15w rồi đấy.
Nói là máy 2w nghĩa là loại máy có công suất phát 2w hoặc tương đương 2w. Trước đây có máy 71 của TQ dùng pin, sau đó là máy LX loại p105, p108, p109 dùng acquy, Khi ta thu được của Mỹ loại PRC25 thì nhẹ và tiện lợi hơn, các loại của LX, của Mỹ thu, phát sóng cực ngắn ít bị nhiễu sóng và tạp âm hơn nên cái tai của lính thông tin cũng đỡ ù điếc đi nhiều. Còn loại máy công suất 0,5w cũng là máy TQ gọi là 702 trang bị cho đại đội, trung đội, chỉ thu phát được khoảng 2km trong điều kiện thời tiết bình thường
    TANVINH may được dùng prc25 đấy, nếu chỉ dùng loại máy 71 trước đây của TQ thì bây giờ chắc 2 cái lỗ tai xuyên-thông nhau và không còn trao đổi với ae chúng ta được nữa rồi.
    BY giải thích vanthang mới nhớ ra loại máy này có công tắc bóp mỏi tay lắm, nhưng cũng có loại máy dùng công tắc trượt nên rất dễ sơ ý lắm đấy.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 24 Tháng Ba, 2012, 03:24:30 pm
24/3/75


     Ta tiếp tục tiến công. Địch co cụm và tháo chạy. Ta đánh chiếm căn cứ La Sơn, sân bay Phú Bài, Hôm qua LĐ15 BĐQ rút chạy về La Sơn, nay lại bị tấn công và chạy tiếp về phía bắc. E101 truy kích dồn dập từ phía nam sau khi tiến qua quận lị Lương Điền, phát triển dọc QL1 đánh tới căn cứ sân bay Phú Bài, bây giờ đã tới cửa ngõ vào thành phố Huế. SĐ 324 cũng từ căn cứ Núi Bông đánh xuống căn cứ La Sơn, Phú Bài trong khi bộ đội quân khu Trị-Thiên ở hướng tây bắc đã xuyên thủng phòng tuyến sông Bồ phát triển xuống áp sát Huế và ở hướng bắc tiếp tục tấn công mạnh, cùng lực lượng bộ binh SĐ324 đánh địch rút chạy tại Hương Thủy bịt chặt đường rút của địch từ thành phố Huế ra biển.  Mũi tiến công phía nam của E18 SĐ đã làm chủ Quận lỵ Phú Lộc kéo dài đến mãi căn cứ đèo Phước Tượng. Lữ đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến rút chạy về Lăng Cô và chân đèo Hải Vân.

     Tin tskt nắm được liên tục về tình hình quân địch bị đánh ở Thừa Thiên-Huế không còn đường rút theo QL1 giờ đang tổ chức rút chạy ra biển hướng Cửa Thuận An và Cửa Tư Hiền, số lượng lớn gồm quân của các lực lượng chủ lực SĐ1, LĐ 147 TQLC, LĐ 14 & 15 BĐQ. Ban 2 lệnh anh Nhạ C trưởng C20 điều 1 tổ trinh sát khẩn trương xuống Đầm Cầu Hai kiếm thuyền để bám tình hình địch rút chạy qua Cửa Tư Hiền.

     Đêm nay đài tskt tăng ca làm tin tức suốt đêm, bám sát tình hình quân địch đang rút chạy ra cửa biển. Có cả nhiều dân chúng và gia đình lính VNCH đi theo.

     Cánh trinh sát của C trưởng Nhạ không triển khai được thuyền ở Đầm Cầu Hai. Ban2 cho biết SĐ cũng đã triển khai các mũi thọc sâu để đánh chặn và bịt đường ra biển.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 25 Tháng Ba, 2012, 02:06:22 am
25/3/75

     Hôm nay Ban 2 cho tiểu đổi cử 2 người xuống Phú Lộc lấy máy PRC25 chiến lợi phẩm. Ai cũng muốn đi. Cuối cùng mình và Nguyên được giao nhiệm vụ. Ban2 đề nghị chỉ huy C20 cho 2 người đi hỗ trợ. Cậu Hường và Yên được cử đi.
Thế là từ lúc này trở đi mình không biết được diễn biến chiến sự như thế nào nữa.

     Bốn thằng ba lô gọn nhẹ với AK báng gấp phấn chấn rời đỉnh 660 từ tinh mơ, thoăn thoắt len lỏi trong rừng, cứ chiếu theo phương vị trên bản đồ đi theo đường bình độ dọc dải núi Lưỡi Cái, nhằm hướng đông mà đi với cảm giác háo hức cứ như có cài gì đó đang cuốn hút ở phía trước. Cứ bám nhau đi miết, lưng áo ướt đẫm mồ hôi, lúc nào mệt quá khát nước quá thì dừng nghỉ một lát rồi lại hối hả đi. Khoảng 12 giờ trưa thì xuống tới thôn Bạch Thạch có QL1 chạy qua, trước mặt là Đầm Cầu Hai rộng mênh mông thông ra biển qua Cửa Tư Hiền. Dân ở thôn này đã chạy tản cư hết vào Đà Nẵng, nhà cửa bỏ không, vắng tanh.

     Cái cảm giác xuống tới đồng bằng, cảm giác đang đứng trên mặt đường Quốc Lộ 1 mà mới mấy ngày trước trên đỉnh 660 chót vót kia nhìn qua ống nhòm xuống mới chỉ thấy thoang thoáng xa xa là cảm giác khó tả. Nó cứ lâng lâng, nghèn nghẹn làm sao. Bị tù túng, hồi hộp kìm nén bấy lâu bây giờ như sợi lò xo được bật ra, phóng khoáng tầm nhìn  chiều ngang với những mái nhà, làng mạc ruộng vườn, đầm nước mênh mông thành ra cái cảm giác như vừa quen vừa lạ, cảm giác bâng khuâng lạ lẫm và có phần ngơ ngác.
Tự nhiên quay lại ngước nhìn lên phía đỉnh 660 xanh thấm phía xa.

     Trung đoàn 18 lập trạm dã chiến thu chiến lợi phẩm ở thôn Bạch Thạch, huy động  được một thanh niên địa phương lái xe chở giúp chiến lợi phẩm. Gặp anh Hạnh Trợ lý Ban2 cùng tốp trinh sát C20 đang chờ xe để đi quận lị Phú Lộc. Bọn mình đi nhờ xe được khoảng 4 cây số thì xe phải dừng lại cho lính xuống đi bộ vì pháo địch từ biển bắn vào nhiều. Đi bộ đến một ga xe lửa cách quận lị không xa nữa thì gặp thủ trưởng Huy, Tư lệnh phó SĐ. Ông cấp cho giấy lĩnh máy PRC25 ở Bạch Thạch. Định theo xe Zep của thủ trưởng vào quận lị Phú Lộc nhưng anh em quyết định quay lại cho an toàn và kịp về Bạch Thạch trước khi trời tối.

     Trước khi ra khỏi làng này, anh em tạt vào một nhà dân thấy có người trong nhà để ngồi nhờ ăn lương khô và uống nước. Nhà có ông già và cô gái khó đoán tuổi đang ngồi thái cây chuối ở dưới bếp. Sau khi chào hỏi và xin nước uống, ông cụ lấy nước từ dưới bếp mang lên nhà. Ông trầm ngâm không nói năng gì. Hỏi chuyện được biết ông có đứa con đi ở ngoài Huế giờ chạy tản cư theo nhà chủ không biết như thế nào. Ông ngồi ngậm điếu thuốc rê nặng khét buồn bã nhìn ra ngoài sân.

     Quay ra QL1, bốn thằng thong dong trò chuyện đi ngược về Bạch Thạch. Trên đường giờ mới để ý thấy dọc đường có dán nhiều lời kêu gọi của UBND Cách mạng Thừa Thiên-Huế, bản tin chiến thắng vắn tắt và khẩu hiệu “ Quyết tâm tiêu diệt Sư đoàn 1, giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên-Huế”. Đang đi thì bất ngờ có 2 quả pháo kích bắn từ biển vào nổ oành oành ngay ruộng ria đường chỉ cách răm chục mét. Theo bản năng, cả 4 thằng lao xuống rệ đường bên trái nấp. Một lúc không thấy pháo bắn nữa bèn bảo nhau chạy nhanh thoát khỏi khu vực này vì ở đây gần cái cầu nhỏ trên quốc lộ. Cứ theo rệ đường, 4 thằng phi như ngựa vía, được mấy trăm mét thì dừng lại, thở hồng hộc.  Nhìn nhau cười lắc đầu, lững thững đi tiếp nhưng không dám nghênh ngang giữa đường quốc lộ nữa.

     Dọc trên QL1 còn thấy rõ dấu vết của D8 Lữ 258 TQLC tháo chạy khỏi Đá Bạc, Mũi Né. Những mũ, quần áo rằn ri có nhãn mác Ó Biển của D8 lăn lóc trên đường, thấy cả đồ đạc của dân như xoong nồi, quần áo, chiếu, gạo, rơi vứt dọc đường khi chạy tản cư trên QL1 vào Đà nẵng.

     Nguyên đi nhờ được xe honda của 1 tay bộ đội mình một đoạn dài. Chẳng biết tay này ở đơn vị nào, có lẽ lính E18 vì E18 SĐ đánh xuống Phú Lộc. Kiếm xe honda ở đâu mà nhanh thế không biết !

     Về đến thôn Bạch Thạch lúc 5 rưỡi. Vào một nhà dân ven đường vắng chủ để nấu cơm. Trong bếp vẫn có xoong, nồi. Ngoài vườn có rau bí, đu đủ. Thế là bữa cơm mấy thằng nấu vội có đu đủ sào thịt hộp, canh rau bí. Trời đã nhá nhem tối. Dọn ra ngồi ngoài sân ăn cho sáng. Ăn gần xong thì bỗng nghe thấy tiếng súng lên đạn lách cách bên hàng rào ngoài ngõ.
- Này này, ta cả đấy nhé. Có cơm nước thì vào đây.
Mình vội lên tiếng và ra hiệu cho anh em. Đoán là quân ta nhưng cũng phải cảnh giác đề phòng. Chắc cũng đã quan sát nghe ngóng rồi nên sau khi nhận ra giọng Bắc sệt, mấy ông quân ta vào. Thì ra mấy anh em này bên đơn vị vận tải vác đạn từ trên núi xuống, mới xuống đến đồng bằng lại chập tối thế này, không rõ tình hình và đường đi lối lại như thế nào nên phải cảnh giác rất cao. Thấy tiếng nói chuyện lầm rầm của bọn mình ở trong sân nên mấy ông không rõ ta hay địch. Cơm còn nhiều, bọn mình mời anh em ăn. Đang đói lại lính cùng SĐ cả nên anh em ngồi ăn ngay. Vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả, hả hê.

     Tối không dám ngủ trong nhà dân, bốn thằng mò lên quả đồi thấp ở ngay đầu làng, ở đó có cái lô cốt bê tông kiên cố. Lô cốt này là một chốt canh của địch để khống chế kiểm soát con đường từ thôn này lên núi và đoạn QL1 chạy qua đây. Chui vào nằm ngủ qua đêm ở trong lô cốt này nhỡ có pháo kích địch cũng yên tâm hơn. Hai thằng mắc võng còn 2 thằng trải ni lon ra đất nằm. Nóng lại bí gió, mãi không ngủ được. Đêm có một quả pháo kích từ biển vào nổ gần chân đồi. Lại nghe thấy cả tiếng mấy ông lính mình đi săn chó, đạn bắn nghe chiu chíu bên ngoài lô cốt làm 2 thằng nằm dưới đất, chân chìa ra phía cửa lô cốt lo ngay ngáy nhỡ chẳng may ăn phải đạn lạc. Sáng dậy nghe 2 thằng nằm đất kể mình mới biết.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 26 Tháng Ba, 2012, 10:14:04 am
26/3/75

     Sáng dậy, vừa chui ra khỏi lô cốt thì bất ngờ có 1 quả pháo biển bắn vào thôn Bạch Thạch, nổ ngay ria đường 1, bốn thằng lại vội vã chui vào lô cốt nấp. Một lúc lâu chẳng thấy bắn nữa, lại chui ra và thoát nhanh xuống làng vào ngôi nhà tối qua để nấu cơm ăn rồi sẽ lên đường về đài trên đỉnh 660.
Cơm nước xong, định ngỉ ngơi một lát thì đi nhưng lại lui lại mãi mới đi được. Cậu Nguyên và mấy ông bạn bên công binh kiếm được con chó rồi hăng hái làm thịt. Sau độ 1 tiếng, thít chó đã luộc xong. Bốn thằng trinh sát cắt lấy 1 tảng để mang đi đường lên núi còn 4 ông công binh cũng làm 1 tảng để dành. Chẳng có mắm muối gì, ăn thịt luộc nhạt với ít ngọn rau húng hái ngoài vườn thế mà 8 thằng cũng chén chèm chẹm số còn lại vừa đủ ngán.
     Lên đường muộn, trời nhoe nắng. Đường xa, càng đi càng lên dốc nên thằng nào cũng đẫm mồ hôi, mệt nhoài. Gần 6 giờ chiều thì tới chân điểm cao 769 còn không xa nữa thì đến đỉnh 660. Lôi cơm nắm ra ăn với thịt chó luộc. Không biết đói hay là ăn ở trên rừng cao mà bữa cơm nắm với thịt chó nhạt đứa nào cũng bảo ngon hơn lúc sáng. Đã tối lại thấm mệt do leo dốc nhiều nên đành phải ngủ lại sáng mai đi tiếp.

27/3/75

     Đêm qua mắc võng ngủ lại trên đường. Leo lên núi bao giờ cũng mệt hơn và lâu hơn lúc xuống. Mệt nhưng tinh thần lại phấn khích nên thằng nào cũng rất khó ngủ.
     Sáng cơm nước xong tiếp tục đi, nay đi khỏe hơn hôm qua. Chỉ phải leo 2 cái dốc cao nữa thôi. Lên tới sườn mỏm 847 thì biết tin tiểu đội ở mỏm 660 đã di chuyển xuống đồng bằng, bồn chồn quá.
     Về đến dốc điểm cao 694 khu vực Lưới Cái thì thấy bộ đội đang dòng pháo xuống núi hướng chân Truồi để ra Đường Một.

     Bốn thằng bảo nhau khẩn trương đi một mạch về cứ đài kĩ thuật của tiểu đội ở đỉnh 660. Quả nhiên khi về tới nơi thấy vắng lặng chỉ còn mỗi cậu Quận ở lại trông nom một số đồ đạc chưa mang đi hết, chờ bọn mình về và sẽ có anh em tiểu đội quay lại để cuốn chiếu. Ban2 cũng đã di chuyển. Thôi bảo nhau nghỉ ngơi chờ đợi vậy.
Chiều xuống suối tắm giặt và gùi nước.


28/3/75

     Sáng một mình xuống suối giặt bộ quần áo bẩn thay ra còn chưa giặt từ tuần trước, kết hợp gùi thêm nước.
Những đơn vị ở khu vực điểm cao 660 này cũng đã di chuyển xuống đồng bằng, để lại những lán, những hầm ở các góc rừng vắng tanh, im ắng.
     Trên đường xuống suối, trèo lên cây lấy được một giò phong lan nở hoa đẹp quá. Đẹp ở đây mà làm gì nhỉ, nghĩ lẩn thẩn định bỏ lại nhưng rồi cũng lẵng nhẵng sách về treo ở cửa lán bếp.

     Hôm nay vẫn thấy bộ đội tiếp tục cho “voi thép” xuống núi. Mấy khẩu 85 li hôm được kéo lên các mỏm cao khu vực này, nay lại phải dòng xuống. Nước sông, công lính. Chiến thắng là sướng rồi, bõ công sức vất vả và xương máu của lính. Cho pháo xuống cũng chẳng dễ dàng gì nhưng lính vui và khi thế hơn.

29/3/75

     Hôm nay nghỉ dài, chờ đợi. Chẳng sợ bom đạn nữa, căng võng nằm cho sướng. Lôi quyển truyện nhặt dưới Phú Lộc ra đọc, truyện “ Mưa trên cây sầu đông” của Nhã Ca. Buổi sáng đọc được vài tiếng thì thấy một số anh em C20 hành quân di chuyển qua đây. Buổi chiều cũng đọc được ít thì lúc 5 giờ có Thảo, Tỉnh và Bình của tiểu đội cử về để cuốn chiều đồ đạc cùng mấy anh em di chuyển xuống đồng bằng.
Sáng mai sẽ xuống núi. Tối dùng đèn pin cố đọc hết cuốn tiểu thuyết mùi mẫn. Đến nửa đêm mới ngủ được.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 27 Tháng Ba, 2012, 10:39:29 am
     Chào bác Tanvinhprc25
     Thế bác cũng mê đọc sách "ngụy" vậy sao? hihi. Khi đánh vào chi khu Trảng Bom, Thanh Sơn cũng nhặt được mấy cuốn tiểu thuyết của Quỳnh Giao, cất vào ba lô đọc lấy đọc để, vì đã bao nhiêu ngày tháng lo đánh nhau không có sách nên chẳng đọc được chữ nào. Sau giải phóng suốt ngày đọc sách và nghe cải lương...
     Chúc bác vững bước trên đường hành quân.
  
    À bác TANVINHprc25 ơi, có một bài báo nói về sư đoàn 304 nhân buổi họp mặt CCB, Thanh Sơn đưa lên bác đọc nhé:
    
     F304 - Sư đoàn thép trên mặt trận Quảng Trị và chiến trường Miền Nam

Theo kế hoạch ngày 05/3/2011, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình, Ban liên lạc CCB mặt trận Quảng Trị 1972 tổ chức lễ truy tặng kỷ niệm chương của BLL Quân khu Trị Thiên cho một số liệt sĩ và trao tặng KNC của UBND tỉnh Quảng Trị cho các chiến sĩ đã chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở mặt trận này.
(Nụ cười chiến thắng thành cổ Quảng Trị. Ảnh: Đoàn Công Tính)

Tham dự buổi lễ có các Tướng lĩnh thuộc cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng, Quân khu 3, Quân đoàn 2, lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Trị, Thái Bình,  cùng hơn 500 CCB phần đông là con em Thái Bình. Về dự buổi lễ, trong lòng mọi người bùi ngùi xúc động nhớ tới các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trên chiến trường, tô thắm truyền thống vẻ vang của đơn vị anh hùng. Trong nhiều đơn vị đã tham gia chiến đấu tại Mặt trận Quảng Trị và chiến trường miền Nam lập nhiều chiến công đã được tôn vinh đơn vị anh hùng, phải nói đến sư đoàn 304 Quân đoàn 2.

Sư đoàn 304 được thành lập từ năm 1950. Qua 2 cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, 304 đã được phong tặng danh hiệu Sư đoàn anh hùng. Nhiều cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn đã nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có đồng chí được phong 2 lần danh hiệu Anh hùng như Đại tá sư đoàn phó Đặng Đình Hô.

( Ảnh Đồng chí Hoàng Đan, tư lệnh sư đoàn 304)

Chiến dịch Mặt trận Quảng Trị 1972, 304 được mệnh danh là Sư đoàn Thép.Những địa danh tên làng, tên núi, tên sông ở Quảng Trị mang theo chiến công của Sư đoàn 304, còn in đậm vào trái tim khối óc không riêng của các chiến sĩ trong sư đoàn mà còn cả trong các chiến sĩ và đồng bào cả nước như: chiến  thắng Đường 9, Dốc Miếu, Tà Cơn, Khe Sanh, Điểm Cao 241, Đầu Mầu, ái Tử, sông Thạch Hãn, Thị  xã Thành Cổ...

Quảng Trị trong chiến tranh chống Mỹ được coi là “nơi đụng đầu lịch sử”. Bởi vì Quảng Trị sát miền Bắc, ta có điều kiện tập trung lực lượng, tập trung chỉ đạo đảm bảo hậu cần cho toàn chiến trường, mở chiến dịch quy mô lớn, dài ngày. Quân địch đã quyết giữ và tập trung nhiều binh hỏa lực tối tân cho khu vực này. Cuộc chiến đấu giải phóng tỉnh Quảng Trị rất gay go và anh dũng.

 Đặc biệt 81 ngày đêm chốt giữ Thành Cổ (25/5 – 16/9/1972) được coi là Bản Thiên anh hùng ca bất tử cho Tổ quốc quyết sinh. Thành Cổ nằm ở phía đông thị xã Quảng Trị, còn có tên là Thành Đinh Công Tráng, thành xây bằng gạch từ năm 1827, có hình vuông, mỗi cạnh 500m, phía ngoài có hào rộng 15m bao quanh. ở đây dưới thời Ngụy có nhà Tỉnh trưởng, Tòa thị chính, khu cố vẫn Mỹ và một số cơ quan dân sự ngụy.

Chiến công của 304 cũng như chiến công của các đơn vị trên chiến trường miền  Nam được bắt nguồn từ nghệ thuật lãnh đạo quân sự của Đảng và Quân đội ta. Nhiều đồng chí chỉ huy đơn vị rất tài tình và thông minh, luôn đổi mới cách đánh, hành quân tác chiến vào trận địa, với phương châm “đi không dấu, nấu không khói”, lúc ẩn, lúc hiện. Sự xuất hiện của Sư đoàn 304 ở chiến trường đã làm cho kẻ thù bao phen phải khiếp sợ.

Trong chiến dịch giải phóng, giữ vững vùng đất giải phóng tỉnh Quảng Trị và chiến dịch đại thắng mùa xuân năm 1975 cán bộ chiến sĩ sư đoàn rất kính phục tài chỉ huy và tình đồng  đội của nhiều cán bộ lãnh đạo sư đoàn, cho dù họ đã khuất nhưng danh tiếng vẫn truyền lại như: Đại tá sư đoàn trưởng Hoàng Đan, Thượng tá chính uỷ Hồng Thanh, Chủ nhiệm chính trị Nguyễn Quảng Mạc, Chủ nhiệm Hậu Cần Ngô Sơn Nga, Cao Đào, Trưởng ban xăng xe Sư đoàn Ngô Chưởng vv...

Sau chiến dịch giải phóng Quảng Trị 1972 và giữ vững vùng giải phóng năm 1973, đến đầu năm 1974, Sư đoàn 304 hành quân vào tham gia chiến dịch giải phóng Thượng Đức. Chi khu quân sự quận lỵ Thượng Đức của Ngụy cách Đà Nẵng 40km về phía tây. Chốt này, Ngụy đã phong 3 lần anh hùng. Việc giải phóng Thượng Đức tháng 7/1974 và chốt giữ được cứ điểm này của sư đoàn đã làm cho địch hoang mang, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc đánh vào trung tâm TP Đà Nẵng. Tiếp theo đó với khí thế thừa thắng xốc tới của toàn quân, Sư đoàn 304 đã góp phần hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng Huế, Đà Nẵng. Với tinh thần và mệnh lệnh Thần tốc - Táo bạo - Chắc thắng sư đoàn đã kịp thời cùng năm mũi tấn công của Quân đội ta tiến về giải phóng Sài Gòn. Nhiều cán bộ chiến sĩ của Sư đoàn 304 Quân đoàn 2 đã có mặt từ 11 giờ trưa 30/4/1975 để đánh chiếm dinh Độc Lập, tham gia bắt sống Tổng thống Ngụy và chính quyền bù nhìn, cắm cờ giải phóng trên nóc dinh Độc Lập; chốt giữ căn cứ Tổng kho Long Bình, một tổng kho lớn nhất chứa đầy vũ khí, thiết bị kỹ thuật tối tân của địch.

Suốt chặng đường chiến đấu của đơn vị, nhiều kỷ niệm sâu sắc và buồn vui, nhớ làm sao hết, viết làm sao hết được. Các chiến sĩ Sư đoàn 304 luôn nhớ tới truyền thống anh hùng ở giai đoạn “Một thời Quảng Trị”. Cảm xúc lớn lao trong mỗi cán bộ chiến sĩ sư đoàn 304 là niềm tự hào có một thời chiến đấu trên mảnh đất anh hùng và thiêng liêng này. Không nơi nào nhiều nghĩa trang như ở tỉnh Quảng Trị. Ngoài 72 nghĩa trang (trong đó có nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn và nghĩa trang Đường 9), ở đây còn có 2 nghĩa trang nữa, không có mộ: Đó là Mảnh đất Thành Cổ và Lòng sông Thạch Hãn. Lòng sông Thạch Hãn trở nên linh thiêng bởi ẩn trong nó có bao số phận của các chiến sĩ đã chiến đấu hy sinh.

Hàng năm, vào ngày 27/7, người dân Quảng Trị và du khách khắp mọi miền về đây thả hoa tưởng niệm, việc làm có ý nghĩa văn hoá tâm linh. Đứng lặng nhìn hoa và sông nước, nhớ câu thơ của một người lính đã viết như nhắn nhủ với mọi người:

Đò xuôi Thạch Hãn, xin  chèo nhẹ
Đáy sông còn đó, bạn tôi nằm
Hóa tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.

Chiến tranh đã lùi đi xa. Những chiến sĩ Sư đoàn 304 cũng như các đơn vị khác, theo sự phân công của Đảng, người ở lại phục vụ trong quân ngũ, người trở về làm việc tại hậu phương. Nhiều đồng chí tóc đã điểm bạc, làn da đã đổi màu, nhưng tâm hồn và sức sống còn rất trẻ. Trong người họ, tình yêu Tổ quốc, tình yêu quê hương, tình yêu đồng đội còn khát khao và cháy bỏng. Họ mang nặng trong mình truyền thống vẻ vang của đơn vị anh hùng.

Những cán bộ chiến sĩ của sư đoàn, trung đoàn năm xưa được trở về, có người còn gặp khó khăn, thiệt thòi. Tuy mỗi người ở một vị trí công tác sản xuất khác nhau, nhưng trong lòng đều có cái chung là giữ được phẩm chất anh Bộ đội Cụ Hồ, tiếp tục cống hiến cho quê hương và gia đình. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền để ý quan tâm động viên lực lượng CCB: Người có công cần được tôn vinh khen thưởng; Người có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ chia sẻ. Lực lượng CCB luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, phấn đấu thực hiện lý tưởng của Đảng đến hơi thở cuối cùng. Trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc đã đánh thắng ngoại xâm, trong sự nghiệp xây dựng đất nước đã và sẽ thắng “giặc nội xâm”. Cựu chiến binh luôn xứng đáng là lực lượng tin cậy của cấp uỷ và chính quyền địa phương trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc và quê hương yêu qúi của mình.

Nguyễn Mạnh Bao
Phó BLL, CCB Mặt trận Quảng Trị 1972

Trần Minh Thuần
CCB 304 TTrực  VP Hiệp hội DN tỉnh


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 27 Tháng Ba, 2012, 10:32:07 pm
Chào anh em ccb 19c NH và các bạn,

Hôm nay đoàn ccb trinh sát F325, gồm các ccb của Ban Trinh sát SĐ, A12 tskt SĐ và C20 TS E101 đã lên đường thăm lại chiến trường xưa – Quảng trị, Huế và Đà nẵng.
Dưới đây là vài hình ảnh của đoàn trong ngày hành quân đầu tiên.


(http://img811.imageshack.us/img811/715/img0746ad.jpg)


(http://img850.imageshack.us/img850/4638/img0751w.jpg)


(http://img845.imageshack.us/img845/1900/img0756em.jpg)


(http://img854.imageshack.us/img854/4295/img0763dd.jpg)


(http://img819.imageshack.us/img819/5863/img0760lo.jpg)




Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: tralientay trong 28 Tháng Ba, 2012, 07:37:54 am
Chúc Tanvinhprc25 và mọi người đi vui vẻ.
Thấy một số người quen qua ảnh rồi.
Cho mình gửi lời anh Kim, anh Tỉnh, Duyên... nhé.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: thaiminhhung trong 28 Tháng Ba, 2012, 10:27:34 am
     Theo đúng lịch, những người lính trinh sát đã lên đường thăm lại chiến trường xưa, mong bác TVprc25 cập nhật tin tức thường xuyên để anh em theo dõi, tin tức và ngắm những bức ảnh đẹp của chuyến đi. Chúc các bác một chuyến đi bình an và vui vẻ ./.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: tranphu341 trong 28 Tháng Ba, 2012, 11:39:13 am
                Chào các bác! Tranphu341 đọc những dòng viết kể chuyện cập nhật từng ngày tháng theo bước tiến quân của các bác hay quá. Đáng nể phục quá.

                 CHÚC CÁC BÁC CÓ CHUYẾN ĐI VỀ THĂM LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA THẬT VUI, THẬT MAY MẮN!


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 28 Tháng Ba, 2012, 11:03:26 pm
Cảm ơn TLT, TMH và tranphu341 đã động viên và chia sẻ với ae đoàn chúng tôi trong chuyến về thăm chiến trường xưa. Chúc ae luôn khỏe.

Chào ae ccb 19cNH và các bác,

Chuyến đi nào của các ccb cũng vui, nhất là cùng nhau về thăm lại chiến trường xưa. Năm ngoái đi cùng xe suốt hành trình với nhóm ccb câu lạc bộ bia hơi 19cNH  vui nổ giời từ lúc đi, lúc ở Quảng Trị cũng như lúc về. Đường dài là thế mà chẳng thấy ai mệt mỏi, ai cũng hoạt ngôn hẳn lên, chuyện trên trời dưới biển, hết chuyện đánh đấm, đạn bom ngày xưa, hết hát hò lại tiếu lâm, rồi khích bác, chém gió...nhoáng cái sáng đi mà chập tối đã tới Đông Hà, rồi lúc về cũng vậy, vui chuyện quên cả đường dài.

Lần này đi với nhóm tuy cũng đều ccb SĐ 325, phần đông là E101, nhưng toàn lính trinh sát nên cũng vui kiểu của lính trinh sát. Không có hát hò nhưng nhiều tiếu lâm phê lòi. Được nghe nhiều chuyện vui của lính trinh sát E101, chuyện của E101 rồi những chuyện sau này của SĐ325 ở Bắc giang thời kì hòa bình. Chả là nhiều anh em sau 75 còn tiếp tục chiến trường Lào, chiến trường K rồi cả BGPB. Xe chưa đến ba chục người mà có đến 5 đại tá cũng mới về hưu. Đoạn đường từ Nghĩa trang Trường sơn xuống Đông Hà vào đất một thời lửa đạn ngày xưa nên bắt đầu cãi nhau như mổ bò về Đường 9 trước đây nó thế này thế kia, cái lô cốt ở cửa ngõ Đường 9 vào Đông Hà bây giờ không còn nữa, nó ở chỗ này, nó ở chỗ nọ cũng cứ ngờ ngợ mỗi anh chỉ một nơi, rồi cái Bách hóa tổng hợp ở thị xá Đông hà từ năm 73 bây giờ đâu chẳng nhìn thấy vân vân và vân vân. Có phải năm nào cũng vào được chiến trường đâu, có đi chi tiết hết tất cả các nơi được đâu, lại tuổi này toàn U60, 70 cả trí nhớ cũng kém rồi, làm sao mà nhớ chính xác hết tất cả được, kể cả là lính trinh sát trước đây hay được đi lại nhiều. Thấy cãi nhau ghê quá, có anh lên tiếng cho bớt lửa “ Thôi thôi các bố, các bố toàn lính trinh sát nhưng bốn chục năm rồi, lâu quá bây giờ nhiều thay đổi rồi nên trinh sát cũng như bộ binh đều dễ quên hoặc khó nhận ra, nó cũng là cái sự thường”.

Ngày hôm nay đoàn thăm viếng hai nghĩa trang quốc gia, NT Trường Sơn và NT Đường 9. NT Đường 9 đang được nâng cập ở công trinh tượng đài và quảng trường nhà tưởng niệm chuẩn bị cho kỉ niệm 40 năm giải phóng Quảng Trị.  Buổi chiều đi chợ Đông Hà.

Chương trình ngày mai đi Triệu Phong, Cửa Việt và Thành cổ. Triệu phong và Cửa Việt là địa danh có nhiều kỉ niệm chiến trường ở thời điểm gay go ác liệt của chiến trường Quảng Trị đối với đại đội trinh sát trung đoàn nói riêng và với trung đoàn 101 nói chung.

Tiết trời Quảng Trị đẹp, những ngày này trời mát và có nắng nhạt. Các thành viên trong đoàn khỏe và tinh thần rất phấn chấn.


(http://img15.imageshack.us/img15/9321/img0771xz.jpg)


(http://img29.imageshack.us/img29/7877/img0774l.jpg)


(http://img62.imageshack.us/img62/296/img0782ya.jpg)


(http://img32.imageshack.us/img32/4447/img0787nm.jpg)


(http://img600.imageshack.us/img600/8903/img0793r.jpg)


(http://img267.imageshack.us/img267/5279/img0791bw.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 29 Tháng Ba, 2012, 07:43:15 am
Chào bác TANVINHprc25.
Bác có thể chú thích tên từng người và vị trí cảnh chụp trong hình cho anh em biết với nhé.
Chúc cho chuyến đi thăm lại chiến trường xưa viếng đồng đội của các bác thành công tốt đẹp. Chúc cho đoàn mạnh khỏe, thượng lộ bình an.
Sau khi về Hà Nội bác đưa nhiều hình lên nhé.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 29 Tháng Ba, 2012, 09:59:21 am
Tanvinh thân mến , từ hôm bạn đi mình cứ nôn nao theo dõi . Thấy anh em khuôn mặt khí thế là mừng rồi . 325 về lại Quảng trị khác nào như 320B , 304 , những ngày thành cổ . các bác tranh nhau hồi ức là đúng quá rồi . Tôi cứ ước rồi có một ngày cánh lính SV bọn mình lại ngồi trên bờ Thạch hãn mà hát những bài hát ngày xưa , những bài hát của SV miền bắc những năm chiến tranh ấy nhỉ .
Gửi lời chúc sức khỏe mấy chàng trinh sát già nhé .
Trinh sát già đến già còn sát trinh


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 29 Tháng Ba, 2012, 10:40:58 am
Bác Luân có lắm câu độc thật  ;D

Anh TanVinh ơi, trông các bác CCB thăm chiến trường xưa mặc quân phục trông ý nghĩa và đẹp hơn quần áo thường. Và cũng chỉ có những dịp này, các cụ đeo huân huy chương thực sự đẹp đấy nhé. Nhờ bác chuyển lời chúc mạnh khỏe đến tất cả các bác khác.
Cho em hỏi là CCB Trinh sát có cả hai bác gái, chắc là phu nhân hai bác nào trong đoàn chứ không phải là nữ trinh sát  ?  với lại em nom thấy có nữ trinh sát nào váy đỏ nữa thế hả anh?


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: behienQYV7C trong 29 Tháng Ba, 2012, 01:13:40 pm
Đọc bài của anh TanVinh kể về chuyến đi BH thấy vui lây , hihi . Chúc anh TanVinh và cả đoàn có một chuyến đi vui vẻ , nghĩa tình và thành công .



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 29 Tháng Ba, 2012, 09:33:36 pm
cảm ơn mọi người đã chia sẻ và động viên.

- nhà thơ Lính Tây nguyên NTL: thứ Bảy này không gặp được anh em ở 19C NH rồi, đi mà nhớ các gương mặt thân thuộc của ae mình hàng chiều thứ Bảy ở 19c. Câu bác đùa tô màu đỏ khiếp quá.

- HaHoi, hồi ở QT ngày ấy cả 4 c20 của F325 trinh sát không có trinh sát nữ nào cả đâu, chắc các SĐ bộ binh khác cũng vậy. Trong ảnh có 2 phụ nữ, đó là phu nhân của 2 ccb ts E 101 đấy. Còn 1 "hotgirl" mặc váy đỏ là cán bộ của địa phương Quảng Trị đấy. Anh cũng có 1 kiểu ảnh chụp đứng gần "em" như ảnh chụp bác Duyên ấy nhưng không post.

- BH : Cảm ơn BH nhé. Dịp nào ra thăm QT đi. Chúc em khỏe, gủi lời thăm chú đội của BH  :)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 29 Tháng Ba, 2012, 09:43:00 pm
Chặng đường dài 1975 ( tiếp )

30/3/75

     Chào, có lẽ là vĩnh biệt điểm cao 660.

     Nặng và lỉnh kỉnh quá, bọn mình phải bỏ lại gần 50 cân gạo, 5 cân muối, vài ba chiếc xoong, mấy lít dầu, ấm pha chè, ít cốc thủy tinh mới lấy dưới Phú Lộc mang lên chưa kịp dùng và một số đồ đạc lặt vặt khác.
Trên đường xuống Phú Lộc, mưa tầm tã suốt đến khi xuống tới QL1 mới tạnh. Vào tới nhà dân ven đường nghỉ lúc 3 rưỡi chiều. Đây là thôn Hòa Bình.

     Nghe tin Đà Nẵng đã được giải phóng. Nhanh quá, mới có mấy ngày mà đã thành tụt hậu rồi.

Hôm nay đúng ngày này 37 năm trước những người cuối cùng của A 12 tskt tại điểm cao 660m trên dãy núi cao vòi vọi ở hướng tây nam Huế đã tiến xuống đồng bằng để tiếp tục cuộc hành quân đang ào ạt về phương Nam. Đúng gần trưa hôm nay ngày 30/3/2012, đoàn ccb trinh sát chúng tôi về thăm chiến trường xưa có mặt tại thôn Bạch Thạch. Những người lính tóc đã hoa râm dừng xe xuóng thắp hương tài Di tích lịch sử Bạch Thạch Phú Lộc ngay bên QL 1. Ngước nhìn lên núi Lưỡi cái và Kim sắc, xuôi mắt ra Đầm Cầu Hai mênh mông ai cung rưng rưng bồi hồi nhớ về những ngày xưa chính tại nơi đây...

(http://img100.imageshack.us/img100/3765/img0916q.jpg)


(http://img62.imageshack.us/img62/429/img0913dc.jpg)


(http://img40.imageshack.us/img40/9545/img0915ni.jpg)


(http://img163.imageshack.us/img163/852/img0917qa.jpg)



31/3/75

     9 rưỡi lên đường. Thêm đồ đạc của cánh đi trước để lại nên anh nào cũng nặng thêm năm sáu cân. Ra khỏi làng lên Đường Một thấy dân chạy tản cư vào phía trong giờ gồng gánh, hon đa, bộ hành tấp nập trở về quê. Tới chân Đèo Phước Tượng bọn mình đi nhờ được xe. Tới chân núi Phú Gia qua bên kia đèo lúc 11g rưỡi. Xe chở dân từ phía Đà Nẵng ra nườm nượp.
     Tạt vào nhà dân bên Đường Một nghỉ. Đây là thôn Lập An, Lăng Cô, chỉ có răm chục nóc nhà, nhà nhỏ lợp nửa tôn nửa gianh, thôn này nằm trên một chảng cát rộng thưa thoảng cây cối còn nhỏ, có vẻ như dân mới đến đây định cư. Bắt chuyện với hai cháu nhỏ chừng 14-15 tuổi mới từ Đà Nẵng về trước dọn dẹp và trông nhà để hôm sau gia đình trở về thì được biết mấy hôm trước lính TQLC của VNCH rút chạy qua đây nói rằng nếu ở lại sẽ bị thế này thế nọ nên dân cũng sợ và chạy hết vào Đà Nẵng.

     Anh em nấu nước ăn lương khô rồi mắc võng nghỉ ngơi. Đi nhờ được xe nên cũng đỡ mệt mỏi nhiều.
3 giờ chiều mình và Bình leo lên núi Phú Gia xem liệu có anh em tiểu đội lập đài kĩ thuật dã chiến trên đó không. Leo lên tới lưng chừng, hai thằng bảo nhau quay xuống vì Đà Nẵng đã giải phóng rồi thì không có lí ta lại còn ở đây làm đài tskt.
Ở dưới chân núi trở lên gần lưng chừng là những vườn hoa màu và cây ăn quả, có rất nhiều đu đủ, cà chua và ớt. Trên đường xuống, hai thằng tranh thủ làm một bịch tướng.

     Hai thằng xuống đến QL1 rồi đi tiếp về phía trước chừng 2 cây số thì gặp được xe Jeep của Ban2 có anh Thẩm Trợ lý đi đón toán anh em C20 trông coi đồ đạc cho Ban2 ở thôn Hòa Bình đang trên đường vào Đà Nẵng. Sướng quá, thấy cả Hùng của tiểu đội đi cùng để về đón anh em. Được biết Ban2 và anh em A12 tskt đã sang Đà Nẵng đang dừng chân ở bên kia dưới chân Đèo Hải Vân.
Chiếc Jeep đã chở 7 người cùng ba lô đồ đạc nên bọn mình đành phải ở lại. Anh Thẩm hẹn sáng mai mấy anh em đi bộ khoảng 2 km thì đợi tại tram ba-ri-e của C23 vệ binh SĐ sẽ có xe của Ban2 ra đón. Ban đã có xe chiến lợi phẩm, 2 xe Zep và 1 Jeep. Vừa mấy hôm trước chui rúc trong hầm trên núi cao vòi vọi mà giờ đã có mấy xe ô tô, ghê thật !

     Kể cũng nhanh đến không ngờ. Từ hôm SĐ nổ súng chiến dịch đến hôm nay mới có 12 ngày thế mà các lực lượng QĐ 2 và bộ đội Quảng Trị, Thừa Thiên đã giải phóng suốt từ Sông Thạch Hãn ngoài Quảng Trị, qua hết tỉnh Thừa Thiên-Huế. Thành phố Đà Nẵng, căn cứ quân sự lớn nhất miền Trung cũng được giải phóng. QĐ1 và QK1 của QLVNCH đã bị xóa sổ.

     5 rưỡi chiều anh em đang ăn cơm thì thấy 1 chiếc xe chở dân từ Đà Nẵng về thôn này. Đồ đạc, gạo, chiếu, hòm xiểng lỉnh kỉnh được chuyển xuống xe, đặt từng đống dưới đường. Anh em bảo nhau ra khiêng vác giúp đồ đạc của dân về nhà họ trong làng.

     Buổi tối trời mưa. Bên ngoài Đường Một xe vẫn chạy nhiều. Xe chở dân tản cư từ Đà Nẵng hồi hương và xe chở lính từ ngoài Thừa Thiên-Huế vào Đà Nẵng. Đèn xe nhoang nhoáng chạy dài trên QL1.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 29 Tháng Ba, 2012, 10:32:30 pm
Chào các bác ccb và các bạn,

Hôm nay chương trình của đoàn ccb trinh sát ngày thứ hai tại chiến trường xưa Quảng Trị thật sôi động và ấn tượng. Mãi tới 9 giờ tối mới kết thúc. Đêm nay anh em ngủ tại thị xã Quảng Trị.

Chúng tôi rời Đông hà về Triệu Phong, rẽ QL1 ven sân bay Ái Tử qua sông Thạch Hãn sang. Từ đây các ccb trinh sát E101 lại sôi nổi về những địa điểm chiến đấu ngày xưa, nhắc tên những đồng đội đã hi sinh, kỉ niệm kết nạp Đảng trong hầm ...Câu chuyện về đơn vị, về đồng đội cứ râm ran không dứt qua mỗi làng, mỗi chiếc cầu suốt chặng đường quanh co của huyện Triệu Phong xuống tận cảng Cửa Việt. Cả vùng đất này là địa bàn chiến đấu 40 năm trước của C20 E101. Nhiều anh em đã nằm lại nơi đây, từ Ái Tử qua Chợ Sãi xuống Triệu Long, Tiệu Vân đến Cửa Việt.

Có 1 xã mà dấu ấn sâu đậm nhất đối với C20 E101 là xã Triệu Trạch. Đoàn đã đến thăm và tặng quà cho địa phương. Buổi tiếp đón tại trụ sở UBND Xã thật ấm cùng tình quân dân và thực sụ xúc động. Anh em đã đến thôn Bầu Bản vào thăm một số gia đình trước đây đã đóng quân và viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ của xã.

Khi từ Cửa Việt quat về, chúng tôi đã viếng thăm nghĩa trang Triệu Long nơi có nhiều anh em C20 E101 yên nghỉ. Nhớ năm ngoái đi cùng đoàn ccb 19cNH, tôi không quên thắp hương mộ các liệt sỹ, đồng đội cùng đơn vị C1 và C3 D1 E101 của các bạn Lê Xuân Tường, ChieensC3...

Chiều nay, đoàn chúng tôi vào thành cổ Quảng Trị, thắp hương làm lễ tại đài tưởng niệm trong Thành cổ, Đài Chứng tích Sinh viên, thăm Bảo tàng. Tối nay, anh em ra Bến thả hoa làm lễ và thả hoa đăng xuống sông Thạch Hãn.

Ảnh của ngày hôm nay, mai tôi sẽ pot tiếp....

Sông Thạch Hãn nhìn từ cầu An Lỗ gần sân bay Ái Tử.
(http://img52.imageshack.us/img52/8525/img0808py.jpg)


Đài TH Quảng Trị phỏng vấn ccb C20 E 101 Nguyễn Đức Thọ tại thôn Hậu Kiên bên dòng Thạch hãn
(http://img689.imageshack.us/img689/6573/img0820gk.jpg)


Đoàn thăm và giao lưu với địa phương nơi trước đây C20 E101 đóng quân - Xã Triệu Trạch, Triệu Phong
(http://img826.imageshack.us/img826/2307/img0839ug.jpg)


Vếng NTLS xã Triệu Trạch
(http://img714.imageshack.us/img714/4183/img0841w.jpg)


Trên cầu Cửa Việt
(http://img16.imageshack.us/img16/6707/img0849xx.jpg)


Ăn trưa giao lưu với các anh UBND xã Triệu An tại cảng cá Cửa Việt
(http://img815.imageshack.us/img815/8805/img0851j.jpg)


Lễ Viếng tại Đài tưởng niệm Thành cổ Quảng Trị
(http://img715.imageshack.us/img715/8241/img0858y.jpg)


(http://img190.imageshack.us/img190/2637/img0862gb.jpg)


Thắp hương tại Đài Chứng tích-Sinh viên trong Thành cổ
(http://img198.imageshack.us/img198/1929/img0867m.jpg)


(http://img843.imageshack.us/img843/7738/img0868sq.jpg)


Hoa trong Thành cổ
(http://img10.imageshack.us/img10/103/img0875ft.jpg)


Hoàng hôn trong Thành cổ
(http://img819.imageshack.us/img819/651/img0878n.jpg)


Giao lưu với UBND huyện Triệu Phong QT tại Tích Tường bên bờ sông Thạch Hãn
(http://img19.imageshack.us/img19/3512/img0881ux.jpg)




Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: quanghung1951 trong 29 Tháng Ba, 2012, 10:42:06 pm
cảm ơn mọi người đã chia sẻ và động viên.

- nhà thơ Lính Tây nguyên NTL: thứ Bảy này không gặp được anh em ở 19C NH rồi, đi mà nhớ các gương mặt thân thuộc của ae mình hàng chiều thứ Bảy ở 19c. Câu bác đùa tô màu đỏ khiếp quá.

- HaHoi, hồi ở QT ngày ấy cả 4 c20 của F325 trinh sát không có trinh sát nữ nào cả đâu, chắc các SĐ bộ binh khác cũng vậy. Trong ảnh có 2 phụ nữ, đó là phu nhân của 2 ccb ts E 101 đấy. Còn 1 "hotgirl" mặc váy đỏ là cán bộ của địa phương Quảng Trị đấy. Anh cũng có 1 kiểu ảnh chụp đứng gần "em" như ảnh chụp bác Duyên ấy nhưng không post.

- BH : Cảm ơn BH nhé. Dịp nào ra thăm QT đi. Chúc em khỏe, gủi lời thăm chú đội của BH  :)
Chào Tanvinh prc25 ,trong ảnh tôi thấy ở đoàn của các bác có anh HÙNG  cán bộ của c5 d2 e101 đánh trận Cửa việt khi chuẩn bị có hiệp định Pari (người đội mũ da đen ) hiện đang ở Bắc ninh  thì phải ,chúc  chuyến đi của các bác  trinh sát thành công .


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 30 Tháng Ba, 2012, 11:16:46 am
Chào các bác ccb và các bạn,

......
Chiều nay, đoàn chúng tôi vào thành cổ Quảng Trị, thắp hương làm lễ tại đài tưởng niệm trong Thành cổ, Đài Chứng tích Sinh viên, thăm Bảo tàng. Tối nay, anh em ra Bến thả hoa làm lễ và thả hoa đăng xuống sông Thạch Hãn.

Ảnh của ngày hôm nay, mai tôi sẽ pot tiếp....

(http://img52.imageshack.us/img52/8525/img0808py.jpg)


@TANVINHprc25,

  Qua bức  Ảnh  TV chụp sông THẠCH Hãn thấy  rõ  sự  nét bình yên,  thanh bình của cuộc sống đã trở lại với dòng sông  này dù không có  một con thuyền  hay bóng người . Cái màu  xanh trải dài  theo sông  đã  gợi  lại  kỷ niệm những ngày bão lửa của 40 năm trước - Con sông còn nặng lòng mang theo máu xương  người lính  và cả những chiến tích - di vật của chiến tranh nữa . Cái tĩnh lặng, mơ màng của bức ảnh cho ta nhớ lại  và cũng để hướng đến tương lai .....
   Chúc TV có chuyến đi vui vẻ với nhiều bức ẢNH đẹp, thú vị .


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 30 Tháng Ba, 2012, 10:10:37 pm
Quanghung1951,

Bạn nói đúng, bác ấy là Phan Hùng( người trong ảnh ngày đầu hành quân) là ccb C20 quê Hà Tĩnh, trước khi về C20  năm 72 bác ấy ở C5D2 E 101 đấy. Hiện bác ấy ở Bắc Ninh.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 30 Tháng Ba, 2012, 11:04:43 pm
 Hôm nay đoàn ccb chúng tôi rời Quảng Trị vào Huế. Từ thị xã Quảng Trị xe bon bon trên QL 1 trong tiết trời mát và giăng giăng sương mù của vùng đồng bằng ven biển. Hai bên đường là những làng mạc, ruộng vườn trù phú,  không dễ gì nhận ra sự tàn phá của chiến tranh nhiều năm trước đây. Những địa danh quen thuộc lướt qua, Mĩ Chánh nơi anh bạn cùng lớp tôi ở E66 F304 bị thương nặng khi vượt sông tấn công sang bờ nam tháng 5/72, rồi An Cựu, Phú Bài- nơi những mũi thọc sâu của của trinh sát C20 cùng bộ binh E101 băng qua trên đường tiến vào TP Huế tháng này năm 75, đây Cầu Nong, Căn cứ La Sơn, Cầu Truồi, căn cứ Lương Điền trên đường quốc lộ 1, từng chặng từng mốc hiện lên trước mắt, tất cả anh em còn nhớ như in những gì đã diễn ra ngày ấy trên hướng tiến của E101 ngày ấy. Và đây là điểm nhớ nhất của A12 tskt – thôn Bạch Thạch, huyện Phú Lộc, nơi trước đây chúng tôi cùng các lực lương bộ binh của E18 và một bộ phận của E101 đã từ trên núi tiến xuống đồng bằng.

Chúng tôi qua quận lị Phú Lộc đi dọc chiều dài với nhiều phong cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình. Còn đang mênh mang với vẻ đẹp khoáng đạt của Đầm Cầu Hai thì qua đèo Phước Tượng rồi đèo Phú Gia như hai dải lụa vắt qua dải núi kéo dài ra mãi mép biển. Qua đỉnh đèo Phú Gia hiện lên bao la trước mặt là Đầm Lăng Cô với núi non soi bóng phía tây và làng mạc, cồn cát phía động. Nơi đây, 37 năm trước trên đường tiến quân vào Đà Nẵng chúng tôi lẵng nhẵng cuốc bộ khá vất vả suốt chặng đường từ thôn Bạch Thạch, vượt qua 2 đèo xuống Lăng Cô sát đến chân đèo Hải vân thì dừng lại ngủ qua đêm chờ xe của đơn vị từ Đà Nẵng ra đón để vượt đèo Hải Vân....

Qua hầm đèo Hải Vân dài hơn 6 km, chúng tôi vào thành phố Đà Nẵng. Buổi chiều đi thăm quan bán đảo Sơn Trà.
Thật vui, cùng đi với đoàn chúng tôi hôm nay từ Quảng Trị có vợ chồng anh Trần Duy. Anh Duy là Chủ tịch xã Triệu Trạch, huyện ủy viên huyện Triệu Phong. Quê anh ở thôn Bồ Bản của xã Triệu Trạch nơi C20 E101 trước đây đã đóng quân và ở nhà anh, khi đó anh còn là thiếu nhi.
 

CCB ts F325b chụp ảnh tại Bán đảo Sơn Trà với Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên E trưởng E 27 Anh hùng tại Chiến dịch Quảng Trị 1972
(http://img839.imageshack.us/img839/8533/img0938hw.jpg)

(http://img857.imageshack.us/img857/3552/img0940w.jpg)


Cáp treo lên Bà nà ĐN
(http://img545.imageshack.us/img545/5393/img0947bl.jpg)
(http://)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 31 Tháng Ba, 2012, 02:24:54 am
Bác TanVinh à,
Thế là bác vào đến Đà Nẵng rồi, xem ra chuyến này cũng thần tốc chả kém gì chuyến năm 75 nhỉ.
Nhân anh kể về bán đảo Sơn trà em lại nhớ đến trong cuốn Bàn về nghệ thuật quân sự của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo có nói rằng ngày 29/3/75 tại căn cứ LTĐB của VNCH tại quân cảng  ĐN diễn ra cảnh hỗn loạn khủng khiếp chưa từng có, hàng vạn lính la khóc hoảng loạn trước mũi tấn công của quân đoàn 2 vào bán đảo Sơn trà. Nhiều người xấu số hoảng loạn nhẩy xuống biển hoặc tranh nhau trèo lên tầu chạy ra ngoài khơi chắc không toàn mạng  Thật may mắn cho những ai còn ở lại trên bờ đầu hàng quân giải phóng.
Bây giờ thì Đà Nẵng là đô thị số một của VN. Các bác CCB đoàn mình giờ này ở trong đó chắc cũng phải ngỡ ngàng vì sự đổi khác của ĐN nhỉ. Mà người ĐN cũng hay lắm anh ạ. Em bị công an giao thông chặn lại và chỉ nhắc rằng đang đi vào đường một chiều và mời quay ra để đi đường khác chứ không phạt bởi biết mình dân ở nơi khác đến. Người ĐN mà thế bị phạt nặng. Dân du lịch , nhắc nhở và tha !  Đà Nẵng  thời chiến tranh với  Đà Nẵng du lịch và phát triển kt hôm nay, như kiếp này kiếp trước anh nhỉ.
Hôm nay là ngày mất lần thứ 17  của nguyên tư lệnh QĐ 2  Nguyễn Hữu Anh đó, em nghe nói là ở Lăng Cô mới có đường phố mang tên ông đúng không anh ?


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 31 Tháng Ba, 2012, 11:01:41 pm
Bác TanVinh à,
Thế là bác vào đến Đà Nẵng rồi, xem ra chuyến này cũng thần tốc chả kém gì chuyến năm 75 nhỉ.
Nhân anh kể về bán đảo Sơn trà em lại nhớ đến trong cuốn Bàn về nghệ thuật quân sự của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo có nói rằng ngày 29/3/75 tại căn cứ LTĐB của VNCH tại quân cảng  ĐN diễn ra cảnh hỗn loạn khủng khiếp chưa từng có, hàng vạn lính la khóc hoảng loạn trước mũi tấn công của quân đoàn 2 vào bán đảo Sơn trà. Nhiều người xấu số hoảng loạn nhẩy xuống biển hoặc tranh nhau trèo lên tầu chạy ra ngoài khơi chắc không toàn mạng  Thật may mắn cho những ai còn ở lại trên bờ đầu hàng quân giải phóng.
Bây giờ thì Đà Nẵng là đô thị số một của VN. Các bác CCB đoàn mình giờ này ở trong đó chắc cũng phải ngỡ ngàng vì sự đổi khác của ĐN nhỉ. Mà người ĐN cũng hay lắm anh ạ. Em bị công an giao thông chặn lại và chỉ nhắc rằng đang đi vào đường một chiều và mời quay ra để đi đường khác chứ không phạt bởi biết mình dân ở nơi khác đến. Người ĐN mà thế bị phạt nặng. Dân du lịch , nhắc nhở và tha !  Đà Nẵng  thời chiến tranh với  Đà Nẵng du lịch và phát triển kt hôm nay, như kiếp này kiếp trước anh nhỉ.
Hôm nay là ngày mất lần thứ 17  của nguyên tư lệnh QĐ 2  Nguyễn Hữu Anh đó, em nghe nói là ở Lăng Cô mới có đường phố mang tên ông đúng không anh ?

HaHoi,
Đôi dòng của em về Bán đảo Sơn Trà những ngày ĐN thất thủ và ĐN ngày nay thật ấn tượng.
TL QĐ 2 ngày ấy là tướng Nguyễn Hữu An chứ không phải là Anh. Bọn anh dừng ngỉ ở Lăng Cô khá lâu nhưng không thấy tên đường nào mang tên tướng An. Trục đường chính của Lăng Cô vẫn mang tên là Quốc Lộ 1

(http://img845.imageshack.us/img845/2257/img0922y.jpg)






Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 01 Tháng Tư, 2012, 12:10:42 am
Nhật kí đoàn ccb Trinh sát SĐ 325 về thăm chiến trường xưa ( tiếp)

Hôm nay 31/3/12, đoàn ccb trinh sát SĐ 325 chúng tôi cơ bản đã hoàn thành chương trình về chiến trường xưa – Quảng Trị, TT-Huế - Đà nẵng, ngân sách vợ duyệt và con biếu vẫn còn rủng rẻng nên anh em đã đi thăm quan chốn bồng lai tiên cảnh Bà Nà. Cá nhân tôi, mấy năm trước đã lên đỉnh Bà Nà nhưng đi bằng ô tô còn hôm nay đi bằng cáp treo. Cả hai cách đi đều có cái thích thú và cảm giác mạnh của riêng nó.
Cảnh đẹp và tầm nhìn từ trên mây và sương mù quả thực đáng đồng tiền bát gạo! Những bác ccb nào chưa lên Bà Nà thì cố gắng thu xếp đi lấy một lần.
Bà Nà ở độ cao 1.487 m, nhiệt đọ chênh lệch đến hơn 10 độ so với dưới mặt đất. Sáng nay khi cáp treo đưa chúng tôi lên một chặng gần mặt đất thì còn nhìn rõ rừng cây và suối nước phía dười nhưng sau đó chỉ còn thấy mờ mờ rồi nhìn xung quanh không còn thấy gì nữa bới sương mù dày đặc. Khi lên tới đỉnh thì tầm nhìn chỉ còn khoảng 5-10 m, sương mù đặc quánh và cảm giác lạnh như gió mùa rét hại ở Hà Nội vậy.

Sau Bà Nà, trong buổi sáng chúng tôi vào thăm quan phổ cổ Hội An. Đi một lát rồi thấy ai cũng quay ra, kể cả những anh em mới đến lần đầu. Có lẽ phố cổ Hội An dành cho khách du lịch nước ngoài, nơi quê hương họ phát triển hàng thế kỉ nay họ chẳng còn đào đâu ra những ngôi nhà nhỏ mái ngói cũ kĩ, cái cầu gỗ cũng nhỏ với vóc giao thông chỉ ở tầm cho người đi bộ, xe đạp và xe máy. Chúng tôi nói vui với nhay là những anh em ccb ts ở nông thôn chẳng lấy gì làm buồn nếu như quê mình, làng mình mãi không xóa đói giảm nghèo được thì biết đâu mấy chục năm sau lại thành cơ hội kinh doanh du lịch cho những bạn bè ở các nơi xa xôi và phát triển kia đến thăm quan du lịch và tiêu tiền để thỏa chí tò mò xem những cái lạ - xem những mái nhà cú kĩ, cái chuồng lợn, giếng nước và cái chợ quê nhộn nhịp, những lúy tre làng và ao hồ, đầm nước – với ta thì chả là gì nhưng với họ thì thật cảm xúc mạnh mẽ không thể không chụp ảnh, quay video vì đó là những thứ ở nước họ không bao giờ thấy, đó là những đồ cổ quí và hiếm trên thế giới này...

Buổi chiều chúng tôi quay ra TT-Huế. Vấn là ấn tượng Phú Lộc ngày nào. Đoàn đã dừng lại để ccb ts nhiếp ảnh kĩ thuật Nguyễn Đức Duyên xuống thăm lại chiếc cống đường sắt trên QL1 mà trước đây anh đã cùng C trưởng Nhạ và trinh sát C20 SĐ Quách Lâm trong một chuyến luồn sâu trước chiến dịch 75 đã xuống tới đây và mấy lần may mắn thoát chết. Lạ là khi dừng xe xuông thăm lại cái cống và thắp hương thì ở đây trời bỗng đổ mưa trong khi phía trước và phía sau quãng QL này không có mưa, đến  khi xong thì trời lại tạnh ngay. Anh em bảo có thể những đồng đội đã hi sinh quanh đây ở Căn cứ Lương Điền hay Cầu Truồi đã cảm nhận có đồng đội đã đến đây thắp hương tưởng nhớ đến mình....

Đêm nay, đoàn ccb chúng tôi dừng chân và nghỉ tại TP Huế trên hành trình trở về.


(http://img694.imageshack.us/img694/2184/img0910eo.jpg)



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: quanghung1951 trong 01 Tháng Tư, 2012, 12:40:26 am

Đêm nay, đoàn ccb chúng tôi dừng chân và nghỉ tại TP Huế trên hành trình trở về.


[/quote]Các bác đi sao về vội thế,tôi thấy bác Hùng bảo đến ngày 3/4 mới về cơ mà ,về Hà nội có ĐTH chiêu đãi ,lính trinh sát 101 có người làm quan to sướng thật . ::)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 01 Tháng Tư, 2012, 01:22:18 am
Anh TanVinh nói đúng đấy, về chuyện du lịch ấy, ngay cả anh em mình bây giờ lắm khi muốn được nhìn lại những mái nhà cũ kĩ, cái chuồng lợn, giếng nước và cái chợ quê nhộn nhịp, những lũy tre làng và ao hồ, đầm nước cũng chả còn nữa. Chính vì vậy anh em mình mới hay có cái thú ngắm lại thời xa vắng.
Lần đầu em vào Hội An năm 1989, ảm đạm và nghèo, chưa có du lịch;  có một vài gia đình chắc kinh tế khá giả nên đã phá bỏ nhà cũ bằng gỗ và đổ mái bằng với đá rửa trát mặt trước. Năm 1997 em vào lần hai, những ngôi nhà đó trông lệch pha và lẻ loi trong cả cái phố cổ đầy dân du lịch. Chỉ độ 5 năm sau, toàn bộ nhà mái bằng ở mấy con phố cổ đó đã phá sạch, họ mua gỗ dựng lại cho giống với hàng xóm .
Vừa giữ được cái cổ kính mà dân vẫn khá giả như Hội An ở mình quả là hiếm thật.


TL QĐ 2 ngày ấy là tướng Nguyễn Hữu An chứ không phải là Anh. Bọn anh dừng ngỉ ở Lăng Cô khá lâu nhưng không thấy tên đường nào mang tên tướng An. Trục đường chính của Lăng Cô vẫn mang tên là Quốc Lộ 1



Em thật vô duyên quá ! sai  chính tả tên thượng tướng Nguyễn Hữu An,  người mà em viết và đưa lên Wikipedia và sau này bảo tàng quân đội bê nguyên bài của em đưa vào website  ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 01 Tháng Tư, 2012, 01:23:28 am
@TANVINHprc25,

  Qua bức  Ảnh  TV chụp sông THẠCH Hãn thấy  rõ  sự  nét bình yên,  thanh bình của cuộc sống đã trở lại với dòng sông  này dù không có  một con thuyền  hay bóng người . Cái màu  xanh trải dài  theo sông  đã  gợi  lại  kỷ niệm những ngày bão lửa của 40 năm trước - Con sông còn nặng lòng mang theo máu xương  người lính  và cả những chiến tích - di vật của chiến tranh nữa . Cái tĩnh lặng, mơ màng của bức ảnh cho ta nhớ lại  và cũng để hướng đến tương lai .....
   Chúc TV có chuyến đi vui vẻ với nhiều bức ẢNH đẹp, thú vị .

-------------



Chào bạn Luân trắng,

Đấy là sông Thạch Hãn đoạn chảy qua gần sân bay Ái Tử chụp từ trên cầu An Mô hường bắc. Bên phải là những dăng tre soi bóng xuống dòng sông trong xanh. Cảnh vật thật thanh bình và con sông thật hiền hòa làm sao...

Chụp bức ảnh dưới đây - một nhà hàng " du lịch sinh thái" tại Tích Tường bên sông Thạch Hãn tôi nhớ tới Người lính công binh Bến vượt Tích Tường.
(http://img210.imageshack.us/img210/3149/img0880v.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 01 Tháng Tư, 2012, 01:29:11 am
Chặng đường dài 1975 ( tiếp)


1/4/75

     9 giờ sáng đi đến điểm hẹn chờ xe. Trên QL1 vẫn thấy xe chở dân từ Đà Nẵng ra nườm nượp. Điểm chờ xe tại ria làng ven quốc lộ, nhà dân san sát hai bên đường, có rất nhiều dừa.
4 giờ xe của Ban2 đến. Xe chạy mới được khoảng răm cây số thì bị nổ lốp. May không xảy ra tai nạn. Anh Vinh và Thảo ở lại với xe, anh em xuống chờ đi nhờ xe của dân chạy qua. Dạo hành quân qua Đèo Ngang ngoài Hà Tĩnh-Quảng Bình đã thấy hùng vĩ và cảnh đẹp của đèo ven biển nhưng nay đi trên Đèo Hải Vân thấy đèo này kì vĩ và thơ mộng hơn. Đèo Hải Vân dài 23 cây số và cao hơn Đèo Ngang. Doc đường trên Đèo Hải Vân thấy dân gồng gánh, bồng bế trẻ con bộ hành lếch thếch từ Đà Nẵng ngược ra. Thế này thì chắc chắn đêm nay họ phải ngủ dọc đường trên đèo rồi. Đây chắc là dân nghèo nên phải cuốc bộ khổ cực như thế.

     Về tới đơn vị lúc 6 giờ. Ban2 và tiểu đội A12 ở nhờ nhà dân ngay thôn Liên Chiểu, xã Hòa Hiệp, cạnh kho xăng Liên Chiểu ngay dưới chân đèo Hải Vân. Đây đã thuộc đất Đà Nẵng, vào trung tâm thành phố chỉ 16 cây số.

     Về đơn vị được biết nhiều thông tin quan trọng. Ta giải phóng Đà nẵng ngày 29/3. D9 E18 của SĐ là đơn vị cùng xe tăng QĐ2 tiến vào đầu tiên giải phóng ĐN. Sáng hôm nay ta giải phóng thành phố Qui Nhơn và tỉnh Bình Định.
3 trung đoàn của SĐ góp công lớn giải phóng ở 3 thành phố  – Huế E101, Đà Nẵng E18 và Ban Mê Thuột E95. SĐ325 được Chính phủ Lâm Thời CHMNVN thưởng Huân chương Quân công H2, E18 được HCQC H1, E101 H2, E84 pháo binh H3.

     Dân ở thôn này cạnh biển nhưng nghèo, sống cả bằng nghề đốn củi trên rừng.

     Chiều nay quân ta còn truy kích bắt được 20 tàn binh thuộc D8 TQLC lẩn trốn trong rừng ở chân Đèo Hải Vân. Ta đánh nhanh quá, quân địch tháo chạy cũng không kịp, một số chạy vào rừng ven đường ẩn nấp. Vài hôm trước xe ta qua đèo còn bị tàn quân địch ném lựu đạn ra.

     Kho xăng Liên Chiểu ở chân Đèo Hải Vân còn nguyên vẹn. Buổi tối đèn điện sáng trưng.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 01 Tháng Tư, 2012, 01:32:56 am
Bác Nguyenhuuluan C17 ơi, cũng như kiếp này kiếp trước nhỉ, bãi Mít và bến vượt của bác và nay là khu du lịch sinh thái !
Anh TanVinh à,  tấm hoàng hôn trên Thành cổ đẹp quá anh !


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 02 Tháng Tư, 2012, 02:41:46 pm
2/4/75


     Sáng nay mấy thằng cắt tóc cho nhau rồi đi tắm tại bể nước ngay cổng khu kho xăng Liên Chiểu. Khi chuẩn bị về thì mình, Quyền và Thảo thấy 4 tàn binh VNCH không súng ống gì đang thất thểu từ trên đường tàu chui từ núi ra đi về phía bọn mình. Ba thằng chặn họ lại hỏi. Họ nói là lính của D2 E54 SĐ1. Mấy ngày trước bị quân ta đánh rút chạy từ căn cứ La Sơn bên Thừa Thiên, đã ẩn nấp trên núi 4 ngày nay. Đói khát và thấy hết hi vọng nên phải mò ra đầu hàng. Họ quê ở Quảng Ngãi và Quảng Trị, có 1 người cấp Thiếu úy. Trông họ nhếch nhác và tiều tụy quá.
Người thì còn giày, người thì chân đất, quần áo rách bươm, có anh mặc quần đùi, râu ria xồm xoàm, sự mệt mỏi và đói khát lộ rõ trên khuôn mặt hốc hác. Nhìn họ lúc này chẳng còn thấy nét sợ hãi hay hoảng loạn chiến trận trên khuôn mặt người lính trận mạc nữa mà chỉ thấy ở họ sự mong muốn yên lành và khát khao sự sống. Anh em chúng tôi dẫn họ về báo cáo đơn vị. Thủ trưởng Ban2 giao nhiệm vụ cho mình và Hùng dẫn họ đi giao cho trạm tù hàng binh của SĐ. Trên đường đi thấy họ đói và mệt đi thất thểu tội nghiệp bọn mình mời họ lương khô và nước uống Đi qua cầu Nam Ô cũng chẳng thấy trạm ở đâu nên lại dẫn họ đến giao cho trạm của E101. Loanh quanh xong việc thì hết cả buổi chiều.

     7 giờ tối họp đơn vị, được nghe Đại úy Xương, Chính trị Hiệp Lý Viên Phòng TMSĐ ( như chức Chính trị viên vậy) nói chuyên về chiến thắng của ta vừa qua và phổ biến tình hình nhiệm vụ sắp tới.
Nhiệm vụ:    
-   cơ bản: khẩn trương chuẩn bị tiến công. Khẩu hiệu : Tiến về Sài Gòn.
-   trước mắt: giữ vững vùng giải phóng Đà Nẵng.

Được nhắc nhở đề cao cảnh giác vì tình hình trong thành phố Đà Nẵng còn phức tạp, dân Thừa Thiên-Huế chạy tản cư vào ĐN vẫn chưa về quê hết được nên người xe trong thành phố đông đúc, đề phòng tàn binh ngoan cố hay ác ôn trà trộn vào dân. Mình nhớ buổi chiều khi dẫn 4 hàng binh đên cầu Nam Ô, mấy ông quân cảnh SĐ cho biết lúc sáng có địch lén lút bắn chết 2 bộ đội ta trong thị trấn gần đó.

     Hôm nay vẫn thấy nhiều dân từ ĐN vượt đèo Hải Vân trở về quê bên Thừa Thiên-Huế.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 02 Tháng Tư, 2012, 07:12:35 pm
Chuyến về thăm chiến trường xưa – Quảng trị, Huế, Đà nẵng của ccb Trinh sát - C20 E101, Ban2 và A12 tskt  F325 ( 27/3 – 2/4/2012 )

     Đêm qua chúng tôi nghỉ tại Thanh hóa. Trên đường từ Huế ra, chúng tôi có dự định tạt thăm Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình nhưng thấy thời tiết không thuận lợi do ảnh hưởng của bão nên hủy kế hoạch này. Như vậy trở về sớm hơn 1 ngày so với dự định.

      Đến khoảng 8 giờ tối, chặng đường hơn 500 km đã bỏ lại sau lưng. Khách sạn có internet nhưng chẳng kết nối được. Rượu đượm mà chẳng viết được gì. Riêng rượu trắng, anh em mang hơn 20 lít, trưa tối nào cũng mềm môi, chuyện xưa chuyện nay lúc nào cũng rôm rả.

     Sáng sớm nay 2/4, đoàn ngược Hà nội. 11g tới nhà hàng tại phố Trần Hưng Đạo ăn trưa chia tay thật vui và ấn tương về một chuyến đi.

     Rồi cũng đến lúc chia tay nhau. Những cái bắt tay, những cái ôm và nụ cười ánh mắt ấm tình đồng đội một thời và mãi mãi.


(http://img560.imageshack.us/img560/3310/img0968a.jpg)


(http://img37.imageshack.us/img37/1187/img0974q.jpg)


(http://img607.imageshack.us/img607/23/img0992k.jpg)


(http://img99.imageshack.us/img99/3896/img0996x.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 03 Tháng Tư, 2012, 11:54:58 am
Chặng đường dài 1975 (tiếp)

3/4/75

     Sáng nay mình làm đài kĩ thuật. Chẳng có tin tức gì vì địch chẳng còn gần đây nữa, lên mạng lõm bõm nghe thấy đài lính hải quân VNCH nhưng cũng chập chờn vì quá xa tầm sóng PRC 25.
Lúc trưa biết tin Nha Trang đã được giải phóng ngày hôm qua.

4/4/75

     Được phép vào trung tâm thành phố chơi. Đi xe Jeep với anh Hạnh Trợ lý, cậu Tài lái xe.
Tài là thanh niên người Đà Nẵng biết lái xe đã tình nguyện lái xe cho Ban2 khi quân ta vào giải phóng Đà Nẵng. Nghe nói đây là thành phố lớn thứ hai ở miền Nam của VNCH nên mình rất háo hức đi chơi chủ yếu để xem nó như thế nào. Thành phố được lực lương quân quản của SĐ kiểm soát bằng các trạm quân cảnh và các xe quân cảnh tuần tra. Lính cũng không được vào trung tâm thành phố tự do nếu không được phép. Đi bằng xe của Ban Trinh sát SĐ thì yên tâm quá rồi còn gì.

     Trong thành phố thấy hầu như còn nguyên vẹn, người và xe đi lại đông đúc, cửa hàng cửa hiệu với các biển hiệu bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh trông thật hấp dẫn. Còn nhớ nhìn thấy chữ “ Hủ tiếu Nam Vang” mình chẳng biết là gì, phải hỏi anh Hạnh là người miền Trung mới rõ. Sinh hoạt của nhân dân vẫn bình thường, thấy chợ vẫn họp, các cửa hàng vẫn mở cửa bán hàng. Qua các ngã ba, ngã tư chật người và xe qua lại, xe phải đi chầm châm mãi mới qua được. Ấn tượng  là hàng hóa sao nhiều thế, thích thế, nhìn cái gì cũng thích. Nhìn dân mặc quần áo nhiều màu sắc cũng thấy thích mắt rồi. Thanh niên mặc quần áo sặc sỡ, con trai quần loe, tóc dài còn con gái quần áo màu trông phóng khoáng.

     Buổi trưa trên đường quay ra tạt vào nhà lái xe Tài.chơi. Nhà Tài ở ngay ria đường. Nói chuyện vui vẻ với ông bố, anh rể Tài và mấy người hàng xóm sang chơi. Họ hỏi han tìm hiểu về bộ đội, về miền Bắc.
3 giờ chiều về tới đơn vị.

     Tối nay đơn vị tổ chức chiếu phim. Dân đến xem rất đông. Lính cũng đông, được xả hơi anh nào cũng bảnh bao sạch sẽ,  tươi tắn.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 04 Tháng Tư, 2012, 01:21:38 pm
@TANVINHprc25,

  Qua bức  Ảnh  TV chụp sông THẠCH Hãn thấy  rõ  sự  nét bình yên,  thanh bình của cuộc sống đã trở lại với dòng sông  này dù không có  một con thuyền  hay bóng người . Cái màu  xanh trải dài  theo sông  đã  gợi  lại  kỷ niệm những ngày bão lửa của 40 năm trước - Con sông còn nặng lòng mang theo máu xương  người lính  và cả những chiến tích - di vật của chiến tranh nữa . Cái tĩnh lặng, mơ màng của bức ảnh cho ta nhớ lại  và cũng để hướng đến tương lai .....

-------------



Chào bạn Luân trắng,

Đấy là sông Thạch Hãn đoạn chảy qua gần sân bay Ái Tử chụp từ trên cầu An Mô hường bắc. Bên phải là những dăng tre soi bóng xuống dòng sông trong xanh. Cảnh vật thật thanh bình và con sông thật hiền hòa làm sao...

Chụp bức ảnh dưới đây - một nhà hàng " du lịch sinh thái" tại Tích Tường bên sông Thạch Hãn tôi nhớ tới Người lính công binh Bến vượt Tích Tường.
(http://img210.imageshack.us/img210/3149/img0880v.jpg)

@TANVINHprc25,

Khu du lịch sinh thái Tích Tường ở  đầu đường vào  làng TÍCH TƯỜNG , 40 năm trước đây là phòng tuyến chiến đấu - Làng TÍCH TƯỜNG theo dòng sông ( ngược dòng chảy )  lên phía TÂY có  Tích tường 1 và Tích tường 2 . Đất khu này trước bỏ hoang nên giờ lập thành khu sinh thái . Đối diện khu sinh thái bên bờ Bắc là làng An Đôn  là chiến tuyến phòng thủ của E95-325 trong những tháng cuối 1972.   ẢNH Làng An đôn giờ xây thêm khu hành chính  ở bãi sông  .  Ảnh chụp từ  khu du lịch Tích tường - nhà hàng nổi  ( mái tôn xanh), dòng sông THẠCH HÃN và làng An đôn bên bờ Bắc :
 
(http://farm6.staticflickr.com/5231/7043833939_4b9ae6750f_c.jpg)[/url]
      Sông THẠCH HÃN và làng AN ĐÔN bên bờ Bắc THẠCH HÃN  (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/7043833939/)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lucta 262 trong 04 Tháng Tư, 2012, 04:20:47 pm
                               chuyện quân ngũ năm ấy 
  Quê tôi ở vùng quê ven sông Hồng. cuộc sông vùng quê cũng khá vất vả. Nhưng gia đình cũng cố cho tôi học hết cấp ba (lớp 10 ). Học xong tôi được gọi vào quân ngũ. trước khi lên đường tôi được đội sản xuất tặng cho một cái sọt, mà sau này gọi là sọt rèn, nghĩa là cái sọt dùng để đựng đất để đeo đi rèn luyện. Khi tập về trung ở huyện đội lớp nhập ngũ năm ấy chúng tôi được đơn vị nhận quân rồi cho hành quân bộ về tới Nho Quan -Ninh Bình, tính ra quãng đường cũng khoảng gần 200km. Đơn vị tiếp nhận chúng tôi lá sư đoàn 320B. Tôi được vào a1/b1/c2/d7/f320b. Bước vào  luyện về nội dung kỹ chiến thuật cho tân binh thì chắc không có gì đặc biệt so với bây giờ, nhưng về rèn luyện thì chắc là vất vả hơn. Một tuần ba tối đi rèn, mỗi người đeo một sọt trong chứa những thỏi đất được làm sãn có trong lượng 05 kg, 03kg, 01kg, phải đeo tăng dần và phải có trọng lượng trên vai đạt 25kg. Đi giã ngoại ba bốn ngày đeo nặng vượt dốc, xuống dốc.
  Sau này vào nam chiến đấu nếu không có rèn luyện chắc không đi được.   



 


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 04 Tháng Tư, 2012, 09:02:11 pm
Chào bác lucta262,

Hoan nghênh bác kể chuyện quân ngũ năm xưa của mình. Tôi đoán bác cũng nhập ngũ đầu những năm 70 như chúng tôi. Ngày ấy chúng tôi huấn luyện ở Hà Bắc, cũng phải rèn hành quân mang vác nặng. Mượn nhà dân những viên cay ( loại gạch to làm thủ công bằng đất trộn xỉ than ) cho vào ba lô, lấy quần áo hoặc vỏ chăn đệm cho khỏi trầy da lưng...

Mong nghe tiếp chuyện của bác.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 05 Tháng Tư, 2012, 01:28:46 am
5/4/75

     Lại được đi thành phố chơi bằng xe Zep của Ban2 , cậu Tài lái. Trên đường vào trung tâm thành phố, tí nữa thì tai nạn. Xe tránh người phanh đột ngột, mình bị treo người ra ngoài xe. Hú vía !
Chiều nay thành phố giới nghiêm để lục soát bắt tàn binh ngoan cố còn ẩn nấp. Chỉ có xe quân đội có giấy mới được vào.

     Lúc trên đường về gần đến cầu Nam Ô thì tình cờ mình gặp thằng Trường ( ở quê hay gọi là Ba Hổ), bạn cùng làng học phổ thông sau mình 2 lớp. Hai đứa tay bắt, mặt mừng và ngỡ ngàng trước sự thay đổi sau nhiều năm không gặp nhau. Tóc nó vẫn xoăn không lẫn vào đâu được Trường nói đang đi lấy xe tăng chiến lợi phẩm về cho đơn vị sử dụng. Nó ở Lữ đoàn xe tăng 203 cùng QĐ2 với mình.
( Trường hi sinh sáng 30/4 ngay tại cửa ngõ Sài Gòn ).

6/4/75

     Chờ đợi hành quân.
     Chiều nay mình, Hùng và Công củng chính thức nhận lệnh sáng mai lên đường trước.
Tối tranh thủ viết thư cho bạn cùng lớp đại học. Chẳng biết thư có kịp không vì đâu như tháng 4 này các bạn cùng lớp sẽ về nước sau khi học xong 2 năm nâng cao ngoại ngữ ở nước ngoài.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: tralientay trong 05 Tháng Tư, 2012, 01:57:38 am

TANVINHprc25@: Sao nhiều người hy sinh ngày 30/4 thế? Thật đau khi đã đi qua gần hết cuộc chiến tranh, đến ngày cuối cùng lại ngã xuống. Trong mấy bài thơ NT Luân cũng vậy: Phí Văn Măng, người lính Cao Bằng chơi đàn tính...

Mình theo chân TANVINHprc25 từng ngày đây, và cố nhớ lại những ngày ấy ở Hà Nội thế nào...


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 05 Tháng Tư, 2012, 03:22:23 pm
                  Chào bác PRC25 đã quay ra Hà nội, cuối tuần này có ra 19c đc khg ?
 Xem mấy ảnh hoạt động của đoàn các bác em thấy có chỗ hơi quen. Cái cây đa chỗ đoàn tập kết và cái ông mặc áo véc đứng giữa đoàn cạnh bác có thời là người của báo Nhân dân phải khg bác.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 05 Tháng Tư, 2012, 04:33:24 pm
                 Chào bác PRC25 đã quay ra Hà nội, cuối tuần này có ra 19c đc khg ?
 Xem mấy ảnh hoạt động của đoàn các bác em thấy có chỗ hơi quen. Cái cây đa chỗ đoàn tập kết và cái ông mặc áo véc đứng giữa đoàn cạnh bác có thời là người của báo Nhân dân phải khg bác.

@Zin Ba Cầu: Đúng đấy, ông ấy là ĐTH, nguyên TBT báo Nhân dân, cựu TS c20/e101/f325.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 05 Tháng Tư, 2012, 04:50:25 pm
Chào Zin-ba-cầu, cựu Vietrans...
Chiều thứ bảy này ra nhé. Lâu rồi không thấy Zin đến, chắc đã khỏi chân lâu rồi nhỉ.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 06 Tháng Tư, 2012, 09:56:55 pm
7/4/75

     Tạm biệt Đà Nẵng.

     Hôm nay đoàn quân đi trước gồm 70 xe của binh đoàn Trường Sơn. Không biết còn bao nhiêu xe đi sau nữa. Khí thế lắm.
Rời Quảng Nam sang Quảng Tín. Háo hức vì khí thế chiến thắng và cũng phấn khích với những địa danh mới lạ lần đầu được đi qua. Ngồi trên xe trên đường đi ai cũng vui, chuyện trò rôm rả. Hành quân ra trận mà nườm nượp xe cộ ban ngày, đông vui thế này cũng sướng.

     Đường QL1 có cầu bị hỏng nên phải đi tránh nhưng đường vòng cũng dễ đi. Lúc xe rẽ khỏi QL1 chếch lên hướng tây, chưa hiểu lí do nên anh nào cũng lo nếu phải đi đường rừng núi thì cực lắm. Đến trưa xe đi qua vùng đồng cát, ít cây, trời lại nắng, xe bị mắc lầy phải xuống xe chờ đến tiếng đồng hồ mới đi tiếp được. Chiều lại chờ tiếng nữa để công binh chống lầy. Nắng, đói và mệt mỏi.

     Bữa cơm chiều vội vàng bên cạnh QL1 trong khi chờ công binh bắc phà qua sông. Buổi tối xe qua được phà, chạy được trên dưới 1 tiếng thì dừng chờ qua một phà nữa.  Các cầu trên đoạn QL1 này khi địch rút chạy chúng đã phá cầu để chặn quân ta.

     Buổi tối đã qua thị xã Tam Kỳ. Phố xá hai bên đường vẫn có đèn điện sáng trưng.

     Đêm dừng nghỉ, trải nilon ngủ ở rệ đường.


Bức ảnh này tiểu đội tskt (thiếu) chụp tại Đà nẵng ngày 2/4/75
từ trái qua: Thảo, Công (thông tin C20 SĐ), Đinh già, a Kim trợ lý Ban 2, Hùng côn, TânVĩnh, Quí
hàng sau: aVinh, a Thẩm Trợ lí Ban 2.
(http://img692.imageshack.us/img692/5777/tsktn247514002000001.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 07 Tháng Tư, 2012, 07:54:13 am
.
     Từ Đà Nẵng, đi một đoạn theo đường số 1 thì phía trước cầu bị hỏng, đoàn xe phải vòng tránh về hướng tây, đi qua huyện Điện Bàn. Nghe nói, rất gần quê anh Trỗi ?!


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lucta 262 trong 07 Tháng Tư, 2012, 08:57:39 pm
Mình nhìm tấn hình hai bác đứng trước xe zin 157 có vẻ giống Châu bên hậu cần 302. nếu phải thì xin chào nhé


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lucta 262 trong 07 Tháng Tư, 2012, 09:03:14 pm
Ký ức chiến tranh thì nhiều lắm vừa rồi mình thử vào trang nếu phù hợp mình sẽ tiếp tục cùng các bác ôn chuyện xưa. 


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lucta 262 trong 08 Tháng Tư, 2012, 10:05:50 am
    Hồi đó tôi huấn luyện ở c2/d7/f320b,  nơi tôi huấn luyện là trại Mý -xã Văn Phú -Nho Quan -Ninh Bình. Việc gian khổ trong huấn luyện với tôi cũng bình thường, vì trước khi nhập ngũ tôi cũng đã vất vả trong lao động sản xuất, trong kiếm sống hàng ngày. Tôi là một người nông dân thực thụ, vì tôi có thể làm được mọi việc nhà nông, ngoài ra việc kiếm sống trên sông nước tôi cũng làm được. Bởi vậy tôi cũng hoàn thành được mọi nhiệm vụ đượic giao. Thấy tôi chụi khó và tháo vát, trung đội còn cử tôi đan sọt rèn cho một số đ/c khác. kết thúc hấn luyện, chuẩn bị cho đi B đại đội lại lấy tôi lên làm anh nuôi, rôi thì anh nuôi trưởng vi pham kỷ luật tôi lại được phân công là anh nuôi trưởng, đứng ra đảm nhiệm nấu cho hơn 120 người ăn, tôi chưa nấu chảo bao giờ nhưng qua thời gian làm tôi cũng nấu được chảo cơm đảm bảo là ăn được. Thấy tôi làm được nên khi đi B đại đội lại lấy tôi lên làm liên lạc cho đ/c đại đội trưởng.Thề là chỉ trong thời gian huấn luyện tôi đã trải qua ba nhiệm vụ. Khi biết là sẽ đi B tôi viết thư về báo tin cho gia đình, ít bữa sau tôi nhận được thư bố tôi viết lên, trong thư bố cũng nói nhiều chuyện về gai đình, đến chuyện tôi đi B bố tôi viết " Con ạ là người nam nhi khi đất nước có giặc thì việc vào nam hay lên bắc là chuyện bình thường " tôi nhớ mãi câu nói của bố. thực ra tôi chỉ muốn báo cho gia đình biết chứ không có ý gì. có lễ bố tôi lại nghĩ tôi tư tưởng. Bố tôi chỉ là người dân thường chẳng phải là cán bộ gì.Thế rôi ngày đi B cũng đến. Đó là ngày 19/02/1970.     


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Tư, 2012, 10:11:01 am
8/4/75

     Khoảng 7 g sáng xe qua được phà. Chạy một đoạn thì dừng, vào nhà dân ven đường nấu cơm. 11g tiếp tục đi nhưng chạy được chưa đầy nửa tiếng lại phải dừng vì lại vướng phà chưa thông. Tạt vào một trường trung học ria đường để nghỉ trưa rồi mấy thằng rủ nhau vào xóm dân ria đường mua dừa. Khi ra xe đã chạy. Hoảng quá. Nhưng chạy đến bến phà thì may quá xe vẫn còn đó chưa qua phà. Khoảng 5 rưỡi chiều xe mới qua được phà. Trong khi chờ xe qua phà, mấy anh em đã tranh thủ qua sông trước để nấu cơm nhờ nhà dân nên bữa cơm chiều ngon lành, gia đình chủ nhà giúp đỡ chu đáo quá. Tối xe chạy gần tiếng thì dừng nghỉ qua đêm. Hôm nay vướng nhiều cầu phà nên đi chỉ được vài ba chục cây là cùng. Mới chớm sang đất Quảng Ngãi.

     Ngủ nhờ nhà chị Búp cạnh Đường Một, xã Bình Long, quận Bình Sơn. Chị là y tá ở bệnh viện gần nhà. Chị có 3 con còn nhỏ, chồng chết vì tai nạn vài năm trước. Chị xởi lởi và vui chuyện. Tối muộn chị đãi anh em ăn thịt bò bánh đa. Anh Mai 38 tuổi có 7 con là cậu chị Búp ngồi tiếp. Anh am hiểu và nhiều chuyện. Tiếng Quảng Ngãi cũng khó nghe, may là ở đơn vị C20 đã nghe nhiều giọng miền Trung từ mấy anh trong C bộ quê ở Quảng Nam và Bình Định. Anh em đều vui vì được nói chuyện thoải mái.
Hơn 11 giờ  mới đi ngủ.

9/4/75

     2 g sáng lên đường. 6 g dừng lại nấu ăn chờ qua phà. Đã sang đất Bình Định. Khoảng 9g tiếp tục đi. Anh Hạnh Trợ lý Ban2 và anh Ánh C viên phó C20 quê Bình Định nên được phép của thủ trưởng SĐ tạt về thăm quê. Hai anh xa quê đã trên dưới 10 năm.
Dừng nghỉ trưa trên đường khoảng vài tiếng. 1g tiếp tục đi. Xe chạy qua Tam Quan, hai bên đường ngút ngàn là dừa.

     5 g chiều dừng nghỉ nấu cơm chiều.
 
     Tối mắc võng, nằm dược một lát có lệnh đi tiếp. Đi được vài ba cây số thì dừng hẳn. Đã hơn 9 giờ tối.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lixeta trong 08 Tháng Tư, 2012, 12:15:37 pm
Theo thống kê của quân đoàn thì từ ĐN vào Rừng Lá (khu tập kết CZ) có 8 cầu lớn bị phá, trong đó cầu Câu Lâu bắc qua sông Thu Bồn là lớn nhất. Tuy nhiên, hầu hết các cầu này đều được bắc lại bằng cầu Ben- lây (loại cầu thép do Mỹ chế tạo, gồm nhiều đoạn nối với nhau) và đủ tải cho xe dưới 8 tấn đi qua. Chính vì vậy, 2 tiểu đoàn xe TTG bơi của lữ 203 (d4 và d5) xuất phát ngày 07.4.75 vẫn đi qua được cơ mà. Ngay cả bọn tôi, khi bí quá cũng liều cho T59 (36 tấn) đi thử nó cũng không sập (cầu Mộ Đức, Quảng Ngãi). Từ đó cứ gặp cầu này là bọn tôi đi qua luôn (chuyện này tôi đã kể trong Những mảnh rời ký ức).
Thế mà các quê hành quân bằng ô tô lại phải đi phà à? ???


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: linhcnn72 trong 08 Tháng Tư, 2012, 10:27:06 pm
Tam quan hồi đó đâu còn nhiều dừa. Khi xe chở chúng tôi qua đó, trong đầu tôi luôn tưởng tượng hình ảnh một "Tam quan rợp mát bóng dừa" như trong một bài học hồi phổ thông mà ngày đó chúng ta đã học trong sách giáo khoa.Nhưng thật khác xa tưởng tượng ,cả rừng dừa đều bị bom đạn xé nát ,cụt ngọn,trông như một bãi chông lớn chổng ngược lên trời. Chỉ khi đi qua khá xa, rừng dừa mới có phần nào tươi tốt. Thật là đáng tiếc !


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 08 Tháng Tư, 2012, 11:06:25 pm
Quân đoàn 2 hành quân từ ĐN dọc duyên hải theo bốn khối. Lữ 203 của bác Lixeta là thê đội 1 đi đầu khối 1 mở đường, bác cho cả T59 36 tấn qua cầu 8 tấn, làm gì các thê đội sau cùng với bác TanVinh chả phải đi phà. ;D.  A ha, tại bác tài tăng cả đấy nha !
Bác @linhcnn72 ơi,  bom đạn có ác liệt thì đâu nó có thể phá trụi thùi lụi tất cả rừng dừa Tam quan được, nên có thể chỗ bác qua thì như bãi chông chứ chỗ khác vẫn xanh. Bác bảo thành cổ Quảng trị mỗi cạnh dài có vài trăm mét mà trong 81 ngày bom với đạn pháo Mỹ giã xuống 300 nghìn tấn với 200 họng pháo và B52 thì 40 lần chiếc oanh tạc một ngày,   nó rần  đến đất còn mịn như bột , ấy thế mà mình vẫn trụ trong đó được đến 81 ngày thì mấy cái chú lính VNCH đang chạy trối chết sau trận Đà Nẵng ấy làm sao phá nổi cả rừng dừa Tam quan.
Thôi, em lại luyên thuyên làm loãng mạch chuyện bác TanVinh rồi, mong bác bỏ quá cho em.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Tư, 2012, 11:56:41 pm
Chào quê Lixeta,

Thế mà các quê hành quân bằng ô tô lại phải đi phà à?  ???
------
Quê Lixeta hỏi câu trên lính bộ binh bọn tôi quê luôn, có lẽ lính công binh bắc cầu phà đi cho vui. :D
 
   Ngày ấy trên QL1 đoạn chạy trên đất Quảng Nam, Quảng Tín,Quảng Ngãi và mới một phần sang tỉnh Bình Định mà đoàn quân bộ binh bọn tôi từ ĐN hành quân phải qua tới 4 cái cầu phà, mất khá nhiều thời gian chờ đợi. Sau 3 ngày đêm mới đi hết 3 tỉnh này. Đoạn tiếp theo từ 10/4 qua các tỉnh Bình định, Phú Yên, Khánh Hòa đến giáp Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận sáng 13/4 thì đường 1 đi trơn tru. Cũng phải thôi, vì mấy tỉnh QN, QT và QN là chiến trường ác liệt của QĐ1/QK1 nên nhiều cầu trên QL1 bị phá sập.
Như cái rớp cho cánh quân của SĐ325 gặp nhiều cầu phà trong vài ba ngày đầu thần tốc, đến cửa ngõ SG sáng sớm 30/4 thì gặp ngay phà Cát Lái chặn lại, chờ đợi đến khi qua được phà thì trong dinh ĐL chiến cuộc đã giải quyết xong rồi. :D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 09 Tháng Tư, 2012, 12:50:45 am
Chào bác linhcnn72,
Khi đi qua xứ dừa này, chúng tôi cũng thấy nhiều cây dừa bị bom đạn gãy đổ nhưng không thấy cả rừng dừa nào bị bom đạn xé nát cả, chúng tôi có ấn tượng mạnh về sự nhiều dừa ở đây mãi đến hôm sau 10/4 khi sang quận Sông Cầu tỉnh Phú Yên lại thấy dừa còn nhiều hơn và dày hơn bên Bình Định. Cả xe tôi đã dừng lại mua dừa uống nước dừa hả hê tại đây.  :D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lixeta trong 09 Tháng Tư, 2012, 08:48:14 am
Quân đoàn 2 hành quân từ ĐN dọc duyên hải theo bốn khối. Lữ 203 của bác Lixeta là thê đội 1 đi đầu khối 1 mở đường, bác cho cả T59 36 tấn qua cầu 8 tấn, làm gì các thê đội sau cùng với bác TanVinh chả phải đi phà. ;D.  A ha, tại bác tài tăng cả đấy nha !
Bác @linhcnn72 ơi,  bom đạn có ác liệt thì đâu nó có thể phá trụi thùi lụi tất cả rừng dừa Tam quan được, nên có thể chỗ bác qua thì như bãi chông chứ chỗ khác vẫn xanh. Bác bảo thành cổ Quảng trị mỗi cạnh dài có vài trăm mét mà trong 81 ngày bom với đạn pháo Mỹ giã xuống 300 nghìn tấn với 200 họng pháo và B52 thì 40 lần chiếc oanh tạc một ngày,   nó rần  đến đất còn mịn như bột , ấy thế mà mình vẫn trụ trong đó được đến 81 ngày thì mấy cái chú lính VNCH đang chạy trối chết sau trận Đà Nẵng ấy làm sao phá nổi cả rừng dừa Tam quan.
Thôi, em lại luyên thuyên làm loãng mạch chuyện bác TanVinh rồi, mong bác bỏ quá cho em.

He...He...!
Không phải cả lữ 203 đi trong khối 1 đâu mà chỉ có dT4, dT5 là 2 d TTG lội nước đi cùng với f325 thôi. Khối này xuất phát ngày 07.4.75. Hai dTTG này là xe TTG bơi nước nên có trọng lượng nhẹ và được bố trí đi trong khối 1 để có thể tự vượt sông khi cầu bị phá. Tuy nhiên, theo anh em c3/ dT4 (đơn vị cũ của LXT) kể lại thì họ không hề phải bơi mà vẫn được đi qua cầu tạm Ben- lây. Số còn lại của lữ 203 nằm trong khối 3, xuất phát ngày 14.4.75. Ngay khi đến cầu Câu Lâu, mặc dù 2 nhịp cầu sập đã có cầu tạm Ben- lây, ô tô qua lại ầm ầm song bọn tôi vẫn phải đi phà, mất 2 tiếng/ 1 chuyến. Vào đến cầu Mộ Đức, chờ lâu quá, lữ phó Tụ quyết định cho xe 389 của đại đội tôi (xe này hỏng pháo) đi thử, sập thì thôi. Thế nhưng cầu không sập mới tài chứ ;D

Chào quê Lixeta,

Thế mà các quê hành quân bằng ô tô lại phải đi phà à?  ???
------
Quê Lixeta hỏi câu trên lính bộ binh bọn tôi quê luôn, có lẽ lính công binh bắc cầu phà đi cho vui. :D
 

Chuyện của d4 là thế. Các bạn tôi ở đó khẳng định mặc dù là xe bơi nhưng không hề phải bơi mà đều được đi qua cầu. Còn tại sao các quê lại phải đi phà thì tôi ko biết nên mới hỏi. Có lẽ do khối hành quân lớn quá, phải chia thành nhiều hướng, phải ưu tiên các bộ phận khác nhau chăng ???
Còn rừng dừa Tam Quan, Phú Yên thì bát ngát. Làm gì có chuyện bị phá trụi ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 09 Tháng Tư, 2012, 12:22:17 pm
Cảm ơn quê Lixeta đã chia sẻ. Có lẽ ngày đó đại quân bộ binh của QĐ2 hành quân đợt đầu rời ĐN 7/4/75 đi đội hình lớn đến 70 xe tải, lại qua mấy tỉnh đó mới giải phóng trên dưới 1 tuần ( Bình Định 31/3/75 mới giải phóng...) nên có cả phương án phà và cầu phà của lực lượng công binh mới đảm bảo tiến độ hành quân được. Những đoàn hành quân những đợt sau thì thuận lợi hơn nhiều.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 09 Tháng Tư, 2012, 12:44:32 pm
10/4/75


     Đêm qua ngủ ngon một mạch đến sáng.

     6 g xe chạy. Qua đèo Cù Mông dài trên 6 km sang đất tỉnh Phú Yên. Quận đầu tiên là Sông Cầu, dừa dày và nhiều hơn bên Bình Định. Lúc qua thị trấn anh Ánh C viên phó mua gần ba chục quả, cả xe 29 người uống nước dừa hả hê.

     Xe chạy qua Đèo Cả dài 11km. Đèo chạy ven biển rất thơ mộng. Nhìn xuống vịnh nước xanh biếc, ngoài vịnh có các đảo. Dọc theo sườn đèo có đường tàu hỏa chạy sát biển, có nhiều đoạn chui qua núi. Xuống chân đèo phía Nam gặp một xóm nhỏ nằm sát biển và QL1. Tàu, thuyền của ngư dân đậu san sát ngoài bến trông thật đẹp. Đây là xóm chài duy nhất nằm bên bãi biển này, 3 phía là núi, trước mặt là biển, hai bên là 2 đèo – Đèo Cả  và Đèo Cổ Mã
.
     Từ ngày hôm qua Đường Một chạy vào trong này thông suốt nên xe chạy được nhiều đường đất. Nhìn thấy cây số Km1400, xa quê cha đất tổ lắm rồi.

     Khoảng 12g dừng nghỉ nấu cơm. Đã trên đất của tỉnh Khánh Hòa.

     Chiều vẫn được nghỉ để đợi các xe sau. Xe lính trinh sát đi trước cũng có cái lợi.

     Tối ngủ được độ 1 tiếng thì xe sau đến. 10g chạy tiếp. Được một lúc còn cách Nha Trang 34km thì thấy máy bay địch đánh phá ở phía ấy. Xe phải dừng lại tắt đèn.Sau đó xe tiếp tục chạy nhưng phải hạn chế ánh sáng. Thì ra chúng định phá cầu trên đường vào Nha Trang nhưng bị chệch vài ba chục mét. Khi xe bọn mình đến còn thấy nhiều ngôi nhà đang bị cháy, dân vẫn còn đang nháo nhác quanh khu vực bị bom.
3 rưỡi sáng xe dừng lại nghỉ. Lính mệt và buồn ngủ. Vội vàng mắc võng qua quýt thiếp luôn một giấc đến sáng.

11/4/75

     Sáng ăn cơm xong xe chạy khoảng 3 km thì dừng chờ nhận vị trí nghỉ chân tạm thời. 11g vào vị trí. Đây là Ấp Hòa Phước, Phường Cam Phú, nam Thị xã Cam Ranh. Bọn mình gồm Hùng, Công, Tất y tá đại đội, Thành, Trung, Phi vào ở một nhà vắng chủ, có giếng nước, chỗ ăn ngủ thoải mái.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 11 Tháng Tư, 2012, 03:33:30 pm
Chăng đường dài 1975 (tiếp)

12/4/75

     Sáng nay nhận lệnh tiểu đội tskt có 4 người là Quí, Công, Tỉnh và mình chuẩn bị sẵn sàng đi tiền tiêu để trinh sát địch phía trước. Mục tiêu làm nhiệm vụ là Phan Rang, ở đó có lực lượng quân Dù chắc dò tìm sóng mạng của nó cũng không khó.

     Như vậy là cuộc hành quân bằng cơ giới từ Đà Nẵng đi qua 6 tỉnh miền Trung đã giải phóng, đi trong 6 ngày đêm, và bây giờ trước mặt đã là tuyến phòng thủ của địch rồi.

     17g lên xe cùng toán anh em đại đội trinh sát SĐ. Xe này đi nhiệm vụ trinh sát thực địa và kĩ thuật tình hình địch ở phòng tuyến Phan Rang. Sắp bước vào một chặng chiến đấu mới đầy hi sinh ác liệt đây. Anh em xuất phát cười nói vui vẻ. Những nét mặt thân quen trông có gầy đi sau chặng đường dài hành quân, nhưng đều toát lên vẻ lanh lợi và vô tư của những người lính trẻ.

     Xe chạy được chừng 5-6 cây số QL1 thì rẽ vào đường vòng vùng đồi núi chếch hướng tây để tránh cầu hỏng. Cả đêm xe bị lầy, trượt phải bốn năm lần xuống xe để đẩy, có lần phải xúm lại kéo. Bùn đất bê bết mà xe chẳng nhúc nhích, sau phải chặt cây lót xuống bánh xe mới thoát đi được. Đây là rừng tre nứa, không có nước rửa, tay chân bê bết bùn đất đành phải lau vào quần áo. Phía trước giáp ranh địch, khu vực này máy bay địch hoạt động nhiều, xe phải chạy đèn gầm.

     Thùng xe ngồi chật ních, đường xóc xe lắc lư như chao võng, lại thấp thỏm máy bay địch, mệt mỏi và căng thẳng, mồm miệng đắng ngắt, mắt trĩu nặng buồn ngủ.

13/4/75

     6 g sáng xe lao ra Đường 11. Các xe tìm các lùm cây để ẩn nấp, tránh máy bay địch. Thế là một đêm thức trắng, trông thằng nào cũng nhợt nhạt bải hoải. Lúc này thấm mệt và buồn ngủ quá. Xuống xe là bắt tay vào nấu cơm ngay để còn tranh thủ ngủ. Vùng này toàn đồi núi, nắng ong ong khó chịu. Máy bay L19 địch bay trinh sát suốt ngày.
Cả ngày hôm nay trú ẩn và nghỉ để chờ tối mới đi.

     Đã sang đất tỉnh Ninh Thuận có thị xã Phan Rang. Đêm nay phải quay lại quãng đường 50km của đêm qua đi lạc đường. Chán quá !

     6 g chiều lên xe. Đêm nay không mệt và buồn ngủ như đêm qua, tuy cũng phải vài lần xuống xe để chống lầy. Mấy hôm trước, hành quân nói chuyện rôm rả thì bây giờ vào đến vùng này lính ngồi trên xe im như thóc, không khí yên ắng quá cũng tạo sự ức chế khó chịu, làm mệt mỏi thêm và buồn ngủ.

     Thấy quân ta hành quân vào nhiều, xe chở quân, xe kéo pháo, xe tăng. Chắc chuẩn bị tấn công phòng tuyến Phan Rang.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: linhcnn72 trong 12 Tháng Tư, 2012, 10:31:59 pm
Trước tiên ,xin lỗi bác TANVINHprc25 và các bạn vì tôi lại chen ngang.Lúc trước tôi có nói Tam quan đã bị tàn phá khá nhiều dừa nhưng nhiều bạn phản đối.Chính vì vậy tôi đã hỏi một bạn đang sống ở Tam quan : Tôi là một người lính hành quân qua Bình Định vào tháng 4 năm 75 bằng xe ô tô. Khi đi qua một vùng khá rộng chỉ thấy toàn những cây dừa xơ xác, bị cụt ngọn, có người nói đó là Tam quan. Lúc đó tôi khá sốc vì chúng tôi vẫn được học"Tam quan rợp mát bóng dừa", nay thấy vậy sao không khỏi đau lòng.Thời gian qua đã lâu nhưng tôi vẫn canh cánh câu hỏi trong lòng:đó có phải là Tam quan không?Hay đó là một vùng khác? Rất mong bạn bớt chút thời gian giải đáp cho tôi câu hỏi đó,tôi thực lòng cảm ơn bạn. Và bạn dungngo@yahoo.com.vn đã trả lời:"Vâng ,đó là vùng Tam quan thuộc tỉnh Bình định. Thời chiến tranh bị rải chất khai hoang nên mới hoang tàn như vậy đó."
Chỉ ở Tam quan mới bị như vậy thôi, vào Hoài nhơn,Hoài đức,Phù mỹ ,Phù cát,Sông cầu cây dừa vẫn xanh tốt. Tò mò tìm lại câu chuyện cũ thôi chứ không có ý gì khác, mong bác TANVINH và các anh em thông cảm.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 13 Tháng Tư, 2012, 08:34:36 am
Trước tiên ,xin lỗi bác TANVINHprc25 và các bạn vì tôi lại chen ngang.Lúc trước tôi có nói Tam quan đã bị tàn phá khá nhiều dừa nhưng nhiều bạn phản đối.Chính vì vậy tôi đã hỏi một bạn đang sống ở Tam quan : Tôi là một người lính hành quân qua Bình Định vào tháng 4 năm 75 bằng xe ô tô. Khi đi qua một vùng khá rộng chỉ thấy toàn những cây dừa xơ xác, bị cụt ngọn, có người nói đó là Tam quan. Lúc đó tôi khá sốc vì chúng tôi vẫn được học"Tam quan rợp mát bóng dừa", nay thấy vậy sao không khỏi đau lòng.Thời gian qua đã lâu nhưng tôi vẫn canh cánh câu hỏi trong lòng:đó có phải là Tam quan không?Hay đó là một vùng khác? Rất mong bạn bớt chút thời gian giải đáp cho tôi câu hỏi đó,tôi thực lòng cảm ơn bạn. Và bạn dungngo@yahoo.com.vn đã trả lời:"Vâng ,đó là vùng Tam quan thuộc tỉnh Bình định. Thời chiến tranh bị rải chất khai hoang nên mới hoang tàn như vậy đó."
Chỉ ở Tam quan mới bị như vậy thôi, vào Hoài nhơn,Hoài đức,Phù mỹ ,Phù cát,Sông cầu cây dừa vẫn xanh tốt. Tò mò tìm lại câu chuyện cũ thôi chứ không có ý gì khác, mong bác TANVINH và các anh em thông cảm.

@linhcnn72: Bây giờ đi qua Tam Quan dọc trên QL1 chỉ còn một mầu tôn kẽm trắng xóa đến nhức mắt. Vẫn còn rừng dừa nhưng lùi xa mãi tít vào bên trong mà thôi. Ôi với bàn tay con người nhất là cơ chế thị trường cái gì cũng phải mặt tiền để ra tiền.

Bác có biết Giáp cũng ở ĐH CCN đi 5/1972 ở d60/f304B nhưng về QK Trị Thiên khi ta đến Bãi Hà.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 13 Tháng Tư, 2012, 03:28:20 pm
Chào bác linhcnn72,

Bác khiêm tốn quá. Ta cùng nhau trao đổi cái cảm nhận chuyện xưa, chứ có gì đâu mà chen ngang hả bác. Cảm nhận của anh em mình lúc đi qua xứ dừa đều có cái chung là thấy nhiều dừa. Chỉ có điều là có thể tôi và bác thấy ở 2 nơi khác nhau của vùng ấy nên có sự cảm nhận khác nhau về sự tàn phá của bom đạn đối với những vườn dừa. Có thể lắm chứ.
Ngày đó ta hành quân lướt nhanh như thế, có dừng lại nơi nào lâu đâu mà biết và thấy được hết nên nhiều khi cảm nhận cũng không bao trùm và đúng hết được. Và hoàn toàn là nhận biết chủ quan của bản thân mình thôi, phải không bác.

Cảm ơn bác đã đọc những ghi chép ngày ấy của tôi và cùng nhau nhớ lại chặng đường hành quân tiến về SG những ngày tháng Tư của 37 năm về trước.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 13 Tháng Tư, 2012, 04:13:22 pm
14/4/75 - Áp sát tuyến phòng thủ Phan Rang

     3g sáng xe trở ra tới QL1, chạy gần tiếng nữa thì dừng lại. Chúng tôi nhảy xuống đi bộ vì phía trước không xa đã là địch.
Buồn ngủ díu mắt nhưng không đứa nào dám vật vờ. Thành từng tốp lầm lũi tiến về phía trước, vừa đi vừa nghe ngóng xung quanh. Màn đêm nhờ nhờ về sáng, xung quanh yên ắng dế sợ. Một con mèo hay con chó ăn đêm ở rệ đường thấy động chạy ràn rạt cũng làm anh em giật mình hết buồn ngủ. Trời sáng dần, 6g thì tới Quận lị Du Long nằm ngay trên QL1. Ta mới giải phóng Du Long, địch hiện còn trên quả đồi trước mặt cách khoảng 1 km. Đơn vị bộ binh ta đang chốt ở quanh đây chờ nổ súng. Xung quang vắng không một bóng người, không gian âm u mung lung cho ta cảm giác nơm nớp và lo lắng một điều gì đó sắp xảy ra.

     Quan sát và nghe ngóng để chọn vị trí tập kết, 4 thằng tskt và Tất y tá đại đội chui vào cái lô cốt ở trong Chi khu, mở máy ngay để trinh sát tin tức địch. Các nhóm trinh sát C20 tản ra đi làm nhiệm vụ.

     Tại Phan Rang lưc lượng bộ binh của địch có Lữ đoàn 2 Dù gồm 2 tiểu đoàn 3, 11; SĐ 2 BB gồm 2 trung đoàn, LĐ 31 BĐQ và 3 tiểu đoàn ĐPQ. Tại tuyến phòng thủ này địch có sân bay Phan Rang với SĐ6KQ có 1 phi đoàn A37, địch có thể nhanh chóng oanh kích khi phát hiện mục tiêu hoặc cần yểm trợ.

     Mọi người đều rất cảnh giác và kín đáo. Thế mà địch trên quả đồi trước mặt cũng phát hiện ra chúng tôi. TSKT bắt được sóng địch gọi hỏa lực tiêu diệt mục tiêu di chuyển trên quốc lộ, nhờ đó mà toán trinh sát C20 đang bám dọc quốc lộ đã thoát chết trong gang tấc trong ngày đầu tiên ở khu vực Du Long
( nhóm của bác TichTuongNhu Le ).
 
     Chiến sự 72 ở Quảng Trị, rồi các năm 73, 74 anh em tiểu đội A12 TSKT đã quen thuộc với sóng mạng và đặc điểm liên lạc thông tin trên máy prc25 của các đơn vị chủ lực Dù, TQLC và BĐQ. Cho nên ở địa bàn mới đã nhanh chóng dò tìm xác định được sóng mạng của địch.

     Không lâu trong buổi sáng bộ đội ta bắt đầu tấn công. Hỏa lực pháo và cối quân ta cấp tập phủ đầu. Những tiếng nổ chát chúa, những chớp lửa và bụi đất đá trùm quả đồi trước mặt. Chiến sự diễn ra khoảng 1 giờ thì quân địch rút chạy khỏi khu vực chốt tiền tiêu trên dãy Núi Chúa.

     Tối nay xe tiền tiêu C20 này lại sẵn sàng tiến về phía trước nữa. Được anh Hạnh Trợ lí Ban2 báo là chờ xe tăng ta đến để đi cùng với xe tăng. Thế mới ghê chứ.

     Đêm qua lúc mới ra Đường Một, chạy được một quãng thì gặp một chiếc xe Jeep đi cùng chiều, họ cho biết trong đêm một xe của quân ta đã chạy quá vào khu vực có chốt địch ven Đường Một đã bị thương vong nhiều.

     Đêm nay vẫn chưa đi. Ngủ chập chờn, muỗi đốt ghê quá.


15/4/75

     Sáng nay lại mở máy tại chỗ lấy tin tức địch.
     1 g chiều xuất phát. Các chốt tiền tiêu địch ven quốc lộ rút chạy, ta lại tiến lên phía trước. Xe chạy chưa được tiếng thì dừng lại. Giáp địch,  lại chạy trên đường quốc lộ trống trải, máy bay địch oanh kích bất cứ lúc nào nên xe không dám áp sát lộ liễu quá. Để tránh phi pháo, 4 thằng tạt xuống rệ đường chui tọt vào cái cống khô dưới đường quốc lộ. Cống to nên ngồi hơi khom người vẫn được, không quá gò bó và vẫn nhìn rõ ra phía miệng cống. Bật máy lên ngồi nghe tin vẫn tốt. Cũng là một loại lô cốt ẩn nấp hữu hiệu đây !

     Chập tối lại lên xe đi. Máy bay địch trinh sát thả nhiều pháo sáng, xe đang chạy phải dừng lại cho lính nhảy xuống ẩn nấp rệ đường. Khi lên xe đi tiếp, có mấy ông bị bỏ rơi vì các bố chạy ẩn nấp xa xe quá. Xe phải chạy chậm để các anh em đuổi theo kịp.

     Đêm dừng ngủ trong nhà dân vắng chủ cạnh đường. Ngủ chập chờn. Có mấy loạt pháo kích gần khiếp quá.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 13 Tháng Tư, 2012, 09:07:02 pm
Câu nổi tiếng của nhà thơ  E. Lytton ở Anh guốc " Ngòi bút mạnh hơn thanh gươm" . Nhưng ở đây xem ra phải biến báo thành "Headphone mạnh hơn lựu pháo 155mm"  anh TanVinh nhỉ ! he he, càng đọc em càng thấy việc nghe chùa đài địch hay và quan trọng thế nào. Ít ra là trong câu chuyện, hiển hiện rõ ràng 2 lần cụ thể nhờ việc nghe trộm đài đối phương và khả năng phán đoán phân tích đến mức điêu luyện mà các bác đã cấp báo được cho đồng đội kịp thời tránh được tổn thất lớn.
Mặc dù trận Phan Rang là trận em đang rất rất hào hứng muốn nghe chính các anh đã từng tham gia trực tiếp kể lại, như trước bác TTNL đã từng kể lại, nhưng chi tiết nghe chùa đài địch này hay quá. Trong cả giá sách của em về  hai cuộc KC, chưa từng có những câu chuyện về binh chủng đặc biệt này. Tiếp đi anh TanVinh ơi, sắp xuyên nát Phan Rang rồi !


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 13 Tháng Tư, 2012, 11:11:55 pm
14/4/75 - Áp sát tuyến phòng thủ Phan Rang

      Mọi người đều rất cảnh giác và kín đáo. Thế mà địch trên quả đồi trước mặt cũng phát hiện ra chúng tôi. TSKT bắt được sóng địch gọi hỏa lực tiêu diệt mục tiêu di chuyển trên quốc lộ, nhờ đó mà toán trinh sát C20 đang bám dọc quốc lộ đã thoát chết trong gang tấc trong ngày đầu tiên ở khu vực Du Long
( nhóm của bác TichTuongNhu Le ).
 

     Tôi xin trích lại đoạn này tôi đã kể để mọi người thấy lão TanVinhPRC25 đang cùng đi với chúng tôi từ Du Long đến thôn Bà Râu và đã cứu chúng tôi  . . . .

"       Thân vẫn đang đeo tai nghe, vừa đi vừa chuyển kênh tạch tạch trên chiếc PRC-25. Đang đi, bất chợt Thân nói:
-   Bọn nó đang gọi pháo và máy bay đánh vào đây đấy! Bọn này ở trên núi ngay gần đây. Chúng nó nhìn thấy mình đấy. Chạy nhanh vào lô cốt kia còn kịp, nhanh lên !

Cả toán chạy về phía lô cốt. Đây là một cái lô cốt kiên cố xây bằng gạch và bê tông, ở trên có tháp canh rất cao (tôi nghĩ bây giờ có thể vẫn còn). Trên nóc lô cốt vẫn còn cắm lá cờ vàng ba sọc đỏ. Cũng may là lô cốt gàn ngay ngã ba đường, chỉ cách mấy chục mét. Chúng tôi vừa vào trong lô cốt thì pháo bắn trên đường 1 đúng vào chỗ chúng tôi đứng lúc nãy.

-   Cẩn thận đấy, có khi máy bay ném bom vào lô cốt cũng nên.
-   Không đâu, phi công được thông báo tọa độ ở trên đường cơ, muốn xin lại tọa độ thì bọn trên núi phải điện về tiểu đoàn. Tiểu đoàn nó mới xin được pháo, lên nữa thì lữ đoàn mới xin được máy bay ném bom. Riêng trực thăng của bọn dù nhiều khi lính nó gọi trực tiếp được."




Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: behienQYV7C trong 13 Tháng Tư, 2012, 11:38:57 pm
Oh , tuyệt quá anh TanVinh và anh TichTuongNhuLe nhỉ , vậy mà sau mấy chục năm các anh lại được cùng nhau ngồi ở 19C Ngọc Hà , thật là tuyệt khi những ngày này ngồi bên nhau và kể lại những chuyện xưa . Thật trân trọng .

BH hỏi nhỏ, vậy lâu nay ngồi chung ở 19C NH thì anh TTNL có uống với anh TanVinh cốc  nào về cái chuyện này chưa ? .  :)
 


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 13 Tháng Tư, 2012, 11:50:53 pm
Oh , tuyệt quá anh TanVinh và anh TichTuongNhuLe nhỉ , vậy mà sau mấy chục năm các anh lại được cùng nhau ngồi ở 19C Ngọc Hà , thật là tuyệt khi những ngày này ngồi bên nhau và kể lại những chuyện xưa . Thật trân trọng .

BH hỏi nhỏ, vậy lâu nay ngồi chung ở 19C NH thì anh TTNL có uống với anh TanVinh cốc  nào về cái chuyện này chưa ? .  :)
 


Tất cả các bác ấy toàn " mô kích " rồi " mày tao " với nhau BH à , vui lắm .. Nhưng qua mỗi câu chuyện của bác TV, TTNL,  LXT, ChienC3 v.v... mình càng có nhiều điều phải chiêm nghiệm...


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: sauchinbaymot trong 14 Tháng Tư, 2012, 09:39:34 am
Cách đây vài năm, có thằng bạn phổ thông mời về dự cưới con trai trên quê. Hóa ra vợ nó cũng là bạn cùng lớp luôn. Vợ chồng nó bật mí: Ông không thấy thằng con nhà tôi hôm nay cưới trùng tên, trùng họ, trùng cả đệm với Ông à? - Ừ nhỉ. tếu quá nhỉ. - Không đâu, tôi đặt tên thế để tỏ lòng biết ơn ông cho tôi chép bài hồi thi tốt nghiệp đấy. Hóa ra sự trùng lặp tên là có chủ ý. May là chủ ý của thằng Chồng.

Nghe lại chuyện Tanvinh cứu TTNL, mà là cứu sống hẳn hoi, sực nhớ chuyện cũ ở quê. Tớ mà được cứu sống như vậy thì thế nào cũng đặt tên con, không thì tên cháu, là Tanvinhprc25, để nhớ cả đời.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 14 Tháng Tư, 2012, 03:08:14 pm
Chào lão 6971,

Biết ông dạo này đang bận nhiều công việc cơ quan, nhưng thi thoảng ngó ngiêng tí cho vui. Cứ thấy ông là anh em được vui rồi.

Vài hôm rồi có xem TV thấy đưa tin nhiều trẻ em huyện Lục Nam BG về Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai để xét nghiệm nhiễm độc chì do sử dụng thuốc cam có hàm lượng chì cao. Có phụ huynh mang theo cả gói thuốc cam đang dùng dở đến để kiểm tra. Làm thuốc cho trẻ em mà thế thì nguy hiểm quá. Thấy cả ông trưởng phòng ở Viện Hóa của ông phát biểu. Thế là vấn đề mà gần đây ông chia sẻ và bức xúc là có chuyển động và được cảnh tỉnh rộng rãi rồi đấy nhé
Nghĩ vui, thuốc cam thì cánh mình không dùng rồi, chỉ quan tâm cho trẻ em, các cháu của cánh mình. Nhưng gần đây có vấn đề chăn nuôi lợn có sử dụng thuốc cho lơn ăn để tạo thịt nạc. Vì cũng dùng hóa chất gì ấy có độc hại cho người nên hiện đang bị cấm. Viện Hóa của ông có phân tích gì hay ý kiến gì về vấn đề này chưa ? Có phải kiêng ăn thịt toàn nạc không, tay TMH “nghiện” ruốc ngon quê ông Duyên, thấy hay nhờ ông Duyên mua lắm ... ;D

Còn chuyện ông kể đặt tên con để nhớ ơn người “cứu” mình. Phục ông bạn học phổ thông của ông đấy. Mà cũng may thật cho ông, vì đấy là chủ ý không phải của “thằng” vợ. Đấy là cứu nhau bằng cho chép bài thi, lẽ ra nó nên đặt tên thằng con có chữ đệm trước tên ông là “ bài” hay “chép” thì sát hơn, gợi nhớ hơn – tỷ như Nguyễn Bài X, Nguyễn Chép Y chẳng hạn.
Trường hợp lão TTNL nếu có làm như ông, thì có thể là Nguyễn Phan Giang X  ( nếu là cháu gái- nghe cũng được nhỉ ) hoặc Nguyễn Du Long Y,  Nguyễn Bà Râu Y ( nếu cháu trai) nghe cũng thuận tai hơn là Nguyễn TanVinhprc25, hehe :D :D

Chúc 6971 luôn khỏe.
Nguyễn Tân Vĩnh


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 14 Tháng Tư, 2012, 03:26:49 pm
Bác TanvinhPrc25
Trong lúc các bác QĐ2 đang hành tiến áp sát tuyến phòng thủ Phan Rang, thì Sư đoàn 7 và sư đoàn 341 của Thanh Sơn đang tấn công phòng tuyến Xuân Lộc. Cùng thời gian đó có Trung đoàn 95B (F325 - QĐ2) từ Tây Nguyên xuống, đã phối thuộc vớ QĐ4 đánh vòng ngoài trên dường số 1 ở Ngã ba Dầu Giây để chia cắt Xuân Lộc với Biên Hòa...
Nghe chuyện tếu táo của các bác về đặt tên con thấy thật vui và ý nghĩa
   


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 14 Tháng Tư, 2012, 03:38:58 pm
14/4/75 - Áp sát tuyến phòng thủ Phan Rang

     3g sáng xe trở ra tới QL1, chạy gần tiếng nữa thì dừng lại. Chúng tôi nhảy xuống đi bộ vì phía trước không xa đã là địch.
Buồn ngủ díu mắt nhưng không đứa nào dám vật vờ. Thành từng tốp lầm lũi tiến về phía trước, vừa đi vừa nghe ngóng xung quanh. Màn đêm nhờ nhờ về sáng, xung quanh yên ắng dế sợ. Một con mèo hay con chó ăn đêm ở rệ đường thấy động chạy ràn rạt cũng làm anh em giật mình hết buồn ngủ. Trời sáng dần, 6g thì tới Quận lị Du Long nằm ngay trên QL1. Ta mới giải phóng Du Long, địch hiện còn trên quả đồi trước mặt cách khoảng 1 km. Đơn vị bộ binh ta đang chốt ở quanh đây chờ nổ súng. Xung quang vắng không một bóng người, không gian âm u mung lung cho ta cảm giác nơm nớp và lo lắng một điều gì đó sắp xảy ra.

     Quan sát và nghe ngóng để chọn vị trí tập kết, 4 thằng tskt và Tất y tá đại đội chui vào cái lô cốt ở trong Chi khu, mở máy ngay để trinh sát tin tức địch. Các nhóm trinh sát C20 tản ra đi làm nhiệm vụ.

     Tại Phan Rang lưc lượng bộ binh của địch có Lữ đoàn 2 Dù gồm 2 tiểu đoàn 3, 11; SĐ 2 BB gồm 2 trung đoàn, LĐ 31 BĐQ và 3 tiểu đoàn ĐPQ. Tại tuyến phòng thủ này địch có sân bay Phan Rang với SĐ6KQ có 1 phi đoàn A37, địch có thể nhanh chóng oanh kích khi phát hiện mục tiêu hoặc cần yểm trợ.

     Mọi người đều rất cảnh giác và kín đáo. Thế mà địch trên quả đồi trước mặt cũng phát hiện ra chúng tôi. TSKT bắt được sóng địch gọi hỏa lực tiêu diệt mục tiêu di chuyển trên quốc lộ, nhờ đó mà toán trinh sát C20 đang bám dọc quốc lộ đã thoát chết trong gang tấc trong ngày đầu tiên ở khu vực Du Long


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 14 Tháng Tư, 2012, 04:08:48 pm
Video clip: Đánh chiếm Phan Rang ngày 16/4/1975



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 14 Tháng Tư, 2012, 09:42:53 pm
Chào Đậu Thanh Sơn,

Ảnh avatar thời lính trai trẻ của ĐTS ấn tưởng nhẩy.

Tại phòng tuyến Phan Rang lúc này, địch lập phòng thủ chắc chắn lại có hỏa lực không quân mạnh tại chỗ yểm trợ nhưng nhìn chung lực lượng bộ binh là chắp vá, bị động và không mạnh. Chỉ có Lữ đoàn Dù 2 cũng mới ra thay LĐ Dù 3, chỉ còn 2 tiểu đoàn đang nhấp nhổm rút nốt sau khi bàn giao các khu vực tác chiến cho Lữ đoàn 31 BĐQ mới chân ướt chân ráo được điều đến. Trong 2 ngày trước khi 1 trung đoàn của 325 có xe tăng và pháo binh QĐ 2 yểm trợ ào ạt bằng cơ giới theo QL1 xộc thẳng vào trung tâm thị xã Phan Rang thì ở vòng ngoài, quân địch đã bị bộ binh ta tấn công dữ dội, đặc biệt đã áp sát khu vực sân bay tạo ra tình hình phòng tuyến chỉ còn như cái khiên gỗ mỏng chỉ cần mũi giáo dúi mạnh một cái là thủng vỡ ngay. Cánh quân duyên hải – Quân đoàn 2 đã vinh dự làm việc đó.

Sau Phan Rang, SĐ 325 chúng tôi tiếp tục thần tốc hướng SG. Cũng may là tuyến phòng thủ sát SG , chiếc áo giáp lớp trong của VNCH tại Xuân Lộc, Long Khánh đã được SĐ 341 của Đậu Thanh Sơn bóc dỡ. Nếu không thì chúng tôi khi tiến vào đến Long Khánh cũng mệt đấy nhỉ.

Đậu Thanh Sơn hành quân nhanh thế, nay chúng tôi QĐ 2 mới áp sát Phan Rang 14, 15/4 mà trong Từ điểm chốt bắt đầu bạn đã đang sôi nổi Trảng Bom 27/4 và Chiến dịch Hồ Chí Minh rồi. Cứ từ từ để khoai nó nhừ chứ. :D ;)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 15 Tháng Tư, 2012, 12:15:54 am
vh5599
Thành viên

Bài viết: 0

(Tiêu đề)chuyên của một thời(2)
« Gửi tới: TANVINHprc25 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2012, 11:37:08 PM »

   Chào anh tanvinhprc25,chào các thành viên tôi là lính mới .trong quân ngũ còn gọi là tân binh xin đươc biên chế vào đ/v ta để cùng đươc nói'' Chuyện của môt thời''
   Vào những ngày tháng 4 này xem bài anh viết ,những ai đã từng có mặt trong đoàn quân tiến về Sài gòn năm dó đều bồi hồi nhớ lai những kỷ niêm ko thể nào quên và cũng ko thể nào có đươc lần thứ 2 như thế.Trên moi nẻo đường vê Sài gòn ngày đó tôi thấy ngập tràn sắc lính với trang phục xanh rờn màu xanh lá cây,các đ/v từ miền bắc mới vào quân trang mới cứng,vũ khí trang bi mới.Ngồi trên đoàn xe bám đỏ bụi đường,phầnnhiều anh lính trẻ má đầy lông tơ măt non choẹt ngơ ngác tôi chợt nghĩ đó cũng là hình ảnh mình 3 năm về trước .còn chúng tôi hòa nhâp cùng với họ trực chỉ phía nam đi tới .ở đó; Xuân lộc,Củ chi, Cầu bông,Bảy hiền đang chờ để rồi 30/4 ngày toàn thắng ai còn ai mất,''chuyện của một thời'' tôi có những người bạn để nghe, để nói ,xin cảm ơn !


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: sauchinbaymot trong 15 Tháng Tư, 2012, 10:41:49 am

Vài hôm rồi có xem TV thấy đưa tin nhiều trẻ em huyện Lục Nam BG về Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai để xét nghiệm nhiễm độc chì do sử dụng thuốc cam có hàm lượng chì cao. Có phụ huynh mang theo cả gói thuốc cam đang dùng dở đến để kiểm tra. Làm thuốc cho trẻ em mà thế thì nguy hiểm quá. Thấy cả ông trưởng phòng ở Viện Hóa của ông phát biểu. Thế là vấn đề mà gần đây ông chia sẻ và bức xúc là có chuyển động và được cảnh tỉnh rộng rãi rồi đấy nhé
Nghĩ vui, thuốc cam thì cánh mình không dùng rồi, chỉ quan tâm cho trẻ em, các cháu của cánh mình. Nhưng gần đây có vấn đề chăn nuôi lợn có sử dụng thuốc cho lơn ăn để tạo thịt nạc. Vì cũng dùng hóa chất gì ấy có độc hại cho người nên hiện đang bị cấm. Viện Hóa của ông có phân tích gì hay ý kiến gì về vấn đề này chưa ? Có phải kiêng ăn thịt toàn nạc không, tay TMH “nghiện” ruốc ngon quê ông Duyên, thấy hay nhờ ông Duyên mua lắm ... ;D


Biết là trong nhà Tanvinh đang hối hả vào đến Phan Rang rồi, nhưng Chủ nhật, xin ít phút lạc đề sang Chuyện thương ngày ở huyện.

Vụ thuốc Cam, thật may mắn là sau khi 6971 bức xúc nêu trên quân sử hồi năm ngoái với anh em, thì với nhiều cố gắng và theo nhiều kênh, sau đó câu chuyện đã được truyền thông hóa trên VTV. Chỉ có ngạc nhiên là cho đến tuần này, vẫn nườm nượp cha mẹ bế trẻ con đến Viện Hóa xin xét nghiệm Chì với những câu chuyện rất thương tâm. Tuần vừa rồi rộ lên ở Hà Tây, hơn 100 trường hợp. Một chuyện nưã cũng buồn, là cha mẹ nào đến đưa mẫu phân tích cũng kẹp Phong bì. Hỏi sao lại cứ phải thế? Hỏi cho ra nhẽ rồi thì đến lân họ hỏi lại: Thế bác sỹ ở đây khác à?

Còn vụ Thịt siêu nạc. Một tối, đã khuya, cách đây chứng hơn tháng, khi mới rộ lên chuyên Siêu nạc, thấy chuông điện thoại réo.
- Anh Th đây, chú em ngủ chưa? Có chuyện gấp đây.
- Ôi, ôi, có chuyện gì thế bác Quản?
- Thế chú không biết cái vụ thịt lợn siêu nạc à? Thế mà chú mày vẫn ăn ngon ngủ yên được à?
- À, gớm, đêm hôm khuya khoắt, cứ tướng ai bị tai nạn xe máy, chứ chuyện thịt siêu nạc thì có gì ghê gớm lắm đâu.
- Ấy chết, ấy chết, anh ra lệnh các bếp ăn trong toàn Tổng công ty cấm ăn thịt lợn mấy hôm nay rồi. Đang định chờ cho người mang mẫu thịt lên chỗ em phân tích rồi mới quyết định có cho ăn lại hay không. Em giúp được không?

Nghe ra, tôi ề à phân tích với bác Th Quản:

Bác đang hút thuốc, ngày 1 bao, bỗng thấy bảo thuốc có hại mà ngừng ngay tắp lự là dễ "toi" lắm đấy. Đang nhốn nháo Giao thông Hà Nội, bỗng ai nấy đi đúng luật là thừa ra cả hơn 1 trung đoàn Cảnh sát giao thông, cũng chết. Đang hối hả các quân đoàn, hướng này, hướng nọ, điều quân, nghi binh, ... bỗng hết giặc là cũng "hẫng". Lợn siêu nạc cũng thế. Bấy lâu bác sài mãi, cơ thể nó cũng đã thích ứng dần, tự tạo ra các kháng thể, chuyển hóa các enzim sao cho "Sống chung với độc tố" rồi. Tất nhiên, quá thì cũng chết. Bác TMH cứ tằng tằng 1kg ruốc/1 tuần mà phải loại siêu nạc thì kháng thể, enzim cũng Hand-up. Nhưng bây giờ bỗng quay ngoắt, tẩy chay Lợn, thì cơ thể nó cũng chóng mặt đấy. Phải từ từ. Giảm xuống tuần ăn 5 ngày lợn, 4 ngày lợn, ... chứ "Đả đảo thịt heo" ngay là không nên, dễ phát bệnh lạ lắm. Chứ chưa kể như vậy là TCTy của bác giết hại bà con chăn nuôi, bà con chủ các sạp thịt lợn.

Bác Th Quản cười khờ khờ. Chú nói phải.
 




Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: quanvietnam trong 15 Tháng Tư, 2012, 11:44:54 am
Chào TV và Đậu thanh Sơn, quanvn thấy hành quân hướng Phan rang hay quá, còn hướng sư đoàn 7 và sư 341 thì thế nào? nếu được xin các bác đưa bản đồ hay là sơ đồ hành quân để tiện theo dõi. Cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 15 Tháng Tư, 2012, 12:48:22 pm
@quanvietnam Chào TV và Đậu thanh Sơn, quanvn thấy hành quân hướng Phan rang hay quá, còn hướng sư đoàn 7 và sư 341 thì thế nào? nếu được xin các bác đưa bản đồ hay là sơ đồ hành quân để tiện theo dõi. Cảm ơn.

Chào bác TanvinhPrc25 và ban quanvietnam

Khi đơn vị bác TanvinhPrc25 đang hành tiến vào thị xã Phan Rang thì cánh quân của Quân đoàn 4 (Sư 341 của Thanh Sơn và Sư đoàn 7) đang tiến đánh thị xã Xuân Lộc là "cánh cửa thép" là "tuyến phòng thủ bất khả xâm phạm" của Mỹ ngụy. Vòng ngoài có sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B của Sư đoàn 325 tấn công.

 Bạn quânviệtnam có thể xem bài viết của Thanh Sơn "Từ điểm chốt bắt đầu" từ trang 21 đến trang 30 nha để biết sư đoàn 341 và sư đoàn 7 nhé. Theo yêu cầu của quanvietnam, Thanh Sơn đưa sơ đồ mặt trận Xuân Lộc của "phía bên kia" vào để tiện theo dõi.

Bác Tanvinh à, hình avatar đó Thanh Sơn chụp tháng 7/1975 tại tiệm ảnh Minh Phụng trên đường Minh Phụng quân 11. Lúc ấy Đơn vị Thanh Sơn làm quân quản TP Sài Gòn - Gia Định. Thời trai trẻ và oanh liệt đó đã đi qua. "Oanh" đã bay đi rồi, chỉ còn "liệt" ở lại. khakhakha. Nên bây giờ viết lại ký ức ngày đó, thấy bồi hồi ghê, giống như mình trẻ lại tuổi đôi mươi, có nhiều đồng đội bên cạnh, thấy rất vui...

Chào bác và quanvietnam thật vui khỏe và tiếp tục hành quân vào Sài Gòn đúng ngày 30/4 nhé.
Thân chào.
Thanh Sơn F341  


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 15 Tháng Tư, 2012, 12:59:04 pm
Xin lỗi các bác, Thanh Sơn đưa video clip Quân ta tấn công Phan Rang nhưng không up vô được. Có lẽ vì kỹ thuật vi tính của Thanh Sơn yếu quá. Thanh Sơn sẽ cố gắng đưa clip vào cho sinh động trận tấn công Phan Rang cùa đơn vị bác Tanvinh


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 16 Tháng Tư, 2012, 01:04:10 am
16/4/75 Ào ạt tấn công thị xã Phan Rang


     5 rưỡi sáng xuất kích. Ngồi trên thùng xe căng thẳng quá. Anh nào cũng mệt mỏi nhưng đều tỉnh táo, tay ôm súng sẵn sàng chĩa về các hướng.

     Xe tăng, thiết giáp, xe tải chở đầy lính bộ binh rầm rập trên QL1 lao vào thị xã Phan Rang. Dẫn đầu là tăng thiết giáp của LĐ 203 QĐ2 và bộ binh E101 SĐ 325. C20 cũng có một số anh em đi cùng tăng thiết giáp. Xe mình đi trong khối tiếp theo của bộ binh E101. Đồng loạt tấn công địch ở hướng khác và phối hợp với mũi thọc chính diện này còn có SĐ 3 Sao Vàng và Trung đoàn 25 của Quân khu 5 tăng cường cho QĐ 2.  LĐ Pháo binh 164 QĐ2 chi viện hỏa lực từ phía sau. Hành quân được đi xe thì thật sướng nhưng đi đánh nhau mà ngồi trên thùng xe như thế này thì hãi quá.  Hơn hai chục lính trinh sát (1 trung đội thiếu) ngồi im phăng phắc, mặt đăm chiêu, những ánh mắt truyền nhau cảm giác hồi hộp căng thẳng và có phần phó mặc cho may rủi...

     Trời đã sáng rõ mặt người. Trên QL1 dòng xe lính nối đuôi nhau rùng rùng phía trước, phía sau. Đã nghe tiếng súng nổ râm ran của lính bộ binh ở phía trước. Những tiếng nổ uỳnh oàng, ùng ục và nhìn thấy những cột khói đen phía sân bay.

     Máy bay A37 điên đảo gầm rú đánh chặn mũi tấn công theo đường quốc lộ của QĐ 2. Các xe lính vẫn ào ạt lao về phía trước. Xe bọn mình thoát được một quả bom và một quả đạn rocket phóng xuống nổ ngay ria đường, khói lửa đất cát mù mịt khét lẹt. Xe quân ta như những mục tiêu di chuyển nhanh, máy bay địch trong hoảng loạn và bị lưới đạn các loại súng phòng không của ta bắn lên nên chúng khó mà bắn trúng mục tiêu. Nhưng khi xe chạy lên phía trước một đoạn cũng thấy ta bị 1 xe tăng và 1 xe bộ binh trúng đạn đang chềnh ềnh trên đường. Xe bộ binh thì không thấy có người, đang bốc cháy, chắc lính ta đã thoát xuống hết trước đó, còn trên xe tăng thấy 1 chiến sĩ xe tăng đã hi sinh gục mặt trên cửa nóc xe, nửa thân người nhô lên, chiếc mũ lính tăng vẫn đội trên đầu. Mình chợt nhớ tới cậu Trường, thằng bạn cùng quê lính xe tăng Lữ đoàn 203 hôm hai thằng tình cờ gặp nhau ở Đà nẵng ngày 5/4.

     Máy bay địch vẫn quần đảo và bắn rát, đoàn xe vẫn lao về phía trước. Chạy tiếp một đoạn thì có mấy xe rẽ vào làng rìa đường bên trái. Xe dừng vội, tất cả nhảy ào xuống, tay súng lăm lăm tản ra bám các bờ tường, đầu hồi nhà quan sát và vận động dần hướng ra ria làng phía cánh đồng, nơi đang râm ran tiếng súng bộ binh.

     Làng này có nhà thờ lớn. Trong đêm quân địch vẫn còn ở đây, hiện có 1 trung đội biệt động quân rút ra cánh đồng ria làng đang chống cự lại quân ta. Tiếng súng nổ đùng đoàng phía ngoài làng. Dân làng sơ tán hết ra ngoài đồng, đường trong làng không thấy bóng một người dân nào. Mất gần 2 giờ, bộ binh ta đã tiêu diệt và bắt sống trung đội địch này.

     Xe chúng tôi thu quân quay ra đường 1 đi tiếp. Khoảng 10 rưỡi xe vào tới trung tâm thị xã. Thê đội tiền tiêu của bộ binh trung đoàn 101 có tăng thiết giáp yểm trợ đã đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trước đó chừng tiếng đồng hồ. Lúc này ta đã làm chủ hoàn toàn thành phố Phan Rang. Nhân dân đứng đầy dọc hai bên phố vầy chào Quân giải phóng. Cảm động nghẹn ngào. Nhanh quá, có mấy tiếng trong buổi sáng mà cả thành phố này đã trong tay chúng ta. Lá chắn Phan Rang, tuyến phòng thủ từ xa của Sài Gòn đã bị đã bị vỡ toang.

     Xe trung đội trinh sát bọn mình không được dừng lại nghỉ quân trong thị xã mà nhận lệnh tiếp tục tiến lên phía trước nắm tình hình địch. Cả xe lại súng đạn sắn sàng, theo QL1 chạy về phía trước.

     Xe chạy được chừng 10km thì chạm địch chốt tại căn cứ quận lỵ An Phước cách Đường 1 chưa đầy cây số bên phải đường. Chúng rút chạy từ trong Phan Rang ra co cum lại đây. Phát hiện có địch, xe dừng lại ngay, tất cả nhảy vội xuống bên trái xe. Chỉ kịp có thế. Tuy quân địch cũng bị bất ngờ nhưng chúng khai hỏa được ngay. Đạn súng tiểu liên cực nhanh AR15 nổ chiu chíu như vãi ngô về phía quân ta. Lính ta kịp tản nhanh xuống rìa đường bên trái nấp tránh đạn và trườn bò thoát xa chỗ xe đỗ, tìm vị trí bờ ruộng thuận lợi tác chiến. Tuy địa hình trống trải nhưng rất may đây là khu ruộng màu,  khô và thấp hơn mặt đường quốc lộ nên nấp vào bờ ruộng và rãnh những luống cà chua, ớt... tránh đạn bắn ngang khá an toàn. May nữa là chỉ có địch ở một phía bên phải đường quốc lộ, lại khá xa nên áp lực và tầm đạn súng bộ binh của chúng cũng không quá nguy hiểm.

     Sau một hồi chừng mươi mười lăm phút bắn súng cá nhân, địch bắt đầu cấp tập súng cối ra vòng ngoài chặn quân ta rút ra. Một quả nổ cách mình chỉ vài chục mét. May không làm sao nhờ nấp sau cái bờ ruộng cao nhưng hợi bị ù tai và mặt mũi quần áo thì đầy đất cát và mùi khói đạn khét lẹt. Cổ họng khô và khát nước. Quân ta không dám bắn nữa, sợ làm mục tiêu cho đạn cối. Nấp gần mình có cậu Thông cũng không bị gì. Thông là lính mới bổ xung đầu chiến dịch. “ Này, cứ bình tĩnh chờ nó ngớt bắn ta sẽ nhanh chóng thoát ra phia ngoài kia. Bây giờ mày quay về phía kia, mỗi thằng quan sát một phía thỉnh thoảng phải ló đầu lên xem địch nó có mò xuống đường quốc lộ chỗ xe không, nó đang tháo chạy chẳng dám ra ngoài lô cốt mà mò xuống đâu, nhưng cứ đề phòng”. Mình ngoái sang nói với Thông.

     Tháng Tư mà miền Trung đã nóng như mùa hè ngoài Bắc. Xế chiều trời nắng chang chang, mệt và khát nước ( sau này nghĩ lại sao lúc đó không vặt cà chua ngay cạnh mình mà ăn cho đỡ khát nhỉ  ;) ). Căng thẳng quá .Một số anh em khác chắc đã  thoát ra xa hoặc cũng đang phòng thủ chờ đợi thoát hiểm như mình. Khoảng hơn nửa tiếng căng thẳng trôi qua. Địch bắn thưa dần rồi im hẳn.

     Hai thằng khẩn trương thoát ra nữa. Sợ địch vẫn còn trên chốt nên không dám mạo hiểm đứng lên trong địa hình ruộng trống trải, 2 thằng vận động bò toài dọc theo rãnh những luống cà chua và bờ ruộng. Sau gần 10 phút ra được khỏi bãi ruộng màu. Hai khủy tay mình da bị trầy sước và tấy đỏ do khi toài người hai tay phải đỡ khẩu súng AK, lại gồng trên người nào lựu đạn, dao găm, túi thuốc cá nhân và băng đạn dự trữ khá nặng. Ra đến bên ngoài mấy chục mét thì gặp một con suối nhỏ. Gặp Việt, y tá đại đội ( sv Đại học Y Hà nội cùng nhập ngũ đợt 6/9/71) và 1 cậu lính mới cùng đợt với Thông. Thấy động nước mình nhìn xuống suối thì thấy Việt đang ẩn nấp trong lùm cây rậm rạp dưới suối, nước ngập đến cổ, hai tay Việt đỡ túi cứu thương ngang mặt. Khi thấy bọn mình, Việt đứng lên đi vào bờ mình mới biết nước suối chỉ nông đến ngang thắt lưng. Cậu chạy vượt qua bãi ruộng ra đây từ lúc nào mà nhanh thế.

     Mấy thằng bảo nhau phải vượt ra ngoài nữa để tìm gặp anh em xem tình hình thế nào. Bốn thằng vận động qua một bãi trống, rồi vượt qua quãng suối cạn. Tại đoạn vượt này thấy 1 chiến sĩ bộ binh đã hi sinh, vẫn còn nằm đó trên bờ ruộng, một tấm nilon lính trùm kín mặt và người, chỉ hở đôi bàn chân với đôi giép đúc cao su quen thuộc của lính ta. Bên cạnh có chiếc ba lô còn đầy đạn cối. Sau khi giải phóng thị xã Phan Rang, có đơn vị của Trung đoàn 101 tiếp tục truy kích địch ngay và cũng mới đụng độ địch tại đây.

     Qua con suối, rồi qua mấy vườn cây đã quá tầm đạn cối, bọn mình gặp được anh Lục trung đội trưởng cùng khá nhiều anh em cùng chuyến xe. Trao đổi tình hình một lát rồi theo từng tổ quay lại chỗ xe để nắm tình hình tiếp tục bám địch. Lúc này đã hoàn toàn yên ắng, chắc là địch ở cứ điểm kia đã rút chạy sâu theo đường 1 vào phía trong hoặc là đã tan giã.

     Một lát thì xe tăng, thiết giáp quân ta tiến đến, vừa chạy vừa điểm xạ súng AK và 12 li 7. Những ngày này chỉ  nghe tiếng xe tăng của quân ta là bọn tàn quân địch sẽ tháo chạy ngay. Yên tâm rồi. Đến vị trí xe trên quốc lộ thì gặp thêm được mấy anh em nữa. Chiếc xe  bị trúng đạn cối, một bên thành thùng xe bị tan nát, kính và ca-bin phía trước vỡ lỗ chỗ vết đạn, một nửa số ba lô của anh em trên thùng xe bị hư hỏng,  rách bởi mảnh đạn găm vào. Cũng còn may là xe không bị cháy nên đồ đạc và ba lô vẫn còn.

Về quân số, có 2 bị thương nhẹ - tay Minh anh nuôi và 1 tay lính công binh đi tăng cường phía trước với trinh sát. Gay nhất là vẫn thiếu 2 thằng, Công tskt và Ngữ C20,  không biết chúng nó có bi đạn tại bãi ruộng rau màu kia không,  hay đã mất phương hướng chạy quá đà về phía trước hay quay lại mãi phía thị xã Phan Rang !
     Ba lô của mình trên thùng xe bị rách bươm, lỗ chỗ các vết đạn AR15, mấy đồ lặt vặt trong 3 túi cóc và phần trên đỉnh ba lô bị nát hết. Mình phải bỏ đi gần hết sách vở, tiếc.

     Lúc này trên đường 1 lác đác xe của dân từ phía trong chạy ra Phan Rang. Bọn mình vẫy đi nhờ được một chiếc xe khách để đi lùi về phía sau. Chiếc xe này buổi sáng chở khách Phan Rang đi Phan Thiết vì có chiến sự nên giờ mới quay về được. Đi được chừng răm cây số thì gặp được đơn vị. Chuyển toàn bộ ba lô xuống, chỉ mấy anh em tiếp tục theo xe ngược vào thành phố tìm kiếm xe quân sự của địch bỏ lại để tiếp tục hành quân.

     Ăn chiều xong bọn mình quay lại khu vực ruộng lúc chiến sự để tìm Công và Ngữ nhưng không thấy dấu vết gì. Nhiều khả năng là hai thằng vẫn sống nhưng đã lạc đơn vị rồi. Buổi tối nhóm đi Phan Rang cũng quay về, không kiếm được xe. Thôi chờ cấp trên điều động xe vậy.

     Đêm nay ngủ nhờ nhà dân ven đường.
     Một đêm ngủ mê mệt.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lixeta trong 16 Tháng Tư, 2012, 08:07:52 am
Chào quê!
Xin đính chính một tý: Đi đầu của thê đội 1 đánh Phan Rang là c3/dTTG4 của lữ 203. Đó là đơn vị trang bị xe K63- 85 (còn gọi là PT- 85) chứ không phải T54. Có thể nói sự ác liệt của trận đánh tập trung cao độ vào đại đội này, vì vậy thương vong khá nặng. Trận này c3 bị cháy 1 xe, hy sinh 4. bị thương 4- trong đó có cả ct, cv. LXT đã cơ bản hoàn thành bản thảo cuốn sách viết về trận này nhưng chắc sang năm mới ra được ;D
Hôm 14.4 vừa rồi, anh em CCB lữ 203 đã tổ chức gặp mặt truyền thống mừng GP Quảng Trị và GP miền Nam, LXT đã hỏi được về trường hợp hy sinh của Trường- bạn quê rồi. Trường lái chiếc xe TG chỉ huy chở bộ phận tác chiến của lữ đoàn, khi đến đầu cầu Sài Gòn thì trúng một quả đạn pháo. Xe cháy, hai người chết- trong đó có Trường. Như vậy bạn quê hy sinh ở đầu cầu SG chứ không phải ở Nhà Bè. Quê có thể liên hệ với Thu, người Chí Linh, Hải Dương- đt 0978999240 để biết thêm chi tiết.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Trinhsat trong 16 Tháng Tư, 2012, 09:11:03 am
Bác Tanvinhprc25 kể về hướng đánh Phan rang 4/1975 thật hấp dẫn.

Nhưng có vài chuyện muốn hỏi bác, bác trả lời hoặc hôm ofline này cũng được.

- Từ đận vào Huế - Đà Nẵng các bác đã được lĩnh máy PRC25 có đủ tổ hợp để nghe - nói. Vậy sau này các bác thực thi nhiệm vụ TSKT có xảy ra sơ xuất không (vẫn biết tổ hợp máy prc25 là đơn công), nhưng có khi nào tức quá mà bật công tắc quát mấy câu không?

- Đọc chuyện của bác và bác TTNL, tôi vẫn cứ phân vân các bác chỉ là trinh sát (nhất là bác lại là tskt) mà sao bác nào cũng đùng đùng lao lên đi trước vậy. Bộ binh, xe tăng đâu không đi trước mà cứ để các bác ngồi lên xe tải mà phi ầm ầm như thế, để đến nỗi va vào chốt của địch.

  Thêm nữa, cái máy prc25 của bác đâu mà trong bài trên đây không thấy bác nói. Bác lại mang AK, lựu đạn, túi thuốc lỉnh kỉnh như một thằng bộ binh chính hiệu bò trong ruộng cà chua để đến nỗi trầy xước hết cả khuỷu tay?

- Lúc đó ta đánh, các địa danh như Xuân Lộc, Phan Rang... vẫn còn gọi là Thị xã thôi chứ bác nhỉ.

    Mãi bây giờ mới lên Thành phố ầm ầm, dù có nhiều thành phố, dân trong đó còn biết nhau gần hết.

Chúc bác khỏe và tiếp tục hành quân.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 16 Tháng Tư, 2012, 09:15:10 am
Khiếp các bác hành quân đúng là thần tốc, chóng cả mặt. Thời gian đó tôi đang ở ĐHKTQS. Khi cuộc chiến TN nổ ra bọn tôi đang ...đắp đê sông Đáy ở Ba Thá. Khóa 5 của Trường lập tức được đặc cách không phải bảo vệ đồ án tốt nghiệp mà nhận QĐ, thăng quân hàm và hành quân luôn về các đơn vị chiến đấu.
Trích dẫn
Chào bác TanvinhPrc25 và ban quanvietnam
@Đậu Thanh Sơn: hai bác trong trích dẫn cùng tuổi Bác Hồ (Canh Dần), bác có thể gọi chung là bác hoặc là bạn như nhau không hai bác ấy tị nhau chết mặc dù hai bác ở hai trường khác nhau: quanvietnam ở ĐHXDHN còn Tanvinhprc25 ở ĐHNTHN.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 16 Tháng Tư, 2012, 10:41:18 am
Chào quê!
Xin đính chính một tý: Đi đầu của thê đội 1 đánh Phan Rang là c3/dTTG4 của lữ 203. Đó là đơn vị trang bị xe K63- 85 (còn gọi là PT- 85) chứ không phải T54. Có thể nói sự ác liệt của trận đánh tập trung cao độ vào đại đội này, vì vậy thương vong khá nặng. Trận này c3 bị cháy 1 xe, hy sinh 4. bị thương 4- trong đó có cả ct, cv. LXT đã cơ bản hoàn thành bản thảo cuốn sách viết về trận này nhưng chắc sang năm mới ra được ;D
Hôm 14.4 vừa rồi, anh em CCB lữ 203 đã tổ chức gặp mặt truyền thống mừng GP Quảng Trị và GP miền Nam, LXT đã hỏi được về trường hợp hy sinh của Trường- bạn quê rồi. Trường lái chiếc xe TG chỉ huy chở bộ phận tác chiến của lữ đoàn, khi đến đầu cầu Sài Gòn thì trúng một quả đạn pháo. Xe cháy, hai người chết- trong đó có Trường. Như vậy bạn quê hy sinh ở đầu cầu SG chứ không phải ở Nhà Bè. Quê có thể liên hệ với Thu, người Chí Linh, Hải Dương- đt 0978999240 để biết thêm chi tiết.

Cảm ơn quê Lính-xe-tăng đã chia sẻ, đặc biệt là thông tin về trường hợp hi sinh của LS Trường - bạn cùng quê tôi và cùng đơn vị Lữ 203 của bác. Chúc bác luôn khỏe mong được đọc hồi ký về TTG của bác trong trận chớp nhoáng Phan Rang.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 16 Tháng Tư, 2012, 10:47:48 am
Khiếp các bác hành quân đúng là thần tốc, chóng cả mặt. Thời gian đó tôi đang ở ĐHKTQS. Khi cuộc chiến TN nổ ra bọn tôi đang ...đắp đê sông Đáy ở Ba Thá. Khóa 5 của Trường lập tức được đặc cách không phải bảo vệ đồ án tốt nghiệp mà nhận QĐ, thăng quân hàm và hành quân luôn về các đơn vị chiến đấu.
Trích dẫn
Chào bác TanvinhPrc25 và ban quanvietnam
@Đậu Thanh Sơn: hai bác trong trích dẫn cùng tuổi Bác Hồ (Canh Dần), bác có thể gọi chung là bác hoặc là bạn như nhau không hai bác ấy tị nhau chết mặc dù hai bác ở hai trường khác nhau: quanvietnam ở ĐHXDHN còn Tanvinhprc25 ở ĐHNTHN.

Chào ChienC3,
Chúc mừng các bạn đã có chuyến về thăm đồng đội-LS và gia đình, đã trở về với tâm trang phấn khởi và an lòng. Đêm qua tôi đã đọc bài và xem ảnh chuyến đi của các bạn.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 16 Tháng Tư, 2012, 10:56:26 am
Cám ơn bác. Chúc bác sức khỏe tiếp tục hành quân cho tới ngày toàn thắng. Hẹn gặp bác chiều t.7 tại 19C Ngọc Hà


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 16 Tháng Tư, 2012, 02:25:04 pm
Bác Tanvinhprc25 kể về hướng đánh Phan rang 4/1975 thật hấp dẫn.

Nhưng có vài chuyện muốn hỏi bác, bác trả lời hoặc hôm ofline này cũng được.

- Từ đận vào Huế - Đà Nẵng các bác đã được lĩnh máy PRC25 có đủ tổ hợp để nghe - nói. Vậy sau này các bác thực thi nhiệm vụ TSKT có xảy ra sơ xuất không (vẫn biết tổ hợp máy prc25 là đơn công), nhưng có khi nào tức quá mà bật công tắc quát mấy câu không?

- Đọc chuyện của bác và bác TTNL, tôi vẫn cứ phân vân các bác chỉ là trinh sát (nhất là bác lại là tskt) mà sao bác nào cũng đùng đùng lao lên đi trước vậy. Bộ binh, xe tăng đâu không đi trước mà cứ để các bác ngồi lên xe tải mà phi ầm ầm như thế, để đến nỗi va vào chốt của địch.

  Thêm nữa, cái máy prc25 của bác đâu mà trong bài trên đây không thấy bác nói. Bác lại mang AK, lựu đạn, túi thuốc lỉnh kỉnh như một thằng bộ binh chính hiệu bò trong ruộng cà chua để đến nỗi trầy xước hết cả khuỷu tay?

- Lúc đó ta đánh, các địa danh như Xuân Lộc, Phan Rang... vẫn còn gọi là Thị xã thôi chứ bác nhỉ.

    Mãi bây giờ mới lên Thành phố ầm ầm, dù có nhiều thành phố, dân trong đó còn biết nhau gần hết.

Chúc bác khỏe và tiếp tục hành quân.

Chào bác Trinhsat,

Vài điều bác đề cập, xin chia sẻ như sau:

-   Từ Đà nẵng hành quân vào, tskt chúng tôi có máy Prc25 có tổ hợp thu phát của nó, nhưng khi làm nhiệm vụ trinh sát tin tức trên máy thì chúng tôi không dùng tổ hợp thu phát mà vẫn dùng tai nghe như hồi ở chiến trường Quảng Trị để đảm bảo bí mật tuyệt đối, nên không có chuyện nhỡ bật công tắc phát hay tức quá mà bật chửi mấy câu. Chỉ khi thật cần như sau này vào tới Long Khánh, Biên Hòa trong hành tiến đội hình nhiều tốp trinh sát tiền tiêu cần liên lạc nhanh với nhau thì mới dùng tổ hợp thu phát này.
-   Trong trận Phan Rang, ngồi cùng xe với tôi sau khi giải phóng thị xã Phan Rang tiếp tục đi trinh sát địch phía trước còn có vài anh em tskt nữa. Đi tiền tiêu với ae C20 tskt thường đi 1 tổ 2-3 người mang theo 1 máy, nếu đi 4 người như khi áp sát Du Long, Bà Râu thì mang 2 máy, không phải mỗi người 1 máy đâu. Đoạn này anh em cùng đi phụ trách máy nên tôi thoát hiểm mà không mang theo máy Prc25. Những tình huống như thế, đôi khi nhảy xuống xe thì người mang máy có khi cũng không kịp xách máy theo đâu bác ạ, như sau này chúng tôi cũng đụng độ địch trên quốc lộ 2 ở Long Khánh, ban đêm lại chạm địch ngay trước mặt trên đường đi, chỉ kịp nhảy xuống choảng nhau luôn. Lần đó toán tiền tiêu bọn tôi thiệt hại cả máy thông tin của lính thông tin C20 còn bỏ lại trên thùng xe. Có 1 đ/c không kịp nhảy xuống bị trúng đạn hi sinh ngay trên xe đấy.
-   Việc trinh sát SĐ chúng tôi lại phải lao lên phía trước như bộ binh, nhất là lính tskt,  kể cũng lạ như bác nghĩ. Chúng tôi có đùng đùng lao lên phía trước đâu. :D Sau khi giải quyết xong thị xã, địch bị tiêu diệt, bị bắt, tan rã và tháo chạy. Cánh quân dừng lại trong thị xã, sẽ tiếp tục hành tiến theo QL1 về phía trước, vậy phía trước đến đâu thì có địch? Ban TS SĐ phải biết để báo cáo cấp trên. Nghĩa là trinh sát SĐ phải đi nắm tình hình địch phía trước. Và trong toán trinh sát đi làm nhiệm vụ ấy Ban TS cử 1 tổ tskt đi cùng. Lúc ấy tình hình chung là đánh địch trong hành tiến nên lính trinh sát đi tiền tiêu trinh sát địch bằng xe cơ giới, cứ đi chạm địch ở đâu thì biết là ở đó còn địch, dừng lại và báo cáo về Ban TS. Bác sẽ còn thấy chúng tôi đùng đùng lao lên phía trước và đánh nhau như lính bộ binh một lần nữa khá ác liệt trong đêm 22/4 tới, trên QL2 ở Long Khánh. :D
Lính trinh sát đi phía trước để nắm tình hình địch là như vậy, chứ còn lúc đánh trận như buổi sáng đánh vào thị xã thì đi đầu là tăng, thiết giáp của Lữ 203 và bộ binh trung đoàn 101, chứ xe lính trinh sát C20 có tổ tskt của tôi đi cùng có được đi phía trước đâu, mà đi trong thê đội 2 của bộ binh E101 bác ạ. Lúc đó mình có muốn đùng đùng đi trước cũng chẳng được. ;D

Chúc bác khỏe. ( lâu không thấy bác ra 19cNH )


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 16 Tháng Tư, 2012, 09:50:44 pm
17.4.1975Thoát chết trận bom buổi chiều  - Đêm tiến về Phan Rí.


     Khoảng 6 rưỡi lên đường đi tìm kiếm xe tải của địch để hành quân. Đi bằng xe Jep chiến lợi phẩm Đà nẵng của Ban 2. Cậu Nguyên lái xe, nó cũng mới biết lái trong mấy ngày dừng chân ở Đà nẵng thôi. Chẳng sao. Cậu ta là dân Trung cấp kĩ thuật nên chắc cũng nhanh nhạy với máy móc, xe cộ. Đi cùng xe có Thượng úy Dụ, Trợ lý Ban2,  lính tskt có  Nguyên, Quý, Tỉnh và mình.
Vào căn cứ quận lị An Phước, nơi mà chiều qua từ đây địch đã bắn xuống xe ta trên quốc lộ 1. Cũng chẳng kiếm được xe. Ba người ở lại đi tìm kiếm tiếp.

     Tiến lên phía trước rồi dừng lại tại khu vực C20 nghỉ tại đây từ đêm qua. Hai thằng Công và Ngữ đã về đây. Thì ra hai bố lúc chiều qua đụng độ chốt địch bên đường, khi nhảy xuống xe đã chạy lạc về phía trước. Khi thấy đoàn xe tăng, thiết giáp, bộ binh của quân ta chạy đến thì hai thằng ra đường quốc lộ và nhập theo họ.

     Mình, Công và Quí mở máy Prc25 ngay trong một lùm cây ria đường để nắm nhanh tình hình địch. Chẳng có tin tức gì vì chủ lực bộ binh địch, sau Phan Rang thì giờ ở xa lắm rồi, mãi Phan Thiết.

     Khoảng 3 rưỡi – 4 giờ máy bay địch đến ném bom. Thật hú vía. Địa hình chẳng có chỗ ẩn nấp gì cả. Bom nổ chỉ cách vài ba trăm mét. Đại đội có 3 bị thương trong đó 1 bị thương nặng ở cánh tay.

     Chập tối lên xe tiến về Phan Rí. Đêm nay hành quân trong đội hình lớn, đi đầu là tăng, thiết giáp rồi đến công binh, trinh sát, Sư đoàn bộ, bộ binh sau cùng. Đội hình kéo dài đến mấy cây số.

     Đi cả đêm trót lọt, không có phi pháo gì của địch. Đến rạng sáng thì dừng chân nghỉ nấu ăn. Đây là xã Phan Rí Thành, Quận Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận. Chỉ còn cách Phan Thiết hơn 70 km.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 16 Tháng Tư, 2012, 11:18:21 pm
.
     Tôi cứ nghĩ sau Phan Rang tôi đi sau TanVinh, hóa ra không phải. Bọn tôi dừng xe trên đường đi Phan Rí và còn lấy gạo ra nấu cơm. Xe cộ cho tấp vào các lùm cây bên phải đường và cắm lá ngụy trang.

     Trận bom đó chơi đúng vào chỗ chúng tôi đang nằm ngủ làm mấy tay bị thương đấy.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 17 Tháng Tư, 2012, 02:39:52 pm
.
     Tôi cứ nghĩ sau Phan Rang tôi đi sau TanVinh, hóa ra không phải. Bọn tôi dừng xe trên đường đi Phan Rí và còn lấy gạo ra nấu cơm. Xe cộ cho tấp vào các lùm cây bên phải đường và cắm lá ngụy trang.

     Trận bom đó chơi đúng vào chỗ chúng tôi đang nằm ngủ làm mấy tay bị thương đấy.

TTNL,

Mình không ghi 3 tay bị thương đó là ai. Cũng may là nó bom ít, chỉ ném bom mỗi lần rồi chúng chuồn thẳng, nếu không thì không biết thế nào. Có lẽ là ban ngày quân ta đi lại lộ liễu.

Buổi chiều 16/4 sau khi đụng độ địch ở An Phước ta lui về phía sau mấy cây số, bọn mình ngủ lại còn tối đó anh em C20 tiến lên phía trước qua An Phước một đoạn dừng ngỉ qua đêm ở đó. Sáng hôm sau thì bọn mình đi lên chỗ C20. Buổi chiều bị bom ở khu vực đó. Buổi tối thì ta cùng hành quân đi Phan Rí, Bình Thuận.




Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: thaiminhhung trong 17 Tháng Tư, 2012, 03:58:27 pm
      Bác TVprc25 hành quân bằng ô tô nhanh quá, vượt qua cả bộ binh, ăn bom, ăn pháo , đạn thẳng liên tục ;may mà chẳng sao. Hình như lúc này bác lên cấp chỉ huy rồi hay sao đấy? Gần 04 năm nhập ngũ hơn ba năm chiến đấu tại Quảng Trị, ít nhất cũng phải lên chức A trưởng hoặc B phó ? Thấy bác kể chuyện chẳng mấy lúc  mà Giải phóng MN Thống nhất đất nước. Bác ghi nhật ký có khác rõ từng chi tiết, không quên một chút nào . he he  :D ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 17 Tháng Tư, 2012, 06:26:58 pm
     Bác TVprc25 hành quân bằng ô tô nhanh quá, vượt qua cả bộ binh, ăn bom, ăn pháo , đạn thẳng liên tục ;may mà chẳng sao. Hình như lúc này bác lên cấp chỉ huy rồi hay sao đấy? Gần 04 năm nhập ngũ hơn ba năm chiến đấu tại Quảng Trị, ít nhất cũng phải lên chức A trưởng hoặc B phó ? Thấy bác kể chuyện chẳng mấy lúc  mà Giải phóng MN Thống nhất đất nước. Bác ghi nhật ký có khác rõ từng chi tiết, không quên một chút nào . he he  :D ;D

Chào ThaiMinhHung,

Bạn ơi, đi ô tô chỉ sướng từ Đà Nẵng hành quân qua 6 tỉnh miền Trung đã giải phóng thôi, chẳng nơm nớp phi pháo gì, ngồi xe chuyện nổ như ngô rang, cơm no bò cưỡi được gần tuần vô tư, còn từ Phan Rang vào bắt đầu đánh nhau theo kiểu hành tiến bằng ô tô thì kinh lắm bạn ạ. Buổi sáng sớm hôm qua 16/4 ào vào đánh thị xã Phan Rang đấy, trên đầu A37 gầm rú ném bom và bắn rốc-két xuống dọc quốc lộ 1 trong khi đoàn xe lính vẫn chạy liều mình như chẳng có. May mà đạn nó cứ tránh mình, nếu cái xe mình chỉ nhanh lên một chút thì đã bị ăn quả bom và quả rocket rồi - nổ ngay rệ đường trước mặt mấy chục mét thội. Còn lúc xế chiều, theo như bác Trinhsat bảo là cứ đùng đùng lao lên phía trước, khổ lắm, muốn dừng lại nghỉ trong thị xã lắm chứ, nhưng thủ trưởng lệnh tiến lên phía trước xem địch đang ở đâu, thế là cả xe lại đi. Mấy thằng lính mới trông mặt ỉu xìu xìu như bánh đa ẩm. ;)
Chạy được hơn chục cây thì húc phải cái chốt còn địch ở An Phước ria đường quốc lộ, nó bắn cho tối tăm mặt mũi, chúi nấp xuống ruộng cà chua xế chiều nắng chang chang khúc ruột miền Trung, mãi mới thoát ra đươc. May là đạn thẳng và đạn cối nó lại tránh mình, chứ đận ấy nếu tinh thần quân địch cao, nó bắn lâu thì có khi được hộ khẩu vĩnh viễn ở ruộng cà chua ấy rồi chứ chả chơi, chả bao giờ còn được uống bia hơi hàng chiều thứ Bảy với ae ở 19cNH ... ;D

Bạn lại đùa tôi rồi. Lính thì mới đi trước, chỉ huy đi sau chứ nhỉ. Khổ cái là tôi hay được thủ trưởng điều đi phía trước với toán tiền tiêu của C20, chứ có là A trưởng A phó gì đâu bác.

Cảm ơn TMH đã theo dõi chuyện xưa của anh em C20 và A12 chúng tôi. Chúc khỏe, hẹn cuối tuần gặp gỡ.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 17 Tháng Tư, 2012, 09:32:55 pm

Chào ThaiMinhHung,

......
Bạn lại đùa tôi rồi. Lính thì mới đi trước, chỉ huy đi sau chứ nhỉ. Khổ cái là tôi hay được thủ trưởng điều đi phía trước với toán tiền tiêu của C20, chứ có là A trưởng A phó gì đâu bác. 


@TANVINHprc25,

 Trong đánh nhau lính nào được việc thì luôn được ưu tiên, nếu lại có việc " tối quan trọng " thì luôn được   Thủ trưởng chọn tiếp- " chọn mặt gửi vàng " mà .  Thủ trưởng gọi vào giao nhiệm vụ mà kèm thông báo " Đ/c X được bổ nhiệm làm  phụ trách A hay B thì coi chừng  ??? 
Đại đội tôi có lệnh cử 1 người cùng trinh sát đi tiền trạm chọn vị trí phóng bom bên Như lệ. ĐĐT gọi Đ. lên giao nhiệm vụ đồng thời tuyên bố "  Đ/c Đ. được cử làm A trưởng của tiểu đội 2".  Đêm ấy  Đ. vượt sông đi trinh sát và không về nữa, cho đến giờ vẫn còn chưa tìm thấy...
May là TANVINHprc25 luôn được chọn nhưng không  cử làm A trưởng, A phó gì  nên  qua tất đấy  ;)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: sauchinbaymot trong 17 Tháng Tư, 2012, 09:35:22 pm
Bác Tanvinh ơi, nghe chuyện bác mà thèm quá. Sống chết cứ như đùa. Nhưng hỏi bác, vậy chứ bây giờ ít thấy nói đến địa danh Phan Rí nhỉ. Hay nó đổi tên mới. Mà hồi đó đã có tên Bình Thuận rồi à?  


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 17 Tháng Tư, 2012, 11:10:21 pm
Bác Tanvinh ơi, nghe chuyện bác mà thèm quá. Sống chết cứ như đùa. Nhưng hỏi bác, vậy chứ bây giờ ít thấy nói đến địa danh Phan Rí nhỉ. Hay nó đổi tên mới. Mà hồi đó đã có tên Bình Thuận rồi à?  

@6971:

Ngày đó hàng quân ô tô đi cả đêm từ ngoại vi thị xã Phan Rang thì sáng sớm hôm sau tới Phan Rí. Đúng là địa danh này không quen thuộc lắm. Tra khảo bác Gu-gầu thì được biết nó là một thị trấn ven biển của huyện Tuy Phong,tỉnh Bình Thuận, cách Phan Rang 80km. Chúng tôi đi 1 đêm là phải. Đi cứ ào ào, chỗ nào thấy "to", ấn tượng địa danh hoặc chỗ nào thoát chết mười mươi thì dễ nhớ chứ địa danh là lạ thì khó nhớ lắm. May mà còn có ghi chép từ ngày ấy.

Cái tên tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Tuy thì năm 75 VNCH đã có. Năm 76 thì ta mới sáp nhập 3 tỉnh này thành tỉnh Thuận Hải, đến 92 thì lại tách thành 2 là Bình Thuận ( bao gồm cả Bình Tuy) và Ninh Thuận.

Đúng là sống chết của người lính cứ như đùa vậy. Ngay quanh cái Phan Rang trong ngày 16 & 17/4 anh em cùng xe mình đã có 3 lần thoát chết và sau này còn lai rai vài ba lần nữa mà cũng ghê răng lắm. Giờ nghĩ lại có lẽ nó "cảm" hơn, chứ ngày đó cũng có lúc sợ tí tí nhưng rồi lại nhơn nhơn như không, có lẽ tuổi trẻ vô tư mới vậy, phải không ?


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 17 Tháng Tư, 2012, 11:31:33 pm

Chào ThaiMinhHung,

......
Bạn lại đùa tôi rồi. Lính thì mới đi trước, chỉ huy đi sau chứ nhỉ. Khổ cái là tôi hay được thủ trưởng điều đi phía trước với toán tiền tiêu của C20, chứ có là A trưởng A phó gì đâu bác. 


@TANVINHprc25,

 Trong đánh nhau lính nào được việc thì luôn được ưu tiên, nếu lại có việc " tối quan trọng " thì luôn được   Thủ trưởng chọn tiếp- " chọn mặt gửi vàng " mà .  Thủ trưởng gọi vào giao nhiệm vụ mà kèm thông báo " Đ/c X được bổ nhiệm làm  phụ trách A hay B thì coi chừng  ??? 
Đại đội tôi có lệnh cử 1 người cùng trinh sát đi tiền trạm chọn vị trí phóng bom bên Như lệ. ĐĐT gọi Đ. lên giao nhiệm vụ đồng thời tuyên bố "  Đ/c Đ. được cử làm A trưởng của tiểu đội 2".  Đêm ấy  Đ. vượt sông đi trinh sát và không về nữa, cho đến giờ vẫn còn chưa tìm thấy...
May là TANVINHprc25 luôn được chọn nhưng không  cử làm A trưởng, A phó gì  nên  qua tất đấy  ;)

Bạn Luân à, hôm vừa rồi ngồi 19c TTNL cũng nói với tôi là đơn vị cũng hay cử TTNL đi phía trước, trước đây ở chiến trường Trị Thiên thì hay đi trinh sát luồn sâu, trong khi nó là A trưởng thì đi còn lính tiểu đội lại ở nhà. Từ Phan Rang vào TTNL và tôi có 2 lần cùng đi trong tốp trinh sát tiền tiêu, TTNL là A trưởng mà có sao đâu. Lại phải nói nôm là cái số may rủi thôi bạn ạ. Đạn nó tránh mình chứ mình tránh thế nào được nó  ;)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 18 Tháng Tư, 2012, 11:47:39 am
18.4.1975 - Tiến đánh Phan Thiết


     Nghe tin Campuchia hoàn toàn giải phóng, rồi Đài Tiếng Nói Việt Nam phát bản tin tỉnh Ninh Thuận được giải phóng làm không khí lính phấn chấn. Ai cũng lâng lâng với tin chiến thắng dồn dập, thấy vinh dự có mình trong đó.

     1 rưỡi lên đường. Đi chừng 4 tiếng thì dừng lại. Cách địch 3 km.

     Nhà cửa ven đường đổ nát bởi phi pháo. Từ đây vào trung tâm thị xã Phan Thiết chỉ còn 7 km nữa thôi. Đêm nay quân ta có E18 của Sư đoàn sẽ đánh vào thị xã Phan Thiết.

     3 thằng tskt trong toán trinh sát đi tiền tiêu - mình, Quí và Công trực máy khai thác tin tức địch trên mạng đến 11g đêm. Bọn mình nắm được tin địch đang tổ chức rút chạy khỏi Phan Thiết. Máy thông tin 2 oát của C20 bị trục trặc không chuyển được tin về cho chỉ huy Ban2 ở phía sau, anh Dụ Trợ lý Ban đi cùng thì đã tách ra từ chiều qua nên cuối cùng cũng tìm và báo tin được cho anh Nhạ C trưởng chỉ huy xe tiền tiêu bọn mình và anh Vũ hiện là Chủ nhiệm trinh sát E18 để các anh chỉ huy xử lí hành quân và tác chiến kịp thời theo diễn biến của tình hình địch.

     Trong đêm cũng xảy ra một phen hú vía. Máy bay địch đi xăm soi, bắn một quả rốc-két, đạn nổ dưới ruộng ria đường ngay gần xe nhưng may mắn không có thương vong gì.

     Đêm dừng nghỉ, anh em trải cái phên tre nằm luôn ở cạnh đống củi đầu hồi nhà dân ven đường để đề phòng nhỡ có phi pháo địch thì tránh được mảnh đạn. Ngủ chập chờn.


19.4.1975

     Đêm qua chỉ chợp mắt được một ít. Gần 6 giờ sáng đại quân tiến vào thị xã Phan Thiết. Thành phố vẫn còn nguyên vẹn. Dân đứng hai bên đường trước Dinh tỉnh trưởng vỗ tay, reo hò. Những chỗ xe dừng lại, nhân dân xúm quanh bộ đội hỏi thăm tình hình cuộc sống của bộ đội ta, hỏi về miền Bắc...Lính ta tha hồ “chính trị”, trôi chảy lắm.

     Xe bọn mình đi đầu,  cũng dừng lại một lát ở Dinh tỉnh trưởng, rồi đi lòng vòng trên mấy đường chính trong thị xã, sau đó quay ra và tiến về phía trước. Dừng chân nghỉ tại Ấp Gò Bối, Xã Phù Sung vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận. Đêm nghỉ tại đây. Được một đêm ngủ ngon.


20.4.1975 – Hối hả hành quân sang tỉnh Bình Tuy

     3g chiều lên đường.

     Hành quân liên tục, đi suốt đêm đến gần sáng hôm sau thì tạm dừng lại trên quốc lộ 1. Đi khiếp thật ! Ai nấy đều buồn ngủ, mắt nặng trĩu. Xe dừng, mọi người lăn ra ngủ luôn. Gầm xe, sàn hiên nhà dân ven đường, rồi ngồi ngủ luôn trên thùng xe chẳng cần xuống làm gì cho mệt. Ngủ được càng nhanh càng tốt.

     Đã sang tỉnh Bình Tuy, chỉ cách Sài Gòn 145 km.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 20 Tháng Tư, 2012, 02:26:37 pm
21.4.1975 – Trinh sát đêm trên Quốc Lộ 2 Long Khánh-Bà Rịa

     Sáng nay tạt vào nhà dân để dừng nghỉ, cách đường 1 chừng vài trăm mét. Dân lác đác, nghèo, sống bằng nghề đốn củi, làm than đốt, đốn cây thuê...Bọn mình vào nấu cơm nhờ một gia đình. Anh chị chủ nhà quê Vĩnh Bình hiện để 5 đứa con ở quê ra đây làm ăn kiếm tiền nuôi con.

     Khoảng 1g chiều xe chạy tiếp 10km thì dừng lại. Cơm chiều xong, tổ tskt Quí, Công và mình mấy ngày đi phía trước với nhóm trinh sát tiền tiêu C20 giờ được trở về tiểu đội A12 trinh sát kĩ thuật. Buổi tối họp mặt tiểu đội đông đủ. Anh Kiều Tỉnh Trợ lí Ban2 và cậu Điển tiểu đội phó từ Quảng Trị đi sau cũng mới tới kịp đơn vị chiều nay. Chè, thuốc chuyện trò rôm rả.

     Chuẩn bị đi ngủ thì nhận lệnh lên đường. Ba thằng gồm mình, Quý và Công lại nhận nhiệm vụ đi phía trước cùng anh em trinh sát C20, quân số gần 2 trung đội. Nhiệm vụ là trinh sát nắm tình hình địch cho đại quân hành quân phía sau. Lần này nhiệm vụ quan trọng ở cửa ngõ Sài gòn nên có cả cán bộ Ban 2 đi chỉ huy, lực lượng C20 có cán bộ đại đội và trung đội.

     10g15 đêm, 3 xe ô tô xuất phát từ điểm tập kết trong rừng cao su. Xe Jep chở Thượng úy Kim cán bộ Ban 2 chỉ huy đi giữa hai xe tải, mỗi xe cách nhau bốn năm chục mét, giữ liên lạc với nhau bằng máy Prc25.

     Đoàn xe rẽ vào quốc lộ 2 tiến hướng Vũng Tàu, lầm lũi chạy trên đường im ắng với những cánh rừng cao su âm u tối thẫm hai bên đường. Một chặng đường dài đã qua mà chẳng thấy nhà dân, cũng chẳng gặp du kích địa phương để biết tình hình phía trước như thế nào.  Xa xa phía trước và  phía bên phải thấy vòm trời sáng vầng lên trong màn đêm. Đó là thành phố Vũng Tàu và thành phố Sài Gòn. Gần sào huyệt địch lắm rồi. Ai nấy mắt cay xè, mồm đắng, mệt mỏi căng thẳng nhưng đều cố căng mắt ra, tỉnh táo quan sát và nghe ngóng. Ai cũng ý thức rằng trinh sát bám địch bằng xe ô tô trên quốc lộ, đi trong đêm với địa hình như thế này ngay tại cửa ngõ sào huyệt địch thì việc chạm địch có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trinh sát nắm địch đã phải thay đổi theo tình hình của thần tốc, táo bạo thực sự là căng thẳng và đầy mạo hiểm.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 21 Tháng Tư, 2012, 08:14:59 am
 21/4/2012

     Chiến dịch 75, từ Quảng Trị vào Thừa Thiên-Huế, Đà nẵng rồi từ Phan Rang đến Sài gòn, tiểu đội trinh sát kĩ thuật của tôi chỉ có 1 người bị thương trong đêm 21 rạng sáng 22/4 không tiếp tục được đến ngày cuối cùng.  Sau chiến tranh, từ 75 trở đi anh em đều ra quân. Thế mà có đến nửa tiểu đội từ ngày đó anh em chưa gặp nhau, cũng không biết số anh em này lâu nay sinh sống ở đâu.

     Trong số anh em mấy chục năm chưa gặp ấy, có 2 người hay đi cùng tôi trong tổ tskt tiền tiêu, từ áp sát phòng tuyến Phan Rang, tiến đánh thị xã Phan Rang, trinh sát tiền tiêu sau Phan rang, trinh sát đánh Phan Thiết rồi chuyến trinh sát đêm trên QL2 Long Khánh-Bà Rịa. Đó là Quí và Công.

     Quí quê Yên Lạc, Vĩnh Phú còn Công quê Ứng Hòa, Hà Tây. Cả hai khi đó đều đã tốt nghiệp Cấp 3. Quí lính tiểu đội từ ngày đầu thành lập ngoài Hà Bắc, Công thì khi ở Quảng Trị sau HĐ ngừng bắn 73 mới được điều từ C20 SĐ về tiểu đội tskt. Hai thằng đều khát bỏng ước mơ đại học sau chiến tranh.

     Những ngày này, tôi đang kể về chuyến đi trinh sát đêm trên QL2, tôi lại nhớ đến Quí và Công. Với Công thì tôi chưa gặp từ khi tôi ra Bắc, rời đơn vị C20 ở Căn cứ Nước Trong, Long Thành ngày 28/6/75 đến nay. Quí ra quân năm 76, về thi vào học trường ĐHTH. Trong thời gian 2 thằng mài đũng quần đại học ở Hà nội, chúng tôi thỉnh thoảng cũng qua thăm nhau, ngồi ở giường tầng kí túc xá tào lao chuyện lính hàng buổi,  rồi từ đầu những năm 80 khi ra công tác mỗi đứa mỗi nơi và mất liên lạc từ ngày đó. Ít hôm trước tôi mới có được số điện thoại của Quí qua cậu Nghiêm cũng lính tiểu đội ở trên Việt Trì. Thế là tôi gọi được cho Quí. Đầu máy bên kia, sau hơn 30 năm tôi nhận ra giọng nó ngay. Nó cũng thế. Thì ra Quí về công tác ở Quảng Ninh ít năm rồi về Thái Nguyên vài chục năm nay, công tác quản lý và giảng dạy ở Trường ĐH Kinh tế. Tôi nói với Quí những ngày này ta đang lọ mọ khu vực rừng cao su Long Khánh, rồi trinh sát đêm QL2 và đụng độ địch...Quí bảo, trận đó Quí bị thương rồi được chuyển về phía sau, điều trị tại Phan Thiết, mãi sau 30/4 khi đơn vị lui ra từ Căn cứ Hải quân Cát Lái về đóng quân tại Phú Hội, Nhơn Trạch thì Quí mới trở về đơn vị. Thảo nào, tôi cứ ngờ ngợ lâu nay là sau khi đụng độ địch trên QL2 quân ta lui ra phía sau, tạt vào ria rừng cao su dừng chân, trong ghi chép của tôi ngày ấy, 3 thằng tskt ngồi tu sữa đặc rồi nhai gạo sấy là tôi, Công và Nguyên mà không có Quí. Bẵng đi lâu quá, gần đây mới kể lại theo ghi chép ngày ấy thành ra nhiều chi tiết không có trong ghi chép thì không thể nhớ hết được. Từ đó, cũng vỡ ra vì sao từ ngày Quí bị thương 22/4 trở đi cho đến 30/4 và ít ngày sau đó ghi chép của tôi không thấy nhắc tới nó. Quí bảo, ngày đó bị thương trong giấy tờ xuất viện ghi 12%, nhưng sau này bị mất giấy tờ thế là cũng chẳng làm chế độ gì cả. Tôi bảo trận ấy có TTNL C20 cũng bị thương nhẹ, mãi mấy năm gần đây nó lên tận SĐ đóng trên Bắc giang nhờ lục hồ sơ và xác nhận giấy tờ mới làm được chế độ...Quí ừ hữ bảo sẽ làm.

     Trong tiểu đôi tskt, Quý là tay có nghiệp vụ nghe máy lấy tin tức địch khá nhất. Năm 72 ở chiến trường Quảng Trị, lực lượng địch có 2 sư đoàn thiện chiến và chính qui cả về thông tin liên lạc trên mạng sóng Prc25 là Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến thì Quý làm mạng trưởng được cả 2 mạng sóng này. Quí rất giỏi dò tìm và xác định được sóng mạng khi chúng thay đổi tần số làm việc để giữ bí mật thông tin.
Thế là có 2 đồng đội ngày ấy trong tổ tskt tiền tiêu, mấy lần chết hụt cùng anh em trinh sát C20 trên chặng đường từ Phan Rang đến Sài gòn thì nay tôi đã liên lạc được với Quí, còn Công củng thì chưa biết đến bao giờ.
 


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 21 Tháng Tư, 2012, 09:20:31 pm
22.4.1975 – Bất ngờ đụng độ địch trên đường: Lính trinh sát Sư đoàn tác chiến như bộ binh.

     Đụng độ với địch thật bất ngờ. Lần này ta phát hiện địch trước nhưng cũng quá bất ngờ và diễn biến có phần ác ác liệt hơn tình huống ở ngoại ô Phan Rang.

     Lúc đó gần 4 giờ sáng. Chiếc xe đi đầu, có Trung úy Thẩm trợ lý Ban 2 chỉ huy và Thiếu úy Chiêm đại đội phó C20, dừng sững lại. Qua ánh đèn cốt xe nhờ nhờ, ta phát hiện quân địch nằm ngổn ngang trên đường nhựa.. Lính trên xe nhảy ào xuống và dạt nhanh sang hai bên ria đường, một số nấp sau xe. Hai xe đi sau được báo có địch cũng dừng lại ngay, anh em nhanh chóng tiến lên tiếp ứng. Trên phía chiếc xe đi đầu, súng đã nổ râm ran, tiếng nổ chát chúa của AK quân ta, chiu chíu ràn rạt của AR15 địch, ùng oàng đanh lẹm của cối cá nhân M79. Lực lương quân địch rút chạy từ Xuân Lộc, Long Khánh co cụm tại đây rất đông, có cả quân của  Lữ đoàn1 Dù. Hai bên bắn nhau dữ dội ở cự li rất gần, những chớp lửa đạn thẳng đan chéo sáng cả phía đầu xe. Quân địch lợi thế với M79 trong khi bên ta là lính trinh sát chỉ có AK và lựu đạn. Hai bên vừa bắn vừa lui.Chiếc xe trên đường trơ trọi hứng đạn.
 
     Quân ta lực lượng ít hơn địch lại có nhiều tân binh mới bổ xung, lúc nhảy xuống xe triển khai tác chiến chậm, mốt số mất bình tĩnh chậm thoát nhanh khỏi vị trí xe nên đã bị cối cá nhân địch bắn vào đội hình gây một số thương vong.

     Sau khoảng nửa tiếng choảng nhau, quân ta  lui dần về phía sau. Quân địch cũng không dám trụ lại mà tháo lui hướng Vũng tàu và tản rút vào rừng cao su.

     Chiếc xe đi đầu bị trúng đạn súng cối vào thùng xăng lúc này đang bốc cháy ngùn ngụt. Gạo, thực phẩm cùng mấy chục ba lô trên thùng xe thế là đi tong. Trời sáng rõ mặt người, anh em đã lùi về phía sau vài trăm mét.

     Quân ta lui tiếp, giải quyết chuyển thương binh và tù binh về phía sau, củng cố đội hình, cử 1 tiểu đội tiến lên phía trước trinh sát tình hình địch, còn lại lui tiếp tìm vị trí tạm dừng chân.

     Ta hi sinh 2 người, trung đội trưởng Dân quê Nam Hà và cậu Nhật lính mới quê Hải Hưng; Nhật hi sinh ngay trên thùng xe.  Một số bị thương nhẹ trong đó có cậu Quí trong tổ tskt đi xe đầu và Lê Minh.

     Về quân địch, thương vong bao nhiêu không rõ nhưng ta bắt được tại chỗ 2 tù binh ngay trước mũi xe.

     Về quân số, ta còn mất tích 3 người chưa xác định được là hi sinh, bị thương, bị lạc hay bị địch bắt, gồm Chuẩn úy Thắng quê Thái Bình, trung đội trưởng và 2 tiểu đội trưởng Tàu và Đọ đều quê Hải Hưng.

     Trời lúc này đã sáng hẳn. Nãy giờ pháo địch từ căn cứ nào đấy đã cấp tập bắn ra yểm trợ cho đám tàn quân. Đạn pháo uỳnh oàng quanh khu vực đụng độ lúc nãy.

     Quân ta tạt vào ria rừng cao su dừng nghỉ. Lúc này bụng đói cồn cào. May quá, có hộp sữa mình lấy trong ba lô ra lúc khiêng thương binh lên xe . Ba thằng – mình, Công và Nguyên, ngửa cổ mỗi thằng làm một hơi dài. Sữa đặc mà tu như tu nước, sữa ngọt khát chảy vào đến đâu biết đến đấy. Người tỉnh hẳn. Rồi lấy gạo sấy nhặt được trên quốc lộ 2 ra nhai cho đỡ đói.

     Nghỉ một lát lại khoác súng đi lùi tiếp về phía sau, vừa đi vừa ẩn nấp máy bay địch vài lần. Đường vẫn vắng tanh.

     Trên đường lui ra, quân ta còn bắt được một 1 tàn quân lính Dù. Tù binh này cho biết hôm nay quân địch sẽ đánh ra khu vực này, lực lượng lính Dù sẽ có xe tăng, thiết giáp mở đường, yểm trợ. Ta không tin nhưng cũng thận trọng cảnh giác. Nhưng cả ngày chẳng thấy động tĩnh gì.
.
     Đây là cuối Long Khánh, giáp tỉnh Bà Rịa. Trong khu rừng cao su này có du kích địa phương hoạt động. Cán bộ chỉ huy đi liên hệ làm việc với họ để nắm tình hình. Một số anh em lính thông tin và trinh sát kĩ thuật trực chiến, còn lại được nghỉ. Một đêm thức trắng, đụng độ địch, lúc này trùng xuống ai nấy đều mệt mỏi, người như muốn rũ ra.

     Mấy anh cán bộ chỉ huy Ban 2 đi làm việc với du kích địa phương về kể rằng đêm qua du kích ta phục kích địch ngoài quốc lộ 2 tí nữa thì choảng nhầm cánh mình.Nếu họ không cẩn trọng kiên nhẫn để nhận ra quân ta thì 3 xe của bọn mình đã ăn đạn B40 và mìn định hướng của họ rồi. Trong chiến dich này, đã có một số trường hợp quân ta đánh quân mình, như ở Phan Rí đánh nhầm E84 pháo binh, ở Bình Tuy nhầm với xe tăng, nhầm với đoàn bộ Sư 673 pháo cao xạ...nghe nói vậy chẳng biết cụ thể như thế nào.

     Ở đây nước hiếm qúa. Anh em phải mang nồi, gạo thực phẩm đi sâu vào trong rừng đến hơn cây số trong khu du kích địa phương mới có suối nước để nấu cơm.
Chiều nay tiểu đội có mặt đủ. Triển khai làm tin kĩ thuật dưới hầm đến 9 giờ tối.

     Thắng và Tàu lúc choảng nhau bị lạc trong rừng cao su đã tìm ra được đường quốc lộ và đã trở về được đơn vị, còn cậu Đọ thì vẫn bặt tăm.


     Một ngày mệt mỏi, phờ phạc. Tranh thủ chợp mắt nhưng không tài nào ngủ được. Cuộc đụng độ với địch lúc sáng, những đồng đội hi sinh, bị thương và mất tích, rồi cả hình ảnh những tù binh tội nghiệp, cứ lởn vởn ám ảnh mãi. Người ta khi mệt quá hoặc căng thẳng quá cũng khó ngủ.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 21 Tháng Tư, 2012, 11:02:02 pm
22.4.1975 – Bất ngờ đụng độ địch trên đường: Lính trinh sát Sư đoàn tác chiến như bộ binh.
   ...    Mấy anh cán bộ chỉ huy Ban 2 đi làm việc với du kích địa phương về kể rằng đêm qua du kích ta phục kích địch ngoài quốc lộ 2 tí nữa thì choảng nhầm cánh mình.Nếu họ không cẩn trọng kiên nhẫn để nhận ra quân ta thì 3 xe của bọn mình đã ăn đạn B40 và mìn định hướng của họ rồi. Trong chiến dich này, đã có một số trường hợp quân ta đánh quân mình, như ở Phan Rí đánh nhầm E84 pháo binh, ở Bình Tuy nhầm với xe tăng, nhầm với đoàn bộ Sư 673 pháo cao xạ...nghe nói vậy chẳng biết cụ thể như thế nào.   

Sau đây là đoạn trích dẫn trang 270 cuốn " Thượng tướng Nguyễn Hữu An - Hồi ký và tác phẩm"- NXB QDND  2011 gồm hồi ký của thượng tướng : 
  Trên đoạn đường từ Phan Rang tới Phan Thiết có mấy cuộc hội ngộ khó quên. Sư đoàn trưởng Tự cùng vài cán bộ tham mưu của sư đoàn cao xạ rẽ vào một làng ven đường. Du kích thấy họ ngồi trên xe Zeep tưởng rằng lính ngụy, bèn bắn một trái B.40. Sư đoàn trưởng Tự bị thương nặng và hy sinh. Được tin này tôi lặng người vì thương tiếc anh. Khi biết là đồng chí mình thì mọi việc đã rồi. Ở khu vực đội hình của Lữ đoàn thiết giáp 203 cũng gặp trường hợp tương tự . Du kích nổ súng. Anh em 203 tưởng bọn tàn quân ngụy, cho xe bao vây bắt sống. Khi bắt sống được rồi mới biết là các đồng chí du kích, thế là ôm nhau khóc.

Thông tin được thượng tướng Nguyễn Hữu An xác nhận, anh TanVinh nhé.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 21 Tháng Tư, 2012, 11:29:58 pm
Hôm nay anh em ccb 19cNH gặp mặt đông vui, có lẽ là buổi gặp mặt để các anh em thứ Bảy này 28/4 lên đường đi thăm chiến trường xưa Quảng Trị -Thừa Thiên Huế dịp 30/4 và kỉ niệm 40 năm giải phóng Quảng Trị. Trước khi đến điểm hẹn lại lên 19c NH, một số ae có giao lưu và gặp gỡ với các phóng viên TTXVN từ 2g30 để giới thiệu về những cuốn sách và một số tác phẩm ca nhạc của một số ae ccb trong nhóm - Hành trình đến Dinh Độc Lập... của Lixeta ( Lữ 203 TTG ), Nó và Tôi ... của Như Thìn ( BB 12 li 7 E101, F325), Nhật kí viết lại của 6971 ( C20 F325), Những chuyện không thể quên-Cười ra nước mắt của TTNL ( C20 F325), Tập thơ Mây trên trời Quảng Trị và một số đĩa ca nhạc của Nguyễn Trọng Luân ( lính Tây Nguyên, F320 )... Một số ccb cũng được phỏng vấn về cảm tưởng, suy nghĩ và những hoạt động của nhóm ae ccb này dịp 30/4.
Được các cháu phóng viên nói chương trình sẽ được phát trên kênh TTXVN ngày 30/4/2012.

Sau đây là vài hình ảnh tôi ghi lại bằng máy ĐTDĐ :

(http://img42.imageshack.us/img42/7899/img2012042100723.jpg)

từ trái sang: TTNL, LXT, NTLuân, Lixeta, ChiênC31972, ThaiMinhHung.
(http://img641.imageshack.us/img641/6600/img2012042100729.jpg)

NH Luân, LXT, NT Luân, Lixeta
(http://img52.imageshack.us/img52/9664/img2012042100725.jpg)


TrongC6, Như Thìn, NH Luân, LX Tường, TTNL, NT Luân. Người đang chụp ảnh là TuanLoc555
(http://img688.imageshack.us/img688/6938/img2012042100731.jpg)

(http://img338.imageshack.us/img338/7213/img2012042100716.jpg)


(http://img689.imageshack.us/img689/6721/img2012042100732.jpg)


(http://img690.imageshack.us/img690/7131/img2012042100733.jpg)

(http://img207.imageshack.us/img207/4355/img2012042100734.jpg)


(http://img338.imageshack.us/img338/9617/img2012042100735.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 22 Tháng Tư, 2012, 12:33:38 am

19.4.1975

     Đêm qua chỉ chợp mắt được một ít. Gần 6 giờ sáng đại quân tiến vào thị xã Phan Thiết. Thành phố vẫn còn nguyên vẹn. Dân đứng hai bên đường trước Dinh tỉnh trưởng vỗ tay, reo hò. Những chỗ xe dừng lại, nhân dân xúm quanh bộ đội hỏi thăm tình hình cuộc sống của bộ đội ta, hỏi về miền Bắc...Lính ta tha hồ “chính trị”, trôi chảy lắm.


     Có một chi tiết mà tôi rất nhớ. Khi xe vượt qua cầu bắt đầu vào thành phố, chúng tôi nhìn thấy một bãi đáp trực thăng nằm sát mé tây đường. Trên bãi còn nguyên vẹn một chiếc HU1A, rất mới. Không biết nó bị trục trặc gì mà lại bị bỏ lại, mà cũng chưa bị đặt mìn phá hủy mới lạ chứ !.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 22 Tháng Tư, 2012, 02:47:59 am
22.4.1975 – Bất ngờ đụng độ địch trên đường: Lính trinh sát Sư đoàn tác chiến như bộ binh.

. . . .
    
     Ta hi sinh 2 người, trung đội trưởng Dân quê Nam Hà và cậu Nhật lính mới quê Hải Hưng; Nhật hi sinh ngay trên thùng xe.  Một số bị thương nhẹ trong đó có cậu Quí trong tổ tskt đi xe đầu và Lê Minh ( lão TTNL cũng bị thương ).


    
     Nhân lão TanVinh nói chuyện tôi bị thương vào thời điểm đó. Thế mà 35 năm sau tôi mới đi khám thương lần đầu bằng giấy chứng thương được cấp từ 1975.

     Sự tình là tôi bị thương cùng mấy anh em khác. Mấy anh em bị thương kêu rên rất to và chạy lui về phía sau và sau đó được xe Jeep chở đi viện lúc nào thì tôi không rõ. Tôi thì không kêu một tiếng nào mà vẫn cùng thằng Quynh, thằng Vân, anh lái xe chiến tiếp với địch. Khi trời sáng hẳn, địch cũng đã rút lui từ bao giờ rồi, bốn thằng mới về đơn vị, đi nghênh ngang, đàng hoàng giữa đường nhé. Khoảng 500 mét gì đó, có anh em chạy từ rừng cao su ra vẫy chúng tôi vào. Thì ra đơn vị đã nghỉ ở đây từ bao giờ ấy rồi. Anh Triêm xê phó thấy tôi bị thương mới bảo lão Tất y tá băng cho tôi. Thế là ở mông tôi có một đụm gạc to và băng dính, còn trên đầu là một vành khăn trắng (để băng vết thương trên đầu, bên trái). Anh Triêm bảo tôi chờ xe Jeep quay lại thì chở đi viện. Tôi nói:

-    Em không sao đâu. Anh ơi, mình đi địa hình xung quanh chỗ này đi anh ạ ! Mới lại, em cũng có ngồi được đâu mà nghỉ.

     Anh Triêm và tôi đi rà soát khu vực xung quanh khá xa và phát hiện ra "động" của du kích địa phương. Trong động chỉ có hai người du kích ở nhà. Du kích đều là người bắc, Là lính nhập ngũ từ những năm "sáu ích", rồi bị chuyển thành du kích. Nghe hai du kích kể chuyện hoạt động của họ tôi đã rơi nước mắt. Nhiều người bị thương cũng được chạy chữa tại chỗ bởi đồng đội và không thể ra bắc được. họ sống chui lủi trong rừng tạp và rừng cao su. Địch càn chỗ này thì chạy sang chỗ khác. Họ có đồ ăn và quần áo đều là đồ tiếp tế của một số người dân. Cũng không phải là dân "cách mạng" đâu mà là những người có lòng thương đồng loại và không bẩm báo với địch. Thế thôi !

     Ngay cạnh động của du kích là lạch nước nhỏ chảy ri rỉ. Du kích họ vét một cái vũng để lấy nước. Nhờ nó mà hôm đó c20 mới có nước nấu cơm.
 
    Đến chiều, sau vụ Quynh xử lý tù binh một lúc, chiếc xe Jeep mới quay lại. Mặc dù tôi hết sức chống đối nhưng cuối cùng anh Triêm vẫn cưỡng bức được tôi lên xe, chở đi viện ở phía sau. Trên xe chạy quay lại sau có anh lái xe (của 559, xe của anh ấy là cái xe bị cháy ấy), anh Nhung bê phó bê 1 và tôi. Dự định sẽ thả tôi ở viện, thả anh lái xe ở đâu đó để anh ấy tìm về đơn vị, rồi anh Nhung lái xe về c20.

     Lúc ra đến đường 1, anh lái xe đã gặp đồng đội của anh ấy đang trở đại quân tiến đến. Vậy nên anh ấy chuồn lẹ khỏi xe Jeep. Còn lại anh Nhung và tôi. Thấy khí thế đại quân đang vào hừng hực tưng bừng quá, tôi mới bảo anh Nhung:

-    Em không đi viện đâu ! Quay xe lại đi.

     Chúng tôi cãi nhau vài câu, thì tôi nhảy xuống xe (xe đang ngược chiều dòng thác lũ nên bị choán hết lối phải đi rất chậm). Tôi bảo Anh Nhung:

-    Nếu anh không quay lại thì anh đi viện một mình nhé. Em đi bộ quay lại đây !

     Tôi vẫn nhớ nét mặt lão Nhung lúc đó, trông rất hay. Lão bật cười mà mặt thì nhăn nhó trông nó cứ đơ đơ.

     Anh nhung và tôi quay lại. Chúng tôi gặp đơn vị đang trên đường rẽ để đi ấp Bình Sơn, Long Thành chứ không phải chạy thẳng xuống Bà Rịa.

     Tháng 6/1975, tôi được ra quân trong đợt đầu tiên, toàn sinh viên. Anh Thanh xê viên c20 đưa cho tôi giấy chứng nhận bị thương do ông Rinh, tham mưu phó sư đoàn ký (Ông Rinh sau này là thượng tướng). Khi tôi về Đoàn An Dưỡng 869, đoàn cũng không có điều kiện khám thương cho tôi. Và thế là đoàn trưởng cấp thêm cho tôi một cái "Giấy Chứng Nhận Bị Thương" nữa, nói rằng tôi bị thương từ chiến trường ra, đoàn không có điều kiện khám thương tật.

     Mải học và mải chơi nên nhiều lần tôi đi khám thương giữa chừng thì "nhảy xuống và quay lại". Vụ này bố mẹ tôi và 6971 luôn thúc dục và cằn nhằn.

     Vết thương ở đầu gây ra tiếng ve kêu ri ri liên tục trong tai tôi. Thì, tôi đi khám tai ở bệnh viện Bạch Mai đầu năm 1976. Khi bác sỹ ở Trung Tâm Thính Thanh Học đo đạc rồi kết luận tôi bị "Xốp Xơ Tai trái" nên bị "Điếc Dẫn truyền". Nhìn đồ thị kết quả đo, tôi vặn lại ông bác sỹ:

-    Nếu tôi bị "Xốp xơ tai" thì phải nghe tốt ở tần số thấp và nghe kém ở tần số cao chứ (đây là một kiến thức rất cơ sở của Vật Lý). Sao đồ thị lại ngược lại thế này ?
-    Cậu thì biết gì về chuyên môn mà nói ?
-    Chuyên môn về tai thì tôi không biết. Nhưng bác sỹ cứ về xem lại sách chuyên môn của bác sỹ xem tôi nói có đúng không !

     Thế là tan cái vụ chữa tai.

     Cái tai tự phát tiếng động bên trong làm tôi rất khó chịu. Khoảng năm 1980, tôi đi khám tai ở Bệnh Viện Đường Sắt (lúc đó bệnh viện ngành này giàu có hơn các bệnh viện trung ương). Sau khi đo điện não đồ, hai vị bác sỹ bàn luận rất lâu mà không biết kết luận ra sao. Thấy vậy, tôi mới hỏi:

-    Có chuyện gì hay sao ạ ?
-    Ừ, có chuyện đấy. Đầu của cậu lạ lắm. Tôi chưa bao giờ đo thấy thế này. Tôi nói thành thực, mấy điểm đo ở bên trái của cậu có gì đó mà chúng tôi không biết là cái gì. Thôi, thế này nhé ! Cho cậu thuốc về uống hết thì quay lại đây khám lại.

     Nghĩ rằng họ đã không biết là cái gì thì họ cho thuốc kiểu gì không biết. Và, thuốc đó tôi chả bao giờ uống. Thế là tan cuộc chữa tai lần thứ hai.

     Năm 1996, Cái giấy chứng nhận bị thương của tôi đã giúp tôi tìm lại vị trí nơi Dân và Nhật hy sinh. Thế là tốt quá rồi.

    Khám thương thì không khám kể cả lần thằng bạn bắt ép tôi đi khám. Chữa tai cũng không. Cho đến khi c20 gặp nhau lần thứ nhất 9/2009. mấy anh em bị thương cùng tôi ngày đó hỏi thăm tôi là thương binh loại mấy. Tất cả đều ngạc nhiên vì tôi chưa đi khám lần nào. Mấy đứa đó đều bảo:

-   Mày là đứa bị nặng nhất sao lại không khám ? Chúng tao về là khám ngay, đều là thương binh hết.

     Tôi bị chúng nó mắng cho một trận tơi bời và bắt tôi hứa phải đi khám.

     Đầu năm 2010, tôi thực hiện việc nộp hồ sơ khám thương theo hướng dẫn của ban chính sách quận đội Đống Đa. Bây giờ cái giấy chứng thương đã bị rách ở các đường gấp tư. Mấy anh quận đội trố mắt khen là giấy "Zin" và kêu là tôi may mắn vì còn giữ được nó, mấy năm nay quy định không giám định thương tật với các giấy chứng nhận bị thương do đơn vị cấp lại.

     Còn thiếu cái giấy xác nhận là lính của sư đoàn 325, tôi lên phòng chính sách sư đoàn để xin xác nhận. Phòng này bảo tôi sang phòng quân lực. Phòng quân lực bảo không xác nhận gì hết vì hồ sơ bị lũ lụt mất hết rồi.

     Chả có nhẽ lại chịu thua ?! Đành phải nhờ mấy em cùng c20 ngày xưa bây giờ ở thượng tầng của quân đoàn và sư đoàn vậy. Tôi gọi điện cho Nhật (trước ở a2 của tôi), đề nghị em gọi điện cho phòng chính sách xác nhận "người thực việc thực". 5 phút sau thì phó phòng chính sách ngồi gõ máy tính giấy xác nhận Tích Tường Như Lệ là chiến sỹ của đơn vị từ 6/9/1971 đến 28/6/1975.

     Có đầy đủ giấy tờ, sau thời gian chờ đợi Cục Chính Sách thẩm định giấy tờ, tôi dược gọi đi khám ở quân y viện 5. Một tháng sau đó, viện 5 yêu cầu khám lần cuối trước cả hội đồng giám định gồm viện trưởng, trưởng khoa thần kinh và vài vị trưởng khoa khác có liên quan. Khám xong, chờ kết quả từ Bộ Tư Lệnh Thủ Đô. Rồi mấy tháng sau Bộ Tư Lệnh Thủ Đô gọi lên phát thẻ và huy hiệu thương binh.
    
     Huy hiệu thì tôi chưa đeo nhưng tiền thương tật hàng tháng thì vẫn lĩnh đều  ;D
    


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 22 Tháng Tư, 2012, 09:28:31 am
TTNL ơi, chuyện bạn làm giấy tờ xác nhận liên quan đến bị thương trận ấy gần đây bạn có kể tôi nghe. Hôm ấy bạn bi thương tôi cũng có nhớ. Ý mình nói may mắn mãi sau này bạn mới làm giấy tờ chế độ là ở đơn vị cũ còn có mấy anh em lớp sau của C20 còn công tác ở SĐ và QĐ nên có thuận lợi. Trong số ae bị thương, mình nhắc tới bạn và Quí cùng tổ tskt. Quí thì mình cũng mới liên lạc được gần đây. Nó nói bị mất giấy chứng thương nên đến giờ vẫn chưa làm được thủ tục chế độ...


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 22 Tháng Tư, 2012, 11:10:11 am
 Bác TTNH ơi.
Cái giấy gấp làm tư bị rách của bác còn zin bây giờ là của quý hiếm đấy bác ạ.
 Cái lúc chúng tôi ra quân đi xin việc làm còn phải giấu cái của quý hiếm đấy đi vì nhiều cơ quan họ khg thích nhận những đối tượng này vì nhiều lí do...
 Bác bây giờ chắc đang chờ đi giám định để vào hạng, xếp loại thương tật. Chúc bác sớm đc nhận chế độ của mình.





Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: vanson307 trong 22 Tháng Tư, 2012, 02:19:39 pm
22.4.1975 – Bất ngờ đụng độ địch trên đường: Lính trinh sát Sư đoàn tác chiến như bộ binh.

. . . .
    
     Ta hi sinh 2 người, trung đội trưởng Dân quê Nam Hà và cậu Nhật lính mới quê Hải Hưng; Nhật hi sinh ngay trên thùng xe.  Một số bị thương nhẹ trong đó có cậu Quí trong tổ tskt đi xe đầu và Lê Minh ( lão TTNL cũng bị thương ).


    
     Nhân lão TanVinh nói chuyện tôi bị thương vào thời điểm đó. Thế mà 35 năm sau tôi mới đi khám thương lần đầu bằng giấy chứng thương được cấp từ 1975.

     Sự tình là tôi bị thương cùng mấy anh em khác. Mấy anh em bị thương kêu rên rất to và chạy lui về phía sau và sau đó được xe Jeep chở đi viện lúc nào thì tôi không rõ. Tôi thì không kêu một tiếng nào mà vẫn cùng thằng Quynh, thằng Vân, anh lái xe chiến tiếp với địch. Khi trời sáng hẳn, địch cũng đã rút lui từ bao giờ rồi, bốn thằng mới về đơn vị, đi nghênh ngang, đàng hoàng giữa đường nhé. Khoảng 500 mét gì đó, có anh em chạy từ rừng cao su ra vẫy chúng tôi vào. Thì ra đơn vị đã nghỉ ở đây từ bao giờ ấy rồi. Anh Triêm xê phó thấy tôi bị thương mới bảo lão Tất y tá băng cho tôi. Thế là ở mông tôi có một đụm gạc to và băng dính, còn trên đầu là một vành khăn trắng (để băng vết thương trên đầu, bên trái). Anh Triêm bảo tôi chờ xe Jeep quay lại thì chở đi viện. Tôi nói:

-    Em không sao đâu. Anh ơi, mình đi địa hình xung quanh chỗ này đi anh ạ ! Mới lại, em cũng có ngồi được đâu mà nghỉ.

     Anh Triêm và tôi đi rà soát khu vực xung quanh khá xa và phát hiện ra "động" của du kích địa phương. Trong động chỉ có hai người du kích ở nhà. Du kích đều là người bắc, Là lính nhập ngũ từ những năm "sáu ích", rồi bị chuyển thành du kích. Nghe hai du kích kể chuyện hoạt động của họ tôi đã rơi nước mắt. Nhiều người bị thương cũng được chạy chữa tại chỗ bởi đồng đội và không thể ra bắc được. họ sống chui lủi trong rừng tạp và rừng cao su. Địch càn chỗ này thì chạy sang chỗ khác. Họ có đồ ăn và quần áo đều là đồ tiếp tế của một số người dân. Cũng không phải là dân "cách mạng" đâu mà là những người có lòng thương đồng loại và không bẩm báo với địch. Thế thôi !

     Ngay cạnh động của du kích là lạch nước nhỏ chảy ri rỉ. Du kích họ vét một cái vũng để lấy nước. Nhờ nó mà hôm đó c20 mới có nước nấu cơm.
 
    Đến chiều, sau vụ Quynh xử lý tù binh một lúc, chiếc xe Jeep mới quay lại. Mặc dù tôi hết sức chống đối nhưng cuối cùng anh Triêm vẫn cưỡng bức được tôi lên xe, chở đi viện ở phía sau. Trên xe chạy quay lại sau có anh lái xe (của 559, xe của anh ấy là cái xe bị cháy ấy), anh Nhung bê phó bê 1 và tôi. Dự định sẽ thả tôi ở viện, thả anh lái xe ở đâu đó để anh ấy tìm về đơn vị, rồi anh Nhung lái xe về c20.

     Lúc ra đến đường 1, anh lái xe đã gặp đồng đội của anh ấy đang trở đại quân tiến đến. Vậy nên anh ấy chuồn lẹ khỏi xe Jeep. Còn lại anh Nhung và tôi. Thấy khí thế đại quân đang vào hừng hực tưng bừng quá, tôi mới bảo anh Nhung:

-    Em không đi viện đâu ! Quay xe lại đi.

     Chúng tôi cãi nhau vài câu, thì tôi nhảy xuống xe (xe đang ngược chiều dòng thác lũ nên bị choán hết lối phải đi rất chậm). Tôi bảo Anh Nhung:

-    Nếu anh không quay lại thì anh đi viện một mình nhé. Em đi bộ quay lại đây !

     Tôi vẫn nhớ nét mặt lão Nhung lúc đó, trông rất hay. Lão bật cười mà mặt thì nhăn nhó trông nó cứ đơ đơ.

     Anh nhung và tôi quay lại. Chúng tôi gặp đơn vị đang trên đường rẽ để đi ấp Bình Sơn, Long Thành chứ không phải chạy thẳng xuống Bà Rịa.

     Tháng 6/1975, tôi được ra quân trong đợt đầu tiên, toàn sinh viên. Anh Thanh xê viên c20 đưa cho tôi giấy chứng nhận bị thương do ông Rinh, tham mưu phó sư đoàn ký (Ông Rinh sau này là thượng tướng). Khi tôi về Đoàn An Dưỡng 869, đoàn cũng không có điều kiện khám thương cho tôi. Và thế là đoàn trưởng cấp thêm cho tôi một cái "Giấy Chứng Nhận Bị Thương" nữa, nói rằng tôi bị thương từ chiến trường ra, đoàn không có điều kiện khám thương tật.

     Mải họ

     Vết thương ở đầu gây ra tiếng ve kêu ri ri liên tục trong tai tôi. Thì, tôi đi khám tai ở bệnh viện Bạch Mai đầu năm 1976. Khi bác sỹ ở Trung Tâm Thính Thanh Học đo đạc rồi kết luận tôi bị "Xốp Xơ Tai trái" nên bị "Điếc Dẫn truyền". Nhìn đồ thị kết quả đo, tôi vặn lại ông bác sỹ:

-    Nếu tôi bị "Xốp xơ tai" thì phải nghe tốt ở tần số thấp và nghe kém ở tần số cao chứ (đây là một kiến thức rất cơ sở của Vật Lý). Sao đồ thị lại ngược lại thế này ?
-    Cậu thì biết gì về chuyên môn mà nói ?
-    Chuyên môn về tai thì tôi không biết. Nhưng bác sỹ cứ về xem lại sách chuyên môn của bác sỹ xem tôi nói có đúng không !

     Thế là tan cái vụ chữa tai.

     Cái tai tự phát tiếng động bên trong làm tôi rất khó chịu. Khoảng năm 1980, tôi đi khám tai ở Bệnh Viện Đường Sắt (lúc đó bệnh viện ngành này giàu có hơn các bệnh viện trung ương). Sau khi đo điện não đồ, hai vị bác sỹ bàn luận rất lâu mà không biết kết luận ra sao. Thấy vậy, tôi mới hỏi:

-    Có chuyện gì hay sao ạ ?
-    Ừ, có chuyện đấy. Đầu của cậu lạ lắm. Tôi chưa bao giờ đo thấy thế này. Tôi nói thành thực, mấy điểm đo ở bên trái của cậu có gì đó mà chúng tôi không biết là cái gì. Thôi, thế này nhé ! Cho cậu thuốc về uống hết thì quay lại đây khám lại.

     Nghĩ rằng họ đã không biết là cái gì thì họ cho thuốc kiểu gì không biết. Và, thuốc đó tôi chả bao giờ uống. Thế là tan cuộc chữa tai lần thứ hai.

- Gửi Bác tituongnhule, cho em hổi hiện nay Bác đã chữa khỏi tiếng ve kêu ri rỉ ở tai chưa ạ. Em là VS307 mấy năm nay cũng bị tiếng kêu như vạy. Bác cho em biết với nhé, cám ơn Bác.


















Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 22 Tháng Tư, 2012, 05:10:57 pm
23/4/75 – Chuyển hướng tác chiến

     SĐ 325 chuyển nhiệm vụ sang hướng tỉnh Biên Hòa, không tiếp tục Bà Rịa-Vũng Tàu nữa.
5g chiều lên xe hành quân từ trong rừng cao su. Một trận mưa rào vừa tạnh. Xe chật, oi bức, nhớp nháp quá. Đi được một đoạn ngắn thì thấy các xe chở quân của SĐ3 vào, rầm rập ồn ã cả vạt rừng cao su. Họ tăng cường cho Quân đoàn 2, thay SĐ 325 đảm nhiệm hướng  BR-VT.

     Đi đến nửa đêm thì dừng lại ngủ. Làm một giấc ngon trên bãi ruộng cạnh đường. 4g sáng hành quân bộ khoảng 1 cây số thì vào điểm tập kết. Chẳng biết đây là đâu nữa. Rừng ở đây khô, bằng phẳng, hiếm nước. Mắc võng ngủ được một lát thì trời sáng.

24/4/75

     Được biết đây thuộc quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa.
     Sáng mình và Điển đi vào khu vực Tỉnh đội Biên Hòa có suối để nấu cơm. Hai thằng lỉnh kỉnh xoong nồi, gạo, muối lững thững đi sâu mãi vào phía trong rừng. Không gian yên ắng mung lung của rừng cao su, chỗ nào cũng những hàng cây loang loang thẳng tắp ngang dọc cho ta cảm giác như bị lạc đường.

     Buổi chiều tiểu đội làm trinh sát tin tức địch trên máy. Anh Kim, trợ lý Ban2 đi làm việc trong cứ của Tỉnh ủy Biên Hòa về cho anh em thuốc lá thơm Capstan, mấy thằng hút thuốc thích lắm, khen lấy khen để. Anh Kim bảo khi thấy mấy cán bộ quân chủ lực đến họ ôm chầm lấy, cảm động sung sướng vì bao nhiêu năm vất vả hi sinh, chờ đợi thì bây giờ sắp chiến thắng đến nơi rồi.

25/4/75

     Hôm nay tiểu đội vẫn trực máy lấy tin tức địch. Những ngày này tin tức đủ loại từ nhiều lực lượng địch, không còn bám mạng cụ thể đơn vị địch nào. Tin nhiều nhưng loãng.

     Được biết, hướng SĐ đang chuẩn bị đánh lớn vào các mục tiêu quan trọng trên đường tiến quân vào Sài gòn từ phía nam của tỉnh Biên Hòa.

     Anh chàng Đọ bặt tin từ hôm đụng độ địch trên quốc lộ 2 rạng sáng 22/4 nay đã trở về đơn vị. Mọi người vui vẻ hỏi thăm rối rít. Thì ra Đọ bị lạc sâu trong rừng cao su, mất phương hướng, có lẽ thế, bị đói khát mấy ngày đêm. Nhìn quần áo lem luốc, mặt mày hốc hác, giọng khản nói không ra tiếng, anh em ai cũng mừng vì cậu còn sống trở về.

     Tối nay dự định lên đường nhưng lại hoãn. Làm trinh sát tin tức địch từ 11 rưỡi đến 2 giờ sáng.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: thaiminhhung trong 22 Tháng Tư, 2012, 10:20:01 pm
hai" lão" TTNL & TV prc25 thứ bẩy nào cũng gặp nhau cùng hiền khô, thỉnh thoảng lại đùa nhau vui ghê.

Đây là những người lính đã đi đến tận cùng của cuộc chiến qua ngày 30.4.1975, đang được truyền hình thông tấn phỏng vấn

(http://img163.imageshack.us/img163/160/img9393pf.jpg)

"Lão" TTNL đang được phỏng vấn

(http://img826.imageshack.us/img826/1210/img9406q.jpg)

"Lão" TV prc25 đang trả lời phỏng vấn

(http://img844.imageshack.us/img844/6856/img9410r.jpg)

PGS-TS Hoàng Văn Tần đang trả lời phóng viên


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 23 Tháng Tư, 2012, 08:33:57 am
Khi truỳen hình TTXVN phỏng vấn các bạn tôi về Quảng Trị và con đường đi tới ngày 30/4/75 đứng ở đằng xa tôi chực khóc . Tôi cứ hình dung bao nhiêu bè bạn một thời QT , một thời Tây Nguyên Ban mê Thuột .... cũng đứng ở đâu đây . Chúng tôi đang nói về họ bởi không có họ chúng tôi đâu được hưỏng sự may mắn này ...
Cám ơn những đồng đội không trở về .
Cám ơn số phận .


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 23 Tháng Tư, 2012, 10:32:36 pm

- Gửi Bác tituongnhule, cho em hổi hiện nay Bác đã chữa khỏi tiếng ve kêu ri rỉ ở tai chưa ạ. Em là VS307 mấy năm nay cũng bị tiếng kêu như vạy. Bác cho em biết với nhé, cám ơn Bác.


     37 năm nay vẫn thế, thành quen rồi. Bạn nên đi chữa ngay, càng sớm càng tốt. Nếu để lâu cóa thể không chữa khỏi dược nữa. Bây giờ có nhiều thuốc tốt, chữa rất nhanh khỏi.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: khanhhuyen trong 24 Tháng Tư, 2012, 12:14:25 am

- Gửi Bác tituongnhule, cho em hổi hiện nay Bác đã chữa khỏi tiếng ve kêu ri rỉ ở tai chưa ạ. Em là VS307 mấy năm nay cũng bị tiếng kêu như vạy. Bác cho em biết với nhé, cám ơn Bác.


     37 năm nay vẫn thế, thành quen rồi. Bạn nên đi chữa ngay, càng sớm càng tốt. Nếu để lâu cóa thể không chữa khỏi dược nữa. Bây giờ có nhiều thuốc tốt, chữa rất nhanh khỏi.

Em cũng bị như các bác,nhưng trong tai của em nó lại kêu như tiếng động cơ máy bay ing...ing rất lớn.Và cũng xuốt từ đấy cho đến nay đã là 27 năm rồi,tiếng Ing.....ing...u....u...trong tai không hề tăng hay giảm.Em bị nhiều loại đạn pháo nổ gần mình lắm,nhưng chỉ khi bị tên lửa đất đối đất nổ gần,tai lập tức chảy nước nhờn màu lờ lợ thì lúc ấy mới bị điếc và có tiếng kêu.Em nghĩ số mình cao nên chưa dính thôi,chứ chẳng thể tài giỏi với bom đạn được.Năm 1987 khi vừa ra quân về,do sức khỏe yếu đi bộ lắm lúc cứ như say rượu,đường thằng không đi cứ liệng ngang,sợ quá em chẳng dám đi xe máy hay xe đạp.
Bác sĩ tây,quả quyết nếu bị dưới 3 năm họ mổ và chữa được,bây giờ thì chịu,em phải đeo máy trợ thính mới nghe được.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 24 Tháng Tư, 2012, 02:38:41 pm
Tháng Tư -  nhớ những đồng đội hi sinh ngay trước và sau ngày chiến thắng 30/4/75

     Những ngày tháng Tư này, khi nhớ lại những ác liệt và hi sinh của bộ đội ta khi đang áp sát Sài Gòn, tôi bùi ngùi nhớ tới hai đồng đội của Đại đội Trinh sát –C20 F325, là Trung đội trưởng Nguyễn Thế Dân và chiến sỹ Ngô Thanh Nhật đi cùng toán trinh sát tiền tiêu mà tôi cũng là thành viên, đêm 21/4 đã đụng độ và đánh nhau với địch trên Quốc Lộ 2 Long Khánh-Bà Rịa. Hai anh đã hi sinh khi còn rất trẻ, cũng chạc tuổi như anh em chúng tôi ngày ấy. Các anh ngã xuống ngay tại cửa ngõ Sài Gòn, khoảng 4 giờ sáng ngày 22/4, chỉ còn chưa đến 10 ngày nữa thì chiến cuộc kết thúc.
Tôi có kỉ niệm hành quân trong đội hình của B trưởng Dân, hồi đầu chiến dịch Thừa Thiên-Huế, từ Quảng Trị dọc tuyến đường Đông Trường Sơn vào tây nam Huế. Anh là người hiền lành, ít nói và gương mẫu. Suốt chặng đường dài hành quân hơn nửa tháng, tôi có ấn tượng tốt về anh là một cán bộ trung đội tin cậy được anh em quí mến.

     Tôi cũng nhớ với niềm tiếc thương người đồng đội đồng hương cùng làng với tôi là Trường ở Lữ 203 TTG QĐ 2. Trước đây nghe ở quê nói là Trường hí sinh ở khu vực Nhà Bè sáng 30/4, nhưng gần đây bác Lixeta cùng Lữ đoàn trong lần họp mặt ccb LĐ203 ngày 14/4/12 đã hỏi được thông tin từ đồng đội Thu cùng đơn vị với Trường, cho biết Trường hí sinh tại đầu cầu Sài Gòn khi đang lái chiếc xe thiết giáp chỉ huy chở bộ phận tác chiến của LĐ thì xe bị trúng đạn pháo, Trường và 1 người nữa hi sinh. Theo số bác Lixeta cho, sáng nay tôi liên lạc điện thoại với anh Thu thì được biết thêm là khi đến gần đầu cầu SG thì xe thiết giáp Trường lái vượt lên xe anh Thu, lúc xe Trường bị trúng đạn là khoảng 10g30 sáng.
Hồi ở quê, tôi học trên Trường 2 lớp. Tóc cậu xoăn tít, rất dễ nhận ra. Hôm ở Đà Nẵng ngày 5/4 hai thằng tình cờ gặp nhau ở cầu Nam Ô, tôi thì trong trung tâm ra còn nó thì đang đi vào trung tâm thành phố nói là cùng người đơn vị đi tìm lấy xe thiết giáp về cho đơn vị sử dung. Thế mà gần tháng sau thì Trường hi sinh, ngay tại cầu Sài Gòn sáng 30/4 chỉ cách giờ phút chiến thắng khoảng 1 tiếng đồng hồ.

     Cũng là đồng đội ở C20 nhưng cái chết của Hồng Vinh thật không ngờ và đầy thương cảm. Vinh là y tá đại đội, quê Nam Hà. Tôi không nhớ Vinh về C20 từ khi nào. C20 có 2 y tá từ ban đầu ngoài bắc vào Quảng Trị và mãi đến sau 30/4 là Tất và Việt, đều là sinh viên ĐHYK nhập ngũ 6/9/71.  Sau 30/4 thì A12 tskt chúng tôi vẫn sinh hoạt và đi cùng Ban TS SĐ. Ở căn cứ Hải quân Cát Lái từ 1/5 đến sáng 9/5 thì lui qua bến phà Cát Lái đến đóng quân tại làng Phú Hôi, Nhơn Trạch. Ngày 26/5 Ban2 chuyển A12 về C20 và ngày 29/5 A12 chuyển đến C20 đóng quân trong Thành Tuy Hạ cũng thuộc quận Nhơn Trạch, đến đầu tháng 6 thì di chuyển tiếp về Căn cứ Nước Trong, khu vực Trường đào tạo sĩ quan bộ binh QLVNCH ( hay còn gọi là Trường Sinh viên-Sĩ quan bộ binh ).  Về đây, có lẽ do đang là mùa thời tiết độc, môi trường lắm muỗi...nên nhiều anh em bị sốt xuất huyết. Y tá Vinh bị chết do sốt xuất huyết. Khi nghe tin anh em đều bàng hoàng, thương tiếc. Mấy hôm trước anh em còn tếu táo với nhau, vui đùa sinh hoạt bình thường. Thời gian này, lính được xả hơi nên không khí đơn vị lúc nào cũng vui nhộn và có phần háo hức mong được ra quân, về phép, đi học...Thế mà Vinh lại ra đi ngay sau chiến thắng 30/4 mới được hơn 1 tháng. Qua bao chặng đường gian khổ, ác liệt đạn bom đến tận ngày chiến cuộc kết thúc vẫn chẳng sao, thế mà ...thật tiếc thương người đồng đội không may mắn.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 24 Tháng Tư, 2012, 08:59:02 pm
23/4/75 – Chuyển hướng tác chiến

     SĐ 325 chuyển nhiệm vụ sang hướng tỉnh Biên Hòa, không tiếp tục Bà Rịa-Vũng Tàu nữa.
5g chiều lên xe hành quân từ trong rừng cao su. Một trận mưa rào vừa tạnh. Xe chật, oi bức, nhớp nháp quá. Đi được một đoạn ngắn thì thấy các xe chở quân của SĐ3 vào, rầm rập ồn ã cả vạt rừng cao su. Họ tăng cường cho Quân đoàn 2, thay SĐ 325 đảm nhiệm hướng  BR-VT.

     Đi đến nửa đêm thì dừng lại ngủ. Làm một giấc ngon trên bãi ruộng cạnh đường. 4g sáng hành quân bộ khoảng 1 cây số thì vào điểm tập kết. Chẳng biết đây là đâu nữa. Rừng ở đây khô, bằng phẳng, hiếm nước. Mắc võng ngủ được một lát thì trời sáng.

24/4/75

     Được biết đây thuộc quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa.
     Sáng mình và Điển đi vào khu vực Tỉnh đội Biên Hòa có suối để nấu cơm. Hai thằng lỉnh kỉnh xoong nồi, gạo, muối lững thững đi sâu mãi vào phía trong rừng. Không gian yên ắng mung lung của rừng cao su, chỗ nào cũng những hàng cây loang loang thẳng tắp ngang dọc cho ta cảm giác như bị lạc đường.

     Buổi chiều tiểu đội làm trinh sát tin tức địch trên máy. Anh Kim, trợ lý Ban2 đi làm việc trong cứ của Tỉnh ủy Biên Hòa về cho anh em thuốc lá thơm Capstan, mấy thằng hút thuốc thích lắm, khen lấy khen để. Anh Kim bảo khi thấy mấy cán bộ quân chủ lực đến họ ôm chầm lấy, cảm động sung sướng vì bao nhiêu năm vất vả hi sinh, chờ đợi thì bây giờ sắp chiến thắng đến nơi rồi.

25/4/75

     Hôm nay tiểu đội vẫn trực máy lấy tin tức địch. Những ngày này tin tức đủ loại từ nhiều lực lượng địch, không còn bám mạng cụ thể đơn vị địch nào. Tin nhiều nhưng loãng.

     Được biết, hướng SĐ đang chuẩn bị đánh lớn vào các mục tiêu quan trọng trên đường tiến quân vào Sài gòn từ phía nam của tỉnh Biên Hòa.

     Anh chàng Đọ bặt tin từ hôm đụng độ địch trên quốc lộ 2 rạng sáng 22/4 nay đã trở về đơn vị. Mọi người vui vẻ hỏi thăm rối rít. Thì ra Đọ bị lạc sâu trong rừng cao su, mất phương hướng, có lẽ thế, bị đói khát mấy ngày đêm. Nhìn quần áo lem luốc, mặt mày hốc hác, giọng khản nói không ra tiếng, anh em ai cũng mừng vì cậu còn sống trở về.

     Tối nay dự định lên đường nhưng lại hoãn. Làm trinh sát tin tức địch từ 11 rưỡi đến 2 giờ sáng.



     Sao không thấy bác TV nói về vụ máy bay nó quần anh em ở trong rừng cao su nhảy ?


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 24 Tháng Tư, 2012, 09:48:13 pm

Sao không thấy bác TV nói về vụ máy bay nó quần anh em ở trong rừng cao su nhảy ?


TTNL ơi, tôi lược bỏ vụ máy bay địch quần đảo soi mói anh em mình trong rừng cao su ở Long Thành. Bạn ấn tượng vụ đó thế là được rồi. Từ Phan rang vào tôi và bạn đã mấy lần thoát chết bởi oanh kích rồi, kể nữa trong khi mình không sao, quanh mình bao đồng đội hi sinh và bị thương trong đó bạn cũng bị thương đêm 21/4 đấy thôi, tôi cũng thấy sao sao ấy.

Bạn có nhớ Hồng Vinh y tá về C20 thời gian nào không ? Trong kỉ yếu C20 xem danh sách 20 liệt sỹ ghi ngày mất của Vinh là tháng 7/75 là không chính xác. Theo mình Vinh mất tháng 6 mới đúng, cánh ta rời C20 ngày 28/6/75 ra Bắc thì Vinh đã mất rồi mà.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 26 Tháng Tư, 2012, 02:59:18 pm
26/4/75 – Bắt đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh – Ác liệt Long Thành

     Buổi sáng tiểu đội mở máy lấy tin tức địch, 12g trưa lên xe tiến về phía trước, chừng năm sáu cây số thì dừng lại. Từ đây tiểu đội tskt đi xe zep cùng một số cán bộ Ban2, không phải cử 1 tổ đi với trinh sát tiền tiêu của C20 nữa.  Đường đất đỏ quạch, xe chạy tung bụi mù mịt, mặt mũi quần áo phủ đầy bụi.

     Thủ trưởng Luyến cho biết hôm nay mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh. Đúng 5g chiều, pháo binh ta bắt đầu cấp tập vào Chi khu Long Thành, đánh phủ đầu địch chuẩn bị cho các mũi bộ binh ta tấn công.  Tập kết trong rừng cao su, nghe những tiếng nổ đầu nòng uỳnh uỳnh kéo dài không ngớt của pháo 130 li mà lòng thấy rạo rực.

     Đánh Long Thành, lực lượng bộ binh ta có các trung đoàn 18 và 101 của SĐ325, có trung đoàn 46 của QK3 tăng cường cho SĐ; có sự thạm gia của xe tăng LĐ203 của QĐ2 và sự hiệp đồng binh chủng đắc lực của pháo binh.
 
     Sau khoảng nửa tiếng nã pháo, các mũi bộ binh của các trung đoàn 46, 18 và 101 có xe tăng yểm trợ, đồng loạt tấn công các mục tiêu vòng ngoài, tiêu diệt địch và phát triển vào trung tâm Chi khu. Trên sóng mạng prc25 địch hoảng loạn báo cáo đơn vị đang bị quân Bắc Việt tràn ngập, khẩn cấp gọi hỏa lực chi viện hướng x, y, z... Pháo binh địch nhanh chóng chi viện chặn đường tiến của quân ta. Lực lượng địch cũng đã co cụm vào trung tâm, chống trả quyết liệt. Pháo binh ta kịp thời dội hàng nghìn quả đạn pháo nhanh chóng tiêu diệt được 2 trận địa pháo 105 li chi viện của địch.

     Càng về khuya chiến sự diễn ra càng khốc liệt trong khu trung tâm quận lỵ Ta bị bắn cháy 2 xe tăng. Tin diệt được “cua càng” của vi-xi được chỉ huy địch loan truyền liên tục trên sóng mạng thông tin prc25  như một khích lệ chiến đấu cho binh sĩ.

     Cả đêm ta chưa thể giải quyết xong Chi khu quân sự Long Thành. Chiến sự ác liệt suốt đêm.
 
      Tiểu đội tskt thay nhau làm ca kíp bám mạng sóng, cung cấp được nhiều tin tức kịp thời cho chỉ huy tham mưu SĐ về tình hình địch và diễn biến của chiến sự.

      Ban2 cho biết ngày hôm nay F304 của QĐ 2 cũng bắt đầu tấn công Căn cứ Nước Trong cũng trên đất quận Long Thành, là một mắt xích lớn trong chuỗi lá chắn phía đông cửa ngõ Sài gòn.  Như vậy, hướng QĐ 2 mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh bằng 2 SĐ bộ binh chủ lực 325 và 304,  tấn công đông thời vào 2 mục tiêu quan trọng ở Long Thành, tỉnh Biên Hòa.

                                                       ***

Áo đỏ bụi đường

Hành quân bom đạn mịt mùng
tới miền đất đỏ, ngút rừng cao su
Áo quần, mũ vải, ba lô
nhuốm màu đỏ bụi, sẫm màu thời gian.

Sáng nào tiến đánh Phan Rang
Ruộng khô bò lết, xe tan trên đường
Đêm nào đánh địch giữa đường
Thương vong, xe cháy, chiến trường xốn xang...

Tiến quân, đường dọc, đường ngang
Biên Hòa, Long Khánh quân ta điệp trùng.

Nhìn bạn như thấy được mình
Bụi đường đỏ áo, hiên ngang mắt cười.

Rừng cao su Long Thành
26/4/75




Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 27 Tháng Tư, 2012, 03:02:33 pm
27/4/75

     Sáng nay vẫn chưa hành quân, anh em tiếp tục làm trinh sát tin tức.

     Cánh anh Chiêm C phó C20 bám địch hướng Bà Rịa từ sáng 22/4 nay đã trở về C20 tại đây, do khâu thông tin bị trục trặc nên nhận tin chuyển hướng chậm.

     Buổi trưa Ban2 điều aVinh, Định và Hùng đi phía trước.

     Hôm nay SĐ 325 vẫn giao tranh ác liệt tại Chi khu Long Thành, đến cuối buổi chiều ta mới làm chủ được Long Thành . Tàn quân địch còn chạy vào làng tại ria ngoài Chi khu cố thủ chống trả cho nên chiến sự vẫn còn chưa kết thúc tại đây. Tại Căn cứ Nước Trong, SĐ304 gặp phản kháng mạnh của địch với sự yểm trợ tối đa của không quân nên giao tranh tiếp tục diến ra ác liệt cả ngày hôm nay.


28/4/75 – Tiến qua Nhơn Trạch

     Sáng nay tiến qua quận lị Long Thành. Dừng lại tại xã Phước Lộc cách quận lị không xa, ria tỉnh lộ 25. Anh Kim trợ lí Ban và tiểu đội đi trước, còn lại mấy người gồm a Tỉnh trợ lý, Công, Thảo và mình đi sau cùng thủ trưởng Luyến trên 1 xe Zep.

     Ở ria làng Phước Lộc này, bộ binh ta vẫn đang truy kích tàn quân địch còn ngoan cố chống cự.

     Ta giải phóng Long Thành không dễ dàng, thương vong nhiều. Tàn quân địch cố thủ trong một làng phía khu vực quận lị đến tận chiều hôm nay hơn 1 tiểu đoàn bộ binh trung đoàn 101 sau nhiều lần tấn công và hi sinh hàng chục người mới giải quyết xong.

     Sáng nay ta tấn công Chi khu Nhơn Trạch, chiến sự không ác liệt như đánh Chi khu Long Thành. Bô binh E46 đã áp sát Thành Tuy Hạ chuẩn bị đánh chốt chặn cuối cùng này trên đường tiến qua sông Đồng Nai vào Sài gòn.

     2 rưỡi đêm lên đường nhưng trục trặc hiệp đồng thời gian giữa các đơn vị nên loanh quanh dừng với đi và chờ đợi, đến gần sáng lại quay lại chỗ cũ. Gần tới nơi tập kết thì xe bị xa xuống rãnh nước. Mấy anh em hì hục đào bới, kê độn, phải nhờ cả mấy người dân giúp mãi gần tiếng xe mới lên được. Thế là một đêm thức trắng, mệt phờ phạc.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: thaiminhhung trong 27 Tháng Tư, 2012, 10:05:24 pm
Bác TVprc25 quả là có tâm hồn thi sĩ; ăn bom, ăn pháo nhiều thế mà vẫn có bài thơ Áo đỏ bụi đường. Chúc bác và các bác có một ngày tết độc lập vui vẻ. Bác Duyên tặng đoàn 20 lít "rượu gạo làng ta" để thắp hương và thưởng thức hương vị ngọt ngào. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin thường xuyên để anh em theo dõi.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 27 Tháng Tư, 2012, 10:43:35 pm
27/4/75

     Sáng nay vẫn chưa hành quân, anh em tiếp tục làm trinh sát tin tức.

     Cánh anh Chiêm C phó C20 bám địch hướng Bà Rịa từ sáng 22/4 nay đã trở về C20 tại đây, do khâu thông tin bị trục trặc nên nhận tin chuyển hướng chậm.

     Buổi trưa Ban2 điều aVinh, Định và Hùng đi phía trước.

     Hôm nay SĐ 325 vẫn giao tranh ác liệt tại Chi khu Long Thành, đến cuối buổi chiều ta mới làm chủ được Long Thành . Tàn quân địch còn chạy vào làng tại ria ngoài Chi khu cố thủ chống trả cho nên chiến sự vẫn còn chưa kết thúc tại đây. Tại Căn cứ Nước Trong, SĐ304 gặp phản kháng mạnh của địch với sự yểm trợ tối đa của không quân nên giao tranh tiếp tục diến ra ác liệt cả ngày hôm nay.


28/4/75 – Tiến qua Nhơn Trạch

     Sáng nay tiến qua quận lị Long Thành. Dừng lại tại xã Phước Lộc cách quận lị không xa, ria tỉnh lộ 25. Anh Kim trợ lí Ban và tiểu đội đi trước, còn lại mấy người gồm a Tỉnh trợ lý, Công, Thảo và mình đi sau cùng thủ trưởng Luyến trên 1 xe Zep.

     Ở ria làng Phước Lộc này, bộ binh ta vẫn đang truy kích tàn quân địch còn ngoan cố chống cự.

     Ta giải phóng Long Thành không dễ dàng, thương vong nhiều. Tàn quân địch cố thủ trong một làng phía khu vực quận lị đến tận chiều hôm nay hơn 1 tiểu đoàn bộ binh trung đoàn 101 sau nhiều lần tấn công và hi sinh hàng chục người mới giải quyết xong.

     Sáng nay ta tấn công Chi khu Nhơn Trạch, chiến sự không ác liệt như đánh Chi khu Long Thành. Bô binh E46 đã áp sát Thành Tuy Hạ chuẩn bị đánh chốt chặn cuối cùng này trên đường tiến qua sông Đồng Nai vào Sài gòn.

     2 rưỡi đêm lên đường nhưng trục trặc hiệp đồng thời gian giữa các đơn vị nên loanh quanh dừng với đi và chờ đợi, đến gần sáng lại quay lại chỗ cũ. Gần tới nơi tập kết thì xe bị xa xuống rãnh nước. Mấy anh em hì hục đào bới, kê độn, phải nhờ cả mấy người dân giúp mãi gần tiếng xe mới lên được. Thế là một đêm thức trắng, mệt phờ phạc.



@TV: QĐ 2 khi đánh Nước Trong, Long Thành đã có tới 6000 chiến sĩ hy sinh. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Ánh Dương của tôi cũng đã ngã xuống ở đây, Nguyễn Kim Duyệt SV ĐH nông nghiệp 1, pháo thủ số 2 của xe  lixeta cũng hy sinh ở đây. Họ an nghỉ tại NTLS Long Thành

(http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2012042711717ogfimjcwmz2574911.jpeg)

(http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2012042711717mwnmnzywmz2734699.jpeg)

(http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2012042711717mzeymgu2yw2926815.jpeg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 27 Tháng Tư, 2012, 11:40:39 pm
LXT:

Đúng như vậy - đánh chi khu Long Thành bộ đội ta thương vong nhiều. SĐ 325 gồm 2 trung đoàn và E46 tăng cường mà ác liệt suốt đêm 26 đến cuối chiều 27/4 mới cơ bản giải quyết xong. Sau đó ngày 28 còn đánh lực lượng tàn binh ẩn nấp, co cụm chống cự quyết liệt tại ấp Thái Lạc. D1 E101 của bác sau 3 lần tấn công mà vẫn không tiến vào được, hi sinh hàng chục người trong đó có Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Ánh Dương D1 của bác. E 101 phải điều thêm 1 đại đội, rồi chia làm 2 mũi, có yểm trợ của cối 82 li thì đến đầu giờ chiều mới giải quyết xong.

Gần đây tôi mới biết anh Trịnh Phẩm Hanh, trợ lý Ban 2 ngày ấy, người chỉ huy các tốp trinh sát có TTNL và Duyên tại khu vực phà Cát Lái vượt sông Đồng Nai rạng sáng 30/4, đã sinh sống tại Long Thành từ năm 75. Anh cho biết, năm 2008, huyện đã lát đá hoa cương toàn bộ hơn 2.000 ngôi mộ tại Nghĩa trang huyện Long Thành. Nếu hi sinh của bộ đội mình ( 304, 325. TTG, PB...) trong hướng tiến công này, tại các trận đánh Căn cứ Nước Trong, Chi khu Long Thành, Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ và hi sinh bởi bom pháo thì phải đến con số 6000 như bác nói.

Chúc các ae vui, khỏe và mọi sự như ý trong chuyến đi ngày mai vào thăm chiến trường xưa và thắp hương các đồng đội C1, C3... , nếu thuận tiện và có thời gian thì khi ae thăm viếng Nghĩa trang Hải lăng, Triệu Phong trên trục đường Một thì ghé vào Nghĩa Trang Thị Xã QT ( ngay gần đường rẽ đầu cầu Thạch Hãn, lối đi Tích Tường ) thắp hương mộ chung 4 Trinh sát E 95 ( có Vũ Bình bạn tôi) nhé.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 29 Tháng Tư, 2012, 10:14:45 am
29/4/75 – Qua Thành Tuy Hạ, tiến về bến phà Cát Lái

     Rạng sáng nay pháo 130 li của Lữ đoàn 164 từ Nhơn Trạch nã đạn vào Sân bay Tân Sơn Nhất. Những tiếng nổ uỳnh uỳnh kéo dài rung chuyển cả đất trời.

     Chưa đi nên 3 thằng trong tổ đi với thủ trưởng Luyến chia ca kíp trinh sát  kĩ thuật  trên mạng sóng của địch.   

     1 giờ chiều lên đường,  đến Long Tân thì dừng lại. Khoảng 4 rưỡi 5 giờ xảy ra một vụ súng bắn loạn xạ hết hồn. Chả là thôn này nằm sát sông Đồng Nai, mấy tàu thuyền địch tháo chạy trên sông qua đoạn này bắn uy hiếp lên bờ. Lính nghe tiếng súng rộ lên ở ria làng lại tưởng tàn quân địch tập kích thế là vội vàng triển khai vào các vườn nhà dân ria đường nổ súng loạn xạ một hồi.

     Ta tấn công Thành Tuy Hạ, kho hậu cần lớn, một căn cứ chốt chặn cuối cùng của địch trên đường tiến của cánh quân SĐ 325. Từ sáng pháo binh ta bắn vào Thành Tuy Hạ, phá hủy kho đạn nhưng quân địch vẫn cố thủ. Sau nhiều giờ giao tranh ác liệt, với xe tăng yểm trợ mãi đến cuối buổi chiều thì Trung đoàn 46 mới chiếm được Thành Tuy Hạ.
 
     Tối trực làm tin trinh sát từ 6g đến 9g thì có lệnh lên đường. Ngoài đường, xe tăng thiết giáp, xe kéo pháo, xe chở bộ binh nhộn nhịp khẩn trương tiến về phía bến phà trên sông Đồng Nai. Đêm dừng lại trên đường khoảng 1 tiếng, mấy thằng tskt tranh thủ mở máy lấy tin tức. Trên sóng mạng prc25 lúc này nghe láo nháo chẳng đâu vào đâu những liên lạc chập chờn của tàn quân lực lượng nghĩa quân và địa phương quân địch đang đâu đó trong những rừng cao su phía sau, chẳng có tin tức gì quan trọng. Lại tiếp tục đi, trời đã gần sáng. Dòng người chạy tản cư đi bộ, đi xe lam theo chiều ngược lại ken đặc trên đường, xe bộ đội phải chạy chậm nhích từng đoạn một, mãi mới qua được quãng đường này.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: luckyluke trong 29 Tháng Tư, 2012, 02:16:07 pm
Ngày mai 30-4 mới viết tiết hả bác,em nóng lòng muốn đọc quá rồi. :'( :'(


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 29 Tháng Tư, 2012, 10:08:52 pm
Hôm nay chúng tôi có cuộc gặp mặt liên hoan 30/4 của các ae ccb Quảng Trị một thời tại nhà Duyên, cựu chiến sĩ tskt ảnh của SĐ 325.
Gồm có ccb Ban TS SĐ ( a Kim, a Tỉnh ), A 12 tskt ( vợ chồng aVinh, vợ chồng Duyên, vợ chồng TanVinh và An đen), vợ chồng 6971 (C20SĐ ), vợ chồng Hùng bồ C1D1E101, Hiền D17 SĐ, ChiếnC3 và a Uyên ccb binh chủng phòng không. Cuộc vui kéo dài từ trưa đén tận 4g chiều.

(http://img837.imageshack.us/img837/7554/img1237o.jpg)


(http://img189.imageshack.us/img189/5677/img1238p.jpg)


(http://img269.imageshack.us/img269/551/img1243ax.jpg)


(http://img823.imageshack.us/img823/1897/img1251zt.jpg)


(http://img404.imageshack.us/img404/2245/img1272wo.jpg)


(http://img849.imageshack.us/img849/9731/img2012042900796.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 29 Tháng Tư, 2012, 10:21:14 pm
Chúc mừng các anh CCB nhân ngày chiến thắng 30.4. Chúc các anh luôn mạnh khỏe, yêu đời !   Nhìn từng khuôn mặt hồ hởi, càng thấy cái quý giá của ngày 30.4.75
Chúc anh TanVinhprc25 có ngày 30.4 thật vui !


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: thaiminhhung trong 29 Tháng Tư, 2012, 11:12:06 pm
Chúc mừng các bác đã tổ chức một buổi gặp mặt hết sức vui vẻ của các anh em CCB nhân ngày Chiến thắng. Chúng tôi sẽ thông báo cụ thể hoạt đông của đoàn trong thời gian ở QT. Xin chào các Bác.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 29 Tháng Tư, 2012, 11:15:03 pm
Chúc mừng các anh CCB nhân ngày chiến thắng 30.4. Chúc các anh luôn mạnh khỏe, yêu đời !   Nhìn từng khuôn mặt hồ hởi, càng thấy cái quý giá của ngày 30.4.75
Chúc anh TanVinhprc25 có ngày 30.4 thật vui !

Cảm ơn chú em HaHoi. Tình cảm của những người lớp lứa sau như HH đối với những cựu chiến binh lớp đàn anh thất quí và đáng trân trọng biết bao.
Chúc HH có kì nghỉ cùng gia đình vui vẻ nhé.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 29 Tháng Tư, 2012, 11:22:18 pm
Ngày mai 30-4 mới viết tiết hả bác,em nóng lòng muốn đọc quá rồi. :'( :'(

Cảm ơn, đợi sáng mai đọc tiếp diễn biến ngày cuối cùng của cuộc chiến tại bến phà Cát Lái nhé. Xem đúng ngày cũng thích chứ. Mai tôi sẽ dậy sơm để đăng tiếp bài.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 30 Tháng Tư, 2012, 06:51:12 am
30/4/75 --- PHÀ CÁT LÁI – Chiến cuộc kết thúc – Quận 9 Sài Gòn

     Tờ mờ sáng thì tới xóm Bến phà Cát Lái. Bên kia sông Đồng Nai là đất Sài Gòn-Gia Định. Lúc này tất cả các đơn vị đều dồn về bến phà để qua sông vào giải phóng Sài Gòn. Đủ các lực lượng của cánh quân suốt tuần nay đã tràn qua giải phóng Long Thành, Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ - tăng thiết giáp, pháo binh, bộ binh, trinh sát...Tất cả như đoàn ngựa chiến đường dài, đã mệt mỏi nhưng vẫn đang hừng hực khí thế xung trận. Nhưng tất cả đã bị sững lại tại đây. Quân địch đã rút phà về bờ bên kia. Cả đoàn quân bị dồn ứ, tắc lại ùn ã tại quãng đường mấy trăm mét của cái xóm nhỏ bến phà này. Trên trời, dưới lính. Dọc hai bên đường dẫn ra sát bến phà, từng nhóm lính đi lại vật vờ, sốt ruột, có anh thì nằm ngay rệ đường gối đầu lên ba lô ngủ, anh thì ngồi thu lu dưới hiên hè nhà dân thiu thiu chờ đợi...Quang cảnh chẳng ra yên tĩnh, cũng chẳng ra dữ dội mà chỉ thấy sự sốt ruột của chờ đợi mệt mỏi.

     Bên kia sông có căn cứ Hải quân lớn ngay cạnh bến phà. Lúc này tại khu vực bến phà và trong căn cứ Hải quân địch vẫn còn chốt giữ chống cự. Trên sông phía bờ bên kia vẫn còn mấy chiếc tàu chiến.

     Chỉ huy Tham mưu SĐ và Ban2 đang tổ chức các toán trinh sát SĐ và trung đoàn có thuyền của du kích địa phương dẫn đường vượt sông. Tiểu đội tskt có Duyên được giao nhiệm vụ vượt sông cùng nhóm với Lê Minh C20 và một số anh em khác do anh Hạnh trợ lí Ban2 chỉ huy. Pháo binh ta cũng chuẩn bị sẵn sàng bắn thẳng từ bờ bên này sang.

     Trời sáng hẳn, bộ đội ùn lên càng đông hơn. Đã nhìn rõ mặt sông và bên phà.

     Khoảng 6 giờ sáng, súng nổ loạn xạ một hồi, tàu và quân địch bên kia sông bắn sang và lính ta bên này bắn trả.
     Trong khoảng từ 8 đến 9 giờ, với áp lực của pháo 85 li quân ta bắn thẳng từ bờ bên này sang vào mấy chiếc tàu địch, quân địch chốt giữ bến phà và trong Căn cứ Hải quân Cát Lái đã rút chạy. Quân ta làm chủ hoàn toàn bến phà Cát Lái.

     Lúc này, cái buồn ngủ và mệt mỏi của lính như đã biến mất, chỉ còn sự hưng phấn háo hức chờ có phà để qua sông tiến vào trung tâm Sài Gòn, chỉ còn cách trung tâm thành phố vài ba chục cây số nữa thôi.

     Các đơn vị đi sau đã đến cả, bộ đội ùn ã đông nghịt lên, lúc này an toàn rồi nên lính kéo ra đứng chật cả bến phà ngắm sông, chỉ trỏ, cười nói. Cạnh sát bến phà, phía trái có nhà hàng bán trứng vịt lộn, cửa mở nhưng không thấy động tĩnh gì, ngoài hiên xếp đầy những vỏ thùng các tông và sọt tre. Bên cạnh là cửa hiệu bán nước ngọt đóng chai, trong nhà, ngoài hiên còn xếp đầy những két nước ngọt, lác đác lính vào lấy một vài chai để uống.

     Sông Đồng Nai đoạn này rộng chừng bảy tám trăm mét. Nước sông đục ngầu,  các tấm gỗ ván, rác, quần áo lính phập phồng trôi theo dòng nước. Sát bờ bên kia, vài chiếc tàu hải quân địch bị trúng đạn pháo của ta, các đụn khói đen vẫn đang bốc lên. Xa xa ngược phía cầu Sài gòn, căn cứ chốt chặn nào đó của địch lửa khói vẫn đang u ám một vùng trời.

     Gần hết buổi sáng mà tàu phà vẫn chưa sang được bờ bên này, có lẽ chưa có người lái. Lính mệt nhưng ai nấy đều tỉnh như sáo chờ đợi qua sông.

     Rồi mọi người sướng ồ lên, nhảy bật lên như lò xo, ôm ghì nhau, nước mắt rưng rưng khi nghe đài phát tuyên bố đầu hàng của Tổng thống VNCH Dương Văn Minh. Rồi mọi người lại  im lặng, lâng lâng xúm quanh chiếc radio nghe lại tin cho sướng, cho chắc chắn đó lá sự thật.

     Thế là cánh quân này bị chậm chân, bị nhỡ cơ hội vào giải phóng thành phố Sài Gòn. Tiếc quá. Nhưng điều đó lúc này không còn quan trọng nữa. Ta đã toàn thắng rồi. Chiến cuộc đã kết thúc rồi.

     Quãng trưa xế chiều thì bộ đội cũng có tàu phà qua sông. Chiếc xe Zep của Ban2 đi trước có 6 người gồm thủ trưởng Luyến, a Kiều Tỉnh, Trung, Ái thông tin C20, mình và tài xế Tài; anh em tiểu đội đi 2 xe và 4 chiếc xe máy Honda sẽ đi sau. Qua phà, xe tạt vào căn cứ Hải quân Cát Lái thám sát gần tiếng rồi quay ra tiến về hướng trung tâm Sài Gòn. Đến 4 giờ chiều thì vào đến Quận 9. Trên đường đi, nhân dân hai bên đường vẫy tay, hoan hô nồng nhiệt. Phố xá nhộn nhịp, đông như ngày hội. Trên xe, Bọ Luyến mở radio nghe bản tin tổng hợp chiến thắng mà lòng thấy lâng lâng rộn rã, chợt nhớ tới bố mẹ và gia đình.

Thấy đội hình đơn vị còn mãi phía sau nên Bọ Luyến bảo lái xe quay lại. 5 g chiều dừng tạt vào nhà dân cạnh đường nghỉ nấu cơm chờ cánh đi sau đến.
 
     Bữa cơm chiều ngon quá, có rượu và thịt ngan toàn là chiến lợi phẩm cả, lấy trong căn cứ Hải quân. Gia đình chủ nhà nấu nướng giúp tất cả. Bữa cơm kéo dài mãi, cứ một lúc lại có 1 tốp đi sau đến. Cơm xong có thuốc lá Ru Bi Queen, nước chè, bánh kẹo thật đã.  Nghỉ ngơi một lát, tất cả lại lên xe tiến về phía trước răm cây số nữa thì dừng lại nghỉ đêm.
 
     Tập kết vị trí để ngủ qua đêm xong, mình và Thảo lôi 1 chiếc Honda của tiểu đội ra ngoài đường nhựa tập. Chủ yếu là tập cho mình, Thảo đã tranh thủ tập lúc chờ phà nên đã biết đi. Trời tối nên xe tí đâm vào cũi barie bằng sắt và dây thép gai ở rệ đường. May mà kịp tránh được. Xe bị đổ ra đường, 2 thằng ngã sóng xoài nhưng mình chỉ bị sước bàn tay một chút, Tháo ngồi sau không bị gì. Tập khoảng nửa tiếng thì biết đi tàm tạm.

     Sau mấy đêm gần như thức trắng, đêm nay yên bình lại không phải làm gì nữa nên ngủ ngon lành quá, ngủ một mạch đến tận sáng.

               









Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 30 Tháng Tư, 2012, 08:07:48 am
Chúc mừng Tanvinhprc25 nhân ngày 30/4 cũng là chúc mừng bác đã chuyển tải chuyện của một thời đến hồi kết của một giai đoạn đáng nhớ nhất trong cuộc đời người lính chiến trong cuộc chiến giải phóng Tổ quốc.
Trích dẫn
Sau mấy đêm gần như thức trắng, đêm nay yên bình lại không phải làm gì nữa nên ngủ ngon lành quá, ngủ một mạch đến tận sáng.
Giấc ngủ trong đêm hòa bình đầu tiên...
...lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng
ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
và trong mơ...

Bác có mơ thấy gì trong đêm đó và những đêm hòa bình sau đó?
Mong bác tiếp tục viết tiếp những chặng đường còn lại của người CCB trên lĩnh vực kinh tế, trong cuộc chiến xây dựng đất nước. Tôi thấy mảng này còn trống trên diễn đàn này. Bác hãy đi tiên phong, anh em sẽ phụ họa. Để chứng tỏ rằng chúng ta chẳng những biết đánh giặc tài mà còn biết làm kinh tế giỏi.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 30 Tháng Tư, 2012, 09:58:28 am
Chúc mừng Tanvinhprc25 nhân ngày 30/4 cũng là chúc mừng bác đã chuyển tải chuyện của một thời đến hồi kết của một giai đoạn đáng nhớ nhất trong cuộc đời người lính chiến trong cuộc chiên giải phóng Tổ quốc.
Trích dẫn
Sau mấy đêm gần như thức trắng, đêm nay yên bình lại không phải làm gì nữa nên ngủ ngon lành quá, ngủ một mạch đến tận sáng.
Giấc ngủ trong đêm hòa bình đầu tiên...
...lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng
ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
và trong mơ...

Bác có mơ thấy gì trong đêm đó và những đêm hòa bình sau đó?
Mong bác tiếp tục viết tiếp những chặng đường còn lại của người CCB trên lĩnh vực kinh tế, trong cuộc chiến xây dựng đất nước. Tôi thấy mảng này còn trống trên diễn đàn này. Bác hãy đi tiên phong, anh em sẽ phụ họa. Để chứng tỏ rằng chúng ta chẳng những biết đánh giặc tài mà còn biết làm kinh tế giỏi.

Chiến C3 ơi, cảm ơn bạn đã chia sẻ. Tôi cũng như bạn và các ae ccb Quảng Trị thời ấy thì ngày 30/4 có ý nghĩa thật đặc biệt, là dấu mốc khó quên của một thời tuổi trẻ chúng mình. Một số ae chúng mình có may mắn đi đến ngày cuối cùng của cuộc chiến 1975 nhưng đều có chung điểm xuất phát với những ngày gian khổ của chiến trường Quảng Trị 1972...

Cái giấc ngủ ngon lành của đêm 30/4 trên đất Sài Gòn nó kì diệu lắm. Tôi tin là những người lính khác đều có cảm giác như tôi. Có lẽ nó vừa có cái nhẹ nhõm của bác thợ cày đã cày xong thửa ruông, lại có cả sự lâng lâng tự hào và niềm vui của người lính trận mạc vừa qua trận chiến cuối cùng, cái cảm giác không còn đánh nhau, không còn bom đạn chết chóc, hi sinh nữa là cảm giác thật sung sướng. Cũng đan xen cảm giác bồi hồi, thương tiếc những đồng đội quanh mình vừa mới hi sinh, trước thời khắc toàn thắng có mấy ngày, thậm chí là hi sinh ngay trong ngày 30/4 ngay tại cửa ngõ Sài Gòn.

Bạn hỏi tôi có mơ thấy gì trong đêm đó ? Có, tôi có mơ thấy mình được về nhà. Tôi nghĩ ngay mình sẽ được về nhà trong buổi sáng trong niềm vui sau khi nghe tin chiến thắng. Đầu óc cứ lởn vởn và tưởng tượng mình sẽ được về nhà gặp bố, mẹ, gia đình và bạn bè...Có nhiều người lính lúc đó cũng nghĩ như tôi. Tôi tin thế.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 30 Tháng Tư, 2012, 02:34:31 pm
Chào mừng bác TANVINHPrc25 và đồng đội của bác đã vào đến Sài Gòn trong ngày 30/4/1975 lịch sử. Cái cảm giác của ngày này 37 năm trước còn đọng lại trong ký ức của chúng ta.
Trưa nay thì Thanh Sơn đã vào chiếm căn cứ không quân Biên Hòa, và cũng biết rằng mình đang còn sống!
Gửi tới bác và gia đình cùng anh em đồng đội lời chúc sức khỏe và mãi mãi nhớ về kỷ niệm ngày 30/4 lịch sử này.
Sáng nay gọi điện cho bác NTL thì bác đang thắp nhang trên tượng đài Thành cổ Quảng Trị.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 02 Tháng Năm, 2012, 01:41:16 am
Những ngày sau 30/4/75


     37 năm trước, đêm hôm nay 1/5/75 chúng tôi ngủ trong Căn cứ hải quân Cát Lái ngay bờ sông Đông Nai trên đất Sài Gòn-Gia Định. Đêm 30/4 là đêm đầu tiên sau khi khi cuộc chiến kết thúc, anh em tiểu đội A12 tskt ngủ nhờ nhà dân ven đường trong quận 9.
Sáng nay chúng tôi di chuyển lui ra ngoài trung tâm và tạt vào đóng quân tại căn cứ này, cùng Ban Trinh sát SĐ, cơ quan Phòng Tham mưu SĐ và một vài đơn vị trực thuộc, gồm cả Đại đội trinh sát SĐ.

     Căn cứ hải quân Cát Lái còn nguyên vẹn, ở vị trí ven sông rất đẹp. Căn cứ rộng, có nhiều nhà kho, phòng làm việc và nhà ở của lính và sĩ quan hải quân. Nhà từng dãy theo từng khu cách xa nhau, đường nội bộ rải bê tông rộng hai xe ô tô tránh nhau được, dọc lối đi có những cây dừa cao trĩu quả. Tiểu đội chúng tôi được ở hẳn một dãy nhà khu sĩ quan, 2 thằng một phòng rộng rãi. Hàng tháng trời qua liên tục hành quân, ngủ nghê dọc đường, trong rừng vật vạ rồi gần chục ngày ác liệt trên đất Long Khánh, Biên Hòa nhiều đêm thức trắng bây giờ được ngủ giường chiếu, mỗi thằng một giường riêng trong phòng rông rãi thành ra cũng có cảm giác là lạ, chống chếnh, khó ngủ. Đêm qua được một đêm ngủ ngon, ngủ được ngay, có lẽ do mấy đêm trước không được ngủ nên mệt mỏi thiếu ngủ quá, bữa cơm tối vui vẻ lại có chút rượu nằm một lúc là thiếp đi ngay, làm thẳng một mạch đến tận sáng. Còn đêm nay, nằm đấy, mắt nhắm đấy, yên ả yên bình mà sao mãi chẳng ngủ được. Tôi phải mất vài đêm chập chờn mới quen được cái sướng được ngủ yên trên giường chiếu đàng hoàng.

(http://img528.imageshack.us/img528/7020/catlaisg7514053800001.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 05 Tháng Năm, 2012, 09:42:11 pm
Hôm nay các anh em đồng đội một thời Quảng Trị lại ngồi với nhau chiều thứ Bảy tại 19cNH. Đông vui vì có nhiều ae mới đi Quảng Trị về. Tôi chụp bức ảnh này để gửi cho một bạn lính C20 đang ở phương xa:

(http://img705.imageshack.us/img705/538/img2012050500912.jpg)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: tralientay trong 05 Tháng Năm, 2012, 11:15:45 pm

Hì hì.
Trông hai đồng chí này như đang bàn kế hoạch trinh sát trước chiến dịch ấy.
Bức ảnh TANVINHprc25 trông rắn rỏi quá, đúng là anh giải phóng quân.
Hồi 1975 ấy các đồng đội ở SG chụp còn nhiều ảnh hơn dân xuất ngũ đang ở ngoài Bắc, mà toàn ảnh đẹp và oai hùng.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: tralientay trong 06 Tháng Năm, 2012, 08:50:33 am
Trông hai ông này nhang nhác hai chú bộ đội chụp hồi 1971.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: tralientay trong 06 Tháng Năm, 2012, 08:59:09 am
Hai ông ấy đây.
Hồi ấy là binh nhì đi từ khoa Lý sau mấy năm chinh chiến lại về khoa Lý và giờ lại thành "binh nhì" vì con trai con gái đi lấy vợ lấy chồng cả.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 06 Tháng Năm, 2012, 09:59:53 am
Em có câu hỏi này nhờ anh TanVinh và các bác giải ngố cho em : Như trong ảnh anh TanVinh chụp trong căn cứ Cát Lái và rất nhiều ảnh của các bác CCB khác, mũ tai bèo của quân Giải phóng MNVN vẫn được đội ? theo em hiểu thì các sư đoàn chủ lực như 325 dùng mũ cối chứ ? Trong phim tài liệu về Xuân 1975, em thấy nhiều đoạn quay bộ đội chủ lực toàn đội mũ cối.
Có phải là các đơn vị đã ở chiến trường miền nam đều dùng mũ tai bèo của quân Giải phóng còn những sư đoàn từ miền Bắc hành quân vào chiến đấu từ tháng 3, 4 /1975 mới đội mũ cối không ạ ?


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 06 Tháng Năm, 2012, 10:26:42 am
@hahoi : việc đội mũ cối hay tai bèo theo mình biết là không qui định nhất thiết . Trong chiến đấu bọn mình hay dùng Mũ tai bèo vì thuận tiện hơn . Trong hành quân và sinh hoạt thì vẫn dùng mũ cối . Đoàn quân nào đi B cũng phát mũ cối ngay tại lúc xuất phát , nhưng khi tới Thanh hoá lại được phát thêm mũ tai bèo .


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 06 Tháng Năm, 2012, 11:07:09 am
HaHoi,

Đúng như LTN nói đấy, không thấy như thế. Bọn anh có cả mũ cối và mũ tai bèo, lúc nào thuận tiện cái nào hoặc theo sở thích thì đội cái ấy. Khi xe anh đụng độ địch ở Phan Rang, xe bị đạn làm rách hỏng mũ cối và ba lô, sau đó được cấp mới, khi ra Bắc mũ cối của anh còn rất mới.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 06 Tháng Năm, 2012, 11:48:50 am
Sau 41 năm của 2 ông bạn một thời 6/9/71:
(http://img706.imageshack.us/img706/5854/ttnl69711971.jpg)

(http://img827.imageshack.us/img827/4969/ttnl69712012.jpg)


Tấm ảnh 41 năm trước của TTNL và 6971 đẹp và quí quá. Trông trẻ hơn cả mấy cậu Hoàng, Thành, Thăng, Long ấy chứ.
- chụp ở hiểu ảnh Quốc tế Hàng Khay ? Nước ảnh đẹp, nhà ảnh "cài đặt" so le kiểu chụp đôi rất pro.
Còn rõ cả ảnh tô màu, luxury thời đó đấy, môi đỏ tươi.

Chúc hai bạn "binh nhì" luôn khỏe và vui.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: sauchinbaymot trong 06 Tháng Năm, 2012, 05:23:58 pm
Không biết các bác có phiếu Bé Ngoan ở 19C NH đã lần nào phải tay bát, tay cốc chạy mưa như tối qua chưa. Ấn tượng, khó quên. Riêng 6971 rất cảm động và cảm thấy có lỗi khi nghe mấy bạn nói: Hôm nay mới gặp được 6971, trước chỉ nghe nói mà chưa gặp. Gặp lại cả Bác học sinh Binh địa hồi ở Trà Liên Tây - Trò già hơn thầy. Rất cám ơn bác TrongC6. Bác nói tôi mới nhớ những gì đã viết ở Nhật Ký viết lại. Bác đọc còn kỹ hơn cả tôi. Bác lại còn hỏi cả người quen về ngôi nhà của tôi ở HC. Sự thật đấy mà. Tất nhiên, tôi cũng lần đầu gặp bác, nhưng nghe chuyện và cảm phục bác (và cả bác gái) thì từ lâu rồi. Lần ấy nghe Phong Quảng nói về Cặp đôi hoàn hảo TrongC6 - Trinhsat trên QS, tôi rất cảm phục.  

Rất cám ơn TânVinh đã túm được 2 thằng Binh Địa C20 đang bàn mưu tính kế. Cám ơn TLT gợi liên tưởng tới bức ảnh 41 năm trước. Thắt cả ruột. Nhưng nhìn kỹ thì 2 người trong ảnh năm 1972 và 2012 đúng là chỉ "nhang nhác" thôi, vì tóc chải ngôi ngược chiều nhau. Nghi bác TLT "đạo ảnh" lắm.

Bức ảnh ấy 2 đứa chụp khi đang là Học viên Dự khóa bay. Lúc đó mới gặp TLT, nhưng còn thăm dò, chưa thân. Mà hồi đó không còn là Binh nhì nhưng cũng chưa là Binh Nhất nên ve áo không có sao.

Bác TanVinh bắt sóng ở đài nào mà chuẩn thế: Chụp hiệu ảnh Quốc Tế - Hàng Khay, ảnh tô màu, môi màu cánh sen.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 07 Tháng Năm, 2012, 02:26:47 pm
6971, TTNL, TLT:

Ờ, thế có 2 tấm ảnh 71 chụp TTNL & 6971 à, giống hệt nhau chỉ khác hoán đổi vị trí thôi.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 07 Tháng Năm, 2012, 02:28:29 pm
Những ngày sau 30/4/75 (tiếp)

     Những ngày ngay sau 30/4 thật là những ngày xả hơi, dễ chịu. Ăn uống, nghỉ ngơi  thoải mái. Tiểu đội trinh sát chúng tôi vẫn trực thuộc quản lý trực tiếp của Ban2. Các thủ trưởng cũng đang xả hơi như lính chúng tôi, tất cả đều vừa qua dòng dã trận mạc như thế, nên giờ hết tác chiến là lúc dễ phiên phiến, vui vẻ. Không khí thật dễ chịu.

     Cơm thì có nhà bếp nấu, đến giờ anh em trực nhật đi lấy về cho tiểu đội. Hôm 1/5 vào căn cứ này, mấy thằng nhanh chân đi thám sát trong căn cứ mang về được vài thùng rượu Napoleon và ít cá hộp. May, sau đấy thì các kho và khu vực hậu cần trong căn cứ đều có lính vệ binh của SĐ canh giữ, không còn nhòm ngó gì được nữa. Cơm tiểu đội ngày nào cũng có rượu Napoleon nhắm với cá hộp, nói cười cứ râm ran như tết.

     Mấy ngày qua cũng có họp đơn vị vài lần, họp tiểu đội và họp toàn thể Ban2 để tổng kết chiến dịch đợt 2 từ Đà Nẵng vào và bình công khen thưởng cả 2 đợt chiến dịch trong năm 75. Nội dung bình công khen thưởng khá trầm lắng, anh em ngại ngùng nói về thành tích, thâm tâm ai cũng có suy nghĩ giống nhau, rằng đến giờ mình còn may mắn sống sót nguyên vẹn như thế này là sung sướng lắm rồi, đó là phần thưởng quí giá nhất...

     Chỗ ăn ở đã ổn định, sạch sẽ gọn gàng. Máy móc Prc25 và súng AK đã lau chùi sạch sẽ, bóng nhoáng, chỉ làm nhoáng trong buổi sáng là xong. Anh em tiểu đội tuổi toàn 22, 23 cả, chỉ ăn và chơi chẳng phải làm gì nên đâm ra cuồng chân, cuồng cẳng ghế gớm. Cứ quanh quẩn trong nhà hay lững thững quanh trong căn cứ được mấy hôm rồi anh nào cũng chán, mặt cứ thần ra, chỉ ngong ngóng đi ra ngoài chơi, nhất là háo hức vào trung tâm thành phố Sài Gòn. Mấy ngày đầu tiên, đơn vị quản lí chặt, ở cổng căn cứ có vệ binh gác, ai ra ngoài phải được phép của thủ trưởng đơn vị hoặc được đơn vị tổ chức đi tập thể.

     Một hôm, Hùng côn và 1 anh em nữa tình cờ thế nào lại bám càng được chiếc xe của Ban 5 Phòng TM đi tổng kho Long Bình. Chiều Hùng mang về cho anh em mỗi người 5 mét vải sáng láng và 2 chiếc bút máy Nhật rất đẹp. Hai thứ quà quí này theo tôi ra Bắc năm đó, 1 chiếc bút  tặng thằng bạn ChiếnTrường cùng trường, cũng lính SĐ 304 Quảng Trị 72. Các bạn học ai cũng khen bút máy đẹp và tốt thế, xem ngắm ngía và viết thử, có đứa còn mượn để làm bài thi. Còn 5m vải đẹp khổ đúp ấy, ngay đầu năm học đầu tiên sau quân ngũ, tôi cùng Duyên, bạn cùng tiểu đội, mang ra hiệu may Hàng Trống để may quần áo. May được 2 chiếc quần và một áo sơ mi. Tay thợ may trẻ, ăn mặc điệu đà, thước dây quàng qua cổ, lật giở tấm vải nặng trịch trải ra bàn cứ vừa xoa tay lên vải vừa khen vải đẹp, vải quí. Hôm đến lấy quần áo, tôi ngờ ngợ khi nhìn thấy tay thợ may bảnh bao diện chiếc ghi-lê mới toanh màu ghi sáng hệt như vải của tôi. Chiếc quần của tôi và Duyên về mặc đều chật, chiếc áo sơ mi mặc được không lâu thì ở nách đã bật chỉ vì chật quá. Cũng là một kỉ niệm vui những ngày đầu sau quân ngũ.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 07 Tháng Năm, 2012, 02:38:03 pm
Trích dẫn
Hôm đến lấy quần áo, tôi ngờ ngợ khi nhìn thấy tay thợ may bảnh bao diện chiếc ghi-lê mới toanh màu ghi sáng hệt như vải của tôi. Chiếc quần của tôi và Duyên về mặc đều chật, chiếc áo sơ mi mặc được không lâu thì ở nách đã bật chỉ vì chật quá.
Đúng là thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ. Mấy ông học trò ăn bút...Bác TANVINHprc25 còn nhớ địa chỉ cửa hàng may đó không, hôm nào ta tổ chức ra đòi vải đi bác ơi. ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 07 Tháng Năm, 2012, 05:04:42 pm
6971, TTNL, TLT:

Ờ, thế có 2 tấm ảnh 71 chụp TTNL & 6971 à, giống hệt nhau chỉ khác hoán đổi vị trí thôi.

     TanVinhprc25 ! Thì, nó vẫn là một cái mà


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 07 Tháng Năm, 2012, 05:33:04 pm
Trích dẫn
Hôm đến lấy quần áo, tôi ngờ ngợ khi nhìn thấy tay thợ may bảnh bao diện chiếc ghi-lê mới toanh màu ghi sáng hệt như vải của tôi. Chiếc quần của tôi và Duyên về mặc đều chật, chiếc áo sơ mi mặc được không lâu thì ở nách đã bật chỉ vì chật quá.
Đúng là thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ. Mấy ông học trò ăn bút...Bác TANVINHprc25 còn nhớ địa chỉ cửa hàng may đó không, hôm nào ta tổ chức ra đòi vải đi bác ơi. ;D

Đúng! đúng ! phải tổ chức đi đòi vải lại! Các bác có cần hỗ trợ ? em đang muốn thử cái shock điện mua ở Tân Thanh, chưa có dịp nào sử dụng ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HAN_DCT trong 07 Tháng Năm, 2012, 08:40:25 pm
@HaHoi: bác cho em xin ạ! Bác lôi cái khẩu súng điện kia ra nhỡ đâu lão chủ hiệu sợ quá, lôi "con" gi-lê ra trả thật thì bác TANVINHprc25 chỉ còn biết khóc chứ làm gì với nó bây giờ :D Theo em các bác cứ ra 19C rồi vừa uống vừa gọi "con" gi-lê vài cốc là cũng hả dạ rồi. Không ngờ bác HaHoi em thế mà... gấu phết ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 07 Tháng Năm, 2012, 09:31:05 pm
Những ngày sau 30/4/75 (tiếp)

      Còn 5m vải đẹp khổ đúp ấy, ngay đầu năm học đầu tiên sau quân ngũ, tôi cùng Duyên, bạn cùng tiểu đội, mang ra hiệu may Hàng Trống để may quần áo. May được 2 chiếc quần và một áo sơ mi. Tay thợ may trẻ, ăn mặc điệu đà, thước dây quàng qua cổ, lật giở tấm vải nặng trịch trải ra bàn cứ vừa xoa tay lên vải vừa khen vải đẹp, vải quí. Hôm đến lấy quần áo, tôi ngờ ngợ khi nhìn thấy tay thợ may bảnh bao diện chiếc ghi-lê mới toanh màu ghi sáng hệt như vải của tôi. Chiếc quần của tôi và Duyên về mặc đều chật, chiếc áo sơ mi mặc được không lâu thì ở nách đã bật chỉ vì chật quá. Cũng là một kỉ niệm vui những ngày đầu sau quân ngũ.


Thế là anh TanVinh được ra Bắc ngay cuối năm ạ ? Trong " Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, có đoạn rất ấn tượng về những chuyến tầu đưa những người chiến thắng trở về , đại khái rằng đoàn tầu khi bắt đầu từ Phủ lý về Hà nội, càng vào gần Hà nội, đoàn tàu liên tục thét còi mỗi lúc  thêm dồn dập như báo rằng họ đã trở về ! họ đã trở về ... Đoàn tàu anh về có thế không ?
Việc nữa, đó là cũng có khi hai bác mặc chật bộ cánh cũng bởi đã không còn phải ăn lương khô với nước hố bom nữa, hòa bình rồi, cơm nấu mỗi buổi chiều Hà nội rồi, có thể thế chăng? nếu thế thật, thôi ta tạm tha cho ông thợ may Hàng Trống, không thì @Han_DCT lại bảo anh em mình đầu gấu.
Han_DCT ơi, tớ còn món nữa, lúc nào ra 19C tớ kể cho, hàng khủng thật sự mang đi phòng thân trên đường alone lang thang phượt bằng bình bịch  :), món này thì đầu gấu cũng phải ngán.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 07 Tháng Năm, 2012, 11:07:52 pm

Cái ghi-lê của ông thợ may thì có thể còn, nhưng quần áo của anh và ông Duyên thì chỉ vài ba năm mài đũng quần, mà đói ăn thời kỳ 76-80 thanh niên còm cõi, mông nhon, thì đã rách hỏng từ nhiều năm của thế kỉ trước rồi, còn lấy đâu để làm đối chứng vải mà đòi nữa. Cái lý đối chứng vải là ta chịu thua rồi, cái doi điện của HaHoi chẳng giải quyết được đâu. :D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 07 Tháng Năm, 2012, 11:17:32 pm
Những ngày sau 30/4/75 (tiếp) - Chuyện đồng hồ của tôi


     Lính chúng tôi bắt đầu nghĩ đến việc phải mua được một thứ gì đó ở Sài Gòn làm kỉ niệm, đứa thì bảo phải mua cái đài về làm quà cho gia đình, thằng thì bảo kiểu gì cũng phải có cái đồng hồ đeo tay cho sướng, cho oách khi được ra Bắc, còn thằng Phi mũi to người Yên lạc, Vĩnh Phú trong tổ trinh sát ảnh của tiểu đội thì bảo phải mua bằng được cái máy ảnh mới. Không biết những năm rời quân ngũ về quê nó có làm nghề ảnh kiếm cơm bằng cái máy ảnh mà nó đã mua ở Sài gòn không, vừa rồi gặp nó về dự họp mặt C20 SĐ thì nó đang làm bí thư đảng ủy xã.
Đa số là nghiêng về thích mua đồng hồ, nhất là thằng Tỉnh, cứ nói đến đồng hồ là mắt nó sáng lên, vừa nói vừa xuýt xoa đầy kích động.

     Ác cái là lúc này chẳng thằng lính nào có tiền. Các sĩ quan được phát tiền còn lính thì không. Thích đấy nhưng lại buồn ngay đấy. Những ngày đầu, tiền Bắc cũng tiêu được nhưng đào đâu ra, có đồng nào thì đã tiêu hết ngoài chợ Đông Hà, Quảng Trị rồi. May ra, chỉ vài ba anh là còn. Thôi đành phải nghĩ cách xin hoặc vay mượn vậy.

      Tối hôm trước, tôi sang chơi với anh đồng hương xã là sĩ quan của Ban Cán bộ, Phòng Chính trị SĐ, nói với anh muốn mua cái đồng hồ và hỏi mượn tiền anh nhưng anh không có. Tôi tiu ngỉu ra về.

Ngày 6/5 đơn vị tổ chức xe đưa bộ đội vào trung tâm SG chơi. Ra vị trí thì xe đã chạy nên 4 thằng gồm tôi, Hùng, Phi và Công phải ra đường đi nhờ xe đò của dân. Không có tiền mua sắm gì nhưng vẫn rất vui, đi chơi và chụp ảnh kỉ niệm cũng được, thằng Phi có mang theo máy ảnh và phim đi.

     Trung tâm thành phố nhộn nhịp, rực rỡ cờ Giải phóng treo khắp các nhà, các đường phố. Các cửa hàng, cửa hiệu tấp nập mua bán, màu sắc hàng hóa, biển hiệu rực rỡ vui mắt. Mấy thằng đi lang thang trong trung tâm, đi hết phố này sang phố khác, ngó nghiêng nhìn ngắm, chẳng để ý phố nào là phố nào, qui định với nhau 1 điểm dễ nhận biết để chậm nhất là 5 giờ phải có mặt ở đấy nếu nhỡ có lạc nhau.

     Khổ, tiền chả có mà đi đến đâu cũng bao nhiều người vây quanh hỏi có mua đồng hồ, đài, máy ảnh không. Họ hỏi và dứ cả hàng vào mặt để gạ lính mua. Ban đầu mấy thằng còn nhìn xem, trả lời, hỏi giá nhưng sau nhiều quá, mệt quá, đứng ở đâu cũng thế nên không xem, không trả lời gi nữa mà chỉ giơ tay xua xua hoặc lắc đầu.

     Chẳng đi được nhiều, ảnh cũng chẳng chụp được vì thằng Phi mũi to có tiền cứ mải miết chọn mua máy ảnh trong một cái chợ ở một con phố hẻm mất bao nhiêu thời gian Gần 5 giờ chiều thì về, đi nhờ xe Zep của C20 anh Nhung lái.

     Thấy thằng Phi mua máy ảnh mới, xem ra nó có tiền dư dả, tôi hỏi mượn nó nhưng không được. Máu đồng hồ cứ dần dật trong người lại đưa chân tôi bước liều sang “thăm” anh đồng hương bên Phòng Chính trị ngay buổi tối. May quá, anh cười hề hề khi nghe tôi kể nay đi vào trung tâm chơi rồi anh lấy trong ba lô ra 18 đồng , không phải cho mượn mà là cho tôi luôn mới sướng chứ. Tôi cảm ơn anh ra về, lòng dạ lâng lâng. Đường trong căn cứ Hải quân Cát Lái rộng rãi là thế mà tôi suýt nữa thì đâm vào cái hàng rào lưới B40 ở góc đường rẽ về khu nhà ở của tiểu đội. Nếu lúc đó mà ngã bị thương làm sao thì có lẽ nguyên nhân chỉ mình tôi biết.

Về đến nhà, tôi vay được 5 đồng nữa của thằng Điển, người Hải Hưng, tiểu đội phó. Nó nghĩ cái áo chỉ còn thiếu cái cúc nên nó cho vay, chứ vay mua cả cái áo thì chắc chắn là không được. Khi chúng tôi hành quân vào Chiến dịch Trị Thiên-Huế thì Điển và anh Kiều Tỉnh mãi sau ta đánh xong Huế và Đà Nẵng thì 2 người mới hành quân vào và kịp đến đơn vị ngày 21/4 tại Long Khánh. Nó từ ngoài ấy mới vào, thế nào cũng có tiền. Tôi đã đoán đúng. Hôm nay tôi có một ngày đẹp giời thật ! Mà 5 đồng vay ấy, đâu như sau này thằng Điển cũng xóa nợ “khó đòi” cho tôi thì phải, tôi chẳng nhớ nữa vì chỉ vài tháng sau thì tôi được ra Bắc xuất ngũ. Từ đó đến nay, 37 năm tôi và anh em tiểu đội mất liên lạc với anh bạn tiểu đội phó mà anh em cứ gọi đùa ngày ấy là Điển dẹt vì người cậu thì to khung nhưng thân thì lai hơi bị mỏng, không tương xứng.

Có tiền để mua đồng hồ, hôm nay tôi lại đi chơi trong trung tâm thành phố, nhất định sẽ mua đồng hồ và chụp ảnh. Xe của đơn vị tổ chức đi, ngày hôm nay 7/5 là ngày đặc biệt, có lễ mít tinh chào mừng Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định ra mắt tại Dinh Độc Lập.

Xe chạy đến khu vực Dinh ĐL đã thấy cả một rừng người và cờ, vẫn còn dòng người đang tiếp tục đổ về đây. Xe phải chạy đến Chợ Bến thành để đỗ, anh em xuống xe đi đâu tùy thích, hẹn 4 g chiều giờ Hà nội có mặt để về.

(còn tiếp)



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Trongc6 trong 08 Tháng Năm, 2012, 10:33:39 am
Trích:

Thế là anh TanVinh được ra Bắc ngay cuối năm ạ ? Trong " Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, có đoạn rất ấn tượng về những chuyến tầu đưa những người chiến thắng trở về , đại khái rằng đoàn tầu khi bắt đầu từ Phủ lý về Hà nội, càng vào gần Hà nội, đoàn tàu liên tục thét còi mỗi lúc  thêm dồn dập như báo rằng họ đã trở về ! họ đã trở về ... Đoàn tàu anh về có thế không ?
----

   Chuyện như đoạn văn trên chỉ có trong vài tháng đầu sau ngày 30/4/1975 thôi.
Nửa năm sau thì đã khác rồi, HH ạ.

Đây này:

      "Những ngày đầu giải phóng, người dân miền Bắc hồ hởi đón những người lính từ mặt trận trở về, dù rằng không phải tất cả đều là người thân. Khắp các nhà ga, bến xe, binh trạm đầy ắp tiếng cười, ngập tràn nét mặt hân hoan.
    
        Bây giờ đã là cuối thu rồi. Đã nửa năm trôi qua, kể từ ngày chiến thắng. Mọi cuộc duyệt binh rồi sẽ qua đi. Mọi lễ mừng công rồi sẽ kết thúc. Người dân miền Bắc đã quen với hình ảnh những anh bộ đội khoác ba lô, đi lại, chờ xe trên bến tàu, sân ga, mình đầy bụi bặm. Mọi việc diễn ra như những chuyện thường ngày. Ngay ở trên ô-tô, tàu hoả, Hoàng cũng cảm nhận được những ánh mắt của mọi người xung quanh nhìn anh ái ngại. Họ thông cảm cho anh, hay họ thương hại? Ngay như bà cụ hàng nước ngoài sân ga vừa đây thôi, cũng định không nhận tiền nước của anh. Bà cũng thương hại anh sao? "


http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,3008.10.html



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 08 Tháng Năm, 2012, 11:06:49 am
Trích:

Thế là anh TanVinh được ra Bắc ngay cuối năm ạ ? Trong " Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, có đoạn rất ấn tượng về những chuyến tầu đưa những người chiến thắng trở về , đại khái rằng đoàn tầu khi bắt đầu từ Phủ lý về Hà nội, càng vào gần Hà nội, đoàn tàu liên tục thét còi mỗi lúc  thêm dồn dập như báo rằng họ đã trở về ! họ đã trở về ... Đoàn tàu anh về có thế không ?
----

   Chuyện như đoạn văn trên chỉ có trong vài tháng đầu sau ngày 30/4/1975 thôi.
Nửa năm sau thì đã khác rồi, HH ạ.

Đây này:

      "Những ngày đầu giải phóng, người dân miền Bắc hồ hởi đón những người lính từ mặt trận trở về, dù rằng không phải tất cả đều là người thân. Khắp các nhà ga, bến xe, binh trạm đầy ắp tiếng cười, ngập tràn nét mặt hân hoan.
    
        Bây giờ đã là cuối thu rồi. Đã nửa năm trôi qua, kể từ ngày chiến thắng. Mọi cuộc duyệt binh rồi sẽ qua đi. Mọi lễ mừng công rồi sẽ kết thúc. Người dân miền Bắc đã quen với hình ảnh những anh bộ đội khoác ba lô, đi lại, chờ xe trên bến tàu, sân ga, mình đầy bụi bặm. Mọi việc diễn ra như những chuyện thường ngày. Ngay ở trên ô-tô, tàu hoả, Hoàng cũng cảm nhận được những ánh mắt của mọi người xung quanh nhìn anh ái ngại. Họ thông cảm cho anh, hay họ thương hại? Ngay như bà cụ hàng nước ngoài sân ga vừa đây thôi, cũng định không nhận tiền nước của anh. Bà cũng thương hại anh sao? "


http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,3008.10.html

@Trongc6 & TV: Cái gì rồi nó cũng trở về thực tại của nó. Tôi đã kể cho các bác những ngày ngày đầu tháng 7/1975 khi tôi trở về trường đã phải đi đi lại lại nhiều lần giữa trường và Đoàn 869 v/v chính sách của minhg được hưởng trong dư âm của của ngày chiến thắng vẫn còn trên loa đài và mầu cờ trên đường phố để rồi kết cục mất đứt 2 tháng tiêu chuẩn lương thực, TP năm đó. Mà điều này thời bao cấp là 1 tổn thất lớn thư hai sau mất sổ gạo. Vừa rồi Hoàng Văn Tần có cho tôi biết trong DS nhập ngũ đợt tháng 5/1972 ở trường không có tên tôi  :o :o :o. Từ đó suy ra rằng trong hơn 3 năm quân ngũ của tôi các tiêu chuẩn về lương thực, thực phẩm... vẫn có như những người còn ở trường, vậy như thế là như thế nào ? Ai đã hưởng chọn tiêu chuẩn đó của tôi ? Có bao nhiêu người nhập ngũ như tôi cũng như vậy đây  ??? ???


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 08 Tháng Năm, 2012, 11:16:22 am
@Trongc6 và các bác: nói về tiêu cực thì là truyện dài kỳ. Buồn lắm. Tôi thích cái kết câu chuyện Trongc6 vừa trích dẫn ở trên hơn:

Trích dẫn
Hôm sau, Bình thức dậy rất sớm. Chị  thổi cơm, nắm cơm nắm và làm muối vừng cho Hoàng đem đi đường. Xong mọi thứ đâu đấy, chị mới gọi cả nhà dậy. Bình dọn mâm cơm, có chút cá kho và canh cà chua để cả nhà cùng ăn luôn thể. Hoàng không thấy đói. Anh chỉ ăn có một bát cơm, dù Bình cứ mời anh ăn thêm cho chắc dạ.
   Rồi Hoàng buộc lại ba lô và chuẩn bị lên đường.
   Bình đã đi trước ra ngoài sân. Hoàng khoác ba lô lên vai, chào mẹ rồi bước ra hiên. Một chút bùi ngùi thoáng hiện trong người Hoàng. Giờ phút chia tay cuối cùng rồi. Hoàng nhìn cu Vinh. Nó vẫn đứng trong nhà, nép mình vào bà nội. Hoàng mềm lòng, anh gọi con:
   - Lại đây cháu.
   Cu Vinh chạy lại. Hoàng bế nhấc bổng con trên tay, dúi mặt anh vào cổ nó. Rồi không đừng được nữa, anh thả nó xuống đất, rồi dùng hai cánh tay khoẻ mạnh của mình xốc hai nách nó lên. Anh lại đu đưa nó là là mặt đất, giống như hơn ba năm trước, ngày anh lên đường vào bộ đội.
   Ngoài sân, Bình  trân người đứng nhìn. Bất ngờ, chị lao lại phía Hoàng, ôm chầm lấy anh và kêu to:
   - Anh Hoàng.
   Đoạn, chị nắm lấy hai vạt áo của Hoàng và xé mạnh. Bộ ngực trần to rộng của Hoàng phơi ra, để lộ rõ một vết sẹo dài nơi ngực phải. Đó là dấu vết của một lần anh bị con trâu dữ húc, lúc còn thanh niên. Hoàng đứng lặng người. Mọi việc không còn gì rõ ràng hơn. Bình quay lại nói với mẹ chồng trong nước mắt:
   - Anh Hoàng nhà con đấy mẹ ạ.
   Sau phút ngây người, mẹ anh bấy giờ mới lật đật chạy lại. Vừa lắm lấy cánh tay Hoàng, mẹ vừa nói với con dâu:
   - Hôm qua mẹ cũng nhìn, cũng ngờ ngợ sao nó có nhiều nét giống thằng Hoàng thế. Vậy mà sao mẹ không nghĩ ra.
   Rồi bà ngửa mặt nói với Hoàng: "Con ơi, nhà mình đây rồi, làm sao con lại phải ra đi nữa hả con".
   Cu Vinh cũng túm lấy áo anh, và ngước lên hỏi:
   - Đúng là bố Hoàng hả bố.
   Cả bốn người ôm lấy nhau, nhoà trong nước mắt.
   Chiếc ba lô trên vai Hoàng tụt rơi xuống đất.

Mẹ, vợ, con mà đặc biệt là người vợ đáng quý biết bao.
Gia đình là cái lô cốt vững chắc cho chúng ta cố thủ, động viên chúng ta để chống lại những cái tiêu cực, tha hóa, suy đồi, băng hoại (nếu có) của đạo đức xã hôi.
Gia đình hòa thuận, hạnh phúc muôn năm!
Tình bạn trong sáng, chân thành muôn năm!


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 08 Tháng Năm, 2012, 11:27:00 am
Các bác, càng đọc chuyện, ký, tâm sự ... của các bác em nhận ra rằng em thật vinh dự và may mắn mới được được ngồi cùng các bác. Được quay trở về với những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống là khi đọc ký của các CCB .


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Năm, 2012, 02:42:51 pm
Những ngày sau 30/4/75  (tiếp) - Chuyện đồng hồ của tôi


     Toán lính tiểu đội chúng tôi đi đông hơn hôm trước, có 8 người gồm aVinh, Thảo, Tỉnh, Quyền, Công, Quận, Hùng và tôi. Chuyện trò, cười nói rôm rả suốt đường đi. Sau khi xuống xe, hẹn hò giờ về, từng tốp tỏa đi. Tốp của tôi 4 thằng – Công, Thảo, Quận, tôi, vào ngay trong chợ Bến Thành xem chợ và hàng hóa. Ngày ấy tôi rất ấn tượng về cái chợ lớn và nhiều hàng hóa đẹp như thế, người bán hàng luôn niềm nở, vui vẻ mời chào, mắt tôi như hoa lên với hàng hóa, nhiều vải và quần áo quá. Nhìn cái gì cũng thích mà chẳng có tiền mà mua. Đúng là đi chợ chơi và xem, thật thoải mái.

     Rồi chúng tôi ra phố đi tìm mua đồng hồ. Đi mãi, xem mãi  rồi tôi cũng mua được một chiệc hợp với số tiền mà tôi có. Chiếc đồng hồ Orient cũ nhưng trông được, đồng hồ tự động, vẫn đang chạy tốt. Tôi quyết định mua vì tay thanh niên bán đồng hồ nói là sinh viên. Tôi tin thế, vì mua ngay tại cổng trường Đại học sư phạm Vạn Hạnh, tôi chẳng nhớ ở phố nào.

     Chiếc đồng hồ trông rất hầm hố. Nó to, dây đeo inox sáng choang, có 2 núm ốc trông khỏe khoắn uy nghi để chỉnh giờ và chỉnh lịch. Trên mặt kính có giọt lê phóng đại khi xem lịch ít thấy ở đồng hồ khác. Còn kim giờ và kim phút như những mũi giáo, có vạch dạ quang to đậm, ban ngày chỉ khum bàn tay úp vào mặt đồng hồ là nhìn thấy dạ quang sáng quắc. Mặt bên trong còn có chữ King Diver có nghĩa nôm na là Vua lặn. Một số anh em bảo loại vua lặn này là trang bị cho lính thủy quân lục chiến, khi ra Bắc cũng thấy nhiều người gọi là “ô-reng” thủy quân lục chiến,  chẳng biết có phải không. Nhưng tôi thì không nghĩ như vậy. Chẳng qua nó chỉ là loại đồng hồ không thấm nước khi bơi lặn hoặc gặp ướt không sao, vậy thôi.
Tôi chỉ không thích mối điểm là, đồng hồ khá nặng, nó to trong khi cổ tay tôi lại gầy nhỏ.
Tôi mua nó với giá là 26.000 đồng tiền VNCH, tương đương khoảng 26 đồng tiền VNDCCH lúc ấy, tôi trả bằng tiền miền Bắc.

     Mua xong đồng hồ, người nhẹ nhõm sung sướng. Đồng hồ đeo tay, đi một lúc tôi lại nhấc tay lên xem. Tôi nghĩ đến thằng Tỉnh nghiện đồng hồ, nó lại đi tốp khác, chiều nay về thế nào nó cũng mắt long lanh lên, ngắm nghía đồng hồ của tôi và bình luận đủ điều cho mà xem.

     Chúng tôi đi tìm chỗ đẹp để chụp ảnh. Tôi và Công chụp tại vườn hoa trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn. Ảnh màu, chụp lấy ngay, thích thế.    

Chúng tôi tiếp tục đi chơi loanh quanh, đứng nói chuyện đến nửa tiếng với mấy nam sinh viên  Đại học Văn khoa tại cửa tây chợ Bến Thành. Mấy bạn trẻ này vui tính, hỏi đủ thứ chuyện. Rồi gặp hai bạn nữ sinh viên trường Luật trên đường đi. Họ nhắc cẩn thận khi mua hàng ngoài đường phố, hai em nói nhẹ nhàng, cười tươi như hoa trong tà áo dài trắng rất duyên dáng. Rồi khi chúng tôi lững thững dạo trên hè phố thì một đôi vợ chồng bán nước mía mời uống nước để hỏi chuyện. Anh chị còn trẻ, vợ là người quê Hà Tĩnh. Họ hỏi những điều nghe nói thế này thế kia khi ta giải phóng Đà Nẵng, rồi chuyện ngoài Bắc....
Hôm nay bộ đội vào chơi trong trung tâm thành phố còn đông hơn ngày hôm qua. Đi đâu cũng gặp bộ đội Giải phóng, quần áo tươm tất nghiêm chỉnh, anh thì mũ cối, anh thì mũ tai bèo từng tốp, từng nhóm màu xanh xen lẫn trong đông đảo dòng người trên đường, trên phố khắp trung tâm Sài Gòn tấp nập.

     Chiều đến điểm tập kết bị muộn nên mấy anh em tốp bọn tôi đi về nhờ xe của Ban Quân giới.  Hai vấn đề quan trọng hôm nay tôi đã thực hiện được là mua được đồng hồ và chụp được ảnh kỉ niệm tại trung tâm Sài Gòn.

     Sau đó vài hôm thì đơn vị di chuyển sang bên kia sông Đồng Nai, đóng quân trên đất tỉnh Biên Hòa, rồi vài lần di chuyển tiếp càng lui xa thành phố hơn, ra mãi tít Căn Cứ Nước Trong, chẳng có dịp nào vào trung tâm SG chơi nữa. Vài tháng sau 30/4, ngay trong năm 75 thì tôi được ra Bắc xuất ngũ. Mãi đến 15 năm sau, năm 1990 tôi mới có dịp trở lại Thành phố trên con tàu viễn dương từ Kobe về cập cảng Tân Thuận trên sông Sài Gòn.

 ( còn tiếp )

-Vừa post bài được một lúc thì chú em HaHoi hỏi có ảnh chụp không thì pot lên. Loay hoay một lúc, đã tìm thấy bức ảnh chụp tại vườn hoa trước Tòa Đô Chánh SG ngày 7/5/75, tay đeo đồng hồ mới mua :
(http://img801.imageshack.us/img801/1407/sg7575140520000011.jpg)





Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Năm, 2012, 04:07:40 pm
Trích dẫn
...Chúng tôi tiếp tục đi chơi loanh quanh, đứng nói chuyện đến nửa tiếng với mấy nam sinh viên  Đại học Văn khoa tại cửa tây chợ Bến Thành. Mấy bạn trẻ này vui tính, hỏi đủ thứ chuyện. Rồi gặp hai bạn nữ sinh viên trường Luật trên đường đi. Họ nhắc cẩn thận khi mua hàng ngoài đường phố, hai em nói nhẹ nhàng, cười tươi như hoa trong tà áo dài trắng rất duyên dáng. Rồi khi chúng tôi lững thững dạo trên hè phố thì một đôi vợ chồng bán nước mía mời uống nước để hỏi chuyện. Anh chị còn trẻ, vợ là người quê Hà Tĩnh. Họ hỏi những điều nghe nói thế này thế kia khi ta giải phóng Đà Nẵng, rồi chuyện ngoài Bắc....
Hôm nay bộ đội vào chơi trong trung tâm thành phố còn đông hơn ngày hôm qua. Đi đâu cũng gặp bộ đội Giải phóng, quần áo tươm tất nghiêm chỉnh, anh thì mũ cối, anh thì mũ tai bèo từng tốp, từng nhóm màu xanh xen lẫn trong đông đảo dòng người trên đường, trên phố khắp trung tâm Sài Gòn tấp nập.

Hức, mở ngay mục tìm người trong truyện đi thôi bác ơi,  ;D. Lúc đó chắc anh bộ đội Bắc Việt oai lắm nhở,  :D

Thật ra, Sài gòn những ngày sau 30/4 ấy vô cùng sống động - muôn mặt của cuộc sống vẫn tiếp diễn và tiếp nhận làn sóng cách mạng ùa vào. Biết bao thăng trầm của của cuộc sống / kiếp người đã và sẽ đổi thay. Bảo sao mà Những khoảng cách còn lại (nguyễn mạnh tuấn) vẫn còn ăn khách và có giá trị cho đến tận bây giờ ,  ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HAN_DCT trong 08 Tháng Năm, 2012, 04:19:49 pm
Bác TVprc25 tạo dáng chụp ảnh ghê quá! Em xem ảnh mà không biết là bác đang nghiêng hay là cái tòa nhà đằng sau bị nghiêng nữa ;D Kể cả bác chẳng thuyết minh em vẫn nhận ra chiếc đồng hồ nổi bật trên bức ảnh :D Bác giữ được nhiều tấm ảnh quí quá!


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 08 Tháng Năm, 2012, 04:22:41 pm
Phó nháy ác thật, nịnh chủ nhân bức ảnh đến nỗi làm Tòa đô chính Sài Gòn nghiêng như tháp Pisa ấy nhở. Đang viết dở thì thấy bài chú Hận đời đưa lên, thôi cứ đưa, tính theo dấu bưu điện thì chú nhất, anh nhì. Dứt khoát không chịu mang tiếng spam. ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 08 Tháng Năm, 2012, 05:16:51 pm
Hận nhất , bác Chiến nhì, em ba !  nghiêng nghiêng chiều Sài gòn -  phó nháy  là nữ rồi . Dứt khoát em phải vào tán thưởng bức ảnh bởi em là người hò  bác TanVinh đưa lên . Mỗi tội, sau gần 40 năm, mầu ảnh bay mất, ảnh đen trắng thế này có khi bác hỏi bác TTNL và 6971 xem tô môi ở đâu cho thắm lại cái. ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: cb479 trong 08 Tháng Năm, 2012, 05:45:38 pm

-Vừa post bài được một lúc thì chú em HaHoi hỏi có ảnh chụp không thì pot lên. Loay hoay một lúc, đã tìm thấy bức ảnh chụp tại vườn hoa trước Tòa Đô Chánh SG ngày 7/5/75, tay đeo đồng hồ mới mua :
(http://img801.imageshack.us/img801/1407/sg7575140520000011.jpg)




ngày 07 - 05 - 1975 ..khi bác chụp cái hình này...thì tối hôm đó..trường CHU VAN AN của tôi phải đi mitting ở sân vận động HOA LƯ - QUẬN 1 { đối diện với đài truyền hình } ..bộ đội đóng quân ở đó rất đông và lủ học trò cấp 3 tôi phỏng vấn chú đội tá lả..làm chú đội muốn hụt hơi...ngày đó tôi vừa học xong cuối lớp 11 /12


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Năm, 2012, 08:23:24 pm

ChiếnC3, HAN và HaHoi

Cảm ơn các bạn nhiều đã đọc và chia sẻ.
Tôi biết nó ngiêng ngiêng nên tôi đã chống chân về phía ngiêng đấy chứ.
Tưởng chỉ mỗi miền Trung sau này mới nghiêng, chứ biết đâu Sài Gòn năm 75 đã nghiêng rồi nhỉ.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Năm, 2012, 09:25:35 pm
ngày 07 - 05 - 1975 ..khi bác chụp cái hình này...thì tối hôm đó..trường CHU VAN AN của tôi phải đi mitting ở sân vận động HOA LƯ - QUẬN 1 { đối diện với đài truyền hình } ..bộ đội đóng quân ở đó rất đông và lủ học trò cấp 3 tôi phỏng vấn chú đội tá lả..làm chú đội muốn hụt hơi...ngày đó tôi vừa học xong cuối lớp 11 /12

Chào bạn cb479,

Ngày đó đi chơi Sài Gòn, lính chúng tôi cũng đến mệt về nhiều người cứ hay hỏi khó, hỏi xoáy, trong khi chúng tôi hoặc là không thích đáp xoay hoặc không thích như thế. Nếu có hỏi dạng để biết thông tin hoặc để rõ vấn đề gì nghe nói nhưng còn phân vân thì hỏi cho rõ, nói chuyện bình thường rồi nhân tiện hỏi như thế thì dễ chịu và thoải mái. Một vài ae nhiều khi bị hỏi phát cáu, trả lời không thấu đáo hoặc không chính xác. Tôi bảo không phải mình biết tất cả, cái gì không biết, không chắc chắn thì không ngại khi trả lời “ xin lỗi, vấn đề này/cái này tôi không biết / tôi không rõ.  Đừng nên không biết cũng trả lời ẩu, nói ẩu, nói quá lên hay nói bốc phét”.

Hai ngày đi chơi trong Thành phố, chúng tôi được nói chuyện, được hỏi với rất nhiều người dân. Nói chung là không có gì “gay cấn” cả, ấn tượng là tốt. Đó cũng là chuyện bình thường ngày ấy. Mấy bạn thanh niên sinh viên cả tốp nam và tốp nữ thấy chúng tôi trẻ, cởi mở, nói cũng đã từng là học sinh, sinh viên đi bộ đội nên các bạn này cũng thích hỏi chuyện và hỏi ae chúng tôi nhiều câu hóc búa lắm. Tôi thấy nói chuyện với họ thật thú vị. Còn người dân ở độ tuổi lớn hơn, tôi có ấn tượng tốt về vợ chồng anh chị bán nước mía đá, cũng có vài vấn đề về chính trị họ hỏi nhưng nhẹ nhàng, không phải đơn thuần hỏi và trả lời mà là cùng nhau trao đổi những chính kiến của mình về vấn đề ấy.

Ngày ấy mà bạn đã là hs cuối cấp 3 rồi thì chắc là biết và còn nhớ nhiều sự kiện của năm 75, đặc biệt là những ngày xoay quanh 30/4 nhỉ. Thật không may cho đồng đội lính nào tối đó bị các bạn hỏi xoáy đến sắp hụt hơi  :D



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: sudoan5 trong 08 Tháng Năm, 2012, 10:00:25 pm
Những ngày sau 30/4/75  (tiếp) - Chuyện đồng hồ của tôi


  


  




   Lúc đó đeo đồng hồ otomatich 2 lịch có khi nào bác thức trắng đêm nhìn nó nhẩy lịch…không ? chứ bọn tôi toàn thế ;D. Giải phóng bọn tôi mỗi đứa được phát 5 ngàn đồng tiền VNCH gọi là tiền mừng chiến thắng, thôi thì đổ ra phố tha hồ mua sắm quần loe, áo chẽn, album nhấp nháy, bút bích…Đường phố người dân thân thiện, đi xe đò, xe lam họ không lấy tiền của bộ đội. Sau này gặp ông bác di cư năm 54 ổng nói : sao mày ngu thế, cứ quần áo thường dân mà mặc cho nó hòa đồng mà an toàn, thế là cứ lấy xe đạp mini lượn khắp Sài gòn. Có điều rất lạ là nhìn nữ sinh họ mặc áo dài trắng thướt tha, nam thì tóc dài ngang vai khó phân biệt được nam nữ. Sau này khi viết thư về gia đình nói là đang trong Sài gòn, vênh ra phết vì đây là mơ ước của nhiều người chứ chả chơi. Sài gòn mới giải phóng cũng nhiều kỷ niệm về thành phố này.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 08 Tháng Năm, 2012, 10:34:26 pm
Bác TVprc25 tạo dáng chụp ảnh ghê quá! Em xem ảnh mà không biết là bác đang nghiêng hay là cái tòa nhà đằng sau bị nghiêng nữa ;D Kể cả bác chẳng thuyết minh em vẫn nhận ra chiếc đồng hồ nổi bật trên bức ảnh :D Bác giữ được nhiều tấm ảnh quí quá!

     Chỉnh lại một tí cho đỡ nghiêng


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Năm, 2012, 10:45:40 pm

Hoan hô TTNL, lão trinh sát binh địa thân yêu cùng tôi hút chết mấy lần. Lão nắn hết nghiêng như ông "thần đèn" Lũy ấy nhỉ. Cảm ơn TTNL nhé ;)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Năm, 2012, 10:48:30 pm

   Lúc đó đeo đồng hồ otomatich 2 lịch có khi nào bác thức trắng đêm nhìn nó nhẩy lịch…không ? chứ bọn tôi toàn thế ;D. Giải phóng bọn tôi mỗi đứa được phát 5 ngàn đồng tiền VNCH gọi là tiền mừng chiến thắng, thôi thì đổ ra phố tha hồ mua sắm quần loe, áo chẽn, album nhấp nháy, bút bích…Đường phố người dân thân thiện, đi xe đò, xe lam họ không lấy tiền của bộ đội. Sau này gặp ông bác di cư năm 54 ổng nói : sao mày ngu thế, cứ quần áo thường dân mà mặc cho nó hòa đồng mà an toàn, thế là cứ lấy xe đạp mini lượn khắp Sài gòn. Có điều rất lạ là nhìn nữ sinh họ mặc áo dài trắng thướt tha, nam thì tóc dài ngang vai khó phân biệt được nam nữ. Sau này khi viết thư về gia đình nói là đang trong Sài gòn, vênh ra phết vì đây là mơ ước của nhiều người chứ chả chơi. Sài gòn mới giải phóng cũng nhiều kỷ niệm về thành phố này.

Sư Đoàn 5 ơi, có chuyện gì hay những ngày sau 30/4 thì kể đi cho vui.
Nói về ăn mặc ngày ấy ở Thành phố SG, đúng là nam nữ thanh niên thịnh hành mốt quần rất loe, nam để tóc dài. Ngoài phố có lúc nhìn thấy cô gái mặc quần loe, áo may ô thì lúc đó tôi lấy làm lạ lắm.
Về đồng hồ thì thôi rồi nhiều chuyện. Bon tôi thì không thấy thằng nào thức đêm để xem lịch nhảy nhưng khen chê, nói xấu “dìm” đồng hồ bạn suýt đánh nhau thì có đấy.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 08 Tháng Năm, 2012, 11:34:59 pm
Hay quá, bác TTNL chỉnh thẳng lại rồi, lúc trước em xem ảnh cứ phải ngoẹo ngoẹo  cổ, chóng cả mặt ! Giờ thì ổn rồi. Kể ra bác tô thêm tí color thì duyên cho bác TanVinh hơn  ;D
Bác Sudoan5 ôi, chuyện bác thức đêm xem ngày nhảy ... thằng con em nó cười lăn cu ra giường, chúng nó khó có thể tưởng tượng các ông ngày xưa dày dạn chiến trường thế mà lại chả khác gì chúng nó ngày nay nghịch iphone. ;D
Ông anh em gần tết 76 từ trong SG ra Bắc, chả có gì làm quà, tháo ở căn cứ nào đó cái quạt thông khí to đùng thồ về nhà cho mẹ. Mấy cái quạt công nghiệp ngày nay ở hàng bia so với nó chỉ là đàn em. Nghĩa là bật lên thì chả ai dám ngồi trước nó. Nhưng thời đó thế là quý lắm .


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 09 Tháng Năm, 2012, 03:38:07 pm
Những ngày sau 30/4/75 (tiếp) - Chuyện đồng hồ của tôi


     Trên xe từ trung tâm Thành phố về Căn cứ Hải quân Cát Lái cũng khá xa, bụng đói, cả ngày quần quật đi lại, thăm chơi ngó nghiêng chỗ này chỗ kia, rồi đi mua sắm, chụp ảnh... thế mà chẳng thấy ai kêu mệt, ai cũng vui, vẫn cười nói râm ran cho đến khi về đến tận đơn vị.

     Cơm nước xong, bắt đầu khoe nhau đồng hồ và các thứ mua được hôm nay. Có vài anh mua đài đã bật nghe oang oang.
- Thôi tắt đài đi, xem đồng hồ đã. Đài thì lúc nào nghe chả được, đài có ô-tô-ma tích không đấy hìhì ?
- Haha, nghe có lí đấy. Tắt đi.
Đài tắt. Nhiều anh em lục tục tháo dây  ra cho nhau xem đồng hồ. Chỉ có Orient và Seiko nhưng nhiều loại khác nhau. Chiếc nào trông cũng đẹp long lanh, automatic cả, có lịch, có dạ quang. Ồn ào nhất, thích nhất là so dạ quang đồng hồ nào sáng hơn. Buổi tối nên chẳng cần phải áp mắt nhòm qua lỗ bàn tay khum lại úp trên mặt đồng hồ mà vẫn biết dạ quang trên kim phát sáng nhiều hay ít. Dạ quang đồng hồ nào cũng sáng, cũng thích cả nhưng không cái nào địch được đồng hồ tôi. Thằng Tỉnh cứ xuýt xoa về cái giọt lệ kính lúp phóng đại lịch của đồng hồ tôi. Nhìn chữ số lịch to lồ lộ trong veo. Giọng khàn trong the thé, nó say sưa mô tả làm tôi cũng sướng lây. Thằng Công lúc trong trung tâm Thành phố bảo tôi đeo đồng hồ này không hơp mặt. Tưởng nó chê cái mặt đồng hồ không hợp, tôi cãi ngay “ sao lại không hợp ? mặt có kính lúp độc đáo thế sao lai chê.” – Không, ý tôi bảo là mặt ông trông hiền mà đeo cái đồng hồ này thì không hợp. Nó phân bua. Tôi ậm ừ một cách miễn cưỡng. Bây giờ được thằng Tỉnh nghiện đồng hồ khen hết lời, làm sao tôi không sướng cơ chứ. Ít ngày sau, đơn vị di chuyển xa dần Thành phố, cơn đồng hồ của lính chúng tôi lắng xuống, nhưng với thằng Tỉnh thì nó vẫn say sưa khi ngắm nghía và nói chuyện về đồng hồ. Thành ra, đôi lúc tôi hay chọc ngứa nó về đồng hồ để nghe nó nói cho vui. Sau này nữa, khi chuyện đồng hồ nhạt hẳn, thấy thằng nào dứ đồng hồ gợi chuyện, nó chỉ nhoẻn cười và giơ ngón tay cái lên.ra ý đã chốt hạ.

     Chiếc đồng hồ Orient King Diver theo tôi ra Bắc vài tháng sau 30/4. Những ngày đầu thật bất tiện. Không phải nó to, nặng, cổ tay tôi nhỏ hay khó chịu gì. Tôi đã quen nó, hay nói đúng hơn cái mãn nguyện có cái đồng hồ oách đã bắt tôi phải quen đeo nó cồng kềnh. Mà cái bất tiện là, thấy tôi mặc quần áo lính biết mới từ miền Nam ra, tay đeo đồng hồ to đẹp, nhiều người tò mò hỏi xem, có người thì đợi tôi cởi ra đưa cho xem, nhiều người thì chẳng cần thế, tôi chưa kịp giơ cổ tay lên, họ đã cầm tay tôi kéo lên rồi vặn nhẹ tay tôi đúng chiều để xem cho rõ. Mà phần nhiều là thế. Có lần tôi vào trường đại học thăm thằng bạn, thằng bạn cùng lớp nó chẳng nói năng gì cầm cổ tay tôi kéo lên để xem đồng hồ. Nó tự nhiên quá lại làm cho mình cảm thấy ngượng với mấy người ngồi xung quanh đang hỏi chuyện Sài gòn.

     Khi về trại an dưỡng trên Sơn Tây, ở đây cũng nhiều anh em từ miền Nam ra nhưng lính giải phòng Sài gòn cũng chỉ có ít người, thành ra cái đồng hồ đặc biệt của tôi cũng là cái thứ lạ nhiều anh em muốn xem. Nhưng lính với nhau thì thoải mái, chẳng phiền hà gì. Một hôm tôi bỏ quên đồng hồ ở ngoài bể nước ngay dãy nhà nghỉ đơn vị an dưỡng. Khi rửa mặt và chân tay, tôi cởi ra đặt trên thành bể, xong tôi quên đi vào nhà nằm nghỉ. Được một lúc khá lâu, tôi thấy có ai đó nói rất to ngoài bể nước “ Này ông TânVinh bỏ quên đồng hồ này”. Đang lim dim, tôi giật bắn người nhớ là mình quên đồng hồ, tôi bật dậy đi nhanh ra sân đến chỗ bể nước, anh bạn cùng trung đội an dưỡng đang rửa mặt, chiếc đồng hồ vẫn đang nằm ềnh trên thành bể. Tôi cảm ơn anh và cầm chiếc đồng hồ. Cũng là thói quen thôi, King Diver sao lại sợ dính nước mà phải cởi ra nhỉ.

     Qua được đâu hơn 2 năm học 76, 77 thì cuộc sống  học sinh của tôi có nhiều khó khăn của thời kì đó, tôi bắt đầu nghĩ bán cái đồng hồ đi để chi tiêu. Tiếc lắm, một kỉ vật Sài Gòn. Đắn đo lình chình mãi. Cuối cùng, với ý nghĩ dù đồng hồ có đẹp, có oai nhưng cũng chỉ là thứ vật dụng để xem giờ, là thứ mình mua như mua sắm thứ gì khác thôi, bán đi mua 1 cái đồng hồ rẻ để xem giờ mà vẫn có ít tiền để chi tiêu, tôi đã mang nó đi bán tại chợ giời đồng hồ ở vườn hoa Quốc Tử Giám, Văn Miếu. Ít ngày sau, tôi mua quàng mua xiên một chiếc đồng hồ cũ vì sợ tiêu hết tiền. Được ít ngày thì cái đồng hồ này hỏng, chạy được một lúc lại nghỉ, lắc lắc lại chạy. Hình thức thì xấu, tôi chán chẳng thèm chữa. Hôm về quê, tôi ném nó xuống cái ao sau nhà cho bõ tức, cũng như để quên đi cái đáp số bài toán lẩn thẩn của mình.

    
      Ăn đồng hồ, ngủ đồng hồ, thức cũng đồng hồ, sôi sục về đồng hồ được vài ba ngày rồi cũng lắng xuống. Ngày 9/5, đơn vị chúng tôi chuyển khỏi Căn cứ hải quân Cát Lái đến đóng quân bên quận Nhơn Trạch, tỉnh Biên Hòa.

      Chuyện về đồng hồ của lính tại Sài Gòn những ngày ngay sau 30/4 cũng là một trong nhiều kỉ niệm vui vui của 37 năm về trước. Chiếc đồng hồ của tôi, Orient King Diver hay Orient thủy quân lục chiến, không biết bây giờ còn tồn tại không, còn chạy tốt không nhỉ. Có thể sau 37 năm nó vẫn chạy tốt.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lixeta trong 09 Tháng Năm, 2012, 04:01:31 pm
Hu... Hu...!
Các quê sướng thật đấy, GP xong được ở lại SG, được đi chơi, tham quan, chụp ảnh, lại được mua sắm... Chả bù cho bọn tôi:Chiều 30.4, ra cảng, đuổi bọn hôi của, thu giữ tàu thuyền, canh gác kho hàng. Ngày 01.5: Vừa canh gác vừa bảo dưỡng kỹ thuật xe. Chưa biết mặt ngang, mũi dọc cái thành phố này thế nào thì ngay chiều tối 01.5- có lệnh rời thành phố, chạy tuốt ra Tổng kho Long Bình. Sau đó là bảo dưỡng cấp 2, sơn xe và luyện tập để duyệt binh mừng chiến thắng... Họa hoằn có Rỗi một tý cũng không ra ngoài chơi được vì cái TK này nó rào khủng lắm. Mãi đến cuối tháng 5, lữ đoàn mới cho đi tham quan thành phố 1 ngày. Xe GMC chở đến Sở thú rồi thả xuống. Lính tráng tiền chẳng có, loanh quanh một lúc đã thấy quay về xe. Thành ra, mang tiếng là GPSG mà chẳng có kỷ niệm gì gọi là sâu sắc một chút để kể ;D.
Nhưng sướng nhất phải là cánh các bố "sư đoàn nằm" ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 09 Tháng Năm, 2012, 05:32:08 pm
Hu... Hu...!
Các quê sướng thật đấy, GP xong được ở lại SG, được đi chơi, tham quan, chụp ảnh, lại được mua sắm... Chả bù cho bọn tôi:Chiều 30.4, ra cảng, đuổi bọn hôi của, thu giữ tàu thuyền, canh gác kho hàng. Ngày 01.5: Vừa canh gác vừa bảo dưỡng kỹ thuật xe. Chưa biết mặt ngang, mũi dọc cái thành phố này thế nào thì ngay chiều tối 01.5- có lệnh rời thành phố, chạy tuốt ra Tổng kho Long Bình. Sau đó là bảo dưỡng cấp 2, sơn xe và luyện tập để duyệt binh mừng chiến thắng... Họa hoằn có Rỗi một tý cũng không ra ngoài chơi được vì cái TK này nó rào khủng lắm. Mãi đến cuối tháng 5, lữ đoàn mới cho đi tham quan thành phố 1 ngày. Xe GMC chở đến Sở thú rồi thả xuống. Lính tráng tiền chẳng có, loanh quanh một lúc đã thấy quay về xe. Thành ra, mang tiếng là GPSG mà chẳng có kỷ niệm gì gọi là sâu sắc một chút để kể ;D.
Nhưng sướng nhất phải là cánh các bố "sư đoàn nằm" ;D

Các quê phải canh giữ ngay các mục tiêu quan trọng quá vì có vũ khi to mà. Cánh tôi vũ khí nhỏ đi đâu cũng dễ dàng hơn. Ở Long Bình mà đơn vị quê không tổ chức cho ae đi thăm chơi thành phố thì ác quá, ác quá. :D .Đến tận cuối tháng 5 mới vào chơi thì không vui bằng vào sớm quê ạ, lúc đấy cơm canh nguội lạnh hết cả rồi   ;D -vào chơi sớm hay muộn ta đều giống nhau là chẳng có tiền nhỉ.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: linhcnn72 trong 09 Tháng Năm, 2012, 10:17:55 pm
Ở chỗ đơn vị tôi ngày mới GP cũng say mê với đồng hồ như vậy đó. Khoe chán rồi thì đem đồng hồ ra đọ. Màn đầu tiên là ném vào chậu nước để một lúc lâu, chú nào sống sót mới được đi tiếp. Màn thứ hai là thả vào nước sôi, để một lúc rồi vớt ra. Chú nào vẫn sống thì qua màn thứ ba, úp mặt đồng hồ xuống đường rồi dùng chân rê đi một đoạn, chú nào không hề hấn gì mới đúng là "rắn mặt". Tất nhiên đa phần đều ngỏm ( có vẻ hơi điên điên).
Cũng phải thôi vì ngày đó ngoài Bắc mấy ai có . Loại mới thì chỉ có dăm chiếc Poljot của LX, vài người còn Vile hoặc Nikle vừa nghe vừa lắc từ thời Pháp, thực sự là của hiếm.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: sudoan5 trong 09 Tháng Năm, 2012, 10:58:56 pm
     Đầu tháng 5/75 chúng tôi TB nằm ở trạm xá tiền phương bên đất bạn CPC được chuyển về một viện ở Tân biên (Tây ninh) ít ngày rồi vào Tổng y viện Cộng hòa, đây là viện QĐ lớn của QLVNCH (hình như nó ở phố Võ di Nguy – Gò vấp thì phải) cũng là dân thành phố đấy chứ nhưng khi vào vẫn còn ngơ ngáo lắm vì đường phố thênh thang, honda chạy nườm nượp nhiều nhà cao tầng chót vót…mà Hà nội lúc ý chỉ nhà 3 4 tầng là cùng, những tiệm café nhạc Trịnh, tân cổ giao duyên được phát ra từ đôi loa to đùng với giàn âm thanh hiện đại nhìn hoa cả mắt vì đã nhìn thấy nó bao giờ đâu, chương trình tivi thì cải lương nhưng phần lớn là thời sự và ca nhạc Cách mạng, đài bán dẫn mua về mở sóng FM nghe ca nhạc, đêm đến nghe đài TNVN phát từ Hà nội nhớ nhà lắm…Trong BV lời đồn thổi chả biết từ đâu ra nào là VC sẽ trả thù…nhân viên bác sĩ bệnh viện ai móng chân móng tay bôi đỏ thì bị lấy kìm rút móng, qua lời kêu gọi thì hầu như y bs đến làm việc bình thường mà thấy bộ đội hiền khô nên họ rất yên tâm tin tưởng nhưng bọn tôi thấy lo lo khi ra đường, lúc đầu mặc quần áo BV cũng vô tư , bấy giờ đầu phố có cái chợ bán đồ quân dụng của Mỹ, đây là cơ hội của mấy thằng không có chiến lợi phẩm trong chiến đấu thế là ào ào mua sắm bình toong,  xanh tuya, đèn ngoéo (đèn pin Mỹ)…để về khoe và nói phét ;D  quần áo lính thì bày la liệt ngay chân tượng đài TQLC. QLVNCH. Tôi , thằng Minh chột và thằng Đại chí phèo chúng ở F9 cùng đồng hương Hà nội mỗi thằng sắm 1bộ rằn ri để đi chơi phố nhưng vẫn đùa bảo nhau rằng : chỉ mặc ban ngày thôi nhé, nếu ban đêm ngái ngủ  cập quạng nhìn thấy thì vãi …ra quần, khi ra phố  mặc nó vào có cái hay và cũng nhiều bất cập ví như trên xe lam thì dân họ tưởng là lính VNCH được vồn vã thăm hỏi nhưng gặp mấy chú bộ đội ta cũng thấy hơi ngài ngại nhưng vì cùng cảnh nên biết ý nghĩ của nhau. Lần đầu tiên khi mua quần loe trong chợ Bến thành mua phải cái quần rộng bụng nhà hàng bèn nói : các ông (họ toàn gọi bọn tôi bằng ông) vô đây tui sửa dùm ! nhưng chúng tôi vẫn lễ phép: vâng cô sửa dùm cháu! qua những lời xưng hô như vậy chúng tôi cảm nhận rằng các cô bác rất cảm phục và trân trọng bộ đội giải phóng qua ánh mắt của họ, khi đã quen vui vui họ nói: nhìn các cháu đều trẻ và đẹp trai dễ thương thế mà mấy ông lính quốc gia nói: 7 thằng VC trèo lên ngọn cây đu đủ không gãy. 
    Còn ảnh như của các bác trong Sài gòn và trên sông Vàm cỏ với chiếc xuồng đuôi tôm trang bị vũ khí, bộ đồ anh giải phóng quân khăn rằn, mũ tai bèo… thì nhiều lắm nhưng khi về đoàn an dưỡng 869 bị mất tiêu??chả hiểu thằng nào “giữ” hộ trong đợt mới ra Bắc chuồn về nhà bỏ lại ba lô ở đó.





Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: baoleo trong 10 Tháng Năm, 2012, 08:13:02 am
Hồi đó (mới giả phóng), mà bác sư 5 có hẳn "5 ngàn tiền mừng" thì là quá khủng khiếp.
E còn nhớ là, nếu đầu tháng 5/1975 đó, thì 5 ngàn của bác, cỡ phải mua được 10 cái nhà  ;D
Em chỉ còn nhớ là: sau giải phóng, tầm cuối tháng 5, đầu tháng 6/1975, toàn quân (kể cả quân số phía bắc), đều được phát quà mừng chiến thắng, là 2 bao thuốc lá "Quân tiếp vụ", bao thuốc nền xanh, có anh 1 lính CH co chân dương lê, với dòng chữ: "huyng đệ chi binh - quyết tâm chiến thắng".
Quà chỉ có thế và hết  :D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 10 Tháng Năm, 2012, 08:21:58 am
@sưdoan5: Chuyện của bác ngày mới giải phóng vui thật đấy, chúng tôi không có diễm phúc được tiến vào SG vì nửa đường đã đứt gánh. Các bác cũng bỏ quá cho nếu như tôi chia sẻ với các bác là tôi rất dị ứng với quân phục của phía bên kia nhất là những bộ rằn ri . Cũng là quân của 869 cả nhưng nhìn mấy ông bạn cỡ tuổi chúng ta, nhất là cánh lái xe lam mang quân phục với dòng chữ US ARMY, tôi dị ứng vô cùng, dĩ nhiên chẳng ai cãi nhau về sở thích cả.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 10 Tháng Năm, 2012, 10:54:45 am
Ở đơn vị tôi, lúc đó thuộc lính SĐ bộ, ngày 17/5 được quà Ăn mừng chiến thắng như sau :

Mỗi chiến sĩ được 10 điếu thuốc la Điện Biên     ( nghĩa là 2 người/1bao)
11 chiến sỹ /1 chai rượu cà phê         ( tiểu đội tôi được 1 chai )
3 chiến sỹ /2 gói chè Ba Đình

Sĩ quan tất nhiên tiêu chuẩn cao hơn.

Không biết các đơn vị khác thế nào.   


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Trongc6 trong 10 Tháng Năm, 2012, 11:30:29 am
    Đến ngày 17/5/1975, đơn vị có được phát quà miền Bắc không thì để bác Luân đen nhớ lại giúp. Theo tôi nhớ thì là không có gì.

        Nhưng thực ra đến lúc ấy, vật chất đối với chúng tôi còn quá dư thừa. Các đơn vị được chia ra đóng trong căn cứ Đồng Dù, ai ở khu nào quản khu ấy. Lúc đó Trung đoàn và sư đoàn cũng đang ngập trong vật chất nên cũng chưa truy quét các đơn vị. Đến khi có lệnh kiểm tra tổng thể thì chúng tôi đã biết cất giấu rồi.

       Thời điểm đó, đơn vị tôi quản cả một kho vũ khí (pháo hiệu, mìn các loại...), một bãi xe máy hơn trăm chiếc, một khu trại lính cạnh một căng tin cũ và một khu gia binh. Thuốc là Quântiếp vụ Rubiqueen (như của Baoleo nói) không đầu lọc nhưng có mùi thuốc phiện trong căng tin, Capstan do đổi xe Honda, thịt hộp, cá hộp và sữa hộp khá nhiều.

       Chỉ đó điều rau lại phải do tiểu đoàn mua ngoài dân rồi cấp xuống. Kho bia chai 33 thì bị uống và đập phá hết từ mấy ngày đầu. Còn rượu thì chẳng thấy chai nào (hay do tôi không uống rượu nên không để ý có đứa nào giấu đi không.

     Nghe bác Sudoan5 kể phải đi mua bidong, Xanhtuya, quần áo ngụy làm kỷ niệm kể cũng lạ. Trong căn cứ Đồng Dù, của đó nhiều vô kể.

   Thậm chí đến cuối tháng 5/1975, nhiều khu kho trong căn cứ Đồng Dù vẫn không thuộc đơn vị nào quản. Chúng tôi còn ra bãi xe, lấy xe Dot còn mới trong kho để nghịch, tuy chả thằng nào biết lái.

   Chúng tôi không được phát tiền. Một số được lựa chọn thì tập trung tập đội ngũ để tham gia duyệt binh 15/5 tại Sài Gòn. Số còn lại sửa sang lán trại (trại cũ của lính VNCH) và suốt ngày chui rúc các kho.

   Cuối tháng 5 mới tổ chức cho lính đi thăm SG vào ngày chủ nhật, mỗi lần cả C được vài người. Đi không tiền thì đến uống nước cũng phải mang theo.

  Bọn nghỉ ở nhà sướng hơn. Bạo gan thì chui rào đi qua cánh đồng (Căn cứ quá rộng, ai mà gác xuể. Lúc đó gác các nơi cũng chỉ là chúng tôi, chưa có khái niệm Vệ binh sư đoàn) ra ngoài dân, có thể ăn hủ tiếu và uống sinh tố. Không có tiền nhưng chỉ đổi 1 cái xe máy Honda là có thằng (mạo danh du kích) nhận xe và đưa vài lính ra ăn uống độ một tiếng thì về.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: sudoan5 trong 10 Tháng Năm, 2012, 11:48:33 am
@sưdoan5: Chuyện của bác ngày mới giải phóng vui thật đấy, chúng tôi không có diễm phúc được tiến vào SG vì nửa đường đã đứt gánh. Các bác cũng bỏ quá cho nếu như tôi chia sẻ với các bác là tôi rất dị ứng với quân phục của phía bên kia nhất là những bộ rằn ri . Cũng là quân của 869 cả nhưng nhìn mấy ông bạn cỡ tuổi chúng ta, nhất là cánh lái xe lam mang quân phục với dòng chữ US ARMY, tôi dị ứng vô cùng, dĩ nhiên chẳng ai cãi nhau về sở thích cả.
    Bác ạ, không phải là sở thích đâu mà muốn ra đường phố được an toàn thôi mà. Trong hoàn cảnh mới giải phóng tình hình an ninh trật tự còn nhốn nháo hàng đêm vẫn có tiếng súng của bọn hôi và cướp của… sợ dính đòn của đối phương. Chúng tôi có 3 bộ quần áo dùng để ra phố một là bộ gabadin mới tinh cùng sao mũ QGP dành để tiến về Sài gòn nhưng cũng giữa đường đứt cánh nên chưa có cơ hội mặc nó vào trong khoảnh khắc huy hoàng của Tổ quốc, hai là bộ…quần loe áo chẽn đuôi tôm và mặc quần áo bệnh nhân của bệnh viện trước và sau có in hàng chữ to TYVCH ( Tổng y viện Cộng hòa) Thoạt đầu dân họ nghĩ mình là lính VNCH lần lần biết bộ đội giải phóng vào tiếp quản nên dân cũng chẳng biết bệnh nhân phía bên nào vì khi nhập viện chúng tôi đi bằng xe hồng thập tự của Mỹ. Cho đến tháng 6 - 7/75 bệnh nhân phía bên kia (VNCH) chuyển về viện Vì dân và cũng những tháng này có ngày quốc khánh VNCH hay ngày gì gì ấy cấp trên lệnh không ai được ra phố, lúc này quanh viện có nhiều tăng, thiết giáp của ta vòng ngoài bảo vệ. Để dần dần nhớ lại tôi sẽ kể khi mặc 3 loại quần áo trên ra phố sau.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: sudoan5 trong 10 Tháng Năm, 2012, 12:38:56 pm
Hồi đó (mới giả phóng), mà bác sư 5 có hẳn "5 ngàn tiền mừng" thì là quá khủng khiếp.
E còn nhớ là, nếu đầu tháng 5/1975 đó, thì 5 ngàn của bác, cỡ phải mua được 10 cái nhà  ;D
Em chỉ còn nhớ là: sau giải phóng, tầm cuối tháng 5, đầu tháng 6/1975, toàn quân (kể cả quân số phía bắc), đều được phát quà mừng chiến thắng, là 2 bao thuốc lá "Quân tiếp vụ", bao thuốc nền xanh, có anh 1 lính CH co chân dương lê, với dòng chữ: "huyng đệ chi binh - quyết tâm chiến thắng".
Quà chỉ có thế và hết  :D
    Bây giờ không nhớ là 5 ngàn hay 5 trăm nhưng với số tiền đó thì mua sắm thoải mái. Còn loại thuốc lá Rubyqueen xanh đúng là của QTV bọn tôi gọi vui là “Rượu uống biết yêu quần ướt em e ngại” hay…”ba ta xông lên quyết không sợ chó” ;D một loại màu hồng thường gọi là ruby đỏ, sau đổi tên Sài gòn giải phóng.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 10 Tháng Năm, 2012, 03:16:33 pm
Trích dẫn TrọngC6:
Thời điểm đó, đơn vị tôi quản cả một kho vũ khí (pháo hiệu, mìn các loại...), một bãi xe máy hơn trăm chiếc, một khu trại lính cạnh một căng tin cũ và một khu gia binh. Thuốc là Quântiếp vụ Rubiqueen (như của Baoleo nói) không đầu lọc nhưng có mùi thuốc phiện trong căng tin, Capstan do đổi xe Honda, thịt hộp, cá hộp và sữa hộp khá nhiều.

------

Thì ra đơn vị tôi may mắn hơn nhiều ae đơn vị khác, được ở 9 ngày tại Căn cứ hải quân Cát Lại từ 1/5 đến 9/5, tuy không gần trung tâm TP nhưng đi lại cũng thuận tiện dễ dang hơn các bác Lixeta ở Long Bình, TrọngC6 ở Đồng Dù...
Chỗ căn cứ bác Trọng C6 nhiều xe máy thế mà ae không lấy xe đi vào TP thăm chơi à. Bọn tôi có mấy xe máy lấy ở bến phà Cát Lái đêm rạng sáng 30/4 còn lẵng nhẵng mang theo khi di chuyển ra thành Tuy Hà, rồi Căn cứ Nước Trong. Anh em vẫn dùng xe đi lại thoải mái. Có tối bác Vinh tiểu đôi tôi đèo 1 thủ trưởng đi còn nhông xuống cái hố bom, chầy cả đầu gối về băng bó trông như thương binh ;D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 10 Tháng Năm, 2012, 09:35:29 pm
Những ngày sau 30/4 (tiếp) - Làng Phú Hội, Nhơn Trạch


Sau gần chục ngày xả hơi và thăm thú Thành phố, chúng tôi dời cái căn cứ hải quân ngay bến phà Cát lái trên bờ sông Đồng Nai ấy, sang đóng quân tại làng Phú Hôi, lúc đó thuộc quận Long Thành tỉnh Biên Hòa, sau này Long Thành tách ra thêm huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai như ngày nay.  Cách chỗ cũ không xa lắm, qua bến phà trên đường tỉnh lộ 25 nhưng đã là sang tỉnh khác, không còn trên đất Sài gòn –Gia định nữa.

     Làng Phú Hội có các vườn cây ăn quả rộng um tùm. Đang mùa hè, ở đây thật lí tưởng. Các cây vú sữa, sầu riêng sai quả quanh nhà. Nhà ở của dân đơn sơ, nhà khung gỗ mái lá, không xây tường mà bao quanh là những tấm liếp lá nên nhà rất mát. Đang ở trong căn cứ, tuy nhà ở rộng nhưng dù sao cũng là kiểu ở trong doanh trại, có tường và những hàng rào lưới thép tù túng, nên giờ về đây, không gian thoãng đãng với những cây xanh, những vườn cây ăn quả, những đường làng, những mái nhà thân thuộc như ở làng quê ngoài Bắc, hàng ngày nghe tiếng người dân, tiếng cười nói nô đùa của trẻ thơ, đầu óc tinh thần sao thấy nhẹ nhõm, thanh thản và yên bình quá.

     Tiểu đôi chúng tôi ở trong hai nhà dân gần nhau. Nhà chúng tôi ở, gia đình có 7 người, ông nhà là cán bộ công tác thoát li ở huyện, một anh con trai trạc tuổi bọn tôi là du kích tập trung nên ít khi về nhà, gia đình cũng có 1 con trai là liệt sĩ khi tham gia du kích. Ở nhà chỉ có 2 người con trai tuổi thiếu niên, bà vợ và cô em gái không chồng con ở cùng với gia đình chị gái. Gia đình làm bánh trái hàng ngày để bán. Chúng tôi gọi hai bà là má, xưng con. Hai má rất phúc hậu, hiền lành. Có lẽ, những ngày ở Phú Hội là những ngày thoải mái, dễ chịu nhất của chúng tôi những ngày sau 30/4.

     Về ăn uống, đến bữa chúng tôi đi lấy cơm tại bếp ăn của đơn vị. Thực phẩm dư dả, nhất là rau bắp cải. Ở ngoài Bắc, chỉ có rau bắp cải vào mùa đông, thế mà đang mùa hè ở đây lại được ăn bắp cải hàng ngày, chúng tôi lấy làm lạ và hể hả lắm. Thì ra, rau bắp cải từ trên Đà Lạt đưa xuống. Rượu Napoleon và cá hộp hôm tăm được trong căn cứ Cát lái vẫn còn, các bữa cơm chiều lại rôm rả cụng li, lai rai mãi. Ngồi ngoài sân ăn cho thoáng mát. Rượu vào, lời ra râm ran mà sao thanh bình lạ. Có lúc quên béng mình đang còn là thằng lính xa nhà. Cơm chiều xong, chè thuốc, rồi chập tối thằng nào thích xem ti-vi thì vào nhà dân nào có ti-vi xem nhờ một lúc hoặc đi dạo quanh làng cho khuây khỏa.

     Ban ngày, lôi võng ra mắc dưới gốc cây quanh nhà, trong vườn đong đưa đọc truyện hoặc nói chuyện vui đùa với mấy cháu hay xúm quanh chơi và hỏi chuyện mấy chú Giải phóng miền Bắc. Sau này, chẳng còn bao giờ có được những ngày thanh bình, yên ả của tuổi trẻ như thế nữa. Tôi còn ghi tên các cháu trong cuốn sổ tay ngày đó, cháu Kim Dung 10 tuổi, nhí nhảnh hay cười, cháu Thu Thủy 9 tuổi thâm trầm, các cháu Kim Nga, Kim Loan, cháu Linh thích đá banh, nhóc Tấn – những đứa trẻ đáng yêu, là hàng xóm căn nhà dân chúng tôi đóng quân ở  làng Phú Hội những ngày tháng 5 này 37 năm trước..

     Chúng tôi chẳng phải làm gì, chỉ ăn, nghỉ và chơi. Hình như các thủ trưởng thấy thế không ổn nên chúng tôi thỉnh thoảng được cử ra ngoài đường tỉnh lộ 25 tuần tra an ninh. Một hôm, tôi và 1 thằng nữa được giao nhiệm vụ mang súng đạn ra mãi ngoài quốc lộ, canh gác tại vị trí có cái cầu nhỏ trên đường để đảm bảo an ninh cho đoàn quan trọng của Bộ QP  thăm Vũng Tàu đi qua đường ấy. Hai thằng mũ áo, súng đạn nghiêm chỉnh ra đấy từ sớm, mãi chẳng thấy gì, đến gần trưa có một bác dận nhà ở gần đấy ra mời vào nhà ăn cơm. Chúng tôi cảm ơn, bảo đang làm nhiệm vụ không vào được. Đúng giờ ngọ, bác lại ra mời, nói là giờ này các chú cũng phải nghỉ để ăn chứ. Chúng tôi ầm ừ bảo bác cứ về trước. Hai thằng hội ý và nhất trí đi ăn. “ Ờ, giữa trưa cũng phải nghỉ tí để ăn chứ”. Bác ấy nói đúng quá, thế mà hai thằng mãi mới nghĩ ra. Hôm ấy được bữa ngon. Hình như bác ấy có chủ định từ trước. Chỉ có bác và 2 chúng tôi, ăn bún thịt chó. Có rượu nhưng hai thằng chỉ dám uống lấy lệ. Ăn xong, chúng tôi lại ra vị trí gác. Mãi cũng chẳng thấy đoàn nào đó đi qua. Đến giờ theo nhiệm vụ giao, hai thằng khoác súng ra về.

     Một buổi chiều, Định già đi phiện tuần tra an ninh về, ra giếng tắm. Giếng trong vườn cây ăn quả ở xứ này nông nhưng lúc nào cũng đầy ắp nước, trong veo và rất mát. Xế chiều là nước lạnh , không tắm lâu được. Định già tắm xong vào ăn cơm. Như thường lệ, anh em làm vài chén rượu cho khí thế, quen rồi. Định cũng uống khà khà vài chén xong ăn cơm. Cơm xong Định kêu nhức đầu, rồi rét. Anh em bảo chắc là bị cảm, lấy dầu xoa nhưng một lúc không giảm mà có vẻ nặng ra. Hai bà má cũng lo lắng, xúm vào xoa dầu trên trán, lòng bàn tay bàn chân mà Định già vẫn lờ đờ, chân tay lạnh và tái nhợt.

( còn nữa )



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 11 Tháng Năm, 2012, 03:27:24 pm
Những ngày sau 30/4 (tiếp) – Làng Phú Hội, Nhơn Trạch

     Hai bà má thấy bị nặng nên vôi vàng cho người đi mời thầy lang địa phương đến. Ông thầy cạo gió khắp người Định, những tụ máu hằn đỏ trên da, ông chích mấy chố trên lưng nói là để nặn máu độc ra. Ông bảo Định bị cảm nặng lắm. Thấy tình hình thế, anh em tiểu đội vội vàng đưa Định đi cấp cứu tại Bệnh xá Sư đoàn bộ. Đêm hôm ấy, chúng tôi lo lắng không biết có xảy ra gì không. Sáng sớm hôm sau, thấy Định về mặt tươi hơn hớn làm ai cũng mừng, Định bảo Quân y nói là bị cảm lạnh do tắm nước lạnh, người mệt mỏi lại uống rượu ngay. Một phen hú vía. Tiểu đội bị thủ trưởng đơn vị quạt cho một trận.

     Mấy thủ trưởng ở cũng gần nhà chúng tôi. Những ngày này các anh cũng nghỉ ngơi xả láng, hay ngồi chơi cờ tướng, nhiều lúc cờ bí thấy yên ắng nhưng lúc thắng cờ cũng hể hả, cười sằng sặc, anh em đoán ngay Bọ Luyến trưởng ban đang thắng cờ anh Kim còi trợ lí.Có hôm bác chủ nhà bắt được con rắn nước ở cái rãnh ngoài vườn, con rắn chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái người lớn, thế mà bác chủ làm thịt long trọng mời mấy anh nhậu rượu. Bác chủ cho gọi thêm ông em đến. Mấy ông ngồi uống từ quãng 9 rưỡi sáng đến trưa, sau hết mồi lai sai con đi mua mồi về nhậu tiếp. Lúc nào chúng tôi ở nhà bên không nghe thấy tiếng đài ca nhạc oang oang, biết là thủ trưởng đi họp hay đang nằm võng ngủ ngoài vườn cây.

     Tiểu đội chúng tôi ở làng Phú Hôi đến ngày 29/5thì di chuyển đến đóng quân trong Thành Tuy Hạ và bắt đầu sinh hoạt , ăn ở với C20.

     Chẳng biết có dịp nào trở lại thăm Phú Hôi, nơi chúng tôi đã có những ngày tuyệt vời trong đời lính những ngày tháng 5 sau 30/4.


 Ảnh chụp những ngày ở Phú Hôi 5/75 (từ trái qua TV, Quí, Công, Quận - 37 năm chưa gặp lại Công & Quận)
(http://img826.imageshack.us/img826/3765/newscan2011062014013400.jpg)



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Trongc6 trong 11 Tháng Năm, 2012, 08:07:14 pm
Bác Tanvinh:

Lúc này đã có đồng hồ diện rồi nhỉ.

Mà lúc thanh niên trông bác cũng có vẻ bướng đấy nhỉ.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 11 Tháng Năm, 2012, 08:34:27 pm
Tôi dự thế này-theo thứ tự từ trái sang:
1. Bác TV thì thôi khỏi dự. Mà cũng hiền khô thôi. Cầm thuốc hút chủ yếu để trưng cái tích tắc thôi chứ hút kiểu đó đâu có ngậm được khói.
2. Sởi lởi, hay nói, hay cười, hiền lành tốt bụng.
3. Phần bác khác dự.
4. Thâm trầm, chắc chắn, kiệm lời.
Hội 4 bác cũng oách nhỉ: Thân, Quý Quận, Công.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 11 Tháng Năm, 2012, 09:30:37 pm
     TanVinh kể chuyện những này ở Phú Hội làm tôi rất nhớ. Tôi cũng rất muốn được trở lại đó. Nơi mà trước đó khi xe tăng tiến vào Nhơn Trạch bị vướng phải chiếc cầu nhỏ, không dám chạy qua. Dân mang gỗ, ván, gạch đá để lót xuống con lạch cho xe tăng qua. Khi c20 ở đó, tôi được đưa đi sát hạch lái xe và bị "trượt vỏ chuối".

     Quận nguyên ở tiểu đội 3 xê 20, tôi nhận ra ngay, Quí cũng nhận ra ngay. Nhưng Công thì tôi không nhớ và không biết về a12 từ bao giờ.    


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 11 Tháng Năm, 2012, 10:29:29 pm

     TanVinh kể chuyện những này ở Phú Hội làm tôi rất nhớ. Tôi cũng rất muốn được trở lại đó....

     Quận nguyên ở tiểu đội 3 xê 20, tôi nhận ra ngay, Quí cũng nhận ra ngay. Nhưng Công thì tôi không nhớ và không biết về À từ bao giờ.    

Dịp nào trong một hai năm tới chúng ta nên đi thăm lại khu vực Long Thành, Nhơn Trạch, Phú Hội, Thành Tuy Hạ, Cát Lái một chuyến, có được răm ba người đi thì vui lắm TTNL ạ. Vào đây sẽ gặp được anh Trịnh Phẩm Hạnh, Trợ lý Ban 2, người đã chỉ huy và đi cùng tốp C20 của ấy vượt sông Đồng Nai sáng 30/4. Anh ấy ở thị trấn Long Thành từ năm 75 đến giờ, mới về hưu.

Tiểu đội tôi gọi Công là Công củng, trông giống ông Củng do diễn viên Trịnh Thịnh đóng. Công ở C20 lên A12 đầu năm 74, có lần Công rủ mình xuống C20 ở Trà Liên Tây chơi, cậu Quỳnh C20 cùng đồng hương Hà Tây với mình và Công không biết ấy còn nhớ không, đã rủ đến chơi nhà cô giáo Táo  :D


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: sauchinbaymot trong 11 Tháng Năm, 2012, 10:38:45 pm
Út Táo, con O Thiết?

Năm ngoái về làng Trà có tạt vào thăm O Thiết. O già yếu lắm rồi. O bảo "Táo nó lấy chồng ngoài Quảng Bình, thưa về lắm".


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 11 Tháng Năm, 2012, 11:04:27 pm
Út Táo, con O Thiết?

Năm ngoái về làng Trà có tạt vào thăm O Thiết. O già yếu lắm rồi. O bảo "Táo nó lấy chồng ngoài Quảng Bình, thưa về lắm".

@6971: Nghe các bác nói chuyện đóng quân nhà dân o nọ, o kia làm chúng em nghĩ tủi phận mình ở giữa những cồn cát trắng làm bạn với bọ chét >:(


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 12 Tháng Năm, 2012, 02:39:49 pm
Bác Tanvinh:

Lúc này đã có đồng hồ diện rồi nhỉ.

Mà lúc thanh niên trông bác cũng có vẻ bướng đấy nhỉ.

Bác TrọngC6 ơi, trông tôi trong ảnh có vẻ bướng nhưng không phải vậy đâu. Có lần hồi 73, 74 ở Quảng Trị, các chủ nhật lính hay đi chơi chợ Đông Hà rất đông. Tôi, An đen và Đăng C20 toàn lính trinh sát cả suýt đánh nhau với 2 tay lính đơn vị khác, nếu tôi không kiềm chế can ngăn. Chả biết 2 tay bộ đội kia nghĩ gì mà lại cà khịa với tốp chúng tôi, có thể nói như sau này là do “nhìn đểu “ nhau chăng. An và Đăng đã sắn sàng chiến. Hai thằng kia hầm hầm, mặt đầy thách thức. Tôi nói nhỏ với An và Đăng là kiềm chế, tránh đánh nhau không hay, bộ đội với nhau đánh nhau giữa chợ thế này...Hai cậu kia cũng không dám tấn công trước. Ba thằng chúng tôi lững thững bỏ đi về phía bến đò. Ngòi nổ được tháo gỡ. An và Đăng cũng có vẻ hậm hực vì 3 thằng trinh sát mà phải nhún nhường với 2 thằng kia, nhưng sau cũng đồng ý với giải pháp kiềm chế tránh đánh nhau của tôi.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 12 Tháng Năm, 2012, 03:04:51 pm
Anh TanVinh ơi, lính trinh sát khi đào tạo, ngoài kỹ năng chuyên môn như  paparazzi của bác Duyên, chơi mô hình của bác TTNL, nghe đài địch của anh v.v... thì có phải học võ thuật hay học chương trình nâng cao như đặc công  không anh ?


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 12 Tháng Năm, 2012, 03:13:12 pm
Anh TanVinh ơi, lính trinh sát khi đào tạo, ngoài kỹ năng chuyên môn như  paparazzi của bác Duyên, chơi mô hình của bác TTNL, nghe đài địch của anh v.v... thì có phải học võ thuật hay học chương trình nâng cao như đặc công  không anh ?

Có chứ, ae C20 SĐ được huấn luyện võ thuật nhiều. Huấn luyện ở Hà Bắc thời gian mới thành lập C20, huấn luyện nhiều thời gian ở Hà Tĩnh, Quảng Bình và trong năm 73, 74 ở Quảng Trị. Hai lão 6971 và TTNL ở C20 liên tục thì biết rõ hơn anh. Anh chỉ được huấn luyện thời gian ở C20 tại Hà Bắc, Hà Tĩnh và Quảng Bình thôi, vào QT thì anh và tiểu đổi tskt đi theo Ban TS SĐ rồi.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: Trongc6 trong 12 Tháng Năm, 2012, 05:27:43 pm
Bác TânVinh:

         Tôi nhận xét chơi vậy thôi vì thấy bác chụp ảnh trong điệu bộ hút thuốc. Nhưng cũng như ChienC3 nói, hình như chỉ để làm dáng thôi chứ không phải đang hút, vì má không tóp lại như rít thuốc lào. Lão Chienc3 tinh thật đấy.

       Nói chung lính ta, nhất là lính có học, thường là hiền. Với lại tuổi trẻ dù chưa chín chắn thì va chạm lính với nhau cũng là tối kỵ. Ngay cả trong đơn vị tôi, lính sai thì lính cũ hay cấp trên bực mình chỉ chửi là chính, văng đặc sản thoải mái, thậm chí mắng "ngu như bò" chứ cũng không bạt tai đá đít. Lính biết sai đa phần im nghe chứ ít khi cãi lại. Nhất là lúc đánh nhau mà chậm chạp cũng dễ bị chửi. Nhưng rồi tất cả lại hòa, đâu vào đấy cả.

     Ra quân rồi, càng nhiều tuổi lại càng kiềm chế tốt, rất ngại va chạm. Ngay như bác ChienC3 trông "ngầu" thế, lúc nào cũng tưởng như xắn tay áo lên được, nhưng thực ra rất lành, chỉ hăng lúc hát thôi. Trông lão ấy to mồm "không cho chúng nó thoát", ai không biết phải ngồi lùi xa, nhưng thực ra lão ấy đang say sưa hát ở trạng thái "lên đồng". Vì thế bác Luân đen mới bảo là "yêu chienC3" lắm mà không sợ ai ghen!

    Kính sức khỏe bác.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: quanghung1951 trong 24 Tháng Tám, 2012, 10:04:23 pm
Tânvinhprc25 .trong đợt đi Quảng trị vừa rồi ,anh Phan Hùng trưởng đoàn của C5 chúng tôi ,anh ấy bảo :thằng Thân nó chụp nhiều ảnh lắm ,tôi hỏi Thân là ai, anh Hùng bảo Thân nó là cái thằng quen mày ở trên mạng ấy ,tôi mới ồ lên vậy là cái tay trinh sát có ních Tanvinhprc25 tên là Thân kia đấy .

(http://up.meotom.net/Files/bcfa8919-f8de-4074-bc7b-9d03d8ec38e5/2012/08/24/20120824075225DMEi____484033_114352358710292_733069948_n.jpg)
(ảnh chụp ngày 25/7/2012 tại nghĩa trang liệt sĩ xã :Lộc điền ,phú lộc ,thừa thiên Huế nơi yên nghỉ của một số cán bộ chiến sĩ c5 d2 e101 trong trận đánh ngày 23/3/1975)


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 25 Tháng Tám, 2012, 02:13:32 am
Chào Quanghung 1951, cảm ơn, mà Sao ông không đưa lên cái ảnh có ông lên cho anh em thấy dung nhan của ông nhỉ. Bác Hùng thì tôi biết rồi mà, nhớ bác ấy ngồi trên xe cạnh tôi kể chuyện vui lắm . Dịp 27/7 vừa rồi ae ccb e 101 đi Quảng trị  đến thăm lại khu vực thôn Bạch thạch Phú Lộc trên QL1 nơi lính 325 từ trên núi rừng đánh xuống chia cắt Huế- ĐN thì thật ý nghĩa.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: sauchinbaymot trong 25 Tháng Tám, 2012, 09:27:39 am
Anh TanVinh ơi, lính trinh sát khi đào tạo, ngoài kỹ năng chuyên môn như  paparazzi của bác Duyên, chơi mô hình của bác TTNL, nghe đài địch của anh v.v... thì có phải học võ thuật hay học chương trình nâng cao như đặc công  không anh ?

Vỡ lòng là "16 động tác võ tay không", ngoắng ngoắng như tập thể dục nhịp điệu. Hình như bài học vỡ lòng này là chung cho toàn quân chứ chưa phải là chiêu của TS.

Tiếp sau là 25 động tác võ gì gì đấy, có vẻ thâm hậu hơn một tý, nhưng chỉ để dọa nạt là chính.

Sau nữa nữa thì thấy chủ yếu là tập ngã không đau, tập bắt tù binh, tập tự giải thoát khi bị tóm, ... Tóm lại là tập các bài theo nhiệm vụ, tình huống chứ không phải là một ngành võ như kiểu Khungfu hay Võ Việt đạo, ...

Để nâng cao nghiệp vụ, các TS được lựa chọn rồi gửi ra Cục 2 (Sơn Tây) học. Hồi ấy (1971-1972) thấy các quân khu, sư đoàn cử ra Cục 2 học 3 nghiệp vụ TS cơ bản, là: Võ thuật, Trinh sát ảnh và Trinh sát binh địa. Nghe nói còn có trinh sát điện tử, trinh sát dù, nhưng chỉ là nghe nói.

Những người ra Cục 2 học, trở về thành nòng cốt ở đơn vị, rồi tổ chức dạy truyền lại cho anh em trong đơn vị và từ các trung đoàn gửi lên.

Văn ôn, võ luyện. TS có học miếng, mánh gì mà rồi mấy mươi năm không dùng, thì thành "Võ ... mồm" hết,  cũng ngô khoai như mọi người thôi, đừng sợ, đừng trông cậy gì.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: tralientay trong 25 Tháng Tám, 2012, 02:32:42 pm
---

- Anh TanVinh ơi, lính trinh sát khi đào tạo, ngoài kỹ năng chuyên môn như  paparazzi của bác Duyên, chơi mô hình của bác TTNL, nghe đài địch của anh v.v... thì có phải học võ thuật hay học chương trình nâng cao như đặc công  không anh ?

- Sau nữa nữa thì thấy chủ yếu là tập ngã không đau, tập bắt tù binh, tập tự giải thoát khi bị tóm, ... Tóm lại là tập các bài theo nhiệm vụ, tình huống chứ không phải là một ngành võ như kiểu Khungfu hay Võ Việt đạo, ...
---

Trước khi vào QT tôi thấy C20 cũng không được tập võ mấy. Trong chương trình huấn luyện của C20 năm 1973 có nhiều buổi tập võ thuật, nhưng cũng không nhiều như đặc công. Thời gian dành cho học khắc phục vật cản (chui hàng rào, vượt tường, dò gỡ mìn, ... còn nhiều hơn học võ). Hè 1973 khi tiểu đoàn đặc công của sư giải tán, gần 20 anh em về C20, tôi thấy họ cũng chưa được học võ nhiều (các đơn vị năm 1972 hầu hết chưa được huấn luyện đủ), nhưng kỹ thuật tiềm nhập thì rất tốt.

Theo tổng kết (nghe nói vậy), số chiến sĩ trinh sát dùng võ thuật trong khi làm nhiệm vụ rất rất ít. Tuy nhiên, khi được học võ dù còn ít, các hành động khi làm mọi việc khác (di chuyển, quan sát, tránh bom đạn...) đều nhanh nhẹn, dứt khoát hơn. Qua kinh nghiệm bản thân tôi thấy điều này rất đúng.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: tralientay trong 25 Tháng Tám, 2012, 02:34:42 pm
Thời gian dành cho học khắc phục vật cản (chui hàng rào, vượt tường, dò gỡ mìn, ...) còn nhiều hơn học võ.


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 25 Tháng Tám, 2012, 04:15:12 pm
@hahoi :
anh TRaLiênTây nói đúng đó . nhiệm vụ của trinh sát và đặc công khác nhau . Vì vậy huấn luyện cũng khác nhau . Trinh sát tập luyện nhiều chỉ ở tiềm nhập , bản đồ , dò gỡ mìn , sử trí tình huống ... để dẫn đường để vẽ được sơ đồ Tóm lại là những kĩ thuật chui ra chui vào mà thôi . Về Võ thuật cũng có nhưng không nhiều . Trinh sát đi làm nhiệm vụ tốt nhất là không chạm địch mà có chạm thì cố tránh . Không biết ở đơn vị khác thế nào chứ sư đoàn tôi ngoài một số ít các anh học bài bản ra còn thì cứ qua chiến đấu vài trận là họ xem chú nào nhanh nhẹn , gan dạ láu cá thì  chọn lên trinh sát . Lên rồi học lẫn nhau , cán bộ dậy lại trong rừng với lính thôi . Vì thế ở trong chiến đấu đơn vị tôi mấy chú liên lạc là dễ bị về trinh sát nhất hahoi ạ


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: tralientay trong 25 Tháng Tám, 2012, 05:03:34 pm
Chiều thứ bảy thấy các bạn sắp ra 19C rồi mà mình vẫn phải đi cày, nói thêm chút cho đỡ nhớ.

Hahoi@:

Theo mình hiểu thì tiểu đoàn có một tiểu đội trinh sát, trung đoàn và sư đoàn có đại đội trinh sát, nhưng C20 của sư đoàn nhiều quân hơn. Thêm nữa, về cơ bản trinh sát tiểu đoàn và trung đoàn là trính sát chiến thuật (phục vụ cho các trận đánh cụ thể) còn trinh sát sư và quan khu hay mặt trận là trinh sát chiến lược (nắm tin trên toàn khu vực cho các quyết định của cấp trên, như các trận địa, bố phòng của đối phương, di chuyển của các bộ phận, lượng bom pháo vào các khu vực ở từng thời gian, ...). Tất nhiên phân công đấy chỉ là cơ bản. Thời gian ở QT tụi mình luôn đi cùng trinh sát e95.
 
Trinh sát tiểu đoàn và trung đoàn hy sinh nhiều hơn trính sát sư đoàn và mặt trận.

Mình không rõ C20 của các trung đoàn huấn luyện thế nào, tất nhiên ngoài phần tập chung của trinh sát rất giống nhau, như làm sao bí mật vào gần để nắm được tình hình đối phương, thì bọn mình phải tập khá nhiều về việc dùng bản đồ và ống nhòm, liên hệ được từ bản đồ đến thực địa, quan sát và phát hiện các thay đổi phía bên kia, ... nên ngoài việc nhanh nhẹn, gan dạ thì xung phải suy nghĩ phán đoán khá một chút.

Còn mấy thứ trinh sát cao cấp như bác 6971 kể thì cả đại đội chỉ có mấy người được chọn ra Bắc học thôi, như Duyên-Phi trinh sát ảnh, TTNL+6971 vẽ cảnh đồ, ... còn a12 trinh sát kỹ thuật thì rất mới và học luôn ở chiến trường.

Đúng là bác NTL nói, yêu cầu đầu tiên của lính trinh sát phải là nhanh nhẹn và lì, vì đi làm nhiêm vụ thường chỉ 1-2 người. Ai vụng về dễ gây động hay sợ thì rất khó đi vào gần đối phương khi mình không có hỏa lực.



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: HaHoi trong 25 Tháng Tám, 2012, 06:04:43 pm
Chiều thứ bảy thấy các bạn sắp ra 19C rồi mà mình vẫn phải đi cày, nói thêm chút cho đỡ nhớ.

Hahoi@:

Theo mình hiểu thì tiểu đoàn có một tiểu đội trinh sát, trung đoàn và sư đoàn có đại đội trinh sát, nhưng C20 của sư đoàn nhiều quân hơn. Thêm nữa, về cơ bản trinh sát tiểu đoàn và trung đoàn là trính sát chiến thuật (phục vụ cho các trận đánh cụ thể) còn trinh sát sư và quan khu hay mặt trận là trinh sát chiến lược (nắm tin trên toàn khu vực cho các quyết định của cấp trên, như các trận địa, bố phòng của đối phương, di chuyển của các bộ phận, lượng bom pháo vào các khu vực ở từng thời gian, ...). Tất nhiên phân công đấy chỉ là cơ bản. Thời gian ở QT tụi mình luôn đi cùng trinh sát e95.
 
Trinh sát tiểu đoàn và trung đoàn hy sinh nhiều hơn trính sát sư đoàn và mặt trận.

Mình không rõ C20 của các trung đoàn huấn luyện thế nào, tất nhiên ngoài phần tập chung của trinh sát rất giống nhau, như làm sao bí mật vào gần để nắm được tình hình đối phương, thì bọn mình phải tập khá nhiều về việc dùng bản đồ và ống nhòm, liên hệ được từ bản đồ đến thực địa, quan sát và phát hiện các thay đổi phía bên kia, ... nên ngoài việc nhanh nhẹn, gan dạ thì xung phải suy nghĩ phán đoán khá một chút.

Còn mấy thứ trinh sát cao cấp như bác 6971 kể thì cả đại đội chỉ có mấy người được chọn ra Bắc học thôi, như Duyên-Phi trinh sát ảnh, TTNL+6971 vẽ cảnh đồ, ... còn a12 trinh sát kỹ thuật thì rất mới và học luôn ở chiến trường.

Đúng là bác NTL nói, yêu cầu đầu tiên của lính trinh sát phải là nhanh nhẹn và lì, vì đi làm nhiêm vụ thường chỉ 1-2 người. Ai vụng về dễ gây động hay sợ thì rất khó đi vào gần đối phương khi mình không có hỏa lực.

Em cũng đã lâu, phải hai tháng nay không ra 19C được, em cũng phải viết thêm cho đỡ nhớ .
Lính trinh sát từ xưa đến nay bao giờ cũng là những anh nhanh nhẹn, khôn khéo và như anh NTLuan nói, phải quái quái mới làm trinh sát được. Tụi Mỹ từ thế kỷ 18 họ đã có những nhóm " pioneers" rồi  " scout"  chuyên đi trước do thám mở đường trong những cuộc chinh phục miền viễn tây. Họ là những người dũng cảm và thiện chiến nhất.   Mình sau đó 200 năm kém gì đâu. Anh hùng LLVT Lê Mã Lương cũng là lính trinh sát, đã từng dùng dao găm hạ một tay  " scout" của tụi thủy quân lục chiến.
Trong hồi ký của TT Lê Nam Phong có kể lại chuyện khi ta đánh trận Ia Drăng năm 65, lính 325 mình phải quay lại đường hành quân để nhặt lại lưỡi lê trong quá trình hành quân do ngại phải mang nặng nên vứt bớt dọc đường. Chính trong trận Ia Drăng nổi tiếng này mà người chỉ huy là TT Nguyễn Hữu An, quân Kỵ binh bay Mỹ đã rất khiếp sợ khi bị các vết thương đều ở tầm gần, bằng dao và lê đâm, và tỉ lệ chết cao hơn bị thương trong một trận chiến ! Điều này khiến ý chí của họ bị ảnh hưởng mạnh và phải khiếp sợ mỗi khi giáp lá cà với Quân Giải phóng.
Chính vì nhớ đến chuyện này nên em mới hỏi các bác trinh sát có phải học võ thuật không là vì thế. Sáng nay bác 6971 trả lời một câu hay nhất trong tháng là câu "...cũng ngô khoai như mọi người thôi, đừng sợ, đừng trông cậy gì."  ;D ;D ;D - Bác ơi!  Em chả có " nợ khó đòi nào" , vả lại  bác 6971 người nho nhã, ai lại phiền bác thế  ;D và thỉnh thoảng vẫn được gặp bác ở 19C, em vẫn mạnh dạn ngồi cạnh bác mà ;D
Giờ này chắc các bác đang vui ở 19C .



Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: quanghung1951 trong 25 Tháng Tám, 2012, 10:54:50 pm
Chào Quanghung 1951, cảm ơn, mà Sao ông không đưa lên cái ảnh có ông lên cho anh em thấy dung nhan của ông nhỉ. Bác Hùng thì tôi biết rồi mà, nhớ bác ấy ngồi trên xe cạnh tôi kể chuyện vui lắm . Dịp 27/7 vừa rồi ae ccb e 101 đi Quảng trị  đến thăm lại khu vực thôn Bạch thạch Phú Lộc trên QL1 nơi lính 325 từ trên núi rừng đánh xuống chia cắt Huế- ĐN thì thật ý nghĩa.
Tanvinhprc25,thường những người cầm máy thì chẳng mấy khi có ảnh của mình ,chuyến đi Quảng Trị vừa qua gần 500 ảnh mà mình chỉ có vài kiểu nhờ đồng đội bấm hộ .đây là một ảnh chụp 5 người còn lại của c5 -d2-e101 từ những ngày đầu tiên tại Hà bắc .
(http://up.meotom.net/Files/bcfa8919-f8de-4074-bc7b-9d03d8ec38e5/2012/08/25/20120825083915Rsta____599741_114379718707556_1354936136_n.jpg)
Thứ tự từ trái sang phải :Quanghung1951-Nguyễn công Chấn -Đàm đức Tùng -Ngô nhạt Mai -Lê đức Hội .
   Chấn và Hội là thành viên nhóm cắm cờ cảng Cửa Việt .


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: linh71 trong 28 Tháng Chín, 2012, 05:39:54 pm
Chào bác Tân Vĩnh.Tôi đang đọc "Chuyện của một thời"(phần 1) của bác, đến đoạn hồi ức về Lê Tấn Hổ chợt nhớ ra, năm 2004,trong dịp về QT "Thời hoa lửa" tôi có chụp cho Hổ một tấm ảnh.Hôm nay tôi xin phép đưa lên đây:

(http://i1164.photobucket.com/albums/q566/linh1971/DSCN1023.jpg)

Ảnh chụp trong đêm giao lưu giữa các CCB với đồng bào Quảng Trị do Hội Phụ nữ tỉnh, Phòng Thông tin Thị xã kết hợp tổ chức. Trong ảnh là Lê Tấn Hổ đứng cạnh một cháu nhân viên Phòng Thông tin Thị xã vừa tròn 19 tuổi. Tối đó cháu hát bài "Cỏ non Thành cổ" của NS Dân Huyền rất truyền cảm. Tôi chụp lúc tan buổi giao lưu, đang trên đường ra. Bạn mình trong ảnh trông sung sức vậy. Thế mà có ai ngờ...


Tiêu đề: Re: Chuyện của một thời ( II )
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 08 Tháng Chín, 2022, 11:45:51 pm
Ồ lâu quá, quá lâu nay mới vào thăm lại ngôi nhà của mình ở đây. Hơn chục năm trước trang mục Một thời máu và hoa nhộn nhịp lắm.  :o

Hôm kia 6/9/22 đi dự gặp mặt kỷ niệm Nửa thế kỷ xếp bút nghiên lên đường ra trận của CCB-SV 6971. Lẽ ra đã kỉ niệm vào ngày 6/9/21 là tròn 50 năm.

(http://)