Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 11:06:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở C20-E95-F325  (Đọc 191960 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #310 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2014, 03:52:57 pm »

Chào bác quanvietnam
Em vẫn theo từng chữ bác viết đấy
Em muốn biết cô  giáo Thuỷ ở miền núi nữa
Giờ cô Luyến Cô Nguyệt bác này có duyên thật
Bác chọn ai ......  Theo em cả đi bác ơi
Chúc bác khỏe viết đều tay

Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #311 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 09:29:17 am »

Cám ơn tất cả các đọc giả! Cám ơn anh Vixuyên -hg! Xin anh đừng nhầm.
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #312 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2014, 09:26:19 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN
6- Số Phận
          Hoàng lật đến trang Khoa viết về cái đêm ấy, Khoa gọi là đêm định mệnh, đêm quyết định số phận của một đời người.
     …Những tâm sự của Hoàng đêm hôm ấy, tôi coi nó như là một  mệnh lệnh, đồng thời cũng là lời động viên an ủi của người lính đã từng sống chết có nhau, đã từng nằm kề bên nhau, chờ giặc đến, đầu núi trăng treo…
   Vậy đấy! Tình cảm của những người lính bình thường giản dị, song sao nó thiêng liêng đến thế, có lẽ nó là sự chân thành, nó là máu thịt của những người lính đã kết tinh lại để hun đúc lên. Hình như chất lính, biểu tượng của tính nhân văn và lòng vị tha, đã ăn sâu vào tâm khảm của những người đã từng là lính…
   Tôi còn nhớ, giọng của Hoàng lúc ấy như gằn lại, nó nói vừa đủ nghe nhưng sao tôi cảm thấy nó sang sảng bên tai tôi. Hoàng không xưng hô ông ông tôi tôi như mọi khi, mà Hoàng xưng hô mày, tao để tỏ tình thân ái, Hoàng bảo:
   -Tao không xét đến chuyện Xuân nó nói đúng hay ai đó nói là nó dựng chuyện lên. Cho dù thế nào, ở hoàn cảnh này nhân chứng vật chứng không ủng hộ mày, mà đang ủng hộ cho Xuân. Vì vậy, theo tao mày không thể làm khác được, nếu mày làm khác xem như mày chạy trốn, mà hành động chạy trốn của mày, đời đời bị nguyền rủa. Làm trai cho đáng nên trai, dám làm dám chịu. Có gan ăn muống có gan lội hồ, xá gì. Mà cái Xuân đâu có đến nỗi nào?
   Ngừng một lát, Hoàng chờ phản ứng từ phía tôi, nhưng nó không thấy tôi nói gì, nó lại tiếp:
  -Cho dù Xuân có thể nói thật hay không thật đi chăng nữa, cũng không sao. Đạo Phật cũng đã răn dậy: Cứu được một người phúc đẳng hà sa. Vậy mày cứ coi như mày là một Phật tử của Phật tổ đi, làm được việc ấy kiếp sau ắt mày không phải lặn lội ở chín tầng địa ngục, việc làm phúc đức của mày sẽ mau chóng đưa mày  trở lại đầu thai kiếp người. Thuyết nhân quả mà.
  -Mặt khác, tao nghĩ: Mày cần đối mặt với sự thật này. Điều này chưa hẳn đã bất lợi với mày. Bởi vì, vấn đề quan trọng nhất mà chính bản thân mày cũng không còn biết, không còn nhớ chuyện đã xảy ra như thế nào? Làm sao có thể bàng quang với sự đau khổ của người khác?
  -Cái gì nó cũng có giá của nó, nhưng thời điểm quyết định rất quan trọng, đôi khi trả giá ít, nhưng cũng có khi phải trả giá cho cả cuộc đời. Tóm lại, không ai có thể tính trước được nên có câu để xem con tạo xoay vần ra sao, với lại cổ nhân đã dậy: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Mưu sự là do chủ quan con người xắp đặt, thành công hay không lại do ông Trời quyết định. Nói đi nói lại âu nó là số phận của một con người.

    Tôi còn rất nhiều điều trăn trở, trong lòng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Đúng thôi, đã là con người thì bản tính ích kỷ lúc nào cũng thường trực, những lúc như vậy thường là sự so sánh thiệt hơn, mất còn v.v. Nói thật công bằng: Chẳng dễ gì tôi vượt qua được tôi lúc ấy, vì tôi cũng chỉ là con người bình thường như bao nhiêu người khác. Điều khó khăn nhất đối với tôi là tôi không có tình yêu đối với Xuân, chưa bao giờ tôi có cảm giác là tôi yêu Xuân, còn tại thời điểm này có chăng chỉ là tình thương mà thôi.
    Yêu với thương khác nhau như thế nào? Tôi cũng không phân biệt được rõ ràng gianh giới. Ngày trước tôi cũng đã từng yêu, tình yêu của tôi không biết có giống  như những người khác không? Thú thực là tôi mơ hồ về tình yêu. Tình yêu nó như thế nào? Cụ thể ra sao? Chắc nhiều người có thể nói lên viết lên vẽ lên hoặc làm bất cứ việc gì để mô tả  đầy đủ được tình yêu.
   Nhưng với tôi thì tôi chỉ nghĩ đơn giản: Tình yêu là sự cảm thông sẻ chia cho nhau tất cả những gì mà cuộc sống phải trải qua. Xa nhau là nhớ nhau, không thể sống thiếu nhau trên cõi đời này v.v. Đến bây giờ tôi cũng chỉ hiểu được như vậy. Nếu tôi mang quan điểm này để so sánh tình cảm của tôi với Xuân, thì tôi chỉ có tình thương.
   Biết làm sao bây giờ? Nhưng may cho tôi là tôi đã có thời gian sống trong quân đội, tôi đã được rèn luyện và cùng đồng đội vượt qua khó khăn gian khổ, tôi đã từng cầm súng chiến đấu, tôi đã đối diện với cái chết. Trải qua những phút giây ấy, mới thiết tha yêu cuộc sống, mới trân trọng những gì đã có, mới quý trọng tình cảm giữa con người với con người, mới khát khao hạnh phúc lứa đôi…
   Tôi nhủ thầm: Dù khó khăn vất vả tôi quyết tâm vượt qua thử thách này bằng lương tâm và trách nhiệm.
   Đám cưới tôi với Xuân được tổ chức, gọi là đám cưới thế thôi, nhưng không đầy đủ thủ tục cưới hỏi như những đám khác. Song cái chính là chúng tôi vẫn thành vợ chồng, pháp luật công nhận. Cả hai đứa chúng tôi đều con nhà nghèo, tổ chức cưới gấp gáp quá nên hai bên gia đình không kịp chuẩn bị. Hơn nữa, thời gian ấy bố Xuân ốm nặng, chắc là không ở lại thêm được với các con nữa nên cưới càng nhanh càng tốt. Thật là may mắn, cưới hôm trước thì hôm sau chúng tôi phải về quê chịu tang.
    Hoàn cảnh gia đình, điều kiện xã hội lúc chúng tôi lấy nhau hết sức khó khăn. Khi ấy đất nước vừa mới trải qua cuộc chiến tranh kéo dài hơn hai mươi năm, cơ sở vật chất xã hội nghèo nàn lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ quản lý xã hội yếu kém, quan liêu bao cấp hách dịch, tình trạng phân phối lưu thông không hợp lý ngăn sông cấm chợ, tệ nạn xã hội tham ô hối lộ, trộm cắp lan tràn khắp mọi nơi, đời sống nhân dân đói khổ… Hoàn cảnh đất nước như vậy, thì nhà tôi và nhà Xuân có thể trợ giúp được gì cho đôi vợ chồng mới cưới?
    Chúng tôi bắt đầu cuộc sống vợ chồng, trong điều kiện xã hội như vậy. Ngoài tiêu chuẩn phân phối giường chiếu mùng màn ra thì chẳng có gì nữa, mà tất cả những thứ đó đều phải mua ở Hòa Bình, vì chúng tôi hộ khẩu Hòa Bình. Từ Hà Nội lên tận Hòa Bình để mua những thứ ấy, tôi ngại quá đành thôi luôn. Giường cưới là hai giường cá nhân ghép vào, chăn gối mùng màn toàn là đồ cũ cải biên sửa lại. Quà cưới của cơ quan bạn bè tặng cho hai đứa, chủ yếu là xoong nồi chậu nhôm. Cái thì ít quá, cái lại nhiều quá, những 3 cái mâm, 2 cái chậu, chỉ có mỗi cái xoong, thế là cái thừa thì cất đi, cái thiếu vẫn phải mua sắm cho đủ.
   Cuộc sống của đôi vợ chồng mới cưới lúc ban đầu là như vậy. Tôi thì không sao bởi vì tôi đã là lính chiến trường, nên dù khó khăn gian khổ như thế nào thì những người lính cũng sẽ vượt qua. Tôi chỉ thương cho Xuân, vừa mới rời ghế nhà còn đang ngơ ngác giữa trường đời, chưa có vốn sống và kinh nghiệm sống mà đã phải bước vào con đường chồng con với hai bàn tay trắng.
   Cơ quan phân cho chúng tôi nửa gian nhà, diện tích 8m2, ngăn cách nửa gian còn lại bằng những tấm cót được nẹp lại với nhau một cách tạm bợ. Điều kiện ấy, để sinh hoạt vợ chồng phải che chăn che màn kín đáo, dán thêm báo vào những chỗ thủng, nếu không thế  bên kia họ sẽ nhìn thấy. Oái ăm nhất là giường nhà bên này phải đối đầu với giường nhà bên kia, bởi vì chỉ kê như vậy mới kê được giường. Hai giường đấu đầu nhau chỉ cần thở to cũng nghe thấy, thành ra mọi sinh hoạt đều bị ức chế.
   Song song, đối diện với chiếc giường là chỗ dựng xe đạp và một số vật dụng linh tinh, xếp chồng lên nhau, xếp không khéo sẽ choán hết cửa ra vào. Khoảng trống còn lại duy nhất trong nhà là từ giường ra đến xe đạp, độ chừng 1,5 m2, dài 2,4m rộng độ 0,5 đến 0,6m. Thường thường để cho rộng nhà, những vật dụng nào có giá trị thấp, sáng ngủ dậy mang ra hè xếp lại, khi nào dùng mới lôi ra. Quan trọng nhất và cũng là giá trị nhất là chiếc xe đạp thống nhất, sau là cái bếp dầu là không dám mang ra khỏi nhà khi đi vắng, ngay từ hai cái xô dùng để xếp hàng lấy nước cũng không dám mang ra vì sợ mất.
  May mà bàn ghế không có, mà có thì cũng không có chỗ kê. Bếp dầu, đồ ăn thức uống mắm muối, tất cả đều nhét dưới gầm giường, đến bữa mang ra ngoài hè để nấu nướng. Rõ ràng sống ở trên cạn, mà như sống dưới thuyền chài, tất cả đều diễn ra trên giường. Khổ nhất là khi nhà có khách, đã thiếu thốn về lương thực thực phẩm thì chớ, lại còn phải lo chỗ ăn chỗ ngủ cho khách nữa. Gặp trường hợp ấy, lo đến tái mặt.
    Thế đấy! Của nả gia tài của đôi vợ chồng trẻ chỉ có vậy. Lính chiến trường trở về mà, lấy đâu ra? May mắn là được trở về mà lại lành lặn, lấy được vợ, thế là tốt lắm rồi. Tôi luôn tự an ủi mình và động viên vợ, hãy bằng lòng với những gì mình đã có.
   Nhiều đồng chí đồng đội của mình có được trở về đâu, họ đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường xa lắc, xa quê hương xa nơi chôn nhau cắt rốn. Trên đời này có cái gì thiệt thòi hơn thế? Những người đã ngã xuống không còn được tận hưởng những giây phút hạnh phúc vợ chồng, những giây phút mà ai ai cũng mong ước trong đời.
   Cũng có những người may mắn hơn những người đã hy sinh là được sống trở về. Nhưng khi trở về, hình dạng méo mó khiếm khuyết, chiến tranh đã cướp đi của họ một số bộ phận của cơ thể, họ không được tròn trĩnh như lúc cha mẹ dứt ruột sinh ra. Vẫn biết chiến tranh là như vậy, nhưng thật là ngiệt ngã: Đã là cơ thể sống thì phải sống, họ phải gồng mình để sống như mọi người. Người lành lặn khó một, thương bệnh binh khó mười, họ cố sống tàn nhưng không phế. Thực ra là họ phải lo cho họ, nếu họ không lo cho họ, cho vợ con họ thì ai sẽ lo cho họ đây? Trong tâm tưởng khi nhìn về quá khứ, đôi lúc họ cũng thấy nuối tiếc: Giá như mình được đi học ở nước ngoài…
    Đọc đến chỗ quyển sổ bị xé mất mấy trang. Hoàng nhắm mắt lại,  không đọc nữa, những dòng chữ như thiên binh vạn mã đang nhảy múa trong mắt Hoàng.
  Hồi tâm lại, Hoàng nhớ ra: Những trang này là Khoa xé đi. Một hôm do tò mò, Hoàng cứ gặng hỏi mãi là tại sao? Khoa nhếch mép cười mỉa mai:
   -Đoạn ấy tôi viết về tội của tôi, một lũ người họ đại diện cho cơ quan ghép cho tôi cái tội quan hệ nam nữ không trong sáng. Thật là nực cười, đúng là một lũ điên. Tôi xé đi là vì tôi không muốn để lại những dư âm của lũ người ấy làm hoen ố trang sách của tôi. Tôi coi trên thế gian này không có những hạng người ấy, hay nói đúng hơn là tôi không điên như lũ người ấy.
   Tất nhiên họ đã quy kết tội cho tôi thì họ cũng có lý lẽ của họ, và tôi chỉ là thiểu số, biết làm sao được. Đến khi đứa con được sinh ra, tôi có đầy đủ cơ sở, tôi định làm cho to chuyện. Nhưng vợ chồng tôi nghĩ lại, những người cố ý hãm hại tôi cũng toàn là người quen cả, chắc họ tự xấu hổ với bản thân họ. Việc đã xảy ra rồi, làm sao lấy lại được.
(Còn nữa).
   
   
Logged
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #313 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2014, 02:24:04 pm »

Chào bác quanvietnam
Cảm ơn bác nhiều
Bác tiếp tục đi ạ
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #314 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2014, 09:41:35 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số Phận
     Hoàng lật lật đến đoạn Khoa viết: Tôi chuẩn bị làm bố, tự nhiên dừng lại và chăm chú đọc.
     …Trong tôi, tự nhiên xuất hiện nhiều cảm giác mới lạ mà trước kia tôi chưa từng thấy bao giờ, khi hồi hộp thấp thỏm, lúc lo lắng chờ đợi. Những cảm giác vui buồn lẫn lộn đan xen vào nhau thật khó tả, hình như vui là rất vui, nhưng đâu đó vẫn thoáng xuất hiện sự lo âu. May mà vợ tôi đang sống những ngày hạnh phúc, lúc nào cũng vui vẻ bên chồng nên không phát hiện sự lo lắng của tôi lúc bấy giờ.
   Không vui sao được, khi chúng tôi biết chúng tôi sắp có con. Vợ tôi đang mang trong mình giọt máu của tôi, một sinh linh bé nhỏ từng ngày từng giờ đang lớn dần lên trong bụng vợ tôi. Sung sướng quá hạnh phúc quá, nhiều đêm tôi không ngủ được, tôi im lặng không dám trằn trọc sợ vợ không ngủ được sẽ ảnh hưởng đến đứa con trong bụng.
   Chỉ nghĩ đến việc đón đứa con ra đời thôi, cho dù nó là trai hay là gái, là tôi đã sướng run lên rồi, tôi nhủ thầm: Tôi sẽ giành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho đứa con bé bỏng của tôi. Điều mà tôi mong ước nhất bây giờ là khi nó sinh ra là mẹ tròn con vuông, được như vậy là tôi mãn nguyện lắm rồi. Cầu Trời, lạy Phật phụ hộ độ trì cho chúng con, những người lính gian lao vì Tổ Quốc, chỉ mong có được hạnh phúc bình thường như biết bao người khác.
   Mấy ai có thể hiểu được tâm trạng của những người lính sau chiến tranh, ngoài những lo toan miếng cơm manh áo đời thường ra, họ vẫn còn nhiều nỗi lo, nỗi lo về họ, về đường con cái của họ. Liệu họ có khả năng sinh sản được nữa không? Khi mà chiến trường kẻ địch rải chất độc mầu da cam, khi mà những cơn sốt rét ác tính ập đến phải điều trị thuốc sốt rét liều cao và dài ngày. Khi mà tâm lý, sinh lý bị ức chế triền miên bởi cuộc chiến tranh ác liệt v.v.
    Nếu còn khả năng sinh sản thì những đứa con mà họ sinh ra nó như thế nào? Họ hiểu và họ biết, họ hồi hộp lo sợ và ngàn lần không bao giờ muốn nghĩ đến điều bất hạnh, sự bất hạnh ấy là thảm họa đới với những người lính. Nhưng có một sự thật không thể chối bỏ là: Những thảm họa khủng khiếp ấy nó sẽ đến, chỉ có điều nó rơi vào ai mà thôi, những người phải chịu số phận ấy thật là xấu số và bất hạnh.
   Sợ hãi, nhưng không thể tránh được bởỉ vì: Trong chiến tranh, những người lính không còn con đường nào khác là phải đối mặt với chiến tranh. Ngoài bom đạn gây ra sự chết chóc, họ vẫn còn phải đối mặt  nhiều thứ hiểm nguy khác, hàng ngày hàng giờ rình rập cướp đi sinh mạng của họ bất cứ lúc nào.
   Chất độc hóa học âm ỷ xâm nhập và từ từ hủy hoại cơ thể, sốt rét rừng, rắn độc thú dữ, điều kiện sinh hoạt khó khăn gian khổ và nhiều thứ khác nữa cũng làm cho sức khỏe người lính bị suy kiệt. Lại còn đủ thứ bệnh tật, hầu như tất cả những người lính trước khi nhập ngũ, là những thanh niên sức khỏe tốt, hừng hực khí thế giết giặc lập công.
    Khi chiến tranh kết thúc, người lính trở về địa phương, bệnh tật cũng theo về hành hạ cuộc đời họ. Người đã có vợ con, thì vợ con hầu hạ phục vụ, người chưa có vợ thì khó lấy vợ, lấy được vợ rồi chưa chắc đã sinh được con. Sinh được con rồi chưa chắc đã mẹ tròn con vuông. Thôi thì đủ thứ phức tạp, muôn vàn nỗi lo…
   Tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay biết. Không khí ngột ngạt của căn phòng đóng kín cửa làm tôi khó thở và tỉnh giấc. Tôi nghĩ là phải mở hé hé cửa sổ cho nó thoáng khí, căn phòng 16m2 phân ra cho hai gia đình mỗi bên một nửa, nồng nặc đủ thứ mùi, mùi ẩm mốc mùi mắm muối, mùi bếp dầu, đặc chưng nhất là mùi người.
   Tôi nằm im nghe ngóng xem vợ tôi thức hay ngủ, không thấy có cựa quậy gì, chắc là ngủ say. Tôi nhẹ nhàng như chú mèo từ từ hé mở của sổ, một luồng khí mát ùa vào căn phòng, tôi thấy thoải mái. Như thế này là tôi sẽ khó ngủ lại, tôi quyết định mở cửa ra ngoài ngồi hít thở không khí.
    Bây giờ đã quá nửa đêm, ngoài trời không gian tĩnh mịch. Ánh sáng vàng khè yếu ớt của bóng đèn bảo vệ phía vòi nước công cộng chiếu lờ mờ xuyên qua kẽ lá phi lao hắt lên tường của nhà đối diện, mấy con thạch thùng chạy đuổi nhau trên trần nhà nghe rào rào.
   Những lúc như thế này, tôi nhớ đến những phiên đổi gác. Tôi thuộc loại lớn tuổi nhất tiểu đội, đứa nào cũng muốn gác trước hoặc sau phiên gác của tôi. Lý do mà anh em thích như vậy là vì chúng chày cối để được ngủ thêm một tý nữa cho đỡ thèm, đứa gác trước nó biết tôi sẽ thay gác sớm, đứa gác sau tôi gọi mãi nó cũng không dậy. Thương chúng nó tôi cũng chẳng nỡ lòng nào mà mắng mỏ, đáp lại lòng tốt của tôi chúng nó phong cho tôi là anh già ít ngủ.
   Chiến tranh đã qua đi, người còn sống, người đã hy sinh, người là thương binh người là bệnh binh, thôi thì đủ mọi hình thức. Những người lính hy sinh vì bom đạn thì đi một nhẽ, bởi vì nó là tất yếu của chiến tranh, thiệt thòi thì thiệt thòi thật. Song dẫu sao họ cũng đã hoàn thành sứ mệnh cao cả mà Tổ Quốc giao cho họ.
   Linh hồn của họ thanh thoát, đi chu du thiên hạ thăm viếng bạn bè người thân. Ngày giỗ ngày tết, qua khói hương họ về với tổ tiên ông bà để tận hưởng sự hiếu thảo của con cháu. Những con người ấy, thác xuống là hiển linh phù hộ cho những người còn sống. Cuộc sống của họ tuy ngắn ngủi, song tên tuổi của họ là vĩnh hằng, linh hồn của họ siêu thoát anh linh muôn thuở.
   Những người là thương bệnh binh hiện còn đang sống, tôi không biết nói thế nào? Bảo rằng họ sướng cũng đúng, mà bảo rằng họ khổ cũng đúng. Vì sao lại như vậy? Đơn giản là chính bản thân họ cũng không muốn nói những điều sướng khổ đó ra. Họ ninh nấu trong lòng: Tự cứu lấy mình thôi, không ai thương mình bằng chính bản thân mình đâu. Nói ra để làm gì? Để cầu xin sự bố thí của người khác à? Gặp người tốt thì người ta thông cảm, gặp kẻ sấu nó phỉ nhổ: Ai bảo mày đi bộ đội? Mày ngu thì mày chết, kêu khóc gì. Vậy đấy! Nhục lắm, mấy ai hiểu cho?
   Cũng là những người thương bệnh binh ấy, khi họ ở nhà với vợ với con lại khác, lúc nào cũng cố thể hiện mình là chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Vết thương tái phát. Đau đấy, tức ngực khó thở đấy, nhưng dấu không cho vợ con biết mà cố chịu đựng. Họ sợ để  cho vợ con biết thì vợ con lại buồn. Thương chồng, thương bố để rồi bán thốc bán tháo những thứ gì bán được, mong chữa lành bệnh cho bố, còn ngày mai sống ra sao thì chưa biết? Mỗi lần như vậy, vợ lại xoa bóp chỗ đau rồi an ủi: Trời sinh voi thì trời sinh cỏ lo gì, miễn là bố nó khỏi bệnh là mẹ con em mừng lắm rồi.
   Ngược lại họ không nói ra, nhưng đã bấm nát đầu ngón tay tính ngày tính tháng, xem trong nhà có gì sắp đến ngày thu hoạch để mang bán. Sợ cả nhà tập trung vào chữa bệnh cho mình thì lấy đâu ra tiền đóng tiền học phí để con đi học, lấy đâu ra tiền để dọi lại mái nhà, sửa lại cái sân cái giếng đã bao năm dột nát, khô cạn. Trông vào con lợn con gà thì còn nhỏ quá, phải vài tháng nữa mới bán được v.v.
   Cứ thế người nọ nghĩ cho người kia thành ra luẩn quẩn, không thoát ra được. Thế rồi anh CCB tặc lưỡi, đọc mấy câu tục ngữ như những câu thần chú để an ủi mình: Sống chết có số; Trông lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống chưa ai bằng mình… Họ cắn chặt môi và im lặng.
   Đọc đến đoạn này, Hoàng nhớ có lần Hoàng cự lại Khoa. Hoàng bảo:
   -Sao ông cứ ôm mãi những kỷ niệm buồn,  như vậy liệu ông giải quyết được gì? Hãy lạc quan để mà sống chứ?
   Khoa vẫn chậm dãi từ tốn, giọng buồn buồn nói với Hoàng:
   -Có lần ông nói với tôi, ông lại quên rồi à? Ông bảo: Tính nết của ông như thế thì khổ cả đời, tôi thấy đúng nên tôi có cãi ông đâu? Thế ông không nhớ cổ nhân đã dậy là: Cha mẹ sinh người trời sinh tính. Tính của tôi như vậy là trời sinh nên khó sửa lắm. Với lại: Giang san dễ đổi bản tính khó dời… Mà tôi có ôm kỷ niệm buồn đâu? Những điều tôi viết ông đọc đều là hiện hữu cả đấy, chuyện có thật mắt thấy tay sờ, chắc là ông không để ý.
   -Tôi biết là chuyện có thật, nhưng mà nói ra thì giải quyết được gì? Chỉ tổ buồn thêm.
   -Ô! Ông này hay thật. Tại sao lại buồn? Ông không nghĩ rằng chuyện chúng ta làm ngày hôm nay, không phải chỉ có giá trị ngày hôm nay, mà nó còn có giá trị cho ngày hôm sau và đôi khi là mãi mãi. Chuyện lúc chúng ta làm là hoàn cảnh là thời thế, thời thế thế thời thời phải thế.
  -Tất nhiên là sẽ có đúng có sai, ông thấy có đúng không? Nhưng có một điều khẳng định: Tất cả những cái mới đều xuất phát từ cái cũ, nếu không có cũ thì làm gì có mới, không có cái sai thì làm sao có cái đúng? Ông quên rằng: Cuốn tự truyện này tôi viết trên tinh thần nhớ lại những năm tháng đã qua, đấy là cái cũ. Ông với tôi không phải là người đọc, mà chúng ta là những người trong cốt chuyện.
  -Vậy ai là người đọc? Tôi đã nói với ông: Tôi không có tham vọng viết cho người khác đọc, tham vọng của tôi chỉ để cho vợ con tôi đọc. Như thế là quá nhỏ nhoi phải không ông? Tôi chỉ cần như vậy thôi và họ sẽ là người làm ra cái mới. Tất nhiên khi ấy, tôi không biết cái mới là thế nào? Nhưng trong lòng tôi cảm thấy thanh thản, vì tôi đã bộc bạch được quá khứ, mà không sợ vợ con phán xét đúng sai.
   -Với lại tôi cũng còn một tham vọng nữa, không biết có thành công không? Đó là những điều thường ngày, vì lý do gì đấy vợ chồng không tiện nói ra, hay là nói ra khi ấy là không hợp với không gian và thời gian. Cũng có những điều chưa kịp nói, chưa kịp xin lỗi hay, cám ơn người khác trong suốt quá trình sống và làm việc. Hoặc là những điều trong đầu nghĩ là: Sống để dạ chết mang đi, nhưng đến phút cuối lại muốn nói ra v.v. Tôi hy vọng, cuốn tự truyện này sẽ làm được điều ấy.
   Không thể tranh luận được với mớ lý sự cùn của Khoa, Hoàng nhìn Khoa lắc đầu.
(Còn nữa).


















Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #315 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2014, 09:55:15 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số phận
           Hoàng đoán là Nguyệt chưa ngủ, nên ra hiệu cho Luyến ra ngoài nói chuyện. Luyến đi theo Hoàng, hai đứa ngồi vào chiếc ghế đá dưới gốc nhãn trong vườn của nhà khách. Mùi hoa Sói thơm ngan ngát, phảng phất trong vườn. Thi thoảng có những cơn gió hiu hiu từ đầm Phương Lâm thổi vào, bụi hoa giong giềng khẽ đu đưa.
  Hoàng nhìn đồng hồ mới hơn 9 giờ tối, thảo nào nhà khách còn đông đúc thế. Các ghế trong vườn hoa gần như ghế nào cũng có người ngồi hóng mát, ngồi gần ghế với Hoàng và Luyến, là ghế của một cặp vợ chồng lên thăm nhau. Qua câu chuyện của họ Hoàng biết là họ chưa có con, nên họ nói với nhau chỉ xoay quanh chủ đề con cái.
   Luyến bắt đầu câu chuyện vào những năm 1972, Luyến kể:
   Chị Nguyệt rất thân với chị Lưu, chị gái em. Thân đến nỗi con chấy cũng cắn làm đôi mỗi người một nửa, hai chị cùng làm công tác đoàn thể của xã, lúc nào cũng cặp kè bên nhau như hình với bóng, làng xóm trong này với làng xóm ở ngoài ấy ai ai cũng bảo chúng nó còn hơn cả chị em ruột. Mọi người hay đùa bảo: Có khi chúng mày lấy chung một chồng cũng không xảy ra điều tiếng gì.
   Ngày ấy, trai làng đi bộ đội, làng quê vắng vẻ đìu hưu, đi đâu cũng chỉ thấy ông già bà cả với lũ trẻ nhỏ. Các chị ấy thuộc loại lớn còn bọn em khi ấy vừa bước qua tuổi thiếu niên. Thi thoảng cũng nghe các chị ấy thầm thì với nhau: Thế này ế chồng mất mày ạ! Chả lẽ lại lấy cái thằng Sáng, thằng Dăm? Đứa thì mồm méo xệch, mắt lác rớt rãi, đứa thì khèo tay khèo chân v.v. Lúc bấy giờ, chỉ có những người như vậy mới ở nhà, còn đâu là nhập ngũ hết.
   May cho chị Lưu nhà em, chả hiểu sao hay là do bạn bè giới thiệu mà anh Bằng là công nhân của xưởng X15, đóng trong núi Bảng đến nhà em chơi vài ba lần gì đó, sau ít bữa bố anh Bằng vào xin cưới. Ban đầu bố mẹ em chưa đồng ý vì nhanh quá, gia đình nội ngoại nhà em chưa kịp biết đầu cua tai nheo thế nào? Sau bố mẹ em nghĩ lại, nếu không cho cưới, vào thời buổi này con mình chỉ có chết già, cộng với việc bố mẹ anh Bằng xin: Thời gian đầu để anh Bằng được ở rể, thế là bố mẹ em đồng ý ngay.
    Hồi đấy cả làng cả xã cũng không biết xưởng X15 là làm gì, vì ngày ấy chiến tranh nên bí mật quân sự ghê lắm, xưởng X15 đóng ở trong mấy hang núi, canh gác không cho ai lai vãng đến gần, ai hỏi lăng nhăng là bị nghi vấn ngay. Nếu nhà em có ai hỏi, anh Bằng lại lảng đi chuyện khác, mọi người biết ý nên không hỏi nữa.
    Cưới nhau được thời gian, anh Bằng làm việc ở xưởng X15, chị Lưu ở nhà với bố mẹ đẻ. Xưởng 15 cách nhà em 2 km, thi thoảng được nghỉ anh Bằng về thăm vợ, cũng là thăm bố mẹ vợ, thăm nhà. Nhà em thời gian ấy vui lắm, mọi người bảo: Nhà ông Chất vớ được của, thằng cả đi bộ đội lại có con “Dê” đỡ đần, thế mà lại hay.
   Quê anh Bằng ở mãi Cô Tô Hải Phòng cơ, cả nhà em cũng chưa ai biết. Cái ngày cưới chị Lưu, đúng thời kỳ giặc Mỹ bắn phá miền Bắc, Hải Phòng khi ấy là địa bàn bị bắn phá ác liệt, chỉ sau Hà Nội thôi, nên mọi hình thức tổ chức mà nhà anh Bằng đề ra, bố mẹ em đều gạt đi. Cuối cùng đồng ý để nhà trai đến tổ chức đám cưới và rước dâu bằng xe đạp, đơn giản ngắn gọn.
   Đùng một cái, anh Bằng đi nhận nhiệm vụ mới, không biết là đi đâu, nghe mọi người kháo nhau là đi ra đảo Mai An Tiêm. Anh Bằng, bố anh Bằng vào xin đón chị Lưu về Hải Phòng, lúc ấy chị Lưu đã có thai 3-4 tháng rồi. Bố mẹ em chẳng biết làm cách nào đành phải đồng ý.
     Ngày chị Lưu đi lấy chồng, đã gây sốc cho chị Nguyệt rồi. Đến khi chị Lưu về Hải Phòng đúng là một tổn thất quá lớn đối với chị Nguyệt. Chị Nguyệt khi ấy hẫng hụt, trống vắng không có ai để tâm sự, thời gian ấy chị sút đi trông thấy. Em chẳng biết làm thế nào? Những lúc  dỗi dãi, em chạy ra thăm chị, hai chị em nói chuyện huyên thuyên với nhau để chị Nguyệt đỡ nhớ chị Lưu.
   Còn mẹ em, khi ấy vừa buồn lại vừa lo cho chị Lưu, bụng mang dạ chửa về làm dâu nhà người ta thì sẽ ra sao? Có chịu đựng được không? Trăm mối tơ vò, người bà lúc nào cũng như lửa đốt, ăn uống thất thường, nhớ con gái thành ra đổ bệnh. Bố em phải động viên mãi bà mới nguôi ngoai, từ đó cũng nhiễm bệnh tâm tưởng.
   Ngày em đi học Trung cấp sư phạm ở Phúc Nhạc, trường cách nhà độ 10 cây số. Chủ nhật nào mà được nghỉ em cũng về, vì về nhà được ăn no, lúc đi bố mẹ còn cho khi thì ngô rang hay lạc rang khi thì khoai luộc mang đi ăn cho đỡ đói. Nhưng có lẽ thích nhất vẫn là được ra chơi với chị Nguyệt, nghe chị Nguyệt kể chuyện tình yêu, em háo hức lắm vì lúc ấy em chưa biết yêu là gì?
   Dạo ấy cứ về đến nhà, vội vội vàng vàng dọn nhà dọn cửa giúp bố mẹ, vào bếp nấu nướng ăn uống cho nhanh, sau đó xin phép bố mẹ ra ngoài chị Nguyệt chơi. Lần nào cũng vậy, không quên xin được ngủ lại sáng mai về sớm. Lúc đầu, bố mẹ em còn lưỡng lự, sau nghĩ nó ra nhà chị Nguyệt chơi thì bố em đồng ý ngay. Được cái, bố mẹ chị Nguyệt cũng thích thế cho chị Nguyệt đỡ buồn.
   Chuyện tình yêu của chị Nguyệt, chị kể hay lắm. Nhưng nhớ đến đâu chị kể đến đấy, chẳng biết chuyện nào trước chuyện nào sau. Hỏi chuyện gì chị cũng kể rất say sưa, nhưng riêng tên người yêu thì chị không nói, chị chỉ nói: Để từ từ rồi em cũng biết, chị yêu anh ấy là người đầu tiên, có lẽ cũng là người cuối cùng, bởi vì cho đến bây giờ chị vẫn chưa yêu ai mà chỉ yêu anh ấy, vía anh ấy nặng quá.
   Giọng chị Nguyệt đều đều, đượm buồn, pha chút ai oán: Nói là yêu, nhưng nói thật với em là: Chị chưa bao giờ được anh ấy cầm tay, ôm hôn hay nói bất cứ một lời ngọt ngào để thể hiện là anh yêu chị. Cảm nhận của chị là anh chỉ thương chị thôi, chứ không yêu chị. Nhưng chẳng hiểu sao chị vẫn yêu anh, yêu thổn thức, yêu mê muội, cứ nghĩ về anh là người chị đã thấy nôn nao rạo rực lên rồi.  Đôi lúc chị không hiểu được chị, nhưng lúc nào chị cũng hy vọng biết đâu đấy sẽ có lúc anh yêu chị, cho dù thời gian ấy thật là ngắn ngủi.
   Nghe chị kể, nhiều khi em không hiểu nhưng không dám hỏi lại, song thú thực là em rất muốn hỏi tại sao lại như vậy? Nhưng khi nhìn chị thì mọi thắc mắc định hỏi đều bay biến. Bởi vì thương chị quá: Mỗi lần chị kể về người yêu, phần hồn của chị đã gửi vào câu chuyện, chỉ còn phần xác là hiện hữu, vật vờ.
    Chị kể, cảm xúc của chị lúc say xưa, khi e lệ theo những kỷ niệm yêu thương, cũng có lúc chị rơm rớm nước mắt xúc động, giọng chị đôi lúc lạc đi.  Kể xong chi tiết nào chị lại ngồi thừ ra như là để chờ hồn về nhập xác, nhìn chị lúc ấy giống như những người vừa hầu đồng xong, bơ phờ hốc hác.
   Nghe chị kể, em càng nghe càng thấy tò mò muốn biết về người yêu của chị, ông ấy là ai? Ông ấy như thế nào mà lại có ma lực ghê gớm đến thế? Không biết ông ấy có cho chị ăn bùa mê thuốc lú gì không?  Em nhớ đến chuyện chị con ông bác ruột em, chị yêu anh công nhân cầu đường. Hai bác em không đồng ý, chị vẫn trốn nhà đi theo anh ấy. Hai bác em quấn tóc chị vào cột nhà, trói lại rồi đánh một trận thừa sống thiếu chết. Xong rồi chuyện đâu lại vào đấy, hai bác em vẫn phải đồng ý cho chị lấy anh công nhân cầu đường. Bác em bảo: Nó ngu thì cho nó chết, nó đã ăn phải bùa mê thuốc lú của thằng ấy rồi.
    Nghĩ mà tội cho chị. Cả làng cả tổng này cứ nói đến hai chị em Ngà Nguyệt, là mọi người từ con trai đến con gái cùng trang lứa hầu như đều biết. Hai chị em nổi tiếng là xinh đẹp, cũng vì quá xinh đẹp nên người ta mới đồn thổi dèm pha: Chị em nó giống ông nội, bị bệnh hủi nên mới có nước da đẹp như vậy.
   Chị kể: Ngày ấy, đồn thổi thì đồn thổi vậy, nhưng trai làng vẫn cứ lũ lượt kéo đến, chị Ngà lấy chồng được mấy năm, mọi chuyện lắng dịu xuống. Đến khi chị lớn lên, số người đến tán tỉnh chị cũng đông không kém thời chị Ngà. Trừ những đêm mưa gió xấu trời, còn lại hầu như đêm nào chó cứ sủa âm vang dưới xóm Giỏ cho đến tận khuya. Chị bảo: Kể cũng lạ thật! Thế mà chị vẫn không cảm tình với ai chứ chưa nói đến yêu. Mà em biết không? Nhiều ông giầu có đến hỏi chị, bố mẹ chị đồng ý nhưng chị không đồng ý, bố mẹ chị chỉ chửi mắng một lúc rồi thôi. Thế mới biết đời xưa các cụ bảo: Chúng nó đã phải lòng nhau rồi thì chỉ có trời mới dứt được chúng nó ra.
    Lần nào hai chị em gặp nhau là em bắt chị Nguyệt phải kể về người chị yêu, hình như bóng dáng người chị yêu đã hòa vào con tim khối óc của chị, nên chị không thể quên được. Chị nhớ rất nhiều chuyện, chuyện nào chị cũng kể vanh vách giống như anh ấy đang ở bên chị. Chị kể mãi kể mãi, không khi nào hết chuyện. Như thế cũng phải anh nhỉ: Hai người biết nhau từ thời còn để chỏm, đến bây giờ đã hơn 30 năm rồi thì kể làm sao cho hết. Có những đêm mải kể, gà gáy te te hai chị em mới dục nhau đi ngủ, mắt còn đang cay sè thì bố chị Nguyệt đã đánh thức dậy để về nhà.
   Nhìn đồng hồ đã hơn 11 giờ đêm rồi, Luyến vẫn say sưa không dứt được. Hoàng ngồi nghe mà không thêm bớt được lời nào, phần là không muốn cắt ngang dòng suy nghĩ của Luyến, phần thì nghe đến đâu Hoàng cứ giật mình thon thót, câu chuyện dẫn Hoàng đến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Cứ mỗi chuyện Luyến kể, Hoàng thấy có vẻ nghi nghi là lập tức Hoàng liên tưởng về quá khứ, và nghĩ thầm sao chuyện Luyến kể mà lại giống chuyện của mình thế?
   Luyến thấy Hoàng nhìn đồng hồ, Luyến thật thà hỏi:
   -Muộn rồi hả anh? Ở đây người ta cho ngồi đến mấy giờ?
   -Anh em mình ngồi thoải mái, chỉ sợ không có sức thôi.
    Chưa nghe Hoàng nói hết câu, Luyến đã mở máy rồi. Luyến tiếp tục nêu thắc mắc của mình: Chị Nguyệt kể chuyện nào em cũng cảm động, có mấy chi tiết làm em suy nghĩ mãi, nếu là em thì không biết chuyện sẽ đi đến đâu khi mà tuổi thanh niên đang hừng hực nhựa sống. Nói anh đừng cười, nếu là em thì em không chịu được.
(Còn nữa).
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #316 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2014, 09:26:40 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số phận
          Hoàng hiểu được Luyến đang định nói về vấn đề gì nên Hoàng chen vào:
   -Có những việc nếu em là người trong cuộc em mới hiểu được, bởi khi ấy người trong cuộc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Không gian, thời gian, điều kiện và hoàn cảnh tác động. Những việc người ta có thể làm được hay không làm được, nó chỉ xảy ra trong thời khắc, qua thời khắc ấy không thể làm lại được, thời khắc ấy gọi là thời cơ. Nhưng chị Nguyệt kể chuyện gì làm em bị kích động đến thế?
   -Chị kể: Khoảng cuối tháng chạp năm 1968, chị với anh ấy cùng với đội thanh niên xung kích của xã nhận nhiệm vụ di chuyển kho lương thực ở Bình Sơn. Kho này, nằm sát đường Quốc lộ 1, phía Nam là cầu Gềnh, ga Gềnh, phía Bắc là cầu Do cầu Yên, gần kho lương thực là trận địa pháo cao xạ  bảo vệ các cầu trọng yếu trên Quốc lộ số1.
   Lệnh cấp trên phải sơ tán ngay kho lương thực Bình Sơn. Các đơn vị dân công hỏa tuyến đã tập kết đến địa điểm quy định, chờ cho choạng vạng tối, thuyền của lực lượng hỏa tuyến vào chất hàng. Chị với anh phụ trách con thuyền gỗ hai tấn, những người xếp hàng họ cứ thấy chất được là họ chất, chị thấy thế là quá nhiều đối với hai người. Chị dục anh vội đẩy thuyền ra, anh cầm lái, chị chống sào. Đúng lúc nước lên mà thuyền đi ngược nước nên rất chậm. Anh để chị cầm lái, anh cởi quần áo xuống kéo thuyền. Anh chị bàn nhau cần nhanh chóng rời khỏi vùng trọng điểm này sẽ nghỉ ngơi…
   Lương thực sẽ được chuyển về sơ tán ở kho Giăng Nại, từ Bình sơn về Giăng Nại khoảng độ 12- 13  cây số đường sông. Nước thủy triều đang lên mà lại đi ngược dòng, con thuyền như ỳ ra, đi được hơn 2 tiếng đồng hồ mà vẫn còn trong vùng trọng điểm.
    Hôm ấy, không biết là ngày bao nhiêu âm lịch? Trăng đã lên được hơn một con sào, bụng trăng khuyết lõm, ánh trăng bàng bạc yếu ớt nhè nhẹ rọi vào không gian đủ để con người tưởng tượng ra cảnh vật xung quanh. Ban nãy, lúc vừa mới ra khỏi kho, khi đó trăng chưa lên, trời tối đen như mực, một vài ánh đèn le lói tít tắp trong khu dân cư, màn đêm tối đen huyền bí. Phía xa xa là Thanh Hóa, trời như giông mưa, ánh pháo sáng lúc bừng lên sáng rực, lúc lại tắt ngấm, thi thoảng lại nghe tiếng máy bay ù ù, bay rất cao trên trời.
    Đêm nay có vẻ như thanh bình, không có tiếng động cơ máy bay phản lực gầm rít, không có tiếng bom nổ, không nghe thấy súng cao xạ của ta bắn lên, không gian yên lặng. Một sự yên lặng đáng ngờ, lúc này chị chăm chú điều khiển con thuyền đi đúng hướng, chị nghe thấy sóng vỗ vào mạn thuyền ì oạp đều đều. Dưới ánh trăng bàng bạc, chị nhìn thấy anh đang gò lưng kéo thuyền, có lúc chẳng nhìn thấy anh đâu, những lúc ấy chị đoán có thể là anh đang lội ở dưới sông hay đi luồn dây kéo thuyền qua những bụi cây mọc ven sông. Chị cứ nhìn mãi, nhìn mãi, lúc sau mới lại thấy anh xuất hiện. Có những lúc chị nghĩ dại: Nếu anh tự nhiên biến mất  mình sẽ làm thế nào đây trong đêm khuya thanh vắng này? Tự nhiên chị rùng mình, tự trách mình dở hơi, nghĩ dồ nghĩ dại, làm gì có chuyện ấy.
   Hơn hai giờ đồng hồ ngâm mình dưới nước, đói và rét. Anh lội bì bõm dưới sông và leo lên thuyền nói với chị:
   -Nghỉ giải lao em ạ! Anh đói quá rồi, lấy cơm nắm ra ăn đi, nghỉ ngơi đợi nước chững mới đi được, đi thế này kéo tức ngực lắm.
   -Vâng! Anh cắm sào mũi để ép thuyền khỏi trôi.
   Anh thay quần áo xong, chị cũng cắt xong nắm cơm. Lúc đói ngửi mùi cơm nắm muối vừng, nước miếng chị cũng ứa ra. Anh chị ngồi trên sạp thuyền phía đằng mũi ăn cơm, nhìn anh ăn mà chị thấy thương, mồm chị đắng lại không tài nào nuốt nổi miếng cơm, trong khi đó anh ăn ào ào hết miếng này đến miếng khác, anh vừa ăn vừa nghĩ cái gì đó nên không để ý đến chị có ăn hay không ăn. Chừng như đã tạm ổn, hoặc là đã nghĩ được hướng giải quyết rồi. Anh ngước lên hỏi chị:
   -Ô! Sao em không ăn? Lấy bầu nước ra vừa ăn vừa uống cho đỡ nghẹn. Cố mà nuốt, thức đêm là đói lắm đấy, bây giờ mình ăn một nắm, còn nắm này để dành lúc nào đói lại ăn tiếp. Ăn xong mình nghỉ một lát rồi tiếp tục đi, cách xa xa vùng này ra cho yên tâm.
   Anh chọn mấy lát cơm trong nắm cơm đưa cho chị, anh bảo:
   -Miếng này ở giữa nên mềm lắm em ăn đi!
    Thấy chị chần chừ, anh dục:
   -Cầm lấy ăn đi!
   Chị sợ anh cáu nên vội vàng cầm lấy, một lát sau anh không để ý, chị lại để xuống.
    Hôm nay ngồi ăn cơm với anh, chị nhớ lại mấy năm về trước, bọn trẻ xóm chị hay rủ nhau đi vào Chi Điền Yên Tế để bắt cua ngoi. Sáng đi sớm lắm, đi từ 4-5 giờ sáng, mang cơm nắm đi. Vào đến nơi là đã 8-9 giờ, loay hoay một lúc rồi mang cơm nắm ra ăn, anh chị cùng ăn với nhau, ăn xong anh với chị cùng đi nhặt cua, chị gánh 4 cái giỏ đi sau, anh đi trước chộp cua nhét vào giỏ.
   Ngày ấy mọi người vẫn chế: Anh chị là một cặp vợ chồng. Lúc đầu cũng ngượng, lâu dần thành quen. Anh chị chơi với nhau từ hồi còn để chỏm, tuổi thơ của anh chị gắn liền với ruộng đồng cua ốc, nên cái chuyện chế nhau chồng vợ cũng là bình thường.
   Tháng 5-6 trời nắng chang chang, trên nóng dưới nóng. Cua ngoi hết vào bờ, anh chị chỉ đi trên bờ nhặt cua cho vào giỏ. Đi khoảng 2 tiếng là đầy bốn giỏ, mỗi người hai giỏ. Nhiều hôm chị bị say nắng không về được, anh đưa chị vào làng gần đấy để tránh nắng. Người còn say nắng huống hồ là cua, có lần về đến nhà đổ cua ra đi bán, cua chết gần hết chị khóc hu hu, lần sau rút kinh nghiệm, anh bốc bùn bỏ vào giỏ cua và lấy lá khoai nước quấn xung quanh giỏ, thế là cua ít bị chết hơn…
   Hình như anh không để ý chị ăn được mấy miếng, còn lại hai miếng anh phân công:
   -Anh miếng này, em miếng này. Ăn xong cho anh nằm nghỉ một lúc rồi mình đi tiếp.
   Vừa đi vừa ăn, anh đi về phía cuối thuyền và nằm kềnh ra sạp, ngửa mặt lên trời. Chị ở mũi thuyền cũng chẳng biết làm gì, ngồi nhìn dòng nước lững lờ trôi. Thi thoảng có những chú cá đớp bóng, mảnh trăng như dát vàng vỡ vụn tóe ra rồi lại chụm lại lung linh trên mặt nước. Ngồi một mình buồn, chị đứng lên đi về phía anh, ngồi xuống cạnh anh. Chị cứ tưởng anh thức, hóa ra là anh đã ngủ, anh nằm bất động tiếng thở đều đều. Anh mệt nên ngủ rất say, chị ngồi nhìn anh ngủ, đôi lúc chị ngước lên nhìn bầu trời trăng sao mờ mờ đùng đục của đêm cuối tháng chạp.
   Em có biết lúc đó chị nghĩ gì không? Một ý nghĩ xấu xa, nhưng chính đáng của người con gái, muốn được ôm người con trai mình thầm yêu vào lòng. Chị đi với anh nhiều nhưng chỉ do vô tình chạm chân chạm tay với nhau thôi, chưa bao giờ chị được anh nắm tay, chị thèm muốn có một ngày nào đó chị được anh ôm chặt vào lòng. Ý nghĩ ấy làm chị nghẹn thở, chị vội đứng lên đi về phía mũi thuyền, ngồi thả hai chân xuống dòng nước. Sự lạnh lẽo của dòng nước làm chị bừng tỉnh, nhưng chỉ được một lúc, sau đó tuy là thức nhưng chị lại chìm vào mộng mỵ, mơ ước cuộc sống ngày mai có anh…
   Anh đến sau chị lúc nào mà chị không biết, chỉ đến khi anh vỗ vào vai chị mới biết, anh bảo:
   -Em có nhìn thấy đám bèo Tây kia không?
   -Có! Nhưng nó làm sao?
   -Nó dừng lại không trôi nữa rồi, như vậy là thủy triều bắt đầu xuống, chúng ta phải đi thôi. Từ đây về Giăng Nại ít nhất là 7-8 cây số nữa, nếu đi xuôi nước thì phải đi 3 tiếng nữa mới tới nơi.
   -Bây giờ độ 12 giờ, ba tiếng nữa là 4 giờ sáng, còn sớm chán. Thôi mình đi anh!
   Đi xuôi nước nên anh không phải vất vả kéo thuyền như lúc trước. Anh phân công chị cầm lái, anh chống sào, con thuyền nhẹ bỗng đi băng băng. Đêm bình yên, chỉ thấy gió và sóng nước rì rào. Bóng anh gò lưng đẩy  sào, đưa thuyền về bến.
    Chẳng mấy chốc anh chị đã đến điểm tập kết, nhưng do yêu cầu không được tập trung đông, sợ máy bay địch phát hiện. Thuyền của anh chị phải cắm sào ở mãi ngoài bãi sông, cách đấy là mấy con thuyền nhỏ đi nhanh nên đến trước, cũng cắm sào đợi đến lượt vào giao hàng. Đằng Đông sắc hồng cũng bắt đầu xuất hiện, một ngày mới đã bắt đầu.
    Tháng 8 năm ấy, anh nhận được giấy báo gọi vào đại học. Ngày anh đi, chị tiễn anh lên tận ga Gềnh. Anh đi rồi, chị một mình đạp xe quay về lòng buồn rười rượi. Thế là chị xa anh thật rồi, không biết ngày mai ngày mốt, anh có còn nghĩ đến chị nữa không? Nước mắt lưng tròng, làm mắt chị nhòe đi không nhìn thấy đường, chị vội vàng nhảy xuống xe, ngồi sụp xuống vệ đường khóc thổn thức. Ngày ấy, tuy anh lớn hơn chị mấy tháng, nhưng anh còn trẻ con lắm, chắc anh chẳng nghĩ ngợi gì đâu. Chị là con gái nên có vẻ già dặn hơn, nhiều đòi hỏi và rất nhậy cảm trong tình yêu nam nữ.
    Sáu tháng sau, chị nhận được thư của anh. Vẫn cái giọng trẻ con như hồi còn ở nhà, anh kể cho chị nghe đủ thứ chuyện linh tinh xung quanh chuyện nhớ nhà và chuyện đói. Nhưng có lẽ trong tâm tưởng anh, có gì đó chuyển biến đặc biệt. Cuối thư anh viết: Hè về anh sẽ kể cho Nguyệt nghe chuyện bí mật. Ký tên Mã Long Giang. Kể từ đó chị hồi hộp nấc nỏm đợi chờ, chờ mãi, chờ mãi…
   Nghe đến Mã Long Giang, Hoàng tưởng như trời đất sập xuống, đó là cái tên ông chú họ đặt cho Hoàng. Đã có thời gian lâu lắm rồi, hồi Hoàng vừa từ chiến trường trở về tiếp tục đi học. Chị Thịnh đã nhắc lại bức thư này, nhưng Hoàng chối bay chối biến. Bây giờ thì không chối được nữa rồi, Hoàng đang phân vân không biết giải quyết thế nào? Trong khi đó Luyến vờ như chưa biết Hoàng là tác giả của bức thư đó, nên tiếp tục kể:
   Đến cuối năm 1972, chị mới biết là anh đã nhập ngũ, anh nhập ngũ ở trường đại học. Ngày anh đi chiến đấu, khi đơn vị hành quân qua  Ninh Bình, anh xin phép đơn vị về thăm nhà được hơn một tiếng đồng hồ, mẹ anh chỉ kịp luộc cho anh mấy quả trứng gà mang đi.
   Khi biết anh đi chiến đấu, chị lục tìm những kỷ niệm về anh. Những kỷ niệm sống thì mãi mãi ở trong lòng chị, nó chỉ mất đi khi nào chị thở hơi thở cuối cùng của đời chị, nên chị yên tâm không lo bị mất. Còn những vật kỷ niệm, cũng chẳng có nhiều, nó cũng chỉ là con sò con ốc do chị vô tâm để rơi vãi mất hết, còn lại hai thứ lúc nào chị cũng giữ bên mình, đó là bộ quần áo của anh trong đêm đi hỏa tuyến và bức thư anh viết hẹn chị hè về sẽ kể cho chị nghe chuyện bí mật.
   Bộ quần áo và bức thư ấy, đã sưởi ấm lòng chị suốt những năm tháng anh đi bộ đội. Những lúc cuộc sống của chị gặp khó khăn, hoặc là chị không nghe lời bố mẹ lấy ông này lấy ông kia, lập tức bị bố mẹ chị chửi mắng thậm tệ. Chị lẳng lặng vào buồng cài cửa lại, mang hai thứ đó ra ôm chặt vào người tiếp thêm nghị lực sống. Em biết không? Hai thứ đó là nguồn năng lượng vô cùng tận giúp chị sống và vượt qua tất cả. Ngay cả khi anh còn sống trở về, anh cũng không có lời nào tỏ tình với chị, mọi hy vọng của chị tan như bong bóng xà phòng. Cho đến bây giờ, thì em biết rồi…
   Nghe chị kể đến đấy là em không chịu được nữa, em tức lắm. Em giận người ấy nhưng lại đổ lên đầu chị Nguyệt, em mắng xối xả:
   -Người ta vô tâm vô tính đối xử với chị như vậy mà chị lại yêu. Em thật không hiểu chị yêu ông ấy ở cái điểm gì, mà có khi nào ông ấy nói là ông yêu chị đâu? Ông ấy chỉ có đối xử tốt với chị thôi. Sao chị lại mù quáng thế?
   Nhìn chị em vừa giận lại vừa thương, chị ngồi đấy chỉ là cái xác không hồn, đầu tóc rũ rượi, bất động. Không còn chịu nổi, em ôm lấy chị vừa khóc vừa đấm túi bụi vào hai bên sườn cho chị tỉnh. Chị vẫn ngồi im như bức tượng, mặc cho em mắng mỏ hay muốn làm gì thì làm. Đến khi em chán rồi, em gục đầu vào vai chị thổn thức:
   -Em thương chị quá! Chị hãy quên người ta đi.
   -Chị cám ơn em! Lỗi là tại chị. Chị đã phải lòng anh ấy, anh ấy là người chị yêu nhất trên đời này, chưa khi nào chị oán trách anh ấy. Đến bây giờ chị vẫn rất yêu anh ấy, chỉ tiếc rằng chị không còn cách nào để thể hiện tình yêu của chị đối với anh ấy…
   Thời gian trôi đi, dần dần em cũng hiểu được tình cảm của chị Nguyệt và thông cảm cho chị nhiều hơn. Một hôm, vì tò mò với lại cũng hiếu kỳ em muốn biết cái người mà chị Nguyệt phải lòng là ai? Em hỏi chị:
   -Chị nói cho em biết người ấy là ai đi?
   -Để em làm gì? Em định trả thù giúp chị à?
   -Không! Em chỉ muốn biết thôi.
   -Nhưng em phải hứa với chị là: Không bao giờ được để lộ chuyện chị phải lòng anh ấy nhớ không? Chị, em mình là phụ nữ, phải có lòng tự trọng em ạ.
   -Em hứa! Chị tin em đi, em là em gái của chị cơ mà.
   - …
   -Kìa! Chị nói đi, chị không tin em à?
   - Người ấy chính là anh Hoàng đấy em ạ.
   …
    Một thời gian sau, chị Nguyệt hỏi em:
   -Em thấy anh Hoàng thế nào?
   -Tiếc cho chị quá!
   -Chị yêu anh lắm, nhưng không muốn làm khổ anh. Nói thật là chị không muốn mất anh, chị căm thù ai muốn chiếm anh Hoàng của chị. Ngược lại chị luôn cầu mong cho anh Hoàng hạnh phúc, nhiều đêm nằm ôm bộ quần áo của anh mà nước mắt chị đầm đìa.
   -…
   -Hay chị làm mối em cho anh Hoàng nhé? Chị em mình lọt sàng xuống nia, chị nghĩ kỹ rồi.
   Quá bất ngờ khi chị Nguyệt đặt vấn đề này với em, thú thực em cũng rất thích anh nhưng không dám nói. Em bảo:
   -Đời nào anh ấy đồng ý.
   -Cứ để chị lo…
   Luyến hôn nhẹ vào má Hoàng thì thầm:
   -Chuyện tiếp theo như thế nào thì anh biết rồi, đến bây giờ em không tin là có thật. Vậy mà…
    Hoàng quàng tay qua vai Luyến ôm thật chặt, hai cặp môi nóng bỏng tìm nhau, hai đầu lưỡi chuyện trò gì với nhau không thành lời. Sương xuống nhiều, trời về đêm se lạnh.
(Còn nữa).


   

   

Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #317 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2014, 10:14:13 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số phận
           Chiếc điện thoại đặt ở bàn làm việc của ông trưởng phòng, thành ra ông là người trực điện thoại cho cả phòng. Mỗi khi tiếng chuông điện thoại đổ, là mọi người chú ý nhìn vào ông, ông vẫy ai là người ấy đến nghe. Hôm nay, ông trưởng phòng vẫy và đưa máy cho Khoa, sau đó ông lại chăm chú đọc tài liệu coi như không có chuyện gì xảy ra, hình như ông có việc gì cần phải báo cáo gấp nên ông không quan tâm đến những việc xung quanh. Lúc rỗi dãi, thế nào ông cũng chen vào mấy câu đùa cho vui, hôm nay thì không.
    Lâu lắm mới thấy Hoàng gọi điện về, Khoa đứng ngay bên cạnh ông trưởng phòng nói chuyện điện thoại với Hoàng. Nói được vài câu, Khoa thấy nể ông trưởng phòng quá nên nói với Hoàng: Thôi! Tối gặp nhau sẽ nói nhiều. Nhớ về ăn cơm đấy!
   Kể từ lúc ấy đầu óc Khoa bị phân tán, không tập trung làm việc được mà chỉ nghĩ tối nay ăn món gì? Chả lẽ bạn về chơi mà không có món gì đãi bạn? Khoa thấy bí thực sự, may mà 4 giờ sáng nay theo chỉ đạo của vợ từ hôm qua, Khoa đã mua được mấy lạng thịt ở quầy thực phẩm Kim Liên về làm thức ăn cho con. Gặp tình huống có khách như hôm nay, chiều sẽ đàm phán với vợ để điều chỉnh, có mua thêm gì nữa thì mua như thế cũng tạm ổn, còn thức ăn của con thì tính sau.
   Nghĩ đến chuyện xếp hàng mua thực phẩm sáng nay là Khoa ớn cả người, nhưng đành chịu không biết nhờ cậy ai. Nhà có ba người, vợ bận con dại, con còn bé, còn lại mình Khoa là son dỗi, nên thượng vàng hạ cám việc gì Khoa cũng phải làm. Có lẽ trong muôn vàn những công việc khó khăn, thì công việc xếp hàng mua thực phẩm cũng là một loại công việc khó khăn.
  Mua cá mua đậu phụ, mua tóp mỡ hay mắm muối, mua cái gì cũng không lo lắng lắm, thôi thì các cô bán hàng đưa cho thế nào cũng được, vì những thứ này là để cho người lớn. Chỉ riêng việc mua thịt là gian khổ vất vả, vì loại thực phẩm này là giành cho trẻ con nên phải kén chọn cẩn thận.
   Để mua được thịt, trước hết là phải dậy thật sớm để xếp hàng, xếp được hàng rồi, lại hồi hộp chờ đợi, ước sao đến lượt mình thì được miếng ngon, còn vớ phải miếng bèo nhèo thì vẫn phải chịu, chứ biết làm thế nào. Chính do sự may rủi ấy, làm cho Khoa thấp thỏm chờ đợi đến nỗi đau cả đầu, quên cả việc hai đầu gối đã cứng đơ.
   Không lo lắng sao được? Cả nhà có ba phiếu E, có nhiều nhặn gì cho cam, mà mỗi lần chỉ dám mua một phiếu thôi, nếu chẳng may gặp miếng không ra gì, coi như mất một phần ba tháng rồi. Đã thế, tối hôm qua vợ cứ dặn đi dặn lại: Anh nhớ nói khó với cô bán hàng cho miếng ngon ngon ấy, nhà mình có trẻ con.
    Lo lắng, nên lục đục cả đêm không ngủ được. Khoa ra sớm để xếp hàng, vậy mà vẫn xếp thứ ba, có người còn đi sớm hơn Khoa. Khoa nhẩm tính: Hôm nay chắc chắn là mua được thịt ngon rồi, có khi còn làm được ruốc cho con nữa cũng nên, nhưng bìa E thì cũng chỉ có ba lạng rưỡi thôi, ấy là chưa kể đến chuyện mấy bà bán hàng cân chắc tay, thì giỏi lắm là được ba lạng ba ba lạng tư là cùng. Lúc tối, hai vợ chồng bàn bạc. Vợ Khoa bảo:
   -Hay là anh mua nửa thịt nửa xương. Nếu mua xương được tính gấp đôi, mang về hầm nhừ nấu cháo cho con ăn dần. Còn chỗ thịt kia, nạc làm ruốc, mỡ rán cho vào lọ để giành xào rau hay chưng cà chua, bì lợn thì kho với củ cải hay xu hào là được rồi.
   Khoa động viên vợ:
   -Được rồi, em cứ yên tâm! Ra đấy, tùy tình hình thực tế mà tùy cơ ứng biến.
   Đúng là cái nghèo. Các cụ ngày xưa bảo: Giầu thì sang, nghèo thì hèn. Thật là khốn khổ khốn nạn, có ba lạng rưỡi tem phiếu thôi, mà cái gì cũng muốn mua. Nào là thịt để làm ruốc, mỡ để xào rau, bì kho củ cải, xương để hầm quấy bột. Vậy thử hỏi mỗi loại được bao nhiêu?
   Ngày ấy, tình trạng chung của xã hội là như vậy, lâu dần thành quen. Cũng chính từ hoàn cảnh xã hội như vậy, nó phát sinh ra lắm chuyện buồn, cười. Nhà giầu có cái khổ của nhà giầu, nhà nghèo có cái khổ của nhà nghèo, người độc thân có cái khổ của người độc thân.
    Trong khu tập thể, không ai tính toán thống kê. Nhưng có lẽ tỉ trọng những người kinh tế khá giả có có lẽ phải chiếm 40- 50%. Tại sao nhiều như vậy? Vì: Đây là cơ quan tập trung rất đông những người đi học nước ngoài về, nhà thì cả hai người cùng học ở nước ngoài, nhà thì có một người học nước ngoài hoặc là nam hay là nữ, về nước lấy chồng hay lấy vợ, thành ra gia đình có người đi học ở nước ngoài.
   Để tránh hiểu nhầm, cũng phải sơ bộ định nghĩa thế nào được gọi là gia đình khá giả? Của chìm thì không biết, của nổi thì rứt khoát là có bình bịch, có xe đạp ngoại, có máy nghe nhạc, có đầu máy khâu, có máy hút bụi, có cối xay thịt, có nồi áp suất v.v, tóm lại là có nhiều đồ dùng mang từ nước ngoài về.
   Những gia đình được xếp vào hạng này, nhìn họ đã thấy phong lưu rồi, da dẻ trông hồng hào nhuận sắc, phần là vì còn hơi hướng bơ sữa, phần là vì lương có bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu không phải lo mua sắm gì, nên dáng dấp của họ không trộn lẫn vào đâu được. Đã thế mọi sinh hoạt của họ đều phản ánh lên nếp sống của người có tiền có của, đến chợ là mấy bà bán hàng nhao nhao vẫy gọi, cứ những thứ gì ngon tươi là mua, thích thật.
   Hạng thứ hai là hạng có của ăn của để, hạng này khó đánh giá chính xác giầu nghèo. Bởi vì: Có thể vì lý do nào đấy, họ không muốn lộ diện, nên rất khó biết. Những gia đình ở thành phần này là gia đình có người dính dáng đến thương nghiệp buôn bán, phe phẩy, lái xe lái tầu v.v, tóm lại là có dính dáng đến phân phối lưu thông.
   Diện này có lẽ cũng phải đến 5- 6%. Sẽ có ai đó đặt câu hỏi sao trong một khu tập thể nhỏ mà nhiều đến thế? Cũng dễ hiểu thôi, vì đây là khu tập thể có nhiều người trong ngành thương nghiệp, nên những người làm ngành nghề khác bám vào. Phi thương bất phú mà… Để liên kết trong việc làm ăn, họ lại kết hợp với những người như lái xe lái tầu, bán bách hóa, lương thực, thực phẩm v.v. Bên cạnh đấy là phát sinh hàng loạt những người làm nghề tay trái, theo đóm để ăn tàn, hay còn gọi là phe phẩy. Thế cũng hay, cũng có giá, ứa kẻ phải nhờ vả, mơ cũng chẳng được.
   Những gia đình này có muốn dấu, hay giả nghèo giả khổ cũng không được. Bởi vì cứ đến bữa thì nhà họ thơm lừng mùi thức ăn xào nấu, thơm đến nỗi mà đứa trẻ con đang tập nói còn nói : Ơm óa! Ơm óa. Nhà nào cũng có trẻ con nên cũng không bí mật được, có gì là khoe hết. Chả khoe thì mọi người cũng biết, vì chúng bê bát cơm nào cá nào thịt chạy khắp khu tập thể. Có những đứa còn ném cả đùi gà cho chó ăn, trẻ con hàng xóm xông vào chiến đấu với đàn chó để chiếm lấy cái đùi gà đã bị con nhà giầu gậm nhoe nhoét vứt đi . Chuyện của lũ trẻ con ấy mà.
   Sau hạng ấy là hạng có chức có quyền, có bổng lộc, chắc chắn không phải bìa E. Thường những gia đình ở hạng này phân thành hai loại. Loại thứ nhất là những người có công với cách mạng, tham gia kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, cũng có một vài người ở thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, loại này là bìa C cửa hàng Tông Đản. Loại thứ hai là loại có chức có tước là con ông cháu cha, dây mơ dễ má gì đấy, nhưng loại này thì thường là đi học nước ngoài về.
    Hạng này kín đáo và phức tạp, mọi hành tung đều rất tinh vi khó hiểu khó biết. Được cái! Bây giờ quà biếu bằng phong bì nhỏ gọn dễ dấu với lại bằng tiền Tây, tuy rất mỏng nhưng giá trị thì hơn tiền ta, thay cho gạo nếp, đỗ xanh, lạc nhân cồng kềnh như trước kia. Chỉ những dịp lễ tết mới lộ liễu, đôi khi quà biếu là cả một lồng gà sống thiến, hàng yến gạo nếp, gạo tám thơm. Mọi người đoán: Thế nào mà chả có phong bì kèm theo? Sướng thật. Hạng này thì ít thôi, song không phải ai cũng thế.
   Hạng tiếp theo là hạng nhậy cảm với cuộc sống, hạng này không giầu không nghèo, thuộc diện khéo chia thì đủ ăn, sống chủ yếu bằng lương và tem phiếu. Hạng này, khi gặp trường hợp nhà có khách có khứa hay có việc đột xuất ốm đau gì đó là phải tính toán, bốc chỗ nọ bỏ chỗ kia, chấp nhận thiếu hụt.
   Diện này tương đối đông, chiếm đến 40-45%, thành phần chủ yếu của hạng này là những cặp vợ chồng được đào tạo ở các trường đại học và trung cấp ở trong nước, hay cả những người là bộ đội phục viên, bộ đội chuyển ngành về cơ quan công tác, quen nhau và lấy nhau. May mắn là diện này sống rất vui vẻ, thương yêu giúp đỡ nhau, thành ra có vẻ họ có tất cả, khoai sắn nhà ông cũng là khoai sắn nhà tôi. Nhà nào mà vừa về quê lên là biết ngay, mọi người kéo đến ầm ĩ cả khu tập thể.
   Hạng cuối cùng là hạng nghèo khổ, chiếm khoảng 4-5%, hạng này thường biến động tùy hoàn cảnh xã hội và cũng khó để nhận ra. Thực ra, nhìn họ cũng giống như mọi người, ai tinh ý lắm cũng không thể phát hiện được, cùng lắm là thấy họ gầy gò xanh xao, quần áo hơi quá bình dân thế thôi.
   Lưu ý, những người có hình dáng ấy thì đa phần lại là những ông thương bệnh binh, lấy vợ muộn. Lấy vợ theo quan điểm: Một mái lều tranh, hai trái tim vàng. Hoàn cảnh ấy, đích thị thuộc diện nghèo rồi, của nả làm gì có cái gì, ngoài cái ba lô lộn.
   Vợ chồng Khoa cũng không biết mình ở hạng nào? Hạng nghèo khổ cũng không phải, vì Khoa còn có cả cái khung xe đạp, Khoa đã kỳ công mang từ Miền Nam ra và lắp thành chiếc xe đạp. Ngày ở Hòa Bình thì chịu không đi được, phần thì nó yếu ớt nên hỏng hóc linh tinh, phần là do đường ở Hòa Bình là miền núi nên loại xe ấy chỉ có xếp xó. Từ ngày về Hà Nội tu sửa vào lại đi được, không có nó cũng bí, vì nó là phương tiện chủ yếu để đưa con đi mẫu giáo, ngoài ra còn dùng để đi chợ nữa. Chả biết giầu nghèo thế nào? Nhưng xe này ối người mượn, vậy nên cũng chả biết mình thuộc hạng nào?
   Từ ngày có đứa con, Khoa mới thực sự thấy cuộc sống quá khó khăn. Khoa lương Kỹ sư, vợ lương trung cấp. Lương kỹ sư của Khoa chỉ đủ trang trải cho con. Lúc nó còn nhỏ thì tiền thuê người trông trẻ, tiền thuốc men, tiền đường sữa, tiền ăn v.v. Lớn lên thì lại là tiền nhà trẻ tiền ăn và các khoản đóng góp khác. Lương của vợ là lương trung cấp, chuyên dùng để chi phí cho ba người, tất tần tận thượng vàng hạ cám đều trông vào đấy.
   Cuộc sống cứ như thế âm thầm lặng lẽ trôi đi chẳng có gì để mà nói, kiếp nào đi kiếp ấy bằng lòng với số phận. Nhưng sự đời không phải thế, hoàn cảnh xã hội không cho phép con người được bằng lòng, cho dù họ đã cam chịu.
   Lũ trẻ được sinh ra và lớn lên, chúng có quyền được đòi hỏi tuy không nhiều, nhưng tối thiểu là được như bạn bè, chưa kể đến trường hợp chúng đòi hỏi hơn. Trường hợp chúng đòi hỏi hơn thì dễ giải quyết, người lớn hứa hươu hứa vượn cho qua chuyện, trẻ thơ vô tư cũng dễ quên, cuối cùng thì người lớn và trẻ con đều quên thế là không có vấn đề gì. Còn trường hợp con cái nó đòi có những thứ như bạn bè nó, giải thích thế nào? Không thể giải thích là bố mẹ thuộc diện nghèo khổ nên không có tiền để mua cho con. Nó đâu có biết bố mẹ nó thuộc diện nào đâu? Nó chỉ cần biết là con phải có những thứ ấy, để giống như bạn thế thôi.
   Chuyện của con trẻ thành chuyện của người lớn, những thứ đồ chơi hay đồ dùng học tập vặt vãnh ít tiền thì bố mẹ nhịn ăn nhịn uống để mua cho con. Còn những thứ như vô tuyến, máy nghe nhạc, bình bịch v.v. Những thứ ấy trẻ con nhà nào mà chẳng thích, cứ thấy nhà ai có là chúng sán đến xem xét và sờ mó, bóp cái nọ bẻ cái kia. Đương nhiên là chủ nhà phải ngăn cản các cháu không để các cháu làm thế, con chủ nhà thì đuổi thẳng thừng bạn ra khỏi nhà. Con nhà mình chạy về nhà khóc nức nở, rất may chúng nó là trẻ con lúc sau là quên ngay.
   Nhưng bố mẹ chúng, hẳn rất ít người quên. Riêng Khoa thì không bao giờ quên được, mỗi khi nhớ lại chuyện ấy là Khoa ứa nước mắt chỉ muốn khóc.
(Còn nữa).
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #318 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2014, 08:53:04 pm »


             Chào bác chủ quanvietnam! Chào các bác! Tranphu341 dịp này đúng là bận quá không thường xuyên vào trang được.

             Mấy hôm nay vào trang thấy bác viết thêm được nhiều quá. Tranphu341 đọc và thật thích thật nhớ. Chuyện của bác kể rất hay rất sâu sắc. Đây có thể nói là một tác phẩm lớn chứ không phải là những hồi ức thông thường. Tranphu341 đọc và thật thích thật nhớ.Nhớ và thích sự mộc mạc của tình yêu thời ấy. Nhớ những cảnh của cuộc sống khốn khó thời bao cấp nhất là những năm sau chiến tranh. Hồi nhỏ trước chiến tranh Tranphu chỉ khoảng 12-13 tuổi đã phải dậy từ 3-4h sáng ra cử hàng xếp nốt mua thịt lợn. Khổ Lắm, giờ đây nghĩ lại còn thêm cả sự nhục nữa. Đúng là được mấy lạng thịt mà phải tranh nhau thậm chí đánh nhau vì cái kiểu " Văn minh thời bao cấp"

            Tranphu341 vẫn theo dõi chuyện bác kể. Mấy bài gần đây có chậm đọc nhưng nói chung là không để sót bài viết nào của bác. Tranphu341 trông bài của bác và lại luôn lo về sức khỏe của bác mỗi khi thấy bác chậm bài.

             Kính bác cùng gia đình luôn khỏe luôn có nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #319 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 02:12:53 pm »

Thành thật xin lỗi anh TP và mọi người. Dạo này tôi bận một chút việc riêng nên trễ nải mong mọi người thông cảm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM