Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:39:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200422 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #560 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 03:32:09 pm »

         Chào vetran! Tranphu341 đọc bài thuốc, chuẩn bệnh của bạn mà TP thấy toát mồ hôi rồi. Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes

        

 Vâng thưa anh. trong giai đoạn hiện nay nghành nào cũng có những vấn đề phải nghiêm túc nhìn lại, nhất là những nghành phục vụ an sinh xã hội, mà nghành y thì càng nhạy cảm, vì nó là dịch vụ con người (Human Services) nên nhiều việc xảy ra còn nhiều bất cập. trong ngoài nghành, toàn xã hội, ai cũng biết. Đó là những biểu hiện tư tưởng hành động lệch chuẩn của một bộ phận cán bộ của nghành đại diện mặt trái của xã hội trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thị trường đấy bác ạ! Buồn, nhưng phải làm sao? Em nghĩ trước hết phải xác định đấy là trách nhiệm của mọi công dân. Kính chào anh.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 04:31:01 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #561 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 04:17:39 pm »

Bác bác nói chuyện chuyên môn tui nghe mà lỗ tai "lùng bùng" Grin Grin Grin Lúc ở chiến trường K tui thuộc loại "dễ nuôi", vì các món ăn dễ gây dị ứng tui đều ăn tốt mà không hề chi! Một hôm nọ đi lùng sục quay về thì bỗng dưng tui nổi mề đai dũ dội: Mặt mày tay chân nổi mẩn ngứa sưng vù! người cảm thấy lạnh toát dù đang mùa hè. Chú y tá được gọi đến, sau khi thăm khám thì phán rằng: "Thằng nầy bị tụt can-xi máu!" Chú y-tá lấy trong túi thuốc cái ống chích và một ống thuốc, sau khi khử trùng kim tiêm bằng ngọn lửa cồn, chú y-tá bẻ ống thuốc rút vào xi-lanh. Khi kim vửa xuyên qua da, chưa tiêm thuốc thì tui không thở được nữa Huh Huh Huh Tui chỉ cố hét lên được: "Ngưng! tao không thở . . . được!" Grin Grin Grin Chú y-tá vội vã rút kim ra, rồi lại moi trong túi thuốc ra một thứ thuốc viên cho tui uống, dặn phải đắp chăn cho kỹ tránh gió lùa. Tui nằm ngủ một lúc, thức dậy thấy trong người khỏe hẳn như không có việc gì xảy ra! Nếu bị phấn hoa hay bị dị ứng lông cây cỏ gì, tại sao mấy bác kia cùng đi lùng sục không ai bị gì Huh Huh Huh
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #562 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 04:34:02 pm »


 

@nguyendinhthang: Trong điều kiện chiến trường mà có được bằng ấy thứ phục vụ cho việc cắt cơn SR cho anh em là khá rồi, thậm chí ở D quân y cũng không hơn được bao nhiêu. Có Ouabain, Spactein là tốt rồi, nhưng chú ý không được tiêm thuốc trợ tim Cafein cho bn đang sốt, có thể phát cuồng vì nhiệt độ tăng cao đột ngột hơn vì thuốc có tác dụng kích thích trung khu điều nhiệt trong não. Hồi ấy có loại Glucoza 30% ống 10ml rất hay trong chống hạ đường huyết và trợ lực, nhưng chú ý đừng tiêm ra ngoài tĩnh mạch chứ không nó cũng gây kích ứng bởi đó là dung dịch đường ưu trương. Adrenaline  là thuốc cường tim cũng chỉ sử dụng trong trường hợp thật khẩn cấp và chỉ tráng ống Syranh bằng glucoza đẳng trương hoặc ống nước muối sinh lý tiêm tĩnh mạch. Hiện nay trong tủ thuốc cấp cứu đặt tại phòng tiêm chỗ Vetran cũng chỉ để 02 ống theo danh mục qui định, chẳng bao giờ muốn và chưa bao giờ dùng.Hết hạn, hủy thay mới hàng chục năm nay rồi. Hồi đó tuyến C và D thì chủ yếu cắt cơn và ngăn ngừa cơn SRAT, sau đó chuyển tuyến điều trị theo phác đồ. Tuy nhiên, thường bộ đội phải sống chiến đấu trong những vùng có dịch tễ SR xấu, thì sự bội nhiễm càng tăng thì ký sinh trùng cũng kháng thuốc mạnh hơn, nhất là các loại Quinine, và cũng đồng thời tỷ lệ ác tính cũng cao hơn. Thời kỳ công tác trong quân đội, mình thường dung thuốc cũa Trung Quốc, VN, sau này có hàng của Mỹ. Năm 1981 mình công tác ở Culen Kampuchea, thấy dân lấy lá cây (thanh hao) sắc lấy nước uống trị sốt rét, nước sắc có màu vàng chanh, uống vào vừa đắng vừa chát. Do không có thời gian và điều kiện nên mình không theo dõi tổng hợp kết quả. Ai ngờ chừng mười năm sau, khi đã ra ngoài quân đội thì mình có gặp một số chế phẩm có tên Artesunat, Artesimisin chiết xuất từ cây thanh hao, và bây giờ nó là một trong các loại thuốc quan trọng trong các liều trình điều trị sốt rét, mà cách nay mấy ngày mình có xem trên TV một phóng sự nước ngoài về tiềm năng thuốc chiết xuất từ cây thanh hao phục vụ điều trị dịch SR cho người dân Châu Phi và các vùng có dịch tễ SR cao trên thế giới
- Sác xuất Shock phản vệ do Penicilline (Injection) rất nhỏ nhưng đã xảy ra thì khốc liệt vô cùng. Lúc ấy thời gian và sự bình tĩnh của thầy thuốc quyết định rất lớn trong việc chặn bàn tay tử thần mà trước hết việc đặt nội khí quản là ưu tiên số 1. Ngày còn trong trường, thực tập nội ở quân y viện 7A, chị y tá còn đang hồi chỉnh thuốc Penicilline, chưa test mà BN đã dị ứng do nằm dưới luồng gió quạt và hít phải hơi thuốc.
 Còn loại dung dịch của Mỹ Nguyendinhthang có dịp sử dụng là Dextrose (năm 1975 QY mình thu hồi rất nhiều ở các kho dược trên đường Tô Hiến Thành Q10, hồi đó tôi kiểm tra thì hầu như cận và hết Date). Chai thủy tinh, với qui cách là 1lit gồm (Glucoza 5% + Natri Chlorua 0,9%) là một dung dịch mặn ngọt đẳng trương, sử dụng vào những trường hợp sốt cao, mất nước, và làm dung môi pha thuốc điều trị truyền tĩnh mạch Nhưng bác phải biết một chuyện không hề có trong y văn là lấy trái dừa (bánh tẻ) vạt vỏ, sát trùng và cắm dây truyền thẳng vào tĩnh mạch để giảm sốt, nâng đỡ cơ thể  cho bộ đội mới là siêu của quân y ta trên đất Kampuchea. Xin chào nhé
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 10:28:44 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
lucpet-abc
Thành viên
*
Bài viết: 167


« Trả lời #563 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 04:52:19 pm »

 Bác Vetran ơi ời ! Em bị đau cả cái vai trái từ tết dến giờ nè . 2 tháng rồi . Vẫn đau lắm . Nhấc tay lên cao là đau . Nhức nhối lắm bác ơi , vậy là bị sao hả bác ?

Thứ nhất ...
Thứ hai ...
Thứ ba ...
 bác dùng toa thuốc sau:

Aceminofen 500mg 1v
Diclofenac 100mg 1v
Decontractyl 1v
B1 B6 B12(3B)1v
 mỗi loại một viên uống một lần, ngày uống ba lần sau bữa ăn. uống liên tục 3 hoặc 5 ngày... Hết chắc , tay  trái lại hoạt động nhuyễn ngay
Xin chào bác.

   ************88
   Chà ! chà ! " Hết chắc " !
 Theo tôi , không đơn giản vậy đâu , doctor Vetran ơi .
   Chống viêm giảm đau Non steroid + Dãn cơ vân + Vitamin nhóm B liều thấp .

  Quannhu172 , bị đau 2 tháng rồi . Giờ vẫn đau dữ vậy , nhấc tay trái lên không nổi ... thì nhẹ  cũng có thể là Viêm quanh khớp vai , thậm chí là cả 1 hội chứng Cổ Vai Cánh tay ,với 1 tập hợp nhiều triệu chứng khác  kèm theo  ngoài hiện tượng đau buốt , mà QN172 chưa biết cách mô tả chi tiết hết.
  Nặng hơn : Căn nguyên không nằm ở ngay cái khớp vai bị đau ấy . Nó có thể ở các đốt sống cổ , nơi các rễ thần kinh tủy sống chui qua khe đốt sống C5,6,7 , D1 đi ra để tổ hợp tạo nên đám rối thần kinh cánh tay , chi phối vai - cánh tay - cẳng tay - bàn , ngón tay  bên trái  ...

  Nếu có tổn thương xương , khớp ... do viêm quá phát ,hoặc thoái hóa ... có thể phải can thiệp bằng ngoại khoa mới có cơ  giải quyết cơ bản được .

  Tôi xin đề nghị : Quannhu172 nên đi khám bệnh  , Đông Tây y kết hợp có thể rất hiệu quả , nhất là với dây , rễ Thần kinh .
 Không nên để cố " chờ khỏi " lâu như vậy , tổn thương sẽ thêm phức tạp .

  ( Không có ý gì - đồng nghiệp Vetran cảm phiền nghe .
   Cùng là  Đồng đội tư vấn  cho quannhu172  đó thôi ! )
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2012, 07:10:43 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #564 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 05:06:03 pm »

Bác Lupect-ABC thân mến. Theo dõi bác tập hợp triệu chứng thành hội chứng như vậy là quá chặt chẽ và rất dễ nể đúng bác là bác sĩ quân y thực thụ, hơn nữa chắc quannhu172 cung cấp thông tin và bác có khai thác bệnh sử trước khi chẩn đoán, chứ tôi chỉ dựa vào bài của quannhu viết và đặt câu hỏi, nên tôi đang tính đùa bác Quannhu172 cho topic của tôi đỡ đơn điệu thôi mà. Còn nếu có điều kiện gặp bác quannhu172 là tôi phải chữa trị theo cách thứ hai tôi đã nêu và theo cách của Vudam xem có hết không đã. Thôi huề nghe bác.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 05:08:01 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
lucpet-abc
Thành viên
*
Bài viết: 167


« Trả lời #565 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 06:23:14 pm »

   ************88

  Tôi làm việc này không phải vì ... Tài khoản , dù là của bất kỳ ai . Đại kính !
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #566 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 09:47:17 pm »

   ************88

  Tôi làm việc này không phải vì ... Tài khoản , dù là của bất kỳ ai . Đại kính !

   Người ta hài hước tý chút thôi mà, sao lại nóng tính, cáu gắt  thế lucpet-abc?
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #567 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 11:17:44 pm »

   ************88

  Tôi làm việc này không phải vì ... Tài khoản , dù là của bất kỳ ai . Đại kính !

   Người ta hài hước tý chút thôi mà, sao lại nóng tính, cáu gắt  thế lucpet-abc?

 Không có gì đâu bác vanthang341ht! Grin

 Bác Lucpet-abc cũng là Y sỹ E88 F302, người thường cưa cắt, mổ xẻ, can vá tích kê cho cả lính ta lẫn dân K những năm tháng khó khăn đó, người từng để lại "dấu ấn" trên thân thể nhiều thương binh với y đức và trách nhiệm của mình, lưu giữ được trong lòng anh em F302 nhiều huyền thoại. Cũng vẫn chuyên môn ấy từng giúp cho nhiều dân K không may gặp nạn của chiến tranh, không vụ lợi chỉ muốn "tích đức". Grin Tiếng tăm đó còn lưu mãi trong lòng anh em và trên nhiều bài viết của lính F302 thỉnh thoảng vẫn thấy nhắc đến.

 Bác vetran cũng chỉ muốn nói đùa chút ít cho không khí topic mềm đi, cùng bình luận chuyên môn giúp đỡ bạn bè đồng đội chữa bệnh, chẳng bác nào muốn nhận "tài khoản" khi sử dụng đến chuyên môn riêng của mình, mà đùn đẩy sang cho BY em nhận và BY em thì "chẳng chê" bao giờ. Grin

 BY em nói đùa vậy thôi, bác Lucpet-abc ngại anh em đơn vị cũ hiểu lầm về mình hành nghề chuyên môn vì mục đích tư riêng ở câu nói đùa của bác vetran nên cũng chỉ muốn "khẳng định" mà hóa giải lời nói đùa đó thôi. Grin

 Nói thật với hai bác lính Quân Y.

 BY em dù đã rất nhiều năm rồi những vẫn thấy "cay mũi" với mấy lão quân y đơn vị mình. Grin

1- Tháng 6.1978 đang còn ở đơn vị huấn luyện, BY bị đau bụng dạ dày, cứ nhâm nhẩm đau khiến mình mệt mỏi chứ không đau dữ dội như đau bụng bão, rồi nước bọt trào ra trong veo với 1 lớp váng như váng dầu hỏa trên bề mặt vũng nước bọt, không cần nôn ọe, nằm sấp xuống ván nhà sàn là nước bọt tự chảy tong tỏng xuống đất. Rất khó chịu, thế rồi thằng y tá đơn vị xuống khám bệnh và dùng tai nghe đo đo ra điều hiểu biết chuyên môn lắm. Trong lúc mơ màng BY em thấy thoang thoảng mùi cồn, mở mắt ra thì thấy thằng y tá nó bôi thuốc đỏ đầy bụng BY em, máu nóng bốc lên BY em co chân lên đá cho nó 1 phát rồi chồm dậy lao vào đánh nó, nó nhảy qua cả cửa sổ nhà sàn lao xuống đất mà chạy. Vậy các bác cho BY hỏi: Thuốc đỏ có chữa được bệnh đau dạ dày không? Bôi ngoài da có tác dụng gì? Hiệu quả và phác đồ điều trị đau dạ dày bằng phương pháp bôi thuốc đỏ. Grin

2- Lần nữa là giữa năm 1981 BY em đi viện E, ở viện buồn hàng ngày tiêm thuốc 2 lần rồi đi loanh quanh chơi, người dân K trèo cây thốt nốt bắt được tổ chim sáo có chim non còn rất bé chưa có lông, họ cho BY em 1 con nuôi cho đỡ buồn, hàng ngày bắt châu chấu hoặc ếch nhái bé tẹo cho nó ăn nuôi nó lớn dần. Tay Y sỹ E thấy ngứa mắt khi BY bỏ trưa không ngủ mà đi bắt nhái cho chim ăn, hắn quát chửi và BY quay "bật" lại: Mày chửi gì tao? Tao không muốn ngủ trưa, chửi láo tao dọng cho mày cái báng súng đấy, lời qua tiếng lại 2 bên Y sỹ và bệnh nhân lao vào chiến đấu, tất nhiên là phần thiệt thuộc về tay Y sỹ E, hắn cũng không ngờ thằng lính dưới C lên viện E mà gấu thế. Cuối cùng hắn không chữa bệnh tức ngực khó thở do sức ép đạn pháo cũ cho BY nữa mà làm giấy cho xuất viện ngay chiều hôm đó. Khi xuất viện BY em vẫn hẹn nó 1 ngày sắp tới sẽ tái ngộ và tiếp tục trận nữa phân tài cao thấp.( E của BY không có bác sỹ mà chỉ có đến cấp Y sỹ).

 Bị đuổi khỏi viện E ngày đó vẫn thấy ẫm ức đến tận bây giờ. Liệu trường hợp như BY ở viện E do các bác quản lý thì các bác có đánh nhau và cư xử với BY như vậy không? Có đuổi BY về đơn vị như lão Nghiêm Y sỹ E của đơn vị BY không? Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #568 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 12:58:28 am »

hehe bệnh của ông quânnhu 172 dễ thôi , cứ về nước gặp bà TLoan bà ấy cho lính làm vật lý trị liệu 1 buổi là hết đau ngay , khỏi phải lăn tăn nhá  Grin
Em thì chỉ nể trình độ chuyên môn của lão Thắng còng tiêm 1 phát thằng cha E phó chết ngất vì đau , quân y như thế mới giỏi  Grin ( mày đừng tưởng ông là thằng y tá quèn mà bắt nạt nhé ) .
@BY : hehe lục pét abc là bác sĩ quân y tốt nghiệp chính qui chứ không phải y sĩ đâu , nhầm lẫn thế bác ấy buồn ( E88 chỉ có y sĩ Huấn ) .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #569 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 03:29:00 am »

Trích dẫn
lục pét abc là bác sĩ quân y tốt nghiệp chính qui chứ không phải y sĩ đâu , nhầm lẫn thế bác ấy buồn ( E88 chỉ có y sĩ Huấn )

Thêm tí trích ngang : Đã từng học BK Hà Nội nhưng lại tốt nghiệp HVQY Huh Nên bác ý nghịch bom mìn cũng hay như dao kéo Grin Grin
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM