Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:25:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời ( II )  (Đọc 103742 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #170 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 02:47:59 am »

22.4.1975 – Bất ngờ đụng độ địch trên đường: Lính trinh sát Sư đoàn tác chiến như bộ binh.

. . . .
    
     Ta hi sinh 2 người, trung đội trưởng Dân quê Nam Hà và cậu Nhật lính mới quê Hải Hưng; Nhật hi sinh ngay trên thùng xe.  Một số bị thương nhẹ trong đó có cậu Quí trong tổ tskt đi xe đầu và Lê Minh ( lão TTNL cũng bị thương ).


    
     Nhân lão TanVinh nói chuyện tôi bị thương vào thời điểm đó. Thế mà 35 năm sau tôi mới đi khám thương lần đầu bằng giấy chứng thương được cấp từ 1975.

     Sự tình là tôi bị thương cùng mấy anh em khác. Mấy anh em bị thương kêu rên rất to và chạy lui về phía sau và sau đó được xe Jeep chở đi viện lúc nào thì tôi không rõ. Tôi thì không kêu một tiếng nào mà vẫn cùng thằng Quynh, thằng Vân, anh lái xe chiến tiếp với địch. Khi trời sáng hẳn, địch cũng đã rút lui từ bao giờ rồi, bốn thằng mới về đơn vị, đi nghênh ngang, đàng hoàng giữa đường nhé. Khoảng 500 mét gì đó, có anh em chạy từ rừng cao su ra vẫy chúng tôi vào. Thì ra đơn vị đã nghỉ ở đây từ bao giờ ấy rồi. Anh Triêm xê phó thấy tôi bị thương mới bảo lão Tất y tá băng cho tôi. Thế là ở mông tôi có một đụm gạc to và băng dính, còn trên đầu là một vành khăn trắng (để băng vết thương trên đầu, bên trái). Anh Triêm bảo tôi chờ xe Jeep quay lại thì chở đi viện. Tôi nói:

-    Em không sao đâu. Anh ơi, mình đi địa hình xung quanh chỗ này đi anh ạ ! Mới lại, em cũng có ngồi được đâu mà nghỉ.

     Anh Triêm và tôi đi rà soát khu vực xung quanh khá xa và phát hiện ra "động" của du kích địa phương. Trong động chỉ có hai người du kích ở nhà. Du kích đều là người bắc, Là lính nhập ngũ từ những năm "sáu ích", rồi bị chuyển thành du kích. Nghe hai du kích kể chuyện hoạt động của họ tôi đã rơi nước mắt. Nhiều người bị thương cũng được chạy chữa tại chỗ bởi đồng đội và không thể ra bắc được. họ sống chui lủi trong rừng tạp và rừng cao su. Địch càn chỗ này thì chạy sang chỗ khác. Họ có đồ ăn và quần áo đều là đồ tiếp tế của một số người dân. Cũng không phải là dân "cách mạng" đâu mà là những người có lòng thương đồng loại và không bẩm báo với địch. Thế thôi !

     Ngay cạnh động của du kích là lạch nước nhỏ chảy ri rỉ. Du kích họ vét một cái vũng để lấy nước. Nhờ nó mà hôm đó c20 mới có nước nấu cơm.
 
    Đến chiều, sau vụ Quynh xử lý tù binh một lúc, chiếc xe Jeep mới quay lại. Mặc dù tôi hết sức chống đối nhưng cuối cùng anh Triêm vẫn cưỡng bức được tôi lên xe, chở đi viện ở phía sau. Trên xe chạy quay lại sau có anh lái xe (của 559, xe của anh ấy là cái xe bị cháy ấy), anh Nhung bê phó bê 1 và tôi. Dự định sẽ thả tôi ở viện, thả anh lái xe ở đâu đó để anh ấy tìm về đơn vị, rồi anh Nhung lái xe về c20.

     Lúc ra đến đường 1, anh lái xe đã gặp đồng đội của anh ấy đang trở đại quân tiến đến. Vậy nên anh ấy chuồn lẹ khỏi xe Jeep. Còn lại anh Nhung và tôi. Thấy khí thế đại quân đang vào hừng hực tưng bừng quá, tôi mới bảo anh Nhung:

-    Em không đi viện đâu ! Quay xe lại đi.

     Chúng tôi cãi nhau vài câu, thì tôi nhảy xuống xe (xe đang ngược chiều dòng thác lũ nên bị choán hết lối phải đi rất chậm). Tôi bảo Anh Nhung:

-    Nếu anh không quay lại thì anh đi viện một mình nhé. Em đi bộ quay lại đây !

     Tôi vẫn nhớ nét mặt lão Nhung lúc đó, trông rất hay. Lão bật cười mà mặt thì nhăn nhó trông nó cứ đơ đơ.

     Anh nhung và tôi quay lại. Chúng tôi gặp đơn vị đang trên đường rẽ để đi ấp Bình Sơn, Long Thành chứ không phải chạy thẳng xuống Bà Rịa.

     Tháng 6/1975, tôi được ra quân trong đợt đầu tiên, toàn sinh viên. Anh Thanh xê viên c20 đưa cho tôi giấy chứng nhận bị thương do ông Rinh, tham mưu phó sư đoàn ký (Ông Rinh sau này là thượng tướng). Khi tôi về Đoàn An Dưỡng 869, đoàn cũng không có điều kiện khám thương cho tôi. Và thế là đoàn trưởng cấp thêm cho tôi một cái "Giấy Chứng Nhận Bị Thương" nữa, nói rằng tôi bị thương từ chiến trường ra, đoàn không có điều kiện khám thương tật.

     Mải học và mải chơi nên nhiều lần tôi đi khám thương giữa chừng thì "nhảy xuống và quay lại". Vụ này bố mẹ tôi và 6971 luôn thúc dục và cằn nhằn.

     Vết thương ở đầu gây ra tiếng ve kêu ri ri liên tục trong tai tôi. Thì, tôi đi khám tai ở bệnh viện Bạch Mai đầu năm 1976. Khi bác sỹ ở Trung Tâm Thính Thanh Học đo đạc rồi kết luận tôi bị "Xốp Xơ Tai trái" nên bị "Điếc Dẫn truyền". Nhìn đồ thị kết quả đo, tôi vặn lại ông bác sỹ:

-    Nếu tôi bị "Xốp xơ tai" thì phải nghe tốt ở tần số thấp và nghe kém ở tần số cao chứ (đây là một kiến thức rất cơ sở của Vật Lý). Sao đồ thị lại ngược lại thế này ?
-    Cậu thì biết gì về chuyên môn mà nói ?
-    Chuyên môn về tai thì tôi không biết. Nhưng bác sỹ cứ về xem lại sách chuyên môn của bác sỹ xem tôi nói có đúng không !

     Thế là tan cái vụ chữa tai.

     Cái tai tự phát tiếng động bên trong làm tôi rất khó chịu. Khoảng năm 1980, tôi đi khám tai ở Bệnh Viện Đường Sắt (lúc đó bệnh viện ngành này giàu có hơn các bệnh viện trung ương). Sau khi đo điện não đồ, hai vị bác sỹ bàn luận rất lâu mà không biết kết luận ra sao. Thấy vậy, tôi mới hỏi:

-    Có chuyện gì hay sao ạ ?
-    Ừ, có chuyện đấy. Đầu của cậu lạ lắm. Tôi chưa bao giờ đo thấy thế này. Tôi nói thành thực, mấy điểm đo ở bên trái của cậu có gì đó mà chúng tôi không biết là cái gì. Thôi, thế này nhé ! Cho cậu thuốc về uống hết thì quay lại đây khám lại.

     Nghĩ rằng họ đã không biết là cái gì thì họ cho thuốc kiểu gì không biết. Và, thuốc đó tôi chả bao giờ uống. Thế là tan cuộc chữa tai lần thứ hai.

     Năm 1996, Cái giấy chứng nhận bị thương của tôi đã giúp tôi tìm lại vị trí nơi Dân và Nhật hy sinh. Thế là tốt quá rồi.

    Khám thương thì không khám kể cả lần thằng bạn bắt ép tôi đi khám. Chữa tai cũng không. Cho đến khi c20 gặp nhau lần thứ nhất 9/2009. mấy anh em bị thương cùng tôi ngày đó hỏi thăm tôi là thương binh loại mấy. Tất cả đều ngạc nhiên vì tôi chưa đi khám lần nào. Mấy đứa đó đều bảo:

-   Mày là đứa bị nặng nhất sao lại không khám ? Chúng tao về là khám ngay, đều là thương binh hết.

     Tôi bị chúng nó mắng cho một trận tơi bời và bắt tôi hứa phải đi khám.

     Đầu năm 2010, tôi thực hiện việc nộp hồ sơ khám thương theo hướng dẫn của ban chính sách quận đội Đống Đa. Bây giờ cái giấy chứng thương đã bị rách ở các đường gấp tư. Mấy anh quận đội trố mắt khen là giấy "Zin" và kêu là tôi may mắn vì còn giữ được nó, mấy năm nay quy định không giám định thương tật với các giấy chứng nhận bị thương do đơn vị cấp lại.

     Còn thiếu cái giấy xác nhận là lính của sư đoàn 325, tôi lên phòng chính sách sư đoàn để xin xác nhận. Phòng này bảo tôi sang phòng quân lực. Phòng quân lực bảo không xác nhận gì hết vì hồ sơ bị lũ lụt mất hết rồi.

     Chả có nhẽ lại chịu thua ?! Đành phải nhờ mấy em cùng c20 ngày xưa bây giờ ở thượng tầng của quân đoàn và sư đoàn vậy. Tôi gọi điện cho Nhật (trước ở a2 của tôi), đề nghị em gọi điện cho phòng chính sách xác nhận "người thực việc thực". 5 phút sau thì phó phòng chính sách ngồi gõ máy tính giấy xác nhận Tích Tường Như Lệ là chiến sỹ của đơn vị từ 6/9/1971 đến 28/6/1975.

     Có đầy đủ giấy tờ, sau thời gian chờ đợi Cục Chính Sách thẩm định giấy tờ, tôi dược gọi đi khám ở quân y viện 5. Một tháng sau đó, viện 5 yêu cầu khám lần cuối trước cả hội đồng giám định gồm viện trưởng, trưởng khoa thần kinh và vài vị trưởng khoa khác có liên quan. Khám xong, chờ kết quả từ Bộ Tư Lệnh Thủ Đô. Rồi mấy tháng sau Bộ Tư Lệnh Thủ Đô gọi lên phát thẻ và huy hiệu thương binh.
    
     Huy hiệu thì tôi chưa đeo nhưng tiền thương tật hàng tháng thì vẫn lĩnh đều  Grin
    
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2012, 04:48:19 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #171 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 09:28:31 am »

TTNL ơi, chuyện bạn làm giấy tờ xác nhận liên quan đến bị thương trận ấy gần đây bạn có kể tôi nghe. Hôm ấy bạn bi thương tôi cũng có nhớ. Ý mình nói may mắn mãi sau này bạn mới làm giấy tờ chế độ là ở đơn vị cũ còn có mấy anh em lớp sau của C20 còn công tác ở SĐ và QĐ nên có thuận lợi. Trong số ae bị thương, mình nhắc tới bạn và Quí cùng tổ tskt. Quí thì mình cũng mới liên lạc được gần đây. Nó nói bị mất giấy chứng thương nên đến giờ vẫn chưa làm được thủ tục chế độ...
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tư, 2012, 03:17:37 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #172 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 11:10:11 am »

 Bác TTNH ơi.
Cái giấy gấp làm tư bị rách của bác còn zin bây giờ là của quý hiếm đấy bác ạ.
 Cái lúc chúng tôi ra quân đi xin việc làm còn phải giấu cái của quý hiếm đấy đi vì nhiều cơ quan họ khg thích nhận những đối tượng này vì nhiều lí do...
 Bác bây giờ chắc đang chờ đi giám định để vào hạng, xếp loại thương tật. Chúc bác sớm đc nhận chế độ của mình.



Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #173 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 02:19:39 pm »

22.4.1975 – Bất ngờ đụng độ địch trên đường: Lính trinh sát Sư đoàn tác chiến như bộ binh.

. . . .
    
     Ta hi sinh 2 người, trung đội trưởng Dân quê Nam Hà và cậu Nhật lính mới quê Hải Hưng; Nhật hi sinh ngay trên thùng xe.  Một số bị thương nhẹ trong đó có cậu Quí trong tổ tskt đi xe đầu và Lê Minh ( lão TTNL cũng bị thương ).


    
     Nhân lão TanVinh nói chuyện tôi bị thương vào thời điểm đó. Thế mà 35 năm sau tôi mới đi khám thương lần đầu bằng giấy chứng thương được cấp từ 1975.

     Sự tình là tôi bị thương cùng mấy anh em khác. Mấy anh em bị thương kêu rên rất to và chạy lui về phía sau và sau đó được xe Jeep chở đi viện lúc nào thì tôi không rõ. Tôi thì không kêu một tiếng nào mà vẫn cùng thằng Quynh, thằng Vân, anh lái xe chiến tiếp với địch. Khi trời sáng hẳn, địch cũng đã rút lui từ bao giờ rồi, bốn thằng mới về đơn vị, đi nghênh ngang, đàng hoàng giữa đường nhé. Khoảng 500 mét gì đó, có anh em chạy từ rừng cao su ra vẫy chúng tôi vào. Thì ra đơn vị đã nghỉ ở đây từ bao giờ ấy rồi. Anh Triêm xê phó thấy tôi bị thương mới bảo lão Tất y tá băng cho tôi. Thế là ở mông tôi có một đụm gạc to và băng dính, còn trên đầu là một vành khăn trắng (để băng vết thương trên đầu, bên trái). Anh Triêm bảo tôi chờ xe Jeep quay lại thì chở đi viện. Tôi nói:

-    Em không sao đâu. Anh ơi, mình đi địa hình xung quanh chỗ này đi anh ạ ! Mới lại, em cũng có ngồi được đâu mà nghỉ.

     Anh Triêm và tôi đi rà soát khu vực xung quanh khá xa và phát hiện ra "động" của du kích địa phương. Trong động chỉ có hai người du kích ở nhà. Du kích đều là người bắc, Là lính nhập ngũ từ những năm "sáu ích", rồi bị chuyển thành du kích. Nghe hai du kích kể chuyện hoạt động của họ tôi đã rơi nước mắt. Nhiều người bị thương cũng được chạy chữa tại chỗ bởi đồng đội và không thể ra bắc được. họ sống chui lủi trong rừng tạp và rừng cao su. Địch càn chỗ này thì chạy sang chỗ khác. Họ có đồ ăn và quần áo đều là đồ tiếp tế của một số người dân. Cũng không phải là dân "cách mạng" đâu mà là những người có lòng thương đồng loại và không bẩm báo với địch. Thế thôi !

     Ngay cạnh động của du kích là lạch nước nhỏ chảy ri rỉ. Du kích họ vét một cái vũng để lấy nước. Nhờ nó mà hôm đó c20 mới có nước nấu cơm.
 
    Đến chiều, sau vụ Quynh xử lý tù binh một lúc, chiếc xe Jeep mới quay lại. Mặc dù tôi hết sức chống đối nhưng cuối cùng anh Triêm vẫn cưỡng bức được tôi lên xe, chở đi viện ở phía sau. Trên xe chạy quay lại sau có anh lái xe (của 559, xe của anh ấy là cái xe bị cháy ấy), anh Nhung bê phó bê 1 và tôi. Dự định sẽ thả tôi ở viện, thả anh lái xe ở đâu đó để anh ấy tìm về đơn vị, rồi anh Nhung lái xe về c20.

     Lúc ra đến đường 1, anh lái xe đã gặp đồng đội của anh ấy đang trở đại quân tiến đến. Vậy nên anh ấy chuồn lẹ khỏi xe Jeep. Còn lại anh Nhung và tôi. Thấy khí thế đại quân đang vào hừng hực tưng bừng quá, tôi mới bảo anh Nhung:

-    Em không đi viện đâu ! Quay xe lại đi.

     Chúng tôi cãi nhau vài câu, thì tôi nhảy xuống xe (xe đang ngược chiều dòng thác lũ nên bị choán hết lối phải đi rất chậm). Tôi bảo Anh Nhung:

-    Nếu anh không quay lại thì anh đi viện một mình nhé. Em đi bộ quay lại đây !

     Tôi vẫn nhớ nét mặt lão Nhung lúc đó, trông rất hay. Lão bật cười mà mặt thì nhăn nhó trông nó cứ đơ đơ.

     Anh nhung và tôi quay lại. Chúng tôi gặp đơn vị đang trên đường rẽ để đi ấp Bình Sơn, Long Thành chứ không phải chạy thẳng xuống Bà Rịa.

     Tháng 6/1975, tôi được ra quân trong đợt đầu tiên, toàn sinh viên. Anh Thanh xê viên c20 đưa cho tôi giấy chứng nhận bị thương do ông Rinh, tham mưu phó sư đoàn ký (Ông Rinh sau này là thượng tướng). Khi tôi về Đoàn An Dưỡng 869, đoàn cũng không có điều kiện khám thương cho tôi. Và thế là đoàn trưởng cấp thêm cho tôi một cái "Giấy Chứng Nhận Bị Thương" nữa, nói rằng tôi bị thương từ chiến trường ra, đoàn không có điều kiện khám thương tật.

     Mải họ

     Vết thương ở đầu gây ra tiếng ve kêu ri ri liên tục trong tai tôi. Thì, tôi đi khám tai ở bệnh viện Bạch Mai đầu năm 1976. Khi bác sỹ ở Trung Tâm Thính Thanh Học đo đạc rồi kết luận tôi bị "Xốp Xơ Tai trái" nên bị "Điếc Dẫn truyền". Nhìn đồ thị kết quả đo, tôi vặn lại ông bác sỹ:

-    Nếu tôi bị "Xốp xơ tai" thì phải nghe tốt ở tần số thấp và nghe kém ở tần số cao chứ (đây là một kiến thức rất cơ sở của Vật Lý). Sao đồ thị lại ngược lại thế này ?
-    Cậu thì biết gì về chuyên môn mà nói ?
-    Chuyên môn về tai thì tôi không biết. Nhưng bác sỹ cứ về xem lại sách chuyên môn của bác sỹ xem tôi nói có đúng không !

     Thế là tan cái vụ chữa tai.

     Cái tai tự phát tiếng động bên trong làm tôi rất khó chịu. Khoảng năm 1980, tôi đi khám tai ở Bệnh Viện Đường Sắt (lúc đó bệnh viện ngành này giàu có hơn các bệnh viện trung ương). Sau khi đo điện não đồ, hai vị bác sỹ bàn luận rất lâu mà không biết kết luận ra sao. Thấy vậy, tôi mới hỏi:

-    Có chuyện gì hay sao ạ ?
-    Ừ, có chuyện đấy. Đầu của cậu lạ lắm. Tôi chưa bao giờ đo thấy thế này. Tôi nói thành thực, mấy điểm đo ở bên trái của cậu có gì đó mà chúng tôi không biết là cái gì. Thôi, thế này nhé ! Cho cậu thuốc về uống hết thì quay lại đây khám lại.

     Nghĩ rằng họ đã không biết là cái gì thì họ cho thuốc kiểu gì không biết. Và, thuốc đó tôi chả bao giờ uống. Thế là tan cuộc chữa tai lần thứ hai.

- Gửi Bác tituongnhule, cho em hổi hiện nay Bác đã chữa khỏi tiếng ve kêu ri rỉ ở tai chưa ạ. Em là VS307 mấy năm nay cũng bị tiếng kêu như vạy. Bác cho em biết với nhé, cám ơn Bác.
















Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #174 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 05:10:57 pm »

23/4/75 – Chuyển hướng tác chiến

     SĐ 325 chuyển nhiệm vụ sang hướng tỉnh Biên Hòa, không tiếp tục Bà Rịa-Vũng Tàu nữa.
5g chiều lên xe hành quân từ trong rừng cao su. Một trận mưa rào vừa tạnh. Xe chật, oi bức, nhớp nháp quá. Đi được một đoạn ngắn thì thấy các xe chở quân của SĐ3 vào, rầm rập ồn ã cả vạt rừng cao su. Họ tăng cường cho Quân đoàn 2, thay SĐ 325 đảm nhiệm hướng  BR-VT.

     Đi đến nửa đêm thì dừng lại ngủ. Làm một giấc ngon trên bãi ruộng cạnh đường. 4g sáng hành quân bộ khoảng 1 cây số thì vào điểm tập kết. Chẳng biết đây là đâu nữa. Rừng ở đây khô, bằng phẳng, hiếm nước. Mắc võng ngủ được một lát thì trời sáng.

24/4/75

     Được biết đây thuộc quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa.
     Sáng mình và Điển đi vào khu vực Tỉnh đội Biên Hòa có suối để nấu cơm. Hai thằng lỉnh kỉnh xoong nồi, gạo, muối lững thững đi sâu mãi vào phía trong rừng. Không gian yên ắng mung lung của rừng cao su, chỗ nào cũng những hàng cây loang loang thẳng tắp ngang dọc cho ta cảm giác như bị lạc đường.

     Buổi chiều tiểu đội làm trinh sát tin tức địch trên máy. Anh Kim, trợ lý Ban2 đi làm việc trong cứ của Tỉnh ủy Biên Hòa về cho anh em thuốc lá thơm Capstan, mấy thằng hút thuốc thích lắm, khen lấy khen để. Anh Kim bảo khi thấy mấy cán bộ quân chủ lực đến họ ôm chầm lấy, cảm động sung sướng vì bao nhiêu năm vất vả hi sinh, chờ đợi thì bây giờ sắp chiến thắng đến nơi rồi.

25/4/75

     Hôm nay tiểu đội vẫn trực máy lấy tin tức địch. Những ngày này tin tức đủ loại từ nhiều lực lượng địch, không còn bám mạng cụ thể đơn vị địch nào. Tin nhiều nhưng loãng.

     Được biết, hướng SĐ đang chuẩn bị đánh lớn vào các mục tiêu quan trọng trên đường tiến quân vào Sài gòn từ phía nam của tỉnh Biên Hòa.

     Anh chàng Đọ bặt tin từ hôm đụng độ địch trên quốc lộ 2 rạng sáng 22/4 nay đã trở về đơn vị. Mọi người vui vẻ hỏi thăm rối rít. Thì ra Đọ bị lạc sâu trong rừng cao su, mất phương hướng, có lẽ thế, bị đói khát mấy ngày đêm. Nhìn quần áo lem luốc, mặt mày hốc hác, giọng khản nói không ra tiếng, anh em ai cũng mừng vì cậu còn sống trở về.

     Tối nay dự định lên đường nhưng lại hoãn. Làm trinh sát tin tức địch từ 11 rưỡi đến 2 giờ sáng.

Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #175 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 10:20:01 pm »

hai" lão" TTNL & TV prc25 thứ bẩy nào cũng gặp nhau cùng hiền khô, thỉnh thoảng lại đùa nhau vui ghê.

Đây là những người lính đã đi đến tận cùng của cuộc chiến qua ngày 30.4.1975, đang được truyền hình thông tấn phỏng vấn



"Lão" TTNL đang được phỏng vấn



"Lão" TV prc25 đang trả lời phỏng vấn



PGS-TS Hoàng Văn Tần đang trả lời phóng viên
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #176 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 08:33:57 am »

Khi truỳen hình TTXVN phỏng vấn các bạn tôi về Quảng Trị và con đường đi tới ngày 30/4/75 đứng ở đằng xa tôi chực khóc . Tôi cứ hình dung bao nhiêu bè bạn một thời QT , một thời Tây Nguyên Ban mê Thuột .... cũng đứng ở đâu đây . Chúng tôi đang nói về họ bởi không có họ chúng tôi đâu được hưỏng sự may mắn này ...
Cám ơn những đồng đội không trở về .
Cám ơn số phận .
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #177 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 10:32:36 pm »


- Gửi Bác tituongnhule, cho em hổi hiện nay Bác đã chữa khỏi tiếng ve kêu ri rỉ ở tai chưa ạ. Em là VS307 mấy năm nay cũng bị tiếng kêu như vạy. Bác cho em biết với nhé, cám ơn Bác.


     37 năm nay vẫn thế, thành quen rồi. Bạn nên đi chữa ngay, càng sớm càng tốt. Nếu để lâu cóa thể không chữa khỏi dược nữa. Bây giờ có nhiều thuốc tốt, chữa rất nhanh khỏi.
Logged

khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #178 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 12:14:25 am »


- Gửi Bác tituongnhule, cho em hổi hiện nay Bác đã chữa khỏi tiếng ve kêu ri rỉ ở tai chưa ạ. Em là VS307 mấy năm nay cũng bị tiếng kêu như vạy. Bác cho em biết với nhé, cám ơn Bác.


     37 năm nay vẫn thế, thành quen rồi. Bạn nên đi chữa ngay, càng sớm càng tốt. Nếu để lâu cóa thể không chữa khỏi dược nữa. Bây giờ có nhiều thuốc tốt, chữa rất nhanh khỏi.

Em cũng bị như các bác,nhưng trong tai của em nó lại kêu như tiếng động cơ máy bay ing...ing rất lớn.Và cũng xuốt từ đấy cho đến nay đã là 27 năm rồi,tiếng Ing.....ing...u....u...trong tai không hề tăng hay giảm.Em bị nhiều loại đạn pháo nổ gần mình lắm,nhưng chỉ khi bị tên lửa đất đối đất nổ gần,tai lập tức chảy nước nhờn màu lờ lợ thì lúc ấy mới bị điếc và có tiếng kêu.Em nghĩ số mình cao nên chưa dính thôi,chứ chẳng thể tài giỏi với bom đạn được.Năm 1987 khi vừa ra quân về,do sức khỏe yếu đi bộ lắm lúc cứ như say rượu,đường thằng không đi cứ liệng ngang,sợ quá em chẳng dám đi xe máy hay xe đạp.
Bác sĩ tây,quả quyết nếu bị dưới 3 năm họ mổ và chữa được,bây giờ thì chịu,em phải đeo máy trợ thính mới nghe được.

Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #179 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 02:38:41 pm »

Tháng Tư -  nhớ những đồng đội hi sinh ngay trước và sau ngày chiến thắng 30/4/75

     Những ngày tháng Tư này, khi nhớ lại những ác liệt và hi sinh của bộ đội ta khi đang áp sát Sài Gòn, tôi bùi ngùi nhớ tới hai đồng đội của Đại đội Trinh sát –C20 F325, là Trung đội trưởng Nguyễn Thế Dân và chiến sỹ Ngô Thanh Nhật đi cùng toán trinh sát tiền tiêu mà tôi cũng là thành viên, đêm 21/4 đã đụng độ và đánh nhau với địch trên Quốc Lộ 2 Long Khánh-Bà Rịa. Hai anh đã hi sinh khi còn rất trẻ, cũng chạc tuổi như anh em chúng tôi ngày ấy. Các anh ngã xuống ngay tại cửa ngõ Sài Gòn, khoảng 4 giờ sáng ngày 22/4, chỉ còn chưa đến 10 ngày nữa thì chiến cuộc kết thúc.
Tôi có kỉ niệm hành quân trong đội hình của B trưởng Dân, hồi đầu chiến dịch Thừa Thiên-Huế, từ Quảng Trị dọc tuyến đường Đông Trường Sơn vào tây nam Huế. Anh là người hiền lành, ít nói và gương mẫu. Suốt chặng đường dài hành quân hơn nửa tháng, tôi có ấn tượng tốt về anh là một cán bộ trung đội tin cậy được anh em quí mến.

     Tôi cũng nhớ với niềm tiếc thương người đồng đội đồng hương cùng làng với tôi là Trường ở Lữ 203 TTG QĐ 2. Trước đây nghe ở quê nói là Trường hí sinh ở khu vực Nhà Bè sáng 30/4, nhưng gần đây bác Lixeta cùng Lữ đoàn trong lần họp mặt ccb LĐ203 ngày 14/4/12 đã hỏi được thông tin từ đồng đội Thu cùng đơn vị với Trường, cho biết Trường hí sinh tại đầu cầu Sài Gòn khi đang lái chiếc xe thiết giáp chỉ huy chở bộ phận tác chiến của LĐ thì xe bị trúng đạn pháo, Trường và 1 người nữa hi sinh. Theo số bác Lixeta cho, sáng nay tôi liên lạc điện thoại với anh Thu thì được biết thêm là khi đến gần đầu cầu SG thì xe thiết giáp Trường lái vượt lên xe anh Thu, lúc xe Trường bị trúng đạn là khoảng 10g30 sáng.
Hồi ở quê, tôi học trên Trường 2 lớp. Tóc cậu xoăn tít, rất dễ nhận ra. Hôm ở Đà Nẵng ngày 5/4 hai thằng tình cờ gặp nhau ở cầu Nam Ô, tôi thì trong trung tâm ra còn nó thì đang đi vào trung tâm thành phố nói là cùng người đơn vị đi tìm lấy xe thiết giáp về cho đơn vị sử dung. Thế mà gần tháng sau thì Trường hi sinh, ngay tại cầu Sài Gòn sáng 30/4 chỉ cách giờ phút chiến thắng khoảng 1 tiếng đồng hồ.

     Cũng là đồng đội ở C20 nhưng cái chết của Hồng Vinh thật không ngờ và đầy thương cảm. Vinh là y tá đại đội, quê Nam Hà. Tôi không nhớ Vinh về C20 từ khi nào. C20 có 2 y tá từ ban đầu ngoài bắc vào Quảng Trị và mãi đến sau 30/4 là Tất và Việt, đều là sinh viên ĐHYK nhập ngũ 6/9/71.  Sau 30/4 thì A12 tskt chúng tôi vẫn sinh hoạt và đi cùng Ban TS SĐ. Ở căn cứ Hải quân Cát Lái từ 1/5 đến sáng 9/5 thì lui qua bến phà Cát Lái đến đóng quân tại làng Phú Hôi, Nhơn Trạch. Ngày 26/5 Ban2 chuyển A12 về C20 và ngày 29/5 A12 chuyển đến C20 đóng quân trong Thành Tuy Hạ cũng thuộc quận Nhơn Trạch, đến đầu tháng 6 thì di chuyển tiếp về Căn cứ Nước Trong, khu vực Trường đào tạo sĩ quan bộ binh QLVNCH ( hay còn gọi là Trường Sinh viên-Sĩ quan bộ binh ).  Về đây, có lẽ do đang là mùa thời tiết độc, môi trường lắm muỗi...nên nhiều anh em bị sốt xuất huyết. Y tá Vinh bị chết do sốt xuất huyết. Khi nghe tin anh em đều bàng hoàng, thương tiếc. Mấy hôm trước anh em còn tếu táo với nhau, vui đùa sinh hoạt bình thường. Thời gian này, lính được xả hơi nên không khí đơn vị lúc nào cũng vui nhộn và có phần háo hức mong được ra quân, về phép, đi học...Thế mà Vinh lại ra đi ngay sau chiến thắng 30/4 mới được hơn 1 tháng. Qua bao chặng đường gian khổ, ác liệt đạn bom đến tận ngày chiến cuộc kết thúc vẫn chẳng sao, thế mà ...thật tiếc thương người đồng đội không may mắn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM